SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  54
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
----------***----------
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN THEO HOẠT ĐỘNG (ABC)
ĐỂ TÍNH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC
CÔNG TY DƢỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62.34.01.02
TRẦN TÚ UYÊN
Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. Nguyễn Thị Quy
PGS.TS. Đào Thị Thu Giang
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng:
- Luận án tiến sĩ kinh doanh này do chính tác giả nghiên cứu và thực
hiện.
- Các thông tin, số liệu sử dụng trong Luận án này hoàn toàn trung thực
chính xác và có căn cứ.
- Lập luận, phân tích, đánh giá, kiến nghị được đưa ra dựa trên quan điểm
cá nhân và nghiên cứu của tác giả Luận án, không có sự sao chép của bất cứ tài
liệu nào đã được công bố.
- Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về những nhận xét đã đưa ra trong Luận án.
Tác giả Luận án
Trần Tú Uyên
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS, Nguyễn Thị Quy và
PGS.TS, Đào Thị Thu Giang (Trường Đại học Ngoại thương) đã tận tình hướng
dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến khoa Kế toán-Kiểm toán, khoa Quản trị
Kinh doanh, các nhà khoa học trong và ngoài trường Đại học Ngoại thương đã góp
ý cho tác giả chỉnh sửa luận án trong quá trình nghiên cứu.
Đồng thời tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, các kế toán trong
các công ty dược phẩm niêm yết đã giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra, phỏng
vấn, thực hiện thu thập phiếu điều tra.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc và phòng
kế toán, phòng thống kê Công ty cổ phần Dƣợc phẩm Hà Tây đã giúp đỡ tác giả
rất nhiều trong việc tìm hiểu thực tế về quy trình sản xuất, cách tính giá thành theo
các phương pháp tại công ty.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ hai bên, chồng, các con,
các em trong gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp tại trường Đại học Ngoại thương
đã giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
án.
Tác giả Luận án
Trần Tú Uyên
i
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT Kí hiệu Từ đầy đủ
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 CP Chi phí
3 CPKH Chi phí khấu hao
4 CPSXDD Chi phí sản xuất dở dang
5 DN Doanh nghiệp
6 ĐVT Đơn vị tính
7 GTSP Giá thành sản phẩm
8 KTTC Kế toán tài chính
9 KTQT Kế toán quản trị
10 LĐTT Lao động trực tiếp
11 NCTT Nhân công trực tiếp
12 NK Nhập khẩu
13 NVL Nguyên vật liệu
14 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
15 QLDN Quản lý doanh nghiệp
16 SX Sản xuất
17 SXC Sản xuất chung
18 SXKD Sản xuất kinh doanh
19 SXKDĐ Sản xuất kinh doanh dở dang
20 TSCĐ Tài sản cố định
21 TTCK Thị trường chứng khoán
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT Từ viết tắt Từ đầy đủ Nghĩa
1 ABC Activity Based Costing Chi phí theo/dựa trên hoạt động
2 ABM Activity Based Management Quản lý theo hoạt động
3 ACA Activity Cost Analysis Phân tích chi phí hoạt động
4 AHP Analytic Hierarchical Process Quá trình phân tích thứ bậc
5 CVP Cost – Volumne – Profit Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận
6 EPS. Earning Per Share Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu
7 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
9 GMP Good Manufacturing Practice Thực hành sản xuất thuốc tốt
10 IAS International Accounting Standard Chuẩn mực kế toán quốc tế
11 JIT Just In Time Quản lý sản xuất tức thời
12
MOH
costs
Manufacturing Overhead cost Chi phí sản xuất chung
13 ROE Return on equity Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
14 TCS Traditional Costing System
Hệ thống tính giá theo phương pháp
truyền thống
15 TPP
Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dương
16 TQM Total Quality Management Hệ thống quản trị chất lượng
17 VAS Vietnamese Accounting Standards Chuẩn mực kế toán Việt Nam
18 WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
19 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
iv
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu
Toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại hiện nay đang là một xu thế
tất yếu và diễn ra ngày càng sâu rộng. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng
không ít thách thức cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Các
doanh nghiệp muốn hội nhập cần có trong tay công cụ quản lý kinh tế vững mạnh
để cải thiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một
trong những yếu tố then chốt để tăng năng lực cạnh tranh là kiểm soát chặt chẽ,
hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí. “Làm sao để xác định chi phí sản xuất một
cách chính xác nhất”, “làm sao để quản trị chi phí một cách hiệu quả” là những câu
hỏi không mới nhưng luôn là vấn đề hóc búa đối với nhà quản trị doanh nghiệp, đặc
biệt khi giá thành là yếu tố căn bản quyết định lợi nhuận của sản phẩm. Hiện nay
khi hầu hết các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đều coi giá thành là cơ sở chính
để xác định giá bán thì việc tính giá thành chính xác là điều kiện sống còn của mỗi
doanh nghiệp.
Ngành dược phẩm Việt Nam là ngành có vị trí hết sức quan trọng xét cả về
yếu tố kinh tế và xã hội. Ngành dược phẩm không những đáp ứng nhu cầu thiết yếu
trong đời sống hàng ngày của nhân dân mà còn đóng góp một phần ngân sách
không nhỏ vào nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên ngành dược đang phải đối mặt với
áp lực cạnh tranh rất lớn, khi các quy định mới trong đấu thầu được áp dụng, các
hãng dược nước ngoài sẽ được cung cấp thuốc bình đẳng với các doanh nghiệp
trong nước. Do vậy mà thông tin về chi phí sẽ là kim chỉ nam giúp cho các nhà quản
trị kiểm soát tốt chi phí để có thể cung cấp ra thị trường các sản phẩm với giá thành
cạnh tranh, có ngân sách đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển đồng thời có
các quyết định về phân phối và Marketing phù hợp, kịp thời.
Trong khi các nước phát triển trên thế giới đã xây dựng phương pháp kế toán
quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông tin hữu ích cho cho các nhà quản trị thì tại
Việt Nam nói chung và trong các doanh nghiệp dược phẩm nói riêng vẫn áp dụng
phương pháp kế toán chi phí truyền thống. Theo phương pháp kế toán này, chi phí
gián tiếp được phân bổ dựa trên một tiêu thức nhất định, (ví dụ: phân bổ theo tỷ lệ
chi phí nhân công trực tiếp). Cách phân bổ này phù hợp với phương thức sản xuất
v
truyền thống khi mà chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí
nên việc phân bổ chi phí sản xuất chung không quan trọng, hơn nữa, nhân công trực
tiếp là yếu tố quyết định đến việc tạo ra sản phẩm và là chi phí chính nên việc sử
dụng tiêu thức này là hợp lý. Ngày nay, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thay đổi
đặc điểm quy trình sản xuất cũng như thay đổi trong kết cấu chi phí sản phẩm thì
cần thiết phải có sự điều chỉnh phương pháp phân bổ chi phí cho phù hợp.
Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu các đặc điểm của các doanh nghiệp
dược phẩm niêm yết Việt Nam, tác giả nhận thấy việc áp dụng phương pháp kế toán
chi phí theo hoạt động (ABC- Activity Based Costing) phù hợp và có khả năng sẽ
mang lại lợi ích không nhỏ cho các doanh nghiệp. Với phương pháp kế toán chi phí
theo hoạt động ABC (còn gọi là phương pháp kế toán ABC hay phương pháp
ABC), chi phí sẽ được theo dõi một cách cụ thể cho từng hoạt động gắn liền với
từng loại sản phẩm, vì thế thông tin chi phí cung cấp bởi phương pháp ABC có mức
độ chính xác cao hơn, các doanh nghiệp xác định được giá thành chính xác hơn.
Mặt khác, phương pháp ABC còn giúp doanh nghiệp quản trị theo hoạt động, từ đó
xác định sản phẩm nào tạo ra giá trị, sản phẩm nào không tạo ra giá trị giúp cải tiến
quá trình, nâng cao năng lực cạnh tranh cho của mình. Chính vì những lý do trên tác
giả chọn đề tài: “Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi
phí và giá thành sản phẩm tại các công ty Dược phẩm niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” làm đề tài cho Luận án của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Đến nay có rất nhiều tài liệu cũng như công trình nghiên cứu về phương
pháp ABC tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu này xoay quanh 5 vấn đề
chính: thứ nhất, so sánh phương pháp ABC và phương pháp truyền thống; thứ hai,
tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC trong một ngành hay một quốc gia; thứ ba, các lợi
ích và khó khăn mà phương pháp ABC mang lại; thứ tư: các nhân tố ảnh hưởng tới
việc áp dụng phương phương pháp này, thứ năm, các nghiên cứu về ABC trong một
doanh nghiệp cụ thể (case study). Sau đây Luận án sẽ trình bày mục đích và hiệu
quả đạt được của từng nghiên cứu cụ thể.
vi
Trước hết, các nghiên cứu so sánh phương pháp ABC và phương pháp
truyền thống có thể kể đến là nghiên cứu của Cooper và Kaplan (1988) mô tả ABC
như một hệ thống có thể vẽ một bức tranh về giá thành sản phẩm hoàn toàn khác so
với phương pháp truyền thống. Những khác biệt này phát sinh do phương pháp
ABC tiếp cận tinh vi hơn để tách chi phí sản xuất tại nhà máy, chi phí của công ty,
và các chi phí khác của doanh nghiệp, các chi phí này bước đầu sẽ tập hợp vào từng
hoạt động sau đó phân bổ tới từng sản phẩm.
Innes and Mitchell (1993) cho rằng phương pháp ABC đã khắc phục được
những nhược điểm về sự không chính xác trong tính toán của các phương pháp kế
toán truyền thống và đây là một tiến bộ đáng kể về cách tính chi phí. Cũng theo hai
nhà nghiên cứu này phương pháp ABC đã cung cấp một phương pháp cơ bản để
tính toán chi phí của sản phẩm, điều này mang lại lợi ích không chỉ cho nhà quản lý
mà còn cho cả khách hàng. Ngoài ra, so với phương pháp truyền thống phương
pháp ABC còn cung cấp mức độ đóng góp của từng hoạt động vào quá trình sản xuất
giúp nhà quản trị dễ dàng ra quyết định cắt giảm hay đẩy mạnh hoạt động hơn.
Gần đây, Appah et al (2013) đã tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh việc áp
dụng phương pháp ABC và phương pháp truyền thống tại các doanh nghiệp sản
xuất tại Nigeria. Tác giả đã gửi bảng hỏi tới kế toán trưởng của 40 doanh nghiệp sản
xuất phía Tây Nam Nigeria. Kết quả điều tra cho thấy 60% doanh nghiệp cho rằng
việc áp dụng phương pháp ABC hiệu quả hơn bởi kiểm soát chi phí tốt hơn, tăng
khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, tuy nhiên, 40% cho rằng so với phương
pháp chi phí truyền thống, phương pháp ABC phức tạp và gia tăng chi phí thực
hiện, đặc biệt đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Nghiên cứu này đã điều
tra toàn bộ các công ty sản xuất và bỏ qua tiêu chí quan trọng là đối với mỗi ngành
sản xuất khác nhau hiệu quả áp dụng phương pháp ABC sẽ khác nhau.
Nhóm nghiên cứu thứ hai có thể kể đến là các nghiên cứu về tỷ lệ áp dụng
phương pháp ABC trong một ngành hay một quốc gia. Năm 1995 Innes và Mitchell
đã điều tra về tình hình áp dụng phương pháp ABC tại 1000 doanh nghiệp lớn nhất
nước Anh. Nghiên cứu đã sử dụng Bảng hỏi gửi tới kế toán trưởng của 1000 doanh
nghiệp lớn nhất tại Anh (theo xếp hạng của tạp chí Time) bằng đường bưu điện,
trong đó gồm 940 công ty phi tài chính và 60 công ty tài chính. Theo kết quả điều
vii
tra, 33,2% tỷ lệ trả lời không hợp lệ, 66,8% phiếu trả lời là hợp lệ. Trong các phiếu
trả lời hợp lệ có 21% các công ty đang sử dụng phương pháp kế toán ABC, 29,6%
các công ty đang xem xét áp dụng phương pháp kế toán này, 13,3 % từ chối áp
dụng ABC sau khi đã đánh giá về ABC, 36,1% không có ý định áp dụng ABC.
Cũng theo kết quả điều tra việc áp dụng phương pháp ABC được đánh giá là có tác
động tích cực tới các chỉ tiêu liên quan tới kế toán quản trị như giá trị cổ phiếu, hiệu
quả kinh doanh, giảm chi phí và quản lý chi phí tốt hơn cũng là những ưu điểm
được chứng minh trong các doanh nghiệp có áp dụng ABC tại Anh. Điều tra này
không nghiên cứu các nhân tố hạn chế việc áp dụng phương pháp kế toán ABC.
Đến năm 1997, Bjornenak đã tiến hành điều tra mức độ phổ biến của việc áp
dụng phương pháp kế toán ABC tại Na-uy bằng cách điều tra 132 công ty sản xuất
lớn tại nước này, nghiên cứu đạt tỷ lệ trả lời là 75 công ty (tương đương 57%). Theo
đó 30 công ty (tương đương 40%) đã áp dụng phương pháp ABC, 23 công ty
(chiếm 31%) có tìm hiểu về ABC nhưng chưa áp dụng và 22 công ty (29%) không
quan tâm tới phương pháp ABC. Ngoài ra nghiên cứu cũng tìm hiểu các nhân tố ảnh
hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân
tố như cấu trúc chi phí, mức độ cạnh tranh, sự đa dạng của sản phẩm có mối quan
hệ với việc áp dụng phương pháp ABC, trong khi đó không có sự khác biệt đáng kể
về quy mô của doanh nghiệp giữa nhóm áp dụng ABC và nhóm không áp dụng
ABC.
Một nghiên cứu khác về ABC được Nguyen và Brooks tiến hành vào năm
1997 (Nguyen and Brooks-1997) tại bang Victoria tại Úc. Nghiên cứu đã sử dụng
Bảng hỏi gửi tới 350 doanh nghiệp sản xuất tại Úc với tỷ lệ trả lời là 120 công ty,
chiếm tỷ lệ 34%. Theo kết quả điều tra chỉ có 15 công ty tương đương 12,5% số
doanh nghiệp trả lời có áp dụng phương pháp kế toán ABC, 3 công ty (tương đương
2,5%) từ chối áp dụng phương pháp ABC, 10 công ty (8,3%) có ý định áp dụng
phương pháp ABC trong tương lai, 92 công ty còn lại (tương đương 76,7%) không
có ý định áp dụng ABC. Nghiên cứu cũng chỉ ra có sự khác biệt rõ ràng giữa các
công ty áp dụng và không áp dụng ABC về sự đa dạng của sản phẩm, quy mô doanh
nghiệp, mức độ cạnh tranh, trái lại không có sự khác biệt về sự đa dạng sản phẩm và
viii
tỷ lệ chi phí sản xuất chung trên tổng chi phí giữa các công ty áp dụng và không áp
dụng phương pháp ABC.
Thứ ba là nhóm các nghiên cứu về thuận lợi và khó khăn mà phương pháp
ABC mang lại. Vào năm 1999, Clarke et al đã công bố kết quả điều tra 511 trong
1000 doanh nghiệp sản xuất lớn nhất của Ai Len theo xếp hạng của tạp chí Tài
chính và Kinh doanh về tình hình áp dụng kế toán ABC tại các doanh nghiệp này.
Các câu hỏi được gửi tới kế toán trưởng trong từng công ty. Số Bảng hỏi nhận về
hợp lý là 40% (tương đương 204 doanh nghiệp), trong đó có 12% (24 công ty) đã áp
dụng ABC, 20% (42 công ty) đang nghiên cứu về ABC, 13% (26 công ty) từ chối
áp dụng ABC, còn lại 55% (112 công ty) không xem xét áp dụng ABC. Nghiên cứu
cũng chỉ ra những ưu điểm của ABC như: phương pháp ABC cung cấp thông tin chi
phí chính xác hơn dẫn tới các quyết định quản trị tốt hơn, đem lại lợi ích cho nhân
viên và cho khách hàng. Liên quan tới những khó khăn khi áp dụng phương pháp
ABC đó là: khó xác định chi phí cho từng hoạt động, khó xác định từng hoạt động
riêng biệt, hệ thống công nghệ chưa hiện đại để áp dụng, năng lực của nhân viên
chưa đáp ứng việc áp dụng ABC.
Trong năm 2003, Cotton et al. (2003) tiến hành điều tra tình hình áp dụng
ABC tại Niu- Di- Lân. Đối tượng điều tra là các kế toán trưởng, thành viên của
Viện kế toán Niu-Di-Lân (ICANZ), những người đang làm việc tại các công ty
thương mại, các công ty cổ phần và các công ty nhà nước. Số lượng doanh nghiệp
điều tra là 748 doanh nghiệp, với tỷ lệ trả lời là 40%. Theo đó 20,3% các doanh
nghiệp đang áp dụng phương pháp kế toán ABC, 11% đang xem xét, 10,8% từ chối
sau khi xem xét, 57,8% còn lại không quan tâm tới phương pháp này. Lý do chọn
áp dụng phương pháp ABC được các doanh nghiệp đưa ra là: cần xác định chính
xác trị giá hàng tồn kho, giá sản phẩm dịch vụ đầu ra, quản lý chi phí, ngân sách,
cần xác định lợi nhuận trên từng khách hàng, nâng cao khả năng quản lý từng hoạt
động của doanh nghiệp.
Một năm sau đó, Pierce and Brown (2004) đã tiến hành một cuộc điều tra đối
với các công ty lớn trong ngành sản xuất, dịch vụ, tài chính tại Ireland để tìm hiểu
về thực trạng áp dụng phương pháp kế toán ABC tại các công ty này. Bảng hỏi
được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Innes et al. (2000) và gửi trực tiếp tới kế
ix
toán trưởng hoặc giám đốc tài chính tại các công ty được điều tra. Tỷ lệ phản hồi
của nghiên cứu là 23,2% trên 550 doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng
so với 4 năm trước đó, tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC đã tăng lên. Theo đó có
28% các công ty đã áp dụng phương pháp ABC, 52,4% các công ty không xem xét
áp dụng. Tỷ lệ các công ty đang xem xét là 9%, 10,7 % các doanh nghiệp từ chối áp
dụng sau khi đã tìm hiểu. Các lợi ích có được khi áp dụng phương pháp ABC được
các công ty chỉ ra là: ABC giúp phân tích thông tin sâu hơn, tạo ra giá trị gia tăng
cho việc ra quyết định. Ngoài ra phương pháp ABC giúp cung cấp thông tin sản
phẩm chính xác hơn, nâng cao lợi nhuận trên từng sản phẩm, đánh giá được hiệu
quả của việc đầu tư. Hơn thế nữa, phương pháp ABC còn chỉ rõ được nguồn phát
sinh chi phí, giúp quản trị tốt hơn trong việc thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm
và xây dựng chiến lược giá.Về nguyên nhân không áp dụng ABC được các nhà
nghiên cứu chỉ ra gồm ba nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ nhất là các khó
khăn do điều kiện áp dụng ABC như: trình độ của nguồn nhân lực, trình độ về công
nghệ thông tin, chi phí tốn kém. Nguyên nhân thứ hai được chỉ ra: do việc khó phân
lọai chi phí thành các hoạt động cụ thể, chi phí để phân loại có thể lớn hơn lợi ích
mang lại sau khi có được thông tin chi phí chính xác. Nguyên nhân cuối cùng là do
các doanh nghiệp đang hài lòng với hệ thống tính giá thành của mình, thiếu thông
tin và kinh nghiệm về phương pháp ABC, quy mô doanh nghiệp nhỏ, quá trình sản
xuất và kiểm soát chi phí đơn giản.
Cũng trong năm 2004 Manalo (2004) tiến hành cuộc điều tra đối với 500
doanh nghiệp lớn nhất Philippines (theo tạp chí The Fookien Times Philippine
Yearbook, 2001). Kết quả điều tra cho thấy có 17% (tương đương 83 doanh nghiêp)
đang áp dụng phương pháp ABC, có 55% (275 doanh nghiệp) vẫn áp dụng phương
pháp truyền thống, các công ty còn lại là 28% (142 công ty) đang xem xét có nên áp
dụng ABC hay không. Điều tra cũng làm rõ nguyên nhân của việc chưa áp dụng
phương pháp ABC là: thiếu thông tin về ABC, hạn chế về nguồn nhân lực, cũng
như hệ thống công nghệ thông tin phụ trợ.
Vào năm 2005, Cohen et al (2005) tiến hành điều tra trên 177 công ty lớn ở
Hy Lạp. Cuộc điều tra nhằm tìm hiểu tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC trong ba loại
hình sản xuất: doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp dịch
x
vụ, đồng thời tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định thay đổi hệ thống kế
toán quản trị chi phí hiện tại. Trong nghiên cứu này có 88 trong số 177 doanh
nghiệp trả lời, đạt tỷ lệ 49,7%. Hy Lạp là nước có tỷ lệ áp dụng ABC tương đối cao,
36 công ty trong tổng số 88 công ty trả lời đã áp dụng ABC, tương đương 40,9%.
Số còn lại 52 công ty tương đương 50,1% hiện không áp dụng ABC. Trong số các
công ty hiện không áp dụng ABC có 31,9% (28 công ty) từ chối không áp dụng,
13,6% (12 công ty) đang xem xát có áp dụng hay không, 13,6% (12 công ty) còn lại
không xem xét đến phương pháp này. Nghiên cứu cũng chỉ ra các lợi ích của việc
áp dụng ABC, theo đó lợi ích của việc áp dụng ABC được chia làm 5 nhóm: kế toán
chi phí, quản trị chi phí, đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh, ra quyết định, quản
lý chung.
Thứ tư là nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng
phương pháp ABC, đã có rất nhiều các nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa quy mô
doanh nghiệp, sự đa dạng của sản phẩm, tỷ lệ chi phí gián tiếp, mức độ cạnh tranh
của sản phẩm… có mối quan hệ với việc áp dụng phương pháp kế toán ABC. Ví dụ
Innes and Mitchell, 1995, 1998; Bjornenak, 1997; Van Nguyen and Brooks,
1997;Krumwiede, 1998; Clarke et al, 1999. Theo các kết quả điều tra này các công
ty có quy mô lớn có xu hướng áp dụng ABC nhiều hơn các công ty có quy mô nhỏ.
Vào năm 1999, theo kết quả điều tra của Clarke, 18% trong số các công ty có doanh
thu 50 triệu USD/ năm áp dụng ABC, trong khi con số này chỉ là 4% đối với các
công có doanh thu nhỏ hơn 10 triệu USD. Năm 2010, Zhang Zi Fei & Che Ruhana
Isa đã công bố bài “Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp
ABC”.Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thành công
phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động ABC tại các doanh nghiệp sản xuất và
cung ứng dịch vụ tại Vương Quốc Anh.
Vào năm 1995 Anderson (1995) đã tiến hành nghiên cứu quá trình áp dụng
ABC tại công ty General Motors.Nghiên cứu này đã xây dựng một mô hình các nhân
tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC.Theo đó các nhân tố ảnh hưởng tới
việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí ABC được nêu ra là: lĩnh vực hoạt động
của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, yếu tố đầu tư nước ngoài, sự đa dạng của
sản phẩm, cấu trúc chi phí, chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp đang áp dụng.
xi
Năm 2013, Elhamma et al (2013) đã tiến hành điều tra tình hình áp dụng
ABC trong các doanh nghiệp tại Ma-rốc. Nghiên cứu đã chỉ ra có 12,9% trong tổng
số 62 doanh nghiệp tại Ma- rốc có áp dụng phương pháp ABC, nghiên cứu cũng sử
dụng nghiên cứu định lượng và kiểm định Khi bình phưong (chi square) để kết luận
không mối liên hệ giữa chiến lược kinh doanh của doanh và việc áp dụng ABC.
Hạn chế của nghiên cứu này là không chỉ ra tại sao lại chỉ chọn nhân tố chiến lược
kinh doanh mà không phải các nhân tố khác cũng như không mô tả cụ thể về mẫu
điều tra.
Cuối cùng là nhóm các nghiên cứu về phương pháp ABC tại một doanh
nghiệp cụ thể (case study). Năm 1995 Anderson đã nghiên cứu về việc thực hiện
phương pháp ABC tại BCA là nhà sản xuất máy bay Boeing lớn tại Mỹ. Sau khi
thực hiện được 1 năm, ABC đã mang lại hiệu quả lớn cho công ty: công ty đã tiết
kiệm được khoảng 1,6 triệu USD trong vòng 12 tháng, lợi nhuận trên tài sản (ROA)
tăng đáng kể mà không làm tăng chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, sau khi áp dụng
ABC, các loại chi phí chất lượng (tổng chi phí dự phòng, thẩm định, thất bại, làm
lại…) đã giảm đáng kể: từ 1,3 triệu USD mỗi quý giảm xuống còn 350 nghìn USD
mỗi quý. Những kết quả này đã làm nhóm nghiên cứu về ABC đưa ra kết luận việc
áp dụng ABC giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế lãng phí, mang lại lợi
nhuận cao, tăng khả năng cạnh tranh, giúp công ty dễ dàng đạt được các mục tiêu
dài hạn của mình. Ngoài ra vào năm 2013, Yung I & Hwei Cheng Wang cũng
nghiên cứu về việc áp dụng ABC tại công ty truyền thông B tại Đài Loan. Đây là
một trong những doanh nghiệp sản xuất thiết bị đài phát thanh, điện thoại có dây và
điện thoại không dây lớn nhất Đài Loan, đã áp dụng phương pháp ABC với quy
trình 7 bước. Trong bài viết các tác giả đã phân tích kỹ quy trình áp dụng ABC tại
công ty và so sánh kết quả tính giá thành theo phương pháp ABC và phương pháp
truyền thống để thấy rõ sự khác biệt khi tính giá theo hai phương pháp này.
Năm 2012, Yapa et al (2012) đã nghiên cứu về quy trình áp dụng ABC tại
công ty Viễn thông A Thái Lan thông qua việc phỏng vấn chuyên sâu 5 chuyên gia
về quản trị chi phí và một trợ lý giám đốc đang làm việc tại đây. Công ty Viễn
thông A Thái Lan đã áp dụng phương pháp ABC từ năm 2003 và đã đạt được
những kết quả nhất định như tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, có được hệ
xii
thống khách hàng trung thành và lợi nhuận tăng trưởng cao. Kết quả của những
cuộc phỏng vấn chuyên sâu tại đây cho thấy môi trường cạnh tranh là nhân tố ảnh
hưởng lớn nhất đến việc áp dụng ABC, sau đó là công nghệ, chiến lược tổ chức, cấu
trúc tổ chức, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility –
CSR) và văn hóa tổ chức. Ngoài ra tác giả cũng đưa ra kết luận trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp, sự trung thành của nhân viên và chính sách của Chính phủ có ảnh
hưởng gián tiếp đến việc áp dụng phương pháp kế toán ABC. Hạn chế của nghiên
cứu này là các kết luận chỉ dựa trên kết quả phỏng vấn chuyên sâu một số lượng
mẫu nhỏ, đồng thời tác giả cũng không chứng minh được liệu việc nghiên cứu tại
một công ty có thể rút ra kết luận cho toàn ngành viễn thông của Thái Lan hay
không.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Mặc dù phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động (ABC) đã được biết đến,
đã áp dụng thành công và có rất nhiều nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới
nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp này.
Những nghiên cứu đầu tiên về ABC tại Việt Nam được Phạm Duy trình bày
trong bài “Kế toán chi phí theo hoạt động (Activity-Based Costing – ABC)” đăng
trên tạp chí Kế toán tháng 11 năm 2006 và nghiên cứu của Quang Khải với bài “ ệ
thống xác lập chi ph d a trên hoạt động”, tạp chí Kế toán tháng 5 năm 2006. Hai
bài viết đã giới thiệu về phương pháp kế toán ABC cùng với các ưu nhược điểm của
phương pháp này tuy nhiên đây chỉ là những lý thuyết cơ bản nhất về ABC, trong
bối cảnh ABC mới bắt đầu được nghiên cứu tại Việt Nam. Các nghiên cứu khác
cũng hoàn thiện việc cung cấp thêm kiến thức căn bản cho độc giả về phương pháp
này, bao gồm nghiên cứu “Bàn thêm về phương pháp kế toán chi ph theo hoạt
động”của Trần Đức Nam, tạp chí Kế toán tháng 12 năm 2006, bài “Rào cản và khó
khăn trong áp dụng kế toán chi phí theo hoạt động”, tạp chí Kinh tế và Phát triển,
tháng 8 năm 2012, (trang 59-64) nêu lên những khó khăn trong quá trình thực hiện
phương pháp ABC của tác giả Bùi Thị Minh Hải.
Năm 2014 tác giả Đào Thị Thu Giang đăng bài “Kế toán chi phí theo hoạt
động (Activity Based Costing-ABC): Khuôn khổ lý thuyết và khả năng áp dụng tại
Việt Nam”, tạp chí Kế toán, tháng 5 năm 2014. Nghiên cứu đã nêu ra những ưu
xiii
nhược điểm của phương pháp kế toán ABC và khả năng vận dụng trong các doanh
nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ dừng lại cung cấp khung lý
thuyết chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, muốn áp dụng tại các ngành,
các doanh nghiệp khác nhau cần phải có những nghiên cứu về đặc điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh của từng ngành, đặc điểm phát sinh các chi phí cụ thể.
Nghiên cứu về ABC áp dụng trong các doanh nghiệp cụ thể bao gồm các
nghiên cứu sau: năm 2013 hai tác giả Nguyễn Thị Mai Chi, Nguyễn Năng Phúc có
bài “Bàn về kế toán quản trị chi phí theo hoạt động”, tạp chí Kinh tế và Phát triển.
Bài báo trình bày một cách khái quát nội dung kế toán quản trị chi phí theo hoạt
động kết hợp với việc khảo sát thực tế tại công ty HACOMEX nhằm khẳng định ưu
điểm của phương pháp ABC. Năm 2013, Trần Trung Tuấn, Lê Ngọc Thăng, Ngô
Duy Việt có bài “Vận dụng phương pháp xác định chi phí theo hoạt động (ABC) tại
các công ty dệt may Việt Nam trong điều kiện tái cấu trúc doanh nghiệp sau khủng
hoảng kinh tế”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 12 năm 2013. Bài báo đã nêu
khả năng áp dụng phương pháp kế toán ABC trong các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam.
Nghiên cứu sâu hơn về ABC cả về mặt lý thuyết và thực tiễn có tác giả Phan
Hồng Hải năm 2012 với đề tài luận án tiến sỹ “Nghiên cứu quản trị chi phí kinh
doanh theo quá trình hoạt động (ABC/ABM) trong các doanh nghiệp chế biến gỗ
Việt Nam”. Luận án đã đánh giá thực trạng về quản trị chi phí kinh doanh trong các
doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã gửi
phiếu điều tra tới 60 doanh nghiệp chế biến gỗ và lựa chọn xí nghiệp sản xuất Bao
bì tại Hà Nội làm ví dụ điển hình. Tuy nhiên nghiên cứu chưa chỉ rõ tại sao phương
pháp này lại phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp chế biến gỗ dựa trên kết
quả nghiên cứu định lượng mà chỉ đưa ra các luận giải thiên về định tính.
2.3. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, ngoài những nghiên cứu mang tính khái quát về lý thuyết ABC cũng
đã có một số nghiên cứu chỉ ra khả năng ứng dụng ABC vào một số ngành tại Việt
Nam. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dựa trên những nghiên cứu định tính
nhằm mô tả thực trạng hoặc dựa vào lý thuyết của nước ngoài để nêu ra sự phù hợp
chứ chưa có nghiên cứu nào thực hiện kiểm định, định lượng lý thuyết đó tại một
xiv
ngành cụ thể ở Việt Nam. Vì vậy cần có một nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định
các nhân tố phù hợp với khả năng áp dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp
Việt Nam..
Thứ hai, trong các nghiên cứu về khả năng áp dụng phương pháp ABC trong
một ngành, các tác giả tại Việt Nam chưa lựa chọn ra trong đó nhóm các doanh
nghiệp có nhiều khả năng áp dụng phươn pháp ABC để nghiên cứu và phân tích,
cũng như chưa xây dựng mô hình ABC phù hợp với nhóm ngành đó. Vì vậy việc
định vị thu hẹp nhóm doanh nghiệp có nhiều tiềm năng áp dụng và xây dựng mô hình
ABC cho nhóm ngành là việc làm cần thiết.
Thứ ba, ngành dược trong những năm gần đây đang gặp các áp lực cạnh
tranh cả bên trong lẫn bên ngoài đã khiến lợi nhuận của ngành giảm xuống. Mặc dù
trước đây ngành dược vẫn luôn được coi là một ngành ổn định, luôn duy trì lợi
nhuận ở mức cao kể cả trong giai đoạn khủng hoảng. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
một số doanh nghiệp lớn trước đây luôn trên 30% và bình quân ngành luôn ở mức
cao trên 25% từ 2010 đến 2013 bất chấp các giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Khó
khăn chỉ xuất hiện từ sau 2014 và đến nay các chỉ tiêu tăng trưởng ngành như ROE
chỉ còn 19,6% trong khi EPS đã giảm từ 7,000 bình quân xuống còn 5,200. Để cải
thiện tình trạng đó, ngoài việc phải thay đổi các sản phẩm chiến lược từ thuốc
generic lợi nhuận thấp sang các thuốc đặc trị giá trị cao thì việc chú trọng đến kế
toán quản trị nhằm cắt giảm chi phí, cải tiến hoạt động… cũng là một nhiệm vụ cấp
bách đối với mỗi doanh nghiệp dược. Do đó việc nghiên cứu về ngành Dược để có
thể đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp quản trị chi phí tốt hơn, tăng hiệu
quả kinh doanh, vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết.
Đây chính là những nội dung tác giả sẽ làm sáng tỏ trong Luận án của mình.
3. Mục tiêu nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận về phương pháp ABC và nghiên cứu thực trạng
áp dụng phương pháp ABC tại các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, Luận án sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
và nâng cao khả năng áp dụng phương pháp ABC tại các công ty này.
xv
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ
thể sau đây:
1. Hệ thống hóa lý thuyết về phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động ABC.
2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp kế toán chi
phí theo hoạt động ABC của các nước trên thế giới, kết hợp với thực tiễn Việt Nam
để xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm tìm ra các các nhân tố ảnh hưởng tới việc
áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động trong các công ty dược phẩm
nói chung và các công ty dược phẩm niêm yết nói riêng.
3. Nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động
tại các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối với
các công ty đã áp dụng, Luận án sẽ phân tích những ưu, nhược điểm của việc áp
dụng phương pháp này. Đối với những công ty chưa áp dụng, Luận án sẽ đi sâu
phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng đã tìm được ở mục tiêu thứ 2, xem
liệu các công ty này có phù hợp với việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo
hoạt động hay không?
4. Dựa vào kết quả ở mục tiêu 3, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp
dụng phương pháp ABC cho các công ty đã áp dụng và các giải pháp nhằm nâng
cao khả năng áp dụng đối với các công ty chưa áp dụng.
3.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC của một doanh
nghiệp dược?
Đâu là các bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi từ các nước khác
(Mỹ, Úc, Đài Loan, Trung Quốc)?
Việc áp dụng phương pháp ABC tại các công ty dược phẩm niêm yết tại Việt
Nam hiện nay như thế nào và chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? Liệu các doanh
nghiệp dược phẩm niêm yết có phù hợp với việc áp dụng phương pháp ABC hay
không?
Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện việc áp dụng phương pháp ABC tại
các công ty dược phẩm niêm yết đã áp dụng và nâng cao khả năng áp dụng phương
pháp ABC tại các công ty áp dụng thí điểm và chưa áp dụng?
xvi
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các phương pháp kế toán chi phí bao
gồm phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động ABC và phương pháp kế toán chi
phí truyền thống trong doanh nghiệp.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại các doanh nghiệp dược
phẩm sản xuất niêm yết (15 doanh nghiệp). Tuy nhiên, để có được cơ sở tin cậy
chứng minh sự phù hợp của các doanh nghiệp niêm yết đối với phương pháp ABC,
Luận án đã mở rộng phạm vi nghiên cứu, bao gồm tất cả các doanh nghiệp dược
phẩm Việt Nam (187 doanh nghiệp). Đặc biệt, Luận án lựa chọn Công ty cổ phần
dược phẩm Hà Tây làm ví dụ điển hình cho việc áp dụng phương pháp ABC. Ngoài
ra, để có cơ sở so sánh, các doanh nghiệp nước ngoài áp dụng thành công ABC
cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu của Luận án.
Về thời gian: Khi đánh giá việc áp dụng phương pháp ABC trong tính chi phí
và giá thành tại các công ty dược phẩm đang niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam, Luận án lấy mốc từ năm 2003 đến hết năm 2015 (khi khái niệm về kế
toán quản trị chính thức được đề cập đến tại khoản 3, điều 4, chương I - Luật kế
toán- năm 2003). Khi đề xuất việc áp dụng phương pháp ABC trong tính chi phí và
giá thành tại các công ty dược phẩm đang niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam Luận án đề xuất các giải pháp đến năm 2030.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng năm phương pháp nghiên cứu đó là: phương pháp phân
tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp điều tra xã hội học,
phương pháp nghiên cứu điển hình và phương pháp nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: được sử dụng chủ yếu ở cả 3 chương với
mục đích làm rõ các vấn đề liên quan tới cơ sở khoa học về phương pháp kế toán
chi phí theo hoạt động và đề xuất giải pháp phù hợp.
- Phương pháp đối chiếu so sánh: chủ yếu được sử dụng ở chương 2 nhằm làm
rõ các vấn đề về thực trạng và đưa ra các nhận xét một cách cụ thể đối với việc áp
dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động, mặt khác nghiên cứu cũng so
xvii
sánh kết quả tính giá thành theo phương pháp ABC và phương pháp truyền thống
tại công ty dược phẩm Hà Tây để thấy sự khác biệt giữa hai phương pháp này.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: chủ yếu được sử dụng ở chương 1 và
chương 2. Trong chương 1, Luận án nghiên cứu các doanh nghiệp điển hình trên thế
giới áp dụng thành công phương pháp chi phí theo hoạt động nhằm rút ra bài học
kinh nghiệm phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chương 2, nghiên cứu thực
trạng áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động tại công ty dược phẩm
Hà Tây…
- Phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp nghiên cứu định lượng: được
áp dụng ở chương 2 khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương
pháp ABC trong các doanh nghiệp dược phẩm nói chung và các doanh nghiệp dược
phẩm niêm yết nói riêng.
Luận án đã tiến hành khảo sát toàn bộ 187 công ty dược phẩm là thành viên
của hiệp hội dược phẩm Việt Nam (bao gồm 15 công ty niêm yết và 172 công ty
chưa niêm yết) nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp
ABC trong các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp
dược phẩm niêm yết nói riêng. Đối với các công ty dược phẩm chưa niêm yết Bảng
hỏi bao gồm 11 câu liên quan đến việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp
dụng phương pháp kế toán ABC. Đối với các công ty dược phẩm niêm yết Bảng hỏi
bao gồm 30 câu, trong đó 11 câu đầu giống Bảng hỏi thứ nhất, bổ sung thêm 19 câu
nhằm tìm hiểu sâu hơn thực trạng áp dụng phương pháp ABC. Tổng số phiếu thu về
là 71 trong đó có 15 phiếu không hợp lệ và 56 phiếu hợp lệ.
Nghiên cứu đã xây dựng mô hình gồm 5 nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng
phương pháp ABC bao gồm: nhân tố quy mô, tỷ lệ chi phí gián tiếp, sự đa dạng sản
phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mức độ quan trọng của thông tin chi
phí.
Ln[Prob(Y=1)/(1-Prob(Y=1)] = β0 + β1*QUYMO + β2*CHIPHI +
β3*DADANG+ β4*CANHTRANH+ β5*THONGTIN + ε (1)
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc, nhận hai giá trị 1 (doanh nghiệp áp dụng ABC) và 0
(doanh nghiệp không áp dụng ABC). Kiểm định chi bình phương bằng phần mềm
xviii
SPSS và phân tích hồi quy nhị phân binary logistic được thực hiện để tiến hành
kiểm định này.
Bảng hỏi chuyên sâu được tiến hành với toàn bộ 15 công ty dược phẩm niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sau khi đã loại ra 2 công ty chỉ đơn
thuần kinh doanh thiết bị y tế) nhằm tìm hiểu thực trạng áp dụng phương pháp kế
toán ABC tại các công ty dược phẩm niêm yết. Đối với các công ty đã áp dụng
phương pháp này, nghiên cứu tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong việc áp
dụng phương pháp ABC. Tại các công ty chưa áp dụng, căn cứ vào mô hình các
nhân tố ảnh hưởng ở trên, nghiên cứu tìm hiểu xem liệu những công ty này có
những điều kiện phù hợp để áp dụng phương pháp ABC không? Giải pháp nào nâng
cao khả năng áp dụng phương pháp ABC cho các công ty này?.
6. Những đóng góp mới của Luận án
- Luận án đã tổng hợp lý luận về việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo
hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm như khái niệm, đặc điểm, nội dung,
các bước tiến hành đối với các doanh nghiệp dược niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
- Luận án đã nghiên cứu, tổng hợp và rút ra bài học áp dụng thành công phương
pháp kế toán chi phí theo hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài cho các công
ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Là Luận án đầu tiên ở Việt Nam khảo sát và xây dựng mô hình nghiên cứu
định lượng gồm 5 nhân tố để tìm xem các nhân tố ảnh hưởng như thế nào tới việc
áp dụng phương pháp ABC trong các công ty dược phẩm Việt Nam nói chung và
các công ty dược phẩm niêm yết nói riêng. Luận án đã kết hợp tốt hai phương pháp
điều tra và phương pháp định lượng, các phương pháp này được thực hiện cho kết
quả điều tra đáng tin cậy.
- Luận án đã nghiên cứu phương pháp kế toán chi phí theo cả hai phương pháp
truyền thống và phương pháp ABC để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp
dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động tại công ty dược phẩm đã áp
dụng, trong đó có giải pháp nhằm gắn kết ABC với ABM (Activity Based
Management- Quản trị theo hoạt động) tại công ty dược phẩm Hà Tây. Ngoài ra,
xix
các giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng tại các công ty dược phẩm niêm yết
chưa áp dụng cũng được đề xuất.
- Bốn trong năm nhân tố của mô hình có tác động tới việc áp dụng phương pháp
ABC đó là: Quy mô của doanh nghiệp, sự đa dạng của sản phẩm, tỷ lệ chi phí gián
tiếp, áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Nhân tố mức độ quan trọng của thông tin chi phí không có mối quan hện với
khả năng áp dụng phương pháp ABC. Các nhân tố trong mô hình cũng giải thích
được 64,6% biến phụ thuộc.
- Căn cứ vào kết quả chạy mô hình và thực trạng các doanh nghiệp dược phầm
niêm yết Luận án đã chứng minh rằng các doanh nghiệp Dược phẩm niêm yết hội tụ
đủ các điều kiện để áp dụng có hiệu quả phương pháp ABC.
Ngoài ra Luận án cũng xây dựng mô hình áp dụng phương pháp ABC cho các
doanh nghiệp dược phẩm niêm yết nói riêng và các công ty dược phẩm nói chung.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục, Luận án có kết cấu gồm 3
chương cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chi phí, giá thành và phương pháp kế toán chi
phí theo hoạt động trong doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động
để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các công ty dược phẩm niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao khả năng áp dụng phương
pháp kế toán chi phí theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các
công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
xx
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu
Ngành dược phẩm Việt Nam là ngành có vị trí hết sức quan trọng
xét cả về yếu tố kinh tế và xã hội. Tuy nhiên ngành dược đang phải đối
mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn, khi các quy định mới trong đấu thầu
được áp dụng, các hãng dược nước ngoài sẽ được cung cấp thuốc bình
đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp dược muốn hội
nhập cần có trong tay công cụ quản lý kinh tế vững mạnh để cải thiện
hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một
trong những yếu tố then chốt để tăng năng lực cạnh tranh là kiểm soát
chặt chẽ, hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí.
Trong khi các nước phát triển trên thế giới đã xây dựng phương
pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông tin hữu ích cho cho
các nhà quản trị thì tại Việt Nam nói chung và trong các doanh nghiệp
dược phẩm nói riêng vẫn áp dụng phương pháp kế toán chi phí truyền
thống.
Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu các đặc điểm của các doanh
nghiệp dược phẩm niêm yết Việt Nam, tác giả nhận thấy việc áp dụng
phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC- Activity Based Costing) phù
hợp và có khả năng sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho các doanh nghiệp.
phương pháp ABC còn giúp doanh nghiệp quản trị dựa trên hoạt động, từ
đó xác định sản phẩm nào tạo ra giá trị, sản phẩm nào không tạo ra giá trị
giúp cải tiến quá trình, nâng cao năng lực cạnh tranh cho của mình. Chính
vì những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Áp dụng phương pháp kế toán
chi phí theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại
các công ty Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
làm đề tài cho Luận án của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Đến nay có rất nhiều tài liệu cũng như công trình nghiên cứu về
phương pháp ABC tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu này
xxi
xoay quanh 5 vấn đề chính: thứ nhất, so sánh phương pháp ABC và
phương pháp truyền thống; thứ hai, tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC
trong một ngành hay một quốc gia; thứ ba, các lợi ích và khó khăn mà
phương pháp ABC mang lại; thứ tư: các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp
dụng phương phương pháp này, thứ năm, các nghiên cứu về ABC trong
một doanh nghiệp cụ thể (case study). Đó là các nghiên cứu sau Kaplan
(1988), Innes and Mitchell (1993), Appah et al (2013), Innes và Mitchell
(2005), Nguyen and Brooks (1997), Cotton et al. (2003), Pierce and
Brown (2004), Manalo (2004) Bjornenak, (1998), Krumwiede (1998);
Clarke et al, (1999), Elhamma et al (2013), Yung I & Hwei Cheng Wang
(2013), Amrik S. Sohal & Walter W.C Chung (1998), Fawzi A, (2008),
Suzanne B (2007), Sartorius K at el, (2007), Lin (2001); Abdallah & Wei
(2008), Zhang & Isa (2010)…
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về phương
pháp này. Nghiên cứu đầu tiên về ABC tại Việt Nam được Phạm Duy
trình bày trong bài “Kế toán chi phí d a trên hoạt động (Activity-Based
Costing – ABC) tạp chí Kế toán tháng 11 năm 2006 và nghiên cứu của
Quang Khải (2006). Các nghiên cứu khác cũng hoàn thiện việc cung cấp
thêm kiến thức căn bản cho độc giả về phương pháp này, bao gồm nghiên
cứu “Bàn thêm về phương pháp kế toán chi ph theo hoạt động”của Trần
Đức Nam, tạp chí Kế toán tháng 12 năm 2006, bài “Rào cản và khó khăn
trong áp dụng kế toán chi phí d a trên hoạt động”, tạp chí Kinh tế và
Phát triển, tháng 8 năm 2012, (trang 59-64) nêu lên những khó khăn trong
quá trình thực hiện phương pháp ABC của tác giả Bùi Thị Minh Hải.
Năm 2014 tác giả Đào Thị Thu Giang đăng bài “Kế toán chi phí
theo hoạt động (Activity Based Costing-ABC): Khuôn khổ lý thuyết và
khả năng áp dụng tại Việt Nam”, tạp chí Kế toán, tháng 5 năm 2014.
Nghiên cứu về ABC áp dụng trong các doanh nghiệp cụ thể bao gồm các
nghiên cứu sau: năm 2013 hai tác giả Nguyễn Thị Mai Chi, Nguyễn Năng
Phúc có bài “Bàn về kế toán quản trị chi phí theo hoạt động”, tạp chí
Kinh tế và Phát triển. Năm 2013, Trần Trung Tuấn, Lê Ngọc Thăng, Ngô
xxii
Duy Việt có bài “Vận dụng phương pháp xác định chi phí d a trên hoạt
động (ABC) tại các công ty dệt may Việt Nam trong điều kiện tái cấu trúc
doanh nghiệp sau khủng hoảng kinh tế”, tạp chí Kinh tế và Phát triển,
tháng 12 năm 2013. Nghiên cứu sâu hơn về ABC cả về mặt lý thuyết và
thực tiễn có tác giả Phan Hồng Hải năm 2012 với đề tài luận án tiến sỹ
“Nghiên cứu quản trị chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động
(ABC/ABM) trong các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam”.
2.3. Các vấn đề cần tiếp tực nghiên cứu
Thứ nhất, các nghiên cức về ABC đa phần là các nghiên cứu định
tính. chưa có nghiên cứu thực hiện kiểm định, định lượng lý thuyết đó tại
một ngành cụ thể ở Việt Nam.
Thứ hai, trong các nghiên cứu về khả năng áp dụng ABC trong một
ngành, các tác giả tại Việt Nam chưa lựa chọn ra trong đó nhóm các
doanh nghiệp có nhiều khả năng áp dụng ABC để nghiên cứu và phân
tích, cũng như chưa xây dựng mô hình ABC phù hợp với nhóm ngành đó.
Vì vậy việc định vị thu hẹp nhóm doanh nghiệp có nhiều tiềm năng áp
dụng và xây dựng mô hình ABC cho nhóm ngành là việc làm cần thiết.
Thứ ba, ngành dược trong những năm gần đây đang gặp các áp lực
cạnh tranh cả bên trong lẫn bên ngoài đã khiến hiệu quả kinh doanh của
ngành giảm sút rõ rệt. Do đó việc nghiên cứu về ngành Dược để có thể
đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp quản trị chi phí tốt hơn, tăng
hiệu quả kinh doanh, vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay là việc
làm cần thiết. Đây chính là những nội dung tác giả sẽ làm sáng tỏ trong
Luận án của mình.
3. Mục tiêu nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận về phương pháp ABC và nghiên cứu
thực trạng áp dụng phương pháp ABC tại các doanh nghiệp dược phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án sẽ đề xuất các
giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao khả năng áp dụng phương pháp
ABC tại các công ty này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
xxiii
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án sẽ thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Hệ thống hóa lý thuyết về phương pháp kế toán chi phí dựa trên
hoạt động ABC.
Xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng nhằm tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC trong các công ty dược
phẩm nói chung và các công ty dược phẩm niêm yết nói riêng.
Nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp kế toán chi phí dựa
trên hoạt động tại các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Đối với các công ty đã áp dụng, Luận án sẽ phân tích
những ưu, nhược điểm của việc áp dụng phương pháp này. Đối với những
công ty chưa áp dụng, Luận án sẽ đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng
tới việc áp dụng đã tìm được ở mục tiêu thứ 2, xem liệu các công ty này
có phù hợp với việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động
hay không?
Dựa vào kết quả ở mục tiêu 3, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện việc áp dụng phương pháp ABC cho các công ty đã áp dụng và các
giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng đối với các công ty chưa áp
dụng.
3.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC của
một doanh nghiệp dược?
Đâu là các bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi từ các
nước khác (Mỹ, Úc, Đài Loan, Trung Quốc)?
Việc áp dụng phương pháp ABC tại các công ty dược phẩm niêm yết
tại Việt Nam hiện nay như thế nào và chịu ảnh hưởng của các nhân tố
nào? Liệu các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết có phù hợp với việc áp
dụng phương pháp ABC hay không?
Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện việc áp dụng phương pháp
ABC tại các công ty dược phẩm niêm yết đã áp dụng và nâng cao khả
năng áp dụng phương pháp ABC tại các công ty áp dụng thí điểm và chưa
áp dụng?
xxiv
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các phương pháp kế toán chi
phí bao gồm phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động ABC và
phương pháp kế toán chi phí truyền thống.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại các doanh
nghiệp dược phẩm sản xuất niêm yết (15 doanh nghiệp). Tuy nhiên, để có
được cơ sở tin cậy chứng minh sự phù hợp của các doanh nghiệp niêm
yết đối với phương pháp ABC, Luận án đã mở rộng phạm vi nghiên cứu,
bao gồm tất cả các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam (187 doanh
nghiệp). Đặc biệt, Luận án lựa chọn Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây
làm ví dụ điển hình cho việc áp dụng phương pháp ABC. Ngoài ra, để có
cơ sở so sánh, các doanh nghiệp nước ngoài áp dụng thành công ABC
cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu của Luận án.
Về thời gian: Khi đánh giá việc áp dụng phương pháp ABC trong
tính chi phí và giá thành tại các công ty dược phẩm đang niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, Luận án lấy mốc từ năm 2003 đến hết
năm 2015 (khi khái niệm về kế toán quản trị chính thức được đề cập đến
tại khoản 3, điều 4, chương I - Luật kế toán- năm 2003). Khi đề xuất việc
áp dụng phương pháp ABC trong tính chi phí và giá thành tại các công ty
dược phẩm đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận án
đề xuất các giải pháp đến năm 2030.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng năm phương pháp nghiên cứu đó là: phương
pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp
điều tra xã hội học, phương pháp nghiên cứu điển hình và phương pháp
nghiên cứu định lượng.
Luận án đã tiến hành khảo sát toàn bộ 187 công ty dược phẩm là
thành viên của hiệp hội dược phẩm Việt Nam (bao gồm 15 công ty niêm
yết và 172 công ty chưa niêm yết) nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới
việc áp dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp dược phẩm Việt
xxv
Nam nói chung và các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết nói riêng. Đối
với các công ty dược phẩm chưa niêm yết Bảng hỏi bao gồm 11 câu liên
quan đến việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp
kế toán ABC. Đối với các công ty dược phẩm niêm yết Bảng hỏi bao gồm
30 câu, trong đó 11 câu đầu giống Bảng hỏi thứ nhất, bổ sung thêm 19
câu nhằm tìm hiểu sâu hơn thực trạng áp dụng phương pháp ABC. Tổng
số phiếu thu về là 71 trong đó có 15 phiếu không hợp lệ và 56 phiếu hợp
lệ.
Nghiên cứu đã xây dựng mô hình gồm 5 nhân tố ảnh hưởng tới việc
áp dụng phương pháp ABC bao gồm: nhân tố quy mô, tỷ lệ chi phí gián
tiếp, sự đa dạng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mức độ
quan trọng của thông tin chi phí..
Ln[Prob(Y=1)/(1-Prob(Y=1)] = β0 + β1*QUYMO + β2*CHIPHI +
β3*DADANG+ β4*CANHTRANH+ β5*THONGTIN + ε (1)
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc, nhận hai giá trị 1 (doanh nghiệp áp dụng ABC)
và 0 (doanh nghiệp không áp dụng ABC). Kiểm định chi bình phương
bằng phần mềm SPSS và phân tích hồi quy nhị phân binary logistic được
thực hiện để tiến hành kiểm định này.
Bảng hỏi chuyên sâu được tiến hành với toàn bộ 15 công ty dược
phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sau khi đã loại ra
2 công ty chỉ đơn thuần kinh doanh thiết bị y tế) nhằm tìm hiểu thực trạng
áp dụng phương pháp kế toán ABC tại các công ty dược phẩm niêm yết.
6. Những đóng góp mới của Luận án
- Luận án đã tổng hợp lý luận về việc áp dụng phương pháp kế toán
chi phí theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm như khái
niệm, đặc điểm, nội dung, các bước tiến hành đối với các doanh nghiệp
dược niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Luận án đã nghiên cứu, tổng hợp và rút ra bài học áp dụng thành
công phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động của các doanh nghiệp
nước ngoài cho các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
xxvi
- Là Luận án đầu tiên ở Việt Nam khảo sát và xây dựng mô hình
nghiên cứu định lượng gồm 5 nhân tố để tìm xem các nhân tố ảnh hưởng
như thế nào tới việc áp dụng phương pháp ABC trong các công ty dược
phẩm Việt Nam nói chung và các công ty dược phẩm niêm yết nói riêng.
Luận án đã kết hợp tốt hai phương pháp điều tra và phương pháp định
lượng, các phương pháp này được thực hiện cho kết quả điều tra đáng tin
cậy.
- Luận án đã nghiên cứu phương pháp kế toán chi phí theo cả hai
phương pháp truyền thống và phương pháp ABC để đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt
động tại công ty dược phẩm đã áp dụng, trong đó có giải pháp nhằm gắn
kết ABC với ABM (Activity Based Management- Quản trị theo hoạt
động) tại công ty dược phẩm Hà Tây. Ngoài ra, các giải pháp nhằm nâng
cao khả năng áp dụng tại các công ty dược phẩm niêm yết chưa áp dụng
cũng được đề xuất.
Các kết quả của Luận án bao gồm:
Bốn trong năm nhân tố của mô hình có tác động tới việc áp dụng
phương pháp ABC đó là: Quy mô của doanh nghiệp, sự đa dạng của sản
phẩm, tỷ lệ chi phí gián tiếp, áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhân tố mức độ quan trọng của thông tin chi phí không có mối
quan hện với khả năng áp dụng phương pháp ABC. Các nhân tố trong mô
hình cũng giải thích được 64,6% biến phụ thuộc.
Căn cứ vào kết quả chạy mô hình và thực trạng các doanh nghiệp
dược phầm niêm yết Luận án đã chứng minh rằng các doanh nghiệp
Dược phẩm niêm yết hội tụ đủ các điều kiện để áp dụng có hiệu quả
phương pháp ABC.
Ngoài ra Luận án cũng xây dựng mô hình áp dụng phương pháp
ABC cho các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết nói riêng và các công ty
dược phẩm nói chung.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục, Luận án có kết cấu
gồm 3 chương cụ thể như sau:
xxvii
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chi phí, giá thành và phương pháp kế
toán chi phí dựa trên hoạt động trong doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng phương pháp kế toán chi phí dựa
trên hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các công ty dược
phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao khả năng áp dụng
phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động để tính chi phí và giá
thành sản phẩm tại các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
xxviii
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ, GIÁ THÀNH
VÀ PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG
(ACTIVITY-BASED COSTING) TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Chi phí và giá thành
1.1.1. Chi phí
1.1.1.1 Khái niệm chi phí
Có rất nhiều định nghĩa về chi phí theo các tác giả trong và ngoài
nước, theo tác giả những khái niệm về chi phí có thể khác nhau về cách
diễn đạt, hình thức thể hiện nhưng tất cả đều thể hiện một điểm chung: chi
phí là phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với
mục đ ch sản xuất kinh doanh và được tính trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí có ba đặc điểm chính: Là hao phí tài nguyên (kể cả hữu hình và
vô hình), vật chất, lao động; những hao phí này phải gắn liền với mục
đích sản xuất kinh doanh; phải định lượng được bằng tiền và được xác
định trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.1.2 Phân loại chi phí
Chi phí trong các doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại với những
nội dung, tính chất kinh tế cũng như mục đích, công dụng khác nhau khi
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Có thể phân loại chi phí theo
các cách sau đây
- Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
- Phân loại theo nội dung kinh tế ban đầu
- Phân loại theo mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
- Phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động...
1.1.2. Giá thành
1.1.2.1 Khái niệm
Giá thành được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao mòn về
lao động sống, lao động vật hóa tính cho một đại lượng, kết quả, sản
phẩm đã hoàn thành (Đào Thị Thu Giang, 2012).
Quá trình sản xuất là quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: chi phí
sản xuất và kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh
trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan
xxix
đến khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên
chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
1.1.2.2 Phân loại giá thành
Có thể phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi chi phí trong giá
thành hoặc phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành.
xxx
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành
1.1.4. Kế toán chi phí
1.1.4.1 Khái niệm
Viện kế toán viên quản trị của Mỹ (IMA, 1983) đã định nghĩa kế
toán chi phí là “kỹ thuật hay phương pháp để xác định chi phí cho một d
án, một quá trình hoặc một sản phẩm… Chi ph này được xác định bằng
việc đo lường tr c tiếp, kết chuyển hoặc phân bổ một cách có hệ thống và
hợp lý”. Theo định nghĩa này, kế toán chi phí không phải là một bộ phận
độc lập, một phân hệ thứ ba của hệ thống kế toán, mà kế toán chi phí vừa
là một bộ phận của kế toán tài chính và vừa là một bộ phận của kế toán
quản trị.
1.1.4.2 Vai trò của kế toán chi phí
Khi nghiên cứu về kế toán chi phí, tác giả Phạm Thị Thủy (2007) đã
nêu rõ kế toán chi ph đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông
tin về chi phí trong các doanh nghiệp, các tổ chức. Kế toán chi phí luôn
luôn tồn tại trong mỗi tổ chức, tuy nhiên tác dụng cung cấp thông tin cho
các đối tượng khác nhau sẽ khác nhau, tùy thuộc vào việc xây dựng và
khai thác hệ thống kế toán chi phí đó. Ngày nay nhiều doanh nghiệp đã
xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông tin
hữu ích cho cho các nhà quản trị nội bộ để trợ giúp họ trong việc lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế
hoạch.
1.2 Các phƣơng pháp kế toán chi phí
1.2.1 Phương pháp kế toán chi phí truyền thống
1.2.1.1 Khái niệm
Phương pháp kế toán chi phí truyền thống là phương pháp mà theo
đó, chi ph sản xuất chung được phân bổ vào các sản phẩm được sản xuất
d a trên một tiêu thức phân bổ duy nhất, thường là số lượng sản phẩm
sản xuất, số giờ lao động trực tiếp, hoặc số giờ máy chạy. Nói cách khác,
phương pháp kế toán chi phí truyền thống giả định rằng chỉ có một nguồn
phát sinh chi phí duy nhất.
xxxi
1.2.1.2 Đặc điểm của phương pháp kế toán chi phí truyền thống
(Traditional Costing System)
Phương pháp kế toán chi phí truyền thống có một số đặc điểm như
sau:
- Tất cả chi phí sản xuất chung đều được phân bổ cho sản phẩm cho
dù có liên quan đến việc tạo ra sản phẩm hay không.
- Phương pháp kế toán chi phí truyền thống sử dụng duy nhất một
tiêu thức phân bổ (thông thường là số lượng sản phẩm, số giờ lao động
trực tiếp hay số giờ máy chạy).
- Hệ số phân bổ chí phí sản xuất chung dựa trên dự toán mức độ
hoạt động.
1.2.2 Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (Activity Based
Costing)
1.2.2.1 Khái niệm
Có thể thấy ABC được rất nhiều nghiên cứu định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau, theo tác giả có thể định nghĩa phương pháp ABC là
phương pháp đo lường chi phí và hiệu quả của các hoạt động, sản phẩm
và dịch vụ trên cơ sở các nguồn l c sử dụng bởi nhiều hoạt động khác
nhau để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
1.2.2.2 Lịch sử ra đời và phát triển của phương pháp kế toán chi phí d a
trên hoạt động ABC
Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) lần đầu tiên
được Thomas Johnson và Robert .Kaplan đề cập đến trong cuốn
Relevance Lost: The Rise and Fall of Management Accounting (1987)
như một phương pháp mới, tiên tiến trong việc tính toán chi phí. Đến nay
đã được áp dụng rộng rãi tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.
1.2.2.3 Đặc điểm của phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động ABC
Từ việc phân tích ở trên có thể rút ra kết luận phương pháp ABC có
một số đặc điểm nổi bật sau:
- ABC phân bổ cả chi phí sản xuất và ngoài sản xuất vào sản phẩm.
xxxii
- ABC sử dụng nhiều đối tượng phân bổ chi phí, phụ thuộc vào số
lượng hoạt động trong quy trình sản xuất chứ không phải một hệ số toàn
công ty hay số giai đoạn (bộ phận) trong quy trình.
- ABC có thể không phân bổ toàn bộ chi phí sản xuất cho sản phẩm,
nếu như các chi phí này không liên quan đến việc tạo ra sản phẩm.
- ABC tính toán tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung xác định trước
dựa trên năng lực hoạt động đã được sử dụng hơn là dự toán hoạt động
như phương pháp truyền thống.
1.2.2.4 Các mô hình kế toán chi phí d a trên hoạt động ABC
Khi nghiên cứu về phương pháp kế toán chi phí ABC các học giả
đã đưa ra một số mô hình ABC như sau.
Mô hình Cooper: Năm 1992, Cooper et al. (1992) đã đề xuất mô hình
ABC gồm 2 giai đoạn.Mô hình Drury: Drury (2000) đã xây dựng mô
hình vận dụng ABC gồm 5 bước.Tại Việt Nam khi áp dụng phương
pháp ABC tại các doanh nghiệp, nhiều tác giả cũng áp dụng quy trình
5 bước.
1.2.3 So sánh phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC)
với phương pháp kế toán chi phí truyền thống.
Có rất nhiều nghiên cứu so sánh giữa phương pháp ABC và phương
pháp truyền thống đã được tác giả tổng hợp trong bài.
1.2.4 Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động ABC với việc
quản trị kinh doanh dựa trên hoạt động (ABM – Activity Based
Management).
David Ben và cộng sự (2003) định nghĩa “Quản trị theo quá trình
hoạt động là công cụ quản trị mà các nhà quản trị các cấp có trách nhiệm
sử dụng phương pháp tính chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động để
phân tích, kiểm soát và cải thiện các hoạt động”.
1.3 Điều kiện áp dụng hiệu quả phƣơng pháp kế toán ABC trong các
doanh nghiệp
1.3.1 Doanh nghiệp có quy mô lớn
1.3.2 Sản phẩm dịch vụ đa dạng, quy trình sản xuất phức tạp
1.3.3 Chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí
xxxiii
1.3.4 Mức độ cạnh tranh cao
1.3.5 Thông tin chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định
1.4 Kinh nghiệm áp dụng phƣơng pháp kế toán ABC tại một số nƣớc
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.4.1 Kinh nghiệm áp dụng phương pháp kế toán ABC tại Mỹ
1.4.2 Kinh nghiệm áp dụng phương pháp kế toán ABC tại Úc
1.4.3 Kinh nghiệm áp dụng phương pháp kế toán ABC tại Trung Quốc
1.4.4 Kinh nghiệm áp dụng phương pháp kế toán ABC tại Đài Loan
1.4.5 Một số kinh nghiệm rút ra từ việc áp dụng ABC của thế giới.
xxxiv
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP KẾ
TOÁN DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG ĐỂ TÍNH CHI PHÍ VÀ GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC CÔNG TY DƢỢC PHẨM NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1 Khái quát về ngành Dƣợc Việt Nam
2.1.1 Lịch sử ra đời của ngành Dược Việt Nam
Ngành Dược nước ta có lịch sử phát triển từ thời nhà Trần, khoảng
những năm 900, nhà Trần đã lập viện thái y chăm sóc sức khỏe cho nhà
vua và phát thuốc cho nhân dân, lập vườn thuốc ở Phả Lại, Đại Yên.
Trong phạm vi của luận án tác giả sẽ đi sâu vào phân tích giai đoạn từ sau
năm 1975 đến nay. Từ sau 1975, ngành dược Việt Nam phát triển qua 3
giai đoạn chính.
2.1.2 Đặc điểm sản phẩm của ngành Dược
Do đặc thù của sản phẩm dược nên việc tổ chức sản xuất của các
doanh nghiệp dược phẩm cũng có những nét khác biệt so với các loại
hình doanh nghiệp sản xuất khác. Quá trình sản xuất sản phẩm dược đòi
hỏi các điều kiện môi trường sản xuất khắt khe, theo những tiêu chuẩn
nhất định về vệ sinh, không khí, độ ẩm, nguồn nước… để bảo đảm cho
thuốc sản xuất ra không bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến sức khoẻ người
sử dụng nên thông thường các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm tổ chức
các khu sản xuất tách biệt với khu văn phòng quản lý và xây dựng các nội
quy ra – vào khu sản xuất.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành Dược
Có thể nhận thấy các sản phẩm dược có quy trình công nghệ sản
xuất liên tục với thời gian tương đối ngắn. Quy trình công nghệ sản xuất
dược phẩm được khái quát qua các Sơ đồ 2.2 và 2.3.
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên
Ống rỗng
Ủ ống Cắt ống Rửa ống Pha chế Soi in Kiểm
nghiệm
Nguyên vật
liệu
Đóng gó
dán nhã
NVL Xay, rây Pha chế Sấy khô
Dập viên,
bao phim,
ép vỉ
Kiểm
nghiệm
Đóng gói,
dán nhãn
xxxv
Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.1.4 Đặc điểm môi trường kinh doanh ngành Dược
Là ngành có tiềm năng phát triển, trong đó các sản phẩm dược
nội địa vượt trội về mặt số lượng nhưng thấp hơn về mặt giá trị.
2.2 Khái quát về các công ty dƣợc phẩm niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam
2.2.1 Giới thiệu chung về các công ty dược niêm yết
Hiện nay có 17 công ty dược niêm yết trong đó có 13 doanh nghiệp
sản xuất và 4 doanh nghiệp phân phối.
2.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty Dược niêm yết
trên sàn chứng khoán Việt Nam.
2.3 Nghiên cứu định lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng
ABC trong ngành Dƣợc Việt Nam
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào các nghiên cứu trên thế giới và tình hình thực tế ở Việt
Nam, tác giả xây dựng mô hình gồm 5 nhân tố như sau:
Bảng 2.1: Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng phƣơng pháp
ABC
Biến giải thích
Dấu tác động
theo các nghiên cứu
trước đây
Dấu tác động
theo giả thuyết
Quy mô doanh nghiệp + +
Sự đa dạng của sản phẩm + +
Cấu trúc chi phí + +
xxxvi
Cạnh tranh + +
Mức độ quan trọng của thông
tin chi phí
+ +
(Nguồn: Tác giả tổg hợp d a trên các nghiên cứu trên thế giới)
xxxvii
Sơ đồ 2.4: Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng áp dụng
ABC
Ln[Prob(Y=1)/(1-Prob(Y=1)] = b0 + b1*QUYMO + b2*CHIPHI +
b3*DADANG+ b4*CANHTRANH+ b5*THONGTIN + e (1)
Trong đó:
Sau khi kiểm định đơn biến bằng kiểm định Khi bình phương (Chi
square), tác giả tiến hành chạy hồi quy nhị phân Binary Logistic, do nhân
tố cạnh tranh được đo bằng hai cách là cạnh tranh về chất lượng và cạnh
tranh về giá nên có hai kết quả như sau:
Bảng 2.13 Kết quả chạy hồi quy nhị phân Binary Logistic
(1) (2)
QUYMO 0.003***
0.003**
(0.001) (0.002)
CHIPHI 0.227***
0.129**
(0.067) (0.061)
DADANG 0.008**
0.010***
(0.003) (0.003)
CANHTRANHCHATLUONG 0.301*
(0.160)
CANHTRANHGIA 1.605*
(0.863)
THONGTIN -0,788 -0,671
xxxviii
(0,775) (0,611)
_cons -16.129**
-11.624*
(7.317) (6.891)
N 56 56
pseudo R2
0.646 0.729
Sai số chuẩn ở trong ngoặc; *
p < 0.10, **
p < 0.05, ***
p < 0.01
Kết quả kiểm định giá trị R2
nhận được là 0,646 hoặc 0.729 cho
thấy các biến độc lập trong mô hình đã giải thích được 64,6% hoặc 72.9%
sự biến thiên của khả năng áp dụng ABC tại các doanh nghiệp dược phẩm
Việt Nam.
Kết quả chạy hồi quy nhị phân Binary Logistic đưa ra kết luận sau:
Bảng 2.15: Tổng hợp kết quả nghiên cứu
Giả thuyết Nội dung Kết quả
H1
Công ty có quy mô lớn có xu hướng áp
dụng phương pháp ABC nhiều hơn.
Chấp nhận
H2
Công ty có số lượng sản phẩm lớn có xu
hướng áp dụng ABC cao hơn.
Chấp nhận
H3
Doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí gián tiếp cao
có xu hướng áp dụng ABC nhiều hơn.
Chấp nhận
H4
Doanh nghiệp đối mặt với áp lực cạnh tranh
cao có xu hướng áp dụng ABC nhiều hơn.
Chấp nhận
H5
Mức độ quan trọng của thông tin chi phí
tăng thì doanh nghiệp có xu hướng áp dụng
ABC nhiều hơn.
Không chấp
nhận
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
2.4 Thực trạng áp dụng phƣơng pháp kế toán dựa trên hoạt động
(ABC) để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các công ty dƣợc
phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
2.4.1 Khảo sát và thu thập số liệu
Toàn bộ quá trình khảo sát và thu thập số liệu diễn ra trong 3
tháng (tháng 10/2015 - 12/2015). Bảng hỏi được gửi trực tiếp tới kế
toán trưởng của 187 công ty sản xuất dược tại Việt Nam qua đường
bưu điện và gặp trực tiếp tại các hội thảo chuyên sâu của ngành dược.
xxxix
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp dược niêm yết, do là đối tượng
nghiên cứu chính của luận án đồng thời số lượng không nhiều nên tác
giả đã tiếp cận và thu thập được toàn bộ kết quả trả lời của 15 công ty
này.
2.4.1.1 Thiết kế khảo sát
2.4.1.2 Quy trình xây d ng Bảng hỏi
2.4.2 Thực trạng áp dụng phương pháp kế toán ABC
2.4.2.1 Th c trạng chung áp dụng phương pháp kế toán ABC trong các
công ty dược phẩm niêm yết
xl
a. Quy mô doanh nghiệp
Kết quả khảo sát cho thấy 100% các doanh nghiệp dược phẩm
niêm yết đều có quy mô vừa và lớn. Doanh nghiệp lớn nhất có số lượng
nhân viên 5.000 người, doanh nghiệp nhỏ nhất là 129 người.
b. Sự đa dạng của sản phẩm
Các doanh nghiệp được điều tra được hỏi về số lượng, chủng loại
sản phẩm và các ngành nghề kinh doanh. Số lượng sản phẩm dịch vụ
của mỗi công ty dược rất đa dạng, nhiều nhất phải kể đến công ty Dược
Hậu Giang với khoảng 400 sản phẩm. Doanh nghiệp ít nhất là công ty
CP sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ cũng có tới
trên 20 sản phẩm. Các doanh nghiệp còn lại dao động chủ yếu trong
khoảng 80-150 sản phẩm.
c. Mức độ cạnh tranh
Theo kết quả điều tra về mức độ quan trọng của các yếu tố trong
chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, thì cạnh tranh về chất lượng
và cạnh tranh về giá là hai nhân tố có áp lực cạnh tranh cao nhất.
d. Tỷ lệ chi phí gián tiếp so với tổng chi phí
Câu hỏi số 5 là câu hỏi về tỷ lệ phần trăm trong tổng chi phí của
ba khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công
trực tiếp và chi phí chung. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ chi phí sản
xuất chung hiện nay của ngành dược đã tăng lên đáng kể, gần ngang
bằng với tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp.
e. Mức độ quan trọng của thông tin chi phí
Các doanh nghiệp sử dụng thông tin chi phí nhằm mục tiêu định
giá sản phẩm là quan trọng nhất (4,07/5), mục tiêu quan trọng tiếp theo
là kiểm soát chi phí (3,87) và lên kế hoạch cho sản phẩm/dịch vụ (3,47)
f. Tỷ lệ và mức độ áp dụng ABC tại các doanh nghiệp sản xuất
dược phẩm niêm yết
Mức độ áp dụng ABC tại các doanh nghiệp được đưa vào Bảng
khảo sát, câu hỏi số 11.
xli
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ áp dụng phƣơng pháp ABC tại các doanh nghiệp
dƣợc niêm yết
(Kết quả trả lời câu hỏi số 11 – phụ lục 3.7)
2.4.2.2 Th c trạng áp dụng phương pháp kế toán ABC tại các công ty
đã áp dụng phương pháp ABC
Hệ thống ABC tại công ty CP dược phẩm Hà Tây tuân theo quy
trình 7 bước và 3 chỉ dẫn nhằm nâng cao chất lượng hệ thống chi phí
(tăng cường theo dõi chi phí trực tiếp, thiết lập những nhóm chi phí
gián tiếp đồng nhất, tìm ra cơ sở phân bổ chi phí có mối quan hệ nhân
quả với những chi phí trong nhóm chi phí vừa thiết lập). Các bước như
sau:
Bước 1: Nhận diện những sản phẩm được chọn làm đối tượng
chi phí.
Bước 2: Nhận diện những chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm.
Bước 3: Lựa chọn những hoạt động và cơ sở phân bổ chi phí sử
dụng cho việc phân bổ chi phí gián tiếp của sản phẩm. Theo các chỉ dẫn
nâng cao chất lượng của hệ thống chi phí, 9 nhóm chi phí (cost pools)
hay hoạt động (activities) đã được đã được nhận diện:
Bước 4: Nhận diện những chi phí liên quan đến mỗi cơ sở
phân bổ chi phí:
0% 6.67%
13.33%
26.67%
0.00%
53.33%
Áp dụng ABC toàn doanh
nghiệp
Áp dụng ở một vài mảng
Áp dụng ở dạng dự án thí
điểm
Hiện đang xem xét áp
dụng
Chưa hề xem xét phương
pháp này
xlii
Bước 5: Ước tính tỷ lệ phân bổ cho mỗi cơ sở phân bổ chi phí
(giai đoạn phân bổ thứ nhất)
Bước 6: Ước tính chi phí được phân bổ cho mỗi sản phẩm (giai
đoạn phân bổ thứ 2)
Bước 7: Ước tính tổng chi phí của sản phẩm bằng việc cộng tổng
chi phí trực tiếp và gián tiếp phân bổ cho sản phẩm.
xliii
Bảng 2.30: So sánh kết quả tính toán theo phƣơng pháp truyền
thống và
phƣơng pháp ABC
ĐVT: Đồng/ sản
phẩm
Giá
Phƣơng
pháp
Paraceta
mol
Vitamin
B1
Chymod
k 4,2mg
Hembloo
d H10
Giá
thành
sản
xuất
Truyền
thống
43,81 69,38 165,19 185,00
ABC 33,39 60,34 153,95 200,05
Chênh
lệch
-24% -13% -7% 8%
Giá
thành
toàn bộ
Truyền
thống
57,63 84,29 189,59 196,90
ABC 39,63 68,74 169,71 221,44
Chênh
lệch
-31% -18% -10% 12%
Giá
bán
Truyền
thống
66,28 96,93 218,03 226,43
ABC 45,57 79,05 195,16 254,66
Nguồn: phòng kế toán công ty dược phẩm Hà Tây
Nhận xét
Có thể thấy giá thành tính theo phương pháp ABC của sản phẩm
Hemblood H10 là 221,44 đồng/sản phẩm trong khi đó giá bán tính theo
phương pháp truyền thống là 226.43 đồng/sản phẩm. Nếu doanh
nghiệp không sử dụng phương pháp ABC mà chỉ tính giá bằng phương
pháp truyền thống thì việc sản xuất sản phẩm này trong thực tế gần như
không mang lại giá trị nào cho doanh nghiệp.Doanh nghiệp có thể cân
nhắc ra quyết định đối với việc tiếp tục hay không tiếp tục sản xuất sản
phẩm này.
2.4.2.3 Kết quả khảo sát tại các công ty áp dụng th điểm và chưa áp
dụng phương pháp ABC
 Thứ nhất, về đối tượng tập hợp chi phí
xliv
100% các doanh nghiệp được điều tra đều có đối tượng hạch toán
chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm sản xuất (từng loại thuốc) và
từng phân xưởng sản xuất. Điều này phù hợp theo đặc điểm quy trình
công nghệ sản xuất của ngành dược. Các loại sản phẩm thuốc viên và
thuốc tiêm được bố trí sản xuất tại các phân xưởng khác nhau và tại
một thời điểm chỉ có một loại sản phẩm được sản xuất trên một dây
chuyền. vì thế đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp sản
xuất dược phẩm thường được xác định là từng sản phẩm sản xuất
hoàn thành.
 Thứ hai, về kế toán chi phí sản xuất: chưa theo dõi tách biệt giữa
chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi.
 Thứ ba về tính giá thành sản phẩm hoàn thành
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất dược niêm yếu đều sử dụng
phương pháp trực tiếp để tính giá thành. Một thẻ tính giá sẽ được lập
cho mỗ sản phẩm sau đó được tập hợp vào Bảng tổng hợp.
 Thứ tư về kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý quản lý
doanh nghiệp
Tại tất cả các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đều không theo
dõi tách biệt chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp biến đổi với chi
phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cố định, ngoại trừ công ty Dược
Lâm Đồng có theo dõi tách riêng chi phí bán bàng biến đổi (hoa hồng
bán hàng) và chi phí bán hàng cố định.
2.5 Đánh giá thực trạng áp dụng phƣơng pháp kế toán dựa trên
hoạt động (ABC) tại các công ty dƣợc phẩm niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam
2.5.1 Những kết quả đạt được
2.5.1.1 Tại các công ty đã áp dụng
Thứ nhất, phương pháp ABC đang và đã bắt đầu được quan tâm
tại công ty dược phẩm niêm yết
xlv
Thứ hai, ABC đã mang lại thành công nhất định cho công ty áp
dụng, khắc phục được nhiều nhược điểm của phương pháp truyền
thống
2.5.1.2 Tại các công ty mới áp dụng th điểm và chưa áp dụng
Thứ nhất, chi phí được phân loại tương đối hợp lý
Thứ hai, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đáp ứng được
yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán tài chính
2.5.2 Những tồn tại và hạn chế
2.5.2.1 Tại các công ty đã áp dụng
Thứ nhất, mức độ áp dụng ABC tại các doanh nghiệp dược Việt
Nam chưa cao.Thứ hai, doanh nghiệp áp dụng phương pháp ABC chưa
triệt để.Thứ ba, chưa khai thác tối đa lợi ích của ABC.Thứ tư, chưa gắn
kết ABC với ABM.
2.5.2.2 Tại các công ty áp dụng th điểm và chưa áp dụng
Thứ nhất, cách phân loại chi phí còn đơn giản, chưa đúng bản
chất. Thứ hai, hệ thống kế toán chi phí hiện nay trong các doanh nghiệp
sản xuất dược phẩm thiếu những yếu tố cơ bản nhất của một hệ thống
quản trị chi phí kinh doanh.Thứ ba, đối tượng hạch toán chi phí và tính
giá thành, tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung chưa hợp lýThứ tư,
không thực hiện phân tích chi phí để ra quyết định kinh doanh. Thứ
năm, chưa tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận
2.5.2.3 Nguyên nhân những hạn chế trong việc áp dụng ABC tại Việt
Nam.
Trình độ ứng dụng CNTT trong các công ty Việt Nam thấp
Nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn còn hạn chế
Thiếu sự định hướng và hỗ trợ của Nhà nước trong việc áp dụng
quản trị chi phí kinh doanh đặc biệt là kế toán quản trị.
xlvi
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO KHẢ
NĂNG ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN DỰA TRÊN HOẠT
ĐỘNG (ABC) ĐỂ TÍNH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÁC CÔNG TY DƢỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1 Cơ sở khoa học và điều kiện áp dụng phƣơng pháp kế toán dựa
trên hoạt động (ABC) trong các công ty sản xuất dƣợc phẩm niêm yết
Việt Nam
3.1.1 Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Ngày 10/01/2014 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát
triển ngành dược giai đoạn đến 2020 theo Quyết định số 68/2014/QĐ-TTg
và tầm nhìn đến năm 20130 như sau: Thứ nhất, thuốc sản xuất trong nước
cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng, sản xuất được thuốc chuyên khoa đặc trị,
chủ động sản xuất vắc xin, sinh phẩm cho phòng chống dịch bệnh, sản xuất
được nguyên liệu làm thuốc. Thứ hai, hệ thống kiểm nghiệm, phân phối
thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các nước tiên
tiến trong khu vực.
3.1.2 Môi trường kinh doanh mới
Thực trạng hệ thống kế toán chi phí hiện nay trong các doanh nghiệp
sản xuất dược phẩm không đáp ứng được nhu cầu cấp bách của môi trường
kinh doanh mới.
3.1.3 Phương pháp kế toán chi phí truyền thống có nhiều bất cập
Thông tin do hệ thống kế toán chi phí hiện nay tại các doanh nghiệp
sản xuất dược phẩm Việt Nam cung cấp không đáp ứng được yêu cầu kịp
thời do các thông tin về chi phí và giá thành chỉ có được khi đã kết thúc kỳ
kế toán.
3.1.4 Sự phù hợp của việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo
hoạt động (ABC) đối với các công ty dược phẩm niêm yết
Kết hợp với kết quả điều tra ở chương 2, các phân tích dưới đây sẽ
cho thấy phương pháp ABC phù hợp để ứng dụng tại các doanh nghiệp
Dược phẩm niêm yết.
xlvii
3.1.4.1 Doanh nghiệp có quy mô lớn
Trong chương 2 nghiên cứu định lượng cũng đã chứng minh doanh
nghiệp quy mô lớn có khả năng áp dụng ABC cao hơn do đáp ứng được
những điều kiện cần về tài chính và nhân lực.
3.1.4.2 Sản phẩm dịch vụ đa dạng, quy trình sản xuất kinh doanh phức tạp
Theo kết quả điều tra câu số 3, số lượng sản phẩm dịch vụ của các
công ty dược phẩm niêm yết tương đối đa dạng, quy trình sản xuất phức tạp,
qua nhiều công đoạn, những công ty như công ty dược phẩm Hậu Giang có
tới gần 400 lại sản phẩm, kết hợp với lý thuyết chương 1, việc áp dụng ABC
cho các doanh nghiệp này là hoàn toàn phù hợp.
3.1.4.3 Cấu trúc chi ph thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ chi phí chung
Kết quả khảo sát chương 2 cho thấy gần 53% các doanh nghiệp trả lời
tỷ lệ chi phí sản xuất chung sẽ tăng trong vòng 5 năm tới, ngược lại chỉ có
7% (1 doanh nghiệp) cho rằng tỷ lệ chi phí sản xuất chung sẽ giảm. Khi tỷ lệ
chi phí chung tăng lên việc áp dụng phương pháp ABC sẽ cho kết quả tính
chi phí chính xác hơn do các chi phí chung đi vào sản phẩm phản ánh đúng
các hoạt động tiêu tốn chi phí hơn là phân bổ theo một tiêu thức như phương
pháp truyền thống
3.1.4.4 Mức độ cạnh tranh cao
Tại các doanh nghiệp dược niêm yết, theo kết quả điều tra câu hỏi số
8, trong chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp, các yếu tố doanh
nghiệp quan tâm hàng đầu là về giá thành và chất lượng, điều này dẫn đến
sự cạnh tranh gay gắt không những về chất lượng sản phẩm mà còn về giá
sản phẩm.
3.1.4.5 Thông tin chi phí ngày càng trở nên quan trọng
Kết quả điều tra ở chương 2 (câu hỏi số 7, phụ lục 2.6) có đến 75%
các doanh nghiệp trả lời thông tin chi phí là quan trọng trong việc kiểm soát
giá thành, 95% doanh nghiệp đánh giá vai trò của thông tin chi phí là quan
trọng trong việc định giá sản phẩm,
3.1.5 Dự báo xu hướng áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động
ABC để tính chi phí và giá thành tại các công ty dược phẩm niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới..
Kế toán theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm, HOT
Kế toán theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm, HOT
Kế toán theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm, HOT
Kế toán theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm, HOT

Contenu connexe

Tendances

Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty  (TẢI FREE ZALO 0934 57...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty  (TẢI FREE ZALO 0934 57...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty  (TẢI FREE ZALO 0934 57...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty  (TẢI FREE ZALO 0934 57...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCDương Hà
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Bích Liên
 
Ly thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanLy thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanleehaxu
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhTin Chealsea
 
Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bảnHệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bảnAskSock Ngô Quang Đạo
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCNguyễn Công Huy
 
Ktqt Chuong 4 Du Toan Linh Hoat
Ktqt Chuong 4 Du Toan Linh HoatKtqt Chuong 4 Du Toan Linh Hoat
Ktqt Chuong 4 Du Toan Linh HoatChuong Nguyen
 
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp ánÁc Quỷ Lộng Hành
 

Tendances (20)

Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty  (TẢI FREE ZALO 0934 57...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty  (TẢI FREE ZALO 0934 57...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty  (TẢI FREE ZALO 0934 57...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty  (TẢI FREE ZALO 0934 57...
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAYĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
Bài tập quản trị sản xuất
Bài tập quản trị sản xuấtBài tập quản trị sản xuất
Bài tập quản trị sản xuất
 
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
 
Ly thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanLy thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toan
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bảnHệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản
 
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
 
bài tập kế toán máy Misa
bài tập kế toán máy Misabài tập kế toán máy Misa
bài tập kế toán máy Misa
 
Ktqt Chuong 4 Du Toan Linh Hoat
Ktqt Chuong 4 Du Toan Linh HoatKtqt Chuong 4 Du Toan Linh Hoat
Ktqt Chuong 4 Du Toan Linh Hoat
 
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOTĐề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
 
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
 

Similaire à Kế toán theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm, HOT

Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại xí nghiệp ch...
Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại xí nghiệp ch...Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại xí nghiệp ch...
Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại xí nghiệp ch...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Luận Văn Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt ĐộngLuận Văn Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Luận Văn Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt ĐộngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10cantim2
 
Phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động tại công ty chế biến lương thực
Phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động tại công ty chế biến lương thựcPhương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động tại công ty chế biến lương thực
Phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động tại công ty chế biến lương thựcDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Copy of thu ha
Copy of thu haCopy of thu ha
Copy of thu haHa Tranthu
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similaire à Kế toán theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm, HOT (20)

Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại xí nghiệp ch...
Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại xí nghiệp ch...Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại xí nghiệp ch...
Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại xí nghiệp ch...
 
Tomtat
TomtatTomtat
Tomtat
 
Luận Văn Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Luận Văn Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt ĐộngLuận Văn Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Luận Văn Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
 
Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩuQuản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
 
Quản trị chi phí trong doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, HAY
Quản trị chi phí trong doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, HAYQuản trị chi phí trong doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, HAY
Quản trị chi phí trong doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, HAY
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
 
Luận án: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may
Luận án: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp mayLuận án: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may
Luận án: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
 
Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
 
Đề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chè
Đề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chèĐề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chè
Đề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chè
 
Phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động tại Công ty Chế Biến
Phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động tại Công ty Chế BiếnPhương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động tại Công ty Chế Biến
Phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động tại Công ty Chế Biến
 
Phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động tại công ty chế biến lương thực
Phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động tại công ty chế biến lương thựcPhương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động tại công ty chế biến lương thực
Phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động tại công ty chế biến lương thực
 
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.docKHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp mayĐề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
 
Copy of thu ha
Copy of thu haCopy of thu ha
Copy of thu ha
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súcĐề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ...
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Dernier

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 

Dernier (20)

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 

Kế toán theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ----------***---------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN THEO HOẠT ĐỘNG (ABC) ĐỂ TÍNH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC CÔNG TY DƢỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62.34.01.02 TRẦN TÚ UYÊN Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. Nguyễn Thị Quy PGS.TS. Đào Thị Thu Giang HÀ NỘI – 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan rằng: - Luận án tiến sĩ kinh doanh này do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện. - Các thông tin, số liệu sử dụng trong Luận án này hoàn toàn trung thực chính xác và có căn cứ. - Lập luận, phân tích, đánh giá, kiến nghị được đưa ra dựa trên quan điểm cá nhân và nghiên cứu của tác giả Luận án, không có sự sao chép của bất cứ tài liệu nào đã được công bố. - Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nhận xét đã đưa ra trong Luận án. Tác giả Luận án Trần Tú Uyên
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS, Nguyễn Thị Quy và PGS.TS, Đào Thị Thu Giang (Trường Đại học Ngoại thương) đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến khoa Kế toán-Kiểm toán, khoa Quản trị Kinh doanh, các nhà khoa học trong và ngoài trường Đại học Ngoại thương đã góp ý cho tác giả chỉnh sửa luận án trong quá trình nghiên cứu. Đồng thời tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, các kế toán trong các công ty dược phẩm niêm yết đã giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra, phỏng vấn, thực hiện thu thập phiếu điều tra. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc và phòng kế toán, phòng thống kê Công ty cổ phần Dƣợc phẩm Hà Tây đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong việc tìm hiểu thực tế về quy trình sản xuất, cách tính giá thành theo các phương pháp tại công ty. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ hai bên, chồng, các con, các em trong gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp tại trường Đại học Ngoại thương đã giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả Luận án Trần Tú Uyên
  • 4. i
  • 5. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Kí hiệu Từ đầy đủ 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 CP Chi phí 3 CPKH Chi phí khấu hao 4 CPSXDD Chi phí sản xuất dở dang 5 DN Doanh nghiệp 6 ĐVT Đơn vị tính 7 GTSP Giá thành sản phẩm 8 KTTC Kế toán tài chính 9 KTQT Kế toán quản trị 10 LĐTT Lao động trực tiếp 11 NCTT Nhân công trực tiếp 12 NK Nhập khẩu 13 NVL Nguyên vật liệu 14 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp 15 QLDN Quản lý doanh nghiệp 16 SX Sản xuất 17 SXC Sản xuất chung 18 SXKD Sản xuất kinh doanh 19 SXKDĐ Sản xuất kinh doanh dở dang 20 TSCĐ Tài sản cố định 21 TTCK Thị trường chứng khoán
  • 6. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT Từ viết tắt Từ đầy đủ Nghĩa 1 ABC Activity Based Costing Chi phí theo/dựa trên hoạt động 2 ABM Activity Based Management Quản lý theo hoạt động 3 ACA Activity Cost Analysis Phân tích chi phí hoạt động 4 AHP Analytic Hierarchical Process Quá trình phân tích thứ bậc 5 CVP Cost – Volumne – Profit Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận 6 EPS. Earning Per Share Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu 7 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 9 GMP Good Manufacturing Practice Thực hành sản xuất thuốc tốt 10 IAS International Accounting Standard Chuẩn mực kế toán quốc tế 11 JIT Just In Time Quản lý sản xuất tức thời 12 MOH costs Manufacturing Overhead cost Chi phí sản xuất chung 13 ROE Return on equity Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 14 TCS Traditional Costing System Hệ thống tính giá theo phương pháp truyền thống 15 TPP Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương 16 TQM Total Quality Management Hệ thống quản trị chất lượng 17 VAS Vietnamese Accounting Standards Chuẩn mực kế toán Việt Nam 18 WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới 19 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 7. iv LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu Toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại hiện nay đang là một xu thế tất yếu và diễn ra ngày càng sâu rộng. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp muốn hội nhập cần có trong tay công cụ quản lý kinh tế vững mạnh để cải thiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một trong những yếu tố then chốt để tăng năng lực cạnh tranh là kiểm soát chặt chẽ, hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí. “Làm sao để xác định chi phí sản xuất một cách chính xác nhất”, “làm sao để quản trị chi phí một cách hiệu quả” là những câu hỏi không mới nhưng luôn là vấn đề hóc búa đối với nhà quản trị doanh nghiệp, đặc biệt khi giá thành là yếu tố căn bản quyết định lợi nhuận của sản phẩm. Hiện nay khi hầu hết các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đều coi giá thành là cơ sở chính để xác định giá bán thì việc tính giá thành chính xác là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp. Ngành dược phẩm Việt Nam là ngành có vị trí hết sức quan trọng xét cả về yếu tố kinh tế và xã hội. Ngành dược phẩm không những đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày của nhân dân mà còn đóng góp một phần ngân sách không nhỏ vào nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên ngành dược đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn, khi các quy định mới trong đấu thầu được áp dụng, các hãng dược nước ngoài sẽ được cung cấp thuốc bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Do vậy mà thông tin về chi phí sẽ là kim chỉ nam giúp cho các nhà quản trị kiểm soát tốt chi phí để có thể cung cấp ra thị trường các sản phẩm với giá thành cạnh tranh, có ngân sách đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển đồng thời có các quyết định về phân phối và Marketing phù hợp, kịp thời. Trong khi các nước phát triển trên thế giới đã xây dựng phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông tin hữu ích cho cho các nhà quản trị thì tại Việt Nam nói chung và trong các doanh nghiệp dược phẩm nói riêng vẫn áp dụng phương pháp kế toán chi phí truyền thống. Theo phương pháp kế toán này, chi phí gián tiếp được phân bổ dựa trên một tiêu thức nhất định, (ví dụ: phân bổ theo tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp). Cách phân bổ này phù hợp với phương thức sản xuất
  • 8. v truyền thống khi mà chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nên việc phân bổ chi phí sản xuất chung không quan trọng, hơn nữa, nhân công trực tiếp là yếu tố quyết định đến việc tạo ra sản phẩm và là chi phí chính nên việc sử dụng tiêu thức này là hợp lý. Ngày nay, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thay đổi đặc điểm quy trình sản xuất cũng như thay đổi trong kết cấu chi phí sản phẩm thì cần thiết phải có sự điều chỉnh phương pháp phân bổ chi phí cho phù hợp. Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu các đặc điểm của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết Việt Nam, tác giả nhận thấy việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động (ABC- Activity Based Costing) phù hợp và có khả năng sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho các doanh nghiệp. Với phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động ABC (còn gọi là phương pháp kế toán ABC hay phương pháp ABC), chi phí sẽ được theo dõi một cách cụ thể cho từng hoạt động gắn liền với từng loại sản phẩm, vì thế thông tin chi phí cung cấp bởi phương pháp ABC có mức độ chính xác cao hơn, các doanh nghiệp xác định được giá thành chính xác hơn. Mặt khác, phương pháp ABC còn giúp doanh nghiệp quản trị theo hoạt động, từ đó xác định sản phẩm nào tạo ra giá trị, sản phẩm nào không tạo ra giá trị giúp cải tiến quá trình, nâng cao năng lực cạnh tranh cho của mình. Chính vì những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các công ty Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài cho Luận án của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Đến nay có rất nhiều tài liệu cũng như công trình nghiên cứu về phương pháp ABC tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu này xoay quanh 5 vấn đề chính: thứ nhất, so sánh phương pháp ABC và phương pháp truyền thống; thứ hai, tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC trong một ngành hay một quốc gia; thứ ba, các lợi ích và khó khăn mà phương pháp ABC mang lại; thứ tư: các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương phương pháp này, thứ năm, các nghiên cứu về ABC trong một doanh nghiệp cụ thể (case study). Sau đây Luận án sẽ trình bày mục đích và hiệu quả đạt được của từng nghiên cứu cụ thể.
  • 9. vi Trước hết, các nghiên cứu so sánh phương pháp ABC và phương pháp truyền thống có thể kể đến là nghiên cứu của Cooper và Kaplan (1988) mô tả ABC như một hệ thống có thể vẽ một bức tranh về giá thành sản phẩm hoàn toàn khác so với phương pháp truyền thống. Những khác biệt này phát sinh do phương pháp ABC tiếp cận tinh vi hơn để tách chi phí sản xuất tại nhà máy, chi phí của công ty, và các chi phí khác của doanh nghiệp, các chi phí này bước đầu sẽ tập hợp vào từng hoạt động sau đó phân bổ tới từng sản phẩm. Innes and Mitchell (1993) cho rằng phương pháp ABC đã khắc phục được những nhược điểm về sự không chính xác trong tính toán của các phương pháp kế toán truyền thống và đây là một tiến bộ đáng kể về cách tính chi phí. Cũng theo hai nhà nghiên cứu này phương pháp ABC đã cung cấp một phương pháp cơ bản để tính toán chi phí của sản phẩm, điều này mang lại lợi ích không chỉ cho nhà quản lý mà còn cho cả khách hàng. Ngoài ra, so với phương pháp truyền thống phương pháp ABC còn cung cấp mức độ đóng góp của từng hoạt động vào quá trình sản xuất giúp nhà quản trị dễ dàng ra quyết định cắt giảm hay đẩy mạnh hoạt động hơn. Gần đây, Appah et al (2013) đã tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh việc áp dụng phương pháp ABC và phương pháp truyền thống tại các doanh nghiệp sản xuất tại Nigeria. Tác giả đã gửi bảng hỏi tới kế toán trưởng của 40 doanh nghiệp sản xuất phía Tây Nam Nigeria. Kết quả điều tra cho thấy 60% doanh nghiệp cho rằng việc áp dụng phương pháp ABC hiệu quả hơn bởi kiểm soát chi phí tốt hơn, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, tuy nhiên, 40% cho rằng so với phương pháp chi phí truyền thống, phương pháp ABC phức tạp và gia tăng chi phí thực hiện, đặc biệt đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Nghiên cứu này đã điều tra toàn bộ các công ty sản xuất và bỏ qua tiêu chí quan trọng là đối với mỗi ngành sản xuất khác nhau hiệu quả áp dụng phương pháp ABC sẽ khác nhau. Nhóm nghiên cứu thứ hai có thể kể đến là các nghiên cứu về tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC trong một ngành hay một quốc gia. Năm 1995 Innes và Mitchell đã điều tra về tình hình áp dụng phương pháp ABC tại 1000 doanh nghiệp lớn nhất nước Anh. Nghiên cứu đã sử dụng Bảng hỏi gửi tới kế toán trưởng của 1000 doanh nghiệp lớn nhất tại Anh (theo xếp hạng của tạp chí Time) bằng đường bưu điện, trong đó gồm 940 công ty phi tài chính và 60 công ty tài chính. Theo kết quả điều
  • 10. vii tra, 33,2% tỷ lệ trả lời không hợp lệ, 66,8% phiếu trả lời là hợp lệ. Trong các phiếu trả lời hợp lệ có 21% các công ty đang sử dụng phương pháp kế toán ABC, 29,6% các công ty đang xem xét áp dụng phương pháp kế toán này, 13,3 % từ chối áp dụng ABC sau khi đã đánh giá về ABC, 36,1% không có ý định áp dụng ABC. Cũng theo kết quả điều tra việc áp dụng phương pháp ABC được đánh giá là có tác động tích cực tới các chỉ tiêu liên quan tới kế toán quản trị như giá trị cổ phiếu, hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí và quản lý chi phí tốt hơn cũng là những ưu điểm được chứng minh trong các doanh nghiệp có áp dụng ABC tại Anh. Điều tra này không nghiên cứu các nhân tố hạn chế việc áp dụng phương pháp kế toán ABC. Đến năm 1997, Bjornenak đã tiến hành điều tra mức độ phổ biến của việc áp dụng phương pháp kế toán ABC tại Na-uy bằng cách điều tra 132 công ty sản xuất lớn tại nước này, nghiên cứu đạt tỷ lệ trả lời là 75 công ty (tương đương 57%). Theo đó 30 công ty (tương đương 40%) đã áp dụng phương pháp ABC, 23 công ty (chiếm 31%) có tìm hiểu về ABC nhưng chưa áp dụng và 22 công ty (29%) không quan tâm tới phương pháp ABC. Ngoài ra nghiên cứu cũng tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố như cấu trúc chi phí, mức độ cạnh tranh, sự đa dạng của sản phẩm có mối quan hệ với việc áp dụng phương pháp ABC, trong khi đó không có sự khác biệt đáng kể về quy mô của doanh nghiệp giữa nhóm áp dụng ABC và nhóm không áp dụng ABC. Một nghiên cứu khác về ABC được Nguyen và Brooks tiến hành vào năm 1997 (Nguyen and Brooks-1997) tại bang Victoria tại Úc. Nghiên cứu đã sử dụng Bảng hỏi gửi tới 350 doanh nghiệp sản xuất tại Úc với tỷ lệ trả lời là 120 công ty, chiếm tỷ lệ 34%. Theo kết quả điều tra chỉ có 15 công ty tương đương 12,5% số doanh nghiệp trả lời có áp dụng phương pháp kế toán ABC, 3 công ty (tương đương 2,5%) từ chối áp dụng phương pháp ABC, 10 công ty (8,3%) có ý định áp dụng phương pháp ABC trong tương lai, 92 công ty còn lại (tương đương 76,7%) không có ý định áp dụng ABC. Nghiên cứu cũng chỉ ra có sự khác biệt rõ ràng giữa các công ty áp dụng và không áp dụng ABC về sự đa dạng của sản phẩm, quy mô doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh, trái lại không có sự khác biệt về sự đa dạng sản phẩm và
  • 11. viii tỷ lệ chi phí sản xuất chung trên tổng chi phí giữa các công ty áp dụng và không áp dụng phương pháp ABC. Thứ ba là nhóm các nghiên cứu về thuận lợi và khó khăn mà phương pháp ABC mang lại. Vào năm 1999, Clarke et al đã công bố kết quả điều tra 511 trong 1000 doanh nghiệp sản xuất lớn nhất của Ai Len theo xếp hạng của tạp chí Tài chính và Kinh doanh về tình hình áp dụng kế toán ABC tại các doanh nghiệp này. Các câu hỏi được gửi tới kế toán trưởng trong từng công ty. Số Bảng hỏi nhận về hợp lý là 40% (tương đương 204 doanh nghiệp), trong đó có 12% (24 công ty) đã áp dụng ABC, 20% (42 công ty) đang nghiên cứu về ABC, 13% (26 công ty) từ chối áp dụng ABC, còn lại 55% (112 công ty) không xem xét áp dụng ABC. Nghiên cứu cũng chỉ ra những ưu điểm của ABC như: phương pháp ABC cung cấp thông tin chi phí chính xác hơn dẫn tới các quyết định quản trị tốt hơn, đem lại lợi ích cho nhân viên và cho khách hàng. Liên quan tới những khó khăn khi áp dụng phương pháp ABC đó là: khó xác định chi phí cho từng hoạt động, khó xác định từng hoạt động riêng biệt, hệ thống công nghệ chưa hiện đại để áp dụng, năng lực của nhân viên chưa đáp ứng việc áp dụng ABC. Trong năm 2003, Cotton et al. (2003) tiến hành điều tra tình hình áp dụng ABC tại Niu- Di- Lân. Đối tượng điều tra là các kế toán trưởng, thành viên của Viện kế toán Niu-Di-Lân (ICANZ), những người đang làm việc tại các công ty thương mại, các công ty cổ phần và các công ty nhà nước. Số lượng doanh nghiệp điều tra là 748 doanh nghiệp, với tỷ lệ trả lời là 40%. Theo đó 20,3% các doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp kế toán ABC, 11% đang xem xét, 10,8% từ chối sau khi xem xét, 57,8% còn lại không quan tâm tới phương pháp này. Lý do chọn áp dụng phương pháp ABC được các doanh nghiệp đưa ra là: cần xác định chính xác trị giá hàng tồn kho, giá sản phẩm dịch vụ đầu ra, quản lý chi phí, ngân sách, cần xác định lợi nhuận trên từng khách hàng, nâng cao khả năng quản lý từng hoạt động của doanh nghiệp. Một năm sau đó, Pierce and Brown (2004) đã tiến hành một cuộc điều tra đối với các công ty lớn trong ngành sản xuất, dịch vụ, tài chính tại Ireland để tìm hiểu về thực trạng áp dụng phương pháp kế toán ABC tại các công ty này. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Innes et al. (2000) và gửi trực tiếp tới kế
  • 12. ix toán trưởng hoặc giám đốc tài chính tại các công ty được điều tra. Tỷ lệ phản hồi của nghiên cứu là 23,2% trên 550 doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng so với 4 năm trước đó, tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC đã tăng lên. Theo đó có 28% các công ty đã áp dụng phương pháp ABC, 52,4% các công ty không xem xét áp dụng. Tỷ lệ các công ty đang xem xét là 9%, 10,7 % các doanh nghiệp từ chối áp dụng sau khi đã tìm hiểu. Các lợi ích có được khi áp dụng phương pháp ABC được các công ty chỉ ra là: ABC giúp phân tích thông tin sâu hơn, tạo ra giá trị gia tăng cho việc ra quyết định. Ngoài ra phương pháp ABC giúp cung cấp thông tin sản phẩm chính xác hơn, nâng cao lợi nhuận trên từng sản phẩm, đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư. Hơn thế nữa, phương pháp ABC còn chỉ rõ được nguồn phát sinh chi phí, giúp quản trị tốt hơn trong việc thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm và xây dựng chiến lược giá.Về nguyên nhân không áp dụng ABC được các nhà nghiên cứu chỉ ra gồm ba nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ nhất là các khó khăn do điều kiện áp dụng ABC như: trình độ của nguồn nhân lực, trình độ về công nghệ thông tin, chi phí tốn kém. Nguyên nhân thứ hai được chỉ ra: do việc khó phân lọai chi phí thành các hoạt động cụ thể, chi phí để phân loại có thể lớn hơn lợi ích mang lại sau khi có được thông tin chi phí chính xác. Nguyên nhân cuối cùng là do các doanh nghiệp đang hài lòng với hệ thống tính giá thành của mình, thiếu thông tin và kinh nghiệm về phương pháp ABC, quy mô doanh nghiệp nhỏ, quá trình sản xuất và kiểm soát chi phí đơn giản. Cũng trong năm 2004 Manalo (2004) tiến hành cuộc điều tra đối với 500 doanh nghiệp lớn nhất Philippines (theo tạp chí The Fookien Times Philippine Yearbook, 2001). Kết quả điều tra cho thấy có 17% (tương đương 83 doanh nghiêp) đang áp dụng phương pháp ABC, có 55% (275 doanh nghiệp) vẫn áp dụng phương pháp truyền thống, các công ty còn lại là 28% (142 công ty) đang xem xét có nên áp dụng ABC hay không. Điều tra cũng làm rõ nguyên nhân của việc chưa áp dụng phương pháp ABC là: thiếu thông tin về ABC, hạn chế về nguồn nhân lực, cũng như hệ thống công nghệ thông tin phụ trợ. Vào năm 2005, Cohen et al (2005) tiến hành điều tra trên 177 công ty lớn ở Hy Lạp. Cuộc điều tra nhằm tìm hiểu tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC trong ba loại hình sản xuất: doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp dịch
  • 13. x vụ, đồng thời tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định thay đổi hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện tại. Trong nghiên cứu này có 88 trong số 177 doanh nghiệp trả lời, đạt tỷ lệ 49,7%. Hy Lạp là nước có tỷ lệ áp dụng ABC tương đối cao, 36 công ty trong tổng số 88 công ty trả lời đã áp dụng ABC, tương đương 40,9%. Số còn lại 52 công ty tương đương 50,1% hiện không áp dụng ABC. Trong số các công ty hiện không áp dụng ABC có 31,9% (28 công ty) từ chối không áp dụng, 13,6% (12 công ty) đang xem xát có áp dụng hay không, 13,6% (12 công ty) còn lại không xem xét đến phương pháp này. Nghiên cứu cũng chỉ ra các lợi ích của việc áp dụng ABC, theo đó lợi ích của việc áp dụng ABC được chia làm 5 nhóm: kế toán chi phí, quản trị chi phí, đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh, ra quyết định, quản lý chung. Thứ tư là nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC, đã có rất nhiều các nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp, sự đa dạng của sản phẩm, tỷ lệ chi phí gián tiếp, mức độ cạnh tranh của sản phẩm… có mối quan hệ với việc áp dụng phương pháp kế toán ABC. Ví dụ Innes and Mitchell, 1995, 1998; Bjornenak, 1997; Van Nguyen and Brooks, 1997;Krumwiede, 1998; Clarke et al, 1999. Theo các kết quả điều tra này các công ty có quy mô lớn có xu hướng áp dụng ABC nhiều hơn các công ty có quy mô nhỏ. Vào năm 1999, theo kết quả điều tra của Clarke, 18% trong số các công ty có doanh thu 50 triệu USD/ năm áp dụng ABC, trong khi con số này chỉ là 4% đối với các công có doanh thu nhỏ hơn 10 triệu USD. Năm 2010, Zhang Zi Fei & Che Ruhana Isa đã công bố bài “Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC”.Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thành công phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động ABC tại các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ tại Vương Quốc Anh. Vào năm 1995 Anderson (1995) đã tiến hành nghiên cứu quá trình áp dụng ABC tại công ty General Motors.Nghiên cứu này đã xây dựng một mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC.Theo đó các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí ABC được nêu ra là: lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, yếu tố đầu tư nước ngoài, sự đa dạng của sản phẩm, cấu trúc chi phí, chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp đang áp dụng.
  • 14. xi Năm 2013, Elhamma et al (2013) đã tiến hành điều tra tình hình áp dụng ABC trong các doanh nghiệp tại Ma-rốc. Nghiên cứu đã chỉ ra có 12,9% trong tổng số 62 doanh nghiệp tại Ma- rốc có áp dụng phương pháp ABC, nghiên cứu cũng sử dụng nghiên cứu định lượng và kiểm định Khi bình phưong (chi square) để kết luận không mối liên hệ giữa chiến lược kinh doanh của doanh và việc áp dụng ABC. Hạn chế của nghiên cứu này là không chỉ ra tại sao lại chỉ chọn nhân tố chiến lược kinh doanh mà không phải các nhân tố khác cũng như không mô tả cụ thể về mẫu điều tra. Cuối cùng là nhóm các nghiên cứu về phương pháp ABC tại một doanh nghiệp cụ thể (case study). Năm 1995 Anderson đã nghiên cứu về việc thực hiện phương pháp ABC tại BCA là nhà sản xuất máy bay Boeing lớn tại Mỹ. Sau khi thực hiện được 1 năm, ABC đã mang lại hiệu quả lớn cho công ty: công ty đã tiết kiệm được khoảng 1,6 triệu USD trong vòng 12 tháng, lợi nhuận trên tài sản (ROA) tăng đáng kể mà không làm tăng chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, sau khi áp dụng ABC, các loại chi phí chất lượng (tổng chi phí dự phòng, thẩm định, thất bại, làm lại…) đã giảm đáng kể: từ 1,3 triệu USD mỗi quý giảm xuống còn 350 nghìn USD mỗi quý. Những kết quả này đã làm nhóm nghiên cứu về ABC đưa ra kết luận việc áp dụng ABC giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế lãng phí, mang lại lợi nhuận cao, tăng khả năng cạnh tranh, giúp công ty dễ dàng đạt được các mục tiêu dài hạn của mình. Ngoài ra vào năm 2013, Yung I & Hwei Cheng Wang cũng nghiên cứu về việc áp dụng ABC tại công ty truyền thông B tại Đài Loan. Đây là một trong những doanh nghiệp sản xuất thiết bị đài phát thanh, điện thoại có dây và điện thoại không dây lớn nhất Đài Loan, đã áp dụng phương pháp ABC với quy trình 7 bước. Trong bài viết các tác giả đã phân tích kỹ quy trình áp dụng ABC tại công ty và so sánh kết quả tính giá thành theo phương pháp ABC và phương pháp truyền thống để thấy rõ sự khác biệt khi tính giá theo hai phương pháp này. Năm 2012, Yapa et al (2012) đã nghiên cứu về quy trình áp dụng ABC tại công ty Viễn thông A Thái Lan thông qua việc phỏng vấn chuyên sâu 5 chuyên gia về quản trị chi phí và một trợ lý giám đốc đang làm việc tại đây. Công ty Viễn thông A Thái Lan đã áp dụng phương pháp ABC từ năm 2003 và đã đạt được những kết quả nhất định như tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, có được hệ
  • 15. xii thống khách hàng trung thành và lợi nhuận tăng trưởng cao. Kết quả của những cuộc phỏng vấn chuyên sâu tại đây cho thấy môi trường cạnh tranh là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc áp dụng ABC, sau đó là công nghệ, chiến lược tổ chức, cấu trúc tổ chức, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) và văn hóa tổ chức. Ngoài ra tác giả cũng đưa ra kết luận trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, sự trung thành của nhân viên và chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng gián tiếp đến việc áp dụng phương pháp kế toán ABC. Hạn chế của nghiên cứu này là các kết luận chỉ dựa trên kết quả phỏng vấn chuyên sâu một số lượng mẫu nhỏ, đồng thời tác giả cũng không chứng minh được liệu việc nghiên cứu tại một công ty có thể rút ra kết luận cho toàn ngành viễn thông của Thái Lan hay không. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Mặc dù phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động (ABC) đã được biết đến, đã áp dụng thành công và có rất nhiều nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp này. Những nghiên cứu đầu tiên về ABC tại Việt Nam được Phạm Duy trình bày trong bài “Kế toán chi phí theo hoạt động (Activity-Based Costing – ABC)” đăng trên tạp chí Kế toán tháng 11 năm 2006 và nghiên cứu của Quang Khải với bài “ ệ thống xác lập chi ph d a trên hoạt động”, tạp chí Kế toán tháng 5 năm 2006. Hai bài viết đã giới thiệu về phương pháp kế toán ABC cùng với các ưu nhược điểm của phương pháp này tuy nhiên đây chỉ là những lý thuyết cơ bản nhất về ABC, trong bối cảnh ABC mới bắt đầu được nghiên cứu tại Việt Nam. Các nghiên cứu khác cũng hoàn thiện việc cung cấp thêm kiến thức căn bản cho độc giả về phương pháp này, bao gồm nghiên cứu “Bàn thêm về phương pháp kế toán chi ph theo hoạt động”của Trần Đức Nam, tạp chí Kế toán tháng 12 năm 2006, bài “Rào cản và khó khăn trong áp dụng kế toán chi phí theo hoạt động”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 8 năm 2012, (trang 59-64) nêu lên những khó khăn trong quá trình thực hiện phương pháp ABC của tác giả Bùi Thị Minh Hải. Năm 2014 tác giả Đào Thị Thu Giang đăng bài “Kế toán chi phí theo hoạt động (Activity Based Costing-ABC): Khuôn khổ lý thuyết và khả năng áp dụng tại Việt Nam”, tạp chí Kế toán, tháng 5 năm 2014. Nghiên cứu đã nêu ra những ưu
  • 16. xiii nhược điểm của phương pháp kế toán ABC và khả năng vận dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ dừng lại cung cấp khung lý thuyết chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, muốn áp dụng tại các ngành, các doanh nghiệp khác nhau cần phải có những nghiên cứu về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng ngành, đặc điểm phát sinh các chi phí cụ thể. Nghiên cứu về ABC áp dụng trong các doanh nghiệp cụ thể bao gồm các nghiên cứu sau: năm 2013 hai tác giả Nguyễn Thị Mai Chi, Nguyễn Năng Phúc có bài “Bàn về kế toán quản trị chi phí theo hoạt động”, tạp chí Kinh tế và Phát triển. Bài báo trình bày một cách khái quát nội dung kế toán quản trị chi phí theo hoạt động kết hợp với việc khảo sát thực tế tại công ty HACOMEX nhằm khẳng định ưu điểm của phương pháp ABC. Năm 2013, Trần Trung Tuấn, Lê Ngọc Thăng, Ngô Duy Việt có bài “Vận dụng phương pháp xác định chi phí theo hoạt động (ABC) tại các công ty dệt may Việt Nam trong điều kiện tái cấu trúc doanh nghiệp sau khủng hoảng kinh tế”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 12 năm 2013. Bài báo đã nêu khả năng áp dụng phương pháp kế toán ABC trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nghiên cứu sâu hơn về ABC cả về mặt lý thuyết và thực tiễn có tác giả Phan Hồng Hải năm 2012 với đề tài luận án tiến sỹ “Nghiên cứu quản trị chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động (ABC/ABM) trong các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam”. Luận án đã đánh giá thực trạng về quản trị chi phí kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã gửi phiếu điều tra tới 60 doanh nghiệp chế biến gỗ và lựa chọn xí nghiệp sản xuất Bao bì tại Hà Nội làm ví dụ điển hình. Tuy nhiên nghiên cứu chưa chỉ rõ tại sao phương pháp này lại phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp chế biến gỗ dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng mà chỉ đưa ra các luận giải thiên về định tính. 2.3. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Thứ nhất, ngoài những nghiên cứu mang tính khái quát về lý thuyết ABC cũng đã có một số nghiên cứu chỉ ra khả năng ứng dụng ABC vào một số ngành tại Việt Nam. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dựa trên những nghiên cứu định tính nhằm mô tả thực trạng hoặc dựa vào lý thuyết của nước ngoài để nêu ra sự phù hợp chứ chưa có nghiên cứu nào thực hiện kiểm định, định lượng lý thuyết đó tại một
  • 17. xiv ngành cụ thể ở Việt Nam. Vì vậy cần có một nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các nhân tố phù hợp với khả năng áp dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp Việt Nam.. Thứ hai, trong các nghiên cứu về khả năng áp dụng phương pháp ABC trong một ngành, các tác giả tại Việt Nam chưa lựa chọn ra trong đó nhóm các doanh nghiệp có nhiều khả năng áp dụng phươn pháp ABC để nghiên cứu và phân tích, cũng như chưa xây dựng mô hình ABC phù hợp với nhóm ngành đó. Vì vậy việc định vị thu hẹp nhóm doanh nghiệp có nhiều tiềm năng áp dụng và xây dựng mô hình ABC cho nhóm ngành là việc làm cần thiết. Thứ ba, ngành dược trong những năm gần đây đang gặp các áp lực cạnh tranh cả bên trong lẫn bên ngoài đã khiến lợi nhuận của ngành giảm xuống. Mặc dù trước đây ngành dược vẫn luôn được coi là một ngành ổn định, luôn duy trì lợi nhuận ở mức cao kể cả trong giai đoạn khủng hoảng. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu một số doanh nghiệp lớn trước đây luôn trên 30% và bình quân ngành luôn ở mức cao trên 25% từ 2010 đến 2013 bất chấp các giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Khó khăn chỉ xuất hiện từ sau 2014 và đến nay các chỉ tiêu tăng trưởng ngành như ROE chỉ còn 19,6% trong khi EPS đã giảm từ 7,000 bình quân xuống còn 5,200. Để cải thiện tình trạng đó, ngoài việc phải thay đổi các sản phẩm chiến lược từ thuốc generic lợi nhuận thấp sang các thuốc đặc trị giá trị cao thì việc chú trọng đến kế toán quản trị nhằm cắt giảm chi phí, cải tiến hoạt động… cũng là một nhiệm vụ cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp dược. Do đó việc nghiên cứu về ngành Dược để có thể đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp quản trị chi phí tốt hơn, tăng hiệu quả kinh doanh, vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết. Đây chính là những nội dung tác giả sẽ làm sáng tỏ trong Luận án của mình. 3. Mục tiêu nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu lý luận về phương pháp ABC và nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp ABC tại các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao khả năng áp dụng phương pháp ABC tại các công ty này.
  • 18. xv 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây: 1. Hệ thống hóa lý thuyết về phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động ABC. 2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động ABC của các nước trên thế giới, kết hợp với thực tiễn Việt Nam để xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm tìm ra các các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động trong các công ty dược phẩm nói chung và các công ty dược phẩm niêm yết nói riêng. 3. Nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động tại các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối với các công ty đã áp dụng, Luận án sẽ phân tích những ưu, nhược điểm của việc áp dụng phương pháp này. Đối với những công ty chưa áp dụng, Luận án sẽ đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng đã tìm được ở mục tiêu thứ 2, xem liệu các công ty này có phù hợp với việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động hay không? 4. Dựa vào kết quả ở mục tiêu 3, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng phương pháp ABC cho các công ty đã áp dụng và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng đối với các công ty chưa áp dụng. 3.3 Câu hỏi nghiên cứu Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC của một doanh nghiệp dược? Đâu là các bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi từ các nước khác (Mỹ, Úc, Đài Loan, Trung Quốc)? Việc áp dụng phương pháp ABC tại các công ty dược phẩm niêm yết tại Việt Nam hiện nay như thế nào và chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? Liệu các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết có phù hợp với việc áp dụng phương pháp ABC hay không? Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện việc áp dụng phương pháp ABC tại các công ty dược phẩm niêm yết đã áp dụng và nâng cao khả năng áp dụng phương pháp ABC tại các công ty áp dụng thí điểm và chưa áp dụng?
  • 19. xvi 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các phương pháp kế toán chi phí bao gồm phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động ABC và phương pháp kế toán chi phí truyền thống trong doanh nghiệp. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại các doanh nghiệp dược phẩm sản xuất niêm yết (15 doanh nghiệp). Tuy nhiên, để có được cơ sở tin cậy chứng minh sự phù hợp của các doanh nghiệp niêm yết đối với phương pháp ABC, Luận án đã mở rộng phạm vi nghiên cứu, bao gồm tất cả các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam (187 doanh nghiệp). Đặc biệt, Luận án lựa chọn Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây làm ví dụ điển hình cho việc áp dụng phương pháp ABC. Ngoài ra, để có cơ sở so sánh, các doanh nghiệp nước ngoài áp dụng thành công ABC cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu của Luận án. Về thời gian: Khi đánh giá việc áp dụng phương pháp ABC trong tính chi phí và giá thành tại các công ty dược phẩm đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án lấy mốc từ năm 2003 đến hết năm 2015 (khi khái niệm về kế toán quản trị chính thức được đề cập đến tại khoản 3, điều 4, chương I - Luật kế toán- năm 2003). Khi đề xuất việc áp dụng phương pháp ABC trong tính chi phí và giá thành tại các công ty dược phẩm đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận án đề xuất các giải pháp đến năm 2030. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án đã sử dụng năm phương pháp nghiên cứu đó là: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp nghiên cứu điển hình và phương pháp nghiên cứu định lượng. - Phương pháp phân tích tổng hợp: được sử dụng chủ yếu ở cả 3 chương với mục đích làm rõ các vấn đề liên quan tới cơ sở khoa học về phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động và đề xuất giải pháp phù hợp. - Phương pháp đối chiếu so sánh: chủ yếu được sử dụng ở chương 2 nhằm làm rõ các vấn đề về thực trạng và đưa ra các nhận xét một cách cụ thể đối với việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động, mặt khác nghiên cứu cũng so
  • 20. xvii sánh kết quả tính giá thành theo phương pháp ABC và phương pháp truyền thống tại công ty dược phẩm Hà Tây để thấy sự khác biệt giữa hai phương pháp này. - Phương pháp nghiên cứu tình huống: chủ yếu được sử dụng ở chương 1 và chương 2. Trong chương 1, Luận án nghiên cứu các doanh nghiệp điển hình trên thế giới áp dụng thành công phương pháp chi phí theo hoạt động nhằm rút ra bài học kinh nghiệm phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chương 2, nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động tại công ty dược phẩm Hà Tây… - Phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp nghiên cứu định lượng: được áp dụng ở chương 2 khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp dược phẩm nói chung và các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết nói riêng. Luận án đã tiến hành khảo sát toàn bộ 187 công ty dược phẩm là thành viên của hiệp hội dược phẩm Việt Nam (bao gồm 15 công ty niêm yết và 172 công ty chưa niêm yết) nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết nói riêng. Đối với các công ty dược phẩm chưa niêm yết Bảng hỏi bao gồm 11 câu liên quan đến việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp kế toán ABC. Đối với các công ty dược phẩm niêm yết Bảng hỏi bao gồm 30 câu, trong đó 11 câu đầu giống Bảng hỏi thứ nhất, bổ sung thêm 19 câu nhằm tìm hiểu sâu hơn thực trạng áp dụng phương pháp ABC. Tổng số phiếu thu về là 71 trong đó có 15 phiếu không hợp lệ và 56 phiếu hợp lệ. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình gồm 5 nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC bao gồm: nhân tố quy mô, tỷ lệ chi phí gián tiếp, sự đa dạng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mức độ quan trọng của thông tin chi phí. Ln[Prob(Y=1)/(1-Prob(Y=1)] = β0 + β1*QUYMO + β2*CHIPHI + β3*DADANG+ β4*CANHTRANH+ β5*THONGTIN + ε (1) Trong đó: Y: Biến phụ thuộc, nhận hai giá trị 1 (doanh nghiệp áp dụng ABC) và 0 (doanh nghiệp không áp dụng ABC). Kiểm định chi bình phương bằng phần mềm
  • 21. xviii SPSS và phân tích hồi quy nhị phân binary logistic được thực hiện để tiến hành kiểm định này. Bảng hỏi chuyên sâu được tiến hành với toàn bộ 15 công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sau khi đã loại ra 2 công ty chỉ đơn thuần kinh doanh thiết bị y tế) nhằm tìm hiểu thực trạng áp dụng phương pháp kế toán ABC tại các công ty dược phẩm niêm yết. Đối với các công ty đã áp dụng phương pháp này, nghiên cứu tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong việc áp dụng phương pháp ABC. Tại các công ty chưa áp dụng, căn cứ vào mô hình các nhân tố ảnh hưởng ở trên, nghiên cứu tìm hiểu xem liệu những công ty này có những điều kiện phù hợp để áp dụng phương pháp ABC không? Giải pháp nào nâng cao khả năng áp dụng phương pháp ABC cho các công ty này?. 6. Những đóng góp mới của Luận án - Luận án đã tổng hợp lý luận về việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm như khái niệm, đặc điểm, nội dung, các bước tiến hành đối với các doanh nghiệp dược niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Luận án đã nghiên cứu, tổng hợp và rút ra bài học áp dụng thành công phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài cho các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Là Luận án đầu tiên ở Việt Nam khảo sát và xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng gồm 5 nhân tố để tìm xem các nhân tố ảnh hưởng như thế nào tới việc áp dụng phương pháp ABC trong các công ty dược phẩm Việt Nam nói chung và các công ty dược phẩm niêm yết nói riêng. Luận án đã kết hợp tốt hai phương pháp điều tra và phương pháp định lượng, các phương pháp này được thực hiện cho kết quả điều tra đáng tin cậy. - Luận án đã nghiên cứu phương pháp kế toán chi phí theo cả hai phương pháp truyền thống và phương pháp ABC để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động tại công ty dược phẩm đã áp dụng, trong đó có giải pháp nhằm gắn kết ABC với ABM (Activity Based Management- Quản trị theo hoạt động) tại công ty dược phẩm Hà Tây. Ngoài ra,
  • 22. xix các giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng tại các công ty dược phẩm niêm yết chưa áp dụng cũng được đề xuất. - Bốn trong năm nhân tố của mô hình có tác động tới việc áp dụng phương pháp ABC đó là: Quy mô của doanh nghiệp, sự đa dạng của sản phẩm, tỷ lệ chi phí gián tiếp, áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Nhân tố mức độ quan trọng của thông tin chi phí không có mối quan hện với khả năng áp dụng phương pháp ABC. Các nhân tố trong mô hình cũng giải thích được 64,6% biến phụ thuộc. - Căn cứ vào kết quả chạy mô hình và thực trạng các doanh nghiệp dược phầm niêm yết Luận án đã chứng minh rằng các doanh nghiệp Dược phẩm niêm yết hội tụ đủ các điều kiện để áp dụng có hiệu quả phương pháp ABC. Ngoài ra Luận án cũng xây dựng mô hình áp dụng phương pháp ABC cho các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết nói riêng và các công ty dược phẩm nói chung. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục, Luận án có kết cấu gồm 3 chương cụ thể như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chi phí, giá thành và phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động trong doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao khả năng áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • 23. xx LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu Ngành dược phẩm Việt Nam là ngành có vị trí hết sức quan trọng xét cả về yếu tố kinh tế và xã hội. Tuy nhiên ngành dược đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn, khi các quy định mới trong đấu thầu được áp dụng, các hãng dược nước ngoài sẽ được cung cấp thuốc bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp dược muốn hội nhập cần có trong tay công cụ quản lý kinh tế vững mạnh để cải thiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một trong những yếu tố then chốt để tăng năng lực cạnh tranh là kiểm soát chặt chẽ, hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí. Trong khi các nước phát triển trên thế giới đã xây dựng phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông tin hữu ích cho cho các nhà quản trị thì tại Việt Nam nói chung và trong các doanh nghiệp dược phẩm nói riêng vẫn áp dụng phương pháp kế toán chi phí truyền thống. Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu các đặc điểm của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết Việt Nam, tác giả nhận thấy việc áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC- Activity Based Costing) phù hợp và có khả năng sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho các doanh nghiệp. phương pháp ABC còn giúp doanh nghiệp quản trị dựa trên hoạt động, từ đó xác định sản phẩm nào tạo ra giá trị, sản phẩm nào không tạo ra giá trị giúp cải tiến quá trình, nâng cao năng lực cạnh tranh cho của mình. Chính vì những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các công ty Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài cho Luận án của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Đến nay có rất nhiều tài liệu cũng như công trình nghiên cứu về phương pháp ABC tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu này
  • 24. xxi xoay quanh 5 vấn đề chính: thứ nhất, so sánh phương pháp ABC và phương pháp truyền thống; thứ hai, tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC trong một ngành hay một quốc gia; thứ ba, các lợi ích và khó khăn mà phương pháp ABC mang lại; thứ tư: các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương phương pháp này, thứ năm, các nghiên cứu về ABC trong một doanh nghiệp cụ thể (case study). Đó là các nghiên cứu sau Kaplan (1988), Innes and Mitchell (1993), Appah et al (2013), Innes và Mitchell (2005), Nguyen and Brooks (1997), Cotton et al. (2003), Pierce and Brown (2004), Manalo (2004) Bjornenak, (1998), Krumwiede (1998); Clarke et al, (1999), Elhamma et al (2013), Yung I & Hwei Cheng Wang (2013), Amrik S. Sohal & Walter W.C Chung (1998), Fawzi A, (2008), Suzanne B (2007), Sartorius K at el, (2007), Lin (2001); Abdallah & Wei (2008), Zhang & Isa (2010)… 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp này. Nghiên cứu đầu tiên về ABC tại Việt Nam được Phạm Duy trình bày trong bài “Kế toán chi phí d a trên hoạt động (Activity-Based Costing – ABC) tạp chí Kế toán tháng 11 năm 2006 và nghiên cứu của Quang Khải (2006). Các nghiên cứu khác cũng hoàn thiện việc cung cấp thêm kiến thức căn bản cho độc giả về phương pháp này, bao gồm nghiên cứu “Bàn thêm về phương pháp kế toán chi ph theo hoạt động”của Trần Đức Nam, tạp chí Kế toán tháng 12 năm 2006, bài “Rào cản và khó khăn trong áp dụng kế toán chi phí d a trên hoạt động”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 8 năm 2012, (trang 59-64) nêu lên những khó khăn trong quá trình thực hiện phương pháp ABC của tác giả Bùi Thị Minh Hải. Năm 2014 tác giả Đào Thị Thu Giang đăng bài “Kế toán chi phí theo hoạt động (Activity Based Costing-ABC): Khuôn khổ lý thuyết và khả năng áp dụng tại Việt Nam”, tạp chí Kế toán, tháng 5 năm 2014. Nghiên cứu về ABC áp dụng trong các doanh nghiệp cụ thể bao gồm các nghiên cứu sau: năm 2013 hai tác giả Nguyễn Thị Mai Chi, Nguyễn Năng Phúc có bài “Bàn về kế toán quản trị chi phí theo hoạt động”, tạp chí Kinh tế và Phát triển. Năm 2013, Trần Trung Tuấn, Lê Ngọc Thăng, Ngô
  • 25. xxii Duy Việt có bài “Vận dụng phương pháp xác định chi phí d a trên hoạt động (ABC) tại các công ty dệt may Việt Nam trong điều kiện tái cấu trúc doanh nghiệp sau khủng hoảng kinh tế”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 12 năm 2013. Nghiên cứu sâu hơn về ABC cả về mặt lý thuyết và thực tiễn có tác giả Phan Hồng Hải năm 2012 với đề tài luận án tiến sỹ “Nghiên cứu quản trị chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động (ABC/ABM) trong các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam”. 2.3. Các vấn đề cần tiếp tực nghiên cứu Thứ nhất, các nghiên cức về ABC đa phần là các nghiên cứu định tính. chưa có nghiên cứu thực hiện kiểm định, định lượng lý thuyết đó tại một ngành cụ thể ở Việt Nam. Thứ hai, trong các nghiên cứu về khả năng áp dụng ABC trong một ngành, các tác giả tại Việt Nam chưa lựa chọn ra trong đó nhóm các doanh nghiệp có nhiều khả năng áp dụng ABC để nghiên cứu và phân tích, cũng như chưa xây dựng mô hình ABC phù hợp với nhóm ngành đó. Vì vậy việc định vị thu hẹp nhóm doanh nghiệp có nhiều tiềm năng áp dụng và xây dựng mô hình ABC cho nhóm ngành là việc làm cần thiết. Thứ ba, ngành dược trong những năm gần đây đang gặp các áp lực cạnh tranh cả bên trong lẫn bên ngoài đã khiến hiệu quả kinh doanh của ngành giảm sút rõ rệt. Do đó việc nghiên cứu về ngành Dược để có thể đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp quản trị chi phí tốt hơn, tăng hiệu quả kinh doanh, vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết. Đây chính là những nội dung tác giả sẽ làm sáng tỏ trong Luận án của mình. 3. Mục tiêu nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu lý luận về phương pháp ABC và nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp ABC tại các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao khả năng áp dụng phương pháp ABC tại các công ty này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
  • 26. xxiii Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây: Hệ thống hóa lý thuyết về phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động ABC. Xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC trong các công ty dược phẩm nói chung và các công ty dược phẩm niêm yết nói riêng. Nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động tại các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối với các công ty đã áp dụng, Luận án sẽ phân tích những ưu, nhược điểm của việc áp dụng phương pháp này. Đối với những công ty chưa áp dụng, Luận án sẽ đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng đã tìm được ở mục tiêu thứ 2, xem liệu các công ty này có phù hợp với việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động hay không? Dựa vào kết quả ở mục tiêu 3, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng phương pháp ABC cho các công ty đã áp dụng và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng đối với các công ty chưa áp dụng. 3.3 Câu hỏi nghiên cứu Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC của một doanh nghiệp dược? Đâu là các bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi từ các nước khác (Mỹ, Úc, Đài Loan, Trung Quốc)? Việc áp dụng phương pháp ABC tại các công ty dược phẩm niêm yết tại Việt Nam hiện nay như thế nào và chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? Liệu các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết có phù hợp với việc áp dụng phương pháp ABC hay không? Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện việc áp dụng phương pháp ABC tại các công ty dược phẩm niêm yết đã áp dụng và nâng cao khả năng áp dụng phương pháp ABC tại các công ty áp dụng thí điểm và chưa áp dụng?
  • 27. xxiv 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các phương pháp kế toán chi phí bao gồm phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động ABC và phương pháp kế toán chi phí truyền thống. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại các doanh nghiệp dược phẩm sản xuất niêm yết (15 doanh nghiệp). Tuy nhiên, để có được cơ sở tin cậy chứng minh sự phù hợp của các doanh nghiệp niêm yết đối với phương pháp ABC, Luận án đã mở rộng phạm vi nghiên cứu, bao gồm tất cả các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam (187 doanh nghiệp). Đặc biệt, Luận án lựa chọn Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây làm ví dụ điển hình cho việc áp dụng phương pháp ABC. Ngoài ra, để có cơ sở so sánh, các doanh nghiệp nước ngoài áp dụng thành công ABC cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu của Luận án. Về thời gian: Khi đánh giá việc áp dụng phương pháp ABC trong tính chi phí và giá thành tại các công ty dược phẩm đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án lấy mốc từ năm 2003 đến hết năm 2015 (khi khái niệm về kế toán quản trị chính thức được đề cập đến tại khoản 3, điều 4, chương I - Luật kế toán- năm 2003). Khi đề xuất việc áp dụng phương pháp ABC trong tính chi phí và giá thành tại các công ty dược phẩm đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận án đề xuất các giải pháp đến năm 2030. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án đã sử dụng năm phương pháp nghiên cứu đó là: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp nghiên cứu điển hình và phương pháp nghiên cứu định lượng. Luận án đã tiến hành khảo sát toàn bộ 187 công ty dược phẩm là thành viên của hiệp hội dược phẩm Việt Nam (bao gồm 15 công ty niêm yết và 172 công ty chưa niêm yết) nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp dược phẩm Việt
  • 28. xxv Nam nói chung và các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết nói riêng. Đối với các công ty dược phẩm chưa niêm yết Bảng hỏi bao gồm 11 câu liên quan đến việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp kế toán ABC. Đối với các công ty dược phẩm niêm yết Bảng hỏi bao gồm 30 câu, trong đó 11 câu đầu giống Bảng hỏi thứ nhất, bổ sung thêm 19 câu nhằm tìm hiểu sâu hơn thực trạng áp dụng phương pháp ABC. Tổng số phiếu thu về là 71 trong đó có 15 phiếu không hợp lệ và 56 phiếu hợp lệ. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình gồm 5 nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC bao gồm: nhân tố quy mô, tỷ lệ chi phí gián tiếp, sự đa dạng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mức độ quan trọng của thông tin chi phí.. Ln[Prob(Y=1)/(1-Prob(Y=1)] = β0 + β1*QUYMO + β2*CHIPHI + β3*DADANG+ β4*CANHTRANH+ β5*THONGTIN + ε (1) Trong đó: Y: Biến phụ thuộc, nhận hai giá trị 1 (doanh nghiệp áp dụng ABC) và 0 (doanh nghiệp không áp dụng ABC). Kiểm định chi bình phương bằng phần mềm SPSS và phân tích hồi quy nhị phân binary logistic được thực hiện để tiến hành kiểm định này. Bảng hỏi chuyên sâu được tiến hành với toàn bộ 15 công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sau khi đã loại ra 2 công ty chỉ đơn thuần kinh doanh thiết bị y tế) nhằm tìm hiểu thực trạng áp dụng phương pháp kế toán ABC tại các công ty dược phẩm niêm yết. 6. Những đóng góp mới của Luận án - Luận án đã tổng hợp lý luận về việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm như khái niệm, đặc điểm, nội dung, các bước tiến hành đối với các doanh nghiệp dược niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Luận án đã nghiên cứu, tổng hợp và rút ra bài học áp dụng thành công phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài cho các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • 29. xxvi - Là Luận án đầu tiên ở Việt Nam khảo sát và xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng gồm 5 nhân tố để tìm xem các nhân tố ảnh hưởng như thế nào tới việc áp dụng phương pháp ABC trong các công ty dược phẩm Việt Nam nói chung và các công ty dược phẩm niêm yết nói riêng. Luận án đã kết hợp tốt hai phương pháp điều tra và phương pháp định lượng, các phương pháp này được thực hiện cho kết quả điều tra đáng tin cậy. - Luận án đã nghiên cứu phương pháp kế toán chi phí theo cả hai phương pháp truyền thống và phương pháp ABC để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động tại công ty dược phẩm đã áp dụng, trong đó có giải pháp nhằm gắn kết ABC với ABM (Activity Based Management- Quản trị theo hoạt động) tại công ty dược phẩm Hà Tây. Ngoài ra, các giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng tại các công ty dược phẩm niêm yết chưa áp dụng cũng được đề xuất. Các kết quả của Luận án bao gồm: Bốn trong năm nhân tố của mô hình có tác động tới việc áp dụng phương pháp ABC đó là: Quy mô của doanh nghiệp, sự đa dạng của sản phẩm, tỷ lệ chi phí gián tiếp, áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhân tố mức độ quan trọng của thông tin chi phí không có mối quan hện với khả năng áp dụng phương pháp ABC. Các nhân tố trong mô hình cũng giải thích được 64,6% biến phụ thuộc. Căn cứ vào kết quả chạy mô hình và thực trạng các doanh nghiệp dược phầm niêm yết Luận án đã chứng minh rằng các doanh nghiệp Dược phẩm niêm yết hội tụ đủ các điều kiện để áp dụng có hiệu quả phương pháp ABC. Ngoài ra Luận án cũng xây dựng mô hình áp dụng phương pháp ABC cho các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết nói riêng và các công ty dược phẩm nói chung. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục, Luận án có kết cấu gồm 3 chương cụ thể như sau:
  • 30. xxvii Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chi phí, giá thành và phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động trong doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao khả năng áp dụng phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • 31. xxviii CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ, GIÁ THÀNH VÀ PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG (ACTIVITY-BASED COSTING) TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Chi phí và giá thành 1.1.1. Chi phí 1.1.1.1 Khái niệm chi phí Có rất nhiều định nghĩa về chi phí theo các tác giả trong và ngoài nước, theo tác giả những khái niệm về chi phí có thể khác nhau về cách diễn đạt, hình thức thể hiện nhưng tất cả đều thể hiện một điểm chung: chi phí là phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đ ch sản xuất kinh doanh và được tính trong một thời kỳ nhất định. Chi phí có ba đặc điểm chính: Là hao phí tài nguyên (kể cả hữu hình và vô hình), vật chất, lao động; những hao phí này phải gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh; phải định lượng được bằng tiền và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định. 1.1.1.2 Phân loại chi phí Chi phí trong các doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại với những nội dung, tính chất kinh tế cũng như mục đích, công dụng khác nhau khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Có thể phân loại chi phí theo các cách sau đây - Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động - Phân loại theo nội dung kinh tế ban đầu - Phân loại theo mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính - Phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động... 1.1.2. Giá thành 1.1.2.1 Khái niệm Giá thành được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao mòn về lao động sống, lao động vật hóa tính cho một đại lượng, kết quả, sản phẩm đã hoàn thành (Đào Thị Thu Giang, 2012). Quá trình sản xuất là quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: chi phí sản xuất và kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan
  • 32. xxix đến khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. 1.1.2.2 Phân loại giá thành Có thể phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi chi phí trong giá thành hoặc phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành.
  • 33. xxx 1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành 1.1.4. Kế toán chi phí 1.1.4.1 Khái niệm Viện kế toán viên quản trị của Mỹ (IMA, 1983) đã định nghĩa kế toán chi phí là “kỹ thuật hay phương pháp để xác định chi phí cho một d án, một quá trình hoặc một sản phẩm… Chi ph này được xác định bằng việc đo lường tr c tiếp, kết chuyển hoặc phân bổ một cách có hệ thống và hợp lý”. Theo định nghĩa này, kế toán chi phí không phải là một bộ phận độc lập, một phân hệ thứ ba của hệ thống kế toán, mà kế toán chi phí vừa là một bộ phận của kế toán tài chính và vừa là một bộ phận của kế toán quản trị. 1.1.4.2 Vai trò của kế toán chi phí Khi nghiên cứu về kế toán chi phí, tác giả Phạm Thị Thủy (2007) đã nêu rõ kế toán chi ph đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về chi phí trong các doanh nghiệp, các tổ chức. Kế toán chi phí luôn luôn tồn tại trong mỗi tổ chức, tuy nhiên tác dụng cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau sẽ khác nhau, tùy thuộc vào việc xây dựng và khai thác hệ thống kế toán chi phí đó. Ngày nay nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông tin hữu ích cho cho các nhà quản trị nội bộ để trợ giúp họ trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. 1.2 Các phƣơng pháp kế toán chi phí 1.2.1 Phương pháp kế toán chi phí truyền thống 1.2.1.1 Khái niệm Phương pháp kế toán chi phí truyền thống là phương pháp mà theo đó, chi ph sản xuất chung được phân bổ vào các sản phẩm được sản xuất d a trên một tiêu thức phân bổ duy nhất, thường là số lượng sản phẩm sản xuất, số giờ lao động trực tiếp, hoặc số giờ máy chạy. Nói cách khác, phương pháp kế toán chi phí truyền thống giả định rằng chỉ có một nguồn phát sinh chi phí duy nhất.
  • 34. xxxi 1.2.1.2 Đặc điểm của phương pháp kế toán chi phí truyền thống (Traditional Costing System) Phương pháp kế toán chi phí truyền thống có một số đặc điểm như sau: - Tất cả chi phí sản xuất chung đều được phân bổ cho sản phẩm cho dù có liên quan đến việc tạo ra sản phẩm hay không. - Phương pháp kế toán chi phí truyền thống sử dụng duy nhất một tiêu thức phân bổ (thông thường là số lượng sản phẩm, số giờ lao động trực tiếp hay số giờ máy chạy). - Hệ số phân bổ chí phí sản xuất chung dựa trên dự toán mức độ hoạt động. 1.2.2 Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (Activity Based Costing) 1.2.2.1 Khái niệm Có thể thấy ABC được rất nhiều nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, theo tác giả có thể định nghĩa phương pháp ABC là phương pháp đo lường chi phí và hiệu quả của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ trên cơ sở các nguồn l c sử dụng bởi nhiều hoạt động khác nhau để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đó. 1.2.2.2 Lịch sử ra đời và phát triển của phương pháp kế toán chi phí d a trên hoạt động ABC Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) lần đầu tiên được Thomas Johnson và Robert .Kaplan đề cập đến trong cuốn Relevance Lost: The Rise and Fall of Management Accounting (1987) như một phương pháp mới, tiên tiến trong việc tính toán chi phí. Đến nay đã được áp dụng rộng rãi tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. 1.2.2.3 Đặc điểm của phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động ABC Từ việc phân tích ở trên có thể rút ra kết luận phương pháp ABC có một số đặc điểm nổi bật sau: - ABC phân bổ cả chi phí sản xuất và ngoài sản xuất vào sản phẩm.
  • 35. xxxii - ABC sử dụng nhiều đối tượng phân bổ chi phí, phụ thuộc vào số lượng hoạt động trong quy trình sản xuất chứ không phải một hệ số toàn công ty hay số giai đoạn (bộ phận) trong quy trình. - ABC có thể không phân bổ toàn bộ chi phí sản xuất cho sản phẩm, nếu như các chi phí này không liên quan đến việc tạo ra sản phẩm. - ABC tính toán tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung xác định trước dựa trên năng lực hoạt động đã được sử dụng hơn là dự toán hoạt động như phương pháp truyền thống. 1.2.2.4 Các mô hình kế toán chi phí d a trên hoạt động ABC Khi nghiên cứu về phương pháp kế toán chi phí ABC các học giả đã đưa ra một số mô hình ABC như sau. Mô hình Cooper: Năm 1992, Cooper et al. (1992) đã đề xuất mô hình ABC gồm 2 giai đoạn.Mô hình Drury: Drury (2000) đã xây dựng mô hình vận dụng ABC gồm 5 bước.Tại Việt Nam khi áp dụng phương pháp ABC tại các doanh nghiệp, nhiều tác giả cũng áp dụng quy trình 5 bước. 1.2.3 So sánh phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) với phương pháp kế toán chi phí truyền thống. Có rất nhiều nghiên cứu so sánh giữa phương pháp ABC và phương pháp truyền thống đã được tác giả tổng hợp trong bài. 1.2.4 Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động ABC với việc quản trị kinh doanh dựa trên hoạt động (ABM – Activity Based Management). David Ben và cộng sự (2003) định nghĩa “Quản trị theo quá trình hoạt động là công cụ quản trị mà các nhà quản trị các cấp có trách nhiệm sử dụng phương pháp tính chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động để phân tích, kiểm soát và cải thiện các hoạt động”. 1.3 Điều kiện áp dụng hiệu quả phƣơng pháp kế toán ABC trong các doanh nghiệp 1.3.1 Doanh nghiệp có quy mô lớn 1.3.2 Sản phẩm dịch vụ đa dạng, quy trình sản xuất phức tạp 1.3.3 Chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí
  • 36. xxxiii 1.3.4 Mức độ cạnh tranh cao 1.3.5 Thông tin chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định 1.4 Kinh nghiệm áp dụng phƣơng pháp kế toán ABC tại một số nƣớc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.4.1 Kinh nghiệm áp dụng phương pháp kế toán ABC tại Mỹ 1.4.2 Kinh nghiệm áp dụng phương pháp kế toán ABC tại Úc 1.4.3 Kinh nghiệm áp dụng phương pháp kế toán ABC tại Trung Quốc 1.4.4 Kinh nghiệm áp dụng phương pháp kế toán ABC tại Đài Loan 1.4.5 Một số kinh nghiệm rút ra từ việc áp dụng ABC của thế giới.
  • 37. xxxiv CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG ĐỂ TÍNH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC CÔNG TY DƢỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1 Khái quát về ngành Dƣợc Việt Nam 2.1.1 Lịch sử ra đời của ngành Dược Việt Nam Ngành Dược nước ta có lịch sử phát triển từ thời nhà Trần, khoảng những năm 900, nhà Trần đã lập viện thái y chăm sóc sức khỏe cho nhà vua và phát thuốc cho nhân dân, lập vườn thuốc ở Phả Lại, Đại Yên. Trong phạm vi của luận án tác giả sẽ đi sâu vào phân tích giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay. Từ sau 1975, ngành dược Việt Nam phát triển qua 3 giai đoạn chính. 2.1.2 Đặc điểm sản phẩm của ngành Dược Do đặc thù của sản phẩm dược nên việc tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp dược phẩm cũng có những nét khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp sản xuất khác. Quá trình sản xuất sản phẩm dược đòi hỏi các điều kiện môi trường sản xuất khắt khe, theo những tiêu chuẩn nhất định về vệ sinh, không khí, độ ẩm, nguồn nước… để bảo đảm cho thuốc sản xuất ra không bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng nên thông thường các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm tổ chức các khu sản xuất tách biệt với khu văn phòng quản lý và xây dựng các nội quy ra – vào khu sản xuất. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành Dược Có thể nhận thấy các sản phẩm dược có quy trình công nghệ sản xuất liên tục với thời gian tương đối ngắn. Quy trình công nghệ sản xuất dược phẩm được khái quát qua các Sơ đồ 2.2 và 2.3. Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên Ống rỗng Ủ ống Cắt ống Rửa ống Pha chế Soi in Kiểm nghiệm Nguyên vật liệu Đóng gó dán nhã NVL Xay, rây Pha chế Sấy khô Dập viên, bao phim, ép vỉ Kiểm nghiệm Đóng gói, dán nhãn
  • 38. xxxv Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.1.4 Đặc điểm môi trường kinh doanh ngành Dược Là ngành có tiềm năng phát triển, trong đó các sản phẩm dược nội địa vượt trội về mặt số lượng nhưng thấp hơn về mặt giá trị. 2.2 Khái quát về các công ty dƣợc phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam 2.2.1 Giới thiệu chung về các công ty dược niêm yết Hiện nay có 17 công ty dược niêm yết trong đó có 13 doanh nghiệp sản xuất và 4 doanh nghiệp phân phối. 2.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty Dược niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. 2.3 Nghiên cứu định lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng ABC trong ngành Dƣợc Việt Nam 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào các nghiên cứu trên thế giới và tình hình thực tế ở Việt Nam, tác giả xây dựng mô hình gồm 5 nhân tố như sau: Bảng 2.1: Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng phƣơng pháp ABC Biến giải thích Dấu tác động theo các nghiên cứu trước đây Dấu tác động theo giả thuyết Quy mô doanh nghiệp + + Sự đa dạng của sản phẩm + + Cấu trúc chi phí + +
  • 39. xxxvi Cạnh tranh + + Mức độ quan trọng của thông tin chi phí + + (Nguồn: Tác giả tổg hợp d a trên các nghiên cứu trên thế giới)
  • 40. xxxvii Sơ đồ 2.4: Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng áp dụng ABC Ln[Prob(Y=1)/(1-Prob(Y=1)] = b0 + b1*QUYMO + b2*CHIPHI + b3*DADANG+ b4*CANHTRANH+ b5*THONGTIN + e (1) Trong đó: Sau khi kiểm định đơn biến bằng kiểm định Khi bình phương (Chi square), tác giả tiến hành chạy hồi quy nhị phân Binary Logistic, do nhân tố cạnh tranh được đo bằng hai cách là cạnh tranh về chất lượng và cạnh tranh về giá nên có hai kết quả như sau: Bảng 2.13 Kết quả chạy hồi quy nhị phân Binary Logistic (1) (2) QUYMO 0.003*** 0.003** (0.001) (0.002) CHIPHI 0.227*** 0.129** (0.067) (0.061) DADANG 0.008** 0.010*** (0.003) (0.003) CANHTRANHCHATLUONG 0.301* (0.160) CANHTRANHGIA 1.605* (0.863) THONGTIN -0,788 -0,671
  • 41. xxxviii (0,775) (0,611) _cons -16.129** -11.624* (7.317) (6.891) N 56 56 pseudo R2 0.646 0.729 Sai số chuẩn ở trong ngoặc; * p < 0.10, ** p < 0.05, *** p < 0.01 Kết quả kiểm định giá trị R2 nhận được là 0,646 hoặc 0.729 cho thấy các biến độc lập trong mô hình đã giải thích được 64,6% hoặc 72.9% sự biến thiên của khả năng áp dụng ABC tại các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam. Kết quả chạy hồi quy nhị phân Binary Logistic đưa ra kết luận sau: Bảng 2.15: Tổng hợp kết quả nghiên cứu Giả thuyết Nội dung Kết quả H1 Công ty có quy mô lớn có xu hướng áp dụng phương pháp ABC nhiều hơn. Chấp nhận H2 Công ty có số lượng sản phẩm lớn có xu hướng áp dụng ABC cao hơn. Chấp nhận H3 Doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí gián tiếp cao có xu hướng áp dụng ABC nhiều hơn. Chấp nhận H4 Doanh nghiệp đối mặt với áp lực cạnh tranh cao có xu hướng áp dụng ABC nhiều hơn. Chấp nhận H5 Mức độ quan trọng của thông tin chi phí tăng thì doanh nghiệp có xu hướng áp dụng ABC nhiều hơn. Không chấp nhận (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) 2.4 Thực trạng áp dụng phƣơng pháp kế toán dựa trên hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành sản phẩm tại các công ty dƣợc phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam 2.4.1 Khảo sát và thu thập số liệu Toàn bộ quá trình khảo sát và thu thập số liệu diễn ra trong 3 tháng (tháng 10/2015 - 12/2015). Bảng hỏi được gửi trực tiếp tới kế toán trưởng của 187 công ty sản xuất dược tại Việt Nam qua đường bưu điện và gặp trực tiếp tại các hội thảo chuyên sâu của ngành dược.
  • 42. xxxix Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp dược niêm yết, do là đối tượng nghiên cứu chính của luận án đồng thời số lượng không nhiều nên tác giả đã tiếp cận và thu thập được toàn bộ kết quả trả lời của 15 công ty này. 2.4.1.1 Thiết kế khảo sát 2.4.1.2 Quy trình xây d ng Bảng hỏi 2.4.2 Thực trạng áp dụng phương pháp kế toán ABC 2.4.2.1 Th c trạng chung áp dụng phương pháp kế toán ABC trong các công ty dược phẩm niêm yết
  • 43. xl a. Quy mô doanh nghiệp Kết quả khảo sát cho thấy 100% các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết đều có quy mô vừa và lớn. Doanh nghiệp lớn nhất có số lượng nhân viên 5.000 người, doanh nghiệp nhỏ nhất là 129 người. b. Sự đa dạng của sản phẩm Các doanh nghiệp được điều tra được hỏi về số lượng, chủng loại sản phẩm và các ngành nghề kinh doanh. Số lượng sản phẩm dịch vụ của mỗi công ty dược rất đa dạng, nhiều nhất phải kể đến công ty Dược Hậu Giang với khoảng 400 sản phẩm. Doanh nghiệp ít nhất là công ty CP sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ cũng có tới trên 20 sản phẩm. Các doanh nghiệp còn lại dao động chủ yếu trong khoảng 80-150 sản phẩm. c. Mức độ cạnh tranh Theo kết quả điều tra về mức độ quan trọng của các yếu tố trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, thì cạnh tranh về chất lượng và cạnh tranh về giá là hai nhân tố có áp lực cạnh tranh cao nhất. d. Tỷ lệ chi phí gián tiếp so với tổng chi phí Câu hỏi số 5 là câu hỏi về tỷ lệ phần trăm trong tổng chi phí của ba khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí chung. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ chi phí sản xuất chung hiện nay của ngành dược đã tăng lên đáng kể, gần ngang bằng với tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp. e. Mức độ quan trọng của thông tin chi phí Các doanh nghiệp sử dụng thông tin chi phí nhằm mục tiêu định giá sản phẩm là quan trọng nhất (4,07/5), mục tiêu quan trọng tiếp theo là kiểm soát chi phí (3,87) và lên kế hoạch cho sản phẩm/dịch vụ (3,47) f. Tỷ lệ và mức độ áp dụng ABC tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm niêm yết Mức độ áp dụng ABC tại các doanh nghiệp được đưa vào Bảng khảo sát, câu hỏi số 11.
  • 44. xli Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ áp dụng phƣơng pháp ABC tại các doanh nghiệp dƣợc niêm yết (Kết quả trả lời câu hỏi số 11 – phụ lục 3.7) 2.4.2.2 Th c trạng áp dụng phương pháp kế toán ABC tại các công ty đã áp dụng phương pháp ABC Hệ thống ABC tại công ty CP dược phẩm Hà Tây tuân theo quy trình 7 bước và 3 chỉ dẫn nhằm nâng cao chất lượng hệ thống chi phí (tăng cường theo dõi chi phí trực tiếp, thiết lập những nhóm chi phí gián tiếp đồng nhất, tìm ra cơ sở phân bổ chi phí có mối quan hệ nhân quả với những chi phí trong nhóm chi phí vừa thiết lập). Các bước như sau: Bước 1: Nhận diện những sản phẩm được chọn làm đối tượng chi phí. Bước 2: Nhận diện những chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm. Bước 3: Lựa chọn những hoạt động và cơ sở phân bổ chi phí sử dụng cho việc phân bổ chi phí gián tiếp của sản phẩm. Theo các chỉ dẫn nâng cao chất lượng của hệ thống chi phí, 9 nhóm chi phí (cost pools) hay hoạt động (activities) đã được đã được nhận diện: Bước 4: Nhận diện những chi phí liên quan đến mỗi cơ sở phân bổ chi phí: 0% 6.67% 13.33% 26.67% 0.00% 53.33% Áp dụng ABC toàn doanh nghiệp Áp dụng ở một vài mảng Áp dụng ở dạng dự án thí điểm Hiện đang xem xét áp dụng Chưa hề xem xét phương pháp này
  • 45. xlii Bước 5: Ước tính tỷ lệ phân bổ cho mỗi cơ sở phân bổ chi phí (giai đoạn phân bổ thứ nhất) Bước 6: Ước tính chi phí được phân bổ cho mỗi sản phẩm (giai đoạn phân bổ thứ 2) Bước 7: Ước tính tổng chi phí của sản phẩm bằng việc cộng tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp phân bổ cho sản phẩm.
  • 46. xliii Bảng 2.30: So sánh kết quả tính toán theo phƣơng pháp truyền thống và phƣơng pháp ABC ĐVT: Đồng/ sản phẩm Giá Phƣơng pháp Paraceta mol Vitamin B1 Chymod k 4,2mg Hembloo d H10 Giá thành sản xuất Truyền thống 43,81 69,38 165,19 185,00 ABC 33,39 60,34 153,95 200,05 Chênh lệch -24% -13% -7% 8% Giá thành toàn bộ Truyền thống 57,63 84,29 189,59 196,90 ABC 39,63 68,74 169,71 221,44 Chênh lệch -31% -18% -10% 12% Giá bán Truyền thống 66,28 96,93 218,03 226,43 ABC 45,57 79,05 195,16 254,66 Nguồn: phòng kế toán công ty dược phẩm Hà Tây Nhận xét Có thể thấy giá thành tính theo phương pháp ABC của sản phẩm Hemblood H10 là 221,44 đồng/sản phẩm trong khi đó giá bán tính theo phương pháp truyền thống là 226.43 đồng/sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không sử dụng phương pháp ABC mà chỉ tính giá bằng phương pháp truyền thống thì việc sản xuất sản phẩm này trong thực tế gần như không mang lại giá trị nào cho doanh nghiệp.Doanh nghiệp có thể cân nhắc ra quyết định đối với việc tiếp tục hay không tiếp tục sản xuất sản phẩm này. 2.4.2.3 Kết quả khảo sát tại các công ty áp dụng th điểm và chưa áp dụng phương pháp ABC  Thứ nhất, về đối tượng tập hợp chi phí
  • 47. xliv 100% các doanh nghiệp được điều tra đều có đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm sản xuất (từng loại thuốc) và từng phân xưởng sản xuất. Điều này phù hợp theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của ngành dược. Các loại sản phẩm thuốc viên và thuốc tiêm được bố trí sản xuất tại các phân xưởng khác nhau và tại một thời điểm chỉ có một loại sản phẩm được sản xuất trên một dây chuyền. vì thế đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thường được xác định là từng sản phẩm sản xuất hoàn thành.  Thứ hai, về kế toán chi phí sản xuất: chưa theo dõi tách biệt giữa chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi.  Thứ ba về tính giá thành sản phẩm hoàn thành Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất dược niêm yếu đều sử dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành. Một thẻ tính giá sẽ được lập cho mỗ sản phẩm sau đó được tập hợp vào Bảng tổng hợp.  Thứ tư về kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý quản lý doanh nghiệp Tại tất cả các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đều không theo dõi tách biệt chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp biến đổi với chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cố định, ngoại trừ công ty Dược Lâm Đồng có theo dõi tách riêng chi phí bán bàng biến đổi (hoa hồng bán hàng) và chi phí bán hàng cố định. 2.5 Đánh giá thực trạng áp dụng phƣơng pháp kế toán dựa trên hoạt động (ABC) tại các công ty dƣợc phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam 2.5.1 Những kết quả đạt được 2.5.1.1 Tại các công ty đã áp dụng Thứ nhất, phương pháp ABC đang và đã bắt đầu được quan tâm tại công ty dược phẩm niêm yết
  • 48. xlv Thứ hai, ABC đã mang lại thành công nhất định cho công ty áp dụng, khắc phục được nhiều nhược điểm của phương pháp truyền thống 2.5.1.2 Tại các công ty mới áp dụng th điểm và chưa áp dụng Thứ nhất, chi phí được phân loại tương đối hợp lý Thứ hai, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán tài chính 2.5.2 Những tồn tại và hạn chế 2.5.2.1 Tại các công ty đã áp dụng Thứ nhất, mức độ áp dụng ABC tại các doanh nghiệp dược Việt Nam chưa cao.Thứ hai, doanh nghiệp áp dụng phương pháp ABC chưa triệt để.Thứ ba, chưa khai thác tối đa lợi ích của ABC.Thứ tư, chưa gắn kết ABC với ABM. 2.5.2.2 Tại các công ty áp dụng th điểm và chưa áp dụng Thứ nhất, cách phân loại chi phí còn đơn giản, chưa đúng bản chất. Thứ hai, hệ thống kế toán chi phí hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thiếu những yếu tố cơ bản nhất của một hệ thống quản trị chi phí kinh doanh.Thứ ba, đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành, tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung chưa hợp lýThứ tư, không thực hiện phân tích chi phí để ra quyết định kinh doanh. Thứ năm, chưa tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận 2.5.2.3 Nguyên nhân những hạn chế trong việc áp dụng ABC tại Việt Nam. Trình độ ứng dụng CNTT trong các công ty Việt Nam thấp Nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn còn hạn chế Thiếu sự định hướng và hỗ trợ của Nhà nước trong việc áp dụng quản trị chi phí kinh doanh đặc biệt là kế toán quản trị.
  • 49. xlvi CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG (ABC) ĐỂ TÍNH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC CÔNG TY DƢỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1 Cơ sở khoa học và điều kiện áp dụng phƣơng pháp kế toán dựa trên hoạt động (ABC) trong các công ty sản xuất dƣợc phẩm niêm yết Việt Nam 3.1.1 Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Ngày 10/01/2014 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dược giai đoạn đến 2020 theo Quyết định số 68/2014/QĐ-TTg và tầm nhìn đến năm 20130 như sau: Thứ nhất, thuốc sản xuất trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng, sản xuất được thuốc chuyên khoa đặc trị, chủ động sản xuất vắc xin, sinh phẩm cho phòng chống dịch bệnh, sản xuất được nguyên liệu làm thuốc. Thứ hai, hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực. 3.1.2 Môi trường kinh doanh mới Thực trạng hệ thống kế toán chi phí hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm không đáp ứng được nhu cầu cấp bách của môi trường kinh doanh mới. 3.1.3 Phương pháp kế toán chi phí truyền thống có nhiều bất cập Thông tin do hệ thống kế toán chi phí hiện nay tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam cung cấp không đáp ứng được yêu cầu kịp thời do các thông tin về chi phí và giá thành chỉ có được khi đã kết thúc kỳ kế toán. 3.1.4 Sự phù hợp của việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động (ABC) đối với các công ty dược phẩm niêm yết Kết hợp với kết quả điều tra ở chương 2, các phân tích dưới đây sẽ cho thấy phương pháp ABC phù hợp để ứng dụng tại các doanh nghiệp Dược phẩm niêm yết.
  • 50. xlvii 3.1.4.1 Doanh nghiệp có quy mô lớn Trong chương 2 nghiên cứu định lượng cũng đã chứng minh doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng áp dụng ABC cao hơn do đáp ứng được những điều kiện cần về tài chính và nhân lực. 3.1.4.2 Sản phẩm dịch vụ đa dạng, quy trình sản xuất kinh doanh phức tạp Theo kết quả điều tra câu số 3, số lượng sản phẩm dịch vụ của các công ty dược phẩm niêm yết tương đối đa dạng, quy trình sản xuất phức tạp, qua nhiều công đoạn, những công ty như công ty dược phẩm Hậu Giang có tới gần 400 lại sản phẩm, kết hợp với lý thuyết chương 1, việc áp dụng ABC cho các doanh nghiệp này là hoàn toàn phù hợp. 3.1.4.3 Cấu trúc chi ph thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ chi phí chung Kết quả khảo sát chương 2 cho thấy gần 53% các doanh nghiệp trả lời tỷ lệ chi phí sản xuất chung sẽ tăng trong vòng 5 năm tới, ngược lại chỉ có 7% (1 doanh nghiệp) cho rằng tỷ lệ chi phí sản xuất chung sẽ giảm. Khi tỷ lệ chi phí chung tăng lên việc áp dụng phương pháp ABC sẽ cho kết quả tính chi phí chính xác hơn do các chi phí chung đi vào sản phẩm phản ánh đúng các hoạt động tiêu tốn chi phí hơn là phân bổ theo một tiêu thức như phương pháp truyền thống 3.1.4.4 Mức độ cạnh tranh cao Tại các doanh nghiệp dược niêm yết, theo kết quả điều tra câu hỏi số 8, trong chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp, các yếu tố doanh nghiệp quan tâm hàng đầu là về giá thành và chất lượng, điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt không những về chất lượng sản phẩm mà còn về giá sản phẩm. 3.1.4.5 Thông tin chi phí ngày càng trở nên quan trọng Kết quả điều tra ở chương 2 (câu hỏi số 7, phụ lục 2.6) có đến 75% các doanh nghiệp trả lời thông tin chi phí là quan trọng trong việc kiểm soát giá thành, 95% doanh nghiệp đánh giá vai trò của thông tin chi phí là quan trọng trong việc định giá sản phẩm, 3.1.5 Dự báo xu hướng áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động ABC để tính chi phí và giá thành tại các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới..