SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  76
Télécharger pour lire hors ligne
Nhaø xuaát baûn Thoâng Taán
Ngành gỗ hậu Covid-19
AÁN PHAÅM CUÛA HOÄI MYÕ NGHEÄ & CHEÁ BIEÁN GOÃ TP. HOÀ CHÍ MINH (HAWA)
Tieâu ñieåm:
74
CÔNG TY TNHH TM & SX SAO NAM
Lô P4 đường D7, KCN Nam Tân Uyên, P. Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, T. Bình Dương
Điện thoại: 0274.3653601 - 0274.3653602 l Fax: 0274.3653600
Email: trangtransaonam@gmail.com l Website: saonamflooring.com
Sản phẩm xanh cho sức khỏe người tiêu dùng
Engineered flooring
Ván sàn gỗ công nghệ
4
tieángnoùingöôøilaømngheà
Là 1 trong 3 ngành chủ lực phát triển kinh
tế của Việt Nam, dù cả thế giới đang gặp
khó khăn vì dịch bệnh, 3 tháng đầu năm
2020 ngành gỗ vẫn đạt giá trị xuất khẩu
lên đến 2,77 tỉ USD, tăng 14,8% so với
cùng kỳ năm 2019. Dự đoán quý II/2020,
sẽ có những sụt giảm tương đối nhưng
cục diện thị trường sẽ thay đổi đáng kể
trong thời gian tới.
T
heo báo cáo từ BoConcept, thương hiệu nội thất
đến từ Đan Mạch, trong tháng 2/2020, giữa lúc
đại dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu, doanh số
của BoConcept Hàn Quốc vẫn tăng 28%, khi quốc gia
này cho phép các cửa hàng tiếp tục hoạt động. Ra đời
vào năm 1952, BoConcept sở hữu hơn 310 showroom
trên 66 quốc gia và sản phẩm của họ là lựa chọn hàng
đầu của các kiến trúc sư, nhà thiết kế khắp thế giới. Các
chuyên gia nghiên cứu thị trường của BoConcept ghi
nhận, vì phòng dịch Covid-19, người tiêu dùng phải
ở nhà nhiều nên phát sinh nhu cầu thay đổi nội thất,
muốn làm đẹp hơn cho mái ấm của mình. Vì điều này
mà từ quý III/2020, nhu cầu mua sắm đồ nội thất của thế
giới có thể sẽ tăng nhanh.
Nhận định của các
cơ quan đầu ngành ở
Việt Nam cũng sáng
sủa tương tự. Tổng
cục Lâm nghiệp dự
báo, trong quý III,
các quốc gia cơ bản
sẽ khống chế được
dịch bệnh, mọi hoạt
động sản xuất, kinh
doanh sẽ ổn định trở
lại bình thường. Đến
quý IV là thời điểm
tăng trưởng, giá trị
xuất khẩu gỗ và lâm
sản sẽ đạt mức 3,82 tỷ USD, tăng 15% so với cùng
kỳ năm 2019. Trong đó thị trường Hoa Kỳ sẽ ước đạt
khoảng 2,07 tỷ USD (tăng 20% so với cùng kỳ 2019);
Nhật Bản đạt khoảng 405 triệu USD (tăng 10%); EU đạt
khoảng 330 triệu USD (tăng 10%)…
Nếu mọi yếu tố diễn ra thuận lợi, giá trị xuất khẩu
gỗ và lâm sản năm 2020 có thể đạt khoảng 11,75 tỷ
USD, tăng 3,9% so với 2019. Dù có giảm so với mục tiêu
tăng trưởng đầu năm và lùi về tăng trưởng chỉ 1 con
số, nhưng biểu đồ phát triển của ngành vẫn theo chiều
đi lên. Chế biến gỗ vẫn là ngành kinh tế đóng góp tích
cực cho GDP cả nước. Nhưng, để hiện thực hóa được
những dự tính này, không thể thiếu sự nỗ lực của doanh
nghiệp (DN). Trong đó, nỗ lực lớn nhất là vượt qua khó
khăn để tồn tại.
Nguyễn Quốc Khanh
	 Chủ tịch HAWA
“Có lạc quan, chúng
ta mới có thể lan tỏa
được tinh thần này đến
các thành viên trong
cộng đồng DN, tạo nên
sức mạnh chung, cùng
nhau vượt khó”
Lạcquan
đónsóngphụchồi
5
tieángnoùingöôøilaømngheà
Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp,
DN cần phải chuẩn bị nhiều kịch bản cho tương lai,
hướng đến chiến lược lâu dài. Hiện, nhiều DN trong
ngành đã và đang xem lại công tác quản trị, họ tận
dụng thời gian này để cải thiện nội lực cũng như tranh
thủ tìm kiếm khách hàng… Đó là tín hiệu đáng mừng,
rất đáng được ghi nhận.
Đại dịch Covid-19 phần nào giúp DN chế biến gỗ
Việt Nam nhìn rõ hơn cơ cấu đang vận hành của mình
chưa an toàn. Phần lớn, DN trong ngành hoạt động
gia công theo đơn đặt hàng (OEM), chuyện bị động
khi thị trường thế giới bị đóng băng là điều khó tránh.
Nếu chúng ta vận động theo hướng phát triển sản
phẩm (ODM) thì rõ ràng, dù thị trường có nhỏ lại, DN
vẫn có thể chủ động được. Chưa kể, nếu phát triển
ODM, có sản phẩm riêng thì việc thâm nhập thị trường
trong nước, vốn ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cũng sẽ
nhanh chóng hơn rất nhiều.
Như vậy, qua đại dịch Covid-19, DN chế biến gỗ Việt
Nam đã nhận biết được chính mình, cần phải mở rộng
sản xuất, thay đổi trong cơ cấu, tăng cường nội lực…
để phát triển. Doanh nhân trong ngành cần phát huy
sáng tạo và giữ vững tin thần lạc quan. Có lạc quan,
chúng ta mới có thể lan toả được tinh thần này đến
các thành viên trong cộng đồng DN, tạo nên sức mạnh
chung, cùng nhau vượt khó.
Tôi tin ngành chế biến gỗ Việt Nam chắc chắn sẽ hồi
phục rất nhanh trong tương lai không xa.
Khác với các DN FDI, dễ dàng đóng cửa chờ thời gian
thuận lợi hơn, rất nhiều DN trong ngành đang nỗ lực
không ngừng để duy trì sản xuất. Đó chính là lợi thế
lớn của ngành. Cũng như các DN khác, bản thân AA
thời gian vừa qua đã giảm sản xuất nhưng không đóng
cửa. Chúng tôi chọn sự lạc quan làm cánh cửa để bước
qua khó khăn. Tư duy lạc quan thể hiện ở việc sẵn sàng
đón khách, chuẩn bị nguồn nguyên liệu, công nhân… Ví
dụ, trong tình hình các nước gồng mình chống dịch, bộ
phận kinh doanh của AA dùng thời gian này thăm hỏi
khách hàng, thông báo cho các đối tác biết nhà máy
vẫn hoạt động. Khi khách hàng được quan tâm, trấn an
về những dự tính của mình, họ sẽ cảm thấy được chia
sẻ, kết tạo quan hệ gần gũi. Chúng tôi tin, khi dịch qua
đi, kinh tế tái khởi động, người mua hàng sẽ nghĩ đến
những DN đã kết nối với mình trong thời gian vừa qua.
Ở chiều ngược lại, một khi đã duy trì tâm thế sẵn sàng,
DN cũng sẽ có nhiều lợi thế hơn những đơn vị đã tạm
“bỏ cuộc chơi”.
6
In 2.000 baûn, khoå 21x29,7 cm
taïi CTY TNHH MTV ITAXA
Ñòa chæ: 126 Nguyeãn Thò Minh Khai, Q.3, TP.HCM
Giaáy ÑKXB soá: 1276-2020/CXBIPH/05-16/ThT
Quyeát ñònh xuaát baûn soá: 128/QÑ-NXB
NXBTT caáp ngaøy 05 thaùng 6 naêm 2020
Soá ISBN: 978-604-9940-31-6
In xong vaø noäp löu chieåu quyù II naêm 2020
Ñoái taùc lieân keát: Hoäi Myõ ngheä vaø Cheá bieán goã TP.HCM
Ñòa chæ: 185 Lyù Chính Thaéng, Phöôøng 7, Quaän 3, TP.HCM
Chòu traùch nhieäm noäi dung - Giaùm ñoác Nguyeãn Theá Sôn
Chòu traùch nhieäm xuaát baûn - Toång bieân taäp: Leâ Thò Thu Höông
Bieân taäp: Phöông Lam Giang
Chuû bieân: Traàn Vieät Tieán
Bieân soaïn: Nguyeãn Quoác Khanh, Huyønh Vaên Haïnh, Nguyeãn Chaùnh Phöông,
	 Phöông Quyeân, Phaïm Hoàng
Thieát keá myõ thuaät: Ñoã Tieán Ñaït AÛnh bìa: Quyù Hoøa
Phuï traùch taøi trôï - Söûa baûn in: Traàn Kim - Hoàng Anh
Mục lục
3016 52
70
33
38
Chiến lược nào để gia nhập
chuỗi cung ứng toàn cầu?
Nhận diện chuỗi cung ứng mới
Ngành gỗ vượt khó
Bảo vệ “vàng ròng”
của ngành chế biến gỗ
Thị trường xa xỉ lao đao
theo Covid-19
Đường đi của Thước Tầm
Tiếng nói của tối giản
5 hướng “thoát hiểm”
trước Covid-19
14
12
8
28
44
54
56
72
Hơn cả Sơn Phủ: từ màu đến bóng, với NC-PU
hoặc sơn nước, công nghệ phun sơn AIRMIX® luôn
thân thiện đồng hành cùng mọi thể loại sản phẩm:
mỗi lô hàng là một TUYỆT TÁC chinh phục thế giới.
Thẩm mỹ & chất lượng lớp phủ
Chi phí sản xuất: giảm thiểu thất thoát
Môi trường: giảm thiểu ô nhiễm
AIRMIX là một phát minh có cầu chứng
của SAMES KREMLIN (KREMLIN REXSON) - PHÁP
AIRMIX tối ưu hoá:
AIRMIX
CTY TNHH TM VƯỢT SÓNG
Số 79, đường 55A, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. HCM
ĐT: 028 3762 6534 – vuotsong2@gmail.com
8
tieâuñieåm
Những thách thức hiện tại đang buộc doanh nghiệp
ngành gỗ phải có bước đi chủ động, tái cơ cấu toàn diện
để kịp thời hồi phục sau đại dịch.
Nam Khuê - Minh Phương
Ngànhgỗvượtkhó
C
ũng như nhiều ngành kinh tế khác, chế biến
gỗ đang gánh chịu những tác động xấu từ đại
dịch.
Không tăng trưởng
Năm 2020, ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu đạt 12,5
tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Theo số liệu của Tổng cục
Lâm nghiệp, ngoài ba tháng đầu năm 2020, xuất khẩu
vẫn trên 2,7 tỷ USD, tăng 18%, thời gian còn lại là khoảng
sụt giảm rất đáng kể. Từ tháng 4/2020, xuất khẩu gỗ
và sản phẩm gỗ đã giảm 24% so với cùng kỳ, dẫn đến
tổng doanh số xuất khẩu 4 tháng đầu năm chưa đạt đến
3 tỷ USD. Nguy cơ xuất khẩu gỗ giảm sâu trong năm
nay là có thật. “Với tình hình hiện tại, có thể, lần đầu
tiên, tỉ lệ xuất khẩu của ngành năm 2020 là không tăng
trưởng”, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư
ký VIFOREST dự đoán.
COVID-19 bùng phát mạnh tại các quốc gia EU, Mỹ,
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc khiến Chính phủ các thị
trường quan trọng nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam phải
áp dụng các chính sách kiểm soát dịch như đóng cửa
biên giới, đóng toàn bộ các chuỗi cửa hàng không thiết
yếu… Dẫn đến việc các quốc gia trên không xuất nhập
được gỗ nguyên liệu, không kinh doanh các mặt hàng
nội thất. Theo ông Hoài, thực tế đã ghi nhận sự đứt gãy
nghiêm trọng cả chuỗi cung ứng ngành nội thất thế giới.
Việt Nam, quốc gia xuất khẩu nội thất thứ hai trong khu
vực châu Á, tất nhiên khó lòng tránh khỏi thiệt hại.
Kết quả khảo sát do các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản
Việt Nam thực hiện với 124 doanh nghiệp (DN) trong
ngành vào cuối tháng 3 vừa qua cho thấy, tỉ lệ DN bị
ảnh hưởng bởi COVID-19 là 100%. Cụ thể, 75% số DN
phản hồi cho biết họ bị ảnh hưởng tài chính. Thiệt
hại ban đầu đối với các DN này ước tính vào khoảng
3.066 tỷ đồng. Trên một nửa (51%) số DN tham gia
khảo sát đã thu hẹp quy mô sản xuất. Khoảng 35% DN
Đứtgãy
chuỗicungứng
9
tieâuñieåm
đặc biệt là các DN Đài Loan chọn cách đóng cửa ngay
sau Tết, hạn chế phát sinh chi phí.
Trái ngược bức tranh này, rất đáng mừng là khối DN
trong nước lại tìm mọi cách để duy trì sản xuất, đảm
bảo an sinh cho nhân lực. “Đây là nỗ lực lớn, đáng trân
trọng”, ông Phạm Mạnh Cường nhận xét. Theo ông
Cường, nắm bắt tình hình khó khăn của DN, Chính phủ
đang tìm các giải pháp nhằm hỗ trợ tất cả DN nói chung
cũng như ngành chế biến gỗ nói riêng, có thể phục hồi
và tăng tốc.
Mặc dù theo phản ánh từ các DN, nhiều quy định
hỗ trợ DN từ phía các cơ quan chưa thiết thực, nhất là
khâu thực hiện hỗ trợ bảo hiểm xã hội, vẫn còn nhiều
quy định chưa hợp lý và người lao động vẫn chưa nhận
được hỗ trợ. Thế nhưng, những cố gắng từ phía các cơ
quan quản lý cũng là nguồn động viên tích cực cho DN.
“Thực tế, duy trì sản xuất về lâu dài trong tình hình hiện
tại đối diện với rất nhiều thách thức. DN đang rất cần
hỗ trợ thiết thực từ phía Chính phủ để có thể giữ chân
nhân lực”, ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Công ty
Woodland nói.
dù đang hoạt động bình thường nhưng sẽ tạm ngừng
sản xuất trong thời gian tới, 7% số DN đã ngừng hoạt
động và chỉ có 7% DN vẫn hoạt động bình thường.
Riêng việc sản xuất kinh doanh của các hộ tại các làng
nghề giảm 80%.
Nỗ lực duy trì
Không chỉ hoạt động sản xuất, đại dịch cũng tác động
tới khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu và chế biến, tiêu
thụ trong nước. Thống kê từ Forest Trends cho thấy,
nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ châu Phi, nguồn cung gỗ
nguyên liệu nhiệt đới lớn nhất cho Việt Nam đã dừng
hẳn. Lượng nhập từ nguồn gỗ ôn đới cũng giảm 70%
và giá gỗ nguyên liệu và cước vận chuyển cũng tăng.
Không dừng lại ở đó, khâu cung ứng nguyên liệu trong
nước cũng bị ảnh hưởng nặng. Khoảng 50 - 60% xưởng
xẻ sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước phải
dừng hoạt động. “Chưa biết được đại dịch sẽ đi đến đâu
nhưng trước mắt đã thấy tác động xấu rất rõ. Đơn hàng
bị hoãn hoặc hủy, DN lẫn người lao động đang phải
vất vả”, ông Phạm Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Kinh tế
ngành, Văn phòng Chính phủ nhận xét.
Đồng quan điểm, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp
hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng cho biết, trong lịch
sử phát triển ngành, khủng hoảng lần này ảnh hưởng
lớn nhất từ trước đến nay. Do không thể dự báo được
biến động của dịch bệnh nên cùng với kinh tế toàn cầu,
DN chế biến gỗ rơi vào tình trạng bất khả kháng. Thiệt
hại trong ngành lớn đến mức, rất nhiều DN chọn cách
“đóng băng” để tránh ảnh hưởng. Nhiều DN khối FDI,
“Chính phủ đang tìm các giải pháp nhằm
hỗ trợ tất cả DN nói chung cũng như
ngành chế biến gỗ nói riêng, có thể phục
hồi và tăng tốc”
10
tieâuñieåm
Tập trung nuôi dưỡng nguồn lực, nỗ lực tìm kiếm thị trường
mới và mở rộng dải sản phẩm là giải pháp mà các DN chế biến
gỗ đang hướng đến để có thể vực dậy ngành kinh tế có đóng
góp không nhỏ cho kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Chủ động giảm lệ thuộc
Phát biểu tại hội thảo trực tuyến: “Phục hồi - Tăng
tốc - Bứt phá - Phát triển bền vững ngành gỗ giai đoạn
hậu đại dịch” do Tổ chức Forest Trends, Hội Mỹ nghệ
và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm
sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Chế biến gỗ Bình
Dương (BIFA), Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng
Nai (DOWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA)
phối hợp tổ chức chiều 28/4; ông Huỳnh Quang Thanh,
Chủ tịch BIFA khẳng định, với những thách thức hiện
nay, DN rơi vào trạng thái quá bị động thì việc phá sản
sẽ khó tránh khỏi. Trong khó khăn, chỉ có chủ động và
nỗ lực, DN mới có thể vực dậy chính mình.
Đây cũng là ý kiến chung của lãnh đạo các hiệp hội
trong ngành. Bởi thực tế đã ghi nhận, dù phần lớn
DN chế biến gỗ lâm vào tình trạng khó khăn nhưng
vẫn đang có nhiều DN vẫn duy trì sản xuất nhờ năng
động, mở rộng sản phẩm, tìm kiếm nguồn khách
hàng và cơ cấu sản phẩm mới. “Khó khăn hiện nay
giúp ngành chế biến gỗ Việt Nam nhận thấy rõ ràng
cơ cấu dòng sản phẩm hiện chưa hợp lý. DN đang sản
xuất các sản phẩm không có nhu cầu lớn và không
tăng cao trong tương lai”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch
VIFOREST nhận xét.
Theo ông Lập, nhóm đồ gỗ phòng bếp, phòng tắm
và bàn trang điểm hiện đang chiếm khoảng 60% trong
tổng cầu của tất cả các loại đồ gỗ trên toàn thế giới.
Đây là dòng sản phẩm chiến lược. Phần 40% còn lại là
các nhóm đồ gỗ văn phòng, đồ gỗ ngoài trời… Khi dịch
Tìmgiảipháptáisinh
“Trong khó khăn,
chỉ có chủ động và
nỗ lực, DN mới có thể
vực dậy chính mình”
bệnh xảy ra, chuỗi cung cho các dòng đồ gỗ chiến lược
sẽ không bị biến động quá lớn, do nhu cầu tiêu dùng
vẫn phát sinh. Đáng tiếc, phần lớn DN Việt Nam lại
đang theo đuổi các sản phẩm thuộc nhóm 40%, những
đồ gỗ mà nhu cầu gần như mất hẳn khi kinh tế có biến
động. Nhân lúc không chịu áp lực sản xuất, DN có thể
dành thời gian nghiên cứu cơ cấu lại sản phẩm, chuẩn
bị tốt hơn cho tương lai.
Song song với công
tác cơ cấu sản phẩm,
cơ cấu thị trường cũng
là bài toán mà lãnh
đạo các cơ quan, ban
ngành gửi đến DN. “Sự
sụt giảm của thị trường
quốc tế đang là lời nhắc
cho DN phải biết mở
rộng để chiếm lĩnh thị
trường trong nước, một thị trường đã được đánh giá
rất tiềm năng từ nhiều năm nay”, ông Nguyễn Quốc
Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết.
Theo khảo sát từ Tổng cục cho thấy, phần lớn DN
hiện giảm năng suất đến 50%. Bên cạnh nguyên nhân
do nguồn cầu từ thị trường thế giới sụt giảm, chưa
tiếp cận được thị trường trong nước thì vẫn có một
phần xuất phát từ nguyên nhân thiếu nguyên phụ liệu
cần thiết, phụ thuộc một phần nguồn nguyên phụ liệu
nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc. Do đó, trong chiến
lược phát triển ngành lâu dài, DN cần chú ý đến vấn
11
tieâuñieåm
trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ cho
biết, thực tế đang ghi nhận sự dịch chuyển nhất định
công tác sản xuất lẫn đơn hàng từ Trung Quốc sang
các quốc gia khác, trong đó, Việt Nam là lựa chọn hàng
đầu. Nguyên nhân là vì thế mạnh sản xuất vốn có và
vị trí địa lý cũng hết sức thuận lợi. Đây chính là hy
vọng lớn cho sự hồi phục và phát triển ngay sau khi thị
trường thế giới ổn định trở lại. “DN cần chủ động kết
nối lại các đối tác để ổn định sản xuất ngay từ bây giờ”,
ông Cường tư vấn.
Tuy nhiên, nắm bắt được xu hướng trên, các DN
Trung Quốc cũng đang tính toán lớn đến việc đầu tư
nhà xưởng lớn ở Việt Nam. Nếu việc chuyển dịch này
nhanh hơn, họ hoàn toàn có thể tận dụng ưu thế của
họ để đi trước, đón đầu. Theo ông Cường, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đang nắm bắt tình hình
này để kịp thời có những hỗ trợ cần thiết cho cộng
đồng DN cả nước.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng sẽ nỗ lực để ngăn chặn
các biện pháp gian lận xuất xứ, ảnh hưởng đến các
DN trong nước bởi hiện tại, đã có những đề xuất cụ
thể cho việc chống bán phá giá, tủ bếp và gỗ dán của
Việt Nam từ Hoa Kỳ. Chính phủ Ấn Độ cũng đang khởi
xướng chống bán phá giá gỗ MDF từ Việt Nam. Đây
là những thách thức được cộng đồng DN xem là nguy
cấp hơn cả ở tương lai, bởi nếu không có biện pháp
cụ thể để khắc phục, tránh được tình trạng này thì cả
ngành chế biến gỗ cũng sẽ bị vạ lây.
Ảnh hưởng bởi COVID-19 là chuyện của kinh tế toàn
cầu. Việt Nam cũng như ngành chế biến gỗ không nằm
ngoài khó khăn chung là chuyện khó tránh. Để có thể
giảm rủi ro do bệnh dịch, gia tăng sức chống chịu của
ngành đòi hỏi nỗ lực của cả Chính phủ và cộng đồng
DN trong việc hình thành và phát triển hoàn thiện
chuỗi cung trong nước, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu
từ bên ngoài. “Chúng ta có thể chuẩn bị gì sau đại dịch
mới là quan trọng”, ông Nguyễn Văn Quý, Phó chủ tịch
DOHA nói vậy.
đề phụ liệu. “Nhà nước sẽ có những chính sách khuyến
khích tăng sản xuất tại chỗ để tránh phụ thuộc phụ liệu
ở nước ngoài. Hiện tại, DN cần chủ động ổn định sản
xuất, tập trung các nguồn lực để chuẩn bị cho thời gian
khôi phục”, ông Trị nói.
Cho những ngày sau đại dịch
Quan sát diễn biến của ngành chế biến gỗ toàn cầu
trong đại dịch COVID-19; ông Phạm Mạnh Cường, Vụ
Thách thức bản địa
Đại dịch Covid-19 khiến mọi thứ rối bời, từ đời sống
đến sản xuất. Theo kịch bản của Citi Research, công
bố ngày 7/4, kinh tế thế giới sẽ suy thoái, tăng trưởng
-2,3%. Năng suất lao động giảm, sản xuất đình trệ,
chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đầu tư, thương mại và du
lịch suy giảm nghiêm trọng… Các chuyên gia kinh tế của
hãng tư vấn Oxford Economics cũng tính toán, đại dịch
toàn cầu này có thể khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại
hơn 1.000 tỷ USD.
Trước đó, Bloomberg đã đưa ra những hình ảnh ấn
tượng về hàng chục chuyến tàu chở đầy ắp hàng hóa
sản xuất tại Trung Quốc phục vụ cho thị trường Mỹ và
châu Âu bị ách lại tại các cảng biển bởi sự bùng phát của
dịch bệnh. Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng Trung
Quốc đã khiến cho nhiều công ty sản xuất lao đao bởi
tất cả nguyên liệu lẫn thành phẩm, từ ô tô và máy móc
đến may mặc và các mặt hàng tiêu dùng… phần lớn
đều xuất xứ từ Trung Quốc. Hyundai ngừng hoạt động
một số dây chuyền sản xuất xe hơi bởi tình trạng thiếu
phụ tùng. Tương tự, hãng xe Fiat Chrysler cũng phải lên
kế hoạch ngừng hoạt động sản xuất tại dây chuyền ở
Serbia. Các ngành khác cũng vậy. Ngay cả những ngành
được xem là thế mạnh của Việt Nam như may mặc, chế
biến gỗ cũng rơi vào tình trạng thiếu nguyên phụ liệu
khiến vận hành sản xuất không thể trơn tru.
Việc di chuyển khó khăn từ lệnh phong tỏa của nhiều
quốc gia và căng thẳng Mỹ - Trung càng khiến chuỗi
cung ứng toàn cầu đứt gãy. Đây không là chuyện một
vài ngày mà diễn ra trong vài tháng, và vẫn chưa có dấu
hiệu kết thúc. Trong bối cảnh như thế, mô hình kinh tế
toàn cầu hóa không phát huy được thế mạnh vốn có. Đại
dịch Covid-19 giúp các nhà hoạch định kinh tế nhận ra sự
mong manh trong nền kinh tế toàn cầu. Chỉ với một con
virus nhỏ, vô hình, đã khiến mọi kết nối không còn thuận
lợi, gây những bất ổn ở nhiều lãnh thổ. Thực tế ấy buộc
các quốc gia phải tính toán tổ chức lại chuỗi cung ứng.
Trong bức tranh tương lai, khi mà nhập khẩu không còn
thuận lợi và hàm chứa rủi ro, nhu cầu tiêu dùng thì không
thể giảm, tất yếu, là cơ hội sản xuất bản địa của một số
ngành ở các quốc gia sẽ được tăng cường. Tình trạng
cũng sẽ tương tự với nguyên liệu, khi DN hướng nhiều
hơn đến tự chủ, tự cung, tự cấp đặc biệt là những ngành
như y tế, công nghệ cao, tự động hóa,… ưu tiên tạo công
ăn việc làm cũng như giảm sự lệ thuộc những ngành thiết
yếu của quốc gia đó. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19,
các nhà nhập khẩu lớn cũng đã năng động hơn, đa dạng
hóa kênh bán hàng để vừa kinh doanh tốt việc bán sỉ và
vừa có thể phân phối tốt những nhu cầu mua nhỏ hoặc
đẩy mạnh ứng dụng số hóa trong trong phân phối bán
hàng. Ở chiều ngược lại, việc di chuyển vật lý gặp khó
khăn do dịch bệnh cũng như từ bất ổn chính trị xã hội,
Trần Việt Tiến
	 Thường vụ Ban chấp hành HAWA
Dịch bệnh khiến liên kết trong toàn cầu hóa bị gãy
đứt. Nhận ra yếu điểm của nền kinh tế trong kết nối
toàn cầu cũng là lúc các doanh nghiệp sẽ phải thiết lập
những cơ chế kết nối mới. Hậu Covid-19, chuỗi cung
ứng mới chắc chắn sẽ hình thành.
Nhậndiện
chuỗicungứngmới
Nhậndiện
chuỗicungứngmới
12
tieâuñieåm
13
tieâuñieåm
online có lợi thế hơn hẳn. Bởi, cùng với hiểu khách hàng,
thương mại điện tử còn giải quyết được nhu cầu “nhanh
và ngay” của các “thượng đế” hiện đại.
Hiểu khách hàng nhờ công nghệ được xem là bước tiến
bộ lớn trong tất cả các ngành sản xuất. Nó giúp DN giải
quyết được bài toán mang tên cá nhân hóa. Khách hàng
hiện đại đang đòi hỏi rất lớn dấu ấn cá nhân trong từng
sản phẩm. Họ muốn cái áo của họ vừa khít cơ thể, họ
muốn cái tủ của họ phải có màu đúng ý thích… Trước
đây, DN sản xuất không đáp ứng được nhu cầu này, bởi
sản xuất số lượng ít thì giá thành lại cao. Thế nhưng, nếu
có lượng cơ sở dữ liệu đủ lớn, DN sẽ dự đoán cũng như
tập hợp được số lượng lớn những người cùng có nhu cầu
với sản phẩm “cá nhân” ấy. Nghĩa là, DN sẽ vẫn phải sản
xuất được “hàng order riêng”, với số lượng đủ nhiều để
đảm bảo giá thành không quá khả năng chi trả của đa số
người dùng.
Như vậy, có nhiều
thuận lợi để phát triển
kinh doanh sau đại dịch
Covid-19. Để thích ứng
với thách thức mang
tên bản địa hóa, ngành
chế biến gỗ nói riêng và
các ngành sản xuất nói
chung sẽ cần những cái
tên tiên phong trong việc
tổ chức, vận hành các
chợ đầu mối của quốc
gia. Đất nước đang cần
những DN đủ bản lĩnh
bước vào lĩnh vực nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ để
hoàn thiện chuỗi cung ứng. Tất nhiên, thách thức dành
cho những người đi khai hoang, mở lối cũng không ít,
nhưng đây là cơ hội và cũng là bước chuẩn bị tất yếu, nếu
Việt Nam xác định tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
mới đang hình thành trước làn sóng dịch chuyển sản xuất
khỏi Trung Quốc của nhiều quốc gia.
các nhà sản xuất họ càng nỗ lực để phục vụ cả thị trường
xuất khẩu lẫn nội địa. Do vậy, trong tương lai, các chợ đầu
mối quốc tế, hội chợ sẽ không còn hoạt động mạnh mẽ
như trước đây. Song song với với mô hình đó, thị trường
sẽ xuất hiện nhiều hơn các cụm doanh nghiệp hay chợ
đầu mối nhỏ phục vụ đa kênh xuất khẩu, nội địa, bản
địa, dự án. Đây có lẽ sẽ là bước chuyển lớn, buộc các nhà
hoạch định chiến lược quốc gia lẫn các doanh nghiệp
(DN) phải có những chuẩn bị tương ứng.
Lợi thế công nghệ
Nếu như đại dịch Covid-19 đặt ra thách thức cho kinh
tế kết nối toàn cầu mang tính bản địa, thì trái lại, con
virus này đã khiến các DN nhận ra được những lợi thế
của công nghệ. Internet rõ ràng đã ảnh hưởng đến đời
sống mọi người, mọi quốc gia. Trong những ngày thực
hiện giãn cách xã hội hay phong tỏa, con người vẫn giải
quyết được các nhu cầu làm việc, giao lưu, mua sắm…
nhờ công nghệ. Kết quả kinh doanh của những DN tham
gia thương mại điện tử trong khoảng thời gian vừa qua
cho thấy thị trường online tại Việt Nam nói riêng và toàn
cầu nói chung đã có dung lượng đủ lớn để DN bước vào
khai thác.
Bên cạnh lợi thế khách hàng, DN còn có một lợi thế
rất lớn khác là các nền tảng công nghệ phục vụ cho kinh
doanh trên internet cũng đã sẵn sàng. Nhờ lượng người
dùng rộng, hệ thống dữ liệu lớn, quảng cáo số đã có tỉ
lệ tiếp cận đúng mục tiêu cao hơn rất nhiều so với trước
đây, giúp DN tiếp cận đúng khách hàng, đồng thời còn
khơi gợi nhu cầu, ngay khi khách hàng chỉ vừa thoáng
nghĩ đến.
Với riêng ngành nội thất, lo lắng về việc kích cỡ sản
phẩm cồng kềnh hay phải có phối cảnh không gian…
cũng đã được công nghệ giải quyết nhanh gọn. Hiệu
ứng 3D, thực tế ảo tăng cường… đã có thể giúp người
mua nội thất nhìn thấy được cả căn nhà lẫn giá cả đầu tư
không gian sống ngay khi các mặt hàng vẫn còn ở shop.
Như vậy, nếu so với kênh bán hàng truyền thống, kênh
“Đất nước đang cần
những DN đủ bản
lĩnh bước vào lĩnh
vực nguyên liệu và
công nghiệp phụ trợ
để hoàn thiện chuỗi
cung ứng”
14
tieâuñieåm
Việt Nam cùng các nước Đông Nam Á và Mexico được xem xét là các
điểm đến mới cho làn sóng “thoát Trung”. Liệu doanh nghiệp Việt có
thực sự sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển đầu tư hậu Covid-19?
Việc đặt hàng sản xuất tại các quốc gia
có chi phí thấp hơn vẫn là nhu cầu và giải
pháp của các doanh nghiệp toàn cầu.
T
háng 2/2020, báo cáo của Nikkei Asian Review
cho biết, Google và Microsoft đang chuyển một
số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt
Nam và Thái Lan. Đây được xem là một trong những
điển hình, mở đầu cho làn sóng dịch chuyển khỏi Trung
Quốc, nhất là sau khi các quốc gia lớn như Mỹ, Nhật…
lần lượt kêu gọi và công bố các gói hỗ trợ cho doanh
nghiệp (DN) dịch chuyển khỏi quốc gia được xem là
công xưởng của thế giới. Gói hỗ trợ kinh tế trị giá 2,2
tỷ USD của Chính phủ của Nhật Bản cho các DN địa
phương đưa hoạt động sản xuất từ Trung Quốc trở lại
Nhật Bản hoặc chuyển sang các nước Đông Nam Á là ví
dụ. “COVID-19 đã khiến các quốc gia nhận diện rõ nguy
cơ khi các chuỗi cung ứng của họ quá phụ thuộc vào
Trung Quốc”, ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ
Thương mại, đánh giá.
Bài toán mới trong hoạch định chiến lược
Phát biểu tại Talkshow “Nhận diện chuỗi cung ứng
mới - Cơ hội nào cho doanh nghiệp TP.HCM”, diễn ra
sáng ngày 26/5 tại TP.HCM, ông Lương Văn Tự cho biết
từ khi dịch bệnh diễn ra, đã có rất nhiều thay đổi trong
đời sống lẫn việc làm. Thêm làn sóng dịch chuyển lần
này, hậu Covid-19, DN toàn thế giới sẽ phải sản xuất,
kinh doanh trong môi trường hoàn toàn mới. Cụ thể, tất
cả các quốc gia đều trở về chủ nghĩa dân túy, đặt nhiệm
vụ bảo vệ đất nước, việc làm của người trong nước hơn
là vươn ra thế giới, kết nối toàn cầu.
Nam Khuê
Chiếnlượcnàođểgianhập
chuỗicungứngtoàncầu?
Nhậndiệnnềnkinhtế
hậuCovid-19
Nguồn tin từ Bloomberg cho thấy Chính phủ của Thủ tướng
Nerandra Modi trong tháng 4 đã liên hệ với hơn 1.000 công
ty Mỹ để mời gọi đầu tư. Thông qua các phái Bộ ngoại giao,
Ấn Độ đặt ra nhiều ưu đãi để nhà sản xuất nước ngoài chọn
nước này làm điểm đến kế tiếp một khi di dời khỏi Trung
Quốc. New Delhi cũng công bố chính sách ưu tiên trong các
lĩnh vực: trang thiết bị y tế, chế biến thực phẩm, dệt may, da
và linh kiện ô tô… Việc định hướng kêu gọi đầu tư ngay từ
đầu cho thấy Ấn Độ đang quyết liệt đón sóng và đón những
khoản đầu tư có lợi cho quốc gia. Theo ông Lương Văn Tự,
đây là bài học quý cho các nhà hoạch định chiến lược Việt
Nam tham khảo. Song song với chiến lược chọn lọc đầu tư
phải là công tác cải cách thủ tục hành chính, theo hướng
hiện đại, nhanh chóng và minh bạch. Rất nhiều
nhà đầu tư nước ngoài cho biết họ quan tâm đặc
biệt đến cải cách hành chính ở Việt Nam bởi theo
đánh giá chung, đây vẫn là rào cản lớn khiến các
khoản đầu tư của họ chậm phát huy giá trị khi chọn
điểm đến là Việt Nam.
15
tieâuñieåm
Tuy nhiên, theo ông Tự, việc đặt hàng sản xuất tại các
quốc gia có chi phí thấp hơn vẫn là nhu cầu và giải pháp
của các DN lớn. “Các DN sẽ tổ chức sản xuất linh động
hơn, an toàn và hiệu quả để không phụ thuộc vào Trung
Quốc. Nếu so sánh giữa các quốc gia có cùng điều kiện
như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia… thì Việt Nam có lợi thế
lớn là ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nhân công trẻ và
vẫn còn rẻ cộng với địa lý thuận lợi cũng là điểm cộng
cho Việt Nam. “Làn sóng dịch chuyển cũng sẽ là đề bài,
buộc Việt Nam chuẩn bị lại chiến lược đầu tư cho quốc
gia trong 10 năm tới”, ông Tự nói. Theo ông, thời gian
tới, ngoài công tác sản xuất, những ngành liên quan đến
hạ tầng, quy hoạch xây dựng, trang trí nội thất… sẽ rất
hấp dẫn nhà đầu tư.
Lợi thế Việt Nam
Thực tế, kế hoạch dịch chuyển khỏi Trung Quốc đã
được tiến hành trong giai đoạn căng thẳng thương mại
Mỹ - Trung leo thang. Covid-19 chỉ là giọt nước làm tràn
ly, thúc đẩy làn sóng này nhanh chóng hơn, nhất là khi
DN có thời gian nhìn lại vận hành của chuỗi cung ứng
hàng hóa.
Báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ công bố năm
2019 cho thấy khoảng 1/3 DN nước này cho biết sẽ hủy
bỏ hoặc tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc. Cùng với đó,
40% DN Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc cũng đang
dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản
xuất khỏi Trung Quốc, dự kiến đến các nước Đông Nam
Á hoặc Mexico. Việt Nam, quốc gia đã gia nhập các hiệp
ước thương mại, hoàn toàn có thể giúp DN giảm áp lực
thuế quan, rất dễ được lựa chọn.
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2020,
Việt Nam đã thu hút trên 5,3 tỷ USD vốn đầu tư nước
ngoài. Dù dịch bệnh có ảnh hưởng nhưng thu hút FDI
năm 2020 của Việt Nam vẫn được dự báo có thể tăng
khoảng 5% so với 2019. Không chỉ là sản xuất, theo ông
Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM, Việt Nam
còn có một cơ hội mới trong làn sóng dịch chuyển lần
này, là dòng chảy của công nghiệp phụ trợ. Bởi, khi DN
dịch chuyển đầu tư cũng sẽ mang theo nhu cầu phụ trợ
rất lớn. Đây là cơ hội đón đầu nhu cầu thị trường, cũng
đồng thời khắc phục lổ hổng vốn có trong quy trình sản
xuất tại Việt Nam từ trước đến nay.
Như vậy, trong làn sóng dịch chuyển đầu tư lần
này, Việt Nam cần chuẩn bị khá nhiều thứ, từ hạ tầng,
logistics, năng lực DN lẫn công nghiệp phụ trợ… để có
thể sẵn sàng đón làn sóng mới. “Thách thức không ít
nhưng cũng có nhiều lợi thế. Tôi tin những thay đổi lần
này sẽ giúp Việt Nam phát triển theo hướng năng động
hơn, với thế mạnh chủ đạo là nông nghiệp kỹ thuật cao
và công nghiệp chế biến khởi sắc”, ông Dũng nói.
16
tieâuñieåm
Covid-19 cũng đã cho
thấy những lỗ hổng trong
cơ chế vận hành chuỗi sản
xuất tại Việt Nam. Không khắc
phục được những nhược điểm này
thì việc đón sóng dịch chuyển đầu tư
cũng khó hiệu quả.
Đ
ầu năm 2020, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt
Nam đón đoàn khách Nhật Bản đến tìm kiếm
nhà cung cấp. Đây là sự kiện được hiệp hội
đánh giá là quan trọng bởi trước nay, đa phần DN Nhật
thường chọn nguồn nguyên liệu từ Brazil hơn là Việt
Nam. Lợi thế địa lý và thuế suất khi Việt Nam tham gia
các hiệp ước thương mại toàn cầu đã khiến các DN nhìn
nhận về Việt Nam bằng đôi mắt khác. “Trong làn sóng
dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc, không chỉ là giao
thương, Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để gia
nhập chuỗi cung ứng quốc tế”, ông Lương Văn Tự, Chủ
tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam đánh giá. Đáng
tiếc, cho đến nay, người đứng đầu DN chỉ biết có cơ hội
nhưng không hiểu, không biết tận dụng những giá trị
thực của các hiệp ước kinh tế như thế nào. Trong khi đó
lại là những điều kiện giúp DN gia nhập chuỗi cung ứng
toàn cầu.
Chuẩn bị đón “sóng”
Đánh giá cơ chế vận hành chuỗi sản xuất tại Việt Nam,
ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM cho
biết điểm yếu nhất của DN Việt Nam là bị động chờ đơn
hàng. Thực tế ghi nhận DN các ngành nghề thế mạnh,
có đóng góp cho GDP cả nước cao như chế biến gỗ,
dệt may… cũng chỉ tập trung sản xuất theo đơn hàng
chứ không quan tâm phát triển thị trường. Sự lệ thuộc
đã khiến DN bị động, không khai thác được những giá
trị mới.
Không dừng lại ở đó, theo ông Lương Văn Tự, dù rõ
ràng Việt Nam có điều kiện rất tốt để sản xuất hàng tiêu
dùng nhưng khâu cung ứng nguyên liệu vẫn phụ thuộc
nhiều vào Trung Quốc. Điển hình là trong dịch bệnh,
vẫn có những DN có đơn hàng nhưng thiếu nguyên
liệu để sản xuất. Ông Tự khẳng định: “Nếu không khắc
phục được những hạn chế này thì rất khó gia nhập được
chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Đồng quan điểm, ông Trần Chí Dũng, Phó Viện trưởng
Viện Quản trị Logistics Toàn cầu cho biết Covid-19 diễn
ra đã khiến Việt Nam chứng minh được những thế
mạnh của ngành nông - lâm - ngư nghiệp cũng như
công tác chăm sóc sức khỏe, y tế. Thế nhưng trong vận
hành chuỗi cung ứng thì khâu logistics vẫn chưa ổn định
vì còn nhiều bất cập. Theo Hiệp hội DN Dịch vụ Logistics
Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại
Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14% - 16%,
với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm. Tham gia thị
trường logistics gồm khoảng 3.000 DN trong nước và
25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới. Tuy nhiên,
cơ sở hạ tầng giao thông vận tải còn yếu kém, không
đồng bộ trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao
cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng
lớn. Đặc biệt, Việt Nam còn thiếu các khu kho vận tập
Khắcphụcđiểmyếu
đểgianhậpchuỗicungứng
Minh Khuê
17
tieâuñieåm
Dù ít nhiều bị ảnh hưởng bởi dịch
bệnh nhưng với làn sóng dịch chuyển
đầu tư đang lớn mạnh, các chuyên gia
kinh tế vẫn khá lạc quan. “Bài học từ
việc gia nhập WTO cho thấy cơ hội để
Việt Nam phát triển mạnh hơn khi thu
hút chuỗi cung ứng toàn cầu vào Việt
Nam là có thật. Với điều kiện hiện có,
DN sẵn sàng làm hậu phương trong hệ
sinh thái toàn cầu nhưng DN FDI đến
phải mang giá trị mới”, ông Lương Văn Tự nhấn mạnh.
Để làm được điều này, Nhà nước phải chọn lọc đầu tư,
không thể tiếp nhận dòng chảy đầu tư vô điều kiện.
Việt Nam hiện cần mang đến công nghệ mới, đi cùng và
dẫn dắt DN Việt Nam, hình thành những giá trị mới chứ
không chỉ là mở rộng đón đầu tư.
Trong chọn lọc đầu tư, theo Chủ tịch Hiệp hội DN
TP.HCM, với các ngành đã chủ động được, đã khẳng
định thế mạnh trên thị trường thế giới thì cần ưu tiên
cho DN bản địa, tránh việc đón đầu tư thêm sẽ tạo sức
ép cho DN trên sân nhà. “Sóng đầu tư sẽ khiến DN thụ
động gặp khó nhưng với DN chủ động sẽ là cơ hội. DN
Việt Nam phải làm chủ sân nhà để đón đối tác. Thời gian
chờ kinh tế thế giới phục hồi cũng là lúc DN có thể tận
dụng để quan sát thị trường, tìm đường phát triển sản
xuất chủ động”, ông Dũng chia sẻ.
trung có vị trí chiến lược, đồng bộ với
hệ thống logistics cả nước.
“Thực tế cũng cho thấy, việc kết nối
các phương thức vận tải chưa hiệu quả;
chưa phát huy tốt các nguồn lực về hạ
tầng, con người, các trung tâm logistics
đóng vai trò kết nối Việt Nam với quốc
tế chưa được đầu tư, xây dựng… dẫn
đến chi phí logistics còn cao. Làm thế
nào tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
khi chưa hoàn thiện được năng lực logistics?”, ông Dũng
băn khoăn. Phó Viện trưởng Viện Quản trị Logistics
Toàn cầu khẳng định khâu kinh doanh hạ tầng cần phải
chuẩn bị đầu tiên trong việc đón nhận làn sóng chuyển
dịch này.
Chọn lọc giá trị mới
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng
4/2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của
cả nước đạt 158,94 tỷ USD, tăng 0,9%, tương đương 1,4
tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng
hóa xuất khẩu đạt 80,86 tỷ USD, tăng 2% và nhập khẩu
đạt 78,08 tỷ USD, giảm nhẹ 0,3%. Trước Covid-19, mục
tiêu mà Chính phủ đề ra cho năm 2020 là xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sẽ đạt 300 tỷ USD, giữ vững
thành tích năm thứ 5 liên tiếp Việt Nam xuất siêu.
“ViệtNamhiệncần
mangđếncôngnghệ
mới,đicùngvàdẫn
dắtDNtrongnước,
hìnhthànhnhữnggiá
trịmớichứkhôngchỉlà
mởrộngđónđầutư”
CÔNG TY KỸ NGHỆ GỖ LONG VIỆT
CHUYÊN GIA CÔNG DÁN PHỦ VENEER, MELAMINE, LAMINATE
CẮT TINH DÁN CẠNH-DÁN CẠNH CONG-DÁN PROFILE
CHUYÊN SẢN XUẤT CÁC MẶT HÀNG FUNITURE
CHUYÊN SẢN XUẤT, CUNG ỨNG VÁN MDF, PLYWOOD, PB
Với hơn 16 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP KN
gỗ Long Việt trở thành một trong những công ty hàng
đầu về lĩnh vực sản xuất veneer gỗ tự nhiên. Năm 2019
vừa qua chúng tôi đã đạt được sản lượng dán #5 triệu
m2. Trong năm 2020 này, công ty phấn đấu đạt mục tiêu
sản lượng phủ dán veneer:
 Phủ dán veneer 6.000.000 triệu m2.
 Phủ dán melamine, laminate 1.000.000 m2.
 Phủ dán pano profile 500.000 m2.
Các nguồn veneer chủ lực: White Oak, Red Oak, White Ash, Maple, Cherry, Walnut, Mahogany, Poplar, Tràm,
Xoài, Cao su, Xoan vườn…được nhập khẩu từ các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Newzealand, luôn có sẵn
tại kho với trữ lượng lớn tương đương 1.500.000 m2
. Sẵn sàng đáp ứng mọi đơn hàng.
Hệ thống máy lạng, máy sấy lưới hiện đại BabCock, Cremona của (Đức, Ý, Nhật). Với 8 máy lạng Slice và 1
máy lạng Rotary,sản lượng sản xuất tương đương 8 triệu m2
/năm, có độ dày từ 0.2 mm đến 2mm.
Tại phân xưởng Cắt may, được trang bị đầy đủ
máy móc hiện đại có công suất lớn với sản phẩm
đầu ra có đường mí rất nhỏ, khắc phục được các
yếu điểm của kĩ thuật dán veneer. Đặc biệt công
ty vừa lắp đặt và vận hành thành công dây
chuyền sản xuất chỉ cuộn với công suất 10.000
mét/ngày.
Công ty có 10 chuyền dán, trong đó có 1 chuyền
chuyên dán ván mẫu đảm bảo có thể giao mẫu cho
khách hàng trong một ngày. Công suất dán hiện nay
khoảng 18.000 m2
/ngày đáp ứng kịp thời cho mọi đơn
hàng.
Với hơn 16 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP KN
gỗ Long Việt trở thành một trong những công ty hàng
đầu về lĩnh vực sản xuất veneer gỗ tự nhiên. Năm 2019
vừa qua chúng tôi đã đạt được sản lượng dán #5 triệu
m2
. Trong năm 2020 này, công ty phấn đấu đạt mục tiêu
sản lượng phủ dán veneer:
Phủ dán veneer 6.000.000 m2
.
Phủ dán melamine, laminate 1.000.000 m2
.
Phủ dán pano profile 500.000 m2
.
Các nguồn veneer chủ lực: White Oak, Red Oak, White Ash, Maple, Cherry, Walnut, Mahogany, Poplar, Tràm,
Xoài, Cao su, Xoan vườn…được nhập khẩu từ các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Newzealand, luôn có sẵn
tại kho với trữ lượng lớn tương đương 1.500.000 m2
. Sẵn sàng đáp ứng mọi đơn hàng.
Hệ thống máy lạng, máy sấy lưới hiện đại BabCock, Cremona của (Đức, Ý, Nhật). Với 8 máy lạng Slice và 1
máy lạng Rotary, sản lượng sản xuất tương đương 8 triệu m2
/năm, có độ dày từ 0.2 mm đến 2mm.
Tại phân xưởng Cắt may, được trang bị đầy đủ
máy móc hiện đại có công suất lớn với sản phẩm
đầu ra có đường mí rất nhỏ, khắc phục được các
yếu điểm của kĩ thuật dán veneer. Đặc biệt công
ty vừa lắp đặt và vận hành thành công dây
chuyền sản xuất chỉ cuộn với công suất 10.000
mét/ngày.
Công ty có 10 chuyền dán, trong đó có 1 chuyền
chuyên dán ván mẫu đảm bảo có thể giao mẫu cho
khách hàng trong một ngày. Công suất dán hiện nay
khoảng 18.000 m2
/ngày đáp ứng kịp thời cho mọi đơn
hàng.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn chuyên gia công
các chi tiết đặc biệt trong ngành gỗ như:
Pano cửa, mặt hộc kéo,mặt ghế, chân bàn,
mặt bàn, cánh cửa ép profile,… đáp ứng mọi
yêu cầu khắt khe về chất lượng.
Trong năm vừa qua lượng hàng phủ dán
pano tăng vượt trội nhờ đầu tư vào phát
triển máy móc và dây chuyền sản xuất sản
lượng tăng hơn 60.000m2.
Đặc biệt trong năm 2019, chúng tôi đã và đang phát triển Long Việt trở thành một công ty Funiture tự chủ về toàn
bộ dây chuyền gia công và nguyên vật liệu qua việc đầu tư : máy móc, chuyền sơn ,mở rộng diện tích sản xuất, đội
ngũ kỹ thuật có tay nghề cao, cùng một số chứng chỉ để đáp ứng thị trường nước ngoài như :TSCA, SMETA…
Chúng tôi sản xuất các mặt hàng nội thất gia đình, dự án nhà hàng, khách sạn, resort…trong và ngoài nước. Một số
khách hàng lớn đã và đang gắn bó với Funiture Long Việt ngay trong năm đầu tiên như The Living, Minh Dương,
Aliance, Fine Scandinavia, AXO, Investment,…
Với dây chuyền khép kín tự chủ từ nguyên vật liệu : MDF, PB, Gỗ, Veneer, Laminate, Melamine, PVC…Chúng tôi tự
tin rằng khi các bạn hợp tác với Long Việt bạn sẽ nhận được mức giá ưu đãi nhất với sản phẩm có chất lượng tốt
nhất.
Ngoài ra, chúng tôi có tham gia đầu tư 2
nhà máy chuyên sản xuất ván MDF, PB là
Công ty CP KN ván PB Long Việt tại Đồng
Nai và Công ty MDF Đăk Nông. Vì vậy
chúng tôi luôn luôn chủ động trong nguồn
ván, rút ngắn thời gian sản xuất, tiết kiệm
các chi phí trung gian.
Chứng chỉ Carb
P2/TSCA Title VI
Địa chỉ: 455/9B Đường DT 743, KP Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp,
TX Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
ĐT: 0274 3740 300 -Fax: 0274 3778 449
Website: www.veneerlongviet.com Email: sales@veneerlongviet.com
- Ms.Huệ : 098 114 9016 - GĐ Kinh Doanh
Email: kimhue@veneerlong viet,com
- Mr.Liêm: 098 114 9021 - PP Kinh Doanh
Email: thanhliem@veneerlongviet.com
Chứng nhận hệ thống
QLCL ISO 9001:2015
Bên cạnh đó, chúng tôi còn chuyên gia công
các chi tiết đặc biệt trong ngành gỗ như:
Pano cửa, mặt hộc kéo,mặt ghế, chân bàn,
mặt bàn, cánh cửa ép profile,… đáp ứng mọi
yêu cầu khắt khe về chất lượng.
Trong năm vừa qua lượng hàng phủ dán
pano tăng vượt trội nhờ đầu tư vào phát
triển máy móc và dây chuyền sản xuất sản
lượng tăng hơn 60.000m2
.
Đặc biệt trong năm 2019, chúng tôi đã và đang phát triển Long Việt trở thành một công ty Furniture tự chủ về toàn
bộ dây chuyền gia công và nguyên vật liệu qua việc đầu tư: máy móc, chuyền sơn, mở rộng diện tích sản xuất, đội
ngũ kỹ thuật có tay nghề cao, cùng một số chứng chỉ để đáp ứng thị trường nước ngoài như: TSCA, SMETA…
Chúng tôi sản xuất các mặt hàng nội thất gia đình, dự án nhà hàng, khách sạn, resort…trong và ngoài nước. Một số
khách hàng lớn đã và đang gắn bó với Furniture Long Việt ngay trong năm đầu tiên như The Living, Minh Dương,
Aliance, Fine Scandinavia, AXO, Investment,…
Với dây chuyền khép kín tự chủ từ nguyên vật liệu: MDF, PB , Gỗ, Veneer, Laminate, Melamine, PVC…Chúng tôi tự
tin rằng khi các bạn hợp tác với Long Việt bạn sẽ nhận được mức giá ưu đãi nhất với sản phẩm có chất lượng tốt
nhất.
Ngoài ra, chúng tôi có tham gia đầu tư 2
nhà máy chuyên sản xuất ván MDF, PB là
Công ty CP KN ván PB Long Việt tại Đồng
Nai và Công ty MDF Đăk Nông. Vì vậy
chúng tôi luôn luôn chủ động trong nguồn
ván, rút ngắn thời gian sản xuất, tiết kiệm
các chi phí trung gian.
Ch ứ ng ch ỉ Carb
P2/TSCA Title VI
Địa chỉ: 455/9B Đường DT 743, KP Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp,
TX Dĩ An, T ỉnh Bình Dương
ĐT: 0274 3740 300 -Fax: 0274 3778 449
Website: www.veneerlongviet.com Email: sales@veneerlongviet.com
- Ms.Huệ : 098 114 9016 - GĐ Kinh Doanh
Email: kimhue@veneerlong viet,com
- Mr.Liêm: 098 114 9021 - PP Kinh Doanh
Email: thanhliem@veneerlongviet.com
Ch ứ ng nh ận h ệ th ống
QLCL ISO 9001:2015
20
tieâuñieåm
Đại dịch COVID-19 đang tác
động bất lợi tới các ngành
kinh tế. Theo Tổ chức
Thương mại Thế giới, ở kịch
bản sáng sủa nhất đại dịch
sẽ làm quy mô thương mại
toàn cầu giảm 13%, mức
giảm lớn nhất kể từ cuộc
khủng hoảng kinh tế năm
2008 - 2009. Còn kịch bản
tồi tệ nhất, đại dịch sẽ làm
thương mại toàn cầu có thể
giảm 32%, tương đương
với mức giảm của cuộc đại
khủng hoảng xảy ra trong
giai đoạn Chiến tranh Thế
giới lần thứ 2.
N
gành gỗ Việt Nam đang chịu nhiều tác động. Kim
ngạch xuất khẩu, đặc biệt tại 5 thị trường lớn là
Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều
giảm. Đứt gãy chuỗi cung, sụt giảm đơn hàng, thu hẹp
quy mô sản xuất, cắt giảm lao động… là các thách thức
mà nhiều doanh nghiệp (DN) đang đối mặt.
Tìm cơ hội trong thách thức
Tuy nhiên, cũng có tín hiệu lạc quan cho thấy Việt
Nam có thể trở thành điểm đến của làn sóng đầu tư
mới là kết quả của sự dịch chuyển chuỗi cung từ Trung
Quốc. Từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hình
thành, các chuỗi cung đã bắt đầu dịch chuyển khỏi
Trung Quốc, và đại dịch đẩy nhanh quá trình này. Theo
Công ty Tư vấn Keaney (Trung Quốc), đại địch đã làm
các DN nhận thấy rủi ro rất lớn khi họ bỏ tất cả trứng
vào một giỏ. Để giảm rủi ro, DN cần nâng cao sức chống
chịu và phân tán rủi ro.
Hiện Chính phủ Nhật Bản, Mỹ và EU đang nỗ lực vận
động và cung cấp tài chính cho các DN chuyển chuỗi
cung ra khỏi Trung Quốc. Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ
đang xem xét khả năng hình thành Mạng lưới Kinh tế
thịnh vượng (EPN) nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế thời
hậu dịch. Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand được
mời tham gia một số cuộc họp phi chính thức. Đây có
thể là cơ hội lớn cho Việt Nam.
Đối mặt với cạnh tranh gay gắt
Hiện chưa đủ cơ sở để kỳ vọng các công ty sẽ di
chuyển toàn bộ chuỗi cung ra khỏi Trung Quốc vì Trung
Quốc hiện có những lợi thế vượt trội về môi trường kinh
doanh so với nhiều quốc gia. Các lợi thế này bao gồm
hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống dịch vụ hiệu
quả, cơ chế chính sách thông thoáng. Trung Quốc đã có
cả hệ sinh thái các ngành công nghiệp công nghệ cao,
lao động tay nghề chất lượng. Trung Quốc cũng là thị
trường khổng lồ tiêu thụ hàng hóa. Đây là những lợi thế
không thể thay thế đối với nhiều nhà đầu tư.
Việt Nam, bao gồm cả ngành gỗ có cơ hội đón làn
sóng đầu tư mới do các DN đa dạng hóa chuỗi cung
Tô Xuân Phúc
	 Tổ chức Forest Trends (Hoa Kỳ)
Cơhộitừchuyểnđổi
chuỗicungtoàncầu?
Ngành gỗ Việt Nam hậu COVID-19:
21
tieâuñieåm
khoản chi không chính thức để đẩy
nhanh các thủ tục liên quan tới đất
đai. Các lĩnh vực nhiều phiền hà, sách
nhiễu nhất bao gồm đất đai (35% số
DN phản hồi), thuế, phí (25%), bảo
hiểm xã hội (23%)…
Chính phủ nên có các hoạt động
thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành
gỗ tại các địa bàn gắn liền với vùng
gỗ nguyên liệu rừng trồng, đặc biệt
là ở các cụm chế biến như ven biển
miền Trung và phía Bắc. Theo báo cáo
PCI, các tỉnh như Thừa Thiên - Huế,
Nghệ An, Thanh Hóa (là địa bàn gắn
với vùng nguyên liệu gỗ) hiện đang
có các chỉ số cạnh tranh mức khá. Thời gian tới, đây có
thể là các địa phương thu hút được đầu tư nước ngoài
vào ngành. Tuy nhiên, các tỉnh ven biển như Quảng
Ngãi, Phú Yên, hoặc miền núi phía Bắc như Cao Bằng,
Yên Bái, Tuyên Quang sẵn có nguồn nguyên liệu nhưng
chỉ số cạnh tranh chỉ ở mức trung bình. Chính quyền
các địa phương này phải nỗ lực cải thiện chất lượng của
việc thực hiện thể chế, bằng không sẽ khó có cơ hội thu
hút đầu tư.
Chính phủ cũng cần có bộ lọc cho đầu tư nước ngoài
nói chung và ngành gỗ nói riêng, nhằm đảm bảo chất
lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường. Thời
gian qua ngành gỗ đã xuất hiện một số hành vi gian
lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, gian lận
trong đầu tư. Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ
cũng cần phải có cơ chế chọn lọc, hiệu quả, nhằm giảm
tối đa các rủi ro này.
tại Trung Quốc. Tuy nhiên, để đón được
làn sóng này, ngành gỗ Việt phải cạnh
tranh với các quốc gia khác, đặc biệt
trong khối ASEAN.
Theo Báo cáo Ease of Doing Business
(Môi trường Kinh doanh) của Ngân
hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ
70 trong tổng số 190 nền kinh tế về môi
trường kinh doanh, cao hơn các quốc
gia khác trong khu vực như Indonesia
và Philippines, nhưng lại thấp hơn nhiều
so với Thái Lan và Malaysia. Ngành gỗ
Việt Nam cũng có thể phải cạnh tranh
với Ấn Độ. Ấn Độ có lợi thế về ngôn ngữ
(tiếng Anh). Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ
đang có những động thái vận động đầu tư mạnh mẽ,
bao gồm việc ban hành các mức thuế ưu đãi, tạo quỹ
đất cho DN và xây dựng cơ sở hạ tầng. Ấn Độ cũng là
một thị trường lớn trong việc tiêu thụ các mặt hàng gỗ.
Phải quyết liệt cải cách thể chế
Cải cách thể chế và nâng cao chất lượng thực hiện
thể chế là điều kiện tiên quyết trong việc thu hút đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả ngành gỗ.
Báo cáo Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam
(PCI) 2019 vừa được VCCI và Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ
(USAID) công bố cho thấy mặc dù môi trường đầu tư
được cải thiện, song vẫn còn nhiều rào cản đối các hoạt
động của DN. Ví dụ, trên 63% DN được khảo sát cho
rằng hợp đồng, đất đai và các nguồn lực kinh tế khác
chủ yếu rơi vào tay các DN có mối quan hệ với chính
quyền tỉnh, hay gần 40% DN cho rằng phải trả những
“Đại địch đã làm các
DN nhận thấy rủi ro
rất lớn khi họ bỏ tất
cả trứng vào một giỏ
(Trung Quốc). Để giảm
rủi ro, DN cần nâng
cao sức chống chịu và
phân tán rủi ro”
22
tieâuñieåm
Căng thẳng Mỹ - Trung và đại dịch
COVID-19 đã thúc đẩy nhanh hơn
quá trình di dời chuỗi sản xuất khỏi
Trung Quốc và Việt Nam là điểm đến
lý tưởng nhờ dân số trẻ và lợi thế địa
lý thuận tiện.
M
ột khi các nhà máy, công xưởng làm gia
công cho Mỹ và các nước đồng minh dời ra
khỏi Trung Quốc sau đại dịch, cái mác “công
xưởng của thế giới” có thể sẽ chia sẻ cho nhiều quốc
gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Câu hỏi đặt ra
là liệu doanh nghiệp (DN) Việt Nam có tận dụng được
cơ hội này?
Gia công sáng suốt và chọn lọc
Biệt danh “công xưởng của thế giới” gắn liền với hình
ảnh công nhân giá rẻ, lấy công làm lời, không tranh
giành “tên tuổi” với các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.
Trung Quốc đã làm rất tốt vai trò này để chuyển mình
thành người khổng lồ trên bàn cờ kinh tế thế giới. Nhật
và Hàn Quốc trước đó cũng đi lên từ bước đệm làm
gia công cho nước ngoài, đến nay thì cả thế giời đều
ngưỡng mộ những thương hiệu nổi tiếng của họ.
Nhưng tình hình bây giờ đã khác, căng thẳng Mỹ -
Trung và đại dịch COVID-19 đã khiến hàng ngàn nhà
máy đang làm gia công cho Mỹ và các nước đồng minh
có thể sẽ rút khỏi Trung Quốc, để lại ít nhiều khó khăn
cho nền kinh tế nước này. Thế trận “công xưởng của
thế giới” chưa bao giờ bị lung lay như hiện nay, trong
tương lai sẽ không có một công xưởng nào trên thế giới
an toàn.
Thực tế này cho thấy cả người mua lẫn người bán
trong chuỗi cung ứng toàn cầu đều không hài lòng vì
phải dựa quá nhiều vào nhau, không thể tự chủ giải
quyết khủng hoảng. Chuỗi cung ứng toàn cầu không
biến mất ngay được, nhưng nó đã trở nên mong manh
hơn bao giờ hết. Và một khi Mỹ và các nước đồng
minh di dời cơ ngơi của họ ra khỏi Trung Quốc được
thì không có lý do gì họ không di dời ra khỏi các nước
khác nếu cuộc “hôn nhân” giữa họ cơm không lành,
canh không ngọt”.
Muốn tận dụng cơ hội này để phát triển bền vững,
Việt Nam cần đón bắt làn sóng dịch chuyển sản xuất
và đầu tư của thế giới một cách sáng suốt và chọn lọc.
Liều và lượng hài hòa
Có thể chúng ta không muốn gắn mác “công xưởng
của thế giới” nhưng lại cần những công xưởng gia công
mới để giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết, trong đó có
Doanh nhân Lý Quí Trung
Điềukiệnđểtrởthành
“côngxưởngcủathếgiới”
23
tieâuñieåm
nhân công giá rẻ của công xưởng để làm nên thương
hiệu, làm chủ chuỗi cung ứng.
Kinh tế Việt Nam đang có cơ hội đón vốn đầu tư nước
ngoài đợt này cần cả hai mặt trận gia công, gia công lao
động tay chân và gia công lao động có trình độ khoa
học, tay nghề cao sẵn sàng đón nhận những chuyển
giao trí tuệ, để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững
và mạnh mẽ hơn sau này. Chúng ta đừng để các nhà
máy sản xuất gia công thuần túy tập trung vào Việt Nam
quá nhiều trong khi gia công chất xám lại đổ vào các
nước khác. Do đó, Chính phủ và DN Việt Nam cần quan
tâm đến vấn đề này khi ngồi vào bàn thương thảo, đàm
phán với các đối tác quốc tế.
Dĩ nhiên để trở thành một đối tác có thể nhận gia
công khâu R&D hay các khâu khác liên quan nhiều đến
chất xám thì đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa học
của Việt Nam cần có sự chuẩn bị mang tính chiến lược.
Vai trò và tầm hoạt động của các trường đại học, các
viện nghiên cứu, do đó, cũng phải được đặt lên đúng vị
trí của nó mới có đủ sự đầu tư cả về cơ sở hạ tầng đến
con người và các quy chế liên quan. Đây là công việc đòi
hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng vô cùng xứng
đáng nếu kinh tế nước nhà muốn thay da đổi thịt một
cách bền vững. Không có chất xám thì không có tự chủ,
không có thương hiệu, không có tiếng nói với bên ngoài
thì mãi mãi là người bị lệ thuộc. Luật chơi trong bàn cờ
kinh tế toàn cầu là vậy. Liệu chúng ta có nhìn luật để
“chơi” theo cách có lợi nhất cho mình?
nguồn lợi doanh số khổng lồ và việc làm cho lực lượng
nhân công trẻ dồi dào. Vấn đề ở chỗ là liều lượng và
chất lượng sao cho hài hòa, phân biệt rõ ràng mục tiêu
ngắn hạn và dài hạn.
Lấy ngành dược phẩm của Mỹ làm ví dụ. Về chất lượng
và tầm nhìn ngắn hạn hay dài hạn trong gia công, người
Mỹ gia công sản xuất thuốc thành phẩm tại các nhà máy
ở nước ngoài là gia công giá rẻ, không cần nhiều chất
xám; khi họ gia công khâu nghiên cứu và phát triển sản
phẩm R&D ở nước
ngoài cũng vậy, giá
rẻ hơn ở Mỹ nhưng
lại phát triển được
nhiều chất xám.
R&D chính là khâu
Việt Nam rất cần, tuy
nó có thể không tạo
ra nhiều lợi nhuận
bằng việc sản xuất
hàng loạt với số
lượng lớn, nhưng
R&D giúp đội ngũ
các nhà khoa học
được đào tạo và phát
triển. Đây chính là lực
lượng giúp các DN
Việt Nam vươn mình
bước ra khỏi cái bóng
“Không có chất xám
thì không có tự chủ,
không có thương hiệu,
không có tiếng nói với
bên ngoài thì mãi mãi
là người bị lệ thuộc”.
24
ñoáithoaïi
Covid-19 gây thiệt hại lớn cho tất cả
các ngành kinh tế. Chế biến gỗ cũng
không ngoại lệ. Theo kết quả Báo
cáo Một số kết quả ban đầu về ảnh
hưởng đại dịch Covid-19 tới ngành
gỗ do VIFOREST, HAWA, BIFA, FPA
Bình Định và Forest Trends thống kê
từ nguồn số liệu tham vấn nhanh các
doanh nghiệp (DN), thực hiện vào
cuối tháng 3/2020, mức thiệt hại ban
đầu mà DN phải chịu lên đến hơn
3.000 ngàn tỷ đồng. Trong bức tranh
khó khăn chung, vẫn có những DN
duy trì được sản xuất nhờ chủ động
lẫn linh động. Ván sàn Sao Nam là
một ví dụ.
* Covid-19 được xem là rào cản lớn, khiến tăng
trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam có thể
không còn giữ được mức tăng trưởng 2 con số như
nhiều năm qua. Bà đánh giá thế nào về sự phát triển
của ngành trong năm 2020?
- Khác với những biến động thị trường, DN có quan
sát tốt vẫn có thể tiên liệu được tương lai, dịch bệnh,
thiên tai là câu chuyện ngoài dự đoán. Đại dịch Covid-19
là một bất ngờ lớn bởi diễn biến của nó quá nhanh.
Trước Tết Nguyên Đán, mọi người còn vững tin 2020
sẽ là năm bản lề cho phát triển nên không lường trước
được những thay đổi của thế giới. Dẫu có ảnh hưởng
nhưng ngành chế biến gỗ Việt Nam vẫn chưa phải là
ngành chịu thiệt hại nhiều.
* Sao Nam có tổn thất nào từ đại dịch lần này?
- Sao Nam may mắn duy trì hoạt động sản xuất, không
bị sụt giảm hay mất đơn hàng vì Covid-19. Chúng tôi
luôn theo dõi tình hình quốc tế nên ngay từ lúc đầu
bùng phát dịch, ban giám đốc đã lên kế hoạch phòng
Quý Yên thực hiện
	 Ảnh: Quý HÒA
Mạnhmẽhơnchínhmình
Bà Đỗ Thị Kim Loan - Tổng giám đốc Công ty ván sàn Sao Nam:
25
ñoáithoaïi
chống bằng cách khám sức khỏe, chụp hình phổi và xét
nghiệm… đây là hoạt động nằm trong gói khám định
kỳ đầu năm cho người lao động, nhưng nay triển khai
đúng thời điểm, giúp chúng tôi an tâm hơn trong việc
vận hành, duy trì sản xuất. Cho đến nay, nhà máy Sao
Nam vẫn hoạt động bình thường và tăng ca.
Việc không mất đơn hàng, một phần do các đối tác
của chúng tôi vẫn hoạt động ổn định, nhưng trên hết,
là nhờ chúng tôi luôn thực hiện các kế hoạch dài hơi.
Cụ thể, hàng năm Sao Nam đều chủ động tham dự các
triển lãm chuyên ngành ván sàn
ở hai thị trường quan trọng là
Đức và Mỹ. Căng thẳng thương
mại Mỹ - Trung đã bùng phát
từ năm 2019, các DN Mỹ đã
triển khai tăng sản lượng với
nhà máy ở các quốc gia khác từ
đầu năm 2020. Kết nối chặt chẽ
với khách hàng giúp Sao Nam
có được những thông tin thị
trường tốt, kịp thời thích ứng
với những thay đổi.
Hiện, chúng tôi vẫn theo
sát tình hình sức khỏe của
người lao động hàng ngày
để đảm bảo việc sản
xuất. Đây là thời điểm
Sao Nam xác định,
mình phải làm việc
An toàn và Thần tốc,
tránh tình trạng bị từ
chối nhận hàng.
“Thị trường nội
địa không chỉ
là nơi giải tỏa
khó khăn khi
xuất khẩu ùn
tắc mà thực sự
rất tiềm năng,
nếu DN nghiêm
túc khai thác”
* Các chuyên gia dự đoán, quý III, quý IV kinh tế có
thể khởi động lại, đơn hàng cũng sẽ nhiều hơn. Dự
đoán này có quá lạc quan, thưa bà?
- Cho tới thời điển hiện tại, đơn hàng ở Sao Nam
kéo dài sản xuất tới cuối tháng 8. Thời gian vừa rồi, khi
dịch bệnh có phần suy giảm thì chúng tôi đã đón thêm
khách hàng ở thị trường Úc. Họ đặt cọc trước, chuẩn
bị cho việc mua hàng thời gian tới. Tôi nghĩ, đây cũng
là tín hiệu cho việc tái khởi động lại chuỗi cung ứng
toàn cầu.
26
ñoáithoaïi
* Hậu Covid-19, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho
rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ thay đổi, trong đó
có làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam?
- Sao Nam được thị trường quốc tế đón nhận vì cung
cấp hàng hóa uy tín, chất lượng. Với các DN xuất khẩu
sản phẩm gỗ, hiện chứng nhận “Made in Vietnam” rất
có giá trị, gắn liền với sản phẩm chất lượng, giá tốt,
minh bạch trong nguồn gốc nguyên liệu, thân thiện môi
trường. Khi thị trường thế giới đã đánh giá tốt như thế
thì việc chúng ta đón chân các nhà đầu tư nước ngoài
trong làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc
để tránh bị phụ thuộc vào một nguồn cung là điều dễ
hiểu. Tôi nghĩ, việc chuyển dịch sang Việt Nam, nếu có,
thì cũng là bài học để DN trong nước chuyên nghiệp
hơn, tổ chức bộ máy “thiện chiến” hơn và tuân thủ triệt
để hơn các quy định về nguồn gốc xuất xứ. Có vậy mới
nâng tầm giá trị hàng hóa và giá trị của DN.
Việc DN nước ngoài có xu hướng tìm đến các quốc
gia khác, trong đó có Việt Nam, là một lợi thế cho quốc
gia. Các DN có nhiều
cơ hội hơn nhưng
đồng thời cũng sẽ
cạnh tranh hơn. Vì
vậy, không gì bằng
củng cố thực lực
trên mọi phương
diện, làm mới DN
bằng cách đầu tư
cơ sơ hạ tầng, chăm
lo an toàn sức khỏe
cho người sản xuất.
Nếu chúng ta đã
đứng vững trên
dòng sản phẩm chất
lượng xanh sạch và
đẹp bền, sẽ không
phải lo ngại về sự
cạnh tranh!
* Năm 2020, song song với xuất khẩu, Sao Nam có
lấn sân sang thị trường trong nước. Kết quả có khả
quan?
- Chúng tôi không gặp khó khăn khi thâm nhập thị
trường trong nước nhờ có sự chuẩn bị nghiêm túc,
nghiên cứu thị trường cẩn thận để có thể đưa ra những
sản phẩm đa dạng cùng chất lượng ổn định. Chúng tôi
cũng kết hợp với các nhà thiết kế để tiếp cận người
dùng nên khá thuận lợi.
Nhiều ý kiến cho rằng, khi thị trường quốc tế đóng
băng như hiện nay, thị trường nội địa có thể là con
đường mới cho các DN chế biến gỗ. Tôi rất đồng tình
với ý kiến này nhưng nhìn xa hơn, thị trường nội địa
không chỉ là nơi giải tỏa khó khăn khi xuất khẩu ùn tắc
mà thực sự rất tiềm năng, nếu DN nghiêm túc khai thác.
Tôi nghĩ, người dùng lẫn DN đều có lợi. Khách hàng Việt
Nam xứng đáng được thụ hưởng các sản phẩm chất
lượng do chính bàn tay khéo léo của người Việt tạo ra.
* Về lâu dài, dịch rồi cũng sẽ hết, kinh tế sẽ trở lại
bình thường. Lúc đó, Việt Nam vẫn là điểm đến của
chế biến gỗ. Theo bà, thế mạnh lớn nhất của ngành
chế biến gỗ Việt Nam là gì?
- Chúng ta có con người, có nguyên liệu, có nền sản
xuất chất lượng và trình độ sản xuất nội thất không thua
bất kỳ quốc gia nào. Cái thiếu của DN Việt Nam là chưa
nghiên cứu để đưa ra những dòng sản phẩm đáp ứng
đúng nhu cầu khách hàng mà chỉ đơn thuần là khách
hàng cần gì, chúng ta đáp ứng cái đó. Xu hướng tiêu
dùng ngày nay đã khác, khách hàng cần những sản phẩm
chất lượng, kèm với chỉ tiêu an toàn sức khỏe. Cho nên,
những dòng hàng hàng giá rẻ, đại trà nhưng bị nghi ngờ
kém chất lượng chắc chắn sẽ không được đón nhận.
Dù ở bất cứ thị trường nào, DN cũng chỉ đứng vững
khi có sản phẩm chất lượng ngang tầm với giá trị người
tiêu dùng bỏ tiền ra mua. Khi DN có trách nhiệm với sản
phẩm mình làm ra, hướng đến việc mang lại giá trị tốt
hơn cho cuộc sống, tôi tin người dùng sẽ không bao giờ
quay lưng.
* Sao Nam đang có những chuẩn bị gì cho thời
gian sắp tới?
- Sao Nam vừa đầu tư thêm chuyền sản xuất sản phẩm
mới có giá trị 1,5 triệu USD. Đây là là kế hoạch đã xây dựng
từ trước, cho sự phát triển của năm 2020. Đại dịch lần này
càng khiến chúng tôi nỗ lực đầu tư hơn nữa. Bởi chiến đấu
với trận đại dịch, chúng ta cần mạnh mẽ hơn chính mình.
* Xin cảm ơn bà về những trao đổi này!
“Dù ở bất cứ thị trường
nào, DN cũng chỉ đứng
vững khi có sản phẩm
chất lượng ngang tầm
với giá trị người tiêu
dùng bỏ tiền ra mua”
28
ñoáithoaïi
Ngành gỗ có khối tài
sản khổng lồ và quý giá,
nếu không có chính sách
bảo vệ đặc biệt, hậu
Covid-19, việc phục hồi
sẽ khó mà tăng tốc.
T
rong 3 tháng đầu năm 2020, theo thống kê của
VCCI, cả nước có gần 35.000 doanh nghiệp (DN)
rút lui khỏi thị trường, một con số được xem là kỷ
lục. Lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, số lượng DN rút lui
khỏi thị trường lớn hơn số DN đăng ký thành lập mới.
Người lao động chịu thiệt thòi
Theo một kết quả khảo sát nhanh của VCCI, tác động
của đại dịch đối với hoạt động sản xuất kinh doanh rất
nghiêm trọng, gần 85% DN bị thu hẹp thị trường, gần
60% bị thiếu vốn và đứt dòng tiền kinh doanh. Trong
Covid-19, có 40% DN thiếu nguyên liệu và 43% phải thu
hẹp quy mô lao động do thiếu việc làm.
Cũng theo VCCI, nếu tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục
diễn biến phức tạp, chỉ 50% DN được khảo sát cho biết
họ có thể duy trì hoạt động được nửa năm. Tương ứng
với ảnh hưởng khủng khiếp này là trên 75% DN sẽ phải
thu hẹp quy mô lao động, trong đó có gần 10% giảm
quy mô lao động tới 50% so với hiện nay. Hệ lụy của xu
hướng này sẽ là hàng triệu lao động có nguy cơ mất
việc làm trong những tháng tới đây.
Rất may, Chính phủ Việt Nam rất quyết liệt trong công
tác phòng, chống dịch, kịp thời triển khai những hành
động cụ thể để cuối tháng 5/2020, dịch bệnh không còn
là bóng ma đáng sợ phủ trùm lên nền kinh tế.
Tuy nhiên, là một quốc gia sản xuất, kinh tế Việt Nam
vẫn bị ảnh hưởng bởi việc thiếu vắng đơn hàng, xuất
phát từ việc các thị trường chính như Mỹ, châu Âu,
Nhật, Hàn… đóng cửa các hoạt động giao thương. Bài
toán duy trì hoạt động cho DN, đảm bảo việc làm cho
nhân lực trở thành thách thức. Rất nhiều DN, ngoài
việc sắp xếp tinh giản bộ máy để có hiệu suất tốt nhất
thì đã phải tạm thời cho nhân viên nghỉ việc để hạn
chế thiệt hại. Đây tất nhiên là giải pháp chẳng đặng
đừng, DN buộc phải chọn lựa vì không còn giải pháp
nào tốt hơn.
Ở Singapore, cũng với tình cảnh tương tự, DN chịu 1/3
chi phí nhân công khi không có việc làm, 2/3 còn lại, nhà
nước hỗ trợ toàn bộ. Sao cho thu nhập của người lao
động được đảm bảo, bài toán dân sinh được duy trì ổn
định. Đối chiếu với ví dụ này để thấy, trong ảnh hưởng
của Covid-19, người lao động Việt Nam đã chịu thiệt
thòi hơn các quốc gia khác.
Chuyên gia kinh tế Phạm Phú Ngọc Trai
Bảovệ“vàngròng”
củangànhchếbiếngỗ
29
ñoáithoaïi
Hậu Covid-19, chuỗi giá trị và hành vi tiêu dùng thế
giới đều thay đổi. Tác động của dịch bệnh lần này là
lời nhắc nhở lớn về sự luân hồi. Người dân cả thế giới
đều ý thức hơn về công tác bảo vệ môi trường. Hành vi
tiêu dùng sẽ thay đổi, người dùng quan tâm hơn đến
sức khoẻ và thân thiện với môi trường. Rác thải nhựa,
những vật liệu kém thân thiện, lâu phân hủy… sẽ bị
đào thải mạnh mẽ hơn nữa. Ngành gỗ, với thông điệp
bảo vệ tự nhiên, bảo vệ màu xanh cho trái đất, chắc
chắn sẽ được đón nhận tích cực. Những công trình
làm từ gỗ sẽ nhiều hơn; nội, ngoại thất gỗ sẽ được
trân trọng hơn… Vậy thì, việc của DN cần làm lúc này
là chuẩn bị khả năng để khai thác hết tiềm năng của
ngành chế biến gỗ. Trong đó, nhiệm vụ tối quan trọng
là tuân thủ các quy định về nguồn gốc xuất xứ, nguyên
liệu hợp pháp.
Vẫn biết, thiệt hại ban đầu mà DN chế biến gỗ Việt
Nam phải chịu lên đến hơn 3.000 nghìn tỷ đồng trong
hai quý đầu năm 2020. Covid-19 sẽ còn ảnh hưởng, sẽ
khiến ngành giảm tăng trưởng so với thời gian trước
nhưng tôi tin rằng, tỉ trọng so với các ngành khác vẫn
đạt vị thế cạnh tranh. Điều cần thiết nhất lúc này là
DN phải cân đối được các giá trị ngắn và lâu dài. Nuôi
dưỡng khối tài sản quan trọng nhất, là nhân lực, trong
giai đoạn này, dẫu có nhiều thách thức nhưng sẽ giúp
DN vững vàng hơn trong ngày trở lại.
Chuẩn bị cho hậu Covid-19
Với dân số hơn 96 triệu người, Việt Nam đang sở hữu
cơ cấu dân số vàng với khoảng 58% trong độ tuổi lao
động. Đây là nguồn tài nguyên không phải quốc gia nào
cũng có. Riêng ngành chế biến gỗ, lợi thế này đã phát
huy được giá trị. Hơn 500 ngàn lao động được đào tạo
và sắp xếp để phát triển đang đóng góp rất lớn cho việc
tăng trưởng đều đặn của ngành trong suốt hơn một
thập kỷ qua. Vì vậy, DN ngành gỗ nói riêng và tất cả các
ngành nói chung, lúc này không nên xem việc duy trì
nhân lực là chi phí tổn hao mà phải nhìn đó là việc bảo
vệ tài sản DN. Không chỉ là trả lương, nhân lực lúc này
còn rất cần được chăm sóc bởi họ là thành phần dễ tổn
thương nhất khi nền kinh
tế bị ảnh hưởng. Chăm sóc
con người là vấn đề mấu
chốt nhất của công tác
chuẩn bị cho việc tái phục
hồi hậu Covid-19. DN cần
phải đồng hành và bảo vệ
người lao động của mình.
Bởi suy cho cùng, sự phát
triển bền vững nào cũng
xây dựng trên nguồn nhân
lực, lợi thế cạnh tranh lớn
của một quốc gia.
Thực tế, Covid-19 đã khiến các khu công nghiệp vắng
bóng công nhân rất nhiều. Việc quy tụ trở lại như trước
cũng rất khó. Với tất cả những lợi thế hiện tại, thêm làn
sóng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc, hậu Covid-19,
Việt Nam vẫn là nơi có nhiều cơ hội. Vì vậy, sẽ có những
đơn hàng ngay sau đại dịch, DN nào chậm, sẽ mất cơ hội.
Bảo vệ nhân lực ngay lúc này là cách chúng ta thể hiện
sự sẵn sàng, đảm bảo cho việc trở lại nhanh chóng nhất.
“Chăm sóc con
người là vấn đề
mấu chốt nhất của
công tác chuẩn bị
cho việc tái phục
hồi hậu Covid-19”
30
hoaïtñoänghoäi
Trong những ngày cùng cả nước chung tay chống dịch, HAWA đã năng động
tổ chức nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành. Vai trò
của hiệp hội đã được phát huy cao và kịp thời vào lúc cần kíp nhất.
Đ
ại dịch COVID-19 bùng phát, hưởng ứng lời kêu
gọi cả nước huy động mọi nguồn lực xã hội
chung tay phòng chống dịch, HAWA đã nhanh
chóng thành lập Quỹ Đồng lòng kêu gọi sự đóng góp từ
các doanh nghiệp (DN) hội viên dành sự ủng hộ cho các
cơ quan, đơn vị, lực lượng y tế đang căng mình chống
dịch. Ý nghĩa nhân văn của Quỹ Đồng lòng đã lan tỏa
nhanh chóng trong các DN hội viên và chỉ sau một thời
gian phát động, Quỹ đã nhận được tổng cộng hơn 913
triệu đồng.
Ấm áp quỹ đồng lòng
Thông qua Ủy ban MTTQVN TP.HCM, Quỹ Đồng lòng
đã “phát pháo” đầu tiên khi trao tặng cho khu cách ly
tại KTX Đại học Quốc gia TP.HCM các vật dụng cần thiết
như: quạt máy, nước rửa tay, nhu yếu phẩm… trị giá
92.920.000 đồng. Tiếp đó, Quỹ Đồng lòng của HAWA
tiếp tục thông qua Ủy ban MTTQVN TP.HCM trao tặng
số tiền 200 triệu đồng ủng hộ các y - bác sĩ, chiến sĩ và
tình nguyện viên đang làm việc tại khu cách ly Bệnh
viện Cần Giờ (TP.HCM). Tận tay trao số tiền ủng hộ, ông
Bùi Hữu Thêm - Phó tổng thư ký HAWA chia sẻ: “Cả xã
hội hiểu rõ những vất vả của các lực lượng trên tuyến
đầu chống dịch, đó không chỉ là trách nhiệm mà còn
là sự hy sinh để mang lại an toàn cho cộng đồng. Quỹ
Đồng lòng của HAWA tạo hiệu ứng tốt trong đội ngũ
DN ngành gỗ bởi chính mong muốn đóng góp và chia
sẻ với sự hy sinh đó. Chỉ trong một thời gian rất ngắn,
những tấm lòng đóng góp đã gửi về kịp thời để chuyển
đến những nơi cần hỗ trợ”.
Tiếp nhận những tấm lòng từ Quỹ Đồng lòng, Phó
chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM Trần Ngọc Phước cảm
kích: “Ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ chịu tác
động và thiệt hại lớn từ dịch bệnh, sản xuất đình đốn,
thu hẹp nhân công. Nhưng trong hoàn cảnh đó, các DN
trong ngành vẫn chung tay, đồng lòng cùng thành phố
hỗ trợ công tác phòng chống dịch thông qua HAWA và
Quỹ Đồng lòng. Đây là nguồn động viên to lớn với các
y - bác sĩ, chiến sĩ và tình nguyện viên đang công tác tại
các bệnh viện và khu cách ly. Ngành gỗ không chỉ đóng
góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung
và TP.HCM nói riêng, tạo ra công ăn việc làm cho nhiều
người, mà còn đi đầu về các hoạt động vì cộng đồng,
nêu cao tinh thần tương thân tương ái”.
LẠC LÂM
Chungtaytrongđạidịch
Đại diện Quỹ Đồng lòng của HAWA trao tặng 200 triệu đồng cho Ủy ban MTTQVN TP.HCM ủng hộ y - bác sĩ khu cách ly Cần Giờ
31
hoaïtñoänghoäi
Vì tương lai ngành gỗ
Những ngày căng thẳng vì dịch bệnh, trong khi nhiều
DN phải giãn cách sản xuất, thì Văn phòng HAWA lại
hoạt động hết công suất. HAWA đã có sáng kiến phối
hợp cùng với các hội bạn như: BIFA, VIFOREST, DOWA,
FPA Bình Định tổ chức khảo sát về ảnh hưởng của dịch
bệnh với ngành. Những cuộc họp trực tuyến cũng được
ban chấp hành liên tục kết nối với các đối tác tại châu
Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật… để tìm hiểu diễn biến thị
trường, tổng hợp dữ liệu, dự báo và thông tin đến DN
hội viên thời điểm phục hồi thị trường, dự đoán hành vi
và xu hướng tiêu dùng mới.
Những kết quả khảo sát đã góp phần truyền tải và tham
vấn đến các bộ, ngành trung ương để đề ra kế hoạch hỗ
trợ ngành. Cụ thể, Bộ Tài chính đã tiếp thu và đưa phân
ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre nứa vào
dự thảo Nghị định trình Chính phủ. Bộ Tài chính tiếp tục
đề xuất nâng gói tài khóa hỗ trợ các DN, bao gồm DN
ngành gỗ lên gần 180.000 tỷ đồng, gấp 6 lần số tiền dự
tính ban đầu. Ngày 8/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã
chính thức ký Nghị định số 41/NĐ- CP về gia hạn thời
gian nộp thuế và tiền thuê đất trong đó có ngành gỗ.
Song song đó, HAWA cũng xây dựng bộ công cụ kiểm
tra chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 đến các DN hội
viên. Thông qua kết quả khảo sát, HAWA có thể nắm
bắt và cùng các hiệp hội bạn đề ra phương hướng, đề
xuất đến các cơ quan quản lý nhằm hỗ trợ DN trong
ngành ổn định sản xuất, phục hồi và phát triển sau dịch.
Từ hiệu quả của ý tưởng này, VCCI, Dự án SCORE quyết
định đồng hành trao tặng các DN đang gặp nhiều khó
khăn khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn với tổng trị
giá 10.000 USD nhằm hỗ trợ giảm thiểu rủi ro lây nhiễm
COVID-19. Quỹ Đồng lòng của HAWA cũng gửi tặng các
phần quà và 85 triệu đồng đến các công nhân có hoàn
cảnh khó khăn tại Công ty Kiến Phúc, Công ty Hố Nai
2, Tam Long (Đồng Nai) và HHL Décor, Công ty Minh
Thành Furniture, SADACO Thủ Đức, Cổ Kim Mỹ Nghệ và
Thiên Thương, Việt S, Lâm Việt...
Tại Trung tâm Y tế huyện
Hóc Môn, Quỹ Đồng lòng
đã trao tặng 1.000 bộ đồ
bảo hộ y tế và 50 triệu
đồng hỗ trợ các y - bác
sĩ, điều dưỡng đang làm
công tác điều trị và phòng
chống dịch bệnh. Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn được
UBND TP.HCM giao nhiệm vụ quản lý 2 khu cách ly.
Trong đó, khu cách ly của huyện có sức chứa 1.200
giường và khu cách ly tại Trường Quân sự QK7 có sức
chứa 300 giường. Quỹ Đồng lòng cũng đến thăm và
trao tặng 1.000 bộ đồ bảo hộ y tế và 100 triệu đồng đến
Trường Quân sự TP.HCM tại Củ Chi. Ngay từ khi dịch
bệnh khởi phát, thành phố đã sớm thành lập ngay Bệnh
viện dã chiến Củ Chi làm nơi cách ly và điều trị các bệnh
nhân dương tính. Có gần 200 y - bác sĩ, điều dưỡng,
chiến sĩ tham gia công tác thường xuyên.
Quỹ Đồng lòng cũng đến Trung tâm Y tế quận 3, quận
4, quận 5, quận 8 trao tặng 700 bộ đồ bảo hộ cho các
y - bác sĩ, điều dưỡng đang phục vụ tại đây.
Đại diện HAWA, VCCI và Dự án SCORE tặng quà cho Công ty Tam Long
Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó chủ tịch kiêm
Tổng thư ký HAWA chia sẻ: “Chịu ảnh hưởng chung từ
COVID-19, nhiều DN ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ bị
thiệt hại lớn khi các đối tác hủy đơn hàng. Tuy nhiên, trong
khó khăn, các DN vẫn không quên trách nhiệm cùng cộng
đồng chung tay chống dịch. Chăm lo, ủng hộ và động viên
đội ngũ y bác sĩ, chiến sĩ tại các khu điều trị và cách ly, cũng
chính là chăm lo cho chính mình, bởi họ chính là những
cá nhân tiên phong gìn giữ sự an toàn, phòng chống dịch
lây lan trong cộng đồng. HAWA và Quỹ Đồng lòng sẽ tiếp
tục đem tấm lòng của các DN đến với đông đảo y - bác sĩ,
chiến sĩ tại các đơn vị khác trong thời gian tới”.
Ông Nguyễn
Chánh Phương
- Phó chủ tịch
kiêm Tổng thư
ký HAWA trao
hỗ trợ cho công
nhân Công
ty Kiến Phúc
(Đồng Nai)
32
hoaïtñoänghoäi
Kịch bản tăng trưởng
nào cho năm 2020?
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (NN&PTNT)
cho thấy lũy kế 4 tháng đầu năm
nay, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm
sản đạt 3,5 tỷ USD, tăng 5,5%
so với cùng kỳ năm 2019, trong
đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,3 tỷ
USD, tăng 5%.
Như vậy, mức tăng trưởng xuất
khẩu trong 3 tháng đầu năm là
phù hợp với thực tế khi các đơn
hàng luôn được ký kết ở thời điểm
cuối năm trước và đầu năm nay.
Trước tình hình này, Chính phủ đã có nhiều chính sách
hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trong thời gian qua nhằm
phục hồi sản xuất sau dịch. Tuy nhiên, việc thực thi còn
nhiều trở ngại. Đến nay, theo báo cáo của các hiệp hội
và khảo sát nhanh tại 30 DN lớn, 100% các DN đã trực
tiếp được các ngân hàng hướng dẫn triển khai thực hiện
các chính sách của Thông tư số 01. Tuy nhiên, một số
ngân hàng hạ lãi suất vay cả VND và USD nhưng có
nơi lại chỉ hạ lãi vay VND. Trong khi đó DN ngành gỗ
thường vay cả VND lẫn USD. Một số ngân hàng chỉ áp
dụng giữ nguyên nhóm nợ, nhưng vẫn hạ điểm xếp
hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại dẫn
đến các DN không được hạ lãi suất... Nhiều DN ngành
gỗ chưa tiếp cận được gói chính sách về tín dụng (giảm
lãi suất từ 0,5 - 2,5%), do ngân hàng ngại nợ xấu, đưa ra
nhiều quy định, điều kiện chặt chẽ đòi hỏi DN phải có
hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, vay và trả nợ
đúng hạn nên cần nhiều thời gian thẩm định.
Nghị định số 41 của Chính phủ về gia hạn thời hạn
nộp thuế và tiền thuê đất tạo hiệu ứng tốt nhưng theo
các DN hiệu quả lại không cao do chi phí thuê đất chiếm
phần nhỏ trong cơ cấu vốn. Mặt khác, việc trả tiền thuê
đất thường được thực hiện từ đầu năm hoặc cho giai
đoạn 3-5 năm. Hay như việc gia hạn thời hạn nộp thuế
VAT không có nhiều tác động đối với các DN xuất khẩu vì
sẽ được hoàn thuế khi xuất khẩu hàng, các loại thuế VAT
đầu vào đều đã chi trả khi mua nguyên vật liệu sản xuất.
Gượngdậysau“bạobệnh”
Ngành gỗ cần cuộc “đại phẫu” và định hướng giải pháp cho giai đoạn sắp tới để
duy trì mức tăng trưởng là nội dung được mổ xẻ tại “Hội nghị bàn giải pháp khôi
phục chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản sau dịch COVID-19” do Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổ chức trung tuần tháng 5/2020.
Khoa Tư
Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ,
EU vẫn đạt tăng trưởng cao do thời điểm cuối 2019 đầu
2020 chưa chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID-19.
Riêng thị trường Trung Quốc, tuy có bị ảnh hưởng của
dịch bệnh nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn cao do một số
mặt hàng xuất khẩu chính là dăm mảnh và viên nén có
nhu cầu lớn trong sản xuất giấy, phát điện và được vận
chuyển từ đường biển ít bị ảnh hưởng nên có mức tăng
trưởng rất cao, đạt trên 30% so với cùng kỳ năm 2019.
Tuy nhiên, sang đến tháng 4, dịch bệnh bùng phát
mạnh tại các thị trường chính của ngành gỗ là Hoa Kỳ,
EU, Úc, Canada. Chính phủ các nước này ra lệnh phong
tỏa, hạn chế các hoạt động không thiết yếu, ngừng
nhập hàng hóa… nên giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản
giảm hơn 20% so với tháng 3.
Sau tạm nghỉ vì dịch
bệnh, công nhân Công
ty TNHH Hố Nai 2 trở
lại làm việc từ đầu
tháng 5/2020
33
hoaïtñoänghoäi
lớn ở Hoa Kỳ, châu Âu, Australia, Nhật Bản... đang tìm
nguồn cung thay thế sẽ là cơ hội cho DN Việt. Ông
Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch VIFOREST nhận định, ngành cần
xây dựng lại chiến lược phát triển sản phẩm đồ gỗ gia
dụng. Nhiều DN đã chuyển hướng này và “làm không
kịp đơn hàng”.
Chuyển dịch sản xuất đang diễn ra mạnh nhưng cơ
quan quản lý cần kiểm soát tốt để tránh nhập khẩu công
nghệ cũ. Ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng cục trưởng Tổng
cục Lâm Nghiệp cho rằng: “FDI đang nhiều nhưng cần
rà soát, không khuyến khích tiếp nhận và cấp phép các
dự án quy mô nhỏ, công nghệ lạc lậu. Tập trung phát
triển các dự án chế biến sâu, quy mô lớn, sức cạnh tranh
cao, thân thiện môi trường, đầu tư vào các dòng sản
phẩm đang có lợi thế nhằm đi sâu hơn vào chuỗi cung
ứng toàn cầu thì mới xây dựng thương hiệu ngành gỗ
Việt Nam”.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trước những
khó khăn do dịch COVID-19, Bộ đang cùng các bộ,
ngành khác thiết lập 4 nhóm giải pháp liên quan tập
trung giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho 4.600 DN, cơ sở
sản xuất đồ gỗ. Bộ NN&PTNT đề xuất với Chính phủ,
các Bộ Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,
UBND các tỉnh thành về chính sách tín dụng, vay vốn
ngân hàng, giãn, nợ thuế, chính sách về an sinh xã hội...
để phục hồi sản xuất và xuất khẩu nhanh nhất.
Bộ trưởng cũng đề nghị các hiệp hội và DN tập trung
khai thác thật tốt các khe mở thị trường trong thời gian
tới. “Thị trường nào, quốc gia nào khống chế dịch tốt
thì chúng ta phải tập trung khai thác. Bên cạnh đó là
khai thác tốt thị trường nội địa khi chuỗi cung bị gãy
thời gian qua sẽ là thời điểm để DN nắm bắt, tái cấu
trúc sản xuất và tiếp cận tiềm năng từ nội địa. Từ đó, các
phương thức sản xuất, kinh doanh phải có thay đổi. DN
nhìn nhận và xem xét lại chiến lược kinh doanh, phương
thức quản trị lẫn cơ cấu sản phẩm, chiến lược lao động,
marketing…”, ông Cường nhấn mạnh.
Ông Vũ Hải Bằng,
Chủ tịch HĐQT Công
ty Woodsland, cho
biết: “Chính sách hỗ
trợ cho người lao
động còn nhiều bất
hợp lý, chỉ “giãn cách”
nộp chứ không miễn,
mà điều kiện được
nộp chậm cũng khó
như buộc DN giảm
tổng tài sản 50% -
như vậy chỉ có phá sản. Hay DN phải có 50% lao động
mất việc làm mới được hỗ trợ bảo hiểm xã hội trong
khi Chính phủ, các bộ ngành khuyến khích DN hỗ trợ
người lao động ở lại, đi làm luân phiên. Như vậy, chính
sách lại đi ngược lại với tinh thần chỉ đạo. Bên cạnh đó,
người lao động đi làm 15-16 ngày/tháng nhưng DN
cũng phải đóng toàn bộ bảo hiểm trong tháng. Điều
này không những không hỗ trợ mà khiến DN còn khó
khăn hơn”.
Cơ hội và 4 nhóm giải pháp
Theo Bộ NN&PTNT, ảnh hưởng của dịch bệnh là rõ
ràng nhưng cơ hội cho ngành vẫn có. Một số sản phẩm
đang có nhu cầu cao
từ một số thị trường
lớn như sản phẩm đồ
nội thất phòng bếp,
phòng tắm và bàn
trang điểm. Thị phần
của các mặt hàng
này hiện đang chiếm
khoảng 60% tổng sản
phẩm đồ gỗ toàn cầu
và phần lớn nguồn
cung từ Trung Quốc.
Dịch bệnh và cạnh
tranh thương mại
đang khiến DN Trung
Quốc hiện gặp khó
khăn, các khách hàng
“Chuyển dịch sản
xuất đang diễn ra
mạnh nhưng cơ quan
quản lý cần kiểm soát
tốt để tránh nhập
khẩu công nghệ cũ”.
Sản xuất ghế xuất khẩu tại Công ty Kiến Phúc (Đồng Nai)
Công ty Minh Dương
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19

Contenu connexe

Tendances

Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoCơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Trang Dai Phan Thi
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Qúy Nguyễn
 

Tendances (20)

Gỗ & Nội thất - Vol 82
Gỗ & Nội thất - Vol 82Gỗ & Nội thất - Vol 82
Gỗ & Nội thất - Vol 82
 
Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78
 
Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76
 
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi thatBan tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi that
 
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi thatBan tin 71 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi that
 
Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđ
 
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpDddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
 
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANHPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
 
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoCơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
 
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTERGỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
 
ỨNG DỤNG hệ THỐNG ERP vào CÔNG TY BIBICA
ỨNG DỤNG hệ THỐNG ERP vào CÔNG TY BIBICAỨNG DỤNG hệ THỐNG ERP vào CÔNG TY BIBICA
ỨNG DỤNG hệ THỐNG ERP vào CÔNG TY BIBICA
 
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhapVov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
 
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa ThọQuản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
 
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt NamĐề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
 
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamBáo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
 
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAYĐề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
 
Nhựa
NhựaNhựa
Nhựa
 
[Kho tài liệu ngành may] tiểu luận chuyển giao công nghệ đề tài công nghệ ...
[Kho tài liệu ngành may]  tiểu luận chuyển giao công nghệ   đề tài công nghệ ...[Kho tài liệu ngành may]  tiểu luận chuyển giao công nghệ   đề tài công nghệ ...
[Kho tài liệu ngành may] tiểu luận chuyển giao công nghệ đề tài công nghệ ...
 

Similaire à Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19

Ky thuat nghiep vu ngoai thuong
Ky thuat nghiep vu ngoai thuongKy thuat nghiep vu ngoai thuong
Ky thuat nghiep vu ngoai thuong
Minh Tuấn
 
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
ThngThn2
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
tibeodangyeu
 

Similaire à Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19 (20)

Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89
 
Gỗ & Nội thất - VOL 87
Gỗ & Nội thất - VOL 87Gỗ & Nội thất - VOL 87
Gỗ & Nội thất - VOL 87
 
Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85
 
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thấtBáo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
 
Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90
 
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchDddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
 
Tải Mẫu Phương Án Kinh Doanh của Công Ty Đến Nám 2025.docx
Tải Mẫu Phương Án Kinh Doanh của Công Ty Đến Nám 2025.docxTải Mẫu Phương Án Kinh Doanh của Công Ty Đến Nám 2025.docx
Tải Mẫu Phương Án Kinh Doanh của Công Ty Đến Nám 2025.docx
 
Ky thuat nghiep vu ngoai thuong
Ky thuat nghiep vu ngoai thuongKy thuat nghiep vu ngoai thuong
Ky thuat nghiep vu ngoai thuong
 
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèChiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
 
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
 
Seafood Trade Magazine - Dec 2013 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Dec 2013 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Dec 2013 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Dec 2013 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Kềm Nghĩa
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Kềm NghĩaBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Kềm Nghĩa
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Kềm Nghĩa
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động Marketing
Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động MarketingPhân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động Marketing
Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động Marketing
 
Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88
 
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹLập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
 
Phân tích các yếu tố tác động tới marketing
Phân tích các yếu tố tác động tới marketingPhân tích các yếu tố tác động tới marketing
Phân tích các yếu tố tác động tới marketing
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 
Khue radar news letter no 3
Khue radar news letter no 3Khue radar news letter no 3
Khue radar news letter no 3
 

Plus de HAWA Viet Nam

Plus de HAWA Viet Nam (12)

[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
 
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP [Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
 
Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86
 
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
 
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi thatBan tin 69 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi that
 
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi thatBan tin 68 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi thatBản tin 67 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatBản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatBản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi thatBản tin 65 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi thatBản tin 64 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi that
 
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi that
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi thatBan tin 63 HAWA - Go va Noi that
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi that
 

Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19

  • 1. Nhaø xuaát baûn Thoâng Taán Ngành gỗ hậu Covid-19 AÁN PHAÅM CUÛA HOÄI MYÕ NGHEÄ & CHEÁ BIEÁN GOÃ TP. HOÀ CHÍ MINH (HAWA) Tieâu ñieåm: 74
  • 2.
  • 3. CÔNG TY TNHH TM & SX SAO NAM Lô P4 đường D7, KCN Nam Tân Uyên, P. Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, T. Bình Dương Điện thoại: 0274.3653601 - 0274.3653602 l Fax: 0274.3653600 Email: trangtransaonam@gmail.com l Website: saonamflooring.com Sản phẩm xanh cho sức khỏe người tiêu dùng Engineered flooring Ván sàn gỗ công nghệ
  • 4. 4 tieángnoùingöôøilaømngheà Là 1 trong 3 ngành chủ lực phát triển kinh tế của Việt Nam, dù cả thế giới đang gặp khó khăn vì dịch bệnh, 3 tháng đầu năm 2020 ngành gỗ vẫn đạt giá trị xuất khẩu lên đến 2,77 tỉ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2019. Dự đoán quý II/2020, sẽ có những sụt giảm tương đối nhưng cục diện thị trường sẽ thay đổi đáng kể trong thời gian tới. T heo báo cáo từ BoConcept, thương hiệu nội thất đến từ Đan Mạch, trong tháng 2/2020, giữa lúc đại dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu, doanh số của BoConcept Hàn Quốc vẫn tăng 28%, khi quốc gia này cho phép các cửa hàng tiếp tục hoạt động. Ra đời vào năm 1952, BoConcept sở hữu hơn 310 showroom trên 66 quốc gia và sản phẩm của họ là lựa chọn hàng đầu của các kiến trúc sư, nhà thiết kế khắp thế giới. Các chuyên gia nghiên cứu thị trường của BoConcept ghi nhận, vì phòng dịch Covid-19, người tiêu dùng phải ở nhà nhiều nên phát sinh nhu cầu thay đổi nội thất, muốn làm đẹp hơn cho mái ấm của mình. Vì điều này mà từ quý III/2020, nhu cầu mua sắm đồ nội thất của thế giới có thể sẽ tăng nhanh. Nhận định của các cơ quan đầu ngành ở Việt Nam cũng sáng sủa tương tự. Tổng cục Lâm nghiệp dự báo, trong quý III, các quốc gia cơ bản sẽ khống chế được dịch bệnh, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ ổn định trở lại bình thường. Đến quý IV là thời điểm tăng trưởng, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ đạt mức 3,82 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó thị trường Hoa Kỳ sẽ ước đạt khoảng 2,07 tỷ USD (tăng 20% so với cùng kỳ 2019); Nhật Bản đạt khoảng 405 triệu USD (tăng 10%); EU đạt khoảng 330 triệu USD (tăng 10%)… Nếu mọi yếu tố diễn ra thuận lợi, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020 có thể đạt khoảng 11,75 tỷ USD, tăng 3,9% so với 2019. Dù có giảm so với mục tiêu tăng trưởng đầu năm và lùi về tăng trưởng chỉ 1 con số, nhưng biểu đồ phát triển của ngành vẫn theo chiều đi lên. Chế biến gỗ vẫn là ngành kinh tế đóng góp tích cực cho GDP cả nước. Nhưng, để hiện thực hóa được những dự tính này, không thể thiếu sự nỗ lực của doanh nghiệp (DN). Trong đó, nỗ lực lớn nhất là vượt qua khó khăn để tồn tại. Nguyễn Quốc Khanh Chủ tịch HAWA “Có lạc quan, chúng ta mới có thể lan tỏa được tinh thần này đến các thành viên trong cộng đồng DN, tạo nên sức mạnh chung, cùng nhau vượt khó” Lạcquan đónsóngphụchồi
  • 5. 5 tieángnoùingöôøilaømngheà Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, DN cần phải chuẩn bị nhiều kịch bản cho tương lai, hướng đến chiến lược lâu dài. Hiện, nhiều DN trong ngành đã và đang xem lại công tác quản trị, họ tận dụng thời gian này để cải thiện nội lực cũng như tranh thủ tìm kiếm khách hàng… Đó là tín hiệu đáng mừng, rất đáng được ghi nhận. Đại dịch Covid-19 phần nào giúp DN chế biến gỗ Việt Nam nhìn rõ hơn cơ cấu đang vận hành của mình chưa an toàn. Phần lớn, DN trong ngành hoạt động gia công theo đơn đặt hàng (OEM), chuyện bị động khi thị trường thế giới bị đóng băng là điều khó tránh. Nếu chúng ta vận động theo hướng phát triển sản phẩm (ODM) thì rõ ràng, dù thị trường có nhỏ lại, DN vẫn có thể chủ động được. Chưa kể, nếu phát triển ODM, có sản phẩm riêng thì việc thâm nhập thị trường trong nước, vốn ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cũng sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều. Như vậy, qua đại dịch Covid-19, DN chế biến gỗ Việt Nam đã nhận biết được chính mình, cần phải mở rộng sản xuất, thay đổi trong cơ cấu, tăng cường nội lực… để phát triển. Doanh nhân trong ngành cần phát huy sáng tạo và giữ vững tin thần lạc quan. Có lạc quan, chúng ta mới có thể lan toả được tinh thần này đến các thành viên trong cộng đồng DN, tạo nên sức mạnh chung, cùng nhau vượt khó. Tôi tin ngành chế biến gỗ Việt Nam chắc chắn sẽ hồi phục rất nhanh trong tương lai không xa. Khác với các DN FDI, dễ dàng đóng cửa chờ thời gian thuận lợi hơn, rất nhiều DN trong ngành đang nỗ lực không ngừng để duy trì sản xuất. Đó chính là lợi thế lớn của ngành. Cũng như các DN khác, bản thân AA thời gian vừa qua đã giảm sản xuất nhưng không đóng cửa. Chúng tôi chọn sự lạc quan làm cánh cửa để bước qua khó khăn. Tư duy lạc quan thể hiện ở việc sẵn sàng đón khách, chuẩn bị nguồn nguyên liệu, công nhân… Ví dụ, trong tình hình các nước gồng mình chống dịch, bộ phận kinh doanh của AA dùng thời gian này thăm hỏi khách hàng, thông báo cho các đối tác biết nhà máy vẫn hoạt động. Khi khách hàng được quan tâm, trấn an về những dự tính của mình, họ sẽ cảm thấy được chia sẻ, kết tạo quan hệ gần gũi. Chúng tôi tin, khi dịch qua đi, kinh tế tái khởi động, người mua hàng sẽ nghĩ đến những DN đã kết nối với mình trong thời gian vừa qua. Ở chiều ngược lại, một khi đã duy trì tâm thế sẵn sàng, DN cũng sẽ có nhiều lợi thế hơn những đơn vị đã tạm “bỏ cuộc chơi”.
  • 6. 6 In 2.000 baûn, khoå 21x29,7 cm taïi CTY TNHH MTV ITAXA Ñòa chæ: 126 Nguyeãn Thò Minh Khai, Q.3, TP.HCM Giaáy ÑKXB soá: 1276-2020/CXBIPH/05-16/ThT Quyeát ñònh xuaát baûn soá: 128/QÑ-NXB NXBTT caáp ngaøy 05 thaùng 6 naêm 2020 Soá ISBN: 978-604-9940-31-6 In xong vaø noäp löu chieåu quyù II naêm 2020 Ñoái taùc lieân keát: Hoäi Myõ ngheä vaø Cheá bieán goã TP.HCM Ñòa chæ: 185 Lyù Chính Thaéng, Phöôøng 7, Quaän 3, TP.HCM Chòu traùch nhieäm noäi dung - Giaùm ñoác Nguyeãn Theá Sôn Chòu traùch nhieäm xuaát baûn - Toång bieân taäp: Leâ Thò Thu Höông Bieân taäp: Phöông Lam Giang Chuû bieân: Traàn Vieät Tieán Bieân soaïn: Nguyeãn Quoác Khanh, Huyønh Vaên Haïnh, Nguyeãn Chaùnh Phöông, Phöông Quyeân, Phaïm Hoàng Thieát keá myõ thuaät: Ñoã Tieán Ñaït AÛnh bìa: Quyù Hoøa Phuï traùch taøi trôï - Söûa baûn in: Traàn Kim - Hoàng Anh Mục lục 3016 52 70 33 38 Chiến lược nào để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu? Nhận diện chuỗi cung ứng mới Ngành gỗ vượt khó Bảo vệ “vàng ròng” của ngành chế biến gỗ Thị trường xa xỉ lao đao theo Covid-19 Đường đi của Thước Tầm Tiếng nói của tối giản 5 hướng “thoát hiểm” trước Covid-19 14 12 8 28 44 54 56 72
  • 7. Hơn cả Sơn Phủ: từ màu đến bóng, với NC-PU hoặc sơn nước, công nghệ phun sơn AIRMIX® luôn thân thiện đồng hành cùng mọi thể loại sản phẩm: mỗi lô hàng là một TUYỆT TÁC chinh phục thế giới. Thẩm mỹ & chất lượng lớp phủ Chi phí sản xuất: giảm thiểu thất thoát Môi trường: giảm thiểu ô nhiễm AIRMIX là một phát minh có cầu chứng của SAMES KREMLIN (KREMLIN REXSON) - PHÁP AIRMIX tối ưu hoá: AIRMIX CTY TNHH TM VƯỢT SÓNG Số 79, đường 55A, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. HCM ĐT: 028 3762 6534 – vuotsong2@gmail.com
  • 8. 8 tieâuñieåm Những thách thức hiện tại đang buộc doanh nghiệp ngành gỗ phải có bước đi chủ động, tái cơ cấu toàn diện để kịp thời hồi phục sau đại dịch. Nam Khuê - Minh Phương Ngànhgỗvượtkhó C ũng như nhiều ngành kinh tế khác, chế biến gỗ đang gánh chịu những tác động xấu từ đại dịch. Không tăng trưởng Năm 2020, ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu đạt 12,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, ngoài ba tháng đầu năm 2020, xuất khẩu vẫn trên 2,7 tỷ USD, tăng 18%, thời gian còn lại là khoảng sụt giảm rất đáng kể. Từ tháng 4/2020, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã giảm 24% so với cùng kỳ, dẫn đến tổng doanh số xuất khẩu 4 tháng đầu năm chưa đạt đến 3 tỷ USD. Nguy cơ xuất khẩu gỗ giảm sâu trong năm nay là có thật. “Với tình hình hiện tại, có thể, lần đầu tiên, tỉ lệ xuất khẩu của ngành năm 2020 là không tăng trưởng”, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VIFOREST dự đoán. COVID-19 bùng phát mạnh tại các quốc gia EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc khiến Chính phủ các thị trường quan trọng nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam phải áp dụng các chính sách kiểm soát dịch như đóng cửa biên giới, đóng toàn bộ các chuỗi cửa hàng không thiết yếu… Dẫn đến việc các quốc gia trên không xuất nhập được gỗ nguyên liệu, không kinh doanh các mặt hàng nội thất. Theo ông Hoài, thực tế đã ghi nhận sự đứt gãy nghiêm trọng cả chuỗi cung ứng ngành nội thất thế giới. Việt Nam, quốc gia xuất khẩu nội thất thứ hai trong khu vực châu Á, tất nhiên khó lòng tránh khỏi thiệt hại. Kết quả khảo sát do các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thực hiện với 124 doanh nghiệp (DN) trong ngành vào cuối tháng 3 vừa qua cho thấy, tỉ lệ DN bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 100%. Cụ thể, 75% số DN phản hồi cho biết họ bị ảnh hưởng tài chính. Thiệt hại ban đầu đối với các DN này ước tính vào khoảng 3.066 tỷ đồng. Trên một nửa (51%) số DN tham gia khảo sát đã thu hẹp quy mô sản xuất. Khoảng 35% DN Đứtgãy chuỗicungứng
  • 9. 9 tieâuñieåm đặc biệt là các DN Đài Loan chọn cách đóng cửa ngay sau Tết, hạn chế phát sinh chi phí. Trái ngược bức tranh này, rất đáng mừng là khối DN trong nước lại tìm mọi cách để duy trì sản xuất, đảm bảo an sinh cho nhân lực. “Đây là nỗ lực lớn, đáng trân trọng”, ông Phạm Mạnh Cường nhận xét. Theo ông Cường, nắm bắt tình hình khó khăn của DN, Chính phủ đang tìm các giải pháp nhằm hỗ trợ tất cả DN nói chung cũng như ngành chế biến gỗ nói riêng, có thể phục hồi và tăng tốc. Mặc dù theo phản ánh từ các DN, nhiều quy định hỗ trợ DN từ phía các cơ quan chưa thiết thực, nhất là khâu thực hiện hỗ trợ bảo hiểm xã hội, vẫn còn nhiều quy định chưa hợp lý và người lao động vẫn chưa nhận được hỗ trợ. Thế nhưng, những cố gắng từ phía các cơ quan quản lý cũng là nguồn động viên tích cực cho DN. “Thực tế, duy trì sản xuất về lâu dài trong tình hình hiện tại đối diện với rất nhiều thách thức. DN đang rất cần hỗ trợ thiết thực từ phía Chính phủ để có thể giữ chân nhân lực”, ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Công ty Woodland nói. dù đang hoạt động bình thường nhưng sẽ tạm ngừng sản xuất trong thời gian tới, 7% số DN đã ngừng hoạt động và chỉ có 7% DN vẫn hoạt động bình thường. Riêng việc sản xuất kinh doanh của các hộ tại các làng nghề giảm 80%. Nỗ lực duy trì Không chỉ hoạt động sản xuất, đại dịch cũng tác động tới khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu và chế biến, tiêu thụ trong nước. Thống kê từ Forest Trends cho thấy, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ châu Phi, nguồn cung gỗ nguyên liệu nhiệt đới lớn nhất cho Việt Nam đã dừng hẳn. Lượng nhập từ nguồn gỗ ôn đới cũng giảm 70% và giá gỗ nguyên liệu và cước vận chuyển cũng tăng. Không dừng lại ở đó, khâu cung ứng nguyên liệu trong nước cũng bị ảnh hưởng nặng. Khoảng 50 - 60% xưởng xẻ sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước phải dừng hoạt động. “Chưa biết được đại dịch sẽ đi đến đâu nhưng trước mắt đã thấy tác động xấu rất rõ. Đơn hàng bị hoãn hoặc hủy, DN lẫn người lao động đang phải vất vả”, ông Phạm Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ nhận xét. Đồng quan điểm, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng cho biết, trong lịch sử phát triển ngành, khủng hoảng lần này ảnh hưởng lớn nhất từ trước đến nay. Do không thể dự báo được biến động của dịch bệnh nên cùng với kinh tế toàn cầu, DN chế biến gỗ rơi vào tình trạng bất khả kháng. Thiệt hại trong ngành lớn đến mức, rất nhiều DN chọn cách “đóng băng” để tránh ảnh hưởng. Nhiều DN khối FDI, “Chính phủ đang tìm các giải pháp nhằm hỗ trợ tất cả DN nói chung cũng như ngành chế biến gỗ nói riêng, có thể phục hồi và tăng tốc”
  • 10. 10 tieâuñieåm Tập trung nuôi dưỡng nguồn lực, nỗ lực tìm kiếm thị trường mới và mở rộng dải sản phẩm là giải pháp mà các DN chế biến gỗ đang hướng đến để có thể vực dậy ngành kinh tế có đóng góp không nhỏ cho kim ngạch xuất khẩu cả nước. Chủ động giảm lệ thuộc Phát biểu tại hội thảo trực tuyến: “Phục hồi - Tăng tốc - Bứt phá - Phát triển bền vững ngành gỗ giai đoạn hậu đại dịch” do Tổ chức Forest Trends, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA) phối hợp tổ chức chiều 28/4; ông Huỳnh Quang Thanh, Chủ tịch BIFA khẳng định, với những thách thức hiện nay, DN rơi vào trạng thái quá bị động thì việc phá sản sẽ khó tránh khỏi. Trong khó khăn, chỉ có chủ động và nỗ lực, DN mới có thể vực dậy chính mình. Đây cũng là ý kiến chung của lãnh đạo các hiệp hội trong ngành. Bởi thực tế đã ghi nhận, dù phần lớn DN chế biến gỗ lâm vào tình trạng khó khăn nhưng vẫn đang có nhiều DN vẫn duy trì sản xuất nhờ năng động, mở rộng sản phẩm, tìm kiếm nguồn khách hàng và cơ cấu sản phẩm mới. “Khó khăn hiện nay giúp ngành chế biến gỗ Việt Nam nhận thấy rõ ràng cơ cấu dòng sản phẩm hiện chưa hợp lý. DN đang sản xuất các sản phẩm không có nhu cầu lớn và không tăng cao trong tương lai”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch VIFOREST nhận xét. Theo ông Lập, nhóm đồ gỗ phòng bếp, phòng tắm và bàn trang điểm hiện đang chiếm khoảng 60% trong tổng cầu của tất cả các loại đồ gỗ trên toàn thế giới. Đây là dòng sản phẩm chiến lược. Phần 40% còn lại là các nhóm đồ gỗ văn phòng, đồ gỗ ngoài trời… Khi dịch Tìmgiảipháptáisinh “Trong khó khăn, chỉ có chủ động và nỗ lực, DN mới có thể vực dậy chính mình” bệnh xảy ra, chuỗi cung cho các dòng đồ gỗ chiến lược sẽ không bị biến động quá lớn, do nhu cầu tiêu dùng vẫn phát sinh. Đáng tiếc, phần lớn DN Việt Nam lại đang theo đuổi các sản phẩm thuộc nhóm 40%, những đồ gỗ mà nhu cầu gần như mất hẳn khi kinh tế có biến động. Nhân lúc không chịu áp lực sản xuất, DN có thể dành thời gian nghiên cứu cơ cấu lại sản phẩm, chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Song song với công tác cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường cũng là bài toán mà lãnh đạo các cơ quan, ban ngành gửi đến DN. “Sự sụt giảm của thị trường quốc tế đang là lời nhắc cho DN phải biết mở rộng để chiếm lĩnh thị trường trong nước, một thị trường đã được đánh giá rất tiềm năng từ nhiều năm nay”, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết. Theo khảo sát từ Tổng cục cho thấy, phần lớn DN hiện giảm năng suất đến 50%. Bên cạnh nguyên nhân do nguồn cầu từ thị trường thế giới sụt giảm, chưa tiếp cận được thị trường trong nước thì vẫn có một phần xuất phát từ nguyên nhân thiếu nguyên phụ liệu cần thiết, phụ thuộc một phần nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc. Do đó, trong chiến lược phát triển ngành lâu dài, DN cần chú ý đến vấn
  • 11. 11 tieâuñieåm trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ cho biết, thực tế đang ghi nhận sự dịch chuyển nhất định công tác sản xuất lẫn đơn hàng từ Trung Quốc sang các quốc gia khác, trong đó, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu. Nguyên nhân là vì thế mạnh sản xuất vốn có và vị trí địa lý cũng hết sức thuận lợi. Đây chính là hy vọng lớn cho sự hồi phục và phát triển ngay sau khi thị trường thế giới ổn định trở lại. “DN cần chủ động kết nối lại các đối tác để ổn định sản xuất ngay từ bây giờ”, ông Cường tư vấn. Tuy nhiên, nắm bắt được xu hướng trên, các DN Trung Quốc cũng đang tính toán lớn đến việc đầu tư nhà xưởng lớn ở Việt Nam. Nếu việc chuyển dịch này nhanh hơn, họ hoàn toàn có thể tận dụng ưu thế của họ để đi trước, đón đầu. Theo ông Cường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nắm bắt tình hình này để kịp thời có những hỗ trợ cần thiết cho cộng đồng DN cả nước. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng sẽ nỗ lực để ngăn chặn các biện pháp gian lận xuất xứ, ảnh hưởng đến các DN trong nước bởi hiện tại, đã có những đề xuất cụ thể cho việc chống bán phá giá, tủ bếp và gỗ dán của Việt Nam từ Hoa Kỳ. Chính phủ Ấn Độ cũng đang khởi xướng chống bán phá giá gỗ MDF từ Việt Nam. Đây là những thách thức được cộng đồng DN xem là nguy cấp hơn cả ở tương lai, bởi nếu không có biện pháp cụ thể để khắc phục, tránh được tình trạng này thì cả ngành chế biến gỗ cũng sẽ bị vạ lây. Ảnh hưởng bởi COVID-19 là chuyện của kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng như ngành chế biến gỗ không nằm ngoài khó khăn chung là chuyện khó tránh. Để có thể giảm rủi ro do bệnh dịch, gia tăng sức chống chịu của ngành đòi hỏi nỗ lực của cả Chính phủ và cộng đồng DN trong việc hình thành và phát triển hoàn thiện chuỗi cung trong nước, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngoài. “Chúng ta có thể chuẩn bị gì sau đại dịch mới là quan trọng”, ông Nguyễn Văn Quý, Phó chủ tịch DOHA nói vậy. đề phụ liệu. “Nhà nước sẽ có những chính sách khuyến khích tăng sản xuất tại chỗ để tránh phụ thuộc phụ liệu ở nước ngoài. Hiện tại, DN cần chủ động ổn định sản xuất, tập trung các nguồn lực để chuẩn bị cho thời gian khôi phục”, ông Trị nói. Cho những ngày sau đại dịch Quan sát diễn biến của ngành chế biến gỗ toàn cầu trong đại dịch COVID-19; ông Phạm Mạnh Cường, Vụ
  • 12. Thách thức bản địa Đại dịch Covid-19 khiến mọi thứ rối bời, từ đời sống đến sản xuất. Theo kịch bản của Citi Research, công bố ngày 7/4, kinh tế thế giới sẽ suy thoái, tăng trưởng -2,3%. Năng suất lao động giảm, sản xuất đình trệ, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đầu tư, thương mại và du lịch suy giảm nghiêm trọng… Các chuyên gia kinh tế của hãng tư vấn Oxford Economics cũng tính toán, đại dịch toàn cầu này có thể khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD. Trước đó, Bloomberg đã đưa ra những hình ảnh ấn tượng về hàng chục chuyến tàu chở đầy ắp hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc phục vụ cho thị trường Mỹ và châu Âu bị ách lại tại các cảng biển bởi sự bùng phát của dịch bệnh. Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng Trung Quốc đã khiến cho nhiều công ty sản xuất lao đao bởi tất cả nguyên liệu lẫn thành phẩm, từ ô tô và máy móc đến may mặc và các mặt hàng tiêu dùng… phần lớn đều xuất xứ từ Trung Quốc. Hyundai ngừng hoạt động một số dây chuyền sản xuất xe hơi bởi tình trạng thiếu phụ tùng. Tương tự, hãng xe Fiat Chrysler cũng phải lên kế hoạch ngừng hoạt động sản xuất tại dây chuyền ở Serbia. Các ngành khác cũng vậy. Ngay cả những ngành được xem là thế mạnh của Việt Nam như may mặc, chế biến gỗ cũng rơi vào tình trạng thiếu nguyên phụ liệu khiến vận hành sản xuất không thể trơn tru. Việc di chuyển khó khăn từ lệnh phong tỏa của nhiều quốc gia và căng thẳng Mỹ - Trung càng khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy. Đây không là chuyện một vài ngày mà diễn ra trong vài tháng, và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Trong bối cảnh như thế, mô hình kinh tế toàn cầu hóa không phát huy được thế mạnh vốn có. Đại dịch Covid-19 giúp các nhà hoạch định kinh tế nhận ra sự mong manh trong nền kinh tế toàn cầu. Chỉ với một con virus nhỏ, vô hình, đã khiến mọi kết nối không còn thuận lợi, gây những bất ổn ở nhiều lãnh thổ. Thực tế ấy buộc các quốc gia phải tính toán tổ chức lại chuỗi cung ứng. Trong bức tranh tương lai, khi mà nhập khẩu không còn thuận lợi và hàm chứa rủi ro, nhu cầu tiêu dùng thì không thể giảm, tất yếu, là cơ hội sản xuất bản địa của một số ngành ở các quốc gia sẽ được tăng cường. Tình trạng cũng sẽ tương tự với nguyên liệu, khi DN hướng nhiều hơn đến tự chủ, tự cung, tự cấp đặc biệt là những ngành như y tế, công nghệ cao, tự động hóa,… ưu tiên tạo công ăn việc làm cũng như giảm sự lệ thuộc những ngành thiết yếu của quốc gia đó. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, các nhà nhập khẩu lớn cũng đã năng động hơn, đa dạng hóa kênh bán hàng để vừa kinh doanh tốt việc bán sỉ và vừa có thể phân phối tốt những nhu cầu mua nhỏ hoặc đẩy mạnh ứng dụng số hóa trong trong phân phối bán hàng. Ở chiều ngược lại, việc di chuyển vật lý gặp khó khăn do dịch bệnh cũng như từ bất ổn chính trị xã hội, Trần Việt Tiến Thường vụ Ban chấp hành HAWA Dịch bệnh khiến liên kết trong toàn cầu hóa bị gãy đứt. Nhận ra yếu điểm của nền kinh tế trong kết nối toàn cầu cũng là lúc các doanh nghiệp sẽ phải thiết lập những cơ chế kết nối mới. Hậu Covid-19, chuỗi cung ứng mới chắc chắn sẽ hình thành. Nhậndiện chuỗicungứngmới Nhậndiện chuỗicungứngmới 12 tieâuñieåm
  • 13. 13 tieâuñieåm online có lợi thế hơn hẳn. Bởi, cùng với hiểu khách hàng, thương mại điện tử còn giải quyết được nhu cầu “nhanh và ngay” của các “thượng đế” hiện đại. Hiểu khách hàng nhờ công nghệ được xem là bước tiến bộ lớn trong tất cả các ngành sản xuất. Nó giúp DN giải quyết được bài toán mang tên cá nhân hóa. Khách hàng hiện đại đang đòi hỏi rất lớn dấu ấn cá nhân trong từng sản phẩm. Họ muốn cái áo của họ vừa khít cơ thể, họ muốn cái tủ của họ phải có màu đúng ý thích… Trước đây, DN sản xuất không đáp ứng được nhu cầu này, bởi sản xuất số lượng ít thì giá thành lại cao. Thế nhưng, nếu có lượng cơ sở dữ liệu đủ lớn, DN sẽ dự đoán cũng như tập hợp được số lượng lớn những người cùng có nhu cầu với sản phẩm “cá nhân” ấy. Nghĩa là, DN sẽ vẫn phải sản xuất được “hàng order riêng”, với số lượng đủ nhiều để đảm bảo giá thành không quá khả năng chi trả của đa số người dùng. Như vậy, có nhiều thuận lợi để phát triển kinh doanh sau đại dịch Covid-19. Để thích ứng với thách thức mang tên bản địa hóa, ngành chế biến gỗ nói riêng và các ngành sản xuất nói chung sẽ cần những cái tên tiên phong trong việc tổ chức, vận hành các chợ đầu mối của quốc gia. Đất nước đang cần những DN đủ bản lĩnh bước vào lĩnh vực nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ để hoàn thiện chuỗi cung ứng. Tất nhiên, thách thức dành cho những người đi khai hoang, mở lối cũng không ít, nhưng đây là cơ hội và cũng là bước chuẩn bị tất yếu, nếu Việt Nam xác định tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu mới đang hình thành trước làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc của nhiều quốc gia. các nhà sản xuất họ càng nỗ lực để phục vụ cả thị trường xuất khẩu lẫn nội địa. Do vậy, trong tương lai, các chợ đầu mối quốc tế, hội chợ sẽ không còn hoạt động mạnh mẽ như trước đây. Song song với với mô hình đó, thị trường sẽ xuất hiện nhiều hơn các cụm doanh nghiệp hay chợ đầu mối nhỏ phục vụ đa kênh xuất khẩu, nội địa, bản địa, dự án. Đây có lẽ sẽ là bước chuyển lớn, buộc các nhà hoạch định chiến lược quốc gia lẫn các doanh nghiệp (DN) phải có những chuẩn bị tương ứng. Lợi thế công nghệ Nếu như đại dịch Covid-19 đặt ra thách thức cho kinh tế kết nối toàn cầu mang tính bản địa, thì trái lại, con virus này đã khiến các DN nhận ra được những lợi thế của công nghệ. Internet rõ ràng đã ảnh hưởng đến đời sống mọi người, mọi quốc gia. Trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội hay phong tỏa, con người vẫn giải quyết được các nhu cầu làm việc, giao lưu, mua sắm… nhờ công nghệ. Kết quả kinh doanh của những DN tham gia thương mại điện tử trong khoảng thời gian vừa qua cho thấy thị trường online tại Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung đã có dung lượng đủ lớn để DN bước vào khai thác. Bên cạnh lợi thế khách hàng, DN còn có một lợi thế rất lớn khác là các nền tảng công nghệ phục vụ cho kinh doanh trên internet cũng đã sẵn sàng. Nhờ lượng người dùng rộng, hệ thống dữ liệu lớn, quảng cáo số đã có tỉ lệ tiếp cận đúng mục tiêu cao hơn rất nhiều so với trước đây, giúp DN tiếp cận đúng khách hàng, đồng thời còn khơi gợi nhu cầu, ngay khi khách hàng chỉ vừa thoáng nghĩ đến. Với riêng ngành nội thất, lo lắng về việc kích cỡ sản phẩm cồng kềnh hay phải có phối cảnh không gian… cũng đã được công nghệ giải quyết nhanh gọn. Hiệu ứng 3D, thực tế ảo tăng cường… đã có thể giúp người mua nội thất nhìn thấy được cả căn nhà lẫn giá cả đầu tư không gian sống ngay khi các mặt hàng vẫn còn ở shop. Như vậy, nếu so với kênh bán hàng truyền thống, kênh “Đất nước đang cần những DN đủ bản lĩnh bước vào lĩnh vực nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ để hoàn thiện chuỗi cung ứng”
  • 14. 14 tieâuñieåm Việt Nam cùng các nước Đông Nam Á và Mexico được xem xét là các điểm đến mới cho làn sóng “thoát Trung”. Liệu doanh nghiệp Việt có thực sự sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển đầu tư hậu Covid-19? Việc đặt hàng sản xuất tại các quốc gia có chi phí thấp hơn vẫn là nhu cầu và giải pháp của các doanh nghiệp toàn cầu. T háng 2/2020, báo cáo của Nikkei Asian Review cho biết, Google và Microsoft đang chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và Thái Lan. Đây được xem là một trong những điển hình, mở đầu cho làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc, nhất là sau khi các quốc gia lớn như Mỹ, Nhật… lần lượt kêu gọi và công bố các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) dịch chuyển khỏi quốc gia được xem là công xưởng của thế giới. Gói hỗ trợ kinh tế trị giá 2,2 tỷ USD của Chính phủ của Nhật Bản cho các DN địa phương đưa hoạt động sản xuất từ Trung Quốc trở lại Nhật Bản hoặc chuyển sang các nước Đông Nam Á là ví dụ. “COVID-19 đã khiến các quốc gia nhận diện rõ nguy cơ khi các chuỗi cung ứng của họ quá phụ thuộc vào Trung Quốc”, ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, đánh giá. Bài toán mới trong hoạch định chiến lược Phát biểu tại Talkshow “Nhận diện chuỗi cung ứng mới - Cơ hội nào cho doanh nghiệp TP.HCM”, diễn ra sáng ngày 26/5 tại TP.HCM, ông Lương Văn Tự cho biết từ khi dịch bệnh diễn ra, đã có rất nhiều thay đổi trong đời sống lẫn việc làm. Thêm làn sóng dịch chuyển lần này, hậu Covid-19, DN toàn thế giới sẽ phải sản xuất, kinh doanh trong môi trường hoàn toàn mới. Cụ thể, tất cả các quốc gia đều trở về chủ nghĩa dân túy, đặt nhiệm vụ bảo vệ đất nước, việc làm của người trong nước hơn là vươn ra thế giới, kết nối toàn cầu. Nam Khuê Chiếnlượcnàođểgianhập chuỗicungứngtoàncầu? Nhậndiệnnềnkinhtế hậuCovid-19
  • 15. Nguồn tin từ Bloomberg cho thấy Chính phủ của Thủ tướng Nerandra Modi trong tháng 4 đã liên hệ với hơn 1.000 công ty Mỹ để mời gọi đầu tư. Thông qua các phái Bộ ngoại giao, Ấn Độ đặt ra nhiều ưu đãi để nhà sản xuất nước ngoài chọn nước này làm điểm đến kế tiếp một khi di dời khỏi Trung Quốc. New Delhi cũng công bố chính sách ưu tiên trong các lĩnh vực: trang thiết bị y tế, chế biến thực phẩm, dệt may, da và linh kiện ô tô… Việc định hướng kêu gọi đầu tư ngay từ đầu cho thấy Ấn Độ đang quyết liệt đón sóng và đón những khoản đầu tư có lợi cho quốc gia. Theo ông Lương Văn Tự, đây là bài học quý cho các nhà hoạch định chiến lược Việt Nam tham khảo. Song song với chiến lược chọn lọc đầu tư phải là công tác cải cách thủ tục hành chính, theo hướng hiện đại, nhanh chóng và minh bạch. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho biết họ quan tâm đặc biệt đến cải cách hành chính ở Việt Nam bởi theo đánh giá chung, đây vẫn là rào cản lớn khiến các khoản đầu tư của họ chậm phát huy giá trị khi chọn điểm đến là Việt Nam. 15 tieâuñieåm Tuy nhiên, theo ông Tự, việc đặt hàng sản xuất tại các quốc gia có chi phí thấp hơn vẫn là nhu cầu và giải pháp của các DN lớn. “Các DN sẽ tổ chức sản xuất linh động hơn, an toàn và hiệu quả để không phụ thuộc vào Trung Quốc. Nếu so sánh giữa các quốc gia có cùng điều kiện như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia… thì Việt Nam có lợi thế lớn là ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nhân công trẻ và vẫn còn rẻ cộng với địa lý thuận lợi cũng là điểm cộng cho Việt Nam. “Làn sóng dịch chuyển cũng sẽ là đề bài, buộc Việt Nam chuẩn bị lại chiến lược đầu tư cho quốc gia trong 10 năm tới”, ông Tự nói. Theo ông, thời gian tới, ngoài công tác sản xuất, những ngành liên quan đến hạ tầng, quy hoạch xây dựng, trang trí nội thất… sẽ rất hấp dẫn nhà đầu tư. Lợi thế Việt Nam Thực tế, kế hoạch dịch chuyển khỏi Trung Quốc đã được tiến hành trong giai đoạn căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang. Covid-19 chỉ là giọt nước làm tràn ly, thúc đẩy làn sóng này nhanh chóng hơn, nhất là khi DN có thời gian nhìn lại vận hành của chuỗi cung ứng hàng hóa. Báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ công bố năm 2019 cho thấy khoảng 1/3 DN nước này cho biết sẽ hủy bỏ hoặc tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc. Cùng với đó, 40% DN Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc cũng đang dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, dự kiến đến các nước Đông Nam Á hoặc Mexico. Việt Nam, quốc gia đã gia nhập các hiệp ước thương mại, hoàn toàn có thể giúp DN giảm áp lực thuế quan, rất dễ được lựa chọn. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2020, Việt Nam đã thu hút trên 5,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Dù dịch bệnh có ảnh hưởng nhưng thu hút FDI năm 2020 của Việt Nam vẫn được dự báo có thể tăng khoảng 5% so với 2019. Không chỉ là sản xuất, theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM, Việt Nam còn có một cơ hội mới trong làn sóng dịch chuyển lần này, là dòng chảy của công nghiệp phụ trợ. Bởi, khi DN dịch chuyển đầu tư cũng sẽ mang theo nhu cầu phụ trợ rất lớn. Đây là cơ hội đón đầu nhu cầu thị trường, cũng đồng thời khắc phục lổ hổng vốn có trong quy trình sản xuất tại Việt Nam từ trước đến nay. Như vậy, trong làn sóng dịch chuyển đầu tư lần này, Việt Nam cần chuẩn bị khá nhiều thứ, từ hạ tầng, logistics, năng lực DN lẫn công nghiệp phụ trợ… để có thể sẵn sàng đón làn sóng mới. “Thách thức không ít nhưng cũng có nhiều lợi thế. Tôi tin những thay đổi lần này sẽ giúp Việt Nam phát triển theo hướng năng động hơn, với thế mạnh chủ đạo là nông nghiệp kỹ thuật cao và công nghiệp chế biến khởi sắc”, ông Dũng nói.
  • 16. 16 tieâuñieåm Covid-19 cũng đã cho thấy những lỗ hổng trong cơ chế vận hành chuỗi sản xuất tại Việt Nam. Không khắc phục được những nhược điểm này thì việc đón sóng dịch chuyển đầu tư cũng khó hiệu quả. Đ ầu năm 2020, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam đón đoàn khách Nhật Bản đến tìm kiếm nhà cung cấp. Đây là sự kiện được hiệp hội đánh giá là quan trọng bởi trước nay, đa phần DN Nhật thường chọn nguồn nguyên liệu từ Brazil hơn là Việt Nam. Lợi thế địa lý và thuế suất khi Việt Nam tham gia các hiệp ước thương mại toàn cầu đã khiến các DN nhìn nhận về Việt Nam bằng đôi mắt khác. “Trong làn sóng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc, không chỉ là giao thương, Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để gia nhập chuỗi cung ứng quốc tế”, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam đánh giá. Đáng tiếc, cho đến nay, người đứng đầu DN chỉ biết có cơ hội nhưng không hiểu, không biết tận dụng những giá trị thực của các hiệp ước kinh tế như thế nào. Trong khi đó lại là những điều kiện giúp DN gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu. Chuẩn bị đón “sóng” Đánh giá cơ chế vận hành chuỗi sản xuất tại Việt Nam, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM cho biết điểm yếu nhất của DN Việt Nam là bị động chờ đơn hàng. Thực tế ghi nhận DN các ngành nghề thế mạnh, có đóng góp cho GDP cả nước cao như chế biến gỗ, dệt may… cũng chỉ tập trung sản xuất theo đơn hàng chứ không quan tâm phát triển thị trường. Sự lệ thuộc đã khiến DN bị động, không khai thác được những giá trị mới. Không dừng lại ở đó, theo ông Lương Văn Tự, dù rõ ràng Việt Nam có điều kiện rất tốt để sản xuất hàng tiêu dùng nhưng khâu cung ứng nguyên liệu vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Điển hình là trong dịch bệnh, vẫn có những DN có đơn hàng nhưng thiếu nguyên liệu để sản xuất. Ông Tự khẳng định: “Nếu không khắc phục được những hạn chế này thì rất khó gia nhập được chuỗi cung ứng toàn cầu”. Đồng quan điểm, ông Trần Chí Dũng, Phó Viện trưởng Viện Quản trị Logistics Toàn cầu cho biết Covid-19 diễn ra đã khiến Việt Nam chứng minh được những thế mạnh của ngành nông - lâm - ngư nghiệp cũng như công tác chăm sóc sức khỏe, y tế. Thế nhưng trong vận hành chuỗi cung ứng thì khâu logistics vẫn chưa ổn định vì còn nhiều bất cập. Theo Hiệp hội DN Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14% - 16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm. Tham gia thị trường logistics gồm khoảng 3.000 DN trong nước và 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải còn yếu kém, không đồng bộ trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng lớn. Đặc biệt, Việt Nam còn thiếu các khu kho vận tập Khắcphụcđiểmyếu đểgianhậpchuỗicungứng Minh Khuê
  • 17. 17 tieâuñieåm Dù ít nhiều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng với làn sóng dịch chuyển đầu tư đang lớn mạnh, các chuyên gia kinh tế vẫn khá lạc quan. “Bài học từ việc gia nhập WTO cho thấy cơ hội để Việt Nam phát triển mạnh hơn khi thu hút chuỗi cung ứng toàn cầu vào Việt Nam là có thật. Với điều kiện hiện có, DN sẵn sàng làm hậu phương trong hệ sinh thái toàn cầu nhưng DN FDI đến phải mang giá trị mới”, ông Lương Văn Tự nhấn mạnh. Để làm được điều này, Nhà nước phải chọn lọc đầu tư, không thể tiếp nhận dòng chảy đầu tư vô điều kiện. Việt Nam hiện cần mang đến công nghệ mới, đi cùng và dẫn dắt DN Việt Nam, hình thành những giá trị mới chứ không chỉ là mở rộng đón đầu tư. Trong chọn lọc đầu tư, theo Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM, với các ngành đã chủ động được, đã khẳng định thế mạnh trên thị trường thế giới thì cần ưu tiên cho DN bản địa, tránh việc đón đầu tư thêm sẽ tạo sức ép cho DN trên sân nhà. “Sóng đầu tư sẽ khiến DN thụ động gặp khó nhưng với DN chủ động sẽ là cơ hội. DN Việt Nam phải làm chủ sân nhà để đón đối tác. Thời gian chờ kinh tế thế giới phục hồi cũng là lúc DN có thể tận dụng để quan sát thị trường, tìm đường phát triển sản xuất chủ động”, ông Dũng chia sẻ. trung có vị trí chiến lược, đồng bộ với hệ thống logistics cả nước. “Thực tế cũng cho thấy, việc kết nối các phương thức vận tải chưa hiệu quả; chưa phát huy tốt các nguồn lực về hạ tầng, con người, các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối Việt Nam với quốc tế chưa được đầu tư, xây dựng… dẫn đến chi phí logistics còn cao. Làm thế nào tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu khi chưa hoàn thiện được năng lực logistics?”, ông Dũng băn khoăn. Phó Viện trưởng Viện Quản trị Logistics Toàn cầu khẳng định khâu kinh doanh hạ tầng cần phải chuẩn bị đầu tiên trong việc đón nhận làn sóng chuyển dịch này. Chọn lọc giá trị mới Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 4/2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 158,94 tỷ USD, tăng 0,9%, tương đương 1,4 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 80,86 tỷ USD, tăng 2% và nhập khẩu đạt 78,08 tỷ USD, giảm nhẹ 0,3%. Trước Covid-19, mục tiêu mà Chính phủ đề ra cho năm 2020 là xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ đạt 300 tỷ USD, giữ vững thành tích năm thứ 5 liên tiếp Việt Nam xuất siêu. “ViệtNamhiệncần mangđếncôngnghệ mới,đicùngvàdẫn dắtDNtrongnước, hìnhthànhnhữnggiá trịmớichứkhôngchỉlà mởrộngđónđầutư”
  • 18. CÔNG TY KỸ NGHỆ GỖ LONG VIỆT CHUYÊN GIA CÔNG DÁN PHỦ VENEER, MELAMINE, LAMINATE CẮT TINH DÁN CẠNH-DÁN CẠNH CONG-DÁN PROFILE CHUYÊN SẢN XUẤT CÁC MẶT HÀNG FUNITURE CHUYÊN SẢN XUẤT, CUNG ỨNG VÁN MDF, PLYWOOD, PB Với hơn 16 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP KN gỗ Long Việt trở thành một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực sản xuất veneer gỗ tự nhiên. Năm 2019 vừa qua chúng tôi đã đạt được sản lượng dán #5 triệu m2. Trong năm 2020 này, công ty phấn đấu đạt mục tiêu sản lượng phủ dán veneer:  Phủ dán veneer 6.000.000 triệu m2.  Phủ dán melamine, laminate 1.000.000 m2.  Phủ dán pano profile 500.000 m2. Các nguồn veneer chủ lực: White Oak, Red Oak, White Ash, Maple, Cherry, Walnut, Mahogany, Poplar, Tràm, Xoài, Cao su, Xoan vườn…được nhập khẩu từ các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Newzealand, luôn có sẵn tại kho với trữ lượng lớn tương đương 1.500.000 m2 . Sẵn sàng đáp ứng mọi đơn hàng. Hệ thống máy lạng, máy sấy lưới hiện đại BabCock, Cremona của (Đức, Ý, Nhật). Với 8 máy lạng Slice và 1 máy lạng Rotary,sản lượng sản xuất tương đương 8 triệu m2 /năm, có độ dày từ 0.2 mm đến 2mm. Tại phân xưởng Cắt may, được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại có công suất lớn với sản phẩm đầu ra có đường mí rất nhỏ, khắc phục được các yếu điểm của kĩ thuật dán veneer. Đặc biệt công ty vừa lắp đặt và vận hành thành công dây chuyền sản xuất chỉ cuộn với công suất 10.000 mét/ngày. Công ty có 10 chuyền dán, trong đó có 1 chuyền chuyên dán ván mẫu đảm bảo có thể giao mẫu cho khách hàng trong một ngày. Công suất dán hiện nay khoảng 18.000 m2 /ngày đáp ứng kịp thời cho mọi đơn hàng. Với hơn 16 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP KN gỗ Long Việt trở thành một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực sản xuất veneer gỗ tự nhiên. Năm 2019 vừa qua chúng tôi đã đạt được sản lượng dán #5 triệu m2 . Trong năm 2020 này, công ty phấn đấu đạt mục tiêu sản lượng phủ dán veneer: Phủ dán veneer 6.000.000 m2 . Phủ dán melamine, laminate 1.000.000 m2 . Phủ dán pano profile 500.000 m2 . Các nguồn veneer chủ lực: White Oak, Red Oak, White Ash, Maple, Cherry, Walnut, Mahogany, Poplar, Tràm, Xoài, Cao su, Xoan vườn…được nhập khẩu từ các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Newzealand, luôn có sẵn tại kho với trữ lượng lớn tương đương 1.500.000 m2 . Sẵn sàng đáp ứng mọi đơn hàng. Hệ thống máy lạng, máy sấy lưới hiện đại BabCock, Cremona của (Đức, Ý, Nhật). Với 8 máy lạng Slice và 1 máy lạng Rotary, sản lượng sản xuất tương đương 8 triệu m2 /năm, có độ dày từ 0.2 mm đến 2mm. Tại phân xưởng Cắt may, được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại có công suất lớn với sản phẩm đầu ra có đường mí rất nhỏ, khắc phục được các yếu điểm của kĩ thuật dán veneer. Đặc biệt công ty vừa lắp đặt và vận hành thành công dây chuyền sản xuất chỉ cuộn với công suất 10.000 mét/ngày. Công ty có 10 chuyền dán, trong đó có 1 chuyền chuyên dán ván mẫu đảm bảo có thể giao mẫu cho khách hàng trong một ngày. Công suất dán hiện nay khoảng 18.000 m2 /ngày đáp ứng kịp thời cho mọi đơn hàng.
  • 19. Bên cạnh đó, chúng tôi còn chuyên gia công các chi tiết đặc biệt trong ngành gỗ như: Pano cửa, mặt hộc kéo,mặt ghế, chân bàn, mặt bàn, cánh cửa ép profile,… đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng. Trong năm vừa qua lượng hàng phủ dán pano tăng vượt trội nhờ đầu tư vào phát triển máy móc và dây chuyền sản xuất sản lượng tăng hơn 60.000m2. Đặc biệt trong năm 2019, chúng tôi đã và đang phát triển Long Việt trở thành một công ty Funiture tự chủ về toàn bộ dây chuyền gia công và nguyên vật liệu qua việc đầu tư : máy móc, chuyền sơn ,mở rộng diện tích sản xuất, đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao, cùng một số chứng chỉ để đáp ứng thị trường nước ngoài như :TSCA, SMETA… Chúng tôi sản xuất các mặt hàng nội thất gia đình, dự án nhà hàng, khách sạn, resort…trong và ngoài nước. Một số khách hàng lớn đã và đang gắn bó với Funiture Long Việt ngay trong năm đầu tiên như The Living, Minh Dương, Aliance, Fine Scandinavia, AXO, Investment,… Với dây chuyền khép kín tự chủ từ nguyên vật liệu : MDF, PB, Gỗ, Veneer, Laminate, Melamine, PVC…Chúng tôi tự tin rằng khi các bạn hợp tác với Long Việt bạn sẽ nhận được mức giá ưu đãi nhất với sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, chúng tôi có tham gia đầu tư 2 nhà máy chuyên sản xuất ván MDF, PB là Công ty CP KN ván PB Long Việt tại Đồng Nai và Công ty MDF Đăk Nông. Vì vậy chúng tôi luôn luôn chủ động trong nguồn ván, rút ngắn thời gian sản xuất, tiết kiệm các chi phí trung gian. Chứng chỉ Carb P2/TSCA Title VI Địa chỉ: 455/9B Đường DT 743, KP Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp, TX Dĩ An, Tỉnh Bình Dương ĐT: 0274 3740 300 -Fax: 0274 3778 449 Website: www.veneerlongviet.com Email: sales@veneerlongviet.com - Ms.Huệ : 098 114 9016 - GĐ Kinh Doanh Email: kimhue@veneerlong viet,com - Mr.Liêm: 098 114 9021 - PP Kinh Doanh Email: thanhliem@veneerlongviet.com Chứng nhận hệ thống QLCL ISO 9001:2015 Bên cạnh đó, chúng tôi còn chuyên gia công các chi tiết đặc biệt trong ngành gỗ như: Pano cửa, mặt hộc kéo,mặt ghế, chân bàn, mặt bàn, cánh cửa ép profile,… đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng. Trong năm vừa qua lượng hàng phủ dán pano tăng vượt trội nhờ đầu tư vào phát triển máy móc và dây chuyền sản xuất sản lượng tăng hơn 60.000m2 . Đặc biệt trong năm 2019, chúng tôi đã và đang phát triển Long Việt trở thành một công ty Furniture tự chủ về toàn bộ dây chuyền gia công và nguyên vật liệu qua việc đầu tư: máy móc, chuyền sơn, mở rộng diện tích sản xuất, đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao, cùng một số chứng chỉ để đáp ứng thị trường nước ngoài như: TSCA, SMETA… Chúng tôi sản xuất các mặt hàng nội thất gia đình, dự án nhà hàng, khách sạn, resort…trong và ngoài nước. Một số khách hàng lớn đã và đang gắn bó với Furniture Long Việt ngay trong năm đầu tiên như The Living, Minh Dương, Aliance, Fine Scandinavia, AXO, Investment,… Với dây chuyền khép kín tự chủ từ nguyên vật liệu: MDF, PB , Gỗ, Veneer, Laminate, Melamine, PVC…Chúng tôi tự tin rằng khi các bạn hợp tác với Long Việt bạn sẽ nhận được mức giá ưu đãi nhất với sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, chúng tôi có tham gia đầu tư 2 nhà máy chuyên sản xuất ván MDF, PB là Công ty CP KN ván PB Long Việt tại Đồng Nai và Công ty MDF Đăk Nông. Vì vậy chúng tôi luôn luôn chủ động trong nguồn ván, rút ngắn thời gian sản xuất, tiết kiệm các chi phí trung gian. Ch ứ ng ch ỉ Carb P2/TSCA Title VI Địa chỉ: 455/9B Đường DT 743, KP Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp, TX Dĩ An, T ỉnh Bình Dương ĐT: 0274 3740 300 -Fax: 0274 3778 449 Website: www.veneerlongviet.com Email: sales@veneerlongviet.com - Ms.Huệ : 098 114 9016 - GĐ Kinh Doanh Email: kimhue@veneerlong viet,com - Mr.Liêm: 098 114 9021 - PP Kinh Doanh Email: thanhliem@veneerlongviet.com Ch ứ ng nh ận h ệ th ống QLCL ISO 9001:2015
  • 20. 20 tieâuñieåm Đại dịch COVID-19 đang tác động bất lợi tới các ngành kinh tế. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, ở kịch bản sáng sủa nhất đại dịch sẽ làm quy mô thương mại toàn cầu giảm 13%, mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009. Còn kịch bản tồi tệ nhất, đại dịch sẽ làm thương mại toàn cầu có thể giảm 32%, tương đương với mức giảm của cuộc đại khủng hoảng xảy ra trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. N gành gỗ Việt Nam đang chịu nhiều tác động. Kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt tại 5 thị trường lớn là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều giảm. Đứt gãy chuỗi cung, sụt giảm đơn hàng, thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động… là các thách thức mà nhiều doanh nghiệp (DN) đang đối mặt. Tìm cơ hội trong thách thức Tuy nhiên, cũng có tín hiệu lạc quan cho thấy Việt Nam có thể trở thành điểm đến của làn sóng đầu tư mới là kết quả của sự dịch chuyển chuỗi cung từ Trung Quốc. Từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hình thành, các chuỗi cung đã bắt đầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc, và đại dịch đẩy nhanh quá trình này. Theo Công ty Tư vấn Keaney (Trung Quốc), đại địch đã làm các DN nhận thấy rủi ro rất lớn khi họ bỏ tất cả trứng vào một giỏ. Để giảm rủi ro, DN cần nâng cao sức chống chịu và phân tán rủi ro. Hiện Chính phủ Nhật Bản, Mỹ và EU đang nỗ lực vận động và cung cấp tài chính cho các DN chuyển chuỗi cung ra khỏi Trung Quốc. Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ đang xem xét khả năng hình thành Mạng lưới Kinh tế thịnh vượng (EPN) nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế thời hậu dịch. Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand được mời tham gia một số cuộc họp phi chính thức. Đây có thể là cơ hội lớn cho Việt Nam. Đối mặt với cạnh tranh gay gắt Hiện chưa đủ cơ sở để kỳ vọng các công ty sẽ di chuyển toàn bộ chuỗi cung ra khỏi Trung Quốc vì Trung Quốc hiện có những lợi thế vượt trội về môi trường kinh doanh so với nhiều quốc gia. Các lợi thế này bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống dịch vụ hiệu quả, cơ chế chính sách thông thoáng. Trung Quốc đã có cả hệ sinh thái các ngành công nghiệp công nghệ cao, lao động tay nghề chất lượng. Trung Quốc cũng là thị trường khổng lồ tiêu thụ hàng hóa. Đây là những lợi thế không thể thay thế đối với nhiều nhà đầu tư. Việt Nam, bao gồm cả ngành gỗ có cơ hội đón làn sóng đầu tư mới do các DN đa dạng hóa chuỗi cung Tô Xuân Phúc Tổ chức Forest Trends (Hoa Kỳ) Cơhộitừchuyểnđổi chuỗicungtoàncầu? Ngành gỗ Việt Nam hậu COVID-19:
  • 21. 21 tieâuñieåm khoản chi không chính thức để đẩy nhanh các thủ tục liên quan tới đất đai. Các lĩnh vực nhiều phiền hà, sách nhiễu nhất bao gồm đất đai (35% số DN phản hồi), thuế, phí (25%), bảo hiểm xã hội (23%)… Chính phủ nên có các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ tại các địa bàn gắn liền với vùng gỗ nguyên liệu rừng trồng, đặc biệt là ở các cụm chế biến như ven biển miền Trung và phía Bắc. Theo báo cáo PCI, các tỉnh như Thừa Thiên - Huế, Nghệ An, Thanh Hóa (là địa bàn gắn với vùng nguyên liệu gỗ) hiện đang có các chỉ số cạnh tranh mức khá. Thời gian tới, đây có thể là các địa phương thu hút được đầu tư nước ngoài vào ngành. Tuy nhiên, các tỉnh ven biển như Quảng Ngãi, Phú Yên, hoặc miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang sẵn có nguồn nguyên liệu nhưng chỉ số cạnh tranh chỉ ở mức trung bình. Chính quyền các địa phương này phải nỗ lực cải thiện chất lượng của việc thực hiện thể chế, bằng không sẽ khó có cơ hội thu hút đầu tư. Chính phủ cũng cần có bộ lọc cho đầu tư nước ngoài nói chung và ngành gỗ nói riêng, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường. Thời gian qua ngành gỗ đã xuất hiện một số hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, gian lận trong đầu tư. Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ cũng cần phải có cơ chế chọn lọc, hiệu quả, nhằm giảm tối đa các rủi ro này. tại Trung Quốc. Tuy nhiên, để đón được làn sóng này, ngành gỗ Việt phải cạnh tranh với các quốc gia khác, đặc biệt trong khối ASEAN. Theo Báo cáo Ease of Doing Business (Môi trường Kinh doanh) của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 70 trong tổng số 190 nền kinh tế về môi trường kinh doanh, cao hơn các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia và Philippines, nhưng lại thấp hơn nhiều so với Thái Lan và Malaysia. Ngành gỗ Việt Nam cũng có thể phải cạnh tranh với Ấn Độ. Ấn Độ có lợi thế về ngôn ngữ (tiếng Anh). Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ đang có những động thái vận động đầu tư mạnh mẽ, bao gồm việc ban hành các mức thuế ưu đãi, tạo quỹ đất cho DN và xây dựng cơ sở hạ tầng. Ấn Độ cũng là một thị trường lớn trong việc tiêu thụ các mặt hàng gỗ. Phải quyết liệt cải cách thể chế Cải cách thể chế và nâng cao chất lượng thực hiện thể chế là điều kiện tiên quyết trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả ngành gỗ. Báo cáo Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) 2019 vừa được VCCI và Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID) công bố cho thấy mặc dù môi trường đầu tư được cải thiện, song vẫn còn nhiều rào cản đối các hoạt động của DN. Ví dụ, trên 63% DN được khảo sát cho rằng hợp đồng, đất đai và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các DN có mối quan hệ với chính quyền tỉnh, hay gần 40% DN cho rằng phải trả những “Đại địch đã làm các DN nhận thấy rủi ro rất lớn khi họ bỏ tất cả trứng vào một giỏ (Trung Quốc). Để giảm rủi ro, DN cần nâng cao sức chống chịu và phân tán rủi ro”
  • 22. 22 tieâuñieåm Căng thẳng Mỹ - Trung và đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình di dời chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc và Việt Nam là điểm đến lý tưởng nhờ dân số trẻ và lợi thế địa lý thuận tiện. M ột khi các nhà máy, công xưởng làm gia công cho Mỹ và các nước đồng minh dời ra khỏi Trung Quốc sau đại dịch, cái mác “công xưởng của thế giới” có thể sẽ chia sẻ cho nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là liệu doanh nghiệp (DN) Việt Nam có tận dụng được cơ hội này? Gia công sáng suốt và chọn lọc Biệt danh “công xưởng của thế giới” gắn liền với hình ảnh công nhân giá rẻ, lấy công làm lời, không tranh giành “tên tuổi” với các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Trung Quốc đã làm rất tốt vai trò này để chuyển mình thành người khổng lồ trên bàn cờ kinh tế thế giới. Nhật và Hàn Quốc trước đó cũng đi lên từ bước đệm làm gia công cho nước ngoài, đến nay thì cả thế giời đều ngưỡng mộ những thương hiệu nổi tiếng của họ. Nhưng tình hình bây giờ đã khác, căng thẳng Mỹ - Trung và đại dịch COVID-19 đã khiến hàng ngàn nhà máy đang làm gia công cho Mỹ và các nước đồng minh có thể sẽ rút khỏi Trung Quốc, để lại ít nhiều khó khăn cho nền kinh tế nước này. Thế trận “công xưởng của thế giới” chưa bao giờ bị lung lay như hiện nay, trong tương lai sẽ không có một công xưởng nào trên thế giới an toàn. Thực tế này cho thấy cả người mua lẫn người bán trong chuỗi cung ứng toàn cầu đều không hài lòng vì phải dựa quá nhiều vào nhau, không thể tự chủ giải quyết khủng hoảng. Chuỗi cung ứng toàn cầu không biến mất ngay được, nhưng nó đã trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Và một khi Mỹ và các nước đồng minh di dời cơ ngơi của họ ra khỏi Trung Quốc được thì không có lý do gì họ không di dời ra khỏi các nước khác nếu cuộc “hôn nhân” giữa họ cơm không lành, canh không ngọt”. Muốn tận dụng cơ hội này để phát triển bền vững, Việt Nam cần đón bắt làn sóng dịch chuyển sản xuất và đầu tư của thế giới một cách sáng suốt và chọn lọc. Liều và lượng hài hòa Có thể chúng ta không muốn gắn mác “công xưởng của thế giới” nhưng lại cần những công xưởng gia công mới để giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết, trong đó có Doanh nhân Lý Quí Trung Điềukiệnđểtrởthành “côngxưởngcủathếgiới”
  • 23. 23 tieâuñieåm nhân công giá rẻ của công xưởng để làm nên thương hiệu, làm chủ chuỗi cung ứng. Kinh tế Việt Nam đang có cơ hội đón vốn đầu tư nước ngoài đợt này cần cả hai mặt trận gia công, gia công lao động tay chân và gia công lao động có trình độ khoa học, tay nghề cao sẵn sàng đón nhận những chuyển giao trí tuệ, để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn sau này. Chúng ta đừng để các nhà máy sản xuất gia công thuần túy tập trung vào Việt Nam quá nhiều trong khi gia công chất xám lại đổ vào các nước khác. Do đó, Chính phủ và DN Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề này khi ngồi vào bàn thương thảo, đàm phán với các đối tác quốc tế. Dĩ nhiên để trở thành một đối tác có thể nhận gia công khâu R&D hay các khâu khác liên quan nhiều đến chất xám thì đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa học của Việt Nam cần có sự chuẩn bị mang tính chiến lược. Vai trò và tầm hoạt động của các trường đại học, các viện nghiên cứu, do đó, cũng phải được đặt lên đúng vị trí của nó mới có đủ sự đầu tư cả về cơ sở hạ tầng đến con người và các quy chế liên quan. Đây là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng vô cùng xứng đáng nếu kinh tế nước nhà muốn thay da đổi thịt một cách bền vững. Không có chất xám thì không có tự chủ, không có thương hiệu, không có tiếng nói với bên ngoài thì mãi mãi là người bị lệ thuộc. Luật chơi trong bàn cờ kinh tế toàn cầu là vậy. Liệu chúng ta có nhìn luật để “chơi” theo cách có lợi nhất cho mình? nguồn lợi doanh số khổng lồ và việc làm cho lực lượng nhân công trẻ dồi dào. Vấn đề ở chỗ là liều lượng và chất lượng sao cho hài hòa, phân biệt rõ ràng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Lấy ngành dược phẩm của Mỹ làm ví dụ. Về chất lượng và tầm nhìn ngắn hạn hay dài hạn trong gia công, người Mỹ gia công sản xuất thuốc thành phẩm tại các nhà máy ở nước ngoài là gia công giá rẻ, không cần nhiều chất xám; khi họ gia công khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm R&D ở nước ngoài cũng vậy, giá rẻ hơn ở Mỹ nhưng lại phát triển được nhiều chất xám. R&D chính là khâu Việt Nam rất cần, tuy nó có thể không tạo ra nhiều lợi nhuận bằng việc sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, nhưng R&D giúp đội ngũ các nhà khoa học được đào tạo và phát triển. Đây chính là lực lượng giúp các DN Việt Nam vươn mình bước ra khỏi cái bóng “Không có chất xám thì không có tự chủ, không có thương hiệu, không có tiếng nói với bên ngoài thì mãi mãi là người bị lệ thuộc”.
  • 24. 24 ñoáithoaïi Covid-19 gây thiệt hại lớn cho tất cả các ngành kinh tế. Chế biến gỗ cũng không ngoại lệ. Theo kết quả Báo cáo Một số kết quả ban đầu về ảnh hưởng đại dịch Covid-19 tới ngành gỗ do VIFOREST, HAWA, BIFA, FPA Bình Định và Forest Trends thống kê từ nguồn số liệu tham vấn nhanh các doanh nghiệp (DN), thực hiện vào cuối tháng 3/2020, mức thiệt hại ban đầu mà DN phải chịu lên đến hơn 3.000 ngàn tỷ đồng. Trong bức tranh khó khăn chung, vẫn có những DN duy trì được sản xuất nhờ chủ động lẫn linh động. Ván sàn Sao Nam là một ví dụ. * Covid-19 được xem là rào cản lớn, khiến tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam có thể không còn giữ được mức tăng trưởng 2 con số như nhiều năm qua. Bà đánh giá thế nào về sự phát triển của ngành trong năm 2020? - Khác với những biến động thị trường, DN có quan sát tốt vẫn có thể tiên liệu được tương lai, dịch bệnh, thiên tai là câu chuyện ngoài dự đoán. Đại dịch Covid-19 là một bất ngờ lớn bởi diễn biến của nó quá nhanh. Trước Tết Nguyên Đán, mọi người còn vững tin 2020 sẽ là năm bản lề cho phát triển nên không lường trước được những thay đổi của thế giới. Dẫu có ảnh hưởng nhưng ngành chế biến gỗ Việt Nam vẫn chưa phải là ngành chịu thiệt hại nhiều. * Sao Nam có tổn thất nào từ đại dịch lần này? - Sao Nam may mắn duy trì hoạt động sản xuất, không bị sụt giảm hay mất đơn hàng vì Covid-19. Chúng tôi luôn theo dõi tình hình quốc tế nên ngay từ lúc đầu bùng phát dịch, ban giám đốc đã lên kế hoạch phòng Quý Yên thực hiện Ảnh: Quý HÒA Mạnhmẽhơnchínhmình Bà Đỗ Thị Kim Loan - Tổng giám đốc Công ty ván sàn Sao Nam:
  • 25. 25 ñoáithoaïi chống bằng cách khám sức khỏe, chụp hình phổi và xét nghiệm… đây là hoạt động nằm trong gói khám định kỳ đầu năm cho người lao động, nhưng nay triển khai đúng thời điểm, giúp chúng tôi an tâm hơn trong việc vận hành, duy trì sản xuất. Cho đến nay, nhà máy Sao Nam vẫn hoạt động bình thường và tăng ca. Việc không mất đơn hàng, một phần do các đối tác của chúng tôi vẫn hoạt động ổn định, nhưng trên hết, là nhờ chúng tôi luôn thực hiện các kế hoạch dài hơi. Cụ thể, hàng năm Sao Nam đều chủ động tham dự các triển lãm chuyên ngành ván sàn ở hai thị trường quan trọng là Đức và Mỹ. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã bùng phát từ năm 2019, các DN Mỹ đã triển khai tăng sản lượng với nhà máy ở các quốc gia khác từ đầu năm 2020. Kết nối chặt chẽ với khách hàng giúp Sao Nam có được những thông tin thị trường tốt, kịp thời thích ứng với những thay đổi. Hiện, chúng tôi vẫn theo sát tình hình sức khỏe của người lao động hàng ngày để đảm bảo việc sản xuất. Đây là thời điểm Sao Nam xác định, mình phải làm việc An toàn và Thần tốc, tránh tình trạng bị từ chối nhận hàng. “Thị trường nội địa không chỉ là nơi giải tỏa khó khăn khi xuất khẩu ùn tắc mà thực sự rất tiềm năng, nếu DN nghiêm túc khai thác” * Các chuyên gia dự đoán, quý III, quý IV kinh tế có thể khởi động lại, đơn hàng cũng sẽ nhiều hơn. Dự đoán này có quá lạc quan, thưa bà? - Cho tới thời điển hiện tại, đơn hàng ở Sao Nam kéo dài sản xuất tới cuối tháng 8. Thời gian vừa rồi, khi dịch bệnh có phần suy giảm thì chúng tôi đã đón thêm khách hàng ở thị trường Úc. Họ đặt cọc trước, chuẩn bị cho việc mua hàng thời gian tới. Tôi nghĩ, đây cũng là tín hiệu cho việc tái khởi động lại chuỗi cung ứng toàn cầu.
  • 26. 26 ñoáithoaïi * Hậu Covid-19, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ thay đổi, trong đó có làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam? - Sao Nam được thị trường quốc tế đón nhận vì cung cấp hàng hóa uy tín, chất lượng. Với các DN xuất khẩu sản phẩm gỗ, hiện chứng nhận “Made in Vietnam” rất có giá trị, gắn liền với sản phẩm chất lượng, giá tốt, minh bạch trong nguồn gốc nguyên liệu, thân thiện môi trường. Khi thị trường thế giới đã đánh giá tốt như thế thì việc chúng ta đón chân các nhà đầu tư nước ngoài trong làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc để tránh bị phụ thuộc vào một nguồn cung là điều dễ hiểu. Tôi nghĩ, việc chuyển dịch sang Việt Nam, nếu có, thì cũng là bài học để DN trong nước chuyên nghiệp hơn, tổ chức bộ máy “thiện chiến” hơn và tuân thủ triệt để hơn các quy định về nguồn gốc xuất xứ. Có vậy mới nâng tầm giá trị hàng hóa và giá trị của DN. Việc DN nước ngoài có xu hướng tìm đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, là một lợi thế cho quốc gia. Các DN có nhiều cơ hội hơn nhưng đồng thời cũng sẽ cạnh tranh hơn. Vì vậy, không gì bằng củng cố thực lực trên mọi phương diện, làm mới DN bằng cách đầu tư cơ sơ hạ tầng, chăm lo an toàn sức khỏe cho người sản xuất. Nếu chúng ta đã đứng vững trên dòng sản phẩm chất lượng xanh sạch và đẹp bền, sẽ không phải lo ngại về sự cạnh tranh! * Năm 2020, song song với xuất khẩu, Sao Nam có lấn sân sang thị trường trong nước. Kết quả có khả quan? - Chúng tôi không gặp khó khăn khi thâm nhập thị trường trong nước nhờ có sự chuẩn bị nghiêm túc, nghiên cứu thị trường cẩn thận để có thể đưa ra những sản phẩm đa dạng cùng chất lượng ổn định. Chúng tôi cũng kết hợp với các nhà thiết kế để tiếp cận người dùng nên khá thuận lợi. Nhiều ý kiến cho rằng, khi thị trường quốc tế đóng băng như hiện nay, thị trường nội địa có thể là con đường mới cho các DN chế biến gỗ. Tôi rất đồng tình với ý kiến này nhưng nhìn xa hơn, thị trường nội địa không chỉ là nơi giải tỏa khó khăn khi xuất khẩu ùn tắc mà thực sự rất tiềm năng, nếu DN nghiêm túc khai thác. Tôi nghĩ, người dùng lẫn DN đều có lợi. Khách hàng Việt Nam xứng đáng được thụ hưởng các sản phẩm chất lượng do chính bàn tay khéo léo của người Việt tạo ra. * Về lâu dài, dịch rồi cũng sẽ hết, kinh tế sẽ trở lại bình thường. Lúc đó, Việt Nam vẫn là điểm đến của chế biến gỗ. Theo bà, thế mạnh lớn nhất của ngành chế biến gỗ Việt Nam là gì? - Chúng ta có con người, có nguyên liệu, có nền sản xuất chất lượng và trình độ sản xuất nội thất không thua bất kỳ quốc gia nào. Cái thiếu của DN Việt Nam là chưa nghiên cứu để đưa ra những dòng sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng mà chỉ đơn thuần là khách hàng cần gì, chúng ta đáp ứng cái đó. Xu hướng tiêu dùng ngày nay đã khác, khách hàng cần những sản phẩm chất lượng, kèm với chỉ tiêu an toàn sức khỏe. Cho nên, những dòng hàng hàng giá rẻ, đại trà nhưng bị nghi ngờ kém chất lượng chắc chắn sẽ không được đón nhận. Dù ở bất cứ thị trường nào, DN cũng chỉ đứng vững khi có sản phẩm chất lượng ngang tầm với giá trị người tiêu dùng bỏ tiền ra mua. Khi DN có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra, hướng đến việc mang lại giá trị tốt hơn cho cuộc sống, tôi tin người dùng sẽ không bao giờ quay lưng. * Sao Nam đang có những chuẩn bị gì cho thời gian sắp tới? - Sao Nam vừa đầu tư thêm chuyền sản xuất sản phẩm mới có giá trị 1,5 triệu USD. Đây là là kế hoạch đã xây dựng từ trước, cho sự phát triển của năm 2020. Đại dịch lần này càng khiến chúng tôi nỗ lực đầu tư hơn nữa. Bởi chiến đấu với trận đại dịch, chúng ta cần mạnh mẽ hơn chính mình. * Xin cảm ơn bà về những trao đổi này! “Dù ở bất cứ thị trường nào, DN cũng chỉ đứng vững khi có sản phẩm chất lượng ngang tầm với giá trị người tiêu dùng bỏ tiền ra mua”
  • 27.
  • 28. 28 ñoáithoaïi Ngành gỗ có khối tài sản khổng lồ và quý giá, nếu không có chính sách bảo vệ đặc biệt, hậu Covid-19, việc phục hồi sẽ khó mà tăng tốc. T rong 3 tháng đầu năm 2020, theo thống kê của VCCI, cả nước có gần 35.000 doanh nghiệp (DN) rút lui khỏi thị trường, một con số được xem là kỷ lục. Lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, số lượng DN rút lui khỏi thị trường lớn hơn số DN đăng ký thành lập mới. Người lao động chịu thiệt thòi Theo một kết quả khảo sát nhanh của VCCI, tác động của đại dịch đối với hoạt động sản xuất kinh doanh rất nghiêm trọng, gần 85% DN bị thu hẹp thị trường, gần 60% bị thiếu vốn và đứt dòng tiền kinh doanh. Trong Covid-19, có 40% DN thiếu nguyên liệu và 43% phải thu hẹp quy mô lao động do thiếu việc làm. Cũng theo VCCI, nếu tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, chỉ 50% DN được khảo sát cho biết họ có thể duy trì hoạt động được nửa năm. Tương ứng với ảnh hưởng khủng khiếp này là trên 75% DN sẽ phải thu hẹp quy mô lao động, trong đó có gần 10% giảm quy mô lao động tới 50% so với hiện nay. Hệ lụy của xu hướng này sẽ là hàng triệu lao động có nguy cơ mất việc làm trong những tháng tới đây. Rất may, Chính phủ Việt Nam rất quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch, kịp thời triển khai những hành động cụ thể để cuối tháng 5/2020, dịch bệnh không còn là bóng ma đáng sợ phủ trùm lên nền kinh tế. Tuy nhiên, là một quốc gia sản xuất, kinh tế Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng bởi việc thiếu vắng đơn hàng, xuất phát từ việc các thị trường chính như Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn… đóng cửa các hoạt động giao thương. Bài toán duy trì hoạt động cho DN, đảm bảo việc làm cho nhân lực trở thành thách thức. Rất nhiều DN, ngoài việc sắp xếp tinh giản bộ máy để có hiệu suất tốt nhất thì đã phải tạm thời cho nhân viên nghỉ việc để hạn chế thiệt hại. Đây tất nhiên là giải pháp chẳng đặng đừng, DN buộc phải chọn lựa vì không còn giải pháp nào tốt hơn. Ở Singapore, cũng với tình cảnh tương tự, DN chịu 1/3 chi phí nhân công khi không có việc làm, 2/3 còn lại, nhà nước hỗ trợ toàn bộ. Sao cho thu nhập của người lao động được đảm bảo, bài toán dân sinh được duy trì ổn định. Đối chiếu với ví dụ này để thấy, trong ảnh hưởng của Covid-19, người lao động Việt Nam đã chịu thiệt thòi hơn các quốc gia khác. Chuyên gia kinh tế Phạm Phú Ngọc Trai Bảovệ“vàngròng” củangànhchếbiếngỗ
  • 29. 29 ñoáithoaïi Hậu Covid-19, chuỗi giá trị và hành vi tiêu dùng thế giới đều thay đổi. Tác động của dịch bệnh lần này là lời nhắc nhở lớn về sự luân hồi. Người dân cả thế giới đều ý thức hơn về công tác bảo vệ môi trường. Hành vi tiêu dùng sẽ thay đổi, người dùng quan tâm hơn đến sức khoẻ và thân thiện với môi trường. Rác thải nhựa, những vật liệu kém thân thiện, lâu phân hủy… sẽ bị đào thải mạnh mẽ hơn nữa. Ngành gỗ, với thông điệp bảo vệ tự nhiên, bảo vệ màu xanh cho trái đất, chắc chắn sẽ được đón nhận tích cực. Những công trình làm từ gỗ sẽ nhiều hơn; nội, ngoại thất gỗ sẽ được trân trọng hơn… Vậy thì, việc của DN cần làm lúc này là chuẩn bị khả năng để khai thác hết tiềm năng của ngành chế biến gỗ. Trong đó, nhiệm vụ tối quan trọng là tuân thủ các quy định về nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu hợp pháp. Vẫn biết, thiệt hại ban đầu mà DN chế biến gỗ Việt Nam phải chịu lên đến hơn 3.000 nghìn tỷ đồng trong hai quý đầu năm 2020. Covid-19 sẽ còn ảnh hưởng, sẽ khiến ngành giảm tăng trưởng so với thời gian trước nhưng tôi tin rằng, tỉ trọng so với các ngành khác vẫn đạt vị thế cạnh tranh. Điều cần thiết nhất lúc này là DN phải cân đối được các giá trị ngắn và lâu dài. Nuôi dưỡng khối tài sản quan trọng nhất, là nhân lực, trong giai đoạn này, dẫu có nhiều thách thức nhưng sẽ giúp DN vững vàng hơn trong ngày trở lại. Chuẩn bị cho hậu Covid-19 Với dân số hơn 96 triệu người, Việt Nam đang sở hữu cơ cấu dân số vàng với khoảng 58% trong độ tuổi lao động. Đây là nguồn tài nguyên không phải quốc gia nào cũng có. Riêng ngành chế biến gỗ, lợi thế này đã phát huy được giá trị. Hơn 500 ngàn lao động được đào tạo và sắp xếp để phát triển đang đóng góp rất lớn cho việc tăng trưởng đều đặn của ngành trong suốt hơn một thập kỷ qua. Vì vậy, DN ngành gỗ nói riêng và tất cả các ngành nói chung, lúc này không nên xem việc duy trì nhân lực là chi phí tổn hao mà phải nhìn đó là việc bảo vệ tài sản DN. Không chỉ là trả lương, nhân lực lúc này còn rất cần được chăm sóc bởi họ là thành phần dễ tổn thương nhất khi nền kinh tế bị ảnh hưởng. Chăm sóc con người là vấn đề mấu chốt nhất của công tác chuẩn bị cho việc tái phục hồi hậu Covid-19. DN cần phải đồng hành và bảo vệ người lao động của mình. Bởi suy cho cùng, sự phát triển bền vững nào cũng xây dựng trên nguồn nhân lực, lợi thế cạnh tranh lớn của một quốc gia. Thực tế, Covid-19 đã khiến các khu công nghiệp vắng bóng công nhân rất nhiều. Việc quy tụ trở lại như trước cũng rất khó. Với tất cả những lợi thế hiện tại, thêm làn sóng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc, hậu Covid-19, Việt Nam vẫn là nơi có nhiều cơ hội. Vì vậy, sẽ có những đơn hàng ngay sau đại dịch, DN nào chậm, sẽ mất cơ hội. Bảo vệ nhân lực ngay lúc này là cách chúng ta thể hiện sự sẵn sàng, đảm bảo cho việc trở lại nhanh chóng nhất. “Chăm sóc con người là vấn đề mấu chốt nhất của công tác chuẩn bị cho việc tái phục hồi hậu Covid-19”
  • 30. 30 hoaïtñoänghoäi Trong những ngày cùng cả nước chung tay chống dịch, HAWA đã năng động tổ chức nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành. Vai trò của hiệp hội đã được phát huy cao và kịp thời vào lúc cần kíp nhất. Đ ại dịch COVID-19 bùng phát, hưởng ứng lời kêu gọi cả nước huy động mọi nguồn lực xã hội chung tay phòng chống dịch, HAWA đã nhanh chóng thành lập Quỹ Đồng lòng kêu gọi sự đóng góp từ các doanh nghiệp (DN) hội viên dành sự ủng hộ cho các cơ quan, đơn vị, lực lượng y tế đang căng mình chống dịch. Ý nghĩa nhân văn của Quỹ Đồng lòng đã lan tỏa nhanh chóng trong các DN hội viên và chỉ sau một thời gian phát động, Quỹ đã nhận được tổng cộng hơn 913 triệu đồng. Ấm áp quỹ đồng lòng Thông qua Ủy ban MTTQVN TP.HCM, Quỹ Đồng lòng đã “phát pháo” đầu tiên khi trao tặng cho khu cách ly tại KTX Đại học Quốc gia TP.HCM các vật dụng cần thiết như: quạt máy, nước rửa tay, nhu yếu phẩm… trị giá 92.920.000 đồng. Tiếp đó, Quỹ Đồng lòng của HAWA tiếp tục thông qua Ủy ban MTTQVN TP.HCM trao tặng số tiền 200 triệu đồng ủng hộ các y - bác sĩ, chiến sĩ và tình nguyện viên đang làm việc tại khu cách ly Bệnh viện Cần Giờ (TP.HCM). Tận tay trao số tiền ủng hộ, ông Bùi Hữu Thêm - Phó tổng thư ký HAWA chia sẻ: “Cả xã hội hiểu rõ những vất vả của các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự hy sinh để mang lại an toàn cho cộng đồng. Quỹ Đồng lòng của HAWA tạo hiệu ứng tốt trong đội ngũ DN ngành gỗ bởi chính mong muốn đóng góp và chia sẻ với sự hy sinh đó. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, những tấm lòng đóng góp đã gửi về kịp thời để chuyển đến những nơi cần hỗ trợ”. Tiếp nhận những tấm lòng từ Quỹ Đồng lòng, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM Trần Ngọc Phước cảm kích: “Ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ chịu tác động và thiệt hại lớn từ dịch bệnh, sản xuất đình đốn, thu hẹp nhân công. Nhưng trong hoàn cảnh đó, các DN trong ngành vẫn chung tay, đồng lòng cùng thành phố hỗ trợ công tác phòng chống dịch thông qua HAWA và Quỹ Đồng lòng. Đây là nguồn động viên to lớn với các y - bác sĩ, chiến sĩ và tình nguyện viên đang công tác tại các bệnh viện và khu cách ly. Ngành gỗ không chỉ đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng, tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, mà còn đi đầu về các hoạt động vì cộng đồng, nêu cao tinh thần tương thân tương ái”. LẠC LÂM Chungtaytrongđạidịch Đại diện Quỹ Đồng lòng của HAWA trao tặng 200 triệu đồng cho Ủy ban MTTQVN TP.HCM ủng hộ y - bác sĩ khu cách ly Cần Giờ
  • 31. 31 hoaïtñoänghoäi Vì tương lai ngành gỗ Những ngày căng thẳng vì dịch bệnh, trong khi nhiều DN phải giãn cách sản xuất, thì Văn phòng HAWA lại hoạt động hết công suất. HAWA đã có sáng kiến phối hợp cùng với các hội bạn như: BIFA, VIFOREST, DOWA, FPA Bình Định tổ chức khảo sát về ảnh hưởng của dịch bệnh với ngành. Những cuộc họp trực tuyến cũng được ban chấp hành liên tục kết nối với các đối tác tại châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật… để tìm hiểu diễn biến thị trường, tổng hợp dữ liệu, dự báo và thông tin đến DN hội viên thời điểm phục hồi thị trường, dự đoán hành vi và xu hướng tiêu dùng mới. Những kết quả khảo sát đã góp phần truyền tải và tham vấn đến các bộ, ngành trung ương để đề ra kế hoạch hỗ trợ ngành. Cụ thể, Bộ Tài chính đã tiếp thu và đưa phân ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre nứa vào dự thảo Nghị định trình Chính phủ. Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất nâng gói tài khóa hỗ trợ các DN, bao gồm DN ngành gỗ lên gần 180.000 tỷ đồng, gấp 6 lần số tiền dự tính ban đầu. Ngày 8/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ký Nghị định số 41/NĐ- CP về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất trong đó có ngành gỗ. Song song đó, HAWA cũng xây dựng bộ công cụ kiểm tra chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 đến các DN hội viên. Thông qua kết quả khảo sát, HAWA có thể nắm bắt và cùng các hiệp hội bạn đề ra phương hướng, đề xuất đến các cơ quan quản lý nhằm hỗ trợ DN trong ngành ổn định sản xuất, phục hồi và phát triển sau dịch. Từ hiệu quả của ý tưởng này, VCCI, Dự án SCORE quyết định đồng hành trao tặng các DN đang gặp nhiều khó khăn khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn với tổng trị giá 10.000 USD nhằm hỗ trợ giảm thiểu rủi ro lây nhiễm COVID-19. Quỹ Đồng lòng của HAWA cũng gửi tặng các phần quà và 85 triệu đồng đến các công nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Công ty Kiến Phúc, Công ty Hố Nai 2, Tam Long (Đồng Nai) và HHL Décor, Công ty Minh Thành Furniture, SADACO Thủ Đức, Cổ Kim Mỹ Nghệ và Thiên Thương, Việt S, Lâm Việt... Tại Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn, Quỹ Đồng lòng đã trao tặng 1.000 bộ đồ bảo hộ y tế và 50 triệu đồng hỗ trợ các y - bác sĩ, điều dưỡng đang làm công tác điều trị và phòng chống dịch bệnh. Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn được UBND TP.HCM giao nhiệm vụ quản lý 2 khu cách ly. Trong đó, khu cách ly của huyện có sức chứa 1.200 giường và khu cách ly tại Trường Quân sự QK7 có sức chứa 300 giường. Quỹ Đồng lòng cũng đến thăm và trao tặng 1.000 bộ đồ bảo hộ y tế và 100 triệu đồng đến Trường Quân sự TP.HCM tại Củ Chi. Ngay từ khi dịch bệnh khởi phát, thành phố đã sớm thành lập ngay Bệnh viện dã chiến Củ Chi làm nơi cách ly và điều trị các bệnh nhân dương tính. Có gần 200 y - bác sĩ, điều dưỡng, chiến sĩ tham gia công tác thường xuyên. Quỹ Đồng lòng cũng đến Trung tâm Y tế quận 3, quận 4, quận 5, quận 8 trao tặng 700 bộ đồ bảo hộ cho các y - bác sĩ, điều dưỡng đang phục vụ tại đây. Đại diện HAWA, VCCI và Dự án SCORE tặng quà cho Công ty Tam Long Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký HAWA chia sẻ: “Chịu ảnh hưởng chung từ COVID-19, nhiều DN ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ bị thiệt hại lớn khi các đối tác hủy đơn hàng. Tuy nhiên, trong khó khăn, các DN vẫn không quên trách nhiệm cùng cộng đồng chung tay chống dịch. Chăm lo, ủng hộ và động viên đội ngũ y bác sĩ, chiến sĩ tại các khu điều trị và cách ly, cũng chính là chăm lo cho chính mình, bởi họ chính là những cá nhân tiên phong gìn giữ sự an toàn, phòng chống dịch lây lan trong cộng đồng. HAWA và Quỹ Đồng lòng sẽ tiếp tục đem tấm lòng của các DN đến với đông đảo y - bác sĩ, chiến sĩ tại các đơn vị khác trong thời gian tới”. Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký HAWA trao hỗ trợ cho công nhân Công ty Kiến Phúc (Đồng Nai)
  • 32. 32 hoaïtñoänghoäi Kịch bản tăng trưởng nào cho năm 2020? Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy lũy kế 4 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 3,5 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,3 tỷ USD, tăng 5%. Như vậy, mức tăng trưởng xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm là phù hợp với thực tế khi các đơn hàng luôn được ký kết ở thời điểm cuối năm trước và đầu năm nay. Trước tình hình này, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trong thời gian qua nhằm phục hồi sản xuất sau dịch. Tuy nhiên, việc thực thi còn nhiều trở ngại. Đến nay, theo báo cáo của các hiệp hội và khảo sát nhanh tại 30 DN lớn, 100% các DN đã trực tiếp được các ngân hàng hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách của Thông tư số 01. Tuy nhiên, một số ngân hàng hạ lãi suất vay cả VND và USD nhưng có nơi lại chỉ hạ lãi vay VND. Trong khi đó DN ngành gỗ thường vay cả VND lẫn USD. Một số ngân hàng chỉ áp dụng giữ nguyên nhóm nợ, nhưng vẫn hạ điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại dẫn đến các DN không được hạ lãi suất... Nhiều DN ngành gỗ chưa tiếp cận được gói chính sách về tín dụng (giảm lãi suất từ 0,5 - 2,5%), do ngân hàng ngại nợ xấu, đưa ra nhiều quy định, điều kiện chặt chẽ đòi hỏi DN phải có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, vay và trả nợ đúng hạn nên cần nhiều thời gian thẩm định. Nghị định số 41 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất tạo hiệu ứng tốt nhưng theo các DN hiệu quả lại không cao do chi phí thuê đất chiếm phần nhỏ trong cơ cấu vốn. Mặt khác, việc trả tiền thuê đất thường được thực hiện từ đầu năm hoặc cho giai đoạn 3-5 năm. Hay như việc gia hạn thời hạn nộp thuế VAT không có nhiều tác động đối với các DN xuất khẩu vì sẽ được hoàn thuế khi xuất khẩu hàng, các loại thuế VAT đầu vào đều đã chi trả khi mua nguyên vật liệu sản xuất. Gượngdậysau“bạobệnh” Ngành gỗ cần cuộc “đại phẫu” và định hướng giải pháp cho giai đoạn sắp tới để duy trì mức tăng trưởng là nội dung được mổ xẻ tại “Hội nghị bàn giải pháp khôi phục chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản sau dịch COVID-19” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trung tuần tháng 5/2020. Khoa Tư Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU vẫn đạt tăng trưởng cao do thời điểm cuối 2019 đầu 2020 chưa chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID-19. Riêng thị trường Trung Quốc, tuy có bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn cao do một số mặt hàng xuất khẩu chính là dăm mảnh và viên nén có nhu cầu lớn trong sản xuất giấy, phát điện và được vận chuyển từ đường biển ít bị ảnh hưởng nên có mức tăng trưởng rất cao, đạt trên 30% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, sang đến tháng 4, dịch bệnh bùng phát mạnh tại các thị trường chính của ngành gỗ là Hoa Kỳ, EU, Úc, Canada. Chính phủ các nước này ra lệnh phong tỏa, hạn chế các hoạt động không thiết yếu, ngừng nhập hàng hóa… nên giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm hơn 20% so với tháng 3. Sau tạm nghỉ vì dịch bệnh, công nhân Công ty TNHH Hố Nai 2 trở lại làm việc từ đầu tháng 5/2020
  • 33. 33 hoaïtñoänghoäi lớn ở Hoa Kỳ, châu Âu, Australia, Nhật Bản... đang tìm nguồn cung thay thế sẽ là cơ hội cho DN Việt. Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch VIFOREST nhận định, ngành cần xây dựng lại chiến lược phát triển sản phẩm đồ gỗ gia dụng. Nhiều DN đã chuyển hướng này và “làm không kịp đơn hàng”. Chuyển dịch sản xuất đang diễn ra mạnh nhưng cơ quan quản lý cần kiểm soát tốt để tránh nhập khẩu công nghệ cũ. Ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm Nghiệp cho rằng: “FDI đang nhiều nhưng cần rà soát, không khuyến khích tiếp nhận và cấp phép các dự án quy mô nhỏ, công nghệ lạc lậu. Tập trung phát triển các dự án chế biến sâu, quy mô lớn, sức cạnh tranh cao, thân thiện môi trường, đầu tư vào các dòng sản phẩm đang có lợi thế nhằm đi sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì mới xây dựng thương hiệu ngành gỗ Việt Nam”. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trước những khó khăn do dịch COVID-19, Bộ đang cùng các bộ, ngành khác thiết lập 4 nhóm giải pháp liên quan tập trung giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho 4.600 DN, cơ sở sản xuất đồ gỗ. Bộ NN&PTNT đề xuất với Chính phủ, các Bộ Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, UBND các tỉnh thành về chính sách tín dụng, vay vốn ngân hàng, giãn, nợ thuế, chính sách về an sinh xã hội... để phục hồi sản xuất và xuất khẩu nhanh nhất. Bộ trưởng cũng đề nghị các hiệp hội và DN tập trung khai thác thật tốt các khe mở thị trường trong thời gian tới. “Thị trường nào, quốc gia nào khống chế dịch tốt thì chúng ta phải tập trung khai thác. Bên cạnh đó là khai thác tốt thị trường nội địa khi chuỗi cung bị gãy thời gian qua sẽ là thời điểm để DN nắm bắt, tái cấu trúc sản xuất và tiếp cận tiềm năng từ nội địa. Từ đó, các phương thức sản xuất, kinh doanh phải có thay đổi. DN nhìn nhận và xem xét lại chiến lược kinh doanh, phương thức quản trị lẫn cơ cấu sản phẩm, chiến lược lao động, marketing…”, ông Cường nhấn mạnh. Ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Công ty Woodsland, cho biết: “Chính sách hỗ trợ cho người lao động còn nhiều bất hợp lý, chỉ “giãn cách” nộp chứ không miễn, mà điều kiện được nộp chậm cũng khó như buộc DN giảm tổng tài sản 50% - như vậy chỉ có phá sản. Hay DN phải có 50% lao động mất việc làm mới được hỗ trợ bảo hiểm xã hội trong khi Chính phủ, các bộ ngành khuyến khích DN hỗ trợ người lao động ở lại, đi làm luân phiên. Như vậy, chính sách lại đi ngược lại với tinh thần chỉ đạo. Bên cạnh đó, người lao động đi làm 15-16 ngày/tháng nhưng DN cũng phải đóng toàn bộ bảo hiểm trong tháng. Điều này không những không hỗ trợ mà khiến DN còn khó khăn hơn”. Cơ hội và 4 nhóm giải pháp Theo Bộ NN&PTNT, ảnh hưởng của dịch bệnh là rõ ràng nhưng cơ hội cho ngành vẫn có. Một số sản phẩm đang có nhu cầu cao từ một số thị trường lớn như sản phẩm đồ nội thất phòng bếp, phòng tắm và bàn trang điểm. Thị phần của các mặt hàng này hiện đang chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm đồ gỗ toàn cầu và phần lớn nguồn cung từ Trung Quốc. Dịch bệnh và cạnh tranh thương mại đang khiến DN Trung Quốc hiện gặp khó khăn, các khách hàng “Chuyển dịch sản xuất đang diễn ra mạnh nhưng cơ quan quản lý cần kiểm soát tốt để tránh nhập khẩu công nghệ cũ”. Sản xuất ghế xuất khẩu tại Công ty Kiến Phúc (Đồng Nai) Công ty Minh Dương