Ce diaporama a bien été signalé.
Le téléchargement de votre SlideShare est en cours. ×

Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính

Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité

Consultez-les par la suite

1 sur 33 Publicité

Plus De Contenu Connexe

Diaporamas pour vous (20)

Similaire à Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính (20)

Publicité

Plus récents (20)

Publicité

Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính

  1. 1. PHÂN TÍCH VÀ XỬ THÔNG TIN TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
  2. 2. Giới thiệu chung về quy trình phân tích dữ liệu định tính 1. Định nghĩa 2. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu định tính 3. Thời điểm tiến hành phân tích 4. Quy trình tiến hành phân tích 5. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ
  3. 3. 1. Định nghĩa Định tính Định lượng Định tính Phân tích dữ liệu định tính của nghiên cứu định tính Phân tích dữ liệu định tính của các nghiên cứu định lượng Định lượng Phân tích dữ liệu định lượng của nghiên cứu định tính Phân tích dữ liệu định lượng của nghiên cứu định lượng • “phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính” quan tâm tới quá trình phân tích các dữ liệu định tính của nghiên cứu định tính.
  4. 4. 1. Định nghĩa Phân tích dữ liệu định tính là quá trình: • Nghiên cứu các dữ liệu dạng chữ • Tập trung vào việc gọi tên/đặt tên cho các dữ liệu dạng chữ trên • Kể những câu chuyện mà nhà nghiên cứu quan sát thấy. • Tìm hiểu mối liên hệ giữa nhóm dữ liệu này với các nhóm dữ liệu khác • Tìm hiểu đặc điểm của người trả lời đồng ý hoặc từ chối trả lời về những vấn đề cụ thể. • Người nghiên cứu có thể phân tích và tái cấu trúc lại các dữ liệu dạng chữ nhằm giúp người đọc hiểu được ý nghĩa sâu xa của những dữ liệu
  5. 5. 1. Định nghĩa • Quá trình phân tích dữ liệu định tính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ năng, kinh nghiệm của cá nhân nhà nghiên cứu với trực giác, cảm giác nhạy bén và một quy trình phân tích thông tin/dữ liệu một cách hợp lý và nghiêm túc. Kỹ năng/ kinh nghiệm Trực giác/cảm giác Nhạy bén Quy trình phân tích hợp lý Làm việc nghiêm túc
  6. 6. Yếu tố cá nhân trong nghiên cứu định tính • Về cơ bản không có quy tắc chuẩn mực nào cho quá trình phân tích dữ liệu định tính • Có thể sử dụng các bản hướng dẫn với điều kiện phải rất linh hoạt và biết đánh giá vì: • Mỗi nghiên cứu định tính là 1 nghiên cứu riêng biệt có những cách tiếp cận dùng để phân tích đặc thù • Ở tất cả các giai đoạn trong quá trình nghiên cứu định tính, cách tiếp cận với vấn đề nghiên cứu phụ thuộc vào kỹ năng, vào việc đào tạo, hiểu biết và khả năng thực hiện cũng cách phân tích của mỗi cá nhân người phân tích.
  7. 7. Yếu tố cá nhân trong nghiên cứu định tính? •Yếu tố cá nhân con người có thể xem như con dao hai lưỡi trong quá trình điều tra và phân tích dữ liệu định tính vì: • Là điểm mạnh nổi bật • Là điểm yếu cơ bản của quá trình này.
  8. 8. 2. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu định tính • Sau khi thu thập xong dữ liệu, thông thường tất cả các nhà nghiên cứu đều muốn: • Xác định chủ đề và các tiểu chủ đề • Xây dựng codebook • Mô tả lại hiện tượng • Đưa ra các so sánh • Xây dựng, thể hiện và kiểm tra các mô hình (các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu) • Quá trình phân tích dữ liệu phải đáp ứng được những mục tiêu nêu trên
  9. 9. 2. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu định tính Phân tích dữ liệu định tính Phân tích dữ liệu dạng chữ Phân tích dữ liệu dạng mã hóa Thăm dò Xác nhận Phối hợp Key word in context (KWIC) •Lý thuyết căn bản •Phân tích giản đồ •Phân tích quy nạp •Phân tích nội dung •Sử dụng nội dung của các từ điểm •Dân tộc học •Quyết định các mô hình
  10. 10. Phân tích dữ liệu dạng chữ • Kỹ thuật phân tích từ ngữ và các đoạn văn bản bao gồm: • Phép phân tích những từ ngữ quan trọng trong hoàn cảnh cụ thể (KWIC) • Đếm từ • Phân tích những mạng lưới có ý nghĩa
  11. 11. Phân tích dữ liệu dạng mã hóa • Phân tích lý thuyết nền, • Phân tích giản đồ, • Quy nạp phân tích, • Phân tích nội dung căn bản, • Sử dụng từ điển nội dung • ....
  12. 12. Các phương pháp và kỹ thuật thu thập dữ liệu Mã hóa người phỏng vấn Thứ tự người phỏng vấn PVS: Phỏng vấn sâu S: Sinh viên 1 TLN: Thảo luận nhóm T: Giáo viên 2 XH: Xếp hạng C: Cộng đồng 3 ……….. F: Nữ 4 M: Nam ………. HW: Nhân viên y tế …………. Mã hóa dữ liệu
  13. 13. 3. Thời điểm thích hợp tiến hành phân tích dữ liệu định tính? • Survey: dựa trên kiểm định có tiêu chuẩn hoặc những thiết kế cho nghiên cứu thực nghiệm thì ranh giới giữa thu thập và phân tích dữ liệu khá rõ ràng. • Nghiên cứu định tính: ranh giới giữa 2 quá trình này là không rõ ràng vì: • Mang tính khám phá • Thay đổi linh hoạt • Ví dụ: • Trong quá trình thực địa, những ý tưởng phân tích sẽ trực tiếp xuất hiện. • Các mẫu hình sẽ dần sắc nét. • Giai đoạn đầu của fieldwork có xu hướng chung chung và dễ thay đổi theo sự biến đổi của dữ liệu
  14. 14. Lời khuyên: thu thập – phân tích Việc phân tích thông tin định tính nên diễn ra đồng thời với quá trình thu thập thông tin vì: • Nếu quá tập trung vào việc phân tích, bỏ qua việc thu thập thông tin: • Câu hỏi/ vấn đề nghiên cứu gốc – thế mạnh của nghiên cứu định tính bị cản trở. • Tạo ra những kết luận quá sớm – điều rất cần tránh trong nghiên cứu • Bỏ qua những thông tin có khả năng gợi mở phân tích/khả năng xác thực cho câu hỏi nghiên cứu chính • Mất thông tin và không bao giờ thu thập được lại nữa • Có khả năng thất bại trong giai đoạn cuối – giai đoạn chứng thực thông tin • Nếu hai quá trình thu thập thông tin và phân tích thông tin cùng diễn ra: chất lượng của cả hai quá trình này cùng phải được cải thiện. Bởi vậy, người nghiên cứu không chỉ được tập trung vào việc thu thập dữ liệu để khẳng định lý thuyết ban đầu
  15. 15. Lời khuyên: mô tả tập trung • Cùng với quá trình phân tích dữ liệu cần chú ý: 1. Mô tả tập trung: những dữ liệu phong phú, chi tiết và cụ thể sẽ giúp nghiên cứu định tính: • Cung cấp cho người đọc khả năng hiểu về thực tế, con người và hoàn cảnh cụ thể thông qua cách nghiên cứu bối cảnh, • Các dấu hiệu và ý nghĩa của các sự việc. • Tạo nền tảng cho tất cả các phần trong báo cáo
  16. 16. Lời khuyên: tổ chức dữ liệu 2. Tổ chức dữ liệu theo hệ thống hợp lý: • Dữ liệu của phương pháp nghiên cứu định tính rất lớn và không có 1 hệ thống khuôn mẫu rõ ràng như trong nghiên cứu định lượng • Cần phải hoàn thành quá trình thu thập thông tin đủ và thông tin cần trước khi tiến hành phân tích • Dữ liệu nên được ghi chép trong 1 hệ thống bằng việc gán nhãn cho các phần dữ liệu
  17. 17. Lời khuyên: bảo vệ dữ liệu 3. Bảo vệ dữ liệu: Phải có những bản photo dự phòng để ở 1 nơi khác nhằm giữ an toàn cho dữ liệu tránh khỏi những sự cố đáng tiếc như: • Dữ liệu bị làm xáo trộn, • Bị mất hoặc • Bị cháy
  18. 18. 4. Quy trình tiến hành phân tích • Theo Glasser, Strauss và Morse, quá trình phân tích dữ liệu định tính gồm 3 giai đoạn chính như sau: 1. Thu gọn dữ liệu: làm sạch và tổ chức thông tin 2. Thể hiện thông tin: cô đọng và tổ chức sơ đồ phân tích thông tin 3. Phác thảo phần kết luận và kiểm định kết quả
  19. 19. 4. Quy trình tiến hành phân tích Thể hiện thông tin Kết luận/ Kiểm chứng thông tin Thu gọn/làm sạch dữ liệu
  20. 20. Xử lý dữ liệu định tính Thu gọn dữ liệu định tính Phân tích và thể hiện thông tin Kết luận và viết báo cáo Phân tích ban đầu Tạo các bản ghi Mã hóa dữ liệu Tìm kiếm Các tr.hợp điển hình Gán nhãn cho các nhóm Phát triển hệ thống dữ liệu Thể hiện mối quan hệ giữa các nhóm Chuẩn bị báo cáo Kiểm chứng thông tin Nhập và lưu trữ thông tin
  21. 21. Phân tích ban đầu • Quy trình phân tích dữ liệu định tính có xu hướng tiếp tục và lặp lại quy trình nghiên cứu định tính • Việc phân tích ban đầu sẽ tiếp tục cho đến khi nào chủ đề nghiên cứu được nhà nghiên cứu làm rõ
  22. 22. Tạo các bản ghi • Trong toàn bộ quá trình phân tích dữ liệu định tính, người nghiên cứu nên có những bản ghi nhớ (ví dụ: ghi lại những điều bạn phát hiện thấy từ dữ liệu) • Ý nghĩa: khi người nghiên cứu nảy sinh ý hoặc hiểu hơn về chủ đề nghiên cứu, họ có thể bổ sung thêm vào phần dữ liệu cần nghiên cứu.
  23. 23. Cấu trúc bản ghi âm phỏng vấn sâu Ghi chú tất cả các hoạt động diễn ra F/M/HW…: (trích dẫn câu trả lời của đối tượng trong suốt quá trình phỏng vấn Mã số: Người phỏng vấn: Thời gian: Q1: - nguyên văn và trong dấu ngoặc kép) Q2: F/M/HW…
  24. 24. 8:45 đứa trẻ khóc làm gián đoạn cuộc phỏng vấn trong 10 phút PVSF2 Người phỏng vấn: Nguyễn VănA Thời gian: 8:30 - 9:15 Q1: Theo chị, có bao nhiêu cách để phòng ngừa sốt xuất huyết cho trẻ? F2: “uhm,…tôi nghĩ rằng chúng ta nên mặc áo dài tay cho trẻ, dọn dẹp nhà cửa nè, sử dụng vợt đó” Q2: Với các phương pháp chị vừa kể, theo chị phương pháp nào hiệu quả nhất? F2: Không biết nữa, thật ra thì cái nào cũng có ưu khuyết cả. Nói chung chị thấy các biện pháp này đều có thể áp dụng như nhau Q3:Trong gia đình chị thường sử dụng các phương pháp nào để phòng chống SXH cho trẻ? F2:…………………………………………………………
  25. 25. Cấu trúc bản ghi âm thảo luận nhóm Ghi chú tất cả các hoạt động diễn ra trong suốt quá trình phỏng vấn . Mã số: Nhóm nghiên cứu: Thời gian: Q1 : F1 F2 F3 Q2 : F3
  26. 26. 8:00 tiếng nhạc ồn ào 8:45 người qua lại làm xao lãng đối tượng phỏng vấn TLNHW3 Nguyễn Văn Sơn: điều hành thảo luận PhạmAn: thư ký Lê Hoàng Vũ: lo khâu tổ chức Thời gian: 7:30 - 8:30 Q1: Theo anh chị, có bao nhiêu cơ sở giáo dục đào tạo ở địa phương mình? F1: hình như 2 F2: 5 đó F3: tôi không biết
  27. 27. Nhập và lưu trữ thông tin • Các văn bản thường dùng trong nghiên cứu định tính: những bản gỡ băng từ ghi âm phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, bản ghi chép thực địa của quan sát… • Để đảm bảo tính nguyên gốc của thông tin cũng như tùy thuộc vào mục đích sử dụng dữ liệu, văn bản gỡ băng có thể có các mức độ khác nhau: • Gỡ băng sơ lược: chỉ lấy những thông tin chính hoặc những đoạn văn bản cần thiết phục vụ cho nghiên cứu • Gỡ băng chi tiết: ghi chép lại toàn bộ các thông tin một cách chi tiết, chính xác và trung thực.
  28. 28. Nhập và lưu trữ thông tin Lời khuyên : • Bản thân ngươì nghiên cứu nên thực hiện toàn bộ hoặc một vài bản dỡ băng • Ngươì nghiên cứu nên đánh máy và tổ chức lại thông tin từ các bản viết tay, ghi chép trong quá trình thu thập thông tin nhằm • Hiểu sâu sắc và đầy đủ về ý nghĩa cũng như hoàn cảnh thu thập dữ liệu. • Thấy được sự chuyển đổi thông tin từ quá trình thực địa tới quá trình phân tích đầy đủ • Cảm nhận sắc thái, ý nghĩa của dữ liệu được bộc lộ dần trong toàn bộ quá trình tích lũy thông tin. • Dỡ băng hoặc nghe lại toàn bộ các bản ghi âm mất thời gian nhưng rất quan trọng, không thể bỏ qua
  29. 29. Phân tích dữ liệu • Mã hóa dữ liệu • Tìm kiếm các mô hình/ trường hợp điển hình • Gán nhãn cho các nhóm • Phát triển hệ thống dữ liệu • Thể hiện mối quan hệ giữa các nhóm
  30. 30. 5. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ • Tiết kiệm thời gian và công sức trong việc xử lý dữ liệu. • Máy tính và các phần mềm là công cụ để hỗ trợ quá trình phân tích. • Con người mới chính là yếu tố quyết định trong phân tích định tính: (Người thực hiện quá trình phân tích dữ liệu định tính sẽ quyết định phải làm gì để đưa ra các khuôn mẫu, những gì cấu thành nên chủ đề, phải đặt tên gì và tìm ra ý nghĩa của các trường hợp nghiên cứu. )
  31. 31. 5. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ • Theo Fielding (1995, 2000) người đã sử dụng rất nhiều phần mềm phân tích định tính có 3 loại phần mềm phân tích định tính như sau: • Phần mềm thu thập các văn bản dạng chữ • Phần mềm thu thập và mã hóa • Phần mềm xây dựng các lý thuyết
  32. 32. 5. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ Trước khi lựa chọn, người nghiên cứu nên cân nhắc những yếu tố sau: • Cách thức nhập dữ liệu: • Nguồn lưu trữ thông tin khác nhau • Cách thức mã hóa • Mức độ khác nhau trong việc tổ chức, tái tổ chức và đặt nhãn cho các mã • Sử dụng những phần ghi nhớ hoặc chú thích gắn với các mã (Hữu ích nếu việc phân tích dữ liệu định được thực hiện theo nhóm. Các ghi nhớ hoặc chú thích sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm hiểu ý của nhau hơn, hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc chung)
  33. 33. 5. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ • Cơ cấu liên kết và giảm mức độ khác nhau ( kết nối những nguồn dữ liệu khác nhau hoặc những phần khác nhau trong quá trình phân tích) • Cách thức thể hiện dữ liệu • Tốc độ và quy trình tìm kiếm, thu thập dữ liệu • Thể hiện những biến đổi quan trọng (bao gồm hoặc không bao gồm ngoại cảnh) • Ghi chép chi tiết (ghi chép lại những phần đã thực hiện)

×