SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  68
Télécharger pour lire hors ligne
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ĐINH THỊ TIỆP
VẤN ĐỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ
Ở NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2009
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-
ĐINH THỊ TIỆP
VẤN ĐỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ
Ở NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TSKH. LƢƠNG ĐÌNH HẢI
HÀ NỘI - 2009
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TSKH. Lương Đình Hải.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều
trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009.
Tác giả luận văn
Đinh Thị Tiệp
4
.................................................................................................................................MỤC LỤC
Mở đầu ................................................................................................................. 1
Chƣơng 1. Dân chủ và tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở nông
thôn Việt Nam ......................................................................................... 10
1.1. Dân chủ, thực hiện dân chủ.......................................................................... 10
1.1.1. Về khái niệm dân chủ................................................................................ 10
1.1.2. Quan niệm về thực hiện dân chủ............................................................... 19
1.2. Vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ ở nông thôn ................................................ 34
1.2.1. Những nhân tố cơ bản tạo nên tính đặc thù của vấn đề dân chủ và thực
hiện dân chủ ở nông thôn.......................................................................... 34
1.2.2. Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn trong công cuộc đổi mới hiện nay41
Chƣơng 2. Thực trạng việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng...... 48
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội ở nông thôn Hải Phòng....................................... 51
2.1.1. Về kinh tế - xã hội..................................................................................... 51
2.1.2. Về văn hoá - xã hội ................................................................................... 57
2.2. Thực hiện dân chủ ở Hải Phòng................................................................... 62
2.2.1. Thực trạng thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng ............................. 62
2.2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng..
72
Chƣơng 3. Một số giải pháp nhằm thực hiện và phát huy dân chủ ở nông
thôn Hải Phòng trong thời gian tới ....................................................... 78
3.1. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội.............................................................. 78
3.2. Nhóm giải pháp về văn hoá - xã hội ............................................................ 63
5
3.3. Nhóm giải pháp về củng cố và nâng cao năng lực của các tổ chức trong hệ
thống chính trị ở nông thôn nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân.................................................................................................... 90
Kết luận............................................................................................................ 105
Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................... 108
6
BẢNG QUY ƢỚC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
HTX: Hợp tác xã
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân chủ đã trở thành khái niệm phổ biến trong đời sống xã hội trên toàn
thế giới. Không một tổ chức, một đảng phái, một phong trào chính trị xã hội hay
một nhà chính trị nào không nói tới dân chủ, và nêu cao khẩu hiệu dân chủ. Về
mặt lý luận, dân chủ là một thuật ngữ chính trị được nói tới nhiều nhất và được
thừa nhận phổ biến, nhưng không một thuật ngữ chính trị nào lại đa nghĩa và
được giải thích theo nhiều cách rất khác nhau gây lên những tranh cãi bất tận về
dân chủ. Ngay lúc sinh thời Mác, Ăngghen, Lênin cũng đã từng viết rất nhiều
công trình liên quan tới vấn đề dân chủ. Các ông đã nêu lên những quan niệm thể
hiện sự khác biệt rất lớn so với các nhà lý luận tư sản, nêu lên những nhận định,
những phê phán rất sâu sắc về nền dân chủ tư sản với những khuyết tật cố hữu
của nó. Khi nói về nền dân chủ vô sản Lênin khẳng định dân chủ gấp triệu lần
bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào. Đó là chế độ mà nhân dân lao động là người
chủ toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Đó là chế độ nhằm giải
phóng con người vì hạnh phúc của mọi người.
Về mặt thực tiễn do điều kinh tế - xã hội và hoàn cảnh lịch sử của mỗi
nước là khác nhau, chính vì vậy mà dân chủ ở các nước khác nhau được đánh giá
theo những cách nhìn khác nhau, người ta dùng các thước đo khác nhau, do đó
thường tự cho mô hình của nước mình là dân chủ, còn các nước khác là kém dân
chủ, hoặc không có dân chủ.
Ở nước ta, dân chủ là một nội dung của cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo
từ những năm mới thành lập. Trong quá trình xây dựng CNXH mấy chục năm
qua, dân chủ cũng là vấn đề luôn được quan tâm. Việc vận dụng đúng đắn những
giá trị dân chủ vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội là một trong những
điều kiện bảo đảm thắng lợi của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
8
hoá. Dân chủ có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy khả năng sáng tạo, sức mạnh
của cộng động.
Thực hiện và phát triển dân chủ là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với một
nước có trình độ kinh tế thấp kém, xuất phát điểm là nền nông nghiệp nhỏ, lạc
hậu, lại chưa trải qua chế độ dân chủ tư sản như nước ta. Tuy nhiên so với yêu
cầu đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay việc thực hiện và phát triển dân chủ đang
bộc lộ nhiều bất cập. Các cuộc thảo luận trên các diễn đàn khác nhau, đặc biệt là
ngay trước các lần Đại hội Đảng IX và X vừa qua. Dân chủ trở thành một nội
dung đặc biệt mới được bổ sung vào mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
Hải Phòng là một trong bốn thành phố lớn của cả nước. Mặc dù là thành
phố công nghiệp, có cảng biển lớn nhất miền Bắc, nhưng khu vực nông thôn Hải
Phòng vẫn chiếm diện tích lớn hơn và có dân số đông hơn. Vùng nông thôn Hải
Phòng tồn tại, phát triển trong sự liên hệ, tác động qua lại chặt chẽ với sự tồn tại,
phát triển của cảng và đô thị Hải Phòng, đó là đặc điểm riêng của nông thôn Hải
Phòng so với các vùng nông thôn khác trong cả nước. Với sự quần tụ cư dân
nhiều vùng cùng chung sức chống chọi thiên nhiên, cùng nhau chống giặc ngoại
xâm nên nông thôn Hải Phòng có kết cấu làng xã cởi mở và năng động hơn, tính
bảo thủ, trì trệ ít hơn và tính dân chủ cộng đồng rõ hơn so với nhiều vùng nông
thôn Bắc Bộ khác. Mặt khác, do nằm xung quanh đô thị và cảng Hải Phòng, một
cửa ngõ chính ra biển của miền Bắc, thông thương với quốc tế và các khu vực
khác trong nước, nông thôn Hải Phòng có điều kiện tiếp xúc quốc tế thuận lợi.
Những điều đó tạo cho nông thôn Hải Phòng điều kiện để đổi mới và phát triển.
Những yếu tố truyền thống đó góp phần làm cho vấn đề dân chủ nông thôn Hải
Phòng có những sắc thái riêng, đồng thời cũng giúp cho việc thực hiện và phát
huy dân chủ có những thuận lợi nhất định. Bên cạnh đó, do sự tác động của cơ
9
chế mới, do sự chi phối trở lại của đô thị, đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH và mở cửa với bên ngoài, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội của Hải Phòng trở
nên bức xúc hơn, thậm chí có lúc nóng bỏng hơn. Việc thực hiện dân chủ còn
nhiều vấn đề, nhiều nơi thực hiện quy chế dân chủ còn mang tính hình thức, hiệu
quả còn hạn chế, chưa đảm bảo được các yêu cầu đặt ra; một số cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở chưa nhận thức đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Trung
ương... Trong nội bộ nhân dân còn một số chưa nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa
vụ trong thực hiện dân chủ; một bộ phận quá khích còn lợi dụng dân chủ gây mất
ổn định tình hình an ninh trật tự ở một số địa phương, cơ sở làm ảnh hưởng đến
việc ổn định tình hình chính trị và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nông
thôn Hải Phòng nói riêng và cả thành phố nói chung… Việc giải quyết kịp thời
có hiệu quả những bức xúc ấy sẽ làm cho quá trình thực hiện và phát huy dân
chủ ở nông thôn Hải Phòng tốt hơn, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong
các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, an ninh - quốc phòng,
nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đẩy mạnh sự nghiệp CNH,
HĐH ở nông thôn Hải Phòng,… Sơ lược một vài nột như vậy có thể thấy ở nước
ta nói chung, Hải Phòng nói riêng vấn đề thực hiện dân chủ đang là vấn đề cấp
bách và nóng bỏng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói rằng, vấn đề dân chủ, việc thực hiện dân chủ từ lâu đã trở thành
một tiêu điểm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lý luận, hoạt động chính trị và
hoạt động xã hội nói chung.
Ở Việt Nam, đặc biệt từ những năm đổi mới (1986) đến nay, vấn đề dân
chủ, vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn… là một vấn đề được các văn kiện và
các bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề cập khá nhiều. Các quan
10
điểm chính thống của Đảng, Nhà nước ta về dân chủ được thể hiện tập trung và
chủ yếu ở các tài liệu này.
Dân chủ và thực hiện dân chủ cũng là đề tài được đề cập rất nhiều từ tất cả
các ngành lý luận: triết học, kinh tế học, chủ nghĩa xã hội khoa học, chính trị
học. Dân chủ đã và đang được nghiên cứu từ các góc độ khác nhau: tư tưởng về
dân chủ (ví dụ tư tưởng phương Tây, phương Đông về dân chủ, quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin, của Hồ Chí Minh về dân chủ...) và thực hiện dân chủ thể
hiện trong Hiến pháp, pháp luật và đặc biệt trong quá trình đưa ra các quyết định
chính trị.
Sản phẩm của việc nghiên cứu về dân chủ được thể hiện dưới những dạng
khác nhau: bài báo nghiên cứu, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, công trình
nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở. Dân chủ có thể được đề cập như là
một vấn đề chuyên biệt trong đó các tác giả bàn đến khía cạnh như bản chất, tính
chất của dân chủ, hình thức, cơ chế thực hiện dân chủ, những điều kiện để phát
triển dân chủ... Dân chủ cũng có thể được đề cập như một vấn đề có liên quan,
phát sinh từ việc nghiên cứu các vấn đề khác, chẳng hạn vấn đề xây dựng Đảng,
xây dựng Nhà nước pháp quyền....
Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp đề cập tới
dân chủ, thực hiện dân chủ, chẳng hạn đề cập trực tiếp có các đề tài: “Xây dựng
nền dân chủ XHCN và Nhà nước pháp quyền” do GS. TS Đỗ Nguyên Phương và
PGS. TS Trần Ngọc Đường làm chủ nhiệm (năm 1992); đề tài “Dân chủ và cơ
chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta” do PGS. TS Hoàng Chí Bảo
làm chủ nhiệm (năm 1995); đề tài “Dân chủ hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam” do TS Hồ Tấn Sang làm chủ nhiệm (1991); PGS.
TSKH. Lương Đình Hải, “Xây dựng nhà nước pháp quyền và vấn đề dân chủ
hoá xã hội ở nước ta hiện nay” (Tạp chí Triết học, số 1, 2006); GS.TS. Hoàng
11
Chí Bảo “Những nhận thức lý luận mới về dân chủ qua 20 năm đổi mới và trong
văn kiện Đại hội X của Đảng” (Tạp chí Triết học, số 10, 2007).
Các công trình đề cập tới dân chủ một cách gián tiếp trong khuôn khổ
nghiên cứu về hệ thống chính trị, về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, về xây dựng
Nhà nước pháp quyền đề cập đến quan niệm về dân chủ XHCN, chẳng hạn, đề
tài cấp nhà nước “Hệ thống chính trị các tỉnh miền núi phía Bắc” do PGS. TS
Tô Huy Rứa làm chủ nhiệm, Học viện Chính trị quốc gia chủ trì, năm 2001;
cuốn sách “Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta”, do GS
Nguyễn Đức Bình và PGS. TS Trần Xuân Sầm chủ biên (Nxb. Chính trị quốc
gia, năm 1998); đề tài “Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường
hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ở nước ta hiện
nay” do GS. TS Hoàng Chí Bảo làm chủ nhiệm (2000 - 2002); đề tài “Vai trò
của các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” do
PGS. TSKH Phan Xuân Sơn làm chủ nhiệm (năm 2000 - 2001);… và rất nhiều
đề tài khác đã được hoàn thành về vấn đề Đảng lãnh đạo có liên quan tới thực
hiện dân chủ ở nước ta.
Việc nghiên cứu tư tưởng dân chủ trong di sản lý luận của Mác-Ăngghen,
Hồ Chí Minh cũng được chú ý nghiên cứu chẳng hạn đề tài cấp bộ: “Những
quan điểm cơ bản của Mác - Ăngghen, Lênin về dân chủ XHCN” do TS. Nguyễn
Thanh Tuấn làm chủ nhiệm, Viện Chủ nghĩa Xã hội khoa học chủ trì, năm 1998;
hay luận án Tiến sĩ triết học “Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của
Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”,
của Phạm Văn Bính, năm 2003; “Về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của
PGS. Hoàng Trang (Tạp chí Lịch sử Đảng, 6/1998).
Có thể đánh giá việc nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp vấn đề dân chủ,
vấn đề thực hiện dân chủ ở các góc độ khác nhau, cấp độ khác nhau trong những
12
năm qua đã có những thành tựu đáng trân trọng. Đã làm sáng rõ hơn dân chủ
theo quan điểm cổ điển, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về dân chủ. Các công trình nghiên cứu đã
chỉ ra một cách đích đáng những nhược điểm, khuyết điểm của việc thực hiện
dân chủ ở các nước XHCN trước đây nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Nhiều
công trình dù là trực tiếp hay gián tiếp đã đề cập tới việc đổi mới, hoàn thiện mối
quan hệ lãnh đạo giữa Đảng với các cơ quan nhà nước, tới việc đổi mới tổ chức
và hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt vai trò của Quốc hội, Hội đồng
nhân dân các cấp thay mặt nhân dân giám sát các cơ quan hành pháp, tư pháp.
Nhiều công trình còn đề cập tới việc hoàn thiện các cơ chế thực hiện dân chủ. Và
thực tế là với Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, Nghị định 29 mà nay là Nghị định 79
của Chính phủ về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong những
năm gần đây, vấn đề dân chủ ở nước ta đã có một bước tiến thực chất và rất quan
trọng trong việc xây dựng cơ chế thực hiện dân chủ. Trên cơ sở của phát triển lý
luận, nhiều công trình, đặc biệt là các bài báo, tạp chí đã góp phần làm rõ những
thành tựu dân chủ của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, bác bỏ những luận
điểm xuyên tạc của các thế lực chống đối trong và ngoài nước. Trước thực tiễn
mới hiện nay của đất nước phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trên
mặt trận lý luận cũng chưa có công trình nghiên cứu ở nấc thang cao hơn về dân
chủ, đặc biệt vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn. Từ thực tiễn đòi hỏi tiếp tục
có những nghiên cứu mới về dân chủ, thực hiện dân chủ ở nông thôn.
Nghiên cứu về dân chủ ở nông thôn là một bước tiến tới nghiên cứu đầy
đủ, toàn diện về nền dân chủ XHCN. Nghiên cứu vấn đề dân chủ ở nông thôn
Hải Phòng chính là nghiên cứu việc thực hiện và bảo đảm thực hiện dân chủ ở
đây để hiểu rõ hơn về chế độ dân chủ của chúng ta và để nhằm đạt đến một nền
dân chủ thực sự, hoàn thiện. Trong lĩnh vực nghiên cứu, từ trước đến nay, ở Hải
13
Phòng chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề thực hiện dân chủ ở nông
thôn Hải Phòng. Các báo cáo tổng kết hoặc báo cáo chuyên đề của các ban,
ngành, đoàn thể của thành phố, kể cả của một số ban, ngành của TW, cũng chỉ đề
cập đến nội dung cụ thể nào đó của vấn đề dân chủ hoặc chỉ sơ lược trình bày về
vấn đề này trong khi phân tích vấn đề dân sinh, dân trí về phát triển kinh tế - xã
hội ở nông thôn. Trong đó, khi vấn đề dân chủ có được nhấn mạnh thì cũng chủ
yếu ở mặt trái của nó là sự vi phạm dân chủ. Trong báo cáo tổng kết thực hiện
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” của Ban dân vận
Thành uỷ, nội dung dân chủ có được đề cập đến, song chủ yếu chỉ đánh giá việc
thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Đó mới chỉ là báo cáo tổng kết
thực tiễn, có tính công dụng trực tiếp, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ
trong việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở. Hay chuyên đề “Việc đánh giá
thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả lãnh đạo của
cấp uỷ Đảng, xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở ở Hải Phòng”, do Vũ Thị Loan làm chủ nhiệm (2007), chuyên đề
này đã nghiên cứu sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng xã, phường, thị trấn trong việc
xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào dưới góc độ triết học
nghiên cứu vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng một cách có hệ
thống để chỉ ra thực trạng thực hiện dân chủ ở nông thôn, đặc biệt ở nông thôn
Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp để phát triển việc thực hiện dân chủ ở
nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích: Tìm hiểu việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện
này. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục củng cố và thực hiện dân chủ ở
nông thôn Hải Phòng.
14
* Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích trên, luận văn hướng vào giải
quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, phân tích việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay,
từ đó làm rõ thực trạng dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay, những vấn đề
đặt ra.
Hai là, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải
Phòng hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Luận văn nghiên cứu về vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ ở nông thôn
Hải Phòng hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Luận văn tập trung nghiên cứu về việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải
Phòng từ khi đổi mới cho đến nay. Đưa ra các giải pháp để thực hiện dân chủ ở
nông thôn Hải Phòng tốt hơn trong giai đoạn sau.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân
chủ và cơ chế thực hiện nó, những kết quả tổng kết lý luận và thực tiễn mới về
vấn đề này được công bố gần đây.
- Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời chú ý sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp logớc và lịch sử, so sánh, khái quát
hoá, trừu tượng hoá… trong quá trình nghiên cứu và trình bày nội dung của đề
tài.
15
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ thực trạng thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải
Phòng ngày càng tốt hơn.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các công tác nghiên cứu, học
tập và giảng dạy, đặc biệt đối với cấp xã, huyện trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền ở địa
phương trong việc thực hiện vấn đề dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ sở.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết.
Chƣơng 1. Dân chủ và tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở nông
thôn Việt Nam.
Chƣơng 2. Thực trạng việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng.
Chƣơng 3. Một số giải pháp nhằm thực hiện và phát huy dân chủ ở nông
thôn Hải Phòng trong thời gian tới.
16
Chƣơng 1
DÂN CHỦ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN
DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
1.1. Dân chủ, thực hiện dân chủ
1.1.1. Về khái niệm dân chủ
Thuật ngữ dân chủ xuất hiện khá sớm trong nền văn minh nhân loại, từ
thời Hy-Lạp cổ đại. Dân chủ (Demokratia), trong tiếng Hy Lạp cổ là từ ghép,
được cấu thành từ hai từ gốc là: demos là nhân dân, Kratos là quyền lực. “Như
vậy xét về mặt từ nguyên dân chủ có nghĩa là quyền lực của nhân dân” [36,
tr.21]. Nói cách khác, dân chủ là một khái niệm dùng để chỉ chế độ xã hội mà ở
đó nhân dân là chủ thể của quyền lực.
Sự phát triển của xã hội và cùng với nó, sự phát triển của tri thức con
người đã làm xuất hiện những cách tiếp cận mới đối với phạm trù dân chủ. Dân
chủ có thể được hiểu là một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước của một giai
cấp; dân chủ cũng có thể được hiểu là một nguyên tắc tổ chức, quản lý xã hội; là
tính chất của các mối quan hệ giữa các cộng đồng người; là một giá trị xã hội,
một lý tưởng giải phóng con người hướng tới tự do và thực hiện quyền làm chủ
xã hội, làm chủ nhà nước và làm chủ bản thân mình; dân chủ là sản phẩm của
văn minh; là điều kiện và tiều chuẩn của tiến bộ xã hội.
Dân chủ là một khái niệm có tính lịch sử. Từ trước khi khái niệm dân chủ
ra đời, trong thời kỳ Cổ đại Hy Lạp đã tồn tại một hình thức đặc biệt của dân
chủ. Đó là “dân chủ quân sự” [29, tr.164] hay còn gọi là “dân chủ nguyên thuỷ”
[29, tr.167]. Dân chủ quân sự trong thời kỳ Cộng sản nguyên thuỷ là một hình
thức sinh hoạt của cộng đồng; là một hình thức mà nhờ đó, hoạt động của thành
17
viên trong xã hội được hướng vào tính tổ chức và trật tự nhằm đạt mục tiêu
chung về sự phát triển xã hội. Trong nền dân chủ quân sự, quyền lực của nhân
dân là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Nó được hiểu là quyền lực tối cao vốn
có ở con người, quyền lực mà mỗi người phải thực hiện một cách vô điều kiện,
tư tưởng, tình cảm và hành động của mình. Dân chủ quân sự thời kỳ cộng sản
nguyên thuỷ là một thể chế xã hội tự quản dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội
thấp kém, tư liệu sản xuất là của chung trong cộng đồng thị tộc, bộ lạc.
Chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành.
Nền dân chủ quân sự được thay thế bằng nền dân chủ chủ nô. Trong quá trình
tồn tại, do nhiều nguyên nhân mà chủ trương cải cách dân chủ đã được đặt ra.
Các cuộc cải cách đó đã tạo ra nguồn lực to lớn cho sự phát triển xã hội, đáp ứng
tốt các yêu cầu đối nội và đối ngoại, đồng thời, chúng cũng góp phần giải quyết
những mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp chủ nô, qua đó, góp phần củng cố vững
chắc địa vị và quyền lực chính trị của nhà nước Aten.
Dân chủ chủ nô được xác lập và phát triển thông qua các cuộc cải cách
chính trị của Xô-lông (năm 594 trước công nguyên) và Cơlít - Xten (năm 509
trước công nguyên). Từ đó, chế độ dân chủ chủ nô được hình thành, phát huy tác
dụng trong quản lý xã hội theo những chuẩn mực dân chủ.
Sau khi nhà nước Aten bị tan vỡ, chế độ phong kiến được xác lập. Mọi
thành tựu của nhà nước Aten bị xoá bỏ và thay vào đó là những giáo lý khắc
nghiệt trói buộc cuộc sống con người cũng như kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Vì lẽ đó, chế độ phong kiến là đêm trường Trung cổ đối với các nước ở Châu
Âu, ách thống trị phong kiến kéo dài hơn một ngàn năm đã làm cho xã hội phong
kiến đầy rẫy bất công, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội diễn ra gay gắt. Giai cấp
thống trị phong kiến căm thù khoa học, xã hội sống trong cảnh tối tăm, dốt nát,
chỉ có thần học là được tồn tại và chi phối toàn bộ đời sống tinh thần.
18
Nhưng cũng chính trong lòng xã hội phong kiến, trong quá trình phát triển
của lực lượng sản xuất đã phát sinh một phương thức sản xuất mới cao hơn hẳn
phương thức sản xuất phong kiến - phương thức sản xuất TBCN. Sự phát sinh,
phát triển của phương thức sản xuất mới làm cho phương thức sản xuất phong
kiến ngày càng lỗi thời và trở thành đối tượng lật đổ của CNTB. Để tồn tại và
phát triển, ngay buổi đầu hình thành, CNTB đã phải tiến hành cuộc đấu tranh
trên nhiều mặt mà trước hết là trên lĩnh vực tư tưởng, chống lại thần học, thần
quyền, chống lại mọi sự ức chế tình cảm và áp chế tư tưởng, đòi tự do bình đẳng,
bình quyền và bảo vệ chân lý khoa học.
Nhân loại đã biết đến thời đại Phục hưng (từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI).
Đó là một giai đoạn tiêu biểu trong con đường đấu tranh của nhân dân nhằm thủ
tiêu chế độ phong kiến dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản để tiến hành giải phóng
con người theo các chuẩn mực dân chủ tư sản và khẳng định phương thức sản
xuất TBCN.
Điểm nổi bật của giai đoạn này là sự xuất hiện trào lưu văn hoá mới, muốn
khôi phục những giá trị văn hoá của nền văn minh Hy lạp - La mã giàu tính
chiến đấu và tính dân chủ. Tư tưởng chủ đạo của phong trào văn hoá Phục hưng
là chủ nghĩa nhân văn - tức là ý tưởng đề cao con người, quyền con người, ca
ngợi các vẻ đẹp thân thể, trí tuệ, ý chí của con người. Đây cũng chính là nội dung
của vấn đề dân chủ thời kỳ này. Khái niệm dân chủ trên lĩnh vực chính trị lúc
này chứa đựng trong mình những khát vọng, tuy còn mơ hồ về bình đẳng xã hội
theo quan điểm tư sản. Trào lưu tư tưởng này tập trung đấu tranh chống đặc
quyền phong kiến, khẳng định những giá trị thực sự của cuộc sống con người,
đấu tranh giải phóng con người khỏi sự cầm tù của xã hội thần dân phong kiến.
Tên tuổi nổi bật trong thời kỳ này, về triết học, thiên văn học có Côpécních,
Brunô; về văn học có Sếchxpia; về hội họa có Lêona Đờvanhxi... Tuy nhiên sự
19
phát triển mạnh mẽ của phong trào văn hoá Phục hưng đã bị chế độ phong kiến
chống lại quyết liệt, những nhà văn hoá Phục hưng bị đàn áp bởi chính quyền
phong kiến và các toà án dị giáo.
Đến giữa thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, vấn đề dân chủ lại tiếp tục được
các nhà tư tưởng tư sản quan tâm. Từ giữa thế kỷ XVIII các nhà tư tưởng tư sản
tiên tiến đã liên tiếp tấn công vào thành trì quân chủ chuyên chế bằng những học
thuyết mới, tiến bộ và cách mạng. Không phải ngẫu nhiên khi lịch sử gọi thế kỷ
XVIII là thế kỷ “Khai sáng” và trào lưu tư tưởng đó là trào lưu tư tưởng “Khai
sáng”. Trào lưu này góp phần hoàn thành lý luận và tư tưởng về quyền lực chính
trị của giai cấp tư sản, nêu ra những nguyên tắc tổ chức nhà nước, quản lý xã hội,
hệ thống thiết chế quyền lực có khả năng làm cho ý tưởng dân chủ tư sản trở
thành hiện thực sau khi giai cấp tư sản hoàn thành việc giành quyền lực nhà
nước từ tay giai cấp phong kiến. Trào lưu này chủ trương làm bùng lên ánh sáng
văn hoá, soi rọi vào đêm trường Trung cổ, xua tan tình trạng tối tăm, ngu muội
do chủ nghĩa kinh viện và thần học bao trùm, áp đặt lên toàn bộ xã hội, đấu tranh
quyết liệt chống lại thần quyền, thần học, nhất là chủ nghĩa kinh viện và chủ
nghĩa thầy tu ngu muội, nhằm mở mang trí tuệ, đổi mới tư duy; nêu cao tư tưởng
dân chủ về bình quyền, bình đẳng; khẳng định thế giới quan duy vật, hình thành
chủ nghĩa vô thần khoa học. Tiêu biểu thời kỳ này có Sáclơ Lu-i Môngtexkiơ
(1689-1755) lên án chế độ độc tài là tàn bạo và cho rằng chế độ cộng hòa là tốt
đẹp, nhưng thực tế không thực hiện được. Chống lại nền quân chủ chuyên chế
tập trung mọi quyền lực vào tay vua, nguyên tắc tổ chức quyền lực “Tam quyền
phân lập” của Môngtexkiơ là hết sức tiến bộ với lập luận rằng phân quyền và hạn
chế quyền hành là những bảo đảm chủ yếu của tự do. Tất cả mọi người trong xã
hội từ người có địa vị cao nhất đến người có địa vị thấp nhất đều phải tuân theo
pháp luật. Đây là tư tưởng rất tiến bộ. Vônte (1694 - 1778) nhà triết học, nhà
20
văn, là người đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn hoá khai sáng. Ông đã kịch
liệt lên án tính chất dã man, tàn bạo, phản động và lạc hậu của chế độ chuyên chế
ở Pháp và nhà thờ Thiên chúa giáo. Giăng Giắc Rútxô (1712-1778) là người nổi
tiếng đấu tranh đòi dân chủ với thuyết bình đẳng nhằm chống lại chính quyền
phong kiến phản nhân dân. Trong khi lên án chế độ phong kiến chuyên chế,
Rutxô lên tiếng phê phán chế độ tư hữu và những quan hệ xã hội do chế độ đó
sinh ra, ông cho rằng sự bất bình đẳng là hậu quả của chế độ tư hữu và kêu gọi
mọi người đều phải bình đẳng. Nền dân chủ trong quan niệm của Rút xô là nền
dân chủ của đa số, là dân chủ thực sự của nhân dân. Mặc dù còn những điểm hạn
chế, nhưng với những tư tưởng tiến bộ nêu trên, Rútxô vẫn được coi là nhà cách
mạng dân chủ xuất sắc nhất. Điđơrô (1713 - 1784) đã nêu ra ý tưởng về một nhà
nước Cộng hoà dân chủ để thay thế chế độ phong kiến. Với những nhà khai sáng
như vây, trào lưu này là một bước phát triển mới của tư tưởng dân chủ, là sự
chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cách mạng tư sản nhất là cách mạng tư sản Pháp.
Đóng góp cơ bản của trào lưu khai sáng là nội dung dân chủ, trong đó nổi bật là
tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, nhằm chống lại chế độ phong kiến.
“Ngọn đòn quyết định sự cáo chung của chế độ phong kiến Tây Âu là
cách mạng tư sản, mở đầu là cách mạng tư sản Hà Lan, Anh và điển hình nhất là
cach mạng tư sản Pháp. Nền dân chủ tư sản được hình thành tưởng đối đầy đủ
trong quá trình đấu tranh, cách mạng tư sản một nấc thang quan trọng của tiến
bộ lịch sử” [41, tr.25]. So với chế độ quân chủ do một người (vua) chuyên chế
độc tài thì nền dân chủ tư sản là bước tiến trong lịch sử phát triển dân chủ của xã
hội loài người. Từ dân chủ của một người, vì một người, do một người (quân
chủ), tiến đến dân chủ của một giai cấp, vì một giai cấp, do một giai cấp (giai cấp
tư sản). Về thực chất, nền dân chủ đó vẫn là nền dân chủ dành cho thiểu số giai
cấp tư sản, chứ không phải là dân chủ cho nhân dân lao động. Nền dân chủ đó
21
tuyệt nhiên không phải là nền dân chủ của dân, do dân và vì dân. Do hạn chế như
vậy nền dân chủ tư sản ấy cũng để lại bao tai hoạ cho nhân dân thế giới. Đó là
chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt, là những cuộc chiến tranh xâm lược
của chủ nghĩa đế quốc, là tệ phân biệt chủng tộc, là một số đông nhân dân sống
dưới mức nghèo khổ. Dân chủ tư sản cũng là dân chủ của giai cấp tư sản, cho
giai cấp tư sản, là nền dân chủ bị cắt xén đối với quần chúng nhân dân như
V.I.Lênin đã từng nhận xét.
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” C. Mác và Ph.
Ăngghen đã phác hoạ những giai đoạn lớn của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
- cuộc cách mạng có sứ mệnh lịch sử đưa nhân dân lên làm chủ toàn bộ mọi mặt
của đời sống xã hội, đem lại dân chủ, tự do thực sự cho con người. Để tiến tới
xây dựng một nền dân chủ thực sự của nhân dân - dân chủ XHCN, trước hết giai
cấp công nhân, nhân dân lao động phải giành được quyền dân chủ trên lĩnh vực
chính trị để rồi sử dụng quyền đó để “tăng thật nhanh số lượng những lực lượng
sản xuất” [33, tr.108]. Lý tưởng và mục tiêu phấn đấu của chúng ta là xây dựng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hình thức cao nhất của dân chủ đương đại. Nó sẽ
phát huy triệt để những ưu điểm, tích cực và khắc phục, loại bỏ tiêu cực, khiếm
khuyết của các chế độ dân chủ trước nó, nhất là dân chủ tư sản. Dân chủ XHCN
là nền dân chủ thực sự của nhân dân.
Về nguyên tắc thắng lợi chính trị trong cuộc cách mạng vô sản đã đưa giai
cấp vô sản và quần chúng lao động từ địa vị những người nô lệ bị bóc lột và áp
bức lên địa vị những người chủ của xã hội. Chính quyền về tay giai cấp công
nhân với tư cách là nhà nước kiểu mới, là bộ máy quản lý và điều hành mọi hoạt
động của xã hội để thực hiện quyền làm chủ của những người lao động đã được
giải phóng.
22
Nhờ bước ngoặt chính trị này, người lao động đã ra khỏi tình trạng bị bóc
lột về kinh tế và áp bức bóc lột về chính trị và tinh thần, bắt đầu quá trình tạo
dựng chế độ mới XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Chế độ dân chủ XHCN sẽ xây dựng trên nguyên tắc: “mỗi người vì mọi
người, mọi người vì mỗi người”, trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất. V.I.
Lênin cũng nhấn mạnh tính lịch sử của dân chủ và phân tích sâu sắc thêm tư
tưởng của chủ nghĩa Mác về sự tiêu vong của nhà nước và chế độ dân chủ.
V.I.Lênin khẳng định rằng, không có dân chủ trừu tượng mà bao giờ dân chủ
cũng có nội dung cụ thể, dân chủ với ai, với giai cấp nào, chuyên chính với ai,
với giai cấp nào. “Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những
hình thái của nhà nước. Cho nên, cũng như mọi nhà nước, chế độ dân chủ là
việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưỡng bức đối với người ta. Một mặt thì
như thế. Nhưng mặt khác, chế độ dân chủ có nghĩa chính thức thừa nhận quyền
bình đẳng giữa những người công dân, thừa nhận cho mọi người được quyền
ngang nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý nhà nước” [30,
tr.123].
Dân chủ XHCN xuất hiện sau thắng lợi của cách mạng chính trị giành
chính quyền của giai cấp công nhân. Nó gắn liền với sự đời của nhà nước kiểu
mới sau thắng lợi của cuộc cách mạng đó. Dân chủ XHCN lại có một quá trình
phát triển và hoàn thiện cùng với quá trình lịch sử lâu dài mà giai cấp công nhân
và nhân lao động dựa trên nhà nước của mình để xây dựng thành công CNXH.
Theo Lênin, dân chủ gắn bó hữu cơ, mật thiết với CNXH đến mức không có dân
chủ thì không thể có CNXH: “Không có chế độ dân chủ thì CNXH không thể
thực hiện được theo hai nghĩa sau đây: (1) Giai cấp vô sản không thể hoàn
thành được cuộc cách mạng XHCN, nếu họ không chuẩn bị cho cuộc cách mạng
đó thông qua cuộc đấu tranh cho dân chủ. (2) chủ nghĩa xã hội chiến thắng sẽ
23
không giữ được thắng lợi của mình và sẽ không dẫn được nhân loại đi đến chỗ
thủ tiêu nhà nước, nếu không thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ” [29, tr.167].
Tuy hiện đang gặp khó khăn trên con đường phát triển, nhưng chủ nghĩa
xã hội vẫn có sức thu hút mạnh mẽ đối với loài người. Vì nó thể hiện một xu
hướng phát triển khách quan, phản ánh ước mơ của con người là vươn đến tự do,
là sự khẳng định và xây dựng vị thế làm chủ của con người đối với thế giới. Và
cũng vì chủ nghĩa xã hội không chỉ giải phóng loài người nói chung khỏi chế độ
tư hữu, áp bức, bóc lột, mà còn đem lại cho từng cá nhân sự tự do, bình đẳng và
bảo đảm cho mọi thành viên xã hội điều kiện tự hoàn thiện, nâng mình lên trình
độ làm chủ cao. Chính vì vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục đích, đồng thời là
điều kiện để con người chiếm lĩnh cái tất yếu, sáng tạo và cải tạo xã hội để đi tới
tự do.
Mặc dù, các nhà nghiên cứu còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng hầu như
đều khẳng định dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, dân chủ là khát vọng, là
mục tiêu mà con người vươn tới, đồng thời là động lực to lớn thúc đẩy con người
hành động. Con người được sống trong tự do mà dân chủ mang lại mới phát huy
hết tài năng sáng tạo của mình. Một khi nhân dân là chủ, làm chủ mọi quyền lực
xã hội, sẽ được khơi dậy sự sáng tạo của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất
nước. Và như vậy chế độ chính trị xã hội ổn định, bền vững phát huy được các
nguồn lực trong nước, tranh thủ được các nguồn từ bên ngoài, tạo nên tốc độ
phát triển nhanh về kinh tế - xã hội.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh tìm đến được với chủ
nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường giải phóng dân tộc theo con đường cách
mạng vô sản. Hồ Chí Minh đã suy nghĩ, tìm tòi và khảo nghiệm một thiết chế xã
hội mới cho dân tộc mình sau khi giành được độc lập, làm sao cho nhân dân thực
sự được sống trong tự do, hạnh phúc.“Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nước Việt
24
Nam dân chủ cộng hoà. Nhưng nếu nước độc lập mà không hưởng hạnh phúc, tự
do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì” [36, tr.56].
Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh về cơ bản là sự kế thừa tư tưởng dân
chủ nhân dân của chủ nghĩa Mác - Lênin. Người khẳng định:
“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu quyền lợi đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân
Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân bầu cử ra.
Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên
Nói tóm lại, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [36, tr.698].
Theo quan niệm trên của Hồ Chí Minh, trong khái niệm dân chủ nổi bật
lên nội dung chính trị, khi Người nhấn mạnh vấn đề nhà nước, Nhà nước của
dân, do dân, vì dân. Mục đích tối cao của Nhà nước là đảm bảo quyền làm chủ
của nhân dân. Nhân dân là chủ thể gốc của quyền lực Nhà nước, của chế độ
chính trị mới ở Việt Nam. Hồ Chí Minh đã diễn đạt một cách rất ngắn gọn về
quyền lực của nhân dân trong việc cử ra, tổ chức nên bộ máy nhà nước cũng như
toàn bộ hệ thống chính trị trong xã hội dân chủ.
Tóm lại, quan niệm tổng quát nhất mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Dân chủ là
dân là chủ và dân làm chủ trong đó mọi quyền hành và lực lượng là ở nơi dân
(thuộc về nhân dân). Khi phân rõ quyền hành và lực lượng, quan niệm của Hồ
Chí Minh không chỉ dừng lại như những định nghĩa cổ điển coi dân chủ chỉ là
vấn đề quyền lực thuộc về nhân dân mà còn vạch rõ nguồn gốc, lực lượng tạo ra
quyền lực là xuất phát từ nhân dân. Đây là một cống hiến mới nữa của Hồ Chí
25
Minh vào nội hàm khái niệm dân chủ. Quan niệm đó đã làm sáng tỏ quan điểm
Hồ Chí Minh về cách mạng là sự nghiệp của quần chúng khi người cho rằng
công việc đổi mới, xây dựng, kháng chiến kiến quốc là trách nhiệm và công việc
của dân. Đồng thời quan niệm đó còn làm nổi bật và thể hiện rõ tư tưởng của
Người về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - nền dân chủ lấy mục tiêu cao nhất là vì
con người và giải phóng con người.
Hồ Chí Minh không chỉ làm gương cho mọi người về việc coi dân là chủ,
cán bộ đảng viên là đày tớ của dân, mọi việc đều phải nhằm phục vụ cho dân, vì
dân. Hồ Chí Minh còn bàn đến dân chủ với một tầm nhìn bao quát, quán xuyến
tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng, từ
các mối quan hệ giữa con người với con người, đến các mối quan hệ giữa cá
nhân và cộng đồng, giữa công dân với Nhà nước. Trong đó hai lĩnh vực quan
trọng hàng đầu và nổi bật nhất là dân chủ kinh tế và dân chủ chính trị. Từ hai
lĩnh vực này nó sẽ quy định dân chủ trong xã hội, tư tưởng, văn hoá, dân chủ
trong lĩnh vực tư tưởng tinh thần.... đồng thời nó cũng biểu hiện trực tiếp vấn đề
con người (nhân quyền) và quyền công dân (dân quyền).
Với những gì quan sát được từ chế độ dân chủ tư sản ở các nước văn minh
nhất mà Người từng sống như Mỹ, Anh, Pháp, từ những ưu việt của chế độ Xô
viết trong những năm đầu tiên, sự ngưỡng mộ và nghiền ngẫm các tư tưởng của
Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, một điển hình của các
nước thuộc địa phong kiến còn hết sức lạc hậu để nêu lên những tư tưởng dân
chủ rất đặc sắc. Nó vừa phù hợp với trào lưu văn minh chung của nhân loại, vừa
phù hợp với lý tưởng XHCN.
1.1.2. Quan niệm về thực hiện dân chủ
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, cơ cấu nền kinh tế quốc dân, những
tiến bộ kỹ thuật và quản lý kinh tế - xã hội, xu hướng biến đổi của cơ cấu giai
26
cấp nảy sinh từ tiến bộ kinh tế là những nhân tố quy định tính chất, trình độ dân
chủ, qui định giới hạn hiện thực hoá các giá trị dân chủ trên mọi lĩnh vực.
Tính chất và trình độ phát triển của dân chủ còn phụ thuộc vào trình độ
phát triển của văn hoá, giáo dục, trình độ dân trí, truyền thông xã hội, trình độ xã
hội hoá thông tin, mức độ giao lưu văn hoá, khoa học...
Thực hiện dân chủ, đặc biệt là thực hiện dân chủ ở nông thôn có phạm vi
rất rộng; dân chủ về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm
chủ bản thân. Quyền làm chủ đó do cách mạng và chế độ XHCN đem lại. Nó
phải được thể chế hoá bằng pháp luật và tổ chức. Dân chủ phải đi đôi với kỷ luật,
quyền hạn và lợi ích phải đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ. Thực tế đã chỉ rõ
khi nông dân được làm chủ thật sự ruộng đất, được tự do suy nghĩ trên luống cày
của mình, làm chủ thật sự trong sản xuất kinh doanh thì sản xuất phát triển, thu
nhập và đời sống được nâng cao, đồng thời nghĩa vụ đối với Nhà nước và tập thể
cũng được hoàn thành tốt.
Thực hiện dân chủ cho từng công dân, từng thành viên của xã hội, mở
rộng dân chủ của xã hội, đó là phương thức giải quyết các nhiệm vụ, mục tiêu
của đổi mới xã hội Việt Nam. Thực hiện dân chủ trở thành những động lực của
đổi mới và phát triển của xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay. Có như vậy,
dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang từng bước xây dựng là mục đích và
động lực của CNXH, nó thể hiện bản chất tiến bộ và nhân đạo của xã hội XHCN.
Dân chủ hoá để thực hiện dân chủ, để đưa các giá trị dân chủ vào cuộc sống làm
cho nó trở thành hiện thực trực tiếp và phổ biến trong đời sống công dân và trong
các quan hệ xã hội, trong các lĩnh vực của đời sống và của quản lý xã hội là mục
tiêu cơ bản hiện nay. Tư tưởng cơ bản và chủ đạo, xuyên suốt của mọi hoạt
động, mọi tổ chức và con người trong quá trình dân chủ hoá là xác lập quyền dân
chủ, quyền làm chủ của nhân dân; là khẳng định và thực hiện mọi quyền lực
27
thuộc về nhân dân. Ý chí, nguyện vọng, lợi ích và quyền lợi của nhân dân là sức
mạnh tối cao. Nó phải trở thành quyền lực chi phối, kiểm tra và quyết định đối
với mọi tổ chức xã hội, mọi cơ quan nhà nước, mọi thiết chế quyền lực.
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nước ta có nội dung toàn diện, trong đó thực
hiện dân chủ đời sống kinh tế là quan trọng và quyết định nhất. Chỉ khi dân chủ
trong đời sống kinh tế được thực hiện và đem lại lợi ích cho người lao động, đảm
bảo sự thống nhất lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân, thừa nhận và tôn trọng lợi
ích cá nhân, coi đó là động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội thì thực hiện dân
chủ trong các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá mới thực sự có ý nghĩa và
phát huy được tác dụng tích cực đối với công cuộc đổi mới.
“Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực để nhân dân ta vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi
mọi nhiệm vụ chiến lược; lại vừa là bản chất, là đặc trưng của chế độ mới” [41,
tr.3].
Thực hiện dân chủ là một nhu cầu tất yếu của sự phát triển xã hội. Trong
lịch sử đã tồn tại nhiều hình thức dân chủ khác nhau với những trình độ khác
nhau. Trong thời đại ngày nay, dân chủ trở thành điều kiện, cơ hội để phát triển.
Xã hội càng dân chủ càng tạo cơ hội cho sự phát triển đa chiều, đa hướng, làm
phong phú thêm đời sống xã hội, làm nảy nở, giải phóng và phát triển được năng
lực mọi mặt của quốc gia, dân tộc, tạo nên sự hỗ trợ, bổ sung lành mạnh cho sự
phồn thịnh và phát triển toàn diện của đất nước, xã hội.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc
đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng,
Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng
thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có
28
sự tham gia ý kiến của nhân dân. Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ,
đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân. Xác định các
hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
* Thực hiện dân chủ trong đời sống kinh tế:
Thực hiện dân chủ phải gắn liền với sự phát triển kinh tế: “Bất cứ nền dân
chủ nào, xét đến cùng, đều phục vụ sản xuất và xét đến cùng, đều do các quan hệ
sản xuất trong một xã hội nhất định quyết đinh. Vì vậy, nếu tách “dân chủ trong
sản xuất” ra khỏi bất cứ một thứ dân chủ nào khác thì không có ý nghĩa gì cả.
Làm như vậy chỉ gây thêm rắc rối và không có nghĩa gì cả” [31, tr.345].
Để chứng minh cho được nhân dân là quý nhất, quan trọng nhất, mạnh mẽ
nhất, có địa vị quan trọng nhất thì không có gì đầy đủ bằng việc xem họ được tôn
trọng, được sống tiến bộ như thế nào. Với tinh thần bao nhiêu lợi ích đều vì dân,
bao nhiêu quyền hạn đều của dân thì “Nhà nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ
nhân dân chỉ lo làm lợi cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động ngày càng
tiến bộ về vật chất và tinh thần, làm cho trong xã hội không có bóc lột người”
[39, tr.267].
Sẽ là chủ quan, duy ý chí nếu như không gắn liền dân chủ với kinh tế, tách
quá trình thực hiện dân chủ khỏi quá trình phát triển kinh tế, trái lại dân chủ chỉ
có thể được hoàn thiện, nâng cao và phát huy trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội.
Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là thực hiện quyền tự do bình
đẳng về kinh tế - là trả lại cho nền kinh tế tính năng động vốn có của nó, làm cho
quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
29
Việc thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế liên quan trực tiếp tới việc
đổi mới quan niệm về nền kinh tế trong CNXH, về chế độ sở hữu và các thành
phần kinh tế cũng như các chính sách nhằm phát triển kinh tế và khuyến khích
người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vì lợi ích
xã hội trong đó có lợi ích của bản thân họ. Đó là lĩnh vực rộng lớn, hết sức đa
dạng, phong phú và diễn ra sôi động ở cả thành thị và nông thôn, đang làm
chuyển động nền kinh tế, tạo nên mối liên hệ hữu cơ và sự tác động lẫn nhau
giữa kinh tế và xã hội trong một quá trình thống nhất. “Nói đến dân chủ XHCN,
là nói đến giải phóng năng lực sáng tạo của con người, hướng vào cách mạng
khoa học - kỹ thuật, từ đó mà tạo ra tất cả” [55, tr.20].
Quan niệm nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội đặc biệt của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội là kinh tế hàng hóa, do vậy phải thừa nhận sự có mặt và tác
động của quy luật giá trị, của thị trường, của cạnh tranh trong hoạt động kinh tế,
của cơ chế lấy hoạch toán kinh doanh có lãi thay cho hành chính bao cấp bù lỗ
trước đây.
Lấy sự kết hợp giữa kế hoạch với thị trường thay thế nguyên tắc kế hoạch
chi phối toàn bộ, tập trung quá mức từ bên trên gắn với phương pháp điều khiển
nền kinh tế bằng các mệnh lệnh hành chính. Điều có tầm quan trọng đặc biệt đối
với quá trình dân chủ hóa kinh tế là phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trên cơ
sở thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế hàng hóa. Chủ trương phát triển nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần với nhiều dạng sở hữu và hình thức tổ chức sản
xuất kinh doanh cho phép mọi đơn vị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở hữu,
đều hoạt động theo cơ chế tự chủ sản xuất, kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với
nhau, bình đẳng trước pháp luật. Đó là cơ sở, tiền đề và nội dung căn bản của
vấn đề thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế. Dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa
thực hiện quyền bình đẳng của công dân đối với tư liệu sản xuất của xã hội.
30
Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế thể hiện việc mở rộng quyền tự
chủ của nhà sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát huy quyền làm chủ của người lao
động, thực hiện chính sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và tạo điều kiện
cho các thành phần kinh tế được phát triển theo pháp luật theo quỹ đạo của chủ
nghĩa xã hội.
Cương lĩnh có nêu “Chúng ta phải chủ trương thực hiện nhất quán chính
sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Mọi người
được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập
hợp pháp các hình thức sở hữu có thể kết hợp, đan kết với nhau thành các tổ
chức kinh doanh đa dạng, các doanh nghiệp không phân biệt quan hệ sở hữu đều
tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật”
[15, tr.116].
Tiếp đến Đại hội Đảng X có nêu: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi
với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục,... giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục
tiêu phát triển con người” [20, tr.79].
Thực hiện dân chủ trong đời sống kinh tế nghĩa là mọi người có quyền tự
do tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, thực
hành quyền làm chủ trực tiếp trong quá trình sản xuất và làm nghĩa vụ đối với
Nhà nước. Phát triển kinh tế theo định hướng XHCN là giải phóng lực lượng sản
xuất, phát huy quyền làm chủ, tính tự lực tự cường của người nông dân. Chính
sự nghiệp này đã trả dân chủ cho con người và làm cho con người “thực sự
người hơn” đã đặt con người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng kinh tế
với công bằng và tiến bộ xã hội. Nền dân chủ XHCN làm con người ngày càng
có quyền tương thân, tương ái và hoàn thiện hơn về nhu cầu và ý thức dân chủ.
Quyền dân chủ về kinh tế thể hiện như thế nào?
31
+ Với tư cách là người lao động, người dân phải có quyền có công ăn việc
làm và sáng tạo đưa năng suất lao động cao “Đảm bảo công ăn việc làm cho dân
là một mục tiêu xã hội hàng đầu. Không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh
niên. Nhà nước chú trọng đào tạo việc làm, đồng thời tạo điều kiện cao các
thành phần kinh tế và người lao động tạo thêm chỗ làm việc, tự tạo việc làm”
[18, tr.99]. Đại hội Đảng X khẳng định:“Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”; giải phóng mạnh mẽ và không
ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói
giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ
người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn” [20, tr.79].
+ Với tư cách là người tiêu dùng người dân phải có quyền được cung cấp
đầy đủ nhu cầu sản phẩm cần thiết tương đương với hao phí sức lao động đã bỏ
ra. Như vậy, yêu cầu dân chủ về kinh tế phải được giải quyết trên tất cả các vấn
đề sản xuất quản lý, phân phối sản phẩm.
Để đạt tới mục tiêu cao của chủ nghĩa xã hội phải đặt con người vào quan
hệ sở hữu và quản lý một cách trực tiếp, con người có quyền tham gia quản lý và
phát triển kinh tế, nhằm sắp xếp lại đổi mới công nghệ tổ chức quản lý kinh
doanh có hiệu quả cao…
Trong thành phần kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, đổi mới phương thức hoạt
động có hiệu quả, tạo điều kiện cho người dân có điều kiện tham gia theo năng
lực của mình để phát huy cao độ tính dân chủ. Chủ nghĩa xã hội đòi hỏi con
người phải luôn năng động, sáng tạo trong sản xuất. Chỉ dưới chủ nghĩa xã hội
con người mới được phát huy hết khả năng mình vì thời đại chúng ta thời đại trí
tuệ, quyền cao nhất của con người là quyền sáng tạo thông qua thi đua, với quy
mô thật sự to lớn thu hút nhân dân vào vũ đài hoạt động khiến họ dốc hết năng
lực, bộc lộ tài năng mà trước đây họ bị lu mờ, quên lãng…
32
Theo tư tưởng mới, ở nước ta “Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng
và Nhà nước ta luôn coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Trong 5 năm
tới, chúng ta chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với
phát triển kinh tế tri thức” [20, tr.25].
Bước chuyển đổi ấy đã làm cho không khí của dân chủ trong kinh tế tăng
lên rõ rệt và thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển. Nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần là vấn đề không né tránh được nó chính là cụ thể hóa của dân chủ, nó
mang nội dung dân chủ đòi hỏi một nền dân chủ phù hợp. Đảng ta đã khẳng
định: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính
sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính
là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [19, tr.86].
Bên cạnh đó, thực hiện dân chủ trong kinh tế giai đoạn hiện nay thì việc
phân phối theo lao động phải có cơ chế, biện pháp dân chủ, khác với thời kỳ bao
cấp.
Phân phối sản phẩm thực chất là đòi hỏi công bằng xã hội. Điều đó thể
hiện rất rõ vì nó gắn liền với lợi ích của người lao động. Cái cốt lõi của công
bằng là đảm bảo cho người lao động có thu nhập thỏa đáng với lao động họ bỏ
ra. Chính công bằng xã hội là cơ sở để thực hiện dân chủ XHCN, là động lực
thúc đẩy con người lao động sáng tạo trên cơ sở đáp ứng lợi ích vật chất, bảo
đảm tính dân chủ thực sự. Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là cấp thiết,
phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của xã hội. Dân chủ hoá
kinh tế đã làm cho nông nghiệp chuyển mình một cách rõ rệt, đời sống nhân dân
được cải thiện. Với chính sách mới về đất đai và thị trường, nông sản đang tạo
điều kiện cho nông dân trở thành các đơn vị kinh tế tự chủ. Được giao quyền sử
33
dụng ruộng đất mỗi hộ nông dân trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ, tự quyết
định lấy việc sản xuất. Dân chủ hóa được thực hiện trong mọi ngành nghề, mọi
thành phần kinh tế, mọi khu vực sản xuất; Tuy nhiên việc thực hiện dân chủ phải
đảm bảo nhất quán với những nguyên tắc:
+ Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế để phát triển mạnh mẽ nền
kinh tế hàng hóa, tạo ra một nền kinh tế năng động có mức tăng trưởng và hiệu
quả vì lợi ích của nhân dân lao động, vì tiến bộ xã hội theo các định hướng
XHCN.
+ Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế tạo điều kiện, khả năng phát
triển mọi thành phần kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới XHCN.
+ Thực hiện dân chủ đảm bảo lợi ích cho nhân dân, dân chủ hóa kinh tế
hướng tới quyền bình đẳng và công bằng xã hội.
+ Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ và
cùng chiều các quá trình dân chủ khác, vì thắng lợi của đổi mới và của chủ nghĩa
xã hội.
Tóm lại: Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế có vai trò hết sức to lớn,
thực hiện tốt lĩnh vực này sẽ là động lực để xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội, đem lại cuộc sống ấm no tự do cho nhân dân, mọi người ai cũng có cơm ăn,
ai cũng có áo mặc... Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là vấn đề quan
trọng nhất và quyết định trực tiếp nhất đối với toàn bộ các lĩnh vực và tiến trình
dân chủ hóa xã hội. Thực hiện dân chủ kinh tế phải gắn liền với đổi mới, kiện
toàn hệ thống chính trị, thực hiện dân chủ trong đời sống chính trị.
* Thực hiện dân chủ trong đời sống chính trị:
Là một nội dung của việc thực hiện dân chủ, thực hiện dân chủ trong
chính trị là nhằm tạo ra và bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân
lao động. Nhân dân lao động nước ta đã giành và giữ được chính quyền đó là
34
tiền đề chính trị quan trọng nhất của việc xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ
nghĩa. Dân chủ cho nhân dân lao động là mục tiêu của cuộc đấu tranh giành
chính quyền.
Nội dung thực hiện dân chủ trong chính trị ở nước ta hiện nay:
+ Một là: Nhân dân có quyền thể hiện quan điểm thái độ ý thức, ý kiến và
nguyện vọng của mình thông qua các hình thức thực hiện dân chủ. Nhân dân có
quyền tham gia vào công việc Nhà nước, trực tiếp bằng thể hiện quan điểm, thái
độ, ý kiến của mình hoặc thông qua đại biểu. Nhà nước xã hội chủ nghĩa phát
triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân để phát huy tích cực và
sáng tạo của nhân dân.
Để đảm bảo thực thi quyền dân chủ của nhân dân có hiệu quả phải áp
dụng nhiều biện pháp như: giáo dục nâng cao tư tưởng, đổi mới Đảng, hệ thống
chính trị, tăng cường pháp chế, kết hợp quá trình dân chủ hoá từ dưới lên, từ trên
xuống,...
+ Hai là: Thực hiện dân chủ trong bầu cử, nhân dân có quyền lựa chọn
những đại biểu xứng đáng của mình vào cơ quan dân chủ.
Trong thực tế những người có tư chất, tài năng, phẩm chất chưa được sử
dụng đúng khả năng. Để giải quyết vấn đề trên cần phải có những hình thức dân
chủ thực sự trong việc lựa chọn, bầu cử, loại bỏ tình trạng lợi dụng cho mục đích
cá nhân trong bầu cử, tạo điều kiện tranh luận, lựa chọn đại biểu thật sự dân chủ
và tự do. Các ứng cử viên phải được trình bày trước cử tri và chịu sự chất vấn
của họ về chương trình hành động, kế hoạch công tác của mình, tạo sự tin cậy,
hợp tác giữa các ứng cử viên với các cử tri trong quá trình bầu cử, tạo nên môi
trường xã hội để tập dượt ý thức và năng lực dân chủ chính trị trong quần chúng.
“Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, hoàn
thiện những quy định về bầu cử, về tiêu chuẩn và cơ cấu các đại biểu Quốc hội
35
và Hội đồng nhân dân trên cơ sở thật sự phát huy dân chủ. Tăng thêm tỷ lệ đại
biểu Quốc hội chuyên trách. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ
trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận
và quyết định những vấn đề quan trọng. Khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình
thức” [19, tr.134].
Đại hội X có nêu: “Phát huy dân chủ đi đôi với giữ gìn kỷ luật trong
Đảng. Mọi cán bộ, đảng viên có quyền tham gia quyết định công việc của Đảng;
quyền được thông tin, thảo luận, tranh luận, nêu ý kiến riêng, bảo lưu ý kiến
trong tổ chức; khi Đảng đã có nghị quyết thì phải nói và làm theo nghị quyết”
[20, tr.134].
Có như vậy đời sống chính trị mới thực sự dân chủ, cơ chế bầu cử dân
bầu, dân bãi miễn, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện và sáng tạo, từ đó đáp
ứng dân chủ đến từng người, thực sự ích nước lợi nhà, tương thân, tương ái.
+ Ba là: Nhà nước phải là của dân, do dân và vì dân trong việc ra quyết
định, chính sách, các giải pháp kinh tế xã hội phù hợp với nguyện vọng của nhân
dân. Tại Đại hội VIII đã nhấn mạnh đến vấn đề này, phải lấy nhân dân làm gốc;
Đảng luôn tâm niệm Nhà nước phải từ dân bầu ra, Nhà nước phải hiểu dân, hiểu
hơn bản thân mình để đưa ra những giải pháp kinh tế - xã hội phù hợp với lợi ích
của nhân dân. Để đảm bảo tính chất dân chủ, Nhà nước phải chịu sự kiểm tra
giám sát của nhân dân và cần thấy sức mạnh, ý chí của nhân dân và cần thấy sức
mạnh tối ưu mà Nhà nước tuân theo.
Đến Đại hội IX Đảng ta khẳng định “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để
thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do
dân, vì dân” [19, tr.131].
36
Đại hội X Đảng ta khẳng định “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản” [20, tr.18].
+ Bốn là: Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị đòi hỏi phải đẩy
mạnh cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, thoái hóa của cán bộ Đảng
viên trong các cơ quan của Đảng, trong bộ máy chính quyền các cấp của Nhà
nước. Đây vừa là nhiệm vụ, biện pháp, vừa là nội dung của việc thực hiện dân
chủ trong lĩnh vực chính trị hiện nay. Trong hàng ngũ cán bộ, viên chức của
Đảng và Nhà nước không ít những kẻ đặc quyền, đặc lợi, thoát ly quần chúng,
đứng trên quần chúng để ức hiếp quần chúng. Để đảm bảo xã hội phát triển lành
mạnh, trước hết bộ máy lãnh đạo và quản lý xã hội phải được lành mạnh hóa,
phải đảm bảo thực hiện dân chủ xã hội trong điều kiện Đảng cầm quyền.
Trước hết, thực hiện dân chủ hoá nội bộ Đảng, tạo bước khởi đầu làm
động lực thúc đẩy quá trình dân chủ hóa toàn xã hội. Đảng phải đổi mới phương
thức lãnh đạo, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước
phải nhận thức rõ chức năng lãnh đạo, tránh làm thay, bao biện. Lãnh đạo theo
nguyên tắc công khai là điều kiện tất yếu để tồn tại dân chủ và phát triển dân
chủ, là cơ sở để hình thành dân chủ và biểu hiện tính trong sáng, lành mạnh của
dân chủ là vũ khí sắc bén chống lại những tư tưởng, phần tử xấu.
Mặt khác, Đảng bộ cấp cơ sở phải lấy tinh thần phê và tự phê rộng rãi,
nhằm làm sạch mình “Mỗi tổ chức cơ sở đảng có trách nhiệm tổ chức và quy tụ
sức mạnh của toàn đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao; làm tốt công
tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý và giám sát đảng viên; đấu tranh chống
những biểu hiện tiêu cực, suy thoái trong Đảng” [20, tr.132].
37
“Việc thực hiện tự phê bình và phê bình, đẩy mạnh đấu tranh chống tệ
quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên
vi phạm pháp luật nghiêm trọng được nhân dân đồng tình” [20, tr.261].
+ Cuối cùng: Dân chủ ở nước ta trong điều kiện một Đảng cầm quyền hiện
nay không chấp nhận đa nguyên, nhưng phải tôn trọng đa ý kiến.
Một hệ thống chính trị được coi là mạnh và dân chủ là hệ thống không bỏ
sót ý kiến của bất cứ tổ chức, cá nhân nào có khả năng đóng góp vào công việc
chung, đồng thời họ cũng luôn có được sự phát triển bản thân khi nhằm trong hệ
thống. Không một yếu tố, bộ phận, cá nhân nào trong hệ thống bị bỏ quên, không
được khơi dậy và phát huy sức mạnh vì sự nghiệp chung.
Thực hiện dân chủ đời sống chính trị có ý nghĩa quan trọng, có tính chất
quyết định đến sự nghiệp thực hiện dân chủ trong các lĩnh vực khác của đời sống
xã hội. Hiện nay, chúng ta chưa thật sự có một đời sống dân chủ đầy đủ, đồng
bộ, hoàn thiện trong lĩnh vực chính trị. Quá trình thực hiện dân chủ này đòi hỏi
phải có thời gian và năng lực nhất định.
Thực hiện dân chủ trong đời sống chính trị trước hết là thực hiện đổi mới
hệ thống chính trị với tư cách là một yếu tố trong cơ chế quản lý, lãnh đạo xã hội
để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Nó góp phần căn bản tạo lập bầu
không khí cởi mở, tự tin, thúc đẩy quần chúng nâng cao ý thức và thái độ chính
trị tích cực, tính chủ động sáng tạo trong các hoạt động chính trị thực tiễn.
 Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng.
Thực hiện dân chủ trong kinh tế và chính trị đem lại cho xã hội những
biến đổi căn bản và quyết định việc dân chủ hoá XHCN trong các lĩnh vực khác
của đời sống xã hội. Nó là động cơ thúc đẩy dân chủ hóa trong lĩnh vực tư tưởng
và văn hóa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp sáng tạo của nhân dân, do đó
thực hiện dân chủ trong lĩnh vực tư tưởng và ý thức xã hội được thể hiện trước
38
hết ở quyền được thông tin, quyền được tự do ngôn luận, quyền được tự do
nghiên cứu, sáng tạo khoa học, văn hóa, nghệ thuật vì lợi ích của nhân dân và
tiến bộ xã hội, làm nảy nở và phát triển ý thức sáng tạo trong mỗi con người, mỗi
tập thể, cũng như toàn xã hội. Trong mọi vấn đề mỗi người đều được tự do bày tỏ
ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Tự do tư tưởng và giải phóng tinh thần là
vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu đối với quá trình thực hiệndân chủ trong đời
sống tư tưởng và ý thức xã hội. Nó có ý nghĩa quyết định để tăng cường tiềm lực
khoa học, tư tưởng và lý luận của xã hội.
Đường lối đổi mới xã hội mà Đảng ta vạch ra từ Đại hội VI đã đặc biệt nhấn
mạnh tới sự cần thiết phải đổi mới tư duy, khắc phục lối tư duy kinh nghiệm, giáo
điều bảo thủ, xây dựng tư duy lý luận khoa học, nâng cao trình độ giác ngộ khoa
học về CNXH, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp và phong cách công
tác của cán bộ, đảng viên và quần chúng đã thể hiện tập trung những vấn đề vừa cấp
bách, vừa cơ bản lâu dài của dân chủ hoá tư tưởng và ý thức xã hội.
"Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào?
Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân
lý. Đó là quyền lợi mà cũng là nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu
ý kiến, đã tìm ra chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng
chân lý’’ [38, tr.216].
Mọi vấn đề của xã hội phải được thảo luận, tranh luận công khai và dân
chủ. Công khai chính là điều kiện để hình thành tư duy khoa học đã dân chủ là
phải đa dạng về ý kiến phong phú về nguồn thông tin trong và ngoài nước "Đẩy
mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, thảo luận dân chủ, sớm kết luận
những vấn đề mới và bức xúc từ thực tiễn đặt ra, nâng cao sự thống nhất về
quan điểm, đường lối của Đảng; đấu tranh với những khuynh hướng tư tưởng
sai trái" [19, tr.54].
39
Điều đó góp phần làm cho dân chủ phát triển đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Nền dân chủ XHCN phải đảm bảo những quyền xã hội của công dân, quyền lao
động, nghỉ ngơi, học hành, quyền đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần. Sự bình
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên
trong xã hội là một yêu cầu khách quan của dân chủ XHCN.
Giáo dục có vai trò then chốt, động lực để đưa đất nước thoát khỏi nghèo
nàn, lạc hậu, vươn tới trình độ tiên tiến của thế giới. Chỉ có thực hiện dân chủ
giáo dục mới mở rộng dân trí ở phạm vi rộng nhất cho nhân dân lao động. "Vấn
đề này đã được Bác Hồ đề cập đến hết sức sâu sắc: trong trường cần phải có dân
chủ, mọi vấn đề thầy và trò cùng nhau thảo luận ai có ý kiến gì phải thật thà phát
biểu. Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần phải phát huy đầy đủ dân chủ,
xây dựng tốt mối quan hệ giữa thầy và trò trong sáng, bình đẳng. "Phấn đấu xây
dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về
cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập
suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước’’ [20, tr.206].
Nhìn chung thực hiện dân chủ trong lĩnh vực tư tưởng và ý thức xã hội có
một vai trò hết sức to lớn trong cuộc sống của dân. Việc đổi mới và dân chủ hóa
xã hội tạo ra cơ hội để mỗi người có thể bộc lộ và phát triển tốt những khả năng,
năng lực của mình, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của xã hội. Chính
tự do tư tưởng là để giải phóng tinh thần của con người và mở ra khả năng để
con người giác ngộ một cách chân thật nhất, tiếp cận một cách dân chủ nhất lý
tưởng và mục đích của xã hội. Nhờ đó nó có thể thể hiện ý thức, thái độ và hành
vi một cách chủ động và tích cực, phục vụ lợi ích xã hội và cho bản thân mỗi
người. Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực tư tưởng và văn hoá xã hội hướng
những thành quả của nó phục vụ nhân dân lao động, tạo ra sức mạnh tinh thần
của xã hội. Sức mạnh đó sẽ là sự đảm bảo tin cậy chống lại mọi âm mưu thủ
40
đoạn phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống lại mọi thế lực thù
địch, mưu toan lợi dụng quá trình dân chủ hóa, tự do tư tưởng và giải phóng tinh
thần để chống lại nhân dân, chống lại chủ nghĩa xã hội.
Tóm lại: Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực tư tưởng và văn hóa là một tất
yếu khách quan của nền dân chủ XHCN. Nó là một dấu hiệu của sự phát triển,
của tiến bộ xã hội và là một điều kiện để thực hiện dân chủ, là con đường, biện
pháp để phát triển trí tuệ, đạo đức, nhân cách của mỗi cá nhân. Đồng thời cũng là
một phương thức để khắc phục sự trì trệ, sức ỳ trong tư tưởng, ý thức của xã hội.
Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu càng đòi hỏi phải tăng cường dân chủ
hóa trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và ý thức xã hội.
1.2. Vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ ở nông thôn
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng các làng, xã,
ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh. Hình thành các
khu dân cư đô thị hoá với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ như: thuỷ lợi,
giao thông, điện nước, nước sạch, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu
điện, chợ. “Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hoá,
nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan; bảo
đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội” [20, tr.90].
1.2.1. Những nhân tố cơ bản tạo nên tính đặc thù của vấn đề dân chủ và
thực hiện dân chủ ở nông thôn
* Nhân tố truyền thống
Chế độ dân chủ với tính cách là một nhà nước, một thể chế chính trị, mới
chỉ bắt đầu xây dựng ở nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tuy
nhiên, ở Việt Nam từ mấy nghìn năm đã hình thành và tồn tại những giá trị tinh
thần cao quý của dân tộc mang tính dân chủ, đó là dân chủ làng xã.
41
Làng xã (nông thôn) Việt Nam được tổ chức chặt chẽ theo những nguyên
tắc khác nhau. Bao gồm:
- Tổ chức nông thôn theo huyết thống: gia đình, gia tộc.
- Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: xóm làng.
- Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: phường và hội.
- Tổ chức nông thôn về mặt hành chính: thôn và xã.
Mỗi nguyên tắc tổ chức như vậy đều đưa đến những hệ quả khác nhau (có
thể tích cực hay tiêu cực hoặc cả hai). Nguồn gốc và nền tảng của cơ cấu xóm
làng (cơ cấu làng xã) đó là công xã nông thôn (thuộc loại hình thức Á Châu như
Mác phân loại) mà đặc trưng cơ bản của nó là chế độ sở hữu ruộng đất của công
xã, sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp và quyền tự trị
công xã. Quá trình tồn tại và vận động của làng xã qua nhiều thế kỷ đã tạo nên
nhiều đặc điểm truyền thống của nông thôn nước ta, mà hai đặc trưng cơ bản là
tính cộng đồng và tính tự trị.
- Tính cộng đồng đưa lại hệ quả tốt là:
+ Tinh thần đoàn kết, tương trợ.
+ Tính tập thể hoà đồng.
+ Nếp sống dân chủ, bình đẳng.
Tuy nhiên, tính cộng đồng cũng đưa đến những hậu quả xấu. Đó là:
+ Thủ tiêu vai trò cá nhân.
+ Thói dựa dẫm, ỷ lại.
+ Thói cào bằng (bình quân chủ nghĩa), thói đố kị.
- Tính tự trị cũng dẫn đến những hệ quả tốt. Đó là:
+ Tính tự lập.
+ Tính cần cù.
42
+ Nếp sống tự cấp, tự túc.
Mặt khác, tính tự trị cũng có những hậu quả xấu, như:
+ Óc bè phái, địa phương chủ nghĩa.
+ Óc gia trưởng, tôn ti...
Tất cả những hệ quả tốt cũng như hậu quả xấu của tính cộng đồng và tính
tự trị của nông thôn Việt Nam truyền thống đều có tác động với những mức độ
khác nhau và để lại dấu ấn của nó trong xã hội Việt Nam hiện đại (kể cả nông
thôn lẫn thành thị), mặc dù có thể có sự thay đổi về giá trị.
Xét trong mối quan hệ giữa nông thôn với quốc gia, với đô thị thì vai trò
của nông thôn (làng xã) cũng rất rõ nét. Nếu như trong các nền văn hoá phương
Tây (đã chuyển từ du mục sang đô thị và phát triển công nghiệp) đô thị giữ vai
trò quan trọng hơn nông thôn, thì trong nền văn hoá nông nghiệp điển hình như
Việt Nam, nông thôn lại là lĩnh vực quan trọng nhất. Nó chi phối cả truyền thống
tổ chức quốc gia lẫn tổ chức đô thị, cả diện mạo xã hội lẫn tính cách con người.
Nước là sự mở rộng của làng. Chức năng của nước cũng giống chức năng
của làng (chỉ có quy mô là khác nhau). Tính cộng đồng trong làng xã chuyển
thành ý thức cộng đồng trong phạm vi quốc gia. Nếp sống dân chủ, bình đẳng
trong làng trở thành truyền thống dân chủ của đất nước. Quan hệ tình cảm và
tinh thần dân chủ còn thể hiện rõ trong luật pháp. Người nông dân Việt Nam có
truyền thống sống thiên về tình cảm. Nếu luật của phương Tây là luật pháp thì
luật của ta là luật lệ. Luật chủ yếu chỉ tác động trong phạm vi quốc gia, còn làng
xã thì sống theo lệ. Tính tự trị mạnh của làng xã đã tạo nên “đất lề, quê thói”,
khiến cho ngay cả đến “phép vua” cũng phải thua “lệ làng” trong nhiều trường
hợp cụ thể.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của làng - xã, những đặc điểm sinh
hoạt kinh tế, văn hoá, xã hội của nó là những yếu tố đặc biệt quan trọng quyết
43
định đến sự nghiệp dân chủ hoá cấp cơ sở nói riêng và sự phát triển nông nghiệp,
nông thôn nói chung. Làng - xã là một cộng đồng có ranh giới lãnh thổ tự nhiên
và hành chính xác định. Trong đó, lãnh thổ hành chính chủ yếu dựa trên lãnh thổ
tự nhiên, thường là trên đất đai mà những thể hệ đầu tiên lập làng và khai khẩn.
Diện tích đất đai của các làng lại không đồng đều. Tác động từ phía Nhà nước
nếu không chú ý đến đặc điểm này đều có thể gây ra tranh chấp, kiện tụng, xung
đột ở các làng - xã.
Làng - xã vốn là một đơn vị tự cấp, tự túc về kinh tế. Làng - xã vừa có
ruộng, có nghề, có chợ tạo thành một không gian kinh tế khép kín, thống nhất.
Ngày nay, mặc dù kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phá vỡ kết cấu truyền thống này,
đã xuất hiện tự do di chuyển vốn, lao động, kỹ thuật giữa các làng, các vùng...
nhưng những đặc điểm kinh tế làng - xã vẫn còn đậm nét. Các phong tục tập
quán độc đáo của các làng - xã chủ yếu được quy định bởi lệ làng, hương ước.
Có nhiều tập quán ở nhiều làng - xã khắt khe, lạc hậu. Ví dụ: trọng nam, khinh
nữ, con gái không có quyền thừa kế tài sản... còn nhiều quy định của các dòng họ
không những còn lạc hậu mà thậm chí còn trái với pháp luật. Để nhân dân làm
chủ thực sự trong đời sống văn hoá cần gạn đục khơi trong, phải kiên quyết đấu
tranh phá bỏ những tập quán lạc hậu của làng - xã.
Đời sống chính trị làng - xã nói chung là dân chủ kiểu công xã nông thôn,
nặng tính cộng đồng về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm. Trong quá trình phát
triển của làng - xã thì dân chủ làng xã luôn luôn đấu tranh, thoả hiệp, liên kết với
quá trình nhà nước hoá, phong kiến hoá. Dân chủ làng - xã vừa có mặt tích cực
đó là dân chủ cộng đồng, tự trị nhưng vừa có mặt tiêu cực là trì trệ, nhiều khi bất
chấp cả luật lệ, coi thường phép nuớc.
Trong quan hệ giữa nông thôn với đô thị, thì nông thôn chi phối đô thị.
Song so với nông thôn, vai trò của đô thị và tổ chức đô thị trong truyền thống
văn hoá Việt Nam, trong đó yếu tố dân chủ, mờ nhạt hơn nhiều. Nông thôn
44
không chỉ kìm giữ, không cho phép làng, xã phát triển thành đô thị (mặc dù có
những làng, xã thực hiện chức năng kinh tế của đô thị - đó là các làng công
thương) mà còn chi phối cả đô thị, khiến cho đô thị Việt Nam chịu ảnh hưởng
của nông thôn và mang đặc tính nông thôn rất đậm nét (cả trong tổ chức hành
chính lẫn trong tính cộng đồng và mang tính tự trị của nó). Sự chi phối mạnh của
nông thôn đối với đô thị khiến cho đô thị Việt Nam truyền thống luôn luôn có
nguy cơ bị nông thôn hoá.
Như vậy, những đặc điểm truyền thống của xã hội Việt Nam được thể hiện
trước hết và rõ nét nhất ở nông thôn. Vai trò chi phối của nông thôn đối với
thành thị xuyên suốt lịch sử của đất nước. Trong thời hiện đại, vai trò của đô thị
ngày càng được tăng cường và có tác động mạnh đến nông thôn. Tuy nhiên, ảnh
hưởng của nông thôn đối với thành thị còn rất lớn.
Những nhân tố truyền thống đó có ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề dân
chủ, tạo nên tính đặc thù của vấn đề dân chủ ở nông thôn.
* Những nhân tố hiện đại
Những đặc trưng của dân chủ ở nông thôn không chỉ bị qui định bởi
những nhân tố truyền thống mà quan trọng hơn, bởi các nhân tố hiện đại. Giữa
nông thôn và thành thị có sự khác biệt rõ trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống
xã hội, cả trong kinh tế, lẫn văn hoá xã hội, và mức độ thấp hơn, trong chính trị.
Sự đan xen và tác động qua lại giữa các nhân tố truyền thống (được bảo lưu lâu
dài) với các nhân tố hiện đại (có sự vận động nhanh chóng do ảnh hưởng của cơ
chế mới) tạo cho nông thôn một diện mạo riêng, từ đó làm cho vấn đề dân chủ ở
nông thôn có những đặc trưng riêng, khác so với thành thị.
+ Về kinh tế:
Nền kinh tế nông thôn chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp với hai ngành
sản xuất chính: trồng trọt và chăn nuôi (trong đó trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn
hơn chăn nuôi). Trong những năm gần đây, ở nông thôn các ngành công nghiệp -
45
xây dựng và dịch vụ ngày càng phát triển, song tỷ trọng hai nhóm ngành này vẫn
thấp hơn nhiều so với nhóm ngành nông nghiệp. Do kinh tế nông thôn chủ yếu là
kinh tế nông nghiệp và tư liệu sản xuất chủ yếu của nông dân vẫn là ruộng đất,
nên ruộng đất đã và vẫn còn là mối quan tâm hàng đầu của họ. Các vụ tranh
chấp, khiếu nại, kiện cáo, mâu thuẫn ở nông thôn, trước hết và chủ yếu xoay
quanh vấn đề ruộng đất.
So với dân cư đô thị, đời sống của nông dân thấp hơn nhiều mặc dù chiếm
70% dân nhưng thu nhập bình quân đầu người của nông dân chỉ bằng 20 - 25%
thu nhập bình quân của dân đô thị. Trong khi người dân đô thị có thu nhập cao
hơn, mức sống cao hơn, lại được Nhà nước bao cấp hoặc ưu đãi nhiều khoản
phúc lợi xã hội, thì nông dân với thu nhập thấp, đời sống khó khăn hơn lại chi
phí nhiều cho “điện, đường, trường, trạm”,… làm cho chênh lệch mức sống giữa
nông thôn và thành thị ngày càng cao.
Sự khác biệt trong đời sống kinh tế và chênh lệch về mức sống làm cho
vấn đề dân chủ trong kinh tế ở nông thôn có những nét đặc thù riêng, mặc dù cả
nông thôn và thành thị đều ở trong một chế độ chính trị.
+ Về văn hoá - xã hội:
Nông thôn hiện chiếm tới 72,4% lực lượng lao động xã hội, việc phát triển
ngành nghề chưa nhiều, nên luôn luôn thiếu việc làm, nhất là trong thời kỳ nông
nhàn. Mặt khác, do tỷ lệ sinh đẻ còn cao hơn so với thành thị, nên hàng năm lại
có thêm vài chục vạn người bổ sung vào đội ngũ lao động vốn đã thiếu, nhỡ việc
làm thường xuyên. Thêm vào đó do lực lượng lao động ở nông thôn ít được đào
tạo (tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn thấp hơn nhiều so với thành thị),
vì thế, việc giải quyết tình trạng thừa lao động ở nông thôn gặp nhiều khó khăn.
Một giải pháp tự phát được thanh niên nông thôn lựa chọn là kéo vào thành thị
làm nghề lao động giản đơn: phụ hồ, đạp xích lô, làm cửu vạn,... với thu nhập
46
bấp bênh đó là một trong những khó khăn lớn để nông dân vươn lên làm chủ xã
hội, làm chủ cuộc sống của chính mình.
Vấn đề y tế, giáo dục và đời sống tinh thần của nông thôn cũng thấp kém
hơn nhiều so với thành phố, thị xã. Do việc đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh
vực này thấp, mà việc huy động đóng góp của nông dân không thể quá cao, nên
nông dân phải chịu thiệt thòi trong việc chăm sóc sức khoẻ, trong giáo dục con
cái và trong hưởng thụ các thành quả của văn hoá, nghệ thuật. Mặt khác, do sự
hấp dẫn của đô thị, do chủ trương của các ngành muốn thu hút nhân tài về thành
thị nên những khoảng cách về chất lượng trong các lĩnh vực này giữa hai khu
vực càng xa hơn. Kết quả là trình độ dân trí của nông thôn càng thấp hơn nhiều
so với thành thị. Điều đó cũng góp phần hạn chế trình độ dân chủ ở nông thôn.
+ Về chính trị:
Nông dân vốn chịu ơn cách mạng đã đem lại ruộng đất, giúp cho họ từng
bước thoát khỏi cảnh nghèo hèn, tủi nhục trước đây, tạo điều kiện cho họ cải
thiện dần đời sống và vươn lên làm giàu, nên luôn có xu hướng gắn bó với Đảng
và tham gia đông đảo vào các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng lập ra. Các tổ
chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và dưới cơ sở, nhìn chung đều được thành
lập theo địa bàn dân cư. Đó là thuận lợi đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước, sự vận động của Mặt trận và các đoàn thể trong việc thực hiện và
phát huy dân chủ ở nông thôn.
Tuy nhiên, do cơ cấu xã hội và thành phần dân cư ở nông thôn; do sự bảo
lưu lâu dài hơn và tác động mạnh hơn của các yếu tố truyền thống làm cho kết
cấu và hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở
đây có những đặc thù.
Quan hệ gia đình, gia tộc với tình cảm tôn ti trật tự cùng với những biểu
hiện tiêu cực của nó là thói gia trưởng, ích kỷ, tính cục bộ, bè phái, địa phương
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf

Contenu connexe

Similaire à Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf

Mon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcmMon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcm
Linh Duong
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similaire à Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf (20)

Full
FullFull
Full
 
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
 
Mon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcmMon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcm
 
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
 
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóaLuận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
 
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
 
giáo dục
giáo dụcgiáo dục
giáo dục
 
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng NaiLuận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
 
giáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đìnhgiáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đình
 
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
 
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóaĐề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa
 

Plus de HanaTiti

Plus de HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Dernier

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 

Dernier (20)

Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 

Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  ĐINH THỊ TIỆP VẤN ĐỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2009
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - ĐINH THỊ TIỆP VẤN ĐỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TSKH. LƢƠNG ĐÌNH HẢI HÀ NỘI - 2009
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TSKH. Lương Đình Hải. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2009. Tác giả luận văn Đinh Thị Tiệp
  • 4. 4 .................................................................................................................................MỤC LỤC Mở đầu ................................................................................................................. 1 Chƣơng 1. Dân chủ và tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam ......................................................................................... 10 1.1. Dân chủ, thực hiện dân chủ.......................................................................... 10 1.1.1. Về khái niệm dân chủ................................................................................ 10 1.1.2. Quan niệm về thực hiện dân chủ............................................................... 19 1.2. Vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ ở nông thôn ................................................ 34 1.2.1. Những nhân tố cơ bản tạo nên tính đặc thù của vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ ở nông thôn.......................................................................... 34 1.2.2. Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn trong công cuộc đổi mới hiện nay41 Chƣơng 2. Thực trạng việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng...... 48 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội ở nông thôn Hải Phòng....................................... 51 2.1.1. Về kinh tế - xã hội..................................................................................... 51 2.1.2. Về văn hoá - xã hội ................................................................................... 57 2.2. Thực hiện dân chủ ở Hải Phòng................................................................... 62 2.2.1. Thực trạng thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng ............................. 62 2.2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng.. 72 Chƣơng 3. Một số giải pháp nhằm thực hiện và phát huy dân chủ ở nông thôn Hải Phòng trong thời gian tới ....................................................... 78 3.1. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội.............................................................. 78 3.2. Nhóm giải pháp về văn hoá - xã hội ............................................................ 63
  • 5. 5 3.3. Nhóm giải pháp về củng cố và nâng cao năng lực của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nông thôn nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.................................................................................................... 90 Kết luận............................................................................................................ 105 Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................... 108
  • 6. 6 BẢNG QUY ƢỚC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH: Chủ nghĩa xã hội HTX: Hợp tác xã XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  • 7. 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân chủ đã trở thành khái niệm phổ biến trong đời sống xã hội trên toàn thế giới. Không một tổ chức, một đảng phái, một phong trào chính trị xã hội hay một nhà chính trị nào không nói tới dân chủ, và nêu cao khẩu hiệu dân chủ. Về mặt lý luận, dân chủ là một thuật ngữ chính trị được nói tới nhiều nhất và được thừa nhận phổ biến, nhưng không một thuật ngữ chính trị nào lại đa nghĩa và được giải thích theo nhiều cách rất khác nhau gây lên những tranh cãi bất tận về dân chủ. Ngay lúc sinh thời Mác, Ăngghen, Lênin cũng đã từng viết rất nhiều công trình liên quan tới vấn đề dân chủ. Các ông đã nêu lên những quan niệm thể hiện sự khác biệt rất lớn so với các nhà lý luận tư sản, nêu lên những nhận định, những phê phán rất sâu sắc về nền dân chủ tư sản với những khuyết tật cố hữu của nó. Khi nói về nền dân chủ vô sản Lênin khẳng định dân chủ gấp triệu lần bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào. Đó là chế độ mà nhân dân lao động là người chủ toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Đó là chế độ nhằm giải phóng con người vì hạnh phúc của mọi người. Về mặt thực tiễn do điều kinh tế - xã hội và hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước là khác nhau, chính vì vậy mà dân chủ ở các nước khác nhau được đánh giá theo những cách nhìn khác nhau, người ta dùng các thước đo khác nhau, do đó thường tự cho mô hình của nước mình là dân chủ, còn các nước khác là kém dân chủ, hoặc không có dân chủ. Ở nước ta, dân chủ là một nội dung của cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo từ những năm mới thành lập. Trong quá trình xây dựng CNXH mấy chục năm qua, dân chủ cũng là vấn đề luôn được quan tâm. Việc vận dụng đúng đắn những giá trị dân chủ vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội là một trong những điều kiện bảo đảm thắng lợi của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
  • 8. 8 hoá. Dân chủ có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy khả năng sáng tạo, sức mạnh của cộng động. Thực hiện và phát triển dân chủ là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với một nước có trình độ kinh tế thấp kém, xuất phát điểm là nền nông nghiệp nhỏ, lạc hậu, lại chưa trải qua chế độ dân chủ tư sản như nước ta. Tuy nhiên so với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay việc thực hiện và phát triển dân chủ đang bộc lộ nhiều bất cập. Các cuộc thảo luận trên các diễn đàn khác nhau, đặc biệt là ngay trước các lần Đại hội Đảng IX và X vừa qua. Dân chủ trở thành một nội dung đặc biệt mới được bổ sung vào mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hải Phòng là một trong bốn thành phố lớn của cả nước. Mặc dù là thành phố công nghiệp, có cảng biển lớn nhất miền Bắc, nhưng khu vực nông thôn Hải Phòng vẫn chiếm diện tích lớn hơn và có dân số đông hơn. Vùng nông thôn Hải Phòng tồn tại, phát triển trong sự liên hệ, tác động qua lại chặt chẽ với sự tồn tại, phát triển của cảng và đô thị Hải Phòng, đó là đặc điểm riêng của nông thôn Hải Phòng so với các vùng nông thôn khác trong cả nước. Với sự quần tụ cư dân nhiều vùng cùng chung sức chống chọi thiên nhiên, cùng nhau chống giặc ngoại xâm nên nông thôn Hải Phòng có kết cấu làng xã cởi mở và năng động hơn, tính bảo thủ, trì trệ ít hơn và tính dân chủ cộng đồng rõ hơn so với nhiều vùng nông thôn Bắc Bộ khác. Mặt khác, do nằm xung quanh đô thị và cảng Hải Phòng, một cửa ngõ chính ra biển của miền Bắc, thông thương với quốc tế và các khu vực khác trong nước, nông thôn Hải Phòng có điều kiện tiếp xúc quốc tế thuận lợi. Những điều đó tạo cho nông thôn Hải Phòng điều kiện để đổi mới và phát triển. Những yếu tố truyền thống đó góp phần làm cho vấn đề dân chủ nông thôn Hải Phòng có những sắc thái riêng, đồng thời cũng giúp cho việc thực hiện và phát huy dân chủ có những thuận lợi nhất định. Bên cạnh đó, do sự tác động của cơ
  • 9. 9 chế mới, do sự chi phối trở lại của đô thị, đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và mở cửa với bên ngoài, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội của Hải Phòng trở nên bức xúc hơn, thậm chí có lúc nóng bỏng hơn. Việc thực hiện dân chủ còn nhiều vấn đề, nhiều nơi thực hiện quy chế dân chủ còn mang tính hình thức, hiệu quả còn hạn chế, chưa đảm bảo được các yêu cầu đặt ra; một số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở chưa nhận thức đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Trung ương... Trong nội bộ nhân dân còn một số chưa nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong thực hiện dân chủ; một bộ phận quá khích còn lợi dụng dân chủ gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự ở một số địa phương, cơ sở làm ảnh hưởng đến việc ổn định tình hình chính trị và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nông thôn Hải Phòng nói riêng và cả thành phố nói chung… Việc giải quyết kịp thời có hiệu quả những bức xúc ấy sẽ làm cho quá trình thực hiện và phát huy dân chủ ở nông thôn Hải Phòng tốt hơn, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH ở nông thôn Hải Phòng,… Sơ lược một vài nột như vậy có thể thấy ở nước ta nói chung, Hải Phòng nói riêng vấn đề thực hiện dân chủ đang là vấn đề cấp bách và nóng bỏng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Có thể nói rằng, vấn đề dân chủ, việc thực hiện dân chủ từ lâu đã trở thành một tiêu điểm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lý luận, hoạt động chính trị và hoạt động xã hội nói chung. Ở Việt Nam, đặc biệt từ những năm đổi mới (1986) đến nay, vấn đề dân chủ, vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn… là một vấn đề được các văn kiện và các bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề cập khá nhiều. Các quan
  • 10. 10 điểm chính thống của Đảng, Nhà nước ta về dân chủ được thể hiện tập trung và chủ yếu ở các tài liệu này. Dân chủ và thực hiện dân chủ cũng là đề tài được đề cập rất nhiều từ tất cả các ngành lý luận: triết học, kinh tế học, chủ nghĩa xã hội khoa học, chính trị học. Dân chủ đã và đang được nghiên cứu từ các góc độ khác nhau: tư tưởng về dân chủ (ví dụ tư tưởng phương Tây, phương Đông về dân chủ, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Hồ Chí Minh về dân chủ...) và thực hiện dân chủ thể hiện trong Hiến pháp, pháp luật và đặc biệt trong quá trình đưa ra các quyết định chính trị. Sản phẩm của việc nghiên cứu về dân chủ được thể hiện dưới những dạng khác nhau: bài báo nghiên cứu, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, công trình nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở. Dân chủ có thể được đề cập như là một vấn đề chuyên biệt trong đó các tác giả bàn đến khía cạnh như bản chất, tính chất của dân chủ, hình thức, cơ chế thực hiện dân chủ, những điều kiện để phát triển dân chủ... Dân chủ cũng có thể được đề cập như một vấn đề có liên quan, phát sinh từ việc nghiên cứu các vấn đề khác, chẳng hạn vấn đề xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền.... Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp đề cập tới dân chủ, thực hiện dân chủ, chẳng hạn đề cập trực tiếp có các đề tài: “Xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước pháp quyền” do GS. TS Đỗ Nguyên Phương và PGS. TS Trần Ngọc Đường làm chủ nhiệm (năm 1992); đề tài “Dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta” do PGS. TS Hoàng Chí Bảo làm chủ nhiệm (năm 1995); đề tài “Dân chủ hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” do TS Hồ Tấn Sang làm chủ nhiệm (1991); PGS. TSKH. Lương Đình Hải, “Xây dựng nhà nước pháp quyền và vấn đề dân chủ hoá xã hội ở nước ta hiện nay” (Tạp chí Triết học, số 1, 2006); GS.TS. Hoàng
  • 11. 11 Chí Bảo “Những nhận thức lý luận mới về dân chủ qua 20 năm đổi mới và trong văn kiện Đại hội X của Đảng” (Tạp chí Triết học, số 10, 2007). Các công trình đề cập tới dân chủ một cách gián tiếp trong khuôn khổ nghiên cứu về hệ thống chính trị, về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, về xây dựng Nhà nước pháp quyền đề cập đến quan niệm về dân chủ XHCN, chẳng hạn, đề tài cấp nhà nước “Hệ thống chính trị các tỉnh miền núi phía Bắc” do PGS. TS Tô Huy Rứa làm chủ nhiệm, Học viện Chính trị quốc gia chủ trì, năm 2001; cuốn sách “Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta”, do GS Nguyễn Đức Bình và PGS. TS Trần Xuân Sầm chủ biên (Nxb. Chính trị quốc gia, năm 1998); đề tài “Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay” do GS. TS Hoàng Chí Bảo làm chủ nhiệm (2000 - 2002); đề tài “Vai trò của các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” do PGS. TSKH Phan Xuân Sơn làm chủ nhiệm (năm 2000 - 2001);… và rất nhiều đề tài khác đã được hoàn thành về vấn đề Đảng lãnh đạo có liên quan tới thực hiện dân chủ ở nước ta. Việc nghiên cứu tư tưởng dân chủ trong di sản lý luận của Mác-Ăngghen, Hồ Chí Minh cũng được chú ý nghiên cứu chẳng hạn đề tài cấp bộ: “Những quan điểm cơ bản của Mác - Ăngghen, Lênin về dân chủ XHCN” do TS. Nguyễn Thanh Tuấn làm chủ nhiệm, Viện Chủ nghĩa Xã hội khoa học chủ trì, năm 1998; hay luận án Tiến sĩ triết học “Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, của Phạm Văn Bính, năm 2003; “Về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của PGS. Hoàng Trang (Tạp chí Lịch sử Đảng, 6/1998). Có thể đánh giá việc nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp vấn đề dân chủ, vấn đề thực hiện dân chủ ở các góc độ khác nhau, cấp độ khác nhau trong những
  • 12. 12 năm qua đã có những thành tựu đáng trân trọng. Đã làm sáng rõ hơn dân chủ theo quan điểm cổ điển, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về dân chủ. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra một cách đích đáng những nhược điểm, khuyết điểm của việc thực hiện dân chủ ở các nước XHCN trước đây nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Nhiều công trình dù là trực tiếp hay gián tiếp đã đề cập tới việc đổi mới, hoàn thiện mối quan hệ lãnh đạo giữa Đảng với các cơ quan nhà nước, tới việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt vai trò của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thay mặt nhân dân giám sát các cơ quan hành pháp, tư pháp. Nhiều công trình còn đề cập tới việc hoàn thiện các cơ chế thực hiện dân chủ. Và thực tế là với Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, Nghị định 29 mà nay là Nghị định 79 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong những năm gần đây, vấn đề dân chủ ở nước ta đã có một bước tiến thực chất và rất quan trọng trong việc xây dựng cơ chế thực hiện dân chủ. Trên cơ sở của phát triển lý luận, nhiều công trình, đặc biệt là các bài báo, tạp chí đã góp phần làm rõ những thành tựu dân chủ của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, bác bỏ những luận điểm xuyên tạc của các thế lực chống đối trong và ngoài nước. Trước thực tiễn mới hiện nay của đất nước phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trên mặt trận lý luận cũng chưa có công trình nghiên cứu ở nấc thang cao hơn về dân chủ, đặc biệt vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn. Từ thực tiễn đòi hỏi tiếp tục có những nghiên cứu mới về dân chủ, thực hiện dân chủ ở nông thôn. Nghiên cứu về dân chủ ở nông thôn là một bước tiến tới nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về nền dân chủ XHCN. Nghiên cứu vấn đề dân chủ ở nông thôn Hải Phòng chính là nghiên cứu việc thực hiện và bảo đảm thực hiện dân chủ ở đây để hiểu rõ hơn về chế độ dân chủ của chúng ta và để nhằm đạt đến một nền dân chủ thực sự, hoàn thiện. Trong lĩnh vực nghiên cứu, từ trước đến nay, ở Hải
  • 13. 13 Phòng chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng. Các báo cáo tổng kết hoặc báo cáo chuyên đề của các ban, ngành, đoàn thể của thành phố, kể cả của một số ban, ngành của TW, cũng chỉ đề cập đến nội dung cụ thể nào đó của vấn đề dân chủ hoặc chỉ sơ lược trình bày về vấn đề này trong khi phân tích vấn đề dân sinh, dân trí về phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Trong đó, khi vấn đề dân chủ có được nhấn mạnh thì cũng chủ yếu ở mặt trái của nó là sự vi phạm dân chủ. Trong báo cáo tổng kết thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” của Ban dân vận Thành uỷ, nội dung dân chủ có được đề cập đến, song chủ yếu chỉ đánh giá việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Đó mới chỉ là báo cáo tổng kết thực tiễn, có tính công dụng trực tiếp, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ trong việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở. Hay chuyên đề “Việc đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ở Hải Phòng”, do Vũ Thị Loan làm chủ nhiệm (2007), chuyên đề này đã nghiên cứu sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào dưới góc độ triết học nghiên cứu vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng một cách có hệ thống để chỉ ra thực trạng thực hiện dân chủ ở nông thôn, đặc biệt ở nông thôn Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp để phát triển việc thực hiện dân chủ ở nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: * Mục đích: Tìm hiểu việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện này. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục củng cố và thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng.
  • 14. 14 * Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích trên, luận văn hướng vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, phân tích việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay, từ đó làm rõ thực trạng dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay, những vấn đề đặt ra. Hai là, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu về vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu về việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng từ khi đổi mới cho đến nay. Đưa ra các giải pháp để thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng tốt hơn trong giai đoạn sau. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân chủ và cơ chế thực hiện nó, những kết quả tổng kết lý luận và thực tiễn mới về vấn đề này được công bố gần đây. - Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời chú ý sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp logớc và lịch sử, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá… trong quá trình nghiên cứu và trình bày nội dung của đề tài.
  • 15. 15 6. Đóng góp của luận văn - Góp phần làm rõ thực trạng thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng - Kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng ngày càng tốt hơn. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy, đặc biệt đối với cấp xã, huyện trong giai đoạn hiện nay. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền ở địa phương trong việc thực hiện vấn đề dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ sở. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chƣơng 1. Dân chủ và tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam. Chƣơng 2. Thực trạng việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng. Chƣơng 3. Một số giải pháp nhằm thực hiện và phát huy dân chủ ở nông thôn Hải Phòng trong thời gian tới.
  • 16. 16 Chƣơng 1 DÂN CHỦ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 1.1. Dân chủ, thực hiện dân chủ 1.1.1. Về khái niệm dân chủ Thuật ngữ dân chủ xuất hiện khá sớm trong nền văn minh nhân loại, từ thời Hy-Lạp cổ đại. Dân chủ (Demokratia), trong tiếng Hy Lạp cổ là từ ghép, được cấu thành từ hai từ gốc là: demos là nhân dân, Kratos là quyền lực. “Như vậy xét về mặt từ nguyên dân chủ có nghĩa là quyền lực của nhân dân” [36, tr.21]. Nói cách khác, dân chủ là một khái niệm dùng để chỉ chế độ xã hội mà ở đó nhân dân là chủ thể của quyền lực. Sự phát triển của xã hội và cùng với nó, sự phát triển của tri thức con người đã làm xuất hiện những cách tiếp cận mới đối với phạm trù dân chủ. Dân chủ có thể được hiểu là một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước của một giai cấp; dân chủ cũng có thể được hiểu là một nguyên tắc tổ chức, quản lý xã hội; là tính chất của các mối quan hệ giữa các cộng đồng người; là một giá trị xã hội, một lý tưởng giải phóng con người hướng tới tự do và thực hiện quyền làm chủ xã hội, làm chủ nhà nước và làm chủ bản thân mình; dân chủ là sản phẩm của văn minh; là điều kiện và tiều chuẩn của tiến bộ xã hội. Dân chủ là một khái niệm có tính lịch sử. Từ trước khi khái niệm dân chủ ra đời, trong thời kỳ Cổ đại Hy Lạp đã tồn tại một hình thức đặc biệt của dân chủ. Đó là “dân chủ quân sự” [29, tr.164] hay còn gọi là “dân chủ nguyên thuỷ” [29, tr.167]. Dân chủ quân sự trong thời kỳ Cộng sản nguyên thuỷ là một hình thức sinh hoạt của cộng đồng; là một hình thức mà nhờ đó, hoạt động của thành
  • 17. 17 viên trong xã hội được hướng vào tính tổ chức và trật tự nhằm đạt mục tiêu chung về sự phát triển xã hội. Trong nền dân chủ quân sự, quyền lực của nhân dân là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Nó được hiểu là quyền lực tối cao vốn có ở con người, quyền lực mà mỗi người phải thực hiện một cách vô điều kiện, tư tưởng, tình cảm và hành động của mình. Dân chủ quân sự thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ là một thể chế xã hội tự quản dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém, tư liệu sản xuất là của chung trong cộng đồng thị tộc, bộ lạc. Chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành. Nền dân chủ quân sự được thay thế bằng nền dân chủ chủ nô. Trong quá trình tồn tại, do nhiều nguyên nhân mà chủ trương cải cách dân chủ đã được đặt ra. Các cuộc cải cách đó đã tạo ra nguồn lực to lớn cho sự phát triển xã hội, đáp ứng tốt các yêu cầu đối nội và đối ngoại, đồng thời, chúng cũng góp phần giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp chủ nô, qua đó, góp phần củng cố vững chắc địa vị và quyền lực chính trị của nhà nước Aten. Dân chủ chủ nô được xác lập và phát triển thông qua các cuộc cải cách chính trị của Xô-lông (năm 594 trước công nguyên) và Cơlít - Xten (năm 509 trước công nguyên). Từ đó, chế độ dân chủ chủ nô được hình thành, phát huy tác dụng trong quản lý xã hội theo những chuẩn mực dân chủ. Sau khi nhà nước Aten bị tan vỡ, chế độ phong kiến được xác lập. Mọi thành tựu của nhà nước Aten bị xoá bỏ và thay vào đó là những giáo lý khắc nghiệt trói buộc cuộc sống con người cũng như kìm hãm sự phát triển của xã hội. Vì lẽ đó, chế độ phong kiến là đêm trường Trung cổ đối với các nước ở Châu Âu, ách thống trị phong kiến kéo dài hơn một ngàn năm đã làm cho xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội diễn ra gay gắt. Giai cấp thống trị phong kiến căm thù khoa học, xã hội sống trong cảnh tối tăm, dốt nát, chỉ có thần học là được tồn tại và chi phối toàn bộ đời sống tinh thần.
  • 18. 18 Nhưng cũng chính trong lòng xã hội phong kiến, trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất đã phát sinh một phương thức sản xuất mới cao hơn hẳn phương thức sản xuất phong kiến - phương thức sản xuất TBCN. Sự phát sinh, phát triển của phương thức sản xuất mới làm cho phương thức sản xuất phong kiến ngày càng lỗi thời và trở thành đối tượng lật đổ của CNTB. Để tồn tại và phát triển, ngay buổi đầu hình thành, CNTB đã phải tiến hành cuộc đấu tranh trên nhiều mặt mà trước hết là trên lĩnh vực tư tưởng, chống lại thần học, thần quyền, chống lại mọi sự ức chế tình cảm và áp chế tư tưởng, đòi tự do bình đẳng, bình quyền và bảo vệ chân lý khoa học. Nhân loại đã biết đến thời đại Phục hưng (từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI). Đó là một giai đoạn tiêu biểu trong con đường đấu tranh của nhân dân nhằm thủ tiêu chế độ phong kiến dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản để tiến hành giải phóng con người theo các chuẩn mực dân chủ tư sản và khẳng định phương thức sản xuất TBCN. Điểm nổi bật của giai đoạn này là sự xuất hiện trào lưu văn hoá mới, muốn khôi phục những giá trị văn hoá của nền văn minh Hy lạp - La mã giàu tính chiến đấu và tính dân chủ. Tư tưởng chủ đạo của phong trào văn hoá Phục hưng là chủ nghĩa nhân văn - tức là ý tưởng đề cao con người, quyền con người, ca ngợi các vẻ đẹp thân thể, trí tuệ, ý chí của con người. Đây cũng chính là nội dung của vấn đề dân chủ thời kỳ này. Khái niệm dân chủ trên lĩnh vực chính trị lúc này chứa đựng trong mình những khát vọng, tuy còn mơ hồ về bình đẳng xã hội theo quan điểm tư sản. Trào lưu tư tưởng này tập trung đấu tranh chống đặc quyền phong kiến, khẳng định những giá trị thực sự của cuộc sống con người, đấu tranh giải phóng con người khỏi sự cầm tù của xã hội thần dân phong kiến. Tên tuổi nổi bật trong thời kỳ này, về triết học, thiên văn học có Côpécních, Brunô; về văn học có Sếchxpia; về hội họa có Lêona Đờvanhxi... Tuy nhiên sự
  • 19. 19 phát triển mạnh mẽ của phong trào văn hoá Phục hưng đã bị chế độ phong kiến chống lại quyết liệt, những nhà văn hoá Phục hưng bị đàn áp bởi chính quyền phong kiến và các toà án dị giáo. Đến giữa thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, vấn đề dân chủ lại tiếp tục được các nhà tư tưởng tư sản quan tâm. Từ giữa thế kỷ XVIII các nhà tư tưởng tư sản tiên tiến đã liên tiếp tấn công vào thành trì quân chủ chuyên chế bằng những học thuyết mới, tiến bộ và cách mạng. Không phải ngẫu nhiên khi lịch sử gọi thế kỷ XVIII là thế kỷ “Khai sáng” và trào lưu tư tưởng đó là trào lưu tư tưởng “Khai sáng”. Trào lưu này góp phần hoàn thành lý luận và tư tưởng về quyền lực chính trị của giai cấp tư sản, nêu ra những nguyên tắc tổ chức nhà nước, quản lý xã hội, hệ thống thiết chế quyền lực có khả năng làm cho ý tưởng dân chủ tư sản trở thành hiện thực sau khi giai cấp tư sản hoàn thành việc giành quyền lực nhà nước từ tay giai cấp phong kiến. Trào lưu này chủ trương làm bùng lên ánh sáng văn hoá, soi rọi vào đêm trường Trung cổ, xua tan tình trạng tối tăm, ngu muội do chủ nghĩa kinh viện và thần học bao trùm, áp đặt lên toàn bộ xã hội, đấu tranh quyết liệt chống lại thần quyền, thần học, nhất là chủ nghĩa kinh viện và chủ nghĩa thầy tu ngu muội, nhằm mở mang trí tuệ, đổi mới tư duy; nêu cao tư tưởng dân chủ về bình quyền, bình đẳng; khẳng định thế giới quan duy vật, hình thành chủ nghĩa vô thần khoa học. Tiêu biểu thời kỳ này có Sáclơ Lu-i Môngtexkiơ (1689-1755) lên án chế độ độc tài là tàn bạo và cho rằng chế độ cộng hòa là tốt đẹp, nhưng thực tế không thực hiện được. Chống lại nền quân chủ chuyên chế tập trung mọi quyền lực vào tay vua, nguyên tắc tổ chức quyền lực “Tam quyền phân lập” của Môngtexkiơ là hết sức tiến bộ với lập luận rằng phân quyền và hạn chế quyền hành là những bảo đảm chủ yếu của tự do. Tất cả mọi người trong xã hội từ người có địa vị cao nhất đến người có địa vị thấp nhất đều phải tuân theo pháp luật. Đây là tư tưởng rất tiến bộ. Vônte (1694 - 1778) nhà triết học, nhà
  • 20. 20 văn, là người đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn hoá khai sáng. Ông đã kịch liệt lên án tính chất dã man, tàn bạo, phản động và lạc hậu của chế độ chuyên chế ở Pháp và nhà thờ Thiên chúa giáo. Giăng Giắc Rútxô (1712-1778) là người nổi tiếng đấu tranh đòi dân chủ với thuyết bình đẳng nhằm chống lại chính quyền phong kiến phản nhân dân. Trong khi lên án chế độ phong kiến chuyên chế, Rutxô lên tiếng phê phán chế độ tư hữu và những quan hệ xã hội do chế độ đó sinh ra, ông cho rằng sự bất bình đẳng là hậu quả của chế độ tư hữu và kêu gọi mọi người đều phải bình đẳng. Nền dân chủ trong quan niệm của Rút xô là nền dân chủ của đa số, là dân chủ thực sự của nhân dân. Mặc dù còn những điểm hạn chế, nhưng với những tư tưởng tiến bộ nêu trên, Rútxô vẫn được coi là nhà cách mạng dân chủ xuất sắc nhất. Điđơrô (1713 - 1784) đã nêu ra ý tưởng về một nhà nước Cộng hoà dân chủ để thay thế chế độ phong kiến. Với những nhà khai sáng như vây, trào lưu này là một bước phát triển mới của tư tưởng dân chủ, là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cách mạng tư sản nhất là cách mạng tư sản Pháp. Đóng góp cơ bản của trào lưu khai sáng là nội dung dân chủ, trong đó nổi bật là tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, nhằm chống lại chế độ phong kiến. “Ngọn đòn quyết định sự cáo chung của chế độ phong kiến Tây Âu là cách mạng tư sản, mở đầu là cách mạng tư sản Hà Lan, Anh và điển hình nhất là cach mạng tư sản Pháp. Nền dân chủ tư sản được hình thành tưởng đối đầy đủ trong quá trình đấu tranh, cách mạng tư sản một nấc thang quan trọng của tiến bộ lịch sử” [41, tr.25]. So với chế độ quân chủ do một người (vua) chuyên chế độc tài thì nền dân chủ tư sản là bước tiến trong lịch sử phát triển dân chủ của xã hội loài người. Từ dân chủ của một người, vì một người, do một người (quân chủ), tiến đến dân chủ của một giai cấp, vì một giai cấp, do một giai cấp (giai cấp tư sản). Về thực chất, nền dân chủ đó vẫn là nền dân chủ dành cho thiểu số giai cấp tư sản, chứ không phải là dân chủ cho nhân dân lao động. Nền dân chủ đó
  • 21. 21 tuyệt nhiên không phải là nền dân chủ của dân, do dân và vì dân. Do hạn chế như vậy nền dân chủ tư sản ấy cũng để lại bao tai hoạ cho nhân dân thế giới. Đó là chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt, là những cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, là tệ phân biệt chủng tộc, là một số đông nhân dân sống dưới mức nghèo khổ. Dân chủ tư sản cũng là dân chủ của giai cấp tư sản, cho giai cấp tư sản, là nền dân chủ bị cắt xén đối với quần chúng nhân dân như V.I.Lênin đã từng nhận xét. Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” C. Mác và Ph. Ăngghen đã phác hoạ những giai đoạn lớn của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa - cuộc cách mạng có sứ mệnh lịch sử đưa nhân dân lên làm chủ toàn bộ mọi mặt của đời sống xã hội, đem lại dân chủ, tự do thực sự cho con người. Để tiến tới xây dựng một nền dân chủ thực sự của nhân dân - dân chủ XHCN, trước hết giai cấp công nhân, nhân dân lao động phải giành được quyền dân chủ trên lĩnh vực chính trị để rồi sử dụng quyền đó để “tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất” [33, tr.108]. Lý tưởng và mục tiêu phấn đấu của chúng ta là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hình thức cao nhất của dân chủ đương đại. Nó sẽ phát huy triệt để những ưu điểm, tích cực và khắc phục, loại bỏ tiêu cực, khiếm khuyết của các chế độ dân chủ trước nó, nhất là dân chủ tư sản. Dân chủ XHCN là nền dân chủ thực sự của nhân dân. Về nguyên tắc thắng lợi chính trị trong cuộc cách mạng vô sản đã đưa giai cấp vô sản và quần chúng lao động từ địa vị những người nô lệ bị bóc lột và áp bức lên địa vị những người chủ của xã hội. Chính quyền về tay giai cấp công nhân với tư cách là nhà nước kiểu mới, là bộ máy quản lý và điều hành mọi hoạt động của xã hội để thực hiện quyền làm chủ của những người lao động đã được giải phóng.
  • 22. 22 Nhờ bước ngoặt chính trị này, người lao động đã ra khỏi tình trạng bị bóc lột về kinh tế và áp bức bóc lột về chính trị và tinh thần, bắt đầu quá trình tạo dựng chế độ mới XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Chế độ dân chủ XHCN sẽ xây dựng trên nguyên tắc: “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất. V.I. Lênin cũng nhấn mạnh tính lịch sử của dân chủ và phân tích sâu sắc thêm tư tưởng của chủ nghĩa Mác về sự tiêu vong của nhà nước và chế độ dân chủ. V.I.Lênin khẳng định rằng, không có dân chủ trừu tượng mà bao giờ dân chủ cũng có nội dung cụ thể, dân chủ với ai, với giai cấp nào, chuyên chính với ai, với giai cấp nào. “Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước. Cho nên, cũng như mọi nhà nước, chế độ dân chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưỡng bức đối với người ta. Một mặt thì như thế. Nhưng mặt khác, chế độ dân chủ có nghĩa chính thức thừa nhận quyền bình đẳng giữa những người công dân, thừa nhận cho mọi người được quyền ngang nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý nhà nước” [30, tr.123]. Dân chủ XHCN xuất hiện sau thắng lợi của cách mạng chính trị giành chính quyền của giai cấp công nhân. Nó gắn liền với sự đời của nhà nước kiểu mới sau thắng lợi của cuộc cách mạng đó. Dân chủ XHCN lại có một quá trình phát triển và hoàn thiện cùng với quá trình lịch sử lâu dài mà giai cấp công nhân và nhân lao động dựa trên nhà nước của mình để xây dựng thành công CNXH. Theo Lênin, dân chủ gắn bó hữu cơ, mật thiết với CNXH đến mức không có dân chủ thì không thể có CNXH: “Không có chế độ dân chủ thì CNXH không thể thực hiện được theo hai nghĩa sau đây: (1) Giai cấp vô sản không thể hoàn thành được cuộc cách mạng XHCN, nếu họ không chuẩn bị cho cuộc cách mạng đó thông qua cuộc đấu tranh cho dân chủ. (2) chủ nghĩa xã hội chiến thắng sẽ
  • 23. 23 không giữ được thắng lợi của mình và sẽ không dẫn được nhân loại đi đến chỗ thủ tiêu nhà nước, nếu không thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ” [29, tr.167]. Tuy hiện đang gặp khó khăn trên con đường phát triển, nhưng chủ nghĩa xã hội vẫn có sức thu hút mạnh mẽ đối với loài người. Vì nó thể hiện một xu hướng phát triển khách quan, phản ánh ước mơ của con người là vươn đến tự do, là sự khẳng định và xây dựng vị thế làm chủ của con người đối với thế giới. Và cũng vì chủ nghĩa xã hội không chỉ giải phóng loài người nói chung khỏi chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, mà còn đem lại cho từng cá nhân sự tự do, bình đẳng và bảo đảm cho mọi thành viên xã hội điều kiện tự hoàn thiện, nâng mình lên trình độ làm chủ cao. Chính vì vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục đích, đồng thời là điều kiện để con người chiếm lĩnh cái tất yếu, sáng tạo và cải tạo xã hội để đi tới tự do. Mặc dù, các nhà nghiên cứu còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng hầu như đều khẳng định dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, dân chủ là khát vọng, là mục tiêu mà con người vươn tới, đồng thời là động lực to lớn thúc đẩy con người hành động. Con người được sống trong tự do mà dân chủ mang lại mới phát huy hết tài năng sáng tạo của mình. Một khi nhân dân là chủ, làm chủ mọi quyền lực xã hội, sẽ được khơi dậy sự sáng tạo của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Và như vậy chế độ chính trị xã hội ổn định, bền vững phát huy được các nguồn lực trong nước, tranh thủ được các nguồn từ bên ngoài, tạo nên tốc độ phát triển nhanh về kinh tế - xã hội. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh tìm đến được với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh đã suy nghĩ, tìm tòi và khảo nghiệm một thiết chế xã hội mới cho dân tộc mình sau khi giành được độc lập, làm sao cho nhân dân thực sự được sống trong tự do, hạnh phúc.“Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nước Việt
  • 24. 24 Nam dân chủ cộng hoà. Nhưng nếu nước độc lập mà không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì” [36, tr.56]. Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh về cơ bản là sự kế thừa tư tưởng dân chủ nhân dân của chủ nghĩa Mác - Lênin. Người khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu quyền lợi đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân bầu cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [36, tr.698]. Theo quan niệm trên của Hồ Chí Minh, trong khái niệm dân chủ nổi bật lên nội dung chính trị, khi Người nhấn mạnh vấn đề nhà nước, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mục đích tối cao của Nhà nước là đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân là chủ thể gốc của quyền lực Nhà nước, của chế độ chính trị mới ở Việt Nam. Hồ Chí Minh đã diễn đạt một cách rất ngắn gọn về quyền lực của nhân dân trong việc cử ra, tổ chức nên bộ máy nhà nước cũng như toàn bộ hệ thống chính trị trong xã hội dân chủ. Tóm lại, quan niệm tổng quát nhất mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ trong đó mọi quyền hành và lực lượng là ở nơi dân (thuộc về nhân dân). Khi phân rõ quyền hành và lực lượng, quan niệm của Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại như những định nghĩa cổ điển coi dân chủ chỉ là vấn đề quyền lực thuộc về nhân dân mà còn vạch rõ nguồn gốc, lực lượng tạo ra quyền lực là xuất phát từ nhân dân. Đây là một cống hiến mới nữa của Hồ Chí
  • 25. 25 Minh vào nội hàm khái niệm dân chủ. Quan niệm đó đã làm sáng tỏ quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng là sự nghiệp của quần chúng khi người cho rằng công việc đổi mới, xây dựng, kháng chiến kiến quốc là trách nhiệm và công việc của dân. Đồng thời quan niệm đó còn làm nổi bật và thể hiện rõ tư tưởng của Người về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - nền dân chủ lấy mục tiêu cao nhất là vì con người và giải phóng con người. Hồ Chí Minh không chỉ làm gương cho mọi người về việc coi dân là chủ, cán bộ đảng viên là đày tớ của dân, mọi việc đều phải nhằm phục vụ cho dân, vì dân. Hồ Chí Minh còn bàn đến dân chủ với một tầm nhìn bao quát, quán xuyến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng, từ các mối quan hệ giữa con người với con người, đến các mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa công dân với Nhà nước. Trong đó hai lĩnh vực quan trọng hàng đầu và nổi bật nhất là dân chủ kinh tế và dân chủ chính trị. Từ hai lĩnh vực này nó sẽ quy định dân chủ trong xã hội, tư tưởng, văn hoá, dân chủ trong lĩnh vực tư tưởng tinh thần.... đồng thời nó cũng biểu hiện trực tiếp vấn đề con người (nhân quyền) và quyền công dân (dân quyền). Với những gì quan sát được từ chế độ dân chủ tư sản ở các nước văn minh nhất mà Người từng sống như Mỹ, Anh, Pháp, từ những ưu việt của chế độ Xô viết trong những năm đầu tiên, sự ngưỡng mộ và nghiền ngẫm các tư tưởng của Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, một điển hình của các nước thuộc địa phong kiến còn hết sức lạc hậu để nêu lên những tư tưởng dân chủ rất đặc sắc. Nó vừa phù hợp với trào lưu văn minh chung của nhân loại, vừa phù hợp với lý tưởng XHCN. 1.1.2. Quan niệm về thực hiện dân chủ Sự phát triển của lực lượng sản xuất, cơ cấu nền kinh tế quốc dân, những tiến bộ kỹ thuật và quản lý kinh tế - xã hội, xu hướng biến đổi của cơ cấu giai
  • 26. 26 cấp nảy sinh từ tiến bộ kinh tế là những nhân tố quy định tính chất, trình độ dân chủ, qui định giới hạn hiện thực hoá các giá trị dân chủ trên mọi lĩnh vực. Tính chất và trình độ phát triển của dân chủ còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của văn hoá, giáo dục, trình độ dân trí, truyền thông xã hội, trình độ xã hội hoá thông tin, mức độ giao lưu văn hoá, khoa học... Thực hiện dân chủ, đặc biệt là thực hiện dân chủ ở nông thôn có phạm vi rất rộng; dân chủ về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân. Quyền làm chủ đó do cách mạng và chế độ XHCN đem lại. Nó phải được thể chế hoá bằng pháp luật và tổ chức. Dân chủ phải đi đôi với kỷ luật, quyền hạn và lợi ích phải đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ. Thực tế đã chỉ rõ khi nông dân được làm chủ thật sự ruộng đất, được tự do suy nghĩ trên luống cày của mình, làm chủ thật sự trong sản xuất kinh doanh thì sản xuất phát triển, thu nhập và đời sống được nâng cao, đồng thời nghĩa vụ đối với Nhà nước và tập thể cũng được hoàn thành tốt. Thực hiện dân chủ cho từng công dân, từng thành viên của xã hội, mở rộng dân chủ của xã hội, đó là phương thức giải quyết các nhiệm vụ, mục tiêu của đổi mới xã hội Việt Nam. Thực hiện dân chủ trở thành những động lực của đổi mới và phát triển của xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay. Có như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang từng bước xây dựng là mục đích và động lực của CNXH, nó thể hiện bản chất tiến bộ và nhân đạo của xã hội XHCN. Dân chủ hoá để thực hiện dân chủ, để đưa các giá trị dân chủ vào cuộc sống làm cho nó trở thành hiện thực trực tiếp và phổ biến trong đời sống công dân và trong các quan hệ xã hội, trong các lĩnh vực của đời sống và của quản lý xã hội là mục tiêu cơ bản hiện nay. Tư tưởng cơ bản và chủ đạo, xuyên suốt của mọi hoạt động, mọi tổ chức và con người trong quá trình dân chủ hoá là xác lập quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân; là khẳng định và thực hiện mọi quyền lực
  • 27. 27 thuộc về nhân dân. Ý chí, nguyện vọng, lợi ích và quyền lợi của nhân dân là sức mạnh tối cao. Nó phải trở thành quyền lực chi phối, kiểm tra và quyết định đối với mọi tổ chức xã hội, mọi cơ quan nhà nước, mọi thiết chế quyền lực. Vấn đề thực hiện dân chủ ở nước ta có nội dung toàn diện, trong đó thực hiện dân chủ đời sống kinh tế là quan trọng và quyết định nhất. Chỉ khi dân chủ trong đời sống kinh tế được thực hiện và đem lại lợi ích cho người lao động, đảm bảo sự thống nhất lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân, thừa nhận và tôn trọng lợi ích cá nhân, coi đó là động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội thì thực hiện dân chủ trong các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá mới thực sự có ý nghĩa và phát huy được tác dụng tích cực đối với công cuộc đổi mới. “Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để nhân dân ta vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chiến lược; lại vừa là bản chất, là đặc trưng của chế độ mới” [41, tr.3]. Thực hiện dân chủ là một nhu cầu tất yếu của sự phát triển xã hội. Trong lịch sử đã tồn tại nhiều hình thức dân chủ khác nhau với những trình độ khác nhau. Trong thời đại ngày nay, dân chủ trở thành điều kiện, cơ hội để phát triển. Xã hội càng dân chủ càng tạo cơ hội cho sự phát triển đa chiều, đa hướng, làm phong phú thêm đời sống xã hội, làm nảy nở, giải phóng và phát triển được năng lực mọi mặt của quốc gia, dân tộc, tạo nên sự hỗ trợ, bổ sung lành mạnh cho sự phồn thịnh và phát triển toàn diện của đất nước, xã hội. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có
  • 28. 28 sự tham gia ý kiến của nhân dân. Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân. Xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. * Thực hiện dân chủ trong đời sống kinh tế: Thực hiện dân chủ phải gắn liền với sự phát triển kinh tế: “Bất cứ nền dân chủ nào, xét đến cùng, đều phục vụ sản xuất và xét đến cùng, đều do các quan hệ sản xuất trong một xã hội nhất định quyết đinh. Vì vậy, nếu tách “dân chủ trong sản xuất” ra khỏi bất cứ một thứ dân chủ nào khác thì không có ý nghĩa gì cả. Làm như vậy chỉ gây thêm rắc rối và không có nghĩa gì cả” [31, tr.345]. Để chứng minh cho được nhân dân là quý nhất, quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất, có địa vị quan trọng nhất thì không có gì đầy đủ bằng việc xem họ được tôn trọng, được sống tiến bộ như thế nào. Với tinh thần bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân thì “Nhà nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân chỉ lo làm lợi cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động ngày càng tiến bộ về vật chất và tinh thần, làm cho trong xã hội không có bóc lột người” [39, tr.267]. Sẽ là chủ quan, duy ý chí nếu như không gắn liền dân chủ với kinh tế, tách quá trình thực hiện dân chủ khỏi quá trình phát triển kinh tế, trái lại dân chủ chỉ có thể được hoàn thiện, nâng cao và phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là thực hiện quyền tự do bình đẳng về kinh tế - là trả lại cho nền kinh tế tính năng động vốn có của nó, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
  • 29. 29 Việc thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế liên quan trực tiếp tới việc đổi mới quan niệm về nền kinh tế trong CNXH, về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế cũng như các chính sách nhằm phát triển kinh tế và khuyến khích người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vì lợi ích xã hội trong đó có lợi ích của bản thân họ. Đó là lĩnh vực rộng lớn, hết sức đa dạng, phong phú và diễn ra sôi động ở cả thành thị và nông thôn, đang làm chuyển động nền kinh tế, tạo nên mối liên hệ hữu cơ và sự tác động lẫn nhau giữa kinh tế và xã hội trong một quá trình thống nhất. “Nói đến dân chủ XHCN, là nói đến giải phóng năng lực sáng tạo của con người, hướng vào cách mạng khoa học - kỹ thuật, từ đó mà tạo ra tất cả” [55, tr.20]. Quan niệm nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội đặc biệt của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là kinh tế hàng hóa, do vậy phải thừa nhận sự có mặt và tác động của quy luật giá trị, của thị trường, của cạnh tranh trong hoạt động kinh tế, của cơ chế lấy hoạch toán kinh doanh có lãi thay cho hành chính bao cấp bù lỗ trước đây. Lấy sự kết hợp giữa kế hoạch với thị trường thay thế nguyên tắc kế hoạch chi phối toàn bộ, tập trung quá mức từ bên trên gắn với phương pháp điều khiển nền kinh tế bằng các mệnh lệnh hành chính. Điều có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình dân chủ hóa kinh tế là phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trên cơ sở thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế hàng hóa. Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với nhiều dạng sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cho phép mọi đơn vị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở hữu, đều hoạt động theo cơ chế tự chủ sản xuất, kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật. Đó là cơ sở, tiền đề và nội dung căn bản của vấn đề thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế. Dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa thực hiện quyền bình đẳng của công dân đối với tư liệu sản xuất của xã hội.
  • 30. 30 Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế thể hiện việc mở rộng quyền tự chủ của nhà sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát huy quyền làm chủ của người lao động, thực hiện chính sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được phát triển theo pháp luật theo quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh có nêu “Chúng ta phải chủ trương thực hiện nhất quán chính sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp các hình thức sở hữu có thể kết hợp, đan kết với nhau thành các tổ chức kinh doanh đa dạng, các doanh nghiệp không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật” [15, tr.116]. Tiếp đến Đại hội Đảng X có nêu: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục,... giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người” [20, tr.79]. Thực hiện dân chủ trong đời sống kinh tế nghĩa là mọi người có quyền tự do tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, thực hành quyền làm chủ trực tiếp trong quá trình sản xuất và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phát triển kinh tế theo định hướng XHCN là giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy quyền làm chủ, tính tự lực tự cường của người nông dân. Chính sự nghiệp này đã trả dân chủ cho con người và làm cho con người “thực sự người hơn” đã đặt con người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Nền dân chủ XHCN làm con người ngày càng có quyền tương thân, tương ái và hoàn thiện hơn về nhu cầu và ý thức dân chủ. Quyền dân chủ về kinh tế thể hiện như thế nào?
  • 31. 31 + Với tư cách là người lao động, người dân phải có quyền có công ăn việc làm và sáng tạo đưa năng suất lao động cao “Đảm bảo công ăn việc làm cho dân là một mục tiêu xã hội hàng đầu. Không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên. Nhà nước chú trọng đào tạo việc làm, đồng thời tạo điều kiện cao các thành phần kinh tế và người lao động tạo thêm chỗ làm việc, tự tạo việc làm” [18, tr.99]. Đại hội Đảng X khẳng định:“Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn” [20, tr.79]. + Với tư cách là người tiêu dùng người dân phải có quyền được cung cấp đầy đủ nhu cầu sản phẩm cần thiết tương đương với hao phí sức lao động đã bỏ ra. Như vậy, yêu cầu dân chủ về kinh tế phải được giải quyết trên tất cả các vấn đề sản xuất quản lý, phân phối sản phẩm. Để đạt tới mục tiêu cao của chủ nghĩa xã hội phải đặt con người vào quan hệ sở hữu và quản lý một cách trực tiếp, con người có quyền tham gia quản lý và phát triển kinh tế, nhằm sắp xếp lại đổi mới công nghệ tổ chức quản lý kinh doanh có hiệu quả cao… Trong thành phần kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, đổi mới phương thức hoạt động có hiệu quả, tạo điều kiện cho người dân có điều kiện tham gia theo năng lực của mình để phát huy cao độ tính dân chủ. Chủ nghĩa xã hội đòi hỏi con người phải luôn năng động, sáng tạo trong sản xuất. Chỉ dưới chủ nghĩa xã hội con người mới được phát huy hết khả năng mình vì thời đại chúng ta thời đại trí tuệ, quyền cao nhất của con người là quyền sáng tạo thông qua thi đua, với quy mô thật sự to lớn thu hút nhân dân vào vũ đài hoạt động khiến họ dốc hết năng lực, bộc lộ tài năng mà trước đây họ bị lu mờ, quên lãng…
  • 32. 32 Theo tư tưởng mới, ở nước ta “Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Trong 5 năm tới, chúng ta chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” [20, tr.25]. Bước chuyển đổi ấy đã làm cho không khí của dân chủ trong kinh tế tăng lên rõ rệt và thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là vấn đề không né tránh được nó chính là cụ thể hóa của dân chủ, nó mang nội dung dân chủ đòi hỏi một nền dân chủ phù hợp. Đảng ta đã khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [19, tr.86]. Bên cạnh đó, thực hiện dân chủ trong kinh tế giai đoạn hiện nay thì việc phân phối theo lao động phải có cơ chế, biện pháp dân chủ, khác với thời kỳ bao cấp. Phân phối sản phẩm thực chất là đòi hỏi công bằng xã hội. Điều đó thể hiện rất rõ vì nó gắn liền với lợi ích của người lao động. Cái cốt lõi của công bằng là đảm bảo cho người lao động có thu nhập thỏa đáng với lao động họ bỏ ra. Chính công bằng xã hội là cơ sở để thực hiện dân chủ XHCN, là động lực thúc đẩy con người lao động sáng tạo trên cơ sở đáp ứng lợi ích vật chất, bảo đảm tính dân chủ thực sự. Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là cấp thiết, phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của xã hội. Dân chủ hoá kinh tế đã làm cho nông nghiệp chuyển mình một cách rõ rệt, đời sống nhân dân được cải thiện. Với chính sách mới về đất đai và thị trường, nông sản đang tạo điều kiện cho nông dân trở thành các đơn vị kinh tế tự chủ. Được giao quyền sử
  • 33. 33 dụng ruộng đất mỗi hộ nông dân trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ, tự quyết định lấy việc sản xuất. Dân chủ hóa được thực hiện trong mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế, mọi khu vực sản xuất; Tuy nhiên việc thực hiện dân chủ phải đảm bảo nhất quán với những nguyên tắc: + Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế để phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hóa, tạo ra một nền kinh tế năng động có mức tăng trưởng và hiệu quả vì lợi ích của nhân dân lao động, vì tiến bộ xã hội theo các định hướng XHCN. + Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế tạo điều kiện, khả năng phát triển mọi thành phần kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới XHCN. + Thực hiện dân chủ đảm bảo lợi ích cho nhân dân, dân chủ hóa kinh tế hướng tới quyền bình đẳng và công bằng xã hội. + Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ và cùng chiều các quá trình dân chủ khác, vì thắng lợi của đổi mới và của chủ nghĩa xã hội. Tóm lại: Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế có vai trò hết sức to lớn, thực hiện tốt lĩnh vực này sẽ là động lực để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đem lại cuộc sống ấm no tự do cho nhân dân, mọi người ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc... Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là vấn đề quan trọng nhất và quyết định trực tiếp nhất đối với toàn bộ các lĩnh vực và tiến trình dân chủ hóa xã hội. Thực hiện dân chủ kinh tế phải gắn liền với đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị, thực hiện dân chủ trong đời sống chính trị. * Thực hiện dân chủ trong đời sống chính trị: Là một nội dung của việc thực hiện dân chủ, thực hiện dân chủ trong chính trị là nhằm tạo ra và bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động. Nhân dân lao động nước ta đã giành và giữ được chính quyền đó là
  • 34. 34 tiền đề chính trị quan trọng nhất của việc xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ cho nhân dân lao động là mục tiêu của cuộc đấu tranh giành chính quyền. Nội dung thực hiện dân chủ trong chính trị ở nước ta hiện nay: + Một là: Nhân dân có quyền thể hiện quan điểm thái độ ý thức, ý kiến và nguyện vọng của mình thông qua các hình thức thực hiện dân chủ. Nhân dân có quyền tham gia vào công việc Nhà nước, trực tiếp bằng thể hiện quan điểm, thái độ, ý kiến của mình hoặc thông qua đại biểu. Nhà nước xã hội chủ nghĩa phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân để phát huy tích cực và sáng tạo của nhân dân. Để đảm bảo thực thi quyền dân chủ của nhân dân có hiệu quả phải áp dụng nhiều biện pháp như: giáo dục nâng cao tư tưởng, đổi mới Đảng, hệ thống chính trị, tăng cường pháp chế, kết hợp quá trình dân chủ hoá từ dưới lên, từ trên xuống,... + Hai là: Thực hiện dân chủ trong bầu cử, nhân dân có quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng của mình vào cơ quan dân chủ. Trong thực tế những người có tư chất, tài năng, phẩm chất chưa được sử dụng đúng khả năng. Để giải quyết vấn đề trên cần phải có những hình thức dân chủ thực sự trong việc lựa chọn, bầu cử, loại bỏ tình trạng lợi dụng cho mục đích cá nhân trong bầu cử, tạo điều kiện tranh luận, lựa chọn đại biểu thật sự dân chủ và tự do. Các ứng cử viên phải được trình bày trước cử tri và chịu sự chất vấn của họ về chương trình hành động, kế hoạch công tác của mình, tạo sự tin cậy, hợp tác giữa các ứng cử viên với các cử tri trong quá trình bầu cử, tạo nên môi trường xã hội để tập dượt ý thức và năng lực dân chủ chính trị trong quần chúng. “Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, hoàn thiện những quy định về bầu cử, về tiêu chuẩn và cơ cấu các đại biểu Quốc hội
  • 35. 35 và Hội đồng nhân dân trên cơ sở thật sự phát huy dân chủ. Tăng thêm tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng. Khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức” [19, tr.134]. Đại hội X có nêu: “Phát huy dân chủ đi đôi với giữ gìn kỷ luật trong Đảng. Mọi cán bộ, đảng viên có quyền tham gia quyết định công việc của Đảng; quyền được thông tin, thảo luận, tranh luận, nêu ý kiến riêng, bảo lưu ý kiến trong tổ chức; khi Đảng đã có nghị quyết thì phải nói và làm theo nghị quyết” [20, tr.134]. Có như vậy đời sống chính trị mới thực sự dân chủ, cơ chế bầu cử dân bầu, dân bãi miễn, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện và sáng tạo, từ đó đáp ứng dân chủ đến từng người, thực sự ích nước lợi nhà, tương thân, tương ái. + Ba là: Nhà nước phải là của dân, do dân và vì dân trong việc ra quyết định, chính sách, các giải pháp kinh tế xã hội phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Tại Đại hội VIII đã nhấn mạnh đến vấn đề này, phải lấy nhân dân làm gốc; Đảng luôn tâm niệm Nhà nước phải từ dân bầu ra, Nhà nước phải hiểu dân, hiểu hơn bản thân mình để đưa ra những giải pháp kinh tế - xã hội phù hợp với lợi ích của nhân dân. Để đảm bảo tính chất dân chủ, Nhà nước phải chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân và cần thấy sức mạnh, ý chí của nhân dân và cần thấy sức mạnh tối ưu mà Nhà nước tuân theo. Đến Đại hội IX Đảng ta khẳng định “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” [19, tr.131].
  • 36. 36 Đại hội X Đảng ta khẳng định “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản” [20, tr.18]. + Bốn là: Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị đòi hỏi phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, thoái hóa của cán bộ Đảng viên trong các cơ quan của Đảng, trong bộ máy chính quyền các cấp của Nhà nước. Đây vừa là nhiệm vụ, biện pháp, vừa là nội dung của việc thực hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị hiện nay. Trong hàng ngũ cán bộ, viên chức của Đảng và Nhà nước không ít những kẻ đặc quyền, đặc lợi, thoát ly quần chúng, đứng trên quần chúng để ức hiếp quần chúng. Để đảm bảo xã hội phát triển lành mạnh, trước hết bộ máy lãnh đạo và quản lý xã hội phải được lành mạnh hóa, phải đảm bảo thực hiện dân chủ xã hội trong điều kiện Đảng cầm quyền. Trước hết, thực hiện dân chủ hoá nội bộ Đảng, tạo bước khởi đầu làm động lực thúc đẩy quá trình dân chủ hóa toàn xã hội. Đảng phải đổi mới phương thức lãnh đạo, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước phải nhận thức rõ chức năng lãnh đạo, tránh làm thay, bao biện. Lãnh đạo theo nguyên tắc công khai là điều kiện tất yếu để tồn tại dân chủ và phát triển dân chủ, là cơ sở để hình thành dân chủ và biểu hiện tính trong sáng, lành mạnh của dân chủ là vũ khí sắc bén chống lại những tư tưởng, phần tử xấu. Mặt khác, Đảng bộ cấp cơ sở phải lấy tinh thần phê và tự phê rộng rãi, nhằm làm sạch mình “Mỗi tổ chức cơ sở đảng có trách nhiệm tổ chức và quy tụ sức mạnh của toàn đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao; làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý và giám sát đảng viên; đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, suy thoái trong Đảng” [20, tr.132].
  • 37. 37 “Việc thực hiện tự phê bình và phê bình, đẩy mạnh đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật nghiêm trọng được nhân dân đồng tình” [20, tr.261]. + Cuối cùng: Dân chủ ở nước ta trong điều kiện một Đảng cầm quyền hiện nay không chấp nhận đa nguyên, nhưng phải tôn trọng đa ý kiến. Một hệ thống chính trị được coi là mạnh và dân chủ là hệ thống không bỏ sót ý kiến của bất cứ tổ chức, cá nhân nào có khả năng đóng góp vào công việc chung, đồng thời họ cũng luôn có được sự phát triển bản thân khi nhằm trong hệ thống. Không một yếu tố, bộ phận, cá nhân nào trong hệ thống bị bỏ quên, không được khơi dậy và phát huy sức mạnh vì sự nghiệp chung. Thực hiện dân chủ đời sống chính trị có ý nghĩa quan trọng, có tính chất quyết định đến sự nghiệp thực hiện dân chủ trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Hiện nay, chúng ta chưa thật sự có một đời sống dân chủ đầy đủ, đồng bộ, hoàn thiện trong lĩnh vực chính trị. Quá trình thực hiện dân chủ này đòi hỏi phải có thời gian và năng lực nhất định. Thực hiện dân chủ trong đời sống chính trị trước hết là thực hiện đổi mới hệ thống chính trị với tư cách là một yếu tố trong cơ chế quản lý, lãnh đạo xã hội để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Nó góp phần căn bản tạo lập bầu không khí cởi mở, tự tin, thúc đẩy quần chúng nâng cao ý thức và thái độ chính trị tích cực, tính chủ động sáng tạo trong các hoạt động chính trị thực tiễn.  Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Thực hiện dân chủ trong kinh tế và chính trị đem lại cho xã hội những biến đổi căn bản và quyết định việc dân chủ hoá XHCN trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Nó là động cơ thúc đẩy dân chủ hóa trong lĩnh vực tư tưởng và văn hóa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp sáng tạo của nhân dân, do đó thực hiện dân chủ trong lĩnh vực tư tưởng và ý thức xã hội được thể hiện trước
  • 38. 38 hết ở quyền được thông tin, quyền được tự do ngôn luận, quyền được tự do nghiên cứu, sáng tạo khoa học, văn hóa, nghệ thuật vì lợi ích của nhân dân và tiến bộ xã hội, làm nảy nở và phát triển ý thức sáng tạo trong mỗi con người, mỗi tập thể, cũng như toàn xã hội. Trong mọi vấn đề mỗi người đều được tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Tự do tư tưởng và giải phóng tinh thần là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu đối với quá trình thực hiệndân chủ trong đời sống tư tưởng và ý thức xã hội. Nó có ý nghĩa quyết định để tăng cường tiềm lực khoa học, tư tưởng và lý luận của xã hội. Đường lối đổi mới xã hội mà Đảng ta vạch ra từ Đại hội VI đã đặc biệt nhấn mạnh tới sự cần thiết phải đổi mới tư duy, khắc phục lối tư duy kinh nghiệm, giáo điều bảo thủ, xây dựng tư duy lý luận khoa học, nâng cao trình độ giác ngộ khoa học về CNXH, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp và phong cách công tác của cán bộ, đảng viên và quần chúng đã thể hiện tập trung những vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài của dân chủ hoá tư tưởng và ý thức xã hội. "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là quyền lợi mà cũng là nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm ra chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý’’ [38, tr.216]. Mọi vấn đề của xã hội phải được thảo luận, tranh luận công khai và dân chủ. Công khai chính là điều kiện để hình thành tư duy khoa học đã dân chủ là phải đa dạng về ý kiến phong phú về nguồn thông tin trong và ngoài nước "Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, thảo luận dân chủ, sớm kết luận những vấn đề mới và bức xúc từ thực tiễn đặt ra, nâng cao sự thống nhất về quan điểm, đường lối của Đảng; đấu tranh với những khuynh hướng tư tưởng sai trái" [19, tr.54].
  • 39. 39 Điều đó góp phần làm cho dân chủ phát triển đầy đủ và hoàn thiện hơn. Nền dân chủ XHCN phải đảm bảo những quyền xã hội của công dân, quyền lao động, nghỉ ngơi, học hành, quyền đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần. Sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội là một yêu cầu khách quan của dân chủ XHCN. Giáo dục có vai trò then chốt, động lực để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn tới trình độ tiên tiến của thế giới. Chỉ có thực hiện dân chủ giáo dục mới mở rộng dân trí ở phạm vi rộng nhất cho nhân dân lao động. "Vấn đề này đã được Bác Hồ đề cập đến hết sức sâu sắc: trong trường cần phải có dân chủ, mọi vấn đề thầy và trò cùng nhau thảo luận ai có ý kiến gì phải thật thà phát biểu. Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần phải phát huy đầy đủ dân chủ, xây dựng tốt mối quan hệ giữa thầy và trò trong sáng, bình đẳng. "Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước’’ [20, tr.206]. Nhìn chung thực hiện dân chủ trong lĩnh vực tư tưởng và ý thức xã hội có một vai trò hết sức to lớn trong cuộc sống của dân. Việc đổi mới và dân chủ hóa xã hội tạo ra cơ hội để mỗi người có thể bộc lộ và phát triển tốt những khả năng, năng lực của mình, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của xã hội. Chính tự do tư tưởng là để giải phóng tinh thần của con người và mở ra khả năng để con người giác ngộ một cách chân thật nhất, tiếp cận một cách dân chủ nhất lý tưởng và mục đích của xã hội. Nhờ đó nó có thể thể hiện ý thức, thái độ và hành vi một cách chủ động và tích cực, phục vụ lợi ích xã hội và cho bản thân mỗi người. Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực tư tưởng và văn hoá xã hội hướng những thành quả của nó phục vụ nhân dân lao động, tạo ra sức mạnh tinh thần của xã hội. Sức mạnh đó sẽ là sự đảm bảo tin cậy chống lại mọi âm mưu thủ
  • 40. 40 đoạn phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống lại mọi thế lực thù địch, mưu toan lợi dụng quá trình dân chủ hóa, tự do tư tưởng và giải phóng tinh thần để chống lại nhân dân, chống lại chủ nghĩa xã hội. Tóm lại: Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực tư tưởng và văn hóa là một tất yếu khách quan của nền dân chủ XHCN. Nó là một dấu hiệu của sự phát triển, của tiến bộ xã hội và là một điều kiện để thực hiện dân chủ, là con đường, biện pháp để phát triển trí tuệ, đạo đức, nhân cách của mỗi cá nhân. Đồng thời cũng là một phương thức để khắc phục sự trì trệ, sức ỳ trong tư tưởng, ý thức của xã hội. Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu càng đòi hỏi phải tăng cường dân chủ hóa trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và ý thức xã hội. 1.2. Vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ ở nông thôn Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh. Hình thành các khu dân cư đô thị hoá với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ như: thuỷ lợi, giao thông, điện nước, nước sạch, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ. “Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hoá, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội” [20, tr.90]. 1.2.1. Những nhân tố cơ bản tạo nên tính đặc thù của vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ ở nông thôn * Nhân tố truyền thống Chế độ dân chủ với tính cách là một nhà nước, một thể chế chính trị, mới chỉ bắt đầu xây dựng ở nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tuy nhiên, ở Việt Nam từ mấy nghìn năm đã hình thành và tồn tại những giá trị tinh thần cao quý của dân tộc mang tính dân chủ, đó là dân chủ làng xã.
  • 41. 41 Làng xã (nông thôn) Việt Nam được tổ chức chặt chẽ theo những nguyên tắc khác nhau. Bao gồm: - Tổ chức nông thôn theo huyết thống: gia đình, gia tộc. - Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: xóm làng. - Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: phường và hội. - Tổ chức nông thôn về mặt hành chính: thôn và xã. Mỗi nguyên tắc tổ chức như vậy đều đưa đến những hệ quả khác nhau (có thể tích cực hay tiêu cực hoặc cả hai). Nguồn gốc và nền tảng của cơ cấu xóm làng (cơ cấu làng xã) đó là công xã nông thôn (thuộc loại hình thức Á Châu như Mác phân loại) mà đặc trưng cơ bản của nó là chế độ sở hữu ruộng đất của công xã, sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp và quyền tự trị công xã. Quá trình tồn tại và vận động của làng xã qua nhiều thế kỷ đã tạo nên nhiều đặc điểm truyền thống của nông thôn nước ta, mà hai đặc trưng cơ bản là tính cộng đồng và tính tự trị. - Tính cộng đồng đưa lại hệ quả tốt là: + Tinh thần đoàn kết, tương trợ. + Tính tập thể hoà đồng. + Nếp sống dân chủ, bình đẳng. Tuy nhiên, tính cộng đồng cũng đưa đến những hậu quả xấu. Đó là: + Thủ tiêu vai trò cá nhân. + Thói dựa dẫm, ỷ lại. + Thói cào bằng (bình quân chủ nghĩa), thói đố kị. - Tính tự trị cũng dẫn đến những hệ quả tốt. Đó là: + Tính tự lập. + Tính cần cù.
  • 42. 42 + Nếp sống tự cấp, tự túc. Mặt khác, tính tự trị cũng có những hậu quả xấu, như: + Óc bè phái, địa phương chủ nghĩa. + Óc gia trưởng, tôn ti... Tất cả những hệ quả tốt cũng như hậu quả xấu của tính cộng đồng và tính tự trị của nông thôn Việt Nam truyền thống đều có tác động với những mức độ khác nhau và để lại dấu ấn của nó trong xã hội Việt Nam hiện đại (kể cả nông thôn lẫn thành thị), mặc dù có thể có sự thay đổi về giá trị. Xét trong mối quan hệ giữa nông thôn với quốc gia, với đô thị thì vai trò của nông thôn (làng xã) cũng rất rõ nét. Nếu như trong các nền văn hoá phương Tây (đã chuyển từ du mục sang đô thị và phát triển công nghiệp) đô thị giữ vai trò quan trọng hơn nông thôn, thì trong nền văn hoá nông nghiệp điển hình như Việt Nam, nông thôn lại là lĩnh vực quan trọng nhất. Nó chi phối cả truyền thống tổ chức quốc gia lẫn tổ chức đô thị, cả diện mạo xã hội lẫn tính cách con người. Nước là sự mở rộng của làng. Chức năng của nước cũng giống chức năng của làng (chỉ có quy mô là khác nhau). Tính cộng đồng trong làng xã chuyển thành ý thức cộng đồng trong phạm vi quốc gia. Nếp sống dân chủ, bình đẳng trong làng trở thành truyền thống dân chủ của đất nước. Quan hệ tình cảm và tinh thần dân chủ còn thể hiện rõ trong luật pháp. Người nông dân Việt Nam có truyền thống sống thiên về tình cảm. Nếu luật của phương Tây là luật pháp thì luật của ta là luật lệ. Luật chủ yếu chỉ tác động trong phạm vi quốc gia, còn làng xã thì sống theo lệ. Tính tự trị mạnh của làng xã đã tạo nên “đất lề, quê thói”, khiến cho ngay cả đến “phép vua” cũng phải thua “lệ làng” trong nhiều trường hợp cụ thể. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của làng - xã, những đặc điểm sinh hoạt kinh tế, văn hoá, xã hội của nó là những yếu tố đặc biệt quan trọng quyết
  • 43. 43 định đến sự nghiệp dân chủ hoá cấp cơ sở nói riêng và sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung. Làng - xã là một cộng đồng có ranh giới lãnh thổ tự nhiên và hành chính xác định. Trong đó, lãnh thổ hành chính chủ yếu dựa trên lãnh thổ tự nhiên, thường là trên đất đai mà những thể hệ đầu tiên lập làng và khai khẩn. Diện tích đất đai của các làng lại không đồng đều. Tác động từ phía Nhà nước nếu không chú ý đến đặc điểm này đều có thể gây ra tranh chấp, kiện tụng, xung đột ở các làng - xã. Làng - xã vốn là một đơn vị tự cấp, tự túc về kinh tế. Làng - xã vừa có ruộng, có nghề, có chợ tạo thành một không gian kinh tế khép kín, thống nhất. Ngày nay, mặc dù kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phá vỡ kết cấu truyền thống này, đã xuất hiện tự do di chuyển vốn, lao động, kỹ thuật giữa các làng, các vùng... nhưng những đặc điểm kinh tế làng - xã vẫn còn đậm nét. Các phong tục tập quán độc đáo của các làng - xã chủ yếu được quy định bởi lệ làng, hương ước. Có nhiều tập quán ở nhiều làng - xã khắt khe, lạc hậu. Ví dụ: trọng nam, khinh nữ, con gái không có quyền thừa kế tài sản... còn nhiều quy định của các dòng họ không những còn lạc hậu mà thậm chí còn trái với pháp luật. Để nhân dân làm chủ thực sự trong đời sống văn hoá cần gạn đục khơi trong, phải kiên quyết đấu tranh phá bỏ những tập quán lạc hậu của làng - xã. Đời sống chính trị làng - xã nói chung là dân chủ kiểu công xã nông thôn, nặng tính cộng đồng về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm. Trong quá trình phát triển của làng - xã thì dân chủ làng xã luôn luôn đấu tranh, thoả hiệp, liên kết với quá trình nhà nước hoá, phong kiến hoá. Dân chủ làng - xã vừa có mặt tích cực đó là dân chủ cộng đồng, tự trị nhưng vừa có mặt tiêu cực là trì trệ, nhiều khi bất chấp cả luật lệ, coi thường phép nuớc. Trong quan hệ giữa nông thôn với đô thị, thì nông thôn chi phối đô thị. Song so với nông thôn, vai trò của đô thị và tổ chức đô thị trong truyền thống văn hoá Việt Nam, trong đó yếu tố dân chủ, mờ nhạt hơn nhiều. Nông thôn
  • 44. 44 không chỉ kìm giữ, không cho phép làng, xã phát triển thành đô thị (mặc dù có những làng, xã thực hiện chức năng kinh tế của đô thị - đó là các làng công thương) mà còn chi phối cả đô thị, khiến cho đô thị Việt Nam chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nông thôn rất đậm nét (cả trong tổ chức hành chính lẫn trong tính cộng đồng và mang tính tự trị của nó). Sự chi phối mạnh của nông thôn đối với đô thị khiến cho đô thị Việt Nam truyền thống luôn luôn có nguy cơ bị nông thôn hoá. Như vậy, những đặc điểm truyền thống của xã hội Việt Nam được thể hiện trước hết và rõ nét nhất ở nông thôn. Vai trò chi phối của nông thôn đối với thành thị xuyên suốt lịch sử của đất nước. Trong thời hiện đại, vai trò của đô thị ngày càng được tăng cường và có tác động mạnh đến nông thôn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nông thôn đối với thành thị còn rất lớn. Những nhân tố truyền thống đó có ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề dân chủ, tạo nên tính đặc thù của vấn đề dân chủ ở nông thôn. * Những nhân tố hiện đại Những đặc trưng của dân chủ ở nông thôn không chỉ bị qui định bởi những nhân tố truyền thống mà quan trọng hơn, bởi các nhân tố hiện đại. Giữa nông thôn và thành thị có sự khác biệt rõ trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, cả trong kinh tế, lẫn văn hoá xã hội, và mức độ thấp hơn, trong chính trị. Sự đan xen và tác động qua lại giữa các nhân tố truyền thống (được bảo lưu lâu dài) với các nhân tố hiện đại (có sự vận động nhanh chóng do ảnh hưởng của cơ chế mới) tạo cho nông thôn một diện mạo riêng, từ đó làm cho vấn đề dân chủ ở nông thôn có những đặc trưng riêng, khác so với thành thị. + Về kinh tế: Nền kinh tế nông thôn chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp với hai ngành sản xuất chính: trồng trọt và chăn nuôi (trong đó trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn hơn chăn nuôi). Trong những năm gần đây, ở nông thôn các ngành công nghiệp -
  • 45. 45 xây dựng và dịch vụ ngày càng phát triển, song tỷ trọng hai nhóm ngành này vẫn thấp hơn nhiều so với nhóm ngành nông nghiệp. Do kinh tế nông thôn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp và tư liệu sản xuất chủ yếu của nông dân vẫn là ruộng đất, nên ruộng đất đã và vẫn còn là mối quan tâm hàng đầu của họ. Các vụ tranh chấp, khiếu nại, kiện cáo, mâu thuẫn ở nông thôn, trước hết và chủ yếu xoay quanh vấn đề ruộng đất. So với dân cư đô thị, đời sống của nông dân thấp hơn nhiều mặc dù chiếm 70% dân nhưng thu nhập bình quân đầu người của nông dân chỉ bằng 20 - 25% thu nhập bình quân của dân đô thị. Trong khi người dân đô thị có thu nhập cao hơn, mức sống cao hơn, lại được Nhà nước bao cấp hoặc ưu đãi nhiều khoản phúc lợi xã hội, thì nông dân với thu nhập thấp, đời sống khó khăn hơn lại chi phí nhiều cho “điện, đường, trường, trạm”,… làm cho chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng cao. Sự khác biệt trong đời sống kinh tế và chênh lệch về mức sống làm cho vấn đề dân chủ trong kinh tế ở nông thôn có những nét đặc thù riêng, mặc dù cả nông thôn và thành thị đều ở trong một chế độ chính trị. + Về văn hoá - xã hội: Nông thôn hiện chiếm tới 72,4% lực lượng lao động xã hội, việc phát triển ngành nghề chưa nhiều, nên luôn luôn thiếu việc làm, nhất là trong thời kỳ nông nhàn. Mặt khác, do tỷ lệ sinh đẻ còn cao hơn so với thành thị, nên hàng năm lại có thêm vài chục vạn người bổ sung vào đội ngũ lao động vốn đã thiếu, nhỡ việc làm thường xuyên. Thêm vào đó do lực lượng lao động ở nông thôn ít được đào tạo (tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn thấp hơn nhiều so với thành thị), vì thế, việc giải quyết tình trạng thừa lao động ở nông thôn gặp nhiều khó khăn. Một giải pháp tự phát được thanh niên nông thôn lựa chọn là kéo vào thành thị làm nghề lao động giản đơn: phụ hồ, đạp xích lô, làm cửu vạn,... với thu nhập
  • 46. 46 bấp bênh đó là một trong những khó khăn lớn để nông dân vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ cuộc sống của chính mình. Vấn đề y tế, giáo dục và đời sống tinh thần của nông thôn cũng thấp kém hơn nhiều so với thành phố, thị xã. Do việc đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực này thấp, mà việc huy động đóng góp của nông dân không thể quá cao, nên nông dân phải chịu thiệt thòi trong việc chăm sóc sức khoẻ, trong giáo dục con cái và trong hưởng thụ các thành quả của văn hoá, nghệ thuật. Mặt khác, do sự hấp dẫn của đô thị, do chủ trương của các ngành muốn thu hút nhân tài về thành thị nên những khoảng cách về chất lượng trong các lĩnh vực này giữa hai khu vực càng xa hơn. Kết quả là trình độ dân trí của nông thôn càng thấp hơn nhiều so với thành thị. Điều đó cũng góp phần hạn chế trình độ dân chủ ở nông thôn. + Về chính trị: Nông dân vốn chịu ơn cách mạng đã đem lại ruộng đất, giúp cho họ từng bước thoát khỏi cảnh nghèo hèn, tủi nhục trước đây, tạo điều kiện cho họ cải thiện dần đời sống và vươn lên làm giàu, nên luôn có xu hướng gắn bó với Đảng và tham gia đông đảo vào các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng lập ra. Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và dưới cơ sở, nhìn chung đều được thành lập theo địa bàn dân cư. Đó là thuận lợi đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự vận động của Mặt trận và các đoàn thể trong việc thực hiện và phát huy dân chủ ở nông thôn. Tuy nhiên, do cơ cấu xã hội và thành phần dân cư ở nông thôn; do sự bảo lưu lâu dài hơn và tác động mạnh hơn của các yếu tố truyền thống làm cho kết cấu và hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở đây có những đặc thù. Quan hệ gia đình, gia tộc với tình cảm tôn ti trật tự cùng với những biểu hiện tiêu cực của nó là thói gia trưởng, ích kỷ, tính cục bộ, bè phái, địa phương