SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HUỆ
PH¸P LUËT VÒ HîP §åNG CÇM Cè CHøNG KHO¸N T¹I
C¸C NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I ë VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HUỆ
PH¸P LUËT VÒ HîP §åNG CÇM Cè CHøNG KHO¸N T¹I
C¸C NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I ë VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ THU THỦY
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Huệ
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG CẦM CỐ
CHỨNG KHOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI............... 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng cầm cố chứng khoán.................... 7
1.1.1. Khái niệm hợp đồng cầm cố chứng khoán.......................................... 7
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng cầm cố chứng khoán ........................................... 8
1.2. Khái niệm, cấu trúc pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng
khoán tại Ngân hàng thƣơng mại..................................................16
1.2.1. Khái niệm pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân
hàng thƣơng mại ...............................................................................16
1.2.2. Cấu trúc pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân
hàng thƣơng mại ...............................................................................17
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................23
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CẦM CỐ
CHỨNG KHOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở
VIỆT NAM ......................................................................................24
2.1. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán tại
Ngân hàng thƣơng mại ...................................................................24
2.2. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thực hiện hợp
đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng thƣơng mại.................30
2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố ..................................................31
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố .........................................35
2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán ................38
2.3. Nội dung của hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng
thƣơng mại.......................................................................................40
2.4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cầm cố chứng khoán ..........44
2.4.1. Điều kiện về hình thức......................................................................44
2.4.2. Điều kiện về nội dung.......................................................................46
2.4.3. Điều kiện về nghĩa vụ đƣợc bảo đảm ...............................................57
2.5. Hợp đồng cầm cố chứng khoán vô hiệu........................................58
2.6. Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện
hợp đồng cầm cố chứng khoán ......................................................61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................67
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CẦM CỐ CHỨNG KHOÁN TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ...............................68
3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cầm cố
chứng khoán....................................................................................68
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cầm cố
chứng khoán....................................................................................71
3.2.1. Về trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán............71
3.2.2. Về quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng
cầm cố chứng khoán .........................................................................72
3.2.3. Về nội dung của hợp đồng cầm cố chứng khoán..............................75
3.2.4. Về hợp đồng cầm cố chứng khoán vô hiệu.......................................82
3.2.5. Về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện
hợp đồng cầm cố chứng khoán .........................................................83
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................86
KẾT LUẬN....................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................89
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật Dân sự
Nghị định 11: Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm
2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định
số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.
Nghị định 163: Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 do
Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một
số điều của Bộ luật dân sự về việc xác lập, thực hiện
giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự và xử lý tài sản bảo đảm.
NHTM: Ngân hàng thƣơng mại
Quyết định 03: Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng
Nhà nƣớc Việt Nam, ngày 01 tháng 02 năm 2008 về
việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tƣ và
kinh doanh chứng khoán.
TCTD: Tổ chức tín dụng
Thông tƣ 36: Thông tƣ 36/2014/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà
nƣớc, ngày 20 tháng 11 năm 2014 quy định các giới
hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.
TTLKCK: Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Danh mục cổ phiếu đƣợc nhận cầm cố 25
Bảng 2.2: Thông tin hợp đồng cầm cố chứng khoán niêm yết 43
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ tăng
trƣởng cao, đồng thời với mức độ tăng trƣởng đó nhu cầu vốn cần thiết cho
nền kinh tế là rất lớn. Từ đó có thể khẳng định tín dụng ngân hàng trong giai
đoạn hiện nay đã và đang còn tiếp tục là một kênh cung cấp vốn quan trọng
cho nền kinh tế. Với vai trò là trung gian tài chính, hoạt động của các ngân
hàng luôn đứng trƣớc nguy cơ rủi ro mà chủ yếu là nguy cơ mất vốn, chính vì
thế giải pháp cứu cánh hiện nay cho các ngân hàng là hầu hết khách hàng bắt
buộc phải có tài sản đảm bảo nếu vay vốn ngân hàng.
Hệ thống pháp luật nƣớc ta quy định khá cụ thể về các giao dịch bảo
đảm, từ Bộ luật Dân sự 2005 đến các văn bản hƣớng dẫn của Chính phủ, Bộ,
ngành liên quan. Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tế nhằm tạo ra một hành
lang pháp lý để thực hiện cho các bên.
Hiện nay, mỗi ngân hàng thƣơng mại hầu nhƣ đã xây dựng quy định về
các biện pháp bảo đảm tiền vay để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Tuy
nhiên, trên thực tế, ngay cả các “ông lớn” – ngân hàng lớn trong lĩnh vực ngân
hàng cũng đã gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc liên quan đến giao dịch bảo
đảm dẫn đến những giao dịch bảo đảm không phát huy giá trị theo đúng nghĩa.
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp là những ví dụ điển
hình cho hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Ngày nay, nó
càng trở nên thời sự hơn trong giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất
nƣớc. Mục đích của đề tài này ngƣời nghiên cứu muốn đề cập đến hợp đồng
cầm cố tài sản là chứng khoán - với tƣ cách là một loại tài sản bảo đảm cho
nghĩa vụ của khách hàng vay vốn tại các NHTM với mục đích giúp họ huy
động nguồn vốn nhanh và hiệu quả. Cho dù việc cầm cố chứng khoán để vay
2
tiền tại các NHTM là một giải pháp hữu hiệu, lợi ích là nhƣ vậy, tuy nhiên
trên thực tế thì hoạt động cầm cố chứng khoán vẫn đang gặp phải một số
vƣớng mắc nhất định, làm cho các bên tham gia giao kết hợp đồng còn e ngại
khi xác lập. Do tài sản cầm cố ở đây là chứng khoán- là một loại tài sản có
tính rủi ro cao, giá cả biến động theo diễn biến tình hình kinh tế xã hội, chỉ
một tác động nhỏ của nền kinh tế cũng có thể làm cho giá trị của chúng bị ảnh
hƣởng. Bên cạnh đó, để xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán không
thể thiếu việc xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp với nền kinh tế hiện
đại. Trong những năm gần đây, mặc dù đã đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể
trong lĩnh vực cải cách pháp luật, Việt Nam vẫn chƣa có đƣợc một cơ chế
cũng nhƣ quy định của pháp luật nào cụ thể, rõ ràng để điều chỉnh hợp đồng
cầm cố chứng khoán, mà việc xác lập cũng nhƣ thực hiện hợp đồng dựa vào
những quy định chung của pháp luật về giao dịch bảo đảm và quy chế về bảo
đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Vì vậy, mặc dù hoạt động này xuất
hiện khá lâu, nhƣng chƣa phổ biến ở các TCTD Việt Nam hiện nay.
Từ những phân tích trên đây, ngƣời viết thấy rằng, hợp đồng cầm cố
chứng khoán là một loại hợp đồng cầm cố tài sản đặc biệt, nó có sự khác biệt
với những loại tài sản thông thƣờng khác. Cho nên nội dung pháp luật điều
chỉnh quan hệ hợp đồng này cũng không đồng nhất với những quy định chung
của pháp luật cầm cố tài sản, mà cần thiết phải có những quy định pháp luật
chuyên ngành bổ sung để điều chỉnh.
Chính lẽ đó, việc nghiên cứu pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng
khoán tại các NHTM nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro phát sinh từ hợp
đồng, đồng thời tạo điều kiện cho hợp đồng cầm cố chứng khoán phát triển
trong tƣơng lai, và trên cơ sở đó có thể xem nhƣ là các tiền đề pháp lý cần
đƣợc các nhà lập pháp nghiên cứu để tạo ra một khung pháp lý phù hợp với
3
sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán và rộng hơn là của cả thị trƣờng vốn
Việt Nam. Trên đây là lý do học viên quyết định chọn đề tài “Pháp luật về
hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”
làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài này, dƣới góc độ nghiên cứu luật pháp, đã có một
số công trình nghiên cứu sau đây:
- TS. Lê Thị Thu Thủy (2002), Pháp luật về cầm cố tài sản vay vốn
ngân hàng, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (số 11).
- Đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm nghiên cứu khoa học về: “Một
số kiến nghị nhằm triển khai và phát triển nghiệp vụ cầm cố chứng khoán trên
thị trường chứng khoán Việt Nam”
- Đề tài “Pháp luật về hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán của ngân
hàng thương mại ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, của tác giả Trần
Mạnh Thƣờng (2011).
- Đề tài “Pháp luật về biện pháp bảo đảm bằng giấy tờ có giá trong
hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận văn Thạc
sĩ Luật học, của tác giả Nguyễn Thị Nga (2011).
Ngoài ra, hoạt động cầm cố chứng khoán tại các NHTM cũng đƣợc
nhiều bài báo viết và điện tử đăng tải.
Khi tìm hiểu các tài liệu xung quanh vấn đề pháp luật về hợp đồng
cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, có thể thấy
rằng các bài viết, công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ đề cập tới biện
pháp bảo đảm bằng cầm cố là tài sản nói chung và tài sản là giấy tờ có giá
tại các ngân hàng và mô tả hoạt động cho vay để đầu tƣ chứng khoán tại
các TCTD mà chƣa đi sâu tới hoạt động cầm cố chứng khoán của các NHTM.
4
Qua quá trình tra cứu tài liệu, thấy rằng hiện nay chƣa có một công trình
khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về hợp đồng cầm cố
chứng khoán tại NHTM.
Trong phạm vi luận văn thạc sĩ, ngƣời viết sẽ cố gắng phân tích,
đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành; so sánh ở mức tổng quan về
những luận điểm khoa học đã đƣợc các tác giả, nhà nghiên cứu và kiểm
định thực tế; đồng thời cũng cố gắng đƣa ra đƣợc quan điểm cá nhân của
mình để làm sáng rõ đề tài.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc xác định là các quy phạm pháp luật
Việt Nam, các tài liệu liên quan đến hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các
Ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đƣa ra các kết
luận và đánh giá mang tính khoa học về các vấn đề pháp lý liên quan đến
đề tài nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu pháp luật hiện hành điều chỉnh về bảo
đảm tiền vay bằng cầm cố chứng khoán tại các NHTM ở Việt Nam đặt trong
mối quan hệ với pháp luật chứng khoán và các văn bản pháp lý chuyên ngành
tài chính ngân hàng điều chỉnh hoạt động cho vay của các NHTM. Và trọng
tâm vào hợp đồng cầm cố chứng khoán có sự tham gia của hai chủ thể: bên
nhận cầm cố là NHTM và bên cầm cố là khách hàng vay vốn tại NHTM đó.
Đồng thời cũng giới hạn ở phạm vi nghiên cứu hợp đồng cầm cố chứng khoán
để bảo đảm cho nghĩa vụ vay tiền đầu tƣ chứng khoán theo quy định của
Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, ngày 01
tháng 02 năm 2008 về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tƣ và
kinh doanh chứng khoán (Quyết định này đã đƣợc thay thế bởi Thông tƣ
5
36/2014/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc, ngày 20 tháng 11 năm 2014
quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài).
5. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề về lý
luận và thực trạng pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các NHTM,
trên cơ sở đó thấy đƣợc những vƣớng mắc, bất cập và nguyên nhân của những
hạn chế đó, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Với mục đích trên, thì nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đƣợc xác định là:
Làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng cầm cố chứng khoán và pháp
luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM nhƣ: khái niệm, đặc điểm,
vai trò của cầm cố chứng khoán; khái niệm, đặc điểm, các chủ thể tham gia
hợp đồng cầm cố chứng khoán; nội dung, cấu trúc pháp luật về hợp đồng cầm
cố chứng khoán.
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng
cầm cố chứng khoán tại NHTM ở Việt Nam bằng việc đƣa ra những nhận
định khái quát về những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, bất cập của pháp
luật hiện hành.
Đƣa ra định hƣớng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về
hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các NHTM ở Việt Nam với mục đích để
đầu tƣ chứng khoán.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu và thực hiện dựa trên phƣơng pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó tác giả
còn vận dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ phƣơng pháp tổng
hợp, so sánh, phân tích, thống kê các số liệu thực tế…để làm sáng tỏ các vấn
đề của luận văn.
6
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chƣơng sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại
ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại
ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.
Chương 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
cầm cố chứng khoán tại ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.
7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG
CẦM CỐ CHỨNG KHOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng cầm cố chứng khoán
1.1.1. Khái niệm hợp đồng cầm cố chứng khoán
Hợp đồng cầm cố chứng khoán là một giao dịch bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dƣới hình thức cầm cố. Hợp đồng cầm cố chứng khoán đƣợc xác lập
nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ chính (nghĩa vụ trả tiền vay) đƣợc
xác lập trƣớc đó. Nhƣng chứng khoán là tài sản thuộc loại giấy tờ có giá,
đồng thời chúng đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật chứng khoán, nên khi nghiên
cứu một hợp đồng dân sự có tính chất đặc trƣng, thì ngoài việc căn cứ vào
những quy định chung về cầm cố tài sản của BLDS 2005, thì còn phải dựa
vào các quy định pháp luật chuyên ngành và các văn bản pháp luật có liên
quan để có thể tiếp cận vấn đề một cách toàn diện hơn.
Để có đƣợc một cái nhìn khái quát nhất về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm
hiểu xem khái niệm cầm cố chứng khoán là gì? Và mục đích của việc cầm cố
chứng khoán để làm gì?
Cầm cố chứng khoán tại NHTM là việc các ngân hàng thƣơng mại
nhận chứng khoán làm tài sản bảo đảm cho khoản tiền vay của khách hàng tại
ngân hàng. Quan hệ cầm cố chứng khoán đƣợc xác lập giữa bên cầm cố (nhà
đầu tƣ) và bên nhận cầm cố (các NHTM). Trên cơ sở quy định trong BLDS
2005 về hợp đồng cầm cố tài sản, thì có thể hiểu Hợp đồng cầm cố chứng
khoán là sự thỏa thuận của các bên, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cầm
cố) giao chứng khoán thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi
là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
8
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng cầm cố chứng khoán
Là một dạng của hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng cầm cố chứng
khoán cũng là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đối vật, theo đó bên cầm cố
phải giao chứng khoán cho bên nhận cầm cố, đồng thời bên nhận cầm cố
chứng khoán cũng có quyền xử lý chứng khoán cầm cố khi đã đến hạn thực
hiện nghĩa vụ chính mà bên cầm cố không thực hiện. Bên cạnh đó, hợp đồng
cầm cố chứng khoán có một số đặc trƣng riêng sau:
- Nghĩa vụ đƣợc bảo đảm trong hợp đồng cầm cố là nghĩa vụ trả tiền
vay ở các TCTD, là nhằm để bảo đảm cho một nghĩa vụ là nghĩa vụ trả tiền
vay của bên vay với mục đích đầu tƣ chứng khoán, hoặc có thể bảo đảm cho
nhiều nghĩa vụ nhƣng cũng với mục đích để đầu tƣ chứng khoán. Điều đó
khác biệt với một hợp đồng cầm cố tài sản đơn thuần, có thể xác lập để bảo
đảm cho một nghĩa vụ bất kỳ khi có nghĩa vụ phát sinh đƣợc bảo đảm.
- Trong hợp đồng cầm cố chứng khoán đã niêm yết luôn có sự tham
gia của các thành viên lƣu ký chứng khoán – tham gia với tƣ cách là chủ thể
của hợp đồng để thực hiện việc cầm cố hay nhận cầm cố chứng khoán hoặc
tham gia với tƣ cách đƣợc đại diện theo ủy quyền của các bên trong hợp đồng
cầm cố chứng khoán để thực hiện việc chuyển giao hoặc nhận chứng khoán
cầm cố. Sự hiện diện của thành viên lƣu ký chứng khoán trong hợp đồng cầm
cố chứng khoán là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ các thành viên lƣu ký vốn là nơi
nhà đầu tƣ đăng ký lƣu ký và thực hiện các dịch vụ thanh toán chứng khoán,
lẽ dĩ nhiên họ sẽ biết đƣợc rõ hơn cách thức cũng nhƣ đặc điểm của từng loại
chứng khoán, từ đó sẽ đƣa ra những nhận định đúng đắn hơn về chứng khoán
cầm cố. Thêm vào đó, thành viên lƣu ký là tổ chức đƣợc thành lập và thực
hiện cầm cố chứng khoán sẽ thuận lợi hơn trong việc chuyển giao hay nhận
chứng khoán cầm cố.
- Tài sản cầm cố là chứng khoán - một loại tài sản vô hình, mặc dù
9
chúng hiện diện dƣới một tờ cổ phiếu hay trái phiếu (là bằng chứng xác nhận
sự tồn tại của chứng khoán trên thực tế) nhƣng bản thân tồn tại vật chất đó
không đƣợc xem là tài sản. Chính vì vậy, việc chuyển giao chứng khoán cầm
cố cũng đƣợc thực hiện một cách vô hình, thông qua các tài khoản đƣợc mở tại
TTLKCK thông qua các thành viên lƣu ký. Về bản chất thì chứng khoán là một
loại giấy tờ có giá, chúng đƣợc xem là tài sản đặc biệt, và đƣợc giao dịch trên
một thị trƣờng riêng biệt. Với những tính chất đặc trƣng đó, theo quy định của
Luật chứng khoán năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2010 thì: “Chứng khoán là
bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người chủ sở hữu đối với
tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới
hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử” [22, Điều 6].
Đặc điểm nổi bật của chứng khoán là tính sinh lời – ngƣời sở hữu
chứng khoán sẽ nhận đƣợc một khoản lợi nhuận trong tƣơng lai từ ngƣời phát
hành. Ngoài ra, chứng khoán còn có tính rủi ro, đối với chứng khoán đƣợc
giao dịch trên thị trƣờng tập trung thì rủi ro về giá cả có thể xảy ra bất cứ lúc
nào, chỉ cần một biến động nhỏ nào đó của thị trƣờng hay về phía chủ thể
phát hành, hoặc có sự thay đổi về chính sách pháp luật có liên quan, hoặc
thậm chí chỉ cần một tin đồn thất thiệt nào đó thôi, thì ngay lập tức giá chứng
khoán sẽ giảm một cách nhanh chóng, khiến các nhà đầu tƣ trở tay không kịp.
Hơn thế nữa, một khi chủ thể phát hành chứng khoán bị phá sản thì rủi ro có
thể nói là rất lớn đối với nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó, chứng khoán còn có tính vô
hình, tuy tồn tại dƣới hình thức là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ hay một
dữ liệu điện tử chẳng hạn, nhƣng đó chỉ là bằng chứng thể hiện những quyền
hợp pháp đối với một lợi ích nào đó ở hiện tại hoặc trong tƣơng lai. Giá trị
của chúng không liên quan gì đến hình thức mà những quyền đó đƣợc thể
hiện. Mà giá trị của chứng khoán sẽ tồn tại dƣới dạng những con số hoặc
những ký hiệu và đƣợc giao dịch thông qua các tài khoản. Thêm vào đó, một
10
trong những đặc tính quan trọng không thể thiếu của chứng khoán đó chính là
tính thanh khoản – là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt.
Phân loại chứng khoán: Căn cứ theo tính chất: Chứng khoán vốn (Cổ
phiếu, cổ phiếu ƣu đãi, chứng chỉ quỹ), chứng khoán nợ (trái phiếu); Căn cứ
theo tiêu chuẩn pháp lý: Chứng khoán ký danh (có ghi tên ngƣời nắm giữ
chứng khoán); chứng khoán vô danh (không ghi tên ngƣời nắm giữ chứng
khoán). Ngoài ra nếu phân loại theo mục đích phát hành thì còn có các loại
chứng khoán phái sinh nhƣ: quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn
mua…Tuy nhiên, do các loại chứng khoán này chƣa phát triển trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam. Vì vậy, trong phạm vi đề tài này chỉ xoay quanh tìm
hiểu hợp đồng cầm cố các loại chứng khoán cơ bản nhƣ cổ phiếu, trái phiếu
và chứng chỉ quỹ và tựu chung lại gọi là hợp đồng cầm cố chứng khoán.
+ Cổ phiếu – là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp
của ngƣời sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Cổ
phiếu có thể đƣợc phát hành dƣới dạng chứng chỉ vật chất hoặc bút toán ghi
sổ, cổ phiếu thể hiện mối quan hệ đồng sở hữu của ngƣời phát hành và nhà
đầu tƣ. Khi cần huy động vốn công ty cổ phần phát hành cổ phiếu và sẵn sàng
chia sẻ quyền sở hữu công ty giữa những ngƣời mua cổ phiếu, với tƣ cách là
ngƣời chủ sở hữu của một phần công ty. Ngƣời sở hữu cổ phiếu (gọi là cổ
đông) đƣợc hƣởng các quyền đối với công ty với mức độ tƣơng ứng với tỷ lệ
cổ phiếu nắm giữ, đồng thời nếu công ty làm ăn thua lỗ thì cổ đông phải gánh
chịu thiệt hại cùng với công ty. Đây là biểu hiện đặc trƣng của tính rủi ro tồn
tại ở chứng khoán.
Xét về nội dung thì một cổ phiếu cần có những nội dung chủ yếu sau
đây: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; số và ngày cấp chứng nhận đăng
ký kinh doanh; số lƣợng cổ phần và loại cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần và
tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu; chữ ký của ngƣời đại diện theo
11
pháp luật và con dấu của công ty và một số nội dung khác theo quy định đối
với từng loại cổ phiếu cụ thể.
Đặc điểm: ngƣời sở hữu chúng đƣợc quyền chuyển nhƣợng, tặng cho
hoặc thực hiện một số giao dịch khác theo quy định của pháp luật chứng
khoán, đƣợc quyền nhận cổ tức, đây là đặc điểm đặc trƣng của cổ phiếu để
phân biệt các loại chứng khoán khác. Vì khi sở hữu cổ phiếu, ngƣời sở hữu
sẽ đƣợc trả cổ tức theo quy định của tổ chức phát hành mà sẽ không đƣợc
hoàn vốn (trừ loại cổ phiếu ƣu đãi hoàn lại hoặc trƣờng hợp tổ chức phát
hành bị phá sản, giải thể); thể hiện quyền sở hữu đối với công ty vì bản chất
của cổ phiếu là các cổ phần của công ty phát hành (cổ phần là phần vốn của
công ty chia làm nhiều phần bằng nhau) nên sở hữu cổ phần đƣợc xem nhƣ
sở hữu của công ty.
Phân loại cổ phiếu: Mặc dù pháp luật chứng khoán không phân loại
cổ phiếu, nhƣng tùy theo mục đích cũng nhƣ tính chất của đợt phát hành
mà Luật doanh nghiệp 2014 sẽ phân chia cổ phiếu thành các loại tƣơng ững
với các loại cổ phần khi phát hành: bao gồm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu
ƣu đãi biểu quyết, cổ phiếu ƣu đãi cổ tức, cổ phiếu ƣu đãi hoàn lại và các
loại cổ phiếu ƣu đãi khác.
Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu phổ biến nhất mà hầu hết các các
công ty cỏ phần khi đủ điều kiện sẽ đƣợc quyền phát hành loại cổ phiếu này.
Đặc trƣng của cổ phiếu phổ thông là có mệnh giá, có lãi suất không cố định,
không có thời hạn đáo hạn. Cổ phiếu phổ thông mang lại những quyền lợi sau
cho cổ đông: quyền hƣởng cổ tức, quyền mua cổ phiếu mới, đƣợc tự do
chuyển nhƣợng cổ phần, quyền tham dự các cuộc họp và bỏ phiếu biểu quyết
trong cuộc họp. Ngoài ra khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, cổ đông phổ
thông sẽ đƣợc nhận một phần tài sản còn lại tƣơng ứng vứi số cổ phần góp
vốn vào công ty.
12
Cổ phiếu ƣu đãi cổ tức là cổ phiếu đƣợc trả cổ tức với mức cao hơn so
với mức cổ tức của cổ phiếu phổ thông hoặc mức ổn định hàng nă. Cổ tức đƣợc
chia gồm cổ tức cổ định và cổ tức thƣởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào
kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phƣơng thức xác
định cổ tức thƣởng đƣợc ghi trên cổ phiếu. Ngoài những đặc điểm đó, cổ phiếu
ƣu đãi cổ tức còn mang những đặc điểm trên cổ phiếu phổ thông.
Cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết là cổ phiếu mà ngƣời nắm giữ chúng sẽ có
số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với ngƣời nắm cổ phiếu phổ thông. Số
phiếu biểu quyết của một cổ phần ƣu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy
định, và chỉ có tổ chức chính phủ ủy quyền hoặc cổ đông sáng lập mới đƣợc
quyền nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết. Cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết của
cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong vòng ba năm, kể từ ngày đƣợc cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ƣu đãi biểu
quyết của cổ đông sáng lập phải đƣợc chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
Ngƣời sở hữu cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết sẽ không đƣợc phép chuyển
nhƣợng cho ngƣời khác.
Cổ phiếu ƣu đãi hoàn lại là cổ phiếu đƣợc công ty hoàn lại vốn góp
bất cứ khi nào theo yêu cầu của ngƣời sở hữu hoặc theo các điều kiện ghi
trên cổ phiếu. Cổ đông sở hữu cổ phần ƣu đãi hoàn lại không có quyền biểu
quyết, dự họp đại hội đồng cổ đông hay đề cử ngƣời vào hội đồng quản trị
và ban kiểm soát.
Từ những phân tích trên thấy rằng, mỗi loại cổ phiếu đều có những
điểm đặc trƣng giống và khác nhau. Tùy vào tính chất cũng nhƣ mục đích của
đợt phát hành, mà nhà phát hành sẽ quyết định phát hành loại cổ phiếu nào
cho phù hợp với tình hình của công ty và nhu cầu của thị trƣờng. Điểm chung
cơ bản của các loại cổ phiếu này là đƣợc quyền tự do chuyển nhƣợng trên thị
trƣờng (trừ cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết) do tính chất quan trọng của hai loại cổ
13
phiếu này nên pháp luật đã có một số hạn chế về việc chuyển nhƣợng đối với
chúng. Vì thế, các loại cổ phiếu đó sẽ không đƣợc phát hành ra công chúng,
nên sẽ không hiện diện trên thị trƣờng chứng khoán. Do đó, các loại cổ phiếu
đƣợc giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán, có thể đƣợc dùng để cầm cố bảo
đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.
+Trái phiếu – là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp
của ngƣời sở hữu một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Khác với cổ phiếu,
trái phiếu là một chứng nhận chịu lãi do Chính phủ hay doanh nghiệp phát
hành, cam kết trả cho ngƣời sở hữu trái phiếu một số tiền vốn và lãi nhất định
vào một thời gian nhất dịnh, trái phiếu là phƣơng tiện huy động vốn phổ biến
và có bản chất nhƣ một khoản vay.
Một trái phiếu bao gồm các nội dung: mệnh giá trái phiếu, là giá trị
danh nghĩa của trái phiếu, đại diện cho số vốn gốc đƣợc hoàn trả cho trái chủ
tại thời điểm đáo hạn; Lãi suất danh nghĩa, là lãi suất đƣợc ghi trực tiếp lên
trái phiếu hoặc do ngƣời phát hành công bố, lãi suất này đƣợc xác định theo tỷ
lệ phần trăm so với mệnh giá của trái phiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi
tức của trái phiếu; thời hạn của trái phiếu, là khoản thời gian từ ngày phát
hành đến ngày ngƣời phát hành hoàn trả tiền vốn lần cuối, ngày mà khoản
vốn gốc trái phiếu đƣợc thanh toán lần cuối đƣợc gọi là ngày đáo hạn của trái
phiếu, mỗi loại trái phiếu có thời hạn khác nhau. Ngoài ra, bên phát hành còn
phải đƣa ra giá phát hành và kỳ lãi để trái phiếu có đủ điều kiện phát hành
trên thị trƣờng.
Đặc điểm: là một loại giấy nợ do Chính phủ hay doanh nghiệp phát
hành nhằm huy động vốn dài hạn còn gọi là chứng khoán nợ. Tổ chức phát
hành trái phiếu để vay nợ đến ngày đáo hạn sẽ trả vốn là lãi cho trái chủ. Nếu
nhƣ ngƣời mua cổ phiếu của công ty là ngƣời chủ sở hữu một phần công ty
thì trái lại, ngƣời mua trái phiếu là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu đó;
14
ngƣời mua trái phiếu thƣờng đƣợc hƣởng lãi suất cố định, không phụ thuộc
vào tình hình sản xuất kinh doanh và hoạt động của công ty (trừ trƣờng hợp
trái phiếu có lãi suất thả nổi); khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, ngƣời sở
hữu trái phiếu đƣợc ƣu tiên trả nợ trƣớc, sau đó còn lại mới phân chia cho các
cổ đông. Với những đặc điểm trên, trái phiếu là loại chứng khoán có tính ổn
định và chứa đựng mức độ rủi ro có thể nói là ở mức thấp nhất. Vì vậy, trái
phiếu là loại chứng khoán đƣợc các nhà đầu từ thích an toàn lựa chọn.
Phân loại trái phiếu: căn cứ vào chủ thể phát hành có thể chia trái phiếu
thành hai loại: trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Doanh nghiệp.
Trái phiếu Chính phủ là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm
mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho công trình công ích, hoặc làm
công cụ điều chỉnh tiền tệ. Khác với trái phiếu và cổ phiếu của công ty, việc
phát hành trái phiếu Chính phủ không phải xin phép Ủy ban chứng khoán Nhà
nƣớc và cũng không cần thỏa mãn điều kiện phát hành trái phiếu của Luật
chứng khoán, mà chỉ tuân theo các quy định của Chính phủ mà thôi. Nhƣng
một khi trái phiếu đƣợc đƣa vào giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán thì
phải tuân theo nhƣng quy định về giao dịch chứng khoán mà pháp luật về
chứng khoán đã quy định. Trái phiếu Chính phủ là loại chứng khoán rủi ro
thấp nhất trong các loại chứng khoán, có tính thanh toán và tính thanh khoản
cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu Chính phủ đƣợc xem là lãi suất
chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn.
Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành để
vay vốn dài hạn. Loại trái phiếu này mang đầy đủ đặc điểm của một loại
chứng khoán nợ nhƣ đã nêu trên. Tuy nhiên, trái phiếu do doanh nghiệp phát
hành nếu phát hành ra công chúng phải xin phép Ủy ban chứng khoán Nhà
nƣớc và phải tuân thủ quy định của Luật chứng khoán.
15
Bên cạnh đó, nếu căn cứ vào thời hạn thì ta có trái phiếu một năm, ba
năm, vô thời hạn…; căn cứ vào lợi tức trái phiếu có trái phiếu có lợi tức cố
định, trái phiếu có lợi tức thả nổi hoặc trái phiếu có lợi tức bằng không; căn
cứ vào tính có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông có thể phân chia
thành trái phiếu có thể chuyển đổi hoặc không thể chuyển đổi thành cổ phiếu
phổ thông; ngoài ra còn căn cứ vào có ghi danh hay không ghi danh để phân
thành trái phiếu có ghi danh và trái phiếu không ghi danh.
+ Chứng chỉ quỹ- là loại chứng khoãn xác nhận quyền sở hữu của nhà
đầu tƣ, đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. Về bản chất, việc đầu tƣ
chứng chỉ quỹ đem lại những quyền lợi cho nhà đầu tƣ tƣơng tự nhƣ việc sở
hữu cổ phiếu: là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hƣởng lợi nhận trên
phạm vi cổ phần vốn góp và đặc biệt chứng chỉ quỹ cũng đƣợc niêm yết trên
thị trƣờng chứng khoán để mua bán giữa các nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, vẫn có
những điểm khác nhau giữa chứng chỉ quỹ và cổ phiếu là, trong khi cổ phiếu
là một phƣơng tiện đầu tƣ vào một công ty kinh doanh cụ thể, còn chứng chỉ
quỹ là phƣơng tiện để thành lập quỹ đầu tƣ chứng khoán, nếu ngƣời sở hữu cổ
phiếu phổ thông có quyền biểu quyết thì nhà đầu tƣ chứng chỉ quỹ không có
quyền tƣơng tự. Vì lẽ đó mà ngƣời sở hữu chứng chỉ quỹ không bị hạn chế
thực hiện bất kỳ một giao dịch nào cả, trong đó có việc đem chứng khoán cầm
cố cho các NHTM.
- Đối với chứng khoán niêm yết thì bên giữ tài sản ở đây không phải là
bên nhận cầm cố mà là TTLKCK thông qua các thành viên lƣu ký, chứng
khoán phải đƣợc lƣu ký tập trung tại TTLKCK theo quy định của Luật Chứng
khoán. Trên cơ sở hợp đồng cầm cố chứng khoán của các bên, bên cầm cố sẽ
nộp hồ sơ cho TTLKCK, kèm theo đó là bảng kê chứng khoán cầm cố có xác
nhận của bên nhận cầm cố. Sau khi xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, TTLKCK
sẽ thực hiện việc chuyển chứng khoán cầm cố vào tài khoản chứng khoán
cầm cố để lƣu giữ.
16
1.2. Khái niệm, cấu trúc pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng
khoán tại Ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại
Ngân hàng thương mại
Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán là một bộ phận của pháp
luật về giao dịch bảo đảm, điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh giữa bên
nhận cầm cố chứng khoán (NHTM cho vay) và bên cầm cố chứng khoán
(khách hàng vay vốn - nhà đầu tƣ chứng khoán). Pháp luật về hợp đồng cầm cố
chứng khoán tại NHTM bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh về chủ
thể; điều kiện; nội dung; trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng; quyền và nghĩa vụ
của chủ thể trong hợp đồng cầm cố chứng khoán…Các quy phạm này đã tạo
điều kiện cho các chủ thể thực hiện đầu tƣ chứng khoán hiệu quả hơn, trên cơ
sở đó góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán.
Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán đƣợc thể hiện ở nhiều văn
bản quy phạm pháp luật khác nhau: BLDS 2005; Nghị định 163 về giao dịch
bảo đảm; Luật chứng khoán 2006…Quan hệ hợp đồng cầm cố chứng khoán
đƣợc điều chỉnh bằng phƣơng pháp bình đẳng, tự do thỏa thuận, tự định đoạt,
chứ không điều chỉnh bằng mệnh lệnh, quyền uy. Điều này có nghĩa là tùy
thuộc vào sự thỏa thuận của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng, nhà nƣớc
không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các TCTD, mà trao
quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các bên trong quan hệ hợp đồng.
Có thể thấy văn bản quy phạm pháp luật có quy định liên quan tới hợp
đồng cầm cố chứng khoán tại các NHTM đƣợc liệt kê khá nhiều nhƣ trên,
nhƣng một quy chế pháp lý đầy đủ và thống nhất cho hoạt động này lại chƣa
đƣợc thiết lập cụ thể và tồn tại những quy định chồng chéo nhau. Trên thực tế
hiện nay các NHTM hiện đang trong tình trạng tự đƣa ra quy chế riêng cho
mình mà chƣa theo một quy chuẩn pháp lý chung nào.
17
1.2.2. Cấu trúc pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân
hàng thương mại
Cấu trúc pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán bao gồm: các quy
định về trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia thực hiện hợp đồng; nội dung của hợp đồng; điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng; giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp
đồng cầm cố chứng khoán.
 Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng
cầm cố chứng khoán: khi giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng
chứng khoán tại NHTM các bên chủ thể phải tuân thủ theo các trình tự và thủ
tục nhất định. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng phải tuân theo quy định
chung về nhận tài sản bảo đảm tại BLDS năm 2005 và các hƣớng dẫn cụ thể
tại Nghị định số 163, Nghị định số 11/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của
nghị định 163 và các quy định pháp luật có liên quan.
 Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
vào hợp đồng cầm cố chứng khoán: Theo quy định của pháp luật, các bên chủ
thể của hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM bao gồm bên cầm cố (khách
hàng vay vốn) và bên nhận cầm cố (NHTM). Bên cầm cố dùng chứng khoán
thuộc sở hữu của mình cầm cố tại NHTM để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền
vay. Các bên chủ thể hợp đồng cầm cố chứng khoán có các quyền, nghĩa vụ
theo quy định từ Điều 330 đến Điều 333 của BLDS 2005; Điều 16 đến Điều
18 Nghị định số 163 và Khoản 8 Điều 1 Nghị định 11.
- Bên cầm cố
Bên cầm cố trong hợp đồng cầm cố chứng khoán là chủ sở hữu chứng
khoán, đồng thời cũng là bên có nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng (khách
hàng vay vốn). Chứng khoán là một loại tài sản vô hình nhƣng xét về bản
chất thì nó là một loại tài sản, nên khi xác định quyền sở hữu đối với chứng
18
khoán thì ngoài việc áp dụng những quy định của Luật chứng khoán 2010 thì
còn phải căn cứ vào những quy định của BLDS năm 2005 về quyền sở hữu
tài sản để giải quyết.
Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản [16, Điều 182].
Việc chiếm hữu ở đây phải ngay tình và hợp pháp, thông qua đó chủ thể đƣợc
xem là chủ sở hữu sẽ giữ “tài sản” [16, Điều 163] trong phạm vi kiểm soát vật
chất của mình, nhƣng không nhất thiết phải nằm trong tay chủ sở hữu theo
nghĩa đen, mà chỉ cần tài sản đƣợc đặt dƣới quyền năng kiểm soát của chủ sở
hữu. Nói cách khác, trong trƣờng hợp tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thì chủ
sở hữu có quyền chiếm hữu theo nghĩa đầy đủ, còn trong trƣờng hợp tài sản
đƣợc giao cho ngƣời khác nắm giữ ví dụ nhƣ chứng khoán đƣợc giao lƣu ký ở
TTLKCK thì chủ sở hữu chỉ đƣợc coi là chiếm hữu khi thực hiện quyền kiểm
soát chứng khoán của mình trong quá trình lƣu ký ở TTLKCK. Thêm vào đó
với tính vô hình của chứng khoán, thì quyền chiếm hữu đặt ra ở đây là rất trừu
tƣợng và không thể xảy ra. Vì trên thực tế giá trị thực của chứng khoán không
tồn tại ở một dạng vật chất nào cả, và sự kiểm soát cũng nhƣ quản lý chứng
khoán chỉ đƣợc thực hiện thông qua các tài khoản lƣu giữ chúng, và đây đƣợc
xem là một hình thức chiếm hữu đối với chứng khoán.
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hƣởng hoa lợi, lợi tức
từ tài sản [16, Điều 192]. Chúng ta biết chứng khoán là một loại tài sản vô
hình, nên việc khai thác công dụng để sinh lời dƣờng nhƣ không thể có đƣợc
nhƣ một tài sản hữu hình. Mà ngƣời sở hữu chứng khoán chỉ đƣợc thực hiện
quyền sử dụng của mình thông qua việc nhận lợi tức từ chủ thể phát hành
chi trả theo thỏa thuận, hoặc thông qua việc mua bán chứng khoán trên thị
trƣờng chứng khoán.
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ
quyền sở hữu đó [16, Điều 195]. Quyền định đoạt có thể bị hạn chế nếu nhƣ
việc thực hiện quyền đó xung đột với lợi ích của nhà nƣớc, lợi ích công cộng
19
hoặc quyền và lợi ích của ngƣời khác [16, Điều 199]. Một ngƣời với tƣ cách
là chủ sở hữu của chứng khoán thì cũng đƣơng nhiên có đƣợc quyền định
đoạt này. Song nếu nhƣ việc định đoạt chứng khoán đó có ảnh hƣởng đến lợi
ích của công ty, lợi ích của các cổ đông khác hoặc việc định đoạt với mục
đích giúp ngƣời khác thâu tóm công ty thì trong trƣờng hợp này có thể sẽ bị
hạn chế quyền định đoạt.
Ngƣời sở hữu chứng khoán là nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp này bao
gồm hai loại sai đây:
Ngƣời sở hữu chứng khoán là nhà đầu tƣ cá nhân: Ngƣời sở hữu chứng
khoán trong trƣờng hợp này sẽ có quyền tự quyết định các hình thức đầu tƣ
hay định đoạt chứng khoán mà không phải thông qua bất kỳ ai. Nên khi nhà
đầu tƣ là cá nhân thực hiện việc cầm cố chứng khoán ở các TCTD thì họ cũng
tự mình định đoạt và thực hiện, đồng thời sẽ đóng vai trò là một bên của hợp
đồng cầm cố chứng khoán.
Ngƣời sở hữu chứng khoán là nhà đầu tƣ tổ chức: Đối với nhà đầu tƣ
tổ chức, khi quyết định đầu tƣ hay thực hiện bất cứ một dịch vụ nào đó về
chứng khoán, thì phải thông qua một hình thức nhất định và hình thức này
đƣợc quyết định bởi loại hình hoạt động của nhà đầu tƣ đó.Vì quyền sở hữu
chứng khoán của nhà đầu tƣ là tổ chức thuộc về các thành viên hoặc cổ đông
của tổ chức. Mặc dù, quyền sở hữu chứng khoán thuộc về tất cả các thành
viên hoặc các cổ đông của các tổ chức, nhƣng họ không thể tự mình thực
hiện đƣợc quyền sở hữu một cách độc lập đƣợc, mà trong trƣờng hợp này
quyền của chủ sở hữu đƣợc thực hiện thông qua cơ quan đại diện quản lý
của tổ chức đó.
- Bên nhận cầm cố
Một nền kinh tế phát triển sẽ không thể thiếu sự hiện diện của hệ thống
ngân hàng, chúng đóng vai trò trung gian rất quan trọng thúc đẩy quá trình
sản xuất xã hội gia tăng, kiểm soát lạm phát và thực hiện cấp phát tín dụng…
20
Trong đó các TCTD là một trong những chủ thể đặc trƣng của hệ thống ngân
hàng, chuyên thực hiện các hoạt động nói trên. Bằng chứng là các TCTD huy
động vốn nhàn rỗi trong công chúng thông qua các hình thức nhƣ nhận tiền
gửi tiết kiệm, tiền gửi chờ thanh toán của chủ tài khoản, phát hành giấy tờ có
giá, vay vốn của các TCTD thông qua thị trƣờng liên ngân hàng hoặc vay vốn
của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam… sau đó phân phối nguồn vốn huy động
ngƣợc trở lại trong công chúng cho những ngƣơi cần vốn bằng các nghiệp vụ
nhƣ cho vay, chiết khấu, cầm cố, cho thuê tài chính.
Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 định nghĩa về TCTD nhƣ sau: “Tổ
chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động
ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân
hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân” [19, Điều 4, Khoản 1].
Căn cứ vào phạm vi đƣợc thực hiện các hoạt động ngân hàng, các
TCTD đƣợc phân biệt thành TCTD là ngân hàng và TCTD phi ngân hàng.
Tổ chức tín dụng là ngân hàng: “Là loại hình tổ chức tín dụng có thể được
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính
chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương
mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” [19, Điều 4, Khoản 2]. Tất
cả các tổ chức này đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy
định của Luật các TCTD. Song tùy vào tính chất cũng nhƣ mục tiêu hoạt
động, mà các TCTD là ngân hàng sẽ thực hiện những chức năng và nhiệm vụ
khác nhau. Nhƣ Ngân hàng chính sách thì thực hiện các mục tiêu kinh tế xã
hội của Nhà nƣớc (nhà ở, xóa đói giảm nghèo, cho vay hỗ trợ xuất khẩu lao
động…) hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và đƣợc ngân hàng nhà nƣớc
hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt động; Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng đƣợc
thành lập trên cơ sở vốn góp của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, hoạt động
nhằm mục tiêu chủ yếu là tƣơng trợ cho các thành viên trong tổ chức; Ngân
hàng đầu tƣ và phát triển thì chủ yếu để cấp tín dụng cho các dự án đầu tƣ,
21
công trình đầu tƣ phát triển kinh tế là chính, rất hạn chế việc cho vay đối với
các nhu cầu vốn không phải để đầu tƣ cho công trình dự án.
Do vậy, đối với các ngân hàng mà mục tiêu là lợi nhuận đƣợc đặt lên
trên hết nhƣ các NHTM, thì họ không ngần ngại thực hiện hoạt động cấp tín
dụng cho mọi chủ thể trong xã hội bằng những hình thức khác nhau nhƣ cho
vay thế chấp hoặc cầm cố, trong số các hình thức cấp tín dụng đó có hình thức
cho vay cầm cố chứng khoán. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu này ta sẽ tìm
hiểu về hợp đồng cầm cố chứng khoán của các NHTM là chủ yếu.
Ngân hàng thƣơng mại, là ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài
chính đa dạng nhất, đặc biệt là về tín dụng (cho vay có bảo đảm bằng các
biện pháp cầm cố, thế chấp), nhận tiền gửi tiết kiệm, và các dịch vụ thanh
toán, cụ thể là: cất, giữ, mua bán, chuyển nhƣợng, quản lý các chứng khoán
và giấy tờ có giá, cho thuê động sản và bất động sản, thực hiện các nghiệp
vụ về vàng, kim khí quí… lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu, hàng đầu của các
NHTM [19, Điều 4, Khoản 3]. Vì thế việc cho vay cầm cố chứng khoán tuy
có rủi ro luôn thƣờng trực do nhiều yếu tố khác nhau, nhƣng họ vẫn thực
hiện vì mục đích lợi nhuận.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê
tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác [19, Điều 4, Khoản 4], chủ
yếu đƣợc thành lập để đầu tƣ hoặc cho thuê tài chính, việc thực hiện cấp tín
dụng là rất hạn chế. Nên trong phạm vi đề tài này học viên không đi sâu tìm
hiểu các loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Nói tóm lại, các TCTD là các NHTM đƣợc quyền thực hiện tất cả các
nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, trong đó có hình thức cho vay bằng cầm cố
chứng khoán. Nên trong đề tài này các TCTD thực hiện việc cầm cố chứng
khoán chính là các NHTM.
Với tƣ cách là bên nhận cầm cố chứng khoán, thì các NHTM là bên có
quyền trong quan hệ nghĩa vụ bảo đảm tiền vay, và khi tham gia vào giao dịch
22
cầm cố (giao dịch bảo đảm) đối với hợp đồng tín dụng phải có đủ các điều
kiện để có thể giao kết hợp đồng cầm cố.
Ngoài hai chủ thể nêu trên là bên cầm cố và bên nhận cầm cố thì Trung
tâm Lƣu ký Chứng khoán tham gia với tƣ cách là chủ thể hỗ trợ cho hợp đồng
cầm cố chứng khoán.
Hoạt động của thị trƣờng giao dịch có tổ chức cần một nơi để lƣu giữ
và quản lý tập trung các chứng khoán, đồng thời sự hình thành nhiều tổ chức
lƣu ký cũng đòi hỏi phải có một tổ chức đóng vai trò là tổ chức lƣu ký trung
tâm, làm trung gian kết nối những tổ chức lƣu ký này lại với nhau. Những đòi
hỏi đó đã dẫn đến sự ra đời của TTLKCK Việt Nam, theo cách gọi thông
thƣờng là Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán, các tổ chức còn lại là thành viên
của trung tâm lƣu ký, hay còn gọi là thành viên lƣu ký.
Theo cách hiểu của các nhà làm luật thì: “Trung tâm Lưu ký Chứng
khoán là pháp nhân được thành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần” [18, Điều 42]. Chúng có chức năng tổ
chức và giám sát hoạt động đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán chứng
khoán. Ngoài các chức năng trên, TTLKCK còn đóng vai trò trung gian
không thể thiếu trong việc cầm cố chứng khoán. Trên cơ sở bản hợp đồng
cầm cố chứng khoán đã đƣợc xác lập, TTLKCK thực hiện việc chuyển khoản
số chứng khoán cầm cố từ tài khoản giao dịch vào tài khoản cầm cố để bảo
đảm việc duy trì tài sản bảo đảm cho bên nhận cầm cố. Khi hợp đồng cầm cố
chấm dứt hiệu lực và theo yêu cầu của bên nhận cầm cố, TTLKCK sẽ thực
hiện giải tỏa số chứng khoán cầm cố để chuyển trả lại cho bên cầm cố.
 Quy định về nội dung của hợp đồng: hợp đồng cầm cố phải có nội
dung chính sau đây: Tên, địa chỉ các bên; ngày, tháng, năm; nghĩa vụ đƣợc
bảo đảm; mô tả tài sản cầm cố; giá trị tài sản cầm cố; bên giữ tài sản cầm cố;
quyền và nghĩa vụ của các bên; các thỏa thuận về trƣờng hợp xử lý và phƣơng
thức xử lý tài sản cầm cố; các thỏa thuận khác [24, tr.150].
23
 Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: xét về hình thức,
theo quy định của pháp luật hợp đồng cầm cố chứng khoán phải đƣợc lập
thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính,
hợp đồng cầm cố không cần có công chứng, việc công chứng có thể thực hiện
khi các bên có thoả thuận. Xét về nội dung, pháp luật có đặt ra quy định điều
kiện đối với các bên chủ thể, đối tƣợng, nghĩa vụ… của hợp đồng.
 Quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực
hiện hợp đồng cầm cố chứng khoán: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp
đồng cầm cố chứng khoán đƣợc hiểu là các hình thức, các phƣơng pháp nhằm
giải quyết các bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ
hợp đồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có tranh chấp. Việc
giải quyết các tranh chấp phát sinh này mang ý nghĩa quan trọng nhằm đảm
bảo việc giải quyết các tranh chấp nhanh chóng kịp thời, chính xác, nghiêm
minh, đúng pháp luật.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong phạm vi của chƣơng 1, ngƣời viết đã tập trung nghiên cứu những
vấn đề lý luận cơ bản nhất về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các NHTM ở
Việt Nam. Trên cơ sở đó, ngƣời viết đƣa ra đƣợc khái niệm, đặc điểm của
cầm cố chứng khoán; Vai trò của hoạt động cầm cố chứng khoán; Và đặc biệt
đi sâu làm rõ khái niệm, đặc điểm của hợp đồng cầm cố chứng khoán và các
chủ thể tham gia hợp đồng cầm cố chứng khoán đồng thời trình bày khái
niệm, cấu trúc pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM.
Tất cả những vấn đề lý luận quan trọng, cơ bản nói trên về hợp đồng
cầm cố chứng khoán tại NHTM ở Việt Nam chính là cơ sở của các quy định
pháp luật cũng nhƣ cơ sở để áp dụng các quy định pháp luật về vấn đề hợp
đồng cầm cố chứng khoán trong thực tiễn.
24
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CẦM CỐ CHỨNG
KHOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
2.1. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán tại
Ngân hàng thƣơng mại
Dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật cũng nhƣ quy chế cho
vay cầm cố chứng khoán của mỗi NHTM thì hợp đồng tín dụng nói chung
và hợp đồng cầm cố chứng khoán nói riêng đều là những loại hợp đồng mẫu
do bản thân các NHTM là bên nhận cầm cố (cũng đồng thời là bên cho vay)
soạn thảo, nên ít nhiều thì các ngân hàng sẽ dành những điều khoản có lợi
hơn cho họ. Song, do chƣa có những quy định cụ thể và rõ ràng của luật về
trình tự thủ tục giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán, nên hầu hết các
ngân hàng đều đƣa ra những quy định mẫu có lợi nhất cho họ trong hợp
đồng, và có thể các quy định ấy cũng không loại trừ việc ảnh hƣởng đến
quyền lợi của bên cầm cố.
Trên thực tế, khi giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán các NHTM sẽ
tiến hành các bƣớc nhƣ:
- Công bố danh mục chứng khoán cầm cố cho khách hàng;
- Xem xét hồ sơ cầm cố của khách hàng;
- Tiến hành việc định giá chứng khoán;
- Thỏa thuận các điều khoản cơ bản của hợp đồng, và kí kết hợp đồng.
Loại chứng khoán cầm cố
Tài sản đƣợc dùng làm tài sản cầm cố chắc chắn phải là tài sản hợp
pháp, có giá trị nhất định và đƣợc phép giao dịch, nhƣng cùng là một loại tài
sản, có thể giá trị của chúng lại không giống nhau. Trong hợp đồng cầm cố
chứng khoán cũng nhƣ vậy, có thể cùng là một loại chứng khoán: nhƣ cổ
25
phiếu, trái phiếu nhƣng chỉ khác nhau ở chủ thể phát hành (cổ phiếu của
những công ty khác nhau, trái phiếu của chính phủ hoặc trái phiếu doanh
nghiệp), uy tín của từng loại chứng khoán trên thị trƣờng khác nhau, hoặc là
tính thanh khoản không giống nhau sẽ dẫn đến việc loại chứng khoán đó có
đƣợc cầm cố hay là không đƣợc cầm cố.
Thực tế chỉ ra rằng, do bản chất của hoạt động cầm cố chứng khoán có
tính rủi ro. Nên các ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ này thƣờng viện dẫn lý
do trên, từ đó họ sẽ lựa chọn những loại chứng khoán mà họ cho là có tính rủi
ro thấp, khả năng bảo đảm cao để nhận cầm cố, các loại chứng khoán còn lại
không đủ điều kiện theo họ thì sẽ không đƣợc nhận cầm cố [9], [10], [29], [30].
Cụ thể, họ sẽ lựa chọn những loại chứng khoán mà giá cả của chúng ổn định,
có tính thanh khoản cao, chủ thể phát hành có uy tín, để lập danh mục các loại
chứng khoán ngân hàng nhận cầm cố, và việc nhận cầm cố chứng khoán của
các NHTM chỉ giới hạn trong danh mục chứng khoán cầm cố họ mà đƣa ra.
Ví dụ: Theo Quy chế về cho vay cầm cố chứng khoán của Vietcombank,
thì danh mục các chứng khoán đƣợc nhận cầm cố gồm có:
Bảng 2.1: Danh mục cổ phiếu đƣợc nhận cầm cố
(Tại thời điểm 07/2013)
STT Mã Tên cổ phiếu
Sở Giao dịch
chứng khoán
1 PXS CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy dầu khí HSX
2 PVS Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí
Việt Nam
HNX
3 PVC Tổng CTCP Dung dịch Khoan và Hóa phẩm Dầu khí HNX
4 PVG CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc HNX
5 DPM Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí HSX
6 VIS CTCP Thép Việt Ý HSX
7 HSG CTCP Tập đoàn Hoa Sen HSX
26
STT Mã Tên cổ phiếu
Sở Giao dịch
chứng khoán
8 HPG CTCP Tập đoàn Hòa Phát HSX
9 TDC CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dƣơng HSX
10 HUT CTCP Tasco HNX
11 ICG CTCP xây dựng Sông Hồng HNX
12 VCG Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng
Việt Nam
HNX
13 IJC CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật HSX
14 DIC CTCP Đầu tƣ và Thƣơng mại DIC HSX
15 PVX Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam HNX
16 REE CTCP Cơ điện lạnh HSX
17 VTO CTCP Vận tải Xăng dầu VITACO HSX
18 VIP CTCP Vận tải Xăng dầu VIPCO HSX
19 PVT Tổng CTCP Vận tải Dầu khí HSX
20 DRC CTCP Cao su Đà Nẵng HSX
21 CSM CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam HSX
22 DBC CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam HNX
23 SBT CTCP Bourbon Tây Ninh HSX
24 PGS CTCP Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam HNX
25 VSH CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh HSX
26 MBB NHTM Cổ Phần Quân đội HSX
27 SHB NHTM Cổ phần Sài Gòn- Hà Nội HNX
28 ACB NHTM Cổ phần Á Châu HNX
29 EIB NHTM Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam HSX
30 CTG NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam HSX
31 STB NHTM Cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín HSX
32 PVF Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí
Việt Nam
HSX
27
STT Mã Tên cổ phiếu
Sở Giao dịch
chứng khoán
33 LCG CTCP LICOGI 16 HSX
34 ASM CTCP Đầu tƣ và Xây dựng Sao Mai tỉnh
An Giang
HSX
35 HAG CTCP Hoàng Anh Gia Lai HSX
36 DIG Tổng CTCP Đầu tƣ và Phát triển Xây dựng HSX
37 NTL CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm HSX
38 OGC CTCP Tập Đoàn Đại Dƣơng HSX
39 HCM CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HSX
40 CTS CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thƣơng HNX
41 KLS CTCP Chứng khoán Kim Long HNX
42 SSI CTCP Chứng khoán Sài Gòn HSX
43 PET CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí HSX
(Nguồn: Đăng trên website của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam)
Danh mục chứng khoán nhận cầm cố cụ thể sẽ đƣợc các ngân hàng
đƣa ra tùy theo từng thời kỳ và giai đoạn phát triển của thị trƣờng chứng
khoán. Ngoài ra, danh mục chứng khoán cầm cố này cũng sẽ thay đổi theo
những biến động của thị trƣờng chứng khoán, và các quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, đối với các khách hàng
tiềm năng của ngân hàng, thì do các chủ thể này có mối quan hệ thƣơng mại
đặc biệt nên đây cũng là một trong những yếu tố để ngân hàng xem xét có
nên nhận cầm cố chứng khoán của họ hay không. Đây đƣợc xem nhƣ một
trƣờng hợp ngoại lệ khi ngân hàng nhận cầm cố chứng khoán ngoài danh
mục chứng khoán đƣợc cầm cố.
Xem xét hồ sơ cầm cố của khách hàng
Khách hàng là các nhà đầu tƣ chứng khoán phải lập hồ sơ cầm cố
cùng với hồ sơ vay vốn theo quy định tại NHTM. Nhìn chung, các loại giấy
28
tờ trong hồ sơ vay vốn và cầm cố do các NHTM quy định thƣờng khá
giống nhau. Sau đây là hồ sơ cầm cố chứng khoán niêm yết theo quy định
của Sacombank:
+ Thông báo kết quả giao dịch tại Trung tâm giao dịch
chứng khoán,
+ Chứng khoán hoặc Giấy chứng nhận cổ đông hoặc Giấy
xác nhận phong tỏa chứng khoán cầm cố do Công ty chứng khoán
xác nhận (trong trƣờng hợp chứng khoán lƣu ký tại Công ty chứng
khoán có liên kết với SCB)
+ Sao kê tài khoản chứng khoán của khách hàng tại công ty
chứng khoán có xác nhận của Công ty chứng khoán nơi lƣu ký
chứng khoán cho khách hàng [33].
Dựa trên hồ sơ cầm cố chứng khoán mà khách hàng đã lập, ngân hàng
sẽ tiến hành thẩm định tính xác thực của các loại giấy tờ trong hồ sơ, và việc
thẩm định hồ sơ đƣợc ngân hàng giao cho một bộ phận chuyên trách, đƣợc
thực hiện một cách minh bạch theo quy định để đảm bảo kết quả thẩm định là
khách quan. Sau khi thẩm định nếu ngân hàng nhận thấy hồ sơ cầm cố của
khách hàng đáp ứng đƣợc các tiêu chí mà ngân hàng đƣa ra thì bƣớc tiếp theo
ngân hàng sẽ tiến hành định giá chứng khoán.
Định giá chứng khoán cầm cố
Để xác định giá trị chứng khoán cầm cố, các NHTM có thể thành lập
hội đồng định giá tài sản bảo đảm hoặc cử chuyên viên tín dụng, chuyên viên
thẩm định trực tiếp định giá tài sản bảo đảm dựa trên các quy định của pháp
luật và quy chế của NHTM về định giá tài sản bảo đảm. Trƣờng hợp gặp khó
khăn trong việc định giá, NHTM có thể thỏa thuận với bên bảo đảm về việc
thuê tổ chức chuyên môn xác định giá trị tài sản bảo đảm để thực hiện.
Đối với các NHTM thực hiện việc cho vay cầm cố chứng khoán, thì họ
29
sẽ có một bộ phận riêng phụ trách về hoạt động nghiệp vụ này. Bộ phận đó sẽ
phụ trách việc nhận hồ sơ, chịu trách nhiệm phân tích, thẩm định và đồng thời
xác định luôn giá trị chứng khoán cầm cố là bao nhiêu. Để thực hiện đƣợc
việc làm này, những ngƣời chuyên trách cho vay cầm cố chứng khoán của các
NHTM phải đƣợc trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về chứng khoán và
thị trƣờng chứng khoán cộng với khả năng phân tích, đánh giá nhạy bén và
chính xác về thị trƣờng, có nhƣ vậy mới hạn chế đƣợc đến mức thấp nhất rủi
ro từ hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán.
Khi cho vay có bảo đảm bằng cầm cố chứng khoán, các NHTM luôn ý
thức đƣợc tầm quan trọng của việc định giá các loại chứng khoán, từ đó đƣa
ra những căn cứ để xác định giá để áp dụng trong quy trình cầm cố chứng
khoán. Ví dụ: Giá cổ phiếu theo quy định về cho vay cầm cố cổ phiếu của
GP.Bank đƣợc xác định theo các căn cứ sau:
+ Giá khớp lệnh trung bình của ngày giao dịch liền trƣớc (đối
với cổ phiếu niêm yết).
+Giá thực hiện trung bình của ngày giao dịch liền trƣớc (đối
với cổ phiếu đăng ký giao dịch tại TTGDCK).
+ Giá chào mua thấp nhất của ngày giao dịch gần nhất theo
thống kê trên thị trƣờng của công ty chứng khoán có quyền lợi độc lập
với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu (đối với cổ phiếu OTC) [5].
Hạn mức cho vay trên giá trị chứng khoán nhận cầm cố
Bên cạnh việc lập danh mục chứng khoán cầm cố, để đảm bảo an toàn
cho hoạt động nhận cầm cố chứng khoán thì một biện pháp trên thực tế mà
hầu hết các ngân hàng nhận cầm cố đều áp dụng để giảm tính rủi ro, đó là giới
hạn mức cho vay theo giá chứng khoán nhận cầm cố. Điều này thể hiện ở việc
các ngân hàng chỉ có thể cho ngƣời đầu tƣ vay số tiền tƣơng ứng với phần
trăm số lƣợng chứng khoán nhận cầm cố theo quy định. Ngân hàng TMCP
30
Đông Á (DongABank) cho vay tối đa 70% thị giá cổ phiếu tại thời điểm
vay nhƣng không vƣợt quá 4 lần mệnh giá của cổ phiếu niêm yết; cho vay
tối đa 60% thị giá cổ phiếu tại thời điểm vay nhƣng không vƣợt quá 4 lần
mệnh giá của cổ phiếu chƣa niêm yết; Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng
Việt Nam (VietcomBank) cho vay trên giá trị 01 mã chứng khoán cầm cố
tối đa 40% [34]... Ví dụ: giá cổ phiếu VNM (CTCP sữa Việt Nam) là
110.000/1 cổ phiếu thì giá cho vay trên từng cổ phiếu ở đây là 44.000 tƣơng
ứng với 40% thị giá, 77.000 tƣơng ứng với 70% thị giá…[28]. Có nhƣ thế khi
giá chứng khoán giảm các ngân hàng vẫn cảm thấy an toàn vì khả năng trả nợ
vẫn đảm bảo khi bán chứng khoán này.
Trong hợp đồng cầm cố chứng khoán, một số NHTM còn đƣa nội dung
sau thành điều khoản bắt buộc, đó là nếu trị giá chứng khoán xuống dƣới mức
cho vay thì bên vay phải bổ sung thêm tài sản cầm cố.
Trƣớc khi cho vay, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ phong tỏa chứng
khoán cầm cố theo quy định của pháp luật.
Ký kết hợp đồng cầm cố
Sau khi ngân hàng xét thấy khách hàng có đủ điều kiện, tiêu chí mà
ngân hàng đƣa ra thì sẽ ký hợp đồng với khách hàng, và thẩm quyền ký kết
thuộc về ngƣời đại diện của NHTM. Hợp đồng cầm cố chứng khoán có thể
phát sinh hiệu lực ngay nếu các bên không có thỏa thuận khác.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng
cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng thƣơng mại
Chủ thể của hợp đồng cầm cố chứng khoán là các bên tham gia vào
quan hệ hợp đồng cầm cố, có các quyền và nghĩa vụ theo quan hệ đó, bao
gồm bên nhận cầm cố và bên cầm cố. Ngoài ra, trong hợp đồng cầm cố
chứng khoán đã niêm yết bên nhận cầm cố chứng khoán không trực tiếp nắm
giữ chứng khoán cầm cố, mà chứng khoán cầm cố sẽ đƣợc giao cho một chủ
31
thể khác lƣu giữ, do vậy các bên trong hợp đồng cầm cố chứng khoán sẽ
xuất hiện thêm một chủ thể nữa đó là TTLKCK, đóng vai trò lƣu giữ chứng
khoán cầm cố.
2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố
Nghĩa vụ của bên cầm cố
Theo quy định tại Điều 330 BLDS 2005 thì bên cầm cố có nghĩa vụ sau
đây: Trong hợp đồng cầm cố thì nghĩa vụ quan trọng nhất mà bên cầm cố phải
thực hiện, là giao tài sản cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận. Sở dĩ
đƣợc xem là quan trọng vì chính nghĩa vụ này sẽ làm phát sinh giá trị pháp lý
của hợp đồng, nếu bên cầm cố không giao tài sản thì đơn giản chỉ là việc hợp
đồng cầm cố chƣa phát sinh hiệu lực chứ bên nhận cầm cố không có quyền
khởi kiện yêu cầu bên cầm cố phải thực hiện nghĩa vụ giao tài sản cầm cố.
Đối với hợp đồng cầm cố chứng khoán niêm yết thì nghĩa vụ giao chứng
khoán của bên cầm cố, cũng đƣợc xem là nghĩa vụ tiên quyết làm phát sinh
hiệu lực của hợp đồng. Việc giao chứng khoán ở đây không đƣợc bên cầm cố
thực hiện một cách trực tiếp, mà sau khi hợp đồng cầm cố chứng khoán đƣợc
xác lập. Theo yêu cầu của bên cầm cố, TTLKCK sẽ tiến hành xem xét hồ sơ
cầm cố, nếu hợp lệ sẽ thực hiện việc chuyển khoản chứng khoán vào tài
khoản cầm cố, nếu chƣa đủ điều kiện thì sẽ yêu cầu các bên liên quan bổ sung
thêm theo quy định. Khi TTLKCK hoàn thành việc chuyển khoản cầm cố
chứng khoán, thì lúc này nghĩa vụ giao chứng khoán của bên cầm cố cho bên
nhận cầm cố coi nhƣ đã xong. Nghĩa vụ giao tài sản của bên cầm cố trong hợp
đồng cầm cố chứng khoán đƣợc thực hiện một cách gián tiếp thông qua quyền
yêu cầu chuyển khoản chứng khoán cầm cố.
Ngoài nghĩa vụ giao chứng khoán cho bên nhận cầm cố, thì bên cầm cố
chứng khoán còn phải thực hiện một số nghĩa vụ khác nhƣ: chuyển giao
quyền sở hữu chứng khoán cho bên nhận cầm cố, trong trƣờng hợp xử lý
32
chứng khoán cầm cố để thanh toán nợ; bảo vệ cho bên nhận cầm cố trong
trƣờng hợp chứng khoán đem cầm cố có tranh chấp về quyền sở hữu; phải
thanh toán chi phí hợp lý để lƣu ký và quản lý chứng khoán trong thời gian
cầm cố cho bên lƣu ký và quản lý chứng khoán cầm cố, trừ trƣờng hợp có
thỏa thuận khác. Đây cũng chính là những nghĩa vụ đặc trƣng trong hợp đồng
cầm cố chứng khoán theo quy định của BLDS 2005.
Bên cạnh đó, Điều 13,14, Nghị định 163 do Chính phủ ban hành quy
định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật dân sự về việc xác lập, thực hiện
giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo
đảm; Khoản 7 Điều 1 Nghị định 11/2012 ngày 22/02/2012 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 163 còn quy định trƣờng hợp:
Điều 13. Trƣờng hợp tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu
của bên bảo đảm
1. Trong trƣờng hợp bên bảo đảm dùng tài sản không thuộc
sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì chủ sở
hữu có quyền đòi lại tài sản theo quy định tại các Điều 256, 257 và
258 Bộ luật Dân sự và khoản 2 Điều này.
Điều 14. Trƣờng hợp bên bảo đảm là pháp nhân đƣợc tổ chức lại
1. Bên bảo đảm là pháp nhân đƣợc tổ chức lại thông báo cho
bên nhận bảo đảm về việc tổ chức lại pháp nhân trƣớc khi chia,
tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi.
2. Các bên thoả thuận về việc kế thừa, thực hiện nghĩa vụ
đƣợc bảo đảm và giao dịch bảo đảm trong quá trình tổ chức lại pháp
nhân; nếu không thoả thuận đƣợc thì bên nhận bảo đảm có thể yêu
cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trƣớc thời hạn; nếu không
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trƣớc thời hạn thì giải quyết nhƣ sau:
a) Trong trƣờng hợp chia pháp nhân thì các pháp nhân mới
phải liên đới thực hiện giao dịch bảo đảm;
33
b) Trong trƣờng hợp tách pháp nhân thì pháp nhân bị tách và
pháp nhân đƣợc tách phải liên đới thực hiện giao dịch bảo đảm;
c) Trong trƣờng hợp hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân hợp
nhất, pháp nhân sáp nhập phải thực hiện giao dịch bảo đảm;
d) Trong trƣờng hợp chuyển đổi doanh nghiệp, chuyển đổi
công ty nhà nƣớc thì doanh nghiệp đƣợc chuyển đổi phải thực hiện
giao dịch bảo đảm.
3. Đối với giao dịch bảo đảm đƣợc ký kết trƣớc khi chia, tách,
hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi pháp nhân (sau đây gọi là tổ chức
lại pháp nhân), mà vẫn còn hiệu lực thì các bên không phải ký kết lại
giao dịch bảo đảm đó khi tổ chức lại pháp nhân [3, Điều 7, Khoản 1].
Đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì pháp nhân mới xuất trình văn
bản của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức lại pháp nhân để thực hiện
đăng ký thay đổi theo quy định của pháp luật.
Quyền của bên cầm cố
Điều 331 BLDS 2005 đã quy định quyền của bên cầm cố nhƣ sau: Yêu
cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố nhằm mục đích
khai thác công dụng và hƣởng hoa lợi, lợi tức, nếu do sử dụng mà tài sản cầm
cố có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. Những quy định này sẽ có ý
nghĩa thiết thực đối với hợp đồng cầm cố các loại tài sản hữu hình và có thể
khai thác đƣợc công dụng. Nhƣng hầu nhƣ các quyền này của bên cầm cố
trong hợp đồng cầm cố chứng khoán sẽ không xuất hiện, bởi lẽ chứng khoán
với đặc điểm là tài sản vô hình nên việc khai thác công dụng để sinh lời sẽ
không thể có đƣợc nhƣ một tài sản hữu hình. Mà ngƣời sở hữu chứng khoán
chỉ đƣợc thực hiện quyền sử dụng của mình thông qua việc nhận lợi tức (cổ
tức) chi trả theo thỏa thuận hoặc theo quy định. Chỉ có một trƣờng hợp duy
nhất phát sinh là trong thời gian cầm cố chứng khoán, chứng khoán đƣợc trả
34
cổ tức, lúc này nếu nhƣ không có thỏa thuận nào khác thì cổ tức đó sẽ thuộc
về bên cầm cố [12].
Bên cầm cố đƣợc quyền bán hoặc thay thế tài sản cầm cố, nếu đƣợc bên
nhận cầm cố đồng ý hoặc các bên đã có thỏa thuận. Xuất phát từ hợp đồng
ƣng thuận nên các bên có thể thỏa thuận tất cả các điều khoản mà các bên
thấy cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng, tuy nhiên các điều khoản đó
không đƣợc trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc bán tài sản cầm cố của bên
cầm cố trong trƣờng hợp này có thể là để thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận
cầm cố. Vì biện pháp cầm cố đƣợc đặt ra là để nhằm bảo đảm cho việc thực
hiện nghĩa vụ nên việc bán tài sản bảo đảm sẽ làm cho nghĩa vụ cần đƣợc bảo
đảm rơi vào tình trạng không đƣợc bảo đảm. Do đó, sẽ khó để bên nhận cầm
cố chấp nhận cho bên cầm cố bán tài sản cầm cố ngoài việc thực hiện nghĩa
vụ cho bên nhận cầm cố.
Quy định này cũng đƣợc áp dụng đối với hợp đồng cầm cố chứng
khoán, nhƣng ngoài việc đƣợc sự đồng ý của bên nhận cầm cố chứng khoán
thì còn phải qua TTLKCK- nơi đã tiến hành việc lƣu ký chứng khoán cầm cố.
Để họ thực hiện việc giải tỏa chứng khoán cầm cố, thì lúc này chứng khoán
mới có thể tham gia giao dịch một cách bình thƣờng trên thị trƣờng và bên
cầm cố mới có thể tiến hành việc bán chứng khoán.
Đối với việc thay thế tài sản cầm cố, có thể do tài sản đó không còn giá
trị để bảo đảm, hoặc bên cầm cố muốn dùng tài sản đó để thực hiện một giao
dịch khác chẳng hạn, tuy nhiên việc thay thế này chỉ đƣợc diễn ra khi có thỏa
thuận giữa các bên. Trong hợp đồng cầm cố chứng khoán, bên cầm cố có
quyền thay thế chứng khoán cầm cố bằng một tài sản khác nếu các bên có
thỏa thuận, hoặc đƣợc bên nhận cầm cố chấp nhận. Việc dùng một tài sản
khác thay thế chứng khoán để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên
cầm cố, sẽ không có vấn đề gì xảy ra nếu nhƣ tài sản đó đủ khả năng để bảo
35
đảm và có giá trị ổn định, thậm chí việc thay thế đó còn làm cho bên nhận
cầm cố cảm thấy yên tâm hơn vì tài sản thay thế có thể có tính rủi ro sẽ thấp
hơn chứng khoán.
Quyền yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố, trả lại tài sản cầm
cố khi nghĩa vụ bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc yêu cầu bên nhận cầm
cố bồi thƣờng thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. Riêng đối với hợp đồng
cầm cố chứng khoán, bên cầm cố sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ sẽ đề
nghị bên nhận cầm cố trả lại chứng khoán cầm cố. Và tiếp sau đó bên nhận
cầm cố sẽ gửi văn bản yêu cầu TTLKCK giải tỏa chứng khóa cầm cố và
chuyển chúng vào tài khoản giao dịch bình thƣờng cho bên cầm cố. Quá trình
giải tỏa chứng khoán phải đƣợc thực hiện ngay sau khi bên cầm cố hoàn
thành nghĩa vụ, nếu việc giải tỏa chứng khoán này diễn ra chậm trễ mà gây
thiệt hại cho bên cầm cố, thì bên nhận cầm cố và TTLKCK phải bồi thƣờng
thiệt hại cho bên cầm cố, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác.
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
Tại Điều 332 BLDS có quy định về nghĩa vụ của bên nhận cầm cố nhƣ
sau: Nếu bên cầm cố có nghĩa vụ giao tài sản thì tƣơng ứng với nó bên nhận
cầm cố sẽ thực hiện quyền nhận tài sản của mình nhƣng đi cùng với quyền
nhận tài sản đó, bên nhận cầm cố phải có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản
cầm cố; nếu làm mất hoặc hƣ hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thƣờng thiệt hại
cho bên cầm cố. Song, nghĩa vụ này đƣợc đặt ra khi bên cầm cố trực tiếp quản
lý tài sản, còn trong trƣờng hợp bên nhận cầm cố giao tài sản cho một bên thứ
ba giữ và quản lý, thì nghĩa vụ này sẽ đƣợc chuyển cho bên thứ ba đó. Tuy
nhiên, bên nhận cầm cố vẫn là bên chịu trách nhiệm trƣớc bên cầm cố về
nghĩa vụ giữ gìn và bảo quản tài sản cầm cố.
Chứng khoán trên thị trƣờng giao dịch tập trung sẽ đƣợc lƣu ký tập
36
trung tại TTLKCK để bảo đảm cho việc thanh toán sau các phiên giao dịch.
Lý do trên đã dẫn đến việc, khi cầm cố chứng khoán thì bên nhận cầm cố sẽ
không trực tiếp lƣu giữ chứng khoán, mà việc lƣu giữ này sẽ đƣợc thực hiện
bởi TTLKCK. Nên nghĩa vụ bảo quản và giữ gìn tài sản cầm cố trong hợp
đồng cầm cố chứng khoán sẽ chuyển cho TTLKCK.
Mặt khác, bên nhận cầm cố không đƣợc bán, trao đổi, tặng cho, cho
thuê, cho mƣợn tài sản cầm cố; không đƣợc đem tài sản cầm có để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ khác. Không đƣợc khai thác công dụng, hƣởng hoa lợi, lợi
tức từ tài sản cầm cố, nếu không đƣợc bên cầm cố đồng ý. Các nghĩa vụ này
cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên cầm cố, khi bên nhận cầm cố trực
tiếp nắm giữ tài sản cầm cố. Vì nếu là các tài sản không phải đăng kí quyền sở
hữu thì việc thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi hoặc tặng cho…sẽ
đƣợc thực hiện một cách dễ dàng. Nhƣng nếu tài sản đem cầm cố là tài sản
phải đăng kí quyền sở hữu thì việc bên nhận cầm cố bán, trao đổi hay tặng
cho tài sản cầm cố là không thể đƣợc do việc định đoạt loại tài sản này phải
có sự đồng ý của chủ sở hữu.
Nghĩa vụ này không nhất thiết phải tồn tại đối với bên nhận cầm cố
trong hợp đồng cầm cố chứng khoán, đơn giản chỉ vì bên nhận cầm cố chứng
khoán ở đây không trực tiếp nắm giữ chứng khoán cầm cố, chúng đƣợc lƣu
giữ trong các tài khoản cầm cố đã đƣợc phong tỏa ở TTLKCK. Cho nên bên
nhận cầm cố không thể nào tiến hành đƣợc bất cứ một giao dịch nào liên quan
khi không trực tiếp nắm giữ chứng khoán. Thêm vào đó, chứng khoán với đặc
điểm là tài sản vô hình nên việc khai thác công dụng để sinh lời sẽ không thể
có đƣợc nhƣ một tài sản hữu hình. Mà chỉ có thể nhận cổ tức hàng năm từ tổ
chức phát hành, nhƣng nếu không có thỏa thuận thì bên nhận cầm cố sẽ không
đƣợc nhận bất cứ khoản lợi nào phát sinh từ chứng khoán cầm cố.
Bên nhận cầm cố phải trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ đƣợc bảo đảm
37
bằng cầm cố chấm dứt hoặc đƣợc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Đây
là nghĩa vụ sau cùng mà bên cầm cố phải thực hiện trong hợp đồng cầm cố.
Thời điểm trả lại tài sản do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận, thì thời
điểm giao trả tài sản cầm cố là lúc nghĩa vụ đƣợc bảo đảm bằng cầm cố chấm
dứt hoặc đƣợc thay thế. Tài sản có thể đƣợc trao trả trực tiếp thông qua hình
thức giao nhận vật chất hoặc trao trả các giấy tờ chứng nhận.
Nghĩa vụ trả lại tài sản là nghĩa vụ không thể thiếu trong hợp đồng cầm
cố chứng khoán của bên nhận cầm cố. Nhƣng nếu bên nhận cầm cố trong hợp
đồng cầm cố chứng khoán không trực tiếp nắm giữ chứng khoán cầm cố, nên
việc trả lại chứng khoán cầm cố cũng đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ lúc tiếp
nhận chứng khoán cầm cố. Theo đó, bên nhận cầm cố sẽ có văn bản để nghị
TTLKCK giải tỏa chứng khoán cầm cố, trên cơ sở đó, TTLKCK thực hiện hủy
bỏ việc cầm cố chứng khoán trong đăng kí và giải tỏa chứng khoán cầm cố
chuyển vào tài khoản giao dịch bình thƣờng cho bên cầm cố, sau khi TTLKCK
đã thực hiện xong việc giải tỏa chứng khoán cầm cố, thì nghĩa vụ trả lại chứng
khoán cầm cố của bên nhận cầm cố cho bên cầm cố đã hoàn thành.
Quyền của bên nhận cầm cố
Theo quy định của BLDS 2005 thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu
ngƣời chiếm hữu trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó; yêu cầu xử lý tài
sản cầm cố theo phƣơng thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật để
thực hiện nghĩa vụ; đƣợc khai thác công dụng tài sản cầm cố và hƣởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận; đƣợc thanh toán chi phí hợp lý bảo
quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố [16, Điều 333].
Tuy nhiên, những quyền đó không còn quan trọng nữa đối với bên nhận
cầm cố trong hợp đồng cầm cố chứng khoán niêm yết. Bởi lẽ, thứ nhất là
chứng khoán cầm cố đã đƣợc lƣu giữ ở các TTLKCK, chỉ có bên nhận cầm cố
mới có quyền yêu cầu giải tỏa chứng khoán cầm cố, nên sẽ không có một ai có
38
thể chiếm hữu chúng một cách trái pháp luật đƣợc. Thứ hai là, bên giữ và quản
lý chứng khoán cầm cố, là TTLKCK do đó quyền yêu cầu đƣợc thanh toán chi
phí bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố, phải do
TTLKCK thực hiện mới hợp lý, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác.
Bên nhận cầm cố còn có quyền yêu cầu tổ chức phát hành chứng
khoán hoặc TTLKCK đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với
giá trị tài sản ghi trên chứng khoán đó [3, Điều 19, Khoản 3]. Quyền này
giúp bên nhận cầm cố sẽ nắm bắt đƣợc kịp thời những thông tin cần thiết, từ
nhà phát hành cũng nhƣ từ thị trƣờng chứng khoán về giá cả và những diễn
biến bất lợi về chứng khoán đang nhận cầm cố. Từ đó sẽ đƣa ra những giải
pháp cần thiết để khắc phục, cụ thể nếu giá chứng khoán giảm xuống đến
mức xử lý thì sẽ yêu cầu bên cầm cố bổ sung thêm chứng khoán cầm cố
hoặc đƣa chứng khoán ra xử lý.
2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
Đối với hợp đồng cầm cố tài sản thông thƣờng, thì bên cầm cố và bên
nhận cầm cố là hai chủ thể duy nhất của hợp đồng cầm cố, hoặc có thể xuất
hiện thêm một chủ thể nữa đóng vai trò là bên thứ ba giữ tài sản cầm cố.
Quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba này đƣợc nhận định trong hợp đồng gửi
giữ, và không liên quan gì đến bên cầm cố. Vì theo nguyên tắc, khi bên nhận
cầm cố đã nhận tài sản cầm cố do bên cầm cố giao, thì bên nhận cầm cố phải
có trách nhiệm giữ và quản lý tài sản đó và đây đƣợc xem là nghĩa vụ của bên
nhận cầm cố đối với bên cầm cố.
Ngoài hai chủ thể phải có của một hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định
của luật, thì trong hợp đồng cầm cố chứng khoán còn bắt buộc phải có thêm một
chủ thể, đó là TTLKCK. Chủ thể này sẽ thực hiện việc giữ và quản lý chứng
khoán cầm cố thay cho bên nhận cầm cố khi nhận cầm cố chứng khoán.
39
Nghĩa vụ của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
Theo quy định tại Luật Chứng khoán 2006, sửa đổi bổ sung 2010 thì
nghĩa vụ của Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán là: TTLKCK có trách nhiệm xử
lý hồ sơ cầm cố hoặc giải tỏa cầm cố chứng khoán trong vòng một ngày làm
việc kể từ khi nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ của các bên trong hợp đồng cầm cố gửi
đến. Đây đƣợc xem là nghĩa vụ, vì một khi hồ sơ cầm cố chứng khoán mà các
bên gửi đến hợp lệ thì TTLKCK phải thực hiện việc chuyển khoản chứng
khoán vào các tài khoản cầm cố mà không đƣợc từ chối. Nhƣng nếu nhƣ xét ở
một khía cạnh khác, hồ sơ cầm cố chứng khoán không hợp lệ thì TTLKCK có
quyền từ chối việc cầm cố theo yêu cầu của các bên, và đây lại đƣợc xem là
quyền của TTLKCK. Cho nên, tùy từng trƣờng hợp mà xem xét quy định này
là quyền hay nghĩa vụ của TTLKCK.
TTLKCK có nghĩa vụ đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố
đối với giá trị chứng khoán mà họ đang nhận cầm cố. Trong trƣờng hợp
TTLKCK vi phạm nghĩa vụ bảo đảm quyền giám sát của bên nhận cầm cố thì
phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại tƣơng ứng với phần giá trị chứng
khoán bị sụt giảm [3, Điều 19, Khoản 4], trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác.
Quyền của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
TTLKCK có quyền cung cấp các dịch vụ đăng ký, lƣu ký, bù trừ và
thanh toán chứng khoán và các dịch vụ khác có liên quan đến lƣu ký chứng
khoán theo yêu cầu của khách hàng [18, Điều 45, Khoản 3]. Có quyền yêu
cầu thành viên lƣu ký kiểm tra tính chính xác của loại chứng khoán tự do
chuyển nhƣợng đối với các chứng khoán mà nhà đầu tƣ để nghị cầm cố.
TTLKCK có quyền yêu cầu Thành viên lƣu ký hoặc các bên có liên
quan bổ sung các tài liệu để chứng minh, làm rõ các vấn đề liên quan đến
hồ sơ cầm cố, giải tỏa cầm cố. Trƣờng hợp không chấp thuận cầm cố, giải
tỏa cầm cố, TTLKCK gửi văn bản thông báo rõ lý do cho Thành viên lƣu
40
ký và các bên có liên quan [25, Điều 34, Khoản 1]. Bên cạnh đó TTLKCK
còn có quyền thu phí theo quy định của Bộ tài chính về hoạt động lƣu ký
chứng khoán.
2.3. Nội dung của hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng
thƣơng mại
Hợp đồng cầm cố chứng khoán để vay vốn ngân hàng thì hợp đồng cầm
cố là hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính là hợp đồng tín dụng ngân hàng.
Trong đó các NHTM đã soạn thảo sẵn các hợp đồng mẫu với các điều khoản đã
đƣợc ấn định trƣớc. Mỗi NHTM có một mẫu hợp đồng khác nhau nhƣng nhìn
chung, các hợp đồng này bao gồm các nội dung cơ bản sau đây [24, tr.150]:
Chủ thể của hợp đồng: đây là điều khoản không thể thiếu. Là các bên
tham gia vào quan hệ hợp đồng cầm cố, có quyền và nghĩa vụ theo quan hệ
đó, bao gồm: bên nhận cầm cố và bên cầm cố. Trong điều khoản này các bên
phải nêu rõ và đủ các thông tin liên quan đến tƣ cách chủ thể của mỗi bên
(Tên, địa chỉ các bên; ngày, tháng, năm).
Nghĩa vụ được bảo đảm: là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay
(bao gồm tiền vay, lãi vay, lãi quá hạn, cá khoản phí nếu có) của bên vay (bên
cầm cố) đối với bên cho vay (bên nhận cầm cố) mà việc thực hiện nghĩa vụ đó
đƣợc bảo đảm bằng hợp đồng cầm cố, đƣợc ghi trong hợp đồng tín dụng mà
khách hàng vay phải trả theo quy định của pháp luật, trừ trƣờng hợp các bên
có thỏa thuận lãi vay, lãi quá hạn, các khoản phí nếu có không thuộc phạm vi
bảo đảm nghĩa vụ.
Mô tả tài sản cầm cố: là những đặc điểm và tình trạng của chứng khoán
tại thời điểm cầm cố (Tên chứng khoán, nơi phát hành; số, kí hiệu; ngày phát
hành; mệnh giá…)
Giá trị của tài sản cầm cố: là giá trị của tài sản cầm cố tại thời điểm ký
Hợp đồng này, có thể là giá trị đƣợc xác định theo biên bản định giá giữa các
bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt NamLuận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
 
Luận văn: Bảo lãnh để bảo đảm tiền vay của Ngân hàng theo luật
Luận văn: Bảo lãnh để bảo đảm tiền vay của Ngân hàng theo luậtLuận văn: Bảo lãnh để bảo đảm tiền vay của Ngân hàng theo luật
Luận văn: Bảo lãnh để bảo đảm tiền vay của Ngân hàng theo luật
 
Luận văn: Pháp luật về lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng, HAYLuận văn: Pháp luật về lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng, HAY
 
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOTĐề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
 
Công ty tài chính
Công ty tài chínhCông ty tài chính
Công ty tài chính
 
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOTPháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
 
Pháp luật về cho vay của ngân hàng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
Pháp luật về cho vay của ngân hàng thế chấp bằng quyền sử dụng đấtPháp luật về cho vay của ngân hàng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
Pháp luật về cho vay của ngân hàng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
 
Luận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAY
Luận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAYLuận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAY
Luận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAY
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
 
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAYLuận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAY
 
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAYĐề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửi
Luận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửiLuận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửi
Luận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửi
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng AgribankĐề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
 
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
 
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAYLuận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAY
 
Luận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tại ngân hàng TechcombankLuận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tại ngân hàng Techcombank
 
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Xử lý tài sản bảo đảm theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm theo pháp luật Việt Nam, HAY
 

Similar to Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng

Similar to Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng (20)

Luận văn: Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ, HAY
Luận văn: Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ, HAYLuận văn: Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ, HAY
Luận văn: Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ, HAY
 
Luận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAYLuận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAY
 
Luận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh
Luận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnhLuận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh
Luận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh
 
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửiLuận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
 
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Thế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Thế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụngThế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Thế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
 
Thế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAY
Thế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAYThế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAY
Thế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAY
 
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂMLuận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
 
BẢO LÃNH ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...
BẢO LÃNH ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...BẢO LÃNH ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...
BẢO LÃNH ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...
 
Luận văn: Bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay, HOT
Luận văn: Bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay, HOTLuận văn: Bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay, HOT
Luận văn: Bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
 
Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, HAY
Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, HAYPháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, HAY
Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, HAY
 
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
 
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vayLuận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
 
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
 
Thế chấp tài sản - biện pháp đảm bảo tiền vay qua thực tiễn tại Ngân hàng thư...
Thế chấp tài sản - biện pháp đảm bảo tiền vay qua thực tiễn tại Ngân hàng thư...Thế chấp tài sản - biện pháp đảm bảo tiền vay qua thực tiễn tại Ngân hàng thư...
Thế chấp tài sản - biện pháp đảm bảo tiền vay qua thực tiễn tại Ngân hàng thư...
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT NGÂN HÀNG, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT NGÂN HÀNG, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT NGÂN HÀNG, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT NGÂN HÀNG, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
 
Pháp luật về hạn cấp tín dụng đảm bảo an toàn ngân hàng Vietcombank
Pháp luật về hạn cấp tín dụng đảm bảo an toàn ngân hàng VietcombankPháp luật về hạn cấp tín dụng đảm bảo an toàn ngân hàng Vietcombank
Pháp luật về hạn cấp tín dụng đảm bảo an toàn ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAYĐề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HUỆ PH¸P LUËT VÒ HîP §åNG CÇM Cè CHøNG KHO¸N T¹I C¸C NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HUỆ PH¸P LUËT VÒ HîP §åNG CÇM Cè CHøNG KHO¸N T¹I C¸C NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ THU THỦY HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Huệ
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG CẦM CỐ CHỨNG KHOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI............... 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng cầm cố chứng khoán.................... 7 1.1.1. Khái niệm hợp đồng cầm cố chứng khoán.......................................... 7 1.1.2. Đặc điểm hợp đồng cầm cố chứng khoán ........................................... 8 1.2. Khái niệm, cấu trúc pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng thƣơng mại..................................................16 1.2.1. Khái niệm pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng thƣơng mại ...............................................................................16 1.2.2. Cấu trúc pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng thƣơng mại ...............................................................................17 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................23 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CẦM CỐ CHỨNG KHOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ......................................................................................24 2.1. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng thƣơng mại ...................................................................24 2.2. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng thƣơng mại.................30 2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố ..................................................31
  • 5. 2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố .........................................35 2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán ................38 2.3. Nội dung của hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng thƣơng mại.......................................................................................40 2.4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cầm cố chứng khoán ..........44 2.4.1. Điều kiện về hình thức......................................................................44 2.4.2. Điều kiện về nội dung.......................................................................46 2.4.3. Điều kiện về nghĩa vụ đƣợc bảo đảm ...............................................57 2.5. Hợp đồng cầm cố chứng khoán vô hiệu........................................58 2.6. Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cầm cố chứng khoán ......................................................61 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................67 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CẦM CỐ CHỨNG KHOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ...............................68 3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán....................................................................................68 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán....................................................................................71 3.2.1. Về trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán............71 3.2.2. Về quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng cầm cố chứng khoán .........................................................................72 3.2.3. Về nội dung của hợp đồng cầm cố chứng khoán..............................75 3.2.4. Về hợp đồng cầm cố chứng khoán vô hiệu.......................................82 3.2.5. Về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cầm cố chứng khoán .........................................................83 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................86 KẾT LUẬN....................................................................................................87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................89
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật Dân sự Nghị định 11: Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Nghị định 163: Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm. NHTM: Ngân hàng thƣơng mại Quyết định 03: Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, ngày 01 tháng 02 năm 2008 về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tƣ và kinh doanh chứng khoán. TCTD: Tổ chức tín dụng Thông tƣ 36: Thông tƣ 36/2014/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc, ngày 20 tháng 11 năm 2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. TTLKCK: Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán.
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Danh mục cổ phiếu đƣợc nhận cầm cố 25 Bảng 2.2: Thông tin hợp đồng cầm cố chứng khoán niêm yết 43
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ tăng trƣởng cao, đồng thời với mức độ tăng trƣởng đó nhu cầu vốn cần thiết cho nền kinh tế là rất lớn. Từ đó có thể khẳng định tín dụng ngân hàng trong giai đoạn hiện nay đã và đang còn tiếp tục là một kênh cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế. Với vai trò là trung gian tài chính, hoạt động của các ngân hàng luôn đứng trƣớc nguy cơ rủi ro mà chủ yếu là nguy cơ mất vốn, chính vì thế giải pháp cứu cánh hiện nay cho các ngân hàng là hầu hết khách hàng bắt buộc phải có tài sản đảm bảo nếu vay vốn ngân hàng. Hệ thống pháp luật nƣớc ta quy định khá cụ thể về các giao dịch bảo đảm, từ Bộ luật Dân sự 2005 đến các văn bản hƣớng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành liên quan. Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tế nhằm tạo ra một hành lang pháp lý để thực hiện cho các bên. Hiện nay, mỗi ngân hàng thƣơng mại hầu nhƣ đã xây dựng quy định về các biện pháp bảo đảm tiền vay để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả các “ông lớn” – ngân hàng lớn trong lĩnh vực ngân hàng cũng đã gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc liên quan đến giao dịch bảo đảm dẫn đến những giao dịch bảo đảm không phát huy giá trị theo đúng nghĩa. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp là những ví dụ điển hình cho hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Ngày nay, nó càng trở nên thời sự hơn trong giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nƣớc. Mục đích của đề tài này ngƣời nghiên cứu muốn đề cập đến hợp đồng cầm cố tài sản là chứng khoán - với tƣ cách là một loại tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng vay vốn tại các NHTM với mục đích giúp họ huy động nguồn vốn nhanh và hiệu quả. Cho dù việc cầm cố chứng khoán để vay
  • 9. 2 tiền tại các NHTM là một giải pháp hữu hiệu, lợi ích là nhƣ vậy, tuy nhiên trên thực tế thì hoạt động cầm cố chứng khoán vẫn đang gặp phải một số vƣớng mắc nhất định, làm cho các bên tham gia giao kết hợp đồng còn e ngại khi xác lập. Do tài sản cầm cố ở đây là chứng khoán- là một loại tài sản có tính rủi ro cao, giá cả biến động theo diễn biến tình hình kinh tế xã hội, chỉ một tác động nhỏ của nền kinh tế cũng có thể làm cho giá trị của chúng bị ảnh hƣởng. Bên cạnh đó, để xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán không thể thiếu việc xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp với nền kinh tế hiện đại. Trong những năm gần đây, mặc dù đã đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực cải cách pháp luật, Việt Nam vẫn chƣa có đƣợc một cơ chế cũng nhƣ quy định của pháp luật nào cụ thể, rõ ràng để điều chỉnh hợp đồng cầm cố chứng khoán, mà việc xác lập cũng nhƣ thực hiện hợp đồng dựa vào những quy định chung của pháp luật về giao dịch bảo đảm và quy chế về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Vì vậy, mặc dù hoạt động này xuất hiện khá lâu, nhƣng chƣa phổ biến ở các TCTD Việt Nam hiện nay. Từ những phân tích trên đây, ngƣời viết thấy rằng, hợp đồng cầm cố chứng khoán là một loại hợp đồng cầm cố tài sản đặc biệt, nó có sự khác biệt với những loại tài sản thông thƣờng khác. Cho nên nội dung pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng này cũng không đồng nhất với những quy định chung của pháp luật cầm cố tài sản, mà cần thiết phải có những quy định pháp luật chuyên ngành bổ sung để điều chỉnh. Chính lẽ đó, việc nghiên cứu pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các NHTM nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro phát sinh từ hợp đồng, đồng thời tạo điều kiện cho hợp đồng cầm cố chứng khoán phát triển trong tƣơng lai, và trên cơ sở đó có thể xem nhƣ là các tiền đề pháp lý cần đƣợc các nhà lập pháp nghiên cứu để tạo ra một khung pháp lý phù hợp với
  • 10. 3 sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán và rộng hơn là của cả thị trƣờng vốn Việt Nam. Trên đây là lý do học viên quyết định chọn đề tài “Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến đề tài này, dƣới góc độ nghiên cứu luật pháp, đã có một số công trình nghiên cứu sau đây: - TS. Lê Thị Thu Thủy (2002), Pháp luật về cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (số 11). - Đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm nghiên cứu khoa học về: “Một số kiến nghị nhằm triển khai và phát triển nghiệp vụ cầm cố chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam” - Đề tài “Pháp luật về hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, của tác giả Trần Mạnh Thƣờng (2011). - Đề tài “Pháp luật về biện pháp bảo đảm bằng giấy tờ có giá trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, của tác giả Nguyễn Thị Nga (2011). Ngoài ra, hoạt động cầm cố chứng khoán tại các NHTM cũng đƣợc nhiều bài báo viết và điện tử đăng tải. Khi tìm hiểu các tài liệu xung quanh vấn đề pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, có thể thấy rằng các bài viết, công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ đề cập tới biện pháp bảo đảm bằng cầm cố là tài sản nói chung và tài sản là giấy tờ có giá tại các ngân hàng và mô tả hoạt động cho vay để đầu tƣ chứng khoán tại các TCTD mà chƣa đi sâu tới hoạt động cầm cố chứng khoán của các NHTM.
  • 11. 4 Qua quá trình tra cứu tài liệu, thấy rằng hiện nay chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM. Trong phạm vi luận văn thạc sĩ, ngƣời viết sẽ cố gắng phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành; so sánh ở mức tổng quan về những luận điểm khoa học đã đƣợc các tác giả, nhà nghiên cứu và kiểm định thực tế; đồng thời cũng cố gắng đƣa ra đƣợc quan điểm cá nhân của mình để làm sáng rõ đề tài. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc xác định là các quy phạm pháp luật Việt Nam, các tài liệu liên quan đến hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các Ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đƣa ra các kết luận và đánh giá mang tính khoa học về các vấn đề pháp lý liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu pháp luật hiện hành điều chỉnh về bảo đảm tiền vay bằng cầm cố chứng khoán tại các NHTM ở Việt Nam đặt trong mối quan hệ với pháp luật chứng khoán và các văn bản pháp lý chuyên ngành tài chính ngân hàng điều chỉnh hoạt động cho vay của các NHTM. Và trọng tâm vào hợp đồng cầm cố chứng khoán có sự tham gia của hai chủ thể: bên nhận cầm cố là NHTM và bên cầm cố là khách hàng vay vốn tại NHTM đó. Đồng thời cũng giới hạn ở phạm vi nghiên cứu hợp đồng cầm cố chứng khoán để bảo đảm cho nghĩa vụ vay tiền đầu tƣ chứng khoán theo quy định của Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, ngày 01 tháng 02 năm 2008 về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tƣ và kinh doanh chứng khoán (Quyết định này đã đƣợc thay thế bởi Thông tƣ
  • 12. 5 36/2014/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc, ngày 20 tháng 11 năm 2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài). 5. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực trạng pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các NHTM, trên cơ sở đó thấy đƣợc những vƣớng mắc, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Với mục đích trên, thì nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đƣợc xác định là: Làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng cầm cố chứng khoán và pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM nhƣ: khái niệm, đặc điểm, vai trò của cầm cố chứng khoán; khái niệm, đặc điểm, các chủ thể tham gia hợp đồng cầm cố chứng khoán; nội dung, cấu trúc pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán. Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM ở Việt Nam bằng việc đƣa ra những nhận định khái quát về những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành. Đƣa ra định hƣớng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các NHTM ở Việt Nam với mục đích để đầu tƣ chứng khoán. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc nghiên cứu và thực hiện dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó tác giả còn vận dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ phƣơng pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê các số liệu thực tế…để làm sáng tỏ các vấn đề của luận văn.
  • 13. 6 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Chương 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.
  • 14. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG CẦM CỐ CHỨNG KHOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng cầm cố chứng khoán 1.1.1. Khái niệm hợp đồng cầm cố chứng khoán Hợp đồng cầm cố chứng khoán là một giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dƣới hình thức cầm cố. Hợp đồng cầm cố chứng khoán đƣợc xác lập nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ chính (nghĩa vụ trả tiền vay) đƣợc xác lập trƣớc đó. Nhƣng chứng khoán là tài sản thuộc loại giấy tờ có giá, đồng thời chúng đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật chứng khoán, nên khi nghiên cứu một hợp đồng dân sự có tính chất đặc trƣng, thì ngoài việc căn cứ vào những quy định chung về cầm cố tài sản của BLDS 2005, thì còn phải dựa vào các quy định pháp luật chuyên ngành và các văn bản pháp luật có liên quan để có thể tiếp cận vấn đề một cách toàn diện hơn. Để có đƣợc một cái nhìn khái quát nhất về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem khái niệm cầm cố chứng khoán là gì? Và mục đích của việc cầm cố chứng khoán để làm gì? Cầm cố chứng khoán tại NHTM là việc các ngân hàng thƣơng mại nhận chứng khoán làm tài sản bảo đảm cho khoản tiền vay của khách hàng tại ngân hàng. Quan hệ cầm cố chứng khoán đƣợc xác lập giữa bên cầm cố (nhà đầu tƣ) và bên nhận cầm cố (các NHTM). Trên cơ sở quy định trong BLDS 2005 về hợp đồng cầm cố tài sản, thì có thể hiểu Hợp đồng cầm cố chứng khoán là sự thỏa thuận của các bên, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao chứng khoán thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  • 15. 8 1.1.2. Đặc điểm hợp đồng cầm cố chứng khoán Là một dạng của hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng cầm cố chứng khoán cũng là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đối vật, theo đó bên cầm cố phải giao chứng khoán cho bên nhận cầm cố, đồng thời bên nhận cầm cố chứng khoán cũng có quyền xử lý chứng khoán cầm cố khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ chính mà bên cầm cố không thực hiện. Bên cạnh đó, hợp đồng cầm cố chứng khoán có một số đặc trƣng riêng sau: - Nghĩa vụ đƣợc bảo đảm trong hợp đồng cầm cố là nghĩa vụ trả tiền vay ở các TCTD, là nhằm để bảo đảm cho một nghĩa vụ là nghĩa vụ trả tiền vay của bên vay với mục đích đầu tƣ chứng khoán, hoặc có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ nhƣng cũng với mục đích để đầu tƣ chứng khoán. Điều đó khác biệt với một hợp đồng cầm cố tài sản đơn thuần, có thể xác lập để bảo đảm cho một nghĩa vụ bất kỳ khi có nghĩa vụ phát sinh đƣợc bảo đảm. - Trong hợp đồng cầm cố chứng khoán đã niêm yết luôn có sự tham gia của các thành viên lƣu ký chứng khoán – tham gia với tƣ cách là chủ thể của hợp đồng để thực hiện việc cầm cố hay nhận cầm cố chứng khoán hoặc tham gia với tƣ cách đƣợc đại diện theo ủy quyền của các bên trong hợp đồng cầm cố chứng khoán để thực hiện việc chuyển giao hoặc nhận chứng khoán cầm cố. Sự hiện diện của thành viên lƣu ký chứng khoán trong hợp đồng cầm cố chứng khoán là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ các thành viên lƣu ký vốn là nơi nhà đầu tƣ đăng ký lƣu ký và thực hiện các dịch vụ thanh toán chứng khoán, lẽ dĩ nhiên họ sẽ biết đƣợc rõ hơn cách thức cũng nhƣ đặc điểm của từng loại chứng khoán, từ đó sẽ đƣa ra những nhận định đúng đắn hơn về chứng khoán cầm cố. Thêm vào đó, thành viên lƣu ký là tổ chức đƣợc thành lập và thực hiện cầm cố chứng khoán sẽ thuận lợi hơn trong việc chuyển giao hay nhận chứng khoán cầm cố. - Tài sản cầm cố là chứng khoán - một loại tài sản vô hình, mặc dù
  • 16. 9 chúng hiện diện dƣới một tờ cổ phiếu hay trái phiếu (là bằng chứng xác nhận sự tồn tại của chứng khoán trên thực tế) nhƣng bản thân tồn tại vật chất đó không đƣợc xem là tài sản. Chính vì vậy, việc chuyển giao chứng khoán cầm cố cũng đƣợc thực hiện một cách vô hình, thông qua các tài khoản đƣợc mở tại TTLKCK thông qua các thành viên lƣu ký. Về bản chất thì chứng khoán là một loại giấy tờ có giá, chúng đƣợc xem là tài sản đặc biệt, và đƣợc giao dịch trên một thị trƣờng riêng biệt. Với những tính chất đặc trƣng đó, theo quy định của Luật chứng khoán năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2010 thì: “Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người chủ sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử” [22, Điều 6]. Đặc điểm nổi bật của chứng khoán là tính sinh lời – ngƣời sở hữu chứng khoán sẽ nhận đƣợc một khoản lợi nhuận trong tƣơng lai từ ngƣời phát hành. Ngoài ra, chứng khoán còn có tính rủi ro, đối với chứng khoán đƣợc giao dịch trên thị trƣờng tập trung thì rủi ro về giá cả có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chỉ cần một biến động nhỏ nào đó của thị trƣờng hay về phía chủ thể phát hành, hoặc có sự thay đổi về chính sách pháp luật có liên quan, hoặc thậm chí chỉ cần một tin đồn thất thiệt nào đó thôi, thì ngay lập tức giá chứng khoán sẽ giảm một cách nhanh chóng, khiến các nhà đầu tƣ trở tay không kịp. Hơn thế nữa, một khi chủ thể phát hành chứng khoán bị phá sản thì rủi ro có thể nói là rất lớn đối với nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó, chứng khoán còn có tính vô hình, tuy tồn tại dƣới hình thức là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ hay một dữ liệu điện tử chẳng hạn, nhƣng đó chỉ là bằng chứng thể hiện những quyền hợp pháp đối với một lợi ích nào đó ở hiện tại hoặc trong tƣơng lai. Giá trị của chúng không liên quan gì đến hình thức mà những quyền đó đƣợc thể hiện. Mà giá trị của chứng khoán sẽ tồn tại dƣới dạng những con số hoặc những ký hiệu và đƣợc giao dịch thông qua các tài khoản. Thêm vào đó, một
  • 17. 10 trong những đặc tính quan trọng không thể thiếu của chứng khoán đó chính là tính thanh khoản – là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt. Phân loại chứng khoán: Căn cứ theo tính chất: Chứng khoán vốn (Cổ phiếu, cổ phiếu ƣu đãi, chứng chỉ quỹ), chứng khoán nợ (trái phiếu); Căn cứ theo tiêu chuẩn pháp lý: Chứng khoán ký danh (có ghi tên ngƣời nắm giữ chứng khoán); chứng khoán vô danh (không ghi tên ngƣời nắm giữ chứng khoán). Ngoài ra nếu phân loại theo mục đích phát hành thì còn có các loại chứng khoán phái sinh nhƣ: quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua…Tuy nhiên, do các loại chứng khoán này chƣa phát triển trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Vì vậy, trong phạm vi đề tài này chỉ xoay quanh tìm hiểu hợp đồng cầm cố các loại chứng khoán cơ bản nhƣ cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ và tựu chung lại gọi là hợp đồng cầm cố chứng khoán. + Cổ phiếu – là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Cổ phiếu có thể đƣợc phát hành dƣới dạng chứng chỉ vật chất hoặc bút toán ghi sổ, cổ phiếu thể hiện mối quan hệ đồng sở hữu của ngƣời phát hành và nhà đầu tƣ. Khi cần huy động vốn công ty cổ phần phát hành cổ phiếu và sẵn sàng chia sẻ quyền sở hữu công ty giữa những ngƣời mua cổ phiếu, với tƣ cách là ngƣời chủ sở hữu của một phần công ty. Ngƣời sở hữu cổ phiếu (gọi là cổ đông) đƣợc hƣởng các quyền đối với công ty với mức độ tƣơng ứng với tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ, đồng thời nếu công ty làm ăn thua lỗ thì cổ đông phải gánh chịu thiệt hại cùng với công ty. Đây là biểu hiện đặc trƣng của tính rủi ro tồn tại ở chứng khoán. Xét về nội dung thì một cổ phiếu cần có những nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; số và ngày cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh; số lƣợng cổ phần và loại cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu; chữ ký của ngƣời đại diện theo
  • 18. 11 pháp luật và con dấu của công ty và một số nội dung khác theo quy định đối với từng loại cổ phiếu cụ thể. Đặc điểm: ngƣời sở hữu chúng đƣợc quyền chuyển nhƣợng, tặng cho hoặc thực hiện một số giao dịch khác theo quy định của pháp luật chứng khoán, đƣợc quyền nhận cổ tức, đây là đặc điểm đặc trƣng của cổ phiếu để phân biệt các loại chứng khoán khác. Vì khi sở hữu cổ phiếu, ngƣời sở hữu sẽ đƣợc trả cổ tức theo quy định của tổ chức phát hành mà sẽ không đƣợc hoàn vốn (trừ loại cổ phiếu ƣu đãi hoàn lại hoặc trƣờng hợp tổ chức phát hành bị phá sản, giải thể); thể hiện quyền sở hữu đối với công ty vì bản chất của cổ phiếu là các cổ phần của công ty phát hành (cổ phần là phần vốn của công ty chia làm nhiều phần bằng nhau) nên sở hữu cổ phần đƣợc xem nhƣ sở hữu của công ty. Phân loại cổ phiếu: Mặc dù pháp luật chứng khoán không phân loại cổ phiếu, nhƣng tùy theo mục đích cũng nhƣ tính chất của đợt phát hành mà Luật doanh nghiệp 2014 sẽ phân chia cổ phiếu thành các loại tƣơng ững với các loại cổ phần khi phát hành: bao gồm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết, cổ phiếu ƣu đãi cổ tức, cổ phiếu ƣu đãi hoàn lại và các loại cổ phiếu ƣu đãi khác. Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu phổ biến nhất mà hầu hết các các công ty cỏ phần khi đủ điều kiện sẽ đƣợc quyền phát hành loại cổ phiếu này. Đặc trƣng của cổ phiếu phổ thông là có mệnh giá, có lãi suất không cố định, không có thời hạn đáo hạn. Cổ phiếu phổ thông mang lại những quyền lợi sau cho cổ đông: quyền hƣởng cổ tức, quyền mua cổ phiếu mới, đƣợc tự do chuyển nhƣợng cổ phần, quyền tham dự các cuộc họp và bỏ phiếu biểu quyết trong cuộc họp. Ngoài ra khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, cổ đông phổ thông sẽ đƣợc nhận một phần tài sản còn lại tƣơng ứng vứi số cổ phần góp vốn vào công ty.
  • 19. 12 Cổ phiếu ƣu đãi cổ tức là cổ phiếu đƣợc trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu phổ thông hoặc mức ổn định hàng nă. Cổ tức đƣợc chia gồm cổ tức cổ định và cổ tức thƣởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phƣơng thức xác định cổ tức thƣởng đƣợc ghi trên cổ phiếu. Ngoài những đặc điểm đó, cổ phiếu ƣu đãi cổ tức còn mang những đặc điểm trên cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết là cổ phiếu mà ngƣời nắm giữ chúng sẽ có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với ngƣời nắm cổ phiếu phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ƣu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy định, và chỉ có tổ chức chính phủ ủy quyền hoặc cổ đông sáng lập mới đƣợc quyền nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết. Cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong vòng ba năm, kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ƣu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập phải đƣợc chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Ngƣời sở hữu cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết sẽ không đƣợc phép chuyển nhƣợng cho ngƣời khác. Cổ phiếu ƣu đãi hoàn lại là cổ phiếu đƣợc công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của ngƣời sở hữu hoặc theo các điều kiện ghi trên cổ phiếu. Cổ đông sở hữu cổ phần ƣu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp đại hội đồng cổ đông hay đề cử ngƣời vào hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Từ những phân tích trên thấy rằng, mỗi loại cổ phiếu đều có những điểm đặc trƣng giống và khác nhau. Tùy vào tính chất cũng nhƣ mục đích của đợt phát hành, mà nhà phát hành sẽ quyết định phát hành loại cổ phiếu nào cho phù hợp với tình hình của công ty và nhu cầu của thị trƣờng. Điểm chung cơ bản của các loại cổ phiếu này là đƣợc quyền tự do chuyển nhƣợng trên thị trƣờng (trừ cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết) do tính chất quan trọng của hai loại cổ
  • 20. 13 phiếu này nên pháp luật đã có một số hạn chế về việc chuyển nhƣợng đối với chúng. Vì thế, các loại cổ phiếu đó sẽ không đƣợc phát hành ra công chúng, nên sẽ không hiện diện trên thị trƣờng chứng khoán. Do đó, các loại cổ phiếu đƣợc giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán, có thể đƣợc dùng để cầm cố bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. +Trái phiếu – là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sở hữu một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Khác với cổ phiếu, trái phiếu là một chứng nhận chịu lãi do Chính phủ hay doanh nghiệp phát hành, cam kết trả cho ngƣời sở hữu trái phiếu một số tiền vốn và lãi nhất định vào một thời gian nhất dịnh, trái phiếu là phƣơng tiện huy động vốn phổ biến và có bản chất nhƣ một khoản vay. Một trái phiếu bao gồm các nội dung: mệnh giá trái phiếu, là giá trị danh nghĩa của trái phiếu, đại diện cho số vốn gốc đƣợc hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn; Lãi suất danh nghĩa, là lãi suất đƣợc ghi trực tiếp lên trái phiếu hoặc do ngƣời phát hành công bố, lãi suất này đƣợc xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá của trái phiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi tức của trái phiếu; thời hạn của trái phiếu, là khoản thời gian từ ngày phát hành đến ngày ngƣời phát hành hoàn trả tiền vốn lần cuối, ngày mà khoản vốn gốc trái phiếu đƣợc thanh toán lần cuối đƣợc gọi là ngày đáo hạn của trái phiếu, mỗi loại trái phiếu có thời hạn khác nhau. Ngoài ra, bên phát hành còn phải đƣa ra giá phát hành và kỳ lãi để trái phiếu có đủ điều kiện phát hành trên thị trƣờng. Đặc điểm: là một loại giấy nợ do Chính phủ hay doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn dài hạn còn gọi là chứng khoán nợ. Tổ chức phát hành trái phiếu để vay nợ đến ngày đáo hạn sẽ trả vốn là lãi cho trái chủ. Nếu nhƣ ngƣời mua cổ phiếu của công ty là ngƣời chủ sở hữu một phần công ty thì trái lại, ngƣời mua trái phiếu là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu đó;
  • 21. 14 ngƣời mua trái phiếu thƣờng đƣợc hƣởng lãi suất cố định, không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh và hoạt động của công ty (trừ trƣờng hợp trái phiếu có lãi suất thả nổi); khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, ngƣời sở hữu trái phiếu đƣợc ƣu tiên trả nợ trƣớc, sau đó còn lại mới phân chia cho các cổ đông. Với những đặc điểm trên, trái phiếu là loại chứng khoán có tính ổn định và chứa đựng mức độ rủi ro có thể nói là ở mức thấp nhất. Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán đƣợc các nhà đầu từ thích an toàn lựa chọn. Phân loại trái phiếu: căn cứ vào chủ thể phát hành có thể chia trái phiếu thành hai loại: trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Doanh nghiệp. Trái phiếu Chính phủ là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho công trình công ích, hoặc làm công cụ điều chỉnh tiền tệ. Khác với trái phiếu và cổ phiếu của công ty, việc phát hành trái phiếu Chính phủ không phải xin phép Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc và cũng không cần thỏa mãn điều kiện phát hành trái phiếu của Luật chứng khoán, mà chỉ tuân theo các quy định của Chính phủ mà thôi. Nhƣng một khi trái phiếu đƣợc đƣa vào giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán thì phải tuân theo nhƣng quy định về giao dịch chứng khoán mà pháp luật về chứng khoán đã quy định. Trái phiếu Chính phủ là loại chứng khoán rủi ro thấp nhất trong các loại chứng khoán, có tính thanh toán và tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu Chính phủ đƣợc xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn. Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành để vay vốn dài hạn. Loại trái phiếu này mang đầy đủ đặc điểm của một loại chứng khoán nợ nhƣ đã nêu trên. Tuy nhiên, trái phiếu do doanh nghiệp phát hành nếu phát hành ra công chúng phải xin phép Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc và phải tuân thủ quy định của Luật chứng khoán.
  • 22. 15 Bên cạnh đó, nếu căn cứ vào thời hạn thì ta có trái phiếu một năm, ba năm, vô thời hạn…; căn cứ vào lợi tức trái phiếu có trái phiếu có lợi tức cố định, trái phiếu có lợi tức thả nổi hoặc trái phiếu có lợi tức bằng không; căn cứ vào tính có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông có thể phân chia thành trái phiếu có thể chuyển đổi hoặc không thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông; ngoài ra còn căn cứ vào có ghi danh hay không ghi danh để phân thành trái phiếu có ghi danh và trái phiếu không ghi danh. + Chứng chỉ quỹ- là loại chứng khoãn xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tƣ, đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. Về bản chất, việc đầu tƣ chứng chỉ quỹ đem lại những quyền lợi cho nhà đầu tƣ tƣơng tự nhƣ việc sở hữu cổ phiếu: là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hƣởng lợi nhận trên phạm vi cổ phần vốn góp và đặc biệt chứng chỉ quỹ cũng đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán để mua bán giữa các nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác nhau giữa chứng chỉ quỹ và cổ phiếu là, trong khi cổ phiếu là một phƣơng tiện đầu tƣ vào một công ty kinh doanh cụ thể, còn chứng chỉ quỹ là phƣơng tiện để thành lập quỹ đầu tƣ chứng khoán, nếu ngƣời sở hữu cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết thì nhà đầu tƣ chứng chỉ quỹ không có quyền tƣơng tự. Vì lẽ đó mà ngƣời sở hữu chứng chỉ quỹ không bị hạn chế thực hiện bất kỳ một giao dịch nào cả, trong đó có việc đem chứng khoán cầm cố cho các NHTM. - Đối với chứng khoán niêm yết thì bên giữ tài sản ở đây không phải là bên nhận cầm cố mà là TTLKCK thông qua các thành viên lƣu ký, chứng khoán phải đƣợc lƣu ký tập trung tại TTLKCK theo quy định của Luật Chứng khoán. Trên cơ sở hợp đồng cầm cố chứng khoán của các bên, bên cầm cố sẽ nộp hồ sơ cho TTLKCK, kèm theo đó là bảng kê chứng khoán cầm cố có xác nhận của bên nhận cầm cố. Sau khi xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, TTLKCK sẽ thực hiện việc chuyển chứng khoán cầm cố vào tài khoản chứng khoán cầm cố để lƣu giữ.
  • 23. 16 1.2. Khái niệm, cấu trúc pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng thương mại Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán là một bộ phận của pháp luật về giao dịch bảo đảm, điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh giữa bên nhận cầm cố chứng khoán (NHTM cho vay) và bên cầm cố chứng khoán (khách hàng vay vốn - nhà đầu tƣ chứng khoán). Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh về chủ thể; điều kiện; nội dung; trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong hợp đồng cầm cố chứng khoán…Các quy phạm này đã tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện đầu tƣ chứng khoán hiệu quả hơn, trên cơ sở đó góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán. Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán đƣợc thể hiện ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau: BLDS 2005; Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm; Luật chứng khoán 2006…Quan hệ hợp đồng cầm cố chứng khoán đƣợc điều chỉnh bằng phƣơng pháp bình đẳng, tự do thỏa thuận, tự định đoạt, chứ không điều chỉnh bằng mệnh lệnh, quyền uy. Điều này có nghĩa là tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng, nhà nƣớc không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các TCTD, mà trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các bên trong quan hệ hợp đồng. Có thể thấy văn bản quy phạm pháp luật có quy định liên quan tới hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các NHTM đƣợc liệt kê khá nhiều nhƣ trên, nhƣng một quy chế pháp lý đầy đủ và thống nhất cho hoạt động này lại chƣa đƣợc thiết lập cụ thể và tồn tại những quy định chồng chéo nhau. Trên thực tế hiện nay các NHTM hiện đang trong tình trạng tự đƣa ra quy chế riêng cho mình mà chƣa theo một quy chuẩn pháp lý chung nào.
  • 24. 17 1.2.2. Cấu trúc pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng thương mại Cấu trúc pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán bao gồm: các quy định về trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thực hiện hợp đồng; nội dung của hợp đồng; điều kiện có hiệu lực của hợp đồng; giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cầm cố chứng khoán.  Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán: khi giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng chứng khoán tại NHTM các bên chủ thể phải tuân thủ theo các trình tự và thủ tục nhất định. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng phải tuân theo quy định chung về nhận tài sản bảo đảm tại BLDS năm 2005 và các hƣớng dẫn cụ thể tại Nghị định số 163, Nghị định số 11/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 163 và các quy định pháp luật có liên quan.  Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hợp đồng cầm cố chứng khoán: Theo quy định của pháp luật, các bên chủ thể của hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM bao gồm bên cầm cố (khách hàng vay vốn) và bên nhận cầm cố (NHTM). Bên cầm cố dùng chứng khoán thuộc sở hữu của mình cầm cố tại NHTM để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay. Các bên chủ thể hợp đồng cầm cố chứng khoán có các quyền, nghĩa vụ theo quy định từ Điều 330 đến Điều 333 của BLDS 2005; Điều 16 đến Điều 18 Nghị định số 163 và Khoản 8 Điều 1 Nghị định 11. - Bên cầm cố Bên cầm cố trong hợp đồng cầm cố chứng khoán là chủ sở hữu chứng khoán, đồng thời cũng là bên có nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng (khách hàng vay vốn). Chứng khoán là một loại tài sản vô hình nhƣng xét về bản chất thì nó là một loại tài sản, nên khi xác định quyền sở hữu đối với chứng
  • 25. 18 khoán thì ngoài việc áp dụng những quy định của Luật chứng khoán 2010 thì còn phải căn cứ vào những quy định của BLDS năm 2005 về quyền sở hữu tài sản để giải quyết. Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản [16, Điều 182]. Việc chiếm hữu ở đây phải ngay tình và hợp pháp, thông qua đó chủ thể đƣợc xem là chủ sở hữu sẽ giữ “tài sản” [16, Điều 163] trong phạm vi kiểm soát vật chất của mình, nhƣng không nhất thiết phải nằm trong tay chủ sở hữu theo nghĩa đen, mà chỉ cần tài sản đƣợc đặt dƣới quyền năng kiểm soát của chủ sở hữu. Nói cách khác, trong trƣờng hợp tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thì chủ sở hữu có quyền chiếm hữu theo nghĩa đầy đủ, còn trong trƣờng hợp tài sản đƣợc giao cho ngƣời khác nắm giữ ví dụ nhƣ chứng khoán đƣợc giao lƣu ký ở TTLKCK thì chủ sở hữu chỉ đƣợc coi là chiếm hữu khi thực hiện quyền kiểm soát chứng khoán của mình trong quá trình lƣu ký ở TTLKCK. Thêm vào đó với tính vô hình của chứng khoán, thì quyền chiếm hữu đặt ra ở đây là rất trừu tƣợng và không thể xảy ra. Vì trên thực tế giá trị thực của chứng khoán không tồn tại ở một dạng vật chất nào cả, và sự kiểm soát cũng nhƣ quản lý chứng khoán chỉ đƣợc thực hiện thông qua các tài khoản lƣu giữ chúng, và đây đƣợc xem là một hình thức chiếm hữu đối với chứng khoán. Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hƣởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản [16, Điều 192]. Chúng ta biết chứng khoán là một loại tài sản vô hình, nên việc khai thác công dụng để sinh lời dƣờng nhƣ không thể có đƣợc nhƣ một tài sản hữu hình. Mà ngƣời sở hữu chứng khoán chỉ đƣợc thực hiện quyền sử dụng của mình thông qua việc nhận lợi tức từ chủ thể phát hành chi trả theo thỏa thuận, hoặc thông qua việc mua bán chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán. Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó [16, Điều 195]. Quyền định đoạt có thể bị hạn chế nếu nhƣ việc thực hiện quyền đó xung đột với lợi ích của nhà nƣớc, lợi ích công cộng
  • 26. 19 hoặc quyền và lợi ích của ngƣời khác [16, Điều 199]. Một ngƣời với tƣ cách là chủ sở hữu của chứng khoán thì cũng đƣơng nhiên có đƣợc quyền định đoạt này. Song nếu nhƣ việc định đoạt chứng khoán đó có ảnh hƣởng đến lợi ích của công ty, lợi ích của các cổ đông khác hoặc việc định đoạt với mục đích giúp ngƣời khác thâu tóm công ty thì trong trƣờng hợp này có thể sẽ bị hạn chế quyền định đoạt. Ngƣời sở hữu chứng khoán là nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp này bao gồm hai loại sai đây: Ngƣời sở hữu chứng khoán là nhà đầu tƣ cá nhân: Ngƣời sở hữu chứng khoán trong trƣờng hợp này sẽ có quyền tự quyết định các hình thức đầu tƣ hay định đoạt chứng khoán mà không phải thông qua bất kỳ ai. Nên khi nhà đầu tƣ là cá nhân thực hiện việc cầm cố chứng khoán ở các TCTD thì họ cũng tự mình định đoạt và thực hiện, đồng thời sẽ đóng vai trò là một bên của hợp đồng cầm cố chứng khoán. Ngƣời sở hữu chứng khoán là nhà đầu tƣ tổ chức: Đối với nhà đầu tƣ tổ chức, khi quyết định đầu tƣ hay thực hiện bất cứ một dịch vụ nào đó về chứng khoán, thì phải thông qua một hình thức nhất định và hình thức này đƣợc quyết định bởi loại hình hoạt động của nhà đầu tƣ đó.Vì quyền sở hữu chứng khoán của nhà đầu tƣ là tổ chức thuộc về các thành viên hoặc cổ đông của tổ chức. Mặc dù, quyền sở hữu chứng khoán thuộc về tất cả các thành viên hoặc các cổ đông của các tổ chức, nhƣng họ không thể tự mình thực hiện đƣợc quyền sở hữu một cách độc lập đƣợc, mà trong trƣờng hợp này quyền của chủ sở hữu đƣợc thực hiện thông qua cơ quan đại diện quản lý của tổ chức đó. - Bên nhận cầm cố Một nền kinh tế phát triển sẽ không thể thiếu sự hiện diện của hệ thống ngân hàng, chúng đóng vai trò trung gian rất quan trọng thúc đẩy quá trình sản xuất xã hội gia tăng, kiểm soát lạm phát và thực hiện cấp phát tín dụng…
  • 27. 20 Trong đó các TCTD là một trong những chủ thể đặc trƣng của hệ thống ngân hàng, chuyên thực hiện các hoạt động nói trên. Bằng chứng là các TCTD huy động vốn nhàn rỗi trong công chúng thông qua các hình thức nhƣ nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi chờ thanh toán của chủ tài khoản, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn của các TCTD thông qua thị trƣờng liên ngân hàng hoặc vay vốn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam… sau đó phân phối nguồn vốn huy động ngƣợc trở lại trong công chúng cho những ngƣơi cần vốn bằng các nghiệp vụ nhƣ cho vay, chiết khấu, cầm cố, cho thuê tài chính. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 định nghĩa về TCTD nhƣ sau: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân” [19, Điều 4, Khoản 1]. Căn cứ vào phạm vi đƣợc thực hiện các hoạt động ngân hàng, các TCTD đƣợc phân biệt thành TCTD là ngân hàng và TCTD phi ngân hàng. Tổ chức tín dụng là ngân hàng: “Là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” [19, Điều 4, Khoản 2]. Tất cả các tổ chức này đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các TCTD. Song tùy vào tính chất cũng nhƣ mục tiêu hoạt động, mà các TCTD là ngân hàng sẽ thực hiện những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Nhƣ Ngân hàng chính sách thì thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nƣớc (nhà ở, xóa đói giảm nghèo, cho vay hỗ trợ xuất khẩu lao động…) hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và đƣợc ngân hàng nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt động; Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng đƣợc thành lập trên cơ sở vốn góp của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, hoạt động nhằm mục tiêu chủ yếu là tƣơng trợ cho các thành viên trong tổ chức; Ngân hàng đầu tƣ và phát triển thì chủ yếu để cấp tín dụng cho các dự án đầu tƣ,
  • 28. 21 công trình đầu tƣ phát triển kinh tế là chính, rất hạn chế việc cho vay đối với các nhu cầu vốn không phải để đầu tƣ cho công trình dự án. Do vậy, đối với các ngân hàng mà mục tiêu là lợi nhuận đƣợc đặt lên trên hết nhƣ các NHTM, thì họ không ngần ngại thực hiện hoạt động cấp tín dụng cho mọi chủ thể trong xã hội bằng những hình thức khác nhau nhƣ cho vay thế chấp hoặc cầm cố, trong số các hình thức cấp tín dụng đó có hình thức cho vay cầm cố chứng khoán. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu này ta sẽ tìm hiểu về hợp đồng cầm cố chứng khoán của các NHTM là chủ yếu. Ngân hàng thƣơng mại, là ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là về tín dụng (cho vay có bảo đảm bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp), nhận tiền gửi tiết kiệm, và các dịch vụ thanh toán, cụ thể là: cất, giữ, mua bán, chuyển nhƣợng, quản lý các chứng khoán và giấy tờ có giá, cho thuê động sản và bất động sản, thực hiện các nghiệp vụ về vàng, kim khí quí… lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu, hàng đầu của các NHTM [19, Điều 4, Khoản 3]. Vì thế việc cho vay cầm cố chứng khoán tuy có rủi ro luôn thƣờng trực do nhiều yếu tố khác nhau, nhƣng họ vẫn thực hiện vì mục đích lợi nhuận. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác [19, Điều 4, Khoản 4], chủ yếu đƣợc thành lập để đầu tƣ hoặc cho thuê tài chính, việc thực hiện cấp tín dụng là rất hạn chế. Nên trong phạm vi đề tài này học viên không đi sâu tìm hiểu các loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Nói tóm lại, các TCTD là các NHTM đƣợc quyền thực hiện tất cả các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, trong đó có hình thức cho vay bằng cầm cố chứng khoán. Nên trong đề tài này các TCTD thực hiện việc cầm cố chứng khoán chính là các NHTM. Với tƣ cách là bên nhận cầm cố chứng khoán, thì các NHTM là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ bảo đảm tiền vay, và khi tham gia vào giao dịch
  • 29. 22 cầm cố (giao dịch bảo đảm) đối với hợp đồng tín dụng phải có đủ các điều kiện để có thể giao kết hợp đồng cầm cố. Ngoài hai chủ thể nêu trên là bên cầm cố và bên nhận cầm cố thì Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán tham gia với tƣ cách là chủ thể hỗ trợ cho hợp đồng cầm cố chứng khoán. Hoạt động của thị trƣờng giao dịch có tổ chức cần một nơi để lƣu giữ và quản lý tập trung các chứng khoán, đồng thời sự hình thành nhiều tổ chức lƣu ký cũng đòi hỏi phải có một tổ chức đóng vai trò là tổ chức lƣu ký trung tâm, làm trung gian kết nối những tổ chức lƣu ký này lại với nhau. Những đòi hỏi đó đã dẫn đến sự ra đời của TTLKCK Việt Nam, theo cách gọi thông thƣờng là Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán, các tổ chức còn lại là thành viên của trung tâm lƣu ký, hay còn gọi là thành viên lƣu ký. Theo cách hiểu của các nhà làm luật thì: “Trung tâm Lưu ký Chứng khoán là pháp nhân được thành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần” [18, Điều 42]. Chúng có chức năng tổ chức và giám sát hoạt động đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Ngoài các chức năng trên, TTLKCK còn đóng vai trò trung gian không thể thiếu trong việc cầm cố chứng khoán. Trên cơ sở bản hợp đồng cầm cố chứng khoán đã đƣợc xác lập, TTLKCK thực hiện việc chuyển khoản số chứng khoán cầm cố từ tài khoản giao dịch vào tài khoản cầm cố để bảo đảm việc duy trì tài sản bảo đảm cho bên nhận cầm cố. Khi hợp đồng cầm cố chấm dứt hiệu lực và theo yêu cầu của bên nhận cầm cố, TTLKCK sẽ thực hiện giải tỏa số chứng khoán cầm cố để chuyển trả lại cho bên cầm cố.  Quy định về nội dung của hợp đồng: hợp đồng cầm cố phải có nội dung chính sau đây: Tên, địa chỉ các bên; ngày, tháng, năm; nghĩa vụ đƣợc bảo đảm; mô tả tài sản cầm cố; giá trị tài sản cầm cố; bên giữ tài sản cầm cố; quyền và nghĩa vụ của các bên; các thỏa thuận về trƣờng hợp xử lý và phƣơng thức xử lý tài sản cầm cố; các thỏa thuận khác [24, tr.150].
  • 30. 23  Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: xét về hình thức, theo quy định của pháp luật hợp đồng cầm cố chứng khoán phải đƣợc lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính, hợp đồng cầm cố không cần có công chứng, việc công chứng có thể thực hiện khi các bên có thoả thuận. Xét về nội dung, pháp luật có đặt ra quy định điều kiện đối với các bên chủ thể, đối tƣợng, nghĩa vụ… của hợp đồng.  Quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cầm cố chứng khoán: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cầm cố chứng khoán đƣợc hiểu là các hình thức, các phƣơng pháp nhằm giải quyết các bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có tranh chấp. Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh này mang ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo việc giải quyết các tranh chấp nhanh chóng kịp thời, chính xác, nghiêm minh, đúng pháp luật. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong phạm vi của chƣơng 1, ngƣời viết đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các NHTM ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, ngƣời viết đƣa ra đƣợc khái niệm, đặc điểm của cầm cố chứng khoán; Vai trò của hoạt động cầm cố chứng khoán; Và đặc biệt đi sâu làm rõ khái niệm, đặc điểm của hợp đồng cầm cố chứng khoán và các chủ thể tham gia hợp đồng cầm cố chứng khoán đồng thời trình bày khái niệm, cấu trúc pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM. Tất cả những vấn đề lý luận quan trọng, cơ bản nói trên về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM ở Việt Nam chính là cơ sở của các quy định pháp luật cũng nhƣ cơ sở để áp dụng các quy định pháp luật về vấn đề hợp đồng cầm cố chứng khoán trong thực tiễn.
  • 31. 24 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CẦM CỐ CHỨNG KHOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 2.1. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng thƣơng mại Dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật cũng nhƣ quy chế cho vay cầm cố chứng khoán của mỗi NHTM thì hợp đồng tín dụng nói chung và hợp đồng cầm cố chứng khoán nói riêng đều là những loại hợp đồng mẫu do bản thân các NHTM là bên nhận cầm cố (cũng đồng thời là bên cho vay) soạn thảo, nên ít nhiều thì các ngân hàng sẽ dành những điều khoản có lợi hơn cho họ. Song, do chƣa có những quy định cụ thể và rõ ràng của luật về trình tự thủ tục giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán, nên hầu hết các ngân hàng đều đƣa ra những quy định mẫu có lợi nhất cho họ trong hợp đồng, và có thể các quy định ấy cũng không loại trừ việc ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên cầm cố. Trên thực tế, khi giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán các NHTM sẽ tiến hành các bƣớc nhƣ: - Công bố danh mục chứng khoán cầm cố cho khách hàng; - Xem xét hồ sơ cầm cố của khách hàng; - Tiến hành việc định giá chứng khoán; - Thỏa thuận các điều khoản cơ bản của hợp đồng, và kí kết hợp đồng. Loại chứng khoán cầm cố Tài sản đƣợc dùng làm tài sản cầm cố chắc chắn phải là tài sản hợp pháp, có giá trị nhất định và đƣợc phép giao dịch, nhƣng cùng là một loại tài sản, có thể giá trị của chúng lại không giống nhau. Trong hợp đồng cầm cố chứng khoán cũng nhƣ vậy, có thể cùng là một loại chứng khoán: nhƣ cổ
  • 32. 25 phiếu, trái phiếu nhƣng chỉ khác nhau ở chủ thể phát hành (cổ phiếu của những công ty khác nhau, trái phiếu của chính phủ hoặc trái phiếu doanh nghiệp), uy tín của từng loại chứng khoán trên thị trƣờng khác nhau, hoặc là tính thanh khoản không giống nhau sẽ dẫn đến việc loại chứng khoán đó có đƣợc cầm cố hay là không đƣợc cầm cố. Thực tế chỉ ra rằng, do bản chất của hoạt động cầm cố chứng khoán có tính rủi ro. Nên các ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ này thƣờng viện dẫn lý do trên, từ đó họ sẽ lựa chọn những loại chứng khoán mà họ cho là có tính rủi ro thấp, khả năng bảo đảm cao để nhận cầm cố, các loại chứng khoán còn lại không đủ điều kiện theo họ thì sẽ không đƣợc nhận cầm cố [9], [10], [29], [30]. Cụ thể, họ sẽ lựa chọn những loại chứng khoán mà giá cả của chúng ổn định, có tính thanh khoản cao, chủ thể phát hành có uy tín, để lập danh mục các loại chứng khoán ngân hàng nhận cầm cố, và việc nhận cầm cố chứng khoán của các NHTM chỉ giới hạn trong danh mục chứng khoán cầm cố họ mà đƣa ra. Ví dụ: Theo Quy chế về cho vay cầm cố chứng khoán của Vietcombank, thì danh mục các chứng khoán đƣợc nhận cầm cố gồm có: Bảng 2.1: Danh mục cổ phiếu đƣợc nhận cầm cố (Tại thời điểm 07/2013) STT Mã Tên cổ phiếu Sở Giao dịch chứng khoán 1 PXS CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy dầu khí HSX 2 PVS Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam HNX 3 PVC Tổng CTCP Dung dịch Khoan và Hóa phẩm Dầu khí HNX 4 PVG CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc HNX 5 DPM Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí HSX 6 VIS CTCP Thép Việt Ý HSX 7 HSG CTCP Tập đoàn Hoa Sen HSX
  • 33. 26 STT Mã Tên cổ phiếu Sở Giao dịch chứng khoán 8 HPG CTCP Tập đoàn Hòa Phát HSX 9 TDC CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dƣơng HSX 10 HUT CTCP Tasco HNX 11 ICG CTCP xây dựng Sông Hồng HNX 12 VCG Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam HNX 13 IJC CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật HSX 14 DIC CTCP Đầu tƣ và Thƣơng mại DIC HSX 15 PVX Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam HNX 16 REE CTCP Cơ điện lạnh HSX 17 VTO CTCP Vận tải Xăng dầu VITACO HSX 18 VIP CTCP Vận tải Xăng dầu VIPCO HSX 19 PVT Tổng CTCP Vận tải Dầu khí HSX 20 DRC CTCP Cao su Đà Nẵng HSX 21 CSM CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam HSX 22 DBC CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam HNX 23 SBT CTCP Bourbon Tây Ninh HSX 24 PGS CTCP Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam HNX 25 VSH CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh HSX 26 MBB NHTM Cổ Phần Quân đội HSX 27 SHB NHTM Cổ phần Sài Gòn- Hà Nội HNX 28 ACB NHTM Cổ phần Á Châu HNX 29 EIB NHTM Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam HSX 30 CTG NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam HSX 31 STB NHTM Cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín HSX 32 PVF Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam HSX
  • 34. 27 STT Mã Tên cổ phiếu Sở Giao dịch chứng khoán 33 LCG CTCP LICOGI 16 HSX 34 ASM CTCP Đầu tƣ và Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang HSX 35 HAG CTCP Hoàng Anh Gia Lai HSX 36 DIG Tổng CTCP Đầu tƣ và Phát triển Xây dựng HSX 37 NTL CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm HSX 38 OGC CTCP Tập Đoàn Đại Dƣơng HSX 39 HCM CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HSX 40 CTS CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thƣơng HNX 41 KLS CTCP Chứng khoán Kim Long HNX 42 SSI CTCP Chứng khoán Sài Gòn HSX 43 PET CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí HSX (Nguồn: Đăng trên website của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam) Danh mục chứng khoán nhận cầm cố cụ thể sẽ đƣợc các ngân hàng đƣa ra tùy theo từng thời kỳ và giai đoạn phát triển của thị trƣờng chứng khoán. Ngoài ra, danh mục chứng khoán cầm cố này cũng sẽ thay đổi theo những biến động của thị trƣờng chứng khoán, và các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, đối với các khách hàng tiềm năng của ngân hàng, thì do các chủ thể này có mối quan hệ thƣơng mại đặc biệt nên đây cũng là một trong những yếu tố để ngân hàng xem xét có nên nhận cầm cố chứng khoán của họ hay không. Đây đƣợc xem nhƣ một trƣờng hợp ngoại lệ khi ngân hàng nhận cầm cố chứng khoán ngoài danh mục chứng khoán đƣợc cầm cố. Xem xét hồ sơ cầm cố của khách hàng Khách hàng là các nhà đầu tƣ chứng khoán phải lập hồ sơ cầm cố cùng với hồ sơ vay vốn theo quy định tại NHTM. Nhìn chung, các loại giấy
  • 35. 28 tờ trong hồ sơ vay vốn và cầm cố do các NHTM quy định thƣờng khá giống nhau. Sau đây là hồ sơ cầm cố chứng khoán niêm yết theo quy định của Sacombank: + Thông báo kết quả giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, + Chứng khoán hoặc Giấy chứng nhận cổ đông hoặc Giấy xác nhận phong tỏa chứng khoán cầm cố do Công ty chứng khoán xác nhận (trong trƣờng hợp chứng khoán lƣu ký tại Công ty chứng khoán có liên kết với SCB) + Sao kê tài khoản chứng khoán của khách hàng tại công ty chứng khoán có xác nhận của Công ty chứng khoán nơi lƣu ký chứng khoán cho khách hàng [33]. Dựa trên hồ sơ cầm cố chứng khoán mà khách hàng đã lập, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tính xác thực của các loại giấy tờ trong hồ sơ, và việc thẩm định hồ sơ đƣợc ngân hàng giao cho một bộ phận chuyên trách, đƣợc thực hiện một cách minh bạch theo quy định để đảm bảo kết quả thẩm định là khách quan. Sau khi thẩm định nếu ngân hàng nhận thấy hồ sơ cầm cố của khách hàng đáp ứng đƣợc các tiêu chí mà ngân hàng đƣa ra thì bƣớc tiếp theo ngân hàng sẽ tiến hành định giá chứng khoán. Định giá chứng khoán cầm cố Để xác định giá trị chứng khoán cầm cố, các NHTM có thể thành lập hội đồng định giá tài sản bảo đảm hoặc cử chuyên viên tín dụng, chuyên viên thẩm định trực tiếp định giá tài sản bảo đảm dựa trên các quy định của pháp luật và quy chế của NHTM về định giá tài sản bảo đảm. Trƣờng hợp gặp khó khăn trong việc định giá, NHTM có thể thỏa thuận với bên bảo đảm về việc thuê tổ chức chuyên môn xác định giá trị tài sản bảo đảm để thực hiện. Đối với các NHTM thực hiện việc cho vay cầm cố chứng khoán, thì họ
  • 36. 29 sẽ có một bộ phận riêng phụ trách về hoạt động nghiệp vụ này. Bộ phận đó sẽ phụ trách việc nhận hồ sơ, chịu trách nhiệm phân tích, thẩm định và đồng thời xác định luôn giá trị chứng khoán cầm cố là bao nhiêu. Để thực hiện đƣợc việc làm này, những ngƣời chuyên trách cho vay cầm cố chứng khoán của các NHTM phải đƣợc trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán cộng với khả năng phân tích, đánh giá nhạy bén và chính xác về thị trƣờng, có nhƣ vậy mới hạn chế đƣợc đến mức thấp nhất rủi ro từ hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán. Khi cho vay có bảo đảm bằng cầm cố chứng khoán, các NHTM luôn ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc định giá các loại chứng khoán, từ đó đƣa ra những căn cứ để xác định giá để áp dụng trong quy trình cầm cố chứng khoán. Ví dụ: Giá cổ phiếu theo quy định về cho vay cầm cố cổ phiếu của GP.Bank đƣợc xác định theo các căn cứ sau: + Giá khớp lệnh trung bình của ngày giao dịch liền trƣớc (đối với cổ phiếu niêm yết). +Giá thực hiện trung bình của ngày giao dịch liền trƣớc (đối với cổ phiếu đăng ký giao dịch tại TTGDCK). + Giá chào mua thấp nhất của ngày giao dịch gần nhất theo thống kê trên thị trƣờng của công ty chứng khoán có quyền lợi độc lập với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu (đối với cổ phiếu OTC) [5]. Hạn mức cho vay trên giá trị chứng khoán nhận cầm cố Bên cạnh việc lập danh mục chứng khoán cầm cố, để đảm bảo an toàn cho hoạt động nhận cầm cố chứng khoán thì một biện pháp trên thực tế mà hầu hết các ngân hàng nhận cầm cố đều áp dụng để giảm tính rủi ro, đó là giới hạn mức cho vay theo giá chứng khoán nhận cầm cố. Điều này thể hiện ở việc các ngân hàng chỉ có thể cho ngƣời đầu tƣ vay số tiền tƣơng ứng với phần trăm số lƣợng chứng khoán nhận cầm cố theo quy định. Ngân hàng TMCP
  • 37. 30 Đông Á (DongABank) cho vay tối đa 70% thị giá cổ phiếu tại thời điểm vay nhƣng không vƣợt quá 4 lần mệnh giá của cổ phiếu niêm yết; cho vay tối đa 60% thị giá cổ phiếu tại thời điểm vay nhƣng không vƣợt quá 4 lần mệnh giá của cổ phiếu chƣa niêm yết; Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (VietcomBank) cho vay trên giá trị 01 mã chứng khoán cầm cố tối đa 40% [34]... Ví dụ: giá cổ phiếu VNM (CTCP sữa Việt Nam) là 110.000/1 cổ phiếu thì giá cho vay trên từng cổ phiếu ở đây là 44.000 tƣơng ứng với 40% thị giá, 77.000 tƣơng ứng với 70% thị giá…[28]. Có nhƣ thế khi giá chứng khoán giảm các ngân hàng vẫn cảm thấy an toàn vì khả năng trả nợ vẫn đảm bảo khi bán chứng khoán này. Trong hợp đồng cầm cố chứng khoán, một số NHTM còn đƣa nội dung sau thành điều khoản bắt buộc, đó là nếu trị giá chứng khoán xuống dƣới mức cho vay thì bên vay phải bổ sung thêm tài sản cầm cố. Trƣớc khi cho vay, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ phong tỏa chứng khoán cầm cố theo quy định của pháp luật. Ký kết hợp đồng cầm cố Sau khi ngân hàng xét thấy khách hàng có đủ điều kiện, tiêu chí mà ngân hàng đƣa ra thì sẽ ký hợp đồng với khách hàng, và thẩm quyền ký kết thuộc về ngƣời đại diện của NHTM. Hợp đồng cầm cố chứng khoán có thể phát sinh hiệu lực ngay nếu các bên không có thỏa thuận khác. 2.2. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng thƣơng mại Chủ thể của hợp đồng cầm cố chứng khoán là các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng cầm cố, có các quyền và nghĩa vụ theo quan hệ đó, bao gồm bên nhận cầm cố và bên cầm cố. Ngoài ra, trong hợp đồng cầm cố chứng khoán đã niêm yết bên nhận cầm cố chứng khoán không trực tiếp nắm giữ chứng khoán cầm cố, mà chứng khoán cầm cố sẽ đƣợc giao cho một chủ
  • 38. 31 thể khác lƣu giữ, do vậy các bên trong hợp đồng cầm cố chứng khoán sẽ xuất hiện thêm một chủ thể nữa đó là TTLKCK, đóng vai trò lƣu giữ chứng khoán cầm cố. 2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố Nghĩa vụ của bên cầm cố Theo quy định tại Điều 330 BLDS 2005 thì bên cầm cố có nghĩa vụ sau đây: Trong hợp đồng cầm cố thì nghĩa vụ quan trọng nhất mà bên cầm cố phải thực hiện, là giao tài sản cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận. Sở dĩ đƣợc xem là quan trọng vì chính nghĩa vụ này sẽ làm phát sinh giá trị pháp lý của hợp đồng, nếu bên cầm cố không giao tài sản thì đơn giản chỉ là việc hợp đồng cầm cố chƣa phát sinh hiệu lực chứ bên nhận cầm cố không có quyền khởi kiện yêu cầu bên cầm cố phải thực hiện nghĩa vụ giao tài sản cầm cố. Đối với hợp đồng cầm cố chứng khoán niêm yết thì nghĩa vụ giao chứng khoán của bên cầm cố, cũng đƣợc xem là nghĩa vụ tiên quyết làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Việc giao chứng khoán ở đây không đƣợc bên cầm cố thực hiện một cách trực tiếp, mà sau khi hợp đồng cầm cố chứng khoán đƣợc xác lập. Theo yêu cầu của bên cầm cố, TTLKCK sẽ tiến hành xem xét hồ sơ cầm cố, nếu hợp lệ sẽ thực hiện việc chuyển khoản chứng khoán vào tài khoản cầm cố, nếu chƣa đủ điều kiện thì sẽ yêu cầu các bên liên quan bổ sung thêm theo quy định. Khi TTLKCK hoàn thành việc chuyển khoản cầm cố chứng khoán, thì lúc này nghĩa vụ giao chứng khoán của bên cầm cố cho bên nhận cầm cố coi nhƣ đã xong. Nghĩa vụ giao tài sản của bên cầm cố trong hợp đồng cầm cố chứng khoán đƣợc thực hiện một cách gián tiếp thông qua quyền yêu cầu chuyển khoản chứng khoán cầm cố. Ngoài nghĩa vụ giao chứng khoán cho bên nhận cầm cố, thì bên cầm cố chứng khoán còn phải thực hiện một số nghĩa vụ khác nhƣ: chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán cho bên nhận cầm cố, trong trƣờng hợp xử lý
  • 39. 32 chứng khoán cầm cố để thanh toán nợ; bảo vệ cho bên nhận cầm cố trong trƣờng hợp chứng khoán đem cầm cố có tranh chấp về quyền sở hữu; phải thanh toán chi phí hợp lý để lƣu ký và quản lý chứng khoán trong thời gian cầm cố cho bên lƣu ký và quản lý chứng khoán cầm cố, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác. Đây cũng chính là những nghĩa vụ đặc trƣng trong hợp đồng cầm cố chứng khoán theo quy định của BLDS 2005. Bên cạnh đó, Điều 13,14, Nghị định 163 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm; Khoản 7 Điều 1 Nghị định 11/2012 ngày 22/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163 còn quy định trƣờng hợp: Điều 13. Trƣờng hợp tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên bảo đảm 1. Trong trƣờng hợp bên bảo đảm dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản theo quy định tại các Điều 256, 257 và 258 Bộ luật Dân sự và khoản 2 Điều này. Điều 14. Trƣờng hợp bên bảo đảm là pháp nhân đƣợc tổ chức lại 1. Bên bảo đảm là pháp nhân đƣợc tổ chức lại thông báo cho bên nhận bảo đảm về việc tổ chức lại pháp nhân trƣớc khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi. 2. Các bên thoả thuận về việc kế thừa, thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm và giao dịch bảo đảm trong quá trình tổ chức lại pháp nhân; nếu không thoả thuận đƣợc thì bên nhận bảo đảm có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trƣớc thời hạn; nếu không yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trƣớc thời hạn thì giải quyết nhƣ sau: a) Trong trƣờng hợp chia pháp nhân thì các pháp nhân mới phải liên đới thực hiện giao dịch bảo đảm;
  • 40. 33 b) Trong trƣờng hợp tách pháp nhân thì pháp nhân bị tách và pháp nhân đƣợc tách phải liên đới thực hiện giao dịch bảo đảm; c) Trong trƣờng hợp hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân hợp nhất, pháp nhân sáp nhập phải thực hiện giao dịch bảo đảm; d) Trong trƣờng hợp chuyển đổi doanh nghiệp, chuyển đổi công ty nhà nƣớc thì doanh nghiệp đƣợc chuyển đổi phải thực hiện giao dịch bảo đảm. 3. Đối với giao dịch bảo đảm đƣợc ký kết trƣớc khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi pháp nhân (sau đây gọi là tổ chức lại pháp nhân), mà vẫn còn hiệu lực thì các bên không phải ký kết lại giao dịch bảo đảm đó khi tổ chức lại pháp nhân [3, Điều 7, Khoản 1]. Đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì pháp nhân mới xuất trình văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức lại pháp nhân để thực hiện đăng ký thay đổi theo quy định của pháp luật. Quyền của bên cầm cố Điều 331 BLDS 2005 đã quy định quyền của bên cầm cố nhƣ sau: Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố nhằm mục đích khai thác công dụng và hƣởng hoa lợi, lợi tức, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. Những quy định này sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với hợp đồng cầm cố các loại tài sản hữu hình và có thể khai thác đƣợc công dụng. Nhƣng hầu nhƣ các quyền này của bên cầm cố trong hợp đồng cầm cố chứng khoán sẽ không xuất hiện, bởi lẽ chứng khoán với đặc điểm là tài sản vô hình nên việc khai thác công dụng để sinh lời sẽ không thể có đƣợc nhƣ một tài sản hữu hình. Mà ngƣời sở hữu chứng khoán chỉ đƣợc thực hiện quyền sử dụng của mình thông qua việc nhận lợi tức (cổ tức) chi trả theo thỏa thuận hoặc theo quy định. Chỉ có một trƣờng hợp duy nhất phát sinh là trong thời gian cầm cố chứng khoán, chứng khoán đƣợc trả
  • 41. 34 cổ tức, lúc này nếu nhƣ không có thỏa thuận nào khác thì cổ tức đó sẽ thuộc về bên cầm cố [12]. Bên cầm cố đƣợc quyền bán hoặc thay thế tài sản cầm cố, nếu đƣợc bên nhận cầm cố đồng ý hoặc các bên đã có thỏa thuận. Xuất phát từ hợp đồng ƣng thuận nên các bên có thể thỏa thuận tất cả các điều khoản mà các bên thấy cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng, tuy nhiên các điều khoản đó không đƣợc trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc bán tài sản cầm cố của bên cầm cố trong trƣờng hợp này có thể là để thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố. Vì biện pháp cầm cố đƣợc đặt ra là để nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ nên việc bán tài sản bảo đảm sẽ làm cho nghĩa vụ cần đƣợc bảo đảm rơi vào tình trạng không đƣợc bảo đảm. Do đó, sẽ khó để bên nhận cầm cố chấp nhận cho bên cầm cố bán tài sản cầm cố ngoài việc thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố. Quy định này cũng đƣợc áp dụng đối với hợp đồng cầm cố chứng khoán, nhƣng ngoài việc đƣợc sự đồng ý của bên nhận cầm cố chứng khoán thì còn phải qua TTLKCK- nơi đã tiến hành việc lƣu ký chứng khoán cầm cố. Để họ thực hiện việc giải tỏa chứng khoán cầm cố, thì lúc này chứng khoán mới có thể tham gia giao dịch một cách bình thƣờng trên thị trƣờng và bên cầm cố mới có thể tiến hành việc bán chứng khoán. Đối với việc thay thế tài sản cầm cố, có thể do tài sản đó không còn giá trị để bảo đảm, hoặc bên cầm cố muốn dùng tài sản đó để thực hiện một giao dịch khác chẳng hạn, tuy nhiên việc thay thế này chỉ đƣợc diễn ra khi có thỏa thuận giữa các bên. Trong hợp đồng cầm cố chứng khoán, bên cầm cố có quyền thay thế chứng khoán cầm cố bằng một tài sản khác nếu các bên có thỏa thuận, hoặc đƣợc bên nhận cầm cố chấp nhận. Việc dùng một tài sản khác thay thế chứng khoán để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố, sẽ không có vấn đề gì xảy ra nếu nhƣ tài sản đó đủ khả năng để bảo
  • 42. 35 đảm và có giá trị ổn định, thậm chí việc thay thế đó còn làm cho bên nhận cầm cố cảm thấy yên tâm hơn vì tài sản thay thế có thể có tính rủi ro sẽ thấp hơn chứng khoán. Quyền yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố, trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thƣờng thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. Riêng đối với hợp đồng cầm cố chứng khoán, bên cầm cố sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ sẽ đề nghị bên nhận cầm cố trả lại chứng khoán cầm cố. Và tiếp sau đó bên nhận cầm cố sẽ gửi văn bản yêu cầu TTLKCK giải tỏa chứng khóa cầm cố và chuyển chúng vào tài khoản giao dịch bình thƣờng cho bên cầm cố. Quá trình giải tỏa chứng khoán phải đƣợc thực hiện ngay sau khi bên cầm cố hoàn thành nghĩa vụ, nếu việc giải tỏa chứng khoán này diễn ra chậm trễ mà gây thiệt hại cho bên cầm cố, thì bên nhận cầm cố và TTLKCK phải bồi thƣờng thiệt hại cho bên cầm cố, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác. 2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố Tại Điều 332 BLDS có quy định về nghĩa vụ của bên nhận cầm cố nhƣ sau: Nếu bên cầm cố có nghĩa vụ giao tài sản thì tƣơng ứng với nó bên nhận cầm cố sẽ thực hiện quyền nhận tài sản của mình nhƣng đi cùng với quyền nhận tài sản đó, bên nhận cầm cố phải có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hƣ hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thƣờng thiệt hại cho bên cầm cố. Song, nghĩa vụ này đƣợc đặt ra khi bên cầm cố trực tiếp quản lý tài sản, còn trong trƣờng hợp bên nhận cầm cố giao tài sản cho một bên thứ ba giữ và quản lý, thì nghĩa vụ này sẽ đƣợc chuyển cho bên thứ ba đó. Tuy nhiên, bên nhận cầm cố vẫn là bên chịu trách nhiệm trƣớc bên cầm cố về nghĩa vụ giữ gìn và bảo quản tài sản cầm cố. Chứng khoán trên thị trƣờng giao dịch tập trung sẽ đƣợc lƣu ký tập
  • 43. 36 trung tại TTLKCK để bảo đảm cho việc thanh toán sau các phiên giao dịch. Lý do trên đã dẫn đến việc, khi cầm cố chứng khoán thì bên nhận cầm cố sẽ không trực tiếp lƣu giữ chứng khoán, mà việc lƣu giữ này sẽ đƣợc thực hiện bởi TTLKCK. Nên nghĩa vụ bảo quản và giữ gìn tài sản cầm cố trong hợp đồng cầm cố chứng khoán sẽ chuyển cho TTLKCK. Mặt khác, bên nhận cầm cố không đƣợc bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mƣợn tài sản cầm cố; không đƣợc đem tài sản cầm có để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Không đƣợc khai thác công dụng, hƣởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không đƣợc bên cầm cố đồng ý. Các nghĩa vụ này cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên cầm cố, khi bên nhận cầm cố trực tiếp nắm giữ tài sản cầm cố. Vì nếu là các tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu thì việc thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi hoặc tặng cho…sẽ đƣợc thực hiện một cách dễ dàng. Nhƣng nếu tài sản đem cầm cố là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì việc bên nhận cầm cố bán, trao đổi hay tặng cho tài sản cầm cố là không thể đƣợc do việc định đoạt loại tài sản này phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Nghĩa vụ này không nhất thiết phải tồn tại đối với bên nhận cầm cố trong hợp đồng cầm cố chứng khoán, đơn giản chỉ vì bên nhận cầm cố chứng khoán ở đây không trực tiếp nắm giữ chứng khoán cầm cố, chúng đƣợc lƣu giữ trong các tài khoản cầm cố đã đƣợc phong tỏa ở TTLKCK. Cho nên bên nhận cầm cố không thể nào tiến hành đƣợc bất cứ một giao dịch nào liên quan khi không trực tiếp nắm giữ chứng khoán. Thêm vào đó, chứng khoán với đặc điểm là tài sản vô hình nên việc khai thác công dụng để sinh lời sẽ không thể có đƣợc nhƣ một tài sản hữu hình. Mà chỉ có thể nhận cổ tức hàng năm từ tổ chức phát hành, nhƣng nếu không có thỏa thuận thì bên nhận cầm cố sẽ không đƣợc nhận bất cứ khoản lợi nào phát sinh từ chứng khoán cầm cố. Bên nhận cầm cố phải trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ đƣợc bảo đảm
  • 44. 37 bằng cầm cố chấm dứt hoặc đƣợc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Đây là nghĩa vụ sau cùng mà bên cầm cố phải thực hiện trong hợp đồng cầm cố. Thời điểm trả lại tài sản do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận, thì thời điểm giao trả tài sản cầm cố là lúc nghĩa vụ đƣợc bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc đƣợc thay thế. Tài sản có thể đƣợc trao trả trực tiếp thông qua hình thức giao nhận vật chất hoặc trao trả các giấy tờ chứng nhận. Nghĩa vụ trả lại tài sản là nghĩa vụ không thể thiếu trong hợp đồng cầm cố chứng khoán của bên nhận cầm cố. Nhƣng nếu bên nhận cầm cố trong hợp đồng cầm cố chứng khoán không trực tiếp nắm giữ chứng khoán cầm cố, nên việc trả lại chứng khoán cầm cố cũng đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ lúc tiếp nhận chứng khoán cầm cố. Theo đó, bên nhận cầm cố sẽ có văn bản để nghị TTLKCK giải tỏa chứng khoán cầm cố, trên cơ sở đó, TTLKCK thực hiện hủy bỏ việc cầm cố chứng khoán trong đăng kí và giải tỏa chứng khoán cầm cố chuyển vào tài khoản giao dịch bình thƣờng cho bên cầm cố, sau khi TTLKCK đã thực hiện xong việc giải tỏa chứng khoán cầm cố, thì nghĩa vụ trả lại chứng khoán cầm cố của bên nhận cầm cố cho bên cầm cố đã hoàn thành. Quyền của bên nhận cầm cố Theo quy định của BLDS 2005 thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu ngƣời chiếm hữu trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó; yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phƣơng thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ; đƣợc khai thác công dụng tài sản cầm cố và hƣởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận; đƣợc thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố [16, Điều 333]. Tuy nhiên, những quyền đó không còn quan trọng nữa đối với bên nhận cầm cố trong hợp đồng cầm cố chứng khoán niêm yết. Bởi lẽ, thứ nhất là chứng khoán cầm cố đã đƣợc lƣu giữ ở các TTLKCK, chỉ có bên nhận cầm cố mới có quyền yêu cầu giải tỏa chứng khoán cầm cố, nên sẽ không có một ai có
  • 45. 38 thể chiếm hữu chúng một cách trái pháp luật đƣợc. Thứ hai là, bên giữ và quản lý chứng khoán cầm cố, là TTLKCK do đó quyền yêu cầu đƣợc thanh toán chi phí bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố, phải do TTLKCK thực hiện mới hợp lý, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác. Bên nhận cầm cố còn có quyền yêu cầu tổ chức phát hành chứng khoán hoặc TTLKCK đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giá trị tài sản ghi trên chứng khoán đó [3, Điều 19, Khoản 3]. Quyền này giúp bên nhận cầm cố sẽ nắm bắt đƣợc kịp thời những thông tin cần thiết, từ nhà phát hành cũng nhƣ từ thị trƣờng chứng khoán về giá cả và những diễn biến bất lợi về chứng khoán đang nhận cầm cố. Từ đó sẽ đƣa ra những giải pháp cần thiết để khắc phục, cụ thể nếu giá chứng khoán giảm xuống đến mức xử lý thì sẽ yêu cầu bên cầm cố bổ sung thêm chứng khoán cầm cố hoặc đƣa chứng khoán ra xử lý. 2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Đối với hợp đồng cầm cố tài sản thông thƣờng, thì bên cầm cố và bên nhận cầm cố là hai chủ thể duy nhất của hợp đồng cầm cố, hoặc có thể xuất hiện thêm một chủ thể nữa đóng vai trò là bên thứ ba giữ tài sản cầm cố. Quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba này đƣợc nhận định trong hợp đồng gửi giữ, và không liên quan gì đến bên cầm cố. Vì theo nguyên tắc, khi bên nhận cầm cố đã nhận tài sản cầm cố do bên cầm cố giao, thì bên nhận cầm cố phải có trách nhiệm giữ và quản lý tài sản đó và đây đƣợc xem là nghĩa vụ của bên nhận cầm cố đối với bên cầm cố. Ngoài hai chủ thể phải có của một hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của luật, thì trong hợp đồng cầm cố chứng khoán còn bắt buộc phải có thêm một chủ thể, đó là TTLKCK. Chủ thể này sẽ thực hiện việc giữ và quản lý chứng khoán cầm cố thay cho bên nhận cầm cố khi nhận cầm cố chứng khoán.
  • 46. 39 Nghĩa vụ của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Theo quy định tại Luật Chứng khoán 2006, sửa đổi bổ sung 2010 thì nghĩa vụ của Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán là: TTLKCK có trách nhiệm xử lý hồ sơ cầm cố hoặc giải tỏa cầm cố chứng khoán trong vòng một ngày làm việc kể từ khi nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ của các bên trong hợp đồng cầm cố gửi đến. Đây đƣợc xem là nghĩa vụ, vì một khi hồ sơ cầm cố chứng khoán mà các bên gửi đến hợp lệ thì TTLKCK phải thực hiện việc chuyển khoản chứng khoán vào các tài khoản cầm cố mà không đƣợc từ chối. Nhƣng nếu nhƣ xét ở một khía cạnh khác, hồ sơ cầm cố chứng khoán không hợp lệ thì TTLKCK có quyền từ chối việc cầm cố theo yêu cầu của các bên, và đây lại đƣợc xem là quyền của TTLKCK. Cho nên, tùy từng trƣờng hợp mà xem xét quy định này là quyền hay nghĩa vụ của TTLKCK. TTLKCK có nghĩa vụ đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giá trị chứng khoán mà họ đang nhận cầm cố. Trong trƣờng hợp TTLKCK vi phạm nghĩa vụ bảo đảm quyền giám sát của bên nhận cầm cố thì phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại tƣơng ứng với phần giá trị chứng khoán bị sụt giảm [3, Điều 19, Khoản 4], trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác. Quyền của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán TTLKCK có quyền cung cấp các dịch vụ đăng ký, lƣu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán và các dịch vụ khác có liên quan đến lƣu ký chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng [18, Điều 45, Khoản 3]. Có quyền yêu cầu thành viên lƣu ký kiểm tra tính chính xác của loại chứng khoán tự do chuyển nhƣợng đối với các chứng khoán mà nhà đầu tƣ để nghị cầm cố. TTLKCK có quyền yêu cầu Thành viên lƣu ký hoặc các bên có liên quan bổ sung các tài liệu để chứng minh, làm rõ các vấn đề liên quan đến hồ sơ cầm cố, giải tỏa cầm cố. Trƣờng hợp không chấp thuận cầm cố, giải tỏa cầm cố, TTLKCK gửi văn bản thông báo rõ lý do cho Thành viên lƣu
  • 47. 40 ký và các bên có liên quan [25, Điều 34, Khoản 1]. Bên cạnh đó TTLKCK còn có quyền thu phí theo quy định của Bộ tài chính về hoạt động lƣu ký chứng khoán. 2.3. Nội dung của hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng thƣơng mại Hợp đồng cầm cố chứng khoán để vay vốn ngân hàng thì hợp đồng cầm cố là hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính là hợp đồng tín dụng ngân hàng. Trong đó các NHTM đã soạn thảo sẵn các hợp đồng mẫu với các điều khoản đã đƣợc ấn định trƣớc. Mỗi NHTM có một mẫu hợp đồng khác nhau nhƣng nhìn chung, các hợp đồng này bao gồm các nội dung cơ bản sau đây [24, tr.150]: Chủ thể của hợp đồng: đây là điều khoản không thể thiếu. Là các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng cầm cố, có quyền và nghĩa vụ theo quan hệ đó, bao gồm: bên nhận cầm cố và bên cầm cố. Trong điều khoản này các bên phải nêu rõ và đủ các thông tin liên quan đến tƣ cách chủ thể của mỗi bên (Tên, địa chỉ các bên; ngày, tháng, năm). Nghĩa vụ được bảo đảm: là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay (bao gồm tiền vay, lãi vay, lãi quá hạn, cá khoản phí nếu có) của bên vay (bên cầm cố) đối với bên cho vay (bên nhận cầm cố) mà việc thực hiện nghĩa vụ đó đƣợc bảo đảm bằng hợp đồng cầm cố, đƣợc ghi trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng vay phải trả theo quy định của pháp luật, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận lãi vay, lãi quá hạn, các khoản phí nếu có không thuộc phạm vi bảo đảm nghĩa vụ. Mô tả tài sản cầm cố: là những đặc điểm và tình trạng của chứng khoán tại thời điểm cầm cố (Tên chứng khoán, nơi phát hành; số, kí hiệu; ngày phát hành; mệnh giá…) Giá trị của tài sản cầm cố: là giá trị của tài sản cầm cố tại thời điểm ký Hợp đồng này, có thể là giá trị đƣợc xác định theo biên bản định giá giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật.