SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ ANH
SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN
TRỌNG TÀI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM,
ANH, HOA KỲ VÀ LUẬT MẪU UNCITRAL
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 10, NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN
TRỌNG TÀI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM,
ANH, HOA KỲ VÀ LUẬT MẪU UNCITRAL
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60380108
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Ngọc Tâm
Học viên: Vũ Thị Anh
Lớp: Cao học Luật quốc tế, Khóa K17
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10, năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các nội dung được đề
cập và trình bày trong luận văn là kết quả của quá trình tác giả nghiên cứu các quy
định của pháp luật về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật của Việt Nam, Anh, Hoa
Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL. Đồng thời, luận văn cũng là kết quả của quá trình
nghiên cứu, tham khảo các nguồn tài liệu như sách báo, ấn phẩm, tư liệu, công trình
nghiên cứu có liên quan của các tổ chức, chuyên gia, các nhà nghiên cứu ở trong và
ngoài nước cùng với sự định hướng và hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn. Qua đó, tác
giả xây dựng nên công trình khoa học của bản thân mình. Tác giả cam kết danh dự
không sao chép bất kỳ ý tưởng nào của các nhà khoa học khác, nếu sai trái xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Ngƣời cam đoan
Vũ Thị Anh
MỤC LỤC
Phần mở đầu.............................................................................................................1
Chƣơng 1. Tổng quan về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh, Hoa Kỳ và
Luật mẫu UNCITRAL.............................................................................................8
1.1. Khái quát về trọng tài thƣơng mại...................................................................8
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển trọng tài thương mại .....................................8
1.1.2. Khái niệm trọng tài thương mại ......................................................................11
1.1.3. Đặc điểm trọng tài thương mại........................................................................13
1.1.4. Các hình thức tổ chức trọng tài.......................................................................15
1.2. Khái quát về thỏa thuận trọng tài...................................................................17
1.2.1. Khái niệm về thỏa thuận trọng tài ...................................................................17
1.2.2. Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài ..................................................................18
1.2.3. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài .....................................................................20
1.3. Quy định về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật
mẫu UNCITRAL.....................................................................................................21
1.3.1. Thỏa thuận trọng tài trong Luật mẫu UNCITRAL...........................................21
1.3.2. Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh.......................................................27
1.3.3. Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Hoa Kỳ .................................................31
Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................35
Chƣơng 2. Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam – So sánh với pháp
luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL ........................................................36
2.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của Trọng tài thƣơng mại và
pháp luật trọng tài tại Việt Nam ............................................................................37
2.2. Quy địn về điều kiện về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật Việt Nam –
Đánh giá, so sánh với pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL..........42
2.2.1. Quy định về điều kiện hình thức của thỏa thuận trọng tài...............................42
2.2.2. Quy định về điều kiện chủ thể tham gia thỏa thuận trọng tài ..........................46
2.2.3. Quy định về điều kiện nội dung của thỏa thuận trọng tài................................52
2.3. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.......58
2.3.1. Hiệu lực pháp lý của thỏa thuận trọng tài.......................................................59
2.3.2. Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được...............................................60
2.3.3. Vấn đề kế thừa thỏa thuận trọng tài ................................................................62
Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................64
Kết luận....................................................................................................................65
Danh mục tài liệu tham khảo
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển của thương mại quốc tế, các doanh nhân phải tiếp xúc với
các đối tác, quốc gia, nền văn hóa và tập quán thương mại mới. Cơ hội mới đồng
thời cũng mang đến cho các doanh nhân những rủi ro mới. Trong giao dịch thương
mại tất yếu dẫn đến tranh chấp, nhưng nếu đó là các giao dịch thương mại quốc tế
thì khó khăn càng tăng thêm do liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật, thủ tục tố
tụng và ngôn ngữ khác nhau1
. Thực tế hiện nay cho thấy các vụ kiện tranh chấp
thương mại ngày càng gia tăng, phức tạp và cần phải được giải quyết. Giải quyết
các tranh chấp bằng trọng tài đang ngày càng được các danh nhân lựa chọn và được
coi là nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, bởi ưu điểm của
nó là thủ tục giải quyết tranh chấp linh hoạt, bí mật và phù hợp với tính chất của
hoạt động kinh doanh thương mại. Tổng thư ký Tòa án trọng tài Quốc tế (ICC)
Jason Fry đã khẳng định: “Trọng tài là phương thức giải quyết chấp lựa chọn, có
nhiều ưu thế trong đó nổi bật là tính nhanh gọn, bí mật và phán quyết của trọng tài
có giá trị chung thẩm”2
. Nhưng để các tranh chấp thương mại được giải quyết bằng
trọng tài thì cần phải có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài được xem là “nền
móng” cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, với nguyên tắc vàng là không
thể tiến hành tố tụng trọng tài mà không có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng
tài có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ tiến tiến trình tố tụng trọng tài, kể
từ khi bắt đầu trọng tài, cho đến khi công nhận và thi hành phán quyết trọng tài.
Kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và
đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, mở rộng giao lưu thương mại với nhiều
quốc gia trên thế giới. Nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (ngày 10/01/2007)3
thì các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều
1
J.Denis Bélisle (2001), Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn.
2
Nguồn: http://www.viac.org.vn/viac.org.vn/vi-VN/Home/default.aspx, truy cập ngày 28/09/2013.
3
Nguồn: http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/#woB6ec6b9B6o, truy cập ngày 30/09/2013.
2
cơ hội mở rộng hợp tác, liên doanh, liên kết và tự do hợp đồng với các đối tác nước
ngoài. Đi cùng với đó là các tranh chấp thương mại đang ngày càng gia tăng và có
tính phức tạp cao. Thực tế cho thấy rất nhiều các vụ kiện tranh chấp thương mại
quốc tế được giải quyết bởi trọng tài và số lượng các phán quyết, quyết định của
trọng tài nước ngoài được yêu cầu thi hành tại Việt Nam cũng ngày một tăng lên.
Ở Việt Nam, Trọng tài thương mại đã được biết đến như là một phương thức
giải quyết tranh chấp kinh doanh ngay từ thập niên 60. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân khác nhau khiến cho pháp luật về trọng tài vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá
đúng vị trí của nó trong một thời gian dài. Trọng tài và pháp luật về trọng tài mới
chỉ thực sự được quan tâm và hoàn thiện trong những năm gần đây, cụ thể là kể từ
khi Pháp lệnh trọng tài thương mại được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI thông qua ngày 25/2/2003, đã tạo khung
pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài tại Việt Nam.
Nhưng với hơn 06 năm thực hiện, Pháp lệnh trọng tài năm 2003 đã có những hạn
chế và bất cập như: Phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài; chủ thể
các tranh chấp giải quyết bằng trọng tài, việc hủy quyết định trọng tài. Nhất là các
vấn đề giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài về mặt nội dung và hình thức, luật áp
dụng thỏa thuận trọng tài .v.v nên Pháp lệnh trọng tài năm 2003 vẫn chưa tạo được
cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện chủ trương của Nhà nước khuyến khích các
bên sử dụng trọng tài trong giải quyết các tranh chấp thuơng mại. Vì vậy, Luật trọng
tài thương mại 2010 đã ra đời để thay thế Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.
Luật trọng tài thương mại ra đời đã phần nào giải quyết được những hạn chế nêu
trên song trên thực tế vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh và tương thích với các văn bản
pháp luật quốc tế về trọng tài.
Thực tiễn pháp luật hiện hành về thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam còn có
nhiều hạn chế, bất cập đã gây trở ngại cho việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại
trọng tài. Đặc biệt, khi xuất hiện việc xung đột pháp luật trong việc xác định luật áp
dụng cho thỏa thuận trọng tài khi mà các bên tranh chấp không có thỏa thuận về luật
áp dụng cho thỏa thuận trọng tài hay khi một bên khiếu nại Hội đồng trọng tài về
3
năng lực chủ thể khi ký kết thỏa thuận trọng tài thì hiện chưa có chưa có một
phương pháp xác định có tính thống nhất trong xét xử trọng tài thương mại quốc tế
tại Việt Nam. Vì thế dẫn đến việc trong mỗi vụ việc, trọng tài có các cách hành xử
khác nhau trong xét xử. Hơn nữa, hoạt động giải quyết tranh chấp của các Trung
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam trong thời gian qua cũng chưa có hiệu quả và gây
được uy tín đối với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Số lượng các vụ tranh
chấp được giải quyết bởi các Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam chưa nhiều,
bình quân mỗi năm một trọng tài viên chỉ phải giải quyết 0,5 vụ kiện, trong khi đó,
ở Tòa án hiện có tới 98,5% vụ kiện ra Tòa là các tranh chấp thương mại có thể giải
quyết bằng Trọng tài.4
Sự hiểu biết về vai trò, ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài của
các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, chưa đáng giá và nhận thức đúng vai
trò, giá trị hiệu lực của thỏa thuận trọng tài nên trong quá trình soạn thảo, ký kết
thỏa thuận trọng tài còn có thiếu sót, đẫn đến những tranh chấp phát sinh không
đáng có về thỏa thuận trọng tài.
Trên thế giới, để thống nhất cách hiểu và vận dụng về trọng tài, Hội đồng
UNCITRAL đã ban hành ra Luật mẫu UNCITRAL để các quốc gia trên thế giới học
tập và xây dựng pháp luật quốc nội của mình. Chính điều này đã tạo nên sự hài hòa
hóa pháp luật trên thế giới. Ngoài ra, có thể kể đến 02 quốc gia là Anh và Hoa Kỳ
vốn được xem là có lịch sử phát triển về trọng tài lâu đời, đã hình thành nên hệ
thống pháp luật điều chỉnh về thỏa thuận trọng tài từ khá sớm và được đánh giá là
những quy định về thỏa thuận trọng tài đã phát triển, đi xa hơn so với Luật mẫu
UNCITRAL. Mặc dù, đây đều là những quốc gia thuộc hệ thống pháp luật thông
luật nhưng để đảm bảo sự phát triển của hoạt động tố tụng trọng tài, Anh và Hoa Kỳ
đã ban hành những đạo luật về trọng tài. Những quy định này nhằm đảm bảo hành
lang pháp lý cho sự phát triển của các tổ chức trọng tài, trong đó Hoa Kỳ được coi
là nơi có số lượng trọng tài viên lớn nhất thế giới.
4
Nguồn số liệu: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/phap-luat-kinh-doanh/trung-tam-trong-tai-quoc-
te-viet-nam-20-nam-van-it-viec-lam-24859.html truy cập ngày 28/9/2015.
4
Do vậy, việc nghiên cứu so sánh pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu
UNCITRAL với pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài sẽ tạo cơ sở để từ đó
đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện chế định thỏa thuận trọng tài ngang tầm
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, góp phần mang đến cho các
doanh nghiệp Việt Nam một cái nhìn hệ thống và rõ ràng hơn về trọng tài và thỏa
thuận trọng tài thương mại quốc tế khi tham gia giao dịch trong thương mại quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện đã có một số công trình khoa học của các tác giả nghiên cứu về chế
định trọng tài thương mại dưới nhiều góc độ khác nhau, như luận văn tốt nghiệp:
“Hiệu lực của quyết định trọng tài đối với vấn đề thi hành trong pháp luật và thực
tiễn” của tác giả Trần Dự Yên (Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2007); “Hiệu lực của
thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam và Thụy Điển” của tác giả Phan Hoài Nam (Luận
Văn thạc sĩ Luật học năm 2009); “ Mối quan hệ giữa trọng tài thương mại và tòa án
trong quá trình tố tụng trọng tài” của tác giả Phan Thông Anh( Luật văn thạc sĩ
Luật học năm 2006); “Thực tiễn áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại 2003
trong giải quyết tranh chấp của các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Thị Việt Hà (Luận văn cử nhân năm 2005).
Trong công trình nghiên cứu của các tác giả này đã đưa ra được cái nhìn khái
quát về vai trò và tính chất hoạt động của trọng tài thương mại nhưng chưa có sự
phân tích chuyên sâu hay có sự so sánh với thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề
nghiên cứu hay chỉ ra được những bất cập trong quy định của pháp luật về trọng tài.
Hơn nữa, các giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài trong các đề
tài nghiên cứu của các tác giả nêu trên hiện đã cũ và không còn thực sự phù hợp với
thực tiễn hiện nay.
Ngoài ra, còn một số đề tài như: “Những điểm mới của luật trọng tài thương
mại 2010 về thỏa thuận trọng tài và những vấn đề đặt ra” của tác giả Mỵ Duy
Thanh (Luận văn cử nhân năm 2010). Các tác giả của những đề tài này cũng chỉ
dừng ở góc độ nêu ra các điểm mới quy định pháp luật về trọng tài thỏa thuận trọng
5
tài theo Luật trọng tài Việt Nam mà chưa có sự phân tích so sánh giữa pháp luật
trọng tài Việt Nam với pháp luật trọng tài quốc tế để chỉ ra được những ưu điểm,
hạn chế trong pháp luật trọng tài Việt Nam. Ngoài ra, một số sách chuyên khảo như
“Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài của trọng tài thương mại tại Việt
Nam” của Nguyễn Trung Tín, “Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế” của
khoa Khoa Kinh tế - trường đại học quốc gia Tp.Hồ Chí Minh và các bài viết
nghiên cứu của các học giả đăng trên tạp chí nghiên cứu pháp luật như: Luật áp
dụng đối với thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế - Tạp chí nghiên cứu pháp luật
điện tử số ra tháng 9/2011, Soạn thảo điều khoản trọng tài quốc tế - những điểm
doanh nghiệp cần lưu ý được đề cập tại website: www.dddn.com.vn... Các công
trình này, bước đầu cũng đã có những đóng góp đáng kể vào việc nhìn nhận và đánh
giá được vai trò, tính chất của trọng tài thương mại, hoạt động tố tụng trọng tài,
cũng như vấn đề thỏa thuận trọng tài trong thương mại quốc tế song hầu hết chỉ
dừng lại ở việc đặt vấn đề một cách khái quát chung. Đáng lưu ý là vấn đề Lý luận
và thực tiễn áp dụng thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế thì vẫn
chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện, hệ
thống và có tính thực tiễn về vấn đề này. Trong khi đó, thỏa thuận trọng tài trong
hợp đồng thương mại quốc tế là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối
với các bên khi giao kết hợp đồng thương mại, góp phần quyết định vào việc các
bên kiểm soát, hạn chế được rủi ro và tranh chấp trong kinh doanh.
Quan trọng nhất, hầu hết các tác giả trên trong công trình của mình mặc dù
đều có đề cập đến thỏa thuận trọng tài, những điều kiện của thỏa thuận trọng tài
nhưng chưa tiến hành hoạt động so sánh luật giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật
các nước cũng như Luật mẫu UNCITRAL để tạo cơ sở đánh giá và hoàn thiện pháp
luật Việt Nam trong vấn đề này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn được thực hiện với mục đích làm rõ những căn cứ về lịch sử hình
thành, lý luận, thực tiễn về vấn đề thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam và
6
pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL. Trên cơ sở so sánh luật giữa
pháp luật Việt Nam với pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL để đưa ra
đánh giá và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện được những nhiệm vụ
như: tiến hành hoạt động nghiên cứu, phân tích lịch sử, lý luận chung về thỏa thuận
trọng tài; tìm hiểu, phân tích pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL về
thỏa thuận trọng tài; đồng thời, tiến hành hoạt động so sánh pháp luật về thỏa thuận
trọng tài giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Anh, Hoa Kỳ, Luật mẫu
UNCITRAL, đưa ra ưu điểm, nhược điểm của pháp luật Việt Nam, đề xuất giải
pháp khắc phục nhược điểm trên cơ sở học tập có chọn lọc pháp luật Anh, Hoa Kỳ
và Luật mẫu UNCITRAL.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Với những mục đích, nhiệm vụ chính được nêu trên và những vấn đề nghiên
cứu chưa được đầy đủ trong các công trình của các học giả pháp lý khác, trong điều
kiện về thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo và trong khuôn khổ của một luận
văn cao học, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thỏa thuận
trọng tài và những vấn đề pháp lý liên quan đến thỏa thuận trọng tài mà không đề
cập đến những vấn đề khác như thẩm quyền trọng tài hay tố tụng tọng tài… Trên cơ
sở đó và tương thích với đối tượng nghiên cứu được xác đinh, phạm vi nghiên cứu
của Luận văn tập trung vào các góc độ tiếp cận dưới đây:
Thứ nhất, luận văn chủ yếu nghiên cứu chế định thỏa thuận trọng tài dưới
góc độ cơ sở lịch sử hình thành, lý luận, pháp luật thực định của pháp luật Anh
(Luật về trọng tài), Pháp luật Hoa Kỳ (Đạo luật trọng tài liên bang), Luật mẫu
UNCITRAL và pháp luật thực định Việt Nam.
Thứ hai, Luận văn chủ yếu nghiên cứu về điều kiện phát sinh hiệu lực của
thỏa thuận trọng tài và hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo quy định của pháp luật
Anh, Hoa Kỳ, Luật mẫu UNCITRAL và pháp luật Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
7
Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, đối chiếu và
thống kê để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu. Đặc biệt, là một công trình
nghiên cứu về so sánh luật, luận văn được nghiên cứu chủ yếu dựa trên 03 phương
pháp so sánh cơ bản của luật học so sánh là so sánh lịch sử, so sánh chức năng, so
sánh quy phạm. Từ đó luận văn đưa ra một số kết luận, kiến nghị góp phần hoàn
thiện những điểm bất cập được nêu trong luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu nêu trên, kết quả của luận văn là góp phần làm phong
phú nền khoa học pháp lý Việt Nam về vấn đề thỏa thuận trọng tài. Đồng thời, luận
văn là tài liệu tham khảo cho các học giả, nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề thỏa
thuận trọng tài trong pháp luật Anh, Hoa Kỳ, Luật mẫu UNCITRAL hoặc Việt
Nam. Bên cạnh đó, các nội dung nghiên cứu, đánh giá được đề cập trong luận văn
cũng hướng tới việc đưa ra những ý kiến xây dựng mang tính tham khảo, góp phần
hoàn thiện quy định về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam phù hợp với
xu thế phát triển và hội nhập của đất nước.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm những phần sau
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh, Hoa Kỳ
và Luật mẫu UNCITRAL
Chương 2: Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam – So sánh với pháp
luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TRONG PHÁP
LUẬT ANH, MỸ VÀ LUẬT MẪU UNCITRAL
1.1. Khái quát về trọng tài thƣơng mại
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển trọng tài thương mại
Mặc dù hiện nay khoa học pháp lý chưa thể xác định chính xác trọng tài bắt
đầu xuất hiện khi nào, nhưng có thể khẳng định rằng đây chính là hình thức tiền
thân của việc hình thành Tòa án sau này. Trọng tài là một trong những phương thức
giải quyết tranh chấp lâu đời nhất được sử dụng để giải quyết tranh chấp hoặc mối
quan hệ bất hòa giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Hình thái đầu
tiên về trọng tài rất có thể bắt nguồn từ các quốc gia thành bang Hy Lạp, La Mã và
Trung Quốc thời Xuân Thu Chiến Quốc. Trong lịch sử của mình, người Hy Lạp cổ
đại và La Mã cổ đại đã sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp. Việc sử
dụng phương thức trọng tài trong giải quyết tranh chấp được quy định sơ khai trong
Luật mua bán hàng hóa, theo đó cho phép các lái buôn được tự phân xử bất hòa của
mình mà không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Tiếp sau đó, Luật La Mã cho
phép mở rộng phạm vi tranh chấp, không chỉ trong biên giới lãnh thổ, mà còn ở
những nước La Mã có trao đổi hàng hóa cũng cho phép các lái buôn tự phân xử
những tranh chấp phát sinh. Điều này có nghĩa là quy định này được áp dụng trải
rộng trên hầu khắp lục địa Châu Âu.5
Xét về bình diện lịch sử thì hòa giải và trọng tài là hai phương thức giải
quyết tranh chấp xuất hiện sớm hơn so với sự ra đời của tòa án. Lịch sử hình thành
và phát triển của các hình thức giải quyết tranh chấp này ra đời cùng với quá trình
hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Vì vậy trọng tài thương mại cũng
có quá trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ ít hình thức đến hình thức hơn,
từ chưa chặt chẽ đến chặt chẽ hơn. Mặc dù vậy, phải đến nửa sau thế kỉ 20 thì trọng
5
Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật La Mã, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 185 –
186.
9
tài mới phát triển một cách mạnh mẽ. Trong thời kỳ đầu sơ khai, chế độ trọng tài
chủ yếu dùng để giải quyết tranh chấp giữa chủ nợ và con nợ.6
Ngay cả các nước có nền kinh tế hàng hải phát triển lâu đời như Vương quốc
Anh cũng phải mất một khoảng thời gian dài mới đặt trọng tài vào đúng vị trí của
nó. Trong hệ thống pháp luật của Anh, văn bản pháp luật đầu tiên về trọng tài phải
kể đến Luật Trọng tài 1697, nhưng vào thời điểm luật được thông qua, phương thức
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã là một phương thức được sử dụng phổ biến.
Phán quyết đầu tiên của trọng tài ở Anh được đưa ra vào năm 1610. Tuy nhiên, các
quy định sơ khai về trọng tài trong hệ thống thông luật thể hiện một hạn chế cơ bản
là bất cứ bên tham gia tranh chấp nào cũng có thể khước từ việc thực hiện phán
quyết của trọng tài nếu thấy phán quyết đó bất lợi cho mình. Hạn chế này đã được
khắc phục trong Luật năm 1697. Luật trọng tài của nước Anh liên tiếp được sửa đổi,
bổ sung theo hướng tự do hơn cho trọng tài hoạt động trong mối liên hệ với tòa án.7
Hoa Kỳ là quốc gia mà hiệp hội trọng tài được thành lập với số lượng lớn và
ước tính có số lượng trọng tài viên đông nhất trên thế giới.8
Đặc biệt, trong Hiệp
ước Jay năm 1794, Anh và Hoa Kỳ đã thống nhất đưa các vấn đề còn đang tranh
chấp liên quan đến các khoản nợ và biên giới ra giải quyết ở trọng tài. Từ đầu thế kỷ
20, các nước bắt đầu thông qua các đạo luật quy định và khuyến khích việc phân xử
ở cấp trọng tài thay cho kiện tụng ở tòa án vốn được cho là kém hiệu quả hơn. Năm
1925, Hoa Kỳ cũng đã đưa hoạt động trọng tài vào phạm vi điều chỉnh của pháp
luật bằng Luật trọng tài liên bang nhằm thúc đẩy hoạt động giải quyết tranh chấp
bằng phương thức trọng tài.9
6
Earl S. Wolaver (1934), “The Historical Background of Commercial Arbitration”, University of
Pennsylvania law review, (December 1934), tr. 132 – 133.
7
Kyriaki Noussia (2010), Confidentiality in International Commercial Arbitration A Comparative
Analysis of the Position under English, US, German and French Law, Springer-Verlag Berlin Heidelberg,
Berlin, tr.11 - 12.
8
Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ có hơn 800 nhân viên làm việc ở các văn phòng với hơn 8000 trọng tài viên và
hòa giải viên. Xem thêm https://www.adr.org
9
Robert V. Massey, Jr. (2003), History of Arbitration and Grievance Arbitration in the United States, West
Virginia University Extension Service Institute for Labor Studies and Research, Virginia, tr. 1 – 2.
10
Các quốc gia khác thuộc Châu Âu lục địa thì lại có những tổ chức trọng tài
truyền thống như tòa án trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại và Công nghiệp
quốc tế (ICC), hoặc đặc thù như Viện trọng tài bên cạnh phòng Thương mại quốc tế
Stockhom (Thụy Điển). Bên cạnh đó, Châu Âu cũng đã và đang có những nỗ lực để
thành lập mới nhiều tổ chức trọng tài quốc gia nhằm đáp ứng các đòi hỏi của nền
kinh tế phát triển theo xu thế hội nhập toàn cầu, đồng thời thúc đẩy hoạt động tố
tụng trọng tài được phát triển.10
Bên cạnh sự phát triển của các tổ chức trọng tài quốc gia và ở các khu vực
lớn, trong những năm gần đây các tổ chức này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ
ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong hơn 30 năm trở lại đây, các quốc gia
có nền kinh tế thị trường năng động trong khu vực này đã tổ chức lại các trung tâm
trọng tài quốc gia hoặc thành lập các tổ chức trọng tài mới như: Hiệp hội trọng tài
Nhật Bản (Tokyo, Osaka, Koby…). Tại các nước xung quanh Việt Nam, các tổ
chức trọng tài liên tiếp ra đời như: Trọng tài thuộc Phòng thương mại Thái Lan
(1990), Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Koong (1987), Trung tâm trọng tài
Kualalumpur (1967), Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (1991).11
Có thể thấy tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
ngày càng được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt là trong các thập kỷ gần đây. Các quốc
gia sửa đổi luật pháp về trọng tài cho phù hợp với tình hình thực tế; các điều ước
quốc tế về trọng tài có thêm những thành viên mới xin gia nhập; trọng tài trở thành
một môn học trong chương trình đào tạo ngành luật; các doanh nghiệp ngày càng
tin tưởng vào một phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, công bằng, với phán
quyết được công nhận rộng rãi trên phạm vi thế giới. Hơn nữa, trọng tài hiện nay
còn giải quyết tranh chấp “trực tuyến” (thường được biết đến với thuật ngữ ODR –
10
Kyriaki Noussia (2010), Confidentiality in International Commercial Arbitration A Comparative
Analysis of the Position under English, US, German and French Law, Springer-Verlag Berlin Heidelberg,
Berlin, tr.14 - 15.
11
Jack Wright Nelson (2014), “International Commercial Arbitration in Asia: Hong Kong, Australia and
India Compared”, Asian International Arbitration Journal, Vol.10 No.2, pp 105 -107.
11
online dispute resolution). Trọng tài trực tuyến tiến hành các thủ tục tố tụng thông
qua internet.12
Như vậy, hoạt động trọng tài ở các quốc gia trên thế giới đã có lịch sử phát
triển lâu đời và đều có các quy định cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động trọng tài. Hầu
hết các nước theo hệ thống Thông luật đều có Luật Trọng tài như: Hoa Kỳ có Luật
Trọng tài liên bang năm 1925; nước Anh trước khi có luật trọng tài năm 1996 đã có
Luật Trọng tài các năm 1959, 1975, 1979; Australia có Luật liên bang về Trọng tài
Thương mại quốc tế và các Luật Trọng tài của các bang; Brazil, Trung Quốc và rất
nhiều các quốc gia khác ở các hệ thống pháp luật khác nhau từ lâu đều đã có Luật
Trọng tài. Ở các nước theo truyền thống luật Dân luật, một số nước đưa các quy
định của pháp luật về Trọng tài vào trong Bộ luật Tố tụng Dân sự như Áo, Đức,
Pháp, Ý… Tuy nhiên có một số nước lại ban hành Luật Trọng tài riêng như Phần
Lan, Đan Mạch…
Như vậy, Trọng tài thương mại đã được hình thành trước khi Tòa án hình
thành và được nhiều quốc gia trên thế giới khuyến khích sử dụng để giải quyết
những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tổ chức với nhau; thậm chí cả giữa các
quốc gia với nhau.
1.1.2. Khái niệm trọng tài thương mại
Hầu hết các nước trên thế giới, các tranh chấp dân sự dù có hay không có yếu
tố nước ngoài đều được giải quyết không chỉ bằng toà án mà bằng cả trọng tài.
Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập và ngày càng được sử dụng
rộng rãi trong thực tiễn xét xử quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ kinh tế
quốc tế. Cuối thế kỷ XIX, người ta đã cố gắng hợp thức hoá tính cách pháp lý cho
hình thức trọng tài qua hai Hội nghị Quốc tế. Đó là hội nghị Hoà bình tổ chức tại
LaHaye, Hà Lan vào năm 1899 và 1907. Hai hội nghị này đã tạo tiền đề đi đến việc
soạn thảo các quy chế, thủ tục và nỗ lực hướng dẫn các quốc gia áp dụng triệt để
12
Joseph W. Goodman (2003), “The Pros and Cons of Online Dispute Resolution an assessment of
Cybermediation Websites”, Duke Law & Technology Review, vol 2, tr. 1-2.
12
các hiệp ước trọng tài. Cũng như các thuật ngữ khoa học pháp lý khác, khái niệm
“Trọng tài” được đề cập nhiều trong luật quốc tế. Trong khoa học pháp lý, trọng tài
được nghiên cứu dưới nhiều bình diện khác nhau và do đó hiện nay có nhiều khái
niệm khác nhau về trọng tài.13
Định nghĩa sớm nhất về trọng tài được nêu trong Công ước LaHaye năm
1899. Theo đó, trọng tài là nhằm để giải quyết những bất đồng giữa các bên thông
qua một người thứ ba do chính các bên lựa chọn trên cơ sở tôn trọng luật pháp.14
Công ước La Haye năm 1907 lại quy định, trọng tài quốc tế có đối tượng giải quyết
là những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của những trọng tài viên do
các quốc gia tranh chấp tự chọn và đặt trên cơ sở của sự tôn trọng luật pháp.15
Theo Hội đồng trọng tài Hoa Kỳ thì Trọng tài là cách thức giải quyết tranh
chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải
quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp
phải thi hành.16
Tại Việt Nam, Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 đã định nghĩa
trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động
thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục do
Pháp lệnh này quy định.17
Mới nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật trọng
tài thương mại năm 2010 thì trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh
chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài
thương mại.
13
http://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi
&ListId=75a8df79-a725-4fd5-9592-517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e6-
4bd81e36adc9&ItemID=1600&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d6-64e9cb69ccf3, truy cập ngày 01
tháng 8 năm 2016.
14
Điều 15 Công ước La Haye I năm 1899.
15
Điều 37 Công ước La Haye năm 1907.
16
Nguyên văn tiếng Anh tại Employment Arbitration Rules and Mediation Procedures: Arbitration is
generally defined as the submission of disputes to one or more impartial persons for final and binding
determination. It can be the final step in a workplace program that includes other dispute resolution methods.
There are many possibilities for designing this final step.
17
Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003.
13
Mặc dù có khá nhiều khái niệm khác nhau về trọng tài thương mại, song nhìn
chung hiện nay trọng tài thương mại được nhìn nhận dưới hai góc độ:
(1) Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất
tài phán phi nhà nước (phi chính phủ) do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải
quyết các tranh chấp thương mại. Trọng tài chính là bên trung gian thứ ba được các
bên tranh chấp chọn ra để giúp các bên giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ
trên cơ sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên. Phương thức trọng tài bắt nguồn
từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. Để đưa tranh chấp ra trọng tài
giải quyết, các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
khá giống với phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Cả hai phương thức
này đều có sự xuất hiện của người thứ ba. Tuy nhiên, trong hình thức hòa giải, vai
trò của người thứ ba chỉ mang tính hỗ trợ, giúp đỡ các bên thỏa thuận với nhau. Còn
trong phương thức trọng tài, sau khi xem xét sự việc, trọng tài có thể đưa ra phán
quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.18
(2) Trọng tài thương mại là một cơ quan giải quyết tranh chấp để giải quyết
những bất đồng ngoài tòa án, theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp
của mình đến một trọng tài viên hay một hội đồng trọng tài để giải quyết theo quy
định của Luật trọng tài thương mại và chấp nhận chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý,
tuân thủ phán quyết của trọng tài viên hay của hội đồng trọng tài. Trọng tài thường
được sử dụng để giải quyết các bất đồng trong hoạt động thương mại, và chủ yếu là
thương mại quốc tế.19
1.1.3. Đặc điểm của trọng tài thương mại
Dưới góc độ tiếp cận là cơ quan giải quyết tranh chấp, trọng tài thương mại
được tổ chức dưới một hình thức rõ ràng. Thẩm quyền của trọng tài thương mại
không tự phát sinh mà phải phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các chủ thể tranh chấp
18
Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế nhận dạng tranh chấp,
biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 288.
19
Trần Thị Lan Hương, “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thực tiễn tại Việt Nam”,
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/phap-luat-kinh-doanh/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-bang-
trong-tai-thuc-tien-tai-viet-nam-49610.html, truy cập ngày 05 tháng 8 năm 2016.
14
và theo pháp luật của quốc gia nơi tổ chức trọng tài đặt trụ sở. Phán quyết trọng tài
vừa có tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền xét xử, vừa thể hiện ý chí, sự thỏa
thuận của các bên.
Dưới góc độ tiếp cận là một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại thì
Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba - một
Hội đồng trọng tài hoặc một trọng tài viên duy nhất. Đây là phương thức giải quyết
tranh chấp thông qua chủ thể thứ ba với một thủ tục tố tụng chặt chẽ. Đối với trọng
tài thường trực trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài viên và các bên tranh
chấp phải tuân thủ đúng trình tự tố tụng mà pháp luật trọng tài, điều lệ và quy tắc tố
tụng của tổ chức trọng tài đó quy định. Còn đối với trọng tài vụ việc (ADHOC), các
bên có thể thỏa thuận thủ tục tố tụng riêng, đồng thời, các trọng tài viên và các bên
cũng phải tuân thủ đúng thủ tục tố tụng trọng tài mà mình đặt ra. Kết quả của việc
giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do trọng tài tuyên đối với các bên
đương sự của vụ tranh chấp, phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm, vừa
kết hợp yếu tố thỏa thuận (các bên đương sự có thể thỏa thuận về trình tự thủ tục
giải quyết tranh chấp, luật áp dụng đối với vụ tranh chấp…), vừa kết hợp yếu tố tài
phán (có giá trị bắt buộc đối với các bên).
Như vậy, trọng tài thương mại có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể nào
đó khi các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết. Tuy
nhiên khi giữa các bên đã có một thỏa thuận trọng tài hợp pháp theo quy định của
pháp luật áp dụng thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trở thành một yêu
cầu bắt buộc. Khi đó tòa án sẽ được coi là không có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đó.
Thứ hai, trọng tài cũng là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của
bên thứ ba khách quan để giúp giải quyết bất đồng. Tuy nhiên, khác với bên thứ ba
làm trung gian hòa giải – người không có quyền đưa ra quyết định giải quyết tranh
chấp có tính chất ràng buộc các bên, quyết định của trọng tài viên hoặc hội đồng
15
trọng tài là chung thẩm và có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các bên tranh chấp
tương tự như một bản án của tòa án.
Thứ ba, trọng tài là một phương thức giải quyết tư (phi chính phủ) nên trọng
tài không mang trong mình quyền lực nhà nước như tòa án. Tuy nhiên, do phán
quyết của trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các bên như một bản án của tòa án
nên khác với phương thức thương lượng hoặc hòa giải, giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật cụ thể. Nhiều quốc gia ban
hành những quy định pháp luật về tổ chức và hoạt đọng của trọng tài. Ngoài ra Ủy
ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc (UNCITRAL) cũng ban hành
Luật mẫu về trọng tài thương mại được rất nhiều quốc gia trên thế giới dựa vào để
ban hành để ban hành luật về trọng tài của quốc gia mình.
Thứ tư, so với tố tụng tòa án, tố tụng trọng tài linh hoạt, mềm dẻo hơn. Các
bên tranh chấp được quyền lựa chọn trọng tài viên, được quyền quyết định ngôn
ngữ, địa điểm và thời gian xét xử.
Thứ năm, trọng tài thường nhận được sự hỗ trợ của cơ quan có quyền lực nhà
nước trong quá trình tố tụng như các hỗ trợ của Tòa án trong việc ra quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hỗ trợ cho trọng tài viên đối với hình thức trọng
tài vụ việc hay sự hỗ trợ của cơ quan thi hành án đối với việc thi hành quyết định
của trọng tài.20
1.1.4. Các hình thức tổ chức trọng tài
Với tư cách là tổ chức giải quyết tranh chấp trọng tài thường được biết đến
với hai hình thức phổ biến là trọng tài vụ việc (trọng tài ADHOC) và trọng tài
thường trực (trọng tài quy chế).
20
Phan Thông Anh, Tranh chấp trong kinh doanh thương mại và các hình thức giải quyết tranh chấp trong
kinh doanh thương mại, nguồn:
http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/khac1;jsessionid=F2964D8229A7ACC42D3043EDC6AA
F7D6?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_col_id=column-
2&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_struts_action=%2Fext%2Farticleview%2Fview&_EXT_AR
TICLEVIEW_groupId=10217&_EXT_ARTICLEVIEW_articleId=34155&_EXT_ARTICLEVIEW_version
=1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_i=2&_EXT_ARTICLEVIEW_curValue=1&_EXT_ARTICLEVIEW_redirec
t=%2Fweb%2Fguest%2Fkhac1, truy cập ngày 05 tháng 8 năm 2016.
16
Trọng tài vụ việc (trọng tài ADHOC) là hình thức trọng tài được lập ra theo
yêu cầu của các đương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi
tranh chấp đó đã được giải quyết. Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh
tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp.
Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và
không có danh sách trọng tài viên riêng. Trọng tài viên được các bên chọn hoặc
được chỉ định có thể là người có tên hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ
trung tâm trọng tài nào. Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho
mình, mà quy tắc tố tụng để giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thỏa thuận
xây dựng. Ưu điểm của hình thức Trọng tài vụ việc so với trọng tài quy chế là là
quyền tự định đoạt của các bên lớn hơn, chi phí cho tố tụng trọng tài thấp và thời
gian giải quyết nhanh. Tuy nhiên, trọng tài vụ việc cũng có những hạn chế nhất
định, hạn chế lớn nhất là phải phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của các bên. Nếu
một bên không có thiện chí quá trình tố tụng sẽ luôn có nguy cơ bị trì hoãn, và
nhiều khi không thể thành lập được Hội đồng Trọng tài bởi vì không có quy tắc tố
tụng nào được áp dụng.21
Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) luôn tồn tại không phụ thuộc vào
tranh chấp của các bên, là hình thức trọng tài có tổ chức, hoạt động thường xuyên,
có điều lệ, quy tắc tố tụng riêng và có danh sách trọng tài viên. Các trung tâm trọng
tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước. Các trung
tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau. Giữa các trung tâm
trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới. Tổ chức và quản lý ở
các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ. Cơ cấu của trung tâm trọng tài gồm có
ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm. Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết
định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. Hoạt động xét xử của trung
tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm.22
21
Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 290 – 291.
22
Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 291 – 292.
17
1.2. Khái quát về thỏa thuận trọng tài
1.2.1. Khái niệm về thỏa thuận trọng tài
Cũng như khái niệm về trọng tài thì mỗi quốc gia lại có những cách định
nghĩa khác nhau về thỏa thuận trọng tài.
Luật Mẫu UNCITRAL định nghĩa thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận mà các
bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát
sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không
phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản
trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng.23
Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 cũng đưa ra
định nghĩa tương tự. Theo đó, thỏa thuận trọng tài là một điều khoản về trọng tài
được đề cập trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài. Hợp đồng hoặc thoả
thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín,
hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc
gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành
văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức
mà luật các nước này quy định.24
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, Hiệp hội trọng tài nước
này đưa ra khái niệm: thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận được ký kết giữa các bên
nhằm đưa tranh chấp phát sinh giữa các bên ra giải quyết tại Hiệp hội trọng tài Hoa
Kỳ.25
Còn theo Pháp luật Việt Nam, thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên
về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.26
Như vậy, tuy có sự khác nhau về câu chữ, các khái niệm về thỏa thuận trọng
tài đều thống nhất về bản chất rằng: Thỏa thuận trọng tài thương mại là một thỏa
thuận bằng văn bản theo đó các bên kí kết nhất trí đưa tất cả hoặc một số tranh chấp
23
Khoản 1 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL.
24
Article I (G) European convention commercial arbitration 1961.
25
R-1. Agreement of Parties, Commercial Arbitration Rules.
26
Khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
18
đã hoặc sẽ có thể phát sinh từ giao dịch thương mại có khả năng được áp dụng trọng
tài ra giải quyết bằng con đường trọng tài.
1.2.2. Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài
Với bản chất là cơ sở làm phát sinh căn cứ cho hoạt động giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài, thỏa thuận trọng tài có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về nội dung của thỏa thuận trọng tài: là việc xác định cách thức,
trình tự, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan khi cần giải
quyết những tranh chấp, bất đồng phát sinh hay liên quan đến hợp đồng chính. Một
thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng được những yêu cầu của pháp
luật về nội dung. Những yếu tố cần có trong một thỏa thuận trọng tài sẽ do pháp luật
quốc gia nơi trọng tài hoạt động điều chỉnh.27
Thứ hai, về hình thức của thỏa thuận trọng tài: được thể hiện dưới hình thức
văn bản, tuy nhiên thời điểm thỏa thuận xác lập văn bản có thể khác nhau: (1) các
bên dự đoán trước và thỏa thuận ngay từ khi bắt đầu quan hệ thương mại việc sẽ
đưa ra trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tương lai. Sự thỏa thuận
này thường được thể hiện thành một điều khoản trọng tài trong hợp đồng xác lập
quan hệ thương mại giữa hai bên; (2) sau khi tranh chấp phát sinh, các bên mới thỏa
thuận đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài. Thỏa thuận này thường dưới hình
thức một văn bản thỏa thuận riêng và được coi như gắn liền với hợp đồng chính hay
còn gọi là thỏa thuận đưa các tranh chấp hiện thời ra giải quyết theo phương thức
trọng tài.
Mặt khác, thỏa thuận trọng tài thương mại không thể tồn tại dưới hình thức
lời nói hoặc hành vi mà phải được xác lập dưới hình thức văn bản, bao gồm cả: thỏa
thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử
và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; thỏa thuận được xác lập qua trao
đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; thỏa thuận được luật sư, công chứng viên
27
Trần Ngọc Minh, Luật áp dụng đối với thoả thuận trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế. Nguồn:
www.nclp.org.vn, truy cập ngày 03 tháng 8 năm 2016.
19
hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng
tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; qua
trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận
do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.28
Thứ ba, thỏa thuận trọng tài được hình thành dựa trên ý chí tự nguyện của
các bên, có sự thống nhất giữa ý chí (mong muốn bên trong) và sự thể hiện ý chí
(hình thức bên ngoài) về việc sử dụng hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Điều này được đưa ra xuất phát từ bản chất của sự thỏa thuận. Các bên có thể thỏa
thuận trọng tài trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp. Các bên có quyền lựa chọn
hình thức của thỏa thuận. Nó có thể là điều khoản trong hợp đồng- các bên kí kết
hợp đồng đồng thời ghi nhận luôn về việc giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại là một điều khoản trong hợp đồng đó, hoặc là một thỏa thuận
riêng- các bên kí kết hợp đồng không ghi nhận việc giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại thành một điều khoản của hợp đồng mà ghi nhận thỏa thuận
này trong một văn bản hoàn toàn tách biệt với tên gọi thỏa thuận giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại hợp đồng đã kí trước đó.29
Thứ tư, mối quan hệ giữa thỏa thuận trọng tài và hợp đồng chính: Dù thỏa
thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức một điều khoản nằm trong hợp đồng
chính hay dưới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chính thì thỏa thuận trọng
tài thực chất chính là một hợp đồng nhỏ có nội dung khác biệt và giá trị độc lập với
hợp đồng chính. Như vậy, ngay cả khi hợp đồng bị thay đổi, hủy bỏ, bị hết hiệu lực
thì thỏa thuận trọng tài vẫn có giá trị. Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực độc lập với
hợp đồng, cả trong trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản của hợp
đồng.30
28
Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 300 – 301.
29
Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 305.
30
Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18) , tr. 297.
20
Thứ năm, về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài: một thỏa thuận
trọng tài muốn phát sinh hiệu lực phải đảm bảo các quy định về điều kiện phát sinh
hiệu lực. Thường thì các điều kiện để một thỏa thuận trọng tài phát sinh hiệu lực
bao gồm: (1) về hình thức, thỏa thuận trọng tài là sự thể hiện ra bên ngoài sự thống
nhất ý chí của các bên tham gia quan hệ thương mại31
; (2) về thẩm quyền của trọng
tài, không phải mọi tranh chấp đều có thể giải quyết được bằng trọng tài, ngay cả
khi giữa các bên tranh chấp thỏa mãn điều kiện về sự tự nguyện thỏa thuận. Đó là
khi pháp luật nơi diễn ra trọng tài không cho phép giải quyết loại tranh chấp đó
thông qua hình thức trọng tài32
; (3) về năng lực chủ thể, đây là vấn đề đầu tiên mà
các bên cần quan tâm khi tiến hành đàm phán thỏa thuận trọng tài vì nếu một bên
không có năng lực chủ thể sẽ khiến điều khoản này vô hiệu33
; (4) về ý chí tự nguyện
của chủ thể, thỏa thuận trọng tài sẽ không có giá trị pháp lý nếu nó không phải là
kết quả của sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể hay là sự áp đặt ý chí của bất kì cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào34
.
1.2.3. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài:
Thỏa thuận trọng tài là yếu tố không thể thiếu trong việc giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài, bởi lẽ không có thỏa thuận trọng tài thì không có giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài. Như vậy, thỏa thuận trọng tài mang một số ý nghĩa pháp
lý sau:
Thứ nhất, thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định
thẩm quyền của trọng tài. Khi có tranh chấp xảy ra thì vấn đề đầu tiên cần xác định
là phương thức giải quyết tranh chấp nào sẽ được áp dụng và việc áp dụng giải
quyết bằng phương thức nào do các bên thỏa thuận. Đây cũng là căn cứ để loại trừ
các phương thức giải quyết tranh chấp khác được áp dụng đối với tranh chấp phát
sinh từ thỏa thuận trọng tài mà đáng lưu ý chính là loại bỏ thẩm quyền của Tòa án
đối với tranh chấp.
31
Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 301.
32
Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 309.
33
Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 305.
34
Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 296 – 297.
21
Thứ hai, thỏa thuận trọng tài ràng buộc trách nhiệm của các bên. Thỏa thuận
này giúp các bên nâng cao ý thức trong việc thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết,
là một biện pháp định hướng tích cực để phòng ngừa các tranh chấp.
Thứ ba, thỏa thuận trọng tài là cơ sở pháp lý để thực hiện phán quyết của
trọng tài, phán quyết của trọng tài là kết luận cuối cùng của trọng tài về giải quyết
tranh chấp.
1.3. Quy định về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh, Hoa Kỳ và
luật mẫu UNCITRAL
1.3.1. Thỏa thuận trọng tài trong luật mẫu UNCITRAL
UNCITRAL là một ủy ban của Liên Hợp quốc về thương mại quốc tế, là cơ
quan chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình của Liên Hợp quốc về hài hòa hóa và
hiện đại hóa luật thương mại quốc tế. Các quốc gia thành viên cũng như các quốc
gia không phải là thành viên của UNCITRAL tiến hành họp hàng năm nếu muốn,
mỗi lần họp kéo dài khoảng 3 tuần, để thông qua các văn bản, văn kiện quốc tế và
xác định chương trình làm việc trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế. Chương
trình làm việc này sau đó được thực hiện trong khuôn khổ nhóm công tác được lập
ra vì mục đích đó. Nhóm công tác này họp một năm 2 lần, các thành viên của nhóm
là các chuyên gia do Chính phủ các nước cử. UNCITRAL được thành lập vào năm
1965, bằng một Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc. Đại hội đồng cho
rằng cần thiết phải tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại
quốc tế vì lợi ích của các dân tộc. Đại hội đồng tin rằng những sự khác biệt trong
luật pháp của các quốc gia cản trở sự phát triển của thương mại thế giới và do vậy,
Đại hội đồng đã xác định rằng Liên hiệp Quốc cần phải hoạt động tích cực hơn để
giảm bớt hoặc xóa bỏ các trở ngại pháp lý tạo nên rào cản đối với thương mại quốc
tế. Các văn bản pháp lý của UNCITRAL được soạn thảo trong khuôn khổ các cuộc
đàm phán quốc tế tại đó, tất cả các nước không phân biệt truyền thống pháp lý và
trình độ phát triển, được tham gia một cách bình đẳng. Các văn bản của
UNCITRAL như Luật mẫu về trọng tài, được soạn bằng các ngôn ngữ: Anh, Pháp,
22
Trung Quốc, Ả Rập, Tây Ban Nha, Nga. Ngoài ra, tham gia vào các cuộc họp của
UNCITRAL còn có các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ và nhiều trung tâm
trọng tài.35
Các lĩnh vực hoạt động của UNCITRAL, trong đó có soạn thảo văn bản, bao
gồm giải quyết tranh chấp, trọng tài, hòa giải, thực tiễn về hợp đồng thương mại
quốc tế, vận chuyển, khả năng thanh toán, thương mại điện tử, thanh toán quốc tế,
hoạt động bảo lãnh, hợp đồng công chính, thương mại điện tử, mua bán hàng hóa.
Luật trọng tài mẫu của UNCITRAL cho tới nay được hơn 80 quốc gia thông qua.
Mục đích của Luật mẫu là hài hòa hóa pháp luật của các quốc gia về trọng tài. Luật
mẫu này được thông qua (vào năm 1985) để khắc phục những sự khác biệt rất lớn
trong luật pháp quốc gia về trọng tài, khẳng định sự cần thiết phải cải thiện và hài
hòa hóa pháp luật quốc gia khi chúng ta nhận thấy rằng pháp luật quốc gia thường
không thích hợp với lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế, và pháp luật quốc gia
thường có những quy định đồng hóa tố tụng trọng tài với tố tụng tòa án, cũng như
các quy định rải rác không điều chỉnh việc xử lý các tình huống cụ thể một cách
thích hợp. Trong khi đó Luật mẫu có thuận lợi là được biết đến rộng rãi, được bình
luận rộng rãi trên bình diện quốc tế, đáp ứng các yêu cầu của trọng tài quốc tế, cũng
như được nhiều nước chấp nhận. Tại châu Á, có nhiều nước đã thông qua Luật mẫu
của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế như Singapore, Malaisia, Thái
Lan, Nhật Bản. Các quốc gia này đã phát triển các trung tâm trọng tài có quy mô
khu vực. Các nguyên tắc lớn mà Luật mẫu đặt ra bao gồm: (1) tính độc lập của thỏa
thuận trọng tài, sự kiểm tra và hỗ trợ rất hạn chế của tòa án (dù sự phối hợp giữa các
tòa án và trọng tài là cần thiết đối với một số chủ thể nhưng sự phối hợp đó phải rất
hạn chế). Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ nếu các bên đã lựa chọn giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thì có nghĩa là họ không muốn tranh chấp sau đó sẽ được đưa ra
tòa án giải quyết, không muốn tòa án can thiệp vào quá trình giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài; (2) quyền của các bên được đối xử bình đẳng trong quá trình giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài; (3) sự thống nhất của hợp đồng chính không làm
35
https://www.uncitral.org/, truy cập ngày 05 tháng 8 năm 2016.
23
thỏa thuận trọng tài của hợp đồng đó vô hiệu; (4) nguyên tắc “thẩm quyền về thẩm
quyền”.
Luật mẫu của UNCITRAL được sửa đổi vào năm 2006 về hai khía cạnh.
Khía cạnh thứ nhất là về thỏa thuận trọng tài, đặc biệt về hình thức của thỏa thuận
trọng tài – Luật mẫu, phỏng theo Công ước New York, quy định rằng thỏa thuận
trọng tài phải được lập bằng văn bản. Định nghĩa này được coi là phù hợp hơn với
các thực tiễn thương mại quốc tế và sự tiến bộ về công nghệ. Nội dung thứ hai được
sửa đổi liên quan đến các biện pháp khẩn cấp tạm thời do các biện pháp này được
áp dụng ngày càng nhiều trong thực tiễn thương mại quốc tế. Toàn bộ các văn bản
của UNCITRAL về trọng tài gắn bó chặt chẽ với nhau. Khi một quốc gia thông qua
Luật mẫu về trọng tài thì sự gắn bó chặt chẽ của luật này với Công ước New York
là một vấn đề cốt yếu cần tính đến.
Như vậy, Luật mẫu UNCITRAL đã đưa ra những quy định cơ bản đối với
hoạt động trọng tài trong đó có những quy định về thỏa thuận trọng tài. Theo đó,
một thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các
tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp
lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải quan hệ hợp đồng. Thỏa thuận
trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình
thức thỏa thuận riêng.36
Theo các quy định của Luật mẫu UNCITRAL thì có thể thấy rằng, thỏa
thuận trọng tài muốn phát sinh hiệu lực phải đảm bảo những điều kiện sau đây:
Thứ nhất, về hình thức của thỏa thuận. Theo quy định của Luật mẫu
UNCITRAL thì thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản.37
Hình thức văn
bản có thể là một điều khoản trong hợp đồng hoặc dưới một hình thức thỏa thuận
riêng.38
Luật mẫu UNCITRAL cũng quy định rõ cách thức để xác định thế nào là
văn bản. Theo đó, một thỏa thuận được coi là xác lập bằng văn bản nếu nó nằm
36
Khoản 1 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985.
37
Khoản 2 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985.
38
Khoản 1 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985.
24
trong một văn bản được các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, Telex,
telegrams hoặc các hình thức trao đổi viễn thông khác mà ghi nhận thoả thuận đó
hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của
thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận. Việc dẫn chiếu trong hợp
đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản trọng tài lập nên thoả thuận trọng tài với
điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp
đồng này.39
Đối với các hình thức trao đổi viễn thông khác mà có ghi nhận thỏa
thuận có thể kể đến như email... Năm 2006 tại cuộc họp thứ 39 của UNCITRAL thì
đã đưa ra hướng sửa đổi điều này theo đó một thỏa thuận trọng tài được thực hiện
bằng một giao dịch điện tử được coi là văn bản nếu thông tin chứa trong đó có thể
truy cập để sử dụng được, để tham khảo tiếp theo; "Thông tin liên lạc điện tử" có
nghĩa là bất kỳ thông tin liên lạc mà các bên thực hiện bằng phương tiện của thông
điệp dữ liệu; "Thông điệp dữ liệu" là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận
hoặc được lưu trữ bằng điện tử, từ, quang học hoặc tương tự như phương tiện, bao
gồm, nhưng không giới hạn, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín,
telex hoặc telecopy.40
Ngoài ra, Luật mẫu UNCITRAL cũng cho phép sự tồn tại của
thỏa thuận trọng tài trong việc được một bên trong tranh chấp viễn dẫn trong đơn
khởi kiện hoặc bản biện hộ mà không có sự phản đối của bên kia.41
Theo quy định
này thì có thể hiểu thỏa thuận trọng tài có thể đươc lập ra bất kỳ ở giai đoạn nào của
quá trình ký kết, thực hiện hoặc giải quyết tranh chấp giữa các bên, khi một bên đưa
ra lời đề nghị rằng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mà bên kia không phản đối
đều có thể được xem là giữa các bên có tồn tại thỏa thuận trọng tài. Mặt khác, theo
quy định của Luật mẫu UNCITRAL thì trong một hợp đồng bằng văn bản có sự dẫn
chiếu tới một tài liệu có ghi nhận điều khoản trọng tài và sự dẫn chiếu đó là một bộ
phận của hợp đồng này.42
Đây cũng là hình thức văn bản nhưng không phải trực
tiếp trong hợp đồng mà gián tiếp. Theo đó, điều khoản trọng tài có thể tồn tại trong
39
Khoản 2 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985.
40
Khoản 4 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL sửa đổi năm 2006
41
Khoản 2 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985.
42
Khoản 2 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985.
25
phụ lục hợp đồng không tách rời khỏi hợp đồng chính. Tuy nhiên hình thức tài liệu
ghi nhận điều khoản trọng tài cũng không giới hạn chỉ là văn bản ký kết mà có thể
là các hình thức tương đương khác. Như vậy, thông qua quy định này ta cũng xác
định được thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài theo Luật mẫu UNCITRAL là
trước hoặc sau thời điểm phát sinh tranh chấp. Tức là các bên không bắt buộc phải
xác lập thỏa thuận trọng tài trước khi phát sinh tranh chấp.
Thứ hai, năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài. Mặc dù Luật mẫu UNCITRAL
không quy định trực tiếp rằng các bên khi tham gia ký kết phải có năng lực nhưng
gián tiếp thông qua quy định về vấn đề từ chối công nhận và thi hành phán quyết
của trọng tài. Theo đó, nếu các bên tham gia thỏa thuận trọng tài không có đủ năng
lực ký kết thỏa thuận thì việc yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài sẽ
bị từ chối hoặc phán quyết trọng tài có thể bị hủy.43
Về nguyên tác thì việc xác định
năng lực chủ thể ký kết hợp đồng và năng lực chủ thể ký thỏa thuận trọng tài là
giống nhau bởi vì thỏa thuận trọng tài cũng là một hợp đồng. Vì vậy năng lực ký kết
thỏa thuận trọng tài đối với thể nhân sẽ áp dụng theo luật nhân thân còn pháp nhân
sẽ áp dụng theo pháp luật nơi pháp nhân thành lập.44
Như vậy, khi thực hiện thỏa
thuận trọng tài thì các bên phải đảm bảo đủ năng lực ký kết theo quy định của pháp
luật các quốc gia có liên quan.
Thứ ba, phạm vi thỏa thuận trọng tài. Theo quy định của Luật mẫu
UNCITRAL thì thỏa thuận trọng tài thì phạm vi quan hệ mà các bên được phép thỏa
thuận trọng tài là quan hệ hợp đồng hoặc không phải là quan hệ hợp đồng.45
Tuy
nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong trường hợp theo luật nước nơi phải công nhận và
thi hành phán quyết mối quan hệ tranh chấp không được phép giải quyết bằng trọng
tài thì phán quyết trọng tài sẽ không được công nhận và thi hành hoặc phán quyết
trọng tài có thể bị hủy bởi Tòa án.46
Như vậy, theo quy định của Luật mẫu
43
Khoản 1 Điều 34, Điều 36 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985.
44
Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế nhận dạng tranh chấp,
biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 305.
45
Khoản 1 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985.
46
Mục b khoản 2 Điều 34, Điều 36 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985.
26
UNCITRAL thì thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập với mọi quan hệ mà không
nhất thiết phải là quan hệ hợp đồng, tuy nhiên khi các bên tham gia thỏa thuận trọng
tài cần lưu ý đến việc những tranh chấp nào không được giải quyết bằng trọng tài
theo pháp luật các quốc gia liên quan vì nó có thể dẫn đến việc không thể công nhận
và thi hành phán quyết.
Luật mẫu UNCITRAL không quy định nội dung của thỏa thuận trọng tài
phải bao gồm những yếu tố nhất định gì bởi lẽ trong các phần quy định của mình về
ngôn ngữ tố tụng trọng tài, số lượng trọng tài viên, địa điểm tiến hành trọng tài,
nguyên tắc tố tụng trọng tài...đều có dự phòng trường hợp các bên không thỏa
thuận.47
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, nội dung thỏa thuận trọng tài phải thể hiện
rõ phạm vi của thỏa thuận trọng tài để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết
tranh chấp sau này. Bởi lẽ, nếu phán quyết trọng tài nằm ngoài phạm vi của thỏa
thuận sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc không công nhận và thi hành phán quyết
trọng tài hoặc hủy phán quyết trọng tài.48
Thỏa thuận trọng tài khi đã đảm bảo các điều kiện thì sẽ phát sinh hiệu lực,
ràng buộc các bên. Theo quy định của Luật mẫu UNCITRAL thì trước khi việc kiện
về vấn đề đối tượng của thỏa thuận được đưa ra, nếu một bên yêu cầu không muộn
hơn thời gian khi nộp bản tường trình đầu tiên của mình về nội dung tranh chấp, toà
án sẽ chuyển các bên cho trọng tài trừ khi toà án thấy rằng thoả thuận đó là vô hiệu
và không có hiệu lực, không tiến hành được và không có khả năng thực hiện.49
Điều
này có thấy rằng, thỏa thuận trọng tài sẽ có hiệu lực loại trừ thẩm quyền của Tòa án
trừ khi Tòa án nơi nhận được đơn khởi kiện nhận thấy thỏa thuận trọng tài là vô
hiệu, không có hiệu lực hoặc không tiến hành được và không có khả năng thực hiện.
Theo Luật mẫu UNCITRAL không tồn tại quy định thế nào là thỏa thuận trọng tài
không thể tiến hành được và không có khả năng thực hiện. Thế nhưng cần hiểu rằng
trong trường hợp này thỏa thuận trọng tài là có hiệu lực nhưng vì một lý do nào đó
47
Chương V Luật mẫu UNCITRAL năm 1985
48
Mục a khoản 2 Điều 34, Điều 36 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985.
49
Điều 8 Luật mẫu UNCITRAL.
27
mà thỏa thuận trọng tài không thể tiến hành được, ví dụ như: trọng tài viên mà các
bên lựa chọn đã chết hoặc trung tâm trọng tài đã giải thể... thì các bên vẫn phải tuân
thủ thỏa thuận trọng tài vì thỏa thuận này đã có hiệu lực.
Tóm lại, Luật mẫu UNCITRAL đã có những quy định nền tảng về thỏa thuận
trọng tài mà hầu hết các quốc gia đều dựa vào quy định này để xem xét soạn thảo
luật về trọng tài của quốc gia mình.50
1.3.2. Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh
Các thương nhân ở Anh đã dùng đến phương thức trọng tài từ khi có sự phát
triển của thương mại trong nước và quốc tế. Trong thời kỳ trung cổ, các thương
nhân sử dụng trọng tài nhằm giải quyết những vấn đề giữa chủ nợ và con nợ trong
mối quan hệ mua bán hàng hóa có kèm điều kiện tín dụng, mặc dù có những bước
phát triển chậm trong việc ghi nhận và pháp điển hóa hoạt động trọng tài nhưng có
thể thấy rằng Luật trọng tài Anh đã có những bước phát triển nhất định. Khởi đầu
bằng Luật trọng tài năm 1697, sau đó Luật trọng tài Anh đã có những sửa đổi để
phù hợp với phù hợp với thay đổi của thực tiễn. Từ năm 1900, một vụ tranh chấp
thương mại có thể được giải quyết một nhanh chóng và hiệu quả thông qua các cơ
chế tòa án và trọng tài. Hai cơ chế tài phán này “thực sự là hỗ trợ nhau chứ không
phải là đối thủ của nhau”.51
Tuy nhiên trước thực tiễn lạm dụng cơ chế tòa án để
giải quyết tranh chấp, các Luật Trọng tài năm 1950, 1975, 1979 và 1996 đã ra đời,
bổ sung, điều chỉnh để khuyến khích và giành lại vai trò của trọng tài trước sự can
thiệp của Tòa án như trước đây. Luật Trọng tài năm 1996 là sự kết hợp giữa củng cố
và cải cách những nguyên tắc pháp lý của hệ thống thông luật vàcác Công ước quốc
50
Hội luật gia Việt Nam (2009), Giới thiệu tóm tắt Luật trọng tài của một số nước trên thế giới, Hội Luật gia
Việt Nam, Hà Nội, tr.1.
51
Kyriaki Noussia (2010), Confidentiality in International Commercial Arbitration A Comparative
Analysis of the Position under English, US, German and French Law, Springer-Verlag Berlin Heidelberg,
Berlin, tr.11.
28
tế về trọng tài mà Anh đã tham gia. Nó đã đưa luật pháp Anh đến gần với Luật Mẫu
UNCITRAL hơn.52
Thỏa thuận trọng tài là nền tảng cho hoạt động tố tụng trọng tài sau này. Do
đó, Luật trọng tài năm 1996 cũng đã có những quy định về điều kiện để một thỏa
thuận trọng tài có hiệu lực. Theo Luật trọng tài Anh năm 1996 thì thỏa thuận trọng
tài một thỏa thuận để trình ra trước trọng tài những tranh chấp hiện tại hoặc trong
tương lai bất kể những tranh chấp này phát có được đề cập hợp đồng hay không.53
Để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực thì thỏa thuận này phải đảm bảo những quy định
sau:
Thứ nhất, về hình thức, thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản.54
Yêu cầu này được hiểu theo nghĩa rộng, nó không chỉ là một thỏa thuận bằng văn
bản nhất định mà còn có thể được xem là văn bản nếu thỏa thuận này được chứa
trong một trao đổi thông tin liên lạc bằng văn bản, hoặc nếu thỏa thuận được chỉ rõ
trong văn bản hoặc đạt được bằng cách khác hơn trong văn bản, nhưng bằng cách
tham khảo các điều khoản bằng văn bản (ví dụ như điều khoản và điều kiện chung).
Yêu cầu về hình thức phải bằng văn bản cũng được đáp ứng nếu trong quá trình tố
tụng trọng tài hoặc quy phạm pháp luật, trong đó sự tồn tại của một thỏa thuận trọng
tài bị cáo buộc là do một bên và không bị từ chối bởi bên kia. Việc trao đổi đệ trình
bằng văn bản giữa các bên sau đó tạo thành các thỏa thuận trọng tài bằng văn bản.
Cuối cùng, một thỏa thuận được coi là bằng văn bản, ngay cả khi nó được ghi lại
bằng bất kỳ phương tiện khác.55
Như vậy, một thỏa thuận trọng tài được xem là tồn
tại bằng văn bản theo pháp luật Anh sẽ bao gồm những hình thức sau: (1) nếu thỏa
thuận được thực hiện bằng văn bản. Không nhất thiết phải có chữ ký của các bên;
(2) nếu thỏa thuận được thực hiện bởi trao đổi thông tin liên lạc bằng văn bản; (3)
52
Kyriaki Noussia (2010), Confidentiality in International Commercial Arbitration A Comparative
Analysis of the Position under English, US, German and French Law, Springer-Verlag Berlin Heidelberg,
Berlin, tr.13.
53
Điều 6.1 Luật trọng tài Anh năm 1996.
54
Điều 5 Luật trọng tài Anh năm 1996.
55
Guy Pendell and David Bridge (2012), “Arbitration in England and Wales”, CMS Guide to Arbitration,
Vol I, tr. 303.
29
nếu thỏa thuận này được chứng minh bằng văn bản; (4) trường hợp các bên có thỏa
thuận khác văn bản nhưng được tham chiếu đến các điều khoản viết thành văn bản;
(5) nếu một thỏa thuận khác văn bản được ghi lại bởi một trong các bên tham gia
thỏa thuận, hoặc bởi một bên thứ ba có liên quan; (6) một trao đổi, đệ trình bằng
văn bản của một bên đưa ra trong tố tụng trọng tài mà trong đó đề cập đến sự tồn tại
của một thỏa thuận khác văn bản mà trao đổi, đệ trình này không bị bên kia phản
đối; (7) nếu phụ lục, tài liệu tham khảo của thỏa thuận bằng văn bản hoặc được viết,
được ghi lại dưới bất kỳ hình thức lưu trữ nào. Yêu cầu đối với các tài liệu tham
khảo này là từ ngữ phải rõ ràng và không mơ hồ.56
Thứ hai, về nội dung của thỏa thuận trọng tài. Luật trọng tài Anh quy định
bắt buộc một số nội dung trong thỏa thuận trọng tài phải theo quy định của Luật,
các bên không thể làm khác hoặc thỏa thuận khác như nhiệm vụ của các bên tham
gia tranh chấp, quyền hạn của Tòa án, thi hành phán quyết....57
Các nội dung này
được quy định tại phụ lục I của Luật trọng tài Anh năm 1996. Tất cả các quy định
khác không nằm trong phụ lục I của Luật Trọng tài Anh là không bắt buộc và các
bên được tự do thỏa thuận. Do đó, khi thỏa thuận trọng tài các bên cần chú ý những
nội dung gì được tự do thỏa thuận khác so với Luật trọng tài quy định và những nội
dung gì chỉ được thỏa thuận theo đúng quy định của Luật trọng tài.58
Thứ ba, về phạm vi thỏa thuận. Theo luật trọng tài Anh, một số loại tranh
chấp không thể đưa ra trọng tài. Chúng bao gồm các vụ án hình sự, ly thân, ly hôn,
trong đó hạn chế quyền của chủ đất để phát triển tài sản của họ. Thông thường, các
tòa án sẽ xác định xem liệu các tranh chấp có thể được gửi tới trọng tài, nhưng trong
điều kiện nhất định Toà án có thể quyết định. Các câu hỏi liệu đối tượng của vụ
tranh chấp có thể được phân xử ở trọng tài có thể phát sinh ở các giai đoạn khác
nhau của quá trình tố tụng. Việc xác định nội dung tranh chấp có thuộc thẩm quyền
giải quyết của Trọng tài hay không có thể được các bên tranh chấp yêu cầu xem xét.
56
Điều 6.2 Luật trọng tài Anh năm 1996.
57
Phụ lục I Luật trọng tài Anh năm 1996.
58
Guy Pendell and David Bridge (2012), “Arbitration in England and Wales”, CMS Guide to Arbitration, Vol
I, tr. 304.
30
Ngoài ra, trong quá trình trọng tài, một bên có thể đưa ra yêu cầu cho các tòa án,
hoặc (với thỏa thuận tất cả các bên, hoặc sự cho phép của tòa án) đến tòa án, phản
đối về việc hội đồng trọng tài không có thẩm quyền. Cuối cùng, một bên có thể
chống lại phán quyết của trọng tài tại toà án hoặc chống lại việc thi hành phán quyết
của trọng tài trên cơ sở là các trọng tài đã thiếu thẩm quyền đối với nội dung phán
quyết.59
Thứ tư, về năng lực chủ thể. Mặc dù Luật trọng tài Anh không quy định trực
tiếp nhưng có viện dẫn đến Công ước New York 1958 đối với hoạt động thi hành
phán quyết trọng tài.60
Theo đó, việc thi hành phán quyết trọng tài phải được thực
hiện phù hợp với Công ước New York 1958. Theo Công ước New York 1958 thì
Tòa án có quyền từ chối công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nếu theo luật áp
dụng đối với các bên, họ không có đủ năng lực chủ thể.61
Do đó, năng lực ký kết
của các bên phải được đảm bảo khi ký kết thỏa thuận trọng tài theo quy định của
pháp luật của các bên tham gia ký kết.
Thứ năm, về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, Luật trọng tài năm 1996 quy
định rằng trừ khi có thoả thuận của các bên, một thỏa thuận trọng tài hoàn toàn có
thể được xem là một thỏa thuận độc lập hoặc một phần của thỏa thuận độc lập.62
Như vậy thỏa thuận trọng tài được coi là riêng biệt, độc lập từ các thỏa thuận
thương mại chính mà nó đã được tích hợp. Điều khoản trọng tài do đó vẫn có hiệu
lực ngay cả khi thỏa thuận chính là vô hiệu, không tồn tại hoặc bị hủy bỏ. Mặt khác,
trong trường hợp một bên trong thỏa thuận trọng tài chết thì trừ khi có thoả thuận
của các bên, thoả thuận trọng tài không mất hiệu lực khi một bên chết và lúc này
thỏa thuận trọng tài sẽ được tiếp tục thi hành bởi cá nhân đại diện của bên chết đó.63
Thoả thuận trọng tài gắn bó với một người tự xưng dưới hoặc thông qua một bên để
thỏa thuận trọng tài, ví dụ người được chuyển giao hoặc người thế quyền theo hợp
59
IBA Arbitration Committee (2012), Arbitration Guide England and Wales, Allen & Overy, London, tr.6.
60
Điều 66.4 Luật trọng tài Anh năm 1996.
61
Mục a khoản 1 Điều 5 Công ước New York 1958.
62
Điều 7 Luật trọng tài Anh năm 1996.
63
Điều 8.1. Luật trọng tài Anh năm 1996.
31
đồng của bên đó. Một người thụ hưởng bên thứ ba quyền theo hợp đồng cũng có thể
bị ràng buộc bởi một điều khoản trọng tài theo luật pháp Anh. Nếu không, các thỏa
thuận trọng tài không thể ràng buộc một bên không đồng ý để trọng tài phân xử.64
Một khi thỏa thuận trọng tài có hiệu lực thì Tòa án Anh ủng hộ thỏa thuận trọng tài
và sẽ nỗ lực để duy trì thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, thỏa thuận trọng tài sẽ bị
Tòa án từ chối không thi hành nếu nó được coi là “không thể thực hiện được” trong
trường hợp Tòa án cho rằng thỏa thuận trọng tài là không tương đồng, không “hiểu”
với những gì mà các bên đã thoả thuận.65
Như vậy, Luật Trọng tài Anh năm 1996 đòi hỏi rằng một thỏa thuận trọng tài
phải bằng văn bản hoặc hình thức khác chứng minh bằng văn bản. Cái gì tạo nên
bằng văn bản hoặc bằng chứng bằng văn bản, được định nghĩa rộng và bao gồm một
thỏa thuận bằng miệng để phân xử bằng cách tham khảo các điều khoản mà là bằng
văn bản. Một thỏa thuận trọng tài hoàn toàn bằng miệng sẽ chỉ được công nhận bởi
các luật và quy định của Luật Trọng tài sẽ không được áp dụng. Phương tiện “Viết”
ghi lại bằng bất kỳ phương tiện, và do đó bao gồm hồ sơ điện tử hoặc truyền thông.
Nội dung thỏa thuận phải đảm bảo những nội dung không được khác so với quy
định của Luật trọng tài năm 1996 tại phụ lục I. Phạm vi thỏa thuận phải đáp ứng
được yêu cầu của pháp luật rằng tranh chấp có thể được xem xét giải quyết bằng
trọng tài và cuối cùng chủ thể tham gia thỏa thuận trọng tài phải có năng lực chủ thể
theo pháp luật của mỗi bên.
1.3.3. Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, từ thời thuộc địa, trọng tài đã được các thương nhân sử dụng
phổ biến vì nó chứng minh được sự hiệu quả hơn so với Tòa án trong thời kỳ này.
Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ là George Washington cũng đã thực hiện trách
nhiệm của một trọng tài viên trước khi xảy cuộc cách mạng Hoa Kỳ từ 1775-1783.
Tuy nhiên, trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, trọng tài đã có
những bất lợi nhất định xuất phát từ một số ngờ vực từ các quy định về năng lực
64
IBA Arbitration Committee (2012), Arbitration Guide England and Wales, Allen & Overy, London, tr.5.
65
IBA Arbitration Committee (2012), Arbitration Guide England and Wales, Allen & Overy, London, tr.4.
32
trọng tài để tạo ra kết quả công bằng. Hơn nữa hoạt động trọng tài cũng gây ra nỗi
lo rằng nếu trọng tài quá thành công, có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống của tất cả
những người phụ thuộc vào hệ thống tòa án. Hiện nay, trọng tài được chấp nhận
như một sự thay thế hữu hiệu đối với các tranh chấp tranh tụng. Các mối quan hệ
mâu thuẫn đối với trọng tài được bắt đầu với việc ban hành các Luật trọng tài của
tiểu bang và liên bang và sự ra đời của Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ. Năm 1920, New
York cải cách pháp luật trọng tài của mình để thực thi các hiệp định phân xử tranh
chấp trong tương lai. Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ vào năm 1921 đã phát triển một dự
thảo về một Đạo luật trọng tài liên bang theo mô hình luật của New York. Dự thảo
được Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ giới thiệu trong Quốc hội vào năm 1922, với sửa
đổi nhỏ, trở thành luật vào năm 1925. Trong cùng thập niên, Hiệp hội trọng tài Hoa
Kỳ cũng đã thực hiện các công cuộc cho việc thúc đẩy cơ chế tài phán trọng tài.
Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ năm 1925 sau khi được thông qua đã có hiệu
lực áp dụng cho tất cả các bang về vấn đề trọng tài.66
Cũng như các nước trên thế giới, Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ cũng
đưa ra những quy định về thỏa thuận trọng tài nhằm cho các bên thực hiện đúng quy
định của pháp luật để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, từ đó tạo cơ sở cho việc thực
hiện tố tụng trọng tài sau này. Tuy nhiên, theo Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ
thì ngoài việc tuân thủ quy định của Đạo luật thì thỏa thuận trọng tài được đặt tương
thích trong quy định của Công ước New York 1958.67
Như vậy, theo nội dung quy
66
Kyriaki Noussia (2010), Confidentiality in International Commercial Arbitration A Comparative
Analysis of the Position under English, US, German and French Law, Springer-Verlag Berlin Heidelberg,
Berlin, tr.13 – 14.
67
Mục 202 Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ năm 1925, sửa đổi năm 1990: “An arbitration agreement or
arbitral award rising out of a legal elationship,whether contractual or not, which is considered as commercial,
including a ransaction, contract, or agreement described in section 2 of this title, falls under the Convention.
An agreement or award arising out of such a relationship which is entirely between citizens of the United
States shall be deemed not to fall under the Convention unless that relationship involves property located
abroad, envisages performance or enforcement abroad, or has some other reasonable relation with one or
more foreign states. For the purpose of this section a corporation is a citizen of the United States if it is
incorporated or has its principal place of business in the United States.”
33
định của cả Đạo luật trọng tài liên bang và Công ước New York 1958 thì thỏa thuận
trọng tài muốn phát sinh hiệu lực phải đảm bảo những điều kiện sau:
Thứ nhất, về hình thức của thỏa thuận trọng tài. Giống như quy định trong
pháp luật hầu hết các quốc gia, luật Hoa Kỳ cũng quy định thỏa thuận trọng tài phải
được lập bằng văn bản.68
Thoả thuận bằng văn bản bao gồm điều khoản trọng tài
trong một hợp đồng hoặc một thoả thuận trọng tài được các bên ký kết hoặc được
ghi trong thư tín trao đổi.69
Như vậy, theo quy định của Đạo luật trọng tài liên bang
Hoa Kỳ thì thỏa thuận trọng tài chỉ được phép tồn tại dưới hình thức là văn bản
riêng hoặc một điều khoản trong hợp đồng hoặc được ghi trong thư tín trao đổi.
Nhưng điều đặc biệt lưu ý rằng, thỏa thuận này phải được các bên ký kết. Việc một
bên không ký kết vào thỏa thuận trọng tài có làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu
hay không thuộc vào thẩm quyền xem xét của Tòa án.70
Thứ hai, về năng lực chủ thể. Mặc dù Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ
không quy định trực tiếp nhưng theo quy định thì việc các bên tuân thủ Đạo luật
trọng tài liên bang Hoa Kỳ phải kèm theo việc xem xét và tuân thủ Công ước New
York đối với hoạt động thi hành phán quyết trọng tài.71
Theo đó, việc thi hành phán
quyết trọng tài phải được thực hiện phù hợp với Công ước New York 1958. Mà
theo Công ước New York 1958 thì Tòa án có quyền từ chối công nhận và thi hành
phán quyết trọng tài nếu theo luật áp dụng đối với các bên, họ không có đủ năng
lực.72
Do đó, năng lực ký kết của các bên phải được đảm bảo khi ký kết thỏa thuận
trọng tài theo quy định của pháp luật của các bên tham gia ký kết.
Thứ ba, phạm vi thỏa thuận trọng tài. Theo quy định của Đạo luật trọng tài
liên bang Hoa Kỳ thì các bên được quyền thỏa thuận những tranh chấp phát sinh từ
một quan hệ pháp lý dù có quan hệ hợp đồng hay không. Tuy nhiên, không phải
lĩnh vực nào cũng được phép thỏa thuận. Theo đó, thỏa thuận trọng tài nói chung là
68
Mục 2 Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ năm 1925, sửa đổi năm 1990.
69
Điều 2 Công ước New York 1958.
70
IBA Arbitration Committee (2012), Arbitration Guide United State, Debevoise & Plimpton LLP, New
York, tr. 4 – 5.
71
Mục 202 Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ năm 1925, sửa đổi năm 1990.
72
Mục a khoản 1 Điều 5 Công ước New York 1958.
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Luận văn: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) theo Luật Đầu tư
Luận văn: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) theo Luật Đầu tưLuận văn: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) theo Luật Đầu tư
Luận văn: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) theo Luật Đầu tư
 
Luận văn: Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HAYLuận văn: Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HAY
 
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOTĐề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
 
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAYĐề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
 
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệpLuận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
 
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đLuận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
 
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sảnLuận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
 
Luận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOT
Luận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOTLuận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOT
Luận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOT
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt NamLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAYLuân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mạiLuận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
 
Luận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAY
Luận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAYLuận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAY
Luận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAY
 

Similar to Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT

Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...huynhminhquan
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...nataliej4
 

Similar to Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT (20)

Luận văn: Hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật Việt NamLuận văn: Hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
 
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
 
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh th...
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh th...Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh th...
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh th...
 
Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019
Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019
Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019
 
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
 
Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mại
Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mạiCông nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mại
Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mại
 
Luận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại
Luận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mạiLuận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại
Luận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại
 
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đThỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mạiLuận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
 
Luận văn: Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại
Luận văn: Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mạiLuận văn: Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại
Luận văn: Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại
 
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giảiĐề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.docPháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
 
Luận văn: Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam, HOTLuận văn: Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam, HOT
Luận văn: Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sựLuận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAY
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAYLuận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAY
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 

Recently uploaded (20)

Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 

Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ ANH SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM, ANH, HOA KỲ VÀ LUẬT MẪU UNCITRAL LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 10, NĂM 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM, ANH, HOA KỲ VÀ LUẬT MẪU UNCITRAL Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60380108 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Ngọc Tâm Học viên: Vũ Thị Anh Lớp: Cao học Luật quốc tế, Khóa K17 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10, năm 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các nội dung được đề cập và trình bày trong luận văn là kết quả của quá trình tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật của Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL. Đồng thời, luận văn cũng là kết quả của quá trình nghiên cứu, tham khảo các nguồn tài liệu như sách báo, ấn phẩm, tư liệu, công trình nghiên cứu có liên quan của các tổ chức, chuyên gia, các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước cùng với sự định hướng và hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn. Qua đó, tác giả xây dựng nên công trình khoa học của bản thân mình. Tác giả cam kết danh dự không sao chép bất kỳ ý tưởng nào của các nhà khoa học khác, nếu sai trái xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngƣời cam đoan Vũ Thị Anh
  • 4. MỤC LỤC Phần mở đầu.............................................................................................................1 Chƣơng 1. Tổng quan về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL.............................................................................................8 1.1. Khái quát về trọng tài thƣơng mại...................................................................8 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển trọng tài thương mại .....................................8 1.1.2. Khái niệm trọng tài thương mại ......................................................................11 1.1.3. Đặc điểm trọng tài thương mại........................................................................13 1.1.4. Các hình thức tổ chức trọng tài.......................................................................15 1.2. Khái quát về thỏa thuận trọng tài...................................................................17 1.2.1. Khái niệm về thỏa thuận trọng tài ...................................................................17 1.2.2. Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài ..................................................................18 1.2.3. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài .....................................................................20 1.3. Quy định về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL.....................................................................................................21 1.3.1. Thỏa thuận trọng tài trong Luật mẫu UNCITRAL...........................................21 1.3.2. Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh.......................................................27 1.3.3. Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Hoa Kỳ .................................................31 Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................35 Chƣơng 2. Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam – So sánh với pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL ........................................................36 2.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của Trọng tài thƣơng mại và pháp luật trọng tài tại Việt Nam ............................................................................37 2.2. Quy địn về điều kiện về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật Việt Nam – Đánh giá, so sánh với pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL..........42 2.2.1. Quy định về điều kiện hình thức của thỏa thuận trọng tài...............................42 2.2.2. Quy định về điều kiện chủ thể tham gia thỏa thuận trọng tài ..........................46
  • 5. 2.2.3. Quy định về điều kiện nội dung của thỏa thuận trọng tài................................52 2.3. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.......58 2.3.1. Hiệu lực pháp lý của thỏa thuận trọng tài.......................................................59 2.3.2. Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được...............................................60 2.3.3. Vấn đề kế thừa thỏa thuận trọng tài ................................................................62 Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................64 Kết luận....................................................................................................................65 Danh mục tài liệu tham khảo
  • 6. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với sự phát triển của thương mại quốc tế, các doanh nhân phải tiếp xúc với các đối tác, quốc gia, nền văn hóa và tập quán thương mại mới. Cơ hội mới đồng thời cũng mang đến cho các doanh nhân những rủi ro mới. Trong giao dịch thương mại tất yếu dẫn đến tranh chấp, nhưng nếu đó là các giao dịch thương mại quốc tế thì khó khăn càng tăng thêm do liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật, thủ tục tố tụng và ngôn ngữ khác nhau1 . Thực tế hiện nay cho thấy các vụ kiện tranh chấp thương mại ngày càng gia tăng, phức tạp và cần phải được giải quyết. Giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài đang ngày càng được các danh nhân lựa chọn và được coi là nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, bởi ưu điểm của nó là thủ tục giải quyết tranh chấp linh hoạt, bí mật và phù hợp với tính chất của hoạt động kinh doanh thương mại. Tổng thư ký Tòa án trọng tài Quốc tế (ICC) Jason Fry đã khẳng định: “Trọng tài là phương thức giải quyết chấp lựa chọn, có nhiều ưu thế trong đó nổi bật là tính nhanh gọn, bí mật và phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm”2 . Nhưng để các tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài thì cần phải có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài được xem là “nền móng” cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, với nguyên tắc vàng là không thể tiến hành tố tụng trọng tài mà không có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ tiến tiến trình tố tụng trọng tài, kể từ khi bắt đầu trọng tài, cho đến khi công nhận và thi hành phán quyết trọng tài. Kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, mở rộng giao lưu thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới. Nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (ngày 10/01/2007)3 thì các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều 1 J.Denis Bélisle (2001), Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn. 2 Nguồn: http://www.viac.org.vn/viac.org.vn/vi-VN/Home/default.aspx, truy cập ngày 28/09/2013. 3 Nguồn: http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/#woB6ec6b9B6o, truy cập ngày 30/09/2013.
  • 7. 2 cơ hội mở rộng hợp tác, liên doanh, liên kết và tự do hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Đi cùng với đó là các tranh chấp thương mại đang ngày càng gia tăng và có tính phức tạp cao. Thực tế cho thấy rất nhiều các vụ kiện tranh chấp thương mại quốc tế được giải quyết bởi trọng tài và số lượng các phán quyết, quyết định của trọng tài nước ngoài được yêu cầu thi hành tại Việt Nam cũng ngày một tăng lên. Ở Việt Nam, Trọng tài thương mại đã được biết đến như là một phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh ngay từ thập niên 60. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho pháp luật về trọng tài vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí của nó trong một thời gian dài. Trọng tài và pháp luật về trọng tài mới chỉ thực sự được quan tâm và hoàn thiện trong những năm gần đây, cụ thể là kể từ khi Pháp lệnh trọng tài thương mại được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI thông qua ngày 25/2/2003, đã tạo khung pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài tại Việt Nam. Nhưng với hơn 06 năm thực hiện, Pháp lệnh trọng tài năm 2003 đã có những hạn chế và bất cập như: Phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài; chủ thể các tranh chấp giải quyết bằng trọng tài, việc hủy quyết định trọng tài. Nhất là các vấn đề giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài về mặt nội dung và hình thức, luật áp dụng thỏa thuận trọng tài .v.v nên Pháp lệnh trọng tài năm 2003 vẫn chưa tạo được cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện chủ trương của Nhà nước khuyến khích các bên sử dụng trọng tài trong giải quyết các tranh chấp thuơng mại. Vì vậy, Luật trọng tài thương mại 2010 đã ra đời để thay thế Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. Luật trọng tài thương mại ra đời đã phần nào giải quyết được những hạn chế nêu trên song trên thực tế vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh và tương thích với các văn bản pháp luật quốc tế về trọng tài. Thực tiễn pháp luật hiện hành về thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam còn có nhiều hạn chế, bất cập đã gây trở ngại cho việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài. Đặc biệt, khi xuất hiện việc xung đột pháp luật trong việc xác định luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài khi mà các bên tranh chấp không có thỏa thuận về luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài hay khi một bên khiếu nại Hội đồng trọng tài về
  • 8. 3 năng lực chủ thể khi ký kết thỏa thuận trọng tài thì hiện chưa có chưa có một phương pháp xác định có tính thống nhất trong xét xử trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam. Vì thế dẫn đến việc trong mỗi vụ việc, trọng tài có các cách hành xử khác nhau trong xét xử. Hơn nữa, hoạt động giải quyết tranh chấp của các Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam trong thời gian qua cũng chưa có hiệu quả và gây được uy tín đối với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Số lượng các vụ tranh chấp được giải quyết bởi các Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam chưa nhiều, bình quân mỗi năm một trọng tài viên chỉ phải giải quyết 0,5 vụ kiện, trong khi đó, ở Tòa án hiện có tới 98,5% vụ kiện ra Tòa là các tranh chấp thương mại có thể giải quyết bằng Trọng tài.4 Sự hiểu biết về vai trò, ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, chưa đáng giá và nhận thức đúng vai trò, giá trị hiệu lực của thỏa thuận trọng tài nên trong quá trình soạn thảo, ký kết thỏa thuận trọng tài còn có thiếu sót, đẫn đến những tranh chấp phát sinh không đáng có về thỏa thuận trọng tài. Trên thế giới, để thống nhất cách hiểu và vận dụng về trọng tài, Hội đồng UNCITRAL đã ban hành ra Luật mẫu UNCITRAL để các quốc gia trên thế giới học tập và xây dựng pháp luật quốc nội của mình. Chính điều này đã tạo nên sự hài hòa hóa pháp luật trên thế giới. Ngoài ra, có thể kể đến 02 quốc gia là Anh và Hoa Kỳ vốn được xem là có lịch sử phát triển về trọng tài lâu đời, đã hình thành nên hệ thống pháp luật điều chỉnh về thỏa thuận trọng tài từ khá sớm và được đánh giá là những quy định về thỏa thuận trọng tài đã phát triển, đi xa hơn so với Luật mẫu UNCITRAL. Mặc dù, đây đều là những quốc gia thuộc hệ thống pháp luật thông luật nhưng để đảm bảo sự phát triển của hoạt động tố tụng trọng tài, Anh và Hoa Kỳ đã ban hành những đạo luật về trọng tài. Những quy định này nhằm đảm bảo hành lang pháp lý cho sự phát triển của các tổ chức trọng tài, trong đó Hoa Kỳ được coi là nơi có số lượng trọng tài viên lớn nhất thế giới. 4 Nguồn số liệu: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/phap-luat-kinh-doanh/trung-tam-trong-tai-quoc- te-viet-nam-20-nam-van-it-viec-lam-24859.html truy cập ngày 28/9/2015.
  • 9. 4 Do vậy, việc nghiên cứu so sánh pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL với pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài sẽ tạo cơ sở để từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện chế định thỏa thuận trọng tài ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, góp phần mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam một cái nhìn hệ thống và rõ ràng hơn về trọng tài và thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế khi tham gia giao dịch trong thương mại quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện đã có một số công trình khoa học của các tác giả nghiên cứu về chế định trọng tài thương mại dưới nhiều góc độ khác nhau, như luận văn tốt nghiệp: “Hiệu lực của quyết định trọng tài đối với vấn đề thi hành trong pháp luật và thực tiễn” của tác giả Trần Dự Yên (Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2007); “Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam và Thụy Điển” của tác giả Phan Hoài Nam (Luận Văn thạc sĩ Luật học năm 2009); “ Mối quan hệ giữa trọng tài thương mại và tòa án trong quá trình tố tụng trọng tài” của tác giả Phan Thông Anh( Luật văn thạc sĩ Luật học năm 2006); “Thực tiễn áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 trong giải quyết tranh chấp của các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà (Luận văn cử nhân năm 2005). Trong công trình nghiên cứu của các tác giả này đã đưa ra được cái nhìn khái quát về vai trò và tính chất hoạt động của trọng tài thương mại nhưng chưa có sự phân tích chuyên sâu hay có sự so sánh với thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu hay chỉ ra được những bất cập trong quy định của pháp luật về trọng tài. Hơn nữa, các giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài trong các đề tài nghiên cứu của các tác giả nêu trên hiện đã cũ và không còn thực sự phù hợp với thực tiễn hiện nay. Ngoài ra, còn một số đề tài như: “Những điểm mới của luật trọng tài thương mại 2010 về thỏa thuận trọng tài và những vấn đề đặt ra” của tác giả Mỵ Duy Thanh (Luận văn cử nhân năm 2010). Các tác giả của những đề tài này cũng chỉ dừng ở góc độ nêu ra các điểm mới quy định pháp luật về trọng tài thỏa thuận trọng
  • 10. 5 tài theo Luật trọng tài Việt Nam mà chưa có sự phân tích so sánh giữa pháp luật trọng tài Việt Nam với pháp luật trọng tài quốc tế để chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế trong pháp luật trọng tài Việt Nam. Ngoài ra, một số sách chuyên khảo như “Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài của trọng tài thương mại tại Việt Nam” của Nguyễn Trung Tín, “Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế” của khoa Khoa Kinh tế - trường đại học quốc gia Tp.Hồ Chí Minh và các bài viết nghiên cứu của các học giả đăng trên tạp chí nghiên cứu pháp luật như: Luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế - Tạp chí nghiên cứu pháp luật điện tử số ra tháng 9/2011, Soạn thảo điều khoản trọng tài quốc tế - những điểm doanh nghiệp cần lưu ý được đề cập tại website: www.dddn.com.vn... Các công trình này, bước đầu cũng đã có những đóng góp đáng kể vào việc nhìn nhận và đánh giá được vai trò, tính chất của trọng tài thương mại, hoạt động tố tụng trọng tài, cũng như vấn đề thỏa thuận trọng tài trong thương mại quốc tế song hầu hết chỉ dừng lại ở việc đặt vấn đề một cách khái quát chung. Đáng lưu ý là vấn đề Lý luận và thực tiễn áp dụng thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế thì vẫn chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện, hệ thống và có tính thực tiễn về vấn đề này. Trong khi đó, thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các bên khi giao kết hợp đồng thương mại, góp phần quyết định vào việc các bên kiểm soát, hạn chế được rủi ro và tranh chấp trong kinh doanh. Quan trọng nhất, hầu hết các tác giả trên trong công trình của mình mặc dù đều có đề cập đến thỏa thuận trọng tài, những điều kiện của thỏa thuận trọng tài nhưng chưa tiến hành hoạt động so sánh luật giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật các nước cũng như Luật mẫu UNCITRAL để tạo cơ sở đánh giá và hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong vấn đề này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn được thực hiện với mục đích làm rõ những căn cứ về lịch sử hình thành, lý luận, thực tiễn về vấn đề thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam và
  • 11. 6 pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL. Trên cơ sở so sánh luật giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL để đưa ra đánh giá và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện được những nhiệm vụ như: tiến hành hoạt động nghiên cứu, phân tích lịch sử, lý luận chung về thỏa thuận trọng tài; tìm hiểu, phân tích pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL về thỏa thuận trọng tài; đồng thời, tiến hành hoạt động so sánh pháp luật về thỏa thuận trọng tài giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Anh, Hoa Kỳ, Luật mẫu UNCITRAL, đưa ra ưu điểm, nhược điểm của pháp luật Việt Nam, đề xuất giải pháp khắc phục nhược điểm trên cơ sở học tập có chọn lọc pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Với những mục đích, nhiệm vụ chính được nêu trên và những vấn đề nghiên cứu chưa được đầy đủ trong các công trình của các học giả pháp lý khác, trong điều kiện về thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo và trong khuôn khổ của một luận văn cao học, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thỏa thuận trọng tài và những vấn đề pháp lý liên quan đến thỏa thuận trọng tài mà không đề cập đến những vấn đề khác như thẩm quyền trọng tài hay tố tụng tọng tài… Trên cơ sở đó và tương thích với đối tượng nghiên cứu được xác đinh, phạm vi nghiên cứu của Luận văn tập trung vào các góc độ tiếp cận dưới đây: Thứ nhất, luận văn chủ yếu nghiên cứu chế định thỏa thuận trọng tài dưới góc độ cơ sở lịch sử hình thành, lý luận, pháp luật thực định của pháp luật Anh (Luật về trọng tài), Pháp luật Hoa Kỳ (Đạo luật trọng tài liên bang), Luật mẫu UNCITRAL và pháp luật thực định Việt Nam. Thứ hai, Luận văn chủ yếu nghiên cứu về điều kiện phát sinh hiệu lực của thỏa thuận trọng tài và hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo quy định của pháp luật Anh, Hoa Kỳ, Luật mẫu UNCITRAL và pháp luật Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
  • 12. 7 Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, đối chiếu và thống kê để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu. Đặc biệt, là một công trình nghiên cứu về so sánh luật, luận văn được nghiên cứu chủ yếu dựa trên 03 phương pháp so sánh cơ bản của luật học so sánh là so sánh lịch sử, so sánh chức năng, so sánh quy phạm. Từ đó luận văn đưa ra một số kết luận, kiến nghị góp phần hoàn thiện những điểm bất cập được nêu trong luận văn. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu nêu trên, kết quả của luận văn là góp phần làm phong phú nền khoa học pháp lý Việt Nam về vấn đề thỏa thuận trọng tài. Đồng thời, luận văn là tài liệu tham khảo cho các học giả, nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh, Hoa Kỳ, Luật mẫu UNCITRAL hoặc Việt Nam. Bên cạnh đó, các nội dung nghiên cứu, đánh giá được đề cập trong luận văn cũng hướng tới việc đưa ra những ý kiến xây dựng mang tính tham khảo, góp phần hoàn thiện quy định về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập của đất nước. 7. Bố cục của luận văn Luận văn bao gồm những phần sau Phần mở đầu Chương 1: Tổng quan về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL Chương 2: Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam – So sánh với pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo
  • 13. 8 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TRONG PHÁP LUẬT ANH, MỸ VÀ LUẬT MẪU UNCITRAL 1.1. Khái quát về trọng tài thƣơng mại 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển trọng tài thương mại Mặc dù hiện nay khoa học pháp lý chưa thể xác định chính xác trọng tài bắt đầu xuất hiện khi nào, nhưng có thể khẳng định rằng đây chính là hình thức tiền thân của việc hình thành Tòa án sau này. Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp lâu đời nhất được sử dụng để giải quyết tranh chấp hoặc mối quan hệ bất hòa giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Hình thái đầu tiên về trọng tài rất có thể bắt nguồn từ các quốc gia thành bang Hy Lạp, La Mã và Trung Quốc thời Xuân Thu Chiến Quốc. Trong lịch sử của mình, người Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại đã sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp. Việc sử dụng phương thức trọng tài trong giải quyết tranh chấp được quy định sơ khai trong Luật mua bán hàng hóa, theo đó cho phép các lái buôn được tự phân xử bất hòa của mình mà không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Tiếp sau đó, Luật La Mã cho phép mở rộng phạm vi tranh chấp, không chỉ trong biên giới lãnh thổ, mà còn ở những nước La Mã có trao đổi hàng hóa cũng cho phép các lái buôn tự phân xử những tranh chấp phát sinh. Điều này có nghĩa là quy định này được áp dụng trải rộng trên hầu khắp lục địa Châu Âu.5 Xét về bình diện lịch sử thì hòa giải và trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm hơn so với sự ra đời của tòa án. Lịch sử hình thành và phát triển của các hình thức giải quyết tranh chấp này ra đời cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Vì vậy trọng tài thương mại cũng có quá trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ ít hình thức đến hình thức hơn, từ chưa chặt chẽ đến chặt chẽ hơn. Mặc dù vậy, phải đến nửa sau thế kỉ 20 thì trọng 5 Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật La Mã, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 185 – 186.
  • 14. 9 tài mới phát triển một cách mạnh mẽ. Trong thời kỳ đầu sơ khai, chế độ trọng tài chủ yếu dùng để giải quyết tranh chấp giữa chủ nợ và con nợ.6 Ngay cả các nước có nền kinh tế hàng hải phát triển lâu đời như Vương quốc Anh cũng phải mất một khoảng thời gian dài mới đặt trọng tài vào đúng vị trí của nó. Trong hệ thống pháp luật của Anh, văn bản pháp luật đầu tiên về trọng tài phải kể đến Luật Trọng tài 1697, nhưng vào thời điểm luật được thông qua, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã là một phương thức được sử dụng phổ biến. Phán quyết đầu tiên của trọng tài ở Anh được đưa ra vào năm 1610. Tuy nhiên, các quy định sơ khai về trọng tài trong hệ thống thông luật thể hiện một hạn chế cơ bản là bất cứ bên tham gia tranh chấp nào cũng có thể khước từ việc thực hiện phán quyết của trọng tài nếu thấy phán quyết đó bất lợi cho mình. Hạn chế này đã được khắc phục trong Luật năm 1697. Luật trọng tài của nước Anh liên tiếp được sửa đổi, bổ sung theo hướng tự do hơn cho trọng tài hoạt động trong mối liên hệ với tòa án.7 Hoa Kỳ là quốc gia mà hiệp hội trọng tài được thành lập với số lượng lớn và ước tính có số lượng trọng tài viên đông nhất trên thế giới.8 Đặc biệt, trong Hiệp ước Jay năm 1794, Anh và Hoa Kỳ đã thống nhất đưa các vấn đề còn đang tranh chấp liên quan đến các khoản nợ và biên giới ra giải quyết ở trọng tài. Từ đầu thế kỷ 20, các nước bắt đầu thông qua các đạo luật quy định và khuyến khích việc phân xử ở cấp trọng tài thay cho kiện tụng ở tòa án vốn được cho là kém hiệu quả hơn. Năm 1925, Hoa Kỳ cũng đã đưa hoạt động trọng tài vào phạm vi điều chỉnh của pháp luật bằng Luật trọng tài liên bang nhằm thúc đẩy hoạt động giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài.9 6 Earl S. Wolaver (1934), “The Historical Background of Commercial Arbitration”, University of Pennsylvania law review, (December 1934), tr. 132 – 133. 7 Kyriaki Noussia (2010), Confidentiality in International Commercial Arbitration A Comparative Analysis of the Position under English, US, German and French Law, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, Berlin, tr.11 - 12. 8 Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ có hơn 800 nhân viên làm việc ở các văn phòng với hơn 8000 trọng tài viên và hòa giải viên. Xem thêm https://www.adr.org 9 Robert V. Massey, Jr. (2003), History of Arbitration and Grievance Arbitration in the United States, West Virginia University Extension Service Institute for Labor Studies and Research, Virginia, tr. 1 – 2.
  • 15. 10 Các quốc gia khác thuộc Châu Âu lục địa thì lại có những tổ chức trọng tài truyền thống như tòa án trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc tế (ICC), hoặc đặc thù như Viện trọng tài bên cạnh phòng Thương mại quốc tế Stockhom (Thụy Điển). Bên cạnh đó, Châu Âu cũng đã và đang có những nỗ lực để thành lập mới nhiều tổ chức trọng tài quốc gia nhằm đáp ứng các đòi hỏi của nền kinh tế phát triển theo xu thế hội nhập toàn cầu, đồng thời thúc đẩy hoạt động tố tụng trọng tài được phát triển.10 Bên cạnh sự phát triển của các tổ chức trọng tài quốc gia và ở các khu vực lớn, trong những năm gần đây các tổ chức này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong hơn 30 năm trở lại đây, các quốc gia có nền kinh tế thị trường năng động trong khu vực này đã tổ chức lại các trung tâm trọng tài quốc gia hoặc thành lập các tổ chức trọng tài mới như: Hiệp hội trọng tài Nhật Bản (Tokyo, Osaka, Koby…). Tại các nước xung quanh Việt Nam, các tổ chức trọng tài liên tiếp ra đời như: Trọng tài thuộc Phòng thương mại Thái Lan (1990), Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Koong (1987), Trung tâm trọng tài Kualalumpur (1967), Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (1991).11 Có thể thấy tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt là trong các thập kỷ gần đây. Các quốc gia sửa đổi luật pháp về trọng tài cho phù hợp với tình hình thực tế; các điều ước quốc tế về trọng tài có thêm những thành viên mới xin gia nhập; trọng tài trở thành một môn học trong chương trình đào tạo ngành luật; các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng vào một phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, công bằng, với phán quyết được công nhận rộng rãi trên phạm vi thế giới. Hơn nữa, trọng tài hiện nay còn giải quyết tranh chấp “trực tuyến” (thường được biết đến với thuật ngữ ODR – 10 Kyriaki Noussia (2010), Confidentiality in International Commercial Arbitration A Comparative Analysis of the Position under English, US, German and French Law, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, Berlin, tr.14 - 15. 11 Jack Wright Nelson (2014), “International Commercial Arbitration in Asia: Hong Kong, Australia and India Compared”, Asian International Arbitration Journal, Vol.10 No.2, pp 105 -107.
  • 16. 11 online dispute resolution). Trọng tài trực tuyến tiến hành các thủ tục tố tụng thông qua internet.12 Như vậy, hoạt động trọng tài ở các quốc gia trên thế giới đã có lịch sử phát triển lâu đời và đều có các quy định cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động trọng tài. Hầu hết các nước theo hệ thống Thông luật đều có Luật Trọng tài như: Hoa Kỳ có Luật Trọng tài liên bang năm 1925; nước Anh trước khi có luật trọng tài năm 1996 đã có Luật Trọng tài các năm 1959, 1975, 1979; Australia có Luật liên bang về Trọng tài Thương mại quốc tế và các Luật Trọng tài của các bang; Brazil, Trung Quốc và rất nhiều các quốc gia khác ở các hệ thống pháp luật khác nhau từ lâu đều đã có Luật Trọng tài. Ở các nước theo truyền thống luật Dân luật, một số nước đưa các quy định của pháp luật về Trọng tài vào trong Bộ luật Tố tụng Dân sự như Áo, Đức, Pháp, Ý… Tuy nhiên có một số nước lại ban hành Luật Trọng tài riêng như Phần Lan, Đan Mạch… Như vậy, Trọng tài thương mại đã được hình thành trước khi Tòa án hình thành và được nhiều quốc gia trên thế giới khuyến khích sử dụng để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tổ chức với nhau; thậm chí cả giữa các quốc gia với nhau. 1.1.2. Khái niệm trọng tài thương mại Hầu hết các nước trên thế giới, các tranh chấp dân sự dù có hay không có yếu tố nước ngoài đều được giải quyết không chỉ bằng toà án mà bằng cả trọng tài. Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn xét xử quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế. Cuối thế kỷ XIX, người ta đã cố gắng hợp thức hoá tính cách pháp lý cho hình thức trọng tài qua hai Hội nghị Quốc tế. Đó là hội nghị Hoà bình tổ chức tại LaHaye, Hà Lan vào năm 1899 và 1907. Hai hội nghị này đã tạo tiền đề đi đến việc soạn thảo các quy chế, thủ tục và nỗ lực hướng dẫn các quốc gia áp dụng triệt để 12 Joseph W. Goodman (2003), “The Pros and Cons of Online Dispute Resolution an assessment of Cybermediation Websites”, Duke Law & Technology Review, vol 2, tr. 1-2.
  • 17. 12 các hiệp ước trọng tài. Cũng như các thuật ngữ khoa học pháp lý khác, khái niệm “Trọng tài” được đề cập nhiều trong luật quốc tế. Trong khoa học pháp lý, trọng tài được nghiên cứu dưới nhiều bình diện khác nhau và do đó hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về trọng tài.13 Định nghĩa sớm nhất về trọng tài được nêu trong Công ước LaHaye năm 1899. Theo đó, trọng tài là nhằm để giải quyết những bất đồng giữa các bên thông qua một người thứ ba do chính các bên lựa chọn trên cơ sở tôn trọng luật pháp.14 Công ước La Haye năm 1907 lại quy định, trọng tài quốc tế có đối tượng giải quyết là những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của những trọng tài viên do các quốc gia tranh chấp tự chọn và đặt trên cơ sở của sự tôn trọng luật pháp.15 Theo Hội đồng trọng tài Hoa Kỳ thì Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành.16 Tại Việt Nam, Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 đã định nghĩa trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Pháp lệnh này quy định.17 Mới nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại. 13 http://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi &ListId=75a8df79-a725-4fd5-9592-517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e6- 4bd81e36adc9&ItemID=1600&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d6-64e9cb69ccf3, truy cập ngày 01 tháng 8 năm 2016. 14 Điều 15 Công ước La Haye I năm 1899. 15 Điều 37 Công ước La Haye năm 1907. 16 Nguyên văn tiếng Anh tại Employment Arbitration Rules and Mediation Procedures: Arbitration is generally defined as the submission of disputes to one or more impartial persons for final and binding determination. It can be the final step in a workplace program that includes other dispute resolution methods. There are many possibilities for designing this final step. 17 Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003.
  • 18. 13 Mặc dù có khá nhiều khái niệm khác nhau về trọng tài thương mại, song nhìn chung hiện nay trọng tài thương mại được nhìn nhận dưới hai góc độ: (1) Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi nhà nước (phi chính phủ) do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết các tranh chấp thương mại. Trọng tài chính là bên trung gian thứ ba được các bên tranh chấp chọn ra để giúp các bên giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ trên cơ sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên. Phương thức trọng tài bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. Để đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết, các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khá giống với phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Cả hai phương thức này đều có sự xuất hiện của người thứ ba. Tuy nhiên, trong hình thức hòa giải, vai trò của người thứ ba chỉ mang tính hỗ trợ, giúp đỡ các bên thỏa thuận với nhau. Còn trong phương thức trọng tài, sau khi xem xét sự việc, trọng tài có thể đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.18 (2) Trọng tài thương mại là một cơ quan giải quyết tranh chấp để giải quyết những bất đồng ngoài tòa án, theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp của mình đến một trọng tài viên hay một hội đồng trọng tài để giải quyết theo quy định của Luật trọng tài thương mại và chấp nhận chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý, tuân thủ phán quyết của trọng tài viên hay của hội đồng trọng tài. Trọng tài thường được sử dụng để giải quyết các bất đồng trong hoạt động thương mại, và chủ yếu là thương mại quốc tế.19 1.1.3. Đặc điểm của trọng tài thương mại Dưới góc độ tiếp cận là cơ quan giải quyết tranh chấp, trọng tài thương mại được tổ chức dưới một hình thức rõ ràng. Thẩm quyền của trọng tài thương mại không tự phát sinh mà phải phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các chủ thể tranh chấp 18 Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 288. 19 Trần Thị Lan Hương, “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thực tiễn tại Việt Nam”, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/phap-luat-kinh-doanh/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-bang- trong-tai-thuc-tien-tai-viet-nam-49610.html, truy cập ngày 05 tháng 8 năm 2016.
  • 19. 14 và theo pháp luật của quốc gia nơi tổ chức trọng tài đặt trụ sở. Phán quyết trọng tài vừa có tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền xét xử, vừa thể hiện ý chí, sự thỏa thuận của các bên. Dưới góc độ tiếp cận là một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại thì Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba - một Hội đồng trọng tài hoặc một trọng tài viên duy nhất. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua chủ thể thứ ba với một thủ tục tố tụng chặt chẽ. Đối với trọng tài thường trực trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài viên và các bên tranh chấp phải tuân thủ đúng trình tự tố tụng mà pháp luật trọng tài, điều lệ và quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó quy định. Còn đối với trọng tài vụ việc (ADHOC), các bên có thể thỏa thuận thủ tục tố tụng riêng, đồng thời, các trọng tài viên và các bên cũng phải tuân thủ đúng thủ tục tố tụng trọng tài mà mình đặt ra. Kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do trọng tài tuyên đối với các bên đương sự của vụ tranh chấp, phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm, vừa kết hợp yếu tố thỏa thuận (các bên đương sự có thể thỏa thuận về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp, luật áp dụng đối với vụ tranh chấp…), vừa kết hợp yếu tố tài phán (có giá trị bắt buộc đối với các bên). Như vậy, trọng tài thương mại có những đặc điểm sau: Thứ nhất, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể nào đó khi các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết. Tuy nhiên khi giữa các bên đã có một thỏa thuận trọng tài hợp pháp theo quy định của pháp luật áp dụng thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trở thành một yêu cầu bắt buộc. Khi đó tòa án sẽ được coi là không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó. Thứ hai, trọng tài cũng là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba khách quan để giúp giải quyết bất đồng. Tuy nhiên, khác với bên thứ ba làm trung gian hòa giải – người không có quyền đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp có tính chất ràng buộc các bên, quyết định của trọng tài viên hoặc hội đồng
  • 20. 15 trọng tài là chung thẩm và có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các bên tranh chấp tương tự như một bản án của tòa án. Thứ ba, trọng tài là một phương thức giải quyết tư (phi chính phủ) nên trọng tài không mang trong mình quyền lực nhà nước như tòa án. Tuy nhiên, do phán quyết của trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các bên như một bản án của tòa án nên khác với phương thức thương lượng hoặc hòa giải, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật cụ thể. Nhiều quốc gia ban hành những quy định pháp luật về tổ chức và hoạt đọng của trọng tài. Ngoài ra Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc (UNCITRAL) cũng ban hành Luật mẫu về trọng tài thương mại được rất nhiều quốc gia trên thế giới dựa vào để ban hành để ban hành luật về trọng tài của quốc gia mình. Thứ tư, so với tố tụng tòa án, tố tụng trọng tài linh hoạt, mềm dẻo hơn. Các bên tranh chấp được quyền lựa chọn trọng tài viên, được quyền quyết định ngôn ngữ, địa điểm và thời gian xét xử. Thứ năm, trọng tài thường nhận được sự hỗ trợ của cơ quan có quyền lực nhà nước trong quá trình tố tụng như các hỗ trợ của Tòa án trong việc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hỗ trợ cho trọng tài viên đối với hình thức trọng tài vụ việc hay sự hỗ trợ của cơ quan thi hành án đối với việc thi hành quyết định của trọng tài.20 1.1.4. Các hình thức tổ chức trọng tài Với tư cách là tổ chức giải quyết tranh chấp trọng tài thường được biết đến với hai hình thức phổ biến là trọng tài vụ việc (trọng tài ADHOC) và trọng tài thường trực (trọng tài quy chế). 20 Phan Thông Anh, Tranh chấp trong kinh doanh thương mại và các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại, nguồn: http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/khac1;jsessionid=F2964D8229A7ACC42D3043EDC6AA F7D6?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_col_id=column- 2&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_struts_action=%2Fext%2Farticleview%2Fview&_EXT_AR TICLEVIEW_groupId=10217&_EXT_ARTICLEVIEW_articleId=34155&_EXT_ARTICLEVIEW_version =1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_i=2&_EXT_ARTICLEVIEW_curValue=1&_EXT_ARTICLEVIEW_redirec t=%2Fweb%2Fguest%2Fkhac1, truy cập ngày 05 tháng 8 năm 2016.
  • 21. 16 Trọng tài vụ việc (trọng tài ADHOC) là hình thức trọng tài được lập ra theo yêu cầu của các đương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi tranh chấp đó đã được giải quyết. Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp. Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng. Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có thể là người có tên hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào. Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình, mà quy tắc tố tụng để giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng. Ưu điểm của hình thức Trọng tài vụ việc so với trọng tài quy chế là là quyền tự định đoạt của các bên lớn hơn, chi phí cho tố tụng trọng tài thấp và thời gian giải quyết nhanh. Tuy nhiên, trọng tài vụ việc cũng có những hạn chế nhất định, hạn chế lớn nhất là phải phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của các bên. Nếu một bên không có thiện chí quá trình tố tụng sẽ luôn có nguy cơ bị trì hoãn, và nhiều khi không thể thành lập được Hội đồng Trọng tài bởi vì không có quy tắc tố tụng nào được áp dụng.21 Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) luôn tồn tại không phụ thuộc vào tranh chấp của các bên, là hình thức trọng tài có tổ chức, hoạt động thường xuyên, có điều lệ, quy tắc tố tụng riêng và có danh sách trọng tài viên. Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước. Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau. Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới. Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ. Cơ cấu của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm. Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. Hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm.22 21 Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 290 – 291. 22 Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 291 – 292.
  • 22. 17 1.2. Khái quát về thỏa thuận trọng tài 1.2.1. Khái niệm về thỏa thuận trọng tài Cũng như khái niệm về trọng tài thì mỗi quốc gia lại có những cách định nghĩa khác nhau về thỏa thuận trọng tài. Luật Mẫu UNCITRAL định nghĩa thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng.23 Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 cũng đưa ra định nghĩa tương tự. Theo đó, thỏa thuận trọng tài là một điều khoản về trọng tài được đề cập trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài. Hợp đồng hoặc thoả thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định.24 Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, Hiệp hội trọng tài nước này đưa ra khái niệm: thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận được ký kết giữa các bên nhằm đưa tranh chấp phát sinh giữa các bên ra giải quyết tại Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ.25 Còn theo Pháp luật Việt Nam, thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.26 Như vậy, tuy có sự khác nhau về câu chữ, các khái niệm về thỏa thuận trọng tài đều thống nhất về bản chất rằng: Thỏa thuận trọng tài thương mại là một thỏa thuận bằng văn bản theo đó các bên kí kết nhất trí đưa tất cả hoặc một số tranh chấp 23 Khoản 1 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL. 24 Article I (G) European convention commercial arbitration 1961. 25 R-1. Agreement of Parties, Commercial Arbitration Rules. 26 Khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
  • 23. 18 đã hoặc sẽ có thể phát sinh từ giao dịch thương mại có khả năng được áp dụng trọng tài ra giải quyết bằng con đường trọng tài. 1.2.2. Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài Với bản chất là cơ sở làm phát sinh căn cứ cho hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thỏa thuận trọng tài có những đặc điểm sau: Thứ nhất, về nội dung của thỏa thuận trọng tài: là việc xác định cách thức, trình tự, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan khi cần giải quyết những tranh chấp, bất đồng phát sinh hay liên quan đến hợp đồng chính. Một thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng được những yêu cầu của pháp luật về nội dung. Những yếu tố cần có trong một thỏa thuận trọng tài sẽ do pháp luật quốc gia nơi trọng tài hoạt động điều chỉnh.27 Thứ hai, về hình thức của thỏa thuận trọng tài: được thể hiện dưới hình thức văn bản, tuy nhiên thời điểm thỏa thuận xác lập văn bản có thể khác nhau: (1) các bên dự đoán trước và thỏa thuận ngay từ khi bắt đầu quan hệ thương mại việc sẽ đưa ra trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tương lai. Sự thỏa thuận này thường được thể hiện thành một điều khoản trọng tài trong hợp đồng xác lập quan hệ thương mại giữa hai bên; (2) sau khi tranh chấp phát sinh, các bên mới thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài. Thỏa thuận này thường dưới hình thức một văn bản thỏa thuận riêng và được coi như gắn liền với hợp đồng chính hay còn gọi là thỏa thuận đưa các tranh chấp hiện thời ra giải quyết theo phương thức trọng tài. Mặt khác, thỏa thuận trọng tài thương mại không thể tồn tại dưới hình thức lời nói hoặc hành vi mà phải được xác lập dưới hình thức văn bản, bao gồm cả: thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; thỏa thuận được xác lập qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; thỏa thuận được luật sư, công chứng viên 27 Trần Ngọc Minh, Luật áp dụng đối với thoả thuận trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế. Nguồn: www.nclp.org.vn, truy cập ngày 03 tháng 8 năm 2016.
  • 24. 19 hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.28 Thứ ba, thỏa thuận trọng tài được hình thành dựa trên ý chí tự nguyện của các bên, có sự thống nhất giữa ý chí (mong muốn bên trong) và sự thể hiện ý chí (hình thức bên ngoài) về việc sử dụng hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp. Điều này được đưa ra xuất phát từ bản chất của sự thỏa thuận. Các bên có thể thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp. Các bên có quyền lựa chọn hình thức của thỏa thuận. Nó có thể là điều khoản trong hợp đồng- các bên kí kết hợp đồng đồng thời ghi nhận luôn về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là một điều khoản trong hợp đồng đó, hoặc là một thỏa thuận riêng- các bên kí kết hợp đồng không ghi nhận việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thành một điều khoản của hợp đồng mà ghi nhận thỏa thuận này trong một văn bản hoàn toàn tách biệt với tên gọi thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hợp đồng đã kí trước đó.29 Thứ tư, mối quan hệ giữa thỏa thuận trọng tài và hợp đồng chính: Dù thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức một điều khoản nằm trong hợp đồng chính hay dưới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chính thì thỏa thuận trọng tài thực chất chính là một hợp đồng nhỏ có nội dung khác biệt và giá trị độc lập với hợp đồng chính. Như vậy, ngay cả khi hợp đồng bị thay đổi, hủy bỏ, bị hết hiệu lực thì thỏa thuận trọng tài vẫn có giá trị. Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực độc lập với hợp đồng, cả trong trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản của hợp đồng.30 28 Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 300 – 301. 29 Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 305. 30 Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18) , tr. 297.
  • 25. 20 Thứ năm, về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài: một thỏa thuận trọng tài muốn phát sinh hiệu lực phải đảm bảo các quy định về điều kiện phát sinh hiệu lực. Thường thì các điều kiện để một thỏa thuận trọng tài phát sinh hiệu lực bao gồm: (1) về hình thức, thỏa thuận trọng tài là sự thể hiện ra bên ngoài sự thống nhất ý chí của các bên tham gia quan hệ thương mại31 ; (2) về thẩm quyền của trọng tài, không phải mọi tranh chấp đều có thể giải quyết được bằng trọng tài, ngay cả khi giữa các bên tranh chấp thỏa mãn điều kiện về sự tự nguyện thỏa thuận. Đó là khi pháp luật nơi diễn ra trọng tài không cho phép giải quyết loại tranh chấp đó thông qua hình thức trọng tài32 ; (3) về năng lực chủ thể, đây là vấn đề đầu tiên mà các bên cần quan tâm khi tiến hành đàm phán thỏa thuận trọng tài vì nếu một bên không có năng lực chủ thể sẽ khiến điều khoản này vô hiệu33 ; (4) về ý chí tự nguyện của chủ thể, thỏa thuận trọng tài sẽ không có giá trị pháp lý nếu nó không phải là kết quả của sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể hay là sự áp đặt ý chí của bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào34 . 1.2.3. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài: Thỏa thuận trọng tài là yếu tố không thể thiếu trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, bởi lẽ không có thỏa thuận trọng tài thì không có giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Như vậy, thỏa thuận trọng tài mang một số ý nghĩa pháp lý sau: Thứ nhất, thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thẩm quyền của trọng tài. Khi có tranh chấp xảy ra thì vấn đề đầu tiên cần xác định là phương thức giải quyết tranh chấp nào sẽ được áp dụng và việc áp dụng giải quyết bằng phương thức nào do các bên thỏa thuận. Đây cũng là căn cứ để loại trừ các phương thức giải quyết tranh chấp khác được áp dụng đối với tranh chấp phát sinh từ thỏa thuận trọng tài mà đáng lưu ý chính là loại bỏ thẩm quyền của Tòa án đối với tranh chấp. 31 Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 301. 32 Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 309. 33 Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 305. 34 Nguyễn Ngọc Lâm (2010), lvđd (18), tr. 296 – 297.
  • 26. 21 Thứ hai, thỏa thuận trọng tài ràng buộc trách nhiệm của các bên. Thỏa thuận này giúp các bên nâng cao ý thức trong việc thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết, là một biện pháp định hướng tích cực để phòng ngừa các tranh chấp. Thứ ba, thỏa thuận trọng tài là cơ sở pháp lý để thực hiện phán quyết của trọng tài, phán quyết của trọng tài là kết luận cuối cùng của trọng tài về giải quyết tranh chấp. 1.3. Quy định về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh, Hoa Kỳ và luật mẫu UNCITRAL 1.3.1. Thỏa thuận trọng tài trong luật mẫu UNCITRAL UNCITRAL là một ủy ban của Liên Hợp quốc về thương mại quốc tế, là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình của Liên Hợp quốc về hài hòa hóa và hiện đại hóa luật thương mại quốc tế. Các quốc gia thành viên cũng như các quốc gia không phải là thành viên của UNCITRAL tiến hành họp hàng năm nếu muốn, mỗi lần họp kéo dài khoảng 3 tuần, để thông qua các văn bản, văn kiện quốc tế và xác định chương trình làm việc trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế. Chương trình làm việc này sau đó được thực hiện trong khuôn khổ nhóm công tác được lập ra vì mục đích đó. Nhóm công tác này họp một năm 2 lần, các thành viên của nhóm là các chuyên gia do Chính phủ các nước cử. UNCITRAL được thành lập vào năm 1965, bằng một Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc. Đại hội đồng cho rằng cần thiết phải tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại quốc tế vì lợi ích của các dân tộc. Đại hội đồng tin rằng những sự khác biệt trong luật pháp của các quốc gia cản trở sự phát triển của thương mại thế giới và do vậy, Đại hội đồng đã xác định rằng Liên hiệp Quốc cần phải hoạt động tích cực hơn để giảm bớt hoặc xóa bỏ các trở ngại pháp lý tạo nên rào cản đối với thương mại quốc tế. Các văn bản pháp lý của UNCITRAL được soạn thảo trong khuôn khổ các cuộc đàm phán quốc tế tại đó, tất cả các nước không phân biệt truyền thống pháp lý và trình độ phát triển, được tham gia một cách bình đẳng. Các văn bản của UNCITRAL như Luật mẫu về trọng tài, được soạn bằng các ngôn ngữ: Anh, Pháp,
  • 27. 22 Trung Quốc, Ả Rập, Tây Ban Nha, Nga. Ngoài ra, tham gia vào các cuộc họp của UNCITRAL còn có các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ và nhiều trung tâm trọng tài.35 Các lĩnh vực hoạt động của UNCITRAL, trong đó có soạn thảo văn bản, bao gồm giải quyết tranh chấp, trọng tài, hòa giải, thực tiễn về hợp đồng thương mại quốc tế, vận chuyển, khả năng thanh toán, thương mại điện tử, thanh toán quốc tế, hoạt động bảo lãnh, hợp đồng công chính, thương mại điện tử, mua bán hàng hóa. Luật trọng tài mẫu của UNCITRAL cho tới nay được hơn 80 quốc gia thông qua. Mục đích của Luật mẫu là hài hòa hóa pháp luật của các quốc gia về trọng tài. Luật mẫu này được thông qua (vào năm 1985) để khắc phục những sự khác biệt rất lớn trong luật pháp quốc gia về trọng tài, khẳng định sự cần thiết phải cải thiện và hài hòa hóa pháp luật quốc gia khi chúng ta nhận thấy rằng pháp luật quốc gia thường không thích hợp với lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế, và pháp luật quốc gia thường có những quy định đồng hóa tố tụng trọng tài với tố tụng tòa án, cũng như các quy định rải rác không điều chỉnh việc xử lý các tình huống cụ thể một cách thích hợp. Trong khi đó Luật mẫu có thuận lợi là được biết đến rộng rãi, được bình luận rộng rãi trên bình diện quốc tế, đáp ứng các yêu cầu của trọng tài quốc tế, cũng như được nhiều nước chấp nhận. Tại châu Á, có nhiều nước đã thông qua Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế như Singapore, Malaisia, Thái Lan, Nhật Bản. Các quốc gia này đã phát triển các trung tâm trọng tài có quy mô khu vực. Các nguyên tắc lớn mà Luật mẫu đặt ra bao gồm: (1) tính độc lập của thỏa thuận trọng tài, sự kiểm tra và hỗ trợ rất hạn chế của tòa án (dù sự phối hợp giữa các tòa án và trọng tài là cần thiết đối với một số chủ thể nhưng sự phối hợp đó phải rất hạn chế). Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ nếu các bên đã lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì có nghĩa là họ không muốn tranh chấp sau đó sẽ được đưa ra tòa án giải quyết, không muốn tòa án can thiệp vào quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; (2) quyền của các bên được đối xử bình đẳng trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; (3) sự thống nhất của hợp đồng chính không làm 35 https://www.uncitral.org/, truy cập ngày 05 tháng 8 năm 2016.
  • 28. 23 thỏa thuận trọng tài của hợp đồng đó vô hiệu; (4) nguyên tắc “thẩm quyền về thẩm quyền”. Luật mẫu của UNCITRAL được sửa đổi vào năm 2006 về hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là về thỏa thuận trọng tài, đặc biệt về hình thức của thỏa thuận trọng tài – Luật mẫu, phỏng theo Công ước New York, quy định rằng thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Định nghĩa này được coi là phù hợp hơn với các thực tiễn thương mại quốc tế và sự tiến bộ về công nghệ. Nội dung thứ hai được sửa đổi liên quan đến các biện pháp khẩn cấp tạm thời do các biện pháp này được áp dụng ngày càng nhiều trong thực tiễn thương mại quốc tế. Toàn bộ các văn bản của UNCITRAL về trọng tài gắn bó chặt chẽ với nhau. Khi một quốc gia thông qua Luật mẫu về trọng tài thì sự gắn bó chặt chẽ của luật này với Công ước New York là một vấn đề cốt yếu cần tính đến. Như vậy, Luật mẫu UNCITRAL đã đưa ra những quy định cơ bản đối với hoạt động trọng tài trong đó có những quy định về thỏa thuận trọng tài. Theo đó, một thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải quan hệ hợp đồng. Thỏa thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.36 Theo các quy định của Luật mẫu UNCITRAL thì có thể thấy rằng, thỏa thuận trọng tài muốn phát sinh hiệu lực phải đảm bảo những điều kiện sau đây: Thứ nhất, về hình thức của thỏa thuận. Theo quy định của Luật mẫu UNCITRAL thì thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản.37 Hình thức văn bản có thể là một điều khoản trong hợp đồng hoặc dưới một hình thức thỏa thuận riêng.38 Luật mẫu UNCITRAL cũng quy định rõ cách thức để xác định thế nào là văn bản. Theo đó, một thỏa thuận được coi là xác lập bằng văn bản nếu nó nằm 36 Khoản 1 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985. 37 Khoản 2 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985. 38 Khoản 1 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985.
  • 29. 24 trong một văn bản được các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, Telex, telegrams hoặc các hình thức trao đổi viễn thông khác mà ghi nhận thoả thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận. Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản trọng tài lập nên thoả thuận trọng tài với điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này.39 Đối với các hình thức trao đổi viễn thông khác mà có ghi nhận thỏa thuận có thể kể đến như email... Năm 2006 tại cuộc họp thứ 39 của UNCITRAL thì đã đưa ra hướng sửa đổi điều này theo đó một thỏa thuận trọng tài được thực hiện bằng một giao dịch điện tử được coi là văn bản nếu thông tin chứa trong đó có thể truy cập để sử dụng được, để tham khảo tiếp theo; "Thông tin liên lạc điện tử" có nghĩa là bất kỳ thông tin liên lạc mà các bên thực hiện bằng phương tiện của thông điệp dữ liệu; "Thông điệp dữ liệu" là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận hoặc được lưu trữ bằng điện tử, từ, quang học hoặc tương tự như phương tiện, bao gồm, nhưng không giới hạn, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, telex hoặc telecopy.40 Ngoài ra, Luật mẫu UNCITRAL cũng cho phép sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài trong việc được một bên trong tranh chấp viễn dẫn trong đơn khởi kiện hoặc bản biện hộ mà không có sự phản đối của bên kia.41 Theo quy định này thì có thể hiểu thỏa thuận trọng tài có thể đươc lập ra bất kỳ ở giai đoạn nào của quá trình ký kết, thực hiện hoặc giải quyết tranh chấp giữa các bên, khi một bên đưa ra lời đề nghị rằng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mà bên kia không phản đối đều có thể được xem là giữa các bên có tồn tại thỏa thuận trọng tài. Mặt khác, theo quy định của Luật mẫu UNCITRAL thì trong một hợp đồng bằng văn bản có sự dẫn chiếu tới một tài liệu có ghi nhận điều khoản trọng tài và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này.42 Đây cũng là hình thức văn bản nhưng không phải trực tiếp trong hợp đồng mà gián tiếp. Theo đó, điều khoản trọng tài có thể tồn tại trong 39 Khoản 2 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985. 40 Khoản 4 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL sửa đổi năm 2006 41 Khoản 2 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985. 42 Khoản 2 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985.
  • 30. 25 phụ lục hợp đồng không tách rời khỏi hợp đồng chính. Tuy nhiên hình thức tài liệu ghi nhận điều khoản trọng tài cũng không giới hạn chỉ là văn bản ký kết mà có thể là các hình thức tương đương khác. Như vậy, thông qua quy định này ta cũng xác định được thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài theo Luật mẫu UNCITRAL là trước hoặc sau thời điểm phát sinh tranh chấp. Tức là các bên không bắt buộc phải xác lập thỏa thuận trọng tài trước khi phát sinh tranh chấp. Thứ hai, năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài. Mặc dù Luật mẫu UNCITRAL không quy định trực tiếp rằng các bên khi tham gia ký kết phải có năng lực nhưng gián tiếp thông qua quy định về vấn đề từ chối công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài. Theo đó, nếu các bên tham gia thỏa thuận trọng tài không có đủ năng lực ký kết thỏa thuận thì việc yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài sẽ bị từ chối hoặc phán quyết trọng tài có thể bị hủy.43 Về nguyên tác thì việc xác định năng lực chủ thể ký kết hợp đồng và năng lực chủ thể ký thỏa thuận trọng tài là giống nhau bởi vì thỏa thuận trọng tài cũng là một hợp đồng. Vì vậy năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài đối với thể nhân sẽ áp dụng theo luật nhân thân còn pháp nhân sẽ áp dụng theo pháp luật nơi pháp nhân thành lập.44 Như vậy, khi thực hiện thỏa thuận trọng tài thì các bên phải đảm bảo đủ năng lực ký kết theo quy định của pháp luật các quốc gia có liên quan. Thứ ba, phạm vi thỏa thuận trọng tài. Theo quy định của Luật mẫu UNCITRAL thì thỏa thuận trọng tài thì phạm vi quan hệ mà các bên được phép thỏa thuận trọng tài là quan hệ hợp đồng hoặc không phải là quan hệ hợp đồng.45 Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong trường hợp theo luật nước nơi phải công nhận và thi hành phán quyết mối quan hệ tranh chấp không được phép giải quyết bằng trọng tài thì phán quyết trọng tài sẽ không được công nhận và thi hành hoặc phán quyết trọng tài có thể bị hủy bởi Tòa án.46 Như vậy, theo quy định của Luật mẫu 43 Khoản 1 Điều 34, Điều 36 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985. 44 Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 305. 45 Khoản 1 Điều 7 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985. 46 Mục b khoản 2 Điều 34, Điều 36 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985.
  • 31. 26 UNCITRAL thì thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập với mọi quan hệ mà không nhất thiết phải là quan hệ hợp đồng, tuy nhiên khi các bên tham gia thỏa thuận trọng tài cần lưu ý đến việc những tranh chấp nào không được giải quyết bằng trọng tài theo pháp luật các quốc gia liên quan vì nó có thể dẫn đến việc không thể công nhận và thi hành phán quyết. Luật mẫu UNCITRAL không quy định nội dung của thỏa thuận trọng tài phải bao gồm những yếu tố nhất định gì bởi lẽ trong các phần quy định của mình về ngôn ngữ tố tụng trọng tài, số lượng trọng tài viên, địa điểm tiến hành trọng tài, nguyên tắc tố tụng trọng tài...đều có dự phòng trường hợp các bên không thỏa thuận.47 Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, nội dung thỏa thuận trọng tài phải thể hiện rõ phạm vi của thỏa thuận trọng tài để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp sau này. Bởi lẽ, nếu phán quyết trọng tài nằm ngoài phạm vi của thỏa thuận sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc không công nhận và thi hành phán quyết trọng tài hoặc hủy phán quyết trọng tài.48 Thỏa thuận trọng tài khi đã đảm bảo các điều kiện thì sẽ phát sinh hiệu lực, ràng buộc các bên. Theo quy định của Luật mẫu UNCITRAL thì trước khi việc kiện về vấn đề đối tượng của thỏa thuận được đưa ra, nếu một bên yêu cầu không muộn hơn thời gian khi nộp bản tường trình đầu tiên của mình về nội dung tranh chấp, toà án sẽ chuyển các bên cho trọng tài trừ khi toà án thấy rằng thoả thuận đó là vô hiệu và không có hiệu lực, không tiến hành được và không có khả năng thực hiện.49 Điều này có thấy rằng, thỏa thuận trọng tài sẽ có hiệu lực loại trừ thẩm quyền của Tòa án trừ khi Tòa án nơi nhận được đơn khởi kiện nhận thấy thỏa thuận trọng tài là vô hiệu, không có hiệu lực hoặc không tiến hành được và không có khả năng thực hiện. Theo Luật mẫu UNCITRAL không tồn tại quy định thế nào là thỏa thuận trọng tài không thể tiến hành được và không có khả năng thực hiện. Thế nhưng cần hiểu rằng trong trường hợp này thỏa thuận trọng tài là có hiệu lực nhưng vì một lý do nào đó 47 Chương V Luật mẫu UNCITRAL năm 1985 48 Mục a khoản 2 Điều 34, Điều 36 Luật mẫu UNCITRAL năm 1985. 49 Điều 8 Luật mẫu UNCITRAL.
  • 32. 27 mà thỏa thuận trọng tài không thể tiến hành được, ví dụ như: trọng tài viên mà các bên lựa chọn đã chết hoặc trung tâm trọng tài đã giải thể... thì các bên vẫn phải tuân thủ thỏa thuận trọng tài vì thỏa thuận này đã có hiệu lực. Tóm lại, Luật mẫu UNCITRAL đã có những quy định nền tảng về thỏa thuận trọng tài mà hầu hết các quốc gia đều dựa vào quy định này để xem xét soạn thảo luật về trọng tài của quốc gia mình.50 1.3.2. Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Anh Các thương nhân ở Anh đã dùng đến phương thức trọng tài từ khi có sự phát triển của thương mại trong nước và quốc tế. Trong thời kỳ trung cổ, các thương nhân sử dụng trọng tài nhằm giải quyết những vấn đề giữa chủ nợ và con nợ trong mối quan hệ mua bán hàng hóa có kèm điều kiện tín dụng, mặc dù có những bước phát triển chậm trong việc ghi nhận và pháp điển hóa hoạt động trọng tài nhưng có thể thấy rằng Luật trọng tài Anh đã có những bước phát triển nhất định. Khởi đầu bằng Luật trọng tài năm 1697, sau đó Luật trọng tài Anh đã có những sửa đổi để phù hợp với phù hợp với thay đổi của thực tiễn. Từ năm 1900, một vụ tranh chấp thương mại có thể được giải quyết một nhanh chóng và hiệu quả thông qua các cơ chế tòa án và trọng tài. Hai cơ chế tài phán này “thực sự là hỗ trợ nhau chứ không phải là đối thủ của nhau”.51 Tuy nhiên trước thực tiễn lạm dụng cơ chế tòa án để giải quyết tranh chấp, các Luật Trọng tài năm 1950, 1975, 1979 và 1996 đã ra đời, bổ sung, điều chỉnh để khuyến khích và giành lại vai trò của trọng tài trước sự can thiệp của Tòa án như trước đây. Luật Trọng tài năm 1996 là sự kết hợp giữa củng cố và cải cách những nguyên tắc pháp lý của hệ thống thông luật vàcác Công ước quốc 50 Hội luật gia Việt Nam (2009), Giới thiệu tóm tắt Luật trọng tài của một số nước trên thế giới, Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr.1. 51 Kyriaki Noussia (2010), Confidentiality in International Commercial Arbitration A Comparative Analysis of the Position under English, US, German and French Law, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, Berlin, tr.11.
  • 33. 28 tế về trọng tài mà Anh đã tham gia. Nó đã đưa luật pháp Anh đến gần với Luật Mẫu UNCITRAL hơn.52 Thỏa thuận trọng tài là nền tảng cho hoạt động tố tụng trọng tài sau này. Do đó, Luật trọng tài năm 1996 cũng đã có những quy định về điều kiện để một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực. Theo Luật trọng tài Anh năm 1996 thì thỏa thuận trọng tài một thỏa thuận để trình ra trước trọng tài những tranh chấp hiện tại hoặc trong tương lai bất kể những tranh chấp này phát có được đề cập hợp đồng hay không.53 Để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực thì thỏa thuận này phải đảm bảo những quy định sau: Thứ nhất, về hình thức, thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản.54 Yêu cầu này được hiểu theo nghĩa rộng, nó không chỉ là một thỏa thuận bằng văn bản nhất định mà còn có thể được xem là văn bản nếu thỏa thuận này được chứa trong một trao đổi thông tin liên lạc bằng văn bản, hoặc nếu thỏa thuận được chỉ rõ trong văn bản hoặc đạt được bằng cách khác hơn trong văn bản, nhưng bằng cách tham khảo các điều khoản bằng văn bản (ví dụ như điều khoản và điều kiện chung). Yêu cầu về hình thức phải bằng văn bản cũng được đáp ứng nếu trong quá trình tố tụng trọng tài hoặc quy phạm pháp luật, trong đó sự tồn tại của một thỏa thuận trọng tài bị cáo buộc là do một bên và không bị từ chối bởi bên kia. Việc trao đổi đệ trình bằng văn bản giữa các bên sau đó tạo thành các thỏa thuận trọng tài bằng văn bản. Cuối cùng, một thỏa thuận được coi là bằng văn bản, ngay cả khi nó được ghi lại bằng bất kỳ phương tiện khác.55 Như vậy, một thỏa thuận trọng tài được xem là tồn tại bằng văn bản theo pháp luật Anh sẽ bao gồm những hình thức sau: (1) nếu thỏa thuận được thực hiện bằng văn bản. Không nhất thiết phải có chữ ký của các bên; (2) nếu thỏa thuận được thực hiện bởi trao đổi thông tin liên lạc bằng văn bản; (3) 52 Kyriaki Noussia (2010), Confidentiality in International Commercial Arbitration A Comparative Analysis of the Position under English, US, German and French Law, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, Berlin, tr.13. 53 Điều 6.1 Luật trọng tài Anh năm 1996. 54 Điều 5 Luật trọng tài Anh năm 1996. 55 Guy Pendell and David Bridge (2012), “Arbitration in England and Wales”, CMS Guide to Arbitration, Vol I, tr. 303.
  • 34. 29 nếu thỏa thuận này được chứng minh bằng văn bản; (4) trường hợp các bên có thỏa thuận khác văn bản nhưng được tham chiếu đến các điều khoản viết thành văn bản; (5) nếu một thỏa thuận khác văn bản được ghi lại bởi một trong các bên tham gia thỏa thuận, hoặc bởi một bên thứ ba có liên quan; (6) một trao đổi, đệ trình bằng văn bản của một bên đưa ra trong tố tụng trọng tài mà trong đó đề cập đến sự tồn tại của một thỏa thuận khác văn bản mà trao đổi, đệ trình này không bị bên kia phản đối; (7) nếu phụ lục, tài liệu tham khảo của thỏa thuận bằng văn bản hoặc được viết, được ghi lại dưới bất kỳ hình thức lưu trữ nào. Yêu cầu đối với các tài liệu tham khảo này là từ ngữ phải rõ ràng và không mơ hồ.56 Thứ hai, về nội dung của thỏa thuận trọng tài. Luật trọng tài Anh quy định bắt buộc một số nội dung trong thỏa thuận trọng tài phải theo quy định của Luật, các bên không thể làm khác hoặc thỏa thuận khác như nhiệm vụ của các bên tham gia tranh chấp, quyền hạn của Tòa án, thi hành phán quyết....57 Các nội dung này được quy định tại phụ lục I của Luật trọng tài Anh năm 1996. Tất cả các quy định khác không nằm trong phụ lục I của Luật Trọng tài Anh là không bắt buộc và các bên được tự do thỏa thuận. Do đó, khi thỏa thuận trọng tài các bên cần chú ý những nội dung gì được tự do thỏa thuận khác so với Luật trọng tài quy định và những nội dung gì chỉ được thỏa thuận theo đúng quy định của Luật trọng tài.58 Thứ ba, về phạm vi thỏa thuận. Theo luật trọng tài Anh, một số loại tranh chấp không thể đưa ra trọng tài. Chúng bao gồm các vụ án hình sự, ly thân, ly hôn, trong đó hạn chế quyền của chủ đất để phát triển tài sản của họ. Thông thường, các tòa án sẽ xác định xem liệu các tranh chấp có thể được gửi tới trọng tài, nhưng trong điều kiện nhất định Toà án có thể quyết định. Các câu hỏi liệu đối tượng của vụ tranh chấp có thể được phân xử ở trọng tài có thể phát sinh ở các giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng. Việc xác định nội dung tranh chấp có thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài hay không có thể được các bên tranh chấp yêu cầu xem xét. 56 Điều 6.2 Luật trọng tài Anh năm 1996. 57 Phụ lục I Luật trọng tài Anh năm 1996. 58 Guy Pendell and David Bridge (2012), “Arbitration in England and Wales”, CMS Guide to Arbitration, Vol I, tr. 304.
  • 35. 30 Ngoài ra, trong quá trình trọng tài, một bên có thể đưa ra yêu cầu cho các tòa án, hoặc (với thỏa thuận tất cả các bên, hoặc sự cho phép của tòa án) đến tòa án, phản đối về việc hội đồng trọng tài không có thẩm quyền. Cuối cùng, một bên có thể chống lại phán quyết của trọng tài tại toà án hoặc chống lại việc thi hành phán quyết của trọng tài trên cơ sở là các trọng tài đã thiếu thẩm quyền đối với nội dung phán quyết.59 Thứ tư, về năng lực chủ thể. Mặc dù Luật trọng tài Anh không quy định trực tiếp nhưng có viện dẫn đến Công ước New York 1958 đối với hoạt động thi hành phán quyết trọng tài.60 Theo đó, việc thi hành phán quyết trọng tài phải được thực hiện phù hợp với Công ước New York 1958. Theo Công ước New York 1958 thì Tòa án có quyền từ chối công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nếu theo luật áp dụng đối với các bên, họ không có đủ năng lực chủ thể.61 Do đó, năng lực ký kết của các bên phải được đảm bảo khi ký kết thỏa thuận trọng tài theo quy định của pháp luật của các bên tham gia ký kết. Thứ năm, về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, Luật trọng tài năm 1996 quy định rằng trừ khi có thoả thuận của các bên, một thỏa thuận trọng tài hoàn toàn có thể được xem là một thỏa thuận độc lập hoặc một phần của thỏa thuận độc lập.62 Như vậy thỏa thuận trọng tài được coi là riêng biệt, độc lập từ các thỏa thuận thương mại chính mà nó đã được tích hợp. Điều khoản trọng tài do đó vẫn có hiệu lực ngay cả khi thỏa thuận chính là vô hiệu, không tồn tại hoặc bị hủy bỏ. Mặt khác, trong trường hợp một bên trong thỏa thuận trọng tài chết thì trừ khi có thoả thuận của các bên, thoả thuận trọng tài không mất hiệu lực khi một bên chết và lúc này thỏa thuận trọng tài sẽ được tiếp tục thi hành bởi cá nhân đại diện của bên chết đó.63 Thoả thuận trọng tài gắn bó với một người tự xưng dưới hoặc thông qua một bên để thỏa thuận trọng tài, ví dụ người được chuyển giao hoặc người thế quyền theo hợp 59 IBA Arbitration Committee (2012), Arbitration Guide England and Wales, Allen & Overy, London, tr.6. 60 Điều 66.4 Luật trọng tài Anh năm 1996. 61 Mục a khoản 1 Điều 5 Công ước New York 1958. 62 Điều 7 Luật trọng tài Anh năm 1996. 63 Điều 8.1. Luật trọng tài Anh năm 1996.
  • 36. 31 đồng của bên đó. Một người thụ hưởng bên thứ ba quyền theo hợp đồng cũng có thể bị ràng buộc bởi một điều khoản trọng tài theo luật pháp Anh. Nếu không, các thỏa thuận trọng tài không thể ràng buộc một bên không đồng ý để trọng tài phân xử.64 Một khi thỏa thuận trọng tài có hiệu lực thì Tòa án Anh ủng hộ thỏa thuận trọng tài và sẽ nỗ lực để duy trì thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, thỏa thuận trọng tài sẽ bị Tòa án từ chối không thi hành nếu nó được coi là “không thể thực hiện được” trong trường hợp Tòa án cho rằng thỏa thuận trọng tài là không tương đồng, không “hiểu” với những gì mà các bên đã thoả thuận.65 Như vậy, Luật Trọng tài Anh năm 1996 đòi hỏi rằng một thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản hoặc hình thức khác chứng minh bằng văn bản. Cái gì tạo nên bằng văn bản hoặc bằng chứng bằng văn bản, được định nghĩa rộng và bao gồm một thỏa thuận bằng miệng để phân xử bằng cách tham khảo các điều khoản mà là bằng văn bản. Một thỏa thuận trọng tài hoàn toàn bằng miệng sẽ chỉ được công nhận bởi các luật và quy định của Luật Trọng tài sẽ không được áp dụng. Phương tiện “Viết” ghi lại bằng bất kỳ phương tiện, và do đó bao gồm hồ sơ điện tử hoặc truyền thông. Nội dung thỏa thuận phải đảm bảo những nội dung không được khác so với quy định của Luật trọng tài năm 1996 tại phụ lục I. Phạm vi thỏa thuận phải đáp ứng được yêu cầu của pháp luật rằng tranh chấp có thể được xem xét giải quyết bằng trọng tài và cuối cùng chủ thể tham gia thỏa thuận trọng tài phải có năng lực chủ thể theo pháp luật của mỗi bên. 1.3.3. Thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Hoa Kỳ Tại Hoa Kỳ, từ thời thuộc địa, trọng tài đã được các thương nhân sử dụng phổ biến vì nó chứng minh được sự hiệu quả hơn so với Tòa án trong thời kỳ này. Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ là George Washington cũng đã thực hiện trách nhiệm của một trọng tài viên trước khi xảy cuộc cách mạng Hoa Kỳ từ 1775-1783. Tuy nhiên, trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, trọng tài đã có những bất lợi nhất định xuất phát từ một số ngờ vực từ các quy định về năng lực 64 IBA Arbitration Committee (2012), Arbitration Guide England and Wales, Allen & Overy, London, tr.5. 65 IBA Arbitration Committee (2012), Arbitration Guide England and Wales, Allen & Overy, London, tr.4.
  • 37. 32 trọng tài để tạo ra kết quả công bằng. Hơn nữa hoạt động trọng tài cũng gây ra nỗi lo rằng nếu trọng tài quá thành công, có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống của tất cả những người phụ thuộc vào hệ thống tòa án. Hiện nay, trọng tài được chấp nhận như một sự thay thế hữu hiệu đối với các tranh chấp tranh tụng. Các mối quan hệ mâu thuẫn đối với trọng tài được bắt đầu với việc ban hành các Luật trọng tài của tiểu bang và liên bang và sự ra đời của Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ. Năm 1920, New York cải cách pháp luật trọng tài của mình để thực thi các hiệp định phân xử tranh chấp trong tương lai. Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ vào năm 1921 đã phát triển một dự thảo về một Đạo luật trọng tài liên bang theo mô hình luật của New York. Dự thảo được Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ giới thiệu trong Quốc hội vào năm 1922, với sửa đổi nhỏ, trở thành luật vào năm 1925. Trong cùng thập niên, Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ cũng đã thực hiện các công cuộc cho việc thúc đẩy cơ chế tài phán trọng tài. Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ năm 1925 sau khi được thông qua đã có hiệu lực áp dụng cho tất cả các bang về vấn đề trọng tài.66 Cũng như các nước trên thế giới, Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ cũng đưa ra những quy định về thỏa thuận trọng tài nhằm cho các bên thực hiện đúng quy định của pháp luật để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, từ đó tạo cơ sở cho việc thực hiện tố tụng trọng tài sau này. Tuy nhiên, theo Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ thì ngoài việc tuân thủ quy định của Đạo luật thì thỏa thuận trọng tài được đặt tương thích trong quy định của Công ước New York 1958.67 Như vậy, theo nội dung quy 66 Kyriaki Noussia (2010), Confidentiality in International Commercial Arbitration A Comparative Analysis of the Position under English, US, German and French Law, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, Berlin, tr.13 – 14. 67 Mục 202 Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ năm 1925, sửa đổi năm 1990: “An arbitration agreement or arbitral award rising out of a legal elationship,whether contractual or not, which is considered as commercial, including a ransaction, contract, or agreement described in section 2 of this title, falls under the Convention. An agreement or award arising out of such a relationship which is entirely between citizens of the United States shall be deemed not to fall under the Convention unless that relationship involves property located abroad, envisages performance or enforcement abroad, or has some other reasonable relation with one or more foreign states. For the purpose of this section a corporation is a citizen of the United States if it is incorporated or has its principal place of business in the United States.”
  • 38. 33 định của cả Đạo luật trọng tài liên bang và Công ước New York 1958 thì thỏa thuận trọng tài muốn phát sinh hiệu lực phải đảm bảo những điều kiện sau: Thứ nhất, về hình thức của thỏa thuận trọng tài. Giống như quy định trong pháp luật hầu hết các quốc gia, luật Hoa Kỳ cũng quy định thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản.68 Thoả thuận bằng văn bản bao gồm điều khoản trọng tài trong một hợp đồng hoặc một thoả thuận trọng tài được các bên ký kết hoặc được ghi trong thư tín trao đổi.69 Như vậy, theo quy định của Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ thì thỏa thuận trọng tài chỉ được phép tồn tại dưới hình thức là văn bản riêng hoặc một điều khoản trong hợp đồng hoặc được ghi trong thư tín trao đổi. Nhưng điều đặc biệt lưu ý rằng, thỏa thuận này phải được các bên ký kết. Việc một bên không ký kết vào thỏa thuận trọng tài có làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu hay không thuộc vào thẩm quyền xem xét của Tòa án.70 Thứ hai, về năng lực chủ thể. Mặc dù Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ không quy định trực tiếp nhưng theo quy định thì việc các bên tuân thủ Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ phải kèm theo việc xem xét và tuân thủ Công ước New York đối với hoạt động thi hành phán quyết trọng tài.71 Theo đó, việc thi hành phán quyết trọng tài phải được thực hiện phù hợp với Công ước New York 1958. Mà theo Công ước New York 1958 thì Tòa án có quyền từ chối công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nếu theo luật áp dụng đối với các bên, họ không có đủ năng lực.72 Do đó, năng lực ký kết của các bên phải được đảm bảo khi ký kết thỏa thuận trọng tài theo quy định của pháp luật của các bên tham gia ký kết. Thứ ba, phạm vi thỏa thuận trọng tài. Theo quy định của Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ thì các bên được quyền thỏa thuận những tranh chấp phát sinh từ một quan hệ pháp lý dù có quan hệ hợp đồng hay không. Tuy nhiên, không phải lĩnh vực nào cũng được phép thỏa thuận. Theo đó, thỏa thuận trọng tài nói chung là 68 Mục 2 Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ năm 1925, sửa đổi năm 1990. 69 Điều 2 Công ước New York 1958. 70 IBA Arbitration Committee (2012), Arbitration Guide United State, Debevoise & Plimpton LLP, New York, tr. 4 – 5. 71 Mục 202 Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ năm 1925, sửa đổi năm 1990. 72 Mục a khoản 1 Điều 5 Công ước New York 1958.