SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  97
-`
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐẶNG THỊ HỒNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC
Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN
CAO HỌC 13
1.1. Những khái niệm khoa học về quản lý hoạt động xây
dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học 13
1.2. Nội dung quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt
nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị 25
1.3. Những nhân tố tác động đến quản lý hoạt động xây
dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học
viện Chính trị 34
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN
CAO HỌC Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY 41
2.1. Đặc điểm quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt
nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị 41
2.2. Thực trạng hoạt động xây dựng luận văn và quản lý
hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên
cao học ở Học viện Chính trị 42
2.3. Nguyên nhân và một số vấn đề rút ra trong quản lý
hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên
cao học ở Học viện Chính trị 56
Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
XÂY DỰNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA HỌC
VIÊN CAO HỌC Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY 62
3.1. Yêucầuquảnlýhoạtđộngxâydựng luậnvăntốtnghiệp
của học viên cao học ở Học viện Chính trị hiện nay 62
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp
của học viên cao học ở Học viện Chính trị hiện nay 64
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt
nghiệp của học viên cao học 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 93
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trongcôngcuộc đổimới đất nước, Đảng ta luôn nhận thức rõ:“Giáo dục
và đàotạo cósứmệnh nâng caodântrí,pháttriển nguồn nhân lực, bồidưỡngnhân
tài, góp phầnquan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và conngười
Việt Nam” [7, tr. 77]. Đồng thời, Đảng và Nhà nước ta đặt nhiệm vụ phát triển
giáo dục là quốc sáchhàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, tạo
độnglực đẩy nhanh sựnghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước để tiến tới
xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chính vì vậy mà trong những
năm gần đây Đảng và Nhà nước ta xác định chủ trương đổimới căn bản và toàn
diện nền giáo dục cho phùhợp vớithực tiễn giáo dục; tạo chuyển biến cănbản và
toàn diện về nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp, hệ thống
quản lý, tăng cườngliên kết, mở rộng quy mô đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu về
nguồn nhân lực chất lượng cao cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội.
Học viện Chínhtrị nằm trong hệ thống các trường đại học quốc gia, là một
trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội – nhân văn hàng đầu của Quân
đội, có uy tín và vị thế trong hệ thống các học viện, nhà trường của Quân độivà
của Quốc gia. Từnăm 1987, Học viện đãđược Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo
sau đại học cùng với hơn 100 cơ sở đào tạo sau đại học khác trong toàn quốc để
tạo ra nguồn nhân lực bậc cao cho Quân đội. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân
lực bậc cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ
năm 2011, Học viện Chính trị được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học đối với
học viên dân sự ở cả trong và ngoài cơ sở đào tạo với qui mô ngày càng lớn.
Chấtlượng luận văn tốtnghiệp củahọc viên cao học là biểu hiện tập trung
nhất chấtlượng quátrìnhđào tạo sauđạihọc,làtiêu chí đánh giá năng lực nghiên
cứucủangườihọc,đánhdấubướctrưởngthànhvềchấtđốivớingườihọckhôngchỉ
trênphươngdiệntrangbịnhữngkiếnthứccơbảnvàchuyênngànhcầnthiếtmàquan
5
trọnghơnđãgiúp ngườihọccóđượcphươngpháphọctập,phươngpháptưduykhoa
học độclập, sángtạo,cókhảnăngtự học, tựnghiên cứusaukhi đãnhận tấm bằng
thạc sĩ. Đâylàmộttrongnhững khâu quantrọng, tác độngtrực tiếp đến chấtlượng
củaquátrìnhđàotạo,tạocơchếpháthuycácnguồnlực đểnângcaochấtlượngđào
tạo sau đại học ở Học viện Chính trị hiện nay.
Cùng với sự gia tăng về qui mô và số lượng đào tạo thì chất lượng luận
văn tốt nghiệp cao học đã xuất hiện những vấn đề nổi cộm. Tình trạng chung
chung về lý luận thiếu sức sống thực tiễn, sự trùng lặp hoặc giao thoa nội dung
của một số đề tài chuyên ngành hoặc gần chuyên ngành không còn là hãn hữu.
Việc điều chỉnhtên đềtài trở thành phổ biến đãnóilên những bấtcập trongkhâu
quản lý đềtài, lựa chọnđềtài. Gầnđây xuất hiện nhiều luận văn không được Hội
đồng thẩm định thông qua… Trong lúc đó, chưa có công trình nào nghiên cứu
dướigóc độ vềquản lý hoạtđộngxây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao
học ở Học viện Chính trị. Đây thực sự là vấn đềđặt ra cảvề phương diện lý luận
và thực tiễn, cần phải có sựnghiên cứu nghiêm túc, đúc rút kinh nghiệm để góp
phần nâng cao chất lượng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học nói riêng,
chất lượng đào tạo sau đại học nói chung trong tình hình mới.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn: “Quản lýhoạt động xây
dựng luậnvăn tốtnghiệpcủa họcviên caohọc ởHọc viện Chínhtrị hiện nay”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Giáo dục -đào tạo là mộtlĩnh vực phức tạp vàđặc thùcủađờisống xã hội.
Côngtác quảnlý là mộttrongnhữngnộidungquantrọng tromggiáo dục - đào tạo
nóichungvàđàotạothạcsĩnóiriêng.Ngày nay,ở hầuhếtcácquốcgiatrênthếgiới,
khi bànvềnângcao chấtlượnggiáo dục -đào tạo,ngườitađềucó chungnhậnthức
coiquảnlý là nhân tố góp phầnquantrọngvào việc nângcao chất lượng đào tạo.
Đâycũnglà lĩnhvựcthuhútđượcsựquantâmnghiêncứucủacácnhàkhoahọc,các
6
nhàquảnlý giáo dục.Đãcónhiềucôngtrìnhnghiêncứucơbảnvềkhoahọcquảnlý
giáo dục, quản lý hoạt động học tập của người học như:
Những nghiêncứu có tính chấtcơ bản, đềcập đến cáckháiniệm, nguyên
tắc, chức năng, nộidung, phương pháp quản lý giáo dục nói chung: Tác giả
Đặng Quốc Bảo với “Một số khái niệm về quản lý giáo dục”; “Cơ sở của khoa
học quản lý” của tác giả Nguyễn Minh Đạo và Nguyễn Ngọc Quang; giáo trình
“Quản lý giáo dục và đào tạo” của tập thể cán bộ khoa học và giảng viên Học
viện Quản lý giáo dục; “Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” của tác giả Trần Kiểm. Nội dung của các công trình nghiên cứu trên
đều khẳng định, quản lý giáo dục là một khoa học, nó có những đặc điểm chung
của Khoa học quản lý xã hội; tuy nhiên, quản lý giáo dục cũng có những đặc
điểm riêng, phải tuân thủ theo những nguyên tắc quản lý chặt chẽ và hệ thống
phương pháp quản lý khoa học. Đồng thời các tác giả cũng cho rằng, đổi mới
côngtác quản lý giáo dục là mộttất yếu khách quan mà các nước trên thế giới đã
và đang thực hiện, nhất là trong xu thế hộinhập, toàncầu hoáhiện nay đang diễn
ra mạnh mẽ. Nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục đối với các
bậc học khác nhau và gắn công tác quản lý giáo dục ở tầm vĩ mô với công tác
quản lý nhà nước, tác giả Đặng Bá Lãm đã có công trình nghiên cứu cơ bản
“Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn”; tác giả Phạm Viết Vượng
đã nghiên cứu về “Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục”.
Nghiên cứu vềcông tácquản lýgiáodụctrong nhàtrường quân sự có các
côngtrình nghiên cứu khoa học, các bàiviết như: “Nâng cao chất lượng quản lý
giáo dục đào tạo trong các học viện, trường sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu
mới” của tác giả Vũ Quang Lộc.
Đềtài khoa học củatác giả Ngô Quý Ty và Lê Văn Chung về “Mộtsố vấn
đề chung về quản lý giáo dục - đào tạo trong quân đội”.
Giáo trình “Quảnlý giáo dục đạihọc quân sự”củatập thể giảng viên khoa
Sư phạm quân sự, Học viện Chính trị do PGS. TS Đặng Đức Thắng chủ biên…
7
Giáo trình “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” do PGS. TS Trần
Đình Tuấn chủ biên – Nxb Quân độinhân dân, 2008, trong đó có nội dung viết
về hoạt độngnghiên cứukhoa học củahọc viên và quản lý hoạt độngnghiên cứu
khoa học trong nhà trường quân đội.
Đề tài: “Hoàn thiện hệ tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học ở
Học viện Chính trị quân sự”, do các tác giả PhòngSau đạihọc và Khoa Sưphạm
quân sự nghiên cứu năm 2003. Trong đó đã xác định các tiêu chí đánh giá chất
lượng luận văn sau đại học ở Học viện Chính trị.
Các công trình nghiên cứu trên đây đã cụ thể hoá công tác quản lý giáo
dục vào đối tượng cụ thể, đặc thù, đó là quản lý giáo dục - đào tạo trong quân
đội. Đặc biệt, trong giáo trình “Quảnlý giáo dục đại học quânsự”, các tác giả đã
lần đầutiên nghiên cứu, biên soạnmột cáchcó hệ thống các nộidung về quản lý
giáo dục trong nhà trường quân sự, từ quan niệm chung đến mục tiêu, bản chất,
nguyên tắc, nội dung, phương pháp và những yêu cầu về phẩm chất, năng lực
của người cán bộ quản lý giáo dục ở nhà trường quân sự.
Nghiên cứu vềquản lýchấtlượng họctập của họcviên ở bậcsau đạihọc,
đáng chú ý là một số côngtrình như: “Nâng cao chất lượng quản lý học viên sau
đại học ở Học viện Chính trị quân sự giai đoạn hiện nay” của tác giả Trương
Thành Trung; “Tổ chức quản lý học viên sau đại học ở Học viện Chính trị quân
sự” của tác giả Đinh Văn Thanh. Đặc biệt là đề án: “Xây dựng hệ tiêu chí đánh
giá chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở Học viện Chính trị hiện nay” do TS.
Nguyễn Phương Đônglàm chủ nhiệm không chỉ xây dựngcác tiêu chí làm thước
đo đểđánh giá chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ mà cònđềcập đếnvai trò, trách
nhiệm của các chủ thể quản lý trong việc thực hiện các tiêu chí đã xác định để
nâng cao chất lượng đào tạo. Bàn đến mối quan hệ của côngtác quản lý đốivới
việc nâng cao chấtlượng đào tạo sauđạihọc đãcó côngtrìnhnghiên cứu:“Công
tác quản lý trong nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị
quân sự” của tác giả Lại Ngọc Hải; tác giả Dương Văn Minh có công trình
8
nghiên cứu “Những nhân tố tác động đến nâng cao chất lượng đào tạo sau đại
học ở Học viện Chính trị quân sự”; tác giả Đặng Đức Quy với côngtrình “Chất
lượng đào tạo sau đại học - nhìn từ góc độ quản lý và đánh giá chất lượng luận
văn, luận án ở Học viện Chính trị quân sự” v.v…
Ở một hướng khác, đề cập đến vai trò của các chủ thể bao gồm: khoa
chuyên ngành, cánbộhướngdẫnkhoa họcđốivớicông tácquản lývà nâng cao
chấtlượng đàotạosau đạihọc. Tác giảNguyễn Văn Tàiđã có côngtrìnhnghiên
cứu “Vai trò của khoa chuyên ngành với việc nâng cao chất lượng đào tạo sau
đại học”. Trong đó, tác giả khẳng định rằng, khoa chuyên ngành có vai trò rất
quan trọng trong hoạt độngđào tạo sauđại học, đặc biệtlà đốivới việc nâng cao
chất lượng đào tạo chuyên ngành, từ tham gia tuyển chọn, đến đào tạo về kiến
thức, năng lực nghiên cứu và tổ chức thực hiện hoạt động xây dựng luận văn,
luận án. Tác giả Phạm Đức Tú đề xuất biện pháp “Xây dựng mối quan hệ tích
cực giữa cán bộ hướng dẫn và học viên sau đại học trong việc nâng cao chất
lượng luận văn, luận án”. Tác giả Mai Văn Hoá cho rằng cần phải “Khoa học
hoá thời gian và phương pháp tự học - tự nghiên cứu của học viên sau đại học
nhằm bảo đảm tiến độ luận văn, luận án”. Theo tác giả, việc người học sắp xếp
thời gian tự học - tự nghiên cứu hợp lý chính là tổ chức lao độngmột cáchkhoa
học hoạt độngnày, nó sẽgiúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ, nộidung nghiên
cứu được thực hiện với hiệu xuất cao và là một trong những biện pháp quan
trong để người học tự quản lý quá trình học tập của bản thân. Cũng về vấn đề
này, tác giả Nguyễn Đình Huệ đã đề cập “Vai trò của cơ quan quản lý đào tạo
sauđại học trongquá trìnhxây dựngvà pháttriển đào tạo sauđại học ở Học viện
Chính trị quân sự”. Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã khẳng
định công tác quản lý quá trình sau đại học là nhân tố có ý nghĩa quyết định để
nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học nói chung, đào tạo tiến sĩ nói riêng.
Tác giảĐặngSĩ Lộctrongcôngtrìnhnghiêncứu:“Nângcaochấtlượngluận
ántiến sĩởHọcviện Chínhtrịhiện nay”(2011),đãbànvề chấtlượngluận ántiếnsĩ,
9
đưaraquanniệm nâng cao chấtlượngluận án tiến sĩ chỉ ranhữngnhântố tác động
và những yêu cầunâng cao chấtlượngluận án, đó là: Tăngcườnggiáo dục tạo sự
chuyếnbiếnmạnhmẽ vềnhận thức củacáctổchức, cáclực lượng;tíchcựcđổimới
cáchthứctiếnhànhcáckhâu,cácbướccủaquitrìnhthựchiệnluận án;pháthuy tính
tíchcực,chủđộng,sángtạocủanghiêncứusinhtrongxâydựngvàthựchiện luậnán
tiến sĩ;tăngcườngkiểmtra, giám sátkịp thờipháthiện và kiên quyếtđấutranhvới
các biểu hiện hạ thấp chất lượng luận án tiến sĩ ở Học viện Chính trị.
Khi bàn về luận văn, luận án trong đào tạo sau đại học ở Học viện Chính
trị, PGS. TS Dương Văn Minh cùng nhóm tác giả trong công trình nghiên cứu:
“Thực trạng và những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng luận văn, luận án
trong đào tạo sau đạihọc ở Học viện Chínhtrị” (2008) đãphân tích, làm rõ thực
trạng, những bức xúc, bất cập về chất lượng luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đề
cập những yếu tố tác độngđến chấtlượng luận văn, luận án trong đào tạo sauđại
học ở Học viện Chính trị.
Những năm gần đây, sựtăng nhanh về số lượng các trường đạihọc và cao
đẳngtrongcảnướcdẫnđếnsựtiêu cựctrongthicử,làm luận văntốtnghiệp, tác giả
PhạmNgọc Trúc cùngcộngsựtrong“Khảosát, đánhgiáthực trạng tiêu cực trong
thi cử, làm luận văn thuộc hệ thống giáo dục quốc dân: nghiên cứu đề xuất giải
phápkhắcphục”(2008)đãđưarakháiniệm vềtiêu cựctronglàm luận văn, luận án
chínhlà những âm mưu và hành độngdẫnđếnlàm sailệch kết quảhọc tập và rèn
luyện củangười học với mục đích đem lại cho người học những lợi ích vật chất
hoặc tinh thần mà thực ra họ không thể đạtđược. Nhómtác giả đãchỉ ra tiêu cực
phổbiếntronglàm luận văn là tìnhtrang saochépluậnvăn, luận áncủangườikhác.
Cá biệt có trườnghợp đã bịphát hiện dùng báo cáo kết quảnghiên cứukhoa học
công nghệ của người khác làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Các công trình trên, mỗi công trình tiếp cận ở một góc độ khác nhau và
gắn với mộtđốitượng nghiên cứucụthể, đồngthời đềcập tớimột số vấn đềliên
quan tới hoạt động quản lý đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở Học viện Chính trị.
10
Tuynhiên, hầu hết các côngtrìnhmớiđềcập đếnquảnlý giáo dục -đào tạo
nóichung, ítcócôngtrìnhnghiêncứusâuvềquảnlýgiáo dục –đàotạosauđạihọc.
Mộtsố côngtrìnhcóđềcậpđếnchấtlượngđào tạo sau đại học nhưng mới chỉ ra
đượchạnchếvềchấtlượngcủaluận văn,luận ánmà chưađisâuvàonhữnghạnchế,
yếu kém về phươngdiệnquảnlý. Cho đếnnay, chưacó côngtrìnhnào nghiêncứu
mộtcáchđộclập, cóhệthốngvềvấnđề:“Quảnlýhoạtđộngxâydựngluậnvăntốt
nghiệpcủahọcviên caohọcở Họcviện Chính trị hiện nay”. Đây là một vấn đề
nghiên cứukhámớimẻ, đisâulàm rõ nhữngvấnđềlý luận vàthực tiễncủaquảnlý
hoạtđộngxâydựngluậnvăntốtnghiệp củahọc viêncao học phụcvụchonângcao
chấtlượngđào tạo sauđạihọc ở HọcviệnChínhtrịtrực tiếp làđào tạo trìnhđộ thạc
sĩ - một vấn đề rất cơ bản và cấp thiết đang đặt ra hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Đềtàitập trung nghiên cứulàm sángtỏ nhữngvấnđềlý luận và thực tiễn về
hoạtđộngxâydựngluận văntốtnghiệp củahọc viêncao học ở Họcviện Chínhtrị.
Từđó đềxuất các biện pháp quảnlý hoạtđộngxây dựng luận văn tốt nghiệp của
họcviên caohọcởHọcviện Chínhtrịhiện naynhằm gópphầnnâng caochấtlượng
quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về quản lý hoạt động xây dựng luận văn
tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị.
Khảo sát, đánh giá thực trạng, nguyên nhân về quản lý hoạt độngxâydựng
luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị.
Đề xuất yêu cầu và biện pháp chủ yếu quản lý hoạt động xây dựng luận
văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị hiện nay.
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Quản lý đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị.
11
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở
Học viện Chính trị.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp
của học viên cao học ở Học viện chính trị với tư cách là quản lý một loại hình
hoạt động học tập của học viên.
Các số liệu điều tra, khảo sát sử dụng để nghiên cứu trong phạm vi5 năm
từ 2009 đến 2013.
5. Giả thuyết khoa học
Quảnlý hoạtđộngxâydựngluậnvăn tốtnghiệp củahọc viêncao học ở Học
viện Chínhtrị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu xác định được cơ sở lý luận, đánh
giá đúng thực trạng xây dựngluận văn tốt nghiệp của học viên cao học, đề xuất
đượchệthốngbiệnphápquảnlý nhằmkế hoạchhóahoạtđộng xây dựngluận văn,
khai thác, sử dụngtối ưu lực lượng giáo viên hướng dẫn; phối hợp chặt chẽ giữa
giáo viên hướng dẫn với khoachuyên ngành, PhòngSau đại học và các cơ quan
chứcnăng trongquátrìnhxây dựngluận văn thìchấtlượng luận văntốtnghiệp của
học viên cao học ở Học viện Chính trị sẽ không ngừng được nâng lên.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và cơ sở lý luận theo đường lối, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam; của Quân uỷ Trung ương; Nghị quyết của các cấp về giáo
dục -đào tạo và quản lý giáo dục -đào tạo mà trực tiếp nhất là quản lý hoạt động
xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học.
Để đạt được mục đích nghiên cứu và luận giải các nhiệm vụ của đề tài,
chúng tôi sử dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc; lịch sử - lôgíc;
12
quan điểm thực tiễn để xem xét, phân tíchnhững vấn đềlý luận và thực tiễn của
hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học trong nhà trường
quân đội nói riêng và hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao
học ở Học viện Chính trị nói riêng.
* Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thực hiện việc thu thập, nghiên cứutài liệu; phân tích, tổnghợp, hệ thống
hoá, khái quát hoá các tài liệu về giáo dục - đào tạo, đặc biệt là những tài liệu có
liên quan đến quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao
học;nghiên cứuNghị quyết của Đảnguỷ Học viện, kế hoạchxây dựng và bảo vệ
luận văn tốt nghiệp của học viên, Phòng Sau đại học, khoa chuyên ngành, của
Học viện; các văn bản hướng dẫn, quy chếcủa Bộ Giáo dục vàĐào tạo, quy định
của Học viện.
Phương pháp nghiên cứu từ các sản phẩm, công cụ quản lý: Tiến độ, kế
hoạch xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học;hệ thống sổ sáchcủa
Phòng Sau đại học, các khoa chuyên ngành, Hệ Sau đại học.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của
độingũ cán bộ quản lý giáo dục trong côngtác quản lý hoạt độngxây dựng luận
văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện để rút ra những kết luận về nội
dung nghiên cứu.
Phương pháp điều tra: Điều tra xã hộihọc bằng phiếu đốivới 120đồngchí
học viên cao học để làm cơ sở đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề
xuất các biện pháp hiệu quả trong quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt
nghiệp của học viên cao học tại Học viện Chính trị.
Phương pháp toạđàm, trao đổi:Trao đổivớicác cánbộ bộ hướngdẫn, cán
bộ quản lý về thực trạng hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên
cao học ở Học viện Chính trị.
13
Phương pháp tổngkết thực tiễn: Nghiên cứu báo cáo tổngkếtnăm học, kết
quả xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học qua các giai đoạn phát
triển của Học viện, của các khoa giáo viên, củaPhòng Sau đạihọc nhằm đúc rút
thành những kinh nghiệm về quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp
của học viên cao học ở Học viện Chính trị.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoahọc giáo dục trong
và ngoài quân đội về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới việc
nghiên cứu của đề tài.
Ngoài ra, tác giả cònsửdụngphương pháp thống kê toán học đểxửlý kết
quả nghiên cứu.
7. Ý nghĩa của luận văn
Đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động
xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học. Bổ sung làm phong phú
thêm lý luận về quản lý đào tạo sau đại học trong tình hình hiện nay.
Đềtài đưa ra những đánhgiá, nhận định về thực trạng chất lượng luận văn
tốt nghiệp của học viên sau đại học trong những năm gần đây, chỉ ra những ưu
điểm, nhược điểm và nguyên nhân của thực trạng đó. Góp phầnxây dựng cơ sở
khoa học cho việc đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ở Học viện
Chính trị đáp ứng yêu cầu mới.
Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho độingũ cán bộ quản lý giáo
dục, cán bộ hướng dẫn, giảng viên làm côngtác quản lý và giảng dạy ở bậc sau
đại học. Đồng thời là tài liệu tham khảo bổ ích cho học viên sau đại học và
những người quan tâm đến vấn đề này.
8. Kết cấu của luận văn
Đềtài gồm: Mở đầu, 3 chương (9 tiết), kết luận và kiến nghị, danhmục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC
1.1. Những khái niệm khoa học về quản lý hoạt động xây dựng luận
văn tốt nghiệp của học viên cao học
1.1.1. Xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Học viên cao học là những người được đào tạo theo chương trình sau đại
học, được cấp bằng thạc sĩ sau khi tốt nghiệp. Đây là bậc đào tạo chuyên gia ở
trình độ cao. Học viên cao học khôngchỉ hiểu biết sâusắc toàn diện về nội dung
của một môn khoa học ở trình độ phát triển hiện tại của nó mà còn phải nắm
được cơ sở nền tảng lý luận của môn khoa học đó và xu hướng phát triển củanó
trong tương lai. Vì vậy, học viên cao học phải được trang bịvề phẩm chất, năng
lực của mộtnhà khoa học. Quátrình học tập củahọc viên cao học gồmgiai đoạn
bổ túc kiến thức và giai đoạn viết luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình đó, học
viên cao học phảitham gia các hìnhthức tập dượtnghiên cứu khoahọc. Các loại
hình tổ chức nghiên cứu khoa học của học viên bao gồm: Viết chuyên đề, tiểu
luận, thu hoạch, tham luận, bàibáo khoahọc. Học viên cao học cònthamgia các
hộinghị, hộithảo khoa học;thông tin khoa học;hộithi sáng kiến, tài năng trẻ do
các cơ quan, đơn vị trong và ngoài trường tổ chức; tham gia nghiên cứu đề tài
khoa học và viết khóa luận, đồ án, luận văn tốt nghiệp. Luận văn tốt nghiệp là
một loại hình tập dượt nghiên cứu khoa học của học viên. Theo trục lý luận trên
đây, luận văn tốt nghiệp cao học được hiểu như sau:
Luậnvăntốtnghiệpcủahọcviêncaohọclàmộtđềtàikhoahọccủahọcviên,
dướisựhướngdẫncủanhàkhoahọc, trongđótrìnhbàykếtquảnghiêncứuvềmột
vấn đềthuộcchuyênngànhđàotạo, đượcđưara bảovệtrướchộiđồngchấmluận
văn, để làm căn cứ đề nghị cấp văn bằng thạc sĩ về chuyên ngành đào tạo.
15
Luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là công trình tập dượt nghiên
cứukhoa học củahọc viên, dướisựhướng dẫn củagiảng viên, nhà khoa học. Nó
phản ánh trình độ học tập và nghiên cứu của học viên trong quá trình đào tạo.
Luận văn tốtnghiệp của học viên cao học phảiđáp ứng yêu cầu của trình độ đào
tạo thạc sĩ theo một chuyên ngành cụ thể.
Đối với học viên, luận văn tốt nghiệp là sản phẩm nghiên cứu khoa học,
phản ánh kết quảcủa hoạtđộngnghiên cứukhoa học, có giá trị khoa học vàthực
tiễn nhất định. Nó cũng là bước khởi đầu, tập dượt, hình thành những ý niệm và
tíchluỹ được kinh nghiệm ban đầu về nghiên cứu khoa học, tạo tiền đề thuận lợi
để tiến hành nghiên cứu luận án khoa học khi học tập ở trình độ cao hơn, hoặc
tham gia các công trình nghiên cứu khoa học khác.
Xây dựng luận văn tốt nghiệp là giai đoạn người học sử dụng tổng hợp
những kiến thứclý thuyếtvà thực tiễn đã thu thập đượctrong quá trình họctập,
nghiên cứu để đề xuấtvà giảiquyết một vấn đề khoa học thuộc chuyên ngành
đàotạo, nhằm rèn luyện phương pháptựhọctập, tự nghiên cứu và pháttriển tư
duy sáng tạo của người học theo mục tiêu đào tạo thạc sĩ khoa học.
Như vậy, xây dựng luận văn tốtnghiệp của học viên là mộtgiai đoạntrong
quá trình học tập ở nhà trường. Đây là giai đoạnngười học học tập dượtnghiên
cứu khoa học. Giai đoạnnày nằm trong chương trình đào tạo, có kế hoạch, có tổ
chức, có nội dung, phương pháp và diễn ra theo quy chế, quy định nghiêm ngặt
của quá trình đào tạo. Về thực chất, giai đoạn xây dựng luận văn tốt nghiệp là
một quátrình bộ phận trong quátrình đào tạo tổng thể củanhà trường. Quá trình
này có mốiquan hệ biện chứng với quátrình bổ túc kiến thức và các quátrìnhbộ
phận khác trong quá trình đào tạo tổng thể.
Xây dựng luận văn tốt nghiệp bao gồm xây dựng các ý tưởng nghiên cứu,
xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đềnghiên cứu, chỉ raphương hướng,
giải pháp, biện pháp vận dụng những lý thuyết khoa học mới vào giải quyết các
mâu thuẫn, tạo ra sự phát triển mới của đối tượng. Vấn đề quan trọng nhất của
16
xây dựng luận văn tốt nghiệp là xây dựng cấu trúc của luận văn, xây dựng kế
hoạch, quy trình, tiến độ thực hiện luận văn.
Nhiệm vụ xây dựng luận văn bắt đầu từ khâu xây dựng kế hoạch nghiên
cứuđến thiết kế đềcươngluận văn và triển khai viết hoàn thiện luận văn. Nhiệm
vụ cụthể bao gồm:xây dựngkế hoạch nghiên cứu;xây dựng đềcươngluận văn;
thu thập, xử lý thông tin lý luận và thực tiễn; viết và hoàn thiện luận văn.
Quá trình xây dựng luận văn cao học, đòi hỏi học viên phải sử dụng các
kiến thức đã học tập được trong nhà trường để tổng quan các trường phái quan
điểm khác nhau, các giai đoạn phát triển của vấn đề nghiên cứu trong lịch sử.
Trên cơ sở đó tìm ra quy luật vận động, phát triển của vấn đề nghiên cứu.
Để xây dựng luận văn tốt nghiệp đòi hỏi người học phải nắm được kiến
thức cơ bản, chuyên sâu về môn học, bao gồm những kiến thức do giảng viên
trang bị và những kiến thức do chínhngười học tự tìm kiếm, tự nghiên cứu phát
hiện ra trong quá trình học tập. Tức là phải thông qua các thao tác tư duy như
phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, rút ra những nhận định, đánh
giá riêng theo quan điểm của bản thân mình.
Xây dựng luận văn tốt nghiệp là quá trình học viên cao học vận dụng
những kiến thức lý thuyết khoa học chuyên ngành vào nghiên cứu xem xét thực
tiễn vận động, phát triển của vấn đề nghiên cứu, rút ra những kết luận về thực
trạng, ưu nhược điểm, nguyên nhân của ưu nhược điểm đó, chỉ ra những mâu
thuẫn trong lý luận và thực tiễn của vấn đềnghiên cứu. Luận văn cao học là một
đề tài khoa học của học viên, không chỉ giải quyết những vấn đề lý luận thuần
túy mà phải giải quyết những vấn đề thực tiễn đã đặt ra.
Xây dựng luận văn cao học là quátrình học viên cao học vận dụng những
kết quả nghiên cứu vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra.
Tức là người học phải đềxuất các giải pháp, biện pháp, phương hướng tác động
vào đốitượng nghiên cứu, thúc đẩy đốitượng phát triển lên một trìnhđộ mớicao
17
hơn. Tínhcáchmạng của luận văn chínhlà sựbiến đổithực tiễn, làm thay đổicái
cũ bằng cái mới ưu thế hơn, tốt hơn.
1.1.2. Hoạtđộng xâydựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp là một loại hình hoạt động học
tập của học viên cao học. Quá trình học tập của học viên cao học được chia
thành hai giai đoạn cơ bản là giai đoạn bổ túc kiến thức và giai đoạn xây dựng
luận văn tốtnghiệp. Hoạt độnghọc tập là một mặt hoạt độngtrong quá trình dạy
học của nhà trường. Hoạt động học tập là hoạt động của học viên.
Theo lý luận dạy học thì hoạt động học tập của học viên trong nhà trường về
thực chất là hoạt động nhận thức của ngườihọc dướisự chỉ đạo của ngườidạy, diễn ra
trong điều kiện sư phạm thuận lợi. Hoạt động học tập bao giờ cũng đặt dướisự chỉ đạo
của hoạt động dạy. Hoạt động học và hoạt động dạy luôn phải thống nhất biện chứng
với nhau. Tuy nhiên, ở mỗi cấp học, bậc học, mỗi giai đoạn của quá trình dạy học thì
sựphối hợp giữa hoạt động dạy với hoạt động học có những cách thức khác nhau.
Trong giai đoạn bổ túc kiến thức, giảng viên phải trực tiếp truyền thụ cho
cả lớp những nội dung dạy học theo chương trình quy định chung. Hoạt động
học tập của người học trong giai đoạnnày mang tính tập thể, thống nhất về mục
tiêu, về nội dung, về hình thức tổ chức học tập.
Giai đoạn xây dựng luận văn tốt nghiệp, hoạt động học tập của học viên
diễn ra mang tính cánhân. Giảng viên với tư cáchlà người hướng dẫn khoa học,
không trực tiếp trang bị kiến thức cho người học mà chỉ định hướng cho từng cá
nhân người học tự mình tìm tòikiến thức chuyên sâu theo đề tài nghiên cứu của
bản thân. Hoạt độnghọc tập củangười học là hoạt độngđộc lập, tự mình nghiên
cứu, tự mình khái quát đúc rút ra những kết luận, những nhận định khoa học về
một vấn đề nghiên cứu riêng.
Hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp cao học là một hình thức hoạt
độnghọc tập cụthể, hoạt độngtập dượtnghiên cứu khoa học củahọc viên, dưới
18
sự hướng dẫn nhà khoa học, nhằm phát triển tư duy sáng tạo, tập dượt phương
pháp nghiên cứukhoa học, rèn luyện các phẩmchất cầnthiết cho người học theo
mục tiêu đào tạo thạc sĩ.
Nếu như khái niệm xây dựngluận văn tốtnghiệp củahọc viên cao học bàn
đếnquátrìnhxâydựngluận văn như mộtgiai đoạncủaquátrìnhđàotạo thạc sĩthì
khái niệm hoạtđộngxâydựngluận văn tốtnghiệp củahọc viên cao học lạiđisâu
vào tìm hiểu bản chất của hoạt động đó với tư cách là hoạt động học tập.
Với tư cách là một loại hình hoạt động học tập của học viên, thuộc quá
trình đào tạo của nhà trường, khái niệm hoạt độngxây dựng luận văn tốtnghiệp
được hiểu như sau:
Hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là sự huy
động nội lực của bản thân người học, dưới sự hướng dẫn của nhà khoa học,
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tập dượt nghiên cứu khoa học, nhằm phát
triển tư duysáng tạo, rèn luyện cácphẩm chấtcần thiếtchongườihọctheomục
tiêu đào tạo thạc sĩ.
Về bảnchất,hoạtđộngxây dựngluận văn tốtnghiệp củahọcviên caohọclà
mộtdạnghoạtđộngnhậnthức cótínhkhám phácủangườihọcdướisựchỉđạocủa
người hướng dẫn khoa học, được tiến hành trong điều kiện sư phạm thuận lợi.
Hoạt độngxây dựng luận văn tốt nghiệp, xét đến cùng là hoạt động nhận
thức của người học. Hoạt động nhận thức của người học về cơ bản vẫn diễn ra
theo quy luật nhận thức chung của loài người như V.I.Lênin đã khái quát: Từ
trực quan sinh độngđến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Chủ thể hoạt động nhận thức là người học. Hoạt động nhận thức của người học
diễn ra trong quá trình đào tạo, vì vậy phải đặt dưới sự chỉ đạo của người dạy.
Mọi hoạt động của người học đều phải diễn ra theo sự chỉ đạo của người dạy.
Hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học khác với
hoạt độngnhận thức thông thường củangười học ở cấp độ nhận thức, ở các thao
19
tác hành vi cụ thể và sản phẩm của hoạt động. Hoạt độngxây dựng luận văn tốt
nghiệp của học viên cao học khôngchỉ diễn ra trong tư duy mà cònđược diễn ra
trong thực tiễn bằng các thao tác hành vi củangười học trongquá trình xây dựng
đề cương, triển khai nghiên cứu. Sản phẩm của hoạt động đó được thể hiện ra
bằng luận văn cao học.
Ngườidạytronggiai đoạnnàylà nhà khoahọc, ngườihướngdẫnkhoa học
củahọc viên. Hoạtđộngcủangườidạylà hoạtđộngtổ chức, điềukhiển hoạtđộng
học tập củangườihọc, đảmbảochocáchoạtđộngxâydựngluận văn diễn ra theo
đúngquyluật pháttriển tư duycủangườihọc. Tứclàđảmbảo cho hoạt động bên
ngoàicủahọc viên thốngnhấtvới hoạtđộngcủatưduy, phùhợp vớiquyluật phát
triển tưduy. Nhưvậy, thực chấthoạtđộngcủangườidạylàhoạtđộngđiềukhiểnsự
phát triển bên trong của người học thông qua các hoạt động bên ngoài.
Mối quan hệ giữa hoạt động của người học vớihoạt động của ngườidạy là mối
quan hệ biện chứng. Mọi hoạt động của người học phải thống nhất với hoạt động của
người dạy, người hướng dẫn khoa học. Trong mốiquan hệ đó, người học vừa là khách
thể, chịu sự tác động, điều khiển của ngườidạy, vừa là chủ thể tự tổ chức, tự điều khiển
các hoạt động của chính bản thân mình theo yêu cầu của người hướng dẫn.
Hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là một loại
hình hoạt độngnhận thức ở trình độ cao, trìnhđộ tập dượtnghiên cứukhoa học.
Người học là đốitượng đãtrưởng thành, có trìnhđộ hiểu biết lý luận và thực tiễn
về một lĩnh vực khoa học chuyên ngành. Hoạt độngnhận thức của người học có
tính nghiên cứu, tự tìm tòi, tự khám phá. Thầy không trang bị kiến thức cho
người học mà chỉ tổ chức và hướng dẫn các bước đi, các hoạt động học tập của
người học, tập cho người học từng bước biết tự mình làm việc với các nguồn tài
liệu, hình thành khả năng độc lập nghiên cứu.
Đốitượng tác độngcủa hoạt động học tập trong giai đoạnxây dựng luận
văn tốt nghiệp là luận văn tốtnghiệp cao học. Đốitượngđó có liên quan chặtchẽ
với đối tượng của một chuyên ngành khoa học cụ thể.
20
Phương pháp chủ yếu để tác động lên đối tượng là phương pháp nghiên
cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
Phương thức chủ yếu của hoạt động học tập trong giai đoạn xây dựng luận văn
tốt nghiệp là những hành động thu thập, nghiên cứu tài liệu lý thuyết và thực
tiễn, những thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa,
hình thành những nhận định, đánh giá, những kết luận khoa học.
Nhân tố trực tiếp quy định tính tích cực hoạt độngxây dựng luận văn tốt
nghiệp của học viên là độngcơ và mục đíchhọc tập của chính người học. Đồng
thời với việc tổ chức cho người học hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp,
người hướng dẫn khoa học cần phải xây dựng cho người học động cơ, thái độ
học tập, nghiên cứu một cáchđúng đắn, tạo thành động lực bên trong thôi thúc
hoạt động học tập, định hướng hình thành phẩm chất của người nghiên cứu.
Vớitưcáchlàchủthểcủahoạtđộngnhậnthức,ngườihọcphảihuyđộngcao
độ nộilực củabảnthânđểthực hiệncác nhiệmvụ học tập trongquátrìnhxâydựng
luận văntốtnghiệp.Tínhtíchcựchoạtđộngcủangườihọcbịchiphốibởicácyếutố
nộilực và ngoạilực. Đểthực hiện hoạtđộnghọctập tronggiaiđoạnxâydựngluận
văn, đòihỏingườihọc phảitạo rasựthốngnhấtgiữa nộilực vớingoạilực. Trêncơ
sở huy động nội lực của bản thân để tận dụng những yếu tố ngoại lực.
1.1.3.Quảnlýhoạt độngxâydựng luậnvăntốt nghiệp của học viên cao học
Cónhiềuquanđiểmkhácnhauvề quảnlýtùythuộcvàocáccáchtiếpcận,góc
độ nghiêncứuvàhoàncảnhxãhội, kinhtế, chínhtrị. Thôngthường,ngườitađưara
quanniệm về quảnlý theo hai cấp độ chủyếu, quảnlýcấp vĩ mô và quảnlý cấp vi
mô. Dù tiếp cậndướigóc độ nào thìtựuchungcác địnhnghĩatrênđều thống nhất
theo nghĩachung:Đó là mộtquátrìnhbaogồmtổngthểcáctácđộng,điềukhiển,
phốihợphoạtđộngcủachủthểvà đốitượngquảnlýnhằm đạtđượcmụctiêuđềra.
Bản chấtcủahoạtđộngquảnlýlà sựtác động(tổ chức,điềukhiển, chỉ huy)
hợpquyluật củachủthểquảnlý đếnkháchthểquảnlý trongmộttổchứcnhằmlàm
cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn đạt được mục tiêu đề ra.
21
Lý luận và thực tế công tác quản lý đã khẳng định các chức năng cơ bản
của quản lý là kế hoạch hóa- tổ chức- chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Các chức
năng trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Hoạt độngquản lý là
một chu trình thống nhất biện chứng với cả bốn chức năng trên.
Ngoài bốnchức năng cơ bản trên đây, thông tin quản lý đóngvai trò như
“mạch máu” của hoạt động quản lý nói chung, của quản lý giáo dục nói riêng.
Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là một
khái niệm thuộc phạm trù quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục là một bộ phận
chuyên biệt của khoa học quản lý nói chung, bao hàm từ quản lý hệ thống giáo
dục quốc dân đến quản lý các phân hệ của nó và đặc biệt là quản lý trường học;
theo hệ thống thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Quản lý giáo dục phải
thực hiện chức năng quản lý nhà nước đốivới toàn bộ hệ thống giáo dục. Trong
thực tế quản lý giáo dục ở các cấp từ trung ương đến các địa phương phải nhằm
mục tiêu tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của nhà trường.
Quản lýgiáodục là một loại hình của quảnlýxã hội, baogồm những tác
động cómụcđích, có kế hoạch, cóhệthống nhằm thựchiện cácchứcnăngquản
lý trong lĩnh vực Giáodục– Đàotạo. Đó là hoạtđộng chuyên biệtcó vai trò hết
sức quan trọng trong việc đạtđược mụctiêu giáo dụcvà nâng cao chấtlượng,
hiệu quả của giáo dục.
Quản lý giáo dục là một chuỗi tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ
thống, mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý, đến tập thể giáo viên và
học sinh, sinh viên, đến những lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm huy
độnghọ cùng cộngtác, phốihợp tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường để
làm cho qui trình này vận hành tốt, hoàn thành những mục tiêu dự kiến.
Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân (Giám đốc, Hiệu trưởng), cũng có
thể là một tập thể (các cơ quan chức năng, khoa chuyên ngành..).
Đốitượng quản lý là những nhân tố mà chủ thể quản lý tác động đến - đó
là những nhân tố trong quá trình đào tạo. Quản lý bao hàm trong đó các nội
22
dung: động viên kích thích tạo động lực; tổ chức hoạt động (kế hoạch hoá, chỉ
đạo, phương tiện…) và kiểm tra đánh giá; đồngthời, quản lý không phải là hoạt
động độc lập mà nó cần được tiến hành trong môi trường, điều kiện nhất định
nào đó, điều này trả lời cho câu hỏi, quản lý trong hoàn cảnh nào.
Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốtnghiệp của họcviên caohọc chịu sự
chi phốicủa cácquyluật quảnlý nhàtrường. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo “Quản
lý nhà trường là quản lý một thiết chế vừa có tính sưphạm, vừa có tính kinh tế.
Các vấn đề tổ chức - sư phạm và kinh tế - xã hội lồng ghép vào nhau”.
Quản lý nhà trường phảibao quátcác vấn đềtrong kế hoạchpháttriển nhà
trường, bao gồm: Mục tiêu, nội dung phương pháp, thầy - lực lượng, trò - đối
tượng, hình thức, điều kiện, môi trường, bộ máy và quy chế đào tạo v.v.
Theotác giả TrầnKhánh Đứcthì: “Quảnlýtrườnghọclà quảnlýgiáodục
đượcthựchiệntrongphạmvixácđịnhcủamộtđơnvịgiáodụcnhà trường,nhằm
thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội”.
Quản lý nhà trường về bảnchấtlà thực hiện hoạt độngquảnlý giáo dục tại
một cơ sở giáo dục - đào tạo, bao gồm: quản lý con người (tập thể cán bộ, giáo
viên và họcsinh) và quảnlý cácnguồn lực cơ sởvật chất,thiết bịgiáo dụccủanhà
trường. Có thể hiểu quản lý nhà trường là hoạt độngphốihợp điều hành của chủ
thể quảnlý đốivớigiáo viên, họcsinh vàcáclực lượng xã hộiliên quannhằm đẩy
mạnh các hoạt động của nhà trường, bao gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện
chiến lược, kế hoạch,chínhsáchpháttriển giáo dụcđàotạo trongnhà trường; ban
hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục đào tạo
trong nhà trường; tổ chức bộ máy giáo dục đào tạo trong nhà trường; huy động,
chỉđạoviệc đàotạo,bồidưỡngquảnlý nhà giáo, cánbộquảnlý giáo dục;tổ chức
bộmáy quảnlý giáo dục;tổ chức,quảnlý côngtác nghiên cứukhoahọc,Giáodục
- Đào tạo trongnhà trường; thanh kiểm tra Giáo dục -Đào tạo trong nhà trường.
Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốtnghiệp của họcviên caohọc là quản
lý mộtloại hìnhhoạtđộng cụthể củahọc viên trong quátrình đàotạo củanhàtrường.
23
Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là
một nội dung quan trọng của quản lý nhà trường, thuộc phạm vi quản lý vi mô;
cụthể, đó là nộidung của quản lý nguồn lực (quản lý conngười) trong quá trình
đào tạo. Quảnlý hoạt độngxây dựng luận văn tốtnghiệp củahọc viên cao học là
một nộidung bộ phậncủa khoahọc quảnlý giáo dục, mộtkhâu quan trọng trong
quy trìnhquản lý Giáo dục - Đào tạo ở nhà trường. Quản lý hoạt động xây dựng
luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là một quá trình thu nhận và xử lý
thông tin một cách tích cực, nó vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.
Có thể còn nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý hoạt động xây
dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học. Dựa theo trục lý luận đã phân
tích trên đây và những ý tưởng nghiên cứu của đề tài luận văn, chúng tôi quan
niệm vấn đề này như sau:
Quản lý hoạtđộng xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là
tổng thể các cách thức, biện pháp tácđộng của chủ thể quản lýnhà trường đến
hoạt động học tập của học viên trong quá trình xây dựng luận văn tốt nghiệp,
nhằm tổ chức, điều khiển quá trình pháttriển phẩm chất, năng lực của người
học đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đàotạo trình độ thạc sĩ, đồng thời tạo điều kiện
để học viên thực hiện đúng nội dung, quytrình, tiến độ xây dựng luận văn tốt
nghiệp theo quy định.
Quan niệm trên chỉ rõ mục đích, mục tiêu, phương châm, chủ thể, lực
lượng cũng như nội dung, phương pháp và hình thức quản lý hoạt độngxây dựng
luận văn tốt nghiệp của học viên cao học .
Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp là phương thức mà nhà
quản lý sử dụng để tổ chức, điều khiển hoạt độngcủa người học trong quá trình
xây dựng luận văn tốt nghiệp. Về thực chất, quản lý hoạt động xây dựng luận
văn tốt nghiệp của học viên cao học là những tác động quản lý có tổ chức, có
mục đích, có kếhoạchcủachủ thể quản lý đếnđốitượng quản lý nhằm phát huy
tính chủ động, tíchcực, tự giác, sáng tạo của người học để tìm tòi, nghiên cứu,
24
lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành, phát triển, hoàn thiện phẩm chất
nhân cách theo mục tiêu yêu cầu đào tạo.
Quản lý hoạt độngxây dựng luận văn tốtnghiệp của học viên cao học làtổ
chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học và nắm giữ các sản phẩm
của hoạt động đó, nhằm phát triển các phẩm chất bên trong tư duy của họ theo
một lộ trình khoa học. Như vậy, quản lý hoạt độngxây dựng luận văn tốtnghiệp
của học viên cao học bao gồm cả quản lý sự phát triển bên trong của tư duy và
quản lý sản phẩm của sựphát triển đó được thể hiện ra bên ngoài thông qua các
thao tác, hành vi trong quá trình chuẩn bị và tiến hành viết luận văn.
Mục đíchquảnlýhoạtđộngxâydựngluận văn tốtnghiệp củahọc viên cao
học ở Học việnChínhtrịlà xâydựngmôitrườngsưphạm, nângcaochấtlượngđào
tạo.Pháthuytốiđatiềm năng,trítuệ,sựnăngđộng,sángtạo,tính“tíchcựchoá”của
chủthểquảnlý, nhằmnâng cao chấtlượnghoạtđộng xâydựngluậnvăntốtnghiệp,
hoànthiệnphẩmchất,nhâncáchcủahọcviêncaohọc;đúcrútranhữngkinh nghiệm
quảnlý hoạtđộngxâydựngluận văn một cách hiệu quả góp phần nâng cao chất
lượng Giáo dục -Đào tạo nhằmkịp thời nắm chắc tìnhhìnhmọi mặt, kết quả xây
dựngluận văntốtnghiệp, rènluyện phẩmchấtnhâncáchnhàkhoahọccủahọcviên
caohọc;làmcơsởđánhgiá đúngtìnhhình,chấtlượngvàkếtquảđàotạo;thôngqua
đó đểnângcao chấtlượngluận văn tốtnghiệp củahọc viên cao học,hiệnthực hoá
mục tiêu, yêu cầu đào tạo trình độ thạc sĩ ở Học viện Chính trị.
Chủ thể quản lý hoạt độngxây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao
học ở Học viện Chính trị là tập thể, cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ, quyền
hạn trực tiếp hoặc gián tiếp trong lãnh đạo, quản lý giáo dục, rèn luyện học viên
trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Chủ thể và lực
lượng quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở
Học viện Chínhtrị là các cấp uỷđảng, tổ chức chỉ huy; Ban Giám đốc Học viện;
Phòng Sauđại học;các khoa chuyên ngành; cán bộ hướng dẫn khoa học;cánbộ
lớp kiêm chức;các tập thể học viên và tự quản lý của từng học viên. Các chủthể
25
quản lý trên đây thực hiện các tác động quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ,
Ban Giám đốc Học viện.
Chủ thể quản lý hoạtđộngxây dựngluận văn tốtnghiệp củahọc viên gồm
hai lực lượng. Một là, lực lượng quản lý củacác cơ quanchuyên trách về quảnlý
nhà trường. Lực lượng này có chức năng quản lý hành chính theo quy định của
Điều lệ côngtác nhà trường, các vănbản pháp quyvà theo quychế, quyđịnh của
Học viện. Hoạt độngquản lý của lực lượng này hướng vào xây dựng cơ chế và
môi trường thuận lợi cho hoạt độngcủa người dạy và người học trong quá trình
xây dựng luận văn tốt nghiệp. Hai là, các giảng viên, nhà khoa học trực tiếp
giảng dạy, hướng dẫn hoạt độngnhận thức của người học. Lực lượng này là chủ
thể quản lý về chuyên môn, có chức năng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận
thức của người học trong quá trình xây dựng luận văn tốt nghiệp. Hai lực lượng
này có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, vai trò, vị trí khác nhau nhưng cùng có
chung một đốitượng và mục đíchhoạtđộngthốngnhất. Trongđó, độingũ giảng
viên, nhà khoa học trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn học viên chịu trách nhiệm
chính về chất lượng xây dựng luận văn tốt nghiệp.
Đốitượng quản lý là học viên cao học của Học viện Chínhtrị. Hoạt động
xây dựng luận văn của học viên chịu sựtác động, điều khiển, quản lý của chủ thể
lãnh đạo, quản lý trong suốt quá trình học tập. Học viên cao học và tập thể học
viên cao học vừa là khách thể (đốitượng chịu sựquản lý của chủ thể) vừa là chủ
thể trong quá trình tổ chức tự quản lý những hoạt động xây dựng luận văn tốt
nghiệp. Với tư các là đốitượng bịquản lý, trong quá trình xây dựng luận văn đòi
hỏi học viên phải tuân thủ theo định hướng của giảng viên, người hướng dẫn
khoa học, phải xin ý kiến các chuyên gia từ khâu xây dựng đề cương đến các
bước hoàn thiện luận văn. Với tư cách là chủ thể, học viên phải tự mình quản lý
các hoạt động học tập của bản thân, tự thu thập, xử lý thông tin, tìm kiếm phát
hiện cáimới củavấn đềnghiên cứu và tự chịu trách nhiệm về kết quảnghiên cứu
của chính mình.
26
Như vậy, quảnlý hoạt độngxây dựng luận văn tốtnghiệp củahọc viêncao
học ở Học viện Chính trị vừa là một quá trình, vừa là hoạt động diễn ra các tác
động quản lý đan xen, liên tục, được tiến hành trong quá trình đào tạo với quy
trình tổ chức chặt chẽ. Điểm khác biệt cơ bản nhất so với quản lý các đốitượng
khác là: mục tiêu đào tạo đểtrở thành nhà khoa học, nhà hoạt độngchuyên môn
có trình độ chuyên sâu. Điều đó đặt ra yêu cầu khách quan về mục tiêu, kế
hoạch, chủ thể, khách thể, nội dung, phương pháp, thờigian và không gian quản
lý mang tính đặc thù, yêu cầu cao và phải xác định các biện pháp quản lý khoa
học, khả thi, phù hợp.
1.2. Nộidung quảnlý hoạtđộng xâydựng luận văntốt nghiệp của học
viên cao học ở Học viện Chính trị
1.2.1. Quản lý kế hoạch xây dựng luận văn
Kế hoạch xây dựng luận văn tốt nghiệp là bản thiết kế các hoạt độnghọc
tập của học viên. Kế hoạch này do chínhbản thân học viên cao học tự xây dựng
và được thầy hướng dẫnkiểm tra, xác nhận. Đốivới người học, kếhoạch này có
tác dụng định hướng các hoạt động của họ, giúp họ biết các công việc sẽ thực
hiện, biết phân chia thời gian và phương pháp làm việc khoa học. Đốivới người
hướng dẫn khoa học, kế hoạch xây dựng luận văn là căn cứ để điều khiển hoạt
động học tập nghiên cứu của người học. Đốivới cán bộ quản lý, kế hoạch đó là
căn cứ để kiểm tra, đánh giá các hoạt động của học viên.
Kế hoạch xây dựng luận văn được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là kế
hoạchđào tạo củanhà trường. Về tiến độ thời gian, về yêu cầu củabản kế hoạch
phải tuân thủ theo quy định chung. Đặc biệt, kế hoạch xây dựng luận văn của
người học phải căn cứ theo năng lực của chính bản thân người học. Mọi hoạt
động được xác định trong kế hoạch phải được sắp đặt theo một trật tự phù hợp
với lôgic của quá trình pháttriển năng lực củangười học, phù hợp quy luật nhận
thức chung. Tức là phù hợp lôgic dạy học sau đại học.
27
Kế hoạchphải đảm bảo tính pháp lý. Việc xây dựng kế hoạch phải có căn
cứ pháp lý, đảm bảo cho kế hoạch của người học thống nhất với kế hoạch đào
tạo chung của Học viện và các văn bản pháp quy hiện hành. Để đảm bảo tính
pháp lý của kế hoạch, phải coi trọng khâu tổ chức xây dựng kế hoạch.
Kế hoạchphải đảm bảo tính khoa học giáo dục. Quảnlý kế hoạch là quản
lý quá trình giáo dục, pháttriển phẩm chất, năng lực củangười học. Cấutrúc nội
dung của kế hoạch phải phù hợp với đặc điểm, năng lực cánhân của người học,
đảm bảo cho quátrìnhthực hiện kế hoạchlà quá trìnhphát triển phẩm chất, năng
lực của người học theo mục tiêu đào tạo.
Kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi. Nội dung bản kế hoạch phải chỉ rõ
những côngviệc cầnthực hiện, thời gian địa điểm, biện pháp tiến hành, các điều
kiện đảm bảo. Kế hoạch phải dự kiến các tình huống và các phương án xử lý.
Ở Học viện Chính trị, thời gian cố định của học viên cao học là 24 tháng.
Trong thời gian đó học viên cao học vừa phải học bổ túc kiến thức, vừa phải
từng bước xây dựng và tổ chức thực hiện luận văn. Quản lý việc xác định các
mốc thời gian hoàn thành từng bước luận văn một cách hợp lý khoa học có ý
nghĩa rất lớn đến chất lượng luận văn khi đưa ra thẩm định hay bảo vệ. Các mốc
thời gian phải được xác định một cách hợp lý, khoa học trên cơ sở tiến độ đào
tạo đểkhông dồnnén ở những thời điểm cuối. Xây dựng kế hoạchphảicụ thể, tổ
chức thực hiện các bước phảinghiêm túc bởithời gian 2 năm có thểnói là không
nhiều trong khi khối lượng côngviệc lại rất lớn. Nếu quản lý thực hiện kế hoạch
không nghiêm, ở giai đoạn cuối do thúc ép của thời gian người viết dễ rơi vào
trạng thái cố làm cho xong việc, với những vấn đề vướng mắc thường đẩy cho
thầy hướng dẫn hoặc sao chép các côngtrìnhkhác một cáchthụ động, máy móc.
1.2.2. Quản lý hoạt động xây dựng đề cương luận văn
Đềcươngluận văn được xemlà cương lĩnh làm việc của học viên cao học
trong quá trình xây dựng luận văn, nó giúp cho việc xác định phương hướng,
chương trình, kế hoạch nghiên cứu một cách tối ưu. Đồng thời, đề cương luận
28
văn cũng sẽ giúp cho người học tập dượt và rèn luyện tác phong lao động khoa
học; giúp người hướng dẫn khoa học nắm, điều chỉnh toàn bộ tiến trình nghiên
cứu, đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạtđược chất lượng. Đềcương luận văn
phải thể hiện những nét cơ bản về nội dung nghiên cứu.
Nội dung chủ yếu của quản lý hoạt động xây dựng đề cương luận văn là
quản lý cấu trúc khoa học của đề cương luận văn. Trước hết, giáo viên hướng
dẫn phải quản lý vấn đề nghiên cứu và ý tưởng nghiên cứu của học viên. Xác
định đúng vấn đề nghiên cứu và rõ ý tưởng nghiên cứu có ý nghĩa quyết định
chất lượng luận văn. Vấn đề nghiên cứu và ý tưởng nghiên cứu được thể hiện ở
tên đề tài nghiên cứu và phần mở đầu của luận văn. Tên đề tài phải phản ánh
chính xác, cô đọng, súc tích, thể hiện được hướng và nội dung nghiên cứu. Tên
đề tài chứa đựng một lượng thông tin cao nhất trong một số chữ gọn nhất.
Người hướng dẫn khoa học, với tư các là người quản lý, điều khiển hoạt
động nhận thức của người học trong quá trình xây dựng luận văn, cần phải dẫn
dắt tư duy của người học đạt tới chỗ nhận thức rõ ràng về vấn đề nghiên cứu.
Người hướng dẫn khoa học tác động vào tư duy của người học, đảm bảo cho
người học xác định được lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ
nghiên cứu, xác định rõ ràng khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, xây
dựng được giả thuyết khoa học, xác định đúng cơ sở phương pháp luận, phương
pháp nghiên cứu của đề tài, chỉ ra được cái mới và giá trị của đề tài, xây dựng
được cấutrúc của đề tài. Tất cảnhững điều đó phản ánh ý tưởng nghiên cứucủa
học viên phải được chính bản thân học viên trình bày, diễn đạt bằng văn bản.
Cán bộ quản lý Hệ và Phòng Sau đại học là cơ quan tham mưu cho thủ
trưởng Học viện, cần tạo ra điều kiện về thời gian, môi trường pháp lý, môi
trường học tập thuận lợi cho các hoạtđộngnghiên cứucủangười học. Theo chức
trách, cán bộ quản lý Hệ và Phòng Sau đại học có thể kiểm tra, điều khiển hoạt
độngcủa người học sao cho đềcươngtrình bày đúng quy cáchtheo văn bản quy
định, đồng thời tổ chức các hội đồng khoa học nhằm tranh thủ ý kiến của các
chuyên gia tư vấn cho bản đề cương nghiên cứu của học viên.
29
Sựphốihợp giữa khoa giáo viên với hệ và cơ quansau đạihọc trong quản
lý các hoạt động xây dựng đề cương luận văn của học viên sẽ tạo thành những
tác động từ bên trong và những tác độngtừ bên ngoài đến hoạt độngnhận thức
củangười học, đảmbảo cho ngườihọc được pháttriển về năng lực và phẩm chất
của người nghiên cứu theo mục tiêu đào tạo của Học viện.
1.2.3. Quảnlýhoạt động của học viên trong quá trình thu thập, xử lý
thông tin khoa học
Để xây dựng luận văn tốt nghiệp, học viên phải đọc, thu thập, xử lý các
nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn khác nhau. Nguồn tài liệu giống như nguồn
nguyên liệu đầu vào củaquá trình xây dựng luận văn. Nguyên liệu đầuvào càng
phong phú thì chất lượng luận văn càng tốt. Ngược lại, nguồn nguyên liệu đầu
vào nghèo nàn, lạc hậu, không được xửlý đầy đủthì chất lượng luận văn sẽthấp.
Mục đíchcủahoạtđộngthu thập, xử lý thông tin là tìm ra thông tin mới về
vấn đề nghiên cứu. Đểthực hiện mục đíchđó, ngườihọc phảitìmtòi, nghiên cứu
các tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đềnghiên cứu. Bao gồmcác
tài liệu lịch sử, hiện tại, trong nước và trên thế giới. Thông qua nghiên cứu tài
liệu mà chỉ ra được quy luật hình thành, phát triển của vấn đề nghiên cứu, đồng
thời hình thành cho người học phương pháp nghiên cứu khoa học độc lập.
Quản lý hoạt độngcủahọc viên trong quá trình thu thập, xử lý thông tin là
tổ chức, điều khiển sự phát triển các phẩm chất bên trong tư duy của người học
thông qua các hoạtđộngnghiên cứutài liệu củachínhhọ. Quản lý hoạt độngcủa
học viên trong quá trìnhthu thập, xử lý thông tin nhằm hình thành cho ngườihọc
cơ sở phươngpháp luận khoahọc đúng đắn, cập nhật trình độ pháttriển của khoa
học, giúp họ tập dượt phương pháp tư duy khoa học và phương pháp làm việc.
Trước hết, học viên phải xây dựng kế hoạch triển khai hoạt độngthu thập
và xử lý thông tin. Kế hoạch này phải xác định rõ nguồn tài liệu lý luận và thực
tiễn, phương pháp, thời gian, địa điểm tiến hành thu thập thông tin và phải được
30
sự đồng ý của cán bộ hướng dẫn. Mọi hoạt động nghiên cứu của học viên đều
phải đặt dưới sự kiểm soát của người hướng dẫn khoa học.
Cán bộ hướngdẫn khoa học có tráchnhiệm chínhtrong quản lý hoạt động
thu thập và xử lý thông tin khoa học của học viên. Cán bộ hướng dẫn khoa học
phải định hướng các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn cho học viên, đâu là tài
liệu chính thống, đâu là tài liệu phản diện, giúp họ đọc nghiên cứu rút ra những
nhận định, đánh giá, khái quát thành các quan điểm và bày tỏ thái độ khoa học
với các quan điểm đó. Cánbộ hướng dẫn khoa học phảihướng dẫn học viên đọc
tài liệu nào trước, tài liệu nào sau sao cho phù hợp với quy luật phát triển tư duy
của người học, phù hợp điều kiện diễn biến thực tiễn của quá trình học tập. Cán
bộ hướng dẫn khoa học cần hướng dẫn cho người học cáchthức ghi chép và xử
lý thông tin định lượng và định tính. Tức là hướng dẫn cho người học biết
phương pháp làm việc của nhà khoa học với các nguồn tài liệu.
Với tư cáchlà chủ thể nghiên cứu, học viên phải thu thập, xử lý thông tin
lý luận và thông tin thực tiễn có liên quan. Nguồn tài liệu là cơ sở thiết yếu cung
cấp thông tin cho đề tài. Trong thời đại thông tin, nguồn tài liệu rất đa dạng,
phongphú, người nghiên cứuphải tham khảo ýkiến của người hướng dẫn đểlựa
chọn và phân loại các tài liệu thiết thực cho vấn đề nghiên cứu. Việc thu thập
thông tin có thể được tiến hành bằng nhiều conđường, biện pháp khác nhau.Học
viên phải căn cứ vào điều kiện cụ thể để lựa chọn cách thức phù hợp.
Sau khi đã thu thập được các thông tin lý luận và thực tiễn, người nghiên
cứu phải tổng hợp lại các thông tin đã thu thập được. Thông qua các thao tác tư
duy, phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm ra những thông tin bản chất cần thiết
cho việc nghiên cứu. Đặc biệt, phải so sánh các nguồn thông tin lý luận với
thông tin thực tiễn, từ đó rút ra cái thống nhất, cái mâu thuẫn, đưa ra nhận xét,
đánh giá và chính kiến của mình về vấn đề đó.
Tóm lại, thu thập, xử lý thông tin là giai đoạn chuyển hoá nội dung khoa
học từ bên ngoài vào bên trong tư duy của chủ thể nghiên cứu, từ những nội
31
dung mang tính khách quan thành những nội dung mang tính chủ quan. Quá
trình thu thập và xử lý thông tin phải bám sát đề cương và các ý tưởng nghiên
cứu đã được xác định. Nghĩa là, phải đảm bảo cho các nguồn thông tin luôn
hướng vào thực hiện các ý tưởng nghiên cứu của đề tài.
1.2.4. Quản lý các hoạt động viết luận văn
Viết luận văn là giai đoạn mà học viên phải triển khai kế hoạch và thực
hiện các ý tưởng nghiên cứu, tiến hành viết bản thảo. Giá trị lý luận và thực tiễn
của đề tài cao hay thấp, kết quả nghiên cứu như thế nào phụ thuộc chủ yếu vào
tính tích cực và phương pháp tiến hành nghiên cứu của học viên. Đây là giai
đoạnmà trình độ, năng lực và các phẩmchất củangười học viên được pháttriển,
chuyển hóa thành năng lực, phẩm chất của người nghiên cứu rõ nét nhất.
Hoạt độngnghiên cứucủa học viên ở giai đoạnnày về cơ bảncũng diễn ra
giống như hoạt độngnghiên cứucủa các nhà khoa học. Tuynhiên, do hoạt động
nghiên cứu của học viên có sựchỉ đạo của cán bộ hướng dẫn nên các bước tiến
hành cũng có nét đặc thù riêng.
Viết đề tài luận văn tốt nghiệp là giai đoạn chuyển những thông tin đã
được xử lý từ trong tư duy của chủ thể nghiên cứu ra bên ngoài thành văn bản.
Quản lý hoạt động viết đề tài luận văn tốt nghiệp là tổ chức, điều khiển hoạt
độngcủahọc viên giúp họ biết cáchchuyển hóanhững ý tưởng nghiên cứuthành
hiện thực. Từý tưởng nghiên cứu đếnhiện thực, từ đềcươngđến bảnthảo là một
nấc thang của hoạt động nhận thức, nếu không có sự hướng dẫn của nhà khoa
học thì tự bản thân người học khó có thể vượt lên được nấc thang mới đó. Trong
thực tế nghiên cứu, không phải cứ có ý tưởng nghiên cứu tốtlà có thể triển khai
viết tốt, đôi khi có ý tưởng nghiên cứu tốt nhưng do khâu tổ chức thực hiện
không đúng, dẫn đến người học không thể vượt lên trình độ nhận thức cao hơn.
Thậm chí, ngườihọc có thểviết xong được bảnluận văn đúng mẫu mã, đúngquy
cáchnhưng vẫn không phát triển được phẩmchấtnăng lực của người nghiên cứu
khoa học theo mô hình mục tiêu đào tạo.
32
Quảnlý hoạtđộngviết đềtàiluận văn tốtnghiệp bao gồmquảnlý các hoạt
độngbêntrongtưduyvàcáchoạtđộngbênngoàicủangườihọc.Cáchoạtđộngbên
trongtưduytạo thànhsảnphẩmlà sựpháttriểnphẩmchất, nănglực củangườihọc
theo chuẩnmực củanhà khoahọc, cáchoạtđộngbênngoàitạo thành sản phẩm là
bảnthảo luậnvăn tốtnghiệp. Sựpháttriểnphẩmchất,nănglực củangườihọcđược
thể hiện ra bên ngoài bằng các sản phẩm khoa học có thể định lượng được.
Chủ thể quản lý, thông qua các hoạt động viết luận văn và sản phẩm của hoạt
động đó là bản thảo luận văn để đánh giá, quản lý, điều khiển quá trình phát triển bên
trong của học viên. Cấu trúc của đề tài phải đáp ứng những yêu cầu chung của một đề
tài nghiên cứu khoa học. Hình thức trình bày phải tuân thủ quy định chung của nghiên
cứu khoa học và những quy định cụ thể của cơ sở đào tạo. Quá trình viết đề tàiđòihỏi
tác giả vừa phải phát huy cao độ vai trò chủ động, sáng tạo vừa phải tranh thủ sự chỉ
đạo của người hướng dẫn khoa học, của khoa giáo viên. Sau từng công việc, từng phần
nội dung, cần phải xin ý kiến của thầy hướng dẫn để cùng bàn bạc, cùng phát hiện,
điều chỉnh kịp thời cả về nội dung và phương pháp tổ chức nghiên cứu.
Người hướng dẫn khoa học có vaitrò chủ yếu trong quản lý, tổ chức, điều
khiển các hoạt động viết đềtài luận văn của học viên. Trong quá trình triển khai
viết luận văn, người hướng dẫn khoa học phảiđứng trên cương vị là người thầy,
người quản lý để dẫn dắt, điều khiển hoạt động nghiên cứu của học viên. Quá
trình đó làm cho học viên trong khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, viết luận
văn cũng đồngthời hình thành các phẩmchất, năng lực của nhà khoa học. Người
hướng dẫnkhông những phải định hướng về nộidung, phương pháp nghiên cứu
đềtài khoa học mà còn phảicăncứvào đặc điểm, trình độ năng lực của học viên
để giúp họ hình thành, phát triển các phẩm chất nhân cách cần thiết.
1.2.5. Quản lý kết quả xây dựng luận văn
Kết quảxây dựngluận văn là kếtquảhoạtđộngchungcủangườihọc,người
hướng dẫn khoahọc. Kết quảđó là sản phẩm cuốicùng củaquá trìnhđào tạo nói
chungvàquátrìnhxâydựngluận văntốtnghiệp nóiriêng, đượcđánhgiá bằngcách
33
so sánh, đốichiếuvớimục tiêu, yêucầuđào tạo thạc sĩ. Kếtquảxâydựngluậnvăn
được biểuhiệnthành hai dạngsảnphẩmkhác nhau. Dạngthứ nhấtlà trìnhđộ năng
lực và phẩm chấtcủangười học được nâng lên đáp ứng mục tiêu yêu cầuđào tạo
thạc sĩ. Dạngthứhailà bảnluận văn thạc sĩ vàcác tàiliệu, các côngtrìnhkhoahọc
kèm theođượctrìnhbàytheoquyđịnh.Cảhaidạngnàyluôn thốngnhất biệnchứng
với nhau. Nếu ngườihọc thậtsựlăn lộn, bỏ côngsức ranghiên cứuxây dựngluận
văn thì sẽ phát triển về phẩm chất năng lực của bản thân theo mục tiêu đào tạo,
đồng thời sẽ xây dựng được bản luận văn tốt nghiệp có chất lượng tốt.
Quản lý kết quảxây dựng luận văn là tác động của các lực lượng quản lý
đến hoạtđộngcủahọc viên trong quátrình xây dựng luận văn, đảm bảo cho các
hoạtđộngcủahọc viên diễn ra theo đúng quy luật và đạt được kếtquảtheo mong
muốn. Quản lý kết quảxây dựngluận văn tốtnghiệp của học viên không chỉ đơn
thuần là quảnlý sảnphẩmcuốicùngmàphảiđảmbảochosựhìnhthành, pháttriển
các sảnphẩm đó đúng ý định sư phạm. Trách nhiệm của khoa giáo viên chuyên
ngành, người hướng dẫn khoahọc và các cơ quan chức năng, củađộingũ cánbộ
quảnlý đào tạo sauđạihọc là đảmbảo cho cáchoạtđộngnghiêncứucủahọc viên
diễn ra đúngquytrình, đạtđượchiệuquảcao nhất. Mỗicánhân, mỗitổ chức, theo
chức tráchphảichịu trách nhiệm quản lý một mặt hoạtđộngnào đó củahọc viên,
đảm bảo cho sảnphẩmcuốicùngcủa hoạtđộngđó đạtđược chất lượng tốt nhất.
Đối với khoa giáo viên chuyên ngành, quản lý kết quả xây dựng luận văn
tốt nghiệp của học viên phải bắt đầu từ khâu bổ túc kiến thức cho học viên, đến
các khâu, các bước chuẩnbịvàtiến hành xây dựngluận văn. Mỗikhâu, mỗibước
đềucó tác độngđếnkếtquảcủa luận văn, khoachuyên ngành phải nắm bắtthông
tin ngược từ phíahọc viên, kịp thời pháthiện, điều khiển và điều chỉnhhoạtđộng
của học viên. Khoa chuyên ngành quản lý quá trình lao động khoa học của học
viên, đồng thời quản lý, điều khiển quá trình phát triển phẩm chất năng lực của
họcviên theo mục tiêu đàotạo.Khoa chuyênngành vàngười hướng dẫnkhoahọc
34
chịu trách nhiệm chínhvề kết quả phát triển trình độ, năng lực nghiên cứu khoa
học của học viên.
Đốivới cơ quan chức năng, quản lý kết quả xây dựng luận văn tốt nghiệp
củahọcviên là phốihợpvới khoachuyênngành tổchức,điều khiển cáchoạtđộng
của học viên; hướng dẫn quy trình, cách thức tổ chức các bước, các nhiệm vụ
trongquá trìnhxây dựng luận văn, đảmbảo cho các hoạtđộngxâydựngluận văn
diễn ra đúng quy định hiện hành và đạt được chất lượng tốt nhất. Cơ quan chức
năng quản lý kết quả xây dựngluận văn bằng nhiều conđường, biện pháp, trong
đó phải coi trọng các hoạt động thanh tra, kiểm tra, coi trọng tổ chức hội đồng
khoahọc đánhgiá kết quả nghiên cứucủahọc viên. Các cơ quanchức năngtrong
Họcviện, theo chứcnăng củacơquanmìnhđểquảnlý, đánhgiá kếtquảpháttriển
phẩmchất, năng lực củahọcviên, đánh giá chấtlượng sảnphẩm bảnluận văn của
người học, quản lý sản phẩm đó theo quy định. Quá trình đó phải chỉ ra được
những ưu, nhược điểm, nguyên nhân mạnh yếu trong từng khâu, từng bước và
trong sản phẩm cuối cùng.
Giám đốcHọcviện vàcácThủtrưởng trongBan Giám đốcquảnlý toànbộ
các khâu, các bước xâydựngluận văn tốtnghiệp củahọc viên bằng phương thức
quản lý trực tiếp và gián tiếp. Quản lý trực tiếp là tự mình dựgiờ, kiểm tra, tham
dựcác hộiđồngduyệt đầuvào, thẩm định, đánh giá luận văn, thông quacác kênh
khác nhau đểnắm bắtkết quảhoạt độngxây dựng luận văn của người học. Quản
lý gián tiếp là quản lý thông qua khoa giáo viên chuyên ngành và các cơ quan
chức năng trong Học viện. Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm chung về chất
lượng và kết quảđào tạo. Giám đốc Học viện quản lý kết quả xây dựng luận văn
là quảnlý kết quảđàotạo. Giám đốcHọcviện quảnlý mục tiêu, nhiệm vụ đàotạo,
quản lý chương trình, nội dung đào tạo và quá trình tổ chức đào tạo, so sánh đối
chiếu kết quảđào tạo với mục tiêu đào tạo củaHọc viện, với nhu cầu nguồnnhân
lực của xã hội và sự thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân người học.
35
1.3. Những nhân tố tác động đến quản lý hoạt động xây dựng luận
văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị
1.3.1. Những quychế, quyđịnh, kếhoạch trong quản lýhoạt động xây
dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị
Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốtnghiệp củahọc viên vừa là quản
lý quá trình đào tạo, vừa mang đặc điểm của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học. Hoạt độngxây dựng luận văn của học viên chịu sựquản lý của cả hệ thống
quản lý giáo dục từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, đến các cơ quan
chức năng trong Học viện. Các hoạt động quản lý đó liên quan đến nhiều ban
ngành, nhiều lực lượng, được phốihợp với nhau bằnghệ thống văn bảnpháp quy
và các quy chế, quy định, các văn bản hành chính về giáo dục và đào tạo.
Quy chế, quy định, kế hoạch là những văn bản pháp quy trong quản lý
giáo dục. Những văn bản pháp quycủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng
và của Học viện Chínhtrị là căn cứpháp lý cho các hoạtđộngquản lý. Tác động
của hệ thống văn bản này có hai chiều, tích cực và tiêu cực. Nếu hệ thống văn
bản có tính khoa học, nhất quán sẽ tạo thành hành lang pháp lý cho hoạt động
xây dựng luận văn tốtnghiệp của học viên, đồng thời sẽthúc đẩy các hoạt động
quản lý theo hướng tíchcực. Ngược lại, hệ thống văn bản pháp quylạc hậu, thiếu
tính nhất quán giữa các bộ, ngành, giữa các cấp chỉ huy, lãnh đạo sẽ có tác động
tiêu cực đến quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên.
Một mâu thuẫn bất cập hiện nay là sự phân cấp quản lý chưa nhất quán,
chưa khoa học, dẫn đến chồng lấn, kém hiệu quả trong điều hành quản lý. Các
văn bản quy định chưa thật sự khoa học, chưatạo ra sự đồngbộ nhất quán, chưa
phân định rõ chức trách của khoa giáo viên chuyên ngành, của cơ quan chức
năng quản lý sau đại học, hệ sau đại học…
Ở tầm vĩ mô, các văn bản quản lý cấp nhà nước, cấp bộ, cấp trường đôi
khi chưa tạo được động lực trong quản lý. Các cơ sở đào tạo sau đại học trong
36
toàn quốc còn thiếu nhất quán về các quy chế, quy định cụ thể trong xây dựng
luận văn, đánh giá kết quả xây dựng luận văn của học viên. Hình thức, mẫu mã,
cấu trúc nội dung mỗi cơ sở đào tạo một kiểu.
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 và Nghị quyết số 29/NQ-TƯ
Về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định giải pháp đầu
tiên, quan trọng nhất là đổimới quản lý giáo dục, trong đó đổimới các văn bản
pháp quy là then chốt.
1.3.2. Vai tròcủa người hướngdẫntácđộng đếnquảnlýhoạtđộng xây
dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Điều 5 và điều 6, chương II, Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ (ban hành
kèm Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2011) của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có những quy định về tiêu chuẩn, điều kiện,
nhiệm vụ và quyền hạn đối với người hướng dẫn khoa học. Qua đó cho thấy,
người hướng dẫn có vai trò và ảnh hưởng rất quan trọng tới tiến độ, chất lượng
luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở tất cả các khâu, các bước từxác định
hướng nghiên cứu, chọnđềtài, xây dựng đềcương, xác định phương pháp và nội
dung nghiên cứu đến kiểm tra, đánh giá và xét duyệt kết quả nghiên cứu cũng
như tới thái độ, phongcáchvà năng lực làm việc khoa học củahọc viên cao học.
Người hướng dẫn là chủ thể của quá trình xây dựng luận văn, là người
trực tiếp nắm bắt, điều khiển các hoạt động của học viên. Người hướng dẫn có
nhiệm vụ tác động vào tất cả các khâu, các bước, các hoạt động của người học
trong quá trình xây dựng luận văn, đảm bảo cho các hoạt động đó diễn ra đúng
quy trình tối ưu. Tác động của người hướng dẫn đến hoạt động của học viên là
tác động có mục đích, có định hướng. Nếu tác động đó mang tính khoa học,
phối hợp biện chứng, thống nhất với hoạt động của người học thì sẽ thúc đẩy
các hoạt động quản lý theo hướng tích cực và kết quả xây dựng luận văn sẽ
đảm bảo chất lượng theo mong muốn. Ngược lại, tác động của người hướng
dẫn không đúng, không thống nhất với hoạt động của người học thì sẽ cản trở
37
các hoạt động quản lý, dẫn đến kết quả xây dựng luận văn không đạt được
chất lượng như mong muốn.
Trongquản lý phải phát huy vai trò chủ thể tổ chức, điều khiển củangười
hướng dẫn khoa học. Người hướng dẫn phải xác định được giới hạn hoạt động
của mình đến đâu là vừa đủ, nếu chưa làm đến giới hạn đó là chưa hoàn thành
nhiệm vụ, nếu vượt quá giới hạn đó là bao biện làm thay. Kết quả chất lượng
luận văn không chỉ là côngsức lao độngkhoa học củahọc viên mà còncó vaitrò
chỉ đạo, hướng dẫn của cán bộ khoa học ngay từ những bước đầu tiên và trong
suốt quá trình xây dựng và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Vai trò của thầy hướng
dẫnđược pháthuy ngay từkhâu nắm bắthoàn cảnh, đặc điểm củangười học đến
khâu bảo vệ luận văn tại Hội đồng chấm luận văn cấp Học viện.
1.3.3. Môi trường hoạt động nghiên cứu khoa học trong Học viện
Hoạt độngxây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là một hình
thức tập dượtnghiên cứukhoa học củahọc viên. Hoạt độngđó khôngchỉ chịusự
tác động của người hướng dẫn khoa học mà còn luôn chịu sựtác động của môi
trường hoạt động nghiên cứu khoa học trong Học viện. Môi trường hoạt động
nghiên cứu khoahọc được tạo thành bởitổng hòacác hoạtđộngnghiên cứukhoa
học trong Học viện, trong đó nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
hình thức tổ chức nghiên cứu, các điều kiện đảm bảo cho hoạt độngnghiên cứu
của các nhà khoa học là những thành tố quan trọng nhất.
Môi trường nghiên cứukhoa học được tạo thành chủ yếu do phương thức
quản lý, do cơ chếchínhsách, do trìnhđộ, năng lực và tâm huyết củangười lãnh
đạo chỉ huy các cấp. Ở Học viện Chínhtrị, môi trường nghiên cứukhoa học còn
được tạo thành bởi thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học của các khoa giáo
viên, của cơ quan nghiên cứukhoa học, của Viện Khoa học xã hội và nhân văn,
củaHệ Sauđại học, củachươngtrình, nội dung đào tạo vàcác điều kiện đảmbảo
về nhân lực, tài lực, vật lực.
38
Môi trường hoạt độngnghiên cứukhoa học tác độngtớiquản lý hoạtđộng
nghiên cứu khoa học của học viên thông qua tính tích cực hoạt động của học
viên. Xét đến cùng, mọi hoạt động quản lý của các chủ thể quản lý đều hướng
đến tích cực hóa hoạt động nghiên cứu, xây dựng luận văn tốt nghiệp của học
viên. Môi trường thuận lợi sẽ có tác độngtíchcực, ngược lại, môitrường không
thuận lợi sẽ có những tác động tiêu cực đến hoạt động quản lý và trực tiếp ảnh
hưởng tới hoạt động nghiên cứu, xây dựng luận văn của học viên.
Sựvận động, pháttriển củamôi trường hoạtđộngnghiên cứukhoa học sẽ
tạo thành các mốiquan hệ chínhthức và các mốiquanhệ không chínhthức trong
các hoạt động quản lý và hoạt độngnghiên cứu khoa học, trong đó có mối quan
hệ giữa các nhàkhoa học với các học viên sauđại học. Các mốiquan hệ này theo
thời gian, theo mức độ tích cực của học viên cứ thấm sâu vào từng cá nhân,
chuyển hóa thành phẩm chất, năng lực củangười học. Hoạtđộngcủacác cánhân
và tổ chức khoa học trong Học viện là mô hình trực quan tác động tới ý thức,
niềm tin thái độ và lý tưởng của người học. Đó là tấm gương, là chuẩn mực, là
mô hình lý tưởng mà người học sẽ phấn đấu, phải đạt được.
Môi trường nghiên cứu khoa học tích cực sẽ tạo ra bầu không khí tâm lý
tích cực động viên, khích lệ người học phát huy cao độ tinh thần, ý thức trách
nhiệm trong hoạt động nghiên cứu, xây dựng luận văn. Trong trường hợp này,
các hoạt động quản lý chủ yếu dùng phương pháp tâm lý, giáo dục, ít phải sử
dụng phương pháp quản lý hành chính. Ngược lại, môi trường nghiên cứu khoa
học thiếu lành mạnh sẽ tạo ra bầu không khí tâm lý tiêu cực, kìm hãm hưng
phấn, tính tích cực của người học trong quá trình xây dựng luận văn. Trong
trường hợp đó, người quản lý phải sử dụng các phương pháp hành chính, pháp
luật để điều hành, làm cho hiệu quả hoạt động không cao.
1.3.4. Tinh thần tự giác, say sưa nghiên cứu của bản thân học viên
Tuyệt đại đa số học viên cao học đang học tập, nghiên cứu ở Học viện
Chính trị đều có chung một nhu cầu mong muốn tiến bộ, trưởng thành, hoàn
39
thiện về phẩm chất và năng lực chuyên môn. Chínhvì lẽ đó, trong quá trình đào
tạo họ đã có những hứng thú, say mê tìm tòi, khám phá tri thức; tạo lập, xây
dựng cho mìnhphongcáchhọc tập, nghiên cứuđộc lập, tựchủ, sáng tạo; luôncó
ý thức rõ ràng về mục tiêu, nhiệm vụ học tập; có tinh thần, thái độ cầu thị, chủ
động khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu
khoa học. Khảo sát 50 học viên cao học, có 70% ý kiến nhất trí thường xuyên ý
thức rõ về mục tiêu yêu cầu đào tạo, có khả năng định hướng trong học tập
nghiên cứu. Có 84% ý kiến luôn thể hiện sựsay mê hứng thú tham gia các hoạt
động học tập, nghiên cứu [32].
Trongnhững năm gần đây, do đổimới trong khâu tuyển chọnđầuvào, đổi
mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong quá trình đào tạo nên chất lượng đào tạo, nhất là việc nắm
tri thức trong quá trình bồi dưỡng kiến thức của học viên cao học từng bước
được nâng lên. Tuyệt đại đa số học viên cao học đã nắm được nội dung bồi
dưỡng kiến thức của các môn học cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, cả tri thức khoa
học, tri thức thông thường, tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm. Về trình độ
và khả năng vận dụng tri thức nói chung củahọc viên cao học đãđạtđược những
chuẩn nhất định; biết sử dụng các số liệu của nhiều lĩnh vực khoa học để giải
quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, so
sánh, khái quát, hệ thống và cụthể hoá để rút ra những kết luận hay quan sát, so
sánh, đối chiếu; có khả năng trình bày, lập luận các vấn đề theo những hướng
phát triển mới, đồngthời biết pháthiện ra các mâu thuẫn, tìmra các nguyên nhân
và cách giải quyết các vấn đề trong đào tạo và nghiên cứu; lĩnh hội được hệ
thống khái niệm, biến tri thức của xã hội, củathầy, của hệ thống sáchgiáo khoa,
giáo trìnhthành tri thức củabản thân, hình thành và củng cố phươngpháp tưduy
khoa học, vận dụng linh hoạt vào trong hoạt động thực tiễn học tập và nghiên
cứukhoa học. Quasố liệu khảo sát kết quả bồidưỡngkiến thức củahọc viên cao
học các khoá gần đây nhất, 100% đều đạt khá, giỏi. Điều quan trọng hơn là học
40
viên cao học đãbiết cáchtổ chức hoạtđộngnghiên cứu khoa học trongquá trình
tìm tòi, thu thập xử lý số liệu để viết luận văn tốt nghiệp, nó được xác định như
một đề tài khoa học độc lập, với một dung lượng và cấu trúc đủ để người học
chuyển tải một vấn đề khoa học thật sự hoàn chỉnh.
1.3.5. Đổi mới trong giáodụcđàotạovà nghiên cứu khoa học của Học viện
Hiện nay, đào tạo thạc sĩ ở Học viện Chínhtrị đã và đang chủ yếu là hoạt
độngtrang bị, lĩnh hộitri thức mang tính nghiên cứukhoa học, đó là quá trình tổ
chức hoạt động tư duy ở trình độ cao, nhằm giúp cho học viên cao học chiếm
lĩnh các hệ thống tri thức chuyên sâu về chuyên ngành đào tạo, hình thành và
phát triển những phẩm chất và bản lĩnh của người nghiên cứu khoa học, người
thầy giáo, nhà quản lý giáo dục ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân
đội. Đó là độingũ cán bộ có đủphẩmchất, năng lực, phongcáchphát triển thành
nhà khoa học giỏi về các môn khoa học khác nhau trong tương lai.
Trên cơ sở thực hiện theo đúng quan điểm chỉ đạo về phương pháp đã
được xác định trong Luật Giáo dục: “Phươngpháp đào tạo trình độ thạc sĩ được
thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà giáo,
nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư
duy sángtạo trongphát hiện và giải quyết những vấn đềchuyên môn” [30, tr.33].
Hiện tại, môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học ở Học
viện đã và đang tiếp tục được xây dựng, củng cố, hoànthiện tạo điều kiện thuận
lợi cho quátrìnhgắn nghiên cứu khoahọc với đào tạo thạc sĩ. Biểu hiện rõ nét, là
đã phát huy được sức mạnh của toàn bộ hệ thống những thiết chế; hệ thống hoạt
động của lãnh đạo, chỉ huy, các cơ quan, khoa, đơn vị; hệ thống cơ sở vật chất;
bảo đảm sự thống nhất thông suốt trong chỉ đạo, tổ chức hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học;luôn có sựphối kết hợp chặt chẽ trong thực thi, điều hành
giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ; giải quyết hài hoà các mối quan hệ, tạo lập
được bầu không khí dân chủ, bình đẳng, cởi mở trong giảng dạy, học tập và
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học

Contenu connexe

Tendances

Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tậpĐổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tậpPhan Minh Trí
 

Tendances (10)

Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOTĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
 
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAYHoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
 
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
 
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc KhmerLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
 
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tậpĐổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
 

Similaire à Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ SởViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ SởNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similaire à Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học (20)

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành khoa học quản lý, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành khoa học quản lý, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành khoa học quản lý, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành khoa học quản lý, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên
Luận văn: Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viênLuận văn: Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên
Luận văn: Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên
 
Luận văn: Quản lý tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội
Luận văn: Quản lý tuyển sinh vào các trường đại học trong quân độiLuận văn: Quản lý tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội
Luận văn: Quản lý tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội
 
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HOT
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HOTLuận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HOT
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HOT
 
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOTLuận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
 
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữLuận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
 
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAYQuản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
 
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAYLuận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên THCS người dân tộc Khmer
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên THCS người dân tộc KhmerLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên THCS người dân tộc Khmer
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên THCS người dân tộc Khmer
 
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOTLuận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
Luận văn: Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo ViettelLuận văn: Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
Luận văn: Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng NamLuận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
 
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng NamThực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳngLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
 

Dernier

Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxNguynHn870045
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (17)

Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 

Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học

  • 1. -` BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  ĐẶNG THỊ HỒNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2014 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ 
  • 3. Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC 13 1.1. Những khái niệm khoa học về quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học 13 1.2. Nội dung quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị 25 1.3. Những nhân tố tác động đến quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị 34 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY 41 2.1. Đặc điểm quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị 41 2.2. Thực trạng hoạt động xây dựng luận văn và quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị 42 2.3. Nguyên nhân và một số vấn đề rút ra trong quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị 56 Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY 62 3.1. Yêucầuquảnlýhoạtđộngxâydựng luậnvăntốtnghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị hiện nay 62 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị hiện nay 64 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 93
  • 4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trongcôngcuộc đổimới đất nước, Đảng ta luôn nhận thức rõ:“Giáo dục và đàotạo cósứmệnh nâng caodântrí,pháttriển nguồn nhân lực, bồidưỡngnhân tài, góp phầnquan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và conngười Việt Nam” [7, tr. 77]. Đồng thời, Đảng và Nhà nước ta đặt nhiệm vụ phát triển giáo dục là quốc sáchhàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, tạo độnglực đẩy nhanh sựnghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước để tiến tới xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta xác định chủ trương đổimới căn bản và toàn diện nền giáo dục cho phùhợp vớithực tiễn giáo dục; tạo chuyển biến cănbản và toàn diện về nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp, hệ thống quản lý, tăng cườngliên kết, mở rộng quy mô đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Học viện Chínhtrị nằm trong hệ thống các trường đại học quốc gia, là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội – nhân văn hàng đầu của Quân đội, có uy tín và vị thế trong hệ thống các học viện, nhà trường của Quân độivà của Quốc gia. Từnăm 1987, Học viện đãđược Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học cùng với hơn 100 cơ sở đào tạo sau đại học khác trong toàn quốc để tạo ra nguồn nhân lực bậc cao cho Quân đội. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực bậc cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ năm 2011, Học viện Chính trị được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học đối với học viên dân sự ở cả trong và ngoài cơ sở đào tạo với qui mô ngày càng lớn. Chấtlượng luận văn tốtnghiệp củahọc viên cao học là biểu hiện tập trung nhất chấtlượng quátrìnhđào tạo sauđạihọc,làtiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứucủangườihọc,đánhdấubướctrưởngthànhvềchấtđốivớingườihọckhôngchỉ trênphươngdiệntrangbịnhữngkiếnthứccơbảnvàchuyênngànhcầnthiếtmàquan
  • 5. 5 trọnghơnđãgiúp ngườihọccóđượcphươngpháphọctập,phươngpháptưduykhoa học độclập, sángtạo,cókhảnăngtự học, tựnghiên cứusaukhi đãnhận tấm bằng thạc sĩ. Đâylàmộttrongnhững khâu quantrọng, tác độngtrực tiếp đến chấtlượng củaquátrìnhđàotạo,tạocơchếpháthuycácnguồnlực đểnângcaochấtlượngđào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị hiện nay. Cùng với sự gia tăng về qui mô và số lượng đào tạo thì chất lượng luận văn tốt nghiệp cao học đã xuất hiện những vấn đề nổi cộm. Tình trạng chung chung về lý luận thiếu sức sống thực tiễn, sự trùng lặp hoặc giao thoa nội dung của một số đề tài chuyên ngành hoặc gần chuyên ngành không còn là hãn hữu. Việc điều chỉnhtên đềtài trở thành phổ biến đãnóilên những bấtcập trongkhâu quản lý đềtài, lựa chọnđềtài. Gầnđây xuất hiện nhiều luận văn không được Hội đồng thẩm định thông qua… Trong lúc đó, chưa có công trình nào nghiên cứu dướigóc độ vềquản lý hoạtđộngxây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị. Đây thực sự là vấn đềđặt ra cảvề phương diện lý luận và thực tiễn, cần phải có sựnghiên cứu nghiêm túc, đúc rút kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học nói riêng, chất lượng đào tạo sau đại học nói chung trong tình hình mới. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn: “Quản lýhoạt động xây dựng luậnvăn tốtnghiệpcủa họcviên caohọc ởHọc viện Chínhtrị hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Giáo dục -đào tạo là mộtlĩnh vực phức tạp vàđặc thùcủađờisống xã hội. Côngtác quảnlý là mộttrongnhữngnộidungquantrọng tromggiáo dục - đào tạo nóichungvàđàotạothạcsĩnóiriêng.Ngày nay,ở hầuhếtcácquốcgiatrênthếgiới, khi bànvềnângcao chấtlượnggiáo dục -đào tạo,ngườitađềucó chungnhậnthức coiquảnlý là nhân tố góp phầnquantrọngvào việc nângcao chất lượng đào tạo. Đâycũnglà lĩnhvựcthuhútđượcsựquantâmnghiêncứucủacácnhàkhoahọc,các
  • 6. 6 nhàquảnlý giáo dục.Đãcónhiềucôngtrìnhnghiêncứucơbảnvềkhoahọcquảnlý giáo dục, quản lý hoạt động học tập của người học như: Những nghiêncứu có tính chấtcơ bản, đềcập đến cáckháiniệm, nguyên tắc, chức năng, nộidung, phương pháp quản lý giáo dục nói chung: Tác giả Đặng Quốc Bảo với “Một số khái niệm về quản lý giáo dục”; “Cơ sở của khoa học quản lý” của tác giả Nguyễn Minh Đạo và Nguyễn Ngọc Quang; giáo trình “Quản lý giáo dục và đào tạo” của tập thể cán bộ khoa học và giảng viên Học viện Quản lý giáo dục; “Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Kiểm. Nội dung của các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định, quản lý giáo dục là một khoa học, nó có những đặc điểm chung của Khoa học quản lý xã hội; tuy nhiên, quản lý giáo dục cũng có những đặc điểm riêng, phải tuân thủ theo những nguyên tắc quản lý chặt chẽ và hệ thống phương pháp quản lý khoa học. Đồng thời các tác giả cũng cho rằng, đổi mới côngtác quản lý giáo dục là mộttất yếu khách quan mà các nước trên thế giới đã và đang thực hiện, nhất là trong xu thế hộinhập, toàncầu hoáhiện nay đang diễn ra mạnh mẽ. Nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục đối với các bậc học khác nhau và gắn công tác quản lý giáo dục ở tầm vĩ mô với công tác quản lý nhà nước, tác giả Đặng Bá Lãm đã có công trình nghiên cứu cơ bản “Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn”; tác giả Phạm Viết Vượng đã nghiên cứu về “Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục”. Nghiên cứu vềcông tácquản lýgiáodụctrong nhàtrường quân sự có các côngtrình nghiên cứu khoa học, các bàiviết như: “Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục đào tạo trong các học viện, trường sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu mới” của tác giả Vũ Quang Lộc. Đềtài khoa học củatác giả Ngô Quý Ty và Lê Văn Chung về “Mộtsố vấn đề chung về quản lý giáo dục - đào tạo trong quân đội”. Giáo trình “Quảnlý giáo dục đạihọc quân sự”củatập thể giảng viên khoa Sư phạm quân sự, Học viện Chính trị do PGS. TS Đặng Đức Thắng chủ biên…
  • 7. 7 Giáo trình “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” do PGS. TS Trần Đình Tuấn chủ biên – Nxb Quân độinhân dân, 2008, trong đó có nội dung viết về hoạt độngnghiên cứukhoa học củahọc viên và quản lý hoạt độngnghiên cứu khoa học trong nhà trường quân đội. Đề tài: “Hoàn thiện hệ tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự”, do các tác giả PhòngSau đạihọc và Khoa Sưphạm quân sự nghiên cứu năm 2003. Trong đó đã xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng luận văn sau đại học ở Học viện Chính trị. Các công trình nghiên cứu trên đây đã cụ thể hoá công tác quản lý giáo dục vào đối tượng cụ thể, đặc thù, đó là quản lý giáo dục - đào tạo trong quân đội. Đặc biệt, trong giáo trình “Quảnlý giáo dục đại học quânsự”, các tác giả đã lần đầutiên nghiên cứu, biên soạnmột cáchcó hệ thống các nộidung về quản lý giáo dục trong nhà trường quân sự, từ quan niệm chung đến mục tiêu, bản chất, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người cán bộ quản lý giáo dục ở nhà trường quân sự. Nghiên cứu vềquản lýchấtlượng họctập của họcviên ở bậcsau đạihọc, đáng chú ý là một số côngtrình như: “Nâng cao chất lượng quản lý học viên sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự giai đoạn hiện nay” của tác giả Trương Thành Trung; “Tổ chức quản lý học viên sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự” của tác giả Đinh Văn Thanh. Đặc biệt là đề án: “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở Học viện Chính trị hiện nay” do TS. Nguyễn Phương Đônglàm chủ nhiệm không chỉ xây dựngcác tiêu chí làm thước đo đểđánh giá chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ mà cònđềcập đếnvai trò, trách nhiệm của các chủ thể quản lý trong việc thực hiện các tiêu chí đã xác định để nâng cao chất lượng đào tạo. Bàn đến mối quan hệ của côngtác quản lý đốivới việc nâng cao chấtlượng đào tạo sauđạihọc đãcó côngtrìnhnghiên cứu:“Công tác quản lý trong nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự” của tác giả Lại Ngọc Hải; tác giả Dương Văn Minh có công trình
  • 8. 8 nghiên cứu “Những nhân tố tác động đến nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự”; tác giả Đặng Đức Quy với côngtrình “Chất lượng đào tạo sau đại học - nhìn từ góc độ quản lý và đánh giá chất lượng luận văn, luận án ở Học viện Chính trị quân sự” v.v… Ở một hướng khác, đề cập đến vai trò của các chủ thể bao gồm: khoa chuyên ngành, cánbộhướngdẫnkhoa họcđốivớicông tácquản lývà nâng cao chấtlượng đàotạosau đạihọc. Tác giảNguyễn Văn Tàiđã có côngtrìnhnghiên cứu “Vai trò của khoa chuyên ngành với việc nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học”. Trong đó, tác giả khẳng định rằng, khoa chuyên ngành có vai trò rất quan trọng trong hoạt độngđào tạo sauđại học, đặc biệtlà đốivới việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành, từ tham gia tuyển chọn, đến đào tạo về kiến thức, năng lực nghiên cứu và tổ chức thực hiện hoạt động xây dựng luận văn, luận án. Tác giả Phạm Đức Tú đề xuất biện pháp “Xây dựng mối quan hệ tích cực giữa cán bộ hướng dẫn và học viên sau đại học trong việc nâng cao chất lượng luận văn, luận án”. Tác giả Mai Văn Hoá cho rằng cần phải “Khoa học hoá thời gian và phương pháp tự học - tự nghiên cứu của học viên sau đại học nhằm bảo đảm tiến độ luận văn, luận án”. Theo tác giả, việc người học sắp xếp thời gian tự học - tự nghiên cứu hợp lý chính là tổ chức lao độngmột cáchkhoa học hoạt độngnày, nó sẽgiúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ, nộidung nghiên cứu được thực hiện với hiệu xuất cao và là một trong những biện pháp quan trong để người học tự quản lý quá trình học tập của bản thân. Cũng về vấn đề này, tác giả Nguyễn Đình Huệ đã đề cập “Vai trò của cơ quan quản lý đào tạo sauđại học trongquá trìnhxây dựngvà pháttriển đào tạo sauđại học ở Học viện Chính trị quân sự”. Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã khẳng định công tác quản lý quá trình sau đại học là nhân tố có ý nghĩa quyết định để nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học nói chung, đào tạo tiến sĩ nói riêng. Tác giảĐặngSĩ Lộctrongcôngtrìnhnghiêncứu:“Nângcaochấtlượngluận ántiến sĩởHọcviện Chínhtrịhiện nay”(2011),đãbànvề chấtlượngluận ántiếnsĩ,
  • 9. 9 đưaraquanniệm nâng cao chấtlượngluận án tiến sĩ chỉ ranhữngnhântố tác động và những yêu cầunâng cao chấtlượngluận án, đó là: Tăngcườnggiáo dục tạo sự chuyếnbiếnmạnhmẽ vềnhận thức củacáctổchức, cáclực lượng;tíchcựcđổimới cáchthứctiếnhànhcáckhâu,cácbướccủaquitrìnhthựchiệnluận án;pháthuy tính tíchcực,chủđộng,sángtạocủanghiêncứusinhtrongxâydựngvàthựchiện luậnán tiến sĩ;tăngcườngkiểmtra, giám sátkịp thờipháthiện và kiên quyếtđấutranhvới các biểu hiện hạ thấp chất lượng luận án tiến sĩ ở Học viện Chính trị. Khi bàn về luận văn, luận án trong đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị, PGS. TS Dương Văn Minh cùng nhóm tác giả trong công trình nghiên cứu: “Thực trạng và những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng luận văn, luận án trong đào tạo sau đạihọc ở Học viện Chínhtrị” (2008) đãphân tích, làm rõ thực trạng, những bức xúc, bất cập về chất lượng luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đề cập những yếu tố tác độngđến chấtlượng luận văn, luận án trong đào tạo sauđại học ở Học viện Chính trị. Những năm gần đây, sựtăng nhanh về số lượng các trường đạihọc và cao đẳngtrongcảnướcdẫnđếnsựtiêu cựctrongthicử,làm luận văntốtnghiệp, tác giả PhạmNgọc Trúc cùngcộngsựtrong“Khảosát, đánhgiáthực trạng tiêu cực trong thi cử, làm luận văn thuộc hệ thống giáo dục quốc dân: nghiên cứu đề xuất giải phápkhắcphục”(2008)đãđưarakháiniệm vềtiêu cựctronglàm luận văn, luận án chínhlà những âm mưu và hành độngdẫnđếnlàm sailệch kết quảhọc tập và rèn luyện củangười học với mục đích đem lại cho người học những lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà thực ra họ không thể đạtđược. Nhómtác giả đãchỉ ra tiêu cực phổbiếntronglàm luận văn là tìnhtrang saochépluậnvăn, luận áncủangườikhác. Cá biệt có trườnghợp đã bịphát hiện dùng báo cáo kết quảnghiên cứukhoa học công nghệ của người khác làm luận văn tốt nghiệp của mình. Các công trình trên, mỗi công trình tiếp cận ở một góc độ khác nhau và gắn với mộtđốitượng nghiên cứucụthể, đồngthời đềcập tớimột số vấn đềliên quan tới hoạt động quản lý đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở Học viện Chính trị.
  • 10. 10 Tuynhiên, hầu hết các côngtrìnhmớiđềcập đếnquảnlý giáo dục -đào tạo nóichung, ítcócôngtrìnhnghiêncứusâuvềquảnlýgiáo dục –đàotạosauđạihọc. Mộtsố côngtrìnhcóđềcậpđếnchấtlượngđào tạo sau đại học nhưng mới chỉ ra đượchạnchếvềchấtlượngcủaluận văn,luận ánmà chưađisâuvàonhữnghạnchế, yếu kém về phươngdiệnquảnlý. Cho đếnnay, chưacó côngtrìnhnào nghiêncứu mộtcáchđộclập, cóhệthốngvềvấnđề:“Quảnlýhoạtđộngxâydựngluậnvăntốt nghiệpcủahọcviên caohọcở Họcviện Chính trị hiện nay”. Đây là một vấn đề nghiên cứukhámớimẻ, đisâulàm rõ nhữngvấnđềlý luận vàthực tiễncủaquảnlý hoạtđộngxâydựngluậnvăntốtnghiệp củahọc viêncao học phụcvụchonângcao chấtlượngđào tạo sauđạihọc ở HọcviệnChínhtrịtrực tiếp làđào tạo trìnhđộ thạc sĩ - một vấn đề rất cơ bản và cấp thiết đang đặt ra hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Đềtàitập trung nghiên cứulàm sángtỏ nhữngvấnđềlý luận và thực tiễn về hoạtđộngxâydựngluận văntốtnghiệp củahọc viêncao học ở Họcviện Chínhtrị. Từđó đềxuất các biện pháp quảnlý hoạtđộngxây dựng luận văn tốt nghiệp của họcviên caohọcởHọcviện Chínhtrịhiện naynhằm gópphầnnâng caochấtlượng quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học. * Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị. Khảo sát, đánh giá thực trạng, nguyên nhân về quản lý hoạt độngxâydựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị. Đề xuất yêu cầu và biện pháp chủ yếu quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị hiện nay. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Quản lý đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị.
  • 11. 11 * Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện chính trị với tư cách là quản lý một loại hình hoạt động học tập của học viên. Các số liệu điều tra, khảo sát sử dụng để nghiên cứu trong phạm vi5 năm từ 2009 đến 2013. 5. Giả thuyết khoa học Quảnlý hoạtđộngxâydựngluậnvăn tốtnghiệp củahọc viêncao học ở Học viện Chínhtrị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu xác định được cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng xây dựngluận văn tốt nghiệp của học viên cao học, đề xuất đượchệthốngbiệnphápquảnlý nhằmkế hoạchhóahoạtđộng xây dựngluận văn, khai thác, sử dụngtối ưu lực lượng giáo viên hướng dẫn; phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên hướng dẫn với khoachuyên ngành, PhòngSau đại học và các cơ quan chứcnăng trongquátrìnhxây dựngluận văn thìchấtlượng luận văntốtnghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị sẽ không ngừng được nâng lên. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và cơ sở lý luận theo đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; của Quân uỷ Trung ương; Nghị quyết của các cấp về giáo dục -đào tạo và quản lý giáo dục -đào tạo mà trực tiếp nhất là quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học. Để đạt được mục đích nghiên cứu và luận giải các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc; lịch sử - lôgíc;
  • 12. 12 quan điểm thực tiễn để xem xét, phân tíchnhững vấn đềlý luận và thực tiễn của hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học trong nhà trường quân đội nói riêng và hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị nói riêng. * Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thực hiện việc thu thập, nghiên cứutài liệu; phân tích, tổnghợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu về giáo dục - đào tạo, đặc biệt là những tài liệu có liên quan đến quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học;nghiên cứuNghị quyết của Đảnguỷ Học viện, kế hoạchxây dựng và bảo vệ luận văn tốt nghiệp của học viên, Phòng Sau đại học, khoa chuyên ngành, của Học viện; các văn bản hướng dẫn, quy chếcủa Bộ Giáo dục vàĐào tạo, quy định của Học viện. Phương pháp nghiên cứu từ các sản phẩm, công cụ quản lý: Tiến độ, kế hoạch xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học;hệ thống sổ sáchcủa Phòng Sau đại học, các khoa chuyên ngành, Hệ Sau đại học. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của độingũ cán bộ quản lý giáo dục trong côngtác quản lý hoạt độngxây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện để rút ra những kết luận về nội dung nghiên cứu. Phương pháp điều tra: Điều tra xã hộihọc bằng phiếu đốivới 120đồngchí học viên cao học để làm cơ sở đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp hiệu quả trong quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học tại Học viện Chính trị. Phương pháp toạđàm, trao đổi:Trao đổivớicác cánbộ bộ hướngdẫn, cán bộ quản lý về thực trạng hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị.
  • 13. 13 Phương pháp tổngkết thực tiễn: Nghiên cứu báo cáo tổngkếtnăm học, kết quả xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học qua các giai đoạn phát triển của Học viện, của các khoa giáo viên, củaPhòng Sau đạihọc nhằm đúc rút thành những kinh nghiệm về quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoahọc giáo dục trong và ngoài quân đội về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới việc nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, tác giả cònsửdụngphương pháp thống kê toán học đểxửlý kết quả nghiên cứu. 7. Ý nghĩa của luận văn Đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học. Bổ sung làm phong phú thêm lý luận về quản lý đào tạo sau đại học trong tình hình hiện nay. Đềtài đưa ra những đánhgiá, nhận định về thực trạng chất lượng luận văn tốt nghiệp của học viên sau đại học trong những năm gần đây, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của thực trạng đó. Góp phầnxây dựng cơ sở khoa học cho việc đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị đáp ứng yêu cầu mới. Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho độingũ cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ hướng dẫn, giảng viên làm côngtác quản lý và giảng dạy ở bậc sau đại học. Đồng thời là tài liệu tham khảo bổ ích cho học viên sau đại học và những người quan tâm đến vấn đề này. 8. Kết cấu của luận văn Đềtài gồm: Mở đầu, 3 chương (9 tiết), kết luận và kiến nghị, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 14. 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC 1.1. Những khái niệm khoa học về quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học 1.1.1. Xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học Học viên cao học là những người được đào tạo theo chương trình sau đại học, được cấp bằng thạc sĩ sau khi tốt nghiệp. Đây là bậc đào tạo chuyên gia ở trình độ cao. Học viên cao học khôngchỉ hiểu biết sâusắc toàn diện về nội dung của một môn khoa học ở trình độ phát triển hiện tại của nó mà còn phải nắm được cơ sở nền tảng lý luận của môn khoa học đó và xu hướng phát triển củanó trong tương lai. Vì vậy, học viên cao học phải được trang bịvề phẩm chất, năng lực của mộtnhà khoa học. Quátrình học tập củahọc viên cao học gồmgiai đoạn bổ túc kiến thức và giai đoạn viết luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình đó, học viên cao học phảitham gia các hìnhthức tập dượtnghiên cứu khoahọc. Các loại hình tổ chức nghiên cứu khoa học của học viên bao gồm: Viết chuyên đề, tiểu luận, thu hoạch, tham luận, bàibáo khoahọc. Học viên cao học cònthamgia các hộinghị, hộithảo khoa học;thông tin khoa học;hộithi sáng kiến, tài năng trẻ do các cơ quan, đơn vị trong và ngoài trường tổ chức; tham gia nghiên cứu đề tài khoa học và viết khóa luận, đồ án, luận văn tốt nghiệp. Luận văn tốt nghiệp là một loại hình tập dượt nghiên cứu khoa học của học viên. Theo trục lý luận trên đây, luận văn tốt nghiệp cao học được hiểu như sau: Luậnvăntốtnghiệpcủahọcviêncaohọclàmộtđềtàikhoahọccủahọcviên, dướisựhướngdẫncủanhàkhoahọc, trongđótrìnhbàykếtquảnghiêncứuvềmột vấn đềthuộcchuyênngànhđàotạo, đượcđưara bảovệtrướchộiđồngchấmluận văn, để làm căn cứ đề nghị cấp văn bằng thạc sĩ về chuyên ngành đào tạo.
  • 15. 15 Luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là công trình tập dượt nghiên cứukhoa học củahọc viên, dướisựhướng dẫn củagiảng viên, nhà khoa học. Nó phản ánh trình độ học tập và nghiên cứu của học viên trong quá trình đào tạo. Luận văn tốtnghiệp của học viên cao học phảiđáp ứng yêu cầu của trình độ đào tạo thạc sĩ theo một chuyên ngành cụ thể. Đối với học viên, luận văn tốt nghiệp là sản phẩm nghiên cứu khoa học, phản ánh kết quảcủa hoạtđộngnghiên cứukhoa học, có giá trị khoa học vàthực tiễn nhất định. Nó cũng là bước khởi đầu, tập dượt, hình thành những ý niệm và tíchluỹ được kinh nghiệm ban đầu về nghiên cứu khoa học, tạo tiền đề thuận lợi để tiến hành nghiên cứu luận án khoa học khi học tập ở trình độ cao hơn, hoặc tham gia các công trình nghiên cứu khoa học khác. Xây dựng luận văn tốt nghiệp là giai đoạn người học sử dụng tổng hợp những kiến thứclý thuyếtvà thực tiễn đã thu thập đượctrong quá trình họctập, nghiên cứu để đề xuấtvà giảiquyết một vấn đề khoa học thuộc chuyên ngành đàotạo, nhằm rèn luyện phương pháptựhọctập, tự nghiên cứu và pháttriển tư duy sáng tạo của người học theo mục tiêu đào tạo thạc sĩ khoa học. Như vậy, xây dựng luận văn tốtnghiệp của học viên là mộtgiai đoạntrong quá trình học tập ở nhà trường. Đây là giai đoạnngười học học tập dượtnghiên cứu khoa học. Giai đoạnnày nằm trong chương trình đào tạo, có kế hoạch, có tổ chức, có nội dung, phương pháp và diễn ra theo quy chế, quy định nghiêm ngặt của quá trình đào tạo. Về thực chất, giai đoạn xây dựng luận văn tốt nghiệp là một quátrình bộ phận trong quátrình đào tạo tổng thể củanhà trường. Quá trình này có mốiquan hệ biện chứng với quátrình bổ túc kiến thức và các quátrìnhbộ phận khác trong quá trình đào tạo tổng thể. Xây dựng luận văn tốt nghiệp bao gồm xây dựng các ý tưởng nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đềnghiên cứu, chỉ raphương hướng, giải pháp, biện pháp vận dụng những lý thuyết khoa học mới vào giải quyết các mâu thuẫn, tạo ra sự phát triển mới của đối tượng. Vấn đề quan trọng nhất của
  • 16. 16 xây dựng luận văn tốt nghiệp là xây dựng cấu trúc của luận văn, xây dựng kế hoạch, quy trình, tiến độ thực hiện luận văn. Nhiệm vụ xây dựng luận văn bắt đầu từ khâu xây dựng kế hoạch nghiên cứuđến thiết kế đềcươngluận văn và triển khai viết hoàn thiện luận văn. Nhiệm vụ cụthể bao gồm:xây dựngkế hoạch nghiên cứu;xây dựng đềcươngluận văn; thu thập, xử lý thông tin lý luận và thực tiễn; viết và hoàn thiện luận văn. Quá trình xây dựng luận văn cao học, đòi hỏi học viên phải sử dụng các kiến thức đã học tập được trong nhà trường để tổng quan các trường phái quan điểm khác nhau, các giai đoạn phát triển của vấn đề nghiên cứu trong lịch sử. Trên cơ sở đó tìm ra quy luật vận động, phát triển của vấn đề nghiên cứu. Để xây dựng luận văn tốt nghiệp đòi hỏi người học phải nắm được kiến thức cơ bản, chuyên sâu về môn học, bao gồm những kiến thức do giảng viên trang bị và những kiến thức do chínhngười học tự tìm kiếm, tự nghiên cứu phát hiện ra trong quá trình học tập. Tức là phải thông qua các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, rút ra những nhận định, đánh giá riêng theo quan điểm của bản thân mình. Xây dựng luận văn tốt nghiệp là quá trình học viên cao học vận dụng những kiến thức lý thuyết khoa học chuyên ngành vào nghiên cứu xem xét thực tiễn vận động, phát triển của vấn đề nghiên cứu, rút ra những kết luận về thực trạng, ưu nhược điểm, nguyên nhân của ưu nhược điểm đó, chỉ ra những mâu thuẫn trong lý luận và thực tiễn của vấn đềnghiên cứu. Luận văn cao học là một đề tài khoa học của học viên, không chỉ giải quyết những vấn đề lý luận thuần túy mà phải giải quyết những vấn đề thực tiễn đã đặt ra. Xây dựng luận văn cao học là quátrình học viên cao học vận dụng những kết quả nghiên cứu vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Tức là người học phải đềxuất các giải pháp, biện pháp, phương hướng tác động vào đốitượng nghiên cứu, thúc đẩy đốitượng phát triển lên một trìnhđộ mớicao
  • 17. 17 hơn. Tínhcáchmạng của luận văn chínhlà sựbiến đổithực tiễn, làm thay đổicái cũ bằng cái mới ưu thế hơn, tốt hơn. 1.1.2. Hoạtđộng xâydựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học Hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp là một loại hình hoạt động học tập của học viên cao học. Quá trình học tập của học viên cao học được chia thành hai giai đoạn cơ bản là giai đoạn bổ túc kiến thức và giai đoạn xây dựng luận văn tốtnghiệp. Hoạt độnghọc tập là một mặt hoạt độngtrong quá trình dạy học của nhà trường. Hoạt động học tập là hoạt động của học viên. Theo lý luận dạy học thì hoạt động học tập của học viên trong nhà trường về thực chất là hoạt động nhận thức của ngườihọc dướisự chỉ đạo của ngườidạy, diễn ra trong điều kiện sư phạm thuận lợi. Hoạt động học tập bao giờ cũng đặt dướisự chỉ đạo của hoạt động dạy. Hoạt động học và hoạt động dạy luôn phải thống nhất biện chứng với nhau. Tuy nhiên, ở mỗi cấp học, bậc học, mỗi giai đoạn của quá trình dạy học thì sựphối hợp giữa hoạt động dạy với hoạt động học có những cách thức khác nhau. Trong giai đoạn bổ túc kiến thức, giảng viên phải trực tiếp truyền thụ cho cả lớp những nội dung dạy học theo chương trình quy định chung. Hoạt động học tập của người học trong giai đoạnnày mang tính tập thể, thống nhất về mục tiêu, về nội dung, về hình thức tổ chức học tập. Giai đoạn xây dựng luận văn tốt nghiệp, hoạt động học tập của học viên diễn ra mang tính cánhân. Giảng viên với tư cáchlà người hướng dẫn khoa học, không trực tiếp trang bị kiến thức cho người học mà chỉ định hướng cho từng cá nhân người học tự mình tìm tòikiến thức chuyên sâu theo đề tài nghiên cứu của bản thân. Hoạt độnghọc tập củangười học là hoạt độngđộc lập, tự mình nghiên cứu, tự mình khái quát đúc rút ra những kết luận, những nhận định khoa học về một vấn đề nghiên cứu riêng. Hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp cao học là một hình thức hoạt độnghọc tập cụthể, hoạt độngtập dượtnghiên cứu khoa học củahọc viên, dưới
  • 18. 18 sự hướng dẫn nhà khoa học, nhằm phát triển tư duy sáng tạo, tập dượt phương pháp nghiên cứukhoa học, rèn luyện các phẩmchất cầnthiết cho người học theo mục tiêu đào tạo thạc sĩ. Nếu như khái niệm xây dựngluận văn tốtnghiệp củahọc viên cao học bàn đếnquátrìnhxâydựngluận văn như mộtgiai đoạncủaquátrìnhđàotạo thạc sĩthì khái niệm hoạtđộngxâydựngluận văn tốtnghiệp củahọc viên cao học lạiđisâu vào tìm hiểu bản chất của hoạt động đó với tư cách là hoạt động học tập. Với tư cách là một loại hình hoạt động học tập của học viên, thuộc quá trình đào tạo của nhà trường, khái niệm hoạt độngxây dựng luận văn tốtnghiệp được hiểu như sau: Hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là sự huy động nội lực của bản thân người học, dưới sự hướng dẫn của nhà khoa học, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tập dượt nghiên cứu khoa học, nhằm phát triển tư duysáng tạo, rèn luyện cácphẩm chấtcần thiếtchongườihọctheomục tiêu đào tạo thạc sĩ. Về bảnchất,hoạtđộngxây dựngluận văn tốtnghiệp củahọcviên caohọclà mộtdạnghoạtđộngnhậnthức cótínhkhám phácủangườihọcdướisựchỉđạocủa người hướng dẫn khoa học, được tiến hành trong điều kiện sư phạm thuận lợi. Hoạt độngxây dựng luận văn tốt nghiệp, xét đến cùng là hoạt động nhận thức của người học. Hoạt động nhận thức của người học về cơ bản vẫn diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người như V.I.Lênin đã khái quát: Từ trực quan sinh độngđến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Chủ thể hoạt động nhận thức là người học. Hoạt động nhận thức của người học diễn ra trong quá trình đào tạo, vì vậy phải đặt dưới sự chỉ đạo của người dạy. Mọi hoạt động của người học đều phải diễn ra theo sự chỉ đạo của người dạy. Hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học khác với hoạt độngnhận thức thông thường củangười học ở cấp độ nhận thức, ở các thao
  • 19. 19 tác hành vi cụ thể và sản phẩm của hoạt động. Hoạt độngxây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học khôngchỉ diễn ra trong tư duy mà cònđược diễn ra trong thực tiễn bằng các thao tác hành vi củangười học trongquá trình xây dựng đề cương, triển khai nghiên cứu. Sản phẩm của hoạt động đó được thể hiện ra bằng luận văn cao học. Ngườidạytronggiai đoạnnàylà nhà khoahọc, ngườihướngdẫnkhoa học củahọc viên. Hoạtđộngcủangườidạylà hoạtđộngtổ chức, điềukhiển hoạtđộng học tập củangườihọc, đảmbảochocáchoạtđộngxâydựngluận văn diễn ra theo đúngquyluật pháttriển tư duycủangườihọc. Tứclàđảmbảo cho hoạt động bên ngoàicủahọc viên thốngnhấtvới hoạtđộngcủatưduy, phùhợp vớiquyluật phát triển tưduy. Nhưvậy, thực chấthoạtđộngcủangườidạylàhoạtđộngđiềukhiểnsự phát triển bên trong của người học thông qua các hoạt động bên ngoài. Mối quan hệ giữa hoạt động của người học vớihoạt động của ngườidạy là mối quan hệ biện chứng. Mọi hoạt động của người học phải thống nhất với hoạt động của người dạy, người hướng dẫn khoa học. Trong mốiquan hệ đó, người học vừa là khách thể, chịu sự tác động, điều khiển của ngườidạy, vừa là chủ thể tự tổ chức, tự điều khiển các hoạt động của chính bản thân mình theo yêu cầu của người hướng dẫn. Hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là một loại hình hoạt độngnhận thức ở trình độ cao, trìnhđộ tập dượtnghiên cứukhoa học. Người học là đốitượng đãtrưởng thành, có trìnhđộ hiểu biết lý luận và thực tiễn về một lĩnh vực khoa học chuyên ngành. Hoạt độngnhận thức của người học có tính nghiên cứu, tự tìm tòi, tự khám phá. Thầy không trang bị kiến thức cho người học mà chỉ tổ chức và hướng dẫn các bước đi, các hoạt động học tập của người học, tập cho người học từng bước biết tự mình làm việc với các nguồn tài liệu, hình thành khả năng độc lập nghiên cứu. Đốitượng tác độngcủa hoạt động học tập trong giai đoạnxây dựng luận văn tốt nghiệp là luận văn tốtnghiệp cao học. Đốitượngđó có liên quan chặtchẽ với đối tượng của một chuyên ngành khoa học cụ thể.
  • 20. 20 Phương pháp chủ yếu để tác động lên đối tượng là phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành. Phương thức chủ yếu của hoạt động học tập trong giai đoạn xây dựng luận văn tốt nghiệp là những hành động thu thập, nghiên cứu tài liệu lý thuyết và thực tiễn, những thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, hình thành những nhận định, đánh giá, những kết luận khoa học. Nhân tố trực tiếp quy định tính tích cực hoạt độngxây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên là độngcơ và mục đíchhọc tập của chính người học. Đồng thời với việc tổ chức cho người học hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp, người hướng dẫn khoa học cần phải xây dựng cho người học động cơ, thái độ học tập, nghiên cứu một cáchđúng đắn, tạo thành động lực bên trong thôi thúc hoạt động học tập, định hướng hình thành phẩm chất của người nghiên cứu. Vớitưcáchlàchủthểcủahoạtđộngnhậnthức,ngườihọcphảihuyđộngcao độ nộilực củabảnthânđểthực hiệncác nhiệmvụ học tập trongquátrìnhxâydựng luận văntốtnghiệp.Tínhtíchcựchoạtđộngcủangườihọcbịchiphốibởicácyếutố nộilực và ngoạilực. Đểthực hiện hoạtđộnghọctập tronggiaiđoạnxâydựngluận văn, đòihỏingườihọc phảitạo rasựthốngnhấtgiữa nộilực vớingoạilực. Trêncơ sở huy động nội lực của bản thân để tận dụng những yếu tố ngoại lực. 1.1.3.Quảnlýhoạt độngxâydựng luậnvăntốt nghiệp của học viên cao học Cónhiềuquanđiểmkhácnhauvề quảnlýtùythuộcvàocáccáchtiếpcận,góc độ nghiêncứuvàhoàncảnhxãhội, kinhtế, chínhtrị. Thôngthường,ngườitađưara quanniệm về quảnlý theo hai cấp độ chủyếu, quảnlýcấp vĩ mô và quảnlý cấp vi mô. Dù tiếp cậndướigóc độ nào thìtựuchungcác địnhnghĩatrênđều thống nhất theo nghĩachung:Đó là mộtquátrìnhbaogồmtổngthểcáctácđộng,điềukhiển, phốihợphoạtđộngcủachủthểvà đốitượngquảnlýnhằm đạtđượcmụctiêuđềra. Bản chấtcủahoạtđộngquảnlýlà sựtác động(tổ chức,điềukhiển, chỉ huy) hợpquyluật củachủthểquảnlý đếnkháchthểquảnlý trongmộttổchứcnhằmlàm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn đạt được mục tiêu đề ra.
  • 21. 21 Lý luận và thực tế công tác quản lý đã khẳng định các chức năng cơ bản của quản lý là kế hoạch hóa- tổ chức- chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Các chức năng trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Hoạt độngquản lý là một chu trình thống nhất biện chứng với cả bốn chức năng trên. Ngoài bốnchức năng cơ bản trên đây, thông tin quản lý đóngvai trò như “mạch máu” của hoạt động quản lý nói chung, của quản lý giáo dục nói riêng. Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là một khái niệm thuộc phạm trù quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục là một bộ phận chuyên biệt của khoa học quản lý nói chung, bao hàm từ quản lý hệ thống giáo dục quốc dân đến quản lý các phân hệ của nó và đặc biệt là quản lý trường học; theo hệ thống thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Quản lý giáo dục phải thực hiện chức năng quản lý nhà nước đốivới toàn bộ hệ thống giáo dục. Trong thực tế quản lý giáo dục ở các cấp từ trung ương đến các địa phương phải nhằm mục tiêu tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của nhà trường. Quản lýgiáodục là một loại hình của quảnlýxã hội, baogồm những tác động cómụcđích, có kế hoạch, cóhệthống nhằm thựchiện cácchứcnăngquản lý trong lĩnh vực Giáodục– Đàotạo. Đó là hoạtđộng chuyên biệtcó vai trò hết sức quan trọng trong việc đạtđược mụctiêu giáo dụcvà nâng cao chấtlượng, hiệu quả của giáo dục. Quản lý giáo dục là một chuỗi tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý, đến tập thể giáo viên và học sinh, sinh viên, đến những lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm huy độnghọ cùng cộngtác, phốihợp tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường để làm cho qui trình này vận hành tốt, hoàn thành những mục tiêu dự kiến. Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân (Giám đốc, Hiệu trưởng), cũng có thể là một tập thể (các cơ quan chức năng, khoa chuyên ngành..). Đốitượng quản lý là những nhân tố mà chủ thể quản lý tác động đến - đó là những nhân tố trong quá trình đào tạo. Quản lý bao hàm trong đó các nội
  • 22. 22 dung: động viên kích thích tạo động lực; tổ chức hoạt động (kế hoạch hoá, chỉ đạo, phương tiện…) và kiểm tra đánh giá; đồngthời, quản lý không phải là hoạt động độc lập mà nó cần được tiến hành trong môi trường, điều kiện nhất định nào đó, điều này trả lời cho câu hỏi, quản lý trong hoàn cảnh nào. Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốtnghiệp của họcviên caohọc chịu sự chi phốicủa cácquyluật quảnlý nhàtrường. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo “Quản lý nhà trường là quản lý một thiết chế vừa có tính sưphạm, vừa có tính kinh tế. Các vấn đề tổ chức - sư phạm và kinh tế - xã hội lồng ghép vào nhau”. Quản lý nhà trường phảibao quátcác vấn đềtrong kế hoạchpháttriển nhà trường, bao gồm: Mục tiêu, nội dung phương pháp, thầy - lực lượng, trò - đối tượng, hình thức, điều kiện, môi trường, bộ máy và quy chế đào tạo v.v. Theotác giả TrầnKhánh Đứcthì: “Quảnlýtrườnghọclà quảnlýgiáodục đượcthựchiệntrongphạmvixácđịnhcủamộtđơnvịgiáodụcnhà trường,nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội”. Quản lý nhà trường về bảnchấtlà thực hiện hoạt độngquảnlý giáo dục tại một cơ sở giáo dục - đào tạo, bao gồm: quản lý con người (tập thể cán bộ, giáo viên và họcsinh) và quảnlý cácnguồn lực cơ sởvật chất,thiết bịgiáo dụccủanhà trường. Có thể hiểu quản lý nhà trường là hoạt độngphốihợp điều hành của chủ thể quảnlý đốivớigiáo viên, họcsinh vàcáclực lượng xã hộiliên quannhằm đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường, bao gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch,chínhsáchpháttriển giáo dụcđàotạo trongnhà trường; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục đào tạo trong nhà trường; tổ chức bộ máy giáo dục đào tạo trong nhà trường; huy động, chỉđạoviệc đàotạo,bồidưỡngquảnlý nhà giáo, cánbộquảnlý giáo dục;tổ chức bộmáy quảnlý giáo dục;tổ chức,quảnlý côngtác nghiên cứukhoahọc,Giáodục - Đào tạo trongnhà trường; thanh kiểm tra Giáo dục -Đào tạo trong nhà trường. Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốtnghiệp của họcviên caohọc là quản lý mộtloại hìnhhoạtđộng cụthể củahọc viên trong quátrình đàotạo củanhàtrường.
  • 23. 23 Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là một nội dung quan trọng của quản lý nhà trường, thuộc phạm vi quản lý vi mô; cụthể, đó là nộidung của quản lý nguồn lực (quản lý conngười) trong quá trình đào tạo. Quảnlý hoạt độngxây dựng luận văn tốtnghiệp củahọc viên cao học là một nộidung bộ phậncủa khoahọc quảnlý giáo dục, mộtkhâu quan trọng trong quy trìnhquản lý Giáo dục - Đào tạo ở nhà trường. Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là một quá trình thu nhận và xử lý thông tin một cách tích cực, nó vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Có thể còn nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học. Dựa theo trục lý luận đã phân tích trên đây và những ý tưởng nghiên cứu của đề tài luận văn, chúng tôi quan niệm vấn đề này như sau: Quản lý hoạtđộng xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là tổng thể các cách thức, biện pháp tácđộng của chủ thể quản lýnhà trường đến hoạt động học tập của học viên trong quá trình xây dựng luận văn tốt nghiệp, nhằm tổ chức, điều khiển quá trình pháttriển phẩm chất, năng lực của người học đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đàotạo trình độ thạc sĩ, đồng thời tạo điều kiện để học viên thực hiện đúng nội dung, quytrình, tiến độ xây dựng luận văn tốt nghiệp theo quy định. Quan niệm trên chỉ rõ mục đích, mục tiêu, phương châm, chủ thể, lực lượng cũng như nội dung, phương pháp và hình thức quản lý hoạt độngxây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học . Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp là phương thức mà nhà quản lý sử dụng để tổ chức, điều khiển hoạt độngcủa người học trong quá trình xây dựng luận văn tốt nghiệp. Về thực chất, quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là những tác động quản lý có tổ chức, có mục đích, có kếhoạchcủachủ thể quản lý đếnđốitượng quản lý nhằm phát huy tính chủ động, tíchcực, tự giác, sáng tạo của người học để tìm tòi, nghiên cứu,
  • 24. 24 lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành, phát triển, hoàn thiện phẩm chất nhân cách theo mục tiêu yêu cầu đào tạo. Quản lý hoạt độngxây dựng luận văn tốtnghiệp của học viên cao học làtổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học và nắm giữ các sản phẩm của hoạt động đó, nhằm phát triển các phẩm chất bên trong tư duy của họ theo một lộ trình khoa học. Như vậy, quản lý hoạt độngxây dựng luận văn tốtnghiệp của học viên cao học bao gồm cả quản lý sự phát triển bên trong của tư duy và quản lý sản phẩm của sựphát triển đó được thể hiện ra bên ngoài thông qua các thao tác, hành vi trong quá trình chuẩn bị và tiến hành viết luận văn. Mục đíchquảnlýhoạtđộngxâydựngluận văn tốtnghiệp củahọc viên cao học ở Học việnChínhtrịlà xâydựngmôitrườngsưphạm, nângcaochấtlượngđào tạo.Pháthuytốiđatiềm năng,trítuệ,sựnăngđộng,sángtạo,tính“tíchcựchoá”của chủthểquảnlý, nhằmnâng cao chấtlượnghoạtđộng xâydựngluậnvăntốtnghiệp, hoànthiệnphẩmchất,nhâncáchcủahọcviêncaohọc;đúcrútranhữngkinh nghiệm quảnlý hoạtđộngxâydựngluận văn một cách hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục -Đào tạo nhằmkịp thời nắm chắc tìnhhìnhmọi mặt, kết quả xây dựngluận văntốtnghiệp, rènluyện phẩmchấtnhâncáchnhàkhoahọccủahọcviên caohọc;làmcơsởđánhgiá đúngtìnhhình,chấtlượngvàkếtquảđàotạo;thôngqua đó đểnângcao chấtlượngluận văn tốtnghiệp củahọc viên cao học,hiệnthực hoá mục tiêu, yêu cầu đào tạo trình độ thạc sĩ ở Học viện Chính trị. Chủ thể quản lý hoạt độngxây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị là tập thể, cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc gián tiếp trong lãnh đạo, quản lý giáo dục, rèn luyện học viên trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Chủ thể và lực lượng quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chínhtrị là các cấp uỷđảng, tổ chức chỉ huy; Ban Giám đốc Học viện; Phòng Sauđại học;các khoa chuyên ngành; cán bộ hướng dẫn khoa học;cánbộ lớp kiêm chức;các tập thể học viên và tự quản lý của từng học viên. Các chủthể
  • 25. 25 quản lý trên đây thực hiện các tác động quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện. Chủ thể quản lý hoạtđộngxây dựngluận văn tốtnghiệp củahọc viên gồm hai lực lượng. Một là, lực lượng quản lý củacác cơ quanchuyên trách về quảnlý nhà trường. Lực lượng này có chức năng quản lý hành chính theo quy định của Điều lệ côngtác nhà trường, các vănbản pháp quyvà theo quychế, quyđịnh của Học viện. Hoạt độngquản lý của lực lượng này hướng vào xây dựng cơ chế và môi trường thuận lợi cho hoạt độngcủa người dạy và người học trong quá trình xây dựng luận văn tốt nghiệp. Hai là, các giảng viên, nhà khoa học trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn hoạt độngnhận thức của người học. Lực lượng này là chủ thể quản lý về chuyên môn, có chức năng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học trong quá trình xây dựng luận văn tốt nghiệp. Hai lực lượng này có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, vai trò, vị trí khác nhau nhưng cùng có chung một đốitượng và mục đíchhoạtđộngthốngnhất. Trongđó, độingũ giảng viên, nhà khoa học trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn học viên chịu trách nhiệm chính về chất lượng xây dựng luận văn tốt nghiệp. Đốitượng quản lý là học viên cao học của Học viện Chínhtrị. Hoạt động xây dựng luận văn của học viên chịu sựtác động, điều khiển, quản lý của chủ thể lãnh đạo, quản lý trong suốt quá trình học tập. Học viên cao học và tập thể học viên cao học vừa là khách thể (đốitượng chịu sựquản lý của chủ thể) vừa là chủ thể trong quá trình tổ chức tự quản lý những hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp. Với tư các là đốitượng bịquản lý, trong quá trình xây dựng luận văn đòi hỏi học viên phải tuân thủ theo định hướng của giảng viên, người hướng dẫn khoa học, phải xin ý kiến các chuyên gia từ khâu xây dựng đề cương đến các bước hoàn thiện luận văn. Với tư cách là chủ thể, học viên phải tự mình quản lý các hoạt động học tập của bản thân, tự thu thập, xử lý thông tin, tìm kiếm phát hiện cáimới củavấn đềnghiên cứu và tự chịu trách nhiệm về kết quảnghiên cứu của chính mình.
  • 26. 26 Như vậy, quảnlý hoạt độngxây dựng luận văn tốtnghiệp củahọc viêncao học ở Học viện Chính trị vừa là một quá trình, vừa là hoạt động diễn ra các tác động quản lý đan xen, liên tục, được tiến hành trong quá trình đào tạo với quy trình tổ chức chặt chẽ. Điểm khác biệt cơ bản nhất so với quản lý các đốitượng khác là: mục tiêu đào tạo đểtrở thành nhà khoa học, nhà hoạt độngchuyên môn có trình độ chuyên sâu. Điều đó đặt ra yêu cầu khách quan về mục tiêu, kế hoạch, chủ thể, khách thể, nội dung, phương pháp, thờigian và không gian quản lý mang tính đặc thù, yêu cầu cao và phải xác định các biện pháp quản lý khoa học, khả thi, phù hợp. 1.2. Nộidung quảnlý hoạtđộng xâydựng luận văntốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị 1.2.1. Quản lý kế hoạch xây dựng luận văn Kế hoạch xây dựng luận văn tốt nghiệp là bản thiết kế các hoạt độnghọc tập của học viên. Kế hoạch này do chínhbản thân học viên cao học tự xây dựng và được thầy hướng dẫnkiểm tra, xác nhận. Đốivới người học, kếhoạch này có tác dụng định hướng các hoạt động của họ, giúp họ biết các công việc sẽ thực hiện, biết phân chia thời gian và phương pháp làm việc khoa học. Đốivới người hướng dẫn khoa học, kế hoạch xây dựng luận văn là căn cứ để điều khiển hoạt động học tập nghiên cứu của người học. Đốivới cán bộ quản lý, kế hoạch đó là căn cứ để kiểm tra, đánh giá các hoạt động của học viên. Kế hoạch xây dựng luận văn được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là kế hoạchđào tạo củanhà trường. Về tiến độ thời gian, về yêu cầu củabản kế hoạch phải tuân thủ theo quy định chung. Đặc biệt, kế hoạch xây dựng luận văn của người học phải căn cứ theo năng lực của chính bản thân người học. Mọi hoạt động được xác định trong kế hoạch phải được sắp đặt theo một trật tự phù hợp với lôgic của quá trình pháttriển năng lực củangười học, phù hợp quy luật nhận thức chung. Tức là phù hợp lôgic dạy học sau đại học.
  • 27. 27 Kế hoạchphải đảm bảo tính pháp lý. Việc xây dựng kế hoạch phải có căn cứ pháp lý, đảm bảo cho kế hoạch của người học thống nhất với kế hoạch đào tạo chung của Học viện và các văn bản pháp quy hiện hành. Để đảm bảo tính pháp lý của kế hoạch, phải coi trọng khâu tổ chức xây dựng kế hoạch. Kế hoạchphải đảm bảo tính khoa học giáo dục. Quảnlý kế hoạch là quản lý quá trình giáo dục, pháttriển phẩm chất, năng lực củangười học. Cấutrúc nội dung của kế hoạch phải phù hợp với đặc điểm, năng lực cánhân của người học, đảm bảo cho quátrìnhthực hiện kế hoạchlà quá trìnhphát triển phẩm chất, năng lực của người học theo mục tiêu đào tạo. Kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi. Nội dung bản kế hoạch phải chỉ rõ những côngviệc cầnthực hiện, thời gian địa điểm, biện pháp tiến hành, các điều kiện đảm bảo. Kế hoạch phải dự kiến các tình huống và các phương án xử lý. Ở Học viện Chính trị, thời gian cố định của học viên cao học là 24 tháng. Trong thời gian đó học viên cao học vừa phải học bổ túc kiến thức, vừa phải từng bước xây dựng và tổ chức thực hiện luận văn. Quản lý việc xác định các mốc thời gian hoàn thành từng bước luận văn một cách hợp lý khoa học có ý nghĩa rất lớn đến chất lượng luận văn khi đưa ra thẩm định hay bảo vệ. Các mốc thời gian phải được xác định một cách hợp lý, khoa học trên cơ sở tiến độ đào tạo đểkhông dồnnén ở những thời điểm cuối. Xây dựng kế hoạchphảicụ thể, tổ chức thực hiện các bước phảinghiêm túc bởithời gian 2 năm có thểnói là không nhiều trong khi khối lượng côngviệc lại rất lớn. Nếu quản lý thực hiện kế hoạch không nghiêm, ở giai đoạn cuối do thúc ép của thời gian người viết dễ rơi vào trạng thái cố làm cho xong việc, với những vấn đề vướng mắc thường đẩy cho thầy hướng dẫn hoặc sao chép các côngtrìnhkhác một cáchthụ động, máy móc. 1.2.2. Quản lý hoạt động xây dựng đề cương luận văn Đềcươngluận văn được xemlà cương lĩnh làm việc của học viên cao học trong quá trình xây dựng luận văn, nó giúp cho việc xác định phương hướng, chương trình, kế hoạch nghiên cứu một cách tối ưu. Đồng thời, đề cương luận
  • 28. 28 văn cũng sẽ giúp cho người học tập dượt và rèn luyện tác phong lao động khoa học; giúp người hướng dẫn khoa học nắm, điều chỉnh toàn bộ tiến trình nghiên cứu, đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạtđược chất lượng. Đềcương luận văn phải thể hiện những nét cơ bản về nội dung nghiên cứu. Nội dung chủ yếu của quản lý hoạt động xây dựng đề cương luận văn là quản lý cấu trúc khoa học của đề cương luận văn. Trước hết, giáo viên hướng dẫn phải quản lý vấn đề nghiên cứu và ý tưởng nghiên cứu của học viên. Xác định đúng vấn đề nghiên cứu và rõ ý tưởng nghiên cứu có ý nghĩa quyết định chất lượng luận văn. Vấn đề nghiên cứu và ý tưởng nghiên cứu được thể hiện ở tên đề tài nghiên cứu và phần mở đầu của luận văn. Tên đề tài phải phản ánh chính xác, cô đọng, súc tích, thể hiện được hướng và nội dung nghiên cứu. Tên đề tài chứa đựng một lượng thông tin cao nhất trong một số chữ gọn nhất. Người hướng dẫn khoa học, với tư các là người quản lý, điều khiển hoạt động nhận thức của người học trong quá trình xây dựng luận văn, cần phải dẫn dắt tư duy của người học đạt tới chỗ nhận thức rõ ràng về vấn đề nghiên cứu. Người hướng dẫn khoa học tác động vào tư duy của người học, đảm bảo cho người học xác định được lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, xác định rõ ràng khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, xây dựng được giả thuyết khoa học, xác định đúng cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu của đề tài, chỉ ra được cái mới và giá trị của đề tài, xây dựng được cấutrúc của đề tài. Tất cảnhững điều đó phản ánh ý tưởng nghiên cứucủa học viên phải được chính bản thân học viên trình bày, diễn đạt bằng văn bản. Cán bộ quản lý Hệ và Phòng Sau đại học là cơ quan tham mưu cho thủ trưởng Học viện, cần tạo ra điều kiện về thời gian, môi trường pháp lý, môi trường học tập thuận lợi cho các hoạtđộngnghiên cứucủangười học. Theo chức trách, cán bộ quản lý Hệ và Phòng Sau đại học có thể kiểm tra, điều khiển hoạt độngcủa người học sao cho đềcươngtrình bày đúng quy cáchtheo văn bản quy định, đồng thời tổ chức các hội đồng khoa học nhằm tranh thủ ý kiến của các chuyên gia tư vấn cho bản đề cương nghiên cứu của học viên.
  • 29. 29 Sựphốihợp giữa khoa giáo viên với hệ và cơ quansau đạihọc trong quản lý các hoạt động xây dựng đề cương luận văn của học viên sẽ tạo thành những tác động từ bên trong và những tác độngtừ bên ngoài đến hoạt độngnhận thức củangười học, đảmbảo cho ngườihọc được pháttriển về năng lực và phẩm chất của người nghiên cứu theo mục tiêu đào tạo của Học viện. 1.2.3. Quảnlýhoạt động của học viên trong quá trình thu thập, xử lý thông tin khoa học Để xây dựng luận văn tốt nghiệp, học viên phải đọc, thu thập, xử lý các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn khác nhau. Nguồn tài liệu giống như nguồn nguyên liệu đầu vào củaquá trình xây dựng luận văn. Nguyên liệu đầuvào càng phong phú thì chất lượng luận văn càng tốt. Ngược lại, nguồn nguyên liệu đầu vào nghèo nàn, lạc hậu, không được xửlý đầy đủthì chất lượng luận văn sẽthấp. Mục đíchcủahoạtđộngthu thập, xử lý thông tin là tìm ra thông tin mới về vấn đề nghiên cứu. Đểthực hiện mục đíchđó, ngườihọc phảitìmtòi, nghiên cứu các tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đềnghiên cứu. Bao gồmcác tài liệu lịch sử, hiện tại, trong nước và trên thế giới. Thông qua nghiên cứu tài liệu mà chỉ ra được quy luật hình thành, phát triển của vấn đề nghiên cứu, đồng thời hình thành cho người học phương pháp nghiên cứu khoa học độc lập. Quản lý hoạt độngcủahọc viên trong quá trình thu thập, xử lý thông tin là tổ chức, điều khiển sự phát triển các phẩm chất bên trong tư duy của người học thông qua các hoạtđộngnghiên cứutài liệu củachínhhọ. Quản lý hoạt độngcủa học viên trong quá trìnhthu thập, xử lý thông tin nhằm hình thành cho ngườihọc cơ sở phươngpháp luận khoahọc đúng đắn, cập nhật trình độ pháttriển của khoa học, giúp họ tập dượt phương pháp tư duy khoa học và phương pháp làm việc. Trước hết, học viên phải xây dựng kế hoạch triển khai hoạt độngthu thập và xử lý thông tin. Kế hoạch này phải xác định rõ nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn, phương pháp, thời gian, địa điểm tiến hành thu thập thông tin và phải được
  • 30. 30 sự đồng ý của cán bộ hướng dẫn. Mọi hoạt động nghiên cứu của học viên đều phải đặt dưới sự kiểm soát của người hướng dẫn khoa học. Cán bộ hướngdẫn khoa học có tráchnhiệm chínhtrong quản lý hoạt động thu thập và xử lý thông tin khoa học của học viên. Cán bộ hướng dẫn khoa học phải định hướng các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn cho học viên, đâu là tài liệu chính thống, đâu là tài liệu phản diện, giúp họ đọc nghiên cứu rút ra những nhận định, đánh giá, khái quát thành các quan điểm và bày tỏ thái độ khoa học với các quan điểm đó. Cánbộ hướng dẫn khoa học phảihướng dẫn học viên đọc tài liệu nào trước, tài liệu nào sau sao cho phù hợp với quy luật phát triển tư duy của người học, phù hợp điều kiện diễn biến thực tiễn của quá trình học tập. Cán bộ hướng dẫn khoa học cần hướng dẫn cho người học cáchthức ghi chép và xử lý thông tin định lượng và định tính. Tức là hướng dẫn cho người học biết phương pháp làm việc của nhà khoa học với các nguồn tài liệu. Với tư cáchlà chủ thể nghiên cứu, học viên phải thu thập, xử lý thông tin lý luận và thông tin thực tiễn có liên quan. Nguồn tài liệu là cơ sở thiết yếu cung cấp thông tin cho đề tài. Trong thời đại thông tin, nguồn tài liệu rất đa dạng, phongphú, người nghiên cứuphải tham khảo ýkiến của người hướng dẫn đểlựa chọn và phân loại các tài liệu thiết thực cho vấn đề nghiên cứu. Việc thu thập thông tin có thể được tiến hành bằng nhiều conđường, biện pháp khác nhau.Học viên phải căn cứ vào điều kiện cụ thể để lựa chọn cách thức phù hợp. Sau khi đã thu thập được các thông tin lý luận và thực tiễn, người nghiên cứu phải tổng hợp lại các thông tin đã thu thập được. Thông qua các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm ra những thông tin bản chất cần thiết cho việc nghiên cứu. Đặc biệt, phải so sánh các nguồn thông tin lý luận với thông tin thực tiễn, từ đó rút ra cái thống nhất, cái mâu thuẫn, đưa ra nhận xét, đánh giá và chính kiến của mình về vấn đề đó. Tóm lại, thu thập, xử lý thông tin là giai đoạn chuyển hoá nội dung khoa học từ bên ngoài vào bên trong tư duy của chủ thể nghiên cứu, từ những nội
  • 31. 31 dung mang tính khách quan thành những nội dung mang tính chủ quan. Quá trình thu thập và xử lý thông tin phải bám sát đề cương và các ý tưởng nghiên cứu đã được xác định. Nghĩa là, phải đảm bảo cho các nguồn thông tin luôn hướng vào thực hiện các ý tưởng nghiên cứu của đề tài. 1.2.4. Quản lý các hoạt động viết luận văn Viết luận văn là giai đoạn mà học viên phải triển khai kế hoạch và thực hiện các ý tưởng nghiên cứu, tiến hành viết bản thảo. Giá trị lý luận và thực tiễn của đề tài cao hay thấp, kết quả nghiên cứu như thế nào phụ thuộc chủ yếu vào tính tích cực và phương pháp tiến hành nghiên cứu của học viên. Đây là giai đoạnmà trình độ, năng lực và các phẩmchất củangười học viên được pháttriển, chuyển hóa thành năng lực, phẩm chất của người nghiên cứu rõ nét nhất. Hoạt độngnghiên cứucủa học viên ở giai đoạnnày về cơ bảncũng diễn ra giống như hoạt độngnghiên cứucủa các nhà khoa học. Tuynhiên, do hoạt động nghiên cứu của học viên có sựchỉ đạo của cán bộ hướng dẫn nên các bước tiến hành cũng có nét đặc thù riêng. Viết đề tài luận văn tốt nghiệp là giai đoạn chuyển những thông tin đã được xử lý từ trong tư duy của chủ thể nghiên cứu ra bên ngoài thành văn bản. Quản lý hoạt động viết đề tài luận văn tốt nghiệp là tổ chức, điều khiển hoạt độngcủahọc viên giúp họ biết cáchchuyển hóanhững ý tưởng nghiên cứuthành hiện thực. Từý tưởng nghiên cứu đếnhiện thực, từ đềcươngđến bảnthảo là một nấc thang của hoạt động nhận thức, nếu không có sự hướng dẫn của nhà khoa học thì tự bản thân người học khó có thể vượt lên được nấc thang mới đó. Trong thực tế nghiên cứu, không phải cứ có ý tưởng nghiên cứu tốtlà có thể triển khai viết tốt, đôi khi có ý tưởng nghiên cứu tốt nhưng do khâu tổ chức thực hiện không đúng, dẫn đến người học không thể vượt lên trình độ nhận thức cao hơn. Thậm chí, ngườihọc có thểviết xong được bảnluận văn đúng mẫu mã, đúngquy cáchnhưng vẫn không phát triển được phẩmchấtnăng lực của người nghiên cứu khoa học theo mô hình mục tiêu đào tạo.
  • 32. 32 Quảnlý hoạtđộngviết đềtàiluận văn tốtnghiệp bao gồmquảnlý các hoạt độngbêntrongtưduyvàcáchoạtđộngbênngoàicủangườihọc.Cáchoạtđộngbên trongtưduytạo thànhsảnphẩmlà sựpháttriểnphẩmchất, nănglực củangườihọc theo chuẩnmực củanhà khoahọc, cáchoạtđộngbênngoàitạo thành sản phẩm là bảnthảo luậnvăn tốtnghiệp. Sựpháttriểnphẩmchất,nănglực củangườihọcđược thể hiện ra bên ngoài bằng các sản phẩm khoa học có thể định lượng được. Chủ thể quản lý, thông qua các hoạt động viết luận văn và sản phẩm của hoạt động đó là bản thảo luận văn để đánh giá, quản lý, điều khiển quá trình phát triển bên trong của học viên. Cấu trúc của đề tài phải đáp ứng những yêu cầu chung của một đề tài nghiên cứu khoa học. Hình thức trình bày phải tuân thủ quy định chung của nghiên cứu khoa học và những quy định cụ thể của cơ sở đào tạo. Quá trình viết đề tàiđòihỏi tác giả vừa phải phát huy cao độ vai trò chủ động, sáng tạo vừa phải tranh thủ sự chỉ đạo của người hướng dẫn khoa học, của khoa giáo viên. Sau từng công việc, từng phần nội dung, cần phải xin ý kiến của thầy hướng dẫn để cùng bàn bạc, cùng phát hiện, điều chỉnh kịp thời cả về nội dung và phương pháp tổ chức nghiên cứu. Người hướng dẫn khoa học có vaitrò chủ yếu trong quản lý, tổ chức, điều khiển các hoạt động viết đềtài luận văn của học viên. Trong quá trình triển khai viết luận văn, người hướng dẫn khoa học phảiđứng trên cương vị là người thầy, người quản lý để dẫn dắt, điều khiển hoạt động nghiên cứu của học viên. Quá trình đó làm cho học viên trong khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, viết luận văn cũng đồngthời hình thành các phẩmchất, năng lực của nhà khoa học. Người hướng dẫnkhông những phải định hướng về nộidung, phương pháp nghiên cứu đềtài khoa học mà còn phảicăncứvào đặc điểm, trình độ năng lực của học viên để giúp họ hình thành, phát triển các phẩm chất nhân cách cần thiết. 1.2.5. Quản lý kết quả xây dựng luận văn Kết quảxây dựngluận văn là kếtquảhoạtđộngchungcủangườihọc,người hướng dẫn khoahọc. Kết quảđó là sản phẩm cuốicùng củaquá trìnhđào tạo nói chungvàquátrìnhxâydựngluận văntốtnghiệp nóiriêng, đượcđánhgiá bằngcách
  • 33. 33 so sánh, đốichiếuvớimục tiêu, yêucầuđào tạo thạc sĩ. Kếtquảxâydựngluậnvăn được biểuhiệnthành hai dạngsảnphẩmkhác nhau. Dạngthứ nhấtlà trìnhđộ năng lực và phẩm chấtcủangười học được nâng lên đáp ứng mục tiêu yêu cầuđào tạo thạc sĩ. Dạngthứhailà bảnluận văn thạc sĩ vàcác tàiliệu, các côngtrìnhkhoahọc kèm theođượctrìnhbàytheoquyđịnh.Cảhaidạngnàyluôn thốngnhất biệnchứng với nhau. Nếu ngườihọc thậtsựlăn lộn, bỏ côngsức ranghiên cứuxây dựngluận văn thì sẽ phát triển về phẩm chất năng lực của bản thân theo mục tiêu đào tạo, đồng thời sẽ xây dựng được bản luận văn tốt nghiệp có chất lượng tốt. Quản lý kết quảxây dựng luận văn là tác động của các lực lượng quản lý đến hoạtđộngcủahọc viên trong quátrình xây dựng luận văn, đảm bảo cho các hoạtđộngcủahọc viên diễn ra theo đúng quy luật và đạt được kếtquảtheo mong muốn. Quản lý kết quảxây dựngluận văn tốtnghiệp của học viên không chỉ đơn thuần là quảnlý sảnphẩmcuốicùngmàphảiđảmbảochosựhìnhthành, pháttriển các sảnphẩm đó đúng ý định sư phạm. Trách nhiệm của khoa giáo viên chuyên ngành, người hướng dẫn khoahọc và các cơ quan chức năng, củađộingũ cánbộ quảnlý đào tạo sauđạihọc là đảmbảo cho cáchoạtđộngnghiêncứucủahọc viên diễn ra đúngquytrình, đạtđượchiệuquảcao nhất. Mỗicánhân, mỗitổ chức, theo chức tráchphảichịu trách nhiệm quản lý một mặt hoạtđộngnào đó củahọc viên, đảm bảo cho sảnphẩmcuốicùngcủa hoạtđộngđó đạtđược chất lượng tốt nhất. Đối với khoa giáo viên chuyên ngành, quản lý kết quả xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên phải bắt đầu từ khâu bổ túc kiến thức cho học viên, đến các khâu, các bước chuẩnbịvàtiến hành xây dựngluận văn. Mỗikhâu, mỗibước đềucó tác độngđếnkếtquảcủa luận văn, khoachuyên ngành phải nắm bắtthông tin ngược từ phíahọc viên, kịp thời pháthiện, điều khiển và điều chỉnhhoạtđộng của học viên. Khoa chuyên ngành quản lý quá trình lao động khoa học của học viên, đồng thời quản lý, điều khiển quá trình phát triển phẩm chất năng lực của họcviên theo mục tiêu đàotạo.Khoa chuyênngành vàngười hướng dẫnkhoahọc
  • 34. 34 chịu trách nhiệm chínhvề kết quả phát triển trình độ, năng lực nghiên cứu khoa học của học viên. Đốivới cơ quan chức năng, quản lý kết quả xây dựng luận văn tốt nghiệp củahọcviên là phốihợpvới khoachuyênngành tổchức,điều khiển cáchoạtđộng của học viên; hướng dẫn quy trình, cách thức tổ chức các bước, các nhiệm vụ trongquá trìnhxây dựng luận văn, đảmbảo cho các hoạtđộngxâydựngluận văn diễn ra đúng quy định hiện hành và đạt được chất lượng tốt nhất. Cơ quan chức năng quản lý kết quả xây dựngluận văn bằng nhiều conđường, biện pháp, trong đó phải coi trọng các hoạt động thanh tra, kiểm tra, coi trọng tổ chức hội đồng khoahọc đánhgiá kết quả nghiên cứucủahọc viên. Các cơ quanchức năngtrong Họcviện, theo chứcnăng củacơquanmìnhđểquảnlý, đánhgiá kếtquảpháttriển phẩmchất, năng lực củahọcviên, đánh giá chấtlượng sảnphẩm bảnluận văn của người học, quản lý sản phẩm đó theo quy định. Quá trình đó phải chỉ ra được những ưu, nhược điểm, nguyên nhân mạnh yếu trong từng khâu, từng bước và trong sản phẩm cuối cùng. Giám đốcHọcviện vàcácThủtrưởng trongBan Giám đốcquảnlý toànbộ các khâu, các bước xâydựngluận văn tốtnghiệp củahọc viên bằng phương thức quản lý trực tiếp và gián tiếp. Quản lý trực tiếp là tự mình dựgiờ, kiểm tra, tham dựcác hộiđồngduyệt đầuvào, thẩm định, đánh giá luận văn, thông quacác kênh khác nhau đểnắm bắtkết quảhoạt độngxây dựng luận văn của người học. Quản lý gián tiếp là quản lý thông qua khoa giáo viên chuyên ngành và các cơ quan chức năng trong Học viện. Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm chung về chất lượng và kết quảđào tạo. Giám đốc Học viện quản lý kết quả xây dựng luận văn là quảnlý kết quảđàotạo. Giám đốcHọcviện quảnlý mục tiêu, nhiệm vụ đàotạo, quản lý chương trình, nội dung đào tạo và quá trình tổ chức đào tạo, so sánh đối chiếu kết quảđào tạo với mục tiêu đào tạo củaHọc viện, với nhu cầu nguồnnhân lực của xã hội và sự thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân người học.
  • 35. 35 1.3. Những nhân tố tác động đến quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị 1.3.1. Những quychế, quyđịnh, kếhoạch trong quản lýhoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốtnghiệp củahọc viên vừa là quản lý quá trình đào tạo, vừa mang đặc điểm của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt độngxây dựng luận văn của học viên chịu sựquản lý của cả hệ thống quản lý giáo dục từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, đến các cơ quan chức năng trong Học viện. Các hoạt động quản lý đó liên quan đến nhiều ban ngành, nhiều lực lượng, được phốihợp với nhau bằnghệ thống văn bảnpháp quy và các quy chế, quy định, các văn bản hành chính về giáo dục và đào tạo. Quy chế, quy định, kế hoạch là những văn bản pháp quy trong quản lý giáo dục. Những văn bản pháp quycủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và của Học viện Chínhtrị là căn cứpháp lý cho các hoạtđộngquản lý. Tác động của hệ thống văn bản này có hai chiều, tích cực và tiêu cực. Nếu hệ thống văn bản có tính khoa học, nhất quán sẽ tạo thành hành lang pháp lý cho hoạt động xây dựng luận văn tốtnghiệp của học viên, đồng thời sẽthúc đẩy các hoạt động quản lý theo hướng tíchcực. Ngược lại, hệ thống văn bản pháp quylạc hậu, thiếu tính nhất quán giữa các bộ, ngành, giữa các cấp chỉ huy, lãnh đạo sẽ có tác động tiêu cực đến quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên. Một mâu thuẫn bất cập hiện nay là sự phân cấp quản lý chưa nhất quán, chưa khoa học, dẫn đến chồng lấn, kém hiệu quả trong điều hành quản lý. Các văn bản quy định chưa thật sự khoa học, chưatạo ra sự đồngbộ nhất quán, chưa phân định rõ chức trách của khoa giáo viên chuyên ngành, của cơ quan chức năng quản lý sau đại học, hệ sau đại học… Ở tầm vĩ mô, các văn bản quản lý cấp nhà nước, cấp bộ, cấp trường đôi khi chưa tạo được động lực trong quản lý. Các cơ sở đào tạo sau đại học trong
  • 36. 36 toàn quốc còn thiếu nhất quán về các quy chế, quy định cụ thể trong xây dựng luận văn, đánh giá kết quả xây dựng luận văn của học viên. Hình thức, mẫu mã, cấu trúc nội dung mỗi cơ sở đào tạo một kiểu. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 và Nghị quyết số 29/NQ-TƯ Về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định giải pháp đầu tiên, quan trọng nhất là đổimới quản lý giáo dục, trong đó đổimới các văn bản pháp quy là then chốt. 1.3.2. Vai tròcủa người hướngdẫntácđộng đếnquảnlýhoạtđộng xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học Điều 5 và điều 6, chương II, Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ (ban hành kèm Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2011) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có những quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nhiệm vụ và quyền hạn đối với người hướng dẫn khoa học. Qua đó cho thấy, người hướng dẫn có vai trò và ảnh hưởng rất quan trọng tới tiến độ, chất lượng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở tất cả các khâu, các bước từxác định hướng nghiên cứu, chọnđềtài, xây dựng đềcương, xác định phương pháp và nội dung nghiên cứu đến kiểm tra, đánh giá và xét duyệt kết quả nghiên cứu cũng như tới thái độ, phongcáchvà năng lực làm việc khoa học củahọc viên cao học. Người hướng dẫn là chủ thể của quá trình xây dựng luận văn, là người trực tiếp nắm bắt, điều khiển các hoạt động của học viên. Người hướng dẫn có nhiệm vụ tác động vào tất cả các khâu, các bước, các hoạt động của người học trong quá trình xây dựng luận văn, đảm bảo cho các hoạt động đó diễn ra đúng quy trình tối ưu. Tác động của người hướng dẫn đến hoạt động của học viên là tác động có mục đích, có định hướng. Nếu tác động đó mang tính khoa học, phối hợp biện chứng, thống nhất với hoạt động của người học thì sẽ thúc đẩy các hoạt động quản lý theo hướng tích cực và kết quả xây dựng luận văn sẽ đảm bảo chất lượng theo mong muốn. Ngược lại, tác động của người hướng dẫn không đúng, không thống nhất với hoạt động của người học thì sẽ cản trở
  • 37. 37 các hoạt động quản lý, dẫn đến kết quả xây dựng luận văn không đạt được chất lượng như mong muốn. Trongquản lý phải phát huy vai trò chủ thể tổ chức, điều khiển củangười hướng dẫn khoa học. Người hướng dẫn phải xác định được giới hạn hoạt động của mình đến đâu là vừa đủ, nếu chưa làm đến giới hạn đó là chưa hoàn thành nhiệm vụ, nếu vượt quá giới hạn đó là bao biện làm thay. Kết quả chất lượng luận văn không chỉ là côngsức lao độngkhoa học củahọc viên mà còncó vaitrò chỉ đạo, hướng dẫn của cán bộ khoa học ngay từ những bước đầu tiên và trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Vai trò của thầy hướng dẫnđược pháthuy ngay từkhâu nắm bắthoàn cảnh, đặc điểm củangười học đến khâu bảo vệ luận văn tại Hội đồng chấm luận văn cấp Học viện. 1.3.3. Môi trường hoạt động nghiên cứu khoa học trong Học viện Hoạt độngxây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học là một hình thức tập dượtnghiên cứukhoa học củahọc viên. Hoạt độngđó khôngchỉ chịusự tác động của người hướng dẫn khoa học mà còn luôn chịu sựtác động của môi trường hoạt động nghiên cứu khoa học trong Học viện. Môi trường hoạt động nghiên cứu khoahọc được tạo thành bởitổng hòacác hoạtđộngnghiên cứukhoa học trong Học viện, trong đó nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, hình thức tổ chức nghiên cứu, các điều kiện đảm bảo cho hoạt độngnghiên cứu của các nhà khoa học là những thành tố quan trọng nhất. Môi trường nghiên cứukhoa học được tạo thành chủ yếu do phương thức quản lý, do cơ chếchínhsách, do trìnhđộ, năng lực và tâm huyết củangười lãnh đạo chỉ huy các cấp. Ở Học viện Chínhtrị, môi trường nghiên cứukhoa học còn được tạo thành bởi thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học của các khoa giáo viên, của cơ quan nghiên cứukhoa học, của Viện Khoa học xã hội và nhân văn, củaHệ Sauđại học, củachươngtrình, nội dung đào tạo vàcác điều kiện đảmbảo về nhân lực, tài lực, vật lực.
  • 38. 38 Môi trường hoạt độngnghiên cứukhoa học tác độngtớiquản lý hoạtđộng nghiên cứu khoa học của học viên thông qua tính tích cực hoạt động của học viên. Xét đến cùng, mọi hoạt động quản lý của các chủ thể quản lý đều hướng đến tích cực hóa hoạt động nghiên cứu, xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên. Môi trường thuận lợi sẽ có tác độngtíchcực, ngược lại, môitrường không thuận lợi sẽ có những tác động tiêu cực đến hoạt động quản lý và trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu, xây dựng luận văn của học viên. Sựvận động, pháttriển củamôi trường hoạtđộngnghiên cứukhoa học sẽ tạo thành các mốiquan hệ chínhthức và các mốiquanhệ không chínhthức trong các hoạt động quản lý và hoạt độngnghiên cứu khoa học, trong đó có mối quan hệ giữa các nhàkhoa học với các học viên sauđại học. Các mốiquan hệ này theo thời gian, theo mức độ tích cực của học viên cứ thấm sâu vào từng cá nhân, chuyển hóa thành phẩm chất, năng lực củangười học. Hoạtđộngcủacác cánhân và tổ chức khoa học trong Học viện là mô hình trực quan tác động tới ý thức, niềm tin thái độ và lý tưởng của người học. Đó là tấm gương, là chuẩn mực, là mô hình lý tưởng mà người học sẽ phấn đấu, phải đạt được. Môi trường nghiên cứu khoa học tích cực sẽ tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực động viên, khích lệ người học phát huy cao độ tinh thần, ý thức trách nhiệm trong hoạt động nghiên cứu, xây dựng luận văn. Trong trường hợp này, các hoạt động quản lý chủ yếu dùng phương pháp tâm lý, giáo dục, ít phải sử dụng phương pháp quản lý hành chính. Ngược lại, môi trường nghiên cứu khoa học thiếu lành mạnh sẽ tạo ra bầu không khí tâm lý tiêu cực, kìm hãm hưng phấn, tính tích cực của người học trong quá trình xây dựng luận văn. Trong trường hợp đó, người quản lý phải sử dụng các phương pháp hành chính, pháp luật để điều hành, làm cho hiệu quả hoạt động không cao. 1.3.4. Tinh thần tự giác, say sưa nghiên cứu của bản thân học viên Tuyệt đại đa số học viên cao học đang học tập, nghiên cứu ở Học viện Chính trị đều có chung một nhu cầu mong muốn tiến bộ, trưởng thành, hoàn
  • 39. 39 thiện về phẩm chất và năng lực chuyên môn. Chínhvì lẽ đó, trong quá trình đào tạo họ đã có những hứng thú, say mê tìm tòi, khám phá tri thức; tạo lập, xây dựng cho mìnhphongcáchhọc tập, nghiên cứuđộc lập, tựchủ, sáng tạo; luôncó ý thức rõ ràng về mục tiêu, nhiệm vụ học tập; có tinh thần, thái độ cầu thị, chủ động khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học. Khảo sát 50 học viên cao học, có 70% ý kiến nhất trí thường xuyên ý thức rõ về mục tiêu yêu cầu đào tạo, có khả năng định hướng trong học tập nghiên cứu. Có 84% ý kiến luôn thể hiện sựsay mê hứng thú tham gia các hoạt động học tập, nghiên cứu [32]. Trongnhững năm gần đây, do đổimới trong khâu tuyển chọnđầuvào, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình đào tạo nên chất lượng đào tạo, nhất là việc nắm tri thức trong quá trình bồi dưỡng kiến thức của học viên cao học từng bước được nâng lên. Tuyệt đại đa số học viên cao học đã nắm được nội dung bồi dưỡng kiến thức của các môn học cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, cả tri thức khoa học, tri thức thông thường, tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm. Về trình độ và khả năng vận dụng tri thức nói chung củahọc viên cao học đãđạtđược những chuẩn nhất định; biết sử dụng các số liệu của nhiều lĩnh vực khoa học để giải quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát, hệ thống và cụthể hoá để rút ra những kết luận hay quan sát, so sánh, đối chiếu; có khả năng trình bày, lập luận các vấn đề theo những hướng phát triển mới, đồngthời biết pháthiện ra các mâu thuẫn, tìmra các nguyên nhân và cách giải quyết các vấn đề trong đào tạo và nghiên cứu; lĩnh hội được hệ thống khái niệm, biến tri thức của xã hội, củathầy, của hệ thống sáchgiáo khoa, giáo trìnhthành tri thức củabản thân, hình thành và củng cố phươngpháp tưduy khoa học, vận dụng linh hoạt vào trong hoạt động thực tiễn học tập và nghiên cứukhoa học. Quasố liệu khảo sát kết quả bồidưỡngkiến thức củahọc viên cao học các khoá gần đây nhất, 100% đều đạt khá, giỏi. Điều quan trọng hơn là học
  • 40. 40 viên cao học đãbiết cáchtổ chức hoạtđộngnghiên cứu khoa học trongquá trình tìm tòi, thu thập xử lý số liệu để viết luận văn tốt nghiệp, nó được xác định như một đề tài khoa học độc lập, với một dung lượng và cấu trúc đủ để người học chuyển tải một vấn đề khoa học thật sự hoàn chỉnh. 1.3.5. Đổi mới trong giáodụcđàotạovà nghiên cứu khoa học của Học viện Hiện nay, đào tạo thạc sĩ ở Học viện Chínhtrị đã và đang chủ yếu là hoạt độngtrang bị, lĩnh hộitri thức mang tính nghiên cứukhoa học, đó là quá trình tổ chức hoạt động tư duy ở trình độ cao, nhằm giúp cho học viên cao học chiếm lĩnh các hệ thống tri thức chuyên sâu về chuyên ngành đào tạo, hình thành và phát triển những phẩm chất và bản lĩnh của người nghiên cứu khoa học, người thầy giáo, nhà quản lý giáo dục ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội. Đó là độingũ cán bộ có đủphẩmchất, năng lực, phongcáchphát triển thành nhà khoa học giỏi về các môn khoa học khác nhau trong tương lai. Trên cơ sở thực hiện theo đúng quan điểm chỉ đạo về phương pháp đã được xác định trong Luật Giáo dục: “Phươngpháp đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sángtạo trongphát hiện và giải quyết những vấn đềchuyên môn” [30, tr.33]. Hiện tại, môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học ở Học viện đã và đang tiếp tục được xây dựng, củng cố, hoànthiện tạo điều kiện thuận lợi cho quátrìnhgắn nghiên cứu khoahọc với đào tạo thạc sĩ. Biểu hiện rõ nét, là đã phát huy được sức mạnh của toàn bộ hệ thống những thiết chế; hệ thống hoạt động của lãnh đạo, chỉ huy, các cơ quan, khoa, đơn vị; hệ thống cơ sở vật chất; bảo đảm sự thống nhất thông suốt trong chỉ đạo, tổ chức hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học;luôn có sựphối kết hợp chặt chẽ trong thực thi, điều hành giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ; giải quyết hài hoà các mối quan hệ, tạo lập được bầu không khí dân chủ, bình đẳng, cởi mở trong giảng dạy, học tập và