SlideShare a Scribd company logo
1 of 161
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ 
BỘ MÔN SINH LÝ 
BÀI GIẢNG SINH LÝ HỌC 
(Sau đại học) 
Cần Thơ – 2014
MỤC LỤC 
Sinh lý màng bào tương tế bào.....................................................................1 
Sinh lý cầm máu.........................................................................................25 
Sinh lý niêm mạc đường hô hấp.................................................................48 
Sinh lý tiết niệu...........................................................................................64 
Sinh lý chuyển hóa xương..........................................................................79 
Sinh lý đường huyết.................................................................................100 
Sinh lý lipid máu và chuyển hóa lipid máu...............................................119 
Sinh lý synap............................................................................................138
SINH LÝ MÀNG BÀO TƯƠNG TẾ BÀO 
Con người là một sinh vật đa bào mà mỗi tế bào vừa là đơn vị cấu tạo vừa là 
đơn vị chức năng của cơ thể. Tế bào là một đơn vị sống bởi vì nó tự chuyển hóa, tự 
sinh sản, tự thích nghi, tự điều hòa và từ chúng các mô sống, cơ quan sống và cơ thể 
sống được hình thành, duy trì và phát triển. Trong tế bào, màng đóng vai trò chủ yếu vì 
nó chiếm khoảng 80% khối lượng tế bào. Màng tế bào bao gồm: màng bào tương 
(màng bề mặt tế bào) và màng các bào quan (màng lưới nội nguyên sinh, màng ty thể, 
màng Golgi, màng nhân...). 
1. CẤU TRÚC-CHỨC NĂNG CỦA MÀNG BÀO TƯƠNG TẾ BÀO 
Màng bào tương tế bào mỏng, đàn hồi, dày 7,5 - 10 nm, được cấu tạo bởi các 
thành phần chính là lipid, protein và glucid mà chủ yếu là lipid và protein. 
Hình 1. Cấu trúc màng bào tương tế bào 
1.1. Thành phần lipid của màng 
Thành phần lipid gồm chủ yếu là phospholipid và cholesterol. 
1.1.1. Phospholipid 
- Cấu hình: các phân tử phospholipid tạo thành lớp lipid kép (phospholipid bilayer) 
mỏng, mềm mại, có thể uốn khúc, trượt đi trượt lại và dễ biến dạng. Phospholipid 
là một chất phân cực chúng có một đầu kỵ nước là gốc acid béo và một đầu ưa 
nước là gốc phosphat. Nền móng tạo nên màng sinh học là tính chất kỵ nước của 
gốc acid béo khiến chúng bị dịch ngoại bào và dịch nội bào đẩy quay vào trong, 
gặp nhau, hấp dẫn nhau và nằm ở trung tâm của màng. Đầu ưa nước nằm ở hai 
1 
Dịch ngoại bào 
Dịch nội bào
phía của màng, tiếp xúc với dịch nội bào và dịch ngoại bào. Mỗi nửa của lớp 
phospholipid kép tạo nên một tấm lá (leaflet). 
- Chức năng: lớp phospholipid kép là đơn vị cấu trúc cơ bản của màng sinh học, 
các thành phần khác sẽ khảm vào trong đó tạo thành cấu trúc ngăn cách tế bào 
với môi trường xung quanh. Bên cạnh đó lớp phospholipid cũng tham gia vận 
chuyển các chất qua màng bằng khoảng kẽ giữa các phân tử phospholipid hoặc 
bằng cơ chế hòa màng. 
1.1.2. Cholesterol 
- Cấu hình: cholesterol phần nhiều ở dạng este hóa, liên kết lỏng lẻo với màng. Nó 
cũng có hai đầu, một đầu ưa nước là gốc hydroxyl hướng ra ngoài và một đầu là 
kỵ nước là nhân steroid vùi vào trong lớp phospholipid kép. 
- Chức năng: quyết định tính lỏng của màng. 
1.2. Thành phần protein của màng 
Các phân tử protein được khảm vào trong lớp phospholipid kép. Dựa vào liên 
kết trong cấu trúc màng, protein được chia làm hai loại: protein xuyên màng (intergral 
membrane protein) và protein ngoại vi (peripheral membrane protein). 
1.2.1. Protein xuyên màng 
- Cấu hình: protein này nằm xuyên qua màng, thò 2 đầu ra ngoài và được khảm 
vào trong lớp phospholipid kép bằng ba cách liên kết: liên kết ion với những 
nhóm có cực của lipid, liên kết kỵ nước với khoảng giữa chứa đựng chuỗi acyl 
của lipid màng và những liên kết đặc biệt với những cấu trúc nhất định của lipid 
màng (như những vùng chứa cholesterol hoặc các phức hợp glycolipid). 
- Chức năng: protein xuyên màng chủ yếu là các protein vận chuyển (gồm protein 
kênh, protein mang có tính chất enzym và protein mang không có tính chất 
enzym), protein kháng nguyên và các protein nhận diện. 
1.2.2. Protein ngoại vi 
- Cấu hình: protein này bám vào một bên màng, thường là mặt trong. Chúng 
thường được nối với màng hoặc gián tiếp bởi ảnh hưởng qua lại với protein 
xuyên màng hoặc trực tiếp bởi tác dụng với những nhóm phân cực của lipid. 
- Chức năng: protein ngoại vi là các protein enzym, ngoài ra cũng có thể là các cấu 
trúc sợi và ống siêu vi nằm dưới màng tạo bộ khung cho màng và thực hiện chức 
năng co rút. 
2
1.3. Thành phần glucid của màng 
- Cấu hình: các phân tử glucid mà thành phần hóa học chính là oligosaccharid kết 
hợp với bề mặt ngoài tế bào của protein màng tạo thành glycoprotein hoặc lipid 
màng tạo thành glycolipid. Ngoài ra còn có các hợp chất glucid gọi là 
proteoglycan gồm các phân tử glucid bám xung quanh một cái lõi nhỏ protein. 
Như vậy, các phân tử glucid đã tạo thành một lớp áo lỏng lẻo, lắc lư, phủ bên 
ngoài của màng bào tương tế bào, được gọi là glycocalyx. 
- Chức năng: lớp áo glycocalyx có 4 chức năng chính là đẩy các phân tử tích điện 
âm do tính tích điện âm, làm các tế bào dính vào nhau do áo glucid tế bào này 
bám vào áo glucid tế bào khác, hoạt động như những receptor của hormon và 
tham gia vào các phản ứng miễn dịch . 
2. HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CỦA MÀNG BÀO TƯƠNG TẾ BÀO 
Màng bào tương tế bào thực hiện nhiều hoạt động chức năng quan trọng như 
phân cách tế bào với môi trường xung quanh, vận chuyển các chất qua màng tế bào, 
kết dính tế bào và tương tác tế bào. 
2.1. Phân cách tế bào với môi trường xung quanh 
Màng bào tương tế bào phân cách các thành phần bên trong tế bào với môi 
trường xung quanh do đó tạo cho tế bào thành một tổ chức sống độc lập tương đối với 
môi trường xung quanh. Các thành phần trong tế bào gồm có: 
- Các bào quan của tế bào: nhân, ty thể, mạng lưới nội bào tương, ribosom, 
lysosom, bộ golgi... 
- Dịch trong tế bào còn gọi là dịch nội bào: dịch nội bào chứa protein và một lượng 
lớn ion K+, Mg++, phosphat, sulfat so với dịch ngoại bào chứa chủ yếu các chất 
dinh dưỡng cho tế bào như oxy, glucose, acid amin, acid béo và một lượng lớn 
ion Na+, Cl-, HCO3 
-. 
2.2. Vận chuyển các chất qua màng tế bào 
Tuy tế bào là một tổ chức sống độc lập nhưng nó vẫn có mối liên hệ với môi 
trường xung quanh thông qua hoạt động vận chuyển các chất qua màng bào tương tế 
bào. Có hai chiều vận chuyển: từ ngoài vào và từ trong ra khỏi tế bào. Có hai cách 
3
thức vận chuyển: vận chuyển qua các phân tử cấu tạo lên màng bào tương tế bào và 
vận chuyển bằng một đoạn màng bào tương tế bào. 
2.2.1. Vận chuyển qua các phân tử cấu tạo lên màng bào tương tế bào 
Đây là quá trình vận chuyển có chọn lọc các chất và phụ thuộc vào đặc tính của 
các phân tử cấu tạo lên màng bào tương tế bào. 
2.2.1.1. Vận chuyển qua lớp lipid kép 
- Hình thức vận chuyển: vận chuyển thụ động theo lối khuếch tán đơn giản qua 
khoảng kẽ giữa các phân tử của lớp lipid kép. 
- Chất được vận chuyển: các chất hòa tan trong lipid như O2, CO2, nitơ, acid béo, 
vitamin tan trong dầu A, D, E, K, rượu ... Mặc dù nước không hòa tan trong lipid 
nhưng một phần nước vẫn có thể khuếch tán qua lớp lipid kép vì kích thước của 
chúng nhỏ nhưng động năng của chúng lại rất lớn nên chúng có thể xuyên qua 
lớp lipid kép như những “viên đạn” (bullets). 
- Tính chất của lớp lipid kép: các ion không thể thấm qua lớp lipid kép cho dù kích 
thước của chúng rất nhỏ bởi vì: các ion mang điện làm cho rất nhiều phân tử 
nước gắn xung quanh (hiện tượng hydrat hóa) nên kích thước thực của chúng bị 
tăng lên rất nhiều, mặt khác điện tích của các ion phản ứng với điện tích của lớp 
lipid kép khiến chúng không đi qua được. 
- Tốc độ khuếch tán: tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có khả 
năng hòa tan của chất khuếch tán trong lipid. Tốc độ khuếch tán của CO2 gấp 20 
lần O2. 
2.2.1.2. Vận chuyển qua các protein xuyên màng 
* Vận chuyển qua các protein kênh: 
- Hình thức vận chuyển: vận chuyển thụ động theo lối khuếch tán đơn giản qua 
kênh protein. 
- Chất được vận chuyển: nước và các chất hòa tan trong nước. 
- Tính chất của kênh: 
+ Tính chọn lọc chất khuếch tán do đặc điểm về đường kính, hình dạng và điện 
tích của kênh. 
+ Tính chất đóng mở bằng cổng, sự đóng mở các kênh được kiểm soát bằng một 
trong hai cách: đóng mở do điện thế, đóng mở do ligand. 
4
- Tốc độ khuếch tán: tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có số 
lượng kênh trên một đơn vị diện tích màng. 
- Ví dụ: 3 loại kênh quan trọng 
+ Kênh Na+: kích thước 0,3x0,5nm, mặt trong tích điện âm mạnh. Cổng kênh 
nằm ở mặt ngoài màng bào tương tế bào, cổng đóng khi bên trong tế bào tích 
điện âm rất mạnh và mở ra đột ngột khi bên trong tế bào mất điện tích âm đó 
cho phép ion Na+ đi từ ngoài vào trong tế bào. 
+ Kênh K+: kích thước 0,3x0,3nm, mặt trong không tích điện âm. Cổng kênh 
nằm ở mặt trong màng bào tương tế bào, cổng mở khi bên trong tế bào trở 
thành điện tích dương cho phép ion K+ đi từ trong ra ngoài tế bào. 
+ Kênh Ca++: thời gian hoạt hóa của kênh này rất chậm, chậm hơn kênh Na+ từ 
10-20 lần vì vậy kênh Ca++ được gọi là kênh chậm trong khi kênh Na+ là kênh 
nhanh. Kênh này cho phép Ca++ và Na+ đi từ ngoài vào trong tế bào. 
* Vận chuyển qua các protein mang không có tính chất enzym: 
- Hình thức vận chuyển: vận chuyển thụ động theo lối khuếch tán được tăng cường 
qua các protein mang không có tính chất enzym. 
- Chất được vận chuyển: chất hữu cơ có kích thước lớn như glucose, acid amin. 
- Tính chất của protein mang: chất được vận chuyển gắn vào protein mang làm cho 
protein mang thay đổi cấu hình và mở ra ở phía bên kia của màng. Do lực liên 
kết giữa chất được vận chuyển và protein mang yếu nên chuyển động nhiệt của 
chất được vận chuyển sẽ tách nó ra khỏi protein mang và giải phóng vào phía đối 
diện. 
Chất được vận chuyển Điểm 
Hình 2. Cơ chế khuếch tán dược tăng cường 
- Tốc độ khuếch tán: tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có số 
lượng protein mang trên một đơn vị diện tích màng do đó tốc độ khuếch tán có 
giá trị tối đa (sự bảo hòa của vận chuyển). 
5 
gắn 
Chất mang 
thay đổi cấu 
hình 
Phóng 
thích
- Ví dụ: glucose được hấp thu vào tế bào bằng cơ chế khuếch tán được tăng cường, 
insulin làm tăng tốc độ khuếch tán lên 10-20 lần do làm tăng số lượng các protein 
mang. 
* Vận chuyển qua các protein mang có tính chất enzym 
- Hình thức vận chuyển: vận chuyển chủ động theo lối sơ cấp qua các protein 
mang có tính chất enzym (bơm). 
- Chất được vận chuyển: các ion như Na+, K+, Ca++, H+, Cl-. 
- Tính chất của protein mang: protein mang vừa đóng vai trò là chất chuyên chở để 
chất được vận chuyển gắn vào vừa đóng vai trò là một enzym thủy phân ATP để 
lấy năng lượng. Năng lượng đó sẽ làm thay đổi cấu hình của protein mang giúp 
chúng bơm các chất được vận chuyển qua màng. 
- Tốc độ vận chuyển: vận chuyển tích cực cũng bị bảo hòa giống như khuếch tán 
dược tăng cường. Khi nồng độ chất được vận chuyển thấp, tốc độ vận chuyển 
tăng tỷ lệ thuận với sự tăng nồng độ. Ở nồng độ cao, sự vận chuyển đạt mức tối 
đa (Vmax). Sự bảo hòa là do: tốc độ các phản ứng hóa học lúc gắn hoặc lúc giải 
phóng chất được vận chuyển khỏi chất mang và thời gian cần cho sự thay đổi 
hình dạng của protein mang. 
- Ví dụ: 
+ Bơm Na+-K+-ATPase: hiện diện ở tất cả tế bào trong cơ thể, gồm hai protein 
hình cầu, trong đó protein lớn có 3 vị trí receptor gắn với Na+ ở phía trong tế 
bào và 2 vị trí receptor gắn với K+ ở phía ngoài tế bào. Phần phía trong bơm 
gần receptor của Na+ có men ATPase hoạt động. Khi bơm hoạt động sẽ bơm 2 
K+ từ ngoài vào trong tế bào và 3 Na+ từ trong ra ngoài. 
Hình 3. Hoạt động của bơm Na+-K+-ATPase 
+ Bơm Ca++: hiện diện ở hầu hết tế bào trong cơ thể, khi bơm hoạt động sẽ bơm 
Ca++ từ trong ra ngoài tế bào duy trì nồng độ Ca++ thấp trong tế bào. 
* Vận chuyển phối hợp qua các protein mang có và không có tính chất enzym 
6
- Hình thức vận chuyển: vận chuyển chủ động theo lối thứ cấp qua sự phối hợp của 
các protein mang. 
- Chất được vận chuyển: các chất hữu cơ như glucose, acid amin và các ion. 
- Tính chất của sự phối hợp các protein mang: protein mang thứ nhất có tính chất 
enzym hoạt động theo cơ chế vận chuyển chủ động sơ cấp tạo ra một bậc thang 
nồng độ của ion. Năng lượng được giải phóng từ bậc thang nồng độ ion cho phép 
protein mang thứ hai không có tính chất enzym vận chuyển ion theo bậc thang 
nồng độ và chất cùng vận chuyển khác ngược bậc thang nồng độ. 
- Tốc độ vận chuyển: tương tự vận chuyển chủ động sơ cấp. 
- Ví dụ: 
+ Đồng vận chuyển thuận (co-transport) với Na+ của glucose và acid amin ở tế 
bào biểu mô ống tiêu hóa và ống thận để hấp thu các chất này vào máu. 
Hình 4. Cơ chế đồng vận chuyển thuận Na+ - Glucose 
+ Đồng vận chuyển nghịch (counter-transport) với Na+ của K+ hoặc H+ ở tế bào 
biểu mô ống lượn xa và ống góp để tái hấp thu Na+ và bài tiết K+ hoặc H+ trao 
đổi. 
2.2.2. Vận chuyển bằng một đoạn màng bào tương tế bào 
2.2.2.1. Hiện tượng nhập bào (endocytosis) 
* Thực bào (phagocytosis): 
- Bản chất: là hiện tượng tế bào nuốt vi khuẩn, mô chết, bụi... Chỉ một số tế bào có 
khả năng này đó là các đại thực bào ở mô và và các bạch cầu. 
- Cách thức thực bào: màng bào tương tế bào kết dính với chất được thực bào. 
Phía trong màng bào tương tế bào sát với những chỗ kết dính này là một mạng 
lưới các sợi protein có cấu tạo bởi các sợi actin và myosin. Các sợi này sẽ co rút 
với năng lượng từ ATP làm cho màng bào tương lõm vào trong và dần dần hình 
7
thành túi thực bào tách khỏi màng bào tương đi vào bên trong tế bào. Phần màng 
bào tương còn lại kết hợp lại với nhau bằng cơ chế hòa màng. 
* Ẩm bào (pinocytosis): 
- Bản chất: là hiện tượng tế bào nuốt các dịch lỏng và các chất tan có kích thước 
nhỏ... Ẩm bào xảy ra liên tục ở màng hầu hết các tế bào trong cơ thể. 
- Cách thức ẩm bào: các chất được ẩm bào đến tiếp xúc với màng bào tương tế bào 
và hiện tượng ẩm bào diễn ra tương tự cơ chế thực bào. 
Hình 5. Cơ chế ẩm bào 
2.2.2.2. Hiện tượng xuất bào (exocytosis): 
- Bản chất: là hiện tượng tế bào bài tiết các chất được tổng hợp trong tế bào như 
hormon, chất truyền đạt thần kinh hoặc các chất cặn bã (residual body) sau quá 
trình tiêu hóa ra khỏi tế bào 
- Cách thức xuất bào: các chất bài tiết được đóng gói trong các túi và được vận 
chuyển đến màng bào tương tế bào nhờ năng lượng ATP. Tại đây, bằng cơ chế 
hòa màng các túi này mở thông ra bên ngoài giải phóng các chất bài tiết và trở 
thành một phần của màng bào tương tế bào. 
2.3. Kết dính tế bào 
Màng bào tương tế bào với hệ thống các phân tử kết dính trong lớp áo 
glycocalyx cho phép kết dính tế bào với tế bào hoặc tế bào với các đại phân tử 
collagen, fibrinogen, heparin... Với sự kết dính này các tế bào được cố định, đây là cơ 
sở để xây dựng nên các mô, các cơ quan và cơ thể toàn vẹn. Không chỉ có ý nghĩa hình 
thái, sự kết dính này còn giúp các tế bào trao đổi với nhau về vật chất cũng như các tín 
8
hiệu trong quá trình sống và hơn thế nữa nó còn có thể đóng vai trò quan trọng trong 
quá trình biệt hóa và phát triển tế bào. Sự kết dính được thực hiện theo các cơ chế: tác 
dụng tương hỗ giữa các nhóm chức hóa học, cầu nối trung gian của các ion hóa trị 2+, 
lực tĩnh điện giữa hai tế bào. Có một số mô hình kết dính đã được nghiên cứu như kết 
dính kiểu enzym-cơ chất, kiểu protome bổ xung và bởi fibronectin. 
2.3.1. Kết dính kiểu enzym-cơ chất 
Lớp áo glycocalyx bao phủ bên ngoài màng bào tương tế bào làm cho lớp áo 
của tế bào này xen lẫn và kết dính vào lớp áo của tế bào kia. Nhiều phân tử kết dính 
đặc hiệu đã được phát hiện đặc biệt là các glycoprotein với các gốc ose (hydratcarbon) 
của tế bào này kết dính với enzym glycosyl – transferase của tế bào kia. Sự kết dính 
này là kiểu kết dính enzym-cơ chất đặc hiệu và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi 
trường như pH, nhiệt độ, nồng độ ion... Lý thuyết về sự kết dính này cho phép giải 
thích sự bền vững trong gắn kết giữa các tế bào vì đó là liên kết đồng hóa trị. Di căn 
trong bệnh ung thư do các tế bào ung thư có sự khóa các enzym bề mặt và xuất hiện sự 
kết dính xảy ra trên cùng một tế bào chứ không phải tế bào này với tế bào kia. 
Tế bào bình thường Tế bào ung thư 
Hình 6. Kết dính tế bào theo kiểu hydratcarbon với glycosyl – transferase 
* Ví dụ điển hình: kết dính bởi fibronectin 
- Bản chất: fibronectin là một phân tử glycoprotein, trong lượng phân tử 200.000- 
250.000. Thành phần cấu tạo gồm 2 phần: phần protein với nhiều acid amin như 
tyrosin, lysin, glutamin và nhất là prolin, nghèo cystein; phần hydratcarbon có 
chứa các gốc ose tận là galactose, D-mannosamin, acid sialic và fructose. Hai 
phần liên kết với nhau bằng liên kết N-glucosid. Fibronectin tồn tại ở dạng 2 
chuỗi và dạng 4 chuỗi, nối với nhau bằng cầu disulfua. 
9 
Glucosyl transferase 
Hydratcarbon 
Hydratcarbon 
Glucosyl transferase
- Chức năng: fibronectin tác dụng thông qua enzym glucosyl transferase làm tập 
hợp các tế bào, kết dính chúng với nhau, ngăn trở sự biến hình của tế bào bằng 
cách sắp thẳng hàng các tế bào trong quá trình phân chia và phát triển, đồng thời 
tham gia vào sự biệt hóa tế bào, làm tăng sự di động của tế bào, góp phần liên kết 
tế bào với các đại phân tử như collagen, fibrogen, heparin... 
- Bệnh lý: trong nuôi cấy tế bào, nếu dùng protease phá hủy các phân tử 
fibronectin trên bề mặt tế bào thì các tế bào nuôi cấy phát triển theo hướng ác 
tính nghĩa là sinh sản và phân chia hỗn loạn thành nhiều lớp và tạo nên khối u, 
nhưng khi cho thêm fibronectin vào môi trường nuôi cấy thì sự phát triển tế bào 
trở lại bình thường. Người ta đã định lượng fibronectin của màng bề mặt tế bào 
của tổ chức ung thư và thấy rằng hàm lượng fibronectin bị giảm nhiều hoặc mất 
hẳn. 
2.3.2. Kết dính kiểu protome bổ xung 
Trên màng bề mặt tế bào có một số protome (tức là các chuỗi polypeptid) và 
các protome này bổ xung cho nhau để làm thành một kết cấu toàn diện hoàn chỉnh khi 
các tế bào kết dính với nhau. Kiểu liên kết này tương tự như sự liên kết của chuỗi a và 
chuỗi b trong phân tử hemoglobin hoặc sự liên kết của các protome trong phân tử 
enzym polyme. 
2.4. Tương tác tế bào 
Tương tác tế bào là sự phản ứng giữa các thành phần của màng bào tương tế 
bào mà chủ yếu là các protein với các phân tử chất bên ngoài một cách đặc hiệu. Với 
tương tác này tế bào sẽ thực hiện các hoạt động chức năng của nó. Các mô hình tương 
tác chủ yếu là tương tác kiểu kháng nguyên-kháng thể, kiểu enzym-cơ chất và kiểu tín 
hiệu hóa học-receptor. 
2.4.1. Tương tác kiểu kháng nguyên-kháng thể 
Tương tác kiểu kháng nguyên-kháng thể là cơ sở để tế bào thực hiện các chức 
năng miễn dịch. Màng bào tương tế bào vừa có các nhóm kháng nguyên, vừa có thể có 
kháng thể bám dính. 
2.4.1.1. Các kháng nguyên trên bề mặt tế bào 
Các phân tử protein có tính chất sinh kháng thể hay nói cách khác chúng có tính 
kháng nguyên. Màng bào tương tế bào được cấu trúc bởi nhiều phân tử protein cho 
nên chúng tạo thành các kháng nguyên bề mặt của tế bào. Có nhiều loại kháng nguyên 
10
bề mặt đã được biết đến như kháng nguyên bề mặt hồng cầu (kháng nguyên nhóm 
máu), kháng nguyên đặc hiệu đơn dòng tế bào máu và tế bào miễn dịch (CD), các 
kháng nguyên hòa hợp tổ chức (HLA). 
- Kháng nguyên bề mặt hồng cầu: hiện nay có khoảng 300 kháng nguyên bề mặt 
hồng cầu đã được biết đến, hầu hết các kháng nguyên này thuộc 1 trong 29 hệ 
nhóm máu. Các kháng nguyên màng hồng cầu là các đại phân tử cắm vào lớp 
phospholipid của màng hồng cầu. Hầu hết các kháng nguyên nhóm máu này là 
những glycoprotein, với tính đặc hiệu được xác định đầu tiên bởi chuỗi 
oligosaccharid (ví dụ nhóm ABO) hay bởi chuỗi acid amin (như nhóm MN, Kell, 
Duffy, Kidd, Diego). Các kháng nguyên Rh là những protein không glycosyl 
hóa, mặc dù sự hiện diện của các glycoprotein phối hợp cần thiết cho sự biểu 
hiện của chúng. 
- Kháng nguyên đặc hiệu đơn dòng tế bào máu và tế bào miễn dịch-CD (cluster of 
differentiation antigen: kháng nguyên biệt hóa) hay còn gọi là dấu ấn bề mặt tế 
bào (surface markers of cells): các kháng nguyên này mang tính cá thể, đa dạng 
và có hàng trăm loại được chia thành 5 typ. 
- Phức hợp hòa hợp mô chính ở người (MHC: major histocompatibility complex), 
thường gọi là kháng nguyên bạch cầu người (HLA: human leucocyte antigen): 
những phân tử này có vai trò quan trọng trong trình diện kháng nguyên và đáp 
ứng miễn dịch. 
2.4.1.2. Các kháng thể bám dính trên bề mặt tế bào 
Phần Fc của các phân tử Ig thuộc một số lớp và dưới lớp có khả năng gắn với 
một số tế bào khác như: 
- Phân tử IgE, IgG1, IgG3, IgG4: có khả năng gắn lên bề mặt tế bào mast và bạch 
cầu ái kiềm thông qua những receptor của chúng với phần Fc. Khi Fab của những 
Ig này kết hợp với kháng nguyên sẽ hoạt hóa các tế bào làm phóng thích ra các 
hóa chất trung gian như serotonin, histamin... 
- Phân tử IgG và IgM: cũng có khả năng gắn lên bề mặt các đại thực bào và bạch 
cầu trung tính thông qua những receptor của chúng với phần Fc. Nếu kháng 
nguyên là vi khuẩn hay đơn bào đã phủ bởi IgG và IgM thì chúng dễ bị các tế 
bào thực bào bắt và nuốt. 
2.4.2. Tương tác kiểu enzym-cơ chất 
11
Hiện nay người ta đã biết trên 30 enzym liên kết màng trong đó có những 
enzym là thành phần thường xuyên của màng bào tương tế bào hoặc với nồng độ hằng 
định như Mg++-ATPase hoặc với nồng độ thay đổi như Na+-K+-ATPase; phosphatase 
kiềm, nucleotidase và phosphodiesterase... Phần lớn các enzym này có bản chất hóa 
học là glycoprotein, vị trí để liên kết với cơ chất là phần huydratcarbon được hướng 
trực tiếp ra phía gian bào bên ngoài. 
- Các cyclase màng: như adenylcyclase và guanylcyclase. Những enzym này có ở 
tất cả các tế bào có nhân, bản chất hóa học là lipoprotein khu trú sâu trong màng 
bào tương, gắn chặt vào lớp lipid. Hoạt động của các cyclase liên quan đến nồng 
độ của một số hormon và các yếu tố đặc biệt khác, ví dụ: adenylcyclase được 
hoạt hóa bởi ACTH, PTH, vasopressin, glucagon, catecholamin và bị ức chế bởi 
insulin, prostaglandin. 
adenylcyclase 
ATP AMPc + Pi~Pi 
Guanylcyclase 
GTP GMPc + Pi~Pi 
AMPc và GMPc tham gia vào quá trình điều hòa nội tế bào thông qua việc điều 
chỉnh hoạt động của các hệ thống ezym phụ thuộc proteinkinase của tế bào. 
- ATPase: màng bề mặt tế bào là nơi khu trú của các loại ATPase khác nhau bao 
gồm ATPase được hoạt hóa bởi Na+, K+, Mg++, Ca++. Bản chất hóa học của chúng 
là glycoprotein. Các phospholipid màng là những yếu tố cần thiết cho hoạt động 
xúc tác của những enzym này: phosphatidyl inositol cần cho Ca++-ATPase; 
phosphatidyl cholin, phosphatidyl serin và cholesterol cần thiết cho Na+-K+- 
ATPase. Vai trò của các ATPase của màng bào tương tế bào là vận chuyển các 
ion Ca++, Mg++, Na+, K+ qua màng tế bào và thông qua đó góp phần vận chuyển 
glucose, các acid amin và một số chất khác qua màng tế bào. 
2.4.3. Tương tác kiểu tín hiệu hóa học-receptor 
Trên màng bào tương tế bào có rất nhiều receptor nhưng chủ yếu là các receptor 
nhận diện hormon. Hormon tác dụng lên tế bào với nồng độ rất thấp, nhờ có receptor 
mà hiệu quả tác dụng của nó sẽ được phóng đại lên. Receptor của hormon có thể nằm 
trên bề mặt màng bào tương tế bào hoặc nằm trong tế bào (trong bào tương hoặc trong 
nhân). 
12
- Về cấu trúc: mỗi receptor có ít nhất hai nhóm là nhóm điều hòa và nhóm hiệu 
ứng. Nhóm điều hòa làm nhiệm vụ nhận biết và liên kết với tín hiệu hóa học 
(hormon), nhóm hiệu ứng có tác dụng gây ra hiệu quả đầu tiên trên tế bào. 
- Về bản chất: receptor là những phân tử protein, chúng có thể đóng vai trò là 
những enzym, protein vận chuyển... 
- Về sự tương tác: các receptor tiếp nhận các tín hiệu hóa học với tính đặc hiệu cao 
do sự tương ứng trong cấu trúc đặc thù của receptor với phân tử đặc hiệu. Ngoài 
tính đặc hiệu ra các tín hiệu này còn gắn với receptor bằng một ái lực cao, nhờ đó 
chỉ có chính phân tử tín hiệu mới có thể duy trì sự gắn kết với receptor. Tính chất 
này đặc biệt quan trọng đối với các receptor của hormon vì hormon thường chỉ 
có mặt trong máu với nồng độ rất thấp và lẫn lộn với các phân tử khác. 
3. MÀNG BÀO TƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRAO ĐỔI THÔNG TIN 
GIỮA CÁC TẾ BÀO 
Màng bào tương tham gia vào nhiều hoạt động chức năng của tế bào như 
chuyển hóa năng lượng, sinh sản và biệt hóa, thực bào, tổng hợp và bài tiết các chất, 
điện thế màng... Một trong những hoạt động chức năng quan trọng nhất là sự trao đổi 
thông tin giữa các tế bào. 
Trong cơ thể động vật đa bào, sự phối hợp giữa các tế bào trong cùng một mô 
để hoàn thành một chức năng hoặc giữa các tế bào trong các loại mô khác nhau để 
hoàn thành nhiều chức năng khác nhau được thực hiện thông qua các hệ thống thông 
tin giữa các tế bào. Sự thông tin có thể được thực hiện thông qua các mối liên kết hở 
(gap junction) giữa các tế bào nằm sát nhau hoặc qua các tín hiệu hóa học (chemical 
signal) giữa các tế bào xa nhau. 
3.1. Trao đổi thông tin giữa các tế bào sát nhau 
Giữa các tế bào kế nhau trong mô động vật như các tế bào biểu mô, thần kinh, 
cơ trơn, cơ tim thường có các cấu trúc được gọi là các liên kết hở giúp các tế bào trao 
đổi thông tin với nhau. 
13
Hình Liên kết hở giữa hai tế bào sát nhau 
- Cấu trúc: liên kết hở được cấu tạo gồm 6 phân tử protein gọi là connexin ở mỗi 
bên màng bào tương tạo thành 1 kênh ở giữa hình lục giác gọi là connexon. Kênh 
có đường kính khoảng 1,5nm nối thông giữa hai tế bào. 
- Hoạt động: kênh cho phép các phân tử nhỏ hòa tan trong nước có trọng lượng 
phân tử nhỏ hơn 1.000 đi trực tiếp từ bào tương tế bào này tới tế bào khác sát 
cạnh nó. Do chỉ di chuyển trên một đoạn đường ngắn và không bị ảnh hưởng của 
các tác nhân bên ngoài nên cách tác động này diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. 
- Ý nghĩa: kiểu tác động này cho phép các tế bào cạnh nhau có thể nhanh chóng 
chia sẻ các sản phẩm chuyển hóa. Ngoài ra các liên kết hở còn cho phép thực 
hiện việc truyền các tín hiệu điện giữa các tế bào qua dòng chảy của các ion một 
cách nhanh chóng. Điều này đặc biệt có vai trò quan trọng ở: 
+ Các tế bào thần kinh cho phép xung động đi nhanh hơn nhiều so với sự dẫn 
truyền qua synap. 
+ Các tế bào cơ tim giúp chúng co lại cùng một lúc, đảm bảo cho việc bơm máu 
diễn ra một cách hiệu quả. 
3.2. Trao đổi thông tin giữa các tế bào xa nhau 
Cách thức truyền tin được thực hiện theo phương thức các tín hiệu hóa học dưới 
dạng các phân tử đặc hiệu giải phóng ra từ một tế bào sẽ tác động lên một tế bào khác 
ở xa gọi là tế bào đích. 3 thành tố chính tham gia vào hoạt động này là: các tín hiệu 
ngoại bào hay còn gọi là chất truyền tin thứ nhất, các receptor ở tế bào đích và các tín 
hiệu nội bào hay còn gọi là chất truyền tin thứ hai. Các tín hiệu ngoại bào sẽ di chuyển 
từ tế bào sản xuất ra nó đến tác động trên các receptor của tế bào đích, các receptor sau 
khi tiếp xúc với tín hiệu ngoại bào sẽ làm xuất hiện các tín hiệu nội bào, qua đó dẫn 
đến sự hình thành các đáp ứng sinh lý trên tế bào đích. 
14
3.2.1. Các tín hiệu ngoại bào 
Có nhiều loại tín hiệu ngoại bào khác nhau được tế bào sử dụng để tác động lên 
các tế bào đích. Trừ một trường hợp ngoại lệ là các prostaglandin, còn lại hầu hết các 
tín hiệu hóa học đều được tổng hợp từ các tế bào đặc hiệu và tồn trữ ở đó cho đến khi 
được giải phóng dưới tác động của các tác nhân kích thích. Phân loại các tín hiệu 
ngoại bào: 
- Phân loại theo tính tan: 
+ Các tín hiệu hóa học tan trong nước: như các hormon peptid, catecholamin, 
các chất truyền đạt thần kinh. Đặc điểm của loại tín hiệu này là nhanh chóng 
bị phân hủy sau khi được giải phóng, đôi khi chúng chỉ tồn tại vài giây hoặc 
vài mili giây như đối với các chất truyền đạt thần kinh. Loại tín hiệu này rất 
hiệu quả trong việc tạo ra các đáp ứng nhanh nhưng chỉ cần thiết trong một 
thời gian ngắn. 
+ Các tín hiệu hóa học tan trong lipid: như các hormon steroid, hormon T3-T4. 
Đặc điểm của loại tín hiệu này là chúng có khả năng tồn tại lâu hơn trong máu, 
từ vài giờ đến vài ngày như đối với các hormon T3-T4 của tuyến giáp. Loại tín 
hệu này phục vụ cho việc tạo ra các đáp ứng chậm hơn nhưng kéo dài hơn. 
- Phân loại theo cách tác động lên tế bào đích: các chất trung gian hóa học tại chỗ, 
các chất truyền đạt thần kinh và các hormon. 
3.2.1.1. Các chất trung gian hóa học tại chỗ (local chemical mediator) 
- Tính chất: hầu hết tế bào trong cơ thể đều có khả năng tiết ra loại tín hiệu này. 
Chúng còn được gọi là các hormon địa phương bởi vì chúng thường được tiết 
vào dịch kẽ và chỉ tác động trên các tế bào bên cạnh do chúng bị phá hủy rất 
nhanh sau khi giải phóng hoặc do được gắn ngay với các receptor có mặt ở các tế 
bào lân cận sau khi được giải phóng. 
- Các loại: histamin và các prostaglandin là những ví dụ điển hình cho loại tín hiệu 
hóa học tại chỗ này. 
+ Histamin: được hình thành từ acid amin histidin và dự trữ trong các dưỡng bào 
(mast cell) có mặt trong các mô liên kết. Histamin được giải phóng dưới tác 
động của các phản ứng dị ứng, nhiễm trùng hoặc khi tổ chức bị tổn thương, tác 
động chính của nó là gây ra giãn mạch, tăng tính thâm thành mạch. 
15
+ Các prostaglandin: được tổng hợp bởi hầu hết các loại mô từ acid béo, nó có 
chứa 20 nguyên tử carbon như arachidonic acid và được giải phóng một cách 
liên tục. Chúng có các tác dụng trái ngược nhau trên các loại mô khác nhau 
hoặc trên cùng một loại mô, ở cơ trơn chẳng hạn, tùy thuộc vào loại 
prostaglandin mà có thể gây ra hiện tượng co hoặc giãn cơ. 
3.2.1.2. Các chất truyền đạt thần kinh (neurotransmitter) 
- Tính chất: đây là các tín hiệu hóa học do các tế bào thần kinh sản xuất, được gọi 
là các chất truyền đạt thần kinh. Các tế bào thần kinh sử dụng tín hiệu này để dẫn 
truyền xung động qua synap thần kinh. Sau khi tác động, chất truyền đạt thần 
kinh bị loại bỏ bằng 1 trong 3 cách: phân hủy bởi enzym, tái nhập trở lại cúc tận 
cùng hoặc khuếch tán ra nô xung quanh. 
- Phân loại: toàn hệ thần kinh có khoảng 40 chất truyền đạt và được chia nhóm có 
phân tử nhỏ như glycin, acetylcholin và nhóm có phân tử lớn như neruopeptid. 
3.2.1.3. Các hormon 
- Tính chất: hormon hay hormon chung (general hormon) là một chất trung gian 
hóa học được bài tiết bởi các tế bào chuyên biệt nằm trong các tuyến nội tiết, 
được chuyên chở trong máu đến các tế bào đích và có tác dụng sinh học trên các 
tế bào này. Do phải di chuyển đi xa như vậy nên tín hiệu thuộc loại này được 
truyền đi chậm hơn nhiều so với các chất truyền đạt thần kinh. 
- Phân loại: các hormon được chia thành 3 loại theo bản chất hóa học. 
+ Hormon steroid: là các hormon có nhân steroid, tan trong lipid không tan trong 
nước. Gồm: hormon vỏ thượng thận (aldosteron, cortisol), sinh dục 
(testosteron, estrogen, progesteron), vitamin D3. 
+ Hormon acid amin: là các dẫn xuất của acid amin tyrosin. Gồm: hormon tuyến 
giáp (T3, T4) tan trong lipid, hormon tủy thượng thận (catecholamin) tan trong 
nước. 
+ Hormon peptid: là các hormon có liên kết peptid, nếu có hai chuỗi thì hai 
chuỗi liên kết nhau bởi cầu nối disulfur (-S-S-). Một số hormon có thêm gốc 
carbohydrat tạo thành glycoprotein. Các hormon này tan trong nước không tan 
trong lipid. Gồm hormon của hypothalamus (GHRH, GHIH, TRH, CRH, 
GnRH, PIH), tuyến yên (GH, TSH, ACTH, FSH, LH, prolactin, ADH, 
16
oxytocin), tuyến giáp (calcitonin), tuyến cận giáp (PTH), tuyến tụy (insulin, 
glucagon). 
3.2.2. Receptor 
Receptor là những phân tử protein có mặt ở tế bào đích, đóng vai trò tiếp nhận 
các tín hiệu hóa học ngoại bào với tính đặc hiệu và ái lực cao, qua đó sẽ khởi phát các 
hoạt động chức năng nhất định của tế bào. 
3.2.2.1. Vị trí của receptor 
Receptor có thể nằm ở một trong ba vị trí: trên màng bào tương tế bào, trong 
bào tương tế bào và trong nhân tế bào. 
* Receptor trên màng bào tương: 
- Tính chất: các receptor trên màng bào tương tế bào là những protein xuyên màng, 
chiếm chưa đến 1% khối lượng protein có mặt trên màng nên rất khó xác định, 
phân lập và nghiên cứu. Các receptor này đóng vai trò như một biến năng 
(transducer), chuyển một tín hiệu ngoại bào sau khi gắn vào receptor thành một 
tín hiệu nội bào để qua đó làm thay đổi hoạt động của tế bào đích, nhờ vậy 
hormon khi gắn với receptor trên màng sẽ gây ra sự đáp ứng trong tế bào mà 
không cần đi vào bên trong tế bào. 
- Tiếp nhận các hormon: receptor này tiếp nhận các hormon tan trong nước, đó là 
các hormon polypepetid và catecholamin tác động theo cơ chế chất truyền tin thứ 
hai. 
* Receptor trong bào tương tế bào 
- Tính chất: các receptor trong bào tương tế bào là những protein có vai trò tiếp 
nhận các hormon tạo thành phức hợp hormon-receptor, sau đó phức hợp này sẽ 
đi vào trong nhân để gắn vào các vị trí tiếp nhận đặc hiệu trên DNA và điều 
chỉnh hoạt động sao mã của các gen. 
- Tiếp nhận các hormon: receptor này tiếp nhận các hormon tan trong lipid, đó là 
các hormon steroid tác động theo cơ chế hoạt hóa gen tế bào. 
* Receptor trong nhân tế bào 
- Tính chất: các receptor trong nhân tế bào là những protein có vai trò tiếp nhận 
các hormon tạo thành phức hợp hormon-receptor, phức hợp này gắn vào các vị 
trí tiếp nhận đặc hiệu trên DNA và điều chỉnh hoạt động sao mã của các gen. 
17
- Tiếp nhận các hormon: receptor này tiếp nhận các hormon tan trong lipid, đó là 
các hormon T3-T4 tác động theo cơ chế hoạt hóa gen tế bào. 
3.2.2.2. Ligand 
- Khái niệm: bất cứ một phân tử tín hiệu nào có khả năng gắn vào receptor với độ 
đặc hiệu cao đều được gọi là ligand. 
+ Nếu phân tử sau khi gắn với receptor dẫn đến một đáp ứng sinh lý của tế bào 
thì được gọi là agonist. 
+ Nếu phân tử sau khi gắn với receptor mà không gây ra một đáp ứng nào cả sẽ 
được gọi là antagonist, chúng làm cản trở tác động của agonist bằng cách 
chiếm lấy receptor của nó. 
- Tương quan giữa receptor và agonist: 
+ Trên màng bào tương, một số receptor có số lượng lớn hơn so với nhu cầu 
thực sự, hiện tượng này được gọi là sự thặng dư receptor. Đây là hiện tượng 
cần hiện tượng cần thiết để giúp tăng độ nhậy cảm của tế bào đối với các 
agonist có nồng độ thấp, càng nhiều receptor bao nhiêu sẽ càng giúp cho các tế 
bào đích có nhiều cơ may gặp được các phân tử agonist bấy nhiêu. 
+ Cơ chế điều chỉnh số lượng receptor ở các tế bào đích chưa được biết rõ, có lẽ 
có liên quan đến sự bất hoạt của các receptor hoặc các thay đổi trong việc tổng 
hợp và giáng hóa của các protein receptor. Một số receptor có số lượng liên 
quan đến số lượng của các phân tử agonist tương ứng trong máu: giảm số 
lượng receptor khi số lượng agonist giảm và qua đó làm giảm đáp ứng của tế 
bào đích với agonist hoặc ngược lại tăng số lượng receptor khi agonist giảm 
nhờ đó giúp tế bào duy trì được sự đáp ứng bình thường trước sự sụt giảm 
agonist. 
+ Trong một số trường hợp, sự đáp ứng của tế bào đối với một agonist tỷ lệ 
thuận với số receptor gắn với agonist. Ở một số trường hợp khác, sự đáp ứng 
của tế bào chỉ xảy ra sau khi đã có một tỷ lệ nhất định receptor gắn với 
agonist, tỷ lệ này được gọi là ngưỡng đáp ứng. Sự đáp ứng tối đa của tế bào 
trong một số trường hợp sẽ xảy ra trước khi 100% số receptor gắn với agonist. 
+ Đối với các receptor trên màng bào tương, sự gắn kết agonist và receptor có 
thể kích thích quá trình đưa phức hợp này vào bên trong tế bào qua hiện tượng 
nhập bào. 
18
- Vai trò của antagonist trong điều trị: catecholamin là một ví dụ, đây là hormon 
tác động trên tim làm tăng nhịp đập của tim và tăng lượng máu bơm, tác động 
quá mức của catecholamin có thể gây ra tăng huyết áp và làm xuất hiện cơn đau 
thắt ngực. Bằng cách sử dụng propranolol, một antagonist của catecholamin sẽ 
làm đình chỉ các tác dụng này của catecholamin. 
3.2.3. Các tín hiệu nội bào 
Tín hiệu ngoại bào khi gắn vào receptor nằm trên màng bào tương tế bào sẽ làm 
cấu hình của receptor thay đổi, sự thay đổi này dẫn đến xuất hiện một phân tử tín hiệu 
bên trong tế bào, được gọi là tín hiệu nội bào (intracellular). Quá trình này được xem 
là cơ sở khởi đầu của hiện tượng khuếch đại tín hiệu vì sẽ có nhiều tín hiệu nội bào 
được hình thành từ một phân tử tín hiệu ngoại bào. Các tín hiệu nội bào sau đó sẽ tạo 
ra một loạt phản ứng bên trong tế bào dẫn đến xuất hiện các đáp ứng sinh lý đặc trưng. 
Có 3 loại tín hiệu nội bào phổ biến: AMPc, Ca++-protein, inositol triphosphat và 
diacylglycerol. 
3.2.3.1. Các cơ chế hình thành tín hiệu nội bào 
* AMPc (cyclic 3',5'-Adenosine Monophosphate) hoặc GMPc (cyclic 3',5'-Guanosine 
Monophosphate) 
(+) ATP ¬ 5'-AMP 
Tín hiệu ngoại bào-Receptor ® Adenyl cyclase ® ¯ Phosphodiesterase 
¯ (+) 
Protein kinase A 
¯ Phosphoryl hóa 
Phospho + Protein ® Phosphoprotein 
¯ 
Đáp ứng sinh lý 
Ví dụ: AMPc trong tế bào tuyến giáp ® chuyển hóa T3-T4. 
AMPc trong tế bào vỏ thượng thận ® bài tiết corticosteroid. 
AMPc trong tế bào ống thận ® tăng tái hấp thu nước. 
* Ca++-protein 
19 
AMPc
Tín hiệu ngoại bào-Receptor ® Mở cổng kênh Ca++ 
¯ 
Ca++ vào tế bào protein có ái lực với Ca++ 
¯ 
Hoạt hóa enzym 
¯ 
Đáp ứng sinh lý 
- Dòng chảy Ca++ vào bào tương tế bào: khi một tín hiệu ngoại bào đến gắn vào 
receptor gây ra sự thay đổi trong cấu hình receptor và dẫn đến mở kênh Ca++ trên 
màng, có 2 khả năng xảy ra: 
+ Khả năng thứ nhất: tạo nên một dòng chảy thoáng qua của ion Ca++ vào bên 
trong tế bào cơ hay thần kinh làm thay đổi điện thế giữa trong và ngoại tế bào, 
sự thay đổi này có thể khởi phát một điện thế hoạt động lan tỏa nhanh chóng 
khắp màng của tế bào đích. Phần lớn các chất truyền đạt thần kinh hoạt động 
theo cách này. 
+ Khả năng thứ hai: tạo nên dòng chảy thật sự của ion Ca++ vào bên trong tế bào 
làm tăng nồng độ của ion đó tới một ngưỡng mà nó có thể tác động như một 
tín hiệu thứ hai để kích thích sự đáp ứng của tế bào. 
- Các protein có ái lực với ion Ca++: có hai loại 
+ Loại thứ nhất là các protein không có hoạt tính enzym: sau khi gắn với ion Ca+ 
+ chúng thay đổi cấu hình và phức hợp Ca++-protein trở thành chất truyền tin 
thứ hai. Ví dụ điển hình cho loại protein này là troponin C, thấy ở trong tế bào 
cơ vân và cơ tim và calmodulin thấy ở hầu hết các loại tế bào. Troponin C khi 
gắn với Ca++ sẽ khiến cho phân tử tropomyosin dịch khỏi điểm hoạt động của 
sợi actin, khi đó đầu myosin có cơ hội kết hợp với actin gây nên sự co cơ. 
Calmodulin có 4 vị trí gắn Ca++, khi có từ 3 vị trí trở lên được gắn với Ca++ thì 
phức hợp này sẽ có hoạt tính, chúng hoạt hóa enzym kinase phụ thuộc 
calmodulin (calmodulin-dependent kinase) và enzym này sẽ phosphoryl hóa 
các protein đặc hiệu để qua đó làm thay đổi hoạt động sinh lý của tế bào. Phức 
20 
Ca++-protein
hợp Ca++-calmodulin linh hoạt hơn so với AMPc vì ngoài khả năng làm thay 
đổi hoạt động sinh lý của tế bào phức hợp này còn có thể tác động trực tiếp 
trên các enzym như adenyl cyclase và phosphodiestase là những enzym tạo ra 
và phá vỡ AMPc, tạo nên mối tương quan giữa AMPc và ion Ca++ nội bào. 
+ Loại thứ hai là các protein enzym gắn ion Ca++ một cách trực tiếp: một ví dụ 
điển hình cho loại này là enzym C-kinase. Enzym C-kinase của bào tương 
không chịu ảnh hưởng của ion Ca++, tuy nhiên khi có mặt diacylglycerol, nó sẽ 
gắn với màng bào tương tại đây nó được hoạt hóa bởi các phospholipid và trở 
nên dễ bị kích thích bở ion Ca++. Khi nồng độ ion Ca++ của bào tương gia tăng, 
enzym C-kinase sẽ phosphoryl hóa các protein đặc hiệu dẫn đến các đáp ứng 
sinh lý của tế bào. 
* Inositol triphosphat và diacylglycerol: 
(+) Phosphatidyl inositol 4,5-Diphosphate 
Tín hiệu ngoại bào-Receptor ® Phospholipase C ® 
Inositol Triphosphat Diacylglycerol 
(Khuếch tán vào bào tương) (Ở tại màng tế bào) 
(+) 
Ty thể MLNBT 
Ca++ Protein kinase C 
Protein ® Phosphoryl hóa 
Ca++-Protein Phosphoprotein 
¯ ¯ 
Đáp ứng sinh lý Đáp ứng sinh lý 
+ PIP2 (Phosphatidyl inositol 4,5-Diphosphate) là một phần phospholipid của 
màng bào tương tế bào bị tách ra thành IP3 (inositol triphosphat) và 
21
diacylglycerol dưới tác động của phospholipase C. Nói chung tác dụng của 
DAG và IP3 có tính chất hợp lực. 
+ Phần lipid của diacylglycerol là acid arachidonic - một tiền chất của 
prostaglandin và các hormon địa phương khác gây ra những tác động tại chỗ. 
+ Hormon tác động theo cơ chế này thường là những hormon địa phương nhất là 
những yếu tố được phóng thích từ các phản ứng miễn dịch và dị ứng của mô. 
Một số hormon khác cũng tác dụng qua trung gian thông tin nội bào là DAG 
và IP3 như TRH, GnRH, TSH, agiotensin II. 
3.2.3.2. Sự thay đổi nồng độ của các tín hiệu nội bào 
- Sự thay đổi nồng độ các tín hiệu nội bào chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tổng hợp 
hoặc dòng chảy của chúng vào trong tế bào: 
+ Sự gia tăng tốc độ tổng hợp hoặc dòng chảy sẽ nhanh chóng làm gia tăng nồng 
độ tín hiệu trong bào tương, cho phép tế bào đích đáp ứng nhanh chóng với tín 
hiệu ngoại bào. 
+ Khi không có tín hiệu ngoại bào, tín hiệu nội bào sẽ nhanh chóng bị phân hủy 
hoặc được chuyển khỏi bào tương và nồng độ của nó sẽ giảm tới mức mà tế 
bào ngừng đáp ứng. 
- Kiểm soát nồng độ của AMPc trong bào tương: 
+ Bình thường nồng độ AMPc chỉ ở mức 1 mM, nhưng sau khi một hormon gắn 
với một receptor trên màng và kích thích enzym adenylcyclase thì lập tức 
nồng độ AMPc có thể tăng lên đến 5 lần chỉ trong vòng vài giây và dẫn đến sự 
đáp ứng của tế bào. 
+ Ngược lại AMPc sẽ bị giáng hóa nhanh chóng thành adenosin 5’- 
monophosphat dưới tác dụng của enzym phosphodiesterase và làm ngừng tác 
dụng của AMPc. 
- Cơ chế kiểm soát nồng độ của ion Ca++ trong bào tương: 
+ Bình thường nồng độ Ca++ trong bào tương tế bào là 0,1mM. Khi một hormon 
gắn với một receptor trên màng làm mở kênh Ca++, Ca++ sẽ nhanh chóng 
khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào. Dòng chảy này còn được hỗ trợ thêm bởi 
gradient điện tích ở hai bên màng và sự giải phóng ion Ca++ ra khỏi các kho dự 
22
trữ trong tế bào như lưới nội sinh chất dưới tác dụng của inositol triphosphat. 
Như vậy nồng độ Ca++ trong tế bào sẽ tăng từ 0,1mM lên tới 1-10mM. 
+ Sau khi tác dụng, ion này nhanh chóng được chuyển ra khỏi bào tương tế bào 
với sự phối hợp của nhiều cơ chế: một phần ion Ca++ được bơm ra khỏi tế bào 
hoặc vào ty thể, mạng nội bào tương ngược với chiều gradient điện-hóa thông 
qua bơm Ca++-ATPase với năng lượng được cung cấp trực tiếp từ ATP; một 
phần Ca++ sẽ đi ra khỏi tế bào qua con đường đồng vận chuyển nghịch với 
Na+; một phần Ca++ tự do sẽ được gắn với các phân tử khác trong bào tương. 
Như vậy, Ca++ tự do trong bào tương sẽ giảm xuống. 
4. MỘT SỐ BỆNH LÝ PHÂN TỬ CỦA MÀNG BÀO TƯƠNG TẾ BÀO 
Nhiều bệnh lý có liên quan chặt chẽ đến chức phận của màng bào tương tế bào, 
đặc biệt là sự nhầm lẫn trong truyền đạt các tín hiệu qua màng bào tương tế bào ở múc 
độ phân tử. 
4.1. Bệnh của receptor acetylcholin 
- Bệnh nhược cơ: cơ thể hình thành tự kháng thể kháng receptor acetylcholin ở cơ 
vân. Hậu quả là các receptor không nhận diện được các xung động thần kinh, các 
kênh ion ở màng tế bào cơ không mở, tế bào cơ không chuyển được sang trạng 
thái kích thích. Đây là một bệnh tự miễn. 
- Bệnh Huntington: một trong những nguyên nhân gây nên bệnh là giảm số lượng 
receptor acetylcholin ở hệ thần kinh trung ương dẫn đến sự dẫn truyền thần kinh 
không bình thường làm bệnh nhân có biểu hiện múa giật không tự chủ và có rối 
loạn tâm thần. 
4.2. Bệnh của receptor TSH 
- Bệnh Grave: cơ thể hình thành tự kháng thể có cấu trúc giống TSH đến kích 
thích các receptor TSH của tuyến giáp gây cường giáp. Đây là một bệnh tự miễn. 
- Chứng lồi mắt trong bệnh Grave: nguyên nhân gây bệnh là do các tế bào phía sau 
ổ mắt cũng có các receptor TSH giống tế bào nang giáp. Bình thường các 
receptor này hoạt động rất yếu nên còn gọi là receptor TSH yên lặng, trong bệnh 
Grave, khi tự kháng thể tăng cao làm các tế bào phía sau ổ mắt phát triển mạnh 
và xuất hiện lồi mắt. 
4.3. Bệnh của các receptor độc tố vi khuẩn 
23
- Bệnh tả: vi khuẩn tả xâm nhập vào cơ thể và sản xuất ra độc tố có cấu tạo gồm 
hai chuỗi polypeptid, trong đó có một chuỗi liên kết với receptor trên bề mặt tế 
bào thành ruột và một chuỗi liên kết với enzym adenylcyclase nằm dưới các 
receptor màng. Hậu quả là lượng AMPc tăng lên dẫn đến sự tăng cường vận 
chuyển HCO3 
- và Na+, K+ qua màng ruột, kéo theo 20-30 lít nước vào lòng ruột 
gây tiêu chảy nặng. Trong điều trị có thể dùng một số ose thích hợp để chiếm chỗ 
receptor loại trừ các ngoại độc tố này. 
- Bệnh uốn ván: độc tố vi khuẩn uốn ván tác động lên các receptor của bề mặt tế 
bào thần kinh gây ra hưng phấn quá mức ở các tế bào cơ. Độc tố uốn ván gồm 
hai nhóm: một nhóm liên kết với receptor trên bề mặt tế bào thần kinh và một 
nhóm tác động đến hoạt động của adenylcyclase làm tăng tạo AMPc. Mặt khác, 
độc tố uốn ván còn tác động lên receptor TSH của tuyến giáp gây nhịp tim 
nhanh, tăng chuyển hóa... 
4.4. Bệnh của receptor chuyển hóa 
- Bệnh tăng cholesterol máu: đây là bệnh di truyền, số lượng receptor LDL trên tế 
bào giảm, cholesterol không được thu nhận vào tế bào, ứ đọng lại trong máu gây 
xơ vữa động mạch. 
- Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin: receptor glucose của màng tế bào 
bị giảm hoặc hư hỏng, glucose không vào tế bào được gây tăng glucose máu. 
4.5. Bệnh dị ứng và hen 
- Bệnh dị ứng: trên bề mặt các tế bào mastocyte có các receptor với IgE do vậy IgE 
sẽ gắn lên bề mặt các tế bào này. Khi dị nguyên xâm nhập sẽ được IgE bắt lấy. 
Hậu quả là tế bào mastocyte giải phóng ra histamin gây giãn mạch, tăng tính 
thấm thành mạch. 
- Bệnh hen: các tế bào cơ trơn phế quản có hai loại receptor của phó giao cảm (gây 
co) và giao cảm (gây giãn). Ở bệnh nhân hen có tình trạng mất cân bằng trong 
hoạt động của hai loại receptor này theo chiều hướng gây co phế quản. 
24
SINH LÝ CẦM MÁU 
Cầm máu là quá trình hạn chế hoặc ngăn cản sự mất máu khi thành mạch bị tổn 
thương. Cầm máu có tính chất sinh mạng bởi vì sự chảy máu nếu không được kiểm 
soát sẽ dẫn đến trụy tim mạch và chết. 
1. CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH CẦM MÁU 
Cầm máu là một quá trình phức tạp với sự tham gia của nhiều yếu tố, có thể 
chia thành 2 thành phần chính: mạch máu và máu. 
1.1. Mạch máu 
Về mặt mô học, thành động mạch và tĩnh mạch nói chung được tạo bởi 3 lớp áo 
với các thành phần chính: áo trong gồm có lớp nội mạc phủ trên màng đáy và lớp dưới 
nội mạc, áo giữa gồm gồm nhiều sợi cơ trơn và lá chun, áo ngoài gồm mô liên kết, 
mạch của mạch và thần kinh của mạch. Trong đó các thành phần chính tham gia vào 
quá trình cầm máu là lớp nội mạc, lớp dưới nội mạc của áo trong và cơ trơn của lớp áo 
giữa. 
Động mạch Tĩnh mạch 
Hình 1. Cấu trúc thành mạch máu 
1.1.1. Lớp nội mạc 
- Cấu trúc: các tế bào nội mạc mạch máu là dạng biểu mô lát đơn gồm một lớp tế 
bào dẹt hình thoi (30x8mm2) tựa trên màng đáy và gắn kết với nhau một cách chặt 
chẽ nhờ sự đan chéo dạng ngón tay ở phần màng tiếp giáp nhau (“khớp mộng”). 
Các tế bào này là những tế bào phân cực, cực ngọn hướng về phía lòng mạch tiếp 
xúc trực tiếp với máu, cực đáy tựa trên màng đáy qua đó tiếp cận với mô liên kết 
của lớp dưới nội mạc. 
25 
Van 
Áo 
trong 
Áo 
giữa 
Áo 
ngoài
- Chức năng: với vị trí chiến lược là nằm giữa dòng máu tuần hoàn và các mô của 
cơ thể, lớp nội mạc mạch máu tham gia vào việc điều hòa trương lực mạch máu, 
quá trình cầm máu, cấu trúc mạch máu, tính thấm thành mạch, phản ứng miễn 
dịch và các hoạt động chuyển hóa của thành mạch. Đối với quá trình cầm máu, 
lớp nội mạc không chỉ là một hàng rào đơn giản ngăn giữa máu và các mô, tạo bề 
mặt trơn láng che phủ màng đáy và lớp dưới nội mô mà nó còn có khả năng đặc 
biệt là tổng hợp và bài tiết một số chất. Chính nhờ khả năng này mà lớp nội mạc 
vừa mang đặc tính chống sinh huyết khối vừa mang đặc tính tiền sinh huyết khối. 
1.1.1.1. Các đặc tính chống sinh huyết khối 
Lớp nội mạc có khả năng tổng hợp và bài tiết một số chất chống sinh huyết 
khối. 
* Các chất gây giãn mạch và chống ngưng tập tiểu cầu: 
- Prostaglandin I2 (PGI2 hay prostacyclin): 
Phospholipid (màng tế bào) 
¯ phospholipase A2 
Acid arachidonic 
¯ Cyclo-oxygenase 
Tiểu cầu ® Endoperoxyt (prostaglandin G2 và H2) 
¯ prostacyclin-synthetase 
PGI2 
PGI2 tác động thông qua AMPc làm giảm lượng Ca++ bào tương và vì vậy giảm 
hoạt hóa tế bào. PGI2 tác động rất khu trú do thời gian bán hủy chỉ vài phút và bị đối 
kháng bởi thromboxan A2 của tiểu cầu. 
- Nitric oxid (NO): tổng hợp từ acid amin L-arginin dưới sự xúc tác của enzym 
nitric oxid synthetase (NOS) 
- Các enzym thoái hóa ADP (ADPase) và serotonin (monoamin oxydase) 
- Acid 13 HODE (13-hydroxy-octadecadienoic acid): tổng hợp từ acid béo dưới sự 
xúc tác của enzym lipooxygenase. 
* Các chất chống đông máu: 
- Sulfat heparan: đồng dạng với heparin nên có hoạt tính chống đông qua trung 
gian antithrombin III. Màng tế bào trình diện một lớp mịn các proteoglycan giàu 
sulfat heparan trên đó có gắn antithrombin ức chế nhanh chóng các yếu tố hoạt 
26
hóa quá trình đông máu nhất là yếu tố Xa và thrombin. Như vậy chúng tạo ra một 
pha chống đông gắn với bề mặt mạch máu. 
- Thrombomodulin: gắn trên bề mặt tế bào, phối hợp với protein C và S để thực 
hiện hoạt tính chống đông. 
- Chất ức chế con đường yếu tố tổ chức (TFPI: tissue factor pathway inhibitor): là 
yếu tố ức chế con đường đông máu ngoại sinh. 
* Chất kích thích tiêu sợi huyết: 
- Yếu tố hoạt hóa plasminogen tổ chức (tPA: tissue plasminogen activator). 
1.1.1.2. Các đặc tính tiền sinh huyết khối 
Lớp nội mạc có khả năng tổng hợp và bài tiết một số chất gây sinh huyết khối. 
* Các chất gây co mạch và kết dính tiểu cầu: 
- Yếu tố Von-Willebrand: là một glycoprotein trọng lượng phân tử cao đa trùng 
hợp được tổng hợp bởi tế bào nội mạc (70%) và cả mẫu tiểu cầu (30%). Yếu tố 
Von-Willebrand khi được hấp thụ trên các sợi collagen của lớp dưới nội mạc sẽ 
thay đổi cấu trúc và có khả năng gắn với glycoprotein Ib trên màng tiểu cầu. Như 
vậy, yếu tố Von-Willebrand đảm bảo cho sự kết dính tiểu cầu vào tổ chức dưới 
nội mạc. 
- Endothelin: đối kháng với NO. 
- Acid 15-HETE (15-hydroxy-eicosatetraenoic acid): tổng hợp từ acid béo dưới sự 
xúc tác của enzym lipooxygenase, chất này đối kháng với acid 13 HODE. 
* Các chất gây đông máu: 
- Yếu tố tổ chức hoặc thromboplastin: gắn trên bề mặt tế bào làm khởi phát con 
đường đông máu ngoại sinh. 
- Đưa thrombomodulin vào bên trong tế bào nội mạc làm mất chức năng chống 
đông. 
* Chất ức chế tiêu sợi huyết: 
- Chất ức chế yếu tố hoạt hóa plasminogen typ I (PAI1: plasminogen activator 
inhibitor typ I). 
1.1.2. Lớp dưới nội mạc 
- Cấu trúc: lớp dưới nội mạc thuộc dạng mô liên kết hình thành từ một hỗn hợp 
phức tạp của các đại phân tử collagen, elastin. Collagen (sợi tạo keo) có dạng vân 
hình thành từ sự trùng hợp các tiểu đơn vị tropocollagen, mỗi tropocollagen lại 
27
được tạo thành từ 3 chuỗi polypeptid cuộn thành vòng xoắn. Collagen của lớp 
dưới nội mạc chủ yếu là collagen typ III mà sự tổng hợp rất cần vitamin C. 
Elastin (sợi chun) cũng là một loại sợi protein như collagen. 
- Chức năng: lớp dưới nội mạc tạo sức căng, sức đàn hồi và khung chống đỡ cho 
thành mạch. Khi lớp nội mạc bị tổn thương, lớp dưới nội mạc sẽ trơ ra ngoài máu 
làm cho tiểu cầu đến kết dính thông qua các protein bám dính như yếu tố Von- 
Willebrand. 
1.1.3. Lớp cơ trơn 
- Cấu trúc: lớp áo giữa được cấu thành chủ yếu từ các tế bào cơ trơn và các sợi 
chun với tỷ lệ và độ dày thay đổi khác nhau tùy theo mạch máu. Các tế bào cơ 
trơn xếp sát nhau theo dạng vòng. 
- Chức năng: lớp áo giữa thực hiện nhiệm vụ co thắt (cơ trơn) và đàn hồi (sợi 
chun) cho thành mạch. Các tế bào cơ trơn còn đóng vai trò quan trọng trong việc 
tái tạo mạch máu bằng cách tăng sinh, di cư và thay thế các tế bào nội mạc tổn 
thương. 
1.2. Máu 
Máu gồm hai thành phần: huyết tương và huyết cầu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu 
cầu), trong đó thành phần chính tham gia vào quá trình cầm máu là tiểu cầu, các yếu tố 
ảnh hưởng đến đông máu và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu sợi huyết của huyết tương. 
1.2.1. Tiểu cầu 
Tiểu cầu là một trong những tế bào máu có kích thước nhỏ, số lượng trong máu 
ngoại vi khoảng 150–400x109/L máu. Bình thường mỗi ngày khoảng 75.000 tiểu cầu 
mới được tạo ra từ tủy xương, như vậy các tiểu cầu trong máu sẽ được đổi mới hoàn 
toàn trong vòng 4 ngày. Sau khi rời khỏi tủy xương, khoảng 1/3 số lượng tiểu cầu 
được lưu giữ ở lách và 2/3 còn lại lưu hành trong máu ngoại vi. Đời sống tiểu cầu 
trong tuần hoàn kéo dài từ 8 – 12 ngày. Tiểu cầu già bị phá hủy trong các tổ chức liên 
võng, chủ yếu là lách. 
Hình 2. Tiểu cầu trong phết máu ngoại vi 
28
1.2.1.1. Nguồn gốc và hình thái 
- Nguồn gốc: một vài mẫu tiểu cầu được tìm thấy trong túi noãn hoàng vào tuần 
thứ 6–7 của thai kỳ. Sau đó chúng phát triển trong gan, lách và cuối cùng là ở tủy 
xương vào tuần 13. Tiểu cầu được được hình thành từ sự vỡ ra của bào tương các 
mẫu tiểu cầu theo cơ chế nội phân bào. Thời gian phát triển từ nguyên mẫu tiểu 
cầu đến tiểu cầu mất khoảng 7-10 ngày. 
- Yếu tố điều hòa sinh tiểu cầu: thrombopoietin (TPO) có nguồn gốc từ gan và 
thận đóng vai trò chính trong việc kiểm soát sự sinh trưởng của tiểu cầu. TPO có 
hai tác dụng quan trọng: 
+ Kích thích tăng sinh số lượng các mẫu tiểu cầu. 
+ Kích thích tăng tốc độ trưởng thành bào tương của mẫu tiểu cầu và tốc độ giải 
phóng tiểu cầu. 
- Hình thái tiểu cầu: chính cách hình thành khiến cho tiểu cầu mang hình ảnh là 
các mảnh tế bào nhỏ, hình dáng không nhất định thường là dạng hình đĩa, không 
nhân, đường kính lớn từ 2–4mm và thể tích khoảng 6-7fl. Ở trạng thái chưa hoạt 
hóa bề mặt tiểu cầu trơn nhẵn nhưng chúng sẽ nhanh chóng tạo ra các giả túc 
hình gai khi được hoạt hóa. 
1.2.1.2. Cấu trúc 
Tiểu cầu có một siêu cấu trúc phức tạp, có thể chia thành các vùng sau: 
Vùng Cấu trúc Chức năng 
Ngoại vi Màng Kết dính/ngưng tập 
Sol-gel Các vi sợi, vi ống Co thắt 
Tiểu thể Các bào quan Dự trữ/bài tiết 
Hệ thống liên kết màng Các ống Tổng hợp 
* Vùng ngoại vi: là màng tế bào có nhiều chỗ lõm rất sâu, màng gồm 3 lớp: 
- Lớp giữa: là lớp phospholipid kép và các phân tử protein xuyên màng mà cấu 
trúc và chức năng giống như những những màng tế bào khác. 
- Lớp ngoài: là các phân tử glucid mà thành phần hóa học chính là oligosaccharid 
kết hợp với bề mặt ngoài tế bào của protein xuyên màng tạo thành glycoprotein 
(GP). Dùng các kỹ thuật sinh hóa và đánh dấu phóng xạ có thể xác định đến 8 
GP. Đây chính là lớp áo glycocalyx lỏng lẻo, lắc lư, phủ bên ngoài như màng bào 
29
tương các tế bào khác, ở tiểu cầu chúng được gọi là lớp khí quyển bao quanh tiểu 
cầu. Lớp khí quyển này thực hiện nhiều chức năng quan trọng mà đặc biệt là: 
+ Hấp phụ các ion hóa trị 2 và các yếu tố đông máu. Do vậy có vai trò rất quan 
trọng trong quá trình cầm máu, nếu rửa tiểu cầu thì lớp khí quyển sẽ bị trôi đi 
dẫn đến chức năng tiểu cầu bị suy giảm. 
+ Đóng vai trò là các receptor giúp tiểu cầu kết dính và ngưng tập mà đặc biệt là 
GPIb và GPIIb/IIIa. 
Bảng 1. Các glycoprotein quan trọng trên màng tiểu cầu 
Glycoprotein Chất gắn kết Chức năng 
GPIa/IIa collagen Kết dính tiểu cầu vào collagen 
GPIb/IX vWF Kết dính tiểu cầu vào lớp dưới nội mạc 
GPIc/IIa fibronectin Kết dính tiểu cầu vào thành mạch 
GPIIb/IIIa fibrinogen Ngưng tập tiểu cầu, kết dính vào collagen 
GPIV Thrombospondin Ngưng tập tiểu cầu, kết dính vào collagen 
GPV Thrombin Chưa rõ chức năng 
7-GPs Thrombin, adrenalin, ADP Ngưng tập tiểu cầu và chế tiết 
- Lớp trong: là các protein ngoại vi đóng vai trò là các enzym truyền tin hóa học có 
thể gây hoạt hóa tiểu cầu. 
* Vùng sol-gel dưới màng: nằm ngay bên dưới màng tiểu cầu gồm hệ thống các vi 
sợi, vi ống: 
- Các vi ống: tạo nên bộ khung đỡ duy trì dạng hình đĩa của tiểu cầu, đồng thời 
tham gia vào hiện tượng co thắt tạo giả túc khi tiểu cầu bị kích thích. 
- Các vi sợi: gồm các sợi actin tham gia vào hiện tượng co thắt tạo giả túc. 
* Vùng tiểu thể (vùng bào quan): gồm các hạt có đường kính từ 0,2 – 0,3mm 
- Các hạt đậm: chứa các chất hoạt hóa tiểu cầu Ca++, ADP, ATP và serotonin. 
- Các hạt alpha type I (20–200/tiểu cầu): chứa các protein 
+ Các protein huyết tương: protein kết dính (fibrinogen, yếu tố Von-Willebrand, 
fibronectin, thrombospondin), các protein đông máu (fibrinogen, yếu tố V) và 
protein tiêu sợi huyết (PAI1). 
+ Các protein đặc hiệu của tiểu cầu: b thromboglobulin (BTG), yếu tố 4 tiểu cầu 
(PF4), yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu cầu (PDGF). 
- Các hạt alpha type II (2 – 10/tiểu cầu): chứa các enzym lysosom như N-acetylglucominidase, 
N-glucuronidase và N-galactosidase. 
30
* Hệ thống liên kết màng: hai hệ thống liên kết quan trọng về mặt giải phẫu được tìm 
thấy trong tiểu cầu là hệ thống ống dẫn đậm đặc và hệ thống ống dẫn bề mặt: 
- Hệ thống ống dẫn đậm đặc: là lưới nội bào tương đóng vai trò dự trữ Ca++, đòng 
thời là nơi tổng hợp cyclo-oxygenase và prostaglandin của tiểu cầu. 
- Hệ thống ống dẫn bề mặt: là những chỗ lõm vào trong của màng bào tương tế 
bào làm tăng diện tích tiếp xúc của tiểu cầu và làm cho tiểu cầu có tính chất xốp. 
Hệ thống này có vai trò trong việc thu nhận các chất trong huyết tương và giải 
phóng các chất chứa trong các hạt. 
1.2.1.3. Các yếu tố của tiểu cầu 
Hiện nay người ta đã phát hiện một số yếu tố sau : 
- Yếu tố 1: Là yếu tố có thể thay thế cho AC-globulin huyết tương để hoạt hoá 
prothrombin thành thrombin được Ware và cộng sự phát hiện năm 1948. 
- Yếu tố 2: Là yếu tố có tác dụng rút ngắn thời gian đông của Fibrinogen dưới 
tác dụng của thrombin . 
- Yếu tố 3: Bản chất là lipoprotein được tổng hợp bởi tiểu cầu,chủ yếu là ở phần 
hạt, có thể là hạt tự do hoặc hạt dính vào màng. Yếu tố 3 tiểu cầu rất cần thiết để hình 
thành thromboplastin ngoại sinh bằng cách tương tác với các yếu tố chống hemophilia. 
Sau đó xúc tác cho quá trình chuyển prothrombin thành thrombin. 
- Yếu tố 4: Còn gọi là yếu tố chống heparin, bản chất là một glycoprotein.Yếu 
tố 4 có tác dụng trung hoà hoạt tính chống đông của heparin. 
- Yếu tố 5: Là một yếu tố có khả năng làm đông máu, có lẽ tác dụng tương tự 
fibrinogen. 
- Yếu tố 6: còn gọi là yếu tố chống tiêu sợi huyết . 
- Yếu tố 7: Là đồng yếu tố với thromboplastin vì nó có khả năng chuyển 
prothrombin thành thrombin khi có một nồng độ thấp thromboplastin tổ chức, ion calci 
hay yếu tố 5. 
- Yếu tố 8: Là yếu tố chống thromboplastin của tiểu cầu . Trong đó hoạt tính 
chống đông có liên quan đến phosphatidinserin. 
- Yếu tố 9: Là yếu tố co rút giống như thrombosthenin tạo điều kiện cho sự co 
cục máu tốt hơn. 
- Yếu tố 10: Là serotonin không phải do tiểu cầu tạo ra mà do tiểu cầu hấp thu 
được từ đường tiêu hoá. Serotonin có tác dụng gây co mạch do kích thích cơ trơn. 
31
- Yếu tố 11: Là thromboplastin của tiểu cầu . 
- Yếu tố 12: Chính là yếu tố XIII của huyết tương, là yếu tố ổn định sợi huyết 
do chính tiểu cầu hấp thu lên bề mặt của nó. 
- Yếu tố 13: Là ADP. 
1.2.1.4. Đặc tính chính của tiểu cầu 
* Khả năng hấp phụ và vận chuyển các chất: 
Tiểu cầu có khả năng hấp phụ các chất trong huyết tương để tạo ra một lớp khí 
quyển bao xung quanh. Nhờ đó các chất thiết yếu cho quá trình cầm máu nói chung và 
đông máu nói riêng được vận chuyển đến những nơi cần thiết. Ví dụ: tiểu cầu có khả 
năng hấp phụ adrenalin, noradrenalin và các yếu tố đông máu của huyết tương. 
* Khả năng kết dính của tiểu cầu: 
Tiểu cầu có khả năng dãn ra và dính vào một số bề mặt. Trong in-vitro thì tiểu 
cầu không dính vào lớp tế bào nội mạc nhưng lại có thể dính rất nhanh với tổ chức 
dưới nội mạc, đặc biệt là với collagen. Dính là sự khởi đầu cho sự bài tiết phóng thích 
các chất hoạt động, là hiện tượng vật lý do lực hút tĩnh điện giữa tiểu cầu với cơ chất. 
Hiện tượng dính tăng lên sau mổ, sau một sự phá huỷ tổ chức. Các chất ức chế sự dính 
bám của tiểu cầu là promethazin, cocain, guinin, aspirin… 
Hiện tượng dính của tiểu cầu có sự tham gia của một số yếu tố: ion calci, các 
yếu tố huyết tương, yếu tố Von-Willebrand. Trong đó sự dính với collagen xảy ra 
không cần sự có mặt của ion calci nhưng có vai trò quan trọng của yếu tố Von- 
Willebrand… 
* Khả năng gây ngưng tập tiểu cầu: 
Tiểu cầu có khả năng gắn kết lẫn nhau tạo nên nút chận tiểu cầu, gọi là hiện 
tượng ngưng tập tiểu cầu. Đây là một khả năng rất đặc biệt của tiểu cầu, thông qua 
hiện tượng này mà tiểu cầu thực hiện chức năng của mình. Có nhiều chất có khả năng 
gây ngưng tập tiểu cầu như: ADP, thrombin, adrenalin, … các chất này gọi là “chất 
kích hoạt” tiểu cầu. Ngoài ra còn có một số chất khác như một số men hoà tan, phức 
hợp kháng nguyên kháng thể, một số các vi khuẩn và virus….Các cơ chế gây ngưng 
tập tiểu cầu: 
- Giả thiết về vai trò ADP: bình thường các tiểu cầu được giữ không ngưng tập 
nhờ năng lượng được tạo ra từ sự thoái hoá ATP thành ADP. Trong trường hợp 
32
có nhiều ADP (như do đưa từ ngoài vào tiểu cầu) thì phản ứng này bị ức chế gây 
ra thiếu năng lượng dẫn đến tiểu cầu bị ngưng tập. 
ADP ngoại lai 
¯(-) 
ATPase Adenylakinase 
ATP ADP AMP 
Năng lượng 
(-) Phosphatase 
Xâm nhập Ngưng tập tiểu cầu 
vào tiểu cầu 
Adenosin 
Sơ đồ 1. Cơ chế gây ngưng tập tiểu cầu của ADP 
- Hiện nay nhiều tác giả đã chứng minh được vai trò của phospholipid màng mà cụ 
thể hơn là của acid arachidonic: trong cơ chế này, ngưng tập tiểu cầu là kết quả 
của sự tương tác giữa các yếu tố kích tập với phospholipid màng và các men 
như:cyclo-oxygenase và thromboxan synthetase 
33
PHOSPHOLIPID 
Phospholipase ADP 
ACID ARACHIDONIC 
Prostacyclin 
Synthetase 
(của tế bào nội mạc) 
Prostacylin (PGI2) Thromboxan A2 
Sơ đồ 1. Cơ chế gây ngưng tập tiểu cầu của throboxan A2 
- Ngoài ra thrombin còn gây ngưng tập tiểu cầu qua một cơ chế khác nữa: 
thrombin đã tác động lên yếu tố 5 có trên bề mặt tiểu cầu, nhờ đó mà gây ra 
ngưng tập tiểu cầu. Bởi vậy khi dùng men trypsin để thủy phân yếu tố 5 của tiểu 
cầu thì tiểu cầu không còn ngưng tập nữa. 
- Adrenalin và noradrenalin gây ngưng tập qua hai cơ chế: Gián tiếp qua ADP do 
gây ra sự phóng thích ADP; và trực tiếp kích thích sự ngưng tập qua vai trò của 
acid arachidonic. 
34 
Chú thích: (+) Thúc đẩy, xúc tác 
(-) Ức chế 
Cyclo – oxygenase 
(của tiểu cầu và tế bào nội mạc) 
Các endoperoxyde 
(PGG2 – PGH2) 
NGƯNG TẬP TIỂU CẦU 
AMP 
AMPc 
CẦM MÁU 
ATP 
Adenylat 
e 
cyclase 
Thromboxan 
Synthetase 
(của các tiểu cầu) 
Phospho - diesterase 
(+ 
) 
(-) 
(+) 
ADP (- 
)
Cơ chế gây ngưng tập phải qua trung gian liên kết của fibrinogen với GPIIb/IIIa 
đã hoạt hoá có mặt ở lớp ngoài của màng bào tương. Bình thường phức hợp GPIIb/IIIa 
được phân bố đều trên màng bào tương của tế bào tiểu cầu. Khi tiểu cầu hoạt hóa do 
sự dịch chuyển của màng tiểu cầu, các phức hợp GPIIb/IIIa được bộc lộ, chúng sẽ gắn 
với nhiều protein huyết tương như fibrinogen, Von-Willebrand… theo nguyên tắc là 
đã gắn với loại protein này thì loại trừ khả năng gắn với protein khác. Tuy nhiên 
GPIIb/IIIa gắn với fibrinogen là chủ yếu vì fibrinogen có nồng độ tập độ cao nhất ở 
trong huyết tương và GPIIb/IIIa có ái lực với fibrinogen là mạnh nhất Như vậy 
fibrinogen được xem như là một cầu nối những GPIIb/IIIa của các tiểu cầu với nhau 
và do đó tạo ra được sự ngưng tập tiểu cầu. Điều kiện để tiểu cầu ngưng tập phải là 
màng tiểu cầu phải nguyên vẹn không bị tổn thương và có mặt một số yếu tố huyết 
tương đặc biệt là fibrinogen. 
* Khả năng thay đổi hình dạng và phóng thích các chất: 
Khi được hoạt hóa (sau khi kết dính), tiểu cầu có khả năng thay đổi hình dạng 
và bài xuất ra các chất. 
1.2.1.5. Chức năng của tiểu cầu 
Tiểu cầu đã thực hiện một cách rất hiệu quả các chức năng sau 
- Tham gia vào quá trình cầm máu: Nhờ có khả năng kết dính, ngưng tập, phóng 
thích các chất mà tiểu cầu có thể tham gia rất tích cực vào quá trình cầm máu thì 
đầu. Bên cạnh đó tiểu cầu còn tham gia vào quá trình đông máu qua một số cơ 
chế sau: 
+ Ngay khi tiếp xúc với collagen, bên cạnh việc kết dính và ngưng tập, tại màng 
tiểu cầu đã xảy ra hiện tượng chuyển yếu tố XI thành XIa để khởi động quá 
trình đông máu. 
+ Sau khi có hiện tượng thay hình đổi dạng thì tiểu cầu phóng thích ra yếu tố 3 
tiểu cầu - đó là yếu tố có vai trò rất quan trọng trong việc tạo phức hợp IXa, 
VIIIa và Ca++ trong thác đông máu. 
- Bảo vệ nội mô: Tiểu cầu rất cần thiết cho sự trọn vẹn của thành mạch. Dễ thấy 
rằng ở những bệnh nhân có số lượng tiểu cầu giảm ( Đặc biệt khi < 50 x 10 g/l thì 
tính bền vững của thành mạch không còn nữa, bệnh nhân rất dễ bị xuất huyết). 
Hoặc những bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nếu được truyền tiểu cầu thì sức bền 
của thành mạch cũng tăng lên. Cơ chế để tiểu cầu củng cố thành mạch là do tiểu 
35
cầu có khả năng làm non hoá các tế bào nội mạc và củng cố màng của nội mạc 
qua vai trò của yếu tố tăng trưởng tế bào nội mạc nguồn gốc từ tiểu cầu. 
- Ngoài ra, trung hòa hoạt động chống đông của heparin, tổng hợp protein và lipid, 
đáp ứng viêm... 
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đông máu 
Hệ thống đông máu trong huyết tương và mô gồm hai thành phần: các yếu tố 
gây đông và các yếu tố chống đông. Máu đông hay không là tùy thuộc vào sự cân bằng 
giữa hai nhóm chất này. Bình thường các chất chống đông hoạt động mạnh hơn và 
máu luôn ở thể lỏng. 
1.2.2.1. Các yếu tố đông máu 
Hội nghị quốc tế về đông máu năm 1959 qui định dùng các chữ số la mã để gọi 
tên 12 yếu tố đông máu. Ngoài 12 protein này, gần đây đã xác định thêm 2 protein 
không mang chữ số la mã. Các yếu tố đông máu có sẵn trong máu (trừ yếu tố III) 
nhưng đều ở dạng chưa hoạt động. Khi một yếu tố được hoạt hóa sẽ khởi động các yếu 
tố khác, kết quả là chuyển fibrinogen thành fibrin và làm cho máu đông. 
Bảng 2. Các đặc điểm chính của các yếu tố đông máu 
Yếu tố đông máu Chức năng Tổng hợp Phân bố T1/2 (giờ) 
I (fibrinogen) Tiền fibrin Tế bào gan 
Mẫu tiểu cầu 
Huyết tương 
Tiểu cầu 
120 
II (prothrombin) Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 80 
III (thromboplastin, 
Đồng yếu tố Các mô Các mô, các chất 
- 
yếu tố tổ chức) 
nền 
IV (Ca++) 
V (proaccelerin) Tiền enzym Tế bào gan 
Mẫu tiểu cầu 
Huyết tương 
Tiểu cầu 
24 
VII (proconvertin) Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 6 
VIII (yếu tố chống 
Đồng yếu tố Nội mạc Huyết tương 
hemophilia A) 
(liên kết với 
Von-Willebrand) 
12 
IX (yếu tố chống 
hemophilia B) 
Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 24 
X (yếu tố Stuart) Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 48 
XI (Rosenthal) Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 60 
XII (Hageman) Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 60 
XIII (yếu tố ổn định 
fibrin) 
Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 240 
36
Prekallikrein (yếu 
tố Fletcher) 
Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 35 
Kininogen trọng 
lượng phân tử cao 
(yếu tố Fitzgerald) 
Đồng yếu tố Tế bào gan Huyết tương 150 
Các yếu tố đông máu có thể được chia thành các nhóm sau: 
- Nhóm các yếu tố tiếp xúc: gồm các yếu tố XI, XII, prekallikrein, kininogen tham 
gia vào giai đoạn đầu đông máu là giai đoạn tiếp xúc. Chúng có đặc tính không 
phụ thuộc vào vitamin K khi tổng hợp, không phụ thuộc vào Ca++ trong quá trình 
hoạt hóa, ổn định tốt trong huyết tương lưu trữ và là những yếu tố bền vững. 
- Nhóm prothrombin: gồm các yếu tố II, VII, IX, X. Chúng có đặc tính phụ thuộc 
vào vitamin K khi tổng hợp, cần có vào Ca++ trong quá trình hoạt hóa, ổn định 
trong huyết tương lưu trữ và không bị tiêu thụ trong quá trình đông máu trừ yếu 
tố II (có mặt trong huyết thanh). 
- Nhóm fibrinogen: gồm các yếu tố I, V, VIII, XIII. Chúng có đặc tính tác dụng 
qua lại với thrombin, bị tiêu thụ trong quá trình đông máu (không có mặt trong 
huyết thanh), yếu tố V và VIII mất hoạt tính trong huyết tương lưu trữ. 
- Yếu tố tổ chức: đây không phải là yếu tố của huyết tương và cũng không có hoạt 
tính men mà tác động như một đồng yếu tố trong hoạt hóa yếu tố VII, X. 
- Ca++: ion này tạo thuận lợi cho các protein phụ thuộc vitamin K kết hợp với 
phospholipid đồng thời cũng can thiệp vào các phản ứng không liên quan đến các 
protein phụ thuộc vitamin K. Ca++ cũng cần thiết cho sự thể hiện hoạt tính men 
của yếu tố XIIIa, cho sự ổn định yếu tố V và phức hệ yếu tố Von-Willebrand-yếu 
tố VIII. 
1.2.2.2. Các yếu tố chống đông máu 
Các yếu tố chống đông có vai trò chủ yếu trong việc ngăn cản sự khởi phát 
đông máu không thích hợp cũng như điều hòa giảm sinh thrombin ở vị trí tổn thương. 
Bảng 3. Các đặc điểm chính của các yếu tố chống đông máu 
Yếu tố đông máu Chức năng Tổng hợp Phân bố T1/2 (giờ) 
Antithrombin Yếu tố ức 
chế 
Tế bào gan Huyết tương 
Nội mạc 
60 
Protein C Tiền enzym Tế bào gan(*) Huyết tương 6 
Protein S Đồng yếu tố Tế bào gan(*) Huyết tương đặc ? 
37
Mẫu tiểu cầu biệt liên kết với 
C4 BP tiểu cầu 
Chất ức chế con 
đường yếu tố tổ 
chức (TFPI) 
Yếu tố ức 
chế 
Nội mạc Huyết tương 
Nội mạc 
? 
Cơ chế chống đông 
- TFPI: ức chế phức hợp khởi đầu 
- Antithrombin: ức chế trực tiếp các serin protease hoạt động. 
- Con đường protein C: protein C với protein S là đồng yếu tố cùng với sự hiện 
diện của Ca++, phospholipid sẽ cắt các yếu tố Va và VIIIa làm các chất này mất 
chức năng đồng yếu tố của chúng. 
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu sợi huyết 
Hệ thống tiêu sợi huyết của huyết tương gồm hai thành phần: các yếu tố gây 
tiêu sợi huyết và các yếu tố ức chế tiêu sợi huyết 
1.2.3.1. Các yếu tố gây tiêu sợi huyết 
- Plasminogen: gan tổng hợp plasminogen dưới dạng một tiền enzym có trọng 
lượng phân tử 92.000M tuần hoàn trong huyết tương với nồng độ 1,5mM. Thời 
gian bán hủy của plasminogen khoảng 2 ngày. 
- Các yếu tố hoạt hóa plasminogen: 
+ Yếu tố hoạt hóa plaminogen tổ chức (t-PA: tissue plasminogen activator): 
được tổng hợp và bài tiết chủ yếu bởi các tế bào nội mạc dưới sự kiểm soát 
của thrombin, histamin, bradykinin, epinephrin, acetylcholin, vasopressin, 
hormon hướng sinh dục, nghẽn tĩnh mạch và lực xé động mạch. t-PA có trọng 
lượng phân tử 72.000M, thời gian bán hủy khoảng 5 phút. 
+ Urokinase (u-PA): được tổng hợp và bài tiết bởi tế bào nội mạc, đại thực bào, 
các tế bào biểu mô thận và một số tế bào khối u. u-PA có ái lực đối với fibrin 
kém hơn t-PA và là yếu tố hoạt hóa plaminogen hiệu quả trong trường hợp có 
hay không có fibrin. 
+ Các yếu tố hoạt hóa plasminogen khác: trong một số trường hợp, các men 
protease của con đường đông máu có khả năng hoạt hóa trực tiếp 
plasminogen. Đó là kalikrein, yếu tố XIa và yếu tố XIIa . 
1.2.3.2. Các yếu tố ức chế tiêu sợi huyết 
38
- Các yếu tố ức chế plasmin: 
+ Các serpin như a2-antiplasmin (a2-AP): là một glycoprotein, trọng lượng phân 
tử 70.000, nồng độ 0,9mM với thời gian bán hủy 48 giờ. a2-AP chứa trong hạt 
a của tiểu cầu, khi được phóng thích ra ngoài sẽ tạo thành một phức hợp 
không hồi phục với plamin. 
+ a2-macroglobulin: là một protein nhị phân trọng lượng phân tử 725.000, được 
tổng hợp bởi các tế bào nội mạc, đại thực bào và tìm thấy trong các hạt a của 
tiểu cầu. a2-macroglobulin kết hợp với plasmin và gây ức chế nó. 
- Các yếu tố ức chế hoạt hóa plasminogen: 
+ Yếu tố ức chế hoạt hóa plasminogen-1 (PAI-1: plasminogen-activator 
inhibitor-1): là một glycoprotein, trọng lượng phân tử 52.000, được phóng 
thích từ tế bào nộ mạc, mono, đại thực bào, tế bào gan, tế bào mỡ và tiểu cầu. 
+ Yếu tố ức chế hoạt hóa plasminogen-2 (PAI-2: plasminogen-activator 
inhibitor-1): là một glycoprotein, trọng lượng phân tử 60.000, được phóng 
thích từ bạch cầu và tế bào u sarcom sợi. PAI-2 chỉ được phát hiện trong huyết 
tương người trong quá trình thai nghén. 
2. CÁC GIAI ĐOẠN VÀ CƠ CHẾ CẦM MÁU 
Có 4 cơ chế tham gia vào quá trình cầm máu hay còn gọi là 4 giai đoạn: co 
mạch tại chỗ, tạo nút tiểu cầu, tạo cục máu đông, co và tan cục máu đông. Trong đó, 
co mạch tại chỗ và hình thành nút tiểu cầu được gọi là cầm máu thì đầu. 
2.1. Co thành mạch 
Ngay sau khi mạch máu bị tổn thương, thành mạch sẽ co thắt lại làm giảm 
lượng máu bị mất qua chỗ tổn thương. Sự co thắt này kéo dài và mạnh ở các động 
mạch, tĩnh mạch lớn. Điều kiện để co mạch tốt là thành mạch phải vững chắc và có 
khả năng đàn hồi tốt, khi thiếu một trong hai điều kiện này sẽ gây chảy máu bất 
thường trên lâm sàng. Sự co thắt mạch máu xảy ra do kết quả của phản xạ thần kinh và 
do sự co thắt cơ tại chỗ. 
- Phản xạ thần kinh gây co mạch được phát động do những xung động đau từ nơi 
tổn thương truyền về. 
- Sự co thành mạch tại chỗ tổn thương do sự xuất hiện điện thế hoạt động tại nơi 
đó. Điện thế hoạt động xuất hiện, lan dọc theo thành mạch gây co thắt mạch. 
39
Càng nhiều mạch máu bị tổn thương thì mức độ co thắt càng lớn. Co mạch tại 
chỗ có thể kéo dài từ 20 – 30 phút, tạo điều kiện cho tiểu cầu kết dính và kết tụ 
vào nơi tổn thương. 
- Co mạch còn do tiểu cầu bài tiết ra serotonin, adrenalin và thromboxan A2. 
2.2. Nút chặn tiểu cầu 
Nút chặn tiểu cầu được thành lập để bịt kín chỗ tổn thương trên thành mạch. 
Quá trình này diễn ra qua nhiều hiện tượng. 
2.2.1. Hiện tượng kết dính tiểu cầu 
Kết dính là khả năng tiểu cầu bám thành một lớp đơn trên mạch máu bị tổn 
thương. Cơ chế như sau: 
- Khi mạch máu bị tổn thương bộc lộ lớp dưới nội mạc. Tiểu cầu kết dính vào các 
cấu trúc dưới nội mạc qua protein kết dính Von-Willebrand đã được hấp thụ trên 
các sợi collagen và GPIb trên màng tiểu cầu. 
- Hồng cầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết dính này. Do đường kính lớn, 
hồng cầu nằm ở phần trung tâm của mạch máu và đẩy ra ngoại vi các phần tử 
nhỏ hơn như tiểu cầu. Kết quả là tiểu cầu cơ nhiều khả năng tương tác với thành 
mạch. Trong trường hợp thiếu máu, hematocrit <25%, thời gian máu chảy bị kéo 
dài. 
2.2.2. Hiện tượng hoạt hóa tiểu cầu 
Hiện tượng kết dính làm cho tiểu cầu được hoạt hóa. Tác nhân gây hoạt hóa tiểu 
cầu mạnh nhất là collagen và thrombin. Sau khi hoạt hóa, tiểu cầu phóng thích ra nhiều 
chất như ADP, thromboxan A2 và serotonin. Các phân tử này sẽ khuếch đại sự hoạt 
hóa. Cơ chế của sự hoạt hóa là do sự kích hoạt men phospholipase C dẫn đến hình 
thành diacylglycerol (DG) và inositol-triphosphat (IP3) làm tăng nồng độ Ca++ nội bào. 
AMPc điều hòa sự hoạt hóa thông qua việc kiểm soát nồng độ Ca++ nội bào dự trữ. Sự 
hoạt hóa được thể hiện thông qua sự biến đổi về hình thái và phóng xuất các chất trong 
tiểu cầu: 
- Thay đổi hình thái: từ dạng hình đĩa, tiểu cầu thay đổi hình dạng, trở nên hình 
cầu, xuất hiện giả túc và các lỗ thủng, các hạt tập trung vào trung tâm và bắt đầu 
bài xuất. 
40
- Phản ứng phóng xuất: các hoạt chất tồn trữ bên trong hạt đậm và hạt alpha được 
phóng xuất ra ngoài. Sau giai đoạn phóng xuất, tiểu cầu dường như “trống rỗng”, 
mất hạt. 
2.2.3. Hiện tượng ngưng tập tiểu cầu 
Ngưng tập là khả năng các tiểu cầu kết dính lại với nhau thành một khối. Cơ 
chế như sau: 
- Khi được hoạt hóa tiểu cầu sẽ bộc lộ phức hệ GPIIb/IIIa, phức hệ này sẽ gắn kết 
với fibrinogen. Nhờ có cấu trúc như một phân tử kép nên fibrinogen trở thành 
cầu nối giữa hai tiểu cầu. Trong một số hoàn cảnh, đặc biệt là ở những vùng 
mạch máu bị hẹp, lực xé mạnh, yếu tố Von-Willebrand có thể thay thế fibrinogen 
gây ngưng tập tiểu cầu. 
- Thrombospondin, có nhiều trong tiểu cầu, tham gia vào việc làm vững chắc cầu 
nối GPIIb/IIIa-fibrinogen. 
2..2.4. Hiện tượng co cục máu 
Cục tiểu cầu lúc đầu mong manh, dễ bị dòng máu chảy cuốn trôi, sau đó sẽ trở 
nên chắc chắn nhờ hiện tượng co cục máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong hiện 
tượng co cục máu do hệ thống actin – myosin và cấu trúc sườn cơ bản của tế bào chất 
tiểu cầu. Vì vậy giảm tiểu cầu về mặt số lượng hay chất lượng sẽ làm cho thời gian co 
cục máu kéo dài. 
2.3. Đông máu 
Nút chận tiểu cầu chỉ đảm bảo cầm máu tạm thời ở những mạch máu nhỏ. Để 
cầm máu ở những mạch máu lớn bị tổn thương cần phải có sự hình thành cục máu 
đông. Trên cơ sở nút chận tiểu cầu, quá trình đông máu sẽ được khởi phát nhờ các yếu 
tố đông máu của huyết tương, tiểu cầu và của mô giải phóng ra. Bình thường máu lưu 
thông trong mạch máu ở thể lỏng và không bị đông là nhờ: 
- Sự lành mạnh của thành mạch: thành mạch nhẵn, không cản trở sự lưu thông của 
máu. 
- Máu có tốc độ lưu thông nhất định. 
- Trong máu có những chất chống đông: antithrombin, heparin… Khi một trong ba 
yếu tố trên bị thay đổi, máu có thể bị đông lại trong mạch máu và gây tắc mạch. 
Đông máu là một hiện tượng thay đổi lý tính của máu từ trạng thái lỏng sang 
trạng thái gel biểu hiện bằng sự tạo thành cục máu. Sự chuyển trạng thái này xảy ra 
41
bởi một quá trình biến đổi các protein trong máu và tự xúc tác. Đông máu xảy ra qua 3 
giai đoạn liên tiếp nhau. 
2.3.1. Giai đoạn 1: Thành lập phức hợp men prothrombinase 
Đây là giai đoạn phức tạp và kéo dài nhất trong dây chuyền phản ứng gây đông 
máu. Prothrombinase được thành lập theo hai đường: nội sinh và ngoại sinh. 
2.3.1.1. Đường ngoại sinh 
Khi mạch máu tổn thương máu sẽ tiếp xúc với nơi bị tổn thương. Mô tổn 
thương sẽ giải phóng ra yếu tố III. Yếu tố III sẽ hoạt hóa yếu tố VII. Yếu tố III cùng 
với yếu tố VII hoạt hóa, với sự có mặt của ion Ca++ làm hoạt hoá yếu tố X. Yếu tố X 
hoạt hoá cùng với phospholipid, ion Ca++ và yếu tố V hoạt hoá (được hoạt hóa bởi 
thrombin đã hình thành rất sớm) tạo ra phức hợp prothrombinase ngoại sinh. 
2.3.1.2. Đường nội sinh 
Kích hoạt bằng nhóm các yếu tố đông máu tiếp xúc: yếu tố XII, kininogen cao 
phân tử (yếu tố Fitzerald), prekallicrein (yếu tố Fletcher), yếu tố XI. 
Yếu tố Fitzerald tiếp xúc trực tiếp vào thành mạch, tiếp nhận thông tin về “tình 
trạng bề mặt thành mạch”, nếu có sự “khác bình thường” thì kích hoạt yếu tố XII tạo 
yếu tố XII hoạt hóa (XIIa). Yếu tố XIIa kích hoạt prekallicrein thành kallicrein và chất 
này có khả năng kích hoạt ngược lại yếu tố XII (hiện tượng tự khuếch đại). Yếu tố XII 
hoạt hóa sẽ hoạt hóa yếu tố XI. Yếu tố XI hoạt hoá cùng với Ca++ hoạt hóa yếu tố IX. 
Yếu tố IX hoạt hóa cùng với yếu tố VIII hoạt hóa (do thrombin hoạt hóa) và 
phospholipid của tiểu cầu, Ca++ hoạt hoá yếu tố X. Yếu tố X hoạt hóa cùng với yếu tố 
V hoạt hóa (bởi thrombin), Ca++ và phospholipid tiểu cầu tạo ra phức hợp men 
prothrombinase. 
2.3.2. Giai đoạn 2: Thành lập thrombin 
Phức hợp men Prothrombinase tạo thành sẽ xúc tác cho phản ứng chuyển 
prothrombin thành thrombin. Phản ứng này xảy ra trong vài giây. 
Thrombin đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng của quá trình đông máu: 
- Thành lập fibrin: thrombin co vai trò chuyển fibrinogen thành fibrin, hoạt hóa 
yếu tố XIII ổn định sợi huyết. 
42
- Làm tăng tốc độ hình thành của bản thân (tự khuếch đại): thrombin gây hoạt hóa 
yếu tố VIII dẫn đến gia tăng sự hình thành yếu tố Xa bằng cả hai con đường nội 
sinh và ngoại sinh. Nó cũng hoạt hóa yếu tố V 
2.3.3. Giai đoạn 3: Thành lập fibrin 
Thrombin thủy phân phân tử fibrinogen để tạo thành các monomer của fibrin và 
các fibrinopeptid (A và B). các monomer của fibrin tự trùng hợp tạo thành phân tử 
fibrin S (fibrin hòa tan). Cuối cùng yếu tố XIII họat hoá làm cho mạng lưới polymer 
của fibrin S thành fibrin I ổn định (fibrin không hòa tan). 
Sơ đồ 3. Đông máu 
2.4. Tiêu sợi huyết 
Fibrin tạo ra có vai trò hạn chế là cầm máu, và mạng fibrin hay cục máu cầm 
phải biến mất “đúng lúc” để tái lập lưu thông. Do đó cần có sự hiện diện của hệ tiêu 
sợi huyết, có tác dụng dọn sạch các cục máu đông nhỏ ly ti trong lòng mạch máu, ngăn 
ngừa sự hình thành huyết khối gây tắc mạch. 
Hiện tượng tiêu sợi huyết làm cục máu tan dần do các sợi fibrin bị phân ly dưới 
tác dụng của plasmin – một enzyme tiêu protein rất mạnh, mà tiền chất của nó là 
plasminogen. 
43
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)

More Related Content

What's hot

SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT
SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾTSINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT
SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾTSoM
 
MÔ THẦN KINH
MÔ THẦN KINHMÔ THẦN KINH
MÔ THẦN KINHSoM
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUSoM
 
Sinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tietSinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tietVũ Thanh
 
Hệ nội tiết
Hệ nội tiếtHệ nội tiết
Hệ nội tiếtLam Nguyen
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUSoM
 
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾTSoM
 
Sinh lý máu 6 ym
Sinh lý máu 6 ymSinh lý máu 6 ym
Sinh lý máu 6 ymVũ Thanh
 
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tuyến yên pp2003
Tuyến yên pp2003Tuyến yên pp2003
Tuyến yên pp2003Le Tran Anh
 
hệ hô hấp
hệ hô hấphệ hô hấp
hệ hô hấpLam Nguyen
 
Thực hành giải phẫu bệnh cho sinh viên y 3
Thực hành giải phẫu bệnh cho sinh viên y 3Thực hành giải phẫu bệnh cho sinh viên y 3
Thực hành giải phẫu bệnh cho sinh viên y 3Thieu Hy Huynh
 
Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Dam Van Tien
 
GIẢI PHẪU THẬN
GIẢI PHẪU THẬNGIẢI PHẪU THẬN
GIẢI PHẪU THẬNSoM
 
Các cơ hô hấp
Các cơ hô hấpCác cơ hô hấp
Các cơ hô hấpDr NgocSâm
 
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinhSinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinhVmu Share
 

What's hot (20)

SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT
SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾTSINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT
SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT
 
MÔ THẦN KINH
MÔ THẦN KINHMÔ THẦN KINH
MÔ THẦN KINH
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
 
Sinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tietSinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tiet
 
Hệ nội tiết
Hệ nội tiếtHệ nội tiết
Hệ nội tiết
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
 
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT
 
Sinh lý máu 6 ym
Sinh lý máu 6 ymSinh lý máu 6 ym
Sinh lý máu 6 ym
 
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
 
Tuyến yên pp2003
Tuyến yên pp2003Tuyến yên pp2003
Tuyến yên pp2003
 
Sinh lý thận
Sinh lý thậnSinh lý thận
Sinh lý thận
 
Da
DaDa
Da
 
hệ hô hấp
hệ hô hấphệ hô hấp
hệ hô hấp
 
Thực hành giải phẫu bệnh cho sinh viên y 3
Thực hành giải phẫu bệnh cho sinh viên y 3Thực hành giải phẫu bệnh cho sinh viên y 3
Thực hành giải phẫu bệnh cho sinh viên y 3
 
Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn
 
GIẢI PHẪU THẬN
GIẢI PHẪU THẬNGIẢI PHẪU THẬN
GIẢI PHẪU THẬN
 
Các cơ hô hấp
Các cơ hô hấpCác cơ hô hấp
Các cơ hô hấp
 
Mô cơ
Mô cơMô cơ
Mô cơ
 
Kqht1
Kqht1Kqht1
Kqht1
 
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinhSinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
 

Similar to Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)

Màng tế bào
Màng tế bàoMàng tế bào
Màng tế bàothanh tam
 
Bài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyen
Bài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyenBài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyen
Bài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyenngocgiangcye
 
SINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptx
SINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptxSINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptx
SINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptx22TrnMnhHng
 
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptxM1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptxthytrangbi4
 
ban-full-sinh-hoc-di-truyen.pdf.........
ban-full-sinh-hoc-di-truyen.pdf.........ban-full-sinh-hoc-di-truyen.pdf.........
ban-full-sinh-hoc-di-truyen.pdf.........athanh2005yp
 
Chuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te baoChuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te baotam8082
 
LIÊN KẾT TẾ BÀO
LIÊN KẾT TẾ BÀOLIÊN KẾT TẾ BÀO
LIÊN KẾT TẾ BÀODavidon5
 
Giáo trình mô học đh y huế
Giáo trình mô học đh y huếGiáo trình mô học đh y huế
Giáo trình mô học đh y huếjackjohn45
 
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vatChuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vatdoivaban93
 
Hệ tiết niệu
Hệ tiết niệuHệ tiết niệu
Hệ tiết niệuLam Nguyen
 
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hnpnahuy
 

Similar to Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc) (20)

Màng tế bào
Màng tế bàoMàng tế bào
Màng tế bào
 
Bài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyen
Bài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyenBài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyen
Bài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyen
 
SINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptx
SINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptxSINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptx
SINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptx
 
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinhSinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
 
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptxM1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
 
Giải phẫu
Giải phẫuGiải phẫu
Giải phẫu
 
LÝ-SINH.pptx
LÝ-SINH.pptxLÝ-SINH.pptx
LÝ-SINH.pptx
 
ban-full-sinh-hoc-di-truyen.pdf.........
ban-full-sinh-hoc-di-truyen.pdf.........ban-full-sinh-hoc-di-truyen.pdf.........
ban-full-sinh-hoc-di-truyen.pdf.........
 
Chuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te baoChuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te bao
 
LIÊN KẾT TẾ BÀO
LIÊN KẾT TẾ BÀOLIÊN KẾT TẾ BÀO
LIÊN KẾT TẾ BÀO
 
Giáo trình mô học đh y huế
Giáo trình mô học đh y huếGiáo trình mô học đh y huế
Giáo trình mô học đh y huế
 
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vatChuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vat
 
Bt tu hoc
Bt tu hocBt tu hoc
Bt tu hoc
 
Hệ tiết niệu
Hệ tiết niệuHệ tiết niệu
Hệ tiết niệu
 
Mo phoi
Mo phoiMo phoi
Mo phoi
 
Mophoi
MophoiMophoi
Mophoi
 
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
 
te bao va mo.ppt
te bao va mo.pptte bao va mo.ppt
te bao va mo.ppt
 
Peroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thểPeroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thể
 
Sinh-ly.docx
Sinh-ly.docxSinh-ly.docx
Sinh-ly.docx
 

Recently uploaded

SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydkPhongNguyn363945
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfHongBiThi1
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptxHongBiThi1
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻHongBiThi1
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaHongBiThi1
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfPhngKhmaKhoaTnBnh495
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdfHongBiThi1
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsHongBiThi1
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfHongBiThi1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaHongBiThi1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
 

Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ BỘ MÔN SINH LÝ BÀI GIẢNG SINH LÝ HỌC (Sau đại học) Cần Thơ – 2014
  • 2. MỤC LỤC Sinh lý màng bào tương tế bào.....................................................................1 Sinh lý cầm máu.........................................................................................25 Sinh lý niêm mạc đường hô hấp.................................................................48 Sinh lý tiết niệu...........................................................................................64 Sinh lý chuyển hóa xương..........................................................................79 Sinh lý đường huyết.................................................................................100 Sinh lý lipid máu và chuyển hóa lipid máu...............................................119 Sinh lý synap............................................................................................138
  • 3. SINH LÝ MÀNG BÀO TƯƠNG TẾ BÀO Con người là một sinh vật đa bào mà mỗi tế bào vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của cơ thể. Tế bào là một đơn vị sống bởi vì nó tự chuyển hóa, tự sinh sản, tự thích nghi, tự điều hòa và từ chúng các mô sống, cơ quan sống và cơ thể sống được hình thành, duy trì và phát triển. Trong tế bào, màng đóng vai trò chủ yếu vì nó chiếm khoảng 80% khối lượng tế bào. Màng tế bào bao gồm: màng bào tương (màng bề mặt tế bào) và màng các bào quan (màng lưới nội nguyên sinh, màng ty thể, màng Golgi, màng nhân...). 1. CẤU TRÚC-CHỨC NĂNG CỦA MÀNG BÀO TƯƠNG TẾ BÀO Màng bào tương tế bào mỏng, đàn hồi, dày 7,5 - 10 nm, được cấu tạo bởi các thành phần chính là lipid, protein và glucid mà chủ yếu là lipid và protein. Hình 1. Cấu trúc màng bào tương tế bào 1.1. Thành phần lipid của màng Thành phần lipid gồm chủ yếu là phospholipid và cholesterol. 1.1.1. Phospholipid - Cấu hình: các phân tử phospholipid tạo thành lớp lipid kép (phospholipid bilayer) mỏng, mềm mại, có thể uốn khúc, trượt đi trượt lại và dễ biến dạng. Phospholipid là một chất phân cực chúng có một đầu kỵ nước là gốc acid béo và một đầu ưa nước là gốc phosphat. Nền móng tạo nên màng sinh học là tính chất kỵ nước của gốc acid béo khiến chúng bị dịch ngoại bào và dịch nội bào đẩy quay vào trong, gặp nhau, hấp dẫn nhau và nằm ở trung tâm của màng. Đầu ưa nước nằm ở hai 1 Dịch ngoại bào Dịch nội bào
  • 4. phía của màng, tiếp xúc với dịch nội bào và dịch ngoại bào. Mỗi nửa của lớp phospholipid kép tạo nên một tấm lá (leaflet). - Chức năng: lớp phospholipid kép là đơn vị cấu trúc cơ bản của màng sinh học, các thành phần khác sẽ khảm vào trong đó tạo thành cấu trúc ngăn cách tế bào với môi trường xung quanh. Bên cạnh đó lớp phospholipid cũng tham gia vận chuyển các chất qua màng bằng khoảng kẽ giữa các phân tử phospholipid hoặc bằng cơ chế hòa màng. 1.1.2. Cholesterol - Cấu hình: cholesterol phần nhiều ở dạng este hóa, liên kết lỏng lẻo với màng. Nó cũng có hai đầu, một đầu ưa nước là gốc hydroxyl hướng ra ngoài và một đầu là kỵ nước là nhân steroid vùi vào trong lớp phospholipid kép. - Chức năng: quyết định tính lỏng của màng. 1.2. Thành phần protein của màng Các phân tử protein được khảm vào trong lớp phospholipid kép. Dựa vào liên kết trong cấu trúc màng, protein được chia làm hai loại: protein xuyên màng (intergral membrane protein) và protein ngoại vi (peripheral membrane protein). 1.2.1. Protein xuyên màng - Cấu hình: protein này nằm xuyên qua màng, thò 2 đầu ra ngoài và được khảm vào trong lớp phospholipid kép bằng ba cách liên kết: liên kết ion với những nhóm có cực của lipid, liên kết kỵ nước với khoảng giữa chứa đựng chuỗi acyl của lipid màng và những liên kết đặc biệt với những cấu trúc nhất định của lipid màng (như những vùng chứa cholesterol hoặc các phức hợp glycolipid). - Chức năng: protein xuyên màng chủ yếu là các protein vận chuyển (gồm protein kênh, protein mang có tính chất enzym và protein mang không có tính chất enzym), protein kháng nguyên và các protein nhận diện. 1.2.2. Protein ngoại vi - Cấu hình: protein này bám vào một bên màng, thường là mặt trong. Chúng thường được nối với màng hoặc gián tiếp bởi ảnh hưởng qua lại với protein xuyên màng hoặc trực tiếp bởi tác dụng với những nhóm phân cực của lipid. - Chức năng: protein ngoại vi là các protein enzym, ngoài ra cũng có thể là các cấu trúc sợi và ống siêu vi nằm dưới màng tạo bộ khung cho màng và thực hiện chức năng co rút. 2
  • 5. 1.3. Thành phần glucid của màng - Cấu hình: các phân tử glucid mà thành phần hóa học chính là oligosaccharid kết hợp với bề mặt ngoài tế bào của protein màng tạo thành glycoprotein hoặc lipid màng tạo thành glycolipid. Ngoài ra còn có các hợp chất glucid gọi là proteoglycan gồm các phân tử glucid bám xung quanh một cái lõi nhỏ protein. Như vậy, các phân tử glucid đã tạo thành một lớp áo lỏng lẻo, lắc lư, phủ bên ngoài của màng bào tương tế bào, được gọi là glycocalyx. - Chức năng: lớp áo glycocalyx có 4 chức năng chính là đẩy các phân tử tích điện âm do tính tích điện âm, làm các tế bào dính vào nhau do áo glucid tế bào này bám vào áo glucid tế bào khác, hoạt động như những receptor của hormon và tham gia vào các phản ứng miễn dịch . 2. HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CỦA MÀNG BÀO TƯƠNG TẾ BÀO Màng bào tương tế bào thực hiện nhiều hoạt động chức năng quan trọng như phân cách tế bào với môi trường xung quanh, vận chuyển các chất qua màng tế bào, kết dính tế bào và tương tác tế bào. 2.1. Phân cách tế bào với môi trường xung quanh Màng bào tương tế bào phân cách các thành phần bên trong tế bào với môi trường xung quanh do đó tạo cho tế bào thành một tổ chức sống độc lập tương đối với môi trường xung quanh. Các thành phần trong tế bào gồm có: - Các bào quan của tế bào: nhân, ty thể, mạng lưới nội bào tương, ribosom, lysosom, bộ golgi... - Dịch trong tế bào còn gọi là dịch nội bào: dịch nội bào chứa protein và một lượng lớn ion K+, Mg++, phosphat, sulfat so với dịch ngoại bào chứa chủ yếu các chất dinh dưỡng cho tế bào như oxy, glucose, acid amin, acid béo và một lượng lớn ion Na+, Cl-, HCO3 -. 2.2. Vận chuyển các chất qua màng tế bào Tuy tế bào là một tổ chức sống độc lập nhưng nó vẫn có mối liên hệ với môi trường xung quanh thông qua hoạt động vận chuyển các chất qua màng bào tương tế bào. Có hai chiều vận chuyển: từ ngoài vào và từ trong ra khỏi tế bào. Có hai cách 3
  • 6. thức vận chuyển: vận chuyển qua các phân tử cấu tạo lên màng bào tương tế bào và vận chuyển bằng một đoạn màng bào tương tế bào. 2.2.1. Vận chuyển qua các phân tử cấu tạo lên màng bào tương tế bào Đây là quá trình vận chuyển có chọn lọc các chất và phụ thuộc vào đặc tính của các phân tử cấu tạo lên màng bào tương tế bào. 2.2.1.1. Vận chuyển qua lớp lipid kép - Hình thức vận chuyển: vận chuyển thụ động theo lối khuếch tán đơn giản qua khoảng kẽ giữa các phân tử của lớp lipid kép. - Chất được vận chuyển: các chất hòa tan trong lipid như O2, CO2, nitơ, acid béo, vitamin tan trong dầu A, D, E, K, rượu ... Mặc dù nước không hòa tan trong lipid nhưng một phần nước vẫn có thể khuếch tán qua lớp lipid kép vì kích thước của chúng nhỏ nhưng động năng của chúng lại rất lớn nên chúng có thể xuyên qua lớp lipid kép như những “viên đạn” (bullets). - Tính chất của lớp lipid kép: các ion không thể thấm qua lớp lipid kép cho dù kích thước của chúng rất nhỏ bởi vì: các ion mang điện làm cho rất nhiều phân tử nước gắn xung quanh (hiện tượng hydrat hóa) nên kích thước thực của chúng bị tăng lên rất nhiều, mặt khác điện tích của các ion phản ứng với điện tích của lớp lipid kép khiến chúng không đi qua được. - Tốc độ khuếch tán: tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có khả năng hòa tan của chất khuếch tán trong lipid. Tốc độ khuếch tán của CO2 gấp 20 lần O2. 2.2.1.2. Vận chuyển qua các protein xuyên màng * Vận chuyển qua các protein kênh: - Hình thức vận chuyển: vận chuyển thụ động theo lối khuếch tán đơn giản qua kênh protein. - Chất được vận chuyển: nước và các chất hòa tan trong nước. - Tính chất của kênh: + Tính chọn lọc chất khuếch tán do đặc điểm về đường kính, hình dạng và điện tích của kênh. + Tính chất đóng mở bằng cổng, sự đóng mở các kênh được kiểm soát bằng một trong hai cách: đóng mở do điện thế, đóng mở do ligand. 4
  • 7. - Tốc độ khuếch tán: tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có số lượng kênh trên một đơn vị diện tích màng. - Ví dụ: 3 loại kênh quan trọng + Kênh Na+: kích thước 0,3x0,5nm, mặt trong tích điện âm mạnh. Cổng kênh nằm ở mặt ngoài màng bào tương tế bào, cổng đóng khi bên trong tế bào tích điện âm rất mạnh và mở ra đột ngột khi bên trong tế bào mất điện tích âm đó cho phép ion Na+ đi từ ngoài vào trong tế bào. + Kênh K+: kích thước 0,3x0,3nm, mặt trong không tích điện âm. Cổng kênh nằm ở mặt trong màng bào tương tế bào, cổng mở khi bên trong tế bào trở thành điện tích dương cho phép ion K+ đi từ trong ra ngoài tế bào. + Kênh Ca++: thời gian hoạt hóa của kênh này rất chậm, chậm hơn kênh Na+ từ 10-20 lần vì vậy kênh Ca++ được gọi là kênh chậm trong khi kênh Na+ là kênh nhanh. Kênh này cho phép Ca++ và Na+ đi từ ngoài vào trong tế bào. * Vận chuyển qua các protein mang không có tính chất enzym: - Hình thức vận chuyển: vận chuyển thụ động theo lối khuếch tán được tăng cường qua các protein mang không có tính chất enzym. - Chất được vận chuyển: chất hữu cơ có kích thước lớn như glucose, acid amin. - Tính chất của protein mang: chất được vận chuyển gắn vào protein mang làm cho protein mang thay đổi cấu hình và mở ra ở phía bên kia của màng. Do lực liên kết giữa chất được vận chuyển và protein mang yếu nên chuyển động nhiệt của chất được vận chuyển sẽ tách nó ra khỏi protein mang và giải phóng vào phía đối diện. Chất được vận chuyển Điểm Hình 2. Cơ chế khuếch tán dược tăng cường - Tốc độ khuếch tán: tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có số lượng protein mang trên một đơn vị diện tích màng do đó tốc độ khuếch tán có giá trị tối đa (sự bảo hòa của vận chuyển). 5 gắn Chất mang thay đổi cấu hình Phóng thích
  • 8. - Ví dụ: glucose được hấp thu vào tế bào bằng cơ chế khuếch tán được tăng cường, insulin làm tăng tốc độ khuếch tán lên 10-20 lần do làm tăng số lượng các protein mang. * Vận chuyển qua các protein mang có tính chất enzym - Hình thức vận chuyển: vận chuyển chủ động theo lối sơ cấp qua các protein mang có tính chất enzym (bơm). - Chất được vận chuyển: các ion như Na+, K+, Ca++, H+, Cl-. - Tính chất của protein mang: protein mang vừa đóng vai trò là chất chuyên chở để chất được vận chuyển gắn vào vừa đóng vai trò là một enzym thủy phân ATP để lấy năng lượng. Năng lượng đó sẽ làm thay đổi cấu hình của protein mang giúp chúng bơm các chất được vận chuyển qua màng. - Tốc độ vận chuyển: vận chuyển tích cực cũng bị bảo hòa giống như khuếch tán dược tăng cường. Khi nồng độ chất được vận chuyển thấp, tốc độ vận chuyển tăng tỷ lệ thuận với sự tăng nồng độ. Ở nồng độ cao, sự vận chuyển đạt mức tối đa (Vmax). Sự bảo hòa là do: tốc độ các phản ứng hóa học lúc gắn hoặc lúc giải phóng chất được vận chuyển khỏi chất mang và thời gian cần cho sự thay đổi hình dạng của protein mang. - Ví dụ: + Bơm Na+-K+-ATPase: hiện diện ở tất cả tế bào trong cơ thể, gồm hai protein hình cầu, trong đó protein lớn có 3 vị trí receptor gắn với Na+ ở phía trong tế bào và 2 vị trí receptor gắn với K+ ở phía ngoài tế bào. Phần phía trong bơm gần receptor của Na+ có men ATPase hoạt động. Khi bơm hoạt động sẽ bơm 2 K+ từ ngoài vào trong tế bào và 3 Na+ từ trong ra ngoài. Hình 3. Hoạt động của bơm Na+-K+-ATPase + Bơm Ca++: hiện diện ở hầu hết tế bào trong cơ thể, khi bơm hoạt động sẽ bơm Ca++ từ trong ra ngoài tế bào duy trì nồng độ Ca++ thấp trong tế bào. * Vận chuyển phối hợp qua các protein mang có và không có tính chất enzym 6
  • 9. - Hình thức vận chuyển: vận chuyển chủ động theo lối thứ cấp qua sự phối hợp của các protein mang. - Chất được vận chuyển: các chất hữu cơ như glucose, acid amin và các ion. - Tính chất của sự phối hợp các protein mang: protein mang thứ nhất có tính chất enzym hoạt động theo cơ chế vận chuyển chủ động sơ cấp tạo ra một bậc thang nồng độ của ion. Năng lượng được giải phóng từ bậc thang nồng độ ion cho phép protein mang thứ hai không có tính chất enzym vận chuyển ion theo bậc thang nồng độ và chất cùng vận chuyển khác ngược bậc thang nồng độ. - Tốc độ vận chuyển: tương tự vận chuyển chủ động sơ cấp. - Ví dụ: + Đồng vận chuyển thuận (co-transport) với Na+ của glucose và acid amin ở tế bào biểu mô ống tiêu hóa và ống thận để hấp thu các chất này vào máu. Hình 4. Cơ chế đồng vận chuyển thuận Na+ - Glucose + Đồng vận chuyển nghịch (counter-transport) với Na+ của K+ hoặc H+ ở tế bào biểu mô ống lượn xa và ống góp để tái hấp thu Na+ và bài tiết K+ hoặc H+ trao đổi. 2.2.2. Vận chuyển bằng một đoạn màng bào tương tế bào 2.2.2.1. Hiện tượng nhập bào (endocytosis) * Thực bào (phagocytosis): - Bản chất: là hiện tượng tế bào nuốt vi khuẩn, mô chết, bụi... Chỉ một số tế bào có khả năng này đó là các đại thực bào ở mô và và các bạch cầu. - Cách thức thực bào: màng bào tương tế bào kết dính với chất được thực bào. Phía trong màng bào tương tế bào sát với những chỗ kết dính này là một mạng lưới các sợi protein có cấu tạo bởi các sợi actin và myosin. Các sợi này sẽ co rút với năng lượng từ ATP làm cho màng bào tương lõm vào trong và dần dần hình 7
  • 10. thành túi thực bào tách khỏi màng bào tương đi vào bên trong tế bào. Phần màng bào tương còn lại kết hợp lại với nhau bằng cơ chế hòa màng. * Ẩm bào (pinocytosis): - Bản chất: là hiện tượng tế bào nuốt các dịch lỏng và các chất tan có kích thước nhỏ... Ẩm bào xảy ra liên tục ở màng hầu hết các tế bào trong cơ thể. - Cách thức ẩm bào: các chất được ẩm bào đến tiếp xúc với màng bào tương tế bào và hiện tượng ẩm bào diễn ra tương tự cơ chế thực bào. Hình 5. Cơ chế ẩm bào 2.2.2.2. Hiện tượng xuất bào (exocytosis): - Bản chất: là hiện tượng tế bào bài tiết các chất được tổng hợp trong tế bào như hormon, chất truyền đạt thần kinh hoặc các chất cặn bã (residual body) sau quá trình tiêu hóa ra khỏi tế bào - Cách thức xuất bào: các chất bài tiết được đóng gói trong các túi và được vận chuyển đến màng bào tương tế bào nhờ năng lượng ATP. Tại đây, bằng cơ chế hòa màng các túi này mở thông ra bên ngoài giải phóng các chất bài tiết và trở thành một phần của màng bào tương tế bào. 2.3. Kết dính tế bào Màng bào tương tế bào với hệ thống các phân tử kết dính trong lớp áo glycocalyx cho phép kết dính tế bào với tế bào hoặc tế bào với các đại phân tử collagen, fibrinogen, heparin... Với sự kết dính này các tế bào được cố định, đây là cơ sở để xây dựng nên các mô, các cơ quan và cơ thể toàn vẹn. Không chỉ có ý nghĩa hình thái, sự kết dính này còn giúp các tế bào trao đổi với nhau về vật chất cũng như các tín 8
  • 11. hiệu trong quá trình sống và hơn thế nữa nó còn có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình biệt hóa và phát triển tế bào. Sự kết dính được thực hiện theo các cơ chế: tác dụng tương hỗ giữa các nhóm chức hóa học, cầu nối trung gian của các ion hóa trị 2+, lực tĩnh điện giữa hai tế bào. Có một số mô hình kết dính đã được nghiên cứu như kết dính kiểu enzym-cơ chất, kiểu protome bổ xung và bởi fibronectin. 2.3.1. Kết dính kiểu enzym-cơ chất Lớp áo glycocalyx bao phủ bên ngoài màng bào tương tế bào làm cho lớp áo của tế bào này xen lẫn và kết dính vào lớp áo của tế bào kia. Nhiều phân tử kết dính đặc hiệu đã được phát hiện đặc biệt là các glycoprotein với các gốc ose (hydratcarbon) của tế bào này kết dính với enzym glycosyl – transferase của tế bào kia. Sự kết dính này là kiểu kết dính enzym-cơ chất đặc hiệu và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường như pH, nhiệt độ, nồng độ ion... Lý thuyết về sự kết dính này cho phép giải thích sự bền vững trong gắn kết giữa các tế bào vì đó là liên kết đồng hóa trị. Di căn trong bệnh ung thư do các tế bào ung thư có sự khóa các enzym bề mặt và xuất hiện sự kết dính xảy ra trên cùng một tế bào chứ không phải tế bào này với tế bào kia. Tế bào bình thường Tế bào ung thư Hình 6. Kết dính tế bào theo kiểu hydratcarbon với glycosyl – transferase * Ví dụ điển hình: kết dính bởi fibronectin - Bản chất: fibronectin là một phân tử glycoprotein, trong lượng phân tử 200.000- 250.000. Thành phần cấu tạo gồm 2 phần: phần protein với nhiều acid amin như tyrosin, lysin, glutamin và nhất là prolin, nghèo cystein; phần hydratcarbon có chứa các gốc ose tận là galactose, D-mannosamin, acid sialic và fructose. Hai phần liên kết với nhau bằng liên kết N-glucosid. Fibronectin tồn tại ở dạng 2 chuỗi và dạng 4 chuỗi, nối với nhau bằng cầu disulfua. 9 Glucosyl transferase Hydratcarbon Hydratcarbon Glucosyl transferase
  • 12. - Chức năng: fibronectin tác dụng thông qua enzym glucosyl transferase làm tập hợp các tế bào, kết dính chúng với nhau, ngăn trở sự biến hình của tế bào bằng cách sắp thẳng hàng các tế bào trong quá trình phân chia và phát triển, đồng thời tham gia vào sự biệt hóa tế bào, làm tăng sự di động của tế bào, góp phần liên kết tế bào với các đại phân tử như collagen, fibrogen, heparin... - Bệnh lý: trong nuôi cấy tế bào, nếu dùng protease phá hủy các phân tử fibronectin trên bề mặt tế bào thì các tế bào nuôi cấy phát triển theo hướng ác tính nghĩa là sinh sản và phân chia hỗn loạn thành nhiều lớp và tạo nên khối u, nhưng khi cho thêm fibronectin vào môi trường nuôi cấy thì sự phát triển tế bào trở lại bình thường. Người ta đã định lượng fibronectin của màng bề mặt tế bào của tổ chức ung thư và thấy rằng hàm lượng fibronectin bị giảm nhiều hoặc mất hẳn. 2.3.2. Kết dính kiểu protome bổ xung Trên màng bề mặt tế bào có một số protome (tức là các chuỗi polypeptid) và các protome này bổ xung cho nhau để làm thành một kết cấu toàn diện hoàn chỉnh khi các tế bào kết dính với nhau. Kiểu liên kết này tương tự như sự liên kết của chuỗi a và chuỗi b trong phân tử hemoglobin hoặc sự liên kết của các protome trong phân tử enzym polyme. 2.4. Tương tác tế bào Tương tác tế bào là sự phản ứng giữa các thành phần của màng bào tương tế bào mà chủ yếu là các protein với các phân tử chất bên ngoài một cách đặc hiệu. Với tương tác này tế bào sẽ thực hiện các hoạt động chức năng của nó. Các mô hình tương tác chủ yếu là tương tác kiểu kháng nguyên-kháng thể, kiểu enzym-cơ chất và kiểu tín hiệu hóa học-receptor. 2.4.1. Tương tác kiểu kháng nguyên-kháng thể Tương tác kiểu kháng nguyên-kháng thể là cơ sở để tế bào thực hiện các chức năng miễn dịch. Màng bào tương tế bào vừa có các nhóm kháng nguyên, vừa có thể có kháng thể bám dính. 2.4.1.1. Các kháng nguyên trên bề mặt tế bào Các phân tử protein có tính chất sinh kháng thể hay nói cách khác chúng có tính kháng nguyên. Màng bào tương tế bào được cấu trúc bởi nhiều phân tử protein cho nên chúng tạo thành các kháng nguyên bề mặt của tế bào. Có nhiều loại kháng nguyên 10
  • 13. bề mặt đã được biết đến như kháng nguyên bề mặt hồng cầu (kháng nguyên nhóm máu), kháng nguyên đặc hiệu đơn dòng tế bào máu và tế bào miễn dịch (CD), các kháng nguyên hòa hợp tổ chức (HLA). - Kháng nguyên bề mặt hồng cầu: hiện nay có khoảng 300 kháng nguyên bề mặt hồng cầu đã được biết đến, hầu hết các kháng nguyên này thuộc 1 trong 29 hệ nhóm máu. Các kháng nguyên màng hồng cầu là các đại phân tử cắm vào lớp phospholipid của màng hồng cầu. Hầu hết các kháng nguyên nhóm máu này là những glycoprotein, với tính đặc hiệu được xác định đầu tiên bởi chuỗi oligosaccharid (ví dụ nhóm ABO) hay bởi chuỗi acid amin (như nhóm MN, Kell, Duffy, Kidd, Diego). Các kháng nguyên Rh là những protein không glycosyl hóa, mặc dù sự hiện diện của các glycoprotein phối hợp cần thiết cho sự biểu hiện của chúng. - Kháng nguyên đặc hiệu đơn dòng tế bào máu và tế bào miễn dịch-CD (cluster of differentiation antigen: kháng nguyên biệt hóa) hay còn gọi là dấu ấn bề mặt tế bào (surface markers of cells): các kháng nguyên này mang tính cá thể, đa dạng và có hàng trăm loại được chia thành 5 typ. - Phức hợp hòa hợp mô chính ở người (MHC: major histocompatibility complex), thường gọi là kháng nguyên bạch cầu người (HLA: human leucocyte antigen): những phân tử này có vai trò quan trọng trong trình diện kháng nguyên và đáp ứng miễn dịch. 2.4.1.2. Các kháng thể bám dính trên bề mặt tế bào Phần Fc của các phân tử Ig thuộc một số lớp và dưới lớp có khả năng gắn với một số tế bào khác như: - Phân tử IgE, IgG1, IgG3, IgG4: có khả năng gắn lên bề mặt tế bào mast và bạch cầu ái kiềm thông qua những receptor của chúng với phần Fc. Khi Fab của những Ig này kết hợp với kháng nguyên sẽ hoạt hóa các tế bào làm phóng thích ra các hóa chất trung gian như serotonin, histamin... - Phân tử IgG và IgM: cũng có khả năng gắn lên bề mặt các đại thực bào và bạch cầu trung tính thông qua những receptor của chúng với phần Fc. Nếu kháng nguyên là vi khuẩn hay đơn bào đã phủ bởi IgG và IgM thì chúng dễ bị các tế bào thực bào bắt và nuốt. 2.4.2. Tương tác kiểu enzym-cơ chất 11
  • 14. Hiện nay người ta đã biết trên 30 enzym liên kết màng trong đó có những enzym là thành phần thường xuyên của màng bào tương tế bào hoặc với nồng độ hằng định như Mg++-ATPase hoặc với nồng độ thay đổi như Na+-K+-ATPase; phosphatase kiềm, nucleotidase và phosphodiesterase... Phần lớn các enzym này có bản chất hóa học là glycoprotein, vị trí để liên kết với cơ chất là phần huydratcarbon được hướng trực tiếp ra phía gian bào bên ngoài. - Các cyclase màng: như adenylcyclase và guanylcyclase. Những enzym này có ở tất cả các tế bào có nhân, bản chất hóa học là lipoprotein khu trú sâu trong màng bào tương, gắn chặt vào lớp lipid. Hoạt động của các cyclase liên quan đến nồng độ của một số hormon và các yếu tố đặc biệt khác, ví dụ: adenylcyclase được hoạt hóa bởi ACTH, PTH, vasopressin, glucagon, catecholamin và bị ức chế bởi insulin, prostaglandin. adenylcyclase ATP AMPc + Pi~Pi Guanylcyclase GTP GMPc + Pi~Pi AMPc và GMPc tham gia vào quá trình điều hòa nội tế bào thông qua việc điều chỉnh hoạt động của các hệ thống ezym phụ thuộc proteinkinase của tế bào. - ATPase: màng bề mặt tế bào là nơi khu trú của các loại ATPase khác nhau bao gồm ATPase được hoạt hóa bởi Na+, K+, Mg++, Ca++. Bản chất hóa học của chúng là glycoprotein. Các phospholipid màng là những yếu tố cần thiết cho hoạt động xúc tác của những enzym này: phosphatidyl inositol cần cho Ca++-ATPase; phosphatidyl cholin, phosphatidyl serin và cholesterol cần thiết cho Na+-K+- ATPase. Vai trò của các ATPase của màng bào tương tế bào là vận chuyển các ion Ca++, Mg++, Na+, K+ qua màng tế bào và thông qua đó góp phần vận chuyển glucose, các acid amin và một số chất khác qua màng tế bào. 2.4.3. Tương tác kiểu tín hiệu hóa học-receptor Trên màng bào tương tế bào có rất nhiều receptor nhưng chủ yếu là các receptor nhận diện hormon. Hormon tác dụng lên tế bào với nồng độ rất thấp, nhờ có receptor mà hiệu quả tác dụng của nó sẽ được phóng đại lên. Receptor của hormon có thể nằm trên bề mặt màng bào tương tế bào hoặc nằm trong tế bào (trong bào tương hoặc trong nhân). 12
  • 15. - Về cấu trúc: mỗi receptor có ít nhất hai nhóm là nhóm điều hòa và nhóm hiệu ứng. Nhóm điều hòa làm nhiệm vụ nhận biết và liên kết với tín hiệu hóa học (hormon), nhóm hiệu ứng có tác dụng gây ra hiệu quả đầu tiên trên tế bào. - Về bản chất: receptor là những phân tử protein, chúng có thể đóng vai trò là những enzym, protein vận chuyển... - Về sự tương tác: các receptor tiếp nhận các tín hiệu hóa học với tính đặc hiệu cao do sự tương ứng trong cấu trúc đặc thù của receptor với phân tử đặc hiệu. Ngoài tính đặc hiệu ra các tín hiệu này còn gắn với receptor bằng một ái lực cao, nhờ đó chỉ có chính phân tử tín hiệu mới có thể duy trì sự gắn kết với receptor. Tính chất này đặc biệt quan trọng đối với các receptor của hormon vì hormon thường chỉ có mặt trong máu với nồng độ rất thấp và lẫn lộn với các phân tử khác. 3. MÀNG BÀO TƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRAO ĐỔI THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO Màng bào tương tham gia vào nhiều hoạt động chức năng của tế bào như chuyển hóa năng lượng, sinh sản và biệt hóa, thực bào, tổng hợp và bài tiết các chất, điện thế màng... Một trong những hoạt động chức năng quan trọng nhất là sự trao đổi thông tin giữa các tế bào. Trong cơ thể động vật đa bào, sự phối hợp giữa các tế bào trong cùng một mô để hoàn thành một chức năng hoặc giữa các tế bào trong các loại mô khác nhau để hoàn thành nhiều chức năng khác nhau được thực hiện thông qua các hệ thống thông tin giữa các tế bào. Sự thông tin có thể được thực hiện thông qua các mối liên kết hở (gap junction) giữa các tế bào nằm sát nhau hoặc qua các tín hiệu hóa học (chemical signal) giữa các tế bào xa nhau. 3.1. Trao đổi thông tin giữa các tế bào sát nhau Giữa các tế bào kế nhau trong mô động vật như các tế bào biểu mô, thần kinh, cơ trơn, cơ tim thường có các cấu trúc được gọi là các liên kết hở giúp các tế bào trao đổi thông tin với nhau. 13
  • 16. Hình Liên kết hở giữa hai tế bào sát nhau - Cấu trúc: liên kết hở được cấu tạo gồm 6 phân tử protein gọi là connexin ở mỗi bên màng bào tương tạo thành 1 kênh ở giữa hình lục giác gọi là connexon. Kênh có đường kính khoảng 1,5nm nối thông giữa hai tế bào. - Hoạt động: kênh cho phép các phân tử nhỏ hòa tan trong nước có trọng lượng phân tử nhỏ hơn 1.000 đi trực tiếp từ bào tương tế bào này tới tế bào khác sát cạnh nó. Do chỉ di chuyển trên một đoạn đường ngắn và không bị ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài nên cách tác động này diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. - Ý nghĩa: kiểu tác động này cho phép các tế bào cạnh nhau có thể nhanh chóng chia sẻ các sản phẩm chuyển hóa. Ngoài ra các liên kết hở còn cho phép thực hiện việc truyền các tín hiệu điện giữa các tế bào qua dòng chảy của các ion một cách nhanh chóng. Điều này đặc biệt có vai trò quan trọng ở: + Các tế bào thần kinh cho phép xung động đi nhanh hơn nhiều so với sự dẫn truyền qua synap. + Các tế bào cơ tim giúp chúng co lại cùng một lúc, đảm bảo cho việc bơm máu diễn ra một cách hiệu quả. 3.2. Trao đổi thông tin giữa các tế bào xa nhau Cách thức truyền tin được thực hiện theo phương thức các tín hiệu hóa học dưới dạng các phân tử đặc hiệu giải phóng ra từ một tế bào sẽ tác động lên một tế bào khác ở xa gọi là tế bào đích. 3 thành tố chính tham gia vào hoạt động này là: các tín hiệu ngoại bào hay còn gọi là chất truyền tin thứ nhất, các receptor ở tế bào đích và các tín hiệu nội bào hay còn gọi là chất truyền tin thứ hai. Các tín hiệu ngoại bào sẽ di chuyển từ tế bào sản xuất ra nó đến tác động trên các receptor của tế bào đích, các receptor sau khi tiếp xúc với tín hiệu ngoại bào sẽ làm xuất hiện các tín hiệu nội bào, qua đó dẫn đến sự hình thành các đáp ứng sinh lý trên tế bào đích. 14
  • 17. 3.2.1. Các tín hiệu ngoại bào Có nhiều loại tín hiệu ngoại bào khác nhau được tế bào sử dụng để tác động lên các tế bào đích. Trừ một trường hợp ngoại lệ là các prostaglandin, còn lại hầu hết các tín hiệu hóa học đều được tổng hợp từ các tế bào đặc hiệu và tồn trữ ở đó cho đến khi được giải phóng dưới tác động của các tác nhân kích thích. Phân loại các tín hiệu ngoại bào: - Phân loại theo tính tan: + Các tín hiệu hóa học tan trong nước: như các hormon peptid, catecholamin, các chất truyền đạt thần kinh. Đặc điểm của loại tín hiệu này là nhanh chóng bị phân hủy sau khi được giải phóng, đôi khi chúng chỉ tồn tại vài giây hoặc vài mili giây như đối với các chất truyền đạt thần kinh. Loại tín hiệu này rất hiệu quả trong việc tạo ra các đáp ứng nhanh nhưng chỉ cần thiết trong một thời gian ngắn. + Các tín hiệu hóa học tan trong lipid: như các hormon steroid, hormon T3-T4. Đặc điểm của loại tín hiệu này là chúng có khả năng tồn tại lâu hơn trong máu, từ vài giờ đến vài ngày như đối với các hormon T3-T4 của tuyến giáp. Loại tín hệu này phục vụ cho việc tạo ra các đáp ứng chậm hơn nhưng kéo dài hơn. - Phân loại theo cách tác động lên tế bào đích: các chất trung gian hóa học tại chỗ, các chất truyền đạt thần kinh và các hormon. 3.2.1.1. Các chất trung gian hóa học tại chỗ (local chemical mediator) - Tính chất: hầu hết tế bào trong cơ thể đều có khả năng tiết ra loại tín hiệu này. Chúng còn được gọi là các hormon địa phương bởi vì chúng thường được tiết vào dịch kẽ và chỉ tác động trên các tế bào bên cạnh do chúng bị phá hủy rất nhanh sau khi giải phóng hoặc do được gắn ngay với các receptor có mặt ở các tế bào lân cận sau khi được giải phóng. - Các loại: histamin và các prostaglandin là những ví dụ điển hình cho loại tín hiệu hóa học tại chỗ này. + Histamin: được hình thành từ acid amin histidin và dự trữ trong các dưỡng bào (mast cell) có mặt trong các mô liên kết. Histamin được giải phóng dưới tác động của các phản ứng dị ứng, nhiễm trùng hoặc khi tổ chức bị tổn thương, tác động chính của nó là gây ra giãn mạch, tăng tính thâm thành mạch. 15
  • 18. + Các prostaglandin: được tổng hợp bởi hầu hết các loại mô từ acid béo, nó có chứa 20 nguyên tử carbon như arachidonic acid và được giải phóng một cách liên tục. Chúng có các tác dụng trái ngược nhau trên các loại mô khác nhau hoặc trên cùng một loại mô, ở cơ trơn chẳng hạn, tùy thuộc vào loại prostaglandin mà có thể gây ra hiện tượng co hoặc giãn cơ. 3.2.1.2. Các chất truyền đạt thần kinh (neurotransmitter) - Tính chất: đây là các tín hiệu hóa học do các tế bào thần kinh sản xuất, được gọi là các chất truyền đạt thần kinh. Các tế bào thần kinh sử dụng tín hiệu này để dẫn truyền xung động qua synap thần kinh. Sau khi tác động, chất truyền đạt thần kinh bị loại bỏ bằng 1 trong 3 cách: phân hủy bởi enzym, tái nhập trở lại cúc tận cùng hoặc khuếch tán ra nô xung quanh. - Phân loại: toàn hệ thần kinh có khoảng 40 chất truyền đạt và được chia nhóm có phân tử nhỏ như glycin, acetylcholin và nhóm có phân tử lớn như neruopeptid. 3.2.1.3. Các hormon - Tính chất: hormon hay hormon chung (general hormon) là một chất trung gian hóa học được bài tiết bởi các tế bào chuyên biệt nằm trong các tuyến nội tiết, được chuyên chở trong máu đến các tế bào đích và có tác dụng sinh học trên các tế bào này. Do phải di chuyển đi xa như vậy nên tín hiệu thuộc loại này được truyền đi chậm hơn nhiều so với các chất truyền đạt thần kinh. - Phân loại: các hormon được chia thành 3 loại theo bản chất hóa học. + Hormon steroid: là các hormon có nhân steroid, tan trong lipid không tan trong nước. Gồm: hormon vỏ thượng thận (aldosteron, cortisol), sinh dục (testosteron, estrogen, progesteron), vitamin D3. + Hormon acid amin: là các dẫn xuất của acid amin tyrosin. Gồm: hormon tuyến giáp (T3, T4) tan trong lipid, hormon tủy thượng thận (catecholamin) tan trong nước. + Hormon peptid: là các hormon có liên kết peptid, nếu có hai chuỗi thì hai chuỗi liên kết nhau bởi cầu nối disulfur (-S-S-). Một số hormon có thêm gốc carbohydrat tạo thành glycoprotein. Các hormon này tan trong nước không tan trong lipid. Gồm hormon của hypothalamus (GHRH, GHIH, TRH, CRH, GnRH, PIH), tuyến yên (GH, TSH, ACTH, FSH, LH, prolactin, ADH, 16
  • 19. oxytocin), tuyến giáp (calcitonin), tuyến cận giáp (PTH), tuyến tụy (insulin, glucagon). 3.2.2. Receptor Receptor là những phân tử protein có mặt ở tế bào đích, đóng vai trò tiếp nhận các tín hiệu hóa học ngoại bào với tính đặc hiệu và ái lực cao, qua đó sẽ khởi phát các hoạt động chức năng nhất định của tế bào. 3.2.2.1. Vị trí của receptor Receptor có thể nằm ở một trong ba vị trí: trên màng bào tương tế bào, trong bào tương tế bào và trong nhân tế bào. * Receptor trên màng bào tương: - Tính chất: các receptor trên màng bào tương tế bào là những protein xuyên màng, chiếm chưa đến 1% khối lượng protein có mặt trên màng nên rất khó xác định, phân lập và nghiên cứu. Các receptor này đóng vai trò như một biến năng (transducer), chuyển một tín hiệu ngoại bào sau khi gắn vào receptor thành một tín hiệu nội bào để qua đó làm thay đổi hoạt động của tế bào đích, nhờ vậy hormon khi gắn với receptor trên màng sẽ gây ra sự đáp ứng trong tế bào mà không cần đi vào bên trong tế bào. - Tiếp nhận các hormon: receptor này tiếp nhận các hormon tan trong nước, đó là các hormon polypepetid và catecholamin tác động theo cơ chế chất truyền tin thứ hai. * Receptor trong bào tương tế bào - Tính chất: các receptor trong bào tương tế bào là những protein có vai trò tiếp nhận các hormon tạo thành phức hợp hormon-receptor, sau đó phức hợp này sẽ đi vào trong nhân để gắn vào các vị trí tiếp nhận đặc hiệu trên DNA và điều chỉnh hoạt động sao mã của các gen. - Tiếp nhận các hormon: receptor này tiếp nhận các hormon tan trong lipid, đó là các hormon steroid tác động theo cơ chế hoạt hóa gen tế bào. * Receptor trong nhân tế bào - Tính chất: các receptor trong nhân tế bào là những protein có vai trò tiếp nhận các hormon tạo thành phức hợp hormon-receptor, phức hợp này gắn vào các vị trí tiếp nhận đặc hiệu trên DNA và điều chỉnh hoạt động sao mã của các gen. 17
  • 20. - Tiếp nhận các hormon: receptor này tiếp nhận các hormon tan trong lipid, đó là các hormon T3-T4 tác động theo cơ chế hoạt hóa gen tế bào. 3.2.2.2. Ligand - Khái niệm: bất cứ một phân tử tín hiệu nào có khả năng gắn vào receptor với độ đặc hiệu cao đều được gọi là ligand. + Nếu phân tử sau khi gắn với receptor dẫn đến một đáp ứng sinh lý của tế bào thì được gọi là agonist. + Nếu phân tử sau khi gắn với receptor mà không gây ra một đáp ứng nào cả sẽ được gọi là antagonist, chúng làm cản trở tác động của agonist bằng cách chiếm lấy receptor của nó. - Tương quan giữa receptor và agonist: + Trên màng bào tương, một số receptor có số lượng lớn hơn so với nhu cầu thực sự, hiện tượng này được gọi là sự thặng dư receptor. Đây là hiện tượng cần hiện tượng cần thiết để giúp tăng độ nhậy cảm của tế bào đối với các agonist có nồng độ thấp, càng nhiều receptor bao nhiêu sẽ càng giúp cho các tế bào đích có nhiều cơ may gặp được các phân tử agonist bấy nhiêu. + Cơ chế điều chỉnh số lượng receptor ở các tế bào đích chưa được biết rõ, có lẽ có liên quan đến sự bất hoạt của các receptor hoặc các thay đổi trong việc tổng hợp và giáng hóa của các protein receptor. Một số receptor có số lượng liên quan đến số lượng của các phân tử agonist tương ứng trong máu: giảm số lượng receptor khi số lượng agonist giảm và qua đó làm giảm đáp ứng của tế bào đích với agonist hoặc ngược lại tăng số lượng receptor khi agonist giảm nhờ đó giúp tế bào duy trì được sự đáp ứng bình thường trước sự sụt giảm agonist. + Trong một số trường hợp, sự đáp ứng của tế bào đối với một agonist tỷ lệ thuận với số receptor gắn với agonist. Ở một số trường hợp khác, sự đáp ứng của tế bào chỉ xảy ra sau khi đã có một tỷ lệ nhất định receptor gắn với agonist, tỷ lệ này được gọi là ngưỡng đáp ứng. Sự đáp ứng tối đa của tế bào trong một số trường hợp sẽ xảy ra trước khi 100% số receptor gắn với agonist. + Đối với các receptor trên màng bào tương, sự gắn kết agonist và receptor có thể kích thích quá trình đưa phức hợp này vào bên trong tế bào qua hiện tượng nhập bào. 18
  • 21. - Vai trò của antagonist trong điều trị: catecholamin là một ví dụ, đây là hormon tác động trên tim làm tăng nhịp đập của tim và tăng lượng máu bơm, tác động quá mức của catecholamin có thể gây ra tăng huyết áp và làm xuất hiện cơn đau thắt ngực. Bằng cách sử dụng propranolol, một antagonist của catecholamin sẽ làm đình chỉ các tác dụng này của catecholamin. 3.2.3. Các tín hiệu nội bào Tín hiệu ngoại bào khi gắn vào receptor nằm trên màng bào tương tế bào sẽ làm cấu hình của receptor thay đổi, sự thay đổi này dẫn đến xuất hiện một phân tử tín hiệu bên trong tế bào, được gọi là tín hiệu nội bào (intracellular). Quá trình này được xem là cơ sở khởi đầu của hiện tượng khuếch đại tín hiệu vì sẽ có nhiều tín hiệu nội bào được hình thành từ một phân tử tín hiệu ngoại bào. Các tín hiệu nội bào sau đó sẽ tạo ra một loạt phản ứng bên trong tế bào dẫn đến xuất hiện các đáp ứng sinh lý đặc trưng. Có 3 loại tín hiệu nội bào phổ biến: AMPc, Ca++-protein, inositol triphosphat và diacylglycerol. 3.2.3.1. Các cơ chế hình thành tín hiệu nội bào * AMPc (cyclic 3',5'-Adenosine Monophosphate) hoặc GMPc (cyclic 3',5'-Guanosine Monophosphate) (+) ATP ¬ 5'-AMP Tín hiệu ngoại bào-Receptor ® Adenyl cyclase ® ¯ Phosphodiesterase ¯ (+) Protein kinase A ¯ Phosphoryl hóa Phospho + Protein ® Phosphoprotein ¯ Đáp ứng sinh lý Ví dụ: AMPc trong tế bào tuyến giáp ® chuyển hóa T3-T4. AMPc trong tế bào vỏ thượng thận ® bài tiết corticosteroid. AMPc trong tế bào ống thận ® tăng tái hấp thu nước. * Ca++-protein 19 AMPc
  • 22. Tín hiệu ngoại bào-Receptor ® Mở cổng kênh Ca++ ¯ Ca++ vào tế bào protein có ái lực với Ca++ ¯ Hoạt hóa enzym ¯ Đáp ứng sinh lý - Dòng chảy Ca++ vào bào tương tế bào: khi một tín hiệu ngoại bào đến gắn vào receptor gây ra sự thay đổi trong cấu hình receptor và dẫn đến mở kênh Ca++ trên màng, có 2 khả năng xảy ra: + Khả năng thứ nhất: tạo nên một dòng chảy thoáng qua của ion Ca++ vào bên trong tế bào cơ hay thần kinh làm thay đổi điện thế giữa trong và ngoại tế bào, sự thay đổi này có thể khởi phát một điện thế hoạt động lan tỏa nhanh chóng khắp màng của tế bào đích. Phần lớn các chất truyền đạt thần kinh hoạt động theo cách này. + Khả năng thứ hai: tạo nên dòng chảy thật sự của ion Ca++ vào bên trong tế bào làm tăng nồng độ của ion đó tới một ngưỡng mà nó có thể tác động như một tín hiệu thứ hai để kích thích sự đáp ứng của tế bào. - Các protein có ái lực với ion Ca++: có hai loại + Loại thứ nhất là các protein không có hoạt tính enzym: sau khi gắn với ion Ca+ + chúng thay đổi cấu hình và phức hợp Ca++-protein trở thành chất truyền tin thứ hai. Ví dụ điển hình cho loại protein này là troponin C, thấy ở trong tế bào cơ vân và cơ tim và calmodulin thấy ở hầu hết các loại tế bào. Troponin C khi gắn với Ca++ sẽ khiến cho phân tử tropomyosin dịch khỏi điểm hoạt động của sợi actin, khi đó đầu myosin có cơ hội kết hợp với actin gây nên sự co cơ. Calmodulin có 4 vị trí gắn Ca++, khi có từ 3 vị trí trở lên được gắn với Ca++ thì phức hợp này sẽ có hoạt tính, chúng hoạt hóa enzym kinase phụ thuộc calmodulin (calmodulin-dependent kinase) và enzym này sẽ phosphoryl hóa các protein đặc hiệu để qua đó làm thay đổi hoạt động sinh lý của tế bào. Phức 20 Ca++-protein
  • 23. hợp Ca++-calmodulin linh hoạt hơn so với AMPc vì ngoài khả năng làm thay đổi hoạt động sinh lý của tế bào phức hợp này còn có thể tác động trực tiếp trên các enzym như adenyl cyclase và phosphodiestase là những enzym tạo ra và phá vỡ AMPc, tạo nên mối tương quan giữa AMPc và ion Ca++ nội bào. + Loại thứ hai là các protein enzym gắn ion Ca++ một cách trực tiếp: một ví dụ điển hình cho loại này là enzym C-kinase. Enzym C-kinase của bào tương không chịu ảnh hưởng của ion Ca++, tuy nhiên khi có mặt diacylglycerol, nó sẽ gắn với màng bào tương tại đây nó được hoạt hóa bởi các phospholipid và trở nên dễ bị kích thích bở ion Ca++. Khi nồng độ ion Ca++ của bào tương gia tăng, enzym C-kinase sẽ phosphoryl hóa các protein đặc hiệu dẫn đến các đáp ứng sinh lý của tế bào. * Inositol triphosphat và diacylglycerol: (+) Phosphatidyl inositol 4,5-Diphosphate Tín hiệu ngoại bào-Receptor ® Phospholipase C ® Inositol Triphosphat Diacylglycerol (Khuếch tán vào bào tương) (Ở tại màng tế bào) (+) Ty thể MLNBT Ca++ Protein kinase C Protein ® Phosphoryl hóa Ca++-Protein Phosphoprotein ¯ ¯ Đáp ứng sinh lý Đáp ứng sinh lý + PIP2 (Phosphatidyl inositol 4,5-Diphosphate) là một phần phospholipid của màng bào tương tế bào bị tách ra thành IP3 (inositol triphosphat) và 21
  • 24. diacylglycerol dưới tác động của phospholipase C. Nói chung tác dụng của DAG và IP3 có tính chất hợp lực. + Phần lipid của diacylglycerol là acid arachidonic - một tiền chất của prostaglandin và các hormon địa phương khác gây ra những tác động tại chỗ. + Hormon tác động theo cơ chế này thường là những hormon địa phương nhất là những yếu tố được phóng thích từ các phản ứng miễn dịch và dị ứng của mô. Một số hormon khác cũng tác dụng qua trung gian thông tin nội bào là DAG và IP3 như TRH, GnRH, TSH, agiotensin II. 3.2.3.2. Sự thay đổi nồng độ của các tín hiệu nội bào - Sự thay đổi nồng độ các tín hiệu nội bào chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tổng hợp hoặc dòng chảy của chúng vào trong tế bào: + Sự gia tăng tốc độ tổng hợp hoặc dòng chảy sẽ nhanh chóng làm gia tăng nồng độ tín hiệu trong bào tương, cho phép tế bào đích đáp ứng nhanh chóng với tín hiệu ngoại bào. + Khi không có tín hiệu ngoại bào, tín hiệu nội bào sẽ nhanh chóng bị phân hủy hoặc được chuyển khỏi bào tương và nồng độ của nó sẽ giảm tới mức mà tế bào ngừng đáp ứng. - Kiểm soát nồng độ của AMPc trong bào tương: + Bình thường nồng độ AMPc chỉ ở mức 1 mM, nhưng sau khi một hormon gắn với một receptor trên màng và kích thích enzym adenylcyclase thì lập tức nồng độ AMPc có thể tăng lên đến 5 lần chỉ trong vòng vài giây và dẫn đến sự đáp ứng của tế bào. + Ngược lại AMPc sẽ bị giáng hóa nhanh chóng thành adenosin 5’- monophosphat dưới tác dụng của enzym phosphodiesterase và làm ngừng tác dụng của AMPc. - Cơ chế kiểm soát nồng độ của ion Ca++ trong bào tương: + Bình thường nồng độ Ca++ trong bào tương tế bào là 0,1mM. Khi một hormon gắn với một receptor trên màng làm mở kênh Ca++, Ca++ sẽ nhanh chóng khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào. Dòng chảy này còn được hỗ trợ thêm bởi gradient điện tích ở hai bên màng và sự giải phóng ion Ca++ ra khỏi các kho dự 22
  • 25. trữ trong tế bào như lưới nội sinh chất dưới tác dụng của inositol triphosphat. Như vậy nồng độ Ca++ trong tế bào sẽ tăng từ 0,1mM lên tới 1-10mM. + Sau khi tác dụng, ion này nhanh chóng được chuyển ra khỏi bào tương tế bào với sự phối hợp của nhiều cơ chế: một phần ion Ca++ được bơm ra khỏi tế bào hoặc vào ty thể, mạng nội bào tương ngược với chiều gradient điện-hóa thông qua bơm Ca++-ATPase với năng lượng được cung cấp trực tiếp từ ATP; một phần Ca++ sẽ đi ra khỏi tế bào qua con đường đồng vận chuyển nghịch với Na+; một phần Ca++ tự do sẽ được gắn với các phân tử khác trong bào tương. Như vậy, Ca++ tự do trong bào tương sẽ giảm xuống. 4. MỘT SỐ BỆNH LÝ PHÂN TỬ CỦA MÀNG BÀO TƯƠNG TẾ BÀO Nhiều bệnh lý có liên quan chặt chẽ đến chức phận của màng bào tương tế bào, đặc biệt là sự nhầm lẫn trong truyền đạt các tín hiệu qua màng bào tương tế bào ở múc độ phân tử. 4.1. Bệnh của receptor acetylcholin - Bệnh nhược cơ: cơ thể hình thành tự kháng thể kháng receptor acetylcholin ở cơ vân. Hậu quả là các receptor không nhận diện được các xung động thần kinh, các kênh ion ở màng tế bào cơ không mở, tế bào cơ không chuyển được sang trạng thái kích thích. Đây là một bệnh tự miễn. - Bệnh Huntington: một trong những nguyên nhân gây nên bệnh là giảm số lượng receptor acetylcholin ở hệ thần kinh trung ương dẫn đến sự dẫn truyền thần kinh không bình thường làm bệnh nhân có biểu hiện múa giật không tự chủ và có rối loạn tâm thần. 4.2. Bệnh của receptor TSH - Bệnh Grave: cơ thể hình thành tự kháng thể có cấu trúc giống TSH đến kích thích các receptor TSH của tuyến giáp gây cường giáp. Đây là một bệnh tự miễn. - Chứng lồi mắt trong bệnh Grave: nguyên nhân gây bệnh là do các tế bào phía sau ổ mắt cũng có các receptor TSH giống tế bào nang giáp. Bình thường các receptor này hoạt động rất yếu nên còn gọi là receptor TSH yên lặng, trong bệnh Grave, khi tự kháng thể tăng cao làm các tế bào phía sau ổ mắt phát triển mạnh và xuất hiện lồi mắt. 4.3. Bệnh của các receptor độc tố vi khuẩn 23
  • 26. - Bệnh tả: vi khuẩn tả xâm nhập vào cơ thể và sản xuất ra độc tố có cấu tạo gồm hai chuỗi polypeptid, trong đó có một chuỗi liên kết với receptor trên bề mặt tế bào thành ruột và một chuỗi liên kết với enzym adenylcyclase nằm dưới các receptor màng. Hậu quả là lượng AMPc tăng lên dẫn đến sự tăng cường vận chuyển HCO3 - và Na+, K+ qua màng ruột, kéo theo 20-30 lít nước vào lòng ruột gây tiêu chảy nặng. Trong điều trị có thể dùng một số ose thích hợp để chiếm chỗ receptor loại trừ các ngoại độc tố này. - Bệnh uốn ván: độc tố vi khuẩn uốn ván tác động lên các receptor của bề mặt tế bào thần kinh gây ra hưng phấn quá mức ở các tế bào cơ. Độc tố uốn ván gồm hai nhóm: một nhóm liên kết với receptor trên bề mặt tế bào thần kinh và một nhóm tác động đến hoạt động của adenylcyclase làm tăng tạo AMPc. Mặt khác, độc tố uốn ván còn tác động lên receptor TSH của tuyến giáp gây nhịp tim nhanh, tăng chuyển hóa... 4.4. Bệnh của receptor chuyển hóa - Bệnh tăng cholesterol máu: đây là bệnh di truyền, số lượng receptor LDL trên tế bào giảm, cholesterol không được thu nhận vào tế bào, ứ đọng lại trong máu gây xơ vữa động mạch. - Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin: receptor glucose của màng tế bào bị giảm hoặc hư hỏng, glucose không vào tế bào được gây tăng glucose máu. 4.5. Bệnh dị ứng và hen - Bệnh dị ứng: trên bề mặt các tế bào mastocyte có các receptor với IgE do vậy IgE sẽ gắn lên bề mặt các tế bào này. Khi dị nguyên xâm nhập sẽ được IgE bắt lấy. Hậu quả là tế bào mastocyte giải phóng ra histamin gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch. - Bệnh hen: các tế bào cơ trơn phế quản có hai loại receptor của phó giao cảm (gây co) và giao cảm (gây giãn). Ở bệnh nhân hen có tình trạng mất cân bằng trong hoạt động của hai loại receptor này theo chiều hướng gây co phế quản. 24
  • 27. SINH LÝ CẦM MÁU Cầm máu là quá trình hạn chế hoặc ngăn cản sự mất máu khi thành mạch bị tổn thương. Cầm máu có tính chất sinh mạng bởi vì sự chảy máu nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến trụy tim mạch và chết. 1. CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH CẦM MÁU Cầm máu là một quá trình phức tạp với sự tham gia của nhiều yếu tố, có thể chia thành 2 thành phần chính: mạch máu và máu. 1.1. Mạch máu Về mặt mô học, thành động mạch và tĩnh mạch nói chung được tạo bởi 3 lớp áo với các thành phần chính: áo trong gồm có lớp nội mạc phủ trên màng đáy và lớp dưới nội mạc, áo giữa gồm gồm nhiều sợi cơ trơn và lá chun, áo ngoài gồm mô liên kết, mạch của mạch và thần kinh của mạch. Trong đó các thành phần chính tham gia vào quá trình cầm máu là lớp nội mạc, lớp dưới nội mạc của áo trong và cơ trơn của lớp áo giữa. Động mạch Tĩnh mạch Hình 1. Cấu trúc thành mạch máu 1.1.1. Lớp nội mạc - Cấu trúc: các tế bào nội mạc mạch máu là dạng biểu mô lát đơn gồm một lớp tế bào dẹt hình thoi (30x8mm2) tựa trên màng đáy và gắn kết với nhau một cách chặt chẽ nhờ sự đan chéo dạng ngón tay ở phần màng tiếp giáp nhau (“khớp mộng”). Các tế bào này là những tế bào phân cực, cực ngọn hướng về phía lòng mạch tiếp xúc trực tiếp với máu, cực đáy tựa trên màng đáy qua đó tiếp cận với mô liên kết của lớp dưới nội mạc. 25 Van Áo trong Áo giữa Áo ngoài
  • 28. - Chức năng: với vị trí chiến lược là nằm giữa dòng máu tuần hoàn và các mô của cơ thể, lớp nội mạc mạch máu tham gia vào việc điều hòa trương lực mạch máu, quá trình cầm máu, cấu trúc mạch máu, tính thấm thành mạch, phản ứng miễn dịch và các hoạt động chuyển hóa của thành mạch. Đối với quá trình cầm máu, lớp nội mạc không chỉ là một hàng rào đơn giản ngăn giữa máu và các mô, tạo bề mặt trơn láng che phủ màng đáy và lớp dưới nội mô mà nó còn có khả năng đặc biệt là tổng hợp và bài tiết một số chất. Chính nhờ khả năng này mà lớp nội mạc vừa mang đặc tính chống sinh huyết khối vừa mang đặc tính tiền sinh huyết khối. 1.1.1.1. Các đặc tính chống sinh huyết khối Lớp nội mạc có khả năng tổng hợp và bài tiết một số chất chống sinh huyết khối. * Các chất gây giãn mạch và chống ngưng tập tiểu cầu: - Prostaglandin I2 (PGI2 hay prostacyclin): Phospholipid (màng tế bào) ¯ phospholipase A2 Acid arachidonic ¯ Cyclo-oxygenase Tiểu cầu ® Endoperoxyt (prostaglandin G2 và H2) ¯ prostacyclin-synthetase PGI2 PGI2 tác động thông qua AMPc làm giảm lượng Ca++ bào tương và vì vậy giảm hoạt hóa tế bào. PGI2 tác động rất khu trú do thời gian bán hủy chỉ vài phút và bị đối kháng bởi thromboxan A2 của tiểu cầu. - Nitric oxid (NO): tổng hợp từ acid amin L-arginin dưới sự xúc tác của enzym nitric oxid synthetase (NOS) - Các enzym thoái hóa ADP (ADPase) và serotonin (monoamin oxydase) - Acid 13 HODE (13-hydroxy-octadecadienoic acid): tổng hợp từ acid béo dưới sự xúc tác của enzym lipooxygenase. * Các chất chống đông máu: - Sulfat heparan: đồng dạng với heparin nên có hoạt tính chống đông qua trung gian antithrombin III. Màng tế bào trình diện một lớp mịn các proteoglycan giàu sulfat heparan trên đó có gắn antithrombin ức chế nhanh chóng các yếu tố hoạt 26
  • 29. hóa quá trình đông máu nhất là yếu tố Xa và thrombin. Như vậy chúng tạo ra một pha chống đông gắn với bề mặt mạch máu. - Thrombomodulin: gắn trên bề mặt tế bào, phối hợp với protein C và S để thực hiện hoạt tính chống đông. - Chất ức chế con đường yếu tố tổ chức (TFPI: tissue factor pathway inhibitor): là yếu tố ức chế con đường đông máu ngoại sinh. * Chất kích thích tiêu sợi huyết: - Yếu tố hoạt hóa plasminogen tổ chức (tPA: tissue plasminogen activator). 1.1.1.2. Các đặc tính tiền sinh huyết khối Lớp nội mạc có khả năng tổng hợp và bài tiết một số chất gây sinh huyết khối. * Các chất gây co mạch và kết dính tiểu cầu: - Yếu tố Von-Willebrand: là một glycoprotein trọng lượng phân tử cao đa trùng hợp được tổng hợp bởi tế bào nội mạc (70%) và cả mẫu tiểu cầu (30%). Yếu tố Von-Willebrand khi được hấp thụ trên các sợi collagen của lớp dưới nội mạc sẽ thay đổi cấu trúc và có khả năng gắn với glycoprotein Ib trên màng tiểu cầu. Như vậy, yếu tố Von-Willebrand đảm bảo cho sự kết dính tiểu cầu vào tổ chức dưới nội mạc. - Endothelin: đối kháng với NO. - Acid 15-HETE (15-hydroxy-eicosatetraenoic acid): tổng hợp từ acid béo dưới sự xúc tác của enzym lipooxygenase, chất này đối kháng với acid 13 HODE. * Các chất gây đông máu: - Yếu tố tổ chức hoặc thromboplastin: gắn trên bề mặt tế bào làm khởi phát con đường đông máu ngoại sinh. - Đưa thrombomodulin vào bên trong tế bào nội mạc làm mất chức năng chống đông. * Chất ức chế tiêu sợi huyết: - Chất ức chế yếu tố hoạt hóa plasminogen typ I (PAI1: plasminogen activator inhibitor typ I). 1.1.2. Lớp dưới nội mạc - Cấu trúc: lớp dưới nội mạc thuộc dạng mô liên kết hình thành từ một hỗn hợp phức tạp của các đại phân tử collagen, elastin. Collagen (sợi tạo keo) có dạng vân hình thành từ sự trùng hợp các tiểu đơn vị tropocollagen, mỗi tropocollagen lại 27
  • 30. được tạo thành từ 3 chuỗi polypeptid cuộn thành vòng xoắn. Collagen của lớp dưới nội mạc chủ yếu là collagen typ III mà sự tổng hợp rất cần vitamin C. Elastin (sợi chun) cũng là một loại sợi protein như collagen. - Chức năng: lớp dưới nội mạc tạo sức căng, sức đàn hồi và khung chống đỡ cho thành mạch. Khi lớp nội mạc bị tổn thương, lớp dưới nội mạc sẽ trơ ra ngoài máu làm cho tiểu cầu đến kết dính thông qua các protein bám dính như yếu tố Von- Willebrand. 1.1.3. Lớp cơ trơn - Cấu trúc: lớp áo giữa được cấu thành chủ yếu từ các tế bào cơ trơn và các sợi chun với tỷ lệ và độ dày thay đổi khác nhau tùy theo mạch máu. Các tế bào cơ trơn xếp sát nhau theo dạng vòng. - Chức năng: lớp áo giữa thực hiện nhiệm vụ co thắt (cơ trơn) và đàn hồi (sợi chun) cho thành mạch. Các tế bào cơ trơn còn đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo mạch máu bằng cách tăng sinh, di cư và thay thế các tế bào nội mạc tổn thương. 1.2. Máu Máu gồm hai thành phần: huyết tương và huyết cầu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), trong đó thành phần chính tham gia vào quá trình cầm máu là tiểu cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến đông máu và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu sợi huyết của huyết tương. 1.2.1. Tiểu cầu Tiểu cầu là một trong những tế bào máu có kích thước nhỏ, số lượng trong máu ngoại vi khoảng 150–400x109/L máu. Bình thường mỗi ngày khoảng 75.000 tiểu cầu mới được tạo ra từ tủy xương, như vậy các tiểu cầu trong máu sẽ được đổi mới hoàn toàn trong vòng 4 ngày. Sau khi rời khỏi tủy xương, khoảng 1/3 số lượng tiểu cầu được lưu giữ ở lách và 2/3 còn lại lưu hành trong máu ngoại vi. Đời sống tiểu cầu trong tuần hoàn kéo dài từ 8 – 12 ngày. Tiểu cầu già bị phá hủy trong các tổ chức liên võng, chủ yếu là lách. Hình 2. Tiểu cầu trong phết máu ngoại vi 28
  • 31. 1.2.1.1. Nguồn gốc và hình thái - Nguồn gốc: một vài mẫu tiểu cầu được tìm thấy trong túi noãn hoàng vào tuần thứ 6–7 của thai kỳ. Sau đó chúng phát triển trong gan, lách và cuối cùng là ở tủy xương vào tuần 13. Tiểu cầu được được hình thành từ sự vỡ ra của bào tương các mẫu tiểu cầu theo cơ chế nội phân bào. Thời gian phát triển từ nguyên mẫu tiểu cầu đến tiểu cầu mất khoảng 7-10 ngày. - Yếu tố điều hòa sinh tiểu cầu: thrombopoietin (TPO) có nguồn gốc từ gan và thận đóng vai trò chính trong việc kiểm soát sự sinh trưởng của tiểu cầu. TPO có hai tác dụng quan trọng: + Kích thích tăng sinh số lượng các mẫu tiểu cầu. + Kích thích tăng tốc độ trưởng thành bào tương của mẫu tiểu cầu và tốc độ giải phóng tiểu cầu. - Hình thái tiểu cầu: chính cách hình thành khiến cho tiểu cầu mang hình ảnh là các mảnh tế bào nhỏ, hình dáng không nhất định thường là dạng hình đĩa, không nhân, đường kính lớn từ 2–4mm và thể tích khoảng 6-7fl. Ở trạng thái chưa hoạt hóa bề mặt tiểu cầu trơn nhẵn nhưng chúng sẽ nhanh chóng tạo ra các giả túc hình gai khi được hoạt hóa. 1.2.1.2. Cấu trúc Tiểu cầu có một siêu cấu trúc phức tạp, có thể chia thành các vùng sau: Vùng Cấu trúc Chức năng Ngoại vi Màng Kết dính/ngưng tập Sol-gel Các vi sợi, vi ống Co thắt Tiểu thể Các bào quan Dự trữ/bài tiết Hệ thống liên kết màng Các ống Tổng hợp * Vùng ngoại vi: là màng tế bào có nhiều chỗ lõm rất sâu, màng gồm 3 lớp: - Lớp giữa: là lớp phospholipid kép và các phân tử protein xuyên màng mà cấu trúc và chức năng giống như những những màng tế bào khác. - Lớp ngoài: là các phân tử glucid mà thành phần hóa học chính là oligosaccharid kết hợp với bề mặt ngoài tế bào của protein xuyên màng tạo thành glycoprotein (GP). Dùng các kỹ thuật sinh hóa và đánh dấu phóng xạ có thể xác định đến 8 GP. Đây chính là lớp áo glycocalyx lỏng lẻo, lắc lư, phủ bên ngoài như màng bào 29
  • 32. tương các tế bào khác, ở tiểu cầu chúng được gọi là lớp khí quyển bao quanh tiểu cầu. Lớp khí quyển này thực hiện nhiều chức năng quan trọng mà đặc biệt là: + Hấp phụ các ion hóa trị 2 và các yếu tố đông máu. Do vậy có vai trò rất quan trọng trong quá trình cầm máu, nếu rửa tiểu cầu thì lớp khí quyển sẽ bị trôi đi dẫn đến chức năng tiểu cầu bị suy giảm. + Đóng vai trò là các receptor giúp tiểu cầu kết dính và ngưng tập mà đặc biệt là GPIb và GPIIb/IIIa. Bảng 1. Các glycoprotein quan trọng trên màng tiểu cầu Glycoprotein Chất gắn kết Chức năng GPIa/IIa collagen Kết dính tiểu cầu vào collagen GPIb/IX vWF Kết dính tiểu cầu vào lớp dưới nội mạc GPIc/IIa fibronectin Kết dính tiểu cầu vào thành mạch GPIIb/IIIa fibrinogen Ngưng tập tiểu cầu, kết dính vào collagen GPIV Thrombospondin Ngưng tập tiểu cầu, kết dính vào collagen GPV Thrombin Chưa rõ chức năng 7-GPs Thrombin, adrenalin, ADP Ngưng tập tiểu cầu và chế tiết - Lớp trong: là các protein ngoại vi đóng vai trò là các enzym truyền tin hóa học có thể gây hoạt hóa tiểu cầu. * Vùng sol-gel dưới màng: nằm ngay bên dưới màng tiểu cầu gồm hệ thống các vi sợi, vi ống: - Các vi ống: tạo nên bộ khung đỡ duy trì dạng hình đĩa của tiểu cầu, đồng thời tham gia vào hiện tượng co thắt tạo giả túc khi tiểu cầu bị kích thích. - Các vi sợi: gồm các sợi actin tham gia vào hiện tượng co thắt tạo giả túc. * Vùng tiểu thể (vùng bào quan): gồm các hạt có đường kính từ 0,2 – 0,3mm - Các hạt đậm: chứa các chất hoạt hóa tiểu cầu Ca++, ADP, ATP và serotonin. - Các hạt alpha type I (20–200/tiểu cầu): chứa các protein + Các protein huyết tương: protein kết dính (fibrinogen, yếu tố Von-Willebrand, fibronectin, thrombospondin), các protein đông máu (fibrinogen, yếu tố V) và protein tiêu sợi huyết (PAI1). + Các protein đặc hiệu của tiểu cầu: b thromboglobulin (BTG), yếu tố 4 tiểu cầu (PF4), yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu cầu (PDGF). - Các hạt alpha type II (2 – 10/tiểu cầu): chứa các enzym lysosom như N-acetylglucominidase, N-glucuronidase và N-galactosidase. 30
  • 33. * Hệ thống liên kết màng: hai hệ thống liên kết quan trọng về mặt giải phẫu được tìm thấy trong tiểu cầu là hệ thống ống dẫn đậm đặc và hệ thống ống dẫn bề mặt: - Hệ thống ống dẫn đậm đặc: là lưới nội bào tương đóng vai trò dự trữ Ca++, đòng thời là nơi tổng hợp cyclo-oxygenase và prostaglandin của tiểu cầu. - Hệ thống ống dẫn bề mặt: là những chỗ lõm vào trong của màng bào tương tế bào làm tăng diện tích tiếp xúc của tiểu cầu và làm cho tiểu cầu có tính chất xốp. Hệ thống này có vai trò trong việc thu nhận các chất trong huyết tương và giải phóng các chất chứa trong các hạt. 1.2.1.3. Các yếu tố của tiểu cầu Hiện nay người ta đã phát hiện một số yếu tố sau : - Yếu tố 1: Là yếu tố có thể thay thế cho AC-globulin huyết tương để hoạt hoá prothrombin thành thrombin được Ware và cộng sự phát hiện năm 1948. - Yếu tố 2: Là yếu tố có tác dụng rút ngắn thời gian đông của Fibrinogen dưới tác dụng của thrombin . - Yếu tố 3: Bản chất là lipoprotein được tổng hợp bởi tiểu cầu,chủ yếu là ở phần hạt, có thể là hạt tự do hoặc hạt dính vào màng. Yếu tố 3 tiểu cầu rất cần thiết để hình thành thromboplastin ngoại sinh bằng cách tương tác với các yếu tố chống hemophilia. Sau đó xúc tác cho quá trình chuyển prothrombin thành thrombin. - Yếu tố 4: Còn gọi là yếu tố chống heparin, bản chất là một glycoprotein.Yếu tố 4 có tác dụng trung hoà hoạt tính chống đông của heparin. - Yếu tố 5: Là một yếu tố có khả năng làm đông máu, có lẽ tác dụng tương tự fibrinogen. - Yếu tố 6: còn gọi là yếu tố chống tiêu sợi huyết . - Yếu tố 7: Là đồng yếu tố với thromboplastin vì nó có khả năng chuyển prothrombin thành thrombin khi có một nồng độ thấp thromboplastin tổ chức, ion calci hay yếu tố 5. - Yếu tố 8: Là yếu tố chống thromboplastin của tiểu cầu . Trong đó hoạt tính chống đông có liên quan đến phosphatidinserin. - Yếu tố 9: Là yếu tố co rút giống như thrombosthenin tạo điều kiện cho sự co cục máu tốt hơn. - Yếu tố 10: Là serotonin không phải do tiểu cầu tạo ra mà do tiểu cầu hấp thu được từ đường tiêu hoá. Serotonin có tác dụng gây co mạch do kích thích cơ trơn. 31
  • 34. - Yếu tố 11: Là thromboplastin của tiểu cầu . - Yếu tố 12: Chính là yếu tố XIII của huyết tương, là yếu tố ổn định sợi huyết do chính tiểu cầu hấp thu lên bề mặt của nó. - Yếu tố 13: Là ADP. 1.2.1.4. Đặc tính chính của tiểu cầu * Khả năng hấp phụ và vận chuyển các chất: Tiểu cầu có khả năng hấp phụ các chất trong huyết tương để tạo ra một lớp khí quyển bao xung quanh. Nhờ đó các chất thiết yếu cho quá trình cầm máu nói chung và đông máu nói riêng được vận chuyển đến những nơi cần thiết. Ví dụ: tiểu cầu có khả năng hấp phụ adrenalin, noradrenalin và các yếu tố đông máu của huyết tương. * Khả năng kết dính của tiểu cầu: Tiểu cầu có khả năng dãn ra và dính vào một số bề mặt. Trong in-vitro thì tiểu cầu không dính vào lớp tế bào nội mạc nhưng lại có thể dính rất nhanh với tổ chức dưới nội mạc, đặc biệt là với collagen. Dính là sự khởi đầu cho sự bài tiết phóng thích các chất hoạt động, là hiện tượng vật lý do lực hút tĩnh điện giữa tiểu cầu với cơ chất. Hiện tượng dính tăng lên sau mổ, sau một sự phá huỷ tổ chức. Các chất ức chế sự dính bám của tiểu cầu là promethazin, cocain, guinin, aspirin… Hiện tượng dính của tiểu cầu có sự tham gia của một số yếu tố: ion calci, các yếu tố huyết tương, yếu tố Von-Willebrand. Trong đó sự dính với collagen xảy ra không cần sự có mặt của ion calci nhưng có vai trò quan trọng của yếu tố Von- Willebrand… * Khả năng gây ngưng tập tiểu cầu: Tiểu cầu có khả năng gắn kết lẫn nhau tạo nên nút chận tiểu cầu, gọi là hiện tượng ngưng tập tiểu cầu. Đây là một khả năng rất đặc biệt của tiểu cầu, thông qua hiện tượng này mà tiểu cầu thực hiện chức năng của mình. Có nhiều chất có khả năng gây ngưng tập tiểu cầu như: ADP, thrombin, adrenalin, … các chất này gọi là “chất kích hoạt” tiểu cầu. Ngoài ra còn có một số chất khác như một số men hoà tan, phức hợp kháng nguyên kháng thể, một số các vi khuẩn và virus….Các cơ chế gây ngưng tập tiểu cầu: - Giả thiết về vai trò ADP: bình thường các tiểu cầu được giữ không ngưng tập nhờ năng lượng được tạo ra từ sự thoái hoá ATP thành ADP. Trong trường hợp 32
  • 35. có nhiều ADP (như do đưa từ ngoài vào tiểu cầu) thì phản ứng này bị ức chế gây ra thiếu năng lượng dẫn đến tiểu cầu bị ngưng tập. ADP ngoại lai ¯(-) ATPase Adenylakinase ATP ADP AMP Năng lượng (-) Phosphatase Xâm nhập Ngưng tập tiểu cầu vào tiểu cầu Adenosin Sơ đồ 1. Cơ chế gây ngưng tập tiểu cầu của ADP - Hiện nay nhiều tác giả đã chứng minh được vai trò của phospholipid màng mà cụ thể hơn là của acid arachidonic: trong cơ chế này, ngưng tập tiểu cầu là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố kích tập với phospholipid màng và các men như:cyclo-oxygenase và thromboxan synthetase 33
  • 36. PHOSPHOLIPID Phospholipase ADP ACID ARACHIDONIC Prostacyclin Synthetase (của tế bào nội mạc) Prostacylin (PGI2) Thromboxan A2 Sơ đồ 1. Cơ chế gây ngưng tập tiểu cầu của throboxan A2 - Ngoài ra thrombin còn gây ngưng tập tiểu cầu qua một cơ chế khác nữa: thrombin đã tác động lên yếu tố 5 có trên bề mặt tiểu cầu, nhờ đó mà gây ra ngưng tập tiểu cầu. Bởi vậy khi dùng men trypsin để thủy phân yếu tố 5 của tiểu cầu thì tiểu cầu không còn ngưng tập nữa. - Adrenalin và noradrenalin gây ngưng tập qua hai cơ chế: Gián tiếp qua ADP do gây ra sự phóng thích ADP; và trực tiếp kích thích sự ngưng tập qua vai trò của acid arachidonic. 34 Chú thích: (+) Thúc đẩy, xúc tác (-) Ức chế Cyclo – oxygenase (của tiểu cầu và tế bào nội mạc) Các endoperoxyde (PGG2 – PGH2) NGƯNG TẬP TIỂU CẦU AMP AMPc CẦM MÁU ATP Adenylat e cyclase Thromboxan Synthetase (của các tiểu cầu) Phospho - diesterase (+ ) (-) (+) ADP (- )
  • 37. Cơ chế gây ngưng tập phải qua trung gian liên kết của fibrinogen với GPIIb/IIIa đã hoạt hoá có mặt ở lớp ngoài của màng bào tương. Bình thường phức hợp GPIIb/IIIa được phân bố đều trên màng bào tương của tế bào tiểu cầu. Khi tiểu cầu hoạt hóa do sự dịch chuyển của màng tiểu cầu, các phức hợp GPIIb/IIIa được bộc lộ, chúng sẽ gắn với nhiều protein huyết tương như fibrinogen, Von-Willebrand… theo nguyên tắc là đã gắn với loại protein này thì loại trừ khả năng gắn với protein khác. Tuy nhiên GPIIb/IIIa gắn với fibrinogen là chủ yếu vì fibrinogen có nồng độ tập độ cao nhất ở trong huyết tương và GPIIb/IIIa có ái lực với fibrinogen là mạnh nhất Như vậy fibrinogen được xem như là một cầu nối những GPIIb/IIIa của các tiểu cầu với nhau và do đó tạo ra được sự ngưng tập tiểu cầu. Điều kiện để tiểu cầu ngưng tập phải là màng tiểu cầu phải nguyên vẹn không bị tổn thương và có mặt một số yếu tố huyết tương đặc biệt là fibrinogen. * Khả năng thay đổi hình dạng và phóng thích các chất: Khi được hoạt hóa (sau khi kết dính), tiểu cầu có khả năng thay đổi hình dạng và bài xuất ra các chất. 1.2.1.5. Chức năng của tiểu cầu Tiểu cầu đã thực hiện một cách rất hiệu quả các chức năng sau - Tham gia vào quá trình cầm máu: Nhờ có khả năng kết dính, ngưng tập, phóng thích các chất mà tiểu cầu có thể tham gia rất tích cực vào quá trình cầm máu thì đầu. Bên cạnh đó tiểu cầu còn tham gia vào quá trình đông máu qua một số cơ chế sau: + Ngay khi tiếp xúc với collagen, bên cạnh việc kết dính và ngưng tập, tại màng tiểu cầu đã xảy ra hiện tượng chuyển yếu tố XI thành XIa để khởi động quá trình đông máu. + Sau khi có hiện tượng thay hình đổi dạng thì tiểu cầu phóng thích ra yếu tố 3 tiểu cầu - đó là yếu tố có vai trò rất quan trọng trong việc tạo phức hợp IXa, VIIIa và Ca++ trong thác đông máu. - Bảo vệ nội mô: Tiểu cầu rất cần thiết cho sự trọn vẹn của thành mạch. Dễ thấy rằng ở những bệnh nhân có số lượng tiểu cầu giảm ( Đặc biệt khi < 50 x 10 g/l thì tính bền vững của thành mạch không còn nữa, bệnh nhân rất dễ bị xuất huyết). Hoặc những bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nếu được truyền tiểu cầu thì sức bền của thành mạch cũng tăng lên. Cơ chế để tiểu cầu củng cố thành mạch là do tiểu 35
  • 38. cầu có khả năng làm non hoá các tế bào nội mạc và củng cố màng của nội mạc qua vai trò của yếu tố tăng trưởng tế bào nội mạc nguồn gốc từ tiểu cầu. - Ngoài ra, trung hòa hoạt động chống đông của heparin, tổng hợp protein và lipid, đáp ứng viêm... 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đông máu Hệ thống đông máu trong huyết tương và mô gồm hai thành phần: các yếu tố gây đông và các yếu tố chống đông. Máu đông hay không là tùy thuộc vào sự cân bằng giữa hai nhóm chất này. Bình thường các chất chống đông hoạt động mạnh hơn và máu luôn ở thể lỏng. 1.2.2.1. Các yếu tố đông máu Hội nghị quốc tế về đông máu năm 1959 qui định dùng các chữ số la mã để gọi tên 12 yếu tố đông máu. Ngoài 12 protein này, gần đây đã xác định thêm 2 protein không mang chữ số la mã. Các yếu tố đông máu có sẵn trong máu (trừ yếu tố III) nhưng đều ở dạng chưa hoạt động. Khi một yếu tố được hoạt hóa sẽ khởi động các yếu tố khác, kết quả là chuyển fibrinogen thành fibrin và làm cho máu đông. Bảng 2. Các đặc điểm chính của các yếu tố đông máu Yếu tố đông máu Chức năng Tổng hợp Phân bố T1/2 (giờ) I (fibrinogen) Tiền fibrin Tế bào gan Mẫu tiểu cầu Huyết tương Tiểu cầu 120 II (prothrombin) Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 80 III (thromboplastin, Đồng yếu tố Các mô Các mô, các chất - yếu tố tổ chức) nền IV (Ca++) V (proaccelerin) Tiền enzym Tế bào gan Mẫu tiểu cầu Huyết tương Tiểu cầu 24 VII (proconvertin) Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 6 VIII (yếu tố chống Đồng yếu tố Nội mạc Huyết tương hemophilia A) (liên kết với Von-Willebrand) 12 IX (yếu tố chống hemophilia B) Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 24 X (yếu tố Stuart) Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 48 XI (Rosenthal) Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 60 XII (Hageman) Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 60 XIII (yếu tố ổn định fibrin) Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 240 36
  • 39. Prekallikrein (yếu tố Fletcher) Tiền enzym Tế bào gan Huyết tương 35 Kininogen trọng lượng phân tử cao (yếu tố Fitzgerald) Đồng yếu tố Tế bào gan Huyết tương 150 Các yếu tố đông máu có thể được chia thành các nhóm sau: - Nhóm các yếu tố tiếp xúc: gồm các yếu tố XI, XII, prekallikrein, kininogen tham gia vào giai đoạn đầu đông máu là giai đoạn tiếp xúc. Chúng có đặc tính không phụ thuộc vào vitamin K khi tổng hợp, không phụ thuộc vào Ca++ trong quá trình hoạt hóa, ổn định tốt trong huyết tương lưu trữ và là những yếu tố bền vững. - Nhóm prothrombin: gồm các yếu tố II, VII, IX, X. Chúng có đặc tính phụ thuộc vào vitamin K khi tổng hợp, cần có vào Ca++ trong quá trình hoạt hóa, ổn định trong huyết tương lưu trữ và không bị tiêu thụ trong quá trình đông máu trừ yếu tố II (có mặt trong huyết thanh). - Nhóm fibrinogen: gồm các yếu tố I, V, VIII, XIII. Chúng có đặc tính tác dụng qua lại với thrombin, bị tiêu thụ trong quá trình đông máu (không có mặt trong huyết thanh), yếu tố V và VIII mất hoạt tính trong huyết tương lưu trữ. - Yếu tố tổ chức: đây không phải là yếu tố của huyết tương và cũng không có hoạt tính men mà tác động như một đồng yếu tố trong hoạt hóa yếu tố VII, X. - Ca++: ion này tạo thuận lợi cho các protein phụ thuộc vitamin K kết hợp với phospholipid đồng thời cũng can thiệp vào các phản ứng không liên quan đến các protein phụ thuộc vitamin K. Ca++ cũng cần thiết cho sự thể hiện hoạt tính men của yếu tố XIIIa, cho sự ổn định yếu tố V và phức hệ yếu tố Von-Willebrand-yếu tố VIII. 1.2.2.2. Các yếu tố chống đông máu Các yếu tố chống đông có vai trò chủ yếu trong việc ngăn cản sự khởi phát đông máu không thích hợp cũng như điều hòa giảm sinh thrombin ở vị trí tổn thương. Bảng 3. Các đặc điểm chính của các yếu tố chống đông máu Yếu tố đông máu Chức năng Tổng hợp Phân bố T1/2 (giờ) Antithrombin Yếu tố ức chế Tế bào gan Huyết tương Nội mạc 60 Protein C Tiền enzym Tế bào gan(*) Huyết tương 6 Protein S Đồng yếu tố Tế bào gan(*) Huyết tương đặc ? 37
  • 40. Mẫu tiểu cầu biệt liên kết với C4 BP tiểu cầu Chất ức chế con đường yếu tố tổ chức (TFPI) Yếu tố ức chế Nội mạc Huyết tương Nội mạc ? Cơ chế chống đông - TFPI: ức chế phức hợp khởi đầu - Antithrombin: ức chế trực tiếp các serin protease hoạt động. - Con đường protein C: protein C với protein S là đồng yếu tố cùng với sự hiện diện của Ca++, phospholipid sẽ cắt các yếu tố Va và VIIIa làm các chất này mất chức năng đồng yếu tố của chúng. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu sợi huyết Hệ thống tiêu sợi huyết của huyết tương gồm hai thành phần: các yếu tố gây tiêu sợi huyết và các yếu tố ức chế tiêu sợi huyết 1.2.3.1. Các yếu tố gây tiêu sợi huyết - Plasminogen: gan tổng hợp plasminogen dưới dạng một tiền enzym có trọng lượng phân tử 92.000M tuần hoàn trong huyết tương với nồng độ 1,5mM. Thời gian bán hủy của plasminogen khoảng 2 ngày. - Các yếu tố hoạt hóa plasminogen: + Yếu tố hoạt hóa plaminogen tổ chức (t-PA: tissue plasminogen activator): được tổng hợp và bài tiết chủ yếu bởi các tế bào nội mạc dưới sự kiểm soát của thrombin, histamin, bradykinin, epinephrin, acetylcholin, vasopressin, hormon hướng sinh dục, nghẽn tĩnh mạch và lực xé động mạch. t-PA có trọng lượng phân tử 72.000M, thời gian bán hủy khoảng 5 phút. + Urokinase (u-PA): được tổng hợp và bài tiết bởi tế bào nội mạc, đại thực bào, các tế bào biểu mô thận và một số tế bào khối u. u-PA có ái lực đối với fibrin kém hơn t-PA và là yếu tố hoạt hóa plaminogen hiệu quả trong trường hợp có hay không có fibrin. + Các yếu tố hoạt hóa plasminogen khác: trong một số trường hợp, các men protease của con đường đông máu có khả năng hoạt hóa trực tiếp plasminogen. Đó là kalikrein, yếu tố XIa và yếu tố XIIa . 1.2.3.2. Các yếu tố ức chế tiêu sợi huyết 38
  • 41. - Các yếu tố ức chế plasmin: + Các serpin như a2-antiplasmin (a2-AP): là một glycoprotein, trọng lượng phân tử 70.000, nồng độ 0,9mM với thời gian bán hủy 48 giờ. a2-AP chứa trong hạt a của tiểu cầu, khi được phóng thích ra ngoài sẽ tạo thành một phức hợp không hồi phục với plamin. + a2-macroglobulin: là một protein nhị phân trọng lượng phân tử 725.000, được tổng hợp bởi các tế bào nội mạc, đại thực bào và tìm thấy trong các hạt a của tiểu cầu. a2-macroglobulin kết hợp với plasmin và gây ức chế nó. - Các yếu tố ức chế hoạt hóa plasminogen: + Yếu tố ức chế hoạt hóa plasminogen-1 (PAI-1: plasminogen-activator inhibitor-1): là một glycoprotein, trọng lượng phân tử 52.000, được phóng thích từ tế bào nộ mạc, mono, đại thực bào, tế bào gan, tế bào mỡ và tiểu cầu. + Yếu tố ức chế hoạt hóa plasminogen-2 (PAI-2: plasminogen-activator inhibitor-1): là một glycoprotein, trọng lượng phân tử 60.000, được phóng thích từ bạch cầu và tế bào u sarcom sợi. PAI-2 chỉ được phát hiện trong huyết tương người trong quá trình thai nghén. 2. CÁC GIAI ĐOẠN VÀ CƠ CHẾ CẦM MÁU Có 4 cơ chế tham gia vào quá trình cầm máu hay còn gọi là 4 giai đoạn: co mạch tại chỗ, tạo nút tiểu cầu, tạo cục máu đông, co và tan cục máu đông. Trong đó, co mạch tại chỗ và hình thành nút tiểu cầu được gọi là cầm máu thì đầu. 2.1. Co thành mạch Ngay sau khi mạch máu bị tổn thương, thành mạch sẽ co thắt lại làm giảm lượng máu bị mất qua chỗ tổn thương. Sự co thắt này kéo dài và mạnh ở các động mạch, tĩnh mạch lớn. Điều kiện để co mạch tốt là thành mạch phải vững chắc và có khả năng đàn hồi tốt, khi thiếu một trong hai điều kiện này sẽ gây chảy máu bất thường trên lâm sàng. Sự co thắt mạch máu xảy ra do kết quả của phản xạ thần kinh và do sự co thắt cơ tại chỗ. - Phản xạ thần kinh gây co mạch được phát động do những xung động đau từ nơi tổn thương truyền về. - Sự co thành mạch tại chỗ tổn thương do sự xuất hiện điện thế hoạt động tại nơi đó. Điện thế hoạt động xuất hiện, lan dọc theo thành mạch gây co thắt mạch. 39
  • 42. Càng nhiều mạch máu bị tổn thương thì mức độ co thắt càng lớn. Co mạch tại chỗ có thể kéo dài từ 20 – 30 phút, tạo điều kiện cho tiểu cầu kết dính và kết tụ vào nơi tổn thương. - Co mạch còn do tiểu cầu bài tiết ra serotonin, adrenalin và thromboxan A2. 2.2. Nút chặn tiểu cầu Nút chặn tiểu cầu được thành lập để bịt kín chỗ tổn thương trên thành mạch. Quá trình này diễn ra qua nhiều hiện tượng. 2.2.1. Hiện tượng kết dính tiểu cầu Kết dính là khả năng tiểu cầu bám thành một lớp đơn trên mạch máu bị tổn thương. Cơ chế như sau: - Khi mạch máu bị tổn thương bộc lộ lớp dưới nội mạc. Tiểu cầu kết dính vào các cấu trúc dưới nội mạc qua protein kết dính Von-Willebrand đã được hấp thụ trên các sợi collagen và GPIb trên màng tiểu cầu. - Hồng cầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết dính này. Do đường kính lớn, hồng cầu nằm ở phần trung tâm của mạch máu và đẩy ra ngoại vi các phần tử nhỏ hơn như tiểu cầu. Kết quả là tiểu cầu cơ nhiều khả năng tương tác với thành mạch. Trong trường hợp thiếu máu, hematocrit <25%, thời gian máu chảy bị kéo dài. 2.2.2. Hiện tượng hoạt hóa tiểu cầu Hiện tượng kết dính làm cho tiểu cầu được hoạt hóa. Tác nhân gây hoạt hóa tiểu cầu mạnh nhất là collagen và thrombin. Sau khi hoạt hóa, tiểu cầu phóng thích ra nhiều chất như ADP, thromboxan A2 và serotonin. Các phân tử này sẽ khuếch đại sự hoạt hóa. Cơ chế của sự hoạt hóa là do sự kích hoạt men phospholipase C dẫn đến hình thành diacylglycerol (DG) và inositol-triphosphat (IP3) làm tăng nồng độ Ca++ nội bào. AMPc điều hòa sự hoạt hóa thông qua việc kiểm soát nồng độ Ca++ nội bào dự trữ. Sự hoạt hóa được thể hiện thông qua sự biến đổi về hình thái và phóng xuất các chất trong tiểu cầu: - Thay đổi hình thái: từ dạng hình đĩa, tiểu cầu thay đổi hình dạng, trở nên hình cầu, xuất hiện giả túc và các lỗ thủng, các hạt tập trung vào trung tâm và bắt đầu bài xuất. 40
  • 43. - Phản ứng phóng xuất: các hoạt chất tồn trữ bên trong hạt đậm và hạt alpha được phóng xuất ra ngoài. Sau giai đoạn phóng xuất, tiểu cầu dường như “trống rỗng”, mất hạt. 2.2.3. Hiện tượng ngưng tập tiểu cầu Ngưng tập là khả năng các tiểu cầu kết dính lại với nhau thành một khối. Cơ chế như sau: - Khi được hoạt hóa tiểu cầu sẽ bộc lộ phức hệ GPIIb/IIIa, phức hệ này sẽ gắn kết với fibrinogen. Nhờ có cấu trúc như một phân tử kép nên fibrinogen trở thành cầu nối giữa hai tiểu cầu. Trong một số hoàn cảnh, đặc biệt là ở những vùng mạch máu bị hẹp, lực xé mạnh, yếu tố Von-Willebrand có thể thay thế fibrinogen gây ngưng tập tiểu cầu. - Thrombospondin, có nhiều trong tiểu cầu, tham gia vào việc làm vững chắc cầu nối GPIIb/IIIa-fibrinogen. 2..2.4. Hiện tượng co cục máu Cục tiểu cầu lúc đầu mong manh, dễ bị dòng máu chảy cuốn trôi, sau đó sẽ trở nên chắc chắn nhờ hiện tượng co cục máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong hiện tượng co cục máu do hệ thống actin – myosin và cấu trúc sườn cơ bản của tế bào chất tiểu cầu. Vì vậy giảm tiểu cầu về mặt số lượng hay chất lượng sẽ làm cho thời gian co cục máu kéo dài. 2.3. Đông máu Nút chận tiểu cầu chỉ đảm bảo cầm máu tạm thời ở những mạch máu nhỏ. Để cầm máu ở những mạch máu lớn bị tổn thương cần phải có sự hình thành cục máu đông. Trên cơ sở nút chận tiểu cầu, quá trình đông máu sẽ được khởi phát nhờ các yếu tố đông máu của huyết tương, tiểu cầu và của mô giải phóng ra. Bình thường máu lưu thông trong mạch máu ở thể lỏng và không bị đông là nhờ: - Sự lành mạnh của thành mạch: thành mạch nhẵn, không cản trở sự lưu thông của máu. - Máu có tốc độ lưu thông nhất định. - Trong máu có những chất chống đông: antithrombin, heparin… Khi một trong ba yếu tố trên bị thay đổi, máu có thể bị đông lại trong mạch máu và gây tắc mạch. Đông máu là một hiện tượng thay đổi lý tính của máu từ trạng thái lỏng sang trạng thái gel biểu hiện bằng sự tạo thành cục máu. Sự chuyển trạng thái này xảy ra 41
  • 44. bởi một quá trình biến đổi các protein trong máu và tự xúc tác. Đông máu xảy ra qua 3 giai đoạn liên tiếp nhau. 2.3.1. Giai đoạn 1: Thành lập phức hợp men prothrombinase Đây là giai đoạn phức tạp và kéo dài nhất trong dây chuyền phản ứng gây đông máu. Prothrombinase được thành lập theo hai đường: nội sinh và ngoại sinh. 2.3.1.1. Đường ngoại sinh Khi mạch máu tổn thương máu sẽ tiếp xúc với nơi bị tổn thương. Mô tổn thương sẽ giải phóng ra yếu tố III. Yếu tố III sẽ hoạt hóa yếu tố VII. Yếu tố III cùng với yếu tố VII hoạt hóa, với sự có mặt của ion Ca++ làm hoạt hoá yếu tố X. Yếu tố X hoạt hoá cùng với phospholipid, ion Ca++ và yếu tố V hoạt hoá (được hoạt hóa bởi thrombin đã hình thành rất sớm) tạo ra phức hợp prothrombinase ngoại sinh. 2.3.1.2. Đường nội sinh Kích hoạt bằng nhóm các yếu tố đông máu tiếp xúc: yếu tố XII, kininogen cao phân tử (yếu tố Fitzerald), prekallicrein (yếu tố Fletcher), yếu tố XI. Yếu tố Fitzerald tiếp xúc trực tiếp vào thành mạch, tiếp nhận thông tin về “tình trạng bề mặt thành mạch”, nếu có sự “khác bình thường” thì kích hoạt yếu tố XII tạo yếu tố XII hoạt hóa (XIIa). Yếu tố XIIa kích hoạt prekallicrein thành kallicrein và chất này có khả năng kích hoạt ngược lại yếu tố XII (hiện tượng tự khuếch đại). Yếu tố XII hoạt hóa sẽ hoạt hóa yếu tố XI. Yếu tố XI hoạt hoá cùng với Ca++ hoạt hóa yếu tố IX. Yếu tố IX hoạt hóa cùng với yếu tố VIII hoạt hóa (do thrombin hoạt hóa) và phospholipid của tiểu cầu, Ca++ hoạt hoá yếu tố X. Yếu tố X hoạt hóa cùng với yếu tố V hoạt hóa (bởi thrombin), Ca++ và phospholipid tiểu cầu tạo ra phức hợp men prothrombinase. 2.3.2. Giai đoạn 2: Thành lập thrombin Phức hợp men Prothrombinase tạo thành sẽ xúc tác cho phản ứng chuyển prothrombin thành thrombin. Phản ứng này xảy ra trong vài giây. Thrombin đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng của quá trình đông máu: - Thành lập fibrin: thrombin co vai trò chuyển fibrinogen thành fibrin, hoạt hóa yếu tố XIII ổn định sợi huyết. 42
  • 45. - Làm tăng tốc độ hình thành của bản thân (tự khuếch đại): thrombin gây hoạt hóa yếu tố VIII dẫn đến gia tăng sự hình thành yếu tố Xa bằng cả hai con đường nội sinh và ngoại sinh. Nó cũng hoạt hóa yếu tố V 2.3.3. Giai đoạn 3: Thành lập fibrin Thrombin thủy phân phân tử fibrinogen để tạo thành các monomer của fibrin và các fibrinopeptid (A và B). các monomer của fibrin tự trùng hợp tạo thành phân tử fibrin S (fibrin hòa tan). Cuối cùng yếu tố XIII họat hoá làm cho mạng lưới polymer của fibrin S thành fibrin I ổn định (fibrin không hòa tan). Sơ đồ 3. Đông máu 2.4. Tiêu sợi huyết Fibrin tạo ra có vai trò hạn chế là cầm máu, và mạng fibrin hay cục máu cầm phải biến mất “đúng lúc” để tái lập lưu thông. Do đó cần có sự hiện diện của hệ tiêu sợi huyết, có tác dụng dọn sạch các cục máu đông nhỏ ly ti trong lòng mạch máu, ngăn ngừa sự hình thành huyết khối gây tắc mạch. Hiện tượng tiêu sợi huyết làm cục máu tan dần do các sợi fibrin bị phân ly dưới tác dụng của plasmin – một enzyme tiêu protein rất mạnh, mà tiền chất của nó là plasminogen. 43