SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  71
Télécharger pour lire hors ligne
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 1
Luận văn
Phân tích thực trạng hoạt động Marketing
mix tại Công ty Tân Phạm Gia
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tình hình kinh tế hiện nay, với sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam
với nền kinh tế Thế giới, mở ra một thị trường đa dạng. Chính vì vậy, người tiêu
dùng sẽ có những cách nhìn khác so với trước đây, nhu cầu cũng thay đổi theo
hướng đòi hỏi cao hơn, người ta sẽ mua những sản phẩm, hàng hóa mà mình ưa
thích. Vì thế, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên quyết liệt
hơn.
Trong đó, lĩnh vực thời trang cũng không ngoại lệ. Hiện nay, trên thị trường
thời trang tại Việt Nam tràn ngập các mặt hàng của Trung Quốc, với giá cả rẻ nên
thu hút rất nhiều người tiêu dùng. Nhưng bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất xứ
không rõ ràng, các thành phần sợ vải hay các mẫu in có đảm bảo an toàn hay
không, để doanh nghiệp có thể đối phó với những nguy cơ, đe dọa cùng với sự
cạnh tranh từ phía thị trường. Chính vì vậy, việc xây dựng một chiến lược
Marketing là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh thời trang may
mặc, nó sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc kinh doanh để doanh nghiệp phục
vụ hành khách được hoàn hảo hơn và đem lại sự thành công cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ nhận thức trên, nên em chọn đề tài “Phân tích thực trạng hoạt
động Marketing – mix tại Công ty Tân Phạm Gia”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nắm vững được cơ sở lý thuyết về các thành phần trong Marketing – mix
thông qua những lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu về Marketing –
mix.
Tiếp cận thực tế tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện các hoạt
động Marketing – mix tại Công ty Tân Phạm Gia. Từ đó, rút ra những nhận xét về
những thuận lợi, khó khăn, hạn chế về hoạt động Marketing mà công ty đang thực
hiện.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 3
Đồng thời thông qua nghiên cứu khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về
sản phẩm của công ty, để thấy được những mặt còn hạn chế và khó khăn mà công
ty đang gặp phải, rồi từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao và hoàn thiện hoạt
động Marketing – mix tại Công ty Tân Phạm Gia.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hoạt động Marketing – mix cho các sản phẩm của công ty Tân Phạm Gia
trong thời gian gần đây. Cụ thể là thông qua các công cụ: sản phẩm, giá sản phẩm,
phân phối và chiêu thị.
Qua việc phân tích hoạt động Marketing – mix tại công ty, ta có thể thấy
được những mặt còn hạn chế trong từng công cụ của Marketing – mix, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cho từng công cụ Marketing – mix.
Khách hàng của công ty. Cụ thể là các cá nhân đã sử dụng và đang sử dụng
sản phẩm của công ty.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu về thực trạng hoạt động Marketing – mix cho các sản
phẩm áo thun nam, bé trai tại Công ty TNHH Tân Phạm Gia trong giai đoạn 2010
– 2012.
Khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm của công ty.
Về không gian: Công ty TNHH Tân Phạm Gia, tại thị trường Thành phố Hồ
Chí Minh (chủ yếu là các hệ thống siêu thị như: Co.opmart, Big C, Lotte mart,…)
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu phân tích thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty Tân
Phạm Gia. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê và phân tích, so sánh và tổng
hợp, quy nạp và diễn dịch, khảo sát thực tế và một số phương pháp khác để phân
tích.
Các tài liệu được sử dụng cho việc nghiên cứu: sách giáo trình, tài liệu trên
sách báo, tạp chí, các thông tin trên Internet, các tài liệu và số liệu liên quan đến
công ty.
1.6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Bố cục đề tài bao gồm 5 chương:
Chương 1 Tổng quan về đề tài
Chương 2 Cơ sở lý luận về Marketing – mix
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 4
Chương 4 Phân tích thực trạng hoạt động Marketing – mix tại Công ty Tân
Phạm Gia
Chương 5 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing – mix tại
Công ty Tân Phạm Gia
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING – MIX
2.1. KHÁI QUÁT VỀ MARKETING
2.1.1. Khái niệm Marketing
Có rất nhiều khái niệm về Marketing, nhưng vì Marketing vận động và phát
triển, có nhiều nội dung phong phú, hơn nữa mỗi tác giả đều có quan niệm riêng,
nên Marketing được hiểu là những hoạt động trên thị trường, nhằm tạo ra sự trao
đổi với mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Một số khái
niệm Marketing được chấp nhận và sử dụng phổ biến hiện nay là:
Theo CIM (UK’s Chartered Institute of Marketing): “Marketing là quá
trình quản trị nhận biết, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có
hiệu quả và có lợi”.
Theo AMA (American Marketing Association, 1985): “Marketing là tiến
trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, đính giá, xúc tiến và phân phối những ý
tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của
cá nhân và tổ chức”.
“Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được
nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa
các bên”. (Nguồn “Principle of Marketing”, Philip Kotler và Gary Armstrong,
1994).
“Marketing là hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định,
định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị
trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức”. (Nguồn
“Fundamentals of Marketing”, William J. Stanton, Michael J. Etzel, Bruce J.
Walker, 1994).
2.1.2. Khái niệm Marketing - mix
Thuật ngữ Marketing – mix (Marketing hỗn hợp) lần đầu tiên được sử dụng
vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 5
tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một
nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960,
mà nay đã được sử dụng rộng rãi.
Marketing – mix (Tiếp thị hỗn hợp) là tập hợp các công cụ tiếp thị được
doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.
2.1.3. Các công cụ của Marketing – mix
Các công cụ Marketing – Mix gồm có: sản phẩm (Product), giá cả (Price),
phân phối (Place), xúc tiến (Promotion) và thường được gọi là 4P. Những thành
phần của mỗi P có rất nhiều nội dung thể hiện ở Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1 Các công cụ Marketing – Mix
2.1.4. Mục tiêu và chức năng của Marketing
2.1.4.1. Mục tiêu của Marketing
Marketing
Mix
Thị trường
mục tiêu
Sản phẩm (P1)
- Chất lượng
- Hình dáng
- Đặc điểm
- Nhãn hiệu
- Bao bì
- Kích cỡ
- Dịch vụ
Giá cả (P2)
- Các mức giá
- Giảm giá
- Chiết khấu
- Thanh toán
- Tín dụng
Phân phối (P3)
- Loại kênh
- Trung gian
- Phân loại
- Sắp xếp
- Dự trữ
- Vận chuyển
Xúc tiến (P4)
- Quảng cáo
- Khuyến mãi
- Quan hệ công chúng
- Bán hàng cá nhân
- Marketing trực tiếp
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 6
Thỏa mãn khách hàng: Các nổ lực Marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, làm cho họ hài lòng, trung thành với công ty, qua đó thu hút thêm
khách hàng mới.
Chiến thắng trong cạnh tranh: Giải pháp Marketing giúp công ty đối phó
tốt các thách thức cạnh tranh, bảo đảm vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thị trường.
Lợi nhuận lâu dài: Marketing phải tạo ra mức lợi nhuận cần thiết giúp
công ty tích lũy và phát triển.
2.1.4.2. Chức năng của Marketing
Phân tích môi trường và nghiên cứu Marketing: Dự báo và thích ứng với
những yếu tố môi trường ảnh hưởng, tập hợp các thông tin để quyết định các vấn
đề Marketing.
Mở rộng phạm vi hoạt động: Lựa chọn và đưa ra cách thức thâm nhập
những thị trường mới.
Phân tích người tiêu thụ: Xem xét và đánh giá những đặc tính, yêu cầu,
tiến trình mua của người tiêu thụ.
Hoạch định sản phẩm: Phát triển và duy trì sản phẩm, dòng và tập hợp sản
phẩm, hình ảnh sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì.
Hoạch định phân phối: Xây dựng mối liên hệ với trung gian phân phối,
quản lý dữ trữ, tồn kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa và dịch vụ, bán sỉ và
bán lẻ.
Hoạch định xúc tiến: Thông đạt với khách hàng, với công chúng thông
qua các hình thức của quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và
khuyến mãi.
Hoạch định giá: Xác định các mức giá, kỹ thuật định giá, các điều khoản
bán hàng, điều chỉnh giá và sử dụng giá như một yếu tố tích cực hay thụ động.
Thực hiện kiểm soát và đánh giá Marketing: Hoạch định, thực hiện và
kiểm soát các chương trình, chiến lược Marketing.
2.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
MARKETING
Môi trường Marketing của một công ty bao gồm các yếu tố và động lực bên
ngoài ảnh hưởng vào khả năng phát triển và duy trì mối giao dịch và quan hệ của
công ty với khách hàng mục tiêu của mình.
2.2.1. Môi trường vĩ mô
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 7
2.2.1.1. Nhân khẩu học
Nhân khẩu học là một môn khoa học nghiên cứu dân cư và sự phân bố
dân cư. Cụ thể, nó nghiên cứu các vấn đề như quy mô, mật độ, phân bố dân cư,
nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, tôn giáo, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết…Các nhà quản lý
Marketing rất quan tâm đến các yếu tố của môi trường nhân khẩu, vì con người
hợp thành thị trường cho các doanh nghiệp.
2.2.1.2. Kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm tất cả các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến sức
mua của người dân. Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, là lạm phát, thất
nghiệp, lãi suất ngân hàng. Các yếu tố kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến sức
mua của người dân, của Chính phủ và cuả các doanh nghiệp, và do vậy cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
2.2.1.3. Tự nhiên
Môi trường tự nhiên là hệ thống các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến các
nguồn lực đầu vào cần thiết cho hoạt động của các doanh nghiệp, do vậy cũng ảnh
hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố như khí hậu,
thời tiết, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, môi trường…
2.2.1.4. Công nghệ
Công nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho con người
nhiều điều kỳ diệu, nhưng cũng đặt ra các thách thức mới cho các doanh nghiệp.
Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh. Công nghệ mới sẽ tạo ra các sản
phẩm mới cạnh tranh với sản phẩm hiện tại. Do vậy công nghệ tạo ra cơ hội cho
các doanh nghiệp mới giúp cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh
nghiệp cũ chậm chạp. Các doanh nghiệp mới thường dùng công nghệ mới để cạnh
tranh với doanh nghiệp cũ như là một chiến lược thọc sườn.
2.2.1.5. Chính trị, pháp luật
Môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động
Marketing của doanh nghiệp. Môi trường chính trị pháp luật bao gồm hệ thống
luật và các văn bản dưới luật, các công cụ, chính sách nhà nước, các cơ quan pháp
luật, các cơ chế điều hành của Nhà nước. Tác động của môi trường chính trị pháp
luật đến doanh nghiệp thể hiện vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc
dân.
2.2.1.6. Văn hóa
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 8
Văn hoá là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các
chuẩn mực hành vi được một tập thể giữ gìn, được hình thành trong những điều
kiện nhất định về vật chất, môi trường tự nhiên, lịch sử của cộng đồng và dưới tác
động của các nền văn hoá khác. Hành vi tiêu dùng của khách hàng chịu ảnh hưởng
sâu sắc của nền văn hoá của dân tộc họ. Nói cách khác, các yếu tố văn hoá có tác
động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần
hiểu biết môi trường văn hoá mà họ đang kinh doanh để làm cho hoạt động kinh
doanh của họ phù hợp với môi trường văn hoá đó.
2.2.2. Môi trường vi mô
2.2.2.1. Môi trường nội tại doanh nghiệp
Hoạt động Marketing không phải là một hoạt động riêng rẽ trong doanh
nghiệp. Ngược lại nó bị chi phối bởi các lực lượng, các yếu tố khác trong doanh
nghiệp. Do vậy: Chiến lược Marketing là một bộ phận của chiến lược doanh
nghiệp. Vì vậy hoạt động Marketing chịu sự chi phối, điều hành trực tiếp cuả Ban
giám đốc.
Chức năng Marketing phải kết nối chặt chẽ với các chức năng khác trong
doanh nghiệp như Tài chính, Kế toán, Nhân lực, R&D, Sản xuất, Vật tư, Kế
hoạch. Do vậy, người phụ trách Marketing phải biết kết nối và nhận được sự đồng
tình, hỗ trợ của các bộ phận liên quan.
Để thực hiện thành công chiến lược Marketing, cần phải xây dựng được
sự cam kết thực hiện chương trình Marketing đối với mọi thành viên trong công
ty. Đó chính là công tác Marketing bên trong.
2.2.2.2. Nhà cung ứng
Các nhà cung ứng cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp hoạt
động. Đó là tài chính, điện, nước, vật tư, máy móc thiết bị… Nếu quá trình cung
cấp các đầu vào này bị trục trặc thì ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của
doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh. Đặc biệt, giá cả và dịch vụ của
nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy doanh
nghiệp phải hiểu biết, quan tâm và xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà
cung cấp.
2.2.2.3. Các trung gian Marketing
Trung gian Marketing là các tổ chức kinh doanh độc lập tham gia hỗ trợ
cho doanh nghiệp trong các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 9
Các trung gian này rất quan trọng, nhất là trong môi trường cạnh tranh quốc tế, các
doanh nghiệp có xu hướng thuê ngoài một số khâu khác nhau trong chuỗi giá trị
của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp phải biết lựa chọn các trung gian
phù hợp và xây dựng mối quan hệ lâu dài với các trung gian.
2.2.2.4. Khách hàng
Khách hàng là người quyết định thành bại đối với doanh nghiệp, là mục
tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu
của khách hàng mục tiêu. Do vậy doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng.
2.2.2.5. Đối thủ cạnh tranh
Yếu tố cạnh tranh tác động lớn đến hoạt động Marketing của doanh
nghiệp. Các nhà quản trị Marketing luôn luôn quan tâm đến hoạt động của các đối
thủ cạnh tranh, đến các chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến của các
đối thủ.
2.2.2.6. Công chúng
Công chúng là bất kỳ nhóm nào quan tâm thực sự hay sẽ quan tâm đến
doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của
doanh nghiệp.
Công chúng có thể hỗ trợ hoặc chống lại những nổ lực của doanh nghiệp
đang phục vụ thị trường, như: giới tài chính, giới truyền thông, giới công quyền,
giới địa phương, các tổ chức xã hội, công chúng rộng rãi, công chúng nội bộ.
2.3. LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING
2.3.1. Phân khúc thị trường, thị trường muc tiêu, định vị sản phẩm
2.3.1.1. Phân khúc thị trường
 Khái niệm phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường là chia thị trường không đồng nhất thành các
khúc thị trường đồng nhất để làm nỗi rõ lên sự khác biệt về nhu cầu, tính cách hay
hành vi.
Khi phân khúc thị trường phải đạt các yêu cầu sau: tính đo lường
được, tính tiếp cận được, tính hấp dẫn và tính khả thi.
 Các tiêu thức phân khúc thị trường
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 10
 Phân khúc theo khu vực địa lý: Phương pháp này đòi hỏi chia
thị trường thành các khu vực địa lý khác nhau như các quốc gia, các vùng, các
tỉnh, thành phố, quận, huyện.
 Phân khúc theo dân số: Phân khúc theo dân số được chia ra
làm nhiều loại: phân khúc theo độ tuổi, phân khúc theo giới tính, quy mô gia đình.
 Phân khúc theo tâm lý: Trong phân khúc này, khách hàng
được chia làm các nhóm dựa trên các tầng lớp xã hội, lối sống hoặc cá tính.
 Phân khúc theo hành vi mua hàng: Phân khúc theo hành vi
mua hàng dựa trên dịp mua hàng, lợi ích khi mua hàng, mức sử dụng, mức trung
thành với nhãn hiệu.
 Các bước phân khúc thị trường
Việc phân khúc thị trường được tiến hành qua các bước sau: xác định
thị trường kinh doanh, xác định tiêu thức để phân khúc thị trường, tiến hành phân
khúc thị trường bằng các tiêu thức đã được lựa chọn.
2.3.1.2. Thị trường mục tiêu
 Đánh giá các khúc thị trường
Sau khi phân khúc thị trường, các doanh nghiệp sẽ chọn ra các khúc
thị trường phù hợp với tiềm lực của mình và có khả năng mang lại lợi nhuận cao,
dựa vào các tiêu chuẩn sau: quy mô và mức tăng trưởng của khúc thị trường, mức
độ hấp dẫn của khúc thị trường, mục tiêu và nguồn lực công ty.
 Lựa chọn thị trường mục tiêu
Việc lựa chọn các khúc thị trường được thể hiện bằng ba cách sau:
Marketing không phân biệt (không xét đến những khác biệt giữa các khu vực),
Marketing phân biệt (có sự phân biệt giữa các khu vực thị trường), Marketing tập
trung.
2.3.1.3. Định vị sản phẩm
 Khái niệm định vị sản phẩm trong thị trường
Định vị trong thị trường là việc đưa các ấn tượng tốt, đặc sắc, khó
quên về sản phẩm công ty vảo trong tâm trí khách hàng bằng các chiến lược
Marketing – mix thích hợp.
Các mức độ định vị có thể là định vị địa điểm, định vị ngành sản xuất,
định vị công ty, định vị nhãn hiệu sản phẩm.
 Các bước của quá trình định vị
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 11
Nhà Marketing khi tiến hành định vị sản phẩm thường theo các bước
sau: xác định mức độ định vị, xác định các thuộc tính cốt lõi quan trọng, xác định
vị trí các thuộc tính trên bản đồ định vị, đánh giá các lựa chọn định vị, thực hiện
định vị.
2.3.2. Chiến lược Marketing – mix
2.3.2.1. Sản phẩm
 Định nghĩa sản phẩm
Sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong
muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử
dụng hay tiêu dùng.
Các nhân tố cấu thành sản phẩm: sản phẩm cốt lõi, sản phẩm tiêu
dùng, sản phẩm gia tăng, sản phẩm tiềm năng.
Phân loại sản phẩm
― Theo mục đích sử dụng: hành tiêu dùng và hàng tư liệu sản xuất.
― Theo thòi gian sử dụng: hàng bền và hàng không bền.
― Theo đặc điểm cấu tạo: sản phẩm hữu hình và dịch vụ.
― Theo tính chất phức tạp: hàng đơn giản và hàng phức tạp.
 Chu kỳ sống sản phẩm
Chu kỳ sống sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm tồn tại trên thị
trường hay nói cách khác là nó biểu thị những giai đoạn khác nhau trong lịch sử
bán hàng của sản phẩm.
Một chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm gồm 4 giai đoạn: giới
thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và suy thoái.
 Phát triển sản phẩm mới
Sản phẩm mới bao gồm sản phẩm được cải tiến, được bổ sung thêm
chức năng, hoặc là sản phẩm có nhãn hiệu mới mà công ty phát triển thông qua
chính nổ lực nghiên cứu và phát triển của công ty.
Các giai đoạn trong quá trình phát triển sản phẩm mới: tạo ý tưởng,
sàn lọc ý tưởng, thiết lập và thử khái niệm, phân tích kinh doanh, chế tạo sản
phẩm, thử nghiệm tại thị trường và tung sản phẩm ra thị trường.
2.3.2.2. Giá cả
 Khái niệm về giá
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 12
Giá là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách hàng phải bỏ ra để có
được một sản phẩm với một chất lượng nhất định, vào một thời điểm nhất định, ở
một nơi nhất định.
 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá
Các quyết định về giá đều chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong
cũng như nhiều yếu tố bên ngoài.
Các yếu tố bên trong: mục tiêu Marketing, chiến lược Marketing mix,
đặc tính sản phẩm, chi phí.
Các yếu tố bên ngoài: thị trường, lượng cầu, đối thủ cạnh tranh, chính
sách giá cả của Nhà nước.
 Các phương pháp định giá
Khi quyết định chọn lựa một phương pháp hình thành giá cả bất kỳ
nào đó, doanh nghiệp phải chú ý đên việc nhận định một số các yếu tố sau đây:
Giá thấp dễ thu hút khách hàng nhưng không đạt về chỉ tiêu lợi nhuận.
Chất lượng và kiểu dáng của sản phẩm.
Tổng các chi phí.
Giá cả của các đồi thủ cạnh tranh.
Khách hàng và sự cảm nhận của khách hàng.
Giá cao thì có lợi nhuận nhưng có thể không có khách hàng.
 Các chiến lược định giá
Chiến lược giá cả thương thay đổi trong suốt chu kỳ đời sống của sản
phẩm:
Chiến lược giá cả sản phẩm mới: doanh nghiệp khi tung sản phẩm mới
có thể lựa chọn giữa 2 chiến lược là chiến lược giá hớt kem và chiến lược giá xâm
nhập thị trường.
Chiến lược giá cho hỗn hợp sản phẩm: doanh nghiệp tìm kiếm hàng
loạt những giá cả làm tối đa hóa lợi nhuận trong tổng thể hỗn hợp sản phẩm (định
giá cho dòng sản phẩm, chiến lược điều chỉnh giá, chiến lược thay đổi giá, chiến
lược định giá tâm lý).
 Quy trình định giá
Quy trình định giá có thể chia thành 6 bước như sau: chọn lựa mục
tiêu giá cả; xác định nhu cầu; ước lượng chi phí; phân tích chi phí, giá cả, và sản
phẩm cua đối thủ cạnh tranh; chọn phương pháp định giá; chọn giá cuối cùng.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 13
2.3.2.3. Phân phối
 Khái niệm
Phân phối trong Marketing là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ
nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều phương thức và
hoạt động khác nhau.
Kênh phân phối sản phẩm là tập hợp các tổ chức và cá nhân làm
nhiệm vụ chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
 Cấu trúc kênh phân phối
 Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng
Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng thường phức tạp và phong phú.
Tùy theo từng loại sản phẩm, từng thị trường, từng doanh nghiệp mà số lượng
kênh và cấu trúc kênh cũng khác nhau.
 Kênh phân phối cho sản phẩm công nghiệp
Các kênh phân phối hàng công nghiệp thường ngắn hơn kênh phân
phối hàng tiêu dùng. Những nhà sử dụng công nghiệp thường ít về số lượng,
nhưng mua với số lượng lớn.
 Các trung gian trong kênh phân phối
 Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ là tất cả hoạt động bao gồm việc bán sản phẩm, dịch vụ
trực tiếp cho người tiêu thụ cuối cùng vì mục tiêu tiêu dùng cá nhân, không mang
tính chất thương mại.
 Nhà bán buôn
Nhà bán buôn bao gồm các hoạt động liên quan đến việc phân phối
sản phẩm đến khách hàng không phải để tiêu dùng cá nhân mà để bán lại hay tiêu
dùng công nghiệp với mục tiêu lợi nhuận.
 Đại lý
Đại lý là người thay mặt cho người bán hoặc người mua để thực hiện
các giao dịch với khách hàng. Họ nhận được một khoản hoa hồng hoặc thu lao do
bên sử dụng trả theo hợp đồng đã ký kết.
 Người môi giới
Người môi giới là người không tham gia mua bán hàng hóa mà chỉ
làm nhiệm vụ chắp nối người bán với người mua, không gánh chịu một sự rủi ro
nào và được hưởng thù lao của bên sử dụng môi giới.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 14
2.3.2.4. Chiêu thị
 Khái niệm
Chiêu thị là hành động thông báo, thuyết phục khách hàng nhớ đến và
mua sản phẩm của công ty. Trong cơ chế thị trường, công ty có thể sử dụng truyền
thông như là một phương tiện để tác động đến người tiêu dùng.
Hỗn hợp chiêu thị bao gồm 5 công cụ cơ bản: quảng cáo, khuyến mãi,
bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng và marketing trực tiếp.
Một số lợi ích của chiêu thị: xây dựng hình ảnh cho công ty và sản
phẩm, thông tin vể những đặc trưng của sản phẩm, quảng bá sản phẩm hiện có,
giới thiệu các điểm bán, thuyết phục khách hành thay đổi sản phẩm, thúc đẩy
khách hàng mua, giải đáp thắc mắc của khách hàng, xây dựng mối quan hệ chặt
chẽ với khách hàng, duy trì sự trung thành nhãn hiệu.
 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược chiêu thị
 Loại sản phẩm/thị trường
Hiệu quả của công cụ chiêu thị tùy thuộc thị trường là hàng tiêu
dùng hay hàng công nghiệp. Với hàng tiêu dùng, công cụ quảng cáo là quan trọng
nhất. Ngược lại, với hàng công nghiệp công cụ bán hàng trực tiếp là quan trọng
nhất.
 Sự sẵn sàng mua
Khách hàng mục tiêu có thể ở một trong sáu giai đoạn của sự sẵn
sàng mua, đó là: nhận biết, hiểu rõ, thích, ưa chuộng, tin tưởng và mua.
 Giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
Chiến lược chiêu thị chịu ảnh hưởng của từng giai đoạn trong chu kỳ
sống của sản phẩm. Hỗ hợp chiêu thị được ây dựng tùy theo hiện trạng sản phẩm
trên thị trường và mục tiêu định vị sản phẩm.
 Sự lựa chọn chiến lược đẩy hay kéo
Nhà sản xuất có thể hướng các nổ lực chiêu thị vào cả trung gian
phân phối và người sử dụng cuối cùng. Một chương trình chiêu thị hướng đến các
nhà trung gian gọi là chiến lược đẩy. Ngược lại, một chương trình tập trung vào
người sử dụng cuối cùng gọi là chiến lược kéo.
 Kinh phí dành cho chiêu thị
Tổng số tiền dành cho chiêu thị là nhân tố quyết định sự thực hiện hỗn
hợp chiêu thị. Khi dự tính nguồn tiền dành cho hoạt động chiêu thị, các doanh
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 15
nghiệp thường sử dụng các phương pháp sau: xác định theo phần trăm trên doanh
thu, xác định theo khả năng tài chính, xác định theo cạnh tranh, xác định theo mục
tiêu và nhiệm vụ thực hiện.
 Các thành phần trong hỗn hợp chiêu thị
 Quảng cáo
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để
truyền đạt tin tức về chất lượng hay ưu điểm của sản phẩm đến khách hàng. Để
thực hiện được việc này, các doanh nghiệp phải chi ra một khoản tiền nhất định.
 Khuyến mãi
Khuyến mãi là những khích lệ ngắn hạn để khuyến khích việc mua
một sản phẩm vật chất hay một dịch vụ.
 Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân là sự giao tiếp mặt đối mặt của nhân viên bán
hàng với khách hàng tiềm năng để trình bày, giới thiệu và bán sản phẩm.
 Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là những hoạt động truyền thông để xây dựng
và bảo vệ danh tiếng của công ty, sản phẩm trước các giới công chúng.
 Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp là việc sử dụng điện thoại, thư điện tử và những công cụ
tiếp xúc khác (không phải là người) để giao tiếp và dẫn dụ một đáp ứng từ
những khách hàng riêng biệt hoặc tiềm năng.
2.4. PHÂN TÍCH SWOT
2.4.1. Khái niệm
Phân tích SWOT là một công cụ rất hiệu quả để xác định các ưu điểm,
khuyết điểm của một tổ chức, các cơ hội để phát triển và cả thách thức, nguy cơ
mà tổ chức đó sẽ phải đương đầu. Thực hiện phân tích SWOT giúp chúng ta tập
trung các hoạt động của chúng ta vào những lĩnh vực mà chúng ta đang có lợi thế
và nắm bắt được các cơ hội mà chúng ta có được.
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và
Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.4.2. Vai trò của SWOT
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 16
Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp
xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo
luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định.
Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo
thói quen hoặc theo bản năng.
2.4.3. Ý nghĩa các thành phần của SWOT
2.4.3.1. Điểm mạnh
Điểm mạnh (duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy), là những tố chất nổi trội
xác thực và rõ ràng. Bao gồm: Trình độ chuyên môn, các kỹ năng có liên quan,
kinh nghiệm công tác, có nền tảng giáo dục tốt, có mối quan hệ rộng và vững
chắc, có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc, có khă năng phản
ứng nhạy bén nhanh đối với công việc
2.4.3.2. Điểm yếu
Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc
tiêu cực.
Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp.
Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản.
Hạn chế về các mối quan hệ.
Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng.
Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.
2.4.3.3. Cơ hội
Cơ hội (đánh giá một cách lạc quan), là những sự việc bên ngoài không
thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ
hội thành công, bao gồm: Các xu hướng triển vọng, nền kinh tế phát triển bùng nổ,
cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở, một dự án đầy hứa hẹn được giao phó, học hỏi
được những kỹ năng hay kinh nghiệm mới, sự xuất hiện của công nghệ mới,
những chính sách mới được áp dụng.
2.4.3.4. Thách thức
Thách thức (các trở ngại), là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực
cho sự nghiệp, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động
ứng biến. Các thách thức hay gặp là: Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề, những
áp lực khi thị trường biến động, một số kỹ năng trở nên lỗi thời, bạn không sẵn
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 17
sàng với phát triển của công nghệ, sự cạnh tranh gay gắt, với công ty cũng như với
cá nhân.
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài “Phân tích thực trạng hoạt động Marketing – mix tại Công ty Tân
Phạm Gia” tập trung vào phân tích và đánh giá các hoạt động Marketing của công
ty trong giai đoạn 2010 – 2012. Đồng thời, dựa trên những thực trạng hiện đang
tồn tại tại công ty, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hoạt
động Marketing – mix tại công ty.
Để hoàn thiện bài báo cáo, bài viết đã tổng hợp các tài liệu được sử dụng
trong quá trình nghiên cứu bao gồm: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.
 Thông tin thứ cấp: bao gồm những số liệu về công ty, các bài báo
cáo nội bộ của công ty, những bài viết thu thập trên internet và những thông tin từ
sách báo, tạp chí, giáo trình có liên quan và các tài liệu khác.
 Thông tin sơ cấp: bài viết sử dụng phương pháp dùng bảng câu hỏi
khảo sát thị trường. Nội dung khảo sát bám sát vào vấn đề mà đề tài đang nghiên
cứu là hoạt động Marketing – mix về sản phẩm áo thun nam của Công ty Tân
Phạm Gia, nhằm làm rõ được mức độ hài lòng của khách hàng vào sản phẩm của
công ty. Từ đó cũng đánh giá được hoạt động Marketing của công ty hiện nay như
thế nào?
3.2. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Để có một tiến trình nghiên cứu phù hợp với đề tài “Phân tích thực trạng
hoạt động Marketing – mix tại Công ty Tân Phạm Gia”, trước hết là phải xác
định được các vấn đề nghiên cứu. Như tập trung nghiên cứu lĩnh vực hoạt động
Marketing, hoạt động bán hàng, hoạt động xuất nhập khẩu, hay hoạt động thương
mại điện tử…Đối với đề tài trên thì vấn đề nghiên cứu là hoạt động Marketing –
mix về sản phẩm áo thun nam của Công ty Tân Phạm Gia. Khi có được vấn đề
nghiên cứu là hoạt động Marketing – mix, từ đó tổng hợp các thông tin chung liên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 18
quan đến hoạt động Marketing trên thị trường, đặc biệt là ngành may mặc thời
trang và đối tượng là dành cho nam.
Sau khi đã xác định được vấn đề nghiên cứu của đề tài là hoạt động
Marketing – mix, sau đó đặt mục tiêu của đề tài là tập trung vào phân tích và đánh
giá hoạt động Marketing – mix về sản phẩm áo thun nam của Công ty Tân Phạm
Gia trong giai đoạn 2010 – 2012, để biết được tình hình hoạt động Marketing –
mix của công ty đã đạt được những thành quả gì và những hạn chế hiện đang tồn
tại. Đồng thời thông qua nghiên cứu khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về
sản phẩm của công ty, để thấy được những mặt còn hạn chế và khó khăn mà công
ty đang gặp phải, rồi từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao và hoàn thiện hoạt
động Marketing – mix tại Công ty Tân Phạm Gia.
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận
Xây dựng mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu định tính:
Thảo luận
Phỏng vấn
Hiểu chỉnh mô hình và thang
Nghiên cứu định lượng:
Thiết kế bảng câu hỏi
Thu thập dữ liệu
N = 130
Xử lý số liệu SPSS 20:
Phân tích độ tin cậy
Kiểm định Chi – Square, TB
Kiểm định trung bình, Anova
Phân tích hồi quy
Kết quả nghiên cứu
Giải pháp và kết luận
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 19
Dựa trên vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, xây dựng cơ sở lý luận
liên quan đến hoạt động Marketing – mix. Đồng thời thu thập những thông tin liên
quan như tổng quan hoạt động kinh doanh của công ty, các ngành nghề công ty
đang kinh doanh, doanh thu, chi phí, lợi nhuận hằng năm, các yếu tố thuộc về môi
trường, đối thủ cạnh tranh…Các thông tin này sẽ làm căn cứ để phân tích
Marketing – mix cho sản phẩm áo thun nam của công ty.
Sau khi có được cái nhìn tổng quan về công ty, hoạt động sản xuất kinh
doanh và tình hình chung về hoạt động Marketing – mix cho sản phẩm áo thun
nam. Bước tiếp theo là xây dựng được mô hình nghiên cứu, trong bước này thực
hiện việc thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, thông qua việc trao đổi trực tiếp với lãnh
đạo và nhân viên của công ty. Đồng thời thực hiện việc phỏng vấn thử để biết
được khách hàng am hiểu như thế nào về bảng câu hỏi. Từ những thông tin phản
hồi của khách hàng sẽ là cơ sở để tạo nên một bảng khảo sát hoàn chỉnh và mang
tính tin cậy cao. Sau khi đã hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát, bước tiếp theo là tiến
hành khảo sát và thu thập dữ liệu.
Với việc xử lý dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS kết hợp với những
thông tin về tình hình hiện tại của công ty về hoạt động Marketing – mix cho sản
phẩm áo thun nam. Từ đó, đánh giá được những mặt công ty đạt được và các hạn
chế đang tồn tại. Thông qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao các mặt đang
đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế trong hoạt động Marketing – mix
của công ty.
3.3. THU THẬP DỮ LIỆU
3.3.1. Dữ liệu thứ cấp
Cơ sở lý thuyết và những thông tin cho bài viết được thu thập từ nguồn nội
bộ công ty và một số nguồn khác từ bên ngoài. Đây là nguồn dữ liệu thứ cấp quan
trọng phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. Nguồn thu thập thông tin cho dữ liệu thứ
cấp được nhắc đến như sau:
― Thư viện trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM.
― Bài giảng về Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu SPSS
― Các sách giáo trình Marketing căn bản, Nghiên cứu Marketing
― Các báo cáo thực tập của các sinh viên tại công ty
― Internet
― Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận hằng năm của công ty
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 20
― Các bài báo cáo nội bộ của công ty
3.3.2. Dữ liệu sơ cấp
Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát thực tế khách hàng và các
buổi trao đổi trực tiếp với lãnh đạo và nhân viên của công ty bao gồm:
― Phiếu điều tra nhận được từ khách hàng tham gia khảo sát.
― Kết quả trao đổi trực tiếp với lãnh đạo và nhân viên của công ty để
nắm rõ hơn về quan điểm, kế hoạch cũng như những đánh giá của họ
vấn đề nghiên cứu.
3.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.4.1. Nghiên cứu định tính
3.4.1.1. Mục tiêu
Đây là bước nghiên cứu sơ bộ để sàng lọc lại các biến đưa vào mô hình
nghiên cứu, kiểm tra các thang đo sử dụng, tham khảo các ý kiến từ phía công ty
và khách hàng về vấn đề nghiên cứu, qua đó xây dựng các thang đo đưa vào mô
hình nghiên cứu và thiết lập bảng câu hỏi.
3.4.1.2. Quy trình
Trước tiên, chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận và trao đổi với lãnh đạo
và nhân viên của công ty với nội dung tập trung về vấn đề nghiên cứu sự hài lòng
của khách hàng chẳng hạn như:
 Công ty đánh giá khách hàng hài lòng như thế nào đối với sản phẩm
 Công ty có ý kiến gì về các tiêu chí đo lường chất lượng sản phẩm
 Công ty có nhận định gì về các kỳ vọng của khách hàng trong tương
lai
 Các thang đo sự hài lòng của khách hàng được trình bày có hợp lý
chưa
 Công ty sử dụng các thang đo nào để đo lường mức độ hài lòng của
khách hàng
 Công ty làm thế nào để đem lại sự hài lòng cho khách hàng
Sau đó tiến hành thảo luận và trao đổi với lãnh đạo công ty, điều hành bộ
phận kinh doanh, bộ phận dịch vụ khách hàng, và một số nhân viên khác.
Về phía khách hàng, chọn ngẫu nhiên 10 khách hàng để tham gia phỏng
vấn, qua đó ghi nhận ý kiến của họ về chất lượng sản phẩm và các mong muốn của
họ đối với công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 21
3.4.1.3. Kết quả
Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính, 4 nhân tố của mô hình nghiên cứu
về sự hài lòng khách hàng được đồng tình và có thể dùng cho nghiên cứu tiếp theo
là nghiên cứu định lượng.
Tuy nhiên các thang đo nêu ra trong mô hình nghiên cứu cần phải được
điều chỉnh cho phù hợp hơn. Như vậy, trả qua bước nghiên cứu định tính, các
thang đo nhân tố tác động đến sự hài lòng khách hàng được xác định như sau:
1. Sản phẩm (SP)
a) Chất liệu vải tốt
b) Mẫu thiết kế đẹp
c) Màu sắc hợp thời trang
d) Kiểu dáng đa dạng
e) Nhãn hiệu uy tín
f) Đánh giá chung về sản phẩm
2. Giá sản phẩm (GC)
a) Mức giá hợp lý cho sản phẩm
b) Mức giá cạnh tranh trên thị trường
c) Có nhiều mức giá khác nhau cho từng loại sản phẩm
d) Đánh giá chung về giá sản phẩm
3. Phân phối (PP)
a) Thuận tiện khi mua sản phẩm
b) Sản phẩm được trưng bày đẹp mắt
c) Mua hàng trực tuyến dễ dàng
d) Hệ thống siêu thị bán sản phẩm rộng khắp toàn quốc
e) Đánh giá chung về hệ thống phân phối sản phẩm
4. Chiêu thị (CT)
a) Chương trình khuyến mãi hấp dẫn
b) Hình ảnh quảng cáo ấn tượng
c) Hình ảnh người mẫu quảng cáo đẹp
d) Website công ty được thiết kế đẹp
e) Nhân viên tiếp thị nhiệt tình
f) Nhân viên tiếp thị hiểu rõ nhu cầu của khách hàng
g) Đánh giá chung về chiêu thị
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 22
Trải qua bước nghiên cứu định tính, các thang đo được xác định đầy đủ
(gồm 22 thang đo của 4 nhân tố tác động đến sự hài lòng khách hàng và 1 thang đo
cho việc đo lường mức độ hài lòng của khách hàng) để phục vụ cho việc thiết lập
bảng câu hỏi điều tra và nghiên cứu định lượng tiếp theo.
3.4.2. Nghiên cứu định lượng
3.4.2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu định lượng được tiến hành nhằm kiểm định lại các thang đo
trong mô hình nghiên cứu. Đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được
thông qua phiếu điều tra gửi cho khách hàng để xác định tính lô gíc, tương quan
của các nhân tố với nhau và từ đó đưa ra kết quả cụ thể về đề tài nghiên cứu.
3.4.2.2. Quy trình
a) Xây dựng bảng câu hỏi
b) Xác định số lượng mẫu cần thiết cho nghiên cứu
c) Gửi phiếu điều tra cho khách hàng
d) Liên hệ với khách hàng để theo dõi kết quả trả lời
e) Thu nhận phản hồi từ phía khách hàng
f) Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS theo
trình tự sau:
 Phân tích mô tả
 Phân tích độ tin cậy của thang đo
 Phân tích nhân tố
 Xây dựng mô hình nghiên cứu tổng hợp
 Kiểm định mô hình thông qua phân tích Pearson, phân tích hồi
quy và phân tích ANOVA
3.4.2.3. Kết quả
Một trong những hình thức đo lường được sử dụng phổ biến nhất trong
nghiên cứu định lượng là thang đo do Rennis Likert (1932) giới thiệu. Ông đã đưa
ra loại thang đo 5 mức độ phổ biến từ 1 – 5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của người
trả lời. Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng các thang đo đa khía cạnh và cả thang
đo đơn khía cạnh trong quá trình thiết lập thang đo và lập bảng câu hỏi.
Có tất cả 130 bảng câu hỏi được gửi đến cho khách hàng. Thu và chọn lọc
được 126 bảng phù hợp yêu cầu.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 23
Theo nghiên cứu của Bollen, tính đại diện của số lượng mẫu được lựa
chọn nghiên cứu sẽ thích hợp nếu kích thước mẫu là 5 mẫu cho một ước lượng.
Mô hình nghiên cứu trong bài báo cáo bao gồm 4 nhân tố độc lập với 22 biến quan
sát (Bảng 3.1). Do đó, số lượng mẫu cần thiết là từ 110 mẫu trở lên.
Bảng 3.1: Thang đo các nhân tố tác động đến sự hài lòng khách hàng
STT Mã hóa Diễn giải
SẢN PHẨM (SP)
1 SP1 Chất liệu vải tốt
2 SP2 Mẫu thiết kế đẹp
3 SP 3 Màu sắc hợp thời trang
4 SP 4 Kiểu dáng đa dạng
5 SP5 Nhãn hiệu uy tín
6 SP6 Đánh giá chung về sản phẩm
GIÁ SẢN PHẨM (GC)
7 GC1 Mức giá hợp lý cho sản phẩm
8 GC2 Mức giá cạnh tranh trên thị trường
9 GC3 Có nhiều mức giá khác nhau cho từng loại sản phẩm
10 GC4 Đánh giá chung về giá sản phẩm
PHÂN PHỐI (PP)
11 PP1 Thuận tiện khi mua sản phẩm
12 PP2 Sản phẩm được trưng bày đẹp mắt
13 PP3 Mua hàng trực tuyến dễ dàng
14 PP4 Hệ thống siêu thị bán sản phẩm rộng khắp toàn quốc
15 PP5 Đánh giá chung về hệ thống phân phối sản phẩm
CHIÊU THI (CT)
16 CT1 Chương trình khuyến mãi hấp dẫn
17 CT2 Hình ảnh quảng cáo ấn tượng
18 CT3 Hình ảnh người mẫu quảng cáo đẹp
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 24
19 CT4 Website công ty được thiết kế đẹp
20 CT5 Nhân viên tiếp thị nhiệt tình
21 CT6 Nhân viên tiếp thị hiểu rõ nhu cầu của khách hàng
22 CT7 Đánh giá chung về chiêu thị
Như vậy, sau khi thu thập được số lượng mẫu thích hợp, sử dụng công cụ
SPSS để phân tích dữ liệu với các thang đo được mã hóa như trong bảng 3.1
3.4.3. Thiết kế bảng câu hỏi
3.4.3.1. Mục tiêu
 Tìm hiểu mong đợi của khách hàng đối với công ty
 Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng
 Kiểm định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng
3.4.3.2. Nội dung
Sau quá trình nghiên cứu định tính, bảng câu hỏi (PHỤ LỤC 1) được thiết
kế với 22 thang đo đo lường các nhân tố đem lại sự hài lòng của khách hàng và 1
thang đo xác định mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty
bao gồm 4 phần chính có nội dung như sau:
1. Một số thông tin về khách hàng
2. Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng
3. Mức độ hài lòng tổng thể của khách hàng
Kiến nghị của khách hàng
3.5. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA
Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự
chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp này cho phép người
phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình
nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên
cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có Hệ số Alpha lớn hơn 0.6
mới được xem là tốt và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo.
3.5.1. Nhân tố sản phẩm
Bảng 3.2: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho sản phẩm
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 25
.764 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Chất liệu vải tốt 12.63 10.396 .472 .742
Mẫu thiết kế đẹp 13.01 9.480 .546 .717
Màu sắc thời trang 13.13 9.616 .576 .707
Kiểu dáng đa dạng 12.94 10.108 .433 .758
Nhãn hiệu uy tín 12.78 9.230 .652 .680
3.5.2. Nhân tố giá sản phẩm
Bảng 3.3: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho giá sản phẩm
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.873 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Mức giá hợp lý 6.80 6.496 .600 .955
Giá cạnh tranh 6.79 5.301 .843 .738
Nhiều mức giá khác nhau 6.75 5.403 .842 .741
3.5.3. Nhân tố hệ thống phân phối
Bảng 3.4: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho hệ thống phân phối
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.700 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 26
Thuận tiện khi mua 9.29 6.302 .565 .584
Trưng bày đẹp 9.37 6.170 .626 .547
Mua hàng trực tuyến dễ
dàng
9.35 5.749 .721 .481
Hệ thống phân phối rộng
khắp
9.10 8.455 .128 .845
3.5.4. Nhân tố chiêu thị
Bảng 3.4: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho chiêu thị
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.690 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Khuyến mãi hấp dẫn 16.29 12.225 .504 .620
Hình ảnh quảng cáo ấn
tượng
16.67 12.960 .446 .641
Người mẫu quảng cáo đẹp 16.56 13.992 .319 .681
Website công ty thiết kế đẹp 16.75 13.051 .452 .640
Nhân viên tiếp thị nhiệt tình 16.16 12.855 .429 .647
Nhân viên tiếp thị hiểu rõ
nhu cầu
16.45 13.354 .370 .666
Nhìn vào các bảng, ta có thể thấy các nhân tố đều có hệ số Cronbach’s
Alpha lớn hơn 0.6, chứng tỏ đây là một thang đo lường khá tốt, không có biến nào
bị loại khỏi mô hình.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 27
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
MARKETING – MIX TẠI CÔNG TY TÂN PHẠM GIA
4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX
TẠI CÔNG TY TÂN PHẠM GIA
4.1.1. Giới thiệu tổng quan Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tân Phạm
Gia
4.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tân Phạm Gia được thành lập
08/05/2003, trong suốt thời gian 2003 – 2005, công ty tập trung vào sản xuất và
thương mại các sản phẩm quần áo. Từ 2006, công ty bắt đầu sản xuất các sản
phẩm mang thương hiệu riêng là Milvus và Happy Hoop được phân phối cho các
kênh bán lẻ và tại siêu thị.
Các sản phẩm của công ty được nhận biết bằng chính chất lượng và thiết
kế sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của công ty luôn đáp ứng được yêu cầu chất
lượng theo tiêu chuẩn cho các thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Tháng 01/2011, công ty khai trương chi nhánh mới, đồng thời là nhà máy
sản xuất tại địa chỉ 20A, Đường TA15, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM.
Đồng thời năm 2011, công ty cũng cho ra thị trường một nhãn hiệu thời trang nam
mới là nhãn hiệu Anti – X, là nhãn hiệu dành cho tuổi teen.
Tháng 03/2013, công ty tung ra thị trường nhãn hiệu thời trang nam mới
là BlueKite, với định vị là sản phẩm thời trang (mẫu mã đẹp) với mức giá cạnh
tranh. Sản phẩm dành cho thị trường tỉnh, sản phẩm chủ lực để thực hiện các
chương trình khuyến mãi.
Một số thông tin liên quan đến Công ty Tân Phạm Gia
Tên giao dịch: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tân Phạm Gia
Tên Tiếng Anh: Tan Pham Gia Co., Ltd
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0302963984. Cấp ngày:
24/06/2003
Văn phòng giao dịch: Số 20A Đường TA15, Phường Thới An, Quận 12,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.3715 9101 – 3891 1915 – Fax: 08.3715 9245
Website: www.milvus.com.vn
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 28
Các danh hiệu công ty đạt được
Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2010
Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2011
Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2012
4.1.1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty Tân Phạm Gia hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm
dệt kim, thiết kế thời trang. Thương mại và bán lẻ các nhãn hiệu riêng của công ty
như:
Milvus: là sản phẩm cao cấp và sang trọng dành cho đối tượng khách
hàng trung niên.
Anti – X: là dòng sản phẩm được thiết kế với những cá tính mạnh mẽ và
năng động dành cho giới trẻ.
BlueKite: là sản phẩm thời trang (mẫu mã đẹp) với mức giá cạnh tranh.
Sản phẩm dành cho thị trường tỉnh, sản phẩm chủ lực để thực hiện các chương
trình khuyến mãi.
Happy Hoop: là nhãn hiệu được thiết kế dành cho trẻ em. Với những hình
ảnh thiết kế vui nhộn, những nhân vật hoạt hình nhộ nghĩnh được trẻ em yêu thích.
Thiết kế áo đồng phục quảng cáo cho các doanh nghiệp.
4.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tân Phạm Gia được tổ chức theo hình
thức trực tuyến chức năng, đứng đầu là Giám đốc công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
của Công ty Tân Phạm Gia được biểu diễn theo sơ đồ 4.1 như sau:
Sơ đồ 4.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Tân Phạm Gia
Nguồn: Bộ phận Nhân Sự - Công ty Tân Phạm Gia
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 29
Chức năng của một số phòng ban
― Giám đốc
Có trách nhiệm điều hành và quản lý chung toàn bộ hoạt động của công
ty.
Thực hiện công tác chỉ đạo các khối tổng hợp, kinh doanh, sản xuất và
theo dõi giám sát các hoạt động của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Đưa ra các chiến lược kinh doanh cùng với các hoạch định lâu dài cho
công ty.
― Khối tổng hợp
Phối hợp với Ban giám đốc của công ty trong việc thực hiện các kế
hoạch từ cấp trên. Bao gồm các bộ phận kế toán, hành chính tổng hợp.
 Kế toán
Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác tài
chính và hạch toán kế toán. Xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác
đầu tư tài chính. Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và
các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động
trong Công ty. Thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ kinh
doanh và chi phí.
 Hành chính tổng hợp
Thực hiện chức năng quản lý, phân bổ, điều động nguồn nhân lực
trong công ty. Thực hiện khen thưởng hoặc kỷ luật đối với những sai phạm
của các nhân viên trong công ty.
Về thủ tục hành chính, thực hiện các công việc liên quan đến biên
soạn các mẫu báo cáo đối với cơ quan nhà nước.
Công tác đào tạo thực công tác đào tạo nguồn nhân lực mới của công
ty, bên cạnh đó tổ chức bồi dưỡng các kiến thức mới cùng với các kỹ năng
cho nhân viên.
― Khối kinh doanh
Khối kinh doanh trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các họat động lên
kế hoạch và tiếp thị tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng của công ty
nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần,...Bao gồm các bộ phận chăm sóc
khách hàng, bộ phận kinh doanh hệ thống siêu thị và đại lý, bán hàng trực
tuyến và đồng phục.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 30
― Khối sản xuất
Khối sản xuất hoạt động trong lĩnh vực thực hiện các mẫu thiết kế mới,
lên kế hoạch sản xuất và cho ra thành phẩm. Khối sản xuất bao gồm bộ phận
thiết kế, bộ phận kỹ thuật may và bộ phận kế hoạch – sản xuất.
4.1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được cho trong bảng 4.1. Nhìn
vào bảng kết quả cho thấy hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty Tân
Phạm Gia trong các năm qua có nhiều diễn biến tốt như năm 2010 doanh thu đạt
18,9 tỷ đồng, đến năm 2011 doanh thu của công ty tăng lên 26,2 tỷ đồng, tăng
138,62% so với năm 2010. Qua năm 2012, doanh thu đạt 31,1 tỷ đồng, tăng
118,70% so với năm 2011. Hoạt động kinh doanh năm 2011 và 2012 có sự tăng
trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2010. Điều này cho thấy việc mua sắm của người
dân về trang phục nam có sự tăng trưởng trở lại. Ngoài ra, nền kinh tế cũng hoạt
động mạnh trở lại sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ.
Bên cạnh việc doanh thu tăng mạnh, thì chi phí cũng có sự tăng theo và
có tỷ lệ tăng cao hơn doanh thu được thể hiện trong bảng 4.1 như sau: tỷ lệ tăng
chi phí năm 2011 so với năm 2010 là 139,07% cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu là
138,62%.
Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của công ty Tân Phạm Gia
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch so
2010
2012 Chênh lệch so
2011
1 Doanh thu 18,9 26,2 7,3 138,62% 31,1 4,9 118,70%
2 Chi phí 15,1 21 5,9 139,07% 24,9 3,9 118,57%
3 Lợi nhuận 3,8 5,2 1,4 136,84% 6,2 1 119,23%
Nguồn: Bộ phận Kế Toán – Công ty Tân Phạm Gia
Đối với tỷ lệ tăng chi phí của năm 2012 so với năm 2011 là 118,57% gần bằng
với tốc độ tăng của doanh thu 118,70%. Điều này cho thấy năm 2011 và 2012
công ty đã bỏ ra chi phí rất nhiều để có được sự tăng trưởng của doanh thu, việc
doanh thu tăng mạnh kéo theo chi phí bỏ ra cũng tăng theo thể hiện hoạt động kinh
doanh năm 2011 và 2012 của công ty không mấy là hiệu quả, đặc biệt thể hiện rõ
ở lợi nhuận. Lợi nhuận năm 2011 so với 2010 tăng ở mức 1,4 tỷ đồng và tăng
136,84%. Còn năm 2012 so 2011 chỉ tăng ở mức 1 tỷ đồng và tăng 119,23%.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 31
Tóm lại, hoạt động kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 của công ty
không có sự tăng trưởng mạnh so với mức tăng trưởng của năm 2011 so với năm
2010.
4.1.2. Phân tích về môi trường hoạt động kinh doanh của công ty
4.1.2.1. Phân khúc thị trường của công ty
Công ty Tân Phạm Gia hoạt động trong lĩnh vực chính là sản xuất áo thun
nam thời trang với các nhãn hiệu riêng là Milvus, Anti – X, BlueKite và Happy
Hoop. Sản phẩm được phân phối trong tất cả các hệ thống siêu thị như: Co.opmart,
Big C, Lotte mart, Hapro mart,…được phân bố trên toàn quốc. Nhưng đối với
từng vùng miền sẽ có các thế mạnh riêng.
Theo vị trí địa lý: Dựa vào tình hình tiêu thụ sản phẩm, tốc độ tăng trưởng
kinh tế, mật độ dân cư đông đúc, thu nhập bình quân đầu người…Công ty đã phân
chia thành 5 đoạn thị trường như sau:
 Thị trường Tp.HCM: Đây là thành phố lớn nhất Việt Nam,
được đánh giá là một thị trường năng động nhất nước. Dân số đông ước tính trên
10 triệu người, đa phần là dân số trẻ. Đối với thị trường này, các sản phẩm của
công ty đều được trưng bày trong tất cả các hệ thống siêu thị. Nhưng đối với từng
hệ thống siêu thị, thì vẫn có những siêu thị chủ lực như: Đối với hế thống
Co.opmart (Co.opmart Đinh Tiên Hoàng, Co.opmart Xa Lộ Hà Nội, Co.opmart Lý
Thường Kiệt, Co.opmart Cống Quỳnh và Co.opmart Thắng Lợi), Đối với hệ thống
Big C (Big C Gò Vấp, Big C Miền Đông, Big C Hoàng Văn Thụ, Big C An Lạc),
Lotte mart Quận 7, Satra 3/2. Với những điều kiện thuận lợi trên, chính vì vậy,
thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn nằm trong danh sách thị trường mục tiêu của
công ty.
 Thị trường Miền Bắc: Hà Nội, là thủ đô của đất nước và là
thành phố lớn của miền Bắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, quá trình đô
thị hoá diễn ra nhanh chóng. Nhưng đối với công ty, đây là thị trường thấp nhất
trong toàn hệ thống với sự phân bố sản phẩm chưa cao, trong thị trường này Big
C Thăng Long được đánh giá là phát triển khá tốt.
 Thị trường Miền Trung: Đối với thị trường này, có tốc độ
phát triển không cao, nhưng được đánh giá là hệ thống mở rộng hơn thị trường
Miền Bắc như: Co.opmart (Co.opmart Phan Thiết, Co.opmart Quy Nhơn), Big C
Đà Nẵng và Lotte mart Đà Nẵng.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 32
 Thị trường Miền Đông Nam Bộ: Đây là thị trường có tốc độ
phát triển và đầu tư công nghiệp cao nhất nước. Chính vì vậy, thị trường này được
công ty đánh giá là thị trường lớn thứ 2 của công ty. Đặc biệt, đối với hệ thống
Co.opmart (Co.opmart Bình Dương, Co.opmart Biên Hòa, Co.opmart Vũng Tàu),
Big C (Big C Đồng Nai, Big C Bình Dương) và Lotte mart Đồng Nai.
 Thị trường Miền Tây Nam Bộ: Tuy là vùng sông nước, nhưng
khu vực thị trường này được xếp vào vị trí 3 trong toàn hệ thống như: Co.opmart
(Co.opmart Mỹ Tho, Co.opmart Cần Thơ, Co.opmart Sóc Trăng, Co.opmart Long
Xuyên) và Big C Cần Thơ.
4.1.2.2. Khách hàng mục tiêu của công ty
Với định vị là sản phẩm áo thun nam. Chính vị vậy, đối tượng khách hàng
mục tiêu của công ty là nam giới và bé trai.
Đối với từng đối tượng khác nhau thì công ty có các nhãn hiệu khác nhau
như:
 Nhãn hiệu Milvus – đây là sản phẩm áo thun nam dành cho
đối tượng trung niên từ 30 – 50 tuổi.
 Với nhãn hiệu Anti-X – đây là nhãn hiệu dành cho giới trẻ,
đặc biệt là các bạn tuổi teen từ 15 – 25 tuổi.
 Đối với hai nhãn hiệu Milvus và Anti – X, được định vị là sản
phẩm cao cấp cho nên công ty phân khúc ở mức giá cao. Nhưng còn ở phân khúc
tầm trung và giá thấp, thì công ty đã cho ra một nhãn hiệu mới BlueKite – đây là
sản phẩm dành cho đối tượng có thu nhập thấp, với thị trường chính là phân phối ở
các khu vực tỉnh.
Happy Hoop – đây là nhãn hiệu dành cho bé trai từ 2 – 12 tuổi.
4.1.2.3. Đối thủ cạnh tranh của công ty
Trong quá trình sản xuất – kinh doanh, công ty đã xây dựng các kế
hoạch, chiến lược marketing để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hiện
nay, trên thị trường Tp.HCM đối thủ cạnh tranh của công ty rất nhiều, có thể kể
một số doanh nghiệp trực tiếp tại các hệ thống siêu thị như: Dung Nam, Blook,
Thảo Nguyên Phát, Gia Hồi, Kim Hằng,…Các đối thủ cạnh trạnh gián tiếp như:
Ninomaxx, Foci, Blue Exchange, PT2000, Việt Thy, Sea Collection…
Đối với các đối thủ cạnh tranh tại các hệ thống siêu thị, họ cũng có những
mục đích, những chiến lược gần giống với công ty. Các công ty này thường chú ý
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 33
tới khách hàng mục tiêu của họ cũng là giới trung niên, giới trẻ và bé trai.Tại thị
trường này, một số đối thủ cạnh tranh cũng đã tạo ra cho mình một “tên tuổi”, giữ
vị thế trên thị trường, như Dung Nam – các sản phẩm của họ rất đa dạng và chiếm
một vị trí trưng bày lớn.
Đối với đối thủ khác là Ninomaxx, Foci, Blue Exchange, PT2000, Việt
Thy, Sea Collection…thì đối tượng khách hàng mục tiêu thường chú ý đến là giới
trẻ. Các đối thủ này có qui mô hoạt động lớn, ít nhiều cũng có “tên tuổi”, giữ vị
thế và thị phần trên thị trường.
Có thể nói trong thời gian tới, số đối thủ cạnh tranh không những không
giảm về “lượng” mà có khả năng phát triển về “chất”. Trong cạnh tranh, các đối
thủ của công ty thường áp dụng chiến lược về giá, khuyến mãi để giành thị phần
về mình. Mục tiêu của các đối thủ là mở rộng qui mô và cải tiến chiến lược sản
phẩm nhằm phục vụ cho khách hàng và giữ vững thị phần của mình. Đứng trước
số luợng đối thủ “hùng hậu” như trên, công ty đã áp dụng những phương
thức cạnh tranh là tập trung vào “chiến lươïc sản phẩm”, “chiến lược phân phối”,
“chiến lược chiêu thị” tức là phát huy những chiến lược về chất lượng, phục vụ và
linh hoạt, tôn trọng lợi ích của khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống
của công ty.
4.1.3. Phân tích thực trạng hoạt động Marketing – mix tại Công ty Tân
Phạm Gia
4.1.3.1. Chiến lược sản phẩm
Công ty Tân Phạm Gia hoạt động trong lĩnh vực thời trang từ năm 2003,
đến nay đã trải qua một khoảng thời gian khá dài gần 10 năm kinh nghiệm. Các
sản phẩm của công ty được nhận biết bằng chính chất lượng, luôn đáp ứng được
yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn cho các thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã cho ra thị trường 4
nhãn hiệu thời trang riêng biệt dành cho nam và bé trai là: Milvus (Always beside
your success), Anti – X (The way you are), Happy Hoop (For Kids) và một nhãn
hiệu mới là BlueKite.
 Kích thước tập hợp sản phẩm
Công ty Tân Phạm Gia luôn đưa ra nhiều tập hợp sản phẩm áo thun
thời trang đa dạng, phong phú bao gồm áo thun nam dành cho giới trung niên, áo
thun nam dành cho giới trẻ tuổi teen, áo khoác, quần áo trẻ em. Bộ phận thiết kế
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 34
của công ty không ngừng nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để từ đó cho ra các
sản phẩm thích hợp theo mùa. Với hơn 100 mẫu sản phẩm đa dạng phục vụ cho
khách hàng.
Bảng 4.2: Danh mục sản phẩm
DANH MỤC SẢN PHẨM
NAM TRẺ EM
Áo thun Áo thun
Áo khoác Đồ bộ
Áo sơ mi
Nguồn: Bộ phận thiết kế - Công ty Tân Phạm Gia
 Đặc tính sản phẩm
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được công ty đặt lên hàng đầu với các chất liệu
chủ đạo là: Thun Cotton và các phụ kiện như vải, chỉ, nút,…Các chất liệu này
được lựa chọn rất chặt chẽ. Trong quá trình sản xuất đến khâu ra sản phẩm công ty
đều phải tuân theo tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Với nổ lực đó, công ty đã 3 năm
liền đón nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”.
Đặc tính sản phẩm
Thuộc tính lý tính: chất liệu chủ yếu là thun cotton. Mẫu mã đa
dạng, phong phú. Màu sắc với các màu chủ đạo là trắng, xám, nâu, xanh dương,
đỏ đô, đen.
Thuộc tính cảm tính: thỏa mãn nhu cầu ăn mặc của người tiêu dùng.
 Nhãn hiệu
Với chiến lược đa nhãn hiệu, mỗi nhãn hiệu sẽ dành cho một đối
tượng khách hàng khác nhau như: nhãn hiệu Milvus sẽ dành cho đối tượng trung
niên, Anti – X là sản phẩm dành cho giới trẻ tuổi teen, nhãn hiệu Happy Hoop đây
là sản phẩm dành cho các bé trai. Đối với BlueKite, đây là nhãn hàng mới dành
cho đối tượng khách hàng ở các tỉnh và phân khúc tầm trung. Với chiến lược đa
nhãn hiệu này, công ty mong muốn bao phủ hết phân khúc thị trường với từng
thiết kế riêng biệt và từng mức giá khác nhau.
Trong chiến lược đa nhãn hiệu, công ty vẫn chọn cho mình nhãn
hiệu chính ngay từ khi hình thành và phát triển đó là nhãn hiệu MILVUS –
Always Beside Your Success!.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 35
Hình 4.1: Logo nhãn hiệu Milvus
Nguồn: Bộ phận Kinh doanh – Công ty Tân Phạm Gia
Là sự kết hợp giữa “Người đàn ông đánh gôn” và chữ “Milvus”, với
tông nền màu đen thể hiện sự vững chắc và mạnh mẽ của người đàn ông. Với hình
ảnh “Người đàn ông đánh gôn” thể hiện sự cao cấp của sản phẩm, là một sản phẩm
mang lại cho người mặc cảm thấy sự sang trọng, lịch thiếp và thể hiện sự thành đạt
trong công việc cũng như tron cuộc sống.
Khẩu hiệu “Always Beside Your Success!” với ý nghĩa là “Luôn bên
cạnh thành công của bạn!” là sản phẩm được định vị dành cho giới trung niên, là
độ tuổi đã vững chắc trên sự nghiệp. Với các thiết kế đơn giản nhưng vẫn tạo nên
điểm nhấn ở túi, bo tay, cổ và nẹp ngực, màu sắc đơn giản với các tông màu cơ
bản như: trắng, xanh dương, xám, nâu, đỏ đô. Đồng thời, chất liệu cao cấp với các
đường may sắc xảo, đã tạo cho sản phẩm sự khác biệt so với các đối thủ cạnh
tranh. Tất cả những điều đó tạo nên một giá trị cho người sử dụng.
Nhãn hiệu ANTI – X (The way you are), là sản phẩm được định vị
dành cho phân khúc giới trẻ tuổi teen. Các sản phẩm được thiết kế theo một phong
cách khác biệt được thể hiện trong chữ “ANTI – X”, với chữ “N” được thiết kế
quay ngược thể hiện sự khác biệt trong từng sản phẩm. Màu sắc logo được sử
dụng 2 tông màu chính là xanh và đỏ thể hiện sự cá tính, với slogan “The way you
are”.
Hình 4.2: Logo nhãn hiệu Anti – X
Nguồn: Bộ phận Kinh doanh – Công ty Tân Phạm Gia
Bên cạnh các sản phẩm dành cho giới trung niên và giới trẻ, công ty
cũng cho ra thị trường 1 nhãn hiệu dành cho các bé trai là “Happy Hoop” (For
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 36
Kids), Với các hình ảnh thiết kế là những nhân vật hoạt hình vui nhộn phù hợp với
lứa tuổi của các bé trai.
Hình 4.3: Logo nhãn hiệu Happy Hoop
Nguồn: Bộ phận Kinh doanh – Công ty Tân Phạm Gia
Đồng thời trong năm 2013, công ty đã cho ra thị trường một nhãn
hiệu mới là “BlueKite – Challenge the sky!”, là sản phẩm được định vị đành cho
các đối tượng khách hàng ở thị trường tỉnh, với mức giá tầm trung. Với tông màu
xanh nhẹ thể hiện sự ước mơ bay cao trên bầu trời.
Hình 4.4: Logo nhãn hiệu BlueKite
Nguồn: Bộ phận Kinh doanh – Công ty Tân Phạm Gia
 Bao bì – đóng gói sản phẩm
Bao bì tạo sự chú ý đầu tiên của người tiêu dùng đối với thương hiệu
sản phẩm, góp phần làm tăng thêm giá trị của sản phẩm. Tạo sự tiện dụng cho
người tiêu dùng đồng thời là phương tiện quảng bá thương hiệu tốt nhất cho doanh
nghiệp.
Đối với công ty Tân Phạm Gia, các sản phẩm của công ty khi giao
hàng cho siêu thị chỉ được đóng gói với dạng túi kính trong không có tên công ty,
nhãn hiệu, địa chỉ,...Trong các hội chợ, triển lãm, nhãn hiệu MILVUS được sử
dụng làm nhãn hiệu chính cho các túi đựng sản phẩm. Bao bì được thiết kế với
màu đen làm chủ đạo thể hiện sự mạnh mẽ của người đàn ông, trên bao bì có in
logo hình “Người đàn ông đánh gôn” thể hiện sự thành công và tên nhãn hiệu
MILVUS màu trắng và các thông tin liên hệ khác. Taọ nên sự nhận biết cho khách
hàng về sản phẩm của MILVUS.
Ngược lại, các sản phẩm được đóng gói giao hàng cho siêu thị chưa
thể hiện sự đặc trưng của sản phẩm, thiếu tất cả các thông tin liên quan đến sản
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 37
phẩm và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trên bao bì, chưa tạo được sự chuyên
nghiệp trong cho các sản phẩm của công ty. Đồng thời, công ty có 4 nhãn hiệu
riêng biệt, nhưng túi đựng sản phẩm chỉ dùng nhãn hiệu MILVUS làm túi đựng
sản phẩm chung, chưa tạo nên sự khác biệt cho từng sản phẩm, làm cho khách
hàng chỉ biết đến nhãn hiệu MILVUS.
 Những dịch vụ gắn liền với sản phẩm
Chăm sóc khách hàng
Với mục đích đáp ứng được nhu cầu và sự quan tâm của khách hàng
hơn nữa, thì chương trình bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng hấp dẫn và
tận tình là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công: giải
đáp những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm qua điện thoại, gửi catalogue
mới cho khách hàng, giải đáp các phản hồi của khách hàng thông qua hệ thống
website,...
Bảo hành sản phẩm
Sau khi tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng, công ty luôn
giữ vững, đúng cam kết về chất lượng đối với khách hàng: Bảo đảm việc đầu tư
cho chất lượng như: chất liệu vải, mẫu mã phải phù hợp với nhóm khách hàng
mục tiêu, nâng cao chất lượng phục vụ,…Cung cấp thông tin về sản phẩm, hướng
dẫn sử dụng gắn liền với chất lượng thông qua việc gửi thông tin hướng dẫn sử
dụng kèm sản phẩm khi khách hàng mua sản phẩm. Giải quyết trường hợp đổi
hàng: kịp lúc cho khách hàng khi sản phẩm có phần lỗi về chất lượng cũng như
size không phù hợp.
 Chiến lược sản phẩm mới
May mặc – Thời trang là một lĩnh vực có nhu cầu thay đổi thường
xuyên theo trào lưu, theo khí hậu,...Vòng đời sản phẩm ngắn đòi hỏi doanh nghiệp
phải có sự nhạy bén bắt kịp nhu cầu của người tiêu dùng. Cứ 3 tháng công ty laị
tung ra một bộ sưu tập chủ đạo với hơn 30 mẫu thiết kế. Đây là các bộ sưu tập
theo mùa với chất liệu phù hợp với trào lưu, thời tiết, khí hậu.
Với một xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày
càng được nâng cao thì nhu cầu cho các trang phục cần phải đảm bảo tính thời
trang, phù hợp xu thế và thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng. Thêm vào đó, do
sự cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh như Gia Hồi, Dung Nam, Blook hay Kim
Hằng nên công ty cần phải đưa ra những chiến lược thích hợp nhằm nâng cao chất
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 38
lượng sản phẩm, các mẫu thiết kế phải phù hợp với xu hướng thời trang, đồng thời
sản phẩm phải mang một nét khác biết so với các đối thủ cạnh tranh, để tạo sự hấp
dẫn đối với người tiêu dùng.
4.1.3.2. Chiến lược giá
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là do thị trường quyết định. Một mức
giá phù hợp là mức giá mà tại đó có thể bù đắp được chi phí và đem lại cho công
ty một phần lợi nhuận, giá đó được khách hàng chấp nhận.
Vì thế, tùy thuộc mục tiêu Marketing mà doanh nghiệp sẽ đưa ra những
chiến lược giá cao hơn, thấp hơn hay ngang bằng với thị trường. Chính sách định
giá sản phẩm của công ty được xây dựng dựa trên các yếu tố: chi phí đầu vào, đối
thủ cạnh tranh trên thị trường và giá trị cảm nhận về sản phẩm.
Với chính sách định giá dựa vào trên chi phí bao gồm: nguyên vật liệu,
chi phí máy móc, nhà xưởng, chi phí nhân công, chi phí quản lý,...Việc định giá
dựa vào chi phí với mục đích các sản phẩm khi được sản xuất ra sẽ đảm bảo chất
lượng với các nguồn nguyên vật liệu chất lượng và đem lại một mức giá mà khách
hàng hài lòng với sản phẩm họ nhận được. Đồng thời mang lại phần trăm lợi
nhuận mà công ty mong muốn trong sản phẩm đó.
Không chỉ dựa trên yếu tố chi phí để tạo nên một mức giá cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, các mức giá sản phẩm của công ty còn bao gồm sự tin tưởng của
khách hàng vào nhãn hiệu của công ty đã có mặt trên thị trường gần 10 năm hoạt
động.
So với các đối thủ cạnh tranh, các mức giá của công ty có phần cao hơn
hoặc thấp hơn tùy từng loại sản phẩm. Đối với các sản phẩm của nhãn hiệu hiệu
Milvus, áo thun cổ bẻ có mức giá cao hơn 11.000đ, nhưng trong khi đó áo thun cổ
tròn lại có mức giá thấp hơn 39.000đ.
So sánh giá của với các nhãn hiệu khác
Bảng 4.3: Bảng so sánh giá của Milvus với các đối thủ cạnh tranh
Đơn vị: 1.000 đồng
Loại áo Milvus Dung Nam Chênh lệch
Áo thun cổ bẻ 245 234 11; 4,7%
Áo thun cổ tròn 225 264 -39; -14,7%
Nguồn: Bộ phận Kinh doanh – Công ty Tân Phạm Gia
Bảng 4.4: Bảng so sánh giá của Anti – X với các đối thủ cạnh tranh
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 39
Đơn vị: 1.000 đồng
Loại áo Anti – X Blook Chênh lệch
Áo thun Cotton cổ tròn (2 chiều) 215 209 6; 2,8%
Áo thun Cotton cổ tròn (4 chiều) 225 229 -4; -1,7%
Áo thun Cotton cổ bẻ 245 259 -14; -5,4%
Áo khoác 385 379 6; 1,6%
Nguồn: Bộ phận Kinh doanh – Công ty Tân Phạm Gia
Bảng 4.5: Bảng so sánh giá của Happy Hoop với các đối thủ cạnh tranh
Đơn vị: 1.000 đồng
Loại áo Happy
Hoop
Ána Hoàng Vinh Quang Chênh lệch
Áo thun 110 83 27; 32,5%
Đồ bộ 159 124 35; 28,2%
Áo sơ mi 159 134 25; 18,6%
Nguồn: Bộ phận Kinh doanh – Công ty Tân Phạm Gia
Hiện nay, công ty mới cho ra thị trường một nhãn hiệu áo thun nam mới
là BlueKite, với định vị là sản phẩm thời trang (mẫu mã đẹp) với mức giá cạnh
tranh. Sản phẩm dành cho thị trường tỉnh. Các sản phẩm của nhãn hiệu BlueKite
có mức giá 179.000đ dành cho áo cổ tròn và áo cổ bẻ 225.000đ.
Trong các mức giá của công ty bao gồm: 179.000, 215.000, 225.000,
245.000, 260.000. Công ty chưa có chính sách định giá dựa vào tâm lý của người
tiêu dùng. Các mức giá của công ty đa phần kết thức bằng số 5 và 0 thay vì số 9.
Chính vì vậy, các mức giá hiện tại của công ty chưa mang lại cho tâm lý người
tiêu dùng một mức giá hấp dẫn. Dễ nhận thấy một đối thủ cạnh tranh của công ty
đã làm điều này đó là Blook, các mức giá của họ hầu hết đều kết thúc bằng số 9.
4.1.3.3. Chiến lược phân phối
Tính tới thời điểm hiện nay, tất cả các sản phẩm của công ty có mặt ở tất
cả các hệ thông siêu thị Co.opmart, Big C, Lotte mart, Satra,… phủ rộng khắp mọi
miền trên toàn quốc.
Các sản phẩm của công ty được phân phối đến tay người tiêu dùng theo
hai kênh trực tiếp và gián tiếp.
― Kênh trực tiếp là kênh mà công ty lựa chọn với hình thức là các khách
hàng sẽ được tư vấn và bán hàng thông qua website bán hàng của công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 40
Sơ đồ 4.2: Kênh phân phối trực tiếp
Nguồn: Bộ phận Kinh Doanh – Công ty Tân Ghạm Gia
― Kênh gián tiếp là kênh có sự tham gia của các trung gian. Công ty đã
mở rộng việc phân phối sản phẩm thông qua các đối tác trung gian, nhằm mục
đích các khách hàng của công ty có thể tiện lợi trong việc lựa chọn và mua sản
phẩm của công ty.
Sơ đồ 4.3: Kênh phân phối gián tiếp
Nguồn: Bộ phận Kinh Doanh – Công ty Tân Phạm Gia
Đối với đại lý của công ty, là các cửa hàng thời phân phối các sản phẩm
may mặc, để được làm đại lý cho công ty thì cửa hàng cần đáp ứng đầy đủ các
điều kiện mà công ty quy định. Khi các đại lý nhập sản phẩm của công ty sẽ được
chiết khấu 30% ngay trên giá tem bán cho người tiêu dùng, đồng thời các đại lý
cũng được trang bị quầy kệ theo các nhãn hiệu sản phẩm. Đồng thời, các đại lý
còn được công ty hỗ trợ đổi các mẫu sản phẩm cũ để lấy các sản phẩm mới.
Về hệ thống siêu thị, tất cả các sản phẩm của công ty được phân phối
trong các hệ thống siêu thị như Co.opmart, Big C, Lotte mart, Satra,…Tương tự
như hệ thống đại lý, các hệ thống siêu thị khi nhập hàng của công ty được hưởng
các mức chiết khấu khác nhau từ 26% - 30% cho từng hệ thống siêu thị khác nhau
và phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa công ty và hệ thống siêu thị. Bên cạnh đó, hệ
thống siêu thị Big C còn được công ty hỗ trợ quầy kệ mang nhãn hiệu riêng như:
Kệ Milvus, Anti – X và Happy Hoop nhằm trưng bày sản phẩm của công ty và
mang phong cách sang trọng thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, các hệ thống siêu
thị cũng được công ty hỗ trợ đổi trả hàng đối với các mẫu bán không được và nhập
các mẫu mới để trưng bày.
Công ty bán hàng trực tuyến thương mại, với mong muốn tiếp cận đến
các khách hàng thường xuyên mua hàng online, công ty đã phối hợp với các trang
web bán hàng uy tín như: www.chon.vn (thuộc sự quản lý của Công ty cổ phần
Người cung cấp
sản phẩm
Người tiêu dùng
sản phẩmWeb bán hàng công ty
Đại lýNgười cung
cấp sản phẩm
Người tiêu
dùng sản
phẩm
Siêu thị
Web bán hàng
thương mại
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 41
thương mại Chọn), www.zalora.vn (thuộc sự quản lý của Công ty TNHH Một
Thành Viên Giờ Giải Lao Bán Lẻ & Giao Nhận). Khi các đối tác bán hàng trực
tuyến nhập hàng của công ty cũng sẽ được hưởng một mức chiết khấu theo sự thỏa
thuận trong hợp đồng giữa hai bên.
4.1.3.4. Chiến lược chiêu thị
Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh gây gắt như hiện nay thì
hoạt động chiêu thị hay là các hoạt động hỗ trợ cho việc kinh doanh được coi là
một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực, thu hút sự chú ý của khách hàng,
tăng niềm tin, sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của công ty, kích cầu
khách hàng mua sản phẩm.
Các hoạt động chiêu thị của công ty thể hiện thông qua các công cụ như là
quảng cáo, tham gia và tổ chức các sự kiện, khuyến khích tiêu dùng bằng các
chương trình khuyến mãi nhằm hỗ trợ và tăng lợi ích cũng như tạo sự hài lòng cho
khách hàng khi sử dụng sản phẩm của công ty.
Công cụ quảng cáo sẽ đưa các doanh nghiệp tiến lại gần hơn với các
khách hàng của mình, nối kết khách hàng với lại doanh nghiệp. Đối với công ty
chỉ chú trọng đến các hình thức quảng cáo như quảng cáo các nhãn hiệu của công
ty trong tất cả hệ thống siêu thị Big C bằng panô áp tường hay tại các trụ của tòa
nhà, phát catalogue, tờ rơi và đặt stady tại sự kiện hội chợ hay triễn lãm.
Về tham gia sự kiện, đối với việc tham gia các chương trình hội chợ triễn
lãm luôn là thế mạnh của công ty, nó là công cụ chủ lực để quảng bá hình ảnh của
công ty đến các khách hàng nhằm mục đích củng cố sự tín nhiệm của khách hàng
hiện có của công ty và thu hút được sự chú ý, quan tâm của các khách hàng tiềm
năng. Tân Phạm Gia lấy tông màu đen làm màu đặc trưng cho nhãn hiệu Milvus,
đây là màu thể hiện sự mạnh mẽ của đấng mày râu và là màu sắc của sự thành
công trong sự nghiệp. Chính vì vậy, hầu hết các chương trình, sự kiện triễn lãm
hội chợ mà công ty tham đều chọn nhãn hiệu Milvus là gian hàng chính. Một số sự
kiện hội chợ triễn lãm tiêu biểu mà công ty tham gia như: Hội chợ Hàng Việt Nam
Chất Lượng Cao, Hội chợ thời trang Việt Nam, Hội chợ hàng tiêu dùng
Tết,…Đồng thời, công ty còn tham gia các chương trình biểu diễn thời trang do
các hệ thống siêu thị lớn tổ chức như Big C và Lotte mart. Các chương trình biểu
diễn thời trang giới thiệu bộ sưu tập mới tại chương trình thời trang và cuộc sống
của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 42
Các chương trình khuyến mãi cũng được công ty đẩy mạnh nhằm khuyến
kích các khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty nhiều hơn, đa phần là các
chương trình giảm giá sản phẩm như chương trình “Mua sản phẩm thứ 2 sẽ được
giảm 30” tại hội chợ Tết 2013, Chương trình giảm giá đến 55% cho các sản phẩm
áo thun T – shirt tại 4 siêu thị lớn của Co.opmart vào thời điểm cuối năm 2012.
Chương trình hậu mãi, chăm sóc khách hàng cũng được xúc tiến đẩy mạnh như
tiếp nhận thông tin đóng góp của các khách hàng, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc
khách hàng và xử lý mọi tình huống mà các khách hàng gặp phải nhằm góp phần
đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Bán hàng trực tiếp, là xúc tiến giữa công ty với các cửa hàng, đại lý và
các hệ thống siêu thị. Để mở rộng và thúc đẩy phát triển kinh doanh, đội ngũ kinh
doanh của công ty đã trực tiếp đến các hệ thống siêu thị giới thiệu các sản phẩm
mới, đối với các cửa hàng thời trang thì xúc tiến việc hợp tác làm đại lý và giới
thiệu sản phẩm của công ty đến khách hàng.
4.2. KHẢO SÁT
4.2.1. Nhận xét mô tả thống kê
4.2.1.1. Nhận xét biểu đồ thể hiện tỷ lệ %
Bảng 4.6: Nhãn hiệu từng sử dụng
$gl Frequencies
Responses
N Percent
Percent of
Cases
Tân Phạm Gia 126 37.7% 100.0%
Thảo Nguyên Phát 42 12.6% 33.3%
Dung Nam 54 16.2% 42.9%
Blook 43 12.9% 34.1%
Kim Hằng 25 7.5% 19.8%
Nhãn hiệu từng sử dụng
a
Gia Hồi 44 13.2% 34.9%
Total 334 100.0% 265.1%
a. Group
Nguồn: Khảo sát thực tế về mức độ hài lòng của khách hàng
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy nhãn hiệu áo thun nam mà khách hàng từng
sử dụng, đa phần các khách hàng đã từng biết đến và từng sử dụng của Tân Phạm
Gia, Dung Nam, Blook, Gia Hồi và Thảo Nguyên Phát. Trong 126 mẫu thu về, tất
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 43
cả các khách hàng đều đã sử dụng sản phẩm của công ty Tân Phạm Gia, tiếp đến
Dung Nam. Đây là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty.
Đồ thị 4.1: Nhãn hiệu từng sử dụng
Bảng 4.7: Ý kiến khác
Ý kiến khác
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Màu sắc dành cho trung
niên
20 15.9 15.9 15.9
Mở thêm đại lý phân phối 3 2.4 2.4 18.3
Sản phẩm dành cho nữ 9 7.1 7.1 25.4
Sử dụng vải sọc 27 21.4 21.4 46.8
Tạo ấn tượng hơn cho sản
phẩm trẻ
13 10.3 10.3 57.1
Thiết kế website bán hàng
chuyên nghiệp
21 16.7 16.7 73.8
Xây dựng cửa hàng riêng 33 26.2 26.2 100.0
Valid
Total 126 100.0 100.0
Nguồn: Khảo sát thực tế về mức độ hài lòng của khách hàng
Về các ý kiến đóng góp, khách hàng đã đưa ra 7 ý kiến đề xuất. Trong đó, ý
kiến xây dựng cửa hàng riêng chiếm 26%, tiếp đến là 17% xây dựng website bán
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 44
hàng chuyên nghiệp và 16% màu sắc riêng dành cho trung niên. Các sản phẩm của
công ty đa phần phân phối trực tiếp trong các hệ thống siêu thị, gây khó khăn cho
việc tìm kiếm và lựa chọn của khách hàng. Chính vì vậy, đa phần các ý kiến của
khách hàng là công ty nên xây dựng hệ thống cửa hàng riêng để thuận tiện cho
việc chọn lựa sản phẩm, đồng thời khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi trực tiếp
từ công ty. Bên cạch đó, khách hàng cũng mang về cho công ty một cơ sở dữ liệu
để thuận tiện cho việc đánh giá và nghiên cứu chiến lược marketing.
Đồ thị 4.2: Ý kiến khác
4.2.1.2. Nhận xét giá trị trung bình
Bảng 4.8: Mức độ hài lòng về sản phẩm
Statistics
N
Valid Missing
Mean Std. Deviation Minimum Maximum
Chất liệu vải tốt 126 0 3.49 .994 2 5
Mẫu thiết kế đẹp 126 0 3.11 1.104 1 5
Màu sắc thời trang 126 0 2.99 1.039 1 5
Kiểu dáng đa dạng 126 0 3.18 1.113 1 5
Nhãn hiệu uy tín 126 0 3.34 1.037 1 5
Nguồn: Khảo sát thực tế về mức độ hài lòng của khách hàng
Đánh giá về sản phẩm, nhìn vào bảng 4.8, yếu tố được khách hàng đánh giá
cao là chất liệu vải tốt đạt 3.49, tiếp đến là nhãn hiệu uy tín 3.34. Bên cạnh đó, yếu
tố mẫu thiết kế và màu sắc thời trang của công ty được khách hàng đánh giá thấp
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa
SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 45
3.11 và 2.99, các mẫu thiết kế chưa tạo nên ấn tượng cho khách hàng, màu sắc
dành cho trung niên chưa rõ ràng còn lẫn lộn giữa trẻ. Chính vì vậy, công ty cần
tập trung nghiên cứu nhu cầu của khách hàng nhiều hơn và tham khảo một số ý
kiến từ khách hàng, siêu thị hay các nhà cung cấp khác.
Đồ thị 4.3: Mức độ hài lòng về sản phẩm
Bảng 4.9: Mức độ hài lòng về giá sản phẩm
Statistics
N
Valid Missing
Mean Std. Deviation Minimum Maximum
Mức giá hợp lý 126 0 3.37 1.295 1 5
Giá cạnh tranh 126 0 3.38 1.314 1 5
Nhiều mức giá khác nhau 126 0 3.42 1.292 1 5
Nguồn: Khảo sát thực tế về mức độ hài lòng của khách hàng
Nhìn vào bảng 4.9, ta thấy yếu tố nhiều mức giá khác nhau đạt 3.42, điều
này cho thấy khách hàng hài lòng với việc công ty đưa ra nhiều mức giá khác nhau
cho các sản phẩm khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn của khách
hàng. Trong đó, yếu tố mức giá hợp lý và giá cạnh tranh trên thị trường chỉ đạt ở
mức thấp 3.37 và 3.38. Chính vì vậy, công ty cần đưa ra các mức giá mang tính
chất hấp dẫn, thu hút khách hàng và mang lại sự so sánh khác cho khách hàng như
kết thúc mỗi mức giá đều bằng số 9 mang lại cho khách hàng cảm giác rẻ hơn và
tạo được chú ý khách hàng nhiều hơn.
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia
Marketing mix - Tan Pham Gia

Contenu connexe

Tendances

Phân tích hoạt động marketing mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến tre
Phân tích hoạt động marketing   mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến trePhân tích hoạt động marketing   mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến tre
Phân tích hoạt động marketing mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến tre
Hee Young Shin
 
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co banGiáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
Quách Đại Dương
 

Tendances (20)

Giải pháp hoàn thiện công tác Marketing mix tại công ty dược phẩm điểm cao - ...
Giải pháp hoàn thiện công tác Marketing mix tại công ty dược phẩm điểm cao - ...Giải pháp hoàn thiện công tác Marketing mix tại công ty dược phẩm điểm cao - ...
Giải pháp hoàn thiện công tác Marketing mix tại công ty dược phẩm điểm cao - ...
 
Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)
 
Phân tích hoạt động marketing mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến tre
Phân tích hoạt động marketing   mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến trePhân tích hoạt động marketing   mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến tre
Phân tích hoạt động marketing mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến tre
 
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
 
Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động Marketing-Mix nhằm thúc đẩy tiêu thụ sả...
Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động Marketing-Mix nhằm thúc đẩy tiêu thụ sả...Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động Marketing-Mix nhằm thúc đẩy tiêu thụ sả...
Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động Marketing-Mix nhằm thúc đẩy tiêu thụ sả...
 
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAYLuận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
 
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
 
Báo Cáo Thực Tập MARKETING ONLINE tại công ty - 10 Điểm
Báo Cáo Thực Tập MARKETING ONLINE tại công ty - 10 ĐiểmBáo Cáo Thực Tập MARKETING ONLINE tại công ty - 10 Điểm
Báo Cáo Thực Tập MARKETING ONLINE tại công ty - 10 Điểm
 
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
 
Đề tài: Giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Đề tài: Giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh Đề tài: Giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Đề tài: Giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
 
[Download free]Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
[Download free]Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty[Download free]Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
[Download free]Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
 
Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...
Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...
Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...
 
Luận văn: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại công ty Tâm Chiến
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại công ty Tâm ChiếnĐề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại công ty Tâm Chiến
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại công ty Tâm Chiến
 
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
 
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co banGiáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
 
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing...
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing...Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing...
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing...
 
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGbáo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh ĐàoKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
 

Similaire à Marketing mix - Tan Pham Gia

bctntlvn (28).pdf
bctntlvn (28).pdfbctntlvn (28).pdf
bctntlvn (28).pdf
Luanvan84
 
Marketing căn bản
Marketing căn bảnMarketing căn bản
Marketing căn bản
tankslc
 
Xuc tien cho san pham nuoc khoang vital cua cty sxkdxnk binh minh tai phia bac
Xuc tien cho san pham nuoc khoang vital cua cty sxkdxnk binh minh tai phia bacXuc tien cho san pham nuoc khoang vital cua cty sxkdxnk binh minh tai phia bac
Xuc tien cho san pham nuoc khoang vital cua cty sxkdxnk binh minh tai phia bac
Quynh Bui
 
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing   mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...Mar08 hoàn thiện phối thức marketing   mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
Hee Young Shin
 

Similaire à Marketing mix - Tan Pham Gia (20)

Đề tài Marketing công ty Lock&Lock, dụng cụ gia đình, nhựa, HAY!
Đề tài Marketing công ty Lock&Lock, dụng cụ gia đình, nhựa, HAY!Đề tài Marketing công ty Lock&Lock, dụng cụ gia đình, nhựa, HAY!
Đề tài Marketing công ty Lock&Lock, dụng cụ gia đình, nhựa, HAY!
 
Mẫu chuyên đề tốt nghiệp Marketing-Mix đạt 9 điểm hay 2017 NEW
Mẫu chuyên đề tốt nghiệp Marketing-Mix đạt 9 điểm hay 2017 NEWMẫu chuyên đề tốt nghiệp Marketing-Mix đạt 9 điểm hay 2017 NEW
Mẫu chuyên đề tốt nghiệp Marketing-Mix đạt 9 điểm hay 2017 NEW
 
Đề tài thực tập hoàn thiện quản trị marketing mix hay nhất 2017
Đề tài  thực tập  hoàn thiện quản trị marketing mix hay nhất 2017Đề tài  thực tập  hoàn thiện quản trị marketing mix hay nhất 2017
Đề tài thực tập hoàn thiện quản trị marketing mix hay nhất 2017
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Marketing – Mix.
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Marketing –  Mix.Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Marketing –  Mix.
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Marketing – Mix.
 
Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh ...
Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh ...Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh ...
Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh ...
 
bctntlvn (28).pdf
bctntlvn (28).pdfbctntlvn (28).pdf
bctntlvn (28).pdf
 
[Catcom] giáo trình Makerting
[Catcom] giáo trình Makerting[Catcom] giáo trình Makerting
[Catcom] giáo trình Makerting
 
Chiến lược Marketing – mix của tập đoàn Tân Hiệp Phát
Chiến lược Marketing – mix của tập đoàn Tân Hiệp Phát Chiến lược Marketing – mix của tập đoàn Tân Hiệp Phát
Chiến lược Marketing – mix của tập đoàn Tân Hiệp Phát
 
Marketing căn bản
Marketing căn bảnMarketing căn bản
Marketing căn bản
 
Giải pháp hoàn thiện công tác hoạt động marketing tại công ty trách nhiện hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác hoạt động marketing tại công ty trách nhiện hữu...Giải pháp hoàn thiện công tác hoạt động marketing tại công ty trách nhiện hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác hoạt động marketing tại công ty trách nhiện hữu...
 
Marketing nhập môn
Marketing nhập mônMarketing nhập môn
Marketing nhập môn
 
Marketing căn bản
Marketing căn bảnMarketing căn bản
Marketing căn bản
 
Mktcb 123
Mktcb 123Mktcb 123
Mktcb 123
 
Cơ sở lý luận về marketing và marketing mix trong kinh doanh dịch vụ.docx
Cơ sở lý luận về marketing và marketing mix trong kinh doanh dịch vụ.docxCơ sở lý luận về marketing và marketing mix trong kinh doanh dịch vụ.docx
Cơ sở lý luận về marketing và marketing mix trong kinh doanh dịch vụ.docx
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp marketing tăng cường khả năng cạnh tranh sản ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp marketing tăng cường khả năng cạnh tranh sản ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp marketing tăng cường khả năng cạnh tranh sản ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp marketing tăng cường khả năng cạnh tranh sản ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác hoạt động marketing tại công ty trách nhiện hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác hoạt động marketing tại công ty trách nhiện hữu...Giải pháp hoàn thiện công tác hoạt động marketing tại công ty trách nhiện hữu...
Giải pháp hoàn thiện công tác hoạt động marketing tại công ty trách nhiện hữu...
 
Xuc tien cho san pham nuoc khoang vital cua cty sxkdxnk binh minh tai phia bac
Xuc tien cho san pham nuoc khoang vital cua cty sxkdxnk binh minh tai phia bacXuc tien cho san pham nuoc khoang vital cua cty sxkdxnk binh minh tai phia bac
Xuc tien cho san pham nuoc khoang vital cua cty sxkdxnk binh minh tai phia bac
 
Đề thi marketing
Đề thi marketingĐề thi marketing
Đề thi marketing
 
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing   mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...Mar08 hoàn thiện phối thức marketing   mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
 

Plus de Getfly CRM

Hướng dẫn Tạo mẫu công việc - Phần mềm GetFly CRM
Hướng dẫn Tạo mẫu công việc - Phần mềm GetFly CRMHướng dẫn Tạo mẫu công việc - Phần mềm GetFly CRM
Hướng dẫn Tạo mẫu công việc - Phần mềm GetFly CRM
Getfly CRM
 

Plus de Getfly CRM (20)

Starbuck Chuyển đổi số
Starbuck Chuyển đổi số Starbuck Chuyển đổi số
Starbuck Chuyển đổi số
 
Zalo - Mobile commerce
Zalo  - Mobile commerceZalo  - Mobile commerce
Zalo - Mobile commerce
 
Xu ly tu choi ebook - Pham Thanh Long
Xu ly tu choi ebook - Pham Thanh LongXu ly tu choi ebook - Pham Thanh Long
Xu ly tu choi ebook - Pham Thanh Long
 
Tiki Mobile
Tiki MobileTiki Mobile
Tiki Mobile
 
Rocket Digital Magazine
Rocket Digital MagazineRocket Digital Magazine
Rocket Digital Magazine
 
Nguyễn kim
Nguyễn kimNguyễn kim
Nguyễn kim
 
Lazada vietnam
Lazada vietnam   Lazada vietnam
Lazada vietnam
 
Marketing Automation System - GetFly CRM
Marketing Automation System - GetFly CRM Marketing Automation System - GetFly CRM
Marketing Automation System - GetFly CRM
 
Bizweb - ứng dụng mobile cho bán hàng online
Bizweb -  ứng dụng mobile cho bán hàng onlineBizweb -  ứng dụng mobile cho bán hàng online
Bizweb - ứng dụng mobile cho bán hàng online
 
Beemart - Toi uu chien dich ban hang qua mobile
Beemart - Toi uu chien dich ban hang qua mobileBeemart - Toi uu chien dich ban hang qua mobile
Beemart - Toi uu chien dich ban hang qua mobile
 
Engagement evaluation - EMPLOYEE ENGAGEMENT
Engagement evaluation - EMPLOYEE ENGAGEMENTEngagement evaluation - EMPLOYEE ENGAGEMENT
Engagement evaluation - EMPLOYEE ENGAGEMENT
 
Thi Truong Bat Dong San 2016
Thi Truong Bat Dong San 2016Thi Truong Bat Dong San 2016
Thi Truong Bat Dong San 2016
 
How to creat Content Marketing Plan using Powerpoint Templates
How to creat Content Marketing Plan using Powerpoint TemplatesHow to creat Content Marketing Plan using Powerpoint Templates
How to creat Content Marketing Plan using Powerpoint Templates
 
Hướng dẫn Tạo mẫu công việc - Phần mềm GetFly CRM
Hướng dẫn Tạo mẫu công việc - Phần mềm GetFly CRMHướng dẫn Tạo mẫu công việc - Phần mềm GetFly CRM
Hướng dẫn Tạo mẫu công việc - Phần mềm GetFly CRM
 
Mẫu công việc
Mẫu công việcMẫu công việc
Mẫu công việc
 
Cấu trúc 12 sections cho người mới bắt đầu.
Cấu trúc 12 sections cho người mới bắt đầu.Cấu trúc 12 sections cho người mới bắt đầu.
Cấu trúc 12 sections cho người mới bắt đầu.
 
6 building blocks of customer development & management
6 building blocks of customer development & management6 building blocks of customer development & management
6 building blocks of customer development & management
 
Template pitching by Unity
Template pitching by UnityTemplate pitching by Unity
Template pitching by Unity
 
17 cú pháp tìm kiếm trên Google
17 cú pháp tìm kiếm trên Google17 cú pháp tìm kiếm trên Google
17 cú pháp tìm kiếm trên Google
 
Quản lý tài liệu
Quản lý tài liệuQuản lý tài liệu
Quản lý tài liệu
 

Marketing mix - Tan Pham Gia

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 1 Luận văn Phân tích thực trạng hoạt động Marketing mix tại Công ty Tân Phạm Gia
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong tình hình kinh tế hiện nay, với sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế Thế giới, mở ra một thị trường đa dạng. Chính vì vậy, người tiêu dùng sẽ có những cách nhìn khác so với trước đây, nhu cầu cũng thay đổi theo hướng đòi hỏi cao hơn, người ta sẽ mua những sản phẩm, hàng hóa mà mình ưa thích. Vì thế, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Trong đó, lĩnh vực thời trang cũng không ngoại lệ. Hiện nay, trên thị trường thời trang tại Việt Nam tràn ngập các mặt hàng của Trung Quốc, với giá cả rẻ nên thu hút rất nhiều người tiêu dùng. Nhưng bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất xứ không rõ ràng, các thành phần sợ vải hay các mẫu in có đảm bảo an toàn hay không, để doanh nghiệp có thể đối phó với những nguy cơ, đe dọa cùng với sự cạnh tranh từ phía thị trường. Chính vì vậy, việc xây dựng một chiến lược Marketing là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh thời trang may mặc, nó sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc kinh doanh để doanh nghiệp phục vụ hành khách được hoàn hảo hơn và đem lại sự thành công cho doanh nghiệp. Xuất phát từ nhận thức trên, nên em chọn đề tài “Phân tích thực trạng hoạt động Marketing – mix tại Công ty Tân Phạm Gia”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nắm vững được cơ sở lý thuyết về các thành phần trong Marketing – mix thông qua những lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu về Marketing – mix. Tiếp cận thực tế tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện các hoạt động Marketing – mix tại Công ty Tân Phạm Gia. Từ đó, rút ra những nhận xét về những thuận lợi, khó khăn, hạn chế về hoạt động Marketing mà công ty đang thực hiện.
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 3 Đồng thời thông qua nghiên cứu khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm của công ty, để thấy được những mặt còn hạn chế và khó khăn mà công ty đang gặp phải, rồi từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao và hoàn thiện hoạt động Marketing – mix tại Công ty Tân Phạm Gia. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hoạt động Marketing – mix cho các sản phẩm của công ty Tân Phạm Gia trong thời gian gần đây. Cụ thể là thông qua các công cụ: sản phẩm, giá sản phẩm, phân phối và chiêu thị. Qua việc phân tích hoạt động Marketing – mix tại công ty, ta có thể thấy được những mặt còn hạn chế trong từng công cụ của Marketing – mix, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cho từng công cụ Marketing – mix. Khách hàng của công ty. Cụ thể là các cá nhân đã sử dụng và đang sử dụng sản phẩm của công ty. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu về thực trạng hoạt động Marketing – mix cho các sản phẩm áo thun nam, bé trai tại Công ty TNHH Tân Phạm Gia trong giai đoạn 2010 – 2012. Khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm của công ty. Về không gian: Công ty TNHH Tân Phạm Gia, tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh (chủ yếu là các hệ thống siêu thị như: Co.opmart, Big C, Lotte mart,…) 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với mục tiêu phân tích thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty Tân Phạm Gia. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê và phân tích, so sánh và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, khảo sát thực tế và một số phương pháp khác để phân tích. Các tài liệu được sử dụng cho việc nghiên cứu: sách giáo trình, tài liệu trên sách báo, tạp chí, các thông tin trên Internet, các tài liệu và số liệu liên quan đến công ty. 1.6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Bố cục đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1 Tổng quan về đề tài Chương 2 Cơ sở lý luận về Marketing – mix Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 4 Chương 4 Phân tích thực trạng hoạt động Marketing – mix tại Công ty Tân Phạm Gia Chương 5 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing – mix tại Công ty Tân Phạm Gia CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING – MIX 2.1. KHÁI QUÁT VỀ MARKETING 2.1.1. Khái niệm Marketing Có rất nhiều khái niệm về Marketing, nhưng vì Marketing vận động và phát triển, có nhiều nội dung phong phú, hơn nữa mỗi tác giả đều có quan niệm riêng, nên Marketing được hiểu là những hoạt động trên thị trường, nhằm tạo ra sự trao đổi với mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Một số khái niệm Marketing được chấp nhận và sử dụng phổ biến hiện nay là: Theo CIM (UK’s Chartered Institute of Marketing): “Marketing là quá trình quản trị nhận biết, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả và có lợi”. Theo AMA (American Marketing Association, 1985): “Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, đính giá, xúc tiến và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức”. “Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên”. (Nguồn “Principle of Marketing”, Philip Kotler và Gary Armstrong, 1994). “Marketing là hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức”. (Nguồn “Fundamentals of Marketing”, William J. Stanton, Michael J. Etzel, Bruce J. Walker, 1994). 2.1.2. Khái niệm Marketing - mix Thuật ngữ Marketing – mix (Marketing hỗn hợp) lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 5 tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi. Marketing – mix (Tiếp thị hỗn hợp) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. 2.1.3. Các công cụ của Marketing – mix Các công cụ Marketing – Mix gồm có: sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place), xúc tiến (Promotion) và thường được gọi là 4P. Những thành phần của mỗi P có rất nhiều nội dung thể hiện ở Sơ đồ 2.1 Sơ đồ 2.1 Các công cụ Marketing – Mix 2.1.4. Mục tiêu và chức năng của Marketing 2.1.4.1. Mục tiêu của Marketing Marketing Mix Thị trường mục tiêu Sản phẩm (P1) - Chất lượng - Hình dáng - Đặc điểm - Nhãn hiệu - Bao bì - Kích cỡ - Dịch vụ Giá cả (P2) - Các mức giá - Giảm giá - Chiết khấu - Thanh toán - Tín dụng Phân phối (P3) - Loại kênh - Trung gian - Phân loại - Sắp xếp - Dự trữ - Vận chuyển Xúc tiến (P4) - Quảng cáo - Khuyến mãi - Quan hệ công chúng - Bán hàng cá nhân - Marketing trực tiếp
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 6 Thỏa mãn khách hàng: Các nổ lực Marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho họ hài lòng, trung thành với công ty, qua đó thu hút thêm khách hàng mới. Chiến thắng trong cạnh tranh: Giải pháp Marketing giúp công ty đối phó tốt các thách thức cạnh tranh, bảo đảm vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thị trường. Lợi nhuận lâu dài: Marketing phải tạo ra mức lợi nhuận cần thiết giúp công ty tích lũy và phát triển. 2.1.4.2. Chức năng của Marketing Phân tích môi trường và nghiên cứu Marketing: Dự báo và thích ứng với những yếu tố môi trường ảnh hưởng, tập hợp các thông tin để quyết định các vấn đề Marketing. Mở rộng phạm vi hoạt động: Lựa chọn và đưa ra cách thức thâm nhập những thị trường mới. Phân tích người tiêu thụ: Xem xét và đánh giá những đặc tính, yêu cầu, tiến trình mua của người tiêu thụ. Hoạch định sản phẩm: Phát triển và duy trì sản phẩm, dòng và tập hợp sản phẩm, hình ảnh sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì. Hoạch định phân phối: Xây dựng mối liên hệ với trung gian phân phối, quản lý dữ trữ, tồn kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa và dịch vụ, bán sỉ và bán lẻ. Hoạch định xúc tiến: Thông đạt với khách hàng, với công chúng thông qua các hình thức của quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và khuyến mãi. Hoạch định giá: Xác định các mức giá, kỹ thuật định giá, các điều khoản bán hàng, điều chỉnh giá và sử dụng giá như một yếu tố tích cực hay thụ động. Thực hiện kiểm soát và đánh giá Marketing: Hoạch định, thực hiện và kiểm soát các chương trình, chiến lược Marketing. 2.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING Môi trường Marketing của một công ty bao gồm các yếu tố và động lực bên ngoài ảnh hưởng vào khả năng phát triển và duy trì mối giao dịch và quan hệ của công ty với khách hàng mục tiêu của mình. 2.2.1. Môi trường vĩ mô
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 7 2.2.1.1. Nhân khẩu học Nhân khẩu học là một môn khoa học nghiên cứu dân cư và sự phân bố dân cư. Cụ thể, nó nghiên cứu các vấn đề như quy mô, mật độ, phân bố dân cư, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, tôn giáo, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết…Các nhà quản lý Marketing rất quan tâm đến các yếu tố của môi trường nhân khẩu, vì con người hợp thành thị trường cho các doanh nghiệp. 2.2.1.2. Kinh tế Môi trường kinh tế bao gồm tất cả các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến sức mua của người dân. Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, là lạm phát, thất nghiệp, lãi suất ngân hàng. Các yếu tố kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người dân, của Chính phủ và cuả các doanh nghiệp, và do vậy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. 2.2.1.3. Tự nhiên Môi trường tự nhiên là hệ thống các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến các nguồn lực đầu vào cần thiết cho hoạt động của các doanh nghiệp, do vậy cũng ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố như khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, môi trường… 2.2.1.4. Công nghệ Công nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho con người nhiều điều kỳ diệu, nhưng cũng đặt ra các thách thức mới cho các doanh nghiệp. Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh. Công nghệ mới sẽ tạo ra các sản phẩm mới cạnh tranh với sản phẩm hiện tại. Do vậy công nghệ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mới giúp cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm chạp. Các doanh nghiệp mới thường dùng công nghệ mới để cạnh tranh với doanh nghiệp cũ như là một chiến lược thọc sườn. 2.2.1.5. Chính trị, pháp luật Môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Môi trường chính trị pháp luật bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ, chính sách nhà nước, các cơ quan pháp luật, các cơ chế điều hành của Nhà nước. Tác động của môi trường chính trị pháp luật đến doanh nghiệp thể hiện vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân. 2.2.1.6. Văn hóa
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 8 Văn hoá là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi được một tập thể giữ gìn, được hình thành trong những điều kiện nhất định về vật chất, môi trường tự nhiên, lịch sử của cộng đồng và dưới tác động của các nền văn hoá khác. Hành vi tiêu dùng của khách hàng chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá của dân tộc họ. Nói cách khác, các yếu tố văn hoá có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần hiểu biết môi trường văn hoá mà họ đang kinh doanh để làm cho hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với môi trường văn hoá đó. 2.2.2. Môi trường vi mô 2.2.2.1. Môi trường nội tại doanh nghiệp Hoạt động Marketing không phải là một hoạt động riêng rẽ trong doanh nghiệp. Ngược lại nó bị chi phối bởi các lực lượng, các yếu tố khác trong doanh nghiệp. Do vậy: Chiến lược Marketing là một bộ phận của chiến lược doanh nghiệp. Vì vậy hoạt động Marketing chịu sự chi phối, điều hành trực tiếp cuả Ban giám đốc. Chức năng Marketing phải kết nối chặt chẽ với các chức năng khác trong doanh nghiệp như Tài chính, Kế toán, Nhân lực, R&D, Sản xuất, Vật tư, Kế hoạch. Do vậy, người phụ trách Marketing phải biết kết nối và nhận được sự đồng tình, hỗ trợ của các bộ phận liên quan. Để thực hiện thành công chiến lược Marketing, cần phải xây dựng được sự cam kết thực hiện chương trình Marketing đối với mọi thành viên trong công ty. Đó chính là công tác Marketing bên trong. 2.2.2.2. Nhà cung ứng Các nhà cung ứng cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp hoạt động. Đó là tài chính, điện, nước, vật tư, máy móc thiết bị… Nếu quá trình cung cấp các đầu vào này bị trục trặc thì ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh. Đặc biệt, giá cả và dịch vụ của nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp phải hiểu biết, quan tâm và xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp. 2.2.2.3. Các trung gian Marketing Trung gian Marketing là các tổ chức kinh doanh độc lập tham gia hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 9 Các trung gian này rất quan trọng, nhất là trong môi trường cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp có xu hướng thuê ngoài một số khâu khác nhau trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp phải biết lựa chọn các trung gian phù hợp và xây dựng mối quan hệ lâu dài với các trung gian. 2.2.2.4. Khách hàng Khách hàng là người quyết định thành bại đối với doanh nghiệp, là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Do vậy doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng. 2.2.2.5. Đối thủ cạnh tranh Yếu tố cạnh tranh tác động lớn đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị Marketing luôn luôn quan tâm đến hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, đến các chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến của các đối thủ. 2.2.2.6. Công chúng Công chúng là bất kỳ nhóm nào quan tâm thực sự hay sẽ quan tâm đến doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Công chúng có thể hỗ trợ hoặc chống lại những nổ lực của doanh nghiệp đang phục vụ thị trường, như: giới tài chính, giới truyền thông, giới công quyền, giới địa phương, các tổ chức xã hội, công chúng rộng rãi, công chúng nội bộ. 2.3. LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING 2.3.1. Phân khúc thị trường, thị trường muc tiêu, định vị sản phẩm 2.3.1.1. Phân khúc thị trường  Khái niệm phân khúc thị trường Phân khúc thị trường là chia thị trường không đồng nhất thành các khúc thị trường đồng nhất để làm nỗi rõ lên sự khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi. Khi phân khúc thị trường phải đạt các yêu cầu sau: tính đo lường được, tính tiếp cận được, tính hấp dẫn và tính khả thi.  Các tiêu thức phân khúc thị trường
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 10  Phân khúc theo khu vực địa lý: Phương pháp này đòi hỏi chia thị trường thành các khu vực địa lý khác nhau như các quốc gia, các vùng, các tỉnh, thành phố, quận, huyện.  Phân khúc theo dân số: Phân khúc theo dân số được chia ra làm nhiều loại: phân khúc theo độ tuổi, phân khúc theo giới tính, quy mô gia đình.  Phân khúc theo tâm lý: Trong phân khúc này, khách hàng được chia làm các nhóm dựa trên các tầng lớp xã hội, lối sống hoặc cá tính.  Phân khúc theo hành vi mua hàng: Phân khúc theo hành vi mua hàng dựa trên dịp mua hàng, lợi ích khi mua hàng, mức sử dụng, mức trung thành với nhãn hiệu.  Các bước phân khúc thị trường Việc phân khúc thị trường được tiến hành qua các bước sau: xác định thị trường kinh doanh, xác định tiêu thức để phân khúc thị trường, tiến hành phân khúc thị trường bằng các tiêu thức đã được lựa chọn. 2.3.1.2. Thị trường mục tiêu  Đánh giá các khúc thị trường Sau khi phân khúc thị trường, các doanh nghiệp sẽ chọn ra các khúc thị trường phù hợp với tiềm lực của mình và có khả năng mang lại lợi nhuận cao, dựa vào các tiêu chuẩn sau: quy mô và mức tăng trưởng của khúc thị trường, mức độ hấp dẫn của khúc thị trường, mục tiêu và nguồn lực công ty.  Lựa chọn thị trường mục tiêu Việc lựa chọn các khúc thị trường được thể hiện bằng ba cách sau: Marketing không phân biệt (không xét đến những khác biệt giữa các khu vực), Marketing phân biệt (có sự phân biệt giữa các khu vực thị trường), Marketing tập trung. 2.3.1.3. Định vị sản phẩm  Khái niệm định vị sản phẩm trong thị trường Định vị trong thị trường là việc đưa các ấn tượng tốt, đặc sắc, khó quên về sản phẩm công ty vảo trong tâm trí khách hàng bằng các chiến lược Marketing – mix thích hợp. Các mức độ định vị có thể là định vị địa điểm, định vị ngành sản xuất, định vị công ty, định vị nhãn hiệu sản phẩm.  Các bước của quá trình định vị
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 11 Nhà Marketing khi tiến hành định vị sản phẩm thường theo các bước sau: xác định mức độ định vị, xác định các thuộc tính cốt lõi quan trọng, xác định vị trí các thuộc tính trên bản đồ định vị, đánh giá các lựa chọn định vị, thực hiện định vị. 2.3.2. Chiến lược Marketing – mix 2.3.2.1. Sản phẩm  Định nghĩa sản phẩm Sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dùng. Các nhân tố cấu thành sản phẩm: sản phẩm cốt lõi, sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm gia tăng, sản phẩm tiềm năng. Phân loại sản phẩm ― Theo mục đích sử dụng: hành tiêu dùng và hàng tư liệu sản xuất. ― Theo thòi gian sử dụng: hàng bền và hàng không bền. ― Theo đặc điểm cấu tạo: sản phẩm hữu hình và dịch vụ. ― Theo tính chất phức tạp: hàng đơn giản và hàng phức tạp.  Chu kỳ sống sản phẩm Chu kỳ sống sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm tồn tại trên thị trường hay nói cách khác là nó biểu thị những giai đoạn khác nhau trong lịch sử bán hàng của sản phẩm. Một chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm gồm 4 giai đoạn: giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và suy thoái.  Phát triển sản phẩm mới Sản phẩm mới bao gồm sản phẩm được cải tiến, được bổ sung thêm chức năng, hoặc là sản phẩm có nhãn hiệu mới mà công ty phát triển thông qua chính nổ lực nghiên cứu và phát triển của công ty. Các giai đoạn trong quá trình phát triển sản phẩm mới: tạo ý tưởng, sàn lọc ý tưởng, thiết lập và thử khái niệm, phân tích kinh doanh, chế tạo sản phẩm, thử nghiệm tại thị trường và tung sản phẩm ra thị trường. 2.3.2.2. Giá cả  Khái niệm về giá
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 12 Giá là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách hàng phải bỏ ra để có được một sản phẩm với một chất lượng nhất định, vào một thời điểm nhất định, ở một nơi nhất định.  Những nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá Các quyết định về giá đều chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong cũng như nhiều yếu tố bên ngoài. Các yếu tố bên trong: mục tiêu Marketing, chiến lược Marketing mix, đặc tính sản phẩm, chi phí. Các yếu tố bên ngoài: thị trường, lượng cầu, đối thủ cạnh tranh, chính sách giá cả của Nhà nước.  Các phương pháp định giá Khi quyết định chọn lựa một phương pháp hình thành giá cả bất kỳ nào đó, doanh nghiệp phải chú ý đên việc nhận định một số các yếu tố sau đây: Giá thấp dễ thu hút khách hàng nhưng không đạt về chỉ tiêu lợi nhuận. Chất lượng và kiểu dáng của sản phẩm. Tổng các chi phí. Giá cả của các đồi thủ cạnh tranh. Khách hàng và sự cảm nhận của khách hàng. Giá cao thì có lợi nhuận nhưng có thể không có khách hàng.  Các chiến lược định giá Chiến lược giá cả thương thay đổi trong suốt chu kỳ đời sống của sản phẩm: Chiến lược giá cả sản phẩm mới: doanh nghiệp khi tung sản phẩm mới có thể lựa chọn giữa 2 chiến lược là chiến lược giá hớt kem và chiến lược giá xâm nhập thị trường. Chiến lược giá cho hỗn hợp sản phẩm: doanh nghiệp tìm kiếm hàng loạt những giá cả làm tối đa hóa lợi nhuận trong tổng thể hỗn hợp sản phẩm (định giá cho dòng sản phẩm, chiến lược điều chỉnh giá, chiến lược thay đổi giá, chiến lược định giá tâm lý).  Quy trình định giá Quy trình định giá có thể chia thành 6 bước như sau: chọn lựa mục tiêu giá cả; xác định nhu cầu; ước lượng chi phí; phân tích chi phí, giá cả, và sản phẩm cua đối thủ cạnh tranh; chọn phương pháp định giá; chọn giá cuối cùng.
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 13 2.3.2.3. Phân phối  Khái niệm Phân phối trong Marketing là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt động khác nhau. Kênh phân phối sản phẩm là tập hợp các tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.  Cấu trúc kênh phân phối  Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng thường phức tạp và phong phú. Tùy theo từng loại sản phẩm, từng thị trường, từng doanh nghiệp mà số lượng kênh và cấu trúc kênh cũng khác nhau.  Kênh phân phối cho sản phẩm công nghiệp Các kênh phân phối hàng công nghiệp thường ngắn hơn kênh phân phối hàng tiêu dùng. Những nhà sử dụng công nghiệp thường ít về số lượng, nhưng mua với số lượng lớn.  Các trung gian trong kênh phân phối  Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ là tất cả hoạt động bao gồm việc bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu thụ cuối cùng vì mục tiêu tiêu dùng cá nhân, không mang tính chất thương mại.  Nhà bán buôn Nhà bán buôn bao gồm các hoạt động liên quan đến việc phân phối sản phẩm đến khách hàng không phải để tiêu dùng cá nhân mà để bán lại hay tiêu dùng công nghiệp với mục tiêu lợi nhuận.  Đại lý Đại lý là người thay mặt cho người bán hoặc người mua để thực hiện các giao dịch với khách hàng. Họ nhận được một khoản hoa hồng hoặc thu lao do bên sử dụng trả theo hợp đồng đã ký kết.  Người môi giới Người môi giới là người không tham gia mua bán hàng hóa mà chỉ làm nhiệm vụ chắp nối người bán với người mua, không gánh chịu một sự rủi ro nào và được hưởng thù lao của bên sử dụng môi giới.
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 14 2.3.2.4. Chiêu thị  Khái niệm Chiêu thị là hành động thông báo, thuyết phục khách hàng nhớ đến và mua sản phẩm của công ty. Trong cơ chế thị trường, công ty có thể sử dụng truyền thông như là một phương tiện để tác động đến người tiêu dùng. Hỗn hợp chiêu thị bao gồm 5 công cụ cơ bản: quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng và marketing trực tiếp. Một số lợi ích của chiêu thị: xây dựng hình ảnh cho công ty và sản phẩm, thông tin vể những đặc trưng của sản phẩm, quảng bá sản phẩm hiện có, giới thiệu các điểm bán, thuyết phục khách hành thay đổi sản phẩm, thúc đẩy khách hàng mua, giải đáp thắc mắc của khách hàng, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, duy trì sự trung thành nhãn hiệu.  Một số yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược chiêu thị  Loại sản phẩm/thị trường Hiệu quả của công cụ chiêu thị tùy thuộc thị trường là hàng tiêu dùng hay hàng công nghiệp. Với hàng tiêu dùng, công cụ quảng cáo là quan trọng nhất. Ngược lại, với hàng công nghiệp công cụ bán hàng trực tiếp là quan trọng nhất.  Sự sẵn sàng mua Khách hàng mục tiêu có thể ở một trong sáu giai đoạn của sự sẵn sàng mua, đó là: nhận biết, hiểu rõ, thích, ưa chuộng, tin tưởng và mua.  Giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm Chiến lược chiêu thị chịu ảnh hưởng của từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm. Hỗ hợp chiêu thị được ây dựng tùy theo hiện trạng sản phẩm trên thị trường và mục tiêu định vị sản phẩm.  Sự lựa chọn chiến lược đẩy hay kéo Nhà sản xuất có thể hướng các nổ lực chiêu thị vào cả trung gian phân phối và người sử dụng cuối cùng. Một chương trình chiêu thị hướng đến các nhà trung gian gọi là chiến lược đẩy. Ngược lại, một chương trình tập trung vào người sử dụng cuối cùng gọi là chiến lược kéo.  Kinh phí dành cho chiêu thị Tổng số tiền dành cho chiêu thị là nhân tố quyết định sự thực hiện hỗn hợp chiêu thị. Khi dự tính nguồn tiền dành cho hoạt động chiêu thị, các doanh
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 15 nghiệp thường sử dụng các phương pháp sau: xác định theo phần trăm trên doanh thu, xác định theo khả năng tài chính, xác định theo cạnh tranh, xác định theo mục tiêu và nhiệm vụ thực hiện.  Các thành phần trong hỗn hợp chiêu thị  Quảng cáo Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để truyền đạt tin tức về chất lượng hay ưu điểm của sản phẩm đến khách hàng. Để thực hiện được việc này, các doanh nghiệp phải chi ra một khoản tiền nhất định.  Khuyến mãi Khuyến mãi là những khích lệ ngắn hạn để khuyến khích việc mua một sản phẩm vật chất hay một dịch vụ.  Bán hàng cá nhân Bán hàng cá nhân là sự giao tiếp mặt đối mặt của nhân viên bán hàng với khách hàng tiềm năng để trình bày, giới thiệu và bán sản phẩm.  Quan hệ công chúng Quan hệ công chúng là những hoạt động truyền thông để xây dựng và bảo vệ danh tiếng của công ty, sản phẩm trước các giới công chúng.  Marketing trực tiếp Marketing trực tiếp là việc sử dụng điện thoại, thư điện tử và những công cụ tiếp xúc khác (không phải là người) để giao tiếp và dẫn dụ một đáp ứng từ những khách hàng riêng biệt hoặc tiềm năng. 2.4. PHÂN TÍCH SWOT 2.4.1. Khái niệm Phân tích SWOT là một công cụ rất hiệu quả để xác định các ưu điểm, khuyết điểm của một tổ chức, các cơ hội để phát triển và cả thách thức, nguy cơ mà tổ chức đó sẽ phải đương đầu. Thực hiện phân tích SWOT giúp chúng ta tập trung các hoạt động của chúng ta vào những lĩnh vực mà chúng ta đang có lợi thế và nắm bắt được các cơ hội mà chúng ta có được. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. 2.4.2. Vai trò của SWOT
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 16 Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. 2.4.3. Ý nghĩa các thành phần của SWOT 2.4.3.1. Điểm mạnh Điểm mạnh (duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy), là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng. Bao gồm: Trình độ chuyên môn, các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác, có nền tảng giáo dục tốt, có mối quan hệ rộng và vững chắc, có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc, có khă năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc 2.4.3.2. Điểm yếu Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc tiêu cực. Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp. Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản. Hạn chế về các mối quan hệ. Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng. Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao. 2.4.3.3. Cơ hội Cơ hội (đánh giá một cách lạc quan), là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công, bao gồm: Các xu hướng triển vọng, nền kinh tế phát triển bùng nổ, cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở, một dự án đầy hứa hẹn được giao phó, học hỏi được những kỹ năng hay kinh nghiệm mới, sự xuất hiện của công nghệ mới, những chính sách mới được áp dụng. 2.4.3.4. Thách thức Thách thức (các trở ngại), là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự nghiệp, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến. Các thách thức hay gặp là: Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề, những áp lực khi thị trường biến động, một số kỹ năng trở nên lỗi thời, bạn không sẵn
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 17 sàng với phát triển của công nghệ, sự cạnh tranh gay gắt, với công ty cũng như với cá nhân. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đề tài “Phân tích thực trạng hoạt động Marketing – mix tại Công ty Tân Phạm Gia” tập trung vào phân tích và đánh giá các hoạt động Marketing của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012. Đồng thời, dựa trên những thực trạng hiện đang tồn tại tại công ty, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hoạt động Marketing – mix tại công ty. Để hoàn thiện bài báo cáo, bài viết đã tổng hợp các tài liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.  Thông tin thứ cấp: bao gồm những số liệu về công ty, các bài báo cáo nội bộ của công ty, những bài viết thu thập trên internet và những thông tin từ sách báo, tạp chí, giáo trình có liên quan và các tài liệu khác.  Thông tin sơ cấp: bài viết sử dụng phương pháp dùng bảng câu hỏi khảo sát thị trường. Nội dung khảo sát bám sát vào vấn đề mà đề tài đang nghiên cứu là hoạt động Marketing – mix về sản phẩm áo thun nam của Công ty Tân Phạm Gia, nhằm làm rõ được mức độ hài lòng của khách hàng vào sản phẩm của công ty. Từ đó cũng đánh giá được hoạt động Marketing của công ty hiện nay như thế nào? 3.2. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU Để có một tiến trình nghiên cứu phù hợp với đề tài “Phân tích thực trạng hoạt động Marketing – mix tại Công ty Tân Phạm Gia”, trước hết là phải xác định được các vấn đề nghiên cứu. Như tập trung nghiên cứu lĩnh vực hoạt động Marketing, hoạt động bán hàng, hoạt động xuất nhập khẩu, hay hoạt động thương mại điện tử…Đối với đề tài trên thì vấn đề nghiên cứu là hoạt động Marketing – mix về sản phẩm áo thun nam của Công ty Tân Phạm Gia. Khi có được vấn đề nghiên cứu là hoạt động Marketing – mix, từ đó tổng hợp các thông tin chung liên
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 18 quan đến hoạt động Marketing trên thị trường, đặc biệt là ngành may mặc thời trang và đối tượng là dành cho nam. Sau khi đã xác định được vấn đề nghiên cứu của đề tài là hoạt động Marketing – mix, sau đó đặt mục tiêu của đề tài là tập trung vào phân tích và đánh giá hoạt động Marketing – mix về sản phẩm áo thun nam của Công ty Tân Phạm Gia trong giai đoạn 2010 – 2012, để biết được tình hình hoạt động Marketing – mix của công ty đã đạt được những thành quả gì và những hạn chế hiện đang tồn tại. Đồng thời thông qua nghiên cứu khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm của công ty, để thấy được những mặt còn hạn chế và khó khăn mà công ty đang gặp phải, rồi từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao và hoàn thiện hoạt động Marketing – mix tại Công ty Tân Phạm Gia. Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận Xây dựng mô hình nghiên cứu Nghiên cứu định tính: Thảo luận Phỏng vấn Hiểu chỉnh mô hình và thang Nghiên cứu định lượng: Thiết kế bảng câu hỏi Thu thập dữ liệu N = 130 Xử lý số liệu SPSS 20: Phân tích độ tin cậy Kiểm định Chi – Square, TB Kiểm định trung bình, Anova Phân tích hồi quy Kết quả nghiên cứu Giải pháp và kết luận
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 19 Dựa trên vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, xây dựng cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động Marketing – mix. Đồng thời thu thập những thông tin liên quan như tổng quan hoạt động kinh doanh của công ty, các ngành nghề công ty đang kinh doanh, doanh thu, chi phí, lợi nhuận hằng năm, các yếu tố thuộc về môi trường, đối thủ cạnh tranh…Các thông tin này sẽ làm căn cứ để phân tích Marketing – mix cho sản phẩm áo thun nam của công ty. Sau khi có được cái nhìn tổng quan về công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình chung về hoạt động Marketing – mix cho sản phẩm áo thun nam. Bước tiếp theo là xây dựng được mô hình nghiên cứu, trong bước này thực hiện việc thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, thông qua việc trao đổi trực tiếp với lãnh đạo và nhân viên của công ty. Đồng thời thực hiện việc phỏng vấn thử để biết được khách hàng am hiểu như thế nào về bảng câu hỏi. Từ những thông tin phản hồi của khách hàng sẽ là cơ sở để tạo nên một bảng khảo sát hoàn chỉnh và mang tính tin cậy cao. Sau khi đã hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát, bước tiếp theo là tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu. Với việc xử lý dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS kết hợp với những thông tin về tình hình hiện tại của công ty về hoạt động Marketing – mix cho sản phẩm áo thun nam. Từ đó, đánh giá được những mặt công ty đạt được và các hạn chế đang tồn tại. Thông qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao các mặt đang đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế trong hoạt động Marketing – mix của công ty. 3.3. THU THẬP DỮ LIỆU 3.3.1. Dữ liệu thứ cấp Cơ sở lý thuyết và những thông tin cho bài viết được thu thập từ nguồn nội bộ công ty và một số nguồn khác từ bên ngoài. Đây là nguồn dữ liệu thứ cấp quan trọng phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. Nguồn thu thập thông tin cho dữ liệu thứ cấp được nhắc đến như sau: ― Thư viện trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM. ― Bài giảng về Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu SPSS ― Các sách giáo trình Marketing căn bản, Nghiên cứu Marketing ― Các báo cáo thực tập của các sinh viên tại công ty ― Internet ― Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận hằng năm của công ty
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 20 ― Các bài báo cáo nội bộ của công ty 3.3.2. Dữ liệu sơ cấp Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát thực tế khách hàng và các buổi trao đổi trực tiếp với lãnh đạo và nhân viên của công ty bao gồm: ― Phiếu điều tra nhận được từ khách hàng tham gia khảo sát. ― Kết quả trao đổi trực tiếp với lãnh đạo và nhân viên của công ty để nắm rõ hơn về quan điểm, kế hoạch cũng như những đánh giá của họ vấn đề nghiên cứu. 3.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.4.1. Nghiên cứu định tính 3.4.1.1. Mục tiêu Đây là bước nghiên cứu sơ bộ để sàng lọc lại các biến đưa vào mô hình nghiên cứu, kiểm tra các thang đo sử dụng, tham khảo các ý kiến từ phía công ty và khách hàng về vấn đề nghiên cứu, qua đó xây dựng các thang đo đưa vào mô hình nghiên cứu và thiết lập bảng câu hỏi. 3.4.1.2. Quy trình Trước tiên, chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận và trao đổi với lãnh đạo và nhân viên của công ty với nội dung tập trung về vấn đề nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng chẳng hạn như:  Công ty đánh giá khách hàng hài lòng như thế nào đối với sản phẩm  Công ty có ý kiến gì về các tiêu chí đo lường chất lượng sản phẩm  Công ty có nhận định gì về các kỳ vọng của khách hàng trong tương lai  Các thang đo sự hài lòng của khách hàng được trình bày có hợp lý chưa  Công ty sử dụng các thang đo nào để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng  Công ty làm thế nào để đem lại sự hài lòng cho khách hàng Sau đó tiến hành thảo luận và trao đổi với lãnh đạo công ty, điều hành bộ phận kinh doanh, bộ phận dịch vụ khách hàng, và một số nhân viên khác. Về phía khách hàng, chọn ngẫu nhiên 10 khách hàng để tham gia phỏng vấn, qua đó ghi nhận ý kiến của họ về chất lượng sản phẩm và các mong muốn của họ đối với công ty.
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 21 3.4.1.3. Kết quả Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính, 4 nhân tố của mô hình nghiên cứu về sự hài lòng khách hàng được đồng tình và có thể dùng cho nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu định lượng. Tuy nhiên các thang đo nêu ra trong mô hình nghiên cứu cần phải được điều chỉnh cho phù hợp hơn. Như vậy, trả qua bước nghiên cứu định tính, các thang đo nhân tố tác động đến sự hài lòng khách hàng được xác định như sau: 1. Sản phẩm (SP) a) Chất liệu vải tốt b) Mẫu thiết kế đẹp c) Màu sắc hợp thời trang d) Kiểu dáng đa dạng e) Nhãn hiệu uy tín f) Đánh giá chung về sản phẩm 2. Giá sản phẩm (GC) a) Mức giá hợp lý cho sản phẩm b) Mức giá cạnh tranh trên thị trường c) Có nhiều mức giá khác nhau cho từng loại sản phẩm d) Đánh giá chung về giá sản phẩm 3. Phân phối (PP) a) Thuận tiện khi mua sản phẩm b) Sản phẩm được trưng bày đẹp mắt c) Mua hàng trực tuyến dễ dàng d) Hệ thống siêu thị bán sản phẩm rộng khắp toàn quốc e) Đánh giá chung về hệ thống phân phối sản phẩm 4. Chiêu thị (CT) a) Chương trình khuyến mãi hấp dẫn b) Hình ảnh quảng cáo ấn tượng c) Hình ảnh người mẫu quảng cáo đẹp d) Website công ty được thiết kế đẹp e) Nhân viên tiếp thị nhiệt tình f) Nhân viên tiếp thị hiểu rõ nhu cầu của khách hàng g) Đánh giá chung về chiêu thị
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 22 Trải qua bước nghiên cứu định tính, các thang đo được xác định đầy đủ (gồm 22 thang đo của 4 nhân tố tác động đến sự hài lòng khách hàng và 1 thang đo cho việc đo lường mức độ hài lòng của khách hàng) để phục vụ cho việc thiết lập bảng câu hỏi điều tra và nghiên cứu định lượng tiếp theo. 3.4.2. Nghiên cứu định lượng 3.4.2.1. Mục tiêu Nghiên cứu định lượng được tiến hành nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra gửi cho khách hàng để xác định tính lô gíc, tương quan của các nhân tố với nhau và từ đó đưa ra kết quả cụ thể về đề tài nghiên cứu. 3.4.2.2. Quy trình a) Xây dựng bảng câu hỏi b) Xác định số lượng mẫu cần thiết cho nghiên cứu c) Gửi phiếu điều tra cho khách hàng d) Liên hệ với khách hàng để theo dõi kết quả trả lời e) Thu nhận phản hồi từ phía khách hàng f) Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS theo trình tự sau:  Phân tích mô tả  Phân tích độ tin cậy của thang đo  Phân tích nhân tố  Xây dựng mô hình nghiên cứu tổng hợp  Kiểm định mô hình thông qua phân tích Pearson, phân tích hồi quy và phân tích ANOVA 3.4.2.3. Kết quả Một trong những hình thức đo lường được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng là thang đo do Rennis Likert (1932) giới thiệu. Ông đã đưa ra loại thang đo 5 mức độ phổ biến từ 1 – 5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời. Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng các thang đo đa khía cạnh và cả thang đo đơn khía cạnh trong quá trình thiết lập thang đo và lập bảng câu hỏi. Có tất cả 130 bảng câu hỏi được gửi đến cho khách hàng. Thu và chọn lọc được 126 bảng phù hợp yêu cầu.
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 23 Theo nghiên cứu của Bollen, tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn nghiên cứu sẽ thích hợp nếu kích thước mẫu là 5 mẫu cho một ước lượng. Mô hình nghiên cứu trong bài báo cáo bao gồm 4 nhân tố độc lập với 22 biến quan sát (Bảng 3.1). Do đó, số lượng mẫu cần thiết là từ 110 mẫu trở lên. Bảng 3.1: Thang đo các nhân tố tác động đến sự hài lòng khách hàng STT Mã hóa Diễn giải SẢN PHẨM (SP) 1 SP1 Chất liệu vải tốt 2 SP2 Mẫu thiết kế đẹp 3 SP 3 Màu sắc hợp thời trang 4 SP 4 Kiểu dáng đa dạng 5 SP5 Nhãn hiệu uy tín 6 SP6 Đánh giá chung về sản phẩm GIÁ SẢN PHẨM (GC) 7 GC1 Mức giá hợp lý cho sản phẩm 8 GC2 Mức giá cạnh tranh trên thị trường 9 GC3 Có nhiều mức giá khác nhau cho từng loại sản phẩm 10 GC4 Đánh giá chung về giá sản phẩm PHÂN PHỐI (PP) 11 PP1 Thuận tiện khi mua sản phẩm 12 PP2 Sản phẩm được trưng bày đẹp mắt 13 PP3 Mua hàng trực tuyến dễ dàng 14 PP4 Hệ thống siêu thị bán sản phẩm rộng khắp toàn quốc 15 PP5 Đánh giá chung về hệ thống phân phối sản phẩm CHIÊU THI (CT) 16 CT1 Chương trình khuyến mãi hấp dẫn 17 CT2 Hình ảnh quảng cáo ấn tượng 18 CT3 Hình ảnh người mẫu quảng cáo đẹp
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 24 19 CT4 Website công ty được thiết kế đẹp 20 CT5 Nhân viên tiếp thị nhiệt tình 21 CT6 Nhân viên tiếp thị hiểu rõ nhu cầu của khách hàng 22 CT7 Đánh giá chung về chiêu thị Như vậy, sau khi thu thập được số lượng mẫu thích hợp, sử dụng công cụ SPSS để phân tích dữ liệu với các thang đo được mã hóa như trong bảng 3.1 3.4.3. Thiết kế bảng câu hỏi 3.4.3.1. Mục tiêu  Tìm hiểu mong đợi của khách hàng đối với công ty  Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng  Kiểm định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng 3.4.3.2. Nội dung Sau quá trình nghiên cứu định tính, bảng câu hỏi (PHỤ LỤC 1) được thiết kế với 22 thang đo đo lường các nhân tố đem lại sự hài lòng của khách hàng và 1 thang đo xác định mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty bao gồm 4 phần chính có nội dung như sau: 1. Một số thông tin về khách hàng 2. Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng 3. Mức độ hài lòng tổng thể của khách hàng Kiến nghị của khách hàng 3.5. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có Hệ số Alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là tốt và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo. 3.5.1. Nhân tố sản phẩm Bảng 3.2: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho sản phẩm Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 25 .764 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Chất liệu vải tốt 12.63 10.396 .472 .742 Mẫu thiết kế đẹp 13.01 9.480 .546 .717 Màu sắc thời trang 13.13 9.616 .576 .707 Kiểu dáng đa dạng 12.94 10.108 .433 .758 Nhãn hiệu uy tín 12.78 9.230 .652 .680 3.5.2. Nhân tố giá sản phẩm Bảng 3.3: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho giá sản phẩm Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .873 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Mức giá hợp lý 6.80 6.496 .600 .955 Giá cạnh tranh 6.79 5.301 .843 .738 Nhiều mức giá khác nhau 6.75 5.403 .842 .741 3.5.3. Nhân tố hệ thống phân phối Bảng 3.4: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho hệ thống phân phối Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .700 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 26 Thuận tiện khi mua 9.29 6.302 .565 .584 Trưng bày đẹp 9.37 6.170 .626 .547 Mua hàng trực tuyến dễ dàng 9.35 5.749 .721 .481 Hệ thống phân phối rộng khắp 9.10 8.455 .128 .845 3.5.4. Nhân tố chiêu thị Bảng 3.4: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho chiêu thị Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .690 6 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Khuyến mãi hấp dẫn 16.29 12.225 .504 .620 Hình ảnh quảng cáo ấn tượng 16.67 12.960 .446 .641 Người mẫu quảng cáo đẹp 16.56 13.992 .319 .681 Website công ty thiết kế đẹp 16.75 13.051 .452 .640 Nhân viên tiếp thị nhiệt tình 16.16 12.855 .429 .647 Nhân viên tiếp thị hiểu rõ nhu cầu 16.45 13.354 .370 .666 Nhìn vào các bảng, ta có thể thấy các nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6, chứng tỏ đây là một thang đo lường khá tốt, không có biến nào bị loại khỏi mô hình.
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 27 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX TẠI CÔNG TY TÂN PHẠM GIA 4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX TẠI CÔNG TY TÂN PHẠM GIA 4.1.1. Giới thiệu tổng quan Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tân Phạm Gia 4.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tân Phạm Gia được thành lập 08/05/2003, trong suốt thời gian 2003 – 2005, công ty tập trung vào sản xuất và thương mại các sản phẩm quần áo. Từ 2006, công ty bắt đầu sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu riêng là Milvus và Happy Hoop được phân phối cho các kênh bán lẻ và tại siêu thị. Các sản phẩm của công ty được nhận biết bằng chính chất lượng và thiết kế sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của công ty luôn đáp ứng được yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn cho các thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Tháng 01/2011, công ty khai trương chi nhánh mới, đồng thời là nhà máy sản xuất tại địa chỉ 20A, Đường TA15, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM. Đồng thời năm 2011, công ty cũng cho ra thị trường một nhãn hiệu thời trang nam mới là nhãn hiệu Anti – X, là nhãn hiệu dành cho tuổi teen. Tháng 03/2013, công ty tung ra thị trường nhãn hiệu thời trang nam mới là BlueKite, với định vị là sản phẩm thời trang (mẫu mã đẹp) với mức giá cạnh tranh. Sản phẩm dành cho thị trường tỉnh, sản phẩm chủ lực để thực hiện các chương trình khuyến mãi. Một số thông tin liên quan đến Công ty Tân Phạm Gia Tên giao dịch: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tân Phạm Gia Tên Tiếng Anh: Tan Pham Gia Co., Ltd Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0302963984. Cấp ngày: 24/06/2003 Văn phòng giao dịch: Số 20A Đường TA15, Phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08.3715 9101 – 3891 1915 – Fax: 08.3715 9245 Website: www.milvus.com.vn
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 28 Các danh hiệu công ty đạt được Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2010 Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2011 Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2012 4.1.1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty Công ty Tân Phạm Gia hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm dệt kim, thiết kế thời trang. Thương mại và bán lẻ các nhãn hiệu riêng của công ty như: Milvus: là sản phẩm cao cấp và sang trọng dành cho đối tượng khách hàng trung niên. Anti – X: là dòng sản phẩm được thiết kế với những cá tính mạnh mẽ và năng động dành cho giới trẻ. BlueKite: là sản phẩm thời trang (mẫu mã đẹp) với mức giá cạnh tranh. Sản phẩm dành cho thị trường tỉnh, sản phẩm chủ lực để thực hiện các chương trình khuyến mãi. Happy Hoop: là nhãn hiệu được thiết kế dành cho trẻ em. Với những hình ảnh thiết kế vui nhộn, những nhân vật hoạt hình nhộ nghĩnh được trẻ em yêu thích. Thiết kế áo đồng phục quảng cáo cho các doanh nghiệp. 4.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tân Phạm Gia được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng, đứng đầu là Giám đốc công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Tân Phạm Gia được biểu diễn theo sơ đồ 4.1 như sau: Sơ đồ 4.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Tân Phạm Gia Nguồn: Bộ phận Nhân Sự - Công ty Tân Phạm Gia
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 29 Chức năng của một số phòng ban ― Giám đốc Có trách nhiệm điều hành và quản lý chung toàn bộ hoạt động của công ty. Thực hiện công tác chỉ đạo các khối tổng hợp, kinh doanh, sản xuất và theo dõi giám sát các hoạt động của cán bộ công nhân viên trong công ty. Đưa ra các chiến lược kinh doanh cùng với các hoạch định lâu dài cho công ty. ― Khối tổng hợp Phối hợp với Ban giám đốc của công ty trong việc thực hiện các kế hoạch từ cấp trên. Bao gồm các bộ phận kế toán, hành chính tổng hợp.  Kế toán Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác tài chính và hạch toán kế toán. Xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính. Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong Công ty. Thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ kinh doanh và chi phí.  Hành chính tổng hợp Thực hiện chức năng quản lý, phân bổ, điều động nguồn nhân lực trong công ty. Thực hiện khen thưởng hoặc kỷ luật đối với những sai phạm của các nhân viên trong công ty. Về thủ tục hành chính, thực hiện các công việc liên quan đến biên soạn các mẫu báo cáo đối với cơ quan nhà nước. Công tác đào tạo thực công tác đào tạo nguồn nhân lực mới của công ty, bên cạnh đó tổ chức bồi dưỡng các kiến thức mới cùng với các kỹ năng cho nhân viên. ― Khối kinh doanh Khối kinh doanh trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các họat động lên kế hoạch và tiếp thị tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng của công ty nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần,...Bao gồm các bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận kinh doanh hệ thống siêu thị và đại lý, bán hàng trực tuyến và đồng phục.
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 30 ― Khối sản xuất Khối sản xuất hoạt động trong lĩnh vực thực hiện các mẫu thiết kế mới, lên kế hoạch sản xuất và cho ra thành phẩm. Khối sản xuất bao gồm bộ phận thiết kế, bộ phận kỹ thuật may và bộ phận kế hoạch – sản xuất. 4.1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được cho trong bảng 4.1. Nhìn vào bảng kết quả cho thấy hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty Tân Phạm Gia trong các năm qua có nhiều diễn biến tốt như năm 2010 doanh thu đạt 18,9 tỷ đồng, đến năm 2011 doanh thu của công ty tăng lên 26,2 tỷ đồng, tăng 138,62% so với năm 2010. Qua năm 2012, doanh thu đạt 31,1 tỷ đồng, tăng 118,70% so với năm 2011. Hoạt động kinh doanh năm 2011 và 2012 có sự tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2010. Điều này cho thấy việc mua sắm của người dân về trang phục nam có sự tăng trưởng trở lại. Ngoài ra, nền kinh tế cũng hoạt động mạnh trở lại sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Bên cạnh việc doanh thu tăng mạnh, thì chi phí cũng có sự tăng theo và có tỷ lệ tăng cao hơn doanh thu được thể hiện trong bảng 4.1 như sau: tỷ lệ tăng chi phí năm 2011 so với năm 2010 là 139,07% cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu là 138,62%. Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của công ty Tân Phạm Gia Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch so 2010 2012 Chênh lệch so 2011 1 Doanh thu 18,9 26,2 7,3 138,62% 31,1 4,9 118,70% 2 Chi phí 15,1 21 5,9 139,07% 24,9 3,9 118,57% 3 Lợi nhuận 3,8 5,2 1,4 136,84% 6,2 1 119,23% Nguồn: Bộ phận Kế Toán – Công ty Tân Phạm Gia Đối với tỷ lệ tăng chi phí của năm 2012 so với năm 2011 là 118,57% gần bằng với tốc độ tăng của doanh thu 118,70%. Điều này cho thấy năm 2011 và 2012 công ty đã bỏ ra chi phí rất nhiều để có được sự tăng trưởng của doanh thu, việc doanh thu tăng mạnh kéo theo chi phí bỏ ra cũng tăng theo thể hiện hoạt động kinh doanh năm 2011 và 2012 của công ty không mấy là hiệu quả, đặc biệt thể hiện rõ ở lợi nhuận. Lợi nhuận năm 2011 so với 2010 tăng ở mức 1,4 tỷ đồng và tăng 136,84%. Còn năm 2012 so 2011 chỉ tăng ở mức 1 tỷ đồng và tăng 119,23%.
  • 31. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 31 Tóm lại, hoạt động kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 của công ty không có sự tăng trưởng mạnh so với mức tăng trưởng của năm 2011 so với năm 2010. 4.1.2. Phân tích về môi trường hoạt động kinh doanh của công ty 4.1.2.1. Phân khúc thị trường của công ty Công ty Tân Phạm Gia hoạt động trong lĩnh vực chính là sản xuất áo thun nam thời trang với các nhãn hiệu riêng là Milvus, Anti – X, BlueKite và Happy Hoop. Sản phẩm được phân phối trong tất cả các hệ thống siêu thị như: Co.opmart, Big C, Lotte mart, Hapro mart,…được phân bố trên toàn quốc. Nhưng đối với từng vùng miền sẽ có các thế mạnh riêng. Theo vị trí địa lý: Dựa vào tình hình tiêu thụ sản phẩm, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mật độ dân cư đông đúc, thu nhập bình quân đầu người…Công ty đã phân chia thành 5 đoạn thị trường như sau:  Thị trường Tp.HCM: Đây là thành phố lớn nhất Việt Nam, được đánh giá là một thị trường năng động nhất nước. Dân số đông ước tính trên 10 triệu người, đa phần là dân số trẻ. Đối với thị trường này, các sản phẩm của công ty đều được trưng bày trong tất cả các hệ thống siêu thị. Nhưng đối với từng hệ thống siêu thị, thì vẫn có những siêu thị chủ lực như: Đối với hế thống Co.opmart (Co.opmart Đinh Tiên Hoàng, Co.opmart Xa Lộ Hà Nội, Co.opmart Lý Thường Kiệt, Co.opmart Cống Quỳnh và Co.opmart Thắng Lợi), Đối với hệ thống Big C (Big C Gò Vấp, Big C Miền Đông, Big C Hoàng Văn Thụ, Big C An Lạc), Lotte mart Quận 7, Satra 3/2. Với những điều kiện thuận lợi trên, chính vì vậy, thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn nằm trong danh sách thị trường mục tiêu của công ty.  Thị trường Miền Bắc: Hà Nội, là thủ đô của đất nước và là thành phố lớn của miền Bắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Nhưng đối với công ty, đây là thị trường thấp nhất trong toàn hệ thống với sự phân bố sản phẩm chưa cao, trong thị trường này Big C Thăng Long được đánh giá là phát triển khá tốt.  Thị trường Miền Trung: Đối với thị trường này, có tốc độ phát triển không cao, nhưng được đánh giá là hệ thống mở rộng hơn thị trường Miền Bắc như: Co.opmart (Co.opmart Phan Thiết, Co.opmart Quy Nhơn), Big C Đà Nẵng và Lotte mart Đà Nẵng.
  • 32. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 32  Thị trường Miền Đông Nam Bộ: Đây là thị trường có tốc độ phát triển và đầu tư công nghiệp cao nhất nước. Chính vì vậy, thị trường này được công ty đánh giá là thị trường lớn thứ 2 của công ty. Đặc biệt, đối với hệ thống Co.opmart (Co.opmart Bình Dương, Co.opmart Biên Hòa, Co.opmart Vũng Tàu), Big C (Big C Đồng Nai, Big C Bình Dương) và Lotte mart Đồng Nai.  Thị trường Miền Tây Nam Bộ: Tuy là vùng sông nước, nhưng khu vực thị trường này được xếp vào vị trí 3 trong toàn hệ thống như: Co.opmart (Co.opmart Mỹ Tho, Co.opmart Cần Thơ, Co.opmart Sóc Trăng, Co.opmart Long Xuyên) và Big C Cần Thơ. 4.1.2.2. Khách hàng mục tiêu của công ty Với định vị là sản phẩm áo thun nam. Chính vị vậy, đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty là nam giới và bé trai. Đối với từng đối tượng khác nhau thì công ty có các nhãn hiệu khác nhau như:  Nhãn hiệu Milvus – đây là sản phẩm áo thun nam dành cho đối tượng trung niên từ 30 – 50 tuổi.  Với nhãn hiệu Anti-X – đây là nhãn hiệu dành cho giới trẻ, đặc biệt là các bạn tuổi teen từ 15 – 25 tuổi.  Đối với hai nhãn hiệu Milvus và Anti – X, được định vị là sản phẩm cao cấp cho nên công ty phân khúc ở mức giá cao. Nhưng còn ở phân khúc tầm trung và giá thấp, thì công ty đã cho ra một nhãn hiệu mới BlueKite – đây là sản phẩm dành cho đối tượng có thu nhập thấp, với thị trường chính là phân phối ở các khu vực tỉnh. Happy Hoop – đây là nhãn hiệu dành cho bé trai từ 2 – 12 tuổi. 4.1.2.3. Đối thủ cạnh tranh của công ty Trong quá trình sản xuất – kinh doanh, công ty đã xây dựng các kế hoạch, chiến lược marketing để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, trên thị trường Tp.HCM đối thủ cạnh tranh của công ty rất nhiều, có thể kể một số doanh nghiệp trực tiếp tại các hệ thống siêu thị như: Dung Nam, Blook, Thảo Nguyên Phát, Gia Hồi, Kim Hằng,…Các đối thủ cạnh trạnh gián tiếp như: Ninomaxx, Foci, Blue Exchange, PT2000, Việt Thy, Sea Collection… Đối với các đối thủ cạnh tranh tại các hệ thống siêu thị, họ cũng có những mục đích, những chiến lược gần giống với công ty. Các công ty này thường chú ý
  • 33. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 33 tới khách hàng mục tiêu của họ cũng là giới trung niên, giới trẻ và bé trai.Tại thị trường này, một số đối thủ cạnh tranh cũng đã tạo ra cho mình một “tên tuổi”, giữ vị thế trên thị trường, như Dung Nam – các sản phẩm của họ rất đa dạng và chiếm một vị trí trưng bày lớn. Đối với đối thủ khác là Ninomaxx, Foci, Blue Exchange, PT2000, Việt Thy, Sea Collection…thì đối tượng khách hàng mục tiêu thường chú ý đến là giới trẻ. Các đối thủ này có qui mô hoạt động lớn, ít nhiều cũng có “tên tuổi”, giữ vị thế và thị phần trên thị trường. Có thể nói trong thời gian tới, số đối thủ cạnh tranh không những không giảm về “lượng” mà có khả năng phát triển về “chất”. Trong cạnh tranh, các đối thủ của công ty thường áp dụng chiến lược về giá, khuyến mãi để giành thị phần về mình. Mục tiêu của các đối thủ là mở rộng qui mô và cải tiến chiến lược sản phẩm nhằm phục vụ cho khách hàng và giữ vững thị phần của mình. Đứng trước số luợng đối thủ “hùng hậu” như trên, công ty đã áp dụng những phương thức cạnh tranh là tập trung vào “chiến lươïc sản phẩm”, “chiến lược phân phối”, “chiến lược chiêu thị” tức là phát huy những chiến lược về chất lượng, phục vụ và linh hoạt, tôn trọng lợi ích của khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống của công ty. 4.1.3. Phân tích thực trạng hoạt động Marketing – mix tại Công ty Tân Phạm Gia 4.1.3.1. Chiến lược sản phẩm Công ty Tân Phạm Gia hoạt động trong lĩnh vực thời trang từ năm 2003, đến nay đã trải qua một khoảng thời gian khá dài gần 10 năm kinh nghiệm. Các sản phẩm của công ty được nhận biết bằng chính chất lượng, luôn đáp ứng được yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn cho các thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã cho ra thị trường 4 nhãn hiệu thời trang riêng biệt dành cho nam và bé trai là: Milvus (Always beside your success), Anti – X (The way you are), Happy Hoop (For Kids) và một nhãn hiệu mới là BlueKite.  Kích thước tập hợp sản phẩm Công ty Tân Phạm Gia luôn đưa ra nhiều tập hợp sản phẩm áo thun thời trang đa dạng, phong phú bao gồm áo thun nam dành cho giới trung niên, áo thun nam dành cho giới trẻ tuổi teen, áo khoác, quần áo trẻ em. Bộ phận thiết kế
  • 34. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 34 của công ty không ngừng nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để từ đó cho ra các sản phẩm thích hợp theo mùa. Với hơn 100 mẫu sản phẩm đa dạng phục vụ cho khách hàng. Bảng 4.2: Danh mục sản phẩm DANH MỤC SẢN PHẨM NAM TRẺ EM Áo thun Áo thun Áo khoác Đồ bộ Áo sơ mi Nguồn: Bộ phận thiết kế - Công ty Tân Phạm Gia  Đặc tính sản phẩm Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm được công ty đặt lên hàng đầu với các chất liệu chủ đạo là: Thun Cotton và các phụ kiện như vải, chỉ, nút,…Các chất liệu này được lựa chọn rất chặt chẽ. Trong quá trình sản xuất đến khâu ra sản phẩm công ty đều phải tuân theo tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Với nổ lực đó, công ty đã 3 năm liền đón nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”. Đặc tính sản phẩm Thuộc tính lý tính: chất liệu chủ yếu là thun cotton. Mẫu mã đa dạng, phong phú. Màu sắc với các màu chủ đạo là trắng, xám, nâu, xanh dương, đỏ đô, đen. Thuộc tính cảm tính: thỏa mãn nhu cầu ăn mặc của người tiêu dùng.  Nhãn hiệu Với chiến lược đa nhãn hiệu, mỗi nhãn hiệu sẽ dành cho một đối tượng khách hàng khác nhau như: nhãn hiệu Milvus sẽ dành cho đối tượng trung niên, Anti – X là sản phẩm dành cho giới trẻ tuổi teen, nhãn hiệu Happy Hoop đây là sản phẩm dành cho các bé trai. Đối với BlueKite, đây là nhãn hàng mới dành cho đối tượng khách hàng ở các tỉnh và phân khúc tầm trung. Với chiến lược đa nhãn hiệu này, công ty mong muốn bao phủ hết phân khúc thị trường với từng thiết kế riêng biệt và từng mức giá khác nhau. Trong chiến lược đa nhãn hiệu, công ty vẫn chọn cho mình nhãn hiệu chính ngay từ khi hình thành và phát triển đó là nhãn hiệu MILVUS – Always Beside Your Success!.
  • 35. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 35 Hình 4.1: Logo nhãn hiệu Milvus Nguồn: Bộ phận Kinh doanh – Công ty Tân Phạm Gia Là sự kết hợp giữa “Người đàn ông đánh gôn” và chữ “Milvus”, với tông nền màu đen thể hiện sự vững chắc và mạnh mẽ của người đàn ông. Với hình ảnh “Người đàn ông đánh gôn” thể hiện sự cao cấp của sản phẩm, là một sản phẩm mang lại cho người mặc cảm thấy sự sang trọng, lịch thiếp và thể hiện sự thành đạt trong công việc cũng như tron cuộc sống. Khẩu hiệu “Always Beside Your Success!” với ý nghĩa là “Luôn bên cạnh thành công của bạn!” là sản phẩm được định vị dành cho giới trung niên, là độ tuổi đã vững chắc trên sự nghiệp. Với các thiết kế đơn giản nhưng vẫn tạo nên điểm nhấn ở túi, bo tay, cổ và nẹp ngực, màu sắc đơn giản với các tông màu cơ bản như: trắng, xanh dương, xám, nâu, đỏ đô. Đồng thời, chất liệu cao cấp với các đường may sắc xảo, đã tạo cho sản phẩm sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Tất cả những điều đó tạo nên một giá trị cho người sử dụng. Nhãn hiệu ANTI – X (The way you are), là sản phẩm được định vị dành cho phân khúc giới trẻ tuổi teen. Các sản phẩm được thiết kế theo một phong cách khác biệt được thể hiện trong chữ “ANTI – X”, với chữ “N” được thiết kế quay ngược thể hiện sự khác biệt trong từng sản phẩm. Màu sắc logo được sử dụng 2 tông màu chính là xanh và đỏ thể hiện sự cá tính, với slogan “The way you are”. Hình 4.2: Logo nhãn hiệu Anti – X Nguồn: Bộ phận Kinh doanh – Công ty Tân Phạm Gia Bên cạnh các sản phẩm dành cho giới trung niên và giới trẻ, công ty cũng cho ra thị trường 1 nhãn hiệu dành cho các bé trai là “Happy Hoop” (For
  • 36. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 36 Kids), Với các hình ảnh thiết kế là những nhân vật hoạt hình vui nhộn phù hợp với lứa tuổi của các bé trai. Hình 4.3: Logo nhãn hiệu Happy Hoop Nguồn: Bộ phận Kinh doanh – Công ty Tân Phạm Gia Đồng thời trong năm 2013, công ty đã cho ra thị trường một nhãn hiệu mới là “BlueKite – Challenge the sky!”, là sản phẩm được định vị đành cho các đối tượng khách hàng ở thị trường tỉnh, với mức giá tầm trung. Với tông màu xanh nhẹ thể hiện sự ước mơ bay cao trên bầu trời. Hình 4.4: Logo nhãn hiệu BlueKite Nguồn: Bộ phận Kinh doanh – Công ty Tân Phạm Gia  Bao bì – đóng gói sản phẩm Bao bì tạo sự chú ý đầu tiên của người tiêu dùng đối với thương hiệu sản phẩm, góp phần làm tăng thêm giá trị của sản phẩm. Tạo sự tiện dụng cho người tiêu dùng đồng thời là phương tiện quảng bá thương hiệu tốt nhất cho doanh nghiệp. Đối với công ty Tân Phạm Gia, các sản phẩm của công ty khi giao hàng cho siêu thị chỉ được đóng gói với dạng túi kính trong không có tên công ty, nhãn hiệu, địa chỉ,...Trong các hội chợ, triển lãm, nhãn hiệu MILVUS được sử dụng làm nhãn hiệu chính cho các túi đựng sản phẩm. Bao bì được thiết kế với màu đen làm chủ đạo thể hiện sự mạnh mẽ của người đàn ông, trên bao bì có in logo hình “Người đàn ông đánh gôn” thể hiện sự thành công và tên nhãn hiệu MILVUS màu trắng và các thông tin liên hệ khác. Taọ nên sự nhận biết cho khách hàng về sản phẩm của MILVUS. Ngược lại, các sản phẩm được đóng gói giao hàng cho siêu thị chưa thể hiện sự đặc trưng của sản phẩm, thiếu tất cả các thông tin liên quan đến sản
  • 37. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 37 phẩm và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trên bao bì, chưa tạo được sự chuyên nghiệp trong cho các sản phẩm của công ty. Đồng thời, công ty có 4 nhãn hiệu riêng biệt, nhưng túi đựng sản phẩm chỉ dùng nhãn hiệu MILVUS làm túi đựng sản phẩm chung, chưa tạo nên sự khác biệt cho từng sản phẩm, làm cho khách hàng chỉ biết đến nhãn hiệu MILVUS.  Những dịch vụ gắn liền với sản phẩm Chăm sóc khách hàng Với mục đích đáp ứng được nhu cầu và sự quan tâm của khách hàng hơn nữa, thì chương trình bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng hấp dẫn và tận tình là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công: giải đáp những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm qua điện thoại, gửi catalogue mới cho khách hàng, giải đáp các phản hồi của khách hàng thông qua hệ thống website,... Bảo hành sản phẩm Sau khi tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng, công ty luôn giữ vững, đúng cam kết về chất lượng đối với khách hàng: Bảo đảm việc đầu tư cho chất lượng như: chất liệu vải, mẫu mã phải phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu, nâng cao chất lượng phục vụ,…Cung cấp thông tin về sản phẩm, hướng dẫn sử dụng gắn liền với chất lượng thông qua việc gửi thông tin hướng dẫn sử dụng kèm sản phẩm khi khách hàng mua sản phẩm. Giải quyết trường hợp đổi hàng: kịp lúc cho khách hàng khi sản phẩm có phần lỗi về chất lượng cũng như size không phù hợp.  Chiến lược sản phẩm mới May mặc – Thời trang là một lĩnh vực có nhu cầu thay đổi thường xuyên theo trào lưu, theo khí hậu,...Vòng đời sản phẩm ngắn đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nhạy bén bắt kịp nhu cầu của người tiêu dùng. Cứ 3 tháng công ty laị tung ra một bộ sưu tập chủ đạo với hơn 30 mẫu thiết kế. Đây là các bộ sưu tập theo mùa với chất liệu phù hợp với trào lưu, thời tiết, khí hậu. Với một xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu cho các trang phục cần phải đảm bảo tính thời trang, phù hợp xu thế và thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng. Thêm vào đó, do sự cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh như Gia Hồi, Dung Nam, Blook hay Kim Hằng nên công ty cần phải đưa ra những chiến lược thích hợp nhằm nâng cao chất
  • 38. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 38 lượng sản phẩm, các mẫu thiết kế phải phù hợp với xu hướng thời trang, đồng thời sản phẩm phải mang một nét khác biết so với các đối thủ cạnh tranh, để tạo sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng. 4.1.3.2. Chiến lược giá Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là do thị trường quyết định. Một mức giá phù hợp là mức giá mà tại đó có thể bù đắp được chi phí và đem lại cho công ty một phần lợi nhuận, giá đó được khách hàng chấp nhận. Vì thế, tùy thuộc mục tiêu Marketing mà doanh nghiệp sẽ đưa ra những chiến lược giá cao hơn, thấp hơn hay ngang bằng với thị trường. Chính sách định giá sản phẩm của công ty được xây dựng dựa trên các yếu tố: chi phí đầu vào, đối thủ cạnh tranh trên thị trường và giá trị cảm nhận về sản phẩm. Với chính sách định giá dựa vào trên chi phí bao gồm: nguyên vật liệu, chi phí máy móc, nhà xưởng, chi phí nhân công, chi phí quản lý,...Việc định giá dựa vào chi phí với mục đích các sản phẩm khi được sản xuất ra sẽ đảm bảo chất lượng với các nguồn nguyên vật liệu chất lượng và đem lại một mức giá mà khách hàng hài lòng với sản phẩm họ nhận được. Đồng thời mang lại phần trăm lợi nhuận mà công ty mong muốn trong sản phẩm đó. Không chỉ dựa trên yếu tố chi phí để tạo nên một mức giá cho sản phẩm. Bên cạnh đó, các mức giá sản phẩm của công ty còn bao gồm sự tin tưởng của khách hàng vào nhãn hiệu của công ty đã có mặt trên thị trường gần 10 năm hoạt động. So với các đối thủ cạnh tranh, các mức giá của công ty có phần cao hơn hoặc thấp hơn tùy từng loại sản phẩm. Đối với các sản phẩm của nhãn hiệu hiệu Milvus, áo thun cổ bẻ có mức giá cao hơn 11.000đ, nhưng trong khi đó áo thun cổ tròn lại có mức giá thấp hơn 39.000đ. So sánh giá của với các nhãn hiệu khác Bảng 4.3: Bảng so sánh giá của Milvus với các đối thủ cạnh tranh Đơn vị: 1.000 đồng Loại áo Milvus Dung Nam Chênh lệch Áo thun cổ bẻ 245 234 11; 4,7% Áo thun cổ tròn 225 264 -39; -14,7% Nguồn: Bộ phận Kinh doanh – Công ty Tân Phạm Gia Bảng 4.4: Bảng so sánh giá của Anti – X với các đối thủ cạnh tranh
  • 39. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 39 Đơn vị: 1.000 đồng Loại áo Anti – X Blook Chênh lệch Áo thun Cotton cổ tròn (2 chiều) 215 209 6; 2,8% Áo thun Cotton cổ tròn (4 chiều) 225 229 -4; -1,7% Áo thun Cotton cổ bẻ 245 259 -14; -5,4% Áo khoác 385 379 6; 1,6% Nguồn: Bộ phận Kinh doanh – Công ty Tân Phạm Gia Bảng 4.5: Bảng so sánh giá của Happy Hoop với các đối thủ cạnh tranh Đơn vị: 1.000 đồng Loại áo Happy Hoop Ána Hoàng Vinh Quang Chênh lệch Áo thun 110 83 27; 32,5% Đồ bộ 159 124 35; 28,2% Áo sơ mi 159 134 25; 18,6% Nguồn: Bộ phận Kinh doanh – Công ty Tân Phạm Gia Hiện nay, công ty mới cho ra thị trường một nhãn hiệu áo thun nam mới là BlueKite, với định vị là sản phẩm thời trang (mẫu mã đẹp) với mức giá cạnh tranh. Sản phẩm dành cho thị trường tỉnh. Các sản phẩm của nhãn hiệu BlueKite có mức giá 179.000đ dành cho áo cổ tròn và áo cổ bẻ 225.000đ. Trong các mức giá của công ty bao gồm: 179.000, 215.000, 225.000, 245.000, 260.000. Công ty chưa có chính sách định giá dựa vào tâm lý của người tiêu dùng. Các mức giá của công ty đa phần kết thức bằng số 5 và 0 thay vì số 9. Chính vì vậy, các mức giá hiện tại của công ty chưa mang lại cho tâm lý người tiêu dùng một mức giá hấp dẫn. Dễ nhận thấy một đối thủ cạnh tranh của công ty đã làm điều này đó là Blook, các mức giá của họ hầu hết đều kết thúc bằng số 9. 4.1.3.3. Chiến lược phân phối Tính tới thời điểm hiện nay, tất cả các sản phẩm của công ty có mặt ở tất cả các hệ thông siêu thị Co.opmart, Big C, Lotte mart, Satra,… phủ rộng khắp mọi miền trên toàn quốc. Các sản phẩm của công ty được phân phối đến tay người tiêu dùng theo hai kênh trực tiếp và gián tiếp. ― Kênh trực tiếp là kênh mà công ty lựa chọn với hình thức là các khách hàng sẽ được tư vấn và bán hàng thông qua website bán hàng của công ty.
  • 40. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 40 Sơ đồ 4.2: Kênh phân phối trực tiếp Nguồn: Bộ phận Kinh Doanh – Công ty Tân Ghạm Gia ― Kênh gián tiếp là kênh có sự tham gia của các trung gian. Công ty đã mở rộng việc phân phối sản phẩm thông qua các đối tác trung gian, nhằm mục đích các khách hàng của công ty có thể tiện lợi trong việc lựa chọn và mua sản phẩm của công ty. Sơ đồ 4.3: Kênh phân phối gián tiếp Nguồn: Bộ phận Kinh Doanh – Công ty Tân Phạm Gia Đối với đại lý của công ty, là các cửa hàng thời phân phối các sản phẩm may mặc, để được làm đại lý cho công ty thì cửa hàng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà công ty quy định. Khi các đại lý nhập sản phẩm của công ty sẽ được chiết khấu 30% ngay trên giá tem bán cho người tiêu dùng, đồng thời các đại lý cũng được trang bị quầy kệ theo các nhãn hiệu sản phẩm. Đồng thời, các đại lý còn được công ty hỗ trợ đổi các mẫu sản phẩm cũ để lấy các sản phẩm mới. Về hệ thống siêu thị, tất cả các sản phẩm của công ty được phân phối trong các hệ thống siêu thị như Co.opmart, Big C, Lotte mart, Satra,…Tương tự như hệ thống đại lý, các hệ thống siêu thị khi nhập hàng của công ty được hưởng các mức chiết khấu khác nhau từ 26% - 30% cho từng hệ thống siêu thị khác nhau và phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa công ty và hệ thống siêu thị. Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị Big C còn được công ty hỗ trợ quầy kệ mang nhãn hiệu riêng như: Kệ Milvus, Anti – X và Happy Hoop nhằm trưng bày sản phẩm của công ty và mang phong cách sang trọng thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, các hệ thống siêu thị cũng được công ty hỗ trợ đổi trả hàng đối với các mẫu bán không được và nhập các mẫu mới để trưng bày. Công ty bán hàng trực tuyến thương mại, với mong muốn tiếp cận đến các khách hàng thường xuyên mua hàng online, công ty đã phối hợp với các trang web bán hàng uy tín như: www.chon.vn (thuộc sự quản lý của Công ty cổ phần Người cung cấp sản phẩm Người tiêu dùng sản phẩmWeb bán hàng công ty Đại lýNgười cung cấp sản phẩm Người tiêu dùng sản phẩm Siêu thị Web bán hàng thương mại
  • 41. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 41 thương mại Chọn), www.zalora.vn (thuộc sự quản lý của Công ty TNHH Một Thành Viên Giờ Giải Lao Bán Lẻ & Giao Nhận). Khi các đối tác bán hàng trực tuyến nhập hàng của công ty cũng sẽ được hưởng một mức chiết khấu theo sự thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên. 4.1.3.4. Chiến lược chiêu thị Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh gây gắt như hiện nay thì hoạt động chiêu thị hay là các hoạt động hỗ trợ cho việc kinh doanh được coi là một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực, thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng niềm tin, sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của công ty, kích cầu khách hàng mua sản phẩm. Các hoạt động chiêu thị của công ty thể hiện thông qua các công cụ như là quảng cáo, tham gia và tổ chức các sự kiện, khuyến khích tiêu dùng bằng các chương trình khuyến mãi nhằm hỗ trợ và tăng lợi ích cũng như tạo sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của công ty. Công cụ quảng cáo sẽ đưa các doanh nghiệp tiến lại gần hơn với các khách hàng của mình, nối kết khách hàng với lại doanh nghiệp. Đối với công ty chỉ chú trọng đến các hình thức quảng cáo như quảng cáo các nhãn hiệu của công ty trong tất cả hệ thống siêu thị Big C bằng panô áp tường hay tại các trụ của tòa nhà, phát catalogue, tờ rơi và đặt stady tại sự kiện hội chợ hay triễn lãm. Về tham gia sự kiện, đối với việc tham gia các chương trình hội chợ triễn lãm luôn là thế mạnh của công ty, nó là công cụ chủ lực để quảng bá hình ảnh của công ty đến các khách hàng nhằm mục đích củng cố sự tín nhiệm của khách hàng hiện có của công ty và thu hút được sự chú ý, quan tâm của các khách hàng tiềm năng. Tân Phạm Gia lấy tông màu đen làm màu đặc trưng cho nhãn hiệu Milvus, đây là màu thể hiện sự mạnh mẽ của đấng mày râu và là màu sắc của sự thành công trong sự nghiệp. Chính vì vậy, hầu hết các chương trình, sự kiện triễn lãm hội chợ mà công ty tham đều chọn nhãn hiệu Milvus là gian hàng chính. Một số sự kiện hội chợ triễn lãm tiêu biểu mà công ty tham gia như: Hội chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, Hội chợ thời trang Việt Nam, Hội chợ hàng tiêu dùng Tết,…Đồng thời, công ty còn tham gia các chương trình biểu diễn thời trang do các hệ thống siêu thị lớn tổ chức như Big C và Lotte mart. Các chương trình biểu diễn thời trang giới thiệu bộ sưu tập mới tại chương trình thời trang và cuộc sống của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 42. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 42 Các chương trình khuyến mãi cũng được công ty đẩy mạnh nhằm khuyến kích các khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty nhiều hơn, đa phần là các chương trình giảm giá sản phẩm như chương trình “Mua sản phẩm thứ 2 sẽ được giảm 30” tại hội chợ Tết 2013, Chương trình giảm giá đến 55% cho các sản phẩm áo thun T – shirt tại 4 siêu thị lớn của Co.opmart vào thời điểm cuối năm 2012. Chương trình hậu mãi, chăm sóc khách hàng cũng được xúc tiến đẩy mạnh như tiếp nhận thông tin đóng góp của các khách hàng, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc khách hàng và xử lý mọi tình huống mà các khách hàng gặp phải nhằm góp phần đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Bán hàng trực tiếp, là xúc tiến giữa công ty với các cửa hàng, đại lý và các hệ thống siêu thị. Để mở rộng và thúc đẩy phát triển kinh doanh, đội ngũ kinh doanh của công ty đã trực tiếp đến các hệ thống siêu thị giới thiệu các sản phẩm mới, đối với các cửa hàng thời trang thì xúc tiến việc hợp tác làm đại lý và giới thiệu sản phẩm của công ty đến khách hàng. 4.2. KHẢO SÁT 4.2.1. Nhận xét mô tả thống kê 4.2.1.1. Nhận xét biểu đồ thể hiện tỷ lệ % Bảng 4.6: Nhãn hiệu từng sử dụng $gl Frequencies Responses N Percent Percent of Cases Tân Phạm Gia 126 37.7% 100.0% Thảo Nguyên Phát 42 12.6% 33.3% Dung Nam 54 16.2% 42.9% Blook 43 12.9% 34.1% Kim Hằng 25 7.5% 19.8% Nhãn hiệu từng sử dụng a Gia Hồi 44 13.2% 34.9% Total 334 100.0% 265.1% a. Group Nguồn: Khảo sát thực tế về mức độ hài lòng của khách hàng Kết quả cuộc khảo sát cho thấy nhãn hiệu áo thun nam mà khách hàng từng sử dụng, đa phần các khách hàng đã từng biết đến và từng sử dụng của Tân Phạm Gia, Dung Nam, Blook, Gia Hồi và Thảo Nguyên Phát. Trong 126 mẫu thu về, tất
  • 43. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 43 cả các khách hàng đều đã sử dụng sản phẩm của công ty Tân Phạm Gia, tiếp đến Dung Nam. Đây là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty. Đồ thị 4.1: Nhãn hiệu từng sử dụng Bảng 4.7: Ý kiến khác Ý kiến khác Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Màu sắc dành cho trung niên 20 15.9 15.9 15.9 Mở thêm đại lý phân phối 3 2.4 2.4 18.3 Sản phẩm dành cho nữ 9 7.1 7.1 25.4 Sử dụng vải sọc 27 21.4 21.4 46.8 Tạo ấn tượng hơn cho sản phẩm trẻ 13 10.3 10.3 57.1 Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp 21 16.7 16.7 73.8 Xây dựng cửa hàng riêng 33 26.2 26.2 100.0 Valid Total 126 100.0 100.0 Nguồn: Khảo sát thực tế về mức độ hài lòng của khách hàng Về các ý kiến đóng góp, khách hàng đã đưa ra 7 ý kiến đề xuất. Trong đó, ý kiến xây dựng cửa hàng riêng chiếm 26%, tiếp đến là 17% xây dựng website bán
  • 44. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 44 hàng chuyên nghiệp và 16% màu sắc riêng dành cho trung niên. Các sản phẩm của công ty đa phần phân phối trực tiếp trong các hệ thống siêu thị, gây khó khăn cho việc tìm kiếm và lựa chọn của khách hàng. Chính vì vậy, đa phần các ý kiến của khách hàng là công ty nên xây dựng hệ thống cửa hàng riêng để thuận tiện cho việc chọn lựa sản phẩm, đồng thời khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi trực tiếp từ công ty. Bên cạch đó, khách hàng cũng mang về cho công ty một cơ sở dữ liệu để thuận tiện cho việc đánh giá và nghiên cứu chiến lược marketing. Đồ thị 4.2: Ý kiến khác 4.2.1.2. Nhận xét giá trị trung bình Bảng 4.8: Mức độ hài lòng về sản phẩm Statistics N Valid Missing Mean Std. Deviation Minimum Maximum Chất liệu vải tốt 126 0 3.49 .994 2 5 Mẫu thiết kế đẹp 126 0 3.11 1.104 1 5 Màu sắc thời trang 126 0 2.99 1.039 1 5 Kiểu dáng đa dạng 126 0 3.18 1.113 1 5 Nhãn hiệu uy tín 126 0 3.34 1.037 1 5 Nguồn: Khảo sát thực tế về mức độ hài lòng của khách hàng Đánh giá về sản phẩm, nhìn vào bảng 4.8, yếu tố được khách hàng đánh giá cao là chất liệu vải tốt đạt 3.49, tiếp đến là nhãn hiệu uy tín 3.34. Bên cạnh đó, yếu tố mẫu thiết kế và màu sắc thời trang của công ty được khách hàng đánh giá thấp
  • 45. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thành Khoa SVTH: 11320791_Nguyễn Hoàng Thái Phương Page 45 3.11 và 2.99, các mẫu thiết kế chưa tạo nên ấn tượng cho khách hàng, màu sắc dành cho trung niên chưa rõ ràng còn lẫn lộn giữa trẻ. Chính vì vậy, công ty cần tập trung nghiên cứu nhu cầu của khách hàng nhiều hơn và tham khảo một số ý kiến từ khách hàng, siêu thị hay các nhà cung cấp khác. Đồ thị 4.3: Mức độ hài lòng về sản phẩm Bảng 4.9: Mức độ hài lòng về giá sản phẩm Statistics N Valid Missing Mean Std. Deviation Minimum Maximum Mức giá hợp lý 126 0 3.37 1.295 1 5 Giá cạnh tranh 126 0 3.38 1.314 1 5 Nhiều mức giá khác nhau 126 0 3.42 1.292 1 5 Nguồn: Khảo sát thực tế về mức độ hài lòng của khách hàng Nhìn vào bảng 4.9, ta thấy yếu tố nhiều mức giá khác nhau đạt 3.42, điều này cho thấy khách hàng hài lòng với việc công ty đưa ra nhiều mức giá khác nhau cho các sản phẩm khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn của khách hàng. Trong đó, yếu tố mức giá hợp lý và giá cạnh tranh trên thị trường chỉ đạt ở mức thấp 3.37 và 3.38. Chính vì vậy, công ty cần đưa ra các mức giá mang tính chất hấp dẫn, thu hút khách hàng và mang lại sự so sánh khác cho khách hàng như kết thúc mỗi mức giá đều bằng số 9 mang lại cho khách hàng cảm giác rẻ hơn và tạo được chú ý khách hàng nhiều hơn.