SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  24
Télécharger pour lire hors ligne
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TỔ
CHỨC QUẢN LÝ LỚP HỌC
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆN
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỚP HỌC
Tác giả: TS. ĐẶNG HUỲNH MAI
Nhà giáo ưu tú, TS. Đặng Huỳnh Mai sinh ngày 15/10/1952 tại Đồng
Tháp. Bắt đầu sự nghiệp giáo dục từ năm 1968. Từ năm 1984 là Phó ty Giáo
dục kiêm Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý tỉnh Cửu Long. Từ năm 1989
đến 2001 là Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long và từ năm 2001 là Thứ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
LỜI GIỚI THIỆU
Tổ chức và quản lý lớp học tưởng là vấn đề bình thường và đơn giản,
song thực chất lại là vấn đề rất quan trọng. "Lớp học" là môi trường hình
thành và phát triển nhân cách hài hòa cho thế hệ trẻ. Lớp học được tổ chức
quản lý tốt sẽ tạo ra hiệu quả to lớn cho sự phát triển giáo dục của đất nước.
Tổ chức và quản lý lớp học là vấn đề rất đáng được quan tâm. Trước
đây, đã có những nghiên cứu và đánh giá ban đầu. Tuy nhiên chưa có một
công trình nào mang tính hệ thống và toàn diện trên cả hai lãnh vực: tiếp thị
giáo dục học và quản lý giáo dục.
Cuốn sách này có thể coi là ấn phẩm đầu tiên có một cách nhìn tích
hợp cả lãnh vực nói trên. Tác giả khá tinh tế khi bắt đầu triển khai vấn đề toàn
cục từ khía cạnh xây dựng môi trường giáo dục thân thiện. Đây là vấn đề
mang tính nhân văn, là yếu tố sống còn để học sinh "học được là được học".
Từ điểm tựa quan trọng và nền tảng này, tác giả bàn đến các vấn đề
chi tiết cho việc tổ chức quản lý lớp học với các chỉ dẫn rất cụ thể: việc chuẩn
bị cho năm học mới, xây dựng không gian lớp học có tính thân thiện, sắp xếp
chỗ ngồi cho học sinh, kể cả cách trang phục của giáo viên... và nhiều vấn đề
cụ thể khác.
Là một nhà sư phạm từng gắn bó trực tiếp với bục giảng, lại sớm có
duyên với công tác quản lý, từ quản lý giáo dục tại địa phương đến trung
ương, tác giả đã có những trang viết rất sinh động và tâm huyết.
Cuốn sách được xem như cẩm nang dành cho các thầy cô giáo trẻ,
những người làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm trong trường phổ thông.
Đây còn là một tài liệu lý luận góp phần làm phong phú cho việc vận
dụng quản lý giáo dục vào một cấp độ đặc biệt trong quá trình giáo dục: cấp
độ lớp học (Giáo dục học đã từng đề cập tới. Bàn về "Bài học" là một ví dụ.
Song quản lý giáo dục như đã nói còn để lại nhiều khoảng trống).
Tôi rất hân hạnh được giới thiệu cuốn sách. Hy vọng đây là một tài liệu
hữu ích được dùng trong trường phổ thông, trường sư phạm, trường bồi
dưỡng đào tạo cán bộ quản lý giáo dục.
PGS.TS Đặng Quốc Bảo
(Nguyên Hiệu Trưởng trường Cán bộ quản lý
Giáo dục - Đào tạo Bộ Giáo dục & Đào tạo)
LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói bất cứ một quốc gia nào, nơi nào trên thế giới người ta đều
dành nhiều tâm huyết, trí tuệ và sức lực tài lực cho lĩnh vực đào tạo con
người. Đó cũng là thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về Giáo dục. Ở nước ta,
Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ. Trong bản đi chúc
ngày 10 tháng 5 năm 1969 Người đã viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”
Nhìn chung, mỗi nước đều có một nền giáo dục riêng, nhưng xét về cơ
bản và ở một mức độ nào đó thì không có sự chênh lệch lớn về yêu cầu kiến
thức đối với lĩnh vực giáo dục phổ thông. Sự khác nhau chủ yếu thường được
thể hiện ở con đường hình thành kiến thức và cách thể hiện việc giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ ở mỗi lứa tuổi. Gần đây, ở Reggio Emilia, một thành phố
nhỏ phía bắc nước Ý đã tổ chức nhiều chương trình dành cho học sinh tiểu
học. Nội dung của chương trình này là tổ chức quá trình dạy học với mục tiêu
nhằm giúp học sinh phát triển tư duy độc lập, khả năng giải quyết các vấn đề
liên quan đến cuộc sống xung quanh. Các nhà giáo dục tham gia chương
trình, sau quá trình thực nghiệm đã đưa ra nhận định: Môi trường giáo dục là
một không gian, trong đó có thầy là người tổ chức, trò là người thực hiện với
công cụ là sách giáo khoa và thiết bị dạy học. Giáo dục muốn có hiệu quả thì
phải có một môi trường học tập mà trong đó người giáo viên khi thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy phải biết tìm cách thu hút để có được sự tham gia của
học sinh. Những người thực hiện chương trình cho rằng môi trường học tập
chính là “người thầy thứ hai" trong nhà trường. Điều này có nghĩa là chính
không gian, môi trường cùng điều kiện học tập là những yếu tố quyết định, cổ
vũ, thúc đẩy trẻ hình thành động cơ thái độ học tập đúng đắn. Ngoài ra, nó
còn giúp trẻ giảm bớt sự căng thẳng, lo sợ trong quá trình học. Một môi
trường giáo dục như vậy được gọi là người thầy thứ hai tham gia quá trình
dạy và học. Hay nói như cách mà nhiều người hiện nay đang sử dụng thì đó
là môi trường giáo dục thân thiện.
Như vậy, nếu nhìn từ góc độ môi trường giáo dục là người thầy thứ hai
trong quá trình dạy và học thì môi trường giáo dục thân thiện rất cần một hệ
thống Phương pháp tổ chức với nhiều lĩnh vực hoạt động phục vụ nhiệm vụ
giảng dạy và giáo dục. Hệ thống Phương pháp tổ chức này được giáo viên
phối hợp, thiết kế và triển khai thực hiện với mục tiêu dù là học sinh giỏi, khá,
trung bình hay yếu kém đều có thể học được và được học. Sự học được và
được học ở đây được hiểu trong khuôn khổ của môi trường giáo dục thân
thiện.
Với chùm sách viết về thôi trường giáo dục thân thiện, chúng tôi dự
kiến sẽ có 5 quyển:
Quyển l: Phương pháp tổ chức và quản lí lớp học
Quyển 2: Kiểm tra đánh giá - Yếu tố quyết định trong đổi mới phương
pháp dạy học
Quyển 3: Phương pháp tiếp cận học sinh tiểu học
Quyển 4: Phương pháp xây dựng mối quan hệ giáo viên - gia đình - xã
hội
Quyển 5: Phương pháp dạy học phát triển tư duy cho trẻ
Trong khuôn khổ của quyển sách này, chúng tôi muốn giới thiệu đến
bạn đọc một phần cơ bản về lý luận cũng như những thực tiễn trong nước và
trên thế giới mà chúng tôi đã có dịp tiếp cận. Phương pháp tổ chức quản lí
lớp học từ lúc người giáo viên nhận quyết định phân công giảng dạy (đối với
giáo viên cũ) hoặc quyết định phân công về làm việc tại một ngôi trường nào
đó (đối với giáo viên mới ra trường) cho đến khi bắt đầu những ngày dạy học
chính thức của năm học mới.
Hy vọng những vấn đề được nêu ra trong quyển sách này là một sự gợi
ý cho giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt, đối
với những giáo viên lần đầu tiên đứng lớp.
Tuy nhiên, vì là lần đầu tiên nghiên cứu nên chắc chắn không tránh
được các thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của quí
độc giả. Các ý kiến xin gửi về hộp thư điện tử
danghuynhmai@moet.edu.vn
Trân trọng cám ơn.
NGUT TS. Đặng Huỳnh Mai
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỚP HỌC
Hai học sinh đánh nhau trong lớp khi cô giáo đang giảng bài và nhiều
cán bộ, lãnh đạo đang dự giờ. Cô giáo sợ quá, giả vờ như không hay biết cố
gắng nói to hơn. Nhưng vô ích, hai đứa trẻ vẫn len lén đánh nhau. Cuối giờ,
đại biểu nào cũng nhận xét là cô giáo đã tổ chức quản lý lớp học chưa tốt. Từ
đó, với nhiều năm trôi qua trong cuộc đời dạy học, cô giáo luôn băn khoăn,
trăn trở và tự đặt ra cho mình câu hỏi: "Thế nào là tổ chức quản lý tốt cho một
lớp học?"
Có lẽ câu hỏi này không phải chỉ dành riêng cho cô giáo huyện Hà
Quảng mà nó còn là sự băn khoăn của rất nhiều thầy cô giáo tâm huyết với
nghề dạy học. Nhiệm vụ chính của người giáo viên là "dạy tốt và học tốt”,
nhưng để có một chất lượng thực sự thì vấn đề quan trọng là tổ chức quản lý
lớp học. Vậy làm thế nào để tổ chức quản lý tốt một lớp học?
Trong thực tế, đôi khi để trở thành một giáo viên giỏi chỉ cần có trình độ
chuyên môn vững và hết lòng thương yêu học sinh là có thể đạt được. Nhưng
để trở thành người giáo viên tổ chức và quản lí giỏi một lớp học là điều không
phải đơn giản. Nhiều nhà giáo dục học đã đưa ra định nghĩa: Tổ chức quản lý
tốt lớp học là những công việc mà các nhà giáo cần phải thực hiện sao cho
mỗi một học sinh đều được tiếp nhận kiến thức trong khuôn khổ thời gian và
nội dung quy định của chương trình nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.
Như vậy, để tổ chức quản lý (TCQL) tốt lớp học, giáo viên cần phải làm
cho mỗi học sinh ham thích đến trường, muốn được học hỏi, được trang bị,
được giáo dục một cách toàn diện.
Để tổ chức quản lý tốt lớp học giáo viên có nhiều việc phải chuẩn bị.
Chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới, sắp xếp không gian cho lớp học,
những công việc cần thiết cho việc dạy và học mỗi ngày, những hoạt động
ngoài giờ lên lớp... Để giúp cho giáo viên chuẩn bị tốt, trong khuôn khổ của
cuốn sách này, chúng tôi giới thiệu một số vấn đề cơ bản về phương pháp tổ
chức quản lý lớp học.
Phần 1. Tổ chức quản lý là gì?
Nhiều người cho rằng có hai yếu tố cần quan tâm trong khi tổ chức
hoạt động giáo dục: Một là yếu tố hoạt động quản lý và hai là yếu tố tổ chức.
1.1 Hoạt động quản lý
Ở góc độ lý luận, hoạt động quản lý là một hoạt động có định hướng, có
chủ đích của người lãnh đạo trong một tổ chức nhằm đạt được mục đích,
mục tiêu và có hiệu quả tốt. Có 4 chức năng quản lý:
1. Lập kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ.
2. Tổ chức để mọi thành viên cùng tham gia thực hiện.
3. Điều hành quá trình thực hiện.
4. Kiểm tra và điều chỉnh.
1.2 Tổ chức
Về mặt lý luận, các nhà quản lý cho rằng tổ chức là chức năng thứ hai
của hoạt động quản lý, là quá trình hình thành, thiết kế cấu trúc các quan hệ
giữa các cá nhân, bộ phận trong một tổ chức, để tổ chức đó vận hành theo
đúng định hướng mà mục tiêu đã đặt ra.
Phần 2. Tổ chức quản lý lớp học
Từ lý luận đối chiếu vào thực tế, để tổ chức quản lý tốt lớp học chúng ta
cần chú ý một số công việc cơ bản:
2. 1 Chuẩn bị cho nhiệm vụ năm học mới
Bắt đầu năm học mới, người giáo viên cần chú ý một số nhiệm vụ cơ
bản:
1. Nhiệm vụ mới do Hiệu trưởng phân công.
2. Chuẩn bị phòng cửa lớp học mới.
3. Tiếp nhận sổ sách, hồ sơ học sinh của lớp mới.
4. Dự kiến việc xếp chỗ ngồi cho học sinh.
5. Phổ biến nội qui của lớp để hình thành thói quen tốt cho học sinh.
6. Khảo sát chất lượng học tập của học sinh.
7. Xây dựng kế hoạch dạy học.
8. Chuẩn bị giáo án dạy học:
a) Đánh dấu những chỗ cần điều chỉnh, những điểm mới về nội dung
trên giáo án cũ (nếu giáo viên được phân công dạy cùng cấp lớp của năm
học trước).
b) Xem lại những chỗ đã ghi chú là không thành công để chuẩn bị
những nội dung dự kiến thay đổi hoặc điều chỉnh.
c) Xem lại những chỗ được đánh dấu là thành công trong năm qua để
tiếp tục phát huy.
9. Phân nhóm học sinh để dạy học.
10. Phác họa sơ bộ kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học
sinh kém...
11 Xây dựng kế hoạch họp cha mẹ học sinh.
2.2 Tổ chức quản lý tốt lớp học
Tổ chức quản lý tốt lớp học cần bắt đầu từ những ngày đầu tiên của
năm học. Đó là thời điểm để giáo viên thiết kế, tổ chức và quản lí lớp học mới
của mình.
2.2.1 Nhận nhiệm vụ mới
a) Đối với giáo viên mới ra trường hoặc mới chuyển trường:
Trình diện Hiệu trưởng, nộp quyết định điều động và nhận quyết định
phân công nhiệm vụ.
Tiếp xúc với Tổ trưởng ngay sau khi được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ.
Làm quen với nhân viên bảo vệ, nhân viên văn phòng, các đồng nghiệp và
nhân viên thư viện, những giáo viên bộ môn khác như giáo viên dạy các môn
năng khiếu, giáo viên nhạc, họa, giáo dục thể chất...
Nếu chưa có đủ thời gian để tiếp xúc trực tiếp với tất cả các đối tượng
trên trước khi bắt đầu nhận công việc thì hãy đề nghị xin danh sách các cán
bộ, giáo viên, công nhân viên của trường.
Cách xưng hô: Gọi bằng thầy hoặc cô, xưng em. Không nên xưng hô
với nhau bằng chú, cháu, cô, con... Cách xưng hô này dễ tạo thành rào cản
và sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi làm việc sau này.
b) Đối với giáo viên cũ của trường
- Nên chủ động tiếp xúc với giáo viên mới để giúp họ bớt lo lắng.
- Giúp giáo viên mới tiếp xúc với đồng nghiệp khi có điều kiện.
- Hướng dẫn giáo viên mới một số công việc đơn giản, cần thiết của tập
thể sư phạm.
- Tạo thân thiện với đồng nghiệp mới thông qua những hoạt động đoàn
thể hoặc trao đổi chuyên môn.
c) Một số việc cần làm cho cả giáo viên mới và giáo viên cũ:
1. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của nhà trường.
2. Tìm hiểu những qui định mới của Sở Giáo dục và đào tạo các cấp
ban ngành giáo dục và của nhà trường.
3. Tìm hiểu kỹ những quy định về chương trình giảng dạy của năm học
mới.
4. Ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên tìm thêm sách tham khảo có
liên quan đến nhiệm vụ và nội dung dạy học mà giáo viên vừa được phân
công.
5. Tìm hiểu các loại sổ sách cần thiết mà giáo viên phải tham gia thực
hiện trong năm. Tham khảo cách đồng nghiệp đã tìm ra cách tốt nhất.
6. Cộng tác với các tổ chức xã hội, các tổ chức từ thiện có trong
trường.
2.2.2 Phác họa kế hoạch dạy học cơ bản bước đầu
Khi được Ban giám hiệu phân công và giao nhận lớp mới, giáo viên
không nên xin đổi lớp. Nếu gặp phải khó khăn giáo viên phải trình bày với
Ban giám hiệu. Sau khi nhận lớp, người giáo viên cần bắt tay vào việc xây
dựng kế hoạch dạy học. Có thể nghiên cứu các bước như:
1. Gặp Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất hoặc văn phòng để nhận bàn
giao phòng học cho lớp.
2. Xem lướt qua cách trang trí phòng học trong nhà trường, nhất là
những giáo viên trong cùng khối để phác họa ý tưởng trang trí cho lớp học
của mình.
3. Lập danh sách học sinh theo thứ tựa A, B,.C..., gạch chân hoặc có
ký hiệu riêng cho những học sinh cá biệt như học sinh xuất sắc, học sinh
kém, nghèo hoặc quậy phá...
4. Nghiên cứu kỹ kết quả học tập cuối năm học trước và hoàn cảnh gia
đình của từng học sinh.
5. Phác họa trong sổ tay những dự kiến về cách dạy sẽ thực hiện trong
năm học sắp đến.
6. Dự thảo kế hoạch phụ đạo cho học sinh kém và bồi dưỡng học sinh
giỏi.
7. Chuẩn bị kế hoạch ngoại khóa.
8. Suy nghĩ những điều cần trao đổi với cha mẹ học sinh về việc tạo
điều kiện học tập tốt hơn cho trẻ.
2.2.3 Xây dựng không gian lớp học thân thiện
Không gian lớp học bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, hình ảnh, khăn trải
bàn, đồ dùng dạy học, chỗ ngồi của học sinh... Những yếu tố này ảnh hưởng
khá nhiều đến tinh thần học tập của học sinh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, không gian lớp học càng ấm áp, thân thiện
thì trẻ sẽ càng học tốt hơn và hành vi cư xử của trẻ cũng tốt hơn. Vậy làm
cách nào để có thể xây dựng không gian lớp học thân thiện? Sau đây là một
số gợi ý:
1. Tạo ánh sáng tốt cho lớp học
Thiếu ánh sáng trong phòng học sẽ dẫn đến tình trạng làm cho trẻ bị tật
về mắt. Vì thế, người ta rất chú ý đến không gian lớp học, đặc biệt là vấn đề
ánh sáng. Ánh sáng cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tính cách của trẻ. Trong
lớp có những khu vực cần được chiếu sáng tốt và những khu vực không cần
quá sáng. Với những khu vực quá sáng, giáo viên có thể trang trí để có ánh
sáng vừa phải bằng cách sử dụng rèm cửa, kệ sách, ti vi, computer, hoa giấy
hoặc những thứ khác.
Trong thực tế, một số học sinh có thể học tốt trong môi trường có ánh
sáng tối đa, nhưng cũng có những học sinh lại phù hợp với ánh sáng vừa
phải, thậm chí có thể có vài học sinh trong lớp thích khoảng không gian mờ.
Chẳng hạn, ánh sáng chói chang thường phù hợp với học sinh hiếu động.
Học sinh trầm tính thường cảm thấy thoải mái khi ngồi ở chỗ ánh sáng vừa
phải. Một số ít khác lại chọn chỗ thiếu ánh sáng. Vì thế, đôi khi giáo viên cũng
nên thay đổi bằng cách thử chuyển những học sinh hiếu động ngồi ở khu vực
ánh sáng mờ và những học sinh trầm tính ngồi ở khu vực ánh sáng tốt một
thời gian ngắn để quan sát phản ứng của trẻ, góp phần giúp trẻ điều chỉnh
hành vi, tính cách ngày càng tốt hơn.
2. Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh
* Quan niệm
Hầu hết các trường học ở Việt Nam đều cho rằng bàn ghế học sinh nên
xếp thành những hàng sát nhau và hướng về bàn giáo viên. Đặc biệt, chỗ
ngồi của trẻ thì gần như cố định.
Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, giáo viên thường sắp xếp bàn
ghế học sinh theo kiểu học nhóm, hoặc sắp xếp theo hình chữ U để tất cả học
sinh được đối diện với nhau và giáo viên có thể tiếp cận đến từng học sinh
của mình.
Việc sắp xếp bàn ghế cho từng học sinh trong một lớp học ở Việt Nam
chiếm một khoảng không gian khá lớn. Đặc biệt, ở một số trường, đôi khi có
đến 50, 60 học sinh trong một lớp thì việc sắp xếp bàn ghế sao cho giáo viên
quan sát được từng học sinh là quá khó khăn. Bàn ghế học sinh của chúng ta
nhìn chung là rất nặng, không tiện cho việc di chuyển. Những nơi sử dụng
bàn 4 chỗ ngồi thì lại càng khó khăn hơn cho việc sắp xếp. Vì vậy, nhiều nhà
giáo dục thường khuyên giáo viên nên tự đặt câu hỏi: Mục đích sắp xếp bàn
ghế của bạn là gì, có phải để tất cả học sinh của mình đều được ở trong tầm
chú ý của mình không? Có lẽ đây là câu hỏi rất hay mà mỗi nhà giáo đều cần
phải quan tâm ngay từ ngày đầu tiên khi được giao nhận lớp.
Ở bên Anh (bang Leeds), nơi mà chúng tôi đã có dịp đến tham quan,
ngày học sinh đến lớp đầu tiên của năm học mới, các em tự chọn chỗ ngồi
cho mình trong lớp bằng cách tự đặt bàn và ghế của mình bất cứ nơi nào
trong lớp mà bản thân các em cảm thấy thích (ở đây mỗi học sinh là một bàn,
một ghế). Trao đổi với chúng tôi, giáo viên cho biết là chỉ cần quan sát cách
chọn chỗ ngồi của học sinh là hiểu được phần nào tính cách của các em.
Chẳng hạn như đứa trẻ có tính cách mạnh mẽ thì ngồi đối diện với giáo viên,
trẻ có tâm hồn lãng mạn thì tìm chỗ ngồi bên cửa sổ để nhìn ra bên ngoài bầu
trời, trẻ nhút nhát thì thường chọn chỗ ngồi xa tầm nhìn của giáo viên...
Ở các nước càng tiên tiến thì bàn ghế học sinh hình như càng đơn
giản. Bàn ghế đa phần bằng nhựa. Các em quây quần như một bàn ăn. Học
sinh luôn có cảm giác như đang ở nhà. Nhưng dù xếp bàn ghế như thế nào đi
chăng nữa thì giáo viên cũng cần phải mạnh dạn chuyển đổi chỗ ngồi cho các
em thường xuyên. Bởi vì học sinh nào cũng muốn được thầy, cô giáo quan
tâm. Sắp xếp lại chỗ ngồi là để tạo điều kiện cho học sinh năng động trao đổi
với nhau, giúp đỡ nhau học tập. Đây là một công việc quan trọng và rất cần
thiết khi giáo viên tổ chức quản lý lớp học.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 75% cân nặng cơ thể
được nâng đỡ khi người ta ngồi ngay ngắn trên ghế cứng. Điều này đã đưa
đến sự giải thích là vì sao cơ mông của con người dễ bị áp lực và dẫn đến sự
mệt mỏi không thoải mái khi phải ngồi nhiều. Vì thế, người ta khuyến cáo là
phải cho phép có sự thay đổi tư thế ngồi thường xuyên ở mỗi người trong khi
làm việc. Với trẻ em cũng thế. Từ những nghiên cứu trên đã giúp các nhà
giáo dục đưa ra ý niệm là cần chú ý hơn khi trang bị chỗ ngồi cho các em,
phải tạo cho các em luôn có cảm giác thoải mái khi học tập. Có nghĩa là lúc
thì ngồi, khi thì đứng lên quan sát, lúc khác lại ngồi ở sàn lớp học để cùng
nhau trao đổi.
* Một số nguyên tắc khi thiết kế chỗ ngồi cho học sinh
- Cho dù học sinh ngồi ở đâu trong lớp, trong lúc giảng bài giáo viên
phải luôn quan sát được học sinh của mình.
- Tất cả học sinh của lớp đều có thể nhìn thấy giáo viên, xem được đầy
đủ các động tác của giáo viên lúc hướng dẫn và giảng dạy kể cả trong lúc
đứng cũng như ngồi ở vị trí bàn giáo viên.
- Nên bố trí bàn hai chỗ ngồi hoặc một bàn một ghế riêng cho học sinh
thì càng tốt. Như vậy, sẽ có không gian trống để giáo viên có thể di chuyển
đến gần học sinh, học sinh nào cũng sẽ được giáo viên quan tâm, quan sát
và giúp đỡ trong khi học tập. Mặt khác, học sinh cũng có chỗ trống để đồ
dùng học tập cá nhân của mình.
- Trong trường hợp ở những vùng khó khăn vẫn phải sử dụng bàn bốn
chỗ ngồi thì giáo viên nên lần lượt chuyển đổi chỗ ngồi cho trẻ sao cho em
nào cũng được ra bên ngoài cùng, được tiếp cận với cô giáo, thầy giáo. Tất
nhiên vẫn có những trường hợp đặc biệt, trẻ rất sợ khi giáo viên tiếp cận. Khi
gặp trường hợp học sinh quá sợ thầy cô không dám đến gần thì giáo viên cần
phải đổi chỗ cho trẻ ra ngồi bên ngoài. Tuy nhiên điều cần thiết là phải giúp
đỡ những học sinh kiểu này từng bước từng bước một và thật tế nhị.
- Chỗ ngồi của học sinh phải xa các chỗ cắm điện. Mặt khác, các ổ cắm
điện trong phòng học phải thật an toàn, không nên sử dụng những dây điện
cũ hoặc bị mòn. Bảo vệ cẩn thận những thiết bị có khả năng gây nguy hiểm
cho học sinh.
- Khi xếp chỗ ngồi cho học sinh cần chú ý hệ thống cửa sổ để điều
chỉnh ánh sáng và gió, không nên để bị mưa hắt vào chỗ các em ngồi. Cũng
không nên vì ngại đóng mở cửa sổ mà mặc dù vẫn có hệ thống cửa sổ nhưng
luôn đóng kín. Tốt nhất là phân công học sinh luân phiên mở, đóng các cửa
sổ của lớp. Mặt khác giáo viên cũng nên dạy và hướng dẫn cho học sinh cách
thoát hiểm khi cần, hoặc khi có hỏa hoạn xảy ra.
- Nên tham khảo nguyên vọng học sinh khi xếp chỗ ngồi cho các em.
Làm được điều này là đã thể hiện được phần nào tính dân chủ mà giáo viên
đã bắt đầu luyện tập cho trẻ ngay khi còn trên ghế nhà trường. Trong những
tuần lễ đầu tiên, khi giáo viên chưa thể nhớ hết tên học sinh thì nên có bảng
nhỏ ghi tên các em vào vị trí ngồi của các em. Giáo viên sẽ gọi đúng tên từng
em một. Học sinh sẽ rất vui, tình cảm tốt đẹp ban đầu giữa giáo viên và học
sinh sẽ được thiết lập.
3. Tạo cơ hội cho học sinh được thường xuyên di chuyển.
Trước đây người Việt Nam chúng ta có quan niệm học sinh ngoan, học
sinh học tốt nhất là các em ngồi im một chỗ, luôn luôn vâng lời và nhất nhất
làm theo đúng với những gì giáo viên dạy bảo. Học sinh hay nghịch trong lớp
là học sinh cá biệt. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây đã chứng minh
rằng học sinh cần phải hoạt động trong quá trình tiếp thu kiến thức.
Sự hoạt động ở mức độ tối thiểu là trẻ phải được thường xuyên đi
chuyển ngay trong lớp học.
Việc di chuyển của học sinh có thể là đứng lên trả lời câu hỏi của giáo
viên, đi lên bảng làm bài tập, cho từng đôi học sinh lên bục giảng thực hành
hỏi đáp theo những nội dung đã được giáo viên giảng dạy hoặc minh họa một
nội dung nào đó trong khi giáo viên dạy bài học mới...
Khi giáo viên tổ chức cho học sinh di chuyển để được tham gia một
trong những hoạt động nhằm giúp các em tìm hiểu bài mới thì cũng chính là
giáo viên tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào quá trình dạy học của mình.
Khi trẻ được cùng tham gia thì giờ học sẽ trở nên sinh động, sự tiếp thu
kiến thức của trẻ sẽ tốt hơn. Nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng việc hình
thành động cơ học tập của trẻ sẽ tốt hơn nếu chúng được di chuyển từ chỗ từ
này đến chỗ khác ít nhất một lần / buổi học. Đặc biệt, với nhóm học sinh được
xem là hiếu động trong lớp thì số lần di chuyển trong một buổi nên nhiều hơn,
và chính các kiểu di chuyển đó người ta gọi là sự định hướng hoạt động của
trẻ một cách có tổ chức. Chẳng hạn, khi thì để cho học sinh ngồi chăm chú
nghe giáo viên giảng bài, khi thì xếp cho chúng được đứng quanh thầy, khi thì
cho cả lớp ngồi xuống đất tham gia một trò chơi, khi thì ra sân tập thể dục,
hoặc có khi lại tổ chức cho trẻ vào học trong nhà bảo tàng, thư viện tỉnh,
thành phố...
4. Sử dụng đúng lúc đồ dùng học tập mà giáo viên đã chuẩn bị
Giáo viên nên chuẩn bị sẵn một số đồ dùng dạy học đủ phục vụ cho
việc dạy học ở tuần lễ đầu tiên của năm học và sắp xếp thật hợp lý vào một
góc của lớp.
Tuy nhiên, khi ngày đầu tiên thầy, trò tiếp xúc giáo viên nên chọn đồ
dùng dạy học thật ấn tượng để thay cho lời chào hỏi đầy thân thiện. Ví dụ
như một bức tranh đẹp, bức tượng về một người mà nhân dân địa phương
kính trọng, một công cụ lao động hoặc một thứ gì đó có ý nghĩa với cuộc sống
gia đình các em, một cây đàn với bài hát mà trẻ thích, một điệu múa dân tộc
đặc trưng...
Ở Hawai, vào ngày đầu năm học, giáo viên thường cùng với học sinh
ăn khoai sọ. Trong khi ăn giáo viên nói với học sinh là tổ tiên mình những
ngày đầu tiên đến hòn đảo này đã sống với nguồn lương thực chính là khoai
sọ. Chúng ta ăn khoai là để luôn nhớ đến công lao đó. Các em phải nhớ rằng
nhiệm vụ của các em là phải học giỏi để không phụ lòng tổ tiên. Hay như ở
khu vực Tây Bắc, có những trường học có nhiều học sinh người dân tộc.
Ngày đầu đến lớp các em còn nhiều lúng lúng và lo sợ. Giáo viên cùng các
em hát múa một bài hát đơn giản và phổ biến của đồng bào dân tộc khi tết
đến hoặc được mùa. Sau khi được múa cùng giáo viên, các em học sinh dân
tộc cảm thấy tự tin hơn, bớt đi cảm giác lo sợ. Một ví dụ khác, có một lớp học
ở vùng sâu nơi có rừng ngập mặn thuộc đồng bằng sông Cửu Long, khi mà
trẻ chỉ quen với khái niệm di chuyển bằng thuyền, lần đầu tiên thầy giáo đưa
hình ảnh chiếc xe ô tô chạy trên đường, học sinh cả lớp reo hò:
A! Tàu chạy trên đường!
Cả lớp vây quanh thầy và hỏi rất nhiều về việc làm sao mà tàu lại chạy
được trên đường phố. Thế là lớp học đã có một sự khởi đầu tốt đẹp.
5. Giáo viên cần chú ý trang phục chuẩn mực ngay ngày đầu tiên
đến lớp.
Việc lựa chọn trang phục trong ngày đầu tiên đến lớp cần chuẩn mực,
phù hợp với mức sống của dân cư và văn hóa ở vùng miền nơi trường đóng
trên địa bàn, đủ để thể hiện phong cách một nhà giáo. Chính điều này cũng
sẽ là một cách giáo dục gián tiếp để giúp học sinh ý thức và tự ý thức được
cách ăn mặc phù hợp với các em. Giáo viên cũng nên nhắc nhở học sinh của
mình về cách ăn mặc "đói cho sạch, rách cho thơm” như ông cha chúng ta đã
từng dạy bảo. Đồng thời giáo viên cũng nên thường xuyên nhắc nhở và yêu
cầu học sinh mang theo áo ấm vào những ngày đông giá lạnh.
Khi chú ý đến trang phục của mình, giáo viên sẽ quan tâm những học
sinh áo rách, áo chưa đủ ấm. Từ đó, tạo động lực để tìm cách vận động mọi
người giúp đỡ cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn ăn mặc sạch sẽ, đủ ấm. Đó
cũng chính là cách để giáo viên giáo dục cho trẻ biết quí trọng và bảo vệ thân
thể của mình.
6. Xây dựng ý tưởng thiết lập góc đồ dùng dạy học (ĐDDH) dùng
chung của lớp
Giáo viên cần chú ý dành một chút không gian để đưa một số đồ dùng
dạy học cần thiết, một số chỗ để đồ dùng cá nhân cho học sinh của lớp mình,
có thể gọi đó là góc học tập. Góc học tập của lớp có thể ở bất cứ chỗ nào
trong phòng học miễn sao nó được thiết kế tiện ích, làm cho phòng học đẹp
hơn, hỗ trợ cho các hoạt động dạy và học của giáo viên hoặc để dành cho
học sinh lúc tự học. Ví dụ:
- Một cái gương dành cho trẻ ngắm trang phục,
- Một chỗ dành cho học sinh để mũ bảo hiểm hoặc một vài thứ đồ dùng
cá nhân phục vụ cho việc học tập. Vấn đề cốt yếu ở đây là giáo viên dạy cho
học sinh biết cách sắp đặt để sao cho ngăn nắp, gọn gàng, không làm xấu đi
không gian lớp học. Từ đó, mỗi học sinh xem như đã được giáo dục một phần
về môi trường, các em có cơ hội để học hỏi từ kinh nghiệm từ giáo viên, từ
các bạn cùng lớp bằng cách được thường xuyên quan sát, được tạo thói
quen tự sắp xếp cho ngăn nắp.
- Một chỗ để tủ đựng đồ dùng dạy học dùng chung (có thể do nhà
trường cấp hoặc do phụ huynh học sinh trang bị), giáo viên cùng với học sinh
của mình sắp xếp sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng nhưng phải dễ lấy để khi
cần sử dụng là có thể tìm thấy ngay. Có thể xếp theo thứ tự thời gian dạy
học, theo từng chủ đề giáo dục hoặc theo những chủ điểm nào đó do nhà
trường phát động.
Một số quyển sách đọc thêm, sách tham khảo cá nhân dành cho giáo
viên và học sinh, những con rối, tranh, truyện, truyện cười bằng tranh, bút
màu… Những thứ này là những thứ có liên quan đến chương trình dạy học
mà giáo viên dạy trong năm học.
- Có thể có một góc dành cho học sinh giỏi Toán, Tiếng Việt, nơi mà
các em tìm thấy những trò chơi hay hoạt động Toán học được cất giữ trong
một góc nhỏ. Có thể có một góc văn chương với nhiều loại sách khác nhau,
những câu truyện hấp dẫn. Những góc học tập này rất cần để giúp các em
khám phá, bắt chước hoặc áp dụng những kỹ năng học tập mới, các em sẽ
cảm thấy được tự do tư duy, sáng tạo. Ở một vài nước tiên tiến trên thế giới
giáo viên còn dành một góc để giáo viên có thể tiếp xúc riêng với nhóm học
sinh tự kỷ, nhóm học sinh năng khiếu làm việc riêng với một nhóm bạn bè do
các em tự chọn.
- Góc học tập còn giúp giáo viên làm việc với những nhóm nhỏ hay
từng em một. Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng góc học tập này như là nơi
giúp đỡ hay rèn luyện thêm cho các đối tượng học sinh khác nhau.
- Giáo viên cũng có thể sử dụng góc học tập để rèn luyện cho học sinh
biết cách hợp tác trong học tập hoặc biết cách làm việc riêng lẻ.
- Giáo viên có thể phối hợp với cha mẹ học sinh của trường khi đưa ra
ý tưởng thiết kế góc học tập, tạo điều kiện cho các nhóm phụ huynh học sinh
thường xuyên gặp nhau để góp phần quản lí các góc học tập này.
- Nhà giáo dục học Bonnie Murry cho rằng, dù chúng ta sử dụng những
góc học tập theo cách nào đi nữa thì điều quan trọng nhất là phải tận dụng
cho hết công năng của chúng. Những góc học tập này có thể giúp các em
củng cố, nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng cần có, tạo cơ hội cho các
em tự tìm ra những ý tưởng mới, đồng thời cho phép các em tiếp xúc với
những học sinh khác và tìm kiếm tài liệu học tập.
7. Duy trì hiệu quả của góc ĐDDH dùng chung
Việc thiết lập góc ĐDDH dùng chung phục vụ nhiệm vụ dạy và học
không phải là quá khó khăn đối với các nhà giáo. Nhưng để duy trì được
những hiệu quả của nó mới là điều khó, là điều đòi hỏi giáo viên phải đầu tư
khá nhiều công sức. Muốn duy trì hiệu quả, giáo viên có thể quan tâm một số
yếu tố sau dây:
- Hãy bắt đầu với một góc không cần nhiều hiện vật, nhưng khá đặc
biệt và có sức cuốn hút học sinh chẳng hạn như giáo viên dạy lớp một đặt
vào góc học tập của lớp một chiếc hộp có các chữ số hoặc chữ cái xinh xắn,
bên trong được dấu kín một túi kẹo nhỏ. Khi học sinh tò mò muốn tìm hiểu,
giáo viên đưa ra và chia cho mỗi học sinh một viên kẹo. Khi học sinh đưa tay
nhận các em cần phải nói: “Em cám ơn (cô hoặc thầy) ạ”. Sự ấn tượng bao
giờ cũng phải kèm theo ít nhất một bài học nhỏ, cho dù chỉ là một câu hoặc
một lời nói đúng, chuẩn mực.
- Giáo viên phải biết kết hợp chặt chẽ ĐDDH với nội dung của từng bài
dạy theo chương trình và sách giáo khoa.
- Tạo một góc chứa ĐDDH không cần nhiều, nhưng phải là những thứ
thật cần thiết. Nên dán tên môn học hoặc bài học vào tất cả những tài liệu để
khi cần tìm là thấy ngay.
- Khuyến khích học sinh làm phong phú thêm góc ĐDDH bằng những
bộ sưu tập cá nhân và dụng cụ học tập liên quan đến những bài học đầu tiên.
Từ đó học sinh có thể dễ dàng nhận ra sự chuẩn bị chu đáo của thầy cô, rèn
luyện dần thói quen tham gia chuẩn bị bài học, tham gia quá trình giảng dạy
cùng với giáo viên.
- Ở các nước tiên tiến và ngay cả một số nước trong khu vực giáo viên
luôn chú ý để trưng bày những "tác phẩm”, những thành quả lao động do
chính học sinh đã làm ra hơn là ĐDDH của giáo viên. Hầu như xung quanh
lớp học chỉ có sản phẩm của học sinh, còn ĐDDH chỉ để làm mẫu ở một vị trí
khiêm tốn của góc ĐDDH của lớp mà thôi. Như vậy thật ra giáo viên chỉ cố
gắng chọn lựa một vài ĐDDH thật có ý nghĩa để lôi cuốn học sinh vào tiết học
đầu tiên, còn về sau học sinh sẽ bổ sung dần. Đây chính là cách tốt nhất để
giáo viên duy trì hiệu quả thiết thực góc ĐDDH của lớp mình.
- Cũng nên khuyến khích sự hỗ trợ từ gia đình học sinh để cha mẹ các
em vừa được tham gia, vừa gắn bó với quá trình giảng dạy của thầy cô giáo,
vừa góp phần duy trì góc ĐDDH một cách hiệu quả. Ở một trường tiểu học
của Bắc Kinh, bên cạnh cửa vào lớp có một tấm bảng khoảng 1sm x O,8m
dành cho mỗi trẻ được tự giới thiệu về mình một lần trong năm học, với thời
gian một tuần lễ. Nội dung trình bày do cha mẹ học sinh thiết kế, phần lớn
bằng hình ảnh hoạt động của trẻ cùng một số hình ảnh của ông bà cha mẹ và
các thành viên trong gia đình các em.
2.2.4 Giáo viên tổ chức lớp học đã được phân công
1. Cử lớp trưởng, tổ trưởng học tập
- Đối với lớp một, giáo viên nghiên cứu và tạm cử lớp trưởng, lớp phó,
tổ trưởng, tổ phó trong ngày đầu tổ chức lớp.
- Đối với các lớp khác giáo viên có thể vừa tham khảo danh sách cán
bộ lớp của năm học trước vừa cho học sinh tự bầu chọn lớp trưởng, lớp phó,
tổ trưởng, tổ phó.
- Ngày nay, nhiều nước trên thế giới cũng đã nghiên cứu để cải tiến các
cách chọn lớp trưởng. Chẳng hạn mỗi tuần lễ hoặc mỗi tháng giáo viên chọn
một lớp trưởng. Mục đích của việc làm này là luyện tập và đào tạo học sinh,
cho làm quen với công tác quản lý ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Với
quan niệm mới, người ta cho rằng không nên chỉ có một lớp trưởng trong suốt
một hoặc nhiều năm học. Làm như vậy là tạo sự chủ quan cho một trẻ và
không đào tạo được nhiều trẻ khác. Một học sinh nhiều năm làm lớp trưởng
khi vào đời chắc chắn sẽ gặp nhiều thuận lợi, nhưng chắc chắn cũng sẽ gặp
không ít khó khăn bởi vì các em quen chỉ huy, ra lệnh và đôi khi cũng quen áp
đặt người khác. Ở Việt Nam, trường quốc tế á Châu cũng đã áp dụng hình
thức cho học sinh luân phiên làm lớp trưởng trong nhiều năm qua. Đa phần
những đứa trẻ sau một thời gian được giao làm lớp trưởng thường linh hoạt
nhanh nhẹn và năng động hơn.
- Việc cử tổ trưởng cũng tương tự như cử lớp trưởng. Tùy theo số
lượng học sinh của lớp, mỗi tổ có thể có từ 6 đến 10 học sinh. Một tổ thường
bao gồm từ học sinh khá giỏi đến học sinh yếu kém. Các thành viên của tổ
thường ngồi theo từng cụm hoặc theo dãy từ bàn trên xuống tận bàn dưới
cùng. Giáo viên nên tạo thói quen cho tổ trưởng, tổ phó biết quan tâm đến sự
khó khăn của các bạn trong tổ. Theo dõi và ghi lại sự tiến bộ của tổ viên trong
học tập là chính không nên quá chú trọng vào việc theo dõi và chú trọng đến
lỗi lầm của các bạn. Có được sự giáo dục như vậy thì mới thật sự là xây
dựng môi trường thân thiện cho trẻ trong suốt những năm tháng học tập ở
nhà trường.
2. Cách chia nhóm học sinh
Chia học sinh thành các nhóm để dạy học phần nào chứng tỏ khả năng
tổ chức và quản lí của một nhà giáo. Nhóm linh hoạt hơn tổ. Tổ giống như
một đơn vị hành chính của lớp trong suốt một năm học. Trong khi đó nhóm có
thể thay đổi theo từng tiết, từng buổi học. Mục đích chia tổ là để thực hiện
nhiệm vụ quản lý học sinh, còn mục đích chia nhóm là để dạy học, để giáo
viên đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Phương
pháp dạy học quyết định chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập. Hay
nói cách khác, hiệu quả giáo dục phụ thuộc phần lớn vào phương pháp dạy
học cụ thể, phương pháp tiếp cận và tác động trực tiếp lên từng đối tượng
học sinh.
Vì vậy việc phân chia học sinh thành từng nhóm để các em học tập vừa
sức, tiến bộ dần, học tốt hơn là một việc làm có ý nghĩa về chiều sâu của quá
trình dạy học. Việc thành lập các nhóm học tập thường được thực hiện sau
khi giáo viên đã phân công tổ trướng, tổ phó, lớp trưởng, lớp phó. Tức là xuất
hiện sau khi giáo viên đã thực hiện nhiệm vụ dạy học và hiểu phần nào khả
năng tiếp thu của trẻ. Sự hình thành các nhóm học tập luôn kèm theo sự
quyết định đổi mới phương pháp giảng ấy của các nhà giáo khi thực hiện
chương trình dạy học trên lớp. Nhóm học tập có cách phân chia khác với sự
phân chia thành các tổ. Có một số cách chia nhóm như:
a) Phân nhóm theo số lượng
* Nhóm lớn:
Nói chung, một tập thể lớp cũng được xem là một nhóm lớn trong các
nhóm của học sinh. Giáo viên có thể có nhiều cách chia nhóm theo các mục
đích giáo dục và giảng dạy đối với các môn học khác nhau. Ví dụ như khi giáo
viên tổ chức cho học sinh sinh hoạt tập thể lớp hoặc trao đổi về một nội dung
nào đó như giới thiệu nội qui, dạy hát, dạy vẽ, dạy trò chơi, hay dạy về bổn
phận của con cái đối với cha mẹ... giáo viên có thể sử dụng hình thức nhóm
lớn (cả lớp).
Khi giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy với một lớp học bao gồm
các đối tượng đồng nhất như: tất cả học sinh là yếu hoặc tất cả học sinh đều
là giỏi. Giáo viên có thể xếp cả lớp thành một nhóm lớn. Tuy nhiên, điều đáng
nói ở đây là việc chia nhóm lớn kiểu này chỉ có thể tồn tại trong một vài tháng
đầu năm học, thậm chí có thể chỉ một tháng mà thôi.
Nhóm nhỏ:
Giáo viên có thể chia lớp học thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 8
em có cùng sở thích. Có thể chia nhóm các môn năng khiếu, tự chọn, nhóm
các môn cơ bản, nhóm học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ học sinh yếu kém...
Những học sinh cùng làm việc chung trong các nhóm này phải hoàn thành bài
tập hoặc một hoạt động nào đó mà giáo viên đã giao. Trong lúc trẻ hoạt động
theo nhóm, giáo viên cố gắng để các em cùng hoạt động, không học sinh nào
được ỷ lại nhóm trưởng hoặc các thành viên của nhóm. Tất cả phải cùng lao
động thực sự và cùng tham gia. Giáo viên luôn phải nhớ rằng trẻ rất cần có
cơ hội để làm việc chung với các bạn khác trong lớp và trong nhiều tình
huống khác nhau. Đó cũng là lý do tại sao khá nhiều giáo viên thay đổi chỗ
ngồi của nhóm vào mỗi buổi hoặc mỗi tiết học.
b) Phân nhóm theo tính chất giáo dục
Để hoàn thành sứ mệnh "dạy người" bên cạnh nhiệm vụ "dạy chữ" hay
nói theo cách khác là để thực hiện trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ trong quá
trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng một số cách chia nhóm mang tính
chất giáo dục học sinh như sau:
* Chia nhóm theo khả năng là trình độ của học sinh.
Theo The literacy Dictionary (The Vocabulary of Reading and Writing),
Theodore Harris và Richard Hodges đã đề xuất những cách chia nhóm theo
tính chất giáo dục như sau:
- Nhóm học sinh có cùng khả năng học tập: Với cách phân chia này
giáo viên thường dựa vào kết quả học tập mà học sinh đã đạt được trong
từng môn học mà xếp các học sinh thành từng nhóm. Ví dụ, học sinh đạt kết
quả trung bình (từ 5,00 đến 6,00 điểm) thành một nhóm, học sinh khá giỏi (có
điểm trung bình từ 8,00 trở lên) thành một nhóm, số học sinh còn lại vào một
nhóm. Ngoài ra, dựa theo mức độ thông minh hoặc điểm mà các em đã đạt
được trong từng môn học vào thời điểm đó, giáo viên có thể chia thành một
nhóm chỉ có học sinh giỏi. Các nhóm được thành lập kiểu này thường thích
hợp để dạy môn toán, hoặc các môn học mà giáo viên cần phải giao bài tập
cho phù hợp với trình độ của học sinh.
Nhìn chung, học sinh được chia nhóm theo từng khả năng sẽ giúp các
em dễ dàng phản ánh được toàn bộ năng lực thực của mình. Những học sinh
có cùng trình độ sẽ được xếp chung vào một trong bốn nhóm: giỏi, khả, trung
bình và yếu. Chia nhóm như vậy sẽ giúp giáo viên có điều kiện hướng dẫn
tận tình, nhất là đối với nhóm học sinh yếu kém. Trong khi nhóm học sinh giỏi
có thể hoạt động độc lập.
- Nhóm học sinh có nhiều trình độ khác nhau.Tùy vào mục đích của tiết
dạy, buổi dạy mà giáo viên có thể sắp xếp học sinh làm việc theo các nhóm
với nhiều trình độ, khả năng khác nhau. Điều quan trọng là giáo viên nên giải
thích với học sinh khi lập nhóm kiểu này.
- Nhóm học sinh theo sở thích riêng. Cách chia nhóm học sinh theo
kiểu này thường được thực hiện vào những ngày đầu của năm học. Ví dụ
nhóm học sinh có cùng sở thích đọc sách, nhóm cùng chơi thể thao, bơi lội,
nhóm hát, múa... các em có thể tự tạo nhóm cho mình tuỳ theo sự lựa chọn
của chính các em. Với cách chia nhóm như thế này, học sinh sẽ cảm thấy
mình được tôn trọng, chắc chắn các em sẽ thoải mái trong khi cùng học tập
với nhau.
- Chia nhóm một cách ngẫu nhiên. Giáo viên có thể nhóm các em một
cách ngẫu nhiên khi tổ chức sinh hoạt lớp hoặc một hoạt động ngoài giờ lên
lớp. Mục tiêu của việc tổ chức nhóm kiểu này là nhằm giúp đỡ các em phát
triển những kỹ năng giao tiếp xã hội thông qua quá trình làm việc với những
người bạn chưa thân quen hoặc chưa từng được tiếp xúc trong quá trình học
tập.
- Chia nhóm theo yêu cầu dạy học của giáo liên. Chỉ có chính nhà giáo
mới biết mình cần gì ở các em và các em đang cần gì ở thầy cô giáo của
mình. Nhóm thành lập kiểu này là theo yêu cầu dạy học, vì sự phát triển của
học sinh. Ví dụ khi thấy có một số trẻ có khả năng xuất sắc trong khi học môn
Toán, giáo viên nhóm các em lại với nhau để hướng dẫn cách học kết hợp
nghiên cứu để phát triển tư duy độc lập.
Tải bản FULL (55 trang): https://bit.ly/2TXJ2Ze
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Mặt khác khi cần giúp đỡ cho một số học sinh yếu kém học tốt hơn,
giáo viên có thể nhóm một học sinh giỏi với một hoặc vài học sinh yếu kém để
các em tự giúp nhau. Giáo viên cũng có thể thành lập một nhóm học sinh yếu
kém do mình trực tiếp phụ trách một thời gian, nếu thấy các em tiến bộ thì có
thể chuyển sang thành lập nhóm cùng trình độ. Có một trường hợp, khi cô
giáo chủ nhiệm một lớp bảy phát hiện trong lớp học của mình có hai học sinh
đọc không trôi chảy, viết cũng không được giáo viên đã kêu ầm lên cho mọi
người biết là “có hai học sinh ngồi nhầm lớp” báo chí cũng vào cuộc, thế là bố
mẹ xấu hổ với bà con thôn xóm đánh mắng trẻ và kết quả là hai em này đã bỏ
học, bỏ nhà ra đi. Trong khi đó ở một lớp học khác, khi giáo viên phát hiện lớp
học của mình cũng có tình trạng như thế, cô giáo đã không hề phàn nàn, kêu
ca, âm thầm bồi dưỡng, cứ đến giờ học Tiếng Việt và Toán là cô giáo nhóm
hai em này lại với nhau để giáo viên dạy riêng, còn những giờ học khác thì
giáo viên xác định với hai em rằng đó cũng là giờ mà các em phải rèn luyện
và trao dồi ngôn ngữ. Sau 6 tháng, với cách nhóm học sinh để dạy kiểu này
hai em học sinh đó đã theo kịp các bạn. Kết quả kiểm tra cuối năm của hai
học sinh này đã đạt vừa đủ số điểm cần thiết để được khẳng định là lên lớp.
Có lẽ với cách làm này suốt đời hai em học sinh kia không bao giờ quên được
cô giáo chủ nhiệm của mình, một nhà giáo thật sự chân chính.
Hay như cô giáo Nguyễn Thị Dân, với hơn 40 năm dạy lớp một trường
Tiểu học An Tịch, Đồng Tháp, cô đã có cách chia nhóm như sau: Sau mỗi
buổi dạy học, cô luôn dành một tiết để ôn tập cho tất cả học sinh của lớp. Quy
định của cô là ai đọc trôi chảy phần tổng kết mỗi ngày học thì được phép ra
về, ai chưa đọc được thì quay về chỗ cuối lớp ngồi học lại, khi nào đọc trôi
chảy thì mới được ra về.
Thế nhưng chỉ sau một tuần đầu tiên là cô đã phát hiện ra một số học
sinh xuất sắc, học sinh giỏi.
Cô đã yêu cầu học sinh giỏi, xuất sắc không được ra về sau khi hoàn
thành nhiệm vụ mà phải nhóm lại cùng với một, hai học sinh chưa đọc được,
Tải bản FULL (55 trang): https://bit.ly/2TXJ2Ze
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
hoặc đọc không trôi chảy để giúp các bạn cho đến khi các bạn đọc được trôi
chảy thì cả nhóm mới ra về.
Nhìn chung, việc chia nhóm học sinh để giáo viên dạy tốt và trẻ ham
thích học hỏi là một việc làm thường xuyên, linh hoạt, không cần cố định và
cũng không cứng nhắc. Nó cần thay đổi theo yêu cầu của mỗi môn học, tiết
học, theo từng ngày, từng buổi và từng chủ đề giáo dục. Khi giáo viên làm
được việc này tức là giáo viên đã thể hiện được những nỗ lực để tạo ra sự
cân bằng về khả năng học tập, giới tính và kể cả đặc điểm dân tộc trong một
lớp. Ngoài ra, khi thực hiện chia nhóm linh hoạt, theo mục đích giáo dục như
thế còn có thể giúp cho học sinh hình thành ý thức cộng đồng, giúp các em
quen biết và hiểu rõ nhau hơn mặc dù đã từng chung sống trong một xóm
thôn hay bản làng. Mặt khác, nó còn giúp cho từng học sinh của lớp luôn cảm
thấy mình được tham gia nào quá trình dạy của giáo viên và được học thật sự
cùng với một nhóm hoặc cùng cả lớp. Quá trình làm việc chung với các bạn
khác trong lớp, sẽ giúp học sinh càng ngày trở nên năng động hơn, và tránh
được sự mặc cảm của học sinh yếu kém khi đứng trước các học sinh giỏi.
Vậy đối với những học sinh thông minh thì xử lý bằng cách nào? Có
nhiều người cũng cho rằng trong một nhóm không đồng nhất gồm những học
sinh giỏi và học sinh yếu thì học sinh giỏi dễ có cảm giác cảm thấy bực bội
hay chán nản vì các em thường hoàn thành sớm các công việc của nhóm. Từ
đó dẫn đến tình trạng các em giỏi vào nhóm yếu thường kiêu căng, thể hiện
sự bực tức và có thể xảy ra những hậu quả tiêu cực trong nhóm mà giáo viên
có thể không phát hiện được. Tuy nhiên, nhiều nhà giáo có kinh nghiệm lại
cho rằng học sinh yếu kém cần học hỏi nhiều ở học sinh thông minh, học sinh
giỏi và ngược lại, học sinh thông minh, học sinh giỏi cũng phải có trách nhiệm
dẫn dắt các bạn, đôi khi cũng phải học tập ở các bạn về một lĩnh vực nào đó.
Sự thành lập nhóm cần linh hoạt và các em cần có cơ hội làm việc với nhiều
bạn học khác nhau, học sinh giỏi, thông minh sẽ giảm tính kiêu căng và sẽ
biết chia sẻ cùng các bạn.
4189998

Contenu connexe

Tendances

LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học nataliej4
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Đinh Song
 
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Đinh Song
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015Đinh Song
 

Tendances (16)

LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú GiáoLV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
 
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
 
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinhLuận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
 
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Đông Ngạc A
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Đông Ngạc AQuản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Đông Ngạc A
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Đông Ngạc A
 
Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
 
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
 
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
 
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
 
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
 
Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015
 

Similaire à Môi trường giáo dục thân thiện phương pháp tổ chức quản lý lớp học

Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2transuong
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2gaunaunguyen
 
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Võ Linh
 
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...nataliej4
 
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...NuioKila
 
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon LocBest4Team
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfHanaTiti
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tu mai hoang phi
Tu mai hoang phiTu mai hoang phi
Tu mai hoang phiTrong Tung
 
Bao cao chu de 2 blended learning
Bao cao chu de 2   blended learningBao cao chu de 2   blended learning
Bao cao chu de 2 blended learningKinny_Nguyen
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ SởNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Min Ku
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similaire à Môi trường giáo dục thân thiện phương pháp tổ chức quản lý lớp học (20)

Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
 
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
 
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
 
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
 
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc
10 Sang Kien Kinh Nghiem Cong Tac Chu Nhiem Lop 2 Chon Loc
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
 
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docxDANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
 
nhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docxnhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docx
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập sinh viên ĐH Tôn Đức ThắngLuận văn: Quản lý hoạt động học tập sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
 
Chủ đề 2
Chủ đề 2 Chủ đề 2
Chủ đề 2
 
Tu mai hoang phi
Tu mai hoang phiTu mai hoang phi
Tu mai hoang phi
 
Bao cao chu de 2 blended learning
Bao cao chu de 2   blended learningBao cao chu de 2   blended learning
Bao cao chu de 2 blended learning
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
20 co mai
20 co mai20 co mai
20 co mai
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
 

Plus de nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Plus de nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Dernier

ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Môi trường giáo dục thân thiện phương pháp tổ chức quản lý lớp học

  • 1. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỚP HỌC MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỚP HỌC Tác giả: TS. ĐẶNG HUỲNH MAI Nhà giáo ưu tú, TS. Đặng Huỳnh Mai sinh ngày 15/10/1952 tại Đồng Tháp. Bắt đầu sự nghiệp giáo dục từ năm 1968. Từ năm 1984 là Phó ty Giáo dục kiêm Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý tỉnh Cửu Long. Từ năm 1989 đến 2001 là Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long và từ năm 2001 là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. LỜI GIỚI THIỆU Tổ chức và quản lý lớp học tưởng là vấn đề bình thường và đơn giản, song thực chất lại là vấn đề rất quan trọng. "Lớp học" là môi trường hình thành và phát triển nhân cách hài hòa cho thế hệ trẻ. Lớp học được tổ chức quản lý tốt sẽ tạo ra hiệu quả to lớn cho sự phát triển giáo dục của đất nước. Tổ chức và quản lý lớp học là vấn đề rất đáng được quan tâm. Trước đây, đã có những nghiên cứu và đánh giá ban đầu. Tuy nhiên chưa có một công trình nào mang tính hệ thống và toàn diện trên cả hai lãnh vực: tiếp thị giáo dục học và quản lý giáo dục. Cuốn sách này có thể coi là ấn phẩm đầu tiên có một cách nhìn tích hợp cả lãnh vực nói trên. Tác giả khá tinh tế khi bắt đầu triển khai vấn đề toàn cục từ khía cạnh xây dựng môi trường giáo dục thân thiện. Đây là vấn đề mang tính nhân văn, là yếu tố sống còn để học sinh "học được là được học". Từ điểm tựa quan trọng và nền tảng này, tác giả bàn đến các vấn đề chi tiết cho việc tổ chức quản lý lớp học với các chỉ dẫn rất cụ thể: việc chuẩn bị cho năm học mới, xây dựng không gian lớp học có tính thân thiện, sắp xếp
  • 2. chỗ ngồi cho học sinh, kể cả cách trang phục của giáo viên... và nhiều vấn đề cụ thể khác. Là một nhà sư phạm từng gắn bó trực tiếp với bục giảng, lại sớm có duyên với công tác quản lý, từ quản lý giáo dục tại địa phương đến trung ương, tác giả đã có những trang viết rất sinh động và tâm huyết. Cuốn sách được xem như cẩm nang dành cho các thầy cô giáo trẻ, những người làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm trong trường phổ thông. Đây còn là một tài liệu lý luận góp phần làm phong phú cho việc vận dụng quản lý giáo dục vào một cấp độ đặc biệt trong quá trình giáo dục: cấp độ lớp học (Giáo dục học đã từng đề cập tới. Bàn về "Bài học" là một ví dụ. Song quản lý giáo dục như đã nói còn để lại nhiều khoảng trống). Tôi rất hân hạnh được giới thiệu cuốn sách. Hy vọng đây là một tài liệu hữu ích được dùng trong trường phổ thông, trường sư phạm, trường bồi dưỡng đào tạo cán bộ quản lý giáo dục. PGS.TS Đặng Quốc Bảo (Nguyên Hiệu Trưởng trường Cán bộ quản lý Giáo dục - Đào tạo Bộ Giáo dục & Đào tạo) LỜI NÓI ĐẦU Có thể nói bất cứ một quốc gia nào, nơi nào trên thế giới người ta đều dành nhiều tâm huyết, trí tuệ và sức lực tài lực cho lĩnh vực đào tạo con người. Đó cũng là thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về Giáo dục. Ở nước ta, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ. Trong bản đi chúc ngày 10 tháng 5 năm 1969 Người đã viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” Nhìn chung, mỗi nước đều có một nền giáo dục riêng, nhưng xét về cơ bản và ở một mức độ nào đó thì không có sự chênh lệch lớn về yêu cầu kiến thức đối với lĩnh vực giáo dục phổ thông. Sự khác nhau chủ yếu thường được
  • 3. thể hiện ở con đường hình thành kiến thức và cách thể hiện việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mỗi lứa tuổi. Gần đây, ở Reggio Emilia, một thành phố nhỏ phía bắc nước Ý đã tổ chức nhiều chương trình dành cho học sinh tiểu học. Nội dung của chương trình này là tổ chức quá trình dạy học với mục tiêu nhằm giúp học sinh phát triển tư duy độc lập, khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống xung quanh. Các nhà giáo dục tham gia chương trình, sau quá trình thực nghiệm đã đưa ra nhận định: Môi trường giáo dục là một không gian, trong đó có thầy là người tổ chức, trò là người thực hiện với công cụ là sách giáo khoa và thiết bị dạy học. Giáo dục muốn có hiệu quả thì phải có một môi trường học tập mà trong đó người giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy phải biết tìm cách thu hút để có được sự tham gia của học sinh. Những người thực hiện chương trình cho rằng môi trường học tập chính là “người thầy thứ hai" trong nhà trường. Điều này có nghĩa là chính không gian, môi trường cùng điều kiện học tập là những yếu tố quyết định, cổ vũ, thúc đẩy trẻ hình thành động cơ thái độ học tập đúng đắn. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ giảm bớt sự căng thẳng, lo sợ trong quá trình học. Một môi trường giáo dục như vậy được gọi là người thầy thứ hai tham gia quá trình dạy và học. Hay nói như cách mà nhiều người hiện nay đang sử dụng thì đó là môi trường giáo dục thân thiện. Như vậy, nếu nhìn từ góc độ môi trường giáo dục là người thầy thứ hai trong quá trình dạy và học thì môi trường giáo dục thân thiện rất cần một hệ thống Phương pháp tổ chức với nhiều lĩnh vực hoạt động phục vụ nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục. Hệ thống Phương pháp tổ chức này được giáo viên phối hợp, thiết kế và triển khai thực hiện với mục tiêu dù là học sinh giỏi, khá, trung bình hay yếu kém đều có thể học được và được học. Sự học được và được học ở đây được hiểu trong khuôn khổ của môi trường giáo dục thân thiện. Với chùm sách viết về thôi trường giáo dục thân thiện, chúng tôi dự kiến sẽ có 5 quyển: Quyển l: Phương pháp tổ chức và quản lí lớp học
  • 4. Quyển 2: Kiểm tra đánh giá - Yếu tố quyết định trong đổi mới phương pháp dạy học Quyển 3: Phương pháp tiếp cận học sinh tiểu học Quyển 4: Phương pháp xây dựng mối quan hệ giáo viên - gia đình - xã hội Quyển 5: Phương pháp dạy học phát triển tư duy cho trẻ Trong khuôn khổ của quyển sách này, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc một phần cơ bản về lý luận cũng như những thực tiễn trong nước và trên thế giới mà chúng tôi đã có dịp tiếp cận. Phương pháp tổ chức quản lí lớp học từ lúc người giáo viên nhận quyết định phân công giảng dạy (đối với giáo viên cũ) hoặc quyết định phân công về làm việc tại một ngôi trường nào đó (đối với giáo viên mới ra trường) cho đến khi bắt đầu những ngày dạy học chính thức của năm học mới. Hy vọng những vấn đề được nêu ra trong quyển sách này là một sự gợi ý cho giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt, đối với những giáo viên lần đầu tiên đứng lớp. Tuy nhiên, vì là lần đầu tiên nghiên cứu nên chắc chắn không tránh được các thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của quí độc giả. Các ý kiến xin gửi về hộp thư điện tử danghuynhmai@moet.edu.vn Trân trọng cám ơn. NGUT TS. Đặng Huỳnh Mai PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỚP HỌC Hai học sinh đánh nhau trong lớp khi cô giáo đang giảng bài và nhiều cán bộ, lãnh đạo đang dự giờ. Cô giáo sợ quá, giả vờ như không hay biết cố gắng nói to hơn. Nhưng vô ích, hai đứa trẻ vẫn len lén đánh nhau. Cuối giờ, đại biểu nào cũng nhận xét là cô giáo đã tổ chức quản lý lớp học chưa tốt. Từ
  • 5. đó, với nhiều năm trôi qua trong cuộc đời dạy học, cô giáo luôn băn khoăn, trăn trở và tự đặt ra cho mình câu hỏi: "Thế nào là tổ chức quản lý tốt cho một lớp học?" Có lẽ câu hỏi này không phải chỉ dành riêng cho cô giáo huyện Hà Quảng mà nó còn là sự băn khoăn của rất nhiều thầy cô giáo tâm huyết với nghề dạy học. Nhiệm vụ chính của người giáo viên là "dạy tốt và học tốt”, nhưng để có một chất lượng thực sự thì vấn đề quan trọng là tổ chức quản lý lớp học. Vậy làm thế nào để tổ chức quản lý tốt một lớp học? Trong thực tế, đôi khi để trở thành một giáo viên giỏi chỉ cần có trình độ chuyên môn vững và hết lòng thương yêu học sinh là có thể đạt được. Nhưng để trở thành người giáo viên tổ chức và quản lí giỏi một lớp học là điều không phải đơn giản. Nhiều nhà giáo dục học đã đưa ra định nghĩa: Tổ chức quản lý tốt lớp học là những công việc mà các nhà giáo cần phải thực hiện sao cho mỗi một học sinh đều được tiếp nhận kiến thức trong khuôn khổ thời gian và nội dung quy định của chương trình nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Như vậy, để tổ chức quản lý (TCQL) tốt lớp học, giáo viên cần phải làm cho mỗi học sinh ham thích đến trường, muốn được học hỏi, được trang bị, được giáo dục một cách toàn diện. Để tổ chức quản lý tốt lớp học giáo viên có nhiều việc phải chuẩn bị. Chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới, sắp xếp không gian cho lớp học, những công việc cần thiết cho việc dạy và học mỗi ngày, những hoạt động ngoài giờ lên lớp... Để giúp cho giáo viên chuẩn bị tốt, trong khuôn khổ của cuốn sách này, chúng tôi giới thiệu một số vấn đề cơ bản về phương pháp tổ chức quản lý lớp học. Phần 1. Tổ chức quản lý là gì? Nhiều người cho rằng có hai yếu tố cần quan tâm trong khi tổ chức hoạt động giáo dục: Một là yếu tố hoạt động quản lý và hai là yếu tố tổ chức. 1.1 Hoạt động quản lý
  • 6. Ở góc độ lý luận, hoạt động quản lý là một hoạt động có định hướng, có chủ đích của người lãnh đạo trong một tổ chức nhằm đạt được mục đích, mục tiêu và có hiệu quả tốt. Có 4 chức năng quản lý: 1. Lập kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ. 2. Tổ chức để mọi thành viên cùng tham gia thực hiện. 3. Điều hành quá trình thực hiện. 4. Kiểm tra và điều chỉnh. 1.2 Tổ chức Về mặt lý luận, các nhà quản lý cho rằng tổ chức là chức năng thứ hai của hoạt động quản lý, là quá trình hình thành, thiết kế cấu trúc các quan hệ giữa các cá nhân, bộ phận trong một tổ chức, để tổ chức đó vận hành theo đúng định hướng mà mục tiêu đã đặt ra. Phần 2. Tổ chức quản lý lớp học Từ lý luận đối chiếu vào thực tế, để tổ chức quản lý tốt lớp học chúng ta cần chú ý một số công việc cơ bản: 2. 1 Chuẩn bị cho nhiệm vụ năm học mới Bắt đầu năm học mới, người giáo viên cần chú ý một số nhiệm vụ cơ bản: 1. Nhiệm vụ mới do Hiệu trưởng phân công. 2. Chuẩn bị phòng cửa lớp học mới. 3. Tiếp nhận sổ sách, hồ sơ học sinh của lớp mới. 4. Dự kiến việc xếp chỗ ngồi cho học sinh. 5. Phổ biến nội qui của lớp để hình thành thói quen tốt cho học sinh. 6. Khảo sát chất lượng học tập của học sinh. 7. Xây dựng kế hoạch dạy học.
  • 7. 8. Chuẩn bị giáo án dạy học: a) Đánh dấu những chỗ cần điều chỉnh, những điểm mới về nội dung trên giáo án cũ (nếu giáo viên được phân công dạy cùng cấp lớp của năm học trước). b) Xem lại những chỗ đã ghi chú là không thành công để chuẩn bị những nội dung dự kiến thay đổi hoặc điều chỉnh. c) Xem lại những chỗ được đánh dấu là thành công trong năm qua để tiếp tục phát huy. 9. Phân nhóm học sinh để dạy học. 10. Phác họa sơ bộ kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh kém... 11 Xây dựng kế hoạch họp cha mẹ học sinh. 2.2 Tổ chức quản lý tốt lớp học Tổ chức quản lý tốt lớp học cần bắt đầu từ những ngày đầu tiên của năm học. Đó là thời điểm để giáo viên thiết kế, tổ chức và quản lí lớp học mới của mình. 2.2.1 Nhận nhiệm vụ mới a) Đối với giáo viên mới ra trường hoặc mới chuyển trường: Trình diện Hiệu trưởng, nộp quyết định điều động và nhận quyết định phân công nhiệm vụ. Tiếp xúc với Tổ trưởng ngay sau khi được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ. Làm quen với nhân viên bảo vệ, nhân viên văn phòng, các đồng nghiệp và nhân viên thư viện, những giáo viên bộ môn khác như giáo viên dạy các môn năng khiếu, giáo viên nhạc, họa, giáo dục thể chất... Nếu chưa có đủ thời gian để tiếp xúc trực tiếp với tất cả các đối tượng trên trước khi bắt đầu nhận công việc thì hãy đề nghị xin danh sách các cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường.
  • 8. Cách xưng hô: Gọi bằng thầy hoặc cô, xưng em. Không nên xưng hô với nhau bằng chú, cháu, cô, con... Cách xưng hô này dễ tạo thành rào cản và sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi làm việc sau này. b) Đối với giáo viên cũ của trường - Nên chủ động tiếp xúc với giáo viên mới để giúp họ bớt lo lắng. - Giúp giáo viên mới tiếp xúc với đồng nghiệp khi có điều kiện. - Hướng dẫn giáo viên mới một số công việc đơn giản, cần thiết của tập thể sư phạm. - Tạo thân thiện với đồng nghiệp mới thông qua những hoạt động đoàn thể hoặc trao đổi chuyên môn. c) Một số việc cần làm cho cả giáo viên mới và giáo viên cũ: 1. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của nhà trường. 2. Tìm hiểu những qui định mới của Sở Giáo dục và đào tạo các cấp ban ngành giáo dục và của nhà trường. 3. Tìm hiểu kỹ những quy định về chương trình giảng dạy của năm học mới. 4. Ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên tìm thêm sách tham khảo có liên quan đến nhiệm vụ và nội dung dạy học mà giáo viên vừa được phân công. 5. Tìm hiểu các loại sổ sách cần thiết mà giáo viên phải tham gia thực hiện trong năm. Tham khảo cách đồng nghiệp đã tìm ra cách tốt nhất. 6. Cộng tác với các tổ chức xã hội, các tổ chức từ thiện có trong trường. 2.2.2 Phác họa kế hoạch dạy học cơ bản bước đầu Khi được Ban giám hiệu phân công và giao nhận lớp mới, giáo viên không nên xin đổi lớp. Nếu gặp phải khó khăn giáo viên phải trình bày với
  • 9. Ban giám hiệu. Sau khi nhận lớp, người giáo viên cần bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch dạy học. Có thể nghiên cứu các bước như: 1. Gặp Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất hoặc văn phòng để nhận bàn giao phòng học cho lớp. 2. Xem lướt qua cách trang trí phòng học trong nhà trường, nhất là những giáo viên trong cùng khối để phác họa ý tưởng trang trí cho lớp học của mình. 3. Lập danh sách học sinh theo thứ tựa A, B,.C..., gạch chân hoặc có ký hiệu riêng cho những học sinh cá biệt như học sinh xuất sắc, học sinh kém, nghèo hoặc quậy phá... 4. Nghiên cứu kỹ kết quả học tập cuối năm học trước và hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. 5. Phác họa trong sổ tay những dự kiến về cách dạy sẽ thực hiện trong năm học sắp đến. 6. Dự thảo kế hoạch phụ đạo cho học sinh kém và bồi dưỡng học sinh giỏi. 7. Chuẩn bị kế hoạch ngoại khóa. 8. Suy nghĩ những điều cần trao đổi với cha mẹ học sinh về việc tạo điều kiện học tập tốt hơn cho trẻ. 2.2.3 Xây dựng không gian lớp học thân thiện Không gian lớp học bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, hình ảnh, khăn trải bàn, đồ dùng dạy học, chỗ ngồi của học sinh... Những yếu tố này ảnh hưởng khá nhiều đến tinh thần học tập của học sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, không gian lớp học càng ấm áp, thân thiện thì trẻ sẽ càng học tốt hơn và hành vi cư xử của trẻ cũng tốt hơn. Vậy làm cách nào để có thể xây dựng không gian lớp học thân thiện? Sau đây là một số gợi ý: 1. Tạo ánh sáng tốt cho lớp học
  • 10. Thiếu ánh sáng trong phòng học sẽ dẫn đến tình trạng làm cho trẻ bị tật về mắt. Vì thế, người ta rất chú ý đến không gian lớp học, đặc biệt là vấn đề ánh sáng. Ánh sáng cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tính cách của trẻ. Trong lớp có những khu vực cần được chiếu sáng tốt và những khu vực không cần quá sáng. Với những khu vực quá sáng, giáo viên có thể trang trí để có ánh sáng vừa phải bằng cách sử dụng rèm cửa, kệ sách, ti vi, computer, hoa giấy hoặc những thứ khác. Trong thực tế, một số học sinh có thể học tốt trong môi trường có ánh sáng tối đa, nhưng cũng có những học sinh lại phù hợp với ánh sáng vừa phải, thậm chí có thể có vài học sinh trong lớp thích khoảng không gian mờ. Chẳng hạn, ánh sáng chói chang thường phù hợp với học sinh hiếu động. Học sinh trầm tính thường cảm thấy thoải mái khi ngồi ở chỗ ánh sáng vừa phải. Một số ít khác lại chọn chỗ thiếu ánh sáng. Vì thế, đôi khi giáo viên cũng nên thay đổi bằng cách thử chuyển những học sinh hiếu động ngồi ở khu vực ánh sáng mờ và những học sinh trầm tính ngồi ở khu vực ánh sáng tốt một thời gian ngắn để quan sát phản ứng của trẻ, góp phần giúp trẻ điều chỉnh hành vi, tính cách ngày càng tốt hơn. 2. Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh * Quan niệm Hầu hết các trường học ở Việt Nam đều cho rằng bàn ghế học sinh nên xếp thành những hàng sát nhau và hướng về bàn giáo viên. Đặc biệt, chỗ ngồi của trẻ thì gần như cố định. Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, giáo viên thường sắp xếp bàn ghế học sinh theo kiểu học nhóm, hoặc sắp xếp theo hình chữ U để tất cả học sinh được đối diện với nhau và giáo viên có thể tiếp cận đến từng học sinh của mình. Việc sắp xếp bàn ghế cho từng học sinh trong một lớp học ở Việt Nam chiếm một khoảng không gian khá lớn. Đặc biệt, ở một số trường, đôi khi có đến 50, 60 học sinh trong một lớp thì việc sắp xếp bàn ghế sao cho giáo viên
  • 11. quan sát được từng học sinh là quá khó khăn. Bàn ghế học sinh của chúng ta nhìn chung là rất nặng, không tiện cho việc di chuyển. Những nơi sử dụng bàn 4 chỗ ngồi thì lại càng khó khăn hơn cho việc sắp xếp. Vì vậy, nhiều nhà giáo dục thường khuyên giáo viên nên tự đặt câu hỏi: Mục đích sắp xếp bàn ghế của bạn là gì, có phải để tất cả học sinh của mình đều được ở trong tầm chú ý của mình không? Có lẽ đây là câu hỏi rất hay mà mỗi nhà giáo đều cần phải quan tâm ngay từ ngày đầu tiên khi được giao nhận lớp. Ở bên Anh (bang Leeds), nơi mà chúng tôi đã có dịp đến tham quan, ngày học sinh đến lớp đầu tiên của năm học mới, các em tự chọn chỗ ngồi cho mình trong lớp bằng cách tự đặt bàn và ghế của mình bất cứ nơi nào trong lớp mà bản thân các em cảm thấy thích (ở đây mỗi học sinh là một bàn, một ghế). Trao đổi với chúng tôi, giáo viên cho biết là chỉ cần quan sát cách chọn chỗ ngồi của học sinh là hiểu được phần nào tính cách của các em. Chẳng hạn như đứa trẻ có tính cách mạnh mẽ thì ngồi đối diện với giáo viên, trẻ có tâm hồn lãng mạn thì tìm chỗ ngồi bên cửa sổ để nhìn ra bên ngoài bầu trời, trẻ nhút nhát thì thường chọn chỗ ngồi xa tầm nhìn của giáo viên... Ở các nước càng tiên tiến thì bàn ghế học sinh hình như càng đơn giản. Bàn ghế đa phần bằng nhựa. Các em quây quần như một bàn ăn. Học sinh luôn có cảm giác như đang ở nhà. Nhưng dù xếp bàn ghế như thế nào đi chăng nữa thì giáo viên cũng cần phải mạnh dạn chuyển đổi chỗ ngồi cho các em thường xuyên. Bởi vì học sinh nào cũng muốn được thầy, cô giáo quan tâm. Sắp xếp lại chỗ ngồi là để tạo điều kiện cho học sinh năng động trao đổi với nhau, giúp đỡ nhau học tập. Đây là một công việc quan trọng và rất cần thiết khi giáo viên tổ chức quản lý lớp học. Những nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 75% cân nặng cơ thể được nâng đỡ khi người ta ngồi ngay ngắn trên ghế cứng. Điều này đã đưa đến sự giải thích là vì sao cơ mông của con người dễ bị áp lực và dẫn đến sự mệt mỏi không thoải mái khi phải ngồi nhiều. Vì thế, người ta khuyến cáo là phải cho phép có sự thay đổi tư thế ngồi thường xuyên ở mỗi người trong khi làm việc. Với trẻ em cũng thế. Từ những nghiên cứu trên đã giúp các nhà
  • 12. giáo dục đưa ra ý niệm là cần chú ý hơn khi trang bị chỗ ngồi cho các em, phải tạo cho các em luôn có cảm giác thoải mái khi học tập. Có nghĩa là lúc thì ngồi, khi thì đứng lên quan sát, lúc khác lại ngồi ở sàn lớp học để cùng nhau trao đổi. * Một số nguyên tắc khi thiết kế chỗ ngồi cho học sinh - Cho dù học sinh ngồi ở đâu trong lớp, trong lúc giảng bài giáo viên phải luôn quan sát được học sinh của mình. - Tất cả học sinh của lớp đều có thể nhìn thấy giáo viên, xem được đầy đủ các động tác của giáo viên lúc hướng dẫn và giảng dạy kể cả trong lúc đứng cũng như ngồi ở vị trí bàn giáo viên. - Nên bố trí bàn hai chỗ ngồi hoặc một bàn một ghế riêng cho học sinh thì càng tốt. Như vậy, sẽ có không gian trống để giáo viên có thể di chuyển đến gần học sinh, học sinh nào cũng sẽ được giáo viên quan tâm, quan sát và giúp đỡ trong khi học tập. Mặt khác, học sinh cũng có chỗ trống để đồ dùng học tập cá nhân của mình. - Trong trường hợp ở những vùng khó khăn vẫn phải sử dụng bàn bốn chỗ ngồi thì giáo viên nên lần lượt chuyển đổi chỗ ngồi cho trẻ sao cho em nào cũng được ra bên ngoài cùng, được tiếp cận với cô giáo, thầy giáo. Tất nhiên vẫn có những trường hợp đặc biệt, trẻ rất sợ khi giáo viên tiếp cận. Khi gặp trường hợp học sinh quá sợ thầy cô không dám đến gần thì giáo viên cần phải đổi chỗ cho trẻ ra ngồi bên ngoài. Tuy nhiên điều cần thiết là phải giúp đỡ những học sinh kiểu này từng bước từng bước một và thật tế nhị. - Chỗ ngồi của học sinh phải xa các chỗ cắm điện. Mặt khác, các ổ cắm điện trong phòng học phải thật an toàn, không nên sử dụng những dây điện cũ hoặc bị mòn. Bảo vệ cẩn thận những thiết bị có khả năng gây nguy hiểm cho học sinh. - Khi xếp chỗ ngồi cho học sinh cần chú ý hệ thống cửa sổ để điều chỉnh ánh sáng và gió, không nên để bị mưa hắt vào chỗ các em ngồi. Cũng không nên vì ngại đóng mở cửa sổ mà mặc dù vẫn có hệ thống cửa sổ nhưng
  • 13. luôn đóng kín. Tốt nhất là phân công học sinh luân phiên mở, đóng các cửa sổ của lớp. Mặt khác giáo viên cũng nên dạy và hướng dẫn cho học sinh cách thoát hiểm khi cần, hoặc khi có hỏa hoạn xảy ra. - Nên tham khảo nguyên vọng học sinh khi xếp chỗ ngồi cho các em. Làm được điều này là đã thể hiện được phần nào tính dân chủ mà giáo viên đã bắt đầu luyện tập cho trẻ ngay khi còn trên ghế nhà trường. Trong những tuần lễ đầu tiên, khi giáo viên chưa thể nhớ hết tên học sinh thì nên có bảng nhỏ ghi tên các em vào vị trí ngồi của các em. Giáo viên sẽ gọi đúng tên từng em một. Học sinh sẽ rất vui, tình cảm tốt đẹp ban đầu giữa giáo viên và học sinh sẽ được thiết lập. 3. Tạo cơ hội cho học sinh được thường xuyên di chuyển. Trước đây người Việt Nam chúng ta có quan niệm học sinh ngoan, học sinh học tốt nhất là các em ngồi im một chỗ, luôn luôn vâng lời và nhất nhất làm theo đúng với những gì giáo viên dạy bảo. Học sinh hay nghịch trong lớp là học sinh cá biệt. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng học sinh cần phải hoạt động trong quá trình tiếp thu kiến thức. Sự hoạt động ở mức độ tối thiểu là trẻ phải được thường xuyên đi chuyển ngay trong lớp học. Việc di chuyển của học sinh có thể là đứng lên trả lời câu hỏi của giáo viên, đi lên bảng làm bài tập, cho từng đôi học sinh lên bục giảng thực hành hỏi đáp theo những nội dung đã được giáo viên giảng dạy hoặc minh họa một nội dung nào đó trong khi giáo viên dạy bài học mới... Khi giáo viên tổ chức cho học sinh di chuyển để được tham gia một trong những hoạt động nhằm giúp các em tìm hiểu bài mới thì cũng chính là giáo viên tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào quá trình dạy học của mình. Khi trẻ được cùng tham gia thì giờ học sẽ trở nên sinh động, sự tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ tốt hơn. Nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng việc hình thành động cơ học tập của trẻ sẽ tốt hơn nếu chúng được di chuyển từ chỗ từ này đến chỗ khác ít nhất một lần / buổi học. Đặc biệt, với nhóm học sinh được
  • 14. xem là hiếu động trong lớp thì số lần di chuyển trong một buổi nên nhiều hơn, và chính các kiểu di chuyển đó người ta gọi là sự định hướng hoạt động của trẻ một cách có tổ chức. Chẳng hạn, khi thì để cho học sinh ngồi chăm chú nghe giáo viên giảng bài, khi thì xếp cho chúng được đứng quanh thầy, khi thì cho cả lớp ngồi xuống đất tham gia một trò chơi, khi thì ra sân tập thể dục, hoặc có khi lại tổ chức cho trẻ vào học trong nhà bảo tàng, thư viện tỉnh, thành phố... 4. Sử dụng đúng lúc đồ dùng học tập mà giáo viên đã chuẩn bị Giáo viên nên chuẩn bị sẵn một số đồ dùng dạy học đủ phục vụ cho việc dạy học ở tuần lễ đầu tiên của năm học và sắp xếp thật hợp lý vào một góc của lớp. Tuy nhiên, khi ngày đầu tiên thầy, trò tiếp xúc giáo viên nên chọn đồ dùng dạy học thật ấn tượng để thay cho lời chào hỏi đầy thân thiện. Ví dụ như một bức tranh đẹp, bức tượng về một người mà nhân dân địa phương kính trọng, một công cụ lao động hoặc một thứ gì đó có ý nghĩa với cuộc sống gia đình các em, một cây đàn với bài hát mà trẻ thích, một điệu múa dân tộc đặc trưng... Ở Hawai, vào ngày đầu năm học, giáo viên thường cùng với học sinh ăn khoai sọ. Trong khi ăn giáo viên nói với học sinh là tổ tiên mình những ngày đầu tiên đến hòn đảo này đã sống với nguồn lương thực chính là khoai sọ. Chúng ta ăn khoai là để luôn nhớ đến công lao đó. Các em phải nhớ rằng nhiệm vụ của các em là phải học giỏi để không phụ lòng tổ tiên. Hay như ở khu vực Tây Bắc, có những trường học có nhiều học sinh người dân tộc. Ngày đầu đến lớp các em còn nhiều lúng lúng và lo sợ. Giáo viên cùng các em hát múa một bài hát đơn giản và phổ biến của đồng bào dân tộc khi tết đến hoặc được mùa. Sau khi được múa cùng giáo viên, các em học sinh dân tộc cảm thấy tự tin hơn, bớt đi cảm giác lo sợ. Một ví dụ khác, có một lớp học ở vùng sâu nơi có rừng ngập mặn thuộc đồng bằng sông Cửu Long, khi mà trẻ chỉ quen với khái niệm di chuyển bằng thuyền, lần đầu tiên thầy giáo đưa hình ảnh chiếc xe ô tô chạy trên đường, học sinh cả lớp reo hò:
  • 15. A! Tàu chạy trên đường! Cả lớp vây quanh thầy và hỏi rất nhiều về việc làm sao mà tàu lại chạy được trên đường phố. Thế là lớp học đã có một sự khởi đầu tốt đẹp. 5. Giáo viên cần chú ý trang phục chuẩn mực ngay ngày đầu tiên đến lớp. Việc lựa chọn trang phục trong ngày đầu tiên đến lớp cần chuẩn mực, phù hợp với mức sống của dân cư và văn hóa ở vùng miền nơi trường đóng trên địa bàn, đủ để thể hiện phong cách một nhà giáo. Chính điều này cũng sẽ là một cách giáo dục gián tiếp để giúp học sinh ý thức và tự ý thức được cách ăn mặc phù hợp với các em. Giáo viên cũng nên nhắc nhở học sinh của mình về cách ăn mặc "đói cho sạch, rách cho thơm” như ông cha chúng ta đã từng dạy bảo. Đồng thời giáo viên cũng nên thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu học sinh mang theo áo ấm vào những ngày đông giá lạnh. Khi chú ý đến trang phục của mình, giáo viên sẽ quan tâm những học sinh áo rách, áo chưa đủ ấm. Từ đó, tạo động lực để tìm cách vận động mọi người giúp đỡ cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn ăn mặc sạch sẽ, đủ ấm. Đó cũng chính là cách để giáo viên giáo dục cho trẻ biết quí trọng và bảo vệ thân thể của mình. 6. Xây dựng ý tưởng thiết lập góc đồ dùng dạy học (ĐDDH) dùng chung của lớp Giáo viên cần chú ý dành một chút không gian để đưa một số đồ dùng dạy học cần thiết, một số chỗ để đồ dùng cá nhân cho học sinh của lớp mình, có thể gọi đó là góc học tập. Góc học tập của lớp có thể ở bất cứ chỗ nào trong phòng học miễn sao nó được thiết kế tiện ích, làm cho phòng học đẹp hơn, hỗ trợ cho các hoạt động dạy và học của giáo viên hoặc để dành cho học sinh lúc tự học. Ví dụ: - Một cái gương dành cho trẻ ngắm trang phục, - Một chỗ dành cho học sinh để mũ bảo hiểm hoặc một vài thứ đồ dùng cá nhân phục vụ cho việc học tập. Vấn đề cốt yếu ở đây là giáo viên dạy cho
  • 16. học sinh biết cách sắp đặt để sao cho ngăn nắp, gọn gàng, không làm xấu đi không gian lớp học. Từ đó, mỗi học sinh xem như đã được giáo dục một phần về môi trường, các em có cơ hội để học hỏi từ kinh nghiệm từ giáo viên, từ các bạn cùng lớp bằng cách được thường xuyên quan sát, được tạo thói quen tự sắp xếp cho ngăn nắp. - Một chỗ để tủ đựng đồ dùng dạy học dùng chung (có thể do nhà trường cấp hoặc do phụ huynh học sinh trang bị), giáo viên cùng với học sinh của mình sắp xếp sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng nhưng phải dễ lấy để khi cần sử dụng là có thể tìm thấy ngay. Có thể xếp theo thứ tự thời gian dạy học, theo từng chủ đề giáo dục hoặc theo những chủ điểm nào đó do nhà trường phát động. Một số quyển sách đọc thêm, sách tham khảo cá nhân dành cho giáo viên và học sinh, những con rối, tranh, truyện, truyện cười bằng tranh, bút màu… Những thứ này là những thứ có liên quan đến chương trình dạy học mà giáo viên dạy trong năm học. - Có thể có một góc dành cho học sinh giỏi Toán, Tiếng Việt, nơi mà các em tìm thấy những trò chơi hay hoạt động Toán học được cất giữ trong một góc nhỏ. Có thể có một góc văn chương với nhiều loại sách khác nhau, những câu truyện hấp dẫn. Những góc học tập này rất cần để giúp các em khám phá, bắt chước hoặc áp dụng những kỹ năng học tập mới, các em sẽ cảm thấy được tự do tư duy, sáng tạo. Ở một vài nước tiên tiến trên thế giới giáo viên còn dành một góc để giáo viên có thể tiếp xúc riêng với nhóm học sinh tự kỷ, nhóm học sinh năng khiếu làm việc riêng với một nhóm bạn bè do các em tự chọn. - Góc học tập còn giúp giáo viên làm việc với những nhóm nhỏ hay từng em một. Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng góc học tập này như là nơi giúp đỡ hay rèn luyện thêm cho các đối tượng học sinh khác nhau. - Giáo viên cũng có thể sử dụng góc học tập để rèn luyện cho học sinh biết cách hợp tác trong học tập hoặc biết cách làm việc riêng lẻ.
  • 17. - Giáo viên có thể phối hợp với cha mẹ học sinh của trường khi đưa ra ý tưởng thiết kế góc học tập, tạo điều kiện cho các nhóm phụ huynh học sinh thường xuyên gặp nhau để góp phần quản lí các góc học tập này. - Nhà giáo dục học Bonnie Murry cho rằng, dù chúng ta sử dụng những góc học tập theo cách nào đi nữa thì điều quan trọng nhất là phải tận dụng cho hết công năng của chúng. Những góc học tập này có thể giúp các em củng cố, nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng cần có, tạo cơ hội cho các em tự tìm ra những ý tưởng mới, đồng thời cho phép các em tiếp xúc với những học sinh khác và tìm kiếm tài liệu học tập. 7. Duy trì hiệu quả của góc ĐDDH dùng chung Việc thiết lập góc ĐDDH dùng chung phục vụ nhiệm vụ dạy và học không phải là quá khó khăn đối với các nhà giáo. Nhưng để duy trì được những hiệu quả của nó mới là điều khó, là điều đòi hỏi giáo viên phải đầu tư khá nhiều công sức. Muốn duy trì hiệu quả, giáo viên có thể quan tâm một số yếu tố sau dây: - Hãy bắt đầu với một góc không cần nhiều hiện vật, nhưng khá đặc biệt và có sức cuốn hút học sinh chẳng hạn như giáo viên dạy lớp một đặt vào góc học tập của lớp một chiếc hộp có các chữ số hoặc chữ cái xinh xắn, bên trong được dấu kín một túi kẹo nhỏ. Khi học sinh tò mò muốn tìm hiểu, giáo viên đưa ra và chia cho mỗi học sinh một viên kẹo. Khi học sinh đưa tay nhận các em cần phải nói: “Em cám ơn (cô hoặc thầy) ạ”. Sự ấn tượng bao giờ cũng phải kèm theo ít nhất một bài học nhỏ, cho dù chỉ là một câu hoặc một lời nói đúng, chuẩn mực. - Giáo viên phải biết kết hợp chặt chẽ ĐDDH với nội dung của từng bài dạy theo chương trình và sách giáo khoa. - Tạo một góc chứa ĐDDH không cần nhiều, nhưng phải là những thứ thật cần thiết. Nên dán tên môn học hoặc bài học vào tất cả những tài liệu để khi cần tìm là thấy ngay.
  • 18. - Khuyến khích học sinh làm phong phú thêm góc ĐDDH bằng những bộ sưu tập cá nhân và dụng cụ học tập liên quan đến những bài học đầu tiên. Từ đó học sinh có thể dễ dàng nhận ra sự chuẩn bị chu đáo của thầy cô, rèn luyện dần thói quen tham gia chuẩn bị bài học, tham gia quá trình giảng dạy cùng với giáo viên. - Ở các nước tiên tiến và ngay cả một số nước trong khu vực giáo viên luôn chú ý để trưng bày những "tác phẩm”, những thành quả lao động do chính học sinh đã làm ra hơn là ĐDDH của giáo viên. Hầu như xung quanh lớp học chỉ có sản phẩm của học sinh, còn ĐDDH chỉ để làm mẫu ở một vị trí khiêm tốn của góc ĐDDH của lớp mà thôi. Như vậy thật ra giáo viên chỉ cố gắng chọn lựa một vài ĐDDH thật có ý nghĩa để lôi cuốn học sinh vào tiết học đầu tiên, còn về sau học sinh sẽ bổ sung dần. Đây chính là cách tốt nhất để giáo viên duy trì hiệu quả thiết thực góc ĐDDH của lớp mình. - Cũng nên khuyến khích sự hỗ trợ từ gia đình học sinh để cha mẹ các em vừa được tham gia, vừa gắn bó với quá trình giảng dạy của thầy cô giáo, vừa góp phần duy trì góc ĐDDH một cách hiệu quả. Ở một trường tiểu học của Bắc Kinh, bên cạnh cửa vào lớp có một tấm bảng khoảng 1sm x O,8m dành cho mỗi trẻ được tự giới thiệu về mình một lần trong năm học, với thời gian một tuần lễ. Nội dung trình bày do cha mẹ học sinh thiết kế, phần lớn bằng hình ảnh hoạt động của trẻ cùng một số hình ảnh của ông bà cha mẹ và các thành viên trong gia đình các em. 2.2.4 Giáo viên tổ chức lớp học đã được phân công 1. Cử lớp trưởng, tổ trưởng học tập - Đối với lớp một, giáo viên nghiên cứu và tạm cử lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó trong ngày đầu tổ chức lớp. - Đối với các lớp khác giáo viên có thể vừa tham khảo danh sách cán bộ lớp của năm học trước vừa cho học sinh tự bầu chọn lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó.
  • 19. - Ngày nay, nhiều nước trên thế giới cũng đã nghiên cứu để cải tiến các cách chọn lớp trưởng. Chẳng hạn mỗi tuần lễ hoặc mỗi tháng giáo viên chọn một lớp trưởng. Mục đích của việc làm này là luyện tập và đào tạo học sinh, cho làm quen với công tác quản lý ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Với quan niệm mới, người ta cho rằng không nên chỉ có một lớp trưởng trong suốt một hoặc nhiều năm học. Làm như vậy là tạo sự chủ quan cho một trẻ và không đào tạo được nhiều trẻ khác. Một học sinh nhiều năm làm lớp trưởng khi vào đời chắc chắn sẽ gặp nhiều thuận lợi, nhưng chắc chắn cũng sẽ gặp không ít khó khăn bởi vì các em quen chỉ huy, ra lệnh và đôi khi cũng quen áp đặt người khác. Ở Việt Nam, trường quốc tế á Châu cũng đã áp dụng hình thức cho học sinh luân phiên làm lớp trưởng trong nhiều năm qua. Đa phần những đứa trẻ sau một thời gian được giao làm lớp trưởng thường linh hoạt nhanh nhẹn và năng động hơn. - Việc cử tổ trưởng cũng tương tự như cử lớp trưởng. Tùy theo số lượng học sinh của lớp, mỗi tổ có thể có từ 6 đến 10 học sinh. Một tổ thường bao gồm từ học sinh khá giỏi đến học sinh yếu kém. Các thành viên của tổ thường ngồi theo từng cụm hoặc theo dãy từ bàn trên xuống tận bàn dưới cùng. Giáo viên nên tạo thói quen cho tổ trưởng, tổ phó biết quan tâm đến sự khó khăn của các bạn trong tổ. Theo dõi và ghi lại sự tiến bộ của tổ viên trong học tập là chính không nên quá chú trọng vào việc theo dõi và chú trọng đến lỗi lầm của các bạn. Có được sự giáo dục như vậy thì mới thật sự là xây dựng môi trường thân thiện cho trẻ trong suốt những năm tháng học tập ở nhà trường. 2. Cách chia nhóm học sinh Chia học sinh thành các nhóm để dạy học phần nào chứng tỏ khả năng tổ chức và quản lí của một nhà giáo. Nhóm linh hoạt hơn tổ. Tổ giống như một đơn vị hành chính của lớp trong suốt một năm học. Trong khi đó nhóm có thể thay đổi theo từng tiết, từng buổi học. Mục đích chia tổ là để thực hiện nhiệm vụ quản lý học sinh, còn mục đích chia nhóm là để dạy học, để giáo viên đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Phương
  • 20. pháp dạy học quyết định chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập. Hay nói cách khác, hiệu quả giáo dục phụ thuộc phần lớn vào phương pháp dạy học cụ thể, phương pháp tiếp cận và tác động trực tiếp lên từng đối tượng học sinh. Vì vậy việc phân chia học sinh thành từng nhóm để các em học tập vừa sức, tiến bộ dần, học tốt hơn là một việc làm có ý nghĩa về chiều sâu của quá trình dạy học. Việc thành lập các nhóm học tập thường được thực hiện sau khi giáo viên đã phân công tổ trướng, tổ phó, lớp trưởng, lớp phó. Tức là xuất hiện sau khi giáo viên đã thực hiện nhiệm vụ dạy học và hiểu phần nào khả năng tiếp thu của trẻ. Sự hình thành các nhóm học tập luôn kèm theo sự quyết định đổi mới phương pháp giảng ấy của các nhà giáo khi thực hiện chương trình dạy học trên lớp. Nhóm học tập có cách phân chia khác với sự phân chia thành các tổ. Có một số cách chia nhóm như: a) Phân nhóm theo số lượng * Nhóm lớn: Nói chung, một tập thể lớp cũng được xem là một nhóm lớn trong các nhóm của học sinh. Giáo viên có thể có nhiều cách chia nhóm theo các mục đích giáo dục và giảng dạy đối với các môn học khác nhau. Ví dụ như khi giáo viên tổ chức cho học sinh sinh hoạt tập thể lớp hoặc trao đổi về một nội dung nào đó như giới thiệu nội qui, dạy hát, dạy vẽ, dạy trò chơi, hay dạy về bổn phận của con cái đối với cha mẹ... giáo viên có thể sử dụng hình thức nhóm lớn (cả lớp). Khi giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy với một lớp học bao gồm các đối tượng đồng nhất như: tất cả học sinh là yếu hoặc tất cả học sinh đều là giỏi. Giáo viên có thể xếp cả lớp thành một nhóm lớn. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là việc chia nhóm lớn kiểu này chỉ có thể tồn tại trong một vài tháng đầu năm học, thậm chí có thể chỉ một tháng mà thôi. Nhóm nhỏ:
  • 21. Giáo viên có thể chia lớp học thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 8 em có cùng sở thích. Có thể chia nhóm các môn năng khiếu, tự chọn, nhóm các môn cơ bản, nhóm học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ học sinh yếu kém... Những học sinh cùng làm việc chung trong các nhóm này phải hoàn thành bài tập hoặc một hoạt động nào đó mà giáo viên đã giao. Trong lúc trẻ hoạt động theo nhóm, giáo viên cố gắng để các em cùng hoạt động, không học sinh nào được ỷ lại nhóm trưởng hoặc các thành viên của nhóm. Tất cả phải cùng lao động thực sự và cùng tham gia. Giáo viên luôn phải nhớ rằng trẻ rất cần có cơ hội để làm việc chung với các bạn khác trong lớp và trong nhiều tình huống khác nhau. Đó cũng là lý do tại sao khá nhiều giáo viên thay đổi chỗ ngồi của nhóm vào mỗi buổi hoặc mỗi tiết học. b) Phân nhóm theo tính chất giáo dục Để hoàn thành sứ mệnh "dạy người" bên cạnh nhiệm vụ "dạy chữ" hay nói theo cách khác là để thực hiện trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng một số cách chia nhóm mang tính chất giáo dục học sinh như sau: * Chia nhóm theo khả năng là trình độ của học sinh. Theo The literacy Dictionary (The Vocabulary of Reading and Writing), Theodore Harris và Richard Hodges đã đề xuất những cách chia nhóm theo tính chất giáo dục như sau: - Nhóm học sinh có cùng khả năng học tập: Với cách phân chia này giáo viên thường dựa vào kết quả học tập mà học sinh đã đạt được trong từng môn học mà xếp các học sinh thành từng nhóm. Ví dụ, học sinh đạt kết quả trung bình (từ 5,00 đến 6,00 điểm) thành một nhóm, học sinh khá giỏi (có điểm trung bình từ 8,00 trở lên) thành một nhóm, số học sinh còn lại vào một nhóm. Ngoài ra, dựa theo mức độ thông minh hoặc điểm mà các em đã đạt được trong từng môn học vào thời điểm đó, giáo viên có thể chia thành một nhóm chỉ có học sinh giỏi. Các nhóm được thành lập kiểu này thường thích hợp để dạy môn toán, hoặc các môn học mà giáo viên cần phải giao bài tập cho phù hợp với trình độ của học sinh.
  • 22. Nhìn chung, học sinh được chia nhóm theo từng khả năng sẽ giúp các em dễ dàng phản ánh được toàn bộ năng lực thực của mình. Những học sinh có cùng trình độ sẽ được xếp chung vào một trong bốn nhóm: giỏi, khả, trung bình và yếu. Chia nhóm như vậy sẽ giúp giáo viên có điều kiện hướng dẫn tận tình, nhất là đối với nhóm học sinh yếu kém. Trong khi nhóm học sinh giỏi có thể hoạt động độc lập. - Nhóm học sinh có nhiều trình độ khác nhau.Tùy vào mục đích của tiết dạy, buổi dạy mà giáo viên có thể sắp xếp học sinh làm việc theo các nhóm với nhiều trình độ, khả năng khác nhau. Điều quan trọng là giáo viên nên giải thích với học sinh khi lập nhóm kiểu này. - Nhóm học sinh theo sở thích riêng. Cách chia nhóm học sinh theo kiểu này thường được thực hiện vào những ngày đầu của năm học. Ví dụ nhóm học sinh có cùng sở thích đọc sách, nhóm cùng chơi thể thao, bơi lội, nhóm hát, múa... các em có thể tự tạo nhóm cho mình tuỳ theo sự lựa chọn của chính các em. Với cách chia nhóm như thế này, học sinh sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, chắc chắn các em sẽ thoải mái trong khi cùng học tập với nhau. - Chia nhóm một cách ngẫu nhiên. Giáo viên có thể nhóm các em một cách ngẫu nhiên khi tổ chức sinh hoạt lớp hoặc một hoạt động ngoài giờ lên lớp. Mục tiêu của việc tổ chức nhóm kiểu này là nhằm giúp đỡ các em phát triển những kỹ năng giao tiếp xã hội thông qua quá trình làm việc với những người bạn chưa thân quen hoặc chưa từng được tiếp xúc trong quá trình học tập. - Chia nhóm theo yêu cầu dạy học của giáo liên. Chỉ có chính nhà giáo mới biết mình cần gì ở các em và các em đang cần gì ở thầy cô giáo của mình. Nhóm thành lập kiểu này là theo yêu cầu dạy học, vì sự phát triển của học sinh. Ví dụ khi thấy có một số trẻ có khả năng xuất sắc trong khi học môn Toán, giáo viên nhóm các em lại với nhau để hướng dẫn cách học kết hợp nghiên cứu để phát triển tư duy độc lập. Tải bản FULL (55 trang): https://bit.ly/2TXJ2Ze Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 23. Mặt khác khi cần giúp đỡ cho một số học sinh yếu kém học tốt hơn, giáo viên có thể nhóm một học sinh giỏi với một hoặc vài học sinh yếu kém để các em tự giúp nhau. Giáo viên cũng có thể thành lập một nhóm học sinh yếu kém do mình trực tiếp phụ trách một thời gian, nếu thấy các em tiến bộ thì có thể chuyển sang thành lập nhóm cùng trình độ. Có một trường hợp, khi cô giáo chủ nhiệm một lớp bảy phát hiện trong lớp học của mình có hai học sinh đọc không trôi chảy, viết cũng không được giáo viên đã kêu ầm lên cho mọi người biết là “có hai học sinh ngồi nhầm lớp” báo chí cũng vào cuộc, thế là bố mẹ xấu hổ với bà con thôn xóm đánh mắng trẻ và kết quả là hai em này đã bỏ học, bỏ nhà ra đi. Trong khi đó ở một lớp học khác, khi giáo viên phát hiện lớp học của mình cũng có tình trạng như thế, cô giáo đã không hề phàn nàn, kêu ca, âm thầm bồi dưỡng, cứ đến giờ học Tiếng Việt và Toán là cô giáo nhóm hai em này lại với nhau để giáo viên dạy riêng, còn những giờ học khác thì giáo viên xác định với hai em rằng đó cũng là giờ mà các em phải rèn luyện và trao dồi ngôn ngữ. Sau 6 tháng, với cách nhóm học sinh để dạy kiểu này hai em học sinh đó đã theo kịp các bạn. Kết quả kiểm tra cuối năm của hai học sinh này đã đạt vừa đủ số điểm cần thiết để được khẳng định là lên lớp. Có lẽ với cách làm này suốt đời hai em học sinh kia không bao giờ quên được cô giáo chủ nhiệm của mình, một nhà giáo thật sự chân chính. Hay như cô giáo Nguyễn Thị Dân, với hơn 40 năm dạy lớp một trường Tiểu học An Tịch, Đồng Tháp, cô đã có cách chia nhóm như sau: Sau mỗi buổi dạy học, cô luôn dành một tiết để ôn tập cho tất cả học sinh của lớp. Quy định của cô là ai đọc trôi chảy phần tổng kết mỗi ngày học thì được phép ra về, ai chưa đọc được thì quay về chỗ cuối lớp ngồi học lại, khi nào đọc trôi chảy thì mới được ra về. Thế nhưng chỉ sau một tuần đầu tiên là cô đã phát hiện ra một số học sinh xuất sắc, học sinh giỏi. Cô đã yêu cầu học sinh giỏi, xuất sắc không được ra về sau khi hoàn thành nhiệm vụ mà phải nhóm lại cùng với một, hai học sinh chưa đọc được, Tải bản FULL (55 trang): https://bit.ly/2TXJ2Ze Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 24. hoặc đọc không trôi chảy để giúp các bạn cho đến khi các bạn đọc được trôi chảy thì cả nhóm mới ra về. Nhìn chung, việc chia nhóm học sinh để giáo viên dạy tốt và trẻ ham thích học hỏi là một việc làm thường xuyên, linh hoạt, không cần cố định và cũng không cứng nhắc. Nó cần thay đổi theo yêu cầu của mỗi môn học, tiết học, theo từng ngày, từng buổi và từng chủ đề giáo dục. Khi giáo viên làm được việc này tức là giáo viên đã thể hiện được những nỗ lực để tạo ra sự cân bằng về khả năng học tập, giới tính và kể cả đặc điểm dân tộc trong một lớp. Ngoài ra, khi thực hiện chia nhóm linh hoạt, theo mục đích giáo dục như thế còn có thể giúp cho học sinh hình thành ý thức cộng đồng, giúp các em quen biết và hiểu rõ nhau hơn mặc dù đã từng chung sống trong một xóm thôn hay bản làng. Mặt khác, nó còn giúp cho từng học sinh của lớp luôn cảm thấy mình được tham gia nào quá trình dạy của giáo viên và được học thật sự cùng với một nhóm hoặc cùng cả lớp. Quá trình làm việc chung với các bạn khác trong lớp, sẽ giúp học sinh càng ngày trở nên năng động hơn, và tránh được sự mặc cảm của học sinh yếu kém khi đứng trước các học sinh giỏi. Vậy đối với những học sinh thông minh thì xử lý bằng cách nào? Có nhiều người cũng cho rằng trong một nhóm không đồng nhất gồm những học sinh giỏi và học sinh yếu thì học sinh giỏi dễ có cảm giác cảm thấy bực bội hay chán nản vì các em thường hoàn thành sớm các công việc của nhóm. Từ đó dẫn đến tình trạng các em giỏi vào nhóm yếu thường kiêu căng, thể hiện sự bực tức và có thể xảy ra những hậu quả tiêu cực trong nhóm mà giáo viên có thể không phát hiện được. Tuy nhiên, nhiều nhà giáo có kinh nghiệm lại cho rằng học sinh yếu kém cần học hỏi nhiều ở học sinh thông minh, học sinh giỏi và ngược lại, học sinh thông minh, học sinh giỏi cũng phải có trách nhiệm dẫn dắt các bạn, đôi khi cũng phải học tập ở các bạn về một lĩnh vực nào đó. Sự thành lập nhóm cần linh hoạt và các em cần có cơ hội làm việc với nhiều bạn học khác nhau, học sinh giỏi, thông minh sẽ giảm tính kiêu căng và sẽ biết chia sẻ cùng các bạn. 4189998