2. “Máu cứu người xin đừng thờ ơ”
Đó là thông điệp mà Viện huyết học truyền
máu TW muốn gửi tới toàn thể cộng đồng
hãy chung tay giúp sức cho những bệnh nhân
đang cần tới máu. Nhưng làm sao để máu đến
với người bệnh cách tốt nhất thì các bạn
hãy cùng chúng tôi đi vào bàn luận về
“MÁU VÀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU”
3. Chương I: Máu và an toàn truyền
máu
I/ Máu II/ An toàn truyền máu
1. Lịch sử truyền máu.
1. Khái niệm. 2. Lợi ích truyền máu.
2. Thành phần. 3. Lợi ích an toàn truyền máu
3. Máu có mấy loại? 4. Quyền lợi của người hiến máu.
5.Quy trình hiến máu.
4. Cơ quan tạo ra máu.6. Điều kiện hiến máu.
7. Quy trình truyền máu tới người
bệnh.
8. Thông tin căn dặn người HM.
5. I/ Máu.
1. Khái niệm.
- Máu là một chất lỏng lưu thông trong hệ
thống tuần hoàn của cơ thể, gồm nhiều
thành phần với các chức năng khác nhau
liên quan mật thiết đến chức năng sống của
cơ thể. Thiếu máu hay thừa máu đều gây
bệnh.
6. 2/ Thành phần:
- Máu gồm 2 thành phần chính:
+ Hữu hình (các tế bào máu).
+ Vô hình (huyết tương).
7. Hữu hình: (Các tế bào) Gồm hồng cầu, bạch cầu,
tiểu cầu.
- Hồng cầu: chiếm số lượng nhiều nhất, chứa các
huyết sắc tố, làm nhiệm vụ vận chuyển oxi từ phổi
đến các mô đào thải ở phổi, (đời sống trung bình
của hồng cầu là từ 90-120 ngày, tối đa là 120 ngày).
Tiêu hủy ở gan và lá lách.
- Bạch cầu: Có chức năng bảo vệ cơ thể. Sinh ra
ở tuỷ xương, cư trú ở các mô để bảo vệ cơ thể.
- Tiểu cầu: Có chức năng đông cầm máu, tái tạo
cục máu và đông bịt các vết thương. Tủy xương là
nơi sinh ra tiểu cầu. Đời sống của tiểu cầu khoảng
1-2 tuần.
8. Vô hình (huyết tương):
Chứa các muối khoáng, các chất dinh
dưỡng, protein, hoocmon, các chất mỡ
đường vitamin, các men. Vô hình có
màu vàng chủ yếu là nước và các chất.
9. 3/ Máu có mấy loại?
- Ngày nay người ta biết được đến 20 hệ thống máu
chính và hơn 40 nhóm máu phụ. Hệ thống nhóm máu
ABO là hệ thống nhóm máu được phát hiện lần đầu
tiên năm 1990 bởi Karllandsteiner nhưng vẫn là hệ
thống nhóm máu quan trọng nhất trong thực hành
truyền máu. Trong hệ nhóm máu ABO có 4 nhóm máu
chính: A, B, O, AB với tỷ lệ ở người Việt Nam là:
Nhóm máu A chiếm khoảng 20%
Nhóm máu B chiếm khoảng 30%
Nhóm máu O chiếm khoảng 45%
Nhóm máu AB chiếm khoảng 5%
10. 3/ Máu có mấy loại? (tiếp)
- Các nhóm máu này không thay đổi trong suốt cuộc
sống và di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Người ta dựa vào đặc tính này để có thể tìm hiểu được
sự liên hệ thân thuộc.
11. 4/ Cơ quan tạo ra máu.
Các cơ quan tạo ra
máu trong thời kỳ bào
thai gồm: Gan, lách,
hạch, tuỷ xương. Khi
ra đời và trưởng thành,
cơ quan tạo ra máu
chính là tuỷ xương.
12. II/ An toàn truyền máu.
1/ Lịch sử truyền máu.
- Lịch sử truyền máu có từ thế kỷ XV. Tuy nhiên
hành động truyền máu lần đầu tiên ở người được
thực hiện do 2 bác sĩ là Jame Blundell (1780-
1838) ở Luân Đôn và Philadelphie. Nhưng chỉ từ
khi có hệ nhóm máu ABO (1901) thì truyền máu
mới được đảm bảo.
13. 2/ Lợi ích của việc truyền máu.
- Truyền máu để nuôi dưỡng các tế bào và cơ quan trong cơ thể
nhằm duy trì sự sống của con người.
- Bất kỳ lý do nào gây ra thiếu máu nhiều thì đều phải truyền
máu.Truyền máu cũng là để chống chảy máu ngoài hoặc sâu ở
trong cơ, hoặc ở khớp như trong bệnh máu khó đông và các bệnh
rối loạn đông và cầm máu. Truyền máu còn để phục hồi các
chứng suy dinh dưỡng.
- Tuỳ theo bệnh trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ dùng khối hồng cầu
hoặc huyết tương, hoặc khối tiểu cầu. Ngày nay truyền máu là 1
cách điều trị tốt nhất trong cấp cứu và điều trị nội, ngoại, sản, nhi
và các chuyên khoa khác. Nhưng máu vẫn chưa có thành phần
nào có thể thay thế được.
14. 2/ Lợi ích của việc truyền máu
(tiếp)
- Tại sao lại có nhiều người cần phải được chuyền
máu?
Mỗi giờ có hàng trăm người bệnh cần phải được chuyền máu
vì:
+ Bị mất máu do chấn thương, tại nan, thảm hoạ, xuất huyết
tiêu hoá…
+ Do bị các bệnh gây thiếu máu, chảy máu: ung thư máu,
suy tuỷ xương, máu khó đông…
+ Các phương pháp điều trị hiện đại cần truyền nhiều máu:
phẫu thuật tim mạch, ghép tạng…
17. Hiến máu nhân đạo có hại đến
sức khoẻ không?
Hiến máu theo đúng hướng dẫn không những không có
hại, mà còn có lợi cho cơ thể, vì:
Các thành phần máu chỉ có đời sống nhất định, các thành
phần máu liên tục được sinh ra thay thế cho các tế bào máu
và huyết tương bị mất đi. Ví dụ: hồng cầu trong cơ thể chỉ
sống tối đa là 120 ngày , và được thay thế bởi hồng cầu
mới.
Cho đi dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không ảnh
hưởng tới sức khỏe. Thực tế đã có hàng triệu người hiến
máu mà vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.
19. 3/ Lợi ích an toàn truyền máu.
An toàn truyền máu đảm
bảo cho 3 đối tượng:
- Người hiến máu.
- Nhân viên truyền máu
- Người nhận máu.
20. 4/ Quyền lợi của người hiến máu.
Theo thông tư 12 trước đây và nay được sửa đổi,
Thông tư 40/TT-BTC ngày 23/04/2007 Nhà
Nước có quy định quyền lợi của người hiến máu
tình nguyện không lấy tiền sẽ có những quyền
lợi sau:
Được ăn uống nhẹ 1 bữa trước hoặc sau hiến
máu - trị giá 10.000đ
Được hỗ trợ chi phí đi lại trị giá 20.000đ
Nhận 1 món quà tặng có giá trị tôn vinh trị giá
50.000 đ
21. 4/ Quyền lợi của người hiến máu
(tiếp)
Được nhận giấy chứng nhận đã hiến máu tình
nguyện, với giấy này trong suốt cuộc đời nếu cần
đến máu truyền tại các cơ sở y tế công lập trên
toàn quốc thì sẽ được bồi hoàn miễn phí lượng
máu đã hiến theo Giấy chứng nhận hiến máu tình
nguyện.
Người hiến máu được tư vấn sức khoẻ trước,
trong và sau khi hiến máu; đồng thời sẽ được trả
những kết quả xét nghiệm 1 số bệnh truyền
nhiễm máu như HIV, Viêm gan B, Viêm gan C…
22. 5/ Quy trình hiến máu tại điểm:
Đăng kí hiến máu.
Tư vấn, khám tuyển chọn (lâm sàng và sét nghiệm sơ bộ)
Nghỉ uống nước.
Hiến máu nhân đạo.
Nghỉ ngơi và ăn nhẹ tại chỗ sau khi hiến máu, nhận quà tặng.
Nhận kết quả xét nghiệm và tư vấn sau hiến máu.
23. Ai đi hiến máu vậy ta?
Các bạn
đoán xem
anh này
có đủ tiêu
chuẩn HM
không?
24. Tác dụng của trà đường:
Bổ sung năng lượng.
Ổn định huyết áp.
Giúp cơ thể tỉnh táo (cân bằng tâm lý trong và sau hiến máu).
25. Tác dụng của ơ gâu:
Cầm máu. Thời gian dán ơ gâu cách
Ngăn vi rút và vi khuẩn. lúc lấy máu từ 5-7 phút.
26. 6/ Điều kiện hiến máu:
1. Hoàn toàn tự nguyện để cứu chữa người bệnh.
2. Là công dân đối với : Nam phải từ 18-60 tuổi. Nữ từ 18 đến 55
tuổi.
3. Cảm thấy mình thực sự khỏe mạnh và không có nguy cơ lây
nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác.
4. Người có nhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn, hành vi phù hợp
về hiến máu nhân đạo.
5. Phải có CMTND hoặc thẻ sinh viên và địa chỉ rõ ràng.
6. Được bác sĩ khám và kết luận là đủ điều kiện tham gia hiến
máu.
7. Thực hiện những hướng dẫn của bác sĩ trước và sau hiến máu.
27. 7/ Quy trình truyền máu đến
người bệnh:
• Tuyên truyền để người khoẻ mạnh hiến máu
Thu gom máu từ người hiến Xét nghiệm sàng
lọc Sản xuất chế phẩm máu Lưu trữ, bảo
quản Xét nghiệm hoà hợp Truyền cho người
bệnh.
28. 8/Một số điều căn dặn người hiến
máu:
Ngày trước hôm đi hiến máu, người hiến máu nên ăn
uống nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức, thức
đêm, bỏ ăn, say rượu… gây mệt mỏi căng thẳng
trước khi hiến máu.
Ngày hiến máu: ăn nhẹ trước khi hiến 1-2 giờ, không
ăn thức ăn nhiều mỡ, không uống bia rượu. Đem
CMTND hoặc giấy tờ tuỳ thân.
29. 8/ Một số điều căn dặn người hiến
máu (tiếp).
Tại điểm hiến máu: Cần thực hiện
đúng hướng dẫn của Bác sĩ, rời
khỏi điểm khi thấy mình hoàn toàn
bình thường.
Sau khi hiến máu: Trong 3 ngày
đầu nên giữ sạch nơi chọc ven,
không làm việc quá sức, không
say rượu, cần ăn uống và nghỉ
ngơi đầy đủ.
30. Chương III: Giải quyết nạn thiếu số
ượng
máu để chữa bệnh
- Hiện nay tình hình truyền máu ở Việt Nam như thế
ào?
Theo tổ chức y tế thế giới mỗi năm chúng ta cần 1.600.000 đơn
vị máu. Tuy nhiên chúng ta mới đáp ứng được khoảng 30% nhu
ầu.
Như vậy, hiện tại lượng máu để cung cấp cho điều trị và cấp cứu
người bệnh còn rất thiếu. Hơn nữa tổ chức hệ thống truyền máu ở
Việt Nam chưa được tổ chức thành hệ thống tập trung để đảm bảo
máu an toàn.
31. Chương III: Giải quyết nạn thiếu số
lượng máu để chữa bệnh (tiếp)
Để đáp ứng được nhu cầu máu cho cấp cứu
điều trị, cho an ninh, quốc phòng, tai nạn giao
thông, phòng ngừa thảm hoạ chúng ta cần:
- Chính Phủ sớm có chương trình máu quốc
gia, tập trung các cơ sở lấy máu thành các trung
tâm truyền máu khu vực.
- Khen thưởng cho tổ chức, cá nhân tham gia
hiến mau và vận động các tổ chức và cá nhân
khác tham gia.
32. -Cần có nguồn kinh phí riêng cho công
tác hiến máu nhân đạo – tình nguyện:
đảm bảo cho công tác tuyên truyền, tập
huấn, đào tạo tuyên truyền viên cũng như
việc tư vấn cho người HMTN làm cho
mọi người tin tưởng, hài long về việc
HMNĐ.
-- Cần có luật về Hiến máu - nhận máu
như các nước.