SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  31
1 
LỜI MỞ ĐẦU 
Từ lâu VACPA đã nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng của các công ty kiểm 
toán, đặc biệt là các công ty kiểm toán vừa và nhỏ trong việc tiếp cận với một Chu 
trình kiểm toán hiện đại và phù hợp với điều kiện kiểm toán đặc thù của Việt Nam 
và đáp ứng được các yêu cầu kiểm toán của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và 
quốc tế. 
Chu trình kiểm toán được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kiểm toán quốc tế 
được cơ cấu lại và ban hành mới có hiệu lực từ 15/12/2009 và các chuẩn mực kiểm 
toán Việt Nam hiện hành hoặc đang trình Bộ Tài chính ban hành mới. Chu trình 
kiểm toán phải đảm bảo xây dựng mang tính hiện đại, dễ hiểu và dễ áp dụng trong 
điều kiện kiểm toán bán thủ công và chủ trương xây dựng phần mềm kiểm toán 
trong tương lai gần của các công ty kiểm toán vừa và nhỏ. 
Chu trình kiểm toán có thể áp dụng cho cuộc kiểm toán doanh nghiệp chưa 
niêm yết, đã niêm yết, hoặc soát xét BCTC giữa kỳ với những điều chỉnh phù hợp 
Mục tiêu chính của Chu trình kiểm toán giúp công ty kiểm toán và KTV hiểu 
rõ hơn về việc thực hiện kiểm toán để tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 
và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, nhưng không nhằm mục đích thay thế các 
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các hướng 
dẫn có liên quan. 
GIỚI THIỆU CHU TRÌNH KIỂM TOÁN 
Chu trình của một cuộc kiểm toán được chia thành 03 giai đoạn: (1) Kế hoạch 
kiểm toán; (2) Thực hiện kiểm toán; và (3) Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo. 
Các cột dọc màu xanh nhạt chỉ các hoạt động kiểm toán xuyên suốt toàn bộ giai 
đoạn của cuộc kiểm toán. Ô màu xanh da trời đậm là các bước kiểm toán và giấy 
tờ làm việc của bước này bắt buộc phải được Giám đốc hoặc thành viên BGĐ phụ 
trách cuộc kiểm toán ký soát xét. 
Các ô màu hồng bao quanh là các yếu tố chi phối toàn bộ cuộc kiểm toán. Các ô 
màu càng đậm càng thể hiện vai trò quan trọng hơn trong suốt chu trình của cuộc 
kiểm toán.
Dựa trên chu trình kiểm toán nhóm thực hiện khái quát từng chỉ mục cụ thể trong chu 
trình như sau: 
2
3 
A. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN: Là phần lập và xác định rủi ro 
I. [A100] Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro 
hợp đồng: 
1. [A110] Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng: 
Gồm một số thông tin cơ bản cần khai báo như: 
+ Tên khách hàng. 
+ Địa chỉ doanh nghiệp. 
+ Các loại hình doanh nghiệp. 
+ Giải thích lý do thay đổi Cty kiểm toán của BGĐ. 
+.......... 
Để việc thực hiện kiểm toán dễ dàng trong vấn đề nhìn nhận tổng quan về doanh 
nghiệp. 
Một số thủ tục kiểm toán được đề cập như: 
+ KTV tiền nhiệm 
+Nguồn lực. 
+Lợi ích tài chính. 
+ Các khoản vay và bảo lãnh. 
+..... 
Được thể hiện thông qua dạng bảng và có ba mức độ cụ thể trong việc đánh giá 
từng thủ tục (có, không, và không áp dụng). 
Đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng : theo từng mức độ ( cao, thấp, trung bình) 
Ghi chú bổ sung: (nếu có) 
Kết luận: 
Chấp nhận khách hàng: có hoặc không chấ nhận bằng cách đánh dấu chọn vào ô 
tương ứng. 
2. [A120] Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá r ủi ro hợp 
đồng: 
Gồm một số thông tin cơ bản cần khai báo : (tương tự như [A120]) 
Để việc thực hiện kiểm toán dễ dàng trong vấn đề nhìn nhận tổng quan về doanh 
nghiệp. 
Một số thủ tục kiểm toán được đề cập như: 
+ Các sự kiện của năm hiện tại. 
+ Mức phí. 
+ Quan hệ với KH. 
+ Mẫu thuẫn lợi ích. 
+ Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán. 
+ Khác. 
Đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng : theo từng mức độ ( cao, thấp, trung bình) 
Ghi chú bổ sung: (nếu có) 
Kết luận: 
Chấp nhận khách hàng: có hoặc không chấ nhận bằng cách đánh dấu chọn vào ô 
tương ứng.
4 
II. [A200] Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm 
toán: 
1. [A210] Hợp đồng và thư hẹn: 
1.1 [A210] Hợp đồng và thư hẹn theo ISA 210-2009: 
 [A210] Hợp đồng ki ểm toán thông thường gồm: 
Ngoài những thông tin cần thiết của một hợp đồng (tiêu đề, quốc ngữ, thời gian, các 
bên đại diện,....) Phần quan trọng là: 
- Nội dung HĐ. 
- Luật định và các chuẩn mực có liên quan 
- Trách nhiệm của các bên trong quá trình kiểm toán. 
- Báo cáo khi kết thúc kiểm toán. 
- Phí và các phương thức thanh toán khi việc kiềm toán hoàn thành 
- Cam kết thực hiện HĐ của các bên tham gia 
- Hiệu lực, ngôn ngữ, và thời hạn HĐ. 
- Kí tên xác nhận của các bên. 
 [A211] Hợp đồng ki ểm toán trường hợp 2 công ty cùng thực hi ện một 
cuộc ki ểm toán: 
Tương tự hợp đồng kiểm toán thông thường chứ đựng những thông tin cần thiết liên 
quan tuy nhiên chỉ khác là đại diện bên B có 2 công ty kiểm toán thực hiện. 
 [A212] Thư hẹn ki ểm toán: 
Do công ty kiểm toán gửi cho công ty khách hàng được kiểm toán về việc kiểm toán 
BCTC của công ty khách hàng. Trong thư có đề cập đến các vấn đề: trách nhiệm của 
kiểm toán viên, trách nhiệm của BGĐ của công ty khách hàng, phí kiểm toán, dự kiến 
thực hiện, các thành viên trong nhóm kiểm toán, các vấn đề khác chưa hài lòng về 
dịch vụ. Và cuối cùng Công ty đồng ý với nội dung Thư hẹn kiểm toán thì ký tên, 
đóng dấu vào phần dưới của Thư hẹn này và gửi lại bên phía công ty kiểm toán. 
1.2 [A210] Hợp đồng và thư hẹn theo VSA 210-1999: 
 [A210] Hợp đồng ki ểm toán 1 công ty: 
Tương tự như A210 theo IAS 210 – 2009, tuy nhiên có thêm biên bản thanh lý hợp 
đồng và các điều khoản thanh lý do 2 bên cùng thống nhất thực hiện. 
 [A211] Hợp đồng ki ểm toán 2 công ty: 
- Ngoài những thông tin cần thiết của một hợp đồng (tiêu đề, quốc ngữ, thời gian, 
các bên đại diện,....) Phần quan trọng là: 
+ Nội dung hợp đồng. 
+ luật định và các chuẩn mực của hợp đồng. 
+ Trách nhiệm và quyền hạn của các bên trong hợp đồng. 
+ Báo cáo sau khi kết thúc kiểm toán thì bên B sẽ cung cấp những thông tin liên 
quan đến báo cáo cho bên A. 
+ Phí dịch vụ và phương thức kiểm toán sau khi kết thúc hợp đồng kiểm toán. 
+ Cam kết thực hiện và thời gian hoạt động của hợp đồng. 
+ Hiệu lực, ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng giữa các bên. 
+ Đại diện của hai bên ký kết hợp đồng và xác nhận.
 [A212] Thư hẹn ki ểm toán. 
Đây là lá thư của công ty kiểm toán ABC gửi cho Hội đồng quản trị và Ban Giám 
5 
đốc 
Về việc kiểm toán BCTC cho công ty khách hàng trong thư yêu cầu có các nội dung 
như sau: 
Công việc thực hiện bao gồm: 
+Kiểm toán BCTC 
+Trách nhiệm của các thành viên trong công ty, hội đồng quản trị và kiểm toán 
viên 
+ Phí dự tính kiểm toán. 
+ Thời gian thực hiện công việc hoàn thành. 
+ Cung cấp thông tin công việc kiểm toán sau khi kết thúc và thư quản lý bằng 
tiếng việt và tiếng anh. 
+ Các vấn đề nào chưa hài lòng về dịch vụ kiểm toán. 
+ Nếu công ty chấp nhận thư hẹn của công ty kiểm toán thì ký tên xác nhận 
dưới lá thư và gửi lại cho công ty kiểm toán 1 bản. 
+ Lời cảm ơn và kính thư. 
 [A213] Thanh lý hợp đồng ki ểm toán 
Ngoài những thông tin cần thiết của một hợp đồng (tiêu đề, quốc ngữ, thời gian, các 
bên đại diện,....) Phần quan trọng là: 
- Các bên tham gia thanh lý hợp đồng ( người đại diện, chức vụ, địa chỉ, điện 
thoại…) 
- Các điều khoản thanh lý hợp đồng gồm: 
+ Điều 1: Thanh lý hợp đồng kiểm toán….. về việc kiểm toán BCTC kết thúc 
ngày 31/12/201X của Công ty khách hàng. 
+ Điều 2: Trách nhiệm của bên B đối với bên A. 
+ Điều 3: Tổng giá trị của hợp đồng và hình thức thanh 
+ Điều 4: Thời hạn hiệu lực của hợp đồng, đại diện của hai bên ký tên xác nhận 
và đóng dấu. 
2. [A230] Thư gửi khách hàng về kế hoạch ki ểm toán 
Đây là lá thư của công ty kiểm toán gửi cho công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán 
về kế hoạch kiểm toán BCTC cho năm tài chính của công ty khách hàng. 
Trong thư bao gồm các nội dung như sau: 
- Nhóm kiểm toán ( họ tên, vị trí, nhiệm vụ). 
- Phạm vi công việc cụ thể như sau: 
+ Tham gia chứng kiến kiểm kê tiền, hàng tồn kho và tài sản của công ty. 
+ Tìm hiểu công ty và môi trường hoạt động. 
+ Thu thập các thông tin pháp lý. 
+ Đánh giá các chính sách kế toán được áp dụng. 
+ Thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm tra cơ bản đối với 
Báo cáo tài chính và các khoản mục trình bày trên Báo cáo tài chính; 
+ Trao đổi những vấn đề phát sinh cần xem xét, các bút toán cần điều chỉnh; 
+ Tổng hợp và phát hành Báo cáo kiểm toán. 
- Thời gian dự kiến thực hiện kiểm toán. 
- Yêu cầu phối hợp làm việc. 
- Yêu cầu cung cấp tài liệu.
6 
- Đồng ý và ký tên xác nhận. 
3. [A240] Danh mục cần khách hàng cung cấp 
Ở danh mục này cần khách hàng cung cấp những nội dung đi từ tổng quát đến 
cụ thể. Bao gồm những nội dung sau: 
- Biên bản họp đại hội trong năm/kỳ và cho đến thời hạn kiểm toán. 
- Điều lệ hoạt động của công ty, Quyết định thành lập công ty. 
- Giấy phép đăng ký kinh doanh,sơ đồ công ty, sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. 
- Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng, giấy chứng nhận đăng ký thuế. 
- Bảng cân đối phát sinh năm tài chính, báo cáo tài chính cho năm kết thúc 
- Sổ cái và các sổ chi tiết tài khoản cho năm tài chính kết thúc vào cuối năm tài chính. 
- Sổ cái và các sổ chi tiết tài khoản cho năm tài chính từ ngày đầu năm tai chính đến 
thời điểm kế toán. 
Tiếp theo là phần nội dung, phần này gồm những nội dung sau: 
- Tiền. 
- Khoản phải thu. 
- Hàng tồn kho. 
- Chi phí trả trước. 
- Tài sản cố định hữu hình. 
- ....... 
4. [A250] Phân công nhi ệm vụ nhóm ki ểm toán. 
Bao gồm các nội dung công việc như sau: 
- Kế hoạch kiểm toán. 
- Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo. 
- Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ. 
- Kiểm tra cơ bản về tài sản. 
- Kiểm tra cơ bản về nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu và tài khoản ngoại bảng, 
báo cáo kết quả kinh doanh, các nội dung khác. 
- Nhiệm vụ khác. 
5. [A260] Cam kết về tính độc l ập của thành viên nhóm ki ểm toán: 
Phần 1: 
- Tên công ty 
- Tên khách hàng 
- Ngày khóa sổ 
- Nội dung cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán. 
- Thông tin về tên, ngày thực hiện của: người thực hiện, người soát xét 
Phần 2: Tên công ty có liên quan, năm kết thúc tài chính, cam kết. 
Phần 3: Thông tin về họ tên, chữ ký, ngày tháng kiểm toán của các thành viên thực 
hiện cam kết. 
6. [A270] Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức 
nghề nghiệp của KTV: 
Phần 1: 
Tương tự như mục [A260] 
Phần 2: 
Mục tiêu: Đảm bảo không tồn tại các yếu tố trọng yếu có thể ảnh hưởng đến 
tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV tham gia nhóm kiểm toán. 
Phần 3:
7 
Nội dung kiểm tra bao gồm: 
1. Quan hệ giữa công ty kiểm toán với khách hàng 
2. Công ty kiểm toán có khả năng tự kiểm tra 
3. Khả năng bị phụ thuộc vào khách hàng trong việc đưa ra ý kiến. 
4. Công ty kiểm toán có quan hệ thân thiết với khách hàng 
5. Thủ tục khác. 
Lựa chọn những nội dung này với các lựa chọn (có, không hoặc không áp dụng) 
Phần 4: Kết luận: 
Có hay không các vấn đề ảnh hưởng trọng yếu đến tính độc lập? 
Có hay không thực hiện hợp đồng kiểm toán? 
7. [A280] Biện pháp đảm bảo tính độc l ập của thành viên nhóm 
kiểm toán: 
Phần 1: Tương tự [A260] 
Phần 2: Mục tiêu: Ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ để bảo đảm tính độc lập của Cty 
kiểm toán/ thành viên nhóm kiểm toán. 
Phần 3: Nội dung kiểm tra bao gồm : 
1. Xác định yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của công ty kiểm toán. 
2. Các biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên kiểm toán. 
3. Biện pháp khác. 
Lựa chọn những nội dung này với các lựa chọn (có, không hoặc không áp 
dụng) 
Phần 4: Kết luận về biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm 
toán. 
8. [A290] Trao đổi với ban giám đốc đơn vị được ki ểm toán về vấn 
đề kiểm toán 
Phần 1: Tương tự [A260] 
Phần 2: Mục tiêu: Thực hiện hướng dẫn của CMKiT VN số 300 về việc thảo luận một 
số vấn đề về lập kế hoạch kiểm toán với Ban Giám đốc của đơn vị được kiểm toán 
nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý cuộc kiểm toán. 
Phần 3: Nội dung trao đổi bao gồm: 
+ Thời gian, địa điểm 
+ Thành phần tham dự 
+ Nội dung chính: Phạm vi kiểm toán, kế hoạch kiểm toán sơ bộ, xác 
định các bộ phận liên quan đến cuộc kiểm toán, các thay đổi quan 
trọng về mội trường kinh doanh quy định pháp lý trong năm, các vấn 
đề BGĐ quan tâm và đề nghị KTV lưu ý trong cuộc kiểm toán,vấn 
đề khác. 
Phần 4: Kết luận. 
III. [A300] Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động: 
[A310] Tìm hi ểu khách hàng và môi trường hoạt động: 
Phần 1: Tương tự [A260] 
Phần 2: Mục tiêu: Thu thập hiểu biết về KH và môi trường hoạt động để xác định và 
hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới 
BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. 
Phần 3: Nội dung chính:
- Hiểu biết môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN 
- Hiểu biết về DN 
- Các vấn đề khác. 
8 
Phần 4: KẾT LUẬN: sau khi đã tìm hiểu về KH và mội trường hoạt động của DN, 
KTV đưa ra các kết luận về các vấn đề sau: 
Rủi ro liên quan tới toàn bộ BCTC, các TK cụ thể 
Các thủ tục kiểm toán cơ bản cho rủi ro cụ thể. 
IV. [A400] Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh 
doanh quan trọng: 
1. [A410] Tìm hi ểu chu trình bán hàng, phải thu, thu ti ền 
Các thông tin cần thiết: tương tự như phần 1 mục [A260] 
Mục tiêu: 
- Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình KD 
quan trọng; 
- Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của 
chu trình KD này; 
- Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB; 
- Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả. 
Các bước thực hiện công việc: 
1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới bán hàng, phải thu 
và thu tiền 
2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng 
3. Mô tả chu trình “bán hàng, phải thu và thu tiền” 
4. Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính( bảng soát xét cụ 
thể) 
Tổng hợp và kết luận: 
1. Các rủi ro phát hiện: 
KTV cần tổng hợp các rủi ro trọng yếu phát hiện trong quá trình thực hiện các bước 
công việc từ 1-4 ở trên vào bảng 
2. Kết luận về kiểm soát nội bộ của chu trình: 
Hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền nhìn chung đã 
được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được triển khai thực hiện?( có hay 
không) 
Có hay không thực hiện kiểm tra tính hoạt động hữu hiệu (kiểm tra hệ thống 
KSNB) đối với chu trình này không? Nếu Có [trình bày việc kiểm tra vào Mẫu C110] 
đồng thời nêu lý do của việc Có/Không kiểm tra hệ thống KSNB. 
2. [A411] Walk through chu trình bán hàng-phải thu-thu ti ền: 
Các thông tin cần thiết tương tự như [A410] 
Mục tiêu: 
Kiểm tra việc thực hiện chu trình “Bán hàng – Phải thu – Thu tiền” có đúng như đã 
được mô tả tại Mẫu [A410] hay không. 
Các bước công việc thực hiện: 
Chọn ngẫu nhiên các nghiệp vụ bán hàng để kiểm tra từ đầu đến cuối chu trình (walk 
through test):
1. Thông tin chi tiết về các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ được kiểm tra. Một số 
9 
thông tin như: 
- Hợp đồng kinh tế 
- Đơn đặt hàng 
- Lệnh sản xuất 
- ...... 
2. Kết quả kiểm tra các thủ tục kiểm soát chính: 
Mô tả tất cả các thủ tục kiểm soát – Control activity (Ref A410) đồng thời xem xét 
toàn bộ các các nghiệp vụ phát sinh xem có hợp lệ hay không trong từng thủ tực kiểm 
soát vừa mô tả. 
Kết luận: 
Kết luận xem hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền đã được 
thực hiện theo như thiết kế hay không bằng cách đánh vào ông trống tương ứng. 
3. [A420] Tìm hi ểu chu trình mua hàng-phải trà-trả tiền: 
Các thông tin cần thiết tương tự như [A410] 
Mục tiêu: tương tự như [A410] 
Các bước công việc thực hiện: 
1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới mua hàng, phải 
trả và trả tiền 
2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng 
3. Mô tả chu trình “mua hàng, phải trả và trả tiền” 
4. Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính 
Tùy vào các sai sót có thể xảy ra KTV đưa ra lựa chọn hoặc mô tả một hoặc một số 
thủ tục kiểm soát chính áp dụng để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời sai sót có thể xảy 
ra, đồng thời đánh giá về mặt thiết kế và kết luận xem thủ tục kiểm soát chính có được 
thực hiện hay không? Cuối cùng là tham chiếu tới tài liệu thủ tục kiểm tra bằng quan 
sát hoặc điều tra. Dựa trên cơ sở 4 mục tiêu kiểm soát cơ bản sau đây: 
- Các khoản mua hàng hóa và dịch vụ của DN là có thật 
- Các khoản trả tiền nhà cung cấp được lập, ghi chép và phê chuẩn đúng đắn 
- Tất cả hàng hóa và dịch vụ mà DN đã nhận được phản ánh đầy đủ trong 
BCTC 
- Các khoản mua hàng hóa và dịch vụ của DN được thực hiện đúng đắn về giá 
cả, chất lượng và số lượng 
Tổng hợp và kết luận: 
1. Các rủi ro phát hiện 
KTV cần tổng hợp các rủi ro trọng yếu phát hiện trong quá trình thực hiện các 
bước công việc từ 1-4 ở trên và trình bày dưới dạng bảng. 
2. Kết luận về KSNB của chu trình 
Hệ thống KSNB đối với chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền nhìn chung đã 
được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được triển khai thực hiện? (đánh 
dấu) 
Có thực hiện kiểm tra tính hoạt động hữu hiệu (kiểm tra hệ thống KSNB) đối 
với chu trình này không? (đánh dấu). Nếu Có [trình bày việc kiểm tra vào Mẫu C210]; 
Nếu Không [thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao]. Nêu lý do của việc Có/Không 
kiểm tra hệ thống KSNB 
4. [A430] Tìm hi ểu chu trình HTK, giá vốn:
10 
Các thông tin cần thiết tương tự như [A410] 
Mục tiêu: tương tự như [A410] 
Các bước công việc thực hiện: 
1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới HTK, giá thành 
và giá vốn 
2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng 
3. Mô tả chu trình “HTK, giá thành và giá vốn” 
4. Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính 
Phương pháp tiềm hiểu tương tự như [A420]. Dựa trên cơ sở 3 mục tiêu kiểm soát cơ 
bản sau đây: 
- Tất các HTK và giá vốn hàng bán đã ghi sổ là có thật. 
- Tất các HTK mà doanh nghiệp sở hữu đều được phản ánh trên BCTC. Giá vốn 
hàng bán là chi phí thực tế của hàng bán. 
- Số dư HTK được đánh giá phù hợp với chuẩn mực kế toán áp dụng. 
Tổng hợp và kết luận: 
1. Các rủi ro phát hiện: 
KTV cần tổng hợp các rủi ro trọng yếu phát hiện trong quá trình thực hiện các bước 
công việc từ 1-4 ở trên và trình bày dưới dạng bảng. 
2. Kết luận về KSNB của chu trình: 
Hệ thống KSNB đối với chu trình HTK, giá thành và giá vốn nhìn chung đã 
được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được triển khai thực hiện không? 
(đánh dấu) 
Có thực hiện kiểm tra tính hoạt động hữu hiệu (kiểm tra hệ thống KSNB) đối 
với chu trình này không? (đánh dấu). Nếu Có [trình bày việc kiểm tra vào Mẫu C310]; 
Nếu Không [thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao]. Nêu lý do của việc Có/Không 
kiểm tra hệ thống KSNB. 
5. [A440] Tìm hi ểu chu trình lương và phải trả người lao động 
Các thông tin cần thiết tương tự như [A410] 
Mục tiêu: tương tự như [A410] 
Các bước công việc thực hiện: 
1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới lương và phải 
trả người LĐ 
2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng 
3. Mô tả chu trình “lương và phải trả người LĐ” 
Phương pháp tiềm hiểu tương tự như [A420]. Dựa trên cơ sở 3 mục tiêu kiểm soát cơ 
bản sau đây: 
- Chi phí tiền lương là chi phí chi cho công việc đã được người LĐ thực hiện là 
có thật 
- Chi phí tiền lương được xác định đầy đủ theo hợp đồng LĐ và quy chế lương 
của DN và phù hợp với các quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân 
- Các mục tiêu kiểm soát khác. 
Tổng hợp và kết luận: 
1. Các rủi ro phát hiện 
KTV cần tổng hợp các rủi ro trọng yếu phát hiện trong quá trình thực hiện các bước 
công việc từ 1-4 ở trên và trình bày dưới dạng bảng. 
2. Kết luận về KSNB của chu trình
Các thủ tục kiểm soát đối với chu trình lương và phải trả người LĐ nhìn chung 
11 
đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được triển khai thực hiện 
không? (đánh dấu) 
Có thực hiện kiểm tra tính hoạt động hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát chính 
đối với chu trình này không? (đánh dấu). Nếu Có [trình bày việc kiểm tra vào Mẫu 
C410]; Nếu Không [thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao]. Nêu lý do của việc 
Có/Không kiểm tra hệ thống KSNB. 
6. [A450] Tìm hi ểu chu trình TSCĐ và XDCB: 
Các thông tin cần thiết tương tự như [A410] 
Mục tiêu: tương tự như [A410] 
Các bước công việc thực hiện: 
1. Hiểu biết chủ yếu về TSCĐ và XDCB 
2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng 
3. Mô tả chu trình “TSCĐ và XDCB” 
4. Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính 
Phương pháp tiềm hiểu tương tự như [A420]. Dựa trên cơ sở 3 mục tiêu kiểm soát cơ 
bản sau đây: 
- Tài sản hữu ích ghi nhận là tài sản thực được Công ty sử dụng trong quá trình 
sản xuất hàng hoá dịch vụ hay quản lý DN. 
- Mọi tài sản của DN, kể cả tài sản thuộc sở hữu của DN và tài sản đi thuê tài 
chính phải được ghi nhận trên BCTC 
Tổng hợp và kết luận: 
1. Các rủi ro phát hiện: 
KTV cần tổng hợp các rủi ro trọng yếu phát hiện trong quá trình thực hiện các bước 
công việc từ 1-4 ở trên và trình bày dưới dạng bảng. 
2. Kết luận về KSNB của chu trình: 
Các thủ tục kiểm soát đối với chu trình TSCĐ và XDCB nhìn chung đã được 
thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được triển khai thực hiện hay không? 
(đánh dấu) 
Có thực hiện kiểm tra tính hoạt động hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát chính 
đối với chu trình này không? (đánh dấu). Nếu Có [trình bày việc kiểm tra vào Mẫu 
C510]; Nếu Không [thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao]. Nêu lý do của việc 
Có/Không kiểm tra hệ thống KSNB. 
V. [A500] Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính: 
[A510] Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính: 
Tính các chỉ tiêu cho năm 2009 sau KT và năm 2010 sau KT, tỷ lệ trên doanh thu 
thuần và những biến động về VND, quy ra %. 
►Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu: 
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng 
và cung cấp dịch vụ" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" trong kỳ báo cáo trên 
sổ cái. 
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế phát sinh bên Nợ TK511 "Doanh thu bán 
hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên có TK521 "Các khoản giảm trừ doanh thu” 
TK333 "Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” (TK3331, 3332, 3333) trong năm báo 
cáo trong sổ cái hoặc nhật ký sổ cái. 
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng và cung 
cấp dịch vụ - các khoản giảm trừ doanh thu. 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên nợ của TK511 "Doanh thu bán hàng 
và cung cấp dịch vụ’ đối ứng với bên có TK911 "Xác định kết quả kinh doanh”. 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 632 "Giá vốn hàng 
bán" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái. 
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu thuần – Gía vốn hàng 
bán. 
6. Doanh thu hoạt động tài chính 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 "Doanh thu 
hoạt động tài chính" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 
7. Chi phí tài chính 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 635 "Chi phí tài 
chính" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ 
cái hoặc nhật ký sổ cái 
Chi phí lãi vay 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 "Chi 
phí tài chính". 
8. Chi phí quản lý kinh doanh:( chi phí bán hàng + chi phí QLDN) 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên có của TK641,642 đối 
ứng với bên Nợ TK911 trong năm báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái. 
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung 
cấp dịch vụ + (doanh thu hđ tài chính – chi phí tài chính) – (chi phí bán hàng + chi phí 
QLDN) . 
Nếu kết quả là âm (lỗ) thì ghi trong ngoặc đơn (…) 
10. Thu nhập khác 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 711 "Thu nhập 
khác" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái 
11. Chi phí khác 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 811 "Chi phí khác" 
đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái 
12. Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – chi phí khác 
13. Tổng lợi tức trước thuế = lợi nhuận thuần từ hđ kinh doanh + lợi nhuận khác 
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 821”Chi 
phí thuế thu nhập doanh nghiệp” đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết 
TK 821, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 821 đối ứng với bên Có TK 911 
trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới 
hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 821. 
12
13 
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp = tổng LN trước thuế - chi phí thuế 
TNDN hiện hành. 
VI. [A600] Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và 
rủi ro gian lận: 
1. [A610] Đánh giá chung về hệ thống KSNB của đơn vị: 
Mục tiêu: Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố 
rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi 
của các thủ tục kiểm toán. 
Nội dung chính: 
Hệ thống KSNB 03 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB: (1) Môi trường kiểm 
soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các hoạt động kiểm soát. 
1. Môi trường kiểm soát: Truyền thông và thực thi tính chính trực và giá trị đạo 
đức trong DN, Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên, Phong cách 
điều hành và triết lý của các nhà quản lý DN, Cấu trúc tổ chức, Phân định 
quyền hạn và trách nhiệm, Chính sách nhân sự và thực tế về quản lý nhân sự. 
2. Quy trình đánh giá rủi ro: Rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC, 
3. Giám sát các hoạt động kiểm soát: Giám sát thường xuyên và định kỳ, Báo cáo 
các thiếu sót của hệ thống KSNB, 
Kết luận: 
Rủi ro trọng yếu 
Những yếu tố giúp giảm rủi ro 
Các thủ tục kiểm toán cơ bản bổ sung. 
2. [A620] Trao đổi với BGĐ và các cá nhân liên quan về gian l ận: 
Mục tiêu: 
Là 1 bảng đánh giá, người thực hiện sẽ lựa chọn câu trả lời có hoặc không vể rủi ro 
trọng yếu cho từng khoản mục. 
Nội dung cần trao đổi: 
1.Các yếu tố rủi ro liên quan đến các sai sót phát sinh từ lập BCTC gian lận. 
- Các yếu tố dẫn đến gian lận gồm: 
+ Động cơ/Áp lực: 
 Tình hình kinh tế, điều kiện ngành hay điều kiện hoạt động của đơn vị có tác 
động không tốt đến khả năng ổn định tài chính hay khả năng sinh lời. 
 Áp lực cao đối với BGĐ nhằm đáp ứng các yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên 
thứ ba. 
 Các thông tin cho thấy tình hình tài chính cá nhân của thành viên BGĐ hoặc 
HĐQT bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động tài chính của đơn vị. 
 Áp lực cao đối với BGĐ hoặc nhân sự phụ trách hoạt động để đạt được các 
mục tiêu tài chính được thiết lập bởi HĐQT , bao gồm các chính sách khen 
thưởng theo doanh thu hay tỷ suất lợi nhuận. 
-Các cơ hội: 
 Tính chất của ngành nghề KD hay các hoạt động của đơn vị có thể tạo cơ hội 
cho việc lập BCTC gian lận có thể phát sinh từ. 
 Việc giám sát BGĐ không hiệu quả.
14 
 Cơ cấu tổ chức phức tạp hoặc bất ổn. 
 Bộ phận kiểm soát nội bộ kém hiệu lực. 
 Thái độ/sự hợp lý hóa hành động. 
2. Những yếu tố rủi ro xuất phát từ sai sót do biển thủ tài sản. 
-Động cơ/Áp lực 
-Cơ hội 
+Có một số đặc điểm hoặc hoàn cảnh khiến cho tài sản trở nên dễ bị trộm cắp 
và dễ bị biển thủ. Cơ hội biển thủ tài sản có thể tăng lên trong những tình huống như 
sau: 
+Hệ thống KSNB kém hiệu quả đối với tài sản có thể làm gia tăng khả năng 
biển thủ tài sản. Hành vi biển thủ tài sản có thể xảy ra trong những tình huống sau: 
+Thái độ/sự hợp lý hóa hành động 
Kết luận về các công việc thực hiện. 
3. [A630] Các trao đổi với bộ phận ki ểm toán nội bộ/ ban ki ểm soát 
về gian l ận: 
Mục tiêu: 
Trao đổi với bộ phận kiểm toán nội bộ/ ban kiểm soát về gian lận nhằm phát hiện 
gian lận và phản ứng để BGĐ có biện pháp xử lí về những phát hiện đó. 
Nội dung trao đổi: 
1. Thời gian, địa điểm. 
2. Thành phần tham dự. 
3. Nội dung chính: 
- Đánh giá của Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát về rủi 
ro tiềm tàng/ rủi ro kiểm soát/ các khoản mục dễ sai sót trên BCTC của đơn vị. 
- Các thủ tục mà Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát đã 
thực hiện trong năm nhằm phát hiện gian lận. 
- phát hiện của Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát trong 
năm (nếu có) 
- Các trao đổi khác. 
Cuối cùng là kết luận lại vấn đề: 
VII. [A700] Xác định mức trọng yếu: 
[A710] Xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực hi ện) 
Mục tiêu: 
Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách 
của Cty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi 
kiểm toán tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết 
thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy 
đủ hay chưa. 
Xác định mức trọng yếu: 
Chỉ tiêu: Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu, Lý do lựa chọn tiêu 
chí này để xác định mức trọng yếu, Giá trị tiêu chí được lựa chọn(a), Tỷ lệ sử dụng để 
ước tính mức trọng yếu(b) 
Chỉ tiêu lựa chọn: 
-Mức trọng yếu tổng thể (c) = (a)*(b)
15 
-Mức trọng yếu thực hiện (d) = (c)*(50%-75%) 
-Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua (e) = (d)*4% 
Kế hoạch: Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản 
Thực tế: Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản. 
VIII. [A800] Xác định phương pháp chọn mẫu-cỡ mẫu: 
[A810] Xác đị nh phương pháp chọn mẫu - cỡ mẫu : 
Mục tiêu: 
Xem xét hoạt động kinh doanh của khách hàng để đưa ra kết luận sơ bộ về mức độ rủi 
ro của các vùng kiểm toán, từ đó xác định phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu cho các 
vùng kiểm toán chính. 
Giai đoạn lập kế hoạch: 
1. Phương pháp chọn mẫu: Thống kê, Phi thống kê 
2. Các khoản mục không áp dụng kiểm tra chọn mẫu mà kiểm tra 100% các 
giao dịch và số dư 
3. Các khoản mục kiểm tra chọn mẫu theo phương pháp phân nhóm và không 
phân nhóm được xác định cỡ mẫu. 
4. Các khoản mục kiểm tra chọn mẫu không phân nhóm được xác định cỡ 
mẫu. 
Giai đoạn thực hiện kiểm toán: 
1. Thay đổi các khoản mục không áp dụng kiểm tra chọn mẫu mà kiểm tra 
100% các giao dịch và số dư 
2. Thay đổi cỡ mẫu đối với các khoản mục kiểm tra chọn mẫu theo phương 
pháp phân nhóm 
3. Thay đổi cỡ mẫu đối với các khoản mục kiểm tra chọn mẫu không phân 
nhóm. 
Đồng thời nêu những nguyên nhân thay đổi trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. 
IX. [A900] Tổng hợp kế hoạch kiểm toán : 
[A910] Tổng hợp kế hoạch ki ểm toán : 
Thực hiện các công việc sau: 
1. Phạm vi công việc và yêu cầu dịch vụ khách hàng [A210] 
2. Mô tả DN, môi trường KD và các thay đổi lớn trong nội bộ DN [A310] 
3. Phân tích sơ bộ và xác định sơ bộ khu vực rủi ro cao [A510] 
4. Xác định ban đầu chiến lược kiểm toán dựa vào kiểm tra kiểm soát hay kiểm 
tra cơ bản [A400, A600] 
Sau khi thực hiện xong các thủ tục tại phần [A400] và [A600], KTV cần xác định 
chiến lược kiểm toán ban đâu là kiểm tra hệ thống KSNB hay kiểm tra cơ bản. 
5.Mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện trong giai đoạn lập kế 
hoạch [A710] 
Ghi các mức trọng yếu và trao đổi cụ thể với thành viên của nhóm kiểm toán 
7.Xem xét các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang: Vấn để, Khoản 
mục liên quan, Thủ tục kiểm toán cần thực hiện năm nay. 
8.Xem xét sự cần thiết phải sử dụng chuyên gia cho hợp đồng kiểm toán này. 
9. Tổng hợp các rủi ro trọng yếu bao gồm cả rủi ro gian lận được xác định 
trong giai đoạn lập kế hoạch.
16 
Liệt kê các rủi ro trọng yếu, mô tả rủi ro, và nêu ảnh hưởng của nó tới khoản 
mục nào trên BCTC, đồng thời đưa tra các thủ tục kiểm toán tưng ứng. 
Kết luận: 
Các thành viên nhóm kiểm toán đã đọc, thảo luận và nắm vững các nội dung của Kế 
hoạch kiểm toán và sau đó kí tên xác nhận và ngày tháng cụ thể. 
B. THỰC HIỆN KIỂM TOÁN: Là phần lập và soát xét giấy tờ làm việc. 
I. [C100-C500] Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ. 
II. Kiểm tra cơ bản bảng cân đối kế toán: 
1. [D100-D800] Ki ểm tra cơ bản tài sản. 
2. [E100-E600] Ki ểm tra cơ bản nợ phải trả. 
3. [F100-F300] Ki ểm tra cơ bản NVCSH và TK ngoài bảng. 
III. [G100-G700] Kiểm tra cơ bản báo cáo kết quả hoạt động 
kinh doanh. 
IV. [H100-H200] Kiểm tra các nội dung khác [H100-H200] 
V. [A700] - [A800] Đánh giá lại mức trọng yếu và phạm vi 
kiểm toán. 
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán cần làm rõ hai khái niệm là: Thử nghiệm 
cơ bản và Thử nghiệm kiểm toán. 
Thử nghi ệm cơ bản là gì? 
Thử nghiệm cơ bản là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán liên 
quan đến báo cáo tài chính nhằm phát hiện ra những sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng 
đến báo cáo tài chính.“Thử nghiệm cơ bản" gồm: 
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư 
- Quy trình phân tích. 
Thử nghi ệm ki ểm soát là gì? 
Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự 
thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát 
nội bộ hay nói cách khác Thử nghiệm kiểm soát chuyên về thi hành các thủ tục,quy 
trình thực hiện kiểm soát đúng pháp luật và đúng theo chuẩn mực kế toán,hổ trợ cho 
thử nghiệm cơ bản. 
C. HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN: Là phần tổng hợp kết quả kiểm toán và 
đánh giá chất lượng. 
I. Tổng hợp kết quả kiểm toán: 
1. [B400] Tổng hợp kết quả kiểm toán 
Bao gồm những nội dung cơ bản như sau: Người thực hiện ,tên cty, tên khách 
hàng, ngày khóa sổ và phần nội dung gồm có 4 phần: 
Phần 1: Tổng hợp kết quả kiểm tra các vấn đề phát hiện trong giai đoạn 
lập kế hoạch: Nội dung, Tài khoản ảnh hưởng, Kết quả kiểm toán.
Phần 2: Tổng hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán: Trong phần này, 
KTV cần tổng hợp kết quả kiểm toán cho từng khoản mục trọng yếu và trình bày kết 
quả tổng hợp theo các nội dung gồm kết luận kiểm toán đối với khoản mục trọng yếu, 
các vấn đề còn tồn tại cần giải quyết, trao đổi với các chủ nhiệm kiểm toán, thành 
viên BGĐ và KH. 
17 
Bao gồm các nội dung:Tài khoản, Khoản mục trọng yếu, Vấn đề phát sinh, 
Hướng xử lý. 
Phần 3: Xem xét lại mức trọng yếu đã xác định ở giai đoạn lập kế hoạch [A710] 
- Tiêu chí xác định mức trọng yếu(………) là phù hợp hay chưa phù hợp và nêu 
lý do : 
- Tỷ lệ % áp dụng để xác định mức trọng yếu (…….%) là phù hợp hay chưa phù 
hợp và nêu lý do: 
- Sự cần thiết phải thay đổi mức trọng yếu : có hay không và nêu lý do : 
- Ảnh hưởng của sự thay đổi mức trọng yếu đã được giải quyết như sau: 
Phần 4: Các vấn đề lưu ý trong năm sau :( KTV cần ghi chép lại các vấn đề cần lưu ý 
khi thực hiện cuộc kiểm toán năm sau. 
2. [B420] Phân tích tổng thể báo cáo tài chính l ần cuối : 
Bao gồm những nội dung cơ bản như sau : Người thực hiện ,tên cty, tên khách hàng, 
ngày khóa sổ và phần nội dung (phân tích BCTC lần cuối). 
Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 
(Tất cả các biến động lớn hơn mức trọng yếu chi tiết, KTV cần được tìm hiểu nguyên 
nhân hoặc lưu ý để tìm lời giải thích khi thực hiện kiểm toán tại KH) 
Bảng tổng hợp phân tích hệ số: 
- Hệ số thanh toán (Ý kiến nhận xét về khả năng thanh toán), 
- Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động (Ý kiến nhận xét về hiệu quả hoạt động), 
- Hệ số khả năng sinh lời (Ý kiến nhận xét về khả năng sinh lời của Công ty), 
- Hệ số nợ (Ý kiến nhận xét về sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty). 
3. [B440] Thư gi ải trình của Ban giám Đốc 
Thư bao gồm tiêu đề, quốc ngữ, thời gian,...Thư từ BGĐ gừi đến công ty kiểm 
toán về việc giải trình xác nhận một số nội dung nhằm đưa ra ý kiến về tính trung thực 
và hợp lý của báo cáo tài chính, trên các khía cạnh trọng yếu, về tình hình tài chính, 
kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Công ty phù hợp với Chuẩn 
mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên 
quan. 
Cuối cùng là phần kí xác nhận của giám đốc công ty. 
4. [B450] Thư gi ải trình của Ban quản trị: 
Tương tự như [B440] Thư giải trình của Ban giám Đốc nhưng phần xác nhận 
thuộc về Ban quản trị. 
II. [B300] Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán 
1. [B310] Các dạng BCTC theo ISA 700-2009: 
1. 1 [B310] Mẫu báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ 
- Các mục mở đầu của BCKT 
- Nói về trách nhiệm của Ban Giám Đốc với BCTC:thiết kế, thực hiện và duy trì hệ 
thống kiểm soát nội bộ liên quan việc lập, trình bày báo cáo tài chính không có sai sót
trọng yếu do gian lận, nhầm lẫn; chọn lựa và áp dụng chính sách kế toán thích 
hợp;thực hiện ước tính kế toán hợp lý với từng trường hợp. 
- Trách nhiệm và các công việc của kiểm toán viên:tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề 
nghiệp,lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý 
rằng Báo cáo tài chính của Công ty không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu mà 
chưa được phát hiện ra. đưa ra ý kiến về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của 
đơn vị. Việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các chính sách kế toán đã được áp 
dụng và tính hợp lý của các ước tính quan trọng của Ban Giám đốc cũng như đánh giá 
việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính. 
- Sau đó đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần: báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh 
trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty. 
- Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán. 
1.2 [B311] Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần 1 (hạn chế 
18 
phạm vi) 
- Các mục mở đầu của BCKT 
- Nói về trách nhiệm cua Ban Giám Đốc với BCTC , trách nhiệm và công việc của 
Kiểm toán viên gống như chuẩn mực B310, 
- Sau đó đưa ra ý kiến cơ sở cho ý kiến chấp nhận từng phần 1 với lý do không thể 
tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt và hàng tồn kho cuối năm của Công ty vì kiểm 
toán được bổ nhiệm làm kiểm toán sau ngày kết thúc năm tài chính. Và đưa ra dẫn 
chứng cụ thể ảnh hưởng đến kiểm toán viên không thể đưa ra ý kiến nhận xét về tính 
đúng đắn, tính hiện hữu của các khoản mục này tại ngày 31/12/2010 và ảnh hưởng của 
chúng tới các khoản mục khác trên Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng 
ngày của Công ty. 
- Sau đó là ý kiến chấp nhận từng phần :ngoại trừ những ảnh hưởng nếu có đến Báo 
cáo tài chính liên quan đến hạn chế ở trên, Báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh 
trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty. 
- Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán 
1.3 [B312] Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần 2 (bất 
đồng) 
- Các mục mở đầu của BCKT 
- Nói về trách nhiệm cua Ban Giám Đốc với BCTC , trách nhiệm và công việc của 
Kiểm toán viên gống như chuẩn mực B310. 
- Sau đó đưa ra ý kiến cơ sở cho ý kiến chấp nhận từng phần 2 với lý do công ty áp 
dụng sai chuẩn mực kế toán Viêt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”. Nếu áp 
dụng đúng thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm sẽ giảm đi khoảng 
20 tỷ đồng và giá vốn hàng bán giảm đi khoảng 10 tỷ đồng, đồng thời lợi nhuận kế 
toán trước thuế sẽ giảm đi khoảng 10 tỷ đồng. 
- Ý kiến chấp nhận từng phần: ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề nêu tại đoạn Cơ sở cho 
ý kiến chấp nhận từng phần, Báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh trung thực và 
hợp lý 
- Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán. 
1.4 [B313] Báo cáo kiểm toán dạng từ chối 
- Các mục mở đầu của BCKT 
- Nói về trách nhiệm cua Ban Giám Đốc với BCTC , trách nhiệm và công việc của 
Kiểm toán viên gống như chuẩn mực B310.
19 
- Cơ sở cho ý kiến kiểm toán dạng từ chối 
Khoản đầu tư của Công ty khách hàng vào Công ty XYZ được trình bày với trị 
giá xxx VND trên bảng cân đối kế toán, chiếm đến 90% tổng số tài sản ròng của Công 
ty tại ngày 31/12/201X. kiểm toán viên không được tiếp cận với ban lãnh đạo và kiểm 
toán viên công ty XYZ. Ngoài ra, việc tiếp cận với chứng từ, sổ kế toán của Công ty 
đã bị hạn chế (Công ty chỉ cung cấp tài liệu từng tháng mà không cung cấp tất cả cùng 
một lúc…). Do đó không thể xác định xem liệu có bút toán điều chỉnh cần thiết nào 
cho khoản đầu tư tại Liên doanh XYZ cũng như xem xét tổng thể tài liệu kế toán của 
Công ty. 
- Ý kiến kiểm toán dạng từ chối 
Vì tính trọng yếu của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở cho ý kiến kiểm toán dạng từ chối”, 
KTV không thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ 
sở cho ý kiến kiểm toán. . Do đó KTV từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán về Báo cáo tài 
chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 của Công ty khách hàng. 
- Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán. 
1.5 [B314] Báo cáo kiểm toán dạng trái ngược 
- Các mục mở đầu của BCKT 
- Nói về trách nhiệm cua Ban Giám Đốc với BCTC , trách nhiệm và công việc của 
Kiểm toán viên gống như chuẩn mực B310. 
- Cơ sở cho ý kiến kiểm toán trái ngược (2):chính sách ghi nhận doanh thu hợp đồng 
xây dựng theo phương pháp hoàn thành, không phải phương pháp tỷ lệ phần trăm 
hoàn thành theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây 
dựng”. ảnh hưởng đến doanh thu hiện tại của Công ty, và nhiều khoản mục trên Báo 
cáo tài chính của Công ty bị ảnh hưởng trọng yếu. 
- Ý kiến kiểm toán trái ngược: vì tính trọng yếu của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở cho ý 
kiến kiểm toán trái ngược”, Báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh không trung thực 
và không hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty, kết quả 
sản xuất, kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng 
ngày, không phù hợp với các Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt 
Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. 
- Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán. 
2. [B310] Các dạng BCTC theo VSA 700-1999: 
2.1 [B310] Mẫu báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần 
- Các mục mở đầu của BCKT 
- Kiểm toán viên kiểm tra báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 
31/12/2010, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và 
Thuyết minh báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 được lập 
ngày... tháng… năm… của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại VAS (“Công 
ty”) từ trang... đến trang... kèm theo. 
- Sau đó đưa ra cơ sở ý kiến: thực hiện việc kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và 
áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trong báo 
cáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc 
được chấp nhận), các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính 
và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát các báo cáo 
tài chính. KTV cho rằng công việc kiểm toán đã đưa ra những cơ sở hợp lý để làm căn 
cứ cho ý kiến của KTV.
20 
- Ý kiến của kiểm toán viên: báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên 
các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty . 
- Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán. 
2.2 [B311] Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần có lưu ý: 
-Kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm kiểm toán: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết 
quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài 
chính. 
- Mục đích tổng quát của kiểm toán là cung cấp sự đảm bảo cho bên thứ ba là những 
người sử dụng các thông tin tài chính rằng các thông tin họ được cung cấp có trung 
thực, hợp lý hay không. Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều đối tượng khác nhau sử 
dụng kết quả kiểm toán với những mục đích khác nhau. 
Các bước lập báo cáo kiểm toán: 
-Nêu trách nhiệm Việc lập và trình bày báo cáo tài chính này thuộc về Giám đốc công 
ty. Trách nhiệm của kiểm toán là đưa ra ý kiến về báo cáo này căn cứ trên kết quả 
kiểm toán của kiểm toán. 
-Đưa ra cơ sở ý kiến: đưa ra cơ sở của việc kiểm toán dựa trên chuẩn mực, để đánh giá 
BCTC có còn sai sót trọng yếu hay không,nêu phương pháp kiểm toán và dựa trên các 
bằng chứng để kết luận BCTC có tuân thủ chuẩn mực hay không để đưa ra ý kiến 
- Đưa ra ý kiến của Kiểm toán viên: chấp nhận toàn phần,chấp nhận từng phần (nêu cơ 
sở cho ý kiến chấp nhận từng phần trước khi đưa ra ý kiến. Đồng thời trong phần nêu 
ý kiến sẽ không chịu trách nhiệm về phần không chấp nhận. Chỉ khẳng định những 
khoản mục khác của BCTC là trung thực và hợp lý),không chấp nhận và từ chối đưa 
ra ý kiến (phải nêu cơ sở cho ý kiến kiểm toán dạng từ chối. Đó phải là những sai 
phạm trọng yếu, làm sai lệch nghiêm trọng đến BCTC). 
- Xác nhận của giám đốc công ty kiểm toán và nhân viên kiểm toán (chứng chỉ kiểm 
toán viên số…). 
2.3 [B312] Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần 1 
(Dạng chấp nhận từng phần (ngoại trừ) do hạn chế phạm vi KT) 
- Các mục mở đầu của BCKT 
- Cơ sở ý kiến 
Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra những cơ sở hợp lý 
để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi. 
- Ý kiến của kiểm toán viên 
Chúng tôi đã không thể tham gia kiểm kê hàng tồn kho vào ngày 31/12/201X, vì tại 
thời điểm đó chúng tôi chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán. Với những tài liệu hiện có 
ở đơn vị chúng tôi cũng không thế kiểm tra được tính đúng đắn của số lượng hàng tồn 
kho tại thời điểm trên bằng các thủ tục kiểm toán khác 
Theo ý kiến chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) đến báo cáo tài chính vì lý 
do nêu trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý (hoặc…báo cáo tài 
chính sau khi đã điều chỉnh theo ý kiến của KTV đã phản ánh trung thực và hợp lý...) 
- Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán. 
2.4 [B313] Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần 2 
(Dạng chấp nhận từng phần (ngoại trừ) do bất đồng trong xử lý) 
- Các mục mở đầu của BCKT 
- Nội dung kiểm toán: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/201X, Báo cáo kết quả 
hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính
21 
cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/201X, được lập ngày … tháng … năm …, từ 
trang … đến trang … kèm theo. 
- Cơ sở ý kiến 
Dựa trên các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 
Kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các 
bằng chứng xác minh những thông tin trong báo cáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ 
các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), các nguyên tắc và 
phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giám 
đốc cũng như cách trình bày tổng quát các báo cáo tài chính. 
- Ý kiến của kiểm toán viên 
Theo ý kiến chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) đến báo cáo tài chính vì lý 
do nêu trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh 
trọng yếu tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại VAS tại 
ngày 31/12/2010, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng lưu chuyển 
tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2010, phù hợp với chuẩn mực và 
chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. 
-Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán. 
2.5 [B314] Báo cáo kiểm toán dạng từ chối 
- Các mục mở đầu của BCKT 
- Nội dung kiểm toán: 
Để có được báo cáo kiểm toán chúng ta cần phải kiểm tra những bản sau: Bảng cân đối kế 
toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài 
chính. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Giám đốc công ty. 
- Cơ sở ý kiến 
- Ý kiến của kiểm toán viên 
-Cuối cùng cần có xác nhận của GĐ công ty và Kiểm toán viên. 
2.6 [B315] Báo cáo kiểm toán dạng trái ngược 
(dạng không chấp nhận – ý kiến trái ngược) 
- Các mục mở đầu của BCKT 
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Giám đốc công 
ty. Trách nhiệm của KTV là đưa ra ý kiến về báo cáo này căn cứ trên kết quả kiểm 
toán của KTV. 
- Cơ sở ý kiến: 
Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra những cơ sở hợp 
lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi. 
- Ý kiến của kiểm toán viên 
Trong báo cáo tài chính, giá trị TSCĐ là xxx VND; khoản vay công ty B là xxx VND 
đã không phản ánh trong sổ kế toán và không có chứng từ kế toán xác minh... 
Theo ý kiến chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nói trên, báo 
cáo tài chính đã phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng 
yếu tình hình tài chính của Công ty.... không phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế 
toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. 
- Xác nhận của giám đốc công ty kiểm toán và nhân viên kiểm toán (chứng chỉ 
kiểm toán viên số…). 
2.7 [B316] Báo cáo soát xét chấp nhận toàn phần
22 
- Các mục mở đầu của BCKT 
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Giám đốc đơn 
vị. Trách nhiệm của KTV là đưa ra Báo cáo nhận xét về báo cáo tài chính này trên cơ 
sở công tác soát xét của KTV 
“Chúng tôi không thực hiện công việc kiểm toán nên cũng không đưa ra ý kiến 
kiểm toán. 
Trên cơ sở công tác soát xét của chúng tôi, chúng tôi không thấy có sự kiện nào để 
chúng tôi cho rằng báo cáo tài chính kèm theo đây không phản ánh trung thực và hợp 
lý trên các khía cạnh trọng yếu phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh 
nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan.” 
- Xác nhận của giám đốc công ty kiểm toán và nhân viên kiểm toán (chứng chỉ 
kiểm toán viên số…). 
2.8 [B317] Báo cáo soát xét khác chấp nhận toàn phần 
(không phải dạng chấp nhận toàn phần) 
Ý kiến có giới hạn do không tuân thủ các chuẩn mực kế toán 
- Tiêu đề: BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG TÁC SOÁT XÉT BÁO CÁO TÀI 
CHÍNH 
- Kính gửi: Hội đồng Quản trị và ban Giám Đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và 
Thương mại VAS. 
- Công tác soát xét BCTC do Giám đốc đơn vị tại công ty Cổ phần Sản xuất và 
thương mại VAS (“Công ty”) lập gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả 
hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo 
tài chính tại ngày 30/06/2010 được lập ngày… tháng… năm…, từ trang… đến 
trang… kèm theo. 
- Công tác soát xét BCTC đựa trên chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định về lập 
kế hoạch và thực hiện để đảm bảo vừa phải rằng BCTC không chứa đựng 
những sai soát trọng yếu. Chủ yếu là trao đổi với nhân sự của công ty và áp 
dụng các thủ tục phân tích trên những thông tin tài chính. 
- Nội dung soát xét tập trung vào Hàng tồn kho: Giám đốc đơn vị thông báo 
hàng tồn kho đã được đánh giá theo giá gốc, vượt quá giá trị thuần có thể thực 
hiện được. Theo đánh giá của Giám đốc và kiểm tra của KTV nếu hàng tồn kho 
được đánh giá theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện 
được như yêu cầu của Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho thì giá trị hàng tồn kho 
sẽ nhỏ hơn là xxx VND, thu nhập thuần và nguồn vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm đi 
xxx VND. 
- Kết luận của KTV: ngoại trừ việc đánh giá quá cao giá trị hàng tồn kho, thì báo 
cáo tài chính trên phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu 
phù hợp với Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các 
quy định pháp lý có liên quan. 
- Ngày, tháng, năm lập Báo cáo soát xét, chữ kí Gíam đốc và kiểm toán viên 
công ty kiểm toán. 
2.9 [B318] Báo cáo soát xét khác chấp nhận toàn phần1 
(không phải dạng chấp nhận toàn phần1 ) 
Ý kiến không chấp nhận do không tuân thủ các Chuẩn mực kế toán
23 
- Tiêu đề: BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG TÁC SOÁT XÉT BÁO CÁO TÀI 
CHÍNH 
- Kính gửi: Hội đồng Quản trị và ban Giám Đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và 
Thương mại VAS. 
- Công tác soát xét BCTC do Giám đốc đơn vị tại công ty Cổ phần Sản xuất và 
thương mại VAS (“Công ty”) lập gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả 
hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo 
tài chính tại ngày 30/06/2010 được lập ngày… tháng… năm…, từ trang… đến 
trang… kèm theo. 
- Công tác soát xét BCTC đựa trên chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định về lập 
kế hoạch và thực hiện để đảm bảo vừa phải rằng BCTC không chứa đựng 
những sai soát trọng yếu. Chủ yếu là trao đổi với nhân sự của công ty và áp 
dụng các thủ tục phân tích trên những thông tin tài chính. 
- Nội dung soát xét một điểm X trong thuyết minh báo cáo tài chính đã nhấn 
mạnh, báo cáo tài chính này không hợp nhất báo cáo tài chính của các công ty 
con và khoản đầu tư vào các công ty con được hạch toán theo phương pháp giá 
phí, trong khi Chuẩn mực kế toán Việt Nam yêu cầu hợp nhất BCTC của các 
công ty con. 
- Kết luận của KTV: Báo cáo tài chính kèm theo đây không phản ánh trung thực 
và hợp lý các khía cạnh trọng yếu phù hợp với Chuẩn mực kế toán, chế độ kế 
toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan. 
- Ngày, tháng, năm lập Báo cáo soát xét, chữ kí Gíam đốc và kiểm toán viên 
công ty kiểm toán. 
3. [B340] CĐKT trước và sau khi đi ều chỉnh: 
3.1 [B341] CĐKT trước và sau khi điều chỉnh: 
- Tên công ty, khách hàng, ngày khóa sổ, nội dung: “BẢNG CĐKT TRƯỚC VÀ 
SAU KHI ĐIỀU CHỈNH”. 
- Đối với khoản mục Tài sản và Nguồn vốn: tham chiếu đến từng khoản mục 
trong phần tài sản và nguồn vốn, gồm có các số liệu : 
 Số liệu ngày 31/12/2010 trước khi kiểm toán 
 Số liệu điều chỉnh 
 Số liệu ngày 31/12/2010 sau khi kiểm toán 
 Số liệu ngày 31/12/2009 sau khi kiểm toán 
- Kiểm tra lại tính cân đối của hai khoản mục Tài sản và Nguồn vốn theo các chỉ 
tiêu sau: 
 BS-PBC: Đã đối chiếu khớp với Bảng CĐKT trước kiểm 
toán chính thức của KH. 
 TB: Đã đối chiếu khớp với số liệu điều chỉnh tại Bảng 
CĐPS. 
 BS: Đã đối chiếu khớp với Bảng CĐKT trong BCKT. 
3.2 [B342] KQKD trước và sau điều chỉnh
24 
- Tên công ty, khách hàng, ngày khóa sổ, nội dung: “BẢNG BC KQHĐKD 
TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐIỀU CHỈNH”. 
- Các số liệu trong bảng BC KQHĐKD là số liệu năm được tham chiếu theo thứ 
tự từ chỉ tiêu số 01 đến chỉ tiêu số 18, gồm các số liệu: 
 Số liệu năm 2010 trước khi kiểm toán 
 Số liệu điều chỉnh 
 Số liệu năm 2010 sau khi kiểm toán 
 Số liệu năm 2009 sau khi kiểm toán 
- Kiểm tra lại tính cân đối giữa số liệu của các năm, các chỉ tiêu đánh giá: 
 PL-PBC: Đã đối chiếu khớp với BC KQHĐKD trước 
kiểm toán chính thức của KH. 
 TB: Đã đối chiếu khớp với số liệu điều chỉnh tại Bảng 
CĐPS. 
 PL: Đã đối chiếu khớp với BC KQHĐKD trong BCKT. 
3.3 [B343] BCLCTT trước và sau khi điều chỉnh 
Bảng BCLCTT theo phương pháp gián tiếp 
- Tên công ty, khách hàng, ngày khóa sổ, nội dung: “BẢNG BC LCTT TRƯỚC 
VÀ SAU KHI ĐIỀU CHỈNH”. 
- Các số liệu trong bảng BC LCTT là số liệu năm được tham chiếu theo từng 
khoản mục, gồm các số liệu: 
 Số liệu năm 2010 trước khi kiểm toán 
 Số liệu điều chỉnh 
 Số liệu năm 2010 sau khi kiểm toán 
 Số liệu năm 2009 sau khi kiểm toán 
- Kiểm tra lại tính cân đối giữa số liệu của các năm, các chỉ tiêu đánh giá: 
 CF-PBC: Đã đối chiếu khớp với Báo cáo LCTT trước 
kiểm toán chính thức của KH. 
 CF: Đã đối chiếu khớp với Báo cáo LCTT sau kiểm toán. 
Bảng BCLCTT theo phương pháp trực tiếp 
- Tên công ty, khách hàng, ngày khóa sổ, nội dung: “BẢNG BC LCTT TRƯỚC 
VÀ SAU KHI ĐIỀU CHỈNH”. 
- Các số liệu trong bảng BC LCTT là số liệu năm được tham chiếu theo từng 
khoản mục, gồm các số liệu: 
 Số liệu năm 2010 trước khi kiểm toán 
 Số liệu điều chỉnh 
 Số liệu năm 2010 sau khi kiểm toán 
 Số liệu năm 2009 sau khi kiểm toán 
- Kiểm tra lại tính cân đối giữa số liệu của các năm, các chỉ tiêu đánh giá:
25 
 CF-PBC: Đã đối chiếu khớp với Báo cáo LCTT trước 
kiểm toán chính thức của KH. 
 CF: Đã đối chiếu khớp với Báo cáo LCTT sau kiểm toán. 
Kiểm tra BC LCTT theo phương pháp gián tiếp 
- Tên công ty, khách hàng, ngày khóa sổ, nội dung: “KIỂM TRA BC LCTT”. 
- Mục tiêu: Kiểm tra để đảm bảo các khoản mục của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 
có thể đối chiếu được đối với các khoản mục của Bảng CĐKT, BC KQHĐKD 
và thuyết minh báo cáo tài chính. 
- LCTT 01 lợi nhuận trước thuế: tham chiếu bảng BC KQHĐKD 
- LCTT 02 khấu hao tài sản cố định: tham chiếu bảng Thuyết minh BCTC 
- LCTT 03 Các khoản dự phòng: tham chiếu bảng Thuyết minh BCTC 
- LCTT 04 Lãi lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện: tham chiếu bảng BC 
KQHĐKD và Thuyết minh BCTC 
- LCTT 05 Lãi lỗ hoạt động đầu tư: tham chiếu bảng BC KQHĐKD và Thuyết 
minh BCTC 
- LCTT 06 Chi phí lãi vay: tham chiếu bảng BC KQHĐKD 
- LCTT 09 (Tăng)/giảm các khoản phải thu: tham chiếu bảng Cân đối kế toán 
- LCTT 10 (Tăng)/giảm hàng tồn kho: tham chiếu bảng Cân đối kế toán và 
Thuyết minh BCTC 
- LCTT 11 Tăng/(giảm) các khoản phải trả: tham chiếu bảng Cân đối kế toán 
- LCTT12 (Tăng)/giảm chi phí trả trước: tham chiếu bảng Cân đối kế toán và 
Thuyết minh BCTC 
- LCTT 13 Tiền lãi vay đã trả: tham chiếu sổ chi tiết 
- LCTT 14 Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp: tham chiếu sổ chi tiết 
- LCTT 15 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh: tham chiếu sổ chi tiết 
- LCTT 16 Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh: tham chiếu sổ chi tiết 
- LCTT 21 Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh: tham chiếu bảng Thuyết 
minh BCTC 
- LCTT 22 Tiền thu từ thanh lý TSCĐ và TSDN khác: tham chiếu bảng Thuyết 
minh BCTC 
- LCTT 23 Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác: tham chiếu sổ 
chi tiết 
- LCTT 24 Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác: tham 
chiếu sổ chi tiết 
- LCTT 25 Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác: tham chiếu sổ chi tiết 
- LCTT 26 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác: tham chiếu sổ chi tiết 
- LCTT 27 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia: tham chiếu sổ chi 
tiết 
- LCTT 31 Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của CSH: tham chiếu 
sổ chi tiết
26 
- LCTT 32 Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu: tham 
chiếu sổ chi tiết 
- LCTT 33 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được: tham chiếu sổ chi tiết 
- LCTT 34 Tiền chi trả nợ gốc vay: tham chiếu sổ chi tiết 
- LCTT 35 Tiền chi trả nợ thuê tài chính: tham chiếu sổ chi tiết 
- LCTT 36 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu: tham chiếu sổ chi tiết. 
4. [A350] Bảng cân đối số phát sinh 
- Có tên, ngày tháng của người thực hiên và người soát xét. 
- Tên công ty. 
- Tên khách hàng . 
- Ngày khóa sổ. 
- Nội dung : bảng CĐPS trước và sau điều chỉnh có : số hiệu, tên tài khoản,ngày trước 
và ngày sau kiểm toán,điều chỉnh. 
Trong nội dung này kiểm toán : 
TB-PBC: Đã đối chiếu khớp với Bảng CĐPS trước kiểm toán chính thức của khách 
hàng. 
LS: Đã đối chiếu khớp với số liệu sau điều chỉnh tại Bảng tổng hợp số liệu. 
PY: Đã đối chiếu khớp với số liệu hồ sơ kiểm toán năm trước. 
5. [B360] Danh mục bút toán đi ều chỉnh 
- Có tên, ngày tháng của người thực hiên và người soát xét. 
- Tên công ty. 
- Tên khách hàng . 
- Ngày khóa sổ. 
- Nội dung : danh mục bút toán điều chỉnh và phân loại lại bao gồm : TK, Nội dung 
điều chỉnh, Tham chiếu, Nợ, Có. 
6. [B370] Danh mục bút toán không đi ều chỉnh 
- Có tên, ngày tháng của người thực hiên và người soát xét. 
- Tên công ty. 
- Tên khách hàng . 
- Ngày khóa sổ. 
- Nội dung : các bút toán không điều chỉnh có bảng tổng hợp đánh giá ảnh hưởng của 
các sai sót không điều chỉnh đến BCTC : Nội dung, Tham chiếu, Tài sản, Nợ phải trả, 
Nguồn vốn chủ sở hữu, Doanh thu và thu nhập khác, Giá vốn và chi phí khác, Ảnh 
hưởng tới lợi nhuận. 
- Kết luận sau khi soát xét. 
III. [B200] Thư quản lý và các tư vấn khách hàng khác 
[B210] Thư quản lý: 
Người thực hiện: là Giám đốc ông ty Kiểm toán, người nhận là Hội đồng quản trị và 
giám đốc công ty được kiểm toán. 
Nội dung: 
Các vấn đề đã đề cập trong Thư quản lý năm trước 
Bao gồm các vấn đề đã nêu và hướng giải quyết thực tế 
Các phát hiện trong quá trình kiểm toán năm nay
Gồm các phát hiện mới trong quá trình kiểm toán, nêu những ảnh hưởng của các phát 
hiện mới, KTV dưa ra những ý kiến đề xuất, và cuối cùng là ghi nhận ý kiến của phía 
công ty. 
27 
IV. [B100] Soát xét và phát hành báo cáo: 
1. [B110] Soát xét phê duyệt và phát hành BCKT và TQL 
Mục tiêu 
Đảm bảo cuộc kiểm toán đã được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch kiểm toán 
đến khi kết thúc kiểm toán, tuân thủ các CMKiT VN; các bằng chứng kiểm toán thích 
hợp đã được thu thập đầy đủ phục vụ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán. 
Nội dung kiểm tra gồm: 
- Lập kế hoạch kiểm toán: 
(1) Đã lập kế hoạch kiểm toán và đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp 
kiểm toán của Công ty và được phản ánh trong “Tổng hợp Kế hoạch 
kiểm toán” 
(2) Đã lập “Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng” (A110) 
hoặc “Chấp nhận và giữ khách hàng cũ” [A120] và đồng ý với các kết 
luận chung về chấp nhận KH. 
(3) Đã thảo luận với thành viên BGĐ trong trường hợp rủi ro được đánh giá 
là cao hơn mức trung bình [A620] 
(4) . Nhóm kiểm toán đã thực hiện đầy đủ cam kết về tính độc lập và xử lý 
các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn lợi ích (nếu có) 
(5) Hợp đồng kiểm toán đã được lập trước khi tiến hành kiểm toán 
- Thực hiện kiểm toán: 
(1) Hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đã được tìm hiểu và đánh giá trong 
quá trình thực hiện kiểm toán 
(2) Đã kết luận về độ tin cậy của hệ thống KSNB cũng như đánh giá ảnh 
hưởng việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản 
(3) Đã soát xét đầy đủ các giấy tờ làm việc cần thiết gồm kế hoạch kiểm 
toán, các bảng phân tích, bằng chứng kiểm toán để khẳng định kết luận 
kiểm toán là phù hợp. 
(4) Đã phản ánh đầy đủ mức trọng yếu, các bút toán điều chỉnh, sự kiện bất 
thường, các vấn đề quan trọng khác trong “Soát xét giấy tờ làm việc chi 
tiết” 
- Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo 
(1) Đã tổng hợp đầy đủ các nội dung quan trọng trong “Tổng hợp Kết quả 
Kiểm toán” 
(2) Đã soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính cho đến 
ngày phát hành BCKT, bao gồm cả vấn đề về tính hoạt động liên tục 
(3) Đã thu thập đầy đủ Thư giải trình của BGĐ về những vấn đề chung của 
DN hoặc Thư xác nhận của người thứ ba hoặc của luật sư về những 
khoản công nợ bất thường của DN trước khi phát hành BCKT 
(4) Đã soát xét việc trình bày BCKT theo quy định của Công ty
(5) Thư QL đã bao gồm tất cả những vấn đề quan trọng về kế toán, hệ thống 
28 
KSNB, thuế cần báo cáo với BGĐ và những điểm trong Thư QL năm 
trước đã được cập nhật 
- Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán chịu 
trách nhiệm hoàn thành mẫu này bằng cách đánh dấu (x) vào những công 
việc đã thực hiện 
Kết luận: 
Phương pháp kiểm toán, các công việc đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán đã thu 
thập đã được lưu lại đầy đủ trong hồ sơ kiểm toán và thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm 
toán. 
2. [B120] Soát sét chất lượng của thành viên BGĐ độc l ập 
Mục tiêu: 
Thành viên khác của BGĐ (không phụ trách cuộc kiểm toán) hoặc chuyên gia độc lập 
giải trình cho BGĐ và Công ty về việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm tham vấn độc lập 
của mình trước khi phát hành BCKT. 
Nội dung kiểm tra gồm: 
Gồm có: 
(1) Đảm bảo tính độc lập với nhóm kiểm toán và với đơn vị được kiểm toán. 
(2) Thảo luận với thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán về những vấn đề 
quan trọng liên quan đến kế toán, kiểm toán hoặc lập báo cáo bao gồm khả 
năng hoạt động liên tục, các hành vi vi phạm pháp luật và gian lận, các 
điểm yếu của hệ thống KSNB và các bút toán không điều chỉnh. 
(3) Soát xét: 
(3.1) BCTC của KH và BCKT dự thảo 
(3.2) Các giấy tờ làm việc quan trọng bao gồm: [A620], [H160], [A800], 
[B360], [B370], [B410] 
(4) Xem xét các giấy tờ làm việc chứng mình cho các giải trình ở phần B100 - 
Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo và đồng ý rằng các nội dung kiểm tra đã 
được đề cập và phản ánh phù hợp trong hồ sơ kiểm toán. 
Kết luận: 
Dựa trên việc soát xét hồ sơ kiểm toán liên quan và thảo luận với thành viên 
BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán, tôi đồng ý với các kết luận của nhóm kiểm toán về 
các vấn đề quan trọng liên quan đến kế toán, kiểm toán và lập báo cáo mà tôi nhận 
biết được.
29 
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI Ý KIẾN CỦA KIỂM TOÁN VIÊN 
Ý kiến của kiểm toán viên bao gồm 4 loại: 
- Chấp nhận toàn phần 
- Chấp nhận từng phần – ngoại trừ: 
+ Bất đồng quan điểm 
+ Giới hạn phạm vi 
- Từ chối đưa ra ý ki ến 
- Ý ki ến trái ngược 
Thông thường các vụ kiện tụng chưa được xét xử, chưa biết đơn vị thắng hay 
thua), tùy theo mức độ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, kiểm toán viên có thể đưa 
ra ý kiến chấp nhận toàn phần, từng phần, ý kiến từ chối hoặc ý kiến không chấp 
nhận. 
Sau đây là mốt số ví dụ cụ thể cho từng trường hợp đối với các loại ý kiến của 
Kiểm toán viên. 
1. Ý kiến chấp nhận toàn phần: 
Chấp nhận toàn phần là một loại ý kiến của kiểm toán viên về thông tin được kiểm 
toán. Loại ý kiến này có thể gọi là ý kiến “tốt” nhất. Chấp nhận toàn phần khi kiểm 
toán viên và công ty kiểm toán cho rằng, báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý 
trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Doanh nghiệp, hàm ý là tất cả các 
nguyên tắc kế toán và tác động đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ (thường được 
đề cập trong phần thuyết minh báo cáo tài chính - phần các chính sách kế toán). 
VÍ DỤ: 
Khi kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên 
các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị, và phù hợp với chuẩn 
mực hay chế độ kế toán hiện hành. 
Các mẫu câu KTV có thể sử dụng như sau: 
- Chấp nhận toàn phần không có đoạn nhấn mạnh: 
“Theo ý kiến chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các 
khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty … tại ngày 31/12/X, cũng như 
kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại 
ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán VN hiện hành và các quy 
định pháp lý có liên quan”. 
- Ý kiến chấp nhận toàn phần cũng được đưa ra trong trường hợp báo cáo tài 
chính tuy có sai sót nhưng đã được điều chỉnh theo góp ý của kiểm toán 
viên. 
“Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính sau khi đã điều chỉnh theo ý kiến của 
kiểm toán viên, đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu…” 
(Đoạn 36 VSA 700). 
- Ngoài ra kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần với một 
đoạn nhấn mạnh:
“… Ở đây chúng tôi không phủ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần như trên, mà chỉ 
muốn lưu ý người đọc báo cáo tài chính đến điểm X trong phần thuyết minh báo 
cáo tài chính: Công ty đã đưa vào sử dụng công trình xây dựng có giá trị XXX 
đồng, 03 tháng trước ngày kết thúc niên độ Tài chính, nhưng chưa ghi tăng TSCĐ, 
chưa tính khấu hao. Điều này cần được thuyết minh rõ ràng trong báo cáo Tài 
chính…”. 
Hay mẫu câu: 
“… Ở đây chúng tôi không phủ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần như trên, mà chỉ 
muốn lưu ý người đọc báo cáo tài chính đến điểm X trong phần thuyết minh báo 
cáo tài chính: khoản lỗ thuần của đơn vị là ZZZ trong năm tài chính kết thúc ngày 
31/12/200x và tại ngày này khoản nợ ngắn hạn của đơn vị vượt quá tổng tài sản là 
ZZZ. Những điều kiện này cùng với những vấn đề khác được nêu trong điểm X 
trong phần thuyết minh, chỉ ra sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có 
thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị”. 
2. Ý kiến chấp nhận từng phần- ngoại trừ 
Được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên bị giới hạn công tác kiểm toán hoặc không 
đồng ý với giám đốc trong một số hạch toán kế toán hoặc chính sách kế toán. Các vấn đề 
này ảnh hưởng quan trọng, nhưng không liên quan tới một số lượng các khoản mục tới 
mức phải đưa ra "ý kiến từ chối" hoặc "không chấp nhận" 
2.1 Trường hợpÝ kiến chấp nhận từng phần- ngoại trừ bất đồng về quan điểm: 
30 
Nếu những điểm không nhất trí là trọng yếu trong BCTC, KTV phải đưa ra ý kiến chấp 
nhận từng phần cụ thể như sau: 
VÍ DỤ: 
Như đã nêu trong phần thuyết minh X của BCTC, đơn vị đã không tính khấu hao TSCĐ trong khi TSCĐ 
này đã được sử dụng trên 06 tháng. Với mức khấu hao đáng lẽ phải tính là XXX đồng. Do vậy chi phí kinh 
doanh bị thiếu làm cho lãi tăng giả tạo là XXX đồng. Theo ý kiến của KTV, ngoại trừ những ảnh hưởng 
(nếu có) đến BCTC của sự kiện trên, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý các khía cạnh trọng yếu tình 
hình tài chính của công ty tại ngày 31/12/201X cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền 
tệ trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/201X phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán VN hiện hành 
và các quy định pháp lý có liên quan. 
2.2 Trường hợpÝ kiến chấp nhận từng phần- ngoại trừ về giới hạn phạm vi: 
Ý kiến chấp nhận từng phần sẽ được đưa ra khi giới hạn về phạm vi chưa tới mức khiến cho KTV không 
thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, 
VÍ DỤ: 
KTV không thể tham gia kiểm kê hàng tồn kho vào ngày 31/12/X của công ty H vì tại thời điển đó KTV 
chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán. Với những tài liệu hiện có ở đơn vị, KTV không thể kiểm tra được 
tính đúng đắn của số lượng hàng tồn kho tại thời điểm trên bằng các thủ tục kiểm toán khác. Theo ý kiến 
của KTV ngoại trừ những ảnh hưởng nếu có đến BCTC vì lý do nêu trên thì BCTC đã phản ánh trung thực 
và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty H tại ngày 31/12/X cũng như kết quả 
kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính.
3. Ý kiến từ chối (hoặc không thể đưa ra ý kiến) 
Được đưa ra trong trường hợp có giới hạn quan trọng tới phạm vi kiểm toán hoặc là thiếu 
thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục; tới mức mà kiểm toán viên 
không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về 
báo cáo tài chính. 
VÍ DỤ : 
‘'… Chúng tôi đã không thể giám sát kiểm kê thực tế hàng tồn kho tại ngày 31/12/Xl, vì 
tại thời điểm đó chúng tôi không được bổ nhiệm làm kiểm toán. Do những hạn chế từ phía 
đơn vị mà chúng tôi không thể kiểm tra được hàng tồn kho đầu năm với giá trị XX VNĐ 
cũng như không nhận được các bản xác nhận nợ phải thu đầu năm với giá trị XY VNĐ 
trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/Xl. Theo ý kiến của chúng tôi vì tính trọng yếu 
của các sự kiện này, chúng tôi từ chối đưa ra ý kiến (hoặc không thể đưa ra ý kiến) của 
mình về báo cáo tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X2 của đơn vị ''. 
31 
4. Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) 
Được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất được với giám đốc là quan 
trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các tài khoản tới mức độ mà kiểm toán viên 
cho rằng, ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện mức độ và tính chất sai sót 
trọng yếu. 
VÍ DỤ: 
Báo cáo kiểm toán của CTCP Kinh Đô cho năm tài chính 2009, công ty kiểm toán đã 
ngoại trừ ảnh hưởng của giá trị quyền sử dụng thương hiệu là 50 tỷ đồng mà Công ty 
TNHH Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô góp vốn vào Công ty, cũng như phần 
chi phí khấu trừ là 2,5 tỷ đồng trong năm.

Contenu connexe

Tendances

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Nguyễn Công Huy
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhtrungan88
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxNguyễn Công Huy
 
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngChu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngDuyên Nguyễn
 
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...luanvantrust
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCNguyễn Công Huy
 
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính nataliej4
 
Chu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíChu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíxuan2803
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Chinh Do
 
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Tendances (20)

Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAYĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
 
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố định
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán atax
 
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngChu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
 
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
 
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lươngĐề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
 
Chu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíChu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phí
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
 
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
 
Bài tập hệ thống thông tin kế toán
Bài tập hệ thống thông tin kế toánBài tập hệ thống thông tin kế toán
Bài tập hệ thống thông tin kế toán
 
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đQuy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
 
Bai giang kiem_toan
Bai giang kiem_toanBai giang kiem_toan
Bai giang kiem_toan
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
 

Similaire à Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán

Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...
Đề tài  Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...Đề tài  Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...
Đề tài Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPthanhmai1711
 
đạO đức kt
đạO đức ktđạO đức kt
đạO đức ktmaitrang92
 
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...Nguyễn Công Huy
 
Môn kiểm toán
Môn kiểm toánMôn kiểm toán
Môn kiểm toánVong Hy
 
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitteLap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloittePhuong Nt
 
05 acc202 bai 2_v2.0013107222
05 acc202 bai 2_v2.001310722205 acc202 bai 2_v2.0013107222
05 acc202 bai 2_v2.0013107222Yen Dang
 
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet namTailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet namTrần Đức Anh
 
5 kiem toan_3605
5 kiem toan_36055 kiem toan_3605
5 kiem toan_3605Nhí Minh
 
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...luanvantrust
 

Similaire à Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán (20)

Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
 
Đề tài Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...
Đề tài  Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...Đề tài  Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...
Đề tài Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASCĐề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
 
Nophaitra
NophaitraNophaitra
Nophaitra
 
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&CKiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
 
đạO đức kt
đạO đức ktđạO đức kt
đạO đức kt
 
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
 
Môn kiểm toán
Môn kiểm toánMôn kiểm toán
Môn kiểm toán
 
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitteLap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitte
 
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAYLuận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính
 
05 acc202 bai 2_v2.0013107222
05 acc202 bai 2_v2.001310722205 acc202 bai 2_v2.0013107222
05 acc202 bai 2_v2.0013107222
 
Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập.doc
Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập.docPhương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập.doc
Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập.doc
 
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet namTailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
 
5 kiem toan
5   kiem toan5   kiem toan
5 kiem toan
 
Thue (vn)
Thue (vn)Thue (vn)
Thue (vn)
 
5 kiem toan_3605
5 kiem toan_36055 kiem toan_3605
5 kiem toan_3605
 
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đĐề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
 
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công...
 

Plus de Phahamy Phahamy

Bài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reporting
Bài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reportingBài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reporting
Bài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reportingPhahamy Phahamy
 
Kế toán quốc tế_IAS 2-HÀNG TỒN KHO
Kế toán quốc tế_IAS 2-HÀNG TỒN KHOKế toán quốc tế_IAS 2-HÀNG TỒN KHO
Kế toán quốc tế_IAS 2-HÀNG TỒN KHOPhahamy Phahamy
 
Bài dịch kế toán quốc tế_The crisis of FV accounting - Making sense of the re...
Bài dịch kế toán quốc tế_The crisis of FV accounting - Making sense of the re...Bài dịch kế toán quốc tế_The crisis of FV accounting - Making sense of the re...
Bài dịch kế toán quốc tế_The crisis of FV accounting - Making sense of the re...Phahamy Phahamy
 
Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế
Phương pháp nghiên cứu trong kinh tếPhương pháp nghiên cứu trong kinh tế
Phương pháp nghiên cứu trong kinh tếPhahamy Phahamy
 
Thẩm định Dự án đầu tư
Thẩm định Dự án đầu tưThẩm định Dự án đầu tư
Thẩm định Dự án đầu tưPhahamy Phahamy
 
Hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống thông tin kế toánHệ thống thông tin kế toán
Hệ thống thông tin kế toánPhahamy Phahamy
 
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệp
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệpBài báo cáo quản trị doanh nghiệp
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệpPhahamy Phahamy
 
Kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa
Kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng lúaKinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa
Kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng lúaPhahamy Phahamy
 
Đề Tài kinh tế lượng về sản lượng lúa
Đề Tài kinh tế lượng về sản lượng lúaĐề Tài kinh tế lượng về sản lượng lúa
Đề Tài kinh tế lượng về sản lượng lúaPhahamy Phahamy
 

Plus de Phahamy Phahamy (10)

Bài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reporting
Bài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reportingBài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reporting
Bài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reporting
 
Kế toán quốc tế_IAS 2-HÀNG TỒN KHO
Kế toán quốc tế_IAS 2-HÀNG TỒN KHOKế toán quốc tế_IAS 2-HÀNG TỒN KHO
Kế toán quốc tế_IAS 2-HÀNG TỒN KHO
 
Bài dịch kế toán quốc tế_The crisis of FV accounting - Making sense of the re...
Bài dịch kế toán quốc tế_The crisis of FV accounting - Making sense of the re...Bài dịch kế toán quốc tế_The crisis of FV accounting - Making sense of the re...
Bài dịch kế toán quốc tế_The crisis of FV accounting - Making sense of the re...
 
Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế
Phương pháp nghiên cứu trong kinh tếPhương pháp nghiên cứu trong kinh tế
Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế
 
Giao tiếp kinh doanh
Giao tiếp kinh doanhGiao tiếp kinh doanh
Giao tiếp kinh doanh
 
Thẩm định Dự án đầu tư
Thẩm định Dự án đầu tưThẩm định Dự án đầu tư
Thẩm định Dự án đầu tư
 
Hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống thông tin kế toánHệ thống thông tin kế toán
Hệ thống thông tin kế toán
 
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệp
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệpBài báo cáo quản trị doanh nghiệp
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệp
 
Kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa
Kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng lúaKinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa
Kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa
 
Đề Tài kinh tế lượng về sản lượng lúa
Đề Tài kinh tế lượng về sản lượng lúaĐề Tài kinh tế lượng về sản lượng lúa
Đề Tài kinh tế lượng về sản lượng lúa
 

Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán

  • 1. 1 LỜI MỞ ĐẦU Từ lâu VACPA đã nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng của các công ty kiểm toán, đặc biệt là các công ty kiểm toán vừa và nhỏ trong việc tiếp cận với một Chu trình kiểm toán hiện đại và phù hợp với điều kiện kiểm toán đặc thù của Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu kiểm toán của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế. Chu trình kiểm toán được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được cơ cấu lại và ban hành mới có hiệu lực từ 15/12/2009 và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành hoặc đang trình Bộ Tài chính ban hành mới. Chu trình kiểm toán phải đảm bảo xây dựng mang tính hiện đại, dễ hiểu và dễ áp dụng trong điều kiện kiểm toán bán thủ công và chủ trương xây dựng phần mềm kiểm toán trong tương lai gần của các công ty kiểm toán vừa và nhỏ. Chu trình kiểm toán có thể áp dụng cho cuộc kiểm toán doanh nghiệp chưa niêm yết, đã niêm yết, hoặc soát xét BCTC giữa kỳ với những điều chỉnh phù hợp Mục tiêu chính của Chu trình kiểm toán giúp công ty kiểm toán và KTV hiểu rõ hơn về việc thực hiện kiểm toán để tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, nhưng không nhằm mục đích thay thế các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các hướng dẫn có liên quan. GIỚI THIỆU CHU TRÌNH KIỂM TOÁN Chu trình của một cuộc kiểm toán được chia thành 03 giai đoạn: (1) Kế hoạch kiểm toán; (2) Thực hiện kiểm toán; và (3) Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo. Các cột dọc màu xanh nhạt chỉ các hoạt động kiểm toán xuyên suốt toàn bộ giai đoạn của cuộc kiểm toán. Ô màu xanh da trời đậm là các bước kiểm toán và giấy tờ làm việc của bước này bắt buộc phải được Giám đốc hoặc thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán ký soát xét. Các ô màu hồng bao quanh là các yếu tố chi phối toàn bộ cuộc kiểm toán. Các ô màu càng đậm càng thể hiện vai trò quan trọng hơn trong suốt chu trình của cuộc kiểm toán.
  • 2. Dựa trên chu trình kiểm toán nhóm thực hiện khái quát từng chỉ mục cụ thể trong chu trình như sau: 2
  • 3. 3 A. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN: Là phần lập và xác định rủi ro I. [A100] Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng: 1. [A110] Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng: Gồm một số thông tin cơ bản cần khai báo như: + Tên khách hàng. + Địa chỉ doanh nghiệp. + Các loại hình doanh nghiệp. + Giải thích lý do thay đổi Cty kiểm toán của BGĐ. +.......... Để việc thực hiện kiểm toán dễ dàng trong vấn đề nhìn nhận tổng quan về doanh nghiệp. Một số thủ tục kiểm toán được đề cập như: + KTV tiền nhiệm +Nguồn lực. +Lợi ích tài chính. + Các khoản vay và bảo lãnh. +..... Được thể hiện thông qua dạng bảng và có ba mức độ cụ thể trong việc đánh giá từng thủ tục (có, không, và không áp dụng). Đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng : theo từng mức độ ( cao, thấp, trung bình) Ghi chú bổ sung: (nếu có) Kết luận: Chấp nhận khách hàng: có hoặc không chấ nhận bằng cách đánh dấu chọn vào ô tương ứng. 2. [A120] Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá r ủi ro hợp đồng: Gồm một số thông tin cơ bản cần khai báo : (tương tự như [A120]) Để việc thực hiện kiểm toán dễ dàng trong vấn đề nhìn nhận tổng quan về doanh nghiệp. Một số thủ tục kiểm toán được đề cập như: + Các sự kiện của năm hiện tại. + Mức phí. + Quan hệ với KH. + Mẫu thuẫn lợi ích. + Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán. + Khác. Đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng : theo từng mức độ ( cao, thấp, trung bình) Ghi chú bổ sung: (nếu có) Kết luận: Chấp nhận khách hàng: có hoặc không chấ nhận bằng cách đánh dấu chọn vào ô tương ứng.
  • 4. 4 II. [A200] Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán: 1. [A210] Hợp đồng và thư hẹn: 1.1 [A210] Hợp đồng và thư hẹn theo ISA 210-2009:  [A210] Hợp đồng ki ểm toán thông thường gồm: Ngoài những thông tin cần thiết của một hợp đồng (tiêu đề, quốc ngữ, thời gian, các bên đại diện,....) Phần quan trọng là: - Nội dung HĐ. - Luật định và các chuẩn mực có liên quan - Trách nhiệm của các bên trong quá trình kiểm toán. - Báo cáo khi kết thúc kiểm toán. - Phí và các phương thức thanh toán khi việc kiềm toán hoàn thành - Cam kết thực hiện HĐ của các bên tham gia - Hiệu lực, ngôn ngữ, và thời hạn HĐ. - Kí tên xác nhận của các bên.  [A211] Hợp đồng ki ểm toán trường hợp 2 công ty cùng thực hi ện một cuộc ki ểm toán: Tương tự hợp đồng kiểm toán thông thường chứ đựng những thông tin cần thiết liên quan tuy nhiên chỉ khác là đại diện bên B có 2 công ty kiểm toán thực hiện.  [A212] Thư hẹn ki ểm toán: Do công ty kiểm toán gửi cho công ty khách hàng được kiểm toán về việc kiểm toán BCTC của công ty khách hàng. Trong thư có đề cập đến các vấn đề: trách nhiệm của kiểm toán viên, trách nhiệm của BGĐ của công ty khách hàng, phí kiểm toán, dự kiến thực hiện, các thành viên trong nhóm kiểm toán, các vấn đề khác chưa hài lòng về dịch vụ. Và cuối cùng Công ty đồng ý với nội dung Thư hẹn kiểm toán thì ký tên, đóng dấu vào phần dưới của Thư hẹn này và gửi lại bên phía công ty kiểm toán. 1.2 [A210] Hợp đồng và thư hẹn theo VSA 210-1999:  [A210] Hợp đồng ki ểm toán 1 công ty: Tương tự như A210 theo IAS 210 – 2009, tuy nhiên có thêm biên bản thanh lý hợp đồng và các điều khoản thanh lý do 2 bên cùng thống nhất thực hiện.  [A211] Hợp đồng ki ểm toán 2 công ty: - Ngoài những thông tin cần thiết của một hợp đồng (tiêu đề, quốc ngữ, thời gian, các bên đại diện,....) Phần quan trọng là: + Nội dung hợp đồng. + luật định và các chuẩn mực của hợp đồng. + Trách nhiệm và quyền hạn của các bên trong hợp đồng. + Báo cáo sau khi kết thúc kiểm toán thì bên B sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến báo cáo cho bên A. + Phí dịch vụ và phương thức kiểm toán sau khi kết thúc hợp đồng kiểm toán. + Cam kết thực hiện và thời gian hoạt động của hợp đồng. + Hiệu lực, ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng giữa các bên. + Đại diện của hai bên ký kết hợp đồng và xác nhận.
  • 5.  [A212] Thư hẹn ki ểm toán. Đây là lá thư của công ty kiểm toán ABC gửi cho Hội đồng quản trị và Ban Giám 5 đốc Về việc kiểm toán BCTC cho công ty khách hàng trong thư yêu cầu có các nội dung như sau: Công việc thực hiện bao gồm: +Kiểm toán BCTC +Trách nhiệm của các thành viên trong công ty, hội đồng quản trị và kiểm toán viên + Phí dự tính kiểm toán. + Thời gian thực hiện công việc hoàn thành. + Cung cấp thông tin công việc kiểm toán sau khi kết thúc và thư quản lý bằng tiếng việt và tiếng anh. + Các vấn đề nào chưa hài lòng về dịch vụ kiểm toán. + Nếu công ty chấp nhận thư hẹn của công ty kiểm toán thì ký tên xác nhận dưới lá thư và gửi lại cho công ty kiểm toán 1 bản. + Lời cảm ơn và kính thư.  [A213] Thanh lý hợp đồng ki ểm toán Ngoài những thông tin cần thiết của một hợp đồng (tiêu đề, quốc ngữ, thời gian, các bên đại diện,....) Phần quan trọng là: - Các bên tham gia thanh lý hợp đồng ( người đại diện, chức vụ, địa chỉ, điện thoại…) - Các điều khoản thanh lý hợp đồng gồm: + Điều 1: Thanh lý hợp đồng kiểm toán….. về việc kiểm toán BCTC kết thúc ngày 31/12/201X của Công ty khách hàng. + Điều 2: Trách nhiệm của bên B đối với bên A. + Điều 3: Tổng giá trị của hợp đồng và hình thức thanh + Điều 4: Thời hạn hiệu lực của hợp đồng, đại diện của hai bên ký tên xác nhận và đóng dấu. 2. [A230] Thư gửi khách hàng về kế hoạch ki ểm toán Đây là lá thư của công ty kiểm toán gửi cho công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán về kế hoạch kiểm toán BCTC cho năm tài chính của công ty khách hàng. Trong thư bao gồm các nội dung như sau: - Nhóm kiểm toán ( họ tên, vị trí, nhiệm vụ). - Phạm vi công việc cụ thể như sau: + Tham gia chứng kiến kiểm kê tiền, hàng tồn kho và tài sản của công ty. + Tìm hiểu công ty và môi trường hoạt động. + Thu thập các thông tin pháp lý. + Đánh giá các chính sách kế toán được áp dụng. + Thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm tra cơ bản đối với Báo cáo tài chính và các khoản mục trình bày trên Báo cáo tài chính; + Trao đổi những vấn đề phát sinh cần xem xét, các bút toán cần điều chỉnh; + Tổng hợp và phát hành Báo cáo kiểm toán. - Thời gian dự kiến thực hiện kiểm toán. - Yêu cầu phối hợp làm việc. - Yêu cầu cung cấp tài liệu.
  • 6. 6 - Đồng ý và ký tên xác nhận. 3. [A240] Danh mục cần khách hàng cung cấp Ở danh mục này cần khách hàng cung cấp những nội dung đi từ tổng quát đến cụ thể. Bao gồm những nội dung sau: - Biên bản họp đại hội trong năm/kỳ và cho đến thời hạn kiểm toán. - Điều lệ hoạt động của công ty, Quyết định thành lập công ty. - Giấy phép đăng ký kinh doanh,sơ đồ công ty, sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. - Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng, giấy chứng nhận đăng ký thuế. - Bảng cân đối phát sinh năm tài chính, báo cáo tài chính cho năm kết thúc - Sổ cái và các sổ chi tiết tài khoản cho năm tài chính kết thúc vào cuối năm tài chính. - Sổ cái và các sổ chi tiết tài khoản cho năm tài chính từ ngày đầu năm tai chính đến thời điểm kế toán. Tiếp theo là phần nội dung, phần này gồm những nội dung sau: - Tiền. - Khoản phải thu. - Hàng tồn kho. - Chi phí trả trước. - Tài sản cố định hữu hình. - ....... 4. [A250] Phân công nhi ệm vụ nhóm ki ểm toán. Bao gồm các nội dung công việc như sau: - Kế hoạch kiểm toán. - Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo. - Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ. - Kiểm tra cơ bản về tài sản. - Kiểm tra cơ bản về nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu và tài khoản ngoại bảng, báo cáo kết quả kinh doanh, các nội dung khác. - Nhiệm vụ khác. 5. [A260] Cam kết về tính độc l ập của thành viên nhóm ki ểm toán: Phần 1: - Tên công ty - Tên khách hàng - Ngày khóa sổ - Nội dung cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán. - Thông tin về tên, ngày thực hiện của: người thực hiện, người soát xét Phần 2: Tên công ty có liên quan, năm kết thúc tài chính, cam kết. Phần 3: Thông tin về họ tên, chữ ký, ngày tháng kiểm toán của các thành viên thực hiện cam kết. 6. [A270] Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV: Phần 1: Tương tự như mục [A260] Phần 2: Mục tiêu: Đảm bảo không tồn tại các yếu tố trọng yếu có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV tham gia nhóm kiểm toán. Phần 3:
  • 7. 7 Nội dung kiểm tra bao gồm: 1. Quan hệ giữa công ty kiểm toán với khách hàng 2. Công ty kiểm toán có khả năng tự kiểm tra 3. Khả năng bị phụ thuộc vào khách hàng trong việc đưa ra ý kiến. 4. Công ty kiểm toán có quan hệ thân thiết với khách hàng 5. Thủ tục khác. Lựa chọn những nội dung này với các lựa chọn (có, không hoặc không áp dụng) Phần 4: Kết luận: Có hay không các vấn đề ảnh hưởng trọng yếu đến tính độc lập? Có hay không thực hiện hợp đồng kiểm toán? 7. [A280] Biện pháp đảm bảo tính độc l ập của thành viên nhóm kiểm toán: Phần 1: Tương tự [A260] Phần 2: Mục tiêu: Ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ để bảo đảm tính độc lập của Cty kiểm toán/ thành viên nhóm kiểm toán. Phần 3: Nội dung kiểm tra bao gồm : 1. Xác định yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của công ty kiểm toán. 2. Các biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên kiểm toán. 3. Biện pháp khác. Lựa chọn những nội dung này với các lựa chọn (có, không hoặc không áp dụng) Phần 4: Kết luận về biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán. 8. [A290] Trao đổi với ban giám đốc đơn vị được ki ểm toán về vấn đề kiểm toán Phần 1: Tương tự [A260] Phần 2: Mục tiêu: Thực hiện hướng dẫn của CMKiT VN số 300 về việc thảo luận một số vấn đề về lập kế hoạch kiểm toán với Ban Giám đốc của đơn vị được kiểm toán nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý cuộc kiểm toán. Phần 3: Nội dung trao đổi bao gồm: + Thời gian, địa điểm + Thành phần tham dự + Nội dung chính: Phạm vi kiểm toán, kế hoạch kiểm toán sơ bộ, xác định các bộ phận liên quan đến cuộc kiểm toán, các thay đổi quan trọng về mội trường kinh doanh quy định pháp lý trong năm, các vấn đề BGĐ quan tâm và đề nghị KTV lưu ý trong cuộc kiểm toán,vấn đề khác. Phần 4: Kết luận. III. [A300] Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động: [A310] Tìm hi ểu khách hàng và môi trường hoạt động: Phần 1: Tương tự [A260] Phần 2: Mục tiêu: Thu thập hiểu biết về KH và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Phần 3: Nội dung chính:
  • 8. - Hiểu biết môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN - Hiểu biết về DN - Các vấn đề khác. 8 Phần 4: KẾT LUẬN: sau khi đã tìm hiểu về KH và mội trường hoạt động của DN, KTV đưa ra các kết luận về các vấn đề sau: Rủi ro liên quan tới toàn bộ BCTC, các TK cụ thể Các thủ tục kiểm toán cơ bản cho rủi ro cụ thể. IV. [A400] Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng: 1. [A410] Tìm hi ểu chu trình bán hàng, phải thu, thu ti ền Các thông tin cần thiết: tương tự như phần 1 mục [A260] Mục tiêu: - Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình KD quan trọng; - Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình KD này; - Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB; - Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả. Các bước thực hiện công việc: 1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới bán hàng, phải thu và thu tiền 2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng 3. Mô tả chu trình “bán hàng, phải thu và thu tiền” 4. Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính( bảng soát xét cụ thể) Tổng hợp và kết luận: 1. Các rủi ro phát hiện: KTV cần tổng hợp các rủi ro trọng yếu phát hiện trong quá trình thực hiện các bước công việc từ 1-4 ở trên vào bảng 2. Kết luận về kiểm soát nội bộ của chu trình: Hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền nhìn chung đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được triển khai thực hiện?( có hay không) Có hay không thực hiện kiểm tra tính hoạt động hữu hiệu (kiểm tra hệ thống KSNB) đối với chu trình này không? Nếu Có [trình bày việc kiểm tra vào Mẫu C110] đồng thời nêu lý do của việc Có/Không kiểm tra hệ thống KSNB. 2. [A411] Walk through chu trình bán hàng-phải thu-thu ti ền: Các thông tin cần thiết tương tự như [A410] Mục tiêu: Kiểm tra việc thực hiện chu trình “Bán hàng – Phải thu – Thu tiền” có đúng như đã được mô tả tại Mẫu [A410] hay không. Các bước công việc thực hiện: Chọn ngẫu nhiên các nghiệp vụ bán hàng để kiểm tra từ đầu đến cuối chu trình (walk through test):
  • 9. 1. Thông tin chi tiết về các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ được kiểm tra. Một số 9 thông tin như: - Hợp đồng kinh tế - Đơn đặt hàng - Lệnh sản xuất - ...... 2. Kết quả kiểm tra các thủ tục kiểm soát chính: Mô tả tất cả các thủ tục kiểm soát – Control activity (Ref A410) đồng thời xem xét toàn bộ các các nghiệp vụ phát sinh xem có hợp lệ hay không trong từng thủ tực kiểm soát vừa mô tả. Kết luận: Kết luận xem hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền đã được thực hiện theo như thiết kế hay không bằng cách đánh vào ông trống tương ứng. 3. [A420] Tìm hi ểu chu trình mua hàng-phải trà-trả tiền: Các thông tin cần thiết tương tự như [A410] Mục tiêu: tương tự như [A410] Các bước công việc thực hiện: 1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới mua hàng, phải trả và trả tiền 2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng 3. Mô tả chu trình “mua hàng, phải trả và trả tiền” 4. Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính Tùy vào các sai sót có thể xảy ra KTV đưa ra lựa chọn hoặc mô tả một hoặc một số thủ tục kiểm soát chính áp dụng để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời sai sót có thể xảy ra, đồng thời đánh giá về mặt thiết kế và kết luận xem thủ tục kiểm soát chính có được thực hiện hay không? Cuối cùng là tham chiếu tới tài liệu thủ tục kiểm tra bằng quan sát hoặc điều tra. Dựa trên cơ sở 4 mục tiêu kiểm soát cơ bản sau đây: - Các khoản mua hàng hóa và dịch vụ của DN là có thật - Các khoản trả tiền nhà cung cấp được lập, ghi chép và phê chuẩn đúng đắn - Tất cả hàng hóa và dịch vụ mà DN đã nhận được phản ánh đầy đủ trong BCTC - Các khoản mua hàng hóa và dịch vụ của DN được thực hiện đúng đắn về giá cả, chất lượng và số lượng Tổng hợp và kết luận: 1. Các rủi ro phát hiện KTV cần tổng hợp các rủi ro trọng yếu phát hiện trong quá trình thực hiện các bước công việc từ 1-4 ở trên và trình bày dưới dạng bảng. 2. Kết luận về KSNB của chu trình Hệ thống KSNB đối với chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền nhìn chung đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được triển khai thực hiện? (đánh dấu) Có thực hiện kiểm tra tính hoạt động hữu hiệu (kiểm tra hệ thống KSNB) đối với chu trình này không? (đánh dấu). Nếu Có [trình bày việc kiểm tra vào Mẫu C210]; Nếu Không [thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao]. Nêu lý do của việc Có/Không kiểm tra hệ thống KSNB 4. [A430] Tìm hi ểu chu trình HTK, giá vốn:
  • 10. 10 Các thông tin cần thiết tương tự như [A410] Mục tiêu: tương tự như [A410] Các bước công việc thực hiện: 1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới HTK, giá thành và giá vốn 2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng 3. Mô tả chu trình “HTK, giá thành và giá vốn” 4. Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính Phương pháp tiềm hiểu tương tự như [A420]. Dựa trên cơ sở 3 mục tiêu kiểm soát cơ bản sau đây: - Tất các HTK và giá vốn hàng bán đã ghi sổ là có thật. - Tất các HTK mà doanh nghiệp sở hữu đều được phản ánh trên BCTC. Giá vốn hàng bán là chi phí thực tế của hàng bán. - Số dư HTK được đánh giá phù hợp với chuẩn mực kế toán áp dụng. Tổng hợp và kết luận: 1. Các rủi ro phát hiện: KTV cần tổng hợp các rủi ro trọng yếu phát hiện trong quá trình thực hiện các bước công việc từ 1-4 ở trên và trình bày dưới dạng bảng. 2. Kết luận về KSNB của chu trình: Hệ thống KSNB đối với chu trình HTK, giá thành và giá vốn nhìn chung đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được triển khai thực hiện không? (đánh dấu) Có thực hiện kiểm tra tính hoạt động hữu hiệu (kiểm tra hệ thống KSNB) đối với chu trình này không? (đánh dấu). Nếu Có [trình bày việc kiểm tra vào Mẫu C310]; Nếu Không [thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao]. Nêu lý do của việc Có/Không kiểm tra hệ thống KSNB. 5. [A440] Tìm hi ểu chu trình lương và phải trả người lao động Các thông tin cần thiết tương tự như [A410] Mục tiêu: tương tự như [A410] Các bước công việc thực hiện: 1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới lương và phải trả người LĐ 2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng 3. Mô tả chu trình “lương và phải trả người LĐ” Phương pháp tiềm hiểu tương tự như [A420]. Dựa trên cơ sở 3 mục tiêu kiểm soát cơ bản sau đây: - Chi phí tiền lương là chi phí chi cho công việc đã được người LĐ thực hiện là có thật - Chi phí tiền lương được xác định đầy đủ theo hợp đồng LĐ và quy chế lương của DN và phù hợp với các quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân - Các mục tiêu kiểm soát khác. Tổng hợp và kết luận: 1. Các rủi ro phát hiện KTV cần tổng hợp các rủi ro trọng yếu phát hiện trong quá trình thực hiện các bước công việc từ 1-4 ở trên và trình bày dưới dạng bảng. 2. Kết luận về KSNB của chu trình
  • 11. Các thủ tục kiểm soát đối với chu trình lương và phải trả người LĐ nhìn chung 11 đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được triển khai thực hiện không? (đánh dấu) Có thực hiện kiểm tra tính hoạt động hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát chính đối với chu trình này không? (đánh dấu). Nếu Có [trình bày việc kiểm tra vào Mẫu C410]; Nếu Không [thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao]. Nêu lý do của việc Có/Không kiểm tra hệ thống KSNB. 6. [A450] Tìm hi ểu chu trình TSCĐ và XDCB: Các thông tin cần thiết tương tự như [A410] Mục tiêu: tương tự như [A410] Các bước công việc thực hiện: 1. Hiểu biết chủ yếu về TSCĐ và XDCB 2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng 3. Mô tả chu trình “TSCĐ và XDCB” 4. Soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính Phương pháp tiềm hiểu tương tự như [A420]. Dựa trên cơ sở 3 mục tiêu kiểm soát cơ bản sau đây: - Tài sản hữu ích ghi nhận là tài sản thực được Công ty sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hoá dịch vụ hay quản lý DN. - Mọi tài sản của DN, kể cả tài sản thuộc sở hữu của DN và tài sản đi thuê tài chính phải được ghi nhận trên BCTC Tổng hợp và kết luận: 1. Các rủi ro phát hiện: KTV cần tổng hợp các rủi ro trọng yếu phát hiện trong quá trình thực hiện các bước công việc từ 1-4 ở trên và trình bày dưới dạng bảng. 2. Kết luận về KSNB của chu trình: Các thủ tục kiểm soát đối với chu trình TSCĐ và XDCB nhìn chung đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được triển khai thực hiện hay không? (đánh dấu) Có thực hiện kiểm tra tính hoạt động hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát chính đối với chu trình này không? (đánh dấu). Nếu Có [trình bày việc kiểm tra vào Mẫu C510]; Nếu Không [thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao]. Nêu lý do của việc Có/Không kiểm tra hệ thống KSNB. V. [A500] Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính: [A510] Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính: Tính các chỉ tiêu cho năm 2009 sau KT và năm 2010 sau KT, tỷ lệ trên doanh thu thuần và những biến động về VND, quy ra %. ►Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu
  • 12. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế phát sinh bên Nợ TK511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên có TK521 "Các khoản giảm trừ doanh thu” TK333 "Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” (TK3331, 3332, 3333) trong năm báo cáo trong sổ cái hoặc nhật ký sổ cái. 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - các khoản giảm trừ doanh thu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên nợ của TK511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ’ đối ứng với bên có TK911 "Xác định kết quả kinh doanh”. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái. 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu thuần – Gía vốn hàng bán. 6. Doanh thu hoạt động tài chính Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 "Doanh thu hoạt động tài chính" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 7. Chi phí tài chính Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái hoặc nhật ký sổ cái Chi phí lãi vay Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 "Chi phí tài chính". 8. Chi phí quản lý kinh doanh:( chi phí bán hàng + chi phí QLDN) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên có của TK641,642 đối ứng với bên Nợ TK911 trong năm báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái. 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + (doanh thu hđ tài chính – chi phí tài chính) – (chi phí bán hàng + chi phí QLDN) . Nếu kết quả là âm (lỗ) thì ghi trong ngoặc đơn (…) 10. Thu nhập khác Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái 11. Chi phí khác Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 811 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái 12. Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – chi phí khác 13. Tổng lợi tức trước thuế = lợi nhuận thuần từ hđ kinh doanh + lợi nhuận khác 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 821”Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 821, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 821 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 821. 12
  • 13. 13 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp = tổng LN trước thuế - chi phí thuế TNDN hiện hành. VI. [A600] Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận: 1. [A610] Đánh giá chung về hệ thống KSNB của đơn vị: Mục tiêu: Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Nội dung chính: Hệ thống KSNB 03 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các hoạt động kiểm soát. 1. Môi trường kiểm soát: Truyền thông và thực thi tính chính trực và giá trị đạo đức trong DN, Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên, Phong cách điều hành và triết lý của các nhà quản lý DN, Cấu trúc tổ chức, Phân định quyền hạn và trách nhiệm, Chính sách nhân sự và thực tế về quản lý nhân sự. 2. Quy trình đánh giá rủi ro: Rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC, 3. Giám sát các hoạt động kiểm soát: Giám sát thường xuyên và định kỳ, Báo cáo các thiếu sót của hệ thống KSNB, Kết luận: Rủi ro trọng yếu Những yếu tố giúp giảm rủi ro Các thủ tục kiểm toán cơ bản bổ sung. 2. [A620] Trao đổi với BGĐ và các cá nhân liên quan về gian l ận: Mục tiêu: Là 1 bảng đánh giá, người thực hiện sẽ lựa chọn câu trả lời có hoặc không vể rủi ro trọng yếu cho từng khoản mục. Nội dung cần trao đổi: 1.Các yếu tố rủi ro liên quan đến các sai sót phát sinh từ lập BCTC gian lận. - Các yếu tố dẫn đến gian lận gồm: + Động cơ/Áp lực:  Tình hình kinh tế, điều kiện ngành hay điều kiện hoạt động của đơn vị có tác động không tốt đến khả năng ổn định tài chính hay khả năng sinh lời.  Áp lực cao đối với BGĐ nhằm đáp ứng các yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên thứ ba.  Các thông tin cho thấy tình hình tài chính cá nhân của thành viên BGĐ hoặc HĐQT bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động tài chính của đơn vị.  Áp lực cao đối với BGĐ hoặc nhân sự phụ trách hoạt động để đạt được các mục tiêu tài chính được thiết lập bởi HĐQT , bao gồm các chính sách khen thưởng theo doanh thu hay tỷ suất lợi nhuận. -Các cơ hội:  Tính chất của ngành nghề KD hay các hoạt động của đơn vị có thể tạo cơ hội cho việc lập BCTC gian lận có thể phát sinh từ.  Việc giám sát BGĐ không hiệu quả.
  • 14. 14  Cơ cấu tổ chức phức tạp hoặc bất ổn.  Bộ phận kiểm soát nội bộ kém hiệu lực.  Thái độ/sự hợp lý hóa hành động. 2. Những yếu tố rủi ro xuất phát từ sai sót do biển thủ tài sản. -Động cơ/Áp lực -Cơ hội +Có một số đặc điểm hoặc hoàn cảnh khiến cho tài sản trở nên dễ bị trộm cắp và dễ bị biển thủ. Cơ hội biển thủ tài sản có thể tăng lên trong những tình huống như sau: +Hệ thống KSNB kém hiệu quả đối với tài sản có thể làm gia tăng khả năng biển thủ tài sản. Hành vi biển thủ tài sản có thể xảy ra trong những tình huống sau: +Thái độ/sự hợp lý hóa hành động Kết luận về các công việc thực hiện. 3. [A630] Các trao đổi với bộ phận ki ểm toán nội bộ/ ban ki ểm soát về gian l ận: Mục tiêu: Trao đổi với bộ phận kiểm toán nội bộ/ ban kiểm soát về gian lận nhằm phát hiện gian lận và phản ứng để BGĐ có biện pháp xử lí về những phát hiện đó. Nội dung trao đổi: 1. Thời gian, địa điểm. 2. Thành phần tham dự. 3. Nội dung chính: - Đánh giá của Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát về rủi ro tiềm tàng/ rủi ro kiểm soát/ các khoản mục dễ sai sót trên BCTC của đơn vị. - Các thủ tục mà Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát đã thực hiện trong năm nhằm phát hiện gian lận. - phát hiện của Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát trong năm (nếu có) - Các trao đổi khác. Cuối cùng là kết luận lại vấn đề: VII. [A700] Xác định mức trọng yếu: [A710] Xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực hi ện) Mục tiêu: Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Cty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa. Xác định mức trọng yếu: Chỉ tiêu: Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu, Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu, Giá trị tiêu chí được lựa chọn(a), Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu(b) Chỉ tiêu lựa chọn: -Mức trọng yếu tổng thể (c) = (a)*(b)
  • 15. 15 -Mức trọng yếu thực hiện (d) = (c)*(50%-75%) -Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua (e) = (d)*4% Kế hoạch: Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản Thực tế: Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản. VIII. [A800] Xác định phương pháp chọn mẫu-cỡ mẫu: [A810] Xác đị nh phương pháp chọn mẫu - cỡ mẫu : Mục tiêu: Xem xét hoạt động kinh doanh của khách hàng để đưa ra kết luận sơ bộ về mức độ rủi ro của các vùng kiểm toán, từ đó xác định phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu cho các vùng kiểm toán chính. Giai đoạn lập kế hoạch: 1. Phương pháp chọn mẫu: Thống kê, Phi thống kê 2. Các khoản mục không áp dụng kiểm tra chọn mẫu mà kiểm tra 100% các giao dịch và số dư 3. Các khoản mục kiểm tra chọn mẫu theo phương pháp phân nhóm và không phân nhóm được xác định cỡ mẫu. 4. Các khoản mục kiểm tra chọn mẫu không phân nhóm được xác định cỡ mẫu. Giai đoạn thực hiện kiểm toán: 1. Thay đổi các khoản mục không áp dụng kiểm tra chọn mẫu mà kiểm tra 100% các giao dịch và số dư 2. Thay đổi cỡ mẫu đối với các khoản mục kiểm tra chọn mẫu theo phương pháp phân nhóm 3. Thay đổi cỡ mẫu đối với các khoản mục kiểm tra chọn mẫu không phân nhóm. Đồng thời nêu những nguyên nhân thay đổi trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. IX. [A900] Tổng hợp kế hoạch kiểm toán : [A910] Tổng hợp kế hoạch ki ểm toán : Thực hiện các công việc sau: 1. Phạm vi công việc và yêu cầu dịch vụ khách hàng [A210] 2. Mô tả DN, môi trường KD và các thay đổi lớn trong nội bộ DN [A310] 3. Phân tích sơ bộ và xác định sơ bộ khu vực rủi ro cao [A510] 4. Xác định ban đầu chiến lược kiểm toán dựa vào kiểm tra kiểm soát hay kiểm tra cơ bản [A400, A600] Sau khi thực hiện xong các thủ tục tại phần [A400] và [A600], KTV cần xác định chiến lược kiểm toán ban đâu là kiểm tra hệ thống KSNB hay kiểm tra cơ bản. 5.Mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch [A710] Ghi các mức trọng yếu và trao đổi cụ thể với thành viên của nhóm kiểm toán 7.Xem xét các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang: Vấn để, Khoản mục liên quan, Thủ tục kiểm toán cần thực hiện năm nay. 8.Xem xét sự cần thiết phải sử dụng chuyên gia cho hợp đồng kiểm toán này. 9. Tổng hợp các rủi ro trọng yếu bao gồm cả rủi ro gian lận được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch.
  • 16. 16 Liệt kê các rủi ro trọng yếu, mô tả rủi ro, và nêu ảnh hưởng của nó tới khoản mục nào trên BCTC, đồng thời đưa tra các thủ tục kiểm toán tưng ứng. Kết luận: Các thành viên nhóm kiểm toán đã đọc, thảo luận và nắm vững các nội dung của Kế hoạch kiểm toán và sau đó kí tên xác nhận và ngày tháng cụ thể. B. THỰC HIỆN KIỂM TOÁN: Là phần lập và soát xét giấy tờ làm việc. I. [C100-C500] Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ. II. Kiểm tra cơ bản bảng cân đối kế toán: 1. [D100-D800] Ki ểm tra cơ bản tài sản. 2. [E100-E600] Ki ểm tra cơ bản nợ phải trả. 3. [F100-F300] Ki ểm tra cơ bản NVCSH và TK ngoài bảng. III. [G100-G700] Kiểm tra cơ bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. IV. [H100-H200] Kiểm tra các nội dung khác [H100-H200] V. [A700] - [A800] Đánh giá lại mức trọng yếu và phạm vi kiểm toán. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán cần làm rõ hai khái niệm là: Thử nghiệm cơ bản và Thử nghiệm kiểm toán. Thử nghi ệm cơ bản là gì? Thử nghiệm cơ bản là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan đến báo cáo tài chính nhằm phát hiện ra những sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.“Thử nghiệm cơ bản" gồm: - Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư - Quy trình phân tích. Thử nghi ệm ki ểm soát là gì? Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hay nói cách khác Thử nghiệm kiểm soát chuyên về thi hành các thủ tục,quy trình thực hiện kiểm soát đúng pháp luật và đúng theo chuẩn mực kế toán,hổ trợ cho thử nghiệm cơ bản. C. HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN: Là phần tổng hợp kết quả kiểm toán và đánh giá chất lượng. I. Tổng hợp kết quả kiểm toán: 1. [B400] Tổng hợp kết quả kiểm toán Bao gồm những nội dung cơ bản như sau: Người thực hiện ,tên cty, tên khách hàng, ngày khóa sổ và phần nội dung gồm có 4 phần: Phần 1: Tổng hợp kết quả kiểm tra các vấn đề phát hiện trong giai đoạn lập kế hoạch: Nội dung, Tài khoản ảnh hưởng, Kết quả kiểm toán.
  • 17. Phần 2: Tổng hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán: Trong phần này, KTV cần tổng hợp kết quả kiểm toán cho từng khoản mục trọng yếu và trình bày kết quả tổng hợp theo các nội dung gồm kết luận kiểm toán đối với khoản mục trọng yếu, các vấn đề còn tồn tại cần giải quyết, trao đổi với các chủ nhiệm kiểm toán, thành viên BGĐ và KH. 17 Bao gồm các nội dung:Tài khoản, Khoản mục trọng yếu, Vấn đề phát sinh, Hướng xử lý. Phần 3: Xem xét lại mức trọng yếu đã xác định ở giai đoạn lập kế hoạch [A710] - Tiêu chí xác định mức trọng yếu(………) là phù hợp hay chưa phù hợp và nêu lý do : - Tỷ lệ % áp dụng để xác định mức trọng yếu (…….%) là phù hợp hay chưa phù hợp và nêu lý do: - Sự cần thiết phải thay đổi mức trọng yếu : có hay không và nêu lý do : - Ảnh hưởng của sự thay đổi mức trọng yếu đã được giải quyết như sau: Phần 4: Các vấn đề lưu ý trong năm sau :( KTV cần ghi chép lại các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện cuộc kiểm toán năm sau. 2. [B420] Phân tích tổng thể báo cáo tài chính l ần cuối : Bao gồm những nội dung cơ bản như sau : Người thực hiện ,tên cty, tên khách hàng, ngày khóa sổ và phần nội dung (phân tích BCTC lần cuối). Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: (Tất cả các biến động lớn hơn mức trọng yếu chi tiết, KTV cần được tìm hiểu nguyên nhân hoặc lưu ý để tìm lời giải thích khi thực hiện kiểm toán tại KH) Bảng tổng hợp phân tích hệ số: - Hệ số thanh toán (Ý kiến nhận xét về khả năng thanh toán), - Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động (Ý kiến nhận xét về hiệu quả hoạt động), - Hệ số khả năng sinh lời (Ý kiến nhận xét về khả năng sinh lời của Công ty), - Hệ số nợ (Ý kiến nhận xét về sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty). 3. [B440] Thư gi ải trình của Ban giám Đốc Thư bao gồm tiêu đề, quốc ngữ, thời gian,...Thư từ BGĐ gừi đến công ty kiểm toán về việc giải trình xác nhận một số nội dung nhằm đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, trên các khía cạnh trọng yếu, về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Công ty phù hợp với Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan. Cuối cùng là phần kí xác nhận của giám đốc công ty. 4. [B450] Thư gi ải trình của Ban quản trị: Tương tự như [B440] Thư giải trình của Ban giám Đốc nhưng phần xác nhận thuộc về Ban quản trị. II. [B300] Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán 1. [B310] Các dạng BCTC theo ISA 700-2009: 1. 1 [B310] Mẫu báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ - Các mục mở đầu của BCKT - Nói về trách nhiệm của Ban Giám Đốc với BCTC:thiết kế, thực hiện và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan việc lập, trình bày báo cáo tài chính không có sai sót
  • 18. trọng yếu do gian lận, nhầm lẫn; chọn lựa và áp dụng chính sách kế toán thích hợp;thực hiện ước tính kế toán hợp lý với từng trường hợp. - Trách nhiệm và các công việc của kiểm toán viên:tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp,lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính của Công ty không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu mà chưa được phát hiện ra. đưa ra ý kiến về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các chính sách kế toán đã được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính quan trọng của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính. - Sau đó đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần: báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty. - Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán. 1.2 [B311] Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần 1 (hạn chế 18 phạm vi) - Các mục mở đầu của BCKT - Nói về trách nhiệm cua Ban Giám Đốc với BCTC , trách nhiệm và công việc của Kiểm toán viên gống như chuẩn mực B310, - Sau đó đưa ra ý kiến cơ sở cho ý kiến chấp nhận từng phần 1 với lý do không thể tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt và hàng tồn kho cuối năm của Công ty vì kiểm toán được bổ nhiệm làm kiểm toán sau ngày kết thúc năm tài chính. Và đưa ra dẫn chứng cụ thể ảnh hưởng đến kiểm toán viên không thể đưa ra ý kiến nhận xét về tính đúng đắn, tính hiện hữu của các khoản mục này tại ngày 31/12/2010 và ảnh hưởng của chúng tới các khoản mục khác trên Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày của Công ty. - Sau đó là ý kiến chấp nhận từng phần :ngoại trừ những ảnh hưởng nếu có đến Báo cáo tài chính liên quan đến hạn chế ở trên, Báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty. - Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán 1.3 [B312] Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần 2 (bất đồng) - Các mục mở đầu của BCKT - Nói về trách nhiệm cua Ban Giám Đốc với BCTC , trách nhiệm và công việc của Kiểm toán viên gống như chuẩn mực B310. - Sau đó đưa ra ý kiến cơ sở cho ý kiến chấp nhận từng phần 2 với lý do công ty áp dụng sai chuẩn mực kế toán Viêt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”. Nếu áp dụng đúng thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm sẽ giảm đi khoảng 20 tỷ đồng và giá vốn hàng bán giảm đi khoảng 10 tỷ đồng, đồng thời lợi nhuận kế toán trước thuế sẽ giảm đi khoảng 10 tỷ đồng. - Ý kiến chấp nhận từng phần: ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề nêu tại đoạn Cơ sở cho ý kiến chấp nhận từng phần, Báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh trung thực và hợp lý - Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán. 1.4 [B313] Báo cáo kiểm toán dạng từ chối - Các mục mở đầu của BCKT - Nói về trách nhiệm cua Ban Giám Đốc với BCTC , trách nhiệm và công việc của Kiểm toán viên gống như chuẩn mực B310.
  • 19. 19 - Cơ sở cho ý kiến kiểm toán dạng từ chối Khoản đầu tư của Công ty khách hàng vào Công ty XYZ được trình bày với trị giá xxx VND trên bảng cân đối kế toán, chiếm đến 90% tổng số tài sản ròng của Công ty tại ngày 31/12/201X. kiểm toán viên không được tiếp cận với ban lãnh đạo và kiểm toán viên công ty XYZ. Ngoài ra, việc tiếp cận với chứng từ, sổ kế toán của Công ty đã bị hạn chế (Công ty chỉ cung cấp tài liệu từng tháng mà không cung cấp tất cả cùng một lúc…). Do đó không thể xác định xem liệu có bút toán điều chỉnh cần thiết nào cho khoản đầu tư tại Liên doanh XYZ cũng như xem xét tổng thể tài liệu kế toán của Công ty. - Ý kiến kiểm toán dạng từ chối Vì tính trọng yếu của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở cho ý kiến kiểm toán dạng từ chối”, KTV không thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán. . Do đó KTV từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán về Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 của Công ty khách hàng. - Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán. 1.5 [B314] Báo cáo kiểm toán dạng trái ngược - Các mục mở đầu của BCKT - Nói về trách nhiệm cua Ban Giám Đốc với BCTC , trách nhiệm và công việc của Kiểm toán viên gống như chuẩn mực B310. - Cơ sở cho ý kiến kiểm toán trái ngược (2):chính sách ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng theo phương pháp hoàn thành, không phải phương pháp tỷ lệ phần trăm hoàn thành theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng”. ảnh hưởng đến doanh thu hiện tại của Công ty, và nhiều khoản mục trên Báo cáo tài chính của Công ty bị ảnh hưởng trọng yếu. - Ý kiến kiểm toán trái ngược: vì tính trọng yếu của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở cho ý kiến kiểm toán trái ngược”, Báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh không trung thực và không hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty, kết quả sản xuất, kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, không phù hợp với các Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. - Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán. 2. [B310] Các dạng BCTC theo VSA 700-1999: 2.1 [B310] Mẫu báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần - Các mục mở đầu của BCKT - Kiểm toán viên kiểm tra báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2010, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 được lập ngày... tháng… năm… của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại VAS (“Công ty”) từ trang... đến trang... kèm theo. - Sau đó đưa ra cơ sở ý kiến: thực hiện việc kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trong báo cáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát các báo cáo tài chính. KTV cho rằng công việc kiểm toán đã đưa ra những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của KTV.
  • 20. 20 - Ý kiến của kiểm toán viên: báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty . - Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán. 2.2 [B311] Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần có lưu ý: -Kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm kiểm toán: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. - Mục đích tổng quát của kiểm toán là cung cấp sự đảm bảo cho bên thứ ba là những người sử dụng các thông tin tài chính rằng các thông tin họ được cung cấp có trung thực, hợp lý hay không. Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều đối tượng khác nhau sử dụng kết quả kiểm toán với những mục đích khác nhau. Các bước lập báo cáo kiểm toán: -Nêu trách nhiệm Việc lập và trình bày báo cáo tài chính này thuộc về Giám đốc công ty. Trách nhiệm của kiểm toán là đưa ra ý kiến về báo cáo này căn cứ trên kết quả kiểm toán của kiểm toán. -Đưa ra cơ sở ý kiến: đưa ra cơ sở của việc kiểm toán dựa trên chuẩn mực, để đánh giá BCTC có còn sai sót trọng yếu hay không,nêu phương pháp kiểm toán và dựa trên các bằng chứng để kết luận BCTC có tuân thủ chuẩn mực hay không để đưa ra ý kiến - Đưa ra ý kiến của Kiểm toán viên: chấp nhận toàn phần,chấp nhận từng phần (nêu cơ sở cho ý kiến chấp nhận từng phần trước khi đưa ra ý kiến. Đồng thời trong phần nêu ý kiến sẽ không chịu trách nhiệm về phần không chấp nhận. Chỉ khẳng định những khoản mục khác của BCTC là trung thực và hợp lý),không chấp nhận và từ chối đưa ra ý kiến (phải nêu cơ sở cho ý kiến kiểm toán dạng từ chối. Đó phải là những sai phạm trọng yếu, làm sai lệch nghiêm trọng đến BCTC). - Xác nhận của giám đốc công ty kiểm toán và nhân viên kiểm toán (chứng chỉ kiểm toán viên số…). 2.3 [B312] Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần 1 (Dạng chấp nhận từng phần (ngoại trừ) do hạn chế phạm vi KT) - Các mục mở đầu của BCKT - Cơ sở ý kiến Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi. - Ý kiến của kiểm toán viên Chúng tôi đã không thể tham gia kiểm kê hàng tồn kho vào ngày 31/12/201X, vì tại thời điểm đó chúng tôi chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán. Với những tài liệu hiện có ở đơn vị chúng tôi cũng không thế kiểm tra được tính đúng đắn của số lượng hàng tồn kho tại thời điểm trên bằng các thủ tục kiểm toán khác Theo ý kiến chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) đến báo cáo tài chính vì lý do nêu trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý (hoặc…báo cáo tài chính sau khi đã điều chỉnh theo ý kiến của KTV đã phản ánh trung thực và hợp lý...) - Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán. 2.4 [B313] Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần 2 (Dạng chấp nhận từng phần (ngoại trừ) do bất đồng trong xử lý) - Các mục mở đầu của BCKT - Nội dung kiểm toán: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/201X, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính
  • 21. 21 cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/201X, được lập ngày … tháng … năm …, từ trang … đến trang … kèm theo. - Cơ sở ý kiến Dựa trên các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trong báo cáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát các báo cáo tài chính. - Ý kiến của kiểm toán viên Theo ý kiến chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) đến báo cáo tài chính vì lý do nêu trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại VAS tại ngày 31/12/2010, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2010, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. -Kí tên xác nhận của Giám đốc và KTV và bên công ty kiểm toán. 2.5 [B314] Báo cáo kiểm toán dạng từ chối - Các mục mở đầu của BCKT - Nội dung kiểm toán: Để có được báo cáo kiểm toán chúng ta cần phải kiểm tra những bản sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Giám đốc công ty. - Cơ sở ý kiến - Ý kiến của kiểm toán viên -Cuối cùng cần có xác nhận của GĐ công ty và Kiểm toán viên. 2.6 [B315] Báo cáo kiểm toán dạng trái ngược (dạng không chấp nhận – ý kiến trái ngược) - Các mục mở đầu của BCKT Việc lập và trình bày báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Giám đốc công ty. Trách nhiệm của KTV là đưa ra ý kiến về báo cáo này căn cứ trên kết quả kiểm toán của KTV. - Cơ sở ý kiến: Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi. - Ý kiến của kiểm toán viên Trong báo cáo tài chính, giá trị TSCĐ là xxx VND; khoản vay công ty B là xxx VND đã không phản ánh trong sổ kế toán và không có chứng từ kế toán xác minh... Theo ý kiến chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nói trên, báo cáo tài chính đã phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty.... không phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. - Xác nhận của giám đốc công ty kiểm toán và nhân viên kiểm toán (chứng chỉ kiểm toán viên số…). 2.7 [B316] Báo cáo soát xét chấp nhận toàn phần
  • 22. 22 - Các mục mở đầu của BCKT Việc lập và trình bày báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Giám đốc đơn vị. Trách nhiệm của KTV là đưa ra Báo cáo nhận xét về báo cáo tài chính này trên cơ sở công tác soát xét của KTV “Chúng tôi không thực hiện công việc kiểm toán nên cũng không đưa ra ý kiến kiểm toán. Trên cơ sở công tác soát xét của chúng tôi, chúng tôi không thấy có sự kiện nào để chúng tôi cho rằng báo cáo tài chính kèm theo đây không phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan.” - Xác nhận của giám đốc công ty kiểm toán và nhân viên kiểm toán (chứng chỉ kiểm toán viên số…). 2.8 [B317] Báo cáo soát xét khác chấp nhận toàn phần (không phải dạng chấp nhận toàn phần) Ý kiến có giới hạn do không tuân thủ các chuẩn mực kế toán - Tiêu đề: BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG TÁC SOÁT XÉT BÁO CÁO TÀI CHÍNH - Kính gửi: Hội đồng Quản trị và ban Giám Đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại VAS. - Công tác soát xét BCTC do Giám đốc đơn vị tại công ty Cổ phần Sản xuất và thương mại VAS (“Công ty”) lập gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính tại ngày 30/06/2010 được lập ngày… tháng… năm…, từ trang… đến trang… kèm theo. - Công tác soát xét BCTC đựa trên chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định về lập kế hoạch và thực hiện để đảm bảo vừa phải rằng BCTC không chứa đựng những sai soát trọng yếu. Chủ yếu là trao đổi với nhân sự của công ty và áp dụng các thủ tục phân tích trên những thông tin tài chính. - Nội dung soát xét tập trung vào Hàng tồn kho: Giám đốc đơn vị thông báo hàng tồn kho đã được đánh giá theo giá gốc, vượt quá giá trị thuần có thể thực hiện được. Theo đánh giá của Giám đốc và kiểm tra của KTV nếu hàng tồn kho được đánh giá theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được như yêu cầu của Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho thì giá trị hàng tồn kho sẽ nhỏ hơn là xxx VND, thu nhập thuần và nguồn vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm đi xxx VND. - Kết luận của KTV: ngoại trừ việc đánh giá quá cao giá trị hàng tồn kho, thì báo cáo tài chính trên phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu phù hợp với Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan. - Ngày, tháng, năm lập Báo cáo soát xét, chữ kí Gíam đốc và kiểm toán viên công ty kiểm toán. 2.9 [B318] Báo cáo soát xét khác chấp nhận toàn phần1 (không phải dạng chấp nhận toàn phần1 ) Ý kiến không chấp nhận do không tuân thủ các Chuẩn mực kế toán
  • 23. 23 - Tiêu đề: BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG TÁC SOÁT XÉT BÁO CÁO TÀI CHÍNH - Kính gửi: Hội đồng Quản trị và ban Giám Đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại VAS. - Công tác soát xét BCTC do Giám đốc đơn vị tại công ty Cổ phần Sản xuất và thương mại VAS (“Công ty”) lập gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính tại ngày 30/06/2010 được lập ngày… tháng… năm…, từ trang… đến trang… kèm theo. - Công tác soát xét BCTC đựa trên chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định về lập kế hoạch và thực hiện để đảm bảo vừa phải rằng BCTC không chứa đựng những sai soát trọng yếu. Chủ yếu là trao đổi với nhân sự của công ty và áp dụng các thủ tục phân tích trên những thông tin tài chính. - Nội dung soát xét một điểm X trong thuyết minh báo cáo tài chính đã nhấn mạnh, báo cáo tài chính này không hợp nhất báo cáo tài chính của các công ty con và khoản đầu tư vào các công ty con được hạch toán theo phương pháp giá phí, trong khi Chuẩn mực kế toán Việt Nam yêu cầu hợp nhất BCTC của các công ty con. - Kết luận của KTV: Báo cáo tài chính kèm theo đây không phản ánh trung thực và hợp lý các khía cạnh trọng yếu phù hợp với Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan. - Ngày, tháng, năm lập Báo cáo soát xét, chữ kí Gíam đốc và kiểm toán viên công ty kiểm toán. 3. [B340] CĐKT trước và sau khi đi ều chỉnh: 3.1 [B341] CĐKT trước và sau khi điều chỉnh: - Tên công ty, khách hàng, ngày khóa sổ, nội dung: “BẢNG CĐKT TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐIỀU CHỈNH”. - Đối với khoản mục Tài sản và Nguồn vốn: tham chiếu đến từng khoản mục trong phần tài sản và nguồn vốn, gồm có các số liệu :  Số liệu ngày 31/12/2010 trước khi kiểm toán  Số liệu điều chỉnh  Số liệu ngày 31/12/2010 sau khi kiểm toán  Số liệu ngày 31/12/2009 sau khi kiểm toán - Kiểm tra lại tính cân đối của hai khoản mục Tài sản và Nguồn vốn theo các chỉ tiêu sau:  BS-PBC: Đã đối chiếu khớp với Bảng CĐKT trước kiểm toán chính thức của KH.  TB: Đã đối chiếu khớp với số liệu điều chỉnh tại Bảng CĐPS.  BS: Đã đối chiếu khớp với Bảng CĐKT trong BCKT. 3.2 [B342] KQKD trước và sau điều chỉnh
  • 24. 24 - Tên công ty, khách hàng, ngày khóa sổ, nội dung: “BẢNG BC KQHĐKD TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐIỀU CHỈNH”. - Các số liệu trong bảng BC KQHĐKD là số liệu năm được tham chiếu theo thứ tự từ chỉ tiêu số 01 đến chỉ tiêu số 18, gồm các số liệu:  Số liệu năm 2010 trước khi kiểm toán  Số liệu điều chỉnh  Số liệu năm 2010 sau khi kiểm toán  Số liệu năm 2009 sau khi kiểm toán - Kiểm tra lại tính cân đối giữa số liệu của các năm, các chỉ tiêu đánh giá:  PL-PBC: Đã đối chiếu khớp với BC KQHĐKD trước kiểm toán chính thức của KH.  TB: Đã đối chiếu khớp với số liệu điều chỉnh tại Bảng CĐPS.  PL: Đã đối chiếu khớp với BC KQHĐKD trong BCKT. 3.3 [B343] BCLCTT trước và sau khi điều chỉnh Bảng BCLCTT theo phương pháp gián tiếp - Tên công ty, khách hàng, ngày khóa sổ, nội dung: “BẢNG BC LCTT TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐIỀU CHỈNH”. - Các số liệu trong bảng BC LCTT là số liệu năm được tham chiếu theo từng khoản mục, gồm các số liệu:  Số liệu năm 2010 trước khi kiểm toán  Số liệu điều chỉnh  Số liệu năm 2010 sau khi kiểm toán  Số liệu năm 2009 sau khi kiểm toán - Kiểm tra lại tính cân đối giữa số liệu của các năm, các chỉ tiêu đánh giá:  CF-PBC: Đã đối chiếu khớp với Báo cáo LCTT trước kiểm toán chính thức của KH.  CF: Đã đối chiếu khớp với Báo cáo LCTT sau kiểm toán. Bảng BCLCTT theo phương pháp trực tiếp - Tên công ty, khách hàng, ngày khóa sổ, nội dung: “BẢNG BC LCTT TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐIỀU CHỈNH”. - Các số liệu trong bảng BC LCTT là số liệu năm được tham chiếu theo từng khoản mục, gồm các số liệu:  Số liệu năm 2010 trước khi kiểm toán  Số liệu điều chỉnh  Số liệu năm 2010 sau khi kiểm toán  Số liệu năm 2009 sau khi kiểm toán - Kiểm tra lại tính cân đối giữa số liệu của các năm, các chỉ tiêu đánh giá:
  • 25. 25  CF-PBC: Đã đối chiếu khớp với Báo cáo LCTT trước kiểm toán chính thức của KH.  CF: Đã đối chiếu khớp với Báo cáo LCTT sau kiểm toán. Kiểm tra BC LCTT theo phương pháp gián tiếp - Tên công ty, khách hàng, ngày khóa sổ, nội dung: “KIỂM TRA BC LCTT”. - Mục tiêu: Kiểm tra để đảm bảo các khoản mục của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể đối chiếu được đối với các khoản mục của Bảng CĐKT, BC KQHĐKD và thuyết minh báo cáo tài chính. - LCTT 01 lợi nhuận trước thuế: tham chiếu bảng BC KQHĐKD - LCTT 02 khấu hao tài sản cố định: tham chiếu bảng Thuyết minh BCTC - LCTT 03 Các khoản dự phòng: tham chiếu bảng Thuyết minh BCTC - LCTT 04 Lãi lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện: tham chiếu bảng BC KQHĐKD và Thuyết minh BCTC - LCTT 05 Lãi lỗ hoạt động đầu tư: tham chiếu bảng BC KQHĐKD và Thuyết minh BCTC - LCTT 06 Chi phí lãi vay: tham chiếu bảng BC KQHĐKD - LCTT 09 (Tăng)/giảm các khoản phải thu: tham chiếu bảng Cân đối kế toán - LCTT 10 (Tăng)/giảm hàng tồn kho: tham chiếu bảng Cân đối kế toán và Thuyết minh BCTC - LCTT 11 Tăng/(giảm) các khoản phải trả: tham chiếu bảng Cân đối kế toán - LCTT12 (Tăng)/giảm chi phí trả trước: tham chiếu bảng Cân đối kế toán và Thuyết minh BCTC - LCTT 13 Tiền lãi vay đã trả: tham chiếu sổ chi tiết - LCTT 14 Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp: tham chiếu sổ chi tiết - LCTT 15 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh: tham chiếu sổ chi tiết - LCTT 16 Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh: tham chiếu sổ chi tiết - LCTT 21 Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh: tham chiếu bảng Thuyết minh BCTC - LCTT 22 Tiền thu từ thanh lý TSCĐ và TSDN khác: tham chiếu bảng Thuyết minh BCTC - LCTT 23 Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác: tham chiếu sổ chi tiết - LCTT 24 Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác: tham chiếu sổ chi tiết - LCTT 25 Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác: tham chiếu sổ chi tiết - LCTT 26 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác: tham chiếu sổ chi tiết - LCTT 27 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia: tham chiếu sổ chi tiết - LCTT 31 Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của CSH: tham chiếu sổ chi tiết
  • 26. 26 - LCTT 32 Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu: tham chiếu sổ chi tiết - LCTT 33 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được: tham chiếu sổ chi tiết - LCTT 34 Tiền chi trả nợ gốc vay: tham chiếu sổ chi tiết - LCTT 35 Tiền chi trả nợ thuê tài chính: tham chiếu sổ chi tiết - LCTT 36 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu: tham chiếu sổ chi tiết. 4. [A350] Bảng cân đối số phát sinh - Có tên, ngày tháng của người thực hiên và người soát xét. - Tên công ty. - Tên khách hàng . - Ngày khóa sổ. - Nội dung : bảng CĐPS trước và sau điều chỉnh có : số hiệu, tên tài khoản,ngày trước và ngày sau kiểm toán,điều chỉnh. Trong nội dung này kiểm toán : TB-PBC: Đã đối chiếu khớp với Bảng CĐPS trước kiểm toán chính thức của khách hàng. LS: Đã đối chiếu khớp với số liệu sau điều chỉnh tại Bảng tổng hợp số liệu. PY: Đã đối chiếu khớp với số liệu hồ sơ kiểm toán năm trước. 5. [B360] Danh mục bút toán đi ều chỉnh - Có tên, ngày tháng của người thực hiên và người soát xét. - Tên công ty. - Tên khách hàng . - Ngày khóa sổ. - Nội dung : danh mục bút toán điều chỉnh và phân loại lại bao gồm : TK, Nội dung điều chỉnh, Tham chiếu, Nợ, Có. 6. [B370] Danh mục bút toán không đi ều chỉnh - Có tên, ngày tháng của người thực hiên và người soát xét. - Tên công ty. - Tên khách hàng . - Ngày khóa sổ. - Nội dung : các bút toán không điều chỉnh có bảng tổng hợp đánh giá ảnh hưởng của các sai sót không điều chỉnh đến BCTC : Nội dung, Tham chiếu, Tài sản, Nợ phải trả, Nguồn vốn chủ sở hữu, Doanh thu và thu nhập khác, Giá vốn và chi phí khác, Ảnh hưởng tới lợi nhuận. - Kết luận sau khi soát xét. III. [B200] Thư quản lý và các tư vấn khách hàng khác [B210] Thư quản lý: Người thực hiện: là Giám đốc ông ty Kiểm toán, người nhận là Hội đồng quản trị và giám đốc công ty được kiểm toán. Nội dung: Các vấn đề đã đề cập trong Thư quản lý năm trước Bao gồm các vấn đề đã nêu và hướng giải quyết thực tế Các phát hiện trong quá trình kiểm toán năm nay
  • 27. Gồm các phát hiện mới trong quá trình kiểm toán, nêu những ảnh hưởng của các phát hiện mới, KTV dưa ra những ý kiến đề xuất, và cuối cùng là ghi nhận ý kiến của phía công ty. 27 IV. [B100] Soát xét và phát hành báo cáo: 1. [B110] Soát xét phê duyệt và phát hành BCKT và TQL Mục tiêu Đảm bảo cuộc kiểm toán đã được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán, tuân thủ các CMKiT VN; các bằng chứng kiểm toán thích hợp đã được thu thập đầy đủ phục vụ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán. Nội dung kiểm tra gồm: - Lập kế hoạch kiểm toán: (1) Đã lập kế hoạch kiểm toán và đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp kiểm toán của Công ty và được phản ánh trong “Tổng hợp Kế hoạch kiểm toán” (2) Đã lập “Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng” (A110) hoặc “Chấp nhận và giữ khách hàng cũ” [A120] và đồng ý với các kết luận chung về chấp nhận KH. (3) Đã thảo luận với thành viên BGĐ trong trường hợp rủi ro được đánh giá là cao hơn mức trung bình [A620] (4) . Nhóm kiểm toán đã thực hiện đầy đủ cam kết về tính độc lập và xử lý các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn lợi ích (nếu có) (5) Hợp đồng kiểm toán đã được lập trước khi tiến hành kiểm toán - Thực hiện kiểm toán: (1) Hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đã được tìm hiểu và đánh giá trong quá trình thực hiện kiểm toán (2) Đã kết luận về độ tin cậy của hệ thống KSNB cũng như đánh giá ảnh hưởng việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản (3) Đã soát xét đầy đủ các giấy tờ làm việc cần thiết gồm kế hoạch kiểm toán, các bảng phân tích, bằng chứng kiểm toán để khẳng định kết luận kiểm toán là phù hợp. (4) Đã phản ánh đầy đủ mức trọng yếu, các bút toán điều chỉnh, sự kiện bất thường, các vấn đề quan trọng khác trong “Soát xét giấy tờ làm việc chi tiết” - Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo (1) Đã tổng hợp đầy đủ các nội dung quan trọng trong “Tổng hợp Kết quả Kiểm toán” (2) Đã soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính cho đến ngày phát hành BCKT, bao gồm cả vấn đề về tính hoạt động liên tục (3) Đã thu thập đầy đủ Thư giải trình của BGĐ về những vấn đề chung của DN hoặc Thư xác nhận của người thứ ba hoặc của luật sư về những khoản công nợ bất thường của DN trước khi phát hành BCKT (4) Đã soát xét việc trình bày BCKT theo quy định của Công ty
  • 28. (5) Thư QL đã bao gồm tất cả những vấn đề quan trọng về kế toán, hệ thống 28 KSNB, thuế cần báo cáo với BGĐ và những điểm trong Thư QL năm trước đã được cập nhật - Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm hoàn thành mẫu này bằng cách đánh dấu (x) vào những công việc đã thực hiện Kết luận: Phương pháp kiểm toán, các công việc đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán đã thu thập đã được lưu lại đầy đủ trong hồ sơ kiểm toán và thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán. 2. [B120] Soát sét chất lượng của thành viên BGĐ độc l ập Mục tiêu: Thành viên khác của BGĐ (không phụ trách cuộc kiểm toán) hoặc chuyên gia độc lập giải trình cho BGĐ và Công ty về việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm tham vấn độc lập của mình trước khi phát hành BCKT. Nội dung kiểm tra gồm: Gồm có: (1) Đảm bảo tính độc lập với nhóm kiểm toán và với đơn vị được kiểm toán. (2) Thảo luận với thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán về những vấn đề quan trọng liên quan đến kế toán, kiểm toán hoặc lập báo cáo bao gồm khả năng hoạt động liên tục, các hành vi vi phạm pháp luật và gian lận, các điểm yếu của hệ thống KSNB và các bút toán không điều chỉnh. (3) Soát xét: (3.1) BCTC của KH và BCKT dự thảo (3.2) Các giấy tờ làm việc quan trọng bao gồm: [A620], [H160], [A800], [B360], [B370], [B410] (4) Xem xét các giấy tờ làm việc chứng mình cho các giải trình ở phần B100 - Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo và đồng ý rằng các nội dung kiểm tra đã được đề cập và phản ánh phù hợp trong hồ sơ kiểm toán. Kết luận: Dựa trên việc soát xét hồ sơ kiểm toán liên quan và thảo luận với thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán, tôi đồng ý với các kết luận của nhóm kiểm toán về các vấn đề quan trọng liên quan đến kế toán, kiểm toán và lập báo cáo mà tôi nhận biết được.
  • 29. 29 PHÂN BIỆT CÁC LOẠI Ý KIẾN CỦA KIỂM TOÁN VIÊN Ý kiến của kiểm toán viên bao gồm 4 loại: - Chấp nhận toàn phần - Chấp nhận từng phần – ngoại trừ: + Bất đồng quan điểm + Giới hạn phạm vi - Từ chối đưa ra ý ki ến - Ý ki ến trái ngược Thông thường các vụ kiện tụng chưa được xét xử, chưa biết đơn vị thắng hay thua), tùy theo mức độ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, từng phần, ý kiến từ chối hoặc ý kiến không chấp nhận. Sau đây là mốt số ví dụ cụ thể cho từng trường hợp đối với các loại ý kiến của Kiểm toán viên. 1. Ý kiến chấp nhận toàn phần: Chấp nhận toàn phần là một loại ý kiến của kiểm toán viên về thông tin được kiểm toán. Loại ý kiến này có thể gọi là ý kiến “tốt” nhất. Chấp nhận toàn phần khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng, báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Doanh nghiệp, hàm ý là tất cả các nguyên tắc kế toán và tác động đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ (thường được đề cập trong phần thuyết minh báo cáo tài chính - phần các chính sách kế toán). VÍ DỤ: Khi kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị, và phù hợp với chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành. Các mẫu câu KTV có thể sử dụng như sau: - Chấp nhận toàn phần không có đoạn nhấn mạnh: “Theo ý kiến chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty … tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán VN hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan”. - Ý kiến chấp nhận toàn phần cũng được đưa ra trong trường hợp báo cáo tài chính tuy có sai sót nhưng đã được điều chỉnh theo góp ý của kiểm toán viên. “Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính sau khi đã điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên, đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu…” (Đoạn 36 VSA 700). - Ngoài ra kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần với một đoạn nhấn mạnh:
  • 30. “… Ở đây chúng tôi không phủ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần như trên, mà chỉ muốn lưu ý người đọc báo cáo tài chính đến điểm X trong phần thuyết minh báo cáo tài chính: Công ty đã đưa vào sử dụng công trình xây dựng có giá trị XXX đồng, 03 tháng trước ngày kết thúc niên độ Tài chính, nhưng chưa ghi tăng TSCĐ, chưa tính khấu hao. Điều này cần được thuyết minh rõ ràng trong báo cáo Tài chính…”. Hay mẫu câu: “… Ở đây chúng tôi không phủ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần như trên, mà chỉ muốn lưu ý người đọc báo cáo tài chính đến điểm X trong phần thuyết minh báo cáo tài chính: khoản lỗ thuần của đơn vị là ZZZ trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/200x và tại ngày này khoản nợ ngắn hạn của đơn vị vượt quá tổng tài sản là ZZZ. Những điều kiện này cùng với những vấn đề khác được nêu trong điểm X trong phần thuyết minh, chỉ ra sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị”. 2. Ý kiến chấp nhận từng phần- ngoại trừ Được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên bị giới hạn công tác kiểm toán hoặc không đồng ý với giám đốc trong một số hạch toán kế toán hoặc chính sách kế toán. Các vấn đề này ảnh hưởng quan trọng, nhưng không liên quan tới một số lượng các khoản mục tới mức phải đưa ra "ý kiến từ chối" hoặc "không chấp nhận" 2.1 Trường hợpÝ kiến chấp nhận từng phần- ngoại trừ bất đồng về quan điểm: 30 Nếu những điểm không nhất trí là trọng yếu trong BCTC, KTV phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần cụ thể như sau: VÍ DỤ: Như đã nêu trong phần thuyết minh X của BCTC, đơn vị đã không tính khấu hao TSCĐ trong khi TSCĐ này đã được sử dụng trên 06 tháng. Với mức khấu hao đáng lẽ phải tính là XXX đồng. Do vậy chi phí kinh doanh bị thiếu làm cho lãi tăng giả tạo là XXX đồng. Theo ý kiến của KTV, ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) đến BCTC của sự kiện trên, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty tại ngày 31/12/201X cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/201X phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán VN hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. 2.2 Trường hợpÝ kiến chấp nhận từng phần- ngoại trừ về giới hạn phạm vi: Ý kiến chấp nhận từng phần sẽ được đưa ra khi giới hạn về phạm vi chưa tới mức khiến cho KTV không thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, VÍ DỤ: KTV không thể tham gia kiểm kê hàng tồn kho vào ngày 31/12/X của công ty H vì tại thời điển đó KTV chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán. Với những tài liệu hiện có ở đơn vị, KTV không thể kiểm tra được tính đúng đắn của số lượng hàng tồn kho tại thời điểm trên bằng các thủ tục kiểm toán khác. Theo ý kiến của KTV ngoại trừ những ảnh hưởng nếu có đến BCTC vì lý do nêu trên thì BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty H tại ngày 31/12/X cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính.
  • 31. 3. Ý kiến từ chối (hoặc không thể đưa ra ý kiến) Được đưa ra trong trường hợp có giới hạn quan trọng tới phạm vi kiểm toán hoặc là thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục; tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính. VÍ DỤ : ‘'… Chúng tôi đã không thể giám sát kiểm kê thực tế hàng tồn kho tại ngày 31/12/Xl, vì tại thời điểm đó chúng tôi không được bổ nhiệm làm kiểm toán. Do những hạn chế từ phía đơn vị mà chúng tôi không thể kiểm tra được hàng tồn kho đầu năm với giá trị XX VNĐ cũng như không nhận được các bản xác nhận nợ phải thu đầu năm với giá trị XY VNĐ trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/Xl. Theo ý kiến của chúng tôi vì tính trọng yếu của các sự kiện này, chúng tôi từ chối đưa ra ý kiến (hoặc không thể đưa ra ý kiến) của mình về báo cáo tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X2 của đơn vị ''. 31 4. Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) Được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất được với giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các tài khoản tới mức độ mà kiểm toán viên cho rằng, ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện mức độ và tính chất sai sót trọng yếu. VÍ DỤ: Báo cáo kiểm toán của CTCP Kinh Đô cho năm tài chính 2009, công ty kiểm toán đã ngoại trừ ảnh hưởng của giá trị quyền sử dụng thương hiệu là 50 tỷ đồng mà Công ty TNHH Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô góp vốn vào Công ty, cũng như phần chi phí khấu trừ là 2,5 tỷ đồng trong năm.