SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  118
1
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193
864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT
LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hướng dẫn
phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin cho sinh
viên trường Đại học TâyBắc………………………………….
1.1. Lý luận về tự học và hướng dẫn phương pháp tự học……...
1.1.1. Khái niệm tự học và ý nghĩa của tự học………………….
1.1.2. Hướng dẫn phương pháp tự học, hướng dẫn phương pháp
tự học môn triết học Mác – Lênin………………………………
1.2. Thực trạng tự học và hướng dẫn phương pháp tự học môn
triết học Mác – Lênin ở trường Đại học Tây Bắc……………….
1.2.1. Khái lược hoạt động dạy - học môn triết học Mác – Lênin
ở trường Đại học Tây Bắc………………………………………
1.2.2. Thực trạng tự học môn triết học Mác – Lênin ở trường
Đại học Tây Bắc………………………………………………...
Chương 2: Thực nghiệm hướng dẫn phương pháp tự học
môn triết học Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại học
Tây Bắc…………………………………………………………
2.1. Kế hoạch thực nghiệm……………………………………...
2.1.1. Mục đíchthực nghiệm……………………………………
2.1.2. Đốitượng thực nghiệm…………………………………...
2.1.3. Giả thuyết thực nghiệm…………………………………..
2.2. Nội dung thực nghiệm và xử lý các kết quả thực nghiệm….
2.2.1. Nội dung thực nghiệm……………………………………
2.2.2. Điều tra ý kiến sinh viên…………………………………
2.2.3. Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm đốichứng…………
2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm……………………………...
2.3.1. Kết quả học tập của sinh viên…………………………….
Trang
1
8
8
8
12
16
16
17
29
29
29
29
29
31
32
73
76
79
79
3
2.3.2. Đánh giá chất lượng của bài giảng qua việc sử dụng
phương pháp hướng dẫn tự học của sinh viên…………………..
Chương 3: Quy trình và điều kiện hướng dẫn phương pháp
tự học môn triết học Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại
học TâyBắc...............................................................................
3.1. Quy trình thực hiện................................................................
3.1.1. Đốivới giảng viên..............................................................
3.1.2. Với sinh viên.......................................................................
3.2. Điều kiện thực hiện quy trình………………………………
3.2.1. Đối với đội ngũ giảng viên dạy học môn triết học Mác –
Lênin…………………………………………………………….
3.2.2 Đối với sinh viên học môn triết học Mác – Lênin………...
3.2.3 Đối với các cấp quản lý…………………………………...
3.3. Những khuyến nghị với nhà trường, giảng viên và sinh viên
KẾT LUẬN CHUNG………………………………………….......
80
84
84
84
97
102
102
104
105
105
108
4
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử đã chứng minh rằng, sự thành bại hay thịnh suy của một dân
tộc, một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo dục, đào tạo bồi dưõng
đội ngũ trí thức. Nguy cơ tụt hậu trong cuộc chạy đua ở thế kỷ XXI thực
chất là cuộc chạy đua về trí tuệ và phát triển giáo dục. Ở bất kỳ thời đại nào
nguồn lực con người luôn là vị trí trung tâm, là động lực của sự phát triển
xã hội. Trong đó thế giới quan khoa học và năng lực tư duy của con người
là yếu tố cơ bản của sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp “trồng người”.
Ph.Ăngghen cho rằng, một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa
học thì không thể không có tư duy lý luận.
Bước vào công cuộc đổi mới trong xu thế hội nhập diễn ra mạnh mẽ,
đồng thời với việc nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ tương xứng
với trình độ khu vực và thế giới, là hàng loạt những vấn đề đặt ra đối với nền
giáo dục nước ta như: Làm thế nào để sinh viên Việt nam có đủ trình độ và
niềm tin để gánh vác sứ mệnh vẻ vang của dân tộc là xây dựng thành công
Chủ nghĩa xã hội, làm thế nào để họ định hướng tư tưởng đúng trong đời
sống xã hội… trong thời gian học tập cũng như ra công tác sau này. Từ đây
có thể suy ra tầm quan trọng hàng đầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo
sinh viên về các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống và phát triển năng
lực tư duy lý luận. Với tư cách thế giới quan và phương pháp luận cho các
khoa học, triết học Mác – Lênin có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá
trình xác lập các phẩm chất đó cũng như lý tưởng sống của mỗi sinh viên.
Trước sự phát triển và tác động của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ hiện đại, với lượng tri thức tăng lũy tiến với tốc độ lớn như hiện nay
thì việc dạy và học khép kín theo chương trình của tất cả các môn học nói
chung và triết học Mác – Lênin nói riêng là chưa phù hợp với xu hướng
giáo dục - đào tạo trên thế giới.
6
Để tạo ra được nguồn lực lao động có trình độ chuyên môn cao, tư
duy sáng tạo và năng động, thích ứng một cách tích cực với thị trường thì
lượng kiến thức mà ngành Giáo dục - Đào tạo trang bị cho sinh viên chỉ
dừng ở mức “cần” cơ bản, còn điều kiện “đủ” đó chính là năng lực tự học,
tự nghiên cứu, thói quen chủ động trong nhận thức, lĩnh hội tri thức. Rèn
luyện kỹ năng này, là từng bước giúp cho sinh viên có khả năng định
hướng và nhanh chóng nắm bắt đúng đối tượng một cách chính xác trong
hoạt động trí tuệ, có khả năng xử lý nhạy bén các thông tin trước những
tình huống khác nhau (vì bản thân thông tin chưa là tri thức khi chưa được
sử lý), biết phê phán, phân tích đánh giá các quan điểm, lý thuyết và
phương pháp của người khác để tiếp thu cái hay cái tốt, khắc phục cái lạc
hậu, lệch lạc và quan trọng hơn cả là hình thành được tính độc lập trong tư
duy và huy động được tri thức lý luận và kinh nghiệm để giải quyết các vấn
đề thực tiễn đặt ra mà không phụ thuộc vào người khác.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước
đã đưa ra nhiều chủ trương, nghị quyết nhằm đổi mới nội dung chương
trìnhgiáo dục - đào tạo và phươngpháp dạy học. Nghị quyết Đại hội đại biểu
toànquốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã chỉ rõ: “Đổimớiphương pháp dạy
và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi
trọngthực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủkiến thức, tránh nhồi nhét,
học vẹt, học chay” [11, tr.203-204]. Nghị quyếtĐại hộiđại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng (4/2006) nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp giáo dục, pháthuy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối
truyền thụ một chiều” [12, tr.97]. Cụ thể hoá các nghị quyết trên, ngày 10
tháng 10 năm 2006 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ra công văn số
11381/BGDĐT-ĐH& SĐH về việc hướng dẫn giảng dạy các môn khoa học
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó yêu cầu: “Thực hiện đổi mới
phươngpháp giảng dạy theo hướng chuyển quá trìnhdạy ở bậc Đại học thành
quá trình tự học của sinh viên có tổ chức và hỗ trợ tối ưu của giảng
7
viên…thực hiện 50 % thời gian môn học dành cho lên lớp và 50 % thời gian
hội thảo có giảng viên hướng dẫn và sinh viên tự nghiên cứu” [7, Tr.2].
Thực tế trong giảng dạy môn triết học Mác - Lênin ở trường Đại học
Tây Bắc, một vấn đề luôn được giảng viên và sinh viên quan tâm là làm thế
nào để nắm bắt được môn triết học Mác- Lênin? Vấn đề không đơn giản là
sự nhồi nhét của người dạy và người học cố gắng thuộc lòng những nguyên
lý, quy luật phổ biến của khoa học này đã được trình bày trong giáo trình.
Để hiểu được nội dung và thực chất của Triết học Mác - Lênin thì trước
hết phải coi nó là một triết học có sự: “Sựthống nhấtgiữa tính khoa học và
tính cách mạng trong triết học”. Cả người dạy và người học phải gắn
những nguyên lý chung của triết học với thực tiễn và phân tích được những
vấn đề cuộc sống đã, đang và sẽ xảy ra. Bản chất của Triết học Mác không
chỉ là giải thích thế giới vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới, các kết luận triết
học không chỉ đơn thuần là lời giải đáp lý luận về các sự vật, hiện tượng, sự
kiện nào đó mà nó là cơ sở lý luận có giá trị định hướng cho việc xác định,
giải quyết những vấn đề ở mọi lĩnh vực khác nhau.
Như vậy, triết học một mặt đòi hỏi người học phải có một trình độ tư
duy trừu tượng và khái quát nhất định, có lối sống thực tế, kiến thức liên
môn rộng, và điều khó khăn nhất đối với hầu hết sinh viên là lần đầu tiên
được tiếp xúc với tri thức triết học (thực ra các em đã được học ở trường
phổ thông, nhưng là kiến thức sơ đẳng với đa số giáo viên dạy kiêm nhiệm,
chéo ban), năng lực nhận thức chưa hoàn thiện, nhất là tính độc lập trong tư
duy và cách thức chuyển hóa tri thức của người dạy thành tri thức của
người học, với giảng viên thì ít quan tâm đến việc hướng dẫn phương pháp
tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên một cách một cách chuyên nghiệp,
khoa học, do đó chưa hình thành kỹ năng chủ động, độc lập trong việc
khám phá tri thức triết học - vốn là môn học có tính trừu tượng cao. Tất cả
điều trên dẫn đến kết quả học tập môn học này ở trường Đại học Tây Bắc
còn rất thấp.
8
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra nói trên, tôi
lựa chọn đề tài: “Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác -
Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong lịch sử giáo dục, vấn đề tự học và hướng dẫn tự học được đề
cập và nghiên cứu từ rất sớm, nhưng ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau
với điều kiện lịch sử cụ thể mà vấn đề này được các nhà nghiên cứu tiếp
cận ở những góc độ, phương diện khác nhau. Bước chuyển có tính chất
quyết định trong lý luận dạy học là hình thành quan điểm dạy học “Lấy
người học làm trung tâm” và một trong những đại biểu tiêu biểu cho quan
điểm này đó là J.Deway (1938) khi ông cho rằng: “Học sinh là mặt trời,
xung quanh nó quy tụ mọi phương diện giáo dục”, tác giả này đề cao nhu
cầu, lợi ích của người học, đề xuất việc để cho người học lựa chọn nội dung
học tập, được tự lực tìm tòi nghiên cứu. Cùng với quan điểm này là sự xuất
hiện một loạt thuật ngữ mới trong giáo dục học như “Sự tự giáo dục”,
“Người tự giáo dục”...đã trở thành phổ biến ở các nước có nền giáo dục
phát triển.
Ở Việt Nam, người khởi xướng cho nền giáo dục cách mạng và là tấm
gương sáng cho nghị lực và phương pháp tự học là Hồ Chí Minh, với tư
tưởng: “Phải tự nguyện, tự giác xem công việc học tập là nhiệm vụ của
người cách mạng” và “Về học tập phải lấy tự học làm cốt”. Người rất đề
cao tính độc lập trong suy nghĩ và dựa vào sức mình là chính, đây là biểu
hiện cao của ý thức tự nguyện, tự giác học tập, Người nhấn mạnh, phải nêu
cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. đọc tài liệu thì phải đào
sâu, hiểu kỹ, có vấn đề chưa thông suốt thì phải mạnh dạn đề ra và thảo
luận cho vỡ lẽ.
Vấn đề phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, sinh viên nhằm
đào tạo nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo đã được ngành giáo dục đặt ra
9
từ những năm 1960 với khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình
tự đào tạo”. Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, xu hướng
vận động của nền giáo dục Việt Nam cũng từng bước tiếp cận và đổi mới
theo nền giáo dục tiên tiến của các nước phát triển, nhưng đổi mới dạy và
học như thế nào để vừa đảm bảo tính hiện đại, vừa phải phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh nước ta, rất nhiều tác giả như Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc
Bảo, Trần Bá Hoành... đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cả về
phương diện lý luận và thực tiễn về vấn đề nâng cao chất lượng dạy học
thông qua tự học và hướng dẫn tự học. Mới nhất, trong thời gian vừa qua
có nhiều đề tài khoa học, luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ tập trung
nghiên cứu nội dung này như:
- Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Tính (2004) “Các biện pháp
tổ chức hoạt động tự học môn Giáo dục cho sinh viên các trường sư phạm”.
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Đinh Thị Cúc (2006) “Hướng dẫn
phương pháp tự học học phần chủ nghĩa duy vật biện chứng môn triết học
Mác - Lênin cho sinh viên trường Cao đẳng kinh tế - thương mại Hà Tây”.
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Văn Bằng (2007) “Hướng dẫn
phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Cao
đẳng công nghiệp Sao Đỏ”…
Như vậy, vấn đề tự học và hướng dẫn tự học đã được nhiều nhà khoa
học, nhà giáo dục nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, trình độ khác nhau, tất cả
đều cố gắng tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của tự học,
chỉ ra thực trạng, tầm quan trọng cũng như giải pháp khác nhau của hoạt
động tự học và hướng dẫn tự học đối với sinh viên một số trường Đại học,
Cao đẳng.
Tuy nhiên vấn đề hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác
- Lênin ở trường Đại học Tây Bắc còn là một vấn đề mới. Là một trường
Đại học mang đậm tính đặc thù vùng, phát triển từ trường Cao đẳng sư
phạm mới được 8 năm thì vấn đề phương pháp tự học tự nghiên cứu của
10
sinh viên chưa được giảng viên và sinh viên quan tâm đúng mức, do đó gặp
rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy
theo hướng chuyển quá trình dạy ở bậc Đại học thành quá trình tự học của
sinh viên theo công văn hướng dẫn số 11381 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Vì vậy, việc nghiên cứu và triển khai vấn đề tự học và phương pháp tự học
môn triết học Mác - Lênin là hết sức cần thiết, nhằm cập nhật chương trình
đào tạo, phương pháp dạy học mới và góp phần nâng cao chất lượng học
tập môn học này tại trường Đại học Tây Bắc.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề tự học môn triết học Mác -
Lênin ở trường Đại học Tây Bắc, luận văn đề xuất một số giải pháp hoạt
động hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc
nhằm nâng cao chất lượng học tập môn này, góp phần thiết thực vào sự
nghiệp giáo dục - đào tạo chung của Trường.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Quá trình tự học và hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học
Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc.
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu lý luận về hướng dẫn phương pháp tự
học môn triết học Mác – Lênin và thực nghiệm hướng dẫn phương pháp tự
học hai chương (chương VI và IX) trong chương trình môn triết học Mác –
Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Vận dụng phương pháp luận triết học Mác - Lênin: Duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử.
- Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá, phân loại….
các tài liệu, giáo trình, các công trình nghiên cứu có liên quan.
11
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện
- Phương pháp chuyên gia
- Thực nghiệm sư phạm
6. Đóng góp mới của tác giả
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, thực trạng và
nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng phương pháp và hiệu quả của việc
tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trường Đại học Tây Bắc còn thấp.
- Tiến hành thực nghiệm để so sánh đối chứng, xác định những khó
khăn, thuận lợi và tính khả thi của các biện pháp đã đề ra.
- Đề xuất một số hoạt động, biện pháp hướng dẫn phương pháp tự
học môn triết học Mác – Lênin ở trường Đại học Tây Bắc.
- Rút ra quy trình và các điều kiện cần thiết để thực hiện các biện
pháp hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin tại trường
Đại học Tây Bắc.
12
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HƯỚNG DẪN
PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
1.1. Lý luận về tự học và hướng dẫn phương pháp tự học
1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của tự học
* Khái niệm tự học
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học lý luận dạy học trong
những năm gần đây, vấn đề tự học tự nghiên cứu đãđược nhiều nhà khoa học
nghiên cứu và đưa ra bàn luận, trong nhiều tài liệu, công trình khoa học của
mình các học giả đã đưa ra nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau xoay
quanh vấn đề này, sauđây là một số định nghĩa theo tôi là sâu sắc và cơ bản:
- Theo Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Phó giáo sư Hà Thị Đức trong cuốn
“Lý luận dạy học đại học” thì “Tựhọc là một hình thức tổ chức dạy học cơ
bản ở đại học. Đó là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững
hệ thống tri thức và kỹ năng do chính người học tự tiến hành ở trên lớp
hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã
được qui định”. [15, Tr.142]
- Theo Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học - là tự mình
động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân
tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các
phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới
quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó,
ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó
khăn thành thuận lợi..vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của
nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. [21, Tr.621]
- Nhà tâm lý học N.ARubakin quan niệm: Tự tìm lấy kiến thức – có
nghĩa là tự học. Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội,
lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan
13
hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn
cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm,
kỹ năng , kỹ xảo của chủ thể.
Từ những quan điểm, định nghĩa về tự học nêu trên, tôi đi đến định
nghĩa chung nhất về tự học như sau: Tự học là quá trình nhận thức của cá
nhân ngườihọc với ý thức tự giác, tích cực, độc lập huy động năng lực trí
tuệ và thể lực của bản thân nhằm chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó
của nhân loại, biến tri thức đó thành vốn tri thức của mình.
Tùy vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi cá nhân và chương trình giáo
dục - đào tạo mà quá trình tự học có thể thực hiện theo ba cách thức sau:
- Cáchthức 1:Cánhân ngườihọc tựnghiên cứutheo sở thíchvà hứng thú
mônhọc mà khôngcó sựhướngdẫncủagiáo viên hoặc chuyêngia về lĩnh vực
đó. Hìnhthức nàythườnggặp phảinhiều khó khăn trongquá trình nghiên cứu,
do phảitự mò mẫm nên dẫnđếnđichệchhướngnghiên cứu, phải thực nghiệm
nhiều lần hoặc cứ liệu, suy luận mang tính chủ quan của cá nhân…
Tuy nhiên quá trình tự nghiên cứu này kết quả sẽ đi đến sự sáng tạo và
phát minh ra các tri thức khoa học mới, hình thức tự học này phải được dựa
trên nền tảng cá nhân nắm vững tri thức cơ bản lĩnh vực đó và đặc biệt phải
có một niềm tin mạnh mẽ, sự khao khát, say mê khám phá tri thức mới. Đạt
tới trình độ tự học này người học đã vươn tới hình thức cao nhất của nghiên
cứu khoa học, không thầy hướng dẫn mà vẫn có thể tổ chức có hiệu quả
hoạt động nhận thức của mình.
- Cách thức 2: Tự học có thầy ở xa hướng dẫn.
Đây là hình thức tự học mới nhưng do phù hợp với thời đại nên được
ứng dụng khá phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam, mặc dù thầy ở xa
nhưng vẫn có sự trao đổi thông tin giữa thầy và trò bằng các phương tiện
trao đổi thông tin dưới dạng Fax, email… nhằm phản ánh, cung cấp thông
tin và giải đáp các thắc mắc, kiểm tra, đánh giá,...hình thức này được sử
dụng nhiều đặc biệt là Hệ đào tạo từ xa.
14
- Cách thức 3: Tự học có thầy trực tiếp hướng dẫn một số tiết trên lớp,
sau đó sinh viên về nhà tự học dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên
Trong quá trình học tập trên lớp, người thầy có vai trò là nhân tố hỗ
trợ, chất xúc tác thúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức. Trò
với vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức: chủ động, tự giác, tích cực
tham gia vào quá trình học tập. Trong mối quan hệ giữa người thầy và sinh
viên thì sinh viên là chủ thể cơ bản và quyết định của quá trình khám phá
tri thức. Trong quá trình tự học, tuy người học không trực tiếp trao đổi
thông tin với thầy, nhưng dưới sự hướng dẫn gián tiếp của thầy, người học
phải phát huy tính tích cực, chủ động tự sưu tầm tài liệu, sắp xếp kế hoạch
nghiên cứu để hoàn những yêu cầu do giáo viên đề ra.
Nội dung tự học của người học theo hình thức này liên quan trực tiếp
với yêu cầu của giảng viên môn học, được giảng viên định hướng về nội
dung, mục đích yêu cầu và phương pháp tự học theo một quy trình khoa
học để người học thực hiện. Như vậy ở hình thức tự học thứ ba này quá
trình tự học của sinh viên có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học, chịu
sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố hướng dẫn phương pháp tự
học của giảng viên và quá trình tự học của sinh viên.
Do mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu, ở đề tài này tác giả
chủ yếu tập trung nghiên cứu việc hướng dẫn phương pháp tự học môn triết
học Mác - Lênin cho sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên trong quá
trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở trường Đại
học Tây Bắc.
Với đối tượng là sinh viên Đại học hệ chính quy do đó ta cần phân
biệt với tự học của sinh viên Hệ đào tạo từ xa. Theo Luật Giáo dục, học từ
xa, vừa học vừa làm, tự học có hướng dẫn thuộc phương thức giáo dục
không chính quy (mục d - điều 41 Luật Giáo dục). Trong các hình thức
giáo dục này, người học chủ yếu phải tự học bằng sách giáo khoa, tài liệu
và các điều kiện, phương tiện của mình để đạt được một mục tiêu hay một
15
chương trình đào tạo. Như vậy bản chất của việc học từ xa là tự học, người
học phải biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo với sự trợ giúp
của các cơ sở đào tạo mà trực tiếp là các giảng viên bộ môn.
* Ý nghĩa của tự học trong quá trình dạy học
Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học ở bậc đại học nói riêng,
người giảng viên luôn giữ một vai trò quan trọng đặc biệt không thể thiếu
được đó là sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, hoạt động học tập của sinh
viên. Nhưng thực tế cho thấy rằng, dù giảng viên có kiến thức uyên thâm
đến đâu, phương pháp giảng dạy hay đến mấy nhưng sinh viên không chịu
đầu tư thời gian, không có sự lao động của cá nhân, không có niềm khao
khát với tri thức, không có sự say mê học tập và phương pháp học tập hợp
lý, không tự giác tích cực trong học tập... thì việc học tập không thể đạt kết
quả cao được.
Theo nhà giáo dục ngưòi Nga A.Đixrtervec đã viết: “không thể ban
tặng cho hoặc truyền đạt đến bất kỳ một người nào sự phát triển và giáo
dục. Bất cứ ai mong muốn được phát triển và giáo dục cũng phải phấn đấu
bằng sự hoạt động của bản thân, bằng sức lực của chính mình. Anh ta chỉ
có thể nhận được từ bên ngoài sự kích thích mà thôi…Vì thế, sự hoạt động
tự lực là phương tiện và đồng thời là kết quả của sự giáo dục” [24, Tr.118]
Vì vậy, có thể khẳng định vai trò của hoạt động tự học luôn giữ một vị
trí rất quan trọng trong quá trình học tập của người học. Tự học là yếu tố
quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động học tập của chính cá
nhân người học.
Ở bậc Đại học đòi hỏi sinh viên phải tiếp thu một lượng kiến thức lớn
và chuyên sâu, cho nên ngoài thời gian học trên lớp sinh viên phải tự học,
tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp để mở rộng và đào sâu tri thức. Cũng chính
thông qua hoạt động tự học này đã giúp rất nhiều cho sinh viên trong quá
trình học tập, tự học giúp sinh viên nắm vững tri thức, kỹ năng kỹ xảo và
nghề nghiệp trong tương lai. Chính trong quá trình tự học sinh viên đã từng
16
bước biến vốn kinh nghiệm của loài người thành vốn tri thức riêng của bản
thân, mở rộng kiến thức, củng cố ghi nhớ vững chắc tri thức, khơi dậy được
năng lực của bản thân, biết vận dụng tri thức vào giải quyết các nhiệm vụ
học tập mới. Ngoài ra tự học còn giúp sinh viên có được hứng thú, thói
quen và phương pháp tự học thường xuyên để làm phong phú thêm, hoàn
thiện thêm vốn hiểu biết của mình. Giúp họ tránh được sự lạc hậu trước sự
biến đổi không ngừng của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay,
đặc biệt là định hình phẩm chất cần thiết của một nhà khoa học đó là nghị
lực, kiên trì và tính độc lập trong nghiên cứu.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp vai trò của giảng
viên và tập thể sinh viên trong nhà trường. Các lực lượng này có tác dụng
lớn trong việc động viên khuyến khích hướng dẫn sinh viên tự học một
cách đúng hướng và hiệu quả.
Như vậy, muốn nâng cao chất lượng học tập của sinh viên trường Đại
học Tây Bắc, bên cạnh việc phải quan tâm đúng mức đến việc bồi dưỡng
kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của người giảng viên,
đồng thời phải đặc biệt chú ý đến vị trí trung tâm của sinh viên trong hoạt
động tập thể để làm sao khai thác triệt để những tiềm năng vốn có trong
mỗi cá nhân, phát huy tính tự giác, tích cực sáng tạo, chủ động trong quá
trình lĩnh hội tri thức nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên
môn cao, có năng lực sáng tạo và kỹ năng nghiên cứu khoa học đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước nói chung và
khu vực Tây Bắc nói riêng.
1.1.2. Hướng dẫn phương pháp tự học, hướng dẫn phương pháp tự học
môn triết học Mác – Lênin
* Phương pháp tự học
Như phần trên tác giả đã trình bày, tự học là quá trình nhận thức của
cá nhân người học nhằm chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó của
nhân loại, thực chất đây là quá trình cá nhân tự tư duy trên cơ sở phát huy
17
mọi năng lực, phẩm chất vốn có của mình để đạt được mục tiêu nào đó
trong học tập, nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu này người học phải lựa
chọn cho mình một phương pháp phù hợp với điều kiện, khả năng của
mình cũng như đối tượng môn học và nhiệm vụ học tập đã đặt ra – đó
chính là phương pháp tự học.
Như vậy, phương pháp tự học của sinh viên là tổng hợp những cách
thức, con đường, phương tiện mà sinh viên tự chọn cho mình trong quá
trình học tập, nghiên cứu khoa học để hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ
học tập và nghiên cứu khoa học đã đề ra.
* Hướng dẫn phương pháp tự học
Là một mắt xích rất quan trọng trong quá trình giáo dục – đào tạo, tự
học góp phần hình thành và nâng cao năng lực, phẩm chất của học sinh,
sinh viên, đây là vấn đề không chỉ liên quan đến người học mà cả người
dạy. Việc khơi dậy, hướng dẫn, phát hiện và phát huy nội lực tự học trong
việc giáo dục là một công việc không chỉ của một cá nhân người dạy nào
mà là vấn đề đang được cả ngành giáo dục và xã hội quan tâm.
Thực tế qua các cuộc thi quốc tế cho thấy, chỉ số thông minh của học
sinh, sinh viên Việt Nam không phải là thấp nhưng vấn đề là quy trình giáo
dục của chúng ta có khơi dậy và phát huy được khả năng tự học, tiềm lực
tư duy của thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên trong các trường đại học, cao
đẳng hiện nay hay không. Một người thầy giỏi không phải chỉ uyên thâm
trong chuyên môn mà phải là người hướng dẫn khoa học để người học phát
triển được hết năng lực tư duy của mình, nói cách khác người thầy phải là
người hướng dẫn, giúp đỡ họ có được phương pháp tự học khoa học và
đúng đắn.
Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn:“Hướng dẫn tự học chủ yếu là hướng dẫn
tư duy trong việc chiếm lĩnh kiến thức, hướng dẫn tự phê bình về tính cách
trongquá trìnhchiếm lĩnh kiến thức. Đó là tự học có hướng dẫn” [21, Tr.61]
18
Trong luận án tiến sỹ của mình, tác giả Hoàng Hữu Niềm có đưa ra
quan niệm về hướng dẫn tự học khá xúc tích và hợp lý, đó là: “Hướng dẫn
tự học là sự hỗ trợ của giảng viên trong việc định hướng, tổ chức và chỉ đạo
nhằm giúp người học tối ưu hoá quá trình tự lực chiếm lĩnh kiến thức, hình
thành kỹ năng, kỹ sảo thông qua đó để hình thành và phát triển nhân cách
của họ.” [17, Tr.23]
Vậy ta có thể hiểu một cách chung nhất về hướng dẫn phương pháp tự
học: Là quá trình giúp đỡ của người dạy đối với người học, nhằm hình
thành ở người học những cách thức, con đường, phương tiện tự học, tự
nghiên cứu khoa học hợp lý và hiệu quả, qua đó giúp họ không ngừng nâng
cao chất lượng học tập và nghiên cứu khoa học của mình.
Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần tăng cường sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực nhằm khơi dậy hứng thú, tính sáng tạo, óc tò
mò khoa học cho người học; mặt khác bên cạnh việc trang bị cho người
học hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thì cần đặc biệt chú ý hình thành cho
họ ý thức tự học, động cợ tự học đúng đắn.
Để giúp người học có được những cách thức tiến hành tự học như vậy,
người giảng viên có thể trực tiếp hướng dẫn sinh viên ở trên lớp quy trình
tự học, tự nghiên cứu, thông qua các bài giảng mà hình thành cho nguời
học những phương pháp tự học đúng đắn, hiệu quả.
Giữa phương pháp tự học và phương pháp dạy học tích cực có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Phương pháp dạy học tích cực được hiểu là một
thuật ngữ rút gọn, dùng để chỉ những phương pháp giáo dục dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Trong xã
hội hiện đại - với sự bùng nổ thông tin, khoa học, công nghệ phát triển như
vũ bão hiện nay thì giảng viên không thể cố nhồi nhét vào đầu óc sinh viên
lượng kiến thức đồ sộ ngày càng tăng nhanh được, mà vấn đề là phải quan
tâm hướng dẫn cho sinh viên năng lực tư duy, phương pháp học tập ngay từ
19
buổi đầu với những học phần đầu tiên, mỗi người phải xác định được vấn
đề tự học là đặc trưng quan trọng của dạy học chuyên nghiệp.
* Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin
Từ những quan niệm về tự học và hướng dẫn phương pháp tự học, ta
có thể hiểu hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin là
quá trình giúp đỡ của người dạy đối với người học học phần triết học Mác
- Lênin, nhằm hình thành ở người học những cách thức, con đường,
phương tiện tự học, tự nghiên cứu khoa học hợp lý và hiệu quả, qua đó
giúp họ không ngừng nângcaochất lượng học tập và nghiên cứu khoa học
của mình đối với học phần này.
Chúng ta cũng biết rằng muốn học tập tốt một môn học nào đó thì
người sinh viên phải hiểu được đặc điểm của môn học, tổ chức được những
hoạt động tương ứng với môn học đó để lĩnh hội tri thức, chính bản thân
người học chứ không phải ai khác phải thiết lập được mối quan hệ biện
chứng giữa chủ thể (người học) và khách thể (môn học).
Việc tự học môn triết học Mác – Lênin cũng vậy, muốn học tập đạt kết
quả cao trước hết người sinh viên phải hiểu được tính chất, đặc điểm của
môn học - đó là một bộ môn vừa mang tính chất lý luận trừu tượng, khái
quát lại vừa có tính thực tiễn rất cao. Vì vậy, việc học tập môn Triết học
Mác – Lênin không chỉ đơn thuần là việc nắm vững những nguyên lý, quy
luật, những bài tập mang tính chất lý luận mà phải gắn liền với việc am
hiểu và nắm vững những kiến thức thực tế vận dụng lý luận để giải quyết
những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Như vậy, để tự học tốt, vấn đề quan trọng trước tiên là người sinh viên
phải hiểu rõ được ý nghĩa, vị trí đặc thù của môn học trong hệ thống các
khoa học và đối với nghề nghiệp tương lai của mình, điều đó sẽ giúp họ
xây dựng được ý thức tự học và có ý chí khắc phục khó khăn trong quá
trình tự học. Để tự học môn triết học Mác – Lênin đạt hiệu quả thì việc xây
dựng phương pháp học tập khoa học và việc lựa chọn hình thức học tập
20
phù hợp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Phương pháp tự học môn triết
học Mác – Lênin không chỉ đơn thuần là học lại máy móc vở ghi, bài giảng
của thầy mà người học còn phải làm quen với việc nghiên cứu, đọc các tài
liệu tham khảo, phải tìm hiểu thực tiễn lịch sử, chính trị - xã hôi, biết kết
hợp sáng tạo giữa lý luận và thực tiễn … để tạo cho mình vốn tri thức đặc
biệt là sự am hiểu những thành tựu của khoa học tự nhiên, biết vận dụng
những kiến thức triết học để lý giải và ngược lại những tri thức đó lại là cứ
liệu khoa học minh chứng cho những nguyên lý triết học.
Tuy nhiên để thực hiện được những yêu cầu trên là vấn đề khó đối với
sinh viên, nhất là sinh viên năm thứ nhất vì các em hầu hết là mới rời ghế
nhà trường phổ thông, vốn kiến thức nhìn chung mới chỉ dừng ở cấp độ
phổ thông chưa có sự khái quát và chuyên sâu về lý luận, khả năng tư duy
độc lập chưa cao, chưa định hình phương pháp tự học ở môi trường học
chuyên nghiệp và rõ ràng là vốn sống, vốn thực tế ít, tất cả những điều trên
sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các em khi tiếp cận với học phần triết học.
Do đó, vai trò của giảng viên bộ môn triết học Mác - Lênin là rất quan
trọng trong việc hướng dẫn phương pháp tự học môn này.
1.2. Thực trạng tự học và hướng dẫn phương pháp tự học môn triết
học Mác – Lênin ở trường Đại học Tây Bắc
1.2.1. Khái lượchoạt động dạy - học môn triết học Mác – Lênin ở trường
Đại học Tây Bắc
Trường Đại học Tây Bắc vốn tiền thân là trường Cao đẳng sư phạm
Tây Bắc, được nâng lên thành trường Đại học Tây Bắc ngày 23/03/2001, là
trường Đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, phục vụ cho việc đào
tạo nguồn nhân lực đa ngành trình độ cao khu vực Tây Bắc, với rất nhiều
ngành nghề như: Đại học sư phạm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa…, cùng
với các ngành ngoài sư phạm như: Đại học Nông học, Lâm sinh, Bảo vệ
thực vật, Kế toán tổng hợp, Quản trị kinh doanh…(22 ngành Đại học và 8
ngành Cao đẳng với tổng số khoảng 8000 sinh viên)
21
Bộ môn triết học Mác – Lênin là một trong những môn khoa học
Mác – Lênin được giảng dạy cho sinh viên đại học, cao đẳng ở tất cả các
ngành học. Bộ môn này được chia thành hai phần kiến thức cơ bản là phần
I khái lược về triết học và lịch sử triết học, phần II những nguyên lý cơ bản
của triết học Mác – Lênin. Mục đích của bộ môn này nhằm trang bị cho
sinh viên một cách có hệ thống những nội dung cơ bản về thế giới quan và
phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, lịch sử triết học, những
nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin. Bước đầu biết vận dụng các
nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin vào nghiên cứu các khoa học
cụ thể, cũng như phân tích những vấn đề cuộc sống đặt ra.
Bộ môn Triết học Mác - Lênin còn giúp người học phát triển tư duy lý
luận, tự giác trau dồi phẩm chất chính trị, tinh thần và năng lực tư duy sáng
tạo, biết khái quát và giải đáp được những đòi hỏi cấp bách của công cuộc
đổi mới và thực tiễn đặt ra, phục vụ sự nghiệp xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1.2.2. Thực trạng tự học môn triết học Mác – Lênin ở trường Đại học
Tây Bắc
Qua điều tra 150 sinh viên, chúng tôi chỉ nghiên cứu hoạt động tự học
của sinh viên của các lớp hệ Đại học với hình thức phát phiếu điều tra, chủ
yếu về các mặt: Nhận thức về vai trò của môn học, hứng thú học tập môn
học, động cơ học tập, thời gian, kế hoạch tự học, hình thức, phương pháp tự
học, kỹ năng tự học.
Kết quả thống kê đạt như sau:
* Nhận thức về tầm quan trọng của học phần triết học Mác – Lênin
22
Bảng 1.1: Vai trò của môn học triết học Mác - Lênin
STT
Vai trò của học phần triết học
Mác - Lênin
Số lượng
SV
Tỷ lệ
%
1 Rất quan trọng 35 23,33
2 Quan trọng 59 39,33
3 Bình thường 53 35,34
4 Không quan trọng 3 2
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng có 23,33% số sinh viên
được hỏi cho rằng triết học Mác – Lênin là một học phần rất quan trọng;
39,34% sinh viên cho rằng môn học này có vai trò quan trọng; 35,34% sinh
viên đánh giá đây là môn học có vai trò bình thường và 2% sinh viên chọn
mức độ không quan trọng.
Chúng ta luôn cho rằng học phần triết học Mác – Lênin là một môn học
có vai trò quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong việc đào tạo sinh
viên. Tuy nhiên, qua số liệu điều tra thu được, ta thấy một điều rất rõ là sinh
viên trường Đại học Tây Bắc chưa thực sự nhận thức hết vai trò, ý nghĩa của
môn triết học Mác – Lênin đối với bản thân. Với 35,33% sinh viên đánh giá
đây là môn học có vai trò bình thường và 2% sinh viên chọn mức độ không
quan trọng là quá cao so với tầm quan trọng thực sự của môn học trong
chương trình đào tạo. Vậy vấn đề là ở chương trình, bài giảng của giảng viên
hay ở nhận thức của sinh viên, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước???
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề cập đến vấn đề
nhận thức của người học về học phần triết học Mác – Lênin. Từ nhận thức
đến hành động đúng đắn là một chuỗi lôgíc, khi bản thân mỗi sinh viên
chưa thực sự hiểu rõ được vai trò của môn triết học Mác – Lênin đối với
bản thân mình thì làm sao họ có thể miệt mài, say sưa tự tìm tòi khám phá
những tri thức phong phú bổ ích của môn triết học Mác – Lênin nhưng rất
trừu tượng và không dễ để nắm bắt được thực chất và ý nghĩa của nó, và
23
hơn cả là có thể vận dụng những tri thức đó vào ngành học và thực tiễn
cuộc sống của mình.
Vậy sinh viên trường Đại học Tây Bắc đã nhận thức như thế nào về
tầm quan trọng của việc tự học môn triết học Mác – Lênin.
* Nhận thức về tầm quan trọng của việc tự học học phần triết học Mác
– Lênin.
Chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua phiếu điều tra và kết quả thu được
thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.2: Vai trò của tự học học phần triết học Mác – Lênin
STT
Vai trò của tự học học phần
triết học Mác – Lênin
Số lượng
SV
Tỷ lệ
%
1 Rất quan trọng 32 21,33
2 Quan trọng 56 37,33
3 Bình thường 58 38,67
4 Không quan trọng 4 2,67
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta nhận thấy nhận thức của sinh viên
về vấn đề tự học môn triết học Mác – Lênin, cho là bình thường được các
em chọn nhiều nhất (38,67%); thứ hai là tiêu chí quan trọng (37,67%); thứ
ba là rất quan trọng (21,33%); sinh viên lựa chọn tiêu chí không quan trọng
là cuối cùng (2,67%). Số liệu trên cho thấy phần lớn sinh viên trường Đại
học Tây Bắc vẫn thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức học phần triết học
Mác – Lênin, điều này là đi ngược lại với chủ trương của Bộ Giáo dục và
đào tạo là giảm tải 50% thời gian giảng lý thuyết trên lớp và chắc chắn đây
sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập môn học này
của sinh viên trường Đại học Tây Bắc.
* Thực trạng hứng thú tự học, tự nghiên cứu học phần triết học Mác –
Lênin của sinh viên trường Đại học Tây Bắc
Thực tế dạy học đã chứng minh rằng khi sinh viên có hứng thú với
môn học thì kết quả học tập thu được thường rất cao, bởi khi đó các em dồn
24
hết cả tâm trí, năng lực vốn có và sự nỗ lực của mình để tìm hiểu, khám
phá thế giới tri thức môn học. Ngược lại, nếu không khơi dậy tạo được sự
cảm hứng ở các em với môn học thì kết quả học tập thu được sẽ không đạt
như mong muốn.
Để tìm hiểu hứng thú của sinh viên đối với môn học, chúng tôi tiến
hành khảo sát vấn đề này, kết quả thu được là:
Bảng 1.3: Hứng thú tự học môn triết học Mác - Lênin
STT Hứng thú tự học môn triết học Mác – Lênin
Số lượng
SV
Tỷ lệ
%
1 Rất hứng thú 9 6
2 Hứng thú 18 12
3 Bình thường 89 59,33
4 Không hứng thú 22 14,67
5 Chán và mệt mỏi 12 8
Có 89 sinh viên (59,33%) chọn mức độ bình thường; 22 sinh viên
(14,67%) chọn mức độ không hứng thú; 12 sinh viên chọn chán và mệt mỏi
(8%), còn lại là rất hứng thú và hứng thú. Nhìn vào kết quả thu được chúng
ta thấy một thực tế rằng sinh viên trường Đại học Tây Bắc chưa thực sự có
hứng thú học tập môn triết học Mác - Lênin. Số sinh viên lựa chọn mức độ
hứng thú và rất hứng thú là không nhiều, tệ hơn là vẫn có 8% sinh viên
được hỏi cảm thấy chán và mệt mỏi khi tự học môn triết học Mác - Lênin.
Điều này lý giải vì sao sinh viên chỉ học triết học khi kỳ thi đến gần - thực
chất các em chỉ học mang tính đốiphó hoặc vì số lượng học trình học phần
này quá cao.
* Thực trạng phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin của sinh
viên trường Đại học Tây Bắc
Để tìm ra các giải pháp giúp đỡ, hướng dẫn cho việc tự học học phần
triết học Mác - Lênin của sinh viên trường Đại học Tây Bắc đạt kết quả tốt
25
hơn thì trước hết chúng ta phải biết được các em đã tiến hành tự học bộ
môn như thế nào? Các em đã sử dụng những phương pháp nào tiếp cận
môn triết học? Các phương pháp mà sinh viên đã và đang sử dụng có
những điểm mạnh, điểm yếu gì, qua khảo sát 200 sinh viên các ngành học
khác nhau đã kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.4: Các phương pháp tự học
STT Các phương pháp tự học Số lượng
SV
Tỷ lệ
%
1
Cố gắng học thuộc những kiến thức trong phạm
vi bài giảng của thầy
56 28
2
Kết hợp vở ghi với giáo trình lập dàn bài, đề
cương ôn tập
74 37
3 Học vở ghi kết hợp vớiđọc sách, tàiliệu tham khảo 31 15,5
4 Đọc giáo trình trước khi nghe giáo viên giảng 24 12
5
Học liên hệ với thực tiễn qua các phương tiện
thông tin
15 7,5
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng: Kết hợp vở ghi với giáo trình lập
dàn bài, đề cương ôn tập được sinh viên sử dụng nhiều nhất khi tiến hành
tự học môn triết học Mác - Lênin (37%); thứ hai là phương pháp học thuộc
những kiến thức trong phạm vi bài giảng của thầy (28%); thứ ba là học vở
ghi kết hợp với đọc sách, tài liệu tham khảo (15,5%); thứ tư là đọc giáo
trình trước khi nghe giáo viên giảng (12%); thứ năm là học liên hệ với thực
tiễn qua các phương tiện thông tin (7,5%).
Kết quả thu được như trên đã nói lên một điều rằng những phương
pháp mà sinh viên trường Đại học Tây Bắc thường sử dụng để tự học môn
triết học Mác - Lênin phần lớn là những phương pháp quen thuộc và cũng
hay được các em sử dụng để tự học ở một số bộ môn khác.
26
Phương pháp tự học theo kiểu lập kết hợp với vở ghi và giáo trình để
lập dàn bài, đề cương ôn tập giúp sinh viên nắm vững tri thức cơ bản của
môn triết học Mác - Lênin, hay cách học học vở ghi kết hợp đọc sách, tài
liệu tham khảo sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn các vấn đề triết học Mác –
Lênin, biết mở rộng phạm vi tri thức lĩnh hội thông qua tự tìm tòi, tự đào
sâu suy nghĩ…
Nhưng đáng chú ý là có 28% sinh viên được hỏi đã lựa chọn học theo
kiểu đọc và học thuộc lòng những kiến thức trong phạm vi bài giảng, cách
học này có ưu điểm ở chỗ có thể giúp sinh viên nắm được một hệ thống kiến
thức cơ bản nhất định, nội dung tri thức đã được giảng viên khái quát, chọn
lọc và trình bày lôgíc theo vấn đề, tuy nhiên nếu chỉ học thuộc lòng một cách
máy móc mà không có sự suy nghĩ, liên hệ với thực tế, không có sự liên kết
với những thông tin thu được qua các nguồn tài liệu khác thì ưu điểm này sẽ
trở thành khiếm khuyết vì những nội dung giảng viên trình bày và phân tích
chỉ là cơ bản, cònđể hiểu rộng và sâu sắc hơn thì người học phải tìm tòi đọc,
nghiên cứu các tài liệu tham khảo, có như vậy lượng tri thức thu được qua
mỗi chương, tiết thầy giảng mới phong phú và sâu rộng được.
Để làm được việc trên, nhiệm vụ của giảng viên phải thực hiện tốt
khâu hướng dẫn tự học, khi hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu
người giảng viên cần giúp cho sinh viên biết sử dụng phối hợp nhuần nhiễn
các phương pháp tự học khác nhau ví dụ: Cách tóm tắt nội dung tài liệu đã
đọc, cách tìm ý chính trong một nội dung, phương pháp phân tích, so sánh,
tổng hợp vấn đề…có như vậy thì chất lượng tự học các môn nói chung và
học phần triết học Mác - Lênin nói riêng mới đạt hiệu quả tốt được.
Tóm lại qua việc tìm hiểu thực trạng tự học môn triết học Mác -
Lênin của sinh viên trường Đại học Tây Bắc, chúng ta nhận thấy rằng: Đa
số sinh viên chưa nhận thức sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của môn học đối với
bản thân, các em chưa biết hoặc chưa được hướng dẫn cách thức tổ chức tự
học, tự nghiên cứu môn học một cách khoa học.
27
* Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tự học môn triết học
Mác – Lênin của sinh viên trường Đại học Tây Bắc
Để có các phương cách cụ thể giúp cho việc tự học môn triết học
Mác – Lênin của sinh viên được tốt hơn, một trong những điều kiện quan
trọng là phải nắm được nguyên nhân đã ảnh hưởng đến chất lượng tự học
bộ môn này của các em. Tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra những
nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tự học bộ môn này của sinh viên
trường Đại học Tây Bắc (200 sinh viên) qua một số chỉ số và thấy kết quả
như sau:
Bảng 1.5: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tự học
không hiệu quả
STT Các nguyên nhân
Số lượng
SV
Tỷ lệ
%
1 Không có sự hướng dẫn tự học của giảng viên 3 1,5
2 Giảng viên có hướngdẫntựhọc nhưngkhôngphùhợp 12 6
Thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo 5 2,5
3 Chưa có phương pháp tự học phù hợp với môn học 84 42
4 Do sinh viên chưa ý thức được vai trò của môn học 40 20
5
Không có sự kiểm tra thường xuyên của giảng viên
bộ môn
20 10
6 Hình thức dạy học còn đơn điệu, nhàm chán 15 7,5
7 Nội dung môn học trừu tượng, khó học 21 10,5
Qua kết quả thu được chúng ta nhận thấy rằng nguyên nhân có ảnh
hưởng lớn nhất đến kết quả tự học không hiệu quả môn triết học Mác –
Lênin của sinh viên theo ý kiến các em là do chưa có phương pháp tự học
phù hợp với môn học (42%); thứ hai là do sinh viên chưa ý thức được vai
trò của môn học (20%), các em thẳng thắn cho rằng cố học để thi cho qua;
thứ ba là nội dung môn học trừu tượng, khó học (10,5%) hầu hết sinh viên
28
khi được hỏi đều trả lời môn triết học là môn khoa học xã hội khó nhất, vì
tính khái quát lý luận rất cao nên đọc khó hiểu và khó nhớ ; thứ tư là không
có sự kiểm tra thường xuyên của giảng viên bộ môn (10%), hiện tượng này
diễn ra khá phổ biến ở các môn khoa học Mác – Lênin vì lý do thực hiện
giảm thời gian lên lớp nên giảng viên chỉ giao bài tập mà không có thời
gian kiểm tra thường xuyên; thứ năm các em cho rằng hình thức dạy học
của giảng viên bộ môn này còn đơn điệu, nhàm chán; thứ sáu là có giảng
viên bộ môn hướng dẫn tự học nhưng không phù hợp và cuối cùng là
không có sự hướng dẫn tự học của giảng viên.
Từ kết quả trên ta thấy, nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến chất
lượng tự học môn triết học Mác – Lênin của sinh viên trường Đại học Tây
Bắc là do các em chưa có phương pháp tự học học phần triết học Mác -
Lênin. Trong lý luận dạy học, nói đến quá trình dạy học thì đặc điểm nổi
bật của quá trình là dạy phương pháp tiếp cận, khám phá tri thức cho người
học. Nhưng thực tế sinh viên ở trường Đại học Tây Bắc lại đang gặp khó
khăn ở việc tìm một cách học, một phương pháp học tập bộ môn hợp lý,
hiệu quả.
Xác định được nguyên nhân cơ bản này sẽ là nhân tố quan trong giúp
cho cán bộ, giảng viên giảng dạy môn triết học Mác – Lênin tìm ra các biện
pháp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên đối với bộ môn này.
Bên cạnh đó nguyên nhân có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tự
học của sinh viên là do các hình thức dạy học chưa phong phú. Đây cũng là
một vấn đề đang được các thầy cô giáo quan tâm đến rất nhiều. Trong thực
tế, đôi khi do những điều kiện nhất định, các hình thức tổ chức dạy học bộ
môn của giáo viên chưa thực sự phong phú, chưa cuốn hút được lòng say
mê, tìm tòi tri thức môn học cho học sinh.
Một nguyên nhân khác tác động đến chất lượng tự học môn triết học
Mác - Lênin cho sinh viên là do không có sự hướng dẫn tự học. Việc mong
muốn có một hướng dẫn cụ thể để tự học bộ môn triết học Mác – Lênin là
29
một nhu cầu chính đáng của các em. Trong quá trình dạy học bộ môn triết
học Mác – Lênin, nhiều giảng viên cũng quan tâm đến việc trao đổi với
sinh viên về một số phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tuy nhiên tôi nghĩ
rằng điều mà các em cần nhất là một sự hướng dẫn cụ thể, thường xuyên và
phù hợp với môn học. Ở đại học, cao đẳng, điều quan trọng có ảnh hưởng
quyết định đến chất lượng dạy – học chính là do chất lượng tự học của mỗi
bản thân sinh viên. Vì vậy việc giúp đỡ cho sinh viên có được phương pháp
tự học hợp lý, tiện lợi để các em có thể học tập môn học thường xuyên, tự
giác, tràn đầy hứng thú đang là một vấn đề rất cấp bách.
Việc nắm bắt được các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tự học
môn triết học Mác – Lênin có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó sẽ là cơ sở để
chúng ta có những biện pháp tác độngcần thiết giúp cho việc tự học của sinh
viên đạt được mục tiêu. Nói cách khác, khi không có sự am hiểu sâu sắc về
những nguyên nhân gây ra thực trạng hiện tại, không tận tâm đi vào tìm hiểu
những băn khoăn, trăn trở, những khó khăn mà sinh viên của chúng ta đang
gặp phải thì chúng ta không thể có được những biện pháp thiết thực để nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn này trong nhà trường cao đẳng.
Thực tế qua trao đổi với các giảng viên giảng dạy bộ môn Giáo dục
chính trị nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng cho thấy, hầu hết các
giảng viên đều có nhận định về các nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng tới chất
lượng tự học môn triết học Mác – Lênin của sinh viên do các em chưa ý thức
được vai trò của môn học; thứ hai là nguyên nhân do sinh viên chưa có
phương pháp tự học; thứ ba là do nội dung môn học trừu tượng, khó học.
Vấn đề đặt ra là, cần phải có giải pháp giúp đỡ hữu hiệu để hoạt động
tự học của các em, có chất lượng hiệu quả, mỗi giảng viên bộ môn phải xác
định vấn đề tự học của sinh viên có ý nghĩa quyết định đến chất lượng
chung của hoạt động dạy học bộ môn này.
Vậy thực trạng giảng dạy và hướng dẫn phương pháp tự học học
phần triết học Mác - Lênin ở trường Đại học Tây Bắc như thế nào? Các
30
giảng viên thường gặp khó khăn gì khi hướng dẫn phương pháp tự học
triết học Mác - Lênin?
Để tìm hiểu những vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành điều tra qua
phiếu phản ánh cho cán bộ giảng dạy môn triết học Mác - Lênin ở trường
Đại học Tây Bắc. Qua điều tra trên 7 giảng viên hiện đang giảng dạy bộ
môn này kết quả thu được là 100% (7/7) giảng viên cho rằng việc hướng
dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu là rất quan trọng, công việc này không
chỉ thực hiện đúng tinh thần công văn số 11381/BGDĐT-ĐH & SĐH về
việc hướng dẫn giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn đáp ứng được yêu cầu của
xu hướng giáo dục – đào tạo trên thế giới, với sự bùng nổ của khoa học -
công nghệ như hiện nay thì việc giảng viên cố gắng truyền đạt tất cả sự
hiểu biết của mình chỉ là một phần trong mục tiêu đào tạo, cái quan trọng
hơn cả là người thầy phải giúp và định hình cho sinh viên một phương
pháp tư duy khoa học, một kỹ năng độc lập và sáng tạo trong việc chủ
động tìm tòi khám phá tri thức. Làm được như vậy, thế hệ sinh viên của
chúng ta mới theo kịp và không bị lạc hậu trước kho tàng tri thức nhân
loại ngày càng gia tăng, như A.Đixtervec đã nhận định: “Người giáo viên
tồi cung cấp chân lý, còn người giáo viên tốt thì dạy người ta cách tìm ra
chân lý ” [21, Tr.158]
Như vậy từ kết quả thu được như trên, ta nhận thấy rằng những
nguyên nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng tự học môn triết học
Mác – Lênin của sinh viên trường Đại học Tây Bắc phần lớn thuộc về
nguyên nhân chủ quan ở phía người dạy và người học, do sinh viên chưa ý
thức được vai trò của môn học, do các em chưa có phương pháp tự học phù
hợp với môn học, do phương pháp dạy và hướng dẫn tự học cho sinh viên
của giảng viên chưa được quan tâm đúng mức, do các hình thức dạy học
chưa phong phú…
31
Việc xác định được các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất
lượng học tập bộ môn xuất phát từ chính bản thân người dạy và người học
– đó chính là những cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng ta có những định
hướng khoa học, đúng đắn từ đó đề ra các giải pháp quy trình nhằm nâng
cao chất lượng hướng dẫn tự học cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc.
Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động hướng dẫn
phương pháp tự học cho sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học
Tây Bắc nói riêng, chúng ta nhận thức được rằng, hướng dẫn phương pháp
tự học chính là một cách thức dạy học, một quy trình quan trọng trong giáo
dục và đào tạo ở bậc đại học, trong đó người học đóng vai trò chủ động tích
cực, tự giác và độc lập chiếm lĩnh, khám phá tri thức bằng hoạt động của
chính bản thân mình, còn người thầy đóng vai trò chủ đạo giúp đỡ, hướng
dẫn nhằm định hình cho người học có một phương pháp tự học, tự nghiên
cứu đúng đắn, khoa học và hiệu quả.
Qua thực trạng tự học và hướng dẫn phương pháp tự học phần triết
học Mác – Lênin ở trường Đại học Tây Bắc cho thấy: Đa số sinh viên chưa
nhận thức sâu sắc được vai trò, ý nghĩa của môn học, chưa có cách thức,
phương pháp tự học đúng đắn; giảng viên thì nhận thức được vai trò tự học
và cho rằng chỉ bằng cách hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tự học
một cách hợp lý, khoa học thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học, tuy
nhiên mức độ quan tâm, đầu tư vào công việc này còn ít, các hình thức dạy
học của người thầy chưa phong phú….
Trong các nguyên nhân cơ bản được xác định, thì nguyên nhân có ảnh
hưởng lớn và trực tiếp đến kết quả chất lượng tự học môn triết học Mác –
Lênin là các em chưa có phương pháp tự học khoa học, đúng quy trình,
chưa được hướng dẫn và kiểm tra một cách cụ thể, kỹ lưỡng về tự học;
giảng viên chưa có nhiều hình thức dạy học phong phú, chưa có sự hướng
dẫn cụ thể cách thức tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình tự
học. Như nhà giáo dục học S.Raxech đã từng nói: Một giáo viên sáng tạo là
32
người biết giúp đỡ học sinh tiến bộ nhanh chóng trên con đường tự học.
Giáo viên phải là người hướng dẫn, người cố vấn hơn là chỉ đóng vai trò
công cụ truyền đạt tri thức.
Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là cần phải nâng cao chất lượng hướng
dẫn phương pháp tự học phần triết học Mác – Lênin cho sinh viên của
trường Đại học Tây Bắc góp phần đưa sự nghiệp giáo dục - đào tạo của bộ
môn, của Trường vươn lên tầm cao mới, đáp ứng được yêu cầu trình độ
giáo dục của thời đại.
33
CHƯƠNG 2
THỰC NGHIỆM HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC
MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
2.1. Kế hoạch thực nghiệm
2.1.1. Mụcđích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích đánh giá, thẩm
định về hiệu quả của việc hướng dẫn phương pháp tự học học phần triết
học Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc.
2.1.2. Đối tượng thực nghiệm
Tác giả lựa chọn đối tượng thực nghiệm 02 lớp sinh viên năm thứ 2
khoa Văn và khoa Toán trường Đại học Tây Bắc (Lớp thực nghiệm 70 sinh
viên; lớp đối chứng 70 sinh viên), với nội dung bài giảng chương VI (Hai
nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật) và chuơng IX (Lý luận
nhận thức).
2.1.3. Giả thuyết thực nghiệm
Hướng dẫn phương pháp tự học học phần triết học Mác – Lênin khi
tiến hành sẽ hình thành một phương pháp tự học và phát huy được tính tích
cực học tập của sinh viên, kết quả đạt được là sinh viên lớp thực nghiệm
được hướng dẫn phương pháp tự học sẽ đạt hiệu quả học tập cao hơn sinh
viên lớp đối chứng.
Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong 04 tuần. Tác giả tiến hành
thực nghiệm song song, trong đó tác giả thực hiện lớp thực nghiệm, còn lớp
đối chứng không có hướng dẫn phương pháp tự học – do một giáo viên
cùng bộ môn tiến hành soạn, giảng và lên lớp.
Kết thúc thời gian thực nghiệm, chúng tôi tổ chức kiểm tra ở cả hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng cùng một đề bài, trong cùng một thời gian,
kết quả các bài kiểm tra được phân tích và xử lý để tăng thêm tính khách
34
quan của quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi còn lấy kết quả thi kết
thúc học phần môn triết học Mác - Lênin năm học 2007 – 2008 của sinh viên
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm cứ liệu để xác định tính hiệu quả của
phương án thực nghiệm. Sau giai đoạn thực nghiệm, tác giả có tổ chức lấy ý
kiến đóng góp của sinh viên và giảng viên bộ môn để rút kinh nghiệm.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm theo quy trình bao gồm ba
giai đoạn sau:
1- Giai đoạn chuẩn bị thực nghiệm
- Xây dựng giáo án hướng dẫn phương pháp tự học học phần triết học
Mác – Lênin (Chương VI, IX)
- Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
2- Giai đoạn triển khai thực nghiệm
- Khảo sát kết quả học tập ban đầu của hai lớp thực nghiệm và đối
chứng
- Tiến hành thực nghiệm : Chúng tôi tiến hành thực nghiệm bằng cách
dạy học và hướng dẫn cho sinh viên tự học theo giáo án đã xây dựng
- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm: Kiểm tra đầu ra được tiến
hành ngay sau khi thực nghiệm nhằm xác định kết quả học tập của sinh
viên ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng.
3- Giai đoạn xử lý kết quả thực nghiệm
- Xây dựng tiêu chí và thang định giá, bao gồm: Kết quả học tập của
sinh viên: thể hiện ở điểm số của bài kiểm tra sau khi tiến hành học tập
theo cách dạy học hướng dẫn phương pháp tự học phần chủ nghĩa duy vật
biện chứng môn triết học Mác – Lênin.
Chúng tôi đánh giá kết quả học tập của các em bằng cách dùng thang
chấm điểm. Thang chấm điểm chia thành bốn mức từ cao xuống thấp,
tương đương bốn loại: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu. (Xuất sắc từ 9
đến 10 điểm; Giỏi từ 8 đến cận 9; Khá từ 7 đến cận 8 điểm; Trung bình từ 5
đến cận 7 điểm; Yếu là dưới 5 điểm)
35
- Đo sự hứng thú và tính tích cực của sinh viên: Đây là một lĩnh vực
nghiên cứu hết sức trừu tượng nên chúng tôi đo hứng thú và tích cực của
sinh viên với hướng dẫn phương pháp tự học bằng cách xây dựng phiếu
trưng cầu ý kiến sinh viên để qua đó biết được hứng thú cũng như là tính
tích cực của các em với phương án thực nghiệm đó như thế nào.
- Xử lý kết quả thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành xử lý thực nghiệm
bằng cách so sánh, đối chiếu kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng dựa trên tiêu chí và thang định giá đã xây dựng.
Cuối cùng là phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm
2.2. Nội dung thực nghiệm và xử lý các kết quả thực nghiệm
Trước khi tiến hành tác động sư phạm theo mục đích thực nghiệm,
chúng tôi tiến hành khảo sát trình độ ban đầu của hai nhóm lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng, thông qua tiến hành kiểm tra trắc nghiệm 45 phút
những nội dung kiến thức cơ bản của môn triết học Mác – Lênin (xem phụ
lục 1). Trong bài kiểm tra đó, sau khi xử lý kết quả chúng tôi thu được kết
quả học tập môn triết học Mác – Lênin của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng (mỗi lớp 70 sinh viên) như sau:
Bảng 2.1. Kết quả học tập của hai lớp thực nghiệm và đối chứng
Điểm
Lớp
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB
Thực nghiệm 0 0 3 7 7 24 16 13 0 0 6,1
Đối chứng 0 0 2 8 4 25 15 16 0 0 6,3
Nhìn vào bảng kết quả thu được chúng ta thấy rằng trình độ học tập
ban đầu môn triết học Mác – Lênin của hai lớp thực nghiệm và đối chứng
là tương đương nhau (điểm trung bình học tập của lớp thực nghiệm là 6,1
còn lớp đối chứng là 6,3). Đây là cứ liệu ban đầu để chúng tôi tiến hành
tác động sư phạm nhằm thu được kết quả sau đó một cách khách quan và
chính xác.
36
Tác giả tiến hành tác động sư phạm bằng cách giảng và tổ chức hướng
dẫn cho sinh viên lớp thực nghiệm theo giáo án có hướng dẫn phương pháp
tự học đã được xây dựng. Các em sẽ tiến hành học tập, tự nghiên cứu theo
phương án thực nghiệm này. Còn sinh viên lớp đối chứng sẽ học tập theo
cách thông thường, tức là học theo bài giảng thuần tuý không có hướng dẫn
tự học của giảng viên.
Sau bốn tuần tiến hành tác động sư phạm, để có được kết quả thực
nghiệm, chúng tôi đã cho sinh viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm
bài kiểm tra, sau đó chấm bài và đánh giá theo các thang đo đã xây dựng.
Đề bài kiểm tra không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc nắm vững và phân tích
được những tri thức triết học Mác – Lênin đã học theo trí nhớ mà còn giải
quyết được các vấn đề đặt ra đòi hỏi các em phải có sự tổng hợp, khái quát
hoá và vận dụng sáng tạo những tri thức lý luận vào hoạt động nhận thức
và thực tiễn theo yêu cầu nội dung từng chương.
2.2.1. Nội dung thực nghiệm
* Nghiên cứu nội dung thực nghiệm và lựa chọn đơn vị kiến thức
Nội dung chương trình triết học Mác - Lênin trong giáo trình triết học
Mác - Lênin dùng cho các trường đại học, cao đẳng hiện nay (Tái bản lần
thứ hai – 2006 có sửa chữa, bổ sung) theo qui định của Bộ giáo dục và đào
tạo bao gồm có hai phần, mười bốn chương:
Phần I: Khái lược về triết học và lịch sử triết học, bao gồm các
chương: chương I: Khái lược về triết học; chương II: Khái lược về lịch sử
triết học trước Mác; chương III: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác –
Lênin; chương IV: Một số trào lưu triết học phương tây hiện đại.
Phần II: Những nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin, bao gồm
các chương: Chương V: Vật chất và ý thức; chương VI: Hai nguyên lý của
phép biện chứng duy vật; chương VII: Những cặp phạm trù cơ bản của
phép biện chứng duy vật; chương VIII: Những quy luật cơ bản của phép
biện chứng duy vật; chương IX: Lý luận nhận thức; chương X: Hình thái
kinh tế - xã hội; chương XI: Giai cấp và dân tộc; chương XII: Nhà nước và
37
cách mạng xã hội; chương XIII: Ý thức xã hội; chươngIIX: Vấn đề con
người trong triết học Mác - Lênin
Về việc xác định phương pháp dạy học bao giờ cũng căn cứ vào nội
dung kiến thức của môn học và từng chương cũng như đối tượng người học.
Trong đềtài, phạm vi nội dung bài giảng được xác định là chương VI và IX ,
đối tượng người học là sinh viên hệ đại học không chuyên năm thứ hai. Từ
căn cứ trên, tác giả đã xây dựng những phương pháp dạy học cụ thể là:
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp đàm thoại,
phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp đọc giáo trình, phương pháp so sánh,
đối chiếu, phương pháp gắn lý luận với thực tiễn,…
Tương ứng với các phương pháp, tác giả lựa chọn một số đơn vị kiến
thức để vận dụng việc hướng lẫn phương pháp tự học cho sinh viên. Sau
đây là những đơn vị kiến thức mà chúng tôi lựa chọn.
Bảng 2.2. Nội dung đơn vị kiến thức thực nghiệm
STT Nội dung đơn vị kiến thức Phương pháp
Thời
gian
1
Chương VI
Hai nguyên lý cơ bản của phép biện
chứng duy vật
- Phân tích
- Khái quát hoá, trừu
tượng hoá.
- Đặt câu hỏi.
- Đàm thoại
- Phân tích sơ đồ
- Liên hệ lý luận với
thực tiễn.
3 tiết
2. Chương IX
Lý luận nhận thức
- Phân tích
- Đặt câu hỏi
- Đàm thoại
- Đọc giáo trình
3 tiết
38
* Lập kế hoạch bài giảng
- Lập kế hoạch bài dạy lớp đối chứng
Trên cơ sở dung lượng kiến thức các chương, chúng tôi đã lập kế
hoạch bài giảng theo cách thức truyền thống do một giảng viên khác trong
bộ môn đảm nhiệm giảng dạy. Giảng viên này có nhiệm vụ thuyết trình,
phân tích cho sinh viên hiểu những tri thức cơ bản đã có trong giáo trình.
Trong quá trình lên lớp, giảng viên chỉ cần truyền đạt cho sinh viên một
cách tuần tự những khái niệm, phạm trù, những vấn đề lý thuyết, giảng viên
chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giảng.
- Lập kế hoạch bài dạy cho lớp thực nghiệm
Thiết kế bài thực nghiệm 1:
CHƯƠNG II. HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, sinh viên cần đạt được những nội dung cơ bản sau:
1- Về kiến thức
- Khái niệm mối liên hệ, các tính chất của mối liên hệ
- Khái niệm phát triển, các tính chất của sự phát triển
- Giá trị khoa học và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến và sự phát triển: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
chúng ta phải quán triệt quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển.
2- Về kỹ năng
- Nêu được đầy đủ khái niệm, tính chất.
- Phân tích được tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng
phong phú của mối liên hệ và sự phát triển.
- Phân tích được ý nghĩa pháp luận của hai nguyên lý, phê phán các
quan điểm duy tâm, siêu hình về mối liên hệ và về sự phát triển.
39
3- Về thái độ, hành vi
- Hiểu được sâu sắc nội hàm khái niệm mối liên hệ và sự phát triển.
- Có khả năng vận dụng được nội dung hai nguyên lý cơ bản của
phép biện chứng duy vật vào nhận thức và thực tiễn.
- Có năng lực phê phán, bác bỏ được các quan điểm sai lầm đối lập
với quan điểm duy vật biện chứng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương tiện thực hiện bài giảng chủ yếu là sách giáo trình, bảng, phấn,
tài liệu tham khảo, sử dụng máy chiếu phim tài liệu về sự cân bằng sinh thái,
về nguồn gốc của sự sống, mối liên hệ giữa thế giới vô cơ và hữu cơ…,bài
kiểm tra nhận thức và phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của sinh viên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1- Cách mở đầu
Ỏ chương vật chất và ý thức chúng ta đã biết rằng, thế giới này tồn tại
duy nhất là thế giới vật chất, thế giới đó phản ánh vào trong đầu óc con
người hình thành thế giới tinh thần. Một vấn đề được đặt ra là, thế giới vật
chất rất đa dạng phong phú và khác nhau, vậy giữa chúng có mối liên hệ
tác động qua lại hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời? Chúng tồn tại bất biến
hay vận động biến đổi không ngừng? Ý nghĩa của những vấn đề này là gì?
Tất cả sẽ được lý giải trong nội dung chưong VI, Hai nguyên lý cơ bản của
phép biện chứng duy vật.
2- Dạy bài mới
40
NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN (GV) HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN (SV)
PHƯƠNG
PHÁP
I. Nguyênlý về mối liên hệ
phổ biến
1. Khái niệm mối liên hệ
Các sự vật, hiện tượng,
các quá trình khác nhau vừa
tồn tại độc lập, vừa quy định,
tác động qua lại, chuyển hóa
lẫn nhau.
Từ quan niệm trên ta có
khái niệm về mối liên hệ
theo quan điểm duy vật biện
chứng: Mối liên hệ là phạm
trù triết học dùng để chỉ sự
quy định, sự tác động qua
lại, sự chuyển hóa lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng
hay giữa các mặt của một sự
vật, của một hiện tượng
trong thế giới.
GV: Để nghiên cứu mối liên hệ chúng
ta phải trả lời hai câu hỏi sau?
Một là: Các sự vật, các hiện
tượng và các quá trình khác nhau của
thế giới có mối liên hệ qua lại, tác
động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng
tồn tại biệt lập, tách rời nhau?
Hai là:Nếu chúng có mối liên hệ
qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ
đó?
Trong lịch sử triết học, để trả lời
những câu hỏi đó ta thấy có nhiều
quan điểm khác nhau: siêu hình, duy
tâm và duy vật biện chứng, các em
hãy đọc tài liệu và cho biết:
GV: Vậy quan điểm siêu hình là gì?
Hãy nhận xét quan điểm đó?
Ví dụ: Trong thế giới, giới vô cơ
và hữu cơ không có mối liên hệ, giữa
động vật và thực vật không có mối
liên hệ, có chăng chỉ là ngẫu nhiên
SV: - Quan điểm siêu hình cho rằng
các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt
lập, tách rời nhau, cái này tồn tại
bên cạnh cái kia. Chúng không có
sự phụ thuộc, không có sự ràng
buộc và quy định lẫn nhau. Nếu
giữa chúng có sự quy định lẫn nhau
thì cũng chỉ là những quy định bề
1. Phương
pháp cơ bản:
phân tích; quy
nạp; so sánh
đối chiếu; đặt
câu hỏi dẫn
dắt; liên hệ lý
luận với thực
tiễn
Đọc giáo trình,
tài liệu tham
khảo, thảo
luận nhóm,
liện hệ thực
tiễn theo
phương pháp
quy nạp rút ra
41
GV: Quan điểm duy tâm là gì? Các
em hãy chỉ ra hạn chế của nó?
Ví dụ: Quan điểm của Hêghen
cho rằng mối liên hệ của các sự vật
hiện tượng thực chất là do mối liên hệ
“ý niệm tuyệt đối” quyết định hay
phái duy thực cho đó là mối liên hệ
của các khái niệm quy định…
ngoài, mang tính ngẫu nhiên.
- Quan điểm siêu hình là sai vì
trong thế giới không có sự vật hiện
tượng nào tồn tại một cách tách rời
biệt lập
Ví dụ: Giữa động vật và thực vật có
quá trình trao đổi chất làm cân bằng
hệ sinh thái
SV: - Thế giới các sự vật có mối
liên hệ, nhưng cái quyết định mối
liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa
các sự vật, hiện tượng là một lực
lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức,
cảm giác của con người.
- Hạn chế của những người theo
quan điểm duy tâm là họ đã xuất
phát từ việc giải quyết mặt thứ nhất
vấn đề cơ bản của triết học, ý thức,
tinh thần quyết định vật chất
Ví dụ: Mối liên hệ của các khái
niệm thực chất là phản ánh mối liên
hệ của các sự vật, hiện tượng trong
thế giới vật chất, do thế giới vật chất
quy định
kết luận chung
Đọc tài liệu,
thảo luận đưa
ra những trích
dấn minh họa
42
2. Tính chất của mối liên hệ.
- Tính khách quan.
- Tính phổ biến
- Tính đa dạng phong
phú
GV: Quan điểm duy vật biện chứng là
đúng đắn, khoa học. Vì sao?
Ví dụ: Giữa hai giới vô cơ và hữu cơ
không có ranh giới tuyệt đối, ngay cả
con người cũng có nguồn gốc tiến hoá
từ giới vô cơ → đơn bào → đa bào →
tế bào → thực thể sống → các loài →
loài người (điều này đã được thuyết tế
bào của Slâyđen chứng minh và sau
đó được nhà sinh học người Pháp là
Lơvoađie khẳng định lại bằng cách
tổng hợp từ các thành phần vô cơ
thành thực thể sống trong phòng thí
nghiệm)
GV: Qua nghiên cứu tài liệu các em
hãy trình bày:
- Nội dung các tính chất của mối liên
hệ là gì?
- Tại sao mối liên hệ giữa các sự vật,
hiện tượng lại có tính khách quan tính
phổ biến và tính đa dạng phong phú?
Lấy ví dụ minh họa?
SV: Vì cơ sở của mối liên hệ theo
quan điểm duy vật biện chứng
khẳng định tính thống nhất vật chất
của thế giới. Các sự vật, hiện tượng
tạo thành thế giới, dù có đa dạng,
phong phú, có khác nhau bao nhiêu,
song chúng đều chỉ là những dạng
khác nhau của một thế giới duy nhất
và thống nhất - thế giới vật chất.
SV: - Tính khách quan của mối liên
hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn
có của mọi sự vật, hiện tượng, nó
bắt nguồn từ tính thống nhất vật
chất của thế giới biểu hiện trong quá
trình tự nhiên, xã hội, và tư duy. Nó
không phụ thuộc vào ý thức của con
người.
Ví dụ: Trong tự nhiên giữa con
người và cây xanh có mối liên hệ
trao đổi chất, người hấp thu oxi nhả
khí cacbon còn cây xanh thì ngược
Phân tích, thảo
luận theo
nhóm tìm ra
cơ sở khoa học
của vấn đề.
Tổng hợp đưa
ra kết luận
Phân tích, liên
hệ thực tiễn,
quy nạp
43
lại
Trong xã hội, quan hệ giữa các
thành phần kinh tế trong nền kinh
tế, giữa quốc gia này với quốc gia
kia..
Trong tư duy, quan hệ giữa hai giai
đoạn nhận thức, giữa các yếu tố cấu
thành tư duy…
Tất cả đều không phụ thuộc vào ý
thức, ý muốn chủ quan của con
người
- Tính phổ biến của mối liên hệ
biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện
tượng nào; ở bất kỳ không gian nào
và ở bất kỳ thời gian nào cũng có
mối liên hệ với những sự vật, hiện
tượng khác. Ngay trong cùng một
sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một
thành phần nào, một yếu tố nào
cũng có mối liên hệ với những
thành phần, những yếu tố khác. Ví
dụ như trên.
- Tính đa dạng, phong phú của mối
liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau,
hiện tượng khác nhau, không gian
44
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Mỗi sự vật đều nằm trong
mối liên hệ cho nên trong
nhận thức và hoạt động thực
tiễn chúng ta phải quán triệt
quan điểm toàn diện, lịch sử
- cụ thể.
GV: Từ nội dung nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến cho chúng ta ý nghĩa
gì trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn?
Luận điểm: Thấy cây mà không thấy
rừng thuộc quan điểm nào?
khác nhau, thời gian khác nhau thì
các mối liên hệ biểu hiện khác nhau.
* Có thể chia các mối liên hệ thành
nhiều loại: mối liên hệ bên trong -
mối liên hệ bên ngoài; mối liên hệ
chủ yếu -, mối liên hệ thứ yếu; mối
liên hệ tất nhiên - mối liên hệ ngẫu
nhiên;, mối liên hệ trực tiếp - mối
liên hệ gián tiếp. v.v.. Các mối liên
hệ này có vị trí, vai trò khác nhau
đối với sự tồn tại và vận động của
sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Mối quan hệ giữa hai quá
trình đồng hóa - dị hóa trong cơ thể
sinh học là bên trong còn quan hệ
trao đổi chất của cơ thể đó với môi
trường là bên ngoài
SV: - Quan điểm toàn diện đòi hỏi
chúng ta nhận thức về sự vật trong
mối liên hệ qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt
của chính sự vật.
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi
chúng ta phải biết phân biệt từng
Đọc giáo
trình; phát
vấn, thảo luận;
quy nạp, liên
hệ lý luận với
thực tiễn
45
II. Nguyên lý về sự phát
triển
1. Khái niệm về sựphát triển
GV: Khi nhìn nhận thế giới xung
quanh ta thấy một vấn đề nảy sinh là,
thế giới đó tồn tại tĩnh tại, bất biến
mối liên hệ, để hiểu rõ bản chất của
sự vật và có phương pháp tác động
phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất trong hoạt động của bản thân.
- Vì các mối liên hệ có tính da
dạng, phong phú - sự vật, hiện
tượng khác nhau, không gian, thời
gian khác nhau các mối liên hệ biểu
hiện khác nhau nên trong hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn
con người phải tôn trọng quan điểm
lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi
hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật
và tác động vào sự vật phải chú ý
điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ
thể, môi trường cụ thể trong đó sự
vật sinh ra, tồn tại và phát triển.
* Luận điểm của Ănghen phê phán
phương pháp siêu hình trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn
SV: - Quan điểm siêu hình: Những
người theo quan điểm siêu hình coi
tất cả sự vật không có sự thay đổi gì
2. Phương
pháp cơ bản:
So sánh đối
46
- Quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, trên cơ
sở khái quát sự phát triển
của mọi sự vật, hiện tượng
tồn tại trong hiện thực, quan
điểm duy vật biện chứng
khẳng định:
Pháttriển là một phạm trù
triết học dùng để chỉ quá
trình vận động tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn của
sự vật.
hay vận động, biến đổi và phát triển
không ngừng?
Trả lời câu hỏi này có nhiều quan
điểm khác nhau: Siêu hình, duy tâm,
duy vật biện chứng
Ví dụ: - Sau một chu kỳ phát sinh -
tồn tại - diệt vong, một thực thể sinh
học mới ra đời chỉ là sự lặp lại nguyên
si thực thể ban đầu nếu có thay đổi thì
là sự tăng lên về lưọng đơn thuần
- Yếu tố quyết định sự phát triển là ở
lực lượng siêu tự nhiên bên ngoài
quyết định (do Chúa trời )
Vậy theo các em nội dung các quan
điểm trên là gì? Hãy đưa ra nhận định
về các quan điểm đó?
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật
biện là đúng đắn, khoa học. Vì sao?
trong quá trình tồn tại của chúng.
Nếu có chỉ là sự thay đổi về lượng
(số lượng, quy mô, tốc độ, nhịp
điệu…). Không có sự thay đổi về
chất, không có sự ra đời cái mới, là
quá trình tiến lên liên tục, không có
những bước quanh co, thăng trầm,
phức tạp.
Như vậy quan điểm siêu hình xem
sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay
giảm đi đơn thuần về mặt lượng
không có sự thay đổi về chất của sự
vật.
- Quan điểm duy tâm: thừa nhận có
sự phát triển, nhưng họ tìm nguồn
gốc của sự phát triển ở lực lượng
siêu tự nhiên, hay ở trong đầu óc
con người
Đó là quan điểm chưa đầy đủ,
phiến diện và sailệch về sựphát triển.
Ví dụ: Sau một chu kỳ phát triển
thực thểsinh học mớira đời(F) có sự
thay đổipháttriển khôngchỉ về lượng
mà cả về chất, ví như khả năng thích
nghi với điều kiện tự nhiên tốt
hơn…nguồn gốc của sự phát triển là
tự thân, khôngphụthuộc vào một lực
chiếu; liên hệ
lý luận với
thực tiễn; phân
tích tổng hợp;
khái quát hoá;
đóng vai
47
- Phân biệt khái niệm phát
triển và vận động.
Sự phát triển không bao
quát toàn bộ sự vận động nói
chung, nó chỉ khái quát xu
GV: Qua khái niệm ta thấy quan điểm
là vận động. Mà khái niệm vận động
ta đã biết.
Vậy vận động với phát triển có quan
hệ với nhau như thế nào?
lượng siêu tự nhiên nào đó, và cũng
không phụ thuộc vào ý thức con
người
- Phát triển là quá trình tất yếu
của bất kỳ sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan, vì: Sự tác động
qua lại giữa các yếu tố trong một sự
vật hay giữa các sự vật với nhau làm
cho sự vật vận động, phát triển. Đó
là kết quả của quá trình thay đổi dần
dần về lượng dẫn đến sự thay đổi
phát triển nằm trong bản thân sự
vật. Đó là do mâu thuẫn bên trong
sự vật quy định (đó là quá trình giải
quyết những mâu thuẫn trong bản
thân sự vật).
Ví dụ: Trong sự phát triển của
giới tự nhiên, thuyết tiến hóa của
Đácuyn cho thấy sự phát triển là: Từ
vô cơ → sự sống
SV: - Sự phát triển là vận động theo
khuynh hướng tiến lên của sự vật.
- Vận động: là sự biến đổi nói chung
kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho
đến tư duy.
Đặt câu hỏi
dẫn dắt; phân
tích, quy nạp;
so sánh đối
chiếu, liên hệ
48
hướng vận động đi lên của
sự vật.
2. Tính chất của sự phát
triển.
- Tính khách quan.
- Tính phổ biến
- Tính đa dạng phong
phú
GV: Các sự vật, hiện tượng đều vận
động phát triển không ngừng, vậy
phát triển có mấy tính chất? Tại sao?
Lấy ví dụ minh họa?
Vận động có thể theo khuynh
hướng đi lên hoặc đi xuống, thụt lùi,
tan vỡ.
Phát triển chỉ một trường hợp của
vận động là vận động theo hướng đi
lên. Xét về ngoại diên khái niệm vận
động bao hàm khái niệm phát triển.
SV: Sự phát triển có ba tính chất
- Tính khách quan. Bởi vì, nguồn
gốc của sự phát triển nằm ngay
trong bản thân sự vật. Do mâu thuẫn
trong chính sự vật quy định. Vì thế
sự phát triển là tiến trình khách
quan, không phụ thuộc vào ý muốn
của con người
Ví dụ: Loài người dù muốn hay
không thì sự tác động chi phối bởi
các quy luật xã hội sẽ làm cho các
hình thái kinh tế - xã hội vận động
phát triển từ thấp đến cao như Mác
đã dự báo
- Tính phổ biến của sự phát triển
được hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh
vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.
lý luận với
thực tiễn
Phân tích, quy
nạp, liên hệ lý
luận với thực
tiễn
49
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Mỗi sự vật đều nằm
trong sự phát triển cho nên
trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn chúng ta phải
có quan điểm phát triển.
* Tổng kết bài
GV: - Từ nội dung nguyên lý về sự
phát triển chúng ta thấy có ý nghĩa gì
trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn.
- Đường xoáy ốc nói lên điều gì?
GV: Yêu cầu sinh viên khái quát lại
nội dung hai nguyên lý cơ bản của
phép biện chứng duy vật dạng sơ đồ?
- Tính đa dạng, phong phú: Phát
triển là khuynh hướng chung của
mọi sự vật, mọi hiện tượng, song
mỗi sự vật, mỗi hiện tượng lại có
quá trình phát triển không giống
nhau. Tồn tại ở không gian khác
nhau, ở thời gian khác nhau, sự vật
phát triển sẽ khác nhau.
- SV: Phải có quan điểm nhìn nhận
sự vật theo chiều hướng vận động đi
lên.
- Nhìn nhận sự vật trong sự vận
động phát triển không ngừng…
- Biết phân chia các giai đoạn phát
triển.
- Phêphánquanđiểm, bảo thủ, trì trệ.
- Đường xoáy ốc nói lên rằng, trong
quá trình vận động của sự vật có thể
quanh co, phức tạp…nhưng khuynh
hướng vận động là tiến lên
SV: Trình bày khái quát nội dung
hai nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến và về sự phát triển dưới dạng
sơ đồ
Liên hệ thực
tiễn, quy nạp,
tổng hợp
Đọc giáo trình,
thảo luận, khái
quát hóa
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM

Contenu connexe

Tendances

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...KhoTi1
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Tendances (20)

Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt NamLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật trong cấp và quản lý chứng minh nhân dân, HOT
Đề tài: Pháp luật trong cấp và quản lý chứng minh nhân dân, HOTĐề tài: Pháp luật trong cấp và quản lý chứng minh nhân dân, HOT
Đề tài: Pháp luật trong cấp và quản lý chứng minh nhân dân, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOT
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
 
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOTĐề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
 
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAYLuận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
 
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Hình phạt tù có thời hạn và tái hòa nhập đối với người mãn hạn tù
Hình phạt tù có thời hạn và tái hòa nhập đối với người mãn hạn tùHình phạt tù có thời hạn và tái hòa nhập đối với người mãn hạn tù
Hình phạt tù có thời hạn và tái hòa nhập đối với người mãn hạn tù
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCMLuận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
 
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAYLuận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
 
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sựLuận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
 

Similaire à BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM

Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...nataliej4
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...OnTimeVitThu
 
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...Trần Đức Anh
 
CP111BK120230223153135.pdf
CP111BK120230223153135.pdfCP111BK120230223153135.pdf
CP111BK120230223153135.pdfvannguyen769733
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhTài liệu sinh học
 
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...nataliej4
 
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similaire à BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM (20)

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN  - TẢI FREE ZALO: 0...
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN   - TẢI FREE ZALO: 0...HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN   - TẢI FREE ZALO: 0...
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN  - TẢI FREE ZALO: 0...
 
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...
 
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
 
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAYĐề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
 
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
 
CP111BK120230223153135.pdf
CP111BK120230223153135.pdfCP111BK120230223153135.pdf
CP111BK120230223153135.pdf
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
 
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOTĐề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
 
Đề tài tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11, HAY
Đề tài  tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11,  HAYĐề tài  tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11,  HAY
Đề tài tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11, HAY
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
 
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đĐề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
 
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
 
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
 
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...
 
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
 

Plus de Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

Plus de Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Dernier

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. 1 TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
  • 2. 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………………….. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại học TâyBắc…………………………………. 1.1. Lý luận về tự học và hướng dẫn phương pháp tự học……... 1.1.1. Khái niệm tự học và ý nghĩa của tự học…………………. 1.1.2. Hướng dẫn phương pháp tự học, hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin……………………………… 1.2. Thực trạng tự học và hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin ở trường Đại học Tây Bắc………………. 1.2.1. Khái lược hoạt động dạy - học môn triết học Mác – Lênin ở trường Đại học Tây Bắc……………………………………… 1.2.2. Thực trạng tự học môn triết học Mác – Lênin ở trường Đại học Tây Bắc………………………………………………... Chương 2: Thực nghiệm hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc………………………………………………………… 2.1. Kế hoạch thực nghiệm……………………………………... 2.1.1. Mục đíchthực nghiệm…………………………………… 2.1.2. Đốitượng thực nghiệm…………………………………... 2.1.3. Giả thuyết thực nghiệm………………………………….. 2.2. Nội dung thực nghiệm và xử lý các kết quả thực nghiệm…. 2.2.1. Nội dung thực nghiệm…………………………………… 2.2.2. Điều tra ý kiến sinh viên………………………………… 2.2.3. Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm đốichứng………… 2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm……………………………... 2.3.1. Kết quả học tập của sinh viên……………………………. Trang 1 8 8 8 12 16 16 17 29 29 29 29 29 31 32 73 76 79 79
  • 3. 3 2.3.2. Đánh giá chất lượng của bài giảng qua việc sử dụng phương pháp hướng dẫn tự học của sinh viên………………….. Chương 3: Quy trình và điều kiện hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại học TâyBắc............................................................................... 3.1. Quy trình thực hiện................................................................ 3.1.1. Đốivới giảng viên.............................................................. 3.1.2. Với sinh viên....................................................................... 3.2. Điều kiện thực hiện quy trình……………………………… 3.2.1. Đối với đội ngũ giảng viên dạy học môn triết học Mác – Lênin……………………………………………………………. 3.2.2 Đối với sinh viên học môn triết học Mác – Lênin………... 3.2.3 Đối với các cấp quản lý…………………………………... 3.3. Những khuyến nghị với nhà trường, giảng viên và sinh viên KẾT LUẬN CHUNG…………………………………………....... 80 84 84 84 97 102 102 104 105 105 108
  • 4. 4
  • 5. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử đã chứng minh rằng, sự thành bại hay thịnh suy của một dân tộc, một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo dục, đào tạo bồi dưõng đội ngũ trí thức. Nguy cơ tụt hậu trong cuộc chạy đua ở thế kỷ XXI thực chất là cuộc chạy đua về trí tuệ và phát triển giáo dục. Ở bất kỳ thời đại nào nguồn lực con người luôn là vị trí trung tâm, là động lực của sự phát triển xã hội. Trong đó thế giới quan khoa học và năng lực tư duy của con người là yếu tố cơ bản của sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp “trồng người”. Ph.Ăngghen cho rằng, một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận. Bước vào công cuộc đổi mới trong xu thế hội nhập diễn ra mạnh mẽ, đồng thời với việc nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ tương xứng với trình độ khu vực và thế giới, là hàng loạt những vấn đề đặt ra đối với nền giáo dục nước ta như: Làm thế nào để sinh viên Việt nam có đủ trình độ và niềm tin để gánh vác sứ mệnh vẻ vang của dân tộc là xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội, làm thế nào để họ định hướng tư tưởng đúng trong đời sống xã hội… trong thời gian học tập cũng như ra công tác sau này. Từ đây có thể suy ra tầm quan trọng hàng đầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo sinh viên về các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống và phát triển năng lực tư duy lý luận. Với tư cách thế giới quan và phương pháp luận cho các khoa học, triết học Mác – Lênin có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xác lập các phẩm chất đó cũng như lý tưởng sống của mỗi sinh viên. Trước sự phát triển và tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, với lượng tri thức tăng lũy tiến với tốc độ lớn như hiện nay thì việc dạy và học khép kín theo chương trình của tất cả các môn học nói chung và triết học Mác – Lênin nói riêng là chưa phù hợp với xu hướng giáo dục - đào tạo trên thế giới.
  • 6. 6 Để tạo ra được nguồn lực lao động có trình độ chuyên môn cao, tư duy sáng tạo và năng động, thích ứng một cách tích cực với thị trường thì lượng kiến thức mà ngành Giáo dục - Đào tạo trang bị cho sinh viên chỉ dừng ở mức “cần” cơ bản, còn điều kiện “đủ” đó chính là năng lực tự học, tự nghiên cứu, thói quen chủ động trong nhận thức, lĩnh hội tri thức. Rèn luyện kỹ năng này, là từng bước giúp cho sinh viên có khả năng định hướng và nhanh chóng nắm bắt đúng đối tượng một cách chính xác trong hoạt động trí tuệ, có khả năng xử lý nhạy bén các thông tin trước những tình huống khác nhau (vì bản thân thông tin chưa là tri thức khi chưa được sử lý), biết phê phán, phân tích đánh giá các quan điểm, lý thuyết và phương pháp của người khác để tiếp thu cái hay cái tốt, khắc phục cái lạc hậu, lệch lạc và quan trọng hơn cả là hình thành được tính độc lập trong tư duy và huy động được tri thức lý luận và kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra mà không phụ thuộc vào người khác. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, nghị quyết nhằm đổi mới nội dung chương trìnhgiáo dục - đào tạo và phươngpháp dạy học. Nghị quyết Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã chỉ rõ: “Đổimớiphương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọngthực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủkiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay” [11, tr.203-204]. Nghị quyếtĐại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006) nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, pháthuy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều” [12, tr.97]. Cụ thể hoá các nghị quyết trên, ngày 10 tháng 10 năm 2006 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ra công văn số 11381/BGDĐT-ĐH& SĐH về việc hướng dẫn giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó yêu cầu: “Thực hiện đổi mới phươngpháp giảng dạy theo hướng chuyển quá trìnhdạy ở bậc Đại học thành quá trình tự học của sinh viên có tổ chức và hỗ trợ tối ưu của giảng
  • 7. 7 viên…thực hiện 50 % thời gian môn học dành cho lên lớp và 50 % thời gian hội thảo có giảng viên hướng dẫn và sinh viên tự nghiên cứu” [7, Tr.2]. Thực tế trong giảng dạy môn triết học Mác - Lênin ở trường Đại học Tây Bắc, một vấn đề luôn được giảng viên và sinh viên quan tâm là làm thế nào để nắm bắt được môn triết học Mác- Lênin? Vấn đề không đơn giản là sự nhồi nhét của người dạy và người học cố gắng thuộc lòng những nguyên lý, quy luật phổ biến của khoa học này đã được trình bày trong giáo trình. Để hiểu được nội dung và thực chất của Triết học Mác - Lênin thì trước hết phải coi nó là một triết học có sự: “Sựthống nhấtgiữa tính khoa học và tính cách mạng trong triết học”. Cả người dạy và người học phải gắn những nguyên lý chung của triết học với thực tiễn và phân tích được những vấn đề cuộc sống đã, đang và sẽ xảy ra. Bản chất của Triết học Mác không chỉ là giải thích thế giới vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới, các kết luận triết học không chỉ đơn thuần là lời giải đáp lý luận về các sự vật, hiện tượng, sự kiện nào đó mà nó là cơ sở lý luận có giá trị định hướng cho việc xác định, giải quyết những vấn đề ở mọi lĩnh vực khác nhau. Như vậy, triết học một mặt đòi hỏi người học phải có một trình độ tư duy trừu tượng và khái quát nhất định, có lối sống thực tế, kiến thức liên môn rộng, và điều khó khăn nhất đối với hầu hết sinh viên là lần đầu tiên được tiếp xúc với tri thức triết học (thực ra các em đã được học ở trường phổ thông, nhưng là kiến thức sơ đẳng với đa số giáo viên dạy kiêm nhiệm, chéo ban), năng lực nhận thức chưa hoàn thiện, nhất là tính độc lập trong tư duy và cách thức chuyển hóa tri thức của người dạy thành tri thức của người học, với giảng viên thì ít quan tâm đến việc hướng dẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên một cách một cách chuyên nghiệp, khoa học, do đó chưa hình thành kỹ năng chủ động, độc lập trong việc khám phá tri thức triết học - vốn là môn học có tính trừu tượng cao. Tất cả điều trên dẫn đến kết quả học tập môn học này ở trường Đại học Tây Bắc còn rất thấp.
  • 8. 8 Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra nói trên, tôi lựa chọn đề tài: “Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Trong lịch sử giáo dục, vấn đề tự học và hướng dẫn tự học được đề cập và nghiên cứu từ rất sớm, nhưng ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau với điều kiện lịch sử cụ thể mà vấn đề này được các nhà nghiên cứu tiếp cận ở những góc độ, phương diện khác nhau. Bước chuyển có tính chất quyết định trong lý luận dạy học là hình thành quan điểm dạy học “Lấy người học làm trung tâm” và một trong những đại biểu tiêu biểu cho quan điểm này đó là J.Deway (1938) khi ông cho rằng: “Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương diện giáo dục”, tác giả này đề cao nhu cầu, lợi ích của người học, đề xuất việc để cho người học lựa chọn nội dung học tập, được tự lực tìm tòi nghiên cứu. Cùng với quan điểm này là sự xuất hiện một loạt thuật ngữ mới trong giáo dục học như “Sự tự giáo dục”, “Người tự giáo dục”...đã trở thành phổ biến ở các nước có nền giáo dục phát triển. Ở Việt Nam, người khởi xướng cho nền giáo dục cách mạng và là tấm gương sáng cho nghị lực và phương pháp tự học là Hồ Chí Minh, với tư tưởng: “Phải tự nguyện, tự giác xem công việc học tập là nhiệm vụ của người cách mạng” và “Về học tập phải lấy tự học làm cốt”. Người rất đề cao tính độc lập trong suy nghĩ và dựa vào sức mình là chính, đây là biểu hiện cao của ý thức tự nguyện, tự giác học tập, Người nhấn mạnh, phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ, có vấn đề chưa thông suốt thì phải mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Vấn đề phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, sinh viên nhằm đào tạo nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo đã được ngành giáo dục đặt ra
  • 9. 9 từ những năm 1960 với khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, xu hướng vận động của nền giáo dục Việt Nam cũng từng bước tiếp cận và đổi mới theo nền giáo dục tiên tiến của các nước phát triển, nhưng đổi mới dạy và học như thế nào để vừa đảm bảo tính hiện đại, vừa phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nước ta, rất nhiều tác giả như Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Trần Bá Hoành... đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cả về phương diện lý luận và thực tiễn về vấn đề nâng cao chất lượng dạy học thông qua tự học và hướng dẫn tự học. Mới nhất, trong thời gian vừa qua có nhiều đề tài khoa học, luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ tập trung nghiên cứu nội dung này như: - Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Tính (2004) “Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học môn Giáo dục cho sinh viên các trường sư phạm”. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Đinh Thị Cúc (2006) “Hướng dẫn phương pháp tự học học phần chủ nghĩa duy vật biện chứng môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Cao đẳng kinh tế - thương mại Hà Tây”. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Văn Bằng (2007) “Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Cao đẳng công nghiệp Sao Đỏ”… Như vậy, vấn đề tự học và hướng dẫn tự học đã được nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, trình độ khác nhau, tất cả đều cố gắng tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của tự học, chỉ ra thực trạng, tầm quan trọng cũng như giải pháp khác nhau của hoạt động tự học và hướng dẫn tự học đối với sinh viên một số trường Đại học, Cao đẳng. Tuy nhiên vấn đề hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin ở trường Đại học Tây Bắc còn là một vấn đề mới. Là một trường Đại học mang đậm tính đặc thù vùng, phát triển từ trường Cao đẳng sư phạm mới được 8 năm thì vấn đề phương pháp tự học tự nghiên cứu của
  • 10. 10 sinh viên chưa được giảng viên và sinh viên quan tâm đúng mức, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng chuyển quá trình dạy ở bậc Đại học thành quá trình tự học của sinh viên theo công văn hướng dẫn số 11381 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, việc nghiên cứu và triển khai vấn đề tự học và phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin là hết sức cần thiết, nhằm cập nhật chương trình đào tạo, phương pháp dạy học mới và góp phần nâng cao chất lượng học tập môn học này tại trường Đại học Tây Bắc. 3. Mục đích nghiên cứu Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề tự học môn triết học Mác - Lênin ở trường Đại học Tây Bắc, luận văn đề xuất một số giải pháp hoạt động hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc nhằm nâng cao chất lượng học tập môn này, góp phần thiết thực vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo chung của Trường. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Quá trình tự học và hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc. - Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu lý luận về hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin và thực nghiệm hướng dẫn phương pháp tự học hai chương (chương VI và IX) trong chương trình môn triết học Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc. 5. Phương pháp nghiên cứu * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Vận dụng phương pháp luận triết học Mác - Lênin: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá, phân loại…. các tài liệu, giáo trình, các công trình nghiên cứu có liên quan.
  • 11. 11 * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra - Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện - Phương pháp chuyên gia - Thực nghiệm sư phạm 6. Đóng góp mới của tác giả - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, thực trạng và nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng phương pháp và hiệu quả của việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trường Đại học Tây Bắc còn thấp. - Tiến hành thực nghiệm để so sánh đối chứng, xác định những khó khăn, thuận lợi và tính khả thi của các biện pháp đã đề ra. - Đề xuất một số hoạt động, biện pháp hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin ở trường Đại học Tây Bắc. - Rút ra quy trình và các điều kiện cần thiết để thực hiện các biện pháp hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin tại trường Đại học Tây Bắc.
  • 12. 12 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 1.1. Lý luận về tự học và hướng dẫn phương pháp tự học 1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của tự học * Khái niệm tự học Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học lý luận dạy học trong những năm gần đây, vấn đề tự học tự nghiên cứu đãđược nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra bàn luận, trong nhiều tài liệu, công trình khoa học của mình các học giả đã đưa ra nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau xoay quanh vấn đề này, sauđây là một số định nghĩa theo tôi là sâu sắc và cơ bản: - Theo Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Phó giáo sư Hà Thị Đức trong cuốn “Lý luận dạy học đại học” thì “Tựhọc là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học. Đó là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính người học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được qui định”. [15, Tr.142] - Theo Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học - là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi..vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. [21, Tr.621] - Nhà tâm lý học N.ARubakin quan niệm: Tự tìm lấy kiến thức – có nghĩa là tự học. Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan
  • 13. 13 hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng , kỹ xảo của chủ thể. Từ những quan điểm, định nghĩa về tự học nêu trên, tôi đi đến định nghĩa chung nhất về tự học như sau: Tự học là quá trình nhận thức của cá nhân ngườihọc với ý thức tự giác, tích cực, độc lập huy động năng lực trí tuệ và thể lực của bản thân nhằm chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành vốn tri thức của mình. Tùy vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi cá nhân và chương trình giáo dục - đào tạo mà quá trình tự học có thể thực hiện theo ba cách thức sau: - Cáchthức 1:Cánhân ngườihọc tựnghiên cứutheo sở thíchvà hứng thú mônhọc mà khôngcó sựhướngdẫncủagiáo viên hoặc chuyêngia về lĩnh vực đó. Hìnhthức nàythườnggặp phảinhiều khó khăn trongquá trình nghiên cứu, do phảitự mò mẫm nên dẫnđếnđichệchhướngnghiên cứu, phải thực nghiệm nhiều lần hoặc cứ liệu, suy luận mang tính chủ quan của cá nhân… Tuy nhiên quá trình tự nghiên cứu này kết quả sẽ đi đến sự sáng tạo và phát minh ra các tri thức khoa học mới, hình thức tự học này phải được dựa trên nền tảng cá nhân nắm vững tri thức cơ bản lĩnh vực đó và đặc biệt phải có một niềm tin mạnh mẽ, sự khao khát, say mê khám phá tri thức mới. Đạt tới trình độ tự học này người học đã vươn tới hình thức cao nhất của nghiên cứu khoa học, không thầy hướng dẫn mà vẫn có thể tổ chức có hiệu quả hoạt động nhận thức của mình. - Cách thức 2: Tự học có thầy ở xa hướng dẫn. Đây là hình thức tự học mới nhưng do phù hợp với thời đại nên được ứng dụng khá phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam, mặc dù thầy ở xa nhưng vẫn có sự trao đổi thông tin giữa thầy và trò bằng các phương tiện trao đổi thông tin dưới dạng Fax, email… nhằm phản ánh, cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc, kiểm tra, đánh giá,...hình thức này được sử dụng nhiều đặc biệt là Hệ đào tạo từ xa.
  • 14. 14 - Cách thức 3: Tự học có thầy trực tiếp hướng dẫn một số tiết trên lớp, sau đó sinh viên về nhà tự học dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên Trong quá trình học tập trên lớp, người thầy có vai trò là nhân tố hỗ trợ, chất xúc tác thúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức. Trò với vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức: chủ động, tự giác, tích cực tham gia vào quá trình học tập. Trong mối quan hệ giữa người thầy và sinh viên thì sinh viên là chủ thể cơ bản và quyết định của quá trình khám phá tri thức. Trong quá trình tự học, tuy người học không trực tiếp trao đổi thông tin với thầy, nhưng dưới sự hướng dẫn gián tiếp của thầy, người học phải phát huy tính tích cực, chủ động tự sưu tầm tài liệu, sắp xếp kế hoạch nghiên cứu để hoàn những yêu cầu do giáo viên đề ra. Nội dung tự học của người học theo hình thức này liên quan trực tiếp với yêu cầu của giảng viên môn học, được giảng viên định hướng về nội dung, mục đích yêu cầu và phương pháp tự học theo một quy trình khoa học để người học thực hiện. Như vậy ở hình thức tự học thứ ba này quá trình tự học của sinh viên có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố hướng dẫn phương pháp tự học của giảng viên và quá trình tự học của sinh viên. Do mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu, ở đề tài này tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu việc hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở trường Đại học Tây Bắc. Với đối tượng là sinh viên Đại học hệ chính quy do đó ta cần phân biệt với tự học của sinh viên Hệ đào tạo từ xa. Theo Luật Giáo dục, học từ xa, vừa học vừa làm, tự học có hướng dẫn thuộc phương thức giáo dục không chính quy (mục d - điều 41 Luật Giáo dục). Trong các hình thức giáo dục này, người học chủ yếu phải tự học bằng sách giáo khoa, tài liệu và các điều kiện, phương tiện của mình để đạt được một mục tiêu hay một
  • 15. 15 chương trình đào tạo. Như vậy bản chất của việc học từ xa là tự học, người học phải biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo với sự trợ giúp của các cơ sở đào tạo mà trực tiếp là các giảng viên bộ môn. * Ý nghĩa của tự học trong quá trình dạy học Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học ở bậc đại học nói riêng, người giảng viên luôn giữ một vai trò quan trọng đặc biệt không thể thiếu được đó là sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, hoạt động học tập của sinh viên. Nhưng thực tế cho thấy rằng, dù giảng viên có kiến thức uyên thâm đến đâu, phương pháp giảng dạy hay đến mấy nhưng sinh viên không chịu đầu tư thời gian, không có sự lao động của cá nhân, không có niềm khao khát với tri thức, không có sự say mê học tập và phương pháp học tập hợp lý, không tự giác tích cực trong học tập... thì việc học tập không thể đạt kết quả cao được. Theo nhà giáo dục ngưòi Nga A.Đixrtervec đã viết: “không thể ban tặng cho hoặc truyền đạt đến bất kỳ một người nào sự phát triển và giáo dục. Bất cứ ai mong muốn được phát triển và giáo dục cũng phải phấn đấu bằng sự hoạt động của bản thân, bằng sức lực của chính mình. Anh ta chỉ có thể nhận được từ bên ngoài sự kích thích mà thôi…Vì thế, sự hoạt động tự lực là phương tiện và đồng thời là kết quả của sự giáo dục” [24, Tr.118] Vì vậy, có thể khẳng định vai trò của hoạt động tự học luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong quá trình học tập của người học. Tự học là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động học tập của chính cá nhân người học. Ở bậc Đại học đòi hỏi sinh viên phải tiếp thu một lượng kiến thức lớn và chuyên sâu, cho nên ngoài thời gian học trên lớp sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp để mở rộng và đào sâu tri thức. Cũng chính thông qua hoạt động tự học này đã giúp rất nhiều cho sinh viên trong quá trình học tập, tự học giúp sinh viên nắm vững tri thức, kỹ năng kỹ xảo và nghề nghiệp trong tương lai. Chính trong quá trình tự học sinh viên đã từng
  • 16. 16 bước biến vốn kinh nghiệm của loài người thành vốn tri thức riêng của bản thân, mở rộng kiến thức, củng cố ghi nhớ vững chắc tri thức, khơi dậy được năng lực của bản thân, biết vận dụng tri thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập mới. Ngoài ra tự học còn giúp sinh viên có được hứng thú, thói quen và phương pháp tự học thường xuyên để làm phong phú thêm, hoàn thiện thêm vốn hiểu biết của mình. Giúp họ tránh được sự lạc hậu trước sự biến đổi không ngừng của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay, đặc biệt là định hình phẩm chất cần thiết của một nhà khoa học đó là nghị lực, kiên trì và tính độc lập trong nghiên cứu. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp vai trò của giảng viên và tập thể sinh viên trong nhà trường. Các lực lượng này có tác dụng lớn trong việc động viên khuyến khích hướng dẫn sinh viên tự học một cách đúng hướng và hiệu quả. Như vậy, muốn nâng cao chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Tây Bắc, bên cạnh việc phải quan tâm đúng mức đến việc bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của người giảng viên, đồng thời phải đặc biệt chú ý đến vị trí trung tâm của sinh viên trong hoạt động tập thể để làm sao khai thác triệt để những tiềm năng vốn có trong mỗi cá nhân, phát huy tính tự giác, tích cực sáng tạo, chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có năng lực sáng tạo và kỹ năng nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng. 1.1.2. Hướng dẫn phương pháp tự học, hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin * Phương pháp tự học Như phần trên tác giả đã trình bày, tự học là quá trình nhận thức của cá nhân người học nhằm chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó của nhân loại, thực chất đây là quá trình cá nhân tự tư duy trên cơ sở phát huy
  • 17. 17 mọi năng lực, phẩm chất vốn có của mình để đạt được mục tiêu nào đó trong học tập, nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu này người học phải lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp với điều kiện, khả năng của mình cũng như đối tượng môn học và nhiệm vụ học tập đã đặt ra – đó chính là phương pháp tự học. Như vậy, phương pháp tự học của sinh viên là tổng hợp những cách thức, con đường, phương tiện mà sinh viên tự chọn cho mình trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học để hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học đã đề ra. * Hướng dẫn phương pháp tự học Là một mắt xích rất quan trọng trong quá trình giáo dục – đào tạo, tự học góp phần hình thành và nâng cao năng lực, phẩm chất của học sinh, sinh viên, đây là vấn đề không chỉ liên quan đến người học mà cả người dạy. Việc khơi dậy, hướng dẫn, phát hiện và phát huy nội lực tự học trong việc giáo dục là một công việc không chỉ của một cá nhân người dạy nào mà là vấn đề đang được cả ngành giáo dục và xã hội quan tâm. Thực tế qua các cuộc thi quốc tế cho thấy, chỉ số thông minh của học sinh, sinh viên Việt Nam không phải là thấp nhưng vấn đề là quy trình giáo dục của chúng ta có khơi dậy và phát huy được khả năng tự học, tiềm lực tư duy của thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay hay không. Một người thầy giỏi không phải chỉ uyên thâm trong chuyên môn mà phải là người hướng dẫn khoa học để người học phát triển được hết năng lực tư duy của mình, nói cách khác người thầy phải là người hướng dẫn, giúp đỡ họ có được phương pháp tự học khoa học và đúng đắn. Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn:“Hướng dẫn tự học chủ yếu là hướng dẫn tư duy trong việc chiếm lĩnh kiến thức, hướng dẫn tự phê bình về tính cách trongquá trìnhchiếm lĩnh kiến thức. Đó là tự học có hướng dẫn” [21, Tr.61]
  • 18. 18 Trong luận án tiến sỹ của mình, tác giả Hoàng Hữu Niềm có đưa ra quan niệm về hướng dẫn tự học khá xúc tích và hợp lý, đó là: “Hướng dẫn tự học là sự hỗ trợ của giảng viên trong việc định hướng, tổ chức và chỉ đạo nhằm giúp người học tối ưu hoá quá trình tự lực chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ sảo thông qua đó để hình thành và phát triển nhân cách của họ.” [17, Tr.23] Vậy ta có thể hiểu một cách chung nhất về hướng dẫn phương pháp tự học: Là quá trình giúp đỡ của người dạy đối với người học, nhằm hình thành ở người học những cách thức, con đường, phương tiện tự học, tự nghiên cứu khoa học hợp lý và hiệu quả, qua đó giúp họ không ngừng nâng cao chất lượng học tập và nghiên cứu khoa học của mình. Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm khơi dậy hứng thú, tính sáng tạo, óc tò mò khoa học cho người học; mặt khác bên cạnh việc trang bị cho người học hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thì cần đặc biệt chú ý hình thành cho họ ý thức tự học, động cợ tự học đúng đắn. Để giúp người học có được những cách thức tiến hành tự học như vậy, người giảng viên có thể trực tiếp hướng dẫn sinh viên ở trên lớp quy trình tự học, tự nghiên cứu, thông qua các bài giảng mà hình thành cho nguời học những phương pháp tự học đúng đắn, hiệu quả. Giữa phương pháp tự học và phương pháp dạy học tích cực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phương pháp dạy học tích cực được hiểu là một thuật ngữ rút gọn, dùng để chỉ những phương pháp giáo dục dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Trong xã hội hiện đại - với sự bùng nổ thông tin, khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì giảng viên không thể cố nhồi nhét vào đầu óc sinh viên lượng kiến thức đồ sộ ngày càng tăng nhanh được, mà vấn đề là phải quan tâm hướng dẫn cho sinh viên năng lực tư duy, phương pháp học tập ngay từ
  • 19. 19 buổi đầu với những học phần đầu tiên, mỗi người phải xác định được vấn đề tự học là đặc trưng quan trọng của dạy học chuyên nghiệp. * Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin Từ những quan niệm về tự học và hướng dẫn phương pháp tự học, ta có thể hiểu hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin là quá trình giúp đỡ của người dạy đối với người học học phần triết học Mác - Lênin, nhằm hình thành ở người học những cách thức, con đường, phương tiện tự học, tự nghiên cứu khoa học hợp lý và hiệu quả, qua đó giúp họ không ngừng nângcaochất lượng học tập và nghiên cứu khoa học của mình đối với học phần này. Chúng ta cũng biết rằng muốn học tập tốt một môn học nào đó thì người sinh viên phải hiểu được đặc điểm của môn học, tổ chức được những hoạt động tương ứng với môn học đó để lĩnh hội tri thức, chính bản thân người học chứ không phải ai khác phải thiết lập được mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể (người học) và khách thể (môn học). Việc tự học môn triết học Mác – Lênin cũng vậy, muốn học tập đạt kết quả cao trước hết người sinh viên phải hiểu được tính chất, đặc điểm của môn học - đó là một bộ môn vừa mang tính chất lý luận trừu tượng, khái quát lại vừa có tính thực tiễn rất cao. Vì vậy, việc học tập môn Triết học Mác – Lênin không chỉ đơn thuần là việc nắm vững những nguyên lý, quy luật, những bài tập mang tính chất lý luận mà phải gắn liền với việc am hiểu và nắm vững những kiến thức thực tế vận dụng lý luận để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Như vậy, để tự học tốt, vấn đề quan trọng trước tiên là người sinh viên phải hiểu rõ được ý nghĩa, vị trí đặc thù của môn học trong hệ thống các khoa học và đối với nghề nghiệp tương lai của mình, điều đó sẽ giúp họ xây dựng được ý thức tự học và có ý chí khắc phục khó khăn trong quá trình tự học. Để tự học môn triết học Mác – Lênin đạt hiệu quả thì việc xây dựng phương pháp học tập khoa học và việc lựa chọn hình thức học tập
  • 20. 20 phù hợp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin không chỉ đơn thuần là học lại máy móc vở ghi, bài giảng của thầy mà người học còn phải làm quen với việc nghiên cứu, đọc các tài liệu tham khảo, phải tìm hiểu thực tiễn lịch sử, chính trị - xã hôi, biết kết hợp sáng tạo giữa lý luận và thực tiễn … để tạo cho mình vốn tri thức đặc biệt là sự am hiểu những thành tựu của khoa học tự nhiên, biết vận dụng những kiến thức triết học để lý giải và ngược lại những tri thức đó lại là cứ liệu khoa học minh chứng cho những nguyên lý triết học. Tuy nhiên để thực hiện được những yêu cầu trên là vấn đề khó đối với sinh viên, nhất là sinh viên năm thứ nhất vì các em hầu hết là mới rời ghế nhà trường phổ thông, vốn kiến thức nhìn chung mới chỉ dừng ở cấp độ phổ thông chưa có sự khái quát và chuyên sâu về lý luận, khả năng tư duy độc lập chưa cao, chưa định hình phương pháp tự học ở môi trường học chuyên nghiệp và rõ ràng là vốn sống, vốn thực tế ít, tất cả những điều trên sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các em khi tiếp cận với học phần triết học. Do đó, vai trò của giảng viên bộ môn triết học Mác - Lênin là rất quan trọng trong việc hướng dẫn phương pháp tự học môn này. 1.2. Thực trạng tự học và hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin ở trường Đại học Tây Bắc 1.2.1. Khái lượchoạt động dạy - học môn triết học Mác – Lênin ở trường Đại học Tây Bắc Trường Đại học Tây Bắc vốn tiền thân là trường Cao đẳng sư phạm Tây Bắc, được nâng lên thành trường Đại học Tây Bắc ngày 23/03/2001, là trường Đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, phục vụ cho việc đào tạo nguồn nhân lực đa ngành trình độ cao khu vực Tây Bắc, với rất nhiều ngành nghề như: Đại học sư phạm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa…, cùng với các ngành ngoài sư phạm như: Đại học Nông học, Lâm sinh, Bảo vệ thực vật, Kế toán tổng hợp, Quản trị kinh doanh…(22 ngành Đại học và 8 ngành Cao đẳng với tổng số khoảng 8000 sinh viên)
  • 21. 21 Bộ môn triết học Mác – Lênin là một trong những môn khoa học Mác – Lênin được giảng dạy cho sinh viên đại học, cao đẳng ở tất cả các ngành học. Bộ môn này được chia thành hai phần kiến thức cơ bản là phần I khái lược về triết học và lịch sử triết học, phần II những nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin. Mục đích của bộ môn này nhằm trang bị cho sinh viên một cách có hệ thống những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, lịch sử triết học, những nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin. Bước đầu biết vận dụng các nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin vào nghiên cứu các khoa học cụ thể, cũng như phân tích những vấn đề cuộc sống đặt ra. Bộ môn Triết học Mác - Lênin còn giúp người học phát triển tư duy lý luận, tự giác trau dồi phẩm chất chính trị, tinh thần và năng lực tư duy sáng tạo, biết khái quát và giải đáp được những đòi hỏi cấp bách của công cuộc đổi mới và thực tiễn đặt ra, phục vụ sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 1.2.2. Thực trạng tự học môn triết học Mác – Lênin ở trường Đại học Tây Bắc Qua điều tra 150 sinh viên, chúng tôi chỉ nghiên cứu hoạt động tự học của sinh viên của các lớp hệ Đại học với hình thức phát phiếu điều tra, chủ yếu về các mặt: Nhận thức về vai trò của môn học, hứng thú học tập môn học, động cơ học tập, thời gian, kế hoạch tự học, hình thức, phương pháp tự học, kỹ năng tự học. Kết quả thống kê đạt như sau: * Nhận thức về tầm quan trọng của học phần triết học Mác – Lênin
  • 22. 22 Bảng 1.1: Vai trò của môn học triết học Mác - Lênin STT Vai trò của học phần triết học Mác - Lênin Số lượng SV Tỷ lệ % 1 Rất quan trọng 35 23,33 2 Quan trọng 59 39,33 3 Bình thường 53 35,34 4 Không quan trọng 3 2 Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng có 23,33% số sinh viên được hỏi cho rằng triết học Mác – Lênin là một học phần rất quan trọng; 39,34% sinh viên cho rằng môn học này có vai trò quan trọng; 35,34% sinh viên đánh giá đây là môn học có vai trò bình thường và 2% sinh viên chọn mức độ không quan trọng. Chúng ta luôn cho rằng học phần triết học Mác – Lênin là một môn học có vai trò quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong việc đào tạo sinh viên. Tuy nhiên, qua số liệu điều tra thu được, ta thấy một điều rất rõ là sinh viên trường Đại học Tây Bắc chưa thực sự nhận thức hết vai trò, ý nghĩa của môn triết học Mác – Lênin đối với bản thân. Với 35,33% sinh viên đánh giá đây là môn học có vai trò bình thường và 2% sinh viên chọn mức độ không quan trọng là quá cao so với tầm quan trọng thực sự của môn học trong chương trình đào tạo. Vậy vấn đề là ở chương trình, bài giảng của giảng viên hay ở nhận thức của sinh viên, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước??? Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề cập đến vấn đề nhận thức của người học về học phần triết học Mác – Lênin. Từ nhận thức đến hành động đúng đắn là một chuỗi lôgíc, khi bản thân mỗi sinh viên chưa thực sự hiểu rõ được vai trò của môn triết học Mác – Lênin đối với bản thân mình thì làm sao họ có thể miệt mài, say sưa tự tìm tòi khám phá những tri thức phong phú bổ ích của môn triết học Mác – Lênin nhưng rất trừu tượng và không dễ để nắm bắt được thực chất và ý nghĩa của nó, và
  • 23. 23 hơn cả là có thể vận dụng những tri thức đó vào ngành học và thực tiễn cuộc sống của mình. Vậy sinh viên trường Đại học Tây Bắc đã nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của việc tự học môn triết học Mác – Lênin. * Nhận thức về tầm quan trọng của việc tự học học phần triết học Mác – Lênin. Chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua phiếu điều tra và kết quả thu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.2: Vai trò của tự học học phần triết học Mác – Lênin STT Vai trò của tự học học phần triết học Mác – Lênin Số lượng SV Tỷ lệ % 1 Rất quan trọng 32 21,33 2 Quan trọng 56 37,33 3 Bình thường 58 38,67 4 Không quan trọng 4 2,67 Nhìn vào bảng số liệu chúng ta nhận thấy nhận thức của sinh viên về vấn đề tự học môn triết học Mác – Lênin, cho là bình thường được các em chọn nhiều nhất (38,67%); thứ hai là tiêu chí quan trọng (37,67%); thứ ba là rất quan trọng (21,33%); sinh viên lựa chọn tiêu chí không quan trọng là cuối cùng (2,67%). Số liệu trên cho thấy phần lớn sinh viên trường Đại học Tây Bắc vẫn thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức học phần triết học Mác – Lênin, điều này là đi ngược lại với chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo là giảm tải 50% thời gian giảng lý thuyết trên lớp và chắc chắn đây sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập môn học này của sinh viên trường Đại học Tây Bắc. * Thực trạng hứng thú tự học, tự nghiên cứu học phần triết học Mác – Lênin của sinh viên trường Đại học Tây Bắc Thực tế dạy học đã chứng minh rằng khi sinh viên có hứng thú với môn học thì kết quả học tập thu được thường rất cao, bởi khi đó các em dồn
  • 24. 24 hết cả tâm trí, năng lực vốn có và sự nỗ lực của mình để tìm hiểu, khám phá thế giới tri thức môn học. Ngược lại, nếu không khơi dậy tạo được sự cảm hứng ở các em với môn học thì kết quả học tập thu được sẽ không đạt như mong muốn. Để tìm hiểu hứng thú của sinh viên đối với môn học, chúng tôi tiến hành khảo sát vấn đề này, kết quả thu được là: Bảng 1.3: Hứng thú tự học môn triết học Mác - Lênin STT Hứng thú tự học môn triết học Mác – Lênin Số lượng SV Tỷ lệ % 1 Rất hứng thú 9 6 2 Hứng thú 18 12 3 Bình thường 89 59,33 4 Không hứng thú 22 14,67 5 Chán và mệt mỏi 12 8 Có 89 sinh viên (59,33%) chọn mức độ bình thường; 22 sinh viên (14,67%) chọn mức độ không hứng thú; 12 sinh viên chọn chán và mệt mỏi (8%), còn lại là rất hứng thú và hứng thú. Nhìn vào kết quả thu được chúng ta thấy một thực tế rằng sinh viên trường Đại học Tây Bắc chưa thực sự có hứng thú học tập môn triết học Mác - Lênin. Số sinh viên lựa chọn mức độ hứng thú và rất hứng thú là không nhiều, tệ hơn là vẫn có 8% sinh viên được hỏi cảm thấy chán và mệt mỏi khi tự học môn triết học Mác - Lênin. Điều này lý giải vì sao sinh viên chỉ học triết học khi kỳ thi đến gần - thực chất các em chỉ học mang tính đốiphó hoặc vì số lượng học trình học phần này quá cao. * Thực trạng phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin của sinh viên trường Đại học Tây Bắc Để tìm ra các giải pháp giúp đỡ, hướng dẫn cho việc tự học học phần triết học Mác - Lênin của sinh viên trường Đại học Tây Bắc đạt kết quả tốt
  • 25. 25 hơn thì trước hết chúng ta phải biết được các em đã tiến hành tự học bộ môn như thế nào? Các em đã sử dụng những phương pháp nào tiếp cận môn triết học? Các phương pháp mà sinh viên đã và đang sử dụng có những điểm mạnh, điểm yếu gì, qua khảo sát 200 sinh viên các ngành học khác nhau đã kết quả thu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.4: Các phương pháp tự học STT Các phương pháp tự học Số lượng SV Tỷ lệ % 1 Cố gắng học thuộc những kiến thức trong phạm vi bài giảng của thầy 56 28 2 Kết hợp vở ghi với giáo trình lập dàn bài, đề cương ôn tập 74 37 3 Học vở ghi kết hợp vớiđọc sách, tàiliệu tham khảo 31 15,5 4 Đọc giáo trình trước khi nghe giáo viên giảng 24 12 5 Học liên hệ với thực tiễn qua các phương tiện thông tin 15 7,5 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng: Kết hợp vở ghi với giáo trình lập dàn bài, đề cương ôn tập được sinh viên sử dụng nhiều nhất khi tiến hành tự học môn triết học Mác - Lênin (37%); thứ hai là phương pháp học thuộc những kiến thức trong phạm vi bài giảng của thầy (28%); thứ ba là học vở ghi kết hợp với đọc sách, tài liệu tham khảo (15,5%); thứ tư là đọc giáo trình trước khi nghe giáo viên giảng (12%); thứ năm là học liên hệ với thực tiễn qua các phương tiện thông tin (7,5%). Kết quả thu được như trên đã nói lên một điều rằng những phương pháp mà sinh viên trường Đại học Tây Bắc thường sử dụng để tự học môn triết học Mác - Lênin phần lớn là những phương pháp quen thuộc và cũng hay được các em sử dụng để tự học ở một số bộ môn khác.
  • 26. 26 Phương pháp tự học theo kiểu lập kết hợp với vở ghi và giáo trình để lập dàn bài, đề cương ôn tập giúp sinh viên nắm vững tri thức cơ bản của môn triết học Mác - Lênin, hay cách học học vở ghi kết hợp đọc sách, tài liệu tham khảo sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn các vấn đề triết học Mác – Lênin, biết mở rộng phạm vi tri thức lĩnh hội thông qua tự tìm tòi, tự đào sâu suy nghĩ… Nhưng đáng chú ý là có 28% sinh viên được hỏi đã lựa chọn học theo kiểu đọc và học thuộc lòng những kiến thức trong phạm vi bài giảng, cách học này có ưu điểm ở chỗ có thể giúp sinh viên nắm được một hệ thống kiến thức cơ bản nhất định, nội dung tri thức đã được giảng viên khái quát, chọn lọc và trình bày lôgíc theo vấn đề, tuy nhiên nếu chỉ học thuộc lòng một cách máy móc mà không có sự suy nghĩ, liên hệ với thực tế, không có sự liên kết với những thông tin thu được qua các nguồn tài liệu khác thì ưu điểm này sẽ trở thành khiếm khuyết vì những nội dung giảng viên trình bày và phân tích chỉ là cơ bản, cònđể hiểu rộng và sâu sắc hơn thì người học phải tìm tòi đọc, nghiên cứu các tài liệu tham khảo, có như vậy lượng tri thức thu được qua mỗi chương, tiết thầy giảng mới phong phú và sâu rộng được. Để làm được việc trên, nhiệm vụ của giảng viên phải thực hiện tốt khâu hướng dẫn tự học, khi hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu người giảng viên cần giúp cho sinh viên biết sử dụng phối hợp nhuần nhiễn các phương pháp tự học khác nhau ví dụ: Cách tóm tắt nội dung tài liệu đã đọc, cách tìm ý chính trong một nội dung, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp vấn đề…có như vậy thì chất lượng tự học các môn nói chung và học phần triết học Mác - Lênin nói riêng mới đạt hiệu quả tốt được. Tóm lại qua việc tìm hiểu thực trạng tự học môn triết học Mác - Lênin của sinh viên trường Đại học Tây Bắc, chúng ta nhận thấy rằng: Đa số sinh viên chưa nhận thức sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của môn học đối với bản thân, các em chưa biết hoặc chưa được hướng dẫn cách thức tổ chức tự học, tự nghiên cứu môn học một cách khoa học.
  • 27. 27 * Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tự học môn triết học Mác – Lênin của sinh viên trường Đại học Tây Bắc Để có các phương cách cụ thể giúp cho việc tự học môn triết học Mác – Lênin của sinh viên được tốt hơn, một trong những điều kiện quan trọng là phải nắm được nguyên nhân đã ảnh hưởng đến chất lượng tự học bộ môn này của các em. Tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tự học bộ môn này của sinh viên trường Đại học Tây Bắc (200 sinh viên) qua một số chỉ số và thấy kết quả như sau: Bảng 1.5: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tự học không hiệu quả STT Các nguyên nhân Số lượng SV Tỷ lệ % 1 Không có sự hướng dẫn tự học của giảng viên 3 1,5 2 Giảng viên có hướngdẫntựhọc nhưngkhôngphùhợp 12 6 Thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo 5 2,5 3 Chưa có phương pháp tự học phù hợp với môn học 84 42 4 Do sinh viên chưa ý thức được vai trò của môn học 40 20 5 Không có sự kiểm tra thường xuyên của giảng viên bộ môn 20 10 6 Hình thức dạy học còn đơn điệu, nhàm chán 15 7,5 7 Nội dung môn học trừu tượng, khó học 21 10,5 Qua kết quả thu được chúng ta nhận thấy rằng nguyên nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả tự học không hiệu quả môn triết học Mác – Lênin của sinh viên theo ý kiến các em là do chưa có phương pháp tự học phù hợp với môn học (42%); thứ hai là do sinh viên chưa ý thức được vai trò của môn học (20%), các em thẳng thắn cho rằng cố học để thi cho qua; thứ ba là nội dung môn học trừu tượng, khó học (10,5%) hầu hết sinh viên
  • 28. 28 khi được hỏi đều trả lời môn triết học là môn khoa học xã hội khó nhất, vì tính khái quát lý luận rất cao nên đọc khó hiểu và khó nhớ ; thứ tư là không có sự kiểm tra thường xuyên của giảng viên bộ môn (10%), hiện tượng này diễn ra khá phổ biến ở các môn khoa học Mác – Lênin vì lý do thực hiện giảm thời gian lên lớp nên giảng viên chỉ giao bài tập mà không có thời gian kiểm tra thường xuyên; thứ năm các em cho rằng hình thức dạy học của giảng viên bộ môn này còn đơn điệu, nhàm chán; thứ sáu là có giảng viên bộ môn hướng dẫn tự học nhưng không phù hợp và cuối cùng là không có sự hướng dẫn tự học của giảng viên. Từ kết quả trên ta thấy, nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến chất lượng tự học môn triết học Mác – Lênin của sinh viên trường Đại học Tây Bắc là do các em chưa có phương pháp tự học học phần triết học Mác - Lênin. Trong lý luận dạy học, nói đến quá trình dạy học thì đặc điểm nổi bật của quá trình là dạy phương pháp tiếp cận, khám phá tri thức cho người học. Nhưng thực tế sinh viên ở trường Đại học Tây Bắc lại đang gặp khó khăn ở việc tìm một cách học, một phương pháp học tập bộ môn hợp lý, hiệu quả. Xác định được nguyên nhân cơ bản này sẽ là nhân tố quan trong giúp cho cán bộ, giảng viên giảng dạy môn triết học Mác – Lênin tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên đối với bộ môn này. Bên cạnh đó nguyên nhân có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tự học của sinh viên là do các hình thức dạy học chưa phong phú. Đây cũng là một vấn đề đang được các thầy cô giáo quan tâm đến rất nhiều. Trong thực tế, đôi khi do những điều kiện nhất định, các hình thức tổ chức dạy học bộ môn của giáo viên chưa thực sự phong phú, chưa cuốn hút được lòng say mê, tìm tòi tri thức môn học cho học sinh. Một nguyên nhân khác tác động đến chất lượng tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên là do không có sự hướng dẫn tự học. Việc mong muốn có một hướng dẫn cụ thể để tự học bộ môn triết học Mác – Lênin là
  • 29. 29 một nhu cầu chính đáng của các em. Trong quá trình dạy học bộ môn triết học Mác – Lênin, nhiều giảng viên cũng quan tâm đến việc trao đổi với sinh viên về một số phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tuy nhiên tôi nghĩ rằng điều mà các em cần nhất là một sự hướng dẫn cụ thể, thường xuyên và phù hợp với môn học. Ở đại học, cao đẳng, điều quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng dạy – học chính là do chất lượng tự học của mỗi bản thân sinh viên. Vì vậy việc giúp đỡ cho sinh viên có được phương pháp tự học hợp lý, tiện lợi để các em có thể học tập môn học thường xuyên, tự giác, tràn đầy hứng thú đang là một vấn đề rất cấp bách. Việc nắm bắt được các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tự học môn triết học Mác – Lênin có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó sẽ là cơ sở để chúng ta có những biện pháp tác độngcần thiết giúp cho việc tự học của sinh viên đạt được mục tiêu. Nói cách khác, khi không có sự am hiểu sâu sắc về những nguyên nhân gây ra thực trạng hiện tại, không tận tâm đi vào tìm hiểu những băn khoăn, trăn trở, những khó khăn mà sinh viên của chúng ta đang gặp phải thì chúng ta không thể có được những biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn này trong nhà trường cao đẳng. Thực tế qua trao đổi với các giảng viên giảng dạy bộ môn Giáo dục chính trị nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng cho thấy, hầu hết các giảng viên đều có nhận định về các nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng tới chất lượng tự học môn triết học Mác – Lênin của sinh viên do các em chưa ý thức được vai trò của môn học; thứ hai là nguyên nhân do sinh viên chưa có phương pháp tự học; thứ ba là do nội dung môn học trừu tượng, khó học. Vấn đề đặt ra là, cần phải có giải pháp giúp đỡ hữu hiệu để hoạt động tự học của các em, có chất lượng hiệu quả, mỗi giảng viên bộ môn phải xác định vấn đề tự học của sinh viên có ý nghĩa quyết định đến chất lượng chung của hoạt động dạy học bộ môn này. Vậy thực trạng giảng dạy và hướng dẫn phương pháp tự học học phần triết học Mác - Lênin ở trường Đại học Tây Bắc như thế nào? Các
  • 30. 30 giảng viên thường gặp khó khăn gì khi hướng dẫn phương pháp tự học triết học Mác - Lênin? Để tìm hiểu những vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành điều tra qua phiếu phản ánh cho cán bộ giảng dạy môn triết học Mác - Lênin ở trường Đại học Tây Bắc. Qua điều tra trên 7 giảng viên hiện đang giảng dạy bộ môn này kết quả thu được là 100% (7/7) giảng viên cho rằng việc hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu là rất quan trọng, công việc này không chỉ thực hiện đúng tinh thần công văn số 11381/BGDĐT-ĐH & SĐH về việc hướng dẫn giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn đáp ứng được yêu cầu của xu hướng giáo dục – đào tạo trên thế giới, với sự bùng nổ của khoa học - công nghệ như hiện nay thì việc giảng viên cố gắng truyền đạt tất cả sự hiểu biết của mình chỉ là một phần trong mục tiêu đào tạo, cái quan trọng hơn cả là người thầy phải giúp và định hình cho sinh viên một phương pháp tư duy khoa học, một kỹ năng độc lập và sáng tạo trong việc chủ động tìm tòi khám phá tri thức. Làm được như vậy, thế hệ sinh viên của chúng ta mới theo kịp và không bị lạc hậu trước kho tàng tri thức nhân loại ngày càng gia tăng, như A.Đixtervec đã nhận định: “Người giáo viên tồi cung cấp chân lý, còn người giáo viên tốt thì dạy người ta cách tìm ra chân lý ” [21, Tr.158] Như vậy từ kết quả thu được như trên, ta nhận thấy rằng những nguyên nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng tự học môn triết học Mác – Lênin của sinh viên trường Đại học Tây Bắc phần lớn thuộc về nguyên nhân chủ quan ở phía người dạy và người học, do sinh viên chưa ý thức được vai trò của môn học, do các em chưa có phương pháp tự học phù hợp với môn học, do phương pháp dạy và hướng dẫn tự học cho sinh viên của giảng viên chưa được quan tâm đúng mức, do các hình thức dạy học chưa phong phú…
  • 31. 31 Việc xác định được các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn xuất phát từ chính bản thân người dạy và người học – đó chính là những cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng ta có những định hướng khoa học, đúng đắn từ đó đề ra các giải pháp quy trình nhằm nâng cao chất lượng hướng dẫn tự học cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc. Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Tây Bắc nói riêng, chúng ta nhận thức được rằng, hướng dẫn phương pháp tự học chính là một cách thức dạy học, một quy trình quan trọng trong giáo dục và đào tạo ở bậc đại học, trong đó người học đóng vai trò chủ động tích cực, tự giác và độc lập chiếm lĩnh, khám phá tri thức bằng hoạt động của chính bản thân mình, còn người thầy đóng vai trò chủ đạo giúp đỡ, hướng dẫn nhằm định hình cho người học có một phương pháp tự học, tự nghiên cứu đúng đắn, khoa học và hiệu quả. Qua thực trạng tự học và hướng dẫn phương pháp tự học phần triết học Mác – Lênin ở trường Đại học Tây Bắc cho thấy: Đa số sinh viên chưa nhận thức sâu sắc được vai trò, ý nghĩa của môn học, chưa có cách thức, phương pháp tự học đúng đắn; giảng viên thì nhận thức được vai trò tự học và cho rằng chỉ bằng cách hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tự học một cách hợp lý, khoa học thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học, tuy nhiên mức độ quan tâm, đầu tư vào công việc này còn ít, các hình thức dạy học của người thầy chưa phong phú…. Trong các nguyên nhân cơ bản được xác định, thì nguyên nhân có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến kết quả chất lượng tự học môn triết học Mác – Lênin là các em chưa có phương pháp tự học khoa học, đúng quy trình, chưa được hướng dẫn và kiểm tra một cách cụ thể, kỹ lưỡng về tự học; giảng viên chưa có nhiều hình thức dạy học phong phú, chưa có sự hướng dẫn cụ thể cách thức tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình tự học. Như nhà giáo dục học S.Raxech đã từng nói: Một giáo viên sáng tạo là
  • 32. 32 người biết giúp đỡ học sinh tiến bộ nhanh chóng trên con đường tự học. Giáo viên phải là người hướng dẫn, người cố vấn hơn là chỉ đóng vai trò công cụ truyền đạt tri thức. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là cần phải nâng cao chất lượng hướng dẫn phương pháp tự học phần triết học Mác – Lênin cho sinh viên của trường Đại học Tây Bắc góp phần đưa sự nghiệp giáo dục - đào tạo của bộ môn, của Trường vươn lên tầm cao mới, đáp ứng được yêu cầu trình độ giáo dục của thời đại.
  • 33. 33 CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 2.1. Kế hoạch thực nghiệm 2.1.1. Mụcđích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích đánh giá, thẩm định về hiệu quả của việc hướng dẫn phương pháp tự học học phần triết học Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc. 2.1.2. Đối tượng thực nghiệm Tác giả lựa chọn đối tượng thực nghiệm 02 lớp sinh viên năm thứ 2 khoa Văn và khoa Toán trường Đại học Tây Bắc (Lớp thực nghiệm 70 sinh viên; lớp đối chứng 70 sinh viên), với nội dung bài giảng chương VI (Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật) và chuơng IX (Lý luận nhận thức). 2.1.3. Giả thuyết thực nghiệm Hướng dẫn phương pháp tự học học phần triết học Mác – Lênin khi tiến hành sẽ hình thành một phương pháp tự học và phát huy được tính tích cực học tập của sinh viên, kết quả đạt được là sinh viên lớp thực nghiệm được hướng dẫn phương pháp tự học sẽ đạt hiệu quả học tập cao hơn sinh viên lớp đối chứng. Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong 04 tuần. Tác giả tiến hành thực nghiệm song song, trong đó tác giả thực hiện lớp thực nghiệm, còn lớp đối chứng không có hướng dẫn phương pháp tự học – do một giáo viên cùng bộ môn tiến hành soạn, giảng và lên lớp. Kết thúc thời gian thực nghiệm, chúng tôi tổ chức kiểm tra ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cùng một đề bài, trong cùng một thời gian, kết quả các bài kiểm tra được phân tích và xử lý để tăng thêm tính khách
  • 34. 34 quan của quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi còn lấy kết quả thi kết thúc học phần môn triết học Mác - Lênin năm học 2007 – 2008 của sinh viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm cứ liệu để xác định tính hiệu quả của phương án thực nghiệm. Sau giai đoạn thực nghiệm, tác giả có tổ chức lấy ý kiến đóng góp của sinh viên và giảng viên bộ môn để rút kinh nghiệm. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm theo quy trình bao gồm ba giai đoạn sau: 1- Giai đoạn chuẩn bị thực nghiệm - Xây dựng giáo án hướng dẫn phương pháp tự học học phần triết học Mác – Lênin (Chương VI, IX) - Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 2- Giai đoạn triển khai thực nghiệm - Khảo sát kết quả học tập ban đầu của hai lớp thực nghiệm và đối chứng - Tiến hành thực nghiệm : Chúng tôi tiến hành thực nghiệm bằng cách dạy học và hướng dẫn cho sinh viên tự học theo giáo án đã xây dựng - Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm: Kiểm tra đầu ra được tiến hành ngay sau khi thực nghiệm nhằm xác định kết quả học tập của sinh viên ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. 3- Giai đoạn xử lý kết quả thực nghiệm - Xây dựng tiêu chí và thang định giá, bao gồm: Kết quả học tập của sinh viên: thể hiện ở điểm số của bài kiểm tra sau khi tiến hành học tập theo cách dạy học hướng dẫn phương pháp tự học phần chủ nghĩa duy vật biện chứng môn triết học Mác – Lênin. Chúng tôi đánh giá kết quả học tập của các em bằng cách dùng thang chấm điểm. Thang chấm điểm chia thành bốn mức từ cao xuống thấp, tương đương bốn loại: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu. (Xuất sắc từ 9 đến 10 điểm; Giỏi từ 8 đến cận 9; Khá từ 7 đến cận 8 điểm; Trung bình từ 5 đến cận 7 điểm; Yếu là dưới 5 điểm)
  • 35. 35 - Đo sự hứng thú và tính tích cực của sinh viên: Đây là một lĩnh vực nghiên cứu hết sức trừu tượng nên chúng tôi đo hứng thú và tích cực của sinh viên với hướng dẫn phương pháp tự học bằng cách xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến sinh viên để qua đó biết được hứng thú cũng như là tính tích cực của các em với phương án thực nghiệm đó như thế nào. - Xử lý kết quả thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành xử lý thực nghiệm bằng cách so sánh, đối chiếu kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng dựa trên tiêu chí và thang định giá đã xây dựng. Cuối cùng là phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm 2.2. Nội dung thực nghiệm và xử lý các kết quả thực nghiệm Trước khi tiến hành tác động sư phạm theo mục đích thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát trình độ ban đầu của hai nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, thông qua tiến hành kiểm tra trắc nghiệm 45 phút những nội dung kiến thức cơ bản của môn triết học Mác – Lênin (xem phụ lục 1). Trong bài kiểm tra đó, sau khi xử lý kết quả chúng tôi thu được kết quả học tập môn triết học Mác – Lênin của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (mỗi lớp 70 sinh viên) như sau: Bảng 2.1. Kết quả học tập của hai lớp thực nghiệm và đối chứng Điểm Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB Thực nghiệm 0 0 3 7 7 24 16 13 0 0 6,1 Đối chứng 0 0 2 8 4 25 15 16 0 0 6,3 Nhìn vào bảng kết quả thu được chúng ta thấy rằng trình độ học tập ban đầu môn triết học Mác – Lênin của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau (điểm trung bình học tập của lớp thực nghiệm là 6,1 còn lớp đối chứng là 6,3). Đây là cứ liệu ban đầu để chúng tôi tiến hành tác động sư phạm nhằm thu được kết quả sau đó một cách khách quan và chính xác.
  • 36. 36 Tác giả tiến hành tác động sư phạm bằng cách giảng và tổ chức hướng dẫn cho sinh viên lớp thực nghiệm theo giáo án có hướng dẫn phương pháp tự học đã được xây dựng. Các em sẽ tiến hành học tập, tự nghiên cứu theo phương án thực nghiệm này. Còn sinh viên lớp đối chứng sẽ học tập theo cách thông thường, tức là học theo bài giảng thuần tuý không có hướng dẫn tự học của giảng viên. Sau bốn tuần tiến hành tác động sư phạm, để có được kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã cho sinh viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra, sau đó chấm bài và đánh giá theo các thang đo đã xây dựng. Đề bài kiểm tra không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc nắm vững và phân tích được những tri thức triết học Mác – Lênin đã học theo trí nhớ mà còn giải quyết được các vấn đề đặt ra đòi hỏi các em phải có sự tổng hợp, khái quát hoá và vận dụng sáng tạo những tri thức lý luận vào hoạt động nhận thức và thực tiễn theo yêu cầu nội dung từng chương. 2.2.1. Nội dung thực nghiệm * Nghiên cứu nội dung thực nghiệm và lựa chọn đơn vị kiến thức Nội dung chương trình triết học Mác - Lênin trong giáo trình triết học Mác - Lênin dùng cho các trường đại học, cao đẳng hiện nay (Tái bản lần thứ hai – 2006 có sửa chữa, bổ sung) theo qui định của Bộ giáo dục và đào tạo bao gồm có hai phần, mười bốn chương: Phần I: Khái lược về triết học và lịch sử triết học, bao gồm các chương: chương I: Khái lược về triết học; chương II: Khái lược về lịch sử triết học trước Mác; chương III: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lênin; chương IV: Một số trào lưu triết học phương tây hiện đại. Phần II: Những nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin, bao gồm các chương: Chương V: Vật chất và ý thức; chương VI: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật; chương VII: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật; chương VIII: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật; chương IX: Lý luận nhận thức; chương X: Hình thái kinh tế - xã hội; chương XI: Giai cấp và dân tộc; chương XII: Nhà nước và
  • 37. 37 cách mạng xã hội; chương XIII: Ý thức xã hội; chươngIIX: Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin Về việc xác định phương pháp dạy học bao giờ cũng căn cứ vào nội dung kiến thức của môn học và từng chương cũng như đối tượng người học. Trong đềtài, phạm vi nội dung bài giảng được xác định là chương VI và IX , đối tượng người học là sinh viên hệ đại học không chuyên năm thứ hai. Từ căn cứ trên, tác giả đã xây dựng những phương pháp dạy học cụ thể là: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp đàm thoại, phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp đọc giáo trình, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp gắn lý luận với thực tiễn,… Tương ứng với các phương pháp, tác giả lựa chọn một số đơn vị kiến thức để vận dụng việc hướng lẫn phương pháp tự học cho sinh viên. Sau đây là những đơn vị kiến thức mà chúng tôi lựa chọn. Bảng 2.2. Nội dung đơn vị kiến thức thực nghiệm STT Nội dung đơn vị kiến thức Phương pháp Thời gian 1 Chương VI Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật - Phân tích - Khái quát hoá, trừu tượng hoá. - Đặt câu hỏi. - Đàm thoại - Phân tích sơ đồ - Liên hệ lý luận với thực tiễn. 3 tiết 2. Chương IX Lý luận nhận thức - Phân tích - Đặt câu hỏi - Đàm thoại - Đọc giáo trình 3 tiết
  • 38. 38 * Lập kế hoạch bài giảng - Lập kế hoạch bài dạy lớp đối chứng Trên cơ sở dung lượng kiến thức các chương, chúng tôi đã lập kế hoạch bài giảng theo cách thức truyền thống do một giảng viên khác trong bộ môn đảm nhiệm giảng dạy. Giảng viên này có nhiệm vụ thuyết trình, phân tích cho sinh viên hiểu những tri thức cơ bản đã có trong giáo trình. Trong quá trình lên lớp, giảng viên chỉ cần truyền đạt cho sinh viên một cách tuần tự những khái niệm, phạm trù, những vấn đề lý thuyết, giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giảng. - Lập kế hoạch bài dạy cho lớp thực nghiệm Thiết kế bài thực nghiệm 1: CHƯƠNG II. HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, sinh viên cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 1- Về kiến thức - Khái niệm mối liên hệ, các tính chất của mối liên hệ - Khái niệm phát triển, các tính chất của sự phát triển - Giá trị khoa học và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải quán triệt quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển. 2- Về kỹ năng - Nêu được đầy đủ khái niệm, tính chất. - Phân tích được tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú của mối liên hệ và sự phát triển. - Phân tích được ý nghĩa pháp luận của hai nguyên lý, phê phán các quan điểm duy tâm, siêu hình về mối liên hệ và về sự phát triển.
  • 39. 39 3- Về thái độ, hành vi - Hiểu được sâu sắc nội hàm khái niệm mối liên hệ và sự phát triển. - Có khả năng vận dụng được nội dung hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và thực tiễn. - Có năng lực phê phán, bác bỏ được các quan điểm sai lầm đối lập với quan điểm duy vật biện chứng. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Phương tiện thực hiện bài giảng chủ yếu là sách giáo trình, bảng, phấn, tài liệu tham khảo, sử dụng máy chiếu phim tài liệu về sự cân bằng sinh thái, về nguồn gốc của sự sống, mối liên hệ giữa thế giới vô cơ và hữu cơ…,bài kiểm tra nhận thức và phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của sinh viên. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1- Cách mở đầu Ỏ chương vật chất và ý thức chúng ta đã biết rằng, thế giới này tồn tại duy nhất là thế giới vật chất, thế giới đó phản ánh vào trong đầu óc con người hình thành thế giới tinh thần. Một vấn đề được đặt ra là, thế giới vật chất rất đa dạng phong phú và khác nhau, vậy giữa chúng có mối liên hệ tác động qua lại hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời? Chúng tồn tại bất biến hay vận động biến đổi không ngừng? Ý nghĩa của những vấn đề này là gì? Tất cả sẽ được lý giải trong nội dung chưong VI, Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. 2- Dạy bài mới
  • 40. 40 NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN (GV) HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN (SV) PHƯƠNG PHÁP I. Nguyênlý về mối liên hệ phổ biến 1. Khái niệm mối liên hệ Các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Từ quan niệm trên ta có khái niệm về mối liên hệ theo quan điểm duy vật biện chứng: Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. GV: Để nghiên cứu mối liên hệ chúng ta phải trả lời hai câu hỏi sau? Một là: Các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Hai là:Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó? Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó ta thấy có nhiều quan điểm khác nhau: siêu hình, duy tâm và duy vật biện chứng, các em hãy đọc tài liệu và cho biết: GV: Vậy quan điểm siêu hình là gì? Hãy nhận xét quan điểm đó? Ví dụ: Trong thế giới, giới vô cơ và hữu cơ không có mối liên hệ, giữa động vật và thực vật không có mối liên hệ, có chăng chỉ là ngẫu nhiên SV: - Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề 1. Phương pháp cơ bản: phân tích; quy nạp; so sánh đối chiếu; đặt câu hỏi dẫn dắt; liên hệ lý luận với thực tiễn Đọc giáo trình, tài liệu tham khảo, thảo luận nhóm, liện hệ thực tiễn theo phương pháp quy nạp rút ra
  • 41. 41 GV: Quan điểm duy tâm là gì? Các em hãy chỉ ra hạn chế của nó? Ví dụ: Quan điểm của Hêghen cho rằng mối liên hệ của các sự vật hiện tượng thực chất là do mối liên hệ “ý niệm tuyệt đối” quyết định hay phái duy thực cho đó là mối liên hệ của các khái niệm quy định… ngoài, mang tính ngẫu nhiên. - Quan điểm siêu hình là sai vì trong thế giới không có sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách tách rời biệt lập Ví dụ: Giữa động vật và thực vật có quá trình trao đổi chất làm cân bằng hệ sinh thái SV: - Thế giới các sự vật có mối liên hệ, nhưng cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người. - Hạn chế của những người theo quan điểm duy tâm là họ đã xuất phát từ việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, ý thức, tinh thần quyết định vật chất Ví dụ: Mối liên hệ của các khái niệm thực chất là phản ánh mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, do thế giới vật chất quy định kết luận chung Đọc tài liệu, thảo luận đưa ra những trích dấn minh họa
  • 42. 42 2. Tính chất của mối liên hệ. - Tính khách quan. - Tính phổ biến - Tính đa dạng phong phú GV: Quan điểm duy vật biện chứng là đúng đắn, khoa học. Vì sao? Ví dụ: Giữa hai giới vô cơ và hữu cơ không có ranh giới tuyệt đối, ngay cả con người cũng có nguồn gốc tiến hoá từ giới vô cơ → đơn bào → đa bào → tế bào → thực thể sống → các loài → loài người (điều này đã được thuyết tế bào của Slâyđen chứng minh và sau đó được nhà sinh học người Pháp là Lơvoađie khẳng định lại bằng cách tổng hợp từ các thành phần vô cơ thành thực thể sống trong phòng thí nghiệm) GV: Qua nghiên cứu tài liệu các em hãy trình bày: - Nội dung các tính chất của mối liên hệ là gì? - Tại sao mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng lại có tính khách quan tính phổ biến và tính đa dạng phong phú? Lấy ví dụ minh họa? SV: Vì cơ sở của mối liên hệ theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất và thống nhất - thế giới vật chất. SV: - Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, nó bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới biểu hiện trong quá trình tự nhiên, xã hội, và tư duy. Nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Ví dụ: Trong tự nhiên giữa con người và cây xanh có mối liên hệ trao đổi chất, người hấp thu oxi nhả khí cacbon còn cây xanh thì ngược Phân tích, thảo luận theo nhóm tìm ra cơ sở khoa học của vấn đề. Tổng hợp đưa ra kết luận Phân tích, liên hệ thực tiễn, quy nạp
  • 43. 43 lại Trong xã hội, quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế, giữa quốc gia này với quốc gia kia.. Trong tư duy, quan hệ giữa hai giai đoạn nhận thức, giữa các yếu tố cấu thành tư duy… Tất cả đều không phụ thuộc vào ý thức, ý muốn chủ quan của con người - Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác. Ví dụ như trên. - Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian
  • 44. 44 3. Ý nghĩa phương pháp luận Mỗi sự vật đều nằm trong mối liên hệ cho nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải quán triệt quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể. GV: Từ nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho chúng ta ý nghĩa gì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn? Luận điểm: Thấy cây mà không thấy rừng thuộc quan điểm nào? khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. * Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong - mối liên hệ bên ngoài; mối liên hệ chủ yếu -, mối liên hệ thứ yếu; mối liên hệ tất nhiên - mối liên hệ ngẫu nhiên;, mối liên hệ trực tiếp - mối liên hệ gián tiếp. v.v.. Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Mối quan hệ giữa hai quá trình đồng hóa - dị hóa trong cơ thể sinh học là bên trong còn quan hệ trao đổi chất của cơ thể đó với môi trường là bên ngoài SV: - Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật. - Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng Đọc giáo trình; phát vấn, thảo luận; quy nạp, liên hệ lý luận với thực tiễn
  • 45. 45 II. Nguyên lý về sự phát triển 1. Khái niệm về sựphát triển GV: Khi nhìn nhận thế giới xung quanh ta thấy một vấn đề nảy sinh là, thế giới đó tồn tại tĩnh tại, bất biến mối liên hệ, để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân. - Vì các mối liên hệ có tính da dạng, phong phú - sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. * Luận điểm của Ănghen phê phán phương pháp siêu hình trong nhận thức và hoạt động thực tiễn SV: - Quan điểm siêu hình: Những người theo quan điểm siêu hình coi tất cả sự vật không có sự thay đổi gì 2. Phương pháp cơ bản: So sánh đối
  • 46. 46 - Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định: Pháttriển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. hay vận động, biến đổi và phát triển không ngừng? Trả lời câu hỏi này có nhiều quan điểm khác nhau: Siêu hình, duy tâm, duy vật biện chứng Ví dụ: - Sau một chu kỳ phát sinh - tồn tại - diệt vong, một thực thể sinh học mới ra đời chỉ là sự lặp lại nguyên si thực thể ban đầu nếu có thay đổi thì là sự tăng lên về lưọng đơn thuần - Yếu tố quyết định sự phát triển là ở lực lượng siêu tự nhiên bên ngoài quyết định (do Chúa trời ) Vậy theo các em nội dung các quan điểm trên là gì? Hãy đưa ra nhận định về các quan điểm đó? - Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện là đúng đắn, khoa học. Vì sao? trong quá trình tồn tại của chúng. Nếu có chỉ là sự thay đổi về lượng (số lượng, quy mô, tốc độ, nhịp điệu…). Không có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời cái mới, là quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp. Như vậy quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt lượng không có sự thay đổi về chất của sự vật. - Quan điểm duy tâm: thừa nhận có sự phát triển, nhưng họ tìm nguồn gốc của sự phát triển ở lực lượng siêu tự nhiên, hay ở trong đầu óc con người Đó là quan điểm chưa đầy đủ, phiến diện và sailệch về sựphát triển. Ví dụ: Sau một chu kỳ phát triển thực thểsinh học mớira đời(F) có sự thay đổipháttriển khôngchỉ về lượng mà cả về chất, ví như khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên tốt hơn…nguồn gốc của sự phát triển là tự thân, khôngphụthuộc vào một lực chiếu; liên hệ lý luận với thực tiễn; phân tích tổng hợp; khái quát hoá; đóng vai
  • 47. 47 - Phân biệt khái niệm phát triển và vận động. Sự phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung, nó chỉ khái quát xu GV: Qua khái niệm ta thấy quan điểm là vận động. Mà khái niệm vận động ta đã biết. Vậy vận động với phát triển có quan hệ với nhau như thế nào? lượng siêu tự nhiên nào đó, và cũng không phụ thuộc vào ý thức con người - Phát triển là quá trình tất yếu của bất kỳ sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, vì: Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau làm cho sự vật vận động, phát triển. Đó là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi phát triển nằm trong bản thân sự vật. Đó là do mâu thuẫn bên trong sự vật quy định (đó là quá trình giải quyết những mâu thuẫn trong bản thân sự vật). Ví dụ: Trong sự phát triển của giới tự nhiên, thuyết tiến hóa của Đácuyn cho thấy sự phát triển là: Từ vô cơ → sự sống SV: - Sự phát triển là vận động theo khuynh hướng tiến lên của sự vật. - Vận động: là sự biến đổi nói chung kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy. Đặt câu hỏi dẫn dắt; phân tích, quy nạp; so sánh đối chiếu, liên hệ
  • 48. 48 hướng vận động đi lên của sự vật. 2. Tính chất của sự phát triển. - Tính khách quan. - Tính phổ biến - Tính đa dạng phong phú GV: Các sự vật, hiện tượng đều vận động phát triển không ngừng, vậy phát triển có mấy tính chất? Tại sao? Lấy ví dụ minh họa? Vận động có thể theo khuynh hướng đi lên hoặc đi xuống, thụt lùi, tan vỡ. Phát triển chỉ một trường hợp của vận động là vận động theo hướng đi lên. Xét về ngoại diên khái niệm vận động bao hàm khái niệm phát triển. SV: Sự phát triển có ba tính chất - Tính khách quan. Bởi vì, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Vì thế sự phát triển là tiến trình khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người Ví dụ: Loài người dù muốn hay không thì sự tác động chi phối bởi các quy luật xã hội sẽ làm cho các hình thái kinh tế - xã hội vận động phát triển từ thấp đến cao như Mác đã dự báo - Tính phổ biến của sự phát triển được hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy. lý luận với thực tiễn Phân tích, quy nạp, liên hệ lý luận với thực tiễn
  • 49. 49 3. Ý nghĩa phương pháp luận Mỗi sự vật đều nằm trong sự phát triển cho nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải có quan điểm phát triển. * Tổng kết bài GV: - Từ nội dung nguyên lý về sự phát triển chúng ta thấy có ý nghĩa gì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. - Đường xoáy ốc nói lên điều gì? GV: Yêu cầu sinh viên khái quát lại nội dung hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật dạng sơ đồ? - Tính đa dạng, phong phú: Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau, sự vật phát triển sẽ khác nhau. - SV: Phải có quan điểm nhìn nhận sự vật theo chiều hướng vận động đi lên. - Nhìn nhận sự vật trong sự vận động phát triển không ngừng… - Biết phân chia các giai đoạn phát triển. - Phêphánquanđiểm, bảo thủ, trì trệ. - Đường xoáy ốc nói lên rằng, trong quá trình vận động của sự vật có thể quanh co, phức tạp…nhưng khuynh hướng vận động là tiến lên SV: Trình bày khái quát nội dung hai nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới dạng sơ đồ Liên hệ thực tiễn, quy nạp, tổng hợp Đọc giáo trình, thảo luận, khái quát hóa