SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  122
1 
ĐÀM PHÁN KINH DOANH 
QUỐC TẾ 
PGS.TS Nguyễn Thế Phán 
0983 319 345
2 
NỘI DUNG 
11 
22 
33 
44 
55 
Tổng quan về đàm phán 
Các kiểu đàm phán 
Chuẩn bị đàm phán 
Quá trình đàm phán 
Một số lưu ý trong đàm phán 
66 Văn hóa trong đàm phán
3 
1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN 
1 1.1. Bản chất 
2 1.2. Đặc điểm 
3 
1.3. Đặc điểm đàm phán KD 
quốc tế 
2 1.4. Nguyên tắc đàm phán
4 
a. Đàm phán là gì? 
- Là một cuộc giao tiếp giữa 2 hay nhiều bên nhằm tạo ra các thoả 
thuận, đạt sự thống nhất về một vấn đề gì đó mà các bên quan tâm. 
-- Như vậy, đàm phán là hành vi và quá trình: 
+ Các bên tiếp xúc, trao đổi, thảo luận 
+ Có những điểm chung và những bất đồng 
Cuối cùng: đi đến một thoả thuận thống nhất về quyền và nghĩa vụ 
của mỗi bên. 
1.1. Bản chất đàm phán
5 
1.1. Bản chất đàm phán 
b. Bản chất 
+ Là những thoả hiệp nhằm thống nhất về quyền lợi và nghĩa vụ 
+ Vấn đề trung tâm của mọi cuộc đàm phán là lợi ích 
+ Hạt nhân của mọi cuộc đàm phán là giá cả và điều kiện giao dịch 
Như vậy, bản chất của đàm phán kinh doanh cũng là giao tiếp 
trong kinh doanh. Phải tuân thủ các kỹ năng giao tiếp. 
- Giao tiếp ngôn ngữ 
- Giao tiếp phi ngôn ngữ.
6 
1.2. Đặc điểm của đàm phán KD 
- Các bên phải luôn điều chỉnh nhu cầu của mình 
- Giữa các bên luôn có những xung đột và sự hợp tác 
- Kết quả tùy thuộc vào: 
+ Mục tiêu thỏa mãn lợi ích; 
+ Lực lượng chi phối (Thế, lực, thời gian); 
+ Kỹ năng đàm phán; 
+ Nghệ thuật đàm phán.
7 
1.3. Đặc điểm của đàm phán KD quốc tế 
a. Quốc tịch khác nhau 
b. Khác biệt về ngôn ngữ và thông tin 
c. Khác biệt về hệ thống pháp luật. Hệ thống luật pháp của mỗi quốc 
gia phản ánh và bảo vệ lợi ích của quốc gia đó.. 
d. Khác nhau giữa các nền văn hoá, các phong tục, tập quán.
8 
1.4. Nguyên tắc của đàm phán KD quốc tế 
- Tự nguyện, có thể thoái lui hay từ chối tham dự đàm phán vào 
bất cứ lúc nào. 
- Phải có ít nhất có một bên muốn thay đổi thỏa thuận 
- Chỉ được quyết định khi có thỏa thuận chung. 
- Thời gian là một trong những yếu tố quyết định trong đàm phán 
- Một kết cục thành công của đàm phán là đạt được điều mà cả hai 
bên đều mong muốn. 
- Phẩm chất, năng lực, kỹ năng, thái độ và tình cảm của những 
người ngồi trên bàn đàm phán có ảnh hưởng quyết định đến tiến trình 
đàm phán.
9 
1.4. Các nguyên tắc đàm phán 
1) Ấn tượng ban đầu 
2) Chú ý tới các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi 
đàm phán 
3) Phải xác định rõ mục tiêu đàm phán và luôn luôn bám sát theo 
đuổi mục tiêu này trong suốt quá trình đàm phán 
4) Người đàm phán tốt phải biết rèn cho mình có khả năng lắng 
nghe đối tác nói 
5) Phải biết trình bày, sử dụng từ ngữ một cách khôn khéo, linh 
hoạt.
10 
1.4. Các nguyên tắc đàm phán 
6) Người đàm phán kinh doanh phải biết hỏi nhiều thay vì nói nhiều. 
7) Người đàm phán cần phải biết mình có thể được phép đi tới đâu, 
tự do đàm phán tới giới hạn nào. 
8) Ðể thành công trong đàm phán kinh doanh, cần có một ý thức, tư 
duy sẵn sàng thoả hiệp nếu cần thiết. 
9) Cố gắng tránh những hiểu lầm vô tình hay hữu ý
11 
Nhược 
điểm 
Ưu 
điểm 
2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN 
2.1. Theo hình thức 
đàm phán 
Đàm phán trực tiếp 
Đàm phán bằng thư tín 
Đàm phán bằng điện thoại
12 
2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN 
Cách viết thư thương mại 
a. Thư hỏi hàng (the enquiry) 
1) Hỏi hàng: Có không, giá, điều kiện để mua… 
2) Cách viết thư: 
- Phần mở đầu: Lý do chọn đối tác giao dịch 
- Nội dung chính của thư: 
+ Thông báo loại hàng cần, 
+ Yêu cầu chủ hàng gởi cho catalog, mẫu hàng… 
+ Yaau cầu cho biết: Giá cả, chất lượng, số lượng có khả năng cung 
cấp, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán và mọi điều kiện cần thiết 
khác. 
3) Phần kết: 
Mong chủ hàng đáp ứng yêu cầu của mình, mong thư phúc đáp.
13 
2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN 
Cách viết thư thương mại 
b. Chào hàng, báo giá 
1) Chào hàng thụ động 
- Phần mở đầu: Cám ơn khách hàng đã gởi thư hỏi hàng đến công ty 
mình. 
- Phần nội dung chính của thư: Trả lời những câu hỏi của người 
nhập khẩu. Gửi cho họ catalog, hàng mẫu, biểu giá, thời hạn giao hàng, 
phương thức thanh toán, điều kiện giảm giá. 
- Phần kết: Tỏ ý mong đợi sự trả lời của khách hàng và hứa hẹn.
14 
2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN 
Cách viết thư thương mại 
b. Chào hàng, báo giá 
2) Chào hàng chủ động 
- Phần mở đầu: Trình bày lý do lựa chọn đối tác giao dịch 
- Phần nội dung chính: Tự giới thiệu về công ty của mình và các mặt 
hàng của mình sản xuất kinh doanh. Gửi kèm Catalogue, hàng mẫu, giá 
biểu và các điều kiện mà mình mong muốn để bán hàng. 
- Phần cuối thư: Mong sớm có thư trả lời.
15 
2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN 
Cách viết thư thương mại 
b. Chào hàng, báo giá 
3) Chào hàng cố định và chào hàng tự do 
- Chào hàng cố định: Chào bán một lô hàng nhất định cho một người 
mua nhất định, trong đó có ràng buộc về thời gian (thời gian hiệu lực 
của chào hàng cố định). Trong thời gian hiệu lực, nếu người mua chấp 
nhận hoàn toàn lời chào hàng đó thì hợp đồng coi như được ký kết. 
- Chào hàng tự do: Chào hàng không ràng buộc trách nhiệm người 
phát ra nó, cùng một lúc với cùng một lô hàng người ta có thể chào hàng 
tự do cho nhiều khách hàng.
16 
2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN 
Cách viết thư thương mại 
c. Ðặt hàng 
- Lập và gửi đơn hàng đến bên bán (Thông thường có mẫu đơn đặt 
hàng in sẵn). Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt người ta mới dùng 
thư đặt hàng. Thông thường một đơn đặt hàng đầy đủ gồm có các mục 
sau: Tên hàng, tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, giá cả, thời hạn giao 
hàng, phương thức thanh toán. . . 
- Cách viết đơn đặt hàng: 
+ Phần mở đầu: Lý do lập, gửi đơn đặt hàng. 
+ Phần nội dung chính: Nêu rõ những điều kiện mình đề nghị về: 
Chất lượng, bao bì, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, vận 
chuyển… 
+ Phần kết thúc: Ðề nghị bên bán chấp nhận đơn đặt hàng của mình.
17 
2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN 
Cách viết thư thương mại 
d. Hoàn giá 
- Đề nghị mới về giá chào hàng hoặc đặt hàng. Khi hoàn giá, chào giá 
trước đó coi như hủy bỏ. Trong buôn bán quốc tế, mỗi lần giao dịch 
thường phải qua nhiều lần hoàn giá mới đi đến kết thúc. 
- Cách trình bày một lá thư trả giá của bên mua: 
+ Phần mở đầu: Cám ơn bên bán đã báo giá cho công ty mình. 
+ Phần nội dung chính: Trình bày các điều kiện không thích hợp với 
công ty mình. Ðề xuất điều kiện của mình. 
+ Phần kết: Mong nhận được thư hồi âm.
18 
2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN 
Cách viết thư thương mại 
e. Chấp thuận 
- Sau khi đã thỏa thuận ký kết hợp đồng mua bán. Khi thấy trong 
Telex hoặc Fax chỉ cần viết một chữ chấp nhận (ACCEPT) là đủ. Nhưng 
sau đó vẫn phải viết thư chấp thuận theo đúng nguyên tắc. 
- Cách viết thư chấp thuận: 
Bên mua viết cho bên bán: 
+ Phần mở đầu: Nêu rõ đã chấp thuận những điều kiện do bên bán 
đưa ra. Nếu đã gửi Fax, telex rồi, thì xác nhận lại cho rõ ràng. 
+ Phần nội dung chính: Thông báo, gửi "Phiếu xác nhận mua" và 
"Ðơn đặt hàng" cho bên bán. Báo cho bên bán biết mình đã chuẩn bị mở 
L/C cho họ. 
+ Phần kết thúc: Mong bên bán quan tâm đến đơn đặt hàng của 
mình.
19 
2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN 
Cách viết thư thương mại 
e. Chấp thuận 
- Cách viết thư chấp thuận: 
Bên bán viết cho bên mua: 
+ Phần mở đầu: Nêu rõ mình chấp nhận các điều kiện do bên mua 
đưa ra. Nếu đã gửi điện thì cần xác nhận rõ thêm. 
+ Phần nội dung chính thư: Nói rõ về phiếu xác nhận bán và bản hợp 
đồng gửi kèm theo thư cho bên mua. Yêu cầu bên mua mở thư tín dụng 
cho mình. 
+ Phần kết thúc: Cám ơn về đơn đặt hàng bảo đảm sẽ thực hiện tốt 
nhất hợp đồng giữa hai bên.
20 
2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN 
Cách viết thư thương mại 
f. Xác nhận 
Sau khi thống nhất với nhau các điều kiện giao dịch, hai bên mua và 
bán ghi lại các kết quả đã đạt được, rồi trao cho đối phương. Ðó là văn 
kiện xác nhận. 
Văn kiện này do bên bán lập gọi là giấy xác nhận bán hàng. Văn kiện 
do bên mua lập gọi là giấy xác nhận mua hàng. 
Xác nhận thường lập thành hai bản, bên lập xác nhận ký trước rồi 
gửi bên kia, bên kia ký xong giữ lại một bản và gửi trả lại một bản.
21 
2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN 
“ĐÀM PHÁN KHÔNG PHẢI LÀ TRẬN 
ĐÁNH, VÌ VẬY MỤC TIÊU KHÔNG PHẢI LÀ 
TIÊU DIỆT 
HOẶC ĐƯA ĐỐI PHƯƠNG VÀO 
ĐẤT CHẾT” 
“ĐẾN VỚI NHAU CHỈ LÀ SỰ KHỞI ĐẦU, 
LÀM VIỆC CÙNG NHAU LÀ SỰ TIẾN BỘ, 
GIỮ ĐƯỢC NHAU 
MỚI LÀ THÀNH CÔNG”. 
Henry Ford 
2.2. Dựa trên 
kết quả 
Kiểu Thắng - Thua 
Kiểu Thắng - Thắng 
Kiểu Thua - Thua
22 
2.2. Dựa vào 
phong cách và mô hình: 
Kiểu “mặc cả lập trường” 
Đàm phán 
kiểu mềm KIỂU NGUYÊN TẮC 
Đàm phán 
kiểu cứng 
Đối tác mềm: 
Ta CỨNG? MỀM? 
Đối tác cứng: 
Ta MỀM? CỨNG? 
2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN
23 
So sánh các kiểu đàm phán 
Mềm Cứng Nguyên tắc 
Với người thì ôn hòa 
Với việc thì cứng rắn 
Nhượng bộ nhượng bộ Xuất phát 
điểm 
Với việc và người 
đều cứng rắn 
Với việc và người 
Chủ trương đều ôn hòa 
Bám chặt Tập trung vào lợi ích 
Lập trường Dễ đổi lập trường lập trường 
Tách con người khỏi 
vấn đề 
Ép đối thủ 
GQ vấn đề hiệu quả 
và thân thiện 
Giành thắng lợi 
bằng mọi giá 
Đạt thỏa thuận, 
Mục tiêu giữ quan hệ 
Coi đối tác 
như cộng sự 
Coi đối tác 
như đối thủ 
Coi đối tác 
Đối tác như bạn bè
24 
So sánh các kiểu đàm phán 
THẮNG THẮNG - THẮNG 
THUA - THUA 
THUA 
Kết quả THẮNG - THẮNG 
Cần có tiêu chuẩn 
khách quan để 
thỏa thuận 
Tranh đua sức 
mạnh ý chí 
Rất tránh 
Biểu hiện xung đột 
Tìm nhiều 
phương án có lợi 
cho cả 2 bên 
Tìm phương án 
có lợi cho mình 
Tìm phương án 
để đối tác chấp 
nhận được 
Phương án 
Cùng kiếm 
lợi ích chung 
Uy hiếp 
đối tác 
Đề xuất, kiến 
nghị 
Phương 
pháp 
Mềm Cứng Nguyên tắc
25 
“BIẾT NHIỀU 
KHÔNG BẰNG BIẾT ĐIỀU”
26 
3. CHUẨN BỊ ĐÀM PHÁN 
“KHÔNG CHUẨN BỊ 
LÀ CHUẨN BỊ CHO THẤT BẠI” 
3.1. Xây dựng chiến lược đàm phán 
3.2. Chuẩn bị ngôn ngữ đàm phán 
3.3. Chuẩn bị thông tin đàm phán 
3.4. Chuẩn bị thời gian và địa điểm đàm phán 
3.5. Chuẩn bị năng lực đàm phán 
3.6. Thiết lập mục tiêu cần đàm phán 
3.7. Đánh giá SWOT 
3.8. Đàm phán thử 
3.9. Xây dựng BATNA
27 
3.1. Xây dựng chiến lược đàm phán 
1) Chiến lược 
- Tư duy chiến lược (mang tính sáng tạo, tính nhất quán, tính tổng 
thể) và Tư duy ứng biến. Cần có sự kết hợp. 
- Chuẩn bị thái độ chiến lược: 
+ Thái độ đơn giản và thẳng tuột 
+ Thái độc thúc bách và chèn ép 
+ Thái độ hờ hững, xa lánh 
- Chuẩn bị biện pháp chiến lược: Kiên nhẫn, nín nhịn, có bộ mặt lạnh, 
bộc lộ thái độc chia xẻ, chuyển hướng đột ngột, làm động tác giả, bỏ bàn 
đàm phán, biến thành chuyện đã rồi, biện pháp nhặt nhạnh, khoanh vùng 
giới hạn, chống thù địch… 
2) Chuẩn bị kế hoạch
28 
3.2. Chuẩn bị ngôn ngữ 
Nên dùng 
ngôn ngữ nào? 
Sử dụng 
phiên dịch
29 
3.3. Chuẩn bị thông tin 
a. Thông tin về thị trường (Cung, cầu, giá cả) 
- Thị trường loại dịch vụ giao dịch; 
- Thông tin về cầu của khách hàng; 
- Hệ thống cung; so sánh các Dn khác trong hệ thống cung 
- Tình hình giá cả, điều kiện giao dịch, trong đó có mình. 
b. Thông tin về đối tượng giao dịch 
Thí dụ, nếu là mua bán hàng hóa, cần phải nắm những thông tin về 
loại hàng hóa đó?
30 
3.3. Chuẩn bị thông tin 
c. Thông tin về đối tác 
* Về công ty 
a. Lịch sử; tính pháp lý; mô hình tổ chức của công ty; 
b. Năng lực tài chính; 
c. Khả năng tổ chức quản trị điều hành; Kinh nghiệm và uy tín; 
d. Văn hóa quốc gia, văn hóa công ty: 
- Phong tục, tập quán… - Khả năng cạnh tranh; 
- Cơ sở hạ tầng: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tín dụng và 
ngân hàng; 
- Sự can thiệp của Ch.phủ qua: Giấy phép, thuế quan, quota, trợ 
giúp 
e. Tình hình hoạt động kinh doanh; 
f. Quan hệ đối với các tổ chức khác.
31 
3.3. Chuẩn bị đàm phán 
2) Chuẩn bị thông tin 
c. Thông tin về đối tác 
* Về người tham gia đàm phán 
- Số lượng người 
- Vị thế, vai trò: 
- Tuổi tác: 
- Giới tính: 
- Dân tộc: 
- Quốc tịch 
- Tôn giáo: 
- Quê quán: 
- Lịch sử bản thân: 
- Gia cảnh: 
- Quan hệ thân thuộc: 
- Nghề nghiệp: 
- Sở thích: 
- Sở trường, sở đoản: 
- Sự quan tâm:
32 
3.3. Chuẩn bị đàm phán 
2) Chuẩn bị thông tin 
c. Thông tin về đối tác 
* Về người tham gia đàm phán 
- Thuộc tính tâm lý 
+ Tính khí 
+ Tính cách 
+ Năng lực
33 
3.3. Chuẩn bị đàm phán 
- Vấn đề đàm phán, nội dung ĐP 
- Mục tiêu của đối tác 
- Đối tác biết gì về ta? 
- Những điểm mạnh của cả 2 bên 
- Những điểm yếu của cả 2 bên 
3) Những vấn đề chung
34 
3.4. Chuẩn bị lực lượng đàm phán 
- Tổ chức đoàn đàm phán 
+ Thành phần: đại diện, chuyên gia thuê, tư vấn… 
+ Năng lực của từng chuyên gia: chuyên môn, pháp lý… 
- Tổ chức nghiên cứu cuộc đàm phán 
- Các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ 
- Chuẩn bị các kỹ năng đàm phán hiệu quả
35 
3.5. Chuẩn bị thời gian và địa điểm đàm phán 
- Thời gian: 
+ Lịch làm việc (không liên tục quá 2 tiếng) 
+ Phương án dự phòng 
+ Chú ý “điểm chết” 
Đa phần các cuộc đàm phán đều được kết thúc ở gần điểm chót 
của thời hạn đàm phán. Cần phải cố gắng khai thác được “điểm 
chết” trong đàm phán. 
Người ta thường đợi đến khi tới thời hạn mới đi đến thống nhất; 
thời hạn xấu nhất là thời hạn do đối phương đặt ra cho mình; 
Kiểm tra lại thời hạn mà đối phương đặt ra là thật hay giả.
36 
3.5. Chuẩn bị thời gian và địa điểm đàm phán 
- Địa điểm đàm phán 
+ “Sân nào”? 
+ Tiện nghi 
+ Bố trí phòng họp, chọn chỗ ngồi.
37 
3.6. Thiết lập những mục tiêu cần đàm phán 
- Lên giá đích 
min 
Giới hạn thương lượng max 
min max
38 
- Xác định phạm vi đàm phán 
- Quyết định những nhượng bộ 
- Nếu có thể, quyết định cái ta phải “thả ra” 
- Nêu khuôn khổ hạn chế về thời gian 
- Định vị các tác động ảnh hưởng từ bên ngoài 
- Nhận biết những động thái của tác giả 
- Tính đến giải pháp tháo gỡ 
- Quyết định các giải pháp thay thế nếu đàm phán không thành 
công 
3.6. Thiết lập những mục tiêu cần đàm phán
39 
3.7. Đánh giá SWOT 
- Xác định cơ hội, thách thức (nguy cơ) 
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu của đối tác 
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu của ta 
- Sử dụng SWOT 
3.8. Xây dựng BATNA 
- Batna là gì? 
+ Là viết tắt của “Best Alternative To a Negotiated Agreement” có 
nghĩa là lựa chọn thay thế tốt nhất cho thỏa thuận được đàm phán. 
+ Là phương án dự phòng trong đàm phán. 
+ Là một bước quan trọng, bắt buộc phải có trong khi lập kế 
họach đàm phán.
40 
3.8. Xây dựng BATNA 
- Vai trò: 
+ Tạo sự tự tin cho chủ thể đàm phán. 
+ Là cơ sở để xác định mục tiêu đàm phán. 
+ Là cơ sở/tiêu chuẩn để chấp nhận hay không chấp nhận. 
+ Thể hiện quyền lực, sức mạnh trong đàm phán; thuyết phục đối tác 
nhanh hơn. 
+ Dùng để đánh giá kết quả đạt được sau khi đàm phán.
41 
3.8. Xây dựng BATNA 
- Phương pháp xây dựng BATNA 
+ Liệt kê tất cả các tình huống có thể xảy ra, những việc mà ta sẽ làm 
nếu không đạt được thỏa thuận trong đàm phán. 
+ Lựa chọn, phân tích kỹ một số tình huống có tính khả thi hơn cả và 
đưa ra giải pháp cho những tình huống này. 
+ Chọn tình huống nào thích hợp nhất, là tốt nhất đối với nhà đàm 
phán để làm BATNA mang đi đàm phán. 
Kết luận: Việc chuẩn bị kỹ BATNA trước khi đi vào đàm phán là thực 
sự cần thiết. Nó giúp nhà đàm phán dễ dàng đàm phán thành công hơn.
42 
Các giai đoạn đàm phán 
Chuẩn 
bị 
Đề 
nghị 
Tranh 
luận 
Thương 
llượng 
Kết 
thúc 
Chuẩn 
bị 
Tiếp 
xúc 
Đàm 
phán 
Kết 
thúc 
Rút 
KN 
4. Quá trình đàm phán
43 
4. Quá trình đàm phán 
TRẢ LỜI CÂU HỎI 
ĐẶT VÀ TRẢ GIÁ 
GiẢI QUYẾT BẾ TẮC 
KẾT THÚC ĐÀM PHÁN 
CHÀO HỎI 
MỞ ĐẦU 
ĐẶT CÂU HỎI 
LẮNG NGHE
44 
CHÀO HỎI 
Dựa vào văn hóa giao tiếp 
- Chào 
- Bắt tay 
- Trao danh thiếp 
- Thăm hỏi (câu chuyện làm quà)
45 
4.1. Mở đầu 
- Nguyên tắc mở đầu: 
+ Ai là người mở đầu? 
+ Phải tạo được sự hấp dẫn, chú ý lắng nghe của đối tác 
+ Làm sôi động đối tác nhưng phải bình tĩnh 
- Nghệ thuật mở đầu: 
+ Tạo tiếng cười vui vẻ 
+ Bằng đặt câu hỏi 
+ Bằng những câu chuyện có liên quan tới vấn đề 
+ Một thí dụ, một danh ngôn, một đoạn sách báo có sẵn liên quan 
+ Điệu bộ đặc biệt
46 
4.2. Đặt câu hỏi 
Tại sao phải đặt câu hỏi? 
- Nhằm thu thập thông tin cần thiết, hiểu rõ hơn 
- Tiết kiệm được thời gian & lái đàm phán đi đúng hướng 
- Giành & duy trì quyền chủ động trong đàm phán 
- Kích thích tích cực & tính sáng tạo 
- Xử lý kịp thời những “lỗ hổng”, những bế tắc trong ĐP 
- Là cách kéo dài thời gian: câu giờ
47 
Các loại câu hỏi 
1. Câu hỏi trực tiếp 
2. Câu hỏi gián tiếp 
3. Câu hỏi nhằm chuyển chủ đề 
4. Câu hỏi thăm dò ý kiến đối tác 
5. Câu hỏi có định hướng 
6. Câu hỏi không định hướng 
7. Câu hỏi trình bày thông tin 
8. Câu hỏi kích thích suy nghĩ 
9. Câu hỏi kích thích ra quyết định 
10. Câu hỏi xỏ xiên 
11. Câu hỏi mập mờ 
12. Câu hỏi dẫn dắt 
13. Câu hỏi tu từ 
14. Câu hỏi thật 
15. Câu hỏi kết luận
48 
Một số kỹ thuật đạt câu hỏi 
- Không nên dùng câu hỏi đóng 
- Đặt câu hỏi ycầu trả lời bằng số liệu chứ không phải là giải pháp 
- Với thông tin khó moi, nên đặt các câu hỏi mềm mỏng ngữ điệu 
trung tính, thái độ hỏi bình tĩnh 
- Hỏi câu hỏi cần một câu trả lời kỹ thuật dài 
- Phải nhớ hỏi lại lời hứa sẽ trình bày sau của đối phương 
- Hạn chế sử dụng câu hỏi hướng dẫn (câu hỏi có định hướng) 
- Tránh những câu hỏi có tính ép buộc. 
- Tránh đặt quá nhiều câu hỏi với nhiều nội dung cùng một lúc 
- Chú ý giọng điệu & từ dùng, nên ngắn gọn, đi vào trọng tâm chính 
- Câu hỏi phải phù hợp với văn hoá, phong tục tập quán
49 
4.4. Lắng nghe 
- Mục đích nghe 
+ Để biết được những thông tin muốn chuyển tải của đối phương 
+ Thể hiện sự tôn trọng, tạo quan hệ 
+ Để biết đối phương đã hiểu ta chưa. 
- Đặc điểm lắng nghe trong đàm phán: 
+ Không chỉ nghe qua ngôn ngữ mà còn qua cả phi ngôn ngữ 
+ Có Lắng nghe chủ động, thụ động, lựa chọn, chăm chú, nhiệt tình, 
thông cảm. Trong đàm phán là lắng nghe chủ động và chăm chú.
50 
4.4. Lắng nghe
51 
4.4. Lắng nghe 
- Làm gì trong khi nghe 
+ Nên để cho ai bắt đầu trước. 
+ Không ngắt lời khi đối tác đang nói. 
+ Đừng xao nhãng, mất tập trung . 
+ Đừng quá tin vào trí nhớ của bạn, cần ghi chép. 
+ Nhìn vào mắt của người đối diện, không được tức giận. 
+ Cần khuyến khích đối phương nói 
+ Phản đối lời nói chứ không phản đối người. 
+ Tránh phán đoán trước 
+ Phải cảm nhận đc cảm tưởng, ý đồ, dụng ý sâu xa của người nói 
+ Sắp xếp những ý chính, phụ; cân nhắc chứng cứ để đáp hồi.
52 
4.5. Trả lời câu hỏi 
1) Nguyên tắc: 
- Suy nghĩ chín chắn trước khi trả lời 
“Lời chưa nói ra, ta là chủ nó. Lời nói ra rồi, nó là chủ ta” 
- Trong trường hợp ta đã sẵn sàng trả lời: 
+ Nếu nội dung đàm phán không quá phức tạp, đôi bên thân thiện, 
cởi mở: Không lòng vòng, trả lời ngắn gọn, rõ ràng, chắc chắn, khảng 
khái. 
+ Nếu nội dung đàm phán phức tạp, đối tác thiếu thiện chí, ít cởi 
mở: Không trả lời ngay, nên vòng vo, chậm chắc…
53 
4.5. Trả lời câu hỏi 
1) Nguyên tắc: 
- Trong trường hợp ta đã sẵn sàng trả lời: 
+ Im lặng, nói ít, nghe nhiều 
+ Không “cướp lời” 
+ Không nói một lèo, nên nhường cơ hội cho đối phương. 
+ Lặp lại lời nói của đối phương nếu cần nhắc lại cho rõ, cho đúng 
+ Diễn giải hay tóm tắt điều đã nghe để xác định tính chính xác. 
+ Kết hợp giữa diễn giải lại nội dung với phản ánh cảm xúc.
54 
4.5. Trả lời câu hỏi 
2) Trong trường hợp chưa hiểu rõ câu hỏi: Phải hỏi lại cho rõ. 
3) Trong trường hợp đã rõ câu hỏi nhưng chưa rõ câu trả lời, cần 
phải kéo dài thời gian để tìm câu trả lời: 
- Hỏi lại 
- Nhắc lại câu hỏi của đối phương 
- Tóm tắc lại nội dung ý kiến của đối phương có liên quan đến câu 
hỏi 
- Hỏi lại đối phương bằng chính câu hỏi đó hoặc một câu hỏi tương 
tự. 
- Tảng lờ, trả lời mập mờ, chuyển sang nội dung khác.
55 
4.5. Trả lời câu hỏi 
4) Một số chú ý: 
- Sử dụng ngôn ngữ: Âm lượng, từ ngữ, xưng hô, hài hước, biểu 
cảm, kiên quyết, phù định hay khẳng định… 
- Cách thuyết phục đối phương: 
+ Chứng minh lập luận của ta bằng dẫn chứng. 
+ Dẫn ý kiến chuyên gia để bảo vệ quan điểm. 
+ Tránh cách nói hú hoạ hoặc không có cơ sở. 
+ Không nhấn vào những điểm yếu của ta nhưng cũng không nên 
lảng tránh, có luận giải cơ sở. 
+ Luôn luôn dùng câu ngắn, rõ ràng, khúc chiết 
+ Tốc độ vừa phải để cử toạ có thể dễ theo dõi và ghi chép.
56 
4.5. Trả lời câu hỏi 
4) Một số chú ý: 
- Cách thuyết phục đối phương: 
+ Luôn luôn giữ tư thái khẳng định và sử dụng câu khẳng định 
trong ngôn từ 
+ Nhớ số liệu của ta và trình bày số liệu một cách thuần thục 
+ Đảm bảo chắc chắn cho người nghe hiểu ta 
+ Nói chuyện với người ra quyêt định 
+ Không công kích cá nhân đối với đối phương 
+ Nếu có thể, dẫn chứng lập luận của ta bằng sự xác nhận của bên 
thứ ba 
+ Chỉ cho phía bên kia cach ta có thể giải quyết vấn đề của họ 
+ Cách trình bày hấp dẫn
57 
4.6. Đàm phán về giá 
1) Nguyên tắc chung: 
- Nếu đặt giá cao sẽ bán được giá cao; đặt giá thấp sẽ bán được với 
giá thấp. 
- Nếu trả giá thấp sẽ mua được với giá thấp; nếu trả giá cao sẽ phải 
mua với giá cao. 
- Phải đặt giá trong mối quan hệ với các điều kiện có liên quan như: 
thời hạn thanh toán, điều kiện thanh toán, các dịch vụ, thiết bị kèm 
theo…
58 
4.6. Đàm phán về giá 
2) Các chiến lược giá 
- Giá hớt váng 
- Giá thâm nhập (Theo đối thủ cạnh tranh) 
- Giá theo phẩm cấp (chất lượng) 
- Giá trọn gói 
- Giá sản phẩm chính, phụ, bổ sung 
- Giá theo cảm nhận của khách hàng 
- Giá đấu thầu 
- Giá lẻ mức dưới.
59 
4.6. Đàm phán về giá 
3) Thông tin về giá của đối tác 
- Thông tin chi phí làm ra sản phẩm 
- Nhận biết khách hàng 
- Nhận biết đối thủ cạnh tranh 
4) Rà soát phân tích, tổng hợp thông tin 
- Phân tích tài chính 
- Phân tích cạnh tranh 
- Phân tích khách hàng 
5) Quyết định giá 
- Giá hớt váng 
- Giá thâm nhập 
- Giá trung tính
60 
4.6. Đàm phán về giá 
6) Phân tích độ nhạy cảm của giá của đối phương 
KH trọng giá cả KH trọng giá trị 
KH trọng tiện lợi KH ttrung thành
61 
4.6. Đàm phán về giá 
7) Đa dạng hoá phương thức đàm phán giá 
- Đàm phán với khách hàng trọng tiện lợi 
- Đàm phán với khách hàng trọng giá trị 
- Đàm phán với khách hàng trung thành 
- Đàm phán với đại diện của khách hàng trọng giá cả 
8) Kỹ thuật thuyết phục trong đàm phán giá 
- Tâm lý: + Lợi nhuận (giá thấp); + Thổi giá (nói thách) 
- Phương pháp: Chứng minh sự vượt trội của hàng hóa, giao dịch: 
Về tính năng (hơn/kém); về các đặc điểm (hơn/kém), về chi phí bảo 
dưỡng (cao/thấp); về độ tin cậy (cao/thấp); về chi phí vận hành 
(cao/thấp); về dịch vụ (nhanh/chậm)….
62 
1. Xem lại mục tiêu của các bên và tính hợp lý của chúng. 
2. Xem lại diễn biến đàm phán có sát với mục tiêu đặt ra hay không 
để định hướng lại cho sát. 
3. Xem lại các quan điểm có cùng nằm trên một quan điểm, lập 
trường hay không để thống nhất lại trước khi tiếp tục đàm phán. 
4. Đánh giá lại tình cảm, tình huống, ngoại cảnh chi phối đến đàm 
phán để có cách giải quyết thoả đáng. 
5. Sử dụng kỹ thuật lạc đề: Tức đột ngột đưa ra một đề nghị phá vỡ 
bế tắc. 
4.7. Khắc phục bế tắc
63 
4.7. Khắc phục bế tắc 
Nếu đã giải quyết tất cả các vấn đề trên, mà vẫn bế tắc thì có thể sử 
dụng một trong các giải pháp sau: 
Một là: Thống nhất các vấn đề đôi bên đã đạt được, các vấn đề còn 
bất đồng có thể gác lại hoặc gạt bỏ. 
Hai là: Chọn giải pháp đường vòng bằng cách giải quyết các vấn đề 
có liên quan đến bế tắc trước. Sau khi giải quyết xong mới quay lại vấn 
đề bế tắc để xem xét lại. 
Ba là: Tạm thời đình chỉ đàm phàn để các bên cùng có thời gian suy 
nghĩ, để thể hiện thiện trí của mình trong các lần đàm phán tiếp.
64 
4.7. Khắc phục bế tắc 
- Trong một số trường hợp, nên biết cách tạo ra bế tắc để: 
+ Thể hiện quyết tâm và ưu thế của mình; 
+ Để biết quyết tâm của đối phương; 
+ Để biết đối phương có nhượng bộ không? 
+ Tạo thất vọng và tiếc nuối cho đối phương; 
+ Thay đổi tiến độ theo hướng có lợi cho phía chủ động.
65 
4.8. Kết thúc đàm phán 
- Phải nhận biết dấu hiệu khách hàng muốn kết thúc đàm phán 
- Phản ứng nhanh và thích hợp với những cơ hội có thể kết thúc 
- Khi nhận ra dấu hiệu thỏa thuận, phải biết cách kết thúc đàm phán 
1 cách hợp lý. 
- Đặt câu hỏi trực tiếp: “Chúng ta ký hợp đồng ngay bây giờ?’- đề 
nghị điều này như là ý muốn của đối tác 
- Yêu cầu: Vậy chúng ta có thể tiến hành thực hiện ngay những gì 
đã thỏa thuận - sử dụng khi đối tác cảm thấy khó khăn khi ra quyết 
định.
66 
4.8. Kết thúc đàm phán 
- Ký hợp đồng 
+ Nên giành quyền chắp bút hợp đồng 
+ Lưu ý trong soạn thảo hợp đồng 
Các căn cứ: Pháp lý, tập quán thương mại… 
Nội dung các điều khoản: Hàng hóa, số, chất lượng, quy cách, bao 
bì, kí mã hiệu, gái cả, nghiệm thu, giao nhận, thanh toán, đam rbaor hợp 
đồng, chanh chấp, các thỏa thuận khác… 
Các ràng buộc 
Sử dụng ngôn ngữ hợp đồng
67 
5. Một số lưu ý trong đàm phán 
5.1. Khi ta gặp một đối phương “bất trị” 
- Nhà đàm phán kia có tính bốp chát 
- Một số nhà đàm phán thiếu kinh nghiệm lầm tưởng rằng áp đảo 
- Họ tưởng rằng bốp chát, áp đảo có thể hù doạ được người khác 
- Hù doạ để lấp liếm những điểm yếu của họ 
Cách ứng phó: 
- Không tỏ ra sợ sệt 
- Tương kế, tựu kế 
- Tạm dừng cho đến khi họ bình tĩnh.
68 
5. Một số lưu ý trong đàm phán 
5.2. Tìm phương thức buộc đối phương đưa ra đề nghị trước 
- Lợi thế: Ta chủ động hơn trong năm mục đích của đổi tác; nếu 
không chấp nhận, buộc đối phương phải đưa ra đề nghị khác; cá thể đề 
nghị đầu tiên dễ bị “hớ” khi chưa hiểu rõ về ta. 
- Phương pháp: Đặt luôn câu hỏi lúc bắt đầu, buộc họ bày tỏ quan 
điểm, đề nghị trước. 
5.3. Đưa ra đề nghị và kiên trì bảo vệ đề nghị đã đưa ra 
5.4. Đối phó với thủ thuật đưa đề nghị chót của đối phương 
- Đối phương nói, đó là đề nghị chót? 
- Không tin, bác bỏ, nêu lý do, buộc đối phương phải thay đổi 
- Bỏ qua đề nghị của đối phương. Nếu họ vẫn tiếp tục đàm phán thì 
đó đơn giản chỉ là một thủ thuật dồn ép.
69 
5.5. Kỹ thuật rút đề nghị 
Có một số cơ sở cần xem xét đối với việc rút đề nghị: 
- Khi tình hình bất lợi, rút đề nghị, giải thích lý do khách quan, chủ 
quan. Đố phương sẽ chất vấn, lựa cách trả lời. 
- Khi ta định làm động tác giả để ép đối phương đi đến thoả thuận 
(Giả vờ bỏ đi). 
5. Một số lưu ý trong đàm phán
70 
5. Một số lưu ý trong đàm phán 
5.6. Chỉnh lý mục tiêu ban đầu trong đàm phán 
- Không vội vã chấp nhận một đề nghị đột ngột - dù cho đề nghị đó 
có vẻ hấp dẫn - nếu đề nghị đó khác xa với những gì đã định ra trong 
mục tiêu ban đầu. 
- Không vội vã chỉnh lý bất kỳ mục tiêu nào nếu chưa phân tích kỹ tác 
động hậu quả mà mục tiêu chỉnh lý đó gây ra. 
- Không thay đổi quan điểm nếu thỏa thuận mới bất lợi.
71 
5. Một số lưu ý trong đàm phán 
5.7. Kỹ thuật xử lý những nhượng bộ 
Cần xem xét: 
- Liệu cái mà đối phương trao cho ta có phải là thứ có giá trị không? 
- Đối phương đòi lại cái gì khi trao nhượng bộ? 
- Liệu nhượng bộ có được thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ không? 
5.8. Kỹ thuật chống thái độ lảng tránh trong đàm phán 
Khi phát hiện ra dấu hiệu đối phương đang lảng tránh, cần tìm các 
câu trả lời cho nghi ngờ của ta bằng cách: 
- Đặt cho đối phương các câu hỏi mà ta đã biết rõ câu trả lời (không 
chỉnh lý các câu trả lời sai hoặc lạc đề của đối phương). 
- Không công kích thái độ của đối phương khi phát hiện các chi tiết 
trả lời dối trá để không đưa đối phương vào thế phòng thủ.
72 
5. Một số lưu ý trong đàm phán 
5.7. Kỹ thuật xử lý những nhượng bộ 
Cần xem xét: 
- Liệu cái mà đối phương trao cho ta có phải là thứ có giá trị không? 
- Đối phương đòi lại cái gì khi trao nhượng bộ? 
- Liệu nhượng bộ có được thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ không? 
5.8. Kỹ thuật chống thái độ lảng tránh trong đàm phán 
Khi phát hiện ra dấu hiệu đối phương đang lảng tránh, cần tìm các 
câu trả lời cho nghi ngờ của ta bằng cách: 
- Đặt cho đối phương các câu hỏi mà ta đã biết rõ câu trả lời (không 
chỉnh lý các câu trả lời sai hoặc lạc đề của đối phương). 
- Không công kích thái độ của đối phương khi phát hiện các chi tiết 
trả lời dối trá để không đưa đối phương vào thế phòng thủ.
73 
5.8. Kỹ thuật xử lý những câu trả lời mập mờ: 
- Nhắc lại câu trả lời của đối phương và yêu cầu làm rõ những chi tiết 
chưa làm rõ. 
- Bỏ qua những câu trả lời chưa phù hợp nhưng sẽ đặt lại câu hỏi 
(mà ta đã hỏi) vào một thời điểm bất ngờ nào đó. 
- Đặt những câu hỏi tương tự tiếp theo để đối phương buộc phải trả 
lời 
- Kiên trì hỏi đến khi ta tìm được câu trả lời. Ta không ngại khi đối 
phương nổi cáu. 
5. Một số lưu ý trong đàm phán
74 
5.8. Kỹ thuật xử lý những câu trả lời mập mờ: 
- Nhắc lại câu trả lời của đối phương và yêu cầu làm rõ những chi tiết 
chưa làm rõ. 
- Bỏ qua những câu trả lời chưa phù hợp nhưng sẽ đặt lại câu hỏi 
(mà ta đã hỏi) vào một thời điểm bất ngờ nào đó. 
- Đặt những câu hỏi tương tự tiếp theo để đối phương buộc phải trả 
lời 
- Kiên trì hỏi đến khi ta tìm được câu trả lời. Ta không ngại khi đối 
phương nổi cáu. 
5. Một số lưu ý trong đàm phán
75 
5. Một số lưu ý trong đàm phán 
5.9. Một số nguyên tắc căn bản: 
- Không chấp nhận ngay bất cứ những gì được đưa ra. Trong đàm 
phán nhanh, sẽ có một bên thiệt 
- Đừng tin vào những gì mà người ta viết hay nói với mình. Phải 
cảnh giác với bề ngoài chính thống: văn bản giấy tờ, những số liệu 
thống kê, những bài báo… 
- Không nên tỏ ra lo sợ và quá sốt ruột 
- Đừng cho rằng đối phương đã biết hết những gì ta biết. 
- Không nên lộ sự bức xúc cần giao dịch đó. 
- Không nên để đối phương điều khiển hay cuốn hút, đưa vào cuộc 
đàm phán quá nhanh.
76 
5. Một số lưu ý trong đàm phán 
5.9. Một số nguyên tắc căn bản: 
- Khi đối phương muốn chậm tiến độ, cần gây sức ép về thời hạn đối 
với họ, đừng để họ nói: “khi nào đàm phán được, chúng tôi sẽ gọi”. 
- Khi đối phương muốn đẩy nhanh tốc độ thì mình lại nên làm ngược 
lại 
- Nhiều trường hợp, có thể đổi thời gian lấy tiền (muốn nhanh thì 
phải chấp nhận mức phí cao hơn). 
- Không nên chấp nhận 1 đề nghị nào đó ngay (đối phương sẽ 
tưởng là bị hớ); 
- Linh hoạt trong đàm phán
77 
5. Một số lưu ý trong đàm phán 
5.9. Một số nguyên tắc căn bản: 
- Linh hoạt trong đàm phán 
+ Phải phân biệt những vấn đề nhỏ với những vấn đề lớn; linh hoạt 
nhân nhượng những vấn đề nhỏ, yêu cầu đối phương nhân nhượng 
một vấn đề lớn hơn. 
+ Phải theo dõi, ghi chép những nhân nhượng của mình để đưa vào 
hợp đồng. 
- Giả thua: Đưa ra những yêu cầu cao, đối phương không đồng ý, 
giả thua phải nhân nhượng đưa ra những đề nghị mới dể chấp thuận 
hơn nhưng đó chính là mục tiêu cần đạt được của minh. Khi đó đối 
phương thường ngộ nhận rằng họ đã thắng và mất cảnh giác. 
- Thể hiện mình là người quyết tâm nhất, sẵn sàng trả giá cao nhất, 
mặc dù chưa biết người khác đã trả thế nào.
78 
5. Một số lưu ý trong đàm phán 
5.9. Một số nguyên tắc căn bản: 
- Chiến thuật đàm phán: 
+ Vừa đấm, vừa xoa 
+ Người nói nhiều, người nói ít và chỉ chăm chú ghi chép, suy 
nghĩ… 
+ Không để cho đối phương hiểu ai là người quyết định. 
- Dọa nạt có thể tạo ra những cơ hội mới: vì “sơn ăn tùy mặt, ma bắt 
tùy người”. 
- Ép đối phương về giá, về điều kiện thanh toán, giao hàng… đến 
mức có thể. Kiên nhẫn, không sớm nhượng bộ, nhưng đừng quên: “già 
néo, đứt dây”. 
- “Đã cố hết sức”. Có thể nói cho ĐP biết rằng mình đã cố hết mức 
rồi, không thể cố được nữa.
79 
5. Một số lưu ý trong đàm phán 
5.10. Ứng xử với một số đối tác: 
1) Với những đối tác thích dọa nạt 
- Không cần căng thẳng, giữ lập trường, hãy thể hiện mình không sợ 
sự dọa nạt đó. Khi đó, đổi phương sẽ phải chuyển phong cách hoặc ta 
chiếm ưu thế. 
- Không nhất thiết phải đối đầu trong ĐP, hãy mềm dẻo để thiết lập 
mối quan hệ tốt hơn. 
- Thận trọng để không mắc sai lầm (Thí dụ, những người hay dọa 
nạt thường ít quan tâm đến những chi tiết vụn vặt nên ta cứ gửi cho họ 
và người đại diện tất cả những gì là vụn vặt nhất, chắc chắn họ không 
đọc, không có ý kiến, ta có cớ để nói rằng họ đã đồng ý…).
80 
5. Một số lưu ý trong đàm phán 
5.10. Ứng xử với một số đối tác: 
2) Với những đối tác huyênh hoang 
Hay bị chủ quan, khinh xuất. Khi đó: 
- Đối phương kiêu ngạo thì ta nên khiêm nhường, tâng bốc họ lên, 
họ sẽ dễ bị mất cảnh giác. 
- Nhả thông tin như tằm nhả tơ. Hãy chuẩn bị sẵn những nội dung 
trao đổi và nói rằng đây là vấn đề rất quen thuộc với họ rồi, họ huyênh 
hoang sẽ dễ không để ý và dễ dàng nhất trí. 
- Cần đến sự trợ giúp từ đối phương, tức từ những người dưới 
quyền của kẻ huyênh hoang. Thí dụ, về những chi tiết nhỏ, nên yêu cầu 
trao đổi với những người dưới quyền.
81 
5. Một số lưu ý trong đàm phán 
5.10. Ứng xử với một số đối tác: 
3) Đối với những đối tác thiếu quyết đoán 
- Cần phải từ từ và nhẫn nại. Phải để cho họ biết là đã thỏa thuận 
được những gì rồi và sẽ không lặp lại những vấn đề đó. 
- Hãy tâng bốc đối phương trước mặt đồng nghiệp của anh ta. Giả 
sử khi gặp Sếp của nhà ĐP, hãy ca ngợi anh ta qua Sếp của họ, họ sẽ tự 
tin hơn. 
- Hạn chế nhượng bộ: càng nhượng bộ, họ càng băn khoăn, càng 
chần chừ, do dự. Ta nên quyết đoán, đừng để cho họ lựa chọn. Thí dụ: 
“trong 3 phương án trên, tôi QĐ chọn phương án 2” chứ đừng nói: “Vậy 
trong 3 phương án trên, ông định chọn phương án nào?”.
82 
6. Văn hóa trong đàm phán 
6.1. Văn hóa và vai trò của văn hóa 
6.2. Sự khác biệt về văn hóa 
a. Khác biệt về ngôn ngữ và phi ngôn từ 
b. Khác biệt về quan niệm giá trị 
c. Khác biệt về tư duy và ra quyết định
83 
Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa 
VH gốc nông nghiệp VH gốc du mục 
Đông Nam, nóng Tây Bắc, lạnh 
Định cư Du cư 
Tôn trọng và hòa hợp Coi thường và chế ngự 
Trọng tình Trọng sức mạnh 
Hiếu hòa, bao dung Hiếu thắng, 
Linh hoạt Nguyên tắc 
Tổng hợp, trọng quan hệ Phân tích, trọng yếu tố 
Trọng tĩnh Trọng động
Tiêu chí Phương Đông Phương Tây 
Nhu cầu xã hội Trọng ổn định Trọng phát triển 
Đặc tính xã hội Trọng tình, mềm dẻo Trọng lý, cứng rắn 
84 
Khác biệt về văn hóa 
Tương quan xã hội Tập thể cộng đồng Cá nhân 
Lớn, quyết đoán, 
bất BĐ 
Nhỏ (dchủ, bình 
Kh.cách quyền lực đẳng) 
Ứng xử Linh hoạt Nguyên tắc
Khác biệt về văn hóa 
Về đối tượng Ưa tìm hiểu Ghét tò mò 
Về bản thân Trọng danh dự Trọng lý, lợi ích 
Cách thức giao tiếp Vòng vo, giữ ý Rõ ràng, dứt khoát 
85 
Tiêu chí Phương Đông Phương Tây 
Phong cách giao Hay cười, hài hước Nghiêm trang 
tiếp 
Nghi thức giao tiếp Phóng phú Đơn giản
86 
Đàm phán với đối tác châu Âu 
Bắt đầu đàm phán: 
- Đừng bao giờ nói "Vâng” với đề nghị đầu tiên 
- Đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn hy vọng đạt được 
- Phản ứng trước từng đề xuất của đối tác 
- Tránh đối đầu. 
- Đóng vai trò người bán hay người mua bất đắc dĩ. 
- Viện cấp quyết định cao hơn hoặc "kẻ đấm người xoa". 
- Đừng bao giờ đề nghị nhượng bộ ngang bằng 
- Biết cách đặt các vấn đề bế tắc sang một bên (Bế tắc không hẳn là 
ngõ cụt hoàn toàn). 
- Luôn đề nghị thỏa thiệp 
- Đề phòng tạo ra ấn tượng trông chờ vào những nhượng bộ tiếp theo 
của bạn.
Trong quá trình đàm phán: 
- Đừng bao giờ bó hẹp nội dung đàm phán vào một vấn đề. 
- Trong đàm phán không phải tất cả mọi người đều có mối quan tâm 
87 
giống nhau. Giá cả không phải lúc nào cũng là vấn đề quan trọng nhất. 
- Đừng quá tham lam 
- Khi đàm phán đã kết thúc hãy tặng lại cho đối tác một vài nhượng bộ 
nhỏ. Ví dụ: một dịch vụ bổ trợ không quan trọng. 
- Bạn cần hiểu rõ phong cách đàm phán của bản thân và cố gắng sửa 
đổi cho thích nghi với đối tác. 
- Chuẩn bị thật kỹ cho đàm phán. 
Kết thúc đàm phán: 
- Đặt phía đối tác vào hoàn cảnh dễ chấp nhận kết quả đàm phán. 
- Luôn tự hỏi: Đây có phải là tình thế cả hai bên đều giành được thắng 
lợi hay không? 
Đàm phán với đối tác châu Âu
88 
Đàm phán với người Nhật 
- Tuổi tác đồng nghĩa với khôn ngoan, kinh nghiệm 
- Không chú ý nhiều vào người nói tiếng Anh 
- Đưa từng vấn đề bàn bạc, không đem hết 1 lúc 
- Đừng nhân nhượng giá quá nhanh 
- Tránh nhìn lâu vào mắt 
- Không nên phá vỡ sự im lặng 
- Coi trọng chữ tín, dựa vào cam kết miệng hơn văn bản 
- Sau ký kết, nên nghiêm túc thực hiện 
- Cố gắng duy trì, phát triển quan hệ kinh doanh
89 
Đàm phán với người Mỹ 
- Loại bỏ lời lẽ rườm rà, vào ngay mục đích 
- Thường dồn trí tuệ ngay sau xã giao 
- Đưa nhiều vấn đề, ngược lại là dấu hiệu bất thành 
- Đừng bị mê hoặc bởi các lợi ích lớn, hoặc ban ơn 
- Số lượng lớn, chất lượng cao và cần giấy CN 
- Điều khoản số chất lượng, thời gian… rất chặt chẽ 
- Chú ý các điều khoản pháp lý 
- Thường dùng hợp đồng hoặc giao kèo in sẵn 
- Cần đọc, hiểu kỹ, có thể yêu cầu sửa ngay 
- Hợp đồng thường dài và phức tạp
90 
Đàm phán với người Mỹ 
- Đi thẳng vào vấn đề 
- Đặt danh thiếp lên bàn: Trung thực 
- Đừng ngồi đó im lặng, hãy nói đi 
- Đừng bỏ cuộc giữa chừng 
- Thường tách ra nhiều phần nhỏ 
- Công việc là công việc 
- Lời hứa: Hứa hẹn kết quả tốt đẹp 
- Lời khuyên: Khuyên để có kết quả tốt đẹp 
- Các lợi ích: Đưa các lợi ích, để thuyết phục 
- Đưa ra tiêu chuẩn thực tế.
So sánh Nhật - Mỹ 
Các giai đoạn Nhật Mỹ 
Nhiều thơi gian, Ít thơi gian hơn 
Làm quen chi phí 
Nhượng bộ và cam 
kết xuyên suốt 
91 
Gần cuối mới 
nhượng bộ 
Nhượng bộ và 
thỏa thuận 
Quan trọng nhất, 
nhanh, áp đảo 
Thành công chủ yếu 
Thuyết phục sau hậu trường 
Ngắn gọn, trực tiếp, 
Trao đổi thông tin Quan trọng nhất nhanh chóng 
Đàm phán với Nhật như cha và con trai, còn với Mỹ như hai anh em trai.
92 
Giao tiếp với người Anh 
1)Bắt tay 
2)Giới thiệu và xưng hô 
3)Coi trọng riêng tư 
4)Không tin tưởng đàn ông dùng trang sức 
5)Không được đùa về Nữ hoàng Anh 
6)Ít hỏi những vấn đề liên quan đến cá nhân. 
7)Hẹn làm việc trước, hãy đến đúng giờ nhưng đừng đến sớm. 
8)Làm việc 9h - 17h, tiệc buổi tối 
9)Là một xã hội phân biệt giai cấp khá rõ 
10)Các doanh nhân không giữ một tốc độ làm việc căng như người 
Mỹ. 
11)Đừng nên lẫn lộn phong cách Anh và Mỹ
93 
Giao tiếp với người Pháp 
1) Thói quen dùng ngôn ngữ cơ thể khi nói 
2) Đừng đút tay vào túi khi nói chuyện 
3) Thói quen bắt tay khi đến và về 
4) Nghiêm túc trong công việc 
5) Thường cẩn trọng với đề nghị làm ăn đột ngột 
6) Tốt nhất nên có giới thiệu 
7) Bắt buộc phải hẹn trước, có thể phải xác nhận 
8) Cần tế nhị thong thả 
9) Mời ăn tối phải là nơi sang trọng, đắt tiền
94 
Giao tiếp với người Pháp 
10)Họ làm việc trong môi trường cạnh tranh cao, vì vậy thường 
gây ấn tượng là người không lịch sự lắm. 
11)Thường niềm nở và thân mật, tự hào về văn hóa và khả năng 
hùng biện của dân tộc mình. 
12)Thích thắng trong cuộc tranh luận về tính hợp lý của vấn đề 
mình đưa ra. 
13)Trong đàm phán "Vâng" tức là "Có thể", "Không" tức là chúng 
ta hãy cùng thỏa thuận. 
14)Hệ thống lãnh đạo trong các doanh nghiệp Pháp rất tập trung 
từ cao xuống thấp. 
15)Hãy luôn đến đúng giờ
95 
Giao tiếp với người Đức 
1)Chào hỏi và bắt tay 
2)Coi trọng sự lịch thiệp với phụ nữ 
3)Trọng chức vị 
4)Không nên bàn chuyện chính trị 
5)Tặng hoa phải tự mang đến và bỏ gói giấy 
6)Rất coi trọng pháp luật 
7)Phong cách ứng xử lễ nghi hơn người Mỹ. Hẹn đúng giờ là yêu 
cầu rất quan trọng 
8)Tập trung vào thỏa thuận hợp đồng hơn là giữ mối quan hệ giữa 
các bên đối tác 
9)Thích các hợp đồng thật chi tiết và thực hiện chính xác các hợp 
đồng đó. Không thích thay đổi hợp đồng khi đã soạn thảo xong. 
10)Rất chú ý đến các chức danh: Ví dụ Ngài Giáo sư Schmitt.
96 
Đàm phán với người Ả Rập 
- Không được xúc phạm tới tôn giáo của họ. 
- Không nên đến các nước Arập đàm phán vào thời họ ăn chay. 
- Người Arập thường chậm đưa ra quyết định vì họ thường lấy lý do 
quốc gia, do đó không được vội vã, thúc giục 
- Không dùng các từ ngữ quá ngắn gọn, rõ ràng. Khi muốn đưa ra yêu 
cầu chỉ được dùng cách nói trong thương lượng để diễn đạt. 
- Không được tự cao tự đại nếu không sẽ làm đối phương tức giận. 
- Rất coi trọng các kiến nghị, thường giao lại cho cấp dưới là các 
chuyên gia để kiểm tra. Nếu có hứng thú họ sẽ chọn thời gian thích hợp để 
đàm phán 
- Không nên phái phụ nữ tới các nước Arập đàm phán hoặc giao dịch 
- Người Arập không muốn tốn nhiều thời gian cho việc mặc cả. 
- Hợp đồng phải được làm đồng thời bằng cả hai thứ tiếng, Anh và 
Arập.
97 
Đàm phán với người Trung Quốc 
1. Xây dựng những điều khoản hợp đồng rõ ràng. 
2. Tin chắc là dự án của mình khả thi về mặt kinh tế. 
3. Hiểu rõ đối tác của mình. 
4. Thận trọng lưu ý đến thể thức thanh toán, 
5. Đừng đi vào những thỏa thuận bị cấm. 
6. Phải phù hợp với các quy định của WTO. 
7. Tìm cho ra những khó khăn trước khi chúng biến thành hiện thực. 
8. Phân tích rủi ro có thể xảy đến. 
9. Hạn chế sự phóng túng của bạn. 
10. Lưu ý thường xuyên.
1.Giờ làm việc từ 8 giờ - 6 giờ chiều, làm việc ngoài giờ là rất phổ biến 
2.Phải cung cấp cho họ nhiều thông tin chi tiết về giao dịch. 
3.Việc đàm phán thường diễn ra ở phòng họp của doanh nghiệp. 
Trưởng đoàn đàm phán phải vào phòng họp trước. 
4.Người Đài Loan rất thân thiện với người ngoại quốc, 
5.Thích đi thẳng vào vấn đề chính. 
6.Gọi tên người Đài Loan bằng họ và có thể kèm theo chức danh 
7.Chào hỏi khi gặp nhau là gật đầu chào hoặc cúi chào nhẹ. Nếu bắt tay, 
thường nhẹ nhàng và giữ trong vài giây. 
98 
Đàm phán với người Đài Loan
99 
Đàm phán với người Đài Loan 
8.Thường trả lời “vâng” hoặc “không”. Không bao giờ từ chối việc 
gì một cách trực tiếp. 
9.Mời cơm, phải thực sự là một bữa cơm, không phải là một bữa 
qua loa hoặc một tiệc rượu giản đơn. 
10.Việc ăn thử ở tất cả các món ăn là thể hiện phép lịch sự và phải 
để dư một ít thức ăn trên đĩa sau buổi ăn. 
11.Ăn mặc: không cần quá cầu kỳ và không được hở hang 
12.Thích quà biếu, nhưng tránh biếu đồng hồ treo tường, khăn tay, 
dù, hoặc các loại hoa màu trắng (hoa cúc) và những vật sắc nhọn
100 
Đàm phán với người Myanmar 
- Nên thiết lập ngày giờ cụ thể; họ thường đến chậm, muộn. 
- Không nên nói trực diện, nên gián tiếp. (“Anh cần làm tốt hơn 
công việc của mình”, chứ đừng bao giờ nói: “Công việc anh vừa làm thật 
tệ”). 
- Ngoài giờ phải trả gấp đôi tiền công . 
- Tại hầu hết các văn phòng làm việc và các cơ sở kinh doanh đều 
có đặt một bàn thờ Phật. Người dân Myanmar chủ yếu theo đạo Phật, 
hiền lành, thật thà, chất phác. 
- Thường gặp gỡ nhau, trực tiếp trao đổi, tiếp xúc, bàn bạc thảo 
luận trước khi ký kết hợp đồng kinh tế. 
- Quá trình thương thảo hợp đồng kinh tế, chờ đợi xin giấy phép 
xuất - nhập khẩu diễn ra rất lâu, có những lúc kéo dài đến mấy tháng.
101 
Đàm phán với người Myanmar 
- Có thói quen là thăm trụ sở, nơi làm việc của nhau, thăm nhà máy 
sản xuất chế biến sản phẩm, xem xét quy trình công nghệ, đội ngũ công 
nhân viên chức; sau đó thì họ sẽ có đàm phán, thương thảo, quyết định 
ký kết hợp đồng kinh tế. 
- Thường yêu cầu đối tác nhập khẩu có khoản tiền "đặt cọc" bằng 
tiền mặt khoảng 10% trong tổng số tiền của hợp đồng kinh tế. 
- Một số doanh nghiệp muốn bên mua thanh toán trước 100% qua 
ngân hàng rồi mới giao hàng. Nếu cần tiền đặt cọc thì chỉ nhận tiền ngoại 
tệ mới, không nhăn, bẩn. 
- Giá cả trên thị trường trong nước và giá cả hàng hóa xuất khẩu 
của Myanmar thường thấp hơn nhiều so với giá cả thị trường thế giới.
102 
Đàm phán với người Myanmar 
- Rất thích được tặng quà dù chỉ là món quà nhỏ. 
- Rất cần chú ý đến việc thẩm định năng lực XNK của doanh nghiệp 
Myanmar. 
- Trình độ phổ cập tiếng Anh của lực lượng lao động phổ thông hơn 
hẳn Việt Nam. 
- Coi trọng chữ "tín“ 
- Làm việc thông tầm, chỉ nghỉ ăn trưa khoảng 30 phút và không 
dùng đồ uống có cồn. Nhiều người kiêng kỵ ăn thịt động vật 4 chân.
103 
Đàm phán với người Malaysia 
- Nhận thức sự vật theo cách nhìn truyền thống của văn hóa Hồi giáo 
- Dựa vào cảm xúc chủ quan riêng để đánh giá một sự việc; các số 
liệu dẫn chứng, bằng chứng khách quan ít quan trọng hơn. 
- Nhiều lĩnh vực kinh doanh tại Malaysia do người Hoa và người Ấn 
chi phối, các sắc tộc này trong cộng đồng dân tộc Malaysia lại có những 
hệ thống giá trị khác nhau. 
- Khi tiến hành quyết định, thường chú ý xem xét đến hoàn cảnh cụ 
thể của sự việc và các mối quan hệ chằng chịt chung quanh nó. 
- Tự bản chất, người Malaysia không giỏi trong việc đối kháng nên 
họ thường tìm cách hài hòa các mâu thuẫn.
104 
Đàm phán với người Malaysia 
- Niềm tin tôn giáo giúp người Malaysia vững vàng và ổn định trong 
đời sống. 
- Malaysia là một liên bang và hầu hết các tiểu bang đều có tiểu 
vương (Sultan) riêng. Sự phân biệt giữa hoàng tộc và thứ dân khá rõ. 
- Ở Malaysia, người Malay chiếm đa số và nắm quyền điều hành 
quốc gia, nhưng về kinh tế thì người Malaysia gốc Hoa lại chi phối nhiều 
hơn.
105 
Đàm phán với người Malaysia 
Thương lượng: 
- Chỉ làm ăn với người họ biết và thích; tình cảm rất quan trọng. 
- Tiến trình thương lượng kinh doanh ở đây diễn ra chậm, nên đòi 
hỏi nhiều kiên nhẫn. 
- Lịch thiệp, ít khi nói "không". Chữ "vâng" hàm ý nhiều nghĩa 
- Một số người Malaysia gốc Hoa thường chọn ngày lành tháng tốt 
cho công việc 
- Chẳng hạn thay vì mời: "Ngài vui lòng dự bữa tiệc tối với tôi", thì 
họ sẽ nói: "Ngài có thể dùng tiệc tối với tôi hay không?“ 
- Người Malaysia không bao giờ biểu lộ cảm xúc giận dữ nơi công 
cộng.
106 
Đàm phán với người Philippines 
- Tiếng Anh và tiếng Phi (gọi là Tagalog) là ngôn ngữ chính của 
Philippines. 
- Rất thích chuyện trò, rất cởi mở với những luồng thông tin khác 
nhau; có khuynh hướng xử lý các thông tin theo cảm xúc chủ quan, hơi 
nghiêng về các yếu tố tình cảm. 
- Chân lý được Philippines thừa nhận thường đến từ các cảm xúc 
trực tiếp; rất ít khi họ quan tâm đến các số liệu, dẫn chứng khách quan. 
- Đa văn hóa: văn hóa, bản địa, Trung Hoa, Hồi giáo, Tây Ban Nha và 
Mỹ… 
- Cá nhân hành động trong mối tương quan của nhóm xã hội mà họ 
phụ thuộc, trong đó gia đình là quan trọng nhất.
107 
Đàm phán với người Philippines 
- Có thói quen thường chờ đối tác bày tỏ trước và thông qua việc 
đáp lại thái độ mới bày tỏ quan điểm của mình. 
- Gia đình là nơi che chở an toàn nhất. Bên cạnh đó là tôn giáo và 
các truyền thống xã hội. 
- Xem trọng dân chủ, tôn trọng tự do cá nhân, các quyền bình đẳng 
về giáo dục và báo chí. 
- Địa vị xã hội cũng được chú ý nhiều. Về sắc tộc, người có màu da 
sáng hơn thường được xem trọng hơn.
108 
Đàm phán với người Singapore 
- Tính cạnh tranh cao và có đạo đức kinh doanh; có năng lực chuyên 
môn, khả năng làm việc theo nhóm. 
- Không thích những thông tin “ngoài lề”. 
- Rất trung thành với công ty. 
- Lịch sự; tuổi tác và thâm niên được kính trọng; thành viên quan 
trọng nhất phải được giới thiệu đầu tiên. 
- Danh thiếp được trao đổi vào lúc bắt đầu cuộc gặp gỡ, ngay sau 
khi giới thiệu. Không bao giờ được dùng tay trái khi trao đổi danh thiếp. 
- Khi ngồi nói chuyện với đối tác không nên ngồi chéo chân. Ra hiệu 
vẫy tay nên vẫy bằng tay phải với lòng bàn tay hướng xuống đất, các 
ngón tay hướng ra và vẫy lại.
109 
Đàm phán với người Singapore 
- Khá cởi mở trong việc tiếp nhận các luồng thông tin khác nhau. 
- Đánh giá sự vật hoặc đối tượng thông qua kinh nghiệm trực tiếp và 
các bằng chứng cụ thể, chứ không qua diễn giải của người khác. 
- Chịu ảnh hưởng bởi ít nhất ba hệ thống giá trị: Trung Hoa, Malaysia 
và Ấn Độ. 
- Cá nhân phải phục tùng tập thể nên quyết định của cá nhân phải 
chú ý đến sự nhất trí của tập thể. 
- Gia đình được xem là yếu tố quan trọng nhất trong xã hội 
- Cạnh tranh trong kinh doanh khá khốc liệt, nên rất dễ phát sinh sự 
phân hóa do tài năng. 
- Ít nhiều vẫn còn mang tính sắc tộc (người gốc Hoa thích làm ăn với 
người gốc Hoa, người gốc Ấn với gốc Ấn, người gốc Malaysia với 
Malaysia,…).
110 
Đàm phán với người Singapore 
- Thương lượng kinh doanh tuy có nhanh hơn những vẫn nhuốm 
chút phong cách Đông phương, nên hãy từ tốn. 
- Cách từ chối khéo léo để không làm bẽ mặt người khác. 
- Thích làm việc với cá nhân 
- Tuổi tác là điều được kính trọng nhất, kế đến là chức vụ 
- Nói năng nhẹ nhàng từ tốn, luôn giữ thái độ đúng mực, dành đủ 
thời gian cho người nói chuyện suy nghĩ để trả lời các vấn đề. 
- Các chủ đề cần tránh đề cập đến khi nói chuyện là: Cách sống của 
người Singapore, tôn giáo, các tệ nạn quan liêu (nếu có), chính trị. Đặc 
biệt tránh nói về chuyện tình dục. 
- Các chủ đề dễ tìm sự đồng cảm là du lịch, những kế hoạch tương 
lai, các thành tựu về tổ chức xã hội và về nghệ thuật ẩm thực.
111 
Đàm phán với người Thái Lan 
- Mối quen biết trong công việc kinh doanh rất được xem trọng 
- Người Thái thích hợp tác làm việc với những người họ kính trọng. 
- Sự tiến triển trong mối quan hệ của người Thái diễn ra chậm, cần 
thời gian tạo lập quan hệ. 
- Khi giao tiếp phải luôn giữ thái độ kính trọng và lịch sự 
- Coi trọng nghi thức giao tiếp và họ coi các cử chỉ khi giao tiếp quan 
trọng hơn cả lời nói. 
- Những người có vị trí cao trong xã hội cũng như những người lớn 
tuổi nhất trong công ty luôn được kính trọng. 
- Nên đặt lịch hẹn với đối tác trước một tháng. 
- Nên đến đúng giờ
112 
Đàm phán với người Thái Lan 
- Nên gửi trước những tài liệu, thông tin về công ty của mình 
- Hãy nên đứng cho đến khi được mời ngồi. 
- Luôn giữ được sự bình tĩnh. 
- Rất ít khi nói “ Không” dễ dẫn đến hiểu lầm 
- Chức vụ và thâm niên trong công việc 
- Giỏi trong việc thương lượng và đàm phán. 
- Cách thức chào trang trọng; không cần làm theo, chỉ cần mỉm cười 
đáp lại hoặc gật đầu chào lại họ, nhưng nếu chào lại họ theo đúng cách 
truyền thống thì rất tốt. 
- Nên đợi chủ nhà giới thiệu bạn với những người khách khác
113 
Đàm phán với người Thái Lan 
- Việc trao đổi quà tặng là một thói quen phổ biến 
- Quà tặng không cần thiết phải quá đắt tiền nhưng phải có giá trị 
tinh thần. Khi đến thăm gia đình, nên tặng quà họ 
- Quà tặng nên được bọc gói thật đẹp; nên dùng nơ và những dải 
ruy băng; tránh giấy gói có màu xanh lá cây, màu đen hoặc xanh sẫm 
- Những món quà yêu thích: Hoa, sôcôla ch.lượng cao hoặc hoa 
quả. 
- Không tặng hoa cúc vạn thọ hoặc hoa cẩm chướng (tang lễ) 
- Màu vàng được xem như là biểu tượng của sự vương giả, nên 
chọn những giấy gói quà với màu này. 
- Chỉ nên sử dụng giấy gói quà màu đỏ nếu bạn biết rõ đối tác là 
người Thái gốc Hoa.
114 
Đàm phán với người Thái Lan 
Trên bàn tiệc: 
- Những dụng cụ chính trong bữa ăn của người Thái là dĩa và thìa 
- Thìa được cầm tay phải và dĩa được cầm tay trái. 
- Hầu hết những bữa tiệc thường là những bữa tiệc đứng 
- Bạn có thể bắt đầu ăn ngay sau khi được phục vụ. 
- Bạn nên để lại một chút thức ăn tại đĩa 
- Không nên để thừa lại gạo trên đĩa của bạn 
- Bạn nên chú ý đừng bao giờ gắp miếng thức ăn cuối cùng khi 
được phục vụ đồ ăn. 
- Không nên liếm tay khi dùng bữa.
115 
Đàm phán với người Thái Lan 
Đàm phán: 
- Lần gặp đầu nên diễn ra thân mật tại một bữa ăn trưa hoặc buổi 
uống cocktail chiều. 
- Đặc tính tuân thủ tôn ti trật tự của người Thái khá kiên định, nên 
các thông tin truyền đạt thường phải đi qua nhiều tầng nấc trước khi 
đến nơi cao nhất, do vậy cần phải biết mềm dẻo và kiên nhẫn trong 
thương lượng. 
- Đừng bao giờ mất tự chủ, đừng biểu lộ quá đáng các cảm xúc, 
đừng tỏ ra quá kiên định. 
- Người Thái thường tránh đối đầu bằng mọi giá. 
- Trong một buổi thương lượng làm ăn, nếu một đối tác Thái bắt 
đầu mỉm cười mà không có lý do rõ ràng, bạn hãy mau đổi đề tài.
116 
4. Một số tiểu xảo 
1. Tiểu xảo chê bai 
2. Tiểu xảo “bỏ đi” 
3. Tiểu xảo ăn vạ 
4. Tiểu xảo cạnh tranh công kênh 
5. Tiểu xảo “hỏi ý kiến cấp trên” 
6. Tiểu xảo xin thêm 
7. Tiểu xảo cưa đôi chênh lệch 
8. Tiểu xảo siết ốc 
9. Tiểu xảo liên tưởng 
10. Tiểu xảo đưa ra bằng chứng và số liệu thống kê
117 
TỪ CHỐI KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ KHÔNG, 
MÀ NGHĨA LÀ CHƯA PHẢI BÂY GIỜ 
SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG NHẤT LÀ 
SỢ PHẠM SAI LẦM
118 
KẾT LUẬN 
1.CUỘC ĐÀM PHÁN THÀNH CÔNG CÓ CÁC BÊN ĐỀU THẮNG. 
2.PHẢI TUỲ CƠ ỨNG BIẾN, TÌM KIẾM CƠ HỘI, NẮM BẮT CƠ 
HỘI. 
3.ĐỪNG DỒN ĐỐI THỦ CỦA MÌNH TỚI TẬN CHÂN TƯỜNG. 
4.CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA MỌI CUỘC THƯƠNG LƯỢNG. 
5.THÔNG TIN LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI. 
6.RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG TIÊN ĐOÁN Ý ĐỒ CỦA ĐỐI PHƯƠNG. 
7.PHẢI CHUẨN BỊ SẴN MẪU HỢP ĐỒNG ĐỊNH KÝ
119 
NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM 
1. COI ĐỀ NGHỊ CỦA ĐỐI TÁC MỚI CHỈ LÀ BƯỚC ĐẦU. 
2. TRÍCH DẪN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NẾU CẦN. 
3. SỬ DỤNG THÔNG TIN CỦA BÊN THỨ BA. 
4. XOÁ BỎ SỰ IM LẶNG. 
5. THÚC ĐẨY THIỆN CHÍ CỦA ĐỐI TÁC
120 
NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM 
1. CHÀO GIÁ, ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH MÌNH MUỐN TRONG LẦN 
ĐẦU. 
2. ĐỂ ĐỐI TÁC BIẾT BIÊN ĐỘ THƯƠNG LƯỢNG. 
3. PHỎNG ĐOÁN. 
4. ĐỀ XUẤT CÁI GÌ MÌNH KHÔNG THỂ THỰC HIỆN. 
5. RA QUYẾT ĐỊNH KHI TỨC GIẬN, VỘI VÃ.
121 
NGƯỜI THÀNH CÔNG NHẬN RA CƠ HỘI TRONG KHÓ KHĂN; 
KẺ THẤT BẠI NHÌN THẤY KHÓ KHĂN TRONG CƠ HỘI 
BIẾT GIẤU Ý ĐỊNH, MÀ KHÔNG BỊ COI LÀ NÓI DỐI; 
TẠO ĐƯỢC SỰ TIN CẬY, MÀ KHÔNG CẢ TIN; 
NHÚN NHƯỜNG, QUẢ QUYẾT, MÊ HOẶC NGƯỜI KHÁC, 
MÀ KHÔNG BỊ MÊ HOẶC; 
MUỐN NHIỀU TIỀN VÀ VỢ ĐẸP, NHƯNG VẪN DỬNG DƯNG 
TRƯỚC PHỤ NỮ VÀ TIỀN, 
ĐÓ LÀ NHÀ ĐÀM PHÁN!
122 
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

Contenu connexe

Tendances

BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂNBÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Bài tập thanh toán quốc tế
Bài tập thanh toán quốc tếBài tập thanh toán quốc tế
Bài tập thanh toán quốc tếcaoxuanthang
 
Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...
Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...
Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanhYenPhuong16
 
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾHọc Huỳnh Bá
 
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánKỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánTim Trang
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếKhánh Hòa Konachan
 
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Thuyết trình - PPTX
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Thuyết trình - PPTXBộ chứng từ trong thanh toán L/C - Thuyết trình - PPTX
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Thuyết trình - PPTXkudos21
 
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)Henry Thang
 
Word Đàm phán thương mại với người Đức
Word Đàm phán thương mại với người ĐứcWord Đàm phán thương mại với người Đức
Word Đàm phán thương mại với người Đứcbonbonjuly
 
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giảiĐề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giảicaoxuanthang
 
Quản trị xuất nhập khẩu
Quản trị xuất nhập khẩu Quản trị xuất nhập khẩu
Quản trị xuất nhập khẩu HCMUT
 
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thươngKỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thươngSương Tuyết
 
TTQT - Kỹ thuật kiểm tra Bộ chứng từ và cách phòng tránh bất đồng BCT thanh t...
TTQT - Kỹ thuật kiểm tra Bộ chứng từ và cách phòng tránh bất đồng BCT thanh t...TTQT - Kỹ thuật kiểm tra Bộ chứng từ và cách phòng tránh bất đồng BCT thanh t...
TTQT - Kỹ thuật kiểm tra Bộ chứng từ và cách phòng tránh bất đồng BCT thanh t...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfGiáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfMan_Ebook
 

Tendances (20)

BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂNBÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Bài tập thanh toán quốc tế
Bài tập thanh toán quốc tếBài tập thanh toán quốc tế
Bài tập thanh toán quốc tế
 
Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...
Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...
Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...
 
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệpQuản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
 
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
 
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánKỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tế
 
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Thuyết trình - PPTX
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Thuyết trình - PPTXBộ chứng từ trong thanh toán L/C - Thuyết trình - PPTX
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Thuyết trình - PPTX
 
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
 
Word Đàm phán thương mại với người Đức
Word Đàm phán thương mại với người ĐứcWord Đàm phán thương mại với người Đức
Word Đàm phán thương mại với người Đức
 
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giảiĐề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
 
Quản trị xuất nhập khẩu
Quản trị xuất nhập khẩu Quản trị xuất nhập khẩu
Quản trị xuất nhập khẩu
 
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thươngKỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
 
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
 
TTQT - Kỹ thuật kiểm tra Bộ chứng từ và cách phòng tránh bất đồng BCT thanh t...
TTQT - Kỹ thuật kiểm tra Bộ chứng từ và cách phòng tránh bất đồng BCT thanh t...TTQT - Kỹ thuật kiểm tra Bộ chứng từ và cách phòng tránh bất đồng BCT thanh t...
TTQT - Kỹ thuật kiểm tra Bộ chứng từ và cách phòng tránh bất đồng BCT thanh t...
 
Sales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anh
Sales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anhSales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anh
Sales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anh
 
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfGiáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
 

Similaire à Dam phan kinh doanh quoc te.hv

Ky nang dam phan.doc
Ky nang dam phan.docKy nang dam phan.doc
Ky nang dam phan.docsetupdata2023
 
24.kynangdamphan
24.kynangdamphan24.kynangdamphan
24.kynangdamphanhuuphuoc
 
Ly Luan co ban ve dam phan
Ly Luan co ban ve dam phanLy Luan co ban ve dam phan
Ly Luan co ban ve dam phanLe The Ham
 
Van hoa dam phan cua my
Van hoa dam phan cua myVan hoa dam phan cua my
Van hoa dam phan cua myZĩn Béo
 
Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...
Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương   kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương   kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...
Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thươngKỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
giao-dịch-đàm-phán.pptx
giao-dịch-đàm-phán.pptxgiao-dịch-đàm-phán.pptx
giao-dịch-đàm-phán.pptxVitHong102712
 
Bai 9. ky nang dam phan 1 33 p
Bai 9. ky nang dam phan 1 33 pBai 9. ky nang dam phan 1 33 p
Bai 9. ky nang dam phan 1 33 psinhco
 
Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2
Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2
Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2ngoctrung_lect
 
Ky nang dam phan va thuong luong
Ky nang dam phan va thuong luongKy nang dam phan va thuong luong
Ky nang dam phan va thuong luongforeman
 
CHƯƠNG-1.pptx
CHƯƠNG-1.pptxCHƯƠNG-1.pptx
CHƯƠNG-1.pptxTienPhan65
 
ĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdf
ĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdfĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdf
ĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdfMan_Ebook
 
Kỹ năng đàm phán - Tâm Việt
Kỹ năng đàm phán - Tâm ViệtKỹ năng đàm phán - Tâm Việt
Kỹ năng đàm phán - Tâm ViệtTâm Việt Group
 
Ky nang dam phan
Ky nang dam phanKy nang dam phan
Ky nang dam phanHoàng Rù
 

Similaire à Dam phan kinh doanh quoc te.hv (20)

Ebook Kỹ Năng Đàm Phán
Ebook Kỹ Năng Đàm PhánEbook Kỹ Năng Đàm Phán
Ebook Kỹ Năng Đàm Phán
 
Ky nang dam phan.doc
Ky nang dam phan.docKy nang dam phan.doc
Ky nang dam phan.doc
 
24.kynangdamphan
24.kynangdamphan24.kynangdamphan
24.kynangdamphan
 
[Sách ] Kỹ năng đàm phán
[Sách ] Kỹ năng đàm phán[Sách ] Kỹ năng đàm phán
[Sách ] Kỹ năng đàm phán
 
Ly Luan co ban ve dam phan
Ly Luan co ban ve dam phanLy Luan co ban ve dam phan
Ly Luan co ban ve dam phan
 
Truong sam ky nang dam phan
Truong sam ky nang dam phanTruong sam ky nang dam phan
Truong sam ky nang dam phan
 
Van hoa dam phan cua my
Van hoa dam phan cua myVan hoa dam phan cua my
Van hoa dam phan cua my
 
Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...
Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương   kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương   kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...
Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...
 
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thươngKỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
 
giao-dịch-đàm-phán.pptx
giao-dịch-đàm-phán.pptxgiao-dịch-đàm-phán.pptx
giao-dịch-đàm-phán.pptx
 
Bai 9. ky nang dam phan 1 33 p
Bai 9. ky nang dam phan 1 33 pBai 9. ky nang dam phan 1 33 p
Bai 9. ky nang dam phan 1 33 p
 
Nghe thuat dam phan
Nghe thuat dam phanNghe thuat dam phan
Nghe thuat dam phan
 
Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2
Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2
Ky Nang Dam Phan Va Thuong Luong 1195273139656244 2
 
Ky nang dam phan va thuong luong
Ky nang dam phan va thuong luongKy nang dam phan va thuong luong
Ky nang dam phan va thuong luong
 
CHƯƠNG-1.pptx
CHƯƠNG-1.pptxCHƯƠNG-1.pptx
CHƯƠNG-1.pptx
 
ĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdf
ĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdfĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdf
ĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdf
 
Tiểu Luận Kỹ Năng Đàm Phán, Soạn Thảo Và Ký Kết Hợp Đồng Dân Sự.docx
Tiểu Luận Kỹ Năng Đàm Phán, Soạn Thảo Và Ký Kết Hợp Đồng Dân Sự.docxTiểu Luận Kỹ Năng Đàm Phán, Soạn Thảo Và Ký Kết Hợp Đồng Dân Sự.docx
Tiểu Luận Kỹ Năng Đàm Phán, Soạn Thảo Và Ký Kết Hợp Đồng Dân Sự.docx
 
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánKỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán
 
Kỹ năng đàm phán - Tâm Việt
Kỹ năng đàm phán - Tâm ViệtKỹ năng đàm phán - Tâm Việt
Kỹ năng đàm phán - Tâm Việt
 
Ky nang dam phan
Ky nang dam phanKy nang dam phan
Ky nang dam phan
 

Plus de vuthanhtien

He thong thong tin quan ly
He thong thong tin quan lyHe thong thong tin quan ly
He thong thong tin quan lyvuthanhtien
 
Hoc qua trai nghiem
 Hoc qua trai nghiem Hoc qua trai nghiem
Hoc qua trai nghiemvuthanhtien
 
Giao tiep phi ngon tu
Giao tiep phi ngon tuGiao tiep phi ngon tu
Giao tiep phi ngon tuvuthanhtien
 
8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien dai8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien daivuthanhtien
 
6 chiec mu tu duy
6 chiec mu tu duy6 chiec mu tu duy
6 chiec mu tu duyvuthanhtien
 
Cynin knowledge-management-tung-aroma
Cynin knowledge-management-tung-aromaCynin knowledge-management-tung-aroma
Cynin knowledge-management-tung-aromavuthanhtien
 
19 quan-tri_van_phong
19  quan-tri_van_phong19  quan-tri_van_phong
19 quan-tri_van_phongvuthanhtien
 
Dacdiemtamlyhsthpt
DacdiemtamlyhsthptDacdiemtamlyhsthpt
Dacdiemtamlyhsthptvuthanhtien
 
19 quan-tri_van_phong
19  quan-tri_van_phong19  quan-tri_van_phong
19 quan-tri_van_phongvuthanhtien
 
Cynin knowledge-management-tung-aroma
Cynin knowledge-management-tung-aromaCynin knowledge-management-tung-aroma
Cynin knowledge-management-tung-aromavuthanhtien
 
06. ky-nang-giao-tiep
06. ky-nang-giao-tiep06. ky-nang-giao-tiep
06. ky-nang-giao-tiepvuthanhtien
 

Plus de vuthanhtien (11)

He thong thong tin quan ly
He thong thong tin quan lyHe thong thong tin quan ly
He thong thong tin quan ly
 
Hoc qua trai nghiem
 Hoc qua trai nghiem Hoc qua trai nghiem
Hoc qua trai nghiem
 
Giao tiep phi ngon tu
Giao tiep phi ngon tuGiao tiep phi ngon tu
Giao tiep phi ngon tu
 
8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien dai8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien dai
 
6 chiec mu tu duy
6 chiec mu tu duy6 chiec mu tu duy
6 chiec mu tu duy
 
Cynin knowledge-management-tung-aroma
Cynin knowledge-management-tung-aromaCynin knowledge-management-tung-aroma
Cynin knowledge-management-tung-aroma
 
19 quan-tri_van_phong
19  quan-tri_van_phong19  quan-tri_van_phong
19 quan-tri_van_phong
 
Dacdiemtamlyhsthpt
DacdiemtamlyhsthptDacdiemtamlyhsthpt
Dacdiemtamlyhsthpt
 
19 quan-tri_van_phong
19  quan-tri_van_phong19  quan-tri_van_phong
19 quan-tri_van_phong
 
Cynin knowledge-management-tung-aroma
Cynin knowledge-management-tung-aromaCynin knowledge-management-tung-aroma
Cynin knowledge-management-tung-aroma
 
06. ky-nang-giao-tiep
06. ky-nang-giao-tiep06. ky-nang-giao-tiep
06. ky-nang-giao-tiep
 

Dam phan kinh doanh quoc te.hv

  • 1. 1 ĐÀM PHÁN KINH DOANH QUỐC TẾ PGS.TS Nguyễn Thế Phán 0983 319 345
  • 2. 2 NỘI DUNG 11 22 33 44 55 Tổng quan về đàm phán Các kiểu đàm phán Chuẩn bị đàm phán Quá trình đàm phán Một số lưu ý trong đàm phán 66 Văn hóa trong đàm phán
  • 3. 3 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN 1 1.1. Bản chất 2 1.2. Đặc điểm 3 1.3. Đặc điểm đàm phán KD quốc tế 2 1.4. Nguyên tắc đàm phán
  • 4. 4 a. Đàm phán là gì? - Là một cuộc giao tiếp giữa 2 hay nhiều bên nhằm tạo ra các thoả thuận, đạt sự thống nhất về một vấn đề gì đó mà các bên quan tâm. -- Như vậy, đàm phán là hành vi và quá trình: + Các bên tiếp xúc, trao đổi, thảo luận + Có những điểm chung và những bất đồng Cuối cùng: đi đến một thoả thuận thống nhất về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. 1.1. Bản chất đàm phán
  • 5. 5 1.1. Bản chất đàm phán b. Bản chất + Là những thoả hiệp nhằm thống nhất về quyền lợi và nghĩa vụ + Vấn đề trung tâm của mọi cuộc đàm phán là lợi ích + Hạt nhân của mọi cuộc đàm phán là giá cả và điều kiện giao dịch Như vậy, bản chất của đàm phán kinh doanh cũng là giao tiếp trong kinh doanh. Phải tuân thủ các kỹ năng giao tiếp. - Giao tiếp ngôn ngữ - Giao tiếp phi ngôn ngữ.
  • 6. 6 1.2. Đặc điểm của đàm phán KD - Các bên phải luôn điều chỉnh nhu cầu của mình - Giữa các bên luôn có những xung đột và sự hợp tác - Kết quả tùy thuộc vào: + Mục tiêu thỏa mãn lợi ích; + Lực lượng chi phối (Thế, lực, thời gian); + Kỹ năng đàm phán; + Nghệ thuật đàm phán.
  • 7. 7 1.3. Đặc điểm của đàm phán KD quốc tế a. Quốc tịch khác nhau b. Khác biệt về ngôn ngữ và thông tin c. Khác biệt về hệ thống pháp luật. Hệ thống luật pháp của mỗi quốc gia phản ánh và bảo vệ lợi ích của quốc gia đó.. d. Khác nhau giữa các nền văn hoá, các phong tục, tập quán.
  • 8. 8 1.4. Nguyên tắc của đàm phán KD quốc tế - Tự nguyện, có thể thoái lui hay từ chối tham dự đàm phán vào bất cứ lúc nào. - Phải có ít nhất có một bên muốn thay đổi thỏa thuận - Chỉ được quyết định khi có thỏa thuận chung. - Thời gian là một trong những yếu tố quyết định trong đàm phán - Một kết cục thành công của đàm phán là đạt được điều mà cả hai bên đều mong muốn. - Phẩm chất, năng lực, kỹ năng, thái độ và tình cảm của những người ngồi trên bàn đàm phán có ảnh hưởng quyết định đến tiến trình đàm phán.
  • 9. 9 1.4. Các nguyên tắc đàm phán 1) Ấn tượng ban đầu 2) Chú ý tới các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi đàm phán 3) Phải xác định rõ mục tiêu đàm phán và luôn luôn bám sát theo đuổi mục tiêu này trong suốt quá trình đàm phán 4) Người đàm phán tốt phải biết rèn cho mình có khả năng lắng nghe đối tác nói 5) Phải biết trình bày, sử dụng từ ngữ một cách khôn khéo, linh hoạt.
  • 10. 10 1.4. Các nguyên tắc đàm phán 6) Người đàm phán kinh doanh phải biết hỏi nhiều thay vì nói nhiều. 7) Người đàm phán cần phải biết mình có thể được phép đi tới đâu, tự do đàm phán tới giới hạn nào. 8) Ðể thành công trong đàm phán kinh doanh, cần có một ý thức, tư duy sẵn sàng thoả hiệp nếu cần thiết. 9) Cố gắng tránh những hiểu lầm vô tình hay hữu ý
  • 11. 11 Nhược điểm Ưu điểm 2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN 2.1. Theo hình thức đàm phán Đàm phán trực tiếp Đàm phán bằng thư tín Đàm phán bằng điện thoại
  • 12. 12 2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN Cách viết thư thương mại a. Thư hỏi hàng (the enquiry) 1) Hỏi hàng: Có không, giá, điều kiện để mua… 2) Cách viết thư: - Phần mở đầu: Lý do chọn đối tác giao dịch - Nội dung chính của thư: + Thông báo loại hàng cần, + Yêu cầu chủ hàng gởi cho catalog, mẫu hàng… + Yaau cầu cho biết: Giá cả, chất lượng, số lượng có khả năng cung cấp, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán và mọi điều kiện cần thiết khác. 3) Phần kết: Mong chủ hàng đáp ứng yêu cầu của mình, mong thư phúc đáp.
  • 13. 13 2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN Cách viết thư thương mại b. Chào hàng, báo giá 1) Chào hàng thụ động - Phần mở đầu: Cám ơn khách hàng đã gởi thư hỏi hàng đến công ty mình. - Phần nội dung chính của thư: Trả lời những câu hỏi của người nhập khẩu. Gửi cho họ catalog, hàng mẫu, biểu giá, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán, điều kiện giảm giá. - Phần kết: Tỏ ý mong đợi sự trả lời của khách hàng và hứa hẹn.
  • 14. 14 2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN Cách viết thư thương mại b. Chào hàng, báo giá 2) Chào hàng chủ động - Phần mở đầu: Trình bày lý do lựa chọn đối tác giao dịch - Phần nội dung chính: Tự giới thiệu về công ty của mình và các mặt hàng của mình sản xuất kinh doanh. Gửi kèm Catalogue, hàng mẫu, giá biểu và các điều kiện mà mình mong muốn để bán hàng. - Phần cuối thư: Mong sớm có thư trả lời.
  • 15. 15 2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN Cách viết thư thương mại b. Chào hàng, báo giá 3) Chào hàng cố định và chào hàng tự do - Chào hàng cố định: Chào bán một lô hàng nhất định cho một người mua nhất định, trong đó có ràng buộc về thời gian (thời gian hiệu lực của chào hàng cố định). Trong thời gian hiệu lực, nếu người mua chấp nhận hoàn toàn lời chào hàng đó thì hợp đồng coi như được ký kết. - Chào hàng tự do: Chào hàng không ràng buộc trách nhiệm người phát ra nó, cùng một lúc với cùng một lô hàng người ta có thể chào hàng tự do cho nhiều khách hàng.
  • 16. 16 2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN Cách viết thư thương mại c. Ðặt hàng - Lập và gửi đơn hàng đến bên bán (Thông thường có mẫu đơn đặt hàng in sẵn). Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt người ta mới dùng thư đặt hàng. Thông thường một đơn đặt hàng đầy đủ gồm có các mục sau: Tên hàng, tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, giá cả, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán. . . - Cách viết đơn đặt hàng: + Phần mở đầu: Lý do lập, gửi đơn đặt hàng. + Phần nội dung chính: Nêu rõ những điều kiện mình đề nghị về: Chất lượng, bao bì, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, vận chuyển… + Phần kết thúc: Ðề nghị bên bán chấp nhận đơn đặt hàng của mình.
  • 17. 17 2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN Cách viết thư thương mại d. Hoàn giá - Đề nghị mới về giá chào hàng hoặc đặt hàng. Khi hoàn giá, chào giá trước đó coi như hủy bỏ. Trong buôn bán quốc tế, mỗi lần giao dịch thường phải qua nhiều lần hoàn giá mới đi đến kết thúc. - Cách trình bày một lá thư trả giá của bên mua: + Phần mở đầu: Cám ơn bên bán đã báo giá cho công ty mình. + Phần nội dung chính: Trình bày các điều kiện không thích hợp với công ty mình. Ðề xuất điều kiện của mình. + Phần kết: Mong nhận được thư hồi âm.
  • 18. 18 2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN Cách viết thư thương mại e. Chấp thuận - Sau khi đã thỏa thuận ký kết hợp đồng mua bán. Khi thấy trong Telex hoặc Fax chỉ cần viết một chữ chấp nhận (ACCEPT) là đủ. Nhưng sau đó vẫn phải viết thư chấp thuận theo đúng nguyên tắc. - Cách viết thư chấp thuận: Bên mua viết cho bên bán: + Phần mở đầu: Nêu rõ đã chấp thuận những điều kiện do bên bán đưa ra. Nếu đã gửi Fax, telex rồi, thì xác nhận lại cho rõ ràng. + Phần nội dung chính: Thông báo, gửi "Phiếu xác nhận mua" và "Ðơn đặt hàng" cho bên bán. Báo cho bên bán biết mình đã chuẩn bị mở L/C cho họ. + Phần kết thúc: Mong bên bán quan tâm đến đơn đặt hàng của mình.
  • 19. 19 2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN Cách viết thư thương mại e. Chấp thuận - Cách viết thư chấp thuận: Bên bán viết cho bên mua: + Phần mở đầu: Nêu rõ mình chấp nhận các điều kiện do bên mua đưa ra. Nếu đã gửi điện thì cần xác nhận rõ thêm. + Phần nội dung chính thư: Nói rõ về phiếu xác nhận bán và bản hợp đồng gửi kèm theo thư cho bên mua. Yêu cầu bên mua mở thư tín dụng cho mình. + Phần kết thúc: Cám ơn về đơn đặt hàng bảo đảm sẽ thực hiện tốt nhất hợp đồng giữa hai bên.
  • 20. 20 2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN Cách viết thư thương mại f. Xác nhận Sau khi thống nhất với nhau các điều kiện giao dịch, hai bên mua và bán ghi lại các kết quả đã đạt được, rồi trao cho đối phương. Ðó là văn kiện xác nhận. Văn kiện này do bên bán lập gọi là giấy xác nhận bán hàng. Văn kiện do bên mua lập gọi là giấy xác nhận mua hàng. Xác nhận thường lập thành hai bản, bên lập xác nhận ký trước rồi gửi bên kia, bên kia ký xong giữ lại một bản và gửi trả lại một bản.
  • 21. 21 2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN “ĐÀM PHÁN KHÔNG PHẢI LÀ TRẬN ĐÁNH, VÌ VẬY MỤC TIÊU KHÔNG PHẢI LÀ TIÊU DIỆT HOẶC ĐƯA ĐỐI PHƯƠNG VÀO ĐẤT CHẾT” “ĐẾN VỚI NHAU CHỈ LÀ SỰ KHỞI ĐẦU, LÀM VIỆC CÙNG NHAU LÀ SỰ TIẾN BỘ, GIỮ ĐƯỢC NHAU MỚI LÀ THÀNH CÔNG”. Henry Ford 2.2. Dựa trên kết quả Kiểu Thắng - Thua Kiểu Thắng - Thắng Kiểu Thua - Thua
  • 22. 22 2.2. Dựa vào phong cách và mô hình: Kiểu “mặc cả lập trường” Đàm phán kiểu mềm KIỂU NGUYÊN TẮC Đàm phán kiểu cứng Đối tác mềm: Ta CỨNG? MỀM? Đối tác cứng: Ta MỀM? CỨNG? 2. CÁC KIỂU ĐÀM PHÁN
  • 23. 23 So sánh các kiểu đàm phán Mềm Cứng Nguyên tắc Với người thì ôn hòa Với việc thì cứng rắn Nhượng bộ nhượng bộ Xuất phát điểm Với việc và người đều cứng rắn Với việc và người Chủ trương đều ôn hòa Bám chặt Tập trung vào lợi ích Lập trường Dễ đổi lập trường lập trường Tách con người khỏi vấn đề Ép đối thủ GQ vấn đề hiệu quả và thân thiện Giành thắng lợi bằng mọi giá Đạt thỏa thuận, Mục tiêu giữ quan hệ Coi đối tác như cộng sự Coi đối tác như đối thủ Coi đối tác Đối tác như bạn bè
  • 24. 24 So sánh các kiểu đàm phán THẮNG THẮNG - THẮNG THUA - THUA THUA Kết quả THẮNG - THẮNG Cần có tiêu chuẩn khách quan để thỏa thuận Tranh đua sức mạnh ý chí Rất tránh Biểu hiện xung đột Tìm nhiều phương án có lợi cho cả 2 bên Tìm phương án có lợi cho mình Tìm phương án để đối tác chấp nhận được Phương án Cùng kiếm lợi ích chung Uy hiếp đối tác Đề xuất, kiến nghị Phương pháp Mềm Cứng Nguyên tắc
  • 25. 25 “BIẾT NHIỀU KHÔNG BẰNG BIẾT ĐIỀU”
  • 26. 26 3. CHUẨN BỊ ĐÀM PHÁN “KHÔNG CHUẨN BỊ LÀ CHUẨN BỊ CHO THẤT BẠI” 3.1. Xây dựng chiến lược đàm phán 3.2. Chuẩn bị ngôn ngữ đàm phán 3.3. Chuẩn bị thông tin đàm phán 3.4. Chuẩn bị thời gian và địa điểm đàm phán 3.5. Chuẩn bị năng lực đàm phán 3.6. Thiết lập mục tiêu cần đàm phán 3.7. Đánh giá SWOT 3.8. Đàm phán thử 3.9. Xây dựng BATNA
  • 27. 27 3.1. Xây dựng chiến lược đàm phán 1) Chiến lược - Tư duy chiến lược (mang tính sáng tạo, tính nhất quán, tính tổng thể) và Tư duy ứng biến. Cần có sự kết hợp. - Chuẩn bị thái độ chiến lược: + Thái độ đơn giản và thẳng tuột + Thái độc thúc bách và chèn ép + Thái độ hờ hững, xa lánh - Chuẩn bị biện pháp chiến lược: Kiên nhẫn, nín nhịn, có bộ mặt lạnh, bộc lộ thái độc chia xẻ, chuyển hướng đột ngột, làm động tác giả, bỏ bàn đàm phán, biến thành chuyện đã rồi, biện pháp nhặt nhạnh, khoanh vùng giới hạn, chống thù địch… 2) Chuẩn bị kế hoạch
  • 28. 28 3.2. Chuẩn bị ngôn ngữ Nên dùng ngôn ngữ nào? Sử dụng phiên dịch
  • 29. 29 3.3. Chuẩn bị thông tin a. Thông tin về thị trường (Cung, cầu, giá cả) - Thị trường loại dịch vụ giao dịch; - Thông tin về cầu của khách hàng; - Hệ thống cung; so sánh các Dn khác trong hệ thống cung - Tình hình giá cả, điều kiện giao dịch, trong đó có mình. b. Thông tin về đối tượng giao dịch Thí dụ, nếu là mua bán hàng hóa, cần phải nắm những thông tin về loại hàng hóa đó?
  • 30. 30 3.3. Chuẩn bị thông tin c. Thông tin về đối tác * Về công ty a. Lịch sử; tính pháp lý; mô hình tổ chức của công ty; b. Năng lực tài chính; c. Khả năng tổ chức quản trị điều hành; Kinh nghiệm và uy tín; d. Văn hóa quốc gia, văn hóa công ty: - Phong tục, tập quán… - Khả năng cạnh tranh; - Cơ sở hạ tầng: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tín dụng và ngân hàng; - Sự can thiệp của Ch.phủ qua: Giấy phép, thuế quan, quota, trợ giúp e. Tình hình hoạt động kinh doanh; f. Quan hệ đối với các tổ chức khác.
  • 31. 31 3.3. Chuẩn bị đàm phán 2) Chuẩn bị thông tin c. Thông tin về đối tác * Về người tham gia đàm phán - Số lượng người - Vị thế, vai trò: - Tuổi tác: - Giới tính: - Dân tộc: - Quốc tịch - Tôn giáo: - Quê quán: - Lịch sử bản thân: - Gia cảnh: - Quan hệ thân thuộc: - Nghề nghiệp: - Sở thích: - Sở trường, sở đoản: - Sự quan tâm:
  • 32. 32 3.3. Chuẩn bị đàm phán 2) Chuẩn bị thông tin c. Thông tin về đối tác * Về người tham gia đàm phán - Thuộc tính tâm lý + Tính khí + Tính cách + Năng lực
  • 33. 33 3.3. Chuẩn bị đàm phán - Vấn đề đàm phán, nội dung ĐP - Mục tiêu của đối tác - Đối tác biết gì về ta? - Những điểm mạnh của cả 2 bên - Những điểm yếu của cả 2 bên 3) Những vấn đề chung
  • 34. 34 3.4. Chuẩn bị lực lượng đàm phán - Tổ chức đoàn đàm phán + Thành phần: đại diện, chuyên gia thuê, tư vấn… + Năng lực của từng chuyên gia: chuyên môn, pháp lý… - Tổ chức nghiên cứu cuộc đàm phán - Các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ - Chuẩn bị các kỹ năng đàm phán hiệu quả
  • 35. 35 3.5. Chuẩn bị thời gian và địa điểm đàm phán - Thời gian: + Lịch làm việc (không liên tục quá 2 tiếng) + Phương án dự phòng + Chú ý “điểm chết” Đa phần các cuộc đàm phán đều được kết thúc ở gần điểm chót của thời hạn đàm phán. Cần phải cố gắng khai thác được “điểm chết” trong đàm phán. Người ta thường đợi đến khi tới thời hạn mới đi đến thống nhất; thời hạn xấu nhất là thời hạn do đối phương đặt ra cho mình; Kiểm tra lại thời hạn mà đối phương đặt ra là thật hay giả.
  • 36. 36 3.5. Chuẩn bị thời gian và địa điểm đàm phán - Địa điểm đàm phán + “Sân nào”? + Tiện nghi + Bố trí phòng họp, chọn chỗ ngồi.
  • 37. 37 3.6. Thiết lập những mục tiêu cần đàm phán - Lên giá đích min Giới hạn thương lượng max min max
  • 38. 38 - Xác định phạm vi đàm phán - Quyết định những nhượng bộ - Nếu có thể, quyết định cái ta phải “thả ra” - Nêu khuôn khổ hạn chế về thời gian - Định vị các tác động ảnh hưởng từ bên ngoài - Nhận biết những động thái của tác giả - Tính đến giải pháp tháo gỡ - Quyết định các giải pháp thay thế nếu đàm phán không thành công 3.6. Thiết lập những mục tiêu cần đàm phán
  • 39. 39 3.7. Đánh giá SWOT - Xác định cơ hội, thách thức (nguy cơ) - Xác định điểm mạnh, điểm yếu của đối tác - Xác định điểm mạnh, điểm yếu của ta - Sử dụng SWOT 3.8. Xây dựng BATNA - Batna là gì? + Là viết tắt của “Best Alternative To a Negotiated Agreement” có nghĩa là lựa chọn thay thế tốt nhất cho thỏa thuận được đàm phán. + Là phương án dự phòng trong đàm phán. + Là một bước quan trọng, bắt buộc phải có trong khi lập kế họach đàm phán.
  • 40. 40 3.8. Xây dựng BATNA - Vai trò: + Tạo sự tự tin cho chủ thể đàm phán. + Là cơ sở để xác định mục tiêu đàm phán. + Là cơ sở/tiêu chuẩn để chấp nhận hay không chấp nhận. + Thể hiện quyền lực, sức mạnh trong đàm phán; thuyết phục đối tác nhanh hơn. + Dùng để đánh giá kết quả đạt được sau khi đàm phán.
  • 41. 41 3.8. Xây dựng BATNA - Phương pháp xây dựng BATNA + Liệt kê tất cả các tình huống có thể xảy ra, những việc mà ta sẽ làm nếu không đạt được thỏa thuận trong đàm phán. + Lựa chọn, phân tích kỹ một số tình huống có tính khả thi hơn cả và đưa ra giải pháp cho những tình huống này. + Chọn tình huống nào thích hợp nhất, là tốt nhất đối với nhà đàm phán để làm BATNA mang đi đàm phán. Kết luận: Việc chuẩn bị kỹ BATNA trước khi đi vào đàm phán là thực sự cần thiết. Nó giúp nhà đàm phán dễ dàng đàm phán thành công hơn.
  • 42. 42 Các giai đoạn đàm phán Chuẩn bị Đề nghị Tranh luận Thương llượng Kết thúc Chuẩn bị Tiếp xúc Đàm phán Kết thúc Rút KN 4. Quá trình đàm phán
  • 43. 43 4. Quá trình đàm phán TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐẶT VÀ TRẢ GIÁ GiẢI QUYẾT BẾ TẮC KẾT THÚC ĐÀM PHÁN CHÀO HỎI MỞ ĐẦU ĐẶT CÂU HỎI LẮNG NGHE
  • 44. 44 CHÀO HỎI Dựa vào văn hóa giao tiếp - Chào - Bắt tay - Trao danh thiếp - Thăm hỏi (câu chuyện làm quà)
  • 45. 45 4.1. Mở đầu - Nguyên tắc mở đầu: + Ai là người mở đầu? + Phải tạo được sự hấp dẫn, chú ý lắng nghe của đối tác + Làm sôi động đối tác nhưng phải bình tĩnh - Nghệ thuật mở đầu: + Tạo tiếng cười vui vẻ + Bằng đặt câu hỏi + Bằng những câu chuyện có liên quan tới vấn đề + Một thí dụ, một danh ngôn, một đoạn sách báo có sẵn liên quan + Điệu bộ đặc biệt
  • 46. 46 4.2. Đặt câu hỏi Tại sao phải đặt câu hỏi? - Nhằm thu thập thông tin cần thiết, hiểu rõ hơn - Tiết kiệm được thời gian & lái đàm phán đi đúng hướng - Giành & duy trì quyền chủ động trong đàm phán - Kích thích tích cực & tính sáng tạo - Xử lý kịp thời những “lỗ hổng”, những bế tắc trong ĐP - Là cách kéo dài thời gian: câu giờ
  • 47. 47 Các loại câu hỏi 1. Câu hỏi trực tiếp 2. Câu hỏi gián tiếp 3. Câu hỏi nhằm chuyển chủ đề 4. Câu hỏi thăm dò ý kiến đối tác 5. Câu hỏi có định hướng 6. Câu hỏi không định hướng 7. Câu hỏi trình bày thông tin 8. Câu hỏi kích thích suy nghĩ 9. Câu hỏi kích thích ra quyết định 10. Câu hỏi xỏ xiên 11. Câu hỏi mập mờ 12. Câu hỏi dẫn dắt 13. Câu hỏi tu từ 14. Câu hỏi thật 15. Câu hỏi kết luận
  • 48. 48 Một số kỹ thuật đạt câu hỏi - Không nên dùng câu hỏi đóng - Đặt câu hỏi ycầu trả lời bằng số liệu chứ không phải là giải pháp - Với thông tin khó moi, nên đặt các câu hỏi mềm mỏng ngữ điệu trung tính, thái độ hỏi bình tĩnh - Hỏi câu hỏi cần một câu trả lời kỹ thuật dài - Phải nhớ hỏi lại lời hứa sẽ trình bày sau của đối phương - Hạn chế sử dụng câu hỏi hướng dẫn (câu hỏi có định hướng) - Tránh những câu hỏi có tính ép buộc. - Tránh đặt quá nhiều câu hỏi với nhiều nội dung cùng một lúc - Chú ý giọng điệu & từ dùng, nên ngắn gọn, đi vào trọng tâm chính - Câu hỏi phải phù hợp với văn hoá, phong tục tập quán
  • 49. 49 4.4. Lắng nghe - Mục đích nghe + Để biết được những thông tin muốn chuyển tải của đối phương + Thể hiện sự tôn trọng, tạo quan hệ + Để biết đối phương đã hiểu ta chưa. - Đặc điểm lắng nghe trong đàm phán: + Không chỉ nghe qua ngôn ngữ mà còn qua cả phi ngôn ngữ + Có Lắng nghe chủ động, thụ động, lựa chọn, chăm chú, nhiệt tình, thông cảm. Trong đàm phán là lắng nghe chủ động và chăm chú.
  • 51. 51 4.4. Lắng nghe - Làm gì trong khi nghe + Nên để cho ai bắt đầu trước. + Không ngắt lời khi đối tác đang nói. + Đừng xao nhãng, mất tập trung . + Đừng quá tin vào trí nhớ của bạn, cần ghi chép. + Nhìn vào mắt của người đối diện, không được tức giận. + Cần khuyến khích đối phương nói + Phản đối lời nói chứ không phản đối người. + Tránh phán đoán trước + Phải cảm nhận đc cảm tưởng, ý đồ, dụng ý sâu xa của người nói + Sắp xếp những ý chính, phụ; cân nhắc chứng cứ để đáp hồi.
  • 52. 52 4.5. Trả lời câu hỏi 1) Nguyên tắc: - Suy nghĩ chín chắn trước khi trả lời “Lời chưa nói ra, ta là chủ nó. Lời nói ra rồi, nó là chủ ta” - Trong trường hợp ta đã sẵn sàng trả lời: + Nếu nội dung đàm phán không quá phức tạp, đôi bên thân thiện, cởi mở: Không lòng vòng, trả lời ngắn gọn, rõ ràng, chắc chắn, khảng khái. + Nếu nội dung đàm phán phức tạp, đối tác thiếu thiện chí, ít cởi mở: Không trả lời ngay, nên vòng vo, chậm chắc…
  • 53. 53 4.5. Trả lời câu hỏi 1) Nguyên tắc: - Trong trường hợp ta đã sẵn sàng trả lời: + Im lặng, nói ít, nghe nhiều + Không “cướp lời” + Không nói một lèo, nên nhường cơ hội cho đối phương. + Lặp lại lời nói của đối phương nếu cần nhắc lại cho rõ, cho đúng + Diễn giải hay tóm tắt điều đã nghe để xác định tính chính xác. + Kết hợp giữa diễn giải lại nội dung với phản ánh cảm xúc.
  • 54. 54 4.5. Trả lời câu hỏi 2) Trong trường hợp chưa hiểu rõ câu hỏi: Phải hỏi lại cho rõ. 3) Trong trường hợp đã rõ câu hỏi nhưng chưa rõ câu trả lời, cần phải kéo dài thời gian để tìm câu trả lời: - Hỏi lại - Nhắc lại câu hỏi của đối phương - Tóm tắc lại nội dung ý kiến của đối phương có liên quan đến câu hỏi - Hỏi lại đối phương bằng chính câu hỏi đó hoặc một câu hỏi tương tự. - Tảng lờ, trả lời mập mờ, chuyển sang nội dung khác.
  • 55. 55 4.5. Trả lời câu hỏi 4) Một số chú ý: - Sử dụng ngôn ngữ: Âm lượng, từ ngữ, xưng hô, hài hước, biểu cảm, kiên quyết, phù định hay khẳng định… - Cách thuyết phục đối phương: + Chứng minh lập luận của ta bằng dẫn chứng. + Dẫn ý kiến chuyên gia để bảo vệ quan điểm. + Tránh cách nói hú hoạ hoặc không có cơ sở. + Không nhấn vào những điểm yếu của ta nhưng cũng không nên lảng tránh, có luận giải cơ sở. + Luôn luôn dùng câu ngắn, rõ ràng, khúc chiết + Tốc độ vừa phải để cử toạ có thể dễ theo dõi và ghi chép.
  • 56. 56 4.5. Trả lời câu hỏi 4) Một số chú ý: - Cách thuyết phục đối phương: + Luôn luôn giữ tư thái khẳng định và sử dụng câu khẳng định trong ngôn từ + Nhớ số liệu của ta và trình bày số liệu một cách thuần thục + Đảm bảo chắc chắn cho người nghe hiểu ta + Nói chuyện với người ra quyêt định + Không công kích cá nhân đối với đối phương + Nếu có thể, dẫn chứng lập luận của ta bằng sự xác nhận của bên thứ ba + Chỉ cho phía bên kia cach ta có thể giải quyết vấn đề của họ + Cách trình bày hấp dẫn
  • 57. 57 4.6. Đàm phán về giá 1) Nguyên tắc chung: - Nếu đặt giá cao sẽ bán được giá cao; đặt giá thấp sẽ bán được với giá thấp. - Nếu trả giá thấp sẽ mua được với giá thấp; nếu trả giá cao sẽ phải mua với giá cao. - Phải đặt giá trong mối quan hệ với các điều kiện có liên quan như: thời hạn thanh toán, điều kiện thanh toán, các dịch vụ, thiết bị kèm theo…
  • 58. 58 4.6. Đàm phán về giá 2) Các chiến lược giá - Giá hớt váng - Giá thâm nhập (Theo đối thủ cạnh tranh) - Giá theo phẩm cấp (chất lượng) - Giá trọn gói - Giá sản phẩm chính, phụ, bổ sung - Giá theo cảm nhận của khách hàng - Giá đấu thầu - Giá lẻ mức dưới.
  • 59. 59 4.6. Đàm phán về giá 3) Thông tin về giá của đối tác - Thông tin chi phí làm ra sản phẩm - Nhận biết khách hàng - Nhận biết đối thủ cạnh tranh 4) Rà soát phân tích, tổng hợp thông tin - Phân tích tài chính - Phân tích cạnh tranh - Phân tích khách hàng 5) Quyết định giá - Giá hớt váng - Giá thâm nhập - Giá trung tính
  • 60. 60 4.6. Đàm phán về giá 6) Phân tích độ nhạy cảm của giá của đối phương KH trọng giá cả KH trọng giá trị KH trọng tiện lợi KH ttrung thành
  • 61. 61 4.6. Đàm phán về giá 7) Đa dạng hoá phương thức đàm phán giá - Đàm phán với khách hàng trọng tiện lợi - Đàm phán với khách hàng trọng giá trị - Đàm phán với khách hàng trung thành - Đàm phán với đại diện của khách hàng trọng giá cả 8) Kỹ thuật thuyết phục trong đàm phán giá - Tâm lý: + Lợi nhuận (giá thấp); + Thổi giá (nói thách) - Phương pháp: Chứng minh sự vượt trội của hàng hóa, giao dịch: Về tính năng (hơn/kém); về các đặc điểm (hơn/kém), về chi phí bảo dưỡng (cao/thấp); về độ tin cậy (cao/thấp); về chi phí vận hành (cao/thấp); về dịch vụ (nhanh/chậm)….
  • 62. 62 1. Xem lại mục tiêu của các bên và tính hợp lý của chúng. 2. Xem lại diễn biến đàm phán có sát với mục tiêu đặt ra hay không để định hướng lại cho sát. 3. Xem lại các quan điểm có cùng nằm trên một quan điểm, lập trường hay không để thống nhất lại trước khi tiếp tục đàm phán. 4. Đánh giá lại tình cảm, tình huống, ngoại cảnh chi phối đến đàm phán để có cách giải quyết thoả đáng. 5. Sử dụng kỹ thuật lạc đề: Tức đột ngột đưa ra một đề nghị phá vỡ bế tắc. 4.7. Khắc phục bế tắc
  • 63. 63 4.7. Khắc phục bế tắc Nếu đã giải quyết tất cả các vấn đề trên, mà vẫn bế tắc thì có thể sử dụng một trong các giải pháp sau: Một là: Thống nhất các vấn đề đôi bên đã đạt được, các vấn đề còn bất đồng có thể gác lại hoặc gạt bỏ. Hai là: Chọn giải pháp đường vòng bằng cách giải quyết các vấn đề có liên quan đến bế tắc trước. Sau khi giải quyết xong mới quay lại vấn đề bế tắc để xem xét lại. Ba là: Tạm thời đình chỉ đàm phàn để các bên cùng có thời gian suy nghĩ, để thể hiện thiện trí của mình trong các lần đàm phán tiếp.
  • 64. 64 4.7. Khắc phục bế tắc - Trong một số trường hợp, nên biết cách tạo ra bế tắc để: + Thể hiện quyết tâm và ưu thế của mình; + Để biết quyết tâm của đối phương; + Để biết đối phương có nhượng bộ không? + Tạo thất vọng và tiếc nuối cho đối phương; + Thay đổi tiến độ theo hướng có lợi cho phía chủ động.
  • 65. 65 4.8. Kết thúc đàm phán - Phải nhận biết dấu hiệu khách hàng muốn kết thúc đàm phán - Phản ứng nhanh và thích hợp với những cơ hội có thể kết thúc - Khi nhận ra dấu hiệu thỏa thuận, phải biết cách kết thúc đàm phán 1 cách hợp lý. - Đặt câu hỏi trực tiếp: “Chúng ta ký hợp đồng ngay bây giờ?’- đề nghị điều này như là ý muốn của đối tác - Yêu cầu: Vậy chúng ta có thể tiến hành thực hiện ngay những gì đã thỏa thuận - sử dụng khi đối tác cảm thấy khó khăn khi ra quyết định.
  • 66. 66 4.8. Kết thúc đàm phán - Ký hợp đồng + Nên giành quyền chắp bút hợp đồng + Lưu ý trong soạn thảo hợp đồng Các căn cứ: Pháp lý, tập quán thương mại… Nội dung các điều khoản: Hàng hóa, số, chất lượng, quy cách, bao bì, kí mã hiệu, gái cả, nghiệm thu, giao nhận, thanh toán, đam rbaor hợp đồng, chanh chấp, các thỏa thuận khác… Các ràng buộc Sử dụng ngôn ngữ hợp đồng
  • 67. 67 5. Một số lưu ý trong đàm phán 5.1. Khi ta gặp một đối phương “bất trị” - Nhà đàm phán kia có tính bốp chát - Một số nhà đàm phán thiếu kinh nghiệm lầm tưởng rằng áp đảo - Họ tưởng rằng bốp chát, áp đảo có thể hù doạ được người khác - Hù doạ để lấp liếm những điểm yếu của họ Cách ứng phó: - Không tỏ ra sợ sệt - Tương kế, tựu kế - Tạm dừng cho đến khi họ bình tĩnh.
  • 68. 68 5. Một số lưu ý trong đàm phán 5.2. Tìm phương thức buộc đối phương đưa ra đề nghị trước - Lợi thế: Ta chủ động hơn trong năm mục đích của đổi tác; nếu không chấp nhận, buộc đối phương phải đưa ra đề nghị khác; cá thể đề nghị đầu tiên dễ bị “hớ” khi chưa hiểu rõ về ta. - Phương pháp: Đặt luôn câu hỏi lúc bắt đầu, buộc họ bày tỏ quan điểm, đề nghị trước. 5.3. Đưa ra đề nghị và kiên trì bảo vệ đề nghị đã đưa ra 5.4. Đối phó với thủ thuật đưa đề nghị chót của đối phương - Đối phương nói, đó là đề nghị chót? - Không tin, bác bỏ, nêu lý do, buộc đối phương phải thay đổi - Bỏ qua đề nghị của đối phương. Nếu họ vẫn tiếp tục đàm phán thì đó đơn giản chỉ là một thủ thuật dồn ép.
  • 69. 69 5.5. Kỹ thuật rút đề nghị Có một số cơ sở cần xem xét đối với việc rút đề nghị: - Khi tình hình bất lợi, rút đề nghị, giải thích lý do khách quan, chủ quan. Đố phương sẽ chất vấn, lựa cách trả lời. - Khi ta định làm động tác giả để ép đối phương đi đến thoả thuận (Giả vờ bỏ đi). 5. Một số lưu ý trong đàm phán
  • 70. 70 5. Một số lưu ý trong đàm phán 5.6. Chỉnh lý mục tiêu ban đầu trong đàm phán - Không vội vã chấp nhận một đề nghị đột ngột - dù cho đề nghị đó có vẻ hấp dẫn - nếu đề nghị đó khác xa với những gì đã định ra trong mục tiêu ban đầu. - Không vội vã chỉnh lý bất kỳ mục tiêu nào nếu chưa phân tích kỹ tác động hậu quả mà mục tiêu chỉnh lý đó gây ra. - Không thay đổi quan điểm nếu thỏa thuận mới bất lợi.
  • 71. 71 5. Một số lưu ý trong đàm phán 5.7. Kỹ thuật xử lý những nhượng bộ Cần xem xét: - Liệu cái mà đối phương trao cho ta có phải là thứ có giá trị không? - Đối phương đòi lại cái gì khi trao nhượng bộ? - Liệu nhượng bộ có được thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ không? 5.8. Kỹ thuật chống thái độ lảng tránh trong đàm phán Khi phát hiện ra dấu hiệu đối phương đang lảng tránh, cần tìm các câu trả lời cho nghi ngờ của ta bằng cách: - Đặt cho đối phương các câu hỏi mà ta đã biết rõ câu trả lời (không chỉnh lý các câu trả lời sai hoặc lạc đề của đối phương). - Không công kích thái độ của đối phương khi phát hiện các chi tiết trả lời dối trá để không đưa đối phương vào thế phòng thủ.
  • 72. 72 5. Một số lưu ý trong đàm phán 5.7. Kỹ thuật xử lý những nhượng bộ Cần xem xét: - Liệu cái mà đối phương trao cho ta có phải là thứ có giá trị không? - Đối phương đòi lại cái gì khi trao nhượng bộ? - Liệu nhượng bộ có được thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ không? 5.8. Kỹ thuật chống thái độ lảng tránh trong đàm phán Khi phát hiện ra dấu hiệu đối phương đang lảng tránh, cần tìm các câu trả lời cho nghi ngờ của ta bằng cách: - Đặt cho đối phương các câu hỏi mà ta đã biết rõ câu trả lời (không chỉnh lý các câu trả lời sai hoặc lạc đề của đối phương). - Không công kích thái độ của đối phương khi phát hiện các chi tiết trả lời dối trá để không đưa đối phương vào thế phòng thủ.
  • 73. 73 5.8. Kỹ thuật xử lý những câu trả lời mập mờ: - Nhắc lại câu trả lời của đối phương và yêu cầu làm rõ những chi tiết chưa làm rõ. - Bỏ qua những câu trả lời chưa phù hợp nhưng sẽ đặt lại câu hỏi (mà ta đã hỏi) vào một thời điểm bất ngờ nào đó. - Đặt những câu hỏi tương tự tiếp theo để đối phương buộc phải trả lời - Kiên trì hỏi đến khi ta tìm được câu trả lời. Ta không ngại khi đối phương nổi cáu. 5. Một số lưu ý trong đàm phán
  • 74. 74 5.8. Kỹ thuật xử lý những câu trả lời mập mờ: - Nhắc lại câu trả lời của đối phương và yêu cầu làm rõ những chi tiết chưa làm rõ. - Bỏ qua những câu trả lời chưa phù hợp nhưng sẽ đặt lại câu hỏi (mà ta đã hỏi) vào một thời điểm bất ngờ nào đó. - Đặt những câu hỏi tương tự tiếp theo để đối phương buộc phải trả lời - Kiên trì hỏi đến khi ta tìm được câu trả lời. Ta không ngại khi đối phương nổi cáu. 5. Một số lưu ý trong đàm phán
  • 75. 75 5. Một số lưu ý trong đàm phán 5.9. Một số nguyên tắc căn bản: - Không chấp nhận ngay bất cứ những gì được đưa ra. Trong đàm phán nhanh, sẽ có một bên thiệt - Đừng tin vào những gì mà người ta viết hay nói với mình. Phải cảnh giác với bề ngoài chính thống: văn bản giấy tờ, những số liệu thống kê, những bài báo… - Không nên tỏ ra lo sợ và quá sốt ruột - Đừng cho rằng đối phương đã biết hết những gì ta biết. - Không nên lộ sự bức xúc cần giao dịch đó. - Không nên để đối phương điều khiển hay cuốn hút, đưa vào cuộc đàm phán quá nhanh.
  • 76. 76 5. Một số lưu ý trong đàm phán 5.9. Một số nguyên tắc căn bản: - Khi đối phương muốn chậm tiến độ, cần gây sức ép về thời hạn đối với họ, đừng để họ nói: “khi nào đàm phán được, chúng tôi sẽ gọi”. - Khi đối phương muốn đẩy nhanh tốc độ thì mình lại nên làm ngược lại - Nhiều trường hợp, có thể đổi thời gian lấy tiền (muốn nhanh thì phải chấp nhận mức phí cao hơn). - Không nên chấp nhận 1 đề nghị nào đó ngay (đối phương sẽ tưởng là bị hớ); - Linh hoạt trong đàm phán
  • 77. 77 5. Một số lưu ý trong đàm phán 5.9. Một số nguyên tắc căn bản: - Linh hoạt trong đàm phán + Phải phân biệt những vấn đề nhỏ với những vấn đề lớn; linh hoạt nhân nhượng những vấn đề nhỏ, yêu cầu đối phương nhân nhượng một vấn đề lớn hơn. + Phải theo dõi, ghi chép những nhân nhượng của mình để đưa vào hợp đồng. - Giả thua: Đưa ra những yêu cầu cao, đối phương không đồng ý, giả thua phải nhân nhượng đưa ra những đề nghị mới dể chấp thuận hơn nhưng đó chính là mục tiêu cần đạt được của minh. Khi đó đối phương thường ngộ nhận rằng họ đã thắng và mất cảnh giác. - Thể hiện mình là người quyết tâm nhất, sẵn sàng trả giá cao nhất, mặc dù chưa biết người khác đã trả thế nào.
  • 78. 78 5. Một số lưu ý trong đàm phán 5.9. Một số nguyên tắc căn bản: - Chiến thuật đàm phán: + Vừa đấm, vừa xoa + Người nói nhiều, người nói ít và chỉ chăm chú ghi chép, suy nghĩ… + Không để cho đối phương hiểu ai là người quyết định. - Dọa nạt có thể tạo ra những cơ hội mới: vì “sơn ăn tùy mặt, ma bắt tùy người”. - Ép đối phương về giá, về điều kiện thanh toán, giao hàng… đến mức có thể. Kiên nhẫn, không sớm nhượng bộ, nhưng đừng quên: “già néo, đứt dây”. - “Đã cố hết sức”. Có thể nói cho ĐP biết rằng mình đã cố hết mức rồi, không thể cố được nữa.
  • 79. 79 5. Một số lưu ý trong đàm phán 5.10. Ứng xử với một số đối tác: 1) Với những đối tác thích dọa nạt - Không cần căng thẳng, giữ lập trường, hãy thể hiện mình không sợ sự dọa nạt đó. Khi đó, đổi phương sẽ phải chuyển phong cách hoặc ta chiếm ưu thế. - Không nhất thiết phải đối đầu trong ĐP, hãy mềm dẻo để thiết lập mối quan hệ tốt hơn. - Thận trọng để không mắc sai lầm (Thí dụ, những người hay dọa nạt thường ít quan tâm đến những chi tiết vụn vặt nên ta cứ gửi cho họ và người đại diện tất cả những gì là vụn vặt nhất, chắc chắn họ không đọc, không có ý kiến, ta có cớ để nói rằng họ đã đồng ý…).
  • 80. 80 5. Một số lưu ý trong đàm phán 5.10. Ứng xử với một số đối tác: 2) Với những đối tác huyênh hoang Hay bị chủ quan, khinh xuất. Khi đó: - Đối phương kiêu ngạo thì ta nên khiêm nhường, tâng bốc họ lên, họ sẽ dễ bị mất cảnh giác. - Nhả thông tin như tằm nhả tơ. Hãy chuẩn bị sẵn những nội dung trao đổi và nói rằng đây là vấn đề rất quen thuộc với họ rồi, họ huyênh hoang sẽ dễ không để ý và dễ dàng nhất trí. - Cần đến sự trợ giúp từ đối phương, tức từ những người dưới quyền của kẻ huyênh hoang. Thí dụ, về những chi tiết nhỏ, nên yêu cầu trao đổi với những người dưới quyền.
  • 81. 81 5. Một số lưu ý trong đàm phán 5.10. Ứng xử với một số đối tác: 3) Đối với những đối tác thiếu quyết đoán - Cần phải từ từ và nhẫn nại. Phải để cho họ biết là đã thỏa thuận được những gì rồi và sẽ không lặp lại những vấn đề đó. - Hãy tâng bốc đối phương trước mặt đồng nghiệp của anh ta. Giả sử khi gặp Sếp của nhà ĐP, hãy ca ngợi anh ta qua Sếp của họ, họ sẽ tự tin hơn. - Hạn chế nhượng bộ: càng nhượng bộ, họ càng băn khoăn, càng chần chừ, do dự. Ta nên quyết đoán, đừng để cho họ lựa chọn. Thí dụ: “trong 3 phương án trên, tôi QĐ chọn phương án 2” chứ đừng nói: “Vậy trong 3 phương án trên, ông định chọn phương án nào?”.
  • 82. 82 6. Văn hóa trong đàm phán 6.1. Văn hóa và vai trò của văn hóa 6.2. Sự khác biệt về văn hóa a. Khác biệt về ngôn ngữ và phi ngôn từ b. Khác biệt về quan niệm giá trị c. Khác biệt về tư duy và ra quyết định
  • 83. 83 Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa VH gốc nông nghiệp VH gốc du mục Đông Nam, nóng Tây Bắc, lạnh Định cư Du cư Tôn trọng và hòa hợp Coi thường và chế ngự Trọng tình Trọng sức mạnh Hiếu hòa, bao dung Hiếu thắng, Linh hoạt Nguyên tắc Tổng hợp, trọng quan hệ Phân tích, trọng yếu tố Trọng tĩnh Trọng động
  • 84. Tiêu chí Phương Đông Phương Tây Nhu cầu xã hội Trọng ổn định Trọng phát triển Đặc tính xã hội Trọng tình, mềm dẻo Trọng lý, cứng rắn 84 Khác biệt về văn hóa Tương quan xã hội Tập thể cộng đồng Cá nhân Lớn, quyết đoán, bất BĐ Nhỏ (dchủ, bình Kh.cách quyền lực đẳng) Ứng xử Linh hoạt Nguyên tắc
  • 85. Khác biệt về văn hóa Về đối tượng Ưa tìm hiểu Ghét tò mò Về bản thân Trọng danh dự Trọng lý, lợi ích Cách thức giao tiếp Vòng vo, giữ ý Rõ ràng, dứt khoát 85 Tiêu chí Phương Đông Phương Tây Phong cách giao Hay cười, hài hước Nghiêm trang tiếp Nghi thức giao tiếp Phóng phú Đơn giản
  • 86. 86 Đàm phán với đối tác châu Âu Bắt đầu đàm phán: - Đừng bao giờ nói "Vâng” với đề nghị đầu tiên - Đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn hy vọng đạt được - Phản ứng trước từng đề xuất của đối tác - Tránh đối đầu. - Đóng vai trò người bán hay người mua bất đắc dĩ. - Viện cấp quyết định cao hơn hoặc "kẻ đấm người xoa". - Đừng bao giờ đề nghị nhượng bộ ngang bằng - Biết cách đặt các vấn đề bế tắc sang một bên (Bế tắc không hẳn là ngõ cụt hoàn toàn). - Luôn đề nghị thỏa thiệp - Đề phòng tạo ra ấn tượng trông chờ vào những nhượng bộ tiếp theo của bạn.
  • 87. Trong quá trình đàm phán: - Đừng bao giờ bó hẹp nội dung đàm phán vào một vấn đề. - Trong đàm phán không phải tất cả mọi người đều có mối quan tâm 87 giống nhau. Giá cả không phải lúc nào cũng là vấn đề quan trọng nhất. - Đừng quá tham lam - Khi đàm phán đã kết thúc hãy tặng lại cho đối tác một vài nhượng bộ nhỏ. Ví dụ: một dịch vụ bổ trợ không quan trọng. - Bạn cần hiểu rõ phong cách đàm phán của bản thân và cố gắng sửa đổi cho thích nghi với đối tác. - Chuẩn bị thật kỹ cho đàm phán. Kết thúc đàm phán: - Đặt phía đối tác vào hoàn cảnh dễ chấp nhận kết quả đàm phán. - Luôn tự hỏi: Đây có phải là tình thế cả hai bên đều giành được thắng lợi hay không? Đàm phán với đối tác châu Âu
  • 88. 88 Đàm phán với người Nhật - Tuổi tác đồng nghĩa với khôn ngoan, kinh nghiệm - Không chú ý nhiều vào người nói tiếng Anh - Đưa từng vấn đề bàn bạc, không đem hết 1 lúc - Đừng nhân nhượng giá quá nhanh - Tránh nhìn lâu vào mắt - Không nên phá vỡ sự im lặng - Coi trọng chữ tín, dựa vào cam kết miệng hơn văn bản - Sau ký kết, nên nghiêm túc thực hiện - Cố gắng duy trì, phát triển quan hệ kinh doanh
  • 89. 89 Đàm phán với người Mỹ - Loại bỏ lời lẽ rườm rà, vào ngay mục đích - Thường dồn trí tuệ ngay sau xã giao - Đưa nhiều vấn đề, ngược lại là dấu hiệu bất thành - Đừng bị mê hoặc bởi các lợi ích lớn, hoặc ban ơn - Số lượng lớn, chất lượng cao và cần giấy CN - Điều khoản số chất lượng, thời gian… rất chặt chẽ - Chú ý các điều khoản pháp lý - Thường dùng hợp đồng hoặc giao kèo in sẵn - Cần đọc, hiểu kỹ, có thể yêu cầu sửa ngay - Hợp đồng thường dài và phức tạp
  • 90. 90 Đàm phán với người Mỹ - Đi thẳng vào vấn đề - Đặt danh thiếp lên bàn: Trung thực - Đừng ngồi đó im lặng, hãy nói đi - Đừng bỏ cuộc giữa chừng - Thường tách ra nhiều phần nhỏ - Công việc là công việc - Lời hứa: Hứa hẹn kết quả tốt đẹp - Lời khuyên: Khuyên để có kết quả tốt đẹp - Các lợi ích: Đưa các lợi ích, để thuyết phục - Đưa ra tiêu chuẩn thực tế.
  • 91. So sánh Nhật - Mỹ Các giai đoạn Nhật Mỹ Nhiều thơi gian, Ít thơi gian hơn Làm quen chi phí Nhượng bộ và cam kết xuyên suốt 91 Gần cuối mới nhượng bộ Nhượng bộ và thỏa thuận Quan trọng nhất, nhanh, áp đảo Thành công chủ yếu Thuyết phục sau hậu trường Ngắn gọn, trực tiếp, Trao đổi thông tin Quan trọng nhất nhanh chóng Đàm phán với Nhật như cha và con trai, còn với Mỹ như hai anh em trai.
  • 92. 92 Giao tiếp với người Anh 1)Bắt tay 2)Giới thiệu và xưng hô 3)Coi trọng riêng tư 4)Không tin tưởng đàn ông dùng trang sức 5)Không được đùa về Nữ hoàng Anh 6)Ít hỏi những vấn đề liên quan đến cá nhân. 7)Hẹn làm việc trước, hãy đến đúng giờ nhưng đừng đến sớm. 8)Làm việc 9h - 17h, tiệc buổi tối 9)Là một xã hội phân biệt giai cấp khá rõ 10)Các doanh nhân không giữ một tốc độ làm việc căng như người Mỹ. 11)Đừng nên lẫn lộn phong cách Anh và Mỹ
  • 93. 93 Giao tiếp với người Pháp 1) Thói quen dùng ngôn ngữ cơ thể khi nói 2) Đừng đút tay vào túi khi nói chuyện 3) Thói quen bắt tay khi đến và về 4) Nghiêm túc trong công việc 5) Thường cẩn trọng với đề nghị làm ăn đột ngột 6) Tốt nhất nên có giới thiệu 7) Bắt buộc phải hẹn trước, có thể phải xác nhận 8) Cần tế nhị thong thả 9) Mời ăn tối phải là nơi sang trọng, đắt tiền
  • 94. 94 Giao tiếp với người Pháp 10)Họ làm việc trong môi trường cạnh tranh cao, vì vậy thường gây ấn tượng là người không lịch sự lắm. 11)Thường niềm nở và thân mật, tự hào về văn hóa và khả năng hùng biện của dân tộc mình. 12)Thích thắng trong cuộc tranh luận về tính hợp lý của vấn đề mình đưa ra. 13)Trong đàm phán "Vâng" tức là "Có thể", "Không" tức là chúng ta hãy cùng thỏa thuận. 14)Hệ thống lãnh đạo trong các doanh nghiệp Pháp rất tập trung từ cao xuống thấp. 15)Hãy luôn đến đúng giờ
  • 95. 95 Giao tiếp với người Đức 1)Chào hỏi và bắt tay 2)Coi trọng sự lịch thiệp với phụ nữ 3)Trọng chức vị 4)Không nên bàn chuyện chính trị 5)Tặng hoa phải tự mang đến và bỏ gói giấy 6)Rất coi trọng pháp luật 7)Phong cách ứng xử lễ nghi hơn người Mỹ. Hẹn đúng giờ là yêu cầu rất quan trọng 8)Tập trung vào thỏa thuận hợp đồng hơn là giữ mối quan hệ giữa các bên đối tác 9)Thích các hợp đồng thật chi tiết và thực hiện chính xác các hợp đồng đó. Không thích thay đổi hợp đồng khi đã soạn thảo xong. 10)Rất chú ý đến các chức danh: Ví dụ Ngài Giáo sư Schmitt.
  • 96. 96 Đàm phán với người Ả Rập - Không được xúc phạm tới tôn giáo của họ. - Không nên đến các nước Arập đàm phán vào thời họ ăn chay. - Người Arập thường chậm đưa ra quyết định vì họ thường lấy lý do quốc gia, do đó không được vội vã, thúc giục - Không dùng các từ ngữ quá ngắn gọn, rõ ràng. Khi muốn đưa ra yêu cầu chỉ được dùng cách nói trong thương lượng để diễn đạt. - Không được tự cao tự đại nếu không sẽ làm đối phương tức giận. - Rất coi trọng các kiến nghị, thường giao lại cho cấp dưới là các chuyên gia để kiểm tra. Nếu có hứng thú họ sẽ chọn thời gian thích hợp để đàm phán - Không nên phái phụ nữ tới các nước Arập đàm phán hoặc giao dịch - Người Arập không muốn tốn nhiều thời gian cho việc mặc cả. - Hợp đồng phải được làm đồng thời bằng cả hai thứ tiếng, Anh và Arập.
  • 97. 97 Đàm phán với người Trung Quốc 1. Xây dựng những điều khoản hợp đồng rõ ràng. 2. Tin chắc là dự án của mình khả thi về mặt kinh tế. 3. Hiểu rõ đối tác của mình. 4. Thận trọng lưu ý đến thể thức thanh toán, 5. Đừng đi vào những thỏa thuận bị cấm. 6. Phải phù hợp với các quy định của WTO. 7. Tìm cho ra những khó khăn trước khi chúng biến thành hiện thực. 8. Phân tích rủi ro có thể xảy đến. 9. Hạn chế sự phóng túng của bạn. 10. Lưu ý thường xuyên.
  • 98. 1.Giờ làm việc từ 8 giờ - 6 giờ chiều, làm việc ngoài giờ là rất phổ biến 2.Phải cung cấp cho họ nhiều thông tin chi tiết về giao dịch. 3.Việc đàm phán thường diễn ra ở phòng họp của doanh nghiệp. Trưởng đoàn đàm phán phải vào phòng họp trước. 4.Người Đài Loan rất thân thiện với người ngoại quốc, 5.Thích đi thẳng vào vấn đề chính. 6.Gọi tên người Đài Loan bằng họ và có thể kèm theo chức danh 7.Chào hỏi khi gặp nhau là gật đầu chào hoặc cúi chào nhẹ. Nếu bắt tay, thường nhẹ nhàng và giữ trong vài giây. 98 Đàm phán với người Đài Loan
  • 99. 99 Đàm phán với người Đài Loan 8.Thường trả lời “vâng” hoặc “không”. Không bao giờ từ chối việc gì một cách trực tiếp. 9.Mời cơm, phải thực sự là một bữa cơm, không phải là một bữa qua loa hoặc một tiệc rượu giản đơn. 10.Việc ăn thử ở tất cả các món ăn là thể hiện phép lịch sự và phải để dư một ít thức ăn trên đĩa sau buổi ăn. 11.Ăn mặc: không cần quá cầu kỳ và không được hở hang 12.Thích quà biếu, nhưng tránh biếu đồng hồ treo tường, khăn tay, dù, hoặc các loại hoa màu trắng (hoa cúc) và những vật sắc nhọn
  • 100. 100 Đàm phán với người Myanmar - Nên thiết lập ngày giờ cụ thể; họ thường đến chậm, muộn. - Không nên nói trực diện, nên gián tiếp. (“Anh cần làm tốt hơn công việc của mình”, chứ đừng bao giờ nói: “Công việc anh vừa làm thật tệ”). - Ngoài giờ phải trả gấp đôi tiền công . - Tại hầu hết các văn phòng làm việc và các cơ sở kinh doanh đều có đặt một bàn thờ Phật. Người dân Myanmar chủ yếu theo đạo Phật, hiền lành, thật thà, chất phác. - Thường gặp gỡ nhau, trực tiếp trao đổi, tiếp xúc, bàn bạc thảo luận trước khi ký kết hợp đồng kinh tế. - Quá trình thương thảo hợp đồng kinh tế, chờ đợi xin giấy phép xuất - nhập khẩu diễn ra rất lâu, có những lúc kéo dài đến mấy tháng.
  • 101. 101 Đàm phán với người Myanmar - Có thói quen là thăm trụ sở, nơi làm việc của nhau, thăm nhà máy sản xuất chế biến sản phẩm, xem xét quy trình công nghệ, đội ngũ công nhân viên chức; sau đó thì họ sẽ có đàm phán, thương thảo, quyết định ký kết hợp đồng kinh tế. - Thường yêu cầu đối tác nhập khẩu có khoản tiền "đặt cọc" bằng tiền mặt khoảng 10% trong tổng số tiền của hợp đồng kinh tế. - Một số doanh nghiệp muốn bên mua thanh toán trước 100% qua ngân hàng rồi mới giao hàng. Nếu cần tiền đặt cọc thì chỉ nhận tiền ngoại tệ mới, không nhăn, bẩn. - Giá cả trên thị trường trong nước và giá cả hàng hóa xuất khẩu của Myanmar thường thấp hơn nhiều so với giá cả thị trường thế giới.
  • 102. 102 Đàm phán với người Myanmar - Rất thích được tặng quà dù chỉ là món quà nhỏ. - Rất cần chú ý đến việc thẩm định năng lực XNK của doanh nghiệp Myanmar. - Trình độ phổ cập tiếng Anh của lực lượng lao động phổ thông hơn hẳn Việt Nam. - Coi trọng chữ "tín“ - Làm việc thông tầm, chỉ nghỉ ăn trưa khoảng 30 phút và không dùng đồ uống có cồn. Nhiều người kiêng kỵ ăn thịt động vật 4 chân.
  • 103. 103 Đàm phán với người Malaysia - Nhận thức sự vật theo cách nhìn truyền thống của văn hóa Hồi giáo - Dựa vào cảm xúc chủ quan riêng để đánh giá một sự việc; các số liệu dẫn chứng, bằng chứng khách quan ít quan trọng hơn. - Nhiều lĩnh vực kinh doanh tại Malaysia do người Hoa và người Ấn chi phối, các sắc tộc này trong cộng đồng dân tộc Malaysia lại có những hệ thống giá trị khác nhau. - Khi tiến hành quyết định, thường chú ý xem xét đến hoàn cảnh cụ thể của sự việc và các mối quan hệ chằng chịt chung quanh nó. - Tự bản chất, người Malaysia không giỏi trong việc đối kháng nên họ thường tìm cách hài hòa các mâu thuẫn.
  • 104. 104 Đàm phán với người Malaysia - Niềm tin tôn giáo giúp người Malaysia vững vàng và ổn định trong đời sống. - Malaysia là một liên bang và hầu hết các tiểu bang đều có tiểu vương (Sultan) riêng. Sự phân biệt giữa hoàng tộc và thứ dân khá rõ. - Ở Malaysia, người Malay chiếm đa số và nắm quyền điều hành quốc gia, nhưng về kinh tế thì người Malaysia gốc Hoa lại chi phối nhiều hơn.
  • 105. 105 Đàm phán với người Malaysia Thương lượng: - Chỉ làm ăn với người họ biết và thích; tình cảm rất quan trọng. - Tiến trình thương lượng kinh doanh ở đây diễn ra chậm, nên đòi hỏi nhiều kiên nhẫn. - Lịch thiệp, ít khi nói "không". Chữ "vâng" hàm ý nhiều nghĩa - Một số người Malaysia gốc Hoa thường chọn ngày lành tháng tốt cho công việc - Chẳng hạn thay vì mời: "Ngài vui lòng dự bữa tiệc tối với tôi", thì họ sẽ nói: "Ngài có thể dùng tiệc tối với tôi hay không?“ - Người Malaysia không bao giờ biểu lộ cảm xúc giận dữ nơi công cộng.
  • 106. 106 Đàm phán với người Philippines - Tiếng Anh và tiếng Phi (gọi là Tagalog) là ngôn ngữ chính của Philippines. - Rất thích chuyện trò, rất cởi mở với những luồng thông tin khác nhau; có khuynh hướng xử lý các thông tin theo cảm xúc chủ quan, hơi nghiêng về các yếu tố tình cảm. - Chân lý được Philippines thừa nhận thường đến từ các cảm xúc trực tiếp; rất ít khi họ quan tâm đến các số liệu, dẫn chứng khách quan. - Đa văn hóa: văn hóa, bản địa, Trung Hoa, Hồi giáo, Tây Ban Nha và Mỹ… - Cá nhân hành động trong mối tương quan của nhóm xã hội mà họ phụ thuộc, trong đó gia đình là quan trọng nhất.
  • 107. 107 Đàm phán với người Philippines - Có thói quen thường chờ đối tác bày tỏ trước và thông qua việc đáp lại thái độ mới bày tỏ quan điểm của mình. - Gia đình là nơi che chở an toàn nhất. Bên cạnh đó là tôn giáo và các truyền thống xã hội. - Xem trọng dân chủ, tôn trọng tự do cá nhân, các quyền bình đẳng về giáo dục và báo chí. - Địa vị xã hội cũng được chú ý nhiều. Về sắc tộc, người có màu da sáng hơn thường được xem trọng hơn.
  • 108. 108 Đàm phán với người Singapore - Tính cạnh tranh cao và có đạo đức kinh doanh; có năng lực chuyên môn, khả năng làm việc theo nhóm. - Không thích những thông tin “ngoài lề”. - Rất trung thành với công ty. - Lịch sự; tuổi tác và thâm niên được kính trọng; thành viên quan trọng nhất phải được giới thiệu đầu tiên. - Danh thiếp được trao đổi vào lúc bắt đầu cuộc gặp gỡ, ngay sau khi giới thiệu. Không bao giờ được dùng tay trái khi trao đổi danh thiếp. - Khi ngồi nói chuyện với đối tác không nên ngồi chéo chân. Ra hiệu vẫy tay nên vẫy bằng tay phải với lòng bàn tay hướng xuống đất, các ngón tay hướng ra và vẫy lại.
  • 109. 109 Đàm phán với người Singapore - Khá cởi mở trong việc tiếp nhận các luồng thông tin khác nhau. - Đánh giá sự vật hoặc đối tượng thông qua kinh nghiệm trực tiếp và các bằng chứng cụ thể, chứ không qua diễn giải của người khác. - Chịu ảnh hưởng bởi ít nhất ba hệ thống giá trị: Trung Hoa, Malaysia và Ấn Độ. - Cá nhân phải phục tùng tập thể nên quyết định của cá nhân phải chú ý đến sự nhất trí của tập thể. - Gia đình được xem là yếu tố quan trọng nhất trong xã hội - Cạnh tranh trong kinh doanh khá khốc liệt, nên rất dễ phát sinh sự phân hóa do tài năng. - Ít nhiều vẫn còn mang tính sắc tộc (người gốc Hoa thích làm ăn với người gốc Hoa, người gốc Ấn với gốc Ấn, người gốc Malaysia với Malaysia,…).
  • 110. 110 Đàm phán với người Singapore - Thương lượng kinh doanh tuy có nhanh hơn những vẫn nhuốm chút phong cách Đông phương, nên hãy từ tốn. - Cách từ chối khéo léo để không làm bẽ mặt người khác. - Thích làm việc với cá nhân - Tuổi tác là điều được kính trọng nhất, kế đến là chức vụ - Nói năng nhẹ nhàng từ tốn, luôn giữ thái độ đúng mực, dành đủ thời gian cho người nói chuyện suy nghĩ để trả lời các vấn đề. - Các chủ đề cần tránh đề cập đến khi nói chuyện là: Cách sống của người Singapore, tôn giáo, các tệ nạn quan liêu (nếu có), chính trị. Đặc biệt tránh nói về chuyện tình dục. - Các chủ đề dễ tìm sự đồng cảm là du lịch, những kế hoạch tương lai, các thành tựu về tổ chức xã hội và về nghệ thuật ẩm thực.
  • 111. 111 Đàm phán với người Thái Lan - Mối quen biết trong công việc kinh doanh rất được xem trọng - Người Thái thích hợp tác làm việc với những người họ kính trọng. - Sự tiến triển trong mối quan hệ của người Thái diễn ra chậm, cần thời gian tạo lập quan hệ. - Khi giao tiếp phải luôn giữ thái độ kính trọng và lịch sự - Coi trọng nghi thức giao tiếp và họ coi các cử chỉ khi giao tiếp quan trọng hơn cả lời nói. - Những người có vị trí cao trong xã hội cũng như những người lớn tuổi nhất trong công ty luôn được kính trọng. - Nên đặt lịch hẹn với đối tác trước một tháng. - Nên đến đúng giờ
  • 112. 112 Đàm phán với người Thái Lan - Nên gửi trước những tài liệu, thông tin về công ty của mình - Hãy nên đứng cho đến khi được mời ngồi. - Luôn giữ được sự bình tĩnh. - Rất ít khi nói “ Không” dễ dẫn đến hiểu lầm - Chức vụ và thâm niên trong công việc - Giỏi trong việc thương lượng và đàm phán. - Cách thức chào trang trọng; không cần làm theo, chỉ cần mỉm cười đáp lại hoặc gật đầu chào lại họ, nhưng nếu chào lại họ theo đúng cách truyền thống thì rất tốt. - Nên đợi chủ nhà giới thiệu bạn với những người khách khác
  • 113. 113 Đàm phán với người Thái Lan - Việc trao đổi quà tặng là một thói quen phổ biến - Quà tặng không cần thiết phải quá đắt tiền nhưng phải có giá trị tinh thần. Khi đến thăm gia đình, nên tặng quà họ - Quà tặng nên được bọc gói thật đẹp; nên dùng nơ và những dải ruy băng; tránh giấy gói có màu xanh lá cây, màu đen hoặc xanh sẫm - Những món quà yêu thích: Hoa, sôcôla ch.lượng cao hoặc hoa quả. - Không tặng hoa cúc vạn thọ hoặc hoa cẩm chướng (tang lễ) - Màu vàng được xem như là biểu tượng của sự vương giả, nên chọn những giấy gói quà với màu này. - Chỉ nên sử dụng giấy gói quà màu đỏ nếu bạn biết rõ đối tác là người Thái gốc Hoa.
  • 114. 114 Đàm phán với người Thái Lan Trên bàn tiệc: - Những dụng cụ chính trong bữa ăn của người Thái là dĩa và thìa - Thìa được cầm tay phải và dĩa được cầm tay trái. - Hầu hết những bữa tiệc thường là những bữa tiệc đứng - Bạn có thể bắt đầu ăn ngay sau khi được phục vụ. - Bạn nên để lại một chút thức ăn tại đĩa - Không nên để thừa lại gạo trên đĩa của bạn - Bạn nên chú ý đừng bao giờ gắp miếng thức ăn cuối cùng khi được phục vụ đồ ăn. - Không nên liếm tay khi dùng bữa.
  • 115. 115 Đàm phán với người Thái Lan Đàm phán: - Lần gặp đầu nên diễn ra thân mật tại một bữa ăn trưa hoặc buổi uống cocktail chiều. - Đặc tính tuân thủ tôn ti trật tự của người Thái khá kiên định, nên các thông tin truyền đạt thường phải đi qua nhiều tầng nấc trước khi đến nơi cao nhất, do vậy cần phải biết mềm dẻo và kiên nhẫn trong thương lượng. - Đừng bao giờ mất tự chủ, đừng biểu lộ quá đáng các cảm xúc, đừng tỏ ra quá kiên định. - Người Thái thường tránh đối đầu bằng mọi giá. - Trong một buổi thương lượng làm ăn, nếu một đối tác Thái bắt đầu mỉm cười mà không có lý do rõ ràng, bạn hãy mau đổi đề tài.
  • 116. 116 4. Một số tiểu xảo 1. Tiểu xảo chê bai 2. Tiểu xảo “bỏ đi” 3. Tiểu xảo ăn vạ 4. Tiểu xảo cạnh tranh công kênh 5. Tiểu xảo “hỏi ý kiến cấp trên” 6. Tiểu xảo xin thêm 7. Tiểu xảo cưa đôi chênh lệch 8. Tiểu xảo siết ốc 9. Tiểu xảo liên tưởng 10. Tiểu xảo đưa ra bằng chứng và số liệu thống kê
  • 117. 117 TỪ CHỐI KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ KHÔNG, MÀ NGHĨA LÀ CHƯA PHẢI BÂY GIỜ SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG NHẤT LÀ SỢ PHẠM SAI LẦM
  • 118. 118 KẾT LUẬN 1.CUỘC ĐÀM PHÁN THÀNH CÔNG CÓ CÁC BÊN ĐỀU THẮNG. 2.PHẢI TUỲ CƠ ỨNG BIẾN, TÌM KIẾM CƠ HỘI, NẮM BẮT CƠ HỘI. 3.ĐỪNG DỒN ĐỐI THỦ CỦA MÌNH TỚI TẬN CHÂN TƯỜNG. 4.CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA MỌI CUỘC THƯƠNG LƯỢNG. 5.THÔNG TIN LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI. 6.RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG TIÊN ĐOÁN Ý ĐỒ CỦA ĐỐI PHƯƠNG. 7.PHẢI CHUẨN BỊ SẴN MẪU HỢP ĐỒNG ĐỊNH KÝ
  • 119. 119 NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM 1. COI ĐỀ NGHỊ CỦA ĐỐI TÁC MỚI CHỈ LÀ BƯỚC ĐẦU. 2. TRÍCH DẪN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NẾU CẦN. 3. SỬ DỤNG THÔNG TIN CỦA BÊN THỨ BA. 4. XOÁ BỎ SỰ IM LẶNG. 5. THÚC ĐẨY THIỆN CHÍ CỦA ĐỐI TÁC
  • 120. 120 NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM 1. CHÀO GIÁ, ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH MÌNH MUỐN TRONG LẦN ĐẦU. 2. ĐỂ ĐỐI TÁC BIẾT BIÊN ĐỘ THƯƠNG LƯỢNG. 3. PHỎNG ĐOÁN. 4. ĐỀ XUẤT CÁI GÌ MÌNH KHÔNG THỂ THỰC HIỆN. 5. RA QUYẾT ĐỊNH KHI TỨC GIẬN, VỘI VÃ.
  • 121. 121 NGƯỜI THÀNH CÔNG NHẬN RA CƠ HỘI TRONG KHÓ KHĂN; KẺ THẤT BẠI NHÌN THẤY KHÓ KHĂN TRONG CƠ HỘI BIẾT GIẤU Ý ĐỊNH, MÀ KHÔNG BỊ COI LÀ NÓI DỐI; TẠO ĐƯỢC SỰ TIN CẬY, MÀ KHÔNG CẢ TIN; NHÚN NHƯỜNG, QUẢ QUYẾT, MÊ HOẶC NGƯỜI KHÁC, MÀ KHÔNG BỊ MÊ HOẶC; MUỐN NHIỀU TIỀN VÀ VỢ ĐẸP, NHƯNG VẪN DỬNG DƯNG TRƯỚC PHỤ NỮ VÀ TIỀN, ĐÓ LÀ NHÀ ĐÀM PHÁN!
  • 122. 122 XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!