Ce diaporama a bien été signalé.
Le téléchargement de votre SlideShare est en cours. ×

Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939

Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité
Publicité

Consultez-les par la suite

1 sur 8 Publicité

Plus De Contenu Connexe

Diaporamas pour vous (20)

Similaire à Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939 (20)

Publicité

Plus récents (20)

Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939

  1. 1. Câu 1: Giai đoạn 1936-1939 1. Chủ trương đấu tranh đòi chính quyền dân chủ dân sinh 7/1936 a. Chủ trương của Đảng trong những năm 1936 – 1939 . Tháng 7/1936 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc) dựa trên Nghị quyết Đại hội 7 của QTCS, đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh: * Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến . * Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. * Phương pháp đấu tranh : Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. * Chủ trương: Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương. b. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ . *Phong trào Đông Dương Đại hội. - Năm 1936 ,Đảng vận động và tổ chức nhân dân thảo ra bản dân nguyện vọng gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp, tiên tời triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936) - Các ủy ban hành động thành lập khắp nơi, phát truyền đơn, ra báo, mít tinh, thảo luận dân chủ, dân sinh… ) -Tháng 09/1936 Pháp giải tán Ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các báo.
  2. 2. - Qua phong trào, đông đảo quần chúng được giác ngộ, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp. * Phong trào đón Gô –đa: năm 1937 , lợi dụng sự kiện đó Gô đa và Toàn quyền mới sang Đông Dương , Đảng tổ chức quần chúng mít tinh, biểu dương lực lượng đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ . * 1937-1939: nhiều cuộc mít tinh , biểu tình đòi quyền sống tiếp tục diễn ra , nhân ngày Quốc tế lao động 01/05/1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh tổ chức công khai ở Hà Nội, Sài Gòn có đông đảo quần chúng tham gia. Đấu tranh nghị trường: hình thức đấu tranh mới của Đảng: Đảng đưua người của Mặt trận Dân Chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện dân biểu Bắc kỳ, Trung kỳ, Hội đồng quản hạt Nam kỳ…. Mục tiêu: Mở rộng lực lượng Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của thực dân, tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí: - Từ 1937 báo chí công khai của Đảng bằng tiếng Việt: Tin tức, Đời nay, Phổ Thông, Dân chúng …, bằng tiếng Pháp: Lao động), Tranh đấu….trở thành mũi xung kích trong cuộc vận động dân chủ, dân sinh . - Nhiều sách chính trị – lý luận xuất bản công khai hoặc đưa từ Pháp về. Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán ra đời như: Bước đường cùng, Tắt đèn, Số đỏ ,Thơ cách mạng, kịch Đời cô Lựu… - Cuối 1937, Đảng phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp quần chúng đọc được sách báo, nâng cao sự hiểu biết về chính trị và cách mạng. - Cuộc đấu tranh trên lãnh vực báo chí đã thu kết quả to lớn về văn hóa – tư tưởng: đông đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng. Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939 - Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.. - Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
  3. 3. - Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. - Cán bộ đựợc tập hợp và trưởng thành. - Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. d. Bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939 - Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất. - Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp. - Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động. - Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc… - Là một cuộc diễn tập thứ hai , chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. 2. Chung quanh vấn đề chính sách mới 10/1936 Tháng 7-1936, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ hai tại Thượng Hải. Xuất phát từ tình hình thực tế Hội nghị đã xác định: Mục tiêu chiến lược: không thay đổi so với Hội nghị lần thứ nhất- “cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa - lập chính quyền công nông bằng hình thức Xô viết”, “để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Kẻ thù trước mắt và nguy hại nhất là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để thực hiện được nhiệm vụ này, BCH TƯ quyết định lập Mặt trận nhân dân phản đế gồm các giai cấp, đảng phái các đoàn thể chính trị và các tôn giáo khác nhau, các dân tộc xứ Đông Dương để cũng đấu tranh đòi những quyền dân chủ đơn sơ. Về đoàn kết quốc tế: Đoàn kết với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, ủng hộ Mặt trận Nhân dân Pháp, ủng hộ Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp để cùng chống kẻ thù chung là phát xít và phản động thuộc địa ở Đông Dương.
  4. 4. Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp. Mục đích mở rộng quan hệ của Đảng với quần chúng. Tháng 10-1936, Trung ương Đảng được tổ chức lại do đồng chí Hà Huy Tập làm Tổng Bí thư, trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới Ban Chấp hành Trung ương cũng đặt ra vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng Đông Dương: cách mạng giải phóng dân tộc không nhất thiết phải gắn kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. “Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì phải chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước”. Đó là nhận thức mới phù hợp với tinh thần Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng, bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng từ giữa năm 1936 trở đi khẳng định sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng đúng đắn của Đảng. Hội nghị lần thứ ba (3-1937), lần thứ tư (9-1937), tiếp đó là Hội nghị lần thứ năm (3-1938) đã đi sâu về công tác tổ chức của Đảng, quyết định chuyển mạnh hơn nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động để tập hợp được đông đảo quần chúng trong mặt trận chống phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự do, cơm áo, hòa bình. Tại Hội nghị tháng 7-1939 Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự chỉ trích, nhằm rút kinh nghiệm về những sai lầm, thiếu sót của Đảng viên, hoạt động công khai trong cuộc vận động tranh cử ở Hội đồng quản hạt Nam kỳ (4-1939). Tác phẩm đã phân tích những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, tổng kết kinh nghiệm cuộc vận động dân chủ của Đảng, nhất là về đường lối xây dựng Mặt trận dân chủ Đông Dương. Tác phẩm không chỉ có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh khắc phục những lệch lạc, sai lầm trong phong trào vận động dân chủ, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng, mà còn là một văn kiện lý luận quan trọng về công tác xây dựng Đảng, vận động quần chúng. Tóm lại, trong những năm 1936-1939, bám sát tình hình thực tiễn, Đảng đã phát động được một cao trào cách mạng rộng lớn trên tất cả các mặt trận: chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng với các hình thức đấu tranh phong phú và linh hoạt. Qua cuộc vận động dân chủ rộng lớn, uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và nâng cao trong quần chúng, chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối của Đảng được tuyên truyền rộng rãi trong khắp mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức Đảng được củng cố và mở rộng. Câu 2
  5. 5. 1. Cương lĩnh chính trị đầu tiên Phương hướng chiến lược của CMVN là: tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng: Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và phong kiến, làm cho nước VN hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. Về kinh tế: thủ tiêu hết quốc trái; tịch thu sản nghiệp lớn của đế quốc Pháp để giao cho chính phủ công nông binh, tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế; mở mang công nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ Về văn hóa xã hội : dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền,… phổ thong giáo dục theo công nông hóa. Về lực lượng cách mạng: công nhân và nông dân là lực lượng cơ bản, là gốc; mở rộng các lực lượng khác : tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ. Bộ phận nào phản cách mạng thì phải đánh đổ. Về lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng VN. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản. Xác định mối quan hệ giữa cách mạng VN với phong trào cách mạng thế giới : cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành lien lạch với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. 2. Luận cương chính trị 10/1930, phù hợp hay chưa phù hợp a. Hoàn cảnh ra đời: Tháng 4/1930, đồng chí Trần Phú về nước sau quá trình học tập tại trường Quốc tế Phương Đông Tháng 7/1930 Trần Phú được bầu vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời và được giao nhiệm vụ cùng với một số đồng chí soạn thảo luận cương chuẩn bị cho hội nghị Ban chấp hảnh Trung ương Đảng. Từ ngày 14-30/1930, Hội nghị ban chấp hành TW họp lần thứ q tại Hương Cảng (TQ) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã tho6ng qua nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kiếp của Đảng, thảo luận luận cương chính trị của
  6. 6. Đảng, Điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế CS Hội nghị quyết định đổi tên ĐCSVN thành ĐCS Đông Dương. Hội nghị cử Ban chấp hành TW chính thức và cử Trần Phú làm Tổng bí thư b. Nội dung Phương hướng: đánh giá tính chất xã hội của 3 nước Đông Dương (xã hội thuộc địa là xứ thuộc Pháp), chỉ ra mâu thuẩn cơ bản chủ yếu là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với địa chủ phong kiến và tư bản quốc tế Lúc đầu là làm cuộc “cách mạng tư sản dân quyền” có “tính chất thổ địa và phản đế”, lấy đây làm thời kì dự bị để làm CMXH. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản mà đấu tranh thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ CM: xóa bỏ tàn tích phong kiến để thực hiện triệt để cách mạng ruộng đất và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ đó có quan hệ khan khít với nhau. Trong đó “ vấn để thổ địa cách mạng là cái cốt của CM tư sản dân quyền” Lực lượng CM: Giai cấp vô sản và nông dân là lực lược chính Trong đó giai mạng: giai cấp vô sản và nông dân là lực lượng chính, trong đó giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Bỏ qua, phủ nha65n vai trò của giai cấp tư sản, tiểu tư sản. địa chủ và phong kiến., phú nông. Phương pháp CM: chuẩn bị cho quần chúng về con đường vũ trang bạo động, theo khuôn phép nhà binh Quan hệ quốc tế: cách mạng VN là một bộ phận của CM thế giới vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là vô sản Pháp. Liên hệ với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa. Vai trò lạnh đạo của Đảng: Đảng phải láy CN Mác- LN làm nền tảng tư tưởng, lôi kéo quần chúng nhân dân cùng tham gia. Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung đấu tranh để đạt mục đích cuốc cùng là chủ nghĩa cộng sản.
  7. 7. Nhận xét: bản luận cương đã khẳng định lại nhiều vấn đề mà cương lĩnh đã nêu ra: đường lối CM, lực lượng CM, đoàn kết quốc tế, vai trò lạnh đạo của Đảng. Luận cương của Trần Phú có những điểm sáng tạo hơn như đã đề ra phương pháp CM, nguyên tắc Đảng của chủ nghĩa Mác Lênin. Hạn chế:  Luận cương đã không vạch ra được đâu là mâu thuẩn chủ yếu của xã hội thuộc địa, coi trọng vấn đề chống phong kiến không phù hợp với CMVN  Không đề ra được mối liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh dân tộc và bọn tay sai.  Đánh giá không đúng vai trò vị trí của các giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh dân tộc và bọn tay sai  Đánh giá không đúng vai trò vị trí của các giai cấp tầng lớp khác do đó không lôi kéo được bộ phận có tinh thần yêu nước.  Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Luận cươngL  Do những người lạnh đạo nhận thức máy móc, giáo điều về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam  Không nắm được đầy đủ đặc điểm tình hình xã hội và giai cấp ở VN.  Chịu ảnh hường trực tiếp bởi khuynh hướng “tả” trong Quốc Tế Cộng sản. 3. Đại hội lần 1 tháng 3/1935 Đại hội được triệu tập từ ngày 27 đến 31-3-1935, tại Ma Cao. Có 13 đại biểu đại diện cho 600 đảng viên thuộc các đảng bộ trong nước và tổ chức của Đảng ở nước ngoài. Nghị quyết chính trị của Đại hội được thông qua ngày 28-3. Đại hội được triệu tập từ ngày 27 đến 31-3-1935, tại Ma Cao. Có 13 đại biểu đại diện cho 600 đảng viên thuộc các đảng bộ trong nước và tổ chức của Đảng ở nước ngoài. Nghị quyết chính trị của Đại hội được thông qua ngày 28-3. Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, những thủ ñoaïn của kẻ thù và cao trào cách mạng của quần chúng, Nghị quyết đã xác định nhiệm vụ của Đảng là: củng cố phát triển Đảng; thâu phục quảng đại quần chúng lao động; chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô và cách mạng Trung Hoa.
  8. 8. Cùng ngày 28-3, Đại hội thông qua các nghị quyết về công nhân vận động, nông dân vận động, thanh niên vận động, công tác trong các dân tộc thiểu số, phụ nữ vận động, vận động binh lính, công tác phản đế liên minh, về đội tự vệ, cứu tế đỏ và các bản chương trình hành động. Ngày 29-3, Đại hội thông qua tiếp các điều lệ của Đảng Cộng sản Đông Dương, Tổng Công hội đỏ, Nông hội làng, Thanh niên Cộng sản đoàn, Đông Dương Phản đế liên minh, Hội Cứu tế đỏ Đông Dương. Ngày 31-3, Đại hội thông qua Tuyên ngôn và các bức thư gởi Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản Liên Xô, Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ, bầu ra Ban chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 người do Lê Hồng Phong đứng đầu với chức danh Tổng thư ký, Nguyễn Ái Quốc là dự bị và một thành viên Trung Kỳ sẽ chỉ định sau. Đại hội đã khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở, thống nhất sự chỉ đạo, chuẩn bị điều kiện cho phong trào cách mạng Đông Dương chuyển sang một giai ñoaïn cách mạng mới.

×