SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  44
1
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Bắt đầu từ năm 2018 trong đề thi THPT quốc gia đã xuất hiện câu hỏi thuộc
kiến thức lớp 11. Theo nghiên cứu đề thi THPT quốc gia năm 2018 và 2019, tôi
nhận thấy nộidung kiến thức 11 phần lớn thuộc phần chuyển hóa vật chất và năng
lượng. Đặc biệt với những học sinh có học lực trung bình - khá, với mục tiêu chỉ
lấy điểm môn Sinh trong bài thi tổ hợp các môn KHTN để xét tốt nghiệp thì đây
là phần kiến thức dễlấy điểm trong đề thi. Trongbốicảnh thực tế tại trường THPT
Trần Hưng Đạo nơi tôi đang giảng dạy, đa số học sinh chỉ dùng kết quả thi môn
Sinh để xét tốt nghiệp THPT, để giúp học sinh học tốt phần chuyển hóa vật chất
và năng lượng, tôi xây dựng chuyên đề “Xâydựng bộcâu hỏi trắc nghiệm ôn thi
THPT Quốc gia phần chuyển hóa vật chất và năng lượng”
Đây là chuyên đề đa số là lý thuyết, sẽ là một trong những tài liệu học tập tốt
giúp cho học sinh hệ thống hóa kiến phần chuyển hóa vật chất và năng lượng, để
các em học sinh ôn thi THPT Quốc gia và ôn tập sinh học 11 đạt được kết quả tốt
nhất.
2. Tên sáng kiến:
Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia phần chuyển hóa
vật chất và năng lượng.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Hiền
- GV tổ bộ môn: Lí- Hóa- Sinh
- Trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Tam Dương , tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0968.255.113
- E_mail: tranthihien.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Hiền
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Sinh học : Mã môn : 56
6. Ngàysáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Thời gian áp dụng thử: Ngày 01/09/2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
2
7.1. Nộidung sáng kiến:
PHẦN I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
A. Tóm tắt lý thuyết
I. Trao đổi nước:
1. Lí thuyết ghi nhớ:
a. Hấp thụ nước.
- Rễ là cơ quan hút nước, ion khoáng.
- Nước và ion khoáng đi vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường (con đường
gian bào và con đường tế bào chất).
Con đường gian bào Con đường tế bào chất
Nước và ion khoáng đi qua khoảng
không gian giữa các tế bào và bó sợi
xenlulozo, đi đến nội bì gặp đai casparibị
chặn lại chuyển sang con đường TB chất
Nước và ion khoáng đi xuyên
qua tế bào chất của TB
Nhanh, không được chọn lọc. Chậm, được chọn lọc.
- Nước từ môi trường đất→ TB lông hút → TB nhu mô Vỏ → Nội bì → Mạch
gỗ.
- Cơ chế hấp thụ nước : theo cơ chế thụ động không cần năng lượng.
b. Vận chuyển các chất
Đặc điểm Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây
Chiều vận
chuyển
Đi lên Đi xuống
Cấu tạo TB chết gồm quản bào và
mạch ống
TB sống gồm ống rây và TB
kèm
Thành phần
dịch vận
chuyển
Chủ yếu nước, ion
khoáng và một số chất
hữu cơ.
Chủ yếu là saccarozo , các axit
amin, hoocmon thực vật.
Động lực Lực áp suất rễ, lực trung
gian, lực thoát hơi nước
sự chênh lệch áp suất thẩm thấu
giữa giữa cơ quan nguồn và cơ
quan chứa.
c. Thoát hơi nước
- Lá là cơ quan thoát hơi nước. Nước chủ yếu được thoát qua khí khổng, số ít
được thoát qua cutin. Tốc độ thoát hơi nước phụ thuộc độ mở khí khổng.
3
- Thoát hơi nước qua khí khổng: diễn ra nhanh, được điều chỉnh thông qua cơ
chế đóng mở khí khổng.
- Thoát hơi nước qua cutin: diễn ra chậm, không được điều chỉnh.
- Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt của lá, tạo động lực phía trên để kéo nước, làm
khí khổng mở để hút CO2 vào cho quang hợp.
- Mặt dưới của lá thường thoát hơi nước mạnh hơn mặt trên của lá (Vì ở hầu
hết các loài cây, mặt trên của lá có ít khí khổng và có cutin dày hơn mặt dưới).
- Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió, ion khoáng,... đều ảnh hưởng đến quá trình
thoát hơi nước. Các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp thông qua sự đóng mở khí
khổng.
2. Lí thuyết suy luận.
- Chất khoáng hòa tan trong nước thành các ion. Cây chỉ hút khoáng dưới dạng
ion hòa tan.
- Nước xâm nhập và rễ theo cơ chế thẩm thấu: Di chuyển thụ động từ nơi có
thế nước cao (áp suất thẩm thấu thấp) đến nơi có thế nước thấp (áp suất thẩm thấu
cao).
- Các ion khoáng xâm nhập vào TB rễ theo cơ chế thụ động hoặc chủ động.
- Cơ chế chủ động luôn cần có ATP; Cơ chế thụ động không sử dụng ATP.
- 99% lượng nước hút vào bị thoát ra ngoài. Khí khổng điều tiết sự thoát nước
thông qua cơ chế đóng mở.
- Cây mất nước (héo) nếu lượng nước thoát ra lớn hơn lượng nước hút vào.
II. Trao đổi khoáng và nitơ
1. Lí thuyết ghi nhớ
- Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu (gồm các nguyên tố đại lượng và một số
nguyên tố vi lượng): Gồm 17 nguyên tố: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B,
Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
- Nguyên tố vi lượng (chiếm < 100mg/1kg chất khô) gồm: Fe, Mn, B, Cl, Zn,
Cu, Mo, Ni.
- Các muối khoáng tồn tại ở dạng không tan hoặc hòa tan. Cây chỉ hấp thụ
muối khoáng ở dạng hòa tan.
- Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô
nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường.
- Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay
thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng như protein, axit nucleic, diệp lục,
ATP, …
4
- Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ dưới 2 dạng là NH4
+; NO3
-. Khi vào rễ cây, NO3
- sẽ
được khử thành NH4
+.
- Chuyển NO3
- → N2 được gọi là phản nitrat do vi khuẩn phản nitrat thực hiện.
- Chuyển NH4
+ → NO3
- gọi là nitrat hóa do vi khuẩn nitrat hóa thực hiện.
- Chuyển chất hữu cơ → NH4
+ quá trình amôn hóa vi khuẩn amôn hóa thực
hiện.
- Sinh vật cố định đạm là sinh vật chuyển N2 thành NH3. Chỉ có một số vi
khuẩn có enzim nitrogenaza mới có khả năng cố định đạm.
- Một số vi khuẩn sống tự do có khả năng cố định đạm; Một số vi khuẩn sống
cộng sinh (ví dụ Rhizobium) có khả năng cố định đạm.
- Có 2 phương pháp bón phân, đó là bón qua lá và bón qua rễ. Bón phân hợp
lí sẽ làm tăng năng suất cây trồng.
2. Lí thuyết suy luận:
- Khi hỏi về nguyên tố đa lượng, thông thường chỉ hỏi các nguyên tố: C, H, O,
N, P, K, S, Ca.
- Nguyên tố vi lượng (chiếm < 100mg/1kg chất khô) gồm: Fe, Mn, B, Cl, Zn,
Cu, Mo, Ni. Nguyên tố vi lượng cũng là các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu.
- Tất cả các chất hữu cơ mà đề bài hỏi đều có C, H, O. Ngoài ra, diệp lục còn
có thêm Mg, N.
- Tất cả các nguyên tố khoáng đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt
hóa enzim xúc tác cho các phản ứng.
- Tất cả các ion khoáng, nếu thừa hoặc thiếu đều có hại cho cây.
- Quá trình trao đổikhoáng luôn có liên quan mật thiết với trao đổinước, quang
hợp, hô hấp của cây.
- Việc bón phân cần phải chú ý đặc điểm của cây và đặc điểm của môi trường.
III. Quang hợp
1. Ghi nhớ lí thuyết
- Phương trình tổng quát: 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O.
- Vai trò : Sản phẩm quang hợp là nguồn thức ăn; Chuyển hóa quang năng
thành hóa năng; Điều hòa không khí.
- Lá là cơ quan quang hợp; Lục lạp là bào quan quang hợp.
- Cây xanh có sắc tố diệp lục và carotenoit. Các sắc tố được phân bố trong
màng thilacoit của lục lạp.
- Các sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền về cho diệp lục a ở trung
tâm phản ứng: Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm
phản ứng.
5
- Quang hợp có pha sáng và pha tối. Hai pha liên hệ mật thiết với nhau.
+ Pha tối sử dụng sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH.
+ Pha sáng sử dụng sản phẩm của pha tối là ADP, ADP, NADP+.
- Pha sáng là pha chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng ATP,
NADPH. Pha sáng diễn ra ở thilacoit, cần có ánh sáng, nước, ADP, NADP+; Tạo
ra ATP, NADPH, O2.
- Quang phân li nước diễn ra ở pha sáng: H2O → 4H+ + 4e- + O2.
- Pha tốidiễn ra ở chấtnền lục lạp, cần có CO2, ATP, NADPH; Tạo ra glucozo,
ADP, NADP+.
- Các nhóm thực vật C3, C4, CAM đều có pha sáng giống nhau, chỉ khác nhau
ở pha tối. Pha tối ở thực vật C3 chỉ có chu trình Canvin, ở thực vật C4 và thực vật
CAM còn có thêm chu trình C4 xảy ra trước chu trình Canvin.
- AlPG từ chu trình Canvin chuyển hóa thành cacbohidrat, prôtêin.
- Thực vật C4 (mía, rau dền, ngô, cao lương, kê) có chu trình Canvil diễn ra ở
lục lạp bao bó mạch; Chu trình C4 diễn ra ở lục lạp của tế bào mô giậu.
- Thực vật CAM (Xương rồng, dứa, thanh long, thuốc bỏng), chu trình C4 diễn
ra vào ban đêm, trong tế bào chất.
- Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp là: Ánh sáng, nồng độ
CO2, nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng.
+ Ánh sáng:
Cường độ ánh sáng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến quang hợp.
Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng
cường độ hô hấp.
Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp
đạt cực đại.
Quang phổ ánh sáng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến quang hợp.
Quang hợp chỉ xảy ra ở miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
Các tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp các axit amin, protein. Các tia sáng
đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.
Thành phần ánh sáng biến động theo thời gian trong ngày và theo độ sâu của
nước.
Cây mọc dưới tán rừng rậm chứa nhiều diệp lục b giúp hấp thụ tia sáng có
bước sóng ngắn.
+ Nồng độ CO2: Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp là từ 0,008% đến
0,3%.
6
+ Nước: Khi thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn
cây trung sinh và cây ưa ẩm.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và
pha tối quang hợp. Các loài cây khác nhau có nhiệt độ cực tiểu khác nhau, nhiệt
độ cực đại khác nhau.
+ Nguyên tố khoáng: Nguyên tố khoáng ảnh hưởng đến quang hợp thông qua
hoạt hóa enzim, điều tiết độ mở khí khổng, quang phân li nước.
- Năng suất cây trồng:
+ Quang hợp quyết định khoảng 90 – 95% năng suất cây trồng (5 đến 10% còn
lại phụ thuộc vào nguyên tố khoáng).
+ Tăng năng suất quang hợp bằng cách:Tăng diện tíchlá, tăng cường độ quang
hợp và hiệu suất quang hợp;Sử dụng giống mới có năng suất cao;Tăng hệ số kinh
tế của giống.
- Nguyên tắc tách chiết sắc tố:
+ Sắc tố lá chỉ hoà tan trong dung môi hữu cơ.
+ Mỗi nhóm sắc tố thành phần có thể hoà tan tốt trong một dung môi hữu cơ
nhất định.
2. Lí thuyết suy luận.
- Dựa vào phương trình quang hợp chúng ta suyra được các nhân tố ảnh hưởng
đến quang hợp.
- Mỗi nhân tố sinh thái đều có vùng cực thuận, điểm giới hạn dưới và điểm
dưới hạn trên.
- Khi các giá trị chưa đạt bão hòa thì tăng cường các nhân tố (nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng, khoáng, CO2) đều làm tăng cường độ quang hợp.
- Cường độ quang hợp phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh áng, nồng độ CO2, dinh
dưỡng khoáng, nước. Trong tự nhiên, các yếu tố môi trường không tác động riêng
rẽ lên quang hợp mà là tác động phối hợp với nhau.
- Khi nồng độ CO2 chưađạt giá trị bão hòa thì tăng nồng độ CO2 sẽtăng cường
độ quang hợp.
- Khi nhiệt độ chưađạt giá trị bão hòa thì tăng nhiệt độ sẽ tăng cường độ quang
hợp.
IV. Hô hấp ở thực vật
- Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học nguyên liệu hô hấp đến sản
phẩm cuối cùng là CO2, H2O, một phần năng lượng được tích lũy trong ATP.
- Phương trình tổng quát của hô hấp:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + ATP + nhiệt.
7
- Vai trò:
+ Tạo ra nhiệt độ để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sốngcủa cây.
+ Tạo ra năng lượng ATP để sử dụng cho mọi hoạt động sinh lí của cây.
+ Tạo ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong
cây.
- Thực vật có 2 con đường hô hấp, đó là phân giải kị khí (đường phân và lên
men) và phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí).
- Thực vật hô hấp kị khí khi cây bị ngập ứng hoặc ngâm hạt trong nước.
- Thực vật hô hấp hiếu khí gồm có ba giai đoạn:
+ Đường phân: xảy ra ở tế bào chất.
+ Chu trình crep: xảy ra ở chất nền của ti thể.
+ Chuỗi chuyền electron: Xảy ra ở màng trong ti thể.
Trong đó giai đoạn chuỗi chuyền electron sẽ tạo ra nhiều năng lượng ATP
nhất.
- Hô hấp sáng:
+ Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 khi có ánh sáng mạnh.
+ Điều kiện: cường độ ánh sáng mạnh, chỉ xảy ra ở thực vật C3, CO2 cạn kiệt,
O2 tích lũy nhiều.
+ Nơi xảy ra: Lục lạp →peroxixom → ti thể.
+ Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp mà không tạo ra ATP.
- Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp: Nước, nhiệt độ, nồng độ oxi,
nồng độ CO2 (Nồng độ CO2 cao sẽ gây ức chế hô hấp nên dùng nồng độ CO2 cao
để bảo quản nông phẩm)
- Hô hấp và quang hợp là hai quá trình phụ thuộc lẫn nhau. Hô hấp chịu ảnh
hưởng của môi trường (nhiệt độ, nồng độ O2, nồng độ CO2, độ ẩm).
- Vì hô hấp lấy thải CO2 nên có thể dùng dung dịch nước bari hay nước vôi
trong để phát hiện hô hấp.
- Vì hô hấp hấp thụ O2 nên có thể dùng diêm hoặc nến đang cháy để phát hiện
hô hấp.
- Vì hô hấp thải nhiệt nên có thể dùng nhiệt kế để phát hiện hô hấp.
B. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ
I. Mức độ nhận biết
Câu 1. Đặc điểm của con đường hấp thụ nước và ion theo con đường qua con
đường gian bào
A. nhanh, không được chọn lọc. C. nhanh, được chọn lọc.
B. chậm, được chọn lọc. D. chậm, không được chọn lọc
8
Câu 2. Thành phần chủ yếu của dòng mạch rây là
A. saccarôzơ, axit amin...và một số ion khoáng được sử dụng lại.
B. nước, axit amin...và một số ion khoáng được sử dụng lại.
C. chất khoáng và các chất hữu cơ.
D. H2O, muối khoáng.
Câu 3. Dòng mạch gỗ được vận chuyển từ rễ đến lá nhờ
1. Lực đẩy (áp suất rễ) 2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
4. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả,
củ…)
A. 1-3 B. 1-2-4 C. 1-2-3 D. 1-3-4
Câu 4. (THPTQG 2018)Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Sắt. B. Phôtpho. C. Hiđrô. D. Nitơ.
Câu 5. Hệ sắc tố quang hợp bao gồm
A. diệp lục a và diệp lục b. B. diệp lục a và carôtenôit.
C. diệp lục b và carotenoit. D. diệp lục và carôtenôit
Câu 6. (THPTQG 2018)Cơ quan nào sau đây của cây bàng thực hiện chức
năng hút nước từ đất?
A. Thân. B. Hoa. C. Rễ. D. Lá
Câu 7. (THPTQG 2018) Ở thực vật sốngtrên cạn, loại tế bào nào sau đây điều
tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?
A. Tế bào mô giậu. B. Tế bào mạch gỗ.
C. Tế bào mạch rây. D. Tế bào khí khổng
Câu 8. (THPTQG 2018) Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Cacbon. B. Môlipđen. C. Sắt. D. Bo.
Câu 9. (THPTQG 2018) Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Nitơ. B. Mangan. C. Bo. D. Sắt.
Câu 10. (THPTQG 2019)Quá trình chuyển hóa NO3
−
thành N2 do hoạt động
của nhóm vi khuẩn
A. cố định nitơ. B. nitrat hóa. C. phản nitrat hóa. D. amôn hóa.
Câu 11. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Ở ngô, quá trình thoát hơi nước
chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
A. Lá. B. Rễ. C. Thân. D. Hoa
9
Câu 12. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018)Vai trò của quá trình thoát hơi nước ở
thực vật là
A. cân bằng khoáng cho cây.
B. giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá.
C. làm giảm lượng khoáng trong cây.
D. tăng lượng nước cho cây.
Câu 13. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Sản phẩm của quá trình quang hợp ở
thực vật là:
A. ATP, C6H12O6, O2, H2O. B. C6H12O6, O2, ATP.
C. C6H12O6, O2, H2O. D. H2O, CO2.
Câu 14. Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng quang hợp là
A. bộ máy Gôngi. B. ribôxôm. C. lục lạp. D. ti thể.
Câu 15. Quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra chủ yếu qua
A. không bào. B. tế bào mô giậu. C. khí khổng. D. lớp cutin.
Câu 16. Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế
A. thụ động và chủ động. B. thẩm thấu.
C. thụ động và thẩm thấu. D. chủ động.
Câu 17. Quang hợp góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính vì
A. tạo ra lượng chất hữu cơ lớn. B. giải phóng O2.
C. làm giảm CO2 trong khí quyển. D. tíchlũy năng lượng.
Câu 18. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ở thực vật, pha sáng của quá trình
quang hợp diễn ra ở
A. màng tilacôit. B. màng ngoài lục lạp.
C. màng trong lục lạp. D. chất nền.
Câu 19. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ở rễ, sự hấp thụ nước từ đất vào tế bào
lông hút được thực hiện theo cơ chế
A. xuất nhập bào. B. khuếch tán của chất tan.
C. vận chuyển chủ động. D. thẩm thấu.
Câu20. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Thực vậtở cạn, nước được hấp thụ chủ
yếu qua
A. lông hút. B. chóp rễ.
C. toàn bộ bề mặt cơ thể. D. khí khổng.
Câu 21. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Sản phẩm của pha sáng được dùng
trong pha tối của quang hợp là
A. ATP, NADPH, O2. B. C6 H12 O6.
C. ATP, NADPH, C6 H12 O6. D. ATP, NADPH.
10
Câu 22. (THPTQG 2019) Qúa trình chuyển hóa nito hữu cơ thành NH4
+ do hoạt
động của nhóm vi khuẩn
A. nitrat hóa B. phản nitrat hóa C. amon hóa D. cố định nito
Câu 23. Vi khuẩn phản nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa
A. NH4
+ thành NO3
- B. N2 thành NH3. C. NO3
- thành N2. D. NH3 thành NH4
+
Câu 24. Vi khuẩn nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa
A. NH4
+ thành NO3
- B. N2 thành NH3.
C. NO3
- thành N2 D. NH3 thành NH4
+
Câu 25. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) ở thực vật C4, giai đoạn cố định CO2
A. xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch.
B. chỉ xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
C. chỉ xảy ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.
D. xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và tế bào mô xốp.
Câu 26. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Sắc tố bào tham gia trực tiếp vào sự
chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết
hóa học trong ATP và NADPH?
A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Caroten. D. Xantophin.
Câu 27. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Hô hấp sáng xảy ra ở
A. thực vật C3, với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp, lizôxôm, ti thể.
B. thực vật C3, với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp, perôxixôm, ti thể.
C. thực vật C3, trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy
nhiều.
D. thực vật C4, trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy
nhiều.
Câu28. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Thành phần của dịch mạch gỗ chủ yếu
gồm
A. axit amin và vitamin. B. axit amin và hoocmôn.
C. saccarôzơ và các axit amin. D. nước và các ion khoáng.
Câu 29. Trong pha tối của thực vật C3, chất nhận CO2 đầu tiên là chất
A. APG. B. PEP. C.AOA. D. RiDP
Câu 30. Trong pha tối của thực vật C3, sản phẩm ổn định đầu tiên là chất
A. APG. B. PEP. C.AOA. D. RiDP
Đáp án
1A 2A 3C 4A 5D 6C 7D 8A 9A 10C
11A 12B 13C 14C 15C 16A 17C 18A 19D 20A
21D 22C 23C 24A 25A 26A 27B 28D 29B 30A
11
II. Mức độ thông hiểu
Câu 1. (THPTQG 2018) Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào này
sau đây?
A. Tế bào mạch rây của rễ. B. Tế bào biểu bì của rễ
C. Tế bào nội bì của rễ. D. Tế bào mạch gỗ của rễ.
Câu 2. (THPTQG 2018) ở thực vật, trong thành phần của photpholipit không
thể thiếu nguyên tố nào sau đây?
A. Magie B. Đồng C. Clo D. Photpho
Câu 3. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2019) Có thể sử dụng hóa chất nào sau
đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2?
A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch KCl. D. Dung dịch H2SO4.
Câu 4. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Trong điều kiện môi trường nhiệt đới,
thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 vì
A. nhu cầu nước cao. B. điểm bù CO2 cao.
C. điểm bão hòa ánh sáng thấp. D. không có hô hấp sáng.
Câu 5. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Khi nói về hô hấp sáng, phát biểu nào
sau đây không đúng?
A. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn
kiệt, O2 tích lũy nhiều.
B. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.
C. Hô hấp sáng xảy ra chủ yếu ở thực vật C4.
D. Hô hấp sáng xảy ra đồng thời với quang hợp, gây lãng phí sản phẩm của quang
hợp.
Câu 6. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Nhận định nào sau đây là sai khi nói về
hô hấp sáng ở thực vật?
A. Xảy ra ở thực vật C3.
B. Cung cấp năng lượng để tổng hợp ATP.
C. Có sự tham gia của perôxixôm và ti thể.
D. Gây lãng phí sản phẩm quang hợp.
Câu 7. Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, giai đoạn nào sau đây tạo ra
nhiều năng lượng ATP nhất?
A. Chuỗi chuyển điện tử. B. Đường phân. C. Chu trình crep. D. Chu trình canvil.
Câu 8. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Khi sống ở môi trường có khí hậu
khô nóng, các loài cây thuộc nhóm thực vật nào sau đây có hô hấp sáng?
A. Thực vật C3 và C4. B. Thực vật C3. C. Thực vật CAM. D. Thực vật C4
12
Câu 9. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Khi nói về pha sáng của quang hợp,
phát biểu nào sau đây đúng?
A. Pha sáng diễn ra tại chất nền (strôma) của lục lạp.
B. Ôxi được giải phóng từ quá trình quang phân li nước.
C. Sản phẩm của pha sáng gồm có ADP và NADPH.
D. Pha sáng sử dụng nguyên liệu là CO2.
Câu 10. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Ở thực vật trên cạn, phân giải kị khí
xảy ra trong trường hợp
A. hạt đang nảy mầm. B. cây sống ở nơi ẩm ướt.
C. rễ cây bị ngập úng. D. hoa đang nở.
Câu 11. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Ý nào sau đây không phải là vai trò
của hô hấp ở thực vật?
A. Giải phóng năng lượng ATP. B. Tạo các sản phẩm trung gian.
C. Tổng hợp các chất hữu cơ. D. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt.
Câu 12. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Nội dung nào sau đây đúng khi nói về
hô hấp ở thực vật?
A. chu trình crep diễn ra tại màng trong của ti thể.
B. Đường phân là quá trình phân giải glucozo đến axit lactic
C. Phân giải kị khí gồm đường phân và lên men.
D. Hô hấp kị khí diễn ra mạnh khi hạt nảy mầm.
Câu 13. (THI THỬ LÀO CAI 2019) Hiện nay người ta thường sử dụng biện
pháp nào để bảo quản nông sản, thực phẩm?
I. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao, gây ức chế hô hấp.
II. Bảo quản bằng cách ngâm đốitượng vào dung dịch hóa chất thích hợp.
III. Bảo quản khô.
IV. Bảo quản khô.
V. Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao.
Số phương án đúng là
A.2 B.3 C.4 D. 1
Câu 14. Khi nói về trao đổi nước của thực vật trên cạn, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Nước được rễ cây hút vào thông qua các tế bào lông hút.
II. Nếu lượng nước hút vào bé hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo.
III. Cây thoát hơi nước theo 2 con đường, trong đó thoát chủ yếu qua khí khổng.
IV. Nước được vận chuyển từ đất vào trung trụ theo 2 con đường là gian bào và
tế bào chất.
13
A. 1. B.2. C. 3. D. 4.
Câu15. Khi nói về trao đổikhoáng củacây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây chỉ hấp thụ khoáng theo cơ chế chủ động.
II. Cây chỉ hút khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước.
III. Trong cây, nguyên tố đa lượng là nguyên tố có hàm lượng từ 0,01% trở lên
(tính theo hàm lượng chất khô).
IV. Hàm lượng ion khoáng trong đấtcàng cao thì tốc độ sinh trưởng củacây càng
nhanh.
A.2 B.1 C.3 D.4
Câu 16. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thoát hơi nước là động lực trên cùng phíatrên của dòng mạch gỗ.
B. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây.
C. Trong cùng 1 cây, lông hút là cơ quan có thể nước thấp nhất.
D. Chất hữu cơ dự trữ trong củ chủ yếu được tổng hợp ở lá.
Câu 17. Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, giai đoạn nào sau đây giải
phóng khí CO2.
A. Chuỗi vận chuyển điện tử. B. Đường phân.
C. Chu trình crep. D. Chu trình canvil.
Câu 18. (THI THỬ BẮC NINH 2019) Khi nói về ảnh hưởng các nhân tố môi
trường đến quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây Sai?
A. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến phản ứng enzim
trong quang hợp.
B. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
C. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối.
D. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây thiếu nước.
Câu 19. Khi nói về chu trình canvil, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Xảy ra vào ban đêm. B. Tổng hợp glucozo.
C. Giải phóng CO2. D. Giải phóng O2.
Câu 20. Kết quả của quá trình quang hợp là thải ra O2,các phân tử O2 được tạo ra
từ quá trình nào sau đây?
A. Pha tối của quang hợp. B. Quang phân li nước.
C. Phân giải CO2 tạo ra O2 D. Phân giải đường Glucozo.
Đáp án
1B 2D 3B 4D 5C 6B 7A 8B 9B 10C
11C 12C 13B 14D 15A 16C 17C 18B 19B 20B
14
III. Mức độ vận dụng
Câu 1. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở
thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng quy trình với 50g hạt đậu
đang này mầm, nước vôi trong và các dụng vụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào
sau đây đúng?
A. Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh
sáng.
B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không
thay đổi.
C. Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng giống
như sử dụng nước vôi trong.
D. Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành CaCO3
Câu 2. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Khi nói về quá trình quang hợp ở
thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa AlPG
thành glucôzơ.
B. Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành
AlPG.
C. Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH.
D. Trong quang hợp, O2 được tạo ra từ CO2.
Câu3. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2019) Khinóivề ảnh hưởng của các nhân
tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây Sai?
A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
B. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cấy thiếu nước.
C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng
enzim trong quang hợp.
D. CO2, ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối.
Câu 4. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018)Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô
hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm
I. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
II. Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
III. Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
IV. Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.
Số nhận định đúng là:
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
15
Câu 5. (THPTQG 2019) Hình bên mô
tả thời điểm bắt đầu thí nghiệm phát
hiện hô hấp ở thực vật. Thí nghiệm được
thiết kế đúng chuẩn quy định. Dự đoán
nào sau đây đúng về kết quả của thí
nghiệm.
A. Nồng độ khí ôxi trong ống chứa hạt nảy mầm tăng nhanh.
B. Vị trí của giọt nước màu trong ống mao dẫn bị không thay đổi.
C. Một lượng vôi xút chuyển thành canxi cacbonat.
D. Nhiệt độ trong ống chứa hạt nảy mầm giảm.
Câu 6. Một cây C3 và C4 được đặt trong cùng một chuông thủy tinh kín, được
cung cấp đủnước, ánh sáng nhưng không cung cấp thêm CO2. Theo lí thuyết nồng
độ CO2 sẽ thay đổi như thế nào trong chuông thủy tinh?
A. Không thay đổi. B. Giảm đến điểm bù của cây C3.
C. Giảm đến điểm bù của cây C4. D. Tăng dần, sau đó ổn định.
Câu 7. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao
nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
I. Thực vật C4 có năng suất thấp hơn thực vật C3.
II. Khí khổng của các loài thực vật CAM đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.
III. Quá trình quang phân li nước diễn ra trong xoang của tilacoit.
IV. Thực vật C3 có 2 lần cố định CO2 trong pha tối.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu8. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Khinói về quá trình cố định CO2 của các
nhóm thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chất nhận CO2 đầu tiên của thực vật C3 là Ribulôzơ – 1,5 điP (RiDP).
II. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của thực vật C4 và thực vật CAM là một hợp
chất có 4C trong phân tử.
III. Trong chu trình canvin, giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực
tiếp của NADPH.
IV. AlPG là chất khởi đầu để tổng hợp nên C6H12O6, từ đó tổng hợp nên tinh bột,
saccarozo…
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 9. Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả người ta phải
khống chế cường độ hô hấp ở mức tối thiểu nhằm
A. Không làm tiêu hao số lượng và chất lượng của đối tượng bảo quản.
B. giữ được lâu mà không làm giảm khối lượng của đối tượng bảo quản.
16
C. giữ được mức tối đa số lượng và chất lượng của đốitượng bảo quản.
D. làm tăng chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản.
Câu 10. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Trongquá trình bảo quản nông sản,
hoạt động hô hấp của nông sản gây ra tác hại nào sau đây?
A. Làm giảm nhiệt độ. B. Tiêu hao chất hữu cơ.
C. Làm giảm độ ẩm. D. Làm tăng khí O2, giảm CO2
Câu 11. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Cho các nhận định về thực vật CAM:
I. Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loài
cây trông như dứa, thanh long….
II. Khí khống đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.
III. Chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp
sáng, vì thế cho năng suất cao nhất trong các nhóm thực vật.
IV. Giai đoạn đầu cố định CO2 được thực hiện vào ban đêm, lúc khí khổng mở;
còngiai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin được thực hiện vào ban ngày,
lúc khỉ khổng đóng.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5
Câu 12. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Cho một số phát biểu sau về quá trình
quang hợp ở thực vật:
I. Quá trình cố định CO2 chỉ xảy ra theo chu trình Canvin.
II. Chỉ xảy ra ở luc lạp của mô giậu.
III. Sản phẩm quang hợp đầu tiên là hợp chất chứa 4 nguyên tử Cacbon.
IV. Quá trình cố định CO2 chỉ xảy ra vào ban đêm.
Trong số phát biểu trên, các phát biểu đúng với thực vật C3 là
A. II và IV. B. II và III. C. I và III. D. I và II.
Câu 13. (THI THỬ LÀO CAI 2019)Cho các thông tin sau:
1. Bón vôi cho đất chua.
2. Cày lật úp dạ xuống.
3. Cày phơi ải đất, phá váng, làm cỏ sục bùn.
4. Bón nhiều phân vô cơ.
Biện pháp chuyển hóa các chất khoáng ở trong đất không tan thành dạng hòa tan
là
A. 1,2,3. B. 1,3,4 C. 1,2,3,4 D. 1,2,4
Câu 14: Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây. Chú
thích nào sau đây đúng về sơ đồ trên?
17
A. (1). 4NH 
; (2). N2 ; (3). 3NO
; (4). Chất hữu cơ.
B. (1). 3NO
; (2). 4NH 
; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.
C. (1). 3NO
; (2). N2 ; (3). 4NH 
; (4). Chất hữu cơ.
D. (1). 4NH 
; (2). 3NO
; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.
Câu 15: Nghiên cứu sơ đồ qua đây về mối quan hệ giữa hai pha của quá trình
quang hợp ở thực vật và các phát biểu tương ứng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Pha 1 được gọi là pha sáng và pha 2 được gọi là pha tối.
II. Pha 1 chỉ diễn ra vào ban ngày (trong điều kiện có ánh sáng), pha 2 chỉ diễn
ra vào ban đêm (trong điều kiện không có ánh sáng).
III. Chất A, B và C lần lượt là nước, khí cacbonic và khí oxi.
IV. a và b lần lượt là ATP và NADPH, c và d lần lượt là ADP và NADP+.
V. Ở một số nhóm thực vật, pha 1 và pha 2 có thể xảy ra ở những loại tế bào khác
nhau.
VI. Pha 1 diễn ra tại tilacoit còn pha 2 diễn ra trong chất nền của lục lạp.
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16. (THPTQG 2018) Khi nói về quang hợp thực vật, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng.
II. Diệp lục b là sắc tố trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng
18
ATP.
III. Quang hợp diễn ra ở bào quan lục lạp.
IV. Quang hợp góp phần điều hòa lượng O2 và CO2 khí quyển.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 17. (THPTQG 2018) Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quang phân li nước diễn ra trong xoang của tilacôit.
II. Sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối là NADPH và ATP.
III. Ôxi được giải phóng từ quá trình quang phân li nước.
IV. Pha sáng chuyển hóa năng lượng của ánh sáng thành năng lượng trong ATP
và NADPH.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 18. (THPTQG 2018) Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP
và NADPH.
II. Pha sáng diễn ra trong chất nền (strôma) của lục lạp.
III. Pha sáng sử dụng nước làm nguyên liệu.
IV. Pha sáng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của ánh
sáng
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 19. (THPTQG 2018) Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử
H2O.
II. Để tổng hợp được 1 phân tử glucozo thì pha tối phải sử dụng 6 phân tử CO2.
III. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối.
IV. Pha tối cung cấp NADP+ và glucôzơ cho pha sáng.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 20. Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí
nghiệm như sau:
19
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Đổ thêm nước sôi ngập hạt nảy mầm vào thời
điểm bắt đầu thí nghiệm thì lượng kết tủa trong
ống nghiệm càng nhiều.
II. có thể thay thế hạt nảy mầm bằng hạt khô và
nước vôi trong bằng dung dịch NaOH loãng thì kết
quả thí nghiệm vẫn không thay đổi.
III. Do hoạt động hô hấp của hạt nên lượng CO2
tích lũy trong bình ngày càng nhiều.
IV. Thí nghiệm chứng minh nước vừa là nguyên
liệu và vừa là sản phẩm của hô hấp.
A.1 B.4 C.3 D.4
Đáp án
1D 2B 3A 4B 5C 6B 7D 8A 9C 10B
11A 12D 13A 14D 15D 16A 17C 18B 19B 20A
PHẦN II: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Tiêu hóa ở động vật
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành
những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Ở độngvật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa (tiêu hóa
nội bào). Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa thủy phân chất hữu cơ có
trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản. Các chất dinh dưỡng đơn giản
được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống.
- Ở động vật có túi tiêu hóa (thủy tức), thức ăn được tiêu hóa ngoại bào, sau
đó tiêu hóa nội bào.
- Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. Thức ăn đi qua
ống tiêu hóa được biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng
đơn giản và được hấp thụ vào máu. Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu
hóa sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài.
- Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi
với thức ăn.
+ Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn.
Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học.
20
+ Thú ăn thực vật có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; manh
tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và biến đổi
nhờ vi sinh vật cộng sinh.
+ Động vật có dạ dày đơn (ngựa, thỏ) có manh tràng phát triển. Thức ăn được
tiêu hóa và hấp thụ một phần trong dạ dày, ruột non; phần còn lại được chuyển
vào manh tràng và tiếp tục được tiêu hóa nhờ vi sinh vật.
+ Động vật nhai lại (trâu, bò, cừu, dê,…) có dạ dày 4 ngăn: Thứ tự tiêu hóa
trong dạ dày: dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế. Trong đó dạ múi
khế là dạ dày thực sự.
+ Chức năng của 4 dạ dày:
Dạ cỏ Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh
tiêu hóa xenlulozo
Dạ tổ ong Đưa thức ăn lên miệng để nhai lại
Dạ lá sách Hấp thụ bớt nước
Dạ múi khế Tiết enzim pepsin và HCL
- Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa (ĐV đơn bào) chỉ có tiêu hóa nội bào và
chỉ có tiêu hóa hóa học.
- ĐV có túi tiêu hóa (Ruột khoang, giun dẹp) có cả tiêu hóa ngoại bào và nội
bào, chỉ có tiêu hóa hóa học enzim tiêu hóa lấy từ TB tuyến trên thành túi.
- ĐV có ống tiêu hóa chỉ có tiêu hóa ngoại bào, có tiêu hóa cơ học, hóa học và
sinh học (ĐV ăn cỏ)
2. Hô hấp ở động vật
- Trao đổi khí của động vật phụ thuộc chủ yếu vào bề mặt trao đổi khí. Hiệu
quả trao đổi khí của động vật phụ thuộc vào 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí
(Bề mặt rộng; Bề mặt mỏng và ẩm ướt; Bề mặt có nhiều mao mạch máu; Có sự
lưu thông khí).
- Ở động vật có 4 hình thức hô hấp chủ yếu là: Hô hấp qua bề mặt cơ thể; Hô
hấp bằng hệ thống ống khí; Hô hấp bằng mang; Hô hấp bằng phổi.
- Động vật đơn bào và động vật đa bào bậc thấp (ruột khoang, giun tròn, giun
dẹp): Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
- Côntrùng hô hấp bằng ống khí. Ống khí phân nhánh và tiếp xúc trực tiếp với
tế bào để đưa khí đến tế bào nên hệ tuần hoàn của côn trùng không vận chuyển
khí.
- Hầu hết các loài sống trong nước đều hô hấp bằng mang. Ở cá xương, dòng
máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên
ngoài mao mạch mang và miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên
21
dòng nước chảy gần như liên tục và 1 chiều từ miệng qua mang nên đã lấy được
80% lượng O2 của nước khi đi qua mang.
- Bò sát, chim, thú đều hô hấp bằng phổi.
+ Phổi của chim được cấu tạo bởi hệ thống ống khí có mao mạch bao quanh
(phổi của chim không có phế nang). Nhờ hệ thống ống khí nên khi chim hít vào
và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.
+ Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp và
co giản làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực. Sự thông khí của
lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
3. Tuần hoàn
- Các loài động vật đơn bào và các loài động vật đa bào có cơ thể nhỏ chưa có
hệ tuần hoàn: Các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.
- Hệ tuần hoàn gồm có: Dịch tuần hoàn (máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô);
Tim; Hệ mạch máu.
- Phân biệt hệ tuần hòan hở và hệ tuần hoàn kín
Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín
Đại diện
Trai, ốc, châu chấu, gián,
tôm...
Giun đốt, mực ống, bạch
tuộc..
Cấu tạo không có mao mạch Có mao mạch
Đường đi của máu(
bắt đầu từ tim)
Tim -> ĐM -> khoang cơ thể
-> TM -> Tim
Tim -> ĐM -> MM -> TM ->
Tim
Đặc điểm
- Có một đoạn máu đi ra khỏi
mạch máu và trộn lẫn với dịch
mô.
- Máu chảy trong động với áp
lực thấp, tốc độ máu chảy
chậm
- Máu tiếp xúc và trao đổichất
trực tiếp với tế bào.
- Máu lưu thông liên tục trong
mạch kín
- Máu chảy trong động mạch
dưới áp lực cao hoặc trung
bình
- Máu trao đổi chất với tế bào
qua thành mao mạch
- Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
Hệ tuần
hoàn đơn
Hệ tuần hoàn kép
Đại diện Cá - Lưỡng cư, bò sát, chim...
Cấu tạo tim 2 ngăn
3 ngăn (lưỡng cư, bò sát) tim 4 ngăn
(chim, thú...)
Số vòng tuần hoàn 1 2
22
Áp lực của máu chảy
trong động mạch
Trung bình Cao
Pha trộn giữa máu
giàu O2 và giàu CO2 ở
ti
Không pha
- Chim, thú, cá sấu: Tim 4 ngăn nên máu
không pha.
- Lưỡng cư: Tim 3 ngăn nên máu pha nhiều.
- Bó sát: Tim 3 ngăn có vách tâm thất hụt :
máu pha ít
- Lưỡng cư, bò sát, chim, thú: có hệ tuần hoàn kép (có 2 vòng tuần hoàn). Ở
lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha trộn máu giàu O2 với máu giàu CO2.
- Tim hoạt động như một cái bơm hút và đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn.
- Tim có tính tự động, hoạt độngtheo chu kì và hoạt động theo quy luật “tất cả
hoặc không có gì”.
- Hệ dẫntruyền của tim gồm: Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó His →Mạng
Puôckin. Trong đó chỉ có nút xoang nhĩ mới có khả năng phát nhịp.
- Tim co giản nhịp nhàng theo chu kì: Nhĩ co → Thất co → dãn chung.
- Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp phụ thuộc và: lực co
tim; nhịp tim; khối lượng máu; độ quánh của máu; sự đàn hồi của mạch máu.
Trong hệ mạch, càng xa tim thì huyết áp càng giảm (cao nhất ở động mạch →mao
mạch → tĩnh mạch).
- Vận tốc máu phụ thuộc tổng tiết diện của mạch máu. Ở mao mạch tổng tiết
diện lớn nhất nên có vận tốc máu nhỏ nhất.
23
4. Cân bằng nội môi
- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
- Có 3 bộ phận tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi: Bộ phận tiếp nhận kích
thích; Bộ phận điều khiển; Bộ phận thực hiện.
- Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thu
hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.
- Gan tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa
nồng độ các chất hòa tan trong máu.
- PH nội môi được duy trì ổn định từ 7,35 đến 7,45 là nhờ các hệ đệm, phổi và
thận. phổi làm tăng pH bằng cáchthải CO2; Thận điều hòa pH bằng cách thải H+,
hấp thu Na+, thải NH3.
Các lưu ý suy luận:
- Nếu nhịn thở hoặc lao động nặng thì độ pH máu giảm;
- Nếu hở van tim thì huyết áp giảm;
- Nếu suy thận, suy gan thì áp suất thẩm thấu của máu giảm, dẫn tới phù nề.
B. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ
I. Mức độ nhận biết
Câu 1. (THPTQG 2018) Độngvật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa
cơ thể với môi trường diễn ra ở mang?
A. Cá chép. B. Thỏ. C. Giun tròn. D. Chim bồ câu.
Câu 2. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa
cơ thể với môi trường được thực hiện qua da?
A. Cá chép. B. Châu chấu. C. Giun đất. D. Chim bồ câu.
Câu 3. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa
cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?
A. Châu chấu. B. Cá chép. C. Giun tròn. D. Chim bồ câu.
Câu 4. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa
cơ thể với môi trường diễn ra ở mang?
A. Ếch đồng. B. Tôm sông. C. Mèo rừng. D. Chim sâu.
Câu 5. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?
A. Châu chấu. B. Ốc sên. C. Cá chép. D. Chim bồ câu.
Câu 6. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Chim bồ câu. B. Cá chép. C. Rắn hổ mang. D. Châu chấu.
Câu 7. (THPTQG 2018) Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây
thuộc hệ dẫn truyền tim?
A. Bó His. B. Tĩnh mạch. C. Động mạch. D. Mao mạch.
24
Câu 8. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?
A. Ốc sên. B. Châu chấu. C. Trai sông. D. Chim bồ câu.
Câu9. (THPTQG 2019) Ngăn nào sau đây của dạ dày trâu tiết ra pepsin và HCl
để tiêu hóa prôtêin?
A. Dạ lá sách. B. Dạ múi khế. C. Dạ cỏ. D. Dạ tổ ong.
Câu 10. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2019) Động vật nào sau đây trao đổi
khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?
A. Châu chấu. B. Sư tử. C. Chuột. D. Ếch đồng.
Câu11. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có dạ dày
đơn?
A. Bò. B. Trâu. C. Ngựa. D. Cừu
Câu 12. Độngvật nào sau đây có quá trình trao đổi khí của cơ thể với môi trường
không diễn ra ở mang?
A. Cua B. Ốc C. Cá sấu D. Tôm
Câu 13. Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?
A. Bò. B. Chó C. Ngựa. D. Chim bồ câu
Câu 14. Trong hệ mạch, huyết áp thấp nhất ở
A. tiểu động mạch B. Mao mạch C. động mạch chủ D. tĩnh mạch
Câu 15. Trong hệ mạch, vận tốc máu thấp nhất ở
A. tiểu động mạch B. Mao mạch C. động mạch chủ D.tĩnh mạch
Câu 16. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Thứtự các bộ phận trong ống tiêu hóa
của người
A. miệng thực quản dạ dày ruột non ruột già hậu môn.
B. miệng ruột non thực quản dạ dày ruột già hậu môn.
C. miệng dạ dày ruột non thực quản ruột già hậu môn.
D. miệng ruột non dạ dày hầu ruột già hậu môn.
Câu 17. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Chim có hình thức hô hấp nào?
A. Hô hấp bằng phổi. B. Hô hấp bằng hệ thống túi khí và phổi.
C. Hô hấp bằng mang. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Câu18. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Timngười có khả năng đập tự độngdo
A. khả năng phát xung theo đợt của nút nhĩ thất.
B. khả năng tự phát xung của nút xoang nhĩ.
C. mạng puôckin gây co tâm thất.
D. bó His truyền xung theo đợt.
Câu 19. Ở động vật có xương sống, cơ quan hô hấp chuyên hóa với chức năng
trao đổi khí trong môi trường nước là
25
A. phổi. B. bề mặt cơ thể. C. mang. D. ống khí.
Câu 20. Ở người, quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở
A. ruột già. B. dạ dày. C. khoang miệng. D. ruột non.
Câu 21. Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng mang?
A. Cá, ếch, nhái, cá sấu. B. Cá, ốc, tôm, cua.
C. Giun đũa, trùng roi, tôm. D. Giun đất, giun dẹp, tôm.
Câu 22. Động vật nào sau đây có ống tiêu hóa?
A. Trùng giày. B. Giun đất. C. Trùng roi. D. Thủy tức.
Câu 23. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Động vật nào dưới đây có hình thức
hô hấp qua bề mặt cơ thể?
A. Cá chép. B. Chim bồ câu. C. Giun đất. D. Châu chấu
Câu 24. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?
A. Cá mè. B. Chim bồ câu. C. Cá sấu. D. Trâu.
Câu 25. (THI THỬ BẮC NINH 2019) Động vật nào sau đây không có ống
tiêu hóa.
A. Chấu chấu B. Gà C. Thủy tức D. Thỏ.
Câu 26. Loài động vật nào sau đây chỉ có tieu hóa nội bào mà chưa có tiêu hóa
ngoại bào?
A. Trùng đế giày. B. Thỏ. C. Bồ câu. D. Giun đất
Câu 27. Ở tim nhóm động vật nào sau đây không có sự pha trộn giữa dòng máu
giàu CO2 với dòng máu giàu O2.
A. Cá xương B. Ếch. C. Rắn nước D. Nhái
Câu 28. Trong hệ tuần hoàn của thú loại mạch nào sau đây có huyết áp lớn nhất?
A. Tĩnh mạch B. Mao mạch. C. Động mạch chủ D. Tiểu động mạch.
Câu 29. Loại hoocmon nào sau đây có tác dụng làm giảm đường huyết?
A. Insulin B. Glucagon C. Progesteron D. Tiroxin.
Câu 30. Cân bằng nội môi là hoạt động
A. duy trì sự ổn định môi trường trong tế bào.
B. duy trì sự ổn định của máu.
C. duy trì sự ổn đinh của môi trường trong cơ thể.
D. duy trì sự ổn đinh của bạch huyết.
Đáp án
1A 2C 3D 4B 5D 6D 7A 8D 9B 10A
11C 12C 13A 14D 15B 16A 17B 18B 19C 20D
21B 22B 23C 24A 25C 26A 27A 28C 29A 30C
26
II. Mức độ thông hiểu
Câu 1. (THPTQG 2018) Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Ở người, quá trình tiêu hóa prôtêin chỉ diễn ra ở ruột non.
B. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
C. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng
sinh.
D. Ở động vật nhai lại, dạ cỏ tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin.
Câu 2. (THPTQG 2018) Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Ở thỏ, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở manh tràng.
B. Ở người, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở ruột non.
C. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
D. Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có khả năng tiết ra enzim pepsin và HCl.
Câu 3. (THPTQG 2018) Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có
túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học.
B. Trong ngành Ruột khoang, chỉ có thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim của lizôxôm.
Câu 4. (THPTQG 2019) Trongchu kì hoạt động của tim người bình thường, khi
tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch phổi?
A. Tâm nhĩ trái. B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ phải. D. Tâm thất trái.
Câu 5. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Khi nói về độ pH của máu ở
người bìnhthường, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.
B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH.
C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.
D. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.
Câu 6. Điều nào sau đây là đúng khi nói về hệ tuần hoàn kép?
A. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tim bao giờ cũng là máu đỏ tươi.
B. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tĩnh mạch phổi có cùng màu với máu ở động
mạch chủ.
C. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm ngành động vật có xương sống.
D. Tim 4 ngăn, hai vòng tuần hoàn là các đặc điểm của nhóm động vật có hệ
tuần hoàn kép
27
Câu 7. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở không thực
hiện chức năng vận chuyển
A. các sản phẩm bài tiết. B. chất dinh dưỡng.
C. chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết. D. chất khí.
Câu 8. Trong cơ chế duy trì ổn định pH của máu, ý nào dưới đây không đúng?
A. Thận thải H+ và HCO3
-. B. Hệ đệm trong máu lấy đi H+.
C. Phổi thải CO2. D. Phổi hấp thu O2.
Câu9. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ở độngvật, cơ thể có cảm giác khát nước
khi
A. nồng độ Na+ trong máu giảm.
B. áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao.
C. nồng độ glucôzơ trong máu giảm.
D. áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
Câu 10. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ví dụ nào sau đây minh họa tốt nhất
cho cân bằng nội môi?
A. Khi lượng ôxi trong máu giảm, ta cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.
B. Phổi và ruột non đều có diện tích bề mặt trao đổilớn.
C. Khi nồng độ muối trong máu tăng lên, thận tăng cường tái hấp thu nước.
D. Hầu hết người trưởng thành cao 1,5m đến 1,8m.
Câu 11. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ruột của thú ăn thịt ngắn hơn ruột của
thú ăn thực vật là đặc điểm thích nghi với thức ăn
A. dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng.
B. khó tiêu hóa và nghèo dinh dưỡng.
C. khó tiêu hóa và giàu dinh dưỡng.
D. dễ tiêu hóa và nghèo dinh dưỡng.
Câu 12. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Trong ống tiêu hóa của động vật nhai
lại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật
A. được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong dạ dày và manh tràng.
B. không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.
C. được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản.
D. được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.
Câu 13. Ở động vật, khi nói về trao đổi khí, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trao đổikhí ở tại bề mặt trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán.
B. Bề mặt trao đổikhí có nhiều mao mạch và ẩm ướt.
C. Sắc tố hô hấp có chức năng làm tăng nồng độ O2 trong dịch tuần hoàn.
D. Bề mặt trao đổikhí mỏng, có diện tíchbề mặt lớn.
28
Câu 14. (THI THỬ BẮC GIANG 2019) Cơ quan hô hấp của nhóm động vật
nào sau đây là hiệu quả nhất.
A. Phổi bò sát B. Da của giun đất.
C. Phổi của động vật có vú D. Phổi và da của ếch nhái
Câu 15: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở không thực hiện chức năng vận chuyển
A. các sản phẩm bài tiết. B. chất dinh dưỡng.
C. chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết. D. chất khí.
Câu 16: Các hoocmon do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế nào sau đây?
A. Duy trì ổn định nồng độ glucozo trong máu.
B. Điều hóa quá trình tái hấp thu nước ở thận.
C. Điều hóa quá trình tái hấp thu Na+ nước ở thận.
D. Điều hòa độ pH của máu.
Câu 17: Khi nói về chiều di chuyển của dòng máu trong người ở trạng thái bình
thường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Từ tĩnh mạch về tâm nhĩ. B. Từ tâm thất vào động mạch.
C. Từ tâm nhĩ xuống tâm thất. C. Từ động mạch về tâm nhĩ.
Câu 18: Khi nói về hệ tuần hoàn hở, phát biểu nào sau đây sai?
A. Máu chảy với áp lực thấp.
B. Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với tế bào.
C. Hệ tuần hoàn hở có ở các loài động vật thuộc nhóm côn trùng, thân mềm.
D. Hệ tuần hoàn hở có hệ thống mao mạch nối động mạch với tĩnh mạch.
Câu 19:Ở hệ tuần hoàn hở ở người, mỗi mao mạch có đường kính rất nhỏ nhưng
tổng tiết diện của mao mạch là rất lớn. Nguyên nhân là vì:
A. Mao mạch nằm ở xa tim.
B. Mao mạch có số lượng lớn.
C. Ở mao mạch có vận tốc máu chậm.
D. Ở mao mạch có huyết áp thấp.
Câu 20: Khi nói về đặc điểm da của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí với
môi trường, phát biểu nào dưới đây sai?
A. Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể với diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.
B. Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuếch tán.
C. Dưới da có nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp.
D. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể khá lớn.
Đáp án
1C 2D 3C 4B 5B 6B 7D 8D 9B 10C
11A 12A 13C 14C 15D 16A 17C 18D 19B 20A
29
III. Mức độ vận dụng
Câu 1. (THPTQG 2018) Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Ở tất cả động vật không xương sống, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi
trường đều diễn ra ở ống khí.
B. Ở tất cả động vật trong nước, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường
đều diễn ra ở mang.
C. Ở tất cả động vật sống trên cạn, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi
trường đều diễn ra ở phổi.
D. Ở tất cả các loài thú, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn
ra ở phổi.
Câu 2. (THPTQG 2018) Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp
giảm.
II. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh
mạch.
III. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.
IV. Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 3. (THPTQG 2018) Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim.
II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch.
III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo ôxi hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải.
IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo ôxi hơn máu trong động mạch chủ.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 4. (THPTQG 2018) Có bao nhiêu trường hợp sau đây có thể dẫn đến làm
tăng huyết áp ở người bình thường?
I. Khiêng vật nặng.
II. Hồi hộp, lo âu.
III. Cơ thể bị mất nhiều máu.
IV. Cơ thể bị mất nước do bị tiêu chảy.
A.2 B.4 C.1 D.3
Câu5. (THPTQG 2018) khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
30
I. Tất cả các độngvật có hệ tuần hoàn kép thì phổiđều được cấu tạo bởi nhiếu phế
nang.
II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 với máu
giàu CO2.
III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong
tĩnh mạch.
IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.
A. 1 B.2 C.3 D.4
Câu 6. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2019)Khi nói về hoạt động của hệ tuần
hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim.
B. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi.
C. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
D. Loài có khối lượng cơ thể lớn thì có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng
cơ thể nhỏ.
Câu 7. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Khi nói về tuần hoàn máu ở
người bìnhthường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.
II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.
III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.
IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổihuyết
áp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 8. Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Huyết áp ở tiểu động mạch cao hơn huyết áp ở tiểu tĩnh mạch.
II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch.
III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo O2 hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải.
IV. Vận tốc máu ở động mạch chủ nhỏ hơn vận tốc máu ở tĩnh mạch chủ.
A.1 B.2 C.4 D.3
Câu 9. Khi nói về hệ tuần hoàn ở độngvật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thú hệ tuần hoàn được cấu tạo gồm tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn.
II. Các loài động vật mực ống, bạch tuộc, cá, chim, thú có hệ tuần hoàn kín.
III. Ở các loài côn trùng có hệ tuần hoàn hở, máu đi nuôi cơ thể là máu giàu O2.
IV. Hệ tuần hoàn kép thường có áp lực máu chảy mạnh hơn so với hệ tuần hoàn
đơn.
31
A. 3 B. 4 C. 1 D.2
Câu 10. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Khi nói về hoạt động của tim và hệ
mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Huyết áp tâm thu đạt được ứng với lúc tim co, huyết áp tâm trương đạt được
ứng với lúc tim dãn.
II. Ở đa số động vật, nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể.
III. Khi tim đập nhanh và mạch co thì huyết áp tăng, khi tim đập chậm và mạch
dãn thì huyết áp giảm.
IV. Trình tự hoạt động của một chu kì tim là pha co tâm thất, pha co tâm nhĩ, pha
dãn chung.
V. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu11. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Cho các đặc điểm về hoạt động của tim
và hệ mạch:
I. Tim hoạt động mang tính chu kì.
II. Huyết áp tăng dần từ động mạch đến tĩnh mạch.
III. Tim có tính tự động là nhờ hệ dẫn truyền tim gồm bốn bộ phận.
IV. Vận tốc máu chảy trong động mạch chủ nhanh hơn trong tĩnh mạch.
Số đặc điểm đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 12. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch vì những nguyên nhân nào sau đây?
I. Càng xa tim thì lực ma sát giữa thành mạch và máu càng giảm.
II. Càng xa tim thì áp lực của máu do sự co bóp của tim càng giảm.
III. Lực ma sát giữa các phân tử của máu.
IV. Độ dày thành mạch giảm dần.
A. I, II, III, IV. B. I, II, III. C. II, III. D. I, II, IV.
Câu 13. Khi nói về sự biến đổi của vận tốc máu trong hệ mạch, xét các kết luận
sau:
I. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần từ
tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
II. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở mao mạch và thấp nhất ở
tĩnh mạch.
III. Vận tốc máu cao nhất ở tĩnh mạch, thấp nhất ở động mạch và có giá trị trung
bình ở mao mạch.
IV. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ và duy trì ổn định ở tĩnh mạch và mao
mạch.
32
Trong các kết luận trên, số kết luận sai là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 14. Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Tất cả các động vật không xương sống đều có hệ tuần hoàn hở.
II. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ và thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.
III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong
tĩnh mạch.
IV. Ở người, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 15. Cho một số phát biểu sau về hệ tuần hoàn ở người:
I. Máu chảy trong động mạch của vòng tuần hoàn nhỏ là máu đỏ tươi.
II. Tâm thất trái đẩy máu vào động mạch của vòng tuần hoàn lớn đi nuôi cơ thể.
III. Trong hệ mạch, vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch.
IV. Trong hệ mạch, huyết áp nhỏ nhất ở mao mạch.
Trong số phát biểu trên, các phát biểu đúng là
A. I và II. B. I và III. C. II và III. D. II và IV.
Câu 16. (THI THỬ BẮC GIANG 2019) Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
về hô hấp ở động vật?
I. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi giữa khí và môi trường được thực hiện qua
bề mặt trao đổi khí.
II. Khi cá lên cạn một thời gian sẽ chết vì nắp mang không mở và các phiến mang
dính chặt với nhau nên không trao đổi khí được.
III. Da của giun đất ẩm ướt giúp trao đổi khí qua da.
IV. Ống khí của côntrùng chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển khí mà không vận chuyển
các chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết.
A.2 B.4 C.1 D.3
Câu 17. Khi nói về tiêu hóa nội bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Chỉ có động vật đơn bào mới có tiêu hóa nội bào.
II. Ở tiêu hóa nội bào, enzim tiêu hóa do bào quan lizoxom cung cấp.
III. Tiêu hóa nội bào luôn gắn liền với hoạt động thực bào.
IV. Ở tiêu hóa nội bào, chất thải được đưa ra khỏi tế bào bằng hình thức xuất bào.
A.3 B. 4 C. 2 D. 1
33
Câu 18. Độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch máu
trong hệ mạch của cơ thể động vật được thể hiện ở hình bên. Các đường cong A,
B, C trong hình này lần lượt là đồ thị biểu biều diễn sự thay đổi độ lớn của
A. tổng tiết diện của các mạch, huyết áp và vận tốc máu
B. vận tốc máu, tổng tiết diện của các mạch và huyết áp.
C. huyết áp, tổng tiết diện của các mạch và vận tốc máu.
D. huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch
Câu 19. Khi nói về tim người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim người có 4 ngăn, hai tâm thất ở trên và hai tâm nhĩ ở dưới.
II. Tim người hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.
III. Tim người hoạt động có tính tự động.
IV. Tim người có hẹ dẫn truyền tim.
A. 1 B.3 C.2 D.4
Câu 20. Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn hở, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Ở hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong mạch và điều phối tới các cơ quan trong cơ
thể chậm nên hệ tuần hoàn hở không đáp ứng được nhu cầu O2 của động vật hoạt
động tích cực.
II. Hệ tuần hoàn hở có ở các loài côn trùng.
III. Hệ tuần hoàn hở thích hợp với động vật ít hoạt động.
IV. Côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn để trao đổi khí O2 và CO2.
A.4 B.3 C.2 D.1
Đáp án
1D 2A 3A 4A 5A 6B 7C 8B 9A 10D
11D 12B 13D 14D 15C 16B 17A 18D 19B 20A
34
ĐỀ ÔN TẬP
Câu1. Sựthông khí trong các ống khí của cô trùng thực hiện được nhờ hoạt động
của cơ quan nào sau đây?
A. Sự co dãn của phần bụng. B. Sự di chuyển của chân
C. Sự nhu động của hệ tiêu hóa. D. Sự vận chuyển của cánh.
Câu 2: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?
A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh. B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh.
C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh. D. Vận tốc bé và được điều chỉnh.
Câu 3. Sản phẩm của pha sáng được dùng trong pha tối của quang hợp là
A. ATP, NADPH, O2. B. C6 H12 O6.
C. ATP, NADPH, C6 H12 O6. D. ATP, NADPH.
Câu 4. Chất nào sau đây là sản phẩm của pha tối?
A. C6H12O6. B. CO2. C. ATP. D. O2.
Câu 5. Khi nói về sự thay đổivận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Giảm dần từ động mạch, đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
B. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần ở tĩnh mạch.
C. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần ở tĩnh mạch.
D. Luôn giống nhau ở tất cả các vị trí trong hệ mạch
Câu 6. Khi nói về trao đổi nito ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Rễ cây chỉ hấp thụ nito dưới 2 dạng NH4
+ và NO3
-
II. Quá trình hấp thụ nito luôn cần tiêu tốn năng lượng ATP.
III. Quá trình chuyển hóa N2 thành NH3 được gọi là cố định đạm.
IV. Quá trình chuyển hóa NH4
+ thành NO3
- được gọi là nitrat hóa.
A. 1 B.2 C.3 D.4
Câu 7. Khi nói về quang hợp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây quang hợp khi có ánh sáng và các điều kiện phù hợp.
II. Sắc tố diệp lục được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, Mg.
III. Quá trình quang hợp luôn có 2 pha, trong đó pha sáng diễn ra trước pha tối.
IV. Phân tử O2 được giải phóng có nguồn gốc từ H2O hoặc từ CO2.
A. 1 B.2 C.3 D.4
Câu 8. Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch máu ở hệ tuần hoàn của người,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch máu.
II. Huyết áp tỉ lệ thuận với vận tốc máu.
III. Vận tốc máu thấp nhất ở mao mạch.
35
IV. Nếu tim đập nhanh thì huyết áp tăng.
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu9. Khi nói về trao đổinước của thực vật trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Nước được rễ cây hút vào thông qua các tế bào lông hút.
II. Nếu lượng nước hút vào bé hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo.
III. Cây thoát hơi nước theo 2 con đường, trong đó nước được thoát chủ yếu qua
khí khổng.
IV. Dựa vào nhu cầu nước, thực vật trên cạn được chia thành các nhóm: ưa ẩm,
trung sinh, hạn sinh.
A.1 B. 2 B.3 D.4
Câu10. Khinói về trao đổikhoáng của cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây chỉ hấp thụ khoáng thông qua tế bào lông hút.
II. Cây chỉ hút khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước.
III. Trong cây, nguyên tố đa lượng là nguyên tố có hàm lượng từ 0.01% trở lên
(tính theo hàm lượng chất khô).
IV. Hàm lượng ion khoáng trong đất càng cao thì tốc độ sinh trường của cây càng
nhanh.
A.1 B. 2 B.3 D.4
Câu 11. Khi nói về hô hấp của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hoạt động lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường được gọi là hô hấp
ngoài.
II. Động vật có bề mặt trao đổikhí càng rộng thì sẽ làm tăng hiệu quả bề mặt trao
đổi khí.
III. Ở trong nước, cá xương là loài có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất; ở trên cạn,
chim là loài có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất.
IV. Ở côn trùng, hệ thống ống khí sẽ đưa khí đến tận từng tế bào.
A.1 B. 2 B.3 D.4
Câu 12. Khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp của thực vật, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có O2 thì thực vật không phân giải chất hữu cơ.
II. Hô hấp sáng không giải phóng năng lượng ATP.
III. Quá trình hô hấp chỉ diễn ra vào ban đêm mà không diễn ra vào ban ngày.
IV. Nếu cây không sinh trưởng thì không xảy ra quá trình hô hấp.
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 13. Khi nói về tiêu hóa của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
36
I. Tất cả các quá trình tiêu hóa đều biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu
cơ đơn giản để cơ thể hấp thụ.
II. Động vật đơn bào chỉ có tiêu hóa nội bào; động vật đa bào bậc cao chỉ có tiêu
hóa ngoại bào.
III. Các loài có túi tiêu hóa, vừa có tiêu háo ngoại bào vừa có tiêu hóa nội bào.
IV. Động vật ăn thịt thường có ruột ngắn và có dạ dày bé hơn động vật ăn cỏ.
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 14. Khi nói về tiêu hóa của các loài thú ăn cỏ, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Luôn có quá trình tiêu hóa sinh học.
II. Dạ dày có 4 túi và luôn có quá trình nhai lai.
III. Quá trình tiêu hóa sinh học của cừu diễn ra ở dạ cỏ, dạ tổ ong.
IV. Xenlulozo được vi sinh vật chuyển hóa thành glucozo, sau đó chuyển hóa
thành protein.
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 15. Khi nói về tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Tất cả các loài động vật đều có hệ tuần hoàn.
II. Ở động vật có tuần hoàn hở, máu được chảy với áp lực thấp.
III. Ở tất cả động vật, hệ tuần hoàn luôn làm nhiệm vụ vận chuyển khí.
IV. Hệ tuần hoàn hở có ở các loài côn trùng.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Đáp án
1A 2C 3D 4A 5B 6C 7B 8C 9D 10D
11D 12A 13D 14C 15C
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sau khi thực hiện tổ chức dạy học đề tài ở trường THPT Trần Hưng Đạo,
huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc, tôi nhận thấy kết quả học tập của các em được
nâng lên.
Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm cho các em
HS lớp 12, ôn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Trần Hưng Đạo. Vì đặc thù của
trường tôi chỉ có 1 lớp 12 theo ban KHTN nên khi dạy thực nghiệm tôi không thể
tiến hành trên hai lớp (thực nghiệm và đối chứng). Do đó tôi chỉ có 1 lớp để dạy
37
và sau khi dạy đề tài tôi đã tiến hành khảo sát hai lần với thời gian 45 phút (30
câu hỏi trắc nghiệm) và thu được kết quả như sau:
Bảng 1 : Kết quả thực nghiệm
Khảo
sát
Lớp
Số học
sinh
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Lần 1 12A5 36 18 50 13 36.2 5 13.8 0 0
Lần 2 12A5 36 22 61 12 33.3 2 5.7 0 0
Từ việc kiểm chứng và so sánh, tôi nhận thấy áp dụng bộ câu hỏi ôn tập
chuyển hóa vật chất và năng lượng để ôn thi THPT Quốc gia đạt hiệu quả rõ rệt,
được biểu hiện thông qua số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên đáng kể, số lượng
học sinh yếu kém giảm rõ rệt. Nếu so sánh với kết quả thi THPT Quốc gia của
năm trước, tôi thấy khi áp dụng đề tài này HS đạt được kết quả cao hơn và lấy
được trọn điểm trong phần kiến thức chuyển hóa vật chất và năng lượng. Kết quả
đó cho thấy, việc vận dụng bộ câu hỏi ôn tập này trong ôn thi THPT Quốc gia là
có hiệu quả, điều này phần nào chứng tỏ khả năng rất lớn để có thể áp dụng đề tài
này vào thực tế dạy học.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
9.1. Về phía giáo viên
Khi sử dụng tài liệu này giáo viên cần lưu ý là tùy theo đối tượng học sinh
để thầy cô lựa chọn câu hỏi ôn tập cho phù hợp.
9.2. Về phía nhà trường
Hỗ trợ về cơ sở vật chất, thông tin, tư liệu, để hỗ trợ kịp thời cho giáo viên
trong quá trình giảng dạy.
Sự quan tâm chỉ đạo sát sao, động viên kịp thời từ Ban lãnh đạo nhà trường
là rất cần thiết.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử.
10.1 Đánhgiá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả.
Với các nội dung kiến thức được trình bày như trên, chuyên đề đã được tôi
dạy học thực nghiệm cho các em học sinh lớp 12, ôn thi THPT Quốc gia trường
38
THPT Trần Hưng Đạo và thu được kết quả tốt. Học sinh hiểu bản chất vấn đề và
tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức của chuyên đề.
Sáng kiến này sẽ là một trong những tài liệu học tập tốt giúp cho học sinh
hệ thống hóa kiến phần chuyển hóa vật chất và năng lượng, để các em học sinh
ôn thi THPT Quốc gia đạt được kết quả tốt nhất.
10.2 Đánhgiá lợiích thu được hoặc dự kiếncó thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
Thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn, thì sáng kiến trên được tổ - nhóm
chuyên môn đánh giá cao. Kết qủa khả quan được đánh giá thông qua các bài
kiểm tra của học sinh.
Sáng kiến là tài liệu tham khảo cho Giáo viên và học sinh ôn thi THPT
Quốc gia và ôn tập sinh học 11.
11. Danhsáchnhững tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu
Số
TT
Tên tổ chức/cá
nhân
Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1 Trần Thị Hiền Trường THPT Trần Hưng Đạo Sinh học
2 Lớp 12A5 Trường THPT Trần Hưng Đạo Sinh học
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tuy đã hết sức cố gắng nhưng
do khả năng và thời gian thực hiện còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được sự ủng hộ đóng góp của các quý đồng nghiệp để
đề tài ngày càng hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
......., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
........, ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
........, ngày.....tháng......năm......
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trần Thị Hiền
39
PHỤ LỤC
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH
I. MA TRẬN
Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Chủ đề 1
Chuyển hóa vật
chất và năng
lượng ở thực vật
- Xác định
được khái niệm
điểm bù ánh
sáng.
- Xác định
được nơi xảy ra
của pha tối.
- Xác định
được cơ quan
hấp thụ nước
của thực vật
trên cạn.
- Xác định
được biểu hiện
của cây khi
thiếu nito.
- Hiểu được
nguồn gốc của
oxi trong quang
hợp.
- Xác định được
giai đoạn nào
trong hô hấp
hiếu khí giải
phóng ra CO2.
- Xác định được
giai đoạn trong
hô hấp hiếu khí
tạo ra nhiều ATP
nhất.
- Giải thích được
tại sao cây ngập
úng lâu ngày sẽ
bị chết.
- Xác định được
sự khác biệt rõ
nét trong quang
hợp của các
nhóm thực vật
C3, C4 và CAM
- Hiểu được
nguyên tắc tách
chiết sắc tố.
- Xác định được
nguyên liệu chủ
yếu hô hấp của
thực vật.
Giải thích được
mối quan hệ
giữa hai pha
trong quang
hợp.
Số câu: 15
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50%
Số câu: 6
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ : 40%
Số câu: 3
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ : 20%
Số câu: 5
Số điểm: 1.67
Tỉ lệ : 33.3%
Số câu: 1
Số điểm: 0.33
Tỉ lệ : 6.7%
Chủ đề 2
Chuyển hóa vật
chất và năng
lượng ở động
vật
- Xác định
được ĐV có hệ
tuần hoàn hở và
hô hấp bằng
ống khí.
- Xác định
được các thành
phần của xinap
hóa học.
- Xác định
được vai trò
của nút xoang
nhĩ trong hệ
dẫn truyền tim.
- Xác định được
loại hoocmon
làm tăn đường
huyết.
- Giải thích được
tại sao thú ăn
thực vật có ống
tiêu hóa thường
lớn và dài.
- Xác định được
nhóm động vật
hô hấp hiệu quả
nhất.
- Xác định được
quá trình nào
trong chu kì tim
có thời gian dài
nhất.
- Hiểu được sự
thích nghi của cơ
quan tiêu hóa với
từng loại thức
ăn.
- Giải thích được
nguyên nhân
biến đổihuyết áp
trong hệ mạch.
- Xác định
được các kiến
thức tổng hợp
liên quan đến
hô hấp động
vật.
- Xác định
được các kiến
thức tổng hợp
liên quan đến
tuần hoàn của
động vật .
Số câu: 15
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50%
Số câu: 6
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ : 40%
Số câu: 3
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ : 20%
Số câu: 4
Số điểm: 1.33
Tỉ lệ : 26.7%
Số câu: 2
Số điểm: 0.67
Tỉ lệ : 13.3%
Tổng số câu: 30
Tổng điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
Số câu: 12
Số điểm: 4.0
Tỉ lệ : 40%
Số câu: 06
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ : 20%
Số câu: 09
Số điểm: 3.0
Tỉ lệ : 30%
Số câu: 03
Số điểm:1.0
Tỉ lệ : 10%
40
II. ĐỀ
Câu 1: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở và hô hấp bằng ống khí?
A. Thủy tức. B. Châu chấu. C. Giun đất. D. Cá sấu
Câu 2. Loại hooc môn nào sau đây có tác dụng làm tăng đường huyết?
A. Insulin B. Glucagon. C. Progesteron. D. Tiroxin.
Câu 3. Trong xináp hóa học, thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở
A. khe xináp. B. màng trước xináp. C. màng sau xináp. D. chùy xináp.
Câu 4. Quá trình quang hợp giải phóng oxi. Nguồn gốc của oxi thoát ra từ chất
nào?
A. H2O B. APG C. CO2. D. PEP
Câu 5. Ở ếch, trao đổikhí giữa cơ thể với môi trường thông qua
A. da và phổi B. phổi và mang C. mang và ống khí D. ống khí và phổi
Câu 6. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào sau đây là hiệu quả nhất.
A. Phổi bò sát B. Da của giun đất.
C. Phổi của động vật có vú D. Phổi và da của ếch nhái
Câu 7: Điểm bù ánh sáng là
A. cường độ ánh sáng mà tại đó cây không quang hợp.
B. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp nhỏ nhất.
C. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
D. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt giá trị cực đại.
Câu 8: Trong một chu kì tim ở người bìnhthường, quá trình nào sau đây có thời
gian dài nhất?
A. Co tâm thất. B. Dãn tâm nhĩ. C. Co tâm nhĩ. D. Dãn chung.
Câu 9. Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi
cơ quan
A. Lá B. Thân C. Hoa D. Rễ
Câu 10. Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở
A. chất nền B. trong xoang tilacôit. C. màng tilacôit. D. màng trong lục lạp.
Câu 11:Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ống tiêu hóa của thú ăn thịt?
A. Có dạ dày 4 ngăn và ruột dài. B. Có dạ dày đơn lớn và ruột ngắn.
C. Có dạ dày 4 ngăn và manh tràng lớn. D. Có manh tràng lớn và ruột dài
Câu 12. Giai đoạn nào của hô hấp tế bào tạo ra nhiều ATP nhất?
A. Lên men. B. Đường phân.
C. Chu trình Crep. D. Chuỗi truyền êlectron.
Câu 13:Ở tim người, bộ phận nào sau đây có khả năng tự phát xung điện?
A. Bó His. B. Mạng Puôckin. C. Nút xoang nhĩ. D. Nút nhĩ thất.
41
Câu 14:Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, giai đoạn nào sau đây giải
phóng khí CO2.
A. Chuỗi vận chuyển điện tử. B. Đường phân.
C. Chu trình Crep D. Chu trình canvin
Câu 15: Cây trên cạn ngập úng lâu ngày có thể bị chết do nguyên nhân nào sau
đây?
A. Quá trình hấp thụ khoáng diễn ra mạnh mẽ.
B. Cây hấp thụ được quá nhiều nước.
C. Cây không hút được nước dẫn đến mất cân bằng nước trong cây.
D. Hô hấp hiếu khí của rễ diễn ra mạnh mẽ.
Câu 16:Đặc điểm nào sau đây không có ở thực vật C4?
A. Xảy ra hô hấp sáng. B. Diễn ra quang phân li nước.
C. Giải phóng O2. D. Cố định CO2 theo chu trình Canvin.
Câu 17:Khi nói về tuần hoàn của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một chu kì tim, tâm thất luôn co trước tâm nhĩ để đẩy máu lên tâm nhĩ.
B. Máu trong động mạch luôn giàu O2 và có màu đỏ tươi.
C. Các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái đều có hệ tuần hoàn kép.
D. Hệ tuần hoàn hở có tốc độ lưu thông máu nhanh hơn so với hệ tuần hoàn kín.
Câu 18:Để tách chiết sắc tố quang hợp người ta thường dùng
A. nước hoặc axêtôn. B. cồn900 hoặc nước.
C. cồn900 hoặc benzen. D. cồn900 hoặc NaCl.
Câu19. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực
vật?
A. NO và NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật.
B. Thực vật có khả năng hấp thụ nito phân tử.
C. Cây không thể trực tiếp hấp thụ được nito hữu cơ trong xác sinh vật.
D. Rễ cây chỉ hấp thụ nito khoáng từ đất dưới dạng NO3
- và NH4
+.
Câu 20. Nhận định nào sau đây đúng?
A. nhịp tim của chuột cao hơn nhịp tim của voi.
B. nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể.
C. Từ động mạch chủ đến tĩnh mạch chủ huyết áp tăng dần.
D. Vận tốc máu chảy trong mao mạch là lớn nhất.
Câu 21. Sự biểu hiện của cây khi thiếu nitơ là
A. lá màu vàng, sinh trưởng chậm.
B. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
C. lá có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
42
D. lá màu lục đậm, thân không bình thường, sinh trưởng rễ giảm.
Câu 22. Ống tiêu hoá của động vật ăn thực vật thường lớn và rất dài vì
A. có vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng.
B. thức ăn nghèo chất dinh dưỡng.
C. các enzim tiêu hoá của chúng hoạt động yếu.
D. quá trình biến đổi sinh học diễn ra chậm.
Câu 23. Nguyên liệu chủ yếu trong hô hấp hiếu khí ở sinh vật là
A. glucôzơ. B. prôtêin. C. dầu, mỡ. D. tinh bột.
Câu 24. Khi nói về sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau
đây đúng?
A. Giảm dần từ động mạch, đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
B. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần ở tĩnh mạch.
C. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần ở tĩnh mạch.
D. Luôn giống nhau ở tất cả các vị trí trong hệ mạch
Câu 25. Phần lớn ôxi trong máu được vận chuyển dưới dạng
A. kết hợp với myôglôbin trong hồng cầu. B. kết hợp dưới dạng NaHCO3.
C. kết hợp với hêmôglôbin trong hồng cầu. D. hoà tan trong máu.
Câu 26. Khi nói về quang hợp của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thực vật CAM thích nghi với điều kiện sa mạc, thực vật C4 thích nghi với điều
kiện nhiệt đới, thực vật C3 thích với điều kiện ôn đới.
II. Quang hợp của tất cả các nhóm thực vật có 2 pha và chỉ khác nhau ở pha tối.
III. Tất cả các nhóm thực vật đều có chu trình Canvin.
IV. Ở tất cả các loài thực vật, pha sáng sử dụng sản phẩm của pha tối.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27. Khi nói về hai pha của quang hợp, có bao nhieu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu pha tối không được cung cấp CO2 thì pha sáng không giải phóng O2.
II. Nếu pha sáng không xảy ra quang phân li nước thì pha tối không sử dụng
CO2.
III. Nếu không có ánh sáng thì pha tối sẽ bị ức chế.
IV. Nếu có 1 chất độc làm bất hoạt chu trình Canvin thì quang hợp bị ức chế.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28. Khi nói về hô hấp hiếu khí của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Nếu không có O2 thì không xảy ra hô hấp hiếu khí.
II. Quá trình hô hấp hiếu khí luôn tạo ra ATP và nhiệt năng.
43
III. Phân tử O2 tham gia vào giai đoạn cuối cùng của quá trình hô hấp.
IV. Một phân tử glucozo giải phóng 19 ATP.
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 29. Khi nói về hô hấp của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hoạt động lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường được gọi là hô hấp
ngoài.
II. Động vật có bềmặt trao đổikhí càng rộng thì sẽ làm tăng hiệu quả trao đổikhí.
III. Ở trong nước, cá xương là loài có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất; ở trên cạn
chim là loài có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất.
IV. Ở côn trùng, hệ thống ống khí sẽ đưa khí đến tận từng tế bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30. Khi nói về hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Tất cả các loài động vật đều có hệ tuần hoàn.
II. Ở động vật có hệ tuần hoàn hở, máu được chảy với áp lực thấp.
III. Ở động vật có hệ tuần hoàn kép, máu được chảy trong động mạch với áp lực
cao hoặc trung bình.
IV. Ở tất cả các loài động vật, hệ tuần hoàn luôn làm nhiệm vụ vận chuyển O2
đến tế bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
III. ĐÁP ÁN
1B 2B 3C 4A 5A 6C 7C 8B 9D 10A
11B 12D 13C 14C 15C 16A 17C 18C 19D 20A
21A 22B 23A 24B 25C 26D 27D 28C 29D 30C
44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học 11 ban cơ bản - Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn,
Nguyễn Như Khanh - NXB giáo dục - 2017.
2. Sách giáo viên sinh học 10 ban cơ bản - Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn,
Nguyễn Như Khanh - NXB giáo dục - 2006.
3. Trang web:
https://tuyensinh247.com
4. Sinh học cơ thể sinh vật - Phan Khắc Nghệ, Nguyễn Quang Anh, Phạm Ngọc
Hà - NXB Đại học Quốc gia Hà Nộ - 2017.

Contenu connexe

Tendances

Đại số boolean và mạch logic
Đại số boolean và mạch logicĐại số boolean và mạch logic
Đại số boolean và mạch logicwww. mientayvn.com
 
Nhung cong thuc luong giac co ban
Nhung cong thuc luong giac co banNhung cong thuc luong giac co ban
Nhung cong thuc luong giac co banNguyễn Hoành
 
Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12
Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12
Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12Tài liệu sinh học
 
Công thức tính nhanh điện xoay chiều
Công thức tính nhanh điện xoay chiềuCông thức tính nhanh điện xoay chiều
Công thức tính nhanh điện xoay chiềutuituhoc
 
Định luật Coulomb
Định luật CoulombĐịnh luật Coulomb
Định luật CoulombNathan Herbert
 
Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002
Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002
Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002Man_Ebook
 
Thuc hanh di truyen 2014 ydh
Thuc hanh di truyen 2014   ydhThuc hanh di truyen 2014   ydh
Thuc hanh di truyen 2014 ydhLe Tran Anh
 
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay DangTrần Đương
 
Một số công thức hóa học nên nhớ
Một số công thức hóa học nên nhớMột số công thức hóa học nên nhớ
Một số công thức hóa học nên nhớDoan Hau
 
CHUYÊN ĐỀ LƯỢNG GIÁC CHƯƠNG 1 ĐẠI SỐ 11 MỚI NHẤT - HAY NHẤT
CHUYÊN ĐỀ LƯỢNG GIÁC CHƯƠNG 1 ĐẠI SỐ 11 MỚI NHẤT - HAY NHẤTCHUYÊN ĐỀ LƯỢNG GIÁC CHƯƠNG 1 ĐẠI SỐ 11 MỚI NHẤT - HAY NHẤT
CHUYÊN ĐỀ LƯỢNG GIÁC CHƯƠNG 1 ĐẠI SỐ 11 MỚI NHẤT - HAY NHẤTHoàng Thái Việt
 
Bai tap lap trinh c
Bai tap lap trinh  cBai tap lap trinh  c
Bai tap lap trinh ctiểu minh
 
CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN HỌC CHƯƠNG 1 VẬT LÝ 9 CỰC HAY ĐẦY ĐỦ
CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN HỌC CHƯƠNG 1 VẬT LÝ 9 CỰC HAY ĐẦY ĐỦ CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN HỌC CHƯƠNG 1 VẬT LÝ 9 CỰC HAY ĐẦY ĐỦ
CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN HỌC CHƯƠNG 1 VẬT LÝ 9 CỰC HAY ĐẦY ĐỦ Hoàng Thái Việt
 
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tínhTính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tínhChien Dang
 
Công thức vật lý lớp 11
Công thức vật lý lớp 11Công thức vật lý lớp 11
Công thức vật lý lớp 11Vô Ngã
 
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tíchứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tíchThế Giới Tinh Hoa
 
Lập trình c++ có lời giải 2
Lập trình c++ có lời giải 2Lập trình c++ có lời giải 2
Lập trình c++ có lời giải 2Minh Ngoc Tran
 
Tích phân-4-Phương pháp nguyên hàm_tích phân từng phần-pages-45-58
Tích phân-4-Phương pháp nguyên hàm_tích phân từng phần-pages-45-58Tích phân-4-Phương pháp nguyên hàm_tích phân từng phần-pages-45-58
Tích phân-4-Phương pháp nguyên hàm_tích phân từng phần-pages-45-58lovestem
 
chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017
chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017
chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017Hoàng Thái Việt
 
Bảng công thức tích phân + mũ lôga
Bảng công thức tích phân + mũ lôgaBảng công thức tích phân + mũ lôga
Bảng công thức tích phân + mũ lôgaPhương Thảo Nguyễn
 

Tendances (20)

Đại số boolean và mạch logic
Đại số boolean và mạch logicĐại số boolean và mạch logic
Đại số boolean và mạch logic
 
Nhung cong thuc luong giac co ban
Nhung cong thuc luong giac co banNhung cong thuc luong giac co ban
Nhung cong thuc luong giac co ban
 
Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12
Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12
Tổng hợp toàn bộ các công thức Sinh học 12
 
Công thức tính nhanh điện xoay chiều
Công thức tính nhanh điện xoay chiềuCông thức tính nhanh điện xoay chiều
Công thức tính nhanh điện xoay chiều
 
Định luật Coulomb
Định luật CoulombĐịnh luật Coulomb
Định luật Coulomb
 
Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002
Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002
Đề kiểm tra cuối kì - Học phần kỹ năng mềm 2 - MD002
 
Công thức vật lý 10
Công thức vật lý 10Công thức vật lý 10
Công thức vật lý 10
 
Thuc hanh di truyen 2014 ydh
Thuc hanh di truyen 2014   ydhThuc hanh di truyen 2014   ydh
Thuc hanh di truyen 2014 ydh
 
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
 
Một số công thức hóa học nên nhớ
Một số công thức hóa học nên nhớMột số công thức hóa học nên nhớ
Một số công thức hóa học nên nhớ
 
CHUYÊN ĐỀ LƯỢNG GIÁC CHƯƠNG 1 ĐẠI SỐ 11 MỚI NHẤT - HAY NHẤT
CHUYÊN ĐỀ LƯỢNG GIÁC CHƯƠNG 1 ĐẠI SỐ 11 MỚI NHẤT - HAY NHẤTCHUYÊN ĐỀ LƯỢNG GIÁC CHƯƠNG 1 ĐẠI SỐ 11 MỚI NHẤT - HAY NHẤT
CHUYÊN ĐỀ LƯỢNG GIÁC CHƯƠNG 1 ĐẠI SỐ 11 MỚI NHẤT - HAY NHẤT
 
Bai tap lap trinh c
Bai tap lap trinh  cBai tap lap trinh  c
Bai tap lap trinh c
 
CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN HỌC CHƯƠNG 1 VẬT LÝ 9 CỰC HAY ĐẦY ĐỦ
CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN HỌC CHƯƠNG 1 VẬT LÝ 9 CỰC HAY ĐẦY ĐỦ CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN HỌC CHƯƠNG 1 VẬT LÝ 9 CỰC HAY ĐẦY ĐỦ
CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN HỌC CHƯƠNG 1 VẬT LÝ 9 CỰC HAY ĐẦY ĐỦ
 
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tínhTính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tính
 
Công thức vật lý lớp 11
Công thức vật lý lớp 11Công thức vật lý lớp 11
Công thức vật lý lớp 11
 
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tíchứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
 
Lập trình c++ có lời giải 2
Lập trình c++ có lời giải 2Lập trình c++ có lời giải 2
Lập trình c++ có lời giải 2
 
Tích phân-4-Phương pháp nguyên hàm_tích phân từng phần-pages-45-58
Tích phân-4-Phương pháp nguyên hàm_tích phân từng phần-pages-45-58Tích phân-4-Phương pháp nguyên hàm_tích phân từng phần-pages-45-58
Tích phân-4-Phương pháp nguyên hàm_tích phân từng phần-pages-45-58
 
chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017
chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017
chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017
 
Bảng công thức tích phân + mũ lôga
Bảng công thức tích phân + mũ lôgaBảng công thức tích phân + mũ lôga
Bảng công thức tích phân + mũ lôga
 

Similaire à Đề tài: Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia chuyển hóa vật chất và năng lượng

Chương 5 quang hop
Chương 5 quang hopChương 5 quang hop
Chương 5 quang hopdoivaban93
 
Xử lý nước thải ở nhà máy sản xuất dược phẩm
Xử lý nước thải ở nhà máy sản xuất dược phẩmXử lý nước thải ở nhà máy sản xuất dược phẩm
Xử lý nước thải ở nhà máy sản xuất dược phẩmXíu Tiny
 
Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3Ái Dân
 
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdfTóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdfMan_Ebook
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...nataliej4
 
Thao luan hoa hoc moi truong chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
Thao luan hoa hoc moi truong  chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...Thao luan hoa hoc moi truong  chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
Thao luan hoa hoc moi truong chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sinh lý học thực vật - Nguyễn Du Sanh
Sinh lý học thực vật - Nguyễn Du SanhSinh lý học thực vật - Nguyễn Du Sanh
Sinh lý học thực vật - Nguyễn Du SanhTài liệu sinh học
 
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hệ sinh thái - Vietzo.net
Hệ sinh thái - Vietzo.netHệ sinh thái - Vietzo.net
Hệ sinh thái - Vietzo.netVietzo
 
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinhSinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinhVmu Share
 
Hóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdf
Hóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdfHóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdf
Hóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdfkfcfa7843
 
Chuong 3. dinh duong khoang cay trong
Chuong 3. dinh duong khoang cay trongChuong 3. dinh duong khoang cay trong
Chuong 3. dinh duong khoang cay trongdoivaban93
 
bao quan nong san.ppt
bao quan nong san.pptbao quan nong san.ppt
bao quan nong san.pptThLmonNguyn
 
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10jackjohn45
 

Similaire à Đề tài: Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia chuyển hóa vật chất và năng lượng (20)

Thuyết-trình-Sinh.pptx
Thuyết-trình-Sinh.pptxThuyết-trình-Sinh.pptx
Thuyết-trình-Sinh.pptx
 
Chương 5 quang hop
Chương 5 quang hopChương 5 quang hop
Chương 5 quang hop
 
Xử lý nước thải ở nhà máy sản xuất dược phẩm
Xử lý nước thải ở nhà máy sản xuất dược phẩmXử lý nước thải ở nhà máy sản xuất dược phẩm
Xử lý nước thải ở nhà máy sản xuất dược phẩm
 
Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3
 
Lục lạp
Lục lạpLục lạp
Lục lạp
 
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdfTóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
 
Ly sinh hoc
Ly sinh hocLy sinh hoc
Ly sinh hoc
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
 
Thao luan hoa hoc moi truong chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
Thao luan hoa hoc moi truong  chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...Thao luan hoa hoc moi truong  chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
Thao luan hoa hoc moi truong chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
 
Sinh lý học thực vật - Nguyễn Du Sanh
Sinh lý học thực vật - Nguyễn Du SanhSinh lý học thực vật - Nguyễn Du Sanh
Sinh lý học thực vật - Nguyễn Du Sanh
 
Đề tài: Xử lí chất thải rắn bằng phương pháp Composting, HAY
Đề tài: Xử lí chất thải rắn bằng phương pháp Composting, HAYĐề tài: Xử lí chất thải rắn bằng phương pháp Composting, HAY
Đề tài: Xử lí chất thải rắn bằng phương pháp Composting, HAY
 
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...
 
Hệ sinh thái - Vietzo.net
Hệ sinh thái - Vietzo.netHệ sinh thái - Vietzo.net
Hệ sinh thái - Vietzo.net
 
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinhSinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
 
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinhSinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
 
Giải phẫu
Giải phẫuGiải phẫu
Giải phẫu
 
Hóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdf
Hóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdfHóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdf
Hóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdf
 
Chuong 3. dinh duong khoang cay trong
Chuong 3. dinh duong khoang cay trongChuong 3. dinh duong khoang cay trong
Chuong 3. dinh duong khoang cay trong
 
bao quan nong san.ppt
bao quan nong san.pptbao quan nong san.ppt
bao quan nong san.ppt
 
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
 

Plus de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

Plus de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Dernier

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 

Dernier (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 

Đề tài: Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia chuyển hóa vật chất và năng lượng

  • 1. 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Bắt đầu từ năm 2018 trong đề thi THPT quốc gia đã xuất hiện câu hỏi thuộc kiến thức lớp 11. Theo nghiên cứu đề thi THPT quốc gia năm 2018 và 2019, tôi nhận thấy nộidung kiến thức 11 phần lớn thuộc phần chuyển hóa vật chất và năng lượng. Đặc biệt với những học sinh có học lực trung bình - khá, với mục tiêu chỉ lấy điểm môn Sinh trong bài thi tổ hợp các môn KHTN để xét tốt nghiệp thì đây là phần kiến thức dễlấy điểm trong đề thi. Trongbốicảnh thực tế tại trường THPT Trần Hưng Đạo nơi tôi đang giảng dạy, đa số học sinh chỉ dùng kết quả thi môn Sinh để xét tốt nghiệp THPT, để giúp học sinh học tốt phần chuyển hóa vật chất và năng lượng, tôi xây dựng chuyên đề “Xâydựng bộcâu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia phần chuyển hóa vật chất và năng lượng” Đây là chuyên đề đa số là lý thuyết, sẽ là một trong những tài liệu học tập tốt giúp cho học sinh hệ thống hóa kiến phần chuyển hóa vật chất và năng lượng, để các em học sinh ôn thi THPT Quốc gia và ôn tập sinh học 11 đạt được kết quả tốt nhất. 2. Tên sáng kiến: Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia phần chuyển hóa vật chất và năng lượng. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Trần Thị Hiền - GV tổ bộ môn: Lí- Hóa- Sinh - Trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Tam Dương , tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0968.255.113 - E_mail: tranthihien.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Hiền 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Sinh học : Mã môn : 56 6. Ngàysáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Thời gian áp dụng thử: Ngày 01/09/2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
  • 2. 2 7.1. Nộidung sáng kiến: PHẦN I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT A. Tóm tắt lý thuyết I. Trao đổi nước: 1. Lí thuyết ghi nhớ: a. Hấp thụ nước. - Rễ là cơ quan hút nước, ion khoáng. - Nước và ion khoáng đi vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường (con đường gian bào và con đường tế bào chất). Con đường gian bào Con đường tế bào chất Nước và ion khoáng đi qua khoảng không gian giữa các tế bào và bó sợi xenlulozo, đi đến nội bì gặp đai casparibị chặn lại chuyển sang con đường TB chất Nước và ion khoáng đi xuyên qua tế bào chất của TB Nhanh, không được chọn lọc. Chậm, được chọn lọc. - Nước từ môi trường đất→ TB lông hút → TB nhu mô Vỏ → Nội bì → Mạch gỗ. - Cơ chế hấp thụ nước : theo cơ chế thụ động không cần năng lượng. b. Vận chuyển các chất Đặc điểm Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây Chiều vận chuyển Đi lên Đi xuống Cấu tạo TB chết gồm quản bào và mạch ống TB sống gồm ống rây và TB kèm Thành phần dịch vận chuyển Chủ yếu nước, ion khoáng và một số chất hữu cơ. Chủ yếu là saccarozo , các axit amin, hoocmon thực vật. Động lực Lực áp suất rễ, lực trung gian, lực thoát hơi nước sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. c. Thoát hơi nước - Lá là cơ quan thoát hơi nước. Nước chủ yếu được thoát qua khí khổng, số ít được thoát qua cutin. Tốc độ thoát hơi nước phụ thuộc độ mở khí khổng.
  • 3. 3 - Thoát hơi nước qua khí khổng: diễn ra nhanh, được điều chỉnh thông qua cơ chế đóng mở khí khổng. - Thoát hơi nước qua cutin: diễn ra chậm, không được điều chỉnh. - Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt của lá, tạo động lực phía trên để kéo nước, làm khí khổng mở để hút CO2 vào cho quang hợp. - Mặt dưới của lá thường thoát hơi nước mạnh hơn mặt trên của lá (Vì ở hầu hết các loài cây, mặt trên của lá có ít khí khổng và có cutin dày hơn mặt dưới). - Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió, ion khoáng,... đều ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. Các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp thông qua sự đóng mở khí khổng. 2. Lí thuyết suy luận. - Chất khoáng hòa tan trong nước thành các ion. Cây chỉ hút khoáng dưới dạng ion hòa tan. - Nước xâm nhập và rễ theo cơ chế thẩm thấu: Di chuyển thụ động từ nơi có thế nước cao (áp suất thẩm thấu thấp) đến nơi có thế nước thấp (áp suất thẩm thấu cao). - Các ion khoáng xâm nhập vào TB rễ theo cơ chế thụ động hoặc chủ động. - Cơ chế chủ động luôn cần có ATP; Cơ chế thụ động không sử dụng ATP. - 99% lượng nước hút vào bị thoát ra ngoài. Khí khổng điều tiết sự thoát nước thông qua cơ chế đóng mở. - Cây mất nước (héo) nếu lượng nước thoát ra lớn hơn lượng nước hút vào. II. Trao đổi khoáng và nitơ 1. Lí thuyết ghi nhớ - Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu (gồm các nguyên tố đại lượng và một số nguyên tố vi lượng): Gồm 17 nguyên tố: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. - Nguyên tố vi lượng (chiếm < 100mg/1kg chất khô) gồm: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. - Các muối khoáng tồn tại ở dạng không tan hoặc hòa tan. Cây chỉ hấp thụ muối khoáng ở dạng hòa tan. - Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường. - Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng như protein, axit nucleic, diệp lục, ATP, …
  • 4. 4 - Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ dưới 2 dạng là NH4 +; NO3 -. Khi vào rễ cây, NO3 - sẽ được khử thành NH4 +. - Chuyển NO3 - → N2 được gọi là phản nitrat do vi khuẩn phản nitrat thực hiện. - Chuyển NH4 + → NO3 - gọi là nitrat hóa do vi khuẩn nitrat hóa thực hiện. - Chuyển chất hữu cơ → NH4 + quá trình amôn hóa vi khuẩn amôn hóa thực hiện. - Sinh vật cố định đạm là sinh vật chuyển N2 thành NH3. Chỉ có một số vi khuẩn có enzim nitrogenaza mới có khả năng cố định đạm. - Một số vi khuẩn sống tự do có khả năng cố định đạm; Một số vi khuẩn sống cộng sinh (ví dụ Rhizobium) có khả năng cố định đạm. - Có 2 phương pháp bón phân, đó là bón qua lá và bón qua rễ. Bón phân hợp lí sẽ làm tăng năng suất cây trồng. 2. Lí thuyết suy luận: - Khi hỏi về nguyên tố đa lượng, thông thường chỉ hỏi các nguyên tố: C, H, O, N, P, K, S, Ca. - Nguyên tố vi lượng (chiếm < 100mg/1kg chất khô) gồm: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. Nguyên tố vi lượng cũng là các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. - Tất cả các chất hữu cơ mà đề bài hỏi đều có C, H, O. Ngoài ra, diệp lục còn có thêm Mg, N. - Tất cả các nguyên tố khoáng đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt hóa enzim xúc tác cho các phản ứng. - Tất cả các ion khoáng, nếu thừa hoặc thiếu đều có hại cho cây. - Quá trình trao đổikhoáng luôn có liên quan mật thiết với trao đổinước, quang hợp, hô hấp của cây. - Việc bón phân cần phải chú ý đặc điểm của cây và đặc điểm của môi trường. III. Quang hợp 1. Ghi nhớ lí thuyết - Phương trình tổng quát: 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O. - Vai trò : Sản phẩm quang hợp là nguồn thức ăn; Chuyển hóa quang năng thành hóa năng; Điều hòa không khí. - Lá là cơ quan quang hợp; Lục lạp là bào quan quang hợp. - Cây xanh có sắc tố diệp lục và carotenoit. Các sắc tố được phân bố trong màng thilacoit của lục lạp. - Các sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền về cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng: Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
  • 5. 5 - Quang hợp có pha sáng và pha tối. Hai pha liên hệ mật thiết với nhau. + Pha tối sử dụng sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH. + Pha sáng sử dụng sản phẩm của pha tối là ADP, ADP, NADP+. - Pha sáng là pha chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng ATP, NADPH. Pha sáng diễn ra ở thilacoit, cần có ánh sáng, nước, ADP, NADP+; Tạo ra ATP, NADPH, O2. - Quang phân li nước diễn ra ở pha sáng: H2O → 4H+ + 4e- + O2. - Pha tốidiễn ra ở chấtnền lục lạp, cần có CO2, ATP, NADPH; Tạo ra glucozo, ADP, NADP+. - Các nhóm thực vật C3, C4, CAM đều có pha sáng giống nhau, chỉ khác nhau ở pha tối. Pha tối ở thực vật C3 chỉ có chu trình Canvin, ở thực vật C4 và thực vật CAM còn có thêm chu trình C4 xảy ra trước chu trình Canvin. - AlPG từ chu trình Canvin chuyển hóa thành cacbohidrat, prôtêin. - Thực vật C4 (mía, rau dền, ngô, cao lương, kê) có chu trình Canvil diễn ra ở lục lạp bao bó mạch; Chu trình C4 diễn ra ở lục lạp của tế bào mô giậu. - Thực vật CAM (Xương rồng, dứa, thanh long, thuốc bỏng), chu trình C4 diễn ra vào ban đêm, trong tế bào chất. - Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp là: Ánh sáng, nồng độ CO2, nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng. + Ánh sáng: Cường độ ánh sáng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến quang hợp. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại. Quang phổ ánh sáng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến quang hợp. Quang hợp chỉ xảy ra ở miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ. Các tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp các axit amin, protein. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat. Thành phần ánh sáng biến động theo thời gian trong ngày và theo độ sâu của nước. Cây mọc dưới tán rừng rậm chứa nhiều diệp lục b giúp hấp thụ tia sáng có bước sóng ngắn. + Nồng độ CO2: Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp là từ 0,008% đến 0,3%.
  • 6. 6 + Nước: Khi thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm. + Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối quang hợp. Các loài cây khác nhau có nhiệt độ cực tiểu khác nhau, nhiệt độ cực đại khác nhau. + Nguyên tố khoáng: Nguyên tố khoáng ảnh hưởng đến quang hợp thông qua hoạt hóa enzim, điều tiết độ mở khí khổng, quang phân li nước. - Năng suất cây trồng: + Quang hợp quyết định khoảng 90 – 95% năng suất cây trồng (5 đến 10% còn lại phụ thuộc vào nguyên tố khoáng). + Tăng năng suất quang hợp bằng cách:Tăng diện tíchlá, tăng cường độ quang hợp và hiệu suất quang hợp;Sử dụng giống mới có năng suất cao;Tăng hệ số kinh tế của giống. - Nguyên tắc tách chiết sắc tố: + Sắc tố lá chỉ hoà tan trong dung môi hữu cơ. + Mỗi nhóm sắc tố thành phần có thể hoà tan tốt trong một dung môi hữu cơ nhất định. 2. Lí thuyết suy luận. - Dựa vào phương trình quang hợp chúng ta suyra được các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp. - Mỗi nhân tố sinh thái đều có vùng cực thuận, điểm giới hạn dưới và điểm dưới hạn trên. - Khi các giá trị chưa đạt bão hòa thì tăng cường các nhân tố (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, khoáng, CO2) đều làm tăng cường độ quang hợp. - Cường độ quang hợp phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh áng, nồng độ CO2, dinh dưỡng khoáng, nước. Trong tự nhiên, các yếu tố môi trường không tác động riêng rẽ lên quang hợp mà là tác động phối hợp với nhau. - Khi nồng độ CO2 chưađạt giá trị bão hòa thì tăng nồng độ CO2 sẽtăng cường độ quang hợp. - Khi nhiệt độ chưađạt giá trị bão hòa thì tăng nhiệt độ sẽ tăng cường độ quang hợp. IV. Hô hấp ở thực vật - Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học nguyên liệu hô hấp đến sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O, một phần năng lượng được tích lũy trong ATP. - Phương trình tổng quát của hô hấp: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + ATP + nhiệt.
  • 7. 7 - Vai trò: + Tạo ra nhiệt độ để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sốngcủa cây. + Tạo ra năng lượng ATP để sử dụng cho mọi hoạt động sinh lí của cây. + Tạo ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong cây. - Thực vật có 2 con đường hô hấp, đó là phân giải kị khí (đường phân và lên men) và phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí). - Thực vật hô hấp kị khí khi cây bị ngập ứng hoặc ngâm hạt trong nước. - Thực vật hô hấp hiếu khí gồm có ba giai đoạn: + Đường phân: xảy ra ở tế bào chất. + Chu trình crep: xảy ra ở chất nền của ti thể. + Chuỗi chuyền electron: Xảy ra ở màng trong ti thể. Trong đó giai đoạn chuỗi chuyền electron sẽ tạo ra nhiều năng lượng ATP nhất. - Hô hấp sáng: + Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 khi có ánh sáng mạnh. + Điều kiện: cường độ ánh sáng mạnh, chỉ xảy ra ở thực vật C3, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều. + Nơi xảy ra: Lục lạp →peroxixom → ti thể. + Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp mà không tạo ra ATP. - Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp: Nước, nhiệt độ, nồng độ oxi, nồng độ CO2 (Nồng độ CO2 cao sẽ gây ức chế hô hấp nên dùng nồng độ CO2 cao để bảo quản nông phẩm) - Hô hấp và quang hợp là hai quá trình phụ thuộc lẫn nhau. Hô hấp chịu ảnh hưởng của môi trường (nhiệt độ, nồng độ O2, nồng độ CO2, độ ẩm). - Vì hô hấp lấy thải CO2 nên có thể dùng dung dịch nước bari hay nước vôi trong để phát hiện hô hấp. - Vì hô hấp hấp thụ O2 nên có thể dùng diêm hoặc nến đang cháy để phát hiện hô hấp. - Vì hô hấp thải nhiệt nên có thể dùng nhiệt kế để phát hiện hô hấp. B. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ I. Mức độ nhận biết Câu 1. Đặc điểm của con đường hấp thụ nước và ion theo con đường qua con đường gian bào A. nhanh, không được chọn lọc. C. nhanh, được chọn lọc. B. chậm, được chọn lọc. D. chậm, không được chọn lọc
  • 8. 8 Câu 2. Thành phần chủ yếu của dòng mạch rây là A. saccarôzơ, axit amin...và một số ion khoáng được sử dụng lại. B. nước, axit amin...và một số ion khoáng được sử dụng lại. C. chất khoáng và các chất hữu cơ. D. H2O, muối khoáng. Câu 3. Dòng mạch gỗ được vận chuyển từ rễ đến lá nhờ 1. Lực đẩy (áp suất rễ) 2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá 3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ 4. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…) A. 1-3 B. 1-2-4 C. 1-2-3 D. 1-3-4 Câu 4. (THPTQG 2018)Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng? A. Sắt. B. Phôtpho. C. Hiđrô. D. Nitơ. Câu 5. Hệ sắc tố quang hợp bao gồm A. diệp lục a và diệp lục b. B. diệp lục a và carôtenôit. C. diệp lục b và carotenoit. D. diệp lục và carôtenôit Câu 6. (THPTQG 2018)Cơ quan nào sau đây của cây bàng thực hiện chức năng hút nước từ đất? A. Thân. B. Hoa. C. Rễ. D. Lá Câu 7. (THPTQG 2018) Ở thực vật sốngtrên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá? A. Tế bào mô giậu. B. Tế bào mạch gỗ. C. Tế bào mạch rây. D. Tế bào khí khổng Câu 8. (THPTQG 2018) Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng? A. Cacbon. B. Môlipđen. C. Sắt. D. Bo. Câu 9. (THPTQG 2018) Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng? A. Nitơ. B. Mangan. C. Bo. D. Sắt. Câu 10. (THPTQG 2019)Quá trình chuyển hóa NO3 − thành N2 do hoạt động của nhóm vi khuẩn A. cố định nitơ. B. nitrat hóa. C. phản nitrat hóa. D. amôn hóa. Câu 11. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây? A. Lá. B. Rễ. C. Thân. D. Hoa
  • 9. 9 Câu 12. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018)Vai trò của quá trình thoát hơi nước ở thực vật là A. cân bằng khoáng cho cây. B. giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá. C. làm giảm lượng khoáng trong cây. D. tăng lượng nước cho cây. Câu 13. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật là: A. ATP, C6H12O6, O2, H2O. B. C6H12O6, O2, ATP. C. C6H12O6, O2, H2O. D. H2O, CO2. Câu 14. Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng quang hợp là A. bộ máy Gôngi. B. ribôxôm. C. lục lạp. D. ti thể. Câu 15. Quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra chủ yếu qua A. không bào. B. tế bào mô giậu. C. khí khổng. D. lớp cutin. Câu 16. Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế A. thụ động và chủ động. B. thẩm thấu. C. thụ động và thẩm thấu. D. chủ động. Câu 17. Quang hợp góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính vì A. tạo ra lượng chất hữu cơ lớn. B. giải phóng O2. C. làm giảm CO2 trong khí quyển. D. tíchlũy năng lượng. Câu 18. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở A. màng tilacôit. B. màng ngoài lục lạp. C. màng trong lục lạp. D. chất nền. Câu 19. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ở rễ, sự hấp thụ nước từ đất vào tế bào lông hút được thực hiện theo cơ chế A. xuất nhập bào. B. khuếch tán của chất tan. C. vận chuyển chủ động. D. thẩm thấu. Câu20. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Thực vậtở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua A. lông hút. B. chóp rễ. C. toàn bộ bề mặt cơ thể. D. khí khổng. Câu 21. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Sản phẩm của pha sáng được dùng trong pha tối của quang hợp là A. ATP, NADPH, O2. B. C6 H12 O6. C. ATP, NADPH, C6 H12 O6. D. ATP, NADPH.
  • 10. 10 Câu 22. (THPTQG 2019) Qúa trình chuyển hóa nito hữu cơ thành NH4 + do hoạt động của nhóm vi khuẩn A. nitrat hóa B. phản nitrat hóa C. amon hóa D. cố định nito Câu 23. Vi khuẩn phản nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa A. NH4 + thành NO3 - B. N2 thành NH3. C. NO3 - thành N2. D. NH3 thành NH4 + Câu 24. Vi khuẩn nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa A. NH4 + thành NO3 - B. N2 thành NH3. C. NO3 - thành N2 D. NH3 thành NH4 + Câu 25. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) ở thực vật C4, giai đoạn cố định CO2 A. xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch. B. chỉ xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu. C. chỉ xảy ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch. D. xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và tế bào mô xốp. Câu 26. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Sắc tố bào tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH? A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Caroten. D. Xantophin. Câu 27. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Hô hấp sáng xảy ra ở A. thực vật C3, với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp, lizôxôm, ti thể. B. thực vật C3, với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp, perôxixôm, ti thể. C. thực vật C3, trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều. D. thực vật C4, trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều. Câu28. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Thành phần của dịch mạch gỗ chủ yếu gồm A. axit amin và vitamin. B. axit amin và hoocmôn. C. saccarôzơ và các axit amin. D. nước và các ion khoáng. Câu 29. Trong pha tối của thực vật C3, chất nhận CO2 đầu tiên là chất A. APG. B. PEP. C.AOA. D. RiDP Câu 30. Trong pha tối của thực vật C3, sản phẩm ổn định đầu tiên là chất A. APG. B. PEP. C.AOA. D. RiDP Đáp án 1A 2A 3C 4A 5D 6C 7D 8A 9A 10C 11A 12B 13C 14C 15C 16A 17C 18A 19D 20A 21D 22C 23C 24A 25A 26A 27B 28D 29B 30A
  • 11. 11 II. Mức độ thông hiểu Câu 1. (THPTQG 2018) Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào này sau đây? A. Tế bào mạch rây của rễ. B. Tế bào biểu bì của rễ C. Tế bào nội bì của rễ. D. Tế bào mạch gỗ của rễ. Câu 2. (THPTQG 2018) ở thực vật, trong thành phần của photpholipit không thể thiếu nguyên tố nào sau đây? A. Magie B. Đồng C. Clo D. Photpho Câu 3. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2019) Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2? A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch Ca(OH)2. C. Dung dịch KCl. D. Dung dịch H2SO4. Câu 4. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Trong điều kiện môi trường nhiệt đới, thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 vì A. nhu cầu nước cao. B. điểm bù CO2 cao. C. điểm bão hòa ánh sáng thấp. D. không có hô hấp sáng. Câu 5. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Khi nói về hô hấp sáng, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều. B. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. C. Hô hấp sáng xảy ra chủ yếu ở thực vật C4. D. Hô hấp sáng xảy ra đồng thời với quang hợp, gây lãng phí sản phẩm của quang hợp. Câu 6. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Nhận định nào sau đây là sai khi nói về hô hấp sáng ở thực vật? A. Xảy ra ở thực vật C3. B. Cung cấp năng lượng để tổng hợp ATP. C. Có sự tham gia của perôxixôm và ti thể. D. Gây lãng phí sản phẩm quang hợp. Câu 7. Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, giai đoạn nào sau đây tạo ra nhiều năng lượng ATP nhất? A. Chuỗi chuyển điện tử. B. Đường phân. C. Chu trình crep. D. Chu trình canvil. Câu 8. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Khi sống ở môi trường có khí hậu khô nóng, các loài cây thuộc nhóm thực vật nào sau đây có hô hấp sáng? A. Thực vật C3 và C4. B. Thực vật C3. C. Thực vật CAM. D. Thực vật C4
  • 12. 12 Câu 9. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Khi nói về pha sáng của quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng? A. Pha sáng diễn ra tại chất nền (strôma) của lục lạp. B. Ôxi được giải phóng từ quá trình quang phân li nước. C. Sản phẩm của pha sáng gồm có ADP và NADPH. D. Pha sáng sử dụng nguyên liệu là CO2. Câu 10. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Ở thực vật trên cạn, phân giải kị khí xảy ra trong trường hợp A. hạt đang nảy mầm. B. cây sống ở nơi ẩm ướt. C. rễ cây bị ngập úng. D. hoa đang nở. Câu 11. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Ý nào sau đây không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật? A. Giải phóng năng lượng ATP. B. Tạo các sản phẩm trung gian. C. Tổng hợp các chất hữu cơ. D. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt. Câu 12. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Nội dung nào sau đây đúng khi nói về hô hấp ở thực vật? A. chu trình crep diễn ra tại màng trong của ti thể. B. Đường phân là quá trình phân giải glucozo đến axit lactic C. Phân giải kị khí gồm đường phân và lên men. D. Hô hấp kị khí diễn ra mạnh khi hạt nảy mầm. Câu 13. (THI THỬ LÀO CAI 2019) Hiện nay người ta thường sử dụng biện pháp nào để bảo quản nông sản, thực phẩm? I. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao, gây ức chế hô hấp. II. Bảo quản bằng cách ngâm đốitượng vào dung dịch hóa chất thích hợp. III. Bảo quản khô. IV. Bảo quản khô. V. Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao. Số phương án đúng là A.2 B.3 C.4 D. 1 Câu 14. Khi nói về trao đổi nước của thực vật trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nước được rễ cây hút vào thông qua các tế bào lông hút. II. Nếu lượng nước hút vào bé hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo. III. Cây thoát hơi nước theo 2 con đường, trong đó thoát chủ yếu qua khí khổng. IV. Nước được vận chuyển từ đất vào trung trụ theo 2 con đường là gian bào và tế bào chất.
  • 13. 13 A. 1. B.2. C. 3. D. 4. Câu15. Khi nói về trao đổikhoáng củacây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cây chỉ hấp thụ khoáng theo cơ chế chủ động. II. Cây chỉ hút khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước. III. Trong cây, nguyên tố đa lượng là nguyên tố có hàm lượng từ 0,01% trở lên (tính theo hàm lượng chất khô). IV. Hàm lượng ion khoáng trong đấtcàng cao thì tốc độ sinh trưởng củacây càng nhanh. A.2 B.1 C.3 D.4 Câu 16. Phát biểu nào sau đây sai? A. Thoát hơi nước là động lực trên cùng phíatrên của dòng mạch gỗ. B. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây. C. Trong cùng 1 cây, lông hút là cơ quan có thể nước thấp nhất. D. Chất hữu cơ dự trữ trong củ chủ yếu được tổng hợp ở lá. Câu 17. Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, giai đoạn nào sau đây giải phóng khí CO2. A. Chuỗi vận chuyển điện tử. B. Đường phân. C. Chu trình crep. D. Chu trình canvil. Câu 18. (THI THỬ BẮC NINH 2019) Khi nói về ảnh hưởng các nhân tố môi trường đến quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây Sai? A. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến phản ứng enzim trong quang hợp. B. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng. C. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối. D. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây thiếu nước. Câu 19. Khi nói về chu trình canvil, phát biểu nào sau đây đúng? A. Xảy ra vào ban đêm. B. Tổng hợp glucozo. C. Giải phóng CO2. D. Giải phóng O2. Câu 20. Kết quả của quá trình quang hợp là thải ra O2,các phân tử O2 được tạo ra từ quá trình nào sau đây? A. Pha tối của quang hợp. B. Quang phân li nước. C. Phân giải CO2 tạo ra O2 D. Phân giải đường Glucozo. Đáp án 1B 2D 3B 4D 5C 6B 7A 8B 9B 10C 11C 12C 13B 14D 15A 16C 17C 18B 19B 20B
  • 14. 14 III. Mức độ vận dụng Câu 1. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng quy trình với 50g hạt đậu đang này mầm, nước vôi trong và các dụng vụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng? A. Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh sáng. B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi. C. Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng giống như sử dụng nước vôi trong. D. Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành CaCO3 Câu 2. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa AlPG thành glucôzơ. B. Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành AlPG. C. Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH. D. Trong quang hợp, O2 được tạo ra từ CO2. Câu3. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2019) Khinóivề ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây Sai? A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng. B. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cấy thiếu nước. C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp. D. CO2, ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối. Câu 4. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018)Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm I. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản. II. Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng. III. Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản. IV. Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm. Số nhận định đúng là: A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
  • 15. 15 Câu 5. (THPTQG 2019) Hình bên mô tả thời điểm bắt đầu thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. Thí nghiệm được thiết kế đúng chuẩn quy định. Dự đoán nào sau đây đúng về kết quả của thí nghiệm. A. Nồng độ khí ôxi trong ống chứa hạt nảy mầm tăng nhanh. B. Vị trí của giọt nước màu trong ống mao dẫn bị không thay đổi. C. Một lượng vôi xút chuyển thành canxi cacbonat. D. Nhiệt độ trong ống chứa hạt nảy mầm giảm. Câu 6. Một cây C3 và C4 được đặt trong cùng một chuông thủy tinh kín, được cung cấp đủnước, ánh sáng nhưng không cung cấp thêm CO2. Theo lí thuyết nồng độ CO2 sẽ thay đổi như thế nào trong chuông thủy tinh? A. Không thay đổi. B. Giảm đến điểm bù của cây C3. C. Giảm đến điểm bù của cây C4. D. Tăng dần, sau đó ổn định. Câu 7. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau? I. Thực vật C4 có năng suất thấp hơn thực vật C3. II. Khí khổng của các loài thực vật CAM đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày. III. Quá trình quang phân li nước diễn ra trong xoang của tilacoit. IV. Thực vật C3 có 2 lần cố định CO2 trong pha tối. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu8. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Khinói về quá trình cố định CO2 của các nhóm thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chất nhận CO2 đầu tiên của thực vật C3 là Ribulôzơ – 1,5 điP (RiDP). II. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của thực vật C4 và thực vật CAM là một hợp chất có 4C trong phân tử. III. Trong chu trình canvin, giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH. IV. AlPG là chất khởi đầu để tổng hợp nên C6H12O6, từ đó tổng hợp nên tinh bột, saccarozo… A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 9. Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả người ta phải khống chế cường độ hô hấp ở mức tối thiểu nhằm A. Không làm tiêu hao số lượng và chất lượng của đối tượng bảo quản. B. giữ được lâu mà không làm giảm khối lượng của đối tượng bảo quản.
  • 16. 16 C. giữ được mức tối đa số lượng và chất lượng của đốitượng bảo quản. D. làm tăng chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản. Câu 10. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Trongquá trình bảo quản nông sản, hoạt động hô hấp của nông sản gây ra tác hại nào sau đây? A. Làm giảm nhiệt độ. B. Tiêu hao chất hữu cơ. C. Làm giảm độ ẩm. D. Làm tăng khí O2, giảm CO2 Câu 11. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Cho các nhận định về thực vật CAM: I. Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loài cây trông như dứa, thanh long…. II. Khí khống đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày. III. Chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng, vì thế cho năng suất cao nhất trong các nhóm thực vật. IV. Giai đoạn đầu cố định CO2 được thực hiện vào ban đêm, lúc khí khổng mở; còngiai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin được thực hiện vào ban ngày, lúc khỉ khổng đóng. Số nhận định đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5 Câu 12. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019)Cho một số phát biểu sau về quá trình quang hợp ở thực vật: I. Quá trình cố định CO2 chỉ xảy ra theo chu trình Canvin. II. Chỉ xảy ra ở luc lạp của mô giậu. III. Sản phẩm quang hợp đầu tiên là hợp chất chứa 4 nguyên tử Cacbon. IV. Quá trình cố định CO2 chỉ xảy ra vào ban đêm. Trong số phát biểu trên, các phát biểu đúng với thực vật C3 là A. II và IV. B. II và III. C. I và III. D. I và II. Câu 13. (THI THỬ LÀO CAI 2019)Cho các thông tin sau: 1. Bón vôi cho đất chua. 2. Cày lật úp dạ xuống. 3. Cày phơi ải đất, phá váng, làm cỏ sục bùn. 4. Bón nhiều phân vô cơ. Biện pháp chuyển hóa các chất khoáng ở trong đất không tan thành dạng hòa tan là A. 1,2,3. B. 1,3,4 C. 1,2,3,4 D. 1,2,4 Câu 14: Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây. Chú thích nào sau đây đúng về sơ đồ trên?
  • 17. 17 A. (1). 4NH  ; (2). N2 ; (3). 3NO ; (4). Chất hữu cơ. B. (1). 3NO ; (2). 4NH  ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ. C. (1). 3NO ; (2). N2 ; (3). 4NH  ; (4). Chất hữu cơ. D. (1). 4NH  ; (2). 3NO ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ. Câu 15: Nghiên cứu sơ đồ qua đây về mối quan hệ giữa hai pha của quá trình quang hợp ở thực vật và các phát biểu tương ứng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Pha 1 được gọi là pha sáng và pha 2 được gọi là pha tối. II. Pha 1 chỉ diễn ra vào ban ngày (trong điều kiện có ánh sáng), pha 2 chỉ diễn ra vào ban đêm (trong điều kiện không có ánh sáng). III. Chất A, B và C lần lượt là nước, khí cacbonic và khí oxi. IV. a và b lần lượt là ATP và NADPH, c và d lần lượt là ADP và NADP+. V. Ở một số nhóm thực vật, pha 1 và pha 2 có thể xảy ra ở những loại tế bào khác nhau. VI. Pha 1 diễn ra tại tilacoit còn pha 2 diễn ra trong chất nền của lục lạp. A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16. (THPTQG 2018) Khi nói về quang hợp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng. II. Diệp lục b là sắc tố trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng
  • 18. 18 ATP. III. Quang hợp diễn ra ở bào quan lục lạp. IV. Quang hợp góp phần điều hòa lượng O2 và CO2 khí quyển. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 17. (THPTQG 2018) Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quang phân li nước diễn ra trong xoang của tilacôit. II. Sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối là NADPH và ATP. III. Ôxi được giải phóng từ quá trình quang phân li nước. IV. Pha sáng chuyển hóa năng lượng của ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 18. (THPTQG 2018) Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH. II. Pha sáng diễn ra trong chất nền (strôma) của lục lạp. III. Pha sáng sử dụng nước làm nguyên liệu. IV. Pha sáng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của ánh sáng A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 19. (THPTQG 2018) Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử H2O. II. Để tổng hợp được 1 phân tử glucozo thì pha tối phải sử dụng 6 phân tử CO2. III. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối. IV. Pha tối cung cấp NADP+ và glucôzơ cho pha sáng. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 20. Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm như sau:
  • 19. 19 Có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Đổ thêm nước sôi ngập hạt nảy mầm vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm thì lượng kết tủa trong ống nghiệm càng nhiều. II. có thể thay thế hạt nảy mầm bằng hạt khô và nước vôi trong bằng dung dịch NaOH loãng thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi. III. Do hoạt động hô hấp của hạt nên lượng CO2 tích lũy trong bình ngày càng nhiều. IV. Thí nghiệm chứng minh nước vừa là nguyên liệu và vừa là sản phẩm của hô hấp. A.1 B.4 C.3 D.4 Đáp án 1D 2B 3A 4B 5C 6B 7D 8A 9C 10B 11A 12D 13A 14D 15D 16A 17C 18B 19B 20A PHẦN II: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT A. Tóm tắt lý thuyết 1. Tiêu hóa ở động vật - Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. - Ở độngvật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa (tiêu hóa nội bào). Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa thủy phân chất hữu cơ có trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản. Các chất dinh dưỡng đơn giản được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống. - Ở động vật có túi tiêu hóa (thủy tức), thức ăn được tiêu hóa ngoại bào, sau đó tiêu hóa nội bào. - Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài. - Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn. + Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học.
  • 20. 20 + Thú ăn thực vật có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và biến đổi nhờ vi sinh vật cộng sinh. + Động vật có dạ dày đơn (ngựa, thỏ) có manh tràng phát triển. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ một phần trong dạ dày, ruột non; phần còn lại được chuyển vào manh tràng và tiếp tục được tiêu hóa nhờ vi sinh vật. + Động vật nhai lại (trâu, bò, cừu, dê,…) có dạ dày 4 ngăn: Thứ tự tiêu hóa trong dạ dày: dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế. Trong đó dạ múi khế là dạ dày thực sự. + Chức năng của 4 dạ dày: Dạ cỏ Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh tiêu hóa xenlulozo Dạ tổ ong Đưa thức ăn lên miệng để nhai lại Dạ lá sách Hấp thụ bớt nước Dạ múi khế Tiết enzim pepsin và HCL - Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa (ĐV đơn bào) chỉ có tiêu hóa nội bào và chỉ có tiêu hóa hóa học. - ĐV có túi tiêu hóa (Ruột khoang, giun dẹp) có cả tiêu hóa ngoại bào và nội bào, chỉ có tiêu hóa hóa học enzim tiêu hóa lấy từ TB tuyến trên thành túi. - ĐV có ống tiêu hóa chỉ có tiêu hóa ngoại bào, có tiêu hóa cơ học, hóa học và sinh học (ĐV ăn cỏ) 2. Hô hấp ở động vật - Trao đổi khí của động vật phụ thuộc chủ yếu vào bề mặt trao đổi khí. Hiệu quả trao đổi khí của động vật phụ thuộc vào 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí (Bề mặt rộng; Bề mặt mỏng và ẩm ướt; Bề mặt có nhiều mao mạch máu; Có sự lưu thông khí). - Ở động vật có 4 hình thức hô hấp chủ yếu là: Hô hấp qua bề mặt cơ thể; Hô hấp bằng hệ thống ống khí; Hô hấp bằng mang; Hô hấp bằng phổi. - Động vật đơn bào và động vật đa bào bậc thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp): Hô hấp qua bề mặt cơ thể. - Côntrùng hô hấp bằng ống khí. Ống khí phân nhánh và tiếp xúc trực tiếp với tế bào để đưa khí đến tế bào nên hệ tuần hoàn của côn trùng không vận chuyển khí. - Hầu hết các loài sống trong nước đều hô hấp bằng mang. Ở cá xương, dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch mang và miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên
  • 21. 21 dòng nước chảy gần như liên tục và 1 chiều từ miệng qua mang nên đã lấy được 80% lượng O2 của nước khi đi qua mang. - Bò sát, chim, thú đều hô hấp bằng phổi. + Phổi của chim được cấu tạo bởi hệ thống ống khí có mao mạch bao quanh (phổi của chim không có phế nang). Nhờ hệ thống ống khí nên khi chim hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi. + Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp và co giản làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực. Sự thông khí của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. 3. Tuần hoàn - Các loài động vật đơn bào và các loài động vật đa bào có cơ thể nhỏ chưa có hệ tuần hoàn: Các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể. - Hệ tuần hoàn gồm có: Dịch tuần hoàn (máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô); Tim; Hệ mạch máu. - Phân biệt hệ tuần hòan hở và hệ tuần hoàn kín Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Đại diện Trai, ốc, châu chấu, gián, tôm... Giun đốt, mực ống, bạch tuộc.. Cấu tạo không có mao mạch Có mao mạch Đường đi của máu( bắt đầu từ tim) Tim -> ĐM -> khoang cơ thể -> TM -> Tim Tim -> ĐM -> MM -> TM -> Tim Đặc điểm - Có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô. - Máu chảy trong động với áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm - Máu tiếp xúc và trao đổichất trực tiếp với tế bào. - Máu lưu thông liên tục trong mạch kín - Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình - Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch - Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép Đại diện Cá - Lưỡng cư, bò sát, chim... Cấu tạo tim 2 ngăn 3 ngăn (lưỡng cư, bò sát) tim 4 ngăn (chim, thú...) Số vòng tuần hoàn 1 2
  • 22. 22 Áp lực của máu chảy trong động mạch Trung bình Cao Pha trộn giữa máu giàu O2 và giàu CO2 ở ti Không pha - Chim, thú, cá sấu: Tim 4 ngăn nên máu không pha. - Lưỡng cư: Tim 3 ngăn nên máu pha nhiều. - Bó sát: Tim 3 ngăn có vách tâm thất hụt : máu pha ít - Lưỡng cư, bò sát, chim, thú: có hệ tuần hoàn kép (có 2 vòng tuần hoàn). Ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha trộn máu giàu O2 với máu giàu CO2. - Tim hoạt động như một cái bơm hút và đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn. - Tim có tính tự động, hoạt độngtheo chu kì và hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”. - Hệ dẫntruyền của tim gồm: Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó His →Mạng Puôckin. Trong đó chỉ có nút xoang nhĩ mới có khả năng phát nhịp. - Tim co giản nhịp nhàng theo chu kì: Nhĩ co → Thất co → dãn chung. - Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp phụ thuộc và: lực co tim; nhịp tim; khối lượng máu; độ quánh của máu; sự đàn hồi của mạch máu. Trong hệ mạch, càng xa tim thì huyết áp càng giảm (cao nhất ở động mạch →mao mạch → tĩnh mạch). - Vận tốc máu phụ thuộc tổng tiết diện của mạch máu. Ở mao mạch tổng tiết diện lớn nhất nên có vận tốc máu nhỏ nhất.
  • 23. 23 4. Cân bằng nội môi - Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. - Có 3 bộ phận tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi: Bộ phận tiếp nhận kích thích; Bộ phận điều khiển; Bộ phận thực hiện. - Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thu hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu. - Gan tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ các chất hòa tan trong máu. - PH nội môi được duy trì ổn định từ 7,35 đến 7,45 là nhờ các hệ đệm, phổi và thận. phổi làm tăng pH bằng cáchthải CO2; Thận điều hòa pH bằng cách thải H+, hấp thu Na+, thải NH3. Các lưu ý suy luận: - Nếu nhịn thở hoặc lao động nặng thì độ pH máu giảm; - Nếu hở van tim thì huyết áp giảm; - Nếu suy thận, suy gan thì áp suất thẩm thấu của máu giảm, dẫn tới phù nề. B. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ I. Mức độ nhận biết Câu 1. (THPTQG 2018) Độngvật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang? A. Cá chép. B. Thỏ. C. Giun tròn. D. Chim bồ câu. Câu 2. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện qua da? A. Cá chép. B. Châu chấu. C. Giun đất. D. Chim bồ câu. Câu 3. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi? A. Châu chấu. B. Cá chép. C. Giun tròn. D. Chim bồ câu. Câu 4. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang? A. Ếch đồng. B. Tôm sông. C. Mèo rừng. D. Chim sâu. Câu 5. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép? A. Châu chấu. B. Ốc sên. C. Cá chép. D. Chim bồ câu. Câu 6. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở? A. Chim bồ câu. B. Cá chép. C. Rắn hổ mang. D. Châu chấu. Câu 7. (THPTQG 2018) Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim? A. Bó His. B. Tĩnh mạch. C. Động mạch. D. Mao mạch.
  • 24. 24 Câu 8. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín? A. Ốc sên. B. Châu chấu. C. Trai sông. D. Chim bồ câu. Câu9. (THPTQG 2019) Ngăn nào sau đây của dạ dày trâu tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin? A. Dạ lá sách. B. Dạ múi khế. C. Dạ cỏ. D. Dạ tổ ong. Câu 10. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2019) Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí? A. Châu chấu. B. Sư tử. C. Chuột. D. Ếch đồng. Câu11. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có dạ dày đơn? A. Bò. B. Trâu. C. Ngựa. D. Cừu Câu 12. Độngvật nào sau đây có quá trình trao đổi khí của cơ thể với môi trường không diễn ra ở mang? A. Cua B. Ốc C. Cá sấu D. Tôm Câu 13. Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn? A. Bò. B. Chó C. Ngựa. D. Chim bồ câu Câu 14. Trong hệ mạch, huyết áp thấp nhất ở A. tiểu động mạch B. Mao mạch C. động mạch chủ D. tĩnh mạch Câu 15. Trong hệ mạch, vận tốc máu thấp nhất ở A. tiểu động mạch B. Mao mạch C. động mạch chủ D.tĩnh mạch Câu 16. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Thứtự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người A. miệng thực quản dạ dày ruột non ruột già hậu môn. B. miệng ruột non thực quản dạ dày ruột già hậu môn. C. miệng dạ dày ruột non thực quản ruột già hậu môn. D. miệng ruột non dạ dày hầu ruột già hậu môn. Câu 17. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Chim có hình thức hô hấp nào? A. Hô hấp bằng phổi. B. Hô hấp bằng hệ thống túi khí và phổi. C. Hô hấp bằng mang. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Câu18. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Timngười có khả năng đập tự độngdo A. khả năng phát xung theo đợt của nút nhĩ thất. B. khả năng tự phát xung của nút xoang nhĩ. C. mạng puôckin gây co tâm thất. D. bó His truyền xung theo đợt. Câu 19. Ở động vật có xương sống, cơ quan hô hấp chuyên hóa với chức năng trao đổi khí trong môi trường nước là
  • 25. 25 A. phổi. B. bề mặt cơ thể. C. mang. D. ống khí. Câu 20. Ở người, quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở A. ruột già. B. dạ dày. C. khoang miệng. D. ruột non. Câu 21. Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng mang? A. Cá, ếch, nhái, cá sấu. B. Cá, ốc, tôm, cua. C. Giun đũa, trùng roi, tôm. D. Giun đất, giun dẹp, tôm. Câu 22. Động vật nào sau đây có ống tiêu hóa? A. Trùng giày. B. Giun đất. C. Trùng roi. D. Thủy tức. Câu 23. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Động vật nào dưới đây có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể? A. Cá chép. B. Chim bồ câu. C. Giun đất. D. Châu chấu Câu 24. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn? A. Cá mè. B. Chim bồ câu. C. Cá sấu. D. Trâu. Câu 25. (THI THỬ BẮC NINH 2019) Động vật nào sau đây không có ống tiêu hóa. A. Chấu chấu B. Gà C. Thủy tức D. Thỏ. Câu 26. Loài động vật nào sau đây chỉ có tieu hóa nội bào mà chưa có tiêu hóa ngoại bào? A. Trùng đế giày. B. Thỏ. C. Bồ câu. D. Giun đất Câu 27. Ở tim nhóm động vật nào sau đây không có sự pha trộn giữa dòng máu giàu CO2 với dòng máu giàu O2. A. Cá xương B. Ếch. C. Rắn nước D. Nhái Câu 28. Trong hệ tuần hoàn của thú loại mạch nào sau đây có huyết áp lớn nhất? A. Tĩnh mạch B. Mao mạch. C. Động mạch chủ D. Tiểu động mạch. Câu 29. Loại hoocmon nào sau đây có tác dụng làm giảm đường huyết? A. Insulin B. Glucagon C. Progesteron D. Tiroxin. Câu 30. Cân bằng nội môi là hoạt động A. duy trì sự ổn định môi trường trong tế bào. B. duy trì sự ổn định của máu. C. duy trì sự ổn đinh của môi trường trong cơ thể. D. duy trì sự ổn đinh của bạch huyết. Đáp án 1A 2C 3D 4B 5D 6D 7A 8D 9B 10A 11C 12C 13A 14D 15B 16A 17B 18B 19C 20D 21B 22B 23C 24A 25C 26A 27A 28C 29A 30C
  • 26. 26 II. Mức độ thông hiểu Câu 1. (THPTQG 2018) Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở người, quá trình tiêu hóa prôtêin chỉ diễn ra ở ruột non. B. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào. C. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh. D. Ở động vật nhai lại, dạ cỏ tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin. Câu 2. (THPTQG 2018) Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở thỏ, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở manh tràng. B. Ở người, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở ruột non. C. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào. D. Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có khả năng tiết ra enzim pepsin và HCl. Câu 3. (THPTQG 2018) Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học. B. Trong ngành Ruột khoang, chỉ có thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi. C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim của lizôxôm. Câu 4. (THPTQG 2019) Trongchu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch phổi? A. Tâm nhĩ trái. B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ phải. D. Tâm thất trái. Câu 5. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Khi nói về độ pH của máu ở người bìnhthường, phát biểu nào sau đây đúng? A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0. B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH. C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH. D. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH. Câu 6. Điều nào sau đây là đúng khi nói về hệ tuần hoàn kép? A. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tim bao giờ cũng là máu đỏ tươi. B. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tĩnh mạch phổi có cùng màu với máu ở động mạch chủ. C. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm ngành động vật có xương sống. D. Tim 4 ngăn, hai vòng tuần hoàn là các đặc điểm của nhóm động vật có hệ tuần hoàn kép
  • 27. 27 Câu 7. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở không thực hiện chức năng vận chuyển A. các sản phẩm bài tiết. B. chất dinh dưỡng. C. chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết. D. chất khí. Câu 8. Trong cơ chế duy trì ổn định pH của máu, ý nào dưới đây không đúng? A. Thận thải H+ và HCO3 -. B. Hệ đệm trong máu lấy đi H+. C. Phổi thải CO2. D. Phổi hấp thu O2. Câu9. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ở độngvật, cơ thể có cảm giác khát nước khi A. nồng độ Na+ trong máu giảm. B. áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao. C. nồng độ glucôzơ trong máu giảm. D. áp suất thẩm thấu trong máu giảm. Câu 10. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ví dụ nào sau đây minh họa tốt nhất cho cân bằng nội môi? A. Khi lượng ôxi trong máu giảm, ta cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. B. Phổi và ruột non đều có diện tích bề mặt trao đổilớn. C. Khi nồng độ muối trong máu tăng lên, thận tăng cường tái hấp thu nước. D. Hầu hết người trưởng thành cao 1,5m đến 1,8m. Câu 11. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ruột của thú ăn thịt ngắn hơn ruột của thú ăn thực vật là đặc điểm thích nghi với thức ăn A. dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng. B. khó tiêu hóa và nghèo dinh dưỡng. C. khó tiêu hóa và giàu dinh dưỡng. D. dễ tiêu hóa và nghèo dinh dưỡng. Câu 12. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật A. được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong dạ dày và manh tràng. B. không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày. C. được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản. D. được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa. Câu 13. Ở động vật, khi nói về trao đổi khí, phát biểu nào sau đây sai? A. Trao đổikhí ở tại bề mặt trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán. B. Bề mặt trao đổikhí có nhiều mao mạch và ẩm ướt. C. Sắc tố hô hấp có chức năng làm tăng nồng độ O2 trong dịch tuần hoàn. D. Bề mặt trao đổikhí mỏng, có diện tíchbề mặt lớn.
  • 28. 28 Câu 14. (THI THỬ BẮC GIANG 2019) Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào sau đây là hiệu quả nhất. A. Phổi bò sát B. Da của giun đất. C. Phổi của động vật có vú D. Phổi và da của ếch nhái Câu 15: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở không thực hiện chức năng vận chuyển A. các sản phẩm bài tiết. B. chất dinh dưỡng. C. chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết. D. chất khí. Câu 16: Các hoocmon do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế nào sau đây? A. Duy trì ổn định nồng độ glucozo trong máu. B. Điều hóa quá trình tái hấp thu nước ở thận. C. Điều hóa quá trình tái hấp thu Na+ nước ở thận. D. Điều hòa độ pH của máu. Câu 17: Khi nói về chiều di chuyển của dòng máu trong người ở trạng thái bình thường, phát biểu nào sau đây sai? A. Từ tĩnh mạch về tâm nhĩ. B. Từ tâm thất vào động mạch. C. Từ tâm nhĩ xuống tâm thất. C. Từ động mạch về tâm nhĩ. Câu 18: Khi nói về hệ tuần hoàn hở, phát biểu nào sau đây sai? A. Máu chảy với áp lực thấp. B. Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với tế bào. C. Hệ tuần hoàn hở có ở các loài động vật thuộc nhóm côn trùng, thân mềm. D. Hệ tuần hoàn hở có hệ thống mao mạch nối động mạch với tĩnh mạch. Câu 19:Ở hệ tuần hoàn hở ở người, mỗi mao mạch có đường kính rất nhỏ nhưng tổng tiết diện của mao mạch là rất lớn. Nguyên nhân là vì: A. Mao mạch nằm ở xa tim. B. Mao mạch có số lượng lớn. C. Ở mao mạch có vận tốc máu chậm. D. Ở mao mạch có huyết áp thấp. Câu 20: Khi nói về đặc điểm da của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí với môi trường, phát biểu nào dưới đây sai? A. Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể với diện tích bề mặt cơ thể khá lớn. B. Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuếch tán. C. Dưới da có nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp. D. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể khá lớn. Đáp án 1C 2D 3C 4B 5B 6B 7D 8D 9B 10C 11A 12A 13C 14C 15D 16A 17C 18D 19B 20A
  • 29. 29 III. Mức độ vận dụng Câu 1. (THPTQG 2018) Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở tất cả động vật không xương sống, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở ống khí. B. Ở tất cả động vật trong nước, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở mang. C. Ở tất cả động vật sống trên cạn, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi. D. Ở tất cả các loài thú, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi. Câu 2. (THPTQG 2018) Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm. II. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch. III. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch. IV. Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 3. (THPTQG 2018) Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch. III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo ôxi hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải. IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo ôxi hơn máu trong động mạch chủ. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 4. (THPTQG 2018) Có bao nhiêu trường hợp sau đây có thể dẫn đến làm tăng huyết áp ở người bình thường? I. Khiêng vật nặng. II. Hồi hộp, lo âu. III. Cơ thể bị mất nhiều máu. IV. Cơ thể bị mất nước do bị tiêu chảy. A.2 B.4 C.1 D.3 Câu5. (THPTQG 2018) khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
  • 30. 30 I. Tất cả các độngvật có hệ tuần hoàn kép thì phổiđều được cấu tạo bởi nhiếu phế nang. II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 với máu giàu CO2. III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch. IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch. A. 1 B.2 C.3 D.4 Câu 6. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2019)Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai? A. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim. B. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi. C. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất. D. Loài có khối lượng cơ thể lớn thì có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng cơ thể nhỏ. Câu 7. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Khi nói về tuần hoàn máu ở người bìnhthường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch. II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch. III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất. IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổihuyết áp. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 8. Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Huyết áp ở tiểu động mạch cao hơn huyết áp ở tiểu tĩnh mạch. II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch. III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo O2 hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải. IV. Vận tốc máu ở động mạch chủ nhỏ hơn vận tốc máu ở tĩnh mạch chủ. A.1 B.2 C.4 D.3 Câu 9. Khi nói về hệ tuần hoàn ở độngvật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở thú hệ tuần hoàn được cấu tạo gồm tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn. II. Các loài động vật mực ống, bạch tuộc, cá, chim, thú có hệ tuần hoàn kín. III. Ở các loài côn trùng có hệ tuần hoàn hở, máu đi nuôi cơ thể là máu giàu O2. IV. Hệ tuần hoàn kép thường có áp lực máu chảy mạnh hơn so với hệ tuần hoàn đơn.
  • 31. 31 A. 3 B. 4 C. 1 D.2 Câu 10. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Huyết áp tâm thu đạt được ứng với lúc tim co, huyết áp tâm trương đạt được ứng với lúc tim dãn. II. Ở đa số động vật, nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể. III. Khi tim đập nhanh và mạch co thì huyết áp tăng, khi tim đập chậm và mạch dãn thì huyết áp giảm. IV. Trình tự hoạt động của một chu kì tim là pha co tâm thất, pha co tâm nhĩ, pha dãn chung. V. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu11. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Cho các đặc điểm về hoạt động của tim và hệ mạch: I. Tim hoạt động mang tính chu kì. II. Huyết áp tăng dần từ động mạch đến tĩnh mạch. III. Tim có tính tự động là nhờ hệ dẫn truyền tim gồm bốn bộ phận. IV. Vận tốc máu chảy trong động mạch chủ nhanh hơn trong tĩnh mạch. Số đặc điểm đúng là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 12. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch vì những nguyên nhân nào sau đây? I. Càng xa tim thì lực ma sát giữa thành mạch và máu càng giảm. II. Càng xa tim thì áp lực của máu do sự co bóp của tim càng giảm. III. Lực ma sát giữa các phân tử của máu. IV. Độ dày thành mạch giảm dần. A. I, II, III, IV. B. I, II, III. C. II, III. D. I, II, IV. Câu 13. Khi nói về sự biến đổi của vận tốc máu trong hệ mạch, xét các kết luận sau: I. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ. II. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch. III. Vận tốc máu cao nhất ở tĩnh mạch, thấp nhất ở động mạch và có giá trị trung bình ở mao mạch. IV. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ và duy trì ổn định ở tĩnh mạch và mao mạch.
  • 32. 32 Trong các kết luận trên, số kết luận sai là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 14. Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tất cả các động vật không xương sống đều có hệ tuần hoàn hở. II. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ và thấp nhất ở tĩnh mạch chủ. III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch. IV. Ở người, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, thấp nhất ở tĩnh mạch chủ. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 15. Cho một số phát biểu sau về hệ tuần hoàn ở người: I. Máu chảy trong động mạch của vòng tuần hoàn nhỏ là máu đỏ tươi. II. Tâm thất trái đẩy máu vào động mạch của vòng tuần hoàn lớn đi nuôi cơ thể. III. Trong hệ mạch, vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch. IV. Trong hệ mạch, huyết áp nhỏ nhất ở mao mạch. Trong số phát biểu trên, các phát biểu đúng là A. I và II. B. I và III. C. II và III. D. II và IV. Câu 16. (THI THỬ BẮC GIANG 2019) Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hô hấp ở động vật? I. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi giữa khí và môi trường được thực hiện qua bề mặt trao đổi khí. II. Khi cá lên cạn một thời gian sẽ chết vì nắp mang không mở và các phiến mang dính chặt với nhau nên không trao đổi khí được. III. Da của giun đất ẩm ướt giúp trao đổi khí qua da. IV. Ống khí của côntrùng chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển khí mà không vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết. A.2 B.4 C.1 D.3 Câu 17. Khi nói về tiêu hóa nội bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Chỉ có động vật đơn bào mới có tiêu hóa nội bào. II. Ở tiêu hóa nội bào, enzim tiêu hóa do bào quan lizoxom cung cấp. III. Tiêu hóa nội bào luôn gắn liền với hoạt động thực bào. IV. Ở tiêu hóa nội bào, chất thải được đưa ra khỏi tế bào bằng hình thức xuất bào. A.3 B. 4 C. 2 D. 1
  • 33. 33 Câu 18. Độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch máu trong hệ mạch của cơ thể động vật được thể hiện ở hình bên. Các đường cong A, B, C trong hình này lần lượt là đồ thị biểu biều diễn sự thay đổi độ lớn của A. tổng tiết diện của các mạch, huyết áp và vận tốc máu B. vận tốc máu, tổng tiết diện của các mạch và huyết áp. C. huyết áp, tổng tiết diện của các mạch và vận tốc máu. D. huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch Câu 19. Khi nói về tim người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tim người có 4 ngăn, hai tâm thất ở trên và hai tâm nhĩ ở dưới. II. Tim người hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”. III. Tim người hoạt động có tính tự động. IV. Tim người có hẹ dẫn truyền tim. A. 1 B.3 C.2 D.4 Câu 20. Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn hở, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong mạch và điều phối tới các cơ quan trong cơ thể chậm nên hệ tuần hoàn hở không đáp ứng được nhu cầu O2 của động vật hoạt động tích cực. II. Hệ tuần hoàn hở có ở các loài côn trùng. III. Hệ tuần hoàn hở thích hợp với động vật ít hoạt động. IV. Côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn để trao đổi khí O2 và CO2. A.4 B.3 C.2 D.1 Đáp án 1D 2A 3A 4A 5A 6B 7C 8B 9A 10D 11D 12B 13D 14D 15C 16B 17A 18D 19B 20A
  • 34. 34 ĐỀ ÔN TẬP Câu1. Sựthông khí trong các ống khí của cô trùng thực hiện được nhờ hoạt động của cơ quan nào sau đây? A. Sự co dãn của phần bụng. B. Sự di chuyển của chân C. Sự nhu động của hệ tiêu hóa. D. Sự vận chuyển của cánh. Câu 2: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây? A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh. B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh. C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh. D. Vận tốc bé và được điều chỉnh. Câu 3. Sản phẩm của pha sáng được dùng trong pha tối của quang hợp là A. ATP, NADPH, O2. B. C6 H12 O6. C. ATP, NADPH, C6 H12 O6. D. ATP, NADPH. Câu 4. Chất nào sau đây là sản phẩm của pha tối? A. C6H12O6. B. CO2. C. ATP. D. O2. Câu 5. Khi nói về sự thay đổivận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng? A. Giảm dần từ động mạch, đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch. B. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần ở tĩnh mạch. C. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần ở tĩnh mạch. D. Luôn giống nhau ở tất cả các vị trí trong hệ mạch Câu 6. Khi nói về trao đổi nito ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Rễ cây chỉ hấp thụ nito dưới 2 dạng NH4 + và NO3 - II. Quá trình hấp thụ nito luôn cần tiêu tốn năng lượng ATP. III. Quá trình chuyển hóa N2 thành NH3 được gọi là cố định đạm. IV. Quá trình chuyển hóa NH4 + thành NO3 - được gọi là nitrat hóa. A. 1 B.2 C.3 D.4 Câu 7. Khi nói về quang hợp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cây quang hợp khi có ánh sáng và các điều kiện phù hợp. II. Sắc tố diệp lục được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, Mg. III. Quá trình quang hợp luôn có 2 pha, trong đó pha sáng diễn ra trước pha tối. IV. Phân tử O2 được giải phóng có nguồn gốc từ H2O hoặc từ CO2. A. 1 B.2 C.3 D.4 Câu 8. Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch máu ở hệ tuần hoàn của người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch máu. II. Huyết áp tỉ lệ thuận với vận tốc máu. III. Vận tốc máu thấp nhất ở mao mạch.
  • 35. 35 IV. Nếu tim đập nhanh thì huyết áp tăng. A.1 B.2 C.3 D.4 Câu9. Khi nói về trao đổinước của thực vật trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nước được rễ cây hút vào thông qua các tế bào lông hút. II. Nếu lượng nước hút vào bé hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo. III. Cây thoát hơi nước theo 2 con đường, trong đó nước được thoát chủ yếu qua khí khổng. IV. Dựa vào nhu cầu nước, thực vật trên cạn được chia thành các nhóm: ưa ẩm, trung sinh, hạn sinh. A.1 B. 2 B.3 D.4 Câu10. Khinói về trao đổikhoáng của cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cây chỉ hấp thụ khoáng thông qua tế bào lông hút. II. Cây chỉ hút khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước. III. Trong cây, nguyên tố đa lượng là nguyên tố có hàm lượng từ 0.01% trở lên (tính theo hàm lượng chất khô). IV. Hàm lượng ion khoáng trong đất càng cao thì tốc độ sinh trường của cây càng nhanh. A.1 B. 2 B.3 D.4 Câu 11. Khi nói về hô hấp của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Hoạt động lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường được gọi là hô hấp ngoài. II. Động vật có bề mặt trao đổikhí càng rộng thì sẽ làm tăng hiệu quả bề mặt trao đổi khí. III. Ở trong nước, cá xương là loài có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất; ở trên cạn, chim là loài có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất. IV. Ở côn trùng, hệ thống ống khí sẽ đưa khí đến tận từng tế bào. A.1 B. 2 B.3 D.4 Câu 12. Khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu không có O2 thì thực vật không phân giải chất hữu cơ. II. Hô hấp sáng không giải phóng năng lượng ATP. III. Quá trình hô hấp chỉ diễn ra vào ban đêm mà không diễn ra vào ban ngày. IV. Nếu cây không sinh trưởng thì không xảy ra quá trình hô hấp. A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 13. Khi nói về tiêu hóa của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
  • 36. 36 I. Tất cả các quá trình tiêu hóa đều biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản để cơ thể hấp thụ. II. Động vật đơn bào chỉ có tiêu hóa nội bào; động vật đa bào bậc cao chỉ có tiêu hóa ngoại bào. III. Các loài có túi tiêu hóa, vừa có tiêu háo ngoại bào vừa có tiêu hóa nội bào. IV. Động vật ăn thịt thường có ruột ngắn và có dạ dày bé hơn động vật ăn cỏ. A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 14. Khi nói về tiêu hóa của các loài thú ăn cỏ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Luôn có quá trình tiêu hóa sinh học. II. Dạ dày có 4 túi và luôn có quá trình nhai lai. III. Quá trình tiêu hóa sinh học của cừu diễn ra ở dạ cỏ, dạ tổ ong. IV. Xenlulozo được vi sinh vật chuyển hóa thành glucozo, sau đó chuyển hóa thành protein. A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 15. Khi nói về tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Tất cả các loài động vật đều có hệ tuần hoàn. II. Ở động vật có tuần hoàn hở, máu được chảy với áp lực thấp. III. Ở tất cả động vật, hệ tuần hoàn luôn làm nhiệm vụ vận chuyển khí. IV. Hệ tuần hoàn hở có ở các loài côn trùng. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Đáp án 1A 2C 3D 4A 5B 6C 7B 8C 9D 10D 11D 12A 13D 14C 15C 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến Sau khi thực hiện tổ chức dạy học đề tài ở trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc, tôi nhận thấy kết quả học tập của các em được nâng lên. Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm cho các em HS lớp 12, ôn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Trần Hưng Đạo. Vì đặc thù của trường tôi chỉ có 1 lớp 12 theo ban KHTN nên khi dạy thực nghiệm tôi không thể tiến hành trên hai lớp (thực nghiệm và đối chứng). Do đó tôi chỉ có 1 lớp để dạy
  • 37. 37 và sau khi dạy đề tài tôi đã tiến hành khảo sát hai lần với thời gian 45 phút (30 câu hỏi trắc nghiệm) và thu được kết quả như sau: Bảng 1 : Kết quả thực nghiệm Khảo sát Lớp Số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Lần 1 12A5 36 18 50 13 36.2 5 13.8 0 0 Lần 2 12A5 36 22 61 12 33.3 2 5.7 0 0 Từ việc kiểm chứng và so sánh, tôi nhận thấy áp dụng bộ câu hỏi ôn tập chuyển hóa vật chất và năng lượng để ôn thi THPT Quốc gia đạt hiệu quả rõ rệt, được biểu hiện thông qua số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên đáng kể, số lượng học sinh yếu kém giảm rõ rệt. Nếu so sánh với kết quả thi THPT Quốc gia của năm trước, tôi thấy khi áp dụng đề tài này HS đạt được kết quả cao hơn và lấy được trọn điểm trong phần kiến thức chuyển hóa vật chất và năng lượng. Kết quả đó cho thấy, việc vận dụng bộ câu hỏi ôn tập này trong ôn thi THPT Quốc gia là có hiệu quả, điều này phần nào chứng tỏ khả năng rất lớn để có thể áp dụng đề tài này vào thực tế dạy học. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 9.1. Về phía giáo viên Khi sử dụng tài liệu này giáo viên cần lưu ý là tùy theo đối tượng học sinh để thầy cô lựa chọn câu hỏi ôn tập cho phù hợp. 9.2. Về phía nhà trường Hỗ trợ về cơ sở vật chất, thông tin, tư liệu, để hỗ trợ kịp thời cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Sự quan tâm chỉ đạo sát sao, động viên kịp thời từ Ban lãnh đạo nhà trường là rất cần thiết. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử. 10.1 Đánhgiá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Với các nội dung kiến thức được trình bày như trên, chuyên đề đã được tôi dạy học thực nghiệm cho các em học sinh lớp 12, ôn thi THPT Quốc gia trường
  • 38. 38 THPT Trần Hưng Đạo và thu được kết quả tốt. Học sinh hiểu bản chất vấn đề và tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức của chuyên đề. Sáng kiến này sẽ là một trong những tài liệu học tập tốt giúp cho học sinh hệ thống hóa kiến phần chuyển hóa vật chất và năng lượng, để các em học sinh ôn thi THPT Quốc gia đạt được kết quả tốt nhất. 10.2 Đánhgiá lợiích thu được hoặc dự kiếncó thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn, thì sáng kiến trên được tổ - nhóm chuyên môn đánh giá cao. Kết qủa khả quan được đánh giá thông qua các bài kiểm tra của học sinh. Sáng kiến là tài liệu tham khảo cho Giáo viên và học sinh ôn thi THPT Quốc gia và ôn tập sinh học 11. 11. Danhsáchnhững tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Trần Thị Hiền Trường THPT Trần Hưng Đạo Sinh học 2 Lớp 12A5 Trường THPT Trần Hưng Đạo Sinh học Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tuy đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng và thời gian thực hiện còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự ủng hộ đóng góp của các quý đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia. Tôi xin chân thành cảm ơn! ......., ngày.....tháng......năm...... Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương (Ký tên, đóng dấu) ........, ngày.....tháng......năm...... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) ........, ngày.....tháng......năm...... Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Trần Thị Hiền
  • 39. 39 PHỤ LỤC ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH I. MA TRẬN Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề 1 Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Xác định được khái niệm điểm bù ánh sáng. - Xác định được nơi xảy ra của pha tối. - Xác định được cơ quan hấp thụ nước của thực vật trên cạn. - Xác định được biểu hiện của cây khi thiếu nito. - Hiểu được nguồn gốc của oxi trong quang hợp. - Xác định được giai đoạn nào trong hô hấp hiếu khí giải phóng ra CO2. - Xác định được giai đoạn trong hô hấp hiếu khí tạo ra nhiều ATP nhất. - Giải thích được tại sao cây ngập úng lâu ngày sẽ bị chết. - Xác định được sự khác biệt rõ nét trong quang hợp của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM - Hiểu được nguyên tắc tách chiết sắc tố. - Xác định được nguyên liệu chủ yếu hô hấp của thực vật. Giải thích được mối quan hệ giữa hai pha trong quang hợp. Số câu: 15 Số điểm: 5 Tỉ lệ : 50% Số câu: 6 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ : 40% Số câu: 3 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ : 20% Số câu: 5 Số điểm: 1.67 Tỉ lệ : 33.3% Số câu: 1 Số điểm: 0.33 Tỉ lệ : 6.7% Chủ đề 2 Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Xác định được ĐV có hệ tuần hoàn hở và hô hấp bằng ống khí. - Xác định được các thành phần của xinap hóa học. - Xác định được vai trò của nút xoang nhĩ trong hệ dẫn truyền tim. - Xác định được loại hoocmon làm tăn đường huyết. - Giải thích được tại sao thú ăn thực vật có ống tiêu hóa thường lớn và dài. - Xác định được nhóm động vật hô hấp hiệu quả nhất. - Xác định được quá trình nào trong chu kì tim có thời gian dài nhất. - Hiểu được sự thích nghi của cơ quan tiêu hóa với từng loại thức ăn. - Giải thích được nguyên nhân biến đổihuyết áp trong hệ mạch. - Xác định được các kiến thức tổng hợp liên quan đến hô hấp động vật. - Xác định được các kiến thức tổng hợp liên quan đến tuần hoàn của động vật . Số câu: 15 Số điểm: 5 Tỉ lệ : 50% Số câu: 6 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ : 40% Số câu: 3 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ : 20% Số câu: 4 Số điểm: 1.33 Tỉ lệ : 26.7% Số câu: 2 Số điểm: 0.67 Tỉ lệ : 13.3% Tổng số câu: 30 Tổng điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % Số câu: 12 Số điểm: 4.0 Tỉ lệ : 40% Số câu: 06 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ : 20% Số câu: 09 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ : 30% Số câu: 03 Số điểm:1.0 Tỉ lệ : 10%
  • 40. 40 II. ĐỀ Câu 1: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở và hô hấp bằng ống khí? A. Thủy tức. B. Châu chấu. C. Giun đất. D. Cá sấu Câu 2. Loại hooc môn nào sau đây có tác dụng làm tăng đường huyết? A. Insulin B. Glucagon. C. Progesteron. D. Tiroxin. Câu 3. Trong xináp hóa học, thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở A. khe xináp. B. màng trước xináp. C. màng sau xináp. D. chùy xináp. Câu 4. Quá trình quang hợp giải phóng oxi. Nguồn gốc của oxi thoát ra từ chất nào? A. H2O B. APG C. CO2. D. PEP Câu 5. Ở ếch, trao đổikhí giữa cơ thể với môi trường thông qua A. da và phổi B. phổi và mang C. mang và ống khí D. ống khí và phổi Câu 6. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào sau đây là hiệu quả nhất. A. Phổi bò sát B. Da của giun đất. C. Phổi của động vật có vú D. Phổi và da của ếch nhái Câu 7: Điểm bù ánh sáng là A. cường độ ánh sáng mà tại đó cây không quang hợp. B. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp nhỏ nhất. C. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. D. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt giá trị cực đại. Câu 8: Trong một chu kì tim ở người bìnhthường, quá trình nào sau đây có thời gian dài nhất? A. Co tâm thất. B. Dãn tâm nhĩ. C. Co tâm nhĩ. D. Dãn chung. Câu 9. Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan A. Lá B. Thân C. Hoa D. Rễ Câu 10. Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở A. chất nền B. trong xoang tilacôit. C. màng tilacôit. D. màng trong lục lạp. Câu 11:Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ống tiêu hóa của thú ăn thịt? A. Có dạ dày 4 ngăn và ruột dài. B. Có dạ dày đơn lớn và ruột ngắn. C. Có dạ dày 4 ngăn và manh tràng lớn. D. Có manh tràng lớn và ruột dài Câu 12. Giai đoạn nào của hô hấp tế bào tạo ra nhiều ATP nhất? A. Lên men. B. Đường phân. C. Chu trình Crep. D. Chuỗi truyền êlectron. Câu 13:Ở tim người, bộ phận nào sau đây có khả năng tự phát xung điện? A. Bó His. B. Mạng Puôckin. C. Nút xoang nhĩ. D. Nút nhĩ thất.
  • 41. 41 Câu 14:Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, giai đoạn nào sau đây giải phóng khí CO2. A. Chuỗi vận chuyển điện tử. B. Đường phân. C. Chu trình Crep D. Chu trình canvin Câu 15: Cây trên cạn ngập úng lâu ngày có thể bị chết do nguyên nhân nào sau đây? A. Quá trình hấp thụ khoáng diễn ra mạnh mẽ. B. Cây hấp thụ được quá nhiều nước. C. Cây không hút được nước dẫn đến mất cân bằng nước trong cây. D. Hô hấp hiếu khí của rễ diễn ra mạnh mẽ. Câu 16:Đặc điểm nào sau đây không có ở thực vật C4? A. Xảy ra hô hấp sáng. B. Diễn ra quang phân li nước. C. Giải phóng O2. D. Cố định CO2 theo chu trình Canvin. Câu 17:Khi nói về tuần hoàn của động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong một chu kì tim, tâm thất luôn co trước tâm nhĩ để đẩy máu lên tâm nhĩ. B. Máu trong động mạch luôn giàu O2 và có màu đỏ tươi. C. Các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái đều có hệ tuần hoàn kép. D. Hệ tuần hoàn hở có tốc độ lưu thông máu nhanh hơn so với hệ tuần hoàn kín. Câu 18:Để tách chiết sắc tố quang hợp người ta thường dùng A. nước hoặc axêtôn. B. cồn900 hoặc nước. C. cồn900 hoặc benzen. D. cồn900 hoặc NaCl. Câu19. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật? A. NO và NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật. B. Thực vật có khả năng hấp thụ nito phân tử. C. Cây không thể trực tiếp hấp thụ được nito hữu cơ trong xác sinh vật. D. Rễ cây chỉ hấp thụ nito khoáng từ đất dưới dạng NO3 - và NH4 +. Câu 20. Nhận định nào sau đây đúng? A. nhịp tim của chuột cao hơn nhịp tim của voi. B. nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể. C. Từ động mạch chủ đến tĩnh mạch chủ huyết áp tăng dần. D. Vận tốc máu chảy trong mao mạch là lớn nhất. Câu 21. Sự biểu hiện của cây khi thiếu nitơ là A. lá màu vàng, sinh trưởng chậm. B. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. C. lá có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
  • 42. 42 D. lá màu lục đậm, thân không bình thường, sinh trưởng rễ giảm. Câu 22. Ống tiêu hoá của động vật ăn thực vật thường lớn và rất dài vì A. có vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng. B. thức ăn nghèo chất dinh dưỡng. C. các enzim tiêu hoá của chúng hoạt động yếu. D. quá trình biến đổi sinh học diễn ra chậm. Câu 23. Nguyên liệu chủ yếu trong hô hấp hiếu khí ở sinh vật là A. glucôzơ. B. prôtêin. C. dầu, mỡ. D. tinh bột. Câu 24. Khi nói về sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng? A. Giảm dần từ động mạch, đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch. B. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần ở tĩnh mạch. C. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần ở tĩnh mạch. D. Luôn giống nhau ở tất cả các vị trí trong hệ mạch Câu 25. Phần lớn ôxi trong máu được vận chuyển dưới dạng A. kết hợp với myôglôbin trong hồng cầu. B. kết hợp dưới dạng NaHCO3. C. kết hợp với hêmôglôbin trong hồng cầu. D. hoà tan trong máu. Câu 26. Khi nói về quang hợp của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Thực vật CAM thích nghi với điều kiện sa mạc, thực vật C4 thích nghi với điều kiện nhiệt đới, thực vật C3 thích với điều kiện ôn đới. II. Quang hợp của tất cả các nhóm thực vật có 2 pha và chỉ khác nhau ở pha tối. III. Tất cả các nhóm thực vật đều có chu trình Canvin. IV. Ở tất cả các loài thực vật, pha sáng sử dụng sản phẩm của pha tối. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 27. Khi nói về hai pha của quang hợp, có bao nhieu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu pha tối không được cung cấp CO2 thì pha sáng không giải phóng O2. II. Nếu pha sáng không xảy ra quang phân li nước thì pha tối không sử dụng CO2. III. Nếu không có ánh sáng thì pha tối sẽ bị ức chế. IV. Nếu có 1 chất độc làm bất hoạt chu trình Canvin thì quang hợp bị ức chế. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 28. Khi nói về hô hấp hiếu khí của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu không có O2 thì không xảy ra hô hấp hiếu khí. II. Quá trình hô hấp hiếu khí luôn tạo ra ATP và nhiệt năng.
  • 43. 43 III. Phân tử O2 tham gia vào giai đoạn cuối cùng của quá trình hô hấp. IV. Một phân tử glucozo giải phóng 19 ATP. A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 29. Khi nói về hô hấp của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Hoạt động lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường được gọi là hô hấp ngoài. II. Động vật có bềmặt trao đổikhí càng rộng thì sẽ làm tăng hiệu quả trao đổikhí. III. Ở trong nước, cá xương là loài có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất; ở trên cạn chim là loài có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất. IV. Ở côn trùng, hệ thống ống khí sẽ đưa khí đến tận từng tế bào. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 30. Khi nói về hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tất cả các loài động vật đều có hệ tuần hoàn. II. Ở động vật có hệ tuần hoàn hở, máu được chảy với áp lực thấp. III. Ở động vật có hệ tuần hoàn kép, máu được chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình. IV. Ở tất cả các loài động vật, hệ tuần hoàn luôn làm nhiệm vụ vận chuyển O2 đến tế bào. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 III. ĐÁP ÁN 1B 2B 3C 4A 5A 6C 7C 8B 9D 10A 11B 12D 13C 14C 15C 16A 17C 18C 19D 20A 21A 22B 23A 24B 25C 26D 27D 28C 29D 30C
  • 44. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa sinh học 11 ban cơ bản - Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh - NXB giáo dục - 2017. 2. Sách giáo viên sinh học 10 ban cơ bản - Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh - NXB giáo dục - 2006. 3. Trang web: https://tuyensinh247.com 4. Sinh học cơ thể sinh vật - Phan Khắc Nghệ, Nguyễn Quang Anh, Phạm Ngọc Hà - NXB Đại học Quốc gia Hà Nộ - 2017.