SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  91
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HỒNG NAM
THỰC THI CHÍNH SÁCH TIẾT KIỆM
ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ
LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HỒNG NAM
THỰC THI CHÍNH SÁCH TIẾT KIỆM
ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ
LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Chuyên ngành : Chính sáchcông
Mã số : 8340402
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ KIM SƠN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác
giả luận văn
Nguyễn Hồng Nam
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết hơn chân thành nhất tới PGS.TS. Võ Kim Sơn,
người đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản
lý đào tạo Sau Đại học, Khoa Khoa học Hành chính và Tổ chức nhân sự, Học
viện Hành chính Quốc gia và toàn thể các Thầy/Cô dạy đã tận tình giúp đỡ em
hoàn thành tốt nội dung, chương trình của khóa đào tạo.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Công ty Điện Lực
Nam Từ Liêm đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Và cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân,
bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, chia sẻ và giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Nam
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIẾT
KIỆM ĐIỆN ........................................................................................... 10
1.1. Năng lƣợng điện và chính sáchtiết kiệm điện .............................. 10
1.1.1. Năng lượng điện........................................................................ 10
1.1.2. Chính sách tiết kiệm điện........................................................... 12
1.2. Thực thi chính sáchtiết kiệm điệm............................................... 24
1.2.1. Khái niệm thực thi chính sách tiết kiệm điện............................... 24
1.2.2. Các chủ thể tham gia thực thi chính sách tiết kiệm điện............... 30
1.2.3. Quy trình triển khai thực thi chính sách tiết kiệm điện................. 32
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách tiết kiệm điện . 33
1.2.5. Nguồn lực cho việc thực thi chính sách tiết kiệm điện................. 37
1.3. Chính sáchtiết kiệm điện và thực thi chính sáchtiết kiệm điện ở
một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam............................ 39
1.3.1. Chính sách tiết kiệm điện và thực thi chính sách tiết kiệm điện ở
một số quốc gia................................................................................... 39
1.3.2. Giá trị tham khảo cho Việt Nam nói chung và quận Nam Từ Liêm
nói riêng............................................................................................. 42
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................. 44
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TIẾT KIỆM
ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
................................................................................................................ 45
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nộivà hiện trạng sử dụng điện trên địa bàn quận........ 45
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội................................................................................ 45
2.1.2. Hiện trạng sử dụng điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội............................................................................................... 47
2.2. Khái quát thực trạng thực thi chính sáchtiết kiệm điện trên địa
bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội........................................ 49
2.2.1. Tình hình triển khai quy trình thực thi chính sách tiết kiệm điện trên
địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội .................................... 49
2.2.2. Thực trạng chủ thể tham gia thực hiện chính sách tiết kiệm điện
trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.............................. 55
2.3. Đánh giá chung ............................................................................. 57
2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân............................................... 57
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân............................................................ 60
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................. 65
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM
TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................................................... 66
3.1. Sự cần thiết và những định hƣớng cơ bản về thực thi chính sách
tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.... 66
3.1.1. Sự cần thiết thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội........................................................ 66
3.1.2. Những định hướng cơ bản về thực thi chính sách tiết kiệm điện trên
địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội .................................... 68
3.2. Các giảipháp tăng cƣờng thực thi chính sáchtiết kiệm điện trên
địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.................................. 70
3.2.1. Giải pháp chung........................................................................ 70
3.2.2. Giải pháp cụ thể với địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
...........................................................................................................73
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................. 79
KẾT LUẬN............................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 82
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
UBND
MTTQ
CBCT
CBQL
CNH
CTKT
CTTĐ
HĐH
NLĐ
XHCN
TKĐ
EVN
EVN HANOI
Uỷ ban nhân dân
Mặt trận tổ quốc
Cán bộ chuyên trách
Cán bộ quản lý
Công nghiệp hóa,
Công tác khen thưởng
Công tác thi đua
Hiện đại hóa
Người lao động
Xã hội chủ nghĩa
Tiết kiệm điện
Tập đoàn Điện Lực Việt Nam
Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng:
Bảng 2.1: Danh sách các phường thuộc quận Nam Từ Liêm........................46
Bảng 2.2: Sản lượng tiêu thụ điện từ năm 2015 đến tháng 6/2019................47
Bảng 2.3: Sản lượng điện tiêu thụ của một số đơn vị trên địa bàn quận Nam
Từ Liêm, thành phố Hà Nội.......................................................................48
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Chiến lược tiết kiệm và sử dụng hiệu quả điện trên phương diện
kỹ thuật ....................................................................................................20
Sơ đồ 1.2: Các yếu tố trong việc hướng đến sử dụng năng lượng điện tiết
kiệm, hiệu quả và bền vững.......................................................................22
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năng lượng nói chung và điện năng nói riêng là nhân tố vô cùng quan
trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chỉ số phát triển
điện năng thường được coi như biểu hiện trình độ phát triển kinh tế mỗi quốc
gia. Người ta đánh giá nền công nghiệp của một nước qua năng lượng điện và
độ tăng trưởng kinh tế của một nước qua mức tăng trưởng năng lượng điện
của nước đó.
Năng lượng điện là tổng số nguồn năng lượng dưới các dạng khác nhau
như cơ năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng nguyên tử… Tùy theo điều
kiện tự nhiên, tài nguyên, khả năng khoa học – kỹ thuật, vốn đầu tư… của
mỗi nước mỗi vùng mà cơ cấu nguồn điện khác nhau.
Năng lượng nói chung và sử dụng năng lượng cho phát triển kinh tế - xã
hội đã và đang tiếp tục thách thức của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó
có Việt Nam. Tại hội thảo năm 2019 do Bộ Công thương chủ trì cũng đã chọn
tên của Họi thảo là “Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam
phát triển bền vững” và tất yếu năng lượng không phải chỉ dành cho công
nghiệp mà còn cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo đánh giá và nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với
Ngân hàng thế giới (World Bank) để Việt Nam trở thành một nước công
nghiệp hiện đại vào năm 2035, Việt Nam cần đạt mức tăng GDP bình quân
đầu người tối thiểu 6%/năm. Theo QHĐ 7ĐC, nhu cầu sử dụng điện của Việt
Nam cũng sẽ tăng trung bình 8,2%/năm trong 20 tới. Đây là mức tăng trưởng
rất cao đòi hỏi sự đầu tư lớn về nguồn và lưới điện.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng điện ngày càng
gia tăng. Trong khi đó, nguồn cung cấp điện không phát triển theo nhu cầu
tiêu thụ. Theo QHĐ 7ĐC, giai đoạn từ năm 2016 – 2030, nước ta cần xây mới
1
thêm khoảng 90.000MW nguồn điện, gấp hơn hai lần tổng công suất hiện nay.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các chuyên gia nhận định: tốc độ xây dựng
các các cơ sở sản xuất điện không tương ứng với nhu cầu sử dụng điện hiện
nay. Dân số Việt Nam đạt mốc 100 triệu và tăng trưởng GDP hàng năm
khoảng 7%/năm, sản lượng điện tăng nhanh khoảng 1,5 lần so với năm 2018
và gấp 3 lần vào năm 2030. Điều đó đòi hỏi một nguồn đầu tư rất lớn khoảng
150 tỷ USD trong khoảng 15 năm (theo nhận định của Ngân hàng thế giới
World Bank).
Việt Nam đã và đang trên con đướng phát triển và có thể nói phát triển
mạnh, nhanh để có thể hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Vấn đề năng lượng
và sử dụng năng lượng tiết kiệm, thông minh đang là vấn đề được nhà nước
quan tâm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay khá cao và sẽ
tiếp tục cao cho đến khi đạt được một nền công nghiệp khá hoàn chỉnh. Nhu
cầu sử dụng điện năng của nước ta còn tiếp tục tăng cho đến một vài chục
năm nữa lúc đó tốc độ tăng trưởng của điện năng sẽ không đáp ứng đủ nhu
cầu sử dụng điện.
Mặc dù trên thế giới sự phát triển của ngành điện ngày càng lớn mạnh và
vô cùng đa dạng từ nhiệt điện, thủy điện, sức gió, năng lượng mặt trời… cho
đến năng lượng nguyên tử nhưng thiếu điện luôn là căn bệnh trầm kha cho
tiến trình phát triển kinh tế ở mọi giai đoạn và ở nhiều đất nước. Do vậy, tiết
kiệm năng lượng nói chung, tiết kiệm điện nói riêng luôn là nhiệm vụ quan
trọng và búc xúc của toàn cầu, nhất là khi nguồn năng lượng ngày càng cạn
kiệt với xu thế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhu cầu của
con người ngày càng tăng lên với biết bao phương tiện, trang thiết bị máy
móc… đòi hỏi sử dụng năng lượng ngày càng nhiều.
Việt Nam chúng ta là một trong những nước không giầu về tài nguyên
năng lượng, mức quy đổi về nguồn năng lượng sơ cấp tính bình quân trên đầu
2
người rất thấp so với nhiều nước. Việc mất cân bằng năng lượng ở Việt Nam
trong tương lai sẽ là rào cản lớn nhất cho việc phát triển nền kinh tế, làm giảm
đáng kể sức hút vốn đầu tư, giảm khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản
phẩm, làm mất cơ hội tăng trưởng.
Nguồn điện năng của nước ta chủ yếu tập trung ở hai nguồn phát điện
chính: nhiệt điện và thủy điện. Phát triển nhiệt điện có thuận lợi là vốn đầu tư
thấp, thời gian xây dựng cơ sở sản xuất nhanh, nhưng giá thành năng lượng
(tính theo kWh) cao. Phát triển thủy điện (quy mô lớn) thì vốn đầu tư cao gấp
nhiều lần so với nhiệt điện, thời gian xây dựng lâu hơn, giá thành năng lượng
(tính theo kWh) thấp.
Sau 30 năm cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, ngành Điện
Việt Nam đã có sự trưởng thành khá mạnh mẽ về công suất để đáp ứng nhu
cầu về điện ngày càng tăng.
Tập đoàn Điện Lực Việt Nam đã rất chủ động đầu tư và phát triển các
nguồn phát điện mới tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, tiến độ chậm trễ của
nhiều nguồn phát mới đã đưa đến tình trạng cung không đủ cầu vì mức tiêu
thụ điện của cả nước tăn cao. Để đối phó với tình trạng thiếu điện, biện pháp
tình thế là cắt điện luân phiên phải tiến hành trong vài năm trở lại đây đặc biệt
vào thời gian nắng nóng vì Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải mua điện của
các Công ty khác với giá cao hoặc mua điện của Trung Quốc.
Để giảm thiểu sự thiếu hụt nguồn điện lớn không chỉ trong một vài năm,
mà còn đảm bảo an ninh năng lượng bền vững trong tương lai chúng ta phải
có những hành động cụ thể: Phát triển các cơ sở khai thác, sản xuất, chế biến,
cung ứng năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo, phát triển năng
lượng sạch… và nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng. Chi phí
đầu tư để sản xuất ra cùng một đơn vị năng lượng đắt hơn ít nhất 2,5 lần so
với cho phí đầu tư để tiết kiệm hay nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
3
Do vậy tiết kiệm năng lượng là yếu tố mà các nhà hoạch định chính sách
năng lượng quốc gia đang rất lưu tâm nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc
gia. Đây là mối quan tâm không chỉ ở Việt Nam ta mà cũng là mối quan tâm
lớn của cả thế giới.
Mặt khác không ít người cho rằng dùng điện từ nguồn thủy điện (nước)
thì đâu cần phải tiết kiệm như nguồn nhiệt điện. Đây là cách nhìn thật sự sai
lầm. Tiết kiệm điện cũng là tiết kiệm tài nguyên quốc gia. Chúng ta biết rằng,
mỗi hồ chứa nước của một công trình thủy điện chỉ có trữ lượng nhất định và
phải đáp ứng được đồng thời cả hai yêu cầu là đảm bảo nguồn nước chạy máy
phát điện đồng thời với cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và
con người. Khi phát triển nhiệt điện chúng ta phải sử dụng các nguồn năng
lượng khác như than, dầu mỏ làm cạn kiệt các nguồn năng lượng khác, giá
thành cho 1kW cao.
Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng, đề ra cơ chế để phát huy những yếu
tố tích cực, đồng thời hạn chế, chống lãng phí trong quá trình thực hiện chính
sách tiết kiệm điện là một yêu cầu bức thiết từ thực tiễn hiện nay. Tuy đã có
một số công trình khoa học nghiên cứu về giải pháp tiết kiệm điện song số
liệu và thông tin chưa cập nhật. Nhận thức rõ điều đó, bản thân em quyết định
chọn đề tài: “Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam
Từ Liêm, thành phố Hà Nội” cho luận văn thạc sĩ Chính sách công của mình
với mong muốn dựa trên những phân tích về lý luận và thực tiễn, đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong những
năm sắp tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Vấn đề chính sách năng lượng điện và thực thi chính sách tiết kiệm điện
đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, đây
4
là lĩnh vực tương đối mới mẻ nên vẫn còn ít các công trình khoa học nghiên
cứu về nó. Dưới đây là một số công trình khoa học nghiên cứu như sau:
Dưới góc độ khoa học chính sách công, là hệ thống giáo trình, sách chuyên
khảo do các nhà khoa học của Học viện Hành chính Quốc gia. Cụ thể: Giáo trình
Hoạch định và thực thi chính sách công của TS.Lê Như Thanh và TS. Lê Văn
Hoà, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2017; Sách chuyên khảo Chính sách
công – Những vấn đề cơ bản của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội ,2014; Giáo trình Hoạch định và phân tích chính
sách công, do PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội, 2008.. Những công trình nghiên cứu trên cung cấp nền tảng lý
luận cơ bản để luận văn triển khai nghiên cứu đề tài.
Những công trình nghiên cứu về năng lượng điện và chính sách tiết kiệm
điện, có thể kể đến như:
- “Năng lượng thế kỷ 21: Tiềm năng và thách thức” của tác giả Hồ Sĩ
Thoảng và Trần Mạnh Trí, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2008), đã
khẳng 4 định những tiềm năng phát triển của năng lượng và những thách thức
về nguồn lực đối với việc phát triển năng lượng.
- Năng lượng mặt trời: lý thuyết và ứng dụng, Nhà xuất bản Khoa học Kĩ
thuật 2007
- Nghiên cứu dự báo phụ tải nguồn điện năm 2008, dựán hợp tác quốc tế
của JICA có sự tham gia của Viện Năng Lượng – Bộ Công Thương.
- Năm 2010, tác giả Đặng Đình Thống đã thực hiện Đề tài nghiên cứu
khoa học công nghệ về Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả năm 2010. Trong báo cáo, tác giả nêu ra tính thực tế của
việc tiết kiệm năng lượng giúp tiết kiệm tiền, tránh ô nhiễm môi trường, hạn
chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
5
Như vậy, có một số tác giả đã nghiên cứu lý luận về tiết kiệm điện. Đây
là nguồn tài liệu quý cho tác giả tham khảo để hoàn thành luận văn. Tuy
nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu về thực thi chính sách tiết kiệm điện và
thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liên, thành phố
Hà Nội dưới góc độ luận văn Chính sách công.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn có mục đíchtổng quát làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để đề
xuất các giải pháp tăng cường thực thi chính sách tiết kiệm điện từ thực tế tại
quận Nam Từ Liêm.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đíchtrên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận về thực thi chính sách tiết kiệm điện, xây dựng
khung lý thuyết làm cơ sở để nghiên cứu thực thi chính sách tiết kiệm điện tại
quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách tiết kiệm điện; những mặt
được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó tại quận Nam Từ
Liêm thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thực thi chính sách tiết
kiệm điện ở quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu giai đoạn thực thi chính sách tiết kiệm điện trong
chu trình chính sách công.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá một số
nội dung về việc thực hiện chính sách tiết kiệm điện từ thực tiễn trên địa bàn
6
quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến nay thông qua các cơ
quan hành chính, các tổ chức, doanh nghiệp và các hộ sử dụng điện trên địa
bàn quận Nam Từ Liêm.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội.
- Về thời gian: Luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách tiết
kiệm điện ở quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội từ năm 2011đến nay, đề xuất
điều chỉnh hoàn thiện chính sách tiết kiệm điện từ năm 2020 đến năm 2030.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách tiết kiệm năng lượng. Bên
cạnh đó, tác giả sử dụng các quan điểm khoa học được rút ra từ các công trình
khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn kiện của Đảng,
văn bản pháp luật, tài liệu, giáo trình và các công trình, bài viết có liên quan
nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Đề tài cũng kế thừa các kết quả
nghiên cứu đã có, bổ sung và phát triển các luận cứ khoa học và thực tiễn mới
phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp thống kê, thu thập dữ liệu:
Số liệu về tiết kiệm điện, các vấn đề liên quan đến cơ quan hành chính,
doanh nghiệp, các hộ sử dụng điện, số liệu phục vụ cho luận văn được thu
thập từ phòng Tài chính – kế toán, phòng kỹ thuât, phòng điều độ… Công ty
Điện Lực Nam Từ Liêm, từ nguồn các cơ quan báo chí…
7
Phương pháp thu thập thông tin:
Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để thu thập, phân tích và
khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến luận văn nghiên cứu,
bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước,
bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các
báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, phòng, ban, ngành, đoàn thể, các
tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề thực hiện chính
sách tiết kiệm điện ở nước ta nói chung và thực tiễn quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội nói riêng. Số liệu, thông tin chủ yếu được thu thập từ nhiều
nguồn đáng tin cậy như: phòng Tài chính – kế toán, Kinh doanh, Phòng Kỹ
thuật, phòng Điều độ Công ty Điện Lực Nam Từ Liêm, Tổng công ty Điện lực
TP Hà Nội… Đồng thời, thu thập các tài liệu của các tổ chức và học giả quốc
tế liên quan đến luận văn trong thời gian qua từ nguồn sách, báo quốc tế và
internet; tìm hiểu và vận dụng các lý thuyết của ngành chính sách xã hội liên
quan đến vấn đề chính sách tiết kiệm điện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận
Luận văn vận dụng lý thuyết khoa học chính sách công để làm rõ vấn đề
khoa học và thực tiễn của hoạt động thực thi một chính sách cụ thể: chính
sách tiết kiệm điện. Luận văn góp phần cung cấp các luận cứ để nhà quản lý
bổ sung, hoàn thiện lý luận, quan điểm, chính sách về định hướng xây dựng
chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
6.2. Về thực tiễn
Qua thực tiễn nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách tiết kiệm điện
trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, chỉ ra những khó khăn,
hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách, đồng thời kết quả
nghiên cứu giúp cho Tổng công ty Điện Lực TP Hà Nội, Công ty Điện lực
8
Nam Từ Liêm, các ngành liên quan, các nhà hoạch định chính sách có cơ sở
khoa học, thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện chính sách
này một cách hiệu quả hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về thực thi chính sách tiết kiệm điện
Chƣơng 2: Thực trạng thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội.
Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thực thi chính sách tiết
kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội,
9
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
TIẾT KIỆM ĐIỆN
1.1. Năng lƣợng điện và chính sáchtiết kiệm điện
1.1.1. Năng lượng điện
Năng lượng là một trong những vấn đề mang tính sống còn của nhân loại
và đó là vấn đề không của riêng một quốc gia nào.
Năng lượng được định nghĩa là năng lực làm vật thể hoạt động. Có nhiều
dạng năng lượng như động năng, nhiệt năng...Năng lượng là một dạng tài
nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng
lượng lòng đất. Tài nguyên năng lượng có thể được phân thành hai dạng:
Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo.
Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời,
năng lượng sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo.
Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên,
quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả năng tái tạo.
Có nhiều nguồn tạo ra năng lượng và năng lượng điện. Hiện nay, các loại
nguồn năng lượng được sử dụng: Than, Hạt nhân, Dầu khí tự nhiên, Năng
lượng mặt trời, Năng lượng (Điện) Gió, Địa nhiệt, Thủy điện, Khí Sinh học,
Đại dương, Hydro…
Điện năng là dạng năng lượng được sinh ra từ các nguồn (nhà máy phát
điện) như: Thủy điện, nhiệt điện (điện than, điện dầu, điện khí, điện mặt trời,
điện hạt nhân...), điện gió.
Điện năng có vai trò rất quan trọng trong xã hội, bởi vì điện năng là dạng
năng lượng phục vụ cho cuộc sống con người trong sản xuất và sinh hoạt. Điện
năng là yếu tố đầu vào quan trọng cho các lĩnh vực sản xuất (công nghiệp, nông
nghiệp, thương mại...) và cho sinh hoạt hàng ngày của con người.
10
Năng lượng là một trong những điều kiện tối kiên quyết đối với sự sống
còn và phát triển của mỗi còn người và toàn nhân loại. Trong những năm qua
tình hình tiêu thụ năng lượng trên thế giới tăng liên tục cùng với sự phát triển
kinh tế của các quốc gia. Kể từ những năm 2000, tình trạng tiêu thụ năng
lượng hóa thạch có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao và đang dần cạn kiệt,
nguồn năng lượng hóa thạch vẫn chiếm 90% tổng nhu cầu về năng lượng cho
đến năm 2025. Tạp chí Thống kê Năng lượng thế giới BP (BP Statistical
Review of World Energy) cho biết, than là nguồn nguyên liệu hóa thạch duy
nhất đạt vượt mức trung bình trên thế giới 5,4%, trong khi tiêu thụ hạt nhân
giảm mức kỷ lục 4,3%. Cụ thể là, tiêu thụ hạt nhân tại Nhật Bản giảm 44,3%
và tại Đức giảm 23,2%. Sử dụng than tại khu vực châu Á tăng cao, đặc biệt là
Trung Quốc đạt mức 9,7%, chiếm 69% mức tăng trưởng sử dụng than trên
toàn cầu. Tại các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế
(Qrganization for Economic Cooperation and Development - OECD), con số
này là 6,1%. Dầu mỏ vẫn là nguồn nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trên
thế giới [15]. Mỹ là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới (24,6% thế giới), khí
đốt (16% thế giới), lượng dầu tiêu thụ tại Trung Quốc trong 40 năm qua tăng
25 lần, chiếm 8,55% thế giới. Các nước Tây Âu tiêu thụ 22% dầu thế giới,
trong đó Đức nhập khẩu khí đốt lớn thứ hai thế giới (14%); ASEAN cũng
đang thiếu năng lượng trầm trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa.
Việc sử dụng năng lượng hóa thạch ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc
không đủ năng lượng cho sinh hoạt, sản xuất ra các sản phẩm cho con người
và giá sinh hoạt tăng cao, đồng thời làm phát ra nhiều khí thải ảnh hưởng đến
tầng ozon của bầu khí quyển trái đất, gây ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm
dần lên. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của toàn nhân loại.
Vì vậy, tất cả các nước trên thế giới đều có chính sách sử dụng hiệu quả và
tiết kiệm năng lượng, tình trạng tăng mức độ tiêu thụ có một ý nghĩa quan
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa.
11
Theo đánh giá và nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với
Ngân hàng thế giới (World Bank) để Việt Nam trở thành một nước công
nghiệp hiện đại vào năm 2035, Việt Nam cần đạt mức tăng GDP bình quân
đầu người tối thiểu 6%/năm. Nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam cũng sẽ
tăng trung bình 8,2%/năm trong 20 tới. Đây là mức tăng trưởng rất cao đòi
hỏi sự đầu tư lớn về nguồn và lưới điện.
Quá trình công nghiệp hóa đã đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ năng lượng nói
chung và điện năng nói riêng tại Việt Nam. Những năm gần đây, tốc độ tăng
trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức cao, điều này làm mức sống người dân tăng
lên nhưng cũng khiến nhu cầu điện tăng mạnh theo từng năm, đôi lúc vượt
quá khả năng cung cấp điện hiện tại.
Hiện nay cơ cấu tiêu thụ điện tại Việt Nam: ngành công nghiệp và kiến
trúc chiếm khoảng 51%; sinh hoạt 40%; thương nghiệp và dịch vụ 5%; nông
nghiệp, thủy sản 1% và còn lại là 3%. Kéo theo việc tăng trưởng kinh tế là sự
chuyển đổi từ nền kinh tế lấy nông nghiệp là trọng tâm sang nền kinh tế công
nghiệp, dịch vụ. Cùng với đó là nhu cầu xây dựng khu công nghiệp và nhà
máy của công ty nước ngoài cho nên nhu cầu điện trong công nghiệp ngày
càng gia tăng. Mức sống được cải thiện làm thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu sử
dụng điện cá nhân. Tại thời điểm năm 2011 Việt Nam với lượng tiêu thụ điện
trong 1 năm của 1 người trung bình là 800kw, đến năm 2020 con số này có
thể sẽ lên tới 2.000KW (Nguồn số liệu từ cục thống kê). Theo dữ liệu thống
kê được, bình quân mỗi năm lượng điện sản xuất tăng khoảng 13% nhưng nhu
cầu điện của Việt Nam được dự đoán mỗi năm tăng khoảng 16-17%, vì vậy
ngành công nghiệp sản xuất điện sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng cung
không đáp ứng cầu.
1.1.2. Chínhsách tiết kiệm điện
Chính sách năng lượng của các quốc gia đề cập đến tất cả các nguồn
năng lượng bao gồm cả nguồn năng lượng tái tạo và không tái tạo. Và mục
tiêu của các chính sách đó là tạo nên một trật tự thế giới, quốc gia có năng
12
lượng bền vững để đáp ứng nhu cầu hiện tại của con người cũng như cho các
thế hệ mai sau. Những nước phát triển cũng đang đối mặt trực diện với năng
lượng và sự thiếu hụt năng lượng. Các quốc gia nghèo, mới phát triển hoặc
đang phát triển cũng tương tự. Do đó, không có quốc gia nào lại không có
chính sách về năng lượng và một chính sách hay một số chính sách, chương
trình cụ thể là chính sách tiết kiệm năng lượng, bao gồm tất cả các loại năng
lượng, trong đó có điện năng.
Các chính sách đó thể hiện cách tiếp cận, tư duy của các quốc gia về
năng lượng; sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Và đó cũng
trở thành chính sách cụ thể là chính sách tiết kiệm năng lượng.
Pháp luật Việt Nam về năng lượng cũng đã ban hành với tên gọi rất cụ
thể là Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây là văn bản thể hiện
nhiều nội dung của chính sách năng lượng và tiết kiệm sử dụng năng lượng
nói chung trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam.
Tiêu dùng năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng không
ngừng gia tăng và cũng không nhận thấy xu hướng giảm trong tương lai.
Sự gia tăng tiêu dùng năng lượng từ nhiều yếu tố vừa mang tính khách
quan, vừa mang tính chủ quan của xã hội loài người gây ra.
Một là, dân số thế giới nói chung và dân số của từng quốc gia, trong đó
có Việt Nam không ngừng gia tăng. Theo tổ chức năng lượng quốc tế (the
International Energy Agency- IEA), mức tiêu thụ năng lượng bình quân đầu
người tăng 10% trong giai đoạn 1990-2008.
Hai là, xu hướng đô thị hóa cũng là yếu tố làm cho tiêu thụ năng lượng
nói chung và năng lượng điện nói riêng gia tăng. Đối với cuộc sống đô thị,
nhu cầu về năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng gia tăng. Từ
năng lượng chiếu sáng đến năng lượng phục vụ cuộc sống gia đình, công sở
và các loại phương tiện giao thông,v.v. Khi mức độ đô thị hóa của Việt Nam
còn thấp, nhu cầu năng lượng và đặc biệt là điện cho các vùng nông thôn sẽ
13
không tăng. Tuy nhiên điện khí hóa mọi lĩnh vực của đời sống đô thị làm cho
nhu cầu năng lượng gia tăng;
Ba là, cuộc cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa nông nghiệp
cũng là yếu tố gia tăng nhu cầu tiêu dùng năng lượng nói chung và năng
lượng điện nói riêng. Nhu cầu về xây dựng; về giao thông; các nhà máy, cơ sở
sản xuất hàng hóa và dịch vụ gia tăng tiêu thu năng lượng.
Cùng với sự gia tăng tiêu dùng năng lượng, các quốc gia lại gặp nhiều
thách thức về cung cấp và tiêu thụ điện
Trên lĩnh vực năng lượng điện, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội,
nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng. Trong khi đó nguồn cung cấp điện
không theo kịp nhu cầu tiêu thụ và sử dụng điện. Theo ENV và ngân hàng thế
giới nhận định để đảm bảo cung cấp điện với tốc độ tăng trưởng nhanh như
hiện nay Việt Nam cần đầu tư nguồn vốn rất lớn. Trong giai đoạn 15 năm tới,
tổng vốn đầu tư cho ngành điện khoảng 150 tỷ USD, trong đó đầu tư nguồn
sản xuất chiến 75%. Trung bình mỗi năm ngành điện phải huy động vốn đầu
tư 10 tỷ USD để đầu tư nâng cấp và xây dựng hệ thống điện.
Theo QHĐ 7 điều chỉnh tháng 3 năm 2016 vào năm 2020 cơ cấu nguồn
điện là 60.000MW và tăng lên 129.000MW vào năm 1930. Trong đó có đầy
đủ các nguồn: thủy điện, nhiệt điện (than, khí), năng lượng tái tạo (gió, mặt
trời, sinh khối), điện hạt nhân và nhập khẩu.
Tháng 11 năm 2016 Quốc hội thông qua chủ trương dừng thực hiện Dự
án điện hạt nhân tại Ninh Thuận (4.600 MW), một số dự án dừng triển khai
thực hiện: Nhiệt điện Bạc Liêu (1.200MW), Nhiệt điện Cẩm Phả 3 (440MW)
và một dự án chậm tiến độ không đưa vào khai thác nguồn điện được dẫn đến
nguy cơ Việt Nam sẽ thiếu điện sau những năm 2020 trở đi.
Trong quy hoạch điện 7 (điều chỉnh) đến năm 2030 năng lượng gió đạt
6.000MW chiếm 2,1% sản lượng điện sản xuất và năng lượng mặt trời đạt
14
12.000 MW chiếm 3,3% sản lượng điện sản xuất. Mặc dù các nguồn năng
lượng tái tạo đã được ưu tiên, quan tâm phát triển nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ
nên không thể bù đắp sự thiếu hụt điện năng.
Tìm kiếm mang tính kỹ thuật để tiết kiệm năng lượng điện dựa trên tiêu
chí tiêu dùng mang tính kỹ thuật. Các nhà sản xuất, tiêu dùng và nghiên cứu
đã chỉ ra rất nhiều cách thức để có thể tiết kiệm năng lượng nói chung và năng
lượng điện nói riêng. Theo Electrical installation guide của Schneider Electric
SA (2018), có thể sử dụng 3 chiến lược đề có thể tiết kiện năng lượng nói
chung cũng như năng lượng điện nói riêng [17].
Chiến lược Giảm sử dụng nănglượng:
Đây là chiến lược mang tính cơ bản tác động trực tiếp giảm số lượng
năng lượng tiêu thụ bằng nhiều cách tiếp cận như sử dụng thiết bị đáp ứng yêu
cầu đòi hỏi nhưng lại tiêu tốn năng lượng ít hơn (đèn LED thay thế cho các
bóng đèn sợi đốt thông thường; không sử dụng năng lượng quá mức cần thiết
như lắp các thiết bị chiếu sáng; máy móc,v.v. quá mức. Nghĩa là có thể tìm
mọi giải pháp kỹ thuật để tiêu tốn ít năng lượng nhất;
Chiến lược thứ hailà giảm chi phí năng lượng bằng thay đổi cách thức
sử dụng năng lượng.
Chiến lược này hướng đến cân bằng đường cong tiêu thụ năng lượng
bằng cách tận dụng chính năng lượng đó, nhưng vào những thời điểm khung
“giá cao”. Đây là những biện pháp này giảm chi phí cho mỗi đơn vị sử dụng
mặc dù không giảm tổng lượng năng lượng sử dụng. Đặc tính này thuộc bản
chất của hoạt động cung cấp loại hàng hóa rất đặc biệt. Khi mức cung cấp
nhìn chung không thay đổi (công suất của các nhà máy phát điện), nhưng nhu
cầu sử dụng giống như các loại dịch vụ mang tính “mùa vụ”. Có những lúc
nhu cầu sử dụng rất cao - giờ cao điểm. Nhưng có những thời điểm, mức sử
dụng rất thấp. Nếu như có cách tiếp cận để có thể tạo ra sự cân bằng tiêu thụ
15
điện, sẽ hiệu quả hơn cho các nhà máy phát điện. Đó cũng là lý do, có thể tạo
ra khung giá ở những giờ thấp điểm và khuyến khích sự bố trí lại sản xuất,
tiêu thụ năng lượng điện vào các khung giờ khác nhau.
Chiến lược thứ ba: Gia tăng độ tin cậy của việc cung cấp năng lượng
điện cho các cơ sở sử dụng điện.
Nếu như sự cố mất điện (mức độ tin cậy thấp) sẽ làm cho các cơ sở sử
dụng tiêu tốn thêm năng lượng để:
- Xử lý các loại sản phẩm đã bị hỏng do mất điện;
- Khởi động lại các thiết bị. Và khi khởi động về nguyên tắc kỹ thuật sẽ
tiêu hao năng lượng nhiều hơn;
Chiến lược khác. Mỗi quốc gia, tổ chức có thể tìm kiếm mang tính kỹ
thuật để đề ra chiến lược năng lượng và tiết kiệm năng lượng.
Có thể thay thế phần lớn năng lượng không tái tạo bằng nguồn năng
lượng tái tạo; có thể sử dụng năng lượng hạt nhân.
Có thể mô tả tóm lược tiếp cận chiến lược để có thể tiết kiệm tiêu thụ
năng lượng điện và sử dụng năng lượng điện hiệu quả hơn bằng sơ đồ 1.
Có thể nghiên cứu trên phương diện kỹ thuật để đưa ra những chiến lược
để sử dụng năng lượng điện tiết kiện và hiệu quả.
Hoặc cũng có thể đưa ra những tiểu chiến lược mang tính kỹ thuật để mô
tả chi tiết ba dạng chiến lược vĩ mô trên.
Các học giả, nhà kỹ thuật đề xuất khá nhiều nội dung cụ thể diễn đạt các
chiến lược nêu trên. Hay có nhiều cơ hội để tiết kiện và hiệu quả sử dụng
nguồn năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng.
Tiết kiệm và cũng là gắn với hiệu quả sử dụng điện, năng lượng là cách tiếp
cận mang tính tổng hợp, nhiều yếu tố. Tuy nhiên, tiết kiệm năng lượng hay năng
lượng điện là giảm mức tiêu thụ sản phẩm điện, năng lượng nhưng không được
phép làm cho hoạt động sản xuất có liên quan giảm năng lực sản xuất.
16
Trong khi đó, hiệu quả sử dụng điện về một phương diện khác lại gắn
liền giữa sản lượng tiêu thụ với kết quả làm ra. Và nếu không đủ cung cấp sản
lượng (năng lượng, điện,v.v) có thể làm cho sản xuất có liên quan giảm sút.
Chính sách tiết kiệm điện không có một cách hiểu tuyệt đối. Tùy thuộc
vào điều kiện cụ để xem xét chính sách năng lượng nói chung và chính sách
năng lượng điện và trong đó có nội hàm tiết kiện và hiệu quả.
Ví dụ: chính sách năng lượng là một văn bản pháp luật nhà nước quy
định về chủ thể trực tiếp chuẩn bị, thực thi các văn bản pháp luật có liên quan
đến năng lượng và điện năng. Cơ quan quản lý nhà nước có thể đưa ra rất
nhiều yếu tố gắn liền để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng điện.
Chính sách tiết kiệm điện là tổng thể những ý tưởng, đề xuất, khuyến nghị của
các cơ quan nhà nước trên cơ sở phân tích các yếu tố liên quan đến thị trường điện
và cách cách tiếp cận mang yếu tố kỹ thuật có liên quan đến tiết kiệm điện.
Các nhà quản lý (nhà nước) dựa vào sự phân tích của mình và trên cơ sở
khả năng có thể điều tiết, can thiệp vào thị trường điện để đưa ra chính sách
tiết kiện điện.
Về nguồn gốc để tiết kiện năng lượng nói chung và năng lượng điện nói
riêng có thể xuất phát như trên đã nêu ba nguồn: từ nhà sản xuất điện; từ nhà sản
xuất các thiết bị tiêu thụ điện và từ người sử dụng điện. Chính phủ sẽ lựa chọn để
điều tiết, can thiệp vào ba yếu tố thị trường năng lượng điện và có chính sách để
hạn chế; khuyến khích phát triển theo những mô hình khác nhau.
Trước hết, nhà nước cần quan tâm đến thiết bị động lực (động cơ) cho
các cơ sở sản xuất. Một trong những vấn đề được các nhà sản xuất quan tâm
chính là vấn đề động cơ (động cơ điện) được sử dụng trong hoạt động sản
xuất của các chủ thể khác nhau. Đây là nguồn sử dụng năng lượng điện nhiều
nhất trong tất cả các loại tiêu thụ điện. Và theo nghiên cứu, hiện nay có ba
loại động cơ được sử dụng với hiệu năng khác nhau (tương lại gần là loại thứ
17
tư). Việc khuyến khích sử dụng có hiệu năng cao sẽ là cách tiết kiệm năng
lượng điện.
Tuy nhiên, Chính phủ cần phải đưa vào trong hệ thống tiêu chuẩn quốc
gia để có thể từng bước loại bỏ động cơ điện tiêu tốn nhiều năng lượng điện
như động cơ IE1. Và phải có chính sách đề thay thế các loại động cơ đó bằng
loại IE2, IE3 và hướng đến IE4.
Hiện nay có ba cấp độ tiêu chuẩn để đánh giá mức độ tiết kiệm năng
lượng là : IE1, IE2 và IE3, và đây được xem như là tiêu chuẩn phổ biến nhất
đối với dòng động cơ tiết kiệm năng lượng do Ủy ban kỹ thuật quốc tế (IEC)
đưa ra. Trong các tiêu chuẩn IE1, IE2 và IE3 thì tiêu chuẩn IE3 được xem là
tiêu chuẩn cao nhất hiện tại.
Theo nghiên cứu, việc sử dụng các loại động cơ điện đạt chuẩn IE3 sẽ
đem lại rất nhiều lợi ích:
- Tiết kiệm được chi phí sử dụng điện so với các loại động cơ điện
thông thường.
- Nhiệt lượng sinh ra từ động cơ đạt chuẩn IE3 thấp hơn nhiều so với
động cơ thường.
- Nhờ sinh nhiệt thấp nên rất thân thiện với môi trường, giúp giảm thiểu
khí CO2sinh ra trong quá trình hoạt động.
- Việc ứng dụng động cơ đạt chuẩn IE3 đang ngày càng được quan tâm
bởi các doanh nghiệp trong nước, và được quy định trong quy chuẩn QCVN
09:2013/BXD.
Tuy nhiên loại bỏ những động cơ tiêu hao năng lượng điện cũng là một
vấn đề đặt ra đốivới các nhà sản xuất. Do đó, đòihỏi nhà nước phải can thiệp.
Yếu tố thứ hai là các thiết bị chiếu sáng.
Đây cũng là loại thiết bị sử dụng nhiều năng lượng điện. Và xu hướng
chúng là các nhà sản xuất các thiết bị chiếu sáng đã và đang tiếp tục hoàn
thiện thiết bị chiếu sáng để có thể sử dụng ít hơn năng lượng điện. Tuy nhiên,
vấn đề mà chính nhà nước phải quan tâm chính là giá thành của các thiết bị đó
18
thường cao hơn nhiều so với các thiệt bị truyền thống. Do đó, nhà nước cần
có chính sách hỗ trợ.
Yếu tố thứ ba đó là các thiết bị và cách thức sử dụng cácthiết bị sử dụng
điện trong nhà ở; trong văn phòng.
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu đưa ra những cách làm khác
nhau nhằm tiết kiệm năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng. Ngay
cả trong các văn phòng làm việc cũng như ở căn hộ, gia đình. Cuộc sống hiện đại
ngày nay cần có thêm nhiều thiết bị điện phải tiêu tốn năng lượng điện.
Nhà nước có chính sách để các hộ gia đình có thể thay đổi thói quen tiêu
thụ năng lượng điện. Một số quốc gia đưa ra định mức tiêu thụ điện giá thấp và
lũy tiến nhằm khuyến khích sử dụng dung lượng ở mức cần, đủ, tránh lãng phí.
Tuy nhiên, sự đồng thuận đòi hỏi sự tuyên truyền của nhà nước. Mặt
khác phải có chế tài cụ thể.
Yếu tố thứ tư, thuộc về nhà sản xuất các thiết bị điện; thiết bị kiểm soát
sử dụng điện tự động.
Vận dụng yếu tố kỹ thuật để chế tạo các thiết bị sử dụng điện tiết kiệm là
một trong những xu hướng của tiến bộ khoa học công nghệ. Tuy nhiên, để các
nhà sản xuất chấp nhận đổi mới công nghệ, đòi hỏi sự hỗ trợ nhất định của
nhà nước thông qua các chính sách.
Chính sách năng lượng hay chính sách tiết kiệm năng lượng bao gồm cả
điện năng tập trung các tư duy gắn liền với việc sử dụng nhiều hơn năng
lượng tái tạo (renewable energies) trong đó điện mặt trời và phong điện (điện
gió). Nội dung này được Chính phủ quan tâm. Chính sách hỗ trợ để phát triển
điện mặt trời và phong điện được các quốc gia áp dụng. Tuy nhiên, thách thức
của việc đầu tư cho điện mặt trời, phong điện khi mà giá dầu hay nhiệt điện
lại có lợi thế cạnh tranh hơn, nhưng tác động xấu đến môi trường.
Chính phủ cần ưu tiên để phát triển cân đối giữa các loại nguồn năng lượng.
Chính sách năng lượng hướng đến sử dụng hiệu quả năng lượng (Energy
Efficiency) trong đó có tiết kiệm điện. Chính phủ định hướng để các nhà cung
19
cấp dịch vụ; sản xuất hàng hóa vẫn không giảm sút công suất, nhưng tiêu thụ
năng lượng ít hơn. Chiến lược của các quốc gia khi đưa ra chính sách năng
lượng chính là tập trung vào phát triển thiết bị sử dụng điện một cách hiệu
suất nhất. Tiêu tốn ít năng lượng (điện năng), nhưng đạt được công suất. Và
lĩnh vực chính sách năng lượng đề cập đến là trang bị hệ thống kiểm soát sử
dụng điện thông minh, năng lượng có thể tiết kiện lên đến 30% theo tính toán
của các nhà sản xuất thiết bị điện thông mình, loại IE3.
Về phương diện học thuật, luận văn không có cơ hội để nghiên cứu rất
nhiều cách tiếp cận từ phương diện kỹ thuật để có thể tiết kiệm và sử dụng hiệu
quả năng lượng điện như: thay đổi các loại thiết bị động cơ sử dụng năng lượng
điện từ thế hệ cũ, sang những loại thiết bị mới, tiên tiến hơn; hiệu suất hơn (hiệu
quả cao hơn); thay đổi hệ thống các thiết bị chiếu sáng gia đình, công cộng; thay
đổi và sử dụng hệ thống bảo vệ mang tính tự động hóa cao; hạn chế để mức thấp
nhất những sự cố về điện (không tin cậy) do con người gây ra.
Sơ đồ 1.1: Chiến lƣợc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả điện trên phƣơng
diện kỹ thuật
20
Trên phương diện kỹ thuật, một mặt cùng với sự gia tăng, đưa vào sử dụng,
khai thác những nguồn năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng mang
tính tái tạo như điện gió; điện mặt trời,v.v, cũng như các nhà máy phát điện
truyền thống những đã cải tiến; một mặt các nhà sản xuất đã tạo ra và thay thế rất
nhiều loại thiết bị sử dụng năng lượng điện tiết kiệm, hiệu quả hơn sẽ tạo ra cơ
hội lớn cho việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng điện.
Trên phương diện kỹ thuật, sự thay đổi đó mang tính tất yếu của sự tiến
bộ khoa học – công nghệ của nhân loại nói chung. Không ai có thể phủ nhận
sự thay thế đèn chiếu sáng LED với mức độ sáng bằng mức độ sáng của đèn
thông thường, nhưng công suất tiêu thụ chuyển từ 60W còn 5-8 W.
Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật cũng thừa nhận tất yếu của sự gia tăng chi
phí ban đầu cho sự đổi mới không chỉ hoạt động tạo ra các loại thiết bị “tiết
kiệm, hiệu quả khi sử dụng”, mà ngay cả đối với người tiêu dùng.
Để có thể thấy yếu tố kỹ thuật tác động đến người sử dụng điện đỏi hỏi
cả hai yếu tố:
- Yếu tố người sử dụng năng lượng điện;
- Yếu tố cơ quan quản lý nhà nước tác động như thế nào mang tính chính
sách để họ có thể thay đổi cách sử dụng điện.
Nhà nước cần tác động như thế nào để có thể giải quyết đồng mối quan
hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất, tiêu thụ năng lượng điện để hướng
đến mục tiêu là tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
21
Sơ đồ 1.2:Các yếu tố trong việc hƣớng đến sử dụng năng lƣợng điện tiết
kiệm, hiệu quả và bền vững.
Phân tích yếu tố về vai trò của nhà nước cũng chính là nghiên cứu, xem
xét nhà nước đã và đang làm gì để đạt được giá trị của cả ba yếu tố trên.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Nhà nước đóng vai trò “định
hướng, điều tiết” thông qua các nhóm chính sách cơ bản: chính sách phân
phối; chính sách phân phối lại; chính sách điều tiết và chính sách gắn liền với
nội bộ bên trong của nhà nước. Trong đó điều tiết, phân phối, phân phối lại
đều nhằm hướng đến một trật tự chung của xã hội.
Trên lĩnh vực năng lượng điện, một trong những vấn đề mang tính phổ
cập chung của tất cả mọi người, vai trò của nhà nước gắn liền với điều tiết thị
trường điện cả phương diện sản xuất lẫn tiêu dùng. Chính sách của nhà nước
về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng điện phải gắn liền với chính sách
sản xuất điện; gắn với chính sách sản xuất các sản phẩm tiêu thụ năng lượng
điện với chính sách đối với người sử dụng điện.
Như trên đã nêu chính sách năng lượng nói chung bao gồm cả những nội
dung của chính sách tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm điện là một bộ phận). Đó
22
là tổng thế các hoạt động của Chính phủ tác động, ảnh hưởng đến thị trường
năng lượng nói chung và thị trường năng lượng điện nói riêng.
Việt Nam đã ban hành „Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả’
từ năm 2010. Và ngay từ tên của Luật, vấn đề tiết kiệm năng lượng đã trở
thành chủ đề quan tâm và nguyên tắc cơ bản để tiết kiệm năng lượng là:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách
an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
- Được thực hiện thường xuyên, thống nhất từ quản lý, khai thác tài
nguyên năng lượng đến khâu sử dụng cuối cùng.
- Là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân và toàn xã hội.
Với ba nguyên tắc trên, để thực hiện tiết kiệm năng lượng nói chung và
tiết kiệm điện nói riêng, đòi hỏi sự tham gia của hầu như tất cả các chủ thể
của xã hội (vì ai cũng có liên quan).
Mặt khác, về nguyên tắc, Luật thể hiện nội hàm chính sách có liên quan.
Và Luật cụ thể một số chính sách tiết kiệm năng lượng:
- Áp dụng thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu.
- Hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác
để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp
với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng,
bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực
hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị
có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp.
23
- Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn; đầu tư hợp lý cho công tác
tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Năm nội dung trên cũng có thể là 5 chính sách (chính sách quy định
trong luật) về tiết kiệm năng lượng. Về chính sách tiết kiệm điện, hiện nay
dựa vào quy định trong Luật điện lực với các nội dung: Nhà nước hỗ trợ,
khuyến khích tiết kiệm điện bằng các chính sách sau đây:
- Khuyến khích sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, áp dụng ưu đãi về
thuế đối với sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm tiết kiệm điện và trang thiết bị,
vật tư, dây chuyền công nghệ nhập khẩu để sản xuất sản phẩm tiết kiệm điện;
- Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,
dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm tiết kiệm điện hoặc dự án đầu tư nhằm
mục đích tiết kiệm điện được vay vốn ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển và Quỹ
phát triển khoa học và công nghệ;
- Dự án đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng
lượng mới và năng lượng tái tạo được hưởng ưu đãi về đầu tư, giá điện và
thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Nội dung cơ bản trên tập trung vào ba nhóm: trang thiết bị sử dụng tiết
kiệm điện nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước; các hoạt động nghiên cứu để
tạo ra sản phẩm gắn liền với tiết kiệm điện điện; các dự án đầu tư sản xuất
điện theo hướng ưu tiên cho nguồn tái tạo.
1.2. Thực thi chính sáchtiết kiệm điệm
1.2.1. Khái niệm thực thi chính sách tiết kiệm điện
Thực thi chính sách là một giai đoạn trong quy trình chính sách công.
Sau khi chính sách đã được chuẩn bị; được hoạch định; được phê duyệt, bước
tiếp theo là thực thi chính sách.
24
Thực thi chính sách có thể được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Từ
quan niệm chung cho rằng: Thực thi chính sách công là quá trình đưa chính
sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản,
chương trình, dự án thực thi chính sách công và tổ chức thực hiện chúng
nhằm hiện thực hoá mục tiêu chính sách công [Chương 3; tr.97 sách “Hoạch
định và Thực thi chính sách công” – TS Lê Như Thanh – TS Lê Văn Hòa].
Trên cơ sở đó có thể hiểu: Thực thi chính sách tiết kiệm điện là một giai
đoạn của quy trình chính sách tiết kiệm điện; theo đó các chủ thể có thẩm
quyền thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi
chính sách tiết kiệm điện và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hoá mục
tiêu chính sách tiết kiệm điện.
Thực thi chính sách công là một giai đoạn rất quan trọng của chu trình
chính sách công, vai trò của thực thi chính sách công rất quan trọng trong chu
trình chính sách công: Vai trò của thực thi chính sách công là từng bước thực
hiện hóa mụctiêu chính sách công, khẳng định tính đúng đắn,giúp cho chính
sách công ngày càng hoàn thiện [Chương 3; tr.98 sách “Hoạch định và Thực
thi chính sách công” – TS Lê Như Thanh – TS Lê Văn Hòa].
Như vậy, thực thi chính sách là nhằm triển khai những hoạt động cần thiết
nhằm đạt được mục tiêu chính sách. Đây được coi là bước quan trọng và thách
thức, khó nhất của quy trình chính sách. Ban hành chính sách khó do thiếu sự
đồng thuận của nhiều bên có liên quan, nhưng lại chưa ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi ích. Nhưng thực hiện chính sách khó hơn nhiều vì sẽ tác động đến lợi ích.
Về phương diện lý thuyết, các bước trong quy trình chính sách phải được
thực thi. Và hầu như các nhà lý thuyết thừa nhận, chính sách ban hành sẽ
được thực thi. Tuy nhiên, trên thực tế của khu vực công, rất nhiều chính sách
được ban hành, nhưng khả năng thực hiện luôn thách thức. Đặc biệt các nhóm
lợi ích đều lựa chọn và do đó không úng hộ cách thực hiện chính sách.
25
Có thể khi thực thi chính sáchcụ thể, có thể tạo nên sự căng thẳng của xã
hội trên lĩnh vực cụ thể. Thực hiện chính sách năng lượng hay chính sách tiết
kiệm năng lượng cũng tương tự cả về lý luận và thực tiễn. Ai cũng đồng thuận
về sử dụng năng lượng bao gồm điện năng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm.
Nhưng khi thực hiện, lại cần có sự đồng thuận và không thể để cho ai bị thiệt
hơn người khác.
Triển khai chính sách tiết kiệm điện tức là tác động để làm thay đổi hành
vi của tất cả các bên có liên quan đến thị trường điện năng:
- Chính phủ chủ thể điều tiết thị trường năng lượng/ điện năng;
- Nhà sản xuất, cung cấp năng lượng/ điện năng;
- Nhà cung cấp các thiết bị sử dụng năng lượng/điện năng;
- Người tiêu dùng năng lượng.
- Những người có liên quan.
Triền khai thực hiện chính sách tiết kiệm điện năng, tức là làm cho các chủ
thể trên thay đổi hành vi sử dụng năng lượng theo định hướng hiệu quả. Thay đổi
hành vi phải bắt đầu như là yếu tố đầu tiên của thực hiện chính sách tiết kiệm
thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Đây là một quá trình phức tạp, khó và
chịu nhiều yếu tố. Không có mô hình tuyệt đối cách thực thi để tác động bởi các
cơ quan nhà nước làm thay đổi hành vi sử dụng điện bao gồm cả nhà sản xuất,
cung cấp điện; người sản xuất các thiết bị sử dụng điện và người sử dụng.
Để thay đổi hành vi, các chủ thể trên phải cảm nhận được những lợi ích
mà họ có thể nhận được.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình thực hiện chính sách tiết kiệm điện làm
thay đổi hành vi, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng không tích cực cần phải quan
tâm. Theo Michael Sony and Nandakumar Mekoth qua điều tra từ nhiều chủ
thể rút ra một số yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thực hiện chính sách tiết
kiệm năng lượng.
26
Trước hết, con người khó thay đổi hành vi nếu không nhận được những
lợi ích. Do đó, cần có cơ chế thưởng (không phải là phạt) và những cách tiếp
cận mang tính động viên để các bên có liên quan thay đổi hành vi. Nghiên cứu
chỉ ra thiếu cơ chế thưởng, động viên làm cho việc tiết kiệm năng lượng nói
chung và điện nói riêng gặp khó khăn hơn. Mối quan hệ giữa giá điện với thay
đổi hành vi tiêu dùng điện; tính chính trị của giá điện; trợ cấp của giá điện;
thiết bị điện đều có thể ảnh hưởng đến thay đổi hành vi.
Hai là, cung cấp thông tin cho tất cả các bên có liên quan đến các biện
pháp gắn liền với tiết kiệm năng lượng nói chung và điện năng nói riêng.
Thiếu thông tin về các cách xử lý, biện pháp tiết kiệm điện có thể làm cho
những ai có liên quan sẽ không duy trì các biện pháp tiết kiệm điện. Thiếu
thông tin hay thông tin không đầy đủ sẽ không giúp các chủ thể nêu trên lựa
chọn giải pháp hợp lý, phù hợp tiết kiệm điện. Một trong những loại thông tin
cần quan tâm để cung cấp đầy đủ là các biện pháp tiết kiệm điện cũng như
cách xử lý về tiết kiệm điện.
Mặt khác, thông tin về các biện pháp tiết kiệm điện mang tính phổ cập,
cho tất cả mọi người vì sử dụng năng lượng cũng như điện năng là chung cho
tất cả. Do đó, cần hạn tìm cách để truyền tải, phổ biến thông tin đơn giản, dễ
hiểu, ngắn gọn, dễ nhớ. Nếu không chuyển tải được thông tin đó, sử dụng
mang tính “chuyên sâu kỹ thuật” sẽ ít tác động thay đổi hành vi. Đèn LED và
đèn truyển thống nếu không đơn giản thông tin sẽ làm cho ít người quan tâm.
Ba là, tiết kiệm điện gắn liền với cả ba chủ thể có liên quan. Cần quan
tâm đến sự giao lưu, giao tiếp giữa các chủ thể đó. Nhà nước thông qua hệ
thống thông tin đại chúng, để giúp các nhà sản xuất năng lượng; sản xuất các
thiết bị sử dụng năng lượng cũng như người sự dụng tiếp cận lẫn nhau. Đây
cũng là biện pháp đang hạn chế của nhiều quốc gia trong thực hiện giải pháp
(chính sách) tiết kiệm điện.
27
Bốn là, các nhà sản xuất điện, đặc biệt là cách nhà sản xuất các thiết bị
sử dụng điện và nhà nước cần quan tâm sử dụng những công nghệ tiên tiến
nhưng thân thiện với chính ngay người sử dụng nó. Đây là một trong những
vấn đề cơ bản có thể thay đổi cách ứng xử (hành vi) người sử dụng điện bằng
sử dụng các thiết bị mà họ cảm nhận thân thiện, đem lại lợi ích cho họ.
Sử dụng các thiết bị công nghệ mới nhưng đang ở giai đoạn thử nghiệm
có thể là lý do tạo cho sự „rủi ro” và khách hàng sẽ không sử dụng. Cần có
biện pháp để hạn chế rủi ro này cho người sử dụng và Nhà nước cần hỗ trợ.
Năm là, cần tạo ra một xã hội có ý thức mang tính xã hội theo chuẩn
mực về tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm điện ở mọi nơi, mọi thành viên xã
hội. Chiếu sáng công cộng là một ví dụ. Nếu chủ thể quản lý, cung cấp chiếu
sáng công cộng thiếu chuẩn mực, ý thức tiết kiệm điện sẽ không quan tâm
đúng như “chuẩn” về tắt- bật hệ thống chiếu sáng.
Những thiết bị tự động để kiểm soát tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm
điện nếu người có liên quan đến nó không có ý thức để bảo vệ nó, hiệu quả
hoạt động sẽ giảm.
Đây là chủ đề thách thức đối với các nước đang phát triển, chậm phát
triển khi mà ý thức của con người với cộng đồng, xã hội còn hạn chế; thiếu
tuân thủ chuẩn mực pháp lý. Trong khi đó, biện pháp tiết kiệm điện thường lại
mang tính “tự giác”.
Sáu là, những biện pháp, cách xử lý mang tính pháp luật đối với những
cách tiếp cận để tiết kiệm điện là một trong những cách cần quan tâm. Nói về
chính sách tiết kiệm điện là nói về vĩ mô chung về khát vọng, mong muốn của
chủ thể nhà nước về tiết kiệm điện. Nhưng khi triển khai thực hiện, đòi hỏi có
những biện pháp, cách xử lý mang tính pháp lý.
Thông thường chính sách tiết kiệm điện được ban hành trong những đạo
luật chung có liên quan đến năng lượng. Tuy nhiên tính hiệu lực của các đạo
28
luật đó về tiết kiệm điện không mạnh. Và hình như vẫn còn chưa có giải pháp,
biện pháp để cùng xã hội thay đổi hành vi tiêu dùng điện năng. Và có thể thấy, ít
chế tài sử phạt ai đó không thay bóng đèn thông thưởng, truyền thống bằng bóng
đèn LED; ít chế tài có thể phạt về sử dụng loại xăng này thay thế loại xăng khác;
ít chế tài về tỷ lệ điện từ các loại nguồn khác nhau như thế nào.
Con người khó thay đổi hành vi nếu thiếu những chế tài cụ thể như là sự
„bắt buộc”. Tuy nhiên, trên lĩnh vực điện, đây là vấn đề thách thức của các
nhà quản lý.
Câu hỏi đặt ra cho triển khai thực hiện chính sách tiết kiệm điện là: Tại
sao người tiêu dùng điện chưa thực sự quan tâm đến thay đổi hành vi tiêu
dùng theo hướng tiết kiệm điện?
- Nếu vì giá điện bao cấp hay giá điện không theo đúng giá thị trường,
liệu có dễ dàng thay đổi hành vi tiết kiệm điện?
- Nếu giá thay đổi các thiết bị điện quá cao hoặc không được trợ cấp (bao
cấp) liệu có thể thay đổi hành vi tiết kiệm điện?
- Nếu các nhà sản xuất thiết bị điện chuyển đổicông nghệ sản xuất, giá
thành có thể cao hơn, Nhà nước có hỗ trợ (trợ cấp) hay không?
- Liệu mối quan hệ giữa yếu tố môi trường và tiết kiệm năng lượng và
tiết kiệm điện có trở thành chủ đề bắt buộc. Xử lý động cơ các loại và động cơ
gây ô nhiềm là ví dụ. Sự đồng thuận sẽ như thế nào?
- Sử dụng truyển thông như thế nào về các quảng cáo;quảng bá cho biện
pháp tiết kiệm điện?
- Liệu đã đến lúc quan tâm đến xử lý bằng kinh tế như xử lý rượu bia có
liên quan đến sử dụng năng lượng và không áp dụng biện pháp tiết kiệm điện?
- Định hình lại như thế nào vai trò của nhà nước trong lĩnh vực năng
lượng nói chung và lĩnh vực điện nói riêng?
29
Mỗi quốc gia có những sự lựa chọn khác nhau cho các giải pháp tiết
kiệm năng lượng nói chung cũng như tiết kiệm điện nói riêng. Các giải pháp
đó chính là đáp án của các câu hỏi nêu trên. [18]
Không có giải pháp (đáp án) chung cho mọi quốc gia. Và các quốc gia
đang phát triển như Việt Nam cần có những cách tiếp cận (đáp án) của riêng
mình.
1.2.2. Cácchủ thể tham gia thực thi chính sách tiết kiệm điện
Cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng
- Chính phủ:
Chính phủ thống nhất quản lý về chính sách tiết kiệm năng lượng, tiết
kiệm điện trên phạm vi cả nước. Chính phủ quy định cơ chế phối hợp giữa các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trong công tác quản lý sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Bộ Công thƣơng:
Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với
các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan thực hiện chính sách về tiết kiệm điện. Bộ
Công thương giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam là lực lượng chuyên trách
trực tiếp thực hiện chính sách tiết kiệm điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có
trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy
hoạch phát triển hệ thống lưới điện, vận hành hệ thống lưới điện an toàn giảm
tổn thất điện năng... trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng:
- Cấp tỉnh:
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo
lãnh thổ. Giúp việc cho Uỷ ban nhân dân là Sở Công thương có trách nhiệm:
Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các quận, huyện tổ chức quản lý, thực hiện
chính sách trên địa bàn; Kiểm tra hoạt động xây dựng, mua bán điện của các
Tổng công ty, các Công ty Điện lực trên địa bàn quản lý.
30
- Cấp huyện:
Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm: Có biện pháp quản lý
tốt các đối tượng thực hiện, sản xuất và sử dụng tiết kiệm năng lượng trên địa
bàn. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát cấp xã, phường trong việc xác định và
quản lý đối tượng. Phối hợp với các Công ty Điện lực tổ chức thực hiện chính
sách tiết kiệm điện trên địa bàn.
Các chủ thể tham gia:
Nhà nước là chủ thể hoạch định chính sách và đồng thời cũng là chủ thể
triển khai thực thi chính sách. Thực thi chính sách tiết kiệm điện, nhà nước đã
sử dụng bộ máy từ Trung ương xuống đến các địa phương mà chủ yếu là bộ
máy hành chính nhà nước với lực lượng nòng cốt là đội ngũ CBCC hành
chính nhà nước được trao thẩm quyền nhất định trong việc sử dụng các công
cụ quản lý nhà nước như: quyền lực chính trị, được ban hành các chính sách,
xây dựng các kế hoạch, xây dựng và thẩm định, phê duyệt các đề án, dự án,...
để điều tiết, định hướng các hoạt động nhằm đảm bảo chính sách đi đúng mục
tiêu đã định. Bên cạnh đó, nhà nước còn nắm giữ vai trò chủ đạo trong điều
phối và tạo điều kiện, môi trường để các chủ thể khác: tổ chức chính trị - xã
hội, các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cá nhân,… với mong muốn, mục đíchkhác
nhau cùng tham gia thực thi chính sách tiết kiệm điện nhưng phải hướng đến
và đạt được mục tiêu chung. Là chủ thể chịu trách nhiệm chính trong triển
khai thực thi chính sách tiết kiệm điện, nhà nước có trách nhiệm giám sát,
kiểm tra và điều chỉnh kịp thời khi chính sách tiết kiệm điện chưa đáp ứng
được yêu cầu của thực tiễn theo hướng tích cực nhất để giải quyết các vấn đề
trong đời sống KT - XH.
Ngoài những cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực thi chính sách nêu
trên, quá trình thực thi chính sách tiết kiệm điện còn có sự tham gia của các
chủ thể bên ngoài nhà nước đã góp phần giải quyết được bài toán về nguồn
lực. Có thể kể đến một số chủ thể khác như:
31
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực, các Công ty Điện
lực đây là những đơn vị những đơn vị tiên phong trong việc thực thi chính
sách tiết kiệm điện. Các tổ chức này là đơn vị sản xuất, truyền tải, mua bán
điện có tác động rất lớn đến đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Các tổ chức Chính trị - Xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên như: Công đoàn, Hội Nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh
niên, Hội Cựu chiến binh. Các tổ chức này đóng vai trò khá trung tâm và có tác
động rất mạnh đến các chủ thể khác trong quá trình thực thi chính sách.
Các hiệp hội nghề nghiệp - xã hội ở trung ương và địa phương, các hiệp
hội nghiên cứu khoa học, công nghệ,…
Các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức đa phương, các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế, người dân sử dụng điện đóng vai trò rất lớn trong
việc thực thi chính sách tiết kiệm điện.
Ngoài ra còn có các chủ thể khác với tư cách là cá nhân cũng tham gia
vào quá trình thực thi chính sách tiết kiệm điện như: các nhà khoa học, các
chuyên gia, các đối tác (trong và ngoài nước) và cá nhân. Các cá nhân này
cùng với sự hiểu biết, kinh nghiệm sẽ tư vấn, đưa ra các kịch bản mà các
chính sách tiết kiệm điện sẽ gặp phải trên thực tế để giúp nhà nước đưa ra
được các sáng kiến, giải pháp phù hợp nhằm rút ngắn được thời gian triển
khai thực hiện các chính sách trong thực tế. Đồng thời, họ đưa ra những ý
kiến phản biện giúp cho việc xây dựng chính sách hoàn chỉnh hơn cũng như
tham gia vào việc tìm kiếm và hỗ trợ nguồn lực để triển khai thực hiện các
chính sách tiết kiệm điện.
1.2.3. Quytrình triển khai thực thi chính sách tiết kiệm điện
Như đã phân tích, thực thi chính sách tiết kiệm điện là quá trình đưa
chính sách tiết kiệm điện vào triển khai thực tiễn trong đời sống xã hội. Quá
trình này bao gồm nhiều hoạt động cụ thể sau đây:
32
Thứ nhất, xây dựng ban hành văn bản, chương trình, dự án thực thi
chính sách tiết kiệm điện
Trên cơ sở văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành về
chính sách tiết kiệm điện (ví dụ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ…) các chủ thể thực thi chính sách tiết kiệm điện, theo thẩm quyền sẽ xây
dựng các chương trình, dự án, văn bản quản lý để triển khai thực hiện chính
sách, đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu lực, hiệu quả.
Thứ hai, tổ chức thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực thi chính
sách tiết kiệm điện
Việc tổ chức thực hiện bao gồm rất nhiều các hoạt động cụ thể. Ví dụ
như: xây dựng kế hoạch để tổ chức thi hành văn bản, chương trình, dự án tiết
kiệm điệm. Đồng thời để đảm bảo các văn bản, chương trình, dự án được thực
hiện hiệu quả cần kết hợp với việc tập huấn văn bản, tuyên truyền, phổ biến
nội dung văn bản, chương trình, dự án; bảo đảm các điều kiện cần thiết để
triển khai chương trình, dự án, văn bản cũng như chỉ đạo, tổ chức kiểm tra
đôn đốc việc thực hiện.
Thứ ba, sơ kết, tổng kết thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực thi
chính sách tiết kiệm điện
Hoạt động sơ kết, tổng kết là hoạt động tiến hành thường xuyên theo
tháng, quý hoặc năm. Thông qua hoạt động này, các chủ thể quản lý có thể
đánh giá được kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của chính sách tiết
kiệm điện; từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục.
1.2.4. Những nhân tố ảnhhưởng đến thực thi chính sách tiết kiệm điện
Một là, chất lượng văn bản chính sách tiết kiệm điện
Xây dựng và ban hành chính sách là khâu thứ hai trong chu trình chính
sách công. Đây là một khâu quan trọng quyết định chất lượng văn bản của
chính sách công nói chung cũng như chính sách tiết kiệm điện nói riêng. Nếu
làm tốt công tác hoạch định chính sách tiết kiệm điện sẽ tạo điều kiện thuận
33
lợi cho quá trình thực hiện. Ngược lại, nếu chính sách bị hoạch định chủ quan,
bất hợp lý và không đầy đủ thì dù công tác tổ chức thực hiện có tốt đến mấy
cũng sẽ gây cản trở, thậm chí có thể dẫn đến thất bại trong thực tế thực hiện
chính sách.
Để có được hệ thống văn bản có chất lượng đòi hỏi những người tham gia
xây dựng và ban hành chính sách phải có trình độ nhất định và sự hiểu biết về
lĩnh vực chuyên ngành, do vậy đó phải là các chuyên gia, các nhà tư vấn...
Hai là, trình độ, năng lực độingũ cán bộ thực thi công tác tiết kiệm điện
Năng lực của cơ quan chịu trách nhiệm thực thi chính sách tiết kiệm
điện. Năng lực thực thi chính sách của cán bộ, công chức trong bộ máy quản
lý nhà nước có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách.
Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí
phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế,
năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó với những tình huống
phát sinh trong tương lai. Như vậy, năng lực của cán bộ, công chức thực thi
chính sách tiết kiệm điện giữ vị trí vô cùng quan trọng. Đây là yếu tố quyết
định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Nếu năng lực của cán bộ, công
chức đảm nhiệm thực thi chính sách yếu kém sẽ đưa ra những kế hoạch dự
kiến không sát thực tế, làm lãng phí nguồn lực huy động, giảm hiệu lực, hiệu
quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình
thực hiện
Chính sách phụ thuộc vào bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ chế để thực hiện.
Bộ máy càng gọn nhẹ với đội ngũ cán bộ chuyên sâu, cơ chế làm việc càng
minh bạch, không chồng chéo, sự phối hợp giữa các bộ phận chặt chẽ thì việc
triển khai chính sách bao giờ cũng thuận lợi và hiệu quả hơn. Thông thường,
bộ phận chủ yếu và trực tiếp thực hiện chính sáchlà các cơ quan trong bộ máy
hành pháp, EVN, các Công ty Điện lực. Nếu bộ máy hành pháp quan
34
liêu, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả và các cán bộ công chức thiếu năng
lực, trách nhiệm thì sẽ gây khó khăn đến việc thực hiện chính sách và làm cho
nó không phát huy được tác dụng trên thực tế, chệch hướng mục tiêu thậm chí
đi ngược lại với mục tiêu của chính sách. Một chính sách hợp lý nhưng nếu bộ
máy và cán bộ tổ chức thực thi kém năng lực và đạo đức thì cũng không thực
hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả.
Việc hỗ trợ cho các cơ quan, doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh và
người sử dụng điện tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước, chuyển tải
những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, tổ chức
triển khai thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các chương
trình, dự án đầu tư cần có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực (đủ số lượng, có
chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức) thực thi nhiệm vụ.
Ba là, sự tham gia của người dân trong thực hiện chính sách tiết kiệm điện
Chính sách tiết kiệm điện do Nhà nước khởi sướng, điều hành, tài trợ,
khuyến khích, kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung... nhưng sự tham gia của bản thân
người dân sử dụng điện lại tạo lên động lực thực hiện chính sách. Một chính
sách có thể thành công hay không phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ, đồng tình
của người dân. Nếu chính sách đó không đem lại lợi ích cho quốc gia, cho
cộng đồng dân cư và cho xã hội hoặc nếu nhân dân chưa hiểu đúng ý đồ của
nhà cầm quyền và lợi ích của chính sách đó đem lại thì họ sẽ không ủng hộ,
dẫn đến chính sách đó thực hiện kém hiệu quả hoặc có thể không được thực
hiện trên thực tế.
Các hộ dân có nhiều phương thức và nhiều tư cách khi tham gia chính
sách tiết kiệm điện. Trước hết, họ tham gia với tư cách đối tượng thụ hưởng,
thực thi chính sách; họ còn tham gia với tư cách cung cấp thông tin về kết quả
chính sách, thông tin về tác động của công cụ chính sách... Những thông tin
do người sử dụng đem lại có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định, thực thi và
35
đánh giá chính sách tiết kiệm điện, bởi đây là các thông tin gốc, phản ánh
trung thực tình hình thực tế.
Yếu tố có tính quyết định nhất là chính sách đó tác động như thế nào đến
lợi ích của các hộ nhân dân sử dụng điện, sự tương quan giữa những người
được hưởng lợi và những người không được hưởng thụ do việc thực hiện
chính sách này. Nếu chính sách tiết kiệm điện đáp ứng được yêu cầu cụ thể
của từng vùng, từng địa phương, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh và sinh
hoạt sẽ được các cơ quan, doanh nghiệp và người dân ở đấy đón nhận, tham
gia nhiệt tình vào công cuộc
Chính sách tiết kiệm điện, như vậy chính sách sẽ được ủng hộ, duy trì và
phát triển. Còn ngược lại, nếu chính sách không đem lại lợi ích cho người
dân, thậm chí đi ngược lại với lợi ích của nhân dân nó có thể khiến lòng tin
của nhân dân vào chính quyền thuyên giảm, cao hơn có thể dẫn đến nảy sinh
những điểm nóng xã hội.
Người sử dụng điện cũng có thể tự tổ chức thành các nhóm, tập thể hỗ
trợ nhau cùng nhau thực hiện tiết kiệm điện, trong đó có những cơ quan, đơn
vị, các tổ chức xã hội, các hộ sử dụng điện tiết kiện thành công chuyển giao
kinh nghiệm cho người chưa thành công. Các tổ chức được hình thành từ thấp
đến cao, từ nhân rộng các mô hình điển hình, từ các câu lạc bộ nhỏ trong xóm,
thôn đến hình thức cao hơn là hiệp hội ngành nghề đa dạng theo hình thức
tương trợ lẫn nhau. Nếu người sử dụng điện có ý thức và đủ năng lực tổ chức
ra các mô hình hoạt động như vậy thì sự tương tác giữa Nhà nước, đơn vị
cung cấp điện và người sử dụng điện trong từng lĩnh vực cùng nhau hoạt động
để tiết kiệm điện dễ dàng và có hiệu quả hơn.
Xét cho cùng, nhân dân chính là người thụ hưởng những lợi ích của
chính sách công, đặc biệt người dân sử dụng điện trong xã hội được thụ
hưởng những lợi ích do thực hiện chính sách tiết kiệm điện đem lại, nên vấn
36
đề nâng cao nhận thức cho người dân để họ tham gia nhiệt tình vào công cuộc
tiết kiệm điện và làm giảm chi phí sinh hoạt hang ngày, tiết kiệm năng lượng,
đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia là một quá trình đầy khó khăn mà các
cấp chính quyền cần cố gắng nhiều hơn bằng những hành động thiết thực. Nói
cách khác, chính bản thân những người dân sử dụng điện cũng phải suy nghĩ
làm thế nào câu được “con cá” khi chính quyền đã trao cho họ cái “cần câu”.
Nhận thức của người tiêu dùng về tiết kiệm điện. Đại đa số người tiêu
dùng điện đều có tư tưởng điện được làm từ nước, cứ ngăn sông làm nhà máy
thủy điện là sản xuất được điện nên sử dụng thoải mái không phải lo nghĩ về
nguồn tài nguyên để sản xuất điện. Các hộ tiêu thụ điện cũng luôn có tưu
tưởng mình dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu không phải tiết kiệm. Nhận
thức về tiết kiệm điện của đại bộ phận người dân còn nhiều bất cập để được
sự ủng hộ của người dân đối với một quyết định chính sách tiết kiệm điện là
một nhân tố quan trọng đối với sự thực thi chính sách đó thành công. Thực
tiễn cho thấy, nhiều chính sách công không nhận được sự ủng hộ của người
dân đã không đi vào đời sống xã hội sau nhiều năm triển khai thực hiện.
- Khả năng chi trả của người tiêu dùng. Giá thành điện của ta so với thu
nhập của người dân Việt Nam thấp cho nên ý thức về việc thực hiện tiết kiệm
điện trong đời sống hàng ngày bị hạn chế. Thực tế hiện nay, đơn giá bình
quân cho các gia đình sử dụng điện là 2.014đ/kWh.
1.2.5. Nguồn lực cho việc thực thi chính sách tiết kiệm điện
Để triển khai một chính sách có hiệu quả, cơ quan được giao nhiệm vụ
phải có đủ nguồn tài chính, nhân lực, vật lực cho việc triển khai. Hay nói cách
khác, yếu tố nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện
chính sách và kết quả của nó. Nguồn lực để thực hiện một chính sách ở đây
chính là nguồn lực lao động, nguồn lực khoa học công nghệ, nguồn lực vốn
và nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Trong đó:
37
Một là, nguồn lực lao động: là bộ phận dân số trong độ tuổi có khả năng
lao động được pháp luật quy định. Đây là yếu tố cơ bản "đầu vào" của quá
trình sản xuất, quyết định việc tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát
triển các nguồn lực khác của quá trình thực hiện một chính sách. Đây cũng là
nhân tố quan trọng của nền kinh tế, trực tiếp điều tiết quan hệ gắn bó với chủ
thể do con người tạo ra.
Hai là, nguồn lực khoa học và công nghệ: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
thông qua tác động của nó đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Khoa
học và công nghệ phát triển làm thay đổi lực lượng sản xuất theo hướng hiện
đại, quy mô sản xuất, ngành nghề, sản phẩm; mở rộng khả năng tiếp cận thị
trường; giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng, miền. Khoa học và công nghệ
phát triển giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp, các hộ sử dụng điện sử dụng
các thiết bị hiện đại hơn, tiết kiệm điện hơn làm tăng năng suất, giảm chi phí
đầu vào, hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm; nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của con người; bảo vệ môi trường sinh thái.
Ba là, nguồn lực vốn: không chỉ bảo đảm cung cấp các yếu tố đầu vào
của thiết bị sử dụng điện tiết kiệm, mà còn có khả năng cân đối, khả năng lưu
thông, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Do đó, có ý nghĩa
quan trọng đối với triển khai thực hiện một chính sách. Tăng vốn, mở rộng
sản xuất nghiên cứu, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống
cho người lao động, có điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội - đặc biệt là các
vấn đề của một chính sách đề ra.
Bốn là, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên: là nguồn của cải vật chất
nguyên khai, được hình thành, tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai
thác, sử dụng thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Đây cũng là
yếu tố cơ bản, nền tảng để thực hiện chính sách nói chung và chính sách tiết
kiệm điện nói riêng.
38
Như vậy, nguồn lực chính là yếu tố đầu vào cần thiết của một chính sách,
nếu không có hoặc không đủ các nguồn lực thực hiện thì một chính sách dù
được hoạch định tốt đến mấy cũng không thể đi vào thực tiễn cuộc sống,
không thể mang lại những hiệu quả tốt. Có thể nhận thấy người sử dụng điện
không tiết kiệm thường là các cơ quan sử dụng tiền ngân sách nhà nước, các
tập đoàn lớn và những người có kinh tế trong xã hội vì họ không phải suy
nghĩ về kinh tế nên việc thực hiện tiết kiệm điện là một vấn đề đang được
quan tâm.
1.3. Chính sáchtiết kiệm điện và thực thi chính sách tiết kiệm điện ở một
số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam
1.3.1. Chínhsách tiết kiệm điện và thực thi chính sách tiết kiệm điện ở một
số quốc gia
Sử dụng điện tiết kiệm đang là một vấn đề được nhiều quốc gia trên
thế giới coitrọng.
Tiết kiệm điện không chỉ góp phần tiết kiệm nguồn năng lượng cho mỗi
quốc gia, có ý nghĩa về kinh tế đối với mỗi hộ gia đình, mà còn có vai trò to
lớn góp phần bảo vệ môi trường.
Chính phủ các nước, từ các quốc gia phát triển tới đang phát triển, đã đề
ra hàng loạt chính sách, đồng thời triển khai nhiều kế hoạch, chương trình, đề
án cụ thể để hỗ trợ người dân thực hiện mục tiêu sử dụng điện tiết kiệm.
- Chính sách tiết kiệm năng lượng của Trung Quốc:
Trung Quốc là quốc gia đông dân cư nhất thế giới, nền kinh tế hàng đầu
thế giới việc đảm bảo an ninh năng lượng trở thành vấn đề quan trọng với
Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang là quốc gia sản xuất và tiêu thụ năng
lượng hàng đầu thế giới vào năm 2030 (theo báo cáo Triển vọng năng lượng
thế giới), Để đảm bảo an ninh năng lượng của mình, Trung Quốc đã đưa ra
chính sách về tiết kiệm năng lượng:
39
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM

Contenu connexe

Tendances

Đơn xin thực tập ngân hàng
Đơn xin thực tập ngân hàngĐơn xin thực tập ngân hàng
Đơn xin thực tập ngân hàngBUG Corporation
 
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...nataliej4
 
Tin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuocTin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuocTuấn Phạm
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...nataliej4
 
Kỹ năng vận động quần chúng tham gia
Kỹ năng vận động quần chúng tham giaKỹ năng vận động quần chúng tham gia
Kỹ năng vận động quần chúng tham giaforeman
 

Tendances (20)

Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAYLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
 
Đơn xin thực tập ngân hàng
Đơn xin thực tập ngân hàngĐơn xin thực tập ngân hàng
Đơn xin thực tập ngân hàng
 
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
 
Tin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuocTin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuoc
 
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
 
Mô hình dự báo ARIMA
Mô hình dự báo ARIMAMô hình dự báo ARIMA
Mô hình dự báo ARIMA
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
 
Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu
 Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu
Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TechcombankLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
 
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Đề tài: Quyết định gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại Sacombank, 9đ
Đề tài: Quyết định gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại Sacombank, 9đĐề tài: Quyết định gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại Sacombank, 9đ
Đề tài: Quyết định gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại Sacombank, 9đ
 
Kỹ năng vận động quần chúng tham gia
Kỹ năng vận động quần chúng tham giaKỹ năng vận động quần chúng tham gia
Kỹ năng vận động quần chúng tham gia
 
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểmBồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 

Similaire à Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM

Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...
QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI   ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI   ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...
QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dây và cáp điện ngọc khánh
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dây và cáp điện ngọc khánhNâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dây và cáp điện ngọc khánh
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dây và cáp điện ngọc khánhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ nataliej4
 
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởngĐồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởngBryce Breitenberg
 
Luận Văn Phát Hiện Tình Trạng Giao Thông Dựa Trên Cơ Sở Dữ Liệu Hành Vi Người...
Luận Văn Phát Hiện Tình Trạng Giao Thông Dựa Trên Cơ Sở Dữ Liệu Hành Vi Người...Luận Văn Phát Hiện Tình Trạng Giao Thông Dựa Trên Cơ Sở Dữ Liệu Hành Vi Người...
Luận Văn Phát Hiện Tình Trạng Giao Thông Dựa Trên Cơ Sở Dữ Liệu Hành Vi Người...tcoco3199
 
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp Mười
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp MườiGiải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp Mười
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp MườiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nước Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa
Giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nước Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh HóaGiải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nước Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa
Giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nước Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóalamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdf
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdfThiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdf
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdfMan_Ebook
 
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bàoNghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bàoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similaire à Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
 
Luận Văn Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu, Cấu Trúc Sở Hữu Lên Hiệu Quả Hoạt Độn...
Luận Văn Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu, Cấu Trúc Sở Hữu Lên Hiệu Quả Hoạt Độn...Luận Văn Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu, Cấu Trúc Sở Hữu Lên Hiệu Quả Hoạt Độn...
Luận Văn Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu, Cấu Trúc Sở Hữu Lên Hiệu Quả Hoạt Độn...
 
QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...
QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI   ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI   ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...
QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TẠI ĐIỆN LỰC CHÍ LINH - CHI NHÁNH CÔNG TY TNH...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty dây cáp điện, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty dây cáp điện, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty dây cáp điện, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty dây cáp điện, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dây và cáp điện ngọc khánh
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dây và cáp điện ngọc khánhNâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dây và cáp điện ngọc khánh
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dây và cáp điện ngọc khánh
 
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
 
BÀI MẪU Báo cáo tại ngân hàng bưu điện Liên VIệt, HAY
BÀI MẪU Báo cáo tại ngân hàng bưu điện Liên VIệt, HAYBÀI MẪU Báo cáo tại ngân hàng bưu điện Liên VIệt, HAY
BÀI MẪU Báo cáo tại ngân hàng bưu điện Liên VIệt, HAY
 
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
 
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.docHiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
 
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởngĐồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
 
Luận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAY
 
Thiết kế phần điện cho nhà máy nhiệt điện có công suất 1000MW.doc
Thiết kế phần điện cho nhà máy nhiệt điện có công suất 1000MW.docThiết kế phần điện cho nhà máy nhiệt điện có công suất 1000MW.doc
Thiết kế phần điện cho nhà máy nhiệt điện có công suất 1000MW.doc
 
Luận Văn Phát Hiện Tình Trạng Giao Thông Dựa Trên Cơ Sở Dữ Liệu Hành Vi Người...
Luận Văn Phát Hiện Tình Trạng Giao Thông Dựa Trên Cơ Sở Dữ Liệu Hành Vi Người...Luận Văn Phát Hiện Tình Trạng Giao Thông Dựa Trên Cơ Sở Dữ Liệu Hành Vi Người...
Luận Văn Phát Hiện Tình Trạng Giao Thông Dựa Trên Cơ Sở Dữ Liệu Hành Vi Người...
 
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp Mười
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp MườiGiải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp Mười
Giải Pháp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Thực Hiện Nông Thôn Mới Huyện Tháp Mười
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân DânLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
 
Giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nước Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa
Giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nước Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh HóaGiải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nước Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa
Giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nước Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụng Điện Và Thực Tiễn Xử Lý Vi ...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụng Điện Và Thực Tiễn Xử Lý Vi ...Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụng Điện Và Thực Tiễn Xử Lý Vi ...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụng Điện Và Thực Tiễn Xử Lý Vi ...
 
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdf
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdfThiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdf
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdf
 
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bàoNghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
 

Plus de Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

Plus de Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Dernier

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Dernier (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỒNG NAM THỰC THI CHÍNH SÁCH TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỒNG NAM THỰC THI CHÍNH SÁCH TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành : Chính sáchcông Mã số : 8340402 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ KIM SƠN
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Nam
  • 4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết hơn chân thành nhất tới PGS.TS. Võ Kim Sơn, người đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo Sau Đại học, Khoa Khoa học Hành chính và Tổ chức nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia và toàn thể các Thầy/Cô dạy đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt nội dung, chương trình của khóa đào tạo. Em xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Công ty Điện Lực Nam Từ Liêm đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Và cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, chia sẻ và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Nam
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIẾT KIỆM ĐIỆN ........................................................................................... 10 1.1. Năng lƣợng điện và chính sáchtiết kiệm điện .............................. 10 1.1.1. Năng lượng điện........................................................................ 10 1.1.2. Chính sách tiết kiệm điện........................................................... 12 1.2. Thực thi chính sáchtiết kiệm điệm............................................... 24 1.2.1. Khái niệm thực thi chính sách tiết kiệm điện............................... 24 1.2.2. Các chủ thể tham gia thực thi chính sách tiết kiệm điện............... 30 1.2.3. Quy trình triển khai thực thi chính sách tiết kiệm điện................. 32 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách tiết kiệm điện . 33 1.2.5. Nguồn lực cho việc thực thi chính sách tiết kiệm điện................. 37 1.3. Chính sáchtiết kiệm điện và thực thi chính sáchtiết kiệm điện ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam............................ 39 1.3.1. Chính sách tiết kiệm điện và thực thi chính sách tiết kiệm điện ở một số quốc gia................................................................................... 39 1.3.2. Giá trị tham khảo cho Việt Nam nói chung và quận Nam Từ Liêm nói riêng............................................................................................. 42 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................. 44 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................................ 45 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nộivà hiện trạng sử dụng điện trên địa bàn quận........ 45 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội................................................................................ 45 2.1.2. Hiện trạng sử dụng điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội............................................................................................... 47
  • 6. 2.2. Khái quát thực trạng thực thi chính sáchtiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội........................................ 49 2.2.1. Tình hình triển khai quy trình thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội .................................... 49 2.2.2. Thực trạng chủ thể tham gia thực hiện chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.............................. 55 2.3. Đánh giá chung ............................................................................. 57 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân............................................... 57 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân............................................................ 60 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................. 65 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................................................... 66 3.1. Sự cần thiết và những định hƣớng cơ bản về thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.... 66 3.1.1. Sự cần thiết thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội........................................................ 66 3.1.2. Những định hướng cơ bản về thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội .................................... 68 3.2. Các giảipháp tăng cƣờng thực thi chính sáchtiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.................................. 70 3.2.1. Giải pháp chung........................................................................ 70 3.2.2. Giải pháp cụ thể với địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội ...........................................................................................................73 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................. 79 KẾT LUẬN............................................................................................. 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 82
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt UBND MTTQ CBCT CBQL CNH CTKT CTTĐ HĐH NLĐ XHCN TKĐ EVN EVN HANOI Uỷ ban nhân dân Mặt trận tổ quốc Cán bộ chuyên trách Cán bộ quản lý Công nghiệp hóa, Công tác khen thưởng Công tác thi đua Hiện đại hóa Người lao động Xã hội chủ nghĩa Tiết kiệm điện Tập đoàn Điện Lực Việt Nam Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng: Bảng 2.1: Danh sách các phường thuộc quận Nam Từ Liêm........................46 Bảng 2.2: Sản lượng tiêu thụ điện từ năm 2015 đến tháng 6/2019................47 Bảng 2.3: Sản lượng điện tiêu thụ của một số đơn vị trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.......................................................................48 Sơ đồ: Sơ đồ 1.1: Chiến lược tiết kiệm và sử dụng hiệu quả điện trên phương diện kỹ thuật ....................................................................................................20 Sơ đồ 1.2: Các yếu tố trong việc hướng đến sử dụng năng lượng điện tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.......................................................................22
  • 9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năng lượng nói chung và điện năng nói riêng là nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chỉ số phát triển điện năng thường được coi như biểu hiện trình độ phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Người ta đánh giá nền công nghiệp của một nước qua năng lượng điện và độ tăng trưởng kinh tế của một nước qua mức tăng trưởng năng lượng điện của nước đó. Năng lượng điện là tổng số nguồn năng lượng dưới các dạng khác nhau như cơ năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng nguyên tử… Tùy theo điều kiện tự nhiên, tài nguyên, khả năng khoa học – kỹ thuật, vốn đầu tư… của mỗi nước mỗi vùng mà cơ cấu nguồn điện khác nhau. Năng lượng nói chung và sử dụng năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội đã và đang tiếp tục thách thức của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại hội thảo năm 2019 do Bộ Công thương chủ trì cũng đã chọn tên của Họi thảo là “Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam phát triển bền vững” và tất yếu năng lượng không phải chỉ dành cho công nghiệp mà còn cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo đánh giá và nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với Ngân hàng thế giới (World Bank) để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2035, Việt Nam cần đạt mức tăng GDP bình quân đầu người tối thiểu 6%/năm. Theo QHĐ 7ĐC, nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam cũng sẽ tăng trung bình 8,2%/năm trong 20 tới. Đây là mức tăng trưởng rất cao đòi hỏi sự đầu tư lớn về nguồn và lưới điện. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng. Trong khi đó, nguồn cung cấp điện không phát triển theo nhu cầu tiêu thụ. Theo QHĐ 7ĐC, giai đoạn từ năm 2016 – 2030, nước ta cần xây mới 1
  • 10. thêm khoảng 90.000MW nguồn điện, gấp hơn hai lần tổng công suất hiện nay. Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các chuyên gia nhận định: tốc độ xây dựng các các cơ sở sản xuất điện không tương ứng với nhu cầu sử dụng điện hiện nay. Dân số Việt Nam đạt mốc 100 triệu và tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 7%/năm, sản lượng điện tăng nhanh khoảng 1,5 lần so với năm 2018 và gấp 3 lần vào năm 2030. Điều đó đòi hỏi một nguồn đầu tư rất lớn khoảng 150 tỷ USD trong khoảng 15 năm (theo nhận định của Ngân hàng thế giới World Bank). Việt Nam đã và đang trên con đướng phát triển và có thể nói phát triển mạnh, nhanh để có thể hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Vấn đề năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, thông minh đang là vấn đề được nhà nước quan tâm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay khá cao và sẽ tiếp tục cao cho đến khi đạt được một nền công nghiệp khá hoàn chỉnh. Nhu cầu sử dụng điện năng của nước ta còn tiếp tục tăng cho đến một vài chục năm nữa lúc đó tốc độ tăng trưởng của điện năng sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện. Mặc dù trên thế giới sự phát triển của ngành điện ngày càng lớn mạnh và vô cùng đa dạng từ nhiệt điện, thủy điện, sức gió, năng lượng mặt trời… cho đến năng lượng nguyên tử nhưng thiếu điện luôn là căn bệnh trầm kha cho tiến trình phát triển kinh tế ở mọi giai đoạn và ở nhiều đất nước. Do vậy, tiết kiệm năng lượng nói chung, tiết kiệm điện nói riêng luôn là nhiệm vụ quan trọng và búc xúc của toàn cầu, nhất là khi nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt với xu thế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhu cầu của con người ngày càng tăng lên với biết bao phương tiện, trang thiết bị máy móc… đòi hỏi sử dụng năng lượng ngày càng nhiều. Việt Nam chúng ta là một trong những nước không giầu về tài nguyên năng lượng, mức quy đổi về nguồn năng lượng sơ cấp tính bình quân trên đầu 2
  • 11. người rất thấp so với nhiều nước. Việc mất cân bằng năng lượng ở Việt Nam trong tương lai sẽ là rào cản lớn nhất cho việc phát triển nền kinh tế, làm giảm đáng kể sức hút vốn đầu tư, giảm khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm, làm mất cơ hội tăng trưởng. Nguồn điện năng của nước ta chủ yếu tập trung ở hai nguồn phát điện chính: nhiệt điện và thủy điện. Phát triển nhiệt điện có thuận lợi là vốn đầu tư thấp, thời gian xây dựng cơ sở sản xuất nhanh, nhưng giá thành năng lượng (tính theo kWh) cao. Phát triển thủy điện (quy mô lớn) thì vốn đầu tư cao gấp nhiều lần so với nhiệt điện, thời gian xây dựng lâu hơn, giá thành năng lượng (tính theo kWh) thấp. Sau 30 năm cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, ngành Điện Việt Nam đã có sự trưởng thành khá mạnh mẽ về công suất để đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng. Tập đoàn Điện Lực Việt Nam đã rất chủ động đầu tư và phát triển các nguồn phát điện mới tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, tiến độ chậm trễ của nhiều nguồn phát mới đã đưa đến tình trạng cung không đủ cầu vì mức tiêu thụ điện của cả nước tăn cao. Để đối phó với tình trạng thiếu điện, biện pháp tình thế là cắt điện luân phiên phải tiến hành trong vài năm trở lại đây đặc biệt vào thời gian nắng nóng vì Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải mua điện của các Công ty khác với giá cao hoặc mua điện của Trung Quốc. Để giảm thiểu sự thiếu hụt nguồn điện lớn không chỉ trong một vài năm, mà còn đảm bảo an ninh năng lượng bền vững trong tương lai chúng ta phải có những hành động cụ thể: Phát triển các cơ sở khai thác, sản xuất, chế biến, cung ứng năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo, phát triển năng lượng sạch… và nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng. Chi phí đầu tư để sản xuất ra cùng một đơn vị năng lượng đắt hơn ít nhất 2,5 lần so với cho phí đầu tư để tiết kiệm hay nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. 3
  • 12. Do vậy tiết kiệm năng lượng là yếu tố mà các nhà hoạch định chính sách năng lượng quốc gia đang rất lưu tâm nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đây là mối quan tâm không chỉ ở Việt Nam ta mà cũng là mối quan tâm lớn của cả thế giới. Mặt khác không ít người cho rằng dùng điện từ nguồn thủy điện (nước) thì đâu cần phải tiết kiệm như nguồn nhiệt điện. Đây là cách nhìn thật sự sai lầm. Tiết kiệm điện cũng là tiết kiệm tài nguyên quốc gia. Chúng ta biết rằng, mỗi hồ chứa nước của một công trình thủy điện chỉ có trữ lượng nhất định và phải đáp ứng được đồng thời cả hai yêu cầu là đảm bảo nguồn nước chạy máy phát điện đồng thời với cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và con người. Khi phát triển nhiệt điện chúng ta phải sử dụng các nguồn năng lượng khác như than, dầu mỏ làm cạn kiệt các nguồn năng lượng khác, giá thành cho 1kW cao. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng, đề ra cơ chế để phát huy những yếu tố tích cực, đồng thời hạn chế, chống lãng phí trong quá trình thực hiện chính sách tiết kiệm điện là một yêu cầu bức thiết từ thực tiễn hiện nay. Tuy đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về giải pháp tiết kiệm điện song số liệu và thông tin chưa cập nhật. Nhận thức rõ điều đó, bản thân em quyết định chọn đề tài: “Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” cho luận văn thạc sĩ Chính sách công của mình với mong muốn dựa trên những phân tích về lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong những năm sắp tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề chính sách năng lượng điện và thực thi chính sách tiết kiệm điện đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, đây 4
  • 13. là lĩnh vực tương đối mới mẻ nên vẫn còn ít các công trình khoa học nghiên cứu về nó. Dưới đây là một số công trình khoa học nghiên cứu như sau: Dưới góc độ khoa học chính sách công, là hệ thống giáo trình, sách chuyên khảo do các nhà khoa học của Học viện Hành chính Quốc gia. Cụ thể: Giáo trình Hoạch định và thực thi chính sách công của TS.Lê Như Thanh và TS. Lê Văn Hoà, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2017; Sách chuyên khảo Chính sách công – Những vấn đề cơ bản của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội ,2014; Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, do PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008.. Những công trình nghiên cứu trên cung cấp nền tảng lý luận cơ bản để luận văn triển khai nghiên cứu đề tài. Những công trình nghiên cứu về năng lượng điện và chính sách tiết kiệm điện, có thể kể đến như: - “Năng lượng thế kỷ 21: Tiềm năng và thách thức” của tác giả Hồ Sĩ Thoảng và Trần Mạnh Trí, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2008), đã khẳng 4 định những tiềm năng phát triển của năng lượng và những thách thức về nguồn lực đối với việc phát triển năng lượng. - Năng lượng mặt trời: lý thuyết và ứng dụng, Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật 2007 - Nghiên cứu dự báo phụ tải nguồn điện năm 2008, dựán hợp tác quốc tế của JICA có sự tham gia của Viện Năng Lượng – Bộ Công Thương. - Năm 2010, tác giả Đặng Đình Thống đã thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010. Trong báo cáo, tác giả nêu ra tính thực tế của việc tiết kiệm năng lượng giúp tiết kiệm tiền, tránh ô nhiễm môi trường, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch. 5
  • 14. Như vậy, có một số tác giả đã nghiên cứu lý luận về tiết kiệm điện. Đây là nguồn tài liệu quý cho tác giả tham khảo để hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu về thực thi chính sách tiết kiệm điện và thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liên, thành phố Hà Nội dưới góc độ luận văn Chính sách công. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn có mục đíchtổng quát làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp tăng cường thực thi chính sách tiết kiệm điện từ thực tế tại quận Nam Từ Liêm. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đíchtrên, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận về thực thi chính sách tiết kiệm điện, xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở để nghiên cứu thực thi chính sách tiết kiệm điện tại quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội. - Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách tiết kiệm điện; những mặt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó tại quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội. - Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thực thi chính sách tiết kiệm điện ở quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu giai đoạn thực thi chính sách tiết kiệm điện trong chu trình chính sách công. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá một số nội dung về việc thực hiện chính sách tiết kiệm điện từ thực tiễn trên địa bàn 6
  • 15. quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến nay thông qua các cơ quan hành chính, các tổ chức, doanh nghiệp và các hộ sử dụng điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách tiết kiệm điện ở quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội từ năm 2011đến nay, đề xuất điều chỉnh hoàn thiện chính sách tiết kiệm điện từ năm 2020 đến năm 2030. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các quan điểm khoa học được rút ra từ các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài luận văn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật, tài liệu, giáo trình và các công trình, bài viết có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Đề tài cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, bổ sung và phát triển các luận cứ khoa học và thực tiễn mới phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Phương pháp thống kê, thu thập dữ liệu: Số liệu về tiết kiệm điện, các vấn đề liên quan đến cơ quan hành chính, doanh nghiệp, các hộ sử dụng điện, số liệu phục vụ cho luận văn được thu thập từ phòng Tài chính – kế toán, phòng kỹ thuât, phòng điều độ… Công ty Điện Lực Nam Từ Liêm, từ nguồn các cơ quan báo chí… 7
  • 16. Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến luận văn nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, phòng, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề thực hiện chính sách tiết kiệm điện ở nước ta nói chung và thực tiễn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội nói riêng. Số liệu, thông tin chủ yếu được thu thập từ nhiều nguồn đáng tin cậy như: phòng Tài chính – kế toán, Kinh doanh, Phòng Kỹ thuật, phòng Điều độ Công ty Điện Lực Nam Từ Liêm, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội… Đồng thời, thu thập các tài liệu của các tổ chức và học giả quốc tế liên quan đến luận văn trong thời gian qua từ nguồn sách, báo quốc tế và internet; tìm hiểu và vận dụng các lý thuyết của ngành chính sách xã hội liên quan đến vấn đề chính sách tiết kiệm điện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận Luận văn vận dụng lý thuyết khoa học chính sách công để làm rõ vấn đề khoa học và thực tiễn của hoạt động thực thi một chính sách cụ thể: chính sách tiết kiệm điện. Luận văn góp phần cung cấp các luận cứ để nhà quản lý bổ sung, hoàn thiện lý luận, quan điểm, chính sách về định hướng xây dựng chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 6.2. Về thực tiễn Qua thực tiễn nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách, đồng thời kết quả nghiên cứu giúp cho Tổng công ty Điện Lực TP Hà Nội, Công ty Điện lực 8
  • 17. Nam Từ Liêm, các ngành liên quan, các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học, thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện chính sách này một cách hiệu quả hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về thực thi chính sách tiết kiệm điện Chƣơng 2: Thực trạng thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội. Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội, 9
  • 18. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIẾT KIỆM ĐIỆN 1.1. Năng lƣợng điện và chính sáchtiết kiệm điện 1.1.1. Năng lượng điện Năng lượng là một trong những vấn đề mang tính sống còn của nhân loại và đó là vấn đề không của riêng một quốc gia nào. Năng lượng được định nghĩa là năng lực làm vật thể hoạt động. Có nhiều dạng năng lượng như động năng, nhiệt năng...Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất. Tài nguyên năng lượng có thể được phân thành hai dạng: Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo. Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, năng lượng sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo. Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả năng tái tạo. Có nhiều nguồn tạo ra năng lượng và năng lượng điện. Hiện nay, các loại nguồn năng lượng được sử dụng: Than, Hạt nhân, Dầu khí tự nhiên, Năng lượng mặt trời, Năng lượng (Điện) Gió, Địa nhiệt, Thủy điện, Khí Sinh học, Đại dương, Hydro… Điện năng là dạng năng lượng được sinh ra từ các nguồn (nhà máy phát điện) như: Thủy điện, nhiệt điện (điện than, điện dầu, điện khí, điện mặt trời, điện hạt nhân...), điện gió. Điện năng có vai trò rất quan trọng trong xã hội, bởi vì điện năng là dạng năng lượng phục vụ cho cuộc sống con người trong sản xuất và sinh hoạt. Điện năng là yếu tố đầu vào quan trọng cho các lĩnh vực sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại...) và cho sinh hoạt hàng ngày của con người. 10
  • 19. Năng lượng là một trong những điều kiện tối kiên quyết đối với sự sống còn và phát triển của mỗi còn người và toàn nhân loại. Trong những năm qua tình hình tiêu thụ năng lượng trên thế giới tăng liên tục cùng với sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Kể từ những năm 2000, tình trạng tiêu thụ năng lượng hóa thạch có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao và đang dần cạn kiệt, nguồn năng lượng hóa thạch vẫn chiếm 90% tổng nhu cầu về năng lượng cho đến năm 2025. Tạp chí Thống kê Năng lượng thế giới BP (BP Statistical Review of World Energy) cho biết, than là nguồn nguyên liệu hóa thạch duy nhất đạt vượt mức trung bình trên thế giới 5,4%, trong khi tiêu thụ hạt nhân giảm mức kỷ lục 4,3%. Cụ thể là, tiêu thụ hạt nhân tại Nhật Bản giảm 44,3% và tại Đức giảm 23,2%. Sử dụng than tại khu vực châu Á tăng cao, đặc biệt là Trung Quốc đạt mức 9,7%, chiếm 69% mức tăng trưởng sử dụng than trên toàn cầu. Tại các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (Qrganization for Economic Cooperation and Development - OECD), con số này là 6,1%. Dầu mỏ vẫn là nguồn nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới [15]. Mỹ là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới (24,6% thế giới), khí đốt (16% thế giới), lượng dầu tiêu thụ tại Trung Quốc trong 40 năm qua tăng 25 lần, chiếm 8,55% thế giới. Các nước Tây Âu tiêu thụ 22% dầu thế giới, trong đó Đức nhập khẩu khí đốt lớn thứ hai thế giới (14%); ASEAN cũng đang thiếu năng lượng trầm trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa. Việc sử dụng năng lượng hóa thạch ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc không đủ năng lượng cho sinh hoạt, sản xuất ra các sản phẩm cho con người và giá sinh hoạt tăng cao, đồng thời làm phát ra nhiều khí thải ảnh hưởng đến tầng ozon của bầu khí quyển trái đất, gây ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của toàn nhân loại. Vì vậy, tất cả các nước trên thế giới đều có chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, tình trạng tăng mức độ tiêu thụ có một ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa. 11
  • 20. Theo đánh giá và nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với Ngân hàng thế giới (World Bank) để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2035, Việt Nam cần đạt mức tăng GDP bình quân đầu người tối thiểu 6%/năm. Nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam cũng sẽ tăng trung bình 8,2%/năm trong 20 tới. Đây là mức tăng trưởng rất cao đòi hỏi sự đầu tư lớn về nguồn và lưới điện. Quá trình công nghiệp hóa đã đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ năng lượng nói chung và điện năng nói riêng tại Việt Nam. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức cao, điều này làm mức sống người dân tăng lên nhưng cũng khiến nhu cầu điện tăng mạnh theo từng năm, đôi lúc vượt quá khả năng cung cấp điện hiện tại. Hiện nay cơ cấu tiêu thụ điện tại Việt Nam: ngành công nghiệp và kiến trúc chiếm khoảng 51%; sinh hoạt 40%; thương nghiệp và dịch vụ 5%; nông nghiệp, thủy sản 1% và còn lại là 3%. Kéo theo việc tăng trưởng kinh tế là sự chuyển đổi từ nền kinh tế lấy nông nghiệp là trọng tâm sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Cùng với đó là nhu cầu xây dựng khu công nghiệp và nhà máy của công ty nước ngoài cho nên nhu cầu điện trong công nghiệp ngày càng gia tăng. Mức sống được cải thiện làm thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu sử dụng điện cá nhân. Tại thời điểm năm 2011 Việt Nam với lượng tiêu thụ điện trong 1 năm của 1 người trung bình là 800kw, đến năm 2020 con số này có thể sẽ lên tới 2.000KW (Nguồn số liệu từ cục thống kê). Theo dữ liệu thống kê được, bình quân mỗi năm lượng điện sản xuất tăng khoảng 13% nhưng nhu cầu điện của Việt Nam được dự đoán mỗi năm tăng khoảng 16-17%, vì vậy ngành công nghiệp sản xuất điện sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng cung không đáp ứng cầu. 1.1.2. Chínhsách tiết kiệm điện Chính sách năng lượng của các quốc gia đề cập đến tất cả các nguồn năng lượng bao gồm cả nguồn năng lượng tái tạo và không tái tạo. Và mục tiêu của các chính sách đó là tạo nên một trật tự thế giới, quốc gia có năng 12
  • 21. lượng bền vững để đáp ứng nhu cầu hiện tại của con người cũng như cho các thế hệ mai sau. Những nước phát triển cũng đang đối mặt trực diện với năng lượng và sự thiếu hụt năng lượng. Các quốc gia nghèo, mới phát triển hoặc đang phát triển cũng tương tự. Do đó, không có quốc gia nào lại không có chính sách về năng lượng và một chính sách hay một số chính sách, chương trình cụ thể là chính sách tiết kiệm năng lượng, bao gồm tất cả các loại năng lượng, trong đó có điện năng. Các chính sách đó thể hiện cách tiếp cận, tư duy của các quốc gia về năng lượng; sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Và đó cũng trở thành chính sách cụ thể là chính sách tiết kiệm năng lượng. Pháp luật Việt Nam về năng lượng cũng đã ban hành với tên gọi rất cụ thể là Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây là văn bản thể hiện nhiều nội dung của chính sách năng lượng và tiết kiệm sử dụng năng lượng nói chung trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam. Tiêu dùng năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng không ngừng gia tăng và cũng không nhận thấy xu hướng giảm trong tương lai. Sự gia tăng tiêu dùng năng lượng từ nhiều yếu tố vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan của xã hội loài người gây ra. Một là, dân số thế giới nói chung và dân số của từng quốc gia, trong đó có Việt Nam không ngừng gia tăng. Theo tổ chức năng lượng quốc tế (the International Energy Agency- IEA), mức tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người tăng 10% trong giai đoạn 1990-2008. Hai là, xu hướng đô thị hóa cũng là yếu tố làm cho tiêu thụ năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng gia tăng. Đối với cuộc sống đô thị, nhu cầu về năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng gia tăng. Từ năng lượng chiếu sáng đến năng lượng phục vụ cuộc sống gia đình, công sở và các loại phương tiện giao thông,v.v. Khi mức độ đô thị hóa của Việt Nam còn thấp, nhu cầu năng lượng và đặc biệt là điện cho các vùng nông thôn sẽ 13
  • 22. không tăng. Tuy nhiên điện khí hóa mọi lĩnh vực của đời sống đô thị làm cho nhu cầu năng lượng gia tăng; Ba là, cuộc cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa nông nghiệp cũng là yếu tố gia tăng nhu cầu tiêu dùng năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng. Nhu cầu về xây dựng; về giao thông; các nhà máy, cơ sở sản xuất hàng hóa và dịch vụ gia tăng tiêu thu năng lượng. Cùng với sự gia tăng tiêu dùng năng lượng, các quốc gia lại gặp nhiều thách thức về cung cấp và tiêu thụ điện Trên lĩnh vực năng lượng điện, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng. Trong khi đó nguồn cung cấp điện không theo kịp nhu cầu tiêu thụ và sử dụng điện. Theo ENV và ngân hàng thế giới nhận định để đảm bảo cung cấp điện với tốc độ tăng trưởng nhanh như hiện nay Việt Nam cần đầu tư nguồn vốn rất lớn. Trong giai đoạn 15 năm tới, tổng vốn đầu tư cho ngành điện khoảng 150 tỷ USD, trong đó đầu tư nguồn sản xuất chiến 75%. Trung bình mỗi năm ngành điện phải huy động vốn đầu tư 10 tỷ USD để đầu tư nâng cấp và xây dựng hệ thống điện. Theo QHĐ 7 điều chỉnh tháng 3 năm 2016 vào năm 2020 cơ cấu nguồn điện là 60.000MW và tăng lên 129.000MW vào năm 1930. Trong đó có đầy đủ các nguồn: thủy điện, nhiệt điện (than, khí), năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, sinh khối), điện hạt nhân và nhập khẩu. Tháng 11 năm 2016 Quốc hội thông qua chủ trương dừng thực hiện Dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận (4.600 MW), một số dự án dừng triển khai thực hiện: Nhiệt điện Bạc Liêu (1.200MW), Nhiệt điện Cẩm Phả 3 (440MW) và một dự án chậm tiến độ không đưa vào khai thác nguồn điện được dẫn đến nguy cơ Việt Nam sẽ thiếu điện sau những năm 2020 trở đi. Trong quy hoạch điện 7 (điều chỉnh) đến năm 2030 năng lượng gió đạt 6.000MW chiếm 2,1% sản lượng điện sản xuất và năng lượng mặt trời đạt 14
  • 23. 12.000 MW chiếm 3,3% sản lượng điện sản xuất. Mặc dù các nguồn năng lượng tái tạo đã được ưu tiên, quan tâm phát triển nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ nên không thể bù đắp sự thiếu hụt điện năng. Tìm kiếm mang tính kỹ thuật để tiết kiệm năng lượng điện dựa trên tiêu chí tiêu dùng mang tính kỹ thuật. Các nhà sản xuất, tiêu dùng và nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều cách thức để có thể tiết kiệm năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng. Theo Electrical installation guide của Schneider Electric SA (2018), có thể sử dụng 3 chiến lược đề có thể tiết kiện năng lượng nói chung cũng như năng lượng điện nói riêng [17]. Chiến lược Giảm sử dụng nănglượng: Đây là chiến lược mang tính cơ bản tác động trực tiếp giảm số lượng năng lượng tiêu thụ bằng nhiều cách tiếp cận như sử dụng thiết bị đáp ứng yêu cầu đòi hỏi nhưng lại tiêu tốn năng lượng ít hơn (đèn LED thay thế cho các bóng đèn sợi đốt thông thường; không sử dụng năng lượng quá mức cần thiết như lắp các thiết bị chiếu sáng; máy móc,v.v. quá mức. Nghĩa là có thể tìm mọi giải pháp kỹ thuật để tiêu tốn ít năng lượng nhất; Chiến lược thứ hailà giảm chi phí năng lượng bằng thay đổi cách thức sử dụng năng lượng. Chiến lược này hướng đến cân bằng đường cong tiêu thụ năng lượng bằng cách tận dụng chính năng lượng đó, nhưng vào những thời điểm khung “giá cao”. Đây là những biện pháp này giảm chi phí cho mỗi đơn vị sử dụng mặc dù không giảm tổng lượng năng lượng sử dụng. Đặc tính này thuộc bản chất của hoạt động cung cấp loại hàng hóa rất đặc biệt. Khi mức cung cấp nhìn chung không thay đổi (công suất của các nhà máy phát điện), nhưng nhu cầu sử dụng giống như các loại dịch vụ mang tính “mùa vụ”. Có những lúc nhu cầu sử dụng rất cao - giờ cao điểm. Nhưng có những thời điểm, mức sử dụng rất thấp. Nếu như có cách tiếp cận để có thể tạo ra sự cân bằng tiêu thụ 15
  • 24. điện, sẽ hiệu quả hơn cho các nhà máy phát điện. Đó cũng là lý do, có thể tạo ra khung giá ở những giờ thấp điểm và khuyến khích sự bố trí lại sản xuất, tiêu thụ năng lượng điện vào các khung giờ khác nhau. Chiến lược thứ ba: Gia tăng độ tin cậy của việc cung cấp năng lượng điện cho các cơ sở sử dụng điện. Nếu như sự cố mất điện (mức độ tin cậy thấp) sẽ làm cho các cơ sở sử dụng tiêu tốn thêm năng lượng để: - Xử lý các loại sản phẩm đã bị hỏng do mất điện; - Khởi động lại các thiết bị. Và khi khởi động về nguyên tắc kỹ thuật sẽ tiêu hao năng lượng nhiều hơn; Chiến lược khác. Mỗi quốc gia, tổ chức có thể tìm kiếm mang tính kỹ thuật để đề ra chiến lược năng lượng và tiết kiệm năng lượng. Có thể thay thế phần lớn năng lượng không tái tạo bằng nguồn năng lượng tái tạo; có thể sử dụng năng lượng hạt nhân. Có thể mô tả tóm lược tiếp cận chiến lược để có thể tiết kiệm tiêu thụ năng lượng điện và sử dụng năng lượng điện hiệu quả hơn bằng sơ đồ 1. Có thể nghiên cứu trên phương diện kỹ thuật để đưa ra những chiến lược để sử dụng năng lượng điện tiết kiện và hiệu quả. Hoặc cũng có thể đưa ra những tiểu chiến lược mang tính kỹ thuật để mô tả chi tiết ba dạng chiến lược vĩ mô trên. Các học giả, nhà kỹ thuật đề xuất khá nhiều nội dung cụ thể diễn đạt các chiến lược nêu trên. Hay có nhiều cơ hội để tiết kiện và hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng. Tiết kiệm và cũng là gắn với hiệu quả sử dụng điện, năng lượng là cách tiếp cận mang tính tổng hợp, nhiều yếu tố. Tuy nhiên, tiết kiệm năng lượng hay năng lượng điện là giảm mức tiêu thụ sản phẩm điện, năng lượng nhưng không được phép làm cho hoạt động sản xuất có liên quan giảm năng lực sản xuất. 16
  • 25. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng điện về một phương diện khác lại gắn liền giữa sản lượng tiêu thụ với kết quả làm ra. Và nếu không đủ cung cấp sản lượng (năng lượng, điện,v.v) có thể làm cho sản xuất có liên quan giảm sút. Chính sách tiết kiệm điện không có một cách hiểu tuyệt đối. Tùy thuộc vào điều kiện cụ để xem xét chính sách năng lượng nói chung và chính sách năng lượng điện và trong đó có nội hàm tiết kiện và hiệu quả. Ví dụ: chính sách năng lượng là một văn bản pháp luật nhà nước quy định về chủ thể trực tiếp chuẩn bị, thực thi các văn bản pháp luật có liên quan đến năng lượng và điện năng. Cơ quan quản lý nhà nước có thể đưa ra rất nhiều yếu tố gắn liền để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng điện. Chính sách tiết kiệm điện là tổng thể những ý tưởng, đề xuất, khuyến nghị của các cơ quan nhà nước trên cơ sở phân tích các yếu tố liên quan đến thị trường điện và cách cách tiếp cận mang yếu tố kỹ thuật có liên quan đến tiết kiệm điện. Các nhà quản lý (nhà nước) dựa vào sự phân tích của mình và trên cơ sở khả năng có thể điều tiết, can thiệp vào thị trường điện để đưa ra chính sách tiết kiện điện. Về nguồn gốc để tiết kiện năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng có thể xuất phát như trên đã nêu ba nguồn: từ nhà sản xuất điện; từ nhà sản xuất các thiết bị tiêu thụ điện và từ người sử dụng điện. Chính phủ sẽ lựa chọn để điều tiết, can thiệp vào ba yếu tố thị trường năng lượng điện và có chính sách để hạn chế; khuyến khích phát triển theo những mô hình khác nhau. Trước hết, nhà nước cần quan tâm đến thiết bị động lực (động cơ) cho các cơ sở sản xuất. Một trong những vấn đề được các nhà sản xuất quan tâm chính là vấn đề động cơ (động cơ điện) được sử dụng trong hoạt động sản xuất của các chủ thể khác nhau. Đây là nguồn sử dụng năng lượng điện nhiều nhất trong tất cả các loại tiêu thụ điện. Và theo nghiên cứu, hiện nay có ba loại động cơ được sử dụng với hiệu năng khác nhau (tương lại gần là loại thứ 17
  • 26. tư). Việc khuyến khích sử dụng có hiệu năng cao sẽ là cách tiết kiệm năng lượng điện. Tuy nhiên, Chính phủ cần phải đưa vào trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia để có thể từng bước loại bỏ động cơ điện tiêu tốn nhiều năng lượng điện như động cơ IE1. Và phải có chính sách đề thay thế các loại động cơ đó bằng loại IE2, IE3 và hướng đến IE4. Hiện nay có ba cấp độ tiêu chuẩn để đánh giá mức độ tiết kiệm năng lượng là : IE1, IE2 và IE3, và đây được xem như là tiêu chuẩn phổ biến nhất đối với dòng động cơ tiết kiệm năng lượng do Ủy ban kỹ thuật quốc tế (IEC) đưa ra. Trong các tiêu chuẩn IE1, IE2 và IE3 thì tiêu chuẩn IE3 được xem là tiêu chuẩn cao nhất hiện tại. Theo nghiên cứu, việc sử dụng các loại động cơ điện đạt chuẩn IE3 sẽ đem lại rất nhiều lợi ích: - Tiết kiệm được chi phí sử dụng điện so với các loại động cơ điện thông thường. - Nhiệt lượng sinh ra từ động cơ đạt chuẩn IE3 thấp hơn nhiều so với động cơ thường. - Nhờ sinh nhiệt thấp nên rất thân thiện với môi trường, giúp giảm thiểu khí CO2sinh ra trong quá trình hoạt động. - Việc ứng dụng động cơ đạt chuẩn IE3 đang ngày càng được quan tâm bởi các doanh nghiệp trong nước, và được quy định trong quy chuẩn QCVN 09:2013/BXD. Tuy nhiên loại bỏ những động cơ tiêu hao năng lượng điện cũng là một vấn đề đặt ra đốivới các nhà sản xuất. Do đó, đòihỏi nhà nước phải can thiệp. Yếu tố thứ hai là các thiết bị chiếu sáng. Đây cũng là loại thiết bị sử dụng nhiều năng lượng điện. Và xu hướng chúng là các nhà sản xuất các thiết bị chiếu sáng đã và đang tiếp tục hoàn thiện thiết bị chiếu sáng để có thể sử dụng ít hơn năng lượng điện. Tuy nhiên, vấn đề mà chính nhà nước phải quan tâm chính là giá thành của các thiết bị đó 18
  • 27. thường cao hơn nhiều so với các thiệt bị truyền thống. Do đó, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ. Yếu tố thứ ba đó là các thiết bị và cách thức sử dụng cácthiết bị sử dụng điện trong nhà ở; trong văn phòng. Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu đưa ra những cách làm khác nhau nhằm tiết kiệm năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng. Ngay cả trong các văn phòng làm việc cũng như ở căn hộ, gia đình. Cuộc sống hiện đại ngày nay cần có thêm nhiều thiết bị điện phải tiêu tốn năng lượng điện. Nhà nước có chính sách để các hộ gia đình có thể thay đổi thói quen tiêu thụ năng lượng điện. Một số quốc gia đưa ra định mức tiêu thụ điện giá thấp và lũy tiến nhằm khuyến khích sử dụng dung lượng ở mức cần, đủ, tránh lãng phí. Tuy nhiên, sự đồng thuận đòi hỏi sự tuyên truyền của nhà nước. Mặt khác phải có chế tài cụ thể. Yếu tố thứ tư, thuộc về nhà sản xuất các thiết bị điện; thiết bị kiểm soát sử dụng điện tự động. Vận dụng yếu tố kỹ thuật để chế tạo các thiết bị sử dụng điện tiết kiệm là một trong những xu hướng của tiến bộ khoa học công nghệ. Tuy nhiên, để các nhà sản xuất chấp nhận đổi mới công nghệ, đòi hỏi sự hỗ trợ nhất định của nhà nước thông qua các chính sách. Chính sách năng lượng hay chính sách tiết kiệm năng lượng bao gồm cả điện năng tập trung các tư duy gắn liền với việc sử dụng nhiều hơn năng lượng tái tạo (renewable energies) trong đó điện mặt trời và phong điện (điện gió). Nội dung này được Chính phủ quan tâm. Chính sách hỗ trợ để phát triển điện mặt trời và phong điện được các quốc gia áp dụng. Tuy nhiên, thách thức của việc đầu tư cho điện mặt trời, phong điện khi mà giá dầu hay nhiệt điện lại có lợi thế cạnh tranh hơn, nhưng tác động xấu đến môi trường. Chính phủ cần ưu tiên để phát triển cân đối giữa các loại nguồn năng lượng. Chính sách năng lượng hướng đến sử dụng hiệu quả năng lượng (Energy Efficiency) trong đó có tiết kiệm điện. Chính phủ định hướng để các nhà cung 19
  • 28. cấp dịch vụ; sản xuất hàng hóa vẫn không giảm sút công suất, nhưng tiêu thụ năng lượng ít hơn. Chiến lược của các quốc gia khi đưa ra chính sách năng lượng chính là tập trung vào phát triển thiết bị sử dụng điện một cách hiệu suất nhất. Tiêu tốn ít năng lượng (điện năng), nhưng đạt được công suất. Và lĩnh vực chính sách năng lượng đề cập đến là trang bị hệ thống kiểm soát sử dụng điện thông minh, năng lượng có thể tiết kiện lên đến 30% theo tính toán của các nhà sản xuất thiết bị điện thông mình, loại IE3. Về phương diện học thuật, luận văn không có cơ hội để nghiên cứu rất nhiều cách tiếp cận từ phương diện kỹ thuật để có thể tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng điện như: thay đổi các loại thiết bị động cơ sử dụng năng lượng điện từ thế hệ cũ, sang những loại thiết bị mới, tiên tiến hơn; hiệu suất hơn (hiệu quả cao hơn); thay đổi hệ thống các thiết bị chiếu sáng gia đình, công cộng; thay đổi và sử dụng hệ thống bảo vệ mang tính tự động hóa cao; hạn chế để mức thấp nhất những sự cố về điện (không tin cậy) do con người gây ra. Sơ đồ 1.1: Chiến lƣợc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả điện trên phƣơng diện kỹ thuật 20
  • 29. Trên phương diện kỹ thuật, một mặt cùng với sự gia tăng, đưa vào sử dụng, khai thác những nguồn năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng mang tính tái tạo như điện gió; điện mặt trời,v.v, cũng như các nhà máy phát điện truyền thống những đã cải tiến; một mặt các nhà sản xuất đã tạo ra và thay thế rất nhiều loại thiết bị sử dụng năng lượng điện tiết kiệm, hiệu quả hơn sẽ tạo ra cơ hội lớn cho việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng điện. Trên phương diện kỹ thuật, sự thay đổi đó mang tính tất yếu của sự tiến bộ khoa học – công nghệ của nhân loại nói chung. Không ai có thể phủ nhận sự thay thế đèn chiếu sáng LED với mức độ sáng bằng mức độ sáng của đèn thông thường, nhưng công suất tiêu thụ chuyển từ 60W còn 5-8 W. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật cũng thừa nhận tất yếu của sự gia tăng chi phí ban đầu cho sự đổi mới không chỉ hoạt động tạo ra các loại thiết bị “tiết kiệm, hiệu quả khi sử dụng”, mà ngay cả đối với người tiêu dùng. Để có thể thấy yếu tố kỹ thuật tác động đến người sử dụng điện đỏi hỏi cả hai yếu tố: - Yếu tố người sử dụng năng lượng điện; - Yếu tố cơ quan quản lý nhà nước tác động như thế nào mang tính chính sách để họ có thể thay đổi cách sử dụng điện. Nhà nước cần tác động như thế nào để có thể giải quyết đồng mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất, tiêu thụ năng lượng điện để hướng đến mục tiêu là tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. 21
  • 30. Sơ đồ 1.2:Các yếu tố trong việc hƣớng đến sử dụng năng lƣợng điện tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Phân tích yếu tố về vai trò của nhà nước cũng chính là nghiên cứu, xem xét nhà nước đã và đang làm gì để đạt được giá trị của cả ba yếu tố trên. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Nhà nước đóng vai trò “định hướng, điều tiết” thông qua các nhóm chính sách cơ bản: chính sách phân phối; chính sách phân phối lại; chính sách điều tiết và chính sách gắn liền với nội bộ bên trong của nhà nước. Trong đó điều tiết, phân phối, phân phối lại đều nhằm hướng đến một trật tự chung của xã hội. Trên lĩnh vực năng lượng điện, một trong những vấn đề mang tính phổ cập chung của tất cả mọi người, vai trò của nhà nước gắn liền với điều tiết thị trường điện cả phương diện sản xuất lẫn tiêu dùng. Chính sách của nhà nước về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng điện phải gắn liền với chính sách sản xuất điện; gắn với chính sách sản xuất các sản phẩm tiêu thụ năng lượng điện với chính sách đối với người sử dụng điện. Như trên đã nêu chính sách năng lượng nói chung bao gồm cả những nội dung của chính sách tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm điện là một bộ phận). Đó 22
  • 31. là tổng thế các hoạt động của Chính phủ tác động, ảnh hưởng đến thị trường năng lượng nói chung và thị trường năng lượng điện nói riêng. Việt Nam đã ban hành „Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả’ từ năm 2010. Và ngay từ tên của Luật, vấn đề tiết kiệm năng lượng đã trở thành chủ đề quan tâm và nguyên tắc cơ bản để tiết kiệm năng lượng là: - Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. - Được thực hiện thường xuyên, thống nhất từ quản lý, khai thác tài nguyên năng lượng đến khâu sử dụng cuối cùng. - Là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và toàn xã hội. Với ba nguyên tắc trên, để thực hiện tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm điện nói riêng, đòi hỏi sự tham gia của hầu như tất cả các chủ thể của xã hội (vì ai cũng có liên quan). Mặt khác, về nguyên tắc, Luật thể hiện nội hàm chính sách có liên quan. Và Luật cụ thể một số chính sách tiết kiệm năng lượng: - Áp dụng thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu. - Hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường. - Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp. 23
  • 32. - Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn; đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Năm nội dung trên cũng có thể là 5 chính sách (chính sách quy định trong luật) về tiết kiệm năng lượng. Về chính sách tiết kiệm điện, hiện nay dựa vào quy định trong Luật điện lực với các nội dung: Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích tiết kiệm điện bằng các chính sách sau đây: - Khuyến khích sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, áp dụng ưu đãi về thuế đối với sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm tiết kiệm điện và trang thiết bị, vật tư, dây chuyền công nghệ nhập khẩu để sản xuất sản phẩm tiết kiệm điện; - Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm tiết kiệm điện hoặc dự án đầu tư nhằm mục đích tiết kiệm điện được vay vốn ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; - Dự án đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo được hưởng ưu đãi về đầu tư, giá điện và thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Nội dung cơ bản trên tập trung vào ba nhóm: trang thiết bị sử dụng tiết kiệm điện nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước; các hoạt động nghiên cứu để tạo ra sản phẩm gắn liền với tiết kiệm điện điện; các dự án đầu tư sản xuất điện theo hướng ưu tiên cho nguồn tái tạo. 1.2. Thực thi chính sáchtiết kiệm điệm 1.2.1. Khái niệm thực thi chính sách tiết kiệm điện Thực thi chính sách là một giai đoạn trong quy trình chính sách công. Sau khi chính sách đã được chuẩn bị; được hoạch định; được phê duyệt, bước tiếp theo là thực thi chính sách. 24
  • 33. Thực thi chính sách có thể được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Từ quan niệm chung cho rằng: Thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hoá mục tiêu chính sách công [Chương 3; tr.97 sách “Hoạch định và Thực thi chính sách công” – TS Lê Như Thanh – TS Lê Văn Hòa]. Trên cơ sở đó có thể hiểu: Thực thi chính sách tiết kiệm điện là một giai đoạn của quy trình chính sách tiết kiệm điện; theo đó các chủ thể có thẩm quyền thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách tiết kiệm điện và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hoá mục tiêu chính sách tiết kiệm điện. Thực thi chính sách công là một giai đoạn rất quan trọng của chu trình chính sách công, vai trò của thực thi chính sách công rất quan trọng trong chu trình chính sách công: Vai trò của thực thi chính sách công là từng bước thực hiện hóa mụctiêu chính sách công, khẳng định tính đúng đắn,giúp cho chính sách công ngày càng hoàn thiện [Chương 3; tr.98 sách “Hoạch định và Thực thi chính sách công” – TS Lê Như Thanh – TS Lê Văn Hòa]. Như vậy, thực thi chính sách là nhằm triển khai những hoạt động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu chính sách. Đây được coi là bước quan trọng và thách thức, khó nhất của quy trình chính sách. Ban hành chính sách khó do thiếu sự đồng thuận của nhiều bên có liên quan, nhưng lại chưa ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích. Nhưng thực hiện chính sách khó hơn nhiều vì sẽ tác động đến lợi ích. Về phương diện lý thuyết, các bước trong quy trình chính sách phải được thực thi. Và hầu như các nhà lý thuyết thừa nhận, chính sách ban hành sẽ được thực thi. Tuy nhiên, trên thực tế của khu vực công, rất nhiều chính sách được ban hành, nhưng khả năng thực hiện luôn thách thức. Đặc biệt các nhóm lợi ích đều lựa chọn và do đó không úng hộ cách thực hiện chính sách. 25
  • 34. Có thể khi thực thi chính sáchcụ thể, có thể tạo nên sự căng thẳng của xã hội trên lĩnh vực cụ thể. Thực hiện chính sách năng lượng hay chính sách tiết kiệm năng lượng cũng tương tự cả về lý luận và thực tiễn. Ai cũng đồng thuận về sử dụng năng lượng bao gồm điện năng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm. Nhưng khi thực hiện, lại cần có sự đồng thuận và không thể để cho ai bị thiệt hơn người khác. Triển khai chính sách tiết kiệm điện tức là tác động để làm thay đổi hành vi của tất cả các bên có liên quan đến thị trường điện năng: - Chính phủ chủ thể điều tiết thị trường năng lượng/ điện năng; - Nhà sản xuất, cung cấp năng lượng/ điện năng; - Nhà cung cấp các thiết bị sử dụng năng lượng/điện năng; - Người tiêu dùng năng lượng. - Những người có liên quan. Triền khai thực hiện chính sách tiết kiệm điện năng, tức là làm cho các chủ thể trên thay đổi hành vi sử dụng năng lượng theo định hướng hiệu quả. Thay đổi hành vi phải bắt đầu như là yếu tố đầu tiên của thực hiện chính sách tiết kiệm thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Đây là một quá trình phức tạp, khó và chịu nhiều yếu tố. Không có mô hình tuyệt đối cách thực thi để tác động bởi các cơ quan nhà nước làm thay đổi hành vi sử dụng điện bao gồm cả nhà sản xuất, cung cấp điện; người sản xuất các thiết bị sử dụng điện và người sử dụng. Để thay đổi hành vi, các chủ thể trên phải cảm nhận được những lợi ích mà họ có thể nhận được. Nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình thực hiện chính sách tiết kiệm điện làm thay đổi hành vi, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng không tích cực cần phải quan tâm. Theo Michael Sony and Nandakumar Mekoth qua điều tra từ nhiều chủ thể rút ra một số yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng. 26
  • 35. Trước hết, con người khó thay đổi hành vi nếu không nhận được những lợi ích. Do đó, cần có cơ chế thưởng (không phải là phạt) và những cách tiếp cận mang tính động viên để các bên có liên quan thay đổi hành vi. Nghiên cứu chỉ ra thiếu cơ chế thưởng, động viên làm cho việc tiết kiệm năng lượng nói chung và điện nói riêng gặp khó khăn hơn. Mối quan hệ giữa giá điện với thay đổi hành vi tiêu dùng điện; tính chính trị của giá điện; trợ cấp của giá điện; thiết bị điện đều có thể ảnh hưởng đến thay đổi hành vi. Hai là, cung cấp thông tin cho tất cả các bên có liên quan đến các biện pháp gắn liền với tiết kiệm năng lượng nói chung và điện năng nói riêng. Thiếu thông tin về các cách xử lý, biện pháp tiết kiệm điện có thể làm cho những ai có liên quan sẽ không duy trì các biện pháp tiết kiệm điện. Thiếu thông tin hay thông tin không đầy đủ sẽ không giúp các chủ thể nêu trên lựa chọn giải pháp hợp lý, phù hợp tiết kiệm điện. Một trong những loại thông tin cần quan tâm để cung cấp đầy đủ là các biện pháp tiết kiệm điện cũng như cách xử lý về tiết kiệm điện. Mặt khác, thông tin về các biện pháp tiết kiệm điện mang tính phổ cập, cho tất cả mọi người vì sử dụng năng lượng cũng như điện năng là chung cho tất cả. Do đó, cần hạn tìm cách để truyền tải, phổ biến thông tin đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ nhớ. Nếu không chuyển tải được thông tin đó, sử dụng mang tính “chuyên sâu kỹ thuật” sẽ ít tác động thay đổi hành vi. Đèn LED và đèn truyển thống nếu không đơn giản thông tin sẽ làm cho ít người quan tâm. Ba là, tiết kiệm điện gắn liền với cả ba chủ thể có liên quan. Cần quan tâm đến sự giao lưu, giao tiếp giữa các chủ thể đó. Nhà nước thông qua hệ thống thông tin đại chúng, để giúp các nhà sản xuất năng lượng; sản xuất các thiết bị sử dụng năng lượng cũng như người sự dụng tiếp cận lẫn nhau. Đây cũng là biện pháp đang hạn chế của nhiều quốc gia trong thực hiện giải pháp (chính sách) tiết kiệm điện. 27
  • 36. Bốn là, các nhà sản xuất điện, đặc biệt là cách nhà sản xuất các thiết bị sử dụng điện và nhà nước cần quan tâm sử dụng những công nghệ tiên tiến nhưng thân thiện với chính ngay người sử dụng nó. Đây là một trong những vấn đề cơ bản có thể thay đổi cách ứng xử (hành vi) người sử dụng điện bằng sử dụng các thiết bị mà họ cảm nhận thân thiện, đem lại lợi ích cho họ. Sử dụng các thiết bị công nghệ mới nhưng đang ở giai đoạn thử nghiệm có thể là lý do tạo cho sự „rủi ro” và khách hàng sẽ không sử dụng. Cần có biện pháp để hạn chế rủi ro này cho người sử dụng và Nhà nước cần hỗ trợ. Năm là, cần tạo ra một xã hội có ý thức mang tính xã hội theo chuẩn mực về tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm điện ở mọi nơi, mọi thành viên xã hội. Chiếu sáng công cộng là một ví dụ. Nếu chủ thể quản lý, cung cấp chiếu sáng công cộng thiếu chuẩn mực, ý thức tiết kiệm điện sẽ không quan tâm đúng như “chuẩn” về tắt- bật hệ thống chiếu sáng. Những thiết bị tự động để kiểm soát tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm điện nếu người có liên quan đến nó không có ý thức để bảo vệ nó, hiệu quả hoạt động sẽ giảm. Đây là chủ đề thách thức đối với các nước đang phát triển, chậm phát triển khi mà ý thức của con người với cộng đồng, xã hội còn hạn chế; thiếu tuân thủ chuẩn mực pháp lý. Trong khi đó, biện pháp tiết kiệm điện thường lại mang tính “tự giác”. Sáu là, những biện pháp, cách xử lý mang tính pháp luật đối với những cách tiếp cận để tiết kiệm điện là một trong những cách cần quan tâm. Nói về chính sách tiết kiệm điện là nói về vĩ mô chung về khát vọng, mong muốn của chủ thể nhà nước về tiết kiệm điện. Nhưng khi triển khai thực hiện, đòi hỏi có những biện pháp, cách xử lý mang tính pháp lý. Thông thường chính sách tiết kiệm điện được ban hành trong những đạo luật chung có liên quan đến năng lượng. Tuy nhiên tính hiệu lực của các đạo 28
  • 37. luật đó về tiết kiệm điện không mạnh. Và hình như vẫn còn chưa có giải pháp, biện pháp để cùng xã hội thay đổi hành vi tiêu dùng điện năng. Và có thể thấy, ít chế tài sử phạt ai đó không thay bóng đèn thông thưởng, truyền thống bằng bóng đèn LED; ít chế tài có thể phạt về sử dụng loại xăng này thay thế loại xăng khác; ít chế tài về tỷ lệ điện từ các loại nguồn khác nhau như thế nào. Con người khó thay đổi hành vi nếu thiếu những chế tài cụ thể như là sự „bắt buộc”. Tuy nhiên, trên lĩnh vực điện, đây là vấn đề thách thức của các nhà quản lý. Câu hỏi đặt ra cho triển khai thực hiện chính sách tiết kiệm điện là: Tại sao người tiêu dùng điện chưa thực sự quan tâm đến thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng tiết kiệm điện? - Nếu vì giá điện bao cấp hay giá điện không theo đúng giá thị trường, liệu có dễ dàng thay đổi hành vi tiết kiệm điện? - Nếu giá thay đổi các thiết bị điện quá cao hoặc không được trợ cấp (bao cấp) liệu có thể thay đổi hành vi tiết kiệm điện? - Nếu các nhà sản xuất thiết bị điện chuyển đổicông nghệ sản xuất, giá thành có thể cao hơn, Nhà nước có hỗ trợ (trợ cấp) hay không? - Liệu mối quan hệ giữa yếu tố môi trường và tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm điện có trở thành chủ đề bắt buộc. Xử lý động cơ các loại và động cơ gây ô nhiềm là ví dụ. Sự đồng thuận sẽ như thế nào? - Sử dụng truyển thông như thế nào về các quảng cáo;quảng bá cho biện pháp tiết kiệm điện? - Liệu đã đến lúc quan tâm đến xử lý bằng kinh tế như xử lý rượu bia có liên quan đến sử dụng năng lượng và không áp dụng biện pháp tiết kiệm điện? - Định hình lại như thế nào vai trò của nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nói chung và lĩnh vực điện nói riêng? 29
  • 38. Mỗi quốc gia có những sự lựa chọn khác nhau cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng nói chung cũng như tiết kiệm điện nói riêng. Các giải pháp đó chính là đáp án của các câu hỏi nêu trên. [18] Không có giải pháp (đáp án) chung cho mọi quốc gia. Và các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần có những cách tiếp cận (đáp án) của riêng mình. 1.2.2. Cácchủ thể tham gia thực thi chính sách tiết kiệm điện Cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng - Chính phủ: Chính phủ thống nhất quản lý về chính sách tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện trên phạm vi cả nước. Chính phủ quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý sử dụng tiết kiệm năng lượng. - Bộ Công thƣơng: Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan thực hiện chính sách về tiết kiệm điện. Bộ Công thương giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam là lực lượng chuyên trách trực tiếp thực hiện chính sách tiết kiệm điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện, vận hành hệ thống lưới điện an toàn giảm tổn thất điện năng... trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng: - Cấp tỉnh: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo lãnh thổ. Giúp việc cho Uỷ ban nhân dân là Sở Công thương có trách nhiệm: Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các quận, huyện tổ chức quản lý, thực hiện chính sách trên địa bàn; Kiểm tra hoạt động xây dựng, mua bán điện của các Tổng công ty, các Công ty Điện lực trên địa bàn quản lý. 30
  • 39. - Cấp huyện: Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm: Có biện pháp quản lý tốt các đối tượng thực hiện, sản xuất và sử dụng tiết kiệm năng lượng trên địa bàn. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát cấp xã, phường trong việc xác định và quản lý đối tượng. Phối hợp với các Công ty Điện lực tổ chức thực hiện chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn. Các chủ thể tham gia: Nhà nước là chủ thể hoạch định chính sách và đồng thời cũng là chủ thể triển khai thực thi chính sách. Thực thi chính sách tiết kiệm điện, nhà nước đã sử dụng bộ máy từ Trung ương xuống đến các địa phương mà chủ yếu là bộ máy hành chính nhà nước với lực lượng nòng cốt là đội ngũ CBCC hành chính nhà nước được trao thẩm quyền nhất định trong việc sử dụng các công cụ quản lý nhà nước như: quyền lực chính trị, được ban hành các chính sách, xây dựng các kế hoạch, xây dựng và thẩm định, phê duyệt các đề án, dự án,... để điều tiết, định hướng các hoạt động nhằm đảm bảo chính sách đi đúng mục tiêu đã định. Bên cạnh đó, nhà nước còn nắm giữ vai trò chủ đạo trong điều phối và tạo điều kiện, môi trường để các chủ thể khác: tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cá nhân,… với mong muốn, mục đíchkhác nhau cùng tham gia thực thi chính sách tiết kiệm điện nhưng phải hướng đến và đạt được mục tiêu chung. Là chủ thể chịu trách nhiệm chính trong triển khai thực thi chính sách tiết kiệm điện, nhà nước có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời khi chính sách tiết kiệm điện chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn theo hướng tích cực nhất để giải quyết các vấn đề trong đời sống KT - XH. Ngoài những cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực thi chính sách nêu trên, quá trình thực thi chính sách tiết kiệm điện còn có sự tham gia của các chủ thể bên ngoài nhà nước đã góp phần giải quyết được bài toán về nguồn lực. Có thể kể đến một số chủ thể khác như: 31
  • 40. Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực, các Công ty Điện lực đây là những đơn vị những đơn vị tiên phong trong việc thực thi chính sách tiết kiệm điện. Các tổ chức này là đơn vị sản xuất, truyền tải, mua bán điện có tác động rất lớn đến đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Các tổ chức Chính trị - Xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên như: Công đoàn, Hội Nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh. Các tổ chức này đóng vai trò khá trung tâm và có tác động rất mạnh đến các chủ thể khác trong quá trình thực thi chính sách. Các hiệp hội nghề nghiệp - xã hội ở trung ương và địa phương, các hiệp hội nghiên cứu khoa học, công nghệ,… Các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức đa phương, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, người dân sử dụng điện đóng vai trò rất lớn trong việc thực thi chính sách tiết kiệm điện. Ngoài ra còn có các chủ thể khác với tư cách là cá nhân cũng tham gia vào quá trình thực thi chính sách tiết kiệm điện như: các nhà khoa học, các chuyên gia, các đối tác (trong và ngoài nước) và cá nhân. Các cá nhân này cùng với sự hiểu biết, kinh nghiệm sẽ tư vấn, đưa ra các kịch bản mà các chính sách tiết kiệm điện sẽ gặp phải trên thực tế để giúp nhà nước đưa ra được các sáng kiến, giải pháp phù hợp nhằm rút ngắn được thời gian triển khai thực hiện các chính sách trong thực tế. Đồng thời, họ đưa ra những ý kiến phản biện giúp cho việc xây dựng chính sách hoàn chỉnh hơn cũng như tham gia vào việc tìm kiếm và hỗ trợ nguồn lực để triển khai thực hiện các chính sách tiết kiệm điện. 1.2.3. Quytrình triển khai thực thi chính sách tiết kiệm điện Như đã phân tích, thực thi chính sách tiết kiệm điện là quá trình đưa chính sách tiết kiệm điện vào triển khai thực tiễn trong đời sống xã hội. Quá trình này bao gồm nhiều hoạt động cụ thể sau đây: 32
  • 41. Thứ nhất, xây dựng ban hành văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách tiết kiệm điện Trên cơ sở văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành về chính sách tiết kiệm điện (ví dụ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…) các chủ thể thực thi chính sách tiết kiệm điện, theo thẩm quyền sẽ xây dựng các chương trình, dự án, văn bản quản lý để triển khai thực hiện chính sách, đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu lực, hiệu quả. Thứ hai, tổ chức thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách tiết kiệm điện Việc tổ chức thực hiện bao gồm rất nhiều các hoạt động cụ thể. Ví dụ như: xây dựng kế hoạch để tổ chức thi hành văn bản, chương trình, dự án tiết kiệm điệm. Đồng thời để đảm bảo các văn bản, chương trình, dự án được thực hiện hiệu quả cần kết hợp với việc tập huấn văn bản, tuyên truyền, phổ biến nội dung văn bản, chương trình, dự án; bảo đảm các điều kiện cần thiết để triển khai chương trình, dự án, văn bản cũng như chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đôn đốc việc thực hiện. Thứ ba, sơ kết, tổng kết thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách tiết kiệm điện Hoạt động sơ kết, tổng kết là hoạt động tiến hành thường xuyên theo tháng, quý hoặc năm. Thông qua hoạt động này, các chủ thể quản lý có thể đánh giá được kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của chính sách tiết kiệm điện; từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục. 1.2.4. Những nhân tố ảnhhưởng đến thực thi chính sách tiết kiệm điện Một là, chất lượng văn bản chính sách tiết kiệm điện Xây dựng và ban hành chính sách là khâu thứ hai trong chu trình chính sách công. Đây là một khâu quan trọng quyết định chất lượng văn bản của chính sách công nói chung cũng như chính sách tiết kiệm điện nói riêng. Nếu làm tốt công tác hoạch định chính sách tiết kiệm điện sẽ tạo điều kiện thuận 33
  • 42. lợi cho quá trình thực hiện. Ngược lại, nếu chính sách bị hoạch định chủ quan, bất hợp lý và không đầy đủ thì dù công tác tổ chức thực hiện có tốt đến mấy cũng sẽ gây cản trở, thậm chí có thể dẫn đến thất bại trong thực tế thực hiện chính sách. Để có được hệ thống văn bản có chất lượng đòi hỏi những người tham gia xây dựng và ban hành chính sách phải có trình độ nhất định và sự hiểu biết về lĩnh vực chuyên ngành, do vậy đó phải là các chuyên gia, các nhà tư vấn... Hai là, trình độ, năng lực độingũ cán bộ thực thi công tác tiết kiệm điện Năng lực của cơ quan chịu trách nhiệm thực thi chính sách tiết kiệm điện. Năng lực thực thi chính sách của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó với những tình huống phát sinh trong tương lai. Như vậy, năng lực của cán bộ, công chức thực thi chính sách tiết kiệm điện giữ vị trí vô cùng quan trọng. Đây là yếu tố quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Nếu năng lực của cán bộ, công chức đảm nhiệm thực thi chính sách yếu kém sẽ đưa ra những kế hoạch dự kiến không sát thực tế, làm lãng phí nguồn lực huy động, giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình thực hiện Chính sách phụ thuộc vào bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ chế để thực hiện. Bộ máy càng gọn nhẹ với đội ngũ cán bộ chuyên sâu, cơ chế làm việc càng minh bạch, không chồng chéo, sự phối hợp giữa các bộ phận chặt chẽ thì việc triển khai chính sách bao giờ cũng thuận lợi và hiệu quả hơn. Thông thường, bộ phận chủ yếu và trực tiếp thực hiện chính sáchlà các cơ quan trong bộ máy hành pháp, EVN, các Công ty Điện lực. Nếu bộ máy hành pháp quan 34
  • 43. liêu, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả và các cán bộ công chức thiếu năng lực, trách nhiệm thì sẽ gây khó khăn đến việc thực hiện chính sách và làm cho nó không phát huy được tác dụng trên thực tế, chệch hướng mục tiêu thậm chí đi ngược lại với mục tiêu của chính sách. Một chính sách hợp lý nhưng nếu bộ máy và cán bộ tổ chức thực thi kém năng lực và đạo đức thì cũng không thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả. Việc hỗ trợ cho các cơ quan, doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh và người sử dụng điện tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước, chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, tổ chức triển khai thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các chương trình, dự án đầu tư cần có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực (đủ số lượng, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức) thực thi nhiệm vụ. Ba là, sự tham gia của người dân trong thực hiện chính sách tiết kiệm điện Chính sách tiết kiệm điện do Nhà nước khởi sướng, điều hành, tài trợ, khuyến khích, kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung... nhưng sự tham gia của bản thân người dân sử dụng điện lại tạo lên động lực thực hiện chính sách. Một chính sách có thể thành công hay không phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ, đồng tình của người dân. Nếu chính sách đó không đem lại lợi ích cho quốc gia, cho cộng đồng dân cư và cho xã hội hoặc nếu nhân dân chưa hiểu đúng ý đồ của nhà cầm quyền và lợi ích của chính sách đó đem lại thì họ sẽ không ủng hộ, dẫn đến chính sách đó thực hiện kém hiệu quả hoặc có thể không được thực hiện trên thực tế. Các hộ dân có nhiều phương thức và nhiều tư cách khi tham gia chính sách tiết kiệm điện. Trước hết, họ tham gia với tư cách đối tượng thụ hưởng, thực thi chính sách; họ còn tham gia với tư cách cung cấp thông tin về kết quả chính sách, thông tin về tác động của công cụ chính sách... Những thông tin do người sử dụng đem lại có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định, thực thi và 35
  • 44. đánh giá chính sách tiết kiệm điện, bởi đây là các thông tin gốc, phản ánh trung thực tình hình thực tế. Yếu tố có tính quyết định nhất là chính sách đó tác động như thế nào đến lợi ích của các hộ nhân dân sử dụng điện, sự tương quan giữa những người được hưởng lợi và những người không được hưởng thụ do việc thực hiện chính sách này. Nếu chính sách tiết kiệm điện đáp ứng được yêu cầu cụ thể của từng vùng, từng địa phương, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh và sinh hoạt sẽ được các cơ quan, doanh nghiệp và người dân ở đấy đón nhận, tham gia nhiệt tình vào công cuộc Chính sách tiết kiệm điện, như vậy chính sách sẽ được ủng hộ, duy trì và phát triển. Còn ngược lại, nếu chính sách không đem lại lợi ích cho người dân, thậm chí đi ngược lại với lợi ích của nhân dân nó có thể khiến lòng tin của nhân dân vào chính quyền thuyên giảm, cao hơn có thể dẫn đến nảy sinh những điểm nóng xã hội. Người sử dụng điện cũng có thể tự tổ chức thành các nhóm, tập thể hỗ trợ nhau cùng nhau thực hiện tiết kiệm điện, trong đó có những cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội, các hộ sử dụng điện tiết kiện thành công chuyển giao kinh nghiệm cho người chưa thành công. Các tổ chức được hình thành từ thấp đến cao, từ nhân rộng các mô hình điển hình, từ các câu lạc bộ nhỏ trong xóm, thôn đến hình thức cao hơn là hiệp hội ngành nghề đa dạng theo hình thức tương trợ lẫn nhau. Nếu người sử dụng điện có ý thức và đủ năng lực tổ chức ra các mô hình hoạt động như vậy thì sự tương tác giữa Nhà nước, đơn vị cung cấp điện và người sử dụng điện trong từng lĩnh vực cùng nhau hoạt động để tiết kiệm điện dễ dàng và có hiệu quả hơn. Xét cho cùng, nhân dân chính là người thụ hưởng những lợi ích của chính sách công, đặc biệt người dân sử dụng điện trong xã hội được thụ hưởng những lợi ích do thực hiện chính sách tiết kiệm điện đem lại, nên vấn 36
  • 45. đề nâng cao nhận thức cho người dân để họ tham gia nhiệt tình vào công cuộc tiết kiệm điện và làm giảm chi phí sinh hoạt hang ngày, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia là một quá trình đầy khó khăn mà các cấp chính quyền cần cố gắng nhiều hơn bằng những hành động thiết thực. Nói cách khác, chính bản thân những người dân sử dụng điện cũng phải suy nghĩ làm thế nào câu được “con cá” khi chính quyền đã trao cho họ cái “cần câu”. Nhận thức của người tiêu dùng về tiết kiệm điện. Đại đa số người tiêu dùng điện đều có tư tưởng điện được làm từ nước, cứ ngăn sông làm nhà máy thủy điện là sản xuất được điện nên sử dụng thoải mái không phải lo nghĩ về nguồn tài nguyên để sản xuất điện. Các hộ tiêu thụ điện cũng luôn có tưu tưởng mình dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu không phải tiết kiệm. Nhận thức về tiết kiệm điện của đại bộ phận người dân còn nhiều bất cập để được sự ủng hộ của người dân đối với một quyết định chính sách tiết kiệm điện là một nhân tố quan trọng đối với sự thực thi chính sách đó thành công. Thực tiễn cho thấy, nhiều chính sách công không nhận được sự ủng hộ của người dân đã không đi vào đời sống xã hội sau nhiều năm triển khai thực hiện. - Khả năng chi trả của người tiêu dùng. Giá thành điện của ta so với thu nhập của người dân Việt Nam thấp cho nên ý thức về việc thực hiện tiết kiệm điện trong đời sống hàng ngày bị hạn chế. Thực tế hiện nay, đơn giá bình quân cho các gia đình sử dụng điện là 2.014đ/kWh. 1.2.5. Nguồn lực cho việc thực thi chính sách tiết kiệm điện Để triển khai một chính sách có hiệu quả, cơ quan được giao nhiệm vụ phải có đủ nguồn tài chính, nhân lực, vật lực cho việc triển khai. Hay nói cách khác, yếu tố nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện chính sách và kết quả của nó. Nguồn lực để thực hiện một chính sách ở đây chính là nguồn lực lao động, nguồn lực khoa học công nghệ, nguồn lực vốn và nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Trong đó: 37
  • 46. Một là, nguồn lực lao động: là bộ phận dân số trong độ tuổi có khả năng lao động được pháp luật quy định. Đây là yếu tố cơ bản "đầu vào" của quá trình sản xuất, quyết định việc tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát triển các nguồn lực khác của quá trình thực hiện một chính sách. Đây cũng là nhân tố quan trọng của nền kinh tế, trực tiếp điều tiết quan hệ gắn bó với chủ thể do con người tạo ra. Hai là, nguồn lực khoa học và công nghệ: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tác động của nó đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Khoa học và công nghệ phát triển làm thay đổi lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, quy mô sản xuất, ngành nghề, sản phẩm; mở rộng khả năng tiếp cận thị trường; giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng, miền. Khoa học và công nghệ phát triển giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp, các hộ sử dụng điện sử dụng các thiết bị hiện đại hơn, tiết kiệm điện hơn làm tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người; bảo vệ môi trường sinh thái. Ba là, nguồn lực vốn: không chỉ bảo đảm cung cấp các yếu tố đầu vào của thiết bị sử dụng điện tiết kiệm, mà còn có khả năng cân đối, khả năng lưu thông, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Do đó, có ý nghĩa quan trọng đối với triển khai thực hiện một chính sách. Tăng vốn, mở rộng sản xuất nghiên cứu, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, có điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội - đặc biệt là các vấn đề của một chính sách đề ra. Bốn là, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên: là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành, tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Đây cũng là yếu tố cơ bản, nền tảng để thực hiện chính sách nói chung và chính sách tiết kiệm điện nói riêng. 38
  • 47. Như vậy, nguồn lực chính là yếu tố đầu vào cần thiết của một chính sách, nếu không có hoặc không đủ các nguồn lực thực hiện thì một chính sách dù được hoạch định tốt đến mấy cũng không thể đi vào thực tiễn cuộc sống, không thể mang lại những hiệu quả tốt. Có thể nhận thấy người sử dụng điện không tiết kiệm thường là các cơ quan sử dụng tiền ngân sách nhà nước, các tập đoàn lớn và những người có kinh tế trong xã hội vì họ không phải suy nghĩ về kinh tế nên việc thực hiện tiết kiệm điện là một vấn đề đang được quan tâm. 1.3. Chính sáchtiết kiệm điện và thực thi chính sách tiết kiệm điện ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam 1.3.1. Chínhsách tiết kiệm điện và thực thi chính sách tiết kiệm điện ở một số quốc gia Sử dụng điện tiết kiệm đang là một vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới coitrọng. Tiết kiệm điện không chỉ góp phần tiết kiệm nguồn năng lượng cho mỗi quốc gia, có ý nghĩa về kinh tế đối với mỗi hộ gia đình, mà còn có vai trò to lớn góp phần bảo vệ môi trường. Chính phủ các nước, từ các quốc gia phát triển tới đang phát triển, đã đề ra hàng loạt chính sách, đồng thời triển khai nhiều kế hoạch, chương trình, đề án cụ thể để hỗ trợ người dân thực hiện mục tiêu sử dụng điện tiết kiệm. - Chính sách tiết kiệm năng lượng của Trung Quốc: Trung Quốc là quốc gia đông dân cư nhất thế giới, nền kinh tế hàng đầu thế giới việc đảm bảo an ninh năng lượng trở thành vấn đề quan trọng với Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang là quốc gia sản xuất và tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới vào năm 2030 (theo báo cáo Triển vọng năng lượng thế giới), Để đảm bảo an ninh năng lượng của mình, Trung Quốc đã đưa ra chính sách về tiết kiệm năng lượng: 39