SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  3
1
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
-Nguyễn Tuân-
NHÂN VẬT HUẤN CAO TRONG CẢNH CHO CHỮ
Văn học là tấm gương phản chiếu vẻ đẹp tâm hồn con người. Nhiệm vụ
của người nghệ sĩ chân chính là tìm kiếm vẻ đẹp ẩn tàn, khuất lấp giữa những nơi
tưởng chừng như xấu xa, dơ bẩn và không thể tồn tại cái đẹp. Với ngòi bút tài
hoa, uyên bác, nhà văn Nguyễn Tuân là cây đại thụ của nền văn xuôi hiện đại
Việt Nam, ông đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh “phát hiện cái đẹp ở chỗ không
ai ngờ tới” (Thạch Lam) qua tác phẩm “Chữ người tử tù”. Tại nơi tăm tối, nơi mà
cái ác ngự trị như ngục tù phong kiến, hình ảnh Huán Cao với nét đẹp tài hoa
cùng khí phách hiên ngang và nhân cách cao thượng vẫn bừng sáng rực rỡ. Vẻ
đẹp ấy hội tụ trong cảnh cho chữ - một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
Truyện được viết trong thời kì đen tối, ngột ngạt của đất nước khi bị thực
dân Pháp xâm lược, dựa trên những câu chuyện mà Nguyễn Tuân nghe được từ
người cha kể lại – cụ tú Nguyễn An Lan về nhà nho tài hoa, người anh hùng Cao
Bá Quát – một con người cả đời chỉ biết cuối đầu trước cái đẹp “Nhất sinh đê thủ
bái mai hoa" và được in lần đầu trên tạp chí “Tao đàn” vào năm 1938 với nhan
đề “Dòng chữ cuối cùng”, sau đó được tuyển in trong tập truyện “Vang bóng một
thời” (1940) và đổi tên thành “Chữ người tử tù”. Đây được xem là tác phẩm xuất
sắc trong mảng sáng tác trước năm 1945 của Nguyễn Tuân. Thông qua việc xây
dựng hình tượng Huấn Cao trong cảnh cho chữ, nhà văn muốn thể hiện quan điểm
thẩm mĩ và bộc lộ tình yêu thầm kín đối với đất nước, quê hương.
Câu chuyện xoay quanh cuộc tri ngộ đặc biệt giữa Huấn Cao và viên quản
ngục. Trong đó, Huấn Cao là tử tù bị bắt vì tội cầm đầu bọn phản nghịch chống
lại Triều đình và bị tạm giam ở nhà lao tỉnh Sơn chờ ngày xử tử. Còn viên quản
ngục là cai ngục của nhà lao này, vốn là người si mê cái đẹp nên ông rất ngưỡng
mộ tài viết chữ đẹp của Huấn Cao. Trong những ngày Huấn Cao bị giam, ông có
ý biệt đãi nhưng bị Huấn Cao khinh bạc. Sau đó, vì hiểu được tấm lòng của viên
quản ngục nên Huấn Cao đã quyết định cho chữ. Thế là cảnh cho chữ “xưa nay
chưa từng có” đã diễn ra ngay tại nhà ngục này, trong đêm khuya trước khi Huấn
Cao bị hành hình. Đọc truyện, độc giả có thể thấy rõ vẻ đẹp của Huấn Cao được
khắc hoạ qua ba phương diện: tài hoa, khí phách và thiên lương, thể hiện trong
xuyên suốt mạch truyện qua nhiều phân đoạn khác nhau nhưng đến cảnh cho chữ,
ba vẻ đẹp ấy không còn xuất hiện riêng rẽ mà kết tinh với nhau để tạo nên thời
khắc đẹp nhất, tuyệt hảo nhất cuộc đời Huấn Cao.
Cho chữ là hành động sáng tạo nghệ thuật, nó thường diễn ra trong một
không gian nghệ thuật, là nơi có trăng thanh gió mát, sáng sủa và khoáng đạt,
đồng thời người cho chữ phải ở trong tâm thế thoải mái, tự do, phóng khoáng để
tạo nên những tác phẩm hoàn mĩ. Thế nhưng ở đây cảnh cho chữ lại diễn ra nơi
tử ngục, trong một “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa
2
bãi phân chuột, phân gián” và người cho chữ là Huấn Cao lại hiện lên trong tư
thế: “Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiền”. Dẫu Huấn Cao cho chữ tại
nơi ngục tù tối tăm, dơ bẩn lại bị trói buộc, giam cầm về thể xác và án tử đang
treo lơ lửng trên đầu nhưng nó vẫn không thể ngăn cản người nghệ sĩ tài ba “dậm
tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”. Cảm nhận hình ảnh Huấn
Cao, ta thấy rõ phong thái đàng hoàng, ung dung, tự tại. Đó là phong thái của
người nghệ sĩ thực thụ đang dồn tụ mọi tinh hoa để khai sinh nghệ thuật. Dù bị
thời gian thúc giục nhưng không vì thế mà cảnh cho chữ diễn ra một cách qua
loa, đại khái. Trái lại, Huấn Cao đã thực hiện tất cả nghi thức từ khâu nhỏ nhất
như “thay bút con”, “đề lạc khoản” một cách trọn vẹn và chu toàn. Vì vậy, mỗi
nét chữ được viết nên đều mang theo sự tỉ mỉ, khéo tay và tinh xảo của một nghệ
nhân thư pháp tài năng. Chính sự tài hoa của Huấn Cao đã xua tan cái không khí
tù túng và tối tăm, thay vào đó là sự thiêng liêng chưa từng có nơi tử ngục khiến
cho độc giả không khỏi mê mẩn, xuýt xoa. Bằng niềm say mê nghệ thuật bất tận,
Huấn Cao đã bỏ qua tất cả tác động về thời gian lẫn không gian và cả bản án để
dồn mọi tinh tuý cho cái đẹp. Không chỉ vậy, ông còn rung động trước mùi thơm
của mực viết: “thoi mực thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá”. Mùi mực thơm ấy
là chất xúc tác khiến tâm hồn người nghệ sĩ thư pháp thăng hoa để khai sinh nên
cái đẹp toàn mĩ với sự toả sáng của “những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên hoài
bão tung hoành của cả cuộc đời con người”. Hoá ra tài hoa của Huấn Cao không
chỉ dừng lại ở việc viết chữ đẹp mà đó còn là vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài
năng, của một trang hào kiệt với khí thế bất phàm.
Cùng với tài hoa thì khí phách của Huấn Cao cũng được thể hiện nổi bật
trong cảnh cho chữ. Rõ ràng có một sự đổi ngôi kì lạ giữa hai nhân vật Huấn Cao
và quản ngục. Kẻ nắm trong tay quyền lực, là đại diện cho bộ máy cai trị của
Triều đình phong kiến như quản ngục lẽ ra phải ngẩng cao đầu thì lại trở nên sợ
sệt, cúi đầu “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh ô chữ đặt trên phiến lụa
ống”. Trong khi đó, kẻ tử tù đáng lý phải cúi mình trước sự áp chế lại hiện lên
trong tư thế đàng hoàng, ngạo nghễ. Sự đổi ngôi ấy một lần nữa khẳng định bản
lĩnh của người anh hùng hiên ngang, lấn át bọn giai cấp thống trị ở Huấn Cao.
Nhưng quan trọng nhất ở Huẫn Cao vẫn là vẻ đẹp của thiên lương và cái
tâm trong sáng. Huấn Cao không chỉ để lại cho quản ngục “những nét chữ vuông
tươi tắn” như một công trình nghệ thuật tuyệt mĩ mà còn để lại cho ông một lời
khuyên đầy ý nghĩa: “Tôi bảo thực đấy, thầy Quan nên tìm về nhà quê mà ở, thầy
hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó
giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả cái đời lương
thiện đi”. Cách đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy rồi mới khuyên đã thể
hiện rất rõ tấm lòng của Huấn Cao. Ông không còn xem quản ngục là kẻ đối địch
với bản thân trên bình diện xã hội, mà đối đãi với quản ngục như một người tri
âm, tri kỉ, vì nghệ thuật mà trở nên đồng điệu với nhau. Trên cương vị ấy, ông đã
thật lòng khuyên quản ngục nên thay đổi chỗ ở và đổi nghề để giữ lấy bản tính
thiện lương cho bền vững. Lời khuyên ấy khiến cho viên quản ngục thoát khỏi sự
3
u mê và nhận ra con đường đúng đắn cho cuộc đời mình, vì vậy mà cảm động
“vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng
làm cho nghẹn ngào” rằng “Kẻ mê mụi này xin bái lĩnh”. Bởi lẽ, đó là một lời
khuyên chí lí, chí tình và đầy sức cảm hoá xuất phát từ tấm chân tình của Huấn
Cao dành cho quản ngục. Có thể nói, thiên lương và cái tâm trong sáng của Huấn
Cao không chỉ mang vẻ đẹp toàn thiện mĩ mà nó còn có khả năng hướng thiện và
thanh lọc tâm hồn con người. Ẩu sâu trong lời khuyên ấy là một thông điệp nghệ
thuật sâu sắc mà Nguyễn Tuân muốn gửi gắm đến chúng ta, đó là “cái đẹp có thể
sản sinh ra từ một vùng đất chết nhưng nó không thể sống chung mãi cùng cái
xấu và cái ác. Muốn thưởng thức cái đẹp và nghệ thuật trước hết con người phải
giữ cái tâm trong sáng và tốt đẹp”.
Bằng bút pháp lí tưởng, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nghệ thuật
tương phản đối lập cùng với tình huống truyện độc đáo đầy kịch tính, qua cảnh
cho chữ, Nguyễn Tuân đã ngợi ca vẻ đẹp nhân cách của Huấn Cao. Đó là vẻ đẹp
của người nghệ sĩ tài ba, một anh hùng có khí phách hiên ngang và một thiên
lương thanh khiết. Qua đó, nhà văn đã tô đậm sự thắng thế vươn lên của cái đẹp,
cái thiện với cái ác, cái xẫu xa và khẳng định sức mạnh bất tử của cái đẹp, cái
thiện, đồng thời bộc lộ thầm kín lòng yêu nước thiết tha, cháy bỏng của văn nhân.
Sau năm 1945, những sáng tác của ông không còn khắc hoạ nét đẹp vang bóng
một thời mà ông hướng ngòi bút của mình đến thực tại để khai thác vẻ đẹp của
những người dân bình dị, chẳng hạn như hình ảnh ông lái đò với nghệ thuật vượt
thác leo ghềnh trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”, qua đó bộc lộ trực tiếp tình
yêu đất nước, quê hương. Nhưng dù là trước hay sau năm 1945 thì hạt ngọc trong
văn chương của Nguyễn Tuân vẫn là vẻ đẹp chân-thiện-mĩ bởi ông là người nghệ
sĩ “suốt đời đi tìm cái đẹp”.
Đây là đoạn trích hay nhất của một áng văn trác tuyệt, gần đạt đến sự toàn
diện, toàn mĩ. Nó toả ra ánh hào quang rực rỡ, mang theo vẻ đẹp tuyệt diệu kết
tinh từ ngòi bút của người nghệ sĩ tài hoa. Nó đã khắc hoạ trọn vẹn vẻ đẹp nhân
cách hoàn hảo của nhân vật Huấn Cao và bộc lộ niềm cảm phục sâu sắc của tác
giả đối với những người anh hùng xả thân vì nghĩa lỡn, đồng thời thê hiện nhiều
điều về quan niệm thẩm mĩ của văn nhân. Cảnh cho chữ trong tác phẩm đã dấy
lên trong tôi bao cảm xúc mãnh liệt và khi gấp lại những trang văn, tôi vẫn sẽ cảm
nhận rõ từng mạch đời đập theo từng con chữ tựa mạch máu chảy dưới làn da.

Contenu connexe

Similaire à CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - HC.docx

jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...
jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...
jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...nhongyen991
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC nataliej4
 
Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...
Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...
Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docxCẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx16LChungKin
 
Người lái đò sông Đà.pdf
Người lái đò sông Đà.pdfNgười lái đò sông Đà.pdf
Người lái đò sông Đà.pdfngTrang74
 
CHIỀU TỐI (1).pptx
CHIỀU TỐI (1).pptxCHIỀU TỐI (1).pptx
CHIỀU TỐI (1).pptxKhnhKhnh63
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách nataliej4
 
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách nataliej4
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ PhủThanh Cong Ma
 
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comNghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docx
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docxDiễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docx
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docxKhnhLinhngPhan
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênnataliej4
 

Similaire à CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - HC.docx (20)

MÂU PP NGUYỄN DU.pptx
MÂU PP NGUYỄN DU.pptxMÂU PP NGUYỄN DU.pptx
MÂU PP NGUYỄN DU.pptx
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...
jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...
jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfh...
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
Vội vàng.pdf
Vội vàng.pdfVội vàng.pdf
Vội vàng.pdf
 
Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...
Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...
Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...
 
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docxCẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
Ánh trăng
Ánh trăngÁnh trăng
Ánh trăng
 
Người lái đò sông Đà.pdf
Người lái đò sông Đà.pdfNgười lái đò sông Đà.pdf
Người lái đò sông Đà.pdf
 
CHIỀU TỐI (1).pptx
CHIỀU TỐI (1).pptxCHIỀU TỐI (1).pptx
CHIỀU TỐI (1).pptx
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
 
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
 
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
 
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện KiềuBút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
 
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comNghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
 
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docx
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docxDiễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docx
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docx
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 

Dernier

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Dernier (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - HC.docx

  • 1. 1 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ -Nguyễn Tuân- NHÂN VẬT HUẤN CAO TRONG CẢNH CHO CHỮ Văn học là tấm gương phản chiếu vẻ đẹp tâm hồn con người. Nhiệm vụ của người nghệ sĩ chân chính là tìm kiếm vẻ đẹp ẩn tàn, khuất lấp giữa những nơi tưởng chừng như xấu xa, dơ bẩn và không thể tồn tại cái đẹp. Với ngòi bút tài hoa, uyên bác, nhà văn Nguyễn Tuân là cây đại thụ của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, ông đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh “phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới” (Thạch Lam) qua tác phẩm “Chữ người tử tù”. Tại nơi tăm tối, nơi mà cái ác ngự trị như ngục tù phong kiến, hình ảnh Huán Cao với nét đẹp tài hoa cùng khí phách hiên ngang và nhân cách cao thượng vẫn bừng sáng rực rỡ. Vẻ đẹp ấy hội tụ trong cảnh cho chữ - một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Truyện được viết trong thời kì đen tối, ngột ngạt của đất nước khi bị thực dân Pháp xâm lược, dựa trên những câu chuyện mà Nguyễn Tuân nghe được từ người cha kể lại – cụ tú Nguyễn An Lan về nhà nho tài hoa, người anh hùng Cao Bá Quát – một con người cả đời chỉ biết cuối đầu trước cái đẹp “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" và được in lần đầu trên tạp chí “Tao đàn” vào năm 1938 với nhan đề “Dòng chữ cuối cùng”, sau đó được tuyển in trong tập truyện “Vang bóng một thời” (1940) và đổi tên thành “Chữ người tử tù”. Đây được xem là tác phẩm xuất sắc trong mảng sáng tác trước năm 1945 của Nguyễn Tuân. Thông qua việc xây dựng hình tượng Huấn Cao trong cảnh cho chữ, nhà văn muốn thể hiện quan điểm thẩm mĩ và bộc lộ tình yêu thầm kín đối với đất nước, quê hương. Câu chuyện xoay quanh cuộc tri ngộ đặc biệt giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Trong đó, Huấn Cao là tử tù bị bắt vì tội cầm đầu bọn phản nghịch chống lại Triều đình và bị tạm giam ở nhà lao tỉnh Sơn chờ ngày xử tử. Còn viên quản ngục là cai ngục của nhà lao này, vốn là người si mê cái đẹp nên ông rất ngưỡng mộ tài viết chữ đẹp của Huấn Cao. Trong những ngày Huấn Cao bị giam, ông có ý biệt đãi nhưng bị Huấn Cao khinh bạc. Sau đó, vì hiểu được tấm lòng của viên quản ngục nên Huấn Cao đã quyết định cho chữ. Thế là cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có” đã diễn ra ngay tại nhà ngục này, trong đêm khuya trước khi Huấn Cao bị hành hình. Đọc truyện, độc giả có thể thấy rõ vẻ đẹp của Huấn Cao được khắc hoạ qua ba phương diện: tài hoa, khí phách và thiên lương, thể hiện trong xuyên suốt mạch truyện qua nhiều phân đoạn khác nhau nhưng đến cảnh cho chữ, ba vẻ đẹp ấy không còn xuất hiện riêng rẽ mà kết tinh với nhau để tạo nên thời khắc đẹp nhất, tuyệt hảo nhất cuộc đời Huấn Cao. Cho chữ là hành động sáng tạo nghệ thuật, nó thường diễn ra trong một không gian nghệ thuật, là nơi có trăng thanh gió mát, sáng sủa và khoáng đạt, đồng thời người cho chữ phải ở trong tâm thế thoải mái, tự do, phóng khoáng để tạo nên những tác phẩm hoàn mĩ. Thế nhưng ở đây cảnh cho chữ lại diễn ra nơi tử ngục, trong một “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa
  • 2. 2 bãi phân chuột, phân gián” và người cho chữ là Huấn Cao lại hiện lên trong tư thế: “Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiền”. Dẫu Huấn Cao cho chữ tại nơi ngục tù tối tăm, dơ bẩn lại bị trói buộc, giam cầm về thể xác và án tử đang treo lơ lửng trên đầu nhưng nó vẫn không thể ngăn cản người nghệ sĩ tài ba “dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”. Cảm nhận hình ảnh Huấn Cao, ta thấy rõ phong thái đàng hoàng, ung dung, tự tại. Đó là phong thái của người nghệ sĩ thực thụ đang dồn tụ mọi tinh hoa để khai sinh nghệ thuật. Dù bị thời gian thúc giục nhưng không vì thế mà cảnh cho chữ diễn ra một cách qua loa, đại khái. Trái lại, Huấn Cao đã thực hiện tất cả nghi thức từ khâu nhỏ nhất như “thay bút con”, “đề lạc khoản” một cách trọn vẹn và chu toàn. Vì vậy, mỗi nét chữ được viết nên đều mang theo sự tỉ mỉ, khéo tay và tinh xảo của một nghệ nhân thư pháp tài năng. Chính sự tài hoa của Huấn Cao đã xua tan cái không khí tù túng và tối tăm, thay vào đó là sự thiêng liêng chưa từng có nơi tử ngục khiến cho độc giả không khỏi mê mẩn, xuýt xoa. Bằng niềm say mê nghệ thuật bất tận, Huấn Cao đã bỏ qua tất cả tác động về thời gian lẫn không gian và cả bản án để dồn mọi tinh tuý cho cái đẹp. Không chỉ vậy, ông còn rung động trước mùi thơm của mực viết: “thoi mực thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá”. Mùi mực thơm ấy là chất xúc tác khiến tâm hồn người nghệ sĩ thư pháp thăng hoa để khai sinh nên cái đẹp toàn mĩ với sự toả sáng của “những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên hoài bão tung hoành của cả cuộc đời con người”. Hoá ra tài hoa của Huấn Cao không chỉ dừng lại ở việc viết chữ đẹp mà đó còn là vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài năng, của một trang hào kiệt với khí thế bất phàm. Cùng với tài hoa thì khí phách của Huấn Cao cũng được thể hiện nổi bật trong cảnh cho chữ. Rõ ràng có một sự đổi ngôi kì lạ giữa hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục. Kẻ nắm trong tay quyền lực, là đại diện cho bộ máy cai trị của Triều đình phong kiến như quản ngục lẽ ra phải ngẩng cao đầu thì lại trở nên sợ sệt, cúi đầu “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh ô chữ đặt trên phiến lụa ống”. Trong khi đó, kẻ tử tù đáng lý phải cúi mình trước sự áp chế lại hiện lên trong tư thế đàng hoàng, ngạo nghễ. Sự đổi ngôi ấy một lần nữa khẳng định bản lĩnh của người anh hùng hiên ngang, lấn át bọn giai cấp thống trị ở Huấn Cao. Nhưng quan trọng nhất ở Huẫn Cao vẫn là vẻ đẹp của thiên lương và cái tâm trong sáng. Huấn Cao không chỉ để lại cho quản ngục “những nét chữ vuông tươi tắn” như một công trình nghệ thuật tuyệt mĩ mà còn để lại cho ông một lời khuyên đầy ý nghĩa: “Tôi bảo thực đấy, thầy Quan nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả cái đời lương thiện đi”. Cách đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy rồi mới khuyên đã thể hiện rất rõ tấm lòng của Huấn Cao. Ông không còn xem quản ngục là kẻ đối địch với bản thân trên bình diện xã hội, mà đối đãi với quản ngục như một người tri âm, tri kỉ, vì nghệ thuật mà trở nên đồng điệu với nhau. Trên cương vị ấy, ông đã thật lòng khuyên quản ngục nên thay đổi chỗ ở và đổi nghề để giữ lấy bản tính thiện lương cho bền vững. Lời khuyên ấy khiến cho viên quản ngục thoát khỏi sự
  • 3. 3 u mê và nhận ra con đường đúng đắn cho cuộc đời mình, vì vậy mà cảm động “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào” rằng “Kẻ mê mụi này xin bái lĩnh”. Bởi lẽ, đó là một lời khuyên chí lí, chí tình và đầy sức cảm hoá xuất phát từ tấm chân tình của Huấn Cao dành cho quản ngục. Có thể nói, thiên lương và cái tâm trong sáng của Huấn Cao không chỉ mang vẻ đẹp toàn thiện mĩ mà nó còn có khả năng hướng thiện và thanh lọc tâm hồn con người. Ẩu sâu trong lời khuyên ấy là một thông điệp nghệ thuật sâu sắc mà Nguyễn Tuân muốn gửi gắm đến chúng ta, đó là “cái đẹp có thể sản sinh ra từ một vùng đất chết nhưng nó không thể sống chung mãi cùng cái xấu và cái ác. Muốn thưởng thức cái đẹp và nghệ thuật trước hết con người phải giữ cái tâm trong sáng và tốt đẹp”. Bằng bút pháp lí tưởng, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nghệ thuật tương phản đối lập cùng với tình huống truyện độc đáo đầy kịch tính, qua cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã ngợi ca vẻ đẹp nhân cách của Huấn Cao. Đó là vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài ba, một anh hùng có khí phách hiên ngang và một thiên lương thanh khiết. Qua đó, nhà văn đã tô đậm sự thắng thế vươn lên của cái đẹp, cái thiện với cái ác, cái xẫu xa và khẳng định sức mạnh bất tử của cái đẹp, cái thiện, đồng thời bộc lộ thầm kín lòng yêu nước thiết tha, cháy bỏng của văn nhân. Sau năm 1945, những sáng tác của ông không còn khắc hoạ nét đẹp vang bóng một thời mà ông hướng ngòi bút của mình đến thực tại để khai thác vẻ đẹp của những người dân bình dị, chẳng hạn như hình ảnh ông lái đò với nghệ thuật vượt thác leo ghềnh trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”, qua đó bộc lộ trực tiếp tình yêu đất nước, quê hương. Nhưng dù là trước hay sau năm 1945 thì hạt ngọc trong văn chương của Nguyễn Tuân vẫn là vẻ đẹp chân-thiện-mĩ bởi ông là người nghệ sĩ “suốt đời đi tìm cái đẹp”. Đây là đoạn trích hay nhất của một áng văn trác tuyệt, gần đạt đến sự toàn diện, toàn mĩ. Nó toả ra ánh hào quang rực rỡ, mang theo vẻ đẹp tuyệt diệu kết tinh từ ngòi bút của người nghệ sĩ tài hoa. Nó đã khắc hoạ trọn vẹn vẻ đẹp nhân cách hoàn hảo của nhân vật Huấn Cao và bộc lộ niềm cảm phục sâu sắc của tác giả đối với những người anh hùng xả thân vì nghĩa lỡn, đồng thời thê hiện nhiều điều về quan niệm thẩm mĩ của văn nhân. Cảnh cho chữ trong tác phẩm đã dấy lên trong tôi bao cảm xúc mãnh liệt và khi gấp lại những trang văn, tôi vẫn sẽ cảm nhận rõ từng mạch đời đập theo từng con chữ tựa mạch máu chảy dưới làn da.