SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  44
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ XUÂN QUỲNH
VĂN XUÔI THẠCH LAM DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số:60 22 01 20
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Đức Phƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................................5
3. Mục đíchvà nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................7
4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu:...........................................................7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:........................................................................7
6. Cấu trúc luận văn....................................................................................8
Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC ...................... 10
VÀ VĂN XUÔI THẠCH LAM................................................................ 10
1. 1. Khái lƣợc về tiếp cận văn hoá học.................................................... 10
1.1.1. Mộtsố khái niệm về văn hóa........................................................... 10
1.1.2. Bản sắcvăn hóa............................................................................. 12
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ............................................. 13
1.1.4. Phươngpháptiếp cận văn hóa học ................................................. 19
1.2. Khái lƣợc về văn xuôi Thạch Lam..................................................... 21
1.2.1. Tiểu sử, con người nhà văn Thạch Lam........................................... 21
1.2.2. Đặcđiểm nghệthuậtvà quan điểm sáng tác của Thạch Lam ........... 23
Chƣơng 2: CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU HIỆN VĂN HÓA CỦA VĂN XUÔI
THẠCH LAM......................................................................................................................................................28
2.1. Cảm quan văn hóa về thiên nhiên và cuộc sống.................................. 28
2.1.1. Cảm quanvăn hóa về thiên nhiên ................................................... 28
2.1.2. Cảm quanvăn hóa về cuộc sống ..................................................... 33
2.2. Cảm quan văn hóa về xã hội và con ngƣời Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Cảm quanvăn hóa về xã hội............................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Cảm quanvăn hóa về con người..................Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN NHỮNG CẢM QUAN VĂN HÓA
Error!Bookmark notdefined.
TRONG VĂN XUÔI THẠCH LAM........................Error! Bookmark not defined.
3.1. Nghệ thuật trần thuật....................................................Error! Bookmark not defined.
3.1.1.Người kể chuyện ......................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Phương thức trần thuật ............................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Ngôn ngữ và giọng điệu ............................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Ngôn ngữ trần thuật .................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Giọng điệu trần thuật ................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật ........... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Không gian nghệ thuật .............................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Thời gian nghệ thuật ................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN........................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 94
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là một trong những bộ phận quan trọng nhất của văn hóa. Nó tiêu
biểu cho diện mạo và các giá trị văn hóa, nhất là văn hóa tinh thần. Văn học là một
sản phẩm mang tính đại diện cho văn hóa, có khả năng nhận thức, phản ánh, sáng
tạo chuyển tải và giữ gìn các giá trị văn hóa. Giữa văn hóa và văn học có mối quan
hệ rất sâu sắc, chặt chẽ. Văn hóa không chỉ hiện diện trên bề mặt biểu hiện mà còn
có khả năng chi phối, tác động ở chiều sâu đối với văn học, đặc biệt trong tâm thức
sáng tạo của nhà văn. Tác phẩm văn chƣơng vì thế chắc chắn đã thể hiện những
dấu ấn văn hóa nhất định. Nghiên cứu văn chƣơng từ góc nhìn văn hoá đã và đang
là một hƣớng tiếp cận nghiên cứu hiệu quả vì trong bối cảnh hiện nay, việc giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang đặt ra nhƣ một thách thức trƣớc xu hƣớng
toàn cầu hoá.
Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu văn
chƣơng theo hƣớng này nhƣ: nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,
Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Sơn Nam … Thạch Lam là một trong số không nhiều các
nhà văn hiện đại Việt Nam đã để lại đƣợc dấu ấn đậm nét trong lòng ngƣời đọc
bằng những tác phẩm mang đậm chất văn hóa. Văn xuôi Thạch Lam chứa đựng
trong đó những giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại ở “chốn nước non lặng lẽ
này” (Hoài Thanh). Nghiên cứu văn xuôi Thạch Lam dƣới góc nhìn văn hoá để
thấy đƣợc cảm xúc và thái độ của nhà văn trƣớc thiên nhiên và cuộc sống con
ngƣời. Đồng thời thấy đƣợc những đóng góp của riêng nhà văn trong tiến trình
vận động và phát triển của văn học dân tộc, cũng nhƣ thấy đƣợc những giá trị văn
hoá dân tộc hoặc ảnh hƣởng hoặc đƣợc thể hiện trong tác phẩm của ông nhƣ thế
nào, từ đó làm nổi bật ý nghĩa của mối quan hệ giữa nhà văn và quá trình sáng tạo
nghệ thuật.
Nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagor đã nói: “Có thể vượt qua thế giới lớn
lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi, mà bằng cách mở rộng
bản sắc của chính mình”. Theo ý nghĩa ấy, Thạch Lam đã tạo đƣợc cho mình một
phong cách rất riêng không lẫn với ai. Vì vậy, trong chƣơng trình phổ thông và đại
4
học, Thạch Lam là một tên tuổi quen thuộc và quan trọng. Sau nhiều lần thay đổi
chƣơng trình và chỉnh lí sách giáo khoa, vị trí của Thạch Lam vẫn đƣợc khẳng
định. Do đó, việc nghiên cứu Thạch Lam có ý nghĩa thiết thực và bổ íchtrong công
tác giảng dạy.
Một lí do không thể thiếu nữa đó là lòng yêu mến và ngƣỡng mộ của tác giả
luận văn đối với sáng tác của nhà văn Thạch Lam.
Từ những lí do trên, nên tôi đã chọn đề tài: Văn xuôi Thạch Lam dưới góc
nhìn văn hóa với hi vọng sẽ đóng góp thêm một vài ý kiến để tiến tới có một cái
nhìn tổng thể, toàn diện về sáng tác của Thạch Lam.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn và là một trong
những gƣơng mặt lớn của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Những sáng
tạo và đóng góp của ông rất có ý nghĩa đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học
nƣớc ta giai đoạn này. Vì vậy, Thạch Lam là một hiện tƣợng văn học đƣợc nghiên
cứu sớm và rất nhiều. Các ý kiến đều đánh giá cao tài năng và giá trị văn chƣơng
của ông. Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã phát biểu: “Thạch Lam có một
ngòi bútlặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp,
những cảm tình, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người mà ông
tả một cách thật tinh vi” [57; tr570]. Còn Thế Lữ trong bài viết “Tính cách tạo tác
của Thạch Lam” in trên tờ Thanh Nghị số 39 ra ngày 16/6/1943 đã nhận xét “cái
kho tàng cuộc sống bên trong rất châu báu” [51; tr820]. Tác giả Nhớ rừng đã
bằng sự tinh tế và nhạy cảm của một thi sĩ mà hiểu ngƣời bạn văn của mình. Ông
nhìn thấy trong những tác phẩm của Thạch Lam có ánh sáng của một sự thực khác,
đó là sự thực tâm hồn. Hay trong lời giới thiệu cuốn Thạch Lam truyện ngắn và
tiểu luận , nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định: “Nói đến Thạch Lam ngườita nhớ
đến truyện ngắn nhiều hơn truyện dài”.
Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết Người chắt chiu cái đẹp khẳng định:
“Thạch Lam là ngườicó ý thức chắt chiu và bảo tồn cái đẹp có giá trị văn hóa của
cộng đồng dân tộc” [71; tr170]. Lê Dục Tú trong Quan niệm con người trong sáng
5
tác của Thạch Lam (Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4, 1993) một lần nữa khẳng
định chiều sâu nhân bản trong ngòi bút miêu tả nhân vật của Thạch Lam: “Dù
trong cảnh ngộ nàocon người trong sự miêu tả của Thạch Lam vẫn luôn hướng về
một thế giới tinh thần đẹp đẽ, trong sáng và giàu tính nhân bản” [89; tr16-22].
Trong bài Thạch Lam hương thơm và nỗi u hoài, Nguyễn Nhật Duật chỉ ra rằng:
“Bằng mộtgiọng văn nhẹ nhàng, đơn giản và trong sáng, Thạch Lam đã gợi cho
chúng ta cả một bối cảnh Việt Nam không còn nữa với ngàynay cả một bầu không
khí thanh bình, thơ mộng và nghèo khốn”. [25; tr12-16]. Nhà văn Hồ Dzếnh nhớ
tới Thạch Lam nhƣ nhớ ngƣời đã gọi tên trìu mến và tha thiết với món ăn Hà Nội
“Tôi nhớanh những hôm đi qua phố Hàng Đào, Hàng Ngang, tưởng chừng như
phong vị một Hà Nội ba sáu phố phường vẫn còn phảng phất đâu đây. Trước
Thạch Lam, chưa mấy ai pháthiện đầy đủ cái thi vị, tinh hoa của những món quà
thổ ngơi Hà Nội, khoan nói đến nghệ thuật thưởng thức như anh, với tấm lòng
nâng niu trân trọng” [24]. Nhà văn Vũ Bằng lại viết: “Anh quí từ chén nước chè
tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng một cách gần như thành kính, tiếc từ một cái
kẹo vừng rơi xuống đất, nhặt lên phủi bụi rồi cầm lấy ăn một cách chậm rãi như
thể vừa nhaivừa suy nghĩ, vừa cảm ơn trời đã cho mình sống để thưởng thức một
món ăn ngon lành như vậy, anh cẩn thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời
có câu gì không chu đáo để cho người ta tủi thân mà buồn …” [12]. Rồi các luận
văn, luận án đề cập đến nghiên cứu văn chƣơng từ góc nhìn văn hoá: Cảm quan đô
thị trong sáng tác của Thạch Lam của tác giả Trần Thị Thu Hà trường Đại học sư
phạm Hà Nội, năm 2011;Sángtác của Nguyễn Ngọc Tư dưới cái nhìn văn hóa của
tác giả Hoàng Thị Hà trường ĐH sư phạm Hà Nội, năm 2011; Văn chương Vũ
Bằng dưới góc nhìn văn hóa của Đỗ Thị Ngọc Chi, Học viện Khoa học Xã hội,
năm 2013;Văn xuôi Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ NgọcTường từ góc nhìn văn hóa
của Ngô Minh Hiển …
Nhìn chung các bài nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về sáng tác của Thạch
Lam tƣơng đối nhiều và phong phú các ý kiến. Song chƣa có công trình riêng biệt
nghiên cứu về văn xuôi Thạch Lam từ hƣớng tiếp cận văn hóa học . Chính vì vậy,
chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này với mong muốn sẽ cố gắng đi sâu, tìm hiểu
6
những giá trị mới trong tác phẩm của ông cũng nhƣ những đóng góp riêng của nhà
văn Thạch Lam đốivới văn xuôi Việt Nam hiện đại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận văn dựa vào các phạm trù văn hóa, soi tỏ mối quan hệ giữa văn hóa -
văn học ở tầm khái quát và đi sâu vào văn xuôi Thạch nhƣ một hiện tƣợng văn
hóa cụ thể.
Luận văn xác lập hệ thống lý luận về vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa
văn hóa - văn học để từ đó nhận diện sự tồn tại và tiếp nối các mạch ngầm văn hóa
đƣợc biểu hiện trong văn xuôi của Thạch Lam.
Luận văn chỉ ra tầng sâu các giá trị văn hóa trong văn xuôi của Thạch Lam,
làm rõ căn nguyên tồn tại chất văn hóa trong sáng tác của nhà văn, qua đó cũng
khẳng định nét độc đáo và đóng góp của Thạch Lam trong nền văn học Việt Nam
hiện đại.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu khái lƣợc về tiếp cận văn hóa học và văn xuôi Thạch Lam.
Tìm hiểu về các phƣơng diện biểu hiện văn hóa trong văn xuôi Thạch Lam.
Tìm hiểu về các phƣơng thức biểu hiện những cảm quan văn hóa trong văn
xuôi Thạch Lam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Triển khai luận văn Văn xuôi Thạch lam dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi
khảo sát toàn bộ sáng tác văn xuôi của Thạch Lam, trong đó tập trung vào một số
tác phẩm sau:
Truyện ngắn
- Tập: Gióđầu mùa - NXB Đời nay, Hà Nội 1937.
- Tập: Nắng trong vườn - NXB Đời nay, Hà Nội 1938.
Bút kí
- Hà Nội băm sáu phố phường - NXB Đời nay, Hà Nội 1940.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
7
Với đề tài Văn xuôi Thạch lam dưới góc nhìn văn hóa chúng tôi sử dụng
một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phƣơng pháp liên ngành: Chúng tôi xác định đây là phƣơng pháp quan
trọng của luận văn này, trong đó phƣơng pháp nghiên cứu văn học là chủ đạo,
đồng thời phối hợp vận dụng, phối hợp một số tri thức liên ngành văn hóa học, sử
học, triết học, tôn giáo học, ngôn ngữ học, liên văn bản cắt nghĩa văn học bằng
truyền thống văn hóa, hoạt động văn hóa, góc nhìn văn hóa.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp này giúp chúng tôi cắt
nghĩa, phát hiện các giá trị văn hóa kết tinh trong văn xuôi Thạch Lam.
- Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học: Phƣơng pháp này giúp chúng tôi cắt
nghĩa đƣợc các hình thức nghệ thuật trong tác phẩm và mối quan hệ với nội dung
để chỉ ra những đặc trƣng nghệ thuật của tác phẩm, của quá trình văn học trong tác
phẩm của Thạch Lam.
- Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học: Phƣơng pháp này thiên về giải mã các
hình tƣợng nghệ thuật, tìm ra nét mới của tác phẩm, trên cơ sở tìm hiểu sự chi phối
các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, thẩm mỹ, quan niệm về con
ngƣời … từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về
mặt xây dựng nhân vật, mô tuýp, hình tƣợng, ngôn ngữ ...
- Phƣơng pháp so sánh: Đây cũng là một phƣơng pháp cần thiết giúp chúng
tôi đối chiếu các vấn đề ở cả hai bình diện đồng đại và lịch đại; so sánh ở nội bộ
tác phẩm của một nhà văn, so sánh giữa tác phẩm của các nhà văn trong nhóm Tự
lực văn đoàn với nhau nhằm khám phá một cách hiệu quả thế giới văn xuôi Thạch
Lam, làm nổi bật nét văn hóa sâu đậm, rất riêng của nhà văn Thạch Lam.
- Phƣơng pháp hệ thống: Chúng tôi xem văn xuôi Thạch Lam là một hệ
thống bao gồm nhiều thành tố và có mối quan hệ chặt chẽ với các hệ thống khác
nhƣ văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, triết học …
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Khái lƣợc về tiếp cận văn hóa học và văn xuôi Thạch Lam.
Chƣơng 2: Các phƣơng diện biểu hiện văn hóa của văn xuôi Thạch Lam.
8
Chƣơng 3: Phƣơng thức biểu hiện những cảm quan văn hóa trong văn xuôi
Thạch Lam.
9
Chƣơng 1
KHÁI LƢỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC
VÀ VĂN XUÔI THẠCH LAM
1. 1. Khái lƣợc về tiếp cận văn hoá học
1.1.1. Mộtsố khái niệm vềvăn hóa
Văn hóa là một khái niệm đã có từ lâu đời và có nội hàm rất rộng. Theo
A.L.Kroeber và C.L.Kluckhohn trong cuốn Văn hóa: Cái nhìn phân tích về Khái
niệm và Định nghĩa có khoảng hơn 200 định nghĩa về văn hóa. Sở dĩ số lƣợng
định nghĩa văn hóa phong phú nhƣ vậy vì một phần văn hóa là một phạm trù hết
sức rộng. Phần khác, mỗi nhà nghiên cứu xuất phát từ mục đích và phƣơng pháp
của mình đều có quyền đƣa ra một định nghĩa thích hợp. Sau đây, tôi xin điểm qua
một số định nghĩa về văn hóa tiêu biểu. Cụ thể nhƣ:
Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên) định nghĩa:
1. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. (Kho tàng văn hóa dân tộc. Văn hóa Phương
Đông. Nền văn hóa cổ).
2. Những hoạt động của conngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống tinh thần.
(Pháttriển văn hóa. Công tác văn hóa).
3. Tri thức, kiến thức khoa học. (Học văn hóa. Trình độ văn hóa).
4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh: (Sống có văn hóa.
Ăn nói thiếu văn hóa).
5. Nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xƣa, đƣợc xác định trên cơ sở một tổng
thể những di vật tìm thấy đƣợc có những đặc điểm giống nhau. (Văn hóa rìu hai
vai. Văn hóa Đông Sơn).
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP HCM,1997, Trần
Ngọc Thêm đã định nghĩa “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.
10
Theo Đỗ Lai Thúy trong Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa thì
"Văn hóa là tất cả những gì phi tự nhiên" [85; tr 16 -17]. Tác giả cũng cho rằng,
đây là định nghĩa khái quát nhất, rộng lớn nhất.
Định nghĩa về văn hóa có tính chất cấu trúc luận, tác giả Phan Ngọc cho rằng:
"Văn hóa là quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực
tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá
nhân so với một tộc ngườikhác, một cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa
chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ
khúc xạ". [85; tr 16 -17].
UNESCO - Tổ chức khoa học và giáo dục Liên hợp quốc đã đƣa ra 200 định
nghĩa về văn hóa và rồi đi đến một thống nhất chung nhƣ sau: “Trong ý nghĩa rộng
nhất, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật
chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người
trong xã hội. Văn hóa bao gồm cả nghệ thuật và văn chương, những lối sống,
những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và
những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng soi xét về bản thân.
Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặcbiệt nhân bản, có
lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con
người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt những giá trị văn
hóa mới mẻ và sáng tạo ra những công trình vượt trội lên bản thân” [ 85; Tr18]
Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì: "Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội; Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc; Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Xây dựng và phát triển văn hóa là sự
nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan
trọng; Văn hóa là một mặttrận; Xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp
cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.”
Tóm lại, dù có nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, nhƣng tựu chung lại,
văn hóa có những đặc điểm cơ bản sau: Văn hóa là một hoạt động sáng tạo, mang
11
tính lịch sử chỉ riêng con ngƣời mới có. Hoạt động sáng tạo đó bao gồm mọi ứng
xử của con ngƣời với nhau và con ngƣời với tự nhiên - xã hội, thể hiện trong mọi
lĩnh vực của đời sống: đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội.
Những hoạt động sáng tạo đó đã đạt đƣợc thành tựu của các giá trị văn hóa, đƣợc
bảo tồn và khai thác phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đƣờng giáo
dục (theo nghĩa rộng). Văn hóa là thể hiện của mối quan hệ giữa thế giới biểu
tƣợng với thế giới thực tại, tạo ra một kiểu lựa chọn riêng của tộc ngƣời, một cá
nhân so với một tộc khác, một cá nhân khác tạo thành những nhân cách văn hóa
(cá nhân), những nền văn hóa khác nhau (cộng đồng).
Dù hiểu theo cách nào thì văn hóa cũng đều là sản phẩm độc đáo của quá
trình lịch sử do cá nhân và cộng đồng ngƣời tạo nên. Trong phạm vi của đề tài,
chúng tôi nghiêng về cách hiểu văn hóa gắn liền với bản sắc văn hóa theo định
nghĩa của Phan Ngọc và của UNESCO.
1.1.2. Bản sắcvăn hóa
Văn hóa là sản phẩm, là diện mạo của cá nhân và cộng đồng. Vì thế nói tới
văn hóa không thể không nhắc đến vấn đề bản sắc văn hóa, tức là cái “tinh túy”, cái
cốt lõi của văn hóa trong quá trình phát triển của lịch sử.
Bản sắc văn hóa, theo Ngô Đức Thịnh là “một tổng thể các đặc trưng của
văn hóa được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử của dân tộc,
các đặctrưng văn hóa ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn,
do vậy muốn nhận biết nó phảithông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách
là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái trừu tượng,
tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó tương đối cụ thể, bộc lộ và khả
biến hơn” [79]. Theo Dƣơng Phú Hiệp thì: “Bản sắc riêng của mỗi nền/ dạng/kiểu
văn hóa thường được biểu hiện là những nét đặc thù và độc đáo thể hiện trong
hiện tượng văn hóa hoặc các sản phẩm của văn hóa, quy định bộ mặt của mỗi nền
văn hóa” [47; tr40]. Ngoài ra, phần đáng kể của nó lại đƣợc thể hiện trong cuộc
sống thƣờng ngày của cộng đồng ngƣời. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, giao
lƣu, tiếp biến giữa các nền văn hóa, bản sắc đó luôn có thêm những giá trị mới
đƣợc hình thành và tiếp tục đƣợc bồi tụ để định hình và lộ diện, phù hợp với sự
12
tiến hóa của lịch sử. Các giá trị mang bản sắc văn hóa của từng tộc ngƣời, không
phải ngẫu nhiên đƣợc hình thành mà đó là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh địa lí,
lịch sử và chính trị.
Nhƣ vậy, bản sắc văn hóa đƣợc hiểu là những gì tinh hoa, bền vững của một
nền văn hóa. Nó mang ý nghĩa chỉ cái cốt lõi, chỉ những đặc trƣng riêng của một
cộng đồng văn hóa và là yếu tố cơ bản để phân biệt giữa một nền văn hóa này với
một nền văn hóa khác. Vì vậy, dấu ấn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi vùng
miền sẽ đƣợc thể hiện trong mọi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trong đó có văn
học.
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
1.1.3.1. Văn họclà sản phẩm và hiện thân của văn hóa
“Văn học là nhân học” (Macxim Gorki), văn học lấy con ngƣời làm đối
tƣợng trung tâm để phản ánh và khắc họa. Mà bản chất của văn hóa là hƣớng đến
tinh thần nhân văn, nhân bản và mục tiêu duy nhất là xây dựng con ngƣời. Và cả
văn hóa lẫn văn học đều lấy chân - thiện - mỹ làm thƣớc đo cho trình độ phát triển.
Văn học là một bộ phận của văn hóa. Nhờ có văn học, những sắc màu văn
hóa đƣợc tái hiện một cáchsinh động và sắc nét “Khithì hiện diện trên bề mặt của
hiện thực đời sống với những phong tục, tập quán, hộihè đình đám, những nghi lễ,
có khi được thể hiện ở chiều sâu, trong sâu thẳm tâm thức văn hóa cộng đồng”
[64; tr161] hay tính cách, ứng xử của con ngƣời với con ngƣời và con ngƣời
trƣớc thiên nhiên. Văn học, cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong
tục tập quán…là những thành tố hợp thành cấu trúc tổng thể bao trùm lên tất cả là
văn hóa. Vì vậy, cũng nhƣ các thành tố khác, văn học luôn chịu sự chi phối trực
tiếp “từ môi trường văn hóa của một thời đạivà truyền thống văn hóa độc đáo của
một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời
đại và một cộng đồng dân tộc” [11; tr5]. Bàn về mối quan hệ giữa văn hóa và văn
học, Đỗ Thị Minh Thúy chỉ ra rằng: “Đặtvăn học trong văn hóa tức là nhấn mạnh
sự tác động tổng thể của văn hóa tới văn học, như vậy các nhân tố xã hội, kinh tế,
chính trị... tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, thông qua văn hóa mới tác
13
động đến văn học, ở quan hệ đặcbiệt này, văn học trở thành một trong những tiêu
điểm của văn hóa, đóng vai trò nhân tố đại diện cho văn hóa [86; tr239]”. Nhƣ
vậy, văn học là một trong những bộ phận quan trọng của văn hóa, là tấm gƣơng
phản chiếu đời sống xã hội và văn hóa dân tộc. Đồng thời văn học cũng là phƣơng
tiện lƣu giữ và bảo lƣu văn hóa thời đại cũng nhƣ truyền thống độc đáo của dân
tộc. Song nhà văn - chủ thể sáng tạo cũng là con đẻ của một cộng đồng. Muốn hay
không, nhà văn đó cũng tiếp nhận những thành tố văn hóa của cộng đồng mình,
những lối tƣ duy, những mô thức ứng xử trong đó chứa đựng nội hàm văn hóa của
thời đại.
Sau nữa, nếu văn hóa là những gì còn đọng lại trong chiều sâu tâm trí con
ngƣời sau khi thời gian đã sàng lọc tất cả thì cái hình ảnh hiển hiện ngày một lắng sâu
của diện mạo, bản sắc văn hóa Việt Nam lại đƣợc hiện hình rõ nét qua văn học.
Không phải ngẫu nhiên mà tìm hiểu về văn hóa Việt Nam nhiều ngƣời lại tìm về văn
học Việt Nam. Nói cách khác, văn học là hiện thân của văn hóa. Bằng sức mạnh của
ngôn từ, văn học đã diễn đạt đƣợc khá đầy đủ và trực tiếp lớp vỏ của tƣ duy và tầng
sâu của cảm xúc trong hệ thống tinh thần và đời sống văn hóa dân tộc. Việt Nam
không có nền văn hóa lộ thiên đồ sộ nhƣ nhiều quốc gia trong khu vực nhƣng chúng
ta lại có bề dày văn hóa của ngƣời Việt Nam với những đức tính cao đẹp nhƣ yêu
nƣớc, cần cù, đoàn kết, giàu lòng yêu thƣơng, trọng tình trọng nghĩa, giữ chữ tín …
Khi đƣợc tổ chức UNESCO phong tặng danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới cho
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh nghĩa là thế giới đã công nhận nét đặc sắc
văn hóa trong giá trị tinh thần của ngƣời Việt Nam chúng ta ở cả quá khứ và hiện tại.
Nếu không có cái bề thế của nền văn hóa - văn học cách mạng biết nâng niu kiệt tác
Truyện Kiều, biết khai thác tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và chủ nghĩa nhân
văn Hồ Chí Minh hòa quyện trong thơ văn vì đại nghĩa dân tộc thì có lẽ trong văn học
của chúng ta không có tiếng vang nhƣ thế. Là hiện thân của văn hóa, văn học đã
mang trong mình hình hài của bề sâu văn hóa nơi mà từng bị che lấp bởi nét dáng tân
kỳ của văn hóa phƣơng Tây hoặc bởi cái nhìn mơ hồ của những quan niệm văn
chƣơng lỗi thời. Văn học bao giờ cũng là lực lƣợng xung kích trên mặt trận văn hóa.
Chính lịch sử văn hóa - văn học dân tộc đã cho chúng ta
14
một nhận thức đúng đắn rằng: người cầm bút chỉ trở thành một nhà văn lớn khi
nào đạt đến tầm vóc của một nhà văn hóa tư tưởng.
Là một bộ phận của văn hóa, hiện thân cho nền văn hóa, văn học đƣơng
nhiên là một sản phẩm đặc biệt của văn hóa. Chính điều này đã đặt ra những yêu
cầu đối với ngƣời đọc và ngƣời nghiên cứu tác phẩm đó là:
1/ Phải đặt văn học trong bối cảnh rộng lớn của văn hóa xã hội hoặc trong ảnh
hƣởng qua lại của văn học đối với các hiện tƣợng văn hóa khác.
2/ Xem văn học là bộ phận của văn hóa thì văn bản văn học cũng là một sản phẩm
văn hóa vì thế cần giải mã nó trong ngữ cảnh văn hóa.
3/ Văn học là một trong những loại hình nghệ thuật có khả năng bao quát, chạm tới
cả mạch ngầm sâu thẳm của đời sống văn hóa cũng nhƣ chiều sâu tƣ tƣởng của
ngƣời nghệ sỹ.
1.1.3.2. Văn họckết tinh giá trị văn hóa
Chúng ta biết rằng, giá trị (value) là “cốt lõi” của văn hóa, là “thước đo”
nhân bản của xã hội loài ngƣời. Vì vậy nghiên cứu các vấn đề văn hóa, chúng ta
không thể bỏ qua giá trị và giá trị văn hóa bởi đó chính là hình thái của đời sống
tinh thần. Nó phản ánh và kết tinh đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
của conngƣời. Nói nhƣ Ngô Đức Thịnh, giá trị là “những đánhgiá mang tính chủ
quan của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo những gì là cần, là tốt, là
hay, là đẹp. Nói cách khác, đó chính là những cái được con người cho là Chân -
Thiện - Mĩ, giúp khẳng định và nâng caobản chất con người” [79; tr38]. Nhƣ vậy,
giá trị văn hóa còn gọi là giá trị xã hội, nó gắn bó với sự tồn tại và phát triển của
mỗi xã hội. GS Trần Văn Giàu rất có lý khi gọi tên những “giá trị tinh thần truyền
thống của dân tộc Việt Nam là yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan,
thương người”. Đó là những sắc màu khác nhau trong “bảng màu” tạo nên giá trị
truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Giá trị còn là một phạm trù tinh
thần đƣợc con ngƣời nhận thức, đúc kết những kinh nghiệm, những va chạm với
thực tiễn, dùng để phân biệt với những gì "phi giá trị”. Giá trị con ngƣời đƣợc
nhận thức, sàng lọc, kết đọng qua “bộ lọc" của tâm thức văn hóa. Chỉ những gì là
15
hợp lý, hợp chuẩn mực, nhân đạo, nhân văn mới đƣợc gìn giữ, bảo lƣu, bảo tồn
qua nhiều thế hệ, góp phần làm giàu thêm cho truyền thống văn hóa của dân tộc.
Ngƣợc lại, những gì “phigiá trị", “kém giá trị” tất yếu sẽ bị đào thải không có sức
sống bền lâu với thời gian. Do không phải là một phạm trù đơn lẻ, những giá trị
hƣớng đến Chân - Thiện - Mĩ sẽ tạo nên một hệ giá trị. Hệ giá trị này có vai trò
quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội. Nó giống nhƣ một "mao
mạch” giúp con ngƣời không ngừng phấn đấu vƣơn lên để hoàn thiện chính mình.
Trên cơ sở đó, mỗi cá nhân sẽ góp thêm một tiếng nói vào sự tiến bộ chung của
cộng đồng.
Soi chiếu vào văn học, chúng ta nhận thấy văn học là bộ phận của văn hóa, chịu
ảnh hƣởng trực tiếp từ môi trƣờng văn hóa thời đại thì nhà văn - chủ thể sáng tạo lại
là con đẻ của cộng đồng. Muốn hay không thì nhà văn cũng phải tiếp cận những thành
tố của văn hóa cộng đồng. Cho nên, những sáng tác của họ sẽ luôn đƣợc tắm mình
trong hệ giá trị. Đó chính là lí do để giải thích vì sao ngƣời tiếp nhận luôn hƣớng đến
những giá trị thẩm mỹ - một phạm trù mỹ học gắn với sự tự biểu hiện độc đáo của chủ
thể sáng tạo. Đặc biệt những giá trị này luôn luôn đƣợc đặt trên phông nền của giá trị
truyền thống. Nói nhƣ nhà phê bình Trƣơng Đăng Dung thì giá trị thẩm mĩ chính là
“tấm hộ chiếu” quyết định tác phẩm của thời đại này bƣớc sang thời đại khác và tiếp
tục sự đào thải, lựa chọn thông qua hệ thống thẩm mĩ. Theo đó giá trị thẩm mĩ đích
thực trong sáng tác văn học sẽ hƣớng con ngƣời tới Chân - Thiện - Mĩ, gắn liền với
sáng tạo, xây dựng hình tƣợng con ngƣời theo cái đẹp và xác định một tiêu chuẩn
đánh giá cái đẹp. Những sáng tác văn học vừa gắn liền với bản chất đặc thù nghệ thuật
vừa mang đến cho đối tƣợng thƣởng thức một cảm nhận đúng hƣớng sẽ luôn tạo ra
một “hiệu ứng” mỹ cảm nhất định trong lòng ngƣời đọc. Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm
văn học sẽ đƣợc thế hệ sau nuôi dƣỡng, bồi đắp theo thời gian. Tuy nhiên, giá trị
không phải là phạm trù tĩnh tại. Trong cuộc giao lƣu tiếp biến, bên cạnh những yếu tố
nội sinh đƣợc cấy trồng và giữ lại, có những yếu tố chƣa phù hợp sẽ đƣợc cải biến
cho phù hợp với thực tiễn hơn nữa, văn học còn nâng đỡ cho con ngƣời bằng một
niềm tin, một tinh thần lạc quan về những giá trị vĩnh hằng có sức sống vƣợt thời
gian, vƣợt qua sự băng
16
hoại. Bên cạnh đó, văn học còn viết về cái xấu, cái ác, “phản văn hóa”, “phản giá
trị”. Do đó, sáng tác văn học còn có khả năng tác động, điều chỉnh các hành vi của
con ngƣời trong mối quan hệ với môi trƣờng tự nhiên, xã hội và với chính mình.
Soi chiếu phạm trù giá trị vào tác phẩm văn học sẽ giúp ngƣời nghiên cứu
tránh đƣợc cái nhìn thiển cận trong việc bình giá những mô hình phản ánh. Bằng bảng
màu giá trị sẽ ngấm sâu, “khúc xạ” trong sự rung động mãnh liệt của nhà văn, vào
từng “mao mạch” trong quá trình sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Ngƣợc lại với con
đƣờng nhà văn đã đi, ngƣời thƣởng thức sẽ thụ cảm, tri nhận giá trị văn hóa ngôn
ngữ, phong tục tập quán, lối sống, thói quen, tâm thức dân tộc, tâm lý cộng đồng.
Điều đặc biệt, bảng màu giá trị không lung linh hiện hình một cách sắc nét nhƣ màu
hữu hình của hiện thực đời sống. Nhiều khi nó ngầm ẩn trong mạch ngầm sâu thẳm
của tâm thức cho nên ngƣời tiếp nhận phải biết phát hiện, nhận ra nó.
Trong tổng thể chung của định hƣớng xã hội, văn hóa - văn học bao giờ
cũng có mối quan hệ hữu cơ với các lĩnh vực khác của đời sống. Mặt khác, nếu coi
văn hóa là “bộ chỉnh” bên trong của xã hội thì mọi động thái, mọi biến thiên, mọi
rối loạn trong văn hóa đều để lại những hậu quả trực tiếp trong chính trị, kinh tế,
đạo đức… từ đó rất có thể sẽ làm chệch hƣớng văn hóa. Nguy cơ "chệch hướng"
trong văn hóa có thể hủy hoại sức sống một dân tộc, biến văn hóa dân tộc thành
“bản sao” của dân tộc khác. Nói đúng hơn, nếu giá trị văn hóa không đƣợc định
hƣớng đúng khiến văn hóa có nguy cơ “thaymáu”thì cũng sẽ đẩy đến sự thay máu
của cả hệ thống chính trị. Lúc đó, văn học đóng vai trò nhƣ một “bộ lọc” tin cậy để
thẩm định giá trị văn hóa. Văn học còn biết đào thải những gì là “phi văn hóa”,
“phản giá trị”. Nói cách khác, văn học có khả năng phê phán về văn hóa. Chúng ta
đều biết văn hóa là một hiện tƣợng lịch sử, là một cấu trúc đa tầng. Bản thân văn
hóa có những yếu tố bất biến, kết đọng thành dạng thức bên cạnh đó văn hóa cũng
có mặt động, không ngừng nghỉ theo đà tiến hóa của văn minh. Vì thế nó không
chấp nhận sự ngƣng đọng. Những cái gì thuộc giá trị văn hóa tích cực của ngày
hôm qua ở một mặt nào đó rất có thể sẽ là cái chƣa phù hợp, phản văn hóa của
ngày hôm nay. Ví dụ nhƣ: "trung, hiếu, tiết, nghĩa" là phạm trù văn hóa lâu đời
nhƣng "ngu trung, ngu hiếu" là phản văn hóa. Nhƣ vậy, văn học có thể phát huy
17
vai trò thẩm định phê phán. Trong hiện trạng có nhiều biểu hiện văn hóa xuống cấp
nhƣ hiện nay, nhất là những nguy cơ băng hoại giá trị đạo đức thì ngòi bút phê
phán của văn học càng nên đƣợc mài sắc hơn bao giờ hết.
Hơn nữa, nếu văn hóa là toàn bộ những gì do con ngƣời tạo ra thì văn hóa
cũng chính là thƣớc đo của trình độ phát triển. Văn học đã mang trong mình một
năng lực đặc biệt - năng lực sáng tạo văn hóa. Văn học sáng tạo văn hóa, không
phải vì văn học có khả năng lƣu trữ những dữ liệu văn hóa của đời sống. Cao hơn,
văn học góp phần quan trọng trong việc tạo nên giá trị văn hóa mà nổi lên hàng
đầu là những giá trị nghệ thuật trong ngôn ngữ dân tộc và những giá trị nhân văn
trong phẩm chất con ngƣời.
Văn học xét theo một góc độ nhất định là ngệ thuật ngôn ngữ, mà ngôn ngữ
lại là sản phẩm của một tiến trình văn hóa lâu dài của xã hội loài ngƣời, vừa là
công cụ của sự phát triển văn hóa, vừa là một giá trị văn hóa hàng đầu. Văn hóa
càng vƣơn lên trình độ cao thì ngôn ngữ càng trở nên phong phú, tinh tế hơn. Do
đó, văn học đã phát triển diện mạo của văn hóa dân tộc qua ngôn ngữ. Trong sự
cạnh tranh quyết liệt của các phƣơng tiện nghe, nhìn hiện đại, quỹ thời gian của
con ngƣời rất eo hẹp song văn học vẫn có chân trời riêng của nghệ thuật ngôn từ.
Nói nhƣ GS Trần Đình Sử “ngôn từ là phương tiện giao tiếp không gì cạnh tranh
được”. Bản thân nghệ thuật ngôn từ đổi mới và phát triển sẽ kéo theo sự phát triển
của văn hóa, tạo điều kiện cho văn học phát triển là bƣớc đột phá cho sự phát triển
của đời sống văn hóa.
Tuy nhiên, văn học là nhân học, do đó văn học còn hun đúc tạo nên giá trị văn
hóa hàng đầu khác: đó là phẩm giá con người. Đây chính là phƣơng tiện khẳng định
tác dụng chiều sâu của văn học trong quá trình xây dựng, phát triển nhân cách văn
hóa. Văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp con ngƣời hiểu đƣợc ngƣời khác và
hiểu đƣợc chính mình. Nếu nhƣ khoa học khai hóa nhận thức về tự nhiên, xã hội, về
con ngƣời…thì văn học có thể cắt nghĩa những lí lẽ riêng của trái tim mà khoa học
khó nắm bắt. Đời sống tâm hồn và tâm lý con ngƣời ngày càng trở lên phức tạp và
nghệ thuật mới có thể soi thấu để chuẩn bị cho sự tự ý thức. Có những tác phẩm đọc
xong ta thấy bàng hoàng vì nó giúp ta nhận ra chính mình. Văn học
18
có khả năng tác động tới sự tự ý thức của con ngƣời, cả về những mặt mạnh, mặt
yếu, những tiềm lực lớn lao nhiều khi không ngờ tới, qua đó giúp con ngƣời hoàn
thiện và phát triển chính mình. Văn học đã tạo ra những cuộc hành trình bên trong
có ý nghĩa quyết định với sự cải tạo, hoàn thiện, phát triển bản thân. Nói cách khác
nó có vai trò quan trọng để phát triển nhân cách văn hóa.
1.1.4. Phương pháp tiếp cận văn hóa học
Xu hƣớng vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa để lý giải văn học
mới xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XX mà ngƣời khởi xƣớng là M.Bakhatin,
giáo sƣ văn học ngƣời Nga thuộc Đại học Saransk.Bakhtin quan niệm: “Trước hết,
khoa học nghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn học. Văn
học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái
bối cảnh nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại” [10].
Phƣơng pháp tiếp cận văn học từ quan điểm văn hóa học ƣu tiên cho việc phục
nguyên không gian văn hóa, trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi
phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mỹ,
quan niệm về con ngƣời…từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đối
với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, mô tuýp, hình tƣợng, ngôn
ngữ … Phƣơng pháp này thiên về giải mã các hình tƣợng nghệ thuật, tìm ra nét
thời đại của tác phẩm.
Lịch sử nghiên cứu văn học đã chỉ ra rằng: Có nhiều con đƣờng, nhiều cách
thức khác nhau để tiếp cận một tác phẩm văn học nhƣ: nghệ thuật học, phân tâm
học, xã hội học, thi pháp học, văn hóa học …Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu
chuyên biệt, mỗi góc nhìn đều có giá trị bình đẳng, cần thiết, bổ sung cho nhau và
không loại trừ nhau. Tính hiệu quả, tính ƣu việt của mỗi cách tiếp cận đƣợc quy
định bởi ngƣời nghiên cứu có xác định đúng đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu thích
hợp và vận dụng, xử lý mối quan hệ giữa chúng với mục tiêu đặt ra. Do vậy cần có
một cái nhìn toàn diện về góc nhìn văn hóa xuất phát từ yêu cầu của thời đại, đáp
ứng và thừa nhận tác phẩm văn học nhƣ một bộ phận của văn hóa.
19
Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là phƣơng pháp đã xuất hiện khá lâu
trong nghiên cứu văn học ở trong và ngoài nƣớc. Những thành tựu nghiên cứu đạt
đƣợc từ phƣơng pháp này gần đây mới thực sự đƣợc chú ý ở Việt Nam.
Phƣơng pháp tiếp cận tác phẩm văn học dƣới góc nhìn văn hóa không đơn
thuần là việc dùng văn hóa để giải thích văn học mà quan trọng hơn là việc các nhà
nghiên cứu văn học “vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải mã
các yếu tố thi pháp của tác phẩm” và “đặtvăn học vào bối cảnh rộng lớn của văn
hóa - xã hội, hoặc trong ảnh hưởng qua lại của văn học đối với những hiện tượng
văn hóa xã hội khác, từ đó làm nổi bật những sắc tháivăn hóa phong phú được thể
hiện trong tác phẩm văn học: hoặc giải mã khám phá những phù hiệu, biểu tượng
hàm ẩn muôn vàn lớp nghĩa trầm tích của văn hóa trong văn bản văn học cụ thể "
[11; tr7]. Cùng với thời gian, sự ra đời của các công trình nghiên cứu văn học Việt
Nam trên cơ sở tìm hiểu những tác động và chi phối của văn hóa đã cho thấy tính
ƣu việt của nó so với các cách tiếp cận tác phẩm văn học khác.
Tiêu biểu nhƣ:
Trần Đình Hƣợu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb
Văn hóa, Hà Nội.
Đỗ Lai Thúy (1999), Từcái nhìn văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Trần Nho Thìn (2007), Văn họctrung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb ĐHQG Hà Nội. Nói
nhƣ tác giả Trần Nho Thìn, trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới
góc nhìn văn hóa: “Phương pháptiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa
ưu tiên cho việc giải mã các hình tượng nghệthuật, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử
của chúng, đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự liên tục, tính chất mở của chúng
trong không gian và thời gian”. [75; tr10].
20
Nhƣ vậy, có thể tóm lƣợc nghiên cứu văn học dƣới góc nhìn văn hóa là đặt
tác phẩm văn học đó gắn với thời đại văn hóa mà nó ra đời để từ đó giải mã những
chi phối của văn hóa thời đại đến việc xây dựng tác phẩm văn học.
1.2. Khái lƣợc về văn xuôi ThạchLam
1.2.1. Tiểu sử, con người nhà văn Thạch Lam
Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn và là một trong
những gƣơng mặt lớn của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Những sáng
tạo và đóng góp của ông rất có ý nghĩa đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học
nƣớc ta giai đoạn này.
Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tƣờng Vinh, sinh ngày 7 tháng 7 năm
1910 tại Hà Nội, nhƣng nguyên quán ở làng Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng. Sau này
khi làm lại giấy khai sinh để thi nhảy Tú Tài, ông mới đổi tên là Nguyễn Tƣờng
Lân. Thi đỗ Tú Tài phần thứ nhất, vừa lúc hai anh mở báo, Thạch Lam liền thôi
học, chuyển sang viết báo với anh. Bắt đầu cầm bút từ năm 1931, Thạch Lam viết
cho hai tờ báo của nhóm Tự lực văn đoàn là Phong hóa, Ngày nay, ngoài ra còn
viết cho một tờ báo khác. Tuy vậy mãi đến năm 1936 Thạch Lam mới viết truyện
ngắn, đƣợc tuyển thành ba tập: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938),
Sợi tóc (1942); Tiểu thuyết Ngày mới (1939); Tập tiểu luận Theo dòng (1941);
Tập ký Hà Nội băm sáu phố phường (1943) Và hai quyển truyện viết cho thiếu
nhi: Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm
1940. Thạch Lam còn đƣợc xem nhƣ là một trong số những ngƣời đầu tiên “giới
thiệu tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust”.
Trƣớc khi qua đời năm 1942, Thạch Lam còn dự định viết cuốn Thập niên
đăng hỏa, “Một thiên hồi ký kể lại thời kỳ suốt mười năm anh dan díu với ả phù
dung” theo lời kể của Đinh Hùng - trong đó tác giả muốn kể lại “tấn bi kịch mà
cũng là huyền thoại của những kẻ ít nhấtcũng phải trải qua mười năm từ cả thiên
đường lẫn địa ngục”. Tiếc rằng cái chết đến quá sớm đã không cho Thạch Lam
hoàn thành đƣợc hồi kí đó. Thạch Lam ra đi ở cái tuổi quá trẻ nhƣng ông đã để lại
cho nền văn học Việt Nam những trang văn lấp lánh cái tài, cái tâm của ngƣời cầm
21
bút. “ Thạch Lam mất đi không những là làng Việt nam thiệt một anh tài mà quốc
dân ta cũng mất một phần tử tâm huyết và trung thành vậy.”( Huyền Kiêu)
Trong kí ức của ngƣời thân và bạn bè, Thạch Lam luôn luôn hiện lên bóng
dáng một con ngƣời từ tốn khiêm nhƣờng, với lối sống phong nhã, tài hoa, một
con ngƣời “cao hơn một thước bảy mươi. Mắt sâu và buồn. Người chỉ cần cái
phẩm hơn cái lượng…người yêu hoa cẩm chướng,… thích thơ Nguyễn Nhược
Pháp, yêu văn Nguyễn Tuân". [95].
Nhà văn Thế Uyên (con trai bà Nguyễn Thị Thế, cháu gọi Thạch Lam là
cậu), trong bài Tìm kiếm Thạch Lam, có đoạn: "Mẹ tôi bảo chú Thạch Lam mơ
mộng, tế nhị, đa cảm, thì thủa nhỏ đã thế... Và chính ở đây (trại Cẩm Giàng)
những người đàn ông ngồi uống trà, hút thuốc, nói chuyện tâm đắc... Có khi bàn
chuyện văn chương, báo chí, có thể là chuyện cải cách dân tộc. Thường trong lúc
ấy, Thạch Lam ngồitrong đám bạn văn thơ, bởi tính cách Thạch Lam chỉ có thế..."
[95; tr43].
Nhà văn Vũ Bằng kể lại: "Thạch Lam yêu sự sống hơn bất kỳ ai. Anh quý từ
cốc nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống một cách gần như thành
kính... như thể cảm ơn trời đất đã cho mình sống để thưởng thức ngon lành như
vậy. Anh cẩn thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời...khiến người ta tủi
thân mà buồn. Thạch Lam đi đứng nhẹ nhàng… Anh là một người độc đáo có tài
lại khiêm nhường, người nhỏ mà nhân cách lớn..." [12].
Có lần Thạch Lam nói: "Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ. Người khổ cách
này, người cách khác. Bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ. Vì chỉ sống thôi
cũng đã quý lắm rồi. Người ta không bao giờ nên phí phạm cái sống, coi thường
sự sống".
Có lẽ ít thấy tác giả nào, văn với ngƣời lại có một sự thống nhất nhƣ ở Thạch
Lam. Dù viết tiểu thuyết, truyện ngắn hay tùy bút, bao giờ văn chƣơng Thạch Lam
cũng tinh tế, nhẹ nhàng, sâu sắc nhƣ chính cuộc đời ông vậy. Đặc biệt truyện ngắn
: “Nói đến nghệ thuật của Thạch Lam tức là nói đến nghệ thuật viết truyện ngắn
của Thạch Lam… một số truyện ngắn Thạch Lam có thể coi như là mẫu mực
22
được” [95]. Hầu hết các nhà nghiên cứu xƣa và nay, miền Nam và miền Bắc, đều
thống nhất với nhau ở một điểm: Sở trƣờng của Thạch Lam là truyện ngắn, tiểu
thuyết của ông không mấy thành công. Riêng tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố
phường thì đƣợc coilà “kết tinh tư tưởng, quan niệm của Thạch Lam, mớicho độc
giả thấy rõ nhà văn qua ngòi bút” [95]. Điều đó quả là đúng. Tha thiết, trân trọng,
nâng niu đối với những gì nhỏ bé nhất, thơm thảo nhất góp phần tạo nên đất nƣớc,
dân tộc, tinh tế, nhạy cảm trong cách thƣởng thức những giá trị văn hóa tƣởng
chừng bình thƣờng, đƣa việc thƣởng thức “Quà Hà Nội” lên thành một nghệ thuật
… đó là những gì ngƣời đọc sẽ bắt gặp trong Hà Nội băm sáu phố phƣờng của
nhà văn.
Với những đóng góp to lớn của nhà văn trong nền văn học dân tộc, năm
1996, ở Cẩm Giàng có một con đƣờng mang tên Thạch Lam. Đây là một việc làm
mạnh dạn, là cách trân trọng nhà văn và văn chƣơng của ông. Hiện nay, truyện
ngắn Hai đứa trẻ (in trong tập truyện Nắng trong vườn) của ông đang đƣợc giảng
dạy ở lớp 11 trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
1.2.2. Đặcđiểm nghệthuật và quan điểm sáng tác của Thạch Lam
Là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhƣng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo,
Khái Hƣng... ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hƣớng đi gần với cuộc sống của
những ngƣời dân bình thƣờng nghèo khổ.
Trong Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết: "Thạch Lam là
một cây bút thiên về tình cảm, hay ghilại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu
của những ngườinghèo, nhấtlà những ngườiphụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả,
thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh (Cô hàng xén). Có truyện miêu tả với lòng
cảm thông sâu sắc một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ (Nhà mẹ Lê
). Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí phức tạp của con người (Sợi tóc). Ngày mới đi
sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng trí thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý
nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán. Theo
dòng là một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghilại suy nghĩcủa ông về nghệthuật
tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía cạnh nào. Cuốn Hà
Nội băm sáu phố phường có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi
23
cảm. Văn Thạch Lam nhẹnhàng,giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để lại
một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót".
Giới thiệu tập truyện ngắn Gió đầu mùa xuất bản trƣớc Cách mạng tháng
Tám, Thạch Lam viết: "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến
cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới
thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả
dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".
Có thể coi đoạn văn ngắn nói trên nhƣ là "Tuyên ngôn văn học" của nhà văn
Thạch Lam. Và quả thật, trong toàn bộ gia tài sáng tạo của Thạch Lam, hầu nhƣ
không một trang viết nào lại không thắm đƣợm tinh thần đó. Là thành viên của nhóm
Tự lực văn đoàn, song trƣớc sau văn phong Thạch Lam vẫn chảy riêng biệt một dòng.
Đề tài quen thuộc của nhóm Tự lực văn đoàn là những cảnh sống đƣợc thi vị hóa,
những mơ ƣớc thoát ly mang màu sắc cải lƣơng, là những phản kháng yếu ớt trƣớc
sự trói buộc của đạo đức phong kiến diễn ra trong các gia đình quyền quý. Thạch
Lam, trái lại, đã hƣớng ngòi bút về phía lớp ngƣời lao động bần cùng trong xã hội
đƣơng thời. Khung cảnh thƣờng thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng
quê bùn lầy nƣớc đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm của tiết đông
mƣa phùn gió bấc, những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng...
Trong khung cảnh ấy, các nhân vật cũng hiện lên với cái vẻ heo hút, thảm đạm của
số kiếp lầm than - Đó là mẹ Lê, ngƣời đàn bà nghèo khổ, đông con, góa bụa ở phố
chợ Đoàn Thôn, là bác Dƣ phu xe ở phố Hàng Bột, là Thanh, Nga với bà nội và
cây hoàng lan trong một làng quê vùng ngoại ô, là cô Tâm hàng xén với lối đƣờng
quê quen thuộc trong buổi hoàng hôn...Tất cả những cảnh, những ngƣời ấy đều
đƣợc mô tả bằng một số đƣờng nét đơn sơ, thƣa thoáng nhƣng vẫn hết sức chân
thực...
Tác phẩm của Thạch Lam vì thế có nhiều yếu tố hiện thực, tuy nhân vật
không dữ dội nhƣ Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao, hay bị đày đọa nhƣ chị Dậu
của Ngô Tất Tố...Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lòng
nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông. Nhân vật của
24
Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái
Việt Nam...Đọc truyện ngắn Thạch Lam rõ ràng ta thấy yêu con ngƣời, quý trọng
con ngƣời hơn. Và cũng từ đó ta thƣơng cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp
trong mỗi một con ngƣời.
Nhà văn Nguyễn Tuân đánh giá: “Lờivăn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều
tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam đọng
nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự
đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của
Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp
dân nghèothành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang
trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch lam,
vẫn thấyđầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm
chất văn học” [95; tr436].
Còn nhà văn Vũ Ngọc Phan: “Ngaytrong tác phẩm đầu tay(Gió đầu mùa), người
ta đã thấyThạch Lam đứng vào một pháiriêng...Ôngcó một ngòi bútlặng lẽ, điềm
tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp... Phải là
người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy ...” [8; tr41].
GS. Phạm Thế Ngũ: “Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng xã hội...Đối với
ông, nhân vật thường là những người tầm thường trong xã hội: mẹ Lê trong xóm
nghèo, cô hàng xén ở phố huyện, cậu học trò đi ở trọ, hai cô gái giang hồ trơ
trọi…Và ông thường để ý vạch vẽ cuộc đời, tình cảm cùng ý nghĩ của họ, chớ
không bận tâm lắm đến việc tuyên truyền tư tưởng cách mạng xã hội nhưtrong các
tác phẩm của Nhất Linh hay Hoàng Đạo…Ta thấy Thạch Lam, luôn hòa đồng
trong cái xã hội nhỏ bé mà ông thương xót với tất cả tâm hồn đa cảm của ông...”
[8; tr65].
Có lẽ cả hai phƣơng diện, vừa tố cáo vừa xây dựng đều đƣợc Thạch Lam
chú ý; và trong phần thành công của nó, các dấu ấn hiện thực và lãng mạn trong
văn Thạch Lam đều tìm đƣợc sự gắn nối ở chính quan niệm này.
25
Ở tƣ cách nhà văn, Thạch Lam đòi hỏi rất cao phẩm chất trung thực của
ngƣời nghệ sĩ. Ông viết: "Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật. Có thể, nhưng
một nhà văn không thành thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không
phảicứ thành thực là trở nên một nghệsĩ. Nhưng một nghệsĩ không thành thực chỉ
là một người thợ khéo tay thôi.
PGS. Nguyễn Hoành Khung: “...Tình cảm của Thạch Lam chân thành, tuy nhiên,
ông chỉ mới băn khoăn, thương cảm đối với số phận người nghèo qua những câu
chuyện mang một dư vị ngậm ngùi, tội nghiệp” … [8; tr203].
Về bút pháp, có thể nói Thạch Lam là nhà văn mở đầu cho một giọng điệu
riêng: trữ tình hƣớng nội trong truyện ngắn. Ngòi bút của ông thƣờng khơi sâu vào
thế giới bên trong của cái "tôi", với sự phân tích cảm giác tinh tế. Sáng tác của
Thạch Lam giàu chất thơ, và đọc ông, đời sống bên trong có phong phú hơn, tế nhị
hơn; chúng "đem đến cho ngƣời đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm tho và mát dịu"
(Nguyễn Tuân).
Ông là cây bút có biệt tài về truyện ngắn. Nhiều truyện ngắn của ông dƣờng
nhƣ không có cốt truyện, song vẫn có sức lôi cuốn riêng.
Thạch Lam không chỉ nổi tiếng về truyện ngắn, ông còn thành công trong
thể loại bút ký. Hà Nội băm sáu phố phường gồm nhiều mẩu văn ngắn mà sinh
động, thể hiện vốn sống phong phú và tài hoa của ông.
Truyện ngắn Hai đứa trẻ, đã thể hiện đƣợc khát vọng muốn “Thay đổi một cái
thế giới giả dối và tàn ác”, hƣớng con ngƣời tới cái thiện và sự cao cả. Thạch Lam
hƣớng đến một thứ văn chƣơng gắn bó mật thiết với đời sống, không thoát li thực tại
và tích cực hơn còn góp phần đấu tranh cho cái thiện toàn thắng, làm cho con ngƣời
sống tốt đẹp hơn. Vậy nên, Thạch Lam viết truyện ngắn với cốt truyện đơn giản . Ông
không kích thích ngƣời đọc bằng cốt truyện li kì và tình tiết éo le. Ông hấp dẫn ngƣời
đọc bằng chất liệu bên trong của đời sống, bằng lí tƣởng xã hội tiến bộ của nhà văn,
bằng sự phân tích tâm lí tinh tế và bằng tinh thần lãng mạn của ông. Thạch Lam dồn
nén các nhân vật, các sự kiện và diễn biến của con ngƣời, của
26
hành động trong một thời gian ngắn và không gian nhỏ. Nó cũng thích hợp với
những nhân vật nhỏ bé của ông. Truyện của Thạch Lam có chiều sâu hun hút,
chiều sâu của cuộc sống, chiều sâu của lòng ngƣời và chiều sâu của mộng mơ, ƣớc
vọng. Văn Thạch Lam giản dị, tinh tế, nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu
cảm xúc. Ông là một nhà văn thiên về cảm giác nên hình ảnh về cuộc sống và con
ngƣời trong sáng tác của Thạch Lam mang đậm chất thơ. Ngòi bút Thạch Lam
luôn hƣớng đến tìm kiếm và khám phá những nét đẹp kín đáo, bình dị của cuộc
sống và con ngƣời. Nếu trƣớc kia, khi phân loại, xếp Thạch Lam vào nhà văn hiện
thực hay lãng mạn đều có những băn khoăn, thì giờ đây băn khoăn ấy đã đƣợc giải
tỏa. Thạch Lam là một cây bút lãng mạn giàu chất hiện thực.
Thạch Lam là nhà văn trẻ, một gƣơng mặt tiêu biểu của Tự lực văn đoàn.
Ông cũng là một nhà văn có vị trí đáng kể trong văn học Việt nam giai đoạn 1930 -
1945. Thạch Lam đã để lại trong lòng ngƣời đọc những dấu ấn riêng biệt không
lẫn với ai. Tiếp cận văn xuôi Thạch Lam dƣới góc nhìn văn hóa, chúng tôi nhận
thấy: từ những tiền đề lý thuyết về văn hóa, về mối quan hệ giữa văn hóa và văn
học, văn học kết tinh các giá trị văn hóa, văn hóa kết hợp với điều kiện tự nhiên,
môi trƣờng sống của con ngƣời, không gian văn hóa Hà Nội - Hải Dƣơng, cả
hoàn cảnh riêng, tiểu sử con ngƣời nhà văn đã cộng hƣởng, chi phối tác động đến
sự thể hiện đậm dấu ấn văn hóa trong sáng tác của ông.
27
Chƣơng 2
CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU HIỆN VĂN HÓA
CỦA VĂN XUÔI THẠCH LAM
2.1. Cảm quan văn hóa về thiên nhiên và cuộc sống
2.1.1. Cảm quanvăn hóa về thiên nhiên
Trong đời sống tinh thần của ngƣời phƣơng Đông nói chung và ngƣời Việt
Nam nói riêng, thiên nhiên giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Triết học phƣơng
Đông đã xác định, trong bộ ba Thiên - Địa - Nhân, con ngƣời là một bộ phận hữu
cơ của thế giới, là dấu nối của trời và đất. Hòa chung vào ngôi nhà chung của thiên
nhiên vũ trụ, conngƣời đƣợc sống bằng bản ngã đích thực của mình. Đó là lí do lí
giải sự trở về với thiên nhiên trong sạch, khoáng đạt, thuần khiết lại là hành vi ứng
xử văn hóa của nhiều nho sĩ và phần lớn tri thức phƣơng Đông xƣa nay.
Có thể nói, mọi hoạt động của con ngƣời không thể tách rời môi trƣờng thiên
nhiên. Thiên nhiên là ngƣời bạn, là chứng nhân cho bao nỗi vui buồn của con
ngƣời. Thiên nhiên nào cũng vậy, vẫn là gió, mƣa, nắng, gió, trăng, hàng cây, góc
phố, con đƣờng … nhƣng thiên nhiên đậm chất văn hóa là bởi con ngƣời đã văn
hóa hóa thiên nhiên. Tiếp cận văn xuôi Thạch Lam dƣới góc nhìn văn hóa, chúng
tôi xin mạnh dạn cắt nghĩa cách cảm, cách nghĩ của Thạch Lam trƣớc thiên nhiên.
Nói đúng hơn, phát hiện ra Thạch Lam đã văn hóa hóa thiên nhiên qua ngòi bút
của mình. Nhìn nhận và cảm xúc trƣớc thiên nhiên cũng là cách thể hiện thái độ
ứng xử văn hóa của Thạch Lam. Qua tác phẩm, chúng tôi nhận thấy vẻ đẹp thiên
nhiên dƣới ngòi bút Thạch Lam mang đậm dấu ấn văn hóa vùng Hà Nội - Hải
Dƣơng với ba điểm sáng sau đây. 1/ Thiên nhiên hòa quyện với con ngƣời trong
sự tồn tại hiện hữu theo quy luật tự nhiên của nó. 2/ Thiên nhiên bao trùm lên cảnh
vật tràn đầy sinh sắc. 3/ Thiên nhiên nhuốm tâm hồn, tình cảm của con ngƣời.
Trƣớc hết, Thạch Lam đã khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên trong sự hòa quyện với
con ngƣời trong sự tồn tại hiện hữu theo quy luật tự nhiên của nó. Trong những trang
văn của nhà văn ta thấy bức tranh thiên nhiên phong phú, muôn màu, muôn vẻ mang
đến vẻ đẹp nguyên sơ và tinh khiết. Đó là vẻ đẹp của ngày - đêm, mƣa - nắng, mây -
mù, sông - nƣớc, mặt trời - trăng sao, cây - cỏ, hoa - lá … là những vẻ
28
đẹp còn nguyên khôi trong vũ trụ ở quanh ta. Một áng mây bay, một làn gió thổi,
một tia nắng vàng, một cơn mƣa đầu mùa, một làn sƣơng trong suốt, một đêm
trăng sao, những hàng cây bãi cỏ, hoa lá muôn màu cũng đƣa lại cho ngƣời đọc
một cảm quan về cái đẹp. Đây là khung cảnh một đêm trăng trong truyện Tình
xưa: “Trăng rằm vằng vặc, tường vôi sáng trắng lên chói lọi. Hai dãychậu lan cắt
bỏ xuống mặt sân, và các lá lan đen sẫm lấp lánh ánh trăng cong. Thời khắc êm
dịu và thú vị”. Còn đây là hình ảnh “Con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ”.
“những vòng ánh sáng lọt qua vòm câu xuống nhảy múa theo chiều gió”, vẻ yên
tĩnh tuyệt đối “tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngưng lại trên bực
cửa”và mùi hƣơng thoang thoảng mát lành của cây hoàng lan … tất cả cộng
hƣởng với nhau tạo nên một thế giới cổ tích yên bình và thanh sạch. Ở Tối ba
mươi đó là cảnh “mưa buồn rầu và âm thầm trong bóng tối”, hè phố “ướt át và
nhớp nháp bùn không mộtbóng người qua lại”. Trong Cô hàng xén, Tâm lại bƣớc
đi trên con đƣờng quen thuộc đầy sƣơng mù và gió lạnh “Cái vòng đen của rặng
tre làm giằng bỗng vụt hiện lên trước mắt, tối tăm và dày đặc”. Thiên nhiên của
những ngõ nhỏ, phố nhỏ, của hƣơng cốm làng Vòng … tất cả đã để lại một ấn
tƣợng đặc biệt trong lòng của ngƣời đọc. Thiên nhiên trong những trang văn của
Thạch Lam mang cái dƣ âm của không gian địa văn hóa. Cho nên, cỏ cây, hoa lá,
núi sông, đất trời ở mỗi vùng khác nhau nhƣng cũng đều là vẻ đẹp của quê hƣơng
xứ sở của đất nƣớc Việt Nam dấu yêu? Song ta vẫn thấy con tim yêu của tác giả
nghiêng về Cẩm Giàng - Hải Dƣơng. Có lẽ đó nên hầu hết tác phẩm của ông ta đều
thấy hình ảnh quê hƣơng của một vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ , đặc biệt là
hình ảnh thiên nhiên phố huyện. Quả đúng là cái đẹp ấy man mác khắp vũ trụ, len
lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tang ở mọi vật tầm thƣờng.
Thạch Lam không chỉ mang đến cho ngƣời đọc về một cảm quan về cái đẹp
của thiên nhiên nguyên sơ mà ta còn thấy nhà văn hƣớng đến cảm quan về thiên
nhiên bao trùm lên cảnh vật, hòa gắn với cảnh vật tạo nên một bức tranh thiên
nhiên muôn hình vạn trạng, tràn đầy sinh sắc: Đó là cảnh “vừa mới ngày ngày hôm
qua giời vẫn còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng muời làm nứt nẻ đất
ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi” thế mà chỉ qua một đêm mƣa rào ta đã
29
thấy “trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở
giữa mùa đông rét mướt”. Những biến chuyển vi diệu của đất trời ấy, ta đã thấy
cảnh vật thiên nhiên hiện lên muôn hình, muôn vẻ, đa màu sắc và tràn đầy cảm
quan của con ngƣời. Hay những đêm trăng lóng lánh nhƣ dát vàng trên đƣờng đã
thắm đƣợm tình quê hƣơng "những đêm sáng trăng mùa hạ, cả phố bắc chõng
ngoài đường, vì nhà nào cũng nóng như một cái lò và hàng vạn con muỗi vo ve.
Dưới bóng trăng những đá rải đường trắng đen và lấp lánh sáng. Đất hãy còn giữ
cái nóng buổitrưa và bốc lên một cái mùiriêng lẫn mùi rác bẩn và mùi cát” (Nhà
mẹ Lê). Cảnh vật đẹp đến mê hồn: “Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi
song. Cảnh thơ mộng “Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung
động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng
lẩm bẩm:“Câyhoàng lan !””. và “Ngoài vườn, trời vẫn nắng. Giàn thiên lý pha
xanh một bên tà áo trắng của Nga. Những chiếc búp hoa lý non và thơm rủ liền
trong giàn, lẫn vào đám lá” (Dưới bóng hoàng lan).Tất cả tạo nên một thế giới cổ
tích yên bình và thanh sạch. Đó là khung cảnh dịu ngọt chăng tơ trong lòng ngƣời.
Không chỉ có thế, ta còn thấy cảnh sắc thiên nhiên nhuốm tâm hồn, tình cảm
của con ngƣời, khiến cảnh - tình quyện chặt giàu săc màu, hƣơng vị, âm thanh.
Cảnh thiên nhiên đã đẹp, càng đẹp hơn, có hồn hơn khi tất cả gắn với cuộc sống, số
phận, tình cảm … của con ngƣời. Ở truyện Tối ba mươi ta thấy cảnh “mưa buồn
rầu và âm thầm trong bóng tối”, hè phố “ướt át và nhớp nháp bùnkhông một bóng
người qua lại”. Khung cảnh thiên nhiên ấy, tự thân nó nhƣ đã chứa đựng nỗi đau
thân phận của hai cô gái nhà săm Liên và Huệ. Thiên nhiên đã góp một phần quan
trọng trong việc phủ lên câu chuyện cái màn mờ đục, u ám của tâm trạng con
ngƣời. Trong nỗi chua xót của một Người lính cũ và niềm thƣơng cảm của nhân
vật tôi, thiên nhiên đƣợc cảm nhận nhƣ có sự gia tăng của bóng tối: “Xung quanh
chúng tôi, cái đen tối của đêm khuya dày dằng dặc”. “Nỗi đau đớn nghẹn ngào”
của nhân vật Diên hình nhƣ đã tìm thấy sự đồng cảm với thiên nhiên “Trong bóng
tối buổi chiều”. Có thể nói rằng thế giới thiên nhiên trong sáng tác của Thạch Lam
là một thứ “ngôn ngữ” độc đáo. Nó có tiếng nói riêng và luôn có khả năng nói thay
con ngƣời. Thiên nhiên mang trong nó những thông điệp nỗi niềm mà con ngƣời
30
chƣa nói hết. Nó lấp đầy những khoảng trống, những chỗ đứt đoạn trong dòng tâm
tƣ của nhân vật và vì thế mà ẩn chứa bên trong mình một vẻ đẹp riêng.
Dấu ấn tâm trạng trên của thiên nhiên còn thể hiện ở sự cảm nhận theo diễn
biến tâm trạng nhân vật. Vẫn là quang cảnh ngôi nhà ấy của gia đình mẹ Lê thôi
nhƣng ấm áp và đầy ánh sáng trong những ngày no ấm và hiu hắt, tối tăm trong
những ngày đói khổ. Con đƣờng mà nhân vật Tâm “trở về” nó chỉ dịu mát, và
trong lành khi nhân vật có một thoáng nhớ về quê cũ. Thiên nhiên đầy sƣơng mù
và gió lạnh “Cáivòng đen của rặng tre làm giằng bỗng vụt hiện lên trước mắt, tối
tăm và dày đặc”. nhƣ cất lời, nó nói hộ nhân vật tâm trạng nặng nề, u ám. Đặc biệt
là Thạch Lam tả bóng tối thời trƣớc và cùng thời với ông, chƣa có ai tả bóng tối
sinh động, có hồn và đầy sinh thú đến thế. Cái bóng tối nơi làng quê đồng nội Việt
Nam, thƣờng đƣợc xem nhƣ một cái gì thù địch với cuộc sống, với con ngƣời
lƣơng thiện. Thế mà thú vị thay, trong tác phẩm của mình rất nhiều lần Thạch Lam
miêu tả bóng tối nhƣ bạn bè tin cậy của con ngƣời “Loan trở lại cái mộng xinh
đẹp của mình. Sung sướng nàng nhắmmắtđể cho bóng tối đến, mát và rực rỡ bao
bọc cả tâm hồn, thân thể nàng” (Bắt đầu). Còn bóng tối trong Bóng người xưa
không chỉ là bạn bè mà còn nhƣ một thứ “phép màu” khi đƣợc pha hòa với một ít
ánh sáng, làm: “Vân không trông thấy trước mắt mình nét mặt hàng ngày của vợ
nữa, chàng chỉ thấy một người vợ trẻ hơn, đẹp hơn. Những nếp nhăn của người
đàn bà luống tuổi đã mất đi trong bóng tối; khuôn mặt trở nên đều đặn, cái miệng
hơi hé trên hàm răng nhỏ trắng muốt, đôi mắt long lanh sáng”. Bóng tối trên phố
huyện, ai bảo nó chỉ quẩn quanh, hiện thân cho những cảnh đời tăm tối: “Trời đã
bắt đầu vào đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường
phố và các ngõ con chứa đầy bóng tốí” (Hai đứa trẻ).
Có thể nói, khuynh hƣớng cởi mở tâm hồn để tạo cảnh, hòa đồng tình yêu
với thiên nhiên của Tự lực văn đoàn, đƣợc Thạch Lam thể hiện tinh tế về màu săc
và dồi dào về cảm giác. “Tôi trèo lên đỉnh đồi, ngồi trên những tảng đá quay nhìn
khắp bốn phương. Khi nắng bắt đầu gay gắt và cỏ đã nóng dưới gót chân, tôi
thong thả đi xuống, đi len lỏi vào các vườn chè, sắn rồi đến bờ sông Cống, tìm một
chỗ bóng mátngồi nghỉ. Tôi ngả mình trên cỏ nằm mơ màng đếm cái tiếng kêu của
31
chim gáy ở tận đâu xa xa. Tất cả buổi, tôi chỉ quanh quẩn ở ngoài đồi, trông và
nghe không biết mỏi. Chiều đến, tôi lắng nghe luồng gió thì thào trong cành lá,
hay đứng trên đồi nhìn sương mù từ từ bốc lên mặt sông. Tôi lần theo những con
đường bằng cỏ ướt đó tìm trong bờ giậu cái điểm sáng của con sâu đêm. Tôi
ngẩng nhìn vì sao lấp lánh trên không, dải Ngân hà mờ sáng và tìm ông Thần
Nông …”. Tâm trạng lo lắng về hàng quán không gạt bỏ khỏi Liên những cảm xúc
trƣớc thiên nhiên. “Qua khe lá của cành bàng ngôisao vẫn lấp lánh, một con đom
đóm bám vào dưới mặtlá vùng sáng nhỏxanh nhấp nháy, rồi hoa rụng xuống vai
Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những
cảm giác mơ hồ không hiểu” (Hai đứa trẻ).
Dƣờng nhƣ thiên nhiên, cảnh trí, bầu không khí bao quanh nhân vật với đủ
màu sắc mùi vị, âm thanh đã tạo nên sự êm đềm, hài hòa trong tác phẩm. Sự hài
hòa ấy là điểm tựa của con ngƣời, giữa nó với thế giới đƣợc nối với nhau bởi sợi
dây bền chặt của mối giao hòa tuyệt vời, vô hình đấy mà hiện hữu đấy. Có khi chỉ
trong một hình ảnh thoáng qua, một cảnh nhỏ ở sáng tác của Thạch Lam cũng
mang một nét riêng ý vị về cảnh sắc thiên nhiên và con ngƣời của dân tộc: “Thanh
bước dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi và bà chàng mái bạc phơ, chống gậy
trúc ở ngoài vườn vào…” (Dưới bóng hoàng lan) hoặc cảnh một buổi sáng thôn
quê: “Qua giậu thưa thấp thoáng người đi chợ sớm, tiếng cười nói vang lên với
tiếng đòn gánh kĩu kịt vì những bao gạo nặng” (Buổi sớm).
Có thể nói, cái đẹp trong tác phẩm Thạch Lam là cái đẹp trinh nguyên của
thiên nhiên, của bầu không khí bao quanh nhân vật - cái bầu không khí đặc biệt mà
thiếu nó con ngƣời có nguy cơ trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Ta có thể nhắm mắt mà
hình dung theo cảm giác của Thạch Lam tới những vẻ đẹp tự nhiên, gần gũi xung
quanh. Không có gì to tát nhƣng đằm sâu sự hài hòa tuyệt vời giữa con ngƣời và
thiên nhiên. Một bức tranh thiên nhiên giàu chất thơ êm ả, đƣợm buồn, thấm đẫm
cảm xúc trìu mến, nâng niu mà nhà văn luôn luôn nặng tình với những gì là biểu
hiện linh hồn nông thôn Việt Nam, hồn xƣa dân tộc.
Đó là dƣỡng khí tinh thần của con ngƣời mà Thạch Lam đã “chắt chiu cái
đẹp” (Bùi Việt Thắng) cho đƣơng thời và hậu thế.
32
2.1.2. Cảm quanvăn hóa về cuộc sống
Thạch Lam yêu thiên nhiên, yêu quê hƣơng, nhất là yêu Hà Nội tha thiết.
Ngƣời ta thƣờng thấy hàng ngày, sau công việc của tòa báo, Thạch Lam hay lang
thang các phố, khi đi một mình, lúc cùng với bạn bè, có hôm đến hai, ba giờ sáng
mơi về trƣớc chợ Đồng Xuân, xem họp những phiên "chợ xanh". Nhiều ngƣời còn
nhận xét: dù uống một chén nƣớc trà, hay một bát nƣớc vối, dù nhấp một ngụm
rƣợu, hay thƣởng thức một món ăn. Thạch Lam thƣờng trầm ngâm suy ngẫm, tỏ
rõ một thái độ trân trọng, nâng niu những giá trị văn hóa tinh thần tiềm ẩn trong sự
sống hàng ngày. Ông vừa nhƣ nhắc nhở mọi ngƣời, vừa nhƣ nêu lên một phƣơng
châm cũng phù hợp với mƣời điều tôn chỉ của Tự lực văn đoàn để sáng tác; Không
bắt chƣớc Tàu, không bắt chƣớc Tây, phải có cái can đảm “mình dám là mình”, và
“chúng ta cứ việc diễn tả cái tâm hồn An Nam của chúng ta, những tư tưởng,
những ý nghĩ, mà chúng ta ấp ủ trong thâm tâm”. Ông còn nhấn mạnh “chúng ta
chỉ có thể bằng các nhà văn ngoại quốc khi chúng ta đi sâu vào tâm hồn chúng ta
mà thôi”. [91].
Trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến, ngƣời dân Việt Nam phải sống
trong cảnh “một cổ hai tròng”, cuộc đời nô lệ. Đất nƣớc thì bị kìm kẹp, không phát
triển mà ngày càng lạc hậu. Nói nhƣ Nguyễn Tuân là một xã hội “tối trời tối đất ”,
nên cuộc sống của dân ta phần nhiều là khốn khổ, đói nghèo.
Trƣớc hết là những ngƣời nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, bán mặt
cho đất, bán lƣng cho trời, đổ mồ hôi sôi nƣớc mắt, “con trâu đi trước cái cày
theo sau” nhƣng chƣa hết mùa đã hết thóc, đói vẫn hoàn đói, rét vẫn hoàn rét, khổ
vẫn là khổ. Nhất là những năm mất mùa, thì họ lại đói hơn, tất tƣởi chạy vạy để
đƣợc bữa no, đƣợc bát cơm chan đầy nƣớc mắt! Nhiều ngƣời chạy khỏi làng ra
đô thị để kiếm kế sinh nhai. Họ làm đủ mọi nghề để kiếm sống: buôn bán nhỏ, bán
hàng rong, đi ở, đi làm thuê, kéo xe … Họ sống cũng khổ cực chẳng hơn ngƣời
nông dân là mấy. Những ngƣời khác vào nhà máy, làm giáo viên hay công chức có
khá hơn song có ngƣời vẫn đói nghèo. Thạch Lam - một nhà văn có tâm, có tình,
có sự cảm thông chia sẻ sâu sắc đã tái hiện biết bao cảnh đời đầy thƣơng tâm trên
những trang văn của mình.
33
Nhà mẹ Lê ở Đoàn Thôn ở chung với ngƣời “ngụ cư làm ăn đói kém” trong
“Haidãy nhà lụp xụp, mái tranh xuống thấp gần đến thềm, che nửa những cái giại
nứa đã mục nát. Gần đấy là những quán chợ xiêu vẹo đứng bao bọc một căn nhà
gạch có gác, bưng bít như một cái tổ chim”. Nhà mẹ Lê có ngƣời mẹ và mƣời một
đứa con “chen chúc một khoảng rộng bằng hai cái chiếu”. Mùa rét nằm ở nền giải
rơm mẹ con cùng nằm ngủ trên đá “trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con
lúc nhúc”. Mẹ Lê “thấp bé, da mặt và chân tay dăn deo như một quả trám khô”.
Mẹ Lê mùa nóng cũng nhƣ mùa rét, dậy sớm, đi làm mƣớn để nuôi con. Làm vất
vả nhƣng một ngày chỉ đƣợc “mấy bát gạo để nuôi con”, bác vẫn cho là “những
ngày sung sướng”. “Không có ai mướn thì nhịn đói” phải đi ăn xin. Rét đến các
con nhỏ chỉ có “manh áo rách nát”, “thịt thâm tím” nhƣ thịt con trâu chết. Bọn
chúng đã rét nhƣng không có cái ăn khóc lả đi. Suốt đời mẹ Lê đi làm, cho đến
chết vẫn đói nghèo. Không phải chỉ có mẹ Lê mà các gia đình ở phố chợ “đều đói
rét khổ sở”, họ "lặng lẽ âm thầm chịu khổ…", “không than thở”… bởi vì ai nấy đều
biết cũng nghèo khốn nhƣ nhau.
Bác Dự trong Một cơn giận, một bác phu xe “co ro vì rét, hai tay giấu dưới
mảnh áo tồi tàn” bị phạt phải mất tiền lại chẳng có phƣơng tiện làm đành lƣu bạt.
Trong khi đó “con ở nhà ốm cần thuốc để cứu chữa". Anh ở trong xóm nghèo, nhà
bên cạnh “người đàn ông ốm yếu tay cắp một chiếc áo quan bằng gỗ mới”. Có
tiếng khóc của “haingườiđàn bà” trong một túp “nhà lụp xụp” - “Đứa bé con đã
chết”. Ngƣời phu xe lại phải tá túc trong “một dãy nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu
vẹo, trên bờ là một cái đầm nước đen và hôi hám tràn cả vào đến thềm nhà. Trong
cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một cuộc đời khốn nạn, những người gầy gò,
rách rưới như những người trong một cơn mê”….
Thạch Lam không dừng lại ở cảm nhận của mình về cuộc sống nghèo đói,
khổ sở mà ông luôn hƣớng đến những điều tốt đẹp của họ trong cuộc sống ấy. Họ
không kêu ca, than thở - không phải họ an phận mà họ hy vọng và lạc quan. Cái lạc
quan vốn là phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động đã đƣợc truyền từ đời này
sang đời khác trong ca dao:
Chớ than phận khó ai ơi
34
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.
Tuy cuộc sống của họ khó khăn nhƣng họ không có đƣờng cùng, họ vẫn lao
động, vẫn gắng hết sức để duy trì sự sống. Chi Liên trong Một đời người vẫn đến
chỗ làm không nghỉ một buổi. Mẹ Lê vẫn mong có ngƣời mƣớn đi làm để lấy tiền
nuôi con. Lúc gần trút hơi thở cuối cùng, mẹ Lê vẫn nghĩ “Giá có người mướn” để
có tiền nuôi đàn con. Mẹ Lê là ngƣời yêu con, nâng niu “hôn hít” và nựng con
“giống bố nhất”. Thật là một ngƣời phụ nữ đảm đang yêu chồng, thƣơng con.
Trong truyện những ngƣời hàng xóm cũng thật tốt bụng “tối lửa tắt đèn có nhau”
và “lá lành đùm lá rách”. Khi bác Lê chết “Người trong phố chợ gom góp nhau
mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vào bãi tha ma
nhỏ ở đầu làng” (Nhà mẹ Lê). Cuộc sống của họ nhƣ vậy nhƣng họ vẫn “cựa
quậy”vƣơn lên để đón ánh sáng ngày mai. Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, mặc dù
buồn ngủ ríu cả mắt nhƣng hai chị em vẫn cố thức đợi tàu. An nằm trên đùi chị, mi
mắt sắp rơi xuống, còn dặn với: “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”. Chuyến tàu
đến, Liên gọi An dậy, hai chị em đón tàu đi qua - chuyến tàu ở Hà Nội về mang âm
thanh và ánh sáng làm tan cái bóng đêm của phố huyện. Hai chị em thấy “tiếng
dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi” và thấy “Một làn khói bừng sáng trắng lên
đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”. Liên thấy “ngọn lửa xanh biếc,
sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo
dài ra theo gió xa xôi”.
Có thể nói, âm thanh, ánh sáng đến là hy vọng đến và khát vọng mong mỏi
cuộc sống mới của hai chị em, của phố huyện và của cả mọi ngƣời. Thật đẹp, thật
đáng trân trọng làm sao!
Thạch Lam còn cảm nhận đƣợc cuộc sống có ý nghĩa. Cuộc sống yên ả của
nông thôn, đô thị trên đất nƣớc ta với đời sống tinh thần phong phú đậm sắc màu
văn hóa của dân tộc ta. Nhà văn vẫn thấy cảnh tình Việt Nam yên ả: vẫn cây đa
bến nƣớc mái đình, vẫn cái cổng làng cổ kính mở đóng hàng ngày, vẫn lũy tre bao
bọc những mái nhà còn thơm mùi rạ và vẫn những ngƣời nông dân thuần phác cực
nhọc “thẳng da lưng chùng da bụng trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay dập
dìu biển lúa xanh, vàng” làm nao lòng ngƣời đọc. Những cảnh của cuộc sống yên
35
bình cứ ẩn hiện trên những trang văn của ông: Ai đã vào làng đều cảm thấy vui:
“Đường ở ngoài nắng, vào đây mát rượi hẳn đi, vì hai bên đường hẹp, có lũy tre
mà cành lá giao nhau ở trên ngọn làm thành một cái vòm lá kín ". Nhãn lồng là
một thứ nhãn rất chắc, cùi dầy, múi có khe lồng lên nhau. Còn nhiều thứ nhãn khác
nữa, nhãn đƣờng phèn, nhãn nƣớc, nhãn ráo. Ỏ vùng này có thứ bạch nhãn quý
lắm, gọi là nhãn tiến, vì ngày xƣa vẫn đem tiến vua. Đó cũng là cái nhà cổ “có
hiên cửa bức bàn”, “trong nhà có nhiều câu đối sơn treo cái cột…có trường kỷ kê
liền với chiếc án thư …" (Đi vào làng) . Đó là cảnh đập lúa “Tiếng lúa đập trên cối
đá thình thịch lẫn với tiếng hạt thóc bắn ra rào rào vào lá cót..” (Đập lúa) …
Cảnh làng quê là thế, cảnh ở đô thị cũng đẹp (Hà Nội băm sáu phố phường), mỗi
phƣờng lấy một nghề, ngƣời thì đông đúc, cuộc sống ồn ã, náo nhiệt. Đẹp nhất
vẫn là quà bánh Hà Nội - quà bánh của những ngƣời “sành ăn” đã trở thành đặc
sản có một không hai, làm nên phong vị Hà Nội và văn hóa của Hà Nội: Đó là
cốm, bánh cốm, phở, bún, cháo…Hà Thành. Ngƣời Việt Nam làm sao quên đƣợc,
ngƣời nƣớc ngoài nức tiếng khen.
Con ngƣời Việt Nam lại có đời sống văn hóa tinh thần phong phú làm nên
nét đẹp mang hồn cốt Việt Nam: Những phong tục tập quán cổ truyền vẫn tồn tại
vững bền: phong tục lễ tết, thờ cúng tổ tiên (Tối ba mươi), cƣới xin, hôn nhân
(Một đời ngườ). Những tình cảm yêu thƣơng đƣợc sẻ chia, lòng trắc ẩn vị tha của
con ngƣời Việt Nam thật đáng trân trọng. Bà Cả khao khát con và thấy đƣợc tình
mẫu tử (Đứa con). Sơn cho bạn nghèo chiếc áo hoặc bọn trẻ thƣơng đàn chim bị
rét ? Đó là những nghĩa cử cao đẹp.
Có thể nói, cuộc sống yên bình, êm ả với những phong tục tập quán và đời
sống tinh thần văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam hiện lên vẻ đẹp lung linh trên
những trang sách của Thạch Lam làm ta nhớ, xúc động và trân trọng biết bao.
Nhà văn Nguyễn Tuân trong bài Lời nói đầu Tuyển tập Thạch Lam in năm
1957 đã viết: Ngoài các tập truyện Thạch Lam có viết một tác phẩm xinh gọn,
duyên dáng để riêng ca ngợi những phong vị và sắc thái thủ đô ngàn năm văn vật.
Tập kí Hà Nội băm sáu phố phường đƣợc truyền tụng nhiều nhất. Tác phẩm miêu
36
tả cuộc sống hàng ngày của Hà Nội và những thú
Đó là quà, là món ăn tuyệt ngon của Hà Nội.
vui ẩm thực của dân thành phố.
Quà Hà Nội xƣa nay vẫn có tiếng là ngon và lịch sự. Ở các thôn quê, chút
“quà Hà Nội” là của mong đợi, và tỏ đƣợc lòng quý hóa của ngƣời cho…Nếu
chúng ta về các tỉnh nhỏ ít lâu, hay ở Hải Phòng, Nam Định nữa, chúng ta mới biết
quà Hà Nội có vị ngon chừng nào! Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng rau ấy,
bún ấy, thế sao mà bún chả Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái
nƣớc chấm ngon đi. Và Thạch Lam đã ghi lại thật tỉ mỉ các thứ quà làm nên cái
“chất riêng của Hà Nội” với tƣ cách một thi sĩ về khoa thẩm vị (theo cách nói của
Khái Hƣng) “Ăn quà là một nghệthuật:ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán ấy
mới là người sành ăn” Thực tế ở Hà Nội lúc bấy giờ, mỗi giờ có một thứ ăn khác
nhau: tang tảng sáng là bánh mì, hay còn gọi là bánh Tây thời ấy. Bánh mì là thứ
quà của những ngƣời thợ đi làm sớm, sau đó là thứ bánh rán nóng của lũ trẻ con.
Song món chính tông của quà Hà Nội phải kể đến là bánh cuốn Thanh Trì "Bánh
cuốn Thanh Trìmỏng như tờ giấy và trong nhưlụa. Vị bánh thơm, bột mịn và dẻo.
Bánh chaythì thanh đạm, bánhmặn đậm vì chút mỡ hành. Người bán bánh cuốn
Thanh Trìđội mẹt và rổ trên đầu, từng tụm năm, bảy người từ phía Lò Lợn đi vào
trong phố, dáng điệu uyển chuyển và nhanh nhẹn”. Rồi thứ nữa “vào mùa nực thì
hàng xôi cháo: cháo hoa quánh mùigạothơm, xôi nồng mùi gạo nếp. Xôi đậu, xôi
lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Ở cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa ngậy vừa
bùi”. Và đặc biệt, phải kể đến vị hành khô khi ăn ngô nếp bung non, rƣới thêm
chút nƣớc mỡ trong…mà nói đến DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Văn A (1981), Tự lực văn đoàn trên sách báo miền Nam trước đây,
Tạp chí Văn học, (số 5), tr. 11 - 16.
2. Hoài Anh (2001), Thạch Lam, những trang vănxanh màu cốmnon, Thạch
Lam về tácgiả tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Hoài Anh (2001), Chândung vănhọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
4. Đào Duy Anh(1992), Việt Namvănhóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
37
5. HuỳnhPhan Anh(1972), Thạch Lam tiểuthuyết gia, Nxb Giao điểm, Sài
Gòn, (số 1), tr. 12.
6. Vũ Tuấn Anh(1994), Thạch Lam vănchương và cái đẹp, Nxb Hội nhà
văn, Hà Nội.
7. Vũ Tuấn Anh (1994), 30 năm đầu thế kỷ: Sự định hình tính chất mới, hệ
thống thể loại mới của Văn học Việt Nam hiện đại, Tạp chí Văn học, (số
2), tr. 21 - 26 .
8. Vũ Tuấn Anh, Lê DụcTú (2006), Thạch Lam về tácgia, tácphẩm, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
9. Lại Nguyên Ân (2001), Giảipháp điềuhòa xã hội trong vănThạch Lam.
Sách Thạch Lam – vănchương và cái đẹp, NxbHội Nhà văn, Hà Nội.
10. M. Bakhtin, Lý luận và thipháp tiểuthuyết, Trườngviếtvăn
Nguyễn Du, HàNội 1992.
11. Trần Lê Bảo ( 2011) , Giải mã vănhọc từ vănhóa học, Nxb Đại Học
Quốc Gia , Hà Nội, tr.5.
12. Vũ Bằng(1990), Miếng ngonHà Nội, NxbVăn hóa thông tin, Hà
Nội.
13. Lê Nguyên Cẩn (2008), Tiếp cậnTruyệnKiềutừ góc nhìn vănhóa,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Tân Chi (1999), Thạch Lam vănvà đời, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
15. Đỗ Thị Ngọc Chi (2013), Văn chương Vũ Bằng dướigócnhìn văn
hóa, Luận án tiến sĩ Học Viện Khoa Học Xã Hội.
16. Đào ĐứcDoãn (1993), Quanniệmnghệ thuật của Thạch Lam, Luận
văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn,TrườngĐạihọc sư phạm Hà Nội.
17. Trần Ngọc Dung(2001), Phong cách truyệnngắnThạch Lam,
Thạch Lam về tác gia, tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Đ.X.Likhachốp – Thờigian nghệ thuật trong tácphẩmvăn học, tạp
chí văn hoc.
19. TrườngChính (1974), Chủ nghĩa Mácvà vănhóa Việt Nam, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
38
20. TrươngChính, Trần ĐìnhHượu (2000), Tự lựcvănđoàntrong tiến
trình văn họcdân tộc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
21. MáNgọc Chừ (2009), Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông, Nxb Trẻ.
Thành Phố Hồ Chí Minh.
22. Phạm ĐứcDương(2002), Từ vănhóa đếnvăn hóa học, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội.
23. Trần Ngọc Dung (2004), Ba phong cách trong văn học Việt Nam
thời kì đầu những năm 1930 đến 1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam,
Nam Cao, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
24. Hồ Dzếnh( 2001), “ Với Thạch Lam” , Thạch Lam về tácgia tác
phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Nguyễn Nhật Duật(1972), Thạch Lam hươngthơm và nỗiu hoài,
Tạp chí Giao điểmSài Gòn, (số 1), tr. 6 - 12.
26. Phan Cự Đệ(1999), Văn họclãng mạn 1930 – 1945 , Nxb Văn học,
Hà Nội.
27. Hà MinhĐức (1997), Thạch Lam – sách Văn họcViệt Nam1900 –
1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
28. Hà MinhĐức (2001), Thế giớinhânvật của Thạch Lam, Thạch Lam
về tác gia, tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Vũ Gia (1994), Thạch Lam thânthế và sự nghiệp, Nxb Văn hóa, Hà
Nội.
30. Văn Giá (1994), Theo dòng một ghi chú nghệ thuật, những tín niệm
văn chương - Thạch Lam văn chương và cái đẹp, Nxb Hội nhà văn, Hà
Nội.
31. Văn Giá (2000), Yêu mến HàNội với tâm hồn người Hà Nội với
tâm hồn người Hà Nội, Tạp chí Văn hóa văn nghệ Công an, (số 10), tr.15.
32. Trần Văn Giầu (1980), Giá trị tinh thầntruyềnthống của dân tộc
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
33. Hồ Thế Hà (1994), Truyện ngắn Thạch Lam, đặc điểm không gian
nghệ thuật - Thạch Lam văn chương và cái đẹp, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
39
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM

Contenu connexe

Tendances

Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...nataliej4
 
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.Nguyễn Bá Quý
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Tendances (20)

Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt NamLuận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
 
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAYVăn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAYLuận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
 
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.
 
Đề tài: Công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng UBND phường
Đề tài: Công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng UBND phườngĐề tài: Công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng UBND phường
Đề tài: Công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng UBND phường
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Đề tài tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018
Đề tài  tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018Đề tài  tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018
Đề tài tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bảnLuận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận văn thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học.doc
Luận văn thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học.docLuận văn thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học.doc
Luận văn thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học.doc
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn Học
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn HọcLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn Học
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn Học
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
 

Similaire à BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM

Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Trần Đức Anh
 
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262jackjohn45
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfHanaTiti
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similaire à BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
 
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAYKhóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
 
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
 
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh NiêLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh MaiLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
 
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy NghĩaLuận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
 
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAYLuận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 

Plus de Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

Plus de Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Dernier

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 

Dernier (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ XUÂN QUỲNH VĂN XUÔI THẠCH LAM DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số:60 22 01 20 TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Đức Phƣơng
  • 2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................4 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................................5 3. Mục đíchvà nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................7 4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu:...........................................................7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu:........................................................................7 6. Cấu trúc luận văn....................................................................................8 Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC ...................... 10 VÀ VĂN XUÔI THẠCH LAM................................................................ 10 1. 1. Khái lƣợc về tiếp cận văn hoá học.................................................... 10 1.1.1. Mộtsố khái niệm về văn hóa........................................................... 10 1.1.2. Bản sắcvăn hóa............................................................................. 12 1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ............................................. 13 1.1.4. Phươngpháptiếp cận văn hóa học ................................................. 19 1.2. Khái lƣợc về văn xuôi Thạch Lam..................................................... 21 1.2.1. Tiểu sử, con người nhà văn Thạch Lam........................................... 21 1.2.2. Đặcđiểm nghệthuậtvà quan điểm sáng tác của Thạch Lam ........... 23 Chƣơng 2: CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU HIỆN VĂN HÓA CỦA VĂN XUÔI THẠCH LAM......................................................................................................................................................28 2.1. Cảm quan văn hóa về thiên nhiên và cuộc sống.................................. 28 2.1.1. Cảm quanvăn hóa về thiên nhiên ................................................... 28 2.1.2. Cảm quanvăn hóa về cuộc sống ..................................................... 33 2.2. Cảm quan văn hóa về xã hội và con ngƣời Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Cảm quanvăn hóa về xã hội............................Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Cảm quanvăn hóa về con người..................Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN NHỮNG CẢM QUAN VĂN HÓA Error!Bookmark notdefined. TRONG VĂN XUÔI THẠCH LAM........................Error! Bookmark not defined. 3.1. Nghệ thuật trần thuật....................................................Error! Bookmark not defined.
  • 3. 3.1.1.Người kể chuyện ......................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Phương thức trần thuật ............................. Error! Bookmark not defined. 3.1. Ngôn ngữ và giọng điệu ............................... Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Ngôn ngữ trần thuật .................................. Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Giọng điệu trần thuật ................................ Error! Bookmark not defined. 3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật ........... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Không gian nghệ thuật .............................. Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Thời gian nghệ thuật ................................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN........................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 94
  • 4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học là một trong những bộ phận quan trọng nhất của văn hóa. Nó tiêu biểu cho diện mạo và các giá trị văn hóa, nhất là văn hóa tinh thần. Văn học là một sản phẩm mang tính đại diện cho văn hóa, có khả năng nhận thức, phản ánh, sáng tạo chuyển tải và giữ gìn các giá trị văn hóa. Giữa văn hóa và văn học có mối quan hệ rất sâu sắc, chặt chẽ. Văn hóa không chỉ hiện diện trên bề mặt biểu hiện mà còn có khả năng chi phối, tác động ở chiều sâu đối với văn học, đặc biệt trong tâm thức sáng tạo của nhà văn. Tác phẩm văn chƣơng vì thế chắc chắn đã thể hiện những dấu ấn văn hóa nhất định. Nghiên cứu văn chƣơng từ góc nhìn văn hoá đã và đang là một hƣớng tiếp cận nghiên cứu hiệu quả vì trong bối cảnh hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang đặt ra nhƣ một thách thức trƣớc xu hƣớng toàn cầu hoá. Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu văn chƣơng theo hƣớng này nhƣ: nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Sơn Nam … Thạch Lam là một trong số không nhiều các nhà văn hiện đại Việt Nam đã để lại đƣợc dấu ấn đậm nét trong lòng ngƣời đọc bằng những tác phẩm mang đậm chất văn hóa. Văn xuôi Thạch Lam chứa đựng trong đó những giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại ở “chốn nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh). Nghiên cứu văn xuôi Thạch Lam dƣới góc nhìn văn hoá để thấy đƣợc cảm xúc và thái độ của nhà văn trƣớc thiên nhiên và cuộc sống con ngƣời. Đồng thời thấy đƣợc những đóng góp của riêng nhà văn trong tiến trình vận động và phát triển của văn học dân tộc, cũng nhƣ thấy đƣợc những giá trị văn hoá dân tộc hoặc ảnh hƣởng hoặc đƣợc thể hiện trong tác phẩm của ông nhƣ thế nào, từ đó làm nổi bật ý nghĩa của mối quan hệ giữa nhà văn và quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagor đã nói: “Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi, mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình”. Theo ý nghĩa ấy, Thạch Lam đã tạo đƣợc cho mình một phong cách rất riêng không lẫn với ai. Vì vậy, trong chƣơng trình phổ thông và đại 4
  • 5. học, Thạch Lam là một tên tuổi quen thuộc và quan trọng. Sau nhiều lần thay đổi chƣơng trình và chỉnh lí sách giáo khoa, vị trí của Thạch Lam vẫn đƣợc khẳng định. Do đó, việc nghiên cứu Thạch Lam có ý nghĩa thiết thực và bổ íchtrong công tác giảng dạy. Một lí do không thể thiếu nữa đó là lòng yêu mến và ngƣỡng mộ của tác giả luận văn đối với sáng tác của nhà văn Thạch Lam. Từ những lí do trên, nên tôi đã chọn đề tài: Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa với hi vọng sẽ đóng góp thêm một vài ý kiến để tiến tới có một cái nhìn tổng thể, toàn diện về sáng tác của Thạch Lam. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn và là một trong những gƣơng mặt lớn của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Những sáng tạo và đóng góp của ông rất có ý nghĩa đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học nƣớc ta giai đoạn này. Vì vậy, Thạch Lam là một hiện tƣợng văn học đƣợc nghiên cứu sớm và rất nhiều. Các ý kiến đều đánh giá cao tài năng và giá trị văn chƣơng của ông. Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã phát biểu: “Thạch Lam có một ngòi bútlặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những cảm tình, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người mà ông tả một cách thật tinh vi” [57; tr570]. Còn Thế Lữ trong bài viết “Tính cách tạo tác của Thạch Lam” in trên tờ Thanh Nghị số 39 ra ngày 16/6/1943 đã nhận xét “cái kho tàng cuộc sống bên trong rất châu báu” [51; tr820]. Tác giả Nhớ rừng đã bằng sự tinh tế và nhạy cảm của một thi sĩ mà hiểu ngƣời bạn văn của mình. Ông nhìn thấy trong những tác phẩm của Thạch Lam có ánh sáng của một sự thực khác, đó là sự thực tâm hồn. Hay trong lời giới thiệu cuốn Thạch Lam truyện ngắn và tiểu luận , nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định: “Nói đến Thạch Lam ngườita nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn truyện dài”. Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết Người chắt chiu cái đẹp khẳng định: “Thạch Lam là ngườicó ý thức chắt chiu và bảo tồn cái đẹp có giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc” [71; tr170]. Lê Dục Tú trong Quan niệm con người trong sáng 5
  • 6. tác của Thạch Lam (Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4, 1993) một lần nữa khẳng định chiều sâu nhân bản trong ngòi bút miêu tả nhân vật của Thạch Lam: “Dù trong cảnh ngộ nàocon người trong sự miêu tả của Thạch Lam vẫn luôn hướng về một thế giới tinh thần đẹp đẽ, trong sáng và giàu tính nhân bản” [89; tr16-22]. Trong bài Thạch Lam hương thơm và nỗi u hoài, Nguyễn Nhật Duật chỉ ra rằng: “Bằng mộtgiọng văn nhẹ nhàng, đơn giản và trong sáng, Thạch Lam đã gợi cho chúng ta cả một bối cảnh Việt Nam không còn nữa với ngàynay cả một bầu không khí thanh bình, thơ mộng và nghèo khốn”. [25; tr12-16]. Nhà văn Hồ Dzếnh nhớ tới Thạch Lam nhƣ nhớ ngƣời đã gọi tên trìu mến và tha thiết với món ăn Hà Nội “Tôi nhớanh những hôm đi qua phố Hàng Đào, Hàng Ngang, tưởng chừng như phong vị một Hà Nội ba sáu phố phường vẫn còn phảng phất đâu đây. Trước Thạch Lam, chưa mấy ai pháthiện đầy đủ cái thi vị, tinh hoa của những món quà thổ ngơi Hà Nội, khoan nói đến nghệ thuật thưởng thức như anh, với tấm lòng nâng niu trân trọng” [24]. Nhà văn Vũ Bằng lại viết: “Anh quí từ chén nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng một cách gần như thành kính, tiếc từ một cái kẹo vừng rơi xuống đất, nhặt lên phủi bụi rồi cầm lấy ăn một cách chậm rãi như thể vừa nhaivừa suy nghĩ, vừa cảm ơn trời đã cho mình sống để thưởng thức một món ăn ngon lành như vậy, anh cẩn thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời có câu gì không chu đáo để cho người ta tủi thân mà buồn …” [12]. Rồi các luận văn, luận án đề cập đến nghiên cứu văn chƣơng từ góc nhìn văn hoá: Cảm quan đô thị trong sáng tác của Thạch Lam của tác giả Trần Thị Thu Hà trường Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2011;Sángtác của Nguyễn Ngọc Tư dưới cái nhìn văn hóa của tác giả Hoàng Thị Hà trường ĐH sư phạm Hà Nội, năm 2011; Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa của Đỗ Thị Ngọc Chi, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2013;Văn xuôi Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ NgọcTường từ góc nhìn văn hóa của Ngô Minh Hiển … Nhìn chung các bài nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về sáng tác của Thạch Lam tƣơng đối nhiều và phong phú các ý kiến. Song chƣa có công trình riêng biệt nghiên cứu về văn xuôi Thạch Lam từ hƣớng tiếp cận văn hóa học . Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này với mong muốn sẽ cố gắng đi sâu, tìm hiểu 6
  • 7. những giá trị mới trong tác phẩm của ông cũng nhƣ những đóng góp riêng của nhà văn Thạch Lam đốivới văn xuôi Việt Nam hiện đại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Luận văn dựa vào các phạm trù văn hóa, soi tỏ mối quan hệ giữa văn hóa - văn học ở tầm khái quát và đi sâu vào văn xuôi Thạch nhƣ một hiện tƣợng văn hóa cụ thể. Luận văn xác lập hệ thống lý luận về vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa - văn học để từ đó nhận diện sự tồn tại và tiếp nối các mạch ngầm văn hóa đƣợc biểu hiện trong văn xuôi của Thạch Lam. Luận văn chỉ ra tầng sâu các giá trị văn hóa trong văn xuôi của Thạch Lam, làm rõ căn nguyên tồn tại chất văn hóa trong sáng tác của nhà văn, qua đó cũng khẳng định nét độc đáo và đóng góp của Thạch Lam trong nền văn học Việt Nam hiện đại. * Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu khái lƣợc về tiếp cận văn hóa học và văn xuôi Thạch Lam. Tìm hiểu về các phƣơng diện biểu hiện văn hóa trong văn xuôi Thạch Lam. Tìm hiểu về các phƣơng thức biểu hiện những cảm quan văn hóa trong văn xuôi Thạch Lam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Triển khai luận văn Văn xuôi Thạch lam dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi khảo sát toàn bộ sáng tác văn xuôi của Thạch Lam, trong đó tập trung vào một số tác phẩm sau: Truyện ngắn - Tập: Gióđầu mùa - NXB Đời nay, Hà Nội 1937. - Tập: Nắng trong vườn - NXB Đời nay, Hà Nội 1938. Bút kí - Hà Nội băm sáu phố phường - NXB Đời nay, Hà Nội 1940. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
  • 8. Với đề tài Văn xuôi Thạch lam dưới góc nhìn văn hóa chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phƣơng pháp liên ngành: Chúng tôi xác định đây là phƣơng pháp quan trọng của luận văn này, trong đó phƣơng pháp nghiên cứu văn học là chủ đạo, đồng thời phối hợp vận dụng, phối hợp một số tri thức liên ngành văn hóa học, sử học, triết học, tôn giáo học, ngôn ngữ học, liên văn bản cắt nghĩa văn học bằng truyền thống văn hóa, hoạt động văn hóa, góc nhìn văn hóa. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp này giúp chúng tôi cắt nghĩa, phát hiện các giá trị văn hóa kết tinh trong văn xuôi Thạch Lam. - Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học: Phƣơng pháp này giúp chúng tôi cắt nghĩa đƣợc các hình thức nghệ thuật trong tác phẩm và mối quan hệ với nội dung để chỉ ra những đặc trƣng nghệ thuật của tác phẩm, của quá trình văn học trong tác phẩm của Thạch Lam. - Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học: Phƣơng pháp này thiên về giải mã các hình tƣợng nghệ thuật, tìm ra nét mới của tác phẩm, trên cơ sở tìm hiểu sự chi phối các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, thẩm mỹ, quan niệm về con ngƣời … từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về mặt xây dựng nhân vật, mô tuýp, hình tƣợng, ngôn ngữ ... - Phƣơng pháp so sánh: Đây cũng là một phƣơng pháp cần thiết giúp chúng tôi đối chiếu các vấn đề ở cả hai bình diện đồng đại và lịch đại; so sánh ở nội bộ tác phẩm của một nhà văn, so sánh giữa tác phẩm của các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn với nhau nhằm khám phá một cách hiệu quả thế giới văn xuôi Thạch Lam, làm nổi bật nét văn hóa sâu đậm, rất riêng của nhà văn Thạch Lam. - Phƣơng pháp hệ thống: Chúng tôi xem văn xuôi Thạch Lam là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố và có mối quan hệ chặt chẽ với các hệ thống khác nhƣ văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, triết học … 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Khái lƣợc về tiếp cận văn hóa học và văn xuôi Thạch Lam. Chƣơng 2: Các phƣơng diện biểu hiện văn hóa của văn xuôi Thạch Lam. 8
  • 9. Chƣơng 3: Phƣơng thức biểu hiện những cảm quan văn hóa trong văn xuôi Thạch Lam. 9
  • 10. Chƣơng 1 KHÁI LƢỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN XUÔI THẠCH LAM 1. 1. Khái lƣợc về tiếp cận văn hoá học 1.1.1. Mộtsố khái niệm vềvăn hóa Văn hóa là một khái niệm đã có từ lâu đời và có nội hàm rất rộng. Theo A.L.Kroeber và C.L.Kluckhohn trong cuốn Văn hóa: Cái nhìn phân tích về Khái niệm và Định nghĩa có khoảng hơn 200 định nghĩa về văn hóa. Sở dĩ số lƣợng định nghĩa văn hóa phong phú nhƣ vậy vì một phần văn hóa là một phạm trù hết sức rộng. Phần khác, mỗi nhà nghiên cứu xuất phát từ mục đích và phƣơng pháp của mình đều có quyền đƣa ra một định nghĩa thích hợp. Sau đây, tôi xin điểm qua một số định nghĩa về văn hóa tiêu biểu. Cụ thể nhƣ: Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên) định nghĩa: 1. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. (Kho tàng văn hóa dân tộc. Văn hóa Phương Đông. Nền văn hóa cổ). 2. Những hoạt động của conngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống tinh thần. (Pháttriển văn hóa. Công tác văn hóa). 3. Tri thức, kiến thức khoa học. (Học văn hóa. Trình độ văn hóa). 4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh: (Sống có văn hóa. Ăn nói thiếu văn hóa). 5. Nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xƣa, đƣợc xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy đƣợc có những đặc điểm giống nhau. (Văn hóa rìu hai vai. Văn hóa Đông Sơn). Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP HCM,1997, Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. 10
  • 11. Theo Đỗ Lai Thúy trong Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa thì "Văn hóa là tất cả những gì phi tự nhiên" [85; tr 16 -17]. Tác giả cũng cho rằng, đây là định nghĩa khái quát nhất, rộng lớn nhất. Định nghĩa về văn hóa có tính chất cấu trúc luận, tác giả Phan Ngọc cho rằng: "Văn hóa là quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc ngườikhác, một cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ". [85; tr 16 -17]. UNESCO - Tổ chức khoa học và giáo dục Liên hợp quốc đã đƣa ra 200 định nghĩa về văn hóa và rồi đi đến một thống nhất chung nhƣ sau: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm cả nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng soi xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặcbiệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt những giá trị văn hóa mới mẻ và sáng tạo ra những công trình vượt trội lên bản thân” [ 85; Tr18] Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; Văn hóa là một mặttrận; Xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.” Tóm lại, dù có nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, nhƣng tựu chung lại, văn hóa có những đặc điểm cơ bản sau: Văn hóa là một hoạt động sáng tạo, mang 11
  • 12. tính lịch sử chỉ riêng con ngƣời mới có. Hoạt động sáng tạo đó bao gồm mọi ứng xử của con ngƣời với nhau và con ngƣời với tự nhiên - xã hội, thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống: đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội. Những hoạt động sáng tạo đó đã đạt đƣợc thành tựu của các giá trị văn hóa, đƣợc bảo tồn và khai thác phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đƣờng giáo dục (theo nghĩa rộng). Văn hóa là thể hiện của mối quan hệ giữa thế giới biểu tƣợng với thế giới thực tại, tạo ra một kiểu lựa chọn riêng của tộc ngƣời, một cá nhân so với một tộc khác, một cá nhân khác tạo thành những nhân cách văn hóa (cá nhân), những nền văn hóa khác nhau (cộng đồng). Dù hiểu theo cách nào thì văn hóa cũng đều là sản phẩm độc đáo của quá trình lịch sử do cá nhân và cộng đồng ngƣời tạo nên. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi nghiêng về cách hiểu văn hóa gắn liền với bản sắc văn hóa theo định nghĩa của Phan Ngọc và của UNESCO. 1.1.2. Bản sắcvăn hóa Văn hóa là sản phẩm, là diện mạo của cá nhân và cộng đồng. Vì thế nói tới văn hóa không thể không nhắc đến vấn đề bản sắc văn hóa, tức là cái “tinh túy”, cái cốt lõi của văn hóa trong quá trình phát triển của lịch sử. Bản sắc văn hóa, theo Ngô Đức Thịnh là “một tổng thể các đặc trưng của văn hóa được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử của dân tộc, các đặctrưng văn hóa ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn, do vậy muốn nhận biết nó phảithông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn” [79]. Theo Dƣơng Phú Hiệp thì: “Bản sắc riêng của mỗi nền/ dạng/kiểu văn hóa thường được biểu hiện là những nét đặc thù và độc đáo thể hiện trong hiện tượng văn hóa hoặc các sản phẩm của văn hóa, quy định bộ mặt của mỗi nền văn hóa” [47; tr40]. Ngoài ra, phần đáng kể của nó lại đƣợc thể hiện trong cuộc sống thƣờng ngày của cộng đồng ngƣời. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, giao lƣu, tiếp biến giữa các nền văn hóa, bản sắc đó luôn có thêm những giá trị mới đƣợc hình thành và tiếp tục đƣợc bồi tụ để định hình và lộ diện, phù hợp với sự 12
  • 13. tiến hóa của lịch sử. Các giá trị mang bản sắc văn hóa của từng tộc ngƣời, không phải ngẫu nhiên đƣợc hình thành mà đó là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh địa lí, lịch sử và chính trị. Nhƣ vậy, bản sắc văn hóa đƣợc hiểu là những gì tinh hoa, bền vững của một nền văn hóa. Nó mang ý nghĩa chỉ cái cốt lõi, chỉ những đặc trƣng riêng của một cộng đồng văn hóa và là yếu tố cơ bản để phân biệt giữa một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác. Vì vậy, dấu ấn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền sẽ đƣợc thể hiện trong mọi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trong đó có văn học. 1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 1.1.3.1. Văn họclà sản phẩm và hiện thân của văn hóa “Văn học là nhân học” (Macxim Gorki), văn học lấy con ngƣời làm đối tƣợng trung tâm để phản ánh và khắc họa. Mà bản chất của văn hóa là hƣớng đến tinh thần nhân văn, nhân bản và mục tiêu duy nhất là xây dựng con ngƣời. Và cả văn hóa lẫn văn học đều lấy chân - thiện - mỹ làm thƣớc đo cho trình độ phát triển. Văn học là một bộ phận của văn hóa. Nhờ có văn học, những sắc màu văn hóa đƣợc tái hiện một cáchsinh động và sắc nét “Khithì hiện diện trên bề mặt của hiện thực đời sống với những phong tục, tập quán, hộihè đình đám, những nghi lễ, có khi được thể hiện ở chiều sâu, trong sâu thẳm tâm thức văn hóa cộng đồng” [64; tr161] hay tính cách, ứng xử của con ngƣời với con ngƣời và con ngƣời trƣớc thiên nhiên. Văn học, cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục tập quán…là những thành tố hợp thành cấu trúc tổng thể bao trùm lên tất cả là văn hóa. Vì vậy, cũng nhƣ các thành tố khác, văn học luôn chịu sự chi phối trực tiếp “từ môi trường văn hóa của một thời đạivà truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc” [11; tr5]. Bàn về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, Đỗ Thị Minh Thúy chỉ ra rằng: “Đặtvăn học trong văn hóa tức là nhấn mạnh sự tác động tổng thể của văn hóa tới văn học, như vậy các nhân tố xã hội, kinh tế, chính trị... tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, thông qua văn hóa mới tác 13
  • 14. động đến văn học, ở quan hệ đặcbiệt này, văn học trở thành một trong những tiêu điểm của văn hóa, đóng vai trò nhân tố đại diện cho văn hóa [86; tr239]”. Nhƣ vậy, văn học là một trong những bộ phận quan trọng của văn hóa, là tấm gƣơng phản chiếu đời sống xã hội và văn hóa dân tộc. Đồng thời văn học cũng là phƣơng tiện lƣu giữ và bảo lƣu văn hóa thời đại cũng nhƣ truyền thống độc đáo của dân tộc. Song nhà văn - chủ thể sáng tạo cũng là con đẻ của một cộng đồng. Muốn hay không, nhà văn đó cũng tiếp nhận những thành tố văn hóa của cộng đồng mình, những lối tƣ duy, những mô thức ứng xử trong đó chứa đựng nội hàm văn hóa của thời đại. Sau nữa, nếu văn hóa là những gì còn đọng lại trong chiều sâu tâm trí con ngƣời sau khi thời gian đã sàng lọc tất cả thì cái hình ảnh hiển hiện ngày một lắng sâu của diện mạo, bản sắc văn hóa Việt Nam lại đƣợc hiện hình rõ nét qua văn học. Không phải ngẫu nhiên mà tìm hiểu về văn hóa Việt Nam nhiều ngƣời lại tìm về văn học Việt Nam. Nói cách khác, văn học là hiện thân của văn hóa. Bằng sức mạnh của ngôn từ, văn học đã diễn đạt đƣợc khá đầy đủ và trực tiếp lớp vỏ của tƣ duy và tầng sâu của cảm xúc trong hệ thống tinh thần và đời sống văn hóa dân tộc. Việt Nam không có nền văn hóa lộ thiên đồ sộ nhƣ nhiều quốc gia trong khu vực nhƣng chúng ta lại có bề dày văn hóa của ngƣời Việt Nam với những đức tính cao đẹp nhƣ yêu nƣớc, cần cù, đoàn kết, giàu lòng yêu thƣơng, trọng tình trọng nghĩa, giữ chữ tín … Khi đƣợc tổ chức UNESCO phong tặng danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới cho Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh nghĩa là thế giới đã công nhận nét đặc sắc văn hóa trong giá trị tinh thần của ngƣời Việt Nam chúng ta ở cả quá khứ và hiện tại. Nếu không có cái bề thế của nền văn hóa - văn học cách mạng biết nâng niu kiệt tác Truyện Kiều, biết khai thác tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh hòa quyện trong thơ văn vì đại nghĩa dân tộc thì có lẽ trong văn học của chúng ta không có tiếng vang nhƣ thế. Là hiện thân của văn hóa, văn học đã mang trong mình hình hài của bề sâu văn hóa nơi mà từng bị che lấp bởi nét dáng tân kỳ của văn hóa phƣơng Tây hoặc bởi cái nhìn mơ hồ của những quan niệm văn chƣơng lỗi thời. Văn học bao giờ cũng là lực lƣợng xung kích trên mặt trận văn hóa. Chính lịch sử văn hóa - văn học dân tộc đã cho chúng ta 14
  • 15. một nhận thức đúng đắn rằng: người cầm bút chỉ trở thành một nhà văn lớn khi nào đạt đến tầm vóc của một nhà văn hóa tư tưởng. Là một bộ phận của văn hóa, hiện thân cho nền văn hóa, văn học đƣơng nhiên là một sản phẩm đặc biệt của văn hóa. Chính điều này đã đặt ra những yêu cầu đối với ngƣời đọc và ngƣời nghiên cứu tác phẩm đó là: 1/ Phải đặt văn học trong bối cảnh rộng lớn của văn hóa xã hội hoặc trong ảnh hƣởng qua lại của văn học đối với các hiện tƣợng văn hóa khác. 2/ Xem văn học là bộ phận của văn hóa thì văn bản văn học cũng là một sản phẩm văn hóa vì thế cần giải mã nó trong ngữ cảnh văn hóa. 3/ Văn học là một trong những loại hình nghệ thuật có khả năng bao quát, chạm tới cả mạch ngầm sâu thẳm của đời sống văn hóa cũng nhƣ chiều sâu tƣ tƣởng của ngƣời nghệ sỹ. 1.1.3.2. Văn họckết tinh giá trị văn hóa Chúng ta biết rằng, giá trị (value) là “cốt lõi” của văn hóa, là “thước đo” nhân bản của xã hội loài ngƣời. Vì vậy nghiên cứu các vấn đề văn hóa, chúng ta không thể bỏ qua giá trị và giá trị văn hóa bởi đó chính là hình thái của đời sống tinh thần. Nó phản ánh và kết tinh đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của conngƣời. Nói nhƣ Ngô Đức Thịnh, giá trị là “những đánhgiá mang tính chủ quan của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo những gì là cần, là tốt, là hay, là đẹp. Nói cách khác, đó chính là những cái được con người cho là Chân - Thiện - Mĩ, giúp khẳng định và nâng caobản chất con người” [79; tr38]. Nhƣ vậy, giá trị văn hóa còn gọi là giá trị xã hội, nó gắn bó với sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội. GS Trần Văn Giàu rất có lý khi gọi tên những “giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam là yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người”. Đó là những sắc màu khác nhau trong “bảng màu” tạo nên giá trị truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Giá trị còn là một phạm trù tinh thần đƣợc con ngƣời nhận thức, đúc kết những kinh nghiệm, những va chạm với thực tiễn, dùng để phân biệt với những gì "phi giá trị”. Giá trị con ngƣời đƣợc nhận thức, sàng lọc, kết đọng qua “bộ lọc" của tâm thức văn hóa. Chỉ những gì là 15
  • 16. hợp lý, hợp chuẩn mực, nhân đạo, nhân văn mới đƣợc gìn giữ, bảo lƣu, bảo tồn qua nhiều thế hệ, góp phần làm giàu thêm cho truyền thống văn hóa của dân tộc. Ngƣợc lại, những gì “phigiá trị", “kém giá trị” tất yếu sẽ bị đào thải không có sức sống bền lâu với thời gian. Do không phải là một phạm trù đơn lẻ, những giá trị hƣớng đến Chân - Thiện - Mĩ sẽ tạo nên một hệ giá trị. Hệ giá trị này có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội. Nó giống nhƣ một "mao mạch” giúp con ngƣời không ngừng phấn đấu vƣơn lên để hoàn thiện chính mình. Trên cơ sở đó, mỗi cá nhân sẽ góp thêm một tiếng nói vào sự tiến bộ chung của cộng đồng. Soi chiếu vào văn học, chúng ta nhận thấy văn học là bộ phận của văn hóa, chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ môi trƣờng văn hóa thời đại thì nhà văn - chủ thể sáng tạo lại là con đẻ của cộng đồng. Muốn hay không thì nhà văn cũng phải tiếp cận những thành tố của văn hóa cộng đồng. Cho nên, những sáng tác của họ sẽ luôn đƣợc tắm mình trong hệ giá trị. Đó chính là lí do để giải thích vì sao ngƣời tiếp nhận luôn hƣớng đến những giá trị thẩm mỹ - một phạm trù mỹ học gắn với sự tự biểu hiện độc đáo của chủ thể sáng tạo. Đặc biệt những giá trị này luôn luôn đƣợc đặt trên phông nền của giá trị truyền thống. Nói nhƣ nhà phê bình Trƣơng Đăng Dung thì giá trị thẩm mĩ chính là “tấm hộ chiếu” quyết định tác phẩm của thời đại này bƣớc sang thời đại khác và tiếp tục sự đào thải, lựa chọn thông qua hệ thống thẩm mĩ. Theo đó giá trị thẩm mĩ đích thực trong sáng tác văn học sẽ hƣớng con ngƣời tới Chân - Thiện - Mĩ, gắn liền với sáng tạo, xây dựng hình tƣợng con ngƣời theo cái đẹp và xác định một tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp. Những sáng tác văn học vừa gắn liền với bản chất đặc thù nghệ thuật vừa mang đến cho đối tƣợng thƣởng thức một cảm nhận đúng hƣớng sẽ luôn tạo ra một “hiệu ứng” mỹ cảm nhất định trong lòng ngƣời đọc. Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học sẽ đƣợc thế hệ sau nuôi dƣỡng, bồi đắp theo thời gian. Tuy nhiên, giá trị không phải là phạm trù tĩnh tại. Trong cuộc giao lƣu tiếp biến, bên cạnh những yếu tố nội sinh đƣợc cấy trồng và giữ lại, có những yếu tố chƣa phù hợp sẽ đƣợc cải biến cho phù hợp với thực tiễn hơn nữa, văn học còn nâng đỡ cho con ngƣời bằng một niềm tin, một tinh thần lạc quan về những giá trị vĩnh hằng có sức sống vƣợt thời gian, vƣợt qua sự băng 16
  • 17. hoại. Bên cạnh đó, văn học còn viết về cái xấu, cái ác, “phản văn hóa”, “phản giá trị”. Do đó, sáng tác văn học còn có khả năng tác động, điều chỉnh các hành vi của con ngƣời trong mối quan hệ với môi trƣờng tự nhiên, xã hội và với chính mình. Soi chiếu phạm trù giá trị vào tác phẩm văn học sẽ giúp ngƣời nghiên cứu tránh đƣợc cái nhìn thiển cận trong việc bình giá những mô hình phản ánh. Bằng bảng màu giá trị sẽ ngấm sâu, “khúc xạ” trong sự rung động mãnh liệt của nhà văn, vào từng “mao mạch” trong quá trình sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Ngƣợc lại với con đƣờng nhà văn đã đi, ngƣời thƣởng thức sẽ thụ cảm, tri nhận giá trị văn hóa ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống, thói quen, tâm thức dân tộc, tâm lý cộng đồng. Điều đặc biệt, bảng màu giá trị không lung linh hiện hình một cách sắc nét nhƣ màu hữu hình của hiện thực đời sống. Nhiều khi nó ngầm ẩn trong mạch ngầm sâu thẳm của tâm thức cho nên ngƣời tiếp nhận phải biết phát hiện, nhận ra nó. Trong tổng thể chung của định hƣớng xã hội, văn hóa - văn học bao giờ cũng có mối quan hệ hữu cơ với các lĩnh vực khác của đời sống. Mặt khác, nếu coi văn hóa là “bộ chỉnh” bên trong của xã hội thì mọi động thái, mọi biến thiên, mọi rối loạn trong văn hóa đều để lại những hậu quả trực tiếp trong chính trị, kinh tế, đạo đức… từ đó rất có thể sẽ làm chệch hƣớng văn hóa. Nguy cơ "chệch hướng" trong văn hóa có thể hủy hoại sức sống một dân tộc, biến văn hóa dân tộc thành “bản sao” của dân tộc khác. Nói đúng hơn, nếu giá trị văn hóa không đƣợc định hƣớng đúng khiến văn hóa có nguy cơ “thaymáu”thì cũng sẽ đẩy đến sự thay máu của cả hệ thống chính trị. Lúc đó, văn học đóng vai trò nhƣ một “bộ lọc” tin cậy để thẩm định giá trị văn hóa. Văn học còn biết đào thải những gì là “phi văn hóa”, “phản giá trị”. Nói cách khác, văn học có khả năng phê phán về văn hóa. Chúng ta đều biết văn hóa là một hiện tƣợng lịch sử, là một cấu trúc đa tầng. Bản thân văn hóa có những yếu tố bất biến, kết đọng thành dạng thức bên cạnh đó văn hóa cũng có mặt động, không ngừng nghỉ theo đà tiến hóa của văn minh. Vì thế nó không chấp nhận sự ngƣng đọng. Những cái gì thuộc giá trị văn hóa tích cực của ngày hôm qua ở một mặt nào đó rất có thể sẽ là cái chƣa phù hợp, phản văn hóa của ngày hôm nay. Ví dụ nhƣ: "trung, hiếu, tiết, nghĩa" là phạm trù văn hóa lâu đời nhƣng "ngu trung, ngu hiếu" là phản văn hóa. Nhƣ vậy, văn học có thể phát huy 17
  • 18. vai trò thẩm định phê phán. Trong hiện trạng có nhiều biểu hiện văn hóa xuống cấp nhƣ hiện nay, nhất là những nguy cơ băng hoại giá trị đạo đức thì ngòi bút phê phán của văn học càng nên đƣợc mài sắc hơn bao giờ hết. Hơn nữa, nếu văn hóa là toàn bộ những gì do con ngƣời tạo ra thì văn hóa cũng chính là thƣớc đo của trình độ phát triển. Văn học đã mang trong mình một năng lực đặc biệt - năng lực sáng tạo văn hóa. Văn học sáng tạo văn hóa, không phải vì văn học có khả năng lƣu trữ những dữ liệu văn hóa của đời sống. Cao hơn, văn học góp phần quan trọng trong việc tạo nên giá trị văn hóa mà nổi lên hàng đầu là những giá trị nghệ thuật trong ngôn ngữ dân tộc và những giá trị nhân văn trong phẩm chất con ngƣời. Văn học xét theo một góc độ nhất định là ngệ thuật ngôn ngữ, mà ngôn ngữ lại là sản phẩm của một tiến trình văn hóa lâu dài của xã hội loài ngƣời, vừa là công cụ của sự phát triển văn hóa, vừa là một giá trị văn hóa hàng đầu. Văn hóa càng vƣơn lên trình độ cao thì ngôn ngữ càng trở nên phong phú, tinh tế hơn. Do đó, văn học đã phát triển diện mạo của văn hóa dân tộc qua ngôn ngữ. Trong sự cạnh tranh quyết liệt của các phƣơng tiện nghe, nhìn hiện đại, quỹ thời gian của con ngƣời rất eo hẹp song văn học vẫn có chân trời riêng của nghệ thuật ngôn từ. Nói nhƣ GS Trần Đình Sử “ngôn từ là phương tiện giao tiếp không gì cạnh tranh được”. Bản thân nghệ thuật ngôn từ đổi mới và phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của văn hóa, tạo điều kiện cho văn học phát triển là bƣớc đột phá cho sự phát triển của đời sống văn hóa. Tuy nhiên, văn học là nhân học, do đó văn học còn hun đúc tạo nên giá trị văn hóa hàng đầu khác: đó là phẩm giá con người. Đây chính là phƣơng tiện khẳng định tác dụng chiều sâu của văn học trong quá trình xây dựng, phát triển nhân cách văn hóa. Văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp con ngƣời hiểu đƣợc ngƣời khác và hiểu đƣợc chính mình. Nếu nhƣ khoa học khai hóa nhận thức về tự nhiên, xã hội, về con ngƣời…thì văn học có thể cắt nghĩa những lí lẽ riêng của trái tim mà khoa học khó nắm bắt. Đời sống tâm hồn và tâm lý con ngƣời ngày càng trở lên phức tạp và nghệ thuật mới có thể soi thấu để chuẩn bị cho sự tự ý thức. Có những tác phẩm đọc xong ta thấy bàng hoàng vì nó giúp ta nhận ra chính mình. Văn học 18
  • 19. có khả năng tác động tới sự tự ý thức của con ngƣời, cả về những mặt mạnh, mặt yếu, những tiềm lực lớn lao nhiều khi không ngờ tới, qua đó giúp con ngƣời hoàn thiện và phát triển chính mình. Văn học đã tạo ra những cuộc hành trình bên trong có ý nghĩa quyết định với sự cải tạo, hoàn thiện, phát triển bản thân. Nói cách khác nó có vai trò quan trọng để phát triển nhân cách văn hóa. 1.1.4. Phương pháp tiếp cận văn hóa học Xu hƣớng vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa để lý giải văn học mới xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XX mà ngƣời khởi xƣớng là M.Bakhatin, giáo sƣ văn học ngƣời Nga thuộc Đại học Saransk.Bakhtin quan niệm: “Trước hết, khoa học nghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn học. Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái bối cảnh nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại” [10]. Phƣơng pháp tiếp cận văn học từ quan điểm văn hóa học ƣu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa, trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mỹ, quan niệm về con ngƣời…từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, mô tuýp, hình tƣợng, ngôn ngữ … Phƣơng pháp này thiên về giải mã các hình tƣợng nghệ thuật, tìm ra nét thời đại của tác phẩm. Lịch sử nghiên cứu văn học đã chỉ ra rằng: Có nhiều con đƣờng, nhiều cách thức khác nhau để tiếp cận một tác phẩm văn học nhƣ: nghệ thuật học, phân tâm học, xã hội học, thi pháp học, văn hóa học …Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu chuyên biệt, mỗi góc nhìn đều có giá trị bình đẳng, cần thiết, bổ sung cho nhau và không loại trừ nhau. Tính hiệu quả, tính ƣu việt của mỗi cách tiếp cận đƣợc quy định bởi ngƣời nghiên cứu có xác định đúng đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu thích hợp và vận dụng, xử lý mối quan hệ giữa chúng với mục tiêu đặt ra. Do vậy cần có một cái nhìn toàn diện về góc nhìn văn hóa xuất phát từ yêu cầu của thời đại, đáp ứng và thừa nhận tác phẩm văn học nhƣ một bộ phận của văn hóa. 19
  • 20. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là phƣơng pháp đã xuất hiện khá lâu trong nghiên cứu văn học ở trong và ngoài nƣớc. Những thành tựu nghiên cứu đạt đƣợc từ phƣơng pháp này gần đây mới thực sự đƣợc chú ý ở Việt Nam. Phƣơng pháp tiếp cận tác phẩm văn học dƣới góc nhìn văn hóa không đơn thuần là việc dùng văn hóa để giải thích văn học mà quan trọng hơn là việc các nhà nghiên cứu văn học “vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm” và “đặtvăn học vào bối cảnh rộng lớn của văn hóa - xã hội, hoặc trong ảnh hưởng qua lại của văn học đối với những hiện tượng văn hóa xã hội khác, từ đó làm nổi bật những sắc tháivăn hóa phong phú được thể hiện trong tác phẩm văn học: hoặc giải mã khám phá những phù hiệu, biểu tượng hàm ẩn muôn vàn lớp nghĩa trầm tích của văn hóa trong văn bản văn học cụ thể " [11; tr7]. Cùng với thời gian, sự ra đời của các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam trên cơ sở tìm hiểu những tác động và chi phối của văn hóa đã cho thấy tính ƣu việt của nó so với các cách tiếp cận tác phẩm văn học khác. Tiêu biểu nhƣ: Trần Đình Hƣợu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội. Đỗ Lai Thúy (1999), Từcái nhìn văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Trần Nho Thìn (2007), Văn họctrung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb ĐHQG Hà Nội. Nói nhƣ tác giả Trần Nho Thìn, trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa: “Phương pháptiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa ưu tiên cho việc giải mã các hình tượng nghệthuật, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử của chúng, đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự liên tục, tính chất mở của chúng trong không gian và thời gian”. [75; tr10]. 20
  • 21. Nhƣ vậy, có thể tóm lƣợc nghiên cứu văn học dƣới góc nhìn văn hóa là đặt tác phẩm văn học đó gắn với thời đại văn hóa mà nó ra đời để từ đó giải mã những chi phối của văn hóa thời đại đến việc xây dựng tác phẩm văn học. 1.2. Khái lƣợc về văn xuôi ThạchLam 1.2.1. Tiểu sử, con người nhà văn Thạch Lam Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn và là một trong những gƣơng mặt lớn của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Những sáng tạo và đóng góp của ông rất có ý nghĩa đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học nƣớc ta giai đoạn này. Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tƣờng Vinh, sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội, nhƣng nguyên quán ở làng Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng. Sau này khi làm lại giấy khai sinh để thi nhảy Tú Tài, ông mới đổi tên là Nguyễn Tƣờng Lân. Thi đỗ Tú Tài phần thứ nhất, vừa lúc hai anh mở báo, Thạch Lam liền thôi học, chuyển sang viết báo với anh. Bắt đầu cầm bút từ năm 1931, Thạch Lam viết cho hai tờ báo của nhóm Tự lực văn đoàn là Phong hóa, Ngày nay, ngoài ra còn viết cho một tờ báo khác. Tuy vậy mãi đến năm 1936 Thạch Lam mới viết truyện ngắn, đƣợc tuyển thành ba tập: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942); Tiểu thuyết Ngày mới (1939); Tập tiểu luận Theo dòng (1941); Tập ký Hà Nội băm sáu phố phường (1943) Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940. Thạch Lam còn đƣợc xem nhƣ là một trong số những ngƣời đầu tiên “giới thiệu tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust”. Trƣớc khi qua đời năm 1942, Thạch Lam còn dự định viết cuốn Thập niên đăng hỏa, “Một thiên hồi ký kể lại thời kỳ suốt mười năm anh dan díu với ả phù dung” theo lời kể của Đinh Hùng - trong đó tác giả muốn kể lại “tấn bi kịch mà cũng là huyền thoại của những kẻ ít nhấtcũng phải trải qua mười năm từ cả thiên đường lẫn địa ngục”. Tiếc rằng cái chết đến quá sớm đã không cho Thạch Lam hoàn thành đƣợc hồi kí đó. Thạch Lam ra đi ở cái tuổi quá trẻ nhƣng ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam những trang văn lấp lánh cái tài, cái tâm của ngƣời cầm 21
  • 22. bút. “ Thạch Lam mất đi không những là làng Việt nam thiệt một anh tài mà quốc dân ta cũng mất một phần tử tâm huyết và trung thành vậy.”( Huyền Kiêu) Trong kí ức của ngƣời thân và bạn bè, Thạch Lam luôn luôn hiện lên bóng dáng một con ngƣời từ tốn khiêm nhƣờng, với lối sống phong nhã, tài hoa, một con ngƣời “cao hơn một thước bảy mươi. Mắt sâu và buồn. Người chỉ cần cái phẩm hơn cái lượng…người yêu hoa cẩm chướng,… thích thơ Nguyễn Nhược Pháp, yêu văn Nguyễn Tuân". [95]. Nhà văn Thế Uyên (con trai bà Nguyễn Thị Thế, cháu gọi Thạch Lam là cậu), trong bài Tìm kiếm Thạch Lam, có đoạn: "Mẹ tôi bảo chú Thạch Lam mơ mộng, tế nhị, đa cảm, thì thủa nhỏ đã thế... Và chính ở đây (trại Cẩm Giàng) những người đàn ông ngồi uống trà, hút thuốc, nói chuyện tâm đắc... Có khi bàn chuyện văn chương, báo chí, có thể là chuyện cải cách dân tộc. Thường trong lúc ấy, Thạch Lam ngồitrong đám bạn văn thơ, bởi tính cách Thạch Lam chỉ có thế..." [95; tr43]. Nhà văn Vũ Bằng kể lại: "Thạch Lam yêu sự sống hơn bất kỳ ai. Anh quý từ cốc nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống một cách gần như thành kính... như thể cảm ơn trời đất đã cho mình sống để thưởng thức ngon lành như vậy. Anh cẩn thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời...khiến người ta tủi thân mà buồn. Thạch Lam đi đứng nhẹ nhàng… Anh là một người độc đáo có tài lại khiêm nhường, người nhỏ mà nhân cách lớn..." [12]. Có lần Thạch Lam nói: "Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ. Người khổ cách này, người cách khác. Bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ. Vì chỉ sống thôi cũng đã quý lắm rồi. Người ta không bao giờ nên phí phạm cái sống, coi thường sự sống". Có lẽ ít thấy tác giả nào, văn với ngƣời lại có một sự thống nhất nhƣ ở Thạch Lam. Dù viết tiểu thuyết, truyện ngắn hay tùy bút, bao giờ văn chƣơng Thạch Lam cũng tinh tế, nhẹ nhàng, sâu sắc nhƣ chính cuộc đời ông vậy. Đặc biệt truyện ngắn : “Nói đến nghệ thuật của Thạch Lam tức là nói đến nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam… một số truyện ngắn Thạch Lam có thể coi như là mẫu mực 22
  • 23. được” [95]. Hầu hết các nhà nghiên cứu xƣa và nay, miền Nam và miền Bắc, đều thống nhất với nhau ở một điểm: Sở trƣờng của Thạch Lam là truyện ngắn, tiểu thuyết của ông không mấy thành công. Riêng tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường thì đƣợc coilà “kết tinh tư tưởng, quan niệm của Thạch Lam, mớicho độc giả thấy rõ nhà văn qua ngòi bút” [95]. Điều đó quả là đúng. Tha thiết, trân trọng, nâng niu đối với những gì nhỏ bé nhất, thơm thảo nhất góp phần tạo nên đất nƣớc, dân tộc, tinh tế, nhạy cảm trong cách thƣởng thức những giá trị văn hóa tƣởng chừng bình thƣờng, đƣa việc thƣởng thức “Quà Hà Nội” lên thành một nghệ thuật … đó là những gì ngƣời đọc sẽ bắt gặp trong Hà Nội băm sáu phố phƣờng của nhà văn. Với những đóng góp to lớn của nhà văn trong nền văn học dân tộc, năm 1996, ở Cẩm Giàng có một con đƣờng mang tên Thạch Lam. Đây là một việc làm mạnh dạn, là cách trân trọng nhà văn và văn chƣơng của ông. Hiện nay, truyện ngắn Hai đứa trẻ (in trong tập truyện Nắng trong vườn) của ông đang đƣợc giảng dạy ở lớp 11 trong hệ thống giáo dục Việt Nam. 1.2.2. Đặcđiểm nghệthuật và quan điểm sáng tác của Thạch Lam Là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhƣng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hƣng... ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hƣớng đi gần với cuộc sống của những ngƣời dân bình thƣờng nghèo khổ. Trong Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết: "Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghilại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những ngườinghèo, nhấtlà những ngườiphụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh (Cô hàng xén). Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ (Nhà mẹ Lê ). Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí phức tạp của con người (Sợi tóc). Ngày mới đi sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng trí thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán. Theo dòng là một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghilại suy nghĩcủa ông về nghệthuật tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía cạnh nào. Cuốn Hà Nội băm sáu phố phường có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi 23
  • 24. cảm. Văn Thạch Lam nhẹnhàng,giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót". Giới thiệu tập truyện ngắn Gió đầu mùa xuất bản trƣớc Cách mạng tháng Tám, Thạch Lam viết: "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". Có thể coi đoạn văn ngắn nói trên nhƣ là "Tuyên ngôn văn học" của nhà văn Thạch Lam. Và quả thật, trong toàn bộ gia tài sáng tạo của Thạch Lam, hầu nhƣ không một trang viết nào lại không thắm đƣợm tinh thần đó. Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, song trƣớc sau văn phong Thạch Lam vẫn chảy riêng biệt một dòng. Đề tài quen thuộc của nhóm Tự lực văn đoàn là những cảnh sống đƣợc thi vị hóa, những mơ ƣớc thoát ly mang màu sắc cải lƣơng, là những phản kháng yếu ớt trƣớc sự trói buộc của đạo đức phong kiến diễn ra trong các gia đình quyền quý. Thạch Lam, trái lại, đã hƣớng ngòi bút về phía lớp ngƣời lao động bần cùng trong xã hội đƣơng thời. Khung cảnh thƣờng thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nƣớc đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm của tiết đông mƣa phùn gió bấc, những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng... Trong khung cảnh ấy, các nhân vật cũng hiện lên với cái vẻ heo hút, thảm đạm của số kiếp lầm than - Đó là mẹ Lê, ngƣời đàn bà nghèo khổ, đông con, góa bụa ở phố chợ Đoàn Thôn, là bác Dƣ phu xe ở phố Hàng Bột, là Thanh, Nga với bà nội và cây hoàng lan trong một làng quê vùng ngoại ô, là cô Tâm hàng xén với lối đƣờng quê quen thuộc trong buổi hoàng hôn...Tất cả những cảnh, những ngƣời ấy đều đƣợc mô tả bằng một số đƣờng nét đơn sơ, thƣa thoáng nhƣng vẫn hết sức chân thực... Tác phẩm của Thạch Lam vì thế có nhiều yếu tố hiện thực, tuy nhân vật không dữ dội nhƣ Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao, hay bị đày đọa nhƣ chị Dậu của Ngô Tất Tố...Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông. Nhân vật của 24
  • 25. Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam...Đọc truyện ngắn Thạch Lam rõ ràng ta thấy yêu con ngƣời, quý trọng con ngƣời hơn. Và cũng từ đó ta thƣơng cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp trong mỗi một con ngƣời. Nhà văn Nguyễn Tuân đánh giá: “Lờivăn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèothành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấyđầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học” [95; tr436]. Còn nhà văn Vũ Ngọc Phan: “Ngaytrong tác phẩm đầu tay(Gió đầu mùa), người ta đã thấyThạch Lam đứng vào một pháiriêng...Ôngcó một ngòi bútlặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp... Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy ...” [8; tr41]. GS. Phạm Thế Ngũ: “Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng xã hội...Đối với ông, nhân vật thường là những người tầm thường trong xã hội: mẹ Lê trong xóm nghèo, cô hàng xén ở phố huyện, cậu học trò đi ở trọ, hai cô gái giang hồ trơ trọi…Và ông thường để ý vạch vẽ cuộc đời, tình cảm cùng ý nghĩ của họ, chớ không bận tâm lắm đến việc tuyên truyền tư tưởng cách mạng xã hội nhưtrong các tác phẩm của Nhất Linh hay Hoàng Đạo…Ta thấy Thạch Lam, luôn hòa đồng trong cái xã hội nhỏ bé mà ông thương xót với tất cả tâm hồn đa cảm của ông...” [8; tr65]. Có lẽ cả hai phƣơng diện, vừa tố cáo vừa xây dựng đều đƣợc Thạch Lam chú ý; và trong phần thành công của nó, các dấu ấn hiện thực và lãng mạn trong văn Thạch Lam đều tìm đƣợc sự gắn nối ở chính quan niệm này. 25
  • 26. Ở tƣ cách nhà văn, Thạch Lam đòi hỏi rất cao phẩm chất trung thực của ngƣời nghệ sĩ. Ông viết: "Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật. Có thể, nhưng một nhà văn không thành thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phảicứ thành thực là trở nên một nghệsĩ. Nhưng một nghệsĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi. PGS. Nguyễn Hoành Khung: “...Tình cảm của Thạch Lam chân thành, tuy nhiên, ông chỉ mới băn khoăn, thương cảm đối với số phận người nghèo qua những câu chuyện mang một dư vị ngậm ngùi, tội nghiệp” … [8; tr203]. Về bút pháp, có thể nói Thạch Lam là nhà văn mở đầu cho một giọng điệu riêng: trữ tình hƣớng nội trong truyện ngắn. Ngòi bút của ông thƣờng khơi sâu vào thế giới bên trong của cái "tôi", với sự phân tích cảm giác tinh tế. Sáng tác của Thạch Lam giàu chất thơ, và đọc ông, đời sống bên trong có phong phú hơn, tế nhị hơn; chúng "đem đến cho ngƣời đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm tho và mát dịu" (Nguyễn Tuân). Ông là cây bút có biệt tài về truyện ngắn. Nhiều truyện ngắn của ông dƣờng nhƣ không có cốt truyện, song vẫn có sức lôi cuốn riêng. Thạch Lam không chỉ nổi tiếng về truyện ngắn, ông còn thành công trong thể loại bút ký. Hà Nội băm sáu phố phường gồm nhiều mẩu văn ngắn mà sinh động, thể hiện vốn sống phong phú và tài hoa của ông. Truyện ngắn Hai đứa trẻ, đã thể hiện đƣợc khát vọng muốn “Thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác”, hƣớng con ngƣời tới cái thiện và sự cao cả. Thạch Lam hƣớng đến một thứ văn chƣơng gắn bó mật thiết với đời sống, không thoát li thực tại và tích cực hơn còn góp phần đấu tranh cho cái thiện toàn thắng, làm cho con ngƣời sống tốt đẹp hơn. Vậy nên, Thạch Lam viết truyện ngắn với cốt truyện đơn giản . Ông không kích thích ngƣời đọc bằng cốt truyện li kì và tình tiết éo le. Ông hấp dẫn ngƣời đọc bằng chất liệu bên trong của đời sống, bằng lí tƣởng xã hội tiến bộ của nhà văn, bằng sự phân tích tâm lí tinh tế và bằng tinh thần lãng mạn của ông. Thạch Lam dồn nén các nhân vật, các sự kiện và diễn biến của con ngƣời, của 26
  • 27. hành động trong một thời gian ngắn và không gian nhỏ. Nó cũng thích hợp với những nhân vật nhỏ bé của ông. Truyện của Thạch Lam có chiều sâu hun hút, chiều sâu của cuộc sống, chiều sâu của lòng ngƣời và chiều sâu của mộng mơ, ƣớc vọng. Văn Thạch Lam giản dị, tinh tế, nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Ông là một nhà văn thiên về cảm giác nên hình ảnh về cuộc sống và con ngƣời trong sáng tác của Thạch Lam mang đậm chất thơ. Ngòi bút Thạch Lam luôn hƣớng đến tìm kiếm và khám phá những nét đẹp kín đáo, bình dị của cuộc sống và con ngƣời. Nếu trƣớc kia, khi phân loại, xếp Thạch Lam vào nhà văn hiện thực hay lãng mạn đều có những băn khoăn, thì giờ đây băn khoăn ấy đã đƣợc giải tỏa. Thạch Lam là một cây bút lãng mạn giàu chất hiện thực. Thạch Lam là nhà văn trẻ, một gƣơng mặt tiêu biểu của Tự lực văn đoàn. Ông cũng là một nhà văn có vị trí đáng kể trong văn học Việt nam giai đoạn 1930 - 1945. Thạch Lam đã để lại trong lòng ngƣời đọc những dấu ấn riêng biệt không lẫn với ai. Tiếp cận văn xuôi Thạch Lam dƣới góc nhìn văn hóa, chúng tôi nhận thấy: từ những tiền đề lý thuyết về văn hóa, về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, văn học kết tinh các giá trị văn hóa, văn hóa kết hợp với điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sống của con ngƣời, không gian văn hóa Hà Nội - Hải Dƣơng, cả hoàn cảnh riêng, tiểu sử con ngƣời nhà văn đã cộng hƣởng, chi phối tác động đến sự thể hiện đậm dấu ấn văn hóa trong sáng tác của ông. 27
  • 28. Chƣơng 2 CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU HIỆN VĂN HÓA CỦA VĂN XUÔI THẠCH LAM 2.1. Cảm quan văn hóa về thiên nhiên và cuộc sống 2.1.1. Cảm quanvăn hóa về thiên nhiên Trong đời sống tinh thần của ngƣời phƣơng Đông nói chung và ngƣời Việt Nam nói riêng, thiên nhiên giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Triết học phƣơng Đông đã xác định, trong bộ ba Thiên - Địa - Nhân, con ngƣời là một bộ phận hữu cơ của thế giới, là dấu nối của trời và đất. Hòa chung vào ngôi nhà chung của thiên nhiên vũ trụ, conngƣời đƣợc sống bằng bản ngã đích thực của mình. Đó là lí do lí giải sự trở về với thiên nhiên trong sạch, khoáng đạt, thuần khiết lại là hành vi ứng xử văn hóa của nhiều nho sĩ và phần lớn tri thức phƣơng Đông xƣa nay. Có thể nói, mọi hoạt động của con ngƣời không thể tách rời môi trƣờng thiên nhiên. Thiên nhiên là ngƣời bạn, là chứng nhân cho bao nỗi vui buồn của con ngƣời. Thiên nhiên nào cũng vậy, vẫn là gió, mƣa, nắng, gió, trăng, hàng cây, góc phố, con đƣờng … nhƣng thiên nhiên đậm chất văn hóa là bởi con ngƣời đã văn hóa hóa thiên nhiên. Tiếp cận văn xuôi Thạch Lam dƣới góc nhìn văn hóa, chúng tôi xin mạnh dạn cắt nghĩa cách cảm, cách nghĩ của Thạch Lam trƣớc thiên nhiên. Nói đúng hơn, phát hiện ra Thạch Lam đã văn hóa hóa thiên nhiên qua ngòi bút của mình. Nhìn nhận và cảm xúc trƣớc thiên nhiên cũng là cách thể hiện thái độ ứng xử văn hóa của Thạch Lam. Qua tác phẩm, chúng tôi nhận thấy vẻ đẹp thiên nhiên dƣới ngòi bút Thạch Lam mang đậm dấu ấn văn hóa vùng Hà Nội - Hải Dƣơng với ba điểm sáng sau đây. 1/ Thiên nhiên hòa quyện với con ngƣời trong sự tồn tại hiện hữu theo quy luật tự nhiên của nó. 2/ Thiên nhiên bao trùm lên cảnh vật tràn đầy sinh sắc. 3/ Thiên nhiên nhuốm tâm hồn, tình cảm của con ngƣời. Trƣớc hết, Thạch Lam đã khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên trong sự hòa quyện với con ngƣời trong sự tồn tại hiện hữu theo quy luật tự nhiên của nó. Trong những trang văn của nhà văn ta thấy bức tranh thiên nhiên phong phú, muôn màu, muôn vẻ mang đến vẻ đẹp nguyên sơ và tinh khiết. Đó là vẻ đẹp của ngày - đêm, mƣa - nắng, mây - mù, sông - nƣớc, mặt trời - trăng sao, cây - cỏ, hoa - lá … là những vẻ 28
  • 29. đẹp còn nguyên khôi trong vũ trụ ở quanh ta. Một áng mây bay, một làn gió thổi, một tia nắng vàng, một cơn mƣa đầu mùa, một làn sƣơng trong suốt, một đêm trăng sao, những hàng cây bãi cỏ, hoa lá muôn màu cũng đƣa lại cho ngƣời đọc một cảm quan về cái đẹp. Đây là khung cảnh một đêm trăng trong truyện Tình xưa: “Trăng rằm vằng vặc, tường vôi sáng trắng lên chói lọi. Hai dãychậu lan cắt bỏ xuống mặt sân, và các lá lan đen sẫm lấp lánh ánh trăng cong. Thời khắc êm dịu và thú vị”. Còn đây là hình ảnh “Con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ”. “những vòng ánh sáng lọt qua vòm câu xuống nhảy múa theo chiều gió”, vẻ yên tĩnh tuyệt đối “tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngưng lại trên bực cửa”và mùi hƣơng thoang thoảng mát lành của cây hoàng lan … tất cả cộng hƣởng với nhau tạo nên một thế giới cổ tích yên bình và thanh sạch. Ở Tối ba mươi đó là cảnh “mưa buồn rầu và âm thầm trong bóng tối”, hè phố “ướt át và nhớp nháp bùn không mộtbóng người qua lại”. Trong Cô hàng xén, Tâm lại bƣớc đi trên con đƣờng quen thuộc đầy sƣơng mù và gió lạnh “Cái vòng đen của rặng tre làm giằng bỗng vụt hiện lên trước mắt, tối tăm và dày đặc”. Thiên nhiên của những ngõ nhỏ, phố nhỏ, của hƣơng cốm làng Vòng … tất cả đã để lại một ấn tƣợng đặc biệt trong lòng của ngƣời đọc. Thiên nhiên trong những trang văn của Thạch Lam mang cái dƣ âm của không gian địa văn hóa. Cho nên, cỏ cây, hoa lá, núi sông, đất trời ở mỗi vùng khác nhau nhƣng cũng đều là vẻ đẹp của quê hƣơng xứ sở của đất nƣớc Việt Nam dấu yêu? Song ta vẫn thấy con tim yêu của tác giả nghiêng về Cẩm Giàng - Hải Dƣơng. Có lẽ đó nên hầu hết tác phẩm của ông ta đều thấy hình ảnh quê hƣơng của một vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ , đặc biệt là hình ảnh thiên nhiên phố huyện. Quả đúng là cái đẹp ấy man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tang ở mọi vật tầm thƣờng. Thạch Lam không chỉ mang đến cho ngƣời đọc về một cảm quan về cái đẹp của thiên nhiên nguyên sơ mà ta còn thấy nhà văn hƣớng đến cảm quan về thiên nhiên bao trùm lên cảnh vật, hòa gắn với cảnh vật tạo nên một bức tranh thiên nhiên muôn hình vạn trạng, tràn đầy sinh sắc: Đó là cảnh “vừa mới ngày ngày hôm qua giời vẫn còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng muời làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi” thế mà chỉ qua một đêm mƣa rào ta đã 29
  • 30. thấy “trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt”. Những biến chuyển vi diệu của đất trời ấy, ta đã thấy cảnh vật thiên nhiên hiện lên muôn hình, muôn vẻ, đa màu sắc và tràn đầy cảm quan của con ngƣời. Hay những đêm trăng lóng lánh nhƣ dát vàng trên đƣờng đã thắm đƣợm tình quê hƣơng "những đêm sáng trăng mùa hạ, cả phố bắc chõng ngoài đường, vì nhà nào cũng nóng như một cái lò và hàng vạn con muỗi vo ve. Dưới bóng trăng những đá rải đường trắng đen và lấp lánh sáng. Đất hãy còn giữ cái nóng buổitrưa và bốc lên một cái mùiriêng lẫn mùi rác bẩn và mùi cát” (Nhà mẹ Lê). Cảnh vật đẹp đến mê hồn: “Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi song. Cảnh thơ mộng “Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm:“Câyhoàng lan !””. và “Ngoài vườn, trời vẫn nắng. Giàn thiên lý pha xanh một bên tà áo trắng của Nga. Những chiếc búp hoa lý non và thơm rủ liền trong giàn, lẫn vào đám lá” (Dưới bóng hoàng lan).Tất cả tạo nên một thế giới cổ tích yên bình và thanh sạch. Đó là khung cảnh dịu ngọt chăng tơ trong lòng ngƣời. Không chỉ có thế, ta còn thấy cảnh sắc thiên nhiên nhuốm tâm hồn, tình cảm của con ngƣời, khiến cảnh - tình quyện chặt giàu săc màu, hƣơng vị, âm thanh. Cảnh thiên nhiên đã đẹp, càng đẹp hơn, có hồn hơn khi tất cả gắn với cuộc sống, số phận, tình cảm … của con ngƣời. Ở truyện Tối ba mươi ta thấy cảnh “mưa buồn rầu và âm thầm trong bóng tối”, hè phố “ướt át và nhớp nháp bùnkhông một bóng người qua lại”. Khung cảnh thiên nhiên ấy, tự thân nó nhƣ đã chứa đựng nỗi đau thân phận của hai cô gái nhà săm Liên và Huệ. Thiên nhiên đã góp một phần quan trọng trong việc phủ lên câu chuyện cái màn mờ đục, u ám của tâm trạng con ngƣời. Trong nỗi chua xót của một Người lính cũ và niềm thƣơng cảm của nhân vật tôi, thiên nhiên đƣợc cảm nhận nhƣ có sự gia tăng của bóng tối: “Xung quanh chúng tôi, cái đen tối của đêm khuya dày dằng dặc”. “Nỗi đau đớn nghẹn ngào” của nhân vật Diên hình nhƣ đã tìm thấy sự đồng cảm với thiên nhiên “Trong bóng tối buổi chiều”. Có thể nói rằng thế giới thiên nhiên trong sáng tác của Thạch Lam là một thứ “ngôn ngữ” độc đáo. Nó có tiếng nói riêng và luôn có khả năng nói thay con ngƣời. Thiên nhiên mang trong nó những thông điệp nỗi niềm mà con ngƣời 30
  • 31. chƣa nói hết. Nó lấp đầy những khoảng trống, những chỗ đứt đoạn trong dòng tâm tƣ của nhân vật và vì thế mà ẩn chứa bên trong mình một vẻ đẹp riêng. Dấu ấn tâm trạng trên của thiên nhiên còn thể hiện ở sự cảm nhận theo diễn biến tâm trạng nhân vật. Vẫn là quang cảnh ngôi nhà ấy của gia đình mẹ Lê thôi nhƣng ấm áp và đầy ánh sáng trong những ngày no ấm và hiu hắt, tối tăm trong những ngày đói khổ. Con đƣờng mà nhân vật Tâm “trở về” nó chỉ dịu mát, và trong lành khi nhân vật có một thoáng nhớ về quê cũ. Thiên nhiên đầy sƣơng mù và gió lạnh “Cáivòng đen của rặng tre làm giằng bỗng vụt hiện lên trước mắt, tối tăm và dày đặc”. nhƣ cất lời, nó nói hộ nhân vật tâm trạng nặng nề, u ám. Đặc biệt là Thạch Lam tả bóng tối thời trƣớc và cùng thời với ông, chƣa có ai tả bóng tối sinh động, có hồn và đầy sinh thú đến thế. Cái bóng tối nơi làng quê đồng nội Việt Nam, thƣờng đƣợc xem nhƣ một cái gì thù địch với cuộc sống, với con ngƣời lƣơng thiện. Thế mà thú vị thay, trong tác phẩm của mình rất nhiều lần Thạch Lam miêu tả bóng tối nhƣ bạn bè tin cậy của con ngƣời “Loan trở lại cái mộng xinh đẹp của mình. Sung sướng nàng nhắmmắtđể cho bóng tối đến, mát và rực rỡ bao bọc cả tâm hồn, thân thể nàng” (Bắt đầu). Còn bóng tối trong Bóng người xưa không chỉ là bạn bè mà còn nhƣ một thứ “phép màu” khi đƣợc pha hòa với một ít ánh sáng, làm: “Vân không trông thấy trước mắt mình nét mặt hàng ngày của vợ nữa, chàng chỉ thấy một người vợ trẻ hơn, đẹp hơn. Những nếp nhăn của người đàn bà luống tuổi đã mất đi trong bóng tối; khuôn mặt trở nên đều đặn, cái miệng hơi hé trên hàm răng nhỏ trắng muốt, đôi mắt long lanh sáng”. Bóng tối trên phố huyện, ai bảo nó chỉ quẩn quanh, hiện thân cho những cảnh đời tăm tối: “Trời đã bắt đầu vào đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tốí” (Hai đứa trẻ). Có thể nói, khuynh hƣớng cởi mở tâm hồn để tạo cảnh, hòa đồng tình yêu với thiên nhiên của Tự lực văn đoàn, đƣợc Thạch Lam thể hiện tinh tế về màu săc và dồi dào về cảm giác. “Tôi trèo lên đỉnh đồi, ngồi trên những tảng đá quay nhìn khắp bốn phương. Khi nắng bắt đầu gay gắt và cỏ đã nóng dưới gót chân, tôi thong thả đi xuống, đi len lỏi vào các vườn chè, sắn rồi đến bờ sông Cống, tìm một chỗ bóng mátngồi nghỉ. Tôi ngả mình trên cỏ nằm mơ màng đếm cái tiếng kêu của 31
  • 32. chim gáy ở tận đâu xa xa. Tất cả buổi, tôi chỉ quanh quẩn ở ngoài đồi, trông và nghe không biết mỏi. Chiều đến, tôi lắng nghe luồng gió thì thào trong cành lá, hay đứng trên đồi nhìn sương mù từ từ bốc lên mặt sông. Tôi lần theo những con đường bằng cỏ ướt đó tìm trong bờ giậu cái điểm sáng của con sâu đêm. Tôi ngẩng nhìn vì sao lấp lánh trên không, dải Ngân hà mờ sáng và tìm ông Thần Nông …”. Tâm trạng lo lắng về hàng quán không gạt bỏ khỏi Liên những cảm xúc trƣớc thiên nhiên. “Qua khe lá của cành bàng ngôisao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặtlá vùng sáng nhỏxanh nhấp nháy, rồi hoa rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu” (Hai đứa trẻ). Dƣờng nhƣ thiên nhiên, cảnh trí, bầu không khí bao quanh nhân vật với đủ màu sắc mùi vị, âm thanh đã tạo nên sự êm đềm, hài hòa trong tác phẩm. Sự hài hòa ấy là điểm tựa của con ngƣời, giữa nó với thế giới đƣợc nối với nhau bởi sợi dây bền chặt của mối giao hòa tuyệt vời, vô hình đấy mà hiện hữu đấy. Có khi chỉ trong một hình ảnh thoáng qua, một cảnh nhỏ ở sáng tác của Thạch Lam cũng mang một nét riêng ý vị về cảnh sắc thiên nhiên và con ngƣời của dân tộc: “Thanh bước dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi và bà chàng mái bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào…” (Dưới bóng hoàng lan) hoặc cảnh một buổi sáng thôn quê: “Qua giậu thưa thấp thoáng người đi chợ sớm, tiếng cười nói vang lên với tiếng đòn gánh kĩu kịt vì những bao gạo nặng” (Buổi sớm). Có thể nói, cái đẹp trong tác phẩm Thạch Lam là cái đẹp trinh nguyên của thiên nhiên, của bầu không khí bao quanh nhân vật - cái bầu không khí đặc biệt mà thiếu nó con ngƣời có nguy cơ trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Ta có thể nhắm mắt mà hình dung theo cảm giác của Thạch Lam tới những vẻ đẹp tự nhiên, gần gũi xung quanh. Không có gì to tát nhƣng đằm sâu sự hài hòa tuyệt vời giữa con ngƣời và thiên nhiên. Một bức tranh thiên nhiên giàu chất thơ êm ả, đƣợm buồn, thấm đẫm cảm xúc trìu mến, nâng niu mà nhà văn luôn luôn nặng tình với những gì là biểu hiện linh hồn nông thôn Việt Nam, hồn xƣa dân tộc. Đó là dƣỡng khí tinh thần của con ngƣời mà Thạch Lam đã “chắt chiu cái đẹp” (Bùi Việt Thắng) cho đƣơng thời và hậu thế. 32
  • 33. 2.1.2. Cảm quanvăn hóa về cuộc sống Thạch Lam yêu thiên nhiên, yêu quê hƣơng, nhất là yêu Hà Nội tha thiết. Ngƣời ta thƣờng thấy hàng ngày, sau công việc của tòa báo, Thạch Lam hay lang thang các phố, khi đi một mình, lúc cùng với bạn bè, có hôm đến hai, ba giờ sáng mơi về trƣớc chợ Đồng Xuân, xem họp những phiên "chợ xanh". Nhiều ngƣời còn nhận xét: dù uống một chén nƣớc trà, hay một bát nƣớc vối, dù nhấp một ngụm rƣợu, hay thƣởng thức một món ăn. Thạch Lam thƣờng trầm ngâm suy ngẫm, tỏ rõ một thái độ trân trọng, nâng niu những giá trị văn hóa tinh thần tiềm ẩn trong sự sống hàng ngày. Ông vừa nhƣ nhắc nhở mọi ngƣời, vừa nhƣ nêu lên một phƣơng châm cũng phù hợp với mƣời điều tôn chỉ của Tự lực văn đoàn để sáng tác; Không bắt chƣớc Tàu, không bắt chƣớc Tây, phải có cái can đảm “mình dám là mình”, và “chúng ta cứ việc diễn tả cái tâm hồn An Nam của chúng ta, những tư tưởng, những ý nghĩ, mà chúng ta ấp ủ trong thâm tâm”. Ông còn nhấn mạnh “chúng ta chỉ có thể bằng các nhà văn ngoại quốc khi chúng ta đi sâu vào tâm hồn chúng ta mà thôi”. [91]. Trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến, ngƣời dân Việt Nam phải sống trong cảnh “một cổ hai tròng”, cuộc đời nô lệ. Đất nƣớc thì bị kìm kẹp, không phát triển mà ngày càng lạc hậu. Nói nhƣ Nguyễn Tuân là một xã hội “tối trời tối đất ”, nên cuộc sống của dân ta phần nhiều là khốn khổ, đói nghèo. Trƣớc hết là những ngƣời nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bán lƣng cho trời, đổ mồ hôi sôi nƣớc mắt, “con trâu đi trước cái cày theo sau” nhƣng chƣa hết mùa đã hết thóc, đói vẫn hoàn đói, rét vẫn hoàn rét, khổ vẫn là khổ. Nhất là những năm mất mùa, thì họ lại đói hơn, tất tƣởi chạy vạy để đƣợc bữa no, đƣợc bát cơm chan đầy nƣớc mắt! Nhiều ngƣời chạy khỏi làng ra đô thị để kiếm kế sinh nhai. Họ làm đủ mọi nghề để kiếm sống: buôn bán nhỏ, bán hàng rong, đi ở, đi làm thuê, kéo xe … Họ sống cũng khổ cực chẳng hơn ngƣời nông dân là mấy. Những ngƣời khác vào nhà máy, làm giáo viên hay công chức có khá hơn song có ngƣời vẫn đói nghèo. Thạch Lam - một nhà văn có tâm, có tình, có sự cảm thông chia sẻ sâu sắc đã tái hiện biết bao cảnh đời đầy thƣơng tâm trên những trang văn của mình. 33
  • 34. Nhà mẹ Lê ở Đoàn Thôn ở chung với ngƣời “ngụ cư làm ăn đói kém” trong “Haidãy nhà lụp xụp, mái tranh xuống thấp gần đến thềm, che nửa những cái giại nứa đã mục nát. Gần đấy là những quán chợ xiêu vẹo đứng bao bọc một căn nhà gạch có gác, bưng bít như một cái tổ chim”. Nhà mẹ Lê có ngƣời mẹ và mƣời một đứa con “chen chúc một khoảng rộng bằng hai cái chiếu”. Mùa rét nằm ở nền giải rơm mẹ con cùng nằm ngủ trên đá “trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc”. Mẹ Lê “thấp bé, da mặt và chân tay dăn deo như một quả trám khô”. Mẹ Lê mùa nóng cũng nhƣ mùa rét, dậy sớm, đi làm mƣớn để nuôi con. Làm vất vả nhƣng một ngày chỉ đƣợc “mấy bát gạo để nuôi con”, bác vẫn cho là “những ngày sung sướng”. “Không có ai mướn thì nhịn đói” phải đi ăn xin. Rét đến các con nhỏ chỉ có “manh áo rách nát”, “thịt thâm tím” nhƣ thịt con trâu chết. Bọn chúng đã rét nhƣng không có cái ăn khóc lả đi. Suốt đời mẹ Lê đi làm, cho đến chết vẫn đói nghèo. Không phải chỉ có mẹ Lê mà các gia đình ở phố chợ “đều đói rét khổ sở”, họ "lặng lẽ âm thầm chịu khổ…", “không than thở”… bởi vì ai nấy đều biết cũng nghèo khốn nhƣ nhau. Bác Dự trong Một cơn giận, một bác phu xe “co ro vì rét, hai tay giấu dưới mảnh áo tồi tàn” bị phạt phải mất tiền lại chẳng có phƣơng tiện làm đành lƣu bạt. Trong khi đó “con ở nhà ốm cần thuốc để cứu chữa". Anh ở trong xóm nghèo, nhà bên cạnh “người đàn ông ốm yếu tay cắp một chiếc áo quan bằng gỗ mới”. Có tiếng khóc của “haingườiđàn bà” trong một túp “nhà lụp xụp” - “Đứa bé con đã chết”. Ngƣời phu xe lại phải tá túc trong “một dãy nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo, trên bờ là một cái đầm nước đen và hôi hám tràn cả vào đến thềm nhà. Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một cuộc đời khốn nạn, những người gầy gò, rách rưới như những người trong một cơn mê”…. Thạch Lam không dừng lại ở cảm nhận của mình về cuộc sống nghèo đói, khổ sở mà ông luôn hƣớng đến những điều tốt đẹp của họ trong cuộc sống ấy. Họ không kêu ca, than thở - không phải họ an phận mà họ hy vọng và lạc quan. Cái lạc quan vốn là phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động đã đƣợc truyền từ đời này sang đời khác trong ca dao: Chớ than phận khó ai ơi 34
  • 35. Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây. Tuy cuộc sống của họ khó khăn nhƣng họ không có đƣờng cùng, họ vẫn lao động, vẫn gắng hết sức để duy trì sự sống. Chi Liên trong Một đời người vẫn đến chỗ làm không nghỉ một buổi. Mẹ Lê vẫn mong có ngƣời mƣớn đi làm để lấy tiền nuôi con. Lúc gần trút hơi thở cuối cùng, mẹ Lê vẫn nghĩ “Giá có người mướn” để có tiền nuôi đàn con. Mẹ Lê là ngƣời yêu con, nâng niu “hôn hít” và nựng con “giống bố nhất”. Thật là một ngƣời phụ nữ đảm đang yêu chồng, thƣơng con. Trong truyện những ngƣời hàng xóm cũng thật tốt bụng “tối lửa tắt đèn có nhau” và “lá lành đùm lá rách”. Khi bác Lê chết “Người trong phố chợ gom góp nhau mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vào bãi tha ma nhỏ ở đầu làng” (Nhà mẹ Lê). Cuộc sống của họ nhƣ vậy nhƣng họ vẫn “cựa quậy”vƣơn lên để đón ánh sáng ngày mai. Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, mặc dù buồn ngủ ríu cả mắt nhƣng hai chị em vẫn cố thức đợi tàu. An nằm trên đùi chị, mi mắt sắp rơi xuống, còn dặn với: “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”. Chuyến tàu đến, Liên gọi An dậy, hai chị em đón tàu đi qua - chuyến tàu ở Hà Nội về mang âm thanh và ánh sáng làm tan cái bóng đêm của phố huyện. Hai chị em thấy “tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi” và thấy “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”. Liên thấy “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi”. Có thể nói, âm thanh, ánh sáng đến là hy vọng đến và khát vọng mong mỏi cuộc sống mới của hai chị em, của phố huyện và của cả mọi ngƣời. Thật đẹp, thật đáng trân trọng làm sao! Thạch Lam còn cảm nhận đƣợc cuộc sống có ý nghĩa. Cuộc sống yên ả của nông thôn, đô thị trên đất nƣớc ta với đời sống tinh thần phong phú đậm sắc màu văn hóa của dân tộc ta. Nhà văn vẫn thấy cảnh tình Việt Nam yên ả: vẫn cây đa bến nƣớc mái đình, vẫn cái cổng làng cổ kính mở đóng hàng ngày, vẫn lũy tre bao bọc những mái nhà còn thơm mùi rạ và vẫn những ngƣời nông dân thuần phác cực nhọc “thẳng da lưng chùng da bụng trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay dập dìu biển lúa xanh, vàng” làm nao lòng ngƣời đọc. Những cảnh của cuộc sống yên 35
  • 36. bình cứ ẩn hiện trên những trang văn của ông: Ai đã vào làng đều cảm thấy vui: “Đường ở ngoài nắng, vào đây mát rượi hẳn đi, vì hai bên đường hẹp, có lũy tre mà cành lá giao nhau ở trên ngọn làm thành một cái vòm lá kín ". Nhãn lồng là một thứ nhãn rất chắc, cùi dầy, múi có khe lồng lên nhau. Còn nhiều thứ nhãn khác nữa, nhãn đƣờng phèn, nhãn nƣớc, nhãn ráo. Ỏ vùng này có thứ bạch nhãn quý lắm, gọi là nhãn tiến, vì ngày xƣa vẫn đem tiến vua. Đó cũng là cái nhà cổ “có hiên cửa bức bàn”, “trong nhà có nhiều câu đối sơn treo cái cột…có trường kỷ kê liền với chiếc án thư …" (Đi vào làng) . Đó là cảnh đập lúa “Tiếng lúa đập trên cối đá thình thịch lẫn với tiếng hạt thóc bắn ra rào rào vào lá cót..” (Đập lúa) … Cảnh làng quê là thế, cảnh ở đô thị cũng đẹp (Hà Nội băm sáu phố phường), mỗi phƣờng lấy một nghề, ngƣời thì đông đúc, cuộc sống ồn ã, náo nhiệt. Đẹp nhất vẫn là quà bánh Hà Nội - quà bánh của những ngƣời “sành ăn” đã trở thành đặc sản có một không hai, làm nên phong vị Hà Nội và văn hóa của Hà Nội: Đó là cốm, bánh cốm, phở, bún, cháo…Hà Thành. Ngƣời Việt Nam làm sao quên đƣợc, ngƣời nƣớc ngoài nức tiếng khen. Con ngƣời Việt Nam lại có đời sống văn hóa tinh thần phong phú làm nên nét đẹp mang hồn cốt Việt Nam: Những phong tục tập quán cổ truyền vẫn tồn tại vững bền: phong tục lễ tết, thờ cúng tổ tiên (Tối ba mươi), cƣới xin, hôn nhân (Một đời ngườ). Những tình cảm yêu thƣơng đƣợc sẻ chia, lòng trắc ẩn vị tha của con ngƣời Việt Nam thật đáng trân trọng. Bà Cả khao khát con và thấy đƣợc tình mẫu tử (Đứa con). Sơn cho bạn nghèo chiếc áo hoặc bọn trẻ thƣơng đàn chim bị rét ? Đó là những nghĩa cử cao đẹp. Có thể nói, cuộc sống yên bình, êm ả với những phong tục tập quán và đời sống tinh thần văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam hiện lên vẻ đẹp lung linh trên những trang sách của Thạch Lam làm ta nhớ, xúc động và trân trọng biết bao. Nhà văn Nguyễn Tuân trong bài Lời nói đầu Tuyển tập Thạch Lam in năm 1957 đã viết: Ngoài các tập truyện Thạch Lam có viết một tác phẩm xinh gọn, duyên dáng để riêng ca ngợi những phong vị và sắc thái thủ đô ngàn năm văn vật. Tập kí Hà Nội băm sáu phố phường đƣợc truyền tụng nhiều nhất. Tác phẩm miêu 36
  • 37. tả cuộc sống hàng ngày của Hà Nội và những thú Đó là quà, là món ăn tuyệt ngon của Hà Nội. vui ẩm thực của dân thành phố. Quà Hà Nội xƣa nay vẫn có tiếng là ngon và lịch sự. Ở các thôn quê, chút “quà Hà Nội” là của mong đợi, và tỏ đƣợc lòng quý hóa của ngƣời cho…Nếu chúng ta về các tỉnh nhỏ ít lâu, hay ở Hải Phòng, Nam Định nữa, chúng ta mới biết quà Hà Nội có vị ngon chừng nào! Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng rau ấy, bún ấy, thế sao mà bún chả Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nƣớc chấm ngon đi. Và Thạch Lam đã ghi lại thật tỉ mỉ các thứ quà làm nên cái “chất riêng của Hà Nội” với tƣ cách một thi sĩ về khoa thẩm vị (theo cách nói của Khái Hƣng) “Ăn quà là một nghệthuật:ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán ấy mới là người sành ăn” Thực tế ở Hà Nội lúc bấy giờ, mỗi giờ có một thứ ăn khác nhau: tang tảng sáng là bánh mì, hay còn gọi là bánh Tây thời ấy. Bánh mì là thứ quà của những ngƣời thợ đi làm sớm, sau đó là thứ bánh rán nóng của lũ trẻ con. Song món chính tông của quà Hà Nội phải kể đến là bánh cuốn Thanh Trì "Bánh cuốn Thanh Trìmỏng như tờ giấy và trong nhưlụa. Vị bánh thơm, bột mịn và dẻo. Bánh chaythì thanh đạm, bánhmặn đậm vì chút mỡ hành. Người bán bánh cuốn Thanh Trìđội mẹt và rổ trên đầu, từng tụm năm, bảy người từ phía Lò Lợn đi vào trong phố, dáng điệu uyển chuyển và nhanh nhẹn”. Rồi thứ nữa “vào mùa nực thì hàng xôi cháo: cháo hoa quánh mùigạothơm, xôi nồng mùi gạo nếp. Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Ở cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa ngậy vừa bùi”. Và đặc biệt, phải kể đến vị hành khô khi ăn ngô nếp bung non, rƣới thêm chút nƣớc mỡ trong…mà nói đến DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Văn A (1981), Tự lực văn đoàn trên sách báo miền Nam trước đây, Tạp chí Văn học, (số 5), tr. 11 - 16. 2. Hoài Anh (2001), Thạch Lam, những trang vănxanh màu cốmnon, Thạch Lam về tácgiả tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Hoài Anh (2001), Chândung vănhọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 4. Đào Duy Anh(1992), Việt Namvănhóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 37
  • 38. 5. HuỳnhPhan Anh(1972), Thạch Lam tiểuthuyết gia, Nxb Giao điểm, Sài Gòn, (số 1), tr. 12. 6. Vũ Tuấn Anh(1994), Thạch Lam vănchương và cái đẹp, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 7. Vũ Tuấn Anh (1994), 30 năm đầu thế kỷ: Sự định hình tính chất mới, hệ thống thể loại mới của Văn học Việt Nam hiện đại, Tạp chí Văn học, (số 2), tr. 21 - 26 . 8. Vũ Tuấn Anh, Lê DụcTú (2006), Thạch Lam về tácgia, tácphẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Lại Nguyên Ân (2001), Giảipháp điềuhòa xã hội trong vănThạch Lam. Sách Thạch Lam – vănchương và cái đẹp, NxbHội Nhà văn, Hà Nội. 10. M. Bakhtin, Lý luận và thipháp tiểuthuyết, Trườngviếtvăn Nguyễn Du, HàNội 1992. 11. Trần Lê Bảo ( 2011) , Giải mã vănhọc từ vănhóa học, Nxb Đại Học Quốc Gia , Hà Nội, tr.5. 12. Vũ Bằng(1990), Miếng ngonHà Nội, NxbVăn hóa thông tin, Hà Nội. 13. Lê Nguyên Cẩn (2008), Tiếp cậnTruyệnKiềutừ góc nhìn vănhóa, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 14. Tân Chi (1999), Thạch Lam vănvà đời, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 15. Đỗ Thị Ngọc Chi (2013), Văn chương Vũ Bằng dướigócnhìn văn hóa, Luận án tiến sĩ Học Viện Khoa Học Xã Hội. 16. Đào ĐứcDoãn (1993), Quanniệmnghệ thuật của Thạch Lam, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn,TrườngĐạihọc sư phạm Hà Nội. 17. Trần Ngọc Dung(2001), Phong cách truyệnngắnThạch Lam, Thạch Lam về tác gia, tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Đ.X.Likhachốp – Thờigian nghệ thuật trong tácphẩmvăn học, tạp chí văn hoc. 19. TrườngChính (1974), Chủ nghĩa Mácvà vănhóa Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 38
  • 39. 20. TrươngChính, Trần ĐìnhHượu (2000), Tự lựcvănđoàntrong tiến trình văn họcdân tộc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 21. MáNgọc Chừ (2009), Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông, Nxb Trẻ. Thành Phố Hồ Chí Minh. 22. Phạm ĐứcDương(2002), Từ vănhóa đếnvăn hóa học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 23. Trần Ngọc Dung (2004), Ba phong cách trong văn học Việt Nam thời kì đầu những năm 1930 đến 1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 24. Hồ Dzếnh( 2001), “ Với Thạch Lam” , Thạch Lam về tácgia tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 25. Nguyễn Nhật Duật(1972), Thạch Lam hươngthơm và nỗiu hoài, Tạp chí Giao điểmSài Gòn, (số 1), tr. 6 - 12. 26. Phan Cự Đệ(1999), Văn họclãng mạn 1930 – 1945 , Nxb Văn học, Hà Nội. 27. Hà MinhĐức (1997), Thạch Lam – sách Văn họcViệt Nam1900 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Hà MinhĐức (2001), Thế giớinhânvật của Thạch Lam, Thạch Lam về tác gia, tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Vũ Gia (1994), Thạch Lam thânthế và sự nghiệp, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 30. Văn Giá (1994), Theo dòng một ghi chú nghệ thuật, những tín niệm văn chương - Thạch Lam văn chương và cái đẹp, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 31. Văn Giá (2000), Yêu mến HàNội với tâm hồn người Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, Tạp chí Văn hóa văn nghệ Công an, (số 10), tr.15. 32. Trần Văn Giầu (1980), Giá trị tinh thầntruyềnthống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Hồ Thế Hà (1994), Truyện ngắn Thạch Lam, đặc điểm không gian nghệ thuật - Thạch Lam văn chương và cái đẹp, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 39