SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  89
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ QUỲNH PHƢƠNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH
ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
HUẾ, NĂM 2018
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ QUỲNH PHƢƠNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH
QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 8310501
ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN TƢỠNG
HUẾ, NĂM 2018
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀDU LỊCH CỘNG
ĐỒNG............................................................................................................... 9
1.1 DU LịCH CộNG ĐồNG................................................................................... 9
1.1.1. Du lịch............................................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm khách du lịch.................................................................11
1.1.3. Các loại hình du lịch.......................................................................12
1.1.4. Tài nguyên du lịch ..........................................................................13
1.2. DU LịCH CộNG ĐồNG................................................................................15
1.2.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng.....................................................15
1.2.2. Đặc điểm du lịch cộng đồng...........................................................17
1.2.3. Tiêu chí và nguyên tắc tham gia phát triển du lịch cộng đồng.......18
1.2.4. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng .............19
1.2.5. Vai trò các đối tượng tham gia du lịch cộng đồng .........................20
1.2.6. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng.............................................22
1.2.7. Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng..............................................22
1.3.KINH NGHIệM PHÁT TRIểN DU LịCH CộNG ĐồNG TRÊN THế GIớI VÀ VIệT NAM
......................................................................................................................23
1.3.1.Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới..................23
1.3.2.Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam ..................30
1.3.3. Bài học thu được.............................................................................35
CHƢƠNG2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH................................................37
2.1. KHÁI QUÁT Về HUYệN Lệ THủY ...............................................................37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên..........................................................................37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................39
2.2.ĐIềU KIệN PHÁT TRIểN DU LịCH CộNG ĐồNG ở HUYệN Lệ THủY ..................40
2.2.1 Tài nguyên du lịch cộng đồng .........................................................40
2.2.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ DLCĐ..........................................................53
2.3 HIệN TRạNG PHÁT TRIểN DU LịCH CộNG ĐồNG HUYệN Lệ THủY..................56
2.3.1. Suối nước Lạnh – xã Ngân Thủy....................................................57
3.2.2. Khu du lịch Bàu Sen – xã Sen Thủy...............................................61
3.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG Về THựCTRạNGPHÁTTRIểN DU LịCHCộNG ĐồNG HUYệN Lệ
THủY..............................................................................................................64
3.3.1. Kết quả đạt được.............................................................................64
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế....................................................................66
CHƢƠNG 3.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH................................................68
3.1. CƠ Sở XÂY DựNG GIảI PHÁP .....................................................................68
3.2. MộT Số GIảI PHÁP PHÁT TRIểN DU LịCH CộNG ĐÔNG HUYệN Lệ THủY, TỉNH
QUảNG BÌNH..................................................................................................69
3.3.1. Xây dựng chương trình du lịch cộng đồng hấp dẫn và hợp lý .......69
3.3.2. Về tổ chức quản lý..........................................................................69
3.3.3 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ...........................................72
3.3.4. Nhóm giải pháp về quảng bá, tiếp thị............................................73
3.3.5. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực................................................74
3.3.6. Nhóm giải pháp về nhân thức cộng đồng......................................75
3.3.7. Nhóm giải pháp về bảo tồn, tôn tạo, tu bổ các di tích,lểhội...........77
3.3.8. Về xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật.............................78
3.3.9 Nâng cao nhận thức, trình độ và kỹ năng của người dân về phát triển
du lịch........................................................................................................78
KẾT LUẬN....................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................83
1
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam được xem là một trong những điểm đến đang phát triển được
chú ý ở Đông Nam Á. Môi trường thiên nhiên, địa lý và văn hóa hấp dẫn
chính là những tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch Việt Nam. Và du
lịch đang khẳng định vị trí của mìnhtrong nền kinh tế xã hội,hàng năm có
hàng triệu lượt khách đến tham quan du lịch, đóng góp tỷ trọng lớn cho nền
kinh tế quốc gia. Theo Viện nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam, năm
2016 lượng khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu tiên cán mốc 10 triệu lượt,
tăng 2 triệu lượt khách so với năm 2015, tương đương với mức tăng trưởng
26%; khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 417
nghìn tỷ đồng.
Nắm bắt được nhu cầu muốn khám phá, giao tiếp, học hỏi thế giới xung
quanh vốn phong phú đa dạng và chứa nhiều tiềm ẩn, du lịch trở thành một
nhu cầu trong đời sống con người. Cùng với đó là nhiều loại hình du lịch mới
xuất hiện, trong đó có du lịch cộng đồng.
Các hoạt động du lịch đã và đang chứng minh được rằng cộng đồng dân
cư đóng góp một phần vào phát triển các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch,
góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và là chủ thể để phát triển du lịch.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà cộng đồng địa phương sinh sống tại các
điểm, khu du lịch bị mất lợi thế trong các hoạt động phát triển du lịch. Do
vậy, nếu chúng ta không có chiến lược tăng cường sự tham gia của người dân
vào các hoạt động du lịch, để họ thấy được vị trí, vai trò của mình trong sự
phát triển du lịch, lợi ích của họ được hưởng lợi từ hoạt động du lịch tại địa
phương thì họ có thể gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường du lịch và
suy giảm tài nguyên. Sự tham gia của cộng đồng địa phương như một bên
tham gia, một đối tác của ngành du lịch là một yêu cầu phát triển mới nhằm
đảm bảo những cân bằng về lợi ích giữa các bên tham gia. Cách tiếp cận này
khắc phục được những hạn chế của phương pháp tiếp cận từ trên xuống nhằm
2
huy động mọi nguồn lực sẵn có cho phát triển du lịch, góp phần vào quá trình
gìn giữ bản sắc, tính đa dạng văn hóa của mỗi cộng đồng.
Lệ Thủy vùng quê nổi tiếng qua câu dân ca “ Nhất Đồng Nai, Nhì hai
huyện”có suối nước khoáng Bang với nhiệt độ lên đến 1050
c đang được khai
thác làm nơi nghỉ dưỡng và làm nước uống đóng chai, khe Suối Nước Lạnh ,
dòng Kiến Giang thơ mộng, những bãi cát trắng, nước biển sạch. Đây là quê
hương của của nhiều danh tướng nổi tiếng như:Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu
Cảnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Văn hóa đặc trưng Hò khoan Lệ Thủy,
trong đó có điệu hò khoan chèo đò, hò giã gạo. Hằng năm, vào ngày 2 tháng
9, nơi đây diễn ra đua thuyền truyền thống.Các làng quê thanh bình, các lễ hội
đặc trưng, các làng nghề nổi tiếngchiếu cói làng An Xá, nón lá làng Quy Hậu,
huyện có Dân tộc Bru - Vân Kiều sinh sốngvới nhiều huyền tích văn hóa kì
bí. Điều này tạo ra lợi thế phát triển du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói
riêng ởhuyện nhà, đồng thời cho phép phối hợp, gắn kết nhiều loại hình và
các điểm du lịch khác trong khu vực. Tuy tài nguyên du lịch của Lệ Thủyrất
lớn nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các hoạt động du lịch chưa
phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Đời sống người dân trên địa bàn
chủ yếu là thuần nông, kinh tế gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, người dân chưa
được khuyến khích tham gia và thu lợi từ hoạt động du lịch. Trước thực tế đó
và đặt mục tiêu bảo vệ giá trị cảnh quan sinh thái tự nhiên, bảo tồn các giá trị
văn hóa truyền thống của cộng đồng nơi đây đồng thời phát triển đời sống,
nâng cao thu nhập cho người dân, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình” cho hướng
nghiên cứu của mình.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng vàđê xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần
phát triển KT _ XH của huyện nói riêng và tỉnh nói chung
3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về DLCĐ
- Phân tích thực trạng phát triển DLCĐ ở huyện Lệ Thủy
- Đề xuất các giải pháp phát triển DLCĐ huyện Lệ Thủy
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Về lãnh thổ nghiên cứu
Địa bàn huyên Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
3.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng về DLCĐ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát
triển DLCĐ ở huyện Lệ Thủy
3.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển DLCĐ từ năm 2010 đến 2017
4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
4.1. Trên thế giới
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến DLCĐ của nhiều tácgiả.
Tiêu biểu là công trình của G. Cazes, R. Lanquar, Y. Raynouard trongQuy
hoach du lịch. Đây được xem là một trong những tài liệu cung cấp nhữngkiến
thức cơ bản và khái quát về quy hoạch du lịch, được sử dụng rất nhiều tạinước
ta từ những năm 2000.
Những công trình nghiên cứu vềDLCĐ trên thế giới ngày càng xuất hiện
nhiều với góc nhìn du lịch ở nhữngkhía cạnh khác nhau, chẳng hạn như Peter
E. Murphy (1986) với Tourism: Acommunity Approach, Routledge. Tác giả
cung cấp một góc nhìn mới hơn vềdu lịch với phương pháp tiếp cận về sinh
thái và cộng đồng, khuyến khíchnhững sáng kiến nhằm gia tăng lợi ích trên
nhiều lĩnh vực cho người dân vớiviệc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng dựa
trên nguồn tài nguyên vốn cócủa địa phương.
Một tài liệu vô cùng hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch
địnhchính sách quan tâm đến du lịch và phát triển nông thôn là
BuildingCommunity Capacity of Tourism Development, C.A.B International
củaGianna Moscardo (2008). Tài liệu nêu ra những lý do thất bại trong cách
4
làmdu lịch ở nhiều nơi do thiếu năng lực kinh doanh, đặc biệt là do nhận thức
vànăng lực của CĐĐP về du lịch còn rất hạn chế. Gianna Moscardo đã phân
tíchnhững vấn đề còn tồn tại và đưa ra những phương án hữu hiệu trong việc
lậpkế hoạch phát triển du lịch thông qua những mô hình DLCĐ thành công
ởnhiều nơi trên thế giới.
Rhonda Phillips (2012), Tourism, Planning andCommunity Development,
Routledge cho rằng ngoài lợi ích kinh tế, DLCĐcòn giúp nâng cao năng lực
cộng đồng, vượt qua những rào cản văn hóa vàbảo tồn TNDL tốt hơn.
Các tác giả ở những khía cạnh và mức độ khác nhau đã đề cập đếncác vấn
đề về cộng đồng, DLCĐ, du lịch dựa vào cộng đồng, những tác độngcũng như
những thay đổi ảnh hưởng đến cộng đồng; các công cụ quản lýgiám sát DLCĐ,
bảo tồn các nguồn tài nguyên, văn hóa và thiên nhiên, tạo racác phúc lợi kinh tế
và những phúc lợi khác cho cộng đồng cư dân địa phương,xây dựng quyền sở
hữu các nguồn tài nguyên theo hướng bền vững.
4.2. Ở Việt Nam
Từ những năm 1990 du lịch Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ, với
những công trình nghiên cứu về du lịch được thực hiện ngày một sâu rộng
hơn. Vào cuối thập kỷ 90, DLCĐ mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam dưới
dạng các bài viết trên tạp chí hay báo cáo khoa học. Về sau, những nghiên
cứu về DLCĐ được thực hiện một cách bài bản hơn và đóng góp trực tiếp về
mặt lý luận cũng như thực tiễn sau này như: TS. Võ Quế (2006), Du lịch cộng
đồng – Lý thuyết và vận dụng, Nxb Khoa học Kỹ thuật; Ths. Bùi Thị Hải Yến
(chủ biên, 2012), Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo dục Việt Nam…
Ngoài ra còn nhiều đề tài nghiên cứu về DLCĐ như đề tài:“Nghiên cứu
xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương - Hà
Tây” của tiến sĩ Võ Quế (Viện nghiên cứu và phát triển du lịch); “ Các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người
dân tỉnh An Giang” của các tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo
Châu1
và Trần Ngọc Lành (2012) (Trường Đại học Cần Thơ); Tác giả Lê Thu
Hương (2007) với Xây dựng mô hình du lịch cho người nghèo ở VQG Cúc
5
Phương, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (HN); Nguyễn Thị
Hồng (2014), Phát triển du lịch cộng đồng ở Tân Cương, Thái Nguyên, ĐH
KH XH&NV Hà Nội(HN); Lê Thị Nho (2013), Thực trạng và giải pháp phát
triển du lịch cộng đồng huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, ĐHSP Huế,
Về phía Tổng cục du lịch (2011) cũng xây dựng đề án Phát triển DLCĐ
kết hợp với xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến
năm 2020, Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi
trường và xã hội (2013), Sổ tay du lịch cộng đồng,Quỹ Châu Á (2012), Tài
liệu hướng dấn phát triển du lịch cộng đồng
Các nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới mới chỉ đánh giá về
TNDL, phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, đề xuất các giải pháp
phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng… nhằm mục đích bảo tồn hệ
sinh thái tự nhiên thông qua phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo ở các vùng
nông thôn, vùng núi, khu bảo tồn, VQG… mà chưa đánh giá mức độ tham gia
của cộng đồng dân cư địa phương vào các hoạt động du lịch nơi có TNDL.
Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những nghiên cứu của các
công trình, đề tài luận văn đi sâu vào phân tích điều kiện và thực trạng phát
triển DLCĐ tại huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, từ đó đưa ra những giải
pháp khả thi, phù hợp với những đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu nhằm nâng
cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các giá trị
văn hoá của cộng đồng góp phần phát triển du lịch, đóng góp vào sự ổn định
và nâng cao kinh tế - xã hội tại địa phương.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Quan điểm nghiên cứu
5.1.1 Quan điểm tổng hợp
Hệ thống lãnh thổ du lịch được tạo bởi nhiều yếu tự nhiên, văn hóa, lịch
sử, con người có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chính vì vậy nghiên
cứu, xác định các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ
về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị đồng bộ
về tất cả các mặt kimh tế, văn hóa xã hội.
6
5.1.2Quan điểm hệ thống
Các tài nguyên du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy là một bộ phận trong hệ
thống các tài nguyên du lịch Quảng Bình nói chung, của khu vực Bắc Trung
Bộ và cả nước nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy
phải có tính hệ thống mới có giá trị thực tiễn,đề xuất giải pháp hợp lí.
5.1.3Quan điểm lãnh thổ
Nghiên cứu địa lý nói chung đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các
đối tượng nghiên cứu phân bố trên phạm vi không gian nhất định, có những
đặc trưng lãnh thổ riêng. Việc nghiên cứu du lịch cộng đồng dựa trên quan
điểm để thấy được sự phân hóa các yếu tố, thành phần phục vụ mục tiêu
nghiên cứu.
5.1.4 Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại
nhưng không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp
ứng nhu cầu của chính họ. Do đó, đây vừa là xu thế, vừa là yêu cầu bắt buộc
trong bất kì hoạt động kinh tế - xã hội nào. Trong quá trình nghiên cứu không
làm thay đổi bản sắc dân tộc, thu hút sự tham gia của cộng đồng đồng thời
phải bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa đặc sắc, không làm biến đổi cảnh
quan, gây ô nhiễm môi trường.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Sưu tầm, thu thập các thông tin từ sách báo, tạp chí, báo cáo của các ban
ngành của tỉnh huyện, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu. Trên cơ sở đó chọn lọc, hệ thống hóa, xử lí để rút ra các nội dung
phù hợp phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
5.2 .2 Phương pháp bản đồ
Ứng dụng bản đồ học nhằm biên tập và xây dựng hệ thống bản đồ hành
chính, bản đồ phân bố tài nguyên du lịch cộng đồng, bản đồ định hướng các
tuyến, các điểm du lịch cộng đồng của huyện.
7
5.2.3 Phương pháp đánh giá tổng hợp
Chú trọng đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của hoạt động du lịch cộng đồng
dựa trên việc phân tích xử lý số liệu, tài liệu, các kết quả nghiên cứu… cũng
như các tác động tổng hợp của hoạt động du lịch cộng đồng đến kinh tế - xã
hội trên địa bàn, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp.
5.2.4Phương pháp thực địa
Các địa điểm được chọn khảo sát thực địa như: suối Bang, khe Nước
lạnh, Bàu Sen, làng An Xá, nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp....
tiếp cận thực tế, quan sát, điều tra, ghi chép, mô tả để làm tăng thêm tính
chính xác, cụ thể các điểm nghiên cứu.
5.2.5 Phương pháp chuyên gia
Được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các
nhà khoa học trong việc nghiên cứu các tác động của hoạt động du lịch
cộng đồng đến kinh tế, xã hội và môi trường; các giải pháp nhằm phát
triển hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn. Đồng thời, đề tài còn tham
khảo ý kiến các nhà quản lý của các ngành có liên quan, cán bộ và nhân
dân địa phương.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện phương pháp đánhgiá
tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch cộng đống tại các
huyện Lệ Thủy trên cơ sở đó xác lập các luận chứng khoa học cho việc đề
xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch cộng đồng và hạn chế
các tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tham khảo cho nguời dân địa
phuơng và các cấp quản lý nhằm lựa chọn các giải pháp nhằm phát triển hoạt
động du lịch cộng đồng và hạn chế các tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội
và môi trường
8
Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học
chuyên ngành Địa lý học.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội
dung đề tài được trình bày qua 3 chương:
Chương 1. Cở sở lí luận và thực tiển về du lịch cộng đồng
Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình
Chương 3. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình
9
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1 Du lịch cộng đồng
1.1.1. Du lịch
1.1.1.1. Khái niệm “du lịch”
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài
người. Ngày nay, cùng với sự ra đời của các ngành khoa học – kỹ thuật và
công nghệ mới, đời sống kinh tế không ngừng tăng lên, các phúc lợi xã hội
không ngừng được quan tâm cải thiện, du lịch càng trở thành một nhu cầu
không thể thiếu của con người. Nó nhanh chóng được xem là ngành công
nghiệp không khói quan trọng hàng đầu ở nhiều quốc gia và là một hiện
tượng kinh tế, xã hội, môi trường phổ biến có quy mô toàn cầu.
Thuật ngữ “du lịch” vì thế trở nên rất thông dụng. Tuy nhiên, đến nay
vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm “du lịch” trên thế giới cũng như ở
Việt Nam. Đúng như Giáo sư, Tiến sĩ Berneker – một chuyên gia hàng đầu
về du lịch đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu
thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Năm 1985, I.I.Pirôgiơnic đã đưa ra định nghĩa “du lịch” bao hàm ba nội
dung cơ bản: cách thức sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên; dạng chuyển cư đặc biệt; một trong những ngành thuộc lĩnh vực phi
sản xuất nhằm phục vụ các nhu cầu văn hóa – xã hội của người dân. Các nội
dung này được đúc kết qua khái niệm: “Du lịch là một dạng hoạt động của
dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên
ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể
chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm
theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa ”. [32]
10
Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO cũng đưa ra định nghĩa: “Du lịch
bao gồm các hoạt động của con người, đến và lưu lại ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình trong vòng không quá 1 năm với mục đích nghỉ
ngơi, giao dịch và các mục đích khác” (UNWTO, 1993).
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan ,tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định”.
Thực tế do có sự tồn tại các cách tiếp cận khác nhau và dưới các góc độ
khác nhau mà các tác giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về du lịch. Vì
thế, để xem xét du lịch một cách toàn diện và đầy đủ, cần phải cân nhắc tất cả
các chủ thể (thành phần) tham gia vào hoạt động du lịch. Theo phương diện
này, du lịch có thể hiểu là: “tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy
sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính
quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón
phục vụ khách du lịch”.
Mối quan hệ giữa các nhân tố trên có thể mô tả bằng sơ đồ sau:
Tóm lại, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành
phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Đó là một hệ thống
động, rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường bên trong và bên
ngoài điểm đến cũng như nhu cầu của du khách. Hơn nữa nó còn mang tính
tổng hợp, tính đa ngành bởi có rất nhiều đơn vị, nhiều ngành, nhiều đối tác...
Du khách Nhà cung ứng dịch vụdu lịch
Dân cư sở tại Chính quyền địa phương
11
liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ cho du khách. Hoạt động du lịch vừa
có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa. Để phát
triển hoạt động du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng rất cần phải duy trì sự
phối hợp chặt chẽ cũng như mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành phần tham gia.
1.1.2. Khái niệm khách du lịch
Định nghĩa về khách du lịch xuất hiện lần đầu vào cuối thế kỷ XVIII tại
Pháp. Từ đó, cùng với sự phát triển của du lịch, các tổ chức quốc tế về du lịch
và các quốc gia cũng đã đưa ra những khái niệm khác nhau về “khách du lịch”.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch bao gồm:
- Khách du lịch quốc tế (International tourist): Là một người lưu trú ít
nhất 1 đêm nhưng không quá 1 năm tại một quốc gia khác với quốc gia
thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương
ở nơi đến.
- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Là một người đang sống
trong một quốc gia (không kể quốc tịch nào) đến một nơi khác trong quốc
gia đó (không phải là nơi thường trú) trong thời gian ít nhất 24 giờ và không
quá 1 năm với mục đích không phải làm việc để hưởng lương.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Khách du lịch là người đi du lịch
hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để
nhận thu nhập ở nơi đến”. Trong đó, khách du lịch cũng bao gồm:
- Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
- Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Xét trong hệ thống du lịch, khách du lịch được xem là trung tâm làm
nảy sinh các hoạt động và các mối quan hệ để trên cơ sở đó thỏa mãn mục
đích của các thành phần tham gia vào hệ thống du lịch. Vì thế, có thể nói
khách du lịch là động lực phát triển du lịch.
12
1.1.3. Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch có tính đa dạng và phong phú về loại hình. Dựa vào
các tiêu chí phân loại khác nhau có thể chia du lịch thành các loại hình khác
nhau sau:
- Căn cứ vào nhu cầu của khách du lịch, gồm các loại hình:
+ Du lịch chữa bệnh: Là hình thức đi du lịch để điều trị các bệnh tật về thể
xác hoặc tinh thần. Mục đích đi du lịch là vì sức khỏe, gắn liền với việc chữa
bệnh và nghỉ ngơi tại các trung tâm nghỉ dưỡng chữa bệnh. Trong đó, có thể
chữa bệnh bằng: nước khoáng, bùn, hoa quả, sữa, khí hậu (núi hoặc biển)...
+ Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Loại hình du lịch có tác dụng giải trí, làm cho
cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hàng ngày.
+ Du lịch thể thao: có thể chia làm 2 loại là du lịch thể thao chủ động và
du lịch thể thao thụ động. Du lịch thể thao chủ động là hình thức du lịch, trong
đó khách du lịch tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao như: du lịch leo núi,
du lịch săn bắn, du lịch câu cá... Du lịch thể thao thụ động là những chuyến đi
để xem các cuộc thi đấu thể thao, các thế vận hội...
+ Du lịch văn hóa: Mục đích chính nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về
mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống
của người dân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch.
+ Du lịch công vụ: Mục đích chính nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác
hoặc nghề nghiệp nào đó như đi tham gia các hội nghị, hội thảo, các cuộc
triển lãm hàng hóa, hội chợ, các cuộc gặp gỡ...
+ Du lịch tôn giáo: Nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của
những người theo các tôn giáo khác nhau.
+ Du lịch thăm hỏi: Phần lớn nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội,
nhằm thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới, lễ tang...
+ Du lịch quá cảnh: Nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một quốc
gia nào đó trong thời gian ngắn để đến một đất nước khác.
- Theo phạm vi lãnh thổ, du lịch được chia thành:
13
+ Du lịch quốc tế: Là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm
của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.
+ Du lịch nội địa: Là hình thức du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến
của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.
- Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng, có các loại hình: du
lịch xe đạp, du lịch xích lô, du lịch xe máy, du lịch ô tô, du lịch tàu hỏa, du
lịch tàu thủy, du lịch máy bay...
- Theo phương tiện lưu trú được sử dụng, du lịch được phân thành: du
lịch ở khách sạn (hotel), du lịch ở khách sạn ven đường (motel), du lịch ở
lều trại (camping), du lịch ở làng du lịch (tourism village)...
- Theo thời gian của cuộc hành trình, gồm có: du lịch dài ngày và du
lịch ngắn ngày, du lịch trong ngày, du lịch cuối tuần.
- Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi, gồm có: du lịch theo đoàn,
du lịch gia đình và du lịch cá nhân.
- Theo lứa tuổi, du lịch được phân thành: du lịch giành cho người cao
tuổi, du lịch thanh niên, du lịch thiếu niên...
- Theo phương thức ký kết hợp đồng du lịch, gồm có: du lịch trọn gói,
du lịch mua từng phần.
- Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch, có các loại hình: du lịch nghỉ
núi, du lịch nghỉ biển, du lịch sông - hồ, du lịch thành phố, du lịch thôn quê...
Nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu du
lịch của du khách ngày càng đa dạng, ngoài các loại hình du lịch đã được
phân loại ở trên, hiện nay đang xuất hiện thêm các loại hình du lịch mới –
hầu hết là các loại hình du lịch có trách nhiệm nhằm hướng tới phát triển du
lịch bền vững, trong đó nổi bật là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.
1.1.4. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là loại tài nguyên có những đặc điểm giống những
loại tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển
của ngành du lịch’.
14
Theo Pirojnik: “TNDL là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử
những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể
lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, strong cấu
trucsnhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho
phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp để sản xuất ra những dịch vụ
du lịch và nghĩ dưỡng.”
Nguyễn Tuệ Minh và nhóm nghiên cho rằng: “TNDL là tổng thể tự
nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục,
phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của
họ. những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp,
cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.”
Khoản 1 ( Điều 4, chương 1)Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy
định: tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, do tích
lịch sử - văn hóa, công trình Lao động sáng tạo của của con người vầ các
giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là
yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch,
đô thị du lịch.
- Phân loại TNDL
+ Theo đặc trưng của tài nguyên
. TNDL tự nhiên
. TNDL nhân văn
+ Theo thực trạng sử dụng
. TNDL đã được khai thác
. TNDL chưa được khai thác
+ Theo vị trí khai thác của tài nguyên
. TNDL trên trái đất
. TNDL trong vũ trụ
15
1.2. Du lịch cộng đồng
1.2.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng
DLCĐ được hiểu là CĐĐP tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch
mang tính tự phát hoặc có tổ chức tại các địa phương có phân bố các nguồn
TNDL, hoặc gần nơi phân bố các nguồn TNDL
Cụm từ “du lịch cộng đồng”đang dần trở nên quen thuộc, nó được xem
là một bộ phận của du lịch bền vững, hướng vào việc giảm nghèo thông qua
tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, thực hiện công bằng
trong phân chia lợi ích từ du lịch, đồng thời góp phần bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên và các bản sắc văn hóa bản địa.
Đến nay đã có một số tổ chức thế giới cũng như mộtsố nhà nghiên cứu
đưa ra các khái niệm về DLCĐ:
Theo Quỷ bảo tồn thiên nhiên thế giơi WWF: “ DLCĐ là loại hình du
lịch mà ở đó CĐĐP có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và
quản lý các hoạt động du lịch, và phần lợi nhuận thu được từ hoạt động du
lịch được giữ lại co cộng đồng”
Các nhà nghiên cứu du lịch Nicole Hause và Wolffgang Strasdas cho
rằng: “DLCĐ là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu do người dân địa
phương đứng ra phát triển và quản lý; lợi ích kinhh tế có được từ du lịch sẽ
đọng lại nền kinh tế địa phương”.
PGS. TS Nguyễn Văn Thanh trong “ Đào tạo DLCĐ, du lịch sinh thái
với bảo vệ môi trường”, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 11, 2005, tr 21: `’ Du
lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch, strong đó cộng
đồng dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia phát triển du lịch, bảo vệ tài
nguyên môi trường cả về tự nhiên và nhân văn tại các điêểm, khu du lịch và
đồng thời được hưởng quyền lợi từ hoạt động du lịch mang lại”.
Từ việc nghiên cứ u cá c khá i niệm về du li ̣ch dựa và o cộng đồng , tiến sỹ
Võ Quế đã rút ra khái niệm Phát triển du lịch dựa và o cộng đồng trong cuốn
sách của mình: “Du li ̣ch dựa và o cộng đồng là phương thứ c phá t triển du li ̣ch
16
trong đó cộng đồng dân cư tổ chứ c cung cấp cá c di ̣ch vụ để phá t triển du li ̣ch,
đồng thờ i tham gia bảo tồn tà i nguyên thiên nhiên và môi trườ ng , đồng thờ i
cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phá t triển du li ̣ch
và bảo tồn tự nhiên”
Tại Hội thảo Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam
tại Hà Nội (2003) và đã được xác định: “Phát triển du lịch có sự tham gia
của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững; nâng cao
nhận thức và tăng quyền lực cho cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi ích
từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của Chính phủ và các tổ
chức quốc tế”. Theo đó, DLCĐ phải bao gồm các yếu tố: bền vững, dựa vào
cộng đồng và có sự hợp tác chiến lược.
- Tính bền vững: DLCĐ phải duy trì tính bền vững cả về mặt văn hóa
lẫn môi trường – tức là các nguồn lực mà nó huy động và xây dựng trên đó
được bảo tồn để các thế hệ sau vẫn sử dụng được. Điều này không có nghĩa
rằng DLCĐ phản đối sự thay đổi; mà trái lại, cần phải quan tâm đến cả lợi
ích ngắn hạn cũng như dài hạn và cả những thay đổi do DLCĐ mang lại. Vì
thế, tính bền vững không chỉ là những việc làm thực tế như: thu gom rác
thải, bảo tồn các hiện vật truyền thống... mà còn là thái độ tích cực và nhận
thức rõ ràng về giá trị văn hóa, thiên nhiên của địa phương.
- Dựa vào cộng đồng: Đòi hỏi phải thực hiện được các nội dung cơ bản:
+ Giao quyền: cộng đồng địa phương tham gia hoặc tốt hơn nữa là đảm
nhận trách nhiệm ra quyết định, thực thi và điều hành các hoạt động du lịch.
+ Quyền sở hữu: chú trọng tới nhận thức và thái độ của cộng đồng đối
với các nguồn tài nguyên văn hóa, thiên nhiên của địa phương. Ở một số
khía cạnh nào đó, cộng đồng dân cư phải được xem như là người quản lý,
chủ sở hữu các di sản địa phương.
+ Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên: nhằm vào nhiều khía cạnh của sự bền
vững (kinh tế, môi trường, xã hội).
17
+ Duy trì thu nhập: chia sẻ các nguồn lợi của địa phương xứng đáng
với sự đóng góp của họ trong ngành du lịch, và sự phân phối đó phải công
bằng trong bản thân cộng đồng (không có hành vi độc quyền).
- Hợp tác chiến lược: Để thành công, DLCĐ cần có sự hợp tác và phối
hợp hoạt động một cách đáng kể giữa các đối tác mang tính chiến lược, bao
gồm: cộng đồng địa phương, các cơ sở kinh doanh du lịch, các cơ quan của
Chính phủ, các tổ chức quốc tế về du lịch...
Như vậy, DLCĐ là “ loại hình, hình thái, phương thức phát triển du
lịch” có sự tham gia trực tiếp, chủ yếu của CĐĐP vào các giai đoạn, các
khâu trong quá trình phát triển du lịch, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững
các nguồn tài nguyên môi trường, cộng đồng được hưởng lợi nhuận từ hoạt
động du lịch. Hay nói khác đi, DLCĐ là loại hình du lịch bền vững dựa vào
cộng đồng. Để phát triển loại hình du lịch này cần xây dựng kế hoạch hoạt
động cho điểm du lịch một cách cẩn thận và lâu dài.
DLCĐ còn được gọi bởi những tên khác như: Du lịch dựa vào cộng đồng
(Community-based tourism); Du lịch có sự tham gia của cộng đồng
(Community-participation in tourism); Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch
(Community-development in tourism); Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
(Community-based ecotourism)
1.2.2. Đặc điểm du lịch cộng đồng
DLCĐ có các đặc điểm phân biệt với các loại hình và các hình thức du
lịch khác như sau:
- DLCĐ là những phương thức phát triển mà cộng đồng dân cư địa
phương là chủ thể của mọi hoạt động bảo tồn, khai thác, quản lý tài nguyên
du lịch và các khâu, các hoạt động du lịch strong quá trình phát triển: tham
gia lập và thực hiện quy hoạch du lịch, CĐ ĐP tham gia với cả với vai trò
quản lý, tổ chức điều hành, ra quyết định phát triển du lịch, tham gia kinh
doanh du lịch, sản xuấ, cung ứng nông phẩm và các loại hang hóa khác.
18
- CĐ ĐP giữ gai trò chủ đạo, duh trì các hoạt động kinh động du lịch và
hoạt động KT _ XH có liên quan đến du lịch và du khách.
- Phát triển DLCĐ tức là công nhận quyền chủ sở hữu hớp pháp trong
việc bảo tồn, khai thác hợp pháp và bền vững các loại tài nguyên và môi
trường vì sự phát triển cộng đồng.
- Địa điểm tổ chức phát triển DLCĐ: diển ra tại nơ cư trú hoặc gần nơi
cư trú của CĐĐP, là những khu vực có TNDL tự nhiên hoặc nhân văn phone
phú, hấp dẫn.
- CĐ dân cư phải là người dân sinh sống, làm ăn trong hoặc liền kề các
điểm TNDL, đồng thời cộng đồng phải có quyền lợi và trách nhiệm tham gia
khai thác cũng như bảo tồn tài nguyên, phát triển du lịch bền vững.
- Phát triển DLCĐ vừa góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng tài
nguyên môi trường du lịch, các sản phẩm du lịch, đồng thời duy trì, phát triển
các ngành nghề kinh tế truyền thống của địa phương, ủng hộ sự phát triển đa
dạng về các ngành kinh tế.
- DLCĐ còn bao gồm cả cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý nhà
nước các cấp, của chính phủ, của các tổ chức và cách thức sản xuát kinh
doanh các sản phẩm du lịch để xã hội hóa du lịch, cộng đồng dân cư được đi
du lịch, được hưởng thụ ngày càng nhiều các sản phẩm du lịch.
Tổ chức phát triển DLCĐ thực chất là phát triển các loại hình du lịch bền
vững, có trachhs nhiệm với tài nguyên môi trường và sự phát triển của cộng
đồng. Các loại hình DLCĐ do đó còn được gọi là các loại hình du lịch vì dân
và do dân.
Việc tổ chức đầu tư, phát triển, khai thác các loại hình DLC Đ đòi hỏi
nhiều thời gian, công sức, tiền của, cơ chế, chính sách, cơ sở vât chất kỹ thuật,
vì vậy cần được thực hiện có nguyên tắc.
1.2.3. Tiêu chí và nguyên tắc tham gia phát triển du lịch cộng đồng
- Thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy mối quan hệ sở hữu của cộng đồng về
các nguồn lực phát triển du lịch và việc tham gia phát triển du lịch.
19
- Lấy ý kiến của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của CĐĐP, đảm bảo
những kiến nghị của cộng đồng được chuyển đến những người có trách nhiệm
xem xét và giải quyết.
- Ngay từ đầu, khi lập kế hoạch phát triển du liichj cũng như strong suốt
quá trình phát triển du lịch, cần thu hút và khuyến khích sự tham gia của cộng
đồng vào tất cả các lĩnh vực động kinh đông du lịch và bảo tồn.
- Phát triển du lịch như một công cụ giúp CDĐP sử dụng để phát triển
KT _ XH strong khi vẫn duy trì sự đa dạng kinh tế và không làm giảm các
ngành nghề truyền thống.
- Hòa nhập quy hoạch phát triển DLCĐ vào quy hoạch phát triển KT –
XH của địa phương và của quốc gia.
- Khai thác, bảo tồn các nguồn theo hướng thận trọng, hạn chế, tiết kiệm
và bền vững.
- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên và sự đa dạng về văn hóa cũng như các
giá trị văn hóa bản địa.
- Hổ trợ địa phương trong hoạt động du lịch và phát triển KT – XH, phát
triển du lịch góp phần nâng cao CLCS cộng đồng.
- Tăng cường giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực địa phương.
- Phân chia lợi nhuận một cách công bằng giứ các bên tham giaDLCĐ,
phần lớn các nguồn lợi thu được từ du lịch để lại cho phát triển cộng đồng.
- Đầu tư xúc tiến phát triển du lịch, tiếp thị trung thực và có trách nhiệm.
- tang cường nghiên cứu, Theo dõi, đánh giá, thống kê, hợp tác trong
phát triển DLCĐ.
1.2.4. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng
-Khu vực đó (thôn, xã hoặc huyện) có đặc trưng độc đáo về văn hoá
hoặc tự nhiên hoặc cả văn hoá và tự nhiên. Thông thường, đó là các bản
làng/cụm dân cư còn lưu giữ được các đặc trưng văn hoá truyền thống (kiến
trúc nhà cửa, phong tục tập quán, trang phục, ẩm thực…) hoặc nằm gần các
khu rừng nguyên sinh, có hệ động thực vật độc đáo, có khí hậu dễ chịu...
20
- Điều kiện hạ tầng, đặc biệt là khả năng tiếp cận khu vực đó phải khá
thuận lợi, không cần đầu tư quá lớn. Đây là một điều kiện quan trọng cần
phải xem xét trước tiên vì thực tế cho thấy: nếu điều kiện tiếp cận đến địa
phương quá khó khăn, tốn kém và tại đó không có đủ điện, nước, thông tin
liên lạc... thì khả năng thu hút khách hạn chế hơn và sẽ rất ít nhà đầu tư sẵn
sàng bỏ vốn để phát triển du lịch tại địa phương này.
- Khu vực đó có các điều kiện liên quan đến sẵn sàng phát triển du lịch
như: có thể cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, hàng hoá lưu niệm, hướng
dẫn tham quan…
- Các nhà quản lý du lịch, kinh doanh lữ hành, chính quyền trung ương
và địa phương, các tổ chức quốc tế cùng người dân địa phương có chung
mục tiêu là phát triển du lịch tại khu vực đó.
1.2.5. Vai trò các đối tượng tham gia du lịch cộng đồng
- Cộng đồng dân cư địa phương
Cộng đồng đóng vai trò là người thụ hưởng các kiến thức và các nguồn
hỗ trợ để có thể chủ động tham gia vào hoạt động du lịch từ khâu hoạch
định, quản lý tới trực tiếp kinh doanh như: đánh giá tiềm năng nhằm đưa ra
các quyết định về đầu tư phát triển du lịch, đầu tư cung ứng các dịch vụ du
lịch, chủ động liên kết với các đối tác để tổ chức quản lý và tham gia công
tác bảo tồn; xây dựng các quy chế quản lý, tự quản, phân chia lợi ích... Vì
thế, cộng đồng chính là nhân tố duy trì mô hình sau khi mô hình đã được xây
dựng và phát triển tại địa phương mình.
- Chính quyền trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý du lịch
Chính quyền địa phương giữ vai trò quản lý vĩ mô, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển DLCĐ: đặt ra các khung pháp lý về du lịch, bảo tồn,
quản lý môi trường, sử dụng lao động... nhằm hướng các hoạt động du lịch
trong cộng đồng theo hướng bền vững và giúp duy trì hoạt động của mô
hình này.
21
Chính quyền địa phương còn lập quy hoạch, cung cấp các dịch vụ tư
vấn, tiếp thị, đào tạo và trực tiếp hỗ trợ vốn cho cộng đồng dân cư, các hộ
kinh doanh...
- Các công ty du lịch
Các công ty du lịch đóng vai trò là nguồn cung cấp khách cho cộng
đồng và là một phần của mô hình DLCĐ. Họ tham gia vào quá trình nghiên
cứu tiềm năng du lịch, nghiên cứu thị trường, thiết kế tour tuyến du lịch,
tuyên truyền quảng bá du lịch, liên kết với địa phương để khai thác tài
nguyên du lịch bản địa và tuyển dụng người dân địa phương vào phục vụ các
hoạt động du lịch... Thông qua đó, các công ty du lịch đóng góp cho hoạt
động bảo tồn, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường cũng như tuyên
truyền với khách về những việc nên hay không nên làm tại cộng đồng và
chia sẻ lợi ích với cộng đồng.
Thực tế, nếu không có khách du lịch – mà phần lớn đi qua các công ty
du lịch – thì mô hình sẽ không thể thành công hoặc tồn tại. Vì vậy, các công
ty du lịch vừa cần được tuyên truyền, vừa phải chịu một sự ràng buộc nào đó
để có các cam kết hỗ trợ mô hình DLCĐ.
- Khách du lịch
Khách du lịch là thành phần không thể thiếu trong mô hình DLCĐ. Để
thu hút du khách cần quảng bá cho khách biết về mô hình DLCĐ và những
hoạt động giúp hỗ trợ cho mô hình này phát triển đúng hướng bền vững.
Mặt khác, khách tham gia du lịch cần phải có trách nhiệm trong việc sử
dụng các sản phẩm du lịch, hiểu và tôn trọng môi trường tự nhiên, đặc trưng
văn hóa bản địa cũng như tuân thủ các quy định, quy tắc ứng xử tại địa
phương đó.
- Các tổ chức phi Chính phủ
Trong việc xây dựng và phát triển DLCĐ, các tổ chức phi Chính phủ
thường đóng góp phần lớn vào việc hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật triển khai
các dự án DLCĐ, xây dựng quy hoạch và các kế hoạch phát triển du lịch cũng
như bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cộng đồng và chính quyền địa phương.
22
1.2.6. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng
Hiện nay, những chuyên gia nghiên cứu, những nhà quản lý trên thế
giới vẫn đang tiếp tục tranh luận về các mô hình phát triển DLCĐ. Thực tế
cho thấy không có một mô hình nào là tối ưu và có thể nhân rộng khắp mọi
nơi. Tùy theo từng hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội mỗi địa phương để
xây dựng mô hình DLCĐ phù hợp. Trong đó, mô hình DLCĐ đang được áp
dụng khá phổ biến tại các nước đang phát triển được mô tả như sau:
Để khuyến khích và tạo sự tin tưởng cho cộng đồng địa phương tham
gia duy trì mô hình, cần phải cho họ thấy được sự khác biệt giữa việc làm
theo mô hình và không làm theo mô hình. Điều này nên được thể hiện rõ qua
sự cải thiện về kinh tế, chất lượng môi trường sống... giữa trước khi thực
hiện và sau khi thực hiện, giữa các địa bàn thực hiện và các địa bàn không
thực hiện kế hoạch phát triển DLCĐ.
1.2.7. Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng
- DLCĐ có sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng nên dễ
dàng giúp du khách hiểu được những giá trị của cộng đồng mình.
- DLCĐ góp phần vào quá trình bảo vệ, tôn tạo nguồn tài nguyên du
lịch tự nhiên và nhân văn, bao gồm: sự đa dạng sinh thái, phong tục tập
quán, di tích văn hóa – lịch sử...
Cơ quan quản lý điểm đến
Cộng đồng dân cư địa phương
tại điểm đến
Tài
nguyên
du lịch tại
điểm đến
Phát triển du lịch cộng
đồng tại điểm đến
Các nhân
tố tác
động
khác
23
- DLCĐ góp phần giảm nghèo và xây dựng sự thịnh vượng kinh tế cho
cộng đồng địa phương thông qua việc hưởng lợi từ phát triển cơ sở hạ tầng,
tạo thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập...
- DLCĐ cung cấp những sản phẩm du lịch với các đặc trưng tiêu biểu
về văn hóa, xã hội và môi trường của cộng đồng địa phương.
Có thể kết luận rằng phát triển DLCĐ theo hướng bền vững là tập trung
duy trì mối quan hệ tích cực của cộng đồng với nguồn tài nguyên tự nhiên,
nhân văn; đồng thời, chia sẻ lợi ích kinh tế thông qua việc trao quyền cho cộng
đồng dân cư địa phương trong tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch
1.3.Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới và Việt Nam
1.3.1.Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới
1.3.1.1. DLCĐ ở vùng Wallonie(Bỉ)
Wallonie là vùng nông thôn của Bỉ, có phong cảnh đẹp, thanh bình, người dân
còn giứ được nhiều ngôi nhà cổ, nhiều công trình cổ vẫn được bảo tồn.
* Chính sách quản lí thuận lợi
Cơ quan du lịch quốc gia vùng Wallonie đã ban hành các chính sách như
các điều kiện chất lượng cơ sở lưu trú, ăn uống, cấp biển hiệu nhà nghỉ, các
tiêu chuẩn xếp hạng nhà nghỉ, các chính sách hổ trợ vốn, đóng góp lệ phí, đào
tạo nguồn nhân lực.
- Các điều kiện để được cấp biển hiệu: Chủ nhà phải được cấp chứng
nhận là thành viên và phải cam kết bảo đảm chất lượng do cơ quan quản lí
cấp quốc gia của vùng quy định. Hội viên đón tiếp khách tại nhà phải phục vụ
bửa ăn sang và ăn chính khi khách yêu cầu, chủ phải luôn tạo cho khách có
một kì nghĩ thoait mái qua văn hóa ứng xử lịch sự, hiếu khách, cung cấp dịch
vụ có chất lượng. Mỗi chủ nhà chỉ được sử dụng tối đa 5 buồng, giá cả dịch
vụ phải được niêm yết rỏ ràng.
- Về chất lượng nhà nghỉ: phải nằm trong khuôn viên đẹp, không khí
trong lành, không có tiếng ồn, có kiến trúc đặc thù. Nhà nghỉ cần có thiết bị
nội thất, tiện nghi hài hòa, đảm bảo chất lượng, vệ sinh được tiến hành thường
xuyên và đảm bảo.
24
* Các chính sách hổ trợ tài chính cho cộng đồng
Công tác tuyền truyền, quảng bá và bán sản phẩm du lịch được thực hiện
bởi các văn phòng xúc tiến phát triển du lịch ở các thành phố, các địa phương
ở trong và ngoài nước. các hoạt động quảng bá được đưa lên mạng, tạo mối
quan hệ giữa khách hang và chủ nhà.
Quy hoạch phát triển du lịch của vùng dựa vào nguồn lực của ba chủ đề
chính là câu cá, đua ngựa và khám phá thiên nhiên.
Cơ quan du lịch của vùng còn tiến hành khảo sát, đánh giá, xếp hạng
chất lượng nhà nghí theo các tiêu chuẩn quy định.
Biểu hiện của nhà dân kinh doing lưu trú, ăn uống gòm có: Tên cơ quan
du lịch vùng Wallonie, tên vùng, chữ W- chữ viết tắt của tên vùng,biểu tượng
con gà trống – biểu tượng của vungfvaf số bong lúa mạch tương đương với
từng thứ hạng.
- Về trách nhiệm đống thuế: Chủ nhà nghỉ đóng thuế 30% số tiền cho
thuê phòng để sử dụng cho công tác quản lý, xuc tiến, quảng bá
- Về đào tạo nguồn nhân lực: Đây là yếu tố dược coi trọng, cơ quan du
lịch vùng đã đưa ra 13 nội dung đào tạo chính:
1. Cơ cấu tổ chức vùng Wallonie
2. Quy định lien quan đến hoạt động lưu rú;
3. Giáo dục nâng cao sự hiểu biết về khách du lịch
4. Kỹ năng đón tiếp khách du lịch
5. Dịch vụ đăcj biệt của chủ nhà dành cho khác du lich
6. Nội thất trong nhà nghĩ
7. Thiết bị vệ sinh
8. Hướn dẫn phục vụ bủa ăn sáng
9. Giới thiệu hiệp hội các chủ nhà nghỉ
10. Đào tạo về kinh động du lịch
11. Xúc tiến quảng bá
12. Tính toán hiệu suấ của nhà nghỉ
13. Đào tạo ngoại ngữ
25
1.3.1.2. Ở làng Dai – Trung Quốc
Làng Dai nằm tại thị trấn Menghan, quận tự trị Xishuangbanna, tỉnh
Vân Nam. Cách thành phố Minh Hồng, thủ phủ của Xishuangbanna 27km,
khu vực này bao gồm 5 làng được gìn giữ tốt bên cạnh sông Lan Thương.
Nó là một khu thu hút khách du lịch tiêu biểu mang đặc trưng tín ngưỡng,
lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, kiến trúc, trang phục và món ăn của
dân tộc Dai. Năm làng tự nhiên này được xây dựng trên cơ sở các cộng đồng
dân tộc Dai, theo đó toàn bộ khu dân cư và một phần diện tích sản xuất tạo
thành khu du lịch. Năm 2002, ở đây có 314 hộ với 1487 nhân khẩu, trong đó
người Dai chiếm 99,26%.
Các công việc hành chính của 5 làng đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban
làng Manting. Tháng 8/1999, khu DLCĐ Dai bắt đầu đi vào hoạt động, dưới sự
phối hợp quản lý giữa công ty du lịch Ganlanba và công ty kiến trúc Côn Minh.
Sự tham gia của cộng đồng
Cả 5 làng trên đều thể hiện sự kết hợp tốt về văn hóa dân tộc Dai với vẻ
đẹp thiên nhiên. Mỗi làng mang tên riêng về thông tin dịch vụ mà làng cung
cấp, chẳng hạn như: Man Chunman có nghĩa là Làng vườn, Man Zha có nghĩa
là Làng đầu bếp, Man Ting có nghĩa là Làng vườn lớn. Dưới sự lãnh đạo của
các thành viên cao cấp và Ủy ban làng, 108 hộ gia đình trong làng được chia
thành hai nhóm để tiếp nhận khách du lịch mỗi ngày. Sau đó, mỗi nhóm lại
được chia thành hai nhằm dễ phân công, quản lý. Bên trong mỗi hộ gia đình,
phải có một thành viên đứng ra chịu trách nhiệm về các dịch vụ du lịch mà
gia đình cung cấp. Theo đó, công việc và lợi nhuận được chia sẻ giữa các
thành viên trong mỗi nhóm.
Sự phát hiện các giá trị văn hóa truyền thống của làng Dai đã khuyến
khích rất nhiều cư dân địa phương kế thừa, nghiên cứu học tập âm nhạc và
các điệu múa của dân tộc họ. Những chuyên gia và vũ công nổi tiếng ở
Xishuangbanna được mời làm giám sát viên và đạo diễn cho các buổi trình
diễn múa dân gian tại phường DLCĐ. Kết hợp với hát múa dân ca, những
26
người phụ nữ và những hộ gia đình thực hiện chương trình “Thưởng thức
cuộc sống gia đình Dai” đã sưu tầm, tái tạo nhiều bản nhạc và bài hát truyền
thống từng bị mất. Các tập quán nghệ thuật dân gian của cộng đồng Dai như
nhảy múa đánh trống theo nhịp của voi, nhảy múa với con dao, biểu diễn
phun nước, ném tên lửa tre, chọi gà... trở thành nét đặc sắc hấp dẫn du
khách. Thông qua quá trình phát triển du lịch, người dân cộng đồng Dai
cũng tham gia vào việc làm hàng thủ công mỹ nghệ cũng như thể hiện các
tập tục dân gian địa phương trước kia như: làm kẹo thủ công, quà lưu niệm
từ tre/nứa, xay lúa bằng tay...
Bên cạnh sự hưởng lợi từ việc phát huy các phong tục truyền thống, cư
dân cộng đồng Dai cũng chấp nhận sự tác động trở lại của du lịch đối với
phong tục của họ. Ví dụ như phòng ngủ truyền thống của người Dai không
có cửa, chỉ có một bức màn; nhưng cùng với sự phát triển của du lịch, cửa
phòng ngủ đã được dựng lên cùng với khóa an toàn. Sự hình thành các tập
tục mới như thế là kết quả trực tiếp của việc cộng đồng tham gia du lịch.
Kết quả kinh doanh du lịch cộng đồng
Công ty du lịch Làng Dai đã thành lập 10 phòng ban phụ trách các công
việc khác nhau như kỹ thuật, trình diễn, hướng dẫn, vấn đề dân tộc... Theo đó,
công ty cũng tuyển dụng 248/463 nhân viên là người địa phương với mức
lương từ 400 – 600/tháng Nhân dân tệ, riêng với hướng dẫn viên du lịch có
thể lên đến khoảng 1000 Nhân dân tệ/tháng, những nghệ sĩ dân gian tham gia
thể hiện các tập tục truyền thống được trả 150 Nhân dân tệ/tháng – đây là
những thành viên được sắp xếp việc làm từ lúc đầu (1 người/hộ gia đình) do
công ty đã thuê đất của họ.
Năm 2005, với 27 hộ tham gia thực hiện chương trình “Thưởng thức
cuộc sống gia đình Dai” đã tạo ra khoảng 100 công ăn việc làm cho cộng
đồng và thu hút 50.000 khách du lịch. Vào cuối năm 2006, ở đây đã mở hơn
200 quầy hàng gồm: hàng lưu niệm, hàng thực phẩm nhỏ, hàng hóa nông
sản, trái cây, hàng thịt nướng... đã cung cấp cơ hội việc làm linh hoạt cho cư
dân của 5 làng.
27
Năm 2006, khu du lịch này đã đón 2.690.000 lượt khách với tổng doanh
thu khoảng 63.650.000 Nhân dân tệ. Với sự phát triển của DLCĐ, thu nhập
trung bình hàng năm của dân làng đã tăng lên đáng kể: năm 2002 đạt 2.315
Nhân dân tệ/người, đến năm 2005 đạt 3.571 Nhân dân tệ/năm (trong khi đó,
con số này tính chung trên địa bàn thị trấn Menghan là 3.005 Nhân dân
tệ/người).
Bài học kinh nghiệm
- Bên cạnh việc gia tăng mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào
hoạt động du lịch tại địa phương, cần phải nâng cao nhận thức của họ về các
giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc cũng như sự cần thiết phải bảo tồn các
giá trị đó.
- Sự biến đổi, cải cách về văn hóa của cộng đồng khi tham gia hoạt
động du lịch là điều không thể tránh khỏi. Quan trọng là cần biết điều tiết sự
biến chuyển đó trong giới hạn cho phép; đồng thời phải tăng cường công tác
khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương trong
quá trình phát triển du lịch.
- Chính quyền và các doanh nghiệp cần tăng cường vai trò, vị trí của
người dân trong việc quy hoạch, quản lý phát triển DLCĐ tại địa phương.
1.2.1.3. Ở làng Sirubari – Nepal
Làng Sirubari ở huyện Syangja, tỉnh Ghandruk, cách Pokhara 25km
đường bộ và nằm trên đường cao tốc Siddhartha (AH42) – là con đường nối
những điểm du lịch nổi tiếng khu vực phía Tây Nepal như Pokhara,
Lumbini. Với độ cao ở 1.700m, từ đây có thể nhìn thấy một số đỉnh núi
thuộc dãy Himalaya như Machhapure, Dhaulagiri và Annapura. Làng có 480
người thuộc 80 hộ gia đình, trước đây chủ yếu sống dựa vào các khoản thu
nhập từ hoạt động quân dịch của những người đàn ông.
Sirubari là trường hợp phát triển DLCĐ đầu tiên ở Nepal – vào năm
1997 và nổi tiếng với những chương trình du lịch bền vững. Hoạt động du
lịch được thực hiện dựa vào ý tưởng nghỉ dưỡng tại nông trại ở Úc và I-xa-
28
ren. Các chương trình DLCĐ ở đây có sự hợp tác giữa cộng đồng dân cư và
khu vực tư nhân. Với sự chấp thuận của Chính phủ, Ủy ban quản lý và phát
triển du lịch làngSirubari đã được thành lập và liên kết với Công ty du lịch
nghỉ dưỡng Nepal (có trụ sở tại Kathmandu) nhằm hỗ trợ làng trong công tác
quảng bá, tiếp thị.
Sự tham gia của cộng đồng
Hiện nay, trong số 80 hộ gia đình đã có 40 hộ tham gia hoạt động trực
tiếp vào lĩnh vực du lịch. Người dân nào muốn tham gia vào chương trình
phát triển DLCĐ tại làng, trước tiên phải dành 2 phòng trong nhà để sửa
sang thành phòng lưu trú cho du khách, đồng thời phải xây nhà vệ sinh và
cung cấp nước sạch. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh một số chi tiết trong phòng
là có thể phục vụ nhu cầu nghỉ qua đêm của du khách, mà ngôi nhà vẫn giữ
nguyên được phong cách truyền thống của người Nepal và chủ nhà vẫn sinh
sống ở đó như thường ngày. Sau đó, người dân cần đăng ký làm thành viên
của Ủy ban quản lý và phát triển du lịch làng Sirubari, chấp nhận những
quy định và nguyên tắc của Ủy ban này. Công ty du lịch nghỉ dưỡng Nepal
chịu trách nhiệm tiếp thị và gửi những đoàn khách du lịch đến làng theo tour
nghỉ dưỡng ít nhất 2 đêm. Một nhóm dân làng sẽ đón tiếp khách và hướng
dẫn họ tới khu vực trung tâm, cạnh đình làng để sắp xếp chỗ ở. Ủy ban sẽ
phân chia khách du lịch về những phòng trống. Chủ nhà sẽ cung cấp chỗ ở
và 3 bữa ăn mỗi ngày cho du khách. Trên cơ sở thỏa thuận giữa Ủy ban và
Công ty, Ủy ban sẽ thu một khoản thuế nhất định cho thời gian lưu trú 2 đêm
của khách và sẽ thu thêm tùy vào thời gian lưu trú kéo dài. Ủy ban cũng bố
trí người mang vác hành lý cho du khách. Tùy theo thời điểm tham quan, có
thể sẽ có lễ đón tiếp khách và chia tay khách, thường được tổ chức thông
qua tiệc trà buổi chiều.
Chương trình du lịch nơi đây mang lại cho du khách cơ hội hòa nhập
vào cuộc sống cộng đồng nông thôn thông qua các chương trình văn hóa
truyền thống, những tục lệ lâu đời ở Ghandruk. Khách du lịch được thưởng
29
thức cùng chủ nhà những món ăn đặc trưng của người Nepal; tham gia các
hoạt động văn hóa văn nghệ vào buổi tối; lên ngọn đồi cao nhất làng để
ngắm dãy Himalaya từ phía Bắc; đi ngắm cảnh quanh làng để tham quan
cuộc sống, công việc, môi trường xã hội, văn hóa, đời sống tinh thần, những
tục lệ của dân làng...
Tính đến năm 2006, trong vòng 9 năm phục vụ với khoảng 9000 lượt du
khách mỗi năm, người dân làng Sirubari đã thể hiện những nguyên tắc đoàn
kết trong cộng đồng, tin tưởng nhau, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền
thống, quản lý tài sản công và tạo công ăn việc làm. Cộng đồng dân cư địa
phương có thể vừa tự bảo tồn các di sản văn hóa, giữ gìn quản lý tài sản tự
nhiên cũng như tài sản vật chất; vừa có thể phát triển các nguồn lực về tài
chính, xã hội và con người.
Bài học kinh nghiệm
- Việc duy trì những nét văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường kết
hợp với tác động kinh tế tích cực đến địa phương là yếu tố đem lại sự phát
triển DLCĐ bền vững.
- Khi người dân đã quyết định tham gia hoạt động DLCĐ, họ cần phải
tuân thủ nghiêm túc các quy định của cộng đồng và chịu trách nhiệm chung
về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường tại địa phương. Cộng
đồng dân cư có quyền tự quyết cũng như nhận thức những khiếm khuyết về
môi trường, văn hóa để từ đó có thể cải thiện, học hỏi và tạo ra những cơ hội
việc làm lâu dài.
- Có nhiều hình thức khác nhau trong việc trao quyền tự quyết cho
người dân thông qua xây dựng thể chế ở địa phương, tạo ra và quản lý nguồn
lực về tài chính, con người, vật chất, xã hội... Đây cũng chính là những cách
để tạo ra công ăn việc làm, tạo thu nhập để đảm bảo ổn định cuộc sống cho
người dân.
- Đối với chiến lược xúc tiến, quảng bá phát triển DLCĐ cần được tiến
hành chặt chẽ, tập trung ngay từ đầu mới có thể mang lại hiệu quả cao.
30
* Tóm lại, phát triển DLCĐ là hướng đi mà nhiều nước trên thế giới đã
thực hiện và có những thành công đáng kể. Trong đó, phổ biến là các hình
thức DLCĐ như: du lịch nông thôn, du lịch trang trại, du lịch sinh thái cộng
đồng, du lịch sông nước... Theo kinh nghiệm ở các nước trên thế giới, việc
phát triển DLCĐ cần một vai trò tổ chức của Chính phủ, sự tham gia của
người dân nhằm nâng cao khả năng phục vụ du lịch và thay đổi bộ mặt cũng
như chất lượng cuộc sống của địa phương. Mặt khác, cộng đồng địa phương
cũng phải thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình trong tiến trình này bằng
việc tham gia quản lý du lịch, thực hiện nếp sống vệ sinh, gìn giữ môi
trường, thay đổi những tập quán và thói quen chưa tốt như thói quen tò mò
nhìn khách du lịch đến địa phương hay chăn thả gia súc tự do…
Từ những kinh nghiệm về DLCĐ đã thành công ở các nước có ngành
dulịch phát triển, có thể thấy rằng đây chính là một loại hình du lịch mới có
thể áp dụng được ở một số khu vực tương tự tại Việt Nam nói chung và
Quảng Bình nói riêng trong đó có Lệ Thủy. Điều này giúp cho sản phẩm du
lịch của chúng ta phong phú hơn, hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều du khách
từ những nước công nghiệp muốn có trải nghiệm cuộc sống nơi thôn dã hay
miền sơn cước. Mặt khác, đây là loại hình du lịch hoàn toàn phù hợp với chủ
trương phát triển bền vững của ngành du lịch, đồng thời đem lại nhiều lợi
ích cho cộng đồng địa phương và cả du khách.
1.3.2.Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
1.3.2.1 Mô hình phát triển DLCĐ ở huyện Hà Bắc(Lào Cai)
Hà Bắc là huyện miền núi vùng cao nằm ở Đông Bắc của tỉnh Lào Cai,
hiện có 14 dân tộc sinh sống, trong đó người H’Mông, Dao, Phù Lá, La Chí
chiếm hơn 80% dân số. Các dân tộc ở đây cho đến nay vẫn còn bảo tồn được
nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, cùng với đó là phong cảnh thiên nhiên thơ mộng
đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Hà phát triển DLCĐ
31
* Các chính sách và việc hổ trợ phát triển du lịch
- Chính quyền huyện Bắc Hà đã lập và thực thi chương trình phát triển
du lịch: “Dịch vụ giai đoạn 2006 – 2010, 2011 – 2015 với trọng tâm phát triển
DLCĐ”. Huyện huy động hơn 100 tỉ VNĐ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du
lịch, phát triển dịch vụ do lịch hu vực trung tâm huyện, các điểm du lịch tại
các thôn bản.
-Phát triển DLCĐ gắn với làng bản văn hóa, tổ chức các chương trình lễ
hội văn hóa hằng năm.
- Đầu tư khôi phục và xây dựng thương hiệu cho các long nghề truyền
thống ở xã Bản Phố. Tả Vưn Chư như nấu rượu ngô đặc sản, rèn đúc nông cụ,
xây dựng các tuyến đường du lịch.
- Vận động thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa mới, bài trừ các hủ tục lạc hậu”.
- Khôi phục và tổ chức các lễ hội: Rước mận Tam Hoa, Rượu ngô bản
phố, lễ hội Gầu Tào…
* Cộng đồng địa phương tham gia hoạt động đầu tư kinh doanh du lịch
bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống.
Hộ gia đình ở các thôn bản tham gia đón khách lưu trú tại nhà và làm du
lịch đều được đầu tư giáo dục, đòa tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch về
hướng dẫn khách, phục vụ lưu trú, ăn uống…
Các hộ gia đình tại các thôn bản đã đầu tư xây dựng, nâng cấp lại các
nhà sàn hang trang để dón khách. Nhờ vậy có nhiều gia đình đã đón tới 1.000
lượt khách và hơn 100 khách lưu trú qua đêm/ năm.
Các nghệ nhân đã truyền dạy cho thanh niên những điệu múa, bản nhạc
trống khèn và tổ chức các đội văn nghệ phục vụ khách vào các ngày cuối
tuần. Mang lại thu nhập cho người dân, trung bình mỗi tối biểu diển thu nhập
350.000 VNĐ/ người.
Khách đến Bắc Hà lưu trú qua đêm tăng nhanh, năm 2007: 65.000 lượt;
2008: 7. 387.000 lượt, doanh thu trên 36 tỉ đồng. Thu nhập của các gia đình tổ
chức đón khách từ 500.000 – 3.000.000 VNĐ/ tháng.
32
Phát triển DLCĐ ở Bắc hà đã góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, nâng
cao chất lượng cuộc sống của dân cư, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa
đặc sắc.
1.3.2.2. Làng Đồi – Nam Đồng – Thừa ThiênHuế
Bối cảnhchung
Làng Đồi nằm cách khu di sản văn hóa thế giới Huế khoảng 60 km và là
nơi ở của 110 hộ dân thuộc dân tộc thiểu số Katu. Tháng 1 năm 2004, SNV
cùng với Sở Du lịch Huế đã khởi xướng dự án Du lịch Văn hóa Cộng đồng
làng Đồi. Dự án áp dụng phương pháp quy hoạch cộng đồng cùng với sự hợp
tác của các bên liên quan bao gồm chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo
du lịch trong vùng và các công ty du lịch. Sau 6 tháng triển khai, làng đã có
thể đón khách du lịch. Số lượng thống kê năm 2005 cho thấy đã có 15 lượt
gồm 225 du khách tới làng. Tính tới tháng 11 năm 2006, có 19 lượt gồm 343
khách. Trong vòng 2 năm triển khai dự án, làng đã đón nhận 568 khách du
lịch, thu được 55 triệu VND, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người dân
trong làng
Trước khi tham gia vào dự án này, làng Đồi chưa hề có kinh nghiệm về
làm du lịch. SNV đã hỗ trợ một phần nhỏ về tài chính để xây dựng cơ sở vật
chất, đào tạo, tổ chức cộng đồng, tiếp thị cho làng bằng cách làm cầu nối làng
với các doanh nghiệp.
Việc kinh doanh thổ cẩm và đồ thủ công được cung cấp từ các vùng
khác thông qua những người môi giới đưa tới dân làng. Làng chỉ thu được
10% hoa hồng từ việc bán hàng mặc dù thực tế là lợi nhuận của hoạt động
kinh doanh này khá cao. Một nhóm khách du lịch tiêu ít nhất 1 triệu VND
để mua những đồ lưu niệm này. Đặc biệt có 1 số nhóm tiêu từ 5-6 triệu
VND. Chính vì thế mà một phần lớn lợi nhuận đã bị rơi vào tay những
người không phải là dân bản.
Sản phẩm và dịch vụDLCĐ
33
Du khách tới thăm làng Đồi có thể thưởng thức các buổi biểu diễn nghệ
thuật truyền thống của
ngườiKatu,thămthácKazanvàăncácmónăncổtruyềncủadântộcKatu.Làngvẫnch
ưacódịch vụ nhà nghỉ, các bữa ăn phục vụ khách còn chưa đạt tiêu chuẩn về
chất lượng, chỉ có duy nhất 1
bữanhẹ(gồmthịtnướngvàxôi).Dukháchthườngđượccáccôngtydulịchbốtríăntrưa
tạithành phố Huế trước khi tới thăm làng vào khoảng 1 giờ chiều. Khách ở lại
thăm làng trong vòng 2 tiếng và rời làng vào khoảng 3 giờ chiều. Do đó,
những hoạt động du lịch khác như đi bộ còn kém phát
triển,làngcũngkhôngnằmtrongtuyếnđibộnàovớicáclàngvàđiểmdulịchkhác.
Thể chế phân chia lợinhuận
Mỗi nhóm khách tới thăm làng dù có số lượng khác nhau thường chi tiêu
khoảng 1 triệu VND và
tặngquàcholàng(kẹo,mìtôm…)trịgiákhoảng1triệuVND.Sốtiềnnàyđượcphânchi
anhưsau:
Biểu diễn văn hóa: 15.000 VND /1 người. Tổng cộng 30 người =
450.000 VND
Bữa ăn phục vụ du khách: 300.000 VND (trả cho nhóm nấu nướng và
mua nguyên liệu) Chi phí cho các thành viên trong ban quản lý: 7 x 15.000 =
105.000 VND
Do đó, quỹ làng thu được từ 100.000 – 200.000 VND sau mỗi đợt khách
tới thăm. Quỹ này được dùng để trả tiền điện thọai, mua sắm dụng cụ nấu ăn
và quà để thăm hỏi những người đau ốm trong làng. Quà do các nhóm khách
tặng sẽ được chia đều cho trẻ em và các hộ gia đình.
Vấnđềnảysinhlàmộtngườiphảiđảmnhậnnhiềuvaitrò(nhưchịThủylàm4côn
gviệccùngmột
lúc)lạichỉđượchưởng15.000VND/1lượtkháchbằngvớinhữngthànhviênkhácchỉ
đảmnhận1 công việc hoặc không có đóng góp công sức gì. Điều đó cho thấy
34
phương thức phân chia lợi
nhuậnnàykhôngkhuyếnkhíchđượcnhữngthànhphầnnăngđộngcốgắnglàmviệc
Một khó khăn nữa xuất hiện đó là các nhóm du khách tới thăm bản theo
tính thời vụ, thường vào
tháng8,tháng9vàtháng3,trongsốđó80%làsinhviênNhậtBảnđidulịchvàodịpnghỉh
ọc.Vào
thờigiankháctrongnăm,làngkhônghềtạorađượcthunhậpnàotừhoạtđộngdulịch.
Không có sự tranh chấp giữa các hộ gia đình. Mâu thuẫn chỉ nảy sinh
giữa phân chia lao động và tiền công. Những thành viên như trong đội biểu
diễn nghệ thuật không phải lao động vất vả và nặng nhọc như đội nấu ăn. Sự
việc này có thể rất dễ dẫn tới xung đột trong tương lai.
Rỏ ràng nguồn thu nhập từ du lịch rất có ý nghĩa bên cạnh nguồn thu
nhập hàng tháng của gia đình không quá 300.000 VND (dưới mức quy định
về hộ đói nghèo). Hơn 1 nửa hộ dân trong làng có cơ hội kiếm thêm tiền bằng
việc tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch hoặc bán đồ thủ công
vàlàmmậtong.Cuốinămnay,quỹlàngđãđạtđượckhoảng3triệuVND,mộtsốtiềnlớ
nbằngvới thu nhập cả năm của 1 hộ gia đình.
Các hoạt động văn hóa truyền thống đã được khôi phục sau 1 thập kỷ bị
lãng quên và hiện giờ được phát triển vì cả mục đích du lịch và cộng đồng.
Nhà văn hóa được xây dựng và đội biểu diễn nghệ thuật được thành lập. Cũng
từ đó 3 đội văn nghệ khác cũng tự thân được sinh ra (gồm 2 đội trẻ em và
thanh niên). Hiện nay làng đã tổ chức các sự kiện văn hóa truyền thống ngoài
mục đích du lịch.
Làng xóm sạch sẽ do những hoạt động vệ sinh khu công cộng, trồng cây
trong làng. Tuy nhiên, vấn đề nhận thức về bảo vệ môi trường vẫn cần phải
được tiếp tục lưu tâm hơn nữa.
Những tháchthức
Thách thức lớn nhất đối với DLCĐ tại làng Đồi chính là làm sao để
thương mại hóa các sản phẩm. Như đã nói tới, công ty thương mại Tokyo
35
không hề quan tâm đến lợi nhuận kinh tế thu được từ
cáctuyếndulịch.Mụcđíchcủacácchuyếnđinàychỉlàhọchỏithêmtraođổikinhnghiệ
mvănhóa và từ thiện. Các công ty du lịch đều cho rằng chi phí ít nhất $200/1
ngày tổ chức cho du khách tời thăm làng là quá cao so với khoảng $16 – 22
$/1 ngày để khách tới Khe Sanh theo tuyến du lịch mở.
Quy trình đặt chỗ du lịch không thuận tiện. Các công ty thường phải gửi
danh sách khách tới phòng ban của huyện trước ít nhất 1 tuần mới có thể tổ
chức cho khách tới thăm làng. Cách điều
hànhcứngnhắcđãgâynhiềukhókhănchocáccôngtydulịchkhimàmỗinhómkháchd
ulịchđều
cầnđiềuchỉnhkhácnhau.Việcgiảiquyếtmuộnkhiếnchocáccôngtykhôngthểđưakh
áchvàgặp nhiều bấtlợi.
Giải pháp để kết nối chuyến du lịch tới làng với các điểm du lịch khác
vẫn còn là một câu hỏi đau đầu không có đáp án. Làng không thể là một điểm
đến đơn độc. Phát triển tuyến du lịch đi bộ là một nhiệm vụ quan trọng nhằm
tạo cho du khách có thêm điều kiện thưởng thức và tìm hiểu về làng.
Làng còn là một cộng đồng yếu kém do thiếu một lãnh đạo có năng lực.
Các thành viên trong ban
quảnlýdulịchcònthiếunghiệpvụquảnlýcũngnhưtínhquyếtđoán.Quátrìnhpháttriể
nnănglực cho dân làng cần phải được lưu tâm nhiều hơnnữa.
Bên cạnh đó, các công ty du lịch đều mong muốn củng cố thêm về tính
độc đáo của làng để tạo thêm ấn tượng và sức hấp dẫn cho du khách.
1.3.3. Bài học thu được
Việc phát triển năng lực cho địa phương là nhiệm vụ hàng đầu của mô hình
DLCĐ. Tư vấn và điều hành từ những tổ chức bên ngoài chỉ cần thiết khi phải lựa
chọn thành viên thích hợp cho ban du lịch. Một thể chế phân chia lợi nhuận hợp lý
cũng cần được thiết lập nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Sự phối hợp chặt chẽ với các công ty du lịch trong quá trình quy hoạch
là quan trọng nhằm kết nối
36
cáctuyếndulịch.Cáccôngtynhỏtạiđịaphươngcầnphảiđượctậptrungpháttriểnvì
cáccôngty
nàythườngnăngđộnghơntrongviệcpháttriểnsảnphẩmdulịch.Nhìnvàohồsơcủacá
ccôngty du lịch tại khu vực trung tâm có thể thấy các công ty này chỉ là những
chi nhánh của công ty lớn hơn có trụ sở chính tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ
Chí Minh. Vì vậy, những công ty này không có quyền mở những tuyến du
lịch mới. Do đó các công ty nhỏ tại địa phương thể hiện vai trò tích cực hơn
và quan tâm nhiều hơn tới sản phẩm mới. Thông tin về địa điểm của dự án
cần phải được chia sẻ và cung cấp cho các công ty thường xuyênhơn.
Tính khả thi về kinh tế không nên coi nhẹ hơn vấn đề văn hóa xã hội. Bỏ
qua yếu tố này sẽ không thể duy trì được dự án. Việc khuyến khích các dân
tộc thiểu số tham gia không gặp trở ngại gì nếu họ có thể nhìn thấy rõ lợi ích
trực tiếp về kinh tế.
Đảm bảo tối đa sự công bằng về phân chia lợi nhuận giữa các thành viên
trong cộng đồng là bài học chính thu được từ trường hợp này. Đây là giải
pháp hữu hiệu để đảm bảo về lợi nhuận và ý thức cộng đồng cho mô hình
DLCĐ. Có ít nhất 40 người tham gia phục vụ du khách có thể được hưởng lợi
từ du lịch. Sự công bằng một mặt có thể củng cố lại ý thức cộng đồng và sự
phối hợp giữa các thành viên. Mặt trái của nó là giá cả các tuyến du lịch quá
cao và không thể thương mại hóa. Sự công bằng cũng có thể dẫn đến ý thức
về kinh doanh bị lu mờ
37
CHƢƠNG2:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG HUYỆN LỆ
THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Khái quát về huyện Lệ Thủy
Địa bàn huyện Lệ Thủy án ngữ phía nam của tỉnh Quảng Bình, có tọa
độ 170
05 đến 170
22 vĩ độ Bắc, 1060
25 đến 1060
25 vĩ độ Đông. Phía Tây
Lệ Thủy giáp với địa giới hành chính tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hòa
Dân chủ nhân dân Lào, có đường biên giới dài 31km cùng tựa lưng vào
dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị),
phía Bắc giáp với huyện Quảng Ninh, phía Đông giáp với biển Đông có
đường bờ biển dài 32km.
Đến nay, huyện có 2 thị trấn là Kiến Giang, Nông trường Lệ Ninh và 26
xã: An Thuỷ, Cam Thủy, Dương Thủy, Hoa Thủy, Hồng Thủy, Hưng Thủy,
Kim Thủy, Lâm Thủy, Liên Thủy, Lộc Thủy, Mai Thủy, Mỹ Thủy, Ngân
Thủy, Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung, Phong Thủy, Phú
Thủy, Sen Thủy, Sơn Thủy, Tân Thủy, Thái Thủy, Thanh Thủy, Trường
Thủy, Văn Thủy, Xuân Thủy.
Trong những năm gần đây huyện Lệ Thủy tăng trưởng kinh tế với tốc độ
cao gắn với phát triển bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khai thác tốt mọi nguồn lực để
đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phấn đấu, sau năm
2020 đưa huyện Lệ Thuỷ ra khỏi tình trạng huyện thuần nông - kém phát
triển, trở thành huyện phát triển khá trong tỉnh. Đây cũng là điều kiện thúc
đẩy phát triển du lịch huyện Lệ Thủy nói chung và DLCĐ nói riêng
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vùng đất Lệ Thủy nằm trong khối kiến tạo chung của Quảng Bình, phát
triển trên rìa phía bắc của một tiểu lục địa cổ nằm ở phía nam Hải Vân thuộc
đới uốn nếp Việt – Lào.
38
Đặc điểm chung của địa hình Quảng Bình là hẹp,sự phân hóa địa hình
theo hướng đông – tây và bắc nam, nhất là sự phân hóa theo độ cao và hướng
núi Á vĩ tuyến. Huyện Lệ Thủy không nằm ngoài đặc điểm đó.
Về hình thái địa hình, địa bàn huyện Lệ Thủy thấp dần theo hướng tây
bắc – đông nam và sự phân bậc giảm dần từ khu vực rừng núi đến gò đồi
xuống giải đồng bằng ven biển. vùng đồng bằng, chỉ cao hơn mặt nước biển 2
– 3m, vùng hạ lưu sông Kiến Giang xấp xỉ mặt nước biển, trong khi đó dải
cồn cát ven biển lại cao hơn, thậm chí có những cồn cát cao tới 40 – 50m.
Địa hình Lệ Thủy có tổng diện tích 141.600 ha, được chia làm 4 vùng rõ
rệt là các vùng rừng núi, gò đồi, đồng bằng và dải cát ven biển.
Đặc điểm chung của khí hậu Lệ Thủy là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
mùa hè nóng, khô và mưa muộn.
Mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 với gió tây – nam khô nóng, gây
nên tình trạng không khí oi bức, ngột ngạt, nóng và khô, độ ẩm xuống thấp.
đây cũng chính là nguyên nhân gây ra những trận hạn hán ở Lệ Thủy.
Mùa đông kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đây cũng là mùa
mưa rét do chịu tác động của gió mùa mùa đông.
Số giờ nắng trung bình khoảng 1.700 đến 2.000 giờ nắng/năm, vào
mùa hè số giờ nắng thường hơn 200 giờ//tháng, mùa đông khoảng trên dưới
100 giờ/ tháng` Nhiệt độ bình quân dao động từ 240
C đến 250
C. nhiệt độ
bình quân giữa các tháng dao động khá lớn, cực đại vào tháng 7( trên 290
C
), cực tiểu vào tháng 1(170
C), biên độ nhiệt ngày không lớn khoảng 20
C
đến 50
C.
Hằng năm, lượng mưa trung bình năm nằm trong giới hạn 2.000 đến
3.000mm. Trong chu trình năm, có 3 tháng mưa nhiều nhất là tháng 9,10,11
với tổng lượng mưa chiếm tới 65% lượng mưa cả năm. Các tháng 2,3,4 là thời
gian ít mưa nhất trong năm (chỉ khoảng 130 đến 200mm).
Do cấu trúc hình thế địa lý, địa bàn huyện Lệ thủy chứa đựng cả 2 vùng
thủy văn: thủy văn đồi núi và thủy văn đồng bằng.Thủy văn đồi núi: là khu
39
vực có lượng mưa lớn, Dao động khoảng 2.200 – 2.600mm, lớp dòng chảy từ
1.500 – 2.500mm, có nhiều sông suối, thác nước quanh co uốn lượn theo địa
hình tạo nên những cảnh quan hoang sơ rất đẹp như khe Nước Lạnh, khe
Nước Trong, thác Cốc... Thủy văn đồng bằng: vùng đồng bằng không có các
hiện tượng thủy văn đặc biệt. Sông Kiến Giang là sông lớn nhất ở huyên,
ngoài ra hệ thống đầm(phá như phá Hạc Hải), bàu (bàu Sen)không những có
giá trị về mặt sinh học và kinh tế mà còn tạo nên những thắng cảnh đẹp.
Ngoài ra, trong vùng có suối Bang, nguồn nước ở đây có nhiều khoáng
chất tốt
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2010 –
2020, huyện đã nêu rỏ: “Duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao gắn với
phát triển bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và
sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khai thác tốt mọi nguồn lực để đầu tư phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, phát triển văn hoá. Phấn đấu, sau năm 2020 đưa huyện Lệ Thuỷ ra
khỏi tình trạng huyện thuần nông - kém phát triển, trở thành huyện phát triển
khá trong tỉnh.
Với sự đồng lòng của đảng bộ và nhân dân huyện Lệ Thủy, trong những
năm qua bộ mặt KT - XH của huyện có những khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế tăng, giai đoạn 2006 – 2010 là 12,59%; giai đoạn 2011 – 2015 đặt
12,50%, dự kiến giai đoạn 2016 – 2020 đạt 13,6%. Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng tích cưc, cụ thể tỉ trọng nông – lâm – ngư giảm, CN – XD và
DV tăng. Đặc biệt trong lĩnh vực DV, du lịch được quan tâm, đầu tư và được
xem là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong tương lai
Dân số huyện Lệ Thuỷ đến năm 2016 là 143.062 người, dự đoán năm
2020 khoảng 143.400 người.Năm 2016 có 85.139 ngươi trong độ tuổi lao
động, đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 78.320 người. Đây là lực lượng
lao động dồi dào bổ sung cho các ngành kinh tế.
40
Lệ Thủy nổi tiếng la vùng quê hiếu học, đầu tư cho giáo dục được coi
trọng, đào tạo việc làm, đa dạng hóa việc làm chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao
động theo hướng thu hút và tạo việc làm trong các ngành công nghiệp -TTCN
và dịch vụ. Khôi phục và mở rộng các ngành nghề truyền thống. Đẩy mạnh
công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả để
cung cấp đủ nguồn lao động có chất lượng. Đây chính là nguồn lao động dồi
dao đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH nói chung và phục vụ du lịch nói
riêng của huyện nhà.
(Vẽ biểu đồ)
2.2.Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Lệ Thủy
2.2.1 Tài nguyên du lịch cộng đồng
Về Lệ Thủy vùng quê miền Trung gió Lào cát trắng, ta sẽ thấy được một
vùng non nước hữu tình với con sông Kiến Giang trong xanh hiền hòa, thơ
mộng mang phù sa từ dãy Trường Sơn hùng vĩ bồi đắp cho những cách đồng
mênh mông “thẳng cánh cò bay”. Dòng nước xanh đó len lỏi vào trong lòng
đất, làm cho sự sống sinh sôi trên những triền đồi nắng cháy, dưới cánh đồng
chiêm trũng và trên cả những đồi cát chạy dài đến vô tận. trên mãnh đất song
nước hữu tình này đã xếp lớp lớp những giá trị văn hóa tồn tích hằng nghìn
năm lịch sử, sản sinh ra những anh hùng hào kiệt.
Cuộc sống người dân Lệ Thủy mọc mạc nhưng đông đầy tình cảm với
bản sắc văn hóa có sự khác nhau ở các vùng. phía Tây chủ yếu là đồng bào
dân tộc Vân Kiều có cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, phông tục tập quán
khác cộng đồng dân cư vùng đồng bằng chiêm trủng và vùng ven biển ở phía
Đông gắn liền với các hoạt động thuần nông, chài lưới.
Chính sự đa dạng trên đã tạo nên sự độc đáo, khác lạ. Đây là một trong
những yếu tố hấp dẫn du khách, và cũng có thể xem là một nguồn tài nguyên
để thúc đẩy phát triển DLCĐ ở huyện nhà – là loại hình du lịch được xem là
hoàn toàn mới ở Lệ Thủy.
41
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Cảnh quan tự nhiên rừng núi gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao
động sản xuất của con người vùng cao. Mỗi cánh rừng, mỗi ngọn đồi, mỗi
con suối, mỗi lối đi... đều có ý nghĩa linh thiêng riêng và luôn in dấu sâu
đậm trong lòng dân bản địa. Nằm ở phía Tây, địa hình cao và dốc, hệ thống
núi non bị chia cắt bởi nhiều khe suối đã tạo nên những thắng cảnh tự nhiên
khá đẹp cho vùng.
* Lèn Bạc
Lèn Bạc nằm ở phía tây bắc thuộc xã Ngân Thủy, phía tây dự vào dãy
Trường Sơn hùng vĩ. Do vị trí cả 3 hướng bắc, nam , đông lại có dáy Trường
Sơn chắn sau lưng nên Lèn Bạc hội tụ được các gió thổi từ phía biển Đông
vào tạo nên một nền khí hậu ẩm ướt, nhiều mây, thuận lợi cho thảm thực vật
phát triển. Hầu như mùa nào cũng có mây mù bay từ các khe đá của Lèn Bạc
bay lên và đọng lại thành từng đám nhỏ trên các ngọn cây khiến không gian
ở đây bảng lãng, bàng bạc rất dỗi thú vị.
* Suối Bang
Suối bang là nguồn nước khoáng nóng thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ
Thủy. Đây là khu sinh thái hổn hợp gồm sinh cảnh rừng nhiệt đới hết sức
đặc thù. Suối nước khoáng nóng có điểm độ sôi cao nhất 1050
C, tùy vị trí
phun trào trên dòng suối có thành phần tổng thể và thành phần vi lượng (
Cation: Na+
- 106.10, K +
- 9,64, Ca ++
- 2.00, Na++
- 1.02; Anion: HCO3 ,
H2SiO3; pH -7,5) phù hợp cho việc tổ chức khu nghĩ dưỡng, chữa bệnh và
cải thiện tình hình sức khỏe cho người dân.
Nằm trong tuyến du lịch Bang – Phong NhaKẽ Bàng - bãi biển Nhật Lệ
của tỉnh Quảng Bình và tuyến du lịch Bang – Lăng mộ lễ thành hầu Nguyễn
Hữu Cảnh – nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp của huyệ Lệ Thủy.
Hiện nay, khu du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng chữa bệnh suối nước khoáng
Bang được quy hoạch và mở rộng để phục vụ du khách trong nước và quốc
tế. Bên cạnh đó, suối Bang cách thành phố Huế 150km cũng sẽ là điểm du
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình

Contenu connexe

Tendances

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhMan_Ebook
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệmBài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệmduanesrt
 
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangNghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangMan_Ebook
 
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...NuioKila
 

Tendances (20)

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.docLuận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
 
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
 
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vữngLuận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
 
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinhluan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
 
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóaKhóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệmBài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangNghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
 
Luận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAY
Luận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAYLuận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAY
Luận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOTLuận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
 
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,...
 

Similaire à Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình

PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docxPHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docxWaterJustin
 
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdfjackjohn45
 
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdfQUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdfjackjohn45
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdfNghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdfHanaTiti
 
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...HanaTiti
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...NuioKila
 

Similaire à Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình (20)

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình ...
Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình ...Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình ...
Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình ...
 
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAYĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAY
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh Bình
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh BìnhĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh Bình
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh Bình
 
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAYĐề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý lễ hội Đền Nghè tại tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý lễ hội Đền Nghè tại tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đLuận văn: Quản lý lễ hội Đền Nghè tại tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý lễ hội Đền Nghè tại tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docxPHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
 
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
 
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdfQUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
 
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên MôĐề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
 
Đề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Di sản văn hóa Thái với du lịch lòng hồ sông Đà, HOT
Đề tài: Di sản văn hóa Thái với  du lịch lòng hồ sông Đà, HOTĐề tài: Di sản văn hóa Thái với  du lịch lòng hồ sông Đà, HOT
Đề tài: Di sản văn hóa Thái với du lịch lòng hồ sông Đà, HOT
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Mõ tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Mõ tại TP Hải Phòng, HAYĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Mõ tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Mõ tại TP Hải Phòng, HAY
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
 
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù NinhĐề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù Ninh
 
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdfNghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
 
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
 
Luận văn: Quản lý các hoạt động văn hóa tại khu du lịch bản Lác, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý các hoạt động văn hóa tại khu du lịch bản Lác, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý các hoạt động văn hóa tại khu du lịch bản Lác, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý các hoạt động văn hóa tại khu du lịch bản Lác, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở phường Tân Thành, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở phường Tân Thành, 9đĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở phường Tân Thành, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở phường Tân Thành, 9đ
 

Plus de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Plus de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Dernier

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfSuperJudy1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (17)

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 

Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ QUỲNH PHƢƠNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU HUẾ, NĂM 2018
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ QUỲNH PHƢƠNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 8310501 ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN TƢỠNG HUẾ, NĂM 2018
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀDU LỊCH CỘNG ĐỒNG............................................................................................................... 9 1.1 DU LịCH CộNG ĐồNG................................................................................... 9 1.1.1. Du lịch............................................................................................... 9 1.1.2. Khái niệm khách du lịch.................................................................11 1.1.3. Các loại hình du lịch.......................................................................12 1.1.4. Tài nguyên du lịch ..........................................................................13 1.2. DU LịCH CộNG ĐồNG................................................................................15 1.2.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng.....................................................15 1.2.2. Đặc điểm du lịch cộng đồng...........................................................17 1.2.3. Tiêu chí và nguyên tắc tham gia phát triển du lịch cộng đồng.......18 1.2.4. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng .............19 1.2.5. Vai trò các đối tượng tham gia du lịch cộng đồng .........................20 1.2.6. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng.............................................22 1.2.7. Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng..............................................22 1.3.KINH NGHIệM PHÁT TRIểN DU LịCH CộNG ĐồNG TRÊN THế GIớI VÀ VIệT NAM ......................................................................................................................23 1.3.1.Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới..................23 1.3.2.Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam ..................30 1.3.3. Bài học thu được.............................................................................35 CHƢƠNG2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH................................................37 2.1. KHÁI QUÁT Về HUYệN Lệ THủY ...............................................................37 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên..........................................................................37 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................39
  • 4. 2.2.ĐIềU KIệN PHÁT TRIểN DU LịCH CộNG ĐồNG ở HUYệN Lệ THủY ..................40 2.2.1 Tài nguyên du lịch cộng đồng .........................................................40 2.2.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ DLCĐ..........................................................53 2.3 HIệN TRạNG PHÁT TRIểN DU LịCH CộNG ĐồNG HUYệN Lệ THủY..................56 2.3.1. Suối nước Lạnh – xã Ngân Thủy....................................................57 3.2.2. Khu du lịch Bàu Sen – xã Sen Thủy...............................................61 3.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG Về THựCTRạNGPHÁTTRIểN DU LịCHCộNG ĐồNG HUYệN Lệ THủY..............................................................................................................64 3.3.1. Kết quả đạt được.............................................................................64 3.3.2. Những tồn tại, hạn chế....................................................................66 CHƢƠNG 3.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH................................................68 3.1. CƠ Sở XÂY DựNG GIảI PHÁP .....................................................................68 3.2. MộT Số GIảI PHÁP PHÁT TRIểN DU LịCH CộNG ĐÔNG HUYệN Lệ THủY, TỉNH QUảNG BÌNH..................................................................................................69 3.3.1. Xây dựng chương trình du lịch cộng đồng hấp dẫn và hợp lý .......69 3.3.2. Về tổ chức quản lý..........................................................................69 3.3.3 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ...........................................72 3.3.4. Nhóm giải pháp về quảng bá, tiếp thị............................................73 3.3.5. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực................................................74 3.3.6. Nhóm giải pháp về nhân thức cộng đồng......................................75 3.3.7. Nhóm giải pháp về bảo tồn, tôn tạo, tu bổ các di tích,lểhội...........77 3.3.8. Về xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật.............................78 3.3.9 Nâng cao nhận thức, trình độ và kỹ năng của người dân về phát triển du lịch........................................................................................................78 KẾT LUẬN....................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................83
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam được xem là một trong những điểm đến đang phát triển được chú ý ở Đông Nam Á. Môi trường thiên nhiên, địa lý và văn hóa hấp dẫn chính là những tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch Việt Nam. Và du lịch đang khẳng định vị trí của mìnhtrong nền kinh tế xã hội,hàng năm có hàng triệu lượt khách đến tham quan du lịch, đóng góp tỷ trọng lớn cho nền kinh tế quốc gia. Theo Viện nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam, năm 2016 lượng khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu tiên cán mốc 10 triệu lượt, tăng 2 triệu lượt khách so với năm 2015, tương đương với mức tăng trưởng 26%; khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 417 nghìn tỷ đồng. Nắm bắt được nhu cầu muốn khám phá, giao tiếp, học hỏi thế giới xung quanh vốn phong phú đa dạng và chứa nhiều tiềm ẩn, du lịch trở thành một nhu cầu trong đời sống con người. Cùng với đó là nhiều loại hình du lịch mới xuất hiện, trong đó có du lịch cộng đồng. Các hoạt động du lịch đã và đang chứng minh được rằng cộng đồng dân cư đóng góp một phần vào phát triển các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và là chủ thể để phát triển du lịch. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà cộng đồng địa phương sinh sống tại các điểm, khu du lịch bị mất lợi thế trong các hoạt động phát triển du lịch. Do vậy, nếu chúng ta không có chiến lược tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch, để họ thấy được vị trí, vai trò của mình trong sự phát triển du lịch, lợi ích của họ được hưởng lợi từ hoạt động du lịch tại địa phương thì họ có thể gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường du lịch và suy giảm tài nguyên. Sự tham gia của cộng đồng địa phương như một bên tham gia, một đối tác của ngành du lịch là một yêu cầu phát triển mới nhằm đảm bảo những cân bằng về lợi ích giữa các bên tham gia. Cách tiếp cận này khắc phục được những hạn chế của phương pháp tiếp cận từ trên xuống nhằm
  • 6. 2 huy động mọi nguồn lực sẵn có cho phát triển du lịch, góp phần vào quá trình gìn giữ bản sắc, tính đa dạng văn hóa của mỗi cộng đồng. Lệ Thủy vùng quê nổi tiếng qua câu dân ca “ Nhất Đồng Nai, Nhì hai huyện”có suối nước khoáng Bang với nhiệt độ lên đến 1050 c đang được khai thác làm nơi nghỉ dưỡng và làm nước uống đóng chai, khe Suối Nước Lạnh , dòng Kiến Giang thơ mộng, những bãi cát trắng, nước biển sạch. Đây là quê hương của của nhiều danh tướng nổi tiếng như:Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Văn hóa đặc trưng Hò khoan Lệ Thủy, trong đó có điệu hò khoan chèo đò, hò giã gạo. Hằng năm, vào ngày 2 tháng 9, nơi đây diễn ra đua thuyền truyền thống.Các làng quê thanh bình, các lễ hội đặc trưng, các làng nghề nổi tiếngchiếu cói làng An Xá, nón lá làng Quy Hậu, huyện có Dân tộc Bru - Vân Kiều sinh sốngvới nhiều huyền tích văn hóa kì bí. Điều này tạo ra lợi thế phát triển du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng ởhuyện nhà, đồng thời cho phép phối hợp, gắn kết nhiều loại hình và các điểm du lịch khác trong khu vực. Tuy tài nguyên du lịch của Lệ Thủyrất lớn nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các hoạt động du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Đời sống người dân trên địa bàn chủ yếu là thuần nông, kinh tế gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, người dân chưa được khuyến khích tham gia và thu lợi từ hoạt động du lịch. Trước thực tế đó và đặt mục tiêu bảo vệ giá trị cảnh quan sinh thái tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng nơi đây đồng thời phát triển đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình” cho hướng nghiên cứu của mình. 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng vàđê xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần phát triển KT _ XH của huyện nói riêng và tỉnh nói chung
  • 7. 3 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về DLCĐ - Phân tích thực trạng phát triển DLCĐ ở huyện Lệ Thủy - Đề xuất các giải pháp phát triển DLCĐ huyện Lệ Thủy 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Về lãnh thổ nghiên cứu Địa bàn huyên Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 3.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng về DLCĐ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DLCĐ ở huyện Lệ Thủy 3.3. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng phát triển DLCĐ từ năm 2010 đến 2017 4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4.1. Trên thế giới Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến DLCĐ của nhiều tácgiả. Tiêu biểu là công trình của G. Cazes, R. Lanquar, Y. Raynouard trongQuy hoach du lịch. Đây được xem là một trong những tài liệu cung cấp nhữngkiến thức cơ bản và khái quát về quy hoạch du lịch, được sử dụng rất nhiều tạinước ta từ những năm 2000. Những công trình nghiên cứu vềDLCĐ trên thế giới ngày càng xuất hiện nhiều với góc nhìn du lịch ở nhữngkhía cạnh khác nhau, chẳng hạn như Peter E. Murphy (1986) với Tourism: Acommunity Approach, Routledge. Tác giả cung cấp một góc nhìn mới hơn vềdu lịch với phương pháp tiếp cận về sinh thái và cộng đồng, khuyến khíchnhững sáng kiến nhằm gia tăng lợi ích trên nhiều lĩnh vực cho người dân vớiviệc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên nguồn tài nguyên vốn cócủa địa phương. Một tài liệu vô cùng hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch địnhchính sách quan tâm đến du lịch và phát triển nông thôn là BuildingCommunity Capacity of Tourism Development, C.A.B International củaGianna Moscardo (2008). Tài liệu nêu ra những lý do thất bại trong cách
  • 8. 4 làmdu lịch ở nhiều nơi do thiếu năng lực kinh doanh, đặc biệt là do nhận thức vànăng lực của CĐĐP về du lịch còn rất hạn chế. Gianna Moscardo đã phân tíchnhững vấn đề còn tồn tại và đưa ra những phương án hữu hiệu trong việc lậpkế hoạch phát triển du lịch thông qua những mô hình DLCĐ thành công ởnhiều nơi trên thế giới. Rhonda Phillips (2012), Tourism, Planning andCommunity Development, Routledge cho rằng ngoài lợi ích kinh tế, DLCĐcòn giúp nâng cao năng lực cộng đồng, vượt qua những rào cản văn hóa vàbảo tồn TNDL tốt hơn. Các tác giả ở những khía cạnh và mức độ khác nhau đã đề cập đếncác vấn đề về cộng đồng, DLCĐ, du lịch dựa vào cộng đồng, những tác độngcũng như những thay đổi ảnh hưởng đến cộng đồng; các công cụ quản lýgiám sát DLCĐ, bảo tồn các nguồn tài nguyên, văn hóa và thiên nhiên, tạo racác phúc lợi kinh tế và những phúc lợi khác cho cộng đồng cư dân địa phương,xây dựng quyền sở hữu các nguồn tài nguyên theo hướng bền vững. 4.2. Ở Việt Nam Từ những năm 1990 du lịch Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ, với những công trình nghiên cứu về du lịch được thực hiện ngày một sâu rộng hơn. Vào cuối thập kỷ 90, DLCĐ mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam dưới dạng các bài viết trên tạp chí hay báo cáo khoa học. Về sau, những nghiên cứu về DLCĐ được thực hiện một cách bài bản hơn và đóng góp trực tiếp về mặt lý luận cũng như thực tiễn sau này như: TS. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, Nxb Khoa học Kỹ thuật; Ths. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên, 2012), Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo dục Việt Nam… Ngoài ra còn nhiều đề tài nghiên cứu về DLCĐ như đề tài:“Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương - Hà Tây” của tiến sĩ Võ Quế (Viện nghiên cứu và phát triển du lịch); “ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân tỉnh An Giang” của các tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu1 và Trần Ngọc Lành (2012) (Trường Đại học Cần Thơ); Tác giả Lê Thu Hương (2007) với Xây dựng mô hình du lịch cho người nghèo ở VQG Cúc
  • 9. 5 Phương, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (HN); Nguyễn Thị Hồng (2014), Phát triển du lịch cộng đồng ở Tân Cương, Thái Nguyên, ĐH KH XH&NV Hà Nội(HN); Lê Thị Nho (2013), Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, ĐHSP Huế, Về phía Tổng cục du lịch (2011) cũng xây dựng đề án Phát triển DLCĐ kết hợp với xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020, Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (2013), Sổ tay du lịch cộng đồng,Quỹ Châu Á (2012), Tài liệu hướng dấn phát triển du lịch cộng đồng Các nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới mới chỉ đánh giá về TNDL, phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, đề xuất các giải pháp phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng… nhằm mục đích bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên thông qua phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, vùng núi, khu bảo tồn, VQG… mà chưa đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào các hoạt động du lịch nơi có TNDL. Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những nghiên cứu của các công trình, đề tài luận văn đi sâu vào phân tích điều kiện và thực trạng phát triển DLCĐ tại huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, từ đó đưa ra những giải pháp khả thi, phù hợp với những đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các giá trị văn hoá của cộng đồng góp phần phát triển du lịch, đóng góp vào sự ổn định và nâng cao kinh tế - xã hội tại địa phương. 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Quan điểm nghiên cứu 5.1.1 Quan điểm tổng hợp Hệ thống lãnh thổ du lịch được tạo bởi nhiều yếu tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chính vì vậy nghiên cứu, xác định các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị đồng bộ về tất cả các mặt kimh tế, văn hóa xã hội.
  • 10. 6 5.1.2Quan điểm hệ thống Các tài nguyên du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy là một bộ phận trong hệ thống các tài nguyên du lịch Quảng Bình nói chung, của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy phải có tính hệ thống mới có giá trị thực tiễn,đề xuất giải pháp hợp lí. 5.1.3Quan điểm lãnh thổ Nghiên cứu địa lý nói chung đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các đối tượng nghiên cứu phân bố trên phạm vi không gian nhất định, có những đặc trưng lãnh thổ riêng. Việc nghiên cứu du lịch cộng đồng dựa trên quan điểm để thấy được sự phân hóa các yếu tố, thành phần phục vụ mục tiêu nghiên cứu. 5.1.4 Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ. Do đó, đây vừa là xu thế, vừa là yêu cầu bắt buộc trong bất kì hoạt động kinh tế - xã hội nào. Trong quá trình nghiên cứu không làm thay đổi bản sắc dân tộc, thu hút sự tham gia của cộng đồng đồng thời phải bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa đặc sắc, không làm biến đổi cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường. 5.2 Phương pháp nghiên cứu 5.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Sưu tầm, thu thập các thông tin từ sách báo, tạp chí, báo cáo của các ban ngành của tỉnh huyện, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở đó chọn lọc, hệ thống hóa, xử lí để rút ra các nội dung phù hợp phục vụ cho nghiên cứu đề tài. 5.2 .2 Phương pháp bản đồ Ứng dụng bản đồ học nhằm biên tập và xây dựng hệ thống bản đồ hành chính, bản đồ phân bố tài nguyên du lịch cộng đồng, bản đồ định hướng các tuyến, các điểm du lịch cộng đồng của huyện.
  • 11. 7 5.2.3 Phương pháp đánh giá tổng hợp Chú trọng đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của hoạt động du lịch cộng đồng dựa trên việc phân tích xử lý số liệu, tài liệu, các kết quả nghiên cứu… cũng như các tác động tổng hợp của hoạt động du lịch cộng đồng đến kinh tế - xã hội trên địa bàn, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp. 5.2.4Phương pháp thực địa Các địa điểm được chọn khảo sát thực địa như: suối Bang, khe Nước lạnh, Bàu Sen, làng An Xá, nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.... tiếp cận thực tế, quan sát, điều tra, ghi chép, mô tả để làm tăng thêm tính chính xác, cụ thể các điểm nghiên cứu. 5.2.5 Phương pháp chuyên gia Được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu các tác động của hoạt động du lịch cộng đồng đến kinh tế, xã hội và môi trường; các giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn. Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý kiến các nhà quản lý của các ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phương. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện phương pháp đánhgiá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch cộng đống tại các huyện Lệ Thủy trên cơ sở đó xác lập các luận chứng khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch cộng đồng và hạn chế các tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tham khảo cho nguời dân địa phuơng và các cấp quản lý nhằm lựa chọn các giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch cộng đồng và hạn chế các tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường
  • 12. 8 Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Địa lý học. 7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được trình bày qua 3 chương: Chương 1. Cở sở lí luận và thực tiển về du lịch cộng đồng Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Chương 3. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
  • 13. 9 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1 Du lịch cộng đồng 1.1.1. Du lịch 1.1.1.1. Khái niệm “du lịch” Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Ngày nay, cùng với sự ra đời của các ngành khoa học – kỹ thuật và công nghệ mới, đời sống kinh tế không ngừng tăng lên, các phúc lợi xã hội không ngừng được quan tâm cải thiện, du lịch càng trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người. Nó nhanh chóng được xem là ngành công nghiệp không khói quan trọng hàng đầu ở nhiều quốc gia và là một hiện tượng kinh tế, xã hội, môi trường phổ biến có quy mô toàn cầu. Thuật ngữ “du lịch” vì thế trở nên rất thông dụng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm “du lịch” trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đúng như Giáo sư, Tiến sĩ Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Năm 1985, I.I.Pirôgiơnic đã đưa ra định nghĩa “du lịch” bao hàm ba nội dung cơ bản: cách thức sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên; dạng chuyển cư đặc biệt; một trong những ngành thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm phục vụ các nhu cầu văn hóa – xã hội của người dân. Các nội dung này được đúc kết qua khái niệm: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa ”. [32]
  • 14. 10 Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO cũng đưa ra định nghĩa: “Du lịch bao gồm các hoạt động của con người, đến và lưu lại ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong vòng không quá 1 năm với mục đích nghỉ ngơi, giao dịch và các mục đích khác” (UNWTO, 1993). Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan ,tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Thực tế do có sự tồn tại các cách tiếp cận khác nhau và dưới các góc độ khác nhau mà các tác giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về du lịch. Vì thế, để xem xét du lịch một cách toàn diện và đầy đủ, cần phải cân nhắc tất cả các chủ thể (thành phần) tham gia vào hoạt động du lịch. Theo phương diện này, du lịch có thể hiểu là: “tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón phục vụ khách du lịch”. Mối quan hệ giữa các nhân tố trên có thể mô tả bằng sơ đồ sau: Tóm lại, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Đó là một hệ thống động, rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường bên trong và bên ngoài điểm đến cũng như nhu cầu của du khách. Hơn nữa nó còn mang tính tổng hợp, tính đa ngành bởi có rất nhiều đơn vị, nhiều ngành, nhiều đối tác... Du khách Nhà cung ứng dịch vụdu lịch Dân cư sở tại Chính quyền địa phương
  • 15. 11 liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ cho du khách. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa. Để phát triển hoạt động du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng rất cần phải duy trì sự phối hợp chặt chẽ cũng như mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành phần tham gia. 1.1.2. Khái niệm khách du lịch Định nghĩa về khách du lịch xuất hiện lần đầu vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp. Từ đó, cùng với sự phát triển của du lịch, các tổ chức quốc tế về du lịch và các quốc gia cũng đã đưa ra những khái niệm khác nhau về “khách du lịch”. Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch bao gồm: - Khách du lịch quốc tế (International tourist): Là một người lưu trú ít nhất 1 đêm nhưng không quá 1 năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến. - Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Là một người đang sống trong một quốc gia (không kể quốc tịch nào) đến một nơi khác trong quốc gia đó (không phải là nơi thường trú) trong thời gian ít nhất 24 giờ và không quá 1 năm với mục đích không phải làm việc để hưởng lương. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Trong đó, khách du lịch cũng bao gồm: - Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. - Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Xét trong hệ thống du lịch, khách du lịch được xem là trung tâm làm nảy sinh các hoạt động và các mối quan hệ để trên cơ sở đó thỏa mãn mục đích của các thành phần tham gia vào hệ thống du lịch. Vì thế, có thể nói khách du lịch là động lực phát triển du lịch.
  • 16. 12 1.1.3. Các loại hình du lịch Hoạt động du lịch có tính đa dạng và phong phú về loại hình. Dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau có thể chia du lịch thành các loại hình khác nhau sau: - Căn cứ vào nhu cầu của khách du lịch, gồm các loại hình: + Du lịch chữa bệnh: Là hình thức đi du lịch để điều trị các bệnh tật về thể xác hoặc tinh thần. Mục đích đi du lịch là vì sức khỏe, gắn liền với việc chữa bệnh và nghỉ ngơi tại các trung tâm nghỉ dưỡng chữa bệnh. Trong đó, có thể chữa bệnh bằng: nước khoáng, bùn, hoa quả, sữa, khí hậu (núi hoặc biển)... + Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Loại hình du lịch có tác dụng giải trí, làm cho cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hàng ngày. + Du lịch thể thao: có thể chia làm 2 loại là du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao thụ động. Du lịch thể thao chủ động là hình thức du lịch, trong đó khách du lịch tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao như: du lịch leo núi, du lịch săn bắn, du lịch câu cá... Du lịch thể thao thụ động là những chuyến đi để xem các cuộc thi đấu thể thao, các thế vận hội... + Du lịch văn hóa: Mục đích chính nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch. + Du lịch công vụ: Mục đích chính nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó như đi tham gia các hội nghị, hội thảo, các cuộc triển lãm hàng hóa, hội chợ, các cuộc gặp gỡ... + Du lịch tôn giáo: Nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các tôn giáo khác nhau. + Du lịch thăm hỏi: Phần lớn nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội, nhằm thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới, lễ tang... + Du lịch quá cảnh: Nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một quốc gia nào đó trong thời gian ngắn để đến một đất nước khác. - Theo phạm vi lãnh thổ, du lịch được chia thành:
  • 17. 13 + Du lịch quốc tế: Là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. + Du lịch nội địa: Là hình thức du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia. - Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng, có các loại hình: du lịch xe đạp, du lịch xích lô, du lịch xe máy, du lịch ô tô, du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy, du lịch máy bay... - Theo phương tiện lưu trú được sử dụng, du lịch được phân thành: du lịch ở khách sạn (hotel), du lịch ở khách sạn ven đường (motel), du lịch ở lều trại (camping), du lịch ở làng du lịch (tourism village)... - Theo thời gian của cuộc hành trình, gồm có: du lịch dài ngày và du lịch ngắn ngày, du lịch trong ngày, du lịch cuối tuần. - Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi, gồm có: du lịch theo đoàn, du lịch gia đình và du lịch cá nhân. - Theo lứa tuổi, du lịch được phân thành: du lịch giành cho người cao tuổi, du lịch thanh niên, du lịch thiếu niên... - Theo phương thức ký kết hợp đồng du lịch, gồm có: du lịch trọn gói, du lịch mua từng phần. - Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch, có các loại hình: du lịch nghỉ núi, du lịch nghỉ biển, du lịch sông - hồ, du lịch thành phố, du lịch thôn quê... Nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu du lịch của du khách ngày càng đa dạng, ngoài các loại hình du lịch đã được phân loại ở trên, hiện nay đang xuất hiện thêm các loại hình du lịch mới – hầu hết là các loại hình du lịch có trách nhiệm nhằm hướng tới phát triển du lịch bền vững, trong đó nổi bật là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. 1.1.4. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là loại tài nguyên có những đặc điểm giống những loại tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành du lịch’.
  • 18. 14 Theo Pirojnik: “TNDL là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, strong cấu trucsnhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp để sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghĩ dưỡng.” Nguyễn Tuệ Minh và nhóm nghiên cho rằng: “TNDL là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.” Khoản 1 ( Điều 4, chương 1)Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy định: tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, do tích lịch sử - văn hóa, công trình Lao động sáng tạo của của con người vầ các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. - Phân loại TNDL + Theo đặc trưng của tài nguyên . TNDL tự nhiên . TNDL nhân văn + Theo thực trạng sử dụng . TNDL đã được khai thác . TNDL chưa được khai thác + Theo vị trí khai thác của tài nguyên . TNDL trên trái đất . TNDL trong vũ trụ
  • 19. 15 1.2. Du lịch cộng đồng 1.2.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng DLCĐ được hiểu là CĐĐP tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch mang tính tự phát hoặc có tổ chức tại các địa phương có phân bố các nguồn TNDL, hoặc gần nơi phân bố các nguồn TNDL Cụm từ “du lịch cộng đồng”đang dần trở nên quen thuộc, nó được xem là một bộ phận của du lịch bền vững, hướng vào việc giảm nghèo thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, thực hiện công bằng trong phân chia lợi ích từ du lịch, đồng thời góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các bản sắc văn hóa bản địa. Đến nay đã có một số tổ chức thế giới cũng như mộtsố nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm về DLCĐ: Theo Quỷ bảo tồn thiên nhiên thế giơi WWF: “ DLCĐ là loại hình du lịch mà ở đó CĐĐP có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và quản lý các hoạt động du lịch, và phần lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch được giữ lại co cộng đồng” Các nhà nghiên cứu du lịch Nicole Hause và Wolffgang Strasdas cho rằng: “DLCĐ là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu do người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý; lợi ích kinhh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”. PGS. TS Nguyễn Văn Thanh trong “ Đào tạo DLCĐ, du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường”, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 11, 2005, tr 21: `’ Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch, strong đó cộng đồng dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường cả về tự nhiên và nhân văn tại các điêểm, khu du lịch và đồng thời được hưởng quyền lợi từ hoạt động du lịch mang lại”. Từ việc nghiên cứ u cá c khá i niệm về du li ̣ch dựa và o cộng đồng , tiến sỹ Võ Quế đã rút ra khái niệm Phát triển du lịch dựa và o cộng đồng trong cuốn sách của mình: “Du li ̣ch dựa và o cộng đồng là phương thứ c phá t triển du li ̣ch
  • 20. 16 trong đó cộng đồng dân cư tổ chứ c cung cấp cá c di ̣ch vụ để phá t triển du li ̣ch, đồng thờ i tham gia bảo tồn tà i nguyên thiên nhiên và môi trườ ng , đồng thờ i cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phá t triển du li ̣ch và bảo tồn tự nhiên” Tại Hội thảo Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam tại Hà Nội (2003) và đã được xác định: “Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững; nâng cao nhận thức và tăng quyền lực cho cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế”. Theo đó, DLCĐ phải bao gồm các yếu tố: bền vững, dựa vào cộng đồng và có sự hợp tác chiến lược. - Tính bền vững: DLCĐ phải duy trì tính bền vững cả về mặt văn hóa lẫn môi trường – tức là các nguồn lực mà nó huy động và xây dựng trên đó được bảo tồn để các thế hệ sau vẫn sử dụng được. Điều này không có nghĩa rằng DLCĐ phản đối sự thay đổi; mà trái lại, cần phải quan tâm đến cả lợi ích ngắn hạn cũng như dài hạn và cả những thay đổi do DLCĐ mang lại. Vì thế, tính bền vững không chỉ là những việc làm thực tế như: thu gom rác thải, bảo tồn các hiện vật truyền thống... mà còn là thái độ tích cực và nhận thức rõ ràng về giá trị văn hóa, thiên nhiên của địa phương. - Dựa vào cộng đồng: Đòi hỏi phải thực hiện được các nội dung cơ bản: + Giao quyền: cộng đồng địa phương tham gia hoặc tốt hơn nữa là đảm nhận trách nhiệm ra quyết định, thực thi và điều hành các hoạt động du lịch. + Quyền sở hữu: chú trọng tới nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với các nguồn tài nguyên văn hóa, thiên nhiên của địa phương. Ở một số khía cạnh nào đó, cộng đồng dân cư phải được xem như là người quản lý, chủ sở hữu các di sản địa phương. + Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên: nhằm vào nhiều khía cạnh của sự bền vững (kinh tế, môi trường, xã hội).
  • 21. 17 + Duy trì thu nhập: chia sẻ các nguồn lợi của địa phương xứng đáng với sự đóng góp của họ trong ngành du lịch, và sự phân phối đó phải công bằng trong bản thân cộng đồng (không có hành vi độc quyền). - Hợp tác chiến lược: Để thành công, DLCĐ cần có sự hợp tác và phối hợp hoạt động một cách đáng kể giữa các đối tác mang tính chiến lược, bao gồm: cộng đồng địa phương, các cơ sở kinh doanh du lịch, các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức quốc tế về du lịch... Như vậy, DLCĐ là “ loại hình, hình thái, phương thức phát triển du lịch” có sự tham gia trực tiếp, chủ yếu của CĐĐP vào các giai đoạn, các khâu trong quá trình phát triển du lịch, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên môi trường, cộng đồng được hưởng lợi nhuận từ hoạt động du lịch. Hay nói khác đi, DLCĐ là loại hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng. Để phát triển loại hình du lịch này cần xây dựng kế hoạch hoạt động cho điểm du lịch một cách cẩn thận và lâu dài. DLCĐ còn được gọi bởi những tên khác như: Du lịch dựa vào cộng đồng (Community-based tourism); Du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community-participation in tourism); Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community-development in tourism); Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community-based ecotourism) 1.2.2. Đặc điểm du lịch cộng đồng DLCĐ có các đặc điểm phân biệt với các loại hình và các hình thức du lịch khác như sau: - DLCĐ là những phương thức phát triển mà cộng đồng dân cư địa phương là chủ thể của mọi hoạt động bảo tồn, khai thác, quản lý tài nguyên du lịch và các khâu, các hoạt động du lịch strong quá trình phát triển: tham gia lập và thực hiện quy hoạch du lịch, CĐ ĐP tham gia với cả với vai trò quản lý, tổ chức điều hành, ra quyết định phát triển du lịch, tham gia kinh doanh du lịch, sản xuấ, cung ứng nông phẩm và các loại hang hóa khác.
  • 22. 18 - CĐ ĐP giữ gai trò chủ đạo, duh trì các hoạt động kinh động du lịch và hoạt động KT _ XH có liên quan đến du lịch và du khách. - Phát triển DLCĐ tức là công nhận quyền chủ sở hữu hớp pháp trong việc bảo tồn, khai thác hợp pháp và bền vững các loại tài nguyên và môi trường vì sự phát triển cộng đồng. - Địa điểm tổ chức phát triển DLCĐ: diển ra tại nơ cư trú hoặc gần nơi cư trú của CĐĐP, là những khu vực có TNDL tự nhiên hoặc nhân văn phone phú, hấp dẫn. - CĐ dân cư phải là người dân sinh sống, làm ăn trong hoặc liền kề các điểm TNDL, đồng thời cộng đồng phải có quyền lợi và trách nhiệm tham gia khai thác cũng như bảo tồn tài nguyên, phát triển du lịch bền vững. - Phát triển DLCĐ vừa góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng tài nguyên môi trường du lịch, các sản phẩm du lịch, đồng thời duy trì, phát triển các ngành nghề kinh tế truyền thống của địa phương, ủng hộ sự phát triển đa dạng về các ngành kinh tế. - DLCĐ còn bao gồm cả cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, của chính phủ, của các tổ chức và cách thức sản xuát kinh doanh các sản phẩm du lịch để xã hội hóa du lịch, cộng đồng dân cư được đi du lịch, được hưởng thụ ngày càng nhiều các sản phẩm du lịch. Tổ chức phát triển DLCĐ thực chất là phát triển các loại hình du lịch bền vững, có trachhs nhiệm với tài nguyên môi trường và sự phát triển của cộng đồng. Các loại hình DLCĐ do đó còn được gọi là các loại hình du lịch vì dân và do dân. Việc tổ chức đầu tư, phát triển, khai thác các loại hình DLC Đ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, tiền của, cơ chế, chính sách, cơ sở vât chất kỹ thuật, vì vậy cần được thực hiện có nguyên tắc. 1.2.3. Tiêu chí và nguyên tắc tham gia phát triển du lịch cộng đồng - Thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy mối quan hệ sở hữu của cộng đồng về các nguồn lực phát triển du lịch và việc tham gia phát triển du lịch.
  • 23. 19 - Lấy ý kiến của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của CĐĐP, đảm bảo những kiến nghị của cộng đồng được chuyển đến những người có trách nhiệm xem xét và giải quyết. - Ngay từ đầu, khi lập kế hoạch phát triển du liichj cũng như strong suốt quá trình phát triển du lịch, cần thu hút và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào tất cả các lĩnh vực động kinh đông du lịch và bảo tồn. - Phát triển du lịch như một công cụ giúp CDĐP sử dụng để phát triển KT _ XH strong khi vẫn duy trì sự đa dạng kinh tế và không làm giảm các ngành nghề truyền thống. - Hòa nhập quy hoạch phát triển DLCĐ vào quy hoạch phát triển KT – XH của địa phương và của quốc gia. - Khai thác, bảo tồn các nguồn theo hướng thận trọng, hạn chế, tiết kiệm và bền vững. - Duy trì tính đa dạng về tự nhiên và sự đa dạng về văn hóa cũng như các giá trị văn hóa bản địa. - Hổ trợ địa phương trong hoạt động du lịch và phát triển KT – XH, phát triển du lịch góp phần nâng cao CLCS cộng đồng. - Tăng cường giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực địa phương. - Phân chia lợi nhuận một cách công bằng giứ các bên tham giaDLCĐ, phần lớn các nguồn lợi thu được từ du lịch để lại cho phát triển cộng đồng. - Đầu tư xúc tiến phát triển du lịch, tiếp thị trung thực và có trách nhiệm. - tang cường nghiên cứu, Theo dõi, đánh giá, thống kê, hợp tác trong phát triển DLCĐ. 1.2.4. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng -Khu vực đó (thôn, xã hoặc huyện) có đặc trưng độc đáo về văn hoá hoặc tự nhiên hoặc cả văn hoá và tự nhiên. Thông thường, đó là các bản làng/cụm dân cư còn lưu giữ được các đặc trưng văn hoá truyền thống (kiến trúc nhà cửa, phong tục tập quán, trang phục, ẩm thực…) hoặc nằm gần các khu rừng nguyên sinh, có hệ động thực vật độc đáo, có khí hậu dễ chịu...
  • 24. 20 - Điều kiện hạ tầng, đặc biệt là khả năng tiếp cận khu vực đó phải khá thuận lợi, không cần đầu tư quá lớn. Đây là một điều kiện quan trọng cần phải xem xét trước tiên vì thực tế cho thấy: nếu điều kiện tiếp cận đến địa phương quá khó khăn, tốn kém và tại đó không có đủ điện, nước, thông tin liên lạc... thì khả năng thu hút khách hạn chế hơn và sẽ rất ít nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn để phát triển du lịch tại địa phương này. - Khu vực đó có các điều kiện liên quan đến sẵn sàng phát triển du lịch như: có thể cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, hàng hoá lưu niệm, hướng dẫn tham quan… - Các nhà quản lý du lịch, kinh doanh lữ hành, chính quyền trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế cùng người dân địa phương có chung mục tiêu là phát triển du lịch tại khu vực đó. 1.2.5. Vai trò các đối tượng tham gia du lịch cộng đồng - Cộng đồng dân cư địa phương Cộng đồng đóng vai trò là người thụ hưởng các kiến thức và các nguồn hỗ trợ để có thể chủ động tham gia vào hoạt động du lịch từ khâu hoạch định, quản lý tới trực tiếp kinh doanh như: đánh giá tiềm năng nhằm đưa ra các quyết định về đầu tư phát triển du lịch, đầu tư cung ứng các dịch vụ du lịch, chủ động liên kết với các đối tác để tổ chức quản lý và tham gia công tác bảo tồn; xây dựng các quy chế quản lý, tự quản, phân chia lợi ích... Vì thế, cộng đồng chính là nhân tố duy trì mô hình sau khi mô hình đã được xây dựng và phát triển tại địa phương mình. - Chính quyền trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý du lịch Chính quyền địa phương giữ vai trò quản lý vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DLCĐ: đặt ra các khung pháp lý về du lịch, bảo tồn, quản lý môi trường, sử dụng lao động... nhằm hướng các hoạt động du lịch trong cộng đồng theo hướng bền vững và giúp duy trì hoạt động của mô hình này.
  • 25. 21 Chính quyền địa phương còn lập quy hoạch, cung cấp các dịch vụ tư vấn, tiếp thị, đào tạo và trực tiếp hỗ trợ vốn cho cộng đồng dân cư, các hộ kinh doanh... - Các công ty du lịch Các công ty du lịch đóng vai trò là nguồn cung cấp khách cho cộng đồng và là một phần của mô hình DLCĐ. Họ tham gia vào quá trình nghiên cứu tiềm năng du lịch, nghiên cứu thị trường, thiết kế tour tuyến du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch, liên kết với địa phương để khai thác tài nguyên du lịch bản địa và tuyển dụng người dân địa phương vào phục vụ các hoạt động du lịch... Thông qua đó, các công ty du lịch đóng góp cho hoạt động bảo tồn, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường cũng như tuyên truyền với khách về những việc nên hay không nên làm tại cộng đồng và chia sẻ lợi ích với cộng đồng. Thực tế, nếu không có khách du lịch – mà phần lớn đi qua các công ty du lịch – thì mô hình sẽ không thể thành công hoặc tồn tại. Vì vậy, các công ty du lịch vừa cần được tuyên truyền, vừa phải chịu một sự ràng buộc nào đó để có các cam kết hỗ trợ mô hình DLCĐ. - Khách du lịch Khách du lịch là thành phần không thể thiếu trong mô hình DLCĐ. Để thu hút du khách cần quảng bá cho khách biết về mô hình DLCĐ và những hoạt động giúp hỗ trợ cho mô hình này phát triển đúng hướng bền vững. Mặt khác, khách tham gia du lịch cần phải có trách nhiệm trong việc sử dụng các sản phẩm du lịch, hiểu và tôn trọng môi trường tự nhiên, đặc trưng văn hóa bản địa cũng như tuân thủ các quy định, quy tắc ứng xử tại địa phương đó. - Các tổ chức phi Chính phủ Trong việc xây dựng và phát triển DLCĐ, các tổ chức phi Chính phủ thường đóng góp phần lớn vào việc hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật triển khai các dự án DLCĐ, xây dựng quy hoạch và các kế hoạch phát triển du lịch cũng như bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cộng đồng và chính quyền địa phương.
  • 26. 22 1.2.6. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng Hiện nay, những chuyên gia nghiên cứu, những nhà quản lý trên thế giới vẫn đang tiếp tục tranh luận về các mô hình phát triển DLCĐ. Thực tế cho thấy không có một mô hình nào là tối ưu và có thể nhân rộng khắp mọi nơi. Tùy theo từng hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội mỗi địa phương để xây dựng mô hình DLCĐ phù hợp. Trong đó, mô hình DLCĐ đang được áp dụng khá phổ biến tại các nước đang phát triển được mô tả như sau: Để khuyến khích và tạo sự tin tưởng cho cộng đồng địa phương tham gia duy trì mô hình, cần phải cho họ thấy được sự khác biệt giữa việc làm theo mô hình và không làm theo mô hình. Điều này nên được thể hiện rõ qua sự cải thiện về kinh tế, chất lượng môi trường sống... giữa trước khi thực hiện và sau khi thực hiện, giữa các địa bàn thực hiện và các địa bàn không thực hiện kế hoạch phát triển DLCĐ. 1.2.7. Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng - DLCĐ có sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng nên dễ dàng giúp du khách hiểu được những giá trị của cộng đồng mình. - DLCĐ góp phần vào quá trình bảo vệ, tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, bao gồm: sự đa dạng sinh thái, phong tục tập quán, di tích văn hóa – lịch sử... Cơ quan quản lý điểm đến Cộng đồng dân cư địa phương tại điểm đến Tài nguyên du lịch tại điểm đến Phát triển du lịch cộng đồng tại điểm đến Các nhân tố tác động khác
  • 27. 23 - DLCĐ góp phần giảm nghèo và xây dựng sự thịnh vượng kinh tế cho cộng đồng địa phương thông qua việc hưởng lợi từ phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập... - DLCĐ cung cấp những sản phẩm du lịch với các đặc trưng tiêu biểu về văn hóa, xã hội và môi trường của cộng đồng địa phương. Có thể kết luận rằng phát triển DLCĐ theo hướng bền vững là tập trung duy trì mối quan hệ tích cực của cộng đồng với nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân văn; đồng thời, chia sẻ lợi ích kinh tế thông qua việc trao quyền cho cộng đồng dân cư địa phương trong tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch 1.3.Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới và Việt Nam 1.3.1.Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới 1.3.1.1. DLCĐ ở vùng Wallonie(Bỉ) Wallonie là vùng nông thôn của Bỉ, có phong cảnh đẹp, thanh bình, người dân còn giứ được nhiều ngôi nhà cổ, nhiều công trình cổ vẫn được bảo tồn. * Chính sách quản lí thuận lợi Cơ quan du lịch quốc gia vùng Wallonie đã ban hành các chính sách như các điều kiện chất lượng cơ sở lưu trú, ăn uống, cấp biển hiệu nhà nghỉ, các tiêu chuẩn xếp hạng nhà nghỉ, các chính sách hổ trợ vốn, đóng góp lệ phí, đào tạo nguồn nhân lực. - Các điều kiện để được cấp biển hiệu: Chủ nhà phải được cấp chứng nhận là thành viên và phải cam kết bảo đảm chất lượng do cơ quan quản lí cấp quốc gia của vùng quy định. Hội viên đón tiếp khách tại nhà phải phục vụ bửa ăn sang và ăn chính khi khách yêu cầu, chủ phải luôn tạo cho khách có một kì nghĩ thoait mái qua văn hóa ứng xử lịch sự, hiếu khách, cung cấp dịch vụ có chất lượng. Mỗi chủ nhà chỉ được sử dụng tối đa 5 buồng, giá cả dịch vụ phải được niêm yết rỏ ràng. - Về chất lượng nhà nghỉ: phải nằm trong khuôn viên đẹp, không khí trong lành, không có tiếng ồn, có kiến trúc đặc thù. Nhà nghỉ cần có thiết bị nội thất, tiện nghi hài hòa, đảm bảo chất lượng, vệ sinh được tiến hành thường xuyên và đảm bảo.
  • 28. 24 * Các chính sách hổ trợ tài chính cho cộng đồng Công tác tuyền truyền, quảng bá và bán sản phẩm du lịch được thực hiện bởi các văn phòng xúc tiến phát triển du lịch ở các thành phố, các địa phương ở trong và ngoài nước. các hoạt động quảng bá được đưa lên mạng, tạo mối quan hệ giữa khách hang và chủ nhà. Quy hoạch phát triển du lịch của vùng dựa vào nguồn lực của ba chủ đề chính là câu cá, đua ngựa và khám phá thiên nhiên. Cơ quan du lịch của vùng còn tiến hành khảo sát, đánh giá, xếp hạng chất lượng nhà nghí theo các tiêu chuẩn quy định. Biểu hiện của nhà dân kinh doing lưu trú, ăn uống gòm có: Tên cơ quan du lịch vùng Wallonie, tên vùng, chữ W- chữ viết tắt của tên vùng,biểu tượng con gà trống – biểu tượng của vungfvaf số bong lúa mạch tương đương với từng thứ hạng. - Về trách nhiệm đống thuế: Chủ nhà nghỉ đóng thuế 30% số tiền cho thuê phòng để sử dụng cho công tác quản lý, xuc tiến, quảng bá - Về đào tạo nguồn nhân lực: Đây là yếu tố dược coi trọng, cơ quan du lịch vùng đã đưa ra 13 nội dung đào tạo chính: 1. Cơ cấu tổ chức vùng Wallonie 2. Quy định lien quan đến hoạt động lưu rú; 3. Giáo dục nâng cao sự hiểu biết về khách du lịch 4. Kỹ năng đón tiếp khách du lịch 5. Dịch vụ đăcj biệt của chủ nhà dành cho khác du lich 6. Nội thất trong nhà nghĩ 7. Thiết bị vệ sinh 8. Hướn dẫn phục vụ bủa ăn sáng 9. Giới thiệu hiệp hội các chủ nhà nghỉ 10. Đào tạo về kinh động du lịch 11. Xúc tiến quảng bá 12. Tính toán hiệu suấ của nhà nghỉ 13. Đào tạo ngoại ngữ
  • 29. 25 1.3.1.2. Ở làng Dai – Trung Quốc Làng Dai nằm tại thị trấn Menghan, quận tự trị Xishuangbanna, tỉnh Vân Nam. Cách thành phố Minh Hồng, thủ phủ của Xishuangbanna 27km, khu vực này bao gồm 5 làng được gìn giữ tốt bên cạnh sông Lan Thương. Nó là một khu thu hút khách du lịch tiêu biểu mang đặc trưng tín ngưỡng, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, kiến trúc, trang phục và món ăn của dân tộc Dai. Năm làng tự nhiên này được xây dựng trên cơ sở các cộng đồng dân tộc Dai, theo đó toàn bộ khu dân cư và một phần diện tích sản xuất tạo thành khu du lịch. Năm 2002, ở đây có 314 hộ với 1487 nhân khẩu, trong đó người Dai chiếm 99,26%. Các công việc hành chính của 5 làng đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban làng Manting. Tháng 8/1999, khu DLCĐ Dai bắt đầu đi vào hoạt động, dưới sự phối hợp quản lý giữa công ty du lịch Ganlanba và công ty kiến trúc Côn Minh. Sự tham gia của cộng đồng Cả 5 làng trên đều thể hiện sự kết hợp tốt về văn hóa dân tộc Dai với vẻ đẹp thiên nhiên. Mỗi làng mang tên riêng về thông tin dịch vụ mà làng cung cấp, chẳng hạn như: Man Chunman có nghĩa là Làng vườn, Man Zha có nghĩa là Làng đầu bếp, Man Ting có nghĩa là Làng vườn lớn. Dưới sự lãnh đạo của các thành viên cao cấp và Ủy ban làng, 108 hộ gia đình trong làng được chia thành hai nhóm để tiếp nhận khách du lịch mỗi ngày. Sau đó, mỗi nhóm lại được chia thành hai nhằm dễ phân công, quản lý. Bên trong mỗi hộ gia đình, phải có một thành viên đứng ra chịu trách nhiệm về các dịch vụ du lịch mà gia đình cung cấp. Theo đó, công việc và lợi nhuận được chia sẻ giữa các thành viên trong mỗi nhóm. Sự phát hiện các giá trị văn hóa truyền thống của làng Dai đã khuyến khích rất nhiều cư dân địa phương kế thừa, nghiên cứu học tập âm nhạc và các điệu múa của dân tộc họ. Những chuyên gia và vũ công nổi tiếng ở Xishuangbanna được mời làm giám sát viên và đạo diễn cho các buổi trình diễn múa dân gian tại phường DLCĐ. Kết hợp với hát múa dân ca, những
  • 30. 26 người phụ nữ và những hộ gia đình thực hiện chương trình “Thưởng thức cuộc sống gia đình Dai” đã sưu tầm, tái tạo nhiều bản nhạc và bài hát truyền thống từng bị mất. Các tập quán nghệ thuật dân gian của cộng đồng Dai như nhảy múa đánh trống theo nhịp của voi, nhảy múa với con dao, biểu diễn phun nước, ném tên lửa tre, chọi gà... trở thành nét đặc sắc hấp dẫn du khách. Thông qua quá trình phát triển du lịch, người dân cộng đồng Dai cũng tham gia vào việc làm hàng thủ công mỹ nghệ cũng như thể hiện các tập tục dân gian địa phương trước kia như: làm kẹo thủ công, quà lưu niệm từ tre/nứa, xay lúa bằng tay... Bên cạnh sự hưởng lợi từ việc phát huy các phong tục truyền thống, cư dân cộng đồng Dai cũng chấp nhận sự tác động trở lại của du lịch đối với phong tục của họ. Ví dụ như phòng ngủ truyền thống của người Dai không có cửa, chỉ có một bức màn; nhưng cùng với sự phát triển của du lịch, cửa phòng ngủ đã được dựng lên cùng với khóa an toàn. Sự hình thành các tập tục mới như thế là kết quả trực tiếp của việc cộng đồng tham gia du lịch. Kết quả kinh doanh du lịch cộng đồng Công ty du lịch Làng Dai đã thành lập 10 phòng ban phụ trách các công việc khác nhau như kỹ thuật, trình diễn, hướng dẫn, vấn đề dân tộc... Theo đó, công ty cũng tuyển dụng 248/463 nhân viên là người địa phương với mức lương từ 400 – 600/tháng Nhân dân tệ, riêng với hướng dẫn viên du lịch có thể lên đến khoảng 1000 Nhân dân tệ/tháng, những nghệ sĩ dân gian tham gia thể hiện các tập tục truyền thống được trả 150 Nhân dân tệ/tháng – đây là những thành viên được sắp xếp việc làm từ lúc đầu (1 người/hộ gia đình) do công ty đã thuê đất của họ. Năm 2005, với 27 hộ tham gia thực hiện chương trình “Thưởng thức cuộc sống gia đình Dai” đã tạo ra khoảng 100 công ăn việc làm cho cộng đồng và thu hút 50.000 khách du lịch. Vào cuối năm 2006, ở đây đã mở hơn 200 quầy hàng gồm: hàng lưu niệm, hàng thực phẩm nhỏ, hàng hóa nông sản, trái cây, hàng thịt nướng... đã cung cấp cơ hội việc làm linh hoạt cho cư dân của 5 làng.
  • 31. 27 Năm 2006, khu du lịch này đã đón 2.690.000 lượt khách với tổng doanh thu khoảng 63.650.000 Nhân dân tệ. Với sự phát triển của DLCĐ, thu nhập trung bình hàng năm của dân làng đã tăng lên đáng kể: năm 2002 đạt 2.315 Nhân dân tệ/người, đến năm 2005 đạt 3.571 Nhân dân tệ/năm (trong khi đó, con số này tính chung trên địa bàn thị trấn Menghan là 3.005 Nhân dân tệ/người). Bài học kinh nghiệm - Bên cạnh việc gia tăng mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch tại địa phương, cần phải nâng cao nhận thức của họ về các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc cũng như sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị đó. - Sự biến đổi, cải cách về văn hóa của cộng đồng khi tham gia hoạt động du lịch là điều không thể tránh khỏi. Quan trọng là cần biết điều tiết sự biến chuyển đó trong giới hạn cho phép; đồng thời phải tăng cường công tác khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương trong quá trình phát triển du lịch. - Chính quyền và các doanh nghiệp cần tăng cường vai trò, vị trí của người dân trong việc quy hoạch, quản lý phát triển DLCĐ tại địa phương. 1.2.1.3. Ở làng Sirubari – Nepal Làng Sirubari ở huyện Syangja, tỉnh Ghandruk, cách Pokhara 25km đường bộ và nằm trên đường cao tốc Siddhartha (AH42) – là con đường nối những điểm du lịch nổi tiếng khu vực phía Tây Nepal như Pokhara, Lumbini. Với độ cao ở 1.700m, từ đây có thể nhìn thấy một số đỉnh núi thuộc dãy Himalaya như Machhapure, Dhaulagiri và Annapura. Làng có 480 người thuộc 80 hộ gia đình, trước đây chủ yếu sống dựa vào các khoản thu nhập từ hoạt động quân dịch của những người đàn ông. Sirubari là trường hợp phát triển DLCĐ đầu tiên ở Nepal – vào năm 1997 và nổi tiếng với những chương trình du lịch bền vững. Hoạt động du lịch được thực hiện dựa vào ý tưởng nghỉ dưỡng tại nông trại ở Úc và I-xa-
  • 32. 28 ren. Các chương trình DLCĐ ở đây có sự hợp tác giữa cộng đồng dân cư và khu vực tư nhân. Với sự chấp thuận của Chính phủ, Ủy ban quản lý và phát triển du lịch làngSirubari đã được thành lập và liên kết với Công ty du lịch nghỉ dưỡng Nepal (có trụ sở tại Kathmandu) nhằm hỗ trợ làng trong công tác quảng bá, tiếp thị. Sự tham gia của cộng đồng Hiện nay, trong số 80 hộ gia đình đã có 40 hộ tham gia hoạt động trực tiếp vào lĩnh vực du lịch. Người dân nào muốn tham gia vào chương trình phát triển DLCĐ tại làng, trước tiên phải dành 2 phòng trong nhà để sửa sang thành phòng lưu trú cho du khách, đồng thời phải xây nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh một số chi tiết trong phòng là có thể phục vụ nhu cầu nghỉ qua đêm của du khách, mà ngôi nhà vẫn giữ nguyên được phong cách truyền thống của người Nepal và chủ nhà vẫn sinh sống ở đó như thường ngày. Sau đó, người dân cần đăng ký làm thành viên của Ủy ban quản lý và phát triển du lịch làng Sirubari, chấp nhận những quy định và nguyên tắc của Ủy ban này. Công ty du lịch nghỉ dưỡng Nepal chịu trách nhiệm tiếp thị và gửi những đoàn khách du lịch đến làng theo tour nghỉ dưỡng ít nhất 2 đêm. Một nhóm dân làng sẽ đón tiếp khách và hướng dẫn họ tới khu vực trung tâm, cạnh đình làng để sắp xếp chỗ ở. Ủy ban sẽ phân chia khách du lịch về những phòng trống. Chủ nhà sẽ cung cấp chỗ ở và 3 bữa ăn mỗi ngày cho du khách. Trên cơ sở thỏa thuận giữa Ủy ban và Công ty, Ủy ban sẽ thu một khoản thuế nhất định cho thời gian lưu trú 2 đêm của khách và sẽ thu thêm tùy vào thời gian lưu trú kéo dài. Ủy ban cũng bố trí người mang vác hành lý cho du khách. Tùy theo thời điểm tham quan, có thể sẽ có lễ đón tiếp khách và chia tay khách, thường được tổ chức thông qua tiệc trà buổi chiều. Chương trình du lịch nơi đây mang lại cho du khách cơ hội hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng nông thôn thông qua các chương trình văn hóa truyền thống, những tục lệ lâu đời ở Ghandruk. Khách du lịch được thưởng
  • 33. 29 thức cùng chủ nhà những món ăn đặc trưng của người Nepal; tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ vào buổi tối; lên ngọn đồi cao nhất làng để ngắm dãy Himalaya từ phía Bắc; đi ngắm cảnh quanh làng để tham quan cuộc sống, công việc, môi trường xã hội, văn hóa, đời sống tinh thần, những tục lệ của dân làng... Tính đến năm 2006, trong vòng 9 năm phục vụ với khoảng 9000 lượt du khách mỗi năm, người dân làng Sirubari đã thể hiện những nguyên tắc đoàn kết trong cộng đồng, tin tưởng nhau, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống, quản lý tài sản công và tạo công ăn việc làm. Cộng đồng dân cư địa phương có thể vừa tự bảo tồn các di sản văn hóa, giữ gìn quản lý tài sản tự nhiên cũng như tài sản vật chất; vừa có thể phát triển các nguồn lực về tài chính, xã hội và con người. Bài học kinh nghiệm - Việc duy trì những nét văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường kết hợp với tác động kinh tế tích cực đến địa phương là yếu tố đem lại sự phát triển DLCĐ bền vững. - Khi người dân đã quyết định tham gia hoạt động DLCĐ, họ cần phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của cộng đồng và chịu trách nhiệm chung về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường tại địa phương. Cộng đồng dân cư có quyền tự quyết cũng như nhận thức những khiếm khuyết về môi trường, văn hóa để từ đó có thể cải thiện, học hỏi và tạo ra những cơ hội việc làm lâu dài. - Có nhiều hình thức khác nhau trong việc trao quyền tự quyết cho người dân thông qua xây dựng thể chế ở địa phương, tạo ra và quản lý nguồn lực về tài chính, con người, vật chất, xã hội... Đây cũng chính là những cách để tạo ra công ăn việc làm, tạo thu nhập để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân. - Đối với chiến lược xúc tiến, quảng bá phát triển DLCĐ cần được tiến hành chặt chẽ, tập trung ngay từ đầu mới có thể mang lại hiệu quả cao.
  • 34. 30 * Tóm lại, phát triển DLCĐ là hướng đi mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện và có những thành công đáng kể. Trong đó, phổ biến là các hình thức DLCĐ như: du lịch nông thôn, du lịch trang trại, du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch sông nước... Theo kinh nghiệm ở các nước trên thế giới, việc phát triển DLCĐ cần một vai trò tổ chức của Chính phủ, sự tham gia của người dân nhằm nâng cao khả năng phục vụ du lịch và thay đổi bộ mặt cũng như chất lượng cuộc sống của địa phương. Mặt khác, cộng đồng địa phương cũng phải thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình trong tiến trình này bằng việc tham gia quản lý du lịch, thực hiện nếp sống vệ sinh, gìn giữ môi trường, thay đổi những tập quán và thói quen chưa tốt như thói quen tò mò nhìn khách du lịch đến địa phương hay chăn thả gia súc tự do… Từ những kinh nghiệm về DLCĐ đã thành công ở các nước có ngành dulịch phát triển, có thể thấy rằng đây chính là một loại hình du lịch mới có thể áp dụng được ở một số khu vực tương tự tại Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng trong đó có Lệ Thủy. Điều này giúp cho sản phẩm du lịch của chúng ta phong phú hơn, hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều du khách từ những nước công nghiệp muốn có trải nghiệm cuộc sống nơi thôn dã hay miền sơn cước. Mặt khác, đây là loại hình du lịch hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển bền vững của ngành du lịch, đồng thời đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương và cả du khách. 1.3.2.Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam 1.3.2.1 Mô hình phát triển DLCĐ ở huyện Hà Bắc(Lào Cai) Hà Bắc là huyện miền núi vùng cao nằm ở Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, hiện có 14 dân tộc sinh sống, trong đó người H’Mông, Dao, Phù Lá, La Chí chiếm hơn 80% dân số. Các dân tộc ở đây cho đến nay vẫn còn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, cùng với đó là phong cảnh thiên nhiên thơ mộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Hà phát triển DLCĐ
  • 35. 31 * Các chính sách và việc hổ trợ phát triển du lịch - Chính quyền huyện Bắc Hà đã lập và thực thi chương trình phát triển du lịch: “Dịch vụ giai đoạn 2006 – 2010, 2011 – 2015 với trọng tâm phát triển DLCĐ”. Huyện huy động hơn 100 tỉ VNĐ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, phát triển dịch vụ do lịch hu vực trung tâm huyện, các điểm du lịch tại các thôn bản. -Phát triển DLCĐ gắn với làng bản văn hóa, tổ chức các chương trình lễ hội văn hóa hằng năm. - Đầu tư khôi phục và xây dựng thương hiệu cho các long nghề truyền thống ở xã Bản Phố. Tả Vưn Chư như nấu rượu ngô đặc sản, rèn đúc nông cụ, xây dựng các tuyến đường du lịch. - Vận động thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới, bài trừ các hủ tục lạc hậu”. - Khôi phục và tổ chức các lễ hội: Rước mận Tam Hoa, Rượu ngô bản phố, lễ hội Gầu Tào… * Cộng đồng địa phương tham gia hoạt động đầu tư kinh doanh du lịch bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Hộ gia đình ở các thôn bản tham gia đón khách lưu trú tại nhà và làm du lịch đều được đầu tư giáo dục, đòa tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch về hướng dẫn khách, phục vụ lưu trú, ăn uống… Các hộ gia đình tại các thôn bản đã đầu tư xây dựng, nâng cấp lại các nhà sàn hang trang để dón khách. Nhờ vậy có nhiều gia đình đã đón tới 1.000 lượt khách và hơn 100 khách lưu trú qua đêm/ năm. Các nghệ nhân đã truyền dạy cho thanh niên những điệu múa, bản nhạc trống khèn và tổ chức các đội văn nghệ phục vụ khách vào các ngày cuối tuần. Mang lại thu nhập cho người dân, trung bình mỗi tối biểu diển thu nhập 350.000 VNĐ/ người. Khách đến Bắc Hà lưu trú qua đêm tăng nhanh, năm 2007: 65.000 lượt; 2008: 7. 387.000 lượt, doanh thu trên 36 tỉ đồng. Thu nhập của các gia đình tổ chức đón khách từ 500.000 – 3.000.000 VNĐ/ tháng.
  • 36. 32 Phát triển DLCĐ ở Bắc hà đã góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc. 1.3.2.2. Làng Đồi – Nam Đồng – Thừa ThiênHuế Bối cảnhchung Làng Đồi nằm cách khu di sản văn hóa thế giới Huế khoảng 60 km và là nơi ở của 110 hộ dân thuộc dân tộc thiểu số Katu. Tháng 1 năm 2004, SNV cùng với Sở Du lịch Huế đã khởi xướng dự án Du lịch Văn hóa Cộng đồng làng Đồi. Dự án áp dụng phương pháp quy hoạch cộng đồng cùng với sự hợp tác của các bên liên quan bao gồm chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo du lịch trong vùng và các công ty du lịch. Sau 6 tháng triển khai, làng đã có thể đón khách du lịch. Số lượng thống kê năm 2005 cho thấy đã có 15 lượt gồm 225 du khách tới làng. Tính tới tháng 11 năm 2006, có 19 lượt gồm 343 khách. Trong vòng 2 năm triển khai dự án, làng đã đón nhận 568 khách du lịch, thu được 55 triệu VND, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong làng Trước khi tham gia vào dự án này, làng Đồi chưa hề có kinh nghiệm về làm du lịch. SNV đã hỗ trợ một phần nhỏ về tài chính để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo, tổ chức cộng đồng, tiếp thị cho làng bằng cách làm cầu nối làng với các doanh nghiệp. Việc kinh doanh thổ cẩm và đồ thủ công được cung cấp từ các vùng khác thông qua những người môi giới đưa tới dân làng. Làng chỉ thu được 10% hoa hồng từ việc bán hàng mặc dù thực tế là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh này khá cao. Một nhóm khách du lịch tiêu ít nhất 1 triệu VND để mua những đồ lưu niệm này. Đặc biệt có 1 số nhóm tiêu từ 5-6 triệu VND. Chính vì thế mà một phần lớn lợi nhuận đã bị rơi vào tay những người không phải là dân bản. Sản phẩm và dịch vụDLCĐ
  • 37. 33 Du khách tới thăm làng Đồi có thể thưởng thức các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống của ngườiKatu,thămthácKazanvàăncácmónăncổtruyềncủadântộcKatu.Làngvẫnch ưacódịch vụ nhà nghỉ, các bữa ăn phục vụ khách còn chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chỉ có duy nhất 1 bữanhẹ(gồmthịtnướngvàxôi).Dukháchthườngđượccáccôngtydulịchbốtríăntrưa tạithành phố Huế trước khi tới thăm làng vào khoảng 1 giờ chiều. Khách ở lại thăm làng trong vòng 2 tiếng và rời làng vào khoảng 3 giờ chiều. Do đó, những hoạt động du lịch khác như đi bộ còn kém phát triển,làngcũngkhôngnằmtrongtuyếnđibộnàovớicáclàngvàđiểmdulịchkhác. Thể chế phân chia lợinhuận Mỗi nhóm khách tới thăm làng dù có số lượng khác nhau thường chi tiêu khoảng 1 triệu VND và tặngquàcholàng(kẹo,mìtôm…)trịgiákhoảng1triệuVND.Sốtiềnnàyđượcphânchi anhưsau: Biểu diễn văn hóa: 15.000 VND /1 người. Tổng cộng 30 người = 450.000 VND Bữa ăn phục vụ du khách: 300.000 VND (trả cho nhóm nấu nướng và mua nguyên liệu) Chi phí cho các thành viên trong ban quản lý: 7 x 15.000 = 105.000 VND Do đó, quỹ làng thu được từ 100.000 – 200.000 VND sau mỗi đợt khách tới thăm. Quỹ này được dùng để trả tiền điện thọai, mua sắm dụng cụ nấu ăn và quà để thăm hỏi những người đau ốm trong làng. Quà do các nhóm khách tặng sẽ được chia đều cho trẻ em và các hộ gia đình. Vấnđềnảysinhlàmộtngườiphảiđảmnhậnnhiềuvaitrò(nhưchịThủylàm4côn gviệccùngmột lúc)lạichỉđượchưởng15.000VND/1lượtkháchbằngvớinhữngthànhviênkhácchỉ đảmnhận1 công việc hoặc không có đóng góp công sức gì. Điều đó cho thấy
  • 38. 34 phương thức phân chia lợi nhuậnnàykhôngkhuyếnkhíchđượcnhữngthànhphầnnăngđộngcốgắnglàmviệc Một khó khăn nữa xuất hiện đó là các nhóm du khách tới thăm bản theo tính thời vụ, thường vào tháng8,tháng9vàtháng3,trongsốđó80%làsinhviênNhậtBảnđidulịchvàodịpnghỉh ọc.Vào thờigiankháctrongnăm,làngkhônghềtạorađượcthunhậpnàotừhoạtđộngdulịch. Không có sự tranh chấp giữa các hộ gia đình. Mâu thuẫn chỉ nảy sinh giữa phân chia lao động và tiền công. Những thành viên như trong đội biểu diễn nghệ thuật không phải lao động vất vả và nặng nhọc như đội nấu ăn. Sự việc này có thể rất dễ dẫn tới xung đột trong tương lai. Rỏ ràng nguồn thu nhập từ du lịch rất có ý nghĩa bên cạnh nguồn thu nhập hàng tháng của gia đình không quá 300.000 VND (dưới mức quy định về hộ đói nghèo). Hơn 1 nửa hộ dân trong làng có cơ hội kiếm thêm tiền bằng việc tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch hoặc bán đồ thủ công vàlàmmậtong.Cuốinămnay,quỹlàngđãđạtđượckhoảng3triệuVND,mộtsốtiềnlớ nbằngvới thu nhập cả năm của 1 hộ gia đình. Các hoạt động văn hóa truyền thống đã được khôi phục sau 1 thập kỷ bị lãng quên và hiện giờ được phát triển vì cả mục đích du lịch và cộng đồng. Nhà văn hóa được xây dựng và đội biểu diễn nghệ thuật được thành lập. Cũng từ đó 3 đội văn nghệ khác cũng tự thân được sinh ra (gồm 2 đội trẻ em và thanh niên). Hiện nay làng đã tổ chức các sự kiện văn hóa truyền thống ngoài mục đích du lịch. Làng xóm sạch sẽ do những hoạt động vệ sinh khu công cộng, trồng cây trong làng. Tuy nhiên, vấn đề nhận thức về bảo vệ môi trường vẫn cần phải được tiếp tục lưu tâm hơn nữa. Những tháchthức Thách thức lớn nhất đối với DLCĐ tại làng Đồi chính là làm sao để thương mại hóa các sản phẩm. Như đã nói tới, công ty thương mại Tokyo
  • 39. 35 không hề quan tâm đến lợi nhuận kinh tế thu được từ cáctuyếndulịch.Mụcđíchcủacácchuyếnđinàychỉlàhọchỏithêmtraođổikinhnghiệ mvănhóa và từ thiện. Các công ty du lịch đều cho rằng chi phí ít nhất $200/1 ngày tổ chức cho du khách tời thăm làng là quá cao so với khoảng $16 – 22 $/1 ngày để khách tới Khe Sanh theo tuyến du lịch mở. Quy trình đặt chỗ du lịch không thuận tiện. Các công ty thường phải gửi danh sách khách tới phòng ban của huyện trước ít nhất 1 tuần mới có thể tổ chức cho khách tới thăm làng. Cách điều hànhcứngnhắcđãgâynhiềukhókhănchocáccôngtydulịchkhimàmỗinhómkháchd ulịchđều cầnđiềuchỉnhkhácnhau.Việcgiảiquyếtmuộnkhiếnchocáccôngtykhôngthểđưakh áchvàgặp nhiều bấtlợi. Giải pháp để kết nối chuyến du lịch tới làng với các điểm du lịch khác vẫn còn là một câu hỏi đau đầu không có đáp án. Làng không thể là một điểm đến đơn độc. Phát triển tuyến du lịch đi bộ là một nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo cho du khách có thêm điều kiện thưởng thức và tìm hiểu về làng. Làng còn là một cộng đồng yếu kém do thiếu một lãnh đạo có năng lực. Các thành viên trong ban quảnlýdulịchcònthiếunghiệpvụquảnlýcũngnhưtínhquyếtđoán.Quátrìnhpháttriể nnănglực cho dân làng cần phải được lưu tâm nhiều hơnnữa. Bên cạnh đó, các công ty du lịch đều mong muốn củng cố thêm về tính độc đáo của làng để tạo thêm ấn tượng và sức hấp dẫn cho du khách. 1.3.3. Bài học thu được Việc phát triển năng lực cho địa phương là nhiệm vụ hàng đầu của mô hình DLCĐ. Tư vấn và điều hành từ những tổ chức bên ngoài chỉ cần thiết khi phải lựa chọn thành viên thích hợp cho ban du lịch. Một thể chế phân chia lợi nhuận hợp lý cũng cần được thiết lập nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Sự phối hợp chặt chẽ với các công ty du lịch trong quá trình quy hoạch là quan trọng nhằm kết nối
  • 40. 36 cáctuyếndulịch.Cáccôngtynhỏtạiđịaphươngcầnphảiđượctậptrungpháttriểnvì cáccôngty nàythườngnăngđộnghơntrongviệcpháttriểnsảnphẩmdulịch.Nhìnvàohồsơcủacá ccôngty du lịch tại khu vực trung tâm có thể thấy các công ty này chỉ là những chi nhánh của công ty lớn hơn có trụ sở chính tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, những công ty này không có quyền mở những tuyến du lịch mới. Do đó các công ty nhỏ tại địa phương thể hiện vai trò tích cực hơn và quan tâm nhiều hơn tới sản phẩm mới. Thông tin về địa điểm của dự án cần phải được chia sẻ và cung cấp cho các công ty thường xuyênhơn. Tính khả thi về kinh tế không nên coi nhẹ hơn vấn đề văn hóa xã hội. Bỏ qua yếu tố này sẽ không thể duy trì được dự án. Việc khuyến khích các dân tộc thiểu số tham gia không gặp trở ngại gì nếu họ có thể nhìn thấy rõ lợi ích trực tiếp về kinh tế. Đảm bảo tối đa sự công bằng về phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong cộng đồng là bài học chính thu được từ trường hợp này. Đây là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo về lợi nhuận và ý thức cộng đồng cho mô hình DLCĐ. Có ít nhất 40 người tham gia phục vụ du khách có thể được hưởng lợi từ du lịch. Sự công bằng một mặt có thể củng cố lại ý thức cộng đồng và sự phối hợp giữa các thành viên. Mặt trái của nó là giá cả các tuyến du lịch quá cao và không thể thương mại hóa. Sự công bằng cũng có thể dẫn đến ý thức về kinh doanh bị lu mờ
  • 41. 37 CHƢƠNG2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Khái quát về huyện Lệ Thủy Địa bàn huyện Lệ Thủy án ngữ phía nam của tỉnh Quảng Bình, có tọa độ 170 05 đến 170 22 vĩ độ Bắc, 1060 25 đến 1060 25 vĩ độ Đông. Phía Tây Lệ Thủy giáp với địa giới hành chính tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, có đường biên giới dài 31km cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), phía Bắc giáp với huyện Quảng Ninh, phía Đông giáp với biển Đông có đường bờ biển dài 32km. Đến nay, huyện có 2 thị trấn là Kiến Giang, Nông trường Lệ Ninh và 26 xã: An Thuỷ, Cam Thủy, Dương Thủy, Hoa Thủy, Hồng Thủy, Hưng Thủy, Kim Thủy, Lâm Thủy, Liên Thủy, Lộc Thủy, Mai Thủy, Mỹ Thủy, Ngân Thủy, Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung, Phong Thủy, Phú Thủy, Sen Thủy, Sơn Thủy, Tân Thủy, Thái Thủy, Thanh Thủy, Trường Thủy, Văn Thủy, Xuân Thủy. Trong những năm gần đây huyện Lệ Thủy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao gắn với phát triển bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khai thác tốt mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phấn đấu, sau năm 2020 đưa huyện Lệ Thuỷ ra khỏi tình trạng huyện thuần nông - kém phát triển, trở thành huyện phát triển khá trong tỉnh. Đây cũng là điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch huyện Lệ Thủy nói chung và DLCĐ nói riêng 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Vùng đất Lệ Thủy nằm trong khối kiến tạo chung của Quảng Bình, phát triển trên rìa phía bắc của một tiểu lục địa cổ nằm ở phía nam Hải Vân thuộc đới uốn nếp Việt – Lào.
  • 42. 38 Đặc điểm chung của địa hình Quảng Bình là hẹp,sự phân hóa địa hình theo hướng đông – tây và bắc nam, nhất là sự phân hóa theo độ cao và hướng núi Á vĩ tuyến. Huyện Lệ Thủy không nằm ngoài đặc điểm đó. Về hình thái địa hình, địa bàn huyện Lệ Thủy thấp dần theo hướng tây bắc – đông nam và sự phân bậc giảm dần từ khu vực rừng núi đến gò đồi xuống giải đồng bằng ven biển. vùng đồng bằng, chỉ cao hơn mặt nước biển 2 – 3m, vùng hạ lưu sông Kiến Giang xấp xỉ mặt nước biển, trong khi đó dải cồn cát ven biển lại cao hơn, thậm chí có những cồn cát cao tới 40 – 50m. Địa hình Lệ Thủy có tổng diện tích 141.600 ha, được chia làm 4 vùng rõ rệt là các vùng rừng núi, gò đồi, đồng bằng và dải cát ven biển. Đặc điểm chung của khí hậu Lệ Thủy là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng, khô và mưa muộn. Mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 với gió tây – nam khô nóng, gây nên tình trạng không khí oi bức, ngột ngạt, nóng và khô, độ ẩm xuống thấp. đây cũng chính là nguyên nhân gây ra những trận hạn hán ở Lệ Thủy. Mùa đông kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đây cũng là mùa mưa rét do chịu tác động của gió mùa mùa đông. Số giờ nắng trung bình khoảng 1.700 đến 2.000 giờ nắng/năm, vào mùa hè số giờ nắng thường hơn 200 giờ//tháng, mùa đông khoảng trên dưới 100 giờ/ tháng` Nhiệt độ bình quân dao động từ 240 C đến 250 C. nhiệt độ bình quân giữa các tháng dao động khá lớn, cực đại vào tháng 7( trên 290 C ), cực tiểu vào tháng 1(170 C), biên độ nhiệt ngày không lớn khoảng 20 C đến 50 C. Hằng năm, lượng mưa trung bình năm nằm trong giới hạn 2.000 đến 3.000mm. Trong chu trình năm, có 3 tháng mưa nhiều nhất là tháng 9,10,11 với tổng lượng mưa chiếm tới 65% lượng mưa cả năm. Các tháng 2,3,4 là thời gian ít mưa nhất trong năm (chỉ khoảng 130 đến 200mm). Do cấu trúc hình thế địa lý, địa bàn huyện Lệ thủy chứa đựng cả 2 vùng thủy văn: thủy văn đồi núi và thủy văn đồng bằng.Thủy văn đồi núi: là khu
  • 43. 39 vực có lượng mưa lớn, Dao động khoảng 2.200 – 2.600mm, lớp dòng chảy từ 1.500 – 2.500mm, có nhiều sông suối, thác nước quanh co uốn lượn theo địa hình tạo nên những cảnh quan hoang sơ rất đẹp như khe Nước Lạnh, khe Nước Trong, thác Cốc... Thủy văn đồng bằng: vùng đồng bằng không có các hiện tượng thủy văn đặc biệt. Sông Kiến Giang là sông lớn nhất ở huyên, ngoài ra hệ thống đầm(phá như phá Hạc Hải), bàu (bàu Sen)không những có giá trị về mặt sinh học và kinh tế mà còn tạo nên những thắng cảnh đẹp. Ngoài ra, trong vùng có suối Bang, nguồn nước ở đây có nhiều khoáng chất tốt 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2010 – 2020, huyện đã nêu rỏ: “Duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao gắn với phát triển bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khai thác tốt mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hoá. Phấn đấu, sau năm 2020 đưa huyện Lệ Thuỷ ra khỏi tình trạng huyện thuần nông - kém phát triển, trở thành huyện phát triển khá trong tỉnh. Với sự đồng lòng của đảng bộ và nhân dân huyện Lệ Thủy, trong những năm qua bộ mặt KT - XH của huyện có những khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, giai đoạn 2006 – 2010 là 12,59%; giai đoạn 2011 – 2015 đặt 12,50%, dự kiến giai đoạn 2016 – 2020 đạt 13,6%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cưc, cụ thể tỉ trọng nông – lâm – ngư giảm, CN – XD và DV tăng. Đặc biệt trong lĩnh vực DV, du lịch được quan tâm, đầu tư và được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong tương lai Dân số huyện Lệ Thuỷ đến năm 2016 là 143.062 người, dự đoán năm 2020 khoảng 143.400 người.Năm 2016 có 85.139 ngươi trong độ tuổi lao động, đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 78.320 người. Đây là lực lượng lao động dồi dào bổ sung cho các ngành kinh tế.
  • 44. 40 Lệ Thủy nổi tiếng la vùng quê hiếu học, đầu tư cho giáo dục được coi trọng, đào tạo việc làm, đa dạng hóa việc làm chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động theo hướng thu hút và tạo việc làm trong các ngành công nghiệp -TTCN và dịch vụ. Khôi phục và mở rộng các ngành nghề truyền thống. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả để cung cấp đủ nguồn lao động có chất lượng. Đây chính là nguồn lao động dồi dao đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH nói chung và phục vụ du lịch nói riêng của huyện nhà. (Vẽ biểu đồ) 2.2.Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Lệ Thủy 2.2.1 Tài nguyên du lịch cộng đồng Về Lệ Thủy vùng quê miền Trung gió Lào cát trắng, ta sẽ thấy được một vùng non nước hữu tình với con sông Kiến Giang trong xanh hiền hòa, thơ mộng mang phù sa từ dãy Trường Sơn hùng vĩ bồi đắp cho những cách đồng mênh mông “thẳng cánh cò bay”. Dòng nước xanh đó len lỏi vào trong lòng đất, làm cho sự sống sinh sôi trên những triền đồi nắng cháy, dưới cánh đồng chiêm trũng và trên cả những đồi cát chạy dài đến vô tận. trên mãnh đất song nước hữu tình này đã xếp lớp lớp những giá trị văn hóa tồn tích hằng nghìn năm lịch sử, sản sinh ra những anh hùng hào kiệt. Cuộc sống người dân Lệ Thủy mọc mạc nhưng đông đầy tình cảm với bản sắc văn hóa có sự khác nhau ở các vùng. phía Tây chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều có cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, phông tục tập quán khác cộng đồng dân cư vùng đồng bằng chiêm trủng và vùng ven biển ở phía Đông gắn liền với các hoạt động thuần nông, chài lưới. Chính sự đa dạng trên đã tạo nên sự độc đáo, khác lạ. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách, và cũng có thể xem là một nguồn tài nguyên để thúc đẩy phát triển DLCĐ ở huyện nhà – là loại hình du lịch được xem là hoàn toàn mới ở Lệ Thủy.
  • 45. 41 a. Tài nguyên du lịch tự nhiên Cảnh quan tự nhiên rừng núi gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của con người vùng cao. Mỗi cánh rừng, mỗi ngọn đồi, mỗi con suối, mỗi lối đi... đều có ý nghĩa linh thiêng riêng và luôn in dấu sâu đậm trong lòng dân bản địa. Nằm ở phía Tây, địa hình cao và dốc, hệ thống núi non bị chia cắt bởi nhiều khe suối đã tạo nên những thắng cảnh tự nhiên khá đẹp cho vùng. * Lèn Bạc Lèn Bạc nằm ở phía tây bắc thuộc xã Ngân Thủy, phía tây dự vào dãy Trường Sơn hùng vĩ. Do vị trí cả 3 hướng bắc, nam , đông lại có dáy Trường Sơn chắn sau lưng nên Lèn Bạc hội tụ được các gió thổi từ phía biển Đông vào tạo nên một nền khí hậu ẩm ướt, nhiều mây, thuận lợi cho thảm thực vật phát triển. Hầu như mùa nào cũng có mây mù bay từ các khe đá của Lèn Bạc bay lên và đọng lại thành từng đám nhỏ trên các ngọn cây khiến không gian ở đây bảng lãng, bàng bạc rất dỗi thú vị. * Suối Bang Suối bang là nguồn nước khoáng nóng thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy. Đây là khu sinh thái hổn hợp gồm sinh cảnh rừng nhiệt đới hết sức đặc thù. Suối nước khoáng nóng có điểm độ sôi cao nhất 1050 C, tùy vị trí phun trào trên dòng suối có thành phần tổng thể và thành phần vi lượng ( Cation: Na+ - 106.10, K + - 9,64, Ca ++ - 2.00, Na++ - 1.02; Anion: HCO3 , H2SiO3; pH -7,5) phù hợp cho việc tổ chức khu nghĩ dưỡng, chữa bệnh và cải thiện tình hình sức khỏe cho người dân. Nằm trong tuyến du lịch Bang – Phong NhaKẽ Bàng - bãi biển Nhật Lệ của tỉnh Quảng Bình và tuyến du lịch Bang – Lăng mộ lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh – nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp của huyệ Lệ Thủy. Hiện nay, khu du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng chữa bệnh suối nước khoáng Bang được quy hoạch và mở rộng để phục vụ du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, suối Bang cách thành phố Huế 150km cũng sẽ là điểm du