SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  37
Báo Cáo Thực Tập                               GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


                                PHẦN MỞ ĐẦU
                                        
1. Lý do chọn đề tài:
     Trong tiến trình đi lên của đất nước cùng với sự hoà nhập vào nền kinh tế thế
giới. Chúng ta đang tiến hành một chương trình đổi mới sâu rộng toàn bộ nền kinh tế,
chuyển sang cơ chế thị trường. Cơ chế mới hình thành đã phát huy tác dụng, phản ánh
khá trọn vẹn tính sinh động, phong phú, đa dạng của những tổ chức hoạt động tài
chính trên khắp đất nước. Cùng với những nổ lực đổi mới trong tất cả lĩnh vực của nền
kinh tế. Ngành ngân hàng đã và đang được cải cách hoàn thiện nhằm mục đích ngày
càng khẳng định vai trò của mình.
     Chúng ta đã biết Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, nền sản xuất ngày càng
phát triển Ngân Hàng càng trở nên quan trọng. Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho các
ngành kinh tế như: Doanh Nghiệp Nhà nước, Doanh Nghiệp tư nhân, các công ty, hộ
kinh tế cá thể…thông qua công tác tín dụng của mình.
     Tín dụng - bản thân là một phạm trù rất phức tạp trên phương diện lý thuyết và
lại càng phức tạp hơn trong thực tế vận dụng. Tín dụng là một hoạt động chính trong
Ngân hàng, đây là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của Ngân hàng.
     Những năm vừa qua, tình hình trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức
tạp, gây ra không ít khó khăn và thách thức cho toàn bộ nền kinh tế. Trong bất cứ hoạt
động kinh doanh nào cũng có rủi ro, lĩnh vực nào mà lợi nhuận đạt càng cao, thì mức
độ rủi ro có thể xảy ra càng lớn. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một loại hình
kinh doanh đặc biệt. Ngân hàng là “ người buôn nợ ”, đầu vào là đi vay nợ và đầu ra là
cho vay nợ. Vì thế hoạt động của ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế rất
khó có nhiều khả năng rủi ro nhất so với các hoạt động khác. Rủi ro trong hoạt động
kinh doanh ngân hàng có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây hậu quả to lớn như làm thất
thoát vốn, đảo lộn kết quả kinh doanh ngân hàng. Từ đó dẫn đến sự phá huỷ của ngân


SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                      Trang 1
Báo Cáo Thực Tập                                 GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


hàng, ảnh hưởng đến lợi ích của người gửi tiền, tác động tiêu cực đến nền kinh tế xã
hội. Do đó, để tồn tại và đứng vững trong môi trường kinh doanh này thì các ngân
hàng ở Việt Nam phải tự hoạch định cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Một trong những chiến lược đó chính là kiểm soát rủi ro.
     Kiểm soát rủi ro là việc làm vô cùng cần thiết trong hoạt động ngân hàng vì kiểm
soát rủi ro giúp các nhà quản trị thấy trước rủi ro, đo lường được rủi ro và có giải pháp
tổi thiểu hoá rủi ro, tối ưu hoá việc chấp nhận rủi ro từ đó chủ động trong kinh doanh,
hạn chế được các sự cố bất ngờ gây tổn thất cho hoạt động kinh doanh. Trong hoạt
động của ngân hàng có rất nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi
ro lãi suất, rủi ro hoạt động… Như chúng ta đã biết, doanh thu trong hoạt động của các
ngân hàng ở Việt Nam chủ yếu là từ hoạt động cấp tín dụng, chiếm khoảng 60 – 70%
doanh thu ngân hàng. Nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng cho vay là huy động từ khách
hàng. Do tính cạnh tranh giữa các ngân hàng nên ngân hàng thường huy động với lãi
suất tương đối cao, dẫn đến lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng cao. Điều này
cũng dẫn đến rủi ro trong tín dụng cao và một khi rủi ro trong tín dụng vượt mức kiểm
soát nó sẽ huỷ hoại giá trị của ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản. Trong sự cạnh
tranh khốc liệt hiện nay của các ngân hàng, đặc biệt là có sự cạnh tranh của các ngân
hàng nước ngoài thì càng cho thấy rõ rủi ro tín dụng là một vấn đề đáng được các ngân
hàng quan tâm. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, đồng thời qua tìm hiểu công tác
tín dụng ở NHTMCP Đông Á - Phòng Giao Dịch Lê Trọng Tấn , kết hợp với những
kiến thức trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận
Tải III và nhất là sự gợi ý, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, các Anh Chị tại
Phòng Giao Dịch, và qua thực tế công tác, em đã quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp
hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại Phòng Giao Dịch Lê Trọng Tấn”
để nghiên cứu làm báo cáo thực tập.

   2. Mục tiêu nghiên cứu:

   • Tìm hiểu đối tượng KHCN mà PGD đang hướng đến trong tương lai.


SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                         Trang 2
Báo Cáo Thực Tập                             GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


  • Phân tích những rủi ro mà PGD sẽ gặp phải trong cho vay khách hàng cá nhân.

  • Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và phòng ngừa rủi ro trong
     cho vay khách hàng cá nhân tại PGD Lê Trọng Tấn.
  3. Phương pháp nghiên cứu:

  • Thu thập, tổng hợp số liệu thực tế về hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động
     kinh doanh nói chung tại PGD Lê Trọng Tấn.

  • Ghi nhận các ý kiến, nhận định của các cán bộ tín dụng.

  • Sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá số
     liệu của PGD. Từ đó đưa ra nhận xét và đề xuất một số giải pháp mang tính
     định hướng nhằm nâng cao hoạt động tại đơn vị.
  4. Phạm vi nghiên cứu:

  • Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á – PGD Lê Trọng Tấn.

  • Chính sách tín dụng cá nhân áp dụng trong 3 năm 2009 – 2011.

  • Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại PGD.

  • Thực trạng về dư nợ tín dụng, nợ quá hạn khách hàng cá nhân trong những năm
     gần đây.
  5. Kết cấu đề tài:
  Nội dung nghiên cứu gồm có 3 chương:
  Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á.
  Chương 2: Thực trạng và những rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại PGD
  Lê Trọng Tấn.
  Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rủi ro tín dụng cá nhân tại
  PGD Lê Trọng Tấn.




SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                   Trang 3
Báo Cáo Thực Tập                                GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo




                               PHẦN NỘI DUNG
                                         
       CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
                         THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á
1.1.    Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Đông Á.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
       NH Đông Á là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt
Nam đặc biệt là Ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ Ngân hàng hiện đại
đáp ứng nhu cầu thiết thực cho cuộc sống hàng ngày. NH được thành lập và hoạt động
theo giấy phép số 0009/GPNH vào ngày 27/03/1992 do Thống đốc Ngân hàng Nhà
Nước Việt Nam cấp.

                               - Tên giao dịch đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ
                               phần Đông Á.

                               - Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Anh: DongA
                               Commercial Joint Stock Bank.

                               - Tên viết tắt là DAB (DongAbank).

       Ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 01/07/1992, với số vốn điều lệ ban
đầu là 20 tỷ đồng. Trải qua hơn 19 năm hoạt động, NH ngày càng phát triển và lớn
mạnh, số vốn điều lệ tăng lên qua từng năm: năm 1994 là 34 tỷ đồng, năm 1995 tăng
lên thành 49,6 tỷ đồng, năm 2000 số vốn điều lệ đã đạt 97,4 tỷ đồng, sau 10 năm hoạt
động số vốn điều lệ đã tăng gấp 10 lần tức 200 tỷ đồng và tính đến thời điểm hiện nay
vốn điều lệ của NH Đông Á đã đạt đến 4.500 tỷ đồng. Từ 3 phòng nghiệp vụ chính là



SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                     Trang 4
Báo Cáo Thực Tập                                GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


tín dụng, ngân quỹ và kinh doanh đến nay đã có 37 phòng ban thuộc Hội sở và các
trung tâm cùng với 4 công ty thành viên và hơn 200 chi nhánh, phòng giao dịch, trung
tâm giao dịch 24h trên toàn quốc. Số lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên từ con số khiêm
tốn 56 người đến nay đã tăng lên hơn 4.000 người. NH Đông Á tự tin đã tập hợp được
một lực lượng nhân sự trẻ, giỏi và đầy tâm huyết hướng đến mục tiêu trở thành Ngân
hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.

      Năm 2003, NH Đông Á đã khởi động dự án hiện đại hoá công nghệ và chính
thức đưa vào áp dụng phần mềm quản lý mới (Core-banking) trên toàn hệ thống từ
tháng 6/2006. Phần mềm này do tập đoàn I-Flex cung cấp. Với thành công trong việc
đầu tư công nghệ và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, NH đã cung cấp nhiều dịch vụ mới, đáp
ứng nhu cầu của mọi khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đặc biệt, NH Đông Á đã
thực hiện thành công việc mở rộng phục vụ trực tuyến trên toàn hệ thống Chi nhánh,
qua Ngân hàng tự động và Ngân hàng điện tử mọi lúc, mọi nơi.

      Năm 2009 là năm thành công rực rỡ của NH Đông Á trong việc ký kết với hàng
loạt đối tác, triển khai các dịch vụ thanh toán trực tuyến, đưa ra hàng loạt dịch vụ mới
trên các kênh SMS Banking/ Mobile Banking/ Internet Banking đồng thời là Ngân
hàng đầu tiên triển khai các dịch vụ ưu việt như: ứng dụng DongA Mobile Internet
Banking - hỗ trợ Internet Banking bằng điện thoại di động, ứng dụng DongA Mobile
Internet dành cho điện thoại IPhone - có chức năng kết nối GPRS/Wifi…

      Ngày 9/10/2010, tại Chi nhánh Quận 5, NH Đông Á đã cho ra mắt máy bán
vàng Gold ATM đầu tiên trên thị trường Việt Nam nhằm mục tiêu hướng đến việc
phục vụ nhu cầu của khách hàng cá nhân đang ngày càng cao. Ngoài những tính năng
hiện có của máy ATM, sự khác biệt và nổi trội của máy này là tính năng bán vàng qua
máy. Hiện nay Gold ATM có thể đáp ứng giao dịch mua miếng vàng 1 chỉ cho một lần
giao dịch của khách hàng và không giới hạn số lần giao dịch tối đa trong một ngày.




SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                        Trang 5
Báo Cáo Thực Tập                               GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


        Với ưu thế về công nghệ và sản phẩm dịch vụ hàng đầu, NH Đông Á đã ngày
càng thu hút được một lượng khách hàng khổng lồ và đạt con số kỷ lục nhất trong hệ
thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam với 4 triệu người. Cùng với kết quả
hoạt động kinh doanh ấn tượng, năm 2009 Ngân hàng Đông Á đã vinh dự được trao
tặng những giải thưởng giá trị của các tổ chức uy tín như: Thương hiệu Việt 2009,
Thương hiệu Vàng 2009, Logo và slogan ấn tượng 2009, Doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ thông tin tiêu biểu….Những giải thưởng uy tín là cơ sở và động lực cho
chặng đường mới với nhiều cơ hội và thử thách trên đường tiến về đích: trở thành
Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn.

        Hiện nay, NH Đông Á đã trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ
phần hàng đầu tại Việt Nam và trong thời gian tới Ngân hàng sẽ tập trung nâng cao
năng lực tài chính, đầu tư về công nghệ, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho
chiến lược phát triển, xây dựng trụ sở làm việc cho Chi nhánh và nâng cấp phòng giao
dịch lên Chi nhánh cũng như bổ sung vốn kinh doanh và nguồn vốn cho vay của Ngân
hàng, hướng đến xây dựng một Ngân hàng đa năng - một tập đoàn tài chính vững
mạnh.

1.1.2. Mạng lưới hoạt động.

 Hội sở :
130 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (+84.8) 3995 1483 - 3995 1484
Fax: (+84.8) 3995 1603 - 3995 1614
E-mail: 1900545464@dongabank.com.vn
Website: www.dongabank.com.vn
 Các công ty thành viên:
Công ty Kiều hối Đông Á (DongA Money Transfer)
Công ty Chứng khoán Đông Á (DongA Securities)

SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                     Trang 6
Báo Cáo Thực Tập                           GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (DongA Capital)
 Và hơn 200 chi nhánh, phòng giao dịch và trung tâm giao dịch 24h trên toàn
   quốc.

1.1.3. Cơ cấu tổ chức




SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                             Trang 7
Báo Cáo Thực Tập          GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo




SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                         Trang 8
Báo Cáo Thực Tập                                GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh.
                                Bảng 1.1. Vốn điều lệ
                                                          Đơn vị tính: Tỷ đồng
      Năm         1992     1994       1995        2000      2009       2010
    Vốn điều lệ    20        34       49.6        97.4      3.400      4.500
    Với những nổ lực không biết mệt mỏi của tập thể Ban lãnh đạo và của toàn thể cán
bộ nhân viên. NH Đông Á đã dần chiếm lĩnh thị trường vốn rất sôi động và ngày càng
thu hút được nhiều khách hàng hơn. Nhằm nâng cao năng lực hoạt động và mở rộng
thị phần, NH Đông Á đã phát triển mạnh mẽ hệ thống mạng lưới, từng bước đưa
thương hiệu của NH Đông Á có mặt tại các khu vực kinh tế trọng điểm của quốc gia.
Trải qua chặng đường 19 năm hoạt động, NH đã lập được “chiến tích” là trở thành
ngân hàng dẫn đầu về phát triển dịch vụ thẻ. Những thành tựu vượt bậc của NH Đông
Á được thể hiện qua những con số ấn tượng như sau:
    • Vốn điều lệ tăng 225 lần từ 20 tỷ đồng lên 4.500 tỷ đồng.
    • Tổng tài sản đến cuối năm 2011 là 64.548 tỷ đồng.
    • Từ 03 phòng nghiệp vụ chính là Tín dụng, Ngân quỹ và Kinh doanh lên 32
       phòng ban thuộc hội sở và các trung tâm cùng với 3 công ty thành viên và 240
       chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc.
    • Nhân sự tăng 7.800% từ 56 người lên 4.368 người.
    • Sở hữu gần 6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
      Kể từ khi thành lập cho đến nay, NH Đông Á đã không ngừng lớn mạnh tạo
dựng uy tín và hình ảnh đẹp trong lòng mỗi khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ ngày
càng đa dạng, phong phú với công nghệ hiện đại và chất lượng ngày càng không
ngừng được nâng cao, chiều lòng những khách hàng khó tính.
1.1.5. Kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
    Trong xu hướng hội nhập của nền kinh tế thế giới hôm nay, cùng với việc nắm bắt
các cơ hội trong thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, thì mặt khác ngành ngân



SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                      Trang 9
Báo Cáo Thực Tập                               GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


hàng cũng đang đứng trước nhiều thách thức to lớn khi các ngân hàng nước ngoài
ngày càng mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam.
   Trong bối cảnh đó, NH Đông Á đã xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn
nhằm củng cố vị thế trên thương trường của ngân hàng, không ngừng nâng cao khả
năng cạnh tranh thông qua việc mở rộng các hoạt động kinh doanh; đồng thời phát
triển hệ thống dịch vụ đa dạng, đa tiện ích, được định hướng theo nhu cầu của nền
kinh tế, trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ ngân hàng
truyền thống. Mặt khác, NH nhanh chóng tiếp cận và phát triển các loại hình dịch vụ
mới với hàm lượng công nghệ cao. Mục tiêu tổng quát của NH Đông Á là đến năm
2020, phấn đấu trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng trong nhóm hàng đầu Việt
Nam – được khách hàng gần, xa tín nhiệm, mến yêu, gắn kết đồng hành trên chặng
đường phát triển, trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại, có
chất lượng phục vụ ngang tầm với các Ngân hàng khác trong khu vực Đông Nam Á.

1.2. Giới thiệu khái quát về PGD Lê Trọng Tấn.

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển.

       Trong giai đoạn hội nhập và phát triển của đất nước, NH Đông Á đã mở rộng
mạng lưới Chi nhánh, Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm và các điểm giao dịch 24h ở
khắp nơi trên toàn quốc với 220 Chi nhánh từ Bắc tới Nam nhằm đẩy mạnh quy mô
hoạt động.

      Trước đây PGD Lê Trọng Tấn có tên gọi là Quỹ tiết kiệm Lê Trọng Tấn, được
thành lập vào ngày 25/01/2011. Sau đó, đổi tên thành PGD Lê Trọng Tấn. PGD được
thành lập vào ngày 26/08/2011.

      Trong quá trình hoạt động và phát triển, PGD gặp không ít khó khăn về vốn,
nhân sự, trình độ quản lý….nhưng chi nhánh đã từng bước vượt qua được và đạt được




SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                     Trang 10
Báo Cáo Thực Tập                              GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


hiệu quả tốt trong hoạt động kinh doanh đóng góp vào thành công chung của NH Đông
Á và của toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh và nhiệm vụ của các phòng ban.

    Cơ cấu tổ chức:

                            BAN GIÁM ĐỐC

                                   PGD




  P. KH           P. KH              BP               BP                     BP

CÁ NHÂN          DOANH             NGÂN            KẾ TOÁN                  HÀNH
                 NGHIỆP             QUỸ                                    CHÁNH

                                                                          NHÂN SỰ




                                              BP. TÍN DỤNG KHCN
 BP. TÍN DỤNG KHCN

                                               BP. DỊCH VỤ KHDN
   BP.DỊCH VỤ KHCN

                                              BP. QUAN HỆ KHDN
 BP. QUAN HỆ KHCN

                                              BP. THANH TOÁN QUỐC TẾ

    Nhiệm vụ các phòng ban:




SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                   Trang 11
Báo Cáo Thực Tập                                GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


- Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện các nghiệp vụ như chuyển tiền du học,
chuyển tiền doanh nghiệp, nhờ thu DA/DB, thanh toán L/C, bảo lãnh, chiết khấu bộ
chứng từ…

- Bộ phận kế toán: Mở tài khoản tiết kiệm cho khách hàng, thanh toán tiền mặt, thanh
toán bù trừ, xử lý các khoản thu chi, chuyển tiền nhanh trong nước, quyết toán tiền
lương, xử lý các giao dịch về tài khoản và tổng hợp các kết quả kinh doanh của Chi
nhánh…

- Bộ phận tín dụng: Tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay tài
trợ cho doanh nghiệp thực hiện các dự án trung dài hạn, phát hành thư bảo lãnh…, cho
vay tiêu dùng cá nhân, cho vay mua xe và đồ dùng gia đình, cho vay trả góp CB-CNV,
cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà…

- Bộ phận ngân quỹ: Thu đổi ngoại tệ, quản lý thu chi tiền mặt, chịu trách nhiệm quản
lý tiền, vàng và những ấn chỉ quan trọng.

- Bộ phận dịch vụ: Tư vấn về các dịch vụ của NH và mở tài khoản thẻ cho khách hàng.

- Bộ phận hành chính: Quản lý hoạt động chung của NH về điện nước, điện thoại,
cung cấp văn phòng phẩm cho các phòng ban,…

- Bộ phận nhân sự: Giải quyết vấn đề liên quan đến tuyển dụng và các chế độ lương
thưởng cho nhân viên.

- Bộ phận quan hệ khách hàng: Thiết lập và phát triển các mối liên hệ khách hàng.
Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, giới thiệu các dịch vụ lợi ích mà NH mang lại
nhằm thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm.

- Bộ phận kiểm soát nội bộ: Kiểm soát phát hiện kịp thời, ngăn chặn các sai sót xảy ra
trong quá trình xử lý hồ sơ và các giao dịch trên chương trình hệ thống.

1.2.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh tại PGD Lê Trọng Tấn.




SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                     Trang 12
Báo Cáo Thực Tập                                 GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


     Một số hình thức hoạt động phổ biến mà các Ngân hàng TMCP áp dụng trong
quá trình kinh doanh như sau:
-   Nghiệp vụ huy động vốn.
-   Cho vay ngắn hạn.
-   Cho vay trung dài hạn.
-   Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá.
-   Nghiệp vụ bảo lãnh.
-   Cho vay hợp vốn.
-   Bao thanh toán.
-   Cho thuê tài chính.
-   Tài trợ xuất nhập khẩu.
     Riêng với PGD Lê Trọng Tấn, tập trung hoạt động vào một số lĩnh vực kinh
doanh chủ yếu là:
-   Huy động tiền gửi tiết kiệm.
-   Cho vay.
-   Dịch vụ thanh toán: chuyển tiền, chi trả…
-   Dịch vụ bảo lãnh.
-   Dịch vụ nhờ thu.




SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                               Trang 13
Báo Cáo Thực Tập                                GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo




      CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG RỦI RO TRONG
    CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH
                                    LÊ TRỌNG TẤN
2.1. Khái quát về nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng Đông Á.
2.1.1. Khái niệm về nghiệp vụ tín dụng.
     Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau;
ngay trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có
một nôi dung riêng. Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau:
-   Xét trên gốc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể
    thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch vốn từ người
    cho vay sang người đi vay.
-   Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở
    có hoàn trả giữa hai chủ thể.
-   Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp
    cho khách hàng.
     Người ta xem tín dụng như một chức năng cơ bản của Ngân hàng, vì vậy trên cơ
sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của Ngân hàng thì Tín dụng được hiểu như sau:
“Tín dụng là một giao dịch về tài sản, tiền hoặc hàng hóa giữa bên cho vay (Ngân hàng
và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể


SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                      Trang 14
Báo Cáo Thực Tập                                  GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


khác), trong đó bên vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn
nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên
vay khi đến hạn thanh toán”.
    Ngày nay, hòa cùng xu thế phát triển chung của xã hội, Tín dụng đã phát triển và
đa dạng hơn với nhiều loại hình như: Tín dụng thương mại, Tín dụng Ngân hàng, tín
dụng Nhà nước và Tín dụng quốc tế.
2.1.2. Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP Đông Á.
Những sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng hiện nay:
     Để đáp ứng một cách đầy đủ và kịp thời các nhu cầu cần thiết ngày càng tăng của
khách hàng, hiện nay các sản phẩm cho vay tại DongABank rất đa dạng, phong phú và
phù hợp với những nhu cầu của khách hàng. Mang lại cho khách hàng nguồn tài trợ về
tài chính kịp thời để đáp ứng những nhu cầu đó.
     Hiện Dongabank có 9 sản phẩm tín dụng dành cho các khách hàng: Cho vay thấu
chi qua lương, cho vay bổ sung vốn kinh doanh, cho vay tiêu dùng trả góp, dịch vụ
trung gian, thanh toán chuyển nhượng bất động sản qua Ngân hàng, cho vay mua nhà,
xây sửa chữa nhà, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay du học, cho vay sản xuất kinh
doanh.


         Sản phẩm                            Tiện ích                     Đặc tính

    Cho vay thấu chi           -   Khách hàng có thể chi tiêu vượt số
                                   dư trên tài khoản từ tài khoản thẻ,
                                   mở tại Dongabank.

                               -   Khách hàng chỉ trả lãi trên số tiền
                                   thực tế, vốn gốc thu cuối kỳ của hợp
                                   đồng

                               -   Thủ tục nhanh chóng, đơn giản


SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                     Trang 15
Báo Cáo Thực Tập                            GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo



 Cho vay bổ sung vốn      -   Bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong
 sản xuất, kinh doanh         quá trình hoạt động SXKD.
                          -   Người mua lo lắng giao tiền cho bên
                              bán nhưng chưa làm xong các thủ
                              tục, còn người bán thì khó nắm chắc
                              khả năng chi trả của người mua.

                          -   Dongabank giới thiệu dịch vụ trung
                              gian thanh toán chuyển nhượng bất
                              động sản trong đó

                          -   Dongabank đóng vai trò trung gian
                              đảm bảo quyền lợi của người mua và
                              người bán trong giao dịch mua bán
                              bất động sản một cách an toàn với
 Dịch vụ thanh toán           thủ tục đơn giản, nhanh chóng và
 chuyển nhượng bất            giải quyết các lo âu của người mua,
 động sản qua NH              bán.

                          -   An toàn, tiện lợi và đảm bảo quyền
                              lợi cho cả hai bên mua và bán.

                          -   Hồ sơ nhà /đất liên quan đến điều
                              kiện thanh toán giữa các bên giao
                              dịch được kiểm soát chặt chẽ trong
                              quá trình thanh toán.

                          -   Nhận được sự tư vấn miễn phí của
                              đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tại
                              Dongabank.

                          -   Cạnh tranh trên thị trường

SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                             Trang 16
Báo Cáo Thực Tập                                GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo



                             -   Giúp KH mua được căn nhà, đất để ở
       Cho vay mua               như mong muốn
  nhà/đất/xay sửa chữa
                             -   Thủ tục nhanh gọn, giúp KH có được
           nhà
                                 nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu.

                             -   Thủ tục nhanh chóng, Giúp KH có
  Cho vay cầm cố STK             được nguồn tài chính đáp ứng nhu
                                 cầu kịp thời
                             -   Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
                                 hàng, giúp KH có được nguồn tài
     Cho vay du học
                                 chính kịp thời đáp ứng nhu cầu học
                                 tập của con em mình.
                             -   Giúp khách hàng có được nguồn tài
                                 chính đề đáp ứng nhu cầu tiều dùng
 Cho vay tiêu dùng trả           như mua sắm vật dụng gia đình, và
 góp                             cải thiện đời sống….

                             -   Thời gian vay nhanh chóng, thủ tục
                                đơn gian
2.2. Tình hình rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại PGD Lê Trọng Tấn.
2.2.1. Tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại PGD Lê Trọng Tấn.
    Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NH
nào. Sự chuyển biến từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản
xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối
với bản thân NH. Bởi vì nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho NH để từ
đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được
lợi nhuận cho NH. Tuy nhiên hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro cao vì




SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                    Trang 17
Báo Cáo Thực Tập                              GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn chặn
hoặc giảm thiểu rủi ro.




Bảng 1. Doanh số cho vay trong năm 2009 - 2011
                                                               ĐVT: Triệu đồng
           Năm      Năm 2009   Năm 2010    Năm 2011    Chênh lệch      Chênh lệch
                                                       2009/2010       2010/2011
Chỉ tiêu                                               Tuyệt Tương     Tuyệt     Tương
                                                       đối     đối     đối       đối
Doanh số cho vay    44,893     46,686      67,494      1,793   3.99%  20,808     44.57%
                                        ( Nguồn cung cấp : PGD Lê Trọng Tấn )




SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                 Trang 18
Báo Cáo Thực Tập                                GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


           Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay trong năm 2009-2011.
NX: Qua 3 năm hoạt động (2009 – 2011) cho thấy doanh số cho vay của PGD Lê
Trọng Tấn tăng trưởng khá mạnh.
     Năm 2009 doanh số cho vay là 44,893 triệu đồng. Sang năm 2010 doanh số cho
vay đạt 46,686 triệu đồng, tăng 1,793 triệu đồng tương ứng với 3.99%. Do 2 năm này
thị trường vàng phát triển nhanh chóng, nó thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nên nhu
cầu các khoản cho vay tăng. Cũng theo số liệu trên cho thấy đến năm 2011, doanh số
cho vay đạt được 67,494 triệu đồng, tức tăng 20,808 triệu đồng tương ứng với 44.57%.
Điều này chứng tỏ nhu cầu vốn trong địa bàn gần PGD là rất lớn và lượng khách hàng
tìm đến NH ngày một nhiều hơn. Tư đó khẳng định được vị thế của PGD trong khu
vực này.
2.2.2. Tình hình thu nợ của PGD Lê Trọng Tấn.
     NH là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, qua các tổ
chức tín dụng khác, qua NHNN… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi NH sử dụng vốn
của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của NH là đi vay để cho vay nên vốn của
nó phải bảo tồn và phát triển.
     Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của NH thì họ phải trả lãi cho NH.
Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà NH đi vay, phần chi phí cho hoạt động NH
và đảm bảo có lợi nhuận cho NH. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro,
đồng vốn mà NH cho vay có thề được thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu
hồi được.
     Vì vậy công tác thu hồi nợ được NH đặt lên hàng đầu,bởi thế PGD Lê Trọng Tấn
muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến
công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh
thất thoát và có hiệu quả cao. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã
cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín
dụng của NH. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích

SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                    Trang 19
Báo Cáo Thực Tập                                 GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho NH qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ,
đúng hạn cho NH.




Bảng 2. Doanh số thu nợ trong năm 2009 - 2011
                                                                       ĐVT: Triệu đồng
           Năm     Năm      Năm      Năm        Chênh lệch                Chênh lệch
                   2009     2010     2011       2009/2010                 2010/2011
Chỉ tiêu                                        Tuyệt đối Tương đối       Tuyệt đối    Tương đối

Doanh số thu nợ    57,804   40,231   48,002     -17,573      -30.40%  7,771      19.32%
                                              ( Nguồn cung cấp : PGD Lê Trọng Tấn )




SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                         Trang 20
Báo Cáo Thực Tập                                GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


         Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ trong năm 2009-2011.
NX: Doanh số thu nợ qua các năm được thể hiện rõ rệt như sau:
    Năm 2009 doanh số thu nợ là 57,804 triệu đồng. Sang năm 2010, doanh số thu nợ
chỉ còn 40,231 triệu đồng, giảm 17,573 triệu đồng tương ứng với 30,40%. Nguyên
nhân là do công tác đôn đốc, thu hồi nợ của đơn vị chưa được áp dụng một cách có
hiệu quả. Mặt khác, do năm 2009 bị ảnh hưởng của cơn sốt bất động sản, tình hình lãi
suất tăng cao làm cho đơn vị gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ từ khách hàng. Đến
năm 2011, doanh số cho vay đạt 48,002 triệu đồng, tức tăng 7,7701 triệu đồng tương
ứng với 19,32%. Việc tăng đột biến như vậy diễn ra cho thấy năng lực làm việc của
CBTD ngày càng được chú trọng nâng cao đã giúp họ quan sát và lựa chọn khách
hàng cho vay, trước, trong và sau khi cho vay, CBTD luôn quan sát theo dõi việc cho
vay, họ nhắc nhở khách hàng khi đến hạn trả nợ bằng những lời giao tiếp thân thiện,
gần gũi điều đó góp phần tạo thuận lợi trong công tác thu nợ.
Bảng 3. Hệ số thu nợ.
                                                   ĐVT: Triệu đồng

                   Năm            Năm 2009     Năm 2010         Năm 2011

           Chỉ tiêu
           Doanh số thu nợ     57,804          40,231           48,002
           Doanh số cho vay    44,893          46,686           67,494
           Hệ số thu nợ (lần)  1.29            0.86             0.71
    Hệ số thu nợ qua các năm có sự thay đổi    nhưng không      đáng kể. Qua các số liệu
trên cho ta thấy, đơn vị vẫn còn gặp khó khăn trong công tác thu nợ và xử lý nợ.
    Nhìn chung tình hình thu nợ đã có sự chuyển biến, điều này cho thấy hoạt động
của PGD có sự chuyển hướng tích cực, có thể đánh giá phần nào qua công tác lựa chọn
khách hàng cũng như theo dõi việc sử dụng vốn vay và động viên khách hàng để
khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế việc gia hạn nợ, nhờ vậy mà doanh số thu nợ qua
các năm cũng có sự thay đổi.


SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                       Trang 21
Báo Cáo Thực Tập                                  GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


    Tóm lại, công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi
CBTD phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích
thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc
rất lớn từ khâu đầu tiên này. Đối với NH, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất
lượng tức phải thu hồi được nợ, lãi đúng hạn thì đó là kết quả của sự thận trọng và
thường xuyên trong phân tích, đánh giá, kiểm tra của CBTD từ lúc khách hàng vay
vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho NH.
2.2.3. Tình hình dư nợ tại PGD Lê Trọng Tấn.
    Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một NH tại một thời điểm nhất
định, và đây cũng là khoản mà NH cần phải thu về. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như
trung dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của NH. Nếu nguồn vốn huy động
tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một NH nào cũng vậy, để hoạt động
tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ.
    Huy động vốn và cấp tín dụng luôn có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại
lẫn nhau. Hoạt động huy động vốn được xem là có hiệu quả khi tổng nguồn vốn huy
động đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn có hiệu quả, chủ yếu là cho vay và đầu tư đồng
thời vốn huy động phải được sử dụng hợp lý sao cho NH có đủ lợi nhuận để bù đắp chi
phí cho việc sử dụng vốn.
Bảng 4. Mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay
                                                                   ĐVT: Triệu đồng

           Năm         Năm       Năm       Năm        Chênh lệch         Chênh lệch
                                                      2009/2010          2010/2011
                       2009      2010      2011
Chỉ tiêu                                              Tuyệt   Tương      Tuyệt Tương
                                                      đối     đối        đối   đối
Dư nợ cho vay          11,489    13,727    15,112     2,238   19.48% 1,385       10.09%
Vốn huy động           50,461    62,708    65,889     12,24   24.27% 3,181       5.07%
                                                      7
Dư nợ/Vốn huy động 24.21% 21.89% 22.94%               -       (2.32%     -       1.05%


SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                      Trang 22
Báo Cáo Thực Tập                              GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


                                                           )
                                       ( Nguồn cung cấp: PGD Lê Trọng Tấn )




Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện dư nợ cho vay và vốn huy động trong năm 2009 – 2011.
NX: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của PGD. Qua bảng số liệu
trên ta thấy dư nợ cho vay tại đơn vị có chiều hướng tăng trưởng tốt. Năm 2009 dư nợ
cho vay là 11,489 triệu đồng, sang năm 2010 dư nợ cho vay đạt 13,727 triệu đồng, tức
tăng 2,238 triệu đồng tương đương 19.48% so với 2009. Nguyên nhân là do lạm phát
tăng, lãi suất cơ bản bị cắt giảm… đã kích thích nhu cầu vay vốn của khách hàng tạo
điều kiện để PGD mở rộng cho vay nâng cao tổng dư nợ. Đến năm 2011, dư nợ cho
vay đạt mức 15,112 triệu đồng, tức đã tăng 1,385 triệu đồng tương đương 10.09%. Do
cuối năm 2010 và đầu năm 2011, NHNN công bố giảm lãi suất huy động và cho vay
kích thích nền kinh tế phát triển, thu hút đầu tư tạo điều kiện để các doanh nghiệp
trong và ngoài nước tiếp tục mở rộng hoạt động SXKD. Nắm bắt được tình hình đó,


SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                   Trang 23
Báo Cáo Thực Tập                                 GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


PGD đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi thu hút các nhà đầu tư đến vay tại đơn
vị làm cho dư nợ tăng.
PGD mới thành lập cách đây vài năm nên vốn huy động cũng chưa cao, đầu ra của vốn
chưa đa dạng lắm, chỉ tập trung vào cho vay là chủ yếu. Do đó tỷ trọng dự nợ/vốn huy
động qua các năm 2009 – 2011 đạt tỷ lệ lần lượt là 24.21%, 21.89%, 22.94% So với
năm 2009 thì năm 2010 tỷ trọng dư nợ/vốn huy động giảm 2.32% nhưng đến năm
2011 thì dư nợ/vốn huy động tăng 1.05%. Điều này cho thấy PGD đã thực hiện thêm
nhiều biện pháp để nguồn vốn huy động đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho vay hay nói cách
khác đơn vị đã sử dụng tốt nguồn vốn của mình.
2.2.4. Tình hình nợ quá hạn tại PGD Lê Trọng Tấn.
    Đối với khoản cho vay khi đến kì hạn trả nợ mà khách hàng không trả được đúng
hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách
quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh
kì hạn nợ nếu được NH đồng ý.
    Sau khi hết thời gian gia hạn điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả
được nợ cho NH thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không
có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu NH cũng chuyển nợ đó sang nợ
quá hạn sau khi hết hạn.
    Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi
phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của NH đã bị rủi ro. Do hoạt
động tín dụng luôn luôn chứa đựng nhiều rủi ro, nên việc tồn tại nợ quá hạn tại chi
nhánh là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn bao nhiêu là có thế chấp
nhận được là tuỳ thuộc vào mỗi đơn vị cùng với khả năng kiểm soát rủi ro của đơn vị
đó. Vì vậy, đơn vị cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra
các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt
động cho đơn vị .



SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                    Trang 24
Báo Cáo Thực Tập                                GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo




Bảng 5. Tình hình nợ quá hạn tại PGD.
                                                             ĐVT: Triệu đồng

           Năm        Năm     Năm        Năm     Chênh lệch          Chênh lệch
                                                 2009-2010           2010-2011
                      2009    2010       2011
Chỉ tiêu                                         Tuyệt    Tương      Tuyệt Tương
                                                 đối      đối        đối      đối
Nợ quá hạn            104.5   250.46 822.0       145.91 139.56%      571.63 228.23%
                      5              9
Tổng dư nợ            11,48   13,727 15,11       2,238    19.47%     1,385      10.09%
                   9                     2
Tỷ lệ NQH/ tổng dư 0.91% 0.71%           5.44% -          (0.20%)    -          4.73%
nợ
                                        ( Nguồn cung cấp : PGD Lê Trọng Tấn )




SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                  Trang 25
Báo Cáo Thực Tập                             GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


      Biểu đồ 4. Biểu đồ thể hiện tình hình nợ quá hạn trong năm 2009-2011.




Bảng 6. Tình hình các nhóm nợ trong năm 2009 – 2011.
                                                  ĐVT: Triệu đồng

             Năm          Năm 2009       Năm 2010        Năm 2011
 Nhóm nợ
 Nợ nhóm 1              11,279.09      13,511.97       12,370.364
 Nợ nhóm 2                86.58          158.36          2256.833
 Nợ nhóm 3                0              0               278.133
 Nợ nhóm 4                0              0               0
 Nợ nhóm 5                123.33         56.67           206.67
                              ( Nguồn cung cấp : PGD Lê Trọng Tấn )




SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                  Trang 26
Báo Cáo Thực Tập                                GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


          Biểu đồ 5. Biểu đồ thể hiện các nhóm nợ trong năm 2009 – 2011.
NX: Như các nhà NH thường nói, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Do đó bên
cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được thì PGD Lê Trọng Tấn nói riêng và cả
hệ thống NH Đông Á nói chung trong những năm qua đều rơi vào tình trạng có nợ quá
hạn cao. Tại PGD tuy số nợ quá hạn không cao nhưng đã làm giảm hiệu quả sử dụng
vốn cũng như vòng vay của vốn làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của PGD.
Điều này được thể hiện thông qua các bảng số liệu trên cụ thể là trong năm 2009 thì
PGD có 104.55 triệu đồng nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ là 0.91%, vẫn có
thể chấp nhận được. Đến năm 2010 thì nợ quá hạn là 250.46 triệu đồng, tăng 145.91
triệu đồng tương ứng với 139.56%. Nguyên nhân do tổng dư nợ năm 2010 tăng là
13,727 triệu đồng, đồng thời nợ quá hạn cũng tăng làm cho tỷ lệ nợ/tổng dư nợ của
2010 là 0.71%, giảm 0.20% so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011, nợ quá hạn là
822.09 triệu đồng và tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ là 5.44%, tức nợ quá hạn tăng 571.63
triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4.73%. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao là do trong giai
đoạn này đơn vị chịu ảnh hưởng sự biến động liên tục của nền kinh tế gây nên không ít
khó khăn cho khách hàng dẫn đến khách hàng mất khả năng trả nợ. Tính theo các
khoản nợ, ta thấy các khoản nợ quá hạn ở nhóm 2 luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng nợ quá hạn và có xu hướng tăng qua các năm. Điều này cho thấy được các khoản
nợ cần chú ý là vấn đề mà ban lãnh đạo PGD nên quan tâm nhiều hơn nữa để tìm ra
phương án thu hồi nợ. Trong khi đó các khoản nợ quá hạn ở nhóm 5, tuy chiếm tỷ
trọng không lớn nhưng lại có xu hướng tăng qua các năm. Điều này cho thấy, đơn vị
cần quan tâm hơn nữa về chất lượng CBTD để kiểm soát chặt chẽ khoản vay và
thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả vốn gốc và lãi. Có thể là thực hiện
theo phương pháp trả góp để thu hồi vốn về từ từ. Đồng thời cần có biện pháp thanh lý
để tất toán khoản vay nhằm tránh rủi ro mất vốn và lãi của đơn vị.
    Xét một cách tổng thể có thể thấy được nợ quá hạn tại PGD ngày càng tăng lên
cùng với sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng. Vì vậy PGD cũng nên chú ý đến việc


SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                    Trang 27
Báo Cáo Thực Tập                                GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


nâng cao chất lượng tín dụng, bên cạnh đó thì không thể thiếu một phần không nhỏ
trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong hoạt động cho vay trong điều kiện nền kinh tế
có nhiều biến động.

   CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
   QUẢ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH
                                LÊ TRỌNG TẤN
3.1. Những thuận lợi và khó khăn của PGD Lê Trọng Tấn.
3.1.1. Thuận lợi
   Về mặt nhân sự: PGD có một đội ngũ cán bộ trẻ trung và thành thạo chuyên môn,
không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, tháo vát trong công việc, có tác phong làm
việc hiện đại và là lớp thế hệ trẻ được đào tạo trong một môi trường tiên tiến. Do đó có
khả năng nắm bắt và giải quyết công việc một cách rõ ràng, nhanh chóng. Còn về các
vướng mắc, khó khăn trong công việc thì PGD có một đội ngũ ban lãnh đạo dày dặn
kinh nghiệm giải quyết một cách kịp thời.
   Về môi trường làm việc: PGD có một môi trường làm việc hiện đại và luôn tạo điều
kiện cho cán bộ công nhân viên trau dồi, học hỏi nhau trong công việc nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn.
3.1.2. Khó khăn
   Việc thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng còn gặp nhiều khó khăn,
phần lớn thông tin là do khách hàng cung cấp cho nên độ chính xác không cao.
   PGD cũng gặp khó khăn trong công tác định giá khi xử lý tài sản. Các tài sản khách
hàng đem thế chấp để vay vốn thường là bất động sản. Bất động sản đem thế chấp chủ
yếu là quyền sử dụng đất và đây cũng là một điều gây khó khăn nhất cho PGD. Việt
Nam chưa có một thị trường bất động sản phát triển như các nước trên thế giới nên
việc định giá gặp không ít khó khăn.



SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                      Trang 28
Báo Cáo Thực Tập                                  GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


   PGD chưa có kênh quảng bá, tiếp thị chung để đưa sản phẩm đến với các thành
phần dân cư. Những hoạt động tiếp thị sản phẩm của PGD cần quảng bá rộng rãi hơn
nữa đến các tầng lớp dân cư, nhằm thu hút tiền gửi nhàn rỗi từ các thành phần này. Họ
chính là những khách hàng có tiềm năng rất lớn trong tương lai.
   Về sản phẩm của Ngân hàng tại PGD tuy đã có sự cải thiện và đa dạng hoá nhiều
hơn trước, nhưng so với các Ngân hàng trên cùng địa bàn hoạt động vẫn thật sự chưa
đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
   Trên địa bàn hoạt động của PGD có rất nhiều Ngân hàng khác cùng hoạt động, đa
số các Ngân hàng này đều là Ngân hàng lớn, do đó PGD gặp không ít khó khăn về lãi
suất cũng như chính sách cho vay khách hàng.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rủi ro tín dụng cá nhân
   Trong những năm qua hoạt động tín dụng của PGD Lê Trọng Tấn đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Tín dụng ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm, nhưng cũng
cần phải đảm bảo tính nguyên tắc cho nó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể theo
pháp luật và cơ chế hiện hành. Tín dụng là cho vay, là đầu tư vào những dự án nhằm
đem lại hiệu quả kinh tế cho dự án đồng thời đem lại hiệu quả về mặt xã hội. Đó là
mong muốn của người cho vay, cũng như người đi vay, nhưng làm thế nào để đạt được
mục đích đó quả thật không đơn giản. Trong khuôn khổ hạn chế của một Chuyên Đề
Báo Cáo Thực Tập, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
3.2.1. Xây dựng chính sách cho vay hiệu quả.
       Xây dựng một chính sách cho vay nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của đơn
vị, đồng thời hình thành cơ chế đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một số
chính sách cho vay cần phải có những quy định rõ ràng và phải truyền đạt đến tất cả
các bộ phận liên quan tại đơn vị dưới hình thức văn bản cụ thế. Chính sách cho vay có
thể bao gồm các yếu tố sau:
   -     Mục tiêu và chiến lược về hoạt động tín dụng ngân hàng, xác định mức cho vay
         tối đa đối với các loại khách hàng và các ngành nghề kinh tế.

SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                    Trang 29
Báo Cáo Thực Tập                                 GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


   -    Hướng tới chính sách và thủ tục liên quan đến việc tính lãi suất, phí và thời hạn
        cho vay. Chính sách tín dụng phải xác định được nguyên tắc định lãi suất áp
        dụng đối với từng loại khách hàng, phù hợp với quy mô của món vay, khoản
        vay và phương pháp tính lãi tương ứng…
   -    Xác định rõ mức tăng của các khoản mục cho vay năm nay so với năm trước.
        Tỷ trọng cho vay so với tài sản có của PGD.
   -    Chính sách cho vay phải xác định trách nhiệm của nhân viên tín dụng về việc
        giải quyết một hồ sơ xin vay, mức phán quyết và trách nhiệm đối với những hồ
        sơ vượt quá giới hạn phán quyết của mình, tương tự như vậy cũng xác định
        trách nhiệm của hội đồng tín dụng và cách thức quyết định hồ sơ xin vay.
3.2.2. Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng.
       Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế
sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng của từng khoản vay. Tại các
NH trong hệ thống NH Việt Nam, các quy trình tín dụng đã được ban hành tương đối
chặt chẽ và cụ thể hoá theo từng loại hình tín dụng. Tuy nhiên, cần phải chi tiết hơn
với từng loại hình cho vay, từng loại khách hàng, cần có các văn bản hướng dẫn chi
tiết về việc lập tờ trình, phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ… đồng thời phải ngăn chặn
việc làm sai, làm không đủ… gây hậu quả xấu.
        Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình, nên tránh xu hướng
buông lỏng các điều kiện tín dụng trong cạnh tranh để nhằm lôi kéo, thu hút khách
hàng có thể dẫn đến không đảm bảo chất lượng tín dụng, tăng nguy cơ rủi ro.
3.2.3. Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay.
       Bảo đảm tiền vay là cần thiết trong một hợp đồng tín dụng. Nó sẽ làm giảm bớt
tổn thất cho NH khi khách hàng vì lí do nào đó không thanh toán được nợ cho NH, nó
là động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng
cần nên nhớ là bảo đảm tiền vay không thể thay thế cho khả năng hoàn trả nợ của
khách hàng. Do đó đừng bao giờ chấp nhận một khoản vay mà lại mong đợi nguồn trả

SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                       Trang 30
Báo Cáo Thực Tập                                 GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


nợ cuối cùng là việc thanh lí bắt buộc một tài sản nào đó hay là trái quyền ( quyền đòi
nợ ) đối với một bảo lãnh mà đã chấp nhận như việc bảo đảm cho món vay.
3.2.4. Tăng cường công tác thẩm định.
    Nâng cao chất lượng thẩm định trên cơ sở đổi mới đồng bộ mô hình tổ chức, hoàn
thiện quy chế, quy trình và cách thức tổ chức việc thẩm định.
    Thẩm định là khâu quan trọng để giúp đơn vị đưa ra các quyết định đầu tư một
cách chính xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá
hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Thường xuyên cập nhật các
thông tin về kinh tế kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, giá cả thị
trường, tỷ suất lợi nhuận bình quân của một ngành, của các loại sản phẩm… để phục
vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay.
    Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật thêm về nghiệp vụ và kinh
nghiệm thẩm định cho vay cho cán bộ tín dụng.
3.2.5. Công tác quản lí và xử lí nợ.
    Định kì hạn thu nợ và lãi tiền vay phù hợp sẽ giúp khách hàng trả nợ thuận lợi
hơn, hạn chế trường hợp không có đủ tiền trả nợ đến hạn hoặc có nguồn thu nhưng
chưa đến hạn trả, khách hàng có thể sử dụng vào việc khác.
    Để định kì trả nợ phù hợp, PGD có thể dựa vào các yếu tố sau:

    Chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân.

    Khả năng trả nợ và thu nhập của khách hàng cá nhân.

    Nguồn vốn cho vay của chính đơn vị.

   Để thực hiện tốt việc đôn đốc thu hồi nợ và lãi đến hạn, cần làm tốt công tác quản
lý hồ sơ, lập sổ sách theo dõi khách hàng một cách chặt chẽ, có hệ thống. Đồng thời,
kết hợp chặt chẽ với bộ phận kế toán cho vay thông qua việc cung cấp danh sách các
khoản nợ đến hạn để phục vụ thu hồi và xử lí tín dụng.



SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                      Trang 31
Báo Cáo Thực Tập                                GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


   PGD phải thường xuyên phân loại các khoản nợ để đề ra biện pháp thu hồi, xử lý
phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng, từng khoản vay.
   Công tác đôn đốc, thu hồi nợ gắn liền với công tác đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát
trong hoạt động tín dụng.
   Thực hiện các biện pháp thu hồi và xử lý nợ thích hợp với từng khoản vay. Các
biện pháp xử lý nợ theo quy định hiện nay có thể thực hiện bao gồm:

       Gia hạn nợ.

       Điều chỉnh kì hạn nợ.

       Miễn giảm tiền lãi vay với khách hàng bị tổn thất tài sản hình thành từ vốn
          vay do các nguyên nhân khách quan, nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính
          cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng trả được nợ gốc và phần lãi
          còn lại, có điều kiện lập lại quan hệ tín dụng bình thường.
   Đối với khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng, có khả năng trả
nợ và cần vốn để khôi phục SXKD, PGD có thể xem xét tự khoanh nợ cũ, cho vay
thêm để khách hàng vượt qua khó khăn, có điều kiện trả nợ cho đơn vị.
   Đối với khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, thì tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm,
có thể xử lý tạm ngừng cho vay, chấm dứt cho vay hoặc khởi kiện trước pháp luật.
   Khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay.
3.2.6. Đa dạng hoá các sản phẩm.
   Cũng như các loại hình dịch vụ khác, do mang tính chất vô hình, chi nhánh rất khó
thiết kế và duy trì sản phẩm mang đặc trưng riêng của NH mình. Thiết kế sản phẩm đã
khó, việc duy trì sản phẩm đó trên thị trường sao cho vừa sinh lợi vừa tồn tại được lâu
lại càng khó hơn. Vì thế, việc nghiên cứu nghiêm túc và đầy đủ nhu cầu khách hàng và
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là yếu tố quan trọng. Thông thường có 2 hướng sau:
   Các NH đi tiên phong, đóng vai trò là “ người đi trước ” trong việc thiết kế và đưa
ra thị trường những sản phẩm mới có thể tạo nên hình ảnh, ấn tượng về mặt NH hoạt


SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                      Trang 32
Báo Cáo Thực Tập                               GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


động sáng tạo đối với khách hàng. Tuy nhiên, các NH theo đuổi chiến lược này chịu
rủi ro lớn bởi vì sản phẩm họ đưa ra chưa có thị trường, chưa được thử nghiệm thực tế
và chi phí nghiên cứu thì rất lớn.
   Các NH thực hiện chiến lược là “ người đi sau ” trên thị trường cũng vẫn có thể
giành được lợi thế cạnh tranh về sản phẩm nếu họ rút kinh nghiệm từ những hạn chế,
sai lầm của NH đi trước và thay đổi sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của khách
hàng hơn. Tuy nhiên nếu NH đi sau xây dựng sản phẩm mới sẽ chịu sự cạnh tranh từ
nhiều người đi trước, từ đó rất dễ xảy ra tình trạng mới không mang lại lợi ích tiêu
dùng nào cho khách hàng.
   Chiến lược cạnh tranh bằng sản phẩm là khá rủi ro. Đó không phải chỉ là do sản
phẩm NH dễ bị sao chép mà sản phẩm NH nhìn chung phức tạp, người tiêu dùng phải
mất thời gian xác định giá trị của chúng.
3.2.7. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin.
   Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho NH
đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không?. Các thông tin từ phía khách hàng cung
cấp nhiều khi lại thiếu chính xác. Do vậy, CBTD không thế chỉ dựa vào các luồng
thông tin do khách hàng cung cấp mà còn phải nắm bắt xử lý các thông tin về mọi vấn
đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lưu
trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ…
dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác
hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lí ra quyết định cho vay
và đầu tư của chi nhánh.
3.2.8. Trang bị cơ sở vật chất.
   PGD Lê Trọng Tấn có một vị trí thuận lợi, do dó việc nâng cao cơ sở vật chất kỹ
thuật sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng đối với khách hàng được nhanh chóng
hơn, thu thập đầy đủ và kịp thời thông tin của khách hàng. Đồng thời việc trang bị cơ



SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                    Trang 33
Báo Cáo Thực Tập                                 GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


sở vật chất kỹ thuật giúp cho PGD có thể lập kho dự trữ tài liệu thông tin khách hàng
từ đó có các bước xử lý, chấm điểm tín dụng khách hàng chính xác và kịp thời.
3.2.9. Tăng cường công tác quảng cáo khuếch trương hình ảnh của PGD Lê
Trọng Tấn.
   NHTMCP Đông Á nói chung, cũng như PGD Lê Trọng Tấn nói riêng cần áp dụng
các chính sách tiếp thị để có thể đa dạng và phát triển lượng khách hàng giao dịch
trong các lĩnh vực. Hiện nay khách hàng giao dịch với PGD trong hoạt động tín dụng
là các khách hàng cá nhân nhỏ lẻ và các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ thông
qua mối quan hệ thân thiết với chi nhánh hoặc do sự giới thiệu của người quen. Nhiều
khách hàng chưa biết đến PGD có các dịch vụ về tín dụng. Do vậy, PGD cần có những
chính sách để nâng cao lượng khách hàng đến quan hệ giao dịch.
3.3. Một số kiến nghị đối với PGD Lê Trọng Tấn.
3.3.1. Hoàn thiện quy trình thẩm định
   Quy trình thẩm định tín dụng tại PGD có thể xem là tương đối hoàn chỉnh, quy
trình này bao gồm đầy đủ các bước phân tích tổng hợp thông tin liên quan đến khách
hàng. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của nền kinh tế và xã hội như hiện nay, những
thay đổi trong quy định, quy tắc thực hiện của các cơ quan các cấp không đồng bộ, và
tính chất phức tạp của môi trường kinh doanh đã phần nào làm cho quy trình này trở
nên lỏng lẻo, có nhiều khe hở dù đã được nghiên cứu và xây dựng kỹ . Do đó, theo em
cần phải thường xuyên cập nhật thông tin, đổi mới một số nội dung để hoàn thiện quy
trình sao cho phù hợp với những thay đổi liên tục của tình hình kinh tế xã hội.
3.3.2. Thường xuyên cập nhật những thông tin và nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho nhân viên.
   Để giảm thiểu rủi ro tín dụng chúng ta có thể xây dựng một mô hình thẩm định tín
dụng mới với một số phòng ban chuyên trách ở mỗi Chi nhánh và PGD, không để
nhân viên tín dụng là người tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ và
tiến hành thẩm định tín dụng. Chúng ta có thể có:

SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                       Trang 34
Báo Cáo Thực Tập                                 GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


   Bộ phận tiếp xúc khách hàng: tiếp xúc khách hàng trực trực tiếp hướng dẫn khách
hàng làm hồ sơ vay vốn và cung cấp thông tin cho bộ phận thẩm định.
    Bộ phận thẩm định: sẽ tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận tiếp xúc khách hàng phân tích,
thẩm định hồ sơ vay của khách hàng, chuyên phụ trách việc thẩm định TSĐB và đưa
ra giá trị phù hợpvới từng loại TSĐB và từng thời kỳ.
    Qua mô hình này, từng bộ phận sẽ đảm nhận từng khâu riêng biệt trong quá trình
thẩm định hồ sơ vay vốn, các khía cạnh của rủi ro sẽ được nhiều người xem xét hơn,
tính khách quan sẽ cao hơn, PGD sẽ nâng cao được khả năng bảo đảm an toàn tín dụng
hơn.
    Mặt khác, do điều kiện kinh tế thị trường luôn thay đổi nên PGD cũng cần phải
thường xuyên cập nhật thông tin, nâng cao trình độ chuyên môn của CBTD. Bên cạnh
những cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm, cũng cần tăng thêm một đội ngũ nhân lực mới
với tư duy sáng tạo, ham học hỏi, giàu lòng nhiệt huyết sẽ tạo nên một sức bật tốt cho
bộ máy tín dụng tại các Chi nhánh và PGD hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cần
tăng động lực làm việc cho nhân viên bằng cách quy định hệ số lương kinh doanh một
cách chi tiết, cụ thể hơn đối với từng nhân viên tín dụng thúc đẩy họ tự tìm khách
hàng, mở rộng thị trường. Đồng thời tạo điều kiện nơi sinh hoạt nghỉ ngơi cho nhân
viên trong giờ nghỉ trưa để họ có thể phát huy tốt tinh thần làm việc.




SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                     Trang 35
Báo Cáo Thực Tập                               GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo




                                  KẾT LUẬN
                                        


    Như chúng ta đã thấy thu lãi từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn và đóng
vai trò quan trọng trong việc đem lại lợi nhuận cho đơn vị. Bên cạnh đó không thể nào
không quan tâm đến những rủi ro đó là người bạn đồng hành với hoạt động tín dụng.
Rủi to tín dụng là một tất yếu trong hoạt động của ngành NH, do vậy nghiên cứu và
tìm kiếm những giải pháp để quản lý được rủi ro tín dụng là một yêu cầu khách quan.
Ngày nay trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi các nhà quản trị
NH phải tích cực chủ động phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng.
    Qua phân tích rủi ro trong tín dụng cá nhân tại PGD Lê Trọng Tấn cũng cho thấy
hoạt động tín dụng của NHTMCP Đông Á chiếm tỷ trọng khá cao, có nhiều biến động
thăng trầm trong các năm, nhưng nhìn chung vẫn tăng trưởng mỗi năm với tốc độ tăng
trưởng trung bình và là nguồn mang lại lợi nhuận chính, gia tăng hàng năm cho đơn vị.
Hoạt động tín dụng tại PGD không tập trung vào một lĩnh vực hay khách hàng nào,
điều này góp phần phân tán được rủi ro tín dụng cho PGD. Công tác thẩm định tín
dụng tại PGD thực hiện tốt, các nhân viên có kinh nghiệm nghiệp vụ và đánh giá
khách hàng, đánh giá khoản vay rất chính xác và khách quan đồng thời không ngừng
nâng cao trình độ thẩm định và trau dồi đạo đức, tiếp cận và cập nhật những thay đổi
của thị trường, quy trình thực hiện thẩm định một hồ sơ vay vốn nhanh trung bình
khoảng một tuần từ khi khách hàng đến đăng ký vay vốn cho đến khi nhận được nguồn
vốn hỗ trợ. Tuy nhiên, tình hình hoạt động tín dụng tại đơn vị vẫn còn một số hạn chế
cần khắc phục như: hiệu suất sử dụng vốn chưa cao, tăng cường hơn công tác tiếp thị,
và cố gắng ổn định hoạt động trong tình hình khó khăn của năm nay.



SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                    Trang 36
Báo Cáo Thực Tập                                  GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo


       Cùng với sự lớn mạnh của NH Đông Á, PGD Lê Trọng Tấn cũng ngày càng phát
triển. Là một NH thương mại đặc biệt của Nhà Nước, mục đích kinh doanh không chỉ
vì lợi nhuận mà đơn vị còn chú trọng đến mục tiêu chính sách xã hội. Trong những
năm qua vốn của đơn vị đã giúp nhiều hộ gia đình vượt qua hoàn cảnh khó khăn, có
được những căn nhà khan trang, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp vấn đề về
vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó góp phần cải thiện nhu cầu sống cho
người dân.
       Có thể nói với những kết quả đạt được từ khi thành lập đến nay đã tạo đà cho PGD
bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Từ đó đòi
hỏi PGD Lê Trọng Tấn tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả, an
toàn trong mọi hoạt động của mình.
       Với chuyên đề báo cáo thực tập này em hy vọng phần nào phản ánh được những
mặt thành công, tích cực và những hạn chế cần sửa đổi, bổ sung trong hoạt động quản
lý rủi ro tín dụng tại đơn vị, để ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho đơn vị
cũng như Ngân hàng.
       Do thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các anh chị phòng tín dụng
PGD Lê Trọng Tấn để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.

   Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của cô
Nguyễn Thị Phương Thảo, các thầy cô trong khoa tài chính – ngân hàng. Cùng tập thể
ban lãnh đạo, các anh chị tại PGD Lê Trọng Tấn đã giúp đỡ em trong thời gian thực
tập.
   Em xin chân thành cảm ơn!.




SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh                                                       Trang 37

Contenu connexe

Tendances

Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829nataliej4
 
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamHoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamDương Hà
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...hieu anh
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Dương Hà
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
TaichinhtienteThư Anh
 
Giáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mạiGiáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mạibookboomingslide
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuguest3c41775
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...hieu anh
 
k16psuqnh2 MARKETING NGÂN HÀNG (danh mục sản phẩm kh cá nhân tại shb)
k16psuqnh2 MARKETING NGÂN HÀNG (danh mục sản phẩm kh cá nhân tại shb)k16psuqnh2 MARKETING NGÂN HÀNG (danh mục sản phẩm kh cá nhân tại shb)
k16psuqnh2 MARKETING NGÂN HÀNG (danh mục sản phẩm kh cá nhân tại shb)vietanhdn069
 
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Nguyen Thai Binh
 
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02NhiL106
 

Tendances (20)

Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
 
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamHoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ...
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 
Giáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mạiGiáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
 
8. NGUYEN THI HO.doc
8. NGUYEN THI HO.doc8. NGUYEN THI HO.doc
8. NGUYEN THI HO.doc
 
TT Thu Nhan Khoa Luan.doc
TT Thu Nhan Khoa Luan.docTT Thu Nhan Khoa Luan.doc
TT Thu Nhan Khoa Luan.doc
 
Bt2
Bt2Bt2
Bt2
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
 
k16psuqnh2 MARKETING NGÂN HÀNG (danh mục sản phẩm kh cá nhân tại shb)
k16psuqnh2 MARKETING NGÂN HÀNG (danh mục sản phẩm kh cá nhân tại shb)k16psuqnh2 MARKETING NGÂN HÀNG (danh mục sản phẩm kh cá nhân tại shb)
k16psuqnh2 MARKETING NGÂN HÀNG (danh mục sản phẩm kh cá nhân tại shb)
 
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ rất hay và bổ ích
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ rất hay và bổ íchĐề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ rất hay và bổ ích
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ rất hay và bổ ích
 
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
 
19289
1928919289
19289
 
Chất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank
Chất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VietcombankChất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank
Chất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank
 

En vedette

Labgroup Scanning Solution_fr_a4_v3
Labgroup Scanning Solution_fr_a4_v3Labgroup Scanning Solution_fr_a4_v3
Labgroup Scanning Solution_fr_a4_v3Labgroup
 
Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...
Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...
Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...Francesco Occhioni
 
Adjectives comparative superlative unit 4
Adjectives comparative superlative unit 4Adjectives comparative superlative unit 4
Adjectives comparative superlative unit 4almumercadal
 
Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...
Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...
Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...Francesco Occhioni
 
Bapak php & jutawan microsoft
Bapak php & jutawan microsoftBapak php & jutawan microsoft
Bapak php & jutawan microsoftibnati nur
 
Caxambu hernique-monat-
Caxambu hernique-monat-Caxambu hernique-monat-
Caxambu hernique-monat-camaracaxambu
 
Curriculum vitae Giuseppe Veropalumbo
Curriculum vitae Giuseppe VeropalumboCurriculum vitae Giuseppe Veropalumbo
Curriculum vitae Giuseppe VeropalumboGiuseppe Veropalumbo
 
Bài giải nguyên lý kế toán trường đh kinh tế tphcm
Bài giải nguyên lý kế toán trường đh kinh tế tphcmBài giải nguyên lý kế toán trường đh kinh tế tphcm
Bài giải nguyên lý kế toán trường đh kinh tế tphcmphamvietquoc
 
Breakout 1.3 Improving COPD Care in the West Midlands - Colin Gelder
Breakout 1.3 Improving COPD Care in the West Midlands - Colin GelderBreakout 1.3 Improving COPD Care in the West Midlands - Colin Gelder
Breakout 1.3 Improving COPD Care in the West Midlands - Colin GelderNHS Improvement
 
Akyi+taw thar+be+luu
Akyi+taw thar+be+luuAkyi+taw thar+be+luu
Akyi+taw thar+be+luumascotforryou
 
Good morning. Solc nou 2013.
Good morning. Solc nou 2013.Good morning. Solc nou 2013.
Good morning. Solc nou 2013.patrymelani
 
Tutorial google drive
Tutorial google driveTutorial google drive
Tutorial google driveeoiticsepiyce
 
"Проблемы в IoT и их решение.", Артем Сорокин, DataArt
"Проблемы в IoT и их решение.", Артем Сорокин, DataArt"Проблемы в IoT и их решение.", Артем Сорокин, DataArt
"Проблемы в IoT и их решение.", Артем Сорокин, DataArtDataArt
 
Report of bsnl (repaired)
Report of bsnl (repaired)Report of bsnl (repaired)
Report of bsnl (repaired)Sumita Pandey
 

En vedette (18)

Labgroup Scanning Solution_fr_a4_v3
Labgroup Scanning Solution_fr_a4_v3Labgroup Scanning Solution_fr_a4_v3
Labgroup Scanning Solution_fr_a4_v3
 
Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...
Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...
Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...
 
Adjectives comparative superlative unit 4
Adjectives comparative superlative unit 4Adjectives comparative superlative unit 4
Adjectives comparative superlative unit 4
 
Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...
Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...
Progettazione ed implementazione di una base di dati per la gestione di emiss...
 
Bapak php & jutawan microsoft
Bapak php & jutawan microsoftBapak php & jutawan microsoft
Bapak php & jutawan microsoft
 
Caxambu hernique-monat-
Caxambu hernique-monat-Caxambu hernique-monat-
Caxambu hernique-monat-
 
Curriculum vitae Giuseppe Veropalumbo
Curriculum vitae Giuseppe VeropalumboCurriculum vitae Giuseppe Veropalumbo
Curriculum vitae Giuseppe Veropalumbo
 
Bài giải nguyên lý kế toán trường đh kinh tế tphcm
Bài giải nguyên lý kế toán trường đh kinh tế tphcmBài giải nguyên lý kế toán trường đh kinh tế tphcm
Bài giải nguyên lý kế toán trường đh kinh tế tphcm
 
Ezintasuen integrazioa
Ezintasuen integrazioaEzintasuen integrazioa
Ezintasuen integrazioa
 
Breakout 1.3 Improving COPD Care in the West Midlands - Colin Gelder
Breakout 1.3 Improving COPD Care in the West Midlands - Colin GelderBreakout 1.3 Improving COPD Care in the West Midlands - Colin Gelder
Breakout 1.3 Improving COPD Care in the West Midlands - Colin Gelder
 
cover letter aslam
cover letter aslamcover letter aslam
cover letter aslam
 
Akyi+taw thar+be+luu
Akyi+taw thar+be+luuAkyi+taw thar+be+luu
Akyi+taw thar+be+luu
 
Good morning. Solc nou 2013.
Good morning. Solc nou 2013.Good morning. Solc nou 2013.
Good morning. Solc nou 2013.
 
Orbit
OrbitOrbit
Orbit
 
Tutorial google drive
Tutorial google driveTutorial google drive
Tutorial google drive
 
Circus in town
Circus in townCircus in town
Circus in town
 
"Проблемы в IoT и их решение.", Артем Сорокин, DataArt
"Проблемы в IoT и их решение.", Артем Сорокин, DataArt"Проблемы в IoT и их решение.", Артем Сорокин, DataArt
"Проблемы в IoT и их решение.", Артем Сорокин, DataArt
 
Report of bsnl (repaired)
Report of bsnl (repaired)Report of bsnl (repaired)
Report of bsnl (repaired)
 

Similaire à Bao cao sua

Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...nataliej4
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Hạnh Ngọc
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.taothichmi
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...nataliej4
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Dương Hà
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTrần Đức Anh
 
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similaire à Bao cao sua (20)

Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
 
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
 
Nh132
Nh132Nh132
Nh132
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
 
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Bảo Lãnh Ngân Hàng Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Bảo Lãnh Ngân Hàng Tại Ngân HàngGiải Pháp Phát Triển Hoạt Động Bảo Lãnh Ngân Hàng Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Bảo Lãnh Ngân Hàng Tại Ngân Hàng
 
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
 
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
 
Luận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốn
Luận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốnLuận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốn
Luận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốn
 

Bao cao sua

  • 1. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài: Trong tiến trình đi lên của đất nước cùng với sự hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Chúng ta đang tiến hành một chương trình đổi mới sâu rộng toàn bộ nền kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường. Cơ chế mới hình thành đã phát huy tác dụng, phản ánh khá trọn vẹn tính sinh động, phong phú, đa dạng của những tổ chức hoạt động tài chính trên khắp đất nước. Cùng với những nổ lực đổi mới trong tất cả lĩnh vực của nền kinh tế. Ngành ngân hàng đã và đang được cải cách hoàn thiện nhằm mục đích ngày càng khẳng định vai trò của mình. Chúng ta đã biết Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, nền sản xuất ngày càng phát triển Ngân Hàng càng trở nên quan trọng. Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho các ngành kinh tế như: Doanh Nghiệp Nhà nước, Doanh Nghiệp tư nhân, các công ty, hộ kinh tế cá thể…thông qua công tác tín dụng của mình. Tín dụng - bản thân là một phạm trù rất phức tạp trên phương diện lý thuyết và lại càng phức tạp hơn trong thực tế vận dụng. Tín dụng là một hoạt động chính trong Ngân hàng, đây là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng. Những năm vừa qua, tình hình trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, gây ra không ít khó khăn và thách thức cho toàn bộ nền kinh tế. Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng có rủi ro, lĩnh vực nào mà lợi nhuận đạt càng cao, thì mức độ rủi ro có thể xảy ra càng lớn. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt. Ngân hàng là “ người buôn nợ ”, đầu vào là đi vay nợ và đầu ra là cho vay nợ. Vì thế hoạt động của ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế rất khó có nhiều khả năng rủi ro nhất so với các hoạt động khác. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây hậu quả to lớn như làm thất thoát vốn, đảo lộn kết quả kinh doanh ngân hàng. Từ đó dẫn đến sự phá huỷ của ngân SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 1
  • 2. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo hàng, ảnh hưởng đến lợi ích của người gửi tiền, tác động tiêu cực đến nền kinh tế xã hội. Do đó, để tồn tại và đứng vững trong môi trường kinh doanh này thì các ngân hàng ở Việt Nam phải tự hoạch định cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp. Một trong những chiến lược đó chính là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc làm vô cùng cần thiết trong hoạt động ngân hàng vì kiểm soát rủi ro giúp các nhà quản trị thấy trước rủi ro, đo lường được rủi ro và có giải pháp tổi thiểu hoá rủi ro, tối ưu hoá việc chấp nhận rủi ro từ đó chủ động trong kinh doanh, hạn chế được các sự cố bất ngờ gây tổn thất cho hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động của ngân hàng có rất nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động… Như chúng ta đã biết, doanh thu trong hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam chủ yếu là từ hoạt động cấp tín dụng, chiếm khoảng 60 – 70% doanh thu ngân hàng. Nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng cho vay là huy động từ khách hàng. Do tính cạnh tranh giữa các ngân hàng nên ngân hàng thường huy động với lãi suất tương đối cao, dẫn đến lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng cao. Điều này cũng dẫn đến rủi ro trong tín dụng cao và một khi rủi ro trong tín dụng vượt mức kiểm soát nó sẽ huỷ hoại giá trị của ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản. Trong sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay của các ngân hàng, đặc biệt là có sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài thì càng cho thấy rõ rủi ro tín dụng là một vấn đề đáng được các ngân hàng quan tâm. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, đồng thời qua tìm hiểu công tác tín dụng ở NHTMCP Đông Á - Phòng Giao Dịch Lê Trọng Tấn , kết hợp với những kiến thức trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải III và nhất là sự gợi ý, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, các Anh Chị tại Phòng Giao Dịch, và qua thực tế công tác, em đã quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại Phòng Giao Dịch Lê Trọng Tấn” để nghiên cứu làm báo cáo thực tập. 2. Mục tiêu nghiên cứu: • Tìm hiểu đối tượng KHCN mà PGD đang hướng đến trong tương lai. SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 2
  • 3. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo • Phân tích những rủi ro mà PGD sẽ gặp phải trong cho vay khách hàng cá nhân. • Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và phòng ngừa rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại PGD Lê Trọng Tấn. 3. Phương pháp nghiên cứu: • Thu thập, tổng hợp số liệu thực tế về hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung tại PGD Lê Trọng Tấn. • Ghi nhận các ý kiến, nhận định của các cán bộ tín dụng. • Sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá số liệu của PGD. Từ đó đưa ra nhận xét và đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao hoạt động tại đơn vị. 4. Phạm vi nghiên cứu: • Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á – PGD Lê Trọng Tấn. • Chính sách tín dụng cá nhân áp dụng trong 3 năm 2009 – 2011. • Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại PGD. • Thực trạng về dư nợ tín dụng, nợ quá hạn khách hàng cá nhân trong những năm gần đây. 5. Kết cấu đề tài: Nội dung nghiên cứu gồm có 3 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á. Chương 2: Thực trạng và những rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại PGD Lê Trọng Tấn. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rủi ro tín dụng cá nhân tại PGD Lê Trọng Tấn. SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 3
  • 4. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo PHẦN NỘI DUNG  CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á 1.1. Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Đông Á. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. NH Đông Á là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam đặc biệt là Ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ Ngân hàng hiện đại đáp ứng nhu cầu thiết thực cho cuộc sống hàng ngày. NH được thành lập và hoạt động theo giấy phép số 0009/GPNH vào ngày 27/03/1992 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp. - Tên giao dịch đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á. - Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Anh: DongA Commercial Joint Stock Bank. - Tên viết tắt là DAB (DongAbank). Ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 01/07/1992, với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Trải qua hơn 19 năm hoạt động, NH ngày càng phát triển và lớn mạnh, số vốn điều lệ tăng lên qua từng năm: năm 1994 là 34 tỷ đồng, năm 1995 tăng lên thành 49,6 tỷ đồng, năm 2000 số vốn điều lệ đã đạt 97,4 tỷ đồng, sau 10 năm hoạt động số vốn điều lệ đã tăng gấp 10 lần tức 200 tỷ đồng và tính đến thời điểm hiện nay vốn điều lệ của NH Đông Á đã đạt đến 4.500 tỷ đồng. Từ 3 phòng nghiệp vụ chính là SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 4
  • 5. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo tín dụng, ngân quỹ và kinh doanh đến nay đã có 37 phòng ban thuộc Hội sở và các trung tâm cùng với 4 công ty thành viên và hơn 200 chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc. Số lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên từ con số khiêm tốn 56 người đến nay đã tăng lên hơn 4.000 người. NH Đông Á tự tin đã tập hợp được một lực lượng nhân sự trẻ, giỏi và đầy tâm huyết hướng đến mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam. Năm 2003, NH Đông Á đã khởi động dự án hiện đại hoá công nghệ và chính thức đưa vào áp dụng phần mềm quản lý mới (Core-banking) trên toàn hệ thống từ tháng 6/2006. Phần mềm này do tập đoàn I-Flex cung cấp. Với thành công trong việc đầu tư công nghệ và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, NH đã cung cấp nhiều dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đặc biệt, NH Đông Á đã thực hiện thành công việc mở rộng phục vụ trực tuyến trên toàn hệ thống Chi nhánh, qua Ngân hàng tự động và Ngân hàng điện tử mọi lúc, mọi nơi. Năm 2009 là năm thành công rực rỡ của NH Đông Á trong việc ký kết với hàng loạt đối tác, triển khai các dịch vụ thanh toán trực tuyến, đưa ra hàng loạt dịch vụ mới trên các kênh SMS Banking/ Mobile Banking/ Internet Banking đồng thời là Ngân hàng đầu tiên triển khai các dịch vụ ưu việt như: ứng dụng DongA Mobile Internet Banking - hỗ trợ Internet Banking bằng điện thoại di động, ứng dụng DongA Mobile Internet dành cho điện thoại IPhone - có chức năng kết nối GPRS/Wifi… Ngày 9/10/2010, tại Chi nhánh Quận 5, NH Đông Á đã cho ra mắt máy bán vàng Gold ATM đầu tiên trên thị trường Việt Nam nhằm mục tiêu hướng đến việc phục vụ nhu cầu của khách hàng cá nhân đang ngày càng cao. Ngoài những tính năng hiện có của máy ATM, sự khác biệt và nổi trội của máy này là tính năng bán vàng qua máy. Hiện nay Gold ATM có thể đáp ứng giao dịch mua miếng vàng 1 chỉ cho một lần giao dịch của khách hàng và không giới hạn số lần giao dịch tối đa trong một ngày. SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 5
  • 6. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Với ưu thế về công nghệ và sản phẩm dịch vụ hàng đầu, NH Đông Á đã ngày càng thu hút được một lượng khách hàng khổng lồ và đạt con số kỷ lục nhất trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam với 4 triệu người. Cùng với kết quả hoạt động kinh doanh ấn tượng, năm 2009 Ngân hàng Đông Á đã vinh dự được trao tặng những giải thưởng giá trị của các tổ chức uy tín như: Thương hiệu Việt 2009, Thương hiệu Vàng 2009, Logo và slogan ấn tượng 2009, Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin tiêu biểu….Những giải thưởng uy tín là cơ sở và động lực cho chặng đường mới với nhiều cơ hội và thử thách trên đường tiến về đích: trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn. Hiện nay, NH Đông Á đã trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam và trong thời gian tới Ngân hàng sẽ tập trung nâng cao năng lực tài chính, đầu tư về công nghệ, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho chiến lược phát triển, xây dựng trụ sở làm việc cho Chi nhánh và nâng cấp phòng giao dịch lên Chi nhánh cũng như bổ sung vốn kinh doanh và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng, hướng đến xây dựng một Ngân hàng đa năng - một tập đoàn tài chính vững mạnh. 1.1.2. Mạng lưới hoạt động.  Hội sở : 130 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại: (+84.8) 3995 1483 - 3995 1484 Fax: (+84.8) 3995 1603 - 3995 1614 E-mail: 1900545464@dongabank.com.vn Website: www.dongabank.com.vn  Các công ty thành viên: Công ty Kiều hối Đông Á (DongA Money Transfer) Công ty Chứng khoán Đông Á (DongA Securities) SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 6
  • 7. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (DongA Capital)  Và hơn 200 chi nhánh, phòng giao dịch và trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 7
  • 8. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 8
  • 9. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo 1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh. Bảng 1.1. Vốn điều lệ Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 1992 1994 1995 2000 2009 2010 Vốn điều lệ 20 34 49.6 97.4 3.400 4.500 Với những nổ lực không biết mệt mỏi của tập thể Ban lãnh đạo và của toàn thể cán bộ nhân viên. NH Đông Á đã dần chiếm lĩnh thị trường vốn rất sôi động và ngày càng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Nhằm nâng cao năng lực hoạt động và mở rộng thị phần, NH Đông Á đã phát triển mạnh mẽ hệ thống mạng lưới, từng bước đưa thương hiệu của NH Đông Á có mặt tại các khu vực kinh tế trọng điểm của quốc gia. Trải qua chặng đường 19 năm hoạt động, NH đã lập được “chiến tích” là trở thành ngân hàng dẫn đầu về phát triển dịch vụ thẻ. Những thành tựu vượt bậc của NH Đông Á được thể hiện qua những con số ấn tượng như sau: • Vốn điều lệ tăng 225 lần từ 20 tỷ đồng lên 4.500 tỷ đồng. • Tổng tài sản đến cuối năm 2011 là 64.548 tỷ đồng. • Từ 03 phòng nghiệp vụ chính là Tín dụng, Ngân quỹ và Kinh doanh lên 32 phòng ban thuộc hội sở và các trung tâm cùng với 3 công ty thành viên và 240 chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc. • Nhân sự tăng 7.800% từ 56 người lên 4.368 người. • Sở hữu gần 6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.  Kể từ khi thành lập cho đến nay, NH Đông Á đã không ngừng lớn mạnh tạo dựng uy tín và hình ảnh đẹp trong lòng mỗi khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú với công nghệ hiện đại và chất lượng ngày càng không ngừng được nâng cao, chiều lòng những khách hàng khó tính. 1.1.5. Kế hoạch hoạt động trong thời gian tới. Trong xu hướng hội nhập của nền kinh tế thế giới hôm nay, cùng với việc nắm bắt các cơ hội trong thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, thì mặt khác ngành ngân SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 9
  • 10. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo hàng cũng đang đứng trước nhiều thách thức to lớn khi các ngân hàng nước ngoài ngày càng mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NH Đông Á đã xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn nhằm củng cố vị thế trên thương trường của ngân hàng, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc mở rộng các hoạt động kinh doanh; đồng thời phát triển hệ thống dịch vụ đa dạng, đa tiện ích, được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế, trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Mặt khác, NH nhanh chóng tiếp cận và phát triển các loại hình dịch vụ mới với hàm lượng công nghệ cao. Mục tiêu tổng quát của NH Đông Á là đến năm 2020, phấn đấu trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng trong nhóm hàng đầu Việt Nam – được khách hàng gần, xa tín nhiệm, mến yêu, gắn kết đồng hành trên chặng đường phát triển, trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại, có chất lượng phục vụ ngang tầm với các Ngân hàng khác trong khu vực Đông Nam Á. 1.2. Giới thiệu khái quát về PGD Lê Trọng Tấn. 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển của đất nước, NH Đông Á đã mở rộng mạng lưới Chi nhánh, Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm và các điểm giao dịch 24h ở khắp nơi trên toàn quốc với 220 Chi nhánh từ Bắc tới Nam nhằm đẩy mạnh quy mô hoạt động. Trước đây PGD Lê Trọng Tấn có tên gọi là Quỹ tiết kiệm Lê Trọng Tấn, được thành lập vào ngày 25/01/2011. Sau đó, đổi tên thành PGD Lê Trọng Tấn. PGD được thành lập vào ngày 26/08/2011. Trong quá trình hoạt động và phát triển, PGD gặp không ít khó khăn về vốn, nhân sự, trình độ quản lý….nhưng chi nhánh đã từng bước vượt qua được và đạt được SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 10
  • 11. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo hiệu quả tốt trong hoạt động kinh doanh đóng góp vào thành công chung của NH Đông Á và của toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh và nhiệm vụ của các phòng ban.  Cơ cấu tổ chức: BAN GIÁM ĐỐC PGD P. KH P. KH BP BP BP CÁ NHÂN DOANH NGÂN KẾ TOÁN HÀNH NGHIỆP QUỸ CHÁNH NHÂN SỰ BP. TÍN DỤNG KHCN BP. TÍN DỤNG KHCN BP. DỊCH VỤ KHDN BP.DỊCH VỤ KHCN BP. QUAN HỆ KHDN BP. QUAN HỆ KHCN BP. THANH TOÁN QUỐC TẾ  Nhiệm vụ các phòng ban: SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 11
  • 12. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo - Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện các nghiệp vụ như chuyển tiền du học, chuyển tiền doanh nghiệp, nhờ thu DA/DB, thanh toán L/C, bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ… - Bộ phận kế toán: Mở tài khoản tiết kiệm cho khách hàng, thanh toán tiền mặt, thanh toán bù trừ, xử lý các khoản thu chi, chuyển tiền nhanh trong nước, quyết toán tiền lương, xử lý các giao dịch về tài khoản và tổng hợp các kết quả kinh doanh của Chi nhánh… - Bộ phận tín dụng: Tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay tài trợ cho doanh nghiệp thực hiện các dự án trung dài hạn, phát hành thư bảo lãnh…, cho vay tiêu dùng cá nhân, cho vay mua xe và đồ dùng gia đình, cho vay trả góp CB-CNV, cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà… - Bộ phận ngân quỹ: Thu đổi ngoại tệ, quản lý thu chi tiền mặt, chịu trách nhiệm quản lý tiền, vàng và những ấn chỉ quan trọng. - Bộ phận dịch vụ: Tư vấn về các dịch vụ của NH và mở tài khoản thẻ cho khách hàng. - Bộ phận hành chính: Quản lý hoạt động chung của NH về điện nước, điện thoại, cung cấp văn phòng phẩm cho các phòng ban,… - Bộ phận nhân sự: Giải quyết vấn đề liên quan đến tuyển dụng và các chế độ lương thưởng cho nhân viên. - Bộ phận quan hệ khách hàng: Thiết lập và phát triển các mối liên hệ khách hàng. Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, giới thiệu các dịch vụ lợi ích mà NH mang lại nhằm thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm. - Bộ phận kiểm soát nội bộ: Kiểm soát phát hiện kịp thời, ngăn chặn các sai sót xảy ra trong quá trình xử lý hồ sơ và các giao dịch trên chương trình hệ thống. 1.2.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh tại PGD Lê Trọng Tấn. SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 12
  • 13. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Một số hình thức hoạt động phổ biến mà các Ngân hàng TMCP áp dụng trong quá trình kinh doanh như sau: - Nghiệp vụ huy động vốn. - Cho vay ngắn hạn. - Cho vay trung dài hạn. - Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá. - Nghiệp vụ bảo lãnh. - Cho vay hợp vốn. - Bao thanh toán. - Cho thuê tài chính. - Tài trợ xuất nhập khẩu. Riêng với PGD Lê Trọng Tấn, tập trung hoạt động vào một số lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là: - Huy động tiền gửi tiết kiệm. - Cho vay. - Dịch vụ thanh toán: chuyển tiền, chi trả… - Dịch vụ bảo lãnh. - Dịch vụ nhờ thu. SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 13
  • 14. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG RỦI RO TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH LÊ TRỌNG TẤN 2.1. Khái quát về nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đông Á. 2.1.1. Khái niệm về nghiệp vụ tín dụng. Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau; ngay trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nôi dung riêng. Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau: - Xét trên gốc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch vốn từ người cho vay sang người đi vay. - Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. - Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng. Người ta xem tín dụng như một chức năng cơ bản của Ngân hàng, vì vậy trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của Ngân hàng thì Tín dụng được hiểu như sau: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản, tiền hoặc hàng hóa giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 14
  • 15. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo khác), trong đó bên vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến hạn thanh toán”. Ngày nay, hòa cùng xu thế phát triển chung của xã hội, Tín dụng đã phát triển và đa dạng hơn với nhiều loại hình như: Tín dụng thương mại, Tín dụng Ngân hàng, tín dụng Nhà nước và Tín dụng quốc tế. 2.1.2. Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP Đông Á. Những sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng hiện nay: Để đáp ứng một cách đầy đủ và kịp thời các nhu cầu cần thiết ngày càng tăng của khách hàng, hiện nay các sản phẩm cho vay tại DongABank rất đa dạng, phong phú và phù hợp với những nhu cầu của khách hàng. Mang lại cho khách hàng nguồn tài trợ về tài chính kịp thời để đáp ứng những nhu cầu đó. Hiện Dongabank có 9 sản phẩm tín dụng dành cho các khách hàng: Cho vay thấu chi qua lương, cho vay bổ sung vốn kinh doanh, cho vay tiêu dùng trả góp, dịch vụ trung gian, thanh toán chuyển nhượng bất động sản qua Ngân hàng, cho vay mua nhà, xây sửa chữa nhà, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay du học, cho vay sản xuất kinh doanh. Sản phẩm Tiện ích Đặc tính Cho vay thấu chi - Khách hàng có thể chi tiêu vượt số dư trên tài khoản từ tài khoản thẻ, mở tại Dongabank. - Khách hàng chỉ trả lãi trên số tiền thực tế, vốn gốc thu cuối kỳ của hợp đồng - Thủ tục nhanh chóng, đơn giản SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 15
  • 16. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Cho vay bổ sung vốn - Bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong sản xuất, kinh doanh quá trình hoạt động SXKD. - Người mua lo lắng giao tiền cho bên bán nhưng chưa làm xong các thủ tục, còn người bán thì khó nắm chắc khả năng chi trả của người mua. - Dongabank giới thiệu dịch vụ trung gian thanh toán chuyển nhượng bất động sản trong đó - Dongabank đóng vai trò trung gian đảm bảo quyền lợi của người mua và người bán trong giao dịch mua bán bất động sản một cách an toàn với Dịch vụ thanh toán thủ tục đơn giản, nhanh chóng và chuyển nhượng bất giải quyết các lo âu của người mua, động sản qua NH bán. - An toàn, tiện lợi và đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên mua và bán. - Hồ sơ nhà /đất liên quan đến điều kiện thanh toán giữa các bên giao dịch được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thanh toán. - Nhận được sự tư vấn miễn phí của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tại Dongabank. - Cạnh tranh trên thị trường SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 16
  • 17. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo - Giúp KH mua được căn nhà, đất để ở Cho vay mua như mong muốn nhà/đất/xay sửa chữa - Thủ tục nhanh gọn, giúp KH có được nhà nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu. - Thủ tục nhanh chóng, Giúp KH có Cho vay cầm cố STK được nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu kịp thời - Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giúp KH có được nguồn tài Cho vay du học chính kịp thời đáp ứng nhu cầu học tập của con em mình. - Giúp khách hàng có được nguồn tài chính đề đáp ứng nhu cầu tiều dùng Cho vay tiêu dùng trả như mua sắm vật dụng gia đình, và góp cải thiện đời sống…. - Thời gian vay nhanh chóng, thủ tục đơn gian 2.2. Tình hình rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại PGD Lê Trọng Tấn. 2.2.1. Tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại PGD Lê Trọng Tấn. Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NH nào. Sự chuyển biến từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân NH. Bởi vì nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho NH để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho NH. Tuy nhiên hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro cao vì SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 17
  • 18. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro. Bảng 1. Doanh số cho vay trong năm 2009 - 2011 ĐVT: Triệu đồng Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2009/2010 2010/2011 Chỉ tiêu Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối đối đối Doanh số cho vay 44,893 46,686 67,494 1,793 3.99% 20,808 44.57% ( Nguồn cung cấp : PGD Lê Trọng Tấn ) SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 18
  • 19. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay trong năm 2009-2011. NX: Qua 3 năm hoạt động (2009 – 2011) cho thấy doanh số cho vay của PGD Lê Trọng Tấn tăng trưởng khá mạnh. Năm 2009 doanh số cho vay là 44,893 triệu đồng. Sang năm 2010 doanh số cho vay đạt 46,686 triệu đồng, tăng 1,793 triệu đồng tương ứng với 3.99%. Do 2 năm này thị trường vàng phát triển nhanh chóng, nó thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nên nhu cầu các khoản cho vay tăng. Cũng theo số liệu trên cho thấy đến năm 2011, doanh số cho vay đạt được 67,494 triệu đồng, tức tăng 20,808 triệu đồng tương ứng với 44.57%. Điều này chứng tỏ nhu cầu vốn trong địa bàn gần PGD là rất lớn và lượng khách hàng tìm đến NH ngày một nhiều hơn. Tư đó khẳng định được vị thế của PGD trong khu vực này. 2.2.2. Tình hình thu nợ của PGD Lê Trọng Tấn. NH là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, qua các tổ chức tín dụng khác, qua NHNN… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi NH sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của NH là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của NH thì họ phải trả lãi cho NH. Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà NH đi vay, phần chi phí cho hoạt động NH và đảm bảo có lợi nhuận cho NH. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà NH cho vay có thề được thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ được NH đặt lên hàng đầu,bởi thế PGD Lê Trọng Tấn muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của NH. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 19
  • 20. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho NH qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho NH. Bảng 2. Doanh số thu nợ trong năm 2009 - 2011 ĐVT: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2009 2010 2011 2009/2010 2010/2011 Chỉ tiêu Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Doanh số thu nợ 57,804 40,231 48,002 -17,573 -30.40% 7,771 19.32% ( Nguồn cung cấp : PGD Lê Trọng Tấn ) SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 20
  • 21. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ trong năm 2009-2011. NX: Doanh số thu nợ qua các năm được thể hiện rõ rệt như sau: Năm 2009 doanh số thu nợ là 57,804 triệu đồng. Sang năm 2010, doanh số thu nợ chỉ còn 40,231 triệu đồng, giảm 17,573 triệu đồng tương ứng với 30,40%. Nguyên nhân là do công tác đôn đốc, thu hồi nợ của đơn vị chưa được áp dụng một cách có hiệu quả. Mặt khác, do năm 2009 bị ảnh hưởng của cơn sốt bất động sản, tình hình lãi suất tăng cao làm cho đơn vị gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ từ khách hàng. Đến năm 2011, doanh số cho vay đạt 48,002 triệu đồng, tức tăng 7,7701 triệu đồng tương ứng với 19,32%. Việc tăng đột biến như vậy diễn ra cho thấy năng lực làm việc của CBTD ngày càng được chú trọng nâng cao đã giúp họ quan sát và lựa chọn khách hàng cho vay, trước, trong và sau khi cho vay, CBTD luôn quan sát theo dõi việc cho vay, họ nhắc nhở khách hàng khi đến hạn trả nợ bằng những lời giao tiếp thân thiện, gần gũi điều đó góp phần tạo thuận lợi trong công tác thu nợ. Bảng 3. Hệ số thu nợ. ĐVT: Triệu đồng Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Doanh số thu nợ 57,804 40,231 48,002 Doanh số cho vay 44,893 46,686 67,494 Hệ số thu nợ (lần) 1.29 0.86 0.71 Hệ số thu nợ qua các năm có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Qua các số liệu trên cho ta thấy, đơn vị vẫn còn gặp khó khăn trong công tác thu nợ và xử lý nợ. Nhìn chung tình hình thu nợ đã có sự chuyển biến, điều này cho thấy hoạt động của PGD có sự chuyển hướng tích cực, có thể đánh giá phần nào qua công tác lựa chọn khách hàng cũng như theo dõi việc sử dụng vốn vay và động viên khách hàng để khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế việc gia hạn nợ, nhờ vậy mà doanh số thu nợ qua các năm cũng có sự thay đổi. SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 21
  • 22. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Tóm lại, công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi CBTD phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Đối với NH, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng tức phải thu hồi được nợ, lãi đúng hạn thì đó là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên trong phân tích, đánh giá, kiểm tra của CBTD từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho NH. 2.2.3. Tình hình dư nợ tại PGD Lê Trọng Tấn. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một NH tại một thời điểm nhất định, và đây cũng là khoản mà NH cần phải thu về. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của NH. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một NH nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ. Huy động vốn và cấp tín dụng luôn có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Hoạt động huy động vốn được xem là có hiệu quả khi tổng nguồn vốn huy động đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn có hiệu quả, chủ yếu là cho vay và đầu tư đồng thời vốn huy động phải được sử dụng hợp lý sao cho NH có đủ lợi nhuận để bù đắp chi phí cho việc sử dụng vốn. Bảng 4. Mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay ĐVT: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2009/2010 2010/2011 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối đối đối Dư nợ cho vay 11,489 13,727 15,112 2,238 19.48% 1,385 10.09% Vốn huy động 50,461 62,708 65,889 12,24 24.27% 3,181 5.07% 7 Dư nợ/Vốn huy động 24.21% 21.89% 22.94% - (2.32% - 1.05% SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 22
  • 23. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo ) ( Nguồn cung cấp: PGD Lê Trọng Tấn ) Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện dư nợ cho vay và vốn huy động trong năm 2009 – 2011. NX: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của PGD. Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay tại đơn vị có chiều hướng tăng trưởng tốt. Năm 2009 dư nợ cho vay là 11,489 triệu đồng, sang năm 2010 dư nợ cho vay đạt 13,727 triệu đồng, tức tăng 2,238 triệu đồng tương đương 19.48% so với 2009. Nguyên nhân là do lạm phát tăng, lãi suất cơ bản bị cắt giảm… đã kích thích nhu cầu vay vốn của khách hàng tạo điều kiện để PGD mở rộng cho vay nâng cao tổng dư nợ. Đến năm 2011, dư nợ cho vay đạt mức 15,112 triệu đồng, tức đã tăng 1,385 triệu đồng tương đương 10.09%. Do cuối năm 2010 và đầu năm 2011, NHNN công bố giảm lãi suất huy động và cho vay kích thích nền kinh tế phát triển, thu hút đầu tư tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục mở rộng hoạt động SXKD. Nắm bắt được tình hình đó, SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 23
  • 24. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo PGD đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi thu hút các nhà đầu tư đến vay tại đơn vị làm cho dư nợ tăng. PGD mới thành lập cách đây vài năm nên vốn huy động cũng chưa cao, đầu ra của vốn chưa đa dạng lắm, chỉ tập trung vào cho vay là chủ yếu. Do đó tỷ trọng dự nợ/vốn huy động qua các năm 2009 – 2011 đạt tỷ lệ lần lượt là 24.21%, 21.89%, 22.94% So với năm 2009 thì năm 2010 tỷ trọng dư nợ/vốn huy động giảm 2.32% nhưng đến năm 2011 thì dư nợ/vốn huy động tăng 1.05%. Điều này cho thấy PGD đã thực hiện thêm nhiều biện pháp để nguồn vốn huy động đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho vay hay nói cách khác đơn vị đã sử dụng tốt nguồn vốn của mình. 2.2.4. Tình hình nợ quá hạn tại PGD Lê Trọng Tấn. Đối với khoản cho vay khi đến kì hạn trả nợ mà khách hàng không trả được đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kì hạn nợ nếu được NH đồng ý. Sau khi hết thời gian gia hạn điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho NH thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu NH cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn sau khi hết hạn. Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của NH đã bị rủi ro. Do hoạt động tín dụng luôn luôn chứa đựng nhiều rủi ro, nên việc tồn tại nợ quá hạn tại chi nhánh là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn bao nhiêu là có thế chấp nhận được là tuỳ thuộc vào mỗi đơn vị cùng với khả năng kiểm soát rủi ro của đơn vị đó. Vì vậy, đơn vị cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động cho đơn vị . SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 24
  • 25. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bảng 5. Tình hình nợ quá hạn tại PGD. ĐVT: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2009-2010 2010-2011 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối đối đối Nợ quá hạn 104.5 250.46 822.0 145.91 139.56% 571.63 228.23% 5 9 Tổng dư nợ 11,48 13,727 15,11 2,238 19.47% 1,385 10.09% 9 2 Tỷ lệ NQH/ tổng dư 0.91% 0.71% 5.44% - (0.20%) - 4.73% nợ ( Nguồn cung cấp : PGD Lê Trọng Tấn ) SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 25
  • 26. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Biểu đồ 4. Biểu đồ thể hiện tình hình nợ quá hạn trong năm 2009-2011. Bảng 6. Tình hình các nhóm nợ trong năm 2009 – 2011. ĐVT: Triệu đồng Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nhóm nợ Nợ nhóm 1 11,279.09 13,511.97 12,370.364 Nợ nhóm 2 86.58 158.36 2256.833 Nợ nhóm 3 0 0 278.133 Nợ nhóm 4 0 0 0 Nợ nhóm 5 123.33 56.67 206.67 ( Nguồn cung cấp : PGD Lê Trọng Tấn ) SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 26
  • 27. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Biểu đồ 5. Biểu đồ thể hiện các nhóm nợ trong năm 2009 – 2011. NX: Như các nhà NH thường nói, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Do đó bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được thì PGD Lê Trọng Tấn nói riêng và cả hệ thống NH Đông Á nói chung trong những năm qua đều rơi vào tình trạng có nợ quá hạn cao. Tại PGD tuy số nợ quá hạn không cao nhưng đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cũng như vòng vay của vốn làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của PGD. Điều này được thể hiện thông qua các bảng số liệu trên cụ thể là trong năm 2009 thì PGD có 104.55 triệu đồng nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ là 0.91%, vẫn có thể chấp nhận được. Đến năm 2010 thì nợ quá hạn là 250.46 triệu đồng, tăng 145.91 triệu đồng tương ứng với 139.56%. Nguyên nhân do tổng dư nợ năm 2010 tăng là 13,727 triệu đồng, đồng thời nợ quá hạn cũng tăng làm cho tỷ lệ nợ/tổng dư nợ của 2010 là 0.71%, giảm 0.20% so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011, nợ quá hạn là 822.09 triệu đồng và tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ là 5.44%, tức nợ quá hạn tăng 571.63 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4.73%. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao là do trong giai đoạn này đơn vị chịu ảnh hưởng sự biến động liên tục của nền kinh tế gây nên không ít khó khăn cho khách hàng dẫn đến khách hàng mất khả năng trả nợ. Tính theo các khoản nợ, ta thấy các khoản nợ quá hạn ở nhóm 2 luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn và có xu hướng tăng qua các năm. Điều này cho thấy được các khoản nợ cần chú ý là vấn đề mà ban lãnh đạo PGD nên quan tâm nhiều hơn nữa để tìm ra phương án thu hồi nợ. Trong khi đó các khoản nợ quá hạn ở nhóm 5, tuy chiếm tỷ trọng không lớn nhưng lại có xu hướng tăng qua các năm. Điều này cho thấy, đơn vị cần quan tâm hơn nữa về chất lượng CBTD để kiểm soát chặt chẽ khoản vay và thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả vốn gốc và lãi. Có thể là thực hiện theo phương pháp trả góp để thu hồi vốn về từ từ. Đồng thời cần có biện pháp thanh lý để tất toán khoản vay nhằm tránh rủi ro mất vốn và lãi của đơn vị. Xét một cách tổng thể có thể thấy được nợ quá hạn tại PGD ngày càng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng. Vì vậy PGD cũng nên chú ý đến việc SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 27
  • 28. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo nâng cao chất lượng tín dụng, bên cạnh đó thì không thể thiếu một phần không nhỏ trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong hoạt động cho vay trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động. CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH LÊ TRỌNG TẤN 3.1. Những thuận lợi và khó khăn của PGD Lê Trọng Tấn. 3.1.1. Thuận lợi Về mặt nhân sự: PGD có một đội ngũ cán bộ trẻ trung và thành thạo chuyên môn, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, tháo vát trong công việc, có tác phong làm việc hiện đại và là lớp thế hệ trẻ được đào tạo trong một môi trường tiên tiến. Do đó có khả năng nắm bắt và giải quyết công việc một cách rõ ràng, nhanh chóng. Còn về các vướng mắc, khó khăn trong công việc thì PGD có một đội ngũ ban lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm giải quyết một cách kịp thời. Về môi trường làm việc: PGD có một môi trường làm việc hiện đại và luôn tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trau dồi, học hỏi nhau trong công việc nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. 3.1.2. Khó khăn Việc thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng còn gặp nhiều khó khăn, phần lớn thông tin là do khách hàng cung cấp cho nên độ chính xác không cao. PGD cũng gặp khó khăn trong công tác định giá khi xử lý tài sản. Các tài sản khách hàng đem thế chấp để vay vốn thường là bất động sản. Bất động sản đem thế chấp chủ yếu là quyền sử dụng đất và đây cũng là một điều gây khó khăn nhất cho PGD. Việt Nam chưa có một thị trường bất động sản phát triển như các nước trên thế giới nên việc định giá gặp không ít khó khăn. SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 28
  • 29. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo PGD chưa có kênh quảng bá, tiếp thị chung để đưa sản phẩm đến với các thành phần dân cư. Những hoạt động tiếp thị sản phẩm của PGD cần quảng bá rộng rãi hơn nữa đến các tầng lớp dân cư, nhằm thu hút tiền gửi nhàn rỗi từ các thành phần này. Họ chính là những khách hàng có tiềm năng rất lớn trong tương lai. Về sản phẩm của Ngân hàng tại PGD tuy đã có sự cải thiện và đa dạng hoá nhiều hơn trước, nhưng so với các Ngân hàng trên cùng địa bàn hoạt động vẫn thật sự chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Trên địa bàn hoạt động của PGD có rất nhiều Ngân hàng khác cùng hoạt động, đa số các Ngân hàng này đều là Ngân hàng lớn, do đó PGD gặp không ít khó khăn về lãi suất cũng như chính sách cho vay khách hàng. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rủi ro tín dụng cá nhân Trong những năm qua hoạt động tín dụng của PGD Lê Trọng Tấn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tín dụng ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm, nhưng cũng cần phải đảm bảo tính nguyên tắc cho nó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể theo pháp luật và cơ chế hiện hành. Tín dụng là cho vay, là đầu tư vào những dự án nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho dự án đồng thời đem lại hiệu quả về mặt xã hội. Đó là mong muốn của người cho vay, cũng như người đi vay, nhưng làm thế nào để đạt được mục đích đó quả thật không đơn giản. Trong khuôn khổ hạn chế của một Chuyên Đề Báo Cáo Thực Tập, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau: 3.2.1. Xây dựng chính sách cho vay hiệu quả. Xây dựng một chính sách cho vay nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của đơn vị, đồng thời hình thành cơ chế đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một số chính sách cho vay cần phải có những quy định rõ ràng và phải truyền đạt đến tất cả các bộ phận liên quan tại đơn vị dưới hình thức văn bản cụ thế. Chính sách cho vay có thể bao gồm các yếu tố sau: - Mục tiêu và chiến lược về hoạt động tín dụng ngân hàng, xác định mức cho vay tối đa đối với các loại khách hàng và các ngành nghề kinh tế. SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 29
  • 30. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo - Hướng tới chính sách và thủ tục liên quan đến việc tính lãi suất, phí và thời hạn cho vay. Chính sách tín dụng phải xác định được nguyên tắc định lãi suất áp dụng đối với từng loại khách hàng, phù hợp với quy mô của món vay, khoản vay và phương pháp tính lãi tương ứng… - Xác định rõ mức tăng của các khoản mục cho vay năm nay so với năm trước. Tỷ trọng cho vay so với tài sản có của PGD. - Chính sách cho vay phải xác định trách nhiệm của nhân viên tín dụng về việc giải quyết một hồ sơ xin vay, mức phán quyết và trách nhiệm đối với những hồ sơ vượt quá giới hạn phán quyết của mình, tương tự như vậy cũng xác định trách nhiệm của hội đồng tín dụng và cách thức quyết định hồ sơ xin vay. 3.2.2. Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng. Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng của từng khoản vay. Tại các NH trong hệ thống NH Việt Nam, các quy trình tín dụng đã được ban hành tương đối chặt chẽ và cụ thể hoá theo từng loại hình tín dụng. Tuy nhiên, cần phải chi tiết hơn với từng loại hình cho vay, từng loại khách hàng, cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết về việc lập tờ trình, phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ… đồng thời phải ngăn chặn việc làm sai, làm không đủ… gây hậu quả xấu. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình, nên tránh xu hướng buông lỏng các điều kiện tín dụng trong cạnh tranh để nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng có thể dẫn đến không đảm bảo chất lượng tín dụng, tăng nguy cơ rủi ro. 3.2.3. Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tiền vay là cần thiết trong một hợp đồng tín dụng. Nó sẽ làm giảm bớt tổn thất cho NH khi khách hàng vì lí do nào đó không thanh toán được nợ cho NH, nó là động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng cần nên nhớ là bảo đảm tiền vay không thể thay thế cho khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Do đó đừng bao giờ chấp nhận một khoản vay mà lại mong đợi nguồn trả SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 30
  • 31. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo nợ cuối cùng là việc thanh lí bắt buộc một tài sản nào đó hay là trái quyền ( quyền đòi nợ ) đối với một bảo lãnh mà đã chấp nhận như việc bảo đảm cho món vay. 3.2.4. Tăng cường công tác thẩm định. Nâng cao chất lượng thẩm định trên cơ sở đổi mới đồng bộ mô hình tổ chức, hoàn thiện quy chế, quy trình và cách thức tổ chức việc thẩm định. Thẩm định là khâu quan trọng để giúp đơn vị đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Thường xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, giá cả thị trường, tỷ suất lợi nhuận bình quân của một ngành, của các loại sản phẩm… để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật thêm về nghiệp vụ và kinh nghiệm thẩm định cho vay cho cán bộ tín dụng. 3.2.5. Công tác quản lí và xử lí nợ. Định kì hạn thu nợ và lãi tiền vay phù hợp sẽ giúp khách hàng trả nợ thuận lợi hơn, hạn chế trường hợp không có đủ tiền trả nợ đến hạn hoặc có nguồn thu nhưng chưa đến hạn trả, khách hàng có thể sử dụng vào việc khác. Để định kì trả nợ phù hợp, PGD có thể dựa vào các yếu tố sau:  Chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân.  Khả năng trả nợ và thu nhập của khách hàng cá nhân.  Nguồn vốn cho vay của chính đơn vị. Để thực hiện tốt việc đôn đốc thu hồi nợ và lãi đến hạn, cần làm tốt công tác quản lý hồ sơ, lập sổ sách theo dõi khách hàng một cách chặt chẽ, có hệ thống. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ với bộ phận kế toán cho vay thông qua việc cung cấp danh sách các khoản nợ đến hạn để phục vụ thu hồi và xử lí tín dụng. SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 31
  • 32. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo PGD phải thường xuyên phân loại các khoản nợ để đề ra biện pháp thu hồi, xử lý phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng, từng khoản vay. Công tác đôn đốc, thu hồi nợ gắn liền với công tác đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng. Thực hiện các biện pháp thu hồi và xử lý nợ thích hợp với từng khoản vay. Các biện pháp xử lý nợ theo quy định hiện nay có thể thực hiện bao gồm:  Gia hạn nợ.  Điều chỉnh kì hạn nợ.  Miễn giảm tiền lãi vay với khách hàng bị tổn thất tài sản hình thành từ vốn vay do các nguyên nhân khách quan, nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng trả được nợ gốc và phần lãi còn lại, có điều kiện lập lại quan hệ tín dụng bình thường. Đối với khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng, có khả năng trả nợ và cần vốn để khôi phục SXKD, PGD có thể xem xét tự khoanh nợ cũ, cho vay thêm để khách hàng vượt qua khó khăn, có điều kiện trả nợ cho đơn vị. Đối với khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, thì tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm, có thể xử lý tạm ngừng cho vay, chấm dứt cho vay hoặc khởi kiện trước pháp luật. Khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay. 3.2.6. Đa dạng hoá các sản phẩm. Cũng như các loại hình dịch vụ khác, do mang tính chất vô hình, chi nhánh rất khó thiết kế và duy trì sản phẩm mang đặc trưng riêng của NH mình. Thiết kế sản phẩm đã khó, việc duy trì sản phẩm đó trên thị trường sao cho vừa sinh lợi vừa tồn tại được lâu lại càng khó hơn. Vì thế, việc nghiên cứu nghiêm túc và đầy đủ nhu cầu khách hàng và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là yếu tố quan trọng. Thông thường có 2 hướng sau: Các NH đi tiên phong, đóng vai trò là “ người đi trước ” trong việc thiết kế và đưa ra thị trường những sản phẩm mới có thể tạo nên hình ảnh, ấn tượng về mặt NH hoạt SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 32
  • 33. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo động sáng tạo đối với khách hàng. Tuy nhiên, các NH theo đuổi chiến lược này chịu rủi ro lớn bởi vì sản phẩm họ đưa ra chưa có thị trường, chưa được thử nghiệm thực tế và chi phí nghiên cứu thì rất lớn. Các NH thực hiện chiến lược là “ người đi sau ” trên thị trường cũng vẫn có thể giành được lợi thế cạnh tranh về sản phẩm nếu họ rút kinh nghiệm từ những hạn chế, sai lầm của NH đi trước và thay đổi sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn. Tuy nhiên nếu NH đi sau xây dựng sản phẩm mới sẽ chịu sự cạnh tranh từ nhiều người đi trước, từ đó rất dễ xảy ra tình trạng mới không mang lại lợi ích tiêu dùng nào cho khách hàng. Chiến lược cạnh tranh bằng sản phẩm là khá rủi ro. Đó không phải chỉ là do sản phẩm NH dễ bị sao chép mà sản phẩm NH nhìn chung phức tạp, người tiêu dùng phải mất thời gian xác định giá trị của chúng. 3.2.7. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin. Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho NH đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không?. Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu chính xác. Do vậy, CBTD không thế chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp mà còn phải nắm bắt xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lí ra quyết định cho vay và đầu tư của chi nhánh. 3.2.8. Trang bị cơ sở vật chất. PGD Lê Trọng Tấn có một vị trí thuận lợi, do dó việc nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng đối với khách hàng được nhanh chóng hơn, thu thập đầy đủ và kịp thời thông tin của khách hàng. Đồng thời việc trang bị cơ SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 33
  • 34. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo sở vật chất kỹ thuật giúp cho PGD có thể lập kho dự trữ tài liệu thông tin khách hàng từ đó có các bước xử lý, chấm điểm tín dụng khách hàng chính xác và kịp thời. 3.2.9. Tăng cường công tác quảng cáo khuếch trương hình ảnh của PGD Lê Trọng Tấn. NHTMCP Đông Á nói chung, cũng như PGD Lê Trọng Tấn nói riêng cần áp dụng các chính sách tiếp thị để có thể đa dạng và phát triển lượng khách hàng giao dịch trong các lĩnh vực. Hiện nay khách hàng giao dịch với PGD trong hoạt động tín dụng là các khách hàng cá nhân nhỏ lẻ và các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ thông qua mối quan hệ thân thiết với chi nhánh hoặc do sự giới thiệu của người quen. Nhiều khách hàng chưa biết đến PGD có các dịch vụ về tín dụng. Do vậy, PGD cần có những chính sách để nâng cao lượng khách hàng đến quan hệ giao dịch. 3.3. Một số kiến nghị đối với PGD Lê Trọng Tấn. 3.3.1. Hoàn thiện quy trình thẩm định Quy trình thẩm định tín dụng tại PGD có thể xem là tương đối hoàn chỉnh, quy trình này bao gồm đầy đủ các bước phân tích tổng hợp thông tin liên quan đến khách hàng. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của nền kinh tế và xã hội như hiện nay, những thay đổi trong quy định, quy tắc thực hiện của các cơ quan các cấp không đồng bộ, và tính chất phức tạp của môi trường kinh doanh đã phần nào làm cho quy trình này trở nên lỏng lẻo, có nhiều khe hở dù đã được nghiên cứu và xây dựng kỹ . Do đó, theo em cần phải thường xuyên cập nhật thông tin, đổi mới một số nội dung để hoàn thiện quy trình sao cho phù hợp với những thay đổi liên tục của tình hình kinh tế xã hội. 3.3.2. Thường xuyên cập nhật những thông tin và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng chúng ta có thể xây dựng một mô hình thẩm định tín dụng mới với một số phòng ban chuyên trách ở mỗi Chi nhánh và PGD, không để nhân viên tín dụng là người tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ và tiến hành thẩm định tín dụng. Chúng ta có thể có: SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 34
  • 35. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Bộ phận tiếp xúc khách hàng: tiếp xúc khách hàng trực trực tiếp hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn và cung cấp thông tin cho bộ phận thẩm định. Bộ phận thẩm định: sẽ tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận tiếp xúc khách hàng phân tích, thẩm định hồ sơ vay của khách hàng, chuyên phụ trách việc thẩm định TSĐB và đưa ra giá trị phù hợpvới từng loại TSĐB và từng thời kỳ. Qua mô hình này, từng bộ phận sẽ đảm nhận từng khâu riêng biệt trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn, các khía cạnh của rủi ro sẽ được nhiều người xem xét hơn, tính khách quan sẽ cao hơn, PGD sẽ nâng cao được khả năng bảo đảm an toàn tín dụng hơn. Mặt khác, do điều kiện kinh tế thị trường luôn thay đổi nên PGD cũng cần phải thường xuyên cập nhật thông tin, nâng cao trình độ chuyên môn của CBTD. Bên cạnh những cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm, cũng cần tăng thêm một đội ngũ nhân lực mới với tư duy sáng tạo, ham học hỏi, giàu lòng nhiệt huyết sẽ tạo nên một sức bật tốt cho bộ máy tín dụng tại các Chi nhánh và PGD hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cần tăng động lực làm việc cho nhân viên bằng cách quy định hệ số lương kinh doanh một cách chi tiết, cụ thể hơn đối với từng nhân viên tín dụng thúc đẩy họ tự tìm khách hàng, mở rộng thị trường. Đồng thời tạo điều kiện nơi sinh hoạt nghỉ ngơi cho nhân viên trong giờ nghỉ trưa để họ có thể phát huy tốt tinh thần làm việc. SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 35
  • 36. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo KẾT LUẬN  Như chúng ta đã thấy thu lãi từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại lợi nhuận cho đơn vị. Bên cạnh đó không thể nào không quan tâm đến những rủi ro đó là người bạn đồng hành với hoạt động tín dụng. Rủi to tín dụng là một tất yếu trong hoạt động của ngành NH, do vậy nghiên cứu và tìm kiếm những giải pháp để quản lý được rủi ro tín dụng là một yêu cầu khách quan. Ngày nay trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi các nhà quản trị NH phải tích cực chủ động phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng. Qua phân tích rủi ro trong tín dụng cá nhân tại PGD Lê Trọng Tấn cũng cho thấy hoạt động tín dụng của NHTMCP Đông Á chiếm tỷ trọng khá cao, có nhiều biến động thăng trầm trong các năm, nhưng nhìn chung vẫn tăng trưởng mỗi năm với tốc độ tăng trưởng trung bình và là nguồn mang lại lợi nhuận chính, gia tăng hàng năm cho đơn vị. Hoạt động tín dụng tại PGD không tập trung vào một lĩnh vực hay khách hàng nào, điều này góp phần phân tán được rủi ro tín dụng cho PGD. Công tác thẩm định tín dụng tại PGD thực hiện tốt, các nhân viên có kinh nghiệm nghiệp vụ và đánh giá khách hàng, đánh giá khoản vay rất chính xác và khách quan đồng thời không ngừng nâng cao trình độ thẩm định và trau dồi đạo đức, tiếp cận và cập nhật những thay đổi của thị trường, quy trình thực hiện thẩm định một hồ sơ vay vốn nhanh trung bình khoảng một tuần từ khi khách hàng đến đăng ký vay vốn cho đến khi nhận được nguồn vốn hỗ trợ. Tuy nhiên, tình hình hoạt động tín dụng tại đơn vị vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: hiệu suất sử dụng vốn chưa cao, tăng cường hơn công tác tiếp thị, và cố gắng ổn định hoạt động trong tình hình khó khăn của năm nay. SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 36
  • 37. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo Cùng với sự lớn mạnh của NH Đông Á, PGD Lê Trọng Tấn cũng ngày càng phát triển. Là một NH thương mại đặc biệt của Nhà Nước, mục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà đơn vị còn chú trọng đến mục tiêu chính sách xã hội. Trong những năm qua vốn của đơn vị đã giúp nhiều hộ gia đình vượt qua hoàn cảnh khó khăn, có được những căn nhà khan trang, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp vấn đề về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó góp phần cải thiện nhu cầu sống cho người dân. Có thể nói với những kết quả đạt được từ khi thành lập đến nay đã tạo đà cho PGD bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Từ đó đòi hỏi PGD Lê Trọng Tấn tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả, an toàn trong mọi hoạt động của mình. Với chuyên đề báo cáo thực tập này em hy vọng phần nào phản ánh được những mặt thành công, tích cực và những hạn chế cần sửa đổi, bổ sung trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại đơn vị, để ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho đơn vị cũng như Ngân hàng. Do thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các anh chị phòng tín dụng PGD Lê Trọng Tấn để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của cô Nguyễn Thị Phương Thảo, các thầy cô trong khoa tài chính – ngân hàng. Cùng tập thể ban lãnh đạo, các anh chị tại PGD Lê Trọng Tấn đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn!. SVTH: Huỳnh Thị Kim Anh Trang 37