SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  150
Télécharger pour lire hors ligne
Bài giảng Quản trị tài chính

BÀI GIẢNG

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Trang 1
Bài giảng Quản trị tài chính

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP
Chương này giúp sinh viên nắm bắt được vai trò và mục tiêu của quản trị tài chính,
các vấn đề liên quan đến thị trường tài chính của nhà quản trị tài chính.
1. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị
trường, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóatiền tệ, tính chất và mức độ phát triển của tài chính doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào tính
chất và nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bằng những nội
dung chủ yếu sau đây:
Một là, tài chính doanh nghiệp phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị trong nền
kinh tế. Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là sự vận động của các nguồn tài chính được
diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh và được diễn ra
giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế cho Nhà nước hoặc tài trợ
tài chính; giữa doanh nghiệp với thị trường: thị trường hàng hoá-dịch vụ, thị trường sức lao
động, thị trường tài chính...trong việc cung ứng các yếu tố sản xuất (đầu vào) cũng như bán
hàng hoá, dịch vụ (đầu ra) của quá trình sản xuất kinh doanh.
Hai là, sự vận động của các nguồn tài chính doanh nghiệp không phải diễn ra một
cách hỗn loạn mà nó được hoà nhập vào chu trình kinh tế của nền kinh tế thị trường. Đó là sự
vận động chuyển hoá từ các nguồn tài chính hình thành nên các quỹ, hoặc vốn kinh doanh của
doanh nghiệp và ngược lại. Sự chuyển hoá qua lại đó được điều chỉnh bằng các quan hệ phân
phối dưới hình thức giá trị nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho các mục tiêu
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ những đặc trưng trên của tài chính doanh nghiệp, chúng ta có thể rút ra kết luận về
khái niệm tài chính doanh nghiệp như sau:
“Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phán ánh sự vận
động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng
các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.”
1.1.2. Định nghĩa quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ
chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh
nghiệp, đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng
làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Quản trị tài chính là một trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Chức
năng quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác trong doanh nghiệp
như: chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức năng quản trị nguồn
nhân lực.
Trang 2
Bài giảng Quản trị tài chính
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài trợ và
quản trị tài sản theo mục tiêu chung của công ty. Vì vậy, chức năng quyết định của quản trị tài
chính có thể chia thành ba nhóm: quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản, trong đó quyết
định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản theo mục tiêu tạo giá trị
cho các cổ đông.
Như vậy, “Quản trị tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối trí các dòng
tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính bao
gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch.”
1.2. Các quyết định chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Quyết định đầu tư
Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản của quản
trị tài chính. Nhà quản trị tài chính cần xác định nên dành bao nhiêu cho tiền mặt, khoản phải
thu và bao nhiêu cho tồn kho, bởi mỗi tài sản có đặc trưng riêng, có tốc độ chuyển hoá thành
tiền và khả năng sinh lợi riêng. Do vậy, để duy trì một cơ cấu tài sản hợp lý, các nhà quản trị
tài chính không chỉ ra các quyết định đầu tư mà còn ra các quyết định cắt giảm, loại bỏ hay
thay thế đối với các tài sản không còn giá trị kinh tế. Các quyết định này tác động trực tiếp lên
khả năng sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp.
1.2.2. Quyết định tài trợ
Để tài trợ cho tài sản, các nhà quản trị tài chính phải tìm kiếm các nguồn vốn thích
hợp thông qua các quyết định tài trợ. Các nguồn vốn để tài trợ cho tài sản bao gồm các khoản
nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, vốn chủ.....Họ có thể nghiên cứu xem còn hình thức tài trợ
nào khác không? Một tổ hợp tài trợ nào được xem là tối ưu?
1.2.3. Quyết định quản trị tài sản
Quyết định thứ ba đối với nhà quản trị tài chính là quyết định quản trị tài sản. Các tài
sản khác nhau sẽ yêu cầu cách thức vận hành khác nhau. Do vậy, nhà quản trị tài chính sẽ
quan tâm nhiều hơn đến việc quản trị các tài sản lưu động so với tài sản cố định trong khi
phần lớn trách nhiệm quản lý tài sản cố định thuộc về các nhà quản trị sản xuất, những người
vận hành trực tiếp tài sản cố định.
1.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính là sự tác động của nhà quản trị đến các hoạt động tài chính trong
doanh nghiệp. Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần được nhà quản trị tài chính
quan tâm giải quyết không chỉ là lợi ích của cổ đông và nhà quản lý mà còn cả lợi ích của
nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và Chính phủ. Đó là nhóm người có nhu cầu tiềm năng
về các dòng tiền của doanh nghiệp. Do vậy, nhà quản trị tài chính, mặc dù có trách nhiệm
nặng nề về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp vẫn phải lưu ý đến sự nhìn nhận, đánh giá của
người ngoài doanh nghiệp như cổ đông, chủ nợ, khách hàng, Nhà nước…
Quản trị tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của
doanh nghiệp. Quản trị tài chính tốt có thể khắc phục những khiếm khuyết trong các lĩnh vực
khác. Một quyết định tài chính không được cân nhắc, hoạch định kĩ lưỡng có thể gây nên
những tổn thất lớn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Hơn nữa, do doanh nghiệp hoạt động
trong một môi trường nhất định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúc
đẩy nền kinh tế phát triển. Bởi vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp tốt có vai trò quan trọng
đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia.
Quản trị tài chính luôn giữ một vai trò trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh
nghiệp. Quản trị tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá
trình kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính doanh nghiệp giữ
những vai trò chủ yếu sau:
- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn
Trang 3
Bài giảng Quản trị tài chính
hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu
tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn
các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và tiếp đó phải
lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên
ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với
sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy
động vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ngày càng quan
trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo
cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp.
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Quản trị tài chính doanh nghiệp đóng vai
trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh
lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu. Hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Việc huy
động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được
các cơ hội kinh doanh. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với
việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán
bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần cải
tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn.
- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà
quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của
doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có
thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.
2. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
2.1. Khái niệm thị trường tài chính
Thị trường tài chính có thể được xem như là nhân tố khởi đầu của nền kinh tế thị
trường. Các hoạt động của thị trường tài chính tác động trực tiếp và gián tiếp đến lợi ích của
mỗi cá nhân, tốc độ phát triển của doanh nghiệp và đến hiệu quả của nền kinh tế. Các thành
viên của thị trường tài chính là các cá nhân, các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ. Các
đối tượng này tham gia rộng khắp trên tất cả các thị trường tài chính:
- Đối với các cá nhân, thị trường tài chính tạo ra nơi để tiết kiệm, cho vay, cầm cố, thế
chấp tài sản và là nơi để đầu tư các loại chứng khoán.
- Đối với các doanh nghiệp, thị trường tài chính là nơi mà doanh nghiệp có thể huy
động nguồn ngân quỹ mới hay đầu tư những khoản tài chính nhàn rỗi tạm thời và là nơi để
xác lập giá trị của công ty.
- Đối với chính phủ, thị trường tài chính là nơi mà chính phủ có thể vay mượn ngân
sách hay tác động để thúc đẩy và điều chỉnh nền kinh tế phát triển...
Thị trường tài chính là thị trường trong đó vốn được chuyển từ những người hiện có
vốn dư thừa muốn sinh lợi sang người cần vốn theo những nguyên tắc nhất định của thị
trường. Tính đặc biệt của thị trường tài chính còn thể hiện ở chỗ phần lớn hàng hóa trên thị
trường này được thể hiện thông qua các công cụ gọi chung là các giấy tờ có giá (hay chứng
khoán) như: tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu, các chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có
giá khác. Các công cụ đó không phải là tiền thật (tiền mặt) nhưng có giá trị như tiền mặt.
Như vậy, thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tích sản
tài chính hay các công cụ vốn hoặc vốn.
- Tích sản tài chính là tiền mặt (chưa đưa vào kinh doanh) và tất cả những gì gần với
tiền mặt như vận đơn gửi hàng, cổ phiếu, trái phiếu…
- Công cụ vốn là tiền mặt và những gì gần với tiền hiện là vốn trong kinh doanh, sản
xuất.
Trang 4
Bài giảng Quản trị tài chính
- Vốn là phần tài sản của chủ sỡ hữu doanh nghiệp đưa vào kinh doanh, sản xuất như
tiền mặt, kim loại quý, đá quý, bằng phát minh-sáng chế.
2.2. Cấu trúc thị trường tài chính
Cơ sở để phân loại các thị trường tài chính rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, căn
cứ vào thuộc tính của thị trường hay dựa trên những đặc điểm như thời hạn của các công cụ
tài chính hay tính chất của các giao dịch có thể phân loại thị trường tài chính theo nhiều cách
khác nhau.
2.1.1. Căn cứ theo thời hạn thanh toán của các công cụ tài chính
Theo cách phân chia này, thị trường tài chính được cấu trúc bởi thị trường tiền tệ và
thị trường vốn.
a. Thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ là thị trường mua và bán các chứng khoán nhà nước và chứng khoán
công ty có thời gian đáo hạn dưới một năm. Thị trường tiền tệ bao gồm 4 thị trường bộ phận
chủ yếu: thị trường tín dụng ngắn hạn; thị trường hối đoái (vàng và ngoại tệ); thị trường liên
ngân hàng; thị trường mở.
- Thị trường tín dụng ngắn hạn: là một cơ chế diễn ra các hoạt động giao dịch giữa các
ngân hàng thương mại với công chúng và các doanh nghiệp. Chủ thể của thị trường tín dụng
ngắn hạn là các trung gian tài chính, các trung gian tài chính là nơi cung cấp cho doanh
nghiệp những khoản tín dụng ngắn hạn dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, cầm cố. Và là
nơi để doanh nghiệp gửi vốn tạm thời nhàn rỗi, cung cấp các dịch vụ thanh toán, ngân quĩ cho
doanh nghiệp.
- Thị trường hối đoái chuyên giao dịch, trao đổi các loại ngoại tệ. Chủ thể của thị
trường hối đoái là người được phép kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc (trong đó chủ yếu là ngân
hàng thương mại), các doanh nghiệp tham gia giao dịch hối đoái, ngân hàng trung ương tham
gia thị trường để thực hiện chính sách tiền tệ và các cá nhân được phép giao dịch hối đoái có
nhu cầu. Các doanh nghiệp có thể mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để
thực hiện giao dịch thanh toán, mua bán ngoại tệ phục vụ mục đích kinh doanh.
- Thị trường liên ngân hàng: là một cơ chế diễn ra các giao dịch giữa các ngân hàng
thương mại với nhau và ngân hàng nhà nước. Tại thị trường này hình thành lãi suất cơ bản
của các thị trường tài chính: lãi suất cho vay của thị trường liên ngân hàng.
- Thị trường mở: là thị trường mua bán các loại chứng khoán nhà nước ngắn hạn
như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ,... nhằm điều tiết cung cầu tiền tệ trong
nền kinh tế. Tức thông qua thị trường mở, ngân hàng Trung Ương có thể làm cho“tiền
dự trữ” của các ngân hàng thương mại tăng lên hoặc giảm xuống, từ đó tác động đến khả năng
cung cấp tín dụng của ngân hàng thương mại làm ảnh hưởng đến khối lượng tiền tệ của nền
kinh tế.
b. Thị trường vốn
Thị trường vốn là thị trường trong đó bao gồm các giao dịch mua bán các công cụ tài
chính có thời hạn thanh toán trên một năm. Thị trường vốn hoạt động với các công cụ thuộc
về vốn chủ và vốn vay dài hạn có thời gian đáo hạn trên một năm: trái phiếu, cổ phiếu.
Thị trường vốn có 4 thị trường bộ phận là: thị trường chứng khoán; thị trường tín dụng
trung và dài hạn, thị trường cho thuê tài chính và thị trường cầm cố bất động sản.
- Thị trường cầm cố bất động sản là một cơ chế chuyên cung cấp những khoản tài trợ
dài hạn được đảm bảo bằng việc cầm cố, thế chấp, các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu hay
các loại bất động sản.
- Thị trường chứng khoán là một cơ chế chuyên giao dịch các loại chứng khoán, đó là
thị trường sử dụng các loại thông tin dữ liệu có liên quan đến mức sinh lời tiềm năng và coi
đó như một chuẩn mực đầu tư. Các loại công cụ vốn, trái khoán, được sử dụng giao dịch trên

Trang 5
Bài giảng Quản trị tài chính
thị trường chứng khoán bao gồm cổ phiểu, trái phiếu công ty, công trái quốc gia và nhiều loại
giấy tờ có giá khác.
- Thị trường tín dụng trung và dài hạn: là thị trường diễn ra các giao dịch tín dụng
nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác thuê dài hạn hay thuê mua trả
góp các loại máy móc thiết bị hay các loại bất động sản.
- Thị trường cho thuê tài chính: là thị trường diễn ra các hoạt động tín dụng trung hạn
và dài hạn thông qua việc cho thuê các máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các bất
động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên thuê và bên cho thuê.
2.2.2. Căn cứ trên phương diện cơ chế giao dịch
Trong khi đó, trên phương diện cơ chế giao dịch, thị trường tài chính được cấu trúc
bởi thị trường sơ cấp hay còn gọi là thị trường cấp một và thị trường thứ cấp hay còn gọi là thị
trường cấp hai.
a. Thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp là thị trường mới phát hành, trong đó những công cụ tài chính chỉ
mới bán ra lần đầu. Ở đây, nguồn vốn thông qua việc bán các chứng khoán mới, dịch chuyển
từ người tiết kiệm đến những người đầu tư.
Thị trường sơ cấp là loại thị trường không có địa điểm cố định, người bán công cụ tài
chính cho người đầu tư hoặc trực tiếp tại phòng của tổ chức huy động vốn, hoặc thông qua tổ
chức đại lý. Đối với nhà đầu tư, thị trường sơ cấp là nơi để thực hiện đầu tư vốn vào các công
cụ tài chính. Do các công cụ tài chính được bán trên thị trường sơ cấp thường không thông
qua đấu giá nên việc định giá công cụ tài chính lúc bán ra hết sức quan trọng. Riêng đối với
việc bán cổ phiếu ra lần đầu, việc định giá để bán có hai phương thức chính, đó là:
- Phương thức định giá cố định: người bảo lãnh phát hành và người phát hành thoả
thuận ấn định giá sao cho bảo đảm quyền lợi của người phát hành, lợi ích của người bảo lãnh
phát hành.
- Phương thức lập sổ (book building): người bảo lãnh phát hành đề ra một phương án
sơ bộ và tổ chức thăm dò các nhà đầu tư tiềm tàng về số lượng, giá cả cổ phiếu mà họ có thể
đặt mua, sau đó thống kê lại số lượng phát với những mức giá khác nhau để cùng người phát
hành chọn ra những phương án tối ưu.
b. Thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp là thị trường tài chính mà các công cụ tài chính đã mua bán lần đầu
trên thị trường sơ cấp được mua đi bán lại. Trên thị trường thứ cấp, các chứng khoán này
được mua và bán. Các giao dịch của các chứng khoán trên thị trường thứ cấp không làm tăng
thêm vốn để tài trợ cho hoạt động đầu tư.
Thị trường thứ cấp có hai chức năng chủ yếu:
- Tạo tính "lỏng" cho các công cụ tài chính ở thị trường sơ cấp, vì vậy làm cho các
công cụ tài chính trên thị trường sơ cấp có sức hấp dẫn hơn. Không có thị trường thứ cấp thì
hoạt động của thị trường sơ cấp sẽ khó khăn, hạn chế.
- Xác định giá các công cụ tài chính đã được bán trên thị trường sơ cấp. Giá ở thị
trường thứ cấp được hình thành chủ yếu dựa theo quan hệ cung - cầu và thông qua đấu giá
hoặc thương lượng giá trên thị trường một cách công khai hóa.
Ngoài ra, trong thị trường tài chính phải kể đến các tổ chức tham gia giao dịch như các
trung gian tài chính, các tổ chức tiền gởi, công ty bảo hiểm, các trung gian tài chính khác.
2.3. Vai trò của thị trường tài chính
Thị trường tài chính trong nền kinh tế là nơi phân bổ vốn tiết kiệm một cách hiệu quả
cho người sử dụng cuối cùng. Tính hiệu quả là yếu tố đưa người đầu tư cuối cùng và người
tiết kiệm cuối cùng gặp nhau với chi phí thấp nhất và sự thuận lợi nhất có thể.
Thị trường tài chính không phải là một không gian vật lý mà đó là một cơ chế đưa tiền
tiết kiệm đến với người đầu tư cuối cùng. Chúng ta có thể thấy được vị trí thống trị của các tổ
chức tài chính trong việc dịch chuyển dòng vốn trong nền kinh tế. Thị trường thứ cấp, trung
gian tài chính và môi giới tài chính là những tổ chức thúc đẩy sự lưu thông của các dòng vốn.
Trang 6
Bài giảng Quản trị tài chính
Do đó, thị trường tài chính có vai trò quan trọng đối với tất cả các chủ thể tham gia thị trường
tài chính:
- Đối với cá nhân: giúp các cá nhân có những cơ hội đầu tư những khoản tiền nhàn
rỗi; tạo điều kiện cho các cá nhân có thể luân chuyển vốn đầu tư dễ dàng vì thị trường tài
chính sẽ tạo ra tính thanh khoản cho cả các công cụ vốn và các công cụ nợ; cho phép các cá
nhân đa dạng hóa đầu tư, phân tán rủi ro.
- Đối với các doanh nghiệp: tạo điều kiện cho doanh nghiệp tạo vốn và tăng vốn; cho
phéo doanh nghiệp xác định giá trị liên tục các tài sản của nó qua sự đánh giá của thị trường.
Từ đó thúc đẩy công ty không ngừng hoàn thiện các phương thức kinh doanh để đạt hiệu quả
cao hơn.
- Đối với Nhà nước: giúp Nhà nước huy động vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của
Nhà nước trong thời kì thiếu vốn đầu tư; tạo điều kiện cho Nhà nước thực hiện chính sách tài
chính-tiền tệ thông qua việc phát hành trái phiếu hay các công cụ nợ khác để điều chỉnh khối
lượng tiền trong lưu thông.
- Đối với nền kinh tế: thị trường tài chính đa dạng hóa phương thức thu hút vốn đầu tư
nước ngoài cho nền kinh tế, qua đó sẽ thu hút những công nghệ mới cho nền kinh tế; điều hòa
lãi suất tài trợ cho nền kinh tế thông qua cơ chế cạnh tranh giữa các phương thức huy động
vốn; giữ vai trò như một loại cơ sở hạ tầng về mặt tài chính của nền kinh tế, có tác dụng hỗ
trợ sự phát triển thông qua cơ chế thu hút vốn, định hướng, điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi
thiếu hay từ nơi sử dụng vốn có hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả sử dụng cao.

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp? và các mối quan
hệ tài chính doanh nghiệp?
2. Trình bày và cho ví dụ minh hoạ các quyết định tài chính chủ yếu của doanh nghiệp?
3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp?
4. Khái niệm thị trường tài chính là gì? Cấu trúc của thị trường tài chính?
5. Vai trò của thị trường tài chính là gì?

Trang 7
Bài giảng Quản trị tài chính

CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ
Chương này giúp hiểu được các khái niệm cơ bản của tiền tệ: tiền lãi, lãi đơn, lãi kép;
giá trị thời gian của tiền tệ: giá trị hiện tại và giá trị tương lai; các ứng dụng về giá trị thời
gian của tiền tệ trong thực tiễn.
1. TIỀN LÃI, LÃI ĐƠN, LÃI KÉP
1.1. Tiền lãi và lãi suất
Tiền lãi là số tiền mà người đi vay phải trả thêm vào vốn gốc đã vay sau một khoảng
thời gian.
Ví dụ: Bạn vay 10 triệu đồng vào năm 20x5 và cam kết trả 1 triệu đồng tiền lãi mỗi
năm thì sau 2 năm, bạn sẽ trả một khoản tiền lãi là 2 triệu đồng cùng với vốn gốc 10 triệu
đồng.
Tổng quát: Khi cho vay hay gởi một khoản tiền Po, sau một khoản thời gian t, bạn sẽ
nhận được một khoản Io, đó chính là cái giá của việc đã cho phép người khác quyền sử dụng
tiền của mình trong thời gian này.
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm tiền lãi so với vốn gốc trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính lãi suất:
I
i=

x 100 %
Pxt

Trong đó:

i: Lãi suất
I: Tiền lãi
P: Vốn gốc
t: số thời kỳ
Như vậy, với lãi suất đã thoả thuận, ta có thể tính ra tiền lãi I trả cho vốn gốc trong
thời gian t: I = P x i x t
1.1.1. Lãi đơn
Lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số vốn gốc mà không tính trên số tiền lãi sinh ra
trong các thời kỳ trước.
Ví dụ: Bạn gởi 10 triệu đồng vào tài khoản tính lãi đơn với lãi suất 8%/năm. Sau 10
năm, số tiền gốc và tiền lãi bạn thu về là bao nhiêu?
Sau năm thứ nhất, số tiền tích luỹ là:
P1 = 10 + 10 x 0,08 = 10 (1 +0,08) = 10,8 triệu đồng
Sau năm thứ hai, số tiền tích luỹ là:
P2 = 10 (1+0,08) + 10 x 0,08 = 10 (1 + 0,08 + 0,08) = 10 (1 + 2 x 0,08) = 11,6 triệu
Sau năm thứ ba, số tiền tích luỹ là:
P3 = 10 (1 + 2 x 0,08) + 10 x 0,08 = 10 (1 + 2 x 0,08 + 0,08) = 10 (1 + 3 x 0,08) = 12,4
triệu đồng
.....
Sau năm thứ 10, số tiền tích luỹ sẽ là: P10 =
10 (1 + 10 x 0,08) = 18 triệu đồng Một cách
tổng quát: Pn = Po [ 1 + (i) x (n) ] Trong đó:

Trang 8
Bài giảng Quản trị tài chính
Pn : Tiền tích luỹ của một khoản tiền cho vay tại thời điểm vào cuối thời kỳ n.
Po: khoản tiền gởi ban đầu
i: lãi suất
n: số thời kỳ.
1.1.2. Lãi kép
Lãi kép là số tiền lãi được tính căn cứ vào vốn gốc và tiền lãi sinh ra trong các thời kỳ
trước. Nói cách khác, lãi được định kỳ cộng vào vốn gốc để tính lãi cho các thời kỳ sau.
Trở lại ví dụ trên, bạn gởi 10 triệu đồng vào tài khoản tính lãi kép với lãi suất 8%/năm.
Sau 10 năm, số tiền gốc và tiền lãi bạn thu về là bao nhiêu?
Sau năm thứ nhất, số tiền tích luỹ là:
P1 = 10 + 10 x 0,08 = 10 (1 +0,08) = 10,8 triệu đồng
Sau năm thứ hai, số tiền tích luỹ là:
P2 = 10 (1+0,08) + 10(1 + 0,08) x 0,08 = 10 (1 + 0,08)(1 + 0,08) = 10 (1 + 0,08)2 =
11,664 triệu đồng
Sau năm thứ ba, số tiền tích luỹ là:
P3 = 10 (1 + 0,08)2 + 10 (1 + 0,08)2 x 0,08 = 10 (1 + 0,08)2(1 + 0,08) =
10 (1 + 0,08)3 = 12,597 triệu đồng
.....
Sau năm thứ 10, số tiền tích luỹ sẽ là:
P10 = 10 (1 + 0,08)10 = 21,59 triệu đồng
Một cách tổng quát: Pn = Po (1 + i)n
Trong đó:
Pn : Tiền tích luỹ của một khoản tiền cho vay tại thời điểm vào cuối thời kỳ n.
Po: khoản tiền gởi ban đầu
i: lãi suất
n: số thời kỳ.
1.2. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa
Các khoản đầu tư cho vay có thể đem lại thu nhập khác nhau phụ thuộc vào thời kỳ
ghép lãi. Lãi suất phải được công bố đầy đủ bao gồm lãi suất danh nghĩa và thời kỳ ghép lãi.
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất phát biểu gắn với một thời kỳ ghép lãi nhất định.
Ví dụ:
Bạn vay 10 triệu đồng, lãi suất 10%/năm. Số tiền bạn sẽ hoàn lại vào cuối năm là:
P1 = 10 (1 + 10%)1 = 11 triệu đồng.
Nếu thay vì trả lãi cuối năm, ngân hàng yêu cầu bạn trả lãi 6 tháng một lần cũng với
lãi suất 10%/năm, số tiền cuối năm bạn phải trả là:
P1 = 10 (1 + 10%/2)2 = 11,025 triệu đồng.
Nếu thời hạn ghép lãi theo quý, số tiền cuối năm sẽ phải trả là:
P1 = 10 (1 + 10%/4)4 = 11,038 triệu đồng.
Như vậy, lãi suất thực là lãi suất sau khi đã điều chỉnh thời hạn ghép lãi đồng nhất với
thời hạn phát biểu lãi suất.
Giả sử trong thời hạn phát biểu lãi suất có m lần ghép lãi, gọi r là lãi suất thực, khi đó:
Hay

i
1+r=

m

(1 +

r=

)

(1+

i
m

m

Trang 9

)m

-1
1.3. Lãi suất và phí tổn cơ hội vốn
Tiền lãi là phí tổn cơ hội của việc gởi tiền hoặc cho vay. Trở lại với người cho vay, để
nhận được tiền lãi khi cho vay tiền, họ đã chấp nhận bỏ đi các cơ hội đầu tư có lợi nhất đối
với họ.
Một cách khái quát, chi phí cơ hội của việc sử dụng một nguồn lực theo một cách nào
đó là số tiền lẽ ra có thể nhận được với phương án sử dụng tốt nhất tiếp theo với phương án
đang thực hiện. Vì thế, chi phí cơ hội giữa các bên tham gia vào cùng một giao dịch có thể
khác nhau. Do đó, chúng ta chuyển khái niệm lãi suất sang một ý nghĩa khái quát hơn là chi
phí cơ hội vốn.
Mặt khác, đối với các nhà quản trị, không chỉ có hoạt động gởi tiền hoặc cho vay vì
đồng tiền trong tay họ luôn có khả năng sinh lợi. Do vậy, đồng tiền sẽ trở thành những khoản
đầu tư và họ cần phải hiểu giá trị thời gian của các khoản tiền đó, hiểu rõ chi phí cơ hội vốn
mà họ dành cho khoản đầu tư.
2. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ
2.1. Sự phát sinh của tiền tệ theo thời gian
Bởi vì đồng tiền có giá trị theo thời gian nên với mỗi cá nhân hay tổ chức đều cần thiết
phải xác định rõ các khoản thu nhập hay chi tiêu bằng tiền của họ ở từng thời điểm cụ thể.
Một khoản tiền là một khoản thu nhập hoặc một khoản chi phí phát sinh vào bất kì
một thời điểm cụ thể trên trục thời gian. Tuy nhiên, trong các bài toán học thuật, người ta
thường quy nó về đầu kì, giữa kì hay cuối kì. Vì hoạt động liên tục của các cá nhân hay các tổ
chức làm xuất hiện liên tục các khoản tiền dòng tiền ra và dòng tiền vào theo thời gian tạo nên
dòng tiền tệ.
2.1.1. Dòng tiền tệ
Dòng tiền tệ là chuỗi các khoản thu nhập hoặc chi trả xảy ra qua một số thời kì nhất
định. Dòng tiền có nhiều hình thức khác nhau nhưng nhìn chung có thể phân chia thành 2 loại
là dòng tiền đều và dòng tiền hỗn tạp.
Dòng tiền có thể được biểu diễn như sau:
0

1

n-1
2

3

4

5

n

Hình 2.1. Đường thời gian biểu diễn dòng tiền tệ
2.1.2. Dòng tiền đều
Dòng tiền đều là dòng tiền bao gồm các khoản tiền bằng nhau được phân bố đều đặn
theo thời gian.
Dòng tiền đều được phân chia thành ba loại: dòng tiền đều thông thường – xảy ra vào
cuối kì; dòng tiền đều đầu kì - xảy ra vào đầu kì; dòng tiền đều vình cửu - xảy ra vào cuối kì
và không bao giờ chấm dứt.
2.1.3. Dòng tiền tệ hỗn tạp
Trong tài chính, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp tình huống trong đó dòng tiền
bao gồm các khoản thu nhập hoặc chi trả giống nhau qua các thời kì. Chẳng hạn như doanh
thu và chi phí qua các năm thường rất khác nhau. Vì thế, dòng thu nhập ròng của một công ty
thường là một dòng tiền tệ hỗn tạp, bao gồm các khoản thu nhập khác nhau, chứ không phải
một dòng tiền đều.
Trang 10
Như vậy, dòng tiền hỗn tạp là dòng tiền tệ bao gồm các khoản tiền không bằng nhau
phát sinh qua một số thời kì nhất định.
2.2. Giá trị tương lai của tiền tệ
Bạn có 1 triệu đồng ở thời điểm hiện tại, vậy sau 3 năm nữa, bạn sẽ có bao nhiêu? Kế
hoạch của bạn sẽ như thế nào nếu muốn có 15 triệu sau 5 năm. Bạn nên nhớ rằng đồng tiền
luôn sinh lợi, đồng tiền có giá trị theo thời gian.
2.2.1. Giá trị tương lai của một khoản tiền
Giá trị tương lai của một khoản tiền hiện tại là giá trị của số tiền này ở thời điểm hiện
tại cộng với số tiền lãi mà nó có thể sinh ra trong khoảng thời gian từ thời điểm hiện tại đến
một thời điểm trong tương lai.
Vận dụng khái niệm lãi kép, chúng ta có công thức tìm giá trị tương lai của một khoản
tiền gởi vào cuối năm thứ n:
FVn = PV (1 + k )n

Giá trị tương lai (FV) : là giá trị của khoản tiền ở hiện tại (PV) được quy đổi về tương
lai trong khoảng thời gian n với chi phí cơ hội vốn k.
Trong đó :
PV : giá trị của một khoản tiền ở thời điểm hiện tại
k : chi phí cơ hội của tiền tệ
n : số thời kỳ
2.2.2. Giá trị tương lai của dòng tiền
Giá trị tương lai của dòng tiền được xác định bằng cách ghép lãi từng khoản tiền về
thời điểm cuối cùng của dòng tiền và sau đó, cộng tất cả các giá trị tương lai này lại. Công
thức chung để tìm giá trị tương lai của một dòng tiền là :
a. Giá trị tương lai của dòng tiền cuối kỳ (thông thường)
Khi dòng tiền phát sinh cuối mỗi thời kỳ là : CF1, CF2 , ..., CFn . Giá trị tương lai cuối
thời hạn FVn sẽ được xác định như sau:

n

FVn = ∑ CFt (1 + k) n - t
t=1

Ví dụ: Ta có dòng tiền sau:
100
50

0

1

50

2

60

3

60

4

5

Chúng ta xem ví dụ tìm giá trị tương lai vào cuối năm thứ 5 của một dòng tiền nhận
được 50 triệu đồng vào cuối năm thứ nhất và năm thứ hai, sau đó nhận được 60 triệu đồng
Trang 11
vào cuối năm thứ ba và năm thứ tư, 100 triệu đồng vào cuối năm thứ 5, tất cả được ghép với
lãi suất 5%/năm.
Khi đó:
FV5 = 50(1 + 0,05)4 + 50(1 + 0,05)3 + 60(1 + 0,05)2 + 60(1 + 0,05)1 + 100
FV5 = 347,806 triệu đồng.
b. Giá trị tương lai của dòng tiền đều
b1. Dòng tiền đều thông thường
Chúng ta giả thiết có một dòng các khoản tiền đều nhau PMT phát sinh vào cuối mỗi
năm trong n năm với phí tổn k, chúng ta có bao nhiêu tiền trong tài khoản vào cuối năm thứ
n?
Ví dụ: Có một dòng tiền phát sinh vào cuối năm thứ nhất 10 triệu, cuối năm thứ hai 10
triệu, cuối năm thứ ba 10 triệu. Như vậy, cuối năm thứ ba thì trong tài khoản có bao nhiêu tiền
với lãi suất 8%/năm?
10tr

0
0

10tr

1
1

10tr

2
ghép lãi 1 năm

ghép lãi 2 năm

Giá trị tương lai của một dòng tiền đều trong vòng 3 năm với lãi suất 8%/năm
FVA3 = 32,46 triệu đồng.
Tổng quát: FVAn là giá trị tương lai của một dòng tiền đều, PMT là khoản tiền nhận
(trả) mỗi năm, n là độ dài của dòng tiền thì công thức tính FVAn là:

FVAn = PMT (1 + k)n-1 + PMT (1 + k)n-2 + ... + PMT (1 + k)1 + PMT (1 + k)0
Hay
(1 + k)n - 1

)

FVAn = PMT x (
k

b2. Dòng tiền đều đầu kỳ
Ngược lại với dòng tiền đều thông thường, các khoản tiền nhận (trả) xảy ra vào cuối
mỗi thời kỳ, dòng tiền đều đầu kỳ là một chuỗi các khoản tiền đều nhau xảy ra vào đầu mỗi
thời kỳ.
Giá trị tương lai của một dòng tiền đều đầu kỳ với lãi suất 8%/năm trong 3 năm.

FVAD3 = 10 x (

(1 + 0,08)3 -1

) x (1 + 0,08)

0,08

Trang 12

= 32,46 (1,08) = 35,06
Bài giảng Quản trị tài chính
Cần lưu ý rằng giá trị tương lai của dòng tiền đều đầu kỳ trong 3 năm đơn giản bằng
giá trị tương lai của một dòng tiền đều thông thường ba năm được đưa về tương lai thêm một
năm nữa. Vì thế, giá trị tương lai của một dòng tiền đều đầu kỳ với chi phí cơ hội vốn k trong
n năm được xác định là:

(1 + k)n - 1

FVADn = PMT x (

) x (1 + k)

k

2.3. Giá trị hiện tại của tiền tệ
Chúng ta đều biết rằng một đồng ngày hôm nay đáng giá hơn một đồng sau một, hai
hay ba năm nữa. Tính giá trị hiện tại của dòng ngân quỹ cho phép chúng ta đưa tất cả ngân
quỹ về thời điểm hiện tại để so sánh theo giá trị đồng tiền ngày hôm nay. Nói cách khác,
chúng ta cần biết để có số tiền trong tương lai thì phải bỏ ra bao nhiêu ở thời điểm hiện tại.
Đấy chính là giá trị hiện tại của các khoản tiền trong tương lai.
2.3.1. Giá trị hiện tại của một khoản tiền
Giả sử bạn có hai khoản tiền: 100 triệu đồng vào hôm nay và 200 triệu đồng sau 10
năm nữa; hai khoản tiền này đều chắc chắn và có chi phí cơ hội vốn là 8%/năm. Giá trị hiện
tại của 100 triệu đồng hôm nay thì đã rõ còn 200 triệu đồng nhận được sau 10 năm đáng giá
bao nhiêu ở thời điểm hiện tại. Như vậy, cần bao nhiêu tiền vào hôm nay để tăng lên thành
200 triệu đồng sau 10 năm nữa với lãi suất 8%/năm. Số tiền này chính là giá trị hiện tại của
200 triệu đồng sau 10 năm nữa được chiết khấu với lãi suất 8%/năm. Trong những bài toán
giá trị hiện tại như vậy, lãi suất còn được gọi là tỷ suất chiết khấu.
Quá trình tìm giá trị hiện tại là quá trình ngược của quá trình ghép lãi. Vì thế, công
thức tính giá trị hiện tại được suy ra từ công thức tính giá trị tương lai của một khoản tiền như
sau:
FVn
PV =
(1 + k)n

2.3.2. Giá trị hiện tại của một dòng tiền
Giá trị hiện tại của một dòng tiền là tổng giá trị hiện tại của các khoản tiền phát sinh ở
thời điểm tương lai. Công thức chung cụ thể như sau:

PV =

∑

CFi
(1 + k)i

Ví dụ: Giá trị hiện tại của dòng tiền trên được biểu diễn như sau:

50

PV =

50

(1 + 0,05)

(1 + 0,05)

2

(1 + 0,05)

Trang 13
= 272,5155 triệu đồng

+

+

+

+
1

100

60

60
3

4

(1 + 0,05)

(1 + 0,05)

5
a. Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều cuối kỳ
Trở lại ví dụ về giá trị tương lai của dòng tiền đều cuối kỳ. Bây giờ, chúng ta xác định
xem phải gửi bao nhiêu tiền ở thời điểm hiện tại để có thể rút cuối mỗi năm 10 triệu đồng
trong 3 năm, lãi suất 8%/năm. Ta có thể sử dụng công thức sau để tìm giá trị hiện tại của dòng
tiền đều n năm.
1

1 -

(1 + k)
PVAn = PMT x

n

]

[
k

b. Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều đầu kỳ
1
1(1 + k)n
PVAn = PMT x

] x (1 + k)

[
k

c. Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều vĩnh cửu
Đôi khi, chúng ta gặp dòng tiền đều kéo dài không xác định. Dòng tiền đều có tính
chất như vậy là dòng tiền đều vĩnh cửu. Khả năng xác định giá trị hiện tại của dòng tiền đều
đặc biệt cần thiết cho việc đánh giá trái phiếu vĩnh cửu và cổ phiếu ưu đãi. Cách xác định hiện
giá của dòng tiền đều vĩnh cửu như sau:
PMT

PVA ∞ =
k

Trang 14
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP
1. Tiền lãi của một khoản vốn vay là gì?
2. Phân biệt lãi đơn và lãi kép?
3. Vì sao nói giá trị đồng tiền nhận được vào hôm nay lớn hơn giá trị đồng tiền nhận được ở
ngày mai?
4. Trong hai loại tài khoản tiết kiệm, một là lãi suất 5% ghép lãi theo 6 tháng, hai là lãi suất
5% ghép lãi theo ngày. Bạn thích tài khoản nào hơn? Vì sao?
5. Định nghĩa các khái niệm: PV, I, FV, PVA, FVA, PMT, m, n, lãi suất danh nghĩa, khoản
trả đều, dòng ngân quỹ, dòng tiền đều thông thường, dòng tiền đều cuối kỳ, dòng tiền đều
vĩnh cửu, dòng tiền vào, dòng tiền ra, đường thời gian.
6. Nếu bạn gởi 100 triệu đồng vào một tài khoản ngân hàng với lãi suất 10%/năm, sau 5 năm
nữa, bạn sẽ có bao nhiêu tiền trong tài khoản?
7. Một chứng khoán cam kết trả 50 triệu đồng sau 10 năm nữa, hiện tại chứng khoán đó được
bán với giá bao nhiêu với tỷ suất sinh lợi 7%?
8. Bạn có 50 triệu đồng trong một tài khoản và bạn định gởi thêm 5 triệu nữa vào cuối mỗi
năm. Tài khoản này có mức sinh lợi kỳ vọng là 12%. Nếu mục tiêu của bạn là tích lũy được
200 triệu, bạn phải mất bao lâu để đạt được mục tiêu này?
9. Giá trị tương lai của một dòng tiền đều đầu kỳ trong 5 năm là bao nhiêu nếu dòng tiền đó
đem lại 3 triệu đồng mỗi năm? Giả sử chi phí cơ hội của khoản tiền này là 9%/năm.
10. Bạn có ý định mua xe hơi và một ngân hàng sẵn sàng cho bạn vay 200 triệu đồng để mua
xe. Theo điều khoản của hợp đồng, bạn phải hoàn trả toàn bộ vốn gốc sau 5 năm, lãi suất danh
nghĩa 12%/năm, trả lãi hàng tháng. Khoản trả đều mỗi tháng của khoản nợ này là bao nhiêu?
Lãi suất thực của khoản vay này là bao nhiêu?
11. Bạn cần tích lũy 100 triệu đồng. Để làm điều đó, bạn dự định mỗi năm gởi 12,5 triệu đồng
và khoản gởi đầu tiên sẽ thực hiện sau một năm nữa, lãi suất 12%/năm. Bạn cần bao lâu để
đạt được mục tiêu của mình?
12. Công ty GE có kế hoạch vay 10 tỷ đồng trong thời hạn 5 năm, lãi suất 15%/năm, trả đều
hằng năm thì hoàn trả hết nợ. Cho biết khoản tiền trả cuối năm thứ hai có bao nhiêu giá trị
vốn gốc?
13. Giả sử bây giờ là ngày 1 tháng 1 năm 2010. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2011, bạn gởi 10
triệu đồng vào tài khoản tiết kiệm sinh lãi 10%/năm.
a. Nếu ngân hàng ghép lãi hằng năm, bạn có được khoản tiền là bao nhiêu trong tài khoản vào
ngày 1 tháng 1 năm 2014.
b. Số dư vào ngày 1 tháng 1 năm 2014 sẽ là bao nhiêu nếu ngân hàng sử dụng ghép lãi theo
quý thay vì ghép lãi theo năm?
c. Giả sử bạn gởi 10 triệu đồng nhưng chia thành 4 khoản 2,5 triệu và gởi vào ngày 1 tháng 1
năm 2011, 2012, 2013, 2014. Bạn sẽ có bao nhiêu tiền trong tài khoản vào ngày 1 tháng 1
năm 2014, lãi suất 10%/năm, ghép lãi theo năm.
14. Bà Tâm có kế hoạch về hưu sau 20 năm nữa, hiện tại bà có 200 triệu đồng và muốn số
tiền này tăng lên 1000 triệu đồng khi về hưu. Bà phải tìm mức lãi suất huy động hằng năm là
bao nhiêu để khoản tiền 200 triệu đạt được mục tiêu này, giả sử bà không còn một khoản tiết
kiệm nào khác?
Trang 15
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Chương này giúp sinh viên hiểu rõ mục tiêu và khuôn khổ phân tích tài chính, các
thước đo cơ bản về tình hình tài chính của công ty; có khả năng đọc hiểu các thông tin trên
báo cáo tài chính, có khả năng sử dụng các công cụ phân tích để nắm bắt tình hình tài chính
của công ty.
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính
Các dòng dịch chuyển tài chính vận động liên tục và có thể ví như hệ tuần hoàn trong
cơ thể con người, hầu như các biểu hiện tốt hay xấu trong hoạt động công ty đều có thể biểu
hiện qua các dấu hiệu tài chính. Vì vậy, các công ty cần tiến hành phân tích tài chính để xác
định những điểm mạnh và những điểm yếu về tình hình tài chính của công ty để đưa ra các
quyết định hiệu quả nhất.
Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực trạng các
chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính; từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với các
chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lại ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp
khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ quốc gia… nhằm xác định thực trạng, đặc điểm,
xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ việc
thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả.
Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là nhằm đánh giá hiệu suất và mức độ rủi
ro của các hoạt động tài chính.
1.1.2. Ý nghĩa
Thông tinh tài chính của doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm như nhà
quản lý tại doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, khách hàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức
năng… Tuy nhiên mỗi cá nhân, tổ chức sẽ quan tâm đến những khía cạnh khác nhau khi phân
tích tài chính vì vậy phân tích tài chính cũng có ý nghĩa khác nhau đối với từng các nhân, tổ
chức.
Khách hàng và các chủ nợ thương mại thường quan tâm khả năng và thời hạn thanh
toán của doanh nghiệp, đến việc các doanh nghiệp liên tục phát sinh các dòng ngân quỹ đáp
ứng các nghĩa vụ tài chính trong suốt thời hạn của khoản nợ.
Các nhà đầu tư thường tập trung vào khả năng sinh lợi và điều kiện tài chính của công
ty liên quan đến khả năng trả cổ tức và vượt qua nguy cơ phá sản...
Các nhà quản trị của công ty phân tích tài chính của công ty nhằm mục tiêu kiểm soát
nội bộ và cung cấp nhiều thông tin về điều kiện và hiệu quả tài chính của công ty cho các nhà
cung cấp vốn bên ngoài.
Các cơ quan quản lý chức năng như cơ quan thuế, thống kê, phòng kinh tế… phân tích
tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa
vụ với Nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của doanh nghiệp đến tình hình và chính
sách kinh tế- xã hội.
1.2. Trình tự và các bước tiến hành phân tích
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong phân tích tài chính, nhưng với công cụ phân
tích tốt, nhà phân tích có thể đủ cơ sở kết luận về vị thế tài chính của công ty.
Với cách tiếp cận trên quan điểm của người cung cấp nguồn tài trợ cho công ty, chúng
ta có thể sử dụng một trình tự tiến hành phân tích tài chính như sau:

Trang 16
Phân tích nhu cầu vốn
Phân tích điều kiện tài
chính và khả năng sinh lợi
Phân tích rủi ro

Xác định nhu
cầu tài trợ bên
ngoài

Thương lượng
với các nhà
cung cấp

Hình 3.1. Trình tự phân tích tài chính
Khi muốn phân tích tài trợ từ bên ngoài, doanh nghiệp tiến hành phân tích nhu cầu
vốn, điều kiện và hiệu suất tài chính và rủi ro kinh doanh của công ty. Dựa trên việc phân tích
các nhân tố này để xác định nhu cầu tài trợ từ bên ngoài và từ đó thương lượng với các nhà
cung cấp vốn bên ngoài.
Bước 1. Phân tích tình hình tài chính của công ty
Trước hết, chúng ta sẽ quan tâm đến xu hướng và yếu tố mùa vụ trong nhu cầu vốn
của công ty. Doanh nghiệp sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá điều kiện và hiệu
quả...Các nhà phân tích sử dụng các thông số này để cung cấp các dấu hiệu có giá trị về sức
khỏe của công ty theo thời gian. Kết hợp với việc phân tích rủi ro kinh doanh-những rủi ro
tiểm ẩn trong hoạt động kinh doanh của công ty để xác định nhu cầu tài chính của công ty.
Bước 2. Xác định nhu cầu tài trợ bên ngoài
Thông qua các phân tích tài chính ở trên, các công ty sẽ xác định nhu cầu vốn. Chúng
ta nhận thấy rằng nhu cầu vốn càng lớn thì nhu cầu tài trợ càng lớn và cả ba nhân tố nội dung
nhu cầu vốn, điều kiện và hiệu suất tài chính và rủi ro kinh doanh của công ty sẽ ảnh hưởng
đến hình thức tài trợ. Chẳng hạn, nếu có yếu tố mùa vụ trong nhu cầu vốn thì có thể phải cần
đến nguồn tài trợ ngắn hạn, đặc biệt là vốn vay ngắn hạn.
Bước 3. Thương lượng với các nhà cung cấp
Việc xây dựng kế hoạch tài trợ trên quan điểm của công ty cần phải được bàn thảo với
những nhà cung cấp vốn bên ngoài. Quá trình phân tích tình hình tài chính của công ty cũng
không thể tách rời hoạt động thu hút vốn từ các nhà cung cấp. Đồng thời, các nhà cung cấp
vốn cũng nên có cách nhìn rộng hơn với cách tiếp cận của công ty trong vấn đề tài trợ mặc dù
cách đó khác với cách tiếp cận của họ.
Như vậy, phân tích tài chính có rất nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, có lẽ hầu hết các phân
tích đều gắn với một trình tự và các bước tiến hành tương tự như khuôn khổ trên. Nếu không,
phân tích sẽ không chặt chẽ và sẽ không tự đáp ứng được những vấn đề dự tính.
1.3. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính
1.3.1. Phương pháp phân tích tài chính
Những con số tuyệt đối hay thông số dường như sẽ không có ý nghĩa trừ khi chúng
được so sánh với những con số hay thông số khác. Chẳng hạn, 60% tổng tài sản đầu tư vào
nhà xưởng và thiết bị sẽ là chuyện bình thường đối với một số công ty nhưng với một số khác
thì tỷ lệ này có thể không tốt. Chúng ta phải có một hướng dẫn để xác định ý nghĩa của các
thông số và các công cụ đo lường khác. Các hoạt động kinh doanh nói chung và các hoạt động
tài chính nói riêng diễn ra trong không gian và theo thời gian. Vì vậy, việc phân tích không
thể tách rời khỏi không gian và thời gian.
a. So sánh theo thời gian
So sánh theo thời gian nhằm nghiên cứu bản chất sự thay đổi về điều kiện và hiệu suất
tài chính của công ty. Nhà phân tích có thể so sánh thông số hiện tại với thông số quá khứ và
thông số kỳ vọng trong tương lai của một công ty.
b. So sánh theo không gian và các nguồn thông số ngành
Việc so sánh này thường được thực hiện bằng cách so sánh các chỉ tiêu ở từng thời
điểm giữa các doanh nghiệp tương đương hay con số trung bình ngành. Điều này có thể điều
Trang 17
chỉnh các điều kiện và hiệu suất tài chính của công ty theo hệ quy chiếu chung, cho phép xác
định độ lệch của công ty so với bình quân ngành.
1.3.2. Nội dung phân tích tài chính
Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và
các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp và công cụ phân
tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá tổng hợp, toàn diện
vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để có được nhận thức chính
xác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, khả năng sinh lãi, hiệu quả quản lý kinh
doanh, triển vọng cũng như các rủi ro của doanh nghiệp.
a. Thông tin trên báo cáo tài chính
Có nhiều loại báo cáo khác nhau, tuy nhiên, với những người phân tích bên ngoài nói
chung, mỗi đối tượng sử dụng khác nhau, khả năng các báo cáo tài chính là khác nhau. Trong
phạm vi phân tích các thông số tài chính, nhà quản trị quan tâm đến các bảng báo cáo tài
chính: bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh,
Bảng cân đối kế toán tóm tắt tài sản, nợ và vốn chủ của công ty tại một thời điểm,
thông thường là cuối năm hay cuối quý. Báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt quá trình kinh
doanh của một doanh nghiệp bằng các khoản thu và chi phí trong một thời kỳ, thường là một
năm hay một quý.
Như vậy, bảng cân đối kế toán giống như một bức tranh biểu thị vị thế tài chính của
một doanh nghiệp tại một điểm thời gian còn báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt khả năng
sinh lợi của công ty theo thời gian.
a1. Bảng cân đối kế toán
Bảng 3.1 biểu diễn bảng cân đối kế toán của công ty A & M vào cuối năm tài chính,
ngày 31/12/20x4 và tháng 31/12/20x5. Các tài sản được liệt kê ở phần tài sản theo mức độ
khả nhượng tương đối (nghĩa là mức độ dễ chuyển hóa thành tiền) và theo mức độ tăng dần
về khả năng sinh lợi.
Bảng cân đối kế toán công ty A & M ngày 31/12
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CÔNG TY A & M ngày 31/12
ĐVT: triệu đồng
TÀI SẢN

20x4

20x5

NGUÔN VỐN

20x4

20x5

Tiền mặt

178

175

Khoản phải trả

148

136

Khoản phải thu

678

740

Thuế tích lũy

36

127

Tồn kho

1329

1235

Nợ ngân hàng

448

356

Nợ trả trước

21

17

Nợ tích luỹ khác

191

164

Thuế trả trước tích luỹ

35

29

Nợ ngắn hạn

823

783

Tài sản lưu động

2241

2196

Nợ dài hạn

631

627

Tài sản cố định

1596

1538

Vốn chủ

1454

1410

(857)

(791)

Cổ phần thường, 421
mệnh giá 10.000đ

421

Tài sản cố định ròng

739

747

Vốn bổ sung

361

361

Đầu tư dài hạn

65

Thu nhập giữ lại

1014

956

Tài sản dài hạn khác

205

Tổng vốn chủ

1796

1738

Trừ: khấu hao tích lũy

205
Trang 18
TỔNG TÀI SẢN

3250

3148

TỔNG NỢ
VỐN CHỦ

VÀ 3250

3148

* Có thể tạm chia phần tài sản thành ba phần chính như sau:
- Tài sản lưu động
- Tài sản cố định
- Tài sản tài chính
Tài sản lưu động là những tài sản có thể chuyển hóa thành tiền mặt trong thời gian
ngắn, thường trong một chu kỳ kinh doanh hay một năm bao gồm tiền mặt hay các khoản
tương đương, khoản phải thu, tồn kho và chi phí trả trước. Tiền mặt và các khoản tương
đương là những tài sản khả nhượng nhất và vì thế chúng được đặt ở trên cùng. Những tài sản
càng đặt cách xa vị trí đặt tiền mặt thì khả năng chuyển hoá thành tiền của chúng càng thấp.
Khoản phải thu xếp sau tiền mặt và tồn kho được xếp sau khoản phải thu. Khoản phải
thu biểu diễn koản nợ của khách hàng, chúng có thể được chuyển thành tiền mặt trong thời kỳ
thanh toán hóa đơn, có thể là từ 30 đến 60 ngày.
Tồn kho gồm nguyên vật liệu, hàng hóa dở dang và sản phẩm cuối cùng. Tồn kho
phải được bán đi và khoản phải thu được thu hồi rồi mới có thể chuyển thành tiền.
Tài sản cố định bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị … là những tài sản được sử
dụng lâu dài, liên tục trong nhiều chu kỳ kinh doanh. Tài sản cố định bao gồm tài sản cố định
hữu hình và tài sản cố định vô hình. Phần này thể hiện bằng hai nội dung:
Tổng tài sản cố định theo nguyên giá để theo dõi.
Giá trị ròng của tài sản cố định = Nguyên giá tài sản dài hạn - khấu hao tích lũy
Vì các tài sản cố định và tài sản dài hạn khác có độ khả nhượng thấp hơn nên chúng
được đặt ở phía dưới cùng của bảng cân đối kế toán. Tài sản vô hình là những tài sản không
thể hiện dưới dạng vật chất nhưng có giá trị đáng kể đối với công ty chẳng hạn như đặc quyền
sản xuất một sản phẩm. Đôi khi tài sản vô hình còn biểu thị phần chênh lệch trị giá tài sản
ròng của công ty khi mua và đánh giá lại giá trị này được gọi là thiện chí hay uy tín.
Tài sản tài chính là những khoản đầu tư dưới hình thức mua cổ phiếu hoặc liên doanh
với công ty khác, kinh doanh bất động sản, cho vay vốn hay đầu tư xây dựng cơ bản.
* Phần bên nguồn vốn: biểu diễn các khoản nợ và vốn chủ của công ty. Các khoản
này được sắp xếp theo mức độ tăng dần về thời hạn thanh toán nợ và tăng dần về chi phí vay
vốn và mức độ rủi ro.
Về cơ bản, phần bên nguồn vốn gồm có ba phần chính:
- Nợ ngắn hạn.
- Nợ dài hạn.
- Vốn chủ sở hữu.
Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phát sinh có thời hạn thanh toán ngắn, thường là
trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Nợ ngắn hạn bao gồm vay ngắn hạn, khoản
phải trả, nợ tích lũy và nợ ngắn hạn khác, nội dung chi tiết của các khoản nợ ngắn hạn như
sau:
Khoản phải trả: là số tiền mà công ty nợ người cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu hoạt
động kinh doanh hằng ngày, khoản nợ này phát sinh khi công ty mua hàng của họ nhưng chưa
thanh toán.
Các loại giấy nợ: thông thường là những nghĩa vụ ngắn hạn đối với những chủ nợ hay
ngân hàng.
Nợ tích lũy: là các khoản chi phí cho dịch vụ đã sử dụng nhưng chưa thanh toán
chẳng hạn như công ty có thể nợ lương nhân viên hoặc nợ thuế chính phủ.
Trang 19
Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời hạn thanh toán kể từ hơn một năm bao gồm
thuế thu nhập trì hoãn, vay dài hạn, trái phiếu…
Giá trị ròng là phần giá trị còn lại sau khi trừ đi các khoản nợ. Vốn chủ chỉ được trả
thông qua cổ tức định kỳ hoặc cũng có thể là cổ tức chuyển nhượng cuối cùng. Vốn chủ sở
hữu hay còn gọi là giá trị ròng bao gồm nhiều khoản mục nhỏ bao gồm vốn tự có hay vốn
góp, vốn bổ sung, các quỹ và thu nhập giữ lại. Vốn cổ phần thường và vốn bổ sung cùng biểu
diễn tổng số tiền được cổ đông trả cho công ty để đổi lấy cổ phiếu thường. Trong ví dụ trên,
mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng một cố phiếu, điều này có nghĩa là vào ngày 31/12/20x3 có
42.100 cổ phiếu niêm yết. Phần vốn bổ sung biểu diễn số tiền được trả vượt trên mệnh giá của
các cổ phiếu đã bán. Chẳng hạn, nếu công ty đã bán cổ phiếu bổ sung với giá 60.000 đồng thì
sẽ có 10.000 đồng tăng thêm trong khoản mục cổ phần thường còn 50.000 đồng thì được cộng
thêm vào khoản mục vốn bổ sung. Thu nhập giữ lại biểu diễn phần lợi nhuận tích lũy tăng
thêm sau khi trả cổ tức, vì vậy đây là phần thu nhập được giữ lại (hay còn là phần tái đầu tư)
của công ty.
Trong bảng cân đối kế toán, tổng tài sản bằng tổng nợ cộng với vốn chủ sở hữu. Thật
vậy, đây là một nguyên tắc kế toán và do vậy, tổng tài sản trừ tổng nợ bằng vốn chủ sở
hữu, trong đó, phần lớn các khoản nợ đều có thể được xác định chắc chắn. Hầu hết các vấn đề
kế toán liên quan đến bảng cân đối kế toán đều liên quan đến những con số gắn trong các tài
sản. Tuy nhiên, cần lưu ý là các con số trong bảng cân đối kế toán chỉ là những con số kế
toán, nó khác với dự toán theo giá trị kinh tế của tài sản. Giá trị kế toán của tài sản cố định chỉ
là các chi phí thực tế trong quá khứ chứ không phải là giá trị thực nhận được nếu chúng được
bán đi vào thời điểm hiện tại. Ngoài ra, tồn kho thường được ghi ở mức thấp hơn giá thị
trường. Khoản mục khoản phải thu được ghi theo giá trị giả định là chúng sẽ được thu hôi
toàn bộ. Tuy nhiên, giá trị này cũng có thể đúng và cũng có thể không đúng. Do đó, người
phân tích cần phải nhìn vượt lên trên những con số trong báo cáo thì mới có thể phân tích một
cách chính xác điều kiện tài chính của công ty. Tùy vào loại phân tích, giá trị vốn chủ ghi trên
bảng tổng kết tài sản có thể đúng và cũng có thể không đúng với giá trị thực của công ty.
Những hạn chế của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán được lập vào một thời điểm nhất định trong khi hoạt động của
công ty là sự dịch chuyển không ngừng giữa tài sản và nguồn vốn, mỗi thời điểm khác nhau
sẽ có những kết quả khác nhau. Hơn nữa, đôi khi số liệu cũng có thể là giả tạo. Chẳng hạn,
vào cuối năm tài khóa, công ty thường sử dụng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
hoặc là công ty thường dự trữ hàng hóa để chuẩn bị cho năm tài khóa tiếp theo. Lúc đó, số dư
trên tài khoản không phản ánh tình hình tài chính thực tế của công ty trong cả năm tài khoá.
Để khắc phục hạn chế này, nhà quản trị tài chính thường xem xét bảng cân đối kế toán vào
những thời điểm khác nhau (có thể là hàng quý) thì mới phản ánh được bản chất của dữ liệu
tài chính. Ngoài ra, khấu hao chỉ là chi phí kế toán được giữ lại và tích lũy nhằm mục đích thu
hồi giá trị của tài sản, nó thường mang tính chủ quan của con người. Với phương pháp khấu
hao nhanh, tài sản cố định ròng có thể bị giảm đáng kể.
a2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh (hay còn gọi là báo cáo thu nhập hoặc báo cáo lãi lỗ)
phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ, thường là một năm hay một chu
kỳ kinh doanh. Về cơ bản, nó đo lường khả năng sinh lợi của công ty trong một thời kỳ. Nội
dung báo cáo thu nhập gồm:
Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng trong kỳ (bao gồm cả doanh thu bán tín dụng
sau khi khấu trừ hàng bán bị trả lại hay giảm giá (chiết khấu), đây là khoản tiền đã nhận được
hay sẽ nhận từ khách hàng.
Chi phí hàng bán bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất
những hàng hóa được bán trong thời kỳ. Các chi phí hàng bán bao gồm chi phí nguyên vật
liệu, chi phí lao động liên quan đến quá trình sản xuất và chi phí sản xuất chung liên quan đến
Trang 20
sản phẩm được bán. Giá trị chi phí hàng bán tương đối khác nhau giữa hai lĩnh vực sản xuất
và thương mại.
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất:
Chi phí hàng bán = Giá thành sản xuất + chênh lệch thành phẩm tồn kho
Giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất + chênh lệch sản phẩm dở dang
Ở đây, chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, tiền lương trực tiếp, chi phí
chung.
+ Đối với doanh nghiệp thương mại:
Chi phí hàng đã bán = Giá mua hàng hóa + chênh lệch hàng hóa tồn kho
Lợi nhuận gộp
= Doanh thu thuần – chi phí hàng bán
Chi phí bán hàng, quản lý hành chính và chi phí lãi được tách riêng khỏi chi phí hàng
bán vì đó là các chi phí thời kỳ chứ không phải là chi phí sản phẩm. Chi phí bán hàng, quản lý
gồm các chi phí cho việc tiêu thụ hàng hóa, chi phí quảng cáo, chi phí văn phòng, tiền lương
gián tiếp.
Về khấu hao, đối với một công ty sản xuất, chi phí khấu hao thường được xem là một
yếu tố của chi phí hàng hóa đã sản xuất và có thể nó trở thành một phần trong chi phí hàng
bán. Đối với một công ty thương mại, khấu hao thường được tách riêng như là một phần chi
phí thời kỳ khác và đượ đặt sau lợi nhuận gộp.
Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) bao gồm thu nhập hoạt động và thu nhập bổ sung.
Thu nhập hoạt động = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng, quản lý - Khấu hao
Thu nhập bổ sung bao gồm lợi tức và tiền lãi từ các đầu tư tài chính.
Chi phí tiền lãi là chi phí trả cho các nguồn vốn vay sử dụng trong kỳ.
Thu nhập trước thuế = EBIT – Chi phí tiền lãi
Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thu nhập
Lợi nhuận ròng = Thu nhập trước thuế - Thuế thu nhập
Báo cáo thu nhập thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của
công ty. Ngoài ra, báo cáo thu nhập còn thể hiện chính sách trả lợi tức và tái đầu tư của công
ty. Cổ tức được trừ ra khỏi thu nhập sau thuế, còn lại là phần thu nhập giữ lại tăng thêm trong
kỳ. Khoản tăng 58 triệu đồng trong năm tài chính 2005 trùng mức chênh lệch về thu nhập giữ
lại giữa hai thời kỳ trong bảng cân đối kế toán. Vào cuối hai thời kỳ 2004 và 2005, thu nhập
giữ lại là 1.014 triệu đồng và 956 triệu đồng, chênh nhau đúng bằng 58 triệu đồng. Vì thế, có
một sự thống nhất giữa hai bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập gần nhất.
BÁO CÁO THU NHẬP
CÔNG TY A & M ngày 31/12
ĐVT : triệu đồng
2005

2004

Doanh thu thuần
Chi phí hàng bán

3.992
2.680

3.721
2.500

Lợi nhuận gộp

1.312

1.221

Chi phí hành chính, quản lý, bán hàng

800

741

Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT)

512

480

85

70

427

410

Lãi vay
Thu nhập trước thuế (EBT)
Trang 21
120

115

307

295

Cổ tức

249

245

Thu nhập giữ lại

58

50

Thuế thu nhập
Thu nhập sau thuế (NI)

Những hạn chế của bảng báo cáo thu nhập:
Thứ nhất, thu nhập là khoản thay đổi về giá trị ròng giữa hai thời điểm bắt đầu và kết
thúc của một thời kỳ. Mặt khác, kết quả thu nhập chỉ được phản ánh thông qua các nghiệp vụ
kế toán nên nó chưa chỉ ra được các cơ hội tiềm năng trong hoạt động đầu tư tài sản. Chẳng
hạn, trong kỳ báo cáo, doanh nghiệp đang triển khai mở rộng kinh doanh, chi phí phản ánh
trong báo cáo làm cho thu nhập của cổ đông thấp nhưng thực tế đến kỳ sau, doanh số có thể
tăng lên gấp đôi.
Thứ hai, tác động của lạm phát sẽ làm giá cả gia tăng và có thể sẽ làm cho thu nhập
của công ty sẽ khác nhau, tuỳ vào phương pháp tính toán hàng hóa tồn kho mà họ lựa chọn
các phương pháp LIFO (late in first out-nhập sau xuất trước) hay FIFO (first in first out-nhập
trước xuất trước).
Thứ ba, bảng báo cáo thu nhập không thể phản ánh chính xác bản chất của các chi phí
tham gia vào việc tạo ra doanh thu. Chẳng hạn như các chi phí thời kỳ như khấu hao, chi phí
quản lý, quảng cáo … Chính vì vậy, trong quá trình phân tích, nhà quản trị tài chính phải chú
ý đến yếu tố này.
b. Các công cụ phân tích tài chính
Các công ty sử dụng các công cụ sau đây để tiến hành phân tích tài chính:
- Phân tích các thông số tài chính: thông số tài chính là công cụ được sử dụng phổ
biến để đánh giá điều kiện và hiệu quả tài chính của một công ty. Thông số tài chính là sự kết
nối hai dữ liệu tài chính bằng cách chia một số này cho số khác. Các thông số tài chính là cơ
sở so sánh giá trị hơn so với các số liệu thô trên các báo cáo tài chính. Để việc phân tích các
thông số tài chính cần được dựa trên cơ sở so sánh: so sánh với các công ty hoặc tiêu chuẩn
ngành theo thời gian. Khi phân tích tình hình tài chính, công ty sẽ đưa ra các kết luận về tình
hình sức khỏe tài chính về công ty theo các mục tiêu đã đặt ra dựa trên các nội dung chính là:
+ Thông số khả năng thanh toán: khả năng thanh toán là khả năng của một tài sản có
thể nhanh chóng chuyển thành tiền. Nội dung này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong
việc đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.
+ Thông số khả năng sinh lợi: nội dung này cho biết hiệu quả chung của công ty, nó
phản ánh mức độ ổn định của thu nhập khi so sánh với các thông số của quá khứ, đo lường
hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản.
+ Thông số nợ: nội dung này phản ánh mức độ vay nợ hay là tính ưu tiên đối với việc
khai thác nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty.
+ Các thông số thị trường: Các thông số này cung cấp cho nhà quản trị thông tin nhận
định của nhà đầu tư về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ và triển vọng tương lai
của công ty.
- Phân tích đòn bẩy: việc phân tích đòn bẩy nhằm nghiên cứu những tác động của đòn
bẩy khả năng sinh lợi và rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp. Có hai loại đòn bẩy: đòn bẩy
hoạt động nhằm xác lập cấu trúc chi phí của một doanh nghiệp; đòn bẩy tài chính hình thành
là do chi phí tài trợ cố định, đặc biệt là chi phí tài chính nhằm đánh giá việc sử dụng nợ của
doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn. Cả hai loại đòn bẩy đều ảnh hưởng đến mức độ
và độ biến động của lợi nhuận sau thuế, vì thế ảnh hưởng đến toàn bộ rủi ro và thu nhập của
công ty.
Trang 22
2. PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH
2.1. Phân tích thông số khả năng thanh toán
Theo từ điển quản lý tài chính ngân hàng, khả năng thanh toán là khả năng của một tài
sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền. Thông số khả năng thanh toán đo lường khả năng
của doanh nghiệp trong việc đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.
2.1.1. Khả năng thanh toán hiện thời
Khả năng thanh toán hiện thời là thông số chỉ rõ khả năng của công ty trong việc đáp
ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn. Thông số này nhấn mạnh đến khả năng chuyển hóa thành
tiền mặt của các tài sản lưu động để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán hiện thời =

Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn

Nếu một công ty đang gặp khó khăn về tài chính, họ buộc phải trả nợ chậm hơn, phải
vay thêm từ ngân hàng… Nếu nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản lưu động, thông số khả
năng thanh toán hiện thời sẽ giảm và điều này sẽ đưa công ty đến tình trạng khó khăn. Thông
số này cung cấp một dấu hiệu đơn giản và tốt nhất về mức độ đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn
bằng các tài sản dự kiến có thể được chuyển hóa nhanh thành tiền.
Thông thường, khả năng thanh toán hiện thời càng cao cho một cảm giác là khả năng
trả nợ càng cao nhưng thông số này chỉ được xem là một công cụ đo lường thô vì nó không
tính đến khả năng chuyển nhượng của từng tài sản trong nhóm tài sản lưu động. Một công ty
có tài sản lưu động chủ yếu gồm tiền mặt, các khoản phải thu không quá hạn thì công ty đó sẽ
khả nhượng hơn so với công ty duy trì chủ yếu tồn kho.
2.1.2. Khả năng thanh toán nhanh
Thông số này là một công cụ bổ sung cho thông số khả năng thanh toán hiện thời khi
phân tích khả năng thanh toán. Thông số này chủ yếu tập trung vào các tài sản có tính chuyển
hóa thành tiền cao hơn như tiền mặt, chứng khoản khả nhượng và khoản phải thu. Với nội
dung như vậy, khả năng thanh toán nhanh là một công cụ đo lường khả năng thanh toán chặt
chẽ hơn so với khả năng thanh toán hiện thời.

Khả năng thanh toán nhanh =

TSLĐ – Tồn kho – TSLĐ khả nhượng thấp
Nợ ngắn hạn

Tuy nhiên, các thông số này vẫn không thể cho chúng ta biết các khoản phải thu và
tồn kho thực tế có cao quá mức hay không. Nếu cao thì điều này sẽ tác động đến đánh giá ban
đầu về khả năng thanh toán của công ty.
2.1.3. Quay vòng khoản phải thu khách hàng
Thông số vòng quay khoản phải thu cung cấp nguồn thông tin nội bộ về chất lượng
khoản phải thu của công ty và mức độ hiệu quả của công ty trong hoạt động thu nợ. Tỷ lệ này
được xác định bằng cách chia doanh thu tín dụng hàng năm cho khoản phải thu hàng ngày:

Vòng quay khoản phải thu =

Trang 23

Doanh thu bán tín dụng
Khoản phải thu bình quân
Thông số này cho chúng ta biết số lần khoản phải thu được chuyển hóa thành tiền
trong năm. Số vòng quay càng lớn thì thời gian chuyển hóa từ doanh số thành tiền mặt càng
ngắn.
Khi không có thông tin về doanh thu tín dụng, chúng ta phải sử dụng tổng doanh thu.
Khi doanh số biến động theo mùa hoặc tăng mạnh trong năm thì việc sử dụng số dư khoản
phải thu cuối kỳ sẽ không còn phù hợp nữa. Đối với công ty hoạt động có biến động theo
mùa, chúng ta nên sử dụng số dư hằng tháng cho phù hợp hơn. Trong trường hợp công ty có
tốc độ tăng trưởng mạnh, số dư khoản phải thu vào cuối năm sẽ cao hơn so với doanh số. Lúc
đó, vòng quay khoản phải thu sẽ bị sai lệch và vì thế số lần quay vòng khoản phải thu trong
năm sẽ thấp. Trong trường hợp này, việc sử dụng giá trị bình quân của khoản phải thu đầu
năm và cuối năm sẽ thích hợp hơn nếu doanh số tăng tương đối đều trong cả năm.
Nếu coi tất cả các khoản phải thu đều khả nhượng trong khi một phần lớn khoản phải
thu bị quá hạn thì bạn có thể rơi vào tình trạng đánh giá quá cao về khả năng thanh toán thực
tế. Khoản phải thu chỉ khả nhượng khi chúng có thể được thu hồi trong một khoản thời gian
hợp lý. Để xác định được nguyên nhân, nhà phân tích có thể chuyển thông số vòng quay
khoản phải thu sang vòng quay khoản phải thu theo ngày hay còn gọi là kỳ thu tiền bình quân.
2.1.4. Kỳ thu tiền bình quân
Khoản phải thu x Số ngày trong năm

Kỳ thu tiền bình quân =

Doanh thu tín dụng hàng năm

Tuy nhiên, trước khi kết luận là công ty có vấn đề về thu hồi nợ, chúng ta nên kiểm tra
lại thời hạn bán hàng mà công ty hiện đang cung cấp cho khách hàng. Nếu kỳ thu tiền bình
quân lớn hơn thời hạn bán tín dụng cho phép của công ty thì đó là một dấu hiệu không tốt, nó
chứng tỏ tỷ lệ khách hàng tín dụng đang chiếm tỷ trọng lớn hoặc là công ty đang bị khách
hàng chiếm dụng vốn. Giả sử kỳ thu tiền bình quân là 62 ngày và thời hạn bán hàng là “2/10
Net 30”, điều này có nghĩa là một phần lớn khoản phải thu bị quá hạn, vượt qua ngày thứ 30.
Mặt khác, nếu kỳ hạn là “Net 60” thì khoản phải thu bị thu hồi chỉ chậm hơn hai ngày so với
kỳ hạn quy định.
Mặc dù kỳ thu tiền bình quân quá cao thường không tốt nhưng kỳ thu tiền bình quân
quá thấp cũng không phải là tốt. Kỳ thu tiền bình quân thấp có thể là biểu hiện của chính sách
tín dụng quá chặt chẽ. Lúc này, khoản phải thu có thể có chất lượng nhưng doanh số có thể bị
giảm mạnh và lợi nhuận có thể thấp hơn mức đáng ra phải được do chính sách tín dụng quá
chặt chẽ. Trong tình huống này, có lẻ công ty nên nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng.
* Quản lý thời hạn khoản phải thu
Với phương pháp này, chúng ta cần phân loại các khoản phải thu một một ngày nào đó
theo tỷ lệ phần trăm hóa đơn nợ của các tháng trước. Giả sử chúng ta có bảng kê khoản phải
thu quá hạn vào ngày 31 tháng 12 như sau:
Tháng bán tín dụng

Tháng 12

Tháng 11

Tháng 10

Tháng 9

Tháng 8 vềtrước

Thời gian quá hạn

Hiện tại

0-1

1-2

2-3

3 hoặc hơn

Tổng
cộng

Tỷ lệ % trên tổng
số dư khoản phải
thu hiện tại

67

19

7

2

5

100

Trang 24
Nếu thời hạn tín dụng là 2/10 Net 30, bảng kê thời hạn này cho chúng ta biết rằng có
67% khoản phải thu đến ngày 31/12 là khoản phải thu hiện tại, 19% bị quá hạn một tháng, 7%
quá hạn hai tháng và tiếp tục như thế. Tùy vào những kết luận rút ra từ việc phân tích bảng kê
khoản phải thu quá hạn, chúng ta có thể điều tra sâu hơn về chính sách tín dụng và thu hồi nợ
của công ty. Các khoản phải thu được ghi trên bảng cân đối kế toán thường là những con số
giả định trong trường hợp công ty có thể thu hồi được toàn bộ khoản phải thu. Bảng kê khoản
phải thu quá hạn cung cấp nhiều thông tin hơn so với kỳ thu tiền bình quân vì nó chỉ ra dấu
hiệu của vấn đề một cách chi tiết hơn.
2.1.5. Vòng quay khoản phải trả
Có thể có những lúc công ty cần nắm thông tin về kỳ hạn trả tiền của chính họ đối với
các nhà cung cấp hoặc kỳ hạn trả tiền của một khách hàng tín dụng tiềm năng. trong trường
hợp này, chúng ta cần xem xét thông số vòng quay khoản phải trả và kỳ trả tiền bình quân
như sau:

Hệ số vòng quay khoản phải trả =

Kỳ trả tiền bình quân =

Trị giá hàng mua tín dụng
Khoản phải trả bình quân

Khoản phải trả x Số ngày trong năm
Trị giá hàng mua tín dụng hàng năm

Trong đó, khoản phải trả là số dư cuối kỳ (hoặc giá trị bình quân) và trị giá hàng mua
tín dụng là giá trị hàng mua từ các nhà cung cấp bên ngoài trong năm. Con số này cho biết
thời hạn bình quân của khoản phải trả. Thường thì các công ty muốn duy trì và kéo dài thời
hạn phải trả vì như thế họ có thể sử dụng tiền từ nguồn này như là một nguồn tài trợ giá rẻ.
Nếu hệ số quay vòng khoản phải trả thấp hơn so với mức bình quân ngành thì điều này chứng
tỏ có khả năng chiếm dụng tiền của nhà cung cấp nhiều hơn so với các công ty khác trong
ngành. Tuy nhiên, điều này phản ảnh nguy cơ công ty có thể phải đối phó với việc thanh toán
các khoản nợ đến hạn.
Trong trường hợp không có thông tin về giá trị mua hàng thì người ta có thể sử dụng
chi phí hàng bán công với (trừ đi) mức tăng (giảm) tồn kho để xác định thông số này. Chẳng
hạn, đối với một hệ thống của hàng bán lẻ không có chức năng sản xuất, chi phí hàng bán
cộng với mức thay đổi về tồn kho là thành phần chủ yếu của hàng mua tín dụng. Tuy nhiên,
trong những tình huống cộng thêm một giá trị quá lớn, chi phí hàng mua gồm chi phí hàng
bán cộng tồn kho sẽ không thích hợp. Lúc đó, người ta phải có số tiền mua thực sự nếu sử
dụng thông số này.
Ngoài ra, kỳ trả tiền bình quân là thông tin có giá trị để đánh giá khả năng trả nợ đúng
hạn của một khách hàng tín dụng. Nếu kỳ trả tiền bình quân là 48 ngày và thời hạn của ngành
là Net 30 thì chúng ta biết rằng một phần lớn khoản phải trả bị quá hạn. Trong trường hợp
này, kiểm tra tình trạng tín dụng của các nhà cung cấp khác của khách hàng sẽ cung cấp thông
tin sâu hơn về mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
2.1.6. Vòng quay tồn kho
Để biết được hiệu quả trong quản trị tồn kho của công ty, chúng ta tính thông số vòng
quay tồn kho:
Vòng quay tồn kho =

Giá vốn hàng bán
Tồn kho bình quân

Thông thường, vòng quay tồn kho càng cao, hoạt động quản trị tồn kho của công ty
càng hiệu quả và tồn kho càng mới và càng khả nhượng. Tuy nhiên, đôi lúc, vòng quay tồn
Trang 25
kho cao có thể là dấu hiệu của việc duy trì quá ít tồn kho và do đó có thể xảy ra tình trạng cạn
dữ trữ. Vòng quay tồn kho thấp thường là dấu hiệu của việc duy trì nhiều hàng hóa lỗi thời,
quá hạn, chậm chuyển đổi.
Một vấn đề cũng cần phải đặt ra là tồn kho trong sổ sách có giá trị đúng với giá trị
thực của nó hay không. Một khi có dấu hiệu nào đó về tồn kho, chúng ta phải điều tra sâu hơn
để xác định nguyên nhân của nó.
Ngoài ra, còn có một công cụ khác tương tự như vòng quay tồn kho nhưng biểu diễn
theo ngày đó là chu kỳ chuyển hóa tồn kho hay còn gọi là kỳ dự trữ bình quân, xác định số
ngày dự trữ trong kho.

Chu kì chuyển hóa tồn kho =

Số ngày trong năm
Vòng quay tồn kho

Hoặc
Chu kì chuyển hóa tồn kho =

Tồn kho bình quân
Giá vốn hàng bán bình quân mỗi ngày

Thông tin này cho biết trung bình phải mất bao nhiêu ngày để tồn kho được chuyển
thành khoản phải thu và tiền mặt.
2.2. Phân tích thông số nợ
Các thông số nợ phản ánh mức độ vay nợ hay là tính ưu tiên đối với việc khai thác nợ
vay để tài trợ cho các tài sản của công ty.
2.2.1. Thông số nợ trên vốn chủ
Thông số này được dùng để đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty.
Tổng nợ

Thông số nợ =

Vốn chủ sở hữu
2.2.2. Thông số nợ trên tài sản
Thông số này được sử dụng cùng với mục đích của thông số nợ trên vốn chủ. Thông
số (D/A) cho biết tổng tài sản đã được tài trợ bằng vốn vay như thế nào.

Thông số nợ (D/A) =

Tổng nợ
Tổng tài sản

2.2.3. Thông số nợ dài hạn / vốn dài hạn
Thông số này cho biết tỷ lệ của nợ dài hạn chiếm trong tổng cơ cấu vốn dài hạn của
công ty. Cơ cấu vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn cộng với vốn cổ phần (hay vốn chủ sở hữu)
trong bảng cân đối kế toán.

Thông số nợ dài hạn =

Tổng nợ dài hạn
Tổng nợ dài hạn và vốn cổ phần

Trang 26
Tỷ lệ này cho biết mức độ quan trọng của nợ dài hạn trong cấu trúc vốn (tài trợ dài
hạn) của công ty. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các tỷ lệ nợ chỉ tính dựa trên số liệu kế toán nên
đôi khi cũng cần tính các tỷ lệ này theo giá trị thị trường để có được đánh giá chuẩn xác hơn.
2.2.4. Các thông số trang trải
* Tỷ lệ đảm bảo lãi vay
Tỷ lệ này là một công cụ đo lường về khả năng của công ty trong việc đáp ứng các
khoản nợ lãi vay và khả năng tránh nguy cơ phá sản. Nói cách khác, nó biểu thị khả năng đáp
ứng các nghĩa vụ nợ bằng thu nhập sản sinh từ hoạt động của công ty. Tỷ lệ này lớn hơn 1 chỉ
ra rằng công ty có thể đáp ứng khoản chi trả tiền lãi và tạo ra được một lớp đệm an toàn đối
với người cho vay. Nói chung, tỷ lệ này càng cao thì công ty sẽ càng có thể trang trải các
khoản nợ tiền lãi.

Tỷ lệ đảm bảo lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT)
Tổng tài sản

Tỷ lệ đảm bảo lãi vay rất hữu ích khi đánh giá khả năng đáp ứng chi phí lãi nhưng
thông số này có hai thiếu sót:
+ Lãi vay không phải là khoản chi phí tài chính cố định duy nhất – các công ty còn
phải giảm nợ gốc theo kế hoạch và nhiều công ty thuê tài sản và vì thế phải thanh toán các
khoản tiền thuê đó. Nếu công ty không có khả năng đáp ứng các khoản chi trả này, họ có thể
bị phá sản.
+ EBIT không biểu diễn toàn bộ ngân quỹ có thể sử dụng để trả nợ, đặc biệt là nếu
một công ty có chi phí khấu hao lớn.
Để tính đến các điểm yếu này, các ngân hàng và các tổ chức khác đã xây dựng công
thức trang trải EBITDA như sau:
* Khả năng trả nợ: tỷ lệ trang trải của lợi nhuận hoạt động trước khấu hao
(EBITDA)
EBITDA + Trả tiền thuê tài sản
Tỷ lệ trang trải EBITDA =
Lãi +

Vốn gốc

+ Tiền thuê tài sản

1-t
Lưu ý rằng vì nguồn ngân quỹ dùng để trang trải các khoản phải trả là nguồn ngân quỹ
trước thuế, trong khi đó, vốn gốc phải trả lại là khoản nợ sau thuế, vì thế, phải đưa vốn gốc về
trước thuế.
Thông số EBITDA là thông số hữu ích nhất đối với những người cho vay ngắn hạn
như ngân hàng. Qua một thời kỳ ngắn, quỹ từ khấu hao có thể được sử dụng để trả nợ. Qua
một thời gian dài, các quỹ đó phải được tái đầu tư để duy trì nhà máy thiết bị hoặc những thứ
mà công ty không thể tiếp tục duy trì trong công ty. Vì vậy, các ngân hàng cho vay ngắn hạn
thường quan tâm đến thông số này trong khi các chủ nợ dài hạn thì tập trung vào tỷ lệ đảm
bảo lãi vay.
Tóm lại, khi đánh giá rủi ro tài chính của một công ty, nhà phân tích tài chính trước
hết cần phải tính các thông số nợ như là một công cụ thô đo lường rủi ro tài chính. Tùy thuộc
vào kế hoạch trả nợ và lãi suất bình quân mà tỷ số nợ có thể có hoặc có thể không cho một
Trang 27
bức tranh chính xác về khả năng của công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính. Hơn
nữa, chúng ta biết rằng các khoản lãi và vốn gốc không thể được đáp ứng mà không có thu
nhập, không có tiền mặt. Do vậy, cũng cần phải phân tích khả năng ngân quỹ của công ty
trong việc đáp ứng các khoản nợ (cũng như các chi phí tài chính).
2.3. Phân tích thông số khả năng sinh lợi
Các thông số này cho biết hiệu quả chung của công ty, nó phản ánh mức độ ổn định
của thu nhập khi so sánh với các thông số của quá khứ, thông số này còn gọi là thông số hiệu
quả đo lường hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản.
Nội dung của thông số này nhằm đo lường tốc độ chuyển hóa của khoản phải thu, tồn
kho và khoản phải trả trong chu kỳ kinh doanh để quản lý tài sản một cách hiệu quả. Nói cách
khác, nó phản ánh tốc độc chu chuyển của những tài sản trực tiếp tham gia vào chu kỳ kinh
doanh (vòng quay khoản phải thu, tồn kho, khoản phải trả) để từ đó có cơ sở điều chỉnh các
chính sách (bán hàng, dự trữ, mua hàng) một cách hợp lý.
2.3.1. Vòng quay tổng tài sản
Thông số này đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản để tạo ra doanh thu.

Vòng quay tổng tài sản =

Doanh thu thuần
Tổng tài sản

2.3.2. Lợi nhuận gộp biên

Lợi nhuận gộp biên =

Doanh thu thuần – Chi phí hàng bán
Doanh thu thuần

Thông số này đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất và marketing của công ty. Một
công ty có thông số này cao hơn mức bình quân ngành chứng tỏ nổ lực của công ty trong việc
cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguyên vật liệu và lao động so với các
công ty khác. Đặc biệt, thông số này phản ánh tính hợp lý trong hoạt động định giá của công
ty.
2.3.3. Lợi nhuận ròng biên
Lợi nhuận ròng biên =

Lợi nhuận ròng sau thuế
Doanh thu ròng

Lợi nhuận ròng biên là công cụ đo lường khả năng sinh lợi trên doanh số sau khi tính
đến tất cả các chi phí và thuế thu nhập. Nó cho chúng ta biết lợi nhuận ròng trên mỗi đồng
doanh số của công ty. Việc so sánh thông số này với ngành cho thấy hiệu suất và độ hấp dẫn
của công ty này so với công ty khác.
Bằng cách so sánh các thông số này cùng với nhau, chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn
hiệu quả hoạt động của công ty. Nếu lợi nhuận gộp biên không thay đổi qua nhiều năm nhưng
lợi nhuận ròng biên giảm trong cùng thời kỳ đó thì chúng ta biết là do các chi phí quản lý,
hành chính và bán hàng cao tương đối so với doanh số hoặc do lãi suất cao. Mặc khác, nếu lợi
nhuận gộp biên giảm, chúng ta biết rằng chi phí sản xuất so với doanh số tăng lên. và điều này
xảy ra hoặc là do giá bán thấp hơn hoặc do hiệu quả hoạt động thấp hơn.
2.3.4. Khả năng sinh lợi trên đầu tư
Thu nhập trên đầu tư (ROA) =

Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản

Trang 28
a. Thu nhập trên giá trị ròng
Đây là hệ số quan trọng nhất đối với các cổ đông nắm giữ cổ phần thường, nó cho
thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty. Thu nhập trên giá trị ròng là phần
còn lại của lợi nhuận ròng sau khi đã thanh toán cổ tức ưu đãi chia cho giá trị ròng (vốn cổ
phần - vốn cổ phần ưu đãi). Trong trường hợp không có vốn vay thì ROA cũng chính là ROE.
Còn khi có vốn vay, chi phí sau thuế của vốn vay thấp làm cho ROE lớn hơn nhiều so với
ROA do tác động của đòn bẩy nợ. ROE còn có thể biểu diễn dưới dạng:
ROE = ROA (1 – D/A)
Nếu thông số này lớn hơn bình quân ngành thì cổ đông được lợi hơn so với các cổ
đông khác trong cùng ngành. Điều này có thể là do một trong hai yếu tố sau: ROE của công ty
cao hoặc là do công ty đã sử dụng đòn bẩy nợ (nợ/tài sản). Khi tăng mức đòn bẩy nợ lên,
ROE của công ty sẽ tăng, tuy nhiên đến một lúc nào đó thì tác động của đòn bẩy sẽ không còn
hiệu quả nữa do mức tăng thêm của chi phí tài chính sẽ lớn hơn khoản tăng thêm của phần lợi
nhuận thu được nhờ tác động đòn bẩy.
b. Thu nhập trên tổng tài sản và tiếp cận Dupont

Thu nhập
trên đầu tư

=

Sức sinh lời trên
đầu tư = Khả năng sinh lời trên DS x Hiệu suất của tài sản
Lợi nhuận
Lợi nhuận
Doanh thu thuần
ròng sau thuế
ròng sau thuế
Vòng
Lợi nhuận
quay của =
ròng biên =
Tổng tài sản
Doanh thu
tài sản
Tổng tài sản
thuần

Đo lường hiệu quả chung về
khả năng sinh lợi bằng tài sản
hiện có.

Đo lường khả năng sinh lợi
trên doanh thu.

Đo lường hiệu quả trong
việc sử dụng tài sản để tạo ra
doanh thu.

Hình 3.1. Phân tích ROA theo phương trình Dupont
c. Thu nhập trên vốn chủ (ROE)
Ngoài ra, có một công cụ khác đo lường hiệu suất chung của công ty là thu nhập trên
vốn chủ. Thông số này cho biết mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập
cho những cổ đông của họ.
Thu nhập trên vốn chủ (ROE) =

Lợi nhuận ròng
Vốn chủ

2.4. Phân tích thông số thị trường
Các thông số này cung cấp cho nhà quản trị thông tin nhận định của nhà đầu tư về hiệu
quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ và triển vọng tương lai của công ty.
2.4.1. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
EPS =

Lợi nhuận ròng – Cổ tức ưu đãi
Số cổ phiếu trung bình lưu hành trong kỳ

2.4.2. Thông số giá trên thu nhập (P/E)
P/E =

Giá trị trường của cổ phiếu
Thu nhập trên cổ phiếu

2.4.3. Thông số giá cổ phiếu trên ngân quỹ
Trang 29
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính

Contenu connexe

Tendances

Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhanhtuan24
 
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnhThao Nguyen
 
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_656714 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Tendances (15)

Quan tri tai chinh
Quan tri tai chinhQuan tri tai chinh
Quan tri tai chinh
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩuĐề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩu
 
Tài chính doanh nghiệp học phần I
Tài chính doanh nghiệp học phần ITài chính doanh nghiệp học phần I
Tài chính doanh nghiệp học phần I
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chính
 
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
 
5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh
 
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_656714 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
4 chuong 1_ev_qvwg_eu4f_20130819042848_65671
 
bao cao thuc tap
bao cao thuc tap bao cao thuc tap
bao cao thuc tap
 
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_6567125859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
 
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào CaiĐề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
 
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_6567126125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
 
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
 
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
 

En vedette

Slide ke toan tai chinh 1
Slide ke toan tai chinh 1Slide ke toan tai chinh 1
Slide ke toan tai chinh 1Tran Trung
 
luận văn tcdn 2
luận văn tcdn 2luận văn tcdn 2
luận văn tcdn 2quynhlehvtc
 
đặC điểm khoản nợ phải thu
đặC điểm khoản nợ phải thuđặC điểm khoản nợ phải thu
đặC điểm khoản nợ phải thuTrúc Lâm TB
 
Bao cao von bang tien va cac khoan phai thu
Bao cao  von bang tien va cac khoan phai thuBao cao  von bang tien va cac khoan phai thu
Bao cao von bang tien va cac khoan phai thuPhương Thảo Vũ
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kiểm soát khoản phải thu - Account receivables management
Kiểm soát khoản phải thu - Account receivables managementKiểm soát khoản phải thu - Account receivables management
Kiểm soát khoản phải thu - Account receivables managementChuc Cao
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016tuan nguyen
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 

En vedette (9)

Slide ke toan tai chinh 1
Slide ke toan tai chinh 1Slide ke toan tai chinh 1
Slide ke toan tai chinh 1
 
luận văn tcdn 2
luận văn tcdn 2luận văn tcdn 2
luận văn tcdn 2
 
đặC điểm khoản nợ phải thu
đặC điểm khoản nợ phải thuđặC điểm khoản nợ phải thu
đặC điểm khoản nợ phải thu
 
Bao cao von bang tien va cac khoan phai thu
Bao cao  von bang tien va cac khoan phai thuBao cao  von bang tien va cac khoan phai thu
Bao cao von bang tien va cac khoan phai thu
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
 
Kiểm soát khoản phải thu - Account receivables management
Kiểm soát khoản phải thu - Account receivables managementKiểm soát khoản phải thu - Account receivables management
Kiểm soát khoản phải thu - Account receivables management
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 

Similaire à Gt quản lý tài chính

Quản trị tài chính
Quản trị tài chínhQuản trị tài chính
Quản trị tài chínhhuongmuathu0105
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...Viện Quản Trị Ptdn
 
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1Vu Huy
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpduongle0
 

Similaire à Gt quản lý tài chính (20)

26136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_6567126136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
 
Quản trị tài chính
Quản trị tài chínhQuản trị tài chính
Quản trị tài chính
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
 
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Công Ty Dệt May.
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Công Ty Dệt May.Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Công Ty Dệt May.
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Công Ty Dệt May.
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
 
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty Sản Xuất Bia.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty  Sản Xuất Bia.Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty  Sản Xuất Bia.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Tại Công Ty Sản Xuất Bia.
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
 
QT111.doc
QT111.docQT111.doc
QT111.doc
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Ô Tô.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Ô Tô.Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Ô Tô.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Ô Tô.
 

Plus de Hiếu Kều

Chien luoc-san-pham-va-dich-vu
Chien luoc-san-pham-va-dich-vuChien luoc-san-pham-va-dich-vu
Chien luoc-san-pham-va-dich-vuHiếu Kều
 
Chien luoc-marketing-mix
Chien luoc-marketing-mixChien luoc-marketing-mix
Chien luoc-marketing-mixHiếu Kều
 
Gt lịch sử đảng
Gt lịch sử đảngGt lịch sử đảng
Gt lịch sử đảngHiếu Kều
 
3 trung gian tai chinh
3 trung gian tai chinh3 trung gian tai chinh
3 trung gian tai chinhHiếu Kều
 

Plus de Hiếu Kều (7)

Dinh vi-san-pham
Dinh vi-san-phamDinh vi-san-pham
Dinh vi-san-pham
 
Chien luoc-san-pham-va-dich-vu
Chien luoc-san-pham-va-dich-vuChien luoc-san-pham-va-dich-vu
Chien luoc-san-pham-va-dich-vu
 
Chien luoc gia
Chien luoc giaChien luoc gia
Chien luoc gia
 
Chien luoc-marketing-mix
Chien luoc-marketing-mixChien luoc-marketing-mix
Chien luoc-marketing-mix
 
Chien luoc-gia
Chien luoc-giaChien luoc-gia
Chien luoc-gia
 
Gt lịch sử đảng
Gt lịch sử đảngGt lịch sử đảng
Gt lịch sử đảng
 
3 trung gian tai chinh
3 trung gian tai chinh3 trung gian tai chinh
3 trung gian tai chinh
 

Gt quản lý tài chính

  • 1. Bài giảng Quản trị tài chính BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Trang 1
  • 2. Bài giảng Quản trị tài chính CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương này giúp sinh viên nắm bắt được vai trò và mục tiêu của quản trị tài chính, các vấn đề liên quan đến thị trường tài chính của nhà quản trị tài chính. 1. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóatiền tệ, tính chất và mức độ phát triển của tài chính doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào tính chất và nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bằng những nội dung chủ yếu sau đây: Một là, tài chính doanh nghiệp phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị trong nền kinh tế. Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là sự vận động của các nguồn tài chính được diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh và được diễn ra giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế cho Nhà nước hoặc tài trợ tài chính; giữa doanh nghiệp với thị trường: thị trường hàng hoá-dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính...trong việc cung ứng các yếu tố sản xuất (đầu vào) cũng như bán hàng hoá, dịch vụ (đầu ra) của quá trình sản xuất kinh doanh. Hai là, sự vận động của các nguồn tài chính doanh nghiệp không phải diễn ra một cách hỗn loạn mà nó được hoà nhập vào chu trình kinh tế của nền kinh tế thị trường. Đó là sự vận động chuyển hoá từ các nguồn tài chính hình thành nên các quỹ, hoặc vốn kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Sự chuyển hoá qua lại đó được điều chỉnh bằng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ những đặc trưng trên của tài chính doanh nghiệp, chúng ta có thể rút ra kết luận về khái niệm tài chính doanh nghiệp như sau: “Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phán ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.” 1.1.2. Định nghĩa quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính là một trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Chức năng quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác trong doanh nghiệp như: chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức năng quản trị nguồn nhân lực. Trang 2
  • 3. Bài giảng Quản trị tài chính Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản theo mục tiêu chung của công ty. Vì vậy, chức năng quyết định của quản trị tài chính có thể chia thành ba nhóm: quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản, trong đó quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản theo mục tiêu tạo giá trị cho các cổ đông. Như vậy, “Quản trị tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối trí các dòng tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch.” 1.2. Các quyết định chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Quyết định đầu tư Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản của quản trị tài chính. Nhà quản trị tài chính cần xác định nên dành bao nhiêu cho tiền mặt, khoản phải thu và bao nhiêu cho tồn kho, bởi mỗi tài sản có đặc trưng riêng, có tốc độ chuyển hoá thành tiền và khả năng sinh lợi riêng. Do vậy, để duy trì một cơ cấu tài sản hợp lý, các nhà quản trị tài chính không chỉ ra các quyết định đầu tư mà còn ra các quyết định cắt giảm, loại bỏ hay thay thế đối với các tài sản không còn giá trị kinh tế. Các quyết định này tác động trực tiếp lên khả năng sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp. 1.2.2. Quyết định tài trợ Để tài trợ cho tài sản, các nhà quản trị tài chính phải tìm kiếm các nguồn vốn thích hợp thông qua các quyết định tài trợ. Các nguồn vốn để tài trợ cho tài sản bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, vốn chủ.....Họ có thể nghiên cứu xem còn hình thức tài trợ nào khác không? Một tổ hợp tài trợ nào được xem là tối ưu? 1.2.3. Quyết định quản trị tài sản Quyết định thứ ba đối với nhà quản trị tài chính là quyết định quản trị tài sản. Các tài sản khác nhau sẽ yêu cầu cách thức vận hành khác nhau. Do vậy, nhà quản trị tài chính sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc quản trị các tài sản lưu động so với tài sản cố định trong khi phần lớn trách nhiệm quản lý tài sản cố định thuộc về các nhà quản trị sản xuất, những người vận hành trực tiếp tài sản cố định. 1.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính là sự tác động của nhà quản trị đến các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần được nhà quản trị tài chính quan tâm giải quyết không chỉ là lợi ích của cổ đông và nhà quản lý mà còn cả lợi ích của nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và Chính phủ. Đó là nhóm người có nhu cầu tiềm năng về các dòng tiền của doanh nghiệp. Do vậy, nhà quản trị tài chính, mặc dù có trách nhiệm nặng nề về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp vẫn phải lưu ý đến sự nhìn nhận, đánh giá của người ngoài doanh nghiệp như cổ đông, chủ nợ, khách hàng, Nhà nước… Quản trị tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Quản trị tài chính tốt có thể khắc phục những khiếm khuyết trong các lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không được cân nhắc, hoạch định kĩ lưỡng có thể gây nên những tổn thất lớn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Hơn nữa, do doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường nhất định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bởi vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp tốt có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia. Quản trị tài chính luôn giữ một vai trò trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Quản trị tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau: - Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn Trang 3
  • 4. Bài giảng Quản trị tài chính hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp. - Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Quản trị tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn. - Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh. 2. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 2.1. Khái niệm thị trường tài chính Thị trường tài chính có thể được xem như là nhân tố khởi đầu của nền kinh tế thị trường. Các hoạt động của thị trường tài chính tác động trực tiếp và gián tiếp đến lợi ích của mỗi cá nhân, tốc độ phát triển của doanh nghiệp và đến hiệu quả của nền kinh tế. Các thành viên của thị trường tài chính là các cá nhân, các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ. Các đối tượng này tham gia rộng khắp trên tất cả các thị trường tài chính: - Đối với các cá nhân, thị trường tài chính tạo ra nơi để tiết kiệm, cho vay, cầm cố, thế chấp tài sản và là nơi để đầu tư các loại chứng khoán. - Đối với các doanh nghiệp, thị trường tài chính là nơi mà doanh nghiệp có thể huy động nguồn ngân quỹ mới hay đầu tư những khoản tài chính nhàn rỗi tạm thời và là nơi để xác lập giá trị của công ty. - Đối với chính phủ, thị trường tài chính là nơi mà chính phủ có thể vay mượn ngân sách hay tác động để thúc đẩy và điều chỉnh nền kinh tế phát triển... Thị trường tài chính là thị trường trong đó vốn được chuyển từ những người hiện có vốn dư thừa muốn sinh lợi sang người cần vốn theo những nguyên tắc nhất định của thị trường. Tính đặc biệt của thị trường tài chính còn thể hiện ở chỗ phần lớn hàng hóa trên thị trường này được thể hiện thông qua các công cụ gọi chung là các giấy tờ có giá (hay chứng khoán) như: tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu, các chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác. Các công cụ đó không phải là tiền thật (tiền mặt) nhưng có giá trị như tiền mặt. Như vậy, thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tích sản tài chính hay các công cụ vốn hoặc vốn. - Tích sản tài chính là tiền mặt (chưa đưa vào kinh doanh) và tất cả những gì gần với tiền mặt như vận đơn gửi hàng, cổ phiếu, trái phiếu… - Công cụ vốn là tiền mặt và những gì gần với tiền hiện là vốn trong kinh doanh, sản xuất. Trang 4
  • 5. Bài giảng Quản trị tài chính - Vốn là phần tài sản của chủ sỡ hữu doanh nghiệp đưa vào kinh doanh, sản xuất như tiền mặt, kim loại quý, đá quý, bằng phát minh-sáng chế. 2.2. Cấu trúc thị trường tài chính Cơ sở để phân loại các thị trường tài chính rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, căn cứ vào thuộc tính của thị trường hay dựa trên những đặc điểm như thời hạn của các công cụ tài chính hay tính chất của các giao dịch có thể phân loại thị trường tài chính theo nhiều cách khác nhau. 2.1.1. Căn cứ theo thời hạn thanh toán của các công cụ tài chính Theo cách phân chia này, thị trường tài chính được cấu trúc bởi thị trường tiền tệ và thị trường vốn. a. Thị trường tiền tệ Thị trường tiền tệ là thị trường mua và bán các chứng khoán nhà nước và chứng khoán công ty có thời gian đáo hạn dưới một năm. Thị trường tiền tệ bao gồm 4 thị trường bộ phận chủ yếu: thị trường tín dụng ngắn hạn; thị trường hối đoái (vàng và ngoại tệ); thị trường liên ngân hàng; thị trường mở. - Thị trường tín dụng ngắn hạn: là một cơ chế diễn ra các hoạt động giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với công chúng và các doanh nghiệp. Chủ thể của thị trường tín dụng ngắn hạn là các trung gian tài chính, các trung gian tài chính là nơi cung cấp cho doanh nghiệp những khoản tín dụng ngắn hạn dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, cầm cố. Và là nơi để doanh nghiệp gửi vốn tạm thời nhàn rỗi, cung cấp các dịch vụ thanh toán, ngân quĩ cho doanh nghiệp. - Thị trường hối đoái chuyên giao dịch, trao đổi các loại ngoại tệ. Chủ thể của thị trường hối đoái là người được phép kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc (trong đó chủ yếu là ngân hàng thương mại), các doanh nghiệp tham gia giao dịch hối đoái, ngân hàng trung ương tham gia thị trường để thực hiện chính sách tiền tệ và các cá nhân được phép giao dịch hối đoái có nhu cầu. Các doanh nghiệp có thể mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để thực hiện giao dịch thanh toán, mua bán ngoại tệ phục vụ mục đích kinh doanh. - Thị trường liên ngân hàng: là một cơ chế diễn ra các giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với nhau và ngân hàng nhà nước. Tại thị trường này hình thành lãi suất cơ bản của các thị trường tài chính: lãi suất cho vay của thị trường liên ngân hàng. - Thị trường mở: là thị trường mua bán các loại chứng khoán nhà nước ngắn hạn như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ,... nhằm điều tiết cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Tức thông qua thị trường mở, ngân hàng Trung Ương có thể làm cho“tiền dự trữ” của các ngân hàng thương mại tăng lên hoặc giảm xuống, từ đó tác động đến khả năng cung cấp tín dụng của ngân hàng thương mại làm ảnh hưởng đến khối lượng tiền tệ của nền kinh tế. b. Thị trường vốn Thị trường vốn là thị trường trong đó bao gồm các giao dịch mua bán các công cụ tài chính có thời hạn thanh toán trên một năm. Thị trường vốn hoạt động với các công cụ thuộc về vốn chủ và vốn vay dài hạn có thời gian đáo hạn trên một năm: trái phiếu, cổ phiếu. Thị trường vốn có 4 thị trường bộ phận là: thị trường chứng khoán; thị trường tín dụng trung và dài hạn, thị trường cho thuê tài chính và thị trường cầm cố bất động sản. - Thị trường cầm cố bất động sản là một cơ chế chuyên cung cấp những khoản tài trợ dài hạn được đảm bảo bằng việc cầm cố, thế chấp, các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu hay các loại bất động sản. - Thị trường chứng khoán là một cơ chế chuyên giao dịch các loại chứng khoán, đó là thị trường sử dụng các loại thông tin dữ liệu có liên quan đến mức sinh lời tiềm năng và coi đó như một chuẩn mực đầu tư. Các loại công cụ vốn, trái khoán, được sử dụng giao dịch trên Trang 5
  • 6. Bài giảng Quản trị tài chính thị trường chứng khoán bao gồm cổ phiểu, trái phiếu công ty, công trái quốc gia và nhiều loại giấy tờ có giá khác. - Thị trường tín dụng trung và dài hạn: là thị trường diễn ra các giao dịch tín dụng nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác thuê dài hạn hay thuê mua trả góp các loại máy móc thiết bị hay các loại bất động sản. - Thị trường cho thuê tài chính: là thị trường diễn ra các hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn thông qua việc cho thuê các máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các bất động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên thuê và bên cho thuê. 2.2.2. Căn cứ trên phương diện cơ chế giao dịch Trong khi đó, trên phương diện cơ chế giao dịch, thị trường tài chính được cấu trúc bởi thị trường sơ cấp hay còn gọi là thị trường cấp một và thị trường thứ cấp hay còn gọi là thị trường cấp hai. a. Thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp là thị trường mới phát hành, trong đó những công cụ tài chính chỉ mới bán ra lần đầu. Ở đây, nguồn vốn thông qua việc bán các chứng khoán mới, dịch chuyển từ người tiết kiệm đến những người đầu tư. Thị trường sơ cấp là loại thị trường không có địa điểm cố định, người bán công cụ tài chính cho người đầu tư hoặc trực tiếp tại phòng của tổ chức huy động vốn, hoặc thông qua tổ chức đại lý. Đối với nhà đầu tư, thị trường sơ cấp là nơi để thực hiện đầu tư vốn vào các công cụ tài chính. Do các công cụ tài chính được bán trên thị trường sơ cấp thường không thông qua đấu giá nên việc định giá công cụ tài chính lúc bán ra hết sức quan trọng. Riêng đối với việc bán cổ phiếu ra lần đầu, việc định giá để bán có hai phương thức chính, đó là: - Phương thức định giá cố định: người bảo lãnh phát hành và người phát hành thoả thuận ấn định giá sao cho bảo đảm quyền lợi của người phát hành, lợi ích của người bảo lãnh phát hành. - Phương thức lập sổ (book building): người bảo lãnh phát hành đề ra một phương án sơ bộ và tổ chức thăm dò các nhà đầu tư tiềm tàng về số lượng, giá cả cổ phiếu mà họ có thể đặt mua, sau đó thống kê lại số lượng phát với những mức giá khác nhau để cùng người phát hành chọn ra những phương án tối ưu. b. Thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp là thị trường tài chính mà các công cụ tài chính đã mua bán lần đầu trên thị trường sơ cấp được mua đi bán lại. Trên thị trường thứ cấp, các chứng khoán này được mua và bán. Các giao dịch của các chứng khoán trên thị trường thứ cấp không làm tăng thêm vốn để tài trợ cho hoạt động đầu tư. Thị trường thứ cấp có hai chức năng chủ yếu: - Tạo tính "lỏng" cho các công cụ tài chính ở thị trường sơ cấp, vì vậy làm cho các công cụ tài chính trên thị trường sơ cấp có sức hấp dẫn hơn. Không có thị trường thứ cấp thì hoạt động của thị trường sơ cấp sẽ khó khăn, hạn chế. - Xác định giá các công cụ tài chính đã được bán trên thị trường sơ cấp. Giá ở thị trường thứ cấp được hình thành chủ yếu dựa theo quan hệ cung - cầu và thông qua đấu giá hoặc thương lượng giá trên thị trường một cách công khai hóa. Ngoài ra, trong thị trường tài chính phải kể đến các tổ chức tham gia giao dịch như các trung gian tài chính, các tổ chức tiền gởi, công ty bảo hiểm, các trung gian tài chính khác. 2.3. Vai trò của thị trường tài chính Thị trường tài chính trong nền kinh tế là nơi phân bổ vốn tiết kiệm một cách hiệu quả cho người sử dụng cuối cùng. Tính hiệu quả là yếu tố đưa người đầu tư cuối cùng và người tiết kiệm cuối cùng gặp nhau với chi phí thấp nhất và sự thuận lợi nhất có thể. Thị trường tài chính không phải là một không gian vật lý mà đó là một cơ chế đưa tiền tiết kiệm đến với người đầu tư cuối cùng. Chúng ta có thể thấy được vị trí thống trị của các tổ chức tài chính trong việc dịch chuyển dòng vốn trong nền kinh tế. Thị trường thứ cấp, trung gian tài chính và môi giới tài chính là những tổ chức thúc đẩy sự lưu thông của các dòng vốn. Trang 6
  • 7. Bài giảng Quản trị tài chính Do đó, thị trường tài chính có vai trò quan trọng đối với tất cả các chủ thể tham gia thị trường tài chính: - Đối với cá nhân: giúp các cá nhân có những cơ hội đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi; tạo điều kiện cho các cá nhân có thể luân chuyển vốn đầu tư dễ dàng vì thị trường tài chính sẽ tạo ra tính thanh khoản cho cả các công cụ vốn và các công cụ nợ; cho phép các cá nhân đa dạng hóa đầu tư, phân tán rủi ro. - Đối với các doanh nghiệp: tạo điều kiện cho doanh nghiệp tạo vốn và tăng vốn; cho phéo doanh nghiệp xác định giá trị liên tục các tài sản của nó qua sự đánh giá của thị trường. Từ đó thúc đẩy công ty không ngừng hoàn thiện các phương thức kinh doanh để đạt hiệu quả cao hơn. - Đối với Nhà nước: giúp Nhà nước huy động vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của Nhà nước trong thời kì thiếu vốn đầu tư; tạo điều kiện cho Nhà nước thực hiện chính sách tài chính-tiền tệ thông qua việc phát hành trái phiếu hay các công cụ nợ khác để điều chỉnh khối lượng tiền trong lưu thông. - Đối với nền kinh tế: thị trường tài chính đa dạng hóa phương thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế, qua đó sẽ thu hút những công nghệ mới cho nền kinh tế; điều hòa lãi suất tài trợ cho nền kinh tế thông qua cơ chế cạnh tranh giữa các phương thức huy động vốn; giữ vai trò như một loại cơ sở hạ tầng về mặt tài chính của nền kinh tế, có tác dụng hỗ trợ sự phát triển thông qua cơ chế thu hút vốn, định hướng, điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu hay từ nơi sử dụng vốn có hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả sử dụng cao. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp? và các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp? 2. Trình bày và cho ví dụ minh hoạ các quyết định tài chính chủ yếu của doanh nghiệp? 3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp? 4. Khái niệm thị trường tài chính là gì? Cấu trúc của thị trường tài chính? 5. Vai trò của thị trường tài chính là gì? Trang 7
  • 8. Bài giảng Quản trị tài chính CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ Chương này giúp hiểu được các khái niệm cơ bản của tiền tệ: tiền lãi, lãi đơn, lãi kép; giá trị thời gian của tiền tệ: giá trị hiện tại và giá trị tương lai; các ứng dụng về giá trị thời gian của tiền tệ trong thực tiễn. 1. TIỀN LÃI, LÃI ĐƠN, LÃI KÉP 1.1. Tiền lãi và lãi suất Tiền lãi là số tiền mà người đi vay phải trả thêm vào vốn gốc đã vay sau một khoảng thời gian. Ví dụ: Bạn vay 10 triệu đồng vào năm 20x5 và cam kết trả 1 triệu đồng tiền lãi mỗi năm thì sau 2 năm, bạn sẽ trả một khoản tiền lãi là 2 triệu đồng cùng với vốn gốc 10 triệu đồng. Tổng quát: Khi cho vay hay gởi một khoản tiền Po, sau một khoản thời gian t, bạn sẽ nhận được một khoản Io, đó chính là cái giá của việc đã cho phép người khác quyền sử dụng tiền của mình trong thời gian này. Lãi suất là tỷ lệ phần trăm tiền lãi so với vốn gốc trong một đơn vị thời gian. Công thức tính lãi suất: I i= x 100 % Pxt Trong đó: i: Lãi suất I: Tiền lãi P: Vốn gốc t: số thời kỳ Như vậy, với lãi suất đã thoả thuận, ta có thể tính ra tiền lãi I trả cho vốn gốc trong thời gian t: I = P x i x t 1.1.1. Lãi đơn Lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số vốn gốc mà không tính trên số tiền lãi sinh ra trong các thời kỳ trước. Ví dụ: Bạn gởi 10 triệu đồng vào tài khoản tính lãi đơn với lãi suất 8%/năm. Sau 10 năm, số tiền gốc và tiền lãi bạn thu về là bao nhiêu? Sau năm thứ nhất, số tiền tích luỹ là: P1 = 10 + 10 x 0,08 = 10 (1 +0,08) = 10,8 triệu đồng Sau năm thứ hai, số tiền tích luỹ là: P2 = 10 (1+0,08) + 10 x 0,08 = 10 (1 + 0,08 + 0,08) = 10 (1 + 2 x 0,08) = 11,6 triệu Sau năm thứ ba, số tiền tích luỹ là: P3 = 10 (1 + 2 x 0,08) + 10 x 0,08 = 10 (1 + 2 x 0,08 + 0,08) = 10 (1 + 3 x 0,08) = 12,4 triệu đồng ..... Sau năm thứ 10, số tiền tích luỹ sẽ là: P10 = 10 (1 + 10 x 0,08) = 18 triệu đồng Một cách tổng quát: Pn = Po [ 1 + (i) x (n) ] Trong đó: Trang 8
  • 9. Bài giảng Quản trị tài chính Pn : Tiền tích luỹ của một khoản tiền cho vay tại thời điểm vào cuối thời kỳ n. Po: khoản tiền gởi ban đầu i: lãi suất n: số thời kỳ. 1.1.2. Lãi kép Lãi kép là số tiền lãi được tính căn cứ vào vốn gốc và tiền lãi sinh ra trong các thời kỳ trước. Nói cách khác, lãi được định kỳ cộng vào vốn gốc để tính lãi cho các thời kỳ sau. Trở lại ví dụ trên, bạn gởi 10 triệu đồng vào tài khoản tính lãi kép với lãi suất 8%/năm. Sau 10 năm, số tiền gốc và tiền lãi bạn thu về là bao nhiêu? Sau năm thứ nhất, số tiền tích luỹ là: P1 = 10 + 10 x 0,08 = 10 (1 +0,08) = 10,8 triệu đồng Sau năm thứ hai, số tiền tích luỹ là: P2 = 10 (1+0,08) + 10(1 + 0,08) x 0,08 = 10 (1 + 0,08)(1 + 0,08) = 10 (1 + 0,08)2 = 11,664 triệu đồng Sau năm thứ ba, số tiền tích luỹ là: P3 = 10 (1 + 0,08)2 + 10 (1 + 0,08)2 x 0,08 = 10 (1 + 0,08)2(1 + 0,08) = 10 (1 + 0,08)3 = 12,597 triệu đồng ..... Sau năm thứ 10, số tiền tích luỹ sẽ là: P10 = 10 (1 + 0,08)10 = 21,59 triệu đồng Một cách tổng quát: Pn = Po (1 + i)n Trong đó: Pn : Tiền tích luỹ của một khoản tiền cho vay tại thời điểm vào cuối thời kỳ n. Po: khoản tiền gởi ban đầu i: lãi suất n: số thời kỳ. 1.2. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa Các khoản đầu tư cho vay có thể đem lại thu nhập khác nhau phụ thuộc vào thời kỳ ghép lãi. Lãi suất phải được công bố đầy đủ bao gồm lãi suất danh nghĩa và thời kỳ ghép lãi. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất phát biểu gắn với một thời kỳ ghép lãi nhất định. Ví dụ: Bạn vay 10 triệu đồng, lãi suất 10%/năm. Số tiền bạn sẽ hoàn lại vào cuối năm là: P1 = 10 (1 + 10%)1 = 11 triệu đồng. Nếu thay vì trả lãi cuối năm, ngân hàng yêu cầu bạn trả lãi 6 tháng một lần cũng với lãi suất 10%/năm, số tiền cuối năm bạn phải trả là: P1 = 10 (1 + 10%/2)2 = 11,025 triệu đồng. Nếu thời hạn ghép lãi theo quý, số tiền cuối năm sẽ phải trả là: P1 = 10 (1 + 10%/4)4 = 11,038 triệu đồng. Như vậy, lãi suất thực là lãi suất sau khi đã điều chỉnh thời hạn ghép lãi đồng nhất với thời hạn phát biểu lãi suất. Giả sử trong thời hạn phát biểu lãi suất có m lần ghép lãi, gọi r là lãi suất thực, khi đó: Hay i 1+r= m (1 + r= ) (1+ i m m Trang 9 )m -1
  • 10. 1.3. Lãi suất và phí tổn cơ hội vốn Tiền lãi là phí tổn cơ hội của việc gởi tiền hoặc cho vay. Trở lại với người cho vay, để nhận được tiền lãi khi cho vay tiền, họ đã chấp nhận bỏ đi các cơ hội đầu tư có lợi nhất đối với họ. Một cách khái quát, chi phí cơ hội của việc sử dụng một nguồn lực theo một cách nào đó là số tiền lẽ ra có thể nhận được với phương án sử dụng tốt nhất tiếp theo với phương án đang thực hiện. Vì thế, chi phí cơ hội giữa các bên tham gia vào cùng một giao dịch có thể khác nhau. Do đó, chúng ta chuyển khái niệm lãi suất sang một ý nghĩa khái quát hơn là chi phí cơ hội vốn. Mặt khác, đối với các nhà quản trị, không chỉ có hoạt động gởi tiền hoặc cho vay vì đồng tiền trong tay họ luôn có khả năng sinh lợi. Do vậy, đồng tiền sẽ trở thành những khoản đầu tư và họ cần phải hiểu giá trị thời gian của các khoản tiền đó, hiểu rõ chi phí cơ hội vốn mà họ dành cho khoản đầu tư. 2. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ 2.1. Sự phát sinh của tiền tệ theo thời gian Bởi vì đồng tiền có giá trị theo thời gian nên với mỗi cá nhân hay tổ chức đều cần thiết phải xác định rõ các khoản thu nhập hay chi tiêu bằng tiền của họ ở từng thời điểm cụ thể. Một khoản tiền là một khoản thu nhập hoặc một khoản chi phí phát sinh vào bất kì một thời điểm cụ thể trên trục thời gian. Tuy nhiên, trong các bài toán học thuật, người ta thường quy nó về đầu kì, giữa kì hay cuối kì. Vì hoạt động liên tục của các cá nhân hay các tổ chức làm xuất hiện liên tục các khoản tiền dòng tiền ra và dòng tiền vào theo thời gian tạo nên dòng tiền tệ. 2.1.1. Dòng tiền tệ Dòng tiền tệ là chuỗi các khoản thu nhập hoặc chi trả xảy ra qua một số thời kì nhất định. Dòng tiền có nhiều hình thức khác nhau nhưng nhìn chung có thể phân chia thành 2 loại là dòng tiền đều và dòng tiền hỗn tạp. Dòng tiền có thể được biểu diễn như sau: 0 1 n-1 2 3 4 5 n Hình 2.1. Đường thời gian biểu diễn dòng tiền tệ 2.1.2. Dòng tiền đều Dòng tiền đều là dòng tiền bao gồm các khoản tiền bằng nhau được phân bố đều đặn theo thời gian. Dòng tiền đều được phân chia thành ba loại: dòng tiền đều thông thường – xảy ra vào cuối kì; dòng tiền đều đầu kì - xảy ra vào đầu kì; dòng tiền đều vình cửu - xảy ra vào cuối kì và không bao giờ chấm dứt. 2.1.3. Dòng tiền tệ hỗn tạp Trong tài chính, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp tình huống trong đó dòng tiền bao gồm các khoản thu nhập hoặc chi trả giống nhau qua các thời kì. Chẳng hạn như doanh thu và chi phí qua các năm thường rất khác nhau. Vì thế, dòng thu nhập ròng của một công ty thường là một dòng tiền tệ hỗn tạp, bao gồm các khoản thu nhập khác nhau, chứ không phải một dòng tiền đều. Trang 10
  • 11. Như vậy, dòng tiền hỗn tạp là dòng tiền tệ bao gồm các khoản tiền không bằng nhau phát sinh qua một số thời kì nhất định. 2.2. Giá trị tương lai của tiền tệ Bạn có 1 triệu đồng ở thời điểm hiện tại, vậy sau 3 năm nữa, bạn sẽ có bao nhiêu? Kế hoạch của bạn sẽ như thế nào nếu muốn có 15 triệu sau 5 năm. Bạn nên nhớ rằng đồng tiền luôn sinh lợi, đồng tiền có giá trị theo thời gian. 2.2.1. Giá trị tương lai của một khoản tiền Giá trị tương lai của một khoản tiền hiện tại là giá trị của số tiền này ở thời điểm hiện tại cộng với số tiền lãi mà nó có thể sinh ra trong khoảng thời gian từ thời điểm hiện tại đến một thời điểm trong tương lai. Vận dụng khái niệm lãi kép, chúng ta có công thức tìm giá trị tương lai của một khoản tiền gởi vào cuối năm thứ n: FVn = PV (1 + k )n Giá trị tương lai (FV) : là giá trị của khoản tiền ở hiện tại (PV) được quy đổi về tương lai trong khoảng thời gian n với chi phí cơ hội vốn k. Trong đó : PV : giá trị của một khoản tiền ở thời điểm hiện tại k : chi phí cơ hội của tiền tệ n : số thời kỳ 2.2.2. Giá trị tương lai của dòng tiền Giá trị tương lai của dòng tiền được xác định bằng cách ghép lãi từng khoản tiền về thời điểm cuối cùng của dòng tiền và sau đó, cộng tất cả các giá trị tương lai này lại. Công thức chung để tìm giá trị tương lai của một dòng tiền là : a. Giá trị tương lai của dòng tiền cuối kỳ (thông thường) Khi dòng tiền phát sinh cuối mỗi thời kỳ là : CF1, CF2 , ..., CFn . Giá trị tương lai cuối thời hạn FVn sẽ được xác định như sau: n FVn = ∑ CFt (1 + k) n - t t=1 Ví dụ: Ta có dòng tiền sau: 100 50 0 1 50 2 60 3 60 4 5 Chúng ta xem ví dụ tìm giá trị tương lai vào cuối năm thứ 5 của một dòng tiền nhận được 50 triệu đồng vào cuối năm thứ nhất và năm thứ hai, sau đó nhận được 60 triệu đồng Trang 11
  • 12. vào cuối năm thứ ba và năm thứ tư, 100 triệu đồng vào cuối năm thứ 5, tất cả được ghép với lãi suất 5%/năm. Khi đó: FV5 = 50(1 + 0,05)4 + 50(1 + 0,05)3 + 60(1 + 0,05)2 + 60(1 + 0,05)1 + 100 FV5 = 347,806 triệu đồng. b. Giá trị tương lai của dòng tiền đều b1. Dòng tiền đều thông thường Chúng ta giả thiết có một dòng các khoản tiền đều nhau PMT phát sinh vào cuối mỗi năm trong n năm với phí tổn k, chúng ta có bao nhiêu tiền trong tài khoản vào cuối năm thứ n? Ví dụ: Có một dòng tiền phát sinh vào cuối năm thứ nhất 10 triệu, cuối năm thứ hai 10 triệu, cuối năm thứ ba 10 triệu. Như vậy, cuối năm thứ ba thì trong tài khoản có bao nhiêu tiền với lãi suất 8%/năm? 10tr 0 0 10tr 1 1 10tr 2 ghép lãi 1 năm ghép lãi 2 năm Giá trị tương lai của một dòng tiền đều trong vòng 3 năm với lãi suất 8%/năm FVA3 = 32,46 triệu đồng. Tổng quát: FVAn là giá trị tương lai của một dòng tiền đều, PMT là khoản tiền nhận (trả) mỗi năm, n là độ dài của dòng tiền thì công thức tính FVAn là: FVAn = PMT (1 + k)n-1 + PMT (1 + k)n-2 + ... + PMT (1 + k)1 + PMT (1 + k)0 Hay (1 + k)n - 1 ) FVAn = PMT x ( k b2. Dòng tiền đều đầu kỳ Ngược lại với dòng tiền đều thông thường, các khoản tiền nhận (trả) xảy ra vào cuối mỗi thời kỳ, dòng tiền đều đầu kỳ là một chuỗi các khoản tiền đều nhau xảy ra vào đầu mỗi thời kỳ. Giá trị tương lai của một dòng tiền đều đầu kỳ với lãi suất 8%/năm trong 3 năm. FVAD3 = 10 x ( (1 + 0,08)3 -1 ) x (1 + 0,08) 0,08 Trang 12 = 32,46 (1,08) = 35,06
  • 13. Bài giảng Quản trị tài chính Cần lưu ý rằng giá trị tương lai của dòng tiền đều đầu kỳ trong 3 năm đơn giản bằng giá trị tương lai của một dòng tiền đều thông thường ba năm được đưa về tương lai thêm một năm nữa. Vì thế, giá trị tương lai của một dòng tiền đều đầu kỳ với chi phí cơ hội vốn k trong n năm được xác định là: (1 + k)n - 1 FVADn = PMT x ( ) x (1 + k) k 2.3. Giá trị hiện tại của tiền tệ Chúng ta đều biết rằng một đồng ngày hôm nay đáng giá hơn một đồng sau một, hai hay ba năm nữa. Tính giá trị hiện tại của dòng ngân quỹ cho phép chúng ta đưa tất cả ngân quỹ về thời điểm hiện tại để so sánh theo giá trị đồng tiền ngày hôm nay. Nói cách khác, chúng ta cần biết để có số tiền trong tương lai thì phải bỏ ra bao nhiêu ở thời điểm hiện tại. Đấy chính là giá trị hiện tại của các khoản tiền trong tương lai. 2.3.1. Giá trị hiện tại của một khoản tiền Giả sử bạn có hai khoản tiền: 100 triệu đồng vào hôm nay và 200 triệu đồng sau 10 năm nữa; hai khoản tiền này đều chắc chắn và có chi phí cơ hội vốn là 8%/năm. Giá trị hiện tại của 100 triệu đồng hôm nay thì đã rõ còn 200 triệu đồng nhận được sau 10 năm đáng giá bao nhiêu ở thời điểm hiện tại. Như vậy, cần bao nhiêu tiền vào hôm nay để tăng lên thành 200 triệu đồng sau 10 năm nữa với lãi suất 8%/năm. Số tiền này chính là giá trị hiện tại của 200 triệu đồng sau 10 năm nữa được chiết khấu với lãi suất 8%/năm. Trong những bài toán giá trị hiện tại như vậy, lãi suất còn được gọi là tỷ suất chiết khấu. Quá trình tìm giá trị hiện tại là quá trình ngược của quá trình ghép lãi. Vì thế, công thức tính giá trị hiện tại được suy ra từ công thức tính giá trị tương lai của một khoản tiền như sau: FVn PV = (1 + k)n 2.3.2. Giá trị hiện tại của một dòng tiền Giá trị hiện tại của một dòng tiền là tổng giá trị hiện tại của các khoản tiền phát sinh ở thời điểm tương lai. Công thức chung cụ thể như sau: PV = ∑ CFi (1 + k)i Ví dụ: Giá trị hiện tại của dòng tiền trên được biểu diễn như sau: 50 PV = 50 (1 + 0,05) (1 + 0,05) 2 (1 + 0,05) Trang 13 = 272,5155 triệu đồng + + + + 1 100 60 60 3 4 (1 + 0,05) (1 + 0,05) 5
  • 14. a. Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều cuối kỳ Trở lại ví dụ về giá trị tương lai của dòng tiền đều cuối kỳ. Bây giờ, chúng ta xác định xem phải gửi bao nhiêu tiền ở thời điểm hiện tại để có thể rút cuối mỗi năm 10 triệu đồng trong 3 năm, lãi suất 8%/năm. Ta có thể sử dụng công thức sau để tìm giá trị hiện tại của dòng tiền đều n năm. 1 1 - (1 + k) PVAn = PMT x n ] [ k b. Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều đầu kỳ 1 1(1 + k)n PVAn = PMT x ] x (1 + k) [ k c. Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều vĩnh cửu Đôi khi, chúng ta gặp dòng tiền đều kéo dài không xác định. Dòng tiền đều có tính chất như vậy là dòng tiền đều vĩnh cửu. Khả năng xác định giá trị hiện tại của dòng tiền đều đặc biệt cần thiết cho việc đánh giá trái phiếu vĩnh cửu và cổ phiếu ưu đãi. Cách xác định hiện giá của dòng tiền đều vĩnh cửu như sau: PMT PVA ∞ = k Trang 14
  • 15. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP 1. Tiền lãi của một khoản vốn vay là gì? 2. Phân biệt lãi đơn và lãi kép? 3. Vì sao nói giá trị đồng tiền nhận được vào hôm nay lớn hơn giá trị đồng tiền nhận được ở ngày mai? 4. Trong hai loại tài khoản tiết kiệm, một là lãi suất 5% ghép lãi theo 6 tháng, hai là lãi suất 5% ghép lãi theo ngày. Bạn thích tài khoản nào hơn? Vì sao? 5. Định nghĩa các khái niệm: PV, I, FV, PVA, FVA, PMT, m, n, lãi suất danh nghĩa, khoản trả đều, dòng ngân quỹ, dòng tiền đều thông thường, dòng tiền đều cuối kỳ, dòng tiền đều vĩnh cửu, dòng tiền vào, dòng tiền ra, đường thời gian. 6. Nếu bạn gởi 100 triệu đồng vào một tài khoản ngân hàng với lãi suất 10%/năm, sau 5 năm nữa, bạn sẽ có bao nhiêu tiền trong tài khoản? 7. Một chứng khoán cam kết trả 50 triệu đồng sau 10 năm nữa, hiện tại chứng khoán đó được bán với giá bao nhiêu với tỷ suất sinh lợi 7%? 8. Bạn có 50 triệu đồng trong một tài khoản và bạn định gởi thêm 5 triệu nữa vào cuối mỗi năm. Tài khoản này có mức sinh lợi kỳ vọng là 12%. Nếu mục tiêu của bạn là tích lũy được 200 triệu, bạn phải mất bao lâu để đạt được mục tiêu này? 9. Giá trị tương lai của một dòng tiền đều đầu kỳ trong 5 năm là bao nhiêu nếu dòng tiền đó đem lại 3 triệu đồng mỗi năm? Giả sử chi phí cơ hội của khoản tiền này là 9%/năm. 10. Bạn có ý định mua xe hơi và một ngân hàng sẵn sàng cho bạn vay 200 triệu đồng để mua xe. Theo điều khoản của hợp đồng, bạn phải hoàn trả toàn bộ vốn gốc sau 5 năm, lãi suất danh nghĩa 12%/năm, trả lãi hàng tháng. Khoản trả đều mỗi tháng của khoản nợ này là bao nhiêu? Lãi suất thực của khoản vay này là bao nhiêu? 11. Bạn cần tích lũy 100 triệu đồng. Để làm điều đó, bạn dự định mỗi năm gởi 12,5 triệu đồng và khoản gởi đầu tiên sẽ thực hiện sau một năm nữa, lãi suất 12%/năm. Bạn cần bao lâu để đạt được mục tiêu của mình? 12. Công ty GE có kế hoạch vay 10 tỷ đồng trong thời hạn 5 năm, lãi suất 15%/năm, trả đều hằng năm thì hoàn trả hết nợ. Cho biết khoản tiền trả cuối năm thứ hai có bao nhiêu giá trị vốn gốc? 13. Giả sử bây giờ là ngày 1 tháng 1 năm 2010. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2011, bạn gởi 10 triệu đồng vào tài khoản tiết kiệm sinh lãi 10%/năm. a. Nếu ngân hàng ghép lãi hằng năm, bạn có được khoản tiền là bao nhiêu trong tài khoản vào ngày 1 tháng 1 năm 2014. b. Số dư vào ngày 1 tháng 1 năm 2014 sẽ là bao nhiêu nếu ngân hàng sử dụng ghép lãi theo quý thay vì ghép lãi theo năm? c. Giả sử bạn gởi 10 triệu đồng nhưng chia thành 4 khoản 2,5 triệu và gởi vào ngày 1 tháng 1 năm 2011, 2012, 2013, 2014. Bạn sẽ có bao nhiêu tiền trong tài khoản vào ngày 1 tháng 1 năm 2014, lãi suất 10%/năm, ghép lãi theo năm. 14. Bà Tâm có kế hoạch về hưu sau 20 năm nữa, hiện tại bà có 200 triệu đồng và muốn số tiền này tăng lên 1000 triệu đồng khi về hưu. Bà phải tìm mức lãi suất huy động hằng năm là bao nhiêu để khoản tiền 200 triệu đạt được mục tiêu này, giả sử bà không còn một khoản tiết kiệm nào khác? Trang 15
  • 16. CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương này giúp sinh viên hiểu rõ mục tiêu và khuôn khổ phân tích tài chính, các thước đo cơ bản về tình hình tài chính của công ty; có khả năng đọc hiểu các thông tin trên báo cáo tài chính, có khả năng sử dụng các công cụ phân tích để nắm bắt tình hình tài chính của công ty. 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính Các dòng dịch chuyển tài chính vận động liên tục và có thể ví như hệ tuần hoàn trong cơ thể con người, hầu như các biểu hiện tốt hay xấu trong hoạt động công ty đều có thể biểu hiện qua các dấu hiệu tài chính. Vì vậy, các công ty cần tiến hành phân tích tài chính để xác định những điểm mạnh và những điểm yếu về tình hình tài chính của công ty để đưa ra các quyết định hiệu quả nhất. Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính; từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lại ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ quốc gia… nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ việc thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả. Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là nhằm đánh giá hiệu suất và mức độ rủi ro của các hoạt động tài chính. 1.1.2. Ý nghĩa Thông tinh tài chính của doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm như nhà quản lý tại doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, khách hàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng… Tuy nhiên mỗi cá nhân, tổ chức sẽ quan tâm đến những khía cạnh khác nhau khi phân tích tài chính vì vậy phân tích tài chính cũng có ý nghĩa khác nhau đối với từng các nhân, tổ chức. Khách hàng và các chủ nợ thương mại thường quan tâm khả năng và thời hạn thanh toán của doanh nghiệp, đến việc các doanh nghiệp liên tục phát sinh các dòng ngân quỹ đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong suốt thời hạn của khoản nợ. Các nhà đầu tư thường tập trung vào khả năng sinh lợi và điều kiện tài chính của công ty liên quan đến khả năng trả cổ tức và vượt qua nguy cơ phá sản... Các nhà quản trị của công ty phân tích tài chính của công ty nhằm mục tiêu kiểm soát nội bộ và cung cấp nhiều thông tin về điều kiện và hiệu quả tài chính của công ty cho các nhà cung cấp vốn bên ngoài. Các cơ quan quản lý chức năng như cơ quan thuế, thống kê, phòng kinh tế… phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của doanh nghiệp đến tình hình và chính sách kinh tế- xã hội. 1.2. Trình tự và các bước tiến hành phân tích Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong phân tích tài chính, nhưng với công cụ phân tích tốt, nhà phân tích có thể đủ cơ sở kết luận về vị thế tài chính của công ty. Với cách tiếp cận trên quan điểm của người cung cấp nguồn tài trợ cho công ty, chúng ta có thể sử dụng một trình tự tiến hành phân tích tài chính như sau: Trang 16
  • 17. Phân tích nhu cầu vốn Phân tích điều kiện tài chính và khả năng sinh lợi Phân tích rủi ro Xác định nhu cầu tài trợ bên ngoài Thương lượng với các nhà cung cấp Hình 3.1. Trình tự phân tích tài chính Khi muốn phân tích tài trợ từ bên ngoài, doanh nghiệp tiến hành phân tích nhu cầu vốn, điều kiện và hiệu suất tài chính và rủi ro kinh doanh của công ty. Dựa trên việc phân tích các nhân tố này để xác định nhu cầu tài trợ từ bên ngoài và từ đó thương lượng với các nhà cung cấp vốn bên ngoài. Bước 1. Phân tích tình hình tài chính của công ty Trước hết, chúng ta sẽ quan tâm đến xu hướng và yếu tố mùa vụ trong nhu cầu vốn của công ty. Doanh nghiệp sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá điều kiện và hiệu quả...Các nhà phân tích sử dụng các thông số này để cung cấp các dấu hiệu có giá trị về sức khỏe của công ty theo thời gian. Kết hợp với việc phân tích rủi ro kinh doanh-những rủi ro tiểm ẩn trong hoạt động kinh doanh của công ty để xác định nhu cầu tài chính của công ty. Bước 2. Xác định nhu cầu tài trợ bên ngoài Thông qua các phân tích tài chính ở trên, các công ty sẽ xác định nhu cầu vốn. Chúng ta nhận thấy rằng nhu cầu vốn càng lớn thì nhu cầu tài trợ càng lớn và cả ba nhân tố nội dung nhu cầu vốn, điều kiện và hiệu suất tài chính và rủi ro kinh doanh của công ty sẽ ảnh hưởng đến hình thức tài trợ. Chẳng hạn, nếu có yếu tố mùa vụ trong nhu cầu vốn thì có thể phải cần đến nguồn tài trợ ngắn hạn, đặc biệt là vốn vay ngắn hạn. Bước 3. Thương lượng với các nhà cung cấp Việc xây dựng kế hoạch tài trợ trên quan điểm của công ty cần phải được bàn thảo với những nhà cung cấp vốn bên ngoài. Quá trình phân tích tình hình tài chính của công ty cũng không thể tách rời hoạt động thu hút vốn từ các nhà cung cấp. Đồng thời, các nhà cung cấp vốn cũng nên có cách nhìn rộng hơn với cách tiếp cận của công ty trong vấn đề tài trợ mặc dù cách đó khác với cách tiếp cận của họ. Như vậy, phân tích tài chính có rất nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, có lẽ hầu hết các phân tích đều gắn với một trình tự và các bước tiến hành tương tự như khuôn khổ trên. Nếu không, phân tích sẽ không chặt chẽ và sẽ không tự đáp ứng được những vấn đề dự tính. 1.3. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính 1.3.1. Phương pháp phân tích tài chính Những con số tuyệt đối hay thông số dường như sẽ không có ý nghĩa trừ khi chúng được so sánh với những con số hay thông số khác. Chẳng hạn, 60% tổng tài sản đầu tư vào nhà xưởng và thiết bị sẽ là chuyện bình thường đối với một số công ty nhưng với một số khác thì tỷ lệ này có thể không tốt. Chúng ta phải có một hướng dẫn để xác định ý nghĩa của các thông số và các công cụ đo lường khác. Các hoạt động kinh doanh nói chung và các hoạt động tài chính nói riêng diễn ra trong không gian và theo thời gian. Vì vậy, việc phân tích không thể tách rời khỏi không gian và thời gian. a. So sánh theo thời gian So sánh theo thời gian nhằm nghiên cứu bản chất sự thay đổi về điều kiện và hiệu suất tài chính của công ty. Nhà phân tích có thể so sánh thông số hiện tại với thông số quá khứ và thông số kỳ vọng trong tương lai của một công ty. b. So sánh theo không gian và các nguồn thông số ngành Việc so sánh này thường được thực hiện bằng cách so sánh các chỉ tiêu ở từng thời điểm giữa các doanh nghiệp tương đương hay con số trung bình ngành. Điều này có thể điều Trang 17
  • 18. chỉnh các điều kiện và hiệu suất tài chính của công ty theo hệ quy chiếu chung, cho phép xác định độ lệch của công ty so với bình quân ngành. 1.3.2. Nội dung phân tích tài chính Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp và công cụ phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá tổng hợp, toàn diện vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để có được nhận thức chính xác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, khả năng sinh lãi, hiệu quả quản lý kinh doanh, triển vọng cũng như các rủi ro của doanh nghiệp. a. Thông tin trên báo cáo tài chính Có nhiều loại báo cáo khác nhau, tuy nhiên, với những người phân tích bên ngoài nói chung, mỗi đối tượng sử dụng khác nhau, khả năng các báo cáo tài chính là khác nhau. Trong phạm vi phân tích các thông số tài chính, nhà quản trị quan tâm đến các bảng báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán tóm tắt tài sản, nợ và vốn chủ của công ty tại một thời điểm, thông thường là cuối năm hay cuối quý. Báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp bằng các khoản thu và chi phí trong một thời kỳ, thường là một năm hay một quý. Như vậy, bảng cân đối kế toán giống như một bức tranh biểu thị vị thế tài chính của một doanh nghiệp tại một điểm thời gian còn báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt khả năng sinh lợi của công ty theo thời gian. a1. Bảng cân đối kế toán Bảng 3.1 biểu diễn bảng cân đối kế toán của công ty A & M vào cuối năm tài chính, ngày 31/12/20x4 và tháng 31/12/20x5. Các tài sản được liệt kê ở phần tài sản theo mức độ khả nhượng tương đối (nghĩa là mức độ dễ chuyển hóa thành tiền) và theo mức độ tăng dần về khả năng sinh lợi. Bảng cân đối kế toán công ty A & M ngày 31/12 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY A & M ngày 31/12 ĐVT: triệu đồng TÀI SẢN 20x4 20x5 NGUÔN VỐN 20x4 20x5 Tiền mặt 178 175 Khoản phải trả 148 136 Khoản phải thu 678 740 Thuế tích lũy 36 127 Tồn kho 1329 1235 Nợ ngân hàng 448 356 Nợ trả trước 21 17 Nợ tích luỹ khác 191 164 Thuế trả trước tích luỹ 35 29 Nợ ngắn hạn 823 783 Tài sản lưu động 2241 2196 Nợ dài hạn 631 627 Tài sản cố định 1596 1538 Vốn chủ 1454 1410 (857) (791) Cổ phần thường, 421 mệnh giá 10.000đ 421 Tài sản cố định ròng 739 747 Vốn bổ sung 361 361 Đầu tư dài hạn 65 Thu nhập giữ lại 1014 956 Tài sản dài hạn khác 205 Tổng vốn chủ 1796 1738 Trừ: khấu hao tích lũy 205 Trang 18
  • 19. TỔNG TÀI SẢN 3250 3148 TỔNG NỢ VỐN CHỦ VÀ 3250 3148 * Có thể tạm chia phần tài sản thành ba phần chính như sau: - Tài sản lưu động - Tài sản cố định - Tài sản tài chính Tài sản lưu động là những tài sản có thể chuyển hóa thành tiền mặt trong thời gian ngắn, thường trong một chu kỳ kinh doanh hay một năm bao gồm tiền mặt hay các khoản tương đương, khoản phải thu, tồn kho và chi phí trả trước. Tiền mặt và các khoản tương đương là những tài sản khả nhượng nhất và vì thế chúng được đặt ở trên cùng. Những tài sản càng đặt cách xa vị trí đặt tiền mặt thì khả năng chuyển hoá thành tiền của chúng càng thấp. Khoản phải thu xếp sau tiền mặt và tồn kho được xếp sau khoản phải thu. Khoản phải thu biểu diễn koản nợ của khách hàng, chúng có thể được chuyển thành tiền mặt trong thời kỳ thanh toán hóa đơn, có thể là từ 30 đến 60 ngày. Tồn kho gồm nguyên vật liệu, hàng hóa dở dang và sản phẩm cuối cùng. Tồn kho phải được bán đi và khoản phải thu được thu hồi rồi mới có thể chuyển thành tiền. Tài sản cố định bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị … là những tài sản được sử dụng lâu dài, liên tục trong nhiều chu kỳ kinh doanh. Tài sản cố định bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Phần này thể hiện bằng hai nội dung: Tổng tài sản cố định theo nguyên giá để theo dõi. Giá trị ròng của tài sản cố định = Nguyên giá tài sản dài hạn - khấu hao tích lũy Vì các tài sản cố định và tài sản dài hạn khác có độ khả nhượng thấp hơn nên chúng được đặt ở phía dưới cùng của bảng cân đối kế toán. Tài sản vô hình là những tài sản không thể hiện dưới dạng vật chất nhưng có giá trị đáng kể đối với công ty chẳng hạn như đặc quyền sản xuất một sản phẩm. Đôi khi tài sản vô hình còn biểu thị phần chênh lệch trị giá tài sản ròng của công ty khi mua và đánh giá lại giá trị này được gọi là thiện chí hay uy tín. Tài sản tài chính là những khoản đầu tư dưới hình thức mua cổ phiếu hoặc liên doanh với công ty khác, kinh doanh bất động sản, cho vay vốn hay đầu tư xây dựng cơ bản. * Phần bên nguồn vốn: biểu diễn các khoản nợ và vốn chủ của công ty. Các khoản này được sắp xếp theo mức độ tăng dần về thời hạn thanh toán nợ và tăng dần về chi phí vay vốn và mức độ rủi ro. Về cơ bản, phần bên nguồn vốn gồm có ba phần chính: - Nợ ngắn hạn. - Nợ dài hạn. - Vốn chủ sở hữu. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phát sinh có thời hạn thanh toán ngắn, thường là trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Nợ ngắn hạn bao gồm vay ngắn hạn, khoản phải trả, nợ tích lũy và nợ ngắn hạn khác, nội dung chi tiết của các khoản nợ ngắn hạn như sau: Khoản phải trả: là số tiền mà công ty nợ người cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh hằng ngày, khoản nợ này phát sinh khi công ty mua hàng của họ nhưng chưa thanh toán. Các loại giấy nợ: thông thường là những nghĩa vụ ngắn hạn đối với những chủ nợ hay ngân hàng. Nợ tích lũy: là các khoản chi phí cho dịch vụ đã sử dụng nhưng chưa thanh toán chẳng hạn như công ty có thể nợ lương nhân viên hoặc nợ thuế chính phủ. Trang 19
  • 20. Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời hạn thanh toán kể từ hơn một năm bao gồm thuế thu nhập trì hoãn, vay dài hạn, trái phiếu… Giá trị ròng là phần giá trị còn lại sau khi trừ đi các khoản nợ. Vốn chủ chỉ được trả thông qua cổ tức định kỳ hoặc cũng có thể là cổ tức chuyển nhượng cuối cùng. Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là giá trị ròng bao gồm nhiều khoản mục nhỏ bao gồm vốn tự có hay vốn góp, vốn bổ sung, các quỹ và thu nhập giữ lại. Vốn cổ phần thường và vốn bổ sung cùng biểu diễn tổng số tiền được cổ đông trả cho công ty để đổi lấy cổ phiếu thường. Trong ví dụ trên, mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng một cố phiếu, điều này có nghĩa là vào ngày 31/12/20x3 có 42.100 cổ phiếu niêm yết. Phần vốn bổ sung biểu diễn số tiền được trả vượt trên mệnh giá của các cổ phiếu đã bán. Chẳng hạn, nếu công ty đã bán cổ phiếu bổ sung với giá 60.000 đồng thì sẽ có 10.000 đồng tăng thêm trong khoản mục cổ phần thường còn 50.000 đồng thì được cộng thêm vào khoản mục vốn bổ sung. Thu nhập giữ lại biểu diễn phần lợi nhuận tích lũy tăng thêm sau khi trả cổ tức, vì vậy đây là phần thu nhập được giữ lại (hay còn là phần tái đầu tư) của công ty. Trong bảng cân đối kế toán, tổng tài sản bằng tổng nợ cộng với vốn chủ sở hữu. Thật vậy, đây là một nguyên tắc kế toán và do vậy, tổng tài sản trừ tổng nợ bằng vốn chủ sở hữu, trong đó, phần lớn các khoản nợ đều có thể được xác định chắc chắn. Hầu hết các vấn đề kế toán liên quan đến bảng cân đối kế toán đều liên quan đến những con số gắn trong các tài sản. Tuy nhiên, cần lưu ý là các con số trong bảng cân đối kế toán chỉ là những con số kế toán, nó khác với dự toán theo giá trị kinh tế của tài sản. Giá trị kế toán của tài sản cố định chỉ là các chi phí thực tế trong quá khứ chứ không phải là giá trị thực nhận được nếu chúng được bán đi vào thời điểm hiện tại. Ngoài ra, tồn kho thường được ghi ở mức thấp hơn giá thị trường. Khoản mục khoản phải thu được ghi theo giá trị giả định là chúng sẽ được thu hôi toàn bộ. Tuy nhiên, giá trị này cũng có thể đúng và cũng có thể không đúng. Do đó, người phân tích cần phải nhìn vượt lên trên những con số trong báo cáo thì mới có thể phân tích một cách chính xác điều kiện tài chính của công ty. Tùy vào loại phân tích, giá trị vốn chủ ghi trên bảng tổng kết tài sản có thể đúng và cũng có thể không đúng với giá trị thực của công ty. Những hạn chế của bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán được lập vào một thời điểm nhất định trong khi hoạt động của công ty là sự dịch chuyển không ngừng giữa tài sản và nguồn vốn, mỗi thời điểm khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau. Hơn nữa, đôi khi số liệu cũng có thể là giả tạo. Chẳng hạn, vào cuối năm tài khóa, công ty thường sử dụng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hoặc là công ty thường dự trữ hàng hóa để chuẩn bị cho năm tài khóa tiếp theo. Lúc đó, số dư trên tài khoản không phản ánh tình hình tài chính thực tế của công ty trong cả năm tài khoá. Để khắc phục hạn chế này, nhà quản trị tài chính thường xem xét bảng cân đối kế toán vào những thời điểm khác nhau (có thể là hàng quý) thì mới phản ánh được bản chất của dữ liệu tài chính. Ngoài ra, khấu hao chỉ là chi phí kế toán được giữ lại và tích lũy nhằm mục đích thu hồi giá trị của tài sản, nó thường mang tính chủ quan của con người. Với phương pháp khấu hao nhanh, tài sản cố định ròng có thể bị giảm đáng kể. a2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Bảng báo cáo kết quả kinh doanh (hay còn gọi là báo cáo thu nhập hoặc báo cáo lãi lỗ) phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ, thường là một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Về cơ bản, nó đo lường khả năng sinh lợi của công ty trong một thời kỳ. Nội dung báo cáo thu nhập gồm: Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng trong kỳ (bao gồm cả doanh thu bán tín dụng sau khi khấu trừ hàng bán bị trả lại hay giảm giá (chiết khấu), đây là khoản tiền đã nhận được hay sẽ nhận từ khách hàng. Chi phí hàng bán bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất những hàng hóa được bán trong thời kỳ. Các chi phí hàng bán bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động liên quan đến quá trình sản xuất và chi phí sản xuất chung liên quan đến Trang 20
  • 21. sản phẩm được bán. Giá trị chi phí hàng bán tương đối khác nhau giữa hai lĩnh vực sản xuất và thương mại. + Đối với doanh nghiệp sản xuất: Chi phí hàng bán = Giá thành sản xuất + chênh lệch thành phẩm tồn kho Giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất + chênh lệch sản phẩm dở dang Ở đây, chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, tiền lương trực tiếp, chi phí chung. + Đối với doanh nghiệp thương mại: Chi phí hàng đã bán = Giá mua hàng hóa + chênh lệch hàng hóa tồn kho Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – chi phí hàng bán Chi phí bán hàng, quản lý hành chính và chi phí lãi được tách riêng khỏi chi phí hàng bán vì đó là các chi phí thời kỳ chứ không phải là chi phí sản phẩm. Chi phí bán hàng, quản lý gồm các chi phí cho việc tiêu thụ hàng hóa, chi phí quảng cáo, chi phí văn phòng, tiền lương gián tiếp. Về khấu hao, đối với một công ty sản xuất, chi phí khấu hao thường được xem là một yếu tố của chi phí hàng hóa đã sản xuất và có thể nó trở thành một phần trong chi phí hàng bán. Đối với một công ty thương mại, khấu hao thường được tách riêng như là một phần chi phí thời kỳ khác và đượ đặt sau lợi nhuận gộp. Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) bao gồm thu nhập hoạt động và thu nhập bổ sung. Thu nhập hoạt động = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng, quản lý - Khấu hao Thu nhập bổ sung bao gồm lợi tức và tiền lãi từ các đầu tư tài chính. Chi phí tiền lãi là chi phí trả cho các nguồn vốn vay sử dụng trong kỳ. Thu nhập trước thuế = EBIT – Chi phí tiền lãi Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thu nhập Lợi nhuận ròng = Thu nhập trước thuế - Thuế thu nhập Báo cáo thu nhập thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của công ty. Ngoài ra, báo cáo thu nhập còn thể hiện chính sách trả lợi tức và tái đầu tư của công ty. Cổ tức được trừ ra khỏi thu nhập sau thuế, còn lại là phần thu nhập giữ lại tăng thêm trong kỳ. Khoản tăng 58 triệu đồng trong năm tài chính 2005 trùng mức chênh lệch về thu nhập giữ lại giữa hai thời kỳ trong bảng cân đối kế toán. Vào cuối hai thời kỳ 2004 và 2005, thu nhập giữ lại là 1.014 triệu đồng và 956 triệu đồng, chênh nhau đúng bằng 58 triệu đồng. Vì thế, có một sự thống nhất giữa hai bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập gần nhất. BÁO CÁO THU NHẬP CÔNG TY A & M ngày 31/12 ĐVT : triệu đồng 2005 2004 Doanh thu thuần Chi phí hàng bán 3.992 2.680 3.721 2.500 Lợi nhuận gộp 1.312 1.221 Chi phí hành chính, quản lý, bán hàng 800 741 Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) 512 480 85 70 427 410 Lãi vay Thu nhập trước thuế (EBT) Trang 21
  • 22. 120 115 307 295 Cổ tức 249 245 Thu nhập giữ lại 58 50 Thuế thu nhập Thu nhập sau thuế (NI) Những hạn chế của bảng báo cáo thu nhập: Thứ nhất, thu nhập là khoản thay đổi về giá trị ròng giữa hai thời điểm bắt đầu và kết thúc của một thời kỳ. Mặt khác, kết quả thu nhập chỉ được phản ánh thông qua các nghiệp vụ kế toán nên nó chưa chỉ ra được các cơ hội tiềm năng trong hoạt động đầu tư tài sản. Chẳng hạn, trong kỳ báo cáo, doanh nghiệp đang triển khai mở rộng kinh doanh, chi phí phản ánh trong báo cáo làm cho thu nhập của cổ đông thấp nhưng thực tế đến kỳ sau, doanh số có thể tăng lên gấp đôi. Thứ hai, tác động của lạm phát sẽ làm giá cả gia tăng và có thể sẽ làm cho thu nhập của công ty sẽ khác nhau, tuỳ vào phương pháp tính toán hàng hóa tồn kho mà họ lựa chọn các phương pháp LIFO (late in first out-nhập sau xuất trước) hay FIFO (first in first out-nhập trước xuất trước). Thứ ba, bảng báo cáo thu nhập không thể phản ánh chính xác bản chất của các chi phí tham gia vào việc tạo ra doanh thu. Chẳng hạn như các chi phí thời kỳ như khấu hao, chi phí quản lý, quảng cáo … Chính vì vậy, trong quá trình phân tích, nhà quản trị tài chính phải chú ý đến yếu tố này. b. Các công cụ phân tích tài chính Các công ty sử dụng các công cụ sau đây để tiến hành phân tích tài chính: - Phân tích các thông số tài chính: thông số tài chính là công cụ được sử dụng phổ biến để đánh giá điều kiện và hiệu quả tài chính của một công ty. Thông số tài chính là sự kết nối hai dữ liệu tài chính bằng cách chia một số này cho số khác. Các thông số tài chính là cơ sở so sánh giá trị hơn so với các số liệu thô trên các báo cáo tài chính. Để việc phân tích các thông số tài chính cần được dựa trên cơ sở so sánh: so sánh với các công ty hoặc tiêu chuẩn ngành theo thời gian. Khi phân tích tình hình tài chính, công ty sẽ đưa ra các kết luận về tình hình sức khỏe tài chính về công ty theo các mục tiêu đã đặt ra dựa trên các nội dung chính là: + Thông số khả năng thanh toán: khả năng thanh toán là khả năng của một tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền. Nội dung này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. + Thông số khả năng sinh lợi: nội dung này cho biết hiệu quả chung của công ty, nó phản ánh mức độ ổn định của thu nhập khi so sánh với các thông số của quá khứ, đo lường hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản. + Thông số nợ: nội dung này phản ánh mức độ vay nợ hay là tính ưu tiên đối với việc khai thác nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty. + Các thông số thị trường: Các thông số này cung cấp cho nhà quản trị thông tin nhận định của nhà đầu tư về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ và triển vọng tương lai của công ty. - Phân tích đòn bẩy: việc phân tích đòn bẩy nhằm nghiên cứu những tác động của đòn bẩy khả năng sinh lợi và rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp. Có hai loại đòn bẩy: đòn bẩy hoạt động nhằm xác lập cấu trúc chi phí của một doanh nghiệp; đòn bẩy tài chính hình thành là do chi phí tài trợ cố định, đặc biệt là chi phí tài chính nhằm đánh giá việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn. Cả hai loại đòn bẩy đều ảnh hưởng đến mức độ và độ biến động của lợi nhuận sau thuế, vì thế ảnh hưởng đến toàn bộ rủi ro và thu nhập của công ty. Trang 22
  • 23. 2. PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH 2.1. Phân tích thông số khả năng thanh toán Theo từ điển quản lý tài chính ngân hàng, khả năng thanh toán là khả năng của một tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền. Thông số khả năng thanh toán đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. 2.1.1. Khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thanh toán hiện thời là thông số chỉ rõ khả năng của công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn. Thông số này nhấn mạnh đến khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các tài sản lưu động để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Nếu một công ty đang gặp khó khăn về tài chính, họ buộc phải trả nợ chậm hơn, phải vay thêm từ ngân hàng… Nếu nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản lưu động, thông số khả năng thanh toán hiện thời sẽ giảm và điều này sẽ đưa công ty đến tình trạng khó khăn. Thông số này cung cấp một dấu hiệu đơn giản và tốt nhất về mức độ đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản dự kiến có thể được chuyển hóa nhanh thành tiền. Thông thường, khả năng thanh toán hiện thời càng cao cho một cảm giác là khả năng trả nợ càng cao nhưng thông số này chỉ được xem là một công cụ đo lường thô vì nó không tính đến khả năng chuyển nhượng của từng tài sản trong nhóm tài sản lưu động. Một công ty có tài sản lưu động chủ yếu gồm tiền mặt, các khoản phải thu không quá hạn thì công ty đó sẽ khả nhượng hơn so với công ty duy trì chủ yếu tồn kho. 2.1.2. Khả năng thanh toán nhanh Thông số này là một công cụ bổ sung cho thông số khả năng thanh toán hiện thời khi phân tích khả năng thanh toán. Thông số này chủ yếu tập trung vào các tài sản có tính chuyển hóa thành tiền cao hơn như tiền mặt, chứng khoản khả nhượng và khoản phải thu. Với nội dung như vậy, khả năng thanh toán nhanh là một công cụ đo lường khả năng thanh toán chặt chẽ hơn so với khả năng thanh toán hiện thời. Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ – Tồn kho – TSLĐ khả nhượng thấp Nợ ngắn hạn Tuy nhiên, các thông số này vẫn không thể cho chúng ta biết các khoản phải thu và tồn kho thực tế có cao quá mức hay không. Nếu cao thì điều này sẽ tác động đến đánh giá ban đầu về khả năng thanh toán của công ty. 2.1.3. Quay vòng khoản phải thu khách hàng Thông số vòng quay khoản phải thu cung cấp nguồn thông tin nội bộ về chất lượng khoản phải thu của công ty và mức độ hiệu quả của công ty trong hoạt động thu nợ. Tỷ lệ này được xác định bằng cách chia doanh thu tín dụng hàng năm cho khoản phải thu hàng ngày: Vòng quay khoản phải thu = Trang 23 Doanh thu bán tín dụng Khoản phải thu bình quân
  • 24. Thông số này cho chúng ta biết số lần khoản phải thu được chuyển hóa thành tiền trong năm. Số vòng quay càng lớn thì thời gian chuyển hóa từ doanh số thành tiền mặt càng ngắn. Khi không có thông tin về doanh thu tín dụng, chúng ta phải sử dụng tổng doanh thu. Khi doanh số biến động theo mùa hoặc tăng mạnh trong năm thì việc sử dụng số dư khoản phải thu cuối kỳ sẽ không còn phù hợp nữa. Đối với công ty hoạt động có biến động theo mùa, chúng ta nên sử dụng số dư hằng tháng cho phù hợp hơn. Trong trường hợp công ty có tốc độ tăng trưởng mạnh, số dư khoản phải thu vào cuối năm sẽ cao hơn so với doanh số. Lúc đó, vòng quay khoản phải thu sẽ bị sai lệch và vì thế số lần quay vòng khoản phải thu trong năm sẽ thấp. Trong trường hợp này, việc sử dụng giá trị bình quân của khoản phải thu đầu năm và cuối năm sẽ thích hợp hơn nếu doanh số tăng tương đối đều trong cả năm. Nếu coi tất cả các khoản phải thu đều khả nhượng trong khi một phần lớn khoản phải thu bị quá hạn thì bạn có thể rơi vào tình trạng đánh giá quá cao về khả năng thanh toán thực tế. Khoản phải thu chỉ khả nhượng khi chúng có thể được thu hồi trong một khoản thời gian hợp lý. Để xác định được nguyên nhân, nhà phân tích có thể chuyển thông số vòng quay khoản phải thu sang vòng quay khoản phải thu theo ngày hay còn gọi là kỳ thu tiền bình quân. 2.1.4. Kỳ thu tiền bình quân Khoản phải thu x Số ngày trong năm Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu tín dụng hàng năm Tuy nhiên, trước khi kết luận là công ty có vấn đề về thu hồi nợ, chúng ta nên kiểm tra lại thời hạn bán hàng mà công ty hiện đang cung cấp cho khách hàng. Nếu kỳ thu tiền bình quân lớn hơn thời hạn bán tín dụng cho phép của công ty thì đó là một dấu hiệu không tốt, nó chứng tỏ tỷ lệ khách hàng tín dụng đang chiếm tỷ trọng lớn hoặc là công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Giả sử kỳ thu tiền bình quân là 62 ngày và thời hạn bán hàng là “2/10 Net 30”, điều này có nghĩa là một phần lớn khoản phải thu bị quá hạn, vượt qua ngày thứ 30. Mặt khác, nếu kỳ hạn là “Net 60” thì khoản phải thu bị thu hồi chỉ chậm hơn hai ngày so với kỳ hạn quy định. Mặc dù kỳ thu tiền bình quân quá cao thường không tốt nhưng kỳ thu tiền bình quân quá thấp cũng không phải là tốt. Kỳ thu tiền bình quân thấp có thể là biểu hiện của chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Lúc này, khoản phải thu có thể có chất lượng nhưng doanh số có thể bị giảm mạnh và lợi nhuận có thể thấp hơn mức đáng ra phải được do chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Trong tình huống này, có lẻ công ty nên nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng. * Quản lý thời hạn khoản phải thu Với phương pháp này, chúng ta cần phân loại các khoản phải thu một một ngày nào đó theo tỷ lệ phần trăm hóa đơn nợ của các tháng trước. Giả sử chúng ta có bảng kê khoản phải thu quá hạn vào ngày 31 tháng 12 như sau: Tháng bán tín dụng Tháng 12 Tháng 11 Tháng 10 Tháng 9 Tháng 8 vềtrước Thời gian quá hạn Hiện tại 0-1 1-2 2-3 3 hoặc hơn Tổng cộng Tỷ lệ % trên tổng số dư khoản phải thu hiện tại 67 19 7 2 5 100 Trang 24
  • 25. Nếu thời hạn tín dụng là 2/10 Net 30, bảng kê thời hạn này cho chúng ta biết rằng có 67% khoản phải thu đến ngày 31/12 là khoản phải thu hiện tại, 19% bị quá hạn một tháng, 7% quá hạn hai tháng và tiếp tục như thế. Tùy vào những kết luận rút ra từ việc phân tích bảng kê khoản phải thu quá hạn, chúng ta có thể điều tra sâu hơn về chính sách tín dụng và thu hồi nợ của công ty. Các khoản phải thu được ghi trên bảng cân đối kế toán thường là những con số giả định trong trường hợp công ty có thể thu hồi được toàn bộ khoản phải thu. Bảng kê khoản phải thu quá hạn cung cấp nhiều thông tin hơn so với kỳ thu tiền bình quân vì nó chỉ ra dấu hiệu của vấn đề một cách chi tiết hơn. 2.1.5. Vòng quay khoản phải trả Có thể có những lúc công ty cần nắm thông tin về kỳ hạn trả tiền của chính họ đối với các nhà cung cấp hoặc kỳ hạn trả tiền của một khách hàng tín dụng tiềm năng. trong trường hợp này, chúng ta cần xem xét thông số vòng quay khoản phải trả và kỳ trả tiền bình quân như sau: Hệ số vòng quay khoản phải trả = Kỳ trả tiền bình quân = Trị giá hàng mua tín dụng Khoản phải trả bình quân Khoản phải trả x Số ngày trong năm Trị giá hàng mua tín dụng hàng năm Trong đó, khoản phải trả là số dư cuối kỳ (hoặc giá trị bình quân) và trị giá hàng mua tín dụng là giá trị hàng mua từ các nhà cung cấp bên ngoài trong năm. Con số này cho biết thời hạn bình quân của khoản phải trả. Thường thì các công ty muốn duy trì và kéo dài thời hạn phải trả vì như thế họ có thể sử dụng tiền từ nguồn này như là một nguồn tài trợ giá rẻ. Nếu hệ số quay vòng khoản phải trả thấp hơn so với mức bình quân ngành thì điều này chứng tỏ có khả năng chiếm dụng tiền của nhà cung cấp nhiều hơn so với các công ty khác trong ngành. Tuy nhiên, điều này phản ảnh nguy cơ công ty có thể phải đối phó với việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong trường hợp không có thông tin về giá trị mua hàng thì người ta có thể sử dụng chi phí hàng bán công với (trừ đi) mức tăng (giảm) tồn kho để xác định thông số này. Chẳng hạn, đối với một hệ thống của hàng bán lẻ không có chức năng sản xuất, chi phí hàng bán cộng với mức thay đổi về tồn kho là thành phần chủ yếu của hàng mua tín dụng. Tuy nhiên, trong những tình huống cộng thêm một giá trị quá lớn, chi phí hàng mua gồm chi phí hàng bán cộng tồn kho sẽ không thích hợp. Lúc đó, người ta phải có số tiền mua thực sự nếu sử dụng thông số này. Ngoài ra, kỳ trả tiền bình quân là thông tin có giá trị để đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn của một khách hàng tín dụng. Nếu kỳ trả tiền bình quân là 48 ngày và thời hạn của ngành là Net 30 thì chúng ta biết rằng một phần lớn khoản phải trả bị quá hạn. Trong trường hợp này, kiểm tra tình trạng tín dụng của các nhà cung cấp khác của khách hàng sẽ cung cấp thông tin sâu hơn về mức độ nghiêm trọng của vấn đề. 2.1.6. Vòng quay tồn kho Để biết được hiệu quả trong quản trị tồn kho của công ty, chúng ta tính thông số vòng quay tồn kho: Vòng quay tồn kho = Giá vốn hàng bán Tồn kho bình quân Thông thường, vòng quay tồn kho càng cao, hoạt động quản trị tồn kho của công ty càng hiệu quả và tồn kho càng mới và càng khả nhượng. Tuy nhiên, đôi lúc, vòng quay tồn Trang 25
  • 26. kho cao có thể là dấu hiệu của việc duy trì quá ít tồn kho và do đó có thể xảy ra tình trạng cạn dữ trữ. Vòng quay tồn kho thấp thường là dấu hiệu của việc duy trì nhiều hàng hóa lỗi thời, quá hạn, chậm chuyển đổi. Một vấn đề cũng cần phải đặt ra là tồn kho trong sổ sách có giá trị đúng với giá trị thực của nó hay không. Một khi có dấu hiệu nào đó về tồn kho, chúng ta phải điều tra sâu hơn để xác định nguyên nhân của nó. Ngoài ra, còn có một công cụ khác tương tự như vòng quay tồn kho nhưng biểu diễn theo ngày đó là chu kỳ chuyển hóa tồn kho hay còn gọi là kỳ dự trữ bình quân, xác định số ngày dự trữ trong kho. Chu kì chuyển hóa tồn kho = Số ngày trong năm Vòng quay tồn kho Hoặc Chu kì chuyển hóa tồn kho = Tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán bình quân mỗi ngày Thông tin này cho biết trung bình phải mất bao nhiêu ngày để tồn kho được chuyển thành khoản phải thu và tiền mặt. 2.2. Phân tích thông số nợ Các thông số nợ phản ánh mức độ vay nợ hay là tính ưu tiên đối với việc khai thác nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty. 2.2.1. Thông số nợ trên vốn chủ Thông số này được dùng để đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty. Tổng nợ Thông số nợ = Vốn chủ sở hữu 2.2.2. Thông số nợ trên tài sản Thông số này được sử dụng cùng với mục đích của thông số nợ trên vốn chủ. Thông số (D/A) cho biết tổng tài sản đã được tài trợ bằng vốn vay như thế nào. Thông số nợ (D/A) = Tổng nợ Tổng tài sản 2.2.3. Thông số nợ dài hạn / vốn dài hạn Thông số này cho biết tỷ lệ của nợ dài hạn chiếm trong tổng cơ cấu vốn dài hạn của công ty. Cơ cấu vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn cộng với vốn cổ phần (hay vốn chủ sở hữu) trong bảng cân đối kế toán. Thông số nợ dài hạn = Tổng nợ dài hạn Tổng nợ dài hạn và vốn cổ phần Trang 26
  • 27. Tỷ lệ này cho biết mức độ quan trọng của nợ dài hạn trong cấu trúc vốn (tài trợ dài hạn) của công ty. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các tỷ lệ nợ chỉ tính dựa trên số liệu kế toán nên đôi khi cũng cần tính các tỷ lệ này theo giá trị thị trường để có được đánh giá chuẩn xác hơn. 2.2.4. Các thông số trang trải * Tỷ lệ đảm bảo lãi vay Tỷ lệ này là một công cụ đo lường về khả năng của công ty trong việc đáp ứng các khoản nợ lãi vay và khả năng tránh nguy cơ phá sản. Nói cách khác, nó biểu thị khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ bằng thu nhập sản sinh từ hoạt động của công ty. Tỷ lệ này lớn hơn 1 chỉ ra rằng công ty có thể đáp ứng khoản chi trả tiền lãi và tạo ra được một lớp đệm an toàn đối với người cho vay. Nói chung, tỷ lệ này càng cao thì công ty sẽ càng có thể trang trải các khoản nợ tiền lãi. Tỷ lệ đảm bảo lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) Tổng tài sản Tỷ lệ đảm bảo lãi vay rất hữu ích khi đánh giá khả năng đáp ứng chi phí lãi nhưng thông số này có hai thiếu sót: + Lãi vay không phải là khoản chi phí tài chính cố định duy nhất – các công ty còn phải giảm nợ gốc theo kế hoạch và nhiều công ty thuê tài sản và vì thế phải thanh toán các khoản tiền thuê đó. Nếu công ty không có khả năng đáp ứng các khoản chi trả này, họ có thể bị phá sản. + EBIT không biểu diễn toàn bộ ngân quỹ có thể sử dụng để trả nợ, đặc biệt là nếu một công ty có chi phí khấu hao lớn. Để tính đến các điểm yếu này, các ngân hàng và các tổ chức khác đã xây dựng công thức trang trải EBITDA như sau: * Khả năng trả nợ: tỷ lệ trang trải của lợi nhuận hoạt động trước khấu hao (EBITDA) EBITDA + Trả tiền thuê tài sản Tỷ lệ trang trải EBITDA = Lãi + Vốn gốc + Tiền thuê tài sản 1-t Lưu ý rằng vì nguồn ngân quỹ dùng để trang trải các khoản phải trả là nguồn ngân quỹ trước thuế, trong khi đó, vốn gốc phải trả lại là khoản nợ sau thuế, vì thế, phải đưa vốn gốc về trước thuế. Thông số EBITDA là thông số hữu ích nhất đối với những người cho vay ngắn hạn như ngân hàng. Qua một thời kỳ ngắn, quỹ từ khấu hao có thể được sử dụng để trả nợ. Qua một thời gian dài, các quỹ đó phải được tái đầu tư để duy trì nhà máy thiết bị hoặc những thứ mà công ty không thể tiếp tục duy trì trong công ty. Vì vậy, các ngân hàng cho vay ngắn hạn thường quan tâm đến thông số này trong khi các chủ nợ dài hạn thì tập trung vào tỷ lệ đảm bảo lãi vay. Tóm lại, khi đánh giá rủi ro tài chính của một công ty, nhà phân tích tài chính trước hết cần phải tính các thông số nợ như là một công cụ thô đo lường rủi ro tài chính. Tùy thuộc vào kế hoạch trả nợ và lãi suất bình quân mà tỷ số nợ có thể có hoặc có thể không cho một Trang 27
  • 28. bức tranh chính xác về khả năng của công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính. Hơn nữa, chúng ta biết rằng các khoản lãi và vốn gốc không thể được đáp ứng mà không có thu nhập, không có tiền mặt. Do vậy, cũng cần phải phân tích khả năng ngân quỹ của công ty trong việc đáp ứng các khoản nợ (cũng như các chi phí tài chính). 2.3. Phân tích thông số khả năng sinh lợi Các thông số này cho biết hiệu quả chung của công ty, nó phản ánh mức độ ổn định của thu nhập khi so sánh với các thông số của quá khứ, thông số này còn gọi là thông số hiệu quả đo lường hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản. Nội dung của thông số này nhằm đo lường tốc độ chuyển hóa của khoản phải thu, tồn kho và khoản phải trả trong chu kỳ kinh doanh để quản lý tài sản một cách hiệu quả. Nói cách khác, nó phản ánh tốc độc chu chuyển của những tài sản trực tiếp tham gia vào chu kỳ kinh doanh (vòng quay khoản phải thu, tồn kho, khoản phải trả) để từ đó có cơ sở điều chỉnh các chính sách (bán hàng, dự trữ, mua hàng) một cách hợp lý. 2.3.1. Vòng quay tổng tài sản Thông số này đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản để tạo ra doanh thu. Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản 2.3.2. Lợi nhuận gộp biên Lợi nhuận gộp biên = Doanh thu thuần – Chi phí hàng bán Doanh thu thuần Thông số này đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất và marketing của công ty. Một công ty có thông số này cao hơn mức bình quân ngành chứng tỏ nổ lực của công ty trong việc cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguyên vật liệu và lao động so với các công ty khác. Đặc biệt, thông số này phản ánh tính hợp lý trong hoạt động định giá của công ty. 2.3.3. Lợi nhuận ròng biên Lợi nhuận ròng biên = Lợi nhuận ròng sau thuế Doanh thu ròng Lợi nhuận ròng biên là công cụ đo lường khả năng sinh lợi trên doanh số sau khi tính đến tất cả các chi phí và thuế thu nhập. Nó cho chúng ta biết lợi nhuận ròng trên mỗi đồng doanh số của công ty. Việc so sánh thông số này với ngành cho thấy hiệu suất và độ hấp dẫn của công ty này so với công ty khác. Bằng cách so sánh các thông số này cùng với nhau, chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động của công ty. Nếu lợi nhuận gộp biên không thay đổi qua nhiều năm nhưng lợi nhuận ròng biên giảm trong cùng thời kỳ đó thì chúng ta biết là do các chi phí quản lý, hành chính và bán hàng cao tương đối so với doanh số hoặc do lãi suất cao. Mặc khác, nếu lợi nhuận gộp biên giảm, chúng ta biết rằng chi phí sản xuất so với doanh số tăng lên. và điều này xảy ra hoặc là do giá bán thấp hơn hoặc do hiệu quả hoạt động thấp hơn. 2.3.4. Khả năng sinh lợi trên đầu tư Thu nhập trên đầu tư (ROA) = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản Trang 28
  • 29. a. Thu nhập trên giá trị ròng Đây là hệ số quan trọng nhất đối với các cổ đông nắm giữ cổ phần thường, nó cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty. Thu nhập trên giá trị ròng là phần còn lại của lợi nhuận ròng sau khi đã thanh toán cổ tức ưu đãi chia cho giá trị ròng (vốn cổ phần - vốn cổ phần ưu đãi). Trong trường hợp không có vốn vay thì ROA cũng chính là ROE. Còn khi có vốn vay, chi phí sau thuế của vốn vay thấp làm cho ROE lớn hơn nhiều so với ROA do tác động của đòn bẩy nợ. ROE còn có thể biểu diễn dưới dạng: ROE = ROA (1 – D/A) Nếu thông số này lớn hơn bình quân ngành thì cổ đông được lợi hơn so với các cổ đông khác trong cùng ngành. Điều này có thể là do một trong hai yếu tố sau: ROE của công ty cao hoặc là do công ty đã sử dụng đòn bẩy nợ (nợ/tài sản). Khi tăng mức đòn bẩy nợ lên, ROE của công ty sẽ tăng, tuy nhiên đến một lúc nào đó thì tác động của đòn bẩy sẽ không còn hiệu quả nữa do mức tăng thêm của chi phí tài chính sẽ lớn hơn khoản tăng thêm của phần lợi nhuận thu được nhờ tác động đòn bẩy. b. Thu nhập trên tổng tài sản và tiếp cận Dupont Thu nhập trên đầu tư = Sức sinh lời trên đầu tư = Khả năng sinh lời trên DS x Hiệu suất của tài sản Lợi nhuận Lợi nhuận Doanh thu thuần ròng sau thuế ròng sau thuế Vòng Lợi nhuận quay của = ròng biên = Tổng tài sản Doanh thu tài sản Tổng tài sản thuần Đo lường hiệu quả chung về khả năng sinh lợi bằng tài sản hiện có. Đo lường khả năng sinh lợi trên doanh thu. Đo lường hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu. Hình 3.1. Phân tích ROA theo phương trình Dupont c. Thu nhập trên vốn chủ (ROE) Ngoài ra, có một công cụ khác đo lường hiệu suất chung của công ty là thu nhập trên vốn chủ. Thông số này cho biết mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho những cổ đông của họ. Thu nhập trên vốn chủ (ROE) = Lợi nhuận ròng Vốn chủ 2.4. Phân tích thông số thị trường Các thông số này cung cấp cho nhà quản trị thông tin nhận định của nhà đầu tư về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ và triển vọng tương lai của công ty. 2.4.1. Lãi cơ bản trên cổ phiếu EPS = Lợi nhuận ròng – Cổ tức ưu đãi Số cổ phiếu trung bình lưu hành trong kỳ 2.4.2. Thông số giá trên thu nhập (P/E) P/E = Giá trị trường của cổ phiếu Thu nhập trên cổ phiếu 2.4.3. Thông số giá cổ phiếu trên ngân quỹ Trang 29