SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  88
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THỊ HẢI YẾN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN ĐẦU TƯ CHUNG VỢ CHỒNG
KHI LY HÔN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
LUẬN VĂN THẠC SĨLUẬT KINH TẾ
HÀ NỘI, 2020
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THỊ HẢI YẾN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN ĐẦU TƯ CHUNG VỢ CHỒNG
KHI LY HÔN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ
SƠ THẨM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Ngành:Luậtkinh tế
Mã số: 8 38 01 07
NGƯỜIHƯỚNGDẪN KHOAHỌC:
TS. DƯƠNG QUỲNHHOA
HÀ NỘI, 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã được cảmơn và các thông tin tríchdẫntrong
luận văn đã được ghi rõ ràng và được phép côngbố.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên thực hiện
Vũ Thị Hải Yến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN ĐẦU TƯ CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG KHI LY HÔN ............................................................................9
1.1. Khái quát về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ........... 9
1.2. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư
chung của vợ chồng ..........................................................................27
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp tài sản đầu
tư chung của vợ chồng khi ly hôn..................................................... 29
1.4. Khái quát về pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư
chung của vợ chồng ..........................................................................31
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN ĐẦU TƯ
CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ
SƠ THẨM CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM,THÀNH
PHỐ HÀ NỘI...........................................................................................36
2.1 Khái quát chungvề Tòaán nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội.....................................................................................................36
2.2. Thực trạng về thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư
chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của Tòa án
nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. ................................. 39
2.3. Thực trạng về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư
chung của vợ chồng khily hôn tại cấp xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân
dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội...........................................43
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TÀI SẢN ĐẦU TƯ CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN Ở VIỆT
NAM..........................................................................................................62
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả giải quyết
tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn................. 62
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tàisản đầu
tư chung của vợ chồng khi ly hôn..................................................... 67
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư
chung của vợ chồng khi ly hôn......................................................... 69
KẾT LUẬN ..............................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................76
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ tắt
BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự
BLDS Bộ luật dân sự
CTSC Chia tài sản chung
HN&GĐ Hôn nhân và gia đình
TSĐTC Tài sản đầu tư chung
TAND Tòa án nhân dân
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng thẩm phán, thư ký, người lao động thuộc tòa án nhân dân
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019.............................37
Bảng 2.2: Số vụ án thụ lý, giải quyết về chia tài sản vợ chồng khi ly hôn..... 38
của TAND huyện Gia Lâm từ năm 2015 – 2019............................................38
MỞ ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài
Gia đìnhlà tế bào củaxã hội, là nền tảng giúp xã hội phát triển. Đểtạo lập
gia đình thì dựa trên nền tảng hôn nhân bền vững của vợ và chồng. Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2014 đã có những quy định tiến bộ về quan hệ hôn nhân
một vợ một chồng dựa trên sự tự nguyện và bình đẳng. Khi quan hệ hôn nhân
hình thành thì các quan hệ khác sẽ được phát triển theo, trong đó có quan hệ tài
sản củavợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân đóngvai trò quan trọng để duytrì cuộc
sốnggia đình. Vì vậy, nhà làm luật đã có những quy định tiến bộ, cụthể về quan
hệ tài sản của vợ chồng, quy định tách riêng tài sản chung, tài sản riêng của vợ
chồng, chia tài sản củavợ chồng trongthời kỳ hôn nhân và có những nguyên tắc
cụthể chia tài sảncủavợ chồngkhilyhôn. Ngày nayvới xu thếtăngtrưởngkinh
tế theo hướng toàn cầu hóa, việc vợ chồng tài sản vào quan hệ kinh doanh ngày
càng nhiều, do đó khi xảy ra ly hôn, ngoài vấn đề giải quyết tranh chấp về quyền
nuôi con thì tranh chấp tài sản của vợ chồng xảy ra ngày càng nhiều và có tính
chất phức tạp. Nhiều vụ án ly hôn kéo dài do việc giải quyết chia tài sản của vợ
chồngkhông được thỏađáng. Ngoàichia tàisản chung củavợ chồng, vấn đềgiải
quyết tranh chấp tàisản củavợ chồngđưa vào hoạt độngkinh doanhxảy ra ngày
càng nhiều, giá trị tài sản và hình thức tài sản là một vấn đề khó để có thể giải
quyết công bằng giữa hai bên. Vấn đề được các bên quan tâm và thường xuyên
xảy ra tranh chấp ly hôn chính là giải quyết quyền lợi tài sản của vợ chồng và
giành quyền nuôi con.
Tài sản của vợ chồng là một trong những nội dung quan trọng nhất của
luật hôn nhân và gia đình. Theo đó, chế độ tài sản bao gồm các quy định về tài
sản chung, tài sản riêng của vợ chồng cũng như các lợi ích và các quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này. Khi lý hôn xảy ra tranh chấp,
Tòaán sẽ dựa vào
1
Kế thừa và phát triển các quy định về tài sản của vợ chồng trong các đạo
luật trước đây, Luật Hôn nhân và Gia đìnhnăm2014, Bộ Luật dânsự năm 2015
đã quy định chế độ tài sản của vợ chông có nhiều điểm mới so với luật trước
đó. Trong những năm qua, các vụ án về tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly
hôn xảy ra nhiều và ngày càng phức tạp, đặc biệt vấn đề giải quyết tranh chấp
chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng có nhiều tình tiết phức tạp, quy định các
luật khác nhau nên khi giải quyết, nhiều vụ án chưa đáp ứng được thời hạn xử
lý, việc chia tài sản gặp nhiều khó khăn dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Vấn đề
nhận thức của Thẩm phán về cách chia tài sản, cách hưởng quyền tài sản còn
khác nhau nên có trường hợp Thẩm phán theo phong tục địa phương có thể sẽ
chia không thỏa đáng cho bên vợ, con chưa thành niên.
Với vị trí nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội, nên những tranh chấp về
tài sản trong các vụ án ly hôn nói chung và vụ án tranh chấp tài sản đầu tư
chung vợ chồng khi ly hôn nói riêng tại Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm vừa
thể hiện đặc trưng của tranh chấp tài sản, bên cạnh đó có những đặc thù riêng.
Từ những phân tíchtrên, việc nghiên cứuchế độ về tài sản của vợ chồng,
giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn, chỉ ra
được thực tiễn áp dụng luật tại các địa phương để từ đó nêu ra được giải pháp
hoàn thiện là rất cần thiết. Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọnđề tài “Giải
quyếttranh chấp tài sản đầu tưchung vợchồng khi lyhôn từ thực tiễn xétxử
sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện GiaLâm,ThànhphốHà Nội” làm Luận
văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ khi Luật Hôn nhân và Gia đìnhnăm 2014 ra đời, có những điểm mới
so với các luật trước, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết ở
các cấp nghiên cứu khác nhau đề cập đến chế độ hôn nhân và gia đình, vấn đề
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, giải quyết tranh chấp
2
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Liên quan đến đề tài luận văn đã
có một số nhà nghiên cứu trong các sách chuyên khảo như:
- “Chếđộ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam” của TS. Nguyễn Văn Cừ [8]: Nội dung của tác phẩm tập trung vào phân
tích cơ sở lý luận và thực tiễn về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định
pháp luật hiện hành. Đồng thời, chỉ rõ những vấn đề phát sinh trong các quy
định về vấn đề này trong thực tế để từ đó đề xuất các phương hướng quán trọng
trong hoạt động áp dụng quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng
theo pháp luật trong giai đoạn mới.
-“Luận bàn về các hình thức sở hữu và sở hữu chung hợp nhất của vợ
chồng” của TS. Phùng Trung Tập (tb năm 2015) [45]: Nội dung của sách
chuyên khảo tập trung vào vấn đề luận bàn về các hình thức sở hữu cũng như
đề cập đến sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định của pháp luật
hôn nhân gia đình hiện hành.
Ngoài ra, các Luận văn thạc sĩ luật học như:
- “Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly
hôn” của Nguyễn ThịThanh Xuân (2011) [62]: Nội dung củaluận văn tập trung
vào các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất
khi ly hôn và thực tiễn áp dụng trong thực tế. Đồng thời, chỉ rõ những điểm hạn
chế về quá trình áp dụng trong thực tiễn và phương hướng hoàn thiện nhằm áp
dụng có hiệu quả pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng
đất khi ly hôn ở nước ta hiện nay.
- “Giải quyết tranh chấp chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòaán
nhân dân quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội” của Nguyễn Ngọc Long (2018)
[29]: Luận văn tiến hành làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về các tranh chấp
về tài sản khi ly hôn và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật trong thực
tiễn tại tòa án nhân dân.
3
- “Giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn” của
Đinh Thị Minh Mẫn (năm 2017) [31]: Nội dung của luận văn tập trung vào làm
rõ quy trình, cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn tại toà án, thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh
chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại toà án qua công tác xét xử và
qua đó phát hiện những vấn đề còn bất cập trong các quy định của pháp luật
cũng như những khiếm khuyết, sai sót trong công tác xét xử của toà án để từ
đó đề xuất những kiến nghị nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác xét
xử và quyền, lợi chính đáng của các đương sự trong vụ án giải quyết chia tài
sản chung vợ chồng.
- “Chia tài sản chung củavợ chồngkhi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa
án nhân dân tại Hà Nội” của Nguyễn Thị Lan (năm 2017) [28]: Đề tài tập trung
nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận cũng như nội dung, ý
nghĩa các quy định của pháp luật hiện hành về tài sản chung của vợ chồng, chia
tài sản chung của vợ chồng, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Luận văn đề cập đến thực trạng giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòaán nhân dân tại Hà Nội đã đưa ra
kiến nghị, giải pháp hoàn thuện pháp luật về vấn đề này.
Bên cạnh đó, mộtsố đềtài nghiên cứu khoa học như: “Chia tài sảnchung
của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đìnhViệt Namnăm2000” củaNguyễn
Thị Lan [27]; “Bàn về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”
của Nguyễn Hồng Hải; Trong những công trình trên, các tác giả đã đề cập đến
các quy định của pháp luật về tài sản của vợ chồng như căn cứ xác lập, nguyên
tắc chia tài sản, những vướng mắc mà Tòaán gặp phảikhi giải quyết tranh chấp
tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Như vậy, pháp luật về tài sản của vợ chồng cũng như thực tiễn áp dụng
được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đã có nhiều đề xuất kiến nghị để hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Trên
4
cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các công trình đã được công bố
trước đó, luận văn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản
chung của vợ chồng khi đầu tư kinh doanh từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân
dân huyện Gia Lâm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm rõ cơ sở lý luận, pháp luật về giải
quết các tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chông khi ly hôn, thực trạng
pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết tranh
chấp tài sản đầu tư chung khi ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm. Từ
đó, chỉ ra những vướng mắc, kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ
chồng khi ly hôn.
Luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng như
khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của tài sản chung của vợ chồng đối; khái
niệm, đặc điểm tài sản đầu tư chung của vợ chồng; chia tài sản đầu tư chung
của vợ chồng khilyhôn; kháiniệm về giảiquyếttranh chấp tàisảnđầu tưchung
của vợ chồng khi ly hôn; khung pháp luật điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh
chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn.
- Đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành, chỉ ra những bất cập, hạn chế
trong các quyđịnh pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sảnđầu tư chung củavợ
chồng.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản
đầu tư chung của vợ chồng thông qua hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân
huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, qua đó chỉ ra những hạn chế, thiếu sót và
nguyên nhân của hạn chế trong áp dụng pháp luật.
5
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật,
Luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài
sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn.
4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân
sự, pháp luật hôn nhân và gia đình, các văn bản pháp luật chuyên ngành hiện
hành liên quan đến giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi
ly hôn và thực tiễn giải quyết tại Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố
Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2014, Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015, Bộ luật Dân sự năm
2015...Đồng thời, nghiên cứu việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp
tài sản của vợ chồng khi ly hôn qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân huyện
Gia Lâm trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019. Luận văn tập trung nghiên
cứu về cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng
khi ly hôn, từ thực tiễn xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội,
chỉ ra được những bất cập về quá trình áp dụng pháp luật để đưa ra giải pháp,
hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của Thẩm
phán cũng như độingũ cán bộ. Luận văn tập trung nghiên cứu về tài sản đầu tư
chung của vợ chồng và thực trạng giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư
chung của vợ chồng khi ly hôn, các vấn đềkhác như tài sản riêng của vợ chồng
hay chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc ly hôn sẽ
không nghiên cứu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6
Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước điều chỉnhquan hệ hôn
nhân và gia đình.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để
nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến tranh chấp tài sản đầu tư
chung của vợ chồng khi ly hôn; các đề tài khoa học, chương trình, dự án, các
bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng xuyên
suốt trong các chương, mục của luận văn để phân tích cơ sở lý luận, đánh giá
thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về tranh chấp tài sản đầu tư
chung của vợ chồng khi ly hôn.
- Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở
chương 2 của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích
làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra
những giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho các hoạt động học tập và nghiên cứu sau này về các chủ đề có liên
quan. Những đề xuất, kiến nghị mà luận văn nêu ra đều đều dựatrên thực trạng
giải quyết tranh chấp chia tài sản không chỉ ở Tòaán nhân dân huyện Gia Lâm
nói chung mà còn ở tất cả các Tòa án nói riêng, vì vậy chúng có giá trị tham
khảo trong việc sửa đổi pháp luật và trong công tác áp dụng pháp luật trong
việc giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo thì phần nội dung
gồm 03 chương, cụ thể:
7
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về giải quyết tranh chấp
tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn
- Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về giải
quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn quan thực tiễn
xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng
cao hiệu quả giải quyết tranh chấp tàisảnđầu tư chung của vợ chồngkhi ly hônở
Việt Nam
8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN ĐẦU TƯ CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
1.1. Khái quát về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
1.1.1. Khái niệm vềtài sản đầu tư chung
Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì Gia
đình được xem là tế bào của xã hội. Đây là nơi xuất hiện và duy trì các mối
quan hệ về huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng. Nhận thức được vai trò của
Gia đình trong sự phát triển xã hội cũng như thể hiện sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước ta về vấn đề này nên việc xây dựng trên một nền tảng cơ sở pháp lý
nhất định là điều vô cùng cần thiết. Việc tham gia vào các quan hệ Dân sự nói
chung mang tính mở rộng đã và đang đưa các chủ thể trong các quan hệ được
ràng buộc bằng các quy định pháp lý được thể hiện bằng các quy định rõ ràng,
cụ thể. Quan hệ hôn nhân giữa vợ - chồng là một mối quan hệ được pháp luật
Dân sự theo nghĩa rộng quy định rõ ràng. Những quy định liên quan đến quan
hệ vợ- chồng nói chung được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Trongđó có quan
hệ về giải quyết tài sản của vợ chồngkhi ly hôn đã được BLDS, Luật Hôn nhân
và Gia đình(sau đây gọi tắt là Luật HN7GĐ) cũng như các văn bản pháp lý có
liên quan điều chỉnh một cách chi tiết nhằm áp dụng trong thực tiễn một cách
có hiệu quả.
Tại một số quốc gia trên thế giới thì sự đề cao quyền tự do cá nhân, tự do
thỏa thuận và quyền tự do định đoạt của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và
gia đình, đặc biệt là trong quan hệ giữa vợ và chồng là đặc trưng cơ bản. Có thể
xem rằng hôn nhân là một loại “hợp đồng dân sự đặc biệt”. Vớiquan niệm trên,
một số quốc gia trên thế giới đã đề cao quyền tự do cá nhân, đặc biệt là có
những vấn đề có liên quan của tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Hôn nhân theo
9
pháp luật của các nước phương Tây là sự thỏa thuận bằng văn bản do vợ chồng
lập trước khi kết hôn để quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong suốt thời
kỳ hôn nhân. Như vậy, theo đó việc phân định tài sản sau khi ly hôn được giải
quyết theo những điều khoản được quy định trong hợp đồng này. Nếu hợp đồng
không quy định thì mới vận dụng đến những quy định của pháp luật, điều này
càng khẳng định trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng nói
chung và tài sản đầu tư chung của vợ chồng nói riêng theo quy định pháp luật
hiện nay.
Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng phát sinh, tồn tại cùng với sự phát sinh
và tồn tại của quan hệ hôn nhân. Tài sản của vợ chồng là một phạm trù pháp lý
gắn với quyền sở hữu của vợ chồng. Xuất phát từ tính chất của quan hệ hôn
nhân là cùng chung ý chí, chung công sức trong việc xây dựng gia đình, đảm
bảo cho gia đìnhthực hiện tốt các chức năng xã hội của nó như: chăm sóc, nuôi
dưỡng các thành viên trong gia đình, phát triển kinh tế… nên pháp luật quy
định giữa vợ chồng phát sinh tài sản thuộc sở hữu chung.
Tài sản chung của vợ chồng nói chung và tài sản đầu tư chung nói riêng
dùng đểđáp ứng các nhu cầu chung của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ tài sản
chung của vợ chồng. Theo quy định của BLDS và Luật HN&GĐ thì sở hữu
chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Sự đóng góp công sức của vợ
chồng vào việc xây dựng khối tài sản chung có thể không ngang nhau nhưng
quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang nhau. Tài sản chung của
vợ chồng không nhất thiết phải do công sức của cả hai vợ chồng mà có thể chỉ
do vợ hoặc chồng làm ra hoặc là thu nhập hợp pháp của một trong haivợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân
Ở Việt Nam, tài sản được hiểu là của cải, vật chấtdùng vàomụcđích sản
xuất và tiêu dùng. Theo điều 163 BLDS 2005 thì quy định tài sản bao gồm vật,
tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trước những thay đổi của tình hình kinh
10
tế - xã hội thì theo quy định tại điều 105 BLDS 2015 quy định tài sản: “1. Tài
sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản
có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Trong quan hệ vợ chồng được pháp luật Hôn nhân và gia đìnhđiều chỉnh
thì việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện trên tài sản chung của vợ và
chồng. Quy định về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn được hiểu
là việc áp dụng những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của các
chủ thể trong vấn đề giải quyết vấn đề về tài sản khi kết thúc quan hệ hôn nhân
trên mặt pháp lý.
Tài sản đầu tư hay tài sản vốn là tài sản hiện vật và tài sản tài chính không
được mua hoặc bán trong hoạt động kinh doanh hàng ngày, chẳng hạn nhà
xưởng, máy móc, thiết bị, xe cộ hoặc hàng tồn kho.
Hiện nay chưa có một khái niệm pháp lý nào về tài sản đầu tư chung. Tuy
nhiên hiện nay, pháp luật quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng để
đảm bảo quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với các tài sản đó trong
thời kỳ hôn nhân. Trên cơ sở khái niệm đó, tác giả mạnh dạn đưa ra khái niệm
đối với vấn đề này như sau: “Tàisản đầu tư chung được hiểu là tài sản là vật,
tiền, giấytờ có giá hoặc quyền tài sản chung của vợ hoặcchồng được đưa vào
quá trình đầu tư kinh doanh để sản sinh ra hoa lợi, lợi tức.”
Cùng với sự phát triển của xã hội thì hoạt động kinh doanh ngày càng
diễn ra phổ biến và năng động hơn. Để tiến hành hoạt động kinh doanh đòihỏi
các chủ thể kinh doanhphải có khả năng huy độngvốn tối ưu. Một trong những
nguồn vốn có thể tận dụng được chínhlà tài sản chung của vợ chồng. Hiện nay,
Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quyđịnh về tàisản chung củavợ chồng
và quyđịnh của Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình2014 quy định tài sản chung
được đưa vào kinh doanh: “Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc
một bên đưa tài sản chung vàokinh doanh thìngườinàycó quyền tự mình thực
11
hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận nàyphảilập thành
văn bản [42].” Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 xác định việc xác lập,
thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung vợ chồng
phải do vợ chồng thỏa thuận.
Hiện nay, vấn đề tài sản của vợ chồng được đưavào kinh doanh nói chung
và tài sản đầu tư của vợ chồng cần được xác định một cách cụ thể và hiệu quả.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng hiện quy định về tài sản đầu tư chưa được quy
định cụ thể và hợp lý, vấn đề chia như nào và ai là người đại diện trong các loại
hình doanh nghiệp chưa được quy định cụ thể. Với khái niệm tác giả đã xây
dựng đã khái quát một cách cơ bản về tài sản đầu tư chung của vợ chồng. Đề
từ đó nghiên cứu các nội dung tiếp theo trong luận văn.
1.1.2. Chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn
Như đã đề cập thì tài sản đầu tư cũng là một trong những vấn đề quan
trọng được đề cập đến khi chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Do đó, Luật
HN&GĐ năm 2014 quy định chế độ tài sản của vợ chồng có thể là chế độ tài
sản pháp định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Chế độ tài sản pháp định
được quy định tại khoản 1 điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014. Tài sản đầu tư
chung của vợ chồng thuộc khối tài sản chung hợp nhất, phần quyền sở hữu của
vợ chồng không được xác định trước. Đốivới khối tài sản chung và tài sản đầu
tư trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc quản lý,
sử dụng. Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về chia tài sản đầu tư
của vợ chồng khi ly hôn mặc dù vấn đề này đã được ghi nhận theo Luật
HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành, vì thế dẫn đến nhiều cách hiểu
khác nhau về chia tài sản đầu tư của vợ chồng khi ly hôn.
Ngày nay, kinh tế xã hội phát triển, quan hệ hôn nhân và chế độ tài sản
của vợ chồng có nhiều thay đổi. Việc chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng
đang trở thành một vấn đề khó, phức tạp. Theo đó, việc phân chia tài sản đầu
tư chung của vợ chồng giúp giải tỏa được xung đột, mâu thuẫn tron gia đình,
12
cũng là cách giúp các bên có tài sản để ổn định cuộc sống sau nay. Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2014 trên cơ sở kế thừa Luật năm 2000 và các luật trước
đó, tiếp tục có nhữn quy định tiến bộ về chế định tài sản của vợ chồng. Trong
những năm qua, việc quy định cụ thể các khía cạnh trong quan hệ vợ chồng đã
góp phần xây dựng, củng cố hôn nhân bền vững, một vợ một chồng, quy định
rõ trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình cũng như bước đầu giúp giải
quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Việc phân chia tài sản chung
hay tài sản đầu tư chung là việc chấm dứt quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ
chông đối với khối tài sản đầu tư chung hoặc một phần khối tài sản chung của
vợ chồng khi có tranh chấp xảy ra. Sau khi được phân chia, tài sản chung sẽ trở
thành tài sản riêng của một bên vợ, chồng và người đó có toàn quyền đối với
khối tài sản đó.
Tuy nhiên, có thể hiểu rằng việc chia tài sản đầu tư của vợ chồng khi ly
hôn như là việc chuyển một hoặc nhiều tài sản vốn thuộc khối tài sản chung
vào khối tài sản riêng của vợ hoặc của chồng trong một số trường hợp nếu xảy
ra tranh chấp hoặc do các bên yêu cầu thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tiến hành. Khi tiến hành chia tài sản đầu tư của vợ chồng khi ly hôn, vợ
và chồng có thể thoả thuận rằng người này hoặc người kia nhận nhiều tài sản,
dù trên thực tế, công sức đóng góp của người nhận nhiều tài sản vào việc tạo
lập, phát triển khối tài sản chung không tương xứng với giá trị của số tài sản
nhận được.
Việc chia tài sản đầu tư của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện khi hôn
nhân chấm dứt. Trên cơ sở tìm hiểu các quy định về thời kỳ hôn nhân, tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tác giả xin đưa ra định nghĩa khái
quát về chia tài sản đầu tư của vợ chồng khi ly hôn như sau: “Chia tàisản đầu
tư chung của vợ chồng khi ly hôn là trường hợp được pháp luậtquyđịnh trong
đó vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặckhông thỏa thuận đượcthì yêu cầu Tòa
án giải quyết nhằm tách một phần hoặc chuyển toàn bộ tài sản đầu tư chung
13
chung của vợ chồng thành tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng khi chấm dứt
quan hệ vợ chồng theo thực tế” [42]. Có thể nói các quy định về chia tài sản
đầu tư của vợ chồng khi ly hôn: về trường hợp chia, hình thức chia, hậu quả
pháp lý của việc chia đã phát huy được hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng của vợ chồng và các thành viên của gia đình cũng như lợi ích
của bên thứ ba tham gia vào các quan hệ dân sự, chia tài sản đầu tư chung của
vợ chồng với vợ, chồng với mục đích không làm ảnh hưởng đến vấn đề đầu tư.
1.1.3. Căn cứ chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn
Tài sản đầu tư chung của vợ chồng được xác định dựa trên các căn cứu
sau đây:
Thứ nhất, thời kỳ hôn nhân - căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng:
Thời kỳ hôn nhân được quy định cụ thể theo Luật HN&GĐ 2014:“Thờikỳ hôn
nhân” là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký
kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Thời kỳ hôn nhân là Thời gian quan hệ
vợ chồng tồn tại. Thời kỳ hôn nhân bắt đầu từ khi kết hôn và chấm dứt khi một
bên vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn thì hôn
nhân chấm dứt trước pháp luật kể từ khi án xử cho ly hôn có hiệu lực. Luật
HN&GĐ năm 2014 cũng thừa các quan hệ hôn nhân xác lập trước thời điểm
này mà chung sống với nhau như vợ chồng, có tổ chức đám cưới theo phong
tục tập quán địa phương mà chưa đăng ký kết hôn (Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000). Nhằm tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về
nhân thân và tài sản giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình, qua thực
tiễn xét xử. Mặc dù hiện nay các quy định về hôn nhân thực tế đã được xóa bỏ
nhưng để giải quyết dứt điểm tình trạng “hôn nhân thực tế” do lịch sử để lại,
đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các cặp vợ chồng trong “hôn nhân
thực tế”; tạo cơ sở pháp lý vững chắc khi giải quyết tranh chấp về hôn nhân
thực tế và áp dụng pháp luật thống nhất, Nhà nước ta đã ban hành một số văn
14
bản pháp luật quy định về hôn nhân thực tế và giải quyết các vấn đề có liên
quan đến tài sản trong quá trình chung sống của quan hệ vợ chồng nói chung.
Thứ hai, dựa vào nguồn gốc tài sản:
+ Tài sản đầu tư chung của vợ chồng do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản đầu tư
chung của vợ chồng là tài sản do vợ chồng tạo lập trong quá trình hôn nhân
thông qua hoạt động kinh doanh. Hiểu theo nghĩa rộng tài sản do vợ chồng tạo
ra không chỉ là những tài sản do chính tay vợ hoặc chồng tạo ra, mà còn là
những tài sản mà vợ hoặc chồng bỏ tiền, vàng, công sức để mua được hoặc đổi
được.Quyền tự do sản xuất kinh doanh của cá nhân được Nhà nước bảo hộ và
được ghi nhận là một quyền hiến định.
- Các thu nhập hợp pháp khác của do tài sản đầu tư chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân mang lại. Đó là lợi nhuận do tài sản đầu tư chung. Chỉ
những tài sản được tạo ra hợp pháp do vợ chồng tạo ra từ sản xuất kinh doanh
được xác lập quyến sở hữu trong thời hôn nhân thì được coi là tài sản chung
của vợ chồng.
- Tài sản đầu tư chung mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng
cho chung. Vợ, chồng cùng hàng thừa kế và cùng được hưởng phần di sản bằng
nhau nhưng do mỗi phần di sản mà mỗi người được hưởng được xác định riêng
nên đây là tài sản riêng của vợ, chồng. Như vậy thừa kế chung của vợ chồng
chỉ xuất hiện trong thừa kế theo di chúc mà không xuất hiện ở thừa kế theo
pháp luật.
Thứ ba, tài sản đầu tư chung của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận: Quy
định này thể hiện rõ quyền tự định đoạt của mỗi người đối với tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình. Đây được coi là nguyên tắc tiến bộ trong quy định luật
khi quy định trong Bộ luật Dân sự và cònđược cụ thể hóa trong Luật Hôn nhân
và Gia đình. Theo đó, khi chủ sở hữu tình nguyện đưa tài sản riêng xác nhập
15
vào khối tài sản chung thì nhà làm luật sẽ tôn trọng quyền tự định đoạt của họ.
Đây là quy định tiến bộ mà nhà làm luật đã đề ra.
1.1.4. Phương pháp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn
Hậu quả pháp lý của ly hôn sẽ làm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ
chồng. Việc chia tài sản chung là điều kiện cần thiết đảm bảo điều kiện sống
của mỗi bên sau khi ly hôn và tạo tiền đề quan trọng cho quá trình ổn định hoạt
động sản xuất kinh doanh. Để chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly
hôn, pháp luật HN&GĐ đã quy định về phương thức phân chia cũng như các
nguyên tắc của việc phân chia này.
Thứ nhất, phương pháp các bên tự thỏa thuận: Điều này đã được thể hiện
thông qua quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định:
“Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế
độ tài sản theo thỏa thuận”. Luật HN&GĐ năm 2014 đã bổ sung chế độ tài sản
theo thỏa thuận. Theo quy định tại Điều 47 Luật HN&GĐ năm 2014 thì trường
hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải
được lập trước khi kết hôn, đúng quy định pháp luật, bằng văn bản có công
chứng hoặc chứngthực. Chế độ tàisản đầu tư chung củavợ chồng của vợ chồng
theo thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn. Tại Điều 48 Luật
HN&GĐ năm 2014, quy định nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản
của vợ chồng bao gồm: “Tàisản được xác định là tài sản chung, tàisản riêng
của vợ chồng:quyền, nghĩa vụ củavợ chồng đốivớitàisản chung, tàisản riêng
và giao dịch có liên quan, tài sản để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình;
điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài
sản…”. Thỏathuận này vẫn có thể được sửa đổi, bổ sung sau khi kết hôn hoặc
bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 49 và 50 của Luật này. Quy
định này góp phần giảm thiểu sự tranh chấp tài sản sau ly hôn của các cặp vợ
chồng trong tình trạng hiện nay. Khẳng định mối quan HN&GĐ là một mối
quan hệ dân sự nói chung, do đó, các quy định của pháp luật HN&GĐ cũng đề
16
cao nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa vợ chồng. Ngoài ra, quy định chế độ tài
sản theo thỏa thuận còn giúp giả chi phí, tiết kiệm được thời gian Tòa án giải
quyết chia tài sản, giúp việc chia tài sản được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả,
tránh những xung đột mâu thuẫn kéo dài. Dựa trên tinh thần đó, pháp luật Việt
Nam luôn khuyến khích việc tự thỏa thuận này.
Thứ hai, phương pháp yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản đầu tư
chung của vợ chồng khi ly hôn thì TA với vai trò là cơ quan duy nhất thực hiện
chức năng xét xử trong thực tế thì theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật
HN&GĐ năm 2014: “…Nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ,
chồng hoặc cả hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 2, 3, 4
và 5 Điều này và tại các Điều 60, 61, 62, 63, và 64 của Luật này. …nếu thỏa
thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3,
4 và 5 Điều này và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giảiquyết”.
Phương thức này nhờ Tòa giải quyết khi các bên lựa chọn chế độ tài sản theo
thỏa thuận nhưng thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng hoặc vợ chồng lựa chọn chế
độ tài sản theo luật quy định nhưng không thỏa thuận được. Khigiảiquyết, Tòa
án sẽ tuân thủ những nguyên tắc và các trường hợp cụ thể quy định trong Luật
HN&GĐ.
1.1.5. Nguyên tắc chia tài sản đầu tư chung
Bên cạnh chế độ tài sản theo thỏa thuận, thì Luật hôn nhân và gia đìnhtiếp
tục ghi nhận chế độ tài sản theo luật định là nên tảng trong chế độ tài sản chung
của vợ chồng. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo
quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của
LHN&GĐ 2014. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ
chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo luật định được
quy định bao gồm các nguyên tắc sau:
Một là, nếu hai vợ chồng có sự thỏa thuận về tài sản thì chia tài sản khi ly
hôn được áp dụng thỏa thuận đó (nếu thỏa thuận đầy đủ, đúng pháp luật). Trong
trường hợp thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng những quy định của
17
pháp luật để phân chia. Nguyên tắc đầu tiên trong việc chia tàisản của vợ chồng
khi ly hôn chính là sự thoả thuận. Tài sản của vợ chồng được chia như thế nào
trước hết phụ thuộc vào chính ý chí của họ. Xuất phát từ mối quan hệ dân sự
đều rất tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự hay nói cách khác chính là
việc vợ chồng có sự thỏa thuận đối với việc phân chia tài sản đầu tư chung
trong thực tế. Quá trình giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ
chồng khi ly hôn, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ
khối tài sản chung. Tất nhiên cần phải hiểu rằng sự thoả thuận này phải phù
hợp với quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.Sự tự nguyện thỏa
thuận, ý chí đồngthuận của các bên luôn được tôn trọng dù trong bất kỳ trường
hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận hoặc theo luật
định. Cụ thể: Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ
các vấn đề về phân chia quyền nuôicon và quyền đốivớitàisản chung. Trường
hợp vợ chồng không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận trái pháp luật mà có yêu
cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ
chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa
án xử lý như sau:
– Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
hoặc văn bản thỏa thuận bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ
tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
– Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận
không rõ ràng hoặc Tòa án tuyên bịvô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng
tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của LHN&GĐ
để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định vợ chồng có thể tự thỏa
thuận việc chia tài sản khi ly hôn thể hiện sự tiến bộ về tư duy pháp luật và cách
nhìn nhận Việc thừa nhận này không chỉ đảm bảo quyền tự do định đoạt đối
với quyền sở hữu tài sản là tài sản đầu tư chung, đáp ứng nhu cầu của cá nhân
18
vợ, chồng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Nhà nước trong việc giải
quyết tranh chấp về tài sản đầu tư chung của vợ chồng. Đặc biệt, trong bốicảnh
hiện nay, số lượng các vụ việc về ly hôn ngày càng gia tăng, việc giải quyết tài
sản của vợ chồng khi ly hôn nhưng không cần phải xác minh nguồn gốc cũng
như giá trị tài sản của vợ chồng sẽ giúp Tòa án rất nhiều trong việc tiết kiệm
thời gian và nguồn nhân lực và theo quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng Dân sự
năm 2015.
Hai là, trong trường hợp chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo quy
định của pháp luật thì cho các bên thỏa thuận việc phân chia, nếu không thỏa
thuận được thì giải quyết theo quy định của pháp luật. Theo đó, xuất phát từ
bản chất của quan hệ dân sự nói chung và quan hệ vợ chồng nói riêng, vợ,
chồng có quyền thương lượng, thỏa thuận với nhau để giải quyết phân chia tài
sản trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng. Tòa án có trách nhiệm tôn
trọng thỏa thuận hợp pháp của các bên. Nội dung của thỏa thuận vi phạm điều
cấm của luật hoặc đạo đức xã hội thì sẽ không được công nhận.
– Nếu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có những vấn đề không
thỏa thuận, thỏa thuận không rõ ràng hoặc thỏa thuận bị vô hiệu thì áp dụng
quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các Điều 60, 61,
62, 63 và 64 của LHN&GĐ năm 2014 để giải quyết.
– Nếu văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòaán tuyên
bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để
chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành không
quy định hình thức ghi nhận thỏa thuận phân chia tài sản. Chỉ duy nhất trong
trường hợp khi vợ chồng thuận tình ly hôn, nếu họ thỏa thuận được với nhau
về việc phân chia tài sản chung thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình
ly hôn và thỏa thuận của các đương sự. Tuy nhiên thực tiễn xét xử cho thấy,
trong vụ án hôn nhân và gia đình, Tòa án giải quyết 03 mối quan hệ là quan hệ
hôn nhân, quan hệ tài sản và con chung, trong trường hợp các bên thỏa thuận
19
được vấn đề tài sản chung thì Tòa án vẫn công nhận sự thỏa thuận này và sẽ
được quyết định trong bản án.
Ba là, tài sản riêng của vợ chồng thì thuộc sở hữu riêng của người đó, trừ
trường hợp nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật hôn nhân và gia
đình. Nếu có sự lẫn lộn giữa tài sản chung và tài sản riêng thì được thanh toán
phần giá trị của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng
có thỏa thuận khác. Trên cơ sở của nguyên tắc vợ, chồng có quyền bình đẳng
trong việc hưởng các quyền dân sự nói chung và quyền sở hữu tàisản nóiriêng,
trong trường hợp không có thỏa thuận phân chia tài sản, khi ly hôn, tài sản
chung của vợ chồng được chia theo nguyên tắc chia đôi. Quy định này là hoàn
toàn hợp lý vì hình thức sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất,
được sử dụng để đảm bảo nhu cầu đờisống chung của gia đình, thực hiện nghĩa
vụ chung của vợ chồng. Sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu mà trong
đó quyền của các đồng chủ sở hữu không được xác định đối với khối tài sản
chung nên về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi khi ly hôn.
Tuy nhiên, để đảm bảo việc phân chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng được
thực hiện công bằng, phù hợp với thực tế, khoản 2 Điều 59 LHN&GĐ năm
2014 được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT
– TANDTC – VKSNDTC – BTP quy định rằng khi ly hôn, tài sản chung của
vợ chồng về nguyên tắc được chia đôinhưng có tính đến các yếu tố sau đây để
xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
– Hoàn cảnh của gia đìnhvà của vợ, chồng: là tình trạng về năng lực pháp
luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau
khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà
vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật
hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài
sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm
duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế
của gia đình và của vợ, chồng.
20
- “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực
pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tàisản, khả năng lao động tạo ra thu nhập
sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình
mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tàisản theo quy định của Luật
hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài
sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm
duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế
của gia đình và của vợ, chồng.
- “Côngsức đónggóp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển
khối tài sản chung” là sự đóng góp về tàisản riêng, thu nhập, công việc gia đình
và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm
được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc
vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
- “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và
nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia
tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề
nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh
doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh
toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng
của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được
ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên,
con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
Ví dụ: Vợ chồngcó tài sảnchung là một chiếc ô tô người chồngđang chạy
xe taxitrịgiá 400 triệu đồngvà một cửahàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh
trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải
xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng
21
để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị
tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.
- “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi
của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng
dẫn đến ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vibạo lực gia đình, không chung
thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố
lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi
ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
Tuy nhiên, để chứng minh được lỗi của bên đối phương thì chủ thể bên
kia phải cung cấp được chứng cứchứng minh cho Tòaán về những lỗi vi phạm
quyền, nghĩa vụ đó. Những hành vi vi phạm sẽ là một trong những căn cứđược
Tòa án xem xét khi phân chia tài sản. Căn cứ vào mức độ lỗi vi phạm quyền,
nghĩa vụ Tòa án xem xét chia tài sản theo hướng người nào có lỗi, lỗi nhiều
hơn thì sẽ nhận được tài sản ít hơn.
Các yếu tố được nêu trên là những quy định mang tính định tính, do vậy
nó không những đòihỏi Thẩm phán phải nắm vững các quy định của pháp luật
mà còn phải thu thập, kiểm tra kĩ mọi vấn đề liên quan tới tài sản: hoàn cảnh
các bên, công sức đóng góp… Cũng như phải có sự hiểu biết đúng đắn, chính
xác và đầy đủ về các tiêu chí này nhằm phân chia tài sản được chính xác, tránh
những sai sót, đảm bảo quyền và lợi íchhợp pháp cho các bên.
Bốn là, tài sản chung của vợ chồngvề nguyên tắc được chia đôisongphải
xem xét hoàn cảnh của vợ chồng, tình trạng tài sản, côngsức đóng góp của mỗi
bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản chung. Thực tiễn cho thấy phân
chia tài sản cho vợ chồng khi ly hôn bao giờ cũng phức tạp, nguyên tắc này sẽ
giúp cho Toàán chủ độnghơn trong khi phân chia nhằm mục đích:chia tài sản
không làm mất giá trị sử dụng của tài sản đó. Để thực hiện tốt nguyên tắc này,
Toà án phải chú trọng trong việc ưu tiên chia bằng hiện vật tương ứng, chỉ khi
22
nào không thể chia bằng hiện vật thì mới tiến hành chia cho một bên nhận hiện
vật và bên này có nghĩa vụ trích chia tương ứng giá trị bên kia được nhận.
Năm là, bảo vệ quyền, lợi ích của một số chủ thể, tài sản chung của vợ
chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị, bên nào nhận được phần tài
sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán
cho bên kia giá trị chênh lệch.Khoản 4 Điều 59 LHN&GĐ năm 2014 quy định
tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp
tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định
tài sản riêng không dễ dàng xuất phát từ lời khai của hai bên vợ, chồng không
giống nhau. Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của LHN&GĐ 2014 được quy định
tại khoản 4 Điều 2: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ
trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân
và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ;
thực hiện kế hoạch hóa gia đình”, xuất phát từ chính sách nhân đạo của Đảng
và Nhà nước, LHN&GĐ cũng thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính
đáng của phụ nữ và trẻ em. Luật HN&GĐ cũng thừa nhận nguyên tắc “Bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn
tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, và không có tài
sản để tự nuôi mình”. Nguyên tắc này được quy định nhằm ngăn chặn thói tệ
coi rẻ người phụ nữ và con cái. Hơn nữa, trên thực tế, sau khi ly hôn người vợ
được coi là phái yếu và con cái thường gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn
tinh thần trong việc tổ chức lại và duy trì cuộc sống bìnhthường. Họ cần được
bảo vệ và quan tâm. Do đó, cần phải tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống,
yên tâm công tác, lao động, hạn chế thấp nhất những khó khăn họ phải chịu.
Sáu là, nghĩa vụ phải chứng minh thuộc về bên yêu cầu xác định tài sản là
của riêng. Nếu không chứng minh được thì đó là tài sản chung. Khi chia nhà ở
là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không
chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc
23
chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực
hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản
được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu.
Đối với trường hợp các bên không thỏa thuận việc giải quyết chia tài sản
thì các bên có quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Về tài sản chung
của vợ chồng được giải quyết trong vụ án ly hôn có tranh chấp tài sản hoặc
được thực hiện theo phương thức thỏa thuận bằng vụ án chia tài sản chung của
vợ chồng khi ly hôn được thể hiện bằng các quy phạm pháp luật của Luật hôn
nhân và gia đình.
Quy định về nguyên tắc chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn
là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ hình thức sở hữu chung của vợ chồng là hình thức sở
hữu chung hợp nhất, việc vợ chồng đầu tư chung vào một loại hình kinh doanh
bản chất là dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, ổn định kinh tế, thực hiện
nghĩa vụ chung của vợ chồng. Tuy rằng việc đóng góp công sức của các bên
vào khối tài sản đầu tư chung là khác nhau nhưng khi phân chia tài sản, Tòaán
căn cứ đến việc xem xét tới hoàn cảnh gia đình của các bên, tình trạng tài sản
và năng lực có thể tạo ra thu nhập để đảm bảo việc phân chia tài sản đầu tư
chung được thực hiện một cách công bằng. Điều này đặt ra yêu cầu đốivới cơ
quan chức năng khi giải quyết việc chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng cần
phải tiến hành thẩm tra, tìm hiểu nguồn gốc, chứng cứ đầy đủ và các vấn đề
liên quan đến khối tài sản đầu tư chung . Trên thực tế, để xác định công sức
đóng góp của các bên vào khối tài sản đầu tư chung, Tòaán thường căn cứ vào
mức thu nhập của các bên, xem xét công việc của các bên, nguồn vốn bỏ vào
đầu tư chung và công sức đóng góp khi đầu tư vào hoạt động kinh doanh của
các bên. Tuy nhiên, khi xem xét vào mức thu nhập của các bên, Tòa án cũng
cần lưu ý đến mức đóng góp thực tế của vợ chồng khi không phải trường hợp
nào có thu nhập cao là đương nhiên đóng góp vào khối tài sảnđầu tư chung của
vợ chồng nhiều hơn người có thu nhập thấp hơn. Ngoài ra, Tòaán cũng cầnxác
24
định rõ khối tài sản đầu tư chung của vợ chồng gồm những gì, là tiền, vật hay
quyền sở hữu trí tuệ, bất động sản…để có thể phân chia phù hợp.
Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc đặt ra buộc các bên tuân thủ
và Tòaán cần xem xét kỹ lưỡng khi chia tài sản chung của vợ chồng nói chung
và tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn nói riêng là: “Bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất
năng lụchành vi dân sự hoặckhông có khả năng lao động và không có tài sản
riêng đểtự nuôibản thân mình.”Bảo vệ bà mẹ, trẻ em trước hết là trách nhiệm
của gia đình sau đó là trách nhiệm của nhà nước, xã hội. Việc nhà nước ghi
nhận và quy định trong luật về bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của vợ, conchưa
thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không
có khả năng lao động và không có tài sản riêng để tự nuôi mình thể hiện tính
nhân đạo, nhân văn của Nhà nước. Hiện nay, xã hội phát triển, phụ nữ càng
bình đẳng và tham gia vào công tác xã hội nhiều hơn, tự chủ về kinh tế, nhưng
cũng không ít người không có công việc ổn định hoặc không đi làm mà chỉ nội
trợ tại nhà. Do đó, họ có thể bị yếu thế hơn vì không có khả năng tạo ra nguồn
thu nhập. Khi ly hôn, họ là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương và thường gặp
nhiều khó khăn trong cuộc sống, không có nguồn kinh tế để nuôi bản thân và
concái. Do đó, căncứ vào điều kiện này để phân chia tài sản sẽ bảo đảm quyền
lợi của người vợ, đặc biệt hơn nữa những đứa trẻ chưa thành niên hoặc đãthành
niên nhưng bị khiếm khuyết như tàn tật, mất khả năng lao động và không có tài
sản để tự nuôi mình.
Cùng với đó, một trong những nguyên tắc khác được quy định là “bảo
vệ lợi íchchính đáng của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp để
các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo ra thu nhập”. Quy định này giúp các
bên có điều kiện tiếp tục sản xuất, công cụ lao động phục vụ cho sản xuất, kinh
doanh và hoạt động nghề nghiệp của bên nào thì phân chia tài sản sẽ chia bên
đó, điều này hoàn toàn hợp lý bởi nếu thực hiện việc chia tư liệu sản xuất sẽ
25
làm cho các bên khó có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh hoặc không thể tiếp
tục sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn nếu vợ chồng cùng đầu tư chung để mở
xưởng sản xuất đồ gỗ do người chồng làm chủ đang thực hiện việc quản lý,
kinh doanh. Khi ly hôn, vợ yêu cầu chia đôi nhà xưởng cùng các tư liệu sản
xuất và nhân viên trong xưởng. Nếu Tòa án thực hiện yêu cầu này của người
vợ thì hoạt động sản xuất khó có thể vận hành như cũ, bởi lẽ: việc quản lý của
người chồng không thể diễn ra bình thường, không đủ tư liệu sản xuất, người
lao động cũng gặp khó khăn khi không biết theo ai.
Đối với tài sản là vật không chia được (quyền sở hữu trí tuệ, vốn hình
thành doanh nghiệp…) thì áp dụng theo nguyên tắc chia theo giá trị hiện vật,
bên nào nhần hiện vật thì trách nhiệm thanh toán giá trị tương đương tài sản đó
cho người kia. Quy định này giúp việc chia tài sản đốivới loại không chia được
được công bằng hơn, tránh tình trạng một bên được nhận một bên không. Trên
thực tế, tài sản đều có thể chia được thành các phần bằng nhau có giá trị tương
đương nhưng cũng có loại tài sảnkhi chia ra có thể không tiếp tục sửdụng được
hoặc tài sản được chia không có giá trị tương đương. Do đó, để đảm bảo công
bằng, pháp luật quy định nguyên tắc này để tránh thiệt hơn của các bên. Tuy
nhiên, thực tế chỉ ra rằng việc xác định chính xác giá trị của một tài sản không
phải đơn giản, dẫn đến tranh chấp các bên khi cho rằng việc định giá tài sản là
không thỏa đáng. Để giảm bớt tranh chấp của các bên khi phân chia tài sản đầu
tư chung của vợ chồng, Tòa án nhân dân tốicao đãcó quy định: “Việc xác định
giá trị khối tài sản chung (tài sản đầu tư chung) của vợ chồng hoặc phần giá trị
mà họ phải thanh toán, họ được hưởng là căn cứ vào giao dịch thực tế tại địa
phương vào thời điểm xét xử.” Quy định này tạo điều kiện cho đường lối xét
xử của Tòa án được thống nhất, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của các bên một
cách côngbằng nhất có thể. Việc xác định được giá trị của một tài sản theo giá
giao dịch thực tế tại địa phương vào thời điểm xét xử không phải dễ dàng, bởi
lẽ có những tài sản không thường xuyên giao dịch, phụ thuộc vào nhiều yếu tố
(khấu hao tài sản, địa điểm của tài sản đối với bát động sản…), do vậy rất khó
26
để định giá khi phân chia tại Tòa. Thêm vào đó, trong nhiều trường hợp, bên
nhận tài sản là hiện vật có giá trị lớn hơn phải có nghĩa vụ thanh toán phần
chênh lệch cho bên còn lại nhưng họ cố tình không thanh toán hoặc không có
khả năng thành toán thì bên nhận phần tài sản có giá trị thấp hơn hoặc không
nhận được tài sản sẽ bị thiệt thòi. Điều này dẫn đến tranh chấp, mâu thuẫn kéo
dài.
1.2. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư
chung của vợ chồng
1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ
chồng
Tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn là một
thuật ngữ, một khái niệm rất phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, khái
niệm tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn vẫn chưa
được chính thức giải thích mà chỉ được hiểu thông qua các quy định của pháp
luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ
chồng khi ly hôn.
Trong tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn thì
đối tượng tài sản mà các bên tranh chấp giằng co nhau chính là tài sản đầu tư
chung. Như vậy, đối tượng của tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ
chồng khi ly hôn là các quyền của vợ và chồng đối với quyền tài sản, bên có
những mâu thuẫn, bất đồngvề quyền và nghĩa vụ nên làm phát sinh tranh chấp.
Tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng là những mâu thuẫn
(bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình
thực hiện các hoạt động chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng. Dưới góc độ
pháp luật tố tụng hiện hành ở Việt Nam hiện nay, tranh chấp chia tài sản đầu tư
chung của vợ chồng là tranh chấp giữa các chủ thể về vấn đề tài sản đầu tư
chung của vợ chồng
27
Khi xảy ra vấn đềly hôn thì cần phải giải quyết 03 mối quan hệ gồm: quan
hệ hôn nhân, quan hệ con cái, quan hệ tài sản. Trong đó, mối quan hệ về tài sản
là một trong mối quan hệ cần được chú trọng và giải quyết một cách cụ thể.
Tuy nhiên, do xuất phát từ đặc tính tài sản có tính giá trị nên việc xảy ra tranh
chấp, mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi trong việc chia tài sản chung của vợ
chồng. Khi xảy ra tranh chấp, các bên đều mong muốn tìm được biện pháp giải
quyết nhanh và tốt nhất để giải quyết. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh
chấp trong lĩnh vực chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng. Những nguyên
nhân đó là: mâu thuẫn về tranh chấp công sức đóng góp trong khối tài sản
chung; tranh chấp về nguồn gốc tài sản chung; tranh chấp về thời điểm đóng
góp tài sản đầu tư trước và trong thời điểm góp tài sản đầu tư v.v...
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn các
biện pháp giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình chia tài sản
đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn.
Trong thực tế có rất nhiều phương thức giải quyết các tranh chấp tài sản
đầu tư chung của vợ chồng. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy đa số các chủ thể
có tranh chấp tài sản đầu tư chung thường lựa chọn tố tụng toà án để giải quyết
tranh chấp. Toà án, cơ quan duy nhất được nhà nước giao nhiệm vụ xét xử sẽ
nhân danh quyền lực nhà nước, đưa ra phán quyết buộc các bên có tranh chấp
phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Việc Tòa án giải quyết tranh
chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng sẽ góp phần nâng cao ý thức, tôn
trọng pháp luật trong quá trình xử lý mối quan hệ hôn nhân.
1.2.2. Đặcđiểm giảiquyếttranhchấp tài sản đầu tưchung của vợchồng
Một là, hoạt động giải quyết TCTSĐTC tại Tòa án được tiến hành thông
qua một trình tự, thủ tục nhất định đảm bảo xét xử các vụ án chia tài sản đầu tư
chung một cách nhanh gọn, có hiệu quả. Việc giảiquyết những tranh chấp, đảm
bảo quyền và lợi ích của các bên có liên quan, đảm bảo pháp chế xã hội chủ
28
nghĩa đã được BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định một cách
cụ thể và thiết thực.
Hai là, hoạt động giải quyết TCTSĐTC tại Tòa án là hoạt động giải quyết
những mâu thuẫn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nhằm bảo đảm quyền lợi
chính đáng của các bên.
Balà, trongquátrìnhgiảiquyết TCTSĐTC tạiTòaán, phánquyếtcủaTòaán
được đảmbảo thi hành bằngcưỡng chếnhà nước. Các bêncó tranh chấp phải đối
diện với các hậuquảpháp lý nghiêm khắc nếu cố ý không thihành các quyết định
của Tòa án.
Bốn là, bảo đảm việc giữ gìn uy tín, vị thế của các bên có tranh chấp và
các yếu tố bí mật trong kinh doanh. Đây là yêu cầu quan trọng đối với hoạt
động giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình, nhằm đảm bảo quyền và lợi
íchhợp pháp của các chủ thể trên thực tế.
Năm là, Tòaán cần giải quyết TCTSĐTC mộtcáchnhanh chóng, kịp thời,
đảm bảo hạn chế tối đa việc gián đoạn quá trình sản xuất, kinh doanh của các
chủ thể kinh doanh có liên quan đến vụ án. Có giải quyết tranh chấp một cách
nhanh chóngkịp thời mới bảo đảm được sựtồn tại và phát triển vững mạnh của
các chủ thể kinh doanh.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp tài sản đầu
tư chung của vợ chồng khi ly hôn
1.3.1. Điều kiện vềpháp lý
Để đảm bảo việc áp dụng pháp luật được chính xác, thống nhất và có hiệu
quả phù hợp với thực tiễn trước tiên cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh,
thống nhất và đồngbộ, đồng thời cũng cần có hệ thống các văn bản hướng dẫn
áp dụng pháp luật đầy đủ để làm nền tảng cho việc giải quyết tranh chấp tài sản
đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn. Các văn bản hướng dẫn phải đồng nhất
với nhau, tránh sự xung độtpháp luật.
29
Việc áp dụng pháp luật là vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong
việc điều chỉnhcủapháp luậtđốivớicác mối quanhệ pháp luật phátsinh. Đểcác
mỗi quan hệ xã hội không vi phạm đạo đức xã hội, không vi phạm pháp luật thì
phảicó pháp luật điều chỉnh. Do đó, khicó đủcác điềukiện về pháp lý thì sẽđảm
bảo cho việc giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồngkhi ly hôn
nói riêng và giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồngkhi ly hôn có
căncứ và chặtchẽ.
1.3.2. Điều kiện vềcon người
Để việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư
chung của vợ chồng khi ly hôn nói riêng và các vụ án tranh chấp chia tài sản
đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn được chính xác và thống nhất đòi hỏi
phải có đốingũ cán bộ, thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân, Thư ký
phải có đủ năng lực trình độ và cả kinh nghiệm.Trong quá trình áp dụng pháp
luật trong giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn
thì vai trò của nhân lực giữ vị trí quan trọng. Năng lực, trình độ của độingũ cán
bộ, môi trường làm việc, trình độ năng lực của các cán bộ, côngchức, cơ sở vật
chất là những yếu tố căn bản cho việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh
chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn đạt kết quả cao nhất. Việc
tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ tham gia nhiều lớp học đào tạo nghiệp vụ,
trình độ chuyên môn và cho phép đi thực tập nhiều môi trường khác nhau sẽ
giúp trình độ học vấn và tính nhạy bén của cán bộ, chuyên viên được nâng cao.
Thực tế cho thấy tại các tòa án nhân dân cấp huyện, số lượng Thẩm phán
ít nên việc cùng một lúc Thẩm phán phải giải quyết nhiều vụ việc khác nhau
thường xuyên xảy ra. Thêm vào đó, tùy vào điều kiện địa lý, vùng miền mà
Thẩm phán có những phán quyết khác nhau. Tại các vùng núi, vùng sâu vùng
sa, áp dụng pháp luật và phong tục tập quán cổ hủ sẽ dẫn đến phán quyết của
Thẩm phán cũng theo lối mòn. Thay vào đó, tại các tỉnh, thành phố phát triển,
vợ chồng bình đẳng thì Thẩm phán sẽ có những phán quyết công bằng giữa vợ
30
và chồng khi xảy ra tranh chấp ly hôn. Việc đưa ra quyết định của tòa án phụ
thuộc phần lớn vào nhận định của Thẩm phán. Do vậy, trong trường hợp Thẩm
phán cùng giải quyết nhiều vụ việc một lúc hoặc theo quan điểm lạc hậu sẽ
không thể giải quyết vụ án ly hôn thuận tình vợ chồng, dẫn đến khiếu kiện kéo
dài.
1.4. Khái quát về pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư
chung của vợ chồng
1.4.1. Khái niệm pháp luậtgiảiquyếttranhchấp chi tài sản đầu tưchung
của vợ chồng khi ly hôn
Trong quá trình xây dựng và phát triển thì vai trò của pháp luật đóng vai
trò quan trọng. Đặc biệt là trong mối quan hệ về hôn nhân và gia đìnhkhi có sự
tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng. Vấn đề chia tài sản đầu tư chung của
vợ chồng khi ly hôn là một trong những nội dung quan trọng trong giải quyết
chia tài sản, đồng thời, giải quyết mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng một cách
triệt để khi ly hôn trong thực tế. Hoạt động giải quyết tranh chấp chia tài sản
đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn muốn đạt hiệu quả cao nhất thiết phải
được pháp điển hoá thành các quy phạm, các đạo luật cụ thể. Mặc dù vậy, hiện
nay khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của
vợ chồng khi ly hôn vẫn cònnhững cáchhiểu khác nhau.
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnhcác quan hệ xã hộiphát triển phù hợp
với lợi íchcủa giai cấp mình. Trong các năm qua, đất nước ta đang từng bước
phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc cá nhân đem tài sản
vào đầu tư kinh doanh để tăng thêm thu nhập ngày càng nhiều. chính vì vậy,
việc vợ chồng đem tài sản vào đầu tư kinh doanh diễn ra ngày càng nhiều nên
cần có căn cứ quy định cụ thể về chế định tài sản đầu tư chung của vợ chồng.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động giải quyết tranh chấp chia tài sản
31
đầu tư chung của vợ chồngkhi ly hôn, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã
hoạch định, xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh,
đặc biệt là vai trò của TAND trong giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của
vợ chồng khi ly hôn. Có thể nói rằng, phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể
trong từng văn bản pháp luật, các quan hệ về giải quyết tranh chấp chia tài sản
đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn vớiluật chuyên ngành đã được xử lý một
cách hài hoà và ngày càng mang tính khả thi cao. Điều này thể hiện qua hoạt
động giải quyết các TCTSĐT của vợ chồng khi ly hôn. Thông qua hoạt động
ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật
chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ giải quyết tranh chấp chia tài sản
đầu tư chung của vợ chồngkhi ly hôn đã tạo nên nền tảng pháp lý cơ bản trong
hoạt động HN&GĐ, xây dựng và phát triển bền vững. Dựa trên các phân tích
trên tác giả đưa ra khái niệm pháp luậtgiải quyết tranh chấp chia tài sản đầu
tư chung của vợ chồng khi ly hôn như sau: “Pháp luật giải quyết tranh chấp
chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn là tập hợp các văn bản quy
phạm phápluậtđiều chỉnh cácquan hệxã hội phátsinh giữa các chủ thể trong
quá trình TAND thực hiện chức năng trong giải quyết tranh chấp chia tài sản
đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn. Đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ
của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giải quyết tranh chấp chia tài sản
đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn”. Pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài
sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn được cấu thành bởi hệ thống quy
phạm pháp luật được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau
như: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh cho đến những văn bản hướng dẫn thi hành
do Chính phủ, các Bộ, ban ngành hay chính quyền địa phương ban hành.
1.4.2. Nội dung pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư
chung của vợ chồng khi ly hôn
- Thẩm quyền đểgiảiquyếttranh chấp tàisản đầu tưchung của vợ chồng
khi ly hôn
32
Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án là quyền xem xét,
giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết
các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của Tòa án. Việc xác định một cách
khoa học và hợp lý thẩm quyền dân sự của Tòa án tránh được sự chồng chéo
trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòaán với các cơ quan nhà nước giữa các
Tòa án với nhau và xác định các điều kiện cần thiết bảo đảm cho Tòa án thực
hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Trên thế giới, về cơ bản ở các nước theo hệ thống châu Âu lục địa và các
nước theo hệ thống Anh - Mỹ đề cập vấn đề thẩm quyền của Tòa án là thẩm
quyền của Tòa án theo loại việc và thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ. Tại Việt
Nam, đặc thù về tổ chức hệ thống Tòa án nên thẩm quyền dân sự của Tòa án
được tiếp cận dưới3 góc độ:thẩmquyền dânsự củaTòaán theo loại việc, thẩm
quyền dân sự của Tòaán các cấp, thẩm quyền dân sự của Tòaán theo lãnh thổ.
Ở tất cả các hệ thống pháp luật(Châu Âu lục địa -nơi có sự phânchia ngành
luật giữa luật dân sựvà luật thương mại, hay hệ thốngpháp luật Anh Mỹ, thì đều
xác định những tranh chấp loại này là tranh chấp dân sự. Ở Việt Nam, các tranh
chấp liên quanđếndânsự, hônnhânvàgia đình, kinhdoanh thương mạiđược giải
quyết tại toà cấp quận, huyện là toà án có thẩm quyền chung (Điều 35 BLTTDS
năm2015).
- Chủ thể giảiquyết
Trong hoạt động giải quyết các tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ
chồng khi ly hôn được thực hiện bởi Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xét xử.
Theo quy định của BLTTDS 2015 quy định:
Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những tranh chấp sau đây:
33
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và
Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ
luật này;
Ngoài ra, đối với chủ thể là TAND cấp tỉnh được thực hiện giải quyết
tranh được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015.
Như vậy đốivới chủthể thực hiện giải quyết tranh chấp là TAND, cơ quan
được giao chức năng về xét xử theo quy định của Hiến pháp tại Điều 102.
- Các quy định về phạm vi xét xử tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ
chồng khi ly hôn
Khái niệm phạm vi xét xử trong tố tụng dân sự cũng có nội hàm gần với
khái niệm giới hạn xét xử trong tố tụng dân sự. Theo đó, có thể hiểu rằng, giới
hạn hay phạm vi xét xử của tòa án không phải là vô hạn, thể hiện ý chỉ chủ
quan của cơ quan tiến hành tố tụng mà nó được luật hóa. Tùy vào nội dung,
tính chất của vụ việc đưa ra xét xử. Trong tố tụng dân sự, tính chất của dân sự
là việc tư của đương sự, nên bao giờ luật cũng tôn trọng sự thỏa thuận của các
bên và luôn có bước hòa giải để hai bên ngồi lại bàn bạc, cùng thống nhất đưa
ra kết quả cuốicùng. Vì vậy, TAND xác định phạm vi xét xử của mình dựa trên
cơ sở yêu cầu của đương sự, thể hiện ở hình thức là đơn kiện, đơn yêu cầu. Khi
việc hòa giải không thành hoặc một trong hai bên từ chối quá trình hòa giải do
một số nguyên nhân nhất định thì Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định cụ thể và
tình hình thực tế của sự việc để đưa ra phán quyết cuối cùng.
- Các quy định về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân cấp phúcthẩm giải
quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn
Về trìnhtự, thủ tục phiên tòasơ thẩm và phúc thẩm, BLTTDS năm 2015 quy
định cụthể, chi tiết từ khi khởi kiện đến lúc tuyên án kết thúc phiên tòa. Các quy
định này đáp ứng yêu cầucủa cải cách tư pháp, mở rộng quyền dân chủ, phát huy
tính tíchcực, chủđộngcủa các đương sự và những người tham gia tố tụng khác
34
trongviệc trìnhbàyyêu cầu, đềnghị, xuất trìnhchứng cứ, xéthỏivà tranh luận tại
phiên toà.
Tiểu kếtchương 1
Quy định về áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư
chung của vợ chồngkhi ly hôn là một chế định pháp lý quan trọng, là cơ sở cần
thiết trong việc thiết lập và hoàn chỉnh một hệ thống pháp luật về HN&GĐ nói
chung. Việc xác định đặc điểm, vaitrò, ý nghĩatrong việc áp dụngpháp luậttrong
giải quyết tranh chấp tàisản đầu tư chung của vợ chồng khily hôn trong lĩnh vực
này sẽ hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ
nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về HN&GĐ nói chung và quy định
vềlĩnhvực giảiquyết mốiquan hệgiải quyết tranhchấp chia tàisản chung của vợ
chồngkhi lyhôn Việt Nam. Đồngthời, cònbảo vệquyền và lợi íchhợp pháp cho
các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội trong hoạt động áp dụng pháp luật
tronggiảiquyếttranhchấp tàisảnđầutưchungcủavợ chồngkhilyhôn, góp phần
quantrọng tronghoạtđộngxétxử các vụán dânsựtạiTòaán ở nước ta trong quá
trình hộinhập và phát triển. Cùng với thời gian thì những quy định áp dụng pháp
luật trong giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn đã
được thay đổi nhằm phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
ChươngI củaLuận vănđãphân tích một cáchkháiquátcơ sở lýluậncủa áp dụng
pháp luậttronggiảiquyết tranhchấp tài sản đầutưchung củavợ chồng khilyhôn
ở nước ta hiện nay, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm và vai trò, nội dung trong giải
quyết tranh chấp tàisản đầutư chung của vợ chồng khily hôn ở nước ta hiện nay.
Trên cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong giảiquyết tranh chấp tàisản đầu tư
chung củavợ chồng khily hôn ở Chương I, tác giả nghiên cứu thực tiễn xét xử sơ
thẩm tại TAND huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội để từ đó đánh giá tình hình
thực hiện, kết quả đạt được, khó khăn vướng mắc và những nguyên nhân trong
quátrình thực thitrong thực tế. Từđó đề ra giảipháp hoànthiệnpháp luậtđểnâng
cao hiệu quả giải quyết tranh chấp chia tài sản của vợ chồng nói chung và tài sản
35
đầu tư chungcủa vợ chồngnóiriêng.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN ĐẦU TƯ CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG KHI LY HÔN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM CỦA
TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM,THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Kháiquátchungvề TòaánnhândânhuyệnGiaLâm, thànhphố Hà
Nội
Huyện Gia Lâm có diện tích tự nhiên 108,44 km², dân số năm 2018
khoảng 277, 600 người 2,1% dân số theo đạo Thiên Chúa. Huyện có địa giới
hành chính: Phía đông giáp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; Phía đông nam
giáp huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; Phía tây giáp quận Hoàng Mai với ranh
giới là sông Hồng; Phía tây bắc giáp quận Long Biên với ranh giới là sông
Đuống và quốc lộ 1A mới; Phía nam giáp huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên;
Phía tây nam giáp huyện Thanh Trì với ranh giới là sông Hồng; Phía bắc giáp
thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và huyện Đông Anh, Thành phố
Hà Nội. Huyện Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội 8km. Huyện Gia Lâm có 22
đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Trâu Quỳ (huyện lỵ), Yên
Viên và 20 xã: Bát Tràng, Cổ Bi, Đa Tốn, Đặng Xá, Phú Thị, Đông Dư, Dương
Hà, Dương Quang, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Văn Đức, Lệ Chi, Ninh
Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu, Yên Thường, Yên Viên, Kim Sơn.
(Theo Bách Khoa toàn thư).
Cùng với vị trí địa lý đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Gia Lâm
phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng thị trường thương mại, liên kết với các
tỉnh trong cả nước và quốc tế. Trongnhững năm gần đây, huyện luôn một trong
những huyện của thành phố và dẫn đầu về tốc độ phát triển đã có những bước
chuyển đổi mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, làm thay đổibộ mặt đô
36
thị của một thành phó trực thuộc Trung ương. Năm 2019, tổng thu ngân sách
Nhà nước trên địa bàn huyện vượt cao so với dự toán TP và huyện giao; trong
đó phần do huyện thu ước đạt 2.602,6 tỷ đồng, bằng 126,9% dự toán thành phố
và huyện giao. Tuy nhiên, do quá trình phát triển của huyện trong thực tế thì
việc xảy ra các mối quan hệ tranh chấp dân sự về tài sản chung của vợ nói
chung và tài sản đầu tư chung của vợ chồng nói riêng xảy ra nhiều và phổ biến
trên địa bàn huyện.
Thông qua cơ cấu tổ chức của Tòaán nhân dân huyện Gia Lâm, Thành
phố Hà Nội được thực hiện trên quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân
2014. Thông qua việc tổ chức trên đã góp phần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị
15-CT/TW ngày 7/7/2007 của Bộ Chính trị và tinh thần Nghị quyết số 08-
NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp; Chỉ
thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đốivới công tác giải quyết các vụ án tranh chấp tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn nói chung và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo đúng
quy định của pháp luật, qua đó đãđảm bảo cho việc xét xử đúng pháp luật, đảm
bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự
nói chung, giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn
nói riêng.
Trong những nămqua thì độingũ Thẩmphán của Tòaán nhân dân huyện
Gia Lâm, Thành phố Hà Nội được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Số lượng thẩm phán, thư ký, người lao động thuộc tòa án nhân
dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giaiđoạn 2016 - 2019
STT 2016 2017 2018 2019
Số lượng Thẩm phán 11 11 11 11
Số lượng Thư ký 9 9 9 9
Người lao động 2 2 2 2
37
(nguồn:Báocáo của Tòa án nhân dânhuyện Gia Lâm,ThànhphốHà Nội giai
đoạn 2016-2019))
Bảng 2.2:Số vụ án thụ lý, giải quyết về chia tài sản vợ chồng khi ly hôn
của TAND huyện Gia Lâm từ năm 2015 – 20191
Đơn vị tính:vụ
Năm
2015 2016 2017 2018 2019
Thụ lý 08 07 10 08 12
Giải quyết 08 07 10 08 12
Đạt tỷ lệ 100% 100% 100% 100% 100%
Nguồn:TAND huyện Gia Lâm
Quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ thì TAND huyện Gia Lâm luôn
nỗ lực để học tập và phát triển kinh nghiệm và kiến thức nhằm xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức đáp ứng với yêu cầu của cải cách tư pháp đã đề ra. Vì
vậy, trong những năm vừa qua thì đội ngũ Thẩm phán của TAND huyện Gia
Lâm đã được chuẩn hóa về trình độ lý luận chính trị, có 04/11 Thẩm phán có
trình độ cử nhân chính trị chuyên ngành, 01/8 Thẩm phán có trình độ cao cấp
lý luận chính trị, 06/11 Thẩm phán có trình độ trung cấp chính trị và 04 thư ký
có trình độ trung cấp chính trị. Bộ phận giúp việc cho Ban lãnh đạo có Văn
1TAND huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội(2015), Báo cáo tổng kết công tác xét xử năm 2015,. TAND
huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội(2016), Báo cáo tổng kết công tác xét xử năm 2016, Hà Nội. TAND
huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội(2017), Báo cáo tổng kết công tác xét xử năm 2017, Hà Nội. TAND
huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội(2018), Báo cáo tổng kết công tác xét xử năm 2018, Hà Nội. TAND
huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội(2019), Báo cáo tổng kết công tác xét xử năm 2019, Hà Nội
38
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn

Contenu connexe

Tendances

Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Tendances (20)

Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng để kinh doanh, HAY
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng để kinh doanh, HAYLuận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng để kinh doanh, HAY
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng để kinh doanh, HAY
 
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAYLuận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật, HAYLuận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đ
 
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hônBáo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
 
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOTLuận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
 
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đìnhĐề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ  Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ  Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 ĐiểmLiệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
 
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đìnhĐề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
 
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sảnHợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉ...
Luận văn: Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉ...Luận văn: Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉ...
Luận văn: Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉ...
 
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOTChế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOTLuận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
 

Similaire à Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn

Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpVitHong471883
 

Similaire à Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn (20)

Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônGiải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docx
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...
Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...
Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...
 
Luận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAY
Luận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAYLuận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAY
Luận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAY
 
Đề Tài Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn
Đề Tài Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly HônĐề Tài Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn
Đề Tài Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn
 
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOTCăn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
 
Luận văn Xác Định Tài Sản Vợ Chồng Khi Ly Hôn, theo LUẬT 2014
Luận văn Xác Định Tài Sản Vợ Chồng Khi Ly Hôn, theo LUẬT 2014Luận văn Xác Định Tài Sản Vợ Chồng Khi Ly Hôn, theo LUẬT 2014
Luận văn Xác Định Tài Sản Vợ Chồng Khi Ly Hôn, theo LUẬT 2014
 
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà Nội
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà NộiChia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà Nội
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Tại Hà Nội
 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
 
Báo cáo Nguyên Tắc, Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng ...
Báo cáo Nguyên Tắc, Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng ...Báo cáo Nguyên Tắc, Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng ...
Báo cáo Nguyên Tắc, Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng ...
 
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.docThực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
 
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TAND QUA THỰC TIỄN ...
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TAND QUA THỰC TIỄN ...GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TAND QUA THỰC TIỄN ...
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TAND QUA THỰC TIỄN ...
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nh...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nh...Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nh...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nh...
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfSuperJudy1
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhtrò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhNguynHuTh6
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxhoangvubaongoc112011
 

Dernier (20)

GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhtrò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
 

Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ HẢI YẾN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN ĐẦU TƯ CHUNG VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 LUẬN VĂN THẠC SĨLUẬT KINH TẾ HÀ NỘI, 2020
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ HẢI YẾN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN ĐẦU TƯ CHUNG VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành:Luậtkinh tế Mã số: 8 38 01 07 NGƯỜIHƯỚNGDẪN KHOAHỌC: TS. DƯƠNG QUỲNHHOA
  • 3. HÀ NỘI, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảmơn và các thông tin tríchdẫntrong luận văn đã được ghi rõ ràng và được phép côngbố. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Học viên thực hiện Vũ Thị Hải Yến
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN ĐẦU TƯ CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN ............................................................................9 1.1. Khái quát về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ........... 9 1.2. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng ..........................................................................27 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn..................................................... 29 1.4. Khái quát về pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng ..........................................................................31 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN ĐẦU TƯ CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM,THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........................................................................................36 2.1 Khái quát chungvề Tòaán nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.....................................................................................................36 2.2. Thực trạng về thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. ................................. 39
  • 5. 2.3. Thực trạng về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khily hôn tại cấp xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội...........................................43 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN ĐẦU TƯ CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN Ở VIỆT NAM..........................................................................................................62 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn................. 62 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tàisản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn..................................................... 67 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn......................................................... 69 KẾT LUẬN ..............................................................................................75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................76
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ tắt BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự BLDS Bộ luật dân sự CTSC Chia tài sản chung HN&GĐ Hôn nhân và gia đình TSĐTC Tài sản đầu tư chung TAND Tòa án nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng thẩm phán, thư ký, người lao động thuộc tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019.............................37 Bảng 2.2: Số vụ án thụ lý, giải quyết về chia tài sản vợ chồng khi ly hôn..... 38 của TAND huyện Gia Lâm từ năm 2015 – 2019............................................38
  • 8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài Gia đìnhlà tế bào củaxã hội, là nền tảng giúp xã hội phát triển. Đểtạo lập gia đình thì dựa trên nền tảng hôn nhân bền vững của vợ và chồng. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có những quy định tiến bộ về quan hệ hôn nhân một vợ một chồng dựa trên sự tự nguyện và bình đẳng. Khi quan hệ hôn nhân hình thành thì các quan hệ khác sẽ được phát triển theo, trong đó có quan hệ tài sản củavợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân đóngvai trò quan trọng để duytrì cuộc sốnggia đình. Vì vậy, nhà làm luật đã có những quy định tiến bộ, cụthể về quan hệ tài sản của vợ chồng, quy định tách riêng tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, chia tài sản củavợ chồng trongthời kỳ hôn nhân và có những nguyên tắc cụthể chia tài sảncủavợ chồngkhilyhôn. Ngày nayvới xu thếtăngtrưởngkinh tế theo hướng toàn cầu hóa, việc vợ chồng tài sản vào quan hệ kinh doanh ngày càng nhiều, do đó khi xảy ra ly hôn, ngoài vấn đề giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con thì tranh chấp tài sản của vợ chồng xảy ra ngày càng nhiều và có tính chất phức tạp. Nhiều vụ án ly hôn kéo dài do việc giải quyết chia tài sản của vợ chồngkhông được thỏađáng. Ngoàichia tàisản chung củavợ chồng, vấn đềgiải quyết tranh chấp tàisản củavợ chồngđưa vào hoạt độngkinh doanhxảy ra ngày càng nhiều, giá trị tài sản và hình thức tài sản là một vấn đề khó để có thể giải quyết công bằng giữa hai bên. Vấn đề được các bên quan tâm và thường xuyên xảy ra tranh chấp ly hôn chính là giải quyết quyền lợi tài sản của vợ chồng và giành quyền nuôi con. Tài sản của vợ chồng là một trong những nội dung quan trọng nhất của luật hôn nhân và gia đình. Theo đó, chế độ tài sản bao gồm các quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng cũng như các lợi ích và các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này. Khi lý hôn xảy ra tranh chấp, Tòaán sẽ dựa vào 1
  • 9. Kế thừa và phát triển các quy định về tài sản của vợ chồng trong các đạo luật trước đây, Luật Hôn nhân và Gia đìnhnăm2014, Bộ Luật dânsự năm 2015 đã quy định chế độ tài sản của vợ chông có nhiều điểm mới so với luật trước đó. Trong những năm qua, các vụ án về tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn xảy ra nhiều và ngày càng phức tạp, đặc biệt vấn đề giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng có nhiều tình tiết phức tạp, quy định các luật khác nhau nên khi giải quyết, nhiều vụ án chưa đáp ứng được thời hạn xử lý, việc chia tài sản gặp nhiều khó khăn dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Vấn đề nhận thức của Thẩm phán về cách chia tài sản, cách hưởng quyền tài sản còn khác nhau nên có trường hợp Thẩm phán theo phong tục địa phương có thể sẽ chia không thỏa đáng cho bên vợ, con chưa thành niên. Với vị trí nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội, nên những tranh chấp về tài sản trong các vụ án ly hôn nói chung và vụ án tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn nói riêng tại Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm vừa thể hiện đặc trưng của tranh chấp tài sản, bên cạnh đó có những đặc thù riêng. Từ những phân tíchtrên, việc nghiên cứuchế độ về tài sản của vợ chồng, giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn, chỉ ra được thực tiễn áp dụng luật tại các địa phương để từ đó nêu ra được giải pháp hoàn thiện là rất cần thiết. Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọnđề tài “Giải quyếttranh chấp tài sản đầu tưchung vợchồng khi lyhôn từ thực tiễn xétxử sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện GiaLâm,ThànhphốHà Nội” làm Luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ khi Luật Hôn nhân và Gia đìnhnăm 2014 ra đời, có những điểm mới so với các luật trước, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết ở các cấp nghiên cứu khác nhau đề cập đến chế độ hôn nhân và gia đình, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, giải quyết tranh chấp 2
  • 10. chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Liên quan đến đề tài luận văn đã có một số nhà nghiên cứu trong các sách chuyên khảo như: - “Chếđộ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS. Nguyễn Văn Cừ [8]: Nội dung của tác phẩm tập trung vào phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định pháp luật hiện hành. Đồng thời, chỉ rõ những vấn đề phát sinh trong các quy định về vấn đề này trong thực tế để từ đó đề xuất các phương hướng quán trọng trong hoạt động áp dụng quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật trong giai đoạn mới. -“Luận bàn về các hình thức sở hữu và sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng” của TS. Phùng Trung Tập (tb năm 2015) [45]: Nội dung của sách chuyên khảo tập trung vào vấn đề luận bàn về các hình thức sở hữu cũng như đề cập đến sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành. Ngoài ra, các Luận văn thạc sĩ luật học như: - “Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn” của Nguyễn ThịThanh Xuân (2011) [62]: Nội dung củaluận văn tập trung vào các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn và thực tiễn áp dụng trong thực tế. Đồng thời, chỉ rõ những điểm hạn chế về quá trình áp dụng trong thực tiễn và phương hướng hoàn thiện nhằm áp dụng có hiệu quả pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn ở nước ta hiện nay. - “Giải quyết tranh chấp chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòaán nhân dân quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội” của Nguyễn Ngọc Long (2018) [29]: Luận văn tiến hành làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về các tranh chấp về tài sản khi ly hôn và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn tại tòa án nhân dân. 3
  • 11. - “Giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn” của Đinh Thị Minh Mẫn (năm 2017) [31]: Nội dung của luận văn tập trung vào làm rõ quy trình, cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại toà án, thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại toà án qua công tác xét xử và qua đó phát hiện những vấn đề còn bất cập trong các quy định của pháp luật cũng như những khiếm khuyết, sai sót trong công tác xét xử của toà án để từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác xét xử và quyền, lợi chính đáng của các đương sự trong vụ án giải quyết chia tài sản chung vợ chồng. - “Chia tài sản chung củavợ chồngkhi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Hà Nội” của Nguyễn Thị Lan (năm 2017) [28]: Đề tài tập trung nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận cũng như nội dung, ý nghĩa các quy định của pháp luật hiện hành về tài sản chung của vợ chồng, chia tài sản chung của vợ chồng, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Luận văn đề cập đến thực trạng giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòaán nhân dân tại Hà Nội đã đưa ra kiến nghị, giải pháp hoàn thuện pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, mộtsố đềtài nghiên cứu khoa học như: “Chia tài sảnchung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đìnhViệt Namnăm2000” củaNguyễn Thị Lan [27]; “Bàn về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” của Nguyễn Hồng Hải; Trong những công trình trên, các tác giả đã đề cập đến các quy định của pháp luật về tài sản của vợ chồng như căn cứ xác lập, nguyên tắc chia tài sản, những vướng mắc mà Tòaán gặp phảikhi giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Như vậy, pháp luật về tài sản của vợ chồng cũng như thực tiễn áp dụng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đã có nhiều đề xuất kiến nghị để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Trên 4
  • 12. cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các công trình đã được công bố trước đó, luận văn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi đầu tư kinh doanh từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm rõ cơ sở lý luận, pháp luật về giải quết các tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chông khi ly hôn, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung khi ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm. Từ đó, chỉ ra những vướng mắc, kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn. Luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng như khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của tài sản chung của vợ chồng đối; khái niệm, đặc điểm tài sản đầu tư chung của vợ chồng; chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khilyhôn; kháiniệm về giảiquyếttranh chấp tàisảnđầu tưchung của vợ chồng khi ly hôn; khung pháp luật điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn. - Đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành, chỉ ra những bất cập, hạn chế trong các quyđịnh pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sảnđầu tư chung củavợ chồng. - Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng thông qua hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, qua đó chỉ ra những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của hạn chế trong áp dụng pháp luật. 5
  • 13. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật, Luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn. 4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật hôn nhân và gia đình, các văn bản pháp luật chuyên ngành hiện hành liên quan đến giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn và thực tiễn giải quyết tại Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2015...Đồng thời, nghiên cứu việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019. Luận văn tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn, từ thực tiễn xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, chỉ ra được những bất cập về quá trình áp dụng pháp luật để đưa ra giải pháp, hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của Thẩm phán cũng như độingũ cán bộ. Luận văn tập trung nghiên cứu về tài sản đầu tư chung của vợ chồng và thực trạng giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn, các vấn đềkhác như tài sản riêng của vợ chồng hay chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc ly hôn sẽ không nghiên cứu. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6
  • 14. Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước điều chỉnhquan hệ hôn nhân và gia đình. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn; các đề tài khoa học, chương trình, dự án, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong các chương, mục của luận văn để phân tích cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn. - Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 2 của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động học tập và nghiên cứu sau này về các chủ đề có liên quan. Những đề xuất, kiến nghị mà luận văn nêu ra đều đều dựatrên thực trạng giải quyết tranh chấp chia tài sản không chỉ ở Tòaán nhân dân huyện Gia Lâm nói chung mà còn ở tất cả các Tòa án nói riêng, vì vậy chúng có giá trị tham khảo trong việc sửa đổi pháp luật và trong công tác áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo thì phần nội dung gồm 03 chương, cụ thể: 7
  • 15. - Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn - Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn quan thực tiễn xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp tàisảnđầu tư chung của vợ chồngkhi ly hônở Việt Nam 8
  • 16. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN ĐẦU TƯ CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 1.1. Khái quát về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 1.1.1. Khái niệm vềtài sản đầu tư chung Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì Gia đình được xem là tế bào của xã hội. Đây là nơi xuất hiện và duy trì các mối quan hệ về huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng. Nhận thức được vai trò của Gia đình trong sự phát triển xã hội cũng như thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này nên việc xây dựng trên một nền tảng cơ sở pháp lý nhất định là điều vô cùng cần thiết. Việc tham gia vào các quan hệ Dân sự nói chung mang tính mở rộng đã và đang đưa các chủ thể trong các quan hệ được ràng buộc bằng các quy định pháp lý được thể hiện bằng các quy định rõ ràng, cụ thể. Quan hệ hôn nhân giữa vợ - chồng là một mối quan hệ được pháp luật Dân sự theo nghĩa rộng quy định rõ ràng. Những quy định liên quan đến quan hệ vợ- chồng nói chung được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Trongđó có quan hệ về giải quyết tài sản của vợ chồngkhi ly hôn đã được BLDS, Luật Hôn nhân và Gia đình(sau đây gọi tắt là Luật HN7GĐ) cũng như các văn bản pháp lý có liên quan điều chỉnh một cách chi tiết nhằm áp dụng trong thực tiễn một cách có hiệu quả. Tại một số quốc gia trên thế giới thì sự đề cao quyền tự do cá nhân, tự do thỏa thuận và quyền tự do định đoạt của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình, đặc biệt là trong quan hệ giữa vợ và chồng là đặc trưng cơ bản. Có thể xem rằng hôn nhân là một loại “hợp đồng dân sự đặc biệt”. Vớiquan niệm trên, một số quốc gia trên thế giới đã đề cao quyền tự do cá nhân, đặc biệt là có những vấn đề có liên quan của tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Hôn nhân theo 9
  • 17. pháp luật của các nước phương Tây là sự thỏa thuận bằng văn bản do vợ chồng lập trước khi kết hôn để quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân. Như vậy, theo đó việc phân định tài sản sau khi ly hôn được giải quyết theo những điều khoản được quy định trong hợp đồng này. Nếu hợp đồng không quy định thì mới vận dụng đến những quy định của pháp luật, điều này càng khẳng định trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng nói chung và tài sản đầu tư chung của vợ chồng nói riêng theo quy định pháp luật hiện nay. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng phát sinh, tồn tại cùng với sự phát sinh và tồn tại của quan hệ hôn nhân. Tài sản của vợ chồng là một phạm trù pháp lý gắn với quyền sở hữu của vợ chồng. Xuất phát từ tính chất của quan hệ hôn nhân là cùng chung ý chí, chung công sức trong việc xây dựng gia đình, đảm bảo cho gia đìnhthực hiện tốt các chức năng xã hội của nó như: chăm sóc, nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình, phát triển kinh tế… nên pháp luật quy định giữa vợ chồng phát sinh tài sản thuộc sở hữu chung. Tài sản chung của vợ chồng nói chung và tài sản đầu tư chung nói riêng dùng đểđáp ứng các nhu cầu chung của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định của BLDS và Luật HN&GĐ thì sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Sự đóng góp công sức của vợ chồng vào việc xây dựng khối tài sản chung có thể không ngang nhau nhưng quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang nhau. Tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do công sức của cả hai vợ chồng mà có thể chỉ do vợ hoặc chồng làm ra hoặc là thu nhập hợp pháp của một trong haivợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Ở Việt Nam, tài sản được hiểu là của cải, vật chấtdùng vàomụcđích sản xuất và tiêu dùng. Theo điều 163 BLDS 2005 thì quy định tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trước những thay đổi của tình hình kinh 10
  • 18. tế - xã hội thì theo quy định tại điều 105 BLDS 2015 quy định tài sản: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” Trong quan hệ vợ chồng được pháp luật Hôn nhân và gia đìnhđiều chỉnh thì việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện trên tài sản chung của vợ và chồng. Quy định về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn được hiểu là việc áp dụng những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong vấn đề giải quyết vấn đề về tài sản khi kết thúc quan hệ hôn nhân trên mặt pháp lý. Tài sản đầu tư hay tài sản vốn là tài sản hiện vật và tài sản tài chính không được mua hoặc bán trong hoạt động kinh doanh hàng ngày, chẳng hạn nhà xưởng, máy móc, thiết bị, xe cộ hoặc hàng tồn kho. Hiện nay chưa có một khái niệm pháp lý nào về tài sản đầu tư chung. Tuy nhiên hiện nay, pháp luật quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với các tài sản đó trong thời kỳ hôn nhân. Trên cơ sở khái niệm đó, tác giả mạnh dạn đưa ra khái niệm đối với vấn đề này như sau: “Tàisản đầu tư chung được hiểu là tài sản là vật, tiền, giấytờ có giá hoặc quyền tài sản chung của vợ hoặcchồng được đưa vào quá trình đầu tư kinh doanh để sản sinh ra hoa lợi, lợi tức.” Cùng với sự phát triển của xã hội thì hoạt động kinh doanh ngày càng diễn ra phổ biến và năng động hơn. Để tiến hành hoạt động kinh doanh đòihỏi các chủ thể kinh doanhphải có khả năng huy độngvốn tối ưu. Một trong những nguồn vốn có thể tận dụng được chínhlà tài sản chung của vợ chồng. Hiện nay, Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quyđịnh về tàisản chung củavợ chồng và quyđịnh của Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình2014 quy định tài sản chung được đưa vào kinh doanh: “Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vàokinh doanh thìngườinàycó quyền tự mình thực 11
  • 19. hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận nàyphảilập thành văn bản [42].” Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 xác định việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung vợ chồng phải do vợ chồng thỏa thuận. Hiện nay, vấn đề tài sản của vợ chồng được đưavào kinh doanh nói chung và tài sản đầu tư của vợ chồng cần được xác định một cách cụ thể và hiệu quả. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng hiện quy định về tài sản đầu tư chưa được quy định cụ thể và hợp lý, vấn đề chia như nào và ai là người đại diện trong các loại hình doanh nghiệp chưa được quy định cụ thể. Với khái niệm tác giả đã xây dựng đã khái quát một cách cơ bản về tài sản đầu tư chung của vợ chồng. Đề từ đó nghiên cứu các nội dung tiếp theo trong luận văn. 1.1.2. Chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn Như đã đề cập thì tài sản đầu tư cũng là một trong những vấn đề quan trọng được đề cập đến khi chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Do đó, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định chế độ tài sản của vợ chồng có thể là chế độ tài sản pháp định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Chế độ tài sản pháp định được quy định tại khoản 1 điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014. Tài sản đầu tư chung của vợ chồng thuộc khối tài sản chung hợp nhất, phần quyền sở hữu của vợ chồng không được xác định trước. Đốivới khối tài sản chung và tài sản đầu tư trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc quản lý, sử dụng. Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về chia tài sản đầu tư của vợ chồng khi ly hôn mặc dù vấn đề này đã được ghi nhận theo Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành, vì thế dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về chia tài sản đầu tư của vợ chồng khi ly hôn. Ngày nay, kinh tế xã hội phát triển, quan hệ hôn nhân và chế độ tài sản của vợ chồng có nhiều thay đổi. Việc chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng đang trở thành một vấn đề khó, phức tạp. Theo đó, việc phân chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng giúp giải tỏa được xung đột, mâu thuẫn tron gia đình, 12
  • 20. cũng là cách giúp các bên có tài sản để ổn định cuộc sống sau nay. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 trên cơ sở kế thừa Luật năm 2000 và các luật trước đó, tiếp tục có nhữn quy định tiến bộ về chế định tài sản của vợ chồng. Trong những năm qua, việc quy định cụ thể các khía cạnh trong quan hệ vợ chồng đã góp phần xây dựng, củng cố hôn nhân bền vững, một vợ một chồng, quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình cũng như bước đầu giúp giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Việc phân chia tài sản chung hay tài sản đầu tư chung là việc chấm dứt quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chông đối với khối tài sản đầu tư chung hoặc một phần khối tài sản chung của vợ chồng khi có tranh chấp xảy ra. Sau khi được phân chia, tài sản chung sẽ trở thành tài sản riêng của một bên vợ, chồng và người đó có toàn quyền đối với khối tài sản đó. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng việc chia tài sản đầu tư của vợ chồng khi ly hôn như là việc chuyển một hoặc nhiều tài sản vốn thuộc khối tài sản chung vào khối tài sản riêng của vợ hoặc của chồng trong một số trường hợp nếu xảy ra tranh chấp hoặc do các bên yêu cầu thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Khi tiến hành chia tài sản đầu tư của vợ chồng khi ly hôn, vợ và chồng có thể thoả thuận rằng người này hoặc người kia nhận nhiều tài sản, dù trên thực tế, công sức đóng góp của người nhận nhiều tài sản vào việc tạo lập, phát triển khối tài sản chung không tương xứng với giá trị của số tài sản nhận được. Việc chia tài sản đầu tư của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện khi hôn nhân chấm dứt. Trên cơ sở tìm hiểu các quy định về thời kỳ hôn nhân, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tác giả xin đưa ra định nghĩa khái quát về chia tài sản đầu tư của vợ chồng khi ly hôn như sau: “Chia tàisản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn là trường hợp được pháp luậtquyđịnh trong đó vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặckhông thỏa thuận đượcthì yêu cầu Tòa án giải quyết nhằm tách một phần hoặc chuyển toàn bộ tài sản đầu tư chung 13
  • 21. chung của vợ chồng thành tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng khi chấm dứt quan hệ vợ chồng theo thực tế” [42]. Có thể nói các quy định về chia tài sản đầu tư của vợ chồng khi ly hôn: về trường hợp chia, hình thức chia, hậu quả pháp lý của việc chia đã phát huy được hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của vợ chồng và các thành viên của gia đình cũng như lợi ích của bên thứ ba tham gia vào các quan hệ dân sự, chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng với vợ, chồng với mục đích không làm ảnh hưởng đến vấn đề đầu tư. 1.1.3. Căn cứ chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn Tài sản đầu tư chung của vợ chồng được xác định dựa trên các căn cứu sau đây: Thứ nhất, thời kỳ hôn nhân - căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng: Thời kỳ hôn nhân được quy định cụ thể theo Luật HN&GĐ 2014:“Thờikỳ hôn nhân” là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Thời kỳ hôn nhân là Thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại. Thời kỳ hôn nhân bắt đầu từ khi kết hôn và chấm dứt khi một bên vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn thì hôn nhân chấm dứt trước pháp luật kể từ khi án xử cho ly hôn có hiệu lực. Luật HN&GĐ năm 2014 cũng thừa các quan hệ hôn nhân xác lập trước thời điểm này mà chung sống với nhau như vợ chồng, có tổ chức đám cưới theo phong tục tập quán địa phương mà chưa đăng ký kết hôn (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000). Nhằm tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về nhân thân và tài sản giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình, qua thực tiễn xét xử. Mặc dù hiện nay các quy định về hôn nhân thực tế đã được xóa bỏ nhưng để giải quyết dứt điểm tình trạng “hôn nhân thực tế” do lịch sử để lại, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các cặp vợ chồng trong “hôn nhân thực tế”; tạo cơ sở pháp lý vững chắc khi giải quyết tranh chấp về hôn nhân thực tế và áp dụng pháp luật thống nhất, Nhà nước ta đã ban hành một số văn 14
  • 22. bản pháp luật quy định về hôn nhân thực tế và giải quyết các vấn đề có liên quan đến tài sản trong quá trình chung sống của quan hệ vợ chồng nói chung. Thứ hai, dựa vào nguồn gốc tài sản: + Tài sản đầu tư chung của vợ chồng do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản đầu tư chung của vợ chồng là tài sản do vợ chồng tạo lập trong quá trình hôn nhân thông qua hoạt động kinh doanh. Hiểu theo nghĩa rộng tài sản do vợ chồng tạo ra không chỉ là những tài sản do chính tay vợ hoặc chồng tạo ra, mà còn là những tài sản mà vợ hoặc chồng bỏ tiền, vàng, công sức để mua được hoặc đổi được.Quyền tự do sản xuất kinh doanh của cá nhân được Nhà nước bảo hộ và được ghi nhận là một quyền hiến định. - Các thu nhập hợp pháp khác của do tài sản đầu tư chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mang lại. Đó là lợi nhuận do tài sản đầu tư chung. Chỉ những tài sản được tạo ra hợp pháp do vợ chồng tạo ra từ sản xuất kinh doanh được xác lập quyến sở hữu trong thời hôn nhân thì được coi là tài sản chung của vợ chồng. - Tài sản đầu tư chung mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung. Vợ, chồng cùng hàng thừa kế và cùng được hưởng phần di sản bằng nhau nhưng do mỗi phần di sản mà mỗi người được hưởng được xác định riêng nên đây là tài sản riêng của vợ, chồng. Như vậy thừa kế chung của vợ chồng chỉ xuất hiện trong thừa kế theo di chúc mà không xuất hiện ở thừa kế theo pháp luật. Thứ ba, tài sản đầu tư chung của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận: Quy định này thể hiện rõ quyền tự định đoạt của mỗi người đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Đây được coi là nguyên tắc tiến bộ trong quy định luật khi quy định trong Bộ luật Dân sự và cònđược cụ thể hóa trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Theo đó, khi chủ sở hữu tình nguyện đưa tài sản riêng xác nhập 15
  • 23. vào khối tài sản chung thì nhà làm luật sẽ tôn trọng quyền tự định đoạt của họ. Đây là quy định tiến bộ mà nhà làm luật đã đề ra. 1.1.4. Phương pháp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn Hậu quả pháp lý của ly hôn sẽ làm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng. Việc chia tài sản chung là điều kiện cần thiết đảm bảo điều kiện sống của mỗi bên sau khi ly hôn và tạo tiền đề quan trọng cho quá trình ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Để chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn, pháp luật HN&GĐ đã quy định về phương thức phân chia cũng như các nguyên tắc của việc phân chia này. Thứ nhất, phương pháp các bên tự thỏa thuận: Điều này đã được thể hiện thông qua quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận”. Luật HN&GĐ năm 2014 đã bổ sung chế độ tài sản theo thỏa thuận. Theo quy định tại Điều 47 Luật HN&GĐ năm 2014 thì trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, đúng quy định pháp luật, bằng văn bản có công chứng hoặc chứngthực. Chế độ tàisản đầu tư chung củavợ chồng của vợ chồng theo thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn. Tại Điều 48 Luật HN&GĐ năm 2014, quy định nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm: “Tàisản được xác định là tài sản chung, tàisản riêng của vợ chồng:quyền, nghĩa vụ củavợ chồng đốivớitàisản chung, tàisản riêng và giao dịch có liên quan, tài sản để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản…”. Thỏathuận này vẫn có thể được sửa đổi, bổ sung sau khi kết hôn hoặc bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 49 và 50 của Luật này. Quy định này góp phần giảm thiểu sự tranh chấp tài sản sau ly hôn của các cặp vợ chồng trong tình trạng hiện nay. Khẳng định mối quan HN&GĐ là một mối quan hệ dân sự nói chung, do đó, các quy định của pháp luật HN&GĐ cũng đề 16
  • 24. cao nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa vợ chồng. Ngoài ra, quy định chế độ tài sản theo thỏa thuận còn giúp giả chi phí, tiết kiệm được thời gian Tòa án giải quyết chia tài sản, giúp việc chia tài sản được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, tránh những xung đột mâu thuẫn kéo dài. Dựa trên tinh thần đó, pháp luật Việt Nam luôn khuyến khích việc tự thỏa thuận này. Thứ hai, phương pháp yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn thì TA với vai trò là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng xét xử trong thực tế thì theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014: “…Nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các Điều 60, 61, 62, 63, và 64 của Luật này. …nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giảiquyết”. Phương thức này nhờ Tòa giải quyết khi các bên lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận nhưng thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng hoặc vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật quy định nhưng không thỏa thuận được. Khigiảiquyết, Tòa án sẽ tuân thủ những nguyên tắc và các trường hợp cụ thể quy định trong Luật HN&GĐ. 1.1.5. Nguyên tắc chia tài sản đầu tư chung Bên cạnh chế độ tài sản theo thỏa thuận, thì Luật hôn nhân và gia đìnhtiếp tục ghi nhận chế độ tài sản theo luật định là nên tảng trong chế độ tài sản chung của vợ chồng. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của LHN&GĐ 2014. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo luật định được quy định bao gồm các nguyên tắc sau: Một là, nếu hai vợ chồng có sự thỏa thuận về tài sản thì chia tài sản khi ly hôn được áp dụng thỏa thuận đó (nếu thỏa thuận đầy đủ, đúng pháp luật). Trong trường hợp thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng những quy định của 17
  • 25. pháp luật để phân chia. Nguyên tắc đầu tiên trong việc chia tàisản của vợ chồng khi ly hôn chính là sự thoả thuận. Tài sản của vợ chồng được chia như thế nào trước hết phụ thuộc vào chính ý chí của họ. Xuất phát từ mối quan hệ dân sự đều rất tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự hay nói cách khác chính là việc vợ chồng có sự thỏa thuận đối với việc phân chia tài sản đầu tư chung trong thực tế. Quá trình giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ khối tài sản chung. Tất nhiên cần phải hiểu rằng sự thoả thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.Sự tự nguyện thỏa thuận, ý chí đồngthuận của các bên luôn được tôn trọng dù trong bất kỳ trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận hoặc theo luật định. Cụ thể: Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề về phân chia quyền nuôicon và quyền đốivớitàisản chung. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận trái pháp luật mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau: – Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn; – Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc Tòa án tuyên bịvô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của LHN&GĐ để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định vợ chồng có thể tự thỏa thuận việc chia tài sản khi ly hôn thể hiện sự tiến bộ về tư duy pháp luật và cách nhìn nhận Việc thừa nhận này không chỉ đảm bảo quyền tự do định đoạt đối với quyền sở hữu tài sản là tài sản đầu tư chung, đáp ứng nhu cầu của cá nhân 18
  • 26. vợ, chồng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản đầu tư chung của vợ chồng. Đặc biệt, trong bốicảnh hiện nay, số lượng các vụ việc về ly hôn ngày càng gia tăng, việc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn nhưng không cần phải xác minh nguồn gốc cũng như giá trị tài sản của vợ chồng sẽ giúp Tòa án rất nhiều trong việc tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực và theo quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015. Hai là, trong trường hợp chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của pháp luật thì cho các bên thỏa thuận việc phân chia, nếu không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của pháp luật. Theo đó, xuất phát từ bản chất của quan hệ dân sự nói chung và quan hệ vợ chồng nói riêng, vợ, chồng có quyền thương lượng, thỏa thuận với nhau để giải quyết phân chia tài sản trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng. Tòa án có trách nhiệm tôn trọng thỏa thuận hợp pháp của các bên. Nội dung của thỏa thuận vi phạm điều cấm của luật hoặc đạo đức xã hội thì sẽ không được công nhận. – Nếu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có những vấn đề không thỏa thuận, thỏa thuận không rõ ràng hoặc thỏa thuận bị vô hiệu thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của LHN&GĐ năm 2014 để giải quyết. – Nếu văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòaán tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành không quy định hình thức ghi nhận thỏa thuận phân chia tài sản. Chỉ duy nhất trong trường hợp khi vợ chồng thuận tình ly hôn, nếu họ thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản chung thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự. Tuy nhiên thực tiễn xét xử cho thấy, trong vụ án hôn nhân và gia đình, Tòa án giải quyết 03 mối quan hệ là quan hệ hôn nhân, quan hệ tài sản và con chung, trong trường hợp các bên thỏa thuận 19
  • 27. được vấn đề tài sản chung thì Tòa án vẫn công nhận sự thỏa thuận này và sẽ được quyết định trong bản án. Ba là, tài sản riêng của vợ chồng thì thuộc sở hữu riêng của người đó, trừ trường hợp nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Nếu có sự lẫn lộn giữa tài sản chung và tài sản riêng thì được thanh toán phần giá trị của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Trên cơ sở của nguyên tắc vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc hưởng các quyền dân sự nói chung và quyền sở hữu tàisản nóiriêng, trong trường hợp không có thỏa thuận phân chia tài sản, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia theo nguyên tắc chia đôi. Quy định này là hoàn toàn hợp lý vì hình thức sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất, được sử dụng để đảm bảo nhu cầu đờisống chung của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu mà trong đó quyền của các đồng chủ sở hữu không được xác định đối với khối tài sản chung nên về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi khi ly hôn. Tuy nhiên, để đảm bảo việc phân chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng được thực hiện công bằng, phù hợp với thực tế, khoản 2 Điều 59 LHN&GĐ năm 2014 được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP quy định rằng khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôinhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia: – Hoàn cảnh của gia đìnhvà của vợ, chồng: là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng. 20
  • 28. - “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tàisản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tàisản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng. - “Côngsức đónggóp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tàisản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn. - “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Ví dụ: Vợ chồngcó tài sảnchung là một chiếc ô tô người chồngđang chạy xe taxitrịgiá 400 triệu đồngvà một cửahàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng 21
  • 29. để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng. - “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vibạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên. Tuy nhiên, để chứng minh được lỗi của bên đối phương thì chủ thể bên kia phải cung cấp được chứng cứchứng minh cho Tòaán về những lỗi vi phạm quyền, nghĩa vụ đó. Những hành vi vi phạm sẽ là một trong những căn cứđược Tòa án xem xét khi phân chia tài sản. Căn cứ vào mức độ lỗi vi phạm quyền, nghĩa vụ Tòa án xem xét chia tài sản theo hướng người nào có lỗi, lỗi nhiều hơn thì sẽ nhận được tài sản ít hơn. Các yếu tố được nêu trên là những quy định mang tính định tính, do vậy nó không những đòihỏi Thẩm phán phải nắm vững các quy định của pháp luật mà còn phải thu thập, kiểm tra kĩ mọi vấn đề liên quan tới tài sản: hoàn cảnh các bên, công sức đóng góp… Cũng như phải có sự hiểu biết đúng đắn, chính xác và đầy đủ về các tiêu chí này nhằm phân chia tài sản được chính xác, tránh những sai sót, đảm bảo quyền và lợi íchhợp pháp cho các bên. Bốn là, tài sản chung của vợ chồngvề nguyên tắc được chia đôisongphải xem xét hoàn cảnh của vợ chồng, tình trạng tài sản, côngsức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản chung. Thực tiễn cho thấy phân chia tài sản cho vợ chồng khi ly hôn bao giờ cũng phức tạp, nguyên tắc này sẽ giúp cho Toàán chủ độnghơn trong khi phân chia nhằm mục đích:chia tài sản không làm mất giá trị sử dụng của tài sản đó. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, Toà án phải chú trọng trong việc ưu tiên chia bằng hiện vật tương ứng, chỉ khi 22
  • 30. nào không thể chia bằng hiện vật thì mới tiến hành chia cho một bên nhận hiện vật và bên này có nghĩa vụ trích chia tương ứng giá trị bên kia được nhận. Năm là, bảo vệ quyền, lợi ích của một số chủ thể, tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị, bên nào nhận được phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia giá trị chênh lệch.Khoản 4 Điều 59 LHN&GĐ năm 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định tài sản riêng không dễ dàng xuất phát từ lời khai của hai bên vợ, chồng không giống nhau. Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của LHN&GĐ 2014 được quy định tại khoản 4 Điều 2: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình”, xuất phát từ chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, LHN&GĐ cũng thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Luật HN&GĐ cũng thừa nhận nguyên tắc “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, và không có tài sản để tự nuôi mình”. Nguyên tắc này được quy định nhằm ngăn chặn thói tệ coi rẻ người phụ nữ và con cái. Hơn nữa, trên thực tế, sau khi ly hôn người vợ được coi là phái yếu và con cái thường gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần trong việc tổ chức lại và duy trì cuộc sống bìnhthường. Họ cần được bảo vệ và quan tâm. Do đó, cần phải tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, lao động, hạn chế thấp nhất những khó khăn họ phải chịu. Sáu là, nghĩa vụ phải chứng minh thuộc về bên yêu cầu xác định tài sản là của riêng. Nếu không chứng minh được thì đó là tài sản chung. Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc 23
  • 31. chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu. Đối với trường hợp các bên không thỏa thuận việc giải quyết chia tài sản thì các bên có quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Về tài sản chung của vợ chồng được giải quyết trong vụ án ly hôn có tranh chấp tài sản hoặc được thực hiện theo phương thức thỏa thuận bằng vụ án chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thể hiện bằng các quy phạm pháp luật của Luật hôn nhân và gia đình. Quy định về nguyên tắc chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ hình thức sở hữu chung của vợ chồng là hình thức sở hữu chung hợp nhất, việc vợ chồng đầu tư chung vào một loại hình kinh doanh bản chất là dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, ổn định kinh tế, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Tuy rằng việc đóng góp công sức của các bên vào khối tài sản đầu tư chung là khác nhau nhưng khi phân chia tài sản, Tòaán căn cứ đến việc xem xét tới hoàn cảnh gia đình của các bên, tình trạng tài sản và năng lực có thể tạo ra thu nhập để đảm bảo việc phân chia tài sản đầu tư chung được thực hiện một cách công bằng. Điều này đặt ra yêu cầu đốivới cơ quan chức năng khi giải quyết việc chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng cần phải tiến hành thẩm tra, tìm hiểu nguồn gốc, chứng cứ đầy đủ và các vấn đề liên quan đến khối tài sản đầu tư chung . Trên thực tế, để xác định công sức đóng góp của các bên vào khối tài sản đầu tư chung, Tòaán thường căn cứ vào mức thu nhập của các bên, xem xét công việc của các bên, nguồn vốn bỏ vào đầu tư chung và công sức đóng góp khi đầu tư vào hoạt động kinh doanh của các bên. Tuy nhiên, khi xem xét vào mức thu nhập của các bên, Tòa án cũng cần lưu ý đến mức đóng góp thực tế của vợ chồng khi không phải trường hợp nào có thu nhập cao là đương nhiên đóng góp vào khối tài sảnđầu tư chung của vợ chồng nhiều hơn người có thu nhập thấp hơn. Ngoài ra, Tòaán cũng cầnxác 24
  • 32. định rõ khối tài sản đầu tư chung của vợ chồng gồm những gì, là tiền, vật hay quyền sở hữu trí tuệ, bất động sản…để có thể phân chia phù hợp. Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc đặt ra buộc các bên tuân thủ và Tòaán cần xem xét kỹ lưỡng khi chia tài sản chung của vợ chồng nói chung và tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn nói riêng là: “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lụchành vi dân sự hoặckhông có khả năng lao động và không có tài sản riêng đểtự nuôibản thân mình.”Bảo vệ bà mẹ, trẻ em trước hết là trách nhiệm của gia đình sau đó là trách nhiệm của nhà nước, xã hội. Việc nhà nước ghi nhận và quy định trong luật về bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của vợ, conchưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản riêng để tự nuôi mình thể hiện tính nhân đạo, nhân văn của Nhà nước. Hiện nay, xã hội phát triển, phụ nữ càng bình đẳng và tham gia vào công tác xã hội nhiều hơn, tự chủ về kinh tế, nhưng cũng không ít người không có công việc ổn định hoặc không đi làm mà chỉ nội trợ tại nhà. Do đó, họ có thể bị yếu thế hơn vì không có khả năng tạo ra nguồn thu nhập. Khi ly hôn, họ là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương và thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, không có nguồn kinh tế để nuôi bản thân và concái. Do đó, căncứ vào điều kiện này để phân chia tài sản sẽ bảo đảm quyền lợi của người vợ, đặc biệt hơn nữa những đứa trẻ chưa thành niên hoặc đãthành niên nhưng bị khiếm khuyết như tàn tật, mất khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Cùng với đó, một trong những nguyên tắc khác được quy định là “bảo vệ lợi íchchính đáng của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo ra thu nhập”. Quy định này giúp các bên có điều kiện tiếp tục sản xuất, công cụ lao động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp của bên nào thì phân chia tài sản sẽ chia bên đó, điều này hoàn toàn hợp lý bởi nếu thực hiện việc chia tư liệu sản xuất sẽ 25
  • 33. làm cho các bên khó có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh hoặc không thể tiếp tục sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn nếu vợ chồng cùng đầu tư chung để mở xưởng sản xuất đồ gỗ do người chồng làm chủ đang thực hiện việc quản lý, kinh doanh. Khi ly hôn, vợ yêu cầu chia đôi nhà xưởng cùng các tư liệu sản xuất và nhân viên trong xưởng. Nếu Tòa án thực hiện yêu cầu này của người vợ thì hoạt động sản xuất khó có thể vận hành như cũ, bởi lẽ: việc quản lý của người chồng không thể diễn ra bình thường, không đủ tư liệu sản xuất, người lao động cũng gặp khó khăn khi không biết theo ai. Đối với tài sản là vật không chia được (quyền sở hữu trí tuệ, vốn hình thành doanh nghiệp…) thì áp dụng theo nguyên tắc chia theo giá trị hiện vật, bên nào nhần hiện vật thì trách nhiệm thanh toán giá trị tương đương tài sản đó cho người kia. Quy định này giúp việc chia tài sản đốivới loại không chia được được công bằng hơn, tránh tình trạng một bên được nhận một bên không. Trên thực tế, tài sản đều có thể chia được thành các phần bằng nhau có giá trị tương đương nhưng cũng có loại tài sảnkhi chia ra có thể không tiếp tục sửdụng được hoặc tài sản được chia không có giá trị tương đương. Do đó, để đảm bảo công bằng, pháp luật quy định nguyên tắc này để tránh thiệt hơn của các bên. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng việc xác định chính xác giá trị của một tài sản không phải đơn giản, dẫn đến tranh chấp các bên khi cho rằng việc định giá tài sản là không thỏa đáng. Để giảm bớt tranh chấp của các bên khi phân chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng, Tòa án nhân dân tốicao đãcó quy định: “Việc xác định giá trị khối tài sản chung (tài sản đầu tư chung) của vợ chồng hoặc phần giá trị mà họ phải thanh toán, họ được hưởng là căn cứ vào giao dịch thực tế tại địa phương vào thời điểm xét xử.” Quy định này tạo điều kiện cho đường lối xét xử của Tòa án được thống nhất, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của các bên một cách côngbằng nhất có thể. Việc xác định được giá trị của một tài sản theo giá giao dịch thực tế tại địa phương vào thời điểm xét xử không phải dễ dàng, bởi lẽ có những tài sản không thường xuyên giao dịch, phụ thuộc vào nhiều yếu tố (khấu hao tài sản, địa điểm của tài sản đối với bát động sản…), do vậy rất khó 26
  • 34. để định giá khi phân chia tại Tòa. Thêm vào đó, trong nhiều trường hợp, bên nhận tài sản là hiện vật có giá trị lớn hơn phải có nghĩa vụ thanh toán phần chênh lệch cho bên còn lại nhưng họ cố tình không thanh toán hoặc không có khả năng thành toán thì bên nhận phần tài sản có giá trị thấp hơn hoặc không nhận được tài sản sẽ bị thiệt thòi. Điều này dẫn đến tranh chấp, mâu thuẫn kéo dài. 1.2. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng 1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng Tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn là một thuật ngữ, một khái niệm rất phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, khái niệm tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn vẫn chưa được chính thức giải thích mà chỉ được hiểu thông qua các quy định của pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn. Trong tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn thì đối tượng tài sản mà các bên tranh chấp giằng co nhau chính là tài sản đầu tư chung. Như vậy, đối tượng của tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn là các quyền của vợ và chồng đối với quyền tài sản, bên có những mâu thuẫn, bất đồngvề quyền và nghĩa vụ nên làm phát sinh tranh chấp. Tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng là những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng. Dưới góc độ pháp luật tố tụng hiện hành ở Việt Nam hiện nay, tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng là tranh chấp giữa các chủ thể về vấn đề tài sản đầu tư chung của vợ chồng 27
  • 35. Khi xảy ra vấn đềly hôn thì cần phải giải quyết 03 mối quan hệ gồm: quan hệ hôn nhân, quan hệ con cái, quan hệ tài sản. Trong đó, mối quan hệ về tài sản là một trong mối quan hệ cần được chú trọng và giải quyết một cách cụ thể. Tuy nhiên, do xuất phát từ đặc tính tài sản có tính giá trị nên việc xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi trong việc chia tài sản chung của vợ chồng. Khi xảy ra tranh chấp, các bên đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết nhanh và tốt nhất để giải quyết. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong lĩnh vực chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng. Những nguyên nhân đó là: mâu thuẫn về tranh chấp công sức đóng góp trong khối tài sản chung; tranh chấp về nguồn gốc tài sản chung; tranh chấp về thời điểm đóng góp tài sản đầu tư trước và trong thời điểm góp tài sản đầu tư v.v... Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn các biện pháp giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn. Trong thực tế có rất nhiều phương thức giải quyết các tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy đa số các chủ thể có tranh chấp tài sản đầu tư chung thường lựa chọn tố tụng toà án để giải quyết tranh chấp. Toà án, cơ quan duy nhất được nhà nước giao nhiệm vụ xét xử sẽ nhân danh quyền lực nhà nước, đưa ra phán quyết buộc các bên có tranh chấp phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Việc Tòa án giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng sẽ góp phần nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật trong quá trình xử lý mối quan hệ hôn nhân. 1.2.2. Đặcđiểm giảiquyếttranhchấp tài sản đầu tưchung của vợchồng Một là, hoạt động giải quyết TCTSĐTC tại Tòa án được tiến hành thông qua một trình tự, thủ tục nhất định đảm bảo xét xử các vụ án chia tài sản đầu tư chung một cách nhanh gọn, có hiệu quả. Việc giảiquyết những tranh chấp, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên có liên quan, đảm bảo pháp chế xã hội chủ 28
  • 36. nghĩa đã được BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định một cách cụ thể và thiết thực. Hai là, hoạt động giải quyết TCTSĐTC tại Tòa án là hoạt động giải quyết những mâu thuẫn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của các bên. Balà, trongquátrìnhgiảiquyết TCTSĐTC tạiTòaán, phánquyếtcủaTòaán được đảmbảo thi hành bằngcưỡng chếnhà nước. Các bêncó tranh chấp phải đối diện với các hậuquảpháp lý nghiêm khắc nếu cố ý không thihành các quyết định của Tòa án. Bốn là, bảo đảm việc giữ gìn uy tín, vị thế của các bên có tranh chấp và các yếu tố bí mật trong kinh doanh. Đây là yêu cầu quan trọng đối với hoạt động giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình, nhằm đảm bảo quyền và lợi íchhợp pháp của các chủ thể trên thực tế. Năm là, Tòaán cần giải quyết TCTSĐTC mộtcáchnhanh chóng, kịp thời, đảm bảo hạn chế tối đa việc gián đoạn quá trình sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh doanh có liên quan đến vụ án. Có giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóngkịp thời mới bảo đảm được sựtồn tại và phát triển vững mạnh của các chủ thể kinh doanh. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn 1.3.1. Điều kiện vềpháp lý Để đảm bảo việc áp dụng pháp luật được chính xác, thống nhất và có hiệu quả phù hợp với thực tiễn trước tiên cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất và đồngbộ, đồng thời cũng cần có hệ thống các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật đầy đủ để làm nền tảng cho việc giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn. Các văn bản hướng dẫn phải đồng nhất với nhau, tránh sự xung độtpháp luật. 29
  • 37. Việc áp dụng pháp luật là vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnhcủapháp luậtđốivớicác mối quanhệ pháp luật phátsinh. Đểcác mỗi quan hệ xã hội không vi phạm đạo đức xã hội, không vi phạm pháp luật thì phảicó pháp luật điều chỉnh. Do đó, khicó đủcác điềukiện về pháp lý thì sẽđảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồngkhi ly hôn nói riêng và giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồngkhi ly hôn có căncứ và chặtchẽ. 1.3.2. Điều kiện vềcon người Để việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn nói riêng và các vụ án tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn được chính xác và thống nhất đòi hỏi phải có đốingũ cán bộ, thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phải có đủ năng lực trình độ và cả kinh nghiệm.Trong quá trình áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn thì vai trò của nhân lực giữ vị trí quan trọng. Năng lực, trình độ của độingũ cán bộ, môi trường làm việc, trình độ năng lực của các cán bộ, côngchức, cơ sở vật chất là những yếu tố căn bản cho việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn đạt kết quả cao nhất. Việc tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ tham gia nhiều lớp học đào tạo nghiệp vụ, trình độ chuyên môn và cho phép đi thực tập nhiều môi trường khác nhau sẽ giúp trình độ học vấn và tính nhạy bén của cán bộ, chuyên viên được nâng cao. Thực tế cho thấy tại các tòa án nhân dân cấp huyện, số lượng Thẩm phán ít nên việc cùng một lúc Thẩm phán phải giải quyết nhiều vụ việc khác nhau thường xuyên xảy ra. Thêm vào đó, tùy vào điều kiện địa lý, vùng miền mà Thẩm phán có những phán quyết khác nhau. Tại các vùng núi, vùng sâu vùng sa, áp dụng pháp luật và phong tục tập quán cổ hủ sẽ dẫn đến phán quyết của Thẩm phán cũng theo lối mòn. Thay vào đó, tại các tỉnh, thành phố phát triển, vợ chồng bình đẳng thì Thẩm phán sẽ có những phán quyết công bằng giữa vợ 30
  • 38. và chồng khi xảy ra tranh chấp ly hôn. Việc đưa ra quyết định của tòa án phụ thuộc phần lớn vào nhận định của Thẩm phán. Do vậy, trong trường hợp Thẩm phán cùng giải quyết nhiều vụ việc một lúc hoặc theo quan điểm lạc hậu sẽ không thể giải quyết vụ án ly hôn thuận tình vợ chồng, dẫn đến khiếu kiện kéo dài. 1.4. Khái quát về pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng 1.4.1. Khái niệm pháp luậtgiảiquyếttranhchấp chi tài sản đầu tưchung của vợ chồng khi ly hôn Trong quá trình xây dựng và phát triển thì vai trò của pháp luật đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt là trong mối quan hệ về hôn nhân và gia đìnhkhi có sự tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng. Vấn đề chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn là một trong những nội dung quan trọng trong giải quyết chia tài sản, đồng thời, giải quyết mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng một cách triệt để khi ly hôn trong thực tế. Hoạt động giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn muốn đạt hiệu quả cao nhất thiết phải được pháp điển hoá thành các quy phạm, các đạo luật cụ thể. Mặc dù vậy, hiện nay khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn vẫn cònnhững cáchhiểu khác nhau. Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnhcác quan hệ xã hộiphát triển phù hợp với lợi íchcủa giai cấp mình. Trong các năm qua, đất nước ta đang từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc cá nhân đem tài sản vào đầu tư kinh doanh để tăng thêm thu nhập ngày càng nhiều. chính vì vậy, việc vợ chồng đem tài sản vào đầu tư kinh doanh diễn ra ngày càng nhiều nên cần có căn cứ quy định cụ thể về chế định tài sản đầu tư chung của vợ chồng. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động giải quyết tranh chấp chia tài sản 31
  • 39. đầu tư chung của vợ chồngkhi ly hôn, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoạch định, xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh, đặc biệt là vai trò của TAND trong giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Có thể nói rằng, phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, các quan hệ về giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn vớiluật chuyên ngành đã được xử lý một cách hài hoà và ngày càng mang tính khả thi cao. Điều này thể hiện qua hoạt động giải quyết các TCTSĐT của vợ chồng khi ly hôn. Thông qua hoạt động ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồngkhi ly hôn đã tạo nên nền tảng pháp lý cơ bản trong hoạt động HN&GĐ, xây dựng và phát triển bền vững. Dựa trên các phân tích trên tác giả đưa ra khái niệm pháp luậtgiải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn như sau: “Pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn là tập hợp các văn bản quy phạm phápluậtđiều chỉnh cácquan hệxã hội phátsinh giữa các chủ thể trong quá trình TAND thực hiện chức năng trong giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn. Đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn”. Pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn được cấu thành bởi hệ thống quy phạm pháp luật được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh cho đến những văn bản hướng dẫn thi hành do Chính phủ, các Bộ, ban ngành hay chính quyền địa phương ban hành. 1.4.2. Nội dung pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn - Thẩm quyền đểgiảiquyếttranh chấp tàisản đầu tưchung của vợ chồng khi ly hôn 32
  • 40. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án là quyền xem xét, giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của Tòa án. Việc xác định một cách khoa học và hợp lý thẩm quyền dân sự của Tòa án tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòaán với các cơ quan nhà nước giữa các Tòa án với nhau và xác định các điều kiện cần thiết bảo đảm cho Tòa án thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Trên thế giới, về cơ bản ở các nước theo hệ thống châu Âu lục địa và các nước theo hệ thống Anh - Mỹ đề cập vấn đề thẩm quyền của Tòa án là thẩm quyền của Tòa án theo loại việc và thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ. Tại Việt Nam, đặc thù về tổ chức hệ thống Tòa án nên thẩm quyền dân sự của Tòa án được tiếp cận dưới3 góc độ:thẩmquyền dânsự củaTòaán theo loại việc, thẩm quyền dân sự của Tòaán các cấp, thẩm quyền dân sự của Tòaán theo lãnh thổ. Ở tất cả các hệ thống pháp luật(Châu Âu lục địa -nơi có sự phânchia ngành luật giữa luật dân sựvà luật thương mại, hay hệ thốngpháp luật Anh Mỹ, thì đều xác định những tranh chấp loại này là tranh chấp dân sự. Ở Việt Nam, các tranh chấp liên quanđếndânsự, hônnhânvàgia đình, kinhdoanh thương mạiđược giải quyết tại toà cấp quận, huyện là toà án có thẩm quyền chung (Điều 35 BLTTDS năm2015). - Chủ thể giảiquyết Trong hoạt động giải quyết các tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện bởi Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xét xử. Theo quy định của BLTTDS 2015 quy định: Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện 1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: 33
  • 41. a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này; Ngoài ra, đối với chủ thể là TAND cấp tỉnh được thực hiện giải quyết tranh được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015. Như vậy đốivới chủthể thực hiện giải quyết tranh chấp là TAND, cơ quan được giao chức năng về xét xử theo quy định của Hiến pháp tại Điều 102. - Các quy định về phạm vi xét xử tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn Khái niệm phạm vi xét xử trong tố tụng dân sự cũng có nội hàm gần với khái niệm giới hạn xét xử trong tố tụng dân sự. Theo đó, có thể hiểu rằng, giới hạn hay phạm vi xét xử của tòa án không phải là vô hạn, thể hiện ý chỉ chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng mà nó được luật hóa. Tùy vào nội dung, tính chất của vụ việc đưa ra xét xử. Trong tố tụng dân sự, tính chất của dân sự là việc tư của đương sự, nên bao giờ luật cũng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên và luôn có bước hòa giải để hai bên ngồi lại bàn bạc, cùng thống nhất đưa ra kết quả cuốicùng. Vì vậy, TAND xác định phạm vi xét xử của mình dựa trên cơ sở yêu cầu của đương sự, thể hiện ở hình thức là đơn kiện, đơn yêu cầu. Khi việc hòa giải không thành hoặc một trong hai bên từ chối quá trình hòa giải do một số nguyên nhân nhất định thì Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định cụ thể và tình hình thực tế của sự việc để đưa ra phán quyết cuối cùng. - Các quy định về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân cấp phúcthẩm giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn Về trìnhtự, thủ tục phiên tòasơ thẩm và phúc thẩm, BLTTDS năm 2015 quy định cụthể, chi tiết từ khi khởi kiện đến lúc tuyên án kết thúc phiên tòa. Các quy định này đáp ứng yêu cầucủa cải cách tư pháp, mở rộng quyền dân chủ, phát huy tính tíchcực, chủđộngcủa các đương sự và những người tham gia tố tụng khác 34
  • 42. trongviệc trìnhbàyyêu cầu, đềnghị, xuất trìnhchứng cứ, xéthỏivà tranh luận tại phiên toà. Tiểu kếtchương 1 Quy định về áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồngkhi ly hôn là một chế định pháp lý quan trọng, là cơ sở cần thiết trong việc thiết lập và hoàn chỉnh một hệ thống pháp luật về HN&GĐ nói chung. Việc xác định đặc điểm, vaitrò, ý nghĩatrong việc áp dụngpháp luậttrong giải quyết tranh chấp tàisản đầu tư chung của vợ chồng khily hôn trong lĩnh vực này sẽ hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về HN&GĐ nói chung và quy định vềlĩnhvực giảiquyết mốiquan hệgiải quyết tranhchấp chia tàisản chung của vợ chồngkhi lyhôn Việt Nam. Đồngthời, cònbảo vệquyền và lợi íchhợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội trong hoạt động áp dụng pháp luật tronggiảiquyếttranhchấp tàisảnđầutưchungcủavợ chồngkhilyhôn, góp phần quantrọng tronghoạtđộngxétxử các vụán dânsựtạiTòaán ở nước ta trong quá trình hộinhập và phát triển. Cùng với thời gian thì những quy định áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn đã được thay đổi nhằm phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. ChươngI củaLuận vănđãphân tích một cáchkháiquátcơ sở lýluậncủa áp dụng pháp luậttronggiảiquyết tranhchấp tài sản đầutưchung củavợ chồng khilyhôn ở nước ta hiện nay, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm và vai trò, nội dung trong giải quyết tranh chấp tàisản đầutư chung của vợ chồng khily hôn ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong giảiquyết tranh chấp tàisản đầu tư chung củavợ chồng khily hôn ở Chương I, tác giả nghiên cứu thực tiễn xét xử sơ thẩm tại TAND huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội để từ đó đánh giá tình hình thực hiện, kết quả đạt được, khó khăn vướng mắc và những nguyên nhân trong quátrình thực thitrong thực tế. Từđó đề ra giảipháp hoànthiệnpháp luậtđểnâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp chia tài sản của vợ chồng nói chung và tài sản 35
  • 43. đầu tư chungcủa vợ chồngnóiriêng. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN ĐẦU TƯ CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM,THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Kháiquátchungvề TòaánnhândânhuyệnGiaLâm, thànhphố Hà Nội Huyện Gia Lâm có diện tích tự nhiên 108,44 km², dân số năm 2018 khoảng 277, 600 người 2,1% dân số theo đạo Thiên Chúa. Huyện có địa giới hành chính: Phía đông giáp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; Phía đông nam giáp huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; Phía tây giáp quận Hoàng Mai với ranh giới là sông Hồng; Phía tây bắc giáp quận Long Biên với ranh giới là sông Đuống và quốc lộ 1A mới; Phía nam giáp huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; Phía tây nam giáp huyện Thanh Trì với ranh giới là sông Hồng; Phía bắc giáp thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Huyện Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội 8km. Huyện Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Trâu Quỳ (huyện lỵ), Yên Viên và 20 xã: Bát Tràng, Cổ Bi, Đa Tốn, Đặng Xá, Phú Thị, Đông Dư, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Văn Đức, Lệ Chi, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu, Yên Thường, Yên Viên, Kim Sơn. (Theo Bách Khoa toàn thư). Cùng với vị trí địa lý đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Gia Lâm phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng thị trường thương mại, liên kết với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. Trongnhững năm gần đây, huyện luôn một trong những huyện của thành phố và dẫn đầu về tốc độ phát triển đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, làm thay đổibộ mặt đô 36
  • 44. thị của một thành phó trực thuộc Trung ương. Năm 2019, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện vượt cao so với dự toán TP và huyện giao; trong đó phần do huyện thu ước đạt 2.602,6 tỷ đồng, bằng 126,9% dự toán thành phố và huyện giao. Tuy nhiên, do quá trình phát triển của huyện trong thực tế thì việc xảy ra các mối quan hệ tranh chấp dân sự về tài sản chung của vợ nói chung và tài sản đầu tư chung của vợ chồng nói riêng xảy ra nhiều và phổ biến trên địa bàn huyện. Thông qua cơ cấu tổ chức của Tòaán nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội được thực hiện trên quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014. Thông qua việc tổ chức trên đã góp phần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 15-CT/TW ngày 7/7/2007 của Bộ Chính trị và tinh thần Nghị quyết số 08- NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đốivới công tác giải quyết các vụ án tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn nói chung và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật, qua đó đãđảm bảo cho việc xét xử đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự nói chung, giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn nói riêng. Trong những nămqua thì độingũ Thẩmphán của Tòaán nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội được thể hiện thông qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1. Số lượng thẩm phán, thư ký, người lao động thuộc tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giaiđoạn 2016 - 2019 STT 2016 2017 2018 2019 Số lượng Thẩm phán 11 11 11 11 Số lượng Thư ký 9 9 9 9 Người lao động 2 2 2 2 37
  • 45. (nguồn:Báocáo của Tòa án nhân dânhuyện Gia Lâm,ThànhphốHà Nội giai đoạn 2016-2019)) Bảng 2.2:Số vụ án thụ lý, giải quyết về chia tài sản vợ chồng khi ly hôn của TAND huyện Gia Lâm từ năm 2015 – 20191 Đơn vị tính:vụ Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Thụ lý 08 07 10 08 12 Giải quyết 08 07 10 08 12 Đạt tỷ lệ 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn:TAND huyện Gia Lâm Quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ thì TAND huyện Gia Lâm luôn nỗ lực để học tập và phát triển kinh nghiệm và kiến thức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng với yêu cầu của cải cách tư pháp đã đề ra. Vì vậy, trong những năm vừa qua thì đội ngũ Thẩm phán của TAND huyện Gia Lâm đã được chuẩn hóa về trình độ lý luận chính trị, có 04/11 Thẩm phán có trình độ cử nhân chính trị chuyên ngành, 01/8 Thẩm phán có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 06/11 Thẩm phán có trình độ trung cấp chính trị và 04 thư ký có trình độ trung cấp chính trị. Bộ phận giúp việc cho Ban lãnh đạo có Văn 1TAND huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội(2015), Báo cáo tổng kết công tác xét xử năm 2015,. TAND huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội(2016), Báo cáo tổng kết công tác xét xử năm 2016, Hà Nội. TAND huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội(2017), Báo cáo tổng kết công tác xét xử năm 2017, Hà Nội. TAND huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội(2018), Báo cáo tổng kết công tác xét xử năm 2018, Hà Nội. TAND huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội(2019), Báo cáo tổng kết công tác xét xử năm 2019, Hà Nội 38