SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  112
Télécharger pour lire hors ligne
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ KHU TRANG TRẠI CHĂN NUÔI KHÉP
KÍN KẾT HỢP TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Vina Anh Linh
Địa điểm: huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai
----- Tháng 1/2017 ------
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ KHU TRANG TRẠI CHĂN NUÔI KHÉP
KÍN KẾT HỢP TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU
CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CỔ PHẦN VINA
ANH LINH
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
NGUYỄN TUẤN CƯỜNG NGUYỄN BÌNH MINH
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 5
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 5
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 5
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 5
IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 6
V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 7
V.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 7
V.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 8
Chương II .................................................................................................... 10
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN...................................... 10
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.................................... 10
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.............................................. 10
I.2. Điều kiện xã hội, hạ tầng vùng dự án................................................... 15
II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 17
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường................................................................ 17
II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 21
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 22
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 22
Chương III........................................................................................................... 24
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 24
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình..................................... 24
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 26
II.1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn. ....................................................................... 26
II.2. Kỹ thuật nuôi bò sữa............................................................................ 35
II.3. Kỹ thuật trồng dược liệu (Đinh Lăng)................................................. 51
II.4. Công nghệ chế biến sữa tươi............................................................... 57
II.5. Công nghệ giết mổ gia súc. ................................................................. 60
II.6. Công nghệ chế biến súc xích............................................................... 61
II.7. Công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi................................................ 67
Chương IV........................................................................................................... 70
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 70
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng...................................................................................................................... 70
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 4
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 70
III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 73
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 73
Chương V............................................................................................................ 74
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG.................................... 74
I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 74
1. Giới thiệu chung...................................................................................... 74
2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường ...................................... 74
II. Tác động của dự án tới môi trường ........................................................ 75
1. Trong giai đoạn thi công xây dựng ......................................................... 75
2. Giai đoạn vận hành.................................................................................. 76
III. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm .............................................................. 78
1. Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng ....................................... 78
2. Giảm thiểu tác động khi dự án đi vào hoạt động.................................... 79
IV. Kết luận................................................................................................. 80
Chương VI........................................................................................................... 81
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA
DỰ ÁN ................................................................................................................ 81
I. Tổng vốn đầu tư của dự án. ..................................................................... 81
II. Nguồn vốn thực hiện dự án. ................................................................... 86
III. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án. ................................................... 92
1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................. 92
2. Phương liên doanh............................................................................... 94
3. Các thông số tài chính của dự án......................................................... 94
3.1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 94
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.................... 94
3.4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)...................................... 95
KẾT LUẬN......................................................................................................... 96
I. Kết luận.................................................................................................... 96
II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................... 96
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 5
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Vina Anh Linh
Giấy phép ĐKKD số: 0104869059 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Hà Nội cấp ngày 16/08/2010.
Người liên hệ : Ông Nguyễn Tuấn Cường Chức vụ: Tổng giám đốc
Địa chỉ trụ sở : 23B ngõ 151B Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Điện thoại: 0462737589 Email: anhlinh.jsc@gmail.com
Ngành nghề kinh doanh chính:
+ Đầu tư kinh doanh bất động sản;
+ Sản xuất và kinh doanh vật tư phân bón phục vụ nông nghiệp;
+ Xây dựng các Nhà máy nhiệt điện, thủy điện;
+ Xây dựng dân dụng, xây dựng các công trình hạ tầng, các KCN;
+ Trồng rừng, trồng cọ và các cây dược liệu lấy dầu;
+ Chế hóa dầu thực phẩm và xăng sinh học (etanol)...
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án : Dự án khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp
trồng cây dược liệu.
Địa điểm xây dựng : Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai.
Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, điều hành và khai thác
dự án.
Tổng mức đầu tư: 1.656.609.911.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
UBND Tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch các cơ sở, điểm giết mổ gia
súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030. Với quan điểm:
 Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lực, đất đai, thành
tựu phát triển chăn nuôi trong những năm qua. Tập trung phát triển mạnh
chăn nuôi trang trại trên các khu vực đã được quy hoạch khuyến khích
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 6
phát triển chăn nuôi tập trung; kết hợp hài hòa giữa tăng quy mô đàn với
nâng cao trình độ chăn nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh và xử lý tốt chất
thải chăn nuôi, tạo động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX
ngành nông nghiệp.
 Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật; đồng thời đảm bảo
hiệu quả hoạt động của các cơ sở giết mổ được xây dựng theo quy hoạch.
 Khuyến khích thành lập các hợp tác xã hoặc thành lập công ty giết mổ tập
trung. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để chủ cơ sở sang nhượng mặt
bằng, tổ chức sản xuất kinh doanh, chủ cơ sở tự đầu tư cơ sở vật chất và
hoạt động sản xuất kinh doanh giết mổ theo đúng quy định của pháp luật,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không gây ô nhiễm môi trường.
 Quy hoạch hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là quy
hoạch các chợ đầu mối tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hỗ
trợ các cơ sở giết mổ tập trung hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, kết nối
sản xuất, lưu thông, tiêu dùng theo chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn.
 Quy hoạch, xây dựng cơ sở giết mổ lồng ghép với các chương trình, đề án
liên quan (chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ) tạo động lực cho phát triển ngành
chăn nuôi bền vững.
 Trên cơ sở các điểm quy hoạch cũ đã xây dựng, nhu cầu giết mổ hiện tại
trên địa bàn, lựa chọn các điểm quy hoạch có khả năng kết nối tốt với
vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
 Loại bỏ các điểm quy hoạch giết mổ tập trung không thuận lợi trong việc
kết nối với vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ; có cự ly đến các điểm
quy hoạch giết mổ khác nhỏ hơn 10 km.
Xuất phát từ các mô hình chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình và gia trại
của địa phương có hiệu quả thấp, dự án đặt ra nhằm để khắc phục tình trạng
lãng phí đất đai, xây dựng mô hình chăn nuôi hiện đại có quy mô lớn, là mô hình
khép kín mang tính sản xuất công nghiệp trong nông nghiệp tạo ra hiệu quả kinh
tế cao, cũng là mô hình điểm của địa phương nhằm nhân rộng ra các địa phương
khác.
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 7
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 27/5/2015 của Thủ Tướng Chính phủ V/v
Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng
Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Quyết định số 4227/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Đồng
Nai Về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 3729/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh Đồng
Nai về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh
Cửu giai đoạn 2010-2020;
Quyết định số 173/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai
về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Vĩnh Cửu.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
+ Xây dựng thành công mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt trong nông
nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững, vừa bảo vệ cải tạo khu đất, vừa đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu;
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 8
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
+ Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa
phương;
+ Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận sản xuất thông qua
các khoản thuế;
+ Đồng thời dự án là mô hình điểm sản xuất nông nghiệp theo quy mô công
nghiệp. Hình thành chuỗi sản phẩm khép kín, gia tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
+ Hợp phần nuôi heo:
 Dự án tiến hành đầu tư xây dựng 6 trại heo nái sinh sản, mỗi trại có
quy mô là 2.500 nái sinh sản, hàng năm cung cấp ra thị trường
khoảng 360.000 – 375.000 con heo giống, cung cấp cho nhu cầu
nuôi heo thịt của thị trường trong nước và trực tiếp cung cấp giống
nuôi heo thịt của dự án.
 Đầu tư 5 trại nuôi heo thịt, với quy mô mỗi trại là 30.000 con heo
thịt, mỗi năm nuôi 2 lứa. Như vậy hàng năm dự án cung cấp ra thị
trường khoảng 30.000 tấn thịt hơi, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu. Đồng thời đây là nguồn thịt cung cấp cho nhà
máy chế biến xúc xích của dự án.
 Để chủ động trong việc thay đàn nái sinh sản, dự án tiến hành đầu
tư xây dựng 1 trại nái hậu bị, với quy mô là 10.000 con.
+ Hợp phần nuôi bò:
 Dự án đầu tư xây dựng 1 trại nuôi bò sữa với quy mô 10.000 con,
hàng năm dự án cung cấp ra thị trường khoảng 5.000 con bê cái
giống và 52 triệu lít sữa. Nguồn sữa thu được của dự án là nguồn
nguyên liệu chính cung cấp cho nhà máy chế biến sữa của dự án.
 Số lượng bò đực do đàn bò sinh sản, sinh ra sẽ được chuyển nuôi
bò thịt, dự án đầu tư xây dựng trại nuôi bò thịt với quy mô khoảng
10.000 con, cung cấp bò thịt cho thị trường.
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 9
+ Hợp phần giết mổ gia súc tự động: Dự án tiến hành đầu tư xây dựng hệ
thống giết mổ tự động với quy mô là 1.000 con/ngày.
+ Để chủ động trong quá trình chăn nuôi, dự án đầu tư xây dựng nhà máy
chế biến thức ăn chăn nuôi với công suất là 300.000 tấn/năm.
+ Từ nguồn nguyên liệu là heo nuôi thịt, để tăng giá trị sản phẩm, dự án đầu
tư xây dựng xưởng chế biến thực phẩm (xúc xích), với công suất 10
tấn/ngày, tương đương khoảng 3.000 tấn/năm.
+ Từ nguồn nguyên liệu sữa nuôi bò ở hợp phần trên, để chủ động chế biến
dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sữa (chế biến sữa tươi) công suất
400.000 tấn/năm.
+ Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu về dược liệu,
chất lượng cao. Dự án đầu tư xây dựng vùng trồng rau quả theo tiêu chuẩn
GlobalGAP với quy mô 205 ha, hàng năm cung cấp cho thị trường chế
biến dược khoảng 7.200 tấn nguyên liệu dược chất lượng cao.
+ Nguồn heo chết, bò chết, cũng như các sản phẩm thải từ lò mổ gia súc. Để
tăng giá trị gia tăng của dự án, chúng tôi đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu
để tận dụng nguồn thải trên làm thức ăn cho cá sấu, với quy mô đàn cá
sấu nuôi lấy da là 4.000 con.
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 10
Chương II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
 Vị trí địa lý.
Huyện Vĩnh Cửu nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đồng Nai, ranh giới của Huyện được
xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và Bù Đăng - tỉnh Bình Phước.
+ Phía Nam giáp thành phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom.
+ Phía Đông giáp huyện Định Quán và Tân Phú.
+ Phía Tây giáp huyện Tân Uyên - tỉnh Bình Dương.
Tổng diện tích tự nhiên: 109.571ha, dân số năm 2010: 129.141 người, chiếm
18,5% diện tích và 5,3% dân số tỉnh Đồng Nai. Được chia thành 12 đơn vị hành chính,
bao gồm: Thị trấn Vĩnh An và 11 xã: Trị An, Thiện Tân, Bình Hòa, Tân Bình, Tân An,
Bình Lợi, Thạnh Phú, Vĩnh Tân, Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm.
Nằm trong Vùng KTTĐPN, gần các trung tâm đô thị lớn: TP.HCM, Bình Dương
và ngay cạnh thành phố Biên Hòa với các tuyến giao thông thủy - bộ quan trọng, có
nhiều cảnh quan đặc sắc, nên Vĩnh Cửu có lợi thế về phát triển du lịch, dịch vụ và
công nghiệp. Là một trong những nơi có khả năng thu hút đầu tư, có triển vọng phát
triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, đóng vai trò khá quan trọng trong phát triển
kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai cũng như toàn Vùng KTTĐPN.
 Địa hình
Có 2 dạng địa hình chính: đồi và đồng bằng ven sông.
+ Địa hình đồi: Phân bố tập trung ở khu vực phía Bắc, diện tích tự nhiên:
83.351ha, chiếm 77,7% tổng diện tích toàn Huyện. Cao trình cao nhất ở khu
vực phía bắc khoảng 340 m, thấp dần về phía Nam và Tây Nam, cao trình ở khu
vực giữa khoảng 100-120 m, ở khu vực phía Nam khoảng 10-50 m. Diện tích
có độ dốc <30 chiếm 17,1%, từ 3-80 chiếm 33,8%, từ 8-150 chiếm 22,6%,
>150 chỉ chiếm 4,2%. Dạng địa hình này tương đối thích hợp với phát triển
lâm-nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Địa hình đồng bằng: Diện tích 5.994 ha, chiếm 5,5% tổng diện tích, cao độ
trung bình 10-20m, nơi thấp nhất 1-2m. Phân bố trải dài dọc theo tuyến sông
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 11
Đồng Nai với dáng địa hình hơi nghiêng về phía Sông nên có tiềm năng rất lớn
trong phát triển du lịch.
 Khí hậu
Vĩnh Cửu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với
những đặc trưng chính như sau:
- Nắng nhiều, trung bình khoảng 2.600-2.700 giờ/năm. Nhiệt độ cao đều trong
năm, trung bình 260
C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12
(250
C), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất cũng chỉ trong khoảng từ
28-290
C. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 9.490 0
C, rất thuận lợi
cho thâm canh tăng năng suất và tăng vụ.
- Lượng mưa lớn nhưng phân hóa khá rõ theo không gian:
+ Khu vực phía bắc: Lượng mưa trung bình > 2.800 mm/năm, số ngày
mưa trung bình 150-160 ngày.
+ Khu vực trung tâm: Lượng mưa trung bình 2.400 - 2.800 mm, số ngày
mưa: 130-150 ngày.
+ Khu vực phía nam: Lượng mưa trung bình 2.000-2.400 mm, số ngày
mưa: 130-145 ngày.
- Mưa tập trung theo mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 85%
tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, chỉ chiếm 15%
tổng lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi trung bình 1.100-1.300 mm/năm,
mùa khô lượng bốc hơi thường chiếm 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm,
gây nên tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về chế độ ẩm trong mùa khô,
nhất là trong các tháng cuối mùa. Trong điều kiện sản xuất nhờ nước trời thì
chỉ có thể tiến hành trong mùa mưa, nhưng nếu có nước tưới thì sản xuất
trong mùa khô thường cho hiệu quả cao và ổn định.
 Tài nguyên nước.
a. Nước mặt :
- Nguồn nước mặt chủ yếu của Huyện là hệ thống sông Đồng Nai, bao gồm
sông chính Đồng Nai và sông nhánh là sông Bé. Theo số liệu quan trắc nhiều
năm, lưu lượng trung bình 312 m3
/s, lưu lượng tháng cao nhất (tháng 9):
1.083 m3
/s. Nguồn nước sông Đồng Nai hiện được tích trong hồ Trị An có
diện tích trên 32.000 ha, dung tích 2,542 tỷ m3
nước, với mục đích chính là
thủy điện. Ngoài hồ Trị An, còn có các hồ Mo Nang, Bà Hào.
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 12
- Nhìn chung, nguồn nước mặt trong phạm vi huyện Vĩnh Cửu khá phong phú,
đã sử dụng vào mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nhưng do ảnh
hưởng của địa hình nên việc sử dụng nguồn nước này vào sản xuất nông
nghiệp vẫn còn hạn chế. Hiện nay hệ thống tưới bơm từ nguồn nước sông
Đồng Nai mới tưới được khoảng 10% tổng diện tích đất nông nghiệp của
Huyện.
b. Nước ngầm:
Theo Liên Đoàn Địa Chất 8, nước ngầm tại huyện Vĩnh Cửu khá phong
phú, nhưng phân bố không đều, có khả năng khai thác nước ngầm từ độ sâu từ
10-15m (nước mạch và 30-35m (nước ngầm), trữ lượng nước tĩnh đạt
788.800m3
, tổng trữ lượng 1.090.000m3
/ngày, chất lượng nước tốt với tổng
khoáng hoá 0,07 – 0,6 g/l, thuộc loại nước nhạt có chứa bicarbonat-natri và có
hàm lượng sắt cao. Hiện đã được khai thác để sử dụng cho sinh hoạt và tưới cho
khoảng 191 ha.
 Tài nguyên đất.
a. Đặc điểm đất đai:
+ Phân loại và diện tích các loại đất:
Theo kết quả điều tra đất theo phương pháp FAO-UNESCO của Trung tâm
Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Đất Phân. Trong phạm vi huyện Vĩnh Cửu
có 5 nhóm đất:
(1). Nhóm đất phù sa : 7.459 ha (6,81%)
(3). Nhóm đất đen : 3.311 ha (3,02%)
(4). Nhóm đất xám : 1.654 ha (1,51%)
(5). Nhóm đất đỏ : 81.402 ha (74,29%)
(6). Nhóm đất trơ sỏi đá: 226 ha (0,21%)
Sông suối, mặt nước: 15.519 ha (14,16%)
+ Chất lượng đất :
- Độ dốc, tầng dày :
So với các huyện khác trong Tỉnh thì tài nguyên đất của huyện Vĩnh Cửu
có nhiều hạn chế về độ dốc và tầng dày.
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 13
Đất tương đối bằng phẳng (<30
) chỉ chiếm 29,32%, đất ít dốc ( 3-80
) chiếm
41,03%, đất dốc (8-150
) chiếm tới 24,81%, đất rất dốc chiếm 4,84%. Vì vậy,
trong quá trình sử dụng cần coi trọng biện pháp chống rửa trôi và xói mòn đất.
Đất có tầng dày rất mỏng (<30 cm) chiếm tới 57,25%, đất tầng mỏng (30-
50 cm) chiếm 9,53%, đất tầng dày trung bình (50-70 cm) chiếm 7,40%, đất có
tầng dày khá (70-100 cm) chỉ chiếm 0,05%, đất có tầng dày rất sâu (>100 cm)
chiếm 25,87%. Kết hợp cả 2 yếu tố độ dốc và tầng dày thì đất có khả năng phát
triển nông nghiệp tốt chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng diện tích tự nhiên. Đại bộ
phận diện tích còn lại thích hợp với phát triển lâm nghiệp và sẽ rất nguy hại khi
rừng ở các loại đất dốc, tầng mỏng bị tàn phá.
Về độ phì: Đất phù sa có độ phì cao nhất, thích hợp với nhiều loại cây
trồng, kế đến là đất phát triển trên đá Bazan, các loại đất còn lại có độ phì thấp.
Riêng đất có tầng dày dưới 30 cm có độ phì rất thấp.
b. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất:
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của ngành Tài nguyên – Môi
trường, hầu hết diện tích đất ở Huyện đã được đưa vào sử dụng, với cơ cấu như
sau:
Nhóm đất nông nghiệp: Chiếm đến 82,43%DTTN, trong đó phần lớn là đất
lâm nghiệp (65,2%DTTN), đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ
(16,08% DTTN).
Đất phi nông nghiệp: Chiếm tỷ lệ 17,57%, thấp hơn so với tỷ lệ bình quân
ở Đồng Nai (trên 20%). Trong đó phần lớn là diện tích mặt nước hồ Trị An.
Điều này cho thấy quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Huyện còn chậm
phát triển hơn so với các huyện khác trong Tỉnh nên quá trình chuyển đổi mục
đích sử dụng sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm.
Tóm lại, tuy tiềm năng khai thác đất chưa sử dụng không còn nhưng tiềm
năng chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và trong nội bộ đất
nông nghiệp để mang lại hiệu quả cao hơn và sử dụng bền vững là còn rất lớn.
Vì vậy, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế – xã hội là quá trình chuyển dịch
cơ cấu sử dụng đất hợp lý, mang lại hiệu quả cao và bền vững là hướng đi chính
trong sử dụng tài nguyên đất ở Vĩnh Cửu trong những năm tới.
 Tài nguyên.
Khoáng sản
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 14
Theo tài liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho thấy:
Khoáng sản tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Vĩnh Cửu nói riêng tương đối
phong phú về chủng loại, đến nay đã phát hiện được 28 mỏ, điểm quặng, điểm
khoáng hoá với tiềm năng và triển vọng khai thác như sau:
- Kim loại quý: Đến nay đã phát hiện được 5 mỏ và điểm khoáng sản,
nhưng chỉ tồn tại ở dạng sa khoáng, phân bố chủ yếu trong Khu bảo tồn thiên
nhiên và Văn hóa Đồng Nai.
- Nguyên vật liệu xây dựng: Nguyên vật liệu xây dựng và tiềm năng sản
xuất VLXD là một trong những thế mạnh của Huyện. Bao gồm:
+ Đá xây dựng tự nhiên: Đá tự nhiên phổ biến là Bazan, có ít Anđehite
ở phía tây nam Huyện, đặc biệt là đá phiến vùng Thiện Tân, Tân An có khả năng
khai thác làm vật liệu xây dựng kết hợp với làm vật liệu nhẹ (Keramrit). Trữ
lượng lên đến 99,62 triệu m3
.
+ Sét gạch ngói: Nguồn đất sét làm gạch ngói rất phong phú và phân bố
rộng khắp, nhưng khu vực có triển vọng đều nằm ở khu vực ruộng lúa và đất
canh tác của dân, riêng ở các xã: Thạnh Phú, Thiện Tân, Tân An Bình Lợi đã
được phát hiện với trữ lượng khoảng 17,55 triệu m3
.
+ Cát xây dựng: Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường trong khai
thác cát trên sông Đồng Nai, lượng cát bổ sung cho toàn tuyến sông (đoạn dưới
đập Trị An) là khoảng 3 triệu m3
/năm. Hiện nay cát xây dựng được khai thác
chủ yếu trong trầm tích lòng sông Đồng Nai, tập trung từ thác Trị An đến Bình
Hòa (dài khoảng 20 km), trữ lượng khoảng 0,2-0,5 triệu m3
. Nếu được khai thác
phù hợp với khả năng bồi lắng hàng năm, thì có thể khai thác lâu dài. Tuy nhiên
việc khai thác trên sông Đồng Nai hiện chưa được quản lý tốt, đang gây sụt lở
một số đoạn bờ sông.
+ Nguyên liệu phụ xi măng: Gồm Puzelan ở Vĩnh Tân trữ lượng
khoảng 8,17 triệu tấn. Nguyên liệu Laterít ngoài lĩnh vực sử dụng làm đường,
gạch không nung..., hiện đang được sử dụng làm nguyên liệu phụ gia trong sản
xuất xi măng, được phát hiện ở Tân An với trữ lượng khoảng 3,24triệu m3
.
+ Đá vôi: Đá vôi được lấy trong các phiến sét chứa vôi, được dùng làm
phân bón. Được phát hiện ở 02 xã Tân An và Trị An, trữ lượng dự tính khoảng
200 ngàn m3
.
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 15
+ Các loại khoáng khác: Kaolin, vật liệu san lấp cũng có thể khai thác
phục vụ phát triển kinh tế địa phương.
I.2. Điều kiện xã hội, hạ tầng vùng dự án.
 Nguồn nhân lực
Vĩnh Cửu có nguồn nhân lực khá dồi dào, năm 2010 có khoảng 129,1 ngàn
người, chiếm khoảng 5,3% dân số toàn Tỉnh. Mật độ dân số trung bình đạt 118
người/km2
, nhưng phân bố không đều, vùng phía Bắc gồm các xã: Phú Lý, Mã
Đà, Hiếu Liêm có mật độ dân số thấp (khoảng 14 người/km2
), vùng phía Nam
gồm các xã: Bình Lợi, Bình Hòa, Tân Bình, Thạnh Phú, Thiện Tân có mật độ
dân số khá đông (725 người/km2
).
Trong những năm qua nhờ làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tốc
độ tăng dân số tự nhiên hiện nay cơ bản đã đạt được mức sinh thay thế (1,0 –
1,1%). Tuy nhiên sức hút từ các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đã thu hút
lao động từ các tỉnh khác đến làm việc nên tốc độ tăng cơ học khá cao, đặc biệt
trong thời kỳ 2006 – 2010 khoảng 2 – 2,5%, cá biệt có năm đạt đến 6,82%.
Tốc độ đô thị hóa ở Huyện còn chậm, trong khi các khu, cụm CN – TTCN
hiện đang hoạt động thu hút lao động cơ học lại tập trung trên địa bàn các xã
nông thôn (Thạnh Phú, Thiện Tân) nên tỷ lệ dân số đô thị ở Huyện có xu thế
giảm từ 19,55% năm 2005 xuống còn 17,9% năm 2010.
Lực lượng lao động khá dồi dào, chiếm đến 66,5% dân số, chất lượng lao
động khá tốt thể hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% tương đương với bình
quân chung toàn Tỉnh nhưng cao gần gấp 02 lần so với bình quân cả nước
(25,53%). Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển, đặc biệt là các ngành nghề đòi
hỏi trình độ kỹ thuật cao thì lực lượng lao động tại chỗ chưa đáp ứng được. Đây
là một trong những điểm yếu trong phát triển nguồn nhân lực của Huyện nói
riêng và của cấp huyện nước ta nói chung. Trong những năm gần đây, huyện
Vĩnh Cửu đã có nhiều nỗ lực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
và là một trong những điểm sáng về giáo dục ở cấp huyện nhưng vẫn còn rất
thấp so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Về chuyển dịch cơ cấu lao động: Do công nghiệp phát triển mạnh, nên cơ
cấu lao động xã hội chuyển đổi nhanh theo xu hướng tích cực:
- Lao động trong khu vực nông lâm nghiệp liên tục giảm, từ 65,65% năm
2000, 46,58% năm 2005 và còn 32,41% năm 2010.
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 16
- Lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, từ 22,48% năm
2000 lên 43,62% năm 2005 và khoảng 48,99% năm 2010.
Lao động khu vực dịch vụ tăng nhanh trong những năm gần đây và đạt
khoảng 18,6% năm 2010.
 Hiện trạng cơ sở hạ tầng
Giao thông
Toàn Huyện có 07 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 104,2km, 23 tuyến
đường huyện (148km), 236 tuyến đường xã (362,9km), 37 tuyến đường đô thị
(45,4km) và 02 tuyến đường chuyên dùng (18,5km), phân bố tương đối đều
khắp trên địa bàn. Trong những năm gần đây, tuy đã được quan tâm đầu tư
nhưng do mật độ phương tiện giao thông khá dày, khối lượng vận chuyển hàng
ngày tương đối lớn, đặc biệt là vận chuyển đất đá khai thác nên mạng lưới
đường bộ ở Huyện xuống cấp khá nhanh, ngoại trừ một số tuyến mới được đầu
tư trong vài năm gần đây phần lớn các tuyến đường chính đều bị xuống cấp.
Các chỉ tiêu hiện trạng mạng lưới đường bộ của Huyện so với trung bình
toàn tỉnh Đồng Nai như sau:
- Mật độ đường chính: huyện Vĩnh Cửu: 0,62 km/km2
; tỉnh Đồng Nai: 0,6
km/km2
.
- Quốc lộ: huyện Vĩnh Cửu: không có; tỉnh Đồng Nai: 0,11 km/1.000 dân.
- Đường tỉnh: huyện Vĩnh Cửu: 0,81km/1.000 dân; tỉnh Đồng Nai: 0,16
km/1.000 dân.
- Huyện lộ: huyện Vĩnh Cửu: 1,15 km/1.000 dân; tỉnh Đồng Nai: 0,57
km/1.000 dân.
Vận tải thuỷ chủ yếu hiện nay có một vài bến đò ngang qua sông Đồng Nai
và trên lòng hồ Trị An, giải quyết giao lưu giữa thị trấn Vĩnh An và các huyện
kế cận.
Sông ngòi trên địa bàn huyện có thác ghềnh, lưu lượng nước vào mùa khô
giảm rất hạn chế trong vận tải đường thuỷ, trừ đoạn sông Đồng Nai từ hạ lưu
đập Trị An về hạ lưu là có thể khai thác được đường thuỷ. Sông Bé hợp với sông
Đồng Nai tại ngã 3 Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, đoạn từ cù lao Bạch Đằng lên
ngã 3 sông Bé chưa được trang bị phao tiêu báo hiệu, còn nhiều đá ngầm chưa
khai phá… Sông La Ngà có một đoạn chảy qua địa phận huyện. Ngoài ra còn có
hồ Trị An rộng 32.000ha
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 17
Sông Đồng Nai từ hạ lưu đập Trị An theo các sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Đồng
Tranh – Thị Vải đi ra biển, tạo điều kiện thuận lợi phát triển vận tải hàng hoá
đường thuỷ cho tỉnh và vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam. Hiện tại, đường
thuỷ chủ yếu phục vụ cho du lịch với mức độ hạn chế ở khu vực hạ lưu đập Trị
An và vận chuyển vật liệu xây dựng đi ra ngoài tỉnh, ngoài vùng.
Thủy lợi
Huyện có nguồn nước mặt dồi dào, có ý thức cao về xây dựng thủy lợi, các
công trình thủy lợi trên địa bàn đều hoạt động tốt, phục vụ ổn định cho sản xuất
nông nghiệp. Toàn Huyện có 14 trạm bơm điện, hồ Mo Nang và sử dụng nguồn
nước tưới từ hồ Sông Mây phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hệ thống kênh mương
do Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Tỉnh quản lý với chiều dài 32,87km
phần lớn đã được kiên cố hóa (kiên cố hóa 25,25km, kênh đất 7,62km) phục vụ
tưới cho khoảng 2.625ha lúa và 2.355ha màu cả năm.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.
1. Dự báo ngành thịt Việt Nam.
a. Tổng quan ngành thịt Việt Nam
Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng
mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019,
tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần
65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa
ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm
dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và
thịt bò trong thời gian tới.
Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong
nguồn cung các loại thịt được giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1-
3%/năm, dự kiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức
tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung
cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và
thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho sự thiếu hụt trong nguồn cung các loại
thịt tại Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến diện tích chăn nuôi và đồng cỏ hạn chế
tại Việt Nam; trong khi nước ta có 4.5 vạn hecta diện tích đồng cỏ để chăn nuôi
bò phát triển, nước Úc có đến 760 vạn hecta diện tích đồng cỏ phục vụ chăn
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 18
nuôi bò. Thứ hai, sự thiếu đầu tư của doanh nghiệp nội địa trong những ngành
liên quan đến chuỗi giá trị chăn nuôi gia súc và gia cầm như thức ăn chăn nuôi
hay giống vật nuôi dẫn dến sự lệ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
vốn rất đắt đỏ. Lý do cuối cùng được đề cập đến là mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ tại
Việt Nam. 85% gia súc ở nước ta được nuôi ở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình,
điều này dẫn đến sự thiếu bền vững trong năng suất, giá bán, cũng như chất
lượng gia súc.
b. Tiềm năng, thách thức và tầm nhìn cho ngành thịt.
Dựa trên các báo cáo phân tích, Ipsos Business Consulting nhận định triển
vọng phát triển của ngành thịt Việt Nam là rất khả quan dựa trên một nền kinh tế
có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất châu Á, một cơ cấu dăn số trẻ và
gia tăng trong chi tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nguồn cung trong thịt
gia cầm và thịt bò tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa phát triển một mô
hình kinh doanh bền vững.
Tuy nhiên, để thành công trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp
Việt Nam cũng nên cân nhắc những thách thức tiềm ẩn trong ngành; điển hình
như những rào cản thuế quan bị dỡ bỏ sau khi các hiệp định thương mại được kí
kết gây biến động về giá bán trên thị trường, hay thói quen chuộng hàng nhập
khẩu, hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài của một bộ phận người tiêu
dùng Việt Nam.
Một vài chiến lược và hướng phát triển dành cho các doanh nghiệp nội địa
trong ngành thịt như:
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 19
+ Phát triển ngang: thiết kể quy mô doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm
nhiều khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình là những đối
tác vệ tinh.
+ Phát triển dọc: mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ
cạnh tranh về giá.
+ Tập trung phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm làm
giảm mức độ lệ thuộc vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
+ Chăn nuôi theo vùng dựa trên lợi thế địa lý của từng khu vực.
2. Thị trường sữa.
Ngành sản xuất sữa toàn cầu đang đối mặt với thách thức của việc nhu cầu
sữa đang tăng với tốc độ hiện tại trong thập kỷ tới. Trong thập kỷ qua việc buôn
bán sữa bột trên toàn cầu khá ổn định, nhưng kể từ 2006 đã tăng tốc với mức 8%
mỗi năm tính về khối lượng, do điều kiện thắt chặt hơn trên thị trường vốn đã
được thắt chặt. Thương mại trong năm 2011 và dự kiến cả năm 2012 tăng
trưởng 10% mỗi năm.
Tăng trưởng thương mại đã được đáp ứng bằng việc sản xuất sữa mạnh hơn
và tăng trưởng xuất khẩu bởi các nhà xuất khẩu lớn, và việc đáp ứng cho giá cả
đang cải thiện để trả cho người sản xuất.
Ghi chú: Infant Powder (Bột sữa trẻ con), Whey Powder (Bột váng sữa), SMP = Skim milk
Powder (Bột sữa nghèo bơ); WMP - Whole milk powder - (Bột sữa toàn phần)
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 20
Tăng nhập khẩu sữa bột (ngàn tấn, 2001-2012)
Nhu cầu toàn cầu sẽ vượt quá nguồn cung:
Theo OECD - FAO cho đến năm 2020 sản lượng sữa dự kiến của toàn cầu
sẽ tăng ở mức 2% mỗi năm, trong khi đó nhu cầu về thương mại dành cho các
thị trường đang phát triển sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn nhiều so với năng lực của
các nhà xuất khẩu có thể cung cấp.
(Tăng trưởng kinh tế đã qua và kế hoạch ở các thị trường sữa Châu Á đang phát triển)
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 21
Cơ hội cho sự tăng trưởng nhu cầu về sữa ở phần thế giới đang phát triển là
đáng kể và sẽ tiếp tục như thế với GDP tăng lên tạo nên tăng thu nhập của các
gia đình. Tại đô thị do tăng di cư sẽ đẩy tăng trưởng nhu cầu sữa nhanh hơn ở
một số vùng khác, vì dân chúng làm việc tại thành phối sẽ kiếm được nhiều tiền
hơn và vì thế sẽ tìm kiếm một chế độ dinh dưỡng tốt hơn và đa dạng trong bữa
ăn của họ.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ dự kiến trong nền kinh tế châu Á và các nước
Đông Bắc Phi (MENA) sẽ tạo cơ hội lớn nhất cho việc mở rộng thị trường sữa.
Ngành sữa cũng sẽ được hình thành như là một yếu tố quan trọng trong việc tạo
nên bữa ăn giàu protein ở các khu vực này.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
+ Hợp phần nuôi heo:
 Dự án tiến hành đầu tư xây dựng 6 trại heo nái sinh sản, mỗi trại có
quy mô là 2.500 nái sinh sản.
 Đầu tư 5 trại nuôi heo thịt, với quy mô mỗi trại là 30.000 con heo
thịt.
 Dự án tiến hành đầu tư xây dựng 1 trại nái hậu bị, với quy mô là
10.000 con.
+ Hợp phần nuôi bò:
 Dự án đầu tư xây dựng 1 trại nuôi bò sữa với quy mô 10.000 con.
 Trại nuôi bò thịt với quy mô khoảng 10.000 con.
+ Dự án tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống giết mổ tự động với quy mô là
1.000 con/ngày.
+ Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi với công suất là 300.000
tấn/năm.
+ Xây dựng xưởng chế biến thực phẩm (xúc xích), với công suất 10
tấn/ngày, tương đương khoảng 3.000 tấn/năm.
+ Xây dựng nhà máy chế biến sữa (chế biến sữa tươi) công suất 400.000
tấn/năm.
+ Xây dựng vùng trồng dược liệu GlobalGAP với quy mô 205 ha.
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 22
+ Xây dựng trại nuôi cá sấu để tận dụng nguồn thải trên làm thức ăn cho cá
sấu, với quy mô đàn cá sấu nuôi lấy da là 4.000 con.
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án tiến hành đầu tư mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng nhu cầu sử dụng đất của dự án
STT Danh mục ĐVT Diện tích
Số
lượng
Tổng
diện tích
1 Hợp phần nuôi heo ha 19,77 74,78
1.1 Trại nái 2.500 con " 4,72 6 28,31
Chuồng trại " 0,98
Công trình phụ trợ và HT ao xử
lý thải "
1,77
Giao thông và cây xanh cách ly " 1,97
1.2 Trại heo hậu bị 10.000 con " 7,20 1 7,20
Chuồng trại " 1,50
Công trình phụ trợ và HT ao xử
lý thải "
2,70
Giao thông và cây xanh cách ly " 3,00
1.3 Trại heo thịt 30.000 con " 7,85 5 39,27
Chuồng trại " 1,64
Công trình phụ trợ và HT ao xử
lý thải "
2,95
Giao thông và cây xanh cách ly " 3,27
2 Hợp phần nuôi bò " 213,98 1 213,98
- Chuồng trại " 2,42
-
Công trình phụ trợ và HT ao xử
lý thải "
4,35
- Giao thông và cây xanh cách ly " 1,21
- Đồng cỏ " 200,00
- Giao thông khu đồng cỏ " 6,00
3
Hợp phần giết mổ gia súc tự
động "
0,50 1 0,50
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 23
STT Danh mục ĐVT Diện tích
Số
lượng
Tổng
diện tích
4
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn
nuôi "
1,51 1 1,51
5
Xưởng chế biến thực phẩm (xúc
xích) "
0,30 1 0,30
6 Nhà máy chế biến sữa tươi " 1,44 1 1,44
7
Xây dựng vườn dược liệu (Đinh
Lăng) "
205,49 1 205,49
8 Khu điều hành chung Ha 2,00 1 2,00
Tổng cộng 444,99 500,00
Như vậy, để đáp ứng mục tiêu đề ra của dự án, nhu cầu về quỹ đất để thực
hiện là 500 ha.
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Các vật tư đầu vào như: cây giống, vật tư nông nghiệp và xây dựng đều có
bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục
vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự
kiến sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện dự án.
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 24
Chương III
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng danh mục quy mô diện tích xây dựng các công trình của dự án
TT Danh mục ĐVT Số lượng
I Hợp phần nuôi heo
1 Chi phí cho 6 trại nái Trại 6
Hệ thống chuồng sinh sản 2.500 nái
- Nhà mang thai m² 4.692
- Nhà nái đẻ m² 4.834
- Nhà cách ly m² 305
2 Chuồng nuôi heo hậu bị m² 15.000
3 Chuồng nuôi heo thịt m² 180.000
4 Kho cám m² 240
5 Nhà nghỉ trưa công nhân - nhà sát trùng m² 110
6 Nhà vệ sinh công nhân m² 50
7 Nhà đặt máy phát điện m² 25
8 Cổng - tường rào md 2.400
9 Tháp nước 12m3
HT 18
10 Phòng làm việc kỹ thuật m² 120
11 Bể rửa đan m² 6
12 Sân đường - bãi quay xe m² 4.500
13 Hệ thống cấp điện HT 1
14 Hệ thống cấp nước HT 1
15 Hệ thống thoát nước HT 1
16 Giếng khoan - trạm bơm HT 1
17 Hầm Biogas - ao nước thải HT 1
II Hợp phần nuôi bò
1 Bò sữa sinh sản
- Chuồng nuôi bò cái sinh sản m² 80.000
- Chuồng nuôi bò đẻ m² 160
- Chuồng nuôi bê từ 0-12 tháng tuổi m² 40.000
- Chuồng nuôi bê cái từ 12-24 tháng tuổi m² 20.000
2 Chuồng nuôi bò thịt m² 40.000
3 Kho cám m² 1.000
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 25
TT Danh mục ĐVT Số lượng
4 Nhà nghỉ trưa công nhân - nhà sát trùng m² 150
5 Nhà vệ sinh công nhân m² 50
6 Tháp nước 12m3
HT 8
7 Phòng làm việc kỹ thuật m² 150
8 Sân đường - bãi quay xe m² 20.000
9 Hệ thống cấp điện HT 1
10 Hệ thống cấp nước HT 1
11 Hệ thống thoát nước HT 1
12 Giếng khoan - trạm bơm HT 1
13 Xây dựng đồng cỏ thâm canh ha 200
III Hợp phần giết mổ gia súc tự động
1 Thiết bị gây choáng Cái 1
2 Kệ inox chọc tiết Cái 1
3 Máng hứng tiết Cái 4
4 Xe vận chuyển lòng + máng inox Xe 4
5 Bồn nước nóng tự động kiểm soát nhiệt độ Bộ 1
6 Máy cạo lông công nghiệp tự động Máy 1
7 Dây chuyền treo giết mổ tự động Bộ 1
8 Máng inox làm sạch lòng Cái 4
9 Bàn pha lóc thịt.6 chân (inox; 1,2m x 2m) Cái 4
10 Máy Ôzôn xử lý thịt sau khi mổ Máy 1
11 Dàn inox móc treo lòng + Máng đựng đầu lòng Bộ 4
12 Các dụng cụ giết mổ + dụng cụ pha lóc Bộ 1
IV Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
1 Nhà xưởng sản xuất m² 3.000
2 Nhà bảo vệ m² 16
3 Khu nhà hành chính m² 210
4 Nhà ăn m² 120
5 Kho thành phẩm m² 1.000
6 Kho nguyên liệu và bao bì m² 1.500
7 Nhà nồi hơi m² 54
8 Nhà để xe m² 120
9 HT cấp nước HT 1
10 HT cấp điện tổng thể HT 1
11 HT thoát nước và xử lý nước thải HT 1
V Xưởng chế biến thực phẩm (xúc xích)
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 26
TT Danh mục ĐVT Số lượng
1 Nhà xưởng m² 1.000
2 Kho trữ đông m² 500
3 HT cấp nước HT 1
4 HT cấp điện tổng thể HT 1
5 HT thoát nước và xử lý nước thải HT 1
VI Nhà máy chế biến sữa tươi
1 Nhà xưởng sản xuất m² 2.500
2 Nhà bảo vệ m² 16
3 Khu nhà hành chính m² 320
4 Nhà ăn m² 160
5
Nhà vệ sinh, giặt là, phát áo quần bảo hộ lao
động
m² 80
6 Kho thành phẩm m² 1.000
7 Kho nguyên liệu và bao bì m² 1.500
8 Nhà nồi hơi m² 48
9 Nhà để xe m² 150
10 HT cấp nước HT 1
11 HT cấp điện tổng thể HT 1
12 HT thoát nước và xử lý nước thải HT 1
VII Xây dựng vườn dược liệu (Đinh Lăng) ha 205
VIII Trại nuôi cá sấu m² 6.000
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn.
1. Chọn lọc và theo dõi heo nái hậu bị
a. Lúc cai sữa:
Chọn lọc vào thời điểm này cần dựa vào gia phả, thành tích sinh sản của
bố mẹ, ông bà và ngoại hình của heo con. Nên chọn những con bụ bẫm, tăng
trưởng tốt, trội nhất trong đàn, không có những khuyết tật, dị hình, bộ phận sinh
dục không bất thường, số vú từ 12 trở lên, các vú cách nhau đều. Heo lanh lợi
không ủ rũ, bệnh tật.
b. Lúc 60 – 70 ngày tuổi:
Tiếp tục chọn lựa trong số những con được tuyển của lần 1 dựa trên các
chỉ tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe để chuyển qua khu nuôi làm
giống, những con còn lại không đạt sẽ chuyển sang nuôi bán thịt.
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 27
c. Lúc 4 – 6 tháng tuổi:
Thời kỳ này tuyển chọn cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển tầm
vóc. Nếu có các dị tật sẽ dễ dàng nhận ra. Ta có thể so sánh xếp cấp phê điểm
theo tiêu chuẩn định sẵn bên dưới.
Bảng tiêu chuẩn ngoại hình của heo nái hậu bị
STT Bộ phận Ưu điểm
1
Đặc điểm giống, thể chất,
lông da
Đặc điểm giống biểu hiện rõ. Cơ thể phát triển
cân đối, chắc chắn, khỏe mạnh, mập vừa phải.
Lông da bóng mượt. Tính tình nhanh nhẹn nhưng
không hung dữ.
2 Vai và ngực
Vai nở đầy đặn, không xuôi hẹp. Ngực sâu rông,
không lép.
3 Lưng sườn và bụng
Lưng thẳng, dài vừa phải, sườn sâu, tròn. Bụng
không sệ. Bụng và sườn kết hợp chắc chắn.
4 Mông và đùi sau
Mông tròn, rộng và dài vừa phải. Đùi đầy đặn, ít
nhăn.
5 Bốn chân
Bốn chân tương đối thẳng, không quá to nhưng
cũng không quá nhỏ. Khoảng cách giữa 2 chân
trước và hai chân sau vừa phải. Móng không tè.
Đi đứng tự nhiên. Đi bằng móng chân.
6 Vú và bộ phận sinh dục
Có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều
nhau. Bộ phận sinh dục đầy đặn, phát triển tốt.
d. Lúc 7 – 10 tháng tuổi:
Đây là giai đoạn quyết định sự chọn lọc cuối cùng. Ngoài những yếu tố
ngoại hình đã được đề cập ở trên, thời điểm này cần chú ý đến những biểu hiện
động dục lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm.
Điều này sẽ cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai (nái quá mập, bộ
vú xấu, quá nhút nhát hay quá hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng thì
nên loại thải).
2. Dinh dưỡng
- Heo từ giai đoạn cai sữa đến 70 – 90 kg cho ăn tự do theo chương trình
dinh dưỡng dành cho heo con. Khi đạt 70 – 90 kg trở lên thì chuyển qua sử dụng
thức ăn cho heo nái nuôi con tới thời điểm phối giống thì dừng. Vì đây là giai
đoạn heo hậu bị phát triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để
tạo ra heo hậu bị đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này
heo khó đẻ do quá mập hoặc quá ốm.
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 28
- Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cho nhu cầu của heo trong giai
đoạn này. Trước khi cho heo ăn cần phải kiểm tra thức ăn để tránh tình trạng
nấm mốc, độc tố, hoocmon kích thích tăng trưởng, melanine... Độc tố trong thức
ăn được coi là kẻ thù giấu mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên
ngoài nhưng lại có ảnh hưởng tới việc phát dục của hậu bị như: chậm động dục,
buồng trứng không phát triển, trường hợp nặng hơn là vô sinh, thậm chí làm heo
bị ngộ độc.
3. Môi trường nuôi dưỡng
- Chuồng nuôi heo hậu bị phải thoáng mát, có độ dốc để thoát nước dễ
dàng, có độ nhám vừa đủ, không trơn trợt hay gồ ghề vì sẽ làm hư móng. Thiết
kế chuồng sao cho heo không bị lạnh vào mùa đông, không bị nóng vào mùa hè.
- Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nếu nuôi chung cần chú ý đến sự tương
đương tầm vóc.
- Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi heo hậu bị là
16 giờ.
- Cho heo hậu bị tiếp xúc với nọc vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn
nọc có kinh nghiệm và tính hăng cao và cho tiếp xúc 10 – 15 phút mỗi ngày.
- Tuổi phối giống là 7.5 – 8 tháng sau lần lên giống thứ 2. Độ dày mỡ
lưng 20 – 22 mm, trọng lượng là 120 – 130 kg.
4. Công tác thú y
- Trước khi phối giống 2 – 3 tuần cần phải thực hiện chương trình
vaccine. Chương trình tiêm phòng được khuyến cáo như sau: Dịch tả, Lở mồm
long móng, Giả dại, Parvovirus, có thể tiêm vaccine: PRRS, Circovirus Typ2 (
không bắt buột )
- Tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin
- Kháng sinh: để tránh ảnh hưởng về sau ta nên định kỳ sử dụng (trộn vào
trong thức ăn) để phòng ngừa triệt để bệnh ho và viêm phổi.
Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng heo đực giống
Hiệu quả chăn nuôi của một trang trại phụ thuộc vào các yếu tố chính như
con giống, chi phí thức ăn, chi phí quản lý, chi phí thú y...
Trong đó yếu tố con giống đóng vai trò cơ bản nhất vì sẽ gây ảnh hưởng
lớn đến việc cải thiện khả năng sản xuất của thế hệ sau. Với tình hình hiện nay
khi mà giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng, để đóng góp vào việc cắt giảm chi
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 29
phí thức ăn và nâng cao hiệu quả chăn nuôi thì cần phải quan tâm đến con giống
nhiều hơn nữa.
Một con heo đực giống tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so
với một con nái tốt, nhất là trong điều kiện hiện nay đang áp dụng phổ biến kỹ
thuật gieo tinh nhân tạo. Cụ thể, mỗi năm một con đực giống tốt có thể truyền
những thông tin di truyền về các tính trạng kinh tế như: tăng trọng bình
quân/ngày (ADG) cao; tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp... cho hàng ngàn con ở thế hệ
sau, trong khi một nái tốt chỉ có thể truyền cho khoảng 20 heo con mà thôi. Do
đó để nuôi dưỡng và khai thác sử dụng thành công heo đực giống thì người chăn
nuôi cần chú ý những yếu tố sau:
1. Chọn heo:
a. Chọn giống heo: Việc chọn giống phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Chất lượng của giống: cần chọn giống heo mang đặc tính cải tiến cao,
năng suất vượt trội so với những giống heo trước.
- Thị hiếu của người chăn nuôi heo nái trong khu vực bao gồm màu sắc da
lông của đực giống, tính chất phù hợp của giống có phù hợp không, khả năng
đáp ứng nhu cầu cải tiến.
- Hiểu rõ nguồn gốc của đàn heo nái trong khu vực để có chương trình
phối giống hoặc gieo tinh cho phù hợp, phòng ngừa xảy ra hiện tượng đồng
huyết hoặc cận huyết làm ảnh hưởng xấu đến năng suất của đàn heo.
- Ngoài ra phải dựa vào cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật chăn nuôi mà
trại mình hiện có.
b. Chọn heo giống
Chọn heo giống cần dựa vào đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng,
phát dục, năng suất, gia phả và qui trình nuôi.
- Căn cứ vào ngoại hình, thể chất: Chọn con khoẻ mạnh và tốt nhất trong
đàn. Hình dáng màu sắc đúng với giống cần chọn. Thể chất cân đối, vai lưng
rộng, mông nở, chân cao thẳng, to khỏe, rắn chắc, đi bằng móng (không đi bàn).
Tuyệt đối không chọn những con đực có chân đi xiêu vẹo, dị dạng khác thường
(vòng kiềng, chân quá hẹp, yếu). Chọn heo đực có vú đều và cách xa nhau, có ít
nhất 6 cặpvú trở lên, dịch hoàn phát triển đều hai bên, bộ phận sinh dục không dị
tật.
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 30
- Căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát dục: Đảm bảo tiêu chuẩn của
phẩm giống theo từng giai đoạn nhất định (xem thêm ở bài Kỹ Thuật Chọn
Giống Heo)
- Căn cứ vào năng suất: Dựa vào các chỉ tiêu sau: Tốc độ tăng trọng
(ADG), độ dày mỡ lưng (BF), tiêu tốn thức ăn (FCR), tỷ lệ nạc, thành phần thân
thịt, chất lượng thịt: màu sắc, mùi vị, cảm quan..
- Căn cứ vào gia phả: Việc xem lý lịch ông bà, cha mẹ là rất cần thiết.
Những quy định tiêu chuẩn cho dòng cha mẹ giống tốt là nhiều nạc, ít mỡ, độ
dày mỡ lưng mỏng (dưới 3 cm), dài đòn, đùi và mông to, tỉ lệ thịt xẻ trên 55%.
Chọn từ đàn có heo mẹ đẻ sai từ 10 - 12 con/lứa, trọng lượng sau cai sữa đạt 15
kg trở lên ở 45 ngày tuổi, thức ăn tiêu tốn ít từ 3,2 – 3,5 kg thức ăn/kg tăng
trọng, phàm ăn, chịu đựng tốt với khí hậu nóng, ẩm ở địa phương. Lượng tinh
dịch mỗi lần xuất 15 đến 50cc.
- Căn cứ vào qui trình nuôi: Heo giống phải được nuôi theo qui trình
kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt để phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong khu vực
như dịch tả, thương hàn, suyễn, sảy thai truyền nhiễm...
* Lưu ý: Sau khi đã chọn được heo đực làm giống thì chất lượng sản xuất
của heo đực giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chọn lọc ở giai đoạn hậu bị
và ngay cả trong giai đoạn làm việc. Việc chọn lọc và loại thải kịp thời những
heo đực giống không đạt yêu cầu sẽ giúp người chăn nuôi giảm rất đáng kể chi
phí đầu tư cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc. Nên người chăn nuôi cần tiến hành
đánh giá và chọn lọc heo đực giống ở 2 giai đoạn quan trọng sau:
+ Giai đoạn 1: Khi heo bắt đầu phát dục: Khoảng 3,5 – 4 tháng tuổi, trọng
lượng khoảng 40 – 60 kg, tùy theo giống ngoại hay lai. Tiến hành kiểm tra ngoại
hình, tốc độ tăng trưởng, bệnh tật..
+ Giai đoạn 2: Khi heo bắt đầu phối giống: tiến hành kiểm tra ngoại hình,
tinh hoàn, tính dục, tính tình...
Qua các lần kiểm tra như vậy chỉ chọn lại những con đực có ngoại hình và
sức khỏe tốt, tính dục mạnh, tính tình dễ huấn luyện...
2. Dinh dưỡng cho đực giống
Có 2 chỉ tiêu được chú ý nhiều nhất trong dinh dưỡng nói chung đó là
protein thô và năng lượng. Đối với heo đực giống thì việc định mức lượng
protein thô và năng lượng ăn vào là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 31
lượng và thời gian sử dụng heo đực giống. Ta có thể chia làm 3 giai đoạn dinh
dưỡng khi nuôi heo đực giống như sau:
a. Giai đoạn 1: (từ khoảng 30 – 50 kg)
Giai đoạn này cần cho heo đực lớn nhanh, phát triển tốt khung xương và
các cơ quan sinh dục. Vì vậy đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng cao, cho ăn tự
do. Giai đoạn này cần chú ý đến nhiều các khoáng chất của thức ăn (một số
khoáng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển tính dục của heo đực
giống như: selen, kẽm, mangan, iot).
b. Giai đoạn 2: (từ khoảng 50 kg đến khi phối giống)
Giai đoạn này heo đực giống phát triển nhanh các mô mỡ gây nhiều bất lợi trong
quá trình sử dụng đực giống như: sự di chuyển để phối giống hoặc lấy tinh gặp
khó khăn, mỡ dư sẽ tích tụ quanh các cơ quan nội tạng dẫn đến quá trình tiêu
hóa và sử dụng thức ăn kém gây thiếu dưỡng chất cho quá trình hình thành tinh
dịch và sản sinh tinh trùng, và mỡ dư này cũng sẽ tích tụ quanh các tuyến nội
tiết, trong đó có tuyến não thùy và tuyến thượng thận (2 tuyến nội tiết có liên
quan trực tiếp đến các hoạt động tính dục của đực giống), mỡ ức chế hoạt động
của các tuyến này, gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của đực giống.
Vì vậy để phòng ngừa mập mỡ thì ở giai đoạn này cần phải cho ăn định lượng,
bên cạnh đó cũng cần chú ý nhiều đến hàm lượng và chất lượng của đạm và các
acid amin.
c. Giai đoạn 3: (giai đoạn khai thác)
Việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất cần thiết.
Dựa vào bảng dưới đây, ta có thể định mức 2 chỉ tiêu ấy cho một heo đực giống
ăn vào trong 1 ngày đêm như sau:
Giống
Trọng lượng heo
(kg)
Năng lượng – ME
(Kcal)
Protein thô – CP
(gram)
Giống heo nội
61 – 70
71 – 80
81 – 90
5.000
6.000
6.250
352
384
400
Giống heo ngoại
140 – 160
167 – 180
181 – 200
201 - 250
9.000
9.500
10.000
11.500
600
633
667
767
Nguồn: Kỹ thuật nạc hóa đàn heo. NXB Trẻ - 2002
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 32
Ở giai đoạn này cũng cần chú ý đến kết quả của các lần phối giống để
điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp. Ngoài ra nên định kỳ bổ sung premix
vitamin E cho đực giống.
3. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Đực giống
Muốn nâng cao số lượng và chất lượng tinh dịch, ngoài nuôi dưỡng tốt
cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý. Cụ thể như sau:
- Chuồng trại phải thật khô ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về
mùa hè, được xây dựng ở một khu riêng biệt, xa chuồng heo nái, bố trí trước
hướng gió so với chuồng heo nái sinh sản. Chuồng có thể làm 1 dãy hoặc 2 dãy,
diện tích bình quân khoảng 6m2/1 heo đực giống.
- Nên cho heo đực vận động thường xuyên để có thân thể chắc khỏe và
khả năng nhảy giá tốt, nâng cao phẩm chất tinh dịch, tăng tính hăng, tăng quá
trình trao đổi chất, bụng gọn, chân khỏe, tránh béo phì. Cần có chế độ vận động
thích hợp tùy theo điều kiện khí hậu thời tiết và mức độ ăn uống mà có sự thay
đổi. Trước mùa chuẩn bị giao phối nên cho đực giống tăng cường vận động,
trong mùa sử dụng giao phối nên cho heo vận động vừa phải.
- Thời tiết mát mẽ sẽ ảnh hưởng lớn tới phẩm chất tinh dịch. Qua nghiên
cứu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 4 có nhiệt độ thích hợp (25ºC) là thời gian
heo đực có lượng tinh dịch cao, phẩm chất tinh dịch tốt, tỷ lệ thụ thai cao. Nên
thường xuyên tám chải cho heo luôn sạch, xịt mát bộ phận sinh dục, tránh để khí
hậu hầm nóng làm xệ túi da dịch hoàn. Việc vệ sinh cho heo đực sẽ làm tăng quá
trình bài tiết, trao đổi chất, tăng cường các hoạt động về tính dục, tính thèm ăn,
tránh được một số bệnh ngoài da, đồng thời qua đó ta dễ làm quen với heo hơn,
tạo điều kiện thuận lợi trong việc huấn luyện và sử dụng.
- Lịch tiêm phòng cho heo đực giống:
Số lần Vaccine
1 lần/ năm Dịch tả
2 lần/ năm FMD
2 lần/ năm Aujeszky
2 lần/ năm PRRS
- Định kỳ kiểm tra phẩm chất tinh dịch, thể trạng và tình trạng sức khỏe của
đực giống, từ đó ta có thể điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng chăm sóc cho hợp lý.
Đối với những đực giống đã trưởng thành thì trọng lượng qua các tháng không
thay đổi nhiều, nhưng với heo đực còn non thì yêu cầu trọng lượng tăng dần ở
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 33
các tháng đồng thời cơ thể phải rắn chắc, khỏe mạnh không được quá béo, quá
gầy. Việc kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý hình thái của tinh dịch hàng ngày để phát
hiện kịp thời những thay đổi về thể tích (V), màu sắc, mùi vị và hình dạng tinh
trùng. Các chỉ tiêu cần kiểm tra định kỳ như:
+ Thể tích một lần xuất tinh: trung bình mỗi lần xuất tinh đối với heo
ngoại từ 200 – 300 ml.
+ Nồng độ (C): số tinh trùng trong mỗi cm3 là 100.000.000 đến
3000.000.000
+ Hoạt lực (A): số tinh trùng tiến thẳng phải trên 75%
Nếu kiểm tra màu tinh thấy đục trắng như sữa thì đó là chứa nhiều tinh
trùng, trắng trong là chứa ít tinh trùng, nếu tinh có màu bất thường như màu
vàng, nâu, có máu.. thì phải ngưng cho giao phối với nái và nhốt riêng để theo
dõi.
Cần kiểm tra sự phát triển của dịch hoàn trong suốt thời kỳ sử dụng đực,
nếu dịch hoàn không đều nhau, hoặc một trong hai phát triển to hơn, hoặc teo
nhỏ thì phải nuôi nhốt riêng để theo dõi.
4. Kỹ thuật huấn luyện và sử dụng đực giống
a. Huấn luyện:
- Việc huấn luyện đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và sử dụng
heo đực giống, nhất là huấn luyện để lấy tinh cho việc gieo tinh nhân tạo. Nếu
quy trình huấn luyện không phù hợp có thể gây xáo trộn khả năng tính dục của
heo, gây ảnh hưởng đến năng suất sản xuất. Cần chú ý 2 yếu tố chính khi tiến
hành huấn luyện đực giống:
+ Về thể trọng: thông thường tiến hành huấn luyện khi heo giống ngoại
đạt 100 – 120 kg, heo lai đạt 80 – 90 kg, khoảng 5 – 6 tháng.
+ Về phản xạ tính dục: Khi thể trọng đạt và phải kết hợp với các biểu hiện
tính dục của đực giống (hiếu động, thường nhảy lên con khác…)
- Phương pháp huấn luyện thông thường là con đực tơ tham quan con đực
thành thục phối giống trực tiếp hoặc nhảy giá. Khi cho đực tơ phối giống phải
chú ý ghép phối với những nái có tương đương tầm vóc, đang ở giai đoạn mê ì,
nái hiền không hung dữ cắn đực, làm đực hoảng sợ. Tránh cho đực thấp phối với
nái cao chân hoặc đực cao chân phối với nái thấp. Sau khi phối giống trực tiếp
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 34
thành thục có thể tập cho đực nhảy giá lấy tinh (dùng dịch tiết âm hộ nái động
dục bôi lên giá nhảy).
- Heo đực hung hăng hoặc nhút nhát trong khi đưa đi phối cần lưu ý huấn
luyện lại hoặc cho loại thải. Những đực già có răng nanh dài bén nhọn cần chú ý
không làm chúng hung hăng tấn công người chăm sóc hoặc nái khi đi phối.
b. Sử dụng
- Nếu phối giống trực tiếp thì 1 đực có khả năng phối tinh cho 25 - 30 cái.
Nếu thụ tinh nhân tạo thì một đực có thể phối giống cho 200 - 250 cái.
- Khoảng cách giữa 2 lần phối giống của đực giống phụ thuộc rất nhiều
vào tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện thời tiết thực tế của khu vực. Thông
thường, nếu nuôi heo đực giống đúng qui trình thì năm đầu tiên heo có khả năng
phối giống cao nhất và chất lượng cũng tốt hơn so với heo mới bắt đầu làm việc
và heo đực già.
- Tần suất phối giống của heo đực giống có thể dựa trên độ tuổi như sau:
Heo từ 8 - 12 tháng tuổi: phối 2- 3 lần/ tuần.
Heo từ 12 - 24 tháng tuổi: phối 3-4 lần/ tuần.
Heo từ 24 tháng tuổi trở lên: phối 2-3/ tuần.
Nếu Thụ Tinh Nhân Tạo thì một tuần chỉ nên lấy tinh 2 - 3 lần.
* Chú ý: Nếu sử dụng heo phối trực tiếp phải có nơi bằng phẳng, không
gồ ghề, yên tĩnh. Khi cho heo giao phối hoặc lấy tinh xong và cho heo nghỉ ngơi
30 - 60 phút mới cho ăn. Khi ăn no không cho giao phối. Nên chỉ lấy tinh, hoặc
cho giao phối lúc trời mát (vào sáng sớm). Thời gian sử dụng đực nội là khoảng
3 năm, đực ngoại 2 năm. Không nên sử dụng đực giống quá lâu vì nó sẽ làm
giảm khả năng cải tạo đời sau là dễ gây nên hiện tượng đồng huyết gần. Theo
kinh nghiệm sử dụng heo đực giống ở một số nước như Úc, Mỹ thì việc sử dụng
heo đực giống nên trong thời gian 1,5 – 2 năm, nên sử dụng đực giống trẻ để
nâng cao sức cải tạo giống.
c. Quản lý đực giống
- Quản lý đực giống có vai trò rất quan trọng trong chương trình phát triển
và lai tạo giống của đàn heo cho cả một quốc gia hay cả một khu vực. Nếu việc
quản lý này không tốt thì nguy cơ bị cận huyết hoặc đồng huyết rất dễ xảy ra,
gây thiệt hại nghiêm trọng đến việc chăn nuôi heo. Thông thường có 2 chỉ tiêu
quan trọng cần ghi chép cẩn thận:
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 35
- Sổ lý lịch: sổ này ghi chép lại các số liệu như: gia phả, nguồn gốc, các
chỉ tiêu sinh trưởng ( tăng trọng, mức ăn..), chỉ tiêu sinh sản (tuổi bắt đầu phối,
năng suất..), các số liệu về tiêm phòng và các tác động thú y khác (bệnh tật..)
- Sổ phối giống: sổ này ghi lại các số liệu như ngày phối giống, lý lịch của
nái mà đực đó đã phối, kết quả của những lần phối.
II.2. Kỹ thuật nuôi bò sữa.
a. Nuôi bò thịt.
 Nuôi bò cái sinh sản để có bê nuôi thịt
Trong kỹ thuật nuôi bò thịt, nuôi bò cái sinh sản và nuôi bê lấy thịt có mối
quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau, vì muốn có đàn bê nuôi thịt phải có đàn bò
cái sinh sản có tỷ lệ đẻ cao, nuôi con tốt, có nhiều bê đưa vào nuôi thịt thì hiệu
suất sản xuất thịt của một bò cái sinh sản mới cao, vì vậy trong tổ chức nuôi bò
thịt cũng phải chú ý đến cơ cấu đàn.
Nếu trong trang trại vừa nuôi bò mẹ vừa nuôi bê thịt thì cơ cấu đàn ít nhất
phải có trên 40% bò cái sinh sản và 10 - 12% bò cái hậu bị. Nếu bê sinh ra nuôi
đến 6 tháng hoặc 7 - 8 tháng tuổi, bán giống hoặc chuyển qua nơi khác nuôi thịt,
thì trong cơ cấu đàn phải có 55 - 60% bò cái sinh sản và 12 - 15% bò cái hậu bị.
Tất cả những bò già, ốm yếu đẻ ít nên loại khỏi đàn.
Đực giống có vai trò quyết định trong phát triển tăng đầu con, nếu cần
được nuôi dưỡng tốt (ngoài cỏ tươi, mỗi ngày mỗi đực giống ăn 4 - 6kg thức ăn
tinh hoặc cám) và sử dụng hợp lý. Đực giống trưởng thành một ngày cho phối
giống 2 - 3 lần với thời gian nghỉ 1 - 2 ngày. Đực giống to cho phối 1 - 2 lần
trong ngày với khoảng cách 2 ngày.
Sau mỗi lần phối giống phải cho bò ăn bồi dưỡng thêm thức ăn tinh. Mỗi
đực giống dùng phối giống không quá 40 - 50 con bò cái sinh sản trong một mùa
phối giống.
Nuôi bò sinh sản cho sữa hay nuôi bò sinh sản lấy thịt, muốn có năng suất
sữa và thịt cao, bò mẹ phải được phối giống có chữa sau khi đẻ 2 - 3 tháng.
Nuôi bò mẹ trong thời kỳ có chữa: Sinh trưởng của bê sau cai sữa phụ
thuộc rất nhiều vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc bò mẹ lúc có chữa. Tiêu chuẩn
và khẩu phần ăn cho bò cái được xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng
cho duy trì, nuôi thai, tiết sữa và khả năng cung cấp thức ăn hiện có của từng
vùng.
Nhu cầu dinh dưỡng của bò cái sinh sản
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 36
Khối lượng bò (kg) Tăng trọng (g/ngày) VCK ăn vào (kg)
Quy ra cỏ tươi
(kg)
200
000 4.0 20
250 4.9 24.5
500 5.6 28
250
000 4.8 24
250 5.8 29
500 6.2 31
300
000 5.5 27.5
250 6.7 33.5
500 7.1 35.5
Nhu cầu dinh dưỡng bò cái có chữa
200 600 5.2 26
250 600 6.5 32.5
300 600 7.4 37
Nhu cầu dinh dưỡng bò cái nuôi con
200 - 5.1 25.5
250 - 6.4 32
300 - 7.3 36.5
Khẩu phần nuôi dưỡng bò cái 200 - 220kg như sau :
- Chăn thả hàng ngày: 7 - 8 giờ.
- Cỏ xanh: 10kg.
- Bột sắn hoặc cám: 1kg.
- Khô dầu lạc: 0.2kg.
- Premix khoáng - vitamin 20g.
Khi bò có chữa hoặc nuôi con nên cho ăn thay thế khô dầu bằng bột cá
nhằm tăng lượng protein trong khẩu phần để bò cái nuôi thai và tạo sữa cho con
bú.
 Nuôi dưỡng bê con giai đoạn bú sữa
Nuôi dưỡng bê con là một trong những công việc dễ làm tốt vì bê con bú
mẹ trực tiếp. Khi bê con bú mẹ trực tiếp thì việc nuôi bê trở nên đơn giản hơn
nhiều, chính vì đơn giản nên nó cũng là một công việc ít được quan tâm. Nhiều
bê con bị chết trong tuần đầu mới sinh có nguyên nhân không được chăm sóc
tốt.
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 37
Sau khi sanh bê phải được bú sữa đầu từ mẹ nó, vì sữa đầu cung cấp chất
dinh dưỡng đặc biệt cao cho bê con, sữa đầu còn cung cấp kháng thể giúp bê
chống lại bệnh và vì trong sữa đầu có những chất giúp bê tống chất thải ở đường
tiêu hóa ra ngoài. Nếu vì một lí do nào đó bò mẹ sau khi sanh không đủ sữa đầu
cho con bú thì việc cho bê bú sữa đầu từ con bò mẹ khác (nếu được) là việc cần
thiết.
Trong khoảng 10 ngày đầu bê còn yếu, nên nhốt bò mẹ cùng với bê con
tại chuồng hoặc cột dưới bóng cây râm mát sạch sẽ, không thả bò mẹ dẫn theo
bê ra đồng. Bê con được bú mẹ tự do, thường thì bê có thể bú 3-4 lần/ngày. Sau
2 tuần tuổi bê bắt đầu tập ăn rơm cỏ, có thể dùng cỏ non phơi héo dành cho bê
tập ăn. Phải luôn có máng uống trong đó có đủ nước sạch cho bê uống, nhất là
vào những ngày nắng nóng. Nhu cầu nước của bê sau 1 tháng tuổi có thể từ 5-10
lít mỗi ngày.
Mặc dù trong sữa có khá đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng so với yêu
cầu của bê con thì sữa vẫn thiếu một số khoáng chất và vitamin, nhất là sắt và
vitamin D.
Vì vậy nên bổ sung thêm khoáng dưới dạng đá liếm và cho bê vận động
dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng. Tập cho bê con ăn cỏ non và thức ăn hỗn hợp
từ tuần thứ 4. Điều này có 2 điểm lợi, thứ nhất là dạ cỏ phát triển tốt giúp bê ăn
được nhiều thức ăn thô sau này, thứ 2 là bò mẹ đỡ hao mòn cơ thể và nhanh lên
giống trở lại. Đến tháng tuổi thứ 4 giảm số lần bú mẹ chỉ cho bú một lần/ngày và
sau 5 tháng tuổi thì cai sữa hẳn. Trước và sau khi cai sữa phải chắc chắn rằng bê
được ăn khoảng 1-1.2kg thức ăn tinh mỗi ngày. Không trộn lẫn thức ăn tinh với
nước, làm như vậy thức ăn sẽ bị chua dễ gây ra bệnh đường tiêu hóa. Khẩu phần
nuôi dưỡng bê thịt giai đoạn bú sữa xem bảng 7.4- 7.6.
Sức khỏe của bê là điều cần phải hết sức quan tâm. Khi nuôi dưỡng không
đúng, bê thiếu chất dinh dưỡng sẽ có biểu hiện: lông thô nhám không bóng
mượt, thay đổi màu sắc và độ sáng của lông, rụng lông, các khớp xương phình
to hơn bình thường. Chuồng trại sạch sẽ, không khí trong lành và đủ nước sạch
lúc nào cũng là yêu cầu thiết yếu để bê có sức khỏe tốt. Cho ăn thất thường, chất
lượng thức ăn kém, thiếu nước uống bê có thể biểu hiện ưa nằm, tiêu chảy hoặc
nôn mửa.
Để có một con bê lớn nhanh, khỏe mạnh cần nuôi dưỡng tốt ngay khi bò
mẹ có thai và vệ sinh tốt khi bò mẹ sanh bê. Bê sanh ra phải được bú sữa đầu
sớm và đầy đủ thức ăn thô chất lượng tốt, thức ăn tinh, khoáng và vitamin.
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 38
Chuồng trại luôn khô ráo và sạch sẽ. Bê lai giữa bò Vàng ta với bò đực Sind nếu
nuôi dưỡng tốt thì sau 5 tháng tuổi đạt trên dưới 90kg.
Có thể tham khảo công thức phối hợp sau:
+ 40% Bắp vàng
+ 25% Tấm gạo
+ 25% Khô dầu nành hoặc hạt nành rang
+ 7% Rỉ mật
+ 1.8 % Bột xương
+ 1.2% Hỗn hợp muối ăn, khoáng vi lượng và vitamin A và D
Bê được choăn tự do từ tuần tuổi thứ 2. Khi nào bê ăn được 0.5 kg/ngày
thì giảm dần sữa. Khi bê đã ăn được 1.0-1.5 kg cám mỗi ngày thì dừng hẳn sữa.
Khi bê đã được 3 tháng tuổi thì thức ăn tinh cho bê không cần cho thêm kháng
sinh. Sau 6 tháng tuổi thì thức ăn tinh có thể cho thêm ure, hoặc cho ăn thức ăn
tinh của bò lớn.
 Nuôi bê sau giai đoạn cai sữa đến 12 tháng tuổi
Đối với những trang trại chăn nuôi với số lượng lớn thì bê con sau khi
tách mẹ phải nuôi thành từng nhóm có cùng lứa tuổi, hoặc chênh lệch nhau tối
đa 2 tháng tuổi. Chuồng nuôi bê phải có tiểu khí hậu tốt, thông thoáng và nền
chuồng không lầy lội vào mùa mưa, quá lồi lõm vào mùa khô. Chuồng bê phải
cách rời chuồng bò lớn để giảm thiểu sự nhiễm kí sinh trùng, giảm sự lây lan
bệnh và cho phép ta kiểm soát được việc chăm sóc nuôi dưỡng. Có khu đất
được rào quây lại cho bê vận động.
Cần chú ý rằng, sau cai sữa (5 tháng) dạ cỏ của bê chưa phát triển hoàn
thiện vì vậy chúng không thể sinh trưởng và phát triển tốt với nguồn thức ăn duy
nhất là cỏ và rơm. Sau 6 tháng tuổi, khi mà chức năng dạ cỏ đã hoàn thiện thì bê
cũng không thể tự kiếm sống bằng lượng cỏ chúng ăn được ngoài bãi chăn.
Chính vì vậy từ sau cai sữa đến khoảng 12 tháng tuổi, ngoài thời gian chăn thả
ngoài đồng, bê phải được bổ sung thêm cỏ xanh non chất lượng cao tại chuồng
(ăn tự do) và tối thiểu 1kg thức ăn tinh mỗi ngày.
Sau 12 tháng tuổi tùy theo ngoại hình vóc dáng của bê mà giảm hoặc
ngừng hẳn việc bổ sung thức ăn tinh. Tăng dần lượng thức ăn thô chất lượng
thấp như rơmrạ. Có thể tham khảo tiêu chuẩn, khẩu phần ăn cho bê lai ở bảng
7.7- 7.8 để làm căncứ nuôi dưỡng. Nuôi dưỡng tốt thì bê lai Sind đạt khối lượng
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 39
180-190kg và bê lai 75% máu bò chuyên thịt có thể đạt khối lượng 260-
270kg vào lúc 12 tháng tuổi. Bê cái đạt khốilượng phối giống lúc 17-18 tháng
tuổi. Trong giai đoạn 10-12 tháng tuổi nhiều bê đã thành thục về tính vì vậy phải
thiến bê đực hoặc nuôi tách riêng bê đực khỏi đàn cái.
 Nuôi bê cái hậu bị từ 13 tháng tuổi đến trước khi đẻ lứa đầu
Bê cái có thể dễ dàng đạt tăng trọng trung bình 350g/ngày giai đoạn sau
12 tháng tuổi. Bê cái lai hướng chuyên thịt có thể đạt 450 g/ngày. Giai đoạn
này nhiều bê cái lên giống lần đầu, tuy vậy ta không phối giống lần đầu sớm khi
tuổi bê và khối lượng chưa đạt. Chỉ phối giống lần đầu tiên cho bê cái khi bê đã
được 17-18 tháng tuổi và đạt khối lượng bằng 70% khối lượng lúc trưởng thành.
Thí dụ bò cái lai trưởng thành 270kg thì sẽ phối giống cho bò tơ lần đầu khi đạt
khối lượng 180-190kg. Trường hợp bê cái đạt khối lượng phối giống trước khi
tuổi còn non (12-13 tháng) ta vẫn chưa phối cho bê mà đợi đến 15-16 tháng mới
phối. Phối trễ thì bò mẹ sau này lớn con và nuôi bê nhanh lớn hơn.
Những đàn không sử dụng phối giống nhân tạo, sự phối giống của bò đực
cần được kiểm soát bằng cách tách riêng bò đực khỏi đàn bò cái, bò cái được
đem đến chỗ bò đực để phối. Chỉ gieo tinh các giống bò sữa, bò thịt cao sản cho
bò cái lai Sind từ lứa đẻ thứ 2 và trên những bò cái có khối lượng từ 250kg trở
lên. Khi bê cái mang thai lứa đầu, cơ thể vẫn tiếp tục lớn, vì vậy phải chăm sóc
nuôi dưỡng bê cái thật tốt để sau này trở thành bò mẹ lớn con và bê con sinh ra
cũng nặng cân, nhanh lớn.
Khẩu phần ăn của bê cái mang thai lứa đầu giống như khẩu phần ăn của
bê cái
18 tháng tuổi tăng trọng 300-350g/ngày.
 Nuôi bò đực giống
Chọn bê đực làm giống phải chọn từ lúc sơ sinh. Chỉ chọn những bê có lí
lịch rõ ràng, chắc chắn chúng được sinh ra từ những con mẹ và con bố tốt nhất.
Khối lượng sơ sinh và khối lượng khi cai sữa phải vượt trội so với những con
khác trong đàn. Từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi bê phải được nuôi với chế độ đặc
biệt để đạt mức tăng trọng tối đa. Sau 12 tháng tách riêng khỏi đàn cái và nuôi
theo chế độ đực giống.
Khẩu phần đảm bảo duy trì thể trạng không mập quá nhưng không gày
ốm. Về ngoại hình chọn những con nhìn bề ngoài có nét đặc trưng của giống
đực, không nhầm lẫn với con cái, có tính hăng nhưng không hung dữ, hai hòn cà
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 40
to và cân đối, bắp thịt nổi rõ, chân và móng thẳng, khỏe, bước đi chắc chắn,
hùng dũng.
Khẩu phần chia làm 2 lần cho ăn vào buổi sáng và buổi chiều. Sau mỗi
lần phốigiống cần bồi dưỡng cho bò đực ăn cỏ tươi, thức ăn tinh, bánh dinh
dưỡng, đá liếm. Bò đực nuôi nhốt cần cho vận động mỗi ngày hoặc thả tự do
trong sân chơi để bò tắm nắng và tự vận động.
 Vỗ béo bò và bê
Những bê cái và bê đực không giữ làm giống, muốn bán thịt thì cần áp
dụng kỹ thuật vỗ béo. Có 2 phương pháp vỗ béo được áp dụng. Phương pháp vỗ
béo ngắn và phương pháp vỗ béo dài. Vỗ béo ngắn áp dụng cho bò tơ khoảng 18
tháng tuổi hoặc bò sinh sản già loại thải. Thời gian vỗ béo kéo dài khoảng 80-90
ngày, khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh cao, nuôi nhốt. Vỗ béo dài ngày áp dụng
cho bò tơ khoảng 12 tháng tuổi. Thời gian vỗ béo kéo dài cả 6 tháng, chăn thả và
bổ sung thức ăn tại chuồng. Khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh thấp hơn so với
phương pháp vỗ béo ngắn ngày nuôi nhốt.
Mục đích vỗ béo là rút ngắn thời gian nuôi, để đạt tăng trọng cao nhất
trong thời gian ngắn nhất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng thịt. Sau đây
giới thiệu khẩu phần vỗ béo bê với khối lượng và yêu cầu tăng trọng khác nhau.
Trước khi vỗ béo cần được tẩy giun sán bắng các loại thuốc như Fasiolanida
hoặc Fasinex (liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm). Những ngày
đầu vỗ béo không cho ăn khẩu phần vỗ béo ngay, tuần đầu tăng dần thức ăn tinh
lên tối đa 1,5kg để tránh rối loạn tiêu hóa. Tuần thứ 2 tăng thức ăn tinh tối đa
3kg, tuần thứ 3 tăng tối đa lên 6-7kg. Tùy mục tiêu tăng trọng mà khối lượng
thức ăn tinh của khẩu phần khác nhau, vì vậy thời gian làm quen khẩu phần vỗ
béo có thể kéo dài từ 2-3 tuần.
Thức ăn tinh vỗ béo bò gầy, bê đực không cần hàm lượng protein cao như
thức ăn cho bò tơ. Tự phối hợp từ cám gạo, khoai mì lát thêm ure và rỉ mật sẽ
giảm chi phí thức ăn và tăng thêm lợi nhuận (xem công thức phối trộn ở phần
trên).
Những nơi có sẵn rỉ mật đường, giá rẻ thì sử dụng rỉ mật đường chiếm từ
20-30% trong thức ăn tinh để vỗ béo bò. Công thức thức ăn tinh như sau: 50%
sắn lát, 20% rỉ mật, cám gạo 27%, urea 1.5%, muối ăn 0.5%, bột xương 1%.
b. Nuôi bò sữa.
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 41
Trong chăn nuôi bò sữa, công tác chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với
điều kiện sinh thái của từng vùng. Đây là yếu tố chính quyết định tới năng suất.
Vì vậy chúng tôi lựa chọn giống bò Holstein Friesian (HF)
Bò HF là giống bò sữa chuyên dụng, cao sản được hình thành từ thế kỷ thứ
14 ở vùng Friesian- Hà Lan, nơi có khí hậu ôn hoà, nhiệt độ bình quân năm là
100C (2-170C), đồng cỏ phát triển.
Hiện nay giống bò HF đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Về bò chuyên dụng sữa thì chưa có giống bò nào có sản lượng sữa cao hơn.
Bò HF có lông màu lang trắng đen hoặc đen hoàn toàn. Có 6 vùng trắng ở
trán đuôi và 4 chân. Một số ít có màu lông đỏ trắng. Khi trưởng thành bò đực có
khối lượng 1000-1200kg. Bò cái 650-700kg. Bò có kết cấu ngoại hình tiêu biểu
của giống cho sữa. 2/3 phía sau phát triển hơn phía trước (hình nêm cối). Bầu vú
to, tĩnh mạch nổi rõ. Thân hình cân đối. Ngực sâu, bụng có dung tích lớn. Da
mỏng, lông mịn, tính hiền lành.
Sản lượng sữa đạt 5,500-6,000kg/chu kỳ, 305 ngày. Tỷ lệ mỡ 3.6%. Chọn
lọc và nuôi dưỡng tốt, lượng sữa có thể đạt 6,000-8,000kg/chu kỳ.
Bò thuộc giống thuần thục sớm, nuôi tốt 16 tháng đã có thể phối giống có
chữa và để mỗi năm một lứa. Bò thích hợp với vùng khí hậu ôn đới và cao
nguyên.
Chăm sóc và nuôi dưỡng
 Thiết bị chăn nuôi:
+ Hệ thống cung cấp thức ăn
+ Hệ thống cung cấp nước uống
Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 42
+ Thiết bị vắt sữa
+ Thiết bị bảo quản sữa thứ cấp điện tử
+ Thiết bị dọn chuồng tự động.
 Quy trình nuôi dưỡng
+ Nuôi dưỡng bê từ 1 ngày tuổi đến bò trưởng thành
1. Bê từ 0-7 ngày tuổi:
Sữa mẹ trong 7 ngày đầu có nhiều Colostrum do thành phần sữa có kháng
thể và nồng độ dinh dưỡng cao nên phải cho bê bú không nhập chung vào sữa
hàng hóa. Đối với bò khai thác sữa không được cho bê bú trực tiếp mà phải vắt
sữa ra rồi tập cho bê uống tránh cho bò mẹ có phản xạ mút vú rất khó vắt sữa
sau này.
Khẩu phần sữa từ 5 - 6 kg/ngày tùy trọng lượng bê sơ sinh.
2. Bê từ 8-120 ngày tuổi:
Ngoài sữa làm thức ăn chính cần phải tập cho bê ăn cỏ, cám để sớm phát
triển dạ cỏ. Bê 4 tháng chuẩn bị giai đoạn cai sữa phải bổ sung thêm đạm,
khoáng vi lượng và đa lượng vào khẩu phần.
Khẩu phần sữa:
- Bê 08 - 30 ngày tuổi : 6 kg.
- Bê 30 - 60 ngày tuổi : 4 kg.
- Bê 60 - 90 ngày tuổi : 2 kg.
- Bê 90-120 ngày tuổi : 1 kg.
Tùy điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng mà ta có thể thay từ từ một phần sữa
bằng cháo bắp hay tấm... Nếu bê tiêu chảy phải cân đối lại khẩu phần kịp thời.
3. Giai đoạn bê cai sữa đến tơ lở:
Đây là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tình
trạng kỹ thuật và bệnh tật, sự phát triển của cơ thể là những yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến tuổi thành thục và sản lượng sữa của bò sau này. Do đó việc chăm
sóc nuôi dưỡng, chế độ ăn uống, tắm chải và vận động phải thực hiện tốt và
nghiêm ngặt.
Khẩu phần cho bò ở giai đoạn này bao gồm:
- Thức ăn tinh: cám hỗn hợp (16 - 18% protein)
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381

Contenu connexe

Tendances

Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆPDỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆPLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Tendances (20)

Thuyết minh Dự án Trang trại Chăn nuôi Lợn đen - Gà Cỏ - Vịt bầu theo mô hình...
Thuyết minh Dự án Trang trại Chăn nuôi Lợn đen - Gà Cỏ - Vịt bầu theo mô hình...Thuyết minh Dự án Trang trại Chăn nuôi Lợn đen - Gà Cỏ - Vịt bầu theo mô hình...
Thuyết minh Dự án Trang trại Chăn nuôi Lợn đen - Gà Cỏ - Vịt bầu theo mô hình...
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
 
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
 
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet...
 Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet... Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet...
Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet...
 
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
 
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạoMẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
 
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
 
Dự án Trang trại Tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản - Quản...
Dự án Trang trại Tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản - Quản...Dự án Trang trại Tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản - Quản...
Dự án Trang trại Tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản - Quản...
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆPDỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
 
Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...
Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...
Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
 

Similaire à Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381

Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂYDỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂYduan viet
 
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự án Việt
 
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 

Similaire à Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381 (20)

Tư vấn lập dự án Trang trại Trồng trọt kết hợp chăn nuôi tỉnh Thái Bình - www...
Tư vấn lập dự án Trang trại Trồng trọt kết hợp chăn nuôi tỉnh Thái Bình - www...Tư vấn lập dự án Trang trại Trồng trọt kết hợp chăn nuôi tỉnh Thái Bình - www...
Tư vấn lập dự án Trang trại Trồng trọt kết hợp chăn nuôi tỉnh Thái Bình - www...
 
Dự án Trồng dược liệu kết hợp chăn nuôi bò vỗ béo 0918755356
Dự án Trồng dược liệu kết hợp chăn nuôi bò vỗ béo 0918755356Dự án Trồng dược liệu kết hợp chăn nuôi bò vỗ béo 0918755356
Dự án Trồng dược liệu kết hợp chăn nuôi bò vỗ béo 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂYDỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
 
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
 
Xay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanh
Xay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanhXay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanh
Xay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanh
 
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
 
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
 
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
 
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356
 
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
 
Báo cáo tiền khả thi Dự án Rừng keo trồng kết hợp đinh lăng dưới tán rừng - w...
Báo cáo tiền khả thi Dự án Rừng keo trồng kết hợp đinh lăng dưới tán rừng - w...Báo cáo tiền khả thi Dự án Rừng keo trồng kết hợp đinh lăng dưới tán rừng - w...
Báo cáo tiền khả thi Dự án Rừng keo trồng kết hợp đinh lăng dưới tán rừng - w...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
 
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
 

Plus de CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

Plus de CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (20)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
 
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
 
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
 
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
 
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
 
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
 

Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu tỉnh Đồng Nai - 0903034381

  • 1. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU TRANG TRẠI CHĂN NUÔI KHÉP KÍN KẾT HỢP TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Vina Anh Linh Địa điểm: huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai ----- Tháng 1/2017 ------
  • 2. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU TRANG TRẠI CHĂN NUÔI KHÉP KÍN KẾT HỢP TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CỔ PHẦN VINA ANH LINH CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH NGUYỄN TUẤN CƯỜNG NGUYỄN BÌNH MINH
  • 3. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 5 I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 5 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 5 III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 5 IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 6 V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 7 V.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 7 V.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 8 Chương II .................................................................................................... 10 ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN...................................... 10 I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.................................... 10 I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.............................................. 10 I.2. Điều kiện xã hội, hạ tầng vùng dự án................................................... 15 II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 17 II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường................................................................ 17 II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 21 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 22 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 22 Chương III........................................................................................................... 24 PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 24 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình..................................... 24 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 26 II.1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn. ....................................................................... 26 II.2. Kỹ thuật nuôi bò sữa............................................................................ 35 II.3. Kỹ thuật trồng dược liệu (Đinh Lăng)................................................. 51 II.4. Công nghệ chế biến sữa tươi............................................................... 57 II.5. Công nghệ giết mổ gia súc. ................................................................. 60 II.6. Công nghệ chế biến súc xích............................................................... 61 II.7. Công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi................................................ 67 Chương IV........................................................................................................... 70 CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 70 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng...................................................................................................................... 70
  • 4. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 4 II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 70 III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 73 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 73 Chương V............................................................................................................ 74 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG.................................... 74 I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 74 1. Giới thiệu chung...................................................................................... 74 2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường ...................................... 74 II. Tác động của dự án tới môi trường ........................................................ 75 1. Trong giai đoạn thi công xây dựng ......................................................... 75 2. Giai đoạn vận hành.................................................................................. 76 III. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm .............................................................. 78 1. Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng ....................................... 78 2. Giảm thiểu tác động khi dự án đi vào hoạt động.................................... 79 IV. Kết luận................................................................................................. 80 Chương VI........................................................................................................... 81 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ................................................................................................................ 81 I. Tổng vốn đầu tư của dự án. ..................................................................... 81 II. Nguồn vốn thực hiện dự án. ................................................................... 86 III. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án. ................................................... 92 1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................. 92 2. Phương liên doanh............................................................................... 94 3. Các thông số tài chính của dự án......................................................... 94 3.1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 94 3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.................... 94 3.4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)...................................... 95 KẾT LUẬN......................................................................................................... 96 I. Kết luận.................................................................................................... 96 II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................... 96
  • 5. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 5 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư. Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Vina Anh Linh Giấy phép ĐKKD số: 0104869059 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 16/08/2010. Người liên hệ : Ông Nguyễn Tuấn Cường Chức vụ: Tổng giám đốc Địa chỉ trụ sở : 23B ngõ 151B Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Điện thoại: 0462737589 Email: anhlinh.jsc@gmail.com Ngành nghề kinh doanh chính: + Đầu tư kinh doanh bất động sản; + Sản xuất và kinh doanh vật tư phân bón phục vụ nông nghiệp; + Xây dựng các Nhà máy nhiệt điện, thủy điện; + Xây dựng dân dụng, xây dựng các công trình hạ tầng, các KCN; + Trồng rừng, trồng cọ và các cây dược liệu lấy dầu; + Chế hóa dầu thực phẩm và xăng sinh học (etanol)... II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án : Dự án khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệu. Địa điểm xây dựng : Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai. Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, điều hành và khai thác dự án. Tổng mức đầu tư: 1.656.609.911.000 đồng. III. Sự cần thiết xây dựng dự án. UBND Tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Với quan điểm:  Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lực, đất đai, thành tựu phát triển chăn nuôi trong những năm qua. Tập trung phát triển mạnh chăn nuôi trang trại trên các khu vực đã được quy hoạch khuyến khích
  • 6. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 6 phát triển chăn nuôi tập trung; kết hợp hài hòa giữa tăng quy mô đàn với nâng cao trình độ chăn nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh và xử lý tốt chất thải chăn nuôi, tạo động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp.  Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật; đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ sở giết mổ được xây dựng theo quy hoạch.  Khuyến khích thành lập các hợp tác xã hoặc thành lập công ty giết mổ tập trung. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để chủ cơ sở sang nhượng mặt bằng, tổ chức sản xuất kinh doanh, chủ cơ sở tự đầu tư cơ sở vật chất và hoạt động sản xuất kinh doanh giết mổ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không gây ô nhiễm môi trường.  Quy hoạch hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là quy hoạch các chợ đầu mối tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hỗ trợ các cơ sở giết mổ tập trung hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, kết nối sản xuất, lưu thông, tiêu dùng theo chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn.  Quy hoạch, xây dựng cơ sở giết mổ lồng ghép với các chương trình, đề án liên quan (chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ) tạo động lực cho phát triển ngành chăn nuôi bền vững.  Trên cơ sở các điểm quy hoạch cũ đã xây dựng, nhu cầu giết mổ hiện tại trên địa bàn, lựa chọn các điểm quy hoạch có khả năng kết nối tốt với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.  Loại bỏ các điểm quy hoạch giết mổ tập trung không thuận lợi trong việc kết nối với vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ; có cự ly đến các điểm quy hoạch giết mổ khác nhỏ hơn 10 km. Xuất phát từ các mô hình chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình và gia trại của địa phương có hiệu quả thấp, dự án đặt ra nhằm để khắc phục tình trạng lãng phí đất đai, xây dựng mô hình chăn nuôi hiện đại có quy mô lớn, là mô hình khép kín mang tính sản xuất công nghiệp trong nông nghiệp tạo ra hiệu quả kinh tế cao, cũng là mô hình điểm của địa phương nhằm nhân rộng ra các địa phương khác. IV. Các căn cứ pháp lý. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
  • 7. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 7 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội; Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 27/5/2015 của Thủ Tướng Chính phủ V/v Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quyết định số 4227/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai Về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 3729/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 173/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Vĩnh Cửu. V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung. + Xây dựng thành công mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt trong nông nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững, vừa bảo vệ cải tạo khu đất, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu;
  • 8. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 8 + Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương; + Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa phương; + Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận sản xuất thông qua các khoản thuế; + Đồng thời dự án là mô hình điểm sản xuất nông nghiệp theo quy mô công nghiệp. Hình thành chuỗi sản phẩm khép kín, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. V.2. Mục tiêu cụ thể. + Hợp phần nuôi heo:  Dự án tiến hành đầu tư xây dựng 6 trại heo nái sinh sản, mỗi trại có quy mô là 2.500 nái sinh sản, hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 360.000 – 375.000 con heo giống, cung cấp cho nhu cầu nuôi heo thịt của thị trường trong nước và trực tiếp cung cấp giống nuôi heo thịt của dự án.  Đầu tư 5 trại nuôi heo thịt, với quy mô mỗi trại là 30.000 con heo thịt, mỗi năm nuôi 2 lứa. Như vậy hàng năm dự án cung cấp ra thị trường khoảng 30.000 tấn thịt hơi, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đồng thời đây là nguồn thịt cung cấp cho nhà máy chế biến xúc xích của dự án.  Để chủ động trong việc thay đàn nái sinh sản, dự án tiến hành đầu tư xây dựng 1 trại nái hậu bị, với quy mô là 10.000 con. + Hợp phần nuôi bò:  Dự án đầu tư xây dựng 1 trại nuôi bò sữa với quy mô 10.000 con, hàng năm dự án cung cấp ra thị trường khoảng 5.000 con bê cái giống và 52 triệu lít sữa. Nguồn sữa thu được của dự án là nguồn nguyên liệu chính cung cấp cho nhà máy chế biến sữa của dự án.  Số lượng bò đực do đàn bò sinh sản, sinh ra sẽ được chuyển nuôi bò thịt, dự án đầu tư xây dựng trại nuôi bò thịt với quy mô khoảng 10.000 con, cung cấp bò thịt cho thị trường.
  • 9. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 9 + Hợp phần giết mổ gia súc tự động: Dự án tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống giết mổ tự động với quy mô là 1.000 con/ngày. + Để chủ động trong quá trình chăn nuôi, dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi với công suất là 300.000 tấn/năm. + Từ nguồn nguyên liệu là heo nuôi thịt, để tăng giá trị sản phẩm, dự án đầu tư xây dựng xưởng chế biến thực phẩm (xúc xích), với công suất 10 tấn/ngày, tương đương khoảng 3.000 tấn/năm. + Từ nguồn nguyên liệu sữa nuôi bò ở hợp phần trên, để chủ động chế biến dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sữa (chế biến sữa tươi) công suất 400.000 tấn/năm. + Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu về dược liệu, chất lượng cao. Dự án đầu tư xây dựng vùng trồng rau quả theo tiêu chuẩn GlobalGAP với quy mô 205 ha, hàng năm cung cấp cho thị trường chế biến dược khoảng 7.200 tấn nguyên liệu dược chất lượng cao. + Nguồn heo chết, bò chết, cũng như các sản phẩm thải từ lò mổ gia súc. Để tăng giá trị gia tăng của dự án, chúng tôi đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu để tận dụng nguồn thải trên làm thức ăn cho cá sấu, với quy mô đàn cá sấu nuôi lấy da là 4.000 con.
  • 10. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 10 Chương II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.  Vị trí địa lý. Huyện Vĩnh Cửu nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đồng Nai, ranh giới của Huyện được xác định như sau: + Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và Bù Đăng - tỉnh Bình Phước. + Phía Nam giáp thành phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom. + Phía Đông giáp huyện Định Quán và Tân Phú. + Phía Tây giáp huyện Tân Uyên - tỉnh Bình Dương. Tổng diện tích tự nhiên: 109.571ha, dân số năm 2010: 129.141 người, chiếm 18,5% diện tích và 5,3% dân số tỉnh Đồng Nai. Được chia thành 12 đơn vị hành chính, bao gồm: Thị trấn Vĩnh An và 11 xã: Trị An, Thiện Tân, Bình Hòa, Tân Bình, Tân An, Bình Lợi, Thạnh Phú, Vĩnh Tân, Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm. Nằm trong Vùng KTTĐPN, gần các trung tâm đô thị lớn: TP.HCM, Bình Dương và ngay cạnh thành phố Biên Hòa với các tuyến giao thông thủy - bộ quan trọng, có nhiều cảnh quan đặc sắc, nên Vĩnh Cửu có lợi thế về phát triển du lịch, dịch vụ và công nghiệp. Là một trong những nơi có khả năng thu hút đầu tư, có triển vọng phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, đóng vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai cũng như toàn Vùng KTTĐPN.  Địa hình Có 2 dạng địa hình chính: đồi và đồng bằng ven sông. + Địa hình đồi: Phân bố tập trung ở khu vực phía Bắc, diện tích tự nhiên: 83.351ha, chiếm 77,7% tổng diện tích toàn Huyện. Cao trình cao nhất ở khu vực phía bắc khoảng 340 m, thấp dần về phía Nam và Tây Nam, cao trình ở khu vực giữa khoảng 100-120 m, ở khu vực phía Nam khoảng 10-50 m. Diện tích có độ dốc <30 chiếm 17,1%, từ 3-80 chiếm 33,8%, từ 8-150 chiếm 22,6%, >150 chỉ chiếm 4,2%. Dạng địa hình này tương đối thích hợp với phát triển lâm-nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. + Địa hình đồng bằng: Diện tích 5.994 ha, chiếm 5,5% tổng diện tích, cao độ trung bình 10-20m, nơi thấp nhất 1-2m. Phân bố trải dài dọc theo tuyến sông
  • 11. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 11 Đồng Nai với dáng địa hình hơi nghiêng về phía Sông nên có tiềm năng rất lớn trong phát triển du lịch.  Khí hậu Vĩnh Cửu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc trưng chính như sau: - Nắng nhiều, trung bình khoảng 2.600-2.700 giờ/năm. Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình 260 C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 (250 C), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất cũng chỉ trong khoảng từ 28-290 C. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 9.490 0 C, rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất và tăng vụ. - Lượng mưa lớn nhưng phân hóa khá rõ theo không gian: + Khu vực phía bắc: Lượng mưa trung bình > 2.800 mm/năm, số ngày mưa trung bình 150-160 ngày. + Khu vực trung tâm: Lượng mưa trung bình 2.400 - 2.800 mm, số ngày mưa: 130-150 ngày. + Khu vực phía nam: Lượng mưa trung bình 2.000-2.400 mm, số ngày mưa: 130-145 ngày. - Mưa tập trung theo mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, chỉ chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi trung bình 1.100-1.300 mm/năm, mùa khô lượng bốc hơi thường chiếm 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm, gây nên tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về chế độ ẩm trong mùa khô, nhất là trong các tháng cuối mùa. Trong điều kiện sản xuất nhờ nước trời thì chỉ có thể tiến hành trong mùa mưa, nhưng nếu có nước tưới thì sản xuất trong mùa khô thường cho hiệu quả cao và ổn định.  Tài nguyên nước. a. Nước mặt : - Nguồn nước mặt chủ yếu của Huyện là hệ thống sông Đồng Nai, bao gồm sông chính Đồng Nai và sông nhánh là sông Bé. Theo số liệu quan trắc nhiều năm, lưu lượng trung bình 312 m3 /s, lưu lượng tháng cao nhất (tháng 9): 1.083 m3 /s. Nguồn nước sông Đồng Nai hiện được tích trong hồ Trị An có diện tích trên 32.000 ha, dung tích 2,542 tỷ m3 nước, với mục đích chính là thủy điện. Ngoài hồ Trị An, còn có các hồ Mo Nang, Bà Hào.
  • 12. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 12 - Nhìn chung, nguồn nước mặt trong phạm vi huyện Vĩnh Cửu khá phong phú, đã sử dụng vào mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nhưng do ảnh hưởng của địa hình nên việc sử dụng nguồn nước này vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế. Hiện nay hệ thống tưới bơm từ nguồn nước sông Đồng Nai mới tưới được khoảng 10% tổng diện tích đất nông nghiệp của Huyện. b. Nước ngầm: Theo Liên Đoàn Địa Chất 8, nước ngầm tại huyện Vĩnh Cửu khá phong phú, nhưng phân bố không đều, có khả năng khai thác nước ngầm từ độ sâu từ 10-15m (nước mạch và 30-35m (nước ngầm), trữ lượng nước tĩnh đạt 788.800m3 , tổng trữ lượng 1.090.000m3 /ngày, chất lượng nước tốt với tổng khoáng hoá 0,07 – 0,6 g/l, thuộc loại nước nhạt có chứa bicarbonat-natri và có hàm lượng sắt cao. Hiện đã được khai thác để sử dụng cho sinh hoạt và tưới cho khoảng 191 ha.  Tài nguyên đất. a. Đặc điểm đất đai: + Phân loại và diện tích các loại đất: Theo kết quả điều tra đất theo phương pháp FAO-UNESCO của Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Đất Phân. Trong phạm vi huyện Vĩnh Cửu có 5 nhóm đất: (1). Nhóm đất phù sa : 7.459 ha (6,81%) (3). Nhóm đất đen : 3.311 ha (3,02%) (4). Nhóm đất xám : 1.654 ha (1,51%) (5). Nhóm đất đỏ : 81.402 ha (74,29%) (6). Nhóm đất trơ sỏi đá: 226 ha (0,21%) Sông suối, mặt nước: 15.519 ha (14,16%) + Chất lượng đất : - Độ dốc, tầng dày : So với các huyện khác trong Tỉnh thì tài nguyên đất của huyện Vĩnh Cửu có nhiều hạn chế về độ dốc và tầng dày.
  • 13. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 13 Đất tương đối bằng phẳng (<30 ) chỉ chiếm 29,32%, đất ít dốc ( 3-80 ) chiếm 41,03%, đất dốc (8-150 ) chiếm tới 24,81%, đất rất dốc chiếm 4,84%. Vì vậy, trong quá trình sử dụng cần coi trọng biện pháp chống rửa trôi và xói mòn đất. Đất có tầng dày rất mỏng (<30 cm) chiếm tới 57,25%, đất tầng mỏng (30- 50 cm) chiếm 9,53%, đất tầng dày trung bình (50-70 cm) chiếm 7,40%, đất có tầng dày khá (70-100 cm) chỉ chiếm 0,05%, đất có tầng dày rất sâu (>100 cm) chiếm 25,87%. Kết hợp cả 2 yếu tố độ dốc và tầng dày thì đất có khả năng phát triển nông nghiệp tốt chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng diện tích tự nhiên. Đại bộ phận diện tích còn lại thích hợp với phát triển lâm nghiệp và sẽ rất nguy hại khi rừng ở các loại đất dốc, tầng mỏng bị tàn phá. Về độ phì: Đất phù sa có độ phì cao nhất, thích hợp với nhiều loại cây trồng, kế đến là đất phát triển trên đá Bazan, các loại đất còn lại có độ phì thấp. Riêng đất có tầng dày dưới 30 cm có độ phì rất thấp. b. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất: Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của ngành Tài nguyên – Môi trường, hầu hết diện tích đất ở Huyện đã được đưa vào sử dụng, với cơ cấu như sau: Nhóm đất nông nghiệp: Chiếm đến 82,43%DTTN, trong đó phần lớn là đất lâm nghiệp (65,2%DTTN), đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (16,08% DTTN). Đất phi nông nghiệp: Chiếm tỷ lệ 17,57%, thấp hơn so với tỷ lệ bình quân ở Đồng Nai (trên 20%). Trong đó phần lớn là diện tích mặt nước hồ Trị An. Điều này cho thấy quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Huyện còn chậm phát triển hơn so với các huyện khác trong Tỉnh nên quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm. Tóm lại, tuy tiềm năng khai thác đất chưa sử dụng không còn nhưng tiềm năng chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và trong nội bộ đất nông nghiệp để mang lại hiệu quả cao hơn và sử dụng bền vững là còn rất lớn. Vì vậy, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế – xã hội là quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất hợp lý, mang lại hiệu quả cao và bền vững là hướng đi chính trong sử dụng tài nguyên đất ở Vĩnh Cửu trong những năm tới.  Tài nguyên. Khoáng sản
  • 14. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 14 Theo tài liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho thấy: Khoáng sản tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Vĩnh Cửu nói riêng tương đối phong phú về chủng loại, đến nay đã phát hiện được 28 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hoá với tiềm năng và triển vọng khai thác như sau: - Kim loại quý: Đến nay đã phát hiện được 5 mỏ và điểm khoáng sản, nhưng chỉ tồn tại ở dạng sa khoáng, phân bố chủ yếu trong Khu bảo tồn thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai. - Nguyên vật liệu xây dựng: Nguyên vật liệu xây dựng và tiềm năng sản xuất VLXD là một trong những thế mạnh của Huyện. Bao gồm: + Đá xây dựng tự nhiên: Đá tự nhiên phổ biến là Bazan, có ít Anđehite ở phía tây nam Huyện, đặc biệt là đá phiến vùng Thiện Tân, Tân An có khả năng khai thác làm vật liệu xây dựng kết hợp với làm vật liệu nhẹ (Keramrit). Trữ lượng lên đến 99,62 triệu m3 . + Sét gạch ngói: Nguồn đất sét làm gạch ngói rất phong phú và phân bố rộng khắp, nhưng khu vực có triển vọng đều nằm ở khu vực ruộng lúa và đất canh tác của dân, riêng ở các xã: Thạnh Phú, Thiện Tân, Tân An Bình Lợi đã được phát hiện với trữ lượng khoảng 17,55 triệu m3 . + Cát xây dựng: Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường trong khai thác cát trên sông Đồng Nai, lượng cát bổ sung cho toàn tuyến sông (đoạn dưới đập Trị An) là khoảng 3 triệu m3 /năm. Hiện nay cát xây dựng được khai thác chủ yếu trong trầm tích lòng sông Đồng Nai, tập trung từ thác Trị An đến Bình Hòa (dài khoảng 20 km), trữ lượng khoảng 0,2-0,5 triệu m3 . Nếu được khai thác phù hợp với khả năng bồi lắng hàng năm, thì có thể khai thác lâu dài. Tuy nhiên việc khai thác trên sông Đồng Nai hiện chưa được quản lý tốt, đang gây sụt lở một số đoạn bờ sông. + Nguyên liệu phụ xi măng: Gồm Puzelan ở Vĩnh Tân trữ lượng khoảng 8,17 triệu tấn. Nguyên liệu Laterít ngoài lĩnh vực sử dụng làm đường, gạch không nung..., hiện đang được sử dụng làm nguyên liệu phụ gia trong sản xuất xi măng, được phát hiện ở Tân An với trữ lượng khoảng 3,24triệu m3 . + Đá vôi: Đá vôi được lấy trong các phiến sét chứa vôi, được dùng làm phân bón. Được phát hiện ở 02 xã Tân An và Trị An, trữ lượng dự tính khoảng 200 ngàn m3 .
  • 15. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 15 + Các loại khoáng khác: Kaolin, vật liệu san lấp cũng có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế địa phương. I.2. Điều kiện xã hội, hạ tầng vùng dự án.  Nguồn nhân lực Vĩnh Cửu có nguồn nhân lực khá dồi dào, năm 2010 có khoảng 129,1 ngàn người, chiếm khoảng 5,3% dân số toàn Tỉnh. Mật độ dân số trung bình đạt 118 người/km2 , nhưng phân bố không đều, vùng phía Bắc gồm các xã: Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm có mật độ dân số thấp (khoảng 14 người/km2 ), vùng phía Nam gồm các xã: Bình Lợi, Bình Hòa, Tân Bình, Thạnh Phú, Thiện Tân có mật độ dân số khá đông (725 người/km2 ). Trong những năm qua nhờ làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tốc độ tăng dân số tự nhiên hiện nay cơ bản đã đạt được mức sinh thay thế (1,0 – 1,1%). Tuy nhiên sức hút từ các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đã thu hút lao động từ các tỉnh khác đến làm việc nên tốc độ tăng cơ học khá cao, đặc biệt trong thời kỳ 2006 – 2010 khoảng 2 – 2,5%, cá biệt có năm đạt đến 6,82%. Tốc độ đô thị hóa ở Huyện còn chậm, trong khi các khu, cụm CN – TTCN hiện đang hoạt động thu hút lao động cơ học lại tập trung trên địa bàn các xã nông thôn (Thạnh Phú, Thiện Tân) nên tỷ lệ dân số đô thị ở Huyện có xu thế giảm từ 19,55% năm 2005 xuống còn 17,9% năm 2010. Lực lượng lao động khá dồi dào, chiếm đến 66,5% dân số, chất lượng lao động khá tốt thể hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% tương đương với bình quân chung toàn Tỉnh nhưng cao gần gấp 02 lần so với bình quân cả nước (25,53%). Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao thì lực lượng lao động tại chỗ chưa đáp ứng được. Đây là một trong những điểm yếu trong phát triển nguồn nhân lực của Huyện nói riêng và của cấp huyện nước ta nói chung. Trong những năm gần đây, huyện Vĩnh Cửu đã có nhiều nỗ lực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và là một trong những điểm sáng về giáo dục ở cấp huyện nhưng vẫn còn rất thấp so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Về chuyển dịch cơ cấu lao động: Do công nghiệp phát triển mạnh, nên cơ cấu lao động xã hội chuyển đổi nhanh theo xu hướng tích cực: - Lao động trong khu vực nông lâm nghiệp liên tục giảm, từ 65,65% năm 2000, 46,58% năm 2005 và còn 32,41% năm 2010.
  • 16. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 16 - Lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, từ 22,48% năm 2000 lên 43,62% năm 2005 và khoảng 48,99% năm 2010. Lao động khu vực dịch vụ tăng nhanh trong những năm gần đây và đạt khoảng 18,6% năm 2010.  Hiện trạng cơ sở hạ tầng Giao thông Toàn Huyện có 07 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 104,2km, 23 tuyến đường huyện (148km), 236 tuyến đường xã (362,9km), 37 tuyến đường đô thị (45,4km) và 02 tuyến đường chuyên dùng (18,5km), phân bố tương đối đều khắp trên địa bàn. Trong những năm gần đây, tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng do mật độ phương tiện giao thông khá dày, khối lượng vận chuyển hàng ngày tương đối lớn, đặc biệt là vận chuyển đất đá khai thác nên mạng lưới đường bộ ở Huyện xuống cấp khá nhanh, ngoại trừ một số tuyến mới được đầu tư trong vài năm gần đây phần lớn các tuyến đường chính đều bị xuống cấp. Các chỉ tiêu hiện trạng mạng lưới đường bộ của Huyện so với trung bình toàn tỉnh Đồng Nai như sau: - Mật độ đường chính: huyện Vĩnh Cửu: 0,62 km/km2 ; tỉnh Đồng Nai: 0,6 km/km2 . - Quốc lộ: huyện Vĩnh Cửu: không có; tỉnh Đồng Nai: 0,11 km/1.000 dân. - Đường tỉnh: huyện Vĩnh Cửu: 0,81km/1.000 dân; tỉnh Đồng Nai: 0,16 km/1.000 dân. - Huyện lộ: huyện Vĩnh Cửu: 1,15 km/1.000 dân; tỉnh Đồng Nai: 0,57 km/1.000 dân. Vận tải thuỷ chủ yếu hiện nay có một vài bến đò ngang qua sông Đồng Nai và trên lòng hồ Trị An, giải quyết giao lưu giữa thị trấn Vĩnh An và các huyện kế cận. Sông ngòi trên địa bàn huyện có thác ghềnh, lưu lượng nước vào mùa khô giảm rất hạn chế trong vận tải đường thuỷ, trừ đoạn sông Đồng Nai từ hạ lưu đập Trị An về hạ lưu là có thể khai thác được đường thuỷ. Sông Bé hợp với sông Đồng Nai tại ngã 3 Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, đoạn từ cù lao Bạch Đằng lên ngã 3 sông Bé chưa được trang bị phao tiêu báo hiệu, còn nhiều đá ngầm chưa khai phá… Sông La Ngà có một đoạn chảy qua địa phận huyện. Ngoài ra còn có hồ Trị An rộng 32.000ha
  • 17. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 17 Sông Đồng Nai từ hạ lưu đập Trị An theo các sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Đồng Tranh – Thị Vải đi ra biển, tạo điều kiện thuận lợi phát triển vận tải hàng hoá đường thuỷ cho tỉnh và vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam. Hiện tại, đường thuỷ chủ yếu phục vụ cho du lịch với mức độ hạn chế ở khu vực hạ lưu đập Trị An và vận chuyển vật liệu xây dựng đi ra ngoài tỉnh, ngoài vùng. Thủy lợi Huyện có nguồn nước mặt dồi dào, có ý thức cao về xây dựng thủy lợi, các công trình thủy lợi trên địa bàn đều hoạt động tốt, phục vụ ổn định cho sản xuất nông nghiệp. Toàn Huyện có 14 trạm bơm điện, hồ Mo Nang và sử dụng nguồn nước tưới từ hồ Sông Mây phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hệ thống kênh mương do Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Tỉnh quản lý với chiều dài 32,87km phần lớn đã được kiên cố hóa (kiên cố hóa 25,25km, kênh đất 7,62km) phục vụ tưới cho khoảng 2.625ha lúa và 2.355ha màu cả năm. II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường. 1. Dự báo ngành thịt Việt Nam. a. Tổng quan ngành thịt Việt Nam Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới. Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong nguồn cung các loại thịt được giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1- 3%/năm, dự kiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho sự thiếu hụt trong nguồn cung các loại thịt tại Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến diện tích chăn nuôi và đồng cỏ hạn chế tại Việt Nam; trong khi nước ta có 4.5 vạn hecta diện tích đồng cỏ để chăn nuôi bò phát triển, nước Úc có đến 760 vạn hecta diện tích đồng cỏ phục vụ chăn
  • 18. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 18 nuôi bò. Thứ hai, sự thiếu đầu tư của doanh nghiệp nội địa trong những ngành liên quan đến chuỗi giá trị chăn nuôi gia súc và gia cầm như thức ăn chăn nuôi hay giống vật nuôi dẫn dến sự lệ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vốn rất đắt đỏ. Lý do cuối cùng được đề cập đến là mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ tại Việt Nam. 85% gia súc ở nước ta được nuôi ở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình, điều này dẫn đến sự thiếu bền vững trong năng suất, giá bán, cũng như chất lượng gia súc. b. Tiềm năng, thách thức và tầm nhìn cho ngành thịt. Dựa trên các báo cáo phân tích, Ipsos Business Consulting nhận định triển vọng phát triển của ngành thịt Việt Nam là rất khả quan dựa trên một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất châu Á, một cơ cấu dăn số trẻ và gia tăng trong chi tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nguồn cung trong thịt gia cầm và thịt bò tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa phát triển một mô hình kinh doanh bền vững. Tuy nhiên, để thành công trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên cân nhắc những thách thức tiềm ẩn trong ngành; điển hình như những rào cản thuế quan bị dỡ bỏ sau khi các hiệp định thương mại được kí kết gây biến động về giá bán trên thị trường, hay thói quen chuộng hàng nhập khẩu, hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam. Một vài chiến lược và hướng phát triển dành cho các doanh nghiệp nội địa trong ngành thịt như:
  • 19. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 19 + Phát triển ngang: thiết kể quy mô doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm nhiều khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình là những đối tác vệ tinh. + Phát triển dọc: mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ cạnh tranh về giá. + Tập trung phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm làm giảm mức độ lệ thuộc vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. + Chăn nuôi theo vùng dựa trên lợi thế địa lý của từng khu vực. 2. Thị trường sữa. Ngành sản xuất sữa toàn cầu đang đối mặt với thách thức của việc nhu cầu sữa đang tăng với tốc độ hiện tại trong thập kỷ tới. Trong thập kỷ qua việc buôn bán sữa bột trên toàn cầu khá ổn định, nhưng kể từ 2006 đã tăng tốc với mức 8% mỗi năm tính về khối lượng, do điều kiện thắt chặt hơn trên thị trường vốn đã được thắt chặt. Thương mại trong năm 2011 và dự kiến cả năm 2012 tăng trưởng 10% mỗi năm. Tăng trưởng thương mại đã được đáp ứng bằng việc sản xuất sữa mạnh hơn và tăng trưởng xuất khẩu bởi các nhà xuất khẩu lớn, và việc đáp ứng cho giá cả đang cải thiện để trả cho người sản xuất. Ghi chú: Infant Powder (Bột sữa trẻ con), Whey Powder (Bột váng sữa), SMP = Skim milk Powder (Bột sữa nghèo bơ); WMP - Whole milk powder - (Bột sữa toàn phần)
  • 20. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 20 Tăng nhập khẩu sữa bột (ngàn tấn, 2001-2012) Nhu cầu toàn cầu sẽ vượt quá nguồn cung: Theo OECD - FAO cho đến năm 2020 sản lượng sữa dự kiến của toàn cầu sẽ tăng ở mức 2% mỗi năm, trong khi đó nhu cầu về thương mại dành cho các thị trường đang phát triển sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn nhiều so với năng lực của các nhà xuất khẩu có thể cung cấp. (Tăng trưởng kinh tế đã qua và kế hoạch ở các thị trường sữa Châu Á đang phát triển)
  • 21. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 21 Cơ hội cho sự tăng trưởng nhu cầu về sữa ở phần thế giới đang phát triển là đáng kể và sẽ tiếp tục như thế với GDP tăng lên tạo nên tăng thu nhập của các gia đình. Tại đô thị do tăng di cư sẽ đẩy tăng trưởng nhu cầu sữa nhanh hơn ở một số vùng khác, vì dân chúng làm việc tại thành phối sẽ kiếm được nhiều tiền hơn và vì thế sẽ tìm kiếm một chế độ dinh dưỡng tốt hơn và đa dạng trong bữa ăn của họ. Sự tăng trưởng mạnh mẽ dự kiến trong nền kinh tế châu Á và các nước Đông Bắc Phi (MENA) sẽ tạo cơ hội lớn nhất cho việc mở rộng thị trường sữa. Ngành sữa cũng sẽ được hình thành như là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên bữa ăn giàu protein ở các khu vực này. II.2. Quy mô đầu tư của dự án. + Hợp phần nuôi heo:  Dự án tiến hành đầu tư xây dựng 6 trại heo nái sinh sản, mỗi trại có quy mô là 2.500 nái sinh sản.  Đầu tư 5 trại nuôi heo thịt, với quy mô mỗi trại là 30.000 con heo thịt.  Dự án tiến hành đầu tư xây dựng 1 trại nái hậu bị, với quy mô là 10.000 con. + Hợp phần nuôi bò:  Dự án đầu tư xây dựng 1 trại nuôi bò sữa với quy mô 10.000 con.  Trại nuôi bò thịt với quy mô khoảng 10.000 con. + Dự án tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống giết mổ tự động với quy mô là 1.000 con/ngày. + Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi với công suất là 300.000 tấn/năm. + Xây dựng xưởng chế biến thực phẩm (xúc xích), với công suất 10 tấn/ngày, tương đương khoảng 3.000 tấn/năm. + Xây dựng nhà máy chế biến sữa (chế biến sữa tươi) công suất 400.000 tấn/năm. + Xây dựng vùng trồng dược liệu GlobalGAP với quy mô 205 ha.
  • 22. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 22 + Xây dựng trại nuôi cá sấu để tận dụng nguồn thải trên làm thức ăn cho cá sấu, với quy mô đàn cá sấu nuôi lấy da là 4.000 con. III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. III.1. Địa điểm xây dựng. Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai. III.2. Hình thức đầu tư. Dự án tiến hành đầu tư mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. Bảng nhu cầu sử dụng đất của dự án STT Danh mục ĐVT Diện tích Số lượng Tổng diện tích 1 Hợp phần nuôi heo ha 19,77 74,78 1.1 Trại nái 2.500 con " 4,72 6 28,31 Chuồng trại " 0,98 Công trình phụ trợ và HT ao xử lý thải " 1,77 Giao thông và cây xanh cách ly " 1,97 1.2 Trại heo hậu bị 10.000 con " 7,20 1 7,20 Chuồng trại " 1,50 Công trình phụ trợ và HT ao xử lý thải " 2,70 Giao thông và cây xanh cách ly " 3,00 1.3 Trại heo thịt 30.000 con " 7,85 5 39,27 Chuồng trại " 1,64 Công trình phụ trợ và HT ao xử lý thải " 2,95 Giao thông và cây xanh cách ly " 3,27 2 Hợp phần nuôi bò " 213,98 1 213,98 - Chuồng trại " 2,42 - Công trình phụ trợ và HT ao xử lý thải " 4,35 - Giao thông và cây xanh cách ly " 1,21 - Đồng cỏ " 200,00 - Giao thông khu đồng cỏ " 6,00 3 Hợp phần giết mổ gia súc tự động " 0,50 1 0,50
  • 23. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 23 STT Danh mục ĐVT Diện tích Số lượng Tổng diện tích 4 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi " 1,51 1 1,51 5 Xưởng chế biến thực phẩm (xúc xích) " 0,30 1 0,30 6 Nhà máy chế biến sữa tươi " 1,44 1 1,44 7 Xây dựng vườn dược liệu (Đinh Lăng) " 205,49 1 205,49 8 Khu điều hành chung Ha 2,00 1 2,00 Tổng cộng 444,99 500,00 Như vậy, để đáp ứng mục tiêu đề ra của dự án, nhu cầu về quỹ đất để thực hiện là 500 ha. IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. Các vật tư đầu vào như: cây giống, vật tư nông nghiệp và xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án.
  • 24. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 24 Chương III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. Bảng danh mục quy mô diện tích xây dựng các công trình của dự án TT Danh mục ĐVT Số lượng I Hợp phần nuôi heo 1 Chi phí cho 6 trại nái Trại 6 Hệ thống chuồng sinh sản 2.500 nái - Nhà mang thai m² 4.692 - Nhà nái đẻ m² 4.834 - Nhà cách ly m² 305 2 Chuồng nuôi heo hậu bị m² 15.000 3 Chuồng nuôi heo thịt m² 180.000 4 Kho cám m² 240 5 Nhà nghỉ trưa công nhân - nhà sát trùng m² 110 6 Nhà vệ sinh công nhân m² 50 7 Nhà đặt máy phát điện m² 25 8 Cổng - tường rào md 2.400 9 Tháp nước 12m3 HT 18 10 Phòng làm việc kỹ thuật m² 120 11 Bể rửa đan m² 6 12 Sân đường - bãi quay xe m² 4.500 13 Hệ thống cấp điện HT 1 14 Hệ thống cấp nước HT 1 15 Hệ thống thoát nước HT 1 16 Giếng khoan - trạm bơm HT 1 17 Hầm Biogas - ao nước thải HT 1 II Hợp phần nuôi bò 1 Bò sữa sinh sản - Chuồng nuôi bò cái sinh sản m² 80.000 - Chuồng nuôi bò đẻ m² 160 - Chuồng nuôi bê từ 0-12 tháng tuổi m² 40.000 - Chuồng nuôi bê cái từ 12-24 tháng tuổi m² 20.000 2 Chuồng nuôi bò thịt m² 40.000 3 Kho cám m² 1.000
  • 25. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 25 TT Danh mục ĐVT Số lượng 4 Nhà nghỉ trưa công nhân - nhà sát trùng m² 150 5 Nhà vệ sinh công nhân m² 50 6 Tháp nước 12m3 HT 8 7 Phòng làm việc kỹ thuật m² 150 8 Sân đường - bãi quay xe m² 20.000 9 Hệ thống cấp điện HT 1 10 Hệ thống cấp nước HT 1 11 Hệ thống thoát nước HT 1 12 Giếng khoan - trạm bơm HT 1 13 Xây dựng đồng cỏ thâm canh ha 200 III Hợp phần giết mổ gia súc tự động 1 Thiết bị gây choáng Cái 1 2 Kệ inox chọc tiết Cái 1 3 Máng hứng tiết Cái 4 4 Xe vận chuyển lòng + máng inox Xe 4 5 Bồn nước nóng tự động kiểm soát nhiệt độ Bộ 1 6 Máy cạo lông công nghiệp tự động Máy 1 7 Dây chuyền treo giết mổ tự động Bộ 1 8 Máng inox làm sạch lòng Cái 4 9 Bàn pha lóc thịt.6 chân (inox; 1,2m x 2m) Cái 4 10 Máy Ôzôn xử lý thịt sau khi mổ Máy 1 11 Dàn inox móc treo lòng + Máng đựng đầu lòng Bộ 4 12 Các dụng cụ giết mổ + dụng cụ pha lóc Bộ 1 IV Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi 1 Nhà xưởng sản xuất m² 3.000 2 Nhà bảo vệ m² 16 3 Khu nhà hành chính m² 210 4 Nhà ăn m² 120 5 Kho thành phẩm m² 1.000 6 Kho nguyên liệu và bao bì m² 1.500 7 Nhà nồi hơi m² 54 8 Nhà để xe m² 120 9 HT cấp nước HT 1 10 HT cấp điện tổng thể HT 1 11 HT thoát nước và xử lý nước thải HT 1 V Xưởng chế biến thực phẩm (xúc xích)
  • 26. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 26 TT Danh mục ĐVT Số lượng 1 Nhà xưởng m² 1.000 2 Kho trữ đông m² 500 3 HT cấp nước HT 1 4 HT cấp điện tổng thể HT 1 5 HT thoát nước và xử lý nước thải HT 1 VI Nhà máy chế biến sữa tươi 1 Nhà xưởng sản xuất m² 2.500 2 Nhà bảo vệ m² 16 3 Khu nhà hành chính m² 320 4 Nhà ăn m² 160 5 Nhà vệ sinh, giặt là, phát áo quần bảo hộ lao động m² 80 6 Kho thành phẩm m² 1.000 7 Kho nguyên liệu và bao bì m² 1.500 8 Nhà nồi hơi m² 48 9 Nhà để xe m² 150 10 HT cấp nước HT 1 11 HT cấp điện tổng thể HT 1 12 HT thoát nước và xử lý nước thải HT 1 VII Xây dựng vườn dược liệu (Đinh Lăng) ha 205 VIII Trại nuôi cá sấu m² 6.000 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. II.1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn. 1. Chọn lọc và theo dõi heo nái hậu bị a. Lúc cai sữa: Chọn lọc vào thời điểm này cần dựa vào gia phả, thành tích sinh sản của bố mẹ, ông bà và ngoại hình của heo con. Nên chọn những con bụ bẫm, tăng trưởng tốt, trội nhất trong đàn, không có những khuyết tật, dị hình, bộ phận sinh dục không bất thường, số vú từ 12 trở lên, các vú cách nhau đều. Heo lanh lợi không ủ rũ, bệnh tật. b. Lúc 60 – 70 ngày tuổi: Tiếp tục chọn lựa trong số những con được tuyển của lần 1 dựa trên các chỉ tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe để chuyển qua khu nuôi làm giống, những con còn lại không đạt sẽ chuyển sang nuôi bán thịt.
  • 27. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 27 c. Lúc 4 – 6 tháng tuổi: Thời kỳ này tuyển chọn cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển tầm vóc. Nếu có các dị tật sẽ dễ dàng nhận ra. Ta có thể so sánh xếp cấp phê điểm theo tiêu chuẩn định sẵn bên dưới. Bảng tiêu chuẩn ngoại hình của heo nái hậu bị STT Bộ phận Ưu điểm 1 Đặc điểm giống, thể chất, lông da Đặc điểm giống biểu hiện rõ. Cơ thể phát triển cân đối, chắc chắn, khỏe mạnh, mập vừa phải. Lông da bóng mượt. Tính tình nhanh nhẹn nhưng không hung dữ. 2 Vai và ngực Vai nở đầy đặn, không xuôi hẹp. Ngực sâu rông, không lép. 3 Lưng sườn và bụng Lưng thẳng, dài vừa phải, sườn sâu, tròn. Bụng không sệ. Bụng và sườn kết hợp chắc chắn. 4 Mông và đùi sau Mông tròn, rộng và dài vừa phải. Đùi đầy đặn, ít nhăn. 5 Bốn chân Bốn chân tương đối thẳng, không quá to nhưng cũng không quá nhỏ. Khoảng cách giữa 2 chân trước và hai chân sau vừa phải. Móng không tè. Đi đứng tự nhiên. Đi bằng móng chân. 6 Vú và bộ phận sinh dục Có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều nhau. Bộ phận sinh dục đầy đặn, phát triển tốt. d. Lúc 7 – 10 tháng tuổi: Đây là giai đoạn quyết định sự chọn lọc cuối cùng. Ngoài những yếu tố ngoại hình đã được đề cập ở trên, thời điểm này cần chú ý đến những biểu hiện động dục lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm. Điều này sẽ cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai (nái quá mập, bộ vú xấu, quá nhút nhát hay quá hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng thì nên loại thải). 2. Dinh dưỡng - Heo từ giai đoạn cai sữa đến 70 – 90 kg cho ăn tự do theo chương trình dinh dưỡng dành cho heo con. Khi đạt 70 – 90 kg trở lên thì chuyển qua sử dụng thức ăn cho heo nái nuôi con tới thời điểm phối giống thì dừng. Vì đây là giai đoạn heo hậu bị phát triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo ra heo hậu bị đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này heo khó đẻ do quá mập hoặc quá ốm.
  • 28. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 28 - Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cho nhu cầu của heo trong giai đoạn này. Trước khi cho heo ăn cần phải kiểm tra thức ăn để tránh tình trạng nấm mốc, độc tố, hoocmon kích thích tăng trưởng, melanine... Độc tố trong thức ăn được coi là kẻ thù giấu mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng tới việc phát dục của hậu bị như: chậm động dục, buồng trứng không phát triển, trường hợp nặng hơn là vô sinh, thậm chí làm heo bị ngộ độc. 3. Môi trường nuôi dưỡng - Chuồng nuôi heo hậu bị phải thoáng mát, có độ dốc để thoát nước dễ dàng, có độ nhám vừa đủ, không trơn trợt hay gồ ghề vì sẽ làm hư móng. Thiết kế chuồng sao cho heo không bị lạnh vào mùa đông, không bị nóng vào mùa hè. - Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nếu nuôi chung cần chú ý đến sự tương đương tầm vóc. - Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi heo hậu bị là 16 giờ. - Cho heo hậu bị tiếp xúc với nọc vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn nọc có kinh nghiệm và tính hăng cao và cho tiếp xúc 10 – 15 phút mỗi ngày. - Tuổi phối giống là 7.5 – 8 tháng sau lần lên giống thứ 2. Độ dày mỡ lưng 20 – 22 mm, trọng lượng là 120 – 130 kg. 4. Công tác thú y - Trước khi phối giống 2 – 3 tuần cần phải thực hiện chương trình vaccine. Chương trình tiêm phòng được khuyến cáo như sau: Dịch tả, Lở mồm long móng, Giả dại, Parvovirus, có thể tiêm vaccine: PRRS, Circovirus Typ2 ( không bắt buột ) - Tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin - Kháng sinh: để tránh ảnh hưởng về sau ta nên định kỳ sử dụng (trộn vào trong thức ăn) để phòng ngừa triệt để bệnh ho và viêm phổi. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng heo đực giống Hiệu quả chăn nuôi của một trang trại phụ thuộc vào các yếu tố chính như con giống, chi phí thức ăn, chi phí quản lý, chi phí thú y... Trong đó yếu tố con giống đóng vai trò cơ bản nhất vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện khả năng sản xuất của thế hệ sau. Với tình hình hiện nay khi mà giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng, để đóng góp vào việc cắt giảm chi
  • 29. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 29 phí thức ăn và nâng cao hiệu quả chăn nuôi thì cần phải quan tâm đến con giống nhiều hơn nữa. Một con heo đực giống tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một con nái tốt, nhất là trong điều kiện hiện nay đang áp dụng phổ biến kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. Cụ thể, mỗi năm một con đực giống tốt có thể truyền những thông tin di truyền về các tính trạng kinh tế như: tăng trọng bình quân/ngày (ADG) cao; tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp... cho hàng ngàn con ở thế hệ sau, trong khi một nái tốt chỉ có thể truyền cho khoảng 20 heo con mà thôi. Do đó để nuôi dưỡng và khai thác sử dụng thành công heo đực giống thì người chăn nuôi cần chú ý những yếu tố sau: 1. Chọn heo: a. Chọn giống heo: Việc chọn giống phụ thuộc vào những yếu tố sau: - Chất lượng của giống: cần chọn giống heo mang đặc tính cải tiến cao, năng suất vượt trội so với những giống heo trước. - Thị hiếu của người chăn nuôi heo nái trong khu vực bao gồm màu sắc da lông của đực giống, tính chất phù hợp của giống có phù hợp không, khả năng đáp ứng nhu cầu cải tiến. - Hiểu rõ nguồn gốc của đàn heo nái trong khu vực để có chương trình phối giống hoặc gieo tinh cho phù hợp, phòng ngừa xảy ra hiện tượng đồng huyết hoặc cận huyết làm ảnh hưởng xấu đến năng suất của đàn heo. - Ngoài ra phải dựa vào cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật chăn nuôi mà trại mình hiện có. b. Chọn heo giống Chọn heo giống cần dựa vào đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, phát dục, năng suất, gia phả và qui trình nuôi. - Căn cứ vào ngoại hình, thể chất: Chọn con khoẻ mạnh và tốt nhất trong đàn. Hình dáng màu sắc đúng với giống cần chọn. Thể chất cân đối, vai lưng rộng, mông nở, chân cao thẳng, to khỏe, rắn chắc, đi bằng móng (không đi bàn). Tuyệt đối không chọn những con đực có chân đi xiêu vẹo, dị dạng khác thường (vòng kiềng, chân quá hẹp, yếu). Chọn heo đực có vú đều và cách xa nhau, có ít nhất 6 cặpvú trở lên, dịch hoàn phát triển đều hai bên, bộ phận sinh dục không dị tật.
  • 30. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 30 - Căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát dục: Đảm bảo tiêu chuẩn của phẩm giống theo từng giai đoạn nhất định (xem thêm ở bài Kỹ Thuật Chọn Giống Heo) - Căn cứ vào năng suất: Dựa vào các chỉ tiêu sau: Tốc độ tăng trọng (ADG), độ dày mỡ lưng (BF), tiêu tốn thức ăn (FCR), tỷ lệ nạc, thành phần thân thịt, chất lượng thịt: màu sắc, mùi vị, cảm quan.. - Căn cứ vào gia phả: Việc xem lý lịch ông bà, cha mẹ là rất cần thiết. Những quy định tiêu chuẩn cho dòng cha mẹ giống tốt là nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ lưng mỏng (dưới 3 cm), dài đòn, đùi và mông to, tỉ lệ thịt xẻ trên 55%. Chọn từ đàn có heo mẹ đẻ sai từ 10 - 12 con/lứa, trọng lượng sau cai sữa đạt 15 kg trở lên ở 45 ngày tuổi, thức ăn tiêu tốn ít từ 3,2 – 3,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, phàm ăn, chịu đựng tốt với khí hậu nóng, ẩm ở địa phương. Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 15 đến 50cc. - Căn cứ vào qui trình nuôi: Heo giống phải được nuôi theo qui trình kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt để phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong khu vực như dịch tả, thương hàn, suyễn, sảy thai truyền nhiễm... * Lưu ý: Sau khi đã chọn được heo đực làm giống thì chất lượng sản xuất của heo đực giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chọn lọc ở giai đoạn hậu bị và ngay cả trong giai đoạn làm việc. Việc chọn lọc và loại thải kịp thời những heo đực giống không đạt yêu cầu sẽ giúp người chăn nuôi giảm rất đáng kể chi phí đầu tư cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc. Nên người chăn nuôi cần tiến hành đánh giá và chọn lọc heo đực giống ở 2 giai đoạn quan trọng sau: + Giai đoạn 1: Khi heo bắt đầu phát dục: Khoảng 3,5 – 4 tháng tuổi, trọng lượng khoảng 40 – 60 kg, tùy theo giống ngoại hay lai. Tiến hành kiểm tra ngoại hình, tốc độ tăng trưởng, bệnh tật.. + Giai đoạn 2: Khi heo bắt đầu phối giống: tiến hành kiểm tra ngoại hình, tinh hoàn, tính dục, tính tình... Qua các lần kiểm tra như vậy chỉ chọn lại những con đực có ngoại hình và sức khỏe tốt, tính dục mạnh, tính tình dễ huấn luyện... 2. Dinh dưỡng cho đực giống Có 2 chỉ tiêu được chú ý nhiều nhất trong dinh dưỡng nói chung đó là protein thô và năng lượng. Đối với heo đực giống thì việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất
  • 31. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 31 lượng và thời gian sử dụng heo đực giống. Ta có thể chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng khi nuôi heo đực giống như sau: a. Giai đoạn 1: (từ khoảng 30 – 50 kg) Giai đoạn này cần cho heo đực lớn nhanh, phát triển tốt khung xương và các cơ quan sinh dục. Vì vậy đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng cao, cho ăn tự do. Giai đoạn này cần chú ý đến nhiều các khoáng chất của thức ăn (một số khoáng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển tính dục của heo đực giống như: selen, kẽm, mangan, iot). b. Giai đoạn 2: (từ khoảng 50 kg đến khi phối giống) Giai đoạn này heo đực giống phát triển nhanh các mô mỡ gây nhiều bất lợi trong quá trình sử dụng đực giống như: sự di chuyển để phối giống hoặc lấy tinh gặp khó khăn, mỡ dư sẽ tích tụ quanh các cơ quan nội tạng dẫn đến quá trình tiêu hóa và sử dụng thức ăn kém gây thiếu dưỡng chất cho quá trình hình thành tinh dịch và sản sinh tinh trùng, và mỡ dư này cũng sẽ tích tụ quanh các tuyến nội tiết, trong đó có tuyến não thùy và tuyến thượng thận (2 tuyến nội tiết có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tính dục của đực giống), mỡ ức chế hoạt động của các tuyến này, gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của đực giống. Vì vậy để phòng ngừa mập mỡ thì ở giai đoạn này cần phải cho ăn định lượng, bên cạnh đó cũng cần chú ý nhiều đến hàm lượng và chất lượng của đạm và các acid amin. c. Giai đoạn 3: (giai đoạn khai thác) Việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất cần thiết. Dựa vào bảng dưới đây, ta có thể định mức 2 chỉ tiêu ấy cho một heo đực giống ăn vào trong 1 ngày đêm như sau: Giống Trọng lượng heo (kg) Năng lượng – ME (Kcal) Protein thô – CP (gram) Giống heo nội 61 – 70 71 – 80 81 – 90 5.000 6.000 6.250 352 384 400 Giống heo ngoại 140 – 160 167 – 180 181 – 200 201 - 250 9.000 9.500 10.000 11.500 600 633 667 767 Nguồn: Kỹ thuật nạc hóa đàn heo. NXB Trẻ - 2002
  • 32. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 32 Ở giai đoạn này cũng cần chú ý đến kết quả của các lần phối giống để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp. Ngoài ra nên định kỳ bổ sung premix vitamin E cho đực giống. 3. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Đực giống Muốn nâng cao số lượng và chất lượng tinh dịch, ngoài nuôi dưỡng tốt cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý. Cụ thể như sau: - Chuồng trại phải thật khô ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, được xây dựng ở một khu riêng biệt, xa chuồng heo nái, bố trí trước hướng gió so với chuồng heo nái sinh sản. Chuồng có thể làm 1 dãy hoặc 2 dãy, diện tích bình quân khoảng 6m2/1 heo đực giống. - Nên cho heo đực vận động thường xuyên để có thân thể chắc khỏe và khả năng nhảy giá tốt, nâng cao phẩm chất tinh dịch, tăng tính hăng, tăng quá trình trao đổi chất, bụng gọn, chân khỏe, tránh béo phì. Cần có chế độ vận động thích hợp tùy theo điều kiện khí hậu thời tiết và mức độ ăn uống mà có sự thay đổi. Trước mùa chuẩn bị giao phối nên cho đực giống tăng cường vận động, trong mùa sử dụng giao phối nên cho heo vận động vừa phải. - Thời tiết mát mẽ sẽ ảnh hưởng lớn tới phẩm chất tinh dịch. Qua nghiên cứu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 4 có nhiệt độ thích hợp (25ºC) là thời gian heo đực có lượng tinh dịch cao, phẩm chất tinh dịch tốt, tỷ lệ thụ thai cao. Nên thường xuyên tám chải cho heo luôn sạch, xịt mát bộ phận sinh dục, tránh để khí hậu hầm nóng làm xệ túi da dịch hoàn. Việc vệ sinh cho heo đực sẽ làm tăng quá trình bài tiết, trao đổi chất, tăng cường các hoạt động về tính dục, tính thèm ăn, tránh được một số bệnh ngoài da, đồng thời qua đó ta dễ làm quen với heo hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huấn luyện và sử dụng. - Lịch tiêm phòng cho heo đực giống: Số lần Vaccine 1 lần/ năm Dịch tả 2 lần/ năm FMD 2 lần/ năm Aujeszky 2 lần/ năm PRRS - Định kỳ kiểm tra phẩm chất tinh dịch, thể trạng và tình trạng sức khỏe của đực giống, từ đó ta có thể điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng chăm sóc cho hợp lý. Đối với những đực giống đã trưởng thành thì trọng lượng qua các tháng không thay đổi nhiều, nhưng với heo đực còn non thì yêu cầu trọng lượng tăng dần ở
  • 33. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 33 các tháng đồng thời cơ thể phải rắn chắc, khỏe mạnh không được quá béo, quá gầy. Việc kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý hình thái của tinh dịch hàng ngày để phát hiện kịp thời những thay đổi về thể tích (V), màu sắc, mùi vị và hình dạng tinh trùng. Các chỉ tiêu cần kiểm tra định kỳ như: + Thể tích một lần xuất tinh: trung bình mỗi lần xuất tinh đối với heo ngoại từ 200 – 300 ml. + Nồng độ (C): số tinh trùng trong mỗi cm3 là 100.000.000 đến 3000.000.000 + Hoạt lực (A): số tinh trùng tiến thẳng phải trên 75% Nếu kiểm tra màu tinh thấy đục trắng như sữa thì đó là chứa nhiều tinh trùng, trắng trong là chứa ít tinh trùng, nếu tinh có màu bất thường như màu vàng, nâu, có máu.. thì phải ngưng cho giao phối với nái và nhốt riêng để theo dõi. Cần kiểm tra sự phát triển của dịch hoàn trong suốt thời kỳ sử dụng đực, nếu dịch hoàn không đều nhau, hoặc một trong hai phát triển to hơn, hoặc teo nhỏ thì phải nuôi nhốt riêng để theo dõi. 4. Kỹ thuật huấn luyện và sử dụng đực giống a. Huấn luyện: - Việc huấn luyện đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và sử dụng heo đực giống, nhất là huấn luyện để lấy tinh cho việc gieo tinh nhân tạo. Nếu quy trình huấn luyện không phù hợp có thể gây xáo trộn khả năng tính dục của heo, gây ảnh hưởng đến năng suất sản xuất. Cần chú ý 2 yếu tố chính khi tiến hành huấn luyện đực giống: + Về thể trọng: thông thường tiến hành huấn luyện khi heo giống ngoại đạt 100 – 120 kg, heo lai đạt 80 – 90 kg, khoảng 5 – 6 tháng. + Về phản xạ tính dục: Khi thể trọng đạt và phải kết hợp với các biểu hiện tính dục của đực giống (hiếu động, thường nhảy lên con khác…) - Phương pháp huấn luyện thông thường là con đực tơ tham quan con đực thành thục phối giống trực tiếp hoặc nhảy giá. Khi cho đực tơ phối giống phải chú ý ghép phối với những nái có tương đương tầm vóc, đang ở giai đoạn mê ì, nái hiền không hung dữ cắn đực, làm đực hoảng sợ. Tránh cho đực thấp phối với nái cao chân hoặc đực cao chân phối với nái thấp. Sau khi phối giống trực tiếp
  • 34. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 34 thành thục có thể tập cho đực nhảy giá lấy tinh (dùng dịch tiết âm hộ nái động dục bôi lên giá nhảy). - Heo đực hung hăng hoặc nhút nhát trong khi đưa đi phối cần lưu ý huấn luyện lại hoặc cho loại thải. Những đực già có răng nanh dài bén nhọn cần chú ý không làm chúng hung hăng tấn công người chăm sóc hoặc nái khi đi phối. b. Sử dụng - Nếu phối giống trực tiếp thì 1 đực có khả năng phối tinh cho 25 - 30 cái. Nếu thụ tinh nhân tạo thì một đực có thể phối giống cho 200 - 250 cái. - Khoảng cách giữa 2 lần phối giống của đực giống phụ thuộc rất nhiều vào tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện thời tiết thực tế của khu vực. Thông thường, nếu nuôi heo đực giống đúng qui trình thì năm đầu tiên heo có khả năng phối giống cao nhất và chất lượng cũng tốt hơn so với heo mới bắt đầu làm việc và heo đực già. - Tần suất phối giống của heo đực giống có thể dựa trên độ tuổi như sau: Heo từ 8 - 12 tháng tuổi: phối 2- 3 lần/ tuần. Heo từ 12 - 24 tháng tuổi: phối 3-4 lần/ tuần. Heo từ 24 tháng tuổi trở lên: phối 2-3/ tuần. Nếu Thụ Tinh Nhân Tạo thì một tuần chỉ nên lấy tinh 2 - 3 lần. * Chú ý: Nếu sử dụng heo phối trực tiếp phải có nơi bằng phẳng, không gồ ghề, yên tĩnh. Khi cho heo giao phối hoặc lấy tinh xong và cho heo nghỉ ngơi 30 - 60 phút mới cho ăn. Khi ăn no không cho giao phối. Nên chỉ lấy tinh, hoặc cho giao phối lúc trời mát (vào sáng sớm). Thời gian sử dụng đực nội là khoảng 3 năm, đực ngoại 2 năm. Không nên sử dụng đực giống quá lâu vì nó sẽ làm giảm khả năng cải tạo đời sau là dễ gây nên hiện tượng đồng huyết gần. Theo kinh nghiệm sử dụng heo đực giống ở một số nước như Úc, Mỹ thì việc sử dụng heo đực giống nên trong thời gian 1,5 – 2 năm, nên sử dụng đực giống trẻ để nâng cao sức cải tạo giống. c. Quản lý đực giống - Quản lý đực giống có vai trò rất quan trọng trong chương trình phát triển và lai tạo giống của đàn heo cho cả một quốc gia hay cả một khu vực. Nếu việc quản lý này không tốt thì nguy cơ bị cận huyết hoặc đồng huyết rất dễ xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng đến việc chăn nuôi heo. Thông thường có 2 chỉ tiêu quan trọng cần ghi chép cẩn thận:
  • 35. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 35 - Sổ lý lịch: sổ này ghi chép lại các số liệu như: gia phả, nguồn gốc, các chỉ tiêu sinh trưởng ( tăng trọng, mức ăn..), chỉ tiêu sinh sản (tuổi bắt đầu phối, năng suất..), các số liệu về tiêm phòng và các tác động thú y khác (bệnh tật..) - Sổ phối giống: sổ này ghi lại các số liệu như ngày phối giống, lý lịch của nái mà đực đó đã phối, kết quả của những lần phối. II.2. Kỹ thuật nuôi bò sữa. a. Nuôi bò thịt.  Nuôi bò cái sinh sản để có bê nuôi thịt Trong kỹ thuật nuôi bò thịt, nuôi bò cái sinh sản và nuôi bê lấy thịt có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau, vì muốn có đàn bê nuôi thịt phải có đàn bò cái sinh sản có tỷ lệ đẻ cao, nuôi con tốt, có nhiều bê đưa vào nuôi thịt thì hiệu suất sản xuất thịt của một bò cái sinh sản mới cao, vì vậy trong tổ chức nuôi bò thịt cũng phải chú ý đến cơ cấu đàn. Nếu trong trang trại vừa nuôi bò mẹ vừa nuôi bê thịt thì cơ cấu đàn ít nhất phải có trên 40% bò cái sinh sản và 10 - 12% bò cái hậu bị. Nếu bê sinh ra nuôi đến 6 tháng hoặc 7 - 8 tháng tuổi, bán giống hoặc chuyển qua nơi khác nuôi thịt, thì trong cơ cấu đàn phải có 55 - 60% bò cái sinh sản và 12 - 15% bò cái hậu bị. Tất cả những bò già, ốm yếu đẻ ít nên loại khỏi đàn. Đực giống có vai trò quyết định trong phát triển tăng đầu con, nếu cần được nuôi dưỡng tốt (ngoài cỏ tươi, mỗi ngày mỗi đực giống ăn 4 - 6kg thức ăn tinh hoặc cám) và sử dụng hợp lý. Đực giống trưởng thành một ngày cho phối giống 2 - 3 lần với thời gian nghỉ 1 - 2 ngày. Đực giống to cho phối 1 - 2 lần trong ngày với khoảng cách 2 ngày. Sau mỗi lần phối giống phải cho bò ăn bồi dưỡng thêm thức ăn tinh. Mỗi đực giống dùng phối giống không quá 40 - 50 con bò cái sinh sản trong một mùa phối giống. Nuôi bò sinh sản cho sữa hay nuôi bò sinh sản lấy thịt, muốn có năng suất sữa và thịt cao, bò mẹ phải được phối giống có chữa sau khi đẻ 2 - 3 tháng. Nuôi bò mẹ trong thời kỳ có chữa: Sinh trưởng của bê sau cai sữa phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc bò mẹ lúc có chữa. Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn cho bò cái được xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì, nuôi thai, tiết sữa và khả năng cung cấp thức ăn hiện có của từng vùng. Nhu cầu dinh dưỡng của bò cái sinh sản
  • 36. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 36 Khối lượng bò (kg) Tăng trọng (g/ngày) VCK ăn vào (kg) Quy ra cỏ tươi (kg) 200 000 4.0 20 250 4.9 24.5 500 5.6 28 250 000 4.8 24 250 5.8 29 500 6.2 31 300 000 5.5 27.5 250 6.7 33.5 500 7.1 35.5 Nhu cầu dinh dưỡng bò cái có chữa 200 600 5.2 26 250 600 6.5 32.5 300 600 7.4 37 Nhu cầu dinh dưỡng bò cái nuôi con 200 - 5.1 25.5 250 - 6.4 32 300 - 7.3 36.5 Khẩu phần nuôi dưỡng bò cái 200 - 220kg như sau : - Chăn thả hàng ngày: 7 - 8 giờ. - Cỏ xanh: 10kg. - Bột sắn hoặc cám: 1kg. - Khô dầu lạc: 0.2kg. - Premix khoáng - vitamin 20g. Khi bò có chữa hoặc nuôi con nên cho ăn thay thế khô dầu bằng bột cá nhằm tăng lượng protein trong khẩu phần để bò cái nuôi thai và tạo sữa cho con bú.  Nuôi dưỡng bê con giai đoạn bú sữa Nuôi dưỡng bê con là một trong những công việc dễ làm tốt vì bê con bú mẹ trực tiếp. Khi bê con bú mẹ trực tiếp thì việc nuôi bê trở nên đơn giản hơn nhiều, chính vì đơn giản nên nó cũng là một công việc ít được quan tâm. Nhiều bê con bị chết trong tuần đầu mới sinh có nguyên nhân không được chăm sóc tốt.
  • 37. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 37 Sau khi sanh bê phải được bú sữa đầu từ mẹ nó, vì sữa đầu cung cấp chất dinh dưỡng đặc biệt cao cho bê con, sữa đầu còn cung cấp kháng thể giúp bê chống lại bệnh và vì trong sữa đầu có những chất giúp bê tống chất thải ở đường tiêu hóa ra ngoài. Nếu vì một lí do nào đó bò mẹ sau khi sanh không đủ sữa đầu cho con bú thì việc cho bê bú sữa đầu từ con bò mẹ khác (nếu được) là việc cần thiết. Trong khoảng 10 ngày đầu bê còn yếu, nên nhốt bò mẹ cùng với bê con tại chuồng hoặc cột dưới bóng cây râm mát sạch sẽ, không thả bò mẹ dẫn theo bê ra đồng. Bê con được bú mẹ tự do, thường thì bê có thể bú 3-4 lần/ngày. Sau 2 tuần tuổi bê bắt đầu tập ăn rơm cỏ, có thể dùng cỏ non phơi héo dành cho bê tập ăn. Phải luôn có máng uống trong đó có đủ nước sạch cho bê uống, nhất là vào những ngày nắng nóng. Nhu cầu nước của bê sau 1 tháng tuổi có thể từ 5-10 lít mỗi ngày. Mặc dù trong sữa có khá đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng so với yêu cầu của bê con thì sữa vẫn thiếu một số khoáng chất và vitamin, nhất là sắt và vitamin D. Vì vậy nên bổ sung thêm khoáng dưới dạng đá liếm và cho bê vận động dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng. Tập cho bê con ăn cỏ non và thức ăn hỗn hợp từ tuần thứ 4. Điều này có 2 điểm lợi, thứ nhất là dạ cỏ phát triển tốt giúp bê ăn được nhiều thức ăn thô sau này, thứ 2 là bò mẹ đỡ hao mòn cơ thể và nhanh lên giống trở lại. Đến tháng tuổi thứ 4 giảm số lần bú mẹ chỉ cho bú một lần/ngày và sau 5 tháng tuổi thì cai sữa hẳn. Trước và sau khi cai sữa phải chắc chắn rằng bê được ăn khoảng 1-1.2kg thức ăn tinh mỗi ngày. Không trộn lẫn thức ăn tinh với nước, làm như vậy thức ăn sẽ bị chua dễ gây ra bệnh đường tiêu hóa. Khẩu phần nuôi dưỡng bê thịt giai đoạn bú sữa xem bảng 7.4- 7.6. Sức khỏe của bê là điều cần phải hết sức quan tâm. Khi nuôi dưỡng không đúng, bê thiếu chất dinh dưỡng sẽ có biểu hiện: lông thô nhám không bóng mượt, thay đổi màu sắc và độ sáng của lông, rụng lông, các khớp xương phình to hơn bình thường. Chuồng trại sạch sẽ, không khí trong lành và đủ nước sạch lúc nào cũng là yêu cầu thiết yếu để bê có sức khỏe tốt. Cho ăn thất thường, chất lượng thức ăn kém, thiếu nước uống bê có thể biểu hiện ưa nằm, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Để có một con bê lớn nhanh, khỏe mạnh cần nuôi dưỡng tốt ngay khi bò mẹ có thai và vệ sinh tốt khi bò mẹ sanh bê. Bê sanh ra phải được bú sữa đầu sớm và đầy đủ thức ăn thô chất lượng tốt, thức ăn tinh, khoáng và vitamin.
  • 38. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 38 Chuồng trại luôn khô ráo và sạch sẽ. Bê lai giữa bò Vàng ta với bò đực Sind nếu nuôi dưỡng tốt thì sau 5 tháng tuổi đạt trên dưới 90kg. Có thể tham khảo công thức phối hợp sau: + 40% Bắp vàng + 25% Tấm gạo + 25% Khô dầu nành hoặc hạt nành rang + 7% Rỉ mật + 1.8 % Bột xương + 1.2% Hỗn hợp muối ăn, khoáng vi lượng và vitamin A và D Bê được choăn tự do từ tuần tuổi thứ 2. Khi nào bê ăn được 0.5 kg/ngày thì giảm dần sữa. Khi bê đã ăn được 1.0-1.5 kg cám mỗi ngày thì dừng hẳn sữa. Khi bê đã được 3 tháng tuổi thì thức ăn tinh cho bê không cần cho thêm kháng sinh. Sau 6 tháng tuổi thì thức ăn tinh có thể cho thêm ure, hoặc cho ăn thức ăn tinh của bò lớn.  Nuôi bê sau giai đoạn cai sữa đến 12 tháng tuổi Đối với những trang trại chăn nuôi với số lượng lớn thì bê con sau khi tách mẹ phải nuôi thành từng nhóm có cùng lứa tuổi, hoặc chênh lệch nhau tối đa 2 tháng tuổi. Chuồng nuôi bê phải có tiểu khí hậu tốt, thông thoáng và nền chuồng không lầy lội vào mùa mưa, quá lồi lõm vào mùa khô. Chuồng bê phải cách rời chuồng bò lớn để giảm thiểu sự nhiễm kí sinh trùng, giảm sự lây lan bệnh và cho phép ta kiểm soát được việc chăm sóc nuôi dưỡng. Có khu đất được rào quây lại cho bê vận động. Cần chú ý rằng, sau cai sữa (5 tháng) dạ cỏ của bê chưa phát triển hoàn thiện vì vậy chúng không thể sinh trưởng và phát triển tốt với nguồn thức ăn duy nhất là cỏ và rơm. Sau 6 tháng tuổi, khi mà chức năng dạ cỏ đã hoàn thiện thì bê cũng không thể tự kiếm sống bằng lượng cỏ chúng ăn được ngoài bãi chăn. Chính vì vậy từ sau cai sữa đến khoảng 12 tháng tuổi, ngoài thời gian chăn thả ngoài đồng, bê phải được bổ sung thêm cỏ xanh non chất lượng cao tại chuồng (ăn tự do) và tối thiểu 1kg thức ăn tinh mỗi ngày. Sau 12 tháng tuổi tùy theo ngoại hình vóc dáng của bê mà giảm hoặc ngừng hẳn việc bổ sung thức ăn tinh. Tăng dần lượng thức ăn thô chất lượng thấp như rơmrạ. Có thể tham khảo tiêu chuẩn, khẩu phần ăn cho bê lai ở bảng 7.7- 7.8 để làm căncứ nuôi dưỡng. Nuôi dưỡng tốt thì bê lai Sind đạt khối lượng
  • 39. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 39 180-190kg và bê lai 75% máu bò chuyên thịt có thể đạt khối lượng 260- 270kg vào lúc 12 tháng tuổi. Bê cái đạt khốilượng phối giống lúc 17-18 tháng tuổi. Trong giai đoạn 10-12 tháng tuổi nhiều bê đã thành thục về tính vì vậy phải thiến bê đực hoặc nuôi tách riêng bê đực khỏi đàn cái.  Nuôi bê cái hậu bị từ 13 tháng tuổi đến trước khi đẻ lứa đầu Bê cái có thể dễ dàng đạt tăng trọng trung bình 350g/ngày giai đoạn sau 12 tháng tuổi. Bê cái lai hướng chuyên thịt có thể đạt 450 g/ngày. Giai đoạn này nhiều bê cái lên giống lần đầu, tuy vậy ta không phối giống lần đầu sớm khi tuổi bê và khối lượng chưa đạt. Chỉ phối giống lần đầu tiên cho bê cái khi bê đã được 17-18 tháng tuổi và đạt khối lượng bằng 70% khối lượng lúc trưởng thành. Thí dụ bò cái lai trưởng thành 270kg thì sẽ phối giống cho bò tơ lần đầu khi đạt khối lượng 180-190kg. Trường hợp bê cái đạt khối lượng phối giống trước khi tuổi còn non (12-13 tháng) ta vẫn chưa phối cho bê mà đợi đến 15-16 tháng mới phối. Phối trễ thì bò mẹ sau này lớn con và nuôi bê nhanh lớn hơn. Những đàn không sử dụng phối giống nhân tạo, sự phối giống của bò đực cần được kiểm soát bằng cách tách riêng bò đực khỏi đàn bò cái, bò cái được đem đến chỗ bò đực để phối. Chỉ gieo tinh các giống bò sữa, bò thịt cao sản cho bò cái lai Sind từ lứa đẻ thứ 2 và trên những bò cái có khối lượng từ 250kg trở lên. Khi bê cái mang thai lứa đầu, cơ thể vẫn tiếp tục lớn, vì vậy phải chăm sóc nuôi dưỡng bê cái thật tốt để sau này trở thành bò mẹ lớn con và bê con sinh ra cũng nặng cân, nhanh lớn. Khẩu phần ăn của bê cái mang thai lứa đầu giống như khẩu phần ăn của bê cái 18 tháng tuổi tăng trọng 300-350g/ngày.  Nuôi bò đực giống Chọn bê đực làm giống phải chọn từ lúc sơ sinh. Chỉ chọn những bê có lí lịch rõ ràng, chắc chắn chúng được sinh ra từ những con mẹ và con bố tốt nhất. Khối lượng sơ sinh và khối lượng khi cai sữa phải vượt trội so với những con khác trong đàn. Từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi bê phải được nuôi với chế độ đặc biệt để đạt mức tăng trọng tối đa. Sau 12 tháng tách riêng khỏi đàn cái và nuôi theo chế độ đực giống. Khẩu phần đảm bảo duy trì thể trạng không mập quá nhưng không gày ốm. Về ngoại hình chọn những con nhìn bề ngoài có nét đặc trưng của giống đực, không nhầm lẫn với con cái, có tính hăng nhưng không hung dữ, hai hòn cà
  • 40. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 40 to và cân đối, bắp thịt nổi rõ, chân và móng thẳng, khỏe, bước đi chắc chắn, hùng dũng. Khẩu phần chia làm 2 lần cho ăn vào buổi sáng và buổi chiều. Sau mỗi lần phốigiống cần bồi dưỡng cho bò đực ăn cỏ tươi, thức ăn tinh, bánh dinh dưỡng, đá liếm. Bò đực nuôi nhốt cần cho vận động mỗi ngày hoặc thả tự do trong sân chơi để bò tắm nắng và tự vận động.  Vỗ béo bò và bê Những bê cái và bê đực không giữ làm giống, muốn bán thịt thì cần áp dụng kỹ thuật vỗ béo. Có 2 phương pháp vỗ béo được áp dụng. Phương pháp vỗ béo ngắn và phương pháp vỗ béo dài. Vỗ béo ngắn áp dụng cho bò tơ khoảng 18 tháng tuổi hoặc bò sinh sản già loại thải. Thời gian vỗ béo kéo dài khoảng 80-90 ngày, khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh cao, nuôi nhốt. Vỗ béo dài ngày áp dụng cho bò tơ khoảng 12 tháng tuổi. Thời gian vỗ béo kéo dài cả 6 tháng, chăn thả và bổ sung thức ăn tại chuồng. Khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh thấp hơn so với phương pháp vỗ béo ngắn ngày nuôi nhốt. Mục đích vỗ béo là rút ngắn thời gian nuôi, để đạt tăng trọng cao nhất trong thời gian ngắn nhất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng thịt. Sau đây giới thiệu khẩu phần vỗ béo bê với khối lượng và yêu cầu tăng trọng khác nhau. Trước khi vỗ béo cần được tẩy giun sán bắng các loại thuốc như Fasiolanida hoặc Fasinex (liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm). Những ngày đầu vỗ béo không cho ăn khẩu phần vỗ béo ngay, tuần đầu tăng dần thức ăn tinh lên tối đa 1,5kg để tránh rối loạn tiêu hóa. Tuần thứ 2 tăng thức ăn tinh tối đa 3kg, tuần thứ 3 tăng tối đa lên 6-7kg. Tùy mục tiêu tăng trọng mà khối lượng thức ăn tinh của khẩu phần khác nhau, vì vậy thời gian làm quen khẩu phần vỗ béo có thể kéo dài từ 2-3 tuần. Thức ăn tinh vỗ béo bò gầy, bê đực không cần hàm lượng protein cao như thức ăn cho bò tơ. Tự phối hợp từ cám gạo, khoai mì lát thêm ure và rỉ mật sẽ giảm chi phí thức ăn và tăng thêm lợi nhuận (xem công thức phối trộn ở phần trên). Những nơi có sẵn rỉ mật đường, giá rẻ thì sử dụng rỉ mật đường chiếm từ 20-30% trong thức ăn tinh để vỗ béo bò. Công thức thức ăn tinh như sau: 50% sắn lát, 20% rỉ mật, cám gạo 27%, urea 1.5%, muối ăn 0.5%, bột xương 1%. b. Nuôi bò sữa.
  • 41. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 41 Trong chăn nuôi bò sữa, công tác chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Đây là yếu tố chính quyết định tới năng suất. Vì vậy chúng tôi lựa chọn giống bò Holstein Friesian (HF) Bò HF là giống bò sữa chuyên dụng, cao sản được hình thành từ thế kỷ thứ 14 ở vùng Friesian- Hà Lan, nơi có khí hậu ôn hoà, nhiệt độ bình quân năm là 100C (2-170C), đồng cỏ phát triển. Hiện nay giống bò HF đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Về bò chuyên dụng sữa thì chưa có giống bò nào có sản lượng sữa cao hơn. Bò HF có lông màu lang trắng đen hoặc đen hoàn toàn. Có 6 vùng trắng ở trán đuôi và 4 chân. Một số ít có màu lông đỏ trắng. Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 1000-1200kg. Bò cái 650-700kg. Bò có kết cấu ngoại hình tiêu biểu của giống cho sữa. 2/3 phía sau phát triển hơn phía trước (hình nêm cối). Bầu vú to, tĩnh mạch nổi rõ. Thân hình cân đối. Ngực sâu, bụng có dung tích lớn. Da mỏng, lông mịn, tính hiền lành. Sản lượng sữa đạt 5,500-6,000kg/chu kỳ, 305 ngày. Tỷ lệ mỡ 3.6%. Chọn lọc và nuôi dưỡng tốt, lượng sữa có thể đạt 6,000-8,000kg/chu kỳ. Bò thuộc giống thuần thục sớm, nuôi tốt 16 tháng đã có thể phối giống có chữa và để mỗi năm một lứa. Bò thích hợp với vùng khí hậu ôn đới và cao nguyên. Chăm sóc và nuôi dưỡng  Thiết bị chăn nuôi: + Hệ thống cung cấp thức ăn + Hệ thống cung cấp nước uống
  • 42. Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi khép kín kềt hợp trồng dược liệu Ánh Linh. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 42 + Thiết bị vắt sữa + Thiết bị bảo quản sữa thứ cấp điện tử + Thiết bị dọn chuồng tự động.  Quy trình nuôi dưỡng + Nuôi dưỡng bê từ 1 ngày tuổi đến bò trưởng thành 1. Bê từ 0-7 ngày tuổi: Sữa mẹ trong 7 ngày đầu có nhiều Colostrum do thành phần sữa có kháng thể và nồng độ dinh dưỡng cao nên phải cho bê bú không nhập chung vào sữa hàng hóa. Đối với bò khai thác sữa không được cho bê bú trực tiếp mà phải vắt sữa ra rồi tập cho bê uống tránh cho bò mẹ có phản xạ mút vú rất khó vắt sữa sau này. Khẩu phần sữa từ 5 - 6 kg/ngày tùy trọng lượng bê sơ sinh. 2. Bê từ 8-120 ngày tuổi: Ngoài sữa làm thức ăn chính cần phải tập cho bê ăn cỏ, cám để sớm phát triển dạ cỏ. Bê 4 tháng chuẩn bị giai đoạn cai sữa phải bổ sung thêm đạm, khoáng vi lượng và đa lượng vào khẩu phần. Khẩu phần sữa: - Bê 08 - 30 ngày tuổi : 6 kg. - Bê 30 - 60 ngày tuổi : 4 kg. - Bê 60 - 90 ngày tuổi : 2 kg. - Bê 90-120 ngày tuổi : 1 kg. Tùy điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng mà ta có thể thay từ từ một phần sữa bằng cháo bắp hay tấm... Nếu bê tiêu chảy phải cân đối lại khẩu phần kịp thời. 3. Giai đoạn bê cai sữa đến tơ lở: Đây là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tình trạng kỹ thuật và bệnh tật, sự phát triển của cơ thể là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thành thục và sản lượng sữa của bò sau này. Do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ ăn uống, tắm chải và vận động phải thực hiện tốt và nghiêm ngặt. Khẩu phần cho bò ở giai đoạn này bao gồm: - Thức ăn tinh: cám hỗn hợp (16 - 18% protein)