SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  174
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa ngôn ngữ học
-------

-------
Bùi Thanh Thuỷ
Nghiên cứu các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động trong
tiếng việt (ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài)
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học
Chuyên ngành: ngôn ngữ học
Mã số :602201
MỤC LỤC
Mở đầu......................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài................................................................................5
2. Tổng quan về so sánh.........................................................................5
2.1. So sánh theo quan điểm của triết học biện chứng............................6
2.2. So sánh theo quan điểm của ngôn ngữ học......................................6
3. ý nghĩa của luận văn ..........................................................................8
4. mục đích của luận văn .......................................................................9
5. giớihạn nghiên cứu..........................................................................10
6. Phạm vi tư liệu của luận văn............................................................12
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................13
Chương 1 Các phát ngôn So sánh tĩnh....................................................14
1. Khái niệm............................................................................................14
2.Tiêuchí để miêu tả phép so sánh tĩnh ..................................................14
3. các phương tiện biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh .....................................15
3.1.Mộtkếtcấungữ pháp trong đó yếu tố chi phối so sánh là một từ:
như, giống, giống như, tựa như, hệt như, bằng, là, khác, .......................15
3.2. Dùng khác + gì / nào.........................................................................16
3.3.Dùng không / chẳng + khác...............................................................16
3.4. Dùng không / chẳng + khác + gì / nào ..............................................16
3.5. Dùng liên từ đối lập “còn”, “nhưng” ...............................................16
3.6. Dùng không / chẳng .. + giống..........................................................16
4. Mô hình so sánh tĩnh...........................................................................16
4.1.Mô hình so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa tương đồng............................16
4.1.1.Môhình 1 .......................................................................................17
P1.........................................................................................................17
P2............................................................................................................18
1
Đặc trưng hành động của P1 và P2 có sự tương ứng vì đối tượng đưa ra so
sánh là hai đối tượng khác nhau......................................................... 18
thức ăn cho con trẻ (LH) .................................................................... 18
4.1.2.Môhình 2 .......................................................................................24
4.1.3.Môhình 3 .......................................................................................27
4.1.4.Môhình 4 .......................................................................................27
4.1.5. Từ“như” và từ “là” đều mang ý nghĩa khẳng định nhưng khi dùng
từ “là” thì làm cho giọng văn sắc thái khẳng định cao hơn ....................28
4.1.6. Dùng các đại từ gì, nào: khác gì, hơn gì, khác nào, ... có ý nghĩa là
giống nhau...............................................................................................28
4.1.7. Dùng các phụ từ “không”, “chẳng”:không khác, không khác gì,
chẳng khác, chẳng khác gì...... có ý nghĩa biểu thị sự tương tự, giống
nhau. .......................................................................................................29
4.2. Mô hình so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa khác biệt...............................29
4.2.1.Môhình 1 .......................................................................................29
4.2.2.Môhình 2 .......................................................................................30
4.2.3.Môhình 3 .......................................................................................31
4.2.4.Môhình 4 .......................................................................................31
4.2.5. Dùng cáchso sánh hai sự vật có thuộc tính đối lập nhau bằng cấu
trúc “nếu......thì” ....................................................................................33
4.2.6.Dùng cấutrúc câu để so sánh.........................................................33
4.2.7.Dùng cáctừ phủ định “không”, “chẳng”kếthợp với “giống” thì câu
lại có ý nghĩa biểu thị sự khác nhau........................................................34
4.2.8. Các từ so sánh hơn, kém, nhất cũng mang ý nghĩa so sánh tĩnh biểu
thị sự khác nhau......................................................................................34
Tiểu kết................................................................................................38
Chương 2 Các phát ngôn so sánh động...................................................40
1. Khái niệm và đặc trưng về ý nghĩa so sánh động................................40
2
1.1. Khái niệm về ý nghĩa so sánh động ..................................................40
1.2. Đặc trưng của so sánh động .............................................................41
1.2.1. So sánhđộng có những thông số biểu thị sự giống nhau ...............43
1.2.2.So sánhđộng có những thông số biểu thị sự khác nhau .................43
1.2.3. Khả năng biểu thị đặc trưng tăng hay giảm của phép so sánh động
................................................................................................................44
2. So sánh động gồm có hai đối tượng.....................................................44
2.1. K1 thay đổi, K2 không thay đổi........................................................44
2.2. K1 không thay đổi, K2 thay đổi........................................................46
2.3. K1 và K2 thay đổi, sự thay đổi mang đặc trưng cân xứng ...............48
Tóm lại:................................................................................................53
3. Phép so sánh động chỉ xảy ra ở trong một đối tượng ..........................55
3.1. Trở nên, trở thành, biến thành... có chủ ngữ là những danh từ, cụm
danh từ chỉ đối tượng được biến đổi.......................................................55
3.1.1. Chủ ngữ biển đổi là người.............................................................55
3.1.2. Chủ ngữ có thể là hiện tượng thiên nhiên được biến đổi...............56
3.1.3. Chủ ngữ có thể là sự vật cụ thể......................................................56
3.2. Trở nên, trở thành, biến thành không có khả năng tồn tại độc lập. .57
3.2.1.Cácđộng từ biểu thị sự chuyển đổi có bổ ngữ là danh từ...............57
3.2.2. Các động từ biểu thị sự chuyển đổi có bổ ngữ là tính từ ...............58
3.3.Thực tiễn sử dụng ngôn ngữ cho thấy động từ “trở nên” thường đi cùng
với những từ biểu thị chỉ mức độ : hơn, nhiều hơn, càng, càng ngày, càng
ngày càng, càng lúc càng để biểu thị sự tăng trưởng của đặc trưng .......59
3.3.1.Trở nên +....hơn.............................................................................59
3.3.2.Càng + trở nên + TT ......................................................................60
3.3.3.Càng ngàycàng + trở nên + TT .....................................................60
3.3.4.Ngàycàng + trở nên + TT ..............................................................60
3.3.5.Càng lúc càng + trở nên + TT ........................................................60
3.3.6.Mỗilúc một + TT + TT ..................................................................60
3
3.3.7.Càng: từ biểu thị mức độ tăng thêm do nguyên nhân nhất định nào
đó. “Càng” thường đứng trước động từ và tính từ.................................60
3.3.8.Cáctổ hợp từ : ngày càng, ngày càng ...hơn, càng ngày....càng,
càng lúc càng, càng ngàycàng biểu thị mức độ tăng theo thời gian .......61
Tiểu kết................................................................................................63
Chương 3 Ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng cho..................................64
học viên người nước ngoài......................................................................64
1.Vai trò của ngữ nghĩa trong việc dạy tiếng ..........................................64
2. Phương pháp dạy ngôn ngữ truyền thống và phương pháp dạy ngôn
ngữ giao tiếp ...........................................................................................67
2.1. Phương pháp dạy ngôn ngữ truyền thống........................................68
2.2.Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp................................................68
3. Vai trò của người dạy và người học theo đường hướng giao tiếp .......74
4. Một số đề xuất.....................................................................................81
5. Quy trình chung để dạy các phát ngôn so sánh tĩnh và động trong tiếng
Việt với tư cáchlà một ngoại ngữ. ..........................................................81
5.1.Mục đích của bản thiết kế .................................................................81
5.2. Quy trình thiết kế.............................................................................82
5.3. Mẫu thiết kế dạy các phát ngôn so sánh tĩnh trong tiếng Việt biểu thị
ý nghĩa tương đồng. ................................................................................83
5.4. Mẫu thiết kế dạy các phát ngôn so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa khác biệt.
.......................................................................................................... 85
5.5.Mẫuthiết kế về phép so sánh động ................................................ 87
Kết luận ..................................................................................................89
Tài liệu tham khảo..................................................................................93
Nguồn tài liệu trích dẫn..........................................................................99
PHỤ LỤC
4
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
So sánh là một phạm trù của tư duy, so sánh phản ánh thực tế khách
quan và cách thức tư duy bằng các phương tiện so sánh
So sánh là một hành vi ngôn ngữ, một hành vi nhận thức đồng thời
cũng là một trong những phương thức của nhận thức.
Thao tác so sánh được tiến hành theo quan hệ liên tưởng của tư duy vừa
mang tính khách quan và vừa mang tính chủ quan. Khách quan là ở chỗ từ sự vật
này liên tưởng đến sự vật khác có chung một hay nhiều thuộc tính. Còn chủ quan
là vì hoạt động liên tưởng diễn ra trong tư duy của mỗi cá nhân, thể hiện khả
năng nhận thức, thái độ tình cảm, thói quen sử dụng ngôn ngữ của mỗi cá nhân.
Cái hay của so sánh chính là ở chỗ hai sự vật được đưa ra so sánh
không cùng một loại, nh-ng giữa chúng lại có phương tiện chung để so sánh.
Cho đến nay, hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Việt chỉ đề cập đến các
cấu trúc so sánh với các hình thức cơ bản là bằng nhau, hơn/kém, nhất, so
sánh danh từ chỉ lượng số ít và số nhiều....
Để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế cần hiểu thêm về cách
cấu tạo câu so sánh. Vì vậy, nghiên cứu các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so
sánh tĩnh và động trong tiếng Việt nhằm đưa ra các cấu trúc so sánh đặc
trưng. Qua đó, nhằm đề xuất thêm một số loại mô hình câu so sánh nhằm góp
phần làm phong phú thêm hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Những cấu trúc so
sánh mà chúng tôi đưa ra có lẽ từ trước đến nay chưa được chú ý đến.
2. Tổng quan về so sánh
So sánh là một vấn đề rất quen thuộc đối với đời sống hàng ngày của
con người. Chính vì vậy, có nhiều nhà khoa học xó hội nghiên cứu như trong
triết học và ngôn ngữ học, văn học.....
5
2.1. So sánh theo quan điểm của triết học biện chứng.
Các nhà triết học Liên Xô (cũ) (TĐTH, 1985, tr 506) cho rằng: “So
sánh là đối chiếu các đối tượng nhằm phát hiện ra các đối tượng, nhằm phát
hiện ra những nét giống nhau hay khác nhau giữa chúng (hoặc cả hai cùng
một lúc) là tiền đề quan trọng nhất của khái quát hoá”.
2.2. So sánh theo quan điểm của ngôn ngữ học
2.2.1.Sosánh theo quan điểm của ngôn ngữhọc thế giới
Trong Anh ngữ học, hiện nay cã hai khuynh hướng t¸ch so s¸nh ra khỏi
đối chiếu với c¸c đại diện như: Oshima, Hogue (1992), Jordan (1980), A.
Macdonald (1996)…Reid (1992:33) cho rằng mục đÝch của so s¸nh là chỉ ra
sự giống nhau trong chừng mực nào đã giữa những người, sự vật hay nơi
chốn thường được xem là kh¸c nhau.
Cßn đối chiếu là chỉ ra chỗ kh¸c nhau giữa người, sự vật hay nơi chốn
thường được cho là giống nhau (Reid 1992: 34)
Tuy nhiªn, một khuynh hướng kh¸c lại kh«ng t¸ch đối chiếu ra khỏi so
s¸nh. Hornby (1989: 234) “quan niệm so s¸nh là xem xÐt những người, những
vật giống nhau và kh¸c nhau ra sao”.
2.2.2.Sos¸nh theo quan điểm của giới Việt ngữhọc
Theo Hữu Đạt: “So s¸nh là đặt haihay nhiều sự vật, hiện tượng vào các
mối quan hệnhấtđịnh nhằm t×m ra sự giống nhau và kh¸c biệt giữa chóng”
Theo Đào Thản: “So s¸nh là lối nãi đối chiếu hai sự vật hoặc hai hiện
tượng cã một haynhiều dấu hiÖu giống nhau về h×nh thức bªn ngoàihay tính
chất bªn trong”
Theo Đinh Trọng Lạc: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem
sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một sự tương
đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận
thức của người đọc, người nghe”.
6
Theo Nguyễn Thế Lịch: “So s¸nh là đưa một vật ra xem xÐt sự giống
nhau, kh¸c nhau, sự hơn kÐm về một phương diện với một vật kh¸c được coi
là chuẩn, cã thể kh«ng chỉ là một vật mà là nhiều sự vật, nhiều thuộc tÝnh
được so s¸nh”.
Trong giới Việt ngữ học các tác giả đó chú ý nghiên cứu về vấn đề so
sánh như: Nguyễn Kim Thản (1997) xác nhận sự tồn tại của câu so sánh trong
tiếng Việt. Nguyễn Đức Dân (1987, 1988) nêu lên khái niệm thang độ trong
so sánh và hiện tượng từ vựng hoá những từ ngữ để so sánh trên thang độ.
Hoàng Trọng Phiến (1980) đề nghị sáu nhóm mô hình câu so sánh trong tiếng
Việt, chủ yếu là câu so sánh ngang bằng. ĐàoThản (1988), Nguyễn Thế Lịch
khảo sát các phát ngôn so sánh tập trung so sánh ở cấp độ ngang bằng tu từ
học. Hữu Đạt (2000) đưa ra một số mô hình của cấu trúc so sánh trên ba cấp
độ: ngang bằng, hơn kém và tuyệt đối. Bùi Phụngvà Nguyễn Chí Hoà (2001)
bước đầu nghiên cứu ý nghĩa so sánh đối chiếu động”.
2.3. So sánh theo quan điểm của văn học
Trong văn chương, so sánh là phương thức tạo hình, phương thức gợi
cảm. Nói đến văn chương là nói đến so sánh. A. Phơrăngxơ một lần định
nghĩa: “Hình tượng là gì? Chính là sự so sánh…” và Gôlup: “Hầu như bất cứ
sự biểu đạt nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh” (Võ Bình, Lê
Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hoà. Phong cách học tiếng Việt.
NXBGD, H…1982,tr146). Một phép so sánh đẹp là một phát hiện. Phát hiện
những gì người thường không nhìn ra, không nhận thấy. Nguyễn Tuân có
những so sánh rất tài tình: “Màu vỏ lòng trai ngọc thật là kiều diễm như nửa
vòng cung cầu vồng bắc lên từ một thế giới đáy biển vẫn hoài bão ánh trời”.
Chỉ màu xanh của biển Cô Tô mà ông viết gần hai trang giấy, tìm hàng
chục các so sánh khác nhau: như “lá chuối non”, như “lá chuối già”, như
“mùa thu ngả cốm làng Vòng”, như “màu áo Kim Trọng”, như “vạt nước của
7
ông Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu”…. Tìm được một so
sánh không phải là dễ dàng vì đó là tâm hồn, tài năng nghệ thuật.
Paolơ cho r»ng: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, còn sức mạnh
của ẩn dụ là biểu cảm”. Nếu nói so sánh nãi chung thì điều ấy rất có lý.
Nhưng không phải mọi so sánh đều cụ thể, đều lấy một hình ảnh cụ thể hơn
để miêu tả một hình ảnh chưa được cụ thể.
Ví dụ:
Tiếng thì thầm kể chuyện cổ tích của bà nội hiền từ, phúc hậu, dịu dàng
như bà tiên. (NDT – tr71)
Hình ảnh “bà tiên” được coi là chuẩn để so sánh. “Bà tiên” là một hình
ảnh không có thực ở cuộc sống đời thường, nhưng trong tâm trí của con người
“bà tiên” có những phẩm chất hết sức tốt đẹp. Thế giới tiên phật là những
hình ảnh được tạo ra theo hình ảnh của loài người, những hình ảnh vốn đã
hiện rõ với đường nét cụ thể qua kho truyện cổ dân gian.
Trong ngôn ngữ, vế được so sánh có một tiền giả định làm chuẩn mực đã
được khẳng định, không hoàn toàn đồng nhất với cái được so sánh. Vì vậy, mọi
so sánh đều khập khiễng. So sánh là công cụ giúp ta nhận thức sâu sắc hơn
những phương diện nào đó của sự vật. So sánh có cấu tạo đơn giản nên được
dùng trong nhiều phong cách tiếng Việt như: phong cách khẩu ngữ, tự nhiên;
phong cách chính luận; phong cách khoa học; phong cách ngôn ngữ văn chương.
Qua so sánh người ta có thể nhận ra những nét riêng thuộc về người sử dụng. Có
tác giả ưa dùng so sánh mang tính phát hiện trí tuệ. Có tác giả ưa sự mộc mạc
chân chất, chính xác và xen lẫn chút ít hài hước của dân gian.
3. ý nghĩa của luận văn
Trong so sánh những yếu tố được so sánh ký hiệu là K1 và K2, đặc
trưng của chúng được ký hiệu là P1 và P2. Bản chất các sự vật hiện tượng này
trong quá trình so sánh được ghi lại trong một nhóm tương ứng với những
8
thông số so sánh. Chính vì vậy K1 và K2, P1 và P2 tạo ra cơ cấu so sánh
nghĩa. Cấu trúc nghĩa có nhiệm vụ miêu tả khả năng và những quy tắc biểu
hiện ngữ nghĩa. Về cấu trúc so sánh,ngữ nghĩa được xác định như một cái bắt
buộc đối với việc nghiên cứu cấu trúc nghĩa. Do đó một vài đặc trưng cấu tạo
có thể là quan trọng trong những quan hệ điển hình, nhưng cũng có thể là
quan trọng theo quan điểm phản ánh ý nghĩa. Khi so sánh một trong những
cặp được đưa so sánh có thể là những đặc trưng, phẩm chất, hành động thống
nhất hay có thể là những đặc trưng, hành động, phẩm chất không thống nhất.
Căn cứ vào khả năng biểu thị của ý nghĩa so sánh chúng tôi cho rằng có
những phát ngôn mang ý nghĩa so sánh tĩnh, có những phát ngôn mang ý
nghĩa so sánh động
Nghiên cứu so sánh tĩnh và so sánh động nhằm làm sáng tỏ thêm mối
quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Việc nghiên cứu các phương tiện biểu đạt ý
nghĩa so sánh với chức năng giao tiếp của nó làm sáng tỏ thêm các cấu trúc
diễn đạt ý nghĩa so sánh trong tiếng Việt. Nghiên cứu ý nghĩa so sánh tĩnh và
so sánh động sẽ cung cấp cho người đọc phương tiện sử dụng ngôn ngữ tinh
tế, giúp người đọc hiểu đúng, phân loại được các phát ngôn về so sánh. Đồng
thời cũng góp phần vào công việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
hiệu quả hơn.
4. mục đích của luận văn
Xác định khái niệm so sánh tĩnh và so sánh động trong tiếng Việt
Chỉ ra những điểm tương đồng, kh¸c biệt giữa các đốitượng đem ra
so sánh
Nghiên cứu sự vận động biến đổi các đặc trưng phẩm chất hành động
trên cùng một đối tượng mà vẫn có sự so sánh (khi kết hợp với các động từ
chỉ sự phát triển: trở nên, trở thành, và các tổ hợp từ chỉ mức độ biến đổi theo
thời gian: càng ...càng, càng ngày càng, mỗi lúc một.....)
9
4.Khảo sát và mô tả, mô hình hoá các cấu trúc so sánh tĩnh và động
5.Xác lập các biến thể so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt
6.Ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
5. giớihạn nghiên cứu
Trong tiếng Việt, về phương diện lý luận và hoạt động giao tiếp cũng
như hoạt động giảng dạy thì việc khảo sát những mô hình mang ý nghĩa so
sánh là hết sức cần thiết. So sánh là để tìm ra sự giống nhau và khác nhau
giữa các đối tượng. Trong so sánh có những thông số biÓu thÞ sự giống nhau
và khác nhau.
Luận văn này nghiên cứu về vấn đề so sánh tĩnh và so sánh động, từ đó
áp dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
So sánh tĩnh là đối tượng ở vị trí trạng thái, hoặc tính chất không
thay đổi theo thời gian. So sánh tĩnh có thể là:
a. So sánh về địa điểm
Ví dụ:
Ngoài hang nắng chói chang bao nhiêu, trong hang càng lạnh bấy
nhiêu. (TĐTVV-tr127)
Địa điểm là nơi cụ thể trong quan hệ với hoạt động tiến hành hoặc sự
việc xảy ra ở đó. Trong ví dụ trên địa điểm được nêu ra để so sánh là “ngoài
hang” và “trong hang”
b.Cóthể là so sánh về không gian:
Ví dụ:
-Bên ngoài bóngtối đen đặc, bên trong biển càng gầm lên dữ dội.
(MTHM-tr68)
10
-Một công việc làm bề ngoài là chạy theo thành tích, nhưng bề trong là dốt
nát vô trách nhiệm mà hậu quả mỗi ngày mỗi ngấm, sau mỗi năm lại càng ngấm sâu
vào số phận một ngàn rưởi con người làm nghề đánh cá.(MĐTY-tr153)
Không gian là khoảng không bao trùm mọi vật xung quanh con người
“bên ngoài” và “bên trong”, “bề ngoài” và “bề trong” là những từ chỉ về
không gian đã được nêu ra để so sánh.
c.Có thể là so sánh về đối tượng
Đối tượng được hiểu là người, vật, hiện tượng mà con người nhằm vào
trong suy nghĩ, hành động để làm thông số so sánh.
Ví dụ:
So về tuổi tác Kinhhơn Nhẫn có lẽ gần một chục tuổi. (DCNL-tr280)
Đối tượng được so sánh trong ví dụ trên là “Kinh” và “Nhẫn”
d.Cóthể là so sánh về khái niệm
Khái niệm là ý nghĩa phản ánh ở dạng khái quát các sự vật hiện tượng
của hiện thực và những mối quan hệ giữa chúng.
Ví dụ:
Vật chất là hiện thực khách quan tồn tại ở bên ngoài ý thức của con
người và độc lập với ý thức, còn tinh thần là những thái độ, ý nghĩa định
hướng cho hoạt động của con người.
Chất là tổng hợp các mặt các yếu tố, cỏc thuộc tính cấu thành sự vật
tạo cho sự vật đó thành một chỉnh thể và phân biệt được sự vật này với sự vật
khỏc, trong khi đó lượng là tính quy định bên trong sự vật cơ sở xác định chất
biểu hiện cả trình độ cao và thấp.
e.Có thể là so sánh ngôi.
Ngôi là phạm trù ngữ pháp gắn với các loại từ như đại từ, động từ…
biểu thị vị trí của các nhân vật trong giao tiếp là : người nói, người nghe hoặc
người được nói đến.
11
Ví dụ:
Anh nhìn những công việc trong gia đình như một nhu cầu tình cảm,
còn em nhìn nó như là một khâu sản xuất. (TNCL-tr145)
Bây giờ bà ấy trở thành một bà lão thực sự, còn anh vẫn trẻ
mãi.(CTNX-tr420)
so sánh động là đối tượng ở vị trÝ trạng th¸i hoặc tÝnh chất thay
đổi theo thời gian.
VÝ dụ:
Đôi mắt ấy, gương mặt ấy, trước kia linh hoạt và ®¸ng yªu bao nhiªu,
giờđây càng lỳ lợm và trơ trẽn bấy nhiêu. (TĐTVV-tr110)
Cú phải lúc nào trăng cũng sáng được đâu. Nhưng trăng đó lên lúc
đầu cònnon, sau sẽ tròn.(TN-tr196)
Giờ đây tôi nằm trên giường nệm nhưng xưa kia đã có bao tháng
ngày ròng rã tôi không hề được đặt lưng ngủ trên mặt phẳng dù chỉ là mặt đất.
(TNCL - tr41)
Trong các ví dụ trên, các từ biểu hiện trạng thái hay tính chất thay đổi
theo thời gian là: trước kia/giờ đây, lúc đầu/ lúc sau, giờ đây/xưa kia
So sánh tĩnh và so sánh động là những vấn đề cần phải phõn tích riêng
biệt. Để xác định được so sánh tĩnh và so sánh động thì phải thông qua việc
miêu tả khả năng biểu thị các thông số đặc trưng, các phương tiện của chúng.
Ngoài ra, để miêu tả những khả năng phản ánh hai kiểu so sánh này cần phải
có sự khu biệt về mặt ngữ nghĩa. Vấn đề này sẽ được trình bày một cách chi
tiết ở các chương sau.
6. Phạm vi tư liệu của luận văn
Những dẫn chứng sử dụng trong luận văn được trích dẫn từ :
*Báo
*Tác phẩm văn xuôi, truyện ngắn
12
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện chúng tôi sử dụng các thủ pháp sau:
Ghi chép thu thập câu có ý nghĩa so sánh trong các sách báo, tạp chí
và trong các tác phẩm văn học, truyện ngắn
Phân loại tư liệu
Sử dụng phương pháp miêu tả phân tích, mô hình hoá và so sánh đối chiếu.
Phương pháp trình bày trong luận văn chủ yếu là phương pháp quy nạp.
Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng sự kiện riêng
đến những kết luận chung.
13
Chương 1 Các phát ngôn So sánh tĩnh
Khái niệm
Xét ví dụ:
(1) Hoa gạo đỏ như những đốm lửa. (HĐXHN - tr101)
“Hoa gạo” và “đốmlửa” là hai sự vật đưa ra để so sánh. Chúng đều có
đặc trưng là “đỏ”. Vậy kết quả của phép so sánh trên là giống nhau.
Những tàu non vàng bóng như phát sáng, còn những tàu già thì
xanh đặc mà vẫn bóng bẩy. (BCTS - tr181)
Yếu tố so sánh ở (2) là “những tàu non” được so sánh với “những tàu
già có đặc trưng phẩm chất khác nhau. Tàu non thì vàng bóng còn tàu già thì
xanh. Vì vậy, kết quả so sánh là khác nhau.
Bố mẹ Hoàng Oanh sốngở một căn hộ tập thể giống như những bao
diêm xếp, còn gia đình Hải Điệp thì sống trong một khu phố cổ. (ĐC-tr110)
(3) yếu tố so sánh là “bố mẹ Hoàng Oanh” và “gia đình Hải Điệp”
một gia đình cư trú ở nhà tập thể còn một gia đình thì sống ở khu phố cổ. Do
đó kết quả của phép so sánh này là khác nhau.
Từ những ví dụ trên, ta có khái niệm về so sánh tĩnh như sau:
So sánh tĩnh là kết quả của việc so sánh xác địnhđược sự giống hoặc
khác nhau của các thông số tại thời điểm nêu ra sự so sánh.
2.Tiêuchí để miêu tả phép so sánh tĩnh
1.Đối tượng được so sánh: K1, K2 (K2f)
2.Thông số so sánh: Đặc trưng, mức độ (P1, P2)
3. Kết quả của so sánh: Giống nhau-khác nhau
Việc phân tích quan hệ ngữ nghĩa cho thấy có trường hợp một nhân vật
là đối tượng được miêu tả và một nhân vật khác như cái đã biết – cái mang
thông tin cũ, và nó được đem ra để so sánh. Điều đó cũng có nghĩa là K1 và
K2(f) luôn luôn có đặc trưng chung và đặc trưng này của nhân vật chỉ được
14
nêu ra một lần. Các đối tượng đưa ra so sánh được tổ hợp với một phông nào
đó hoặc có sự hiện diện hoặc không có sự hiện diện của những đặc trưng đối
tượng thì đặc trưng của K1 vẫn cứ đồng nhất với đặc trưng của phông K2(f).
Phông được đưa vào không phải là nhân vật được miêu tả. Còn đối tượng
được miêu tả (K1) là đơn vị mang thông tin mới. Nó cùng với P tạo ra một bối
cảnh hoàn chỉnh. Bối cảnh chỉ đặc trưng nhân vật K1 là bối cảnh được hiển
thị. Trong trường hợp này, người ta thường không nêu lại đặc trưng của
phông để tránh sự lặp lại.
3. các phương tiện biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh
3.1.Mộtkếtcấungữ pháp trong đó yếu tố chi phối so sánh là một từ:
như, giống, giống như, tựa như, hệt như, bằng, là, khác, ....
Ví dụ:
ánh trăng thanh khiết, bao dung như mẹ che chở. (CĐ - tr39)
Mỗi khi giơ tay kéo hoặc vén mớ tóc xoà trước trán, những
mảnh đá phản chiếu ánh đèn sáng óng ánh khiến cô giống một nàng công
chúa trong màn cải lương. (CDNHX – tr14)
Thời gian học hành và trưởng thành dài bằng thời gian của
cuộc chiến tranh hai miền Bắc Nam xa cách. (TNCL – tr14)
Từ dưới chân núi, ngước nhìn lên vùng giữa lưng chừng những
triền núi cao, những hoa rừng giống như những vầng mây ủ sườn núi sau cơn
mưa. (GR - tr1)
Lên bờ đê, mưa phùn lất phất, gió thổi mạnh, đoàn người cứ chúi về
phía trước hệt như những toán linh hồn lang thang trong tích chèo cổ. (NNNG –
tr149)
Dưới nền trời chiều màu xanh vàng, chòm xóm nổi rõ những
thân dừa không lá y như hàng cột buồm xa ở một vùng bến sông. (TNCL –
tr117)
Chỗ vết gỗ bị xé rách, một dòng nhựa màu trắng sữa rỉ ra, trông
đau đớn y hệt những giọt máu đang rỉ ra từ một vết thương vậy. (HCĐ - tr87)
Giao thông là mạch máu của mọi việc” (TTHCM – tr236)
15
3.2. Dùng khác + gì / nào
Ví dụ: Lúa non phủ lên các cánh đồng khác nào những tấm thảm xanh
rộng mênh mông hứa hẹn năm nay sẽ no ấm được mùa (TT – tr 395)
3.3.Dùng không / chẳng + khác
̀⠀ ⤀Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ
hững cọng rơm của tổ chim chẳng khác những sợi vàng ròng. (NNG – tr137)
3.4. Dùng không / chẳng + khác + gì / nào
Những kỷ niệm thời kháng chiến chẳng khác gì viên ngọc trai nằm sâu
trong đáy lòng từng người, họ vẫn giữ gìn nó mà không biết, bỗng một lúc trí
nhớ chiếu ánh sáng chói lọi vào, những kỷ niệm vụt hiện ra đẹp đẽ lạ thường
và cuộc sống xung quanh họ cũng đẹp đẽ lạ thường. (CS – tr71)
3.5. Dùng liên từ đối lập “còn”, “nhưng”
Ông lão chăm chú theo dõithấy đứa condâu trở nên trẻ và đẹp ra, còn
ông lão trở nên già đi trông thấy. (DCML – tr372)
3.6. Dùng không / chẳng... + giống....
Ví dụ:
Nhã nghĩ lan man đến sự giàu nghèo, mỗi nơi lộ ra một cách thức và
những nỗi khổ của con người lại chẳng ai giống ai (KTGB – tr102)
4. Mô hình so sánh tĩnh
Với tư cách là thông số so sánh của K1 và K2 các phẩm chất được lựa
chọn mang đặc trưng (P). Kết quả phân tích có thể đưa đến sự giống nhau hoặc
là sự khác biệt giữa K1 và K2 theo thông số P. Trong những trường hợp khác
việc lựa chọn mô hình còn phụ thuộc vào mối quan hệ lẫn nhau của các nhân vật
được đưa ra so sánh. Sau đây là một số câu mẫu và khảo sát chúng trong hoạt
động thực tiễn nhằm làm sáng tỏ hơn những mô hình so sánh đưa ra ở trên.
4.1.Mô hình so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa tương đồng
với những tiêu chí trên kết hợp với các phương tiện so sánh sau: như,
cũng như, giống như, hệt như, tựa như....... có bốnmô hình cơ bản sau:
16
1. Đốitượng để so sánh : K1, K2
Thông số so sánh : Đặc trưng P1, P2
Kết quả so sánh : Giống nhau
2. Đốitượng để so sánh : K1, K2(f)
Thông số so sánh : Đặc trưng P1
Kết quả so sánh : Giống nhau
3. Đốitượng để so sánh : K1, K2
Thông số so sánh : Mức độ đặc trưng P1, P2
Kết quả so sánh : Gièng nhau
4. Đốitượng để so sánh : K1, K2(f)
Thông số so sánh : Mức độ đặc trưng P1
Kết quả so sánh : Giống nhau
4.1.1.Môhình 1
Ví dụ:
Nếu ở đâu có một làng quê giống thế, tôi tin rằng người dân của K1
làng đó cũng sẽ có đủ yêu thương, trừu mến và tự hào về quê mình giống như
P1
tôi đã yêu thương,trừu mến và tự hào đối với quê hương tôi.(ĐSBC-tr 113)
K2 P2
P1 và P2 đồng nhất hoàn toàn
Cấu trúc của các câu trên là một cấu trúc đồng nhất hoàn toàn. Trong
thực tế giao tiếp, loại biến thể này không phải bao giờ cũng đáp ứng đầy đủ
những đặc trưng như mô hình mẫu trên mà nhiều câu cũng có tính chất phức
tạp của nó. Sự phức tạp đó là:
17
a.Bên cạnh những cấu trúc đồng nhấthoàn toàn giữa P1 và P2 cũng có
những biến thể mà P1 và P2 chỉ là những cái tương tự.
Ví dụ:
Năm đầu là bọncỏ, rêu, năm sau là bọn sẹ, giang phủ đất, cho lớp cây
tầm thấp mọc gió đưa hạt về, chim đưa hạt tới. Lòng đất ủ hạt giống như mẹ
K1 P1 K2
con.(TN-
tr74) P2
Đặc trưng hành động của P1 và P2 có sự tương ứng vì đối tượng đưa
ra so sánh là hai đối tượng khác nhau.
Trong những trường hợp này tính chất nền của K2 và P2 thể hiện tương
đối rõ.
Ví dụ:
Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng nhưngười ta gắp
K1 P1 K2
thức ăn cho contrẻ (LH)
P2
Những đặc trưng trong ví dụ trên không chỉ được phản ánh bằng lời mà
còn bằng những gì ẩn sau những câu, những chữ cụ thể. Để hiểu được điều đó
thì đòi hỏi người đọc cần phải có những hiểu biết chung về tri thức nền. Tri
thức nền là sự hiểu biết và khả năng cảm nhận các hiện tượng văn hoá của cả
hai bên người nói và người nghe, là cơ sở đảm bảo thành công cho việc giao
tiếp bằng ngôn ngữ. Tri thức nền là toàn bộ các tri thức được tích luỹ và củng
cố không chỉ qua ngôn ngữ, không chỉ trong các văn bản mà là sự thể hiện và
vật chất hoá văn hoá. Tóm lại, đó là toàn bộ nền văn hoá nào đó, tri thức nền
được coi là một yếu tố không lời của quá trình giao tiếp bằng lời, chúng hoà
18
quyện vào nhau trong văn bản, trong đó có cả điều cú thể giải thích được và
cả những điều không thể giải thích được.
Hệ thống ngôn ngữ hoạt động được, phát huy được những tác dụng của
nó là dựa vào hàng loạt các tri thức hiểu biết có trước về thế giới. Những tri
thức đó tham gia vào việc hiểu các sự kiện ngôn ngữ trong hoạt động giao
tiếp gọi là các tri thức nền.
Những người tham gia giao tiếp cần phải có những tri thức nền. Tri
thức nền là những hiểu biết có trong nhận thức của con người. Tri thức nền là
tổng thể của các tri thức có tính chất văn hoá, xã hội, lịch sử, địa lý mà người
bản ngữ phải nắm được. Tri thức nền thực sự là vô hạn và thiếu chúng thỡ quá
trình giao tiếp không thể thực hiện được.
Chính nhờ tri thức nền mà (4) được hiểu là: Người ta gắp thức ăn cho
trẻ con với sự quý mến, tận tình đòi hỏi phảicó một sự chăm sóc chu đáo, cẩn
thận. “Nó” ở đây chỉ “con chó vàng”. Sự chăm sóc “con chó vàng” của lão
được so sánh như là chăm sóc một đứa trẻ. Như vậy “lão” rất quý con chó
vàng này. Vậy bản chất của (4) sẽ là: Lão đối xử với con chó của lão một cách
thân thiện cũng như người ta đối xử thân thiện quý mến đối với con người. Có
nghĩa là lão coi con chó của lão như một đứa trẻ được cưng chiều.
b. Để miêu tả những cái có tính trừu tượng tác giả thường lấy cái thông
thường phổ quát cái có thể hình dung được để so sánh với một cái có tính
trừu tượng cái khó có thể hình dung được. Một trong những cách đó là phép
nhân cách hoá. Phép nhân cách hoá là phép chuyển đổi từ những vật vô sinh
sang hữu sinh, hoặc là từ thế giới vật chất sang thế giới ý thức của con người.
Trong văn xuôi, ký của Nguyễn Tuân ghi lại những con thác sông Đà,
những trận bão trên đảo Cô Tô… khi mà thiên nhiên dồn hết cái sức mạnh
hoang dại của nó. Đây là một trận đánh giáp lá cà không cân sức giữa chiếc
thuyền bé nhỏ của con người với luồng nước hung hãn độc ác và những đoàn
quân đá tảng lì lợm:
19
“Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá
bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm
hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một
chút thách thức cái thuyền có giỏi thì cứ tiến vào… Mặt nước hò la vang dạy
quanh mình mà bẻ gãy cán chèo vò khí trên tay mình. Sóng nước như thế quân
liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền”.
Những vật vô sinh: “hòn đá”, “nướcthác”, “sóng nước” dưới ngòi bút
của nhà văn Nguyễn Tuân tự nhiên trở nên sống động như những sinh vật
trước mắt ta.
c. Bối cảnh miêu tả mà tác giả đề cập đến đôi khi có những phẩm chất
được đồng nhất bằng hình ảnh chân thực, cụ thể mà những hình ảnh trong
K2, P2 được hiểu như là nền của so s¸nh với mục đích làm sáng tỏ hơn bối
cảnh được miêu tả:
Ví dụ:
Chỗ vết gỗ bị xé rách, một dòng nhựa màu trắng sữa rỉ ra, trông đau
K1 P1
đớn y hệt những giọt máu đang tuôn ra từ một vết thương vậy. (NBBL-tr71)
K2 P2
Tính chất đồng nhất của P1 và P2 còn có thể được hiểu một cách đầy
đủ thông qua văn hoá của mỗi dân tộc. Chẳng hạn như “đứa con cầu tự” là
một khái niệm được dùng chủ yếu ở Việt Nam. Đặc trưng của đứa con cầu tự”
là một đứa con hiếm, khoẻ mạnh, thông minh và do đó những gì so sánh với
“đứa con cầu tự” cũng gắn với phẩm chất quý hiếm. Lấy “đứa con cầu tự”
như một cái đã biết tác giả văn bản muốn phản ánh tính chất quý hiếm của K1
với tất cả phẩm chất quý hiếm của “đứa con cầu tự” trong ví dụ sau:
-Cậu em trai kém chị một tuổi kháu khỉnh, phương phi như con cầu
tự.( ĐC-tr 69)
20
Một trong những đối tượng mà người ta coi như là cái đã biết đó là
những câu thành ngữ, tục ngữ. Thành ngữ, tục ngữ được truyền từ đời này
sang đời khác nội dung của nó ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc. Chính vì tính
thân thuộc kÕt hîp với những nội dung vốn có, thành ngữ, tôc ng÷ trở thành
cái đã biết để người ta chọn làm phông cho sự so sánh.
Ví dụ:
Trông hắn hiền lành, lừ đừ như ông từ vào đền. (NNNG-tr423)
Trên đây lµ một số hiện tượng ngôn ngữ phổ quát được phản ánh đầy
đủ bằng mô hình ngữ pháp. Tuy nhiên, trong thực tiễn giao tiếp người ta sử
dụng mô hình tổng quát này với những biến đổi nhất định, chẳng hạn, có thể
tỉnh lược những đơn vị không cần thiết để tránh rườm rà nhưng vẫn đảm bảo
được tính chất rõ ràng.
Trong thực tế giao tiếp có những trường hợp K2 bị tỉnh lược mà vẫn
không ảnh hưởng đến tính chất phông so sánh của K2, P2. So sánh:
-Anh Quí lúc đó cũng có mặt trong phòng nhìn chúng tôi nhưnhìn
K1 P1
mấy mụ đàn bà lắm lời. (TNCL - 9TGN - tr41)
P2
K2 ở đây bị tỉnh lược, có thể khôi phục lại theo đúng mô hình ngữ pháp
như sau:
Anh Quí lúc đó cũng có mặt trong phòng nhìn chúng tôi như
K1 P1
người ta nhìn mấy mụ đàn bà lắm lời.
K2 P2
d.Tính chấtđồng nhấtcủa P1 và P2 được hiểu trong nhiều trường hợp
như là một tập hợp ngôn từ biểu thị những hình ảnh cụ thể. Trong trường hợp
này một phẩm chất đ-a ra so s¸nh phải được cụ thể hoá bằng những bối cảnh
quen thuộc.
21
Ví dụ:
(1)Trước mắt Nhàn, sau tấm kính xe, cuộc sống thủ đô nhộn nhịp như
một dòng sông đầy màu sắc đang cuộn chảy. (LTNNN-tr202)
“Cuộc sống nhộn nhịp của thủ đô” được đối chiếu, được cụ thể hoá bằng
những bối cảnh quen thuộc là “một dòng sông đầy màu sắc đang cuộn chảy”
(2)Dưới chợ tiÕng mua bán vẫn ào ào như tiếng thác đổ và đèn duốc
vẫn lại đan vào nhau sáng như sao sa. (VN-tr75)
Bối cảnh được mô tả là tiếng mua bán ồn ào dưới chợ được so s¸nh với
hình ảnh quen thuộc: “tiếng thác đổ”
(3)Câu nói của bà mẹ tràn vào lòng anh như dòng nước tràn vào hồ
nước đang đầy. (BCTS-tr188)
“Dòng nước tràn vào hồ nước đang đầy” là bối cảnh cụ thể làm sáng tỏ
ý nghĩa câu nói của bà mẹ.
Có thể dẫn ra hàng loạt những ví dụ khác mà trong đó ẩn chứa những ý
tưởng chủ quan của người viết. Người ta chọn cái đã biết – cái phông so s¸nh
làm cái phổ quát với đặc trưng cụ thể nào đó của nó đÓ so s¸nh với bối cảnh
được miêu tả.
Ví dụ:
(1)Mỗi ngôi nhà dài sáng ánh điện trông giống như một đoàn tàu hoả
đang chạy trong đêm. (ĐMB-tr29)
(2)Số phận của mỗi con người, và của cả một tập thể, một dân tộc,
giống như một cuộn chỉ mà mỗi bàn tay nào đó đã vò rối lên từ trăm năm
trước, nghìn năm trước.(KTGB-tr75)
Bối cảnh được miêu tả ở ví dụ (1) là “mỗi ngôi nhà dài sáng ánh điện”
và ở (2) là “số phận của mỗi con người, của một tập thể, một dân tộc” được so
s¸nh với cái đã biết (phông so sánh), đó là: “một đoàn tàu hoả đang chạy trong
22
đêm” (1) và “một cuộn chỉ mà một bàn tay nào đó đã vò rối lên từ trăm năm
trước” (2).
Có trường hợp K1 và K2 đồng nhất, trong trường hợp này dùng để
miêu tả phẩm chất đặc trưng của đối tượng, người ta sử dụng tính chất đồng
nhất của P2 như là bối cảnh khác nhưng có kết quả giống nhau.
Ví dụ:
(1)Sinh lọt vào gia đình này tựa như cơn mưa rơi xuống đất
nẻ.(NNNG-tr73)
(2)Niềm vui ập vào anh đột ngột tựa như một căn nhà bị bưng kín gió
giờ bật tung cánh cửa và gió lùa vào.(BCTS-tr73)
Miêu tả bối cảnh nền như một cái đã biết gần gũi với nhiều người là
hiện tượng phổ biến trong phép so sánh đang xét.
Ví dụ:
(1)Trăng thượng tuần dài mảnh như chiếc lá tre bằng bạc mắc chơi vơi
lưng trời.(NĐTN-tr26)
Bối cảnh nền là “chiếc lá tre bằng bạc”
Đôi mảnh da trời lộ ra xanh thẳm và ánh nắng ào ạt như những dòng
thác rực rỡ, cứ qua đó chảy tuôn mãi xuống mặt đất.(MS-tr36)
Bối cảnh nền là “những dòng thác rực rỡ”
e.Trong nhiều trường hợp cấu trúc so s¸nh chỉ tham gia như một đơn vị
hợp thành của một cấu trúc phức tạp mà những yếu tố đi trước hoặc đi sau
như là tiền đề cho sự xuất hiện.
Ví dụ:
(1)Bông hoa mai chỉ nhỏ bằng chiếc khuy áo, cánh mỏng manh, mỗi
lần một cơn gió vẫy khẽ thì một cánh hoa đã lìa cành trút mình rơi xuống mặt
đất như những cánh bướm không một tiếng động. (DCNL-tr105)
23
Trong ví dụ (1), cấu trúc so sánh là: một cánh hoa đã lìa cành trút mình
rơi xuống mặt đất như những cánh bướm không một tiếng động
“Bông hoa mai chỉ nhỏ bằng chiếc khuy áo, cánh mỏng manh, mỗi lần
một cơn gió vẫy khẽ” là tiền đề cho sự xuất hiện cấu trúc so sánh
(2)Mùa đông, mỗi khi trời khô ráo. Buổi tối, bầu trời đen thẫm, sao
trời trắng toát lung linh như muốn rụng. (NĐTN-tr105)
Trong ví dụ (2), cấu trúc so sánh là: sao trời trắng toát lung linh như
muốn rụng
“Mùa đông, mỗi khi trời khô ráo. Buổi tối, bầu trời đen thẫm” là tiền đề
cho sự xuất hiện cấu trúc so sánh
(3)Những ngôi sao toả ra một ánh sáng tương phản với màu lửa đỏ,
một thứ ánh sáng sắc nhọn lấp láy, có màu xanh như lá mạ non. (CDNHX-
tr10)
Trong ví dụ (3), cấu trúc so sánh là: một thứ ánh sáng sắc nhọn lấp láy,
có màu xanh như lá mạ non
“Những ngôi sao toả ra một ánh sáng tương phản với màu lửa đỏ” là
tiền đề cho sự xuất hiện cấu trúc so sánh
Trên đây lµ một số biến thể của mô hình 1. Những biến thể trên có kết
quả so sánh giống nhau vÕ đặc trưng sử dụng của chúng thông qua đối tượng
so sánh K1 và K2.
4.1.2.Môhình 2
Đối tượng so sánh : K1, K2(f)
Thông số so sánh : Đặc trưng P1, P2
Kết quả so s¸nh : Giống nhau
M« h×nh 2 phân tích phép so sánh với thông số chung là đặc trưng
phẩm chất hay hành động của K1 tương tự như đặc trưng phẩm chất hay hành
24
động của K2. Có nghĩa là K1 và K2 theo thông số được lựa chọn là có đặc
trưng phẩm chất hay hành động giống nhau. K1 được coi như đối tượng của
sự miêu tả trong khi đó K2 tham gia víi tư cách nền (phông), mang thông tin
cò đưa lại những biến thể của ý nghĩa so sánh.
Ví dụ:
(1)Tôi chỉ mong chúng sớm rộng lượng với tôi cũng như mẹ chúng
(TNCL-tr 199)
Đối tượng được so sánh là: “chúng” (K1) và “mẹ chúng” (K2). K1 và
K2 có đặc trưng phẩm chất giống nhau là “rộng lượng”. K2 ở đây chỉ là yếu
tố nền dùng để làm phông cho K1. Ký hiệu K2 là K2(f). K1 là đối tượng được
miêu tả. Nhờ vào tính chất của yếu tố nền để K1 có thể so sánh được.
(2)Dòng sông vẫn lặng lẽ trôi, vẫn hiền hoà và thơ mộng như ngày anh
đi vậy.(Báo VN-tr6)
Câu này có dạng đầy đủ là:
Ngày anh đi dòng sông đang lặng lẽ trôi, hiền hoà và thơ mộng, bây giờ
dòng sông vẫn lặng lẽ trôi hiền hoà và thơ mộng.
Vậy thông số đồng nhất ở đây là P (lặng lẽ trôi, hiền hoà và thơ mộng).
Đối tượng so sánh là “dòng sông ngày anh đi” (K1) và “dòng sông bây giờ”
(K2). Nghĩa là dòng sông ngày xưa thơ mộng, hiền hoà bây giờ cũng thơ
mộng hiền hoà. Nhìn vào biến thể này ta thấy rõ ràng là K1 và K2 ở đây chỉ là
hai đối tượng được đem ra để so sánh có nghĩa là chúng tương ứng với K1 và
K2, mà K2 ở đây chỉ coi như là cái phông để so sánh.
(3)Anh quen tác phong giản dị như hồi ở chiến trường. (MLRTV-tr11)
(3) được hiểu là:
Hồi ở chiến trường anh có tác phong giản dị, bây giờ anh quen tác
phong giản dị đó.
25
Đối tượng so sánh là “anh hồi ở chiến trường” và “anh bây giờ”. Nghĩa
là “anh hồi ở chiến trường” và “anh bây giờ” vẫn có đặc trưng phẩm chất (P)
chung là “tác phong giản dị”. Thực ra chỉ có một nhân vật K1 được đề cập đến.
(4)Anh hiểu lịch sử đơn vị như hiểu tiểu sử của chính mình.(BCTS - tr28)
cũng chỉ có một đối tượng so sánh là K1 có chung một đặc trưng
hành động (P): “hiểu lịch sử”
Anh hiểu lịch sử đơn vị như anh hiểu tiểu sử của chính mình.
Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ tiền giả định cũng đãng vai trò rất
quan trọng.
Tiền giả định là bộ phận thông tin không được diễn đạt hiển ngôn trong
thông báo, không nằm trong thông báo chính thức vào lúc nói nhưng phải
được thừa nhận trước là chân thực để câu được sử dụng bình thường và mọi
người đều có thể rút ra một cách như nhau, không phụ thuộc vào ngữ cảnh.
Trong giao tiếp với những đặc trưng văn hoá của mỗi dân tộc thì phông
K2 có thể phải được giải thích với những tri thức văn hoá nền.
Ví dụ:
Dưới chợ tiếng mua bán vẫn ào ào như tiếng thác đæ và đèn đuốc vẫn
qua lại đan vào nhau sáng như sao sa. (TTNVN-tr75)
“Sao sa” là tri thức văn hoá về thiên nhiên, “sao sa” là hiện tượng loé
sáng thành một vết trông thấy trên nền trời ban đêm do những vật thể vũ trụ
bốc cháy hoặc nóng sáng lên khi bay vào khí quyển trái đất, làm ta tưởng như
có sao rơi.
Sau khi thay đổi thông số so s¸nh thì phép so s¸nh còn cho phép nhận
được hai biến thể. Sự giống nhau theo thông số “mức độ của đặc trưng” thông
qua sự cân đối của đối tượng giao tiếp. Do đó dẫn đến sự hiện diện của một
biến thể khác.
26
4.1.3.Môhình 3
Đối tượng so sánh : K1 và K2
Thông số so sánh : Mức độ đặc trưng (P1,P2)
Kết quả so sánh : Giống nhau
Khi phản ánh mức độ đặc trưng người ta thường dùng rất, quá, lắm.
P1 thường đồng nghĩa với P2 về cả đặc trưng và mức độ.
Ví dụ:
Hắn rất tôn trọng cuộc sống của hắn cũng như người ta tôn trọng
K1 P1 K2 P2 nguyên tắc làm việc của họ.
4.1.4.Môhình 4
Đối tượng so sánh : K1 và K2(f)
Thụng số so sánh : Mức độ đặc trưng (P1,P2)
Kết quả so sánh : Giống nhau
mô hình này K1 là đối tượng, K2 là phông (K2f). K2f được làm nền
cho việc so sánh nhưng đối tượng được miêu tả mang thông tin mới là K1 chứ
không phải K2f. Đốitượng được so sánh thường là cái trừu tượng ít có tính cụ
thể, đối tượng so sánh là cái cụ thể dễ hình dung. Nhiệm vụ so sánh trong
trường hợp này thường là làm rõ cái đã biết, cái có thể hình dung được.
Ví dụ:
A Phủ khoẻ chạy nhanh như ngựa ( VCAP, tr 49)
K1 P K2
Như vậy, phép so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa tương đồng là phép so sánh
mà kết quả là xác định được sự giống nhau của các đối tượng được so sánh
theo một thông số so sánh nhất định tại thời điểm phát ngôn. Kết quả phân
tích phép so sánh tĩnh đã đưa ra bốn biến thể của ý nghĩa so sánh. Thông qua
27
việc so sánh các đặc trưng và thông qua những thành tố được tổ hợp một cách
cân đối, từ đó rút ra được đặc trưng phẩm chất của cả hai đối tượng và cuối
cùng là so sánh giữa hai đối tượng để có được kết quả. Bốn mô hình trên nêu
ra sự giống nhau dựa trên thông số so sánh (P) với những đối tượng được so
sánh (K).
Trong phép so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa tương đồng, ngoài việc sử
dụng các từ so sánh như: như, giống, tựa, bằng, giống như, tựa như, hệt như,...
còn sử dụng từ “là”, các đại từ “gì”, “nào”, các phụ từ “không”, “chẳng”
4.1.5. Từ“như” và từ “là” đều mang ý nghĩa khẳng định nhưng khi dùng
từ “là” thì làm cho giọng văn sắc thái khẳng định cao hơn
Ví dụ:
Ruộng rẫy là chiến trường. Cuốc cày là vũ khí. (TT – tr350)
Đọc ví dụ này thì không có người nào hiểu nhầm rằng Bác định nói có
cuộc chiến đấu vũ trang ở đồng ruộng, mà ở đây ai cũng hiểu rằng Bác nói về
cuộc đấu tranh trong lao động sản xuất. ở đây cũng có thể thay bằng từ “như”:
“Ruộng rẫy như chiến trường. Cuốc cày như vũ khí”. Về hình thức thì có vẻ
như hợp lý với cấu trúc so sánh hơn, nhưng rõ ràng ý nghĩa câu nói bị giảm đi
nhiều.
Một ví dụ khác: “Giao thông là mạch máu của mọi việc” (TT – tr263)
chứ không nói “giao thông như mạch máu của mọi việc”
Phân tích như trên không có nghĩa là trong tất cả mọi trường hợp đều
có thể dùng từ “là” thay thế cho từ “như”
4.1.6. Dùng các đại từ gì, nào: khác gì, hơn gì, khác nào,.... có ý nghĩa là
giống nhau
Ví dụ:
Lúa non phủ lên các cánh đồng khác nào những tấm thảm xanh rộng
mênh mông hứa hẹn năm nay sẽ no ấm được mùa. (TT – tr395)
28
Lúa non phủ lên các cánh đồng giống như những tấm thảm xanh
rộng mênh mông hứa hẹn năm nay sẽ no ấm được mùa.
4.1.7. Dùng các phụ từ “không”, “chẳng”: không khác, không khác gì,
chẳng khác, chẳng khác gì....... có ý nghĩa biểu thị sự tương tự, giống
nhau.
Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối. (TT –
tr226) = Làm mà không có lý luận thì như/giống như đi mò trong đêm
tối Các mẹ chẳng khác gì các “nữ thần hộ mệnh” đã bảo vệ cho các
như
giống như
chiến sĩ hoạt động bí mật
4.2. Mô hình so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa khác biệt
4.2.1.Môhình 1
Đối tượng so sánh : K1, K2
Thông số so sánh : Đặc trưng P1, P2
Kết quả so sánh : Khác nhau
Ví dụ:
Một người thì đầy túi còn người kia thì không có một xu (TNCL-9TGN, tr41)
Trong những câu ghép có kết từ quan hệ so sánh, phát ngôn trên có đặc trưng
tương tự như câu ghép có kết từ mang ý nghĩa đốilập. Nhiều khi thành
phần K1-P1 có nội dung đối lập nhau.
ví dụ trên chúng ta có thể thay thế liên từ đối chiếu “còn” bằng liên
từ đối lập “nhưng”.
Một người thì đầy túi còn người kia thì không có một xu
Một người thì đầy túi nhưng người kia thì không có một xu
Tính chất đốichiếu đối lập có thể gặp trong các văn bản giao tiếp. Sự
đối lập giữa P1 và P2 có thể được biểu hiện bằng từ phủ định “không”
29
(1)Những ngư phủ đã mệt bã nhưng họ vẫn không bỏ cá, giặt lưới, rửa
thuyền (MĐTY – tr71)
(2)Là một chính trị viên tiểu đoàn từ đầu kháng chiến chống Pháp, Thái
Văn năm nay đã ngoài bốnmươi, tóc đã có chen sợi bạc nhưng trông dáng vẻ
bề ngoài và đôi mắt không có vẻ già (DCNL – tr86)
Việc sử dụng phép đối chiếu đối lập có thể được biểu thị bằng những
đơn vị từ vựng trái nghĩa.
Ví dụ:
 Những ngư phủ đã mệt bã nhưng họ vẫn hối hả nhặt cá, giặt
lưới, rửa thuyền (MĐTY – tr71)
 Là một chính trị viên tiểu đoàn từ đầu kháng chiến chống Pháp,
Thái Văn năm nay đã ngoài bốn mươi, tóc đã có chen sợi bạc nhưng trông dáng
vẻ bề ngoài và đôi mắt vẫn còn trẻ (DCNL – tr86)
4.2.2.Môhình 2
Đối tượng so sánh : K1, K2f
Thông số so sánh : Đặc trưng P1
Kết quả so sánh : Khác nhau
Việc giảm bớt mức độ giới hạn giao tiếp của một trong những thành tố
được tổ hợp để so sánh. K1 là đối tượng, K2 là nền (phông)
Ví dụ:
Hàn ít nổi nóng như Tiếu. (ĐMB – tr43)
K1 P1 K2(f)
Trưởng ban tổ chức tỉnh uỷ cũng trạc tuổi như Thành có vẻ bệ vệ hơn
K1
nhưng lại không linh hoạt và sắc sảo như Thành. (KTCB – tr118)
P1 K2(f)
Trong nhiều trường hợp K2(f) được sử dụng như một đơn vị lớn hơn
từ.
30
Ví dụ:
Tinh thần yêu nước của giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản khác
hẳn với nhân dân lao động. (LKGCHCT – T1 – tr13)
K2(f)
4.2.3.Môhình 3
Đối tượng so sánh : K1, K2
Thông số so sánh : Mức độ đặc trưng P1, P2
Kết quả so sánh : Khác nhau
Những phát ngôn như mô hình trên thể hiện tính chất đối lập giữa K1
và K2. Nhưng tính chất đối lập không gay gắt, vì thế trong những trường hợp
này có thể coi như sự khác biệt với những mức độ nhất định.
Ví dụ:
Những tàu non vàng bóng như phát sáng còn những tàu già thì xanh
K1 P1 K2
đặc mà vẫn bóng bẩy. (BCTS – tr181)
P2
Mức độ đặc trưng của K1 được thể hiện bằng từ “bóng” (vàng bóng)
còn mức độ đặc trưng của K2 được thể hiện bằng từ “đặc”(xanh đặc)
Trong giao tiếp phẩm chất đặc trưng thường được biểu thị bằng các
tính từ hay động từ trạng thái mức độ có thể được phản ánh bằng những tổ
hợp kiểu như: “đã thấm gì so với”, “đã thấm vào đâu”
Ví dụ:
Những học sinh giỏi ở nông thôn đã thấm gì so với học sinh ở Hà Nội.
4.2.4.Môhình 4
Đối tượng so sánh : K1, K2(f)
Thông số so sánh : Mức độ đặc trưng P1
31
Kết quả so sánh : Khác nhau
Trong những trường hợp này, sự so sánh thường là so sánh hơn kém.
Ví dụ:
Cái chết ngày nay có nghĩa hơn so với cái chết trước kia nhiều lắm.
K1 P1 K2(f)
(HĐ - tr87)
Trẻ em bây giờ tinh hơn ta nhiều. (TNCL – tr198)
K1P1K2(f)
Mức độ đặc trưng được thể hiện qua các từ: lắm, nhiều, rất....
Khi đối tượng được đồng nhất nghĩa là K1 và K2 cùng một đối tượng
thì sự so sánh có thể chỉ mức độ đặc trưng so sánh theo thời gian như: ngày
này, trước kia, bây giờ, giờ đây, xưa kia....
Ví dụ:
Giờ đây tôi nằm trên giường nệm nhưng xưa kia có bao tháng ngày
ròng rã tôi không hề được đặt lưng nằm ngủ trên mặt phẳng, dù chỉ là mặt đất.
(GMGBBY – tr41)
Khi hai đối tượng được so sánh thì phẩm chất đặc trưng được so sánh
có thể không thể hiện một cách đầy đủ mà như một phẩm chất đặc trưng có
tính chất chung chung như:
Dọc hai bên bờ là cả một rừng người với đủ màu sắc, bông hoa sặc sỡ
của các loại quần áo, khăn nón......trông chẳng khác một rừng hoa là mấy.
(BCTS – tr106)
Trong phép so sánh biểu thị ý nghĩa khác biệt không chỉ dựa vào những
từ “khác”, “khác nhau” để so sánh mà trong giao tiếp còn phải hiểu nghĩa của
các phát ngôn đó. Các phát ngôn mang ý nghĩa khác nhau còn sử dụng:
32
4.2.5. Dùng cách so sánh hai sự vật có thuộc tính đối lập nhau bằng cấu
trúc “nếu ..... thì”
So sánh cách này cốtđể nêu bật sự khác biệt của các sự vật, cấu trúc
này hoàn toàn không biểu thị quan hệ kéo theo.
Ví dụ:
Nếu Liên nói “không” thì Bật nói “có”. (TĐTVV– tr10)
K1 P1 K2 P2
-Nếu người chồng có vẻ già hơn một chút, luộm thuộm hơn một chút
K1 P1
thì người vợ lại như béo ra, đẹp ra, gò má ửng dưới ánh đèn. (HĐXHN -tr71
K2 P2
4.2.6.Dùng cấutrúc câu để so sánh
Trong những câu ghép có kết từ quan hệ so sánh có đặc trưng tương tự
như câu ghép có kết từ mang ý nghĩa đối lập.
Ví dụ:
Tôi thích sự yên tĩnh lắng đọng trong thế giới trừu tượng từ người, vật,
K1 P1
phong cảnh của các phòng tranh nghệ thuật còn Thu thích nằm một
mình
K2 P2
nghe nhạc. (TNCL – tr143)
Thành phần K1 – P1 có nội dung đối lập với K2 – P2 được phân biệt
bởi liên từ đốichiếu “còn”
*.Dùng liên từ đối lập “nhưng”
Có thể thay thế bằng liên từ đốilập “nhưng”
Ví dụ:
Người trong làng đang nhốn nháo, nhưng dòng sông vẫn yên tĩnh,
33
K1 P1 K2 P2
những giải lục bình vẫn theo connước trôi xuôi. (DSTA – tr86)
K2 P2
4.2.7.Dùng cáctừ phủ định “không”, “chẳng”kết hợp với “giống” thì câu
lại có ý nghĩa biểu thị sự khác nhau.
Ví dụ:
Nhã nghĩ lan man đến sự giàu, nghèo, mỗi nơi lộ ra một cách thức và
những nỗi khổ của con người lại chẳng ai giống ai. (KTGB – tr102)
Ȁ ᜀĀ ᜀ Ā ᜀ
hã nghĩ lan man đến sự giàu, nghèo, mỗi nơi lộ ra một cáchthức và những nỗi
khổ của con người lại khác nhau.
Nhà của Trầm cũng như bao nhiêu nhà sàn khác ở làng, tất nhiên không
có nhà nào giống nhà nào. (DSTA – tr73)
= Nhà của Trầm cũng như bao nhiêu nhà sàn khác ở làng, tất nhiên mỗi
nhà khác nhau.
Trên đây là những phương tiện mà so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa khác
biệt thường sử dụng. Nhờ những phương tiện này mà người đọc dễ hình dung
được ý nghĩa so sánh, biểu thị ý tưởng rõ ràng, cụ thể, sinh động.
4.2.8. Các từ so sánh hơn, kém, nhất cũng mang ý nghĩa so sánh tĩnh biểu
thị sự khác nhau.
a.Sosánh bậc hơn
Ví dụ:
Cái ô tô này đắt hơn cái ô tô kia (TVTH– tr105)
YTĐSS YTĐTSS YTQHSS YTSS
Cái ô tô này đắt hơn cái ô tô kia
34
-YTĐSS:yếu tố cần đưa ra để so sánh xét về tương quan với chuẩn có
thể là yếu tố được hay bị so sánh (YTĐSS/YTBSS)
-YTĐTSS (yếu tố đặc trưng so sánh): yếu tố nêu rõ thuộc tính hay hành
động của sự vật được nêu lên trong yếu tố được so sánh
-YTQHSS (yếu tố quan hệ so sánh): yếu tố được thể hiện mối quan hệ
trong so sánh
-YTSS (yếu tố so sánh): yếu tố dùng để so sánh được coilà chẩn, xác
định mức độ hơn, kém, giống, khác của yếu tố cần so sánh
Vậy ta có mô hình:
DT + TT + hơn + DT
* Trong nhiều trường hợp các thành tố cấu trúc có thể được đơn giản
hoá YTSS
Ví dụ:
Trường hợp ông Diệp xem ra giản dị hơn (NDNL – tr519)
YTĐSS/BSS YTĐTSS YTQH YTSS
Ông Diệp giản di hơn không có
Trong nhiều trường hợp các thành tố cấu trúc có thể được phức tạp
hoá hơn.
Ví dụ:
Người nữ chủ tịch chưa đến bốn mươi tuổi, nhưng trông còn trẻ hơn rất
nhiều so với tuổi chị (MMH – tr14)
Yếu tố quan hệ ở đây không cònlà một từ “hơn”nữa mà là một cụm từ:
“hơn rất nhiều so với”
** Hành động cũng có thể được đối chiếu
Ví dụ:
35
Lê dương, pháo thủ, lính thuỷ, tây trắng, tây đen tất cả đều uống nhiều
hơn ăn (CBĐĐ - tr76)
Trường hợp này ta có mô hình:
CN + VN (ĐT + nhiều hơn + ĐT)
* *Cấu trúc so sánh hơn còn đi với từ so sánh: hơn hẳn, hơn cả
Ví dụ:
Về mặt tỉ mỉ, kỹ lưỡng, ông nhàn hơn hẳn vợ (HĐT – tr29)
b.Sosánh bậc kém
So sánh bậc “kém” là cấu trúc thường được sử dụng để đối chiếu giữa
hai đối tượng hoặc một đối tượng trong quá trình vận động ở những thời điểm
khác nhau với những thông số biểu thị nhất định
Ví dụ:
Trước mặt Tư, người congái còn kém Tư hẳn một cái đầu (MS – tr31)
Dạng phủ định của cấu trúc này lại có ý nghĩa biểu thị sự tương tự,
giống nhau
Ví dụ:
Anh tiến bộ nhanh và vợ anh, một hình ảnh nữa của anh, cũng chẳng
kém anh (BCTS – tr91)
** So sánh bậckém còn được sử dụng với từ “ít....hơn”
Ví dụ:
Người phụ nữ này có lẽ ít hơn Nhã vài ba tuổi(KTGB – tr102)
**Sosánh bậc kém còn được dùng với từ “giảm”
Ví dụ:
36
Năm nay, sự phát triển ngành nông nghiệp Nga sẽ giảm so với năm
2001, do thời tiết không thuận và sự thay đổi tình hình trên thị trường thế giới
(Báo ND – tr4)
Vậy so sánh bậc thấp có các mô hình sau:
DT + kém + DT + hẳn + DT
DT + ít hơn + DT
DT + ĐT giảm so với + DT
c.So sánh bậc nhất
Trong so sánh bậc nhất, ban đầu chỉ có một tập hợp và sự so sánh xảy
ra trong nội bộ tập hợp này, sau đó một thành viên trội nhất hoặc kém nhất
được xác định và chuyển về một đầu thang độ, lúc này tập hợp đó dường như
được phân đôi giữa một bên là thành viên này, một bên là thành viên còn lại
So sánh bậc nhất gồm có:so sánh bậc thấp nhất và so sánh bậc cao
nhất ** So sánh bậcthấp nhất:
Căm dễ đâm ngọn từ trong lịch sử xa xưa, ở những vùng biên cương
vắng vẻ – nơi quyền năng của các chính quyền trung ương thường ít hiệu lực
nhất. (ĐBTHX – tr144)
** So sánh bậccao nhất
So sánh bậc cao nhất thường dùng các từ: nhất, hơn cả, hơn hết thảy,
hơn bao giờ hết đứng sau tính từ.
Ví dụ:
Việc đi lại từ thôn này sang thôn kia cứ bằng đôi chân là tiện hơn cả
(BCTS – tr159)
37
Cải đã nói một cách rất hùng biện để chứng minh rằng tiểu đoàn một
của anh phải chịu nhiều khó khăn nhất, thiệt thòi nhất so với hai tiểu đoàn
bạn. (ĐMB – tr59)
d.Sosánh không nhằm xácđịnh hơn kém: nếu...thì
Đây là loại so sánh để nêu bật thuộc tính nổi trội ở sự vật này so sánh
với thuộc tính nổi trội ở sự vật khác
Ví dụ:
Nếu người chồng có vẻ như già hơn một chút, luộm thuộm hơn một
chút thì người vợ như lại béo ra, đẹp ra, gò má ửng hồng dưới ánh
đèn(HĐXHN – tr71)
Đây không phải là phép kéo theo vì thuộc tính của sự vật này không
dẫn đến sự biến đổi sự vật khác.
Tiểu kết
Với tính chất là một hệ thống, một so sánh đạt được hiệu quả cao nhờ
phẩm chất của mỗi yếu tố và của mạng lưới quan hệ giữa các yếu tố. Do đó,
giá trị của mỗi yếu tố cũng như giá trị của mỗi cấu trúc cũng phải được xác
định trong hệ thống. Nội dung biện pháp so sánh hết sức phong phú và đạt
hiệu quả cao trong giao tiếp. Chính vì thế mà không ít các nhà văn, nhà thơ sử
dụng biện pháp này để mang lại những giá trị nghệ thuật cao trong việc diễn
đạt nội dung.
So sánh là một hình thức diễn đạt nhằm giúp người đọc, người nghe dễ
hình dung, dễ hiểu được điều mình nói, mình viết. Tương quan trong so sánh
được thể hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ. Các phương tiện đó được thể
hiện ở một dạng cụ thể , sự vật được hay bị đem ra so sánh.
38
So sánh tĩnh trong tiếng Việt rất đa dạng, mỗi so sánh có một nét riêng.
So sánh giúp cho sự diễn đạt ý tưởng được mạch lạc, dễ hiểu, giúp giao tiếp
tiếng Việt đạt hiệu quả cao. Mỗi lần thay đổi đối tượng được so sánh hiện ra
dưới một cái nhìn mới. Có thể nói mỗi lần so sánh là một lần phát hiện thêm
thuộc tính của đối tượng.
39
Chương 2 Các phát ngôn so sánh động
Nếu phép so sánh tĩnh là xác định được sự giống nhau hoặc khác nhau
của các thông số tại thời điểm nêu ra so sánh thì trong phép so sánh động hai
đối tượng được so sánh với nhau theo thông số không có số lượng xác định
chính xác hoặc sự biến đổi của một đối tượng. Về kết quả, phép so sánh động
cho phép xác định sự tương ứng của các cặp được so sánh. Các cặp so sánh
này nằm trong trạng thái vận động.
Khái niệm và đặc trưng về ý nghĩa so sánh động
Khái niệm về ý nghĩa so sánh động
Xét ví dụ:
Thấy uy tín của ông trong đồng nghiệp và học sinh ngày càng cao, hắn
ngày càng căm tức ông hơn. (MMH – tr69)
K1: uy tín của ông trong đồng nghiệp và học sinh
K2: hắn
P1: cao
P2: căm tức
Hai đối tượng được so sánh với nhau theo mức độ đặc trưng không
được xác định một cách rõ ràng. ở ví dụ trên mức độ đặc trưng của K1 tăng
lên thì mức độ đặc trưng của K2 cũng tăng lên. Đặc trưng của K1 và K2 được
đặt trong trạng thái động. Kết quả so sánh mức độ đặc trưng của K1 và K2 có
sự tương ứng.
-Anh nghĩ sự hiểu biết càng cao bao nhiêu thì cái chất cách mạng càng
ít đi? (KTGB – tr55)
K1: sự hiểu biết
K2: cái chất cách mạng
P1: càng cao
P2: càng ít
40
Đối tượng được so sánh ở (2) là K1 và K2. Mức độ đặc trưng của K1
tăng lên, mức độ đặc trưng của K2 giảm xuống. Do đó, kết quả so sánh giữa
K1 và K2 không có sự tương ứng của một số đặc trưng được phản ánh trong
trạng thái động.
(3) Càng ngày Hậu càng trẻ đẹp thêm ra (NTV – tr22)
K1 P
Con đường làng trở nên ồn ào (CS – tr3)
K1 P
Mức độ của K1 được tăng lên theo thời gian. Như vậy, trạng thái của
K1 không đứng yên một chỗ mà luôn luôn biến đổi.
Qua phân tích một vài ví dụ trên, ta có khái niệm về so sánh động như sau:
So sánh động là trạng thái hai đối tượng được so sánh với nhau theo
một thông số không có số lượng xác định với một vài yếu tố có tính chất
trung gian về phương diện thời gian. Kết quả của so sánh là tương ứng
hoặc không tương ứng của một số đặc trưng được phản ánh trong trạng
thái động, hoặc trạng thái của một đối tượng không đứng yên một chỗ. sự
biến đổi tính chất của một đối tượng theo thời gian. ý nghĩa được phản ánh
thông qua so sánh động như là kết quả của một vài “lát cắt” tại thời điểm
đối chiếu các đặc trưng của chúng.
1.2. Đặc trưng của so sánh động
nghĩa so sánh động có những nét khu biệt riêng. Nếu sự phát triển đặc
trưng của một trong những thành tố so sánh không chỉ ra thì không thể nói
đến phép so sánh động. So sánh động được đặc trưng ở chỗ: nó bao hàm
không phải một hành động được so sánh mà là một vài hành động (ít nhất
cũng phải là hai hành động) được biến đổi theo thời gian, nghĩa là các đặc
trưng giữa chúng được so sánh trong sự phát triển. Như vậy, đó chính là phép
so sánh động .
41
Ví dụ:
Ngước lên tượng Bác, dường như ai cũng thấy Người hiền từ nhìn
khắp lượt con cháu, nhìn khắp nhân gian và hài lòng thấy dân ta ngày càng
ấm no, hạnh phúc,nước ta ngày càng đổi mới và pháttriển. (Báo ND – tr7)
Từ chiến tranh đặc biệt chuyển sang chiến tranh cục bộ, Mỹ càng
thua đau, quân dân miền Nam càng thắng lớn. (VMN – tr5)
Các cặp từ: “ngàycàng...ngàycàng”, “càng...càng” biểu thị đặc trưng
của đối tượng được biến đổi theo thời gian.
Kết quả của phép so sánh động không chỉ có hành động được so sánh
mà còn có những đặc trưng của các thành tố so sánh cũng được hình thành.
Như vậy, đặc trưng được thay đổi theo hướng hoặc là tăng lên hoặc là giảm
xuống. Sự thay đổi mức độ là thông số so sánh động. Chính vì thế chỉ những
đặc trưng có khả năng biến đổi động mới có thể bao hàm một cách tự nhiên
trong phép so sánh này.
Đã làm thì thế nào cũng có sai, làm càng sai nhiều thì khả năng sai
phạm càng nhiều. (Báo LĐ - tr6, 20/2/2002)
Đặc trưng hành động ở ví dụ trên được thay đổi theo hướng tăng lên. -
Nhưng nắng càng bớt rực rỡ bao nhiêu thì Hậu càng buồn rầu bấy
K1 P1 K2 P2 nhiêu. (NTV – tr25)
P1 chỉ mức độ đặc trưng của hiện tượng thiên nhiên còn P2 chỉ mức độ
tâm trạng của con người. Mức độ đặc trưng của đối tượng K1 giảm xuống kéo
theo mức độ đặc trưng của K2 cũng giảm xuống. Vậy đặc trưng của hai đối
42
tượng trên thay đổi theo hướng giảm xuống được thể hiện ở các từ: “bớt”,
“buồn rầu”
1.2.1. So sánhđộng có những thông số biểu thị sự giống nhau
Từ việc phân tích ý nghĩa so sánh động cho thấy kêt quả của phép so
sánh này co thể là giống nhau có thể là khác nhau. Các thông số so sánh ở đây
được biểu hiện ở đặc trưng, mức độ đặc trưng tăng hay giảm.
a.Cả đặctrưng K1 và đặctrưng K2 đều tăng
Ví dụ:
Kẻ thù càng lồng lộn, niềm kiêu hãnh trong lòng anh càng thêm rõ rệt
(MS – tr123)
K1: kẻ thù
K2: niềm kiêu hãnh trong lòng anh
P1: càng lồng lộn
P2: càng thêm rõ rệt
Ta có thể mô hình hoá câu trên như sau:
K1P1 K2P2
b.Cả đặctrưng K1 lẫn K2 đều giảm
Ví dụ:
Trưa rồi chiều, người ông càng mệt, đầu óc càng nhức nhói (CBĐĐ -
tr 323) K1: Người
K2: Đầu óc
P1: Càng mệt
P2: Càng nhức nhói
1.2.2.So sánhđộng có những thông số biểu thị sự khác nhau
Đặc trưng K1 thay đổi(tăng lên hoặc giảm đi) còn đăc trưng K2
không thay đổi.
Đặc trưng K1 không thay đổi cònđặc trưng K2 giảm đi
43
Đặc trưng K1 tăng lên còn đặc trưng K2 giảm đi
Đặc trưng K1 giảm đi còn đặc trưng K2 tăng lên
1.2.3. Khả năng biểu thị đặc trưng tăng hay giảm của phép so sánh động
Về khả năng biểu thị đặc trưng tăng hay giảm của phép so sánh động là
một vấn đề rất đáng quan tâm. Đây là một đặc trưng đặc biệt biểu thị ý nghĩa
so sánh động. Các phương tiện biểu thị đặc trưng giảm thiểu trong tiếng Việt
được đặt vào vị trí hết sức riêng biệt. Vì vậy, cần phải khảo sát đơn vị này về
phương diện đặc trưng của nó. Cần phải nói rằng đặc trưng giảm thiểu có thể
mang ý nghĩa nhờ vào các động từ kiểu như trở nên, trở thành kết hợp với các
từ: “ít ... hơn”, “ đỡ...hơn”, “đi”.
Ví dụ:
Từ khi nhập hai tổ làm một, họ trở nên ít có ý thức hơn. (TNCL – tr225)
Có tiếng nói chững chạc của Thịnh, côngviệc trở nên đỡ phức tạp
hơn. (ĐMB – tr75)
Bên cạnh đặc trưng giảm thiểu còn có đặc trưng tăng trưởng. Đặc trưng
tăng trưởng này cũng có những khả năng biểu thị dựa trên các động từ: “trở
nên” kết hợp với các thành tố biểu thị sự tăng trưởng: hơn, ra
Ví dụ:
Gió trở nên rụt rè hơn, nồng nàn và bỡ ngỡ, gió mang theo mùi thơm
của lúa chín, mùi trái cây lẫn mùi khói bếp của những hàng xóm làng bên
sông. (ALTCB – tr131)
So sánh động gồmcó hai đối tượng
K1 thay đổi, K2 không thay đổi
Ví dụ:
(1).Chẳng bao lâu đã đến ngày nộp sính lễ, bà mẹ ngày càng gầy đi vì
lo lắng còn thằng convẫn ngàyngày đi chăn dê chẳng tỏ ý lo lắng gì cả. (SD)
K1: Bà mẹ
44
K2: Thằng con
P1: ngày càng gầy đi vì lo lắng
P2: Vẫn ngày ngày đi chăn dê chẳng tỏ ý lo lắng gì cả
Trong ví dụ trên, đặc trưng K1 và K2 khác nhau. Đặc trưng của K1
thay đổicòn đặc trưng của K2 không thay đổi. Sở dĩ K1 thay đổi là nhờ vào tổ
hợp “ngày càng” và từ “di”. Tổ hợp “ngày càng” biểu thị mức độ tăng theo
thời gian còn từ “đi” biểu thị kết quả một quá trình giảm (gầy đi). Còn K2
không thay đổi là do từ “vẫn”, “ngày ngày” chi phối. Từ “vẫn” biểu thị sự tiếp
tục tiếp diễn như trước chứ không có gì thay đổi vào thời điểm nói đến một
hành động, một trạng thái, tính chất nào đó. Từ “ngày ngày” chỉ ngày này
sang ngày khác ngày nào cũng thế tức là nói về hành động lặp đi lặp lại theo
thời gian. Ngoài ra liên từ “còn” thể hiện sự đối lập giữa hai đối tượng. Nhờ
từ “còn” mà ta biết được K1 và K2 có sự khác biệt. Vậy mô hình là:
K1P1[T]
, K2P2[0]
K1 có thể thay đổi theo hướng hoặc tăng lên hoặc giảm xuống
K1 thay đổi theo hướng tăng lên , K2 không thay đổi
Ví dụ:
Chiến tranh càng lúc càng tàn phá Châu Âu bao nhiêu thì bên á - Đông
rõ ràng là bên Đông Dương này vẫn dễ làm ăn. (CBĐĐ - tr187)
Đối tượng K1 không phải là „chiến tranh” mà “Châu Âu” mới là K1.
Do đó câu trên ta có thể cấu trúc lại:
Bên Châu Âu chiến tranh càng tàn phá bao nhiêu thì bên á - Đông rõ
ràng là bên Đông Dương vẫn dễ làm ăn.
K1: Bên Châu Âu
45
K2: Bên Đông Dương
P1: Chiến tranh càng tàn phá
P2: Vẫn dễ làm ăn
Đặc trưng của K1 thay đổitheo hướng tăng lên được biểu thị qua từ
“càng”. Còn đặc trưng của K2 không thay đổido từ “vẫn” chi phối.
Vậy mô hình là:
K1P1[T]
, K2P2[0]
K1 thay đổi theo hướng giảm xuống, K2 không thay đổi
Ví dụ:

ngoài trời đỡ nắng hơn, còn trong hang vẫn lạnh (TĐTVV –
tr172) K1: Ngoài trời

K2: Trong hang

P1: đỡ nắng

P2: vẫn lạnh
“Đỡ” biểu thị ý nghĩa giảm xuống, “vẫn” biểu thị ý nghĩa không thay
đổi, vậy mô hình là:
K1P1[T]
, K2P2[0]
2.2. K1 không thay đổi, K2 thay đổi
Đôi mắt chú bé vẫn đăm đăm nhìn đống lửa cònnét mặt trở nên
trang nghiêm (CDNHX – tr13)
K1: Đôimắt chú bé
K2: Nét mặt
P1: Vẫn đăm đăm nhìn đống lửa
P2: Càng trở nên trang nghiêm
46
ví dụ 2 “vẫn đăm đăm nhìn đống lửa” có nghĩa là cái nhìn có sự tập
trung chú ý hay suy nghĩ rất cao, hướng về đống lửa, cái nhìn biểu thị sự tiếp
tục như trước. Do vậy đặc trưng K1 không thay đổi.
“Nét mặt càng trở nên trang nghiêm”, “càng” biểu thị mức độ tăng của
đối tượng. “Trở nên” chỉ đặc trưng phẩm chất, hành động, chuyển sang trạng
thái khác. Như vậy đặc trưng K2 thay đổi.
Vậy mô hình là:
K1P1[0]
, K2P2[T]
K1 không thay đổi, K2 thay đổi theo hướng hoặc tăng lên hoặc giảm xuống
K1 không thay đổi, K2 thay đổi theo hướng tăng lên
Ví dụ:
Ngoài trời nắng vẫn chói chang, còntrong hang đã mát hơn (TĐTVV –
tr72) K1: trời
K2: hang
P1: nắng vẫn chói chang
P2: đã mát hơn
K1 do từ “vẫn” chi phốinên đặc trưng của K1 không thay đổi, còn K2
do từ “hơn” xuất hiện nên K2 thay đổi
Vậy mô hình là:
K1P1[0]
, K2P2[T]

K1 không thay đổi, K2 bị thay đổi theo hướng giảm xuống
Ví dụ:
Chúng tôi vẫn trẻ, còncha mẹ chúng tôi thì già đi, gầy guộc đi vì buồn
nhớ (DSBC – tr118)
K1: chúng tôi
47
K2: cha mẹ chúng tôi
P1: vẫn trẻ
P2: già đi, gầy guộc đi vì buồn nhớ
Vì có từ “vẫn” xuất hiện ở K1 nên K1 không thay đổi và ở K2 có từ “đi”
biểu thị ý nghĩa giảm thiểu nên K1 mang đặc trưng giảm xuống. Vậy mô hình là:
K1P1[0]
, K2P2[T]

2.3. K1 và K2 thay đổi, sự thay đổi mang đặc trưng cân xứng
Kết quả của mô hình này là khẳng định sự thay đổi mang đặc trưng cân
xứng. Sự hiện diện của tính cân xứng trong các đặc trưng được thay đổi chịu
sự chi phối lựa chọn các từ hoặc các tổ hợp từ.
Ví dụ:
Mặt trời càng lên cao, những khối núi, những bãi cát và tầng không
càng như bốc thành lửa, thành khói hết (KĐCRĐ -tr393)
K1: Mặt trời
K2: Những khối núi, những bãi cát và tầng không.
P1: Càng lên cao
P2: Càng như bốc thành lửa, thành khói
“Càng” đứng trước động từ để chỉ mức độ đặc trưng phẩm chất hành
động của đốitượng. Trong ví dụ này mức độ đặc trưng của K1 và mức độ đặc
trưng của K2 đều thay đổi.
K1P1[T]
, K2P2[T]
a. K1 và K2 tăng lên, sự thay đổi của chúng được nêu ra một cách
cân xứng
Ví dụ:
48
(1)- Thế của ta ngày càng vững, sức của ta ngày càng mạnh
(LKGTCHCT – tr7,T2)
K1: thế của ta
K2: sức của ta
P1: ngày càng vững
P2: ngày càng mạnh
Đặc trưng K1 tăng lên và đặc trưng K2 cũng tăng lên được thể hiện qua
từ “ngày càng”. “Ngày càng” là sự thay đổi đặc trưng được nêu ra một cách
cân xứng
(2)-Trọng ngồi dạy. Anh thấy mình khoẻ hơn lên, trở về với sự sống,
lòng anh càng tràn ngập tình yêu cuộc sống này (MMH – tr88)
Đặc trưng của K1 là “khoẻ” nhưng để chỉ mức độ tăng trưởng người ta
dùng từ “hơn lên”. Còn đặc trưng K2 cũng thay đổi theo hướng tăng lên được
biểu thị ở từ “càng”.
Từ đó có mô hình saui:
[K1P1], [K2P2]
Dạng so sánh theo kiểu mô hình này thường xuất hiện trong các văn
bản cũng như trong giao tiếp. Chính vì vậy, cần phải phân tích kỹ loại mô
hình này. Việc miêu tả khả năng biểu thị của ý nghĩa so sánh động cần phải
đưa ra một số ký hiệu với những thành tố sau:
P1, P2: đặc trưng phẩm chất, P1 và P2 là những động từ kiểu “yếu
đi”, giảm đi”
đ: có nghĩa là những thành tố nào đó cần thiết phải được biểu thị bằng
động từ mang nội dung nêu ra “tính động” của cả quá trình
P1đ, P2đ: đặc trưng được biểu thị bằng những từ biểu thị sự thay đổi.
Xp1, Xp2: những động từ kiểu “trở nên”, trở thành”, “tỏ ra”
49
Đặc trưng P1 và P2 có chỉ số không thống nhất với đối tượng K1 và
K2. Hai đặc trưng của K1 và K2 đều biểu thị sự tăng trưởng.
Sau đây là một số dạng mô hình:
Ví dụ:
(1)-Chín giờ tối, đường phố càng trở nên đông hơn và ánh điện trở nên
nồng nàn hơn (ĐBTHX – tr9)
K1: đường phố
K2: ánh điện
Xp1đ, Xp2đ: càng trở nên
P1: đông
P2: nồng nàn
Mô hình:
K1 càng Xp1đP1 hơn, K2 càng Xp1đP2hơn
(2)-Thấy uy tín của ông trong đồng nghiệp và học sinh ngày càng cao
hơn, hắn càng căm tức ông hơn (MMH – tr69)
K1: uy tín của ông trong đồng nghiệp và học sinh
K2: hắn
P1đ: ngày càng cao
P2đ: ngày càng căm tức
Mô hình:
K1 ngàycàng P1đ hơn, K2 ngàycàng P2đ hơn
(3)-Khác hẳn với concho càng lúc càng trở nên vui vẻ vô tư, người đàn
ông càng lúc càng trở nên bần thần (GDĐCC – tr166)
K1: conchó
K2: người đàn ông
50
Xpđ1, Xpđ2: càng lúc càng trở nên
P1: vui vẻ, vơt
P2: bần thần
Mô hình:
K1 càng lúc càng Xp1
(4)-Con cá mỗi ngày một hiếm hoi và con người mỗi ngày một tinh
khôn (GDĐCC – tr166)
K1: concá
K2: conngười
P1đ: mỗi ngày một hiếm hoi
P2đ: mỗi ngày một tinh khôi
Mô hình:
K1 mỗi ngày một P1đ và K2 mỗi ngày một P
b.K1 và K2 giảm xuống, sự thay đổi của chúng được nêu ra mộtcách
cân xứng.
Ví dụ:
Trưa rồi chiều, người đàn ông càng mệt thì đầu óc càng nhức nhối
(CBĐĐ – tr323)
K1: người đàn ông
K2:đầu óc
P1: càng mệt
P2: càng nhức nhối
“Càng mệt”, “càng nhức nhối” đều mang ý nghĩa giảm. Sự thay đổiđặc
trưngcủa K1 và K2 mang tính cân xứng
51
[K1P1] , [K2P2]
c.K1 tăng lên, K2 giảm xuống, sựthay đổi của chúng được nêu ra
một cách cân xứng
Ví dụ:
Con gái càng lớn thì các khoản chi dùng của ông cũng phải co hẹp lại
(NĐT – tr37)
K1: congái
K2: các khoản chi dùng của ông
P1: càng lớn
P2: càng phải co hẹp
“Càng lớn” chỉ sự thay đổi theo hướng tăng lên còn “càng phải co hẹp”
chỉ sự thay đổi theo chiều hướng giảm xuống. Từ đó có mô hình:
[K1P1] , [K2P2]
d.K1 giảm, K2 tăng lên, sự thay đổi của các đặctrưng xảy ra một
cách cân xứng
Ví dụ:
Về sau cuộc sống càng khổ sở cùng túng, càng phải chạy vạy bòn nhặt
từng đồng để uống rượu, lão La lại càng chăm chút các con, lại càng chiều ý
vợ (CBĐĐ - tr21)
K1: cuộc sống
K2: lão Lang
P1: càng khổ sở tù túng, càng phải chạy vạy bòn nhặt từng đồng để
uống rượu
P2: lại càng chăm chút các con, lại càng chiều ý vợ
52
Những từ “càng khổ sở”, “cùng túng”, “chạy vạy”, “bòn nhặt” mang ý
nghĩa giảm thiểu nên mức độ đặc trưng của K1 giảm xuống. Còn những từ:
“chăm chút”, “chiều” có ý nghĩa mang tính tích cực, điều đó có ý nghĩa rằng
mức độ đặc trưng của K1 tăng lên. Do vậy, có mô hình sau:
[K1P1] , [K2P2]
Vậy, sự thay đổi mang đặc trưng cân xứng của phép so sánh động được
thể hiện qua các cặp từ: “càng...càng”, “ngày càng....ngày càng”
Dạng phát ngôn này biểu thị so sánh động mà kết quả là khẳng định sự
thay đổi mang đặc trưng cân xứng. Sự hiện diện của tính cân xứng trong các
đặc trưng được thay đổi chịu sự chi phối bởi các liên từ. Trong 4 dạng mô
hình nói trên thì dạng K1 và K2 tăng lên, sự thay đổi của chúng được nêu ra
một cách cân xứng thường xuất hiện nhiều trong các văn bản cũng như trong
giao tiếp. Tuy nhiên, sự thay đổi đó có thể xảy ra theo khuynh hướng ngược
nhau có nghĩa là đặc trưng K1 tăng, đặc trưng K2 giảm hoặc là đặc trưng K1
giảm, đặc trưng K2 tăng.
Tóm lại:
Nói đến đặc trưng có liên quan đến phương diện “động” của phép so
sánh thì chúng được nêu ra bằng sự mã hoá bởi các từ hoặc các tổ hợp từ.
Việc sử dụng những động từ chỉ sự thay đổi biểu thị sự tăng/giảm với sự hỗ
trợ của những động từ như: “trở nên”, “trở thành” kết hợp với những từ kiểu:
“lên”, “xuống”, “đi”, “ra” được sử dụng như những kiểu đơn vị chuyên dùng
so sánh hơn – kém.
Ví dụ:
53
Đứng ở đây hồn như thoát khỏi cái biển huyên náo của bao nhiêu phiền
luỵ, vượt qua tất cả những phàm tục, tầm thường và trở nên cao khiết, trang
nhã thêm lên. (MMH – tr57)
Đặc trưng có khả năng chuyển đổi của hệ thống ngôn ngữ làm cho
tình hình phức tạp hơn đối với việc biểu thị ý nghĩa so sánh động. Trong các
loại mô hình trên đôi khi có sự hạn chế về các phương thức biểu thị sự giảm
thiểu của câu. Do đó, bản chất sự tăng trưởng luôn luôn được so sánh thành
cặp với đặc trưng giảm thiểu của phẩm chất đặc trưng. Khả năng này cũng
dẫn đến yêu cầu việc sử dụng các liên từ, nêu ra sự khác biệt mà không nêu ra
sự giống nhau, có nghĩa là liên từ thường dùng trong những cấu trúc này là:
còn, nhưng, mà.
Ví dụ:
(1)- Có điều qua một đêm và nửa ngày những lý lẽ của anh càng trở nên
chín chắn và sắc bén, còn mấy ý kiến của Doãn càng thành ra cộc lốc và vô
lý. (ML – tr136)
(2)- Cái đứa ấy ngày càng nham hiểm hơn nhưng người chân chính
cũng ngày càng thông minh hơn. (MMH – tr232)
Có nhiều trường hợp phẩm chất đặc trưng chuyển thành sự đối lập
của chính nó. Ví dụ: trong giao tiếp người Việt thường nói: “đẹp hơn” hiếm
khi nói “ít xấu hơn”, hay khi biểu thị “ít lười hơn” thì nói là “chăm chỉ hơn”.
Từ đó, có thể khẳng định rằng luôn luôn có sự gắn bó chặt chẽ giữa những
mặt đối lập được biểu thị bằng các từ mang ý nghĩa đối lập. Trong phép so
sánh động, nếu chỉ giải thích được những trường hợp có ý nghĩa đặc trưng
giảm thiểu và không vạch ra những trường hợp biểu thị phép tăng trưởng của
những đặc trưng đối lập thì những khả năng biểu thị sự thay đổi không thể
giải quyết một cách triệt để được.
54
đây không phải là việc xác định những thông số, số lượng hiện thực
trong quá trình hình thành những đặc trưng do kết quả của sự phát triển mà là
xác định phẩm chất đặc trưng đối lập của đối tượng.
Ví dụ:
Nó trở nên ít hư hơn (1)
Nó trở nên ngoan hơn (2)
Xét về cấu trúc ngữ pháp thì câu (1) không sai, nhưng khi đọc lên thì
không phù hợp với cách nói của người Việt. Trong trường hợp này người ta
thường nói theo ví dụ (2). Do vậy, ở đây “hư” đối lập với “ngoan”.
3. Phép so sánh động chỉ xảy ra ở trong một đối tượng
Trong phép so sánh động không phải bao giờ cũng cần có hai đối tượng
thì mới so sánh được mà đôi khi có những phép so sánh ở trong cùng một đối
tượng (K1). Bởi vì khi đối tượng K1 đi với động từ có tính chất biến đổi thì sẽ
kéo theo đối tượng K1 thay đổi. Như vậy K1 không đứng yên một chỗ mà
luôn luôn ở vị trí, trạng thái, tính chất thay đổi theo thời gian.
Phép so sánh động chỉ xảy ra ở một đối tượng được xem xét ở chính
bản thân đối tượng đó có sự biến đổi theo thời gian. Sự biến đổi này là do
động từ chi phối dẫn đến sự thay đổi của chính đối tượng đó. Yếu tố phụ sau
động từ phản ánh kết quả của sự biến đổi.
Những động từ thường biểu thị sự biến đổi như: “trở nên”, “trở
thành”, “biến thành”...
3.1. Trở nên, trở thành, biến thành... có chủ ngữ là những danh từ, cụm
danh từ chỉ đối tượng được biến đổi
3.1.1. Chủ ngữ biển đổi là người
Ví dụ:
55
Xuống đồng bằng, những dòng sông màu hồng êm đềm chảy,
những cánh buồm ngái ngủ trôi lờ đờ khiến Ngân trở nên mơ màng.(NBBL –
tr70) K1
Chủ ngữ động từ “trở nên” là một danh từ chỉ người. Câu trên chỉ có
một đối tượng (K1) , K1 ở đây được biến đổi. “Ngân” đang ở trong trạng thái
bình thường nhưng do điều kiện khách quan tác động mà “Ngân” đã chuyển
đổi sang trạng thái khác. Vì những dòng sông màu hồng êm đềm chảy, những
cánh buồm ngái ngủ trôi lờ đờ đã khiến cho Ngân trở nên mơ màng.
(2)Lâu nay Luyến đã trở nên một kẻ luôn suy xét tình thế và tìm cách
ứng xử khôn ngoan kín cạnh nhất (NĐT – tr127)
Trong ví dụ trên, chỉ có một đối tượng K1 được nói đến nhưng vẫn có
hàm ý so sánh. Luyến sẽ được đặt vào trong hai thời điểm để so sánh. Trước
kia Luyến là một người không suy xét tình thế, cách ứng xử khôn ngoan, kín
đáo nhất. Đó là nhờ động từ “trở nên” cho biết được đối tượng có sự thay đổi.
3.1.2. Chủ ngữ có thể là hiện tượng thiên nhiên được biến đổi
Gió trở nên rụt rè hơn, nồng nàn hơn và bỡ ngỡ gió mang theo mùi
thơm của lúa chín, mùi trái cây lẫn mùi khói bếp của những hàng xóm làng
bên cửa sông (ALTCS – tr131)
Chủ ngữ là hiện tượng thiên nhiên được biến đổi, đó là gió.
3.1.3. Chủ ngữ có thể là sự vật cụ thể
Ví dụ:
(1)-Dòng sông trở nên thênh thang là lạ, nhìn ra giữa dòng chỉ thấy
bóng những con sóng ngờm ngợp, đè nhau nhảy chồm chồm (NDNL – tr297)
Chủ ngữ của động từ biến đổi ở đây là “dòng sông” (K1). Nhờ động từ
“trở nên” mà ý nghĩa của câu vẫn có sự so sánh. Do đó, K1 ở đây không cần
đối tượng khác để so sánh.
56
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM

Contenu connexe

Similaire à Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM

(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt namBui Tuan ANh
 
Powerpoint2010 120222090522-phpapp02
Powerpoint2010 120222090522-phpapp02Powerpoint2010 120222090522-phpapp02
Powerpoint2010 120222090522-phpapp02trunghau1989
 
English Grammar for beginners.pdf
English Grammar for beginners.pdfEnglish Grammar for beginners.pdf
English Grammar for beginners.pdfannguyennb
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 – DÙNG CHUNG CHO 3 BỘ SÁCH CÁNH DI...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 – DÙNG CHUNG CHO 3 BỘ SÁCH CÁNH DI...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 – DÙNG CHUNG CHO 3 BỘ SÁCH CÁNH DI...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 – DÙNG CHUNG CHO 3 BỘ SÁCH CÁNH DI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...
Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...
Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...luanvantrust
 
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo trình tin học đại cương đỗ thị mơ[bookbooming.com]
Giáo trình tin học đại cương   đỗ thị mơ[bookbooming.com]Giáo trình tin học đại cương   đỗ thị mơ[bookbooming.com]
Giáo trình tin học đại cương đỗ thị mơ[bookbooming.com]bookbooming1
 
Giáo trình tin học đại cương đỗ thị mơ[bookbooming.com]
Giáo trình tin học đại cương   đỗ thị mơ[bookbooming.com]Giáo trình tin học đại cương   đỗ thị mơ[bookbooming.com]
Giáo trình tin học đại cương đỗ thị mơ[bookbooming.com]bookbooming1
 
Bài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tếBài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tếtuongnm
 
Ky thuat va_dung_cu_do_luong
Ky thuat va_dung_cu_do_luongKy thuat va_dung_cu_do_luong
Ky thuat va_dung_cu_do_luongTịnh Hà
 
Giao trinh dieu khien lap trinh co nho
Giao trinh dieu khien lap trinh co nhoGiao trinh dieu khien lap trinh co nho
Giao trinh dieu khien lap trinh co nhophuongnam2018
 
Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!Văn Phong Cao
 
NGU PHAP TIENG ANH FOR EVERY ONE VN .pdf
NGU PHAP TIENG ANH FOR EVERY ONE VN .pdfNGU PHAP TIENG ANH FOR EVERY ONE VN .pdf
NGU PHAP TIENG ANH FOR EVERY ONE VN .pdfgiaidapvh
 

Similaire à Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM (20)

Áp dụng thuật toán khai phá dữ liệu trong quản lý địa chỉ Internet
Áp dụng thuật toán khai phá dữ liệu trong quản lý địa chỉ InternetÁp dụng thuật toán khai phá dữ liệu trong quản lý địa chỉ Internet
Áp dụng thuật toán khai phá dữ liệu trong quản lý địa chỉ Internet
 
Đề tài: Thuật toán khai phá dữ liệu trong quản lý địa chỉ Internet
Đề tài: Thuật toán khai phá dữ liệu trong quản lý địa chỉ InternetĐề tài: Thuật toán khai phá dữ liệu trong quản lý địa chỉ Internet
Đề tài: Thuật toán khai phá dữ liệu trong quản lý địa chỉ Internet
 
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
 
Powerpoint2010 120222090522-phpapp02
Powerpoint2010 120222090522-phpapp02Powerpoint2010 120222090522-phpapp02
Powerpoint2010 120222090522-phpapp02
 
English Grammar for beginners.pdf
English Grammar for beginners.pdfEnglish Grammar for beginners.pdf
English Grammar for beginners.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 – DÙNG CHUNG CHO 3 BỘ SÁCH CÁNH DI...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 – DÙNG CHUNG CHO 3 BỘ SÁCH CÁNH DI...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 – DÙNG CHUNG CHO 3 BỘ SÁCH CÁNH DI...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 – DÙNG CHUNG CHO 3 BỘ SÁCH CÁNH DI...
 
Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...
Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...
Ảnh hưởng của tính cách thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, tình yêu thương hi...
 
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, HOT
Đề tài: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, HOTĐề tài: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, HOT
Đề tài: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, HOT
 
Luận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HOT
Luận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HOTLuận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HOT
Luận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HOT
 
Giáo trình tin học đại cương đỗ thị mơ[bookbooming.com]
Giáo trình tin học đại cương   đỗ thị mơ[bookbooming.com]Giáo trình tin học đại cương   đỗ thị mơ[bookbooming.com]
Giáo trình tin học đại cương đỗ thị mơ[bookbooming.com]
 
Giáo trình tin học đại cương đỗ thị mơ[bookbooming.com]
Giáo trình tin học đại cương   đỗ thị mơ[bookbooming.com]Giáo trình tin học đại cương   đỗ thị mơ[bookbooming.com]
Giáo trình tin học đại cương đỗ thị mơ[bookbooming.com]
 
Giao trinh c_can_ban
Giao trinh c_can_banGiao trinh c_can_ban
Giao trinh c_can_ban
 
Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt ở thủ đô Viêng Chăn, HAY
Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt ở thủ đô Viêng Chăn, HAY Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt ở thủ đô Viêng Chăn, HAY
Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt ở thủ đô Viêng Chăn, HAY
 
Bài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tếBài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tế
 
Ky thuat va_dung_cu_do_luong
Ky thuat va_dung_cu_do_luongKy thuat va_dung_cu_do_luong
Ky thuat va_dung_cu_do_luong
 
Giao trinh dieu khien lap trinh co nho
Giao trinh dieu khien lap trinh co nhoGiao trinh dieu khien lap trinh co nho
Giao trinh dieu khien lap trinh co nho
 
Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
 
NGU PHAP TIENG ANH FOR EVERY ONE VN .pdf
NGU PHAP TIENG ANH FOR EVERY ONE VN .pdfNGU PHAP TIENG ANH FOR EVERY ONE VN .pdf
NGU PHAP TIENG ANH FOR EVERY ONE VN .pdf
 
Các Nhân Tố Vĩ Mô Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Na...
Các Nhân Tố Vĩ Mô Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Na...Các Nhân Tố Vĩ Mô Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Na...
Các Nhân Tố Vĩ Mô Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Na...
 

Plus de Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

Plus de Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Dernier

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 

Dernier (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Luận văn: Các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động, 9 ĐIỂM

  • 1. Đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa ngôn ngữ học -------  ------- Bùi Thanh Thuỷ Nghiên cứu các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động trong tiếng việt (ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài) TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học Chuyên ngành: ngôn ngữ học Mã số :602201 MỤC LỤC
  • 2. Mở đầu......................................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài................................................................................5 2. Tổng quan về so sánh.........................................................................5 2.1. So sánh theo quan điểm của triết học biện chứng............................6 2.2. So sánh theo quan điểm của ngôn ngữ học......................................6 3. ý nghĩa của luận văn ..........................................................................8 4. mục đích của luận văn .......................................................................9 5. giớihạn nghiên cứu..........................................................................10 6. Phạm vi tư liệu của luận văn............................................................12 7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................13 Chương 1 Các phát ngôn So sánh tĩnh....................................................14 1. Khái niệm............................................................................................14 2.Tiêuchí để miêu tả phép so sánh tĩnh ..................................................14 3. các phương tiện biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh .....................................15 3.1.Mộtkếtcấungữ pháp trong đó yếu tố chi phối so sánh là một từ: như, giống, giống như, tựa như, hệt như, bằng, là, khác, .......................15 3.2. Dùng khác + gì / nào.........................................................................16 3.3.Dùng không / chẳng + khác...............................................................16 3.4. Dùng không / chẳng + khác + gì / nào ..............................................16 3.5. Dùng liên từ đối lập “còn”, “nhưng” ...............................................16 3.6. Dùng không / chẳng .. + giống..........................................................16 4. Mô hình so sánh tĩnh...........................................................................16 4.1.Mô hình so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa tương đồng............................16 4.1.1.Môhình 1 .......................................................................................17 P1.........................................................................................................17 P2............................................................................................................18 1
  • 3. Đặc trưng hành động của P1 và P2 có sự tương ứng vì đối tượng đưa ra so sánh là hai đối tượng khác nhau......................................................... 18 thức ăn cho con trẻ (LH) .................................................................... 18 4.1.2.Môhình 2 .......................................................................................24 4.1.3.Môhình 3 .......................................................................................27 4.1.4.Môhình 4 .......................................................................................27 4.1.5. Từ“như” và từ “là” đều mang ý nghĩa khẳng định nhưng khi dùng từ “là” thì làm cho giọng văn sắc thái khẳng định cao hơn ....................28 4.1.6. Dùng các đại từ gì, nào: khác gì, hơn gì, khác nào, ... có ý nghĩa là giống nhau...............................................................................................28 4.1.7. Dùng các phụ từ “không”, “chẳng”:không khác, không khác gì, chẳng khác, chẳng khác gì...... có ý nghĩa biểu thị sự tương tự, giống nhau. .......................................................................................................29 4.2. Mô hình so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa khác biệt...............................29 4.2.1.Môhình 1 .......................................................................................29 4.2.2.Môhình 2 .......................................................................................30 4.2.3.Môhình 3 .......................................................................................31 4.2.4.Môhình 4 .......................................................................................31 4.2.5. Dùng cáchso sánh hai sự vật có thuộc tính đối lập nhau bằng cấu trúc “nếu......thì” ....................................................................................33 4.2.6.Dùng cấutrúc câu để so sánh.........................................................33 4.2.7.Dùng cáctừ phủ định “không”, “chẳng”kếthợp với “giống” thì câu lại có ý nghĩa biểu thị sự khác nhau........................................................34 4.2.8. Các từ so sánh hơn, kém, nhất cũng mang ý nghĩa so sánh tĩnh biểu thị sự khác nhau......................................................................................34 Tiểu kết................................................................................................38 Chương 2 Các phát ngôn so sánh động...................................................40 1. Khái niệm và đặc trưng về ý nghĩa so sánh động................................40 2
  • 4. 1.1. Khái niệm về ý nghĩa so sánh động ..................................................40 1.2. Đặc trưng của so sánh động .............................................................41 1.2.1. So sánhđộng có những thông số biểu thị sự giống nhau ...............43 1.2.2.So sánhđộng có những thông số biểu thị sự khác nhau .................43 1.2.3. Khả năng biểu thị đặc trưng tăng hay giảm của phép so sánh động ................................................................................................................44 2. So sánh động gồm có hai đối tượng.....................................................44 2.1. K1 thay đổi, K2 không thay đổi........................................................44 2.2. K1 không thay đổi, K2 thay đổi........................................................46 2.3. K1 và K2 thay đổi, sự thay đổi mang đặc trưng cân xứng ...............48 Tóm lại:................................................................................................53 3. Phép so sánh động chỉ xảy ra ở trong một đối tượng ..........................55 3.1. Trở nên, trở thành, biến thành... có chủ ngữ là những danh từ, cụm danh từ chỉ đối tượng được biến đổi.......................................................55 3.1.1. Chủ ngữ biển đổi là người.............................................................55 3.1.2. Chủ ngữ có thể là hiện tượng thiên nhiên được biến đổi...............56 3.1.3. Chủ ngữ có thể là sự vật cụ thể......................................................56 3.2. Trở nên, trở thành, biến thành không có khả năng tồn tại độc lập. .57 3.2.1.Cácđộng từ biểu thị sự chuyển đổi có bổ ngữ là danh từ...............57 3.2.2. Các động từ biểu thị sự chuyển đổi có bổ ngữ là tính từ ...............58 3.3.Thực tiễn sử dụng ngôn ngữ cho thấy động từ “trở nên” thường đi cùng với những từ biểu thị chỉ mức độ : hơn, nhiều hơn, càng, càng ngày, càng ngày càng, càng lúc càng để biểu thị sự tăng trưởng của đặc trưng .......59 3.3.1.Trở nên +....hơn.............................................................................59 3.3.2.Càng + trở nên + TT ......................................................................60 3.3.3.Càng ngàycàng + trở nên + TT .....................................................60 3.3.4.Ngàycàng + trở nên + TT ..............................................................60 3.3.5.Càng lúc càng + trở nên + TT ........................................................60 3.3.6.Mỗilúc một + TT + TT ..................................................................60 3
  • 5. 3.3.7.Càng: từ biểu thị mức độ tăng thêm do nguyên nhân nhất định nào đó. “Càng” thường đứng trước động từ và tính từ.................................60 3.3.8.Cáctổ hợp từ : ngày càng, ngày càng ...hơn, càng ngày....càng, càng lúc càng, càng ngàycàng biểu thị mức độ tăng theo thời gian .......61 Tiểu kết................................................................................................63 Chương 3 Ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng cho..................................64 học viên người nước ngoài......................................................................64 1.Vai trò của ngữ nghĩa trong việc dạy tiếng ..........................................64 2. Phương pháp dạy ngôn ngữ truyền thống và phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp ...........................................................................................67 2.1. Phương pháp dạy ngôn ngữ truyền thống........................................68 2.2.Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp................................................68 3. Vai trò của người dạy và người học theo đường hướng giao tiếp .......74 4. Một số đề xuất.....................................................................................81 5. Quy trình chung để dạy các phát ngôn so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt với tư cáchlà một ngoại ngữ. ..........................................................81 5.1.Mục đích của bản thiết kế .................................................................81 5.2. Quy trình thiết kế.............................................................................82 5.3. Mẫu thiết kế dạy các phát ngôn so sánh tĩnh trong tiếng Việt biểu thị ý nghĩa tương đồng. ................................................................................83 5.4. Mẫu thiết kế dạy các phát ngôn so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa khác biệt. .......................................................................................................... 85 5.5.Mẫuthiết kế về phép so sánh động ................................................ 87 Kết luận ..................................................................................................89 Tài liệu tham khảo..................................................................................93 Nguồn tài liệu trích dẫn..........................................................................99 PHỤ LỤC 4
  • 6. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài So sánh là một phạm trù của tư duy, so sánh phản ánh thực tế khách quan và cách thức tư duy bằng các phương tiện so sánh So sánh là một hành vi ngôn ngữ, một hành vi nhận thức đồng thời cũng là một trong những phương thức của nhận thức. Thao tác so sánh được tiến hành theo quan hệ liên tưởng của tư duy vừa mang tính khách quan và vừa mang tính chủ quan. Khách quan là ở chỗ từ sự vật này liên tưởng đến sự vật khác có chung một hay nhiều thuộc tính. Còn chủ quan là vì hoạt động liên tưởng diễn ra trong tư duy của mỗi cá nhân, thể hiện khả năng nhận thức, thái độ tình cảm, thói quen sử dụng ngôn ngữ của mỗi cá nhân. Cái hay của so sánh chính là ở chỗ hai sự vật được đưa ra so sánh không cùng một loại, nh-ng giữa chúng lại có phương tiện chung để so sánh. Cho đến nay, hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Việt chỉ đề cập đến các cấu trúc so sánh với các hình thức cơ bản là bằng nhau, hơn/kém, nhất, so sánh danh từ chỉ lượng số ít và số nhiều.... Để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế cần hiểu thêm về cách cấu tạo câu so sánh. Vì vậy, nghiên cứu các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt nhằm đưa ra các cấu trúc so sánh đặc trưng. Qua đó, nhằm đề xuất thêm một số loại mô hình câu so sánh nhằm góp phần làm phong phú thêm hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Những cấu trúc so sánh mà chúng tôi đưa ra có lẽ từ trước đến nay chưa được chú ý đến. 2. Tổng quan về so sánh So sánh là một vấn đề rất quen thuộc đối với đời sống hàng ngày của con người. Chính vì vậy, có nhiều nhà khoa học xó hội nghiên cứu như trong triết học và ngôn ngữ học, văn học..... 5
  • 7. 2.1. So sánh theo quan điểm của triết học biện chứng. Các nhà triết học Liên Xô (cũ) (TĐTH, 1985, tr 506) cho rằng: “So sánh là đối chiếu các đối tượng nhằm phát hiện ra các đối tượng, nhằm phát hiện ra những nét giống nhau hay khác nhau giữa chúng (hoặc cả hai cùng một lúc) là tiền đề quan trọng nhất của khái quát hoá”. 2.2. So sánh theo quan điểm của ngôn ngữ học 2.2.1.Sosánh theo quan điểm của ngôn ngữhọc thế giới Trong Anh ngữ học, hiện nay cã hai khuynh hướng t¸ch so s¸nh ra khỏi đối chiếu với c¸c đại diện như: Oshima, Hogue (1992), Jordan (1980), A. Macdonald (1996)…Reid (1992:33) cho rằng mục đÝch của so s¸nh là chỉ ra sự giống nhau trong chừng mực nào đã giữa những người, sự vật hay nơi chốn thường được xem là kh¸c nhau. Cßn đối chiếu là chỉ ra chỗ kh¸c nhau giữa người, sự vật hay nơi chốn thường được cho là giống nhau (Reid 1992: 34) Tuy nhiªn, một khuynh hướng kh¸c lại kh«ng t¸ch đối chiếu ra khỏi so s¸nh. Hornby (1989: 234) “quan niệm so s¸nh là xem xÐt những người, những vật giống nhau và kh¸c nhau ra sao”. 2.2.2.Sos¸nh theo quan điểm của giới Việt ngữhọc Theo Hữu Đạt: “So s¸nh là đặt haihay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệnhấtđịnh nhằm t×m ra sự giống nhau và kh¸c biệt giữa chóng” Theo Đào Thản: “So s¸nh là lối nãi đối chiếu hai sự vật hoặc hai hiện tượng cã một haynhiều dấu hiÖu giống nhau về h×nh thức bªn ngoàihay tính chất bªn trong” Theo Đinh Trọng Lạc: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một sự tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe”. 6
  • 8. Theo Nguyễn Thế Lịch: “So s¸nh là đưa một vật ra xem xÐt sự giống nhau, kh¸c nhau, sự hơn kÐm về một phương diện với một vật kh¸c được coi là chuẩn, cã thể kh«ng chỉ là một vật mà là nhiều sự vật, nhiều thuộc tÝnh được so s¸nh”. Trong giới Việt ngữ học các tác giả đó chú ý nghiên cứu về vấn đề so sánh như: Nguyễn Kim Thản (1997) xác nhận sự tồn tại của câu so sánh trong tiếng Việt. Nguyễn Đức Dân (1987, 1988) nêu lên khái niệm thang độ trong so sánh và hiện tượng từ vựng hoá những từ ngữ để so sánh trên thang độ. Hoàng Trọng Phiến (1980) đề nghị sáu nhóm mô hình câu so sánh trong tiếng Việt, chủ yếu là câu so sánh ngang bằng. ĐàoThản (1988), Nguyễn Thế Lịch khảo sát các phát ngôn so sánh tập trung so sánh ở cấp độ ngang bằng tu từ học. Hữu Đạt (2000) đưa ra một số mô hình của cấu trúc so sánh trên ba cấp độ: ngang bằng, hơn kém và tuyệt đối. Bùi Phụngvà Nguyễn Chí Hoà (2001) bước đầu nghiên cứu ý nghĩa so sánh đối chiếu động”. 2.3. So sánh theo quan điểm của văn học Trong văn chương, so sánh là phương thức tạo hình, phương thức gợi cảm. Nói đến văn chương là nói đến so sánh. A. Phơrăngxơ một lần định nghĩa: “Hình tượng là gì? Chính là sự so sánh…” và Gôlup: “Hầu như bất cứ sự biểu đạt nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh” (Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hoà. Phong cách học tiếng Việt. NXBGD, H…1982,tr146). Một phép so sánh đẹp là một phát hiện. Phát hiện những gì người thường không nhìn ra, không nhận thấy. Nguyễn Tuân có những so sánh rất tài tình: “Màu vỏ lòng trai ngọc thật là kiều diễm như nửa vòng cung cầu vồng bắc lên từ một thế giới đáy biển vẫn hoài bão ánh trời”. Chỉ màu xanh của biển Cô Tô mà ông viết gần hai trang giấy, tìm hàng chục các so sánh khác nhau: như “lá chuối non”, như “lá chuối già”, như “mùa thu ngả cốm làng Vòng”, như “màu áo Kim Trọng”, như “vạt nước của 7
  • 9. ông Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu”…. Tìm được một so sánh không phải là dễ dàng vì đó là tâm hồn, tài năng nghệ thuật. Paolơ cho r»ng: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, còn sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm”. Nếu nói so sánh nãi chung thì điều ấy rất có lý. Nhưng không phải mọi so sánh đều cụ thể, đều lấy một hình ảnh cụ thể hơn để miêu tả một hình ảnh chưa được cụ thể. Ví dụ: Tiếng thì thầm kể chuyện cổ tích của bà nội hiền từ, phúc hậu, dịu dàng như bà tiên. (NDT – tr71) Hình ảnh “bà tiên” được coi là chuẩn để so sánh. “Bà tiên” là một hình ảnh không có thực ở cuộc sống đời thường, nhưng trong tâm trí của con người “bà tiên” có những phẩm chất hết sức tốt đẹp. Thế giới tiên phật là những hình ảnh được tạo ra theo hình ảnh của loài người, những hình ảnh vốn đã hiện rõ với đường nét cụ thể qua kho truyện cổ dân gian. Trong ngôn ngữ, vế được so sánh có một tiền giả định làm chuẩn mực đã được khẳng định, không hoàn toàn đồng nhất với cái được so sánh. Vì vậy, mọi so sánh đều khập khiễng. So sánh là công cụ giúp ta nhận thức sâu sắc hơn những phương diện nào đó của sự vật. So sánh có cấu tạo đơn giản nên được dùng trong nhiều phong cách tiếng Việt như: phong cách khẩu ngữ, tự nhiên; phong cách chính luận; phong cách khoa học; phong cách ngôn ngữ văn chương. Qua so sánh người ta có thể nhận ra những nét riêng thuộc về người sử dụng. Có tác giả ưa dùng so sánh mang tính phát hiện trí tuệ. Có tác giả ưa sự mộc mạc chân chất, chính xác và xen lẫn chút ít hài hước của dân gian. 3. ý nghĩa của luận văn Trong so sánh những yếu tố được so sánh ký hiệu là K1 và K2, đặc trưng của chúng được ký hiệu là P1 và P2. Bản chất các sự vật hiện tượng này trong quá trình so sánh được ghi lại trong một nhóm tương ứng với những 8
  • 10. thông số so sánh. Chính vì vậy K1 và K2, P1 và P2 tạo ra cơ cấu so sánh nghĩa. Cấu trúc nghĩa có nhiệm vụ miêu tả khả năng và những quy tắc biểu hiện ngữ nghĩa. Về cấu trúc so sánh,ngữ nghĩa được xác định như một cái bắt buộc đối với việc nghiên cứu cấu trúc nghĩa. Do đó một vài đặc trưng cấu tạo có thể là quan trọng trong những quan hệ điển hình, nhưng cũng có thể là quan trọng theo quan điểm phản ánh ý nghĩa. Khi so sánh một trong những cặp được đưa so sánh có thể là những đặc trưng, phẩm chất, hành động thống nhất hay có thể là những đặc trưng, hành động, phẩm chất không thống nhất. Căn cứ vào khả năng biểu thị của ý nghĩa so sánh chúng tôi cho rằng có những phát ngôn mang ý nghĩa so sánh tĩnh, có những phát ngôn mang ý nghĩa so sánh động Nghiên cứu so sánh tĩnh và so sánh động nhằm làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Việc nghiên cứu các phương tiện biểu đạt ý nghĩa so sánh với chức năng giao tiếp của nó làm sáng tỏ thêm các cấu trúc diễn đạt ý nghĩa so sánh trong tiếng Việt. Nghiên cứu ý nghĩa so sánh tĩnh và so sánh động sẽ cung cấp cho người đọc phương tiện sử dụng ngôn ngữ tinh tế, giúp người đọc hiểu đúng, phân loại được các phát ngôn về so sánh. Đồng thời cũng góp phần vào công việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiệu quả hơn. 4. mục đích của luận văn Xác định khái niệm so sánh tĩnh và so sánh động trong tiếng Việt Chỉ ra những điểm tương đồng, kh¸c biệt giữa các đốitượng đem ra so sánh Nghiên cứu sự vận động biến đổi các đặc trưng phẩm chất hành động trên cùng một đối tượng mà vẫn có sự so sánh (khi kết hợp với các động từ chỉ sự phát triển: trở nên, trở thành, và các tổ hợp từ chỉ mức độ biến đổi theo thời gian: càng ...càng, càng ngày càng, mỗi lúc một.....) 9
  • 11. 4.Khảo sát và mô tả, mô hình hoá các cấu trúc so sánh tĩnh và động 5.Xác lập các biến thể so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt 6.Ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. 5. giớihạn nghiên cứu Trong tiếng Việt, về phương diện lý luận và hoạt động giao tiếp cũng như hoạt động giảng dạy thì việc khảo sát những mô hình mang ý nghĩa so sánh là hết sức cần thiết. So sánh là để tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng. Trong so sánh có những thông số biÓu thÞ sự giống nhau và khác nhau. Luận văn này nghiên cứu về vấn đề so sánh tĩnh và so sánh động, từ đó áp dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. So sánh tĩnh là đối tượng ở vị trí trạng thái, hoặc tính chất không thay đổi theo thời gian. So sánh tĩnh có thể là: a. So sánh về địa điểm Ví dụ: Ngoài hang nắng chói chang bao nhiêu, trong hang càng lạnh bấy nhiêu. (TĐTVV-tr127) Địa điểm là nơi cụ thể trong quan hệ với hoạt động tiến hành hoặc sự việc xảy ra ở đó. Trong ví dụ trên địa điểm được nêu ra để so sánh là “ngoài hang” và “trong hang” b.Cóthể là so sánh về không gian: Ví dụ: -Bên ngoài bóngtối đen đặc, bên trong biển càng gầm lên dữ dội. (MTHM-tr68) 10
  • 12. -Một công việc làm bề ngoài là chạy theo thành tích, nhưng bề trong là dốt nát vô trách nhiệm mà hậu quả mỗi ngày mỗi ngấm, sau mỗi năm lại càng ngấm sâu vào số phận một ngàn rưởi con người làm nghề đánh cá.(MĐTY-tr153) Không gian là khoảng không bao trùm mọi vật xung quanh con người “bên ngoài” và “bên trong”, “bề ngoài” và “bề trong” là những từ chỉ về không gian đã được nêu ra để so sánh. c.Có thể là so sánh về đối tượng Đối tượng được hiểu là người, vật, hiện tượng mà con người nhằm vào trong suy nghĩ, hành động để làm thông số so sánh. Ví dụ: So về tuổi tác Kinhhơn Nhẫn có lẽ gần một chục tuổi. (DCNL-tr280) Đối tượng được so sánh trong ví dụ trên là “Kinh” và “Nhẫn” d.Cóthể là so sánh về khái niệm Khái niệm là ý nghĩa phản ánh ở dạng khái quát các sự vật hiện tượng của hiện thực và những mối quan hệ giữa chúng. Ví dụ: Vật chất là hiện thực khách quan tồn tại ở bên ngoài ý thức của con người và độc lập với ý thức, còn tinh thần là những thái độ, ý nghĩa định hướng cho hoạt động của con người. Chất là tổng hợp các mặt các yếu tố, cỏc thuộc tính cấu thành sự vật tạo cho sự vật đó thành một chỉnh thể và phân biệt được sự vật này với sự vật khỏc, trong khi đó lượng là tính quy định bên trong sự vật cơ sở xác định chất biểu hiện cả trình độ cao và thấp. e.Có thể là so sánh ngôi. Ngôi là phạm trù ngữ pháp gắn với các loại từ như đại từ, động từ… biểu thị vị trí của các nhân vật trong giao tiếp là : người nói, người nghe hoặc người được nói đến. 11
  • 13. Ví dụ: Anh nhìn những công việc trong gia đình như một nhu cầu tình cảm, còn em nhìn nó như là một khâu sản xuất. (TNCL-tr145) Bây giờ bà ấy trở thành một bà lão thực sự, còn anh vẫn trẻ mãi.(CTNX-tr420) so sánh động là đối tượng ở vị trÝ trạng th¸i hoặc tÝnh chất thay đổi theo thời gian. VÝ dụ: Đôi mắt ấy, gương mặt ấy, trước kia linh hoạt và ®¸ng yªu bao nhiªu, giờđây càng lỳ lợm và trơ trẽn bấy nhiêu. (TĐTVV-tr110) Cú phải lúc nào trăng cũng sáng được đâu. Nhưng trăng đó lên lúc đầu cònnon, sau sẽ tròn.(TN-tr196) Giờ đây tôi nằm trên giường nệm nhưng xưa kia đã có bao tháng ngày ròng rã tôi không hề được đặt lưng ngủ trên mặt phẳng dù chỉ là mặt đất. (TNCL - tr41) Trong các ví dụ trên, các từ biểu hiện trạng thái hay tính chất thay đổi theo thời gian là: trước kia/giờ đây, lúc đầu/ lúc sau, giờ đây/xưa kia So sánh tĩnh và so sánh động là những vấn đề cần phải phõn tích riêng biệt. Để xác định được so sánh tĩnh và so sánh động thì phải thông qua việc miêu tả khả năng biểu thị các thông số đặc trưng, các phương tiện của chúng. Ngoài ra, để miêu tả những khả năng phản ánh hai kiểu so sánh này cần phải có sự khu biệt về mặt ngữ nghĩa. Vấn đề này sẽ được trình bày một cách chi tiết ở các chương sau. 6. Phạm vi tư liệu của luận văn Những dẫn chứng sử dụng trong luận văn được trích dẫn từ : *Báo *Tác phẩm văn xuôi, truyện ngắn 12
  • 14. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện chúng tôi sử dụng các thủ pháp sau: Ghi chép thu thập câu có ý nghĩa so sánh trong các sách báo, tạp chí và trong các tác phẩm văn học, truyện ngắn Phân loại tư liệu Sử dụng phương pháp miêu tả phân tích, mô hình hoá và so sánh đối chiếu. Phương pháp trình bày trong luận văn chủ yếu là phương pháp quy nạp. Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng sự kiện riêng đến những kết luận chung. 13
  • 15. Chương 1 Các phát ngôn So sánh tĩnh Khái niệm Xét ví dụ: (1) Hoa gạo đỏ như những đốm lửa. (HĐXHN - tr101) “Hoa gạo” và “đốmlửa” là hai sự vật đưa ra để so sánh. Chúng đều có đặc trưng là “đỏ”. Vậy kết quả của phép so sánh trên là giống nhau. Những tàu non vàng bóng như phát sáng, còn những tàu già thì xanh đặc mà vẫn bóng bẩy. (BCTS - tr181) Yếu tố so sánh ở (2) là “những tàu non” được so sánh với “những tàu già có đặc trưng phẩm chất khác nhau. Tàu non thì vàng bóng còn tàu già thì xanh. Vì vậy, kết quả so sánh là khác nhau. Bố mẹ Hoàng Oanh sốngở một căn hộ tập thể giống như những bao diêm xếp, còn gia đình Hải Điệp thì sống trong một khu phố cổ. (ĐC-tr110) (3) yếu tố so sánh là “bố mẹ Hoàng Oanh” và “gia đình Hải Điệp” một gia đình cư trú ở nhà tập thể còn một gia đình thì sống ở khu phố cổ. Do đó kết quả của phép so sánh này là khác nhau. Từ những ví dụ trên, ta có khái niệm về so sánh tĩnh như sau: So sánh tĩnh là kết quả của việc so sánh xác địnhđược sự giống hoặc khác nhau của các thông số tại thời điểm nêu ra sự so sánh. 2.Tiêuchí để miêu tả phép so sánh tĩnh 1.Đối tượng được so sánh: K1, K2 (K2f) 2.Thông số so sánh: Đặc trưng, mức độ (P1, P2) 3. Kết quả của so sánh: Giống nhau-khác nhau Việc phân tích quan hệ ngữ nghĩa cho thấy có trường hợp một nhân vật là đối tượng được miêu tả và một nhân vật khác như cái đã biết – cái mang thông tin cũ, và nó được đem ra để so sánh. Điều đó cũng có nghĩa là K1 và K2(f) luôn luôn có đặc trưng chung và đặc trưng này của nhân vật chỉ được 14
  • 16. nêu ra một lần. Các đối tượng đưa ra so sánh được tổ hợp với một phông nào đó hoặc có sự hiện diện hoặc không có sự hiện diện của những đặc trưng đối tượng thì đặc trưng của K1 vẫn cứ đồng nhất với đặc trưng của phông K2(f). Phông được đưa vào không phải là nhân vật được miêu tả. Còn đối tượng được miêu tả (K1) là đơn vị mang thông tin mới. Nó cùng với P tạo ra một bối cảnh hoàn chỉnh. Bối cảnh chỉ đặc trưng nhân vật K1 là bối cảnh được hiển thị. Trong trường hợp này, người ta thường không nêu lại đặc trưng của phông để tránh sự lặp lại. 3. các phương tiện biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh 3.1.Mộtkếtcấungữ pháp trong đó yếu tố chi phối so sánh là một từ: như, giống, giống như, tựa như, hệt như, bằng, là, khác, .... Ví dụ: ánh trăng thanh khiết, bao dung như mẹ che chở. (CĐ - tr39) Mỗi khi giơ tay kéo hoặc vén mớ tóc xoà trước trán, những mảnh đá phản chiếu ánh đèn sáng óng ánh khiến cô giống một nàng công chúa trong màn cải lương. (CDNHX – tr14) Thời gian học hành và trưởng thành dài bằng thời gian của cuộc chiến tranh hai miền Bắc Nam xa cách. (TNCL – tr14) Từ dưới chân núi, ngước nhìn lên vùng giữa lưng chừng những triền núi cao, những hoa rừng giống như những vầng mây ủ sườn núi sau cơn mưa. (GR - tr1) Lên bờ đê, mưa phùn lất phất, gió thổi mạnh, đoàn người cứ chúi về phía trước hệt như những toán linh hồn lang thang trong tích chèo cổ. (NNNG – tr149) Dưới nền trời chiều màu xanh vàng, chòm xóm nổi rõ những thân dừa không lá y như hàng cột buồm xa ở một vùng bến sông. (TNCL – tr117) Chỗ vết gỗ bị xé rách, một dòng nhựa màu trắng sữa rỉ ra, trông đau đớn y hệt những giọt máu đang rỉ ra từ một vết thương vậy. (HCĐ - tr87) Giao thông là mạch máu của mọi việc” (TTHCM – tr236)
  • 17. 15
  • 18. 3.2. Dùng khác + gì / nào Ví dụ: Lúa non phủ lên các cánh đồng khác nào những tấm thảm xanh rộng mênh mông hứa hẹn năm nay sẽ no ấm được mùa (TT – tr 395) 3.3.Dùng không / chẳng + khác ̀⠀ ⤀Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ hững cọng rơm của tổ chim chẳng khác những sợi vàng ròng. (NNG – tr137) 3.4. Dùng không / chẳng + khác + gì / nào Những kỷ niệm thời kháng chiến chẳng khác gì viên ngọc trai nằm sâu trong đáy lòng từng người, họ vẫn giữ gìn nó mà không biết, bỗng một lúc trí nhớ chiếu ánh sáng chói lọi vào, những kỷ niệm vụt hiện ra đẹp đẽ lạ thường và cuộc sống xung quanh họ cũng đẹp đẽ lạ thường. (CS – tr71) 3.5. Dùng liên từ đối lập “còn”, “nhưng” Ông lão chăm chú theo dõithấy đứa condâu trở nên trẻ và đẹp ra, còn ông lão trở nên già đi trông thấy. (DCML – tr372) 3.6. Dùng không / chẳng... + giống.... Ví dụ: Nhã nghĩ lan man đến sự giàu nghèo, mỗi nơi lộ ra một cách thức và những nỗi khổ của con người lại chẳng ai giống ai (KTGB – tr102) 4. Mô hình so sánh tĩnh Với tư cách là thông số so sánh của K1 và K2 các phẩm chất được lựa chọn mang đặc trưng (P). Kết quả phân tích có thể đưa đến sự giống nhau hoặc là sự khác biệt giữa K1 và K2 theo thông số P. Trong những trường hợp khác việc lựa chọn mô hình còn phụ thuộc vào mối quan hệ lẫn nhau của các nhân vật được đưa ra so sánh. Sau đây là một số câu mẫu và khảo sát chúng trong hoạt động thực tiễn nhằm làm sáng tỏ hơn những mô hình so sánh đưa ra ở trên. 4.1.Mô hình so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa tương đồng với những tiêu chí trên kết hợp với các phương tiện so sánh sau: như, cũng như, giống như, hệt như, tựa như....... có bốnmô hình cơ bản sau: 16
  • 19. 1. Đốitượng để so sánh : K1, K2 Thông số so sánh : Đặc trưng P1, P2 Kết quả so sánh : Giống nhau 2. Đốitượng để so sánh : K1, K2(f) Thông số so sánh : Đặc trưng P1 Kết quả so sánh : Giống nhau 3. Đốitượng để so sánh : K1, K2 Thông số so sánh : Mức độ đặc trưng P1, P2 Kết quả so sánh : Gièng nhau 4. Đốitượng để so sánh : K1, K2(f) Thông số so sánh : Mức độ đặc trưng P1 Kết quả so sánh : Giống nhau 4.1.1.Môhình 1 Ví dụ: Nếu ở đâu có một làng quê giống thế, tôi tin rằng người dân của K1 làng đó cũng sẽ có đủ yêu thương, trừu mến và tự hào về quê mình giống như P1 tôi đã yêu thương,trừu mến và tự hào đối với quê hương tôi.(ĐSBC-tr 113) K2 P2 P1 và P2 đồng nhất hoàn toàn Cấu trúc của các câu trên là một cấu trúc đồng nhất hoàn toàn. Trong thực tế giao tiếp, loại biến thể này không phải bao giờ cũng đáp ứng đầy đủ những đặc trưng như mô hình mẫu trên mà nhiều câu cũng có tính chất phức tạp của nó. Sự phức tạp đó là: 17
  • 20. a.Bên cạnh những cấu trúc đồng nhấthoàn toàn giữa P1 và P2 cũng có những biến thể mà P1 và P2 chỉ là những cái tương tự. Ví dụ: Năm đầu là bọncỏ, rêu, năm sau là bọn sẹ, giang phủ đất, cho lớp cây tầm thấp mọc gió đưa hạt về, chim đưa hạt tới. Lòng đất ủ hạt giống như mẹ K1 P1 K2 con.(TN- tr74) P2 Đặc trưng hành động của P1 và P2 có sự tương ứng vì đối tượng đưa ra so sánh là hai đối tượng khác nhau. Trong những trường hợp này tính chất nền của K2 và P2 thể hiện tương đối rõ. Ví dụ: Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng nhưngười ta gắp K1 P1 K2 thức ăn cho contrẻ (LH) P2 Những đặc trưng trong ví dụ trên không chỉ được phản ánh bằng lời mà còn bằng những gì ẩn sau những câu, những chữ cụ thể. Để hiểu được điều đó thì đòi hỏi người đọc cần phải có những hiểu biết chung về tri thức nền. Tri thức nền là sự hiểu biết và khả năng cảm nhận các hiện tượng văn hoá của cả hai bên người nói và người nghe, là cơ sở đảm bảo thành công cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tri thức nền là toàn bộ các tri thức được tích luỹ và củng cố không chỉ qua ngôn ngữ, không chỉ trong các văn bản mà là sự thể hiện và vật chất hoá văn hoá. Tóm lại, đó là toàn bộ nền văn hoá nào đó, tri thức nền được coi là một yếu tố không lời của quá trình giao tiếp bằng lời, chúng hoà 18
  • 21. quyện vào nhau trong văn bản, trong đó có cả điều cú thể giải thích được và cả những điều không thể giải thích được. Hệ thống ngôn ngữ hoạt động được, phát huy được những tác dụng của nó là dựa vào hàng loạt các tri thức hiểu biết có trước về thế giới. Những tri thức đó tham gia vào việc hiểu các sự kiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp gọi là các tri thức nền. Những người tham gia giao tiếp cần phải có những tri thức nền. Tri thức nền là những hiểu biết có trong nhận thức của con người. Tri thức nền là tổng thể của các tri thức có tính chất văn hoá, xã hội, lịch sử, địa lý mà người bản ngữ phải nắm được. Tri thức nền thực sự là vô hạn và thiếu chúng thỡ quá trình giao tiếp không thể thực hiện được. Chính nhờ tri thức nền mà (4) được hiểu là: Người ta gắp thức ăn cho trẻ con với sự quý mến, tận tình đòi hỏi phảicó một sự chăm sóc chu đáo, cẩn thận. “Nó” ở đây chỉ “con chó vàng”. Sự chăm sóc “con chó vàng” của lão được so sánh như là chăm sóc một đứa trẻ. Như vậy “lão” rất quý con chó vàng này. Vậy bản chất của (4) sẽ là: Lão đối xử với con chó của lão một cách thân thiện cũng như người ta đối xử thân thiện quý mến đối với con người. Có nghĩa là lão coi con chó của lão như một đứa trẻ được cưng chiều. b. Để miêu tả những cái có tính trừu tượng tác giả thường lấy cái thông thường phổ quát cái có thể hình dung được để so sánh với một cái có tính trừu tượng cái khó có thể hình dung được. Một trong những cách đó là phép nhân cách hoá. Phép nhân cách hoá là phép chuyển đổi từ những vật vô sinh sang hữu sinh, hoặc là từ thế giới vật chất sang thế giới ý thức của con người. Trong văn xuôi, ký của Nguyễn Tuân ghi lại những con thác sông Đà, những trận bão trên đảo Cô Tô… khi mà thiên nhiên dồn hết cái sức mạnh hoang dại của nó. Đây là một trận đánh giáp lá cà không cân sức giữa chiếc thuyền bé nhỏ của con người với luồng nước hung hãn độc ác và những đoàn quân đá tảng lì lợm: 19
  • 22. “Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút thách thức cái thuyền có giỏi thì cứ tiến vào… Mặt nước hò la vang dạy quanh mình mà bẻ gãy cán chèo vò khí trên tay mình. Sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền”. Những vật vô sinh: “hòn đá”, “nướcthác”, “sóng nước” dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân tự nhiên trở nên sống động như những sinh vật trước mắt ta. c. Bối cảnh miêu tả mà tác giả đề cập đến đôi khi có những phẩm chất được đồng nhất bằng hình ảnh chân thực, cụ thể mà những hình ảnh trong K2, P2 được hiểu như là nền của so s¸nh với mục đích làm sáng tỏ hơn bối cảnh được miêu tả: Ví dụ: Chỗ vết gỗ bị xé rách, một dòng nhựa màu trắng sữa rỉ ra, trông đau K1 P1 đớn y hệt những giọt máu đang tuôn ra từ một vết thương vậy. (NBBL-tr71) K2 P2 Tính chất đồng nhất của P1 và P2 còn có thể được hiểu một cách đầy đủ thông qua văn hoá của mỗi dân tộc. Chẳng hạn như “đứa con cầu tự” là một khái niệm được dùng chủ yếu ở Việt Nam. Đặc trưng của đứa con cầu tự” là một đứa con hiếm, khoẻ mạnh, thông minh và do đó những gì so sánh với “đứa con cầu tự” cũng gắn với phẩm chất quý hiếm. Lấy “đứa con cầu tự” như một cái đã biết tác giả văn bản muốn phản ánh tính chất quý hiếm của K1 với tất cả phẩm chất quý hiếm của “đứa con cầu tự” trong ví dụ sau: -Cậu em trai kém chị một tuổi kháu khỉnh, phương phi như con cầu tự.( ĐC-tr 69) 20
  • 23. Một trong những đối tượng mà người ta coi như là cái đã biết đó là những câu thành ngữ, tục ngữ. Thành ngữ, tục ngữ được truyền từ đời này sang đời khác nội dung của nó ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc. Chính vì tính thân thuộc kÕt hîp với những nội dung vốn có, thành ngữ, tôc ng÷ trở thành cái đã biết để người ta chọn làm phông cho sự so sánh. Ví dụ: Trông hắn hiền lành, lừ đừ như ông từ vào đền. (NNNG-tr423) Trên đây lµ một số hiện tượng ngôn ngữ phổ quát được phản ánh đầy đủ bằng mô hình ngữ pháp. Tuy nhiên, trong thực tiễn giao tiếp người ta sử dụng mô hình tổng quát này với những biến đổi nhất định, chẳng hạn, có thể tỉnh lược những đơn vị không cần thiết để tránh rườm rà nhưng vẫn đảm bảo được tính chất rõ ràng. Trong thực tế giao tiếp có những trường hợp K2 bị tỉnh lược mà vẫn không ảnh hưởng đến tính chất phông so sánh của K2, P2. So sánh: -Anh Quí lúc đó cũng có mặt trong phòng nhìn chúng tôi nhưnhìn K1 P1 mấy mụ đàn bà lắm lời. (TNCL - 9TGN - tr41) P2 K2 ở đây bị tỉnh lược, có thể khôi phục lại theo đúng mô hình ngữ pháp như sau: Anh Quí lúc đó cũng có mặt trong phòng nhìn chúng tôi như K1 P1 người ta nhìn mấy mụ đàn bà lắm lời. K2 P2 d.Tính chấtđồng nhấtcủa P1 và P2 được hiểu trong nhiều trường hợp như là một tập hợp ngôn từ biểu thị những hình ảnh cụ thể. Trong trường hợp này một phẩm chất đ-a ra so s¸nh phải được cụ thể hoá bằng những bối cảnh quen thuộc. 21
  • 24. Ví dụ: (1)Trước mắt Nhàn, sau tấm kính xe, cuộc sống thủ đô nhộn nhịp như một dòng sông đầy màu sắc đang cuộn chảy. (LTNNN-tr202) “Cuộc sống nhộn nhịp của thủ đô” được đối chiếu, được cụ thể hoá bằng những bối cảnh quen thuộc là “một dòng sông đầy màu sắc đang cuộn chảy” (2)Dưới chợ tiÕng mua bán vẫn ào ào như tiếng thác đổ và đèn duốc vẫn lại đan vào nhau sáng như sao sa. (VN-tr75) Bối cảnh được mô tả là tiếng mua bán ồn ào dưới chợ được so s¸nh với hình ảnh quen thuộc: “tiếng thác đổ” (3)Câu nói của bà mẹ tràn vào lòng anh như dòng nước tràn vào hồ nước đang đầy. (BCTS-tr188) “Dòng nước tràn vào hồ nước đang đầy” là bối cảnh cụ thể làm sáng tỏ ý nghĩa câu nói của bà mẹ. Có thể dẫn ra hàng loạt những ví dụ khác mà trong đó ẩn chứa những ý tưởng chủ quan của người viết. Người ta chọn cái đã biết – cái phông so s¸nh làm cái phổ quát với đặc trưng cụ thể nào đó của nó đÓ so s¸nh với bối cảnh được miêu tả. Ví dụ: (1)Mỗi ngôi nhà dài sáng ánh điện trông giống như một đoàn tàu hoả đang chạy trong đêm. (ĐMB-tr29) (2)Số phận của mỗi con người, và của cả một tập thể, một dân tộc, giống như một cuộn chỉ mà mỗi bàn tay nào đó đã vò rối lên từ trăm năm trước, nghìn năm trước.(KTGB-tr75) Bối cảnh được miêu tả ở ví dụ (1) là “mỗi ngôi nhà dài sáng ánh điện” và ở (2) là “số phận của mỗi con người, của một tập thể, một dân tộc” được so s¸nh với cái đã biết (phông so sánh), đó là: “một đoàn tàu hoả đang chạy trong 22
  • 25. đêm” (1) và “một cuộn chỉ mà một bàn tay nào đó đã vò rối lên từ trăm năm trước” (2). Có trường hợp K1 và K2 đồng nhất, trong trường hợp này dùng để miêu tả phẩm chất đặc trưng của đối tượng, người ta sử dụng tính chất đồng nhất của P2 như là bối cảnh khác nhưng có kết quả giống nhau. Ví dụ: (1)Sinh lọt vào gia đình này tựa như cơn mưa rơi xuống đất nẻ.(NNNG-tr73) (2)Niềm vui ập vào anh đột ngột tựa như một căn nhà bị bưng kín gió giờ bật tung cánh cửa và gió lùa vào.(BCTS-tr73) Miêu tả bối cảnh nền như một cái đã biết gần gũi với nhiều người là hiện tượng phổ biến trong phép so sánh đang xét. Ví dụ: (1)Trăng thượng tuần dài mảnh như chiếc lá tre bằng bạc mắc chơi vơi lưng trời.(NĐTN-tr26) Bối cảnh nền là “chiếc lá tre bằng bạc” Đôi mảnh da trời lộ ra xanh thẳm và ánh nắng ào ạt như những dòng thác rực rỡ, cứ qua đó chảy tuôn mãi xuống mặt đất.(MS-tr36) Bối cảnh nền là “những dòng thác rực rỡ” e.Trong nhiều trường hợp cấu trúc so s¸nh chỉ tham gia như một đơn vị hợp thành của một cấu trúc phức tạp mà những yếu tố đi trước hoặc đi sau như là tiền đề cho sự xuất hiện. Ví dụ: (1)Bông hoa mai chỉ nhỏ bằng chiếc khuy áo, cánh mỏng manh, mỗi lần một cơn gió vẫy khẽ thì một cánh hoa đã lìa cành trút mình rơi xuống mặt đất như những cánh bướm không một tiếng động. (DCNL-tr105) 23
  • 26. Trong ví dụ (1), cấu trúc so sánh là: một cánh hoa đã lìa cành trút mình rơi xuống mặt đất như những cánh bướm không một tiếng động “Bông hoa mai chỉ nhỏ bằng chiếc khuy áo, cánh mỏng manh, mỗi lần một cơn gió vẫy khẽ” là tiền đề cho sự xuất hiện cấu trúc so sánh (2)Mùa đông, mỗi khi trời khô ráo. Buổi tối, bầu trời đen thẫm, sao trời trắng toát lung linh như muốn rụng. (NĐTN-tr105) Trong ví dụ (2), cấu trúc so sánh là: sao trời trắng toát lung linh như muốn rụng “Mùa đông, mỗi khi trời khô ráo. Buổi tối, bầu trời đen thẫm” là tiền đề cho sự xuất hiện cấu trúc so sánh (3)Những ngôi sao toả ra một ánh sáng tương phản với màu lửa đỏ, một thứ ánh sáng sắc nhọn lấp láy, có màu xanh như lá mạ non. (CDNHX- tr10) Trong ví dụ (3), cấu trúc so sánh là: một thứ ánh sáng sắc nhọn lấp láy, có màu xanh như lá mạ non “Những ngôi sao toả ra một ánh sáng tương phản với màu lửa đỏ” là tiền đề cho sự xuất hiện cấu trúc so sánh Trên đây lµ một số biến thể của mô hình 1. Những biến thể trên có kết quả so sánh giống nhau vÕ đặc trưng sử dụng của chúng thông qua đối tượng so sánh K1 và K2. 4.1.2.Môhình 2 Đối tượng so sánh : K1, K2(f) Thông số so sánh : Đặc trưng P1, P2 Kết quả so s¸nh : Giống nhau M« h×nh 2 phân tích phép so sánh với thông số chung là đặc trưng phẩm chất hay hành động của K1 tương tự như đặc trưng phẩm chất hay hành 24
  • 27. động của K2. Có nghĩa là K1 và K2 theo thông số được lựa chọn là có đặc trưng phẩm chất hay hành động giống nhau. K1 được coi như đối tượng của sự miêu tả trong khi đó K2 tham gia víi tư cách nền (phông), mang thông tin cò đưa lại những biến thể của ý nghĩa so sánh. Ví dụ: (1)Tôi chỉ mong chúng sớm rộng lượng với tôi cũng như mẹ chúng (TNCL-tr 199) Đối tượng được so sánh là: “chúng” (K1) và “mẹ chúng” (K2). K1 và K2 có đặc trưng phẩm chất giống nhau là “rộng lượng”. K2 ở đây chỉ là yếu tố nền dùng để làm phông cho K1. Ký hiệu K2 là K2(f). K1 là đối tượng được miêu tả. Nhờ vào tính chất của yếu tố nền để K1 có thể so sánh được. (2)Dòng sông vẫn lặng lẽ trôi, vẫn hiền hoà và thơ mộng như ngày anh đi vậy.(Báo VN-tr6) Câu này có dạng đầy đủ là: Ngày anh đi dòng sông đang lặng lẽ trôi, hiền hoà và thơ mộng, bây giờ dòng sông vẫn lặng lẽ trôi hiền hoà và thơ mộng. Vậy thông số đồng nhất ở đây là P (lặng lẽ trôi, hiền hoà và thơ mộng). Đối tượng so sánh là “dòng sông ngày anh đi” (K1) và “dòng sông bây giờ” (K2). Nghĩa là dòng sông ngày xưa thơ mộng, hiền hoà bây giờ cũng thơ mộng hiền hoà. Nhìn vào biến thể này ta thấy rõ ràng là K1 và K2 ở đây chỉ là hai đối tượng được đem ra để so sánh có nghĩa là chúng tương ứng với K1 và K2, mà K2 ở đây chỉ coi như là cái phông để so sánh. (3)Anh quen tác phong giản dị như hồi ở chiến trường. (MLRTV-tr11) (3) được hiểu là: Hồi ở chiến trường anh có tác phong giản dị, bây giờ anh quen tác phong giản dị đó. 25
  • 28. Đối tượng so sánh là “anh hồi ở chiến trường” và “anh bây giờ”. Nghĩa là “anh hồi ở chiến trường” và “anh bây giờ” vẫn có đặc trưng phẩm chất (P) chung là “tác phong giản dị”. Thực ra chỉ có một nhân vật K1 được đề cập đến. (4)Anh hiểu lịch sử đơn vị như hiểu tiểu sử của chính mình.(BCTS - tr28) cũng chỉ có một đối tượng so sánh là K1 có chung một đặc trưng hành động (P): “hiểu lịch sử” Anh hiểu lịch sử đơn vị như anh hiểu tiểu sử của chính mình. Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ tiền giả định cũng đãng vai trò rất quan trọng. Tiền giả định là bộ phận thông tin không được diễn đạt hiển ngôn trong thông báo, không nằm trong thông báo chính thức vào lúc nói nhưng phải được thừa nhận trước là chân thực để câu được sử dụng bình thường và mọi người đều có thể rút ra một cách như nhau, không phụ thuộc vào ngữ cảnh. Trong giao tiếp với những đặc trưng văn hoá của mỗi dân tộc thì phông K2 có thể phải được giải thích với những tri thức văn hoá nền. Ví dụ: Dưới chợ tiếng mua bán vẫn ào ào như tiếng thác đæ và đèn đuốc vẫn qua lại đan vào nhau sáng như sao sa. (TTNVN-tr75) “Sao sa” là tri thức văn hoá về thiên nhiên, “sao sa” là hiện tượng loé sáng thành một vết trông thấy trên nền trời ban đêm do những vật thể vũ trụ bốc cháy hoặc nóng sáng lên khi bay vào khí quyển trái đất, làm ta tưởng như có sao rơi. Sau khi thay đổi thông số so s¸nh thì phép so s¸nh còn cho phép nhận được hai biến thể. Sự giống nhau theo thông số “mức độ của đặc trưng” thông qua sự cân đối của đối tượng giao tiếp. Do đó dẫn đến sự hiện diện của một biến thể khác. 26
  • 29. 4.1.3.Môhình 3 Đối tượng so sánh : K1 và K2 Thông số so sánh : Mức độ đặc trưng (P1,P2) Kết quả so sánh : Giống nhau Khi phản ánh mức độ đặc trưng người ta thường dùng rất, quá, lắm. P1 thường đồng nghĩa với P2 về cả đặc trưng và mức độ. Ví dụ: Hắn rất tôn trọng cuộc sống của hắn cũng như người ta tôn trọng K1 P1 K2 P2 nguyên tắc làm việc của họ. 4.1.4.Môhình 4 Đối tượng so sánh : K1 và K2(f) Thụng số so sánh : Mức độ đặc trưng (P1,P2) Kết quả so sánh : Giống nhau mô hình này K1 là đối tượng, K2 là phông (K2f). K2f được làm nền cho việc so sánh nhưng đối tượng được miêu tả mang thông tin mới là K1 chứ không phải K2f. Đốitượng được so sánh thường là cái trừu tượng ít có tính cụ thể, đối tượng so sánh là cái cụ thể dễ hình dung. Nhiệm vụ so sánh trong trường hợp này thường là làm rõ cái đã biết, cái có thể hình dung được. Ví dụ: A Phủ khoẻ chạy nhanh như ngựa ( VCAP, tr 49) K1 P K2 Như vậy, phép so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa tương đồng là phép so sánh mà kết quả là xác định được sự giống nhau của các đối tượng được so sánh theo một thông số so sánh nhất định tại thời điểm phát ngôn. Kết quả phân tích phép so sánh tĩnh đã đưa ra bốn biến thể của ý nghĩa so sánh. Thông qua 27
  • 30. việc so sánh các đặc trưng và thông qua những thành tố được tổ hợp một cách cân đối, từ đó rút ra được đặc trưng phẩm chất của cả hai đối tượng và cuối cùng là so sánh giữa hai đối tượng để có được kết quả. Bốn mô hình trên nêu ra sự giống nhau dựa trên thông số so sánh (P) với những đối tượng được so sánh (K). Trong phép so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa tương đồng, ngoài việc sử dụng các từ so sánh như: như, giống, tựa, bằng, giống như, tựa như, hệt như,... còn sử dụng từ “là”, các đại từ “gì”, “nào”, các phụ từ “không”, “chẳng” 4.1.5. Từ“như” và từ “là” đều mang ý nghĩa khẳng định nhưng khi dùng từ “là” thì làm cho giọng văn sắc thái khẳng định cao hơn Ví dụ: Ruộng rẫy là chiến trường. Cuốc cày là vũ khí. (TT – tr350) Đọc ví dụ này thì không có người nào hiểu nhầm rằng Bác định nói có cuộc chiến đấu vũ trang ở đồng ruộng, mà ở đây ai cũng hiểu rằng Bác nói về cuộc đấu tranh trong lao động sản xuất. ở đây cũng có thể thay bằng từ “như”: “Ruộng rẫy như chiến trường. Cuốc cày như vũ khí”. Về hình thức thì có vẻ như hợp lý với cấu trúc so sánh hơn, nhưng rõ ràng ý nghĩa câu nói bị giảm đi nhiều. Một ví dụ khác: “Giao thông là mạch máu của mọi việc” (TT – tr263) chứ không nói “giao thông như mạch máu của mọi việc” Phân tích như trên không có nghĩa là trong tất cả mọi trường hợp đều có thể dùng từ “là” thay thế cho từ “như” 4.1.6. Dùng các đại từ gì, nào: khác gì, hơn gì, khác nào,.... có ý nghĩa là giống nhau Ví dụ: Lúa non phủ lên các cánh đồng khác nào những tấm thảm xanh rộng mênh mông hứa hẹn năm nay sẽ no ấm được mùa. (TT – tr395) 28
  • 31. Lúa non phủ lên các cánh đồng giống như những tấm thảm xanh rộng mênh mông hứa hẹn năm nay sẽ no ấm được mùa. 4.1.7. Dùng các phụ từ “không”, “chẳng”: không khác, không khác gì, chẳng khác, chẳng khác gì....... có ý nghĩa biểu thị sự tương tự, giống nhau. Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối. (TT – tr226) = Làm mà không có lý luận thì như/giống như đi mò trong đêm tối Các mẹ chẳng khác gì các “nữ thần hộ mệnh” đã bảo vệ cho các như giống như chiến sĩ hoạt động bí mật 4.2. Mô hình so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa khác biệt 4.2.1.Môhình 1 Đối tượng so sánh : K1, K2 Thông số so sánh : Đặc trưng P1, P2 Kết quả so sánh : Khác nhau Ví dụ: Một người thì đầy túi còn người kia thì không có một xu (TNCL-9TGN, tr41) Trong những câu ghép có kết từ quan hệ so sánh, phát ngôn trên có đặc trưng tương tự như câu ghép có kết từ mang ý nghĩa đốilập. Nhiều khi thành phần K1-P1 có nội dung đối lập nhau. ví dụ trên chúng ta có thể thay thế liên từ đối chiếu “còn” bằng liên từ đối lập “nhưng”. Một người thì đầy túi còn người kia thì không có một xu Một người thì đầy túi nhưng người kia thì không có một xu Tính chất đốichiếu đối lập có thể gặp trong các văn bản giao tiếp. Sự đối lập giữa P1 và P2 có thể được biểu hiện bằng từ phủ định “không” 29
  • 32. (1)Những ngư phủ đã mệt bã nhưng họ vẫn không bỏ cá, giặt lưới, rửa thuyền (MĐTY – tr71) (2)Là một chính trị viên tiểu đoàn từ đầu kháng chiến chống Pháp, Thái Văn năm nay đã ngoài bốnmươi, tóc đã có chen sợi bạc nhưng trông dáng vẻ bề ngoài và đôi mắt không có vẻ già (DCNL – tr86) Việc sử dụng phép đối chiếu đối lập có thể được biểu thị bằng những đơn vị từ vựng trái nghĩa. Ví dụ:  Những ngư phủ đã mệt bã nhưng họ vẫn hối hả nhặt cá, giặt lưới, rửa thuyền (MĐTY – tr71)  Là một chính trị viên tiểu đoàn từ đầu kháng chiến chống Pháp, Thái Văn năm nay đã ngoài bốn mươi, tóc đã có chen sợi bạc nhưng trông dáng vẻ bề ngoài và đôi mắt vẫn còn trẻ (DCNL – tr86) 4.2.2.Môhình 2 Đối tượng so sánh : K1, K2f Thông số so sánh : Đặc trưng P1 Kết quả so sánh : Khác nhau Việc giảm bớt mức độ giới hạn giao tiếp của một trong những thành tố được tổ hợp để so sánh. K1 là đối tượng, K2 là nền (phông) Ví dụ: Hàn ít nổi nóng như Tiếu. (ĐMB – tr43) K1 P1 K2(f) Trưởng ban tổ chức tỉnh uỷ cũng trạc tuổi như Thành có vẻ bệ vệ hơn K1 nhưng lại không linh hoạt và sắc sảo như Thành. (KTCB – tr118) P1 K2(f) Trong nhiều trường hợp K2(f) được sử dụng như một đơn vị lớn hơn từ. 30
  • 33. Ví dụ: Tinh thần yêu nước của giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản khác hẳn với nhân dân lao động. (LKGCHCT – T1 – tr13) K2(f) 4.2.3.Môhình 3 Đối tượng so sánh : K1, K2 Thông số so sánh : Mức độ đặc trưng P1, P2 Kết quả so sánh : Khác nhau Những phát ngôn như mô hình trên thể hiện tính chất đối lập giữa K1 và K2. Nhưng tính chất đối lập không gay gắt, vì thế trong những trường hợp này có thể coi như sự khác biệt với những mức độ nhất định. Ví dụ: Những tàu non vàng bóng như phát sáng còn những tàu già thì xanh K1 P1 K2 đặc mà vẫn bóng bẩy. (BCTS – tr181) P2 Mức độ đặc trưng của K1 được thể hiện bằng từ “bóng” (vàng bóng) còn mức độ đặc trưng của K2 được thể hiện bằng từ “đặc”(xanh đặc) Trong giao tiếp phẩm chất đặc trưng thường được biểu thị bằng các tính từ hay động từ trạng thái mức độ có thể được phản ánh bằng những tổ hợp kiểu như: “đã thấm gì so với”, “đã thấm vào đâu” Ví dụ: Những học sinh giỏi ở nông thôn đã thấm gì so với học sinh ở Hà Nội. 4.2.4.Môhình 4 Đối tượng so sánh : K1, K2(f) Thông số so sánh : Mức độ đặc trưng P1 31
  • 34. Kết quả so sánh : Khác nhau Trong những trường hợp này, sự so sánh thường là so sánh hơn kém. Ví dụ: Cái chết ngày nay có nghĩa hơn so với cái chết trước kia nhiều lắm. K1 P1 K2(f) (HĐ - tr87) Trẻ em bây giờ tinh hơn ta nhiều. (TNCL – tr198) K1P1K2(f) Mức độ đặc trưng được thể hiện qua các từ: lắm, nhiều, rất.... Khi đối tượng được đồng nhất nghĩa là K1 và K2 cùng một đối tượng thì sự so sánh có thể chỉ mức độ đặc trưng so sánh theo thời gian như: ngày này, trước kia, bây giờ, giờ đây, xưa kia.... Ví dụ: Giờ đây tôi nằm trên giường nệm nhưng xưa kia có bao tháng ngày ròng rã tôi không hề được đặt lưng nằm ngủ trên mặt phẳng, dù chỉ là mặt đất. (GMGBBY – tr41) Khi hai đối tượng được so sánh thì phẩm chất đặc trưng được so sánh có thể không thể hiện một cách đầy đủ mà như một phẩm chất đặc trưng có tính chất chung chung như: Dọc hai bên bờ là cả một rừng người với đủ màu sắc, bông hoa sặc sỡ của các loại quần áo, khăn nón......trông chẳng khác một rừng hoa là mấy. (BCTS – tr106) Trong phép so sánh biểu thị ý nghĩa khác biệt không chỉ dựa vào những từ “khác”, “khác nhau” để so sánh mà trong giao tiếp còn phải hiểu nghĩa của các phát ngôn đó. Các phát ngôn mang ý nghĩa khác nhau còn sử dụng: 32
  • 35. 4.2.5. Dùng cách so sánh hai sự vật có thuộc tính đối lập nhau bằng cấu trúc “nếu ..... thì” So sánh cách này cốtđể nêu bật sự khác biệt của các sự vật, cấu trúc này hoàn toàn không biểu thị quan hệ kéo theo. Ví dụ: Nếu Liên nói “không” thì Bật nói “có”. (TĐTVV– tr10) K1 P1 K2 P2 -Nếu người chồng có vẻ già hơn một chút, luộm thuộm hơn một chút K1 P1 thì người vợ lại như béo ra, đẹp ra, gò má ửng dưới ánh đèn. (HĐXHN -tr71 K2 P2 4.2.6.Dùng cấutrúc câu để so sánh Trong những câu ghép có kết từ quan hệ so sánh có đặc trưng tương tự như câu ghép có kết từ mang ý nghĩa đối lập. Ví dụ: Tôi thích sự yên tĩnh lắng đọng trong thế giới trừu tượng từ người, vật, K1 P1 phong cảnh của các phòng tranh nghệ thuật còn Thu thích nằm một mình K2 P2 nghe nhạc. (TNCL – tr143) Thành phần K1 – P1 có nội dung đối lập với K2 – P2 được phân biệt bởi liên từ đốichiếu “còn” *.Dùng liên từ đối lập “nhưng” Có thể thay thế bằng liên từ đốilập “nhưng” Ví dụ: Người trong làng đang nhốn nháo, nhưng dòng sông vẫn yên tĩnh, 33
  • 36. K1 P1 K2 P2 những giải lục bình vẫn theo connước trôi xuôi. (DSTA – tr86) K2 P2 4.2.7.Dùng cáctừ phủ định “không”, “chẳng”kết hợp với “giống” thì câu lại có ý nghĩa biểu thị sự khác nhau. Ví dụ: Nhã nghĩ lan man đến sự giàu, nghèo, mỗi nơi lộ ra một cách thức và những nỗi khổ của con người lại chẳng ai giống ai. (KTGB – tr102) Ȁ ᜀĀ ᜀ Ā ᜀ hã nghĩ lan man đến sự giàu, nghèo, mỗi nơi lộ ra một cáchthức và những nỗi khổ của con người lại khác nhau. Nhà của Trầm cũng như bao nhiêu nhà sàn khác ở làng, tất nhiên không có nhà nào giống nhà nào. (DSTA – tr73) = Nhà của Trầm cũng như bao nhiêu nhà sàn khác ở làng, tất nhiên mỗi nhà khác nhau. Trên đây là những phương tiện mà so sánh tĩnh biểu thị ý nghĩa khác biệt thường sử dụng. Nhờ những phương tiện này mà người đọc dễ hình dung được ý nghĩa so sánh, biểu thị ý tưởng rõ ràng, cụ thể, sinh động. 4.2.8. Các từ so sánh hơn, kém, nhất cũng mang ý nghĩa so sánh tĩnh biểu thị sự khác nhau. a.Sosánh bậc hơn Ví dụ: Cái ô tô này đắt hơn cái ô tô kia (TVTH– tr105) YTĐSS YTĐTSS YTQHSS YTSS Cái ô tô này đắt hơn cái ô tô kia 34
  • 37. -YTĐSS:yếu tố cần đưa ra để so sánh xét về tương quan với chuẩn có thể là yếu tố được hay bị so sánh (YTĐSS/YTBSS) -YTĐTSS (yếu tố đặc trưng so sánh): yếu tố nêu rõ thuộc tính hay hành động của sự vật được nêu lên trong yếu tố được so sánh -YTQHSS (yếu tố quan hệ so sánh): yếu tố được thể hiện mối quan hệ trong so sánh -YTSS (yếu tố so sánh): yếu tố dùng để so sánh được coilà chẩn, xác định mức độ hơn, kém, giống, khác của yếu tố cần so sánh Vậy ta có mô hình: DT + TT + hơn + DT * Trong nhiều trường hợp các thành tố cấu trúc có thể được đơn giản hoá YTSS Ví dụ: Trường hợp ông Diệp xem ra giản dị hơn (NDNL – tr519) YTĐSS/BSS YTĐTSS YTQH YTSS Ông Diệp giản di hơn không có Trong nhiều trường hợp các thành tố cấu trúc có thể được phức tạp hoá hơn. Ví dụ: Người nữ chủ tịch chưa đến bốn mươi tuổi, nhưng trông còn trẻ hơn rất nhiều so với tuổi chị (MMH – tr14) Yếu tố quan hệ ở đây không cònlà một từ “hơn”nữa mà là một cụm từ: “hơn rất nhiều so với” ** Hành động cũng có thể được đối chiếu Ví dụ: 35
  • 38. Lê dương, pháo thủ, lính thuỷ, tây trắng, tây đen tất cả đều uống nhiều hơn ăn (CBĐĐ - tr76) Trường hợp này ta có mô hình: CN + VN (ĐT + nhiều hơn + ĐT) * *Cấu trúc so sánh hơn còn đi với từ so sánh: hơn hẳn, hơn cả Ví dụ: Về mặt tỉ mỉ, kỹ lưỡng, ông nhàn hơn hẳn vợ (HĐT – tr29) b.Sosánh bậc kém So sánh bậc “kém” là cấu trúc thường được sử dụng để đối chiếu giữa hai đối tượng hoặc một đối tượng trong quá trình vận động ở những thời điểm khác nhau với những thông số biểu thị nhất định Ví dụ: Trước mặt Tư, người congái còn kém Tư hẳn một cái đầu (MS – tr31) Dạng phủ định của cấu trúc này lại có ý nghĩa biểu thị sự tương tự, giống nhau Ví dụ: Anh tiến bộ nhanh và vợ anh, một hình ảnh nữa của anh, cũng chẳng kém anh (BCTS – tr91) ** So sánh bậckém còn được sử dụng với từ “ít....hơn” Ví dụ: Người phụ nữ này có lẽ ít hơn Nhã vài ba tuổi(KTGB – tr102) **Sosánh bậc kém còn được dùng với từ “giảm” Ví dụ: 36
  • 39. Năm nay, sự phát triển ngành nông nghiệp Nga sẽ giảm so với năm 2001, do thời tiết không thuận và sự thay đổi tình hình trên thị trường thế giới (Báo ND – tr4) Vậy so sánh bậc thấp có các mô hình sau: DT + kém + DT + hẳn + DT DT + ít hơn + DT DT + ĐT giảm so với + DT c.So sánh bậc nhất Trong so sánh bậc nhất, ban đầu chỉ có một tập hợp và sự so sánh xảy ra trong nội bộ tập hợp này, sau đó một thành viên trội nhất hoặc kém nhất được xác định và chuyển về một đầu thang độ, lúc này tập hợp đó dường như được phân đôi giữa một bên là thành viên này, một bên là thành viên còn lại So sánh bậc nhất gồm có:so sánh bậc thấp nhất và so sánh bậc cao nhất ** So sánh bậcthấp nhất: Căm dễ đâm ngọn từ trong lịch sử xa xưa, ở những vùng biên cương vắng vẻ – nơi quyền năng của các chính quyền trung ương thường ít hiệu lực nhất. (ĐBTHX – tr144) ** So sánh bậccao nhất So sánh bậc cao nhất thường dùng các từ: nhất, hơn cả, hơn hết thảy, hơn bao giờ hết đứng sau tính từ. Ví dụ: Việc đi lại từ thôn này sang thôn kia cứ bằng đôi chân là tiện hơn cả (BCTS – tr159) 37
  • 40. Cải đã nói một cách rất hùng biện để chứng minh rằng tiểu đoàn một của anh phải chịu nhiều khó khăn nhất, thiệt thòi nhất so với hai tiểu đoàn bạn. (ĐMB – tr59) d.Sosánh không nhằm xácđịnh hơn kém: nếu...thì Đây là loại so sánh để nêu bật thuộc tính nổi trội ở sự vật này so sánh với thuộc tính nổi trội ở sự vật khác Ví dụ: Nếu người chồng có vẻ như già hơn một chút, luộm thuộm hơn một chút thì người vợ như lại béo ra, đẹp ra, gò má ửng hồng dưới ánh đèn(HĐXHN – tr71) Đây không phải là phép kéo theo vì thuộc tính của sự vật này không dẫn đến sự biến đổi sự vật khác. Tiểu kết Với tính chất là một hệ thống, một so sánh đạt được hiệu quả cao nhờ phẩm chất của mỗi yếu tố và của mạng lưới quan hệ giữa các yếu tố. Do đó, giá trị của mỗi yếu tố cũng như giá trị của mỗi cấu trúc cũng phải được xác định trong hệ thống. Nội dung biện pháp so sánh hết sức phong phú và đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Chính vì thế mà không ít các nhà văn, nhà thơ sử dụng biện pháp này để mang lại những giá trị nghệ thuật cao trong việc diễn đạt nội dung. So sánh là một hình thức diễn đạt nhằm giúp người đọc, người nghe dễ hình dung, dễ hiểu được điều mình nói, mình viết. Tương quan trong so sánh được thể hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ. Các phương tiện đó được thể hiện ở một dạng cụ thể , sự vật được hay bị đem ra so sánh. 38
  • 41. So sánh tĩnh trong tiếng Việt rất đa dạng, mỗi so sánh có một nét riêng. So sánh giúp cho sự diễn đạt ý tưởng được mạch lạc, dễ hiểu, giúp giao tiếp tiếng Việt đạt hiệu quả cao. Mỗi lần thay đổi đối tượng được so sánh hiện ra dưới một cái nhìn mới. Có thể nói mỗi lần so sánh là một lần phát hiện thêm thuộc tính của đối tượng. 39
  • 42. Chương 2 Các phát ngôn so sánh động Nếu phép so sánh tĩnh là xác định được sự giống nhau hoặc khác nhau của các thông số tại thời điểm nêu ra so sánh thì trong phép so sánh động hai đối tượng được so sánh với nhau theo thông số không có số lượng xác định chính xác hoặc sự biến đổi của một đối tượng. Về kết quả, phép so sánh động cho phép xác định sự tương ứng của các cặp được so sánh. Các cặp so sánh này nằm trong trạng thái vận động. Khái niệm và đặc trưng về ý nghĩa so sánh động Khái niệm về ý nghĩa so sánh động Xét ví dụ: Thấy uy tín của ông trong đồng nghiệp và học sinh ngày càng cao, hắn ngày càng căm tức ông hơn. (MMH – tr69) K1: uy tín của ông trong đồng nghiệp và học sinh K2: hắn P1: cao P2: căm tức Hai đối tượng được so sánh với nhau theo mức độ đặc trưng không được xác định một cách rõ ràng. ở ví dụ trên mức độ đặc trưng của K1 tăng lên thì mức độ đặc trưng của K2 cũng tăng lên. Đặc trưng của K1 và K2 được đặt trong trạng thái động. Kết quả so sánh mức độ đặc trưng của K1 và K2 có sự tương ứng. -Anh nghĩ sự hiểu biết càng cao bao nhiêu thì cái chất cách mạng càng ít đi? (KTGB – tr55) K1: sự hiểu biết K2: cái chất cách mạng P1: càng cao P2: càng ít 40
  • 43. Đối tượng được so sánh ở (2) là K1 và K2. Mức độ đặc trưng của K1 tăng lên, mức độ đặc trưng của K2 giảm xuống. Do đó, kết quả so sánh giữa K1 và K2 không có sự tương ứng của một số đặc trưng được phản ánh trong trạng thái động. (3) Càng ngày Hậu càng trẻ đẹp thêm ra (NTV – tr22) K1 P Con đường làng trở nên ồn ào (CS – tr3) K1 P Mức độ của K1 được tăng lên theo thời gian. Như vậy, trạng thái của K1 không đứng yên một chỗ mà luôn luôn biến đổi. Qua phân tích một vài ví dụ trên, ta có khái niệm về so sánh động như sau: So sánh động là trạng thái hai đối tượng được so sánh với nhau theo một thông số không có số lượng xác định với một vài yếu tố có tính chất trung gian về phương diện thời gian. Kết quả của so sánh là tương ứng hoặc không tương ứng của một số đặc trưng được phản ánh trong trạng thái động, hoặc trạng thái của một đối tượng không đứng yên một chỗ. sự biến đổi tính chất của một đối tượng theo thời gian. ý nghĩa được phản ánh thông qua so sánh động như là kết quả của một vài “lát cắt” tại thời điểm đối chiếu các đặc trưng của chúng. 1.2. Đặc trưng của so sánh động nghĩa so sánh động có những nét khu biệt riêng. Nếu sự phát triển đặc trưng của một trong những thành tố so sánh không chỉ ra thì không thể nói đến phép so sánh động. So sánh động được đặc trưng ở chỗ: nó bao hàm không phải một hành động được so sánh mà là một vài hành động (ít nhất cũng phải là hai hành động) được biến đổi theo thời gian, nghĩa là các đặc trưng giữa chúng được so sánh trong sự phát triển. Như vậy, đó chính là phép so sánh động . 41
  • 44. Ví dụ: Ngước lên tượng Bác, dường như ai cũng thấy Người hiền từ nhìn khắp lượt con cháu, nhìn khắp nhân gian và hài lòng thấy dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc,nước ta ngày càng đổi mới và pháttriển. (Báo ND – tr7) Từ chiến tranh đặc biệt chuyển sang chiến tranh cục bộ, Mỹ càng thua đau, quân dân miền Nam càng thắng lớn. (VMN – tr5) Các cặp từ: “ngàycàng...ngàycàng”, “càng...càng” biểu thị đặc trưng của đối tượng được biến đổi theo thời gian. Kết quả của phép so sánh động không chỉ có hành động được so sánh mà còn có những đặc trưng của các thành tố so sánh cũng được hình thành. Như vậy, đặc trưng được thay đổi theo hướng hoặc là tăng lên hoặc là giảm xuống. Sự thay đổi mức độ là thông số so sánh động. Chính vì thế chỉ những đặc trưng có khả năng biến đổi động mới có thể bao hàm một cách tự nhiên trong phép so sánh này. Đã làm thì thế nào cũng có sai, làm càng sai nhiều thì khả năng sai phạm càng nhiều. (Báo LĐ - tr6, 20/2/2002) Đặc trưng hành động ở ví dụ trên được thay đổi theo hướng tăng lên. - Nhưng nắng càng bớt rực rỡ bao nhiêu thì Hậu càng buồn rầu bấy K1 P1 K2 P2 nhiêu. (NTV – tr25) P1 chỉ mức độ đặc trưng của hiện tượng thiên nhiên còn P2 chỉ mức độ tâm trạng của con người. Mức độ đặc trưng của đối tượng K1 giảm xuống kéo theo mức độ đặc trưng của K2 cũng giảm xuống. Vậy đặc trưng của hai đối 42
  • 45. tượng trên thay đổi theo hướng giảm xuống được thể hiện ở các từ: “bớt”, “buồn rầu” 1.2.1. So sánhđộng có những thông số biểu thị sự giống nhau Từ việc phân tích ý nghĩa so sánh động cho thấy kêt quả của phép so sánh này co thể là giống nhau có thể là khác nhau. Các thông số so sánh ở đây được biểu hiện ở đặc trưng, mức độ đặc trưng tăng hay giảm. a.Cả đặctrưng K1 và đặctrưng K2 đều tăng Ví dụ: Kẻ thù càng lồng lộn, niềm kiêu hãnh trong lòng anh càng thêm rõ rệt (MS – tr123) K1: kẻ thù K2: niềm kiêu hãnh trong lòng anh P1: càng lồng lộn P2: càng thêm rõ rệt Ta có thể mô hình hoá câu trên như sau: K1P1 K2P2 b.Cả đặctrưng K1 lẫn K2 đều giảm Ví dụ: Trưa rồi chiều, người ông càng mệt, đầu óc càng nhức nhói (CBĐĐ - tr 323) K1: Người K2: Đầu óc P1: Càng mệt P2: Càng nhức nhói 1.2.2.So sánhđộng có những thông số biểu thị sự khác nhau Đặc trưng K1 thay đổi(tăng lên hoặc giảm đi) còn đăc trưng K2 không thay đổi. Đặc trưng K1 không thay đổi cònđặc trưng K2 giảm đi 43
  • 46. Đặc trưng K1 tăng lên còn đặc trưng K2 giảm đi Đặc trưng K1 giảm đi còn đặc trưng K2 tăng lên 1.2.3. Khả năng biểu thị đặc trưng tăng hay giảm của phép so sánh động Về khả năng biểu thị đặc trưng tăng hay giảm của phép so sánh động là một vấn đề rất đáng quan tâm. Đây là một đặc trưng đặc biệt biểu thị ý nghĩa so sánh động. Các phương tiện biểu thị đặc trưng giảm thiểu trong tiếng Việt được đặt vào vị trí hết sức riêng biệt. Vì vậy, cần phải khảo sát đơn vị này về phương diện đặc trưng của nó. Cần phải nói rằng đặc trưng giảm thiểu có thể mang ý nghĩa nhờ vào các động từ kiểu như trở nên, trở thành kết hợp với các từ: “ít ... hơn”, “ đỡ...hơn”, “đi”. Ví dụ: Từ khi nhập hai tổ làm một, họ trở nên ít có ý thức hơn. (TNCL – tr225) Có tiếng nói chững chạc của Thịnh, côngviệc trở nên đỡ phức tạp hơn. (ĐMB – tr75) Bên cạnh đặc trưng giảm thiểu còn có đặc trưng tăng trưởng. Đặc trưng tăng trưởng này cũng có những khả năng biểu thị dựa trên các động từ: “trở nên” kết hợp với các thành tố biểu thị sự tăng trưởng: hơn, ra Ví dụ: Gió trở nên rụt rè hơn, nồng nàn và bỡ ngỡ, gió mang theo mùi thơm của lúa chín, mùi trái cây lẫn mùi khói bếp của những hàng xóm làng bên sông. (ALTCB – tr131) So sánh động gồmcó hai đối tượng K1 thay đổi, K2 không thay đổi Ví dụ: (1).Chẳng bao lâu đã đến ngày nộp sính lễ, bà mẹ ngày càng gầy đi vì lo lắng còn thằng convẫn ngàyngày đi chăn dê chẳng tỏ ý lo lắng gì cả. (SD) K1: Bà mẹ 44
  • 47. K2: Thằng con P1: ngày càng gầy đi vì lo lắng P2: Vẫn ngày ngày đi chăn dê chẳng tỏ ý lo lắng gì cả Trong ví dụ trên, đặc trưng K1 và K2 khác nhau. Đặc trưng của K1 thay đổicòn đặc trưng của K2 không thay đổi. Sở dĩ K1 thay đổi là nhờ vào tổ hợp “ngày càng” và từ “di”. Tổ hợp “ngày càng” biểu thị mức độ tăng theo thời gian còn từ “đi” biểu thị kết quả một quá trình giảm (gầy đi). Còn K2 không thay đổi là do từ “vẫn”, “ngày ngày” chi phối. Từ “vẫn” biểu thị sự tiếp tục tiếp diễn như trước chứ không có gì thay đổi vào thời điểm nói đến một hành động, một trạng thái, tính chất nào đó. Từ “ngày ngày” chỉ ngày này sang ngày khác ngày nào cũng thế tức là nói về hành động lặp đi lặp lại theo thời gian. Ngoài ra liên từ “còn” thể hiện sự đối lập giữa hai đối tượng. Nhờ từ “còn” mà ta biết được K1 và K2 có sự khác biệt. Vậy mô hình là: K1P1[T] , K2P2[0] K1 có thể thay đổi theo hướng hoặc tăng lên hoặc giảm xuống K1 thay đổi theo hướng tăng lên , K2 không thay đổi Ví dụ: Chiến tranh càng lúc càng tàn phá Châu Âu bao nhiêu thì bên á - Đông rõ ràng là bên Đông Dương này vẫn dễ làm ăn. (CBĐĐ - tr187) Đối tượng K1 không phải là „chiến tranh” mà “Châu Âu” mới là K1. Do đó câu trên ta có thể cấu trúc lại: Bên Châu Âu chiến tranh càng tàn phá bao nhiêu thì bên á - Đông rõ ràng là bên Đông Dương vẫn dễ làm ăn. K1: Bên Châu Âu 45
  • 48. K2: Bên Đông Dương P1: Chiến tranh càng tàn phá P2: Vẫn dễ làm ăn Đặc trưng của K1 thay đổitheo hướng tăng lên được biểu thị qua từ “càng”. Còn đặc trưng của K2 không thay đổido từ “vẫn” chi phối. Vậy mô hình là: K1P1[T] , K2P2[0] K1 thay đổi theo hướng giảm xuống, K2 không thay đổi Ví dụ:  ngoài trời đỡ nắng hơn, còn trong hang vẫn lạnh (TĐTVV – tr172) K1: Ngoài trời  K2: Trong hang  P1: đỡ nắng  P2: vẫn lạnh “Đỡ” biểu thị ý nghĩa giảm xuống, “vẫn” biểu thị ý nghĩa không thay đổi, vậy mô hình là: K1P1[T] , K2P2[0] 2.2. K1 không thay đổi, K2 thay đổi Đôi mắt chú bé vẫn đăm đăm nhìn đống lửa cònnét mặt trở nên trang nghiêm (CDNHX – tr13) K1: Đôimắt chú bé K2: Nét mặt P1: Vẫn đăm đăm nhìn đống lửa P2: Càng trở nên trang nghiêm 46
  • 49. ví dụ 2 “vẫn đăm đăm nhìn đống lửa” có nghĩa là cái nhìn có sự tập trung chú ý hay suy nghĩ rất cao, hướng về đống lửa, cái nhìn biểu thị sự tiếp tục như trước. Do vậy đặc trưng K1 không thay đổi. “Nét mặt càng trở nên trang nghiêm”, “càng” biểu thị mức độ tăng của đối tượng. “Trở nên” chỉ đặc trưng phẩm chất, hành động, chuyển sang trạng thái khác. Như vậy đặc trưng K2 thay đổi. Vậy mô hình là: K1P1[0] , K2P2[T] K1 không thay đổi, K2 thay đổi theo hướng hoặc tăng lên hoặc giảm xuống K1 không thay đổi, K2 thay đổi theo hướng tăng lên Ví dụ: Ngoài trời nắng vẫn chói chang, còntrong hang đã mát hơn (TĐTVV – tr72) K1: trời K2: hang P1: nắng vẫn chói chang P2: đã mát hơn K1 do từ “vẫn” chi phốinên đặc trưng của K1 không thay đổi, còn K2 do từ “hơn” xuất hiện nên K2 thay đổi Vậy mô hình là: K1P1[0] , K2P2[T]  K1 không thay đổi, K2 bị thay đổi theo hướng giảm xuống Ví dụ: Chúng tôi vẫn trẻ, còncha mẹ chúng tôi thì già đi, gầy guộc đi vì buồn nhớ (DSBC – tr118) K1: chúng tôi 47
  • 50. K2: cha mẹ chúng tôi P1: vẫn trẻ P2: già đi, gầy guộc đi vì buồn nhớ Vì có từ “vẫn” xuất hiện ở K1 nên K1 không thay đổi và ở K2 có từ “đi” biểu thị ý nghĩa giảm thiểu nên K1 mang đặc trưng giảm xuống. Vậy mô hình là: K1P1[0] , K2P2[T]  2.3. K1 và K2 thay đổi, sự thay đổi mang đặc trưng cân xứng Kết quả của mô hình này là khẳng định sự thay đổi mang đặc trưng cân xứng. Sự hiện diện của tính cân xứng trong các đặc trưng được thay đổi chịu sự chi phối lựa chọn các từ hoặc các tổ hợp từ. Ví dụ: Mặt trời càng lên cao, những khối núi, những bãi cát và tầng không càng như bốc thành lửa, thành khói hết (KĐCRĐ -tr393) K1: Mặt trời K2: Những khối núi, những bãi cát và tầng không. P1: Càng lên cao P2: Càng như bốc thành lửa, thành khói “Càng” đứng trước động từ để chỉ mức độ đặc trưng phẩm chất hành động của đốitượng. Trong ví dụ này mức độ đặc trưng của K1 và mức độ đặc trưng của K2 đều thay đổi. K1P1[T] , K2P2[T] a. K1 và K2 tăng lên, sự thay đổi của chúng được nêu ra một cách cân xứng Ví dụ: 48
  • 51. (1)- Thế của ta ngày càng vững, sức của ta ngày càng mạnh (LKGTCHCT – tr7,T2) K1: thế của ta K2: sức của ta P1: ngày càng vững P2: ngày càng mạnh Đặc trưng K1 tăng lên và đặc trưng K2 cũng tăng lên được thể hiện qua từ “ngày càng”. “Ngày càng” là sự thay đổi đặc trưng được nêu ra một cách cân xứng (2)-Trọng ngồi dạy. Anh thấy mình khoẻ hơn lên, trở về với sự sống, lòng anh càng tràn ngập tình yêu cuộc sống này (MMH – tr88) Đặc trưng của K1 là “khoẻ” nhưng để chỉ mức độ tăng trưởng người ta dùng từ “hơn lên”. Còn đặc trưng K2 cũng thay đổi theo hướng tăng lên được biểu thị ở từ “càng”. Từ đó có mô hình saui: [K1P1], [K2P2] Dạng so sánh theo kiểu mô hình này thường xuất hiện trong các văn bản cũng như trong giao tiếp. Chính vì vậy, cần phải phân tích kỹ loại mô hình này. Việc miêu tả khả năng biểu thị của ý nghĩa so sánh động cần phải đưa ra một số ký hiệu với những thành tố sau: P1, P2: đặc trưng phẩm chất, P1 và P2 là những động từ kiểu “yếu đi”, giảm đi” đ: có nghĩa là những thành tố nào đó cần thiết phải được biểu thị bằng động từ mang nội dung nêu ra “tính động” của cả quá trình P1đ, P2đ: đặc trưng được biểu thị bằng những từ biểu thị sự thay đổi. Xp1, Xp2: những động từ kiểu “trở nên”, trở thành”, “tỏ ra” 49
  • 52. Đặc trưng P1 và P2 có chỉ số không thống nhất với đối tượng K1 và K2. Hai đặc trưng của K1 và K2 đều biểu thị sự tăng trưởng. Sau đây là một số dạng mô hình: Ví dụ: (1)-Chín giờ tối, đường phố càng trở nên đông hơn và ánh điện trở nên nồng nàn hơn (ĐBTHX – tr9) K1: đường phố K2: ánh điện Xp1đ, Xp2đ: càng trở nên P1: đông P2: nồng nàn Mô hình: K1 càng Xp1đP1 hơn, K2 càng Xp1đP2hơn (2)-Thấy uy tín của ông trong đồng nghiệp và học sinh ngày càng cao hơn, hắn càng căm tức ông hơn (MMH – tr69) K1: uy tín của ông trong đồng nghiệp và học sinh K2: hắn P1đ: ngày càng cao P2đ: ngày càng căm tức Mô hình: K1 ngàycàng P1đ hơn, K2 ngàycàng P2đ hơn (3)-Khác hẳn với concho càng lúc càng trở nên vui vẻ vô tư, người đàn ông càng lúc càng trở nên bần thần (GDĐCC – tr166) K1: conchó K2: người đàn ông 50
  • 53. Xpđ1, Xpđ2: càng lúc càng trở nên P1: vui vẻ, vơt P2: bần thần Mô hình: K1 càng lúc càng Xp1 (4)-Con cá mỗi ngày một hiếm hoi và con người mỗi ngày một tinh khôn (GDĐCC – tr166) K1: concá K2: conngười P1đ: mỗi ngày một hiếm hoi P2đ: mỗi ngày một tinh khôi Mô hình: K1 mỗi ngày một P1đ và K2 mỗi ngày một P b.K1 và K2 giảm xuống, sự thay đổi của chúng được nêu ra mộtcách cân xứng. Ví dụ: Trưa rồi chiều, người đàn ông càng mệt thì đầu óc càng nhức nhối (CBĐĐ – tr323) K1: người đàn ông K2:đầu óc P1: càng mệt P2: càng nhức nhối “Càng mệt”, “càng nhức nhối” đều mang ý nghĩa giảm. Sự thay đổiđặc trưngcủa K1 và K2 mang tính cân xứng 51
  • 54. [K1P1] , [K2P2] c.K1 tăng lên, K2 giảm xuống, sựthay đổi của chúng được nêu ra một cách cân xứng Ví dụ: Con gái càng lớn thì các khoản chi dùng của ông cũng phải co hẹp lại (NĐT – tr37) K1: congái K2: các khoản chi dùng của ông P1: càng lớn P2: càng phải co hẹp “Càng lớn” chỉ sự thay đổi theo hướng tăng lên còn “càng phải co hẹp” chỉ sự thay đổi theo chiều hướng giảm xuống. Từ đó có mô hình: [K1P1] , [K2P2] d.K1 giảm, K2 tăng lên, sự thay đổi của các đặctrưng xảy ra một cách cân xứng Ví dụ: Về sau cuộc sống càng khổ sở cùng túng, càng phải chạy vạy bòn nhặt từng đồng để uống rượu, lão La lại càng chăm chút các con, lại càng chiều ý vợ (CBĐĐ - tr21) K1: cuộc sống K2: lão Lang P1: càng khổ sở tù túng, càng phải chạy vạy bòn nhặt từng đồng để uống rượu P2: lại càng chăm chút các con, lại càng chiều ý vợ 52
  • 55. Những từ “càng khổ sở”, “cùng túng”, “chạy vạy”, “bòn nhặt” mang ý nghĩa giảm thiểu nên mức độ đặc trưng của K1 giảm xuống. Còn những từ: “chăm chút”, “chiều” có ý nghĩa mang tính tích cực, điều đó có ý nghĩa rằng mức độ đặc trưng của K1 tăng lên. Do vậy, có mô hình sau: [K1P1] , [K2P2] Vậy, sự thay đổi mang đặc trưng cân xứng của phép so sánh động được thể hiện qua các cặp từ: “càng...càng”, “ngày càng....ngày càng” Dạng phát ngôn này biểu thị so sánh động mà kết quả là khẳng định sự thay đổi mang đặc trưng cân xứng. Sự hiện diện của tính cân xứng trong các đặc trưng được thay đổi chịu sự chi phối bởi các liên từ. Trong 4 dạng mô hình nói trên thì dạng K1 và K2 tăng lên, sự thay đổi của chúng được nêu ra một cách cân xứng thường xuất hiện nhiều trong các văn bản cũng như trong giao tiếp. Tuy nhiên, sự thay đổi đó có thể xảy ra theo khuynh hướng ngược nhau có nghĩa là đặc trưng K1 tăng, đặc trưng K2 giảm hoặc là đặc trưng K1 giảm, đặc trưng K2 tăng. Tóm lại: Nói đến đặc trưng có liên quan đến phương diện “động” của phép so sánh thì chúng được nêu ra bằng sự mã hoá bởi các từ hoặc các tổ hợp từ. Việc sử dụng những động từ chỉ sự thay đổi biểu thị sự tăng/giảm với sự hỗ trợ của những động từ như: “trở nên”, “trở thành” kết hợp với những từ kiểu: “lên”, “xuống”, “đi”, “ra” được sử dụng như những kiểu đơn vị chuyên dùng so sánh hơn – kém. Ví dụ: 53
  • 56. Đứng ở đây hồn như thoát khỏi cái biển huyên náo của bao nhiêu phiền luỵ, vượt qua tất cả những phàm tục, tầm thường và trở nên cao khiết, trang nhã thêm lên. (MMH – tr57) Đặc trưng có khả năng chuyển đổi của hệ thống ngôn ngữ làm cho tình hình phức tạp hơn đối với việc biểu thị ý nghĩa so sánh động. Trong các loại mô hình trên đôi khi có sự hạn chế về các phương thức biểu thị sự giảm thiểu của câu. Do đó, bản chất sự tăng trưởng luôn luôn được so sánh thành cặp với đặc trưng giảm thiểu của phẩm chất đặc trưng. Khả năng này cũng dẫn đến yêu cầu việc sử dụng các liên từ, nêu ra sự khác biệt mà không nêu ra sự giống nhau, có nghĩa là liên từ thường dùng trong những cấu trúc này là: còn, nhưng, mà. Ví dụ: (1)- Có điều qua một đêm và nửa ngày những lý lẽ của anh càng trở nên chín chắn và sắc bén, còn mấy ý kiến của Doãn càng thành ra cộc lốc và vô lý. (ML – tr136) (2)- Cái đứa ấy ngày càng nham hiểm hơn nhưng người chân chính cũng ngày càng thông minh hơn. (MMH – tr232) Có nhiều trường hợp phẩm chất đặc trưng chuyển thành sự đối lập của chính nó. Ví dụ: trong giao tiếp người Việt thường nói: “đẹp hơn” hiếm khi nói “ít xấu hơn”, hay khi biểu thị “ít lười hơn” thì nói là “chăm chỉ hơn”. Từ đó, có thể khẳng định rằng luôn luôn có sự gắn bó chặt chẽ giữa những mặt đối lập được biểu thị bằng các từ mang ý nghĩa đối lập. Trong phép so sánh động, nếu chỉ giải thích được những trường hợp có ý nghĩa đặc trưng giảm thiểu và không vạch ra những trường hợp biểu thị phép tăng trưởng của những đặc trưng đối lập thì những khả năng biểu thị sự thay đổi không thể giải quyết một cách triệt để được. 54
  • 57. đây không phải là việc xác định những thông số, số lượng hiện thực trong quá trình hình thành những đặc trưng do kết quả của sự phát triển mà là xác định phẩm chất đặc trưng đối lập của đối tượng. Ví dụ: Nó trở nên ít hư hơn (1) Nó trở nên ngoan hơn (2) Xét về cấu trúc ngữ pháp thì câu (1) không sai, nhưng khi đọc lên thì không phù hợp với cách nói của người Việt. Trong trường hợp này người ta thường nói theo ví dụ (2). Do vậy, ở đây “hư” đối lập với “ngoan”. 3. Phép so sánh động chỉ xảy ra ở trong một đối tượng Trong phép so sánh động không phải bao giờ cũng cần có hai đối tượng thì mới so sánh được mà đôi khi có những phép so sánh ở trong cùng một đối tượng (K1). Bởi vì khi đối tượng K1 đi với động từ có tính chất biến đổi thì sẽ kéo theo đối tượng K1 thay đổi. Như vậy K1 không đứng yên một chỗ mà luôn luôn ở vị trí, trạng thái, tính chất thay đổi theo thời gian. Phép so sánh động chỉ xảy ra ở một đối tượng được xem xét ở chính bản thân đối tượng đó có sự biến đổi theo thời gian. Sự biến đổi này là do động từ chi phối dẫn đến sự thay đổi của chính đối tượng đó. Yếu tố phụ sau động từ phản ánh kết quả của sự biến đổi. Những động từ thường biểu thị sự biến đổi như: “trở nên”, “trở thành”, “biến thành”... 3.1. Trở nên, trở thành, biến thành... có chủ ngữ là những danh từ, cụm danh từ chỉ đối tượng được biến đổi 3.1.1. Chủ ngữ biển đổi là người Ví dụ: 55
  • 58. Xuống đồng bằng, những dòng sông màu hồng êm đềm chảy, những cánh buồm ngái ngủ trôi lờ đờ khiến Ngân trở nên mơ màng.(NBBL – tr70) K1 Chủ ngữ động từ “trở nên” là một danh từ chỉ người. Câu trên chỉ có một đối tượng (K1) , K1 ở đây được biến đổi. “Ngân” đang ở trong trạng thái bình thường nhưng do điều kiện khách quan tác động mà “Ngân” đã chuyển đổi sang trạng thái khác. Vì những dòng sông màu hồng êm đềm chảy, những cánh buồm ngái ngủ trôi lờ đờ đã khiến cho Ngân trở nên mơ màng. (2)Lâu nay Luyến đã trở nên một kẻ luôn suy xét tình thế và tìm cách ứng xử khôn ngoan kín cạnh nhất (NĐT – tr127) Trong ví dụ trên, chỉ có một đối tượng K1 được nói đến nhưng vẫn có hàm ý so sánh. Luyến sẽ được đặt vào trong hai thời điểm để so sánh. Trước kia Luyến là một người không suy xét tình thế, cách ứng xử khôn ngoan, kín đáo nhất. Đó là nhờ động từ “trở nên” cho biết được đối tượng có sự thay đổi. 3.1.2. Chủ ngữ có thể là hiện tượng thiên nhiên được biến đổi Gió trở nên rụt rè hơn, nồng nàn hơn và bỡ ngỡ gió mang theo mùi thơm của lúa chín, mùi trái cây lẫn mùi khói bếp của những hàng xóm làng bên cửa sông (ALTCS – tr131) Chủ ngữ là hiện tượng thiên nhiên được biến đổi, đó là gió. 3.1.3. Chủ ngữ có thể là sự vật cụ thể Ví dụ: (1)-Dòng sông trở nên thênh thang là lạ, nhìn ra giữa dòng chỉ thấy bóng những con sóng ngờm ngợp, đè nhau nhảy chồm chồm (NDNL – tr297) Chủ ngữ của động từ biến đổi ở đây là “dòng sông” (K1). Nhờ động từ “trở nên” mà ý nghĩa của câu vẫn có sự so sánh. Do đó, K1 ở đây không cần đối tượng khác để so sánh. 56