SlideShare a Scribd company logo
1 of 61
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên
Lê Thị Vân
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................i
MỤC LỤC ................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................... vii
MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn..................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................2
5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp..........................................................3
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH XÃ.......................................................................................4
1.1 Những vấn đề chung về ngân sách xã............................................4
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân sách xã.....................4
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách xã............................4
1.1.2.1 Khái niệm ngân sách xã..............................................................4
1.1.2.2 Đặc điểm của Ngân sách xã ........................................................5
1.1.2.3 Vai trò của quản lý NSX..............................................................6
1.1.3 Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã.................................8
1.1.3.1 Nguồn thu của ngân sách xã.......................................................8
1.1.3.2 Nhiệm vụ chi ngân sách xã .......................................................10
1.2 Lý luận chung về quản lý ngân sách xã.......................................12
1.2.1 Lập dự toán ngân sách xã.............................................................12
1.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách xã .................................................14
1.2.3 Quyết toán ngân sách xã...............................................................14
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
iii
1.3 Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại xã ...................................15
1.4 Công khai, minh bạch ngân sách xã............................................17
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
HOÀNG LONG, HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.........19
GIAI ĐOẠN 2012- 2014..........................................................................19
2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý ngân sách xã Hoàng Long...................................................................19
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý ngân sách xã Hoàng Long...................................................19
2.1.1.1 Về điều kiện tự nhiên.................................................................19
2.1.1.2 Về đặc điểm kinh tế xã hội.........................................................19
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý ngân sách xã.............................................20
2.2 Tình hình thu chi NSX giai đoạn 2012 – 2014 .............................21
2.2.1 Tình hình thu NSX giai đoạn 2012 – 2014.......................................21
2.2.2 Tình hình chi NSX giai đoạn 2012 – 2014 ......................................30
2.3 Thực trạng quản lý NSX Hoàng Long giai đoạn 2012 – 2012 ..........36
2.3.1 Lập dự toán NSX...........................................................................36
Quy trình lập dự toán tại xã Hoàng Long.................................................36
2.3.2 Chấp hành dự toán..........................................................................38
2.3.3 Quyết toán ngân sách xã................................................................39
2.4 Đánh giá chung tình hình quản lý ngân sáchtại xã Hoàng Long trong
thời gian qua...........................................................................................40
2.4.1 Những kết quả đạt được...............................................................40
2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân............................................41
2.3.2.1 Những tồn tại............................................................................41
2.3.2.2 Nguyên nhân.............................................................................43
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
iv
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
NSX TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HOÀNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI44
3.1 Mục tiêu, phương hướng tăng cường công tác quản lý ngân sách xã
trên địa bàn xã Hoàng Long . .................................................................44
3.1.1 Mục tiêu........................................................................................44
3.1.2 Phương hướng tăng cường quản lý ngân sách xã.........................44
3.2 Các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX trên địa
bàn xã Hoàng Long trong thời gian tới...................................................46
3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện công tác lập dự toán ...............................46
3.2.2 Giải pháp hoàn hiện chấp hành ngân sách xã ..............................47
3.2.2.1 Nhóm giải về chấp hành dự toán thu NSX ................................47
3.2.2.2 Nhóm giải pháp về chấp hành dự toán chi NSX..........................49
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quyết toán NSX.............................49
3.3 Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp........................................50
KẾT LUẬN.............................................................................................51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................52
PHỤ LỤC ...............................................................................................53
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH : Công nghiệp hoá – hiện đại hoá
HĐND : Hội đồng nhân dân
KBNN : Kho bạc Nhà nước
KH : Kế hoạch
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NSNN : Ngân sách Nhà nước
NSX : Ngân sách xã
TC-KH : Tài chính - kế hoạch
UBND : Uỷ ban nhân dân
ĐTPT : Đầu tư phát triển
TT : Thực hiện
DT : Dự toán
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình hoàn thành dự toán thu NSX giai đoan 2012-2014….22
Bảng 2.2:Tình hình khoản thu NSX hưởng 100% giaiđoạn 2012 – 2014......... 23
Bảng 2.3:Tình hình mộtsố khoản thu NSX hưởng 100% giai đoạn................. 24
Bảng 2.4:Số thu NSX hưởng theo tỷ lệ phần trăm giaiđoạn 2012 -2014.......... 26
Bảng 2.5:Tìnhhìnhmột số khoản thu NSX được hưởng phân chia theo tỷ lệ %
giai đoạn 2012 -2014.................................................................................. 27
Bảng 2.6:Tình hìnhchi NSX giai đoạn 2012 -2014....................................... 30
Bảng 2.7:Tình hình thực hiện các khoảnchi NSX giaiđoạn 2012 -2014.......... 31
Bảng 2.8: Mộtsố khoảnchi thường xuyên NSX giaiđoạn 2012 -2014............. 33
Bảng 2.9:Tình hìnhchiđầu tưphát triển giai đoạn 2012 -2014....................... 35
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1:Sơ đồ lập dự toán NSX................................................................ 12
Hình 2.1Sơ đồ tổ chức bộ máyquản lý NSNN xã Hoàng Long....................... 20
Hình 2.2Tổng thu NSXdự toán, thực hiện giai đoạn 2012 -2014.................... 22
Hình 2.3Tình hình thực hiện các khoản thu NSX hưởng 100%....................... 23
2012-2014................................................................................................. 24
Hình 2.4 So sánh số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên với tổng thu……..29
Hình 2.5Tình hìnhchi thường xuyên NSX Hoàng Long giaiđoạn.................. 32
2012-2014................................................................................................. 32
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới. Với
thời cơ và thách thức như hiện nay, phát triển hệ thống tài chính quốc gia là
một việc làm vô cũng quan trong để phát triển nền kinh tế nước nhà một cách
bền vững và NSNN đóng một vai trò đặc biệt giúp thực hiện tốt nhất nhưng
mục tiêu kinh tế đã đề ra.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Đảng
và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới. Cùng với sự biến đổi, phát triển mạnh mẽ của nông thôn trong
những năm qua về mọi mặt đã đặt ra cho chính quyền cấp xã nhiệm vụ rất
nặng nề. Ngân sách xã là một phương tiện cực kì quan trọng để chính quyền
xã thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.
Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã) là một cấp
ngân sách nằm trong hệ thống NSNN, là ngân sáchcủa chính quyền cấp cơ sở
có tầm quan trong đặc biệt. Ngân sách xã thực sự là công cụ, phương tiện đảm
bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý của chính quyền Nhà nước cấp xã góp phần
ổn định kinh tế chính trị của địa phương. Qua những năm thực hiện luật
NSNN, không tránh khỏi những tồn tại, khuyết điểm do nhiều nguyên nhân
khác nhau để ngân sách xã thực sự phát huy vai trò là nơi cung cấp các
phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền xã, giúp
thực hiện nhiệm vụ quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội tại nông
thôn, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân , yêu cầu đặt ra là việc
ngày càng tăng cường các biện pháp quản lý NSX , đáp ứng nhiệm vụ cải
cách các vấn đề tài chính của xã nói chung và hoàn thiện công tác quản lý
ngân sách xã nói riêng.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
2
2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn
Mục đích của đề tài là thông qua hệ thống cơ sở lý luận, phương pháp
luận về quản lý ngân sách xã, thông qua phân tích tình hình thu chi và quản lý
ngân sách xã, đề ra phương hướng và những giải pháp phù hợp với yêu cầu
quản lý ở xã Hoàng Long trong tình hình mới, từ đó giúp cho việc chỉ đạo
quản lý đạt hiệu quả cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng quản lý NSX Hoàng Long
và một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý NSX trên địa bàn xã
Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Luận văn nghiên cứu các vấn đề công tác quản lý thu, chi ngân sách tại
xã Hoàng Long.
Về không gian: xã Hoàng long, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Về thời gian: từ năm 2012 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát: Đến tại đơn vị thực tập, Hoàng Long quan sát
các hoạt động diễn ra. Chủ động, tích cực tìm hiểu, nêu ra những vấn đề còn
thắc mắc, hỏi trực tiếp các cán bộ tài chính tại đơn vị.
Phương pháp thu thập ý kiến, phỏng vấn trực tiếp: Tranh thủ thời gian để
hỏi cán bộ tài chính tại đơn vị các nghiệp vụ chuyên môn, cách thức làm việc
thường ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất. Phỏng vấn một số cán bộ chủ chốt
liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu như cán bộ kế toán xã, cán bộ thuế
xã, phó chủ tịch UBND phụ trách mảng kinh tế…Trong thời gian thực tập cần
tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm làm việc, đi sâu vào đề tài
mình lựa chọn và đặc biệt là giáo viên và cán bộ trực tiếp hướng dẫn.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
3
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Thu thập toàn bộ tài liệu liên quan
đến vấn đề mình cần nghiên cứu, phân loại để sử dụng, phân tích sự thay đổi
dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ hướng dẫn.
5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo phần nội
dung gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về NSX và quản lý NSX.
Chương 2: Thực trạng quản lý NSX Hoàng Long, huyện Phú Xuyên,
thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2014
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách xã
trên địa bàn xã Hoàng Long trong thời gian tới.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
4
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
1.1 Những vấn đề chung về ngân sách xã
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân sách xã
NSNN là một bộ phận hữu cơ của tài chính Nhà nước. Nó ra đời, tồn tại
và phát triển của Nhà nước và sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ.
NSNN là một hệ thống bao gồm các cấp ngân sách phù hợp với với hệ thống
chính quyền các cấp. Ở nước ta hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với viêc tổ
chức bộ máy Nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội. Theo hiến pháp, mỗi cấp chính quyền có một cấp ngân sách
riêng cung câp phương tiện vật chất cho các cấp chính quyền thực hiện chức
năng nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ. Chính sự ra đời của hệ thống
chính quyền nhà nước các cấp là tiền đề cần thiết để tổ chức hệ thống NSNN
nhiều cấp. Phù hợp với mô hình tổ chức hệ thống tổ chức chính quyền Nhà
nước, hiện nay hệ thống NSNN ở nước ta được tổ chức thành bốn cấp: Ngân
sách trung ương, ngân sách tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), ngân sách
huyện (quận, thị xã), NSX (phường, thị trấn).
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách xã
1.1.2.1 Khái niệm ngân sách xã
Xã là một cấp chính quyền cơ sở của bộ máy quản lý nhà nước. Chính
quyền xã có những chức năng và nhiệm vụ rất đa dạng phải thực hiện, đòi hỏi
phải có nguồn tài chính để đáp ứng. Tại mỗi thời kỳ lịch sử, ngân sách xã
được quan niệm khác nhau, nhưng nó luôn được xem là một phần không thể
thiếu trong hệ thống tài chính quốc gia.
Hiện nay, ta có thể hiểu khái niệm ngân sách xã như sau: “NSX là là
toàn bộ các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình hình
thành tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
5
xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính
quyền cấp xã trong khuôn khổ đã được pháp luật quy định”.
1.1.2.2 Đặc điểm của Ngân sách xã
NSX là một cấp trong hệ thống NSNN nên nó có những đặc điểm chung
của NSNN. Từ các hìnhthức biểu hiện riêng, có thể rút ra đặc điểm của NSX là:
Thứ nhất, NSX là một loại quỹ tiền tệ của bộ máy chính quyền cấp xã.
Hoạt động của quỹ này thể hiện trên hai phương diện: Huy động nguồn thu
vào gây quỹ (gọi tắt là thu NSX) và phân phối sử dụng các khoản vốn quỹ đó
(gọi tắt là chi NSX).
Thứ hai, hoạt động thu chi của ngân sách xã luôn gắn chặt với chức
năng, nhiệm vụ của chính quyền xã để được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự
giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã, chính vì vậy các chỉ tiêu
thu – chi của ngân sách xã luôn mang tính chấp pháp lý.
Thứ ba, cùng với mối quan hệ tài chính xuất hiện từ hoạt động thu chi
còn có các mối quan hệ và lợi ích. Đó là các mối quan hệ về lợi ích giữa một
bên với lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sở mà người đại diện là chính
quyền cấp xã với một bên là lợi ích của các chủ thể kinh tế xã hội khác.
Thứ tư, Các quan hệ thu chi NSX rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau. Nhưng số thu hoặc chi theo từng hình thức chỉ có thể
được thực thi một khi nó đã được ghi vào vào các dự toán và đã được các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo hình thức chi.
Cuối cùng, một đặc điểm khác biệt giữa NSX với các cấp ngân sách
khác trong hệ thống NSNN, đo là NSX có tính chất lưỡng tính điều này thể
hiện ở chỗ: NSX vừa là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, vừa là một
đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng NSNN. Chính yếu tố “lưỡng tính” này của
ngân sách xã lại tạo lên những trở ngại không nhỏ cho quá trình quản lý NSX
ở nước ta thời gian qua.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
6
1.1.2.3 Vai trò của quản lý NSX
Thứ nhất, NSX giúp bộ máy chính quyền xã hoạt động hiệu quả.
Nhà nước sử dụng quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị để cai trị đất
nước. Để thực hiện được chức năng đó thì đòi hỏi phải có các nguồn lực cần
thiết. Tuy nhiên, bản thân bộ máy chính quyền Nhà nước không thể trực tiếp
tạo ra của cải vật chất được, do vậy nó phải sử dụng một phần của cải vật chất
của xã hội để duy trì hoạt độngcủa mình. Nguồn để trang trải được đảm bảo từ
NSNN. Xã là một bộ phận của bộ máy chính quyền cấp cơ sở nên nó cũng
được đảm bảo bởi một nguồn lực vật chất. Nguồn để đảm bảo chính là NSX.
NSX vừa là cấp ngân sách cơ sở cuối cùng của hệ thống NSNN, vừa có
tính độc lập tương đối với hệ thống NSNN, cho phép phát huy được tính chủ
động sáng tạo của chính quyền đồng thời đáp ứng được nhiều nội dung thu,
ngân sách sát thực hơn với điều kiện từng vùng từng lĩnh vực. Với vị trí như
vậy, NSX phát huy đầy đủ vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn tài
chính. NSX là quỹ tiền tệ duy nhất mà xã có được để huy động nguồn tài
chính và phân phối sử dụng cho các hoạt động tại xã, thông qua chi ngân sách
để đảm bảo tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động của chính quyền
cấp xã. Hàng năm các khoản chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển ở
địa phương rất tốn kém đòi hỏi một lượng tiền khổng lồ như chi cho quản lý
hành chính, lương bổng, các khoản chi mua sắm, sinh hoạt phí của cán bộ
xã… mà các khoản chi này đểu được lấy từ NSX. Vì vậy có thể nói nếu
không có các khoản chi NSX thì bộ máy nhà nước không thể tồn tại và phát
triển được.
Thứ hai, xã là cấp chính quyền cở sở, trực tiếp giải quyết các mối quan
hệ giữa nhà nước với người dân, mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước , mọi tâm tư nguyện vọng của người dân được thể hiện ở đây.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
7
Thứ ba, thu NSX có vai trò cực kì quan trọng bởi vì nó quyết định đến
khả năng chi tiêu của xã. Căn cứ vào quá trình thu và số tiền thu đươc sẽ giúp
cho những người làm công tác quản lý biết được tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh vật chất và dịch vụ và các hoạt động khác. Từ đó nhưng người
làm quản lý cấp cơ sở có thể kiểm tra giám sát và điều chỉnh khi có sai phạm
xảy ra theo đúng hướng, đúng luật và khuyến khích hoạt động này phát triển
theo hướng tích cực.
Thu NSX sẽ giúp cân bằng giữa người có nghĩa vụ nộp NSNN, trợ giúp
các đối tượng khi gặp khó khăn hay thuộc diện ưu đãi của nhà nước. Không
chỉ có vậy, thu NSX sẽ giúp điều chỉnh các cá nhân tổ chức vi phạm trong
việc nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và cộng
đồng. Bởi vì thông qua các khoản thu phạt các cá nhân tổ chức vi phạm pháp
luật sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình.
Hàng năm thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”
hàng loạt các công trình liên thôn, liên xã được xây dựng sửa chữa và nâng
cấp, nhờ đó mạng lưới phân bố dân cư đồng đều hơn, phục vụ đắc lực cho
giao lưu, phát triển kinh tế nông thôn. Kinh tế nông thôn từng bước có sự
chuyển dịch sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Có được thành tựu kể trên
phải kể đến một phần đóng góp lớn từ kinh phí NSX.
Thứ tư, NSX là công cụ thúc đẩy phát triển ổn định kinh tế. Để thúc đẩy
công tác giáo dục và đào tạo, các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo đã
khẳng định sự vượt lên trước của sự nghiệp giáo dục và sự đóng góp qua
trọng của NSX nhằm thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp giáo dục. Các khoản chi này
đã góp phần thiết thực vào việc nâng cao dân trí, đảm bảo an toàn sức khỏe
cho người dân ngay từ bước đầu.
Những vấn đề liên quan đến sức khỏe người dân được quan tâm giải
quyết ngay từ mạng lưới y tế xã. Vấn đề giáo dục mầm non, tiểu học, xóa mù
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
8
chữ được sự trợ giúp đắc lực của NSX. Thông qua các hoạt động chi NSX mà
các cơ quan đoàn thể, cơ quan Đảng mới có thể duy trì hoạt dộng của mình
một cách ổn định đem lại tình hiệu lực cho quản lý Nhà nước ở cơ sở.
Trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao. Có được kết
quả này có một phần đóng góp quan trongjcuar các khoản chi NSX cho hoạt
động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao. Hệ thống truyền hình, truyền thanh
ở xã cũng được xây dựng, sửa chữa và nâng cấp từ các khoản chi của NSX
nhằm mục đích mở mang văn hóa nâng cao nhận thức con người, xây dựng
nông thôn mới, loại trừ các hủ tục văn hóa phẩm đồ trụy, các âm mưu, hoạt
động chống phá chính quyền của các đối tượng thù địch.
Thứ năm, NSX giúp bù đắp khiếm khuyết thị trường, đảm bảo công bằng
xã hội, gìn giữ môi trường.
Các khoản chi thăm hỏi và tặng quà những gia đình có công với cách
mạng, chi cứu tế xã hội cho cá nhân, gia đình gặp khó khăn, chi trợ cấp cho
các gia đình thương binh…đã thể hiện rằng chi NSX đã góp phần đảm bảo
cho các chính sách xã hội được thực hiện tại địa bàn.
Qua hoạt động thu, chi NSX đã khẳng định vai trò cực kì quan trọng của
NSX đối với quá trình quản lý KT-XH của chính quyền Nhà nước cấp cơ sở.
nếu NSX được quản lý tốt sẽ tạo động lực và những điều kiên tối quan trọng
cho quá trình phát triển; ngược lại khi NSX bị quản lý lỏng lẻo sẽ gây ra tình
trạng thất thoát ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển KT - XH ở
cấp cơ sở. Vì vậy, cần phải tăng cường nội lực, đổi mới công tác quản lý cho
phù hợp với những đòi hỏi của thời kỳ đổi mới thì NSX mới được thực hiện
tốt và có hiệu quả.
1.1.3 Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã
1.1.3.1 Nguồn thu của ngân sách xã
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
9
Theo thông tư số 60/2003/TT – BTC ngày 23/06/2003 Quy định về quản
lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
Nguồn thu của ngân sách xã do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân
cấp trong phạm vi nguồn thu NSĐP được hưởng.
Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của NSNN phân cấp cho NSX
và các khoản huy động đóng góp của tổ chức cá nhân trên nguyên tắc tự
nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp
luật do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý.
 Các khoản thu ngân sách xã hưởng một trăm phần trăm (100%)
Là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài
chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư.
Tại sao phải thu các khoản thu NSX hưởng 100%? Đây là khoản thu vô
cùng quan trọng vì nó giúp gia tăng đáng kể nguồn thu NSX, NSX được giữ
lại toàn bộ nguồn thu này mà không phải nộp bất cứ khoản nào lên ngân sách
cấp trên. Các khoản thu NSX hưởng 100% còn góp phần thể hiện sự đoàn kết,
chung sức chung lòng của người dân trong xã xây dựng đời sống văn hóa ở
địa phương.
Một số khoản thu NSX được hưởng 100% như: Phí chợ, phí trông giữ ô
tô, xe máy, lệ phí chứng thư, lệ phí địa chính; thu từ quỹ đất công ích và hoa
lợi công sản; các khoản đóng góp xây dựng đường đường giao thông nông
thôn, nhà văn hóa, khu dân cư, xây dựng trường học; đóng góp quỹ ăn ninh
quốc phòng, quỹ phòng chống lũ lụt….
 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSX với ngân
sách cấp trên.
Tại sao phải thu các khoản thu NSX hưởng theo tỷ lệ phần trăm?
Các khoản thu hưởng theo tỷ lệ phần trăm không chỉ góp phần vào việc
tăng nguồn thu của NSX mà cònlà nguồn bổ sung lớn cho ngân sách cấp trên.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
10
Một số khoản thu NSX hưởng theo tỷ lệ phần trăm như: Thuế GTGT và
thuế TNDN của các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần, hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ; thuế GTGT từ các cá
nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; thuế nhà đất; thuế thu nhập cá
nhân từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất
động sản; tiền sử dụng đất, kể cả tiền đấu giá quyền sử dụng đất (sau khi trừ
chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc đối
tượng đầu tư từ NSNN theo quy định của pháp luật và hỗ trợ người có đất bị
thu hồi; thuế sử dụng đất nông nghiệp từ hộ gia đình; thu tiền thuê mặt đất,
mặt nước của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã và các hộ…
 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho xã
Tại sao phải thu bổ sung từ ngân sách cấp trên? Những khoản thu NSX
hưởng 100% hay những khoản thu NSX hưởng theo tỷ lệ % thường không đủ
cho hoạtđộngchitiêu củaNSX, vì vậy cần tới sựhỗ trợ của ngân sách cấp trên.
Thu bổ sung ngân sách cấp trên cho NSX bao gồm:
Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi
được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu
100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phân trăm). Số bổ sung cân đối
này được xác định từ năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn
đinh từ 3 đến 5 năm;
Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ
xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
1.1.3.2 Nhiệm vụ chi ngân sách xã
Theo điều 31 luật NSNN năm 2002 quy đinh và được cụ thể hóa bằng
thông tư 60/2003/TT-BTC Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt
động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Chi ngân sách xã gồm: chi đầu
tư phát triển và chi thường xuyên. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
11
phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã. Căn cứ chế độ phân cấp quản lý
kinh tế - xã hội của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ
quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã, khi phân cấp nhiệm vụ chi cho
ngân sách xã, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét giao cho ngân sách xã thực
hiện các nhiệm vụ chi dưới đây:
 Chi đầu tư phát triển
Tại sao NSX phải chi đầu tư phát triển? Nhằm thực hiện nhiệm vụ đầu tư
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH có tác dụng lâu dài trên địa
bàn xã.
Một số khoản chi đầu tư phát triển như: Chi đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộ không có khả năng thu hồi vốn do cấp
tỉnh quản lý; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các
tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước theo quy đinh của pháp
luật; chi đầu tư phát triển các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia do
cấp tỉnh quản lý; chi đầu tư phát triển khoa học công nghệ…
 Các khoản chi thường xuyên
Tại sao ngân sách xã phải thực hiện các khoản chi thường xuyên? NSX
là một cấp trong bộ máy NSNN nên NSX cần các khoản chi để đảm bảo sự
hoạt động của mình cũng như các khoản chi góp phần duy trì sự hoạt dộng và
phát triển ở địa phương.
Một số khoản chi thường xuyên như: chi hoạt động của các cơ quan nhà
nước ở xã; Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã;
Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở xã; Đóng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế cho các cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy
định; Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội; Chi cho công tác
xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý; Chi sự
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
12
nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo,
kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý
(đối với phường do ngân sách cấp trên chi). Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi
thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa
bệnh của trạm y tế xã; Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công
trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý; Các khoản chi thường xuyên khác ở xã
theo quy định của pháp luật…
1.2 Lý luận chung về quản lý ngân sách xã
1.2.1 Lập dự toán ngân sách xã
(7)
(1) (6b) (8)
(9)
(5) (6a)
(2) (3) (10)
(4)
Hình 1.2: Sơ đồ lập dự toán NSX
Đây là khâu đầu tiên rất quan trọng của chu trình ngân sách. Hàng năm
trên cơ sở hướng dẫn của UBND cấp trên, UBND xã lập dự toán ngân sách
năm sau trình HĐND xã quyết định.
 Căn cứ lập dự toán ngân sách xã
- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội.
UBND huyện
UBND xã
Các ban, tổ chức
thuộc UBND xã
HĐND xã
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
13
- Chính sách, chế độ thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ
chi ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND tỉnh cấp quy định.
- Chế độ, tiêu chuẩn định mức chi NS do chính phủ, thủ tướng Chính
phủ. Bộ Tài chính và HĐND cấp tỉnh quy định.
- Số kiểm tra về dự toán ngân sách do UBND huyện thông báo.
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và các năm
trước.
 Trình tự lập dự toán ngân sách xã
- Các tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được
giao và chế độ định mức, tiêu chuẩn chỉ lập dự trù nhu cầu chi.
- Cán bộ tài chính xã phối hợp với đội thu thuế tính toán các khoản thu
NSNN trên địa bàn.
- Cán bộ tài chính xã cân đối lập dự toán thu chi NSX trình UBND xã
sau đó báo cáo Chủ tịch và phó chủ tịch HĐND xã xem xét và có quyết định.
 Quyết định dự toán NSX
- UBND xã hoàn chỉnh dự toán NSX theo từng lĩnh vực trình HĐND
xã quyết định.
- UBND xã sẽ tiến hành báo cáo cho UBND huyện, phòng TC – KH
huyện, đồng thời thông báo công khai cho nhân dân biết theo quy chế công
khai tài chính về NSNN, ngay sau khi được HĐND xã quyết định.
 Điều chỉnh dự toán NSX (nếu có)
- Khi có yêu cầu của UBND cấp trên điều chỉnh để đảm bảo phù hợp
với đinh hướng chung.
- UBND xã sẽ tiến hành lập dự toán điều chỉnh, trình HĐND xã quyết
định và báo cáo UBND huyện quyết định, khi có biến động tương đối lớn về
nguồn thu và nhiệm vụ chi. Dự toán điều chỉnh sau khi được duyệt là dự toán
ngân sách chính thức của xã trong năm kế hoạch.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
14
 Yêu cầu lập dự toán NSX
- Phải thực hiện đúng các quy định của nhà nước về NSNN và NSX.
- Khi lập dự toán NSX các xã phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội ở địa phương và có tác động tích cực trong việc xây dựng nông thôn
mới.
1.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách xã
Căn cứ dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm
đã được hội đồng nhân dân quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán
NSX cho các đơn vị dự toán sau đó gửi KBNN nơi giao dịch để thực hiện
thanh toán và kiểm soát thu chi.
Tìm kiếm các biện pháp kinh tế, tài chính, hành chính nhằm thực hiện tốt
các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương chính là tổ
chức chấp hành dự toán NSX.
Công tác tổ chức chấp hành NSX được giao cho chủ tịch xã điều hành,
tuy nhiên các nghiệp vụ cụ thể về NS, tài chính lại do các bộ phận chức năng
quản lý mà trọng yếu là tài chính kế toán xã điều hành thu và chi NSX cũng
như quản trị cân đối thu, chi NS theo thời gian. Trong quá trình chấp hành,
nếu thấy dự toán thu, chi khó có thể trở thành hiện thực thì nhà quản lý cần
đưa ra các giải pháp phù hợp đảm bảo khâu chấp hành NSX sát với dự toán để
có nguồn tài lực giúp xã đảm bảo thực thi được các nhiệm vụ chức năng quản
lý kinh tế xã hội mà chính quyền cấp xã đã được phân cấp.
1.2.3 Quyết toán ngân sách xã
Quyết toán ngân sách xã là công việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự
toán năm, sau năm ngân sách kết thúc, nhằm theo dõi và đánh giá lại toàn bộ
kết quả hoạt động của một năm ngân sách rồi từ đó rút ra các ưu điểm và
nhược điểm, những bài học kinh nghiệm trong các năm ngân sách sau này.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
15
Cán bộ tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán
và quyết toán NSX theo theo mục lục ngân sách Nhà nước và chế độ kế toán
ngân sách hiện hành, thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy
định. KBNN là nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu, chi quỹ ngân
sách theo quy định. Định kì hàng tháng, hàng quý báo cáo tình hình thực hiện
thu, chi ngân sách, tồn quỹ ngân sách gửi UBND xã và báo cáo đột xuất khác
theo yêu cầu của UBND xã.
Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách là đến hết ngày 31/01 năm sau.
Để thực hiện công tác khóa sổ và quyết toán hàng năm, kế toán xã thực
hiện các công việc sau đây:
- Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán.
- Phối hợp với KBNN huyện nơi giao dịch đối chiếu tất cả các khoản
thu, chi ngân sách theo dự toán. Đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác các
khoản thu, chi theo mục lục NSNN, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa
các cấp ngân sách theo tỷ lệ quy định.
- Kế toán xã lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm trình
UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi phòng tài
chính – kế hoạch huyện để tổng hợp.
Phòng TC- KH huyện sẽ tiến hành tổng hợp và sau khi tổng hợp xong
sẽ báo cáo cho Sở Tài chính thành phố Hà Nội. Nếu trong khi tiến hành tổng
hợp báo cáo mà phát hiện có sai sót thì phải thông báo cho UBND huyện để
UBND huyện thông báo lại cho HĐND xã tiến hành điều chỉnh cho kịp thời
gian.
1.3 Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại xã
Mục tiêu quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm:
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
16
- Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và
kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức
năng, nhiệm vụ được giao.
- Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính.
- Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành
chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
- Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng
đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo
quy định của pháp luật.
Nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Không tăng kinh phí quản lý hành chính được giao.
- Quản lý sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện công khai, dân
chủ và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động.
Theo nghị định 130/2005/NĐ –CP, cơ quan nhà nước nói chung và
UBND xã nói riêng được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
biên chế và kinh phí quả lý hành chính.
Thứ nhất, tự chủ về sử dụng biên chế
Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được
quyền chủ động trong việc sử dụng biên chế như sau:
Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trí
công việc để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.
Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan.
Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ
quan vẫn được bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế
được giao.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
17
Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một
số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí quản
lý hành chính được giao.
Thứ hai, Tự chủ về sử dụng kinh phí quản lý hành chính
Nguồn kinh phí giao cho xã thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước cấp
- Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định.
- Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ cách thức xác định
kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ quy định tại khoản 2 điều 3 thông tư
71/2014/TTLT-BTC-BNV và nghị định số 29/2013/NĐ-CP quy định cụ thể
về phương thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ; tổng mức
khoán quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã,
thôn, tổ dân phố và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị -
xã hội ở cấp xã, thôn đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
1.4 Công khai, minh bạch ngân sách xã
Công khai, minh bạch là một trong những nguyên tác cơ bản và quan
trọng trong quản lý ngân sách. Công khai là để mọi người đều được biết,
Minh bạch là làm cho mọi việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu. Quản lý ngân sách
phải công khai minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của người dân với
tư cách là người nộp thuế cho nhà nước.
Nội dung công khai NSX gồm:
- Cân đối dự toán, quyết toán NSX đã được HĐND cấp xã quy định, phê
chuẩn.
- Dự toán, quyết toán thu, chi NSX đã được HĐND cấp xã quyết định,
phê duyệt.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
18
- Dự toán quyết toán chi đầu tư XDCB đã được HĐND cấp xã quyết
định phê chuẩn.
- Dự toán, quyết toán chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia và một
số chương trình mục tiêu, nhiệm vụ khác do cấp xã thực hiện đã được HĐND
quyết định, phê chuẩn.
- Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh,
cấp huyện và NSX đã được HĐND cấp tỉnh quyết định, UBND cấp tỉnh giao.
- Chi tiết kế hoạch và kết quả các hoạt động tài chính khác của cấp xã.
Hình thức công khai:
Niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã ít nhất trong thời hạn 90
ngày, kể từ ngày niêm yết: thông báo bằng văn bản cho Đảng uỷ, các tổ chức
chính trị - xã hội ở cấp xã và trưởng thôn, làng, ở xã; thông báo trên hệ thống
truyền thanh ở xã.
Thời gian công khai:
Chậm nhất sau 60 ngày, kể từ ngày HĐND cấp xã ban hành Nghị quyết
về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách và các hoạt động tài
chính khác.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
19
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ HOÀNG
LONG, HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2012- 2014
2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý ngân sách xã Hoàng Long.
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý ngân sách xã Hoàng Long
2.1.1.1 Về điều kiện tự nhiên
Hoàng Long là một xã thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) và nay là thành phố Hà
Nội, thuộc huyện Phú Xuyên.
Xã Hoàng Long nằm cách trung tâm huyện Phú Xuyên 12km. Phía Bắc
giáp xã Tri Trung, phía Nam giáp xã Trung Tú, phía Đông giáp hai xã Phú
Túc và Phương Tú, phía Tây giáp xã Tân Dân và Văn Hoàng. Trải qua quá
trình phát triển và mở rộng, hiện nay xã có diện tích đất tự nhiên là 1.060,9ha,
gồm 2.862 hộ, 10.421 nhân khẩu. Xã có 9 thôn là thôn Nhị Khê, thôn Kim
Long Trung, thôn Kim Long Nội, thôn Kim Long Thượng, Thôn Đào Xá,
thôn Hoàng Đông, Thôn Cổ Hoàng, Thôn Vân Hoàng và một khu trung tâm
chợ Đồng Vàng.
2.1.1.2 Về đặc điểm kinh tế xã hội
Là một xã nằm trong vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng nên Hoàng
Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nhờ có đất đai
bằng phẳng, màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nhân dân trong xã có đầy đủ các điêu
kiện để sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi
trồng thủy sản. Ngoài ra trong xã còn phát triển rất nhiều ngành nghề truyền
thống đem lại hiệu quả kinh tế cao như : làng nghề Bánh kẹo thôn Cổ Hoàng,
làng nghề xây dựng thôn Kim Long Thượng, làng Nghề mây tre đan thôn
Kim Long Trung và thôn Nhị Khê. Các làng nghề duy trì hoạt động theo nhu
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
20
cầu thị trường. Trong những năm gần đây, ngoài các nghề tuyền thống vốn có
lâu đời, trong xã xuất hiện thêm các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thương mại dịch vụ tạo công an việc làm cho dân trong xã như
nghề cơ khí, may mặc, thêu ren… Tiêu biểu như nghề cơ khí tại thôn Nhị khê
đang phát triển, thu hút nhiều lao động, tạo thu nhập cao. Nghề sản xuất hàng
may mặc xuất khẩu tại khu trung tâm chợ Đồng Vàng ngày càng được mở
rộng quy mô sản. Hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển kéo theo các hoạt
động thương mại dịch vụ cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Tổng giá trị
công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp – thương mại, dịch cụ ước đạt tới 66 tỷ
đồng trong năm 2014.
Về văn hóa, xã hội, toàn xã có 7/9 thôn đạt tiêu chuần làng văn hóa, 89%
số hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, có 4 cơ quan đơn vị giữ vững danh
hiệu “Đơn vị văn hóa” . Trong xã còn duy trì các câu lạc bộ hát chèo ở các
thôn Nhị Khê, thôn Kim Long Thượng, thôn Hoàng Đông. Các phong trào thể
dục thể thao được duy trì tốt như các giải thi đấu bóng đá, cầu lông.. vẫn
thường xuyên được tổ chức hàng năm.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý ngân sách xã
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý NSNN xã Hoàng Long
- UBND xã có mối quan hệ trực tiếp với UBND cấp huyện. Đây là mối
quan hệ trực tiếp trên dưới, quan hệ phục tùng và mệnh lệnh. Là cấp dưới,
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
21
UBND xã chấp hành các chỉ thị, quyết định và các văn bản khác của UBND
cấp trên ban hành về NSX.
- UBND xã chịu sự kiểm tra giám sát của HDDND xã. Phải báo cáo
công tác lập dự toán ngân sách trước HĐND, chịu trách nhiệm chất vấn trước
HĐND, HĐND quyết định việc phân bổ ngân sách trong đó có ngân sách
dành cho UBND.
- Quan hệ giữa UBND với các tổ chức sử dụng NSX trên địa bàn xã: Để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, trong các cuộc họp
UBND luôn có các đại biểu của các tổ chức sử dụng NSX trên địa bàn: Mặt
trận tổ quốc, Hội phụ nữ… Chính nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức này mà
UBND xã thực hiện tốt tuyển quân, xây dựng làng văn hóa, phổ cập giáo
dục,… Các tổ chức khác trên địa bàn là chỗ dựa tin cậy cho UBND trong việc
thực hiện quy chế dân chủ hiện nay.
2.2 Tình hình thu chi NSX giai đoạn 2012 – 2014
2.2.1 Tình hình thu NSX giai đoạn 2012 – 2014
Đây là quá trình tạo lập, hình thành NSX, đóng vai trò quyết định đến
khâu chi ngân sách. Để đảm bảo nguốn thu cho ngân sách cần phải có chính
sách thu hợp lý hiệu quả.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
22
Hình 2.2 Tổng thu NSX dự toán, thực hiện giai đoạn 2012 -2014
Bảng 2.1: Tình hình hoàn thành dự toán thu NSX giai đoan 2012-2014
Đơn vị:1 triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
DT TT TT/DT % DT TT
TT/DT
% DT TT TT/DT %
Các khoản thu NSX
hưởng 100%
415 5,200 1253.01% 615 2,402 390.57% 918 1,063 115.80%
Các khoản thu NSX
hưởng theo tỉ lệ %
211 140 66.35% 133 174 130.83% 116 136 117.24%
Các khoản thu BS
từ ngân sách cấp
trên
3,479 4,446 127.80% 4,205 10,784 256.46% 8,852 8,437 95.31%
Cộng 4,105 9,786 4,953 13,360 9,886 9,636
2012 20142013
(Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn
2012 – 2014)
Tổng thu NSX 3 năm gần đây có sự biến động. Cơ cấu và tỷ trọng các
khoản thu cũng thay đổi theo từng năm không theo một chiều hướng nhất định.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
23
2.2.1.1 Tình hình thựchiện các khảo thu NSX hưởng 100%giai đoạn 2012 –
2014
Hình 2.3 Tình hình thực hiện các khoản thu NSX hưởng 100%
Bảng 2.2: Tình hình khoản thu NSX hưởng 100% giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị:1 triệu đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Số thu NSX hưởng 100% (triệu
đồng)
5.200 2.402 1.063
% so sánh số thu NSX hưởng
100% trên tổng thu (%)
53,14% 17,98% 11,03%
Nguồn thu NSX hưởng 100%có giảm mạnh trong 3 năm gần đây. Số thu
NSX hưởng 100% thực hiện năm 2012 so với năm 2014 giảm tới gần 5 lần.
Cơ cấu của khoản thu này trong tổng thu cũng giảm. Nếu như năm 2012
chiếm hơn 50% tổng thu thì đến năm 2014 chỉ chiếm 11,03%.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
24
Nguyên nhân: Từ năm 2010, đảng và nhà nước phát động chương trình
xây dựng Nông Thôn mới. Tại xã nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng được đầu tư
xây dựng như đường xá, trường học… Đặc biệt là vào năm 2012, Xã nhận
được nguồn tiền lớn do thu đền bù, giải phóng mặt bằng từ hoạt động xây
dựng cơ sở hạ tầng. Đến năm 2014, số thu này không còn nữa. Đây là nguyên
nhân chính khiến nguồn thu NSX hưởng 100% có sự giảm như vậy.
Chênh lệch giữa dự toán và thực hiện lớn.
Qua hình 2.3 ta thấy có sự khác biệt rất lớn giữa dự toán và thực hiện thu
NSX hưởng 100%. Tiêu biểu là năm 2012 và 2013 sự chênh lệch này càng thể
hiện rõ. Năm 2012 số thực hiện bằng 1253,01 % dự toán (hơn 10 lần). Năm
2013 số thực hiện bằng 390,57% dự toán.
Nguyên nhân: Tìnhhìnhkinhtế xã hội tai địa phương có sự thay đổi, nhiều
chínhsách, chươngtrình, dựáncủanhànước đượcđưavào thực hiện. Do trìnhđộ
của Kế toán xã chưa cao dẫn đến việc lập dư toán chưa sát với thực tế.
Để tìm hiểu kĩ hơn, Tôi xin phép đánh giá một số khoản thu lớn trong số
thu NSX hưởng 100% trên địa bàn xã Hoàng Long giai đoạn 2012 - 2014:
Bảng 2.3: Tình hình một số khoản thu NSX hưởng 100% giai đoạn
2012-2014
Đơn vị: 1 triệu đồng
DT TT DT TT DT TT
Thu từ quỹ
đất công ích
và đất công
210 618 230 688 200 334
Thu tiền đền
bù GPMB
4,243 315 334
Thu kết dư
ngân sách
năm trước
157 1,222 659 659
Thu khác 30 25,000 122 30 42
Chỉ tiêu
2012 2013 2014
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
25
(Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn
2012 – 2014)
Thứ nhất, Thu về quỹ đất công ích và đất công là các khoản thu từ đất
dự phòng, hồ ao, bãi bồi…do xã quản lý.
Hiện nay xã chủ yếu dùng hình thức khoản thu đối với việc khai thác
diện tích đất công ích này. Nhìn chung xã đã có nhiều cố găng trong việc tận
thu, khai thác nguồn thu này.
Nguồn thu từ quỹ đất công ích và đất công là nguồn thu quan trọng đối
với một xã nông nghiệp như xã Hoàng Long. Tuy nhiên việc khai thác nguồn
thu này còn nhiều hạn chế, xã vẫn còn các khoản thu nhiều năm thu một lần để
đáp ứng nhu cầu chi đột biến nào đó như việc cho thầu dài hạn đất công ích
khoảng 5-10 năm mới thu tiền một lần…Việc này có thể dẫn tới việc sử dụng
đất không đúng mục đích, giảm hiệu quả sử dụng đồng thời gây mất ổn định
trong nguồn thu các năm. Khoản thu này có số thu các năm rất khác nhau,
không đồng đều, nhất quán, cùng loại đất có khả năng sinh lời như nhau nhưng
mức thu lại khác nhau điều này làm thất thoát một lượng thu không nhỏ.
Thứ hai, Thu tiền đền bù giải phóng mặt bằng là khoản thu không
thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn.
Năm 2012, xã thực hiện dự án mở rộng, nâng cấp tuyến đường liên xã,
liên thôn nên NSX được nhận khoản thu đền bù GPMB lên tới hơn 4 tỷ đồng.
Năm 2013, khoản thu đền bù giảm xuống chỉ còn 334 triệu và năm 2014
không còn khoản thu này nữa vì dự án đã hoàn thành.
Thứ ba, thu kết dư, chuyển nguồn ngân sách năm trước không ổn định.
Nhìn vào bảng 2.2 và bảng 2.3 ta thấy, thu kết dư chuyển nguồn ngân
sách trên địa bàn xã chiếm tỷ lệ khá lớn trong số thu NSX hưởng 100%. Đặc
biệt, năm 2013 số thu kết dư, chuyển nguồn ngân sách năm trước lên tới hơn
1,2 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2012 nguồn thu từ đền bù GPMB và thu
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
26
bổ sung từ ngân sách cấp trên cho NSX nhiều, các nhiệm vụ được giao năm
2012 chưa hoàn thành, do vậy xã phải kết chuyển khoản kinh phí còn lại sang
năm 2013 để thực hiện tiếp các nhiệm vụ được giao.
Năm 2012 và 2013 số thu kết dư, chuyển nguồn ngân sách năm trước
cũng không được phản ánh vào dự toán. Nhưng sai sót này khiến cho số liệu
ngân sách xã thiếu đi sự tin cậy. Vậy nguyên nhân ở đây là do sự thiếu minh
bạch trong số liệu hay do trình độ chuyên môn của kế toán xã còn yếu kém?
Thứ tư, các khoản thu khác có tính chấtkhông ổn định và phụ thuộc chủ
yếu vào đặc điểm từng xã. Khoản thu khác ngày một tăng trong nhưng năm,
gần đây. Tuy các khoản thu này chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nó đem lại cho
ngân sách cấp xã thêm nhưng khoản thu từ nội lực, làm phong phú thêm
nguồn thu, góp phần đáp ứng chi ngày càng cao của NSX.
2.2.1.2 Tình hình thực hiện các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giai đoạn
2012 – 2014
Bảng 2.4: Số thu NSX hưởng theo tỷ lệ phần trăm giai đoạn 2012 -2014
Đơn vị: 1 triệu đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm
(triệu đồng)
140 174 137
% so sánh thu phân chia/tổng thu
(%)
1,43% 1,30% 1,42%
Dự toán (triệu đồng) 211 133 116
% so sánh QT/DT (%) 66,32% 130,83% 117,94%
(Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn
2012 – 2014)
Thu phân chia theo tỷ lệ % là khoản thu xã thực hiện khá tốt. Số thu ổn
định qua các năm và sát dự toán. Mặc dù số thu NSX hưởng theo tỷ lệ phần
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
27
trăm chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhưng cũng góp phần tăng thu cho
NSX.
Tôi xin phép được đánh giá một số khoản thu lớn trong tổng thu ngân
sách xà hưởng theo tỷ lệ % để thấy được thực trạng nguồn thu này tại địa bàn
xã Hoàng Long.
Bảng 2.5: Tình hình một số khoản thu NSX được hưởng phân chia theo
tỷ lệ % giai đoạn 2012 -2014
Đơn vị: 1 triệu đồng
Chỉ tiêu
2012 2013 2014
DT TT %TT/DT DT TT %TT/DT DT TT %TT/DT
Thuế sử
dụng đất phi
nông nghiệp
50 51 102,38% 51 54 105,03% 54 55 103,02%
Thuế môn
bài
9 10 113,59% 17 14 85,59% 15 12 76,45%
Lệ phí trước
bạ nhà đất
45 78 172,26% 65 105 161,71% 47 67 148,54%
(Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn
2012 – 2014)
Thứ nhất, Số thu từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tuy là khoản thu
nhỏ tương đối ổn định, ít biến động và thực hiện thường vượt kế hoạch đề ra.
Số thu này tăng đều giữa các năm và khá sát với dự toán. Điều này chứng tỏ,
chính quyền xã đã làm tốt công tác đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn
đến công tác thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Thứ hai, Thuếmôn bàilà một khoản thu chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng số thu
tại xã. Tình hình thực hiện khoản thu này trong 3 năm vừa qua có sự biến
động nhẹ và kết quả đạt được chưa cao. Qua đó có thể rút ra công tác quản lý
nguồn thu từ thuế môn bài chưa chặt chẽ, đội thuế xã hoạt động chưa thực sự
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
28
hiệu quả dẫn đến xảy ra tình trạng trốn thuế, lách thuế và công tác lập dự toán
thuế môn bài chưa sát với thực tế. Để thuế môn bài đạt hiệu quả cao hơn nữa
thì chính quyền xã cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, đôn đốc,
kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đảm bảo số thu thuế môn bài được tập trung kịp
thời, chính xác và đầy đủ.
Thứ ba, lệ phí trước bạ nhà đất.. Số thu từ lệ phí trước bạ năm 2014
giảm nhiều so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, năm 2013 tình
hình bất động sản trên địa bàn huyện nói chung và địa bàn xã nói riêng dần
sôi động trở lại sau khủng hoảng nên lệ phí trước bạ mà xã thu được cũng
tăng cao. Sang đến năm 2014, tình hình có vẻ lắng xuống, do đó lệ phí trước
bạ thu được cũng giảm theo. Trước tình hình của thị trường, kế toán xã đã
không lường trước sự biến động nên đã xây dựng dự toán các năm thấp hơn
mức thực thu. Việc đánh giá biến động của thị trường là điều rất khó nên việc
lập dự toán chưa chính xác ở mục này là điều dễ hiểu.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
29
2.2.1.3Tình hình thựchiện các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên giai
đoạn 2012 – 2014
Hình 2.4 So sánh số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên với tổng thu
Qua hình trên ta thấy, số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên luôn ở mức
cao và tỷ lệ của nó trong tổng thu rất lớn. Năm 2013 chiểm tới 80,72%, năm
2014 là 87,55%.
Đây là nguồn thu có tỷ lệ cao nhất trong tổng thu NSX Hoàng Long. Đây
là nguồn thu thể hiện đúng thực trạng kinh tế, là nguồn thu cơ bản và quan
trọng nhất của địa phương. Điều này cho thấy một thực tế rằng nguồn thu từ
nội lực xã còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi nói chung và chi thường
xuyên của xã, NSX còn phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách cấp trên. Tuy
nhiên với một xã nông nghiệp như Hoàng long và chưa xuất hiện thêm nhiều
khoản thu mới thì vấn đề này cũng dễ hiểu và chưa thẻ giải quyết được trong
thời gian ngắn.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
30
2.2.2 Tình hình chi NSX giai đoạn 2012 – 2014
Chi NSX là quá trình phân phối và sử dụng nguồn vốn đã tập trung
thông quan thu NSX nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu gắn với việc thực
hiện các nhiệm vụ của chính quyền cấp xã . Chi ngân sách là có ảnh hưởng
lớn đến mọi hoạt động của chính quyền xã. Nếu các khoản chi hợp lý kịp thờ,
đầy đủ , đúng mục đích sẽ góp phần giúp chính quyền xã thực hiện tốt các
nhiệm vụ được giao.
Để có cái nhìn tổng thể về tình hình quản lý chi NSX ta có bảng sau:
Bảng 2.6: Tình hình chi NSX giai đoạn 2012 -2014
Đơn vị: 1 triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2012 2013 2014
DT TT DT TT DT TT
Tổng chi NSX
(triệu đồng)
4.106 8.563 4.953 12.702 9.887 8.867
% TT/DT (%) 208.56% 256.4% 89.69%
(Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn
2012 – 2014)
Theo bảng 2.6 ta thấy, số chi thực tế có sự khác biệt lớn so với dự toán.
Mặc dù thu ngân sách trên địa bàn xã cũng tăng lên nhưng chi ngân sách vẫn
còn là một vấn đề căng thẳng, số chi hầu như vượt dự toán được duyệt rất
nhiều.
Nguyên nhân: Thứ nhất, Dự toán chi lập thiếu chính xác (chưa căn cứ
vào điều kiện thực tế của xã, chưa bám sát các tiêu chuẩn định mức đề ra…) .
Thứ hai, quá trình chấp hành chi chưa nghiêm, còn nhiều khoản chi sai, không
đúng mục đích, chi vượt mức các tiêu chuẩn định mức đề ra. Đây là một vấn
đề đặt ra cho chính quyền cấp xã cần phải xem xét điều chỉnh công tác tổ
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
31
chức lập dự toán và chấp hành dự toán NSX , loại bỏ tình trạng tùy tiện, bất
hợp lý không đúng về chế độ tiêu chuẩn, định mức.
Cơ cấu chi được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.7: Tình hình thực hiện các khoản chi NSX giai đoạn 2012 -2014
Đơn vị: 1 triệu đồng
Nội dung Tổng chị ngân sách Chi ĐTPT Chi thường xuyên
Năm 2012 Số chi 8.563 2.024 6.539
Tỷ trọng (%) 100.00% 23.64% 76.36%
Năm 2013 Số chi 12.702 5.762 6.940
Tỷ trọng (%) 100% 45.36% 54.64%
Năm 2014 Số chi 8.867 3.146 5.722
Tỷ trọng (%) 100% 35.47% 64.53%
(Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn
2012 – 2014)
Xét về cơ cấu, chi thường xuyên chiếm chủ yếu trong tổng chi NSX
(luôn chiếm trên 50%. Nhìn chung cơ cấu chi NSX trong 3 năm vừa qua
tương đối hợp lý, đảm bảo cho chi thường xuyên để duy trì hoạt động của bộ
máy nhà nước trên địa bàn xã.
2.2.2.1 Chi thường xuyên giai đoan 2012 -2014
Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ NSX để
đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên
của nhà nước ở cấp xã về quản lý kinh tế xã hội. Chi thường xuyên có ý nghĩa
quan trọng quyết định đến sự tồn tại của bộ máy quản lý nhà nước bởi đây là
hoạt động mang tính ổn định. Tình hình chi thường xuyên NSX trên địa bàn
xã Hoàng Long được thể hiện qua hình sau:
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
32
Hình 2.5 Tình hình chi thường xuyên NSX Hoàng Long giai đoạn
2012-2014
Tình hình chi thường xuyên NSX trong 3 năm gần đây khá ổn định. Số
chi thường xuyên tăng đều, tuy nhiên có sự giảm nhẹ vào năm 2014. Nguyên
nhân là do Chi đầu tư năm 2014 giảm so với 2 năm trước, kéo theo chi thường
xuyên cũng giảm.
Dự toán vẫn chưa sát với thực tế chi thường xuyên. Từ năm 2014, xã có
sự thay đổi về nhân sự kế toán xã, do vậy tình hình đã tích cực hơn, số chênh
giữa dự toán và thực tế không lớn.
Dưới đây. tôi xin phép đánh giá một số khoản chi thường xuyên NSX:
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
33
Bảng 2.8: Một số khoản chi thường xuyên NSX giai đoạn 2012 -2014
Đơn vị: 1 triệu đồng
Nội dung
2012 2013 2014
Số chi
%So
sánh/tổng
chi
thường
xuyên
(%)
Số chi
%So
sánh/tổng
chi thường
xuyên (%)
Số chi
%So
sánh/tổng
chi
thường
xuyên
(%)
Tông chi thường
xuyên
6.539 100% 6.940 100% 5.722 100%
Chi công tác dân quân
tự vệ, an ninh trật tự
1.115 17% 1.250 18% 1.156 20%
Chi sự nghiệp y tế 124 2% 137 2% 72 1%
Chi sự nghiệp văn
hóa thông tin
302 5% 273 4% 182 3%
Chi sự nghiệp kinh tế 540 8% 689 10% 701 12%
Chi sự nghiệp giáo
dục
169 3% 232 3% 158 3%
Chi quản lý nhà nước,
Đảng, đoàn thể
3.574 55% 3.987 57% 3.202 56%
(Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn
2012 – 2014)
Đối với khoản chi công tách dân quan tự vệ, an ninh trật tự
Khoản chi này tương đối ổn định qua trong 3 năm gần đây, thường
chiếm tỷ trọng từ 17 -20% tổng chi thường xuyên. Số chi chiếm tỷ trọng khá
lớn trong các khoản chi thường xuyên NSX (đứng sau chi quản lý nhà nước,
Đảng, đoàn thể) đã chứng tỏ sự quan tâm của xã đến các vấn đề giữ gìn an
ninh trật tự, an toàn trên địa bàn xã. Công tác này cần được chú ý nhiều hơn
để đảm bảo cuộc sống của người dân luôn được bảo vệ, đồng thời việc quản
lý chi cho lĩnh vực này cần phải được kiểm soát chặt chẽ tránh tình trạng lãng
phí, chi không đúng mục đích.
Khoản chi sự nghiệp y tế và khoản chi cho sự nghiệp giáo dục ổn đinh
nhưng còn thấp.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
34
Chi cho sự nghiệp y tế chỉ dao động từ 1-2% còn chi cho sự nghiệp giáo
dục ổn định là 3% mỗi năm. Con người là yếu tố quyết định so với các yếu tố
tự nhiên khác, chính vì vậy chi cho sự nghiệp y tế và chi cho sự nghiệp giáo
dục là việc làm hết sức cần thiết. Do đó, xã cần dành nhiều sự quan tâm hơn
nữa đến 2 khoản chi này. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, số chi này cũng
phần nào thể hiện sự quan tâm phần nào của chính quyền xã với người dân.
Thời gian tới, xã cần đâu tư tích cực hơn nữa cho các khoản chi cho con
người để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Đối với khoản chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin
Trong 3 năm gần đây số chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin giảm dần
đều qua các năm. Nguyên nhân là thời gian trước năm 2012 xã đã tiến hành
nâng cấp, cải tạo hệ thống kỹ thuật thông tin của xã hiện đại hơn, do vậy trong
3 năm gần đây, do hoạt động văn hóa thông tin của xã đã tiết kiệm được phần
nào nhiều khoản chi phí không cần thiết.
Đối với khoản chi cho sự nghiệp kinh tế
Đây là khoản chi gián tiếp tác động tích cực tới sản xuất kinh doanh và
đời sống nhân dân. Chi cho sự nghiệp kinh tế có thể coi là sự nghiệp bồi
dưỡng nguồn thu cho NSX, các khoản chi cho NSX chủ yếu đê chi duy tu,
bảo dưỡng đường xá, công trình thủy lợi, sửa chữa chợ và các công trình
công. Số chi cho sự nghiệp kinh tế tăng đều qua các năm, chiếm khoảng 8 -
12% tổng chi thường xuyên. Mặc dù, số chi chưa lớn và chưa thực sự đáp ứng
được thực tế nhưng cũng là sự cố gắng và quan tâm của xã. Thời gian tới, xã
nên dành nhiều sự quan tâm hơn cho các khoản chi sự nghiệp kinh tế.
Khoản chi quản lý nhà nước,Đảng, đoàn thể chiếm tỷ trọng rất cao
trong tổng chi thường xuyên.
Bao gồm các khoản chi quản lý nhà nước, Đảng ủy xã, Mặt trận Tổ
quốc, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội nông dân… Trong 3 năm gần đây
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
35
khoản chi này luôn chiếm quá nửa số chi thường xuyên của xã. Nhìn chung
xu thế biến động tăng nhẹ của khoản chi này là phù hợp với tình hình hiện
nay. Tuy nhiên, với quy mô lớn như vậy, chưa chắc đã tạo ra một hệ thống
quản lý tốt, đạt hiệu quả cao, ngược lại nếu không có cơ chế hợp lý sẽ tạo ra
một hệ thống cồng kềnh, các thủ tục kiểm soát rườm rà, không hiệu quả.
2.2.2.2 Chi đầu tư phát triển NSX giai đoan 2012 -2014
Chi đầu tư phát triển NSX chủ yếu là chi xây dựng cơ bản, cụ thể là chi
xây dựng các công trình thuộc về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như giao thông,
thủy lợi, trường học, trạm xá, điện, chợ và một số công trình khác… Chi đầu
tư phát triển là khoản chi mang tính chất tương lai, nó làm giảu cơ sở vật chất
làm tăng trưởng kinh tế cho xã vì vậy cần khai thác khoản chi này một cách
triệt để, thực hành tiết kiệm chống lãng phí để phát huy tính tích cực của nó.
Để thấy rõ hơn tình hình chi đầu tư phát triển trên địa bàn xã Hoàng Long ta
quan sát bảng sau:
Bảng 2.9: Tình hình chi đầu tư phát triển giai đoạn 2012 -2014
Đơn vị: 1 triệu đồng
Nội dung Tổng chị ngân sách Chi ĐTPT
Năm 2012 Số chi 8,564 2,024
Tỷ trọng (%) 100% 23.64%
Năm 2013 Số chi 12,702 5,762
Tỷ trọng (%) 100% 45.36%
Năm 2014 Số chi 8,867 3,146
Tỷ trọng (%) 100% 35.47%
(Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn
2012 – 2014)
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
36
Nhìn bảng số liệu ta thấy chi ĐTPT 3 năm gần đây không đồng đều.
Năm 2012, số chi ĐTPT là hơn 2024 triệu đồng, năm 2013 tăng lên hơn 5762
triệu,năm 2014 giảm còn hơn 3145 triệu. Năm 2013, xã tiến hành nâng cấp
cải tạo hệ thống đường liên thôn, liên xã và xây mới trường học nên số chi
tương đối cao. Nhìn chung chi ĐTPT trong thời gian qua từ nguồn NSX đã
đã có sự tính toán và chọn lọc. Vì vậy đa phần các công trình được xây dựng
đều đúng hướng và có giá trị sử dụng cao. Xã đã chú ý hơn đến công trình
trường học, giao thông với số vốn đầu tư khá lớn trong tổng vốn đầu tư phát
triển.
Đặc biệt, trong những năm vừa qua hưởng ứng phong trào xây dựng
nông thôn mới của Đảng và nhà nước, hàng loạt các công trình giao thông,
thủy lợi, đường điện…được xây mới và nâng cấp. Bộ mặt nông thôn có được
những thay đổi mới rõ rệt, khang trang, nhiều công trình đã phát huy hiệu quả
thiết thực. Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư phát triển trên địa bàn xã vẫn
còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Một số công trình không thực hiện đúng chế
độ quản lý XDCB như: không có quy hoạch tổng thể làm đường điện không
đúng tiêu chuẩn kĩ thuật được phê duyệt nhưng vẫn được nhiệm thu gây lãng
phí và thất thoát ngân sách; làm đường rồi lại đào bới lên để chôn ống nước,
gây ảnh hưởng đến giao thông và mỹ quan. Một số công trình dở dang kéo
dài, dở dang không dứt điểm, nợ đọng tiền đầu tư XDCB của khối lượng công
việc đã hoàn thành còn xảy ra.
2.3 Thực trạng quản lý NSX Hoàng Long giai đoạn 2012 – 2012
2.3.1 Lập dự toán NSX
Quy trình lập dự toán tại xã Hoàng Long
Bước 1: Phòng tài chính kế hoạch huyện hướng dân và giao số kiểm tra
dự toán cho xã.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
37
Bước 2: UBND xã tổ chức triển khai xây dựng dự toán NSX và giao số
kiểm tra cho các bộ phận, tổ chức thuộc UBND xã
Bước 3: Kế toán xã lập dự toán NSX
Bước 4: UBND xã báo cáo thường trực HĐND xã xem xét dự toán NSX.
Bước 5: Căn cứ ý kiến của HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh dự toán và
gửi phòng TC-KH huyện Phú Xuyên.
Bước 6: PhòngTC-KH huyện Phú Xuyên tổ chức làm việc về dự toán NS
Bước 7: UBND huyện giao dự toán chính thức cho xã.
Bước 8: UBND xã tiến hành phân bổ dự toán cho các bộ phân, tổ chức
thuộc UBND xã
Những năm gần đây xã đã có những quan tâm tới việc lập dự toán NSX,
đồng thời bám sát các định hướng phát triển kinh tế xã hội nên chất lượng dự
toán được nâng lên, cụ thể và chi tiết hơn, thu chi ngân sách được phản ánh
qua mục lục NSNN, làm căn cứ cho việc kiểm soát thu chi ngân sách qua
KBNN.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức quản lý trong khâu
lập dự toán còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, Việc lập dự toán NSX còn biểu hiện sự đại khái thiếu tính
toán, không mang tính hiện thực.
Dự toán thu chi các năm không sát thực tế. Hầu hết các khoản thu, chi
thực tế đều vượt dự toán. Tiêu biểu, Thực tế thu năm 2013 cao hơn dự toán
2.7 lần; Thực tế thu khoản thu NSX hưởng 100% năm 2012 vợt dự toán tới
hơn 12 lần; tổng chi dự toán và quyết toán thường rơi vào năm 2012 và năm
2013.
Nguyên nhân: Khi lập dự toán thường dựa vào số thu chi của năm trước
để lập chứ không căn cứ vào tình hình thực tế tai địa phương.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
38
Thứ hai, thời gian lập dự toán còn chậm trễ. Theo quy định, dự toán sẽ
được lập từ 31/5 năm N-1 đên ngày 31/12 năm N-1 là phải hoàn thành nhưng
thực tế tại xã dự toán thường được lập trong tháng 1 năm N.
Thứ ba, trình độ kế toán còn kém và yếu về trình độ.
Từ năm 2013 trở về trước, cán bộ kế toán xã là bộ đội từ thời kháng
chiến chống Mỹ, được cử đi học sơ cấp kế toán. Do nhận thức về NSX còn
hạn chế và đơn giản nên công tác lập dự toán NSX chủ yếu vào kinh nghiệm
thực tế. Năm 2014, xã có sự thay đổi về cán bộ kế toán xã. Cán bộ mới tốt
nghiệp trung cấp kế toán, tuy chưa thật sự đáp ứng được các yêu cầu nhưng
tình hình lập dự toán tai xã cũng đã có chuyển biến tích cực hơn.
2.3.2 Chấp hành dự toán
Qua việc phân tích tình hình thu chi NSX tại mục 2.2, tôi xin rút ra một
vài nhận xét về thực trạng quản lý việc chấp hành dự toán NSX như sau:
Thứ nhất, Tình hình chấp hành thu tại xã tương đối tốt
Chínhquyềnxã đã chủ động và có ý thức hơn trong việc tận dụng và khai
thác nguồn thu. Các khoản thu được thực hiện tương đối đầy đủ theo quy định.
Các khoảnthu như thu về quỹ đấtcôngíchvà đấtcông, thu thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp, thu thuế môn bài đều thức hiện vượt kế hoạch đề ra.
Thứ hai, chấp hành chi còn nhiều vấn đề bất cập.
Sử dụng các nguồn thu chi chưa đúng mục đích.
Năm 2012, xã sử dụng nguồn kinh phí dành cho chi đầu từ để chi thường
xuyên sô tiền hơn 460 triệu đồng. Nguồn kinh phí dự phòng chi sai mục đích,
đã được phòng TC-Kh huyện yêu cầu giải trình bằng văn bản.
Nhiều khoản chi sai, chi vượt, không đúng các tiêu chuẩn định mức nhà
nước quy định.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
39
Chi hội họp tiếp khách còn nhiều, vượt chế độ quy định. Năm 2012, chi
cho việc đi thăm quan không đúng quy định, số tiền 77 triệu đồng. Chi quà tết
cho cán bộ xã không đúng quy định, số tiền hơn 34 triệu động.
2.3.3 Quyết toán ngân sách xã
Trong những năm qua tình hình quyết toán ngân sách xã đã có nhiều tiến
bộ như: về các mẫu biểu báo cáo, các loại sổ sách đã thực hiện đầy đủ, ghi
chép bám sát theo đúng luật NSNN, cán bộ kế toán đã bước đầu nắm được
chế độ kế toán tại đơn vị. Qua đó đã theo dõi ngày một hệ thống, phần nào
đáp ứng được yêu cầu công tác quyết toán và giúp cho công tác quản ý kiểm
tra chấp hành ngân sách được thuận lợi và rõ ràng.
Tuy nhiên, công tác quyết toán còn nhiều tồn tại như:
Báo cáo thu chi còn chưa đảm bảo về mặt thời gian. Cuối niên độ, sau
khi đã thực hiện xong việc khóa sổ kế toán và xử lý các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSX, kết thúc ngày 31 tháng 1
của năm sau, kế toán xã phải tiến hành lập báo cáo quyết toán NSX của năm
trước để gửi phòng TC-KH huyện kiểm tra thẩm định. Nhưng trên thực tế, tại
xã việc này thường thực hiện chậm so với kế hoạch từ 7 – 10 ngày.
Chưa có thuyết minh quyết toán. Hồ sơ báo cáo quyết toán NSX bao
gồm hai phần: phần báo cáo bằng số liệu và phần thuyết minh. Thực tế hiện
nay tại xã khi lập hồ sơ báo cáo quyết toán gửi phòng TC-KH huyện thẩm
định, chỉ lập phần báo cáo bằng số liệu mà không có phần thuyết minh.
Thực hiện ghi chép sổ sách và chứng từ chưa đúng quy định. Nhiều
chứng từ chi còn thiếu chứng từ gốc, danh sách sách đại biểu và ký nhận. Một
số chứng từ mua hàng không có hóa đơn VAT, không có hợp đồng, thanh lý
hợp đồng.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
40
2.4 Đánh giá chung tình hình quản lý ngân sáchtại xã Hoàng Long trong
thời gian qua.
2.4.1 Những kết quả đạt được
Trong những năm qua đã có sự chuyển biến về nhận thức của các cấp
Đảng, chính quyền xã đối với công tác quản lý thu – chi NSX. Việc chỉ đạo
quản lý điều hành NSX dần đi vào nề nếp. NSX ngày càng phát huy vai trò
quan trọng, trở thành điều kiện vật chất của chính quyền xã trong việc quản lý
KT – XH ở địa phương.
- Đối với khâu lập dự toán xã
Đây là khâu đầu tiên trong chu trình ngân sách vì vậy nó tác động rất lớn
cho toàn bộ chu trình ngân sách. Nhận biết được vấn đề này chính quyền xã
đã bước đầu chủ động tính toán khả năng thu, nhu cầu cần chi của xã mình để
lập dự toán sát hơn với thực tế địa phương mình.
- Đối với khâu chấp hành NSX
Do việc lập dự toán đã có sự tiến bộ do vậy mà công tác chấp hành cũng
được tiến hành thuận lợi hơn thể hiện:
Việc quản lý NSNN và NSX trên địa bàn đã được chính quyền xã quan
tâm, chỉ đạo có ý thức tận dụng, khai thác nguồn thu. Xã đã thực hiện tương
đối đầy đủ theo chính sách và chế độ của nhà nước.
Đối với công tác thu, xã đã chủ động phốihợp với các cơ quan thu , các
tổ chức đoàn thể tổ chức khai thác nguồn thu. Công tác thu đã đảm bảo thu
đúng, thu đủ với các khoản thu như lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp… Đối với công tác chi NSX: hầu hết các đơn vị sử dụng NSX đã chủ
động quản lý và điều hành các khoản chi ngân sách được giao. Việc phân bổ
các khoản chi trong thời gian qua trên địa bàn xã đã bước đầu nắm bắt phù
hợp với điều kiện phát triền KT-XH trên địa bàn xã như việc tăng các khoản
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
41
chi đầu tư xây dựng cơ bản tạo một cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng nâng cao đời
sống phù hợp với mong muốn của nhân dân.
- Đối với khâu quyết toán
Thực hiện đầy đủ các mẫu biểu, sổ sách theo đúng quy định.
Cán bộ kế toán đã nắm được cách thức làm việc và chế độ kế toán tại
đơn vị.
2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Những tồn tại
Đối với khâu lập dự toán
- Công tác lập dự toán vẫn còn bị coi nhẹ, việc lập chỉ là hình thức, đôi
khi dự toán được lập ra không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại
của xã dẫn đến phải bổ sung thay đổi dự toán nhiều lần. Dự toán lập ra không
sát với thực tế thu – chi trên địa bàn.
- Nhận thưc về công tác quản lý NSX còn đơn giản. Vì vậy công tác lập
dự toán NSX chưa thực sự được chú ý, quan tâm, làm đại khái, do đó mà lập
dự toán NSX đôi khi chưa tuân theo mục lục NSNN tới từng mục thu, mục
chi cụ thể.
- Có thể thấy việc lập dự toán khai thác một số nguồn thu tại địa phương
còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức. Vẫn còn tình trạng bỏ sót nguồn
thu hoặc phản ánh thấp hơn thực tế.
- Thời gian lập và gửi dự toán xét duyệt vẫn xảy ra tình trạng chậm trễ.
Nguyên nhân do sự quán triệt không chặt chẽ của cấp trên với thời gian lập dự
toán và huyện còn chậm trễ trong khâu giao số kiểm tra xuống xã
- Những hạn chế trên một phần do năng lực trình độ của cán bộ kế toán
xã còn thấp, chưa nhận thức đúng đắn vai trò và nhiệm vụ của người làm
công tác kế toán, một phần do dự toán của xã lập nên ít được xem trọng mà
chủ yếu dựa vào dự toán của huyện phân bổ.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
42
Đối với khâu chấp hành
- Về chấp hành thu ngân sách
+ Mặc dù đã có sự đầu tư nuôi dưỡng nguồn thu nhưng sự đầu tư, quan
tâm chưa nhiều. Vẫn còn tình trạng sử dụng lãng phí, thả nổi công tác quản lý
đất đai, tài nguyên, chợ…để cá nhân chiếm dụng, khai thác tự do dẫn đến
không đảm bảo nguồn thu.
+ Việc tổ chức thu chưa phát huy được sức mạnh tập thể và sự tham gia
phối hợp của các tổ chức xã hội, chưa tạo được phong trào quần chúng trong
việc vận động nhân dân.
+ NSX vẫn trông chờ ỷ lại quá nhiều vào nguồn thu từ ngân sách cấp
trên.
- Về chấp hành chi ngân sách
+ Cơ cấu các khoản chi còn chưa hợp lý, các khoản chi cho y tế, giáo
dục, kinh tế còn thấp.
+ Sử dụng trích lập các quỹ chưa đúng mục đích.
+ Sử dụng chi tiêu cho ngân sách chưa thực sự tiết kiệm và hiệu quả,
mặc dù NSX đã cố gắng cắt giảm các khoản chi không cần thiết.
+ Công tác quản lý chi còn thiếu chặt chẽ, vẫn còn tình trạng sử dụng
khoản chi đầu tư để dùng cho chi thường xuyên, còn tồn tại nhiều khoản chi
sai, chi chưa đúng tiêu chuẩn định mức. Tính hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ
bản chưa cao, vẫn còn tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản.
Đối với khâu quyết toán ngân sách
- Việc thực hiện và nộp báo cáo chưa đúng thời gian quy định.
- Báo cáo quyết toán chưa có thuyết minh giải trình.
- Việc công khai báo cáo quyết toán chưa được thực hiện rộng rãi trong
nhân dân.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
43
2.3.2.2 Nguyên nhân
Đội ngũ cán bộ tài chính xã còn còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên
môn, còn yếu về nghiệp vụ và thiếu lý luận thực tiễn. Nên khi nghiên cứu các
văn bản pháp luật tài chính chưa nặm bắt được toàn bộ nội dung để vân dụng
vào thực tế. Những cán bộ cũ được đào tạo chắp vá để chuẩn hóa, cán bộ mới
chưa đủ kinh nghiệm làm việc.
Chính quyền xã quản lý chưa thực sự chặt chẽ công tác thu chi. Khai
thác nguồn thu chưa triệt để, chưa có biện pháp để quản lý thu thuế của các
đối tượng kinh doanh.
Chưa pháp huy được lợi thế về đất đai, các ngành nghề truyền thống
chưa được đầu tư để duy trì và củng cố. Việc tổ chức và thực hiện khai thác
các tiềm năng tại địa phương để góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông
thôn mới còn chậm.
Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong và ngoài nước gây khó khăn
không nhỏ cho việc huy động nguồn thu.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
44
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NSX
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HOÀNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Mục tiêu, phương hướng tăng cường công tác quản lý ngân sách xã
trên địa bàn xã Hoàng Long .
3.1.1 Mục tiêu
NSX là công cụ tài chính quan trọng, là phương tiện vật chất cho chính
quyền cấp cơ sở thực hiện chức năng và nhiệm vụ để phục vụ mục tiêu “do
dân, vì dân”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân. Công
tác quản lý NSX tại xã Hoàng long đã đặt được một số kết quả nhất định, tuy
nhiên còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Về phần thu, việc quản lý còn lỏng lẻo
dẫn đến thất thoát nguồn, chưa chủ động bao quát hết nguồn thu. Về phần
chi, cơ cấu chi chưa tích cực, còn để xảy ra tình trạng lãng phí, hiệu quả
không cao.
Vì vậy trong thời gian tới mục tiêu của công tác quản lý ngân sách trên
địa bàn xã là củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách; động viên khai
thác nguồn thu và sử dụng có hiệu quả NSNN; tăng cường đầu tư cở sở hạ
tầng để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển tạo nguồn thu bền vững trong
tương lai; tích cực đầu tư vào các mặt mạnh ở địa phương; thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn, phát triển và mở rộng
ngành nghề, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người dân. Từ đó tăng tích
lũy NS nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
3.1.2 Phương hướng tăng cường quản lý ngân sách xã
Để đạt được nhưng mục tiêu kể trên xã cần đặt ra cho mình nhưng
phương hướng cụ thể trong quản lý ngân sách. Cụ thể:
Về thu ngân sách
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
45
Các nguồn thu cố định phải thực hiện theo đúng phân cấp của luật
NSNN, có vận dụng theo điều kiện thực tế của xã, phát huy tính chủ động, tự
chịu trách nhiệm trước nguồn thu được phân cấp.
Chủ động khai thác và huy động nguồn thu và chủ động trong cân đối
ngân sách, giảm dần các khoản thu bổ sung.
Đối với nguồn huy động đóng góp của nhân dân, nên động viên nhân
dân tham gia đóng góp đầu tư xây dựng các công trình, phát huy nội lực, tạo
nguồn lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Cần quán triệt sâu rộng đến
nhân dân chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, có phương án huy
động cụ thể. Việc thu các khoản đóng góp phải có biên lai thu tiền do bộ tài
chính ban hành, tiền mặt phải nộp vào kho bạc nhà nước. quản lý sử dụng
đúng mục đích, thực hiện đúng quy trình, công khai theo quy định.
Về nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu cần tập trung khai thác thế mạnh
của xã. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, hình thành
các vùng cây con chuyên môn hóa có giá trị thương mại, đưa chăn nuôi trở
thành ngành chính, phát triển đàn lợn nạc, khai thác triệt để mặt đất, mặt
nước. Đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển các nghề truyền thống như nghề
mộc, nghề làm bánh kẹo, phát huy thế mạnh sẵn có để tăng thu nhập cho
người dân, từ đó nuôi dưỡng nguồn thu.
Về chi NSX
Song song với quá trình thu ngân sách, chi NSX cũng phải đảm bảo thực
hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và các khoản chi phải có đủ điều kiện chi
theo quy định. Các nội dung chi phải được theo dõi sát sao và phản ánh kịp
thời. Ngay từ khâu lập dự toán, chi ngân sách cũng cần phải được phản ánh
đầy đủ đúng mục lục ngân sách và trong quá trình sử dụng các khoản chiphair
đam bảo đúng mục đích, đúng nội dung.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01
46
Đối với chi đầu tư phát triển, do nguồn vốn ngân sách còn hạn chế nên
cần kết hợp chặt chẽ phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phát
huy nội lực, huy động đóng góp của nhân dân để tập trung xây dựng. phát
triển cơ hạ tầng nông thôn. Bên cạnh đó phải tiếp tục đầu tư duy trì sửa chữa
bảo dưỡng những công trình đã xây dựng trong năm qua để phát huy hiệu quả
kinh tế và kéo dài tuổi thọ của các công trình.
Phải đảm bảo nguồn để chi thường xuyên, trong chi thường xuyên cần
ưu tiên cho sinh hoạt phí và các khoản phụ cấp cho cán bộ xã, cá đối tượng
chính sách, các khoản chi liên quan đến chế độ của nhà nước như ưu đãi
người có công, gia đình thương binh liệt sỹ. Các khoản chi phát sinh đột xuất
cấp bách như: khắc phục thiên tai hỏa hoạn, cứu đói… phải giải quyết đầy đủ
kịp thời theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3.2 Các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX trên địa
bàn xã Hoàng Long trong thời gian tới.
3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện công tác lập dự toán
Trong thời gian tới cần phải cải cách xóa bỏ sự chồng chéo giữa các cấp
chính quyền địa phương về trách nhiệm, phạm vi, thẩm quyền quyết định dự
toán NSX, bởi vì quy trình lập, tổng hợp, phân bổ, điều chỉnh dự toán NSX
phải qua rất nhiều thủ tục, điều này khiến cho việc lập dự toán không đảm bảo
đúng trình tự và thời gian quy định.
Để hoàn thiện công tác lập dựtoán NSX tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
- Lập dự toán phải được thực hiện một cách xác thực, chính xác và phù
hợp với thực tế.
Để đảm bảo NSX là phương tiện quan trọng của chính quyền cấp cơ sở,
xã cần kiểm tra đánh giá tiềm năng của địa phương cũng như đề ra kế hoạch
phát triển KT – XH của xã trước thời gian lập dự toán ngân sách để dự toán
Tăng cường quản lý ngân sách xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản lý ngân sách xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản lý ngân sách xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản lý ngân sách xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản lý ngân sách xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản lý ngân sách xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản lý ngân sách xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản lý ngân sách xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn Lọc
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn LọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn Lọc
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn Lọc
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Tăng cường quản lý ngân sách xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên Lê Thị Vân
  • 2. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................i MỤC LỤC ................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................... vii MỞ ĐẦU...................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...................................................1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn..................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................2 5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp..........................................................3 CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ.......................................................................................4 1.1 Những vấn đề chung về ngân sách xã............................................4 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân sách xã.....................4 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách xã............................4 1.1.2.1 Khái niệm ngân sách xã..............................................................4 1.1.2.2 Đặc điểm của Ngân sách xã ........................................................5 1.1.2.3 Vai trò của quản lý NSX..............................................................6 1.1.3 Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã.................................8 1.1.3.1 Nguồn thu của ngân sách xã.......................................................8 1.1.3.2 Nhiệm vụ chi ngân sách xã .......................................................10 1.2 Lý luận chung về quản lý ngân sách xã.......................................12 1.2.1 Lập dự toán ngân sách xã.............................................................12 1.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách xã .................................................14 1.2.3 Quyết toán ngân sách xã...............................................................14
  • 3. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 iii 1.3 Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại xã ...................................15 1.4 Công khai, minh bạch ngân sách xã............................................17 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ HOÀNG LONG, HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.........19 GIAI ĐOẠN 2012- 2014..........................................................................19 2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã Hoàng Long...................................................................19 2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã Hoàng Long...................................................19 2.1.1.1 Về điều kiện tự nhiên.................................................................19 2.1.1.2 Về đặc điểm kinh tế xã hội.........................................................19 2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý ngân sách xã.............................................20 2.2 Tình hình thu chi NSX giai đoạn 2012 – 2014 .............................21 2.2.1 Tình hình thu NSX giai đoạn 2012 – 2014.......................................21 2.2.2 Tình hình chi NSX giai đoạn 2012 – 2014 ......................................30 2.3 Thực trạng quản lý NSX Hoàng Long giai đoạn 2012 – 2012 ..........36 2.3.1 Lập dự toán NSX...........................................................................36 Quy trình lập dự toán tại xã Hoàng Long.................................................36 2.3.2 Chấp hành dự toán..........................................................................38 2.3.3 Quyết toán ngân sách xã................................................................39 2.4 Đánh giá chung tình hình quản lý ngân sáchtại xã Hoàng Long trong thời gian qua...........................................................................................40 2.4.1 Những kết quả đạt được...............................................................40 2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân............................................41 2.3.2.1 Những tồn tại............................................................................41 2.3.2.2 Nguyên nhân.............................................................................43
  • 4. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 iv CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NSX TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HOÀNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI44 3.1 Mục tiêu, phương hướng tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn xã Hoàng Long . .................................................................44 3.1.1 Mục tiêu........................................................................................44 3.1.2 Phương hướng tăng cường quản lý ngân sách xã.........................44 3.2 Các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX trên địa bàn xã Hoàng Long trong thời gian tới...................................................46 3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện công tác lập dự toán ...............................46 3.2.2 Giải pháp hoàn hiện chấp hành ngân sách xã ..............................47 3.2.2.1 Nhóm giải về chấp hành dự toán thu NSX ................................47 3.2.2.2 Nhóm giải pháp về chấp hành dự toán chi NSX..........................49 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quyết toán NSX.............................49 3.3 Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp........................................50 KẾT LUẬN.............................................................................................51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................52 PHỤ LỤC ...............................................................................................53
  • 5. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH – HĐH : Công nghiệp hoá – hiện đại hoá HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc Nhà nước KH : Kế hoạch KT-XH : Kinh tế - xã hội NSNN : Ngân sách Nhà nước NSX : Ngân sách xã TC-KH : Tài chính - kế hoạch UBND : Uỷ ban nhân dân ĐTPT : Đầu tư phát triển TT : Thực hiện DT : Dự toán
  • 6. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình hoàn thành dự toán thu NSX giai đoan 2012-2014….22 Bảng 2.2:Tình hình khoản thu NSX hưởng 100% giaiđoạn 2012 – 2014......... 23 Bảng 2.3:Tình hình mộtsố khoản thu NSX hưởng 100% giai đoạn................. 24 Bảng 2.4:Số thu NSX hưởng theo tỷ lệ phần trăm giaiđoạn 2012 -2014.......... 26 Bảng 2.5:Tìnhhìnhmột số khoản thu NSX được hưởng phân chia theo tỷ lệ % giai đoạn 2012 -2014.................................................................................. 27 Bảng 2.6:Tình hìnhchi NSX giai đoạn 2012 -2014....................................... 30 Bảng 2.7:Tình hình thực hiện các khoảnchi NSX giaiđoạn 2012 -2014.......... 31 Bảng 2.8: Mộtsố khoảnchi thường xuyên NSX giaiđoạn 2012 -2014............. 33 Bảng 2.9:Tình hìnhchiđầu tưphát triển giai đoạn 2012 -2014....................... 35
  • 7. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1:Sơ đồ lập dự toán NSX................................................................ 12 Hình 2.1Sơ đồ tổ chức bộ máyquản lý NSNN xã Hoàng Long....................... 20 Hình 2.2Tổng thu NSXdự toán, thực hiện giai đoạn 2012 -2014.................... 22 Hình 2.3Tình hình thực hiện các khoản thu NSX hưởng 100%....................... 23 2012-2014................................................................................................. 24 Hình 2.4 So sánh số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên với tổng thu……..29 Hình 2.5Tình hìnhchi thường xuyên NSX Hoàng Long giaiđoạn.................. 32 2012-2014................................................................................................. 32
  • 8. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới. Với thời cơ và thách thức như hiện nay, phát triển hệ thống tài chính quốc gia là một việc làm vô cũng quan trong để phát triển nền kinh tế nước nhà một cách bền vững và NSNN đóng một vai trò đặc biệt giúp thực hiện tốt nhất nhưng mục tiêu kinh tế đã đề ra. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Cùng với sự biến đổi, phát triển mạnh mẽ của nông thôn trong những năm qua về mọi mặt đã đặt ra cho chính quyền cấp xã nhiệm vụ rất nặng nề. Ngân sách xã là một phương tiện cực kì quan trọng để chính quyền xã thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã) là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống NSNN, là ngân sáchcủa chính quyền cấp cơ sở có tầm quan trong đặc biệt. Ngân sách xã thực sự là công cụ, phương tiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý của chính quyền Nhà nước cấp xã góp phần ổn định kinh tế chính trị của địa phương. Qua những năm thực hiện luật NSNN, không tránh khỏi những tồn tại, khuyết điểm do nhiều nguyên nhân khác nhau để ngân sách xã thực sự phát huy vai trò là nơi cung cấp các phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền xã, giúp thực hiện nhiệm vụ quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội tại nông thôn, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân , yêu cầu đặt ra là việc ngày càng tăng cường các biện pháp quản lý NSX , đáp ứng nhiệm vụ cải cách các vấn đề tài chính của xã nói chung và hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã nói riêng.
  • 9. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 2 2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn Mục đích của đề tài là thông qua hệ thống cơ sở lý luận, phương pháp luận về quản lý ngân sách xã, thông qua phân tích tình hình thu chi và quản lý ngân sách xã, đề ra phương hướng và những giải pháp phù hợp với yêu cầu quản lý ở xã Hoàng Long trong tình hình mới, từ đó giúp cho việc chỉ đạo quản lý đạt hiệu quả cao. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng quản lý NSX Hoàng Long và một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý NSX trên địa bàn xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Luận văn nghiên cứu các vấn đề công tác quản lý thu, chi ngân sách tại xã Hoàng Long. Về không gian: xã Hoàng long, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Về thời gian: từ năm 2012 đến năm 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan sát: Đến tại đơn vị thực tập, Hoàng Long quan sát các hoạt động diễn ra. Chủ động, tích cực tìm hiểu, nêu ra những vấn đề còn thắc mắc, hỏi trực tiếp các cán bộ tài chính tại đơn vị. Phương pháp thu thập ý kiến, phỏng vấn trực tiếp: Tranh thủ thời gian để hỏi cán bộ tài chính tại đơn vị các nghiệp vụ chuyên môn, cách thức làm việc thường ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất. Phỏng vấn một số cán bộ chủ chốt liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu như cán bộ kế toán xã, cán bộ thuế xã, phó chủ tịch UBND phụ trách mảng kinh tế…Trong thời gian thực tập cần tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm làm việc, đi sâu vào đề tài mình lựa chọn và đặc biệt là giáo viên và cán bộ trực tiếp hướng dẫn.
  • 10. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 3 Phương pháp phân tích – tổng hợp: Thu thập toàn bộ tài liệu liên quan đến vấn đề mình cần nghiên cứu, phân loại để sử dụng, phân tích sự thay đổi dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ hướng dẫn. 5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo phần nội dung gồm 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về NSX và quản lý NSX. Chương 2: Thực trạng quản lý NSX Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2014 Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn xã Hoàng Long trong thời gian tới.
  • 11. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 4 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 1.1 Những vấn đề chung về ngân sách xã 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân sách xã NSNN là một bộ phận hữu cơ của tài chính Nhà nước. Nó ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước và sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ. NSNN là một hệ thống bao gồm các cấp ngân sách phù hợp với với hệ thống chính quyền các cấp. Ở nước ta hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với viêc tổ chức bộ máy Nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Theo hiến pháp, mỗi cấp chính quyền có một cấp ngân sách riêng cung câp phương tiện vật chất cho các cấp chính quyền thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ. Chính sự ra đời của hệ thống chính quyền nhà nước các cấp là tiền đề cần thiết để tổ chức hệ thống NSNN nhiều cấp. Phù hợp với mô hình tổ chức hệ thống tổ chức chính quyền Nhà nước, hiện nay hệ thống NSNN ở nước ta được tổ chức thành bốn cấp: Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), ngân sách huyện (quận, thị xã), NSX (phường, thị trấn). 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách xã 1.1.2.1 Khái niệm ngân sách xã Xã là một cấp chính quyền cơ sở của bộ máy quản lý nhà nước. Chính quyền xã có những chức năng và nhiệm vụ rất đa dạng phải thực hiện, đòi hỏi phải có nguồn tài chính để đáp ứng. Tại mỗi thời kỳ lịch sử, ngân sách xã được quan niệm khác nhau, nhưng nó luôn được xem là một phần không thể thiếu trong hệ thống tài chính quốc gia. Hiện nay, ta có thể hiểu khái niệm ngân sách xã như sau: “NSX là là toàn bộ các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình hình thành tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp
  • 12. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 5 xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã trong khuôn khổ đã được pháp luật quy định”. 1.1.2.2 Đặc điểm của Ngân sách xã NSX là một cấp trong hệ thống NSNN nên nó có những đặc điểm chung của NSNN. Từ các hìnhthức biểu hiện riêng, có thể rút ra đặc điểm của NSX là: Thứ nhất, NSX là một loại quỹ tiền tệ của bộ máy chính quyền cấp xã. Hoạt động của quỹ này thể hiện trên hai phương diện: Huy động nguồn thu vào gây quỹ (gọi tắt là thu NSX) và phân phối sử dụng các khoản vốn quỹ đó (gọi tắt là chi NSX). Thứ hai, hoạt động thu chi của ngân sách xã luôn gắn chặt với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã để được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã, chính vì vậy các chỉ tiêu thu – chi của ngân sách xã luôn mang tính chấp pháp lý. Thứ ba, cùng với mối quan hệ tài chính xuất hiện từ hoạt động thu chi còn có các mối quan hệ và lợi ích. Đó là các mối quan hệ về lợi ích giữa một bên với lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sở mà người đại diện là chính quyền cấp xã với một bên là lợi ích của các chủ thể kinh tế xã hội khác. Thứ tư, Các quan hệ thu chi NSX rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng số thu hoặc chi theo từng hình thức chỉ có thể được thực thi một khi nó đã được ghi vào vào các dự toán và đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo hình thức chi. Cuối cùng, một đặc điểm khác biệt giữa NSX với các cấp ngân sách khác trong hệ thống NSNN, đo là NSX có tính chất lưỡng tính điều này thể hiện ở chỗ: NSX vừa là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, vừa là một đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng NSNN. Chính yếu tố “lưỡng tính” này của ngân sách xã lại tạo lên những trở ngại không nhỏ cho quá trình quản lý NSX ở nước ta thời gian qua.
  • 13. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 6 1.1.2.3 Vai trò của quản lý NSX Thứ nhất, NSX giúp bộ máy chính quyền xã hoạt động hiệu quả. Nhà nước sử dụng quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị để cai trị đất nước. Để thực hiện được chức năng đó thì đòi hỏi phải có các nguồn lực cần thiết. Tuy nhiên, bản thân bộ máy chính quyền Nhà nước không thể trực tiếp tạo ra của cải vật chất được, do vậy nó phải sử dụng một phần của cải vật chất của xã hội để duy trì hoạt độngcủa mình. Nguồn để trang trải được đảm bảo từ NSNN. Xã là một bộ phận của bộ máy chính quyền cấp cơ sở nên nó cũng được đảm bảo bởi một nguồn lực vật chất. Nguồn để đảm bảo chính là NSX. NSX vừa là cấp ngân sách cơ sở cuối cùng của hệ thống NSNN, vừa có tính độc lập tương đối với hệ thống NSNN, cho phép phát huy được tính chủ động sáng tạo của chính quyền đồng thời đáp ứng được nhiều nội dung thu, ngân sách sát thực hơn với điều kiện từng vùng từng lĩnh vực. Với vị trí như vậy, NSX phát huy đầy đủ vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn tài chính. NSX là quỹ tiền tệ duy nhất mà xã có được để huy động nguồn tài chính và phân phối sử dụng cho các hoạt động tại xã, thông qua chi ngân sách để đảm bảo tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động của chính quyền cấp xã. Hàng năm các khoản chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển ở địa phương rất tốn kém đòi hỏi một lượng tiền khổng lồ như chi cho quản lý hành chính, lương bổng, các khoản chi mua sắm, sinh hoạt phí của cán bộ xã… mà các khoản chi này đểu được lấy từ NSX. Vì vậy có thể nói nếu không có các khoản chi NSX thì bộ máy nhà nước không thể tồn tại và phát triển được. Thứ hai, xã là cấp chính quyền cở sở, trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa nhà nước với người dân, mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước , mọi tâm tư nguyện vọng của người dân được thể hiện ở đây.
  • 14. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 7 Thứ ba, thu NSX có vai trò cực kì quan trọng bởi vì nó quyết định đến khả năng chi tiêu của xã. Căn cứ vào quá trình thu và số tiền thu đươc sẽ giúp cho những người làm công tác quản lý biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh vật chất và dịch vụ và các hoạt động khác. Từ đó nhưng người làm quản lý cấp cơ sở có thể kiểm tra giám sát và điều chỉnh khi có sai phạm xảy ra theo đúng hướng, đúng luật và khuyến khích hoạt động này phát triển theo hướng tích cực. Thu NSX sẽ giúp cân bằng giữa người có nghĩa vụ nộp NSNN, trợ giúp các đối tượng khi gặp khó khăn hay thuộc diện ưu đãi của nhà nước. Không chỉ có vậy, thu NSX sẽ giúp điều chỉnh các cá nhân tổ chức vi phạm trong việc nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và cộng đồng. Bởi vì thông qua các khoản thu phạt các cá nhân tổ chức vi phạm pháp luật sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình. Hàng năm thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” hàng loạt các công trình liên thôn, liên xã được xây dựng sửa chữa và nâng cấp, nhờ đó mạng lưới phân bố dân cư đồng đều hơn, phục vụ đắc lực cho giao lưu, phát triển kinh tế nông thôn. Kinh tế nông thôn từng bước có sự chuyển dịch sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Có được thành tựu kể trên phải kể đến một phần đóng góp lớn từ kinh phí NSX. Thứ tư, NSX là công cụ thúc đẩy phát triển ổn định kinh tế. Để thúc đẩy công tác giáo dục và đào tạo, các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo đã khẳng định sự vượt lên trước của sự nghiệp giáo dục và sự đóng góp qua trọng của NSX nhằm thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp giáo dục. Các khoản chi này đã góp phần thiết thực vào việc nâng cao dân trí, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân ngay từ bước đầu. Những vấn đề liên quan đến sức khỏe người dân được quan tâm giải quyết ngay từ mạng lưới y tế xã. Vấn đề giáo dục mầm non, tiểu học, xóa mù
  • 15. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 8 chữ được sự trợ giúp đắc lực của NSX. Thông qua các hoạt động chi NSX mà các cơ quan đoàn thể, cơ quan Đảng mới có thể duy trì hoạt dộng của mình một cách ổn định đem lại tình hiệu lực cho quản lý Nhà nước ở cơ sở. Trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao. Có được kết quả này có một phần đóng góp quan trongjcuar các khoản chi NSX cho hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao. Hệ thống truyền hình, truyền thanh ở xã cũng được xây dựng, sửa chữa và nâng cấp từ các khoản chi của NSX nhằm mục đích mở mang văn hóa nâng cao nhận thức con người, xây dựng nông thôn mới, loại trừ các hủ tục văn hóa phẩm đồ trụy, các âm mưu, hoạt động chống phá chính quyền của các đối tượng thù địch. Thứ năm, NSX giúp bù đắp khiếm khuyết thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, gìn giữ môi trường. Các khoản chi thăm hỏi và tặng quà những gia đình có công với cách mạng, chi cứu tế xã hội cho cá nhân, gia đình gặp khó khăn, chi trợ cấp cho các gia đình thương binh…đã thể hiện rằng chi NSX đã góp phần đảm bảo cho các chính sách xã hội được thực hiện tại địa bàn. Qua hoạt động thu, chi NSX đã khẳng định vai trò cực kì quan trọng của NSX đối với quá trình quản lý KT-XH của chính quyền Nhà nước cấp cơ sở. nếu NSX được quản lý tốt sẽ tạo động lực và những điều kiên tối quan trọng cho quá trình phát triển; ngược lại khi NSX bị quản lý lỏng lẻo sẽ gây ra tình trạng thất thoát ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển KT - XH ở cấp cơ sở. Vì vậy, cần phải tăng cường nội lực, đổi mới công tác quản lý cho phù hợp với những đòi hỏi của thời kỳ đổi mới thì NSX mới được thực hiện tốt và có hiệu quả. 1.1.3 Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã 1.1.3.1 Nguồn thu của ngân sách xã
  • 16. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 9 Theo thông tư số 60/2003/TT – BTC ngày 23/06/2003 Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Nguồn thu của ngân sách xã do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu NSĐP được hưởng. Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của NSNN phân cấp cho NSX và các khoản huy động đóng góp của tổ chức cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý.  Các khoản thu ngân sách xã hưởng một trăm phần trăm (100%) Là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư. Tại sao phải thu các khoản thu NSX hưởng 100%? Đây là khoản thu vô cùng quan trọng vì nó giúp gia tăng đáng kể nguồn thu NSX, NSX được giữ lại toàn bộ nguồn thu này mà không phải nộp bất cứ khoản nào lên ngân sách cấp trên. Các khoản thu NSX hưởng 100% còn góp phần thể hiện sự đoàn kết, chung sức chung lòng của người dân trong xã xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương. Một số khoản thu NSX được hưởng 100% như: Phí chợ, phí trông giữ ô tô, xe máy, lệ phí chứng thư, lệ phí địa chính; thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản; các khoản đóng góp xây dựng đường đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, khu dân cư, xây dựng trường học; đóng góp quỹ ăn ninh quốc phòng, quỹ phòng chống lũ lụt….  Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSX với ngân sách cấp trên. Tại sao phải thu các khoản thu NSX hưởng theo tỷ lệ phần trăm? Các khoản thu hưởng theo tỷ lệ phần trăm không chỉ góp phần vào việc tăng nguồn thu của NSX mà cònlà nguồn bổ sung lớn cho ngân sách cấp trên.
  • 17. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 10 Một số khoản thu NSX hưởng theo tỷ lệ phần trăm như: Thuế GTGT và thuế TNDN của các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ; thuế GTGT từ các cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; thuế nhà đất; thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản; tiền sử dụng đất, kể cả tiền đấu giá quyền sử dụng đất (sau khi trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc đối tượng đầu tư từ NSNN theo quy định của pháp luật và hỗ trợ người có đất bị thu hồi; thuế sử dụng đất nông nghiệp từ hộ gia đình; thu tiền thuê mặt đất, mặt nước của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã và các hộ…  Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho xã Tại sao phải thu bổ sung từ ngân sách cấp trên? Những khoản thu NSX hưởng 100% hay những khoản thu NSX hưởng theo tỷ lệ % thường không đủ cho hoạtđộngchitiêu củaNSX, vì vậy cần tới sựhỗ trợ của ngân sách cấp trên. Thu bổ sung ngân sách cấp trên cho NSX bao gồm: Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phân trăm). Số bổ sung cân đối này được xác định từ năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn đinh từ 3 đến 5 năm; Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể. 1.1.3.2 Nhiệm vụ chi ngân sách xã Theo điều 31 luật NSNN năm 2002 quy đinh và được cụ thể hóa bằng thông tư 60/2003/TT-BTC Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Chi ngân sách xã gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định
  • 18. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 11 phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã. Căn cứ chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã, khi phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét giao cho ngân sách xã thực hiện các nhiệm vụ chi dưới đây:  Chi đầu tư phát triển Tại sao NSX phải chi đầu tư phát triển? Nhằm thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH có tác dụng lâu dài trên địa bàn xã. Một số khoản chi đầu tư phát triển như: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộ không có khả năng thu hồi vốn do cấp tỉnh quản lý; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước theo quy đinh của pháp luật; chi đầu tư phát triển các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia do cấp tỉnh quản lý; chi đầu tư phát triển khoa học công nghệ…  Các khoản chi thường xuyên Tại sao ngân sách xã phải thực hiện các khoản chi thường xuyên? NSX là một cấp trong bộ máy NSNN nên NSX cần các khoản chi để đảm bảo sự hoạt động của mình cũng như các khoản chi góp phần duy trì sự hoạt dộng và phát triển ở địa phương. Một số khoản chi thường xuyên như: chi hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã; Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã; Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở xã; Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định; Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội; Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý; Chi sự
  • 19. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 12 nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi). Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã; Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý; Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật… 1.2 Lý luận chung về quản lý ngân sách xã 1.2.1 Lập dự toán ngân sách xã (7) (1) (6b) (8) (9) (5) (6a) (2) (3) (10) (4) Hình 1.2: Sơ đồ lập dự toán NSX Đây là khâu đầu tiên rất quan trọng của chu trình ngân sách. Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của UBND cấp trên, UBND xã lập dự toán ngân sách năm sau trình HĐND xã quyết định.  Căn cứ lập dự toán ngân sách xã - Các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. UBND huyện UBND xã Các ban, tổ chức thuộc UBND xã HĐND xã
  • 20. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 13 - Chính sách, chế độ thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND tỉnh cấp quy định. - Chế độ, tiêu chuẩn định mức chi NS do chính phủ, thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính và HĐND cấp tỉnh quy định. - Số kiểm tra về dự toán ngân sách do UBND huyện thông báo. - Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và các năm trước.  Trình tự lập dự toán ngân sách xã - Các tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và chế độ định mức, tiêu chuẩn chỉ lập dự trù nhu cầu chi. - Cán bộ tài chính xã phối hợp với đội thu thuế tính toán các khoản thu NSNN trên địa bàn. - Cán bộ tài chính xã cân đối lập dự toán thu chi NSX trình UBND xã sau đó báo cáo Chủ tịch và phó chủ tịch HĐND xã xem xét và có quyết định.  Quyết định dự toán NSX - UBND xã hoàn chỉnh dự toán NSX theo từng lĩnh vực trình HĐND xã quyết định. - UBND xã sẽ tiến hành báo cáo cho UBND huyện, phòng TC – KH huyện, đồng thời thông báo công khai cho nhân dân biết theo quy chế công khai tài chính về NSNN, ngay sau khi được HĐND xã quyết định.  Điều chỉnh dự toán NSX (nếu có) - Khi có yêu cầu của UBND cấp trên điều chỉnh để đảm bảo phù hợp với đinh hướng chung. - UBND xã sẽ tiến hành lập dự toán điều chỉnh, trình HĐND xã quyết định và báo cáo UBND huyện quyết định, khi có biến động tương đối lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi. Dự toán điều chỉnh sau khi được duyệt là dự toán ngân sách chính thức của xã trong năm kế hoạch.
  • 21. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 14  Yêu cầu lập dự toán NSX - Phải thực hiện đúng các quy định của nhà nước về NSNN và NSX. - Khi lập dự toán NSX các xã phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và có tác động tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới. 1.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách xã Căn cứ dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã được hội đồng nhân dân quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán NSX cho các đơn vị dự toán sau đó gửi KBNN nơi giao dịch để thực hiện thanh toán và kiểm soát thu chi. Tìm kiếm các biện pháp kinh tế, tài chính, hành chính nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương chính là tổ chức chấp hành dự toán NSX. Công tác tổ chức chấp hành NSX được giao cho chủ tịch xã điều hành, tuy nhiên các nghiệp vụ cụ thể về NS, tài chính lại do các bộ phận chức năng quản lý mà trọng yếu là tài chính kế toán xã điều hành thu và chi NSX cũng như quản trị cân đối thu, chi NS theo thời gian. Trong quá trình chấp hành, nếu thấy dự toán thu, chi khó có thể trở thành hiện thực thì nhà quản lý cần đưa ra các giải pháp phù hợp đảm bảo khâu chấp hành NSX sát với dự toán để có nguồn tài lực giúp xã đảm bảo thực thi được các nhiệm vụ chức năng quản lý kinh tế xã hội mà chính quyền cấp xã đã được phân cấp. 1.2.3 Quyết toán ngân sách xã Quyết toán ngân sách xã là công việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán năm, sau năm ngân sách kết thúc, nhằm theo dõi và đánh giá lại toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách rồi từ đó rút ra các ưu điểm và nhược điểm, những bài học kinh nghiệm trong các năm ngân sách sau này.
  • 22. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 15 Cán bộ tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán NSX theo theo mục lục ngân sách Nhà nước và chế độ kế toán ngân sách hiện hành, thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định. KBNN là nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu, chi quỹ ngân sách theo quy định. Định kì hàng tháng, hàng quý báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách, tồn quỹ ngân sách gửi UBND xã và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của UBND xã. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách là đến hết ngày 31/01 năm sau. Để thực hiện công tác khóa sổ và quyết toán hàng năm, kế toán xã thực hiện các công việc sau đây: - Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán. - Phối hợp với KBNN huyện nơi giao dịch đối chiếu tất cả các khoản thu, chi ngân sách theo dự toán. Đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi theo mục lục NSNN, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỷ lệ quy định. - Kế toán xã lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi phòng tài chính – kế hoạch huyện để tổng hợp. Phòng TC- KH huyện sẽ tiến hành tổng hợp và sau khi tổng hợp xong sẽ báo cáo cho Sở Tài chính thành phố Hà Nội. Nếu trong khi tiến hành tổng hợp báo cáo mà phát hiện có sai sót thì phải thông báo cho UBND huyện để UBND huyện thông báo lại cho HĐND xã tiến hành điều chỉnh cho kịp thời gian. 1.3 Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại xã Mục tiêu quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm:
  • 23. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 16 - Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. - Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính. - Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. - Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm: - Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao - Không tăng kinh phí quản lý hành chính được giao. - Quản lý sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện công khai, dân chủ và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động. Theo nghị định 130/2005/NĐ –CP, cơ quan nhà nước nói chung và UBND xã nói riêng được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quả lý hành chính. Thứ nhất, tự chủ về sử dụng biên chế Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được quyền chủ động trong việc sử dụng biên chế như sau: Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trí công việc để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan. Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan. Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ quan vẫn được bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế được giao.
  • 24. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 17 Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao. Thứ hai, Tự chủ về sử dụng kinh phí quản lý hành chính Nguồn kinh phí giao cho xã thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau: - Ngân sách nhà nước cấp - Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định. - Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ cách thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ quy định tại khoản 2 điều 3 thông tư 71/2014/TTLT-BTC-BNV và nghị định số 29/2013/NĐ-CP quy định cụ thể về phương thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ; tổng mức khoán quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. 1.4 Công khai, minh bạch ngân sách xã Công khai, minh bạch là một trong những nguyên tác cơ bản và quan trọng trong quản lý ngân sách. Công khai là để mọi người đều được biết, Minh bạch là làm cho mọi việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu. Quản lý ngân sách phải công khai minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của người dân với tư cách là người nộp thuế cho nhà nước. Nội dung công khai NSX gồm: - Cân đối dự toán, quyết toán NSX đã được HĐND cấp xã quy định, phê chuẩn. - Dự toán, quyết toán thu, chi NSX đã được HĐND cấp xã quyết định, phê duyệt.
  • 25. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 18 - Dự toán quyết toán chi đầu tư XDCB đã được HĐND cấp xã quyết định phê chuẩn. - Dự toán, quyết toán chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia và một số chương trình mục tiêu, nhiệm vụ khác do cấp xã thực hiện đã được HĐND quyết định, phê chuẩn. - Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và NSX đã được HĐND cấp tỉnh quyết định, UBND cấp tỉnh giao. - Chi tiết kế hoạch và kết quả các hoạt động tài chính khác của cấp xã. Hình thức công khai: Niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã ít nhất trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày niêm yết: thông báo bằng văn bản cho Đảng uỷ, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và trưởng thôn, làng, ở xã; thông báo trên hệ thống truyền thanh ở xã. Thời gian công khai: Chậm nhất sau 60 ngày, kể từ ngày HĐND cấp xã ban hành Nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách và các hoạt động tài chính khác.
  • 26. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 19 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ HOÀNG LONG, HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2012- 2014 2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã Hoàng Long. 2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã Hoàng Long 2.1.1.1 Về điều kiện tự nhiên Hoàng Long là một xã thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) và nay là thành phố Hà Nội, thuộc huyện Phú Xuyên. Xã Hoàng Long nằm cách trung tâm huyện Phú Xuyên 12km. Phía Bắc giáp xã Tri Trung, phía Nam giáp xã Trung Tú, phía Đông giáp hai xã Phú Túc và Phương Tú, phía Tây giáp xã Tân Dân và Văn Hoàng. Trải qua quá trình phát triển và mở rộng, hiện nay xã có diện tích đất tự nhiên là 1.060,9ha, gồm 2.862 hộ, 10.421 nhân khẩu. Xã có 9 thôn là thôn Nhị Khê, thôn Kim Long Trung, thôn Kim Long Nội, thôn Kim Long Thượng, Thôn Đào Xá, thôn Hoàng Đông, Thôn Cổ Hoàng, Thôn Vân Hoàng và một khu trung tâm chợ Đồng Vàng. 2.1.1.2 Về đặc điểm kinh tế xã hội Là một xã nằm trong vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng nên Hoàng Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nhờ có đất đai bằng phẳng, màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nhân dân trong xã có đầy đủ các điêu kiện để sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra trong xã còn phát triển rất nhiều ngành nghề truyền thống đem lại hiệu quả kinh tế cao như : làng nghề Bánh kẹo thôn Cổ Hoàng, làng nghề xây dựng thôn Kim Long Thượng, làng Nghề mây tre đan thôn Kim Long Trung và thôn Nhị Khê. Các làng nghề duy trì hoạt động theo nhu
  • 27. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 20 cầu thị trường. Trong những năm gần đây, ngoài các nghề tuyền thống vốn có lâu đời, trong xã xuất hiện thêm các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ tạo công an việc làm cho dân trong xã như nghề cơ khí, may mặc, thêu ren… Tiêu biểu như nghề cơ khí tại thôn Nhị khê đang phát triển, thu hút nhiều lao động, tạo thu nhập cao. Nghề sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại khu trung tâm chợ Đồng Vàng ngày càng được mở rộng quy mô sản. Hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển kéo theo các hoạt động thương mại dịch vụ cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Tổng giá trị công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp – thương mại, dịch cụ ước đạt tới 66 tỷ đồng trong năm 2014. Về văn hóa, xã hội, toàn xã có 7/9 thôn đạt tiêu chuần làng văn hóa, 89% số hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, có 4 cơ quan đơn vị giữ vững danh hiệu “Đơn vị văn hóa” . Trong xã còn duy trì các câu lạc bộ hát chèo ở các thôn Nhị Khê, thôn Kim Long Thượng, thôn Hoàng Đông. Các phong trào thể dục thể thao được duy trì tốt như các giải thi đấu bóng đá, cầu lông.. vẫn thường xuyên được tổ chức hàng năm. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý ngân sách xã Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý NSNN xã Hoàng Long - UBND xã có mối quan hệ trực tiếp với UBND cấp huyện. Đây là mối quan hệ trực tiếp trên dưới, quan hệ phục tùng và mệnh lệnh. Là cấp dưới,
  • 28. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 21 UBND xã chấp hành các chỉ thị, quyết định và các văn bản khác của UBND cấp trên ban hành về NSX. - UBND xã chịu sự kiểm tra giám sát của HDDND xã. Phải báo cáo công tác lập dự toán ngân sách trước HĐND, chịu trách nhiệm chất vấn trước HĐND, HĐND quyết định việc phân bổ ngân sách trong đó có ngân sách dành cho UBND. - Quan hệ giữa UBND với các tổ chức sử dụng NSX trên địa bàn xã: Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, trong các cuộc họp UBND luôn có các đại biểu của các tổ chức sử dụng NSX trên địa bàn: Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ… Chính nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức này mà UBND xã thực hiện tốt tuyển quân, xây dựng làng văn hóa, phổ cập giáo dục,… Các tổ chức khác trên địa bàn là chỗ dựa tin cậy cho UBND trong việc thực hiện quy chế dân chủ hiện nay. 2.2 Tình hình thu chi NSX giai đoạn 2012 – 2014 2.2.1 Tình hình thu NSX giai đoạn 2012 – 2014 Đây là quá trình tạo lập, hình thành NSX, đóng vai trò quyết định đến khâu chi ngân sách. Để đảm bảo nguốn thu cho ngân sách cần phải có chính sách thu hợp lý hiệu quả.
  • 29. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 22 Hình 2.2 Tổng thu NSX dự toán, thực hiện giai đoạn 2012 -2014 Bảng 2.1: Tình hình hoàn thành dự toán thu NSX giai đoan 2012-2014 Đơn vị:1 triệu đồng Năm Chỉ tiêu DT TT TT/DT % DT TT TT/DT % DT TT TT/DT % Các khoản thu NSX hưởng 100% 415 5,200 1253.01% 615 2,402 390.57% 918 1,063 115.80% Các khoản thu NSX hưởng theo tỉ lệ % 211 140 66.35% 133 174 130.83% 116 136 117.24% Các khoản thu BS từ ngân sách cấp trên 3,479 4,446 127.80% 4,205 10,784 256.46% 8,852 8,437 95.31% Cộng 4,105 9,786 4,953 13,360 9,886 9,636 2012 20142013 (Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn 2012 – 2014) Tổng thu NSX 3 năm gần đây có sự biến động. Cơ cấu và tỷ trọng các khoản thu cũng thay đổi theo từng năm không theo một chiều hướng nhất định.
  • 30. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 23 2.2.1.1 Tình hình thựchiện các khảo thu NSX hưởng 100%giai đoạn 2012 – 2014 Hình 2.3 Tình hình thực hiện các khoản thu NSX hưởng 100% Bảng 2.2: Tình hình khoản thu NSX hưởng 100% giai đoạn 2012 – 2014 Đơn vị:1 triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số thu NSX hưởng 100% (triệu đồng) 5.200 2.402 1.063 % so sánh số thu NSX hưởng 100% trên tổng thu (%) 53,14% 17,98% 11,03% Nguồn thu NSX hưởng 100%có giảm mạnh trong 3 năm gần đây. Số thu NSX hưởng 100% thực hiện năm 2012 so với năm 2014 giảm tới gần 5 lần. Cơ cấu của khoản thu này trong tổng thu cũng giảm. Nếu như năm 2012 chiếm hơn 50% tổng thu thì đến năm 2014 chỉ chiếm 11,03%.
  • 31. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 24 Nguyên nhân: Từ năm 2010, đảng và nhà nước phát động chương trình xây dựng Nông Thôn mới. Tại xã nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng như đường xá, trường học… Đặc biệt là vào năm 2012, Xã nhận được nguồn tiền lớn do thu đền bù, giải phóng mặt bằng từ hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến năm 2014, số thu này không còn nữa. Đây là nguyên nhân chính khiến nguồn thu NSX hưởng 100% có sự giảm như vậy. Chênh lệch giữa dự toán và thực hiện lớn. Qua hình 2.3 ta thấy có sự khác biệt rất lớn giữa dự toán và thực hiện thu NSX hưởng 100%. Tiêu biểu là năm 2012 và 2013 sự chênh lệch này càng thể hiện rõ. Năm 2012 số thực hiện bằng 1253,01 % dự toán (hơn 10 lần). Năm 2013 số thực hiện bằng 390,57% dự toán. Nguyên nhân: Tìnhhìnhkinhtế xã hội tai địa phương có sự thay đổi, nhiều chínhsách, chươngtrình, dựáncủanhànước đượcđưavào thực hiện. Do trìnhđộ của Kế toán xã chưa cao dẫn đến việc lập dư toán chưa sát với thực tế. Để tìm hiểu kĩ hơn, Tôi xin phép đánh giá một số khoản thu lớn trong số thu NSX hưởng 100% trên địa bàn xã Hoàng Long giai đoạn 2012 - 2014: Bảng 2.3: Tình hình một số khoản thu NSX hưởng 100% giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: 1 triệu đồng DT TT DT TT DT TT Thu từ quỹ đất công ích và đất công 210 618 230 688 200 334 Thu tiền đền bù GPMB 4,243 315 334 Thu kết dư ngân sách năm trước 157 1,222 659 659 Thu khác 30 25,000 122 30 42 Chỉ tiêu 2012 2013 2014
  • 32. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 25 (Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn 2012 – 2014) Thứ nhất, Thu về quỹ đất công ích và đất công là các khoản thu từ đất dự phòng, hồ ao, bãi bồi…do xã quản lý. Hiện nay xã chủ yếu dùng hình thức khoản thu đối với việc khai thác diện tích đất công ích này. Nhìn chung xã đã có nhiều cố găng trong việc tận thu, khai thác nguồn thu này. Nguồn thu từ quỹ đất công ích và đất công là nguồn thu quan trọng đối với một xã nông nghiệp như xã Hoàng Long. Tuy nhiên việc khai thác nguồn thu này còn nhiều hạn chế, xã vẫn còn các khoản thu nhiều năm thu một lần để đáp ứng nhu cầu chi đột biến nào đó như việc cho thầu dài hạn đất công ích khoảng 5-10 năm mới thu tiền một lần…Việc này có thể dẫn tới việc sử dụng đất không đúng mục đích, giảm hiệu quả sử dụng đồng thời gây mất ổn định trong nguồn thu các năm. Khoản thu này có số thu các năm rất khác nhau, không đồng đều, nhất quán, cùng loại đất có khả năng sinh lời như nhau nhưng mức thu lại khác nhau điều này làm thất thoát một lượng thu không nhỏ. Thứ hai, Thu tiền đền bù giải phóng mặt bằng là khoản thu không thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2012, xã thực hiện dự án mở rộng, nâng cấp tuyến đường liên xã, liên thôn nên NSX được nhận khoản thu đền bù GPMB lên tới hơn 4 tỷ đồng. Năm 2013, khoản thu đền bù giảm xuống chỉ còn 334 triệu và năm 2014 không còn khoản thu này nữa vì dự án đã hoàn thành. Thứ ba, thu kết dư, chuyển nguồn ngân sách năm trước không ổn định. Nhìn vào bảng 2.2 và bảng 2.3 ta thấy, thu kết dư chuyển nguồn ngân sách trên địa bàn xã chiếm tỷ lệ khá lớn trong số thu NSX hưởng 100%. Đặc biệt, năm 2013 số thu kết dư, chuyển nguồn ngân sách năm trước lên tới hơn 1,2 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2012 nguồn thu từ đền bù GPMB và thu
  • 33. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 26 bổ sung từ ngân sách cấp trên cho NSX nhiều, các nhiệm vụ được giao năm 2012 chưa hoàn thành, do vậy xã phải kết chuyển khoản kinh phí còn lại sang năm 2013 để thực hiện tiếp các nhiệm vụ được giao. Năm 2012 và 2013 số thu kết dư, chuyển nguồn ngân sách năm trước cũng không được phản ánh vào dự toán. Nhưng sai sót này khiến cho số liệu ngân sách xã thiếu đi sự tin cậy. Vậy nguyên nhân ở đây là do sự thiếu minh bạch trong số liệu hay do trình độ chuyên môn của kế toán xã còn yếu kém? Thứ tư, các khoản thu khác có tính chấtkhông ổn định và phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm từng xã. Khoản thu khác ngày một tăng trong nhưng năm, gần đây. Tuy các khoản thu này chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nó đem lại cho ngân sách cấp xã thêm nhưng khoản thu từ nội lực, làm phong phú thêm nguồn thu, góp phần đáp ứng chi ngày càng cao của NSX. 2.2.1.2 Tình hình thực hiện các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giai đoạn 2012 – 2014 Bảng 2.4: Số thu NSX hưởng theo tỷ lệ phần trăm giai đoạn 2012 -2014 Đơn vị: 1 triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm (triệu đồng) 140 174 137 % so sánh thu phân chia/tổng thu (%) 1,43% 1,30% 1,42% Dự toán (triệu đồng) 211 133 116 % so sánh QT/DT (%) 66,32% 130,83% 117,94% (Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn 2012 – 2014) Thu phân chia theo tỷ lệ % là khoản thu xã thực hiện khá tốt. Số thu ổn định qua các năm và sát dự toán. Mặc dù số thu NSX hưởng theo tỷ lệ phần
  • 34. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 27 trăm chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhưng cũng góp phần tăng thu cho NSX. Tôi xin phép được đánh giá một số khoản thu lớn trong tổng thu ngân sách xà hưởng theo tỷ lệ % để thấy được thực trạng nguồn thu này tại địa bàn xã Hoàng Long. Bảng 2.5: Tình hình một số khoản thu NSX được hưởng phân chia theo tỷ lệ % giai đoạn 2012 -2014 Đơn vị: 1 triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 DT TT %TT/DT DT TT %TT/DT DT TT %TT/DT Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 50 51 102,38% 51 54 105,03% 54 55 103,02% Thuế môn bài 9 10 113,59% 17 14 85,59% 15 12 76,45% Lệ phí trước bạ nhà đất 45 78 172,26% 65 105 161,71% 47 67 148,54% (Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn 2012 – 2014) Thứ nhất, Số thu từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tuy là khoản thu nhỏ tương đối ổn định, ít biến động và thực hiện thường vượt kế hoạch đề ra. Số thu này tăng đều giữa các năm và khá sát với dự toán. Điều này chứng tỏ, chính quyền xã đã làm tốt công tác đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn đến công tác thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Thứ hai, Thuếmôn bàilà một khoản thu chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng số thu tại xã. Tình hình thực hiện khoản thu này trong 3 năm vừa qua có sự biến động nhẹ và kết quả đạt được chưa cao. Qua đó có thể rút ra công tác quản lý nguồn thu từ thuế môn bài chưa chặt chẽ, đội thuế xã hoạt động chưa thực sự
  • 35. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 28 hiệu quả dẫn đến xảy ra tình trạng trốn thuế, lách thuế và công tác lập dự toán thuế môn bài chưa sát với thực tế. Để thuế môn bài đạt hiệu quả cao hơn nữa thì chính quyền xã cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đảm bảo số thu thuế môn bài được tập trung kịp thời, chính xác và đầy đủ. Thứ ba, lệ phí trước bạ nhà đất.. Số thu từ lệ phí trước bạ năm 2014 giảm nhiều so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, năm 2013 tình hình bất động sản trên địa bàn huyện nói chung và địa bàn xã nói riêng dần sôi động trở lại sau khủng hoảng nên lệ phí trước bạ mà xã thu được cũng tăng cao. Sang đến năm 2014, tình hình có vẻ lắng xuống, do đó lệ phí trước bạ thu được cũng giảm theo. Trước tình hình của thị trường, kế toán xã đã không lường trước sự biến động nên đã xây dựng dự toán các năm thấp hơn mức thực thu. Việc đánh giá biến động của thị trường là điều rất khó nên việc lập dự toán chưa chính xác ở mục này là điều dễ hiểu.
  • 36. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 29 2.2.1.3Tình hình thựchiện các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên giai đoạn 2012 – 2014 Hình 2.4 So sánh số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên với tổng thu Qua hình trên ta thấy, số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên luôn ở mức cao và tỷ lệ của nó trong tổng thu rất lớn. Năm 2013 chiểm tới 80,72%, năm 2014 là 87,55%. Đây là nguồn thu có tỷ lệ cao nhất trong tổng thu NSX Hoàng Long. Đây là nguồn thu thể hiện đúng thực trạng kinh tế, là nguồn thu cơ bản và quan trọng nhất của địa phương. Điều này cho thấy một thực tế rằng nguồn thu từ nội lực xã còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi nói chung và chi thường xuyên của xã, NSX còn phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách cấp trên. Tuy nhiên với một xã nông nghiệp như Hoàng long và chưa xuất hiện thêm nhiều khoản thu mới thì vấn đề này cũng dễ hiểu và chưa thẻ giải quyết được trong thời gian ngắn.
  • 37. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 30 2.2.2 Tình hình chi NSX giai đoạn 2012 – 2014 Chi NSX là quá trình phân phối và sử dụng nguồn vốn đã tập trung thông quan thu NSX nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền cấp xã . Chi ngân sách là có ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của chính quyền xã. Nếu các khoản chi hợp lý kịp thờ, đầy đủ , đúng mục đích sẽ góp phần giúp chính quyền xã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Để có cái nhìn tổng thể về tình hình quản lý chi NSX ta có bảng sau: Bảng 2.6: Tình hình chi NSX giai đoạn 2012 -2014 Đơn vị: 1 triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 DT TT DT TT DT TT Tổng chi NSX (triệu đồng) 4.106 8.563 4.953 12.702 9.887 8.867 % TT/DT (%) 208.56% 256.4% 89.69% (Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn 2012 – 2014) Theo bảng 2.6 ta thấy, số chi thực tế có sự khác biệt lớn so với dự toán. Mặc dù thu ngân sách trên địa bàn xã cũng tăng lên nhưng chi ngân sách vẫn còn là một vấn đề căng thẳng, số chi hầu như vượt dự toán được duyệt rất nhiều. Nguyên nhân: Thứ nhất, Dự toán chi lập thiếu chính xác (chưa căn cứ vào điều kiện thực tế của xã, chưa bám sát các tiêu chuẩn định mức đề ra…) . Thứ hai, quá trình chấp hành chi chưa nghiêm, còn nhiều khoản chi sai, không đúng mục đích, chi vượt mức các tiêu chuẩn định mức đề ra. Đây là một vấn đề đặt ra cho chính quyền cấp xã cần phải xem xét điều chỉnh công tác tổ
  • 38. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 31 chức lập dự toán và chấp hành dự toán NSX , loại bỏ tình trạng tùy tiện, bất hợp lý không đúng về chế độ tiêu chuẩn, định mức. Cơ cấu chi được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.7: Tình hình thực hiện các khoản chi NSX giai đoạn 2012 -2014 Đơn vị: 1 triệu đồng Nội dung Tổng chị ngân sách Chi ĐTPT Chi thường xuyên Năm 2012 Số chi 8.563 2.024 6.539 Tỷ trọng (%) 100.00% 23.64% 76.36% Năm 2013 Số chi 12.702 5.762 6.940 Tỷ trọng (%) 100% 45.36% 54.64% Năm 2014 Số chi 8.867 3.146 5.722 Tỷ trọng (%) 100% 35.47% 64.53% (Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn 2012 – 2014) Xét về cơ cấu, chi thường xuyên chiếm chủ yếu trong tổng chi NSX (luôn chiếm trên 50%. Nhìn chung cơ cấu chi NSX trong 3 năm vừa qua tương đối hợp lý, đảm bảo cho chi thường xuyên để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước trên địa bàn xã. 2.2.2.1 Chi thường xuyên giai đoan 2012 -2014 Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ NSX để đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước ở cấp xã về quản lý kinh tế xã hội. Chi thường xuyên có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại của bộ máy quản lý nhà nước bởi đây là hoạt động mang tính ổn định. Tình hình chi thường xuyên NSX trên địa bàn xã Hoàng Long được thể hiện qua hình sau:
  • 39. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 32 Hình 2.5 Tình hình chi thường xuyên NSX Hoàng Long giai đoạn 2012-2014 Tình hình chi thường xuyên NSX trong 3 năm gần đây khá ổn định. Số chi thường xuyên tăng đều, tuy nhiên có sự giảm nhẹ vào năm 2014. Nguyên nhân là do Chi đầu tư năm 2014 giảm so với 2 năm trước, kéo theo chi thường xuyên cũng giảm. Dự toán vẫn chưa sát với thực tế chi thường xuyên. Từ năm 2014, xã có sự thay đổi về nhân sự kế toán xã, do vậy tình hình đã tích cực hơn, số chênh giữa dự toán và thực tế không lớn. Dưới đây. tôi xin phép đánh giá một số khoản chi thường xuyên NSX:
  • 40. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 33 Bảng 2.8: Một số khoản chi thường xuyên NSX giai đoạn 2012 -2014 Đơn vị: 1 triệu đồng Nội dung 2012 2013 2014 Số chi %So sánh/tổng chi thường xuyên (%) Số chi %So sánh/tổng chi thường xuyên (%) Số chi %So sánh/tổng chi thường xuyên (%) Tông chi thường xuyên 6.539 100% 6.940 100% 5.722 100% Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự 1.115 17% 1.250 18% 1.156 20% Chi sự nghiệp y tế 124 2% 137 2% 72 1% Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 302 5% 273 4% 182 3% Chi sự nghiệp kinh tế 540 8% 689 10% 701 12% Chi sự nghiệp giáo dục 169 3% 232 3% 158 3% Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể 3.574 55% 3.987 57% 3.202 56% (Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn 2012 – 2014) Đối với khoản chi công tách dân quan tự vệ, an ninh trật tự Khoản chi này tương đối ổn định qua trong 3 năm gần đây, thường chiếm tỷ trọng từ 17 -20% tổng chi thường xuyên. Số chi chiếm tỷ trọng khá lớn trong các khoản chi thường xuyên NSX (đứng sau chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể) đã chứng tỏ sự quan tâm của xã đến các vấn đề giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trên địa bàn xã. Công tác này cần được chú ý nhiều hơn để đảm bảo cuộc sống của người dân luôn được bảo vệ, đồng thời việc quản lý chi cho lĩnh vực này cần phải được kiểm soát chặt chẽ tránh tình trạng lãng phí, chi không đúng mục đích. Khoản chi sự nghiệp y tế và khoản chi cho sự nghiệp giáo dục ổn đinh nhưng còn thấp.
  • 41. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 34 Chi cho sự nghiệp y tế chỉ dao động từ 1-2% còn chi cho sự nghiệp giáo dục ổn định là 3% mỗi năm. Con người là yếu tố quyết định so với các yếu tố tự nhiên khác, chính vì vậy chi cho sự nghiệp y tế và chi cho sự nghiệp giáo dục là việc làm hết sức cần thiết. Do đó, xã cần dành nhiều sự quan tâm hơn nữa đến 2 khoản chi này. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, số chi này cũng phần nào thể hiện sự quan tâm phần nào của chính quyền xã với người dân. Thời gian tới, xã cần đâu tư tích cực hơn nữa cho các khoản chi cho con người để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đối với khoản chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin Trong 3 năm gần đây số chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin giảm dần đều qua các năm. Nguyên nhân là thời gian trước năm 2012 xã đã tiến hành nâng cấp, cải tạo hệ thống kỹ thuật thông tin của xã hiện đại hơn, do vậy trong 3 năm gần đây, do hoạt động văn hóa thông tin của xã đã tiết kiệm được phần nào nhiều khoản chi phí không cần thiết. Đối với khoản chi cho sự nghiệp kinh tế Đây là khoản chi gián tiếp tác động tích cực tới sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Chi cho sự nghiệp kinh tế có thể coi là sự nghiệp bồi dưỡng nguồn thu cho NSX, các khoản chi cho NSX chủ yếu đê chi duy tu, bảo dưỡng đường xá, công trình thủy lợi, sửa chữa chợ và các công trình công. Số chi cho sự nghiệp kinh tế tăng đều qua các năm, chiếm khoảng 8 - 12% tổng chi thường xuyên. Mặc dù, số chi chưa lớn và chưa thực sự đáp ứng được thực tế nhưng cũng là sự cố gắng và quan tâm của xã. Thời gian tới, xã nên dành nhiều sự quan tâm hơn cho các khoản chi sự nghiệp kinh tế. Khoản chi quản lý nhà nước,Đảng, đoàn thể chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi thường xuyên. Bao gồm các khoản chi quản lý nhà nước, Đảng ủy xã, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội nông dân… Trong 3 năm gần đây
  • 42. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 35 khoản chi này luôn chiếm quá nửa số chi thường xuyên của xã. Nhìn chung xu thế biến động tăng nhẹ của khoản chi này là phù hợp với tình hình hiện nay. Tuy nhiên, với quy mô lớn như vậy, chưa chắc đã tạo ra một hệ thống quản lý tốt, đạt hiệu quả cao, ngược lại nếu không có cơ chế hợp lý sẽ tạo ra một hệ thống cồng kềnh, các thủ tục kiểm soát rườm rà, không hiệu quả. 2.2.2.2 Chi đầu tư phát triển NSX giai đoan 2012 -2014 Chi đầu tư phát triển NSX chủ yếu là chi xây dựng cơ bản, cụ thể là chi xây dựng các công trình thuộc về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá, điện, chợ và một số công trình khác… Chi đầu tư phát triển là khoản chi mang tính chất tương lai, nó làm giảu cơ sở vật chất làm tăng trưởng kinh tế cho xã vì vậy cần khai thác khoản chi này một cách triệt để, thực hành tiết kiệm chống lãng phí để phát huy tính tích cực của nó. Để thấy rõ hơn tình hình chi đầu tư phát triển trên địa bàn xã Hoàng Long ta quan sát bảng sau: Bảng 2.9: Tình hình chi đầu tư phát triển giai đoạn 2012 -2014 Đơn vị: 1 triệu đồng Nội dung Tổng chị ngân sách Chi ĐTPT Năm 2012 Số chi 8,564 2,024 Tỷ trọng (%) 100% 23.64% Năm 2013 Số chi 12,702 5,762 Tỷ trọng (%) 100% 45.36% Năm 2014 Số chi 8,867 3,146 Tỷ trọng (%) 100% 35.47% (Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán thu NSX Hoàng Long giai đoạn 2012 – 2014)
  • 43. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 36 Nhìn bảng số liệu ta thấy chi ĐTPT 3 năm gần đây không đồng đều. Năm 2012, số chi ĐTPT là hơn 2024 triệu đồng, năm 2013 tăng lên hơn 5762 triệu,năm 2014 giảm còn hơn 3145 triệu. Năm 2013, xã tiến hành nâng cấp cải tạo hệ thống đường liên thôn, liên xã và xây mới trường học nên số chi tương đối cao. Nhìn chung chi ĐTPT trong thời gian qua từ nguồn NSX đã đã có sự tính toán và chọn lọc. Vì vậy đa phần các công trình được xây dựng đều đúng hướng và có giá trị sử dụng cao. Xã đã chú ý hơn đến công trình trường học, giao thông với số vốn đầu tư khá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển. Đặc biệt, trong những năm vừa qua hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới của Đảng và nhà nước, hàng loạt các công trình giao thông, thủy lợi, đường điện…được xây mới và nâng cấp. Bộ mặt nông thôn có được những thay đổi mới rõ rệt, khang trang, nhiều công trình đã phát huy hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư phát triển trên địa bàn xã vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Một số công trình không thực hiện đúng chế độ quản lý XDCB như: không có quy hoạch tổng thể làm đường điện không đúng tiêu chuẩn kĩ thuật được phê duyệt nhưng vẫn được nhiệm thu gây lãng phí và thất thoát ngân sách; làm đường rồi lại đào bới lên để chôn ống nước, gây ảnh hưởng đến giao thông và mỹ quan. Một số công trình dở dang kéo dài, dở dang không dứt điểm, nợ đọng tiền đầu tư XDCB của khối lượng công việc đã hoàn thành còn xảy ra. 2.3 Thực trạng quản lý NSX Hoàng Long giai đoạn 2012 – 2012 2.3.1 Lập dự toán NSX Quy trình lập dự toán tại xã Hoàng Long Bước 1: Phòng tài chính kế hoạch huyện hướng dân và giao số kiểm tra dự toán cho xã.
  • 44. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 37 Bước 2: UBND xã tổ chức triển khai xây dựng dự toán NSX và giao số kiểm tra cho các bộ phận, tổ chức thuộc UBND xã Bước 3: Kế toán xã lập dự toán NSX Bước 4: UBND xã báo cáo thường trực HĐND xã xem xét dự toán NSX. Bước 5: Căn cứ ý kiến của HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh dự toán và gửi phòng TC-KH huyện Phú Xuyên. Bước 6: PhòngTC-KH huyện Phú Xuyên tổ chức làm việc về dự toán NS Bước 7: UBND huyện giao dự toán chính thức cho xã. Bước 8: UBND xã tiến hành phân bổ dự toán cho các bộ phân, tổ chức thuộc UBND xã Những năm gần đây xã đã có những quan tâm tới việc lập dự toán NSX, đồng thời bám sát các định hướng phát triển kinh tế xã hội nên chất lượng dự toán được nâng lên, cụ thể và chi tiết hơn, thu chi ngân sách được phản ánh qua mục lục NSNN, làm căn cứ cho việc kiểm soát thu chi ngân sách qua KBNN. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức quản lý trong khâu lập dự toán còn nhiều hạn chế: Thứ nhất, Việc lập dự toán NSX còn biểu hiện sự đại khái thiếu tính toán, không mang tính hiện thực. Dự toán thu chi các năm không sát thực tế. Hầu hết các khoản thu, chi thực tế đều vượt dự toán. Tiêu biểu, Thực tế thu năm 2013 cao hơn dự toán 2.7 lần; Thực tế thu khoản thu NSX hưởng 100% năm 2012 vợt dự toán tới hơn 12 lần; tổng chi dự toán và quyết toán thường rơi vào năm 2012 và năm 2013. Nguyên nhân: Khi lập dự toán thường dựa vào số thu chi của năm trước để lập chứ không căn cứ vào tình hình thực tế tai địa phương.
  • 45. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 38 Thứ hai, thời gian lập dự toán còn chậm trễ. Theo quy định, dự toán sẽ được lập từ 31/5 năm N-1 đên ngày 31/12 năm N-1 là phải hoàn thành nhưng thực tế tại xã dự toán thường được lập trong tháng 1 năm N. Thứ ba, trình độ kế toán còn kém và yếu về trình độ. Từ năm 2013 trở về trước, cán bộ kế toán xã là bộ đội từ thời kháng chiến chống Mỹ, được cử đi học sơ cấp kế toán. Do nhận thức về NSX còn hạn chế và đơn giản nên công tác lập dự toán NSX chủ yếu vào kinh nghiệm thực tế. Năm 2014, xã có sự thay đổi về cán bộ kế toán xã. Cán bộ mới tốt nghiệp trung cấp kế toán, tuy chưa thật sự đáp ứng được các yêu cầu nhưng tình hình lập dự toán tai xã cũng đã có chuyển biến tích cực hơn. 2.3.2 Chấp hành dự toán Qua việc phân tích tình hình thu chi NSX tại mục 2.2, tôi xin rút ra một vài nhận xét về thực trạng quản lý việc chấp hành dự toán NSX như sau: Thứ nhất, Tình hình chấp hành thu tại xã tương đối tốt Chínhquyềnxã đã chủ động và có ý thức hơn trong việc tận dụng và khai thác nguồn thu. Các khoản thu được thực hiện tương đối đầy đủ theo quy định. Các khoảnthu như thu về quỹ đấtcôngíchvà đấtcông, thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thu thuế môn bài đều thức hiện vượt kế hoạch đề ra. Thứ hai, chấp hành chi còn nhiều vấn đề bất cập. Sử dụng các nguồn thu chi chưa đúng mục đích. Năm 2012, xã sử dụng nguồn kinh phí dành cho chi đầu từ để chi thường xuyên sô tiền hơn 460 triệu đồng. Nguồn kinh phí dự phòng chi sai mục đích, đã được phòng TC-Kh huyện yêu cầu giải trình bằng văn bản. Nhiều khoản chi sai, chi vượt, không đúng các tiêu chuẩn định mức nhà nước quy định.
  • 46. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 39 Chi hội họp tiếp khách còn nhiều, vượt chế độ quy định. Năm 2012, chi cho việc đi thăm quan không đúng quy định, số tiền 77 triệu đồng. Chi quà tết cho cán bộ xã không đúng quy định, số tiền hơn 34 triệu động. 2.3.3 Quyết toán ngân sách xã Trong những năm qua tình hình quyết toán ngân sách xã đã có nhiều tiến bộ như: về các mẫu biểu báo cáo, các loại sổ sách đã thực hiện đầy đủ, ghi chép bám sát theo đúng luật NSNN, cán bộ kế toán đã bước đầu nắm được chế độ kế toán tại đơn vị. Qua đó đã theo dõi ngày một hệ thống, phần nào đáp ứng được yêu cầu công tác quyết toán và giúp cho công tác quản ý kiểm tra chấp hành ngân sách được thuận lợi và rõ ràng. Tuy nhiên, công tác quyết toán còn nhiều tồn tại như: Báo cáo thu chi còn chưa đảm bảo về mặt thời gian. Cuối niên độ, sau khi đã thực hiện xong việc khóa sổ kế toán và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSX, kết thúc ngày 31 tháng 1 của năm sau, kế toán xã phải tiến hành lập báo cáo quyết toán NSX của năm trước để gửi phòng TC-KH huyện kiểm tra thẩm định. Nhưng trên thực tế, tại xã việc này thường thực hiện chậm so với kế hoạch từ 7 – 10 ngày. Chưa có thuyết minh quyết toán. Hồ sơ báo cáo quyết toán NSX bao gồm hai phần: phần báo cáo bằng số liệu và phần thuyết minh. Thực tế hiện nay tại xã khi lập hồ sơ báo cáo quyết toán gửi phòng TC-KH huyện thẩm định, chỉ lập phần báo cáo bằng số liệu mà không có phần thuyết minh. Thực hiện ghi chép sổ sách và chứng từ chưa đúng quy định. Nhiều chứng từ chi còn thiếu chứng từ gốc, danh sách sách đại biểu và ký nhận. Một số chứng từ mua hàng không có hóa đơn VAT, không có hợp đồng, thanh lý hợp đồng.
  • 47. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 40 2.4 Đánh giá chung tình hình quản lý ngân sáchtại xã Hoàng Long trong thời gian qua. 2.4.1 Những kết quả đạt được Trong những năm qua đã có sự chuyển biến về nhận thức của các cấp Đảng, chính quyền xã đối với công tác quản lý thu – chi NSX. Việc chỉ đạo quản lý điều hành NSX dần đi vào nề nếp. NSX ngày càng phát huy vai trò quan trọng, trở thành điều kiện vật chất của chính quyền xã trong việc quản lý KT – XH ở địa phương. - Đối với khâu lập dự toán xã Đây là khâu đầu tiên trong chu trình ngân sách vì vậy nó tác động rất lớn cho toàn bộ chu trình ngân sách. Nhận biết được vấn đề này chính quyền xã đã bước đầu chủ động tính toán khả năng thu, nhu cầu cần chi của xã mình để lập dự toán sát hơn với thực tế địa phương mình. - Đối với khâu chấp hành NSX Do việc lập dự toán đã có sự tiến bộ do vậy mà công tác chấp hành cũng được tiến hành thuận lợi hơn thể hiện: Việc quản lý NSNN và NSX trên địa bàn đã được chính quyền xã quan tâm, chỉ đạo có ý thức tận dụng, khai thác nguồn thu. Xã đã thực hiện tương đối đầy đủ theo chính sách và chế độ của nhà nước. Đối với công tác thu, xã đã chủ động phốihợp với các cơ quan thu , các tổ chức đoàn thể tổ chức khai thác nguồn thu. Công tác thu đã đảm bảo thu đúng, thu đủ với các khoản thu như lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp… Đối với công tác chi NSX: hầu hết các đơn vị sử dụng NSX đã chủ động quản lý và điều hành các khoản chi ngân sách được giao. Việc phân bổ các khoản chi trong thời gian qua trên địa bàn xã đã bước đầu nắm bắt phù hợp với điều kiện phát triền KT-XH trên địa bàn xã như việc tăng các khoản
  • 48. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 41 chi đầu tư xây dựng cơ bản tạo một cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng nâng cao đời sống phù hợp với mong muốn của nhân dân. - Đối với khâu quyết toán Thực hiện đầy đủ các mẫu biểu, sổ sách theo đúng quy định. Cán bộ kế toán đã nắm được cách thức làm việc và chế độ kế toán tại đơn vị. 2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Những tồn tại Đối với khâu lập dự toán - Công tác lập dự toán vẫn còn bị coi nhẹ, việc lập chỉ là hình thức, đôi khi dự toán được lập ra không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại của xã dẫn đến phải bổ sung thay đổi dự toán nhiều lần. Dự toán lập ra không sát với thực tế thu – chi trên địa bàn. - Nhận thưc về công tác quản lý NSX còn đơn giản. Vì vậy công tác lập dự toán NSX chưa thực sự được chú ý, quan tâm, làm đại khái, do đó mà lập dự toán NSX đôi khi chưa tuân theo mục lục NSNN tới từng mục thu, mục chi cụ thể. - Có thể thấy việc lập dự toán khai thác một số nguồn thu tại địa phương còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức. Vẫn còn tình trạng bỏ sót nguồn thu hoặc phản ánh thấp hơn thực tế. - Thời gian lập và gửi dự toán xét duyệt vẫn xảy ra tình trạng chậm trễ. Nguyên nhân do sự quán triệt không chặt chẽ của cấp trên với thời gian lập dự toán và huyện còn chậm trễ trong khâu giao số kiểm tra xuống xã - Những hạn chế trên một phần do năng lực trình độ của cán bộ kế toán xã còn thấp, chưa nhận thức đúng đắn vai trò và nhiệm vụ của người làm công tác kế toán, một phần do dự toán của xã lập nên ít được xem trọng mà chủ yếu dựa vào dự toán của huyện phân bổ.
  • 49. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 42 Đối với khâu chấp hành - Về chấp hành thu ngân sách + Mặc dù đã có sự đầu tư nuôi dưỡng nguồn thu nhưng sự đầu tư, quan tâm chưa nhiều. Vẫn còn tình trạng sử dụng lãng phí, thả nổi công tác quản lý đất đai, tài nguyên, chợ…để cá nhân chiếm dụng, khai thác tự do dẫn đến không đảm bảo nguồn thu. + Việc tổ chức thu chưa phát huy được sức mạnh tập thể và sự tham gia phối hợp của các tổ chức xã hội, chưa tạo được phong trào quần chúng trong việc vận động nhân dân. + NSX vẫn trông chờ ỷ lại quá nhiều vào nguồn thu từ ngân sách cấp trên. - Về chấp hành chi ngân sách + Cơ cấu các khoản chi còn chưa hợp lý, các khoản chi cho y tế, giáo dục, kinh tế còn thấp. + Sử dụng trích lập các quỹ chưa đúng mục đích. + Sử dụng chi tiêu cho ngân sách chưa thực sự tiết kiệm và hiệu quả, mặc dù NSX đã cố gắng cắt giảm các khoản chi không cần thiết. + Công tác quản lý chi còn thiếu chặt chẽ, vẫn còn tình trạng sử dụng khoản chi đầu tư để dùng cho chi thường xuyên, còn tồn tại nhiều khoản chi sai, chi chưa đúng tiêu chuẩn định mức. Tính hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản chưa cao, vẫn còn tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản. Đối với khâu quyết toán ngân sách - Việc thực hiện và nộp báo cáo chưa đúng thời gian quy định. - Báo cáo quyết toán chưa có thuyết minh giải trình. - Việc công khai báo cáo quyết toán chưa được thực hiện rộng rãi trong nhân dân.
  • 50. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 43 2.3.2.2 Nguyên nhân Đội ngũ cán bộ tài chính xã còn còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, còn yếu về nghiệp vụ và thiếu lý luận thực tiễn. Nên khi nghiên cứu các văn bản pháp luật tài chính chưa nặm bắt được toàn bộ nội dung để vân dụng vào thực tế. Những cán bộ cũ được đào tạo chắp vá để chuẩn hóa, cán bộ mới chưa đủ kinh nghiệm làm việc. Chính quyền xã quản lý chưa thực sự chặt chẽ công tác thu chi. Khai thác nguồn thu chưa triệt để, chưa có biện pháp để quản lý thu thuế của các đối tượng kinh doanh. Chưa pháp huy được lợi thế về đất đai, các ngành nghề truyền thống chưa được đầu tư để duy trì và củng cố. Việc tổ chức và thực hiện khai thác các tiềm năng tại địa phương để góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới còn chậm. Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong và ngoài nước gây khó khăn không nhỏ cho việc huy động nguồn thu.
  • 51. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 44 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NSX TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HOÀNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Mục tiêu, phương hướng tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn xã Hoàng Long . 3.1.1 Mục tiêu NSX là công cụ tài chính quan trọng, là phương tiện vật chất cho chính quyền cấp cơ sở thực hiện chức năng và nhiệm vụ để phục vụ mục tiêu “do dân, vì dân”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân. Công tác quản lý NSX tại xã Hoàng long đã đặt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Về phần thu, việc quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến thất thoát nguồn, chưa chủ động bao quát hết nguồn thu. Về phần chi, cơ cấu chi chưa tích cực, còn để xảy ra tình trạng lãng phí, hiệu quả không cao. Vì vậy trong thời gian tới mục tiêu của công tác quản lý ngân sách trên địa bàn xã là củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách; động viên khai thác nguồn thu và sử dụng có hiệu quả NSNN; tăng cường đầu tư cở sở hạ tầng để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển tạo nguồn thu bền vững trong tương lai; tích cực đầu tư vào các mặt mạnh ở địa phương; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn, phát triển và mở rộng ngành nghề, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người dân. Từ đó tăng tích lũy NS nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. 3.1.2 Phương hướng tăng cường quản lý ngân sách xã Để đạt được nhưng mục tiêu kể trên xã cần đặt ra cho mình nhưng phương hướng cụ thể trong quản lý ngân sách. Cụ thể: Về thu ngân sách
  • 52. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 45 Các nguồn thu cố định phải thực hiện theo đúng phân cấp của luật NSNN, có vận dụng theo điều kiện thực tế của xã, phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước nguồn thu được phân cấp. Chủ động khai thác và huy động nguồn thu và chủ động trong cân đối ngân sách, giảm dần các khoản thu bổ sung. Đối với nguồn huy động đóng góp của nhân dân, nên động viên nhân dân tham gia đóng góp đầu tư xây dựng các công trình, phát huy nội lực, tạo nguồn lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Cần quán triệt sâu rộng đến nhân dân chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, có phương án huy động cụ thể. Việc thu các khoản đóng góp phải có biên lai thu tiền do bộ tài chính ban hành, tiền mặt phải nộp vào kho bạc nhà nước. quản lý sử dụng đúng mục đích, thực hiện đúng quy trình, công khai theo quy định. Về nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu cần tập trung khai thác thế mạnh của xã. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, hình thành các vùng cây con chuyên môn hóa có giá trị thương mại, đưa chăn nuôi trở thành ngành chính, phát triển đàn lợn nạc, khai thác triệt để mặt đất, mặt nước. Đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển các nghề truyền thống như nghề mộc, nghề làm bánh kẹo, phát huy thế mạnh sẵn có để tăng thu nhập cho người dân, từ đó nuôi dưỡng nguồn thu. Về chi NSX Song song với quá trình thu ngân sách, chi NSX cũng phải đảm bảo thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và các khoản chi phải có đủ điều kiện chi theo quy định. Các nội dung chi phải được theo dõi sát sao và phản ánh kịp thời. Ngay từ khâu lập dự toán, chi ngân sách cũng cần phải được phản ánh đầy đủ đúng mục lục ngân sách và trong quá trình sử dụng các khoản chiphair đam bảo đúng mục đích, đúng nội dung.
  • 53. Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp SV: Lê Thị Vân Lớp:CQ49/01.01 46 Đối với chi đầu tư phát triển, do nguồn vốn ngân sách còn hạn chế nên cần kết hợp chặt chẽ phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phát huy nội lực, huy động đóng góp của nhân dân để tập trung xây dựng. phát triển cơ hạ tầng nông thôn. Bên cạnh đó phải tiếp tục đầu tư duy trì sửa chữa bảo dưỡng những công trình đã xây dựng trong năm qua để phát huy hiệu quả kinh tế và kéo dài tuổi thọ của các công trình. Phải đảm bảo nguồn để chi thường xuyên, trong chi thường xuyên cần ưu tiên cho sinh hoạt phí và các khoản phụ cấp cho cán bộ xã, cá đối tượng chính sách, các khoản chi liên quan đến chế độ của nhà nước như ưu đãi người có công, gia đình thương binh liệt sỹ. Các khoản chi phát sinh đột xuất cấp bách như: khắc phục thiên tai hỏa hoạn, cứu đói… phải giải quyết đầy đủ kịp thời theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 3.2 Các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX trên địa bàn xã Hoàng Long trong thời gian tới. 3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện công tác lập dự toán Trong thời gian tới cần phải cải cách xóa bỏ sự chồng chéo giữa các cấp chính quyền địa phương về trách nhiệm, phạm vi, thẩm quyền quyết định dự toán NSX, bởi vì quy trình lập, tổng hợp, phân bổ, điều chỉnh dự toán NSX phải qua rất nhiều thủ tục, điều này khiến cho việc lập dự toán không đảm bảo đúng trình tự và thời gian quy định. Để hoàn thiện công tác lập dựtoán NSX tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: - Lập dự toán phải được thực hiện một cách xác thực, chính xác và phù hợp với thực tế. Để đảm bảo NSX là phương tiện quan trọng của chính quyền cấp cơ sở, xã cần kiểm tra đánh giá tiềm năng của địa phương cũng như đề ra kế hoạch phát triển KT – XH của xã trước thời gian lập dự toán ngân sách để dự toán