SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  21
Télécharger pour lire hors ligne
Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở Phú Thọ
Nguyễn Thị Hải Yến
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chinh trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Huy Đường
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh. Nghiên cứu kinh
nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
của một số địa phương đã thành công trong thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Phân
tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian qua. Dựa trên quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
tỉnh Phú Thọ thời gian tới.
Keywords. Quản lý doanh nghiệp; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Phú
Thọ; Doanh nghiệp
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
FDI đã đóng góp không nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn vốn, chuyển
giao công nghệ, tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm. Tuy nhiên, cho đến nay do hậu quả của
khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á, FDI có chiều hướng giảm sút, điều đó đòi hỏi phải
tăng cường tính hấp dẫn của các giải pháp thu hút, nhất là vào vai trò quản lý của nhà nước ở
tầm vĩ mô.
Cùng với các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong những năm qua tỉnh Phú Thọ đã có
nhiều cố gắng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội.
Nét nổi bật trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Phú Thọ là ngay từ đầu, tỉnh đã tiến
hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa bàn, xác định các khu, các cụm công nghiệp
để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài. Nhờ đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đến với Phú Thọ để làm ăn, kinh doanh.
Đến tháng 7/2010 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 110 dự án, tổng vốn đăng ký 612,46
triệu USD, 24 cụm công nghiệp trên địa bàn 12 huyện, thành, thị với tổng diện tích 1.100 ha
[22]. Nhìn chung, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động có hiệu
quả, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tăng thêm nguồn thu
cho ngân sách, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý hiện đại;
giải quyết việc làm cho người lao động; làm tăng thu nhập và cải thiện rõ rệt đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh. Song so với yêu cầu thì hoạt động trong lĩnh vực
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ chưa đồng đều, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn những mặt yếu kém, thủ tục hành chính còn phiền
hà, làm nản lòng nhà đầu tư hoặc có những sơ hở gây tổn hại cho tỉnh cũng như cả nước.
Do vậy, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
trên địa bàn để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh vừa là vấn đề cấp bách, đồng thời cũng là vấn đề cơ bản lâu dài đối với
Phú Thọ. Đây cũng là lý do chủ yếu để tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc
sỹ kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo viết về hoạt động quản lý doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có thể kể đến một số công trình như:
- Các bài báo: Trên trang Kinh tế của Báo Phú Thọ, các tác giả đã có nhiều bài viết về vấn
đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh như: “Thực hiện tốt cơ chế một cửa liên
thông trong thu hút, triển khai các dự án đầu tư” (Quốc Vượng – 3/2009);“Thu hút đầu tư nước
ngoài: Cần giải pháp tháo những nút thắt” (Kim Chi – 10/2010);“Có cơ chế ưu đãi và thực hiện
cải cách thủ tục hành chính để tăng cường thu hút đầu tư” (Đức Minh – 17/3/2011); “Tăng
cường quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh” (Kim Chi – 26/10/2011);
“Thông đường cho vốn FDI” (Kim Chi – 3/2012)… Bên cạnh đó, còn có một số bài viết như:
“Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI” (Trần Xuân Hải, Tạp chí
Kinh tế và dự báo số 2/2006 – trang 13-15); “Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đố
với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam” (Vũ Thị Thu Hằng, Tạp chí Quản lý nhà nước số 176/2010
– trang 22 - 26); “Quản lý và thu hút FDI: Nhìn người ngẫm ta” (Bảo Anh, Thời báo Kinh tế
Việt Nam số ra 3/11/2010);“Vốn FDI: Thu hút và quản lý sao cho hiệu quả” (Thanh Thủy, Báo
Thông tin tài chính số 16/2010 – trang 2-3); “Chấn chỉnh quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài”
(trang web của Thông tấn xã Việt Nam – 21/9/2011). Trong các công trình này tác giả đã phân
tích thực trạng thu hút, quản lý các nhà đầu tư nước ngoài sao cho có hiệu quả, từ đó đưa ra một
số giải pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư.
- Luận văn “Tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội (FDI) giai
đoạn 2010 – 2015. Thực trạng và giải pháp” (Đinh Hà Nhật Lê, Hà Nội, 2011) đề cập đến
công tác thu hút và sử dụng nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài vào Hà Nội trong giai đoạn 5
năm. Trong đó chỉ ra những khó khăn trong thời kỳ đầu và kết quả đạt được khi giai đoạn kết
thúc, chủ yếu nhấn mạnh đến biện pháp thực hiện.
- Luận văn “Chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công
nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương”
(Phạm Thị Chinh, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, 2008) đề
cập đến hiện trạng các rủi ro thuộc lĩnh vực chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn
đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương qua đánh giá thực trạng các dự án FDI,
hệ thống quản lý dự án FDI và khảo sát hiện trạng rủi ro trong quá trình chuyển giao công
nghệ trong các dự án FDI. Trình bày những giải pháp nhằm chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư
để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI tại Hải Dương.
- Luận văn “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam”, (Đặng
Thị Kim Chung, Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009), tập trung nghiên cứu nội
dung chính sách, động thái phát triển FDI của nước ta, chủ yếu là các chính sách về FDI theo
qui định của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và các lần điều chỉnh (1987-2005),
và một số chính sách khác có liên quan. Làm rõ ảnh hưởng của chính sách thu hút FDI đối
với nền kinh tế, những điểm hợp lý và hạn chế, tìm ra nguyên nhân tại sao chính sách FDI
của nước ta thiếu thực tiễn và chưa được sự ủng hộ thật sự của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ
đó, đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ, với các cơ quan xây dựng và thực thi chính
sách FDI, góp phần hoàn thiện chính sách thu hút FDI của Việt Nam thời gian tới.
- Đề tài “Tác động của thể chế cấp tỉnh đối với nguồn vốn FDI vào Việt Nam” (Phạm
Thị Thanh Hiền, Chu Thị Nhường, Trần Thị Giáng Quỳnh, Đại học kinh tế, Đại học quốc gia
Hà Nội, 2011) Phân tích tác động của môi trường thể chế cấp tỉnh đối với khả năng thu hút
FDI thông qua đo lường tác động của các chỉ số thành phần trong PCI đến FDI từ đó đánh giá
yếu tố thuộc về thể chế có tác động mạnh nhất và các yếu tố c ó tác động yếu hơn. Từ đó đưa
ra những chính sách khuyến nghị đối với tỉnh nhằm tăng cường thu hút đầu tư.
- Đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp”
(trang web: www.kilobooks.com) đã khái quát thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở tỉnh Phú Thọ, chủ yếu tập trung vào thu hút nguồn vốn và hoạt động giải ngân vốn, từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý nguồn lực này. Bên cạnh đó, trang web cũng cung
cấp hai đề tài , “Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI tại Hà Nội” của
thành viên Mai Thanh (Chuyên mục Quản lý kinh tế, thuộc Đại học Kinh tế quốc dân) đi sâu
hơn vào hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà
Nội, hướng chủ yếu vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đề tài“Thực trạng quản lý
nhà nước đối với FDI tại Thanh Hóa” của thành viên Trung Hiếu (Chuyên mục Quản lý nhà
nước, thuộc Đại học kinh tế quốc dân) tập trung phân tích nội dung cơ bản nhất về hoạt động
đầu tư nước ngoài, những tác động tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài đối với Thanh Hóa kể từ khi ban hành luật đầu tư đến nay.
Hầu hết, các đề tài tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà
nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như: vai trò, nội dung, yêu
cầu quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; phân tích
hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp này trong những năm qua, nghiên cứu
kinh nghiệm của một số địa phương để từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hoặc ở các địa
phương mà đề tài nghiên cứu.
Do đó, các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý nhà nước
đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể là nói chung về nước Việt
Nam hoặc một tỉnh có sức thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư; có đề cập đến nguồn vốn FDI tỉnh
Phú Thọ nhưng chủ yếu là vấn đề thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, cho đến nay
chưa có công trình nào nghiên cứu cơ bản, hệ thống về quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Phú Thọ. Tác giả đã tập trung nghiên cứu lĩnh vực
này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở phạm vi quốc gia cũng như ở địa bàn cấp
tỉnh, từ đó đưa ra một vài phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với loại
hình doanh nghiệp này tại tỉnh Phú Thọ theo hướng hiệu quả nhất.
3.2 Nhiệm vụ
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài của một số địa phương đã thành công trong thu hút và sử dụng nguồn vốn
này.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian qua.
+ Dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đề xuất phương
hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên địa tỉnh Phú Thọ thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế thu hút đầu tư và quản lý nhà nước với doanh nghiệp FDI ở tỉnh
Phú Thọ bao gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động
trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ từ khi tỉnh tiến hành mở cửa thu hút
đầu tư nước ngoài đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử.
- Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh thu hút FDI giữa các
địa bàn trong tỉnh cũng như Phú Thọ với một số tỉnh khác... để làm rõ tính đặc thù của tỉnh.
- Đồng thời, luận văn sử dụng các phương pháp khảo sát thực tế, phân tích, tổng hợp,
so sánh... các vấn đề về doanh nghiệp FDI; đồng thời kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu
của một số công trình nghiên cứu có liên quan.
6. Những điểm phát triển mới của đề tài
Luận văn có những nội dung mới sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) ở địa bàn cấp tỉnh.
- Từ bài học kinh nghiệm của các tỉnh trong thu hút và quản lý nguồn vốn FDI rút ra
các bài học thực tế áp dụng vào tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Phú Thọ, những mặt được, mặt chưa được, phân tích nguyên nhân
chủ yếu.
- Đề xuất được giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Phú Thọ đến năm 2020 phù hợp với mục tiêu phát triển của
tỉnh, của Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Phú Thọ
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tại Phú Thọ
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở ĐỊA BÀN
CẤP TỈNH
1.1 Những vấn đề chung về doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
1.1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau đề cập đến khái niệm đầu tư trực tiếp
nước ngoài, tất cả đều cố gắng khai thác một hoặc một vài khía cạnh của vấn đề nhằm khái
quát hóa bản chất, nội dung, hình thức của hoạt động này, có thể kể đến một vài quan điểm
như:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign
Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước
khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó nắm
quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này [30].
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có được một tài sản ở một nước
khác cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó
quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư
thường hay đựoc gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh
công ty”.[30]
Khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra năm 1997 đề cập đến khía cạnh khác
của đầu tư trực tiếp nước ngoài là: số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài
trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục
đích của nhà đầu tư là có được tiếng nói hiệu lực và đạt hiệu quả cao trong quản lý doanh
nghiệp. Khái niệm này cho thấy, sự khác nhau cơ bản giữa đầu tư trực tiếp với đầu tư gián
tiếp là mục đích của các nhà đầu tư.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996) đã nêu: đầu tư trực tiếp nước ngoài là
việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến
hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” [3, tr.8].
Dù cách nhìn nhận khác nhau, nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình
thức xuất khẩu tư bản trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người quản lý và điều hành
các hoạt động sử dụng vốn. Nhà đầu tư nước ngoài có một lượng vốn lớn đầu tư vào nước sở
tại và tuân thủ theo các hình thức đầu tư do pháp luật nước đó quy định nhằm thu lợi nhuận
cao.
1.1.1.2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nướ c ngoà i
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể bỏ vốn hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp và
tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý chúng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều quan
niệm khác nhau về loại hình doanh nghiệp này.
- Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, gọi là chủ đầu tư hay
công ty mẹ. Cơ sở sản xuất của doanh nghiệp FDI trong nước sở tại - công ty con - nằm dưới
quyền quản trị toàn bộ (tài sản, sản xuất, kỹ thuật, xuất nhập khẩu, sử dụng lao động …) của
chủ đầu tư, nhưng phải tuân thủ những điều kiện đã thoả thuận và ký kết với những cơ quan
quyền lực của nước sở tại tiếp nhận đầu tư.
- Doanh nghiệp FDI là những loại hình doanh nghiệp có vốn của bên nước ngoài và có
sự quản lý trực tiếp của bên nước ngoài. Doanh nghiệp này hoạt động theo luật pháp của
nước sở tại để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi ích cho tất cả các bên.
- Theo các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp FDI có tư cách pháp nhân hoặc không có tư
cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ hơn 10% số cổ phần thường hay
quyền bỏ phiếu (đối với doanh nghiệp có tư cách pháp nhân) hoặc tương đương (đối với
doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân) [30].
Những quan niệm trên cho thấy sự không thống nhất trên bình diện quốc tế trong quan
niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mỗi quốc gia có các quy định khác
nhau về mô hình doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, từ đó đưa ra các chính sách, kế hoạch quản
lý đối với các doanh nghiệp.
Qua phân tích ở trên, có thể hiểu: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(hay còn gọi là doanh nghiệp FDI) là một loại hình tổ chức kinh doanh, trong đó có một hay
nhiều chủ đầu tư cùng góp vốn, cùng quản lý cơ sở kinh tế đó vì mục tiêu lợi nhuận, hoạt
động sản xuất kinh doanh, phù hợp với các quy định luật pháp của nước sở tại và thông lệ
quốc tế.
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam
Muốn quản lý các doanh nghiệp FDI hiệu quả cần hiểu rõ bản chất, cách thức hoạt
động của chúng. Cụ thể:
- Thứ nhất, doanh nghiệp FDI là những tổ chức kinh chủ yếu được thành lập theo hình
thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có một phần hoặc toàn bộ số vốn nước ngoài. Mục tiêu
chính của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tự kiểm soát hoạt động và chịu trách
nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình, hợp tác với địa phương sở tại trên nguyên
tắc “cùng có lợi”.
- Thứ hai, quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, chủ yếu là người
nước ngoài quản lý trực tiếp và nắm giữ vị trí chủ chốt, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của
bên nước ngoài nhiều hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều ra đời và hoạt động theo luật
pháp của Nhà nước Việt Nam và luật pháp quốc tế. (bao gồm luật pháp của các quốc gia xuất
thân của các bên và luật pháp quốc tế).
- Thứ ba, quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI phải có sự cân đối giữa lợi
ích của địa bàn sở tại với chủ đầu tư. Mục tiêu cao nhất của các doanh nghiệp FDI là lợi
nhuận kinh tế, trong khi đó mục tiêu của nước sở tại là kinh tế - xã hội, nên đôi khi xảy ra
mâu thuẫn, bất đồng. Do đó, để điều hòa được mối quan hệ này cần có sự hợp tác chặt chẽ
giữa hai bên.
- Thứ tư, thời gian hoạt động của doanh nghiệp FDI do Chính phủ nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam quyết định đối với từng dự án, thường không quá 50 năm, trường hợp đặc
biệt có thể dài hơn nhưng tối đa không quá 70 năm.
- Thứ năm, thông qua hợp tác đầu tư, doanh nghiệp FDI và địa bàn tiếp nhận có sự
gặp gỡ, trao đổi về văn hoá, triết lý kinh doanh, pháp luật, ngôn ngữ, lối sống, thói quen của
hai bên. Đặc biệt, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp FDI tương đối phức tạp, nhiều
khi mang sắc thái chính trị, tôn giáo rõ rệt, có thể gây khó khăn cho nước nhận đầu tư.
Thứ sáu, doanh nghiệp FDI hoạt động dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị. Giám
đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị. Các cơ quan quản lý nhà nước của
Việt Nam chỉ thực hiện chức năng quản lý về mặt Nhà nước đối với các hoạt động của loại
hình doanh nghiệp này, vì vậy, để phát huy vai trò của các doanh nghiệp và hạn chế những
tác hại do chạy theo lợi nhuận kinh tế gây ra, các cơ quan nhà nước cần nâng cao năng lực
quản lý với loại hình doanh nghiệp này.
1.1.3 Tác động kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến
địa bàn tiếp nhận đầu tư
1.1.3.1 Tác động tích cực
- Thu hút nguồn vốn: Việc thành lập các doanh nghiệp FDI là biện pháp thu hút vốn
đầu tư có hiệu quả. Lượng vốn này, đôi khi là “cú hích” từ bên ngoài khá hữu hiệu tạo nên
một loạt sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của nền kinh tế. Đặc biệt FDI là một nguồn
quan trọng khác để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho bên nhận đầu tư,
hơn nữa, lượng vốn vay này thường có thời gian trả nợ vốn vay khá linh hoạt. Ở nước ta, FDI
trở thành nguồn vốn bổ sung đáp ứng nhu cầu về vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) đất nước.
- Chuyển giao và phát triển công nghệ, kinh nghiệm quản lý: các doanh nghiệp FDI
khi được thành lập luôn gắn liền với công nghệ, máy móc thiết bị, kỹ năng quản lý đảm bảo
năng lực sản xuất và năng suất lao động nhằm thu được lợi nhuận tối đa, được thực hiện chủ
yếu bởi các nước công nghiệp mới (TNCs). Đối với những địa bàn kinh tế lạc hậu, chủ yếu
dựa vào khu vực nông nghiệp thì việc chuyển giao công nghệ thông qua các doanh nghiệp
đầu tư trực tiếp nước ngoài là một giải pháp khá tiết kiệm và an toàn. Về lâu dài đây chính là
lợi ích căn bản nhất đối với phía nhận đầu tư, doanh nghiê ̣p FDI có th ể thúc đẩy sự đổi mới
kỹ thuật công nghệ, góp phần tăng sức sản xuất của lao động, thúc đẩy phát triển các nghề
mới đặc biệt là đối với các ngành kinh tế mới, có hàm lượng kỹ thuật cao, vì thế nó có vai trò
lớn đối với quá trình CNH, HĐH...
- Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm: Doanh nghiệp FDI tạo cơ hội việc làm
lớn cho nguồn nhân lực ở địa phương nhận đầu tư, nhất là các ngành sử dụng nhiều lao
động như may mặc, điện tử, chế biến, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời
sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP/người tăng lên hàng năm.
Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI, Việt
Nam đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao,
có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và tác phong
công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm
quản lý tiên tiến.
- Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới: Thông qua xuất nhập khẩu cho phép khai thác lợi thể so sánh, hiệu quả kinh tế theo quy
mô, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất; nhập khẩu các hàng hóa dịch vụ khan hiếm cho sản
xuất và tiêu dùng; đồng thời, xuất nhập khẩu còn tạo ra các tác động ngoại ứng như thúc đẩy
trao đổi thông tin dịch vụ, tăng cường kiến thức maketing cho các doanh nghiệp nội địa và lôi
kéo họ vào mạng lưới toàn cầu.
1.1.3.2 Tác động tiêu cực
- Một số doanh nghiệp FDI không thực hiện đúng những quy định của luật pháp về
việc sử dụng lao động là người Việt Nam, như kéo dài thời gian học nghề, không thực hiện
đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động trong ngày, cắt xén tiền công, tăng
cường độ lao động....
- Việc chuyển giao công nghệ mang lại hậu quả cho nước nhận đầu tư, vì chủ yếu các
nước đầu tư đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam cũng như sự yếu kém trong kiểm tra
giám sát tại các cửa khẩu, nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị lạc hậu,
chuyển giao công nghệ từng phần, không đồng bộ, máy móc thế hệ cũ gây ô nhiễm lớn, giá
cả được ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới.
- Cùng với đó, cũng đã xảy ra “cuộc chiến giữa các tỉnh, thành phố chào mời nhà đầu
tư quốc tế” bằng những ưu đãi quá mức thuế, tiền thuê đất, ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi
chung của cộng đồng. Đã xảy ra tranh chấp lao động trong một số doanh nghiệp FDI. Gần
đây, việc “chuyển giá” của một số doanh nghiệp FDI, gây ra tình trạng “lỗ giả lãi thật” nổi
lên như vấn đề thời sự.
1.2 Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở địa
bàn cấp tỉnh
1.2.1 Khái quát quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở địa bàn cấp tỉnh
Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành
chính nhà nước đối với hành vi hoạt động của con người theo pháp luật. Đồng thời, các cơ
quản lý nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành,
tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội
bộ của mình.
Như vậy, trong quá trình hợp tác kinh doanh có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước
với doanh nghiệp FDI. Một mặt, Nhà nước với vai trò quản lý của mình sẽ đảm bảo cho lợi
ích doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh, phát triển ổn định mà vẫn theo đúng định hướng
phát triển của đất nước, của địa phương; Mặt khác, các doanh nhân tham gia nhiều mối quan
hệ lợi ích, các quan hệ này có khả năng dẫn tới xung đột mà chỉ Nhà nước mới có khả năng
xử lý, điều hòa các xung đột đó.
1.2.2 Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thứ nhất, thông qua quản lý nhà nước với doanh nghiệp FDI sẽ phát huy cao độ nội
lực, đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để
phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, thực hiện CNH, HĐH, tạo sự năng động cho nền kinh
tế nhiều thành phần trong nước.
Thứ hai, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI giúp nhà nước dần dần hoàn
thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, cơ chế chính sách thu hút, quản lý các doanh nghiệp FDI.
Thứ ba, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động doanh
nghiệp FDI trước biến động của thị trường.
Thứ tư, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI còn nhằm thực hiện các mục tiêu
trước mắt và mục tiêu lâu dài, trong đó việc thu hút vốn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm
quản lý tiên tiến của nước ngoài phải đặt lên hàng đầu như: ưu tiên thu hút các dự án FDI có
công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường.
Thứ năm, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI nhằm thúc đẩy tái cơ cấu kinh
tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chú trọng chất lượng tăng trưởng, hiệu
quả và tính bền vững...
Thứ sáu, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI nhằm tạo môi trường pháp lý,
môi trường chính trị, kinh tế - xã hội ổn định, những điều kiện cần thiết và thuận lợi cho sự ra
đời và hoạt động kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp FDI.
1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu
quả
1.2.3.1 Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI được thông qua các công cụ, chiến lược,
chương trình, kế hoạch, quy hoạch để định hướng các doanh nghiệp này theo đúng mục tiêu
phát triển kinh tế của đất nước, của tỉnh.
Để các doanh nghiệp FDI tác động tích cực đến địa bàn tiếp nhận đầu tư, giữa các
ngành kinh tế và giữa các vùng thì việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch thu hút
FDI đóng một vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước.
Nâng cao hiệu năng của quản lý nhà nước đối với FDI đòi hỏi phải thống nhất quan
điểm, nhận thức, từ những mô hình thành công trong thực tiễn của các ngành, địa phương để
hình thành thể chế, quy định chung của cả nước, tiếp cận với thể chế tốt nhất của những quốc
gia đã thành công trong việc xử lý quan hệ nhà nước với thị trường, tạo lập môi trường đầu tư
và kinh doanh hấp dẫn, hình thành cơ cấu bộ máy và đội ngũ công chức làm việc có hiệu quả.
[14]
Xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút FDI cần phải có tính động, không được khép
kín mà phải có sự liên kết giữa các vùng và các địa phương, đảm bảo lợi ích của cả hai bên.
Để thực hiện tốt chức năng này phải xây dựng thống nhất tổ chức bộ máy quản lý thích hợp
trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và tối ưu các chức năng quản lý của các bộ phận
trong bộ máy quản lý hoạt động FDI.
Bên cạnh đó, quy hoạch không thể chạy theo số lượng mà c ần quan tâm đến chất
lượng dự án, theo quy luật cung - cầu, quy luâ ̣t ca ̣nh tranh của thị trường. Nhà nước phải xây
dựng kế hoạch hiê ̣u quả , sát với tình hình thực tế hiện nay; cần chú trọng công tác dự báo,
định hướng, câ ̣p nhật thông tin trong nước và quốc tế, cơ chế linh hoạt trước biến động của
thị trường trong nước và quốc tế.
Các Bộ lập và công bố quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật gắn với quy hoạch vùng
lãnh thổ, xây dựng tiêu chuẩn, định mức để hướng dẫn chính quyền địa phương thực hiện,
bảo đảm việc phân cấp quản lý vừa phát huy được tính năng động, sáng kiến của tỉnh, thành
phố, vừa bảo vệ lợi ích quốc gia.
Về chiến lược thu hút FDI thời gian tới, Cục đầu tư nước ngoài sẽ tập trung vào tiêu
chí phát triển bền vững, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm và
hiệu quả tài nguyên, năng lượng, đầu tư các ngành công nghiệp hỗ trợ.
1.2.3.2 Chính sách ưu đãi của nhà nước
Vào cuối năm 2005, Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng nhằm cải thiện
hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh. Trong đó có hai luật liên quan trực tiếp đến doanh
nghiệp FDI, đó là luật đầu tư (chung) và luật doanh nghiệp (thống nhất). Cụ thể, nhà nước đã
ban hành một số Luâ ̣t , Nghị định, Thông tư nhằm quản lý hiê ̣u quả hoa ̣t động của các doanh
nghiê ̣p FDI, như:
- Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định
về đăng ký kinh doanh;
- Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định
về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của Doanh
nghiệp FDI theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
- Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục về đầu tư tại Việt Nam.
- Ngày 07 tháng 4 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP về
định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
- Công văn số 7055 /BKHĐT-ĐTNN yêu cầu các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài báo cáo tình hình vay vốn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại VN.
- Ngày 19/9/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 1617/CT-TTg về việc
tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời
gian tới.
- Tháng 5-2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 2879/BKH-ĐTNN về việc
tăng cường giám sát, kiểm tra đối với các dự án FDI.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng chính sách ưu đãi
đầu tư phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2020, nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác quy hoạch từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt đến quản lý quy
hoạch. Các đơn vị tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời
xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng chuyển giá của
các doanh nghiệp FDI.
1.2.3.3 Thẩm định dự án cấp phép và thực thi giấy phép
Thông qua thẩm định , Nhà nước đánh giá được mức độ phù hợp với quy hoạch tổng
thể chung của ngành, địa phương; các mặt lợi hại của FDI nếu triển khai ; cũng như thực hiện
tốt hơn vai trò điều tiết vĩ mô đối với doanh nghiệp FDI trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Khi thẩm định, Nhà nước cần tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của các doanh
nghiệp FDI trong quan hệ hài hoà với lợi ích chung xã hội và cần phải đưa ra các kết luận rõ
ràng, chính xác về toàn bộ dự án FDI được thẩm định xong. Trong quá trình thẩm định, các
cơ quan cấp giấp phép thường xem xét kỹ các nội dung như: tư cách pháp lý, năng lực tài
chính của đầu tư nước ngoài; mức độ phù hợp của mục tiêu dự án FDI với quy hoạch chung;
trình độ kỹ thuật, công nghệ áp dụng phù hợp với địa bàn tiếp nhận đầu tư; hiệu quả KTXH
do doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động tạo ra.
1.2.3.4 Kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp
Công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp FDI giúp phát hiện điểm bất hợp lý, sai
trái trong tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị việc điều chỉnh pháp luật,
chính sách về đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện việc giám sát bằng cách lập các đoàn
kiểm tra thực địa, hoặc yêu cầu báo cáo từ các doanh nghiệp. Đồng thời, công tác thẩm tra,
cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo nguyên tắc tuân thủ quy hoạch tổng thể phát
triển các vùng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh
vực, sản phẩm chủ yếu...;
Đồng thời thông qua việc thanh tra, kiểm tra và giám sát, còn tạo ra nguồn thông tin
phản hồi từ doanh nghiệp FDI để các cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ đánh giá hiệu quả
và mức độ hợp lý của hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách đã ban hành.
Ngoài ra, việc thẩm tra để sàng lọc bớt các nhà đầu tư thiếu năng lực là cần thiết
nhưng để quản lý các dự án đầu tư FDI hiệu quả, khâu hậu kiểm sau cấp phép là quan trọng
nhất. Đặc biệt, các văn bản pháp luật sửa đổi trong thời gian tới cần theo hướng xử lý mạnh
tay hơn với các hành vi sai phạm; đồng thời cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm của từng cơ
quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên ngành trong hoạt động giám sát các dự án đầu tư
nước ngoài.
1.3 Kinh nghiệm quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của một
số địa phƣơng trong nƣớc
1.3.1 Kinh nghiệm của 1 số địa phương trong nước
1.3.1.1 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
Một là, Hà Nội đã xây dựng được quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội đến năm 2020 khá bài bản và rõ ràng , đây là cơ sở quan trọng cho việc định hướng
chiến lược thu hút đầu tư và quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hai là, Hà Nội xác định vấn đề xúc tiến đầu tư là cơ bản nhưng công tác xúc tiến đầu tư
còn nhiều yếu tố tổng hòa khác, cụ thể như các yếu tố về cơ sở hạ tầng, sự ứng xử của các cơ
quan chính quyền đối với nhà đầu tư.
Ba là, Hà Nội đã ban hành một số chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI. Khi
nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp sẽ được ưu đãi về giá đất, xây dựng kết cấu
hạ tầng và giảm, miễn thuế đối với các lĩnh vực đang là đòn bẩy kinh tế quan trọng.
Bốn là, về kinh nghiệm trong xúc tiến đầu tư, Hà Nội xác định công tác xúc tiến phải
có trọng điểm, lĩnh vực nào là quan trọng phù hợp với địa phương, khuyến khích các dự án
mang chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
1.3.1.2 Kinh nghiệm ở Đồng Nai
Thứ nhất, chính quyền và nhân dân đồng tâm nhất trí tìm các biện pháp hợp lý nhất để
thu hút vốn FDI trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong công tác quản lý nhà nước,
các cơ quan đã thực hiện thành công quy chế quản lý một cửa, thời gian cấp phép cho doanh
nghiệp nước ngoài nhanh chóng.
Thứ hai, vận dụng sáng tạo chủ trương thu hút vốn FDI, Đồng Nai đã quy hoạch các
KCN theo định hướng quy hoạch tổng thể toàn tỉnh. Đồng thời, linh hoạt cho phép công ty
phát triển kết cấu hạ tầng đàm phán thoả thuận với nhà đầu tư ứng trước phí sử dụng hạ
tầng.
Thứ ba, chú trọng công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao động.
Thứ tư, đối tượng lựa chọn để xúc tiến đầu tư trong các năm tới sẽ là các doanh nghiệp
thuộc các nước và vùng lãnh thổ tiềm năng như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, các nước công
nghiệp mới (NICs)
1.3.2 Những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn của Phú Thọ
Thứ nhất tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ cho nhà đầu tư nước
ngoài của Trung tâm tư vấn và Xúc tiến đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thứ hai, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban nhân dân
cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án
đầu tư FDI.
Thứ ba, triển khai thực hiện đa dạng, linh hoạt các hoạt động đối ngoại, xây dựng tình
hữu nghị đoàn kết giữa tỉnh với cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên
địa bàn tỉnh.
Thứ tư, có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp FDI. Việc thu hút đầu tư nước
ngoài và quan tâm đến những dự án FDI đã được cấp phép sẽ đem lại những kết quả tích cực,
đặc biệt hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh.
CHƢƠNG 2: THƢ̣C TRẠNG QUẢ N LÝ NHÀ NƢỚ C ĐỐ I VỚ I DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI PHÚ THỌ
2.1 Thực trạng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và hoạt động của các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Phú Thọ
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Phú Thọ thuộc Trung du miền núi phía Bắc Viê ̣t Nam , có vị trí trung tâm là vùn g, là
cử a ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn
Minh, là cầu nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ . Phú Thọ
tiếp giáp với Hà Nội theo hướng Tây Na m và tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng Đông Nam , cách
sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thủy – Hà Giang
hơn 200km, cách cảng Hải Phòng 170km, là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn : Sông Hồng,
sông Đà và sông Lô. Phú Thọ có một vị trí khá thuận lợi cho phát triển lâm nghiê ̣p, khai thác
khoáng sản, trồng các cây công nghiê ̣p dài ngày , cây nguyên liệu giấy, phát triển lương thực,
chăn nuôi… và sẽ có nhiều tiềm năng, cơ hội để tạo ra môi trường tốt cho thu hút đầu tư nước
ngoài.
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
 Về điều kiê ̣n kinh tế, xã hội:
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có 13 huyê ̣n, thành thị, trong đó , thành phố Việt Trì là trung
tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía
Bắc.
Tính đến năm 2009, Phú Thọ có 4 khu công nghiê ̣p và 24 cụm công nghiê ̣p (Bảng
2.1). Xung quanh các KCN còn có các làng công nhân, các khu đô thị mới, khu vui chơi giải
trí, bệnh viện đa khoa, trung tâm thương mại, cửa hàng, siêu thị.
Dân số tỉnh Phú Thọ khoảng 1,4 triệu người, có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số
người trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (60% dân số) trong đó lực lượng lao
động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 33,5%. Đây là một thị trường rộng lớn và đầy
tiềm năng của các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Nguồn nhân lực của Phú Thọdồi dào , chất lượng cao. Phú Thọ có môi trường chính
trị và xã hội ổn định, an ninh, trật tự xã hội đảm bảo. Chính quyền nhà nước, nhân dân địa
phương thân thiện, ủng hộ nhà đầu tư, coi công việc của nhà đầu tư như của chính mình. Trên
địa bàn Phú Thọhiê ̣n có 12 ngân hàng và công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, sẵn sàng
đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn và trung hạn cho các doanh nghiệp.
Như vậy, Phú Thọ là thành ph ố có điều kiện thuận tiện trên nhiều mặt như vị trí địa
lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ khá tốt cho thu hút đ ầu tư trực tiếp
nước ngoài và hoạt động của các doanh nghiệp FDI.
 Chế độ ưu đãi và khuyến khích của tỉnh
Các nhà đầu tư có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vừa được hưởng các ưu đãi
đầu tư theo lĩnh vực và địa bàn được quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng
9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ vừa có thêm một số chế độưu đãi c ủa tỉnh nhằm tạo
môi trường đầu tư thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế trong cả nước và nước
ngoài đầu tư vào tỉnh, trong đó có các khu công nghiệp.
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:
Ưu đãi về thuế nhập khẩu
Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thuê mặt nước
Hỗ trợ đầu tư về đất
Hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng và phí hạ tầng:
Hỗ trợ các dịch vụ và xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại:
Thứ tự ưu tiên đầu tư như sau:
2.1.2 Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Phú Thọ đến năm 2010
2.1.2.1 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Về số lượng dự án
Năm 1992 tỉnh mới có dự án đầu tiên . Tính đến ngày 20/09/2010, tỉnh Phú Thọ đã cấp giấy
phép đầu tư cho 113 dự án với tổng vốn đăng ký 619,5 triê ̣u USD, trong đó có 83 dự án FDI
với tổng vốn đăng ký là 440,5 triê ̣u USD, 30 dự án đã thu hồi giấ y phép và giấy chứ ng nhâ ̣n
đầu tư với tổng vốn 179,0 triê ̣u USD.
Trong giai đoạn 2001 - 2010, Phú Thọ thu hút trung bình 1 năm được 4,3 dự án FDI.
Tuy nhiên số dự án phân bố không đều qua các năm. Năm 2001, tỉnh mới chỉ thu hút được
duy nhất 1 dự án FDI. Thực chất dự án này là tiếp tục giải ngân từ năm 1992. Đầu tư FDI bắt
đầu khởi sắc vào năm 2002 khi trong năm này, tỉnh thu hút được 8 dự án. Số dự án đạt đỉnh
điểm vào năm 2003 khi toàn tỉnh thu hút được tới 23 dự án FDI lớn nhỏ. Sang năm 2004, số
dự án tuy không bằng 2003 nhưng cũng đạt 7 dự án và con số này tới năm 2005 là 9 dự án.
Trong 2 năm 2006 và 2007, có sự gia tăng số lượng dự án là 13 và 16 dự án, năm 2010 thu
hút được 7 dự án.
Trong đó , tỉnh Phú Thọ cũng rút giấy phép của các dự án FDI hoạt động không hiệu
quả hoặc chỉ đăng ký mà chưa triển khai, cụ thể:
Năm 2001 - 2007: 16 dự án rút giấy phép với số vốn 98,65 triê ̣u USD;
Năm 2008: 5 dự án rút giấy phép với số vốn 53,5 triê ̣u USD
Năm 2010: 6 dự án với số vốn: 49 triê ̣u USD.
 Số vốn đăng ký:
Năm 2001, tỉnh mới thu hút được 1 dự án FDI với lượng vốn khiêm tốn chỉ là 9,5
triê ̣u USD. Hai năm tiếp theo là năm 2002 và năm 2003, lượng vốn FDI tăng mạnh: 37,0 triê ̣u
USD trong năm 2002 và 144,1 triê ̣u USD trong năm 2003. Năm 2003 là năm đỉnh điểm trong
thu hút FDI khi lượng vốn đạt mức kỷ lục là 144,1 triê ̣u USD bằng 31,9% lượng FDI trong cả
giai đoạn 2001-2010 và chiếm tới 63,93% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh năm đó. Trong
2 năm tiếp theo: 2004 - 2005, vốn FDI thoái trào khi lượng vốn năm sau thu hút nhỏ hơn năm
trước. Bước sang 2006 - 2008, đã có dấu hiệu phục hồi trong thu hút FDI khi lượng vốn FDI
năm 2007 đa ̣t 77,8 triê ̣u USD, chiếm 17,2% lượng FDI cả giai đoa ̣n . Điều này cũng phù hợp
với xu hướng chung của cả nước khi trong năm 2007, lượng FDI cam kết của cả nước đạt
mức kỷ lục là 20,3 tỷ USD.
 Quy mô bình quân 1 dự án
Trong hai năm 2001 và 2002, quy mô 1 dự án FDI cao hơn mức bình quân giai đoạn
2001 – 2010 là 4,3 triệu USD. Năm 2003 có nhiều dự án nhất và cũng có quy mô bình quân 1
dự án lớn nhất là 6,3 triệu USD. Trong 3 năm tiếp theo, quy mô bình quân 1 dự án giảm dần,
đến năm 2006 đạt mức thấp nhất là 2,2 triệu USD. Năm 2006 là năm thu hút được 13 dự án
FDI, tuy nhiên đây toàn là các dự án có số vốn đăng ký rất nhỏ (có 5 dự án dưới 1 triệu
USD). Năm 2007, quy mô dự án khởi sắc trở lại khi đạt mức bình quân 1 dự án là 4,9 triệu
USD, lớn hơn mứ c chung của cả giai đoạn . Đến năm 2008, thu hút được doanh nghiệp
Sewoon Globa (Hàn Quốc) chuyên sản xuất bảng mạch điện với số vốn 12,5 triệu USD.
 Cơ cấu theo hình thứ c đầu tư của các dự án FDI
Trong giai đoạn 2001 - 2010, dự án FDI vào tỉnh Phú Thọ chỉ có 2 dạng là dự án liên
doanh hoặc là dự án 100% vốn nước ngoài. Các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh như
BOT, BTO, BT... chưa xuất hiện. Xét về số lượng dự án thì dự án liên doanh có 32 dự án,
chiếm 30,5% và dự án 100% vốn nước ngoài có 73 dự án, chiếm 69,5%. Xét về quy mô vốn
thì quy mô của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài lớn hơn (341,2 triệu USD so với 110,3
triệu USD). Đặc biệt trong năm 2003 là năm đỉnh điểm về thu hút FDI thì số dự án có 100%
vốn nước ngoài vượt trội hơn hẳn cả về số dự án cũng như là quy mô dự án. Cũng như vậy,
trong năm 2007, trong khi có 10 dự án 100% vốn nước ngoài (tổng vốn 47,6 triệu USD) thì
có 6 dự án liên doanh (tổng vốn 30,2 triệu USD). Tuy nhiên sang đến năm 2009 - 2010 thì
tình hình lại ngược lại: Vốn dự án liên doanh gấp 2 - 3 lần vốn dự án 100% vốn nước ngoài.
 Cơ cấu theo đối tác
Giai đoạn 2001 - 2010, Phú Thọ có 10 đối tác đầu tư nước. Hàn Quốc là đối tác lớn
nhất của Phú Thọ với tỷ trọng cả về số dự án lẫn lượng vốn đăng ký đều vượt trội. Hàn Quốc
có tổng cộng 89 dự án, chiếm 78,7% và số vốn lên tới 527,4 triệu USD, gấp hơn 10 lần vốn
đăng ký của các đối tác còn lại . Cả 6 đối tác đầu tư nước ngoài của Phú Thọ đều là các quốc
gia đến từ Đông Á, và là các đối tác đầu tư quen thuộc của Việt Nam. Hàn Quốc cũng hiện là
đối tác hàng đầu của Việt Nam, đứng đầu danh sách 4 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt
Nam là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản.
 Cơ cấu theo địa bàn đầu tư
Thành phố Việt Trì chiếm đa số dự án cũng như là số vốn đăng ký: Có 52 dự án,
chiếm hơn một nửa tổng số dự án và vốn đăng ký là 289,4 triệu USD, cũng chiếm hơn một
nửa. Kế theo đó là Huyện Phù Ninh (chủ yếu là khu công nghiệp Đồng Lạng ) với 13 dự án,
chiếm 15,7%. Tuy nhiên quy mô bình quân 1 dự án là 5,62 triệu USD/DA, lớn hơn quy mô
bình quân tại Việt Trì là 5,57 triệu USD/DA. Các huyện khác, bao gồm Thanh Ba, Lâm Thao,
Thị xã Phú Thọ , Đoan Hùng, Cẩm Khê… chỉ có 18 dự án. Trong đó huyê ̣n Yên Lập , Tam
Nông và Hạ Hòa thậm chí còn không có dự án nào.
 Cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực
Ngành công nghiệp có 78 dự án, chiếm 74,3% với số vốn đăng ký là 280,3 triệu USD,
chiếm 62,3%. Các dự án công nghiệp có mặt tại tất cả các năm. Đa số các dự án công nghiệp
tập trung vào lĩnh vực dệt và may mặc xuất khẩu. Ngành dịch vụ và nông, lâm nghiệp có số
dự án bằng nhau tương ứ ng là 15 và 12 dự án. Tuy nhiên ngành dịch vụ thu hút được 140,7
triệu USD vốn đăng ký, gấp 4,5 lần vốn vào ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp mới bắt
đầu có dự án trong vài năm trở la ̣i . Tuy nhiên quy mô các dự án nông nghiệp còn rất khiêm
tốn với mức bình quân 2,54 triệu USD/1 dự án.
2.1.2.2 Tình hình thực hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Tình hình thực hiện vốn đầu tư
Trong giai đoạn 2001 - 2010, lượng vốn FDI thực hiện của Phú Thọ đạt 229,93 triệu
USD, tương đương với 50,92% so với tổng lượng vốn đăng ký. Giữa lượng vốn FDI đăng ký
và FDI thực hiện của Phú Thọ có sự tương đồng chặt chẽ với nhau qua các năm. Năm 2001
chỉ thu hút được 1 dự án FDI và lượng vốn FDI thực hiện cũng đạt thấp nhất trong giai đoạn
là 2,12 tỷ USD, tương đương 22,3%. Năm 2004 là năm đỉnh điểm trong thực hiện FDI khi
lượng FDI thực hiện là 30,04 triệu USD, tỷ lệ thực hiện lên tới 79,9%.
 Tình hình sử dụng lao động
Số lao động người Viê ̣t đan g làm viê ̣c trong các doanh nghiê ̣p có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đang hoa ̣t động đến thời điểm tháng 12/2010 là 28.576 người, lao động người
nước ngoài là 204 người. Lao động đã qua đào ta ̣o ở trường lớp và ở ta ̣i doanh nghiê ̣p đạt
93%. Lao động trực tiếp sản xuất có 26.455 người, chiếm 92,6%; Lao động quản lý có 820
người, chiếm 2,8%; Lao động di ̣ch vụcó 1301 người, chiếm 4,6% so với tổng số lao động.
Lao động ở Phú Thọcó chi phí nhân công rẻ , bằng 65% so với Hà Nội, 40% so với thành phố
Hồ Chí Minh, lương bình quân 60 – 80 USD/người/tháng. [7]
Như vậy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (tại trường lớp và tại doanh nghiệp) của doanh
nghiệp FDI là khá cao. Lao động trực tiếp chiếm đa số (92,6%) là do các doanh nghiệp FDI
chủ yếu đầu tư sản xuất vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ (may mặc, giày da), công nghiệp chế
biến, gia công cần rất nhiều lao động trực tiếp.
 Công nghệ và quản lý
Công nghệ: Khoảng 70% các dự án đầu tư hiện tại thuộc lĩn h vực công nghiê ̣p nhe ̣ ,
tâ ̣p trung chủ yếu là ngành may mă ̣c , dê ̣t nhuộm, giầy da, sản xuất hạt nhựa và sản phẩm từ
nhựa, chế biến nông sản thực phẩm , số còn la ̣i là các dự án về lĩnh vực hoá chất phụtùng
ngành dệt may, bao bì container, đá lát nền, chế biến giấy. Chỉ có 01 dự án sản xuất máy vi
tính và vô tuyến điện tử.
Trình độ quản lý : Các doanh nghiệp FDI có trình độ quản lý khá hơn các doanh
nghiê ̣p trong tỉnh. Hê ̣thống quản lý được tổ chứ c khoa học và bài bản , gọn nhẹ, cụ thể, chi
tiết, có quy trình, quy pha ̣m rõ ràng ở tất cả các khâu . Các vị trí công tác được tiêu chuẩn hoá
đúng người, đúng viê ̣c. Tổ chứ c văn phòng tinh giảm , tổ chứ c lao động hợp lý , tổ chứ c sản
xuất khoa học và hiê ̣u suất cao hơn.
 Tiêu thụ sản phẩm
Khoảng 80 - 85% sản phẩm của các doanh nghiệp FDI là xuất khẩu . Trong khi năm
2003 kim ngha ̣ch xuất khẩu của các doanh nghiê ̣p FDI chỉ chiếm 56,7% tổng kim nga ̣ch xuất
khẩu của tỉnh thì đến 2009 đã là 70,4% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Các nhóm hàng dệt may,
nhựa, da giầy, chè tỷ lệ xuất khẩu khoảng 80 - 90%; nhóm sản phẩm gỗ nội thất , thực phẩm,
chiếm 30 - 40%. Nhóm sản phẩm hoá chất dê ̣t, phụ tùng dệt may chủ yếu phục vụ các doanh
nghiê ̣p dê ̣t trong tỉnh.
Thị trường tiêu thụ tập trung ở 3 thị trường chính , xuất khẩu về chính quốc khoảng
60% đối với phần lớn sản phẩm của các doanh nghiê ̣ p Hàn quốc và Nhâ ̣t bản , xuất khẩu vào
thị trường EU và Mỹ khoảng 30% và tiêu thụ tại Việt nam 10%.
 Sản xuất kinh doanh
Giai đoạn 2001-2010, các doanh nghiệp FDI tạo ra tổng giá trị sản xuất là 255,6 ngàn
USD, chiếm 25,5% tổng giá trị sản xuất của cả tỉnh. Riêng trong năm2009, giá trị sản xuất công
nghiê ̣p của các doanh nghiê ̣p FDI đa ̣t3718,96 tỷ đồng, tăng 10,92%, giá trị xuất khẩu đạt 199,6
ngàn USD, nộp ngân sách76,428triê ̣u đồng tăng22,3% so với năm2007.
Các doanh nghiệp FDI chiếm tới 78,1% giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn tỉnh,
nguyên nhân là đa số các doanh nghiệp này sản xuất sản phẩm tại tỉnh rồi xuất khẩu sản phẩm sang
nước thứ ba, thường là chính quốc. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu riêng năm 2009 đa ̣t 199,6
ngàn USD, tốc độtăng trưởng bình quân năm trên16%.
Đến hết năm 2009 trên địa bàn tỉnh đã có 33 doanh nghiê ̣p sản xuất kinh doanh có lãi,
bằng 70,2% tổng số doanh nghiê ̣p , 12 doanh nghiê ̣p không lãi nhưng không lỗ (25,5%), 1
doanh nghiê ̣p lỗ (2,07%), 1 doanh nghiê ̣p phá sản.
Trừ số doanh nghiê ̣p được cấp phép đầu tư năm 2009 và các doanh nghiệp phải thu
hồi giấy phép đầu tư do không có khả năng thực hiê ̣n DA, các doanh nghiê ̣p còn la ̣i cơ bản đã
hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản , sản xuất tương đối ổn định , có thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Do vậy, xu hướng tăng vốn mở rộng sản xuất đã được các doanh nghiê ̣p lựa chọn , xây
dựng kế hoa ̣ch năm 2010 đều tăng từ 12% - 29% ở các chỉ tiêu sản xuất , tiêu thụ, xuất khẩu
và nộp ngân sách.
2.2 Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài ở tỉnh Phú Thọ
2.2.1 Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý
Trên cơ sở Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị và căn cứ Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Nghị quyết 39/2011/NQ-HĐND về quy
hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoa ̣n 2011 – 2020, đi ̣nh hướng đến năm 2030.
Hàng năm, Sở KH&ĐT Phú Thọtổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư như:
- Tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư thương mại tại Hà Nội và các tỉnh khác.
- Quảng bá về tiềm năng đầu tư của tỉnh Phú Thọ tại Hội chợ Thương mại và Du lịch
Việt Bắc.
- Hội thảo xúc tiến hợp tác đầu tư ở khu vực và các đối tác chiến lược như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc…
Đi ̣nh hướng trong năm 2012, tiếp tục triển khai các chương trình cung cấp thông tin ,
tham gia hội chợ, khảo sát thi ̣trường, tổ chứ c hội thảo, hội nghi ̣, tâ ̣p huấn, diễn đàn. Tiếp tục
phát hành Bản tin Xúc tiến Đầu tư , Thương ma ̣i và Du li ̣ch Phú Thọđ ến các cơ quan, doanh
nghiệp trong tỉnh. Nâng cao chất lượng thông tin để đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp.
Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường cung cấp cho doanh nghiệp và giới thiệu quảng
bá sản phẩm của các doanh nghiệp. Giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp trong tỉnh, giúp
các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mới.
2.2.2 Cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tư
Phú Thọ ban hành và thực hiện có kết quả cải cách thủ tục hành chính , thông qua thực
hiê ̣n cơ chế một cử a liên thông đối với các dự án đầu tư trên đi ̣a bàn tỉnh Phú Thọtheo Quyết
đi ̣nh số 417/2009/QĐ-UBND ngày 25/2/2009 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Phú Thọ ,
đã rút ngắn thời gian kể từ khi quyết đi ̣nh chủ trương đầu tư đến bàn giao mă ̣t bằng sa ̣ch cho
nhà đầu tư, góp phần đáng kể cải thiện môi trường đầu tư , được các nhà đầu tư hoan nghênh
và đánh giá cao.
Quy trình thụ lý hồ sơ và cấp giấy phép đầu tư được quy định riêng tại tỉnh: Nhà đầu
tư chỉ cần làm việc trực tiếp với Sở KH&ĐT để hoàn thành hồ sơ dự án FDI, nhận giấy phép
đầu tư và triển khai thủ tục thực hiện dự án (hoặc trực tiếp với Ban Quản lý các KCN tỉnh đối
với các dự án đầu tư vào KCN).
Bên cạnh đó, thời gian đăng ký cấp giấy phép đầu tư là 7 ngày làm việc; thời gian
thẩm định cấp giấy phép đầu tư là 20 ngày làm việc; 10 ngày làm việc đối với dự án mà
UBND tỉnh tham gia ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định và cấp giấy phép đầu
tư.
2.2.3 Kiểm tra, giám sát hoạt động
Công tác quản lý, giám sát được thực hiện có kế hoạch, thường xuyên, chặt chẽ và
đồng bộ sẽ đảm bảo dự án đầu tư được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, đúng
tiến độ, hạn chế được các tác hại về môi trường, chống các hoạt động chuyển giá trốn thuế..,
Trong những năm qua, tỉnh quá chú trọng vào việc thu hút và kêu gọi các dự án đầu
tư FDI mới, chưa giành sự quan tâm thích đáng cho công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ doanh
nghiệp FDI sau cấp phép đầu tư: cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban Nhân
dân cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp dự án
FDI chưa đồng bộ, công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI sau cấp phép còn
gặp nhiều khó khăn, các đơn vị làm công tác tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài chưa đủ
mạnh.
Thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động tại tỉnh nhưng kinh doanh không hiệu quả,
phải ngừng hoạt động. Có trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ trốn gây ảnh hưởng tiêu
cực tới hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, cũng như môi trường đầu tư tại Việt
Nam.
2.3 Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài tại Phú Thọ
2.3.1 Những kết quả đạt được
Doanh nghiệp FDI đã đóng góp tích cực vào thay đổi bộ mặt của tỉnh trên nhiều
phương diện như: tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý,
nâng cấp cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm quản lý, chất lượng lao động… Bên cạnh đẩy mạnh
cải cách hành chính, xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, tỉnh ta cũng đang
tập trung quy hoạch và phát triển nhiều KCN, CCN nhằm tăng cường thu hút mạnh mẽ hơn
nữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh.
Tỉnh Phú Thọ thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện dần cơ sở hạ
tầng, cơ chế quản lý và các thủ tục hành chính khác. Các nhà đầu tư đến với Phú Thọ đã yên
tâm kinh doanh và bước đầu mở rộng quy mô sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà
đầu tư và cho kinh tế của tỉnh. Đồng thời, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng góp phần
tạo việc làm, tăng thu nhập cho số lượng lớn lao động trong tỉnh.
Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từng bước được
cải thiện.
Không chỉ sản xuất cung cấp các sản phẩm trong nước, các doanh nghiệp FDI còn
xuất khẩu hàng hóa, chủ yếu là hàng may mặc hoặc nhận gia công, góp phần mở rộng thị
trường, tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Đến nay Phú Thọ đã có quan hệ kinh tế với nhiều
nước trên thế giới, tuy tỷ lệ xuất nhập khẩu còn ít nhưng phần nào đã để lại thương hiệu về
các mặt hàng xuất khẩu, tạo cơ hội thu hút hơn nữa đối với các nhà đầu tư.
2.3.2 Những hạn chế
Khả năng hấp thụ nguồn vốn còn khiêm tốn, đồng nghĩa với việc chưa tận dụng một
cách có hiệu quả nguồn vốn. Chế tài xử phạt doanh nghiệp còn hạn chế do vướng trần của
khung hình phạt.
Tình trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư không phù hợp quy hoạch còn diễn ra, đặc
biệt trong các dự án sân gôn, trồng rừng, sản xuất thép, xi măng, khai thác khoáng sản.
Về vốn đầu tư xây dựng : Nguồn vốn đầu tư xây dựng các cụm CN , TTCN đều đang
gă ̣p rất nhiều khó khăn , chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ từ trên nên không chủ động
trong quá trình đầu tư xây dựng , hiện tại hầu hết phải đầu tư theo hình thức cuốn chiếu, chưa
được đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu tốt nhất về mặt bằng và điều kiện sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, đă ̣c biê ̣t là xây dựng ha ̣tầng
Trước đây, thủ tục đăng ký kinh doanh cũng như thủ tục đầu tư đối với các dự án FDI
vào các khu công nghiệp được thực hiện từng bước với sự tham gia của nhiều cơ quan tiếp
nhận hồ sơ. Cảnh người dân, nhà đầu tư bắt buộc phải đến từng cơ quan để làm thủ tục, “chầu
chực” đi lại nhiều lần để được cầm trên tay giấy phép kinh doanh hay giấy phép đầu tư thực
sự là một hành trình thử thách tính kiên nhẫn của người dân và nhà đầu tư.
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1.Điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh
Hệ thống luật pháp, chính sách của Nhà nước đang trong quá trình hoàn thiện nên
thiếu tính đồng bộ, chưa đủ mức cụ thể nên chưa đảm bảo xuyên suốt gây khó khăn cho qua
trình dự đoán của các nhà đầu tư khi tìm hiểu về môi trường đầu tư của Việt Nam
Thực tế, so với một số tỉnh bạn như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh… thì Phú
Thọ có vị trí địa lý ít thuận lợi hơn, hạ tầng giao thông kết nối từ địa phương với thủ đô Hà
Nội, cảng biển, sân bay chưa hoàn thiện. Hiện nay các KCN, CCN phát triển nhanh về số
lượng song lại hạn chế về chất lượng dẫn đến việc thu hút đầu tư thời gian qua rất khó khăn,
tỷ lệ lấp đầy thấp, chi phí san lấp mặt bằng, giá phí sử dụng còn cao.
2.3.3.2. Các rào cản hành chính
Thủ tục hành chính của tỉnh còn phiền hà, nhiều vấn đề của nhà đầu tư trong quá trình
triển khai và vận hành dự án không được quan tâm, ưu tiên giải quyết. Các nhà đầu tư đã rất
nhiều lần nản lòng trước thủ tục phê duyệt dự án rườm rà cộng với thời gian thẩm định dự án
quá lâu, có khi lên tới vài tháng hoặc vài năm.
Phú Thọ hiện đang có hiện tượng “ba không”- không biết mặt nhà đầu tư (vì nhà đầu
tư có thể ủy quyền giao hết cho một công ty tư vấn); không biết địa điểm (pháp luật không
quy định thẩm tra địa điểm); không biết họ hoạt động như thế nào (mặc dù vấn đề này thuộc
trách nhiệm của cơ quan chức năng địa phương).
2.3.3.3. Các rào cản quy hoạch:
Công tác quy hoạch chi tiết, quy hoạch cho đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng chưa
được coi trọng. Trong các năm vừa qua, tỉnh vẫn chưa có sự nghiên cứu nghiêm túc và xây
dựng các danh mục dự án đầu tư chủ yếu cần thu hút. Vì thế, để tránh rủi ro, các nhà đầu tư
phải chờ đợi để thăm dò.
Trong khi quỹ đất sạch tại nhiều địa phương đang ngày càng trở nên khan hiếm thì
việc các dự án FDI "chiếm đất", không triển khai thực hiện đã khiến nhiều nhà đầu tư có nhu
cầu đầu tư thật sự, cấp bách đành bỏ lỡ cơ hội đầu tư vì không tìm được mặt bằng.
2.3.3.4. Chất lượng nguồn nhân lực
Thực tế ở Phú Thọ cho thấy, đội ngũ những người làm kinh doanh và viên chức Nhà
nước còn thiếu và yếu. Năng lực của cán bộ quản lý, thẩm tra và làm công tác xúc tiến đầu tư
ở các tỉnh nhìn chung hạn chế. Cán bộ quản lý chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến việc
thẩm định năng lực tài chính, kỹ thuật cũng như những tác động về môi trường, kinh tế - xã
hội lâu dài của các dự án có quy mô lớn, có tác động không những đến sự phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh mà còn tác động đến kinh tế - xã hội của cả nước.
2.3.3.5. Hoạt động xúc tiến đầu tư:
Hiệu quả của công tác này chưa cao, hoạt động xúc tiến đầu tư còn giàn trải, phân tán
nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm; chưa có sự thống nhất điều
phối để đảm bảo sự tập trung thực hiện đúng mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trong từng
thời kỳ, từng địa bàn, từng đối tác.
Hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài vẫn chưa nhận được sự quan tâm thích đáng,
chưa được tiến hành rộng rãi và toàn diện
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
TẠI PHÚ THỌ
3.1 Mục tiêu, định hƣớng thu hút, quản lý doanh nghiệp FDI của Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020
3.1.1. Mục tiêu quản lý
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư nước ngoài phù hợp với định hướng Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2011 - 2020 theo hướng khuyến khích kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch.
- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài để đảm bảo chất lượng của hoạt động này trong tình hình mới.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Bộ KH&ĐT và các cơ quan trong toàn bộ
quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý dự án và kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư.
3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu thu hút FDI của Phú Thọ trong
giai đoạn 2010 - 2020
Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ
đến năm 2020 theo quyết đi ̣nh số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14/7/2008 với các tiêu chí sau:
3.1.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội cơ bản tới năm 2020
 Mục tiêu chung:
- Xây dựng Phú Thọtrở thành Trung tâm kinh tế vùng ; là một trong những trung tâm
khoa học, công nghê ̣, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, du li ̣ch của vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ;
- Phấn đấu thu hẹp khoảng cách chênh lệch với cả nước về trình độ phát triển và mức
sống dân cư, trong đó tiêu biểu nhất là thu hẹp mức chênh lệch GDP/người của tỉnh so với
mức trung bình của cả nước và tiến tới vượt mức trung bình của cả nước về chỉ tiêu này.
- Thu hút tối đa mọi nguồn lực nhằm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tới năm
2020
 Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội cơ bản đến 2020
- Chỉ tiêu kinh tế:
- Chỉ tiêu xã hội
- Các chỉ tiêu về môi trường:
3.1.2.2. Mục tiêu thu hút FDI của Phú Thọ đến năm 2020
- Tổng quan về thu hút FDI đến 2020
Giai đoạn 2010 - 2020, theo “Quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội Phú Thọ đến 2020” thì
lượng FDI cần thiết là 22,5% tổng vốn đầu tư tức là khoảng 1708,75 triệu USD, bình quân 1
năm là 122 triệu USD. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư đó, Phú Thọ đã xây dựng một danh mục
các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020 với tổng số 130 dự án với số vốn đầu tư
kêu gọi lên tới 7.386 triệu USD.
- Danh mục các dự án thu hút FDI chủ yếu đến 2020
3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Phú Thọ
3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
- Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh đến năm 2020 cho
tất cả các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài, nhân dân trong Tỉnh;
- Tăng cường hiệu lực và hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với
UBND cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các
dự án đầu tư FDI
- Tổ chức giới thiệu, quảng bá các dự án ưu tiên trong các dịp mời gọi, xúc tiến đầu tư
để các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến và đầu tư.
- Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút FDI giai đoạn
2011-2020;
Mã tài liệu : 600057
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

Contenu connexe

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại học
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại họcKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại học
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại họcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại học
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại họcKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại học
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ chính sách công, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ chính sách công, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ chính sách công, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ chính sách công, 9 điểm
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ dầu khí, 9 điểm
Kho  200 đề tài luận văn thạc sĩ dầu khí, 9 điểmKho  200 đề tài luận văn thạc sĩ dầu khí, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ dầu khí, 9 điểm
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ dược lý dược lâm sàng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ dược lý dược lâm sàng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ dược lý dược lâm sàng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ dược lý dược lâm sàng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh DoanhKho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý đất đai, 10 điểm
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý đất đai, 10 điểmKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý đất đai, 10 điểm
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý đất đai, 10 điểm
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về an toàn giao thông, mới nhất
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về an toàn giao thông, mới nhấtKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về an toàn giao thông, mới nhất
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về an toàn giao thông, mới nhất
 
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kiểm Toán, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kiểm Toán, Từ Sinh Viên Khá GiỏiKho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kiểm Toán, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kiểm Toán, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 

Dernier (20)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ

  • 1. Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ Nguyễn Thị Hải Yến Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chinh trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Huy Đường Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương đã thành công trong thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian qua. Dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa tỉnh Phú Thọ thời gian tới. Keywords. Quản lý doanh nghiệp; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Phú Thọ; Doanh nghiệp Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài FDI đã đóng góp không nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm. Tuy nhiên, cho đến nay do hậu quả của khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á, FDI có chiều hướng giảm sút, điều đó đòi hỏi phải tăng cường tính hấp dẫn của các giải pháp thu hút, nhất là vào vai trò quản lý của nhà nước ở tầm vĩ mô. Cùng với các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong những năm qua tỉnh Phú Thọ đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Nét nổi bật trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Phú Thọ là ngay từ đầu, tỉnh đã tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa bàn, xác định các khu, các cụm công nghiệp
  • 2. để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đến với Phú Thọ để làm ăn, kinh doanh. Đến tháng 7/2010 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 110 dự án, tổng vốn đăng ký 612,46 triệu USD, 24 cụm công nghiệp trên địa bàn 12 huyện, thành, thị với tổng diện tích 1.100 ha [22]. Nhìn chung, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động có hiệu quả, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý hiện đại; giải quyết việc làm cho người lao động; làm tăng thu nhập và cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh. Song so với yêu cầu thì hoạt động trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ chưa đồng đều, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn những mặt yếu kém, thủ tục hành chính còn phiền hà, làm nản lòng nhà đầu tư hoặc có những sơ hở gây tổn hại cho tỉnh cũng như cả nước. Do vậy, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vừa là vấn đề cấp bách, đồng thời cũng là vấn đề cơ bản lâu dài đối với Phú Thọ. Đây cũng là lý do chủ yếu để tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo viết về hoạt động quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có thể kể đến một số công trình như: - Các bài báo: Trên trang Kinh tế của Báo Phú Thọ, các tác giả đã có nhiều bài viết về vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh như: “Thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông trong thu hút, triển khai các dự án đầu tư” (Quốc Vượng – 3/2009);“Thu hút đầu tư nước ngoài: Cần giải pháp tháo những nút thắt” (Kim Chi – 10/2010);“Có cơ chế ưu đãi và thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tăng cường thu hút đầu tư” (Đức Minh – 17/3/2011); “Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh” (Kim Chi – 26/10/2011); “Thông đường cho vốn FDI” (Kim Chi – 3/2012)… Bên cạnh đó, còn có một số bài viết như: “Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI” (Trần Xuân Hải, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 2/2006 – trang 13-15); “Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đố với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam” (Vũ Thị Thu Hằng, Tạp chí Quản lý nhà nước số 176/2010 – trang 22 - 26); “Quản lý và thu hút FDI: Nhìn người ngẫm ta” (Bảo Anh, Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra 3/11/2010);“Vốn FDI: Thu hút và quản lý sao cho hiệu quả” (Thanh Thủy, Báo Thông tin tài chính số 16/2010 – trang 2-3); “Chấn chỉnh quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài” (trang web của Thông tấn xã Việt Nam – 21/9/2011). Trong các công trình này tác giả đã phân tích thực trạng thu hút, quản lý các nhà đầu tư nước ngoài sao cho có hiệu quả, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. - Luận văn “Tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội (FDI) giai đoạn 2010 – 2015. Thực trạng và giải pháp” (Đinh Hà Nhật Lê, Hà Nội, 2011) đề cập đến công tác thu hút và sử dụng nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài vào Hà Nội trong giai đoạn 5 năm. Trong đó chỉ ra những khó khăn trong thời kỳ đầu và kết quả đạt được khi giai đoạn kết thúc, chủ yếu nhấn mạnh đến biện pháp thực hiện. - Luận văn “Chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương”
  • 3. (Phạm Thị Chinh, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, 2008) đề cập đến hiện trạng các rủi ro thuộc lĩnh vực chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương qua đánh giá thực trạng các dự án FDI, hệ thống quản lý dự án FDI và khảo sát hiện trạng rủi ro trong quá trình chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI. Trình bày những giải pháp nhằm chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI tại Hải Dương. - Luận văn “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam”, (Đặng Thị Kim Chung, Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009), tập trung nghiên cứu nội dung chính sách, động thái phát triển FDI của nước ta, chủ yếu là các chính sách về FDI theo qui định của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và các lần điều chỉnh (1987-2005), và một số chính sách khác có liên quan. Làm rõ ảnh hưởng của chính sách thu hút FDI đối với nền kinh tế, những điểm hợp lý và hạn chế, tìm ra nguyên nhân tại sao chính sách FDI của nước ta thiếu thực tiễn và chưa được sự ủng hộ thật sự của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ, với các cơ quan xây dựng và thực thi chính sách FDI, góp phần hoàn thiện chính sách thu hút FDI của Việt Nam thời gian tới. - Đề tài “Tác động của thể chế cấp tỉnh đối với nguồn vốn FDI vào Việt Nam” (Phạm Thị Thanh Hiền, Chu Thị Nhường, Trần Thị Giáng Quỳnh, Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, 2011) Phân tích tác động của môi trường thể chế cấp tỉnh đối với khả năng thu hút FDI thông qua đo lường tác động của các chỉ số thành phần trong PCI đến FDI từ đó đánh giá yếu tố thuộc về thể chế có tác động mạnh nhất và các yếu tố c ó tác động yếu hơn. Từ đó đưa ra những chính sách khuyến nghị đối với tỉnh nhằm tăng cường thu hút đầu tư. - Đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp” (trang web: www.kilobooks.com) đã khái quát thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Phú Thọ, chủ yếu tập trung vào thu hút nguồn vốn và hoạt động giải ngân vốn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý nguồn lực này. Bên cạnh đó, trang web cũng cung cấp hai đề tài , “Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI tại Hà Nội” của thành viên Mai Thanh (Chuyên mục Quản lý kinh tế, thuộc Đại học Kinh tế quốc dân) đi sâu hơn vào hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội, hướng chủ yếu vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đề tài“Thực trạng quản lý nhà nước đối với FDI tại Thanh Hóa” của thành viên Trung Hiếu (Chuyên mục Quản lý nhà nước, thuộc Đại học kinh tế quốc dân) tập trung phân tích nội dung cơ bản nhất về hoạt động đầu tư nước ngoài, những tác động tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đối với Thanh Hóa kể từ khi ban hành luật đầu tư đến nay. Hầu hết, các đề tài tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như: vai trò, nội dung, yêu cầu quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; phân tích hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp này trong những năm qua, nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương để từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hoặc ở các địa phương mà đề tài nghiên cứu. Do đó, các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể là nói chung về nước Việt Nam hoặc một tỉnh có sức thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư; có đề cập đến nguồn vốn FDI tỉnh Phú Thọ nhưng chủ yếu là vấn đề thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, cho đến nay
  • 4. chưa có công trình nào nghiên cứu cơ bản, hệ thống về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Phú Thọ. Tác giả đã tập trung nghiên cứu lĩnh vực này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở phạm vi quốc gia cũng như ở địa bàn cấp tỉnh, từ đó đưa ra một vài phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này tại tỉnh Phú Thọ theo hướng hiệu quả nhất. 3.2 Nhiệm vụ Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: + Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh. + Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương đã thành công trong thu hút và sử dụng nguồn vốn này. + Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian qua. + Dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa tỉnh Phú Thọ thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực tế thu hút đầu tư và quản lý nhà nước với doanh nghiệp FDI ở tỉnh Phú Thọ bao gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ từ khi tỉnh tiến hành mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh thu hút FDI giữa các địa bàn trong tỉnh cũng như Phú Thọ với một số tỉnh khác... để làm rõ tính đặc thù của tỉnh. - Đồng thời, luận văn sử dụng các phương pháp khảo sát thực tế, phân tích, tổng hợp, so sánh... các vấn đề về doanh nghiệp FDI; đồng thời kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu có liên quan. 6. Những điểm phát triển mới của đề tài Luận văn có những nội dung mới sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) ở địa bàn cấp tỉnh. - Từ bài học kinh nghiệm của các tỉnh trong thu hút và quản lý nguồn vốn FDI rút ra các bài học thực tế áp dụng vào tỉnh Phú Thọ.
  • 5. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Phú Thọ, những mặt được, mặt chưa được, phân tích nguyên nhân chủ yếu. - Đề xuất được giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Phú Thọ đến năm 2020 phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh, của Việt Nam. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Phú Thọ Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tại Phú Thọ CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 1.1 Những vấn đề chung về doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau đề cập đến khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, tất cả đều cố gắng khai thác một hoặc một vài khía cạnh của vấn đề nhằm khái quát hóa bản chất, nội dung, hình thức của hoạt động này, có thể kể đến một vài quan điểm như: Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này [30]. Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có được một tài sản ở một nước khác cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.[30] Khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra năm 1997 đề cập đến khía cạnh khác của đầu tư trực tiếp nước ngoài là: số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là có được tiếng nói hiệu lực và đạt hiệu quả cao trong quản lý doanh nghiệp. Khái niệm này cho thấy, sự khác nhau cơ bản giữa đầu tư trực tiếp với đầu tư gián tiếp là mục đích của các nhà đầu tư.
  • 6. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996) đã nêu: đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” [3, tr.8]. Dù cách nhìn nhận khác nhau, nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức xuất khẩu tư bản trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Nhà đầu tư nước ngoài có một lượng vốn lớn đầu tư vào nước sở tại và tuân thủ theo các hình thức đầu tư do pháp luật nước đó quy định nhằm thu lợi nhuận cao. 1.1.1.2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nướ c ngoà i Các nhà đầu tư nước ngoài có thể bỏ vốn hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp và tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý chúng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về loại hình doanh nghiệp này. - Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, gọi là chủ đầu tư hay công ty mẹ. Cơ sở sản xuất của doanh nghiệp FDI trong nước sở tại - công ty con - nằm dưới quyền quản trị toàn bộ (tài sản, sản xuất, kỹ thuật, xuất nhập khẩu, sử dụng lao động …) của chủ đầu tư, nhưng phải tuân thủ những điều kiện đã thoả thuận và ký kết với những cơ quan quyền lực của nước sở tại tiếp nhận đầu tư. - Doanh nghiệp FDI là những loại hình doanh nghiệp có vốn của bên nước ngoài và có sự quản lý trực tiếp của bên nước ngoài. Doanh nghiệp này hoạt động theo luật pháp của nước sở tại để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi ích cho tất cả các bên. - Theo các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp FDI có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ hơn 10% số cổ phần thường hay quyền bỏ phiếu (đối với doanh nghiệp có tư cách pháp nhân) hoặc tương đương (đối với doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân) [30]. Những quan niệm trên cho thấy sự không thống nhất trên bình diện quốc tế trong quan niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mỗi quốc gia có các quy định khác nhau về mô hình doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, từ đó đưa ra các chính sách, kế hoạch quản lý đối với các doanh nghiệp. Qua phân tích ở trên, có thể hiểu: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (hay còn gọi là doanh nghiệp FDI) là một loại hình tổ chức kinh doanh, trong đó có một hay nhiều chủ đầu tư cùng góp vốn, cùng quản lý cơ sở kinh tế đó vì mục tiêu lợi nhuận, hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với các quy định luật pháp của nước sở tại và thông lệ quốc tế. 1.1.2 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Muốn quản lý các doanh nghiệp FDI hiệu quả cần hiểu rõ bản chất, cách thức hoạt động của chúng. Cụ thể: - Thứ nhất, doanh nghiệp FDI là những tổ chức kinh chủ yếu được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có một phần hoặc toàn bộ số vốn nước ngoài. Mục tiêu chính của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tự kiểm soát hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình, hợp tác với địa phương sở tại trên nguyên tắc “cùng có lợi”. - Thứ hai, quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, chủ yếu là người nước ngoài quản lý trực tiếp và nắm giữ vị trí chủ chốt, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của
  • 7. bên nước ngoài nhiều hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều ra đời và hoạt động theo luật pháp của Nhà nước Việt Nam và luật pháp quốc tế. (bao gồm luật pháp của các quốc gia xuất thân của các bên và luật pháp quốc tế). - Thứ ba, quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI phải có sự cân đối giữa lợi ích của địa bàn sở tại với chủ đầu tư. Mục tiêu cao nhất của các doanh nghiệp FDI là lợi nhuận kinh tế, trong khi đó mục tiêu của nước sở tại là kinh tế - xã hội, nên đôi khi xảy ra mâu thuẫn, bất đồng. Do đó, để điều hòa được mối quan hệ này cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên. - Thứ tư, thời gian hoạt động của doanh nghiệp FDI do Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quyết định đối với từng dự án, thường không quá 50 năm, trường hợp đặc biệt có thể dài hơn nhưng tối đa không quá 70 năm. - Thứ năm, thông qua hợp tác đầu tư, doanh nghiệp FDI và địa bàn tiếp nhận có sự gặp gỡ, trao đổi về văn hoá, triết lý kinh doanh, pháp luật, ngôn ngữ, lối sống, thói quen của hai bên. Đặc biệt, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp FDI tương đối phức tạp, nhiều khi mang sắc thái chính trị, tôn giáo rõ rệt, có thể gây khó khăn cho nước nhận đầu tư. Thứ sáu, doanh nghiệp FDI hoạt động dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị. Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị. Các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam chỉ thực hiện chức năng quản lý về mặt Nhà nước đối với các hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, vì vậy, để phát huy vai trò của các doanh nghiệp và hạn chế những tác hại do chạy theo lợi nhuận kinh tế gây ra, các cơ quan nhà nước cần nâng cao năng lực quản lý với loại hình doanh nghiệp này. 1.1.3 Tác động kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến địa bàn tiếp nhận đầu tư 1.1.3.1 Tác động tích cực - Thu hút nguồn vốn: Việc thành lập các doanh nghiệp FDI là biện pháp thu hút vốn đầu tư có hiệu quả. Lượng vốn này, đôi khi là “cú hích” từ bên ngoài khá hữu hiệu tạo nên một loạt sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của nền kinh tế. Đặc biệt FDI là một nguồn quan trọng khác để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho bên nhận đầu tư, hơn nữa, lượng vốn vay này thường có thời gian trả nợ vốn vay khá linh hoạt. Ở nước ta, FDI trở thành nguồn vốn bổ sung đáp ứng nhu cầu về vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. - Chuyển giao và phát triển công nghệ, kinh nghiệm quản lý: các doanh nghiệp FDI khi được thành lập luôn gắn liền với công nghệ, máy móc thiết bị, kỹ năng quản lý đảm bảo năng lực sản xuất và năng suất lao động nhằm thu được lợi nhuận tối đa, được thực hiện chủ yếu bởi các nước công nghiệp mới (TNCs). Đối với những địa bàn kinh tế lạc hậu, chủ yếu dựa vào khu vực nông nghiệp thì việc chuyển giao công nghệ thông qua các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài là một giải pháp khá tiết kiệm và an toàn. Về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với phía nhận đầu tư, doanh nghiê ̣p FDI có th ể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật công nghệ, góp phần tăng sức sản xuất của lao động, thúc đẩy phát triển các nghề mới đặc biệt là đối với các ngành kinh tế mới, có hàm lượng kỹ thuật cao, vì thế nó có vai trò lớn đối với quá trình CNH, HĐH... - Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm: Doanh nghiệp FDI tạo cơ hội việc làm lớn cho nguồn nhân lực ở địa phương nhận đầu tư, nhất là các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, điện tử, chế biến, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời
  • 8. sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP/người tăng lên hàng năm. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI, Việt Nam đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. - Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới: Thông qua xuất nhập khẩu cho phép khai thác lợi thể so sánh, hiệu quả kinh tế theo quy mô, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất; nhập khẩu các hàng hóa dịch vụ khan hiếm cho sản xuất và tiêu dùng; đồng thời, xuất nhập khẩu còn tạo ra các tác động ngoại ứng như thúc đẩy trao đổi thông tin dịch vụ, tăng cường kiến thức maketing cho các doanh nghiệp nội địa và lôi kéo họ vào mạng lưới toàn cầu. 1.1.3.2 Tác động tiêu cực - Một số doanh nghiệp FDI không thực hiện đúng những quy định của luật pháp về việc sử dụng lao động là người Việt Nam, như kéo dài thời gian học nghề, không thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động trong ngày, cắt xén tiền công, tăng cường độ lao động.... - Việc chuyển giao công nghệ mang lại hậu quả cho nước nhận đầu tư, vì chủ yếu các nước đầu tư đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu, nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị lạc hậu, chuyển giao công nghệ từng phần, không đồng bộ, máy móc thế hệ cũ gây ô nhiễm lớn, giá cả được ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. - Cùng với đó, cũng đã xảy ra “cuộc chiến giữa các tỉnh, thành phố chào mời nhà đầu tư quốc tế” bằng những ưu đãi quá mức thuế, tiền thuê đất, ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi chung của cộng đồng. Đã xảy ra tranh chấp lao động trong một số doanh nghiệp FDI. Gần đây, việc “chuyển giá” của một số doanh nghiệp FDI, gây ra tình trạng “lỗ giả lãi thật” nổi lên như vấn đề thời sự. 1.2 Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở địa bàn cấp tỉnh 1.2.1 Khái quát quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với hành vi hoạt động của con người theo pháp luật. Đồng thời, các cơ quản lý nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình. Như vậy, trong quá trình hợp tác kinh doanh có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước với doanh nghiệp FDI. Một mặt, Nhà nước với vai trò quản lý của mình sẽ đảm bảo cho lợi ích doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh, phát triển ổn định mà vẫn theo đúng định hướng phát triển của đất nước, của địa phương; Mặt khác, các doanh nhân tham gia nhiều mối quan hệ lợi ích, các quan hệ này có khả năng dẫn tới xung đột mà chỉ Nhà nước mới có khả năng xử lý, điều hòa các xung đột đó. 1.2.2 Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Thứ nhất, thông qua quản lý nhà nước với doanh nghiệp FDI sẽ phát huy cao độ nội
  • 9. lực, đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, thực hiện CNH, HĐH, tạo sự năng động cho nền kinh tế nhiều thành phần trong nước. Thứ hai, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI giúp nhà nước dần dần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, cơ chế chính sách thu hút, quản lý các doanh nghiệp FDI. Thứ ba, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động doanh nghiệp FDI trước biến động của thị trường. Thứ tư, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI còn nhằm thực hiện các mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, trong đó việc thu hút vốn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài phải đặt lên hàng đầu như: ưu tiên thu hút các dự án FDI có công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường. Thứ năm, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI nhằm thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chú trọng chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và tính bền vững... Thứ sáu, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI nhằm tạo môi trường pháp lý, môi trường chính trị, kinh tế - xã hội ổn định, những điều kiện cần thiết và thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp FDI. 1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả 1.2.3.1 Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI được thông qua các công cụ, chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch để định hướng các doanh nghiệp này theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, của tỉnh. Để các doanh nghiệp FDI tác động tích cực đến địa bàn tiếp nhận đầu tư, giữa các ngành kinh tế và giữa các vùng thì việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch thu hút FDI đóng một vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước. Nâng cao hiệu năng của quản lý nhà nước đối với FDI đòi hỏi phải thống nhất quan điểm, nhận thức, từ những mô hình thành công trong thực tiễn của các ngành, địa phương để hình thành thể chế, quy định chung của cả nước, tiếp cận với thể chế tốt nhất của những quốc gia đã thành công trong việc xử lý quan hệ nhà nước với thị trường, tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh hấp dẫn, hình thành cơ cấu bộ máy và đội ngũ công chức làm việc có hiệu quả. [14] Xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút FDI cần phải có tính động, không được khép kín mà phải có sự liên kết giữa các vùng và các địa phương, đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Để thực hiện tốt chức năng này phải xây dựng thống nhất tổ chức bộ máy quản lý thích hợp trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và tối ưu các chức năng quản lý của các bộ phận trong bộ máy quản lý hoạt động FDI. Bên cạnh đó, quy hoạch không thể chạy theo số lượng mà c ần quan tâm đến chất lượng dự án, theo quy luật cung - cầu, quy luâ ̣t ca ̣nh tranh của thị trường. Nhà nước phải xây dựng kế hoạch hiê ̣u quả , sát với tình hình thực tế hiện nay; cần chú trọng công tác dự báo, định hướng, câ ̣p nhật thông tin trong nước và quốc tế, cơ chế linh hoạt trước biến động của thị trường trong nước và quốc tế. Các Bộ lập và công bố quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ, xây dựng tiêu chuẩn, định mức để hướng dẫn chính quyền địa phương thực hiện,
  • 10. bảo đảm việc phân cấp quản lý vừa phát huy được tính năng động, sáng kiến của tỉnh, thành phố, vừa bảo vệ lợi ích quốc gia. Về chiến lược thu hút FDI thời gian tới, Cục đầu tư nước ngoài sẽ tập trung vào tiêu chí phát triển bền vững, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, năng lượng, đầu tư các ngành công nghiệp hỗ trợ. 1.2.3.2 Chính sách ưu đãi của nhà nước Vào cuối năm 2005, Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh. Trong đó có hai luật liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp FDI, đó là luật đầu tư (chung) và luật doanh nghiệp (thống nhất). Cụ thể, nhà nước đã ban hành một số Luâ ̣t , Nghị định, Thông tư nhằm quản lý hiê ̣u quả hoa ̣t động của các doanh nghiê ̣p FDI, như: - Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005; - Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005; - Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về đăng ký kinh doanh; - Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của Doanh nghiệp FDI theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. - Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục về đầu tư tại Việt Nam. - Ngày 07 tháng 4 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. - Công văn số 7055 /BKHĐT-ĐTNN yêu cầu các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo cáo tình hình vay vốn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại VN. - Ngày 19/9/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 1617/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. - Tháng 5-2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 2879/BKH-ĐTNN về việc tăng cường giám sát, kiểm tra đối với các dự án FDI. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2020, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt đến quản lý quy hoạch. Các đơn vị tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. 1.2.3.3 Thẩm định dự án cấp phép và thực thi giấy phép Thông qua thẩm định , Nhà nước đánh giá được mức độ phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của ngành, địa phương; các mặt lợi hại của FDI nếu triển khai ; cũng như thực hiện tốt hơn vai trò điều tiết vĩ mô đối với doanh nghiệp FDI trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Khi thẩm định, Nhà nước cần tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp FDI trong quan hệ hài hoà với lợi ích chung xã hội và cần phải đưa ra các kết luận rõ ràng, chính xác về toàn bộ dự án FDI được thẩm định xong. Trong quá trình thẩm định, các
  • 11. cơ quan cấp giấp phép thường xem xét kỹ các nội dung như: tư cách pháp lý, năng lực tài chính của đầu tư nước ngoài; mức độ phù hợp của mục tiêu dự án FDI với quy hoạch chung; trình độ kỹ thuật, công nghệ áp dụng phù hợp với địa bàn tiếp nhận đầu tư; hiệu quả KTXH do doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động tạo ra. 1.2.3.4 Kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp Công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp FDI giúp phát hiện điểm bất hợp lý, sai trái trong tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị việc điều chỉnh pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện việc giám sát bằng cách lập các đoàn kiểm tra thực địa, hoặc yêu cầu báo cáo từ các doanh nghiệp. Đồng thời, công tác thẩm tra, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo nguyên tắc tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển các vùng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu...; Đồng thời thông qua việc thanh tra, kiểm tra và giám sát, còn tạo ra nguồn thông tin phản hồi từ doanh nghiệp FDI để các cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách đã ban hành. Ngoài ra, việc thẩm tra để sàng lọc bớt các nhà đầu tư thiếu năng lực là cần thiết nhưng để quản lý các dự án đầu tư FDI hiệu quả, khâu hậu kiểm sau cấp phép là quan trọng nhất. Đặc biệt, các văn bản pháp luật sửa đổi trong thời gian tới cần theo hướng xử lý mạnh tay hơn với các hành vi sai phạm; đồng thời cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên ngành trong hoạt động giám sát các dự án đầu tư nước ngoài. 1.3 Kinh nghiệm quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của một số địa phƣơng trong nƣớc 1.3.1 Kinh nghiệm của 1 số địa phương trong nước 1.3.1.1 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội Một là, Hà Nội đã xây dựng được quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 khá bài bản và rõ ràng , đây là cơ sở quan trọng cho việc định hướng chiến lược thu hút đầu tư và quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hai là, Hà Nội xác định vấn đề xúc tiến đầu tư là cơ bản nhưng công tác xúc tiến đầu tư còn nhiều yếu tố tổng hòa khác, cụ thể như các yếu tố về cơ sở hạ tầng, sự ứng xử của các cơ quan chính quyền đối với nhà đầu tư. Ba là, Hà Nội đã ban hành một số chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI. Khi nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp sẽ được ưu đãi về giá đất, xây dựng kết cấu hạ tầng và giảm, miễn thuế đối với các lĩnh vực đang là đòn bẩy kinh tế quan trọng. Bốn là, về kinh nghiệm trong xúc tiến đầu tư, Hà Nội xác định công tác xúc tiến phải có trọng điểm, lĩnh vực nào là quan trọng phù hợp với địa phương, khuyến khích các dự án mang chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. 1.3.1.2 Kinh nghiệm ở Đồng Nai Thứ nhất, chính quyền và nhân dân đồng tâm nhất trí tìm các biện pháp hợp lý nhất để thu hút vốn FDI trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong công tác quản lý nhà nước, các cơ quan đã thực hiện thành công quy chế quản lý một cửa, thời gian cấp phép cho doanh nghiệp nước ngoài nhanh chóng.
  • 12. Thứ hai, vận dụng sáng tạo chủ trương thu hút vốn FDI, Đồng Nai đã quy hoạch các KCN theo định hướng quy hoạch tổng thể toàn tỉnh. Đồng thời, linh hoạt cho phép công ty phát triển kết cấu hạ tầng đàm phán thoả thuận với nhà đầu tư ứng trước phí sử dụng hạ tầng. Thứ ba, chú trọng công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao động. Thứ tư, đối tượng lựa chọn để xúc tiến đầu tư trong các năm tới sẽ là các doanh nghiệp thuộc các nước và vùng lãnh thổ tiềm năng như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, các nước công nghiệp mới (NICs) 1.3.2 Những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn của Phú Thọ Thứ nhất tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài của Trung tâm tư vấn và Xúc tiến đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thứ hai, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư FDI. Thứ ba, triển khai thực hiện đa dạng, linh hoạt các hoạt động đối ngoại, xây dựng tình hữu nghị đoàn kết giữa tỉnh với cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh. Thứ tư, có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp FDI. Việc thu hút đầu tư nước ngoài và quan tâm đến những dự án FDI đã được cấp phép sẽ đem lại những kết quả tích cực, đặc biệt hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh. CHƢƠNG 2: THƢ̣C TRẠNG QUẢ N LÝ NHÀ NƢỚ C ĐỐ I VỚ I DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI PHÚ THỌ 2.1 Thực trạng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Phú Thọ 2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên Phú Thọ thuộc Trung du miền núi phía Bắc Viê ̣t Nam , có vị trí trung tâm là vùn g, là cử a ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh, là cầu nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ . Phú Thọ tiếp giáp với Hà Nội theo hướng Tây Na m và tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng Đông Nam , cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thủy – Hà Giang hơn 200km, cách cảng Hải Phòng 170km, là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn : Sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Phú Thọ có một vị trí khá thuận lợi cho phát triển lâm nghiê ̣p, khai thác khoáng sản, trồng các cây công nghiê ̣p dài ngày , cây nguyên liệu giấy, phát triển lương thực, chăn nuôi… và sẽ có nhiều tiềm năng, cơ hội để tạo ra môi trường tốt cho thu hút đầu tư nước ngoài. 2.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội  Về điều kiê ̣n kinh tế, xã hội: Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có 13 huyê ̣n, thành thị, trong đó , thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía Bắc.
  • 13. Tính đến năm 2009, Phú Thọ có 4 khu công nghiê ̣p và 24 cụm công nghiê ̣p (Bảng 2.1). Xung quanh các KCN còn có các làng công nhân, các khu đô thị mới, khu vui chơi giải trí, bệnh viện đa khoa, trung tâm thương mại, cửa hàng, siêu thị. Dân số tỉnh Phú Thọ khoảng 1,4 triệu người, có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 33,5%. Đây là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng của các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ. Nguồn nhân lực của Phú Thọdồi dào , chất lượng cao. Phú Thọ có môi trường chính trị và xã hội ổn định, an ninh, trật tự xã hội đảm bảo. Chính quyền nhà nước, nhân dân địa phương thân thiện, ủng hộ nhà đầu tư, coi công việc của nhà đầu tư như của chính mình. Trên địa bàn Phú Thọhiê ̣n có 12 ngân hàng và công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn và trung hạn cho các doanh nghiệp. Như vậy, Phú Thọ là thành ph ố có điều kiện thuận tiện trên nhiều mặt như vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ khá tốt cho thu hút đ ầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động của các doanh nghiệp FDI.  Chế độ ưu đãi và khuyến khích của tỉnh Các nhà đầu tư có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vừa được hưởng các ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực và địa bàn được quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ vừa có thêm một số chế độưu đãi c ủa tỉnh nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế trong cả nước và nước ngoài đầu tư vào tỉnh, trong đó có các khu công nghiệp. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Ưu đãi về thuế nhập khẩu Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thuê mặt nước Hỗ trợ đầu tư về đất Hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng và phí hạ tầng: Hỗ trợ các dịch vụ và xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại: Thứ tự ưu tiên đầu tư như sau: 2.1.2 Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Phú Thọ đến năm 2010 2.1.2.1 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài  Về số lượng dự án Năm 1992 tỉnh mới có dự án đầu tiên . Tính đến ngày 20/09/2010, tỉnh Phú Thọ đã cấp giấy phép đầu tư cho 113 dự án với tổng vốn đăng ký 619,5 triê ̣u USD, trong đó có 83 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 440,5 triê ̣u USD, 30 dự án đã thu hồi giấ y phép và giấy chứ ng nhâ ̣n đầu tư với tổng vốn 179,0 triê ̣u USD. Trong giai đoạn 2001 - 2010, Phú Thọ thu hút trung bình 1 năm được 4,3 dự án FDI. Tuy nhiên số dự án phân bố không đều qua các năm. Năm 2001, tỉnh mới chỉ thu hút được duy nhất 1 dự án FDI. Thực chất dự án này là tiếp tục giải ngân từ năm 1992. Đầu tư FDI bắt đầu khởi sắc vào năm 2002 khi trong năm này, tỉnh thu hút được 8 dự án. Số dự án đạt đỉnh điểm vào năm 2003 khi toàn tỉnh thu hút được tới 23 dự án FDI lớn nhỏ. Sang năm 2004, số dự án tuy không bằng 2003 nhưng cũng đạt 7 dự án và con số này tới năm 2005 là 9 dự án. Trong 2 năm 2006 và 2007, có sự gia tăng số lượng dự án là 13 và 16 dự án, năm 2010 thu hút được 7 dự án.
  • 14. Trong đó , tỉnh Phú Thọ cũng rút giấy phép của các dự án FDI hoạt động không hiệu quả hoặc chỉ đăng ký mà chưa triển khai, cụ thể: Năm 2001 - 2007: 16 dự án rút giấy phép với số vốn 98,65 triê ̣u USD; Năm 2008: 5 dự án rút giấy phép với số vốn 53,5 triê ̣u USD Năm 2010: 6 dự án với số vốn: 49 triê ̣u USD.  Số vốn đăng ký: Năm 2001, tỉnh mới thu hút được 1 dự án FDI với lượng vốn khiêm tốn chỉ là 9,5 triê ̣u USD. Hai năm tiếp theo là năm 2002 và năm 2003, lượng vốn FDI tăng mạnh: 37,0 triê ̣u USD trong năm 2002 và 144,1 triê ̣u USD trong năm 2003. Năm 2003 là năm đỉnh điểm trong thu hút FDI khi lượng vốn đạt mức kỷ lục là 144,1 triê ̣u USD bằng 31,9% lượng FDI trong cả giai đoạn 2001-2010 và chiếm tới 63,93% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh năm đó. Trong 2 năm tiếp theo: 2004 - 2005, vốn FDI thoái trào khi lượng vốn năm sau thu hút nhỏ hơn năm trước. Bước sang 2006 - 2008, đã có dấu hiệu phục hồi trong thu hút FDI khi lượng vốn FDI năm 2007 đa ̣t 77,8 triê ̣u USD, chiếm 17,2% lượng FDI cả giai đoa ̣n . Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của cả nước khi trong năm 2007, lượng FDI cam kết của cả nước đạt mức kỷ lục là 20,3 tỷ USD.  Quy mô bình quân 1 dự án Trong hai năm 2001 và 2002, quy mô 1 dự án FDI cao hơn mức bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 4,3 triệu USD. Năm 2003 có nhiều dự án nhất và cũng có quy mô bình quân 1 dự án lớn nhất là 6,3 triệu USD. Trong 3 năm tiếp theo, quy mô bình quân 1 dự án giảm dần, đến năm 2006 đạt mức thấp nhất là 2,2 triệu USD. Năm 2006 là năm thu hút được 13 dự án FDI, tuy nhiên đây toàn là các dự án có số vốn đăng ký rất nhỏ (có 5 dự án dưới 1 triệu USD). Năm 2007, quy mô dự án khởi sắc trở lại khi đạt mức bình quân 1 dự án là 4,9 triệu USD, lớn hơn mứ c chung của cả giai đoạn . Đến năm 2008, thu hút được doanh nghiệp Sewoon Globa (Hàn Quốc) chuyên sản xuất bảng mạch điện với số vốn 12,5 triệu USD.  Cơ cấu theo hình thứ c đầu tư của các dự án FDI Trong giai đoạn 2001 - 2010, dự án FDI vào tỉnh Phú Thọ chỉ có 2 dạng là dự án liên doanh hoặc là dự án 100% vốn nước ngoài. Các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh như BOT, BTO, BT... chưa xuất hiện. Xét về số lượng dự án thì dự án liên doanh có 32 dự án, chiếm 30,5% và dự án 100% vốn nước ngoài có 73 dự án, chiếm 69,5%. Xét về quy mô vốn thì quy mô của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài lớn hơn (341,2 triệu USD so với 110,3 triệu USD). Đặc biệt trong năm 2003 là năm đỉnh điểm về thu hút FDI thì số dự án có 100% vốn nước ngoài vượt trội hơn hẳn cả về số dự án cũng như là quy mô dự án. Cũng như vậy, trong năm 2007, trong khi có 10 dự án 100% vốn nước ngoài (tổng vốn 47,6 triệu USD) thì có 6 dự án liên doanh (tổng vốn 30,2 triệu USD). Tuy nhiên sang đến năm 2009 - 2010 thì tình hình lại ngược lại: Vốn dự án liên doanh gấp 2 - 3 lần vốn dự án 100% vốn nước ngoài.  Cơ cấu theo đối tác Giai đoạn 2001 - 2010, Phú Thọ có 10 đối tác đầu tư nước. Hàn Quốc là đối tác lớn nhất của Phú Thọ với tỷ trọng cả về số dự án lẫn lượng vốn đăng ký đều vượt trội. Hàn Quốc có tổng cộng 89 dự án, chiếm 78,7% và số vốn lên tới 527,4 triệu USD, gấp hơn 10 lần vốn đăng ký của các đối tác còn lại . Cả 6 đối tác đầu tư nước ngoài của Phú Thọ đều là các quốc gia đến từ Đông Á, và là các đối tác đầu tư quen thuộc của Việt Nam. Hàn Quốc cũng hiện là
  • 15. đối tác hàng đầu của Việt Nam, đứng đầu danh sách 4 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản.  Cơ cấu theo địa bàn đầu tư Thành phố Việt Trì chiếm đa số dự án cũng như là số vốn đăng ký: Có 52 dự án, chiếm hơn một nửa tổng số dự án và vốn đăng ký là 289,4 triệu USD, cũng chiếm hơn một nửa. Kế theo đó là Huyện Phù Ninh (chủ yếu là khu công nghiệp Đồng Lạng ) với 13 dự án, chiếm 15,7%. Tuy nhiên quy mô bình quân 1 dự án là 5,62 triệu USD/DA, lớn hơn quy mô bình quân tại Việt Trì là 5,57 triệu USD/DA. Các huyện khác, bao gồm Thanh Ba, Lâm Thao, Thị xã Phú Thọ , Đoan Hùng, Cẩm Khê… chỉ có 18 dự án. Trong đó huyê ̣n Yên Lập , Tam Nông và Hạ Hòa thậm chí còn không có dự án nào.  Cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực Ngành công nghiệp có 78 dự án, chiếm 74,3% với số vốn đăng ký là 280,3 triệu USD, chiếm 62,3%. Các dự án công nghiệp có mặt tại tất cả các năm. Đa số các dự án công nghiệp tập trung vào lĩnh vực dệt và may mặc xuất khẩu. Ngành dịch vụ và nông, lâm nghiệp có số dự án bằng nhau tương ứ ng là 15 và 12 dự án. Tuy nhiên ngành dịch vụ thu hút được 140,7 triệu USD vốn đăng ký, gấp 4,5 lần vốn vào ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp mới bắt đầu có dự án trong vài năm trở la ̣i . Tuy nhiên quy mô các dự án nông nghiệp còn rất khiêm tốn với mức bình quân 2,54 triệu USD/1 dự án. 2.1.2.2 Tình hình thực hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài  Tình hình thực hiện vốn đầu tư Trong giai đoạn 2001 - 2010, lượng vốn FDI thực hiện của Phú Thọ đạt 229,93 triệu USD, tương đương với 50,92% so với tổng lượng vốn đăng ký. Giữa lượng vốn FDI đăng ký và FDI thực hiện của Phú Thọ có sự tương đồng chặt chẽ với nhau qua các năm. Năm 2001 chỉ thu hút được 1 dự án FDI và lượng vốn FDI thực hiện cũng đạt thấp nhất trong giai đoạn là 2,12 tỷ USD, tương đương 22,3%. Năm 2004 là năm đỉnh điểm trong thực hiện FDI khi lượng FDI thực hiện là 30,04 triệu USD, tỷ lệ thực hiện lên tới 79,9%.  Tình hình sử dụng lao động Số lao động người Viê ̣t đan g làm viê ̣c trong các doanh nghiê ̣p có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoa ̣t động đến thời điểm tháng 12/2010 là 28.576 người, lao động người nước ngoài là 204 người. Lao động đã qua đào ta ̣o ở trường lớp và ở ta ̣i doanh nghiê ̣p đạt 93%. Lao động trực tiếp sản xuất có 26.455 người, chiếm 92,6%; Lao động quản lý có 820 người, chiếm 2,8%; Lao động di ̣ch vụcó 1301 người, chiếm 4,6% so với tổng số lao động. Lao động ở Phú Thọcó chi phí nhân công rẻ , bằng 65% so với Hà Nội, 40% so với thành phố Hồ Chí Minh, lương bình quân 60 – 80 USD/người/tháng. [7] Như vậy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (tại trường lớp và tại doanh nghiệp) của doanh nghiệp FDI là khá cao. Lao động trực tiếp chiếm đa số (92,6%) là do các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư sản xuất vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ (may mặc, giày da), công nghiệp chế biến, gia công cần rất nhiều lao động trực tiếp.  Công nghệ và quản lý Công nghệ: Khoảng 70% các dự án đầu tư hiện tại thuộc lĩn h vực công nghiê ̣p nhe ̣ , tâ ̣p trung chủ yếu là ngành may mă ̣c , dê ̣t nhuộm, giầy da, sản xuất hạt nhựa và sản phẩm từ nhựa, chế biến nông sản thực phẩm , số còn la ̣i là các dự án về lĩnh vực hoá chất phụtùng
  • 16. ngành dệt may, bao bì container, đá lát nền, chế biến giấy. Chỉ có 01 dự án sản xuất máy vi tính và vô tuyến điện tử. Trình độ quản lý : Các doanh nghiệp FDI có trình độ quản lý khá hơn các doanh nghiê ̣p trong tỉnh. Hê ̣thống quản lý được tổ chứ c khoa học và bài bản , gọn nhẹ, cụ thể, chi tiết, có quy trình, quy pha ̣m rõ ràng ở tất cả các khâu . Các vị trí công tác được tiêu chuẩn hoá đúng người, đúng viê ̣c. Tổ chứ c văn phòng tinh giảm , tổ chứ c lao động hợp lý , tổ chứ c sản xuất khoa học và hiê ̣u suất cao hơn.  Tiêu thụ sản phẩm Khoảng 80 - 85% sản phẩm của các doanh nghiệp FDI là xuất khẩu . Trong khi năm 2003 kim ngha ̣ch xuất khẩu của các doanh nghiê ̣p FDI chỉ chiếm 56,7% tổng kim nga ̣ch xuất khẩu của tỉnh thì đến 2009 đã là 70,4% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Các nhóm hàng dệt may, nhựa, da giầy, chè tỷ lệ xuất khẩu khoảng 80 - 90%; nhóm sản phẩm gỗ nội thất , thực phẩm, chiếm 30 - 40%. Nhóm sản phẩm hoá chất dê ̣t, phụ tùng dệt may chủ yếu phục vụ các doanh nghiê ̣p dê ̣t trong tỉnh. Thị trường tiêu thụ tập trung ở 3 thị trường chính , xuất khẩu về chính quốc khoảng 60% đối với phần lớn sản phẩm của các doanh nghiê ̣ p Hàn quốc và Nhâ ̣t bản , xuất khẩu vào thị trường EU và Mỹ khoảng 30% và tiêu thụ tại Việt nam 10%.  Sản xuất kinh doanh Giai đoạn 2001-2010, các doanh nghiệp FDI tạo ra tổng giá trị sản xuất là 255,6 ngàn USD, chiếm 25,5% tổng giá trị sản xuất của cả tỉnh. Riêng trong năm2009, giá trị sản xuất công nghiê ̣p của các doanh nghiê ̣p FDI đa ̣t3718,96 tỷ đồng, tăng 10,92%, giá trị xuất khẩu đạt 199,6 ngàn USD, nộp ngân sách76,428triê ̣u đồng tăng22,3% so với năm2007. Các doanh nghiệp FDI chiếm tới 78,1% giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn tỉnh, nguyên nhân là đa số các doanh nghiệp này sản xuất sản phẩm tại tỉnh rồi xuất khẩu sản phẩm sang nước thứ ba, thường là chính quốc. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu riêng năm 2009 đa ̣t 199,6 ngàn USD, tốc độtăng trưởng bình quân năm trên16%. Đến hết năm 2009 trên địa bàn tỉnh đã có 33 doanh nghiê ̣p sản xuất kinh doanh có lãi, bằng 70,2% tổng số doanh nghiê ̣p , 12 doanh nghiê ̣p không lãi nhưng không lỗ (25,5%), 1 doanh nghiê ̣p lỗ (2,07%), 1 doanh nghiê ̣p phá sản. Trừ số doanh nghiê ̣p được cấp phép đầu tư năm 2009 và các doanh nghiệp phải thu hồi giấy phép đầu tư do không có khả năng thực hiê ̣n DA, các doanh nghiê ̣p còn la ̣i cơ bản đã hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản , sản xuất tương đối ổn định , có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, xu hướng tăng vốn mở rộng sản xuất đã được các doanh nghiê ̣p lựa chọn , xây dựng kế hoa ̣ch năm 2010 đều tăng từ 12% - 29% ở các chỉ tiêu sản xuất , tiêu thụ, xuất khẩu và nộp ngân sách. 2.2 Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở tỉnh Phú Thọ 2.2.1 Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý Trên cơ sở Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị và căn cứ Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Nghị quyết 39/2011/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoa ̣n 2011 – 2020, đi ̣nh hướng đến năm 2030. Hàng năm, Sở KH&ĐT Phú Thọtổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư như: - Tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư thương mại tại Hà Nội và các tỉnh khác.
  • 17. - Quảng bá về tiềm năng đầu tư của tỉnh Phú Thọ tại Hội chợ Thương mại và Du lịch Việt Bắc. - Hội thảo xúc tiến hợp tác đầu tư ở khu vực và các đối tác chiến lược như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Đi ̣nh hướng trong năm 2012, tiếp tục triển khai các chương trình cung cấp thông tin , tham gia hội chợ, khảo sát thi ̣trường, tổ chứ c hội thảo, hội nghi ̣, tâ ̣p huấn, diễn đàn. Tiếp tục phát hành Bản tin Xúc tiến Đầu tư , Thương ma ̣i và Du li ̣ch Phú Thọđ ến các cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh. Nâng cao chất lượng thông tin để đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường cung cấp cho doanh nghiệp và giới thiệu quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp. Giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp trong tỉnh, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mới. 2.2.2 Cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tư Phú Thọ ban hành và thực hiện có kết quả cải cách thủ tục hành chính , thông qua thực hiê ̣n cơ chế một cử a liên thông đối với các dự án đầu tư trên đi ̣a bàn tỉnh Phú Thọtheo Quyết đi ̣nh số 417/2009/QĐ-UBND ngày 25/2/2009 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Phú Thọ , đã rút ngắn thời gian kể từ khi quyết đi ̣nh chủ trương đầu tư đến bàn giao mă ̣t bằng sa ̣ch cho nhà đầu tư, góp phần đáng kể cải thiện môi trường đầu tư , được các nhà đầu tư hoan nghênh và đánh giá cao. Quy trình thụ lý hồ sơ và cấp giấy phép đầu tư được quy định riêng tại tỉnh: Nhà đầu tư chỉ cần làm việc trực tiếp với Sở KH&ĐT để hoàn thành hồ sơ dự án FDI, nhận giấy phép đầu tư và triển khai thủ tục thực hiện dự án (hoặc trực tiếp với Ban Quản lý các KCN tỉnh đối với các dự án đầu tư vào KCN). Bên cạnh đó, thời gian đăng ký cấp giấy phép đầu tư là 7 ngày làm việc; thời gian thẩm định cấp giấy phép đầu tư là 20 ngày làm việc; 10 ngày làm việc đối với dự án mà UBND tỉnh tham gia ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định và cấp giấy phép đầu tư. 2.2.3 Kiểm tra, giám sát hoạt động Công tác quản lý, giám sát được thực hiện có kế hoạch, thường xuyên, chặt chẽ và đồng bộ sẽ đảm bảo dự án đầu tư được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, đúng tiến độ, hạn chế được các tác hại về môi trường, chống các hoạt động chuyển giá trốn thuế.., Trong những năm qua, tỉnh quá chú trọng vào việc thu hút và kêu gọi các dự án đầu tư FDI mới, chưa giành sự quan tâm thích đáng cho công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau cấp phép đầu tư: cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp dự án FDI chưa đồng bộ, công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI sau cấp phép còn gặp nhiều khó khăn, các đơn vị làm công tác tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài chưa đủ mạnh. Thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động tại tỉnh nhưng kinh doanh không hiệu quả, phải ngừng hoạt động. Có trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ trốn gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, cũng như môi trường đầu tư tại Việt Nam. 2.3 Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Phú Thọ
  • 18. 2.3.1 Những kết quả đạt được Doanh nghiệp FDI đã đóng góp tích cực vào thay đổi bộ mặt của tỉnh trên nhiều phương diện như: tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cấp cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm quản lý, chất lượng lao động… Bên cạnh đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, tỉnh ta cũng đang tập trung quy hoạch và phát triển nhiều KCN, CCN nhằm tăng cường thu hút mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh. Tỉnh Phú Thọ thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện dần cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý và các thủ tục hành chính khác. Các nhà đầu tư đến với Phú Thọ đã yên tâm kinh doanh và bước đầu mở rộng quy mô sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà đầu tư và cho kinh tế của tỉnh. Đồng thời, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho số lượng lớn lao động trong tỉnh. Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từng bước được cải thiện. Không chỉ sản xuất cung cấp các sản phẩm trong nước, các doanh nghiệp FDI còn xuất khẩu hàng hóa, chủ yếu là hàng may mặc hoặc nhận gia công, góp phần mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Đến nay Phú Thọ đã có quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới, tuy tỷ lệ xuất nhập khẩu còn ít nhưng phần nào đã để lại thương hiệu về các mặt hàng xuất khẩu, tạo cơ hội thu hút hơn nữa đối với các nhà đầu tư. 2.3.2 Những hạn chế Khả năng hấp thụ nguồn vốn còn khiêm tốn, đồng nghĩa với việc chưa tận dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn. Chế tài xử phạt doanh nghiệp còn hạn chế do vướng trần của khung hình phạt. Tình trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư không phù hợp quy hoạch còn diễn ra, đặc biệt trong các dự án sân gôn, trồng rừng, sản xuất thép, xi măng, khai thác khoáng sản. Về vốn đầu tư xây dựng : Nguồn vốn đầu tư xây dựng các cụm CN , TTCN đều đang gă ̣p rất nhiều khó khăn , chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ từ trên nên không chủ động trong quá trình đầu tư xây dựng , hiện tại hầu hết phải đầu tư theo hình thức cuốn chiếu, chưa được đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu tốt nhất về mặt bằng và điều kiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đă ̣c biê ̣t là xây dựng ha ̣tầng Trước đây, thủ tục đăng ký kinh doanh cũng như thủ tục đầu tư đối với các dự án FDI vào các khu công nghiệp được thực hiện từng bước với sự tham gia của nhiều cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cảnh người dân, nhà đầu tư bắt buộc phải đến từng cơ quan để làm thủ tục, “chầu chực” đi lại nhiều lần để được cầm trên tay giấy phép kinh doanh hay giấy phép đầu tư thực sự là một hành trình thử thách tính kiên nhẫn của người dân và nhà đầu tư. 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 2.3.3.1.Điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh Hệ thống luật pháp, chính sách của Nhà nước đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính đồng bộ, chưa đủ mức cụ thể nên chưa đảm bảo xuyên suốt gây khó khăn cho qua trình dự đoán của các nhà đầu tư khi tìm hiểu về môi trường đầu tư của Việt Nam Thực tế, so với một số tỉnh bạn như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh… thì Phú Thọ có vị trí địa lý ít thuận lợi hơn, hạ tầng giao thông kết nối từ địa phương với thủ đô Hà Nội, cảng biển, sân bay chưa hoàn thiện. Hiện nay các KCN, CCN phát triển nhanh về số
  • 19. lượng song lại hạn chế về chất lượng dẫn đến việc thu hút đầu tư thời gian qua rất khó khăn, tỷ lệ lấp đầy thấp, chi phí san lấp mặt bằng, giá phí sử dụng còn cao. 2.3.3.2. Các rào cản hành chính Thủ tục hành chính của tỉnh còn phiền hà, nhiều vấn đề của nhà đầu tư trong quá trình triển khai và vận hành dự án không được quan tâm, ưu tiên giải quyết. Các nhà đầu tư đã rất nhiều lần nản lòng trước thủ tục phê duyệt dự án rườm rà cộng với thời gian thẩm định dự án quá lâu, có khi lên tới vài tháng hoặc vài năm. Phú Thọ hiện đang có hiện tượng “ba không”- không biết mặt nhà đầu tư (vì nhà đầu tư có thể ủy quyền giao hết cho một công ty tư vấn); không biết địa điểm (pháp luật không quy định thẩm tra địa điểm); không biết họ hoạt động như thế nào (mặc dù vấn đề này thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng địa phương). 2.3.3.3. Các rào cản quy hoạch: Công tác quy hoạch chi tiết, quy hoạch cho đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng chưa được coi trọng. Trong các năm vừa qua, tỉnh vẫn chưa có sự nghiên cứu nghiêm túc và xây dựng các danh mục dự án đầu tư chủ yếu cần thu hút. Vì thế, để tránh rủi ro, các nhà đầu tư phải chờ đợi để thăm dò. Trong khi quỹ đất sạch tại nhiều địa phương đang ngày càng trở nên khan hiếm thì việc các dự án FDI "chiếm đất", không triển khai thực hiện đã khiến nhiều nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư thật sự, cấp bách đành bỏ lỡ cơ hội đầu tư vì không tìm được mặt bằng. 2.3.3.4. Chất lượng nguồn nhân lực Thực tế ở Phú Thọ cho thấy, đội ngũ những người làm kinh doanh và viên chức Nhà nước còn thiếu và yếu. Năng lực của cán bộ quản lý, thẩm tra và làm công tác xúc tiến đầu tư ở các tỉnh nhìn chung hạn chế. Cán bộ quản lý chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến việc thẩm định năng lực tài chính, kỹ thuật cũng như những tác động về môi trường, kinh tế - xã hội lâu dài của các dự án có quy mô lớn, có tác động không những đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn tác động đến kinh tế - xã hội của cả nước. 2.3.3.5. Hoạt động xúc tiến đầu tư: Hiệu quả của công tác này chưa cao, hoạt động xúc tiến đầu tư còn giàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm; chưa có sự thống nhất điều phối để đảm bảo sự tập trung thực hiện đúng mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trong từng thời kỳ, từng địa bàn, từng đối tác. Hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài vẫn chưa nhận được sự quan tâm thích đáng, chưa được tiến hành rộng rãi và toàn diện CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI PHÚ THỌ 3.1 Mục tiêu, định hƣớng thu hút, quản lý doanh nghiệp FDI của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 3.1.1. Mục tiêu quản lý - Nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư nước ngoài phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2011 - 2020 theo hướng khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch.
  • 20. - Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để đảm bảo chất lượng của hoạt động này trong tình hình mới. - Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Bộ KH&ĐT và các cơ quan trong toàn bộ quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý dự án và kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư. 3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu thu hút FDI của Phú Thọ trong giai đoạn 2010 - 2020 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 theo quyết đi ̣nh số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14/7/2008 với các tiêu chí sau: 3.1.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội cơ bản tới năm 2020  Mục tiêu chung: - Xây dựng Phú Thọtrở thành Trung tâm kinh tế vùng ; là một trong những trung tâm khoa học, công nghê ̣, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, du li ̣ch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; - Phấn đấu thu hẹp khoảng cách chênh lệch với cả nước về trình độ phát triển và mức sống dân cư, trong đó tiêu biểu nhất là thu hẹp mức chênh lệch GDP/người của tỉnh so với mức trung bình của cả nước và tiến tới vượt mức trung bình của cả nước về chỉ tiêu này. - Thu hút tối đa mọi nguồn lực nhằm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tới năm 2020  Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội cơ bản đến 2020 - Chỉ tiêu kinh tế: - Chỉ tiêu xã hội - Các chỉ tiêu về môi trường: 3.1.2.2. Mục tiêu thu hút FDI của Phú Thọ đến năm 2020 - Tổng quan về thu hút FDI đến 2020 Giai đoạn 2010 - 2020, theo “Quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội Phú Thọ đến 2020” thì lượng FDI cần thiết là 22,5% tổng vốn đầu tư tức là khoảng 1708,75 triệu USD, bình quân 1 năm là 122 triệu USD. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư đó, Phú Thọ đã xây dựng một danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020 với tổng số 130 dự án với số vốn đầu tư kêu gọi lên tới 7.386 triệu USD. - Danh mục các dự án thu hút FDI chủ yếu đến 2020 3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Phú Thọ 3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch - Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh đến năm 2020 cho tất cả các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, nhân dân trong Tỉnh; - Tăng cường hiệu lực và hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với UBND cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư FDI - Tổ chức giới thiệu, quảng bá các dự án ưu tiên trong các dịp mời gọi, xúc tiến đầu tư để các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến và đầu tư. - Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút FDI giai đoạn 2011-2020;
  • 21. Mã tài liệu : 600057 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562