SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  53
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA MARKETING
……………………….
LỚP : 13DMA2
CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP
CHUYÊN NGÀNG MARKETING
CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH TRUYỀN
THÔNG VÀ GIẢI TRÍ CMS
Thành Phố Hồ Chí Minh – 2018
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA MARKETING
………………………
LỚP : 13DMA2
CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP
CHUYÊN NGÀNG MARKETING
CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI
TRÍ CMS
Thành Phố Hồ Chí Minh – 2018
LỜI NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày ………Tháng……….Năm………
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả các thấy cô,
đặc biệt là các thầy cô Khoa Marketing Đại học Tài chính Marketing đã tận
tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em
trong 4 năm học qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô, ……………..đã quan tâm, theo dõi
và chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian thực tập cũng như thực hiện báo
cáo thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo công ty TNHH Truyền thông
và Giải trí CMS, các anh chị phòng Marketing đã tạo điều kiện thuận lợi,
động viên, hướng dẫn, cung cấp những số liệu cần thiết, cũng như những
kinh nghiệm thực tiễn để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
TP Hồ Chí Minh Ngày 4 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện
MỤC LỤC
1.1 Th ng hi uươ ệ ...................................................................................................4
1.1.1 Khái ni m v th ng hi uệ ề ươ ệ .......................................................................4
1.1.2 Các y u t c u thành m t th ng hi uế ố ấ ộ ươ ệ .................................................4
1.1.3 Vai trò và l i ích c a th ng hi uợ ủ ươ ệ ...........................................................6
1.1.3.1Vai trò c a th ng hi n đ i v i doanh nghi pủ ươ ệ ố ớ ệ .................................6
1.1.3.2Vai trò c a th ng hi u đ i v i khách hàngủ ươ ệ ố ớ .....................................7
1.1.3.3L i ích thu đ c t giá tr th ng hi uợ ượ ừ ị ươ ệ .............................................8
1.1.4 Các ch c năng c a th ng hi uứ ủ ươ ệ .............................................................8
1.1.4.1Phân đo n th tr ngạ ị ườ ........................................................................8
1.1.4.2T o nên s khác bi t trong su t quá trình phát tri n c a s n ph m:ạ ự ệ ố ể ủ ả ẩ
.....................................................................................................................9
1.1.4.3Đ a s n ph m kh c sâu vào tâm trí khách hàng:ư ả ẩ ắ .............................9
1.1.4.4T o nên đ nh h ng và ý nghĩa cho s n ph mạ ị ướ ả ẩ ...............................10
1.1.4.5Là cam k t gi a ng i s n xu t v i khách hàngế ữ ườ ả ấ ớ .............................10
1.1.5 Giá tr th ng hi u:ị ươ ệ ...............................................................................10
1.1.5.1Khái ni m v giá tr th ng hi uệ ề ị ươ ệ .....................................................10
1.1.5.2Các thành ph n c a giá tr th ng hi uầ ủ ị ươ ệ ..........................................11
Hình1.1 : Tháp trung thành...............................................................................12
1.2 Xây d ng và phát tri n th ng hi uự ể ươ ệ ............................................................14
1.2.1 Xây d ng th ng hi uự ươ ệ ...........................................................................14
1.2.1.1Các giai đo n xây d ng th ng hi uạ ự ươ ệ ...............................................14
1.2.1.2Các b c c b n đ xây d ng th ng hi uướ ơ ả ể ự ươ ệ ....................................16
1.2.2 Phát tri n th ng hi uể ươ ệ ..........................................................................17
1.2.2.1Khái ni m phát tri n th ng hi uệ ể ươ ệ ...................................................17
1.2.2.2Nh ng yêu c u c n đáp ng khi phát tri n th ng hi uữ ầ ầ ứ ể ươ ệ ...............18
1.2.2.3Các công c ph c v cho phát tri n th ng hi uụ ụ ụ ể ươ ệ ...........................18
B ng 2.1: Tình hình ngu n nhân l c c a Công tyả ồ ự ủ ..............................................23
B ng 2.2: K t qu kinh doanh c a Công ty trong vòng 2 năm quaả ế ả ủ ...................26
B ng 2.3: M c đ nh n bi t th ng hi u:ả ứ ộ ậ ế ươ ệ ......................................................29
Thu n Thiên Entertainmentậ ......................................................................29
2.2.3. Đ u t cho phát tri n th ng hi uầ ư ể ươ ệ ........................................................30
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quyển Thành công nhờ thương hiệu, các tác giả có nhận định: “Lịch sử
dùng đao kiếm nói chuyện đã thay bằng thời đại dùng thương hiệu để nói chuyện.
Thương hiệu đã thay thế quyền lực và vốn, trở thành sức mạnh kinh tế quan trọng nhất,
ảnh hưởng đến quốc lực tổng hợp và địa vị kinh tế thế giới của các nước trong thế kỷ
XXI…”. Như vậy, thương hiệu đã được khẳng định là đóng vai trò ngày càng quan
trọng không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, một nền kinh tế
mà của cả quốc gia.
Và nếu thương hiệu là linh hồn, sức sống của một doanh nghiệp thì định vị lại
chính là linh hồn của thương hiệu. Một tuyên bố định vị tốt sẽ xác định chính xác
phương hướng cho cả công ty và hơn thế còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty đó.
Ông Katajaya chủ tịch hiệp hội Marketing thế giới đã khẳng định định vị thương hiệu
là một trong ba công cụ mà doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng để tạo lợi thế cạnh
tranh và tìm chỗ đứng trên thị trường, chen vai cùng các thương hiệu nổi tiếng.
Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế, ngày nay,
các doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của việc xậy dựng và phát triển
thương hiệu nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh giành khách hàng trong cuộc chiến
lâu dài và ngày càng khắc nghiệt, nhưng nó đem lại sự cạnh tranh công bằng cho tất cả
các đối thủ. Các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp trong ngành thông tin giải
trí nói riêng hiện nay đang cạnh tranh ráo riết trong các hoạt động củng cố và mở rộng
thương hiệu nhằm xác lập một vị thế vững chắc trên thị trường.
Công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS, với một thương hiệu có uy tín
trên thị trường về mặt hàng chủ lực là sản phẩm truyền thông và giải trí cũng đã và
đang có những đổi mới xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Mặc dù có
nhiều nỗ lực trong việc phát triển thương hiệu nhưng cho đến nay, thương hiệu công
ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS vẫn chưa được thành công như mong đợi.
Trên tinh thần đó em tiến hành nghiên cứu đề tài “Chiến lược xây dựng và phát
triển thương hiệu của công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS” với mong
muốn thiết lập hệ thống các giải pháp nhằm tạo ra một vị trí vững chắc của thương
hiệu CMS trong tâm trí khách hàng để có thể cạnh tranh trên thị trường truyền thông
và giải trí đầy biến động như hiện nay.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích chính: Phân tích, đánh giá hoạt động phát triển thương hiệu
vận dụng trong xây dựng và phát triển thương hiệu truyền thông và giải trí CMS, đồng
thời xây dựng giải pháp chiến lược – kế hoạch thực hiện (ngắn & trung hạn) nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển thương hiệu truyền thông và giải trí CMS.
2.2. Mục tiêu cụ thể


 công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS ở hiện tại và tương lai.
3. Đối tượng nghiên cứu
Công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS và thị trường truyền thông giải trí
tại TP HCM nơi có nhiều những khách hàng hiện tại và tiềm năng của CMS.
4. Nội dung nghiên cứu
 Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển thương hiệu.
 Chương II: Thực trạng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu
công ty TNHH Truyền thông và Giải trí CMS
 Chương III: Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu tại
công ty TNHH Truyền thông và Giải trí CMS
5. Phạm vi nghiên cứu
Dựa trên nhiệm vụ và chức năng của đơn vị thực tập tốt nghiệp là công ty TNHH
Truyền thông và giải Trí CMS mà chủ yếu là ở Phòng Marketing CMS, phạm vi phân
tích là tình hình sản xuất kinh doanh: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tốc độ phát triển
thuê bao, nguồn nhân lực, một số chính sách chiêu thị, truyền thông thương hiệu
CMS, chính sách phát triển thương hiệu.
Các giải pháp đưa ra chủ yếu dựa và kết quả khảo sát, nghiên cứu và phân tích
trên phạm vi TP HCM.
6. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thống kê, mô tả
* Phương pháp phân tích, so sánh nhằm đối chiếu, so sánh các số liệu, thông tin trong
quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của công ty trong thời gian tới.
7. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
B. Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về ý nghĩa, mục tiêu, đối tượng, phạm
vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đồ án.
C. Phần nội dung: gồm 3 chương:
 Chương I: Cơ sở lý luận: Chương này trình bày những lý thuyết cơ
bản về thương hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu để làm nền tảng
cho đề tài.
 Chương II: Khảo sát thực tế: Chương này khảo sát thực trạng công ty
TNHH Truyền thông và giải Trí CMS về 2 vấn đề liên quan đến tình hình
sản xuất kinh doanh và xây dựng phát triển thương hiệu dịch vụ Truyền
thông và giải Trí CMS, hoạt động xây dựng thương hiệu của các đối thủ
cạnh tranh, phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của dịch vụ
Truyền thông và giải Trí CMS để từ đó có căn cứ thực tiễn đề xuất các
giải pháp trong chương tiếp theo.
 Chương III: Giải pháp: chương này áp dụng các lý thuyết và kết quả
nghiên cứu thực tiễn ở chương I và chương II để đưa ra các giải pháp
nhằm phát triển thương hiệu dịch vụ Truyền thông và giải Trí CMS.
D. Phần kết luận: tóm tắt ngắn gọn những nội dung đề tài đã thực hiện. Nêu
lên những hạn chế và biện pháp khắc phục những hạn chế này để đề tài mang
tính khả thi cao hơn.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU
1.1 Thương hiệu
1.1.1 Khái niệm về thương hiệu
Thương hiệu trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong Marketing; là tập hợp
các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch
vụ của các doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hoá, dịch vụ
hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái,
con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện của màu sắc, âm thanh… hoặc sự kết hợp của
các yếu tố đó; dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt, đặc sắc của bao bì và cách đóng gói
hàng hóa. Nói đến thương hiệu không chỉ là nhìn nhận xem xét trên góc độ pháp lý
của thuật ngữ này mà quan trọng hơn, thiết thực hơn trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế sâu rộng như hiện nay, là nhìn nhận nó dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và
marketing.
Như vậy, thương hiệu là một thuật ngữ với nội hàm rộng. Trước hết đó là một
hình tượng về văn hoá hoặc doanh nghiệp; mà đã hình tượng thì chỉ có cái tên, cái
biểu trưng chưa đủ để nói lên tất cả. Yếu tố quan trọng ẩn sau là những cái tên, cái
biểu trưng đó đi vào tâm trí khách hàng chính là chất lượng hàng hoá, dịch vụ; cách
ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng và cộng đồng; những hiệu quả và tiện ích
đích thực cho người tiêu dùng do những hàng hóa và dịch vụ đó mang lại…Những
dấu hiệu là cái thể hiện ra bên ngoài của hình tượng. Thông qua những dấu hiệu (sự
thể hiện ra bên ngoài đó), người tiêu dùng dễ dàng nhận biết hàng hoá của doanh
nghiệp trong muôn vàn những hàng hoá khác. Những dấu hiệu còn lại là căn cứ để
pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp chống lại sự cạnh tranh
không lành mạnh.
1.1.2 Các yếu tố cấu thành một thương hiệu
 Tên thương hiệu: được xem là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của một thương
hiệu và cũng là yếu tố công ty của sự liên hệ giữa sản phẩm và khách hàng. Tên
thương hiệu là công cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản nên có hiệu quả cao nhất. Các
chương trình truyền thông, quảng cáo có thể kéo dài hàng giờ thì tên thương hiệu là
4
yếu tố có thể được khách hàng nhận biết và ghi nhớ vào tâm trí rất nhanh, chỉ trong
vài giây.
 Hơn nữa, tên thương hiệu, khi đã được khách hàng ghi nhớ thì nó lại là yếu tố
rất khó thay đổi. Chính vì vậy, tên thương hiệu cần phải được tra cứu và xem
xét cẩn thận trước khi lựa chọn.
 Một tên thương hiệu thành công đạt 4 tiêu chuẩn sau: dễ nhận biết và ghi nhớ;
thân thiện và có ý nghĩa; khác biệt, nổi trội và độc đáo; khả năng liên tưởng
 Logo và biểu tượng đặc trưng: Do có tính hình tượng cao nên logo và biểu
tượng được xem như là một công cụ hữu hiệu nhằm tăng cường nhận biết về thương
hiệu và khác biệt hoá trong cạnh tranh. Ngoài ra, nhờ có tính trừu tượng thường
không mang một ý nghĩa cụ thể nên nó có thể được sử dụng thích hợp cho một danh
mục các sản phẩm. Thêm nữa, logo còn được sử dụng trong các giao dịch kinh doanh
thay cho tên công ty, nó xuất hiện như một dấu hiệu nhận biết trên thư tín kinh
doanh, ấn phẩm quảng cáo.
 Tính cách thương hiệu: Là hình thức thể hiện đặc biệt - một cách hình tượng
hoá về thương hiệu, nó có thể gắn với một con người hoặc một phong cách sống cụ
thể. Tính cách của một thương hiệu thường được tạo dựng, giới thiệu và đóng vai trò
công ty trong các chương trình quảng cáo và thiết kế bao bì.
Do giàu tính sống động và hình tượng biểu đạt nên tính cách dễ được quan tâm chú ý
và ghi nhớ. Do vậy, tính cách cũng được xem như một công cụ hữu hiệu nhằm tạo ra
và tăng cường nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Ngoài ra, bởi tính cách
thương hiệu chứa đựng yếu tố “Con người” nên nó có thể làm cho thương hiệu trở
nên hóm hỉnh, thú vị và dẫn dắt khách hàng đến với những lợi ích mà họ mong đợi.
 Câu khẩu hiệu (Slogan): là một đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải những
thông tin mang tính mô tả và thuyết phục về thương hiệu. Câu khẩu hiệu được xem
như một cách thức quảng bá thương hiệu rất tốt, bởi giống như thương hiệu nó là một
công cụ ngắn gọn, súc tích và cực kỳ hiệu quả trong việc tạo dựng giá trị thương
hiệu. Câu khẩu hiệu có thể giúp khách hàng hiểu một cách nhanh chóng thương hiệu
đó là gì và nó khác biệt với các thương hiệu khác như thế nào?
5
Một câu Slogan có hiệu quả cao góp phần làm tăng khả năng nhận biết và lưu lại
tên thương hiệu trong trí nhớ khách hàng, khẳng định uy tín và vị trí của mình trên
thương trường bằng cách nhấn mạnh và lặp lại nhiều lần tên thương hiệu.
 Nhạc hiệu: là một hình thức mở rộng của Slogan, thường có sức thu hút và lôi
cuốn người nghe, làm cho mục quảng cáo trở nên hấp dẫn, sinh động.
 Bao bì sản phẩm: được xem là một công cụ quan trọng trong việc nhận thức và
gợi nhớ đến sản phẩm. Hơn nữa, những thông tin và dấu hiệu trên bao bì có thể tạo
nên những liên tưởng hiệu quả đối với thương hiệu.
1.1.3 Vai trò và lợi ích của thương hiệu
1.1.3.1 Vai trò của thương hiện đối với doanh nghiệp
Về cơ bản, thương hiệu đáp ứng mục đích nhận diện để đơn giản hóa việc xử
lý sản phẩm hoặc truy tìm nguồn gốc sản phẩm của doanh nghiệp. Về mặt hoạt động,
thương hiệu giúp tổ chức kiểm kê, tính toán và thực hiện các ghi chép khác. Thương
hiệu cho phép doanh nghiệp bảo vệ hợp pháp những đặc điểm, hình thức đặc trưng,
riêng có của sản phẩm. Thương hiệu có thể được bảo vệ độc quyền sở hữu trí tuệ, đem
lại tư cách hợp pháp cho người sở hữu thương hiệu.
Những đầu tư cho thương hiệu có thể mạng lại cho sản phẩm những đặc điểm
và thuộc tính riêng nhằm phân biệt nó với những sản phầm khác. Thương hiệu có thể
cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của một sản phẩm và đáp ứng mong
muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm một cách đễ dàng, thuận
tiện. Lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng cho phép doanh nghiệp dự báo
và kiểm soát thị trường. Dù các quy trình sản xuất và thiết kế sản phẩm có thể dễ dàng
bị sao chép lại, nhưng những ấn tượng ăn sâu trong đầu người tiêu dùng qua nhiều
năm về sản phẩm thì không thể dễ dàng sao chép lại như vậy. Về khía cạnh này,
thương hiệu có thể được coi như một cách thức hữu hiệu để đảm bảo lợi thế cạnh
tranh. Thực tế đã rút ra được khẳng định “có một tên tuổi lớn được xem như vũ khí cơ
bản trong cạnh tranh”.
Do đó, đối với các doanh nghiệp, thương hiệu được coi như một tài sản có giá
trị rất lớn bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Nó
được mua và bán bởi có thể đảm bảo thu nhập bền vững trong tương lai cho chủ sở
6
hữu thương hiệu. Vì lẽ đó, người ta cần phải trả những khoản tiền không nhỏ cho
thương hiệu khi liên doanh, liên kết hoặc mua lại thương hiệu
1.1.3.2 Vai trò của thương hiệu đối với khách hàng
• Giảm thời gian và công sức khi chọn mua sản phẩm:
Khi khách hàng nhận ra một thương hiệu nào đó và có kiến thức về thương
hiệu đó thì họ không cần phải suy nghĩ nhiều hoặc tìm kiếm, xử lý thông tin rồi đưa ra
quyết định chọn sản phẩm. Như vậy, nhìn từ khía cạnh kinh tế, thương hiệu cho phép
khách hàng tiết kiệm cả trí và lực khi tìm kiếm sản phẩm. Dựa vào những gì họ đã biết
về thương hiệu (chất lượng, đặc tính của sản phẩm) mà khách hàng hình thành những
giả định và kỳ vọng có cơ sở về những gì mà họ còn chưa biết về thương hiệu.
• Mang lại lợi ích cho khách hàng:
Thực chất, lợi ích từ thương hiệu được khách hàng cảm nhận một cách rất đa
dạng và phong phú. Các thương hiệu có thể xem như một công cụ biểu tượng để
khách hàng tự khẳng định giá trị bản thân. Một số thương hiệu được gắn liền với một
con người hay một mẫu người nào đó, vì vậy tiêu thụ những sản phẩm này là một cách
để khách hàng trở thành mẫu người mà họ mong muốn.
• Báo hiệu đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm:
Thương hiệu còn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc báo hiệu những
đặc điểm thuộc tính của sản phẩm tới người tiêu dùng. Các nhà nghiên cứu đã phân
loại các sản phẩm và các thuộc tính hoặc lợi ích của chúng thành 3 loại hình chính là:
hàng hóa tìm kiếm, hàng hóa kinh nghiệm, hàng hóa tin tưởng.
Hàng hóa tìm kiếm: cần thuộc tính của sản phẩm có thể được đánh giá qua sự
kiểm tra bằng mắt.
Hàng hóa kinh nghiệm: các thuộc tính của sản phẩm không thể dễ dàng đánh
giá bằng việc kiểm tra, mà việc thử sản phẩm thật và kinh nghiệm là cần thiết.
Hàng hóa tin tưởng: các thuộc tính của sản phẩm rất khó nhận biết. Do việc
đánh giá, giải thích hàng hóa tin tưởng là rất khó nên các thương hiệu có thể là dấu
hiệu đặc biệt quan trọng về chất lượng và các đặc điểm khác để người tiêu dùng nhận
biết dễ dàng hơn.
• Giảm rủi ro:
7
Thương hiệu có thể làm giảm rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng một sản
phẩm. Có nhiều kiểu rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải như rủi ro chức năng (sản
phẩm không được như mong muốn), rủi ro vật chất (sản phẩm đe dọa sức khỏe, thể
lực của người sử dụng hay người khác), rủi ro tài chính (ản phẩm không tương xứng
với giá đã trả), rủi ro xã hội (sản phẩm không phù hợp với tôn giáo, tín ngưỡng hoặc
chuẩn mực đạo đức xã hội),… Mặc dù khách hàng có những cách khác nhau để hạn
chế những rủi ro này nhưng chắc chắn một cách mà họ sẽ chọn là mua những sản
phẩm có thương hiệu họ đã có kinh nghiệm tốt trong quá khứ hay những thương hiệu
nổi tiếng (nếu họ không hề có kinh nghiệm gì).
Tóm lại, với khách hàng, ý nghĩa đặc biệt của thương hiệu có thể làm thay đổi
nhận thức và kinh nghiệm của họ về các sản phẩm. Sản phẩm giống hệt nhau có thể
được khách hàng đánh giá khác nhau phụ thuộc vào uy tín của thương hiệu. thương
hiệu làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống của người tiêu dùng trở nên
thuận tiện, phong phú hơn.
1.1.3.3 Lợi ích thu được từ giá trị thương hiệu
- Lòng trung thành lớn hơn từ phía khách hàng
- Tăng hiệu quả của các chương trình, kế hoạch marketing
- Tăng khả năng chống đỡ trước khủng hoảng và suy thoái của thị trường
- Tạo ra lợi nhuận nhiều hơn
- Tạo cơ hội và khả năng mở rộng thương hiệu, cũng như chuyển nhượng thương
hiệu
- Tăng cường tính hiệu quả của các chương trình truyền thông quảng bá.
1.1.4 Các chức năng của thương hiệu
1.1.4.1 Phân đoạn thị trường
Thương hiệu đóng một vai trò tích cực trong chiến lược phân đoạn thị trường.
Các doanh nghiệp đưa ra những thuộc tính lý tưởng về các thế mạnh, lợi ích và đặc
trưng của sản phẩm sao cho chúng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ
thể. Do đó, doanh nghiệp sẽ phải tạo ra những dấu hiệu và sự khác biệt nhất định trên
sản phẩm của mình để thương hiệu thu hút được sự chú ý của những khách hàng tiềm
năng. Thực chất đây là công việc đầu tiên của quá trình xây dựng thương hiệu vì nó
cho biết thương hiệu muốn gửi gắm thông điệp gì trong sản phẩm.
8
Một thương hiệu phải trả lời được các câu hỏi sau: Sản phẩm có những thuộc
tính gì? Sản phẩm có những thế mạnh gì? Sản phẩm đem lại lợi ích gì? Sản phẩm
tượng trưng cho điều gì?
Việc trả lời chính xác các câu hỏi trên đây sẽ làm cho thương hiệu trở nên có ý
nghĩa, phù hợp với thị hiếu và kỳ vọng của khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, việc làm
này thường bị các doanh nghiệp bỏ qua, không chú ý đến do đó đôi khi ý nghĩa của
thương hiệu chỉ được xem xét ở góc độ tầm thường nhất như là nhãn mác hay tem
hàng.
1.1.4.2 Tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm:
Một số người cho rằng sản phẩm trong cùng một loại là như nhau, chúng chỉ
khác nhau về thương hiệu mà thôi. Theo đó họ kết luận rằng thương hiệu không hơn
gì một mánh khóe, một cách thức kinh doanh nhằm cố đưa sản phẩm nào đó vào thị
trường, nơi mà nó sẽ phải rất khó khăn phân biệt với vô vàn các sản phẩm tương tự.
Tuy nhiên, quan điểm này đã không tính đên yếu tố thời gian và các yếu tố cạnh tranh.
Trong một thời gian ngắn, thương hiệu mới sẽ chiếm vị thế độc quyền trên thị trường
nhưng sự độc quyền này rất mỏng manh ngay cả khi đã được pháp luật bảo hộ.
Khi một thương hiệu mới ra đời và đạt được những thành công nhất định thì tất
yếu dẫn đến một xu hướng bắt chước do mọi tiến bộ của sản phẩm sẽ nhanh chóng trở
nên quen thuộc vơi người mua. Các thương hiệu khác sẽ bị cuốn theo cạnh tranh nếu
không muốn bị thất bại. Khi này thương hiệu đóng vai trò như một tấm lá chắn, bảo
hộ cho sự đổi mới dưới dạng bảo hộ sở hữu trí tuệ.
1.1.4.3 Đưa sản phẩm khắc sâu vào tâm trí khách hàng:
Phần hồn của thương hiệu chỉ có thể cảm nhận qua sản phẩm và các chương
trình quảng cáo về nó. Nội dung của một sản phẩm sẽ được khách hàng biết và cảm
nhận thông qua các hoạt động này với điều kiện nó phải được truyền tải một cách nhất
quán với cùng một thông điệp.
Hồi ức đóng vai trò qua trọng trong sự hình thành nhận thức về thương hiệu và
nó giải thích tại sao hình ảnh một thương hiệu có thể tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Do đó, việc nhận biết một thương hiệu ngày hôm nay sẽ vẫn tiếp tục ảnh hưởng
tới nhận thức của chúng ta về những sản phẩm trong tương lai. Nhân tố hồi ức là một
minh chứng cho sức sống lâu dài của thị hiếu cá nhân. Một người thuộc thế hệ nào đó
9
hai mươi năm sau có thể vẫn tiếp tục ưa chuộng những thương hiệu mà họ từng yêu
mến khi còn ở tuổi 17, 18.
1.1.4.4 Tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm
Thương hiệu phải chứa đựng trong nó thông tin về sản phẩm. Một thương hiệu
lớn ngoài việc thiết lập một thông điệp của sản phẩm tới khách hàng còn phải có khả
năng thích ứng với thời đại và thay đổi linh hoạt theo thị hiếu của khách hàng cũng
như tiến bộ công nghệ. Do đó, chương trình phát triển thương hiệu phải được xây
dựng và điều chỉnh hàng ngày những vẫn phải đảm bảo được tính nhất quán đối với ý
nghĩa của sản phẩm.
Một thương hiệu lớn phải truyền tải được nội dung, phương hướng chiến lược
và tạo được danh tiếng trên thị trường. Tuy nhiên, mỗi thương hiệu lại cam kết với
những lời cam kết cống hiến khác nhau. Thương hiệu này có thể qua tâm tới việc nâng
cao độ bền của sản phẩm trong khi thương hiệu khác lại muốn đi đầu trong việc cải
tiến mẫu mã sản phẩm.
1.1.4.5 Là cam kết giữa người sản xuất với khách hàng
Những chương trình quảng bá thương hiệu thực sự được xem như một cam kết
trước khách hàng. Nếu doanh nghiệp thực hiện đúng như những gì cam kết và đem lại
cho khách hàng sự thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm thì chắc chắn thương hiệu sẽ
nhận được những cảm nhận tốt đẹp và sự trung thành từ phía khách hàng.
Tuy nhiên, những cam kết này không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý
trước công chúng. Đây chỉ là những cam kết mang tính định tính, thỏa mãn những ước
muốn và kỳ vọng của khách hàng và chỉ có khách hàng là người cảm nhận và đánh
giá.
1.1.5 Giá trị thương hiệu:
1.1.5.1 Khái niệm về giá trị thương hiệu
Có rất nhiều quan điểm và cách đánh giá khác nhau về giá trị thương hiệu,
nhưng nhìn chung, giá trị thương hiệu đều được nghiên cứu và đánh giá từ góc độ của
người tiêu dùng. Hầu hết các nhà nghiên cứu và quản trị marketing – thương hiệu đều
cho rằng giá trị thương hiệu được hình thành từ nỗ lực của hoạt động marketing. Do
vậy, có những cách đánh giá khác nhau nhưng đều dựa trên một quan niệm cơ bản, đó
10
là giá trị hoặc dịch vụ. Giá trị này là kết quả của những khoản đầu tư và nỗ lực không
ngừng nghỉ trong hoạt động marketing đối với thương hiệu.
Trong các quan điểm đánh giá khác nhau về giá trị thương hiệu, định nghĩa của
David Aaker (1991) khá phổ biến và được nhiều học giả vầ các nhà quản trị tán đồng
trong nghiên cứu và phân tích về giá trị thương hiệu:
“Giá trị thương hiệu là một tập hợp các tài sản mang tính vô hình gắn liền với
tên và biểu tượng của một thương hiệu, nó góp phần làm tăng thêm (hoặc giảm) giá trị
của một sản phẩm hoặc dịch vụ đối với công ty và các khách hàng của công ty. Các
thành phần chính của tài sản này gồm: sự nhận biết về tên thương hiệu, lòng trung
thành đối với thương hiệu, chất lượng được cảm nhận, các liên hệ thương hiệu”.
Ngoài 4 giá trị trên, sau này người ta còn thêm một số giá trị khác của thương
hiệu (lợi thế cạnh tranh lâu dài, quan hệ của kênh phân phối,…) và liệt kê chúng như
một loại giá trị hay tài sản thứ năm.
1.1.5.2 Các thành phần của giá trị thương hiệu
a. Sự nhận biết về thương hiệu
Nhận biết về thương hiệu thể hiện một lợi thế có được do sự tồn tại của thương
hiệu trong tâm trí khách hàng. Nhận biết thương hiệu được đo lường thông qua các
cách thức mà khách hàng nhớ về một thương hiệu, có 4 cấp độ của nhận thức theo thứ
tự từ thấp đến cao:
 Nhận biết về thương hiệu: phản ánh sự quen thuộc đối với thương hiệu qua
những chương trình thương hiệu trong quá khứ. Việc nhận biết thương hiệu không
nhất thiết có quan hệ với việc nhớ ra nơi đã nhìn thấy thương hiệu, tại sao nó không
giống với các thương hiệu khác, hay chủng loại sản phẩm của thương hiệu là gì? Nó
chỉ đơn thuần là việc nhớ rằng hình như đã nhìn thấy thương hiệu này ở đâu đó.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khách hàng thích tìm đến những thứ họ
đã từng trông thấy trong quá khứ hơn những thứ hoàn toàn lạ lẫm đối với họ. Do
vậy, trong quá trình mua sắm dù là một sản phẩm hữu hình hay dịch vụ thì các
thương hiệu quen thuộc luôn có lợi thế hơn.
 Hồi ức về thương hiệu: khi khách hàng có hồi ức về một thương hiệu nào
đó, hình ảnh thương hiệu sẽ hiện ra khi chủng loại hàng hóa của nó được nhắc tới.
11
 Vị trí thương hiệu đầu tiên được nhớ tới: một thương hiệu X kinh doanh
trong lĩnh vực Y đạt được vị trí này là khi nhắc tới lĩnh vực Y thì khách hàng nhớ
ngay tới X rồi mới nhớ tới các thương hiệu khác.
 Thương hiệu nổi trội: đây là mức cao nhất, thương hiệu chiếm vị trí thống
lĩnh, khi nhắc tới lĩnh vực mà thương hiệu đang kinh doanh thì khách hàng chỉ nhớ
tới duy nhất một thương hiệu này.
b. Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu
Sự trung thành với thương hiệu là số đo sự gắn bó của khách hàng, độ trung
thành càng cao thì cơ sở khách hàng càng vững chắc.
Giá trị của thương hiệu phần lớn do lòng trung thành của khách hàng đối với
thương hiệu tạo nên, do đó lòng trung thành với thương hiệu là công ty của các
chương trình tạo dựng giá trị thương hiệu.
Sự trung thành với thương hiệu khác về chất so với các thành phần còn lại của
giá trị thương hiệu ở chỗ nó gắn chặt vào kinh nghiệm sử dụng: không thể có sự trung
thành nếu đã không mua và sử dụng trước đó. Giữa sự trung thành và các thành phần
khác của giá trị thương hiệu có những tác động qua lại.
Tháp trung thành thể hiện 5 cấp bậc của sự trung thành:
Hình1.1 : Tháp trung thành
• Cấp thứ nhất: khách hàng qua đường, là những người thờ ơ với thương
hiệu, cái nào có sẵn thì mua cái đó.
12
Khách hàng có phí chuy n đ iể ổ
Khách hàng quen
Khách hàng có phí chuy n đ iể ổ
Khách hàng quen
Khách hàng qua đ ngườ
Khách hàng thân thi tế
Khách h t lòngế
• Cấp thứ hai: khách quen, là những người hài lòng hoặc ít ra cũng không
ghét thương hiệu đến mức chuyển sang tín nhiệm thương hiệu khác.
• Cấp thứ ba: khách hàng có phí chuyển đổi, họ hài lòng với thương hiệu và
cảm thấy việc đổi sang dùng một thương hiệu khác là không cần thiết, thậm chí còn
thua thương hiệu hiện tại ở một số điểm nào đó. Vậy, các thương hiệu khác muốn
lôi kéo họ phải thuyết phục họ bù đắp cho họ những phí tổn do việc chuyển đổi
thương hiệu gây ra.
• Cấp thứ tư: khách thân thiết, họ thường xuyên mua sản phẩm do một cảm
giác ưa thích chung không rõ nguyên nhân.
• Cấp cao nhất: khách hết lòng, họ tự hào đã khám phá ra và đang sử dụng
thương hiệu này, họ sẵn lòng giới thiệu nó cho nhiều người khác. Giá trị của nhóm
khách hàng này không nằm ở doanh số họ mang lại mà chính là ở chỗ họ gây ấn
tượng lên những người khác và thị trường. Lời giời thiệu của họ, những người đã
sử dụng sẽ có giá trị hơn nhiều so với quảng cáo.
Với tính chất vô hình của sản phẩm dịch vụ, khách hàng khó có thể tự đánh
giá chất lượng dịch vụ nếu chưa qua sử dụng, do đó lời giới thiệu của những người
đã từng sử dụng dịch vụ sẽ là yếu tố quan trọng tác động đến lựa chọn của khách
hàng. Điều này đặc biệt đúng đối với dịch vụ thông tin di động. Vì vậy xây dựng và
củng cố lòng trung thành với thương hiệu là điều cần được đặc biệt quan tâm.
c. Chất lượng được cảm nhận
Chất lượng thấy được là sự cảm nhận của khách hàng, người tiêu dùng về chất
lượng toàn diện hoặc tính ưu việt của một thương hiệu về mục đích sử dụng và so
sánh với các thương hiệu khác.
Lưu ý, vì là chất lượng được cảm nhận nên không nhất thiết phải là khách
quan, nó tùy thuộc vào sự thẩm định của khách hàng xem cái gì là quan trọng theo
tiêu chuẩn riêng của từng người. Mỗi người đều có cá tính, nhu cầu và sở thích
riêng.
d. Các liên hệ thương hiệu
Liên hệ thương hiệu là bất cứ cái gì nối bộ nhớ của khách hàng đến thương
hiệu. Sự liên hệ không chỉ hiện hữu mà còn là sức mạnh, kinh nghiệm sử dụng và
tiếp xúc càng nhiều thì sự liên hệ càng mạnh.
13
Liên hệ thương hiệu có thể được liệt kê thành 3 loại chính:
Liên hệ thuộc tính: là những đặc điểm mang tính chất mô tả của sản phẩm, dịch
vụ. Thuộc tính có thể được phân loại theo mức độ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp
đến sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ.
Liên hệ lợi ích: là giá trị và ý nghĩa mang tính cá nhân của khách hàng cảm
nhận về các thuộc tính của sản phẩm (sản phẩm mạng lại cho họ cái gì, nó đại diện
cho cái gì). Lợi ích có thể chia làm 3 loại là: lợi ích chức năng (gắn chặt với thuộc
tính của sản phẩm), lợi ích biểu tượng (liên quan đến những nhu cầu tiềm ẩn mang
tính xã hội hay nhu cầu tự thể hiện cá nhân) và lợi ích kinh nghiệm (liên qua đến
cảm giác thích thú khi sử dụng sản phẩm).
Thái độ của khách hàng đối với thương hiệu: là mức độ cao nhất của liên hệ
thương hiệu, thể hiện sự đánh giá tổng thể của khách hàng về một thương hiệu dựa
trên những đánh giá và cân nhắc cụ thể về thuộc tính và lợi ích của thương hiệu.
Thái độ đối với thương hiệu đóng vai trò quan trọng vì nó thường quyết định hành vi
mua.
1.2 Xây dựng và phát triển thương hiệu
1.2.1 Xây dựng thương hiệu
Trong kinh doanh, mỗi công ty đều có những điểm nổi bật riêng, một cam kết
riêng đối với khách hàng, một đối tượng khách hàng mục tiêu và khách hàng sẽ là
người đánh giá công ty theo cách riêng của họ. Thách thức là làm sao giữ được điểm
nổi bật của công ty sao cho mọi người nhìn công ty trên cái nhìn tích cực, thiện cảm.
Đó là lý do nên xây dựng thương hiệu mạnh để vượt qua thách thức này.
1.2.1.1 Các giai đoạn xây dựng thương hiệu
Thương hiệu không phải là một sản phẩm, dịch vụ cụ thể mà là lời cam kết đáp
ứng nhu cầu khách hàng.
• Giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên
Là sự hình thành thương hiệu. Để đặt ra lời cam kết thương hiệu cần dựa trên 4
yếu tố sau:
14
Who (ai): Đối tượng mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ, đây chính là nhóm
khách hàng sẽ trả tiền để sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, là những
người đã trải nghiệm thương hiệu đầy đủ nhất.
What (cái gì): Sản phẩm và thuộc tính sản phẩm mang đến cho khách hàng.
Why (tại sao): Lợi ích mà thương hiệu mang đến cho khách hàng. Yếu tố
này cũng nêu rõ những gì khách hàng muốn có được sau khi đã chi khỏan tiền mua
sản phẩm dịch vụ. Đó chính là giá trị do doanh nghiệp mang lại.
How (thế nào): Phương thức thực hiện lời cam kết với khách hàng. Đây là
cách doanh nghiệp chuyển giao lời hứa về chất lượng, khả năng phục vụ và cũng là
cách khách hàng kiểm nghiệm lời hứa thương hiệu.
• Giai đọan hai: Thiết lập sự nhận biết:
Thương hiệu tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng. Vậy các doanh nghiệp
phải làm gì để khách hàng có được những ấn tượng tốt đẹp về thương hiệu của mình
cũng như làm cho thương hiệu có được một chỗ đứng trong tâm trí khách hàng?
Thương hiệu chiếm được cảm tình của người tiêu dùng thông qua lý trí và
tình cảm
• Giai đoạn ba: Trải nghiệm mua hàng
Khách hàng lúc nào cũng muốn thương hiệu được chọn thể hiện sự am hiểu và
sáng suốt trong lựa chọn của mình. Ở giai đọan này doanh nghiệp cần nâng cao các
phương thức bán hàng để thu hút sự chú ý của khách hàng. Các nhân tố ảnh hưởng
đến hành vi mua của khách hàng: màu sắc, hình dạng sản phẩm, giá cả, cách giao tiếp
và tư vấn của nhân viên bán hàng và các nhà quản lý,...
• Giai đoạn thứ tư: Trải nghiệm khi sử dụng
Trong giai đọan này, thương hiệu sẽ có thêm hai cơ hội để thực hiện lời hứa
của mình. Khi mua hàng, người mua được các nhân viên hướng dẫn về các đặc tính,
công dụng sản phẩm. Nhưng trong quá trình sử dụng khách hàng đôi lúc sẽ gặp phải
những rắc rối và là những tác nhân không nhỏ ảnh hưởng đến mối quan hệ với khách
hàng và liên quan trực tiếp đến việc họ sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm lần hai hay không
và nhận xét của họ đối với những người xung quanh. Thực hiện thành công công tác
15
hậu mãi, chăm sóc khách hàng là những yếu tố quan trọng trong hoạt động chính của
xây dựng thương hiệu.
• Giai đoạn thứ năm: Trải nghiệm khi là thành viên
Thương hiệu đã được nhận biết, được nhiều người tin dùng và khách hàng
muốn gắn liền thương hiệu với mình, muốn chia sẻ những kinh nghiệm với những
người cùng sử dụng một loại thương hiệu với mình, khi đó thương hiệu đã phát triển
đến một giai đọan mới. Doanh nghiệp cần phải tạo cầu nối những khách hàng này với
nhau như: hội nghị khách hàng, câu lạc bộ thành viên, nhóm khách hàng VIP,...
1.2.1.2 Các bước cơ bản để xây dựng thương hiệu
• Bước 1: Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu
Các chất liệu để xây dựng nền móng bao gồm:
Các nhận biết cơ bản của thương hiệu (Brand attributes): là logo, màu
sắc, đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu này khác với thương hiệu kia.
Các lợi ích của thương hiệu: (Brand benefits): là lợi ích thực, lợi ích cảm
tính và lợi ích cảm xúc của thương hiệu đó mang lại cho khách hàng.
Niềm tin thương hiệu (brand believes): niềm tin nào chứng tỏ rằng thương
hiệu sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng.
Tính chất thương hiệu (brand essence): tóm tắt các yếu tố tạo sự khác biệt
và đặc trưng, thường được sử dụng như câu slogan của thương hiệu.
• Bước 2: Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu nhằm truyền thông tính chất của thương hiệu một cách
đồng nhất trên mọi phương tiện truyền thông từ đó xây dựng tài sản của thương hiệu.
• Bước 3: Xây dựng chiến lược thương hiệu
Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm.
Mức chi tiêu cho khuyếch trương thương hiệu trong từng năm.
Kế hoạch tung sản phẩm trong từng năm
• Bước 4: Xây dựng chiến dịch truyền thông
Sau khi có chiến lược thương hiệu, người quản lý thương hiệu dựa trên ngân
sách để lên kế hoạch truyền thông cho cả năm. Kế hoạch bao gồm thông điệp, phương
tiện truyền thông, chi phí,...
16
• Bước 5: Đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông
Sau mỗi giai đọan truyền thông cần có sự đo lường hiệc quả của chiến dịch để
có sự điều chỉnh kịp thời.
Thiết lập cam kết với khách hàng:
Như đã đề cập ở trên, thương hiệu là lời cam kết với khách hàng, là sự thỏa
mãn những mong đợi của khách hàng. Cam kết thương hiệu không phải là những thủ
thuật để đáp ứng ngay tức khắc nhu cầu khách hàng, mà nó đòi hỏi phải có thời gian.
Những thương hiệu hàng đầu tồn tại vĩnh viễn cùng với những cam kết của nó, do đó
nó đem lại giá trị nhiều hơn so với tác động của quảng cáo.
Thực hiện cam kết với khách hàng:
• Công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện cam kết về chất lượng của sản
phẩm và dịch vụ. Chính công nghệ cũng tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ
so với đối thủ cạnh tranh.
• Một yếu tố quan trọng hơn để tạo sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ của
bạn đó là chăm sóc mối quan hệ với khách hàng. Phát triển thương hiệu phải dựa trên
2 yếu tố cảm tính và lý tính, nhưng yếu tố cảm tính chính là chìa khóa thành công.
Không có nó, thương hiệu của một doanh nghiệp không thể tồn tại. Tác động cảm tính
của khách hàng là điểm lớn nhất trong quá trình ra quyết định nhanh chóng hơn, giúp
họ yêu thích thương hiệu hơn trong quá trình trải nghiệm và là yếu tố quyết định xây
dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu .
• Sự trải nghiệm của khách hàng bị ảnh hưởng bởi phương thức truyền tải
cam kết thương hiệu từ nhân viên bán hàng công ty, nhân viên công ty đến họ thông
qua kênh phối, các công ty hỗ trợ khách hàng.
1.2.2 Phát triển thương hiệu
1.2.2.1 Khái niệm phát triển thương hiệu
Phát triển thương hiệu không chỉ đơn thuần là việc đặt một cái tên cho sản
phẩm. Một thương hiệu muốn duy trì và phát triển đòi hỏi các chiến lược hợp lý dựa
trên những yếu tố thị trường và định hướng của doanh nghiệp. Quá trình phát triển
thương hiệu bao gồm nhiều hoạt động liên tục gắn bó với nhau nhằm nuôi dưỡng và
cố định hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng, tạo cơ hội để thu hút ngày
17
càng nhiều khách hàng biết đến, chấp nhận, ghi nhớ và có thái độ tích cực đối với
thương hiệu của doanh nghiệp. Đây là một quá trình bền bỉ, đòi hỏi sự nỗ lực không
ngừng của doanh nghiệp.
1.2.2.2 Những yêu cầu cần đáp ứng khi phát triển thương hiệu
Một thương hiệu có tiềm lực mạnh và sức cuốn hút đối với khách hàng và công
chúng có thể được coi là biểu tượng về chuẩn mực và đường lối của doanh nghiệp.
Mọi nỗ lực về nghiên cứu và phát triển, cung ứng dịch vụ, phương pháp quản lý,
marketing, tài chính,… đều được tập trung trong quá trình tạo dựng một thương hiệu.
Mỗi thương hiệu đều tự đặt ra cho mình các tiêu chuẩn riêng phù hợp với thị trường
mục tiêu và cố gắng không ngừng để thoả mãn các kỳ vọng của khách hàng. Các tiêu
chuẩn của thương hiệu cần được công bố rộng rãi để chứng tỏ sự khác biệt của sản
phẩm dịch vụ với các dịch vụ cạnh tranh khác. Nói chung, trong quá trình phát triển
thương hiệu cần chú trọng các vấn đề:
 Chú ý đến những nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng tiềm năng, đây chính
là mục đích của công tác nghiên cứu thị trường.
 Kết hợp chặt chẽ giữa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ để tạo ra chênh lêch
chi phí và lợi thế kinh doanh.
 Đảm bảo sản lượng (khả năng đáp ứng nhu cầu) và sự nhất quán của chất
lượng dịch vụ, đây là cách duy nhất đảm bảo hoạt động mua hàng diễn ra liên tục.
 Kiểm soát được chất lượng trong việc cung cấp dịch vụ.
 Đảm bảo việc giao hàng tới các nhà phân phối được tuân thủ chặt chẽ về
thời gian, các điều kiện trong đơn hàng.
 Tạo hình ảnh, phương hướng và quảng bá ý nghĩa của thương hiệu tới
khách hàng mục tiêu. Đây chính là mục đích của ngân sách dành cho quảng cáo.
1.2.2.3 Các công cụ phục vụ cho phát triển thương hiệu
1.2.2.1.1 Nghiên cứu thị trường
Ngày nay, nghiên cứu thị trường trở thành công cụ không thể thiếu trong việc
nắm bắt thị trường, được sử dụng một cách phổ biến, phục vụ cho những mục đích rất
đa dạng.
Những ứng dụng phổ biến nhất của nghiên cứu thị trường bao gồm: Thu thập
thông tin về thị trường; Nghiên cứu nhu cầu thị trường; Nghiên cứu về kênh phân
18
phối; Đánh giá mức độ nhận biết của một thương hiệu và hình ảnh của thương hiệu;
Thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh; Nghiên cứu giá, định giá; Đánh giá thái độ
của khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu; Định vị thương hiệu.
1.2.2.1.2 Phân khúc thị trường
Hiểu một cách đơn giản, phân khúc thị trường là chia thị trường thành nhiều
nhóm có cùng đặc điểm, tính chất. Nhờ vậy, phân khúc thị trường giúp cho người làm
marketing: có một cái nhìn hệ thống và đơn giản về thế giới người tiêu dung, tập trung
sự lựa chọn, khám phá các nhu cầu chưa được đáp ứng từ đó phát triển sản phẩm mới,
đánh giá được tiềm năng của các phân khúc trước khi quyết định thâm nhập, nhận biết
các đối thủ cạnh tranh.
1.2.2.1.3 Định vị thương hiệu
Định vị (Positioning) là quá trình xây dựng và thông đạt những giá trị đặc trưng
của thương hiệu mình vào tâm trí khách hàng mục tiêu. Định vị được xem là công
việc quan trọng số một, là kim chỉ nam cho hoạt động của doanh nghiệp vì nó giúp
doanh nghiệp biết mình sẽ làm gì, đối tượng của mình hướng tới ai?
 Quy trình định vị một thương hiệu như sau:
a. Xác định tập thương hiệu cạnh tranh
Công việc đầu tiên của định vị thương hiệu là xác định tập các thương hiệu
cạnh tranh trong thị trường mục tiêu của mình. Cũng cần chú ý là không phải tất cả
các thương hiệu trong cùng một ngành nào đó đều là thương hiệu cạnh tranh của
thương hiệu mình.
b. Xác định tập thuộc tính của thương hiệu
Sau khi xác định các thương hiệu cạnh tranh, bước tiếp theo trong định vị
thương hiệu là xác định các thuộc tính có ý nghĩa của thương hiệu. Để thực hiện bước
này, nhà marketing phải thực hiện nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình để tìm ra
các thuộc tính quan trọng đối với khách hàng. Các thuộc tính này có thể là chức năng
hay tâm lý, hay cả hai.
c. Xây dựng sơ đồ và phân tích vị trí các thương hiệu
Công việc tiếp theo của quy trình định vị là xây dựng sơ đồ vị trí của các
thương hiệu. Sơ đồ này được xây dựng theo nhiều cách thức khác nhau tuỳ theo từng
19
nhu cầu cụ thể. Doanh nghiệp có thể xây dựng sơ đồ theo những thuộc tính quan
trọng.
d. quyết định chiến lược định vị
Dựa trên sơ đồ vị trí, nhà quản trị có thể xác định vị trí của thương hiệu mình:
Cạnh tranh với thương hiệu nào? Trên thị trường nào?
Nếu thương hiệu đã có mặt trên thị trường, sơ đồ sẽ giúp nhà marketing đánh
giá lại vị trí hiện có: Vị trí của thương hiệu có đạt được như định vị của doanh nghiệp
chưa? Điểm mạnh của thương hiệu?
Từ đó sẽ quyết định chương trình định vị lại cho thương hiệu nếu cần biết.
1.2.2.1.4 Quảng bá thương hiệu
a. Các công cụ để quảng bá thương hiệu
Có rất nhiều công cụ mà nhà marketing có thể sử dụng để quảng bá thương
hiệu của mình. Trong marketing hỗn hợp, chiến lược truyền thông và xúc tiến bán
hàng được coi là yếu tố linh hoạt nhất. Trọng điểm của chiến lược này là người ta sử
dụng các phương thức giao tiếp marketing để quảng bá thương hiệu - tức là để tạo
dựng hình ảnh thương hiệu nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm cũng như lưu
lại trong tâm trí của khách hàng hình ảnh thương hiệu đó. Có thể nói, các phương thức
giao tiếp marketing chính là tiếng nói của thương hiệu và cũng là cách giúp công ty
gây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Các phương thức giao tiếp marketing thường được các công ty lựa chọn có thể
được chia thành 5 nhóm chính: Quảng cáo, Khuyến mãi, Chào hàng cá nhân,
Marketing trực tiếp, Quan hệ cộng đồng. Các công cụ này được gọi là hỗn hợp chiêu
thị.
b. Thiết kế chương trình quảng bá thương hiệu
Quy trình thiết kế một chương trình quảng bá thương hiệu:
20
Xác đ nh th tr ng m c tiêuị ị ườ ụ
Xác đ nh m c tiêu qu ng báị ụ ả
Thi t k thông đi p qu ng báế ế ệ ả
Ch n l a công c h n h pọ ự ụ ỗ ợ
Chu n b ngân sáchẩ ị
Qu n lý quá trình và đánh giá hi u quả ệ ả
Hình 1.2: Quy trình thiết kế chương trình quảng bá thương hiệu
 Xác định thị trường mục tiêu: đối tượng mà chương trình quảng bá
thương hiệu nhắm tới không chỉ là người sử dụng hiện có và mục tiêu mà còn phải
chú ý đến những nhóm quyết định, nhóm ảnh hưởng, và kể cả công chúng vì họ có thể
gây ảnh hưởng đến thương hiệu. Nhận dạng thị trường mục tiêu sẽ có vai trò quan
trọng trong các quyết định tiếp theo như thông tin những gì, thông tin như thế nào, khi
nào, dùng phương tiện gì?
 Xác định mục tiêu quảng bá: tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có
mục tiêu quảng bá khác nhau phục vụ cho mục tiêu cuối cùng là làm tăng tối đa doanh
thu cho doanh nghiệp.
- Mục tiêu quảng bá thay đổi theo vị trí tiêu dùng đối với thương hiệu: với
khách hàng hiện có, khách hàng của đối thủ cạnh tranh, người chưa từng sử dụng dịch
vụ thì chúng ta có mục tiêu thông tin khác nhau, ví như thông tin cho khách hàng hiện
tại là thuyết phục họ rằng quyết định chọn thương hiệu này là đúng đắn.
- Mục tiêu quảng bá thay đổi theo quy trình quyết định mua hàng của
người tiêu dùng: các giai đoạn khác nhau của quy trình mua hàng như nhận dạng nhu
cầu, tìm kiếm thông tin, mua hàng, sau mua hàng cần thông tin khác nhau.
- Mục tiêu quảng bá thay đổi theo quy trình quyết định mua hàng của
người tiêu dùng: các giai đoạn khác nhau của quy trình mua hàng như nhận dạng nhu
cầu, tìm kiếm thông tin, mua hàng, sau mua hàng cần thông tin khác nhau.
 Thiết kế thông điệp quảng bá: thông điệp quảng bá phải chứa đựng
những mục tiêu muốn đạt. Để có một thông điệp hiệu quả, nhà thiết kế cần chú ý các
điểm cơ bản như nội dung, hình thức, cơ sở cho thông điệp.
Thông điệp có nhiều dạng khác nhau nhưng có thể chia làm 2 nhóm chính là
hướng vào chức năng và hướng vào cảm xúc.
21
- Các thông điệp hướng vào chức năng thể hiện những đặc trưng về chức
năng của thương hiệu.
- Các thông điệp hướng vào cảm xúc thể hiện các đặc trưng mang tính
cảm xúc (mà việc tiêu dung thương hiệu sẽ mang lại cho khách hàng).
Cấu trúc và hình thức của thông điệp cũng phải phù hợp với từng trường hợp,
công cụ, môi trường thông đạt cụ thể. Ví dụ như khi sử dụng môi trường quảng cáo là
báo chí thì phải chú ý tiêu đề, nội dung, minh hoạ, hình ảnh; khi dùng tivi thì phải chú
ý nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, nhạc nền,…
Cơ sở cho thông điệp cũng đóng vai trò quan trọng vì nó làm khách hàng tin
tưởng. Một số cơ sở thường được sử dụng là ý kiến của các chuyên gia trong ngành,
các chứng chỉ được các cơ quan có uy tín cấp,…
 Chọn lựa công cụ hỗn hợp: sau khi có thông điệp, việc tiếp theo là
chọn lựa và phối hợp các công cụ quảng bá thành một chương trình truyền thông tích
hợp IMC (Intergrated Marketing Communication). Khi thiết kế IMC cần chú ý đến
nhiều yếu tố như: dạng dịch vụ, thị trường, mục tiêu, giai đoạn của chu kỳ sản phẩm,
chi phí cho từng công cụ,…
 Chuẩn bị ngân sách: ngân sách đóng vai trò quan trọng trong hoạch
định chương trình IMC, nhà marketing cần chọn những công cụ chiêu thị, quảng bá
phù hợp với cả mục tiêu của chương trình và ngân sách có được.
Một số cách tính toán ngân sách thường được sử dụng:
- Phương pháp theo doanh thu: chi phí hàng năm được tính toán theo
phần trăm doanh thu dự đoán cho năm đó. Phương pháp này đơn giản nhưng không
hợp lý vì thực tế là hoạt động chiêu thị giúp doanh nghiệp đạt được doanh thu mong
muốn chứ không phải ngược lại.
- Phương pháp mục tiêu – công việc: ngân sách được tính toán dựa vào
các mục tiêu cụ thể của chương trình IMC, các công việc phải thực hiện. Tuy phức tạp
nhưng phương pháp này hiệu quả và hợp lý nhất.
- Phương pháp cân bằng cạnh tranh: Ngân sách được xác định dựa vào
thị phần. Ưu điểm của phương pháp này là có xem xét tới yếu tố cạnh tranh.
 Quản lý quá trình và đánh giá hiệu quả: đây là khâu cuối cùng nhưng
không kém phần quan trọng của chương trình. Đánh giá hiệu quả không đơn giản do
22
có nhiều công cụ chiêu thị không tạo hiệu ứng lên doanh thu ngắn hạn. Do vậy, thông
thường doanh nghiệp phải đánh giá hiệu quả từng bước thông qua nghiên cứu thị
trường, điều tra độ nhận biết, thích thú của khách hàng mục tiêu đối với một chương
trình quảng cáo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI TRÍ CMS
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS
2.1.1. Giới thiệu chung
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI TRÍ CMS
Mã số thuế: 0313011592
Loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Tên tiếng Anh: CMS COMMUNICATION AND ENTERTAINMENT COMPANY
LIMITED
Tên viết tắt: CMS COANDENTER CO.,LTD
Địa chỉ: 692/31 Đoàn Văn Bơ, Phường 16, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
Đại diện: Nguyễn Minh Cao
Ngày cấp: 12/11/2014 - Nơi cấp: Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày hoạt động: 12/11/2014
Điện thoại: 0903144172
2.1.2. Nhân lực
+ Nguồn nhân lực hiện tại là yếu tố then chốt trong sự thành công của Công ty từ
khi thành lập cho đến nay. Nguồn nhân lực với thành phần chính không phải là trưởng
thành từ các chuyên ngành kinh doanh, nhưng với bề dầy kinh nghiệm trong môi
trường tổ chức sự kiện và mối quan hệ rộng lớn đã đem lại sự thành công trong công
việc và hợp tác.
+ Nguồn bên ngoài: cộng tác viên là học sinh, sinh viên thuộc các trường trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh, tìm hiểu thị trường, tiếp cận và thuyết phục khách hàng,
hỗ trợ các hoạt động tiền và hậu sự kiện ...
Bảng 2.1: Tình hình nguồn nhân lực của Công ty
TT Tiêu thức Năm 2015 Năm 2016
23
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
01 Số nhân viên 27 100 28 100
02
Giới
tính
- Nam
- Nữ
15
12
55
45
16
12
57
43
03 Độ tuổi
- 20 → 30
- 31 → 40
- Trên 40
17
9
1
63
33
4
18
9
1
64
32
4
04
Trình
độ
- Sau Đại học
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
2
8
12
5
7
30
44
19
2
8
12
6
7
29
43
21
05
Tỉ trọng
lao
động
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
18
9
67
33
19
9
68
32
Nhận xét :
* Phân tích số lượng lao động:
Số lao động của Công ty năm 2015 là 27 người, trong đó gồm 15 nam, chiếm 55
% toàn công ty. Năm 2016 tăng thêm 1 người số lượng lao động trong công ty gần
như ổn định và sự thay đổi là không đáng kể.
* Phân tích chất lượng lao động
Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nên lao động trong
Công ty có nhiều trình độ khác nhau. Chất lượng lao động trong Công ty được thể
hiện thông qua trình độ của mỗi lao động. Năm 2015 Công ty có 2 lao động có trình
độ sau đại học chiếm 7% tống số lao động, có 8 lao động ở trình độ đại học chiếm
30% tổng số lao động và được duy trì ở 2 năm tiếp theo. Số lao động trình độ trung
cấp năm 2015 là 5 chiếm 19% tổng số lao động và tăng 2% ở năm tiếp theo.
Có thể thấy chất lượng lao động của Công ty gần như không thay đổi nhiều trong 3
năm vừa qua.
* Phân loại theo độ tuổi lao động:
Trong Công ty, lực lượng lao động từ 20 đến 30 tuổi chiếm đa số, sau đó đến lực
lượng lao động từ 31 – 40 tuổi. Đứng thứ 3 trong Công ty là lực lượng lao động trên
24
40 tuổi. Nhìn chung lực lượng lao động tại Công ty không biến động nhiều về số
lượng và chất lượng. Trong tổng số lao động thì số lao động có độ tuổi 20-30 chiếm tỷ
lệ khá cao nên đây là một lợi thế của Công ty trong ngành dịch vụ đòi hỏi sự năng
động, sáng tạo và sức trẻ.
2.1.4. Lĩnh vực hoạt động
a. Hoạt động trong lĩnh vực in ấn – quảng cáo:
Hiện nay đây là hoạt động chính đem lại doanh thu lớn cho Công ty, chiếm
80% trên tổng số doanh thu của công ty. Tuy nhiên hiện nay Công ty đang bị cạnh
tranh gay gắt cho nên việc đem lại các hợp đồng là rất khó khăn. Trong tương lai các
công ty sẽ cạnh tranh nhau mạnh mẽ thì quảng cáo là lĩnh vực tiềm năng và hiện tại
trên địa bàn thành phố đã có nhiều Công ty làm ăn hiệu quả cho nên trong thời gian
tới Công ty cần tạo được thế mạnh vào lĩnh vực này
b. Tổ chức biểu diễn văn hóa nghệ thuật:
Đây là hoạt động tạo dấu ấn và tên tuổi cho công ty, tuy nhiên quy mô tổ chức
chưa lớn,chiếm 10% doanh thu của công ty, thông thường các chương trình này công
ty có sự phối hợp với các đội ca múa nhạc của thành phố nhằm tạo tính chuyên nghiệp
và ổn định trong tổ chức. Còn các chương trình đơn lẻ Công ty thường chuyển cho
đơn vị trung gian và hưởng phần trăm. Trong tương lai khi đất nước hội nhập vào thế
giới vì thế các sự kiện thể thao văn hóa ngày càng nhiều và quy mô lớn hơn. Chính vì
thế mà Công ty cần tranh thủ sự hội nhập này và ngày càng tạo đẳng cấp và tính
chuyên nghiệp hơn nữa.
c. Cho thuê ôtô, xe có động cơ, xe đạp, đồ dùng cá nhân và gia đình khác:
Đây là lĩnh vực Công ty hoạt động nhằm bổ trợ thêm cho công ty. Hiện tại trên địa
bàn thành phố đã có nhiều dịch vụ cho thuê rộng rãi cho nên trong thời gian tới Công
ty sẽ gặp cạnh tranh trong lĩnh vực này.
d. Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại:
Công ty đã tổ chức nhiều hoạt động của chương trình này, tuy nhiên chúng chỉ
chiếm 8% doanh thu của Công ty. Vì đây là lĩnh vực đòi hỏi sự mới mẻ trong cách
thức tổ chức và ít có sự lập lại cho nên Công ty luôn có nhiều phương án và trong
khâu tổ chức. Do đây là lĩnh vực Marketing của Công ty nên đòi hỏi vấn đề hiệu quả
các chương trình. Chính vì thế mà Công ty cần đầu tư nhiều và tư duy các chương
25
trình quảng bá - truyền thông đáp ứng đúng nghĩa các yêu cầu dịch vụ. Do đó Công ty
đang có sự đầu tư lớn và chuyên nghiệp.
e. Tư vấn đầu tư:
Đây là lĩnh vực mà Công ty chưa có sự đầu tư khai thác các tiềm năng của nó,
tuy nhiên đây là lĩnh vực tiềm năng khi nhu cầu cần tư vấn để đầu tư tiền bạc và tài
sản một cách hiệu quả của Khách hàng. Vì vậy mà trong thời gian tới đây là lĩnh vực
mang lại cho Công ty nhiều cơ hội phát triển, nếu tận dụng và nắm bắt được đúng
hướng nhu cầu của khách hàng Công ty có thể xem đây là lợi thế cạnh tranh. Nhưng
nó không đơn giản vì chi phí của nó khá cao, và nhược điểm của lĩnh vực này là cần
phải có sự nhạy bén với sự thay đổi của thị trường mới tạo thế đứng vững chắc cho
Công ty khi tham gia vào lĩnh vực này.
f. Các lĩnh vực khác:
Thiết kế đồ họa. nhiếp ảnh, nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận, trang trí nội
thất… là các lĩnh vực bổ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty nhằm đáp ứng
được nhu cầu đa dạng của Khách hàng. Công ty cần có sự phân công công việc hợp
lý, kịp thời tránh tình trạng lộn xộn khi nhập nhằng công việc giữa các bộ phận
2.1.5. Kết quả kinh doanh qua các năm
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của Công ty trong vòng 2 năm qua
STT
Chỉ tiêu Mã số 2015 2016
1 2 3 4
1. Doanh thu thuần 11 798.199.990 792.328.164
2. Giá vốn hàng hóa 12 595.539.625 497.490.070
3.
Chi phí quản lý kinh
doanh
13 201.135.688 246.772.371
4. Chi phí tài chính 14
5.
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
2 1.524.677 48.065.723
6. Lãi khác 21
7. Lỗ khác 22
8.
Tổng lợi nhuận kế
toán
30 1.524.677 48.065.723
26
9.
Các khoản điều chỉnh
tăng giảm lợi nhuận
để xác định lợi nhuận
chịu thuế doanh
nghiệp
40
10.
Tổng lợi nhuận chịu
thuế TNDN
5 1.524.677 48.065.723
11. Thuế TNDN phải nộp 60 -426.91 - 13.458.402
12. Lợi nhuận sau thuế 70 1.097.767 34.607.321
Nhận xét:
So với năm 2015 thì tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2016 có giảm về
doanh thu thuần, tuy nhiên do giá vốn hàng hóa giảm tương đối lớn nên mặc dù chi
phí quản lý có tăng song lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng cao, gần 315%. Như
vậy Công ty kinh doanh khá hiệu quả và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước.
2.2.Thực trang công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty
2.2.1. Thương hiệu CMS
Tên thương hiệu công ty là: CMS
Giá trị thương hiệu mà CMS muốn đem đến cho khách hàng là sự năng động,
hiện đại, và thân thiện.
Logo CMS:
Hai tông màu mạnh là xanh và vàng, thể hiện sự cứng cáp và mạnh mẽ hơn, con
người sẽ cảm nhận nhanh hơn với tông màu mới, tạo sự lưu ảnh trong tâm trí của con
người lâu hơn, vì thế sẽ nhớ lâu hơn.
27
Slogan của CMS: “CMS
g”.
Câu Slogan cho thấy được hướng phát triển và sự quyết tâm, nỗ lực của CMS.
Câu slogan đã nói lên mục tiêu của Công ty TNHH truyền thông và giải trí CMS
chính là đưa CMS trở thành doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ phổ biến trên toàn
quốc. Câu Slogan đã quảng bá cho thương hiệu CMS một cách rất táo bạo và hấp dẫn,
nó thể hiện sự quyết tâm và cả sự chắc chắn với cam kết cung cấp nhưng dịch vụ chất
lượng cao trên nền công nghệ mới. Nó đã gây được sự chú ý của giới công chúng và
phần nào đã đem lại một niềm tin, một sự chờ đợi của khách hàng đối với CMS. Tuy
nhiên, câu slogan khá dài, khách hàng rất khó nhớ, khó để lại ấn tượng sâu sắc cho
đông đảo khách hàng, ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh thương hiệu.
 Hệ thống nhận diện thương hiệu này được xây dựng trên các giá trị thương
hiệu của CMS, thể hiện được bản sắc và tinh thần riêng của các dịch vụ mà CMS cung
cấp, góp phần định vị CMS khác biệt với mạng di động khác trên thị trường. Để hình
ảnh của CMS trở nên gần gũi và thân thiết với mỗi người tiêu dùng, CMS đã định
hướng chiến lược phát triển thương hiệu với trọng tâm cung cấp các dịch vụ giải trí
tiện ích hiện đại, đảm bảo chất lượng dịch vụ, và không ngừng nâng cao chất lượng
hoạt động chăm sóc khách hàng.
Sau hơn 2 năm gia nhập thị trường, thương hiệu CMS hiện nay vẫn chưa quen
thuộc với người tiêu dùng cả nước tuy nhiên thương hiệu công ty vẫn thể hiện các
hình ảnh: thân thiện, năng động, trẻ trung, hiện đại. CMS luôn hướng phấn đấu để duy
trì và nâng cao hình ảnh này trong lòng mọi khách hàng Việt Nam. Tuy nhiên trong
thời gian gần đây do sự lấn át quá lớn từ các đối thủ cạnh tranh với hàng loạt chương
trình giảm giá, khuyến mãi, cung ứng dịch vụ chất lượng…và cũng bởi do công tác
hoạt động kinh doanh của CMS trong thời gian qua không mang lại những thành tựu
khả quan do đó càng làm cho hình ảnh của CMS trở nên “mờ nhạt” hơn trong lòng
khách hàng.
2.2.2. Nhận thức của khách hàng về thương hiệu CMS
Theo kết quả điều tra thị trường của công ty thực hiện tại các thành phốTP HCM,
Hải Phòng, mẫu điều tra ngẫu nhiên với tổng kích cỡ mẫu 1050.
28
Mục đích của cuộc điều tra này nhằm:
- Hiểu được những thói quen và nhận thức của những khách hàng đang sử
dụng và những khách hàng tiềm năng đối với những nhà cung cấp dịch vụ điện
thoại di động.
- Đánh giá được giá trị thương hiệu CMS so với các đối thủ cạnh tranh.
- Thời gian thực hiện từ tháng 10 đến tháng 10 năm 2016
- Đối tượng nghiên cứu là các khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty có độ
tuổi từ 16 – 50 tuổi
Bảng 2.3: Mức độ nhận biết thương hiệu:
Nguồn: Phòng Marketing(số liệu năm 2016)
Ta thấy, Dentsu có TOM cao nhất 43,73%, tiếp đó là Điền Quân Media
(33,25%), VCCorp đứng thứ 3 (31,71%), CMS xếp thứ tư với 6,8%, đây là chỉ số thấp
so với các thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh, cho thấy hình ảnh thương hiệu
CMS chưa được khách hàng in sâu trong tâm trí, mà họ chỉ biết đến CMS như một
nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động mà không có sự khác biệt nào nổi trội, hình
ảnh thương hiệu CMS còn mờ nhạt trong tâm trí khách hàng bao gồm cả những khách
hàng đang sử dụng và khách hàng tiềm năng.
Ta nhận thấy rằng, đối với các thương hiệu mạnh như Dentsu luôn có mức độ
nhận biết cao ngay cả trong các quảng cáo, không chỉ khách hàng đang sử dụng biết
đến mà kể cả những khách hàng tiềm năng cũng biết đến Dentsu. Chỉ số TOM của
29
Mức độ nhận biết Dentsu
V
C
Co
rp
Điền
Quân
Media
CMS
Thuận
Thiên
Entertain
ment
Không biết 4.21% 5.76% 4.53% 5.82% 77.85%
Có biết 2.34% 7.95% 17.20% 63.73% 13.89%
Cần nhắc nhớ 14.17% 20.01% 27.70% 15.69% 4.82%
Không cần nhắc
nhớ
35.55% 34.57% 17.32% 7.96% 2.17%
Top of mind
(TOM)
43.73% 31.71% 33.25% 6.80% 1.27%
Tổng: 100% 100% 100% 100% 100%
CMS chỉ có 4% và khách hàng tiềm năng có vẻ quan tâm hơn về CMS, chỉ số TOM
đối với khách hàng tiềm năng là 7%, do việc khách hàng tiềm năng này muốn tìm hiểu
về các mạng để có sự lựa chọn một sản phẩm dịch vụ phù hợp cho riêng mình. Mức
độ nhận biết thương hiệu CMS thông qua các quảng cáo là rất thấp so với các đối thủ
cạnh tranh khác, hình ảnh thương hiệu CMS còn mờ nhạt trong tâm trí khách hàng. Vì
vậy, CMS cần có những quảng cáo và các chương trình truyền thông ấn tượng để
khách hàng không chỉ nhớ tới quảng cáo mà còn biết đến sản phẩm dịch vụ của mình
và sẽ khắc sâu hình ảnh thương hiệu trong trí nhớ, họ sẵn sàng giới thiệu sản phẩm
dịch vụ tới những khách hàng khác, làm tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ
một cách hiệu quả.
2.2.3. Đầu tư cho phát triển thương hiệu
2.2.3.1. Đầu tư về nhân sự
Hiện tại công ty chưa thành lập bộ phận nào chuyên trách về quản trị thương hiệu,
tất cả các hoạt động đều do phòng Chiến lược, khối marketing – bán hàng đảm nhiệm.
Các hoạt động phát triển thương hiệu chưa tách biệt với các hoạt động kinh doanh
khác. Do đó kinh phí dành riêng cho thương hiệu là chưa tách biệt rõ ràng, toàn bộ
kinh phi nằm trong kế hoạch chi phí của toàn công ty. Điều này gây khó khăn cho việc
chủ động đầu tư cho các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu.
2.2.3.2. Đầu tư về cơ sở vật chất, công nghệ
Tài sản cố định của Công ty chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản hiện có
của Công ty vì vậy việc sử dụng số TSCĐ của Công ty một cách có hiệu quả là rất khó
còn nhiều sự lãng phí.
Dưới đây là bảng tổng hợp tài sản cố định của Công ty vào thời điểm 0 giờ ngày 1
tháng 1 năm 2016.
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp tài sản cố định
Đơn vị: đồng
TT Loại tài sản Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại
A TSCĐ đang dùng 5.161.823.140 2.930.133.933 2.231.689.207
1 Nhà cửa vật kiến trúc 1.338.274.521 988.201.703 350.072.818
30
2 Máy móc thiết bị 1.191.089.479 390.503.663 800.535.816
3 Phương tiện vận tải 1.891.809.383 1.161.816.646 729.992.737
4 TSCĐ khác 740.649.757 389.611.921 351.037.836
B TSCĐ không dùng 2.500.084.644 1.412.278.667 1.087.805.977
1 Nhà cửa vật kiến trúc 2.269.837.032 1.286.010.910 983.826.122
2 Máy móc thiết bị 35.447.612 3.544.764 31.902.848
3 Phương tiện vận tải 194.8000.000 122.722.993 72.077.007
4 TSCĐ khác - - -
C TSCĐ chờ thanh lý 6.497.051.007 4.837.320.283 1.659.730.724
1 Nhà cửa vật kiến trúc 1.876.057.074 917.187.835 958.869.239
2 Máy móc thiết bị 1.524.816.341 1.224.522.239 300.294.102
3 Phương tiện vận tải 2.245.079.143 1.909.921.140 335.158.003
4 TSCĐ khác 851.098.449 785.689.069 65.409.380
Tổng cộng 14.158.958.791 9.179.732.883 4.979.225.908
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
Khấu hao tài sản cố định của Công ty được tính theo phương pháp khấu hao theo
đường thẳng.
Công ty trích khấu hao hàng năm và phân bổ theo từng quý.
Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, Công ty đều xác
định lại mức khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế
toán.
Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác
định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện của tài sản
đó.
Việc tăng giảm nguyên giá TSCĐ được thực hiện tại thời điểm tăng, giảm TSCĐ
trong tháng.
Việc nhượng bán hoặc thanh lý TSCĐ Công ty đều thành lập Hội đồng với sự có
mặt của ban lãnh đạo Công ty
31
Trước khi người lao động chính thức đi vào làm việc, công ty luôn tổ chức huấn
luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp
làm việc an toàn, những khả năng tai nạn lao động cần đề phòng, biết cách thoát
hiểm khi có sự cố nguy hiểm xảy ra…
Công ty luôn trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân nhằm tránh các yếu tố nguy
hiểm, độc hại; phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị;
phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để đảm bảo ứng cứu
kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động.
Công ty định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị nhà xưởng, kho hàng. Đồng
thời treo các bảng chỉ dẫn về an toàn lao động ở những nơi làm việc, nơi đặt máy,
thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Về vệ sinh lao động: Ứng dụng các biện pháp về công nghệ mới và hóa
chất mới thân thiện với môi trường, giảm thiểu chất thải, bảo vệ tài nguyên, đảm
bảo an toàn, sức khỏe đối với người lao động và cộng đồng xã hội.
2.2.4. Một số hoạt động Marketing nhằm xây dựng thương hiệu CMS:
2.2.4.1. Quảng cáo
Bên cạnh việc tuyên truyền cho dịch vụ thì việc quảng bá thương hiệu CMS được
công ty thực hiện chủ yếu thông qua các chương trình quảng cáo như:
 Thực hiện các chương trình quảng cáo của Công ty, quảng cáo trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, trên các báo đài thành phố.
 Tiến hành quảng cáo trên các báo, các đài truyền hình như: Báo Sài Gòn
Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Diễn đàn doanh nghiệp, Đài truyền hình VTV1.
Tuy nhiên tần suất xuất hiện quảng cáo dịch vụ ít và khoảng cách giữa các kỳ lại xa
nhau nên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
 In ấn và phân phát các loại ấn phẩm quảng cáo như tờ rơi, maket quảng
cáo dịch vụ CMS và các dịch vụ mới. Trực tiếp phân phát các tờ rơi hướng dẫn đến
các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ, tuy nhiên chỉ thực hiện được thời gian đầu, sau
đó đặt các ấn phẩm này tại ghi sê cung cấp dịch vụ nên chưa thu hút được sự chú ý
của người dân.
 Thư trực tiếp: Gửi kèm thư ngỏ và brochure giới thiệu về các dịch vụ mới,
các tiện ích mới đến các khách hàng lớn, trung thành của công ty.
32
2.2.4.2 Khuyến mãi
Để kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm, công ty đã có các chính sách
khuyến mãi rất ưu đãi cho khách hàng:
- Chương trình khuyến mãi vào các dịp lễ 30/4 và 1/5.
- Chương trình mừng năm mới xuân năm 2016.
- Công ty đã lập danh sách khách hàng, đối tác đã tham gia các dịch vụ kinh
doanh của công ty trong thời gian trước và đã gởi thư ngỏ và cung cấp những “phiếu
giới thiệu khách hàng mới” để họ tham gia giới thiệu khách hàng mới cho công ty và
nhận được ưu đãi % hoa hồng dựa trên giá trị đơn hàng.
2.2.4.3. Công tác chăm sóc khách hàng
Hoạt động chăm sóc khách hàng bao gồm những hoạt động có tác động trực
tiếp đến khách hàng nhằm duy trì và phát triển dịch vụ, đem lại sự hài lòng, tin cậy
cho khách hàng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Công ty. Là đơn vị kinh doanh
năng động, CMS nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác Chăm sóc khách hàng,
công ty luôn nỗ lực phát triển không ngừng từ nhận thức cho đến hành động, nhằm
phục vụ khách hàng tốt nhất.
 Trong các năm vừa qua, Công ty TNHH truyền thông và giải trí CMS đã
không ngừng tổ chức rất nhiều các hoạt động chăm sóc khách hàng như: Dùng càng
nhiều trúng càng lớn, Gắn bó dài lâu – nhận thêm ưu đãi, Ngàn lời chúc – Vạn điều
phúc,… Các chương trình đều có qui mô lớn và mang lại những lợi ích lớn cho khách
hàng.
 Hiện nay, công ty đã có phần mềm CRM (Quản lý quan hệ khách hàng):
CCBS do bên Hàn Quốc cung cấp, cho phép các đại lý cập nhật cơ sở dữ liệu thường
xuyên và đầy đủ trên hệ thống CCBS, từ đó công ty có thể phân loại được các khách
hàng, và từ đó có biện pháp chăm sóc khách hàng phù hợp.
 Về giải đáp thắc mắc: khi nảy sinh các vấn đề thắc mắc hoặc cần khiếu nại,
góp ý; khách hàng có thể liên lạc với Công ty TNHH truyền thông và giải trí CMS qua
những kênh sau để được giải đáp:
• Công ty chăm sóc khách hàng của CMS
• Số điện thoại giải đáp thắc mắc (miễn phí cho các thuê bao của CMS):
1800095 (hoặc 905). Hiện nay, các tổng đài viên sẽ trực tiếp trả lời khách hàng
33
cho đến 22 giờ mỗi ngày. Sau 22 giờ, khách hàng gọi đến sẽ được nối vào hộp
thư trả lời tự động.
• Kênh trực tuyến: tại website http://www.cms.com.vn
Nhận xét:
Nhìn chung, công tác chăm sóc khách hàng được quan tâm đầu tư đúng mức, có
nhiều chương trình mới hấp dẫn và có ý nghĩa, vừa thỏa mãn được khách hàng, vừa có
thể quảng bá cho dịch vụ và hình ảnh doanh nghiệp, vừa khắc sâu hình ảnh thương
hiệu CMS trong tâm trí khách hàng cần tiếp tục duy trì hoạt động khuyến mãi sao cho
đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên vẫn còn có sự hạn chế về thời gian hoạt động
của Tổng đài trong công tác giải đáp thắc mắc khiếu nại của khách hàng.
⇒ Những ưu và nhược điểm của quá trình xây và phát triển thương hiệu:
Ưu điểm
- Có đầu tư nghiên cứu cho xây dựng và phát triển thương hiệu cụ thể qua các hoạt
động: nghiên cứu thị trường, đầu tư về nhân lực, công nghệ,… góp phần làm mức độ
nhận biết thương hiệu tăng.
- Các chương trình Marketing (quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng,…)
nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu được công ty chú ý thực hiện.
Nhược điểm
- Mặc dù mức độ nhận biết và mức độ yêu thích thương hiệu có tăng nhưng tăng rất
ít, cho thấy hiệu quả của công tác đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu chưa cao.
- Các chương trình quảng cáo nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu dịch vụ của
CMS chưa có nội dung đặc sắc để khách hàng có thể nhớ và không tạo được ấn tượng
trong lòng khách hàng.
2.4. Đánh giá chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty TNHH
Truyền thông và giải Trí CMS
2.4.1. Kết quả đạt được
* Về sự biết đến thương hiệu CMS hay sự nhận biết thương hiệu : Trong 3
mức độ nhận biết thương hiệu, thương hiệu CMS nằm trong mức độ thương hiệu có
biết. Thương hiệu CMS đã đạt hơn 60% về tổng độ nhận biết thương hiệu
* Về hình ảnh thương hiệu của công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS
trong tâm trí khách hàng: Sự liên tưởng để tạo lập hình ảnh thương hiệu đòi hỏi có sự
34
thấu hiểu về chính thương hiệu của mình, về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng hiện
tại, khách hàng tiềm năng, và cả những người trước đây đã từng là khách hàng của
thương hiệu mình. CMS đã xây dựng cho thương hiệu của mình một hình ảnh làm
sao để khách hàng của CMS cảm thấy mình luôn hài lòng, tin tưởng cho dù các mặt
hàng của CMS bị các đói thủ cạnh tranh bắt chước, thì họ cũng không thể “ thổi hồn”
vào sản phẩm để khách hàng cảm nhận được như của CMS.
* Kết quả sản xuát kinh doanh: với tầm quân trọng của thương hiệu CMS,
chiến lược phát triển thương hiệu theo nhóm đã góp một phần không nhỏ vào tổng thu
của công ty qua số lượng hang bán ngày càng cao. Mỗi năm tổng thu tăng trưởng từ
25% đến 30% . Đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Do đó,
khẳng định chiến lược đúng đắn và giá trị thương hiệu của công ty.
2.4.2. Hạn chế
Một số nhược điểm có thể nhận thấy trong quá trình phát triển thương hiệu của
CMS như:
- Không xác định được đặc điểm nhận dạng của thương hiệu
Do không xác định trước các thuộc tính then chốt của dịch vụ nối khách hàng
với thương hiệu và mức độ sử dụng những liên kết đó, CMS đã không áp dụng các
chiến lược marketing khác nhau trong thời gian khac nhau đối với từng phân đoạn thị
trường. Các liên kết của dịch vụ được sử dụng một cách chung chung và không bảo
trợ lẫn nhau ví dụ như: CMS chỉ đề ra chiến lược về giá bằng cách xác định tiêu chí
chung như chí phí sản xuất kinh doanh, mục tiêu định giá, nhu cầu của người tiêu
dùng đối với dịch vụ, giá dịch vụ cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
nhưng không nhằm vào một phân đoạn thị trường cụ thể nào.
- Không có người phụ trách thương hiệu
Thực tế đây là vấn đề của hầu hết các doanh nghiệp. Thông thường các doanh
nghiệp chí có phòng marketing hoặc phòng phụ trách kinh doanh kiêm nhiệm tất cả
các vấn đề liên quan đến thị trường và cung ứng sản phẩm dịch vụ, trong đó có vấn đề
quảng cáo. Tuy nhiên, khi đã nhận thực được sâu sắc tầm quan trọng của thương hiệu,
mỗi doanh nghiệp nên có bộ phận hoặc ít nhất một người chuyên trách về vấn đề
thương hiệu. Bộ phận hoặc người chịu trách nhiệm phát triển thương hiệu sẽ là người
đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch thực hiện, giám sát các giai đoạn trong quy trình kinh
35
doanh để đảm bảo công ty vận hành theo định hướng chung và cùng một cách thể hiện
thương hiệu riêng của công ty.
- Không có chiến lược lâu dài cho thương hiệu
CMS chỉ đánh giá thành tích kinh doanh theo năm, quý, tháng... chứ không có
mục tiêu dài hạn. Do đó, việc phân tích đánh giá giá trị thương hiệu để xác định cho
thương hiệu một tính cách phù hợp là không thực hiện được. Bản thân nhân viên
marketing/kinh doanh chịu trách nhiệm các vấn đề có liên quan đến thương hiệu cũng
không lâu bền (thường xuyên thay đổi nhân sự do luân chuyển giữa các bộ phận) do
đó người chịu trách nhiệm không thể suy nghĩ về vấn đề chiến lược một cách nghiêm
túc được.
Và tất yếu, khi không có chiến lược lâu dài CMS không thể xác định được rõ
ràng mục tiêu, thuộc tính hay hình ảnh riêng nào cho thương hiệu của mình, do đó
không biết nên thực hiện cạnh tranh hay khuyếch trương thương hiệu ở mỗi phân đoạn
thị trường. Chưa kể đến việc thực hiện cạnh tranh hay khuyếch trương thương hiệu ở
mỗi phân đoạn thị trường/ sản phẩm khác nhau là không đồng nhất về mặt ý tưởng thể
hiện, thông điệp gửi tới khách hàng... dẫn đến việc marketing rời rạc manh mún,
không bổ sung được cho nhau, không có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, dẫn dến sự lãng phí
lớn khi đánh giá tương quan doanh thu và chi phí.
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI TRÍ CMS
3.1. Phương hướng hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty
TNHH Truyền thông và giải Trí CMS
3.1.1. Khái quát yêu cầu của thị trường đối với công ty TNHH Truyền thông và
giải Trí CMS.
* Ngày nay, xu hướng của các doanh nghiệp khi chọn đối tác là đều dựa trên
danh tiếng thương hiệu, một thương hiệu mạnh, uy tín sẽ có một tác dụng rất lớn có
ảnh hưởng mạnh không những cả công ty mà làm cho khách hàng có một sự tin tưỏng,
đảm bảo, khi lựa chọn sản phẩm. Thương hiệu CMS đã thành công trong việc tạo
dựng cho một hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng và để duy trì phát
triển nó cần có những chiến lược, chính sách thương hiệu đúng đắn, hoàn chỉnh.
36
Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Cms
Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Cms
Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Cms
Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Cms
Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Cms
Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Cms
Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Cms
Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Cms

Contenu connexe

Plus de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

200 đề tài luận văn thạc sĩ kiến trúc. Một số đề tài luận văn sưu tầm và chọn...
200 đề tài luận văn thạc sĩ kiến trúc. Một số đề tài luận văn sưu tầm và chọn...200 đề tài luận văn thạc sĩ kiến trúc. Một số đề tài luận văn sưu tầm và chọn...
200 đề tài luận văn thạc sĩ kiến trúc. Một số đề tài luận văn sưu tầm và chọn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Plus de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành du lịch, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành du lịch, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành du lịch, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành du lịch, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ khoa học quản lý
200 đề tài luận văn thạc sĩ khoa học quản lý200 đề tài luận văn thạc sĩ khoa học quản lý
200 đề tài luận văn thạc sĩ khoa học quản lý
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế vận tải, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế vận tải, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế vận tải, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế vận tải, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế công nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế công nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế công nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế công nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ kiến trúc. Một số đề tài luận văn sưu tầm và chọn...
200 đề tài luận văn thạc sĩ kiến trúc. Một số đề tài luận văn sưu tầm và chọn...200 đề tài luận văn thạc sĩ kiến trúc. Một số đề tài luận văn sưu tầm và chọn...
200 đề tài luận văn thạc sĩ kiến trúc. Một số đề tài luận văn sưu tầm và chọn...
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ hóa học. HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ hóa học. HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ hóa học. HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ hóa học. HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục thể chất. HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục thể chất. HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục thể chất. HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục thể chất. HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục mầm non, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục mầm non, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục mầm non, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục mầm non, HAY
 

Dernier

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxNguynHn870045
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 

Dernier (17)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 

Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Cms

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING KHOA MARKETING ………………………. LỚP : 13DMA2 CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNG MARKETING CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI TRÍ CMS Thành Phố Hồ Chí Minh – 2018
  • 2. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING KHOA MARKETING ……………………… LỚP : 13DMA2 CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNG MARKETING CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI TRÍ CMS Thành Phố Hồ Chí Minh – 2018
  • 3. LỜI NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Ngày ………Tháng……….Năm………
  • 4. LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................
  • 5. LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả các thấy cô, đặc biệt là các thầy cô Khoa Marketing Đại học Tài chính Marketing đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong 4 năm học qua. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô, ……………..đã quan tâm, theo dõi và chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian thực tập cũng như thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo công ty TNHH Truyền thông và Giải trí CMS, các anh chị phòng Marketing đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên, hướng dẫn, cung cấp những số liệu cần thiết, cũng như những kinh nghiệm thực tiễn để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn! TP Hồ Chí Minh Ngày 4 tháng 4 năm 2017 Sinh viên thực hiện
  • 6. MỤC LỤC 1.1 Th ng hi uươ ệ ...................................................................................................4 1.1.1 Khái ni m v th ng hi uệ ề ươ ệ .......................................................................4 1.1.2 Các y u t c u thành m t th ng hi uế ố ấ ộ ươ ệ .................................................4 1.1.3 Vai trò và l i ích c a th ng hi uợ ủ ươ ệ ...........................................................6 1.1.3.1Vai trò c a th ng hi n đ i v i doanh nghi pủ ươ ệ ố ớ ệ .................................6 1.1.3.2Vai trò c a th ng hi u đ i v i khách hàngủ ươ ệ ố ớ .....................................7 1.1.3.3L i ích thu đ c t giá tr th ng hi uợ ượ ừ ị ươ ệ .............................................8 1.1.4 Các ch c năng c a th ng hi uứ ủ ươ ệ .............................................................8 1.1.4.1Phân đo n th tr ngạ ị ườ ........................................................................8 1.1.4.2T o nên s khác bi t trong su t quá trình phát tri n c a s n ph m:ạ ự ệ ố ể ủ ả ẩ .....................................................................................................................9 1.1.4.3Đ a s n ph m kh c sâu vào tâm trí khách hàng:ư ả ẩ ắ .............................9 1.1.4.4T o nên đ nh h ng và ý nghĩa cho s n ph mạ ị ướ ả ẩ ...............................10 1.1.4.5Là cam k t gi a ng i s n xu t v i khách hàngế ữ ườ ả ấ ớ .............................10 1.1.5 Giá tr th ng hi u:ị ươ ệ ...............................................................................10 1.1.5.1Khái ni m v giá tr th ng hi uệ ề ị ươ ệ .....................................................10 1.1.5.2Các thành ph n c a giá tr th ng hi uầ ủ ị ươ ệ ..........................................11 Hình1.1 : Tháp trung thành...............................................................................12 1.2 Xây d ng và phát tri n th ng hi uự ể ươ ệ ............................................................14 1.2.1 Xây d ng th ng hi uự ươ ệ ...........................................................................14 1.2.1.1Các giai đo n xây d ng th ng hi uạ ự ươ ệ ...............................................14 1.2.1.2Các b c c b n đ xây d ng th ng hi uướ ơ ả ể ự ươ ệ ....................................16 1.2.2 Phát tri n th ng hi uể ươ ệ ..........................................................................17 1.2.2.1Khái ni m phát tri n th ng hi uệ ể ươ ệ ...................................................17 1.2.2.2Nh ng yêu c u c n đáp ng khi phát tri n th ng hi uữ ầ ầ ứ ể ươ ệ ...............18 1.2.2.3Các công c ph c v cho phát tri n th ng hi uụ ụ ụ ể ươ ệ ...........................18
  • 7. B ng 2.1: Tình hình ngu n nhân l c c a Công tyả ồ ự ủ ..............................................23 B ng 2.2: K t qu kinh doanh c a Công ty trong vòng 2 năm quaả ế ả ủ ...................26 B ng 2.3: M c đ nh n bi t th ng hi u:ả ứ ộ ậ ế ươ ệ ......................................................29 Thu n Thiên Entertainmentậ ......................................................................29 2.2.3. Đ u t cho phát tri n th ng hi uầ ư ể ươ ệ ........................................................30
  • 9. 1. Lý do chọn đề tài Trong quyển Thành công nhờ thương hiệu, các tác giả có nhận định: “Lịch sử dùng đao kiếm nói chuyện đã thay bằng thời đại dùng thương hiệu để nói chuyện. Thương hiệu đã thay thế quyền lực và vốn, trở thành sức mạnh kinh tế quan trọng nhất, ảnh hưởng đến quốc lực tổng hợp và địa vị kinh tế thế giới của các nước trong thế kỷ XXI…”. Như vậy, thương hiệu đã được khẳng định là đóng vai trò ngày càng quan trọng không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, một nền kinh tế mà của cả quốc gia. Và nếu thương hiệu là linh hồn, sức sống của một doanh nghiệp thì định vị lại chính là linh hồn của thương hiệu. Một tuyên bố định vị tốt sẽ xác định chính xác phương hướng cho cả công ty và hơn thế còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty đó. Ông Katajaya chủ tịch hiệp hội Marketing thế giới đã khẳng định định vị thương hiệu là một trong ba công cụ mà doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng để tạo lợi thế cạnh tranh và tìm chỗ đứng trên thị trường, chen vai cùng các thương hiệu nổi tiếng. Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế, ngày nay, các doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của việc xậy dựng và phát triển thương hiệu nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh giành khách hàng trong cuộc chiến lâu dài và ngày càng khắc nghiệt, nhưng nó đem lại sự cạnh tranh công bằng cho tất cả các đối thủ. Các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp trong ngành thông tin giải trí nói riêng hiện nay đang cạnh tranh ráo riết trong các hoạt động củng cố và mở rộng thương hiệu nhằm xác lập một vị thế vững chắc trên thị trường. Công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS, với một thương hiệu có uy tín trên thị trường về mặt hàng chủ lực là sản phẩm truyền thông và giải trí cũng đã và đang có những đổi mới xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc phát triển thương hiệu nhưng cho đến nay, thương hiệu công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS vẫn chưa được thành công như mong đợi. Trên tinh thần đó em tiến hành nghiên cứu đề tài “Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS” với mong muốn thiết lập hệ thống các giải pháp nhằm tạo ra một vị trí vững chắc của thương hiệu CMS trong tâm trí khách hàng để có thể cạnh tranh trên thị trường truyền thông và giải trí đầy biến động như hiện nay.
  • 10. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục đích chính: Phân tích, đánh giá hoạt động phát triển thương hiệu vận dụng trong xây dựng và phát triển thương hiệu truyền thông và giải trí CMS, đồng thời xây dựng giải pháp chiến lược – kế hoạch thực hiện (ngắn & trung hạn) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển thương hiệu truyền thông và giải trí CMS. 2.2. Mục tiêu cụ thể    công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS ở hiện tại và tương lai. 3. Đối tượng nghiên cứu Công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS và thị trường truyền thông giải trí tại TP HCM nơi có nhiều những khách hàng hiện tại và tiềm năng của CMS. 4. Nội dung nghiên cứu  Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển thương hiệu.  Chương II: Thực trạng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu công ty TNHH Truyền thông và Giải trí CMS  Chương III: Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty TNHH Truyền thông và Giải trí CMS 5. Phạm vi nghiên cứu Dựa trên nhiệm vụ và chức năng của đơn vị thực tập tốt nghiệp là công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS mà chủ yếu là ở Phòng Marketing CMS, phạm vi phân tích là tình hình sản xuất kinh doanh: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tốc độ phát triển thuê bao, nguồn nhân lực, một số chính sách chiêu thị, truyền thông thương hiệu CMS, chính sách phát triển thương hiệu. Các giải pháp đưa ra chủ yếu dựa và kết quả khảo sát, nghiên cứu và phân tích trên phạm vi TP HCM. 6. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thống kê, mô tả * Phương pháp phân tích, so sánh nhằm đối chiếu, so sánh các số liệu, thông tin trong quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian tới.
  • 11. 7. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 phần: B. Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về ý nghĩa, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đồ án. C. Phần nội dung: gồm 3 chương:  Chương I: Cơ sở lý luận: Chương này trình bày những lý thuyết cơ bản về thương hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu để làm nền tảng cho đề tài.  Chương II: Khảo sát thực tế: Chương này khảo sát thực trạng công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS về 2 vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh và xây dựng phát triển thương hiệu dịch vụ Truyền thông và giải Trí CMS, hoạt động xây dựng thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh, phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của dịch vụ Truyền thông và giải Trí CMS để từ đó có căn cứ thực tiễn đề xuất các giải pháp trong chương tiếp theo.  Chương III: Giải pháp: chương này áp dụng các lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực tiễn ở chương I và chương II để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thương hiệu dịch vụ Truyền thông và giải Trí CMS. D. Phần kết luận: tóm tắt ngắn gọn những nội dung đề tài đã thực hiện. Nêu lên những hạn chế và biện pháp khắc phục những hạn chế này để đề tài mang tính khả thi cao hơn.
  • 13. CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 1.1 Thương hiệu 1.1.1 Khái niệm về thương hiệu Thương hiệu trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong Marketing; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hoá, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện của màu sắc, âm thanh… hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó; dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt, đặc sắc của bao bì và cách đóng gói hàng hóa. Nói đến thương hiệu không chỉ là nhìn nhận xem xét trên góc độ pháp lý của thuật ngữ này mà quan trọng hơn, thiết thực hơn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, là nhìn nhận nó dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing. Như vậy, thương hiệu là một thuật ngữ với nội hàm rộng. Trước hết đó là một hình tượng về văn hoá hoặc doanh nghiệp; mà đã hình tượng thì chỉ có cái tên, cái biểu trưng chưa đủ để nói lên tất cả. Yếu tố quan trọng ẩn sau là những cái tên, cái biểu trưng đó đi vào tâm trí khách hàng chính là chất lượng hàng hoá, dịch vụ; cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng và cộng đồng; những hiệu quả và tiện ích đích thực cho người tiêu dùng do những hàng hóa và dịch vụ đó mang lại…Những dấu hiệu là cái thể hiện ra bên ngoài của hình tượng. Thông qua những dấu hiệu (sự thể hiện ra bên ngoài đó), người tiêu dùng dễ dàng nhận biết hàng hoá của doanh nghiệp trong muôn vàn những hàng hoá khác. Những dấu hiệu còn lại là căn cứ để pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh. 1.1.2 Các yếu tố cấu thành một thương hiệu  Tên thương hiệu: được xem là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của một thương hiệu và cũng là yếu tố công ty của sự liên hệ giữa sản phẩm và khách hàng. Tên thương hiệu là công cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản nên có hiệu quả cao nhất. Các chương trình truyền thông, quảng cáo có thể kéo dài hàng giờ thì tên thương hiệu là 4
  • 14. yếu tố có thể được khách hàng nhận biết và ghi nhớ vào tâm trí rất nhanh, chỉ trong vài giây.  Hơn nữa, tên thương hiệu, khi đã được khách hàng ghi nhớ thì nó lại là yếu tố rất khó thay đổi. Chính vì vậy, tên thương hiệu cần phải được tra cứu và xem xét cẩn thận trước khi lựa chọn.  Một tên thương hiệu thành công đạt 4 tiêu chuẩn sau: dễ nhận biết và ghi nhớ; thân thiện và có ý nghĩa; khác biệt, nổi trội và độc đáo; khả năng liên tưởng  Logo và biểu tượng đặc trưng: Do có tính hình tượng cao nên logo và biểu tượng được xem như là một công cụ hữu hiệu nhằm tăng cường nhận biết về thương hiệu và khác biệt hoá trong cạnh tranh. Ngoài ra, nhờ có tính trừu tượng thường không mang một ý nghĩa cụ thể nên nó có thể được sử dụng thích hợp cho một danh mục các sản phẩm. Thêm nữa, logo còn được sử dụng trong các giao dịch kinh doanh thay cho tên công ty, nó xuất hiện như một dấu hiệu nhận biết trên thư tín kinh doanh, ấn phẩm quảng cáo.  Tính cách thương hiệu: Là hình thức thể hiện đặc biệt - một cách hình tượng hoá về thương hiệu, nó có thể gắn với một con người hoặc một phong cách sống cụ thể. Tính cách của một thương hiệu thường được tạo dựng, giới thiệu và đóng vai trò công ty trong các chương trình quảng cáo và thiết kế bao bì. Do giàu tính sống động và hình tượng biểu đạt nên tính cách dễ được quan tâm chú ý và ghi nhớ. Do vậy, tính cách cũng được xem như một công cụ hữu hiệu nhằm tạo ra và tăng cường nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Ngoài ra, bởi tính cách thương hiệu chứa đựng yếu tố “Con người” nên nó có thể làm cho thương hiệu trở nên hóm hỉnh, thú vị và dẫn dắt khách hàng đến với những lợi ích mà họ mong đợi.  Câu khẩu hiệu (Slogan): là một đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục về thương hiệu. Câu khẩu hiệu được xem như một cách thức quảng bá thương hiệu rất tốt, bởi giống như thương hiệu nó là một công cụ ngắn gọn, súc tích và cực kỳ hiệu quả trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu. Câu khẩu hiệu có thể giúp khách hàng hiểu một cách nhanh chóng thương hiệu đó là gì và nó khác biệt với các thương hiệu khác như thế nào? 5
  • 15. Một câu Slogan có hiệu quả cao góp phần làm tăng khả năng nhận biết và lưu lại tên thương hiệu trong trí nhớ khách hàng, khẳng định uy tín và vị trí của mình trên thương trường bằng cách nhấn mạnh và lặp lại nhiều lần tên thương hiệu.  Nhạc hiệu: là một hình thức mở rộng của Slogan, thường có sức thu hút và lôi cuốn người nghe, làm cho mục quảng cáo trở nên hấp dẫn, sinh động.  Bao bì sản phẩm: được xem là một công cụ quan trọng trong việc nhận thức và gợi nhớ đến sản phẩm. Hơn nữa, những thông tin và dấu hiệu trên bao bì có thể tạo nên những liên tưởng hiệu quả đối với thương hiệu. 1.1.3 Vai trò và lợi ích của thương hiệu 1.1.3.1 Vai trò của thương hiện đối với doanh nghiệp Về cơ bản, thương hiệu đáp ứng mục đích nhận diện để đơn giản hóa việc xử lý sản phẩm hoặc truy tìm nguồn gốc sản phẩm của doanh nghiệp. Về mặt hoạt động, thương hiệu giúp tổ chức kiểm kê, tính toán và thực hiện các ghi chép khác. Thương hiệu cho phép doanh nghiệp bảo vệ hợp pháp những đặc điểm, hình thức đặc trưng, riêng có của sản phẩm. Thương hiệu có thể được bảo vệ độc quyền sở hữu trí tuệ, đem lại tư cách hợp pháp cho người sở hữu thương hiệu. Những đầu tư cho thương hiệu có thể mạng lại cho sản phẩm những đặc điểm và thuộc tính riêng nhằm phân biệt nó với những sản phầm khác. Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của một sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm một cách đễ dàng, thuận tiện. Lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng cho phép doanh nghiệp dự báo và kiểm soát thị trường. Dù các quy trình sản xuất và thiết kế sản phẩm có thể dễ dàng bị sao chép lại, nhưng những ấn tượng ăn sâu trong đầu người tiêu dùng qua nhiều năm về sản phẩm thì không thể dễ dàng sao chép lại như vậy. Về khía cạnh này, thương hiệu có thể được coi như một cách thức hữu hiệu để đảm bảo lợi thế cạnh tranh. Thực tế đã rút ra được khẳng định “có một tên tuổi lớn được xem như vũ khí cơ bản trong cạnh tranh”. Do đó, đối với các doanh nghiệp, thương hiệu được coi như một tài sản có giá trị rất lớn bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Nó được mua và bán bởi có thể đảm bảo thu nhập bền vững trong tương lai cho chủ sở 6
  • 16. hữu thương hiệu. Vì lẽ đó, người ta cần phải trả những khoản tiền không nhỏ cho thương hiệu khi liên doanh, liên kết hoặc mua lại thương hiệu 1.1.3.2 Vai trò của thương hiệu đối với khách hàng • Giảm thời gian và công sức khi chọn mua sản phẩm: Khi khách hàng nhận ra một thương hiệu nào đó và có kiến thức về thương hiệu đó thì họ không cần phải suy nghĩ nhiều hoặc tìm kiếm, xử lý thông tin rồi đưa ra quyết định chọn sản phẩm. Như vậy, nhìn từ khía cạnh kinh tế, thương hiệu cho phép khách hàng tiết kiệm cả trí và lực khi tìm kiếm sản phẩm. Dựa vào những gì họ đã biết về thương hiệu (chất lượng, đặc tính của sản phẩm) mà khách hàng hình thành những giả định và kỳ vọng có cơ sở về những gì mà họ còn chưa biết về thương hiệu. • Mang lại lợi ích cho khách hàng: Thực chất, lợi ích từ thương hiệu được khách hàng cảm nhận một cách rất đa dạng và phong phú. Các thương hiệu có thể xem như một công cụ biểu tượng để khách hàng tự khẳng định giá trị bản thân. Một số thương hiệu được gắn liền với một con người hay một mẫu người nào đó, vì vậy tiêu thụ những sản phẩm này là một cách để khách hàng trở thành mẫu người mà họ mong muốn. • Báo hiệu đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm: Thương hiệu còn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc báo hiệu những đặc điểm thuộc tính của sản phẩm tới người tiêu dùng. Các nhà nghiên cứu đã phân loại các sản phẩm và các thuộc tính hoặc lợi ích của chúng thành 3 loại hình chính là: hàng hóa tìm kiếm, hàng hóa kinh nghiệm, hàng hóa tin tưởng. Hàng hóa tìm kiếm: cần thuộc tính của sản phẩm có thể được đánh giá qua sự kiểm tra bằng mắt. Hàng hóa kinh nghiệm: các thuộc tính của sản phẩm không thể dễ dàng đánh giá bằng việc kiểm tra, mà việc thử sản phẩm thật và kinh nghiệm là cần thiết. Hàng hóa tin tưởng: các thuộc tính của sản phẩm rất khó nhận biết. Do việc đánh giá, giải thích hàng hóa tin tưởng là rất khó nên các thương hiệu có thể là dấu hiệu đặc biệt quan trọng về chất lượng và các đặc điểm khác để người tiêu dùng nhận biết dễ dàng hơn. • Giảm rủi ro: 7
  • 17. Thương hiệu có thể làm giảm rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng một sản phẩm. Có nhiều kiểu rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải như rủi ro chức năng (sản phẩm không được như mong muốn), rủi ro vật chất (sản phẩm đe dọa sức khỏe, thể lực của người sử dụng hay người khác), rủi ro tài chính (ản phẩm không tương xứng với giá đã trả), rủi ro xã hội (sản phẩm không phù hợp với tôn giáo, tín ngưỡng hoặc chuẩn mực đạo đức xã hội),… Mặc dù khách hàng có những cách khác nhau để hạn chế những rủi ro này nhưng chắc chắn một cách mà họ sẽ chọn là mua những sản phẩm có thương hiệu họ đã có kinh nghiệm tốt trong quá khứ hay những thương hiệu nổi tiếng (nếu họ không hề có kinh nghiệm gì). Tóm lại, với khách hàng, ý nghĩa đặc biệt của thương hiệu có thể làm thay đổi nhận thức và kinh nghiệm của họ về các sản phẩm. Sản phẩm giống hệt nhau có thể được khách hàng đánh giá khác nhau phụ thuộc vào uy tín của thương hiệu. thương hiệu làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống của người tiêu dùng trở nên thuận tiện, phong phú hơn. 1.1.3.3 Lợi ích thu được từ giá trị thương hiệu - Lòng trung thành lớn hơn từ phía khách hàng - Tăng hiệu quả của các chương trình, kế hoạch marketing - Tăng khả năng chống đỡ trước khủng hoảng và suy thoái của thị trường - Tạo ra lợi nhuận nhiều hơn - Tạo cơ hội và khả năng mở rộng thương hiệu, cũng như chuyển nhượng thương hiệu - Tăng cường tính hiệu quả của các chương trình truyền thông quảng bá. 1.1.4 Các chức năng của thương hiệu 1.1.4.1 Phân đoạn thị trường Thương hiệu đóng một vai trò tích cực trong chiến lược phân đoạn thị trường. Các doanh nghiệp đưa ra những thuộc tính lý tưởng về các thế mạnh, lợi ích và đặc trưng của sản phẩm sao cho chúng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể. Do đó, doanh nghiệp sẽ phải tạo ra những dấu hiệu và sự khác biệt nhất định trên sản phẩm của mình để thương hiệu thu hút được sự chú ý của những khách hàng tiềm năng. Thực chất đây là công việc đầu tiên của quá trình xây dựng thương hiệu vì nó cho biết thương hiệu muốn gửi gắm thông điệp gì trong sản phẩm. 8
  • 18. Một thương hiệu phải trả lời được các câu hỏi sau: Sản phẩm có những thuộc tính gì? Sản phẩm có những thế mạnh gì? Sản phẩm đem lại lợi ích gì? Sản phẩm tượng trưng cho điều gì? Việc trả lời chính xác các câu hỏi trên đây sẽ làm cho thương hiệu trở nên có ý nghĩa, phù hợp với thị hiếu và kỳ vọng của khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, việc làm này thường bị các doanh nghiệp bỏ qua, không chú ý đến do đó đôi khi ý nghĩa của thương hiệu chỉ được xem xét ở góc độ tầm thường nhất như là nhãn mác hay tem hàng. 1.1.4.2 Tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm: Một số người cho rằng sản phẩm trong cùng một loại là như nhau, chúng chỉ khác nhau về thương hiệu mà thôi. Theo đó họ kết luận rằng thương hiệu không hơn gì một mánh khóe, một cách thức kinh doanh nhằm cố đưa sản phẩm nào đó vào thị trường, nơi mà nó sẽ phải rất khó khăn phân biệt với vô vàn các sản phẩm tương tự. Tuy nhiên, quan điểm này đã không tính đên yếu tố thời gian và các yếu tố cạnh tranh. Trong một thời gian ngắn, thương hiệu mới sẽ chiếm vị thế độc quyền trên thị trường nhưng sự độc quyền này rất mỏng manh ngay cả khi đã được pháp luật bảo hộ. Khi một thương hiệu mới ra đời và đạt được những thành công nhất định thì tất yếu dẫn đến một xu hướng bắt chước do mọi tiến bộ của sản phẩm sẽ nhanh chóng trở nên quen thuộc vơi người mua. Các thương hiệu khác sẽ bị cuốn theo cạnh tranh nếu không muốn bị thất bại. Khi này thương hiệu đóng vai trò như một tấm lá chắn, bảo hộ cho sự đổi mới dưới dạng bảo hộ sở hữu trí tuệ. 1.1.4.3 Đưa sản phẩm khắc sâu vào tâm trí khách hàng: Phần hồn của thương hiệu chỉ có thể cảm nhận qua sản phẩm và các chương trình quảng cáo về nó. Nội dung của một sản phẩm sẽ được khách hàng biết và cảm nhận thông qua các hoạt động này với điều kiện nó phải được truyền tải một cách nhất quán với cùng một thông điệp. Hồi ức đóng vai trò qua trọng trong sự hình thành nhận thức về thương hiệu và nó giải thích tại sao hình ảnh một thương hiệu có thể tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, việc nhận biết một thương hiệu ngày hôm nay sẽ vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta về những sản phẩm trong tương lai. Nhân tố hồi ức là một minh chứng cho sức sống lâu dài của thị hiếu cá nhân. Một người thuộc thế hệ nào đó 9
  • 19. hai mươi năm sau có thể vẫn tiếp tục ưa chuộng những thương hiệu mà họ từng yêu mến khi còn ở tuổi 17, 18. 1.1.4.4 Tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm Thương hiệu phải chứa đựng trong nó thông tin về sản phẩm. Một thương hiệu lớn ngoài việc thiết lập một thông điệp của sản phẩm tới khách hàng còn phải có khả năng thích ứng với thời đại và thay đổi linh hoạt theo thị hiếu của khách hàng cũng như tiến bộ công nghệ. Do đó, chương trình phát triển thương hiệu phải được xây dựng và điều chỉnh hàng ngày những vẫn phải đảm bảo được tính nhất quán đối với ý nghĩa của sản phẩm. Một thương hiệu lớn phải truyền tải được nội dung, phương hướng chiến lược và tạo được danh tiếng trên thị trường. Tuy nhiên, mỗi thương hiệu lại cam kết với những lời cam kết cống hiến khác nhau. Thương hiệu này có thể qua tâm tới việc nâng cao độ bền của sản phẩm trong khi thương hiệu khác lại muốn đi đầu trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm. 1.1.4.5 Là cam kết giữa người sản xuất với khách hàng Những chương trình quảng bá thương hiệu thực sự được xem như một cam kết trước khách hàng. Nếu doanh nghiệp thực hiện đúng như những gì cam kết và đem lại cho khách hàng sự thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm thì chắc chắn thương hiệu sẽ nhận được những cảm nhận tốt đẹp và sự trung thành từ phía khách hàng. Tuy nhiên, những cam kết này không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý trước công chúng. Đây chỉ là những cam kết mang tính định tính, thỏa mãn những ước muốn và kỳ vọng của khách hàng và chỉ có khách hàng là người cảm nhận và đánh giá. 1.1.5 Giá trị thương hiệu: 1.1.5.1 Khái niệm về giá trị thương hiệu Có rất nhiều quan điểm và cách đánh giá khác nhau về giá trị thương hiệu, nhưng nhìn chung, giá trị thương hiệu đều được nghiên cứu và đánh giá từ góc độ của người tiêu dùng. Hầu hết các nhà nghiên cứu và quản trị marketing – thương hiệu đều cho rằng giá trị thương hiệu được hình thành từ nỗ lực của hoạt động marketing. Do vậy, có những cách đánh giá khác nhau nhưng đều dựa trên một quan niệm cơ bản, đó 10
  • 20. là giá trị hoặc dịch vụ. Giá trị này là kết quả của những khoản đầu tư và nỗ lực không ngừng nghỉ trong hoạt động marketing đối với thương hiệu. Trong các quan điểm đánh giá khác nhau về giá trị thương hiệu, định nghĩa của David Aaker (1991) khá phổ biến và được nhiều học giả vầ các nhà quản trị tán đồng trong nghiên cứu và phân tích về giá trị thương hiệu: “Giá trị thương hiệu là một tập hợp các tài sản mang tính vô hình gắn liền với tên và biểu tượng của một thương hiệu, nó góp phần làm tăng thêm (hoặc giảm) giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ đối với công ty và các khách hàng của công ty. Các thành phần chính của tài sản này gồm: sự nhận biết về tên thương hiệu, lòng trung thành đối với thương hiệu, chất lượng được cảm nhận, các liên hệ thương hiệu”. Ngoài 4 giá trị trên, sau này người ta còn thêm một số giá trị khác của thương hiệu (lợi thế cạnh tranh lâu dài, quan hệ của kênh phân phối,…) và liệt kê chúng như một loại giá trị hay tài sản thứ năm. 1.1.5.2 Các thành phần của giá trị thương hiệu a. Sự nhận biết về thương hiệu Nhận biết về thương hiệu thể hiện một lợi thế có được do sự tồn tại của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nhận biết thương hiệu được đo lường thông qua các cách thức mà khách hàng nhớ về một thương hiệu, có 4 cấp độ của nhận thức theo thứ tự từ thấp đến cao:  Nhận biết về thương hiệu: phản ánh sự quen thuộc đối với thương hiệu qua những chương trình thương hiệu trong quá khứ. Việc nhận biết thương hiệu không nhất thiết có quan hệ với việc nhớ ra nơi đã nhìn thấy thương hiệu, tại sao nó không giống với các thương hiệu khác, hay chủng loại sản phẩm của thương hiệu là gì? Nó chỉ đơn thuần là việc nhớ rằng hình như đã nhìn thấy thương hiệu này ở đâu đó. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khách hàng thích tìm đến những thứ họ đã từng trông thấy trong quá khứ hơn những thứ hoàn toàn lạ lẫm đối với họ. Do vậy, trong quá trình mua sắm dù là một sản phẩm hữu hình hay dịch vụ thì các thương hiệu quen thuộc luôn có lợi thế hơn.  Hồi ức về thương hiệu: khi khách hàng có hồi ức về một thương hiệu nào đó, hình ảnh thương hiệu sẽ hiện ra khi chủng loại hàng hóa của nó được nhắc tới. 11
  • 21.  Vị trí thương hiệu đầu tiên được nhớ tới: một thương hiệu X kinh doanh trong lĩnh vực Y đạt được vị trí này là khi nhắc tới lĩnh vực Y thì khách hàng nhớ ngay tới X rồi mới nhớ tới các thương hiệu khác.  Thương hiệu nổi trội: đây là mức cao nhất, thương hiệu chiếm vị trí thống lĩnh, khi nhắc tới lĩnh vực mà thương hiệu đang kinh doanh thì khách hàng chỉ nhớ tới duy nhất một thương hiệu này. b. Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu Sự trung thành với thương hiệu là số đo sự gắn bó của khách hàng, độ trung thành càng cao thì cơ sở khách hàng càng vững chắc. Giá trị của thương hiệu phần lớn do lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu tạo nên, do đó lòng trung thành với thương hiệu là công ty của các chương trình tạo dựng giá trị thương hiệu. Sự trung thành với thương hiệu khác về chất so với các thành phần còn lại của giá trị thương hiệu ở chỗ nó gắn chặt vào kinh nghiệm sử dụng: không thể có sự trung thành nếu đã không mua và sử dụng trước đó. Giữa sự trung thành và các thành phần khác của giá trị thương hiệu có những tác động qua lại. Tháp trung thành thể hiện 5 cấp bậc của sự trung thành: Hình1.1 : Tháp trung thành • Cấp thứ nhất: khách hàng qua đường, là những người thờ ơ với thương hiệu, cái nào có sẵn thì mua cái đó. 12 Khách hàng có phí chuy n đ iể ổ Khách hàng quen Khách hàng có phí chuy n đ iể ổ Khách hàng quen Khách hàng qua đ ngườ Khách hàng thân thi tế Khách h t lòngế
  • 22. • Cấp thứ hai: khách quen, là những người hài lòng hoặc ít ra cũng không ghét thương hiệu đến mức chuyển sang tín nhiệm thương hiệu khác. • Cấp thứ ba: khách hàng có phí chuyển đổi, họ hài lòng với thương hiệu và cảm thấy việc đổi sang dùng một thương hiệu khác là không cần thiết, thậm chí còn thua thương hiệu hiện tại ở một số điểm nào đó. Vậy, các thương hiệu khác muốn lôi kéo họ phải thuyết phục họ bù đắp cho họ những phí tổn do việc chuyển đổi thương hiệu gây ra. • Cấp thứ tư: khách thân thiết, họ thường xuyên mua sản phẩm do một cảm giác ưa thích chung không rõ nguyên nhân. • Cấp cao nhất: khách hết lòng, họ tự hào đã khám phá ra và đang sử dụng thương hiệu này, họ sẵn lòng giới thiệu nó cho nhiều người khác. Giá trị của nhóm khách hàng này không nằm ở doanh số họ mang lại mà chính là ở chỗ họ gây ấn tượng lên những người khác và thị trường. Lời giời thiệu của họ, những người đã sử dụng sẽ có giá trị hơn nhiều so với quảng cáo. Với tính chất vô hình của sản phẩm dịch vụ, khách hàng khó có thể tự đánh giá chất lượng dịch vụ nếu chưa qua sử dụng, do đó lời giới thiệu của những người đã từng sử dụng dịch vụ sẽ là yếu tố quan trọng tác động đến lựa chọn của khách hàng. Điều này đặc biệt đúng đối với dịch vụ thông tin di động. Vì vậy xây dựng và củng cố lòng trung thành với thương hiệu là điều cần được đặc biệt quan tâm. c. Chất lượng được cảm nhận Chất lượng thấy được là sự cảm nhận của khách hàng, người tiêu dùng về chất lượng toàn diện hoặc tính ưu việt của một thương hiệu về mục đích sử dụng và so sánh với các thương hiệu khác. Lưu ý, vì là chất lượng được cảm nhận nên không nhất thiết phải là khách quan, nó tùy thuộc vào sự thẩm định của khách hàng xem cái gì là quan trọng theo tiêu chuẩn riêng của từng người. Mỗi người đều có cá tính, nhu cầu và sở thích riêng. d. Các liên hệ thương hiệu Liên hệ thương hiệu là bất cứ cái gì nối bộ nhớ của khách hàng đến thương hiệu. Sự liên hệ không chỉ hiện hữu mà còn là sức mạnh, kinh nghiệm sử dụng và tiếp xúc càng nhiều thì sự liên hệ càng mạnh. 13
  • 23. Liên hệ thương hiệu có thể được liệt kê thành 3 loại chính: Liên hệ thuộc tính: là những đặc điểm mang tính chất mô tả của sản phẩm, dịch vụ. Thuộc tính có thể được phân loại theo mức độ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ. Liên hệ lợi ích: là giá trị và ý nghĩa mang tính cá nhân của khách hàng cảm nhận về các thuộc tính của sản phẩm (sản phẩm mạng lại cho họ cái gì, nó đại diện cho cái gì). Lợi ích có thể chia làm 3 loại là: lợi ích chức năng (gắn chặt với thuộc tính của sản phẩm), lợi ích biểu tượng (liên quan đến những nhu cầu tiềm ẩn mang tính xã hội hay nhu cầu tự thể hiện cá nhân) và lợi ích kinh nghiệm (liên qua đến cảm giác thích thú khi sử dụng sản phẩm). Thái độ của khách hàng đối với thương hiệu: là mức độ cao nhất của liên hệ thương hiệu, thể hiện sự đánh giá tổng thể của khách hàng về một thương hiệu dựa trên những đánh giá và cân nhắc cụ thể về thuộc tính và lợi ích của thương hiệu. Thái độ đối với thương hiệu đóng vai trò quan trọng vì nó thường quyết định hành vi mua. 1.2 Xây dựng và phát triển thương hiệu 1.2.1 Xây dựng thương hiệu Trong kinh doanh, mỗi công ty đều có những điểm nổi bật riêng, một cam kết riêng đối với khách hàng, một đối tượng khách hàng mục tiêu và khách hàng sẽ là người đánh giá công ty theo cách riêng của họ. Thách thức là làm sao giữ được điểm nổi bật của công ty sao cho mọi người nhìn công ty trên cái nhìn tích cực, thiện cảm. Đó là lý do nên xây dựng thương hiệu mạnh để vượt qua thách thức này. 1.2.1.1 Các giai đoạn xây dựng thương hiệu Thương hiệu không phải là một sản phẩm, dịch vụ cụ thể mà là lời cam kết đáp ứng nhu cầu khách hàng. • Giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên Là sự hình thành thương hiệu. Để đặt ra lời cam kết thương hiệu cần dựa trên 4 yếu tố sau: 14
  • 24. Who (ai): Đối tượng mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ, đây chính là nhóm khách hàng sẽ trả tiền để sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, là những người đã trải nghiệm thương hiệu đầy đủ nhất. What (cái gì): Sản phẩm và thuộc tính sản phẩm mang đến cho khách hàng. Why (tại sao): Lợi ích mà thương hiệu mang đến cho khách hàng. Yếu tố này cũng nêu rõ những gì khách hàng muốn có được sau khi đã chi khỏan tiền mua sản phẩm dịch vụ. Đó chính là giá trị do doanh nghiệp mang lại. How (thế nào): Phương thức thực hiện lời cam kết với khách hàng. Đây là cách doanh nghiệp chuyển giao lời hứa về chất lượng, khả năng phục vụ và cũng là cách khách hàng kiểm nghiệm lời hứa thương hiệu. • Giai đọan hai: Thiết lập sự nhận biết: Thương hiệu tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng. Vậy các doanh nghiệp phải làm gì để khách hàng có được những ấn tượng tốt đẹp về thương hiệu của mình cũng như làm cho thương hiệu có được một chỗ đứng trong tâm trí khách hàng? Thương hiệu chiếm được cảm tình của người tiêu dùng thông qua lý trí và tình cảm • Giai đoạn ba: Trải nghiệm mua hàng Khách hàng lúc nào cũng muốn thương hiệu được chọn thể hiện sự am hiểu và sáng suốt trong lựa chọn của mình. Ở giai đọan này doanh nghiệp cần nâng cao các phương thức bán hàng để thu hút sự chú ý của khách hàng. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng: màu sắc, hình dạng sản phẩm, giá cả, cách giao tiếp và tư vấn của nhân viên bán hàng và các nhà quản lý,... • Giai đoạn thứ tư: Trải nghiệm khi sử dụng Trong giai đọan này, thương hiệu sẽ có thêm hai cơ hội để thực hiện lời hứa của mình. Khi mua hàng, người mua được các nhân viên hướng dẫn về các đặc tính, công dụng sản phẩm. Nhưng trong quá trình sử dụng khách hàng đôi lúc sẽ gặp phải những rắc rối và là những tác nhân không nhỏ ảnh hưởng đến mối quan hệ với khách hàng và liên quan trực tiếp đến việc họ sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm lần hai hay không và nhận xét của họ đối với những người xung quanh. Thực hiện thành công công tác 15
  • 25. hậu mãi, chăm sóc khách hàng là những yếu tố quan trọng trong hoạt động chính của xây dựng thương hiệu. • Giai đoạn thứ năm: Trải nghiệm khi là thành viên Thương hiệu đã được nhận biết, được nhiều người tin dùng và khách hàng muốn gắn liền thương hiệu với mình, muốn chia sẻ những kinh nghiệm với những người cùng sử dụng một loại thương hiệu với mình, khi đó thương hiệu đã phát triển đến một giai đọan mới. Doanh nghiệp cần phải tạo cầu nối những khách hàng này với nhau như: hội nghị khách hàng, câu lạc bộ thành viên, nhóm khách hàng VIP,... 1.2.1.2 Các bước cơ bản để xây dựng thương hiệu • Bước 1: Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu Các chất liệu để xây dựng nền móng bao gồm: Các nhận biết cơ bản của thương hiệu (Brand attributes): là logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu này khác với thương hiệu kia. Các lợi ích của thương hiệu: (Brand benefits): là lợi ích thực, lợi ích cảm tính và lợi ích cảm xúc của thương hiệu đó mang lại cho khách hàng. Niềm tin thương hiệu (brand believes): niềm tin nào chứng tỏ rằng thương hiệu sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng. Tính chất thương hiệu (brand essence): tóm tắt các yếu tố tạo sự khác biệt và đặc trưng, thường được sử dụng như câu slogan của thương hiệu. • Bước 2: Định vị thương hiệu Định vị thương hiệu nhằm truyền thông tính chất của thương hiệu một cách đồng nhất trên mọi phương tiện truyền thông từ đó xây dựng tài sản của thương hiệu. • Bước 3: Xây dựng chiến lược thương hiệu Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm. Mức chi tiêu cho khuyếch trương thương hiệu trong từng năm. Kế hoạch tung sản phẩm trong từng năm • Bước 4: Xây dựng chiến dịch truyền thông Sau khi có chiến lược thương hiệu, người quản lý thương hiệu dựa trên ngân sách để lên kế hoạch truyền thông cho cả năm. Kế hoạch bao gồm thông điệp, phương tiện truyền thông, chi phí,... 16
  • 26. • Bước 5: Đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông Sau mỗi giai đọan truyền thông cần có sự đo lường hiệc quả của chiến dịch để có sự điều chỉnh kịp thời. Thiết lập cam kết với khách hàng: Như đã đề cập ở trên, thương hiệu là lời cam kết với khách hàng, là sự thỏa mãn những mong đợi của khách hàng. Cam kết thương hiệu không phải là những thủ thuật để đáp ứng ngay tức khắc nhu cầu khách hàng, mà nó đòi hỏi phải có thời gian. Những thương hiệu hàng đầu tồn tại vĩnh viễn cùng với những cam kết của nó, do đó nó đem lại giá trị nhiều hơn so với tác động của quảng cáo. Thực hiện cam kết với khách hàng: • Công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện cam kết về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Chính công nghệ cũng tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh. • Một yếu tố quan trọng hơn để tạo sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ của bạn đó là chăm sóc mối quan hệ với khách hàng. Phát triển thương hiệu phải dựa trên 2 yếu tố cảm tính và lý tính, nhưng yếu tố cảm tính chính là chìa khóa thành công. Không có nó, thương hiệu của một doanh nghiệp không thể tồn tại. Tác động cảm tính của khách hàng là điểm lớn nhất trong quá trình ra quyết định nhanh chóng hơn, giúp họ yêu thích thương hiệu hơn trong quá trình trải nghiệm và là yếu tố quyết định xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu . • Sự trải nghiệm của khách hàng bị ảnh hưởng bởi phương thức truyền tải cam kết thương hiệu từ nhân viên bán hàng công ty, nhân viên công ty đến họ thông qua kênh phối, các công ty hỗ trợ khách hàng. 1.2.2 Phát triển thương hiệu 1.2.2.1 Khái niệm phát triển thương hiệu Phát triển thương hiệu không chỉ đơn thuần là việc đặt một cái tên cho sản phẩm. Một thương hiệu muốn duy trì và phát triển đòi hỏi các chiến lược hợp lý dựa trên những yếu tố thị trường và định hướng của doanh nghiệp. Quá trình phát triển thương hiệu bao gồm nhiều hoạt động liên tục gắn bó với nhau nhằm nuôi dưỡng và cố định hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng, tạo cơ hội để thu hút ngày 17
  • 27. càng nhiều khách hàng biết đến, chấp nhận, ghi nhớ và có thái độ tích cực đối với thương hiệu của doanh nghiệp. Đây là một quá trình bền bỉ, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp. 1.2.2.2 Những yêu cầu cần đáp ứng khi phát triển thương hiệu Một thương hiệu có tiềm lực mạnh và sức cuốn hút đối với khách hàng và công chúng có thể được coi là biểu tượng về chuẩn mực và đường lối của doanh nghiệp. Mọi nỗ lực về nghiên cứu và phát triển, cung ứng dịch vụ, phương pháp quản lý, marketing, tài chính,… đều được tập trung trong quá trình tạo dựng một thương hiệu. Mỗi thương hiệu đều tự đặt ra cho mình các tiêu chuẩn riêng phù hợp với thị trường mục tiêu và cố gắng không ngừng để thoả mãn các kỳ vọng của khách hàng. Các tiêu chuẩn của thương hiệu cần được công bố rộng rãi để chứng tỏ sự khác biệt của sản phẩm dịch vụ với các dịch vụ cạnh tranh khác. Nói chung, trong quá trình phát triển thương hiệu cần chú trọng các vấn đề:  Chú ý đến những nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng tiềm năng, đây chính là mục đích của công tác nghiên cứu thị trường.  Kết hợp chặt chẽ giữa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ để tạo ra chênh lêch chi phí và lợi thế kinh doanh.  Đảm bảo sản lượng (khả năng đáp ứng nhu cầu) và sự nhất quán của chất lượng dịch vụ, đây là cách duy nhất đảm bảo hoạt động mua hàng diễn ra liên tục.  Kiểm soát được chất lượng trong việc cung cấp dịch vụ.  Đảm bảo việc giao hàng tới các nhà phân phối được tuân thủ chặt chẽ về thời gian, các điều kiện trong đơn hàng.  Tạo hình ảnh, phương hướng và quảng bá ý nghĩa của thương hiệu tới khách hàng mục tiêu. Đây chính là mục đích của ngân sách dành cho quảng cáo. 1.2.2.3 Các công cụ phục vụ cho phát triển thương hiệu 1.2.2.1.1 Nghiên cứu thị trường Ngày nay, nghiên cứu thị trường trở thành công cụ không thể thiếu trong việc nắm bắt thị trường, được sử dụng một cách phổ biến, phục vụ cho những mục đích rất đa dạng. Những ứng dụng phổ biến nhất của nghiên cứu thị trường bao gồm: Thu thập thông tin về thị trường; Nghiên cứu nhu cầu thị trường; Nghiên cứu về kênh phân 18
  • 28. phối; Đánh giá mức độ nhận biết của một thương hiệu và hình ảnh của thương hiệu; Thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh; Nghiên cứu giá, định giá; Đánh giá thái độ của khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu; Định vị thương hiệu. 1.2.2.1.2 Phân khúc thị trường Hiểu một cách đơn giản, phân khúc thị trường là chia thị trường thành nhiều nhóm có cùng đặc điểm, tính chất. Nhờ vậy, phân khúc thị trường giúp cho người làm marketing: có một cái nhìn hệ thống và đơn giản về thế giới người tiêu dung, tập trung sự lựa chọn, khám phá các nhu cầu chưa được đáp ứng từ đó phát triển sản phẩm mới, đánh giá được tiềm năng của các phân khúc trước khi quyết định thâm nhập, nhận biết các đối thủ cạnh tranh. 1.2.2.1.3 Định vị thương hiệu Định vị (Positioning) là quá trình xây dựng và thông đạt những giá trị đặc trưng của thương hiệu mình vào tâm trí khách hàng mục tiêu. Định vị được xem là công việc quan trọng số một, là kim chỉ nam cho hoạt động của doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp biết mình sẽ làm gì, đối tượng của mình hướng tới ai?  Quy trình định vị một thương hiệu như sau: a. Xác định tập thương hiệu cạnh tranh Công việc đầu tiên của định vị thương hiệu là xác định tập các thương hiệu cạnh tranh trong thị trường mục tiêu của mình. Cũng cần chú ý là không phải tất cả các thương hiệu trong cùng một ngành nào đó đều là thương hiệu cạnh tranh của thương hiệu mình. b. Xác định tập thuộc tính của thương hiệu Sau khi xác định các thương hiệu cạnh tranh, bước tiếp theo trong định vị thương hiệu là xác định các thuộc tính có ý nghĩa của thương hiệu. Để thực hiện bước này, nhà marketing phải thực hiện nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình để tìm ra các thuộc tính quan trọng đối với khách hàng. Các thuộc tính này có thể là chức năng hay tâm lý, hay cả hai. c. Xây dựng sơ đồ và phân tích vị trí các thương hiệu Công việc tiếp theo của quy trình định vị là xây dựng sơ đồ vị trí của các thương hiệu. Sơ đồ này được xây dựng theo nhiều cách thức khác nhau tuỳ theo từng 19
  • 29. nhu cầu cụ thể. Doanh nghiệp có thể xây dựng sơ đồ theo những thuộc tính quan trọng. d. quyết định chiến lược định vị Dựa trên sơ đồ vị trí, nhà quản trị có thể xác định vị trí của thương hiệu mình: Cạnh tranh với thương hiệu nào? Trên thị trường nào? Nếu thương hiệu đã có mặt trên thị trường, sơ đồ sẽ giúp nhà marketing đánh giá lại vị trí hiện có: Vị trí của thương hiệu có đạt được như định vị của doanh nghiệp chưa? Điểm mạnh của thương hiệu? Từ đó sẽ quyết định chương trình định vị lại cho thương hiệu nếu cần biết. 1.2.2.1.4 Quảng bá thương hiệu a. Các công cụ để quảng bá thương hiệu Có rất nhiều công cụ mà nhà marketing có thể sử dụng để quảng bá thương hiệu của mình. Trong marketing hỗn hợp, chiến lược truyền thông và xúc tiến bán hàng được coi là yếu tố linh hoạt nhất. Trọng điểm của chiến lược này là người ta sử dụng các phương thức giao tiếp marketing để quảng bá thương hiệu - tức là để tạo dựng hình ảnh thương hiệu nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm cũng như lưu lại trong tâm trí của khách hàng hình ảnh thương hiệu đó. Có thể nói, các phương thức giao tiếp marketing chính là tiếng nói của thương hiệu và cũng là cách giúp công ty gây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Các phương thức giao tiếp marketing thường được các công ty lựa chọn có thể được chia thành 5 nhóm chính: Quảng cáo, Khuyến mãi, Chào hàng cá nhân, Marketing trực tiếp, Quan hệ cộng đồng. Các công cụ này được gọi là hỗn hợp chiêu thị. b. Thiết kế chương trình quảng bá thương hiệu Quy trình thiết kế một chương trình quảng bá thương hiệu: 20 Xác đ nh th tr ng m c tiêuị ị ườ ụ Xác đ nh m c tiêu qu ng báị ụ ả Thi t k thông đi p qu ng báế ế ệ ả Ch n l a công c h n h pọ ự ụ ỗ ợ Chu n b ngân sáchẩ ị Qu n lý quá trình và đánh giá hi u quả ệ ả
  • 30. Hình 1.2: Quy trình thiết kế chương trình quảng bá thương hiệu  Xác định thị trường mục tiêu: đối tượng mà chương trình quảng bá thương hiệu nhắm tới không chỉ là người sử dụng hiện có và mục tiêu mà còn phải chú ý đến những nhóm quyết định, nhóm ảnh hưởng, và kể cả công chúng vì họ có thể gây ảnh hưởng đến thương hiệu. Nhận dạng thị trường mục tiêu sẽ có vai trò quan trọng trong các quyết định tiếp theo như thông tin những gì, thông tin như thế nào, khi nào, dùng phương tiện gì?  Xác định mục tiêu quảng bá: tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có mục tiêu quảng bá khác nhau phục vụ cho mục tiêu cuối cùng là làm tăng tối đa doanh thu cho doanh nghiệp. - Mục tiêu quảng bá thay đổi theo vị trí tiêu dùng đối với thương hiệu: với khách hàng hiện có, khách hàng của đối thủ cạnh tranh, người chưa từng sử dụng dịch vụ thì chúng ta có mục tiêu thông tin khác nhau, ví như thông tin cho khách hàng hiện tại là thuyết phục họ rằng quyết định chọn thương hiệu này là đúng đắn. - Mục tiêu quảng bá thay đổi theo quy trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng: các giai đoạn khác nhau của quy trình mua hàng như nhận dạng nhu cầu, tìm kiếm thông tin, mua hàng, sau mua hàng cần thông tin khác nhau. - Mục tiêu quảng bá thay đổi theo quy trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng: các giai đoạn khác nhau của quy trình mua hàng như nhận dạng nhu cầu, tìm kiếm thông tin, mua hàng, sau mua hàng cần thông tin khác nhau.  Thiết kế thông điệp quảng bá: thông điệp quảng bá phải chứa đựng những mục tiêu muốn đạt. Để có một thông điệp hiệu quả, nhà thiết kế cần chú ý các điểm cơ bản như nội dung, hình thức, cơ sở cho thông điệp. Thông điệp có nhiều dạng khác nhau nhưng có thể chia làm 2 nhóm chính là hướng vào chức năng và hướng vào cảm xúc. 21
  • 31. - Các thông điệp hướng vào chức năng thể hiện những đặc trưng về chức năng của thương hiệu. - Các thông điệp hướng vào cảm xúc thể hiện các đặc trưng mang tính cảm xúc (mà việc tiêu dung thương hiệu sẽ mang lại cho khách hàng). Cấu trúc và hình thức của thông điệp cũng phải phù hợp với từng trường hợp, công cụ, môi trường thông đạt cụ thể. Ví dụ như khi sử dụng môi trường quảng cáo là báo chí thì phải chú ý tiêu đề, nội dung, minh hoạ, hình ảnh; khi dùng tivi thì phải chú ý nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, nhạc nền,… Cơ sở cho thông điệp cũng đóng vai trò quan trọng vì nó làm khách hàng tin tưởng. Một số cơ sở thường được sử dụng là ý kiến của các chuyên gia trong ngành, các chứng chỉ được các cơ quan có uy tín cấp,…  Chọn lựa công cụ hỗn hợp: sau khi có thông điệp, việc tiếp theo là chọn lựa và phối hợp các công cụ quảng bá thành một chương trình truyền thông tích hợp IMC (Intergrated Marketing Communication). Khi thiết kế IMC cần chú ý đến nhiều yếu tố như: dạng dịch vụ, thị trường, mục tiêu, giai đoạn của chu kỳ sản phẩm, chi phí cho từng công cụ,…  Chuẩn bị ngân sách: ngân sách đóng vai trò quan trọng trong hoạch định chương trình IMC, nhà marketing cần chọn những công cụ chiêu thị, quảng bá phù hợp với cả mục tiêu của chương trình và ngân sách có được. Một số cách tính toán ngân sách thường được sử dụng: - Phương pháp theo doanh thu: chi phí hàng năm được tính toán theo phần trăm doanh thu dự đoán cho năm đó. Phương pháp này đơn giản nhưng không hợp lý vì thực tế là hoạt động chiêu thị giúp doanh nghiệp đạt được doanh thu mong muốn chứ không phải ngược lại. - Phương pháp mục tiêu – công việc: ngân sách được tính toán dựa vào các mục tiêu cụ thể của chương trình IMC, các công việc phải thực hiện. Tuy phức tạp nhưng phương pháp này hiệu quả và hợp lý nhất. - Phương pháp cân bằng cạnh tranh: Ngân sách được xác định dựa vào thị phần. Ưu điểm của phương pháp này là có xem xét tới yếu tố cạnh tranh.  Quản lý quá trình và đánh giá hiệu quả: đây là khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng của chương trình. Đánh giá hiệu quả không đơn giản do 22
  • 32. có nhiều công cụ chiêu thị không tạo hiệu ứng lên doanh thu ngắn hạn. Do vậy, thông thường doanh nghiệp phải đánh giá hiệu quả từng bước thông qua nghiên cứu thị trường, điều tra độ nhận biết, thích thú của khách hàng mục tiêu đối với một chương trình quảng cáo. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI TRÍ CMS 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS 2.1.1. Giới thiệu chung CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI TRÍ CMS Mã số thuế: 0313011592 Loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Tên tiếng Anh: CMS COMMUNICATION AND ENTERTAINMENT COMPANY LIMITED Tên viết tắt: CMS COANDENTER CO.,LTD Địa chỉ: 692/31 Đoàn Văn Bơ, Phường 16, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh Đại diện: Nguyễn Minh Cao Ngày cấp: 12/11/2014 - Nơi cấp: Thành phố Hồ Chí Minh Ngày hoạt động: 12/11/2014 Điện thoại: 0903144172 2.1.2. Nhân lực + Nguồn nhân lực hiện tại là yếu tố then chốt trong sự thành công của Công ty từ khi thành lập cho đến nay. Nguồn nhân lực với thành phần chính không phải là trưởng thành từ các chuyên ngành kinh doanh, nhưng với bề dầy kinh nghiệm trong môi trường tổ chức sự kiện và mối quan hệ rộng lớn đã đem lại sự thành công trong công việc và hợp tác. + Nguồn bên ngoài: cộng tác viên là học sinh, sinh viên thuộc các trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tìm hiểu thị trường, tiếp cận và thuyết phục khách hàng, hỗ trợ các hoạt động tiền và hậu sự kiện ... Bảng 2.1: Tình hình nguồn nhân lực của Công ty TT Tiêu thức Năm 2015 Năm 2016 23
  • 33. Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 01 Số nhân viên 27 100 28 100 02 Giới tính - Nam - Nữ 15 12 55 45 16 12 57 43 03 Độ tuổi - 20 → 30 - 31 → 40 - Trên 40 17 9 1 63 33 4 18 9 1 64 32 4 04 Trình độ - Sau Đại học - Đại học - Cao đẳng - Trung cấp 2 8 12 5 7 30 44 19 2 8 12 6 7 29 43 21 05 Tỉ trọng lao động - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp 18 9 67 33 19 9 68 32 Nhận xét : * Phân tích số lượng lao động: Số lao động của Công ty năm 2015 là 27 người, trong đó gồm 15 nam, chiếm 55 % toàn công ty. Năm 2016 tăng thêm 1 người số lượng lao động trong công ty gần như ổn định và sự thay đổi là không đáng kể. * Phân tích chất lượng lao động Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nên lao động trong Công ty có nhiều trình độ khác nhau. Chất lượng lao động trong Công ty được thể hiện thông qua trình độ của mỗi lao động. Năm 2015 Công ty có 2 lao động có trình độ sau đại học chiếm 7% tống số lao động, có 8 lao động ở trình độ đại học chiếm 30% tổng số lao động và được duy trì ở 2 năm tiếp theo. Số lao động trình độ trung cấp năm 2015 là 5 chiếm 19% tổng số lao động và tăng 2% ở năm tiếp theo. Có thể thấy chất lượng lao động của Công ty gần như không thay đổi nhiều trong 3 năm vừa qua. * Phân loại theo độ tuổi lao động: Trong Công ty, lực lượng lao động từ 20 đến 30 tuổi chiếm đa số, sau đó đến lực lượng lao động từ 31 – 40 tuổi. Đứng thứ 3 trong Công ty là lực lượng lao động trên 24
  • 34. 40 tuổi. Nhìn chung lực lượng lao động tại Công ty không biến động nhiều về số lượng và chất lượng. Trong tổng số lao động thì số lao động có độ tuổi 20-30 chiếm tỷ lệ khá cao nên đây là một lợi thế của Công ty trong ngành dịch vụ đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và sức trẻ. 2.1.4. Lĩnh vực hoạt động a. Hoạt động trong lĩnh vực in ấn – quảng cáo: Hiện nay đây là hoạt động chính đem lại doanh thu lớn cho Công ty, chiếm 80% trên tổng số doanh thu của công ty. Tuy nhiên hiện nay Công ty đang bị cạnh tranh gay gắt cho nên việc đem lại các hợp đồng là rất khó khăn. Trong tương lai các công ty sẽ cạnh tranh nhau mạnh mẽ thì quảng cáo là lĩnh vực tiềm năng và hiện tại trên địa bàn thành phố đã có nhiều Công ty làm ăn hiệu quả cho nên trong thời gian tới Công ty cần tạo được thế mạnh vào lĩnh vực này b. Tổ chức biểu diễn văn hóa nghệ thuật: Đây là hoạt động tạo dấu ấn và tên tuổi cho công ty, tuy nhiên quy mô tổ chức chưa lớn,chiếm 10% doanh thu của công ty, thông thường các chương trình này công ty có sự phối hợp với các đội ca múa nhạc của thành phố nhằm tạo tính chuyên nghiệp và ổn định trong tổ chức. Còn các chương trình đơn lẻ Công ty thường chuyển cho đơn vị trung gian và hưởng phần trăm. Trong tương lai khi đất nước hội nhập vào thế giới vì thế các sự kiện thể thao văn hóa ngày càng nhiều và quy mô lớn hơn. Chính vì thế mà Công ty cần tranh thủ sự hội nhập này và ngày càng tạo đẳng cấp và tính chuyên nghiệp hơn nữa. c. Cho thuê ôtô, xe có động cơ, xe đạp, đồ dùng cá nhân và gia đình khác: Đây là lĩnh vực Công ty hoạt động nhằm bổ trợ thêm cho công ty. Hiện tại trên địa bàn thành phố đã có nhiều dịch vụ cho thuê rộng rãi cho nên trong thời gian tới Công ty sẽ gặp cạnh tranh trong lĩnh vực này. d. Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại: Công ty đã tổ chức nhiều hoạt động của chương trình này, tuy nhiên chúng chỉ chiếm 8% doanh thu của Công ty. Vì đây là lĩnh vực đòi hỏi sự mới mẻ trong cách thức tổ chức và ít có sự lập lại cho nên Công ty luôn có nhiều phương án và trong khâu tổ chức. Do đây là lĩnh vực Marketing của Công ty nên đòi hỏi vấn đề hiệu quả các chương trình. Chính vì thế mà Công ty cần đầu tư nhiều và tư duy các chương 25
  • 35. trình quảng bá - truyền thông đáp ứng đúng nghĩa các yêu cầu dịch vụ. Do đó Công ty đang có sự đầu tư lớn và chuyên nghiệp. e. Tư vấn đầu tư: Đây là lĩnh vực mà Công ty chưa có sự đầu tư khai thác các tiềm năng của nó, tuy nhiên đây là lĩnh vực tiềm năng khi nhu cầu cần tư vấn để đầu tư tiền bạc và tài sản một cách hiệu quả của Khách hàng. Vì vậy mà trong thời gian tới đây là lĩnh vực mang lại cho Công ty nhiều cơ hội phát triển, nếu tận dụng và nắm bắt được đúng hướng nhu cầu của khách hàng Công ty có thể xem đây là lợi thế cạnh tranh. Nhưng nó không đơn giản vì chi phí của nó khá cao, và nhược điểm của lĩnh vực này là cần phải có sự nhạy bén với sự thay đổi của thị trường mới tạo thế đứng vững chắc cho Công ty khi tham gia vào lĩnh vực này. f. Các lĩnh vực khác: Thiết kế đồ họa. nhiếp ảnh, nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận, trang trí nội thất… là các lĩnh vực bổ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty nhằm đáp ứng được nhu cầu đa dạng của Khách hàng. Công ty cần có sự phân công công việc hợp lý, kịp thời tránh tình trạng lộn xộn khi nhập nhằng công việc giữa các bộ phận 2.1.5. Kết quả kinh doanh qua các năm Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của Công ty trong vòng 2 năm qua STT Chỉ tiêu Mã số 2015 2016 1 2 3 4 1. Doanh thu thuần 11 798.199.990 792.328.164 2. Giá vốn hàng hóa 12 595.539.625 497.490.070 3. Chi phí quản lý kinh doanh 13 201.135.688 246.772.371 4. Chi phí tài chính 14 5. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 2 1.524.677 48.065.723 6. Lãi khác 21 7. Lỗ khác 22 8. Tổng lợi nhuận kế toán 30 1.524.677 48.065.723 26
  • 36. 9. Các khoản điều chỉnh tăng giảm lợi nhuận để xác định lợi nhuận chịu thuế doanh nghiệp 40 10. Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN 5 1.524.677 48.065.723 11. Thuế TNDN phải nộp 60 -426.91 - 13.458.402 12. Lợi nhuận sau thuế 70 1.097.767 34.607.321 Nhận xét: So với năm 2015 thì tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2016 có giảm về doanh thu thuần, tuy nhiên do giá vốn hàng hóa giảm tương đối lớn nên mặc dù chi phí quản lý có tăng song lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng cao, gần 315%. Như vậy Công ty kinh doanh khá hiệu quả và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. 2.2.Thực trang công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty 2.2.1. Thương hiệu CMS Tên thương hiệu công ty là: CMS Giá trị thương hiệu mà CMS muốn đem đến cho khách hàng là sự năng động, hiện đại, và thân thiện. Logo CMS: Hai tông màu mạnh là xanh và vàng, thể hiện sự cứng cáp và mạnh mẽ hơn, con người sẽ cảm nhận nhanh hơn với tông màu mới, tạo sự lưu ảnh trong tâm trí của con người lâu hơn, vì thế sẽ nhớ lâu hơn. 27
  • 37. Slogan của CMS: “CMS g”. Câu Slogan cho thấy được hướng phát triển và sự quyết tâm, nỗ lực của CMS. Câu slogan đã nói lên mục tiêu của Công ty TNHH truyền thông và giải trí CMS chính là đưa CMS trở thành doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ phổ biến trên toàn quốc. Câu Slogan đã quảng bá cho thương hiệu CMS một cách rất táo bạo và hấp dẫn, nó thể hiện sự quyết tâm và cả sự chắc chắn với cam kết cung cấp nhưng dịch vụ chất lượng cao trên nền công nghệ mới. Nó đã gây được sự chú ý của giới công chúng và phần nào đã đem lại một niềm tin, một sự chờ đợi của khách hàng đối với CMS. Tuy nhiên, câu slogan khá dài, khách hàng rất khó nhớ, khó để lại ấn tượng sâu sắc cho đông đảo khách hàng, ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh thương hiệu.  Hệ thống nhận diện thương hiệu này được xây dựng trên các giá trị thương hiệu của CMS, thể hiện được bản sắc và tinh thần riêng của các dịch vụ mà CMS cung cấp, góp phần định vị CMS khác biệt với mạng di động khác trên thị trường. Để hình ảnh của CMS trở nên gần gũi và thân thiết với mỗi người tiêu dùng, CMS đã định hướng chiến lược phát triển thương hiệu với trọng tâm cung cấp các dịch vụ giải trí tiện ích hiện đại, đảm bảo chất lượng dịch vụ, và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc khách hàng. Sau hơn 2 năm gia nhập thị trường, thương hiệu CMS hiện nay vẫn chưa quen thuộc với người tiêu dùng cả nước tuy nhiên thương hiệu công ty vẫn thể hiện các hình ảnh: thân thiện, năng động, trẻ trung, hiện đại. CMS luôn hướng phấn đấu để duy trì và nâng cao hình ảnh này trong lòng mọi khách hàng Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian gần đây do sự lấn át quá lớn từ các đối thủ cạnh tranh với hàng loạt chương trình giảm giá, khuyến mãi, cung ứng dịch vụ chất lượng…và cũng bởi do công tác hoạt động kinh doanh của CMS trong thời gian qua không mang lại những thành tựu khả quan do đó càng làm cho hình ảnh của CMS trở nên “mờ nhạt” hơn trong lòng khách hàng. 2.2.2. Nhận thức của khách hàng về thương hiệu CMS Theo kết quả điều tra thị trường của công ty thực hiện tại các thành phốTP HCM, Hải Phòng, mẫu điều tra ngẫu nhiên với tổng kích cỡ mẫu 1050. 28
  • 38. Mục đích của cuộc điều tra này nhằm: - Hiểu được những thói quen và nhận thức của những khách hàng đang sử dụng và những khách hàng tiềm năng đối với những nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động. - Đánh giá được giá trị thương hiệu CMS so với các đối thủ cạnh tranh. - Thời gian thực hiện từ tháng 10 đến tháng 10 năm 2016 - Đối tượng nghiên cứu là các khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty có độ tuổi từ 16 – 50 tuổi Bảng 2.3: Mức độ nhận biết thương hiệu: Nguồn: Phòng Marketing(số liệu năm 2016) Ta thấy, Dentsu có TOM cao nhất 43,73%, tiếp đó là Điền Quân Media (33,25%), VCCorp đứng thứ 3 (31,71%), CMS xếp thứ tư với 6,8%, đây là chỉ số thấp so với các thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh, cho thấy hình ảnh thương hiệu CMS chưa được khách hàng in sâu trong tâm trí, mà họ chỉ biết đến CMS như một nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động mà không có sự khác biệt nào nổi trội, hình ảnh thương hiệu CMS còn mờ nhạt trong tâm trí khách hàng bao gồm cả những khách hàng đang sử dụng và khách hàng tiềm năng. Ta nhận thấy rằng, đối với các thương hiệu mạnh như Dentsu luôn có mức độ nhận biết cao ngay cả trong các quảng cáo, không chỉ khách hàng đang sử dụng biết đến mà kể cả những khách hàng tiềm năng cũng biết đến Dentsu. Chỉ số TOM của 29 Mức độ nhận biết Dentsu V C Co rp Điền Quân Media CMS Thuận Thiên Entertain ment Không biết 4.21% 5.76% 4.53% 5.82% 77.85% Có biết 2.34% 7.95% 17.20% 63.73% 13.89% Cần nhắc nhớ 14.17% 20.01% 27.70% 15.69% 4.82% Không cần nhắc nhớ 35.55% 34.57% 17.32% 7.96% 2.17% Top of mind (TOM) 43.73% 31.71% 33.25% 6.80% 1.27% Tổng: 100% 100% 100% 100% 100%
  • 39. CMS chỉ có 4% và khách hàng tiềm năng có vẻ quan tâm hơn về CMS, chỉ số TOM đối với khách hàng tiềm năng là 7%, do việc khách hàng tiềm năng này muốn tìm hiểu về các mạng để có sự lựa chọn một sản phẩm dịch vụ phù hợp cho riêng mình. Mức độ nhận biết thương hiệu CMS thông qua các quảng cáo là rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh khác, hình ảnh thương hiệu CMS còn mờ nhạt trong tâm trí khách hàng. Vì vậy, CMS cần có những quảng cáo và các chương trình truyền thông ấn tượng để khách hàng không chỉ nhớ tới quảng cáo mà còn biết đến sản phẩm dịch vụ của mình và sẽ khắc sâu hình ảnh thương hiệu trong trí nhớ, họ sẵn sàng giới thiệu sản phẩm dịch vụ tới những khách hàng khác, làm tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ một cách hiệu quả. 2.2.3. Đầu tư cho phát triển thương hiệu 2.2.3.1. Đầu tư về nhân sự Hiện tại công ty chưa thành lập bộ phận nào chuyên trách về quản trị thương hiệu, tất cả các hoạt động đều do phòng Chiến lược, khối marketing – bán hàng đảm nhiệm. Các hoạt động phát triển thương hiệu chưa tách biệt với các hoạt động kinh doanh khác. Do đó kinh phí dành riêng cho thương hiệu là chưa tách biệt rõ ràng, toàn bộ kinh phi nằm trong kế hoạch chi phí của toàn công ty. Điều này gây khó khăn cho việc chủ động đầu tư cho các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu. 2.2.3.2. Đầu tư về cơ sở vật chất, công nghệ Tài sản cố định của Công ty chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản hiện có của Công ty vì vậy việc sử dụng số TSCĐ của Công ty một cách có hiệu quả là rất khó còn nhiều sự lãng phí. Dưới đây là bảng tổng hợp tài sản cố định của Công ty vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Bảng 2.4. Bảng tổng hợp tài sản cố định Đơn vị: đồng TT Loại tài sản Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại A TSCĐ đang dùng 5.161.823.140 2.930.133.933 2.231.689.207 1 Nhà cửa vật kiến trúc 1.338.274.521 988.201.703 350.072.818 30
  • 40. 2 Máy móc thiết bị 1.191.089.479 390.503.663 800.535.816 3 Phương tiện vận tải 1.891.809.383 1.161.816.646 729.992.737 4 TSCĐ khác 740.649.757 389.611.921 351.037.836 B TSCĐ không dùng 2.500.084.644 1.412.278.667 1.087.805.977 1 Nhà cửa vật kiến trúc 2.269.837.032 1.286.010.910 983.826.122 2 Máy móc thiết bị 35.447.612 3.544.764 31.902.848 3 Phương tiện vận tải 194.8000.000 122.722.993 72.077.007 4 TSCĐ khác - - - C TSCĐ chờ thanh lý 6.497.051.007 4.837.320.283 1.659.730.724 1 Nhà cửa vật kiến trúc 1.876.057.074 917.187.835 958.869.239 2 Máy móc thiết bị 1.524.816.341 1.224.522.239 300.294.102 3 Phương tiện vận tải 2.245.079.143 1.909.921.140 335.158.003 4 TSCĐ khác 851.098.449 785.689.069 65.409.380 Tổng cộng 14.158.958.791 9.179.732.883 4.979.225.908 (Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán) Khấu hao tài sản cố định của Công ty được tính theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Công ty trích khấu hao hàng năm và phân bổ theo từng quý. Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, Công ty đều xác định lại mức khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện của tài sản đó. Việc tăng giảm nguyên giá TSCĐ được thực hiện tại thời điểm tăng, giảm TSCĐ trong tháng. Việc nhượng bán hoặc thanh lý TSCĐ Công ty đều thành lập Hội đồng với sự có mặt của ban lãnh đạo Công ty 31
  • 41. Trước khi người lao động chính thức đi vào làm việc, công ty luôn tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, những khả năng tai nạn lao động cần đề phòng, biết cách thoát hiểm khi có sự cố nguy hiểm xảy ra… Công ty luôn trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân nhằm tránh các yếu tố nguy hiểm, độc hại; phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị; phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để đảm bảo ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động. Công ty định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị nhà xưởng, kho hàng. Đồng thời treo các bảng chỉ dẫn về an toàn lao động ở những nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Về vệ sinh lao động: Ứng dụng các biện pháp về công nghệ mới và hóa chất mới thân thiện với môi trường, giảm thiểu chất thải, bảo vệ tài nguyên, đảm bảo an toàn, sức khỏe đối với người lao động và cộng đồng xã hội. 2.2.4. Một số hoạt động Marketing nhằm xây dựng thương hiệu CMS: 2.2.4.1. Quảng cáo Bên cạnh việc tuyên truyền cho dịch vụ thì việc quảng bá thương hiệu CMS được công ty thực hiện chủ yếu thông qua các chương trình quảng cáo như:  Thực hiện các chương trình quảng cáo của Công ty, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên các báo đài thành phố.  Tiến hành quảng cáo trên các báo, các đài truyền hình như: Báo Sài Gòn Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Diễn đàn doanh nghiệp, Đài truyền hình VTV1. Tuy nhiên tần suất xuất hiện quảng cáo dịch vụ ít và khoảng cách giữa các kỳ lại xa nhau nên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.  In ấn và phân phát các loại ấn phẩm quảng cáo như tờ rơi, maket quảng cáo dịch vụ CMS và các dịch vụ mới. Trực tiếp phân phát các tờ rơi hướng dẫn đến các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ, tuy nhiên chỉ thực hiện được thời gian đầu, sau đó đặt các ấn phẩm này tại ghi sê cung cấp dịch vụ nên chưa thu hút được sự chú ý của người dân.  Thư trực tiếp: Gửi kèm thư ngỏ và brochure giới thiệu về các dịch vụ mới, các tiện ích mới đến các khách hàng lớn, trung thành của công ty. 32
  • 42. 2.2.4.2 Khuyến mãi Để kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm, công ty đã có các chính sách khuyến mãi rất ưu đãi cho khách hàng: - Chương trình khuyến mãi vào các dịp lễ 30/4 và 1/5. - Chương trình mừng năm mới xuân năm 2016. - Công ty đã lập danh sách khách hàng, đối tác đã tham gia các dịch vụ kinh doanh của công ty trong thời gian trước và đã gởi thư ngỏ và cung cấp những “phiếu giới thiệu khách hàng mới” để họ tham gia giới thiệu khách hàng mới cho công ty và nhận được ưu đãi % hoa hồng dựa trên giá trị đơn hàng. 2.2.4.3. Công tác chăm sóc khách hàng Hoạt động chăm sóc khách hàng bao gồm những hoạt động có tác động trực tiếp đến khách hàng nhằm duy trì và phát triển dịch vụ, đem lại sự hài lòng, tin cậy cho khách hàng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Công ty. Là đơn vị kinh doanh năng động, CMS nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác Chăm sóc khách hàng, công ty luôn nỗ lực phát triển không ngừng từ nhận thức cho đến hành động, nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất.  Trong các năm vừa qua, Công ty TNHH truyền thông và giải trí CMS đã không ngừng tổ chức rất nhiều các hoạt động chăm sóc khách hàng như: Dùng càng nhiều trúng càng lớn, Gắn bó dài lâu – nhận thêm ưu đãi, Ngàn lời chúc – Vạn điều phúc,… Các chương trình đều có qui mô lớn và mang lại những lợi ích lớn cho khách hàng.  Hiện nay, công ty đã có phần mềm CRM (Quản lý quan hệ khách hàng): CCBS do bên Hàn Quốc cung cấp, cho phép các đại lý cập nhật cơ sở dữ liệu thường xuyên và đầy đủ trên hệ thống CCBS, từ đó công ty có thể phân loại được các khách hàng, và từ đó có biện pháp chăm sóc khách hàng phù hợp.  Về giải đáp thắc mắc: khi nảy sinh các vấn đề thắc mắc hoặc cần khiếu nại, góp ý; khách hàng có thể liên lạc với Công ty TNHH truyền thông và giải trí CMS qua những kênh sau để được giải đáp: • Công ty chăm sóc khách hàng của CMS • Số điện thoại giải đáp thắc mắc (miễn phí cho các thuê bao của CMS): 1800095 (hoặc 905). Hiện nay, các tổng đài viên sẽ trực tiếp trả lời khách hàng 33
  • 43. cho đến 22 giờ mỗi ngày. Sau 22 giờ, khách hàng gọi đến sẽ được nối vào hộp thư trả lời tự động. • Kênh trực tuyến: tại website http://www.cms.com.vn Nhận xét: Nhìn chung, công tác chăm sóc khách hàng được quan tâm đầu tư đúng mức, có nhiều chương trình mới hấp dẫn và có ý nghĩa, vừa thỏa mãn được khách hàng, vừa có thể quảng bá cho dịch vụ và hình ảnh doanh nghiệp, vừa khắc sâu hình ảnh thương hiệu CMS trong tâm trí khách hàng cần tiếp tục duy trì hoạt động khuyến mãi sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên vẫn còn có sự hạn chế về thời gian hoạt động của Tổng đài trong công tác giải đáp thắc mắc khiếu nại của khách hàng. ⇒ Những ưu và nhược điểm của quá trình xây và phát triển thương hiệu: Ưu điểm - Có đầu tư nghiên cứu cho xây dựng và phát triển thương hiệu cụ thể qua các hoạt động: nghiên cứu thị trường, đầu tư về nhân lực, công nghệ,… góp phần làm mức độ nhận biết thương hiệu tăng. - Các chương trình Marketing (quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng,…) nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu được công ty chú ý thực hiện. Nhược điểm - Mặc dù mức độ nhận biết và mức độ yêu thích thương hiệu có tăng nhưng tăng rất ít, cho thấy hiệu quả của công tác đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu chưa cao. - Các chương trình quảng cáo nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu dịch vụ của CMS chưa có nội dung đặc sắc để khách hàng có thể nhớ và không tạo được ấn tượng trong lòng khách hàng. 2.4. Đánh giá chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS 2.4.1. Kết quả đạt được * Về sự biết đến thương hiệu CMS hay sự nhận biết thương hiệu : Trong 3 mức độ nhận biết thương hiệu, thương hiệu CMS nằm trong mức độ thương hiệu có biết. Thương hiệu CMS đã đạt hơn 60% về tổng độ nhận biết thương hiệu * Về hình ảnh thương hiệu của công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS trong tâm trí khách hàng: Sự liên tưởng để tạo lập hình ảnh thương hiệu đòi hỏi có sự 34
  • 44. thấu hiểu về chính thương hiệu của mình, về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, và cả những người trước đây đã từng là khách hàng của thương hiệu mình. CMS đã xây dựng cho thương hiệu của mình một hình ảnh làm sao để khách hàng của CMS cảm thấy mình luôn hài lòng, tin tưởng cho dù các mặt hàng của CMS bị các đói thủ cạnh tranh bắt chước, thì họ cũng không thể “ thổi hồn” vào sản phẩm để khách hàng cảm nhận được như của CMS. * Kết quả sản xuát kinh doanh: với tầm quân trọng của thương hiệu CMS, chiến lược phát triển thương hiệu theo nhóm đã góp một phần không nhỏ vào tổng thu của công ty qua số lượng hang bán ngày càng cao. Mỗi năm tổng thu tăng trưởng từ 25% đến 30% . Đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Do đó, khẳng định chiến lược đúng đắn và giá trị thương hiệu của công ty. 2.4.2. Hạn chế Một số nhược điểm có thể nhận thấy trong quá trình phát triển thương hiệu của CMS như: - Không xác định được đặc điểm nhận dạng của thương hiệu Do không xác định trước các thuộc tính then chốt của dịch vụ nối khách hàng với thương hiệu và mức độ sử dụng những liên kết đó, CMS đã không áp dụng các chiến lược marketing khác nhau trong thời gian khac nhau đối với từng phân đoạn thị trường. Các liên kết của dịch vụ được sử dụng một cách chung chung và không bảo trợ lẫn nhau ví dụ như: CMS chỉ đề ra chiến lược về giá bằng cách xác định tiêu chí chung như chí phí sản xuất kinh doanh, mục tiêu định giá, nhu cầu của người tiêu dùng đối với dịch vụ, giá dịch vụ cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhưng không nhằm vào một phân đoạn thị trường cụ thể nào. - Không có người phụ trách thương hiệu Thực tế đây là vấn đề của hầu hết các doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp chí có phòng marketing hoặc phòng phụ trách kinh doanh kiêm nhiệm tất cả các vấn đề liên quan đến thị trường và cung ứng sản phẩm dịch vụ, trong đó có vấn đề quảng cáo. Tuy nhiên, khi đã nhận thực được sâu sắc tầm quan trọng của thương hiệu, mỗi doanh nghiệp nên có bộ phận hoặc ít nhất một người chuyên trách về vấn đề thương hiệu. Bộ phận hoặc người chịu trách nhiệm phát triển thương hiệu sẽ là người đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch thực hiện, giám sát các giai đoạn trong quy trình kinh 35
  • 45. doanh để đảm bảo công ty vận hành theo định hướng chung và cùng một cách thể hiện thương hiệu riêng của công ty. - Không có chiến lược lâu dài cho thương hiệu CMS chỉ đánh giá thành tích kinh doanh theo năm, quý, tháng... chứ không có mục tiêu dài hạn. Do đó, việc phân tích đánh giá giá trị thương hiệu để xác định cho thương hiệu một tính cách phù hợp là không thực hiện được. Bản thân nhân viên marketing/kinh doanh chịu trách nhiệm các vấn đề có liên quan đến thương hiệu cũng không lâu bền (thường xuyên thay đổi nhân sự do luân chuyển giữa các bộ phận) do đó người chịu trách nhiệm không thể suy nghĩ về vấn đề chiến lược một cách nghiêm túc được. Và tất yếu, khi không có chiến lược lâu dài CMS không thể xác định được rõ ràng mục tiêu, thuộc tính hay hình ảnh riêng nào cho thương hiệu của mình, do đó không biết nên thực hiện cạnh tranh hay khuyếch trương thương hiệu ở mỗi phân đoạn thị trường. Chưa kể đến việc thực hiện cạnh tranh hay khuyếch trương thương hiệu ở mỗi phân đoạn thị trường/ sản phẩm khác nhau là không đồng nhất về mặt ý tưởng thể hiện, thông điệp gửi tới khách hàng... dẫn đến việc marketing rời rạc manh mún, không bổ sung được cho nhau, không có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, dẫn dến sự lãng phí lớn khi đánh giá tương quan doanh thu và chi phí. CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI TRÍ CMS 3.1. Phương hướng hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS 3.1.1. Khái quát yêu cầu của thị trường đối với công ty TNHH Truyền thông và giải Trí CMS. * Ngày nay, xu hướng của các doanh nghiệp khi chọn đối tác là đều dựa trên danh tiếng thương hiệu, một thương hiệu mạnh, uy tín sẽ có một tác dụng rất lớn có ảnh hưởng mạnh không những cả công ty mà làm cho khách hàng có một sự tin tưỏng, đảm bảo, khi lựa chọn sản phẩm. Thương hiệu CMS đã thành công trong việc tạo dựng cho một hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng và để duy trì phát triển nó cần có những chiến lược, chính sách thương hiệu đúng đắn, hoàn chỉnh. 36