SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  69
Télécharger pour lire hors ligne
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 1
Lời giới thiệu
Bắc Ninh - miền quê của những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu cho nền
văn hiến và truyền thống cách mạng Việt Nam. Tới bất cứ đâu trên mảnh đất này
- nơi từ nghìn xưa cho đến hôm nay, luôn luôn là phên dậu phía Bắc của kinh
thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, cũng đầy ắp những sự kiện lịch sử và
sống động truyền thống văn hóa Việt Nam, đậm đà bản sắc Kinh Bắc, được kết
tinh trong những di tích lịch sử văn hóa với số lượng phong phú vào bậc nhất so
với các địa phương trong nước, và đặc biệt được phô diễn rực rỡ trong các lễ
hội dân gian ở những làng quê nổi tiếng “địa linh, nhân kiệt”.
Bắc Ninh là xứ sở của hội hè, đình đám và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật
dân gian. “Xuân thu nhị kỳ” làng nào cũng vào hội, sự lệ đình đám, nhiều lễ hội
có quy mô lớn, với các hoạt động tâm linh và văn hóa nghệ thuật dân gian đặc
sắc, thu hút nhiều quý khách trong nước và nước ngoài.
Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê
hương, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, đồng thời
giới thiệu đến bạn đọc gần xa một số lễ hội tiêu biểu trên địa bàn tỉnh, Thư viện
tỉnh Bắc Ninh biên soạn và phát hành thư mục chuyên đề toàn văn: “Trảy hội
miền quan họ”.
Thư mục được sắp xếp theo trình tự thời gian và được chia làm 2 phần:
Phần I: Những văn bản chỉ đạo về công tác lễ hội.
Phần II: Một số lễ hội tiêu biểu.
Nguồn thông tin trong Thư mục được biên soạn lấy từ báo, tạp chí hiện có
trong Thư viện tỉnh.
Trong quá trình biên soạn Thư mục không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong
bạn đọc lượng thứ.
THƯ VIỆN TỈNH BẮC NINH
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 2
PHẦN 1:
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO VỀ LỄ HỘI
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 04/2011/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC
CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính
phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá côngcộng;
Căn cứ Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa;
Căn cứ Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Căn cứ Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội;
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang và lễ hội như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang và lễ hội được tổ chức trong phạm vi cả nước.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước
ngoài tham gia vào việc cưới, việc tang và lễ hội tại Việt Nam.
Điều 2. Những nguyên tắc trong tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội
Tổ chức, cá nhân khi tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội phải tuân thủ các nguyên tắc
sau:
1. Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không để xảy ra các hoạt động mê
tín dị đoan.
2. Không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để hoạt động nhằm chia rẽ đoàn kết
dân tộc, gây mất đoàn kết trong cộng đồng, dòng họ và gia đình.
3. Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự, an toàn công cộng.
4. Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 3
5. Không được sử dụng thời gian làm việc và phương tiện của cơ quan đi đám cưới, lễ
hội (trừ cơ quan làm nhiệm vụ); không sử dụng công quỹ của cơ quan làm quà mừng,
quà tặng trong đám cưới và viếng đám tang.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. Nếp sống văn minh trong việc cưới
Điều 3. Tổ chức việc cưới
Việc cưới phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp
luật về đăng ký và quản lý hộ tịch và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 4. Đăng ký kết hôn
1. Đôi nam nữ để trở thành vợ chồng phải đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai người theo quy định của pháp luật.
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức việc
đăng ký kết hôn theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Điều 5. Trao giấy chứng nhận kết hôn
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức trao giấy chứng nhận kết
hôn cho đôi nam nữ đã hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, thể hiện sự thừa nhận kết
hôn hợp pháp của Nhà nước và pháp luật.
Điều 6. Tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới
1. Việc tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới phải thực hiện các quy định
sau:
a) Đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập
quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn
cảnh của hai gia đình;
b) Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập quán;
không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật;
c) Địa điểm cưới do hai gia đình lựa chọn; thời gian tổ chức tiệc cưới không làm ảnh
hưởng đến thời gian lao động của Nhà nước; chỉ mời khách dự tiệc cưới trong phạm vi
gia đình, họ tộc thân thích, bạn bè và đồng nghiệp thân thiết;
d) Tổ chức tiệc cưới phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, lãng phí;
đ) Trang trí lễ cưới cần giản dị, không rườm rà, phô trương; trang phục cô dâu, chú rể
đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc;
e) Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt
quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam
ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm
1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ);
không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm.
2. Khuyến khích thực hiện các hoạt động sau trong tổ chức việc cưới:
a) Dùng hình thức báo hỷ thay cho giấy mời dự lễ cưới, tiệc cưới;
b) Hạn chế tổ chức tiệc cưới linh đình, chỉ tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt trong lễ cưới;
c) Không sử dụng thuốc lá trong đám cưới;
d) Cơ quan, tổ chức, đoàn thể đứng ra tổ chức lễ cưới;
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 4
đ) Cô dâu, chú rể và gia đình đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, di
tích lịch sử - văn hoá; trồng cây lưu niệm tại địa phương trong ngày cưới;
e) Cô dâu, chú rể và gia đình mặc trang phục truyền thống hoặc trang phục của dân tộc
mình trong ngày cưới.
Mục 2. Nếp sống văn minh trong việc tang
Điều 7. Tổ chức việc tang
Việc tang phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch,
pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về y tế và các quy định pháp luật khác có
liên quan.
Điều 8. Khai tử
Khi có người qua đời, gia đình hoặc thân nhân phải làm thủ tục khai tử trước khi tổ
chức lễ tang theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức lễ tang
1. Lễ tang do gia đình người qua đời quyết định tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công
cộng.
2. Trong trường hợp lễ tang do Ban lễ tang tổ chức, Ban lễ tang có trách nhiệm phối
hợp với gia đình người qua đời thống nhất quyết định những vấn đề liên quan đến việc
tổ chức tang lễ.
3. Nếu người qua đời không có gia đình hoặc thân nhân đứng ra tổ chức lễ tang thì Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể quần chúng chịu trách
nhiệm tổ chức khâm liệm và mai táng chu đáo theo phong tục truyền thống.
Điều 10. Tổ chức lễ tang
1. Lễ tang được tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công cộng phải thực hiện các quy
định sau:
a) Lễ tang phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán,
truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình người qua đời;
b) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tổ chức lễ tang chu đáo; vận động gia đình có người từ trần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu,
các hành vi mê tín dị đoan trong lễ tang;
c) Việc quàn ướp thi hài thực hiện theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5
năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
d) Việc mặc tang phục và treo cờ tang trong lễ tang thực hiện theo truyền thống của địa
phương, dân tộc và tôn giáo; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang;
đ) Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không
vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt
Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12
năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công
nghệ).
Trường hợp người qua đời theo một tôn giáo hoặc là đồng bào dân tộc thiểu số, trong lễ
tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc của dân tộc thiểu số đó; không sử dụng
các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang;
e) Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang;
g) Người qua đời phải được chôn cất trong nghĩa trang; trường hợp chưa xây dựng
được nghĩa trang, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn
nhân dân tổ chức chôn cất phù hợp với quy hoạch quỹ đất của địa phương;
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 5
h) Việc tổ chức ăn uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ và
phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;
i) Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức;
nghiêm cấm lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công
dân trước pháp luật.
2. Lễ tang của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan,
chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân
dân), khi tổ chức, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thực
hiện các quy định tại Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2001 của
Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước khi từ trần.
3. Khuyến khích các hoạt động sau trong tổ chức việc tang:
a) Các nghi thức cúng ba ngày, bảy ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu, giỗ
hết, cải táng chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ;
b) Thực hiện hình thức hoả táng, điện táng, hung táng một lần vào khu vực nghĩa trang
đã được quy hoạch;
c) Việc chôn cất người qua đời thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 35/2008/NĐ-
CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về xây dựng, quản lý và sử
dụng nghĩa trang;
d) Xoá bỏ các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và
những nghi thức rườm rà khác;
đ) Không rắc vàng mã trên đường đưa tang.
Điều 11. Việc xây cất mộ
1. Việc xây cất mộ phải thực hiện các quy định của Bộ Xây dựng.
2. Khuyến khích các địa phương xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch, đảm bảo khoa
học, tiện lợi cho việc chôn cất, phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng, quản
lý và sử dụng nghĩa trang.
3. Khuyến khích việc xây dựng nghĩa trang thành công trình văn hoá tưởng niệm tại địa
phương.
Mục 3. Nếp sống văn minh trong lễ hội
Điều 12. Tổ chức lễ hội
1. Tổ chức, cá nhân, khi tổ chức hoặc tham gia lễ hội, phải thực hiện các quy định sau:
a) Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng, phù hợp với truyền thống văn hoá
dân tộc;
b) Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ
tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ
hội;
c) Thực hiện đúng nội quy, quy định của Ban tổ chức lễ hội;
d) Trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục;
đ) Không nói tục, xúc phạm tâm linh và ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của
lễ hội;
e) Bảo đảm trật tự, an ninh khi dự lễ hội; không đốt pháo, đốt và thả đèn trời;
g) Ứng xử có văn hoá trong hoạt động lễ hội;
h) Bỏ rác vào nơi quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường;
i) Không bán vé vào dự lễ hội;
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 6
k) Nếu tổ chức các trò chơi, trò diễn, biểu diễn nghệ thuật, hội chợ, trưng bày triển lãm
trong khu vực lễ hội thì được bán vé cho các hoạt động đó; giá vé thực hiện theo quy
định của pháp luật về tài chính;
l) Nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan như xem số, xem bói, gọi
hồn, cầu cơ, sấm truyền, yểm bùa, trừ tà, phù phép chữa bệnh;
m) Không đốt đồ mã trong khu vực lễ hội.
2. Khuyến khích các hoạt động sau trong tổ chức lễ hội:
a) Tổ chức giới thiệu ý nghĩa lịch sử của lễ hội, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam;
b) Tưởng nhớ công đức của ông cha, ghi nhận công lao của các bậc tiền bối trong lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc;
c) Tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi mới và các hoạt động văn hoá, thể thao có
nội dung bổ ích, lành mạnh, phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội;
d) Thắp hương theo quy định của Ban tổ chức lễ hội.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; các đơn vị thuộc lực lượng vũ
trang có trách nhiệm phổ biến và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng
01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội, Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998 của
Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ
hội, Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang
và lễ hội; Kết luận số 51-KL/TW ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Bộ Chính trị (khóa X)
về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị
(khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và Thông
tư này tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ và nhân dân.
2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông
chỉ đạo các cơ quan báo chí tổ chức tuyên truyền để tạo thành dư luận xã hội hỗ trợ tích
cực việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định
tại Thông tư này.
3. Các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đặc biệt chú trọng hướng dẫn xây dựng các
quy ước về việc cưới, việc tang và lễ hội phù hợp với phong tục, tập quán từng vùng,
từng dân tộc; tập trung chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm từ những cơ sở tốt nhân ra diện
rộng; gắn việc thực hiện quy ước về việc cưới, việc tang và lễ hội với xây dựng gia
đình văn hoá, làng văn hoá, cơ quan, xí nghiệp, trường học văn hoá trong phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
4. Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn thanh tra
chuyên ngành các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và phối hợp với các cơ quan liên
quan tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
5. Cục Văn hoá cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm theo dõi và
thường xuyên báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về kết quả thực hiện Thông tư
này; định kỳ giúp Bộ tổ chức tổng kết việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 7
quốc để rút kinh nghiệm, đề ra những biện pháp phù hợp cho công tác chỉ đạo trong
những năm tiếp theo.
6. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức
xã hội-nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các
đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân) phải gương
mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện nếp
sống văn minh quy định tại Thông tư này.
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2011 và thay thế
Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Bộ Văn hoá - Thông
tin hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị các đơn
vị phản ánh về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch Nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Các tổ chức đoàn thể TW;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, VHCS (400).
Bé tr-ëng
§· ký
Hoµng tuÊn anh
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 8
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
Số: 09/CT-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 25 tháng 11 năm 2009
CHỈ THỊ
của UBND tỉnh về tiếp tục thực hiện
nếp sống văn minh nơi công cộng, trong việc cưới, việc tang và lễ hội
Trong những năm qua, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang và lễ hội theo Chỉ thị số 27-CT /TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị
trên địa bàn toàn tỉnh đã được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo đạt được kết
quả quan trọng, có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao đời sống văn
hóa, gìn giữ và phát huy thuần phong mỹ tục của quê hương Bắc Ninh. Đa số
đám cưới được tổ chức gọn nhẹ, xóa bỏ các thủ tục rườm rà. Việc tang được tổ
chức chu đáo, tiết kiệm, nhiều hủ tục dần được xóa bỏ. Việc tổ chức lễ hội ở một
số địa phương được thực hiện văn minh, lành mạnh và tiết kiệm.
Tuy nhiên, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và
lễ hội ở một số địa phương chưa nghiêm túc, vẫn còn những đám cưới có biểu
hiện phô trương, hình thức, mời khách đông, kéo dài thời gian. Một số đám tang
để người quá cố trong nhà quá thời gian qui định, tổ chức ăn uống ngay sau khi
đưa tang, mời khách với diện rộng trong các ngày tuần, tiết. Hiện tượng hành
khất gây phản cảm ở một số lễ hội chưa được giải quyết triệt để, quản lý các dịch
vụ chưa chặt chẽ làm giảm ý nghĩa tích cực của các lễ hội. Việc tổ chức kỷ niệm
ngày thành lập, đón nhận danh hiệu, khai trương, động thổ, khánh thành công
trình ở một số địa phương, đơn vị còn phô trương, hình thức, lãng phí.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên là do nhận thức, trách nhiệm
của một số lãnh đạo cơ quan, địa phương, đơn vị về thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW
chưa đầy đủ; quản lý Nhà nước ở một số địa phương còn buông lỏng, hữu
khuynh, một số cán bộ ở các ngành, các cấp còn thiếu gương mẫu.
Để thực hiện nghiêm Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 và Chỉ thị
số 27-CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp
sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
tỉnh yêu cầu:
1. Các cơ quan, Ban, ngành, đoàn thể, các địa phương trên địa bàn toàn
tỉnh đưa nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ
hội trở thành tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá bình xét các danh hiệu thi đua hàng
năm. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sai phạm
trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội của cơ quan,
đơn vị mình.
Triển khai và thực hiện nghiêm túc Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg ngày
17/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm đốt và thả “đèn trời”;
Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Kế
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 9
hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá: Nghiêm cấm hút thuốc
lá ở các nơi công cộng và các nơi làm việc trong nhà kể từ ngày 01/1/2010.
Tuyên truyền thực hiện Thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của
Bộ Chính trị về tổ chức thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam”.
2. Cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành phải gương mẫu thực hiện các quy
định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đồng thời tuyên
truyền, đôn đốc, kiểm tra cán bộ dưới quyền cùng thực hiện. Cán bộ công chức,
viên chức trước khi cưới hoặc trước khi tổ chức cưới cho con phải báo cáo với
thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý về quy mô, thời gian. Trong việc tang,
khuyến khích việc sử dụng hoa viếng luân vòng; các địa phương chỉ đạo bảo
đảm việc xây mộ đúng quy định về quy mô, diện tích.
3. Việc tổ chức đón nhận các danh hiệu thi đua: Huân chương lao động,
Huân chương độc lập, danh hiệu anh hùng, khánh thành hoặc khai trương các
công trình, trụ sở; kỷ niệm ngày truyền thống của các ngành, các cấp (kể cả năm
tròn, năm chẵn)...cần tổ chức trong nội bộ với tinh thần trang trọng, tiết kiệm,
gọn nhẹ. Trước khi tổ chức phải xây dựng kế hoạch cụ thể và báo cáo cấp uỷ
Đảng hoặc UBND cùng cấp. Đại diện cơ quan, địa phương, đơn vị đến dự không
tặng hoa, quà dưới mọi hình thức, nếu thật cần thiết chỉ nên có hoa của đại diện
cấp uỷ, chính quyền. Nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị dùng ngân sách Nhà nước
để tiếp khách bằng bia ngoại, rượu ngoại.
4. Đề nghị cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp chỉ đạo
chặt chẽ các tổ chức thành viên và nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang, lễ hội đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, gọn nhẹ đúng các quy
định.
5. Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các phương tiện
thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phản ánh kịp thời những
gương điển hình, biểu dương các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt; phê phán những
đơn vị, cá nhân vi phạm về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang và lễ hội.
Giao thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” của tỉnh xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và tổng hợp tình hình
thực hiện, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh định kỳ hàng quý.
Chỉ thị này được phổ biến rộng rãi đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp;
các thôn, làng, khu phố để toàn dân giám sát và thực hiện./.
CHỦ TỊCH
Đã ký
Trần Văn Tuý
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 10
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
Số: 22/2011/NQ-HĐND17
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 19 tháng 7 năm 2011
NGHỊ QUYẾT
V/v Quy định một số điều về thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống,
đón nhận các danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;
Sau khi xem xét Tờ trình số 42/TTr-UBND ngày 08/7/2011 của UBND
tỉnh Bắc Ninh “Về việc ban hành Quy định một số điều về thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền
thống, đón nhận các danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, báo cáo thẩm
tra của Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến thảo luận của đại biểu,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này “Quy định một số điều về thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm
ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua” (Có quy định kèm theo).
Điều 2. UBND tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị
quyết này. Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện tại kỳ họp thường kỳ cuối năm
của HĐND tỉnh.
Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01/8/2011.
Nghị quyết được HĐND tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 2 thông qua ./.
Nơi nhận:
- VPQH, VPCP, Bộ TP, Bộ VH-TT-DL, Bộ TC (b/c);
- TT Tỉnh uỷ (b/c),
- TTHĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh, VKSND, TAND tỉnh;
- VP TU, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Các cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh;
- Các HU, Thị ủy, Thành ủy, ĐU trực thuộc TU;
- TTHĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các Ban, các đại biểu HĐND tỉnh;
- Công báo tỉnh, Báo BN, Đài PTTH, TTXVN tại BN;
- VP: + LĐVP;
+ Các phòng CM;
+ Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Nguyễn - Sỹ
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 11
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
Số: 101/2011/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 16 tháng 8 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
V/v Quy định một số điều về thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống,
đón nhận các danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003;
Căn cứ Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính
phủ về ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng;
Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND 17 của Hội đồng nhân dân tỉnh
khoá XVII, tại kỳ họp thứ 2, ngày 19 tháng 7 năm 2011;
Xét đề nghị của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định một số điều về thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày
truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1.8.2011. Các quy định trước
đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, Ban, ngành đoàn thể thuộc UBND tỉnh; Chủ
tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (b/c);
- TTTU, HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các PCTUBND tỉnh;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Các CQTW đóng trên địa bàn tỉnh (để thực hiện);
- Huyện uỷ, HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Báo BN, Đài PTTH, TTXVN tại BN (để tuyên truyền);
- Lưu: VT, VX, các CV, PVPVX, CVPVP.
TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tử Quỳnh
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 12
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
Số: 984/SVHTTDL-NSVH&GĐ
V/v: H-íng dÉn chØ
®¹o, qu¶n lý, tæ
chøc lÔ héi n¨m 2012
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 10 tháng 11 năm 2011
Kính gửi: - Phòng VH&TT các huyện, thị, thành phố
- Các đơn vị quan lý Nhà nước thuộc Sở.
Trong những năm gần đây, công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức lễ hội trên
địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đáp ứng nhu cầu tín
ngưỡng, tâm linh lành mạnh, nâng cao mức hưởng thụ và sáng tạo văn hoá, giao
lưu cộng đồng, thúc đẩy kinh tế phát triển, thiết thực động viên nhân dân thực
hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” . Song bên
cạnh những kết quả đó, một số nơi vẫn còn biểu hiện buông lỏng công tác quản
lý, dẫn đến tổ chức lễ hội phô trương, lãng phí, một số đối tượng lợi dụng lễ hội
tiến hành hoạt động cờ bạc, xem bói, rút quẻ thẻ,… gây dư luận không tốt trong
cộng đồng.
Thực hiện Nghị định số 103/2009/NĐ- CP, ngày 06/01/2009 của Chính
phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hoá
công cộng; Thông tư số 04/2011/TT- BVHTTDL, ngày 21/1/2011 của Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang và lễ hội; Chỉ thị 09/2009/CT-UBND, ngày 25/11/2009 của
UBND tỉnh Bắc Ninh về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh nơi công
cộng, trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Căn cứ Nghị quyết số 22/2011/NQ-
HĐND 17, ngày 19/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Nghị định số
101/2011/NĐ- UBND, ngày 16/8/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc quy
định một số điều về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, viêc tang
và lễ hội, tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua
trên địa bàn tỉnh; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu Phòng Văn hoá-
Thông tin các huyện, thị, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý và tổ
chức lễ hội năm 2012, đảm bảo đúng quy định, lành mạnh, khoa học, phù hợp
với tỉnh hình cụ thể của địa phương và tập trung vào một số nội dung trọng tâm
sau:
+ Tiếp tục quán triệt nội dung chỉ đạo tại Chỉ thị 27/CT-TW, ngày
12/11/1998 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 14/1998/CT- TTg, ngày 28/3/1998 và
Quyết định số 308/2005/QĐ- TTg, ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
+ Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ đón giao thừa và Tết nguyên
đán Nhâm Thìn tại địa phương đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, thiết thực, hiệu
quả và đúng quy định.
+ Củng cố, kiện toàn các Ban Tổ chức lễ hội; thực hiện đúng quy trình, thủ
tục cấp phép đối với lễ hội phải xin phép tổ chức và báo cáo bằng văn bản đối
với lễ hội không phải xin phép tổ chức.
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 13
+ Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng, kết hợp các hoạt động
văn hoá, văn nghệ, vui chơi có tính giáo dục, phù hợp với lối sống, phong tục tập
quán, truyền thống tốt đẹp của địa phương và của dân tộc.
+ Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ
hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian
tổ chức lễ hội.
+ Mỗi nơi thờ tự (đình, chùa, đền), di tích lịch sử văn hoá không đặt quá 3
hòm công đức; nghiêm cấm sử dụng tiền âm phủ nhái tiền polymer trong các di
tích, lễ hội.
+ Tổ chức lễ hội cần nêu bật ý nghĩa và giá trị đặc sắc của từng lễ hội,
tránh làm biến dạng lễ hội trong việc khai thác lễ hội phục vụ du lịch.
+ Tổ chức tốt các hoạt động ca hát Quan họ để bảo tồn và phát huy những
phong tục, lề lối trong sinh hoạt văn hoá Quan họ Bắc Ninh- Di sản văn hoá phi
vật thể đại diện của nhân loại.
+ Các lễ hội có các hoạt động thể thao: đẩy mạnh việc thực hiện xã hội
hoá hoạt động thể thao, chú trọng lồng ghép các môn thể thao truyền thống; đảm
bảo an toàn cho các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động thể thao trong thời gian
diễn ra lễ hội.
+ Các lễ hội có hoạt động thương mại, du lịch, Ban tổ chức phải quy định,
sắp xếp đảm bảo văn minh, lịch sự và vệ sinh môi trường.
+ Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm theo Nghị định
75/2010/NĐ-CP ngày 12/6/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động văn hoá; xử lý nghiêm và có biện pháp chấn chỉnh các hiện
tượng như: khấn thuê, rút quẻ thẻ, bói bài tây, xem chỉ tay, những cá nhân lợi
dụng tâm linh để lừa bịp, xuyên tạc, vu khống cá nhân, tập thể, phá hoại an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi dụng lễ hội để lưu hành, đốt pháo
dưới mọi hình thức,… các hình thức thu phí không hợp lý; xâm hại, lấn
chiếm di tích; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để truyền đạo trái phép, hoạt động
mê tín dị đoan; lưu hành văn hoá phẩm ngoài luồng; đốt đồ mã sai quy định;
các hình thức đánh bạc trá hình bằng các trò chơi có thưởng, trộm cắp, hành
khất, bán hàng rong trong lễ hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác: kết
hợp hài hoà các biện pháp xây và chống trong việc thực hiện nếp sống văn minh;
lưu ý chấn chỉnh các hoạt động dịch vụ ăn uống làm mất vệ sinh môi trường, ảnh
hưởng trực tiếp đến tính tôn nghiêm, linh thiêng tại lễ hội.
+ Triển khai và thực hiện nghiêm túc Quyết định số 95/2009/QĐ- TTg,
ngày 17/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm đốt và thả “đèn
trời”; Nghị định số 36/2009/NĐ-CP, ngày 15 tháng 04 năm 2009 của Chính phủ
về quản lý, sử dụng pháo.
+ Những lễ hội có diễn biến phức tạp, đề nghị Phòng Văn hoá- Thông tin
các huyện, thị, thành phố báo cáo nhanh bằng văn bản về Sở Văn hoá, Thể thao
và Du lịch để Sở cùng phối hợp với các cấp, các ngành chức năng tập trung chỉ
đạo.
Quy định báo cáo bằng văn bản đối với các lễ hội không phải xin cấp
phép: trước khi lễ hội diễn ra 30 ngày, đơn vị trực tiếp tổ chức lễ hội phải gửi
báo cáo về cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thời gian, địa điểm, chương
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 14
trình, nội dung (kịch bản nếu có) và thành phần cơ cấu Ban tổ chức lễ hội. Các lễ
hội thu hút đông người, liên quan đến 2 xã, phường, thị trấn trở lên, UBND cấp
huyện trực tiếp quản lý. Các lễ hội khác, UBND cấp xã quản lý. Cụ thể:
+ Đối với các lễ hội lớn do Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý như: hội
Lim, hội chùa Phật Tích (Tiên Du); hội đền Đô (TX Từ Sơn), hội chùa Dâu, chùa
Bút Tháp, lễ hội Kinh Dương Vương (Thuận Thành), đền Bà Chúa Kho, hội làng
Viêm Xá (TP Bắc Ninh), lễ hội Như Nguyệt (Yên Phong). Ban tổ chức lễ hội
xây dựng kế hoạch trình UBND cấp huyện phê duyệt, sau đó gửi kế hoạch về Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện, phòng VH &TT. Chậm nhất 5
ngày sau khi tổ chưc lễ hội, Ban tổ chức lễ hội địa các địa phương phải báo cáo
kết quả về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện, phòng VH&TT.
+ Đối với lễ hội do cấp xã quản lý, Ban tổ chức lễ hội phải xây dựng kế
hoạch, trình UBND cấp xã phê duyệt. Saukhi kế hoạch được phê duyệt thì gửi kế
hoạch về phòng VH&TT và UBND cấp xã. Chậm nhất 5 ngày sau khi tổ chưc lễ
hội, Ban tổ chức lễ hội địa các địa phương phải báo cáo kết quả về Phòng
VH&TT cấp huyện.
+ Phòng Văn hoá - Thông tin các huyện, thị, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn
Ban quản lý di tích, Ban tổ chức các lễ hội cam kết thực hiện Nghị định
103/2009/NĐ - CP của Chính phủ; Thông tư số 04/2011/TT- BVHTTDL, ngày
21/1/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; cũng như các Nghị quyết,
Quyết định của HĐND, UBND tỉnh nhằm thực hiện tốt nếp sống văn minh trong
tổ chức lế hội và hoạt động tại các di tích.
+ Thanh tra Sở: Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong
hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch.
Yêu cầu Phòng Văn hoá- Thông tin các huyện, thị, thành phố tham mưu
cho UBND cùng cấp nghiêm túc triển khai thực hiện, tăng cường công tác kiểm
tra, quản lý, tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang và lễ hội; hàng quý báo cáo kết quả về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
trước ngày 10 tháng cuối quý ( kèm theo biểu phụ lục).
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
Số: 1032/SVHTTDL-NSVH&GĐ
Về việc hướng dẫn chỉ đạo, quản lý
và tổ chức lễ hội năm 2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày tháng 12 năm 2012
Kính gửi: - Phòng VH&TT các huyện, thị, thành phố;
- Các đơn vị quản lý Nhà nước thuộc Sở.
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06.11.2009 của Chính phủ về
việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công
cộng; thực hiện Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21.01.2011 của Bộ
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 15
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND17 ngày
19.7.2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định số 101/2011/QĐ-UBND ngày
16.8.2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thực hiện nếp sống văn minh;
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Phòng VH&TT cấp huyện tăng
cường công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức lễ hội năm 2013, đảm bảo việc tổ
chức lễ hội lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa, tình hình cụ
thể của địa phương. Cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:
- Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản của
Đảng và Nhà nước về công tác quản lý và tổ chức lễ hội gồm có: Kết luận số 51-
KL/TW ngày 22.7.2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị
27/CT-TW ngày 12.11.1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Chỉ thị 14/1998/CT-TTg ngày
28.3.1998 và Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25.11.2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ
hội.
- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg ngày 17/7/2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm đốt và thả “đèn trời”; Nghị định
số 36/2009/NĐ-CP ngày 15.4.2009 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, sử
dụng pháo.
- Tham mưu với UBND cấp huyện chỉ đạo, tuyên truyền, quán triệt nội
dung Chỉ thị số 10/2012/CT-UBND ngày 29.11.2012 của UBND tỉnh về việc
tăng cường chỉ đạo, quản lý và tố chức lễ hội; giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn
vị chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn trong quản lý lễ hội.
- Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa đón giao thừa và Tết nguyên đán Quý
Tỵ tại địa phương.
- Thành lập Ban tổ chức để điều hành các hoạt động tại lễ hội; thực hiện
đúng quy trình, thủ tục cấp phép đối với lễ hội phải xin phép tổ chức: Lễ hội
được tổ chức lần đầu; Lễ hội được khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn; Lễ hội
đã được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi nội dung, thời gian, địa điểm so với
truyền thống; Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài do tổ chức nước ngoài hoặc tổ
chức Việt Nam tổ chức.
- Chú trọng quy hoạch tổng thể không gian lễ hội. Đối với những lễ hội
lớn, cần dựng pa nô sơ đồ không gian lễ hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du
khách tham gia các hoạt động tại lễ hội; tuyên truyền trên loa truyền thanh, in ấn
tài liệu để tuyên tuyền và giới thiệu với du khách về giá trị của lễ hội và di tích;
nghiêm cấm việc kinh doanh trong khu vực nội tự; mỗi nơi thờ tự (đình, chùa,
đền), di tích lịch sử văn hóa không đặt quá 3 hòm công đức; nghiêm cấm sử
dụng tiền âm phủ nhái tiền pô-ly-me trong các di tích, lễ hội; hướng dẫn, nhắc
nhở du khách đặt tiền giọt dầu đúng nơi quy định; cử người thu gom tiền giọt
dầu kịp thời. Xây dựng phương án đảm bảo an toàn về người và của cho các cá
nhân, tập thể tham gia hoạt động tại các lễ hội.
- Tại khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội,
cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian lễ
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 16
hội; tổ chức lễ hội cần nêu bật ý nghĩa và giá trị đặc sắc của từng lễ hội, tránh
làm biến dạng lễ hội trong việc khai thác lễ hội phục vụ du lịch. Tổ chức tốt các
hoạt động ca hát Quan họ để giữ gìn và phát huy những phong tục, lề lối trong
sinh hoạt văn hóa Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại. Không để tái diễn hiện tượng các liền anh, liền chị mặc trang phục
quan họ biểu diễn các hình thức diễn xướng khác.
- Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa hoạt động thể thao, chú trọng lồng
ghép các môn thể thao truyền thống. Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang
trọng, kết hợp với các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi có tính giáo dục;
khuyến khích các địa phương phục dựng, tổ chức các trò chơi dân gian truyền
thống như: đánh đu, đấu vật, kéo co, cờ người, chọi gà, thả chim bồ câu, thả
diều, múa rối nước, chạy ró, thi thổi cơm…
- Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm theo Nghị định
75/2010/NĐ-CP ngày 12.6.2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động văn hóa; xử lý nghiêm và có biện pháp chấn chỉnh các hiện
tượng như: khấn thuê, chèo kéo khách, rút quẻ thẻ, bói bài tây, xem chỉ tay,
những cá nhân lợi dụng tâm linh để lừa bịp, xuyên tạc, vu khống cá nhân, tập
thể, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi dụng lễ hội để lưu
hành, đốt pháo dưới mọi hình thức,… các hình thức thu phí không hợp lý; xâm
hại, lấn chiếm di tích; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để truyền đạo trái phép,
hoạt động mê tín dị đoan; lưu hành văn hóa phẩm ngoài luồng; đốt đồ mã sai
quy định; đánh bạc dưới mọi hình thức, trò chơi trá hình, trộm cắp, hành
khất, bán hàng rong trong lễ hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác; kết
hợp hài hòa các biện pháp xây và chống trong việc thực hiện nếp sống văn minh;
lưu ý chấn chỉnh các hoạt động dịch vụ ăn uống làm mất vệ sinh môi trường, ảnh
hưởng trực tiếp đến tính tôn nghiêm, linh thiêng tại lễ hội.
- Những lễ hội có diễn biến phức tạp, đề nghị Phòng VHTT báo cáo nhanh
bằng văn bản về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để cùng phối hợp chỉ đạo.
* Đối với các lễ hội không phải xin cấp phép: trước khi lễ hội diễn ra ba
mươi ngày, đơn vị trực tiếp tổ chức lễ hội phải gửi báo cáo về cơ quan nhà nước
có thẩm quyền về thời gian, địa điểm, chương trình, nội dung (kịch bản nếu có)
và thành phần cơ cấu Ban tổ chức lễ hội. Các lễ hội thu hút đông người, liên
quan đến 2 xã, phường, thị trấn trở lên, UBND cấp huyện trực tiếp quản lý. Các
lễ hội khác, UBND cấp xã quản lý. Cụ thể:
- Đối với các lễ hội lớn do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý như: hội
Lim, hội chùa Phật Tích (Tiên Du); hội đền Đô (TX Từ Sơn), hội chùa Dâu, chùa
Bút Tháp, đền và lăng Kinh Dương Vương (Thuận Thành); đền Bà Chúa Kho,
hội làng Viêm Xá (TP Bắc Ninh); lễ hội Như Nguyệt (Yên Phong); lễ hội Thập
Đình, lễ hội đền Cao Lỗ Vương (Gia Bình), Ban tổ chức lễ hội xây dựng kế
hoạch trình UBND cấp huyện phê duyệt, sau đó gửi kế hoạch về Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện, Phòng VH& TT. Chậm nhất 5 ngày sau
khi tổ chức lễ hội, Ban tổ chức lễ hội các địa phương phải báo cáo kết quả về Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện, Phòng VH&TT.
- Các lễ hội do cấp xã quản lý, Ban tổ chức lễ hội phải xây dựng kế hoạch,
trình UBND cấp xã phê duyệt. Sau khi kế hoạch được phê duyệt, gửi kế hoạch
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 17
về phòng VH&TT và UBND cấp xã (thay báo cáo). Chậm nhất 5 ngày sau khi tổ
chức lễ hội, Ban tổ chức lễ hội các địa phương phải báo cáo kết quả về Phòng
VH&TT cấp huyện.
- Phòng VHTT tham mưu cho UBND cấp huyện chỉ đạo các phòng, ban,
các đơn vị chức năng, UBND xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra
và xử lý vi phạm; hướng dẫn Ban quản lý di tích, Ban tổ chức các lễ hội ký cam
kết thực hiện Nghị định 103/2009/NĐ- CP của Chính phủ; Thông tư
04/2011/TT- BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cũng như Nghị
quyết của HĐND, Quyết định, Chỉ thị của UBND tỉnh nhằm thực hiện tốt nếp
sống văn minh trong tổ chức lễ hội và hoạt động tại các di tích.
- Thanh tra Sở: Phối hợp với Đội kiểm tra liên ngành 814 và các cơ quan
chức năng tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động
văn hóa, thể thao và du lịch tại lễ hội.
Yêu cầu Phòng VH&TT các huyện, thị, thành phố tham mưu cho UBND
cùng cấp nghiêm túc triển khai thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý
và tổ chức lễ hội thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ
hội; hàng quý báo cáo kết quả về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 10
tháng cuối quý (theo biểu mẫu báo cáo định kỳ hàng quý đã gửi về các Phòng
VH & TT cấp huyện).
Nơi nhận:
- Như k/g;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Cục Văn hóa cơ sở; báo cáo
- UBND tỉnh;
- Ban VHXH HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo Sở;
- UBND các huyện, thị, thành phố (p/h chỉ đạo)
- Lưu VT, phòng XDNSVH&GĐ.
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Phong
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
Số: 18/BC-SVHTTDL-NSVH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 26 tháng 02 năm 2013
BÁO CÁO
Tóm tắt kết quả triển khai hướng dẫn chỉ đạo, quản lý,
tổ chức lễ hội xuân Quý Tỵ 2013
Thực hiện chương trình công tác năm 2013; Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Bắc Ninh báo cáo tóm tắt kết quả triển khai hướng dẫn chỉ đạo, quản lý, tổ
chức lễ hội xuân Quý Tỵ năm 2013, cụ thể như sau:
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 18
Bắc Ninh là tỉnh giàu truyền thống văn hóa, là địa phương có nhiều lễ hội
tiêu biểu, đặc sắc về văn hóa và lịch sử. Toàn tỉnh có 547 lễ hội lớn, nhỏ diễn ra
vào tất cả các mùa trong năm, trong đó lễ hội diễn ra vào mùa xuân chiếm
khoảng 70%. Một số lễ hội tiêu biểu thu hút đông đảo du khách thập phương như
lễ hội Lim, lễ hội đền- lăng Kinh Dương Vương, Đền Đô, lễ hội làng Diềm, hoạt
động tín ngưỡng tôn giáo tại đền Bà Chúa Kho …Ngành văn hóa, thể thao và du
lịch từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố đã tích cực hướng dẫn, kiểm tra việc
triển khai việc tổ chức lễ hội; nhân dân các địa phương trong tỉnh cũng có nhiều
kinh nghiệm trong việc tổ chức lễ hội, vì vậy những năm gần đây việc tổ chức lễ
hội trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực: đảm bảo văn minh, lành
mạnh, tiết kiệm, từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm tổ chức lễ hội
ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
II. CÔNG TÁC THAM MƯU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ LỄ HỘI:
1. Công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh:
- Văn bản số 675-CV/TU ngày 11.12.2012 của Tỉnh ủy về việc tăng cường
thực hiện Nghị quyết số 20 và 22/2011/HĐND17.
- Chỉ thị số 10/2012/CT- UBND ngày 29.11.2012 của UBND tỉnh Bắc
Ninh về việc tăng cường chỉ đạo, quản lý và tổ chức lễ hội.
- Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 22 và 20/2011/HĐND17
ngày 19.7.2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thực hiện nếp sống văn minh.
2. Công tác quản lý nhà nước:
- Chỉ đạo tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09/2009/CT-UBND ngày
25.11.2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thực hiện nếp sống văn minh tại
nơi công cộng, trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Nghị quyết 22/2011/NQ-
HĐND17 ngày19.7.2011 của Hội đồngnhântỉnh về việc thựchiệnnếpsống văn minh.
- Báo cáo tổng hợp đánh giá khái quát kết quả công tác quản lý lễ hội và di
tích 6 tháng đầu năm 2012; Báo cáo số 96/BC-VHTTDL ngày 12.9.2012 về thực
hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 22.7.2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục
thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12.1.1998 của Bộ Chính trị về việc thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Báo cáo số 99/BC-
SVHTTDL ngày 17.9.2012 về kết quả 1 năm thực hiện Nghị quyết số 22 và 20
của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Kế hoạch số 1042/KH-SVHTTDL ngày 10.12.2012 về việc tổ chức các
hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch mừng Đảng, mừng Xuân Quý Tỵ và các
hoạt động hưởng ứng “Năm du lịch Quốc gia 2013”.
- Hướng dẫn số 1032/SVHTTDL-NSVHGĐ ngày 5.12.2012 về việc
hướng dẫn việc chỉ đạo, quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh năm 2013, tập
trung vào một số vấn đề sau:
+ Đánh giá những mặt tích cực, hạn chế trong quản lý và tổ chức lễ hội
trong những năm vừa qua nhất là năm 2012, đồng thời chỉ đạo các địa phương
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 19
tiếp tục quán triệt những nội dung chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cũng như của địa
phương, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đón giao thừa và Tết Nguyên
đán tại các địa phương, tập trung chỉ đạo việc tổ chức lễ hội đảm bảo phần lễ
trang nghiêm, trọng thể; phần hội phong phú, đa dạng với nhiều hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể thao nhất là với các hoạt động văn hóa truyền thống, đồng
thời phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm,…
+ Các lễ hội thu hút đông người, liên quan đến 2 xã, phường, thị trấn trở
lên, UBND cấp huyện trực tiếp quản lý. Các lễ hội khác, UBND cấp xã quản lý.
Cụ thể:
* Đối với các lễ hội do UBND cấp huyện quản lý như: hội Lim, hội chùa
Phật Tích (Tiên Du); hội đền Đô (TX Từ Sơn), hội chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền
và lăng Kinh Dương Vương (Thuận Thành), đền Bà Chúa Kho, hội làng Viêm
Xá (TP Bắc Ninh), lễ hội Như Nguyệt (Yên Phong), lễ hội Thập Đình, hội Đền
Cao Lỗ Vương (Gia Bình), Ban tổ chức lễ hội xây dựng kế hoạch trình UBND
cấp huyện phê duyệt, sau đó gửi kế hoạch về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
UBND cấp huyện, phòng VHTT. Chậm nhất 5 ngày sau khi tổ chức lễ hội, Ban
tổ chức lễ hội các địa phương phải báo cáo kết quả về Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, UBND cấp huyện, Phòng VHTT.
* Các lễ hội do cấp xã quản lý, Ban tổ chức lễ hội phải xây dựng kế hoạch,
trình UBND cấp xã phê duyệt. Sau khi kế hoạch được phê duyệt, gửi kế hoạch
về phòng VHTT và UBND cấp xã (thay báo cáo). Chậm nhất 5 ngày sau khi tổ
chức lễ hội, Ban tổ chức lễ hội các địa phương phải báo cáo kết quả về Phòng
VHTT cấp huyện. Ngoài ra, Sở còn cử cán bộ chuyên môn nghiệp vụ nắm tình
hình tại các lễ hội lớn như đền Bà Chúa Kho, đền và lăng Kinh Dương Vương,
Đền Đô, hội Lim,… từ đó kịp thời tham mưu đề xuất, điều chỉnh tình hình các lễ
hội theo định hướng của Nhà nước.
- Trên cơ sở hướng dẫn của Sở VHTTDL, các huyện, thị, thành phố đã
ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo, quản lý, tổ chức lễ hội năm 2013. Nội
dung các văn bản chú trọng đến việc thực hiện nếp sống văn minh, quy hoạch
không gian lễ hội, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền
thống; các phương án đảm bảo an ninh trật tự an toàn về người, tài sản, vệ sinh
môi trường; xử lý nghiêm các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, ăn xin; phối hợp
chặt chẽ với Đội kiểm tra liên ngành 814 kiểm tra hoạt động tại các lễ hội.
3. Công tác thông tin tuyên truyền:
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng Trung ương và địa phương
tăng cường công tác tuyên truyền về một số lễ hội và di tích có giá trị tiểu biểu
của tỉnh, các vấn đề về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang nhằm
nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về thực hiện nếp sống văn minh,
xây dựng đời sống văn hóa tại cộng đồng. Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh mở các chuyên mục chuyên đề, tăng dung lượng, thời lượng
phát sóng về tình hình thực hiện nếp sống văn minh, các phong tục, tập quán đẹp
của các địa phương, tôn vinh những tập thể cá nhân có thành tích tiêu biểu trong
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 20
thực hiện nếp sống văn minh, cũng như phê phán những hành vi đi ngược lại sự
tiến bộ của xã hội, các quy định của Đảng, Nhà nước.
- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu giá trị các lễ hội thông
qua việc phát hành ấn phẩm, pa nô, áp phích, băng zôn…nhằm nâng cao nhận
thức của nhân dân trong thực hiện nếp sống văn minh, khơi dậy niềm tự hào của
mỗi người dân về nền văn hóa truyền thống phong phú và giàu bản sắc của quê
hương Bắc Ninh.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢĐẠTĐƯỢCVÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI
1- Kết quả chung:
Từ sự chủ động, trách nhiệm trong tham mưu của các đơn vị chức năng
thuộc Sở, Phòng VHTT cấp huyện, sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của cấp ủy,
chính quyền các địa phương, Ban tổ chức lễ hội, nên tình hình quản lý, tổ chức lễ
hội xuân Quý Tỵ 2013 đạt nhiều chuyển biến tích cực:
- Việc tổ chức lễ hội tuân thủ nghiêm Quy chế hoạt động văn hóa và kinh
doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Nghị quyết số 22 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Bắc Ninh về thực hiện nếp sống văn minh: Các địa phương đã thành lập BTC lễ
hội với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội
để trực tiếp quản lý các hoạt động trong thời gian lễ hội diễn ra; chủ động xây
dựng kế hoạch và chương trình lễ hội để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các
thành viên BTC.
- Hoạt động tại các lễ hội đi vào nền nếp, nên các lễ hội đã được diễn ra
tương đối tốt, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân.
Hiện tượng liền anh,liềnchịquanhọngửanónnhậntiềncủa du khách ít xuất hiện.
- Quy hoạch không gian lễ hội được quan tâm, các khu dịch vụ ăn uống,
cửa hàng văn hóa phẩm, hiện đại được diễn ra ngoài khu di tích; công tác vệ sinh
môi trường nhìn chung được đảm bảo, địa điểm trông giữ xe của khách được bố
trí tại nhiều nơi, đảm bảo thuận tiện cho khách hành hương.
- Băng đĩa không tem nhãn, tài liệu, sách văn hóa phẩm ngoài luồng, tuyên
truyền mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình, lưu động như cua cá, xóc đĩa, ba cây, ăn
xin, trộm cắp... giảm cơ bản và khi bị phát hiện đã được xử lý kịp thời.
- Việc phân luồng giao thông được quan tâm và thực hiện tốt, hiện tượng
giao thông ách tắc không còn, đặc biệt là tại hội Lim, đền Bà chúa Kho, lăng và
đền thờ Kinh Dương Vương,…
- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, như ca hát dân ca
quan họ Bắc Ninh, tổ tôm điếm, đu tiên, vật, cờ người,... được chú trọng và có
nội dung lành mạnh, phong phú, đúng với ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội (hội Lim,
hội Kinh Dương Vương...); các nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với bản sắc
văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc nói riêng và của dân tộc ta nói chung, góp phần rất
lớn vào việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử của cha ông, tinh thần
yêu quê hương, đất nước.
2- Đánh giá khái quát một số lễ hội do UBND cấp huyện quản lý và lễ
hội Ném Thượng:
- Lễ hội khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích: Các nghi thức tín ngưỡng, tôn
giáo truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an được diễn ra an toàn,
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 21
lành mạnh, đảm bảo các quy định của nhà nước; hoạt động văn hóa thể thao như
cờ tướng, chọi gà, vật truyền thống, tổ tôm thu hút đông đảo nhân dân và du
khách thập phương tham gia, thưởng thức. BTC lễ hội tổ chức lễ hội khán hoa
mẫu đơn, tổ chức hỏa thuật hiệu ứng ánh sáng, hát Quan họ dưới thuyền, thi cờ
người, chọi gà.
- Lễ hội Lim- lễ hội lớn và đặc sắc nhất của vùng Kinh Bắc: Tổ chức hát
Quan họ tại 4 lán trên đồi Lim; biểu diễn quan họ trên sân khấu chính vào tối 12,
cả ngày và tối 13 (Trung tâm văn hóa huyện phối hợp với các đơn vị Trung tâm
văn hóa tỉnh, Trường Trung cấp VHNTDL, Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh),
dựng 1 trại thi tổ tôm điếm, 2 cây đu, 1 sới vật, 1 sới chọi gà, 1 khu đập niêu gần
trung tâm lễ hội. Các hoạt động văn hoá, thể thao cũng đã được diễn ra tại các
thôn, làng thuộc xã Nội Duệ, Liên Bão và thị trấn Lim: hát quan họ tại các cửa
đình và trên thuyền, vật truyền thống, thi cờ người, cờ tướng, biểu diễn rối nước.
Về tổ chức hát quan họ tại các lán trên đồi Lim: ban đầu Ban tổ chức lễ hội tiến
hành thử nghiệm hát quan họ theo lối hát mộc, tuy nhiên do lượng người quá
đông trong không gian trật hẹp, ồn ào, gây khó khăn du khách thưởng thức và
liền anh, liền chị biểu diễn, nên sau đó Ban tổ chức đã cho phép các lán quan họ
được sử dụng loa đài, các thiết bị âm thanh hỗ trợ.
- Hoạt động tín ngưỡng tại đền Bà Chúa Kho: 300 chủ kinh doanh đã ký
cam kết thực hiện tốt các quy định của Ban tổ chức; vệ sinh môi trường từng
bước có chuyển biến tích cực; văn hoá phẩm ngoài luồng, ăn xin, khấn thuê,
trộm cắp ít xuất hiện hơnnhữngnămtrước,đường lên xuống Đền phong quang hơn.
- Lễ hội lăng và đền Kinh Dương Vương: là một trong lễ hội lớn của
huyện Thuận Thành, lễ hội Kinh Dương Vương được tổ chức theo đúng kế
hoạch, đảm bảo tính truyền thống, long trọng, an toàn và đạt hiệu quả cao. Năm
nay, lãnh đạo Đảng, nhà nước từ Trung ương và địa phương về dự lễ dâng
hương. Phần hội gồm các trò chơi truyền thống như tổ tôm điếm, đu tiên, bịt mắt
bắt dê, đập niêu, vật, rối nước, cờ tướng, bóng chuyền, hát quan họ, ca trù …thu
hút đông đảo khách tham gia, thưởng thức; các biểu hiện tiêu cực như: xem bói,
rút thẻ, bày bán văn hóa phẩm, băng đĩa, các trò chơi mang tính cờ bạc, hiện
tượng ăn xin, ăn mày không xảy ra.
- Lễ hội Ném Thượng: Các nghi thức tín ngưỡng được diễn ra đảm bảo
tính truyền thống, phù hợp với Quy chế quản lý lễ hội, các quy định của nhà
nước; các hoạt động văn hóa, thể thao (thi cờ tướng, cầu lông, hát quan họ...)
diễn ra sinh động, hấp dẫn. Về nghi thức chém lợn theo phong tục: UBND tỉnh
Bắc Ninh chỉ đạo UBND thành phố Bắc Ninh, các cấp chính quyền địa phương
điều chỉnh nội dung cho phù hợp, theo đó kể từ năm 2013 lễ hội làng Ném
Thượng, xã Khắc Niệm đã không thực hiện nghi thức “chém lợn” như truyền
thống trước đây.
3- Một số hạn chế còn tồn tại:
- Giá dịch vụ trông giữ xe không đúng quy định, còn đối tượng hành khất
(hội Lim); khấn thuê tuy đã giảm nhưng vẫn tái diễn (đền Bà Chúa Kho); hình
ảnh liền anh, liền chị quan họ ngửa nón nhận tiền của du khách chưa được khắc
phục triệt (hội Lim).
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 22
- Cờ bạc lưu động, các trò chơi có thưởng như cua cá, phá cờ thế, rút thăm
trúng thưởng… (bản chất là cờ bạc trá hình), hiện tượng trộm cắp vẫn còn, nhiều
du khách vẫn đặt “giọt dầu” tùy tiện, không đúng vị trí được Ban tổ chức hướng
dẫn (tại hầu hết các lễ hội); hiện tượng chèo kéo khách vẫn diễn ra tại lễ hội đền
Bà Chúa Kho.
- Công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm của đội kiểm tra liên ngành
814 cấp huyện, an ninh cơ sở chưa thường xuyên, hiệu quả còn chưa cao. Một số
du khách thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
- Đôi khi, việc tuyên truyền về giá trị của di tích, các sinh hoạt văn hóa, tín
ngưỡng tại lễ hội chưa được làm thường xuyên, thiếu khoa học.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRONG
THỜI GIAN TỚI:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động tổ chức, cá nhân thực
hiện tốt Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị, Nghị định 103 của Chính phủ, Nghị quyết
22 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Chỉ thị số 10 của UBND tỉnh; đa dạng hoá hình
thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của quần chúng
nhân dân theo hướng tích cực trong thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng;
tuyên truyền, nhân rộng gương người tốt, việc tốt và phê phán các cá nhân, tổ
chức thực hiện không tốt nếp sống văn minh; thường xuyên tuyên truyền, giới
thiệu trên hệ thống loa truyền thanh về mục đích, ý nghĩa của lễ hội về các phong
tục, tập quán của quê hương, đất nước.
- Đầu tư, nghiên cứu, sưu tầm những phong tục tập quán đẹp trong việc
cưới, tang và lễ hội của quê hương để tiếp thu và phát huy xây dựng những
phong tục, tập quán mới phù hợp; phát hành ấn phẩm, tổ chức hội thảo, hội nghị
chuyên sâu.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, gắn trách nhiệm của chính
quyền, đoàn thể với người phụ trách trong việc chỉ đạo, vận động cán bộ, đảng
viên, nhân dân thực hiện nếp sống văn minh. Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức
không thực hiện nếp sống văn minh.
- Tăng cường công tác giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm của các địa
phương trong và ngoài tỉnh, làm tốt công tác thi đua khen thưởng để kịp thời
động viên các cá nhân, tập thể thực hiện tốt nếp sống văn minh.
IV/ NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỚI BỘ VH, TT & DL:
- Ban hànhvănbảnvềquảnlýtiềncôngđức,giọtdầutạicácditíchvàlễhội.
- Mở lớp tập về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tham mưu triển khai
thực hiện nếp sống văn hóa và cán bộ thuyết minh giới thiệu về di tích.
- Định kỳ tổng kết việc thực hiện Quyết định 308/2005/QĐ-TTg; đẩy
mạnh công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên, khích lệ những cá nhân, tập
thể thực hiện tốt NSVM trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Nơi nhận:
- Bộ VH,TT&DL;
- UBND tỉnh Bắc Ninh;
- Lãnh đạo Sở;
- Phòng XDNSVH-GĐ;
- Lưu VT. VP.
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Phong
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 23
PHẦN 2:
MỘT SỐ LỄ HỘI XUÂN TIÊU BIỂU
DU XUÂN QUA CÁC LÀNG QUAN HỌ
Thanh Tú - Thuận Cẩm
iền đất Bắc Ninh-Kinh Bắc đẹp “như một khúc dân ca”, lung linh
sắc màu truyền thống văn hiến và cách mạng. Nơi đây có con
sông Cầu lơ thơ nước chảy lại có dòng sông Đuống nghiêng
nghiêng cuộn đỏ phù sa, có những người con trai, con gái cần cù lao động,
thiết tha yêu đời, có những liền chị cầu Lim, liền anh Khúc Toại đẹp nết,
đẹp người, đẹp cả lời ăn tiếng nói… Và đặc biệt là có những làn điệu Dân ca
Quan họ trữ tình mà bạn bè khắp 5 Châu mỗi khi biết đến là trầm trồ, say
đắm.
Làng Diềm-Tinh tường nghề chơi Quan họ
Nếu muốn hiểu biết tỏ tường về nghề chơi Quan họ của người Bắc Ninh
thì du khách về làng Diềm (Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh). Đây là
một làng Quan họ cổ, nơi có đền thờ Thủy tổ Vua Bà - người đã sáng tác và
truyền dạy cho nhân dân địa phương những làn điệu Dân ca Quan họ ngọt ngào,
đằm thắm. Thế nên, những chất tinh túy của văn hóa Quan họ còn được lưu giữ
đầy đủ ở làng Diềm.
Đến đây, những nghệ nhân sắp bước sang tuổi 100 như: cụ Ngô Thị Khu,
Ngô Thị Nhi, Nguyễn Thị Bàn… hát và kể cho du khách nghe về sự công phu
trong “nghề chơi Quan họ”. Điều đặc biệt nữa là du khách sẽ được biết đầy đủ
các hình thức và những tục hát Quan họ truyền thống như: Hát thờ, hát Quan họ
trên thuyền, hát Quan họ trong nhà chứa…
Đào Xá- Độc đáo ẩm thực Cỗ chay
Đào Xá (xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh) là một làng Quan họ cổ nổi
tiếng. Người phụ nữ Đào Xá không chỉ khéo léo, giỏi nghề “seo” giấy dó mà
còn tài hoa, tinh tế trong chế biến các món ăn, tạo nét đặc trưng riêng trong ẩm
thực Quan họ. Xưa kia, cỗ chay Đào Xá nổi tiếng khắp vùng bởi sự độc đáo.
Mâm cỗ chay làng Đào được sắp xếp, bày đặt trên mâm đan, bát đàn gồm có:
Bánh trưng, bánh rán, bánh rợm, bánh cắp-mỗi loại một đĩa, 5 bát cháo cái, 4 bát
nấu và 1 đĩa giò… Tất cả các món ăn này đều làm từ sản phẩm của nhà nông.
Trong đó, món bánh cắp và cháo cái không thể tìm thấy nơi nào khác ngoài làng
Đào Xá. Bây giờ, nếu muốn thưởng thức cỗ chay làng Đào, du khách chỉ cần liên
hệ đặt trước là có.
Lại nói về ẩm thực của người Quan họ, Nhà nghiên cứu Quan họ Lê Danh
Khiêm đã miêu tả rất kỹ rằng: Để bắt đầu bữa cơm, liền anh, liền chị Quan họ
chủ lần lượt có lời mời khách, chẳng hạn như: “Năm mới, tháng xuân đương
Quan họ liền anh, liền chị không chê làng chúng em nghèo mà sang chơi. Chúng
em sắm bữa cơm quê, gọi là mâm đan, bát đàn, đầu mâm đĩa muối, cuối mâm đĩa
M
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 24
dưa, xin mời đương Quan họ nâng bát, nâng đũa thật nhiệt tình cho chúng em
mừng ạ!...”. Người Quan họ nền nã, từ tốn, khiêm nhường như thế đấy…!
Vùng Lim- Trảy hội mùa xuân
Đến hẹn lại lên, lễ hội vùng Lim năm nào cũng có sức hút đặc biệt đối với du
khách. Ngày 12 và 13 tháng Giêng hàng năm, dòng người nườm nượp dồn về
ken đặc cả không gian rộng lớn vùng Lim. Sức hấp dẫn của những điệu Dân ca
ngọt mượt cùng biết bao hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian đặc sắc như: Đu
tiên, bịt mắt bắt dê, đấu vật, đập niêu… khiến du khách khó lòng cưỡng lại mỗi
độ xuân về.
Trầu têm cánh phượng là một sản vật đặc trưng của hội Lim và cũng được xem
là biểu tượng cho sự duyên dáng, quyến rũ và khéo léo của người phụ nữ Bắc
Ninh - Kinh Bắc nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung. Giải thích về ý nghĩa
biểu trưng này, liền chị Nguyễn Thị Nhung CLB Quan họ Người cao tuổi huyện
Tiên Du bảo rằng: Để têm được một khẩu trầu phải chọn quả cau cân hạt, lá trầu
bánh tẻ. Cách têm trầu cũng khá cầu kỳ, đòi hỏi sự tinh tế, sau khi têm xong, mỗi
miếng trầu sẽ được cài thêm cánh hoa hồng đỏ thắm… Chắc chắn, ra về sau hội
Lim, mỗi du khách sẽ không quên nhận lấy một miếng trầu cánh phượng cho liền
anh, liền chị Quan họ vui lòng.
Tam Tảo - “Làng du lịch”
Đến thăm làng Quan họ Tam Tảo (xã Phú Lâm, huyện Tiên Du) mới biết,
nhiều năm nay, từ người già đến trẻ nhỏ ở làng đã quen thuộc với những vị
khách tây, lưng đeo ba lô, tay cầm máy ảnh dạo bộ trong từng con ngõ nhỏ. Dưới
mái đình cổ kính, niên đại hàng trăm năm, du khách quốc tế say sưa thưởng thức,
đắm chìm trong làn điệu Dân ca Quan họ trữ tình.
Say đắm trước vẻ đẹp của Di sản Dân ca Quan họ, những vị khách đến từ
Pháp, Bỉ, Canada, Thụy Sĩ, Cu-Ba, Anh, Mỹ... còn trầm trồ vì được hòa mình
trong một không gian làng quê Việt giàu truyền thống văn hóa. Họ hết sức ngạc
nhiên và thán phục khi biết người dân trong làng vẫn giữ được hàng chục ngôi
nhà cổ mà niên đại vài trăm năm. Hướng dẫn viên công ty du lịch Hương Giang
(Hà Nội) - anh Võ Văn Lý kể: “Mỗi lần đưa khách đến đây, chúng tôi đều nhận
được những chia sẻ thích thú của du khách. Tam Tảo là một điểm đến đặc biệt
mà công ty du lịch chúng tôi chọn lựa để tạo sự khác biệt, cạnh tranh với những
công ty khác”.
Những gì nói ở trên chỉ là một vài điểm đến tiêu biểu trong số hàng trăm
làng Quan họ trên quê hương Bắc Ninh hôm nay giúp du khách có sự lựa chọn
và trải nghiệm khi du xuân về miền Quan họ. Khi tiết xuân ấm áp quện hòa trong
những điệu dân ca ngọt ngào, du khách muôn phương lại dập dìu hò hẹn, xúng
xính áo khăn rủ nhau du xuân, trảy hội và khám phá những trầm tích văn hóa ở
miền đất Quan họ nghìn năm tuổi...
(TC.Bắc Ninh hằng tháng, số 2)
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 25
HỘI LÀNG QUAN HỌ
Ngô Thu Hiền
ùa xuân, mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của
vạn vật, cỏ cây, giữa tiết trời ấm áp, lòng người phơi phới rủ
nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong
mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi người, mọi nhà cùng an lành hạnh
phúc. Giờ đây khi đang học tập ở xa Tổ quốc, mỗi mùa xuân mới về, tôi lại nhớ
không gian lễ hội quê hương.
Ở quê tôi, miền Kinh Bắc - Bắc Ninh, dấu ấn làng quê ấy in đậm ở hội
làng. Hội làng là hội lễ chung cho cả dân làng, là sinh hoạt văn hóa, xã hội, tôn
giáo, nghệ thuật đặc sắc và tổng hợp, định kỳ của toàn bộ cư dân trong làng.
Xuân thu nhị kỳ, hai mùa hội làng, người làng có dịp nghỉ xả hơi, để ăn và chơi,
để ngưỡng vọng … sau những tháng ngày dài “đầu tắt mặt tối, một nắng hai
sương”. Nhưng vui nhất vẫn là hội xuân, bởi ngày xuân là thời điểm mạnh nhất
của lễ hội, của hội làng. Tôi còn nhớ, bức vẽ chơi xuân (Du xuân đồ) của tranh
làng Hồ có mấy câu thơ:
“Thái bình mở hội xuân
Nô nức quyến xa gần
Nhạc dâng cao trong điện
Trò thưởng vật ngoài sân”
Từ tháng Giêng, hội xuân đua nhau mở khắp làng quê. Từng đoàn người
chen vai, thích cánh dự lễ hội chùa, hội đền, hội đình, hội miếu… Không khí trảy
hội vừa trang nghiêm, vừa náo nức làm sao! Sau làn hương khói tín ngưỡng - tôn
giáo trong hệ thống Lễ, thể hiện mối giao cảm giữa con người với tự nhiên. Hội
xuân đồng thời có diễn (Quan họ, chèo, tuồng…) có thao (vật, võ, đua thuyền,
hát phết, đánh đu …) là phần hội, trong đó con người như giao cảm với con
người hơn. Có lẽ không ở đâu, tinh thần cộng đồng, một đặc trưng văn hóa của
người Việt, lại có dịp được thể hiện sắc nét, mạnh mẽ như ở hội làng miền Kinh
Bắc.
Ngày còn bé, trong câu chuyện ông tôi thường kể, miền quê Kinh Bắc -
Bắc Ninh văn hóa lễ hội thật đa dạng và phong phú. Ở đó không chỉ có hội làng
mà còn nhiều lễ hội lớn với quy mô vùng miền, quốc gia được tổ chức. Thuở
nhỏ, ông tôi thường dẫn tôi đến hội đền Bà Chúa Kho, hội Lim, hội Đền Đô, hội
chùa Dâu, chùa Bút Tháp, lễ hội đền Vua Bà Thủy tổ Quan họ … Mỗi lễ hội
mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, thường hướng tới một đối tượng linh
thiêng cần được suy tôn như các vị anh hùng chống ngoại xâm, người có công
truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế… Với tư
tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, lễ hội Bắc Ninh diễn
ra sôi động gắn với những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện
tại, giúp thế hệ trẻ thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước.
Giờ đây, khi hầu hết thời gian dành cho việc học tập ở nơi xứ người, ít có
dịp hòa cùng dòng người trẩy hội du xuân miền Quan họ, ít thời gian để vãn
cảnh, tận hưởng bầu không khí trong lành của mùa xuân tươi đẹp, đến với các di
tích lịch sử, danh thắng, đền chùa, hòa mình vào các lễ hội truyền thống. Song sự
M
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 26
phong phú của lễ hội miều quê Kinh Bắc luôn là nét đẹp văn hóa dân tộc, là sản
phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mà mỗi
người Việt ở xa Tổ quốc không quên giới thiệu với bạn bè.
(TC.Bắc Ninh hằng tháng, số 2)
ĐẶC SẮC LỄ HỘI MIỀN QUAN HỌ
Nhóm PV VH-XH
LỄ HỘI CHÙA PHẬT TÍCH 2013 - HỘI TỤ TINH HOA TRUYỀN THỐNG
ới lịch sử hàng nghìn năm, lễ hội Khán hoa mẫu đơn được mở tại ngôi
chùa cổ kính Phật Tích - nơi khởi nguồn Đạo Phật ở Việt Nam đã gắn
với những câu chuyện huyền thoại về cõi Phật, cõi Tiên, cõi Người đan
quện vào nhau, thu hút hàng nghìn du khách nô nức trẩy hội đầu xuân để cầu
mong bình an, may mắn cho năm mới.
Hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng 2013, lễ hội
chùa Phật Tích năm nay được tổ chức trong hai ngày 13 và 14-2 (tức ngày mùng
4 và 5 tháng Giêng) với nhiều hoạt động phần lễ và phần hội phong phú, gần như
hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của các lễ hội
truyền thống của vùng quê Bắc Ninh. Ở phần lễ, các nghi thức dâng hương, tổ
chức Pháp hội đại bi cầu Quốc thái dân an, cầu bình an cho nhân dân được tổ
chức trang trọng. Phần hội với các hoạt động văn hóa văn nghệ như hát Quan họ
trên núi, sân chùa, dưới thuyền, các trò chơi dân gian như cờ tướng, chọi gà, tổ
tôm điếm… diễn ra sôi nổi.
Đặc biệt, du khách trẩy hội Phật Tích được thưởng thức một chương trình
giao lưu văn hóa nghệ thuật truyền thống, nơi gặp gỡ của các di sản văn hóa
được UNESCO công nhận: Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Chầu văn, Chèo
và nghệ thuật hát Xẩm Việt Nam, với sự tham gia của các nghệ sĩ tên tuổi hàng
đầu như NSND Thanh Hoài, NSND Thúy Hường, các NSƯT Thúy Mùi, Thúy
Ngần, Thanh Ngoan và các nghệ sỹ, diễn viên Nhà hát chèo Việt Nam, Nhà hát
chèo Hà Nội… trong khuôn viên của ngôi chùa cổ kính có bề dầy lịch sử và
chiều sâu tâm linh như chùa Phật Tích, là di sản văn hóa vật thể của Phật giáo và
văn hóa dân tộc, lại hội tụ những nét tinh hoa trong văn hóa truyền thống càng
tạo nên sự linh thiêng, huyền bí. Chương trình giao lưu nghệ thuật đã đưa du
khách trở về với không gian âm nhạc kết tinh hàng nghìn năm, ngỡ như mình
đang đắm chìm trong khung cảnh của thời Lý - Trần hào hùng lịch sử nhưng vẫn
toát lên được những nét văn hóa hiện đại của một đất nước đang hội nhập và phát
triển.
Cũng trong tối mùng 5 tết, Pháp hội Đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát khai
xuân cầu Quốc thái dân an được cử hành tại quảng trường Đại Phật tượng trên
núi Phật Tích với màn nghệ thuật ánh sáng cầu may mắn cho cả năm Quý Tỵ.
HỘI RƯỚC PHÁO ĐỒNG KỴ
V
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 27
Lễ rước pháo là nghi thức truyền thống đặc sắc được mong đợi nhất trong
các hoạt động của lễ hội truyền thống ở Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn) đã tưng bừng
khai hội vào ngày 13-2 (tức mồng 4 tháng Giêng năm Quý Tỵ). Đồng Kỵ giờ đây
làng đã lên phố song lễ hội rước pháo truyền thống vẫn giữ được nét độc đáo
riêng có bởi người dân nơi đây luôn có ý thức gìn giữ, bảo tồn và kế thừa giá trị
văn hóa tốt đẹp do cha ông để lại.
Ông Dương Văn Canh, Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ, Trưởng BTC lễ
hội cho biết: Mọi công việc cho lễ rước pháo và rô ông Đám được chuẩn bị từ
sớm. Ngày mồng 3 tết, rước đồ thờ từ đền về đình và từ đình về đền để chuẩn bị
cho lễ rước ngày mồng 4. Địa phương cũng tuyên truyền, quán triệt tới các dòng
họ các quy định của Nhà nước về cấm đốt pháo nổ nhằm đảm bảo lễ hội diễn ra
an toàn, lành mạnh.
Nhằm giờ lành trong buổi sáng ngày mồng 4, hai tràng pháo và hai quả
pháo lớn, tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng
trong làng rước từ nhà truyền thống ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người
trong sự chứng kiến và háo hức của đông đảo khách thập phương về trảy hội. Về
kích thước, quả pháo Nhất có chiều dài và đường kính lớn hơn so với pháo Nhì,
được trang trí tinh xảo, đẹp mắt. Đúng giờ Ngọ, hai pháo được đưa vào đình theo
nghi lễ riêng.
Lễ rước pháo độc đáo và hấp dẫn là tâm điểm của lễ hội Đồng Kỵ song
các hoạt động khác trong khuôn khổ lễ hội cũng không kém phần sôi nổi. Đó là
tiếng hát Quan họ và những tích tuồng cổ do chính các CLB Quan họ, tuồng của
địa phương thể hiện. Giải vật cổ truyền cũng đã trở thành nét đẹp của hội Đồng
Kỵ. Bên cạnh đó, các môn thể thao như: cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, chọi
gà, hội thi sinh vật cảnh… rất được người đi hội quan tâm.
HÁO HỨC TRẢY HỘI LÀNG NÉM THƯỢNG
Đúng 9 giờ sáng ngày mồng 6 tết, người dân thôn Ném Thượng (xã Khắc
Niệm, thành phố Bắc Ninh) tưng bừng khai hội truyền thống với tục rước 2 ông
Ỷ đi vòng quanh làng sau đó quay về sân đình hành lễ “chém lợn tế thánh”. Năm
nay, tục “chém lợn” tế thánh ở hội làng Ném Thượng vẫn được bảo lưu theo
phong tục tập quán của địa phương. Tuy nhiên, việc cử hành nghi lễ “chém lợn”
đã có sự đổi mới văn minh hơn, phù hợp với cuộc sống đương đại và được dư
luận xã hội đồng tình ủng hộ.
Người dân địa phương kể rằng, nguồn gốc của tục “chém lợn tế thánh” có
liên quan đến danh tướng Đoàn Thượng ở cuối thời Lý. Thời ấy, rừng núi hoang
vu, lợn rừng nhiều vô kể mà lương thảo lại thiếu thốn. Quân tướng Đoàn Thượng
đành phải chém lợn nuôi quân… Từ đó, cứ đến ngày mồng 6 Tết hàng năm,
người dân trong làng lại tổ chức mở hội đình và tái hiện nghi lễ “chém lợn tế
thánh” để tưởng nhớ đến người có công nuôi quân, đánh giặc, khai khẩn vùng
đất hoang vu.
Năm nay, người dân làng Ném Thượng vẫn tổ chức lễ hội theo phong tục
tập quán truyền thống với đủ phần lễ và phần hội. Trước khi làm lễ tế thánh,
đúng 9 giờ sáng, các bộ phận tham gia đoàn rước mặc trang phục theo lối truyền
thống tề tựu về sân đình và tổ chức rước hai ông Ỷ đi vòng quanh làng đến 11
giờ trưa thì quay về sân đình để hành lễ. Các nghi thức như: ông tướng phất cờ
Tr¶y héi miÒn quan hä
Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 28
khai lễ, cúng đao… đều được thực hiện theo đúng trình tự, phong tục lệ làng.
Duy chỉ có nghi lễ “chém lợn” là đổi khác: Thay bằng việc “chém lợn” ở giữa
sân đình, trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân và du khách thập
phương thì năm nay, BTC lễ hội đã sắp xếp một khu vực dành riêng cho việc
làm cỗ ngọc tế thánh. Ngoài những người đã được phân công nhiệm vụ giết mổ
lợn và làm cỗ, còn lại tất cả người dân và du khách đều không được vào khu vực
này. Cụ Nguyễn Văn Hưng, 84 tuổi, người làng Ném Thượng cho biết: “Sau khi
hai ông Ỷ được giết mổ, người ta lấy ở mỗi ông Ỷ một khoanh thịt cổ khoảng từ
5-7kg (người dân địa phương gọi là khoanh năm) rồi làm sạch, sau đó đặt mỗi
khoanh thịt vào một xoong đun với nước mắm. Thịt chín được đưa vào làm lễ
trong đình. Phần còn lại được chia đều cho người dân trong làng”.
Ông Nguyễn Hữu Chế, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Ném Thượng,
Phó trưởng BTC lễ hội khẳng định:Chúng tôi đã họp BTC lễ hội nhiều lần để
thống nhất về việc cử hành nghi lễ “chém lợn tế thánh” theo hướng văn minh,
đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND thành phố Bắc Ninh và Đảng ủy,
UBND xã Khắc Niệm. Người dân địa phương cũng hiểu rằng, nếu bảo lưu phong
tục truyền thống mà vẫn phù hợp với cuộc sống hiện đại, được cộng đồng dư
luận xã hội khen ngợi thì mới thật đáng quý. Vậy nên, phần lớn người dân làng
Ném Thượng đều đồng tình với cách làm mới này.
Tin rằng, dù cách thức “chém lợn tế thánh” có đổi khác thế nào thì những
giá trị văn hóa truyền thống cùng nhiều phong tục đẹp, độc đáo ở lễ hội làng
Ném Thượng sẽ vẫn là những điều thú vị, hấp dẫn du khách thập phương tìm đến
trong những ngày xuân.
(Báo Bắc Ninh, số 2964)
TRẢY HỘI MIỀN QUAN HỌ
PV VH-XH
ứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, khi trời đất giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, vạn
vật sinh sôi nảy nở, lòng người hân hoan thì cũng là lúc khắp xóm làng nô
nức, tưng bừng mở hội đón Xuân, cầu mong cho một năm mới mưa thuận
gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi người, mọi nhà cùng an lành hạnh phúc. Trong
những ngày đầu xuân mới vừa qua, dù thời tiết rét đậm, mưa phùn giá lạnh lây
rây nhiều ngày nhưng vẫn không ngăn cản được bước chân người dân tham gia
du xuân, trảy hội. Khắp xóm làng miền Quan họ, từ bờ Bắc đến bờ Nam sông
Đuống, các lễ hội truyền thống vẫn diễn ra tưng bừng, náo nhiệt trong không khí
vui tươi, lành mạnh.
Âm sắc hội chùa Phật Tích
Các ngày mồng 4, 5 và 6 Tết, mặc dù thời tiết giá rét và mưa phùn nhưng
du khách thập phương vẫn nườm nượp đổ về trảy hội Khán hoa mẫu đơn chùa
Phật Tích (Tiên Du). Dự lễ khai hội có đồng chí Nguyễn Tử Quỳnh, Phó Chủ
C
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf
[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf

Contenu connexe

Similaire à [123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf

Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngttkhhanam
 
Đề Tài Lễ Hội Cầu Ngư Vùng Cửa Nhượng (Xã Cẩm Nhượng - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh...
Đề Tài Lễ Hội Cầu Ngư Vùng Cửa Nhượng (Xã Cẩm Nhượng - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh...Đề Tài Lễ Hội Cầu Ngư Vùng Cửa Nhượng (Xã Cẩm Nhượng - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh...
Đề Tài Lễ Hội Cầu Ngư Vùng Cửa Nhượng (Xã Cẩm Nhượng - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh...nataliej4
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118Pham Long
 
Nghị định của chính phủ số 82 2001-nđ-cp
Nghị định của chính phủ số 82 2001-nđ-cp Nghị định của chính phủ số 82 2001-nđ-cp
Nghị định của chính phủ số 82 2001-nđ-cp Học Huỳnh Bá
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 
Lễ Dạm Ngõ Miền Bắc
Lễ Dạm Ngõ Miền BắcLễ Dạm Ngõ Miền Bắc
Lễ Dạm Ngõ Miền BắcTrang Kim Luxury
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...nataliej4
 
Lễ Dạm Ngõ Miền Tây
Lễ Dạm Ngõ Miền TâyLễ Dạm Ngõ Miền Tây
Lễ Dạm Ngõ Miền TâyTrang Kim Luxury
 

Similaire à [123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf (20)

Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAY
 
Đề Tài Lễ Hội Cầu Ngư Vùng Cửa Nhượng (Xã Cẩm Nhượng - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh...
Đề Tài Lễ Hội Cầu Ngư Vùng Cửa Nhượng (Xã Cẩm Nhượng - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh...Đề Tài Lễ Hội Cầu Ngư Vùng Cửa Nhượng (Xã Cẩm Nhượng - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh...
Đề Tài Lễ Hội Cầu Ngư Vùng Cửa Nhượng (Xã Cẩm Nhượng - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
 
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây NguyênQuản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
 
Đề tài: Quản lý về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, HAY
Đề tài: Quản lý về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, HAYĐề tài: Quản lý về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, HAY
Đề tài: Quản lý về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, HAY
 
Nghị định của chính phủ số 82 2001-nđ-cp
Nghị định của chính phủ số 82 2001-nđ-cp Nghị định của chính phủ số 82 2001-nđ-cp
Nghị định của chính phủ số 82 2001-nđ-cp
 
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAYĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Luận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer
Luận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người KhmerLuận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer
Luận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer
 
Đề tài: Quản lí lễ hội đình làng Ngọc Tân tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lí lễ hội đình làng Ngọc Tân tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đĐề tài: Quản lí lễ hội đình làng Ngọc Tân tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lí lễ hội đình làng Ngọc Tân tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
 
Lễ Dạm Ngõ Miền Bắc
Lễ Dạm Ngõ Miền BắcLễ Dạm Ngõ Miền Bắc
Lễ Dạm Ngõ Miền Bắc
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
 
Luận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAY
Luận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAYLuận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAY
Luận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAY
 
Lễ Dạm Ngõ Miền Tây
Lễ Dạm Ngõ Miền TâyLễ Dạm Ngõ Miền Tây
Lễ Dạm Ngõ Miền Tây
 

Plus de HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

Plus de HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Dernier

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Dernier (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

[123doc] - toan-van-tray-hoi-mien-quan-ho.pdf

  • 1. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 1 Lời giới thiệu Bắc Ninh - miền quê của những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu cho nền văn hiến và truyền thống cách mạng Việt Nam. Tới bất cứ đâu trên mảnh đất này - nơi từ nghìn xưa cho đến hôm nay, luôn luôn là phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, cũng đầy ắp những sự kiện lịch sử và sống động truyền thống văn hóa Việt Nam, đậm đà bản sắc Kinh Bắc, được kết tinh trong những di tích lịch sử văn hóa với số lượng phong phú vào bậc nhất so với các địa phương trong nước, và đặc biệt được phô diễn rực rỡ trong các lễ hội dân gian ở những làng quê nổi tiếng “địa linh, nhân kiệt”. Bắc Ninh là xứ sở của hội hè, đình đám và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian. “Xuân thu nhị kỳ” làng nào cũng vào hội, sự lệ đình đám, nhiều lễ hội có quy mô lớn, với các hoạt động tâm linh và văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc, thu hút nhiều quý khách trong nước và nước ngoài. Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, đồng thời giới thiệu đến bạn đọc gần xa một số lễ hội tiêu biểu trên địa bàn tỉnh, Thư viện tỉnh Bắc Ninh biên soạn và phát hành thư mục chuyên đề toàn văn: “Trảy hội miền quan họ”. Thư mục được sắp xếp theo trình tự thời gian và được chia làm 2 phần: Phần I: Những văn bản chỉ đạo về công tác lễ hội. Phần II: Một số lễ hội tiêu biểu. Nguồn thông tin trong Thư mục được biên soạn lấy từ báo, tạp chí hiện có trong Thư viện tỉnh. Trong quá trình biên soạn Thư mục không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong bạn đọc lượng thứ. THƯ VIỆN TỈNH BẮC NINH
  • 2. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 2 PHẦN 1: VĂN BẢN CHỈ ĐẠO VỀ LỄ HỘI BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 04/2011/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2011 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá côngcộng; Căn cứ Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa; Căn cứ Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Căn cứ Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội như sau: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được tổ chức trong phạm vi cả nước. 2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào việc cưới, việc tang và lễ hội tại Việt Nam. Điều 2. Những nguyên tắc trong tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội Tổ chức, cá nhân khi tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội phải tuân thủ các nguyên tắc sau: 1. Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan. 2. Không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để hoạt động nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết trong cộng đồng, dòng họ và gia đình. 3. Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự, an toàn công cộng. 4. Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.
  • 3. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 3 5. Không được sử dụng thời gian làm việc và phương tiện của cơ quan đi đám cưới, lễ hội (trừ cơ quan làm nhiệm vụ); không sử dụng công quỹ của cơ quan làm quà mừng, quà tặng trong đám cưới và viếng đám tang. Chương II NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Mục 1. Nếp sống văn minh trong việc cưới Điều 3. Tổ chức việc cưới Việc cưới phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch và các quy định pháp luật khác có liên quan. Điều 4. Đăng ký kết hôn 1. Đôi nam nữ để trở thành vợ chồng phải đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai người theo quy định của pháp luật. 2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức việc đăng ký kết hôn theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Điều 5. Trao giấy chứng nhận kết hôn Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho đôi nam nữ đã hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, thể hiện sự thừa nhận kết hôn hợp pháp của Nhà nước và pháp luật. Điều 6. Tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới 1. Việc tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới phải thực hiện các quy định sau: a) Đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình; b) Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập quán; không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật; c) Địa điểm cưới do hai gia đình lựa chọn; thời gian tổ chức tiệc cưới không làm ảnh hưởng đến thời gian lao động của Nhà nước; chỉ mời khách dự tiệc cưới trong phạm vi gia đình, họ tộc thân thích, bạn bè và đồng nghiệp thân thiết; d) Tổ chức tiệc cưới phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, lãng phí; đ) Trang trí lễ cưới cần giản dị, không rườm rà, phô trương; trang phục cô dâu, chú rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc; e) Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ); không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm. 2. Khuyến khích thực hiện các hoạt động sau trong tổ chức việc cưới: a) Dùng hình thức báo hỷ thay cho giấy mời dự lễ cưới, tiệc cưới; b) Hạn chế tổ chức tiệc cưới linh đình, chỉ tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt trong lễ cưới; c) Không sử dụng thuốc lá trong đám cưới; d) Cơ quan, tổ chức, đoàn thể đứng ra tổ chức lễ cưới;
  • 4. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 4 đ) Cô dâu, chú rể và gia đình đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử - văn hoá; trồng cây lưu niệm tại địa phương trong ngày cưới; e) Cô dâu, chú rể và gia đình mặc trang phục truyền thống hoặc trang phục của dân tộc mình trong ngày cưới. Mục 2. Nếp sống văn minh trong việc tang Điều 7. Tổ chức việc tang Việc tang phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan. Điều 8. Khai tử Khi có người qua đời, gia đình hoặc thân nhân phải làm thủ tục khai tử trước khi tổ chức lễ tang theo quy định của pháp luật. Điều 9. Trách nhiệm tổ chức lễ tang 1. Lễ tang do gia đình người qua đời quyết định tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công cộng. 2. Trong trường hợp lễ tang do Ban lễ tang tổ chức, Ban lễ tang có trách nhiệm phối hợp với gia đình người qua đời thống nhất quyết định những vấn đề liên quan đến việc tổ chức tang lễ. 3. Nếu người qua đời không có gia đình hoặc thân nhân đứng ra tổ chức lễ tang thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể quần chúng chịu trách nhiệm tổ chức khâm liệm và mai táng chu đáo theo phong tục truyền thống. Điều 10. Tổ chức lễ tang 1. Lễ tang được tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công cộng phải thực hiện các quy định sau: a) Lễ tang phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình người qua đời; b) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ tang chu đáo; vận động gia đình có người từ trần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, các hành vi mê tín dị đoan trong lễ tang; c) Việc quàn ướp thi hài thực hiện theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng. d) Việc mặc tang phục và treo cờ tang trong lễ tang thực hiện theo truyền thống của địa phương, dân tộc và tôn giáo; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang; đ) Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ). Trường hợp người qua đời theo một tôn giáo hoặc là đồng bào dân tộc thiểu số, trong lễ tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc của dân tộc thiểu số đó; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang; e) Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang; g) Người qua đời phải được chôn cất trong nghĩa trang; trường hợp chưa xây dựng được nghĩa trang, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân tổ chức chôn cất phù hợp với quy hoạch quỹ đất của địa phương;
  • 5. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 5 h) Việc tổ chức ăn uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; i) Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; nghiêm cấm lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật. 2. Lễ tang của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân), khi tổ chức, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các quy định tại Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần. 3. Khuyến khích các hoạt động sau trong tổ chức việc tang: a) Các nghi thức cúng ba ngày, bảy ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu, giỗ hết, cải táng chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ; b) Thực hiện hình thức hoả táng, điện táng, hung táng một lần vào khu vực nghĩa trang đã được quy hoạch; c) Việc chôn cất người qua đời thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 35/2008/NĐ- CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang; d) Xoá bỏ các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và những nghi thức rườm rà khác; đ) Không rắc vàng mã trên đường đưa tang. Điều 11. Việc xây cất mộ 1. Việc xây cất mộ phải thực hiện các quy định của Bộ Xây dựng. 2. Khuyến khích các địa phương xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch, đảm bảo khoa học, tiện lợi cho việc chôn cất, phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang. 3. Khuyến khích việc xây dựng nghĩa trang thành công trình văn hoá tưởng niệm tại địa phương. Mục 3. Nếp sống văn minh trong lễ hội Điều 12. Tổ chức lễ hội 1. Tổ chức, cá nhân, khi tổ chức hoặc tham gia lễ hội, phải thực hiện các quy định sau: a) Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng, phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc; b) Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội; c) Thực hiện đúng nội quy, quy định của Ban tổ chức lễ hội; d) Trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục; đ) Không nói tục, xúc phạm tâm linh và ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội; e) Bảo đảm trật tự, an ninh khi dự lễ hội; không đốt pháo, đốt và thả đèn trời; g) Ứng xử có văn hoá trong hoạt động lễ hội; h) Bỏ rác vào nơi quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường; i) Không bán vé vào dự lễ hội;
  • 6. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 6 k) Nếu tổ chức các trò chơi, trò diễn, biểu diễn nghệ thuật, hội chợ, trưng bày triển lãm trong khu vực lễ hội thì được bán vé cho các hoạt động đó; giá vé thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính; l) Nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan như xem số, xem bói, gọi hồn, cầu cơ, sấm truyền, yểm bùa, trừ tà, phù phép chữa bệnh; m) Không đốt đồ mã trong khu vực lễ hội. 2. Khuyến khích các hoạt động sau trong tổ chức lễ hội: a) Tổ chức giới thiệu ý nghĩa lịch sử của lễ hội, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam; b) Tưởng nhớ công đức của ông cha, ghi nhận công lao của các bậc tiền bối trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; c) Tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi mới và các hoạt động văn hoá, thể thao có nội dung bổ ích, lành mạnh, phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội; d) Thắp hương theo quy định của Ban tổ chức lễ hội. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 13. Trách nhiệm tổ chức thực hiện 1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang có trách nhiệm phổ biến và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Kết luận số 51-KL/TW ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và Thông tư này tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ và nhân dân. 2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí tổ chức tuyên truyền để tạo thành dư luận xã hội hỗ trợ tích cực việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định tại Thông tư này. 3. Các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đặc biệt chú trọng hướng dẫn xây dựng các quy ước về việc cưới, việc tang và lễ hội phù hợp với phong tục, tập quán từng vùng, từng dân tộc; tập trung chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm từ những cơ sở tốt nhân ra diện rộng; gắn việc thực hiện quy ước về việc cưới, việc tang và lễ hội với xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, cơ quan, xí nghiệp, trường học văn hoá trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. 4. Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn thanh tra chuyên ngành các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền. 5. Cục Văn hoá cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm theo dõi và thường xuyên báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về kết quả thực hiện Thông tư này; định kỳ giúp Bộ tổ chức tổng kết việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn
  • 7. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 7 quốc để rút kinh nghiệm, đề ra những biện pháp phù hợp cho công tác chỉ đạo trong những năm tiếp theo. 6. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân) phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện nếp sống văn minh quy định tại Thông tư này. Điều 14. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2011 và thay thế Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch Nước; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; - Toà án Nhân dân tối cao; - Các tổ chức đoàn thể TW; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; - Lưu: VT, VHCS (400). Bé tr-ëng §· ký Hoµng tuÊn anh
  • 8. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 8 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH Số: 09/CT-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bắc Ninh, ngày 25 tháng 11 năm 2009 CHỈ THỊ của UBND tỉnh về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, trong việc cưới, việc tang và lễ hội Trong những năm qua, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo Chỉ thị số 27-CT /TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị trên địa bàn toàn tỉnh đã được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo đạt được kết quả quan trọng, có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, gìn giữ và phát huy thuần phong mỹ tục của quê hương Bắc Ninh. Đa số đám cưới được tổ chức gọn nhẹ, xóa bỏ các thủ tục rườm rà. Việc tang được tổ chức chu đáo, tiết kiệm, nhiều hủ tục dần được xóa bỏ. Việc tổ chức lễ hội ở một số địa phương được thực hiện văn minh, lành mạnh và tiết kiệm. Tuy nhiên, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở một số địa phương chưa nghiêm túc, vẫn còn những đám cưới có biểu hiện phô trương, hình thức, mời khách đông, kéo dài thời gian. Một số đám tang để người quá cố trong nhà quá thời gian qui định, tổ chức ăn uống ngay sau khi đưa tang, mời khách với diện rộng trong các ngày tuần, tiết. Hiện tượng hành khất gây phản cảm ở một số lễ hội chưa được giải quyết triệt để, quản lý các dịch vụ chưa chặt chẽ làm giảm ý nghĩa tích cực của các lễ hội. Việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, đón nhận danh hiệu, khai trương, động thổ, khánh thành công trình ở một số địa phương, đơn vị còn phô trương, hình thức, lãng phí. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên là do nhận thức, trách nhiệm của một số lãnh đạo cơ quan, địa phương, đơn vị về thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW chưa đầy đủ; quản lý Nhà nước ở một số địa phương còn buông lỏng, hữu khuynh, một số cán bộ ở các ngành, các cấp còn thiếu gương mẫu. Để thực hiện nghiêm Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 và Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu: 1. Các cơ quan, Ban, ngành, đoàn thể, các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đưa nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trở thành tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá bình xét các danh hiệu thi đua hàng năm. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sai phạm trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội của cơ quan, đơn vị mình. Triển khai và thực hiện nghiêm túc Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg ngày 17/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm đốt và thả “đèn trời”; Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Kế
  • 9. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 9 hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá: Nghiêm cấm hút thuốc lá ở các nơi công cộng và các nơi làm việc trong nhà kể từ ngày 01/1/2010. Tuyên truyền thực hiện Thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị về tổ chức thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 2. Cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành phải gương mẫu thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đồng thời tuyên truyền, đôn đốc, kiểm tra cán bộ dưới quyền cùng thực hiện. Cán bộ công chức, viên chức trước khi cưới hoặc trước khi tổ chức cưới cho con phải báo cáo với thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý về quy mô, thời gian. Trong việc tang, khuyến khích việc sử dụng hoa viếng luân vòng; các địa phương chỉ đạo bảo đảm việc xây mộ đúng quy định về quy mô, diện tích. 3. Việc tổ chức đón nhận các danh hiệu thi đua: Huân chương lao động, Huân chương độc lập, danh hiệu anh hùng, khánh thành hoặc khai trương các công trình, trụ sở; kỷ niệm ngày truyền thống của các ngành, các cấp (kể cả năm tròn, năm chẵn)...cần tổ chức trong nội bộ với tinh thần trang trọng, tiết kiệm, gọn nhẹ. Trước khi tổ chức phải xây dựng kế hoạch cụ thể và báo cáo cấp uỷ Đảng hoặc UBND cùng cấp. Đại diện cơ quan, địa phương, đơn vị đến dự không tặng hoa, quà dưới mọi hình thức, nếu thật cần thiết chỉ nên có hoa của đại diện cấp uỷ, chính quyền. Nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị dùng ngân sách Nhà nước để tiếp khách bằng bia ngoại, rượu ngoại. 4. Đề nghị cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp chỉ đạo chặt chẽ các tổ chức thành viên và nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, gọn nhẹ đúng các quy định. 5. Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phản ánh kịp thời những gương điển hình, biểu dương các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt; phê phán những đơn vị, cá nhân vi phạm về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Giao thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnh xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh định kỳ hàng quý. Chỉ thị này được phổ biến rộng rãi đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; các thôn, làng, khu phố để toàn dân giám sát và thực hiện./. CHỦ TỊCH Đã ký Trần Văn Tuý
  • 10. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 10 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH Số: 22/2011/NQ-HĐND17 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bắc Ninh, ngày 19 tháng 7 năm 2011 NGHỊ QUYẾT V/v Quy định một số điều về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 2 Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002; Sau khi xem xét Tờ trình số 42/TTr-UBND ngày 08/7/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh “Về việc ban hành Quy định một số điều về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến thảo luận của đại biểu, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này “Quy định một số điều về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua” (Có quy định kèm theo). Điều 2. UBND tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện tại kỳ họp thường kỳ cuối năm của HĐND tỉnh. Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01/8/2011. Nghị quyết được HĐND tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 2 thông qua ./. Nơi nhận: - VPQH, VPCP, Bộ TP, Bộ VH-TT-DL, Bộ TC (b/c); - TT Tỉnh uỷ (b/c), - TTHĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh, VKSND, TAND tỉnh; - VP TU, UBND tỉnh; - Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; - Các cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh; - Các HU, Thị ủy, Thành ủy, ĐU trực thuộc TU; - TTHĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Các Ban, các đại biểu HĐND tỉnh; - Công báo tỉnh, Báo BN, Đài PTTH, TTXVN tại BN; - VP: + LĐVP; + Các phòng CM; + Lưu: VT. CHỦ TỊCH Nguyễn - Sỹ
  • 11. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 11 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH Số: 101/2011/QĐ-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Bắc Ninh, ngày 16 tháng 8 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH V/v Quy định một số điều về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003; Căn cứ Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Căn cứ Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND 17 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVII, tại kỳ họp thứ 2, ngày 19 tháng 7 năm 2011; Xét đề nghị của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định một số điều về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1.8.2011. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, Ban, ngành đoàn thể thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (b/c); - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (b/c); - TTTU, HĐND tỉnh (b/c); - Chủ tịch và các PCTUBND tỉnh; - Như Điều 3 (để thực hiện); - Các CQTW đóng trên địa bàn tỉnh (để thực hiện); - Huyện uỷ, HĐND, UBND các huyện, TX, TP; - Các Ban HĐND tỉnh; - Báo BN, Đài PTTH, TTXVN tại BN (để tuyên truyền); - Lưu: VT, VX, các CV, PVPVX, CVPVP. TM. UBND TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Tử Quỳnh
  • 12. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 12 UBND TỈNH BẮC NINH SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Số: 984/SVHTTDL-NSVH&GĐ V/v: H-íng dÉn chØ ®¹o, qu¶n lý, tæ chøc lÔ héi n¨m 2012 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bắc Ninh, ngày 10 tháng 11 năm 2011 Kính gửi: - Phòng VH&TT các huyện, thị, thành phố - Các đơn vị quan lý Nhà nước thuộc Sở. Trong những năm gần đây, công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh lành mạnh, nâng cao mức hưởng thụ và sáng tạo văn hoá, giao lưu cộng đồng, thúc đẩy kinh tế phát triển, thiết thực động viên nhân dân thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” . Song bên cạnh những kết quả đó, một số nơi vẫn còn biểu hiện buông lỏng công tác quản lý, dẫn đến tổ chức lễ hội phô trương, lãng phí, một số đối tượng lợi dụng lễ hội tiến hành hoạt động cờ bạc, xem bói, rút quẻ thẻ,… gây dư luận không tốt trong cộng đồng. Thực hiện Nghị định số 103/2009/NĐ- CP, ngày 06/01/2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; Thông tư số 04/2011/TT- BVHTTDL, ngày 21/1/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Chỉ thị 09/2009/CT-UBND, ngày 25/11/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Căn cứ Nghị quyết số 22/2011/NQ- HĐND 17, ngày 19/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Nghị định số 101/2011/NĐ- UBND, ngày 16/8/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc quy định một số điều về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, viêc tang và lễ hội, tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu Phòng Văn hoá- Thông tin các huyện, thị, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức lễ hội năm 2012, đảm bảo đúng quy định, lành mạnh, khoa học, phù hợp với tỉnh hình cụ thể của địa phương và tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau: + Tiếp tục quán triệt nội dung chỉ đạo tại Chỉ thị 27/CT-TW, ngày 12/11/1998 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 14/1998/CT- TTg, ngày 28/3/1998 và Quyết định số 308/2005/QĐ- TTg, ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. + Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ đón giao thừa và Tết nguyên đán Nhâm Thìn tại địa phương đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả và đúng quy định. + Củng cố, kiện toàn các Ban Tổ chức lễ hội; thực hiện đúng quy trình, thủ tục cấp phép đối với lễ hội phải xin phép tổ chức và báo cáo bằng văn bản đối với lễ hội không phải xin phép tổ chức.
  • 13. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 13 + Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng, kết hợp các hoạt động văn hoá, văn nghệ, vui chơi có tính giáo dục, phù hợp với lối sống, phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của địa phương và của dân tộc. + Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội. + Mỗi nơi thờ tự (đình, chùa, đền), di tích lịch sử văn hoá không đặt quá 3 hòm công đức; nghiêm cấm sử dụng tiền âm phủ nhái tiền polymer trong các di tích, lễ hội. + Tổ chức lễ hội cần nêu bật ý nghĩa và giá trị đặc sắc của từng lễ hội, tránh làm biến dạng lễ hội trong việc khai thác lễ hội phục vụ du lịch. + Tổ chức tốt các hoạt động ca hát Quan họ để bảo tồn và phát huy những phong tục, lề lối trong sinh hoạt văn hoá Quan họ Bắc Ninh- Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. + Các lễ hội có các hoạt động thể thao: đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hoá hoạt động thể thao, chú trọng lồng ghép các môn thể thao truyền thống; đảm bảo an toàn cho các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động thể thao trong thời gian diễn ra lễ hội. + Các lễ hội có hoạt động thương mại, du lịch, Ban tổ chức phải quy định, sắp xếp đảm bảo văn minh, lịch sự và vệ sinh môi trường. + Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm theo Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/6/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá; xử lý nghiêm và có biện pháp chấn chỉnh các hiện tượng như: khấn thuê, rút quẻ thẻ, bói bài tây, xem chỉ tay, những cá nhân lợi dụng tâm linh để lừa bịp, xuyên tạc, vu khống cá nhân, tập thể, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi dụng lễ hội để lưu hành, đốt pháo dưới mọi hình thức,… các hình thức thu phí không hợp lý; xâm hại, lấn chiếm di tích; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để truyền đạo trái phép, hoạt động mê tín dị đoan; lưu hành văn hoá phẩm ngoài luồng; đốt đồ mã sai quy định; các hình thức đánh bạc trá hình bằng các trò chơi có thưởng, trộm cắp, hành khất, bán hàng rong trong lễ hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác: kết hợp hài hoà các biện pháp xây và chống trong việc thực hiện nếp sống văn minh; lưu ý chấn chỉnh các hoạt động dịch vụ ăn uống làm mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến tính tôn nghiêm, linh thiêng tại lễ hội. + Triển khai và thực hiện nghiêm túc Quyết định số 95/2009/QĐ- TTg, ngày 17/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm đốt và thả “đèn trời”; Nghị định số 36/2009/NĐ-CP, ngày 15 tháng 04 năm 2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. + Những lễ hội có diễn biến phức tạp, đề nghị Phòng Văn hoá- Thông tin các huyện, thị, thành phố báo cáo nhanh bằng văn bản về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để Sở cùng phối hợp với các cấp, các ngành chức năng tập trung chỉ đạo. Quy định báo cáo bằng văn bản đối với các lễ hội không phải xin cấp phép: trước khi lễ hội diễn ra 30 ngày, đơn vị trực tiếp tổ chức lễ hội phải gửi báo cáo về cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thời gian, địa điểm, chương
  • 14. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 14 trình, nội dung (kịch bản nếu có) và thành phần cơ cấu Ban tổ chức lễ hội. Các lễ hội thu hút đông người, liên quan đến 2 xã, phường, thị trấn trở lên, UBND cấp huyện trực tiếp quản lý. Các lễ hội khác, UBND cấp xã quản lý. Cụ thể: + Đối với các lễ hội lớn do Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý như: hội Lim, hội chùa Phật Tích (Tiên Du); hội đền Đô (TX Từ Sơn), hội chùa Dâu, chùa Bút Tháp, lễ hội Kinh Dương Vương (Thuận Thành), đền Bà Chúa Kho, hội làng Viêm Xá (TP Bắc Ninh), lễ hội Như Nguyệt (Yên Phong). Ban tổ chức lễ hội xây dựng kế hoạch trình UBND cấp huyện phê duyệt, sau đó gửi kế hoạch về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện, phòng VH &TT. Chậm nhất 5 ngày sau khi tổ chưc lễ hội, Ban tổ chức lễ hội địa các địa phương phải báo cáo kết quả về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện, phòng VH&TT. + Đối với lễ hội do cấp xã quản lý, Ban tổ chức lễ hội phải xây dựng kế hoạch, trình UBND cấp xã phê duyệt. Saukhi kế hoạch được phê duyệt thì gửi kế hoạch về phòng VH&TT và UBND cấp xã. Chậm nhất 5 ngày sau khi tổ chưc lễ hội, Ban tổ chức lễ hội địa các địa phương phải báo cáo kết quả về Phòng VH&TT cấp huyện. + Phòng Văn hoá - Thông tin các huyện, thị, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn Ban quản lý di tích, Ban tổ chức các lễ hội cam kết thực hiện Nghị định 103/2009/NĐ - CP của Chính phủ; Thông tư số 04/2011/TT- BVHTTDL, ngày 21/1/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; cũng như các Nghị quyết, Quyết định của HĐND, UBND tỉnh nhằm thực hiện tốt nếp sống văn minh trong tổ chức lế hội và hoạt động tại các di tích. + Thanh tra Sở: Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch. Yêu cầu Phòng Văn hoá- Thông tin các huyện, thị, thành phố tham mưu cho UBND cùng cấp nghiêm túc triển khai thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; hàng quý báo cáo kết quả về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trước ngày 10 tháng cuối quý ( kèm theo biểu phụ lục). UBND TỈNH BẮC NINH SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Số: 1032/SVHTTDL-NSVH&GĐ Về việc hướng dẫn chỉ đạo, quản lý và tổ chức lễ hội năm 2013 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bắc Ninh, ngày tháng 12 năm 2012 Kính gửi: - Phòng VH&TT các huyện, thị, thành phố; - Các đơn vị quản lý Nhà nước thuộc Sở. Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06.11.2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; thực hiện Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21.01.2011 của Bộ
  • 15. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 15 Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND17 ngày 19.7.2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định số 101/2011/QĐ-UBND ngày 16.8.2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thực hiện nếp sống văn minh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Phòng VH&TT cấp huyện tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức lễ hội năm 2013, đảm bảo việc tổ chức lễ hội lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa, tình hình cụ thể của địa phương. Cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau: - Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý và tổ chức lễ hội gồm có: Kết luận số 51- KL/TW ngày 22.7.2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27/CT-TW ngày 12.11.1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Chỉ thị 14/1998/CT-TTg ngày 28.3.1998 và Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25.11.2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. - Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg ngày 17/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm đốt và thả “đèn trời”; Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15.4.2009 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. - Tham mưu với UBND cấp huyện chỉ đạo, tuyên truyền, quán triệt nội dung Chỉ thị số 10/2012/CT-UBND ngày 29.11.2012 của UBND tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo, quản lý và tố chức lễ hội; giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn trong quản lý lễ hội. - Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa đón giao thừa và Tết nguyên đán Quý Tỵ tại địa phương. - Thành lập Ban tổ chức để điều hành các hoạt động tại lễ hội; thực hiện đúng quy trình, thủ tục cấp phép đối với lễ hội phải xin phép tổ chức: Lễ hội được tổ chức lần đầu; Lễ hội được khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn; Lễ hội đã được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi nội dung, thời gian, địa điểm so với truyền thống; Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức Việt Nam tổ chức. - Chú trọng quy hoạch tổng thể không gian lễ hội. Đối với những lễ hội lớn, cần dựng pa nô sơ đồ không gian lễ hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham gia các hoạt động tại lễ hội; tuyên truyền trên loa truyền thanh, in ấn tài liệu để tuyên tuyền và giới thiệu với du khách về giá trị của lễ hội và di tích; nghiêm cấm việc kinh doanh trong khu vực nội tự; mỗi nơi thờ tự (đình, chùa, đền), di tích lịch sử văn hóa không đặt quá 3 hòm công đức; nghiêm cấm sử dụng tiền âm phủ nhái tiền pô-ly-me trong các di tích, lễ hội; hướng dẫn, nhắc nhở du khách đặt tiền giọt dầu đúng nơi quy định; cử người thu gom tiền giọt dầu kịp thời. Xây dựng phương án đảm bảo an toàn về người và của cho các cá nhân, tập thể tham gia hoạt động tại các lễ hội. - Tại khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian lễ
  • 16. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 16 hội; tổ chức lễ hội cần nêu bật ý nghĩa và giá trị đặc sắc của từng lễ hội, tránh làm biến dạng lễ hội trong việc khai thác lễ hội phục vụ du lịch. Tổ chức tốt các hoạt động ca hát Quan họ để giữ gìn và phát huy những phong tục, lề lối trong sinh hoạt văn hóa Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Không để tái diễn hiện tượng các liền anh, liền chị mặc trang phục quan họ biểu diễn các hình thức diễn xướng khác. - Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa hoạt động thể thao, chú trọng lồng ghép các môn thể thao truyền thống. Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng, kết hợp với các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi có tính giáo dục; khuyến khích các địa phương phục dựng, tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: đánh đu, đấu vật, kéo co, cờ người, chọi gà, thả chim bồ câu, thả diều, múa rối nước, chạy ró, thi thổi cơm… - Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm theo Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12.6.2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa; xử lý nghiêm và có biện pháp chấn chỉnh các hiện tượng như: khấn thuê, chèo kéo khách, rút quẻ thẻ, bói bài tây, xem chỉ tay, những cá nhân lợi dụng tâm linh để lừa bịp, xuyên tạc, vu khống cá nhân, tập thể, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi dụng lễ hội để lưu hành, đốt pháo dưới mọi hình thức,… các hình thức thu phí không hợp lý; xâm hại, lấn chiếm di tích; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để truyền đạo trái phép, hoạt động mê tín dị đoan; lưu hành văn hóa phẩm ngoài luồng; đốt đồ mã sai quy định; đánh bạc dưới mọi hình thức, trò chơi trá hình, trộm cắp, hành khất, bán hàng rong trong lễ hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác; kết hợp hài hòa các biện pháp xây và chống trong việc thực hiện nếp sống văn minh; lưu ý chấn chỉnh các hoạt động dịch vụ ăn uống làm mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến tính tôn nghiêm, linh thiêng tại lễ hội. - Những lễ hội có diễn biến phức tạp, đề nghị Phòng VHTT báo cáo nhanh bằng văn bản về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để cùng phối hợp chỉ đạo. * Đối với các lễ hội không phải xin cấp phép: trước khi lễ hội diễn ra ba mươi ngày, đơn vị trực tiếp tổ chức lễ hội phải gửi báo cáo về cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thời gian, địa điểm, chương trình, nội dung (kịch bản nếu có) và thành phần cơ cấu Ban tổ chức lễ hội. Các lễ hội thu hút đông người, liên quan đến 2 xã, phường, thị trấn trở lên, UBND cấp huyện trực tiếp quản lý. Các lễ hội khác, UBND cấp xã quản lý. Cụ thể: - Đối với các lễ hội lớn do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý như: hội Lim, hội chùa Phật Tích (Tiên Du); hội đền Đô (TX Từ Sơn), hội chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền và lăng Kinh Dương Vương (Thuận Thành); đền Bà Chúa Kho, hội làng Viêm Xá (TP Bắc Ninh); lễ hội Như Nguyệt (Yên Phong); lễ hội Thập Đình, lễ hội đền Cao Lỗ Vương (Gia Bình), Ban tổ chức lễ hội xây dựng kế hoạch trình UBND cấp huyện phê duyệt, sau đó gửi kế hoạch về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện, Phòng VH& TT. Chậm nhất 5 ngày sau khi tổ chức lễ hội, Ban tổ chức lễ hội các địa phương phải báo cáo kết quả về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện, Phòng VH&TT. - Các lễ hội do cấp xã quản lý, Ban tổ chức lễ hội phải xây dựng kế hoạch, trình UBND cấp xã phê duyệt. Sau khi kế hoạch được phê duyệt, gửi kế hoạch
  • 17. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 17 về phòng VH&TT và UBND cấp xã (thay báo cáo). Chậm nhất 5 ngày sau khi tổ chức lễ hội, Ban tổ chức lễ hội các địa phương phải báo cáo kết quả về Phòng VH&TT cấp huyện. - Phòng VHTT tham mưu cho UBND cấp huyện chỉ đạo các phòng, ban, các đơn vị chức năng, UBND xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm; hướng dẫn Ban quản lý di tích, Ban tổ chức các lễ hội ký cam kết thực hiện Nghị định 103/2009/NĐ- CP của Chính phủ; Thông tư 04/2011/TT- BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cũng như Nghị quyết của HĐND, Quyết định, Chỉ thị của UBND tỉnh nhằm thực hiện tốt nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội và hoạt động tại các di tích. - Thanh tra Sở: Phối hợp với Đội kiểm tra liên ngành 814 và các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tại lễ hội. Yêu cầu Phòng VH&TT các huyện, thị, thành phố tham mưu cho UBND cùng cấp nghiêm túc triển khai thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý và tổ chức lễ hội thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; hàng quý báo cáo kết quả về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 10 tháng cuối quý (theo biểu mẫu báo cáo định kỳ hàng quý đã gửi về các Phòng VH & TT cấp huyện). Nơi nhận: - Như k/g; - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Cục Văn hóa cơ sở; báo cáo - UBND tỉnh; - Ban VHXH HĐND tỉnh; - Lãnh đạo Sở; - UBND các huyện, thị, thành phố (p/h chỉ đạo) - Lưu VT, phòng XDNSVH&GĐ. GIÁM ĐỐC Nguyễn Văn Phong UBND TỈNH BẮC NINH SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Số: 18/BC-SVHTTDL-NSVH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bắc Ninh, ngày 26 tháng 02 năm 2013 BÁO CÁO Tóm tắt kết quả triển khai hướng dẫn chỉ đạo, quản lý, tổ chức lễ hội xuân Quý Tỵ 2013 Thực hiện chương trình công tác năm 2013; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh báo cáo tóm tắt kết quả triển khai hướng dẫn chỉ đạo, quản lý, tổ chức lễ hội xuân Quý Tỵ năm 2013, cụ thể như sau: I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
  • 18. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 18 Bắc Ninh là tỉnh giàu truyền thống văn hóa, là địa phương có nhiều lễ hội tiêu biểu, đặc sắc về văn hóa và lịch sử. Toàn tỉnh có 547 lễ hội lớn, nhỏ diễn ra vào tất cả các mùa trong năm, trong đó lễ hội diễn ra vào mùa xuân chiếm khoảng 70%. Một số lễ hội tiêu biểu thu hút đông đảo du khách thập phương như lễ hội Lim, lễ hội đền- lăng Kinh Dương Vương, Đền Đô, lễ hội làng Diềm, hoạt động tín ngưỡng tôn giáo tại đền Bà Chúa Kho …Ngành văn hóa, thể thao và du lịch từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố đã tích cực hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai việc tổ chức lễ hội; nhân dân các địa phương trong tỉnh cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức lễ hội, vì vậy những năm gần đây việc tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực: đảm bảo văn minh, lành mạnh, tiết kiệm, từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm tổ chức lễ hội ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. II. CÔNG TÁC THAM MƯU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ LỄ HỘI: 1. Công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh: - Văn bản số 675-CV/TU ngày 11.12.2012 của Tỉnh ủy về việc tăng cường thực hiện Nghị quyết số 20 và 22/2011/HĐND17. - Chỉ thị số 10/2012/CT- UBND ngày 29.11.2012 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc tăng cường chỉ đạo, quản lý và tổ chức lễ hội. - Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 22 và 20/2011/HĐND17 ngày 19.7.2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thực hiện nếp sống văn minh. 2. Công tác quản lý nhà nước: - Chỉ đạo tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09/2009/CT-UBND ngày 25.11.2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thực hiện nếp sống văn minh tại nơi công cộng, trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Nghị quyết 22/2011/NQ- HĐND17 ngày19.7.2011 của Hội đồngnhântỉnh về việc thựchiệnnếpsống văn minh. - Báo cáo tổng hợp đánh giá khái quát kết quả công tác quản lý lễ hội và di tích 6 tháng đầu năm 2012; Báo cáo số 96/BC-VHTTDL ngày 12.9.2012 về thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 22.7.2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12.1.1998 của Bộ Chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Báo cáo số 99/BC- SVHTTDL ngày 17.9.2012 về kết quả 1 năm thực hiện Nghị quyết số 22 và 20 của Hội đồng nhân dân tỉnh. - Kế hoạch số 1042/KH-SVHTTDL ngày 10.12.2012 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch mừng Đảng, mừng Xuân Quý Tỵ và các hoạt động hưởng ứng “Năm du lịch Quốc gia 2013”. - Hướng dẫn số 1032/SVHTTDL-NSVHGĐ ngày 5.12.2012 về việc hướng dẫn việc chỉ đạo, quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh năm 2013, tập trung vào một số vấn đề sau: + Đánh giá những mặt tích cực, hạn chế trong quản lý và tổ chức lễ hội trong những năm vừa qua nhất là năm 2012, đồng thời chỉ đạo các địa phương
  • 19. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 19 tiếp tục quán triệt những nội dung chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cũng như của địa phương, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đón giao thừa và Tết Nguyên đán tại các địa phương, tập trung chỉ đạo việc tổ chức lễ hội đảm bảo phần lễ trang nghiêm, trọng thể; phần hội phong phú, đa dạng với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhất là với các hoạt động văn hóa truyền thống, đồng thời phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm,… + Các lễ hội thu hút đông người, liên quan đến 2 xã, phường, thị trấn trở lên, UBND cấp huyện trực tiếp quản lý. Các lễ hội khác, UBND cấp xã quản lý. Cụ thể: * Đối với các lễ hội do UBND cấp huyện quản lý như: hội Lim, hội chùa Phật Tích (Tiên Du); hội đền Đô (TX Từ Sơn), hội chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền và lăng Kinh Dương Vương (Thuận Thành), đền Bà Chúa Kho, hội làng Viêm Xá (TP Bắc Ninh), lễ hội Như Nguyệt (Yên Phong), lễ hội Thập Đình, hội Đền Cao Lỗ Vương (Gia Bình), Ban tổ chức lễ hội xây dựng kế hoạch trình UBND cấp huyện phê duyệt, sau đó gửi kế hoạch về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện, phòng VHTT. Chậm nhất 5 ngày sau khi tổ chức lễ hội, Ban tổ chức lễ hội các địa phương phải báo cáo kết quả về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện, Phòng VHTT. * Các lễ hội do cấp xã quản lý, Ban tổ chức lễ hội phải xây dựng kế hoạch, trình UBND cấp xã phê duyệt. Sau khi kế hoạch được phê duyệt, gửi kế hoạch về phòng VHTT và UBND cấp xã (thay báo cáo). Chậm nhất 5 ngày sau khi tổ chức lễ hội, Ban tổ chức lễ hội các địa phương phải báo cáo kết quả về Phòng VHTT cấp huyện. Ngoài ra, Sở còn cử cán bộ chuyên môn nghiệp vụ nắm tình hình tại các lễ hội lớn như đền Bà Chúa Kho, đền và lăng Kinh Dương Vương, Đền Đô, hội Lim,… từ đó kịp thời tham mưu đề xuất, điều chỉnh tình hình các lễ hội theo định hướng của Nhà nước. - Trên cơ sở hướng dẫn của Sở VHTTDL, các huyện, thị, thành phố đã ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo, quản lý, tổ chức lễ hội năm 2013. Nội dung các văn bản chú trọng đến việc thực hiện nếp sống văn minh, quy hoạch không gian lễ hội, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống; các phương án đảm bảo an ninh trật tự an toàn về người, tài sản, vệ sinh môi trường; xử lý nghiêm các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, ăn xin; phối hợp chặt chẽ với Đội kiểm tra liên ngành 814 kiểm tra hoạt động tại các lễ hội. 3. Công tác thông tin tuyên truyền: - Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng Trung ương và địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về một số lễ hội và di tích có giá trị tiểu biểu của tỉnh, các vấn đề về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng đời sống văn hóa tại cộng đồng. Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh mở các chuyên mục chuyên đề, tăng dung lượng, thời lượng phát sóng về tình hình thực hiện nếp sống văn minh, các phong tục, tập quán đẹp của các địa phương, tôn vinh những tập thể cá nhân có thành tích tiêu biểu trong
  • 20. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 20 thực hiện nếp sống văn minh, cũng như phê phán những hành vi đi ngược lại sự tiến bộ của xã hội, các quy định của Đảng, Nhà nước. - Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu giá trị các lễ hội thông qua việc phát hành ấn phẩm, pa nô, áp phích, băng zôn…nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong thực hiện nếp sống văn minh, khơi dậy niềm tự hào của mỗi người dân về nền văn hóa truyền thống phong phú và giàu bản sắc của quê hương Bắc Ninh. III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢĐẠTĐƯỢCVÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI 1- Kết quả chung: Từ sự chủ động, trách nhiệm trong tham mưu của các đơn vị chức năng thuộc Sở, Phòng VHTT cấp huyện, sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền các địa phương, Ban tổ chức lễ hội, nên tình hình quản lý, tổ chức lễ hội xuân Quý Tỵ 2013 đạt nhiều chuyển biến tích cực: - Việc tổ chức lễ hội tuân thủ nghiêm Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Nghị quyết số 22 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về thực hiện nếp sống văn minh: Các địa phương đã thành lập BTC lễ hội với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội để trực tiếp quản lý các hoạt động trong thời gian lễ hội diễn ra; chủ động xây dựng kế hoạch và chương trình lễ hội để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BTC. - Hoạt động tại các lễ hội đi vào nền nếp, nên các lễ hội đã được diễn ra tương đối tốt, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân. Hiện tượng liền anh,liềnchịquanhọngửanónnhậntiềncủa du khách ít xuất hiện. - Quy hoạch không gian lễ hội được quan tâm, các khu dịch vụ ăn uống, cửa hàng văn hóa phẩm, hiện đại được diễn ra ngoài khu di tích; công tác vệ sinh môi trường nhìn chung được đảm bảo, địa điểm trông giữ xe của khách được bố trí tại nhiều nơi, đảm bảo thuận tiện cho khách hành hương. - Băng đĩa không tem nhãn, tài liệu, sách văn hóa phẩm ngoài luồng, tuyên truyền mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình, lưu động như cua cá, xóc đĩa, ba cây, ăn xin, trộm cắp... giảm cơ bản và khi bị phát hiện đã được xử lý kịp thời. - Việc phân luồng giao thông được quan tâm và thực hiện tốt, hiện tượng giao thông ách tắc không còn, đặc biệt là tại hội Lim, đền Bà chúa Kho, lăng và đền thờ Kinh Dương Vương,… - Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, như ca hát dân ca quan họ Bắc Ninh, tổ tôm điếm, đu tiên, vật, cờ người,... được chú trọng và có nội dung lành mạnh, phong phú, đúng với ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội (hội Lim, hội Kinh Dương Vương...); các nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc nói riêng và của dân tộc ta nói chung, góp phần rất lớn vào việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử của cha ông, tinh thần yêu quê hương, đất nước. 2- Đánh giá khái quát một số lễ hội do UBND cấp huyện quản lý và lễ hội Ném Thượng: - Lễ hội khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích: Các nghi thức tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an được diễn ra an toàn,
  • 21. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 21 lành mạnh, đảm bảo các quy định của nhà nước; hoạt động văn hóa thể thao như cờ tướng, chọi gà, vật truyền thống, tổ tôm thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia, thưởng thức. BTC lễ hội tổ chức lễ hội khán hoa mẫu đơn, tổ chức hỏa thuật hiệu ứng ánh sáng, hát Quan họ dưới thuyền, thi cờ người, chọi gà. - Lễ hội Lim- lễ hội lớn và đặc sắc nhất của vùng Kinh Bắc: Tổ chức hát Quan họ tại 4 lán trên đồi Lim; biểu diễn quan họ trên sân khấu chính vào tối 12, cả ngày và tối 13 (Trung tâm văn hóa huyện phối hợp với các đơn vị Trung tâm văn hóa tỉnh, Trường Trung cấp VHNTDL, Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh), dựng 1 trại thi tổ tôm điếm, 2 cây đu, 1 sới vật, 1 sới chọi gà, 1 khu đập niêu gần trung tâm lễ hội. Các hoạt động văn hoá, thể thao cũng đã được diễn ra tại các thôn, làng thuộc xã Nội Duệ, Liên Bão và thị trấn Lim: hát quan họ tại các cửa đình và trên thuyền, vật truyền thống, thi cờ người, cờ tướng, biểu diễn rối nước. Về tổ chức hát quan họ tại các lán trên đồi Lim: ban đầu Ban tổ chức lễ hội tiến hành thử nghiệm hát quan họ theo lối hát mộc, tuy nhiên do lượng người quá đông trong không gian trật hẹp, ồn ào, gây khó khăn du khách thưởng thức và liền anh, liền chị biểu diễn, nên sau đó Ban tổ chức đã cho phép các lán quan họ được sử dụng loa đài, các thiết bị âm thanh hỗ trợ. - Hoạt động tín ngưỡng tại đền Bà Chúa Kho: 300 chủ kinh doanh đã ký cam kết thực hiện tốt các quy định của Ban tổ chức; vệ sinh môi trường từng bước có chuyển biến tích cực; văn hoá phẩm ngoài luồng, ăn xin, khấn thuê, trộm cắp ít xuất hiện hơnnhữngnămtrước,đường lên xuống Đền phong quang hơn. - Lễ hội lăng và đền Kinh Dương Vương: là một trong lễ hội lớn của huyện Thuận Thành, lễ hội Kinh Dương Vương được tổ chức theo đúng kế hoạch, đảm bảo tính truyền thống, long trọng, an toàn và đạt hiệu quả cao. Năm nay, lãnh đạo Đảng, nhà nước từ Trung ương và địa phương về dự lễ dâng hương. Phần hội gồm các trò chơi truyền thống như tổ tôm điếm, đu tiên, bịt mắt bắt dê, đập niêu, vật, rối nước, cờ tướng, bóng chuyền, hát quan họ, ca trù …thu hút đông đảo khách tham gia, thưởng thức; các biểu hiện tiêu cực như: xem bói, rút thẻ, bày bán văn hóa phẩm, băng đĩa, các trò chơi mang tính cờ bạc, hiện tượng ăn xin, ăn mày không xảy ra. - Lễ hội Ném Thượng: Các nghi thức tín ngưỡng được diễn ra đảm bảo tính truyền thống, phù hợp với Quy chế quản lý lễ hội, các quy định của nhà nước; các hoạt động văn hóa, thể thao (thi cờ tướng, cầu lông, hát quan họ...) diễn ra sinh động, hấp dẫn. Về nghi thức chém lợn theo phong tục: UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo UBND thành phố Bắc Ninh, các cấp chính quyền địa phương điều chỉnh nội dung cho phù hợp, theo đó kể từ năm 2013 lễ hội làng Ném Thượng, xã Khắc Niệm đã không thực hiện nghi thức “chém lợn” như truyền thống trước đây. 3- Một số hạn chế còn tồn tại: - Giá dịch vụ trông giữ xe không đúng quy định, còn đối tượng hành khất (hội Lim); khấn thuê tuy đã giảm nhưng vẫn tái diễn (đền Bà Chúa Kho); hình ảnh liền anh, liền chị quan họ ngửa nón nhận tiền của du khách chưa được khắc phục triệt (hội Lim).
  • 22. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 22 - Cờ bạc lưu động, các trò chơi có thưởng như cua cá, phá cờ thế, rút thăm trúng thưởng… (bản chất là cờ bạc trá hình), hiện tượng trộm cắp vẫn còn, nhiều du khách vẫn đặt “giọt dầu” tùy tiện, không đúng vị trí được Ban tổ chức hướng dẫn (tại hầu hết các lễ hội); hiện tượng chèo kéo khách vẫn diễn ra tại lễ hội đền Bà Chúa Kho. - Công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm của đội kiểm tra liên ngành 814 cấp huyện, an ninh cơ sở chưa thường xuyên, hiệu quả còn chưa cao. Một số du khách thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh chung. - Đôi khi, việc tuyên truyền về giá trị của di tích, các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tại lễ hội chưa được làm thường xuyên, thiếu khoa học. IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI: - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị, Nghị định 103 của Chính phủ, Nghị quyết 22 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Chỉ thị số 10 của UBND tỉnh; đa dạng hoá hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của quần chúng nhân dân theo hướng tích cực trong thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng; tuyên truyền, nhân rộng gương người tốt, việc tốt và phê phán các cá nhân, tổ chức thực hiện không tốt nếp sống văn minh; thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu trên hệ thống loa truyền thanh về mục đích, ý nghĩa của lễ hội về các phong tục, tập quán của quê hương, đất nước. - Đầu tư, nghiên cứu, sưu tầm những phong tục tập quán đẹp trong việc cưới, tang và lễ hội của quê hương để tiếp thu và phát huy xây dựng những phong tục, tập quán mới phù hợp; phát hành ấn phẩm, tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên sâu. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, gắn trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể với người phụ trách trong việc chỉ đạo, vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện nếp sống văn minh. Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức không thực hiện nếp sống văn minh. - Tăng cường công tác giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm của các địa phương trong và ngoài tỉnh, làm tốt công tác thi đua khen thưởng để kịp thời động viên các cá nhân, tập thể thực hiện tốt nếp sống văn minh. IV/ NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỚI BỘ VH, TT & DL: - Ban hànhvănbảnvềquảnlýtiềncôngđức,giọtdầutạicácditíchvàlễhội. - Mở lớp tập về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tham mưu triển khai thực hiện nếp sống văn hóa và cán bộ thuyết minh giới thiệu về di tích. - Định kỳ tổng kết việc thực hiện Quyết định 308/2005/QĐ-TTg; đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên, khích lệ những cá nhân, tập thể thực hiện tốt NSVM trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Nơi nhận: - Bộ VH,TT&DL; - UBND tỉnh Bắc Ninh; - Lãnh đạo Sở; - Phòng XDNSVH-GĐ; - Lưu VT. VP. GIÁM ĐỐC Nguyễn Văn Phong
  • 23. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 23 PHẦN 2: MỘT SỐ LỄ HỘI XUÂN TIÊU BIỂU DU XUÂN QUA CÁC LÀNG QUAN HỌ Thanh Tú - Thuận Cẩm iền đất Bắc Ninh-Kinh Bắc đẹp “như một khúc dân ca”, lung linh sắc màu truyền thống văn hiến và cách mạng. Nơi đây có con sông Cầu lơ thơ nước chảy lại có dòng sông Đuống nghiêng nghiêng cuộn đỏ phù sa, có những người con trai, con gái cần cù lao động, thiết tha yêu đời, có những liền chị cầu Lim, liền anh Khúc Toại đẹp nết, đẹp người, đẹp cả lời ăn tiếng nói… Và đặc biệt là có những làn điệu Dân ca Quan họ trữ tình mà bạn bè khắp 5 Châu mỗi khi biết đến là trầm trồ, say đắm. Làng Diềm-Tinh tường nghề chơi Quan họ Nếu muốn hiểu biết tỏ tường về nghề chơi Quan họ của người Bắc Ninh thì du khách về làng Diềm (Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh). Đây là một làng Quan họ cổ, nơi có đền thờ Thủy tổ Vua Bà - người đã sáng tác và truyền dạy cho nhân dân địa phương những làn điệu Dân ca Quan họ ngọt ngào, đằm thắm. Thế nên, những chất tinh túy của văn hóa Quan họ còn được lưu giữ đầy đủ ở làng Diềm. Đến đây, những nghệ nhân sắp bước sang tuổi 100 như: cụ Ngô Thị Khu, Ngô Thị Nhi, Nguyễn Thị Bàn… hát và kể cho du khách nghe về sự công phu trong “nghề chơi Quan họ”. Điều đặc biệt nữa là du khách sẽ được biết đầy đủ các hình thức và những tục hát Quan họ truyền thống như: Hát thờ, hát Quan họ trên thuyền, hát Quan họ trong nhà chứa… Đào Xá- Độc đáo ẩm thực Cỗ chay Đào Xá (xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh) là một làng Quan họ cổ nổi tiếng. Người phụ nữ Đào Xá không chỉ khéo léo, giỏi nghề “seo” giấy dó mà còn tài hoa, tinh tế trong chế biến các món ăn, tạo nét đặc trưng riêng trong ẩm thực Quan họ. Xưa kia, cỗ chay Đào Xá nổi tiếng khắp vùng bởi sự độc đáo. Mâm cỗ chay làng Đào được sắp xếp, bày đặt trên mâm đan, bát đàn gồm có: Bánh trưng, bánh rán, bánh rợm, bánh cắp-mỗi loại một đĩa, 5 bát cháo cái, 4 bát nấu và 1 đĩa giò… Tất cả các món ăn này đều làm từ sản phẩm của nhà nông. Trong đó, món bánh cắp và cháo cái không thể tìm thấy nơi nào khác ngoài làng Đào Xá. Bây giờ, nếu muốn thưởng thức cỗ chay làng Đào, du khách chỉ cần liên hệ đặt trước là có. Lại nói về ẩm thực của người Quan họ, Nhà nghiên cứu Quan họ Lê Danh Khiêm đã miêu tả rất kỹ rằng: Để bắt đầu bữa cơm, liền anh, liền chị Quan họ chủ lần lượt có lời mời khách, chẳng hạn như: “Năm mới, tháng xuân đương Quan họ liền anh, liền chị không chê làng chúng em nghèo mà sang chơi. Chúng em sắm bữa cơm quê, gọi là mâm đan, bát đàn, đầu mâm đĩa muối, cuối mâm đĩa M
  • 24. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 24 dưa, xin mời đương Quan họ nâng bát, nâng đũa thật nhiệt tình cho chúng em mừng ạ!...”. Người Quan họ nền nã, từ tốn, khiêm nhường như thế đấy…! Vùng Lim- Trảy hội mùa xuân Đến hẹn lại lên, lễ hội vùng Lim năm nào cũng có sức hút đặc biệt đối với du khách. Ngày 12 và 13 tháng Giêng hàng năm, dòng người nườm nượp dồn về ken đặc cả không gian rộng lớn vùng Lim. Sức hấp dẫn của những điệu Dân ca ngọt mượt cùng biết bao hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian đặc sắc như: Đu tiên, bịt mắt bắt dê, đấu vật, đập niêu… khiến du khách khó lòng cưỡng lại mỗi độ xuân về. Trầu têm cánh phượng là một sản vật đặc trưng của hội Lim và cũng được xem là biểu tượng cho sự duyên dáng, quyến rũ và khéo léo của người phụ nữ Bắc Ninh - Kinh Bắc nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung. Giải thích về ý nghĩa biểu trưng này, liền chị Nguyễn Thị Nhung CLB Quan họ Người cao tuổi huyện Tiên Du bảo rằng: Để têm được một khẩu trầu phải chọn quả cau cân hạt, lá trầu bánh tẻ. Cách têm trầu cũng khá cầu kỳ, đòi hỏi sự tinh tế, sau khi têm xong, mỗi miếng trầu sẽ được cài thêm cánh hoa hồng đỏ thắm… Chắc chắn, ra về sau hội Lim, mỗi du khách sẽ không quên nhận lấy một miếng trầu cánh phượng cho liền anh, liền chị Quan họ vui lòng. Tam Tảo - “Làng du lịch” Đến thăm làng Quan họ Tam Tảo (xã Phú Lâm, huyện Tiên Du) mới biết, nhiều năm nay, từ người già đến trẻ nhỏ ở làng đã quen thuộc với những vị khách tây, lưng đeo ba lô, tay cầm máy ảnh dạo bộ trong từng con ngõ nhỏ. Dưới mái đình cổ kính, niên đại hàng trăm năm, du khách quốc tế say sưa thưởng thức, đắm chìm trong làn điệu Dân ca Quan họ trữ tình. Say đắm trước vẻ đẹp của Di sản Dân ca Quan họ, những vị khách đến từ Pháp, Bỉ, Canada, Thụy Sĩ, Cu-Ba, Anh, Mỹ... còn trầm trồ vì được hòa mình trong một không gian làng quê Việt giàu truyền thống văn hóa. Họ hết sức ngạc nhiên và thán phục khi biết người dân trong làng vẫn giữ được hàng chục ngôi nhà cổ mà niên đại vài trăm năm. Hướng dẫn viên công ty du lịch Hương Giang (Hà Nội) - anh Võ Văn Lý kể: “Mỗi lần đưa khách đến đây, chúng tôi đều nhận được những chia sẻ thích thú của du khách. Tam Tảo là một điểm đến đặc biệt mà công ty du lịch chúng tôi chọn lựa để tạo sự khác biệt, cạnh tranh với những công ty khác”. Những gì nói ở trên chỉ là một vài điểm đến tiêu biểu trong số hàng trăm làng Quan họ trên quê hương Bắc Ninh hôm nay giúp du khách có sự lựa chọn và trải nghiệm khi du xuân về miền Quan họ. Khi tiết xuân ấm áp quện hòa trong những điệu dân ca ngọt ngào, du khách muôn phương lại dập dìu hò hẹn, xúng xính áo khăn rủ nhau du xuân, trảy hội và khám phá những trầm tích văn hóa ở miền đất Quan họ nghìn năm tuổi... (TC.Bắc Ninh hằng tháng, số 2)
  • 25. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 25 HỘI LÀNG QUAN HỌ Ngô Thu Hiền ùa xuân, mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây, giữa tiết trời ấm áp, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi người, mọi nhà cùng an lành hạnh phúc. Giờ đây khi đang học tập ở xa Tổ quốc, mỗi mùa xuân mới về, tôi lại nhớ không gian lễ hội quê hương. Ở quê tôi, miền Kinh Bắc - Bắc Ninh, dấu ấn làng quê ấy in đậm ở hội làng. Hội làng là hội lễ chung cho cả dân làng, là sinh hoạt văn hóa, xã hội, tôn giáo, nghệ thuật đặc sắc và tổng hợp, định kỳ của toàn bộ cư dân trong làng. Xuân thu nhị kỳ, hai mùa hội làng, người làng có dịp nghỉ xả hơi, để ăn và chơi, để ngưỡng vọng … sau những tháng ngày dài “đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương”. Nhưng vui nhất vẫn là hội xuân, bởi ngày xuân là thời điểm mạnh nhất của lễ hội, của hội làng. Tôi còn nhớ, bức vẽ chơi xuân (Du xuân đồ) của tranh làng Hồ có mấy câu thơ: “Thái bình mở hội xuân Nô nức quyến xa gần Nhạc dâng cao trong điện Trò thưởng vật ngoài sân” Từ tháng Giêng, hội xuân đua nhau mở khắp làng quê. Từng đoàn người chen vai, thích cánh dự lễ hội chùa, hội đền, hội đình, hội miếu… Không khí trảy hội vừa trang nghiêm, vừa náo nức làm sao! Sau làn hương khói tín ngưỡng - tôn giáo trong hệ thống Lễ, thể hiện mối giao cảm giữa con người với tự nhiên. Hội xuân đồng thời có diễn (Quan họ, chèo, tuồng…) có thao (vật, võ, đua thuyền, hát phết, đánh đu …) là phần hội, trong đó con người như giao cảm với con người hơn. Có lẽ không ở đâu, tinh thần cộng đồng, một đặc trưng văn hóa của người Việt, lại có dịp được thể hiện sắc nét, mạnh mẽ như ở hội làng miền Kinh Bắc. Ngày còn bé, trong câu chuyện ông tôi thường kể, miền quê Kinh Bắc - Bắc Ninh văn hóa lễ hội thật đa dạng và phong phú. Ở đó không chỉ có hội làng mà còn nhiều lễ hội lớn với quy mô vùng miền, quốc gia được tổ chức. Thuở nhỏ, ông tôi thường dẫn tôi đến hội đền Bà Chúa Kho, hội Lim, hội Đền Đô, hội chùa Dâu, chùa Bút Tháp, lễ hội đền Vua Bà Thủy tổ Quan họ … Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, thường hướng tới một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như các vị anh hùng chống ngoại xâm, người có công truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế… Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, lễ hội Bắc Ninh diễn ra sôi động gắn với những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp thế hệ trẻ thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước. Giờ đây, khi hầu hết thời gian dành cho việc học tập ở nơi xứ người, ít có dịp hòa cùng dòng người trẩy hội du xuân miền Quan họ, ít thời gian để vãn cảnh, tận hưởng bầu không khí trong lành của mùa xuân tươi đẹp, đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền chùa, hòa mình vào các lễ hội truyền thống. Song sự M
  • 26. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 26 phong phú của lễ hội miều quê Kinh Bắc luôn là nét đẹp văn hóa dân tộc, là sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mà mỗi người Việt ở xa Tổ quốc không quên giới thiệu với bạn bè. (TC.Bắc Ninh hằng tháng, số 2) ĐẶC SẮC LỄ HỘI MIỀN QUAN HỌ Nhóm PV VH-XH LỄ HỘI CHÙA PHẬT TÍCH 2013 - HỘI TỤ TINH HOA TRUYỀN THỐNG ới lịch sử hàng nghìn năm, lễ hội Khán hoa mẫu đơn được mở tại ngôi chùa cổ kính Phật Tích - nơi khởi nguồn Đạo Phật ở Việt Nam đã gắn với những câu chuyện huyền thoại về cõi Phật, cõi Tiên, cõi Người đan quện vào nhau, thu hút hàng nghìn du khách nô nức trẩy hội đầu xuân để cầu mong bình an, may mắn cho năm mới. Hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng 2013, lễ hội chùa Phật Tích năm nay được tổ chức trong hai ngày 13 và 14-2 (tức ngày mùng 4 và 5 tháng Giêng) với nhiều hoạt động phần lễ và phần hội phong phú, gần như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của các lễ hội truyền thống của vùng quê Bắc Ninh. Ở phần lễ, các nghi thức dâng hương, tổ chức Pháp hội đại bi cầu Quốc thái dân an, cầu bình an cho nhân dân được tổ chức trang trọng. Phần hội với các hoạt động văn hóa văn nghệ như hát Quan họ trên núi, sân chùa, dưới thuyền, các trò chơi dân gian như cờ tướng, chọi gà, tổ tôm điếm… diễn ra sôi nổi. Đặc biệt, du khách trẩy hội Phật Tích được thưởng thức một chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật truyền thống, nơi gặp gỡ của các di sản văn hóa được UNESCO công nhận: Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Chầu văn, Chèo và nghệ thuật hát Xẩm Việt Nam, với sự tham gia của các nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu như NSND Thanh Hoài, NSND Thúy Hường, các NSƯT Thúy Mùi, Thúy Ngần, Thanh Ngoan và các nghệ sỹ, diễn viên Nhà hát chèo Việt Nam, Nhà hát chèo Hà Nội… trong khuôn viên của ngôi chùa cổ kính có bề dầy lịch sử và chiều sâu tâm linh như chùa Phật Tích, là di sản văn hóa vật thể của Phật giáo và văn hóa dân tộc, lại hội tụ những nét tinh hoa trong văn hóa truyền thống càng tạo nên sự linh thiêng, huyền bí. Chương trình giao lưu nghệ thuật đã đưa du khách trở về với không gian âm nhạc kết tinh hàng nghìn năm, ngỡ như mình đang đắm chìm trong khung cảnh của thời Lý - Trần hào hùng lịch sử nhưng vẫn toát lên được những nét văn hóa hiện đại của một đất nước đang hội nhập và phát triển. Cũng trong tối mùng 5 tết, Pháp hội Đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát khai xuân cầu Quốc thái dân an được cử hành tại quảng trường Đại Phật tượng trên núi Phật Tích với màn nghệ thuật ánh sáng cầu may mắn cho cả năm Quý Tỵ. HỘI RƯỚC PHÁO ĐỒNG KỴ V
  • 27. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 27 Lễ rước pháo là nghi thức truyền thống đặc sắc được mong đợi nhất trong các hoạt động của lễ hội truyền thống ở Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn) đã tưng bừng khai hội vào ngày 13-2 (tức mồng 4 tháng Giêng năm Quý Tỵ). Đồng Kỵ giờ đây làng đã lên phố song lễ hội rước pháo truyền thống vẫn giữ được nét độc đáo riêng có bởi người dân nơi đây luôn có ý thức gìn giữ, bảo tồn và kế thừa giá trị văn hóa tốt đẹp do cha ông để lại. Ông Dương Văn Canh, Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ, Trưởng BTC lễ hội cho biết: Mọi công việc cho lễ rước pháo và rô ông Đám được chuẩn bị từ sớm. Ngày mồng 3 tết, rước đồ thờ từ đền về đình và từ đình về đền để chuẩn bị cho lễ rước ngày mồng 4. Địa phương cũng tuyên truyền, quán triệt tới các dòng họ các quy định của Nhà nước về cấm đốt pháo nổ nhằm đảm bảo lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh. Nhằm giờ lành trong buổi sáng ngày mồng 4, hai tràng pháo và hai quả pháo lớn, tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà truyền thống ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của đông đảo khách thập phương về trảy hội. Về kích thước, quả pháo Nhất có chiều dài và đường kính lớn hơn so với pháo Nhì, được trang trí tinh xảo, đẹp mắt. Đúng giờ Ngọ, hai pháo được đưa vào đình theo nghi lễ riêng. Lễ rước pháo độc đáo và hấp dẫn là tâm điểm của lễ hội Đồng Kỵ song các hoạt động khác trong khuôn khổ lễ hội cũng không kém phần sôi nổi. Đó là tiếng hát Quan họ và những tích tuồng cổ do chính các CLB Quan họ, tuồng của địa phương thể hiện. Giải vật cổ truyền cũng đã trở thành nét đẹp của hội Đồng Kỵ. Bên cạnh đó, các môn thể thao như: cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, chọi gà, hội thi sinh vật cảnh… rất được người đi hội quan tâm. HÁO HỨC TRẢY HỘI LÀNG NÉM THƯỢNG Đúng 9 giờ sáng ngày mồng 6 tết, người dân thôn Ném Thượng (xã Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh) tưng bừng khai hội truyền thống với tục rước 2 ông Ỷ đi vòng quanh làng sau đó quay về sân đình hành lễ “chém lợn tế thánh”. Năm nay, tục “chém lợn” tế thánh ở hội làng Ném Thượng vẫn được bảo lưu theo phong tục tập quán của địa phương. Tuy nhiên, việc cử hành nghi lễ “chém lợn” đã có sự đổi mới văn minh hơn, phù hợp với cuộc sống đương đại và được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Người dân địa phương kể rằng, nguồn gốc của tục “chém lợn tế thánh” có liên quan đến danh tướng Đoàn Thượng ở cuối thời Lý. Thời ấy, rừng núi hoang vu, lợn rừng nhiều vô kể mà lương thảo lại thiếu thốn. Quân tướng Đoàn Thượng đành phải chém lợn nuôi quân… Từ đó, cứ đến ngày mồng 6 Tết hàng năm, người dân trong làng lại tổ chức mở hội đình và tái hiện nghi lễ “chém lợn tế thánh” để tưởng nhớ đến người có công nuôi quân, đánh giặc, khai khẩn vùng đất hoang vu. Năm nay, người dân làng Ném Thượng vẫn tổ chức lễ hội theo phong tục tập quán truyền thống với đủ phần lễ và phần hội. Trước khi làm lễ tế thánh, đúng 9 giờ sáng, các bộ phận tham gia đoàn rước mặc trang phục theo lối truyền thống tề tựu về sân đình và tổ chức rước hai ông Ỷ đi vòng quanh làng đến 11 giờ trưa thì quay về sân đình để hành lễ. Các nghi thức như: ông tướng phất cờ
  • 28. Tr¶y héi miÒn quan hä Th- viÖn tØnh B¾c Ninh 28 khai lễ, cúng đao… đều được thực hiện theo đúng trình tự, phong tục lệ làng. Duy chỉ có nghi lễ “chém lợn” là đổi khác: Thay bằng việc “chém lợn” ở giữa sân đình, trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân và du khách thập phương thì năm nay, BTC lễ hội đã sắp xếp một khu vực dành riêng cho việc làm cỗ ngọc tế thánh. Ngoài những người đã được phân công nhiệm vụ giết mổ lợn và làm cỗ, còn lại tất cả người dân và du khách đều không được vào khu vực này. Cụ Nguyễn Văn Hưng, 84 tuổi, người làng Ném Thượng cho biết: “Sau khi hai ông Ỷ được giết mổ, người ta lấy ở mỗi ông Ỷ một khoanh thịt cổ khoảng từ 5-7kg (người dân địa phương gọi là khoanh năm) rồi làm sạch, sau đó đặt mỗi khoanh thịt vào một xoong đun với nước mắm. Thịt chín được đưa vào làm lễ trong đình. Phần còn lại được chia đều cho người dân trong làng”. Ông Nguyễn Hữu Chế, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Ném Thượng, Phó trưởng BTC lễ hội khẳng định:Chúng tôi đã họp BTC lễ hội nhiều lần để thống nhất về việc cử hành nghi lễ “chém lợn tế thánh” theo hướng văn minh, đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND thành phố Bắc Ninh và Đảng ủy, UBND xã Khắc Niệm. Người dân địa phương cũng hiểu rằng, nếu bảo lưu phong tục truyền thống mà vẫn phù hợp với cuộc sống hiện đại, được cộng đồng dư luận xã hội khen ngợi thì mới thật đáng quý. Vậy nên, phần lớn người dân làng Ném Thượng đều đồng tình với cách làm mới này. Tin rằng, dù cách thức “chém lợn tế thánh” có đổi khác thế nào thì những giá trị văn hóa truyền thống cùng nhiều phong tục đẹp, độc đáo ở lễ hội làng Ném Thượng sẽ vẫn là những điều thú vị, hấp dẫn du khách thập phương tìm đến trong những ngày xuân. (Báo Bắc Ninh, số 2964) TRẢY HỘI MIỀN QUAN HỌ PV VH-XH ứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, khi trời đất giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, lòng người hân hoan thì cũng là lúc khắp xóm làng nô nức, tưng bừng mở hội đón Xuân, cầu mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi người, mọi nhà cùng an lành hạnh phúc. Trong những ngày đầu xuân mới vừa qua, dù thời tiết rét đậm, mưa phùn giá lạnh lây rây nhiều ngày nhưng vẫn không ngăn cản được bước chân người dân tham gia du xuân, trảy hội. Khắp xóm làng miền Quan họ, từ bờ Bắc đến bờ Nam sông Đuống, các lễ hội truyền thống vẫn diễn ra tưng bừng, náo nhiệt trong không khí vui tươi, lành mạnh. Âm sắc hội chùa Phật Tích Các ngày mồng 4, 5 và 6 Tết, mặc dù thời tiết giá rét và mưa phùn nhưng du khách thập phương vẫn nườm nượp đổ về trảy hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích (Tiên Du). Dự lễ khai hội có đồng chí Nguyễn Tử Quỳnh, Phó Chủ C