KHÁM BỤNG

SoM
SoMsinh vien chez Khoa Y- Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh

TIÊU HÓA

Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa
Kỹ năng thăm khám
1
KHÁM BỤNG
A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
Sau khi học xong bài này SV phải:
- Mô tả các phân khu ổ bụng và các cơ quan tương ứng.
- Thực hiện đúng các kỹ năng nhìn, nghe, gõ, sờ trong khám bụng.
- Thực hiện được thao tác khám vị trí các điểm đau vùng bụng.
- Trình bày được kết quả thăm khám.
B. PHÂN BỐ THỜI GIAN:
- Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 5’
- Giới thiệu nội dung bài giảng: 15’
- Thực hành kỹ năng: 60’
- Tổng kết cuối buổi: 10’
C. NỘI DUNG:
I. Phân khu ổ bụng
Giới hạn của ổ bụng: phía trên là cơ hoành, phía dưới là hai cánh chậu, phía
sau là cột sống và cơ lưng, hai bên là cơ và cân thành bụng.
1. Phía trước:
Ổ bụng thông thường được chia làm 4 vùng hoặc 9 vùng, mục đích là để mô tả
vị trí của các cơ quan tương ứng bên dưới, mô tả điểm đau, và sự thay đổi của các cơ
quan tương ứng bên dưới.
- Cách chia làm 4 vùng: Vẽ 2 đường thẳng tưởng tượng qua rốn, 1đường đi từ
mũi ức đến khớp mu; đường thứ 2 qua rốn và vuông góc với đường thứ nhất chia ổ
bụng thành 4 khu: khu trên phải, khu trên trái, khu dưới phải, khu dưới trái.
- Cách chia làm 9 vùng: Hai đường thẳng xuất phát từ 2 đường trung đòn kéo
xuống đến nếp bẹn, đường này tương ứng với đường bên cơ thẳng bụng. Hai đường
thẳng còn lại vuông góc với đường thẳng trên, đường thẳng thứ nhất nối với điểm thấp
nhất của 2 mạng sườn, đường ngang thứ 2 nối với hai gai chậu trước trên chia ổ bụng
thành 9 vùng: thượng vị, quanh rốn, hạ vị, hạ sườn phải, hạ sườn trái, hông phải, hông
trái, hố chậu phải, hố chậu trái (hay vùng bẹn phải và vùng bẹn trái).
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa
Kỹ năng thăm khám
2
2. Phía sau:
Vùng bụng sau có giới hạn bên là hai đường nách trước, còn gọi là vùng thắt
lưng. Vùng thắt lưng phải và trái có giới hạn trên là xương sườn 12, dưới là mào chậu,
phía trong là cột sống.
Phân chia bụng thành 9 phần Phân chia bụng thành 4 phần
Điều quan trọng là người khám phải nhận biết cấu trúc tương ứng ở bên trong
xoang bụng của mỗi vùng và biết được vị trí các điểm đau. Các điểm đau thường gặp
trong các bệnh lý tiêu hóa là:
+ Điểm đau thượng vị: là điểm giữa của đoạn thẳng nối mũi ức đến rốn.
+ Điểm túi mật: là giao điểm của đường trung đòn phải và bờ sườn phải hoặc
giao điểm của bờ ngoài cơ thẳng bụng phải và bờ sườn phải.
+ Điểm niệu quản trên bên phải và bên trái: lấy từ rốn ra 3 khoát ngón tay
hoặc giao điểm của đường nối ngang rốn và bờ ngoài cơ thẳng bụng.
+ Điểm niệu quản giữa bên phải và bên trái: lấy đường nối ngang gai chậu
trước trên và giao điểm 1/3 ngoài và 2/3 trong.
+ Điểm Mc Burney: là điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong đường thẳng nối từ rốn
đến gai chậu trước trên bên phải.
+ Điểm sườn lưng trái (Mayo Robson): giao điểm của bờ ngoài cơ thẳng lưng
bên trái và bờ dưới xương sườn 12.
+ Điểm sườn cột sống: góc tạo bởi xương sườn thứ 12 và cột sống.
II. Khám bụng
1. Chuẩn bị
- Phòng khám ánh sáng tốt.
- Giường, ống nghe.
- Bệnh nhân đi tiểu trước khi khám
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa
Kỹ năng thăm khám
3
- Giải thích cho bệnh nhân.
- Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa và kê gối dưới đầu, vùng bụng
được bộc lộ hoàn toàn từ ngang vú đến 2 nếp bẹn, hai tay để xuôi theo hai bên, hai
chân co để cơ thành bụng giãn tối đa. Tuyệt đối không kê tay dưới bụng vì sẽ làm
căng cơ thành bụng.
- Người khám bệnh: Có thể ngồi hay đứng phía bên phải bệnh nhân và nhìn vào
mặt bệnh nhân. Nếu bệnh nhân khai bị đau bụng thì chỗ đau sẽ khám sau cùng.
- Yêu cầu bệnh nhân mô tả cảm giác đau hay những cảm giác khác xuất hiện vào
lúc khám.
Chú ý: đối với thăm khám bụng thực hiện kỹ năng thăm khám theo thứ tự:
nhìn, nghe, gõ, sờ.
2. Khám bụng:
2.1. Quan sát (Nhìn)
Nhìn bụng bệnh nhân theo nhiều góc độ (thẳng, tiếp tuyến với thành bụng) để
ghi nhận:
- Hình dáng chung của bụng bệnh nhân: xem bụng có cân đối, to bè, chướng
căng hay lõm lòng thuyền không
- Vùng rốn: rốn lõm, lồi, khối phồng ở vùng rốn.
- Tình trạng da bụng: xem có tuần hoàn bàng hệ không? Tĩnh mạch giãn to hay
vừa phải, thẳng hay ngoằn ngoèo, trên rốn hay dưới rốn. Da trơn hay nhăn nheo, teo
hay nở? Vết rạn da? Có vết sẹo mổ ở vùng bụng không? Vết mổ đường nào?
- Nhìn màu sắc ở da bụng: dấu bầm tím quanh rốn (dấu hiệu Cullen) và dấu bầm
tím ở vùng hông (dấu hiệu Grey – Turner): là dấu xuất huyết sau phúc mạc của viêm
tụy cấp.
- Bụng có tham gia nhịp thở không?
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa
Kỹ năng thăm khám
4
- Tình trạng cơ bụng: thớ cơ nổi rõ, nhất là thớ cơ thẳng bụng, thành bụng trước
không di động theo nhịp thở gặp trong viêm phúc mạc toàn thể.
- Khối u vùng bụng: xuất hiện thường xuyên hay chỉ khi ho hoặc rặn. Yêu cầu
bệnh nhân ho ta có thể thấy được chỗ phồng của thoát vị bẹn, thoát vị đùi hay thoát vị
rốn.
- Dấu hiệu rắn bò: nhìn tiếp tuyến với thành bụng, thấy các sóng nhu động nổi
lên và chạy từ nơi này sang nơi khác cùng lúc với bệnh nhân than đau bụng. Dấu hiệu
này gặp trong tắc ruột cơ học.
- Túi mật to: một khối nhô lên ở thành bụng phải, bờ lồi quay xuống dưới và di
động theo nhịp thở, gặp trong tắc mật do sỏi ống mật chủ hoặc u đầu tụy.
2.2. Nghe
Mục đích: nghe tiếng ruột, tiếng của mạch máu, và tiếng cọ màng bụng.
- Nghe tiếng ruột: đặt màng ống nghe ở giữa bụng, hoặc vùng bụng dưới phải để
nghe nhu động ruột, nghe ít nhất trong 2 phút. Âm ruột bình thường nghe từ 5-10
lần/phút.
Lưu ý: bình thường nhu động ruột có âm sắc cao vừa phải. Nếu sau 2 phút mà
không nghe được tiếng nhu động nào, tình trạng mất nhu động ruột có thể xảy ra, mất
nhu động ruột nên hoạt động của ruột bị tê liệt, có thể do tình trạng phúc mạc bị kích
ứng toàn bộ. Nếu tần số tăng, âm sắc cao gặp trong tắc ruột cơ học. Tần số tăng, âm
sắc không cao gặp trong viêm dạ dày ruột, xuất huyết tiêu hóa trên.
- Tiếng thổi mạch máu: đầu tiên đặt ống nghe bên phải ngay dưới mũi ức, đè nhẹ
và giữ yên ống nghe. Chú ý lắng nghe và tiếp tục những vị trí khác theo thứ tự từ trên
xuống và từ trái qua phải. Không được quên vùng bẹn.
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa
Kỹ năng thăm khám
5
- Tiếng óc ách: nghe lúc sáng khi đói. Có 2 cách:
+ Cách 1: áp ống nghe lên bụng của bệnh nhân, dùng 2 ngón tay áp vào 2 bên của
mạng sườn của bệnh nhân, từ bên này sang bên kia.
+ Cách 2: dùng hai tay nâng mạng sườn bệnh nhân, lắc từ bên này sang bên kia,
cách này không cần dùng ống nghe.
Nếu nghe được tiếng óc ách của nước là gặp trong tình trạng dạ dày bị dãn.
2.3. Gõ
Mục đích: để nhận biết hình dạng, kích thước của tạng đặc, tìm dịch và hơi
trong khoang phúc mạc.
Gõ toàn bộ bụng một cách hệ thống: gõ từ trên xuống dưới, từ trái sang phải
hay gõ từ rốn ra xung quanh theo hình nan hoa.
+ Gõ vang gặp trong tắc ruột, liệt ruột.
+ Gõ đục bàn cờ gặp trong lao phúc mạc.
+ Gõ đục vùng thấp: khi gõ đục không rõ ràng, cho bệnh nhân nằm nghiêng
sang 1 bên sẽ thấy gõ đục bên nằm nghiêng và gõ vang bên kia và ngược lại.
+ Gõ vang vùng rốn và thượng vị đồng thời gõ đục các vùng khác gặp trong
báng bụng lớn.
Phát hiện dấu hiệu sóng vỗ: đặt bàn tay trái vào hông phải bệnh nhân, tay phải
vỗ nhẹ vào hông trái, nếu ổ bụng có dịch sẽ cảm nhận được xung động truyền đến tay
trái. Hoặc để bệnh nhân hay người phụ dùng cạnh bàn tay chặn ở giữa bụng để tránh
sự truyền xung động theo mạc nối lớn hay thành bụng.
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa
Kỹ năng thăm khám
6
2.4. Sờ
- Là thao tác khám quan trọng nhất để chẩn đoán các bệnh lý xoang bụng.
- Sờ nông bằng một bàn tay và các ngón tay áp sát vào nhau, cảm nhận bằng đầu
ngón 2,3,4,5.
- Sờ sâu bằng hai bàn tay, tay trên ấn tay dưới sâu xuống bụng.
- Sờ từ nông đến sâu, nhẹ nhàng theo nhịp thở của bệnh nhân, từ chỗ không đau
đến chỗ đau. Thông thường sờ từ hố chậu trái đi lên và từ hố chậu phải đi lên.
Ấn điểm đau thượng vị: điểm đau lệch trái gặp trong loét dạ dày và lệch phải
gặp trong loét tá tràng.
Dấu hiệu Murphy: điểm đau túi mật (nghiệm pháp Murphy)
Cách 1: đặt 4 ngón 2,3,4,5 bàn tay trái ôm vào mạng sườn phải, ngón tay cái ấn
nhẹ nhàng vào điểm túi mật, mỗi khi bệnh nhân thở ra, ấn sâu vào đến khi bệnh
nhân hít vào cảm thấy đau chói và ngưng thở: nghiệm pháp Murphy (+) gặp trong
viêm túi mật cấp.
Cách 2: đặt bàn tay phải, các ngón 2, 3, 4 ấn nhẹ nhàng vào điểm túi mật như trên.
Ấn điểm đau Mc Burney: đau gặp trong viêm ruột thừa cấp.
Tìm phản ứng dội (dấu hiệu Blumberg): phản ứng dội là phản ứng của sự kích
thích phúc mạc, có thể tạo ra bằng cách ấn sâu từ từ trên bụng, sau đó buông tay ra đột
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa
Kỹ năng thăm khám
7
ngột, bệnh nhân sẽ bị đau tăng lên ở vùng bị viêm gặp trong viêm phúc mạc. Phải làm
phản ứng này sau khi tìm đề kháng thành bụng để tránh co cơ tự ý.
Đề kháng thành bụng: khi tay người khám sờ lên thành bụng, cơ thành bụng
của bệnh nhân co cứng chống lại tay người khám đồng thời bệnh nhân than đau là dấu
hiệu quan trọng của viêm phúc mạc (do hoại tử túi mật, thủng dạ dày-tá tràng, viêm
ruột thừa vỡ mủ).
Đề kháng thành bụng có thể là co cứng như gỗ (gặp trong thủng dạ dày- tá
tràng những giờ đầu).
Sờ khối u: khi sờ được khối u cần phải xác định: vị trí, bờ khối u, kích thước,
mật độ (chắc, cứng, căng), đau hay không đau, có di động theo nhịp thở không, có di
động ngang không.
3. Khám gan và túi mật
Mục đích: để nhận biết hình dạng, kích thước, mật độ, bề mặt gan, bờ gan và
túi mật.
- Nhìn: vùng dưới hạ sườn phải có nổi gồ: gan to do u gan, áp xe gan,…, túi mật
to.
- Gõ: xác định bờ trên, bờ dưới và chiều cao gan
Từ vùng ngực, khoảng liên sườn 2 gõ xuống vào các khoảng liên sườn, gõ theo 3
đường: đường trung đòn phải, cạnh ức phải, đường nách trước phải để xác định ranh
giới vùng gõ trong chuyển sang gõ đục, ranh giới phổi-gan thường ở khoảng liên sườn
7-8, gọi là bờ trên gan. Tiếp tục gõ xuống xác định bờ dưới gan, là ranh giới của vùng
gõ đục chuyển sang gõ trong. Ranh giới phía trên và dưới là vùng đục của gan.
Chiều cao gan đo ở đường trung đòn bình thường khoảng 10-11 cm.
- Sờ: khám bằng cả hai tay
Người bệnh nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay trái ngón 2,3,4,5 đặt dưới hố thắt
lưng và nâng về phía trước và lên trên với các ngón tay hơi cong. Đặt bàn tay phải
dưới bờ sườn phải, các ngón tay song song bờ dưới sườn hay hướng về bờ dưới sườn.
Cho bệnh nhân hít sâu, tay phải ấn chẩn nhẹ nhàng, cảm nhận ờ dưới gan trượt
dưới những ngón tay. Nên bắt đầu từ vùng hông phải tiến dần về phía dưới sườn.
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa
Kỹ năng thăm khám
8
Xác định bờ dưới gan: các ngón tay song Xác định bờ dưới gan: các ngón tay
song bờ dưới sườn phải hướng về bờ sườn phải
Chú ý: nếu gan to ta có thể sờ được bờ của gan. Khi sờ được bờ của gan thì
phải nhận định xem mệt độ mềm, chắc, cứng, bề mặt của gan nhẵn hay gồ ghề, có u
cục, quan sát xem bệnh nhân có đau hay không?
Nghiệm pháp rung gan: bàn tay trái đặt lên mạng sườn phải của bệnh nhân, các
ngón tay nằm trong các khoảng liên sườn, dùng bờ trụ của bàn tay phải chặt nhẹ và
gọn lên các ngón tay trái.
Nghiệm pháp ấn kẽ sườn: dùng ngón tay 1 hoặc 2 ấn vừa phải vào các khoảng
liên sườn của vùng gan để tìm điểm đau chói. Ấn vào nhiều vị trí khác nhau trên cùng
khoảng liên sườn hay trên nhiều khoảng liên sườn khác nhau để so sánh mức độ đau.
Điểm đau thường gặp nhất là liên sườn 9 đường nách giữa, gặp trong áp xe gan do
amip.
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa
Kỹ năng thăm khám
9
Khám túi mật: bình thường không sờ chạm được túi mật. Khi túi mật có u, bị
viêm hay ứ mật, sẽ to ra và sa xuống nhiều hay ít ở vùng dưới sườn phải. nếu không
có đề kháng thành bụng, có thể xác định đầy đủ kích thước, hình dạng, bờ, mật độ của
túi mật và có ấn đau hay không.
4. Khám lách
Mục đích: để nhận biết hình dạng, kích thước, bờ, bề mặt lách và mật độ
của lách.
- Nhìn: có thể thấy lách to nổi gồ lên ở vùng bụng trái.
- Gõ: bệnh nhân nằm nghiêng phải
+ Gõ từ trên xuống và từ trước ra sau.
+ Khi lách to vùng đục sẽ lấn ra trước và vào trong, có khi quá rốn, hiếm khi
quá đường giữa.
Sờ:
+ Cách 1: bệnh nhân nằm ngửa, người khám đứng bên phải bệnh nhân bàn tay
phải để trên thành bụng ngay dưới bờ sườn trái. Bàn tay trái để phía sau mạng sườn
ôm lấy vùng lách và đẩy lách lên trên (ra phía trước). Bảo bệnh nhân hít thật sâu vào,
nếu lách to sẽ đụng vào đầu ngón tay phải.
+ Cách 2: cho bệnh nhân nằm nghiêng sang phải. Bàn tay trái đặt ở mạng sườn
trái của bệnh nhân. Dùng bàn tay phải sờ hạ sườn trái như trên.
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa
Kỹ năng thăm khám
10
Khám lách (bệnh nhân nằm ngửa) Khám lách (bệnh nhân nhiêng phải)
Lách to được chia thành 4 độ:
+ Độ 1: lách to mấp mé bờ sườn trái hay dưới bờ sườn 1-2 cm.
+ Độ 2: lách to quá bờ sườn trái (dưới bờ sườn trái 2-4 cm).
+ Độ 3: lách to ngang rốn.
+ Độ 4: lách to đến hố chậu trái.
5. Khám thận
- Khám thận phải: người khám đứng bên phải bệnh nhân, đặt bàn tay trái ở phía
sau hố thắt lưng phải. Tay phải đặt ngang dưới hạ sườn, hai bàn tay ép sát dần vào
nhau theo nhịp thở của bệnh nhân để tìm dấu chạm thận. Dùng các ngón bàn tay trái
hất từ dưới lên để tìm dấu bập bềnh thận.
- Khám thận trái: người khám đứng bên trái bệnh nhân và thực hiện như trên.
Hoặc có thể đứng bên phải gần giống khám lách.
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa
Kỹ năng thăm khám
11
- Nghiệm pháp rung thận: cho bệnh nhân ngồi, đặt bàn tay trái lên vùng hố thắt
lưng tay phải đấm nhẹ vào bàn tay trái để xem bệnh nhân có đau không?
D. THỰC HÀNH: 70 phút
- Lần 1: 60 phút
SV chia thành từng nhóm 3 sinh viên thực hiện kỹ năng khám bụng. Một SV
làm bệnh nhân, một SV thực hiện, một SV quan sát và góp ý.
- Lần 2: (10 phút). Chọn 1 SV
+ SV thực hiện các bước kỹ năng khám bụng trên 1 sinh viên khác.
+ Các SV còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến.
- CBG nhận xét và tổng kết.
E. ĐÁNH GIÁ:
Thi cuối module theo OSCE
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa
Kỹ năng thăm khám
12
F. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bài giảng Khám bụng, Kỹ năng Y khoa cơ bản, Nhà xuất bản y học,
2009, trang 124 – 133.
2. Bài giảng Khám bụng, Tài liệu tập huấn Kỹ năng y khoa tiền lâm sàng,
Trung tâm bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM, 2005, trang 14-36.
BẢNG KIỂM
TT Nội dung Không
thực hiện
Không
đầy đủ
Đầy
đủ
1 Chào hỏi. Giải thích và động viên bệnh nhân hợp tác
2 Tư thế bệnh nhân và người khám
3 Bộc lộ vùng khám.
4 Phân khu ổ bụng thành 4 vùng
5 Phân khu ổ bụng thành 9 vùng
6 Kỹ năng nhìn bụng.
7 Kỹ năng nghe bụng
8 Kỹ năng gõ bụng
9 Kỹ năng sờ bụng
10 Kỹ năng khám gan
11 Kỹ năng khám lách
12 Kỹ năng khám thận
13 Mô tả kết quả khám
14 Thái độ của thầy thuốc đối với bệnh nhân

Recommandé

Bệnh án ngoại khoa par
Bệnh án ngoại khoa Bệnh án ngoại khoa
Bệnh án ngoại khoa Đất Đầu
42.4K vues12 diapositives
KHÁM HỆ NIỆU par
KHÁM HỆ NIỆUKHÁM HỆ NIỆU
KHÁM HỆ NIỆUSoM
47.5K vues13 diapositives
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docx par
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docxBệnh án Nhi Viêm phổi.docx
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docxSoM
39.4K vues7 diapositives
VIÊM RUỘT THỪA par
VIÊM RUỘT THỪAVIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪAGreat Doctor
79.6K vues104 diapositives
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO par
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TOKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TOSoM
57.7K vues28 diapositives
KỸ NĂNG HỎI BỆNH par
KỸ NĂNG HỎI BỆNHKỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHSoM
66.5K vues10 diapositives

Contenu connexe

Tendances

Hội chứng lâm sàng hô hấp par
Hội chứng lâm sàng hô hấpHội chứng lâm sàng hô hấp
Hội chứng lâm sàng hô hấpSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
103.7K vues28 diapositives
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN par
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANSoM
85.1K vues4 diapositives
THOÁT VỊ BẸN par
THOÁT VỊ BẸNTHOÁT VỊ BẸN
THOÁT VỊ BẸNSoM
66.7K vues22 diapositives
BỆNH ÁN SUY TIM par
BỆNH ÁN SUY TIMBỆNH ÁN SUY TIM
BỆNH ÁN SUY TIMSoM
67.3K vues6 diapositives
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạn par
Bệnh án khoa thận   bệnh thận mạnBệnh án khoa thận   bệnh thận mạn
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạnSoM
52.2K vues13 diapositives
Phân độ chấn thương thận par
Phân độ chấn thương thậnPhân độ chấn thương thận
Phân độ chấn thương thậnBs. Nhữ Thu Hà
36.4K vues3 diapositives

Tendances(20)

HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN par SoM
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
SoM85.1K vues
THOÁT VỊ BẸN par SoM
THOÁT VỊ BẸNTHOÁT VỊ BẸN
THOÁT VỊ BẸN
SoM66.7K vues
BỆNH ÁN SUY TIM par SoM
BỆNH ÁN SUY TIMBỆNH ÁN SUY TIM
BỆNH ÁN SUY TIM
SoM67.3K vues
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạn par SoM
Bệnh án khoa thận   bệnh thận mạnBệnh án khoa thận   bệnh thận mạn
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạn
SoM52.2K vues
Tiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn ói par long le xuan
Tiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn óiTiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn ói
Tiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn ói
long le xuan20.1K vues
Đau thần kinh tọa par Yen Ha
Đau thần kinh tọaĐau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa
Yen Ha157K vues
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG par SoM
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNGXUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
SoM16.6K vues
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI par SoM
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙITHOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
SoM24.2K vues
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA par SoM
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓATIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
SoM25.8K vues
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình par Bs. Nhữ Thu Hà
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hìnhChẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
Bs. Nhữ Thu Hà 61.9K vues
SỎI TÚI MẬT par SoM
SỎI TÚI MẬTSỎI TÚI MẬT
SỎI TÚI MẬT
SoM32K vues
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG par SoM
UNG THƯ ĐẠI TRÀNGUNG THƯ ĐẠI TRÀNG
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
SoM13.3K vues
HỘI CHỨNG TẮC MẬT par SoM
HỘI CHỨNG TẮC MẬTHỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
SoM44.9K vues
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docx par SoM
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docxBệnh án Nhi Hen phế quản.docx
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docx
SoM10.3K vues
Phân loại gãy xương theo ao par Nguyen Kieu My
Phân loại gãy xương theo aoPhân loại gãy xương theo ao
Phân loại gãy xương theo ao
Nguyen Kieu My40.5K vues
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM par SoM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMCÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
SoM43.2K vues

Similaire à KHÁM BỤNG

Khám tiêu hóa bụng par
Khám tiêu hóa bụngKhám tiêu hóa bụng
Khám tiêu hóa bụngangTrnHong
1.1K vues53 diapositives
Khám tiêu hóa bụng par
Khám tiêu hóa bụngKhám tiêu hóa bụng
Khám tiêu hóa bụngangTrnHong
341 vues53 diapositives
Khám tiêu hóa bụng par
Khám tiêu hóa bụngKhám tiêu hóa bụng
Khám tiêu hóa bụngangTrnHong
867 vues53 diapositives
Khám bụng_NGÔ LONG KHOA_Y 2009 par
Khám bụng_NGÔ LONG KHOA_Y 2009Khám bụng_NGÔ LONG KHOA_Y 2009
Khám bụng_NGÔ LONG KHOA_Y 2009Sinh viên Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
46.6K vues8 diapositives
bài khám bụng của thầy Chung par
bài khám bụng của thầy Chungbài khám bụng của thầy Chung
bài khám bụng của thầy ChungToba Ydakhoa
99.4K vues56 diapositives
KHÁM BỤNG par
KHÁM BỤNGKHÁM BỤNG
KHÁM BỤNGSoM
7.1K vues56 diapositives

Similaire à KHÁM BỤNG(20)

Khám tiêu hóa bụng par angTrnHong
Khám tiêu hóa bụngKhám tiêu hóa bụng
Khám tiêu hóa bụng
angTrnHong1.1K vues
Khám tiêu hóa bụng par angTrnHong
Khám tiêu hóa bụngKhám tiêu hóa bụng
Khám tiêu hóa bụng
angTrnHong341 vues
Khám tiêu hóa bụng par angTrnHong
Khám tiêu hóa bụngKhám tiêu hóa bụng
Khám tiêu hóa bụng
angTrnHong867 vues
bài khám bụng của thầy Chung par Toba Ydakhoa
bài khám bụng của thầy Chungbài khám bụng của thầy Chung
bài khám bụng của thầy Chung
Toba Ydakhoa99.4K vues
KHÁM BỤNG par SoM
KHÁM BỤNGKHÁM BỤNG
KHÁM BỤNG
SoM7.1K vues
KHÁM HẬU MÔN TRỰC TRÀNG par SoM
KHÁM HẬU MÔN TRỰC TRÀNGKHÁM HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
KHÁM HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
SoM41.3K vues
Vet thuong nguc bung par vinhvd12
Vet thuong nguc bungVet thuong nguc bung
Vet thuong nguc bung
vinhvd122.5K vues
ÔN TẬP NHI ĐỒNG 2 par SoM
ÔN TẬP NHI ĐỒNG 2ÔN TẬP NHI ĐỒNG 2
ÔN TẬP NHI ĐỒNG 2
SoM5K vues
B16. Ngoai khoa ddtt par Tu Nguyen
B16. Ngoai khoa ddtt B16. Ngoai khoa ddtt
B16. Ngoai khoa ddtt
Tu Nguyen15 vues
Chuyen de-viem-ruot-thua-171103070102 par đào bùi
Chuyen de-viem-ruot-thua-171103070102Chuyen de-viem-ruot-thua-171103070102
Chuyen de-viem-ruot-thua-171103070102
đào bùi95 vues
KHÁM PHỤ KHOA par SoM
KHÁM PHỤ KHOAKHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOA
SoM15.4K vues
SƠ CỨU CÁC VẾT THƯƠNG par SoM
SƠ CỨU CÁC VẾT THƯƠNGSƠ CỨU CÁC VẾT THƯƠNG
SƠ CỨU CÁC VẾT THƯƠNG
SoM16.9K vues

Plus de SoM

Hấp thu của ruột non par
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
1.3K vues7 diapositives
Điều hòa dịch tụy par
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
203 vues3 diapositives
Điều hòa hô hấp par
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
472 vues5 diapositives
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí par
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
283 vues4 diapositives
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx par
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
1K vues24 diapositives
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp par
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
150 vues2 diapositives

Plus de SoM(20)

Hấp thu của ruột non par SoM
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
SoM1.3K vues
Điều hòa dịch tụy par SoM
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
SoM203 vues
Điều hòa hô hấp par SoM
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
SoM472 vues
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí par SoM
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
SoM283 vues
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx par SoM
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
SoM1K vues
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp par SoM
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
SoM150 vues
Điều hòa hoạt động của tim par SoM
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
SoM1K vues
Chu kỳ hoạt động của tim par SoM
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
SoM418 vues
Nhóm máu hệ rhesus par SoM
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
SoM68 vues
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu par SoM
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
SoM445 vues
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào par SoM
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
SoM2.1K vues
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf par SoM
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
SoM266 vues
hen phế quản.pdf par SoM
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
SoM395 vues
cơn hen cấp.pdf par SoM
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
SoM61 vues
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf par SoM
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
SoM81 vues
khó thở.pdf par SoM
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
SoM223 vues
các test chức năng phổi.pdf par SoM
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
SoM38 vues
ngất.pdf par SoM
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
SoM57 vues
rung nhĩ.pdf par SoM
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
SoM649 vues
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf par SoM
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
SoM1.4K vues

KHÁM BỤNG

  • 1. Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa Kỹ năng thăm khám 1 KHÁM BỤNG A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: Sau khi học xong bài này SV phải: - Mô tả các phân khu ổ bụng và các cơ quan tương ứng. - Thực hiện đúng các kỹ năng nhìn, nghe, gõ, sờ trong khám bụng. - Thực hiện được thao tác khám vị trí các điểm đau vùng bụng. - Trình bày được kết quả thăm khám. B. PHÂN BỐ THỜI GIAN: - Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 5’ - Giới thiệu nội dung bài giảng: 15’ - Thực hành kỹ năng: 60’ - Tổng kết cuối buổi: 10’ C. NỘI DUNG: I. Phân khu ổ bụng Giới hạn của ổ bụng: phía trên là cơ hoành, phía dưới là hai cánh chậu, phía sau là cột sống và cơ lưng, hai bên là cơ và cân thành bụng. 1. Phía trước: Ổ bụng thông thường được chia làm 4 vùng hoặc 9 vùng, mục đích là để mô tả vị trí của các cơ quan tương ứng bên dưới, mô tả điểm đau, và sự thay đổi của các cơ quan tương ứng bên dưới. - Cách chia làm 4 vùng: Vẽ 2 đường thẳng tưởng tượng qua rốn, 1đường đi từ mũi ức đến khớp mu; đường thứ 2 qua rốn và vuông góc với đường thứ nhất chia ổ bụng thành 4 khu: khu trên phải, khu trên trái, khu dưới phải, khu dưới trái. - Cách chia làm 9 vùng: Hai đường thẳng xuất phát từ 2 đường trung đòn kéo xuống đến nếp bẹn, đường này tương ứng với đường bên cơ thẳng bụng. Hai đường thẳng còn lại vuông góc với đường thẳng trên, đường thẳng thứ nhất nối với điểm thấp nhất của 2 mạng sườn, đường ngang thứ 2 nối với hai gai chậu trước trên chia ổ bụng thành 9 vùng: thượng vị, quanh rốn, hạ vị, hạ sườn phải, hạ sườn trái, hông phải, hông trái, hố chậu phải, hố chậu trái (hay vùng bẹn phải và vùng bẹn trái).
  • 2. Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa Kỹ năng thăm khám 2 2. Phía sau: Vùng bụng sau có giới hạn bên là hai đường nách trước, còn gọi là vùng thắt lưng. Vùng thắt lưng phải và trái có giới hạn trên là xương sườn 12, dưới là mào chậu, phía trong là cột sống. Phân chia bụng thành 9 phần Phân chia bụng thành 4 phần Điều quan trọng là người khám phải nhận biết cấu trúc tương ứng ở bên trong xoang bụng của mỗi vùng và biết được vị trí các điểm đau. Các điểm đau thường gặp trong các bệnh lý tiêu hóa là: + Điểm đau thượng vị: là điểm giữa của đoạn thẳng nối mũi ức đến rốn. + Điểm túi mật: là giao điểm của đường trung đòn phải và bờ sườn phải hoặc giao điểm của bờ ngoài cơ thẳng bụng phải và bờ sườn phải. + Điểm niệu quản trên bên phải và bên trái: lấy từ rốn ra 3 khoát ngón tay hoặc giao điểm của đường nối ngang rốn và bờ ngoài cơ thẳng bụng. + Điểm niệu quản giữa bên phải và bên trái: lấy đường nối ngang gai chậu trước trên và giao điểm 1/3 ngoài và 2/3 trong. + Điểm Mc Burney: là điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong đường thẳng nối từ rốn đến gai chậu trước trên bên phải. + Điểm sườn lưng trái (Mayo Robson): giao điểm của bờ ngoài cơ thẳng lưng bên trái và bờ dưới xương sườn 12. + Điểm sườn cột sống: góc tạo bởi xương sườn thứ 12 và cột sống. II. Khám bụng 1. Chuẩn bị - Phòng khám ánh sáng tốt. - Giường, ống nghe. - Bệnh nhân đi tiểu trước khi khám
  • 3. Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa Kỹ năng thăm khám 3 - Giải thích cho bệnh nhân. - Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa và kê gối dưới đầu, vùng bụng được bộc lộ hoàn toàn từ ngang vú đến 2 nếp bẹn, hai tay để xuôi theo hai bên, hai chân co để cơ thành bụng giãn tối đa. Tuyệt đối không kê tay dưới bụng vì sẽ làm căng cơ thành bụng. - Người khám bệnh: Có thể ngồi hay đứng phía bên phải bệnh nhân và nhìn vào mặt bệnh nhân. Nếu bệnh nhân khai bị đau bụng thì chỗ đau sẽ khám sau cùng. - Yêu cầu bệnh nhân mô tả cảm giác đau hay những cảm giác khác xuất hiện vào lúc khám. Chú ý: đối với thăm khám bụng thực hiện kỹ năng thăm khám theo thứ tự: nhìn, nghe, gõ, sờ. 2. Khám bụng: 2.1. Quan sát (Nhìn) Nhìn bụng bệnh nhân theo nhiều góc độ (thẳng, tiếp tuyến với thành bụng) để ghi nhận: - Hình dáng chung của bụng bệnh nhân: xem bụng có cân đối, to bè, chướng căng hay lõm lòng thuyền không - Vùng rốn: rốn lõm, lồi, khối phồng ở vùng rốn. - Tình trạng da bụng: xem có tuần hoàn bàng hệ không? Tĩnh mạch giãn to hay vừa phải, thẳng hay ngoằn ngoèo, trên rốn hay dưới rốn. Da trơn hay nhăn nheo, teo hay nở? Vết rạn da? Có vết sẹo mổ ở vùng bụng không? Vết mổ đường nào? - Nhìn màu sắc ở da bụng: dấu bầm tím quanh rốn (dấu hiệu Cullen) và dấu bầm tím ở vùng hông (dấu hiệu Grey – Turner): là dấu xuất huyết sau phúc mạc của viêm tụy cấp. - Bụng có tham gia nhịp thở không?
  • 4. Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa Kỹ năng thăm khám 4 - Tình trạng cơ bụng: thớ cơ nổi rõ, nhất là thớ cơ thẳng bụng, thành bụng trước không di động theo nhịp thở gặp trong viêm phúc mạc toàn thể. - Khối u vùng bụng: xuất hiện thường xuyên hay chỉ khi ho hoặc rặn. Yêu cầu bệnh nhân ho ta có thể thấy được chỗ phồng của thoát vị bẹn, thoát vị đùi hay thoát vị rốn. - Dấu hiệu rắn bò: nhìn tiếp tuyến với thành bụng, thấy các sóng nhu động nổi lên và chạy từ nơi này sang nơi khác cùng lúc với bệnh nhân than đau bụng. Dấu hiệu này gặp trong tắc ruột cơ học. - Túi mật to: một khối nhô lên ở thành bụng phải, bờ lồi quay xuống dưới và di động theo nhịp thở, gặp trong tắc mật do sỏi ống mật chủ hoặc u đầu tụy. 2.2. Nghe Mục đích: nghe tiếng ruột, tiếng của mạch máu, và tiếng cọ màng bụng. - Nghe tiếng ruột: đặt màng ống nghe ở giữa bụng, hoặc vùng bụng dưới phải để nghe nhu động ruột, nghe ít nhất trong 2 phút. Âm ruột bình thường nghe từ 5-10 lần/phút. Lưu ý: bình thường nhu động ruột có âm sắc cao vừa phải. Nếu sau 2 phút mà không nghe được tiếng nhu động nào, tình trạng mất nhu động ruột có thể xảy ra, mất nhu động ruột nên hoạt động của ruột bị tê liệt, có thể do tình trạng phúc mạc bị kích ứng toàn bộ. Nếu tần số tăng, âm sắc cao gặp trong tắc ruột cơ học. Tần số tăng, âm sắc không cao gặp trong viêm dạ dày ruột, xuất huyết tiêu hóa trên. - Tiếng thổi mạch máu: đầu tiên đặt ống nghe bên phải ngay dưới mũi ức, đè nhẹ và giữ yên ống nghe. Chú ý lắng nghe và tiếp tục những vị trí khác theo thứ tự từ trên xuống và từ trái qua phải. Không được quên vùng bẹn.
  • 5. Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa Kỹ năng thăm khám 5 - Tiếng óc ách: nghe lúc sáng khi đói. Có 2 cách: + Cách 1: áp ống nghe lên bụng của bệnh nhân, dùng 2 ngón tay áp vào 2 bên của mạng sườn của bệnh nhân, từ bên này sang bên kia. + Cách 2: dùng hai tay nâng mạng sườn bệnh nhân, lắc từ bên này sang bên kia, cách này không cần dùng ống nghe. Nếu nghe được tiếng óc ách của nước là gặp trong tình trạng dạ dày bị dãn. 2.3. Gõ Mục đích: để nhận biết hình dạng, kích thước của tạng đặc, tìm dịch và hơi trong khoang phúc mạc. Gõ toàn bộ bụng một cách hệ thống: gõ từ trên xuống dưới, từ trái sang phải hay gõ từ rốn ra xung quanh theo hình nan hoa. + Gõ vang gặp trong tắc ruột, liệt ruột. + Gõ đục bàn cờ gặp trong lao phúc mạc. + Gõ đục vùng thấp: khi gõ đục không rõ ràng, cho bệnh nhân nằm nghiêng sang 1 bên sẽ thấy gõ đục bên nằm nghiêng và gõ vang bên kia và ngược lại. + Gõ vang vùng rốn và thượng vị đồng thời gõ đục các vùng khác gặp trong báng bụng lớn. Phát hiện dấu hiệu sóng vỗ: đặt bàn tay trái vào hông phải bệnh nhân, tay phải vỗ nhẹ vào hông trái, nếu ổ bụng có dịch sẽ cảm nhận được xung động truyền đến tay trái. Hoặc để bệnh nhân hay người phụ dùng cạnh bàn tay chặn ở giữa bụng để tránh sự truyền xung động theo mạc nối lớn hay thành bụng.
  • 6. Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa Kỹ năng thăm khám 6 2.4. Sờ - Là thao tác khám quan trọng nhất để chẩn đoán các bệnh lý xoang bụng. - Sờ nông bằng một bàn tay và các ngón tay áp sát vào nhau, cảm nhận bằng đầu ngón 2,3,4,5. - Sờ sâu bằng hai bàn tay, tay trên ấn tay dưới sâu xuống bụng. - Sờ từ nông đến sâu, nhẹ nhàng theo nhịp thở của bệnh nhân, từ chỗ không đau đến chỗ đau. Thông thường sờ từ hố chậu trái đi lên và từ hố chậu phải đi lên. Ấn điểm đau thượng vị: điểm đau lệch trái gặp trong loét dạ dày và lệch phải gặp trong loét tá tràng. Dấu hiệu Murphy: điểm đau túi mật (nghiệm pháp Murphy) Cách 1: đặt 4 ngón 2,3,4,5 bàn tay trái ôm vào mạng sườn phải, ngón tay cái ấn nhẹ nhàng vào điểm túi mật, mỗi khi bệnh nhân thở ra, ấn sâu vào đến khi bệnh nhân hít vào cảm thấy đau chói và ngưng thở: nghiệm pháp Murphy (+) gặp trong viêm túi mật cấp. Cách 2: đặt bàn tay phải, các ngón 2, 3, 4 ấn nhẹ nhàng vào điểm túi mật như trên. Ấn điểm đau Mc Burney: đau gặp trong viêm ruột thừa cấp. Tìm phản ứng dội (dấu hiệu Blumberg): phản ứng dội là phản ứng của sự kích thích phúc mạc, có thể tạo ra bằng cách ấn sâu từ từ trên bụng, sau đó buông tay ra đột
  • 7. Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa Kỹ năng thăm khám 7 ngột, bệnh nhân sẽ bị đau tăng lên ở vùng bị viêm gặp trong viêm phúc mạc. Phải làm phản ứng này sau khi tìm đề kháng thành bụng để tránh co cơ tự ý. Đề kháng thành bụng: khi tay người khám sờ lên thành bụng, cơ thành bụng của bệnh nhân co cứng chống lại tay người khám đồng thời bệnh nhân than đau là dấu hiệu quan trọng của viêm phúc mạc (do hoại tử túi mật, thủng dạ dày-tá tràng, viêm ruột thừa vỡ mủ). Đề kháng thành bụng có thể là co cứng như gỗ (gặp trong thủng dạ dày- tá tràng những giờ đầu). Sờ khối u: khi sờ được khối u cần phải xác định: vị trí, bờ khối u, kích thước, mật độ (chắc, cứng, căng), đau hay không đau, có di động theo nhịp thở không, có di động ngang không. 3. Khám gan và túi mật Mục đích: để nhận biết hình dạng, kích thước, mật độ, bề mặt gan, bờ gan và túi mật. - Nhìn: vùng dưới hạ sườn phải có nổi gồ: gan to do u gan, áp xe gan,…, túi mật to. - Gõ: xác định bờ trên, bờ dưới và chiều cao gan Từ vùng ngực, khoảng liên sườn 2 gõ xuống vào các khoảng liên sườn, gõ theo 3 đường: đường trung đòn phải, cạnh ức phải, đường nách trước phải để xác định ranh giới vùng gõ trong chuyển sang gõ đục, ranh giới phổi-gan thường ở khoảng liên sườn 7-8, gọi là bờ trên gan. Tiếp tục gõ xuống xác định bờ dưới gan, là ranh giới của vùng gõ đục chuyển sang gõ trong. Ranh giới phía trên và dưới là vùng đục của gan. Chiều cao gan đo ở đường trung đòn bình thường khoảng 10-11 cm. - Sờ: khám bằng cả hai tay Người bệnh nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay trái ngón 2,3,4,5 đặt dưới hố thắt lưng và nâng về phía trước và lên trên với các ngón tay hơi cong. Đặt bàn tay phải dưới bờ sườn phải, các ngón tay song song bờ dưới sườn hay hướng về bờ dưới sườn. Cho bệnh nhân hít sâu, tay phải ấn chẩn nhẹ nhàng, cảm nhận ờ dưới gan trượt dưới những ngón tay. Nên bắt đầu từ vùng hông phải tiến dần về phía dưới sườn.
  • 8. Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa Kỹ năng thăm khám 8 Xác định bờ dưới gan: các ngón tay song Xác định bờ dưới gan: các ngón tay song bờ dưới sườn phải hướng về bờ sườn phải Chú ý: nếu gan to ta có thể sờ được bờ của gan. Khi sờ được bờ của gan thì phải nhận định xem mệt độ mềm, chắc, cứng, bề mặt của gan nhẵn hay gồ ghề, có u cục, quan sát xem bệnh nhân có đau hay không? Nghiệm pháp rung gan: bàn tay trái đặt lên mạng sườn phải của bệnh nhân, các ngón tay nằm trong các khoảng liên sườn, dùng bờ trụ của bàn tay phải chặt nhẹ và gọn lên các ngón tay trái. Nghiệm pháp ấn kẽ sườn: dùng ngón tay 1 hoặc 2 ấn vừa phải vào các khoảng liên sườn của vùng gan để tìm điểm đau chói. Ấn vào nhiều vị trí khác nhau trên cùng khoảng liên sườn hay trên nhiều khoảng liên sườn khác nhau để so sánh mức độ đau. Điểm đau thường gặp nhất là liên sườn 9 đường nách giữa, gặp trong áp xe gan do amip.
  • 9. Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa Kỹ năng thăm khám 9 Khám túi mật: bình thường không sờ chạm được túi mật. Khi túi mật có u, bị viêm hay ứ mật, sẽ to ra và sa xuống nhiều hay ít ở vùng dưới sườn phải. nếu không có đề kháng thành bụng, có thể xác định đầy đủ kích thước, hình dạng, bờ, mật độ của túi mật và có ấn đau hay không. 4. Khám lách Mục đích: để nhận biết hình dạng, kích thước, bờ, bề mặt lách và mật độ của lách. - Nhìn: có thể thấy lách to nổi gồ lên ở vùng bụng trái. - Gõ: bệnh nhân nằm nghiêng phải + Gõ từ trên xuống và từ trước ra sau. + Khi lách to vùng đục sẽ lấn ra trước và vào trong, có khi quá rốn, hiếm khi quá đường giữa. Sờ: + Cách 1: bệnh nhân nằm ngửa, người khám đứng bên phải bệnh nhân bàn tay phải để trên thành bụng ngay dưới bờ sườn trái. Bàn tay trái để phía sau mạng sườn ôm lấy vùng lách và đẩy lách lên trên (ra phía trước). Bảo bệnh nhân hít thật sâu vào, nếu lách to sẽ đụng vào đầu ngón tay phải. + Cách 2: cho bệnh nhân nằm nghiêng sang phải. Bàn tay trái đặt ở mạng sườn trái của bệnh nhân. Dùng bàn tay phải sờ hạ sườn trái như trên.
  • 10. Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa Kỹ năng thăm khám 10 Khám lách (bệnh nhân nằm ngửa) Khám lách (bệnh nhân nhiêng phải) Lách to được chia thành 4 độ: + Độ 1: lách to mấp mé bờ sườn trái hay dưới bờ sườn 1-2 cm. + Độ 2: lách to quá bờ sườn trái (dưới bờ sườn trái 2-4 cm). + Độ 3: lách to ngang rốn. + Độ 4: lách to đến hố chậu trái. 5. Khám thận - Khám thận phải: người khám đứng bên phải bệnh nhân, đặt bàn tay trái ở phía sau hố thắt lưng phải. Tay phải đặt ngang dưới hạ sườn, hai bàn tay ép sát dần vào nhau theo nhịp thở của bệnh nhân để tìm dấu chạm thận. Dùng các ngón bàn tay trái hất từ dưới lên để tìm dấu bập bềnh thận. - Khám thận trái: người khám đứng bên trái bệnh nhân và thực hiện như trên. Hoặc có thể đứng bên phải gần giống khám lách.
  • 11. Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa Kỹ năng thăm khám 11 - Nghiệm pháp rung thận: cho bệnh nhân ngồi, đặt bàn tay trái lên vùng hố thắt lưng tay phải đấm nhẹ vào bàn tay trái để xem bệnh nhân có đau không? D. THỰC HÀNH: 70 phút - Lần 1: 60 phút SV chia thành từng nhóm 3 sinh viên thực hiện kỹ năng khám bụng. Một SV làm bệnh nhân, một SV thực hiện, một SV quan sát và góp ý. - Lần 2: (10 phút). Chọn 1 SV + SV thực hiện các bước kỹ năng khám bụng trên 1 sinh viên khác. + Các SV còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến. - CBG nhận xét và tổng kết. E. ĐÁNH GIÁ: Thi cuối module theo OSCE
  • 12. Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ tiêu hóa Kỹ năng thăm khám 12 F. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bài giảng Khám bụng, Kỹ năng Y khoa cơ bản, Nhà xuất bản y học, 2009, trang 124 – 133. 2. Bài giảng Khám bụng, Tài liệu tập huấn Kỹ năng y khoa tiền lâm sàng, Trung tâm bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM, 2005, trang 14-36. BẢNG KIỂM TT Nội dung Không thực hiện Không đầy đủ Đầy đủ 1 Chào hỏi. Giải thích và động viên bệnh nhân hợp tác 2 Tư thế bệnh nhân và người khám 3 Bộc lộ vùng khám. 4 Phân khu ổ bụng thành 4 vùng 5 Phân khu ổ bụng thành 9 vùng 6 Kỹ năng nhìn bụng. 7 Kỹ năng nghe bụng 8 Kỹ năng gõ bụng 9 Kỹ năng sờ bụng 10 Kỹ năng khám gan 11 Kỹ năng khám lách 12 Kỹ năng khám thận 13 Mô tả kết quả khám 14 Thái độ của thầy thuốc đối với bệnh nhân