SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  67
Télécharger pour lire hors ligne
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư & Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương là một
trong những công ty tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng uy tín trên thị trường Việt
Nam, chuyên cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ tốt nhất của công ty, tiêu biểu
như: dịch vụ tư vấn đầu tư, thiết kế thi công xây dựng công trình, lập dự án đầu tư,
dịch vụ nhà đất, tư vấn các thủ tục có liên quan tới đất đai thuộc khu vực Thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. [2, 3]
1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư & Thiết Kế Xây Dựng
Minh Phương
1.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty [3, 3]
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY
DỰNG MINH PHƯƠNG.
- Tên giao dịch: MINH PHUONG CONSTRUCTION DESIGN &
CONSULTING INVESTMENT CORPORATION.
- Tên viết tắt: MINH PHUONG,.JSC
- Trụ sở công ty: 156 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
- Điện thoại: (08) 22 142 126 – 0903 649 782; Fax: (08) 39 118 579
- Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
- Website: www.lapduan.com
- Vốn điều lệ: 7.000.000.000 đồng.
- Công ty được thành lập do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0305986789, ngày cấp là 28/07/2010.
- Mã số thuế: 0305986789
- Logo công ty:

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Được thành lập vào năm 2008, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế xây
dựng Minh Phương luôn mong muốn mang đến những công trình có giá trị thiết thực
nhất cho khách hàng, thể hiện qua việc hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Minh Phương
được biết đến như là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc lập dự án cho bệnh
viện, khu du lịch sinh thái, khu dân cư, trang trại chăn nuôi và các dự án đầu tư chung
cư cao cấp,…Ở lĩnh vực thiết kế, Minh Phương đã từng tham gia nhiều công trình
thiết kế nhà ở, chung cư cao tầng, quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp.
Từ khi được thành lập đến nay, Minh Phương luôn hoạt động với phương châm:
“Phát triển kỹ thuật - An toàn - Chất lượng và đem lại những điều tốt nhất cho khách
hàng” [2, 3].
Do đề cao chất lượng và uy tín nên ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến và
trao trọn niềm tin xây dựng công trình vào Minh Phương. Đó chính là động lực để
Minh Phương ngày một phát triển hơn nữa, chinh phục những tầm cao.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 1
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ sư cùng các nhân viên giàu
kinh nghiệm và nhiệt huyết tại Minh Phương đã đang và sẽ luôn sẵn sàng đáp ứng các
yêu cầu phức tạp và khắt khe nhất của khách hàng. Đến nay, nhìn lại những thành quả
đạt được trong suốt quá trình hoạt động, Minh Phương tự hào đã thực hiện nhiều công
trình, dự án thành công hơn cả mong đợi của khách hàng.
1.1.3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty [4, 3]
- Dịch vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng.
- Dịch vụ thiết kế và lập dự toán cho các công trình xây dựng: thiết kế và lập dự
toán các công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình công nghiệp,…
- Dịch vụ tư vấn giám sát xây dựng công trình: giám sát công trình xây dựng,
cho thuê kỹ sư giám sát công trình.
- Dịch vụ lập đánh giá tác động môi trường: lập đánh giá tác động môi trường,
bản cam kết môi trường, đăng ký chủ nguồn thải, thẩm định các dự án về môi trường,
thẩm định đánh giá tác động môi trường,…
- Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp: tư vấn thành lập doanh nghiệp (Công
ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty liên doanh, Công ty 100% vốn nước ngoài), nhà
hàng, khách sạn, nhà cho thuê; xin giấy phép đầu tư, giấy phép đăng ký kinh doanh,
con dấu, mã số thuế, hóa đơn GTGT; đăng ký thương hiệu, bản quyền, logo, mã
vạch,…
- Dịch vụ tư vấn đầu tư: tư vấn đầu tư, lập dự án đầu tư, lập hồ sơ mời thầu, hồ
sơ dự thầu, lựa chọn nhà thầu, tư vấn đấu thầu, cổ phần hóa, chuyển đổi doanh nghiệp.
- Dịch vụ thẩm định giá: thẩm định giá bất động sản: quyền sử dụng đất, cao ốc,
nhà cửa, vật kiến trúc, dự toán công trình, quyết toán công trình; thẩm định giá máy
móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, thẩm định phương tiện giao thông vận tải ôtô, xe
kéo, tàu, thuyền; thẩm định giá trị doanh nghiệp, cổ phiếu, trái phiếu; thẩm định dự án
đầu tư, thẩm định kết quả đấu thầu, thẩm định thiết kế; thẩm định giá trị vô hình:
thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; thẩm định giá trị quyền
khai thác, quyền hoạt động, quyền thuê tài sản.
- Dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản: mua bán, chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, nhà ở, chung cư, dự án đầu tư, xin giấy phép xây dựng, chuyển quyền sử
dụng đất.
- Dịch vụ tổ chức đấu giá tài sản: bất động sản, máy móc thiết bị, doanh nghiệp,
cổ phiếu, hàng hóa vật tư.
- Dịch vụ tài chính kế toán: báo cáo thuế, quyết toán thuế, cho thuê kế toán
trưởng, gỡ rối sổ sách kế toán, cài đặt phần mềm kế toán,…
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty [11, 3]
1.2.1. Chức năng
- Là Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán độc lập. Được sử
dụng con dấu riêng dùng để giao dịch và mở tài khoản tại ngân hàng.
- Dịch vụ tư vấn, thiết kế, lập dự toán thi công xây dựng công trình, lập dự án
đầu tư, hồ sơ vay vốn ngân hàng, tư vấn thành lập doanh nghiệp, dịch vụ môi giới
kinh doanh bất động sản, tư vấn các thủ tục có liên quan tới đất đai thuộc khu vực
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 2
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

1.2.2. Nhiệm vụ
- Mục tiêu ban đầu của Minh Phương là trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh
vực xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trước nhu cầu của thị trường và
để đảm bảo khả năng tồn tại, phát triển trước tình hình khó khăn chung của nền kinh
tế, Ban Giám đốc công ty đã quyết định mở rộng lĩnh vực hoạt động ra phạm vi toàn
quốc.
- Công ty hoạt động theo cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của Nhà nước, đảm
bảo hạch toán kinh tế, tự chịu trách nhiệm, tự bù đắp chi phí, bảo toàn và phát triển
vốn mang lại hiệu quả cao cho đồng vốn đầu tư, tự trang trải nợ vay và làm tròn nghĩa
vụ đối với Nhà nước.
- Tuân thủ các chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính cũng như hạch toán
kinh tế và quản lý ngoại hối phù hợp với pháp luật Việt Nam và quốc tế.
- Đảm bảo giao hàng cho khách hàng đúng số lượng, chất lượng và thời gian.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của doanh nghiệp
1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy công ty
Sơ đồ 1 [8, 3]

1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, có
nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh
doanh; quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ, sản xuất kinh doanh và đầu
tư; tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của công ty; bầu, bãi nhiệm
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, và quyết định bộ máy tổ chức của công ty.
- Ban kiểm soát: có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh
giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc theo
đúng các qui định trong Điều lệ công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng
Cổ đông.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 3
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

quyền của Đại hội đồng cổ đông. Chỉ trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần mới có
Hội đồng Quản trị. Trong công ty cổ phần thì Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định
cao nhất của công ty, tiếp đến mới là Hội đồng Quản trị.
- Ban giám đốc: Ban Giám đốc tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động kinh
doanh trong công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh, đại
điện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên và thay mặt công ty quan hệ pháp lý với các
đơn vị, tổ chức bên ngoài.
- Phó giám đốc: Tham mưu cho giám đốc về việc bảo toàn và sử dụng nguồn
vốn, tham gia điều hành hoạt động các dự án của công ty, quản lý điều hành xây lắp
các công trình theo phân công trong Ban giám đốc, tham gia công tác đầu tư chiều sâu
về thiết bị, kinh doanh phát triển nhà, các dự án đầu tư của công ty.
- Các phòng ban trực thuộc:
+ Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tổ chức về nhân sự, tham mưu
cho Giám đốc trong việc đào tạo, tuyển dụng nhân viên, sắp xếp nhân sự công ty,
quản lý chế độ lao động, tiền lương, văn thư lưu trữ, tạp vụ, xây dựng các bảng nội
quy, đề ra chính sách về nhân sự.
+ Phòng kỹ thuật giám sát: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực tìm
kiếm, phát triển và quản lý các dự án đầu tư; thực hiện quản lý công tác kỹ thuật, thi
công xây dựng, tiến độ, chất lượng đối với những gói thầu do công ty ký hợp đồng;
phối hợp với các phòng, ban chức năng để tham gia quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty; trực tiếp hoặc phối hợp với Ban quản lý dự án để quản lý về mặt
kỹ thuật, tiến độ, chất lượng đối với các công trình và hạng mục công trình thi công
xây dựng thuộc các dự án do công ty đầu tư hoặc tại các gói thầu do công ty ký kết
hợp đồng; thực hiện việc quản lý vật tư của công ty theo đúng quy chế và có trách
nhiệm kiểm tra tình hình sử dụng vật tư ở tất cả các bộ phận trong công ty, đảm bảo
tiết kiệm và hiệu quả.
+ Phòng kế toán tài chính: Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý
điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; xúc tiến huy động tài chính
và quản lý công tác đầu tư tài chính; thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền
thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động
trong công ty; thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh
doanh và chi phí đầu tư các dự án theo quy định.
+ Phòng thiết kế xây dựng: Chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng các công trình
dự án mà công ty làm chủ thầu. Lựa chọn những cá nhân có chuyên môn đủ năng lực
để thực hiện công tác chức năng của phòng, chỉ đạo công tác xây dựng thiết kế theo
đúng yêu cầu.
+ Phòng tư vấn môi trường: Thực hiện công tác tư vấn các vấn đề thủ tục liên
quan đến việc lập báo cáo giám sát môi trường đối với các dự án của khách hàng, các
công văn điều luật về môi trường liên quan trong phạm vi kinh doanh của công ty.
Phối hợp với các phòng ban khác, chịu trách nhiệm lập đề án đánh giá tác động môi
trường khi có yêu cầu.
1.4. Đặc điểm các nguồn lực của công ty [10, 3]
Bảng 1
STT
Trình độ chuyên môn
Số
Kinh nghiệm
lượng
>=2
>=5
>=10
I
Hệ đại học
24
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 4
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

Kiến trúc sư
04
03
01
Kỹ sư điện – điện tử
02
01
01
Kỹ sư xây dựng
08
03
03
02
Cử nhân kinh tế
03
01
02
Kỹ sư môi trường
04
03
01
Kỹ sư cơ khí
02
01
01
Kỹ sư công nghệ lọc hóa dầu
02
01
01
Hệ trung cấp
04
Trung cấp kế toán
02
02
Trung cấp xây dựng
02
01
01
Công nhân lành nghề
50
Thợ nề, thợ xây, thợ gia công
40
15
18
07
cơ khí, thợ máy, thợ điện,…
11 Lao động phổ thông
10
10
1.5. Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty
1.5.1. Thuận lợi
“Đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động chinh phục thành công!” đó chính là lý do dẫn
đến thành công của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh
Phương ngày nay.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới để lại những hậu quả mà đến nay không chỉ
riêng Việt Nam mà cả thế giới vẫn đang nỗ lực khắc phục. Đứng trước tình trạng đó,
nhiều doanh nghiệp đã đưa ra chính sách riêng cho mình nhằm thoát khỏi khủng
hoảng, từng bước đưa doanh nghiệp đi lên. Trong cộng đồng các doanh nghiệp Việt
Nam, Minh Phương được biết đến như một đơn vị có bước đi sáng suốt khi đa dạng
hóa lĩnh vực hoạt động nhằm trụ vững trên thương trường.
Công ty được thị trường biết đến tên tuổi nhờ hoạt động kinh doanh uy tín, đảm
bảo chất lượng sản phẩm - dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng. Mục tiêu ban
đầu của công ty là trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng tại Thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, trước nhu cầu của thị trường và để đảm
bảo khả năng tồn tại, phát triển trước tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế, Ban
giám đốc công ty đã quyết định mở rộng lĩnh vực hoạt động ra phạm vi toàn quốc.
Đến nay, Minh Phương được biết đến là thương hiệu hàng đầu trong công tác tư vấn
và trợ giúp doanh nghiệp về các lĩnh vực phổ biến nhất và thiết thực nhất hiện nay.
Để đảm nhiệm tốt tất cả các lĩnh vực hoạt động, Ban giám đốc Công ty Minh
Phương đã chú trọng đầu tư, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, đáp ứng tốt
yêu cầu công việc. Đến nay, công ty đã trở thành nơi quy tụ đội ngũ kỹ sư thiết kế xây
dựng, thiết kế công trình giao thông, thiết kế các công trình dầu khí, kỹ sư giám sát
xây dựng, chuyên viên tài chính, luật sư, kế toán trưởng loại giỏi trên 10 năm kinh
nghiệm.
Nhờ hoạt động uy tín trên thương trường mà Minh Phương vượt qua nhiều đơn
vị cùng ngành trở thành đối tác của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh như: Ngân hàng Viettinbank, Ngân hàng Á châu, Eximbank, Công ty Cổ
Phần Nhựa Bình Minh, Gạch Đồng Tâm, Thép Việt Úc, Thép Niềm Nam, Ibuild…
Nói đến thành công của Minh Phương hiện nay, không thể không kể đến công
lao to lớn của ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty. Là người
1
2
3
4
5
6
7
II
8
9
III
10

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 5
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

nắm vai trò điều hành quan trọng nhất công ty, Ông đã đưa ra những chính sách phát
triển phù hợp với tình hình kinh tế chung, đạt được những chỉ tiêu tăng trưởng đề ra.
Thành quả hôm nay là nền tảng, động lực để tập thể Cán bộ công nhân viên
Công ty Minh Phương phấn đấu hơn nữa trong lao động, sáng tạo mang đến sự phồn
thịnh cho công ty và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam ngày càng
vững mạnh, thịnh vượng và phồn vinh.
1.5.2. Khó khăn
Thời điểm thành lập của công ty không thuận lợi, năm 2008 được coi là năm bi
tráng của kinh tế thế giới, thời điểm nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ, lạm phát tăng cao. Vì thế hoạt động
của công ty cũng bị ảnh hưởng, trở nên khó khăn do thị trường có nhiều biến động.
Việt Nam gia nhập AFTA, WTO, hàng rào thuế quan được phá bỏ, các nước khu
vực sẽ đầu tư vào nước ta để khai thác các nguồn lực, từ đó gia tăng cạnh tranh. Do
đó, công ty phải đối mặt với nhiều yếu tố khó khăn: giá cả thị trường luôn biến động,
chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với công ty nước ngoài…
Khách hàng: nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và khó đáp ứng.
Về phương tiện vận tải, kho hàng: chủ yếu là thuê ngoài. Đây là nguyên nhân
làm gia tăng chi phí.
1.5.3. Định hướng phát triển [10, 3]
Mục tiêu của công ty đối với sự phát triển bền vững:
- Cung cấp dịch vụ thiết kế thi công, xây dựng các công trình dân dụng, công
nghiệp, công trình dầu khí,…
- Phát triển hạ tầng.
- Hướng đến phát triển thành công ty cung cấp dịch vụ thiết kế, giám sát và thi
công các công trình xây dựng tại Việt Nam, quy mô hoạt động không những trên
phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh mà còn mở rộng hoạt động trên toàn quốc.
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cũng như hầu hết các bộ phận khác của công ty
tiếp tục tăng trưởng, củng cố vị trí, hoàn tất nhiệm vụ của mình. Nhất là bộ phận tìm
kiếm thị trường tiêu thụ luôn đứng vị trí hàng đầu và tăng cường hoạt động tiếp thị là
nhiệm vụ quan trọng để tăng doanh thu và lợi nhuận.
1.6. Khái quát tình hình tài chính công ty trong thời gian qua
Với số vốn ban đầu sau khi đi vào hoạt động doanh thu, lợi nhuận và mức đóng
góp vào ngân sách của Công ty qua các năm gần đây được thể hiện như sau:
Đơn vị tính: Đồng

Bảng 2
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2010

2012/2011
+/-

2011/2010
%

+/-

%

Doanh thu thuần

1,418,273,039

1,087,854,045

189,378,990

330,418,994

30.37

898,475,055

474.43

Giá vốn hàng bán

169,526,318

469,383,308

131,895,512

-299,856,990

-63.88

337,487,796

255.88

Lợi nhuận gộp

1,248,710,721

618,470,737

57,483,478

630,239,984

101.90

560,987,259

975.91

Chi phí BH&QLDN

1,103,668,888

210,024,873

31,927,045

893,644,015

425.49

178,097,828

557.83

145,600,232

408,457,257

25,581,217

-262,857,025

-64.35

382,876,040

1496.71

36,400,058

102,114,314

5,575,755

-65,714,256

-64.35

96,538,559

1731.40

109,200,174

306,342,943

20,005,462

-197,142,769

-64.35

286,337,481

1431.30

Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 6
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

Biểu đồ 1
1,600

1,418

Millions

1,400
1,088

1,200
1,000

Doanh thu thuần

800

Lợi nhuận sau thuế

600

400
200

306
189

109

20

0
Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Nhận xét:
Qua bảng số liệu và đồ thị trên ta nhận thấy doanh thu của công ty có chiều
hướng tăng liên tục qua các năm.
- Trong năm 2011 công ty tập trung đầu tư vào máy móc thiết bị, đào tạo nhân
lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của kỹ sư, công nhân đã giúp cho tình hình
hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả, số lượng hợp đồng ngày càng tăng,
chất lượng sản phẩm dịch vụ được nâng cao, công ty ngày càng được nhiều khách
hàng biết đến và tin cậy. Đây chính là lý do làm cho doanh thu thuần năm 2011 tăng
vượt trội đạt 1,087,854,045 đồng, tăng 898,475,055 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
474.43% so với năm 2010.
Với việc doanh thu tăng kéo theo chi phí sản xuất kinh doanh cũng gia tăng, điều
này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty. Năm 2011, tuy chi phí
sản xuất kinh doanh của công ty tăng so với năm 2010 là 178,097,828 đồng tương ứng
với tỷ lệ 557.83% nhưng mức tăng này so với doanh thu tăng thêm là không đáng kể
nên lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2011 vẫn cao hơn năm 2010, tăng
382,876,040 đồng tương ứng tăng 1496.71%.
Do lợi nhuận trước thuế năm 2011 của công ty tăng nên mức đóng góp của
doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước năm 2011 cũng tăng 96,538,559 đồng tương
ứng với tỷ lệ tăng 1731.40%. Lý do năm 2010 doanh nghiệp đóng khoản thuế thu
nhập doanh nghiệp chỉ có 5,575,755 đồng là do vào năm 2009 lợi nhuận trước thuế
của doanh nghiệp âm, nói cách khác là doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ nên số thuế thu
nhập doanh nghiệp thực nộp năm 2010 được tính trên hiệu của lợi nhuận trước thuế
năm 2010 trừ đi lợi nhuận trước thuế năm 2009 mang dấu dương.
Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 đạt 306,342,943 đồng
tăng 286,337,481 đồng tương ứng tăng 1431.30%.
- Đến năm 2012, nhờ nguồn khách hàng của doanh nghiệp tăng, nhiều công trình
xây dựng lớn hợp tác thầu xây dựng với công ty đã giúp cho doanh thu năm 2012 tăng
so với năm 2011, tăng 330,418,994 đồng tương ứng tăng 30.37%. Tuy nhiên, trong
năm 2012 do công ty chi một khoản lớn cho chi phí quản lý doanh nghiệp làm cho chi
phí của doanh nghiệp tăng đột biến đạt mức 1,103,668,888 đồng, tăng 893,644,015
đồng tương ứng tăng 425.49%.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 7
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

Tuy doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí năm 2012 so với năm 2011
cao hơn nên lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đáng kể. Lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp năm 2012 đạt 109,200,174 đồng giảm 197,142,769 đồng tương ứng giảm
64.35% so với năm 2011.
Do lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng vào năm 2011 và giảm vào năm
2012 nên mức đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước năm 2012 cũng
giảm 65,714,256 đồng tương ứng giảm 64.35%, năm 2012 lợi nhuận trước thuế giảm
262,857,025 đồng tương ứng giảm 64.35%.
Tóm lại, trong ba năm qua công ty đã kinh doanh có hiệu quả bằng chứng là
doanh thu thuần tăng liền qua các năm, đạt được lợi nhuận tương đối mà đặc biệt là
năm 2011, nhưng bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế lại giảm vào năm 2012. Đây cũng là
dấu hiệu cho thấy công ty nên xem xét, điều chỉnh các chiến lược trong việc tiết kiệm,
giảm trừ chi phí để giúp hoạt động kinh doanh của công ty gặt hái được những thành
công và đạt được những mục tiêu đã đề ra.

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 8
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN
2.1. Khái niệm về vốn và hiệu quả sử dụng vốn
2.1.1. Khái niệm về vốn
Để tiến hành sản xuất kinh doanh trước tiên doanh nghiệp cần có vốn, vốn đầu
tư ban đầu và vốn bổ sung để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Do vậy việc quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu
của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò quyết định cho việc ra đời, hoạt động và phát triển
của doanh nghiệp.
Theo quan điểm của Marx, ông cho rằng: “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại
giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Định nghĩa của Marx có tầm
khái quát lớn, song còn hạn chế về mặt trình độ phát triển của nền kinh tế mà Marx
quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế.
Các nhà kinh tế học cổ điển tiếp cận vốn với góc độ hiện vật. Họ cho rằng, vốn
là một trong những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cách hiểu này
phù hợp với trình độ quản lý kinh tế còn sơ khai - giai đoạn kinh tế học mới xuất hiện
và bắt đầu phát triển. [5, 10]
Theo David Begg, Standley Fischer, Rudige Darnbusch: “Vốn là một loại hàng
hoá nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Có hai
loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hoá đã
sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác. Vốn tài chính là tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng... Đất đai không được coi là vốn.” [236, 4]
Một số nhà kinh tế học khác cho rằng vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế
được bố trí để sản xuất hàng hoá, dịch vụ như tài sản tài chính mà còn cả các kiến
thức về kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp đã tích luỹ được, trình độ quản lý và tác
nghiệp của các cán bộ điều hành cùng chất lượng đội ngũ công nhân viên trong doanh
nghiệp, uy tín, lợi thế của doanh nghiệp.
Thật vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, mỗi một quan điểm đều có
cách tiếp cận riêng. Nhưng có thể nói, thực chất vốn chính là biểu hiện bằng tiền, là
giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Trong nền kinh tế thị trường, vốn
được quan niệm là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và trong các quá trình sản xuất tiếp
theo của doanh nghiệp. Như vậy vốn là yếu tố số một của hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Vốn được biểu hiện là giá trị của toàn bộ tài sản do doanh nghiệp quản lý và sử
dụng tại một thời điểm nhất định. Tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp,
nhưng chưa hẳn có tiền là có vốn. Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để biến thành
vốn thì tiền phải đưa vào sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lời.
Như vậy: Vốn là lượng giá trị ứng trước của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp
kiểm soát để phục vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu được lợi ích kinh
tế trong tương lai.
- Nguyên tắc sử dụng vốn trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp:
Trong công tác hoạt động tài chính doanh nghiệp, việc sử dụng nguồn vốn được
thực hiện tốt thì sẽ thúc đẩy sản xuất tốt, mang lại lợi nhuận cao và ngược lại nếu việc
sử dụng nguồn vốn mà trì trệ, bất cập thì nó sẽ kìm hãm quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 9
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

Như vậy để nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn, doanh nghiệp phải
dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:
- Sử dụng đồng vốn có mục đích rõ ràng.
- Sử dụng đồng vốn có lợi và tiết kiệm nhất.
- Sử dụng đồng vốn một cách hợp pháp.
- Kiểm tra các chỉ tiêu tài chính về an toàn hiệu quả.
- Tính toán kỹ hiệu quả đầu tư.
- Mở rộng thị trường thông qua các chính sách bán hàng.
- Kiểm soát tốt các chi phí hoạt động.
2.1.2. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử
dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhắm đến mục tiêu cuối
cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. [5, 1]
Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về hiệu
suất sử dụng vốn, tỷ suất doanh lợi, tốc độ luân chuyển vốn... nó còn phản ánh quan
hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền
tệ hay đây chính là mối tương quan giữa kết quả lợi nhuận thu được và chi phí bỏ ra
để thực hiện sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ
ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. [5, 1]
Kết quả lợi ích tạo ra do sử dụng vốn phải thỏa mãn yêu cầu: đáp ứng được lợi
ích của doanh nghiệp, lợi ích của các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất đồng
thời nâng cao được lợi ích của nền kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hiện
nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho
mình, nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích chung của nền kinh tế xã hội sẽ không được
phép hoạt động. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đó hoạt động đem lại lợi ích cho nền
kinh tế, còn bản thân bị lỗ vốn sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản. Như vậy, kết quả
tạo ra do việc sử dụng vốn phải là kết quả phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp và lợi
ích của nền kinh tế xã hội.
Vậy, hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh,
là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn, tài sản
vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa
chi phí.
2.2. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn vốn kinh doanh là nguồn gốc của vốn, là toàn bộ số vốn để đảm bảo đầy
đủ nhu cầu về tài sản cho doanh nghiệp giúp quá trình kinh doanh được tiến hành liên
tục và có hiệu quả. [316, 6]
Ở doanh nghiệp có hai nguồn vốn kinh doanh chủ yếu:
- Nguồn vốn kinh doanh thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử
dụng thường xuyên, lâu dài phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Bao gồm:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: vốn góp ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh.
+ Nguồn vốn vay dài hạn
+ Nợ dài hạn
+ Trái phiếu phát hành [316, 6]
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 10
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

- Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng trong thời
gian ngắn (dưới 1 năm) phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Bao gồm:
+ Các khoản nợ ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
+ Nợ người mua, người bán.
+ Nợ lương, bảo hiểm của người lao động.
+ Nợ phải trả cho các đơn vị nội bộ.
+ Các khoản nợ Nhà nước: nợ thuế, nợ tiền thuê đất.
+ Các khoản phải trả, phải nộp khác. [317, 6]
Vốn kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Hai nguồn cơ bản
hình thành nên vốn kinh doanh là: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
2.2.1. Nợ phải trả
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và
sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Nợ phải
trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản,
tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý.
Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách
như: trả bằng tiền, trả bằng tài sản khác, cung cấp dịch vụ, thay thế nghĩa vụ này bằng
nghĩa vụ khác, chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả bao gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, các khoản phải trả phải
nộp khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả, nộp như: phải trả người bán, phải trả công nhân
viên, phải trả khách hàng, các khoản nộp cho Nhà nước.
2.2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu biểu hiện quyền sở hữu của người chủ về các tài sản hiện
có của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu được tạo nên từ các nguồn vốn sau:
- Số tiền đóng góp của nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp.
- Lợi nhuận chưa phân phối - số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Ngoài hai nguồn vốn trên, vốn chủ sở hữu còn bao gồm chênh lệch đánh giá lại
tài sản, chênh lệch tỷ giá, các khoản dự phòng,…
2.3. Phân loại vốn
Vốn có nhiều loại và có nhiều căn cứ để phân loại vốn:
- Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn được hình thành từ hai nguồn cơ bản: Vốn
chủ sở hữu, nợ phải trả.
- Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia làm hai loại: Vốn hữu hình và
vốn vô hình.
- Căn cứ vào phương thức luân chuyển, vốn được chia làm hai loại: Vốn cố định
và vốn lưu động.
- Căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia làm hai loại: Vốn ngắn hạn và
vốn dài hạn.
- Căn cứ vào nội dung vật chất, vốn được chia làm hai loại: Vốn thực (hay còn
gọi là vốn vật tư hàng hóa) và vốn tài chính (hay còn gọi là vốn tiền tệ).
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình với các chu kỳ
được lặp đi lặp lại, mỗi chu kỳ được chia làm nhiều giai đoạn từ chuẩn bị sản xuất,
sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm. Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh,
vốn được luân chuyển và tuần hoàn không ngừng, trên cơ sở đó nó hình thành vốn cố
định và vốn lưu động.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 11
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

2.3.1. Vốn lưu động
2.3.1.1. Khái niệm vốn lưu động
Vốn lưu động là số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương. Trong
thực tế vận động, chúng thể hiện thông qua hình thái tồn tại như nguyên vật liệu ở
khâu dự trữ sản xuất, sản phẩm đang chế tạo ở khâu trực tiếp sản xuất, thành phẩm,
hàng hóa, tiền tệ ở khâu lưu thông. [215, 8]
2.3.1.2. Đặc điểm vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động
của vốn lưu động luôn chịu chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động, cụ thể:
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động trong sản xuất và tài
sản lưu động trong lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên và liên tục. Do
đó, vốn lưu động trong sản xuất và vốn lưu động trong lưu thông cũng luôn vận động,
thay thế và chuyển hóa lẫn nhau.
- Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động lại thay đổi hình thái
vật chất biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn hàng hóa
dự trữ…rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ.
- Giá trị vốn lưu động được chuyển dịch một lần (một chu kỳ, một vòng tuần
hoàn) vào trong quá trình kinh doanh và sau mỗi chu kỳ hoàn thành một vòng chu
chuyển, giá trị của vốn lưu động được nâng lên theo từng thời kỳ. [22, 2]
Vốn lưu động là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động của vật tư.
Vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh số lượng vật tư hàng hóa dự trữ ở các khâu nhiều
hay ít. Mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư
sử dụng có tiết kiệm hay không. Vì thế thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động
còn có thể kiểm tra một cách toàn diện việc cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của doanh
nghiệp.
2.3.2 Vốn cố định [86, 2]
2.3.2.1. Khái niệm vốn cố định
Khi mới thành lập doanh nghiệp, để hoạt động, doanh nghiệp phải có tài sản cố
định. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, hay lắp đặt tài sản cố định hữu
hình và vô hình của doanh nghiệp và những tài sản dài hạn khác được gọi là vốn cố
định của doanh nghiệp.
Vì vậy có thể khái niệm chung về vốn cố định như sau: “Vốn cố định của doanh
nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản cố định và những tài sản dài
hạn khác hiện có của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định”.
2.3.2.2. Đặc điểm vốn cố định
Trong quá trình hoạt động, tài sản cố định bị hao mòn dần, phần giá trị hao mòn
đó được trích chuyển vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và do đó, số vốn
doanh nghiệp phải ứng trước để hình thành tài sản cố định cũng giảm dần, nói cách
khác vốn cố định của doanh nghiệp cũng giảm dần theo quá trình hao mòn dần của tài
sản cố định trong quá trình sử dụng.
Tại những thời điểm khác nhau, giá trị của tài sản cố định và những tài sản dài
hạn khác hiện có của doanh nghiệp cũng như mức độ hao mòn của tài sản cũng khác
nhau nên vốn cố định cũng có giá trị không giống nhau.

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 12
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Trong
từng chu kỳ kinh doanh, vốn cố định tham gia toàn bộ giá trị và hoàn thành một vòng
tuần hoàn vốn khi tài sản dài hạn hết thời gian sử dụng.
2.4.
Vai trò của vốn
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì
phải tìm cách thu hút các nguồn vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho mục đích tìm
kiếm lợi nhuận. Nhưng quan trọng là nhà quản trị phải xác định chính xác nhu cầu về
vốn, cân nhắc lựa chọn các hình thức thu hút vốn thích hợp từ các loại hình kinh tế
khác nhau nhằm tạo lập, huy động vốn trong nền kinh tế thị trường hiện nay và sử
dụng đồng vốn đó một cách tiết kiệm và hiệu quả. Yêu cầu của các quy luật kinh tế thị
trường hiện nay đặt ra cho các doanh nghiệp hết sức khắt khe nên người quản lý phải
tham mưu để có hình thức sử dụng vốn phải bảo toàn và phát triển được vốn, vừa phải
nâng cao khả năng sinh lời, tăng nhanh vòng quay của vốn. [11, 10]
Vốn có vai trò kích thích và điều tiết quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục đích của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận mà
những đồng vốn đưa lại. Việc kích thích điều tiết được biểu hiện rõ nét ở việc tạo ra
khả năng thu hút vốn đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ, ... Đồng thời, xác định giá bán
hợp lý đó là biểu hiện tích cực của quá trình hoạt động kinh doanh.
Vốn còn là công cụ để kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp: Vốn
kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố về giá trị. Nếu vốn không được bảo tồn và tăng
lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì vốn không còn phát huy được vai trò của nó và đã
bị thiệt hại - đó là hiện tượng mất vốn. Vốn của doanh nghiệp đã sử dụng một cách
lãng phí, không có hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và dễ
dàng làm cho doanh nghiệp đi đến bờ vực phá sản.
2.5.
Ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn
2.5.1. Ý nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự
quản lý và sử dụng vốn ở doanh nghiệp, thường được phản ánh trên các báo cáo tài
chính đồng thời đánh giá thực trạng những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy
ra. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý doanh nghiệp thấy được trách nhiệm của mình về
tổng số vốn được hình thành từ các nguồn khác nhau, từ đó đưa ra những giải pháp để
tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu.
Tóm lại, việc phân tích hiệu quả trong sử dụng vốn doanh nghiệp là làm sao cho
các con số trên báo cáo tài chính '' biết nói'' để những người sử dụng chúng có thể hiểu
rõ tình hình sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp, các mục tiêu nhằm đưa ra các
phương pháp hành động quản lý doanh nghiệp đó. Nó giúp cho nhà quản trị uốn nắn
kịp thời những sai sót, lệch lạc trong công tác tài chính và có được những quyết định
đúng đắn; đồng thời giúp cơ quan Nhà nước, ngân hàng nắm được thực trạng của
doanh nghiệp.
2.5.2. Mục tiêu
Cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực những thông tin hữu ích, cần thiết phục vụ
cho của doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác như: các nhà đầu tư, các nhà
quản lý doanh nghiệp, người cho vay, các nhà quản lý cấp trên và những người sử
dụng thông tin tài chính khác trong việc đánh giá khả năng và tính chất của các đồng
tiền vào ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 13
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

doanh nghiệp, giúp họ có quyết định đúng đắn khi đưa ra các quyết định đầu tư, quyết
định cho vay.
Cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của
quá trình, sự kiện, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của
doanh nghiệp.
2.5.3. Nhiệm vụ
Để đạt được các mục tiêu chủ yếu trên đây, nhiệm vụ cơ bản của phân tích hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là: phân tích hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn chủ
sở hữu, vốn chiếm dụng, vốn lưu động, vốn cố định, các khoản nợ phải trả, nợ phải
thu, vay ngắn hạn....
2.6. Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn
2.6.1. Phương pháp so sánh
- Khái niệm và nguyên tắc [5, 5]
+ Khái niệm: phương pháp so sánh là phương pháp xem xét mỗi chỉ tiêu phân
tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là
phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh
doanh cũng như trong phân tích các dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực
kinh tế vi mô.
+ Nguyên tắc so sánh:
 Tiêu chuẩn so sánh: chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực
hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành,
chỉ tiêu bình quân của nội ngành, các thông số thị trường, các chỉ tiêu có thể so sánh
khác.
 Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp với yếu tố không
gian, thời gian, cũng như nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán,
quy mô và điều kiện kinh doanh.
- Phương pháp so sánh [6, 5]
+ Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và
chỉ tiêu cơ sở.
+ Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so
với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối
so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
- Xác định gốc so sánh
+ Nếu gốc so sánh là kỳ kế hoạch thì tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành của
chỉ tiêu phân tích.
+ Nếu gốc so sánh là kỳ trước thì kết luận về mức độ tăng trưởng.
+ Nếu gốc so sánh là chỉ tiêu trung bình ngành thì nó là cơ sở để xác định vị trí
của doanh nghiệp trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.
2.6.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp thay thế mỗi lần một nhân tố
theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến
đối tượng phân tích [10, 7]. Việc thay thế lần lượt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch
bằng số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích
theo đúng logic quan hệ giữa các nhân tố. Trong phương pháp này, nhân tố thay thế là
nhân tố được tính mức ảnh hưởng còn các nhân tố khác giữ nguyên lúc đó so sánh
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 14
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mức
ảnh hưởng của nhân tố được thay thế.
Phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện qua các bước sau: [11, 7]
- Bước 1: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích, mối liên hệ
giữa các nhân tố đó đối với đối tượng phân tích, lập biểu thức thể hiện mối liên hệ đó
theo nguyên tắc nhân tố số lượng đứng trước, nhân tố chất lượng đứng sau.
Ví dụ: các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích (Q) là a, b, c và được thể
hiện qua biểu thức sau: Q = a x b x c.
- Bước 2: xác định chỉ tiêu gốc Q0 = a0 x b0 x c0.
- Bước 3: thay thế số hiện thực vào chỉ tiêu gốc theo nguyên tắc mỗi lần chỉ
được thay thế một nhân tố, nhân tố sau chỉ được thay thế khi nhân tố trước đã được
thay thế. Đem kết quả vừa thay thế đó so sánh với kết quả liền trước, chênh lệch phát
sinh chính là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế đến đối tượng phân tích.
- Bước 4: lập bảng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng
phân tích, số tổng hợp đó phải bằng đối tượng phân tích, căn cứ bảng tổng hợp để tiến
hành phân tích bằng văn bản.
Phương pháp thay thế liên hoàn thường được trình bày qua hai dạng sau:

Dạng 1: Quan hệ tích số của các nhân tố đến đối tượng phân tích
- Xác định phương trình kinh tế:
Kỳ thực hiện: Q1 = a1 x b1 x c1
Kỳ kế hoạch: Q0 = a0 x b0 x c0
Xác định mức độ biến động của đối tượng phân tích: ±  Q = Q1 - Q0
- Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến đối tượng phân tích:

Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:
a1 x b0 x c0 - a0 x b0 x c0 = x1

Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:
a1 x b1 x c0 - a1 x b0 x c0 = x2

Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:
a1 x b1 x c1 - a1 x b1 x c0 = x3
Tổng cộng mức độ tác động của các nhân tố:
x1 + x 2 + x 3 =  Q

Dạng 2: Quan hệ thương số của các nhân tố ảnh hưởng đến đối
tượng phân tích.
- Xác định phương trình kinh tế:
Kỳ thực hiện: Q1 = ( a1 / b1 ) x c1
Kỳ kế hoạch: Q0 = ( a0 / b0 ) x c0
- Xác định mức biến động của đối tượng phân tích: ±ΔQ = Q1 - Q0
- Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến đối tượng phân tích.

Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:
( a1 / b0 ) x c0 - ( a0 / b0 ) x c0 = x1

Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:
( a1 / b1 ) x c0 - ( a1 / b0 ) x c0 = x2

Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:
( a1 / b1 ) x c1 - ( a1 / b1 ) x c0 = x3
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 15
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

Tổng cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
x1 + x2 + x3 = ΔQ
2.6.3. Phương pháp đồ thị [29, 5]
Đồ thị là một phương pháp nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng
biểu đồ hoặc đồ thị. Qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích,
hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể nhất định.
Như vậy, phương pháp đồ thị có tác dụng minh họa kết quả tài chính đã tính
toán, được biểu thị bằng biểu đồ hay đồ thị, giúp cho việc đánh giá bằng trực quan,
thể hiện rõ ràng và mạch lạc diễn biến của chỉ tiêu phân tích qua từng thời kỳ. Trên cơ
sở đó, xác định rõ những nguyên nhân biến động của chỉ tiêu phân tích. Từ đó, đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính doanh nghiệp.
2.7. Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn
2.7.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
2.7.1.1. Chỉ tiêu đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính
 Hệ số tự tài trợ
Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức
độ độc lập tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn
tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của
chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao, mức độ
độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ
tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức
độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm. Hệ số tài trợ được xác định theo
công thức:
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ =
[357, 6]
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛
Vốn chủ sở hữu được phản ánh ở chỉ tiêu B “Vốn chủ sở hữu” (mã số 400), còn
“Tổng số nguồn vốn” (mã số 440) trên Bảng cân đối kế toán.
 Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (hay Hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn) là
chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này
được xác định như sau:
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ 𝑇𝑆𝐷𝐻 =
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
Tài sản dài hạn được phản ánh ở chỉ tiêu B “Tài sản dài hạn” (mã số 200) trên
Bảng cân đối kế toán.
 Hệ số tự tài trợ tài sản cố định
Hệ số tự tài trợ tài sản cố định (hay Hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản cố định) là
chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng bộ phận tài sản cố định (đã và đang đầu tư) bằng
vốn chủ sở hữu.
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ 𝑇𝑆𝐶Đ =
𝑇𝑆𝐶Đ đã 𝑣à đ𝑎𝑛𝑔 đầ𝑢 𝑡ư
Tài sản cố định đã và đang đầu tư được phản ánh ở chỉ tiêu “Tài sản cố định”
(mã số 220) trên Bảng cân đối kế toán, bao gồm tài sản cố định đã đầu tư (tài sản cố
định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình tương ứng các
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 16
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

chỉ tiêu có mã số 221, 224, và 227) và tài sản cố định đang đầu tư (chi phí xây dựng
cơ bản dở dang có mã số 230).
2.7.1.2. Phân tích sự phân bổ nguồn vốn cho tài sản của doanh nghiệp [359, 6]
Thông qua bảng cân đối kế toán chúng ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp
được phân bổ như thế nào cho tài sản của doanh nghiệp. Sự phân bổ này thể hiện qua
các tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn và tài sản được phản ánh qua cân đối chính sau:
Tài sản A (I, IV) + B (I): những tài sản thiết yếu của doanh nghiệp có ba tương
quan tỷ lệ với nguồn vốn B: chủ sở hữu của doanh nghiệp: bằng nhau, lớn hoặc nhỏ
hơn.
+ Nếu tài sản A (I, IV) + B (I) > nguồn vốn B: phản ánh nguồn VCSH của doanh
nghiệp không đủ trang trải tài sản thiết yếu của doanh nghiệp mà phải sử dụng nguồn
vốn của bên ngoài. Doanh nghiệp có thể thiếu vốn và rủi ro trong kinh doanh.
+ Nếu tài sản A (I, IV) + B (I) < nguồn vốn B: phản ánh nguồn VCSH của doanh
nghiệp thừa trang trải tài sản thiết yếu của doanh nghiệp và có thể trang trải các tài sản
khác của doanh nghiệp hoặc bị bên ngoài sử dụng.
2.7.1.3. Chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán
 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (KTQ) [379, 6]
“Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng tài sản hiện
có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không.
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑞𝑢á𝑡 =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát càng lớn càng tốt. Có các mức độ:
KTQ > 2 : tốt
KTQ = 1,5  2 : bình thường chấp nhận
KTQ = 1  1,5 : khó khăn
KTQ < 1 : rất khó khăn
“Tổng số tài sản” được phản ánh ở chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” (mã số 270) và
“Tổng số nợ phải trả” phản ánh ở chỉ tiêu “Nợ phải trả” (mã số 300) trên Bảng cân
đối kế toán. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ tiêu “Tổng số tài sản” được phản
ánh ở chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” (mã số 250) và “Tổng số nợ phải trả” được phản
ánh ở chỉ tiêu “Nợ phải trả” (mã số 300) trên Bảng cân đối kế toán.
 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
“Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng
các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những
khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh
doanh. Về mặt lý thuyết, nếu chỉ tiêu này ≥ 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan.
Ngược lại, nếu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1, doanh nghiệp không
bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn
1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp.
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 17
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

Giá trị “Tài sản ngắn hạn” được phản ánh ở chỉ tiêu A “Tài sản ngắn hạn” (mã
số 100) và “Tổng số nợ ngắn hạn” được phản ánh ở chỉ tiêu I “Nợ ngắn hạn” (mã số
310) trên Bảng cân đối kế toán.
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh [76, 9]
Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” cho biết: với giá trị còn lại của tài
sản ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển
đổi thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn), doanh nghiệp có khả năng
trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này được tính như sau:
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 − 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp chỉ cho biết mức độ thanh toán
nhanh hơn mức độ bình thường mà chưa đủ cơ sở để khẳng định doanh nghiệp có khả
năng thanh toán các khoản nợ đáo hạn hay không. Vì thế, chúng ta tiếp tục xem xét
chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời” (hay “hệ số khả năng thanh toán ngay”).
Hệ số này cho biết, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có khả
năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn hay không.
Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời” được xác định theo công thức:
𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛
𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ứ𝑐 𝑡ℎờ𝑖 =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
“Tiền, các khoản tương đương tiền” phản ánh ở chỉ tiêu I “Tiền và các khoản
tương đương tiền” (mã số 110).
2.7.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và
là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các
nguồn lực mỗi ngày một hạn hẹp đi và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao,
vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. [175, 5]
2.7.2.1. Phân tích chung [140, 7]
 Hệ số quay vòng vốn (S/A)
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝐻ệ 𝑠ố 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑣ò𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 =
𝑉ố𝑛 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp, nghĩa là vốn
quay bao nhiêu vòng trong năm. Hệ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng
vốn có hiệu quả.
 Sức sinh lời của tài sản (ROA)
Tỷ số ROA được xác định bằng cách lấy lợi nhuận (ròng hoặc trước thuế) chia
cho bình quân giá trị tổng tài sản. Đứng trên góc độ chủ doanh nghiệp, ở tử số thường
dùng lợi nhuận sau thuế, trong khi đứng trên góc độ chủ nợ thường sử dụng lợi nhuận
trước thuế hơn là lợi nhuận sau thuế [96, 9]. Công thức xác định tỷ số này như sau:
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑅𝑂𝐴 =
𝑥 100
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑅𝑂𝐴 =
𝑥
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 18
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tài sản sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì có
thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROA càng lớn thì chứng tỏ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả. [96, 9]
Có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích chi tiết từng nhân tố
ảnh hưởng tới ROA.
 Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn
chủ sở hữu (ROE). Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi
đồng VCSH.
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑅𝑂𝐸 =
𝑥 100
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu phản ánh một 100 đồng VCSH bỏ ra tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Ngoài các chỉ tiêu trên, khi phân tích, để đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ
sở hữu ở doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào ta sử dụng phân tích
Dupont.
2.7.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Các khoản phải trả ngắn hạn
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được biểu hiện ở các chỉ số tài chính như tốc độ
luân chuyển vốn lưu động, sức sinh lời của đồng vốn.
 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu tài chính phản ánh năng lực sử dụng
vốn và hiệu quả của đồng vốn trong lưu thông. Chỉ tiêu này gắn liền với hai nhân tố:
số vòng quay vốn lưu động và số ngày chu chuyển vốn lưu động. [24, 2]
 Số vòng quay vốn lưu động [25, 2]
Chỉ tiêu này phản ánh vốn được thực hiên trong một kỳ nhất định, thường tính
trong một năm. Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được mấy
vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng
và ngược lại.
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑉𝐿Đ =
𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
 Số ngày chu chuyển vốn lưu động [141, 7]
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng.
Thời gian của một vòng càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển càng lớn.
360
𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑐ℎ𝑢 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑉𝐿Đ =
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑉𝐿Đ
 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động [27, 2]
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu trong kỳ.
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑉𝐿Đ =
𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
 Tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động (ROC) [28, 2]
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế hoặc sau thuế.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 19
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

𝑆ứ𝑐 sinh 𝑙ợ𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑉𝐿Đ =

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
 Hàm lượng vốn lưu động [27, 2]
Đây là mức đảm nhận vốn lưu động, phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt
được một đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn
lưu động càng cao và ngược lại.
𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝑀ứ𝑐 đả𝑚 𝑛ℎậ𝑛 𝑉𝐿Đ =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
 Suất hao phí của vốn lưu động [28, 2]
Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn lưu động”. Chỉ tiêu
này phản ánh số vốn lưu động cần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận.
𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝑆𝑢ấ𝑡 ℎ𝑎𝑜 𝑝ℎí 𝑐ủ𝑎 𝑉𝐿Đ =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
Việc sử dụng các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh
nghiệp cũng đòi hỏi hết sức thận trọng bởi những chỉ tiêu tổng hợp. Mỗi chỉ tiêu cũng
có những hạn chế nhất định. Vấn đề phải lựa chọn các chỉ tiêu phân tích để có thể bổ
sung cho nhau nhằm đánh giá chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó cải tiến
việc sử dụng vốn lưu động.
 Hiệu quả sử dụng các thành phần của vốn lưu động
 Tỷ số hoạt động tồn kho
Để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của doanh nghiệp chúng ta có thể sử dụng
tỷ số hoạt động tồn kho. Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng
tồn kho trong một năm và số ngày tồn kho. [79, 9]
- Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao
nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. [80, 9]
𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 (ℎ𝑜ặ𝑐 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢)
𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝐻𝑇𝐾 =
𝐻𝑇𝐾 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
- Số ngày một vòng quay của hàng tồn kho
Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất hết
bao nhiêu ngày. [80, 9]
360
𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑚ộ𝑡 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝐻𝑇𝐾 =
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝐻𝑇𝐾
 Kỳ thu tiền bình quân
Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó
cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu.
[80, 9]
- Vòng quay khoản phải thu
Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu cho biết bình quân khoản phải thu quay được
bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì
kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngược lại. [81, 9]
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝐾𝑃𝑇 =
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝐵𝑄 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 20
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

- Số ngày một vòng quay của khoản phải thu
Chỉ tiêu số ngày một vòng quay của khoản phải thu cho biết bình doanh nghiệp
mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. [81, 9]
360
𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑚ộ𝑡 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝐾𝑃𝑇 =
𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝐾𝑃𝑇
2.7.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định biểu hiện giá trị bằng tiền của các loại tài sản cố định ở doanh
nghiệp, thể hiện quy mô của doanh nghiệp. Tài sản cố định nhiều hay ít, chất lượng
hay không chất lượng, sử dụng có hiệu quả hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động của doanh nghiệp.
Vốn cố định = Giá trị tài sản dài hạn - Khấu hao tài sản cố định lũy kế
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định [87, 2]
Hiệu suất sử dụng của vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ bỏ
ra tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑉𝐶Đ =
𝑉ố𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh 100 đồng vốn cố định trong kỳ bỏ ra tạo
ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝐻𝑖ệ𝑢 𝑞𝑢ả 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑉𝐶Đ =
𝑥100
𝑉ố𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ 𝐵𝑄
 Hệ số hàm lượng vốn cố định
Hệ số hàm lượng vốn cố định phản ánh số vốn cố định cần có để đạt được một
đồng doanh thu trong kỳ.
𝑉𝐶Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
𝐻ệ 𝑠ố ℎà𝑚 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
 Suất hao phí vốn cố định
Suất hao phí vốn cố định phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng
lợi nhuận.
𝑉𝐶Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝑆𝑢ấ𝑡 ℎ𝑎𝑜 𝑝ℎí 𝑣ố𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
 Hệ số hao mòn tài sản cố định
Hệ số hao mòn tài sản cố định thể hiện mức độ hao mòn của tài sản cố định tại
thời điểm đánh giá so với thời điểm đầu tư ban đầu.
𝑀ứ𝑐 𝑘ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜 𝑙ũ𝑦 𝑘ế
𝐻ệ 𝑠ố ℎ𝑎𝑜 𝑚ò𝑛 𝑇𝑆𝐶Đ =
𝑁𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑔𝑖á 𝑇𝑆𝐶Đ
2.7.2.4. Phân tích Dupont
 Phương trình Dupont
Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương
trình phân tích, lần đầu tiên được công ty Dupont áp dụng nên thường được gọi là
phương trình Dupont. [183, 5]
Phương pháp phân tích Dupont cho thấy tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài
chính, cụ thể là tỷ số hoạt động và doanh lợi để xác định khả năng sinh lợi trên vốn
đầu tư. Đây là mối quan hệ hàm số giữa các tỷ số: Hệ số quay vòng vốn, tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 21
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

Bên trên của mô hình Dupont khai triển hệ số quay vòng vốn. Nhìn vào đây,
chúng ta có thể thấy vòng quay toàn bộ vốn sẽ bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào.
Trên cơ sở đó, nếu doanh nghiệp muốn tăng vòng quay vốn thì cần phải phân tích các
nhân tố quan hệ để có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bên dưới của mô hình Dupont khai triển tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để cho
thấy những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất này. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp muốn gia
tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thì nhân tố chi phí của hàng tiêu thụ cần được
quan tâm, cụ thể hơn có thể đi sâu phân tích các loại chi phí cấu thành để có biện pháp
hợp lý.
Sơ đồ 2. Mô hình phân tích Dupont

𝐿ã𝑖 𝑟ò𝑛𝑔
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
𝑥
𝑥
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
𝑉𝐶𝑆𝐻
Tác dụng của phương trình:
- Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử
dụng vốn.
- Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của
VCSH bằng các phương pháp loại trừ.
- Đề ra các quyết định phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác
nhau của từng nhân tố khác nhau để tăng suất sinh lời.
 Phương pháp Dupont mở rộng với tỷ số nợ
Trong quá trình sử dụng phương pháp Dupont, nếu được mở rộng và sử dụng cả
tỷ số nợ sẽ cho thấy mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu với tỷ
suất lợi nhuận trên vốn.
Công thức sau cho thấy rõ ảnh hưởng của tỷ số nợ trên lợi nhuận của chủ sở hữu.
𝑅𝑂𝐸 =

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 22
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty
𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ =

𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝐿𝑁 𝑡𝑟ê𝑛 𝑉𝐶𝑆𝐻 =

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛

𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝐿𝑁 𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛

=

𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝐿𝑁 𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛

𝑇ỷ 𝑠ố 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ
1 − 𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ
Công thức trên cho thấy tỷ số nợ có thể được sử dụng để tăng tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bằng
cách sử dụng tỷ số nợ sẽ làm cho tỷ số nợ tăng dần, các chủ nợ sẽ chống lại khuynh
hướng này và do đó sẽ đạt giới hạn cho phương thức trên. Hơn nữa, tỷ số nợ cao,
doanh nghiệp sẽ có nhiều rủi ro đi đến phá sản.

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 23
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và
thiết kế xây dựng Minh Phương
3.1.1. Công tác kế toán tại Công ty
3.1.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Sơ đồ 3
3.1.

Kế toán trưởng

Kế toán tổng
hợp TSCĐ lương

Kế toán tiền,
công nợ

Kế toán hàng
hóa

Thủ quỹ

3.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
Công tác kế toán của Công ty do phòng tài chính - kế toán đảm nhận, chịu sự chỉ
đạo trực tiếp của Ban giám đốc và sự chỉ đạo nghiệp vụ của Kế toán trưởng.
Phòng kế toán tài chính bao gồm bốn nhân viên kế toán và một thủ quỹ có chức
năng như sau:
- Kế toán trưởng: quản lý điều hành, kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động của
phòng kế toán; trực tiếp duyệt thu chi trên chứng từ, định khoản chứng từ để nhập
máy; theo dõi tính lương các bộ phận; theo dõi kiểm tra và thực hiện lưu chuyển
chứng từ, sắp xếp trình tự lưu chuyển và lập chứng từ cho hợp lý, theo dõi tình hình
thu chi công nợ cho công ty; bên cạnh đó, kế toán trưởng có trách nhiệm phân tích
hoạt động kinh doanh của công ty, tham mưu cho Ban giám đốc để đề ra phương án
kinh doanh, củng cố và hoàn thiện công tác hoạch toán kế toán cho công ty nhằm đáp
ứng nhu cầu quản lý cũng như phù hợp chính sách đổi mới và kế toán của Nhà nước.
- Kế toán tổng hợp: lập hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ; tập hợp và lưu
chuyển phiếu nhập và phiếu xuất, chứng từ mua bán hàng, chứng từ thu chi lên bảng
thu chi tại chi nhánh báo cáo về công ty; hàng tuần lên công ty báo cáo nội bộ; theo
dõi hạch toán các nghiệp vụ tăng giảm và trích khấu hao tài sản cố định, lương, bảo
hiểm xã hội; kiểm tra doanh thu, chi phí, phân bổ chi phí theo từng mảng kinh doanh
của công ty.
- Kế toán hàng hóa: theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn của hàng hóa ở kho;
hạch toán nghiệp vụ về hàng hóa, lập phiếu nhập - xuất kho trên báo cáo thuế; lập hóa
đơn bán hàng theo phiếu yêu cầu xuất hóa đơn; đối chiếu sổ sách ở kho.
- Kế toán tiền mặt, công nợ, tiền gửi ngân hàng: theo dõi và hạch toán các
nghiệp vụ thu chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, khoản phải thu phải trả trên toàn
công ty, đốc thúc khách hàng thanh toán nợ; thực hiện lập phiếu thu, phiếu chi và
thanh toán công nợ trên báo cáo tài chính; đối chiếu hàng ngày số lượng tiền mặt ngay
tại quỹ; thường xuyên đối chiếu với sổ phụ ngân hàng.

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 24
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

- Thủ quỹ: lập phiếu thu, chi, lập báo cáo quỹ tiền mặt; in báo cáo quỹ hàng
ngày để đối chiếu với kế toán tiền mặt; trực tiếp chi lương chi nhân viên trong công
ty.
3.1.1.3. Chính sách kế toán tại công ty [1, 11]
Chính sách kế toán là một vấn đề quan trọng trong công tác tổ chức kế toán của
công ty cũng như đảm bảo cho bộ máy kế toán vận hành có hiệu quả.
Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung nhằm đảm bảo sự thống nhất và tập
trung cao trong công tác kế toán. Mô hình kế toán tập trung có ưu điểm là việc tổ chức
gọn nhẹ, tiết kiệm, việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng. Kế toán về xây
dựng và dịch vụ quảng cáo đơn giản nên kế toán trưởng đảm nhận việc hoạch toán.
- Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15 - Kế toán Việt Nam. Niên
độ kế toán 1 năm bắt đầu từ ngày 01/01/N, kết thúc ngày 31/12/N.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng (VNĐ).
- Công ty sử dụng hình thức kế toán là Nhật ký chung.
- Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp
bình quân gia quyền, sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên cho việc hoạch toán
hàng tồn kho.
- Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: trên cơ sở thực thu và thực
chi.
- Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định (hữu hình, vô hình, thuê tài chính) là theo
giá ghi trên hóa đơn và khấu hao theo phương pháp đường thẳng, số năm phù hợp
theo hướng dẫn của Quyết định số 203/2009/QĐ – BTC của Bộ Tài chính.
3.1.1.4. Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng
Hình thức sổ sách kế toán mà công ty đang áp dụng là hình thức nhật ký chung,
trình tự ghi sổ được tiến hành như sau:
- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc (hóa đơn) để ghi nghiệp vụ phát sinh vào
sổ Nhật ký chung, sau đó hằng ngày hoặc định kỳ căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật
ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi
sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết
liên quan.
- Căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh
vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3,5,10…ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối
lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào
các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ
được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
- Cuối tháng cộng số liệu của sổ cái và lấy số liệu của sổ cái ghi vào bảng cân
đối số phát sinh.
- Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài
chính.
- Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân
đối phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký
chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng
lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng quý.

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 25
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ CỦA CÔNG TY MINH PHƯƠNG
Sơ đồ 4
CHỨNG TỪ
GỐC
Sổ nhật ký
đặc biệt

Sổ nhật
ký chung

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Sổ cái

Bảng tổng
hợp chi tiết

Bảng cân đối số
phát sinh

Báo cáo tài chính
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
: Đối chiếu kiểm tra
3.1.1.5. Mối liên hệ của phòng kế toán với các phòng ban khác
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm hoàn thành kế hoạch kinh doanh mà Ban
Giám đốc lập, mỗi khi cung cấp được sản phẩm, dịch vụ thì phòng kinh doanh đưa
yêu cầu giao hàng để phòng kế toán lập hóa đơn.
Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm phần sửa chữa và thay thiết bị, vật tư như mực
in, khay máy, chân máy, và khi có nhu cầu phát sinh về thiết bị, vật tư thì phòng kế
toán sẽ lập hóa đơn cho các thiết bị, vật tư yêu cầu. Phòng kế toán phải theo dõi lượng
hàng tồn kho của các thiết bị và vật tư để báo cho phòng kỹ thuật lập đề nghị bổ sung.
Sau đó phòng kế toán sẽ nhập các thiết bị vào sổ sách.
Kế toán trưởng thông qua các báo cáo tài chính quý, năm do phòng kế toán lập,
từ đó lập ra kế hoạch tài chính, chiến lược kinh doanh, các dự án đầu tư trong năm tới
cho công ty. Sau đó trình lên Ban Giám đốc xem xét và ra quyết định.
3.1.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và
thiết kế xây dựng Minh Phương
3.1.2.1. Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn tại Công ty
 Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty
Vốn kinh doanh của công ty tồn tại dưới hai hình thức: vốn lưu động và vốn cố
động. Vốn lưu động chủ yếu đảm bảo cho tài sản lưu động như mua nguyên vật liệu,
công cụ lao động,...Vốn cố định dùng để trang trải cho tài sản cố định như mua sắm
trang bị máy móc, đầu tư xây dựng cơ bản,…Để thấy rõ hơn tình hình biến động và cơ
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 26
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

cấu vốn kinh doanh của công ty ta tiến hành phân tích và xem xét qua các bảng tính
toán sau:
Bảng 3
Đơn vị tính: Đồng
Năm 2012
Chỉ tiêu

Số tiền

Vốn cố định

Năm 2011
Tỷ trọng

Năm 2010

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

310,160,292

4.33

261,073,095

3.73

210,892,467

3.02

Vốn lưu động

6,851,464,115

95.67

6,739,631,229

96.27

6,765,300,293

96.98

Tổng vốn

7,161,624,407

100

7,000,704,324

100

6,976,192,760

100

Đơn vị tính: Đồng

Bảng 4
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2010

2012/2011
±

Vốn cố định

2011/2010
%

±

%

310,160,292

261,073,095

210,892,467

49,087,197

18.80

50,180,628

23.79

Vốn lưu động

6,851,464,115

6,739,631,229

6,765,300,293

111,832,886

1.66

-25,669,064

-0.38

Tổng vốn

7,161,624,407

7,000,704,324

6,976,192,760

160,920,083

2.30

24,511,564

0.35

Biểu đồ 2
8,000

Millions

7,000
6,000

6,765

6,740

6,851

5,000

Vốn lưu động

4,000

Vốn cố định

3,000
2,000
1,000
0

211
Năm 2010

261
Năm 2011

310
Năm 2012

Nhận xét:
Qua kết quả phân tích trên ta thấy tổng vốn kinh doanh của công ty liên tục tăng
qua 3 năm. Năm 2010 tổng vốn của công ty là 6,976,192,760 đồng, đến năm 2011
tổng vốn của công ty tăng lên 7,000,704,324 đồng tương ứng tăng 0.35% so với năm
2010. Năm 2012 tổng vốn kinh doanh của công ty đạt 7,161,624,407 đồng tiếp tục
tăng 2.3% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 160,920,083 đồng so với năm 2011.
Sự gia tăng liên tục của tổng vốn kinh doanh chủ yếu là do sự tăng lên của vốn
cố định. Năm 2010, vốn cố định của công ty đạt 210,892,467 đồng, qua năm 2011 vốn
cố định đạt 261,073,095 đồng tăng 50,180,628 đồng tương ứng tăng 23.79% so với
năm 2010. Đến năm 2012 vốn cố định của công ty vẫn tiếp tục tăng, tăng 18.80% so
với năm 2011 đạt 310,160,292 đồng. Nguyên nhân chính làm cho vốn cố định của
công ty tăng liên tục qua các năm là do công ty đã đầu tư mua mới một số tài sản cố
định, thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh. Nguyên nhân chính khiến cho vốn lưu
động của công ty giảm qua các năm chủ yếu là do doanh nghiệp có sự thay đổi trong
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 27
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

chính sách tín dụng thương mại, mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn tăng qua các
năm, nhưng khoản tiền và các khoản tương đương tiền và chính sách tồn kho của
doanh nghiệp lại có xu hướng giảm làm cho vốn lưu động của doanh nghiệp giảm
đáng kể.
Cùng với sự tăng lên về quy mô tổng vốn kinh doanh, từ năm 2010 đến 2012 cấu
trúc vốn kinh doanh của công ty cũng có sự thay đổi. Năm 2010 tỷ trọng của vốn cố
định chiếm 3.02% trong tổng vốn, thấp hơn tỷ trọng của vốn lưu động năm 2010
chiếm 96.98%. Năm 2011 tỷ trọng của vốn cố định của công ty tăng lên chiếm 3.73%
đồng thời tỷ trọng vốn lưu động lại giảm xuống chiếm 96.27%. Năm 2012 khoảng
cách chênh lệch về tỷ trong giữa hai nguồn vốn lại càng cao, vốn lưu động giảm
xuống chiếm 95.67% trong tổng vốn, vốn cố định trong năm 2012 đạt mức 4.33%. Sự
thay đổi về cấu trúc vốn của công ty qua 3 năm là tích cực tuy nhiên vốn lưu động của
công ty chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng vốn kinh doanh, nguyên nhân chính là do
mục tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng quá lớn. Việc dự trữ một
lượng lớn tiền mặt giúp công ty chủ động trong thanh khoản, nhưng nếu dự trữ quá
nhiều sẽ sinh ra tình trạng ứ đọng vốn.
 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Để thấy rõ hơn sự gia tăng đáng kể vốn kinh doanh qua các năm của công ty chủ
yếu được tài trợ từ nguồn nào và việc gia tăng đó có thật sự hiệu quả hay không ta đi
sâu vào phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Đơn vị tính: Đồng

Bảng 5
Cuối năm
Chỉ tiêu

2012
Số tiền

2011
Tỷ trọng

Số tiền

2010
Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

A. Nợ phải trả

413,388,262

5.42

115,415,013

1.61

116,310,182

1.63

I. Nợ ngắn hạn

413,388,262

100

115,415,013

100

116,310,182

100

0

0

0

0

0

0

B. Vốn chủ sở hữu

7,211,392,017

94.58

7,055,334,595

98.39

7,026,919,408

98.37

I. Vốn chủ sở hữu

7,211,392,017

94.58

7,055,334,595

98.39

7,026,919,408

98.37

Tổng số nguồn vốn

7,624,780,279

100

7,170,749,608

100

7,143,229,590

100

II. Nợ dài hạn

Đơn vị tính: Đồng

Bảng 6
2012/2011
Chỉ tiêu

Số tiền

2011/2010
Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

A. Nợ phải trả

297,973,249

258.18

-895.169

-0.77

I. Nợ ngắn hạn

297,973,249

258.18

-895.169

-0.77

0

0

0

0

B. Vốn chủ sở hữu

156,057,422

2.21

28,415,187

0.40

I. Vốn chủ sở hữu

156,057,422

2.21

28,415,187

0.40

Tổng số nguồn vốn

454,030,671

6.33

27,520,018

0.39

II. Nợ dài hạn

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 28
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

Biểu đồ 3
8,000

Millions

7,000
6,000
5,000
4,000

7,211

7,055

7,027

Vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả

3,000
2,000
1,000
116

0

413

115

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Bảng 7
Kỳ so sánh

Chỉ tiêu

2012/2011
106.33

Tốc độ tăng trưởng vốn (%)

Tốc độ tăng trưởng vốn
kỳ thứ i so với kỳ gốc

=

2011/2010
100.39

Tổng số vốn hiện có tại kỳ thứ i
Tổng số vốn hiện có tại kỳ gốc

* 100

Biểu đồ 4
108
106
106.33

104
Tốc độ tăng trưởng
nguồn vốn

102
100
100

100.39

Năm 2010

98

Năm 2011

96
Năm 2012

Nhận xét
Qua kết quả phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua
các năm, năm 2011 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của công ty đạt 100.39% so với
năm 2010, và đạt 106.33% vào năm 2012. Cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng có sự
biến động theo tình hình sản xuất kinh doanh và quy mô vốn của công ty. Cụ thể như
sau:
Năm 2010 tổng số nguồn vốn của công ty đạt 7,143,229,590 đồng, trong đó vốn
chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu vốn của công ty, vốn chủ sở hữu của
công ty năm 2010 là 7,026,919,408 đồng chiếm 98.37% tổng số nguồn vốn, nợ phải
trả năm 2010 chỉ đạt 116,310,182 đồng chiếm 1.63% tổng nguồn vốn.

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 29
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO

Năm 2011 tổng số nguồn vốn của công ty tăng 27,520,018 đồng tương ứng tăng
0.39% so với năm 2010. Vốn chủ sở hữu của công ty tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng
cao trong tổng nguồn vốn, năm 2011 vốn chủ sở hữu của công ty đạt 7,055,334,595
đồng, chiếm tỷ trọng 98.39% tăng 28,415,187 đồng tương ứng tăng 0.40%. Năm 2011
nợ phải trả của công ty đạt 115,415,013 đồng giảm 895,169 đồng tương ứng giảm
0.77%.
Năm 2012 tổng nguồn vốn của công ty tiếp tục tăng mạnh, tăng 454,030,671
đồng tương ứng tăng 6.33% đạt 7,624,780,279 đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu của
công ty có sự tăng trưởng vượt bậc đạt 7,211,392,017 đồng tăng 156,057,422 đồng
tương ứng tăng 2.21% so với năm 2011. Bên cạnh đó, nợ phải trả cũng tăng
297,973,249 đồng tương ứng tăng 251.18% đạt 413,388,262 đồng.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao, trong khi đó nợ ngắn
hạn chỉ chiếm một khoản nhỏ và không có nợ dài hạn. Nên doanh nghiệp sẽ không
phải đối mặt với áp lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tính ổn định trong tài trợ sẽ
gia tăng. Nhưng mặt trái của nó là khi doanh nghiệp không sử dụng nợ nghĩa là doanh
nghiệp đã đánh mất đi cơ hội sử dụng đòn bẩy tài chính.
Nguyên nhân chính làm cho vốn chủ sở hữu của công ty tăng vào năm 2011 và
2012 là do đến năm 2011 công ty được tính lãi trong chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối mục 420 trong bảng cân đối kế toán, không còn kết chuyển lỗ của những
năm trước.
3.1.2.2. Đánh giá mức độ độc lập tài chính của Công ty
 Phân tích hệ số tài trợ
Bảng 8
Đơn vị tính: Đồng

2012
Vốn chủ sở
hữu
Tổng số nguồn
vốn
Hệ số tài trợ
(lần)

Cuối năm so với đầu năm

Cuối năm

Chỉ tiêu

2012/2011

2011

2010

±

2011/2010
%

±

%

7,211,392,017

7,055,334,595

7,026,919,408

156,057,422

2.21

28,415,187

0.40

7,624,780,279

7,170,749,608

7,143,229,590

454,030,671

6.33

27,520,018

0.39

0.9458

0.9839

0.9837

-0.0381

-3.8745

0.0002

0.0203

Biểu đồ 5
0.99

0.98
0.97

0.9837

0.9839

0.96
Hệ số tài trợ (lần)

0.95
0.94

0.9458

0.93
0.92
Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 5 có thể thấy mức độ độc lập tài chính của công ty có sự biến
động tương đối không ổn định. Hệ số tài trợ của công ty tăng lên vào năm 2011 nhưng
lại giảm xuống vào năm 2012.
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A

Trang 30
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep
Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep

Contenu connexe

En vedette

AmbassadorHandbook2015- 1t
AmbassadorHandbook2015- 1tAmbassadorHandbook2015- 1t
AmbassadorHandbook2015- 1t
Brig Seaver
 
BdS_Consulting_INVESTinGB_doing_business_2014
BdS_Consulting_INVESTinGB_doing_business_2014BdS_Consulting_INVESTinGB_doing_business_2014
BdS_Consulting_INVESTinGB_doing_business_2014
Barbara de Siena progetto UP2gether
 
Training Program
Training ProgramTraining Program
Training Program
ngkaihoe
 
Leah MuirBioEnglish-German.Nov2015
Leah MuirBioEnglish-German.Nov2015Leah MuirBioEnglish-German.Nov2015
Leah MuirBioEnglish-German.Nov2015
Leah Muir
 

En vedette (11)

Amazing nature
Amazing natureAmazing nature
Amazing nature
 
AmbassadorHandbook2015- 1t
AmbassadorHandbook2015- 1tAmbassadorHandbook2015- 1t
AmbassadorHandbook2015- 1t
 
Wendys Ref
Wendys RefWendys Ref
Wendys Ref
 
C006 2013 driekoningen
C006 2013 driekoningenC006 2013 driekoningen
C006 2013 driekoningen
 
Licht ons geboren (Kerstmis 2013 Ten Bos)
Licht ons geboren (Kerstmis 2013 Ten Bos)Licht ons geboren (Kerstmis 2013 Ten Bos)
Licht ons geboren (Kerstmis 2013 Ten Bos)
 
Infinito Amor
Infinito AmorInfinito Amor
Infinito Amor
 
Aula bootstrap-carousel
Aula bootstrap-carouselAula bootstrap-carousel
Aula bootstrap-carousel
 
BdS_Consulting_INVESTinGB_doing_business_2014
BdS_Consulting_INVESTinGB_doing_business_2014BdS_Consulting_INVESTinGB_doing_business_2014
BdS_Consulting_INVESTinGB_doing_business_2014
 
Training Program
Training ProgramTraining Program
Training Program
 
Leah MuirBioEnglish-German.Nov2015
Leah MuirBioEnglish-German.Nov2015Leah MuirBioEnglish-German.Nov2015
Leah MuirBioEnglish-German.Nov2015
 
Digital influence 501: What are the next trends and hot cases in social media
Digital influence 501: What are the next trends and hot cases in social mediaDigital influence 501: What are the next trends and hot cases in social media
Digital influence 501: What are the next trends and hot cases in social media
 

Dernier

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Dernier (20)

Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Luan van phan tich su dung von trong doanh nghiep

  • 1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư & Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương là một trong những công ty tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng uy tín trên thị trường Việt Nam, chuyên cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ tốt nhất của công ty, tiêu biểu như: dịch vụ tư vấn đầu tư, thiết kế thi công xây dựng công trình, lập dự án đầu tư, dịch vụ nhà đất, tư vấn các thủ tục có liên quan tới đất đai thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. [2, 3] 1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư & Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương 1.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty [3, 3] - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG. - Tên giao dịch: MINH PHUONG CONSTRUCTION DESIGN & CONSULTING INVESTMENT CORPORATION. - Tên viết tắt: MINH PHUONG,.JSC - Trụ sở công ty: 156 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM - Điện thoại: (08) 22 142 126 – 0903 649 782; Fax: (08) 39 118 579 - Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn - Website: www.lapduan.com - Vốn điều lệ: 7.000.000.000 đồng. - Công ty được thành lập do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0305986789, ngày cấp là 28/07/2010. - Mã số thuế: 0305986789 - Logo công ty: 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Được thành lập vào năm 2008, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Minh Phương luôn mong muốn mang đến những công trình có giá trị thiết thực nhất cho khách hàng, thể hiện qua việc hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Minh Phương được biết đến như là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc lập dự án cho bệnh viện, khu du lịch sinh thái, khu dân cư, trang trại chăn nuôi và các dự án đầu tư chung cư cao cấp,…Ở lĩnh vực thiết kế, Minh Phương đã từng tham gia nhiều công trình thiết kế nhà ở, chung cư cao tầng, quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp. Từ khi được thành lập đến nay, Minh Phương luôn hoạt động với phương châm: “Phát triển kỹ thuật - An toàn - Chất lượng và đem lại những điều tốt nhất cho khách hàng” [2, 3]. Do đề cao chất lượng và uy tín nên ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến và trao trọn niềm tin xây dựng công trình vào Minh Phương. Đó chính là động lực để Minh Phương ngày một phát triển hơn nữa, chinh phục những tầm cao. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 1
  • 2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ sư cùng các nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết tại Minh Phương đã đang và sẽ luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phức tạp và khắt khe nhất của khách hàng. Đến nay, nhìn lại những thành quả đạt được trong suốt quá trình hoạt động, Minh Phương tự hào đã thực hiện nhiều công trình, dự án thành công hơn cả mong đợi của khách hàng. 1.1.3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty [4, 3] - Dịch vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình. - Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng. - Dịch vụ thiết kế và lập dự toán cho các công trình xây dựng: thiết kế và lập dự toán các công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình công nghiệp,… - Dịch vụ tư vấn giám sát xây dựng công trình: giám sát công trình xây dựng, cho thuê kỹ sư giám sát công trình. - Dịch vụ lập đánh giá tác động môi trường: lập đánh giá tác động môi trường, bản cam kết môi trường, đăng ký chủ nguồn thải, thẩm định các dự án về môi trường, thẩm định đánh giá tác động môi trường,… - Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp: tư vấn thành lập doanh nghiệp (Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty liên doanh, Công ty 100% vốn nước ngoài), nhà hàng, khách sạn, nhà cho thuê; xin giấy phép đầu tư, giấy phép đăng ký kinh doanh, con dấu, mã số thuế, hóa đơn GTGT; đăng ký thương hiệu, bản quyền, logo, mã vạch,… - Dịch vụ tư vấn đầu tư: tư vấn đầu tư, lập dự án đầu tư, lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, lựa chọn nhà thầu, tư vấn đấu thầu, cổ phần hóa, chuyển đổi doanh nghiệp. - Dịch vụ thẩm định giá: thẩm định giá bất động sản: quyền sử dụng đất, cao ốc, nhà cửa, vật kiến trúc, dự toán công trình, quyết toán công trình; thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, thẩm định phương tiện giao thông vận tải ôtô, xe kéo, tàu, thuyền; thẩm định giá trị doanh nghiệp, cổ phiếu, trái phiếu; thẩm định dự án đầu tư, thẩm định kết quả đấu thầu, thẩm định thiết kế; thẩm định giá trị vô hình: thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; thẩm định giá trị quyền khai thác, quyền hoạt động, quyền thuê tài sản. - Dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản: mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở, chung cư, dự án đầu tư, xin giấy phép xây dựng, chuyển quyền sử dụng đất. - Dịch vụ tổ chức đấu giá tài sản: bất động sản, máy móc thiết bị, doanh nghiệp, cổ phiếu, hàng hóa vật tư. - Dịch vụ tài chính kế toán: báo cáo thuế, quyết toán thuế, cho thuê kế toán trưởng, gỡ rối sổ sách kế toán, cài đặt phần mềm kế toán,… 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty [11, 3] 1.2.1. Chức năng - Là Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán độc lập. Được sử dụng con dấu riêng dùng để giao dịch và mở tài khoản tại ngân hàng. - Dịch vụ tư vấn, thiết kế, lập dự toán thi công xây dựng công trình, lập dự án đầu tư, hồ sơ vay vốn ngân hàng, tư vấn thành lập doanh nghiệp, dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản, tư vấn các thủ tục có liên quan tới đất đai thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 2
  • 3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO 1.2.2. Nhiệm vụ - Mục tiêu ban đầu của Minh Phương là trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trước nhu cầu của thị trường và để đảm bảo khả năng tồn tại, phát triển trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, Ban Giám đốc công ty đã quyết định mở rộng lĩnh vực hoạt động ra phạm vi toàn quốc. - Công ty hoạt động theo cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo hạch toán kinh tế, tự chịu trách nhiệm, tự bù đắp chi phí, bảo toàn và phát triển vốn mang lại hiệu quả cao cho đồng vốn đầu tư, tự trang trải nợ vay và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Tuân thủ các chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính cũng như hạch toán kinh tế và quản lý ngoại hối phù hợp với pháp luật Việt Nam và quốc tế. - Đảm bảo giao hàng cho khách hàng đúng số lượng, chất lượng và thời gian. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của doanh nghiệp 1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy công ty Sơ đồ 1 [8, 3] 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ, sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của công ty; bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, và quyết định bộ máy tổ chức của công ty. - Ban kiểm soát: có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc theo đúng các qui định trong Điều lệ công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 3
  • 4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO quyền của Đại hội đồng cổ đông. Chỉ trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần mới có Hội đồng Quản trị. Trong công ty cổ phần thì Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, tiếp đến mới là Hội đồng Quản trị. - Ban giám đốc: Ban Giám đốc tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh trong công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh, đại điện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên và thay mặt công ty quan hệ pháp lý với các đơn vị, tổ chức bên ngoài. - Phó giám đốc: Tham mưu cho giám đốc về việc bảo toàn và sử dụng nguồn vốn, tham gia điều hành hoạt động các dự án của công ty, quản lý điều hành xây lắp các công trình theo phân công trong Ban giám đốc, tham gia công tác đầu tư chiều sâu về thiết bị, kinh doanh phát triển nhà, các dự án đầu tư của công ty. - Các phòng ban trực thuộc: + Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tổ chức về nhân sự, tham mưu cho Giám đốc trong việc đào tạo, tuyển dụng nhân viên, sắp xếp nhân sự công ty, quản lý chế độ lao động, tiền lương, văn thư lưu trữ, tạp vụ, xây dựng các bảng nội quy, đề ra chính sách về nhân sự. + Phòng kỹ thuật giám sát: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực tìm kiếm, phát triển và quản lý các dự án đầu tư; thực hiện quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng đối với những gói thầu do công ty ký hợp đồng; phối hợp với các phòng, ban chức năng để tham gia quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; trực tiếp hoặc phối hợp với Ban quản lý dự án để quản lý về mặt kỹ thuật, tiến độ, chất lượng đối với các công trình và hạng mục công trình thi công xây dựng thuộc các dự án do công ty đầu tư hoặc tại các gói thầu do công ty ký kết hợp đồng; thực hiện việc quản lý vật tư của công ty theo đúng quy chế và có trách nhiệm kiểm tra tình hình sử dụng vật tư ở tất cả các bộ phận trong công ty, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. + Phòng kế toán tài chính: Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính; thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong công ty; thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và chi phí đầu tư các dự án theo quy định. + Phòng thiết kế xây dựng: Chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng các công trình dự án mà công ty làm chủ thầu. Lựa chọn những cá nhân có chuyên môn đủ năng lực để thực hiện công tác chức năng của phòng, chỉ đạo công tác xây dựng thiết kế theo đúng yêu cầu. + Phòng tư vấn môi trường: Thực hiện công tác tư vấn các vấn đề thủ tục liên quan đến việc lập báo cáo giám sát môi trường đối với các dự án của khách hàng, các công văn điều luật về môi trường liên quan trong phạm vi kinh doanh của công ty. Phối hợp với các phòng ban khác, chịu trách nhiệm lập đề án đánh giá tác động môi trường khi có yêu cầu. 1.4. Đặc điểm các nguồn lực của công ty [10, 3] Bảng 1 STT Trình độ chuyên môn Số Kinh nghiệm lượng >=2 >=5 >=10 I Hệ đại học 24 SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 4
  • 5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO Kiến trúc sư 04 03 01 Kỹ sư điện – điện tử 02 01 01 Kỹ sư xây dựng 08 03 03 02 Cử nhân kinh tế 03 01 02 Kỹ sư môi trường 04 03 01 Kỹ sư cơ khí 02 01 01 Kỹ sư công nghệ lọc hóa dầu 02 01 01 Hệ trung cấp 04 Trung cấp kế toán 02 02 Trung cấp xây dựng 02 01 01 Công nhân lành nghề 50 Thợ nề, thợ xây, thợ gia công 40 15 18 07 cơ khí, thợ máy, thợ điện,… 11 Lao động phổ thông 10 10 1.5. Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty 1.5.1. Thuận lợi “Đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động chinh phục thành công!” đó chính là lý do dẫn đến thành công của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ngày nay. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới để lại những hậu quả mà đến nay không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới vẫn đang nỗ lực khắc phục. Đứng trước tình trạng đó, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra chính sách riêng cho mình nhằm thoát khỏi khủng hoảng, từng bước đưa doanh nghiệp đi lên. Trong cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam, Minh Phương được biết đến như một đơn vị có bước đi sáng suốt khi đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động nhằm trụ vững trên thương trường. Công ty được thị trường biết đến tên tuổi nhờ hoạt động kinh doanh uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm - dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng. Mục tiêu ban đầu của công ty là trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, trước nhu cầu của thị trường và để đảm bảo khả năng tồn tại, phát triển trước tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế, Ban giám đốc công ty đã quyết định mở rộng lĩnh vực hoạt động ra phạm vi toàn quốc. Đến nay, Minh Phương được biết đến là thương hiệu hàng đầu trong công tác tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp về các lĩnh vực phổ biến nhất và thiết thực nhất hiện nay. Để đảm nhiệm tốt tất cả các lĩnh vực hoạt động, Ban giám đốc Công ty Minh Phương đã chú trọng đầu tư, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Đến nay, công ty đã trở thành nơi quy tụ đội ngũ kỹ sư thiết kế xây dựng, thiết kế công trình giao thông, thiết kế các công trình dầu khí, kỹ sư giám sát xây dựng, chuyên viên tài chính, luật sư, kế toán trưởng loại giỏi trên 10 năm kinh nghiệm. Nhờ hoạt động uy tín trên thương trường mà Minh Phương vượt qua nhiều đơn vị cùng ngành trở thành đối tác của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như: Ngân hàng Viettinbank, Ngân hàng Á châu, Eximbank, Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh, Gạch Đồng Tâm, Thép Việt Úc, Thép Niềm Nam, Ibuild… Nói đến thành công của Minh Phương hiện nay, không thể không kể đến công lao to lớn của ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty. Là người 1 2 3 4 5 6 7 II 8 9 III 10 SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 5
  • 6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO nắm vai trò điều hành quan trọng nhất công ty, Ông đã đưa ra những chính sách phát triển phù hợp với tình hình kinh tế chung, đạt được những chỉ tiêu tăng trưởng đề ra. Thành quả hôm nay là nền tảng, động lực để tập thể Cán bộ công nhân viên Công ty Minh Phương phấn đấu hơn nữa trong lao động, sáng tạo mang đến sự phồn thịnh cho công ty và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam ngày càng vững mạnh, thịnh vượng và phồn vinh. 1.5.2. Khó khăn Thời điểm thành lập của công ty không thuận lợi, năm 2008 được coi là năm bi tráng của kinh tế thế giới, thời điểm nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ, lạm phát tăng cao. Vì thế hoạt động của công ty cũng bị ảnh hưởng, trở nên khó khăn do thị trường có nhiều biến động. Việt Nam gia nhập AFTA, WTO, hàng rào thuế quan được phá bỏ, các nước khu vực sẽ đầu tư vào nước ta để khai thác các nguồn lực, từ đó gia tăng cạnh tranh. Do đó, công ty phải đối mặt với nhiều yếu tố khó khăn: giá cả thị trường luôn biến động, chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với công ty nước ngoài… Khách hàng: nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và khó đáp ứng. Về phương tiện vận tải, kho hàng: chủ yếu là thuê ngoài. Đây là nguyên nhân làm gia tăng chi phí. 1.5.3. Định hướng phát triển [10, 3] Mục tiêu của công ty đối với sự phát triển bền vững: - Cung cấp dịch vụ thiết kế thi công, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình dầu khí,… - Phát triển hạ tầng. - Hướng đến phát triển thành công ty cung cấp dịch vụ thiết kế, giám sát và thi công các công trình xây dựng tại Việt Nam, quy mô hoạt động không những trên phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh mà còn mở rộng hoạt động trên toàn quốc. - Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cũng như hầu hết các bộ phận khác của công ty tiếp tục tăng trưởng, củng cố vị trí, hoàn tất nhiệm vụ của mình. Nhất là bộ phận tìm kiếm thị trường tiêu thụ luôn đứng vị trí hàng đầu và tăng cường hoạt động tiếp thị là nhiệm vụ quan trọng để tăng doanh thu và lợi nhuận. 1.6. Khái quát tình hình tài chính công ty trong thời gian qua Với số vốn ban đầu sau khi đi vào hoạt động doanh thu, lợi nhuận và mức đóng góp vào ngân sách của Công ty qua các năm gần đây được thể hiện như sau: Đơn vị tính: Đồng Bảng 2 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 2012/2011 +/- 2011/2010 % +/- % Doanh thu thuần 1,418,273,039 1,087,854,045 189,378,990 330,418,994 30.37 898,475,055 474.43 Giá vốn hàng bán 169,526,318 469,383,308 131,895,512 -299,856,990 -63.88 337,487,796 255.88 Lợi nhuận gộp 1,248,710,721 618,470,737 57,483,478 630,239,984 101.90 560,987,259 975.91 Chi phí BH&QLDN 1,103,668,888 210,024,873 31,927,045 893,644,015 425.49 178,097,828 557.83 145,600,232 408,457,257 25,581,217 -262,857,025 -64.35 382,876,040 1496.71 36,400,058 102,114,314 5,575,755 -65,714,256 -64.35 96,538,559 1731.40 109,200,174 306,342,943 20,005,462 -197,142,769 -64.35 286,337,481 1431.30 Lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 6
  • 7. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO Biểu đồ 1 1,600 1,418 Millions 1,400 1,088 1,200 1,000 Doanh thu thuần 800 Lợi nhuận sau thuế 600 400 200 306 189 109 20 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nhận xét: Qua bảng số liệu và đồ thị trên ta nhận thấy doanh thu của công ty có chiều hướng tăng liên tục qua các năm. - Trong năm 2011 công ty tập trung đầu tư vào máy móc thiết bị, đào tạo nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của kỹ sư, công nhân đã giúp cho tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả, số lượng hợp đồng ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm dịch vụ được nâng cao, công ty ngày càng được nhiều khách hàng biết đến và tin cậy. Đây chính là lý do làm cho doanh thu thuần năm 2011 tăng vượt trội đạt 1,087,854,045 đồng, tăng 898,475,055 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 474.43% so với năm 2010. Với việc doanh thu tăng kéo theo chi phí sản xuất kinh doanh cũng gia tăng, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty. Năm 2011, tuy chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng so với năm 2010 là 178,097,828 đồng tương ứng với tỷ lệ 557.83% nhưng mức tăng này so với doanh thu tăng thêm là không đáng kể nên lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2011 vẫn cao hơn năm 2010, tăng 382,876,040 đồng tương ứng tăng 1496.71%. Do lợi nhuận trước thuế năm 2011 của công ty tăng nên mức đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước năm 2011 cũng tăng 96,538,559 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1731.40%. Lý do năm 2010 doanh nghiệp đóng khoản thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ có 5,575,755 đồng là do vào năm 2009 lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp âm, nói cách khác là doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ nên số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp năm 2010 được tính trên hiệu của lợi nhuận trước thuế năm 2010 trừ đi lợi nhuận trước thuế năm 2009 mang dấu dương. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 đạt 306,342,943 đồng tăng 286,337,481 đồng tương ứng tăng 1431.30%. - Đến năm 2012, nhờ nguồn khách hàng của doanh nghiệp tăng, nhiều công trình xây dựng lớn hợp tác thầu xây dựng với công ty đã giúp cho doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011, tăng 330,418,994 đồng tương ứng tăng 30.37%. Tuy nhiên, trong năm 2012 do công ty chi một khoản lớn cho chi phí quản lý doanh nghiệp làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng đột biến đạt mức 1,103,668,888 đồng, tăng 893,644,015 đồng tương ứng tăng 425.49%. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 7
  • 8. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO Tuy doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí năm 2012 so với năm 2011 cao hơn nên lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đáng kể. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2012 đạt 109,200,174 đồng giảm 197,142,769 đồng tương ứng giảm 64.35% so với năm 2011. Do lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng vào năm 2011 và giảm vào năm 2012 nên mức đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước năm 2012 cũng giảm 65,714,256 đồng tương ứng giảm 64.35%, năm 2012 lợi nhuận trước thuế giảm 262,857,025 đồng tương ứng giảm 64.35%. Tóm lại, trong ba năm qua công ty đã kinh doanh có hiệu quả bằng chứng là doanh thu thuần tăng liền qua các năm, đạt được lợi nhuận tương đối mà đặc biệt là năm 2011, nhưng bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế lại giảm vào năm 2012. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy công ty nên xem xét, điều chỉnh các chiến lược trong việc tiết kiệm, giảm trừ chi phí để giúp hoạt động kinh doanh của công ty gặt hái được những thành công và đạt được những mục tiêu đã đề ra. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 8
  • 9. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 2.1. Khái niệm về vốn và hiệu quả sử dụng vốn 2.1.1. Khái niệm về vốn Để tiến hành sản xuất kinh doanh trước tiên doanh nghiệp cần có vốn, vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy việc quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò quyết định cho việc ra đời, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Theo quan điểm của Marx, ông cho rằng: “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Định nghĩa của Marx có tầm khái quát lớn, song còn hạn chế về mặt trình độ phát triển của nền kinh tế mà Marx quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Các nhà kinh tế học cổ điển tiếp cận vốn với góc độ hiện vật. Họ cho rằng, vốn là một trong những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cách hiểu này phù hợp với trình độ quản lý kinh tế còn sơ khai - giai đoạn kinh tế học mới xuất hiện và bắt đầu phát triển. [5, 10] Theo David Begg, Standley Fischer, Rudige Darnbusch: “Vốn là một loại hàng hoá nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hoá đã sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác. Vốn tài chính là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng... Đất đai không được coi là vốn.” [236, 4] Một số nhà kinh tế học khác cho rằng vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hoá, dịch vụ như tài sản tài chính mà còn cả các kiến thức về kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp đã tích luỹ được, trình độ quản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành cùng chất lượng đội ngũ công nhân viên trong doanh nghiệp, uy tín, lợi thế của doanh nghiệp. Thật vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, mỗi một quan điểm đều có cách tiếp cận riêng. Nhưng có thể nói, thực chất vốn chính là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được quan niệm là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và trong các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Như vậy vốn là yếu tố số một của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn được biểu hiện là giá trị của toàn bộ tài sản do doanh nghiệp quản lý và sử dụng tại một thời điểm nhất định. Tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp, nhưng chưa hẳn có tiền là có vốn. Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để biến thành vốn thì tiền phải đưa vào sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lời. Như vậy: Vốn là lượng giá trị ứng trước của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp kiểm soát để phục vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. - Nguyên tắc sử dụng vốn trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp: Trong công tác hoạt động tài chính doanh nghiệp, việc sử dụng nguồn vốn được thực hiện tốt thì sẽ thúc đẩy sản xuất tốt, mang lại lợi nhuận cao và ngược lại nếu việc sử dụng nguồn vốn mà trì trệ, bất cập thì nó sẽ kìm hãm quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 9
  • 10. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO Như vậy để nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn, doanh nghiệp phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau: - Sử dụng đồng vốn có mục đích rõ ràng. - Sử dụng đồng vốn có lợi và tiết kiệm nhất. - Sử dụng đồng vốn một cách hợp pháp. - Kiểm tra các chỉ tiêu tài chính về an toàn hiệu quả. - Tính toán kỹ hiệu quả đầu tư. - Mở rộng thị trường thông qua các chính sách bán hàng. - Kiểm soát tốt các chi phí hoạt động. 2.1.2. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhắm đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. [5, 1] Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn, tỷ suất doanh lợi, tốc độ luân chuyển vốn... nó còn phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay đây chính là mối tương quan giữa kết quả lợi nhuận thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. [5, 1] Kết quả lợi ích tạo ra do sử dụng vốn phải thỏa mãn yêu cầu: đáp ứng được lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất đồng thời nâng cao được lợi ích của nền kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho mình, nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích chung của nền kinh tế xã hội sẽ không được phép hoạt động. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đó hoạt động đem lại lợi ích cho nền kinh tế, còn bản thân bị lỗ vốn sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản. Như vậy, kết quả tạo ra do việc sử dụng vốn phải là kết quả phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của nền kinh tế xã hội. Vậy, hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh, là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn, tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí. 2.2. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn kinh doanh là nguồn gốc của vốn, là toàn bộ số vốn để đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản cho doanh nghiệp giúp quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. [316, 6] Ở doanh nghiệp có hai nguồn vốn kinh doanh chủ yếu: - Nguồn vốn kinh doanh thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Bao gồm: + Nguồn vốn chủ sở hữu: vốn góp ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh. + Nguồn vốn vay dài hạn + Nợ dài hạn + Trái phiếu phát hành [316, 6] Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 10
  • 11. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO - Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng trong thời gian ngắn (dưới 1 năm) phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Bao gồm: + Các khoản nợ ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. + Nợ người mua, người bán. + Nợ lương, bảo hiểm của người lao động. + Nợ phải trả cho các đơn vị nội bộ. + Các khoản nợ Nhà nước: nợ thuế, nợ tiền thuê đất. + Các khoản phải trả, phải nộp khác. [317, 6] Vốn kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Hai nguồn cơ bản hình thành nên vốn kinh doanh là: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. 2.2.1. Nợ phải trả Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý. Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách như: trả bằng tiền, trả bằng tài sản khác, cung cấp dịch vụ, thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác, chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả bao gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, các khoản phải trả phải nộp khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả, nộp như: phải trả người bán, phải trả công nhân viên, phải trả khách hàng, các khoản nộp cho Nhà nước. 2.2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu biểu hiện quyền sở hữu của người chủ về các tài sản hiện có của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu được tạo nên từ các nguồn vốn sau: - Số tiền đóng góp của nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp. - Lợi nhuận chưa phân phối - số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài hai nguồn vốn trên, vốn chủ sở hữu còn bao gồm chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, các khoản dự phòng,… 2.3. Phân loại vốn Vốn có nhiều loại và có nhiều căn cứ để phân loại vốn: - Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn được hình thành từ hai nguồn cơ bản: Vốn chủ sở hữu, nợ phải trả. - Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia làm hai loại: Vốn hữu hình và vốn vô hình. - Căn cứ vào phương thức luân chuyển, vốn được chia làm hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động. - Căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia làm hai loại: Vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. - Căn cứ vào nội dung vật chất, vốn được chia làm hai loại: Vốn thực (hay còn gọi là vốn vật tư hàng hóa) và vốn tài chính (hay còn gọi là vốn tiền tệ). Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình với các chu kỳ được lặp đi lặp lại, mỗi chu kỳ được chia làm nhiều giai đoạn từ chuẩn bị sản xuất, sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm. Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn được luân chuyển và tuần hoàn không ngừng, trên cơ sở đó nó hình thành vốn cố định và vốn lưu động. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 11
  • 12. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO 2.3.1. Vốn lưu động 2.3.1.1. Khái niệm vốn lưu động Vốn lưu động là số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương. Trong thực tế vận động, chúng thể hiện thông qua hình thái tồn tại như nguyên vật liệu ở khâu dự trữ sản xuất, sản phẩm đang chế tạo ở khâu trực tiếp sản xuất, thành phẩm, hàng hóa, tiền tệ ở khâu lưu thông. [215, 8] 2.3.1.2. Đặc điểm vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động, cụ thể: - Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên và liên tục. Do đó, vốn lưu động trong sản xuất và vốn lưu động trong lưu thông cũng luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau. - Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động lại thay đổi hình thái vật chất biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn hàng hóa dự trữ…rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. - Giá trị vốn lưu động được chuyển dịch một lần (một chu kỳ, một vòng tuần hoàn) vào trong quá trình kinh doanh và sau mỗi chu kỳ hoàn thành một vòng chu chuyển, giá trị của vốn lưu động được nâng lên theo từng thời kỳ. [22, 2] Vốn lưu động là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động của vật tư. Vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh số lượng vật tư hàng hóa dự trữ ở các khâu nhiều hay ít. Mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư sử dụng có tiết kiệm hay không. Vì thế thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động còn có thể kiểm tra một cách toàn diện việc cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. 2.3.2 Vốn cố định [86, 2] 2.3.2.1. Khái niệm vốn cố định Khi mới thành lập doanh nghiệp, để hoạt động, doanh nghiệp phải có tài sản cố định. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, hay lắp đặt tài sản cố định hữu hình và vô hình của doanh nghiệp và những tài sản dài hạn khác được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Vì vậy có thể khái niệm chung về vốn cố định như sau: “Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản cố định và những tài sản dài hạn khác hiện có của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định”. 2.3.2.2. Đặc điểm vốn cố định Trong quá trình hoạt động, tài sản cố định bị hao mòn dần, phần giá trị hao mòn đó được trích chuyển vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và do đó, số vốn doanh nghiệp phải ứng trước để hình thành tài sản cố định cũng giảm dần, nói cách khác vốn cố định của doanh nghiệp cũng giảm dần theo quá trình hao mòn dần của tài sản cố định trong quá trình sử dụng. Tại những thời điểm khác nhau, giá trị của tài sản cố định và những tài sản dài hạn khác hiện có của doanh nghiệp cũng như mức độ hao mòn của tài sản cũng khác nhau nên vốn cố định cũng có giá trị không giống nhau. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 12
  • 13. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Trong từng chu kỳ kinh doanh, vốn cố định tham gia toàn bộ giá trị và hoàn thành một vòng tuần hoàn vốn khi tài sản dài hạn hết thời gian sử dụng. 2.4. Vai trò của vốn Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm cách thu hút các nguồn vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng quan trọng là nhà quản trị phải xác định chính xác nhu cầu về vốn, cân nhắc lựa chọn các hình thức thu hút vốn thích hợp từ các loại hình kinh tế khác nhau nhằm tạo lập, huy động vốn trong nền kinh tế thị trường hiện nay và sử dụng đồng vốn đó một cách tiết kiệm và hiệu quả. Yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường hiện nay đặt ra cho các doanh nghiệp hết sức khắt khe nên người quản lý phải tham mưu để có hình thức sử dụng vốn phải bảo toàn và phát triển được vốn, vừa phải nâng cao khả năng sinh lời, tăng nhanh vòng quay của vốn. [11, 10] Vốn có vai trò kích thích và điều tiết quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận mà những đồng vốn đưa lại. Việc kích thích điều tiết được biểu hiện rõ nét ở việc tạo ra khả năng thu hút vốn đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ, ... Đồng thời, xác định giá bán hợp lý đó là biểu hiện tích cực của quá trình hoạt động kinh doanh. Vốn còn là công cụ để kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố về giá trị. Nếu vốn không được bảo tồn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì vốn không còn phát huy được vai trò của nó và đã bị thiệt hại - đó là hiện tượng mất vốn. Vốn của doanh nghiệp đã sử dụng một cách lãng phí, không có hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và dễ dàng làm cho doanh nghiệp đi đến bờ vực phá sản. 2.5. Ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn 2.5.1. Ý nghĩa Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và sử dụng vốn ở doanh nghiệp, thường được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá thực trạng những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý doanh nghiệp thấy được trách nhiệm của mình về tổng số vốn được hình thành từ các nguồn khác nhau, từ đó đưa ra những giải pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Tóm lại, việc phân tích hiệu quả trong sử dụng vốn doanh nghiệp là làm sao cho các con số trên báo cáo tài chính '' biết nói'' để những người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp, các mục tiêu nhằm đưa ra các phương pháp hành động quản lý doanh nghiệp đó. Nó giúp cho nhà quản trị uốn nắn kịp thời những sai sót, lệch lạc trong công tác tài chính và có được những quyết định đúng đắn; đồng thời giúp cơ quan Nhà nước, ngân hàng nắm được thực trạng của doanh nghiệp. 2.5.2. Mục tiêu Cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực những thông tin hữu ích, cần thiết phục vụ cho của doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác như: các nhà đầu tư, các nhà quản lý doanh nghiệp, người cho vay, các nhà quản lý cấp trên và những người sử dụng thông tin tài chính khác trong việc đánh giá khả năng và tính chất của các đồng tiền vào ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 13
  • 14. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO doanh nghiệp, giúp họ có quyết định đúng đắn khi đưa ra các quyết định đầu tư, quyết định cho vay. Cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình, sự kiện, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. 2.5.3. Nhiệm vụ Để đạt được các mục tiêu chủ yếu trên đây, nhiệm vụ cơ bản của phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là: phân tích hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, vốn chiếm dụng, vốn lưu động, vốn cố định, các khoản nợ phải trả, nợ phải thu, vay ngắn hạn.... 2.6. Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn 2.6.1. Phương pháp so sánh - Khái niệm và nguyên tắc [5, 5] + Khái niệm: phương pháp so sánh là phương pháp xem xét mỗi chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích các dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vi mô. + Nguyên tắc so sánh:  Tiêu chuẩn so sánh: chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành, chỉ tiêu bình quân của nội ngành, các thông số thị trường, các chỉ tiêu có thể so sánh khác.  Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp với yếu tố không gian, thời gian, cũng như nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh. - Phương pháp so sánh [6, 5] + Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. + Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. - Xác định gốc so sánh + Nếu gốc so sánh là kỳ kế hoạch thì tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành của chỉ tiêu phân tích. + Nếu gốc so sánh là kỳ trước thì kết luận về mức độ tăng trưởng. + Nếu gốc so sánh là chỉ tiêu trung bình ngành thì nó là cơ sở để xác định vị trí của doanh nghiệp trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. 2.6.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp thay thế mỗi lần một nhân tố theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến đối tượng phân tích [10, 7]. Việc thay thế lần lượt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng logic quan hệ giữa các nhân tố. Trong phương pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng còn các nhân tố khác giữ nguyên lúc đó so sánh SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 14
  • 15. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế. Phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện qua các bước sau: [11, 7] - Bước 1: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích, mối liên hệ giữa các nhân tố đó đối với đối tượng phân tích, lập biểu thức thể hiện mối liên hệ đó theo nguyên tắc nhân tố số lượng đứng trước, nhân tố chất lượng đứng sau. Ví dụ: các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích (Q) là a, b, c và được thể hiện qua biểu thức sau: Q = a x b x c. - Bước 2: xác định chỉ tiêu gốc Q0 = a0 x b0 x c0. - Bước 3: thay thế số hiện thực vào chỉ tiêu gốc theo nguyên tắc mỗi lần chỉ được thay thế một nhân tố, nhân tố sau chỉ được thay thế khi nhân tố trước đã được thay thế. Đem kết quả vừa thay thế đó so sánh với kết quả liền trước, chênh lệch phát sinh chính là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế đến đối tượng phân tích. - Bước 4: lập bảng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích, số tổng hợp đó phải bằng đối tượng phân tích, căn cứ bảng tổng hợp để tiến hành phân tích bằng văn bản. Phương pháp thay thế liên hoàn thường được trình bày qua hai dạng sau:  Dạng 1: Quan hệ tích số của các nhân tố đến đối tượng phân tích - Xác định phương trình kinh tế: Kỳ thực hiện: Q1 = a1 x b1 x c1 Kỳ kế hoạch: Q0 = a0 x b0 x c0 Xác định mức độ biến động của đối tượng phân tích: ±  Q = Q1 - Q0 - Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích:  Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: a1 x b0 x c0 - a0 x b0 x c0 = x1  Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: a1 x b1 x c0 - a1 x b0 x c0 = x2  Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: a1 x b1 x c1 - a1 x b1 x c0 = x3 Tổng cộng mức độ tác động của các nhân tố: x1 + x 2 + x 3 =  Q  Dạng 2: Quan hệ thương số của các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích. - Xác định phương trình kinh tế: Kỳ thực hiện: Q1 = ( a1 / b1 ) x c1 Kỳ kế hoạch: Q0 = ( a0 / b0 ) x c0 - Xác định mức biến động của đối tượng phân tích: ±ΔQ = Q1 - Q0 - Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích.  Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: ( a1 / b0 ) x c0 - ( a0 / b0 ) x c0 = x1  Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: ( a1 / b1 ) x c0 - ( a1 / b0 ) x c0 = x2  Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: ( a1 / b1 ) x c1 - ( a1 / b1 ) x c0 = x3 SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 15
  • 16. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO Tổng cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: x1 + x2 + x3 = ΔQ 2.6.3. Phương pháp đồ thị [29, 5] Đồ thị là một phương pháp nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ hoặc đồ thị. Qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể nhất định. Như vậy, phương pháp đồ thị có tác dụng minh họa kết quả tài chính đã tính toán, được biểu thị bằng biểu đồ hay đồ thị, giúp cho việc đánh giá bằng trực quan, thể hiện rõ ràng và mạch lạc diễn biến của chỉ tiêu phân tích qua từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, xác định rõ những nguyên nhân biến động của chỉ tiêu phân tích. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính doanh nghiệp. 2.7. Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn 2.7.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 2.7.1.1. Chỉ tiêu đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính  Hệ số tự tài trợ Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm. Hệ số tài trợ được xác định theo công thức: 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ = [357, 6] 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 Vốn chủ sở hữu được phản ánh ở chỉ tiêu B “Vốn chủ sở hữu” (mã số 400), còn “Tổng số nguồn vốn” (mã số 440) trên Bảng cân đối kế toán.  Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (hay Hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn) là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được xác định như sau: 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ 𝑇𝑆𝐷𝐻 = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 Tài sản dài hạn được phản ánh ở chỉ tiêu B “Tài sản dài hạn” (mã số 200) trên Bảng cân đối kế toán.  Hệ số tự tài trợ tài sản cố định Hệ số tự tài trợ tài sản cố định (hay Hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản cố định) là chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng bộ phận tài sản cố định (đã và đang đầu tư) bằng vốn chủ sở hữu. 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ 𝑇𝑆𝐶Đ = 𝑇𝑆𝐶Đ đã 𝑣à đ𝑎𝑛𝑔 đầ𝑢 𝑡ư Tài sản cố định đã và đang đầu tư được phản ánh ở chỉ tiêu “Tài sản cố định” (mã số 220) trên Bảng cân đối kế toán, bao gồm tài sản cố định đã đầu tư (tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình tương ứng các SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 16
  • 17. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO chỉ tiêu có mã số 221, 224, và 227) và tài sản cố định đang đầu tư (chi phí xây dựng cơ bản dở dang có mã số 230). 2.7.1.2. Phân tích sự phân bổ nguồn vốn cho tài sản của doanh nghiệp [359, 6] Thông qua bảng cân đối kế toán chúng ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp được phân bổ như thế nào cho tài sản của doanh nghiệp. Sự phân bổ này thể hiện qua các tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn và tài sản được phản ánh qua cân đối chính sau: Tài sản A (I, IV) + B (I): những tài sản thiết yếu của doanh nghiệp có ba tương quan tỷ lệ với nguồn vốn B: chủ sở hữu của doanh nghiệp: bằng nhau, lớn hoặc nhỏ hơn. + Nếu tài sản A (I, IV) + B (I) > nguồn vốn B: phản ánh nguồn VCSH của doanh nghiệp không đủ trang trải tài sản thiết yếu của doanh nghiệp mà phải sử dụng nguồn vốn của bên ngoài. Doanh nghiệp có thể thiếu vốn và rủi ro trong kinh doanh. + Nếu tài sản A (I, IV) + B (I) < nguồn vốn B: phản ánh nguồn VCSH của doanh nghiệp thừa trang trải tài sản thiết yếu của doanh nghiệp và có thể trang trải các tài sản khác của doanh nghiệp hoặc bị bên ngoài sử dụng. 2.7.1.3. Chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán  Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (KTQ) [379, 6] “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑞𝑢á𝑡 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả Hệ số khả năng thanh toán tổng quát càng lớn càng tốt. Có các mức độ: KTQ > 2 : tốt KTQ = 1,5  2 : bình thường chấp nhận KTQ = 1  1,5 : khó khăn KTQ < 1 : rất khó khăn “Tổng số tài sản” được phản ánh ở chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” (mã số 270) và “Tổng số nợ phải trả” phản ánh ở chỉ tiêu “Nợ phải trả” (mã số 300) trên Bảng cân đối kế toán. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ tiêu “Tổng số tài sản” được phản ánh ở chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” (mã số 250) và “Tổng số nợ phải trả” được phản ánh ở chỉ tiêu “Nợ phải trả” (mã số 300) trên Bảng cân đối kế toán.  Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Về mặt lý thuyết, nếu chỉ tiêu này ≥ 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1, doanh nghiệp không bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 17
  • 18. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO Giá trị “Tài sản ngắn hạn” được phản ánh ở chỉ tiêu A “Tài sản ngắn hạn” (mã số 100) và “Tổng số nợ ngắn hạn” được phản ánh ở chỉ tiêu I “Nợ ngắn hạn” (mã số 310) trên Bảng cân đối kế toán.  Hệ số khả năng thanh toán nhanh [76, 9] Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” cho biết: với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn), doanh nghiệp có khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này được tính như sau: 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 − 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp chỉ cho biết mức độ thanh toán nhanh hơn mức độ bình thường mà chưa đủ cơ sở để khẳng định doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đáo hạn hay không. Vì thế, chúng ta tiếp tục xem xét chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời” (hay “hệ số khả năng thanh toán ngay”). Hệ số này cho biết, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn hay không. Chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời” được xác định theo công thức: 𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ứ𝑐 𝑡ℎờ𝑖 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 “Tiền, các khoản tương đương tiền” phản ánh ở chỉ tiêu I “Tiền và các khoản tương đương tiền” (mã số 110). 2.7.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực mỗi ngày một hạn hẹp đi và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. [175, 5] 2.7.2.1. Phân tích chung [140, 7]  Hệ số quay vòng vốn (S/A) 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝐻ệ 𝑠ố 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑣ò𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 = 𝑉ố𝑛 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp, nghĩa là vốn quay bao nhiêu vòng trong năm. Hệ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.  Sức sinh lời của tài sản (ROA) Tỷ số ROA được xác định bằng cách lấy lợi nhuận (ròng hoặc trước thuế) chia cho bình quân giá trị tổng tài sản. Đứng trên góc độ chủ doanh nghiệp, ở tử số thường dùng lợi nhuận sau thuế, trong khi đứng trên góc độ chủ nợ thường sử dụng lợi nhuận trước thuế hơn là lợi nhuận sau thuế [96, 9]. Công thức xác định tỷ số này như sau: 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑅𝑂𝐴 = 𝑥 100 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑅𝑂𝐴 = 𝑥 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 18
  • 19. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tài sản sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROA càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả. [96, 9] Có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích chi tiết từng nhân tố ảnh hưởng tới ROA.  Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng VCSH. 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑅𝑂𝐸 = 𝑥 100 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu phản ánh một 100 đồng VCSH bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Ngoài các chỉ tiêu trên, khi phân tích, để đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ở doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào ta sử dụng phân tích Dupont. 2.7.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Các khoản phải trả ngắn hạn Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được biểu hiện ở các chỉ số tài chính như tốc độ luân chuyển vốn lưu động, sức sinh lời của đồng vốn.  Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu tài chính phản ánh năng lực sử dụng vốn và hiệu quả của đồng vốn trong lưu thông. Chỉ tiêu này gắn liền với hai nhân tố: số vòng quay vốn lưu động và số ngày chu chuyển vốn lưu động. [24, 2]  Số vòng quay vốn lưu động [25, 2] Chỉ tiêu này phản ánh vốn được thực hiên trong một kỳ nhất định, thường tính trong một năm. Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại. 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑉𝐿Đ = 𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛  Số ngày chu chuyển vốn lưu động [141, 7] Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển càng lớn. 360 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑐ℎ𝑢 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑉𝐿Đ = 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑉𝐿Đ  Hiệu suất sử dụng vốn lưu động [27, 2] Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑉𝐿Đ = 𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛  Tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động (ROC) [28, 2] Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 19
  • 20. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty 𝑆ứ𝑐 sinh 𝑙ợ𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑉𝐿Đ = GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛  Hàm lượng vốn lưu động [27, 2] Đây là mức đảm nhận vốn lưu động, phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. 𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑀ứ𝑐 đả𝑚 𝑛ℎậ𝑛 𝑉𝐿Đ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛  Suất hao phí của vốn lưu động [28, 2] Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn lưu động”. Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận. 𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑆𝑢ấ𝑡 ℎ𝑎𝑜 𝑝ℎí 𝑐ủ𝑎 𝑉𝐿Đ = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế Việc sử dụng các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cũng đòi hỏi hết sức thận trọng bởi những chỉ tiêu tổng hợp. Mỗi chỉ tiêu cũng có những hạn chế nhất định. Vấn đề phải lựa chọn các chỉ tiêu phân tích để có thể bổ sung cho nhau nhằm đánh giá chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó cải tiến việc sử dụng vốn lưu động.  Hiệu quả sử dụng các thành phần của vốn lưu động  Tỷ số hoạt động tồn kho Để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của doanh nghiệp chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho. Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm và số ngày tồn kho. [79, 9] - Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. [80, 9] 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 (ℎ𝑜ặ𝑐 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢) 𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝐻𝑇𝐾 = 𝐻𝑇𝐾 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 - Số ngày một vòng quay của hàng tồn kho Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày. [80, 9] 360 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑚ộ𝑡 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝐻𝑇𝐾 = 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝐻𝑇𝐾  Kỳ thu tiền bình quân Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu. [80, 9] - Vòng quay khoản phải thu Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu cho biết bình quân khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngược lại. [81, 9] 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝐾𝑃𝑇 = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝐵𝑄 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 20
  • 21. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO - Số ngày một vòng quay của khoản phải thu Chỉ tiêu số ngày một vòng quay của khoản phải thu cho biết bình doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. [81, 9] 360 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑚ộ𝑡 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝐾𝑃𝑇 = 𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝐾𝑃𝑇 2.7.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định biểu hiện giá trị bằng tiền của các loại tài sản cố định ở doanh nghiệp, thể hiện quy mô của doanh nghiệp. Tài sản cố định nhiều hay ít, chất lượng hay không chất lượng, sử dụng có hiệu quả hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Vốn cố định = Giá trị tài sản dài hạn - Khấu hao tài sản cố định lũy kế  Hiệu suất sử dụng vốn cố định [87, 2] Hiệu suất sử dụng của vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑉𝐶Đ = 𝑉ố𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛  Hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh 100 đồng vốn cố định trong kỳ bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝐻𝑖ệ𝑢 𝑞𝑢ả 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑉𝐶Đ = 𝑥100 𝑉ố𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ 𝐵𝑄  Hệ số hàm lượng vốn cố định Hệ số hàm lượng vốn cố định phản ánh số vốn cố định cần có để đạt được một đồng doanh thu trong kỳ. 𝑉𝐶Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝐻ệ 𝑠ố ℎà𝑚 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛  Suất hao phí vốn cố định Suất hao phí vốn cố định phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận. 𝑉𝐶Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑆𝑢ấ𝑡 ℎ𝑎𝑜 𝑝ℎí 𝑣ố𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế  Hệ số hao mòn tài sản cố định Hệ số hao mòn tài sản cố định thể hiện mức độ hao mòn của tài sản cố định tại thời điểm đánh giá so với thời điểm đầu tư ban đầu. 𝑀ứ𝑐 𝑘ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜 𝑙ũ𝑦 𝑘ế 𝐻ệ 𝑠ố ℎ𝑎𝑜 𝑚ò𝑛 𝑇𝑆𝐶Đ = 𝑁𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑔𝑖á 𝑇𝑆𝐶Đ 2.7.2.4. Phân tích Dupont  Phương trình Dupont Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được công ty Dupont áp dụng nên thường được gọi là phương trình Dupont. [183, 5] Phương pháp phân tích Dupont cho thấy tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, cụ thể là tỷ số hoạt động và doanh lợi để xác định khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư. Đây là mối quan hệ hàm số giữa các tỷ số: Hệ số quay vòng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 21
  • 22. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO Bên trên của mô hình Dupont khai triển hệ số quay vòng vốn. Nhìn vào đây, chúng ta có thể thấy vòng quay toàn bộ vốn sẽ bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào. Trên cơ sở đó, nếu doanh nghiệp muốn tăng vòng quay vốn thì cần phải phân tích các nhân tố quan hệ để có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên dưới của mô hình Dupont khai triển tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất này. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp muốn gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thì nhân tố chi phí của hàng tiêu thụ cần được quan tâm, cụ thể hơn có thể đi sâu phân tích các loại chi phí cấu thành để có biện pháp hợp lý. Sơ đồ 2. Mô hình phân tích Dupont 𝐿ã𝑖 𝑟ò𝑛𝑔 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑥 𝑥 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑉𝐶𝑆𝐻 Tác dụng của phương trình: - Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. - Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của VCSH bằng các phương pháp loại trừ. - Đề ra các quyết định phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để tăng suất sinh lời.  Phương pháp Dupont mở rộng với tỷ số nợ Trong quá trình sử dụng phương pháp Dupont, nếu được mở rộng và sử dụng cả tỷ số nợ sẽ cho thấy mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu với tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Công thức sau cho thấy rõ ảnh hưởng của tỷ số nợ trên lợi nhuận của chủ sở hữu. 𝑅𝑂𝐸 = SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 22
  • 23. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty 𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ = 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝐿𝑁 𝑡𝑟ê𝑛 𝑉𝐶𝑆𝐻 = GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝐿𝑁 𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛 = 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝐿𝑁 𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛 𝑇ỷ 𝑠ố 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ 1 − 𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ Công thức trên cho thấy tỷ số nợ có thể được sử dụng để tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bằng cách sử dụng tỷ số nợ sẽ làm cho tỷ số nợ tăng dần, các chủ nợ sẽ chống lại khuynh hướng này và do đó sẽ đạt giới hạn cho phương thức trên. Hơn nữa, tỷ số nợ cao, doanh nghiệp sẽ có nhiều rủi ro đi đến phá sản. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 23
  • 24. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Minh Phương 3.1.1. Công tác kế toán tại Công ty 3.1.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Sơ đồ 3 3.1. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp TSCĐ lương Kế toán tiền, công nợ Kế toán hàng hóa Thủ quỹ 3.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán Công tác kế toán của Công ty do phòng tài chính - kế toán đảm nhận, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc và sự chỉ đạo nghiệp vụ của Kế toán trưởng. Phòng kế toán tài chính bao gồm bốn nhân viên kế toán và một thủ quỹ có chức năng như sau: - Kế toán trưởng: quản lý điều hành, kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động của phòng kế toán; trực tiếp duyệt thu chi trên chứng từ, định khoản chứng từ để nhập máy; theo dõi tính lương các bộ phận; theo dõi kiểm tra và thực hiện lưu chuyển chứng từ, sắp xếp trình tự lưu chuyển và lập chứng từ cho hợp lý, theo dõi tình hình thu chi công nợ cho công ty; bên cạnh đó, kế toán trưởng có trách nhiệm phân tích hoạt động kinh doanh của công ty, tham mưu cho Ban giám đốc để đề ra phương án kinh doanh, củng cố và hoàn thiện công tác hoạch toán kế toán cho công ty nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý cũng như phù hợp chính sách đổi mới và kế toán của Nhà nước. - Kế toán tổng hợp: lập hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ; tập hợp và lưu chuyển phiếu nhập và phiếu xuất, chứng từ mua bán hàng, chứng từ thu chi lên bảng thu chi tại chi nhánh báo cáo về công ty; hàng tuần lên công ty báo cáo nội bộ; theo dõi hạch toán các nghiệp vụ tăng giảm và trích khấu hao tài sản cố định, lương, bảo hiểm xã hội; kiểm tra doanh thu, chi phí, phân bổ chi phí theo từng mảng kinh doanh của công ty. - Kế toán hàng hóa: theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn của hàng hóa ở kho; hạch toán nghiệp vụ về hàng hóa, lập phiếu nhập - xuất kho trên báo cáo thuế; lập hóa đơn bán hàng theo phiếu yêu cầu xuất hóa đơn; đối chiếu sổ sách ở kho. - Kế toán tiền mặt, công nợ, tiền gửi ngân hàng: theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ thu chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, khoản phải thu phải trả trên toàn công ty, đốc thúc khách hàng thanh toán nợ; thực hiện lập phiếu thu, phiếu chi và thanh toán công nợ trên báo cáo tài chính; đối chiếu hàng ngày số lượng tiền mặt ngay tại quỹ; thường xuyên đối chiếu với sổ phụ ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 24
  • 25. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO - Thủ quỹ: lập phiếu thu, chi, lập báo cáo quỹ tiền mặt; in báo cáo quỹ hàng ngày để đối chiếu với kế toán tiền mặt; trực tiếp chi lương chi nhân viên trong công ty. 3.1.1.3. Chính sách kế toán tại công ty [1, 11] Chính sách kế toán là một vấn đề quan trọng trong công tác tổ chức kế toán của công ty cũng như đảm bảo cho bộ máy kế toán vận hành có hiệu quả. Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung nhằm đảm bảo sự thống nhất và tập trung cao trong công tác kế toán. Mô hình kế toán tập trung có ưu điểm là việc tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm, việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng. Kế toán về xây dựng và dịch vụ quảng cáo đơn giản nên kế toán trưởng đảm nhận việc hoạch toán. - Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15 - Kế toán Việt Nam. Niên độ kế toán 1 năm bắt đầu từ ngày 01/01/N, kết thúc ngày 31/12/N. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng (VNĐ). - Công ty sử dụng hình thức kế toán là Nhật ký chung. - Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. - Ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền, sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên cho việc hoạch toán hàng tồn kho. - Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: trên cơ sở thực thu và thực chi. - Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định (hữu hình, vô hình, thuê tài chính) là theo giá ghi trên hóa đơn và khấu hao theo phương pháp đường thẳng, số năm phù hợp theo hướng dẫn của Quyết định số 203/2009/QĐ – BTC của Bộ Tài chính. 3.1.1.4. Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng Hình thức sổ sách kế toán mà công ty đang áp dụng là hình thức nhật ký chung, trình tự ghi sổ được tiến hành như sau: - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc (hóa đơn) để ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó hằng ngày hoặc định kỳ căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3,5,10…ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). - Cuối tháng cộng số liệu của sổ cái và lấy số liệu của sổ cái ghi vào bảng cân đối số phát sinh. - Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. - Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng quý. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 25
  • 26. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ CỦA CÔNG TY MINH PHƯƠNG Sơ đồ 4 CHỨNG TỪ GỐC Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ : Đối chiếu kiểm tra 3.1.1.5. Mối liên hệ của phòng kế toán với các phòng ban khác Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm hoàn thành kế hoạch kinh doanh mà Ban Giám đốc lập, mỗi khi cung cấp được sản phẩm, dịch vụ thì phòng kinh doanh đưa yêu cầu giao hàng để phòng kế toán lập hóa đơn. Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm phần sửa chữa và thay thiết bị, vật tư như mực in, khay máy, chân máy, và khi có nhu cầu phát sinh về thiết bị, vật tư thì phòng kế toán sẽ lập hóa đơn cho các thiết bị, vật tư yêu cầu. Phòng kế toán phải theo dõi lượng hàng tồn kho của các thiết bị và vật tư để báo cho phòng kỹ thuật lập đề nghị bổ sung. Sau đó phòng kế toán sẽ nhập các thiết bị vào sổ sách. Kế toán trưởng thông qua các báo cáo tài chính quý, năm do phòng kế toán lập, từ đó lập ra kế hoạch tài chính, chiến lược kinh doanh, các dự án đầu tư trong năm tới cho công ty. Sau đó trình lên Ban Giám đốc xem xét và ra quyết định. 3.1.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Minh Phương 3.1.2.1. Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn tại Công ty  Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty Vốn kinh doanh của công ty tồn tại dưới hai hình thức: vốn lưu động và vốn cố động. Vốn lưu động chủ yếu đảm bảo cho tài sản lưu động như mua nguyên vật liệu, công cụ lao động,...Vốn cố định dùng để trang trải cho tài sản cố định như mua sắm trang bị máy móc, đầu tư xây dựng cơ bản,…Để thấy rõ hơn tình hình biến động và cơ SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 26
  • 27. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO cấu vốn kinh doanh của công ty ta tiến hành phân tích và xem xét qua các bảng tính toán sau: Bảng 3 Đơn vị tính: Đồng Năm 2012 Chỉ tiêu Số tiền Vốn cố định Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 310,160,292 4.33 261,073,095 3.73 210,892,467 3.02 Vốn lưu động 6,851,464,115 95.67 6,739,631,229 96.27 6,765,300,293 96.98 Tổng vốn 7,161,624,407 100 7,000,704,324 100 6,976,192,760 100 Đơn vị tính: Đồng Bảng 4 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 2012/2011 ± Vốn cố định 2011/2010 % ± % 310,160,292 261,073,095 210,892,467 49,087,197 18.80 50,180,628 23.79 Vốn lưu động 6,851,464,115 6,739,631,229 6,765,300,293 111,832,886 1.66 -25,669,064 -0.38 Tổng vốn 7,161,624,407 7,000,704,324 6,976,192,760 160,920,083 2.30 24,511,564 0.35 Biểu đồ 2 8,000 Millions 7,000 6,000 6,765 6,740 6,851 5,000 Vốn lưu động 4,000 Vốn cố định 3,000 2,000 1,000 0 211 Năm 2010 261 Năm 2011 310 Năm 2012 Nhận xét: Qua kết quả phân tích trên ta thấy tổng vốn kinh doanh của công ty liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2010 tổng vốn của công ty là 6,976,192,760 đồng, đến năm 2011 tổng vốn của công ty tăng lên 7,000,704,324 đồng tương ứng tăng 0.35% so với năm 2010. Năm 2012 tổng vốn kinh doanh của công ty đạt 7,161,624,407 đồng tiếp tục tăng 2.3% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 160,920,083 đồng so với năm 2011. Sự gia tăng liên tục của tổng vốn kinh doanh chủ yếu là do sự tăng lên của vốn cố định. Năm 2010, vốn cố định của công ty đạt 210,892,467 đồng, qua năm 2011 vốn cố định đạt 261,073,095 đồng tăng 50,180,628 đồng tương ứng tăng 23.79% so với năm 2010. Đến năm 2012 vốn cố định của công ty vẫn tiếp tục tăng, tăng 18.80% so với năm 2011 đạt 310,160,292 đồng. Nguyên nhân chính làm cho vốn cố định của công ty tăng liên tục qua các năm là do công ty đã đầu tư mua mới một số tài sản cố định, thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh. Nguyên nhân chính khiến cho vốn lưu động của công ty giảm qua các năm chủ yếu là do doanh nghiệp có sự thay đổi trong SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 27
  • 28. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO chính sách tín dụng thương mại, mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn tăng qua các năm, nhưng khoản tiền và các khoản tương đương tiền và chính sách tồn kho của doanh nghiệp lại có xu hướng giảm làm cho vốn lưu động của doanh nghiệp giảm đáng kể. Cùng với sự tăng lên về quy mô tổng vốn kinh doanh, từ năm 2010 đến 2012 cấu trúc vốn kinh doanh của công ty cũng có sự thay đổi. Năm 2010 tỷ trọng của vốn cố định chiếm 3.02% trong tổng vốn, thấp hơn tỷ trọng của vốn lưu động năm 2010 chiếm 96.98%. Năm 2011 tỷ trọng của vốn cố định của công ty tăng lên chiếm 3.73% đồng thời tỷ trọng vốn lưu động lại giảm xuống chiếm 96.27%. Năm 2012 khoảng cách chênh lệch về tỷ trong giữa hai nguồn vốn lại càng cao, vốn lưu động giảm xuống chiếm 95.67% trong tổng vốn, vốn cố định trong năm 2012 đạt mức 4.33%. Sự thay đổi về cấu trúc vốn của công ty qua 3 năm là tích cực tuy nhiên vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng vốn kinh doanh, nguyên nhân chính là do mục tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng quá lớn. Việc dự trữ một lượng lớn tiền mặt giúp công ty chủ động trong thanh khoản, nhưng nếu dự trữ quá nhiều sẽ sinh ra tình trạng ứ đọng vốn.  Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Để thấy rõ hơn sự gia tăng đáng kể vốn kinh doanh qua các năm của công ty chủ yếu được tài trợ từ nguồn nào và việc gia tăng đó có thật sự hiệu quả hay không ta đi sâu vào phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty. Đơn vị tính: Đồng Bảng 5 Cuối năm Chỉ tiêu 2012 Số tiền 2011 Tỷ trọng Số tiền 2010 Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. Nợ phải trả 413,388,262 5.42 115,415,013 1.61 116,310,182 1.63 I. Nợ ngắn hạn 413,388,262 100 115,415,013 100 116,310,182 100 0 0 0 0 0 0 B. Vốn chủ sở hữu 7,211,392,017 94.58 7,055,334,595 98.39 7,026,919,408 98.37 I. Vốn chủ sở hữu 7,211,392,017 94.58 7,055,334,595 98.39 7,026,919,408 98.37 Tổng số nguồn vốn 7,624,780,279 100 7,170,749,608 100 7,143,229,590 100 II. Nợ dài hạn Đơn vị tính: Đồng Bảng 6 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền 2011/2010 Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ A. Nợ phải trả 297,973,249 258.18 -895.169 -0.77 I. Nợ ngắn hạn 297,973,249 258.18 -895.169 -0.77 0 0 0 0 B. Vốn chủ sở hữu 156,057,422 2.21 28,415,187 0.40 I. Vốn chủ sở hữu 156,057,422 2.21 28,415,187 0.40 Tổng số nguồn vốn 454,030,671 6.33 27,520,018 0.39 II. Nợ dài hạn SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 28
  • 29. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO Biểu đồ 3 8,000 Millions 7,000 6,000 5,000 4,000 7,211 7,055 7,027 Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả 3,000 2,000 1,000 116 0 413 115 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Bảng 7 Kỳ so sánh Chỉ tiêu 2012/2011 106.33 Tốc độ tăng trưởng vốn (%) Tốc độ tăng trưởng vốn kỳ thứ i so với kỳ gốc = 2011/2010 100.39 Tổng số vốn hiện có tại kỳ thứ i Tổng số vốn hiện có tại kỳ gốc * 100 Biểu đồ 4 108 106 106.33 104 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 102 100 100 100.39 Năm 2010 98 Năm 2011 96 Năm 2012 Nhận xét Qua kết quả phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm, năm 2011 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của công ty đạt 100.39% so với năm 2010, và đạt 106.33% vào năm 2012. Cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng có sự biến động theo tình hình sản xuất kinh doanh và quy mô vốn của công ty. Cụ thể như sau: Năm 2010 tổng số nguồn vốn của công ty đạt 7,143,229,590 đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu vốn của công ty, vốn chủ sở hữu của công ty năm 2010 là 7,026,919,408 đồng chiếm 98.37% tổng số nguồn vốn, nợ phải trả năm 2010 chỉ đạt 116,310,182 đồng chiếm 1.63% tổng nguồn vốn. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 29
  • 30. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO Năm 2011 tổng số nguồn vốn của công ty tăng 27,520,018 đồng tương ứng tăng 0.39% so với năm 2010. Vốn chủ sở hữu của công ty tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, năm 2011 vốn chủ sở hữu của công ty đạt 7,055,334,595 đồng, chiếm tỷ trọng 98.39% tăng 28,415,187 đồng tương ứng tăng 0.40%. Năm 2011 nợ phải trả của công ty đạt 115,415,013 đồng giảm 895,169 đồng tương ứng giảm 0.77%. Năm 2012 tổng nguồn vốn của công ty tiếp tục tăng mạnh, tăng 454,030,671 đồng tương ứng tăng 6.33% đạt 7,624,780,279 đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu của công ty có sự tăng trưởng vượt bậc đạt 7,211,392,017 đồng tăng 156,057,422 đồng tương ứng tăng 2.21% so với năm 2011. Bên cạnh đó, nợ phải trả cũng tăng 297,973,249 đồng tương ứng tăng 251.18% đạt 413,388,262 đồng. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao, trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ chiếm một khoản nhỏ và không có nợ dài hạn. Nên doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với áp lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tính ổn định trong tài trợ sẽ gia tăng. Nhưng mặt trái của nó là khi doanh nghiệp không sử dụng nợ nghĩa là doanh nghiệp đã đánh mất đi cơ hội sử dụng đòn bẩy tài chính. Nguyên nhân chính làm cho vốn chủ sở hữu của công ty tăng vào năm 2011 và 2012 là do đến năm 2011 công ty được tính lãi trong chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối mục 420 trong bảng cân đối kế toán, không còn kết chuyển lỗ của những năm trước. 3.1.2.2. Đánh giá mức độ độc lập tài chính của Công ty  Phân tích hệ số tài trợ Bảng 8 Đơn vị tính: Đồng 2012 Vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn Hệ số tài trợ (lần) Cuối năm so với đầu năm Cuối năm Chỉ tiêu 2012/2011 2011 2010 ± 2011/2010 % ± % 7,211,392,017 7,055,334,595 7,026,919,408 156,057,422 2.21 28,415,187 0.40 7,624,780,279 7,170,749,608 7,143,229,590 454,030,671 6.33 27,520,018 0.39 0.9458 0.9839 0.9837 -0.0381 -3.8745 0.0002 0.0203 Biểu đồ 5 0.99 0.98 0.97 0.9837 0.9839 0.96 Hệ số tài trợ (lần) 0.95 0.94 0.9458 0.93 0.92 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nhận xét: Dựa vào biểu đồ 5 có thể thấy mức độ độc lập tài chính của công ty có sự biến động tương đối không ổn định. Hệ số tài trợ của công ty tăng lên vào năm 2011 nhưng lại giảm xuống vào năm 2012. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 30