Ce diaporama a bien été signalé.
Le téléchargement de votre SlideShare est en cours. ×

B8. Hứa thưởng và thi có giải; thực hiện cv không có ủy quyền^J nghĩa vụ hoàn trả ^.^.pdf

Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Chargement dans…3
×

Consultez-les par la suite

1 sur 9 Publicité

Plus De Contenu Connexe

Similaire à B8. Hứa thưởng và thi có giải; thực hiện cv không có ủy quyền^J nghĩa vụ hoàn trả ^.^.pdf (6)

Plus récents (20)

Publicité

B8. Hứa thưởng và thi có giải; thực hiện cv không có ủy quyền^J nghĩa vụ hoàn trả ^.^.pdf

  1. 1. CHƯƠNG VIII. HỨA THƯỞNG VÀ THI CÓ GIẢI I. HỨA THƯỞNG 1. Khái niệm hứa thưởng Giao dịch dân sự là hành vi pháp lí đa phương hoặc đơn phương của chủ thể nhằm đạt tới một hậu quả pháp lí nhất định. Hứa thưởng là hành vi pháp lí đơn phương của một bên chủ thể đưa ra những điều kiện nhất định, điều kiện này phải cụ thể, rõ ràng, không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội. Đối tượng của việc hứa thưởng là một công việc như: tìm kiếm một tài sản, hoàn thành một công việc nào đó... Khi chù thể thứ hai đã thực hiện được công việc mà người hứa thưởng nêu ra, họ có quyền yêu cầu người hứa thưởng phải trả thưởng như đã tuyên bố. Việc trả thưởng phải được tuyên bố cụ thể như một số tiền, một số đồ vật (tài sản) hoặc người hứa thưởng phải làm cho bên kia một công việc nào đó... Vậy, hứa thưởng là cam kết của một bên sẽ thực hiện nghĩa vụ trả thưởng nếu một bên khác đã thực hiện được những điều kiện do bên hứa thưởng đưa ra. Những điều kiện này không trái pháp luật và đạo đức xã hội (Điều 570 BLDS). 2.Nội dung của hứa thưởng 2.1. Bên hứa thưởng Là cá nhân hoặc pháp nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có nghĩa vụ phải tiếp nhận kết quả công việc mà người khác đã thực hiện xong, đúng với các điều kiện mà bên hứa thưởng đưa ra. Bên hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng nếu chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc. Trường hợp này bên hứa thưởng phải tuyên bố về thời hạn bắt đầu thực hiện công việc. Nếu tuyên bố hứa thưởng không quy định về thời gian bắt đầu thực hiện công việc thì việc tuyên bố đó có hiệu lực kể từ khi tuyên bố công khai. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã công bố (Điều 571). Bên hứa thưởng có thể tuyên bố về thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc công việc. Trong khoảng thời gian đó, bên hứa thưởng phải thực hiện cam kết của mình nếu người khác đã thực hiện xong những điều kiện hứa thưởng- Hết thời gian đó, bên hứa thưởng không buộc phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc không đúng hạn. 2.2. Bên được trả thưởng Là người đã hoàn thành công việc mà bên hứa thưởng tuyên bố. Sau khi thực hiện xong công việc phải bàn giao lại cho bên hứa thưởng và nhận phần thưởng do bên trả thưởng trả. - Nếu một người thực hiện công việc hứa thưởng thì người đó có quyền nhận thưởng. - Nhiều người thực hiện công việc nhưng hành vi của họ hoàn toàn độc lập với nhau,
  2. 2. người nào thực hiện xong trước, người đó được nhận thưởng. Nếu họ cùng hoàn thành công việc vào cùng một thời điểm thì phần thưởng được chia đều cho tất cả mọi người. Trường hợp này họ thực hiện một loại công việc giống nhau, thời gian giao kết quả công việc trùng nhau và có một phần thưởng duy nhất. Cũng có thể cùng một loại công việc nhưng có nhiều phần thưởng, người nào hoàn thành công việc đó đúng thời hạn sẽ được nhận một phần thưởng riêng. Điều này phụ thuộc vào việc tuyên bố trả thưởng. - Nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc do người hứa thưởng yêu cầu, họ sẽ được nhận chung phần thưởng, phần của mỗi người phụ thuộc vào công sức đóng góp của họ (Điều 572 BLDS). II.THI CÓ GIẢI 1. Khái niệm Trong cuộc sống cũng như trong lao động sản xuất, để phát động tinh thần thi đua lao động sản xuất hoặc để hưởng ứng các phong trào thi đua của các tổ chức đoàn thể.., các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền tổ chức những cuộc thi có giải. Giải thưởng có thể mang ý nghĩa vật chất hoặc mang ý nghĩa tinh thần ghi nhận thành tích của cá nhân, tập thể. Bên tố chức cuộc thi chủ động đưa ra mục đích, yêu cầu, thể lệ dự thi và tất cả mọi người thuộc đối tượng ban tổ chức quy định đều được dự thi. Thi có giải là việc tuyên bố công khai các điều kiện dự thi trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể thao, khoa học kĩ thuật... Nội dung các cuộc thi này không trái với pháp luật, đạo đức xã hội (Điều 573 BLDS). Những cuộc thi trên nhằm phát hiện những nhân tài, các tác phẩm, công trình khoa học có giá trị... Hoặc những cuộc thi nhằm phát động phong trào thi đua yêu nước do các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp tổ chức... Người tổ chức cuộc thi sẽ trao giải thưởng cho những người đoạt giải của cuộc thi. Khi tổ chức, cá nhân đã tuyên bố cuộc thi với nội dung, điều kiện nhất định, họ có nghĩa vụ thực hiện những cam kết của mình trong cuộc thi đó; phải tiếp nhận kết quả của những người dự thi đã hoàn thành đồng thời phải xem xét, đánh giá những kết quả đó, tìm ra kết quả tốt nhất để trao giải thưởng. Tuỳ theo tính chất, phạm vi của cuộc thi mà việc tuyên bố cuộc thi phải công khai để nhiều người tham gia như công bố nơi công cộng, thông báo cho tất cả mọi người trong cơ quan, công ti hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình), đăng tải nội dung cuộc thi trên các báo... Công bố cuộc thi công khai, rộng rãi sẽ tạo điều kiện cho tất cả những người quan tâm và có khả năng tham gia, cuộc thi sẽ mang tính quần chúng và khách quan. Nội dung của cuộc thi cần phải có các điều kiện bắt buộc như điều kiện, thời hạn thực hiện, địa điểm diễn ra cuộc thi, thể lệ và thời hạn đánh giá kết quả, giải thưởng cụ thể. Dựa trên những nội dung đó, người dự thi thực hiện kế hoạch của mình để tham gia cuộc
  3. 3. thi. Điều kiện dự thi có thể thay đổi trước khi diễn ra cuộc thi. Việc thay đổi đó phải được công bố công khai phù hợp vói hình thức tuyên bố cuộc thi (khoản 2 Điều 573 BLDS). Nếu cuộc thi đã bắt đầu, người tổ chức cuộc thi không được thay đổi điều kiện, nội dung của cuộc thi. Việc thay đổi đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lí, kế hoạch, công việc của người dự thi. 2. Nội dung của thỉ có giải 2.1. Bên tổ chức cuộc thi Cá nhân, tổ chức đều có quyền tổ chức các cuộc thi có giải, các cuộc thi này không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức xã hội. Ngoài ra, để thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức, doanh nghiệp và tạo điều kiện cho mọi người trong một đơn vị phát huy tính sáng tạo, tài năng của họ, các cơ quan, doanh nghiệp có thể tổ chức cuộc thi có thưởng trong phạm vi đơn vị mình. Điều kiện cuộc thi cần phải rõ ràng, cụ thể và việc trao giải thưởng là nghĩa vụ của đơn vị tổ chức cuộc thi. Bên tổ chức cuộc thi có nghĩa vụ nhận kết quả công việc của những người dự thi, tổ chức đánh giá công việc một cách khách quan. Nếu cuộc thi không phải là một công việc cụ thể, bên tổ chức cuộc thi phải chuẩn bị các điều kiện vật chất cho cuộc thi. Trường hợp cuộc thi được chia thành nhiều giai đoạn (công đoạn), ban tổ chức cuộc thi phải tổ chức đánh giá từng giai đoạn của cuộc thi và thông báo kết quả cho những người tham gia cuộc thi biết. Kết thúc các giai đoạn thi, ban tổ chức cuộc thi phải tổng kết toàn bộ để tìm người đoạt giải thưởng. Bên tổ chức cuộc thi có nghĩa vụ trao giải thưởng cho những người đã đoạt giải trong cuộc thi. Giải thưởng được trao cho những người thực hiện công việc tốt nhất hoặc có kết quả cao nhất. Một cuộc thi có thể có nhiều giải thưởng. Tuỳ thuộc vào việc tuyên bố giải thưởng ban đầu, người tổ chức cuộc thi sẽ đánh giá kết quả, xếp loại công việc và trao giải thưởng theo từng loại đó. 2.2. Người đoạt giải Có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tuỳ thuộc vào tính chất cuộc thi, ban tổ chức cuộc thi tuyển chọn trong số những người tham gia cuộc thi. Người đoạt giải có quyền yêu cầu bên tổ chức cuộc thi trao phần thưởng như đã tuyên bố (khoản 3 Điều 573 BLDS).
  4. 4. CHƯƠNG IX. THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN, NGHĨA VỤ HOÀN TRẢ DO CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG TÀI SẢN, ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT I. THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN 1. Khái niệm thực hiện công việc không có uỷ quyền Trong quan hệ pháp luật dân sự, một chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của chủ thể khác. Khi một người thực hiện việc quản lí tài sản, điều hành công việc của người khác mà người có tài sản hoặc công việc không biết hoặc biết mà không phản đối sẽ làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ. Nếu một người thực hiện công việc của người khác với một thiện chí tốt thì cần phải thừa nhận và bảo vệ quyền lợi cho họ. Người tiến hành công việc cần phải thực hiện công việc như công việc của chính mình, vì lợi ích của người chủ sở hữu hoặc người có công việc. Mặt khác, cũng cần phải buộc người chủ sở hữu hoặc người có công việc có trách nhiệm bồi hoàn những chi phí mà người tiến hành công việc đó đã bỏ ra. Ngoài ra, người tự nguyện thực hiện công việc của người khác đã hoàn thành tốt công việc, đem lại lợi ích cho chủ sở hữu công việc sẽ được hưởng một khoản thù lao thoả đáng do chủ sở hữu công việc phải trả. Khi thực hiện công việc của người khác không có uỷ quyền, địa vị pháp lí của người này tương tự như người được uỷ quyền. Tuy nhiên, có những điểm khác với sự uỷ quyền. Người thực hiện công việc của người khác tự coi đó là nghĩa vụ của mình, họ thực hiện một cách tự giác như thực hiện công việc cho chính mình. Trong quá trình thực hiện, họ phải tự tổ chức thực hiện công việc, tự chi phí để thực hiện tốt công việc và được yêu cầu bên có công việc phải thanh toán các chi phí hợp lí. 2. Điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ của các bên 2.1. Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó Trong thực tế có những trường hợp một người hoàn tơàn tự nguyện làm thay công việc cho người khác trên tinh thần tương thân, tương trợ để giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn tạm thời nên giữa họ không có mối quan hệ pháp lí nào về công việc được thực hiện. Ví dụ. tự quản lí tài sản khi chủ sở hữu đi vắng. Công việc thực hiện trong quan hệ pháp luật này không phải là một nghĩa vụ pháp lí có tính chất bắt buộc. Trước thời điểm thực hiện công việc, hai bên chủ thể hoàn toàn không có sự ràng buộc nào. Pháp luật cũng chỉ quy định người thực hiện công việc đó có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Tuy nhiên, khi đã thực hiện thì người thực hiện phải có thiện chí và phải tuân thủ các quy định tại Điều 575 BLDS.
  5. 5. 2.2. Thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc Trước khi tiến hành công việc, người thực hiện công việc phải ý thức được: Nếu công việc đó không có ai quan tâm thực hiện, có thể gây thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người có công việc. Chủ sở hữu hoặc người có công việc sẽ mất đi một số lợi ích vật chất nhất định. Người thực hiện công việc coi đó là bổn phận của mình và phải xuất phát từ lợi ích của người có công việc để thực hiện những hành vi phù hợp. Tuy nhiên, khi thực hiện công việc mà biết trướp hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện đúng ý định đó. 3. Nội dung, hậu quả của thực hiện công việc không có uỷ quyền . 3.1. Nghĩa vụ của người thực hiện công việc Người thực hiện công việc phải tiếp tục thực hiện công việc đó đến khi người chủ sở hữu hoặc người có thẩm quyền đối với công việc có thể tự mình thực hiện việc điều hành, quản lí công việc. Nếu ngưòi thực hiện công việc nhận thấy việc tiếp tục thực hiện công việc là trái với ý định hoặc không có lợi cho người có công việc đó thì phải chấm dứt việc thực hiện. Người thực hiện công việc phải tuân thủ theo ý định của người có thẩm quyền đối với công việc nếu không rõ ý định của ngưòi có thẩm quyền, cần phải cân nhắc đến tính chất công việc và bảo đảm mang lại lọi ích cho ngưòi có thẩm quyền đối với công việc đó. Trong khi thực hiện công việc, nếu thấy cần thiết phải chi phí hợp lí cho quá trình thực hiện, người thực hiện công việc tự mình chi phí và phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu. Sau khi thực hiện xong công việc, người đã thực hiện có quyền yêu cầu người có thẩm quyền đối với công việc phải thanh toán mọi chi phí cần thiết và trả cho mình một khoản thù lao nhất định nếu người này đã thực hiện công việc chu đáo và có lợi. 3.2. Nghĩa vụ của người có thấm quyền đối với công việc Người có thẩm quyền đối với công việc là chủ sở hữu, người thừa kế của chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp của người có công việc phải hoàn trả cho người đã thực hiện công việc chi phí hợp lí mà họ đã bỏ ra, kể cả khi công việc không đạt được kết quả như mong muốn (khoản 1 Điều 576 BLDS). Nếu người thực hiện công việc cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì người có thẩm quyền yêu cầu người thực hiện công việc phải bồi thường thiệt hại. Nếu do vô ý mà gây thiệt hại thì người thực hiện công việc có thể được giảm mức bồi thường. Trường hợp người thực hiện công việc tự mình gây thiệt hại cho người thứ ba, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người thực hiện công việc (Điều 577 BLDS). Người thực hiện công việc không có uỷ quyền nhưng hợp pháp không làm phát sinh quan hệ đại diện của người đang thực hiện công việc với người có thẩm quyền. Vì vậy, người thực hiện công việc không thể tự ý định đoạt công việc đó dù có lợi cho người có
  6. 6. thẩm quyền. Ví dụ: Bán tài sản vắng chủ. Trường hợp này làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. II. NGHĨA VỤ HOÀN TRẢ DO CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT 1.Khái niêm Trong khoa học pháp lí dân sự có nhiều loại nghĩa vụ, mỗi loại đó có những đặc trưng, căn cứ phát sinh riêng, các chủ thể có địa vị pháp lí khác nhau, phương thức thực hiện nghĩa vụ cũng khác nhau. Thông thường một chủ thể chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật phải dựa trên các quy định tại Điều 165 BLDS. Nhưng trong thực tế có những trường hợp việc chiếm hữu, sử dụng lại không dựa theo căn cứ trên. Trong trường hợp này, hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản được coi là hành vi bất hợp pháp. Người chiếm hữu, sử dụng tài sản phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu. - Căn cứ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản có thể do hành vi trái pháp luật chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc việc chiếm hữu tài sản của một chủ thể là ngay tình. Chủ thể không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật. - Khi một chủ thể chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác ngay tình hoặc không ngay tình đều phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu của nó. Ngoài ra, nếu việc sử dụng tài sản không ngay tình mà thu được những lợi ích nhất định thỉ phải hoàn trả những lọi ích đó cho chủ sở hữu. - Nghĩa vụ hoàn trả khác với nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Trong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, người có hành vi trái pháp luật đã xâm hại đến tài sản, làm cho tài sản bị tiêu huỷ, hư hỏng, mất mát... Do vậy, người gây thiệt hại phải bồi thường giá trị tài sản mà mình đã xâm hại. 2.Nghĩa vụ của ngưòi chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật 2.1. Người chiếm hữu, sử dụng ngay tình - Nếu người chiếm hữu, sử dụng tài sản chưa làm hư hỏng phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu trong tình trạng chủ sở hữu phát hiện được hoặc người chiếm hữu, sử dụng biết được hoặc phải biết mình đang chiếm hữu tài sản của người khác. - Khi trả lại tài sản, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng đó là không có căn cứ pháp luật (khoản 2 Điều 581). Nếu người đó cố tình chiếm hữu, sử dụng tài sản, phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản kể từ thời điểm chiếm hữu và bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu (nếu có). Trường hợp này, hành vi của người chiếm hữu, sử dụng là ngay tình nhưng do cố ý chiếm hữu, sử dụng tài sản, do vậy đã trở thành không ngay tình.
  7. 7. 2.2. Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình Chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình là việc chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Người có hành vi trái pháp luật phải khắc phục hậu quả cho người chủ sở hữu tài sản. Ngoài việc phải trả lại tài sản như trong tình trạng mình chiếm hữu bất hợp pháp, còn phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó trong suốt cả thời gian chiếm hữu, sử đụng (khoản 1 Điều 581 BLDS). Nếu do việc chiếm hữu bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản (như thu nhập bị mất từ tài sản) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra theo khoản 1 Điều 585 BLDS. 2.3. Nghĩa vụ của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp - Khi chủ sở hữu, người chiẹni hữu hợp pháp đã nhận được tài sản của mình phải thanh toán cho người chiếm hữu ngay tình những chi phí cần thiết, hợp lí để bảo quản, sửa chữa tài sản. Sự cần thiết đó được biểu hiện: trong điều kiện bình thường thì chủ sở hữu cũng phải chi phí, nếu không thì tài sản sẽ hư hỏng, giảm bớt chất lượng... - Chủ sở hữu, người chiếm hữụ hợp pháp khi nhận tài sản phải thanh toán những chi phí làm tăng giá trị của tài sản. Xét về ý thức chủ quan, người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ nhưng ngay tình, chưa biết được tài sản đó là của người khác, tự họ bỏ ra những chi phí làm tăng giá trị tài sản để thoả mãn lợi ích của chính họ, lợi ích đó được coi là hợp pháp. Nhưng khi chủ sở hữu phát hiện được, người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật đó vẫn tiếp tục chi phí đế làm tăng giá trị của tài sản thì không có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản phải thanh toán. Trường hợp này người thực tế đang chiếm hữu tài sản phải hoàn trả ngay tài sản cho chủ sở hữu, chủ sở hữu sẽ quyết định số phận thực tế của tài sản. III. NGHĨA VỤ HOÀN TRẢ TÀI SẢN DO ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT 1.Khái niệm Sự chuyển dịch tài sản từ người này sang người khác thông thường dựa trên những căn cứ pháp lí như: mua bán, vay, mượn, thừa kế... Trong thực tế, có những trường hợp, tài sản của người này chuyển sang người khác không dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định. Nếu do hành vi bất hợp pháp chiếm đoạt tài sản của người khác thì người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình phải hoàn trả tài sản và bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp. Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật cần được hiểu là sự phát sinh quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của một chủ thể đối với một tài sản nhưng không dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định. Người được lợi về tài sản không biết tài sản đó là của người khác mà coi tài sản đó là của mình. Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, tuy có làm giảm sút một phần khối tài
  8. 8. sản thuộc quyền sở hữu của người khác nhưng không phải là hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản. Do vậy không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Người được lợi về tài sản của người khác phải hoàn trả cho chủ sở hữu khoản lợi đó (khoản 2 Điều 581 BLDS). Phân biệt hai loại nghĩa vụ trên có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại, người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra, kể cả thu nhập bị mất, bị giảm sút do chủ sở hữu không sử dụng được tài sản. 2. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ hoàn trả do được lọi về tài sản không có căn cứ pháp luật 2.1. Phải có thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu Thiệt hại trong trường hợp này được hiểu là sự mất mát tài sản, thiếu hụt một phần trong khối tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, chủ sở hữu không còn tài sản để sử dụng. Do vậy, tài sản của chủ sở hữu không gia tăng hoặc chủ sở hữu không thu được hoa lợi từ việc khai thác công dụng của tài sản. 2.2. Được lợi tài sản không dựa trên căn cứ pháp luật Pháp luật quy định một số căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu, chiếm hữu tài sản của một chủ thể như: thông qua hợp đồng dân sự, được thừa kế tài sản... Thông thường, việc được lợi về tài sản bắt đầu ngay từ thời điểm chiếm hữu tài sản không dựa trên căn cứ cụ thể do pháp luật quy định. Có một số trường hợp khác khi chiếm hữu tài sản có căn cứ như thông qua các hợp đồng hoặc bản án dân sự có hiệu lực nhưng sau đó hợp đồng bị vô hiệu hoặc bản án bị huỷ theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, việc chiếm hữu của một ngưòi từ chỗ có căn cứ pháp luật đã chuyển thành chiếm hữu không có căn cứ pháp luật: Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định đó là hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật hay được lợi về tài sản. 2.3. Người được lợi về tài sản không có lỗi Khi được lợi tài sản, người được lợi không biết, mà coi tài sản đó là của mình. Nếu người được lợi tài sản biết được tài sản đó không phải là của mình thì phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc giao nộp cho uỷ ban nhân dân xã, phường (Điều 228 BLDS). Nếu người được lợi cố ý chiếm hữu tài sản thì phải chịu trách nhiệm về hành vi chiếm hữu tài sản do được lợi của mình. Trong trường hợp này, họ trở thành người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, không ngay tình. 3. Nghĩa vụ của người được lọi về tài sản không có căn cứ pháp luật Người được lợi không có căn cứ pháp luật có nghĩa vụ hoàn trả khoản lợi đã nhận (khoản 2 Điều 581 BLDS). Khoản lợi phải trả là khoản lợi thực tế mà người được lợi đã hưởng hoặc khoản lợi tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ. Những hoa lợi và lợi tức thu được trước thời điểm phát sinh nghĩa vụ không phải hoàn trả. Trường hợp này cần phân biệt tính trung thực hoặc không trung thực của người được lợi tài sản. Có nghĩa là việc người đó
  9. 9. thu lợi là do không biết rằng không có căn cứ pháp luật trong việc sử dụng tài sản, người đó coi tài sản là của mình; trong ý thức chủ quan, họ coi tài sản đó thuộc quyền sở hữu của mình, cho nên người được lợi tự do khai thác lợi ích từ tài sản. Vào thời điếm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả, giá trị tài sản có thể bị giảm đi so với giá trị khi bắt đầu có tài sản đó. Nếu trong thời gian chiếm giữ tài sản, người được lợi đã sử dụng tài sản đó hoặc vô ý làm cho tài sản bị hư hỏng thì người được lợi phải trả tài sản đang còn và bồi thường thiệt hại phần hư hỏng. Nếu tài sản bị tiêu huỷ hoặc bị mất, người được lợi phải đền bù bằng tiền. Giá trị đền bù tính tại thời điểm trả. Có quan điểm cho rằng nếu vật bị hư hỏng, khi phát sinh nghĩa vụ, người được lợi trả cho chủ sở hữu tài sản trong tình trạng thực tế đó. Trong trường hợp vật bị mất hoặc tiêu huỷ, người được lợi về tài sản không phải đền bù. Theo quan điểm này, trước khi phát sinh nghĩa vụ, người được lợi coi tài sản đó là của mình cho nên có thể họ không quan tâm đến tài sản, để cho tài sản hư hỏng, mất mát hoặc tài sản đó đối với họ không cần thiết. Do vậy, họ không bảo quản, giữ gìn tài sản. Đối với những hoa lợi, lợi tức thu được từ việc sử dụng tài sản: khi phải trả lại tài sản, người được lợi không phải trả những khoản hoa lợi, lợi tức đó. Người được lợi chỉ phải trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm biết hoặc phải biết việc được lợi tài sản của người khác (khoản 2 Điều 581 BLDS). Trường hợp tài sản được lợi đã được chuyển cho người thứ ba, chủ sở hữu có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả tài sản cho mình. Nếu người thứ ba mua tài sản của ngưòi được lợi thì có quyền yêu cầu ngưòi đó phải trả lại tiền cho mình. Nếu tài sản do người thứ ba chiếm hữu bị hư hỏng do lỗi của họ thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp tài sản do người thứ ba chiếm hữu không còn, người được lợi về tài sản phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu.

×