SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  50
BỘ LUẬT HÌNH SỰ
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA
LUẬT HÌNH SỰ
1. Định nghĩa Luật hình sự có thể được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau
như:
 Một ngành luật;
 Một đạo luật;
 Một khoa học pháp lý;
 Một môn học
Dưới góc độ là một ngành luật thì luật hình sự được định nghĩa như sau:
“Luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCN Việt
Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, xác
định những hành vi nguy hiểm cho xã hội (ở một mức độ đáng kể) bị coi là tội
phạm đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy”.
KHI NÓI ĐẾN LUẬT HÌNH SỰ THÌ LUẬT HÌNH SỰ QUY ĐỊNH VỀ TỘI
PHẠM VÀ HÌNH PHẠT.
2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình Sự là QH PLHS là QHXH phát sinh khi có
một Tội Phạm xảy ra giữa Nhà nước và người Phạm Tội, pháp nhân thương
mại phạm tội
Chủ thể của QH PLHS
Chủ thể:
 Nhà nước: ủy quyền cho các cơ quan như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án
 Người phạm tội (là người thực hiện hành vi phạm tội); Pháp Nhân Thương
Mại Phạm Tội.
Nội dung của QH PLHS quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
Chủ thể NHÀ NƯỚC NGƯỜI PT, PNTMPT
QUYỀN
- Truy cứu TNHS đối
với người phạm tội;
PNTMPT
- Áp dụng các chế tài
đối với người phạm tội,
PNTMPT
- Yêu cầu nhà nước áp
dụng chế tài trong giới
hạn luật định;
- Yêu cầu cơ quan nhà
nước đảm bảo quyền,
lợi hợp pháp cảu mình.
NGHĨA VỤ
Chỉ áp dụng các chế tài
trong giới hạn luật định;
Đảm bảo quyền, lợi ích
hợp pháp của người
phạm tội, PNTMPT
Phải chấp hành các quyết
định của nhà nước về
việc xử lý đối với hành vi
phạm tội
3. Phương pháp điều chỉnh:
Định nghĩa về phương pháp quyền uy
Phương pháp quyền uy: là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước trong việc
điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự giữa nhà nước và người phạm tội,
PNTMPT.
Cơ sở lý luận
Xuất phát từ quan hệ bất bình đẳng giữa hai chủ thể nhà nứơc và người phạm tội,
PNTMPT trong quan hệ pháp luật hình sự
Nội dung của phương pháp quyền uy:
 Nhà nước là chủ thể trực tiếp có quyền buộc người phạm tội, PNTMPT
phải chịu TNHS mà họ đã gây ra.
 Người phạm tội, PNTMPT phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, mà
không được ủy thác TNHS cho người khác, tổ chức khác.
II. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ
Định nghĩa Nguyên tắc cơ bản: là những tư tưởng chỉ đạo toàn bộ quá trình xây
dựng và áp dụng các quy định của luật hình sự vào đấu tranh phòng chống tội
phạm. Nguyên tắc đặc thù: là những nguyên tắc có tính đặc thù riêng cho ngành
luật hình sự => được thể hiện trong một số chế định cụ thể của luật hình sự.
Ý nghĩa của nguyên tắc cơ bản:
+ Trong hoạt động xây dựng pháp luật
+ Trong hoạt động áp dụng pháp luật
+ Hoàn thiện pháp luật
1. Nguyên tắc pháp chế XHCN Pháp chế XHCN là gì?
Pháp chế XHCN là sự triệt để tuân thủ pháp luật từ phía cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xhcn:
+ Trong hoạt động lập pháp
+ Trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sư
+ Những bảo đảm thực hiện nguyên tắc pháp chế XHCN
 Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xhcn trong lập pháp:
- Tội phạm và hình phạt phải được quy định trong BLHS (Đ2 BLHS)
- Quy định rõ trong LHS ranh giới giữa tội phạm và hành vi không phải là TP
- Việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phạm, hình phạt,
các quy định khác phải theo đúng quy định của pháp luật.
 Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế XHCN trong áp dụng pháp luật:
- Xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật;
- Thống nhất trong nhận thức và áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự;
- Không áp dụng nguyên tắc tương tự về luật trong hình sự
 Những bảo đảm thực hiện nguyên tắc:
- Phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh
- Phải tuân thủ các trình tự và thủ tục tố tụng như các quy trình về điều tra, truy tố,
xét xử, giám đốc thẩm, tái thẩm, v.v…
2. Nguyên tắc dân chủ XHCN:
- Dân chủ: là sự làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá
trình quản lý xã hội, quản lý nhà nước và là một nguyên tắc hiến định
- Cơ sở lý luận: xuất phát từ bản chất của nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của
dân, do dân và vì dân và là sự cụ thể hoá của nguyên tắc hiến định tại điều 11 của
Hiến pháp 1992
Biểu hiện của nguyên tắc về nội dung dân chủ:
ọng quyền dân chủ của công dân bằng cách xử lý các hành vi phạm đến
các quyền này;
ệt đối xử hay quy định các đặc quyền, đặc lợi, đảm bảo sự bình
đẳng giữa các công dân;
ảm bảo cho công dân tự mình hoặc thông qua tổ chức tham gia vào các hoạt
động xây dựng pháp luật
Mặt chuyên chính của nguyên tắc dân chủ
ử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm
ịnh đường lối xử lý nghiêm trị đối với một số đối tượng.
3. Nguyên tắc nhân đạo XHCN: Nhân đạo là nhân từ, độ lượng, khoan dung đối
với con người, coi con người là giá trị cao nhất, tuyệt đối Cơ sở lý luận: xuất phát
từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân và tình thương
yêu con người của dân tộc ta
Biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo XHCN
ồng của Nhà nước trong xử lý TP
ục đích của hình phạt;
ết định hình phạt;
ệ thống các biện pháp miễn, giảm TNHS.
4. Nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước và hợp tác quốc tế
Cơ sở lý luận
ội phạm
ầu trao đổi kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề như nhau Biểu
hiện của nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước và hợp tác quốc tế
- Nhà nước kiên quyết dấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia
- Quy định một số quy phạm bảo vệ lợi ích của cộng đồng thế giới (Chương 24
BLHS)
- LHS ghi nhận và đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế.
CHƯƠNG II. KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ HIỆU LỰC CỦA ĐẠO
LUẬT HÌNH SỰ
I - KHÁI NIỆM ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ
1. Định nghĩa Đạo luật hình sự là văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất ban hành, quy định về tội phạm, hình phạt cũng như các chế
định khác liên quan đến việc xác định tội phạm và hình phạt đồng thời quy
định nhiệm vụ và những nguyên tắc chung của luật hình sự Việt nam.
2. Phân tích
ức đạo luật hình sự
ội dung của ĐLHS
ủ tục ban hành
II - CẤU TẠO CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ
1. Cấu tạo của Bộ luật hình sự.
2. Cấu tạo của quy phạm pháp luật hình sự
Quy phạm pháp luật phần chung: thường không có phần chế tài và đối với quy
phạm định nghĩa thì không có phần giả định.
QPPL phần các tội phạm: thường có 2 bộ phận là quy định và chế tài Quy định
của QHPLHS: Là một bộ phận của QPPLHS, nêu ra hoặc nêu ra và mô tả một
tội phạm nhất định
Các loại quy định
 Quy định giản đơn: chỉ nêu tên tội phạm, không mô tả các dấu hiệu của tội
phạm;
 Quy định mô tả: là quy định nêu ra tội phạm và mô tả các dấu hiệu đặc
trưng của nó;
 Quy định viện dẫn: là quy định nêu ra tội phạm nhưng muốn xác định các
dấu hiệu của nó phải xem xét thêm các dấu hiệu khác của pháp luật. (viện
dẫn đến 1 hoặc nhiều vbpl khác)
Chế tài của QHPLHS ĐN: Là một bộ phận của QPPLHS, xác định loại và
mức hình phạt đối với người thực hiện tội phạm đã nêu trong phần quy định.
Loại chế tài :
- Chế tài tương đối dứt khoát: nêu lên mức thấp nhất và mức cao nhất của một
khung hình phạt (có trường hợp chỉ nêu mức cao nhất)
- Chế tài lựa chọn: là loại chế tài trong đó Nhà làm luật nêu nhiều loại hình phạt để
Toà án lựa chọn.
III.HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ.
1. Hiệu lực theo không gian
Định nghĩa:
ệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt nam
ệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt
Nam
 Định nghĩa hiệu lực theo không gian Là hiệu lực trong khoảng không gian
nhất định đối với một số người nhất định.
a) Hiệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt
Nam
Căn cứ pháp lý: Điều 5 BLHS quy định “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với
mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành
vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng
đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.”
Nguyên tắc chi phối : nguyên tắc chủ quyền quốc gia
 Khái niệm lãnh thổ Việt Nam:
Theo Điều 1 Hiến Pháp 2013 và theo thông lệ quốc tế lãnh thổ VN bao gồm: Đất
liền, Các hải đảo, Vùng biển, Vùng trời, Lãnh thổ di động gồm: Tàu hàng hải
quân sự, máy bay quân sự mang cờ Việt nam đang ở bất cứ nơi nào, Tàu hàng hải
dân sự dân sự và máy bay dân sự mang cờ VN đang ở hải phận quốc tế hoặc
không phận quốc tế.
Hành vi được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam Có các trường hợp: Hành vi
phạm tội thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt nam Tội phạm được bắt đầu, hoặc
diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
Tóm lại Theo nguyên tắc chủ quyền quốc gia, đạo luật hình sự Việt nam có hiệu
lực tuyệt đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt nam
Biệt lệ: khoản 2 Điều 5 BLHS quy định về TNHS đối với những người
được hưởng quyền miễn trừ tư pháp hình sự về ngoại giao, lãnh sự hoặc
theo thông lệ quốc tế.
- Những người được hưởng các quyền đặc miễn tư pháp hình sự về ngoại giao:
ững người đứng đầu nhà nước;
ủa chính phủ;
ững người đứng đầu các cơ quan ngoại giao;
ủa đoàn ngoài giao như đại sứ, tham tán đại sứ, bí thư, tùy
viên,v.v..
(Công ươc Viên 1961 về ngoại giao và Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn từ dành
cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức
quốc tế tại VN ngày 23/8/93).
- Những người được hưởng quyền ưu đãi mễn trừ về tư pháp hình sự theo thông lệ
quốc tế:
Vợ chồng hoặc con chưa thành niên của những người kể trên cũng được hưởng
quyền đặc miễn tư pháp hình sự.
b. Hiệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt
Nam
* Căn cứ pháp lý: Điều 6 BLHS
* Nguyên tắc chi phối: nguyên tắc quốc tịch
* Nội dung:
1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội
ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy
định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy
định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt
Nam.
2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay,
tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng
trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm
tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong
trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
có quy định.
2. Hiệu lực theo thời gian.
- Nguyên tắc chung :
Khoản 1 Điều 7 BLHS quy định: “Điều luật được áp dụng đối với một hành vi
phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi PT được
thực hiện”
 Điều luật có hiệu lực thi hành
Là điều luật đã bắt đầu có hiệu lực và chưa chấm dứt hiệu lực thi hành.
Thời điểm bắt đầu có hiệu lực
Thời điểm chấm dứt hiệu lực
- Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của đạo luật hình sự:
- Thời điểm chấm dứt hiệu lực của đạo luật hình sự
- Xác định thời điểm thực hiện tội phạm
Đối với tội phạm được thực hiện trong một khoảng thời gian thì toàn bộ quá trình
thực hiện TP là thời điểm thực hiện TP.
Điều luật được áp dụng là điều luật đang có hiệu lực thi hành vào thời điểm cuối
cùng của việc thực hiện TP.
IV.HIỆU LỰC HỒI TỐ TRONG LUẬT HÌNH SỰ.
Định nghĩa: Hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự là hiệu lực của một đạo luật hình
sự mới được áp dụng đối với những tội phạm đã xảy ra trước khi đạo luật đó có
hiệu lực thi hành.
 Nguyên tắc chung
Về nguyên tắc, LHS không áp dụng hiệu lực hồi tố.
Thể hiện ở:
- Điều 2 BLHS
- Nguyên tắc không có luật không có TP và HP
Biệt lệ:
Luật hình sự áp dụng hiệu lực hồi tố trong 2 trường hợp”
- Vì lý do nhân đạo: khi đạo luật mới khoan hồng hơn
- Vì mục đích cần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, XH, CD phạm tội
Vấn đề hiệu lực hồi tố của BLHS năm 2015 Khoản 2 Điều 7 BLHS quy định:
Điều luật không có lợi cho người PT không có hiệu lực hồi tố
Khoản 3 Điều 7 BLHS quy định: Điều luật có lợi cho người PT có hiệu lực hồi tố.
CHƯƠNG III. TỘI PHẠM
I – KHÁI NIỆM VỀ TỘI PHẠM
1. CÁC KIỂU ĐỊNH NGHĨA VỀ TỘI PHẠM:
Có hai kiểu định nghĩa về tội phạm:
ịnh nghĩa hình thức về tội phạm “Tội phạm là hành vi vi phạm PLHS”
ịnh nghĩa nội dung về tội phạm “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có
lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.”
Định nghĩa tội phạm theo BLHS năm 2015: Khoản 1 Điều 8 BLHS
2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI PHẠM
a. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
* Định nghĩa: Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được thể hiện ở chỗ gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình
sự bảo vệ.
* Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính cơ bản của tội phạm và
mang tính khách quan
* Các căn cứ xác định tính nguy hiểm của tội phạm:
- tính chất của QHXH bị xâm hạm;
- tính chất của hành vi khách quan, trong đó có cả thủ đoạn, công cụ, phương tiện
thực hiện hành vi;
- tính chất, mức độ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại;
- tính chất, mức độ lỗi;
- tính chất động cơ, mục đích phạm tội.
b. Tính có lỗi của tội phạm
* Khái niệm lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được thể hiện dưới hình thức cố
ý hoặc vô ý.
Một hành vi bị coi là có lỗi nếu nó là kết quả của sự tự lựa chọn của chủ thể về
việc thực hiện 1 hành vi trái PL khi họ có thể lựa chọn một xử sự khác phù hợp với
PL
* Tại sao lỗi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm?
=> Vì xuất phát từ quan niệm mục đích của HP là cải hoá người PT nên việc áp
dụng biện pháp cưỡng chế HS chỉ có ý nghĩa khi một người đã có lỗi trong việc
thực hiện 1 TP. Chính yếu tố này là điều kiện tiền đề cho quá trình cải hoá người
PT. Người PT chỉ có thể chấp nhận sự giáo dục của XH chỉ khi họ có lỗi trong việc
thực hiện 1 hành vi nguy hiểm cho XH.
Trong thực tiễn cũng có thể gặp một số t/h không có lỗi trong việc gây thiệt hạ cho
XH. T/h này không bị coi là TP (có thể là người gây ra hành vi nguy hiểm cho xã
hội nhưng họ không có lỗi do không buộc phải thấy trước hậu quả gây thiệt hại =>
sự kiện bắt ngờ Điều 20 BLHS).
c. Tính trái pháp luật hình sự
* Biểu hiện của tính trái PLHS Tội phạm là hành vi vi phạm PLHS
Khoản 2 Điều 11 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền quy định: “Không ai bị
kết án vì một hành vi mà lúc họ thực hiện luật quốc gia hay quốc tế không coi là tội
phạm”.
Điều 2 BLHS VN quy định: “ Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình
sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ
luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”.
* Tại sao tính trái pháp luật là một trong những đặc điểm của tội phạm?
=> Bảo đảm cho đường lối đấu tranh phòng chống TP được thống nhất Bảo đảm
cho quyền chính đáng công dân, tránh khả năng xử lý tuỳ tiện các vi phạm từ phía
cơ quan tiến hành tố tụng
* Mối quan hệ giữa tính trái pháp luật và tính nguy hiểm cho xã hội: Là quan
hệ giữa hành thức và nội dung, trong đó tính trái PLHS là hình thức pháp lý của
tính nguy hiểm cho XH.
d. Tính phải chịu hình phạt
* Các quan điểm khác nhau về tính phải chịu hình phạt.
Ý kiến 1: Tính phải chịu HP không phải là đặc điểm của TP
Vì có những trường hợp không phải chịu hình phạt như được miễn trách nhiệm
hình sự, được miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt...
Ý kiến 2: Tính phải chịu HP là đặc điểm của TP
ối quan hệ giữa các đặc điểm trong việc xác định tội phạm.
Kết luận: nói TP có tính chịu hình phạt có nghĩa là bất cứ hành vi PT nào cũng đều
bị đe dọa có thể phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình
phạt.
3. Ý NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM VỀ TỘI PHẠM
* Thể hiện bản chất của luật hình sự
* Là cơ sở khoa học để quy định các chế định khác trong Phần Chung BLHS
* Là cơ sở khoa học để quy định các tội phạm cụ thể.
* Là cơ sở để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác.
II – PHÂN LOẠI TỘI PHẠM
Định nghĩa về phân loại tội phạm: Phân loại tội phạm là phân chia các tội phạm
được qui định trong BLHS thành các nhóm (loại) khác nhau dựa trên những căn cứ
xác định nhằm vào những mục đích nhất định.
Quy định của BLHS năm 2015 về phân loại tội phạm
Điều 9 BLHS quy định: Căn cứ phân loại tội phạm theo điều 9 BLHS
* Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
* Căn cứ vào chế tài: mức tối đa của KHP quy định đối với tội phạm đo
Các loại tội phạm theo điều 9 BLHS
LOẠI TỘI PHẠM CĂN CỨ VÀO MỨC
ĐỘ NGUY HIỂM CHO
XH
CĂN CỨ VÀO MỨC
CAO NHẤT CỦA KHP
Tội ít nghiêm trọng Gây nguy hại không lớn
cho XH
Mức cao nhất của KHP
quy định đ/v TP đó là
phạt tiền, phạt cải tạo
không giam giữ hoặc
phạt tù đến 03 năm
II. Tội nghiêm trọng Gây nguy hại lớn cho XH Mức cao nhất của KHP
quy định đ/v TP đó là từ
trên 03 năm đến 07 năm
tù
III. Tội rất nghiêm trọng Gây nguy hại rất lớn cho
XH
Mức cao nhất của KHP
quy định đ/v TP đó là từ
trên 07 năm đến 15 năm
tù
IV. Tội đặc biệt nghiêm
trọng
Gây nguy hại đặc biệt lớn
cho XH
Mức cao nhất của KHP
quy định đ/v TP đó là từ
trên 15 năm đến 20 năm
tù, tù chung thân hoặc tử
hình.
 Ý nghĩa của sự phân loại tội pham theo điều 9 BLHS
Có ý nghĩa trong việc cụ thể hoá chính sách hình sự trong xử lý tội phạm
Là cơ sơ pháp lý cho việc xác định tội phạm
Là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hình phạt và các biện pháp xử lý hình sự khác.
Là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng nhiều quy định của pháp luật tố tụng hình sự
như: tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp…
III. TỘI PHẠM VÀ CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC
Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác:
- Về nội dung: tội phạm có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội; các vi phạm pháp
luật khác có tính nguy hiểm cho xã hội chưa đáng kể.
- Về hình thức pháp ly: tội phạm được quy định trong BLHS; các VPPL khác được
quy định trong các văn bản pháp luật khác.
- Về hậu quả pháp ly: tội phạm phải chịu hình phạt; các VPPL khác phải chịu các
biện pháp cưỡng chế khác nhưng không phải là hình phạt.
CHƯƠNG 4 CẤU THÀNH TỘI PHẠM
I – CÁC YẾU TỐ CỦA TỘI PHẠM
CHỦ THỂ CỦA TP (Người,PNTM thực hiện TP)
MẶT KHÁCH QUAN CỦA TP MẶT CHỦ QUAN CỦA TP Biểu hiện
bên ngoài của TP Biểu hiện bên trong của TP (hành vi, hậu quả, quan hệ
NQ, các TT khác) (Lỗi, mục đích, động cơ PT)
KHÁCH THỂ CỦA TP Đối tượng bị tội phạm xâm hại
II. CẤU THÀNH TỘI PHẠM.
1. Định nghĩa cấu thành tội phạm CTTP là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất
đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được qui định trong luật hình sư.
2. Các đặc điểm dấu hiệu của cấu thành tội phạm
- Các dấu hiệu của CTTP đều do luật định
- Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm có tính đặc trưng.
- Các dấu hiệu của CTTP có tính bắt buộc.
3. Phân loại CTTP
a. Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được CTTP phản
ánh:
- CTTP cơ bản: là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép
phân biệt tội này với tội khác.
- CTTP tăng nặng: là CTTP mà ngoài những dấu hiệu định tội còn có những dấu hiệu
định khung tăng nặng
- CTTP giảm nhe: là cấu thành tội phạm mà ngoài những dấu hiệu định tội còn có những
dấu hiệu định khung giảm nhẹ
Ý nghĩa cách phân loại dựa vào mức độ nguy hiểm
*Trong hoạt động xây dựng pháp luật (Lập pháp).
*Trong hoạt động áp dụng pháp luật: Định tội danh và khung hình phạt
b. Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của CTTP:
Các yếu tố TP Cấu thành vật chất Cấu thành hình thức Cấu thành cắt xén
Khách thể Quan hệ XH bị TP
xh
Quan hệ XH bị TP
xh
Quan hệ XH bị TP
xh
Mặt khách quan Hành vi nguy hiểm
Hậu quả nguy hiểm
Hậu quả do luật
định, không phụ
thuộc vào hậu quả
trên thực tế
QHNQ giữa h/v và
HQ
Hành vi nguy hiểm
Hành vi là dấu hiệu
bắt buộc
Một phần của hành
vi thực tế
hay một giai đoạn
của hành vi
Mặt chủ quan Lỗi cố ý hoặc vô ý Lỗi cố ý hoặc vô ý Lỗi cố ý hoặc vô ý
Chủ thể của TP Người thực hiện TP Người thực hiện TP Người thực hiện TP
Cơ sở quy định tội phạm có cấu trúc khác nhau
* Ý nghĩa của cách phân loại theo cấu trúc cttp
* Cách thức Nhà nước sử dụng để phân hóa TNHS.
* Tạo cơ sở pháp lý thống nhất trong việc xác định thời điểm hoàn thành tội phạm
4. Mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành - Là mối quan hệ giữa hiện tượng và khái
niệm - Là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức pháp ly của tội phạm.
III - Ý NGHĨA CỦA CẤU THÀNH TỘI PHẠM
- Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự.
- CTTP là căn cứ pháp lý để định tội.
CHƯƠNG 5 KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM
I. KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM.
ệm Định nghĩa Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
ể của tội phạm là:
* Quan hệ XH Khi nắm chính quyền, g/c thống trị đều xác lập, bảo vệ, củng cố và thúc
đẩy sự phát triển những QHXH phù hợp với lợi ích của g/c Nhà nước dùng đến PL trong
đó có LHS để bảo vệ hệ thống QHXH đó bằng cách:
- Trên cơ sở nội dung lợi ích g/c, Nhà nước xác định QHXH cần bảo vệ bằng PLHS
- Nhà nước quy định TP là hành vi nguy hiểm cho hệ thống QHXH mà Nhà nước dùng
LHS để bảo vệ Tội phạm là hành vi xâm hại đến QHXH mà Nhà nước muốn bảo vệ Đối
tượng bị tội phạm xâm hại là QHXH được Nhà nước bảo vệ
* Được LHS bảo vệ Không phải mọi QH trong đời sống XH đều là đối tượng bảo vệ của
LHS. LHS chỉ bảo vệ một số QHXH được ghi nhận trong BLHS. (Điều 1 BLHS và Điều
8 BLHS).
* Bị tội phạm xâm hại
ủa khách thể của tội phạm.
- Ý nghĩa chính trị: Làm rõ bản chất giai cấp của luật hình sự, bản chất chống đối xã hội
của tội phạm.
- Ý nghĩa lập pháp hình sự: Là cơ sở để xây dựng Phần các tội phạm BLHS.
- Ý nghĩa áp dụng PLHS:
+ Là một trong bốn yếu tố CTTP - là dấu hiệu để định tội.
+ Khách thể của tội phạm là một trong những yếu tố quyết định tính nguy hiểm cho xã
hội.
2. Các loại khách thể của tội phạm.
a. Khách thể chung của tội phạm Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các
QHXH được LHS bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm.
Qui định tại Điều 1 và Điều 8 BLHS. Ý nghĩa chính trị : phản ánh bản chất giai cấp của
LHS, một phần chính sách HS của Nhà nước
b. Khách thể loại của tội phạm
ể loại của tội phạm là nhóm QHXH có cùng tính chất được nhóm các qui
phạm pháp luật hình sự bảo ve khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm.
ịnh tại mỗi chương Phần Các tội phạm BLHS
ập pháp HS: là cơ sở để xây dựng Phần Các tội phạm thành từng chương.
c. Khách thể trực tiếp của tội phạm
Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực
tiếp xâm hại.
QHXH cụ thể: là QHXH thể hiện rõ nhất bản chất nguy hiểm cho XH của TP Mỗi TP
thường có 1 khách thể trực tiếp.
Một số ít tội có nhiều hơn. Quy định trong CTTP cụ thể
Ý nghĩa của khách thể trực tiếp
Là yếu tố thể hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Là căn cứ để gộp hoặc tách những loại hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể vào một hoặc
nhiều tội danh và xếp chúng vào những chương nhất định trong BLHS.
Là cơ sở để định tội danh.
II. ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA TỘI PHẠM.
1. Khái niệm về đối tượng tác động của tội phạm
Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành
vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các QHXH là
khách thể bảo vệ của luật hình.
Các bộ phận của khách thể
Khách thể của TP = QHXH gồm 3 bộ phận:
Chủ thể của QHXH
Nội dung của QHXH là hoạt động của chủ thể khi tham gia vào các QHXH (quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể trong các QHXH)
Đối tượng của QHXH là các sự vật khác nhau cũng như các lợi ích mà qua đó các
QHXH phát sinh và tồn tại (Hình thức vật chất của QHXH).
* Một số loại đối tượng tác động của tội phạm
Con người
Các đối tượng vật chất.
Hoạt động của chủ thể QHXH
CHÚ Ý:
- Cần nắm vững cơ chế xâm hại đến khách thể của TP thông qua việc tác động đến mỗi
loại đối tượng tác động của TP
- Phân biệt đối tượng tác động của tội phạm với khách thể của tội phạm.
*Ý nghĩa của đối tượng tác động của tội phạm
- Ý nghĩa định tội.
Ý nghĩa định khung hình phạt.
- Ý nghĩa quyết định hình phạt.
CHƯƠNG VI MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
I. KHÁI NIỆM MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
1. Khái niệm
- Định nghĩa : MKQ của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu
hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
MKQ của tội phạm bao gồm :
Hành vi nguy hiểm cho xã hội
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm như : thời gian, địa điểm, phương
tiện, công cụ thực hiện tội phạm .v.v . . .
2. Ý nghĩa của mặt khách quan của tội phạm.
- Ý nghĩa định tội.
- Ý nghĩa định khung hình phạt.
- Ý nghĩa quyết định hình phạt.
- Ý nghĩa trong việc xác định mặt chủ quan của TP, trước hết là xác định lỗi và đánh giá
mức độ lỗi của người phạm tội.
II. HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM.
ịnh nghĩa Khái niệm hành vi PT được hiểu trên 2 nghĩa: rộng và hẹp
Nghĩa rộng: TP
Nghĩa hẹp: dấu hiệu của MKQ
Hành vi khách quan được hiểu là những xử sự cụ the của con người được thể hiện ra thế
giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt
hại cho các QHXH được LHS bảo vệ
Hay nói cách khác Hành vi khách quan là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế
giới khách quan mà mặt thực tế của nó được ý thức kiểm soát và sự điều khiển của ý chí
Hành vi được kiểm soát bởi ý chỉ có nghĩa là: thể hiện sự nhận thức của con người về ý
nghĩa XH của hành vi – nhận thức được hành vi của mình thực hiện là nguy hiểm cho
XH. Hành vi được điều khiển của ý chí nghĩa là việc thực hiện hành vi đó là kết quả của
sự tự do lựa chọn xử sự của chủ thể.
ặc điểm của hành vi khách quan.
Hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và có ý chí
Phân tích:
Biểu hiện của con người được coi là hành vi khi xử sự của con người có sự tham gia của
ý thức và ý chí.
Những biểu hiện của con người thể hiện ra thế giới khách quan nhưng chủ thể không thể
nhận thức và điều khiển được hoặc tuy nhận thức được nhưng không điều khiển được thì
không được coi là hành vi trong nghĩa pháp lý HS
Luật hình sự phân biệt các trường hợp
MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT CỦA Ý THỨC VÀ Ý CHÍ MỨC ĐỘ
TNHS
1. Hành vi được thực hiện trong sự kiểm soát hoàn toàn của ý thức và
ý chí
TNHS trọn vẹn
2. Hành vi được thực hiện tuy trong sự kiểm soát của ý thức và ý chí
nhưng ở mức độ hạn che vì nguyên nhân khách quan
TNHS hạn chế
3. Biểu hiện của con người ra thế giới khách quan nằm ngoài sự kiểm
soát của ý thức và ý chí
TNHS được
loại trừ
Các trường hợp biểu hiện của con người không coi là hành vi trong nghĩa pháp lý
hình sự
Biểu hiện của con người không có sự chủ định như phản xạ không điều kiện, mộng du,
phản ứng trong tình trạng choáng v.v..
Biểu hiện của con người trong tình trạng bị rối loạn tinh thần nghiêm trọng làm mất khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi
Biểu hiện của con người trong tình trạng bất khả kháng Biểu hiện của con người trong
tình trạng bị cưỡng bức
2. Các hình thức thể hiện của hành vi khách quan
Hành động phạm tội là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng
bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể
qua việc chủ thể đã làm một việc bị pháp luật cấm.
Không hành động phạm tội là hình thức biểu hiện của hành vi khách quan làm biến đổi
tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật
yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm.
* Điều kiện xác dịnh không hành động PT:
Điều kiện 1 : Có nghĩa vụ pháp ly thực hiện công việc nhất định.
ịnh
ẩm quyền quyết định trên cơ sở áp dụng PL
ắn liền với chức năng nghề nghiệp do PL quy định
ừ hợp đồng
ừ xử sự trước đó của chủ thể
Điều kiện 2: Có khả năng và điều kiện để thực hiện nghĩa vụ pháp luật của mình nhưng
họ đã không thực hiện.
4. Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan
- Tội ghép : Là tội mà mặt khách quan của nó được hình thành bởi nhiều hành vi khách
quan khác nhau xảy ra đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau.
- Tội kéo dài : Là tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra không gián đoạn
trong khoảng thời gian dài.
- Tội liên tục : là tội phạm có hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy
ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, xâm hại cùng một khách thể và đều bị chi phối bởi ý
định phạm tội cụ thể thống nhất.
Cần phân biệt tội liên tục với t/h phạm tội nhiều lần
Phạm tội nhiều lần là thực hiện một TP mà trước đó chủ thể đã PT đó ít nhất là 1 lần và
chưa bị XX
III. HẬU QUẢ NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI
1. Đinh nghĩa.
Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là
khách thể bảo vệ của luật hình sự.
Thiệt hại gây ra cho khách thể thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ
phận cấu thành QHXH là KT của TP
2. Các loại hậu quả của tội phạm.
Vật thể => Thiệt hại về vật chất KT của
KT của TP = QHXH => Chủ thể của QH => Thiệt hại về thể chất
Hoạt động bình thường của chủ thể => Thiệt hại về tinh thần
3. Ý nghĩa của hậu quả của tội phạm.
Hậu quả nguy hiểm cho XH có nội dung và ý nghĩa không giống nhau trong các
CTTP khác nhau
- Ý nghĩa định tội hoặc xác định tội phạm hoàn thành.
- Ý nghĩa định khung hình phạt.
- Ý nghĩa quyết định hình phạt.
IV. VẤN ĐỀ QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG LUẬT HÌNH SỰ
1. Định nghĩa
Mối quan hệ nhân quả trong LHS được hiểu là mối liên hệ giữa một hiện tượng là
hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là nguyên nhân với một hiện
tượng là hậu quả nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là kết quả.
2. Ý nghĩa của mối quan hệ nhân quả
- Ý nghĩa định tội.
- Ý nghĩa định khung hình phạt.
- Ý nghĩa quyết định hình phạt.
3. Các căn cứ xác định mối quan hệ nhân quả
ật phải nguy hiểm cho XH, trái PLHS và xảy ra trước hậu quả
nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian.
ữa hành vi và HQ phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu
Quan hệ nội tại: Hành vi trái pháp luật độc lập trong mối liên hệ tổng hợp với một hoặc
nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu qua nguy hiểm
cho xã hội.
4. Các dạng mối quan hệ nhân quả
Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp Là dạng quan hệ nhân quả trong đó chỉ có một hành
vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã
hội.
Quan hệ nhân quả kép trực tiếp Là dạng quan hệ nhân quả trong đó có nhiều hành vi
trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân để gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
V. NHỮNG NỘI DUNG BIỂU HIỆN KHÁC CỦA MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI
PHẠM
- Công cụ, phương tiện phạm tội; - Phương pháp, thủ đoạn phạm tội; - Thời gian phạm
tội; - Địa điểm phạm tội; - Hoàn cảnh phạm tội;
CHƯƠNG 7 CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM
I – KHÁI NIỆM CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM
1. ĐỊNH NGHĨA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM
Chủ thể của tội phạm là người (có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định), pháp nhân
thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
Chú ý: cần phân biệt chủ thể của tội phạm với chủ hể của quan hệ PLHS: bao gồm cả nhà
nước và người phạm tội
2. PHÂN TÍCH
* Theo luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phạm là cá nhân, pháp nhân thương mại.
* Chủ thể của tội phạm là cá nhân phải là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật
định.
* Vấn đề TNHS của người đại diện của pháp nhân thực hiện TP vì lợi ích của pháp nhân
- Theo luật hiện hành
- Theo PLHS của một số nước khác
3. Ý NGHĨA CỦA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM
Ý nghĩa quan trọng:
- Trong việc phân biệt các trường hợp phạm tội và không phạm tội
- Trong việc định tội, phân biệt tội này với tội khác (chủ thể đặc biệt).
II – CÁC DẤU HIỆU CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM LÀ CÁ NHÂN
1. NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SƯ
ịnh nghĩa Năng lực TNHS là khả năng của một người ở thời điểm thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình va
điều khiển được hành vi đó.
Người có năng lực TNHS là người không rơi vào tình trạng không có năng lực TNHS
theo quy định tại Điều 21 BLHS.
ạng không có năng lực chịu tnhs Điều 21 BLHS quy định: “Người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu
TNHS”.
Tiêu chuẩn xác định tình trạng không có năng lực chịu tnhs Người trong tình trạng không
có năng lực TNHS phải có 2 tiêu chuẩn sau :
* Tiêu chuẩn y học: Phải là người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm rối loạn
tâm thần
* Tiêu chuẩn tâm lý (pháp lý): Tình trạng rối loạn tinh thần phải trầm trọng đến mức rơi
vào một trong các trường hợp sau:
- Mất khả năng nhận thức tính chất XH của hành vi
- Mất khả năng điều khiển hành vi
Chú ý: Ngưởi mắc bệnh tâm thần không rơi vào một trong hai t/h nêu trên thì vẫn phải
chịu TNHS do hành vi nguy hiểm mà ho thực hiện. Tình trạng bệnh tật là tình tiết giảm
nhẹ TNHS
* Năng lực TNHS trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích
Điều 13 BLHS quy định: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc dùng
chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu TNHS”. Tại sao người phạm tội trong tình
trạng say do dùng rượu hoặc dùng chất kích thích mạnh khác vẫn phải chịu TNHS?
2. TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
ở quy định tuổi chịu TNHS
* Trình độ phát triển tâm, sinh lý của người chưa thành niên của mỗi quốc gia
* Chính sách xử lý người chưa thành niên phạm tội của mỗi quốc gia.
ổi chịu TNHS theo điều 12 BLHS năm 2015
"1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những
tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,
tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau.
ổi chịu TNHS
* Theo giấy khai sinh tính theo tuổi tròn (theo ngày sinh)
* Không có giấy khai sinh:
- Xác dịnh được tháng và năm sinh thì ngày cuối cùng của tháng là ngày sinh
- Xác định chỉ được năm sinh thì ngày cuối cùng của năm sinh là ngày sinh
(Xem Nghị Quyết 02 ngày 05.01.1986 của HĐTP TANDTC).
II. CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM
ịnh nghĩa: Chủ thể đặc biệt của tội phạm là người ngoài các dấu hiệu của chủ thể
thường (có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS) còn có thêm dấu hiệu đặc biệt.
ột số đặc điểm về nhân thân của chủ thể đặc biệt:
- Các đặc điểm liên quan đến chức vụ, quyền hạn.
- Các đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc. - Các đặc điểm liên quan
đến nghĩa vụ phải thực hiện.
- Các đặc điểm về tuổi.
- Các đặc điểm về giới tính.
- Các đặc điểm về quan hệ gia đình, họ hàng v.v..
ủa dấu hiệu của chủ thể đặc biệt
- Là dấu hiệu định tội khi CTTP cơ bản của tội phạm quy định chủ thể đặc biệt.
- Là dấu hiệu định khung hình phạt trong khi CTTP định khung quy định.
Chú ý: Trong các vụ án đồng phạm, dấu hiệu chủ thể đặc biệt chỉ đòi hỏi bắt buộc đối
với người thực hành. Những người đồng phạm khác không bắt buộc phải có dấu hiệu của
chủ thể đặc biệt.
III. VẤN ĐỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ
ịnh nghĩa: Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự là tổng hợp các đặc điểm
riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS
của họ.
ặc điểm của nhân thân người phạm tội những đặc điểm :
- Phản ánh dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm.
- Phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thông qua ảnh hưởng đến
mức độ lỗi của người phạm tội.
- Phản ánh khả năng tiếp nhận sự cải tạo, giáo dục.
- Phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người PT đáng được khoan hồng
ủa việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội:
- Ý nghĩa định tội.
- Ý nghĩa định khung hình phạt.
- Ý nghĩa quyết định hình phạt.
CHƯƠNG VIII MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM
I - KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm ly của người
phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện và hậu qua do hành vi đó
gây ra.
Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các dấu hiệu: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
2. Ý nghĩa của mặt chủ quan của tội phạm
- Ý nghĩa định tội.
- Ý nghĩa quyết định hình phạt.
II. LỖI
1. Khái niệm về lỗi Lỗi được xem xét dưới 2 khía cạnh:
Khía cạnh xã hội: hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết
quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa
chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Khía cạnh tâm lý (pháp lý): Lỗi là thái độ của con người đối với hành vi nguy hiểm cho
XH của mình và đối với hậu qua do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý
hoặc vô ý
Giới thiệu các hình thức lỗi Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý của yếu tố lý trí và ý chí
có hai hình thức: cố ý và vô ý
- Lỗi cố ý gồm 2 loại: + Cố ý trực tiếp + Cố ý gián tiếp
- Lỗi vô ý gồm 2 loại: + Vô ý vì quá tự tin + Vô ý vì cẩu thả
2. Các loại lỗi
a. Lỗi cố ý trực tiếp (Khoản 1 Điều 10 BLHS)
ố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận
thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và
mong muốn hậu quả xảy ra.
ấu hiệu pháp lý của lỗi cố ý trực tiếp
Về lý trí : - Đối với hành vi
- nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho XH của hành vi
- Đối với hậu quả - thấy trước hậu quả của hành vi đó tất yếu hoặc có thể xảy ra .
Về ý chí : người cố ý trực tiếp mong muốn hậu quả phát sinh.
b. Lỗi cố ý gián tiếp (Khoản 2 Điều 10 BLHS)
ĐN: Cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận
thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy
không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Dấu hiệu pháp lý của lỗi cố ý gián tiếp
Về lý trí : - Đối với hành vi - nhận thức được tính chất nguy hiểm cho XH của hành vi -
Đối với hậu quả - thấy trước được hậu quả của hành vi đó có the xảy ra
Về ý chí : không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho XH xảy ra nhưng có ý thức để mặc
cho hậu quả phát sinh.
c. Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin (điều 11 BLHS)
ĐN: Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành
vi của mình có thể gây ra hậu qua nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu qua đó sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện được và đã gây ra hậu quả
nguy hại đó.
Dấu hiệu pháp lý của lỗi vô ý vì quá tự tin
Về lý trí : - Đối với hành vi: nhận thức được tính chất nguy hiểm cho XH của hành vi
của mình nhưng ở mức độ hạn che
- Đối với hậu quả:thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây
ra. Về ý chí: không mong muốn gây ra hậu quả nguy hiểm cho XH.
d. Lỗi vô ý phạm tội vì cẩu thả (điều 11 BLHS)
ĐN: Vô ý phạm tội vì cầu thả là lỗi trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả
nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây
ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước (hậu qủa này).
ấu hiệu pháp lý của lỗi vô ý do cẩu thả
ấu hiệu 1: Người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành
vi của mình gây ra.
* Do cẩu tha mà - Không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho XH -
Không thấy trước hậu quả của hành vi đó
* Việc không thấy trước HQ có thể là: - Không nhận thức được mặt thực tế của hành vi -
Tuy nhận thức được mặt thực tế của hành vi nhưng không nhận thức được khả năng gây
ra HQ nguy hiểm cho XH
ấu hiệu 2: Người phạm tội phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
- Nghĩa vụ thấy trước HQ nguy hiểm cho XH (được xác định trên cơ sở nghĩa vụ tuân
thủ các quy tắc an toàn chung trong XH)
- Có đủ điều kiện để thấy trước HQ nguy hiểm cho XH (được xác định trên cơ sở các
điều kiện khách quan và chủ quan của người có hành vi)
3. Trường hợp hỗn hợp lỗi
ờng hợp trong cấu thành tội phạm có hai loại lỗi (cố ý và vô ý) được quy
định đối với các tình tiết khách quan khác nhau.
Nghĩa là người phạm tội:
- Cố ý đối với hành vi và dự kiến một HQ tương ứng do hành vi đó gây ra
- Vô ý với HQ. HQ xảy ra trên thực tế đã vượt ngoài dự kiến của người PT
4. Sự kiện bất ngờ Điều 20 BLHS quy định: "Người thực hiện hành vi gây hậu quả
nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước
hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm
hình sư".
III. ĐỘNG CƠ VÀ MỤC ĐÍCH PHẠM TỘI
1. Động cơ phạm tội
- Định nghĩa: Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện
hành vi phạm tội cố ý.
- Phân biệt: động cơ phạm tội với động cơ của xử sự.
- Ý nghĩa của dấu hiệu động cơ phạm tội
Ý nghĩa định tội
Ý nghĩa định khung hình phạt.
Ý nghĩa quyết định hình phạt.
2. Mục đích phạm tội
- Định nghĩa: mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt
ra phải đạt khi thực hiện hành vi phạm tội.
- Ý nghĩa của dấu hiệu mục đích phạm tội:
Ý nghĩa định tội.
Ý nghĩa định khung hình phạt.
ết định hình phạt.
IV. SAI LẦM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SAI LẦM ĐỐI VỚI TNHS
1. Sai lầm về pháp luật Là sự hiểu lầm của con người về tính chất pháp lý của hành vi
của mình.
2. Sai lầm về thực tế Là sự hiểu lầm cuả con người về những tình tiết thực tế của hành vi
của mình.
Các trường hợp sai lầm về sự việc
+ Sai lầm về khách thể: Là sai lầm của chủ thể về tính chất của quan hệ xã hội là đối
tượng của hành vi của mình.
+ Sai lầm về đối tượng :Là sai lầm của chủ thể về đối tượng tác động khi thực hiện tội
phạm.
+ Sai lầm về quan hệ nhân quả : là sai lầm của chủ thể trong việc đánh gia sự phát triển
của hành vi đã thực hiện của mình.
+ Sai lầm về công cụ, phương tiện : là sai lầm của chủ thể về tính chất của công cụ,
phương tiện sử dụng khi thực hiện hành vi.
CHƯƠNG IX. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM
TỘI PHẠM HOÀN THÀNH
1. Định nghĩa: là trường hợp hành vi phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu được mô
tả trong cấu thành tội phạm
 Xác định hoàn thành dựa vào mặt pháp lý, không phụ thuộc vào thực tế
2. Xác định thời hoàn thành đối với tội phạm có cấu thành vật chất:
- TP hoàn thành khi hậu quả của TP đã xảy ra vì CTTP vật chất có dấu hiệu hậu
quả thiệt hại.
VD: đối với tội giết người thì TP hoàn thành khi có hậu quả là chết người.
3. Xác định thời điểm hoàn thành đối với TP có cấu thành hình thức:
- Khi hành vi được mô tả trong CTTP đã được thực hiện
VD: tội cướp ts khi xảy ra hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực +
cướp; tội hiếp dâm xảy ra khi có hành vi dùng vũ lực và giao cấu.
 Tất cả những hành vi trong cấu thành đều được thực hiện.
4. Xác định thời điểm hoàn thành TP đối với TP có cấu thành tội phạm cắt xén:
- Khi có bất kì hành vi hay hoạt động hướng tới thực hiện hành vi có tính gây
thiệt hại được mô tả trong CTTP.
5. Lưu ý:
- Thời điểm TP hoàn thành # với thời điểm kết thúc.
- TP kết thúc: là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt. (đánh giá mặt
thực tế).
- Hai thời điểm TP hoàn thành và thời điểm kết thúc TP có thể trùng nhau.
[Dựa vào thời điểm TP kết thúc này dùng để xác định đồng phạm, phòng vệ
chính đáng, thời hiệu truy cứu TNHS].
TỘI PHẠM CHƯA HOÀN THÀNH:
TP chưa hoàn thành gồm: Phạm tội chưa đạt, chuẩn bị phạm tội
TP hoàn thành thì mặc nhiên có lỗi vô ý hoặc cố ý gián tiếp. (vì TP hoàn thành đã thỏa
mãn CTTP => Có TP).
Đối với TP chưa hoàn thành chỉ áp dụng đối với tội cố ý trực tiếp.
A. PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT:
1. Khái niệm: là trường hợp hành vi phạm tội đã thực hiện chưa thỏa mãn hết các
dấu hiệu được mô tả trong CTTP vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của
người phạm tội. (Điều 15 BLHS)
2. Các dấu hiệu:
- Dấu hiệu 1: Người PT bắt đầu thực hiện TP (phân biệt với chuẩn bị phạm tội):
+ Người PT đã thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP
VD: khi đâm chém, bắn (điều 123 BLHS).
+ Người PT thực hiện hành vi (cả mặt chủ quan và khách quan) đi liền trước
hành vi được mô tả trong CTTP và kế liền là hình vi được mô tả trong CTTP
VD: nhặt dao để đâm, lắp đạn để bắn, gài nỏ để bắn...
- Dấu hiệu 2: Người PT chưa thực hiện TP đến cùng – nghĩa là chưa thoả hết
dấu hiệu của cấu thành:
+ hành vi chưa thảo mãn hết các dấu hiệu của CTTP, xảy ra theo các dạng sau:
Chủ thể TP chưa thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP mà thcuwj
hiện hành vi đi liền trước
VD: mới tính cầm dao đâm mà đã bị bắt
Chủ thể TP đã thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP mà chưa thực
hiện hết.
VD: vật ngã người khác nhưng chưa thực hiện hành vi giao cấu
Chủ thể của TP đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong
CTTP nhưng chưa gây ra hậu quả thiệt hại được mô tả trong CTTP
VD: đâm không chết
- Dấu hiệu 3: Người PT chưa thực hiện TP đến cùng do các nguyên nhân ngoài ý
muốn. (phân biệt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội).
+ Người phạm tội vẫn muốn thực hiện hành vi phạm tội (cố ý để đạt được mục
đích phạm tội) nhưng thực hiện chưa đến cùng vì những nguyên nhân khách
quan như: Bị nạn nhân chống trả (phòng vệ chính đáng) hay tránh được, hay
được người khác ngăn chặn (có thể là phong vệ chính đáng), hay trở ngại xuất
phát từ công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm
3. Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt:
a. Căn cứ vào THÁI ĐỘ TÂM LÝ của người phạm tội đối với HÀNH VI mà
họ đã thực hiện:
Phạm tội chưa đạt CHƯA HOÀN THÀNH: là trường hợp phạm tội
chưa đạt, trong đó người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan
ngoài ý muốn mà chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây
ra hậu quả thiệt hại được mô tả trong CTTP.
VD: do ghen ăn tức ở mà B đã đâm A, nhưng A né được nên trúng vào
tay thì B bị bắt giữ. Trường hợp này B chưa thực hiện được các hành vi
cho là cần thiết để đạt được mục đích giết chết B
Phạm tội chưa đạt ĐÃ HOÀN THÀNH: là trường hợp phạm tội chưa
đạt, trong đó người phạm tội đã thực hiện HẾT CÁC HÀNH VI được
mô tả trong CTTP nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn mà
hậu quả đó không xảy ra.
VD: A định gài mìn nổ chết B, nhưng mìn không nổ vì hư kíp nổ.
4. Căn cứ vào TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT của nguyên nhân dẫn đến việc chưa đạt:
CHƯA ĐẠT VÔ HIỆU:
- Trường hợp 1: Đối tượng tác động không có (két sắt không còn vàng), đối
tượng tác động không có tinh chất mà người phạm tội nhầm tưởng là có (đưa
hối lộ cho người nhầm tưởng là có chức vụ, quyền hạn nhưng thực tế thì
không).
- Trường hợp 2: người phạm tội sử dụng nhằm công cụ, phương tiện (ví dụ mua
thuốc độc, nhưng gặp thuốc giả).
 Tóm lại, Người phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS về tội phạm chưa đạt (điều
15 BLHS, căn cứ tại Điều 57 BLHS). Vì Người phạm tội đã thực hiện hành vi
(khách quan) được mô tả trong CTTP, nhưng chưa thực hiện đến cùng vì
những nguyên nhân khách quan mà về mặt chủ quan (lỗi cố ý trực tiếp) họ
mong muốn gây ra thiệt hại để đạt được mục đích.
B. CHUẨN BỊ PHẠM TỘI: (điều 14 BLHS)
1. Khái niệm: Chuẩn bị phạm tội là HÀNH VI TẠO ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT
cho việc thực hiện tội phạm mà chưa chưa thực hiện tội phạm vì nguyên nhân
ngoài ý muốn của họ.
 Khác với phạm tội chưa đạt là do người phạm tội mới dừng lại ở bước thực
hiện những hành vi nhầm tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm (chưa thực
hiện các hành vi được mô tả trong CTTP).
2. Phân biệt thời điểm sớm nhất và thời điểm muộn nhất của chuẩn bị phạm tội:
- Thời điểm sớm nhất của chuẩn bị phạm tội: là thời điểm người phạm tội bắt
đầu có hành vi tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần giúp cho việc thực hiện
hành vi phạm tội có thể xảy ra được thuận lợi, dễ dàng hơn.
- Thời điểm muộn nhất của chuẩn bị phạm tội: là thời điểm trước khi người
phạm tội thực hiện các hành vi đi liền trước hoặc hành vi được mô tả trong
CTTP. (phân biệt với phạm tội chưa đạt).
- Các hành vi tạo điều kiện như:
+ chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội
+ chuẩn bị kế hoạch thực hiện tội phạm
+ thăm dò địa điểm, tiếp cận nạn nhân
+ loại trừ trước các trở ngại khách quan....
3. Vấn đề về TNHS: (xem tại Khoản 2 Điều 14 BLHS):
- Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì TNHS chỉ được đặt ra đối với tội giết
người (điều 123 BLHS) và tội cướp tài sản (điều 168 BLHS).
- Nếu hành vi chuẩn bị PT lại cấu thành một tội độc lập thì họ phải chịu TNHS
về tội đó.
VD: như mua vũ khí về tàng trữ để chuẩn bị giết người thì thỏa mãn CTTP tại
Điều 304 BLHS về tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI: (điều 16 BLHS)
1. Định nghĩa: là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì
ngăn cản
2. Điều kiện áp dụng:
- Thời điểm: chỉ có thể xảy ra khi còn là chuẩn bị phạm tội hoặc tội phạm chưa
đạt chưa hoàn thành.
- Tính chất tự nguyện: không thực hiện là phải tự mình và không có gì ngăn cản
(không phải vì nguyên nhân khách quan mà là do động lực bên trong)
- Dứt khoát: có sự từ bỏ hẳn ý định mà không phải là việc tạm dừng để sau đó
thực hiện tiếp tội phạm.
3. TNHS:
- Được miễn TNHS
- Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ các dấu hiệu của CTTP của một tội
khác thì phải chịu TNHS về tội đó.
VD: Khi tự ý nửa chừng chấm dứt thực hiện tội phạm giết người được quy
định tại Điều 123 BLHS nhưng nếu thỏa mãn các dấu hiệu được mô tả trong
CTTP của tội cố ý gây thương tích tại điều 134 BLHS thì vẫn phải chịu TNHS.
CHƯƠNG X. ĐỒNG PHẠM
Ngoài hành vi thực hiện tội phạm thì hành vi tổ chức, xúi dục, giúp sức được
mô tả trong CTTP của các tội CỐ Ý.
I. KHÁI NIỆM:
1. Định nghĩa đồng phạm: Điều 17 BLHS quy định: “Đồng phạm là
trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”
2. Các dấu hiệu của Đồng phạm:
a. Mặt khách quan:
- Có từ 2 người trở lên và hai người này PHẢI CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỀN NĂNG
LỰC TNHS (nhận thức, khả năng điều khiển hành vi, đủ tuổi chịu TNHS) =>
tức không thuộc trường hợp loại trừ TNHS.
- Cùng thực hiện tội phạm: phải tham gia vào TP với việc thực hiện 1 trong 4
hành vi sau:
+ hành vi thực hiện TP => Người thực hành.
+ hành vi tổ chức thực hiện TP => Người tổ chức
+ hành vi xúi giục người khác thực hiện TP => Người xúi giục
+ hành vi giúp sức người khác thực hiện TP => Người giúp sức.
 Trong vụ án đồng phạm có thể có cả 4 hành vi hoặc chỉ có 1 hành vi. Người
tham gia có thể từ khi bắt đầu hoặc đang diễn ra mà chưa kết thúc
b. Mặt chủ quan:
- Người PT đều phải có LỖI CỐ Ý (cả trực tiếp và gián tiếp). Ngoài ra còn có
mục đích PT
Về mặt lí trí Về mặt ý chí
- Mỗi người đều biết hành vi
cảu mình có tính nguy hiểm
cho XH và đều biết người
khác cũng có hành vi như
vậy cùng với mình.
- Mỗi người đồng phạm đòi
hỏi thấy trước hậu quả thiệt
hại của TP mà họ tham gia.
- Người đồng phạm cùng
mong muốn có hoạt động
chung hoặc cùng có ý thức
để mặc cho hậu quả thiệt hại
xảy ra.
Lưu ý: nếu chỉ biết hành vi của mình
gây thiệt hại cho XH mà KHÔNG
BIẾT người khác cũng có hành vi như
vậy với mình => KHÔNG LÀ ĐỒNG
PHẠM.
Lưu ý: những trường hợp không mong
muốn CÓ SỰ LIÊN KẾT HÀNH VI
ĐỂ CÙNG GÂY HẬU QUẢ THIỆT
HẠI => KHÔNG LÀ ĐỒNG PHẠM.
- Dấu hiệu mục đích phạm tội:
+ đối với những TP mà mục đích là dấu hiệu được mô tả trong CTTP.
Mục đích: không bắt buộc cùng mục đích. Chỉ đòi hỏi dấu hiệu cùng mục
đích trong trường hợp mục đích là dấu hiệu bắt buộc của TP đó
Động cơ: không phải là dấu hiệu bắt buộc trong đồng phạm.
II. CÁC LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM. (k3 điều 17 BLHS).
1. Người thực hành: là người TRỰC TIẾP THỰC HIỆN TP.
Trường hợp 1:
Là tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP.
Có 2 người cùng tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP,
được gọi là người đồng thực hành khi => tổng hợp hành vi của họ phải
có đủ dấu hiệu của CTTP ( không nhất thiết mỗi người phải thực hiện
hết các hành vi được mô tả trong CTTP).
Vd: A và B hiếp dâm C. A giữ nạn nhân cho B hiếp.
Đối với trường hợp người thực hành phải là chủ thể đặc biệt của tội
phạm thì người còn lại chỉ đóng vai trò là người giúp sức
A và B (nữ) khống chế C, B giữ nạn nhân cho A giao cấu
C (nữ) giết con mới đẻ có sự giúp sức của chồng.
Trường hợp 2: không tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong
CTTP.
Thông qua tác động cố ý tác động đến người khác để người này thực
hiện hành vi được mô tả trong CTTP nhưng họ không phải chịu TNHS
cùng với người đã tác động. Người đã thực hiện hành vi không phải
chịu TNHS:
- Chưa đủ tuổi chịu TNHS
- Không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý do sai lầm
- Được loại trừ TNHS do bị cưỡng bức tinh thần
 Người thực hành là người giữ vai trò quan trọng.
2. Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thự hiện TP
- Người chủ mưu: là người đề ra những âm mưu, phương hướng hoạt động của
nhóm đồng phạm.
- Người cầm đầu: là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc
soạn thảo kế hoạch, phân công, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm.
- Người chỉ huy: là người điều khiển trực tiếp của nhóm có vũ trang hoặc bán
vũ trang
 Đánh giá vai trò: nguy hiểm nhất.
3. Người xúi giục: là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện
tội phạm.
Bản chất của xúi giục: tác động đến tư tưởng và ý chí của người
khác, khiến họ phạm tội.
a. Các đặc điểm của hành vi xúi giục
Hành vi xúi dục phải trực tiếp nghĩa là nhằm vào một số người nhất
định nhằm đưa đến việc PT
Hành vi xúi dục phải cụ thể nghĩa là phải nhằm gây ra việc thực hiện
một tội phạm nhất định
b. Vai trò của người xúi giục
Mức độ nghiêm trọng của hành vi xúi giục tuỳ thuộc vào:
- Bản chất của người xúi giục và người bị xúi giục
- Mối quan hệ giữa họ
- Thủ đoạn tác động
So sánh với vai trò của các đồng phạm khác
4. Người giúp sức:
a. Định nghĩa: là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực
hiện tội phạm
b. Phân tích
ạo những điều kiện tinh thần: là hành vi cung cấp những gì không mang tính vật chất
nhưng cũng có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện TP (Giúp
sức về tinh thần: chỉ dẫn, góp ý, cung cấp tình hình...).
ạo những điều kiện vật chất: là cung cấp công cụ, phương tiện hoặc khắc phục trở
ngại tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện TP (giúp sức về vật chất)
Dạng đặc biệt: Hứa hẹn trước (hoặc khi TP đang diễn ra) sẽ che dấu người PT, che
dấu vật chứng, hoặc tiêu thụ tài sản mà có sau khi tội phạm được thực hiện
ểm nhất trong các đồng phạm
- Giúp sức được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động,
III. CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM:
1. Xét mặt chủ quan:
- Đồng phạm không có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm trong đó
không có sự thảo thuận, bàn bạc trước với nhau về tội mà họ cùng thực hiện.
 Những người đồng phạm đồng ý với nhau về TP sẽ thực hiện tại nơi TP sẽ xảy
ra và thực hiện ngay TP đó hoặc là trường hợp đồng phạm được hình thành khi
có người đang thực hiện TP.
- Đồng phạm có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm, trong đó những
người đồng phạm đã có sự thảo thuận bàn bạc trước với nhau.
2. Xét dấu hiệu khách quan:
- Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người tham gia
đều giữ vai trò là người thực hành.
- Đồng phạm phức tạp là trong đó những người tham gia giữ vai trò khác nhau.
3. Phạm tội có tổ chức:
ịnh nghĩa: Là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng
thực hiện tội phạm (K.2 Đ.17 BLHS)
Sự câu kết chặt chẽ được hiểu:
- Về phương diện khách quan: có sự phân hoá vai trò giữa các đồng phạm, phân công
nhiệm vụ tương đối rõ rệt, các đồng phạm đã có sự thống nhất phương án phối hợp trong
khi thực hiện tội phạm
- Về phương diện chủ quan: Ý thức liên kết với nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc thực
hiện TP
(Xem Nghị quyết 01/HĐTP TATC 19/4/1989)
IV - VẤN ĐỀ TNHS TRONG ĐỒNG PHẠM
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN XÁC ĐỊNH TỘI PHẠM CẤU THÀNH TỘI
ĐỘC LẬP
- Chủ thể đặc biệt
- Xác định giai đoạn thực hiện TP trong đồng phạm
Người đồng phạm không thực hiện được tội phạm đến cùng do những nguyên
nhân khách quan thì người thực hành thực hiện đến giai đoạn nào thì TNHS
đến đó.
Nếu người bị xúi giục không nghe theo, sự xúi giục không có kết quả thì chỉ
riêng người xúi giục phải chịu TNHS về tội phạm mà họ muốn xúi giục.
Nếu người giúp sức giúp người khác thực hiện TP nhưng người này không
thực hiện TP đó hoặc không sử dụng sự giúp sức thì người giúp sức phải chịu
TNHS về tội mà họ muốn giúp sức.
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc PT trong đồng phạm: áp dụng đối với người đã
tự ý nữa chừng chấm dứt việc PT
2. Các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm
a. Nguyên tắc chịu TN chung về toàn bộ tội phạm
ất cả các đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội danh, theo cùng điều luật và
trong phạm vi những chế tài tương ứng mà điều luật đó quy định
ắc chung về việc truy cứu TNHS, quyết định HP, thời hiệu được áp dụng
chung cho tất cả các đồng phạm
c. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập
ững ngưòi đồng phạm không phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người
thực hành
ủa người tổ chức, xúi dục, giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện TP
vẫn phải chịu TNHS
ững tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS của đồng phạm nào chỉ áp dụng cho
người đó.
ệc miễn TNHS hoặc miễn HP đối với đồng phạm này không loại trừ TNHS của
các đồng phạm khác
ủa người tổ chức, xúi dục, giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện TP
vẫn phải chịu TNHS
Luật hình sự phần chung.docx

Contenu connexe

Tendances

Luận văn: Vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hìnhLuận văn: Vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hìnhDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Tendances (20)

Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự, HAYLuận văn: Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự, HAY
 
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây raTrách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOTĐề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
 
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễnLỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiPhân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
 
Luan van toi pham chua hoan thanh theo luat hinh su, hay
Luan van toi pham chua hoan thanh theo luat hinh su, hayLuan van toi pham chua hoan thanh theo luat hinh su, hay
Luan van toi pham chua hoan thanh theo luat hinh su, hay
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOT
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOTTội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOT
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
 
Luận văn: Vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hìnhLuận văn: Vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình
 
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
 
Luận văn: Quy định của bộ luật hình sự về tội rửa tiền, HOT
Luận văn: Quy định của bộ luật hình sự về tội rửa tiền, HOTLuận văn: Quy định của bộ luật hình sự về tội rửa tiền, HOT
Luận văn: Quy định của bộ luật hình sự về tội rửa tiền, HOT
 
Luận văn Luật: Biện pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn Luật: Biện pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn Luật: Biện pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn Luật: Biện pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 

Similaire à Luật hình sự phần chung.docx

Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Nguyen Trang
 
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cươngMột số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cươngMyLan2014
 
Pháp luật đại cương.pptx
Pháp luật đại cương.pptxPháp luật đại cương.pptx
Pháp luật đại cương.pptxNhVNguyn1
 
Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015
Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015
Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015Hung Nguyen
 
Du thao bo luat hinh su 2015
Du thao bo luat hinh su 2015Du thao bo luat hinh su 2015
Du thao bo luat hinh su 2015Hung Nguyen
 
pldctwith many slide very good it make you happy.pptx
pldctwith many slide very good it make you happy.pptxpldctwith many slide very good it make you happy.pptx
pldctwith many slide very good it make you happy.pptxdangthiqueanhb1c3hn2
 
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTOTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTBùi Quang Xuân
 
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
luat hanh chinh
luat hanh chinhluat hanh chinh
luat hanh chinhKhiVVn
 
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su phan chung
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su   phan chungBinh luan khoa hoc bo luat hinh su   phan chung
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su phan chungHung Nguyen
 
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cương
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cươngLuật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cương
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cươngMyLan2014
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namnguoitinhmenyeu
 
379 diem moi bo luat dan su 2015
379 diem moi bo luat dan su 2015379 diem moi bo luat dan su 2015
379 diem moi bo luat dan su 2015Tóc Rối
 

Similaire à Luật hình sự phần chung.docx (20)

Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
 
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trướcThuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
 
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cươngMột số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
 
Pháp luật đại cương.pptx
Pháp luật đại cương.pptxPháp luật đại cương.pptx
Pháp luật đại cương.pptx
 
Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015
Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015
Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015
 
Du thao bo luat hinh su 2015
Du thao bo luat hinh su 2015Du thao bo luat hinh su 2015
Du thao bo luat hinh su 2015
 
pldctwith many slide very good it make you happy.pptx
pldctwith many slide very good it make you happy.pptxpldctwith many slide very good it make you happy.pptx
pldctwith many slide very good it make you happy.pptx
 
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTOTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
 
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận Văn Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.
Luận Văn Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.Luận Văn Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.
Luận Văn Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.
 
luat hanh chinh
luat hanh chinhluat hanh chinh
luat hanh chinh
 
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su phan chung
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su   phan chungBinh luan khoa hoc bo luat hinh su   phan chung
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su phan chung
 
Bộ luật hình sự
Bộ luật hình sựBộ luật hình sự
Bộ luật hình sự
 
Bộ luật hình sự (1)
Bộ luật hình sự (1)Bộ luật hình sự (1)
Bộ luật hình sự (1)
 
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cương
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cươngLuật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cương
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cương
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt NamCơ Sở Lý Luận Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
 
379 diem moi bo luat dan su 2015
379 diem moi bo luat dan su 2015379 diem moi bo luat dan su 2015
379 diem moi bo luat dan su 2015
 

Luật hình sự phần chung.docx

  • 1. BỘ LUẬT HÌNH SỰ CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT HÌNH SỰ 1. Định nghĩa Luật hình sự có thể được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau như:  Một ngành luật;  Một đạo luật;  Một khoa học pháp lý;  Một môn học Dưới góc độ là một ngành luật thì luật hình sự được định nghĩa như sau: “Luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội (ở một mức độ đáng kể) bị coi là tội phạm đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy”. KHI NÓI ĐẾN LUẬT HÌNH SỰ THÌ LUẬT HÌNH SỰ QUY ĐỊNH VỀ TỘI PHẠM VÀ HÌNH PHẠT. 2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình Sự là QH PLHS là QHXH phát sinh khi có một Tội Phạm xảy ra giữa Nhà nước và người Phạm Tội, pháp nhân thương mại phạm tội
  • 2. Chủ thể của QH PLHS Chủ thể:  Nhà nước: ủy quyền cho các cơ quan như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án  Người phạm tội (là người thực hiện hành vi phạm tội); Pháp Nhân Thương Mại Phạm Tội. Nội dung của QH PLHS quyền và nghĩa vụ của các chủ thể Chủ thể NHÀ NƯỚC NGƯỜI PT, PNTMPT QUYỀN - Truy cứu TNHS đối với người phạm tội; PNTMPT - Áp dụng các chế tài đối với người phạm tội, PNTMPT - Yêu cầu nhà nước áp dụng chế tài trong giới hạn luật định; - Yêu cầu cơ quan nhà nước đảm bảo quyền, lợi hợp pháp cảu mình. NGHĨA VỤ Chỉ áp dụng các chế tài trong giới hạn luật định; Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội, PNTMPT Phải chấp hành các quyết định của nhà nước về việc xử lý đối với hành vi phạm tội
  • 3. 3. Phương pháp điều chỉnh: Định nghĩa về phương pháp quyền uy Phương pháp quyền uy: là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự giữa nhà nước và người phạm tội, PNTMPT. Cơ sở lý luận Xuất phát từ quan hệ bất bình đẳng giữa hai chủ thể nhà nứơc và người phạm tội, PNTMPT trong quan hệ pháp luật hình sự Nội dung của phương pháp quyền uy:  Nhà nước là chủ thể trực tiếp có quyền buộc người phạm tội, PNTMPT phải chịu TNHS mà họ đã gây ra.  Người phạm tội, PNTMPT phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, mà không được ủy thác TNHS cho người khác, tổ chức khác. II. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ Định nghĩa Nguyên tắc cơ bản: là những tư tưởng chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng và áp dụng các quy định của luật hình sự vào đấu tranh phòng chống tội phạm. Nguyên tắc đặc thù: là những nguyên tắc có tính đặc thù riêng cho ngành luật hình sự => được thể hiện trong một số chế định cụ thể của luật hình sự.
  • 4. Ý nghĩa của nguyên tắc cơ bản: + Trong hoạt động xây dựng pháp luật + Trong hoạt động áp dụng pháp luật + Hoàn thiện pháp luật 1. Nguyên tắc pháp chế XHCN Pháp chế XHCN là gì? Pháp chế XHCN là sự triệt để tuân thủ pháp luật từ phía cơ quan, tổ chức, cá nhân. Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xhcn: + Trong hoạt động lập pháp + Trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sư + Những bảo đảm thực hiện nguyên tắc pháp chế XHCN  Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xhcn trong lập pháp: - Tội phạm và hình phạt phải được quy định trong BLHS (Đ2 BLHS) - Quy định rõ trong LHS ranh giới giữa tội phạm và hành vi không phải là TP - Việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phạm, hình phạt, các quy định khác phải theo đúng quy định của pháp luật.  Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế XHCN trong áp dụng pháp luật: - Xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; - Thống nhất trong nhận thức và áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự; - Không áp dụng nguyên tắc tương tự về luật trong hình sự  Những bảo đảm thực hiện nguyên tắc:
  • 5. - Phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh - Phải tuân thủ các trình tự và thủ tục tố tụng như các quy trình về điều tra, truy tố, xét xử, giám đốc thẩm, tái thẩm, v.v… 2. Nguyên tắc dân chủ XHCN: - Dân chủ: là sự làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quản lý xã hội, quản lý nhà nước và là một nguyên tắc hiến định - Cơ sở lý luận: xuất phát từ bản chất của nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân và vì dân và là sự cụ thể hoá của nguyên tắc hiến định tại điều 11 của Hiến pháp 1992 Biểu hiện của nguyên tắc về nội dung dân chủ: ọng quyền dân chủ của công dân bằng cách xử lý các hành vi phạm đến các quyền này; ệt đối xử hay quy định các đặc quyền, đặc lợi, đảm bảo sự bình đẳng giữa các công dân; ảm bảo cho công dân tự mình hoặc thông qua tổ chức tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật Mặt chuyên chính của nguyên tắc dân chủ ử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm ịnh đường lối xử lý nghiêm trị đối với một số đối tượng. 3. Nguyên tắc nhân đạo XHCN: Nhân đạo là nhân từ, độ lượng, khoan dung đối với con người, coi con người là giá trị cao nhất, tuyệt đối Cơ sở lý luận: xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân và tình thương yêu con người của dân tộc ta
  • 6. Biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo XHCN ồng của Nhà nước trong xử lý TP ục đích của hình phạt; ết định hình phạt; ệ thống các biện pháp miễn, giảm TNHS. 4. Nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước và hợp tác quốc tế Cơ sở lý luận ội phạm ầu trao đổi kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề như nhau Biểu hiện của nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước và hợp tác quốc tế - Nhà nước kiên quyết dấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia - Quy định một số quy phạm bảo vệ lợi ích của cộng đồng thế giới (Chương 24 BLHS) - LHS ghi nhận và đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế.
  • 7. CHƯƠNG II. KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ I - KHÁI NIỆM ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ 1. Định nghĩa Đạo luật hình sự là văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, quy định về tội phạm, hình phạt cũng như các chế định khác liên quan đến việc xác định tội phạm và hình phạt đồng thời quy định nhiệm vụ và những nguyên tắc chung của luật hình sự Việt nam. 2. Phân tích ức đạo luật hình sự ội dung của ĐLHS ủ tục ban hành II - CẤU TẠO CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ 1. Cấu tạo của Bộ luật hình sự. 2. Cấu tạo của quy phạm pháp luật hình sự
  • 8. Quy phạm pháp luật phần chung: thường không có phần chế tài và đối với quy phạm định nghĩa thì không có phần giả định. QPPL phần các tội phạm: thường có 2 bộ phận là quy định và chế tài Quy định của QHPLHS: Là một bộ phận của QPPLHS, nêu ra hoặc nêu ra và mô tả một tội phạm nhất định Các loại quy định  Quy định giản đơn: chỉ nêu tên tội phạm, không mô tả các dấu hiệu của tội phạm;  Quy định mô tả: là quy định nêu ra tội phạm và mô tả các dấu hiệu đặc trưng của nó;  Quy định viện dẫn: là quy định nêu ra tội phạm nhưng muốn xác định các dấu hiệu của nó phải xem xét thêm các dấu hiệu khác của pháp luật. (viện dẫn đến 1 hoặc nhiều vbpl khác) Chế tài của QHPLHS ĐN: Là một bộ phận của QPPLHS, xác định loại và mức hình phạt đối với người thực hiện tội phạm đã nêu trong phần quy định. Loại chế tài : - Chế tài tương đối dứt khoát: nêu lên mức thấp nhất và mức cao nhất của một khung hình phạt (có trường hợp chỉ nêu mức cao nhất) - Chế tài lựa chọn: là loại chế tài trong đó Nhà làm luật nêu nhiều loại hình phạt để Toà án lựa chọn. III.HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ. 1. Hiệu lực theo không gian
  • 9. Định nghĩa: ệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt nam ệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam  Định nghĩa hiệu lực theo không gian Là hiệu lực trong khoảng không gian nhất định đối với một số người nhất định. a) Hiệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam Căn cứ pháp lý: Điều 5 BLHS quy định “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.” Nguyên tắc chi phối : nguyên tắc chủ quyền quốc gia  Khái niệm lãnh thổ Việt Nam: Theo Điều 1 Hiến Pháp 2013 và theo thông lệ quốc tế lãnh thổ VN bao gồm: Đất liền, Các hải đảo, Vùng biển, Vùng trời, Lãnh thổ di động gồm: Tàu hàng hải quân sự, máy bay quân sự mang cờ Việt nam đang ở bất cứ nơi nào, Tàu hàng hải dân sự dân sự và máy bay dân sự mang cờ VN đang ở hải phận quốc tế hoặc không phận quốc tế.
  • 10. Hành vi được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam Có các trường hợp: Hành vi phạm tội thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt nam Tội phạm được bắt đầu, hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam. Tóm lại Theo nguyên tắc chủ quyền quốc gia, đạo luật hình sự Việt nam có hiệu lực tuyệt đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt nam Biệt lệ: khoản 2 Điều 5 BLHS quy định về TNHS đối với những người được hưởng quyền miễn trừ tư pháp hình sự về ngoại giao, lãnh sự hoặc theo thông lệ quốc tế. - Những người được hưởng các quyền đặc miễn tư pháp hình sự về ngoại giao: ững người đứng đầu nhà nước; ủa chính phủ; ững người đứng đầu các cơ quan ngoại giao; ủa đoàn ngoài giao như đại sứ, tham tán đại sứ, bí thư, tùy viên,v.v.. (Công ươc Viên 1961 về ngoại giao và Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn từ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại VN ngày 23/8/93). - Những người được hưởng quyền ưu đãi mễn trừ về tư pháp hình sự theo thông lệ quốc tế: Vợ chồng hoặc con chưa thành niên của những người kể trên cũng được hưởng quyền đặc miễn tư pháp hình sự.
  • 11. b. Hiệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam * Căn cứ pháp lý: Điều 6 BLHS * Nguyên tắc chi phối: nguyên tắc quốc tịch * Nội dung: 1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam. 2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định. 2. Hiệu lực theo thời gian.
  • 12. - Nguyên tắc chung : Khoản 1 Điều 7 BLHS quy định: “Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi PT được thực hiện”  Điều luật có hiệu lực thi hành Là điều luật đã bắt đầu có hiệu lực và chưa chấm dứt hiệu lực thi hành. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực Thời điểm chấm dứt hiệu lực - Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của đạo luật hình sự: - Thời điểm chấm dứt hiệu lực của đạo luật hình sự - Xác định thời điểm thực hiện tội phạm Đối với tội phạm được thực hiện trong một khoảng thời gian thì toàn bộ quá trình thực hiện TP là thời điểm thực hiện TP. Điều luật được áp dụng là điều luật đang có hiệu lực thi hành vào thời điểm cuối cùng của việc thực hiện TP. IV.HIỆU LỰC HỒI TỐ TRONG LUẬT HÌNH SỰ. Định nghĩa: Hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự là hiệu lực của một đạo luật hình sự mới được áp dụng đối với những tội phạm đã xảy ra trước khi đạo luật đó có hiệu lực thi hành.  Nguyên tắc chung Về nguyên tắc, LHS không áp dụng hiệu lực hồi tố. Thể hiện ở:
  • 13. - Điều 2 BLHS - Nguyên tắc không có luật không có TP và HP Biệt lệ: Luật hình sự áp dụng hiệu lực hồi tố trong 2 trường hợp” - Vì lý do nhân đạo: khi đạo luật mới khoan hồng hơn - Vì mục đích cần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, XH, CD phạm tội Vấn đề hiệu lực hồi tố của BLHS năm 2015 Khoản 2 Điều 7 BLHS quy định: Điều luật không có lợi cho người PT không có hiệu lực hồi tố Khoản 3 Điều 7 BLHS quy định: Điều luật có lợi cho người PT có hiệu lực hồi tố. CHƯƠNG III. TỘI PHẠM I – KHÁI NIỆM VỀ TỘI PHẠM 1. CÁC KIỂU ĐỊNH NGHĨA VỀ TỘI PHẠM: Có hai kiểu định nghĩa về tội phạm: ịnh nghĩa hình thức về tội phạm “Tội phạm là hành vi vi phạm PLHS” ịnh nghĩa nội dung về tội phạm “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.” Định nghĩa tội phạm theo BLHS năm 2015: Khoản 1 Điều 8 BLHS 2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI PHẠM a. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
  • 14. * Định nghĩa: Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được thể hiện ở chỗ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. * Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính cơ bản của tội phạm và mang tính khách quan * Các căn cứ xác định tính nguy hiểm của tội phạm: - tính chất của QHXH bị xâm hạm; - tính chất của hành vi khách quan, trong đó có cả thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi; - tính chất, mức độ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại; - tính chất, mức độ lỗi; - tính chất động cơ, mục đích phạm tội. b. Tính có lỗi của tội phạm * Khái niệm lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Một hành vi bị coi là có lỗi nếu nó là kết quả của sự tự lựa chọn của chủ thể về việc thực hiện 1 hành vi trái PL khi họ có thể lựa chọn một xử sự khác phù hợp với PL * Tại sao lỗi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm?
  • 15. => Vì xuất phát từ quan niệm mục đích của HP là cải hoá người PT nên việc áp dụng biện pháp cưỡng chế HS chỉ có ý nghĩa khi một người đã có lỗi trong việc thực hiện 1 TP. Chính yếu tố này là điều kiện tiền đề cho quá trình cải hoá người PT. Người PT chỉ có thể chấp nhận sự giáo dục của XH chỉ khi họ có lỗi trong việc thực hiện 1 hành vi nguy hiểm cho XH. Trong thực tiễn cũng có thể gặp một số t/h không có lỗi trong việc gây thiệt hạ cho XH. T/h này không bị coi là TP (có thể là người gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng họ không có lỗi do không buộc phải thấy trước hậu quả gây thiệt hại => sự kiện bắt ngờ Điều 20 BLHS). c. Tính trái pháp luật hình sự * Biểu hiện của tính trái PLHS Tội phạm là hành vi vi phạm PLHS Khoản 2 Điều 11 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền quy định: “Không ai bị kết án vì một hành vi mà lúc họ thực hiện luật quốc gia hay quốc tế không coi là tội phạm”. Điều 2 BLHS VN quy định: “ Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”. * Tại sao tính trái pháp luật là một trong những đặc điểm của tội phạm? => Bảo đảm cho đường lối đấu tranh phòng chống TP được thống nhất Bảo đảm cho quyền chính đáng công dân, tránh khả năng xử lý tuỳ tiện các vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng
  • 16. * Mối quan hệ giữa tính trái pháp luật và tính nguy hiểm cho xã hội: Là quan hệ giữa hành thức và nội dung, trong đó tính trái PLHS là hình thức pháp lý của tính nguy hiểm cho XH. d. Tính phải chịu hình phạt * Các quan điểm khác nhau về tính phải chịu hình phạt. Ý kiến 1: Tính phải chịu HP không phải là đặc điểm của TP Vì có những trường hợp không phải chịu hình phạt như được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt... Ý kiến 2: Tính phải chịu HP là đặc điểm của TP ối quan hệ giữa các đặc điểm trong việc xác định tội phạm. Kết luận: nói TP có tính chịu hình phạt có nghĩa là bất cứ hành vi PT nào cũng đều bị đe dọa có thể phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. 3. Ý NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM VỀ TỘI PHẠM * Thể hiện bản chất của luật hình sự * Là cơ sở khoa học để quy định các chế định khác trong Phần Chung BLHS * Là cơ sở khoa học để quy định các tội phạm cụ thể. * Là cơ sở để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác. II – PHÂN LOẠI TỘI PHẠM Định nghĩa về phân loại tội phạm: Phân loại tội phạm là phân chia các tội phạm được qui định trong BLHS thành các nhóm (loại) khác nhau dựa trên những căn cứ xác định nhằm vào những mục đích nhất định.
  • 17. Quy định của BLHS năm 2015 về phân loại tội phạm Điều 9 BLHS quy định: Căn cứ phân loại tội phạm theo điều 9 BLHS * Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. * Căn cứ vào chế tài: mức tối đa của KHP quy định đối với tội phạm đo Các loại tội phạm theo điều 9 BLHS LOẠI TỘI PHẠM CĂN CỨ VÀO MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CHO XH CĂN CỨ VÀO MỨC CAO NHẤT CỦA KHP Tội ít nghiêm trọng Gây nguy hại không lớn cho XH Mức cao nhất của KHP quy định đ/v TP đó là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm II. Tội nghiêm trọng Gây nguy hại lớn cho XH Mức cao nhất của KHP quy định đ/v TP đó là từ trên 03 năm đến 07 năm tù III. Tội rất nghiêm trọng Gây nguy hại rất lớn cho XH Mức cao nhất của KHP quy định đ/v TP đó là từ trên 07 năm đến 15 năm tù IV. Tội đặc biệt nghiêm trọng Gây nguy hại đặc biệt lớn cho XH Mức cao nhất của KHP quy định đ/v TP đó là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử
  • 18. hình.  Ý nghĩa của sự phân loại tội pham theo điều 9 BLHS Có ý nghĩa trong việc cụ thể hoá chính sách hình sự trong xử lý tội phạm Là cơ sơ pháp lý cho việc xác định tội phạm Là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hình phạt và các biện pháp xử lý hình sự khác. Là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng nhiều quy định của pháp luật tố tụng hình sự như: tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp… III. TỘI PHẠM VÀ CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác: - Về nội dung: tội phạm có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội; các vi phạm pháp luật khác có tính nguy hiểm cho xã hội chưa đáng kể. - Về hình thức pháp ly: tội phạm được quy định trong BLHS; các VPPL khác được quy định trong các văn bản pháp luật khác. - Về hậu quả pháp ly: tội phạm phải chịu hình phạt; các VPPL khác phải chịu các biện pháp cưỡng chế khác nhưng không phải là hình phạt. CHƯƠNG 4 CẤU THÀNH TỘI PHẠM I – CÁC YẾU TỐ CỦA TỘI PHẠM
  • 19. CHỦ THỂ CỦA TP (Người,PNTM thực hiện TP) MẶT KHÁCH QUAN CỦA TP MẶT CHỦ QUAN CỦA TP Biểu hiện bên ngoài của TP Biểu hiện bên trong của TP (hành vi, hậu quả, quan hệ NQ, các TT khác) (Lỗi, mục đích, động cơ PT) KHÁCH THỂ CỦA TP Đối tượng bị tội phạm xâm hại II. CẤU THÀNH TỘI PHẠM. 1. Định nghĩa cấu thành tội phạm CTTP là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được qui định trong luật hình sư. 2. Các đặc điểm dấu hiệu của cấu thành tội phạm - Các dấu hiệu của CTTP đều do luật định - Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm có tính đặc trưng. - Các dấu hiệu của CTTP có tính bắt buộc. 3. Phân loại CTTP a. Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh:
  • 20. - CTTP cơ bản: là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác. - CTTP tăng nặng: là CTTP mà ngoài những dấu hiệu định tội còn có những dấu hiệu định khung tăng nặng - CTTP giảm nhe: là cấu thành tội phạm mà ngoài những dấu hiệu định tội còn có những dấu hiệu định khung giảm nhẹ Ý nghĩa cách phân loại dựa vào mức độ nguy hiểm *Trong hoạt động xây dựng pháp luật (Lập pháp). *Trong hoạt động áp dụng pháp luật: Định tội danh và khung hình phạt b. Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của CTTP: Các yếu tố TP Cấu thành vật chất Cấu thành hình thức Cấu thành cắt xén Khách thể Quan hệ XH bị TP xh Quan hệ XH bị TP xh Quan hệ XH bị TP xh Mặt khách quan Hành vi nguy hiểm Hậu quả nguy hiểm Hậu quả do luật định, không phụ thuộc vào hậu quả trên thực tế QHNQ giữa h/v và HQ Hành vi nguy hiểm Hành vi là dấu hiệu bắt buộc Một phần của hành vi thực tế hay một giai đoạn của hành vi Mặt chủ quan Lỗi cố ý hoặc vô ý Lỗi cố ý hoặc vô ý Lỗi cố ý hoặc vô ý Chủ thể của TP Người thực hiện TP Người thực hiện TP Người thực hiện TP
  • 21. Cơ sở quy định tội phạm có cấu trúc khác nhau * Ý nghĩa của cách phân loại theo cấu trúc cttp * Cách thức Nhà nước sử dụng để phân hóa TNHS. * Tạo cơ sở pháp lý thống nhất trong việc xác định thời điểm hoàn thành tội phạm 4. Mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành - Là mối quan hệ giữa hiện tượng và khái niệm - Là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức pháp ly của tội phạm. III - Ý NGHĨA CỦA CẤU THÀNH TỘI PHẠM - Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự. - CTTP là căn cứ pháp lý để định tội. CHƯƠNG 5 KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM I. KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM. ệm Định nghĩa Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. ể của tội phạm là: * Quan hệ XH Khi nắm chính quyền, g/c thống trị đều xác lập, bảo vệ, củng cố và thúc đẩy sự phát triển những QHXH phù hợp với lợi ích của g/c Nhà nước dùng đến PL trong đó có LHS để bảo vệ hệ thống QHXH đó bằng cách:
  • 22. - Trên cơ sở nội dung lợi ích g/c, Nhà nước xác định QHXH cần bảo vệ bằng PLHS - Nhà nước quy định TP là hành vi nguy hiểm cho hệ thống QHXH mà Nhà nước dùng LHS để bảo vệ Tội phạm là hành vi xâm hại đến QHXH mà Nhà nước muốn bảo vệ Đối tượng bị tội phạm xâm hại là QHXH được Nhà nước bảo vệ * Được LHS bảo vệ Không phải mọi QH trong đời sống XH đều là đối tượng bảo vệ của LHS. LHS chỉ bảo vệ một số QHXH được ghi nhận trong BLHS. (Điều 1 BLHS và Điều 8 BLHS). * Bị tội phạm xâm hại ủa khách thể của tội phạm. - Ý nghĩa chính trị: Làm rõ bản chất giai cấp của luật hình sự, bản chất chống đối xã hội của tội phạm. - Ý nghĩa lập pháp hình sự: Là cơ sở để xây dựng Phần các tội phạm BLHS. - Ý nghĩa áp dụng PLHS: + Là một trong bốn yếu tố CTTP - là dấu hiệu để định tội. + Khách thể của tội phạm là một trong những yếu tố quyết định tính nguy hiểm cho xã hội. 2. Các loại khách thể của tội phạm. a. Khách thể chung của tội phạm Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các QHXH được LHS bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm. Qui định tại Điều 1 và Điều 8 BLHS. Ý nghĩa chính trị : phản ánh bản chất giai cấp của LHS, một phần chính sách HS của Nhà nước b. Khách thể loại của tội phạm ể loại của tội phạm là nhóm QHXH có cùng tính chất được nhóm các qui phạm pháp luật hình sự bảo ve khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm.
  • 23. ịnh tại mỗi chương Phần Các tội phạm BLHS ập pháp HS: là cơ sở để xây dựng Phần Các tội phạm thành từng chương. c. Khách thể trực tiếp của tội phạm Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại. QHXH cụ thể: là QHXH thể hiện rõ nhất bản chất nguy hiểm cho XH của TP Mỗi TP thường có 1 khách thể trực tiếp. Một số ít tội có nhiều hơn. Quy định trong CTTP cụ thể Ý nghĩa của khách thể trực tiếp Là yếu tố thể hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Là căn cứ để gộp hoặc tách những loại hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể vào một hoặc nhiều tội danh và xếp chúng vào những chương nhất định trong BLHS. Là cơ sở để định tội danh. II. ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA TỘI PHẠM. 1. Khái niệm về đối tượng tác động của tội phạm Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các QHXH là khách thể bảo vệ của luật hình. Các bộ phận của khách thể Khách thể của TP = QHXH gồm 3 bộ phận: Chủ thể của QHXH Nội dung của QHXH là hoạt động của chủ thể khi tham gia vào các QHXH (quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các QHXH)
  • 24. Đối tượng của QHXH là các sự vật khác nhau cũng như các lợi ích mà qua đó các QHXH phát sinh và tồn tại (Hình thức vật chất của QHXH). * Một số loại đối tượng tác động của tội phạm Con người Các đối tượng vật chất. Hoạt động của chủ thể QHXH CHÚ Ý: - Cần nắm vững cơ chế xâm hại đến khách thể của TP thông qua việc tác động đến mỗi loại đối tượng tác động của TP - Phân biệt đối tượng tác động của tội phạm với khách thể của tội phạm. *Ý nghĩa của đối tượng tác động của tội phạm - Ý nghĩa định tội. Ý nghĩa định khung hình phạt. - Ý nghĩa quyết định hình phạt. CHƯƠNG VI MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM I. KHÁI NIỆM MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM 1. Khái niệm - Định nghĩa : MKQ của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
  • 25. MKQ của tội phạm bao gồm : Hành vi nguy hiểm cho xã hội Hậu quả nguy hiểm cho xã hội Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm như : thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm .v.v . . . 2. Ý nghĩa của mặt khách quan của tội phạm. - Ý nghĩa định tội. - Ý nghĩa định khung hình phạt. - Ý nghĩa quyết định hình phạt. - Ý nghĩa trong việc xác định mặt chủ quan của TP, trước hết là xác định lỗi và đánh giá mức độ lỗi của người phạm tội. II. HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM. ịnh nghĩa Khái niệm hành vi PT được hiểu trên 2 nghĩa: rộng và hẹp Nghĩa rộng: TP Nghĩa hẹp: dấu hiệu của MKQ Hành vi khách quan được hiểu là những xử sự cụ the của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các QHXH được LHS bảo vệ Hay nói cách khác Hành vi khách quan là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan mà mặt thực tế của nó được ý thức kiểm soát và sự điều khiển của ý chí Hành vi được kiểm soát bởi ý chỉ có nghĩa là: thể hiện sự nhận thức của con người về ý nghĩa XH của hành vi – nhận thức được hành vi của mình thực hiện là nguy hiểm cho XH. Hành vi được điều khiển của ý chí nghĩa là việc thực hiện hành vi đó là kết quả của sự tự do lựa chọn xử sự của chủ thể.
  • 26. ặc điểm của hành vi khách quan. Hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và có ý chí Phân tích: Biểu hiện của con người được coi là hành vi khi xử sự của con người có sự tham gia của ý thức và ý chí. Những biểu hiện của con người thể hiện ra thế giới khách quan nhưng chủ thể không thể nhận thức và điều khiển được hoặc tuy nhận thức được nhưng không điều khiển được thì không được coi là hành vi trong nghĩa pháp lý HS Luật hình sự phân biệt các trường hợp MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT CỦA Ý THỨC VÀ Ý CHÍ MỨC ĐỘ TNHS 1. Hành vi được thực hiện trong sự kiểm soát hoàn toàn của ý thức và ý chí TNHS trọn vẹn 2. Hành vi được thực hiện tuy trong sự kiểm soát của ý thức và ý chí nhưng ở mức độ hạn che vì nguyên nhân khách quan TNHS hạn chế 3. Biểu hiện của con người ra thế giới khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức và ý chí TNHS được loại trừ Các trường hợp biểu hiện của con người không coi là hành vi trong nghĩa pháp lý hình sự Biểu hiện của con người không có sự chủ định như phản xạ không điều kiện, mộng du, phản ứng trong tình trạng choáng v.v.. Biểu hiện của con người trong tình trạng bị rối loạn tinh thần nghiêm trọng làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
  • 27. Biểu hiện của con người trong tình trạng bất khả kháng Biểu hiện của con người trong tình trạng bị cưỡng bức 2. Các hình thức thể hiện của hành vi khách quan Hành động phạm tội là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể đã làm một việc bị pháp luật cấm. Không hành động phạm tội là hình thức biểu hiện của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm. * Điều kiện xác dịnh không hành động PT: Điều kiện 1 : Có nghĩa vụ pháp ly thực hiện công việc nhất định. ịnh ẩm quyền quyết định trên cơ sở áp dụng PL ắn liền với chức năng nghề nghiệp do PL quy định ừ hợp đồng ừ xử sự trước đó của chủ thể Điều kiện 2: Có khả năng và điều kiện để thực hiện nghĩa vụ pháp luật của mình nhưng họ đã không thực hiện. 4. Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan - Tội ghép : Là tội mà mặt khách quan của nó được hình thành bởi nhiều hành vi khách quan khác nhau xảy ra đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau. - Tội kéo dài : Là tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra không gián đoạn trong khoảng thời gian dài.
  • 28. - Tội liên tục : là tội phạm có hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, xâm hại cùng một khách thể và đều bị chi phối bởi ý định phạm tội cụ thể thống nhất. Cần phân biệt tội liên tục với t/h phạm tội nhiều lần Phạm tội nhiều lần là thực hiện một TP mà trước đó chủ thể đã PT đó ít nhất là 1 lần và chưa bị XX III. HẬU QUẢ NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI 1. Đinh nghĩa. Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Thiệt hại gây ra cho khách thể thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành QHXH là KT của TP 2. Các loại hậu quả của tội phạm. Vật thể => Thiệt hại về vật chất KT của KT của TP = QHXH => Chủ thể của QH => Thiệt hại về thể chất Hoạt động bình thường của chủ thể => Thiệt hại về tinh thần 3. Ý nghĩa của hậu quả của tội phạm. Hậu quả nguy hiểm cho XH có nội dung và ý nghĩa không giống nhau trong các CTTP khác nhau - Ý nghĩa định tội hoặc xác định tội phạm hoàn thành. - Ý nghĩa định khung hình phạt.
  • 29. - Ý nghĩa quyết định hình phạt. IV. VẤN ĐỀ QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG LUẬT HÌNH SỰ 1. Định nghĩa Mối quan hệ nhân quả trong LHS được hiểu là mối liên hệ giữa một hiện tượng là hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là nguyên nhân với một hiện tượng là hậu quả nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là kết quả. 2. Ý nghĩa của mối quan hệ nhân quả - Ý nghĩa định tội. - Ý nghĩa định khung hình phạt. - Ý nghĩa quyết định hình phạt. 3. Các căn cứ xác định mối quan hệ nhân quả ật phải nguy hiểm cho XH, trái PLHS và xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian. ữa hành vi và HQ phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu Quan hệ nội tại: Hành vi trái pháp luật độc lập trong mối liên hệ tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu qua nguy hiểm cho xã hội. 4. Các dạng mối quan hệ nhân quả Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp Là dạng quan hệ nhân quả trong đó chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
  • 30. Quan hệ nhân quả kép trực tiếp Là dạng quan hệ nhân quả trong đó có nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân để gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. V. NHỮNG NỘI DUNG BIỂU HIỆN KHÁC CỦA MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM - Công cụ, phương tiện phạm tội; - Phương pháp, thủ đoạn phạm tội; - Thời gian phạm tội; - Địa điểm phạm tội; - Hoàn cảnh phạm tội; CHƯƠNG 7 CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM I – KHÁI NIỆM CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM 1. ĐỊNH NGHĨA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM Chủ thể của tội phạm là người (có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định), pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Chú ý: cần phân biệt chủ thể của tội phạm với chủ hể của quan hệ PLHS: bao gồm cả nhà nước và người phạm tội 2. PHÂN TÍCH * Theo luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phạm là cá nhân, pháp nhân thương mại. * Chủ thể của tội phạm là cá nhân phải là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. * Vấn đề TNHS của người đại diện của pháp nhân thực hiện TP vì lợi ích của pháp nhân - Theo luật hiện hành
  • 31. - Theo PLHS của một số nước khác 3. Ý NGHĨA CỦA CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM Ý nghĩa quan trọng: - Trong việc phân biệt các trường hợp phạm tội và không phạm tội - Trong việc định tội, phân biệt tội này với tội khác (chủ thể đặc biệt). II – CÁC DẤU HIỆU CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM LÀ CÁ NHÂN 1. NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SƯ ịnh nghĩa Năng lực TNHS là khả năng của một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình va điều khiển được hành vi đó. Người có năng lực TNHS là người không rơi vào tình trạng không có năng lực TNHS theo quy định tại Điều 21 BLHS. ạng không có năng lực chịu tnhs Điều 21 BLHS quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu TNHS”. Tiêu chuẩn xác định tình trạng không có năng lực chịu tnhs Người trong tình trạng không có năng lực TNHS phải có 2 tiêu chuẩn sau : * Tiêu chuẩn y học: Phải là người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm rối loạn tâm thần * Tiêu chuẩn tâm lý (pháp lý): Tình trạng rối loạn tinh thần phải trầm trọng đến mức rơi vào một trong các trường hợp sau: - Mất khả năng nhận thức tính chất XH của hành vi - Mất khả năng điều khiển hành vi
  • 32. Chú ý: Ngưởi mắc bệnh tâm thần không rơi vào một trong hai t/h nêu trên thì vẫn phải chịu TNHS do hành vi nguy hiểm mà ho thực hiện. Tình trạng bệnh tật là tình tiết giảm nhẹ TNHS * Năng lực TNHS trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích Điều 13 BLHS quy định: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc dùng chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu TNHS”. Tại sao người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc dùng chất kích thích mạnh khác vẫn phải chịu TNHS? 2. TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ở quy định tuổi chịu TNHS * Trình độ phát triển tâm, sinh lý của người chưa thành niên của mỗi quốc gia * Chính sách xử lý người chưa thành niên phạm tội của mỗi quốc gia. ổi chịu TNHS theo điều 12 BLHS năm 2015 "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau. ổi chịu TNHS * Theo giấy khai sinh tính theo tuổi tròn (theo ngày sinh) * Không có giấy khai sinh: - Xác dịnh được tháng và năm sinh thì ngày cuối cùng của tháng là ngày sinh - Xác định chỉ được năm sinh thì ngày cuối cùng của năm sinh là ngày sinh
  • 33. (Xem Nghị Quyết 02 ngày 05.01.1986 của HĐTP TANDTC). II. CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM ịnh nghĩa: Chủ thể đặc biệt của tội phạm là người ngoài các dấu hiệu của chủ thể thường (có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS) còn có thêm dấu hiệu đặc biệt. ột số đặc điểm về nhân thân của chủ thể đặc biệt: - Các đặc điểm liên quan đến chức vụ, quyền hạn. - Các đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc. - Các đặc điểm liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện. - Các đặc điểm về tuổi. - Các đặc điểm về giới tính. - Các đặc điểm về quan hệ gia đình, họ hàng v.v.. ủa dấu hiệu của chủ thể đặc biệt - Là dấu hiệu định tội khi CTTP cơ bản của tội phạm quy định chủ thể đặc biệt. - Là dấu hiệu định khung hình phạt trong khi CTTP định khung quy định. Chú ý: Trong các vụ án đồng phạm, dấu hiệu chủ thể đặc biệt chỉ đòi hỏi bắt buộc đối với người thực hành. Những người đồng phạm khác không bắt buộc phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. III. VẤN ĐỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ ịnh nghĩa: Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự là tổng hợp các đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS của họ. ặc điểm của nhân thân người phạm tội những đặc điểm : - Phản ánh dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm.
  • 34. - Phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thông qua ảnh hưởng đến mức độ lỗi của người phạm tội. - Phản ánh khả năng tiếp nhận sự cải tạo, giáo dục. - Phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người PT đáng được khoan hồng ủa việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội: - Ý nghĩa định tội. - Ý nghĩa định khung hình phạt. - Ý nghĩa quyết định hình phạt. CHƯƠNG VIII MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM I - KHÁI NIỆM 1. Định nghĩa Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm ly của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện và hậu qua do hành vi đó gây ra. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các dấu hiệu: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. 2. Ý nghĩa của mặt chủ quan của tội phạm - Ý nghĩa định tội. - Ý nghĩa quyết định hình phạt. II. LỖI 1. Khái niệm về lỗi Lỗi được xem xét dưới 2 khía cạnh:
  • 35. Khía cạnh xã hội: hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Khía cạnh tâm lý (pháp lý): Lỗi là thái độ của con người đối với hành vi nguy hiểm cho XH của mình và đối với hậu qua do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý Giới thiệu các hình thức lỗi Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý của yếu tố lý trí và ý chí có hai hình thức: cố ý và vô ý - Lỗi cố ý gồm 2 loại: + Cố ý trực tiếp + Cố ý gián tiếp - Lỗi vô ý gồm 2 loại: + Vô ý vì quá tự tin + Vô ý vì cẩu thả 2. Các loại lỗi a. Lỗi cố ý trực tiếp (Khoản 1 Điều 10 BLHS) ố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. ấu hiệu pháp lý của lỗi cố ý trực tiếp Về lý trí : - Đối với hành vi - nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho XH của hành vi - Đối với hậu quả - thấy trước hậu quả của hành vi đó tất yếu hoặc có thể xảy ra . Về ý chí : người cố ý trực tiếp mong muốn hậu quả phát sinh. b. Lỗi cố ý gián tiếp (Khoản 2 Điều 10 BLHS) ĐN: Cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
  • 36. Dấu hiệu pháp lý của lỗi cố ý gián tiếp Về lý trí : - Đối với hành vi - nhận thức được tính chất nguy hiểm cho XH của hành vi - Đối với hậu quả - thấy trước được hậu quả của hành vi đó có the xảy ra Về ý chí : không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho XH xảy ra nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. c. Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin (điều 11 BLHS) ĐN: Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu qua nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu qua đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện được và đã gây ra hậu quả nguy hại đó. Dấu hiệu pháp lý của lỗi vô ý vì quá tự tin Về lý trí : - Đối với hành vi: nhận thức được tính chất nguy hiểm cho XH của hành vi của mình nhưng ở mức độ hạn che - Đối với hậu quả:thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra. Về ý chí: không mong muốn gây ra hậu quả nguy hiểm cho XH. d. Lỗi vô ý phạm tội vì cẩu thả (điều 11 BLHS) ĐN: Vô ý phạm tội vì cầu thả là lỗi trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước (hậu qủa này). ấu hiệu pháp lý của lỗi vô ý do cẩu thả ấu hiệu 1: Người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình gây ra. * Do cẩu tha mà - Không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho XH - Không thấy trước hậu quả của hành vi đó
  • 37. * Việc không thấy trước HQ có thể là: - Không nhận thức được mặt thực tế của hành vi - Tuy nhận thức được mặt thực tế của hành vi nhưng không nhận thức được khả năng gây ra HQ nguy hiểm cho XH ấu hiệu 2: Người phạm tội phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. - Nghĩa vụ thấy trước HQ nguy hiểm cho XH (được xác định trên cơ sở nghĩa vụ tuân thủ các quy tắc an toàn chung trong XH) - Có đủ điều kiện để thấy trước HQ nguy hiểm cho XH (được xác định trên cơ sở các điều kiện khách quan và chủ quan của người có hành vi) 3. Trường hợp hỗn hợp lỗi ờng hợp trong cấu thành tội phạm có hai loại lỗi (cố ý và vô ý) được quy định đối với các tình tiết khách quan khác nhau. Nghĩa là người phạm tội: - Cố ý đối với hành vi và dự kiến một HQ tương ứng do hành vi đó gây ra - Vô ý với HQ. HQ xảy ra trên thực tế đã vượt ngoài dự kiến của người PT 4. Sự kiện bất ngờ Điều 20 BLHS quy định: "Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sư". III. ĐỘNG CƠ VÀ MỤC ĐÍCH PHẠM TỘI 1. Động cơ phạm tội - Định nghĩa: Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý. - Phân biệt: động cơ phạm tội với động cơ của xử sự. - Ý nghĩa của dấu hiệu động cơ phạm tội
  • 38. Ý nghĩa định tội Ý nghĩa định khung hình phạt. Ý nghĩa quyết định hình phạt. 2. Mục đích phạm tội - Định nghĩa: mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt khi thực hiện hành vi phạm tội. - Ý nghĩa của dấu hiệu mục đích phạm tội: Ý nghĩa định tội. Ý nghĩa định khung hình phạt. ết định hình phạt. IV. SAI LẦM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SAI LẦM ĐỐI VỚI TNHS 1. Sai lầm về pháp luật Là sự hiểu lầm của con người về tính chất pháp lý của hành vi của mình. 2. Sai lầm về thực tế Là sự hiểu lầm cuả con người về những tình tiết thực tế của hành vi của mình. Các trường hợp sai lầm về sự việc + Sai lầm về khách thể: Là sai lầm của chủ thể về tính chất của quan hệ xã hội là đối tượng của hành vi của mình. + Sai lầm về đối tượng :Là sai lầm của chủ thể về đối tượng tác động khi thực hiện tội phạm. + Sai lầm về quan hệ nhân quả : là sai lầm của chủ thể trong việc đánh gia sự phát triển của hành vi đã thực hiện của mình.
  • 39. + Sai lầm về công cụ, phương tiện : là sai lầm của chủ thể về tính chất của công cụ, phương tiện sử dụng khi thực hiện hành vi. CHƯƠNG IX. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM TỘI PHẠM HOÀN THÀNH 1. Định nghĩa: là trường hợp hành vi phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm  Xác định hoàn thành dựa vào mặt pháp lý, không phụ thuộc vào thực tế 2. Xác định thời hoàn thành đối với tội phạm có cấu thành vật chất: - TP hoàn thành khi hậu quả của TP đã xảy ra vì CTTP vật chất có dấu hiệu hậu quả thiệt hại. VD: đối với tội giết người thì TP hoàn thành khi có hậu quả là chết người. 3. Xác định thời điểm hoàn thành đối với TP có cấu thành hình thức: - Khi hành vi được mô tả trong CTTP đã được thực hiện VD: tội cướp ts khi xảy ra hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực + cướp; tội hiếp dâm xảy ra khi có hành vi dùng vũ lực và giao cấu.  Tất cả những hành vi trong cấu thành đều được thực hiện. 4. Xác định thời điểm hoàn thành TP đối với TP có cấu thành tội phạm cắt xén: - Khi có bất kì hành vi hay hoạt động hướng tới thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại được mô tả trong CTTP. 5. Lưu ý: - Thời điểm TP hoàn thành # với thời điểm kết thúc. - TP kết thúc: là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt. (đánh giá mặt thực tế). - Hai thời điểm TP hoàn thành và thời điểm kết thúc TP có thể trùng nhau. [Dựa vào thời điểm TP kết thúc này dùng để xác định đồng phạm, phòng vệ chính đáng, thời hiệu truy cứu TNHS].
  • 40. TỘI PHẠM CHƯA HOÀN THÀNH: TP chưa hoàn thành gồm: Phạm tội chưa đạt, chuẩn bị phạm tội TP hoàn thành thì mặc nhiên có lỗi vô ý hoặc cố ý gián tiếp. (vì TP hoàn thành đã thỏa mãn CTTP => Có TP). Đối với TP chưa hoàn thành chỉ áp dụng đối với tội cố ý trực tiếp. A. PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT: 1. Khái niệm: là trường hợp hành vi phạm tội đã thực hiện chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong CTTP vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. (Điều 15 BLHS) 2. Các dấu hiệu: - Dấu hiệu 1: Người PT bắt đầu thực hiện TP (phân biệt với chuẩn bị phạm tội): + Người PT đã thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP VD: khi đâm chém, bắn (điều 123 BLHS). + Người PT thực hiện hành vi (cả mặt chủ quan và khách quan) đi liền trước hành vi được mô tả trong CTTP và kế liền là hình vi được mô tả trong CTTP VD: nhặt dao để đâm, lắp đạn để bắn, gài nỏ để bắn... - Dấu hiệu 2: Người PT chưa thực hiện TP đến cùng – nghĩa là chưa thoả hết dấu hiệu của cấu thành: + hành vi chưa thảo mãn hết các dấu hiệu của CTTP, xảy ra theo các dạng sau: Chủ thể TP chưa thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP mà thcuwj hiện hành vi đi liền trước VD: mới tính cầm dao đâm mà đã bị bắt Chủ thể TP đã thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP mà chưa thực hiện hết. VD: vật ngã người khác nhưng chưa thực hiện hành vi giao cấu Chủ thể của TP đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP nhưng chưa gây ra hậu quả thiệt hại được mô tả trong CTTP
  • 41. VD: đâm không chết - Dấu hiệu 3: Người PT chưa thực hiện TP đến cùng do các nguyên nhân ngoài ý muốn. (phân biệt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội). + Người phạm tội vẫn muốn thực hiện hành vi phạm tội (cố ý để đạt được mục đích phạm tội) nhưng thực hiện chưa đến cùng vì những nguyên nhân khách quan như: Bị nạn nhân chống trả (phòng vệ chính đáng) hay tránh được, hay được người khác ngăn chặn (có thể là phong vệ chính đáng), hay trở ngại xuất phát từ công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm 3. Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt: a. Căn cứ vào THÁI ĐỘ TÂM LÝ của người phạm tội đối với HÀNH VI mà họ đã thực hiện: Phạm tội chưa đạt CHƯA HOÀN THÀNH: là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn mà chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả thiệt hại được mô tả trong CTTP. VD: do ghen ăn tức ở mà B đã đâm A, nhưng A né được nên trúng vào tay thì B bị bắt giữ. Trường hợp này B chưa thực hiện được các hành vi cho là cần thiết để đạt được mục đích giết chết B Phạm tội chưa đạt ĐÃ HOÀN THÀNH: là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội đã thực hiện HẾT CÁC HÀNH VI được mô tả trong CTTP nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn mà hậu quả đó không xảy ra. VD: A định gài mìn nổ chết B, nhưng mìn không nổ vì hư kíp nổ. 4. Căn cứ vào TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT của nguyên nhân dẫn đến việc chưa đạt: CHƯA ĐẠT VÔ HIỆU: - Trường hợp 1: Đối tượng tác động không có (két sắt không còn vàng), đối tượng tác động không có tinh chất mà người phạm tội nhầm tưởng là có (đưa hối lộ cho người nhầm tưởng là có chức vụ, quyền hạn nhưng thực tế thì không).
  • 42. - Trường hợp 2: người phạm tội sử dụng nhằm công cụ, phương tiện (ví dụ mua thuốc độc, nhưng gặp thuốc giả).  Tóm lại, Người phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS về tội phạm chưa đạt (điều 15 BLHS, căn cứ tại Điều 57 BLHS). Vì Người phạm tội đã thực hiện hành vi (khách quan) được mô tả trong CTTP, nhưng chưa thực hiện đến cùng vì những nguyên nhân khách quan mà về mặt chủ quan (lỗi cố ý trực tiếp) họ mong muốn gây ra thiệt hại để đạt được mục đích. B. CHUẨN BỊ PHẠM TỘI: (điều 14 BLHS) 1. Khái niệm: Chuẩn bị phạm tội là HÀNH VI TẠO ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT cho việc thực hiện tội phạm mà chưa chưa thực hiện tội phạm vì nguyên nhân ngoài ý muốn của họ.  Khác với phạm tội chưa đạt là do người phạm tội mới dừng lại ở bước thực hiện những hành vi nhầm tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm (chưa thực hiện các hành vi được mô tả trong CTTP). 2. Phân biệt thời điểm sớm nhất và thời điểm muộn nhất của chuẩn bị phạm tội: - Thời điểm sớm nhất của chuẩn bị phạm tội: là thời điểm người phạm tội bắt đầu có hành vi tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội có thể xảy ra được thuận lợi, dễ dàng hơn. - Thời điểm muộn nhất của chuẩn bị phạm tội: là thời điểm trước khi người phạm tội thực hiện các hành vi đi liền trước hoặc hành vi được mô tả trong CTTP. (phân biệt với phạm tội chưa đạt). - Các hành vi tạo điều kiện như: + chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội + chuẩn bị kế hoạch thực hiện tội phạm + thăm dò địa điểm, tiếp cận nạn nhân + loại trừ trước các trở ngại khách quan.... 3. Vấn đề về TNHS: (xem tại Khoản 2 Điều 14 BLHS):
  • 43. - Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì TNHS chỉ được đặt ra đối với tội giết người (điều 123 BLHS) và tội cướp tài sản (điều 168 BLHS). - Nếu hành vi chuẩn bị PT lại cấu thành một tội độc lập thì họ phải chịu TNHS về tội đó. VD: như mua vũ khí về tàng trữ để chuẩn bị giết người thì thỏa mãn CTTP tại Điều 304 BLHS về tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng. TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI: (điều 16 BLHS) 1. Định nghĩa: là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì ngăn cản 2. Điều kiện áp dụng: - Thời điểm: chỉ có thể xảy ra khi còn là chuẩn bị phạm tội hoặc tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành. - Tính chất tự nguyện: không thực hiện là phải tự mình và không có gì ngăn cản (không phải vì nguyên nhân khách quan mà là do động lực bên trong) - Dứt khoát: có sự từ bỏ hẳn ý định mà không phải là việc tạm dừng để sau đó thực hiện tiếp tội phạm. 3. TNHS: - Được miễn TNHS - Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ các dấu hiệu của CTTP của một tội khác thì phải chịu TNHS về tội đó. VD: Khi tự ý nửa chừng chấm dứt thực hiện tội phạm giết người được quy định tại Điều 123 BLHS nhưng nếu thỏa mãn các dấu hiệu được mô tả trong CTTP của tội cố ý gây thương tích tại điều 134 BLHS thì vẫn phải chịu TNHS. CHƯƠNG X. ĐỒNG PHẠM Ngoài hành vi thực hiện tội phạm thì hành vi tổ chức, xúi dục, giúp sức được mô tả trong CTTP của các tội CỐ Ý.
  • 44. I. KHÁI NIỆM: 1. Định nghĩa đồng phạm: Điều 17 BLHS quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” 2. Các dấu hiệu của Đồng phạm: a. Mặt khách quan: - Có từ 2 người trở lên và hai người này PHẢI CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỀN NĂNG LỰC TNHS (nhận thức, khả năng điều khiển hành vi, đủ tuổi chịu TNHS) => tức không thuộc trường hợp loại trừ TNHS. - Cùng thực hiện tội phạm: phải tham gia vào TP với việc thực hiện 1 trong 4 hành vi sau: + hành vi thực hiện TP => Người thực hành. + hành vi tổ chức thực hiện TP => Người tổ chức + hành vi xúi giục người khác thực hiện TP => Người xúi giục + hành vi giúp sức người khác thực hiện TP => Người giúp sức.  Trong vụ án đồng phạm có thể có cả 4 hành vi hoặc chỉ có 1 hành vi. Người tham gia có thể từ khi bắt đầu hoặc đang diễn ra mà chưa kết thúc b. Mặt chủ quan: - Người PT đều phải có LỖI CỐ Ý (cả trực tiếp và gián tiếp). Ngoài ra còn có mục đích PT Về mặt lí trí Về mặt ý chí - Mỗi người đều biết hành vi cảu mình có tính nguy hiểm cho XH và đều biết người khác cũng có hành vi như vậy cùng với mình. - Mỗi người đồng phạm đòi hỏi thấy trước hậu quả thiệt hại của TP mà họ tham gia. - Người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả thiệt hại xảy ra.
  • 45. Lưu ý: nếu chỉ biết hành vi của mình gây thiệt hại cho XH mà KHÔNG BIẾT người khác cũng có hành vi như vậy với mình => KHÔNG LÀ ĐỒNG PHẠM. Lưu ý: những trường hợp không mong muốn CÓ SỰ LIÊN KẾT HÀNH VI ĐỂ CÙNG GÂY HẬU QUẢ THIỆT HẠI => KHÔNG LÀ ĐỒNG PHẠM. - Dấu hiệu mục đích phạm tội: + đối với những TP mà mục đích là dấu hiệu được mô tả trong CTTP. Mục đích: không bắt buộc cùng mục đích. Chỉ đòi hỏi dấu hiệu cùng mục đích trong trường hợp mục đích là dấu hiệu bắt buộc của TP đó Động cơ: không phải là dấu hiệu bắt buộc trong đồng phạm. II. CÁC LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM. (k3 điều 17 BLHS). 1. Người thực hành: là người TRỰC TIẾP THỰC HIỆN TP. Trường hợp 1: Là tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Có 2 người cùng tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP, được gọi là người đồng thực hành khi => tổng hợp hành vi của họ phải có đủ dấu hiệu của CTTP ( không nhất thiết mỗi người phải thực hiện hết các hành vi được mô tả trong CTTP). Vd: A và B hiếp dâm C. A giữ nạn nhân cho B hiếp. Đối với trường hợp người thực hành phải là chủ thể đặc biệt của tội phạm thì người còn lại chỉ đóng vai trò là người giúp sức A và B (nữ) khống chế C, B giữ nạn nhân cho A giao cấu C (nữ) giết con mới đẻ có sự giúp sức của chồng. Trường hợp 2: không tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Thông qua tác động cố ý tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP nhưng họ không phải chịu TNHS
  • 46. cùng với người đã tác động. Người đã thực hiện hành vi không phải chịu TNHS: - Chưa đủ tuổi chịu TNHS - Không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý do sai lầm - Được loại trừ TNHS do bị cưỡng bức tinh thần  Người thực hành là người giữ vai trò quan trọng. 2. Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thự hiện TP - Người chủ mưu: là người đề ra những âm mưu, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm. - Người cầm đầu: là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm. - Người chỉ huy: là người điều khiển trực tiếp của nhóm có vũ trang hoặc bán vũ trang  Đánh giá vai trò: nguy hiểm nhất. 3. Người xúi giục: là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Bản chất của xúi giục: tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác, khiến họ phạm tội. a. Các đặc điểm của hành vi xúi giục Hành vi xúi dục phải trực tiếp nghĩa là nhằm vào một số người nhất định nhằm đưa đến việc PT Hành vi xúi dục phải cụ thể nghĩa là phải nhằm gây ra việc thực hiện một tội phạm nhất định b. Vai trò của người xúi giục
  • 47. Mức độ nghiêm trọng của hành vi xúi giục tuỳ thuộc vào: - Bản chất của người xúi giục và người bị xúi giục - Mối quan hệ giữa họ - Thủ đoạn tác động So sánh với vai trò của các đồng phạm khác 4. Người giúp sức: a. Định nghĩa: là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm b. Phân tích ạo những điều kiện tinh thần: là hành vi cung cấp những gì không mang tính vật chất nhưng cũng có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện TP (Giúp sức về tinh thần: chỉ dẫn, góp ý, cung cấp tình hình...). ạo những điều kiện vật chất: là cung cấp công cụ, phương tiện hoặc khắc phục trở ngại tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện TP (giúp sức về vật chất) Dạng đặc biệt: Hứa hẹn trước (hoặc khi TP đang diễn ra) sẽ che dấu người PT, che dấu vật chứng, hoặc tiêu thụ tài sản mà có sau khi tội phạm được thực hiện ểm nhất trong các đồng phạm - Giúp sức được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, III. CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM: 1. Xét mặt chủ quan: - Đồng phạm không có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm trong đó không có sự thảo thuận, bàn bạc trước với nhau về tội mà họ cùng thực hiện.  Những người đồng phạm đồng ý với nhau về TP sẽ thực hiện tại nơi TP sẽ xảy ra và thực hiện ngay TP đó hoặc là trường hợp đồng phạm được hình thành khi có người đang thực hiện TP.
  • 48. - Đồng phạm có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm, trong đó những người đồng phạm đã có sự thảo thuận bàn bạc trước với nhau. 2. Xét dấu hiệu khách quan: - Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người tham gia đều giữ vai trò là người thực hành. - Đồng phạm phức tạp là trong đó những người tham gia giữ vai trò khác nhau. 3. Phạm tội có tổ chức: ịnh nghĩa: Là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (K.2 Đ.17 BLHS) Sự câu kết chặt chẽ được hiểu: - Về phương diện khách quan: có sự phân hoá vai trò giữa các đồng phạm, phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, các đồng phạm đã có sự thống nhất phương án phối hợp trong khi thực hiện tội phạm - Về phương diện chủ quan: Ý thức liên kết với nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc thực hiện TP (Xem Nghị quyết 01/HĐTP TATC 19/4/1989) IV - VẤN ĐỀ TNHS TRONG ĐỒNG PHẠM 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN XÁC ĐỊNH TỘI PHẠM CẤU THÀNH TỘI ĐỘC LẬP - Chủ thể đặc biệt - Xác định giai đoạn thực hiện TP trong đồng phạm Người đồng phạm không thực hiện được tội phạm đến cùng do những nguyên nhân khách quan thì người thực hành thực hiện đến giai đoạn nào thì TNHS đến đó. Nếu người bị xúi giục không nghe theo, sự xúi giục không có kết quả thì chỉ riêng người xúi giục phải chịu TNHS về tội phạm mà họ muốn xúi giục.
  • 49. Nếu người giúp sức giúp người khác thực hiện TP nhưng người này không thực hiện TP đó hoặc không sử dụng sự giúp sức thì người giúp sức phải chịu TNHS về tội mà họ muốn giúp sức. - Tự ý nửa chừng chấm dứt việc PT trong đồng phạm: áp dụng đối với người đã tự ý nữa chừng chấm dứt việc PT 2. Các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm a. Nguyên tắc chịu TN chung về toàn bộ tội phạm ất cả các đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội danh, theo cùng điều luật và trong phạm vi những chế tài tương ứng mà điều luật đó quy định ắc chung về việc truy cứu TNHS, quyết định HP, thời hiệu được áp dụng chung cho tất cả các đồng phạm c. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập ững ngưòi đồng phạm không phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người thực hành ủa người tổ chức, xúi dục, giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện TP vẫn phải chịu TNHS ững tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS của đồng phạm nào chỉ áp dụng cho người đó. ệc miễn TNHS hoặc miễn HP đối với đồng phạm này không loại trừ TNHS của các đồng phạm khác ủa người tổ chức, xúi dục, giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện TP vẫn phải chịu TNHS