SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  20
Télécharger pour lire hors ligne
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Ngọc Mai Chi
THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
TỰ HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Ngọc Mai Chi
THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
TỰ HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 601410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ HUY HẢI
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CẢM ƠN
Ñeå hoaøn thaønh luaän vaên naøy, ngoaøi söï noã löïc cuûa baûn thaân, toâi ñaõ nhaän ñöôïc söï
höôùng daãn, giuùp ñôõ, ñoäng vieân cuûa raát nhieàu thaày coâ, ñoàng nghieäp, gia ñình vaø baïn beø.
Toâi traân troïng baøy toû loøng bieát ôn saâu saéc ñeán TS.Leâ Huy Haûi vaø PGS.TS.Trònh
Vaên Bieàu ñaõ tröïc tieáp höôùng daãn, giuùp ñôõ taän tình trong suoát quaù trình hoïc taäp, xaây döïng
vaø hoaøn thieän luaän vaên naøy.
Toâi xin chaân thaønh caûm ôn Ban Giaùm hieäu, quyù thaày coâ daïy moân Hoùa hoïc vaø hoïc
sinh lôùp 11 thuoäc caùc tröôøng: THPT chuyeân Löông Vaên Chaùnh, THPT Nguyeãn Hueä,
THPT Traàn Phuù tænh Phuù Yeân, tröôøng THPT Phaïm Vaên Ñoàng tænh Quaûng Ngaõi vaø
baïn beø ñoàng nghieäp gaãn xa … ñaõ giuùp ñôõ vaø ñoùng goùp cho toâi nhieàu yù kieán quyù baùu trong
quaù trình thöïc hieän ñeà taøi.
Toâi xin chaân thaønh caûm ôn:
- Phoøng Sau ñaïi hoïc – Tröôøng ĐHSP TP.HCM.
- Ban chuû nhieäm khoa Hoùa hoïc – Tröôøng ĐHSP TP.HCM.
- Ban Giaùm ñoác Sôû Giaùo duïc vaø Ñaøo taïo tænh Phuù Yeân.
- Ban Giaùm hieäu vaø taäp theå giaùo vieân Hoùa tröôøng THPT chuyeân Löông
Vaên Chaùnh - Phuù Yeân.
Ñaõ taïo moïi ñieàu kieän thuaän lôïi ñeå toâi hoaøn thaønh toát luaän vaên.
Xin caûm ôn gia ñình, baïn beø, ñoàng nghieäp ñaõ ñoäng vieân khích leä giuùp toâi hoaøn thieän
luaän vaên naøy.
Traân troïng caûm ôn!
Thaønh phoá Hoà Chí Minh, thaùng 8 naêm 2011
Taùc giaû: Nguyeãn Ngoïc Mai Chi
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục Trang
Danh mục các từ viết tắt.............................................................................................. i
Danh mục các bảng .................................................................................................... ii
Danh mục các hình....................................................................................................iii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ của đề tài................................................................................................ 2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 3
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 3
7. Giả thuyết khoa học................................................................................................ 3
8. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................. 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 5
1.1.1. Các nghiên cứu về tự học ........................................................................ 5
1.1.2. Một số luận văn, luận án về vấn đề tự học.............................................. 5
1.2. Tự học.................................................................................................................. 8
1.2.1. Khái niệm và các hình thức tự học.......................................................... 8
1.2.2. Hoạt động nhận thức của học sinh.......................................................... 9
1.2.2.1. Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập.............. 9
1.2.2.2. Đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình tự học12
1.2.3. Việc tự học trong xã hội tri thức............................................................ 13
1.2.3.1. Xã hội tri thức ................................................................................ 13
1.2.3.2. Những yêu cầu của xã hội tri thức đối với giáo dục hiện nay ....... 14
1.2.3.3. Tầm quan trọng của việc tự học..................................................... 14
1.2.4. Những khó khăn trong việc tự học......................................................... 14
1.2.5. Những giải pháp để thành công trong tự học........................................ 15
1.2.5.1. Xây dựng kế hoạch tự học (Plan)................................................... 16
1.2.5.2. Thực hiện kế hoạch và thời gian biểu tự học (Do)......................... 17
1.2.5.3. Tự kiểm tra – đánh giá kiến thức (Check) ..................................... 17
1.2.5.4. Bổ sung kiến thức còn yếu kém (Action)....................................... 17
1.3. Tài liệu tự học.................................................................................................... 18
1.3.1. Khái niệm tài liệu, tài liệu tự học.......................................................... 18
1.3.2. Các loại tài liệu tự học .......................................................................... 19
1.3.3. Tác dụng của tài liệu hướng dẫn tự học................................................ 19
1.4. Tổng quan phần hóa học hữu cơ THPT ............................................................ 20
1.4.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của phần hóa học hữu cơ .............................. 20
1.4.2. Cấu trúc phần hóa học hữu cơ trong chương trình hóa học THPT...... 21
1.4.3. Cấu trúc phần hóa học hữu cơ 11 nâng cao ......................................... 23
1.5. Thực trạng hoạt động dạy và học hóa học hiện nay ở trường THPT................ 25
1.5.1. Về khả năng tự học của đa số HS ở trường phổ thông hiện nay........... 25
1.5.2. Về việc hướng dẫn tự học cho HS......................................................... 26
1.5.3. Về nội dung và biện pháp hướng dẫn tự học cho học sinh ................... 27
Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 28
Chương 2: THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC................................... 30
PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 THPT........................................................... 30
2.1. Các nguyên tắc thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học............................................ 30
2.2. Quy trình thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học ..................................................... 31
2.3. Cấu trúc của “Tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT” 32
2.4. Nội dung tài liệu hướng dẫn tự học môn hóa học hữu cơ lớp 11 THPT........... 33
2.4.1. Hướng dẫn tự học bài 43: “ANKIN”..................................................... 33
2.4.2. Hướng dẫn tự học bài 46: BENZEN VÀ ANKYLBENZEN................ 42
2.4.3. Hướng dẫn tự học bài 58: ANĐEHIT VÀ XETON.............................. 55
2.4.4. Bộ đề tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập........................................ 66
2.5. Sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học nâng cao kết quả học tập phần hóa học hữu cơ lớp 11
THPT...................................................................................................................... 100
Tóm tắt chương 2 ................................................................................................... 102
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................................. 103
3.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................................... 103
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm.................................................................................... 103
3.3. Đối tượng thực nghiệm ................................................................................... 103
3.4. Tiến hành thực nghiệm.................................................................................... 103
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm......................................................................... 106
3.5.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính................................................. 106
3.5.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng.............................................. 108
Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 121
PHỤ LỤC
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Đối chứng : ĐC
Đại học Sư phạm : ĐHSP
Giáo dục : GD
Giáo viên : GV
Học sinh : HS
Phương pháp dạy học : PPDH
Plan – Do – Check - Action : PDCA
Sách giáo khoa : SGK
Thực nghiệm : TN
Thực nghiệm sư phạm : TNSP
Trung học cơ sở : THCS
Trung học phổ thông : THPT
Xã hội : XH
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Cấu trúc phần hóa học hữu cơ 11 nâng cao .......................... 26
Bảng 1.2: Khả năng tự học của đa số HS THPT hiện nay .................... 29
Bảng 1.3: Thực trạng việc hướng dẫn tự học cho HS THPT ................ 30
Bảng 1.4: Kết quả điều tra về nội dung, biện pháp hướng dẫn HS tự học 31
Bảng 3.1: Đối tượng thực nghiệm ........................................................... 116
Bảng 3.2: Tổng hợp đánh giá về “Tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa
học hữu cơ lớp 11”.................................................................. 120
Bảng 3.3: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 1 các lớp TN ......................... 123
Bảng 3.4: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 1 các lớp ĐC ......................... 123
Bảng 3.5: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 2 các lớp TN ......................... 124
Bảng 3.6: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 2 các lớp ĐC ......................... 124
Bảng 3.7: Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra số 1 125
Bảng 3.8: Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2 126
Bảng 3.9: Điểm trung bình các bài kiểm tra của nhóm TN và nhóm ĐC 127
Bảng 3.10: Tổng hợp phân loại kết quả học tập - bài 1 ............................ 127
Bảng 3.11: Tổng hợp phân loại kết quả học tập - bài 2 ............................ 128
Bảng 3.12: Tổng hợp các tham số đặc trưng ............................................. 128
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Các hình thức tự học .......................................................... 10
Hình 1.2: Phương pháp quản lí kết quả tự học của mỗi cá nhân theo
chu trình PDCA .................................................................. 18
Hình 1.3: Tự học theo chu trình PDCA .............................................. 20
Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 .............................. 125
Hình 3.2: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 .............................. 126
Hình 3.3: Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra số 1 ........... 127
Hình 3.4: Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra số 2 ........... 128
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại – xã hội tri thức – nơi mà tri thức trở
thành một yếu tố then chốt của lực lượng kiến tạo xã hội, của lực lượng sản xuất và tăng
trưởng kinh tế. Học tập không chỉ là nhu cầu mà còn là điều kiện để con người tồn tại và
phát triển. Đứng trước sự bùng nổ thông tin, sự toàn cầu hóa tri thức, cũng như những yêu
cầu cấp bách và đa dạng của xã hội đối với nguồn nhân lực hiện nay, đòi hỏi Giáo dục phải
có những thay đổi mạnh mẽ để phát triển cả về chất và lượng. Giáo dục cần phải đào tạo ra
nguồn nhân lực mới, có những phẩm chất và năng lực nhất định, đặc biệt là: năng lực hành
động, tính sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải
quyết các vấn đề phức hợp, khả năng tự học và học tập suốt đời.
Chính vì vậy, trong những thập niên gần đây, song song với việc đổi mới nội dung
chương trình là phải đổi mới phương pháp dạy học - đó là một khâu quan trọng giúp ngành
Giáo dục và Đào tạo hoàn thành nhiệm vụ mà nhân dân giao phó.
Dưới đây là một số chủ trương và định hướng đổi mới của ngành:
 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa VIII chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục và Đào tạo: “Đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư
duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến và
phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học”.
 Trong chỉ thị số 15/1999/CT-BGD-ĐT ngày 24/4/1999 về việc đổi mới PPDH của các
trường sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học tập
trong các trường sư phạm nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động,
sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Nhà giáo giữ vai trò chủ
đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy học, còn người học đóng vai
trò chủ động trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa học”.
 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT:
‐ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học.
‐ Bồi dưỡng phương pháp tự học.
‐ Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
‐ Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
2
Có thể nói cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ
động, chống lại thói quen học tập thụ động.
“Mục tiêu cuối cùng của hệ thống giáo dục là chuyển giao cho cá nhân gánh nặng của
việc tự học”. Tôi rất tâm đắc với việc bồi dưỡng phương pháp tự học, bởi lẽ: Học tập là vấn
đề tự thân. Không ai có thể học thay cho bạn, cũng như không ai có thể ăn thay cho bạn.
“Học” là một động từ chủ động, kiến thức của bạn là một thứ gì đó bạn phải làm cho thích
ứng với bản thân mình, không phải thứ mà bạn có thể tìm thấy sẵn; chúng ta phải “tự học để
tự phát triển”.
Thực tiễn cho thấy nhiều tấm gương tự học rất thành công trong sự nghiệp, họ là
những người thực sự biết cách học và học tập không ngừng. Theo tôi, việc nêu gương họ
cho thế hệ trẻ là điều cần thiết, nhưng không nên chỉ dừng lại ở đó mà cần có biện pháp để
hình thành, rèn luyện và bồi dưỡng phương pháp tự học cho các em.
Với kinh nghiệm thực tế từ quá trình dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông,
chúng tôi nhận thấy: chỉ số ít HS khá – giỏi biết học tập nghiêm túc, có định hướng; một số
khác học theo kế hoạch hoặc sự giám sát của bố mẹ; phần lớn các em chưa biết cách tự học,
chưa biết thiết kế kế hoạch học tập cho riêng mình và cũng không tự kiểm soát được quỹ
thời gian của mình. Thực trạng này là do nhiều nguyên nhân, trong đó theo chúng tôi một
phần trách nhiệm là do chúng ta – những người làm giáo dục, những giáo viên trực tiếp
giảng dạy – đã chưa chú trọng đến việc hướng dẫn, rèn luyện phương pháp tự học cho các
em. Phần lớn thời gian lên lớp được giáo viên sử dụng cho việc truyền thụ tri thức, hoặc tổ
chức các hoạt động học tập, hoặc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập, nội dung hướng dẫn tự
học chỉ qua loa, đại khái.
Do đó việc nghiên cứu đề tài “THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC PHẦN
HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 THPT” là để góp phần hình thành và bồi dưỡng phương pháp
tự học cho học sinh thông qua quá trình dạy học môn Hóa học.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11
(chương trình nâng cao) nhằm bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh, nâng cao kết
quả học tập môn hóa học.
3. Nhiệm vụ của đề tài
‐ Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
3
‐ Điều tra thực trạng việc hướng dẫn tự học cho HS trong quá trình dạy học Hóa học ở một
số trường THPT.
‐ Nghiên cứu nội dung chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 và hệ thống bài tập hóa học hữu
cơ lớp 11; các nguyên tắc và quy trình thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học.
‐ Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ 11 THPT.
‐ Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu và tính khả thi của đề
tài.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
‐ Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học ở trường phổ thông Việt Nam.
‐ Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học môn hóa học hữu cơ lớp
11, chương trình nâng cao.
5. Phạm vi nghiên cứu
‐ Nội dung nghiên cứu: Một số bài quan trọng trong phần chất hữu cơ thuộc chương trình
hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao.
‐ Địa bàn: Học sinh lớp 11 ban khoa học tự nhiên, thuộc các trường:
+ THPT chuyên Lương Văn Chánh, TP Tuy Hòa – Phú Yên.
+ THPT Nguyễn Huệ, TP Tuy Hòa – Phú Yên.
+ THPT Trần Phú, Huyện Tuy An – Phú Yên.
+ THPT Phạm Văn Đồng, Huyện Mộ Đức – Quãng Ngãi.
‐ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06/2010 đến tháng 05/2011.
6. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
‐ Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu lí luận, phương pháp phân
tích và tổng hợp các nguồn tài liệu thu thập được, phương pháp phân loại, hệ thống hóa.
‐ Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, điều tra bằng bảng
hỏi, thực nghiệm sư phạm, phương pháp chuyên gia.
‐ Nhóm phương pháp toán học: Phương pháp thống kê toán học (SPSS) để xử lí kết quả
TNSP.
7. Giả thuyết khoa học
Việc xây dựng nội dung hướng dẫn tự học phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với
sự phát triển của quá trình tư duy, nhận thức sẽ hình thành và bồi dưỡng phương pháp tự học
cho các em HS ở trường THPT. Qua đó, các em có thói quen làm việc độc lập, chủ động tìm
4
tòi, lĩnh hội kiến thức của các môn học khác cũng như những tri thức bổ ích của nhân loại
đang ngày một đa dạng.
8. Những đóng góp mới của đề tài
‐ Thiết kế được tài liệu gồm các nội dung: hướng dẫn tự học đối với một số bài học quan
trọng thuộc chương trình hóa học hữu cơ lớp 11; hệ thống bài tập phù hợp với quá trình
nhận thức đa cấp độ của học sinh; và bộ đề giúp học sinh tự kiểm tra – đánh giá kết quả học
tập, theo kĩ năng tự học từ thấp lên cao, tự học từng phần cho đến tự học hoàn toàn.
‐ Đưa ra giải pháp giúp học sinh thực hiện thành công phương pháp tự học, nâng cao kết
quả học tập môn Hóa học nói riêng và các môn học khác nói chung. Đó là áp dụng chu trình
Deming (PDCA) trong việc quản lý quá trình học tập của mỗi cá nhân.
5
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về tự học
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với sự bùng nổ của công nghệ
thông tin, của những tri thức mới, sự tăng lên gấp bội của sáng tạo công nghệ và kỹ thuật, sự
mở rộng của các ngành nghề... đòi hỏi con người phải có năng lực tự học, tự đào tạo để
thích ứng.
Ngày 6/1/1998, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc hội thảo: “Nghiên cứu và phát triển tự học
– tự đào tạo”. Trong cuộc hội thảo này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các nhà
nghiên cứu, các giáo sư đầu ngành đã có những ý kiến, quan điểm nhấn mạnh tầm quan
trọng của tự học. Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình phát biểu: “Năng lực tự học – tự đào tạo đều
tiềm ẩn trong mỗi con người. Nếu biết kết hợp quá trình đào tạo ở trường lớp với quan tâm
tự học tự đào tạo thì đó là con đường ngắn nhất để tạo ra nội lực cần thiết cho sự phát triển
một con người và cho Đất nước”.
Ngay sau hội thảo, có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, các giáo sư về vấn đề
này. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 2/1998 đã đăng tải một số bài viết trong hội thảo như:
“Tự học – chìa khóa vàng của giáo dục” của GS. Phan Trọng Luận, “Vì năng tự học sáng
tạo của HS” của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân. Liên tiếp trong các số tạp chí sau đó là hàng
loạt bài viết về tự học: “Khơi dậy và phát huy năng lực tự học sáng tạo của nguời học trong
giáo dục và đào tạo” – Thái Văn Long, “Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy
học, giáo dục và đào tạo” – GS.Trần Bá Hoành, “Hồ Chí Minh với vấn đề tự học” – Đặng
Quốc Bảo.
Ngoài ra còn xuất hiện một số cuốn sách đề cập đến lĩnh vực này như: “Tôi tự học” –
Nguyễn Duy Cần, “Tự học Một nhu cầu của thời đại” – Nguyễn Hiến Lê (2007), “Luận bàn
về kinh nghiệm tự học” – Nguyễn Cảnh Toàn (1999). Những cuốn sách này đã đúc kết kinh
nghiệm quý báu của các tác giả về tự học.
Sau khi tạp chí “Tự học” của trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học ra đời, có
nhiều nhà khoa học và công trình nghiên cứu đã tham gia luận bàn về vấn đề này như: “Quá
trình dạy tự học” – Nguyễn Cảnh Toàn, “Dạy học giải quyết vấn đề” của Vũ Văn Tảo,
“Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm” – Nguyễn Kì… Qua đó, các
tác giả đã cung cấp một số lí thuyết và kinh nghiệm về tự học.
1.1.2. Một số luận văn, luận án về vấn đề tự học
6
Với mục tiêu “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, trong những năm
qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu bồi dưỡng, nâng cao năng lực tự học cho người học
đặc biệt là ở bậc Đại học và Cao đẳng. Chẳng hạn như: “Quá trình tự học và phương pháp
dạy tự học cho sinh viên” – Th.S Dương Thị Thanh Huyền (Bộ môn KHXH &NV); “Biện
pháp tổ chức hoạt động tự học cho Sinh viên khoa Ngoại ngữ” - Đại học Thái Nguyên;
“Phương pháp tự học – cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học” – Diệp Thị Danh
(Trường ĐH Đà Nẵng);…
Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của người học nhằm chiếm lĩnh tri thức, tự
mình luyện tập các thao tác, hành động để hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Tự học là một trong
những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục.
Năng lực tự học là nội lực phát triển bản thân người học. Có năng lực tự học là đồng
nghĩa với việc chủ thể biết xác định đúng đắn động cơ học tập cho mình, có khả năng tự
quản lí việc học của mình, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc,
điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập
làm việc và làm việc hợp tác với người khác. Có năng lực tự học mới có thể học suốt đời.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu - bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh (THPT,
THCS) thông qua các môn học nói chung và môn Hóa học nói riêng là một vấn đề cần thiết.
Với quan điểm đó, trong những năm gần đây, đã có một số nhà giáo dục quan tâm,
nghiên cứu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh bằng những nội dung và biện pháp khác
nhau. Theo đó, có thể kể ra một số đề tài nghiên cứu của các tác giả sau:Nâng cao năng lực
tự học cho học sinh giỏi hóa học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun (Chương
ancol – phenol và andehit – xeton)”, Luận văn thạc
“thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Tuyết Mai, năm 2008, trường ĐHSP Hà Nội.
1. “Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh phần hóa học đại cương
THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh giỏi hóa học”, Luận án tiến sĩ của
tác giả Nguyễn Thị Ngà, năm 2009, trường ĐHSP Hà Nội.
2. “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm tăng cường năng lực tự
học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 THPT”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc
Nguyên, ĐHSP TP HCM năm 2010.
3. “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm nâng cao năng lực tự học
cho Học sinh giỏi hóa lớp 12”, Luận văn thạc sĩ của Trần thị Thanh Hà, ĐHSP TP HCM
năm 2010.
7
4. “Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa lớp
11”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Tuyết Hoa, năm 2010, ĐHSP TP HCM.
Mođun dạy học là một đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc
một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học. Nó chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội
dung dạy học, PPDH và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, các yếu tố này gắn bó
với nhau thành một thể hoàn chỉnh [17, tr.26].
Nội dung chính của phương pháp tự học có hướng dẫn theo mođun là trên cơ sở các
mođun học tập, HS được dẫn dắt từng bước để đạt tới mục tiêu dạy học. Nội dung dạy học
được phân ra từng phần, có hệ thống mục tiêu dạy học chuyên biệt và hệ thống test, HS có
thể tự học và tự kiểm tra mức độ nắm vững các kiến thức, kĩ năng và thái độ trong từng tiểu
mođun. Bằng cách này họ có thể tự học phù hợp với những đặc điểm riêng của mình.
Theo các tác giả của những luận văn thạc sĩ kể trên, việc thiết kế tài liệu tự học có
hướng dẫn cho học sinh là một biện pháp giúp cho học sinh có thể dễ dàng trong việc tự
học, tự đọc, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Việc thiết kế website hóa học là một biện
pháp hay, cung cấp cho học sinh một cách học tập mới mẻ. Tuy nhiên, với nhiều học sinh
không có điều kiện về cơ sở vật chất thì khó có thể tiếp cận phương pháp học tập hiện đại
này.
Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phần hóa học hữu cơ lớp 11 (nâng
cao), nhưng chỉ có một số ít tác giả nghiên cứu vấn đề đó để xây dựng nội dung và biện
pháp rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên
cứu này đều có chung một đặc điểm là các tác giả chỉ chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự
học cho học sinh chuyên hoặc giỏi hóa học ở trường THPT. Điều đáng nói là với đối tượng
học sinh giỏi thì ở một mức độ nào đó, các em đã được xem là biết cách tự học; còn đại đa
số các học sinh yếu kém, trung bình và kể cả học sinh khá lại dễ gặp khó khăn trong tự học
và thường không có phương pháp tự học. Chính các em mới cần được hướng dẫn, rèn luyện
và bồi dưỡng thêm về năng lực tự học. Đó vẫn đang còn là vấn đề mà ngành giáo dục và
những người làm giáo dục phải quan tâm.
Tiếp tục theo hướng nghiên cứu của các tác giả kể trên, chúng tôi nghiên cứu “Thiết kế
tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 (nâng cao), nhằm góp phần hình
thành và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THPT thông qua bộ môn Hóa học.
8
1.2. Tự học
1.2.1. Khái niệm và các hình thức tự học
Theo GS. Nguyễn Cảnh Toàn: Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các
năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, ...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử
dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan,
thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên
trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý chí muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi,
...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu
của mình [30, tr.59-60].
Tự học là hình thức học tập hoàn toàn không có sự tương tác thầy trò, học sinh phải
tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua tài liệu, hoạt động thực tế, thí nghiệm...
Tự học có hướng dẫn là hoạt động tự lực của học sinh để chiếm lĩnh kiến thức với sự
hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của giáo viên thông qua các phương tiện học tập (tài liệu
học tập, tài liệu tra cứu, đĩa VCD, phần mềm dạy học,...).
Tự học là một phương thức đào tạo cho mọi đối tượng và là hình thức dạy
học có thể phối hợp với các hình thức dạy học khác, phát huy được tính tích cực chủ động
của người học.
Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân người học để hoàn thành nhiệm vụ học tập
của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học - đào tạo trong nhà trường. Tự học
là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quá trình nhận thức của người học. Trong quá
trình đó, người học hoàn toàn chủ động và độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri
thức dưới sự chỉ đạo, điều khiển của giáo viên.
 Các hình thức tự học [17, tr.13 -14]
o Tự học không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên:
‐ Tự học hoàn toàn (không có GV): thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế, học từ
kinh nghiệm của người khác. Hình thức này, HS gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng
kiến thức, HS khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả tự học
của mình...
‐ Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập: thí dụ như học bài hay làm bài ở
nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công việc thường xuyên của HS phổ thông. Để giúp HS có
thể tự học ở nhà, GV cần tăng cường kiểm tra – đánh giá kết quả học bài, làm bài của họ.
9
‐ Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa): HS được nghe GV giảng giải minh
họa, nhưng không được tiếp xúc với GV, không được hỏi han, không nhận được sự giúp đỡ
khi gặp khó khăn. Với hình thức học này, HS cũng không được đánh giá kết quả học tập của
mình.
‐ Tự học qua tài liệu hướng dẫn không có sự tiếp xúc giữa GV – HS: Trong tài liệu
hướng dẫn có trình bày cả nội dung, cách xây dựng kiến thức, cách kiểm tra đánh giá sau
mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫn tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khi đạt được (thí dụ học
theo các phần mềm trên máy tính). Song nếu chỉ dùng tài liệu tự học mà không có sự tiếp
xúc với GV thì HS vẫn có thể gặp khó khăn và không biết hỏi ai.
‐ Tự lực thực hiện một số hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên: Với
hình thức này cũng đem lại kết quả nhất định. Song nếu HS vẫn sử dụng SGK hóa học như
hiện nay thì họ cũng gặp khó khăn khi tiến hành tự học vì thiếu sự hướng dẫn về phương
pháp học.
Hình 1.1: Các hình thức tự học
o Tự học theo tài liệu hướng dẫn và có sự giúp đỡ trực tiếp của GV:
Qua việc nghiên cứu các hình thức tự học ở trên chúng ta thấy rằng mỗi hình thức tự
học có những mặt ưu và nhược điểm nhất định. Ở đây, chúng tôi đề cập đến việc tự học theo
tài liệu hướng dẫn và có sự giúp đỡ trực tiếp của GV nhằm giúp các em HS vượt qua những
khó khăn trong quá trình tự học. HS tự học theo tài liệu hướng dẫn được biên soạn sẵn cho
họ, đồng thời có sự trao đổi, tác động chỉ đạo của GV từ bên ngoài nên sẽ dễ dàng chiếm
lĩnh tri thức và nâng cao hiệu quả học tập.
1.2.2. Hoạt động nhận thức của học sinh
1.2.2.1. Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập
 Một số khái niệm:
10
o Khái niệm hoạt động:
‐ Theo “Từ điển Tiếng Việt”, hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ với
nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội [21, tr.452].
‐ Theo “Từ điển Bách khoa toàn thư”, hoạt động là một phương pháp đặc thù của con
người quan hệ với thế giới chung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng phục vụ cuộc sống
của mình [45].
o Khái niệm nhận thức:
‐ Theo “Từ điển Tiếng Việt”, nhận thức là nhận ra và biết được, hiểu được vấn đề [21,
tr.712].
‐ Theo quan điểm triết học Mac-Lênin, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng
hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo
trên cơ sở thực tiễn [ ].
‐ Theo “Từ điển Bách khoa toàn thư”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản
ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng
tiến đến gần khách thể [45].
o Hoạt động nhận thức là hoạt động tích cực của chủ thể phản ánh hiện thực khách
quan để thích ứng với nó hoặc cải tạo nó [45].
 Mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức và dạy học:
Dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh.
Dạy là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh. Học là
hoạt động do được tổ chức, điều khiển nên nó là hoạt động nhận thức đặc biệt.
‐ Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Đó là sự phản ánh
tâm lí của con người bắt đầu từ cảm giác. Sự học tập của học sinh cũng là quá trình phản ánh
như vậy. Sự phản ánh đó là sự phản ánh đi trước, có tính chất cải tạo mà mức độ cao nhất
của tính chất cải tạo đó là sự sáng tạo. Sự phản ánh đó không phải thụ động như chiếc gương
mà bao giờ cũng bị khúc xạ qua lăng kính chủ quan của mỗi người như qua tri thức, kinh
nghiệm, nhu cầu, hứng thú… của chủ thể nhận thức. Sự phản ánh đó có tính tích cực thể
hiện ở chỗ nó được thực hiện trong tiến trình phân tích – tổng hợp của não người và có tính
lựa chọn. Trong vô số những sự vật và quá trình của hiện thực khách quan, chủ thể tích cực
lựa chọn những cái trở thành đối tượng phản ánh của họ.
Vì vậy, với tư cách là chủ thể có ý thức, học sinh có khả năng phản ánh khách quan
về nội dung và chủ quan về hình thức, nghĩa là về nội dung học sinh có
11
khả năng phản ánh đúng bản chất và những quy luật của thế giới khách quan, còn về
hình thức, mỗi HS có phương pháp phản ánh riêng của mình.
‐ Quá trình học tập của học sinh cũng diễn ra theo công thức nổi tiếng của V.I.Lênin: “
Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con
đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”. Xét toàn bộ
quá trình nhận thức chung của loài người cũng như của HS đều thể hiện theo công thức đó,
song trong từng giai đoạn cụ thể, tùy theo điểm xuất phát trong quá trình nhận thức mà có
thể đi từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể, từ đơn nhất đến khái quát và từ
khái quát đến đơn nhất.
‐ Quá trình dạy học những tri thức thuộc mỗi môn khoa học cụ thể được hiểu là quá
trình hoạt động của GV và HS trong sự tương tác thống nhất và biện chứng của ba thành
phần trong hệ dạy học là giáo viên, tư liệu hoạt động dạy học và học sinh.
‐ Lí luận dạy học đã khẳng định dạy học là dạy giải quyết vấn đề, quá trình dạy học
bao gồm hệ thống các hành động có mục đích của GV tổ chức hoạt động trí óc và tay chân
của HS, đảm bảo HS chiếm lĩnh tri thức, đạt mục tiêu xác định.
‐ Muốn tổ chức, hướng dẫn tốt hoạt động nhận thức hóa học cho HS, người giáo viên
cần phải nắm được quy luật chung của quá trình nhận thức khoa học, logic hình thành các
kiến thức hóa học, những hành động thường gặp trong quá trình nhận thức hóa học, những
phương pháp nhận thức hóa học phổ biến để hoạch định những hành động, thao tác cần thiết
của HS trong quá trình chiếm lĩnh một kiến thức hay một kĩ năng xác định.
 Hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học được sự lãnh đạo, tổ chức, điều
khiển của GV với những điều kiện sư phạm nhất định, nên nó có tính độc đáo, thể hiện cụ
thể như sau:
‐ Quá trình nhận thức của HS không diễn ra theo con đường mò mẫm, thử và sai như
quá trình nhận thức chung của loài người mà diễn ra theo con đường đã được khám phá,
được những nhà xây dựng nội dung dạy học và người giáo viên gia công vào.
‐ Quá trình nhận thức của HS không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhân
loại mà là tái tạo lại tri thức của nhân loại đã tạo ra, nên cái mà họ nhận thức được chỉ là mới
đối với họ mà thôi.
‐ Trong một thời gian tương đối ngắn, HS có thể lĩnh hội một khối lượng tri thức rất
lớn một cách thuận lợi. Chính vì vậy, trong quá trình học tập của học sinh phải củng cố, tập

Contenu connexe

Tendances

Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Garment Space Blog0
 
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Garment Space Blog0
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề trong dạy Sinh học
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề trong dạy Sinh họcLuận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề trong dạy Sinh học
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề trong dạy Sinh họcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Tendances (18)

Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAYLuận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
 
Luận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đ
Luận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đLuận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đ
Luận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đ
 
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
 
Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10
Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10
Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10
 
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
 
Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sửPhát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử
 
Luận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đ
Luận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đLuận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đ
Luận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đ
 
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
 
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đLuận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
 
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPTLuận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề trong dạy Sinh học
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề trong dạy Sinh họcLuận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề trong dạy Sinh học
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề trong dạy Sinh học
 
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
 
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
 
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắtBồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương mắt
 
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương “Chất khí”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương “Chất khí”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương “Chất khí”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương “Chất khí”
 

Similaire à Thiet ke tai_lieu_huong_dan_tu_hoc_phan_hoa_hoc_huu_co_lop_11_trung_hoc_pho_thong_241

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.ssuser499fca
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh th...
Sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh th...Sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh th...
Sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh th...jackjohn45
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Garment Space Blog0
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...Garment Space Blog0
 
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềLuận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similaire à Thiet ke tai_lieu_huong_dan_tu_hoc_phan_hoa_hoc_huu_co_lop_11_trung_hoc_pho_thong_241 (20)

Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAYLuận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinhLuận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOTLuận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOT
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang họcLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
 
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
 
Luận văn: Sử dụng phim thí nghiệm trong dạy hóa học lớp 10, 11
Luận văn: Sử dụng phim thí nghiệm trong dạy hóa học lớp 10, 11Luận văn: Sử dụng phim thí nghiệm trong dạy hóa học lớp 10, 11
Luận văn: Sử dụng phim thí nghiệm trong dạy hóa học lớp 10, 11
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
 
Sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh th...
Sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh th...Sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh th...
Sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh th...
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu họcLuận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
 
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đLuận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
 
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
 
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAYLuận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
 
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềLuận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
 

Plus de Garment Space Blog0

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Garment Space Blog0
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Garment Space Blog0
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Garment Space Blog0
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Garment Space Blog0
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Garment Space Blog0
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Garment Space Blog0
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Garment Space Blog0
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Garment Space Blog0
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Garment Space Blog0
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Garment Space Blog0
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Garment Space Blog0
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Garment Space Blog0
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Garment Space Blog0
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Garment Space Blog0
 
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Garment Space Blog0
 

Plus de Garment Space Blog0 (20)

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
 
Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
 
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
 

Dernier

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Thiet ke tai_lieu_huong_dan_tu_hoc_phan_hoa_hoc_huu_co_lop_11_trung_hoc_pho_thong_241

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Mai Chi THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Mai Chi THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số: 601410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HUY HẢI Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  • 3. LỜI CẢM ƠN Ñeå hoaøn thaønh luaän vaên naøy, ngoaøi söï noã löïc cuûa baûn thaân, toâi ñaõ nhaän ñöôïc söï höôùng daãn, giuùp ñôõ, ñoäng vieân cuûa raát nhieàu thaày coâ, ñoàng nghieäp, gia ñình vaø baïn beø. Toâi traân troïng baøy toû loøng bieát ôn saâu saéc ñeán TS.Leâ Huy Haûi vaø PGS.TS.Trònh Vaên Bieàu ñaõ tröïc tieáp höôùng daãn, giuùp ñôõ taän tình trong suoát quaù trình hoïc taäp, xaây döïng vaø hoaøn thieän luaän vaên naøy. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn Ban Giaùm hieäu, quyù thaày coâ daïy moân Hoùa hoïc vaø hoïc sinh lôùp 11 thuoäc caùc tröôøng: THPT chuyeân Löông Vaên Chaùnh, THPT Nguyeãn Hueä, THPT Traàn Phuù tænh Phuù Yeân, tröôøng THPT Phaïm Vaên Ñoàng tænh Quaûng Ngaõi vaø baïn beø ñoàng nghieäp gaãn xa … ñaõ giuùp ñôõ vaø ñoùng goùp cho toâi nhieàu yù kieán quyù baùu trong quaù trình thöïc hieän ñeà taøi. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn: - Phoøng Sau ñaïi hoïc – Tröôøng ĐHSP TP.HCM. - Ban chuû nhieäm khoa Hoùa hoïc – Tröôøng ĐHSP TP.HCM. - Ban Giaùm ñoác Sôû Giaùo duïc vaø Ñaøo taïo tænh Phuù Yeân. - Ban Giaùm hieäu vaø taäp theå giaùo vieân Hoùa tröôøng THPT chuyeân Löông Vaên Chaùnh - Phuù Yeân. Ñaõ taïo moïi ñieàu kieän thuaän lôïi ñeå toâi hoaøn thaønh toát luaän vaên. Xin caûm ôn gia ñình, baïn beø, ñoàng nghieäp ñaõ ñoäng vieân khích leä giuùp toâi hoaøn thieän luaän vaên naøy. Traân troïng caûm ôn! Thaønh phoá Hoà Chí Minh, thaùng 8 naêm 2011 Taùc giaû: Nguyeãn Ngoïc Mai Chi
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Trang Danh mục các từ viết tắt.............................................................................................. i Danh mục các bảng .................................................................................................... ii Danh mục các hình....................................................................................................iii MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ của đề tài................................................................................................ 2 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3 5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 3 6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 3 7. Giả thuyết khoa học................................................................................................ 3 8. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................. 4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 5 1.1.1. Các nghiên cứu về tự học ........................................................................ 5 1.1.2. Một số luận văn, luận án về vấn đề tự học.............................................. 5 1.2. Tự học.................................................................................................................. 8 1.2.1. Khái niệm và các hình thức tự học.......................................................... 8 1.2.2. Hoạt động nhận thức của học sinh.......................................................... 9 1.2.2.1. Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập.............. 9 1.2.2.2. Đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình tự học12 1.2.3. Việc tự học trong xã hội tri thức............................................................ 13 1.2.3.1. Xã hội tri thức ................................................................................ 13 1.2.3.2. Những yêu cầu của xã hội tri thức đối với giáo dục hiện nay ....... 14 1.2.3.3. Tầm quan trọng của việc tự học..................................................... 14 1.2.4. Những khó khăn trong việc tự học......................................................... 14 1.2.5. Những giải pháp để thành công trong tự học........................................ 15 1.2.5.1. Xây dựng kế hoạch tự học (Plan)................................................... 16
  • 5. 1.2.5.2. Thực hiện kế hoạch và thời gian biểu tự học (Do)......................... 17 1.2.5.3. Tự kiểm tra – đánh giá kiến thức (Check) ..................................... 17 1.2.5.4. Bổ sung kiến thức còn yếu kém (Action)....................................... 17 1.3. Tài liệu tự học.................................................................................................... 18 1.3.1. Khái niệm tài liệu, tài liệu tự học.......................................................... 18 1.3.2. Các loại tài liệu tự học .......................................................................... 19 1.3.3. Tác dụng của tài liệu hướng dẫn tự học................................................ 19 1.4. Tổng quan phần hóa học hữu cơ THPT ............................................................ 20 1.4.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của phần hóa học hữu cơ .............................. 20 1.4.2. Cấu trúc phần hóa học hữu cơ trong chương trình hóa học THPT...... 21 1.4.3. Cấu trúc phần hóa học hữu cơ 11 nâng cao ......................................... 23 1.5. Thực trạng hoạt động dạy và học hóa học hiện nay ở trường THPT................ 25 1.5.1. Về khả năng tự học của đa số HS ở trường phổ thông hiện nay........... 25 1.5.2. Về việc hướng dẫn tự học cho HS......................................................... 26 1.5.3. Về nội dung và biện pháp hướng dẫn tự học cho học sinh ................... 27 Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 28 Chương 2: THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC................................... 30 PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 THPT........................................................... 30 2.1. Các nguyên tắc thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học............................................ 30 2.2. Quy trình thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học ..................................................... 31 2.3. Cấu trúc của “Tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT” 32 2.4. Nội dung tài liệu hướng dẫn tự học môn hóa học hữu cơ lớp 11 THPT........... 33 2.4.1. Hướng dẫn tự học bài 43: “ANKIN”..................................................... 33 2.4.2. Hướng dẫn tự học bài 46: BENZEN VÀ ANKYLBENZEN................ 42 2.4.3. Hướng dẫn tự học bài 58: ANĐEHIT VÀ XETON.............................. 55 2.4.4. Bộ đề tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập........................................ 66 2.5. Sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học nâng cao kết quả học tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT...................................................................................................................... 100 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................... 102 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................................. 103 3.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................................... 103 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm.................................................................................... 103
  • 6. 3.3. Đối tượng thực nghiệm ................................................................................... 103 3.4. Tiến hành thực nghiệm.................................................................................... 103 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm......................................................................... 106 3.5.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính................................................. 106 3.5.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng.............................................. 108 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 121 PHỤ LỤC
  • 7. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Đối chứng : ĐC Đại học Sư phạm : ĐHSP Giáo dục : GD Giáo viên : GV Học sinh : HS Phương pháp dạy học : PPDH Plan – Do – Check - Action : PDCA Sách giáo khoa : SGK Thực nghiệm : TN Thực nghiệm sư phạm : TNSP Trung học cơ sở : THCS Trung học phổ thông : THPT Xã hội : XH
  • 8. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Cấu trúc phần hóa học hữu cơ 11 nâng cao .......................... 26 Bảng 1.2: Khả năng tự học của đa số HS THPT hiện nay .................... 29 Bảng 1.3: Thực trạng việc hướng dẫn tự học cho HS THPT ................ 30 Bảng 1.4: Kết quả điều tra về nội dung, biện pháp hướng dẫn HS tự học 31 Bảng 3.1: Đối tượng thực nghiệm ........................................................... 116 Bảng 3.2: Tổng hợp đánh giá về “Tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11”.................................................................. 120 Bảng 3.3: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 1 các lớp TN ......................... 123 Bảng 3.4: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 1 các lớp ĐC ......................... 123 Bảng 3.5: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 2 các lớp TN ......................... 124 Bảng 3.6: Tổng hợp điểm kiểm tra bài số 2 các lớp ĐC ......................... 124 Bảng 3.7: Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra số 1 125 Bảng 3.8: Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2 126 Bảng 3.9: Điểm trung bình các bài kiểm tra của nhóm TN và nhóm ĐC 127 Bảng 3.10: Tổng hợp phân loại kết quả học tập - bài 1 ............................ 127 Bảng 3.11: Tổng hợp phân loại kết quả học tập - bài 2 ............................ 128 Bảng 3.12: Tổng hợp các tham số đặc trưng ............................................. 128
  • 9. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Các hình thức tự học .......................................................... 10 Hình 1.2: Phương pháp quản lí kết quả tự học của mỗi cá nhân theo chu trình PDCA .................................................................. 18 Hình 1.3: Tự học theo chu trình PDCA .............................................. 20 Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 .............................. 125 Hình 3.2: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 .............................. 126 Hình 3.3: Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra số 1 ........... 127 Hình 3.4: Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra số 2 ........... 128
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại – xã hội tri thức – nơi mà tri thức trở thành một yếu tố then chốt của lực lượng kiến tạo xã hội, của lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Học tập không chỉ là nhu cầu mà còn là điều kiện để con người tồn tại và phát triển. Đứng trước sự bùng nổ thông tin, sự toàn cầu hóa tri thức, cũng như những yêu cầu cấp bách và đa dạng của xã hội đối với nguồn nhân lực hiện nay, đòi hỏi Giáo dục phải có những thay đổi mạnh mẽ để phát triển cả về chất và lượng. Giáo dục cần phải đào tạo ra nguồn nhân lực mới, có những phẩm chất và năng lực nhất định, đặc biệt là: năng lực hành động, tính sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, khả năng tự học và học tập suốt đời. Chính vì vậy, trong những thập niên gần đây, song song với việc đổi mới nội dung chương trình là phải đổi mới phương pháp dạy học - đó là một khâu quan trọng giúp ngành Giáo dục và Đào tạo hoàn thành nhiệm vụ mà nhân dân giao phó. Dưới đây là một số chủ trương và định hướng đổi mới của ngành:  Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục và Đào tạo: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học”.  Trong chỉ thị số 15/1999/CT-BGD-ĐT ngày 24/4/1999 về việc đổi mới PPDH của các trường sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học tập trong các trường sư phạm nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy học, còn người học đóng vai trò chủ động trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa học”.  Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT: ‐ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. ‐ Bồi dưỡng phương pháp tự học. ‐ Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. ‐ Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
  • 11. 2 Có thể nói cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. “Mục tiêu cuối cùng của hệ thống giáo dục là chuyển giao cho cá nhân gánh nặng của việc tự học”. Tôi rất tâm đắc với việc bồi dưỡng phương pháp tự học, bởi lẽ: Học tập là vấn đề tự thân. Không ai có thể học thay cho bạn, cũng như không ai có thể ăn thay cho bạn. “Học” là một động từ chủ động, kiến thức của bạn là một thứ gì đó bạn phải làm cho thích ứng với bản thân mình, không phải thứ mà bạn có thể tìm thấy sẵn; chúng ta phải “tự học để tự phát triển”. Thực tiễn cho thấy nhiều tấm gương tự học rất thành công trong sự nghiệp, họ là những người thực sự biết cách học và học tập không ngừng. Theo tôi, việc nêu gương họ cho thế hệ trẻ là điều cần thiết, nhưng không nên chỉ dừng lại ở đó mà cần có biện pháp để hình thành, rèn luyện và bồi dưỡng phương pháp tự học cho các em. Với kinh nghiệm thực tế từ quá trình dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy: chỉ số ít HS khá – giỏi biết học tập nghiêm túc, có định hướng; một số khác học theo kế hoạch hoặc sự giám sát của bố mẹ; phần lớn các em chưa biết cách tự học, chưa biết thiết kế kế hoạch học tập cho riêng mình và cũng không tự kiểm soát được quỹ thời gian của mình. Thực trạng này là do nhiều nguyên nhân, trong đó theo chúng tôi một phần trách nhiệm là do chúng ta – những người làm giáo dục, những giáo viên trực tiếp giảng dạy – đã chưa chú trọng đến việc hướng dẫn, rèn luyện phương pháp tự học cho các em. Phần lớn thời gian lên lớp được giáo viên sử dụng cho việc truyền thụ tri thức, hoặc tổ chức các hoạt động học tập, hoặc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập, nội dung hướng dẫn tự học chỉ qua loa, đại khái. Do đó việc nghiên cứu đề tài “THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 THPT” là để góp phần hình thành và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh thông qua quá trình dạy học môn Hóa học. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu việc thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 (chương trình nâng cao) nhằm bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh, nâng cao kết quả học tập môn hóa học. 3. Nhiệm vụ của đề tài ‐ Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
  • 12. 3 ‐ Điều tra thực trạng việc hướng dẫn tự học cho HS trong quá trình dạy học Hóa học ở một số trường THPT. ‐ Nghiên cứu nội dung chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 và hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11; các nguyên tắc và quy trình thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học. ‐ Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ 11 THPT. ‐ Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu và tính khả thi của đề tài. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ‐ Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học ở trường phổ thông Việt Nam. ‐ Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học môn hóa học hữu cơ lớp 11, chương trình nâng cao. 5. Phạm vi nghiên cứu ‐ Nội dung nghiên cứu: Một số bài quan trọng trong phần chất hữu cơ thuộc chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao. ‐ Địa bàn: Học sinh lớp 11 ban khoa học tự nhiên, thuộc các trường: + THPT chuyên Lương Văn Chánh, TP Tuy Hòa – Phú Yên. + THPT Nguyễn Huệ, TP Tuy Hòa – Phú Yên. + THPT Trần Phú, Huyện Tuy An – Phú Yên. + THPT Phạm Văn Đồng, Huyện Mộ Đức – Quãng Ngãi. ‐ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06/2010 đến tháng 05/2011. 6. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: ‐ Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu lí luận, phương pháp phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu thu thập được, phương pháp phân loại, hệ thống hóa. ‐ Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, điều tra bằng bảng hỏi, thực nghiệm sư phạm, phương pháp chuyên gia. ‐ Nhóm phương pháp toán học: Phương pháp thống kê toán học (SPSS) để xử lí kết quả TNSP. 7. Giả thuyết khoa học Việc xây dựng nội dung hướng dẫn tự học phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với sự phát triển của quá trình tư duy, nhận thức sẽ hình thành và bồi dưỡng phương pháp tự học cho các em HS ở trường THPT. Qua đó, các em có thói quen làm việc độc lập, chủ động tìm
  • 13. 4 tòi, lĩnh hội kiến thức của các môn học khác cũng như những tri thức bổ ích của nhân loại đang ngày một đa dạng. 8. Những đóng góp mới của đề tài ‐ Thiết kế được tài liệu gồm các nội dung: hướng dẫn tự học đối với một số bài học quan trọng thuộc chương trình hóa học hữu cơ lớp 11; hệ thống bài tập phù hợp với quá trình nhận thức đa cấp độ của học sinh; và bộ đề giúp học sinh tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập, theo kĩ năng tự học từ thấp lên cao, tự học từng phần cho đến tự học hoàn toàn. ‐ Đưa ra giải pháp giúp học sinh thực hiện thành công phương pháp tự học, nâng cao kết quả học tập môn Hóa học nói riêng và các môn học khác nói chung. Đó là áp dụng chu trình Deming (PDCA) trong việc quản lý quá trình học tập của mỗi cá nhân.
  • 14. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về tự học Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, của những tri thức mới, sự tăng lên gấp bội của sáng tạo công nghệ và kỹ thuật, sự mở rộng của các ngành nghề... đòi hỏi con người phải có năng lực tự học, tự đào tạo để thích ứng. Ngày 6/1/1998, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc hội thảo: “Nghiên cứu và phát triển tự học – tự đào tạo”. Trong cuộc hội thảo này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các nhà nghiên cứu, các giáo sư đầu ngành đã có những ý kiến, quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng của tự học. Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình phát biểu: “Năng lực tự học – tự đào tạo đều tiềm ẩn trong mỗi con người. Nếu biết kết hợp quá trình đào tạo ở trường lớp với quan tâm tự học tự đào tạo thì đó là con đường ngắn nhất để tạo ra nội lực cần thiết cho sự phát triển một con người và cho Đất nước”. Ngay sau hội thảo, có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, các giáo sư về vấn đề này. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 2/1998 đã đăng tải một số bài viết trong hội thảo như: “Tự học – chìa khóa vàng của giáo dục” của GS. Phan Trọng Luận, “Vì năng tự học sáng tạo của HS” của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân. Liên tiếp trong các số tạp chí sau đó là hàng loạt bài viết về tự học: “Khơi dậy và phát huy năng lực tự học sáng tạo của nguời học trong giáo dục và đào tạo” – Thái Văn Long, “Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học, giáo dục và đào tạo” – GS.Trần Bá Hoành, “Hồ Chí Minh với vấn đề tự học” – Đặng Quốc Bảo. Ngoài ra còn xuất hiện một số cuốn sách đề cập đến lĩnh vực này như: “Tôi tự học” – Nguyễn Duy Cần, “Tự học Một nhu cầu của thời đại” – Nguyễn Hiến Lê (2007), “Luận bàn về kinh nghiệm tự học” – Nguyễn Cảnh Toàn (1999). Những cuốn sách này đã đúc kết kinh nghiệm quý báu của các tác giả về tự học. Sau khi tạp chí “Tự học” của trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học ra đời, có nhiều nhà khoa học và công trình nghiên cứu đã tham gia luận bàn về vấn đề này như: “Quá trình dạy tự học” – Nguyễn Cảnh Toàn, “Dạy học giải quyết vấn đề” của Vũ Văn Tảo, “Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm” – Nguyễn Kì… Qua đó, các tác giả đã cung cấp một số lí thuyết và kinh nghiệm về tự học. 1.1.2. Một số luận văn, luận án về vấn đề tự học
  • 15. 6 Với mục tiêu “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, trong những năm qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu bồi dưỡng, nâng cao năng lực tự học cho người học đặc biệt là ở bậc Đại học và Cao đẳng. Chẳng hạn như: “Quá trình tự học và phương pháp dạy tự học cho sinh viên” – Th.S Dương Thị Thanh Huyền (Bộ môn KHXH &NV); “Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho Sinh viên khoa Ngoại ngữ” - Đại học Thái Nguyên; “Phương pháp tự học – cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học” – Diệp Thị Danh (Trường ĐH Đà Nẵng);… Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của người học nhằm chiếm lĩnh tri thức, tự mình luyện tập các thao tác, hành động để hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Tự học là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Năng lực tự học là nội lực phát triển bản thân người học. Có năng lực tự học là đồng nghĩa với việc chủ thể biết xác định đúng đắn động cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản lí việc học của mình, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác với người khác. Có năng lực tự học mới có thể học suốt đời. Chính vì vậy, việc nghiên cứu - bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh (THPT, THCS) thông qua các môn học nói chung và môn Hóa học nói riêng là một vấn đề cần thiết. Với quan điểm đó, trong những năm gần đây, đã có một số nhà giáo dục quan tâm, nghiên cứu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh bằng những nội dung và biện pháp khác nhau. Theo đó, có thể kể ra một số đề tài nghiên cứu của các tác giả sau:Nâng cao năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun (Chương ancol – phenol và andehit – xeton)”, Luận văn thạc “thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Tuyết Mai, năm 2008, trường ĐHSP Hà Nội. 1. “Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh phần hóa học đại cương THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh giỏi hóa học”, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngà, năm 2009, trường ĐHSP Hà Nội. 2. “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 THPT”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Nguyên, ĐHSP TP HCM năm 2010. 3. “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm nâng cao năng lực tự học cho Học sinh giỏi hóa lớp 12”, Luận văn thạc sĩ của Trần thị Thanh Hà, ĐHSP TP HCM năm 2010.
  • 16. 7 4. “Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa lớp 11”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Tuyết Hoa, năm 2010, ĐHSP TP HCM. Mođun dạy học là một đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học. Nó chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, các yếu tố này gắn bó với nhau thành một thể hoàn chỉnh [17, tr.26]. Nội dung chính của phương pháp tự học có hướng dẫn theo mođun là trên cơ sở các mođun học tập, HS được dẫn dắt từng bước để đạt tới mục tiêu dạy học. Nội dung dạy học được phân ra từng phần, có hệ thống mục tiêu dạy học chuyên biệt và hệ thống test, HS có thể tự học và tự kiểm tra mức độ nắm vững các kiến thức, kĩ năng và thái độ trong từng tiểu mođun. Bằng cách này họ có thể tự học phù hợp với những đặc điểm riêng của mình. Theo các tác giả của những luận văn thạc sĩ kể trên, việc thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn cho học sinh là một biện pháp giúp cho học sinh có thể dễ dàng trong việc tự học, tự đọc, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Việc thiết kế website hóa học là một biện pháp hay, cung cấp cho học sinh một cách học tập mới mẻ. Tuy nhiên, với nhiều học sinh không có điều kiện về cơ sở vật chất thì khó có thể tiếp cận phương pháp học tập hiện đại này. Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phần hóa học hữu cơ lớp 11 (nâng cao), nhưng chỉ có một số ít tác giả nghiên cứu vấn đề đó để xây dựng nội dung và biện pháp rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu này đều có chung một đặc điểm là các tác giả chỉ chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh chuyên hoặc giỏi hóa học ở trường THPT. Điều đáng nói là với đối tượng học sinh giỏi thì ở một mức độ nào đó, các em đã được xem là biết cách tự học; còn đại đa số các học sinh yếu kém, trung bình và kể cả học sinh khá lại dễ gặp khó khăn trong tự học và thường không có phương pháp tự học. Chính các em mới cần được hướng dẫn, rèn luyện và bồi dưỡng thêm về năng lực tự học. Đó vẫn đang còn là vấn đề mà ngành giáo dục và những người làm giáo dục phải quan tâm. Tiếp tục theo hướng nghiên cứu của các tác giả kể trên, chúng tôi nghiên cứu “Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 (nâng cao), nhằm góp phần hình thành và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THPT thông qua bộ môn Hóa học.
  • 17. 8 1.2. Tự học 1.2.1. Khái niệm và các hình thức tự học Theo GS. Nguyễn Cảnh Toàn: Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, ...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý chí muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi, ...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình [30, tr.59-60]. Tự học là hình thức học tập hoàn toàn không có sự tương tác thầy trò, học sinh phải tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua tài liệu, hoạt động thực tế, thí nghiệm... Tự học có hướng dẫn là hoạt động tự lực của học sinh để chiếm lĩnh kiến thức với sự hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của giáo viên thông qua các phương tiện học tập (tài liệu học tập, tài liệu tra cứu, đĩa VCD, phần mềm dạy học,...). Tự học là một phương thức đào tạo cho mọi đối tượng và là hình thức dạy học có thể phối hợp với các hình thức dạy học khác, phát huy được tính tích cực chủ động của người học. Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân người học để hoàn thành nhiệm vụ học tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học - đào tạo trong nhà trường. Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quá trình nhận thức của người học. Trong quá trình đó, người học hoàn toàn chủ động và độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo, điều khiển của giáo viên.  Các hình thức tự học [17, tr.13 -14] o Tự học không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên: ‐ Tự học hoàn toàn (không có GV): thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế, học từ kinh nghiệm của người khác. Hình thức này, HS gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiến thức, HS khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả tự học của mình... ‐ Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập: thí dụ như học bài hay làm bài ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công việc thường xuyên của HS phổ thông. Để giúp HS có thể tự học ở nhà, GV cần tăng cường kiểm tra – đánh giá kết quả học bài, làm bài của họ.
  • 18. 9 ‐ Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa): HS được nghe GV giảng giải minh họa, nhưng không được tiếp xúc với GV, không được hỏi han, không nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Với hình thức học này, HS cũng không được đánh giá kết quả học tập của mình. ‐ Tự học qua tài liệu hướng dẫn không có sự tiếp xúc giữa GV – HS: Trong tài liệu hướng dẫn có trình bày cả nội dung, cách xây dựng kiến thức, cách kiểm tra đánh giá sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫn tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khi đạt được (thí dụ học theo các phần mềm trên máy tính). Song nếu chỉ dùng tài liệu tự học mà không có sự tiếp xúc với GV thì HS vẫn có thể gặp khó khăn và không biết hỏi ai. ‐ Tự lực thực hiện một số hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên: Với hình thức này cũng đem lại kết quả nhất định. Song nếu HS vẫn sử dụng SGK hóa học như hiện nay thì họ cũng gặp khó khăn khi tiến hành tự học vì thiếu sự hướng dẫn về phương pháp học. Hình 1.1: Các hình thức tự học o Tự học theo tài liệu hướng dẫn và có sự giúp đỡ trực tiếp của GV: Qua việc nghiên cứu các hình thức tự học ở trên chúng ta thấy rằng mỗi hình thức tự học có những mặt ưu và nhược điểm nhất định. Ở đây, chúng tôi đề cập đến việc tự học theo tài liệu hướng dẫn và có sự giúp đỡ trực tiếp của GV nhằm giúp các em HS vượt qua những khó khăn trong quá trình tự học. HS tự học theo tài liệu hướng dẫn được biên soạn sẵn cho họ, đồng thời có sự trao đổi, tác động chỉ đạo của GV từ bên ngoài nên sẽ dễ dàng chiếm lĩnh tri thức và nâng cao hiệu quả học tập. 1.2.2. Hoạt động nhận thức của học sinh 1.2.2.1. Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập  Một số khái niệm:
  • 19. 10 o Khái niệm hoạt động: ‐ Theo “Từ điển Tiếng Việt”, hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội [21, tr.452]. ‐ Theo “Từ điển Bách khoa toàn thư”, hoạt động là một phương pháp đặc thù của con người quan hệ với thế giới chung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng phục vụ cuộc sống của mình [45]. o Khái niệm nhận thức: ‐ Theo “Từ điển Tiếng Việt”, nhận thức là nhận ra và biết được, hiểu được vấn đề [21, tr.712]. ‐ Theo quan điểm triết học Mac-Lênin, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn [ ]. ‐ Theo “Từ điển Bách khoa toàn thư”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể [45]. o Hoạt động nhận thức là hoạt động tích cực của chủ thể phản ánh hiện thực khách quan để thích ứng với nó hoặc cải tạo nó [45].  Mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức và dạy học: Dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Dạy là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh. Học là hoạt động do được tổ chức, điều khiển nên nó là hoạt động nhận thức đặc biệt. ‐ Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Đó là sự phản ánh tâm lí của con người bắt đầu từ cảm giác. Sự học tập của học sinh cũng là quá trình phản ánh như vậy. Sự phản ánh đó là sự phản ánh đi trước, có tính chất cải tạo mà mức độ cao nhất của tính chất cải tạo đó là sự sáng tạo. Sự phản ánh đó không phải thụ động như chiếc gương mà bao giờ cũng bị khúc xạ qua lăng kính chủ quan của mỗi người như qua tri thức, kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú… của chủ thể nhận thức. Sự phản ánh đó có tính tích cực thể hiện ở chỗ nó được thực hiện trong tiến trình phân tích – tổng hợp của não người và có tính lựa chọn. Trong vô số những sự vật và quá trình của hiện thực khách quan, chủ thể tích cực lựa chọn những cái trở thành đối tượng phản ánh của họ. Vì vậy, với tư cách là chủ thể có ý thức, học sinh có khả năng phản ánh khách quan về nội dung và chủ quan về hình thức, nghĩa là về nội dung học sinh có
  • 20. 11 khả năng phản ánh đúng bản chất và những quy luật của thế giới khách quan, còn về hình thức, mỗi HS có phương pháp phản ánh riêng của mình. ‐ Quá trình học tập của học sinh cũng diễn ra theo công thức nổi tiếng của V.I.Lênin: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”. Xét toàn bộ quá trình nhận thức chung của loài người cũng như của HS đều thể hiện theo công thức đó, song trong từng giai đoạn cụ thể, tùy theo điểm xuất phát trong quá trình nhận thức mà có thể đi từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể, từ đơn nhất đến khái quát và từ khái quát đến đơn nhất. ‐ Quá trình dạy học những tri thức thuộc mỗi môn khoa học cụ thể được hiểu là quá trình hoạt động của GV và HS trong sự tương tác thống nhất và biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học là giáo viên, tư liệu hoạt động dạy học và học sinh. ‐ Lí luận dạy học đã khẳng định dạy học là dạy giải quyết vấn đề, quá trình dạy học bao gồm hệ thống các hành động có mục đích của GV tổ chức hoạt động trí óc và tay chân của HS, đảm bảo HS chiếm lĩnh tri thức, đạt mục tiêu xác định. ‐ Muốn tổ chức, hướng dẫn tốt hoạt động nhận thức hóa học cho HS, người giáo viên cần phải nắm được quy luật chung của quá trình nhận thức khoa học, logic hình thành các kiến thức hóa học, những hành động thường gặp trong quá trình nhận thức hóa học, những phương pháp nhận thức hóa học phổ biến để hoạch định những hành động, thao tác cần thiết của HS trong quá trình chiếm lĩnh một kiến thức hay một kĩ năng xác định.  Hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học được sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của GV với những điều kiện sư phạm nhất định, nên nó có tính độc đáo, thể hiện cụ thể như sau: ‐ Quá trình nhận thức của HS không diễn ra theo con đường mò mẫm, thử và sai như quá trình nhận thức chung của loài người mà diễn ra theo con đường đã được khám phá, được những nhà xây dựng nội dung dạy học và người giáo viên gia công vào. ‐ Quá trình nhận thức của HS không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhân loại mà là tái tạo lại tri thức của nhân loại đã tạo ra, nên cái mà họ nhận thức được chỉ là mới đối với họ mà thôi. ‐ Trong một thời gian tương đối ngắn, HS có thể lĩnh hội một khối lượng tri thức rất lớn một cách thuận lợi. Chính vì vậy, trong quá trình học tập của học sinh phải củng cố, tập