SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  34
Télécharger pour lire hors ligne
1
ACUTE PNEUMONIA - VIÊM PHỔI CẤP TÍNH........................................................................2
1 Viêm phổi cộng đồng là gì và nó được định nghĩa như thế nào?.................................. 2
2 Bệnh nguyên của viêm phổi cộng đồng là gì?...................................................................4
3 Tiêu chuẩn nào để nhập viện cho bệnh nhân viêm phổi cộng đồng?..........................5
4 Bệnh nhân như thế nào thì cần nhập vào khoa chăm sóc tích cực?............................ 6
5 Các bệnh nguyên chính nào gây ra viêm phổi cộng đồng?.............................................7
6 Chẩn đoán viêm phổi cộng đồng như thế nào?............................................................... 9
7 Kỹ thuật nào được sử dụng để phát hiện tình trạng thâm nhiễm phổi?.................. 11
8 Kỹ thuật nào dùng để xác định các nguyên nhân gây bệnh ở bệnh nhân viêm phổi
cộng đồng mức độ nặng?......................................................................................................12
9 Làm sao để chọn liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm phù hợp và khi nào thì
quyết định sử dụng liệu pháp kháng sinh đó?...................................................................13
10 Thời gian trị liệu kháng sinh nên kéo dài bao lâu?......................................................15
11 Khi nào thì thay thế kháng sinh tĩnh mạch bằng kháng sinh đường uống?............16
12 Làm sao để biết trị liệu đã thất bại? Các yếu tố liên quan và bệnh nguyên nào đưa
đến thất bại với trị liệu?........................................................................................................16
13 Khi nào bệnh nhân có thể được chuyển ra khỏi khoa chăm sóc tích cực?...........17
14 Yếu tố nguy cơ nào liên quan đến các tác nhân kháng thuốc đối với viêm phổi
cộng đồng?...............................................................................................................................18
15 Cách chính yếu để ngừa được viêm phổi cộng đồng?................................................ 19
16 Viêm phổi bệnh viện và Viêm phổi do thở máy là gì?................................................ 20
17 Tiêu chuẩn nào nên được dùng để bắt đầu dùng kháng sinh kinh nghiệm đối với
viêm phổi bệnh viện hoặc viêm phổi do thở máy?...........................................................21
18 Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm đối với viêm phổi do thở máy như thế nào?22
19 Trị liệu kháng sinh kinh nghiệm của viêm phổi bệnh viện (không do thở máy) là
gì?..............................................................................................................................................24
20 Trị liệu kháng sinh thoe kinh nghiệm trong viêm phổi bệnh viện hoặc viêm phổi
do thở máy kéo dài bao lâu?.................................................................................................25
21 Vai trò của trị liệu kháng sinh đường hít [khí dung]?.................................................26
22 Tình trạng đa kháng thuốc là gì?....................................................................................26
23 Trị liệu nhắm vào tác nhận đặc hiệu gì được sử dụng cho viêm phổi bệnh viện
hoặc viêm phổi do thở máy?................................................................................................ 26
TABLE VÀ BOX.............................................................................................................................. 28
Box 27 - 1. Các tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng viêm phổi nặng................................28
Box 27 - 2 Tiêu chuẩn cho thấy lâm sàng bệnh nhân ổn định........................................ 28
Box 27 - 3. Các yếu tố liên quan và các loại bệnh nguyên của tình trạng thất bại với
trị liệu....................................................................................................................................... 29
Table 27 - 1. Các bệnh nguyên thường gặp gây viêm phổi cộng đồng...........................30
Table 27 - 2. Các chẩn đoán phân biệt của Viêm phổi cộng đồng..................................31
Table 27 - 3. Các khuyến cáo Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm.............................32
Table 27 - 4. Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm cho viêm phổi bệnh viện và viêm
phổi do thở máy......................................................................................................................33
Table 27 - 5. Các liệu pháp cho các bệnh nguyên đặc hiệu trong điều trị viêm phổi do
máy thở và viêm phổi bệnh viện......................................................................................... 34
2
ACUTE PNEUMONIA - VIÊM PHỔI CẤP TÍNH
Hui Zhang, Jing Zhao and Lorenzo Berra
Critical Care Secrets. 6ed (2019). Section IV Pulmonary. Chapter 27 Acute
Pneumonitis. Page 165-74.
Người dịch: Nguyễn Đức Thanh Liêm
Việt-nam. Sài-gòn. 2019.06.24
1. What is community-acquired
pneumonia and how is it defined?
1 Viêm phổi cộng đồng là gì và nó
được định nghĩa như thế nào?
Community-acquired pneumonia (CAP)
is defined as an infection of the lung
parenchyma that has beenacquired
outside of a healthcare facility. In order
to lower the incidence of mortality,
severe CAP (S-CAP)requires intensive
care unit (ICU) admission for the
purposes of early diagnosis and
treatment. Box 27.1sets forth the criteria
defining S-CAP as outlined by the
Infectious Diseases Society of America
(IDSA)/American Thoracic Society
(ATS)Infectious Diseases Society of
America (IDSA)/American Thoracic
Society (ATS) guideline (seeBox 27.1).
S-CAP is diagnosed when either one of
the major criteria or three of the minor
criteria havebeen met.
Viêm phổi cộng đồng
(Community-acquired pneumonia, CAP)
được định nghĩa là nhiễm trùng nhu mô
phổi mắc phải xảy ra ngoài cơ sở y tế. Để
giảm thiểu biến cố tử vong, các tình
trạng CAP nặng (Severe CAP, S-CAP) cần
được nhập vào khoa chăm sóc tích cực
(Intensive care unit, ICU) để được chẩn
đoán và điều trị sớm. Box 27 - 1. đưa ra
các tiêu chuẩn S-CAP theo định nghĩa của
Infectious Diseases Society of America
(IDSA)/American Thoracic Society
(ATS)Infectious Diseases Society of
America (IDSA)/American Thoracic
Society (ATS) guideline (xem Box 27.1).
S-CAP được định nghĩa khi hoặc có một
tiêu chuẩn chính, hoặc có từ ba tiêu
chuẩn phụ trở lên.
3
Tiêu chuẩn chính
 Phải thông khí cơ học xâm lấn  Sốc nhiễm trùng cần dùng thuốc vận
mạch
Tiêu chuẩn phụ
 Tần số thở ≥ 30/phút
 PaO2/FiO2 < 250
 Thâm nhiễm nhiều thùy
 Rối loạn tri giác kiểu lừ đừ rối rắm
hoặc mất định hướng
 Hạ thân nhiệt (nhiệt độ trung tâm <
36 độ C
 Tăng Urea máu (Blood Urea
Nitrogen > 20mg/dL)
 Giảm bạch cầu máu (WBCs
<4,000/mm3) như là hậu quả đơn
thuần do nhiễm trùng
 Giảm tiểu cầu máu (Tiểu cầu <
100,000/mm3)
 Tụt huyết áp cần hồi sức dịch truyền
tích cực
Box 27 - 1. Các tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng viêm phổi nặng
4
2. What is the epidemiology of
community-acquired pneumonia?
2 Bệnh nguyên của viêm phổi cộng
đồng là gì?
The incidence of CAP is estimated to be
between 1.5 and 14 cases per 1000
persons per year. Thisvaries according to
the region, season, and population
characteristics, specifically age and
gender.Children below 5 years of age and
adults above age 65 as well as the male
population in generalhave proven to be
more susceptible.
Biến cố CAP ước đoán từ 1.5 đến 14
trường hợp tính trên 1000 dân mỗi năm.
Con số này thay đổi tùy theo vùng địa lý,
mùa và đặc điểm dân cư đặc biệt là tuổi
và giới. Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn
trên 65 tuổi cũng như đàn ông nói chung
đã được ch ứng minh là dễ mắc viêm
phổi hơn.
Mortality associated with CAP increases
with the severity of presentation.
Thirty-day mortality forpatients
requiring hospital admission ranges
between 4% and 18%, while for patients
requiring ICUadmission it can be as high
as 50%. Independent variables associated
with increased mortality areage (>65
years), presence of comorbidities,
increased frailty, cardiovascular
complications, inflammation, and the
severity of the initial insult.
Tỉ lệ tử vong do CAP tăng tương đồng
với mức nặng của bệnh. Tử vong trong
30 ngày ở những bệnh nhân cần nhập
viện dao động giữa 4% đến 18%, trong
khi đó tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân
viêm phổi cần nhập vào khoa ICU có thể
cao đến 50%. Các yếu tố độc lập làm tăng
tỉ lệ tử vong là tuổi (> 65 tuổi), có các
bệnh đồng mắc (kèm theo), thể trạng dễ
thương tổn, có các biến chứng tim mạch,
có tình trạng viêm và mức độ nặng của
tình trạng ban đầu mới vào viện.
5
3. What are the criteria for hospital
admission for patients with
community-acquired pneumonia?
3 Tiêu chuẩn nào để nhập viện cho
bệnh nhân viêm phổi cộng đồng?
Severity-of-illness scores, such as the
CURB-65 criteria (confusion, uremia,
respiratory rate, low blood pressure, age
65 years or greater) or prognostic
models, such as the pneumonia severity
index (PSI), can beused to identify
patients with CAP who can be treated on
an outpatient basis. Outpatient treatment
is indicated for those with a CURB-65
score of 0 to 1. Patients should be
admitted if their score is equal to 2
andadmitted to the ICU if it is equal to or
greater than 3. The PSI stratifies patients
into five mortality riskclasses. It has been
suggested that risk class I and II patients
should be treated as outpatients, risk
class IIIpatients might be admitted to the
hospital, and risk class IV and V patients
should be treated as inpatients.
Các bảng điểm đánh giá tình trạng nặng
của bệnh, ví như CURB-65 (confusion/
rối loạn tri giác, uremia/ tăng urea máu,
respiratory rate/ tần số thở, low blood
pressure/ huyết áp thấp, age 65/ tuổi từ
65 trở lên) hoặc các mô hình tiên lượng,
như Chỉ số Tính Độ nặng tình trạng
Viêm phổi (Pneumonia severity index,
PSI) có thể được dùng để định bệnh
nhân có CAP nhằm điều trị bệnh nhân
theo dạng ngoại trú. Các bệnh nhân có
CURB-65 từ 0 - 1 điểm có thể điều trị
ngoại trú. Nếu CURB-65 bằng 2 điểm thì
bệnh nhân nên nhập viện và từ 3 điểm
trở nên nên được nhập ICU. Mô hình
tiên lượng PSI phân tầng bệnh nhân
theo các nhóm nguy cơ tử vong. Nhóm I,
II cần được điều trị ngoại trú, nhóm III
có thể nhập viện và nhóm có nguy cơ IV
và V cần được điều trị nội trú.
6
4. How are patients requiring
admission to an intensive care unit
identified?
4 Bệnh nhân như thế nào thì cần
nhập vào khoa chăm sóc tích cực?
Patients should be admitted to intensive
care when they meet the criteria of septic
shock requiring infusion of vasopressor
support or develop acute respiratory
distress syndrome (the Berlin definition)
requiringmechanical ventilation. Direct
admission to an ICU or a high-level
monitoring unit is recommended
forpatients with one of the major criteria
or three of the minor criteria for severe
CAP, as outlined in Box 27.1.
Bệnh nhân cần nhập vào ICU khi họ thỏa
các tiêu chuẩn gồm sốc nhiễm trùng cần
dùng vận mạch hoặc xuất hiện hội
chứng nguy ngập hô hấp cấp tính (acute
respiratory distress syndrome, ARDS
theo định nghĩa Berlin 2012) mà cần
thông khí cơ học. Các bệnh nhân có một
tiêu chuẩn chính hoặc từ ba tiêu chuẩn
phụ của S-CAP cần được chuyển thẳng
vào ICU hoặc đơn vị theo dõi tích cực,
như ghi chú ở Box 27 - 1.
7
5. What are the primary pathogens
responsible for
community-acquired pneumonia?
5 Các bệnh nguyên chính nào gây ra
viêm phổi cộng đồng?
Pneumonia may be caused by a wide
variety of pathogens (Table 27.1).
Viêm phổi có thể do nhiều bệnh nguyên
khác nhau (Table 27 - 1)
Patient type: nhóm bệnh nhân; etiology:
bệnh nguyên; Outpatient: bệnh nhân
ngoại trú; Inpatient (non-ICU): bệnh
nhân nội trú không thuộc khoa chăm sóc
tích cực; Inpatient (ICU): bệnh nhân nội
trú ở khoa chăm sóc tích cực;
Table 27 - 1. Các bệnh nguyên thường gặp gây viêm phổi cộng đồng
8
 Streptococcus pneumonia remains
the most commonly identified cause
of CAP.
 Streptococcus pneumonia vẫn là
nguyên nhân được xác định thường
gặp nhất gây CAP.
 Other bacteria that cause CAP
include Haemophilus influenzae,
Moraxella catarrhalis,
Pseudomonasaeruginosa,
Staphylococcus aureus, respiratory
viruses, and other gram-negative
bacilli.
 Các vi trùng khác gây CAP gồm
Haemophilus influenzae, Moraxella
catarrhalis,
Pseudomonasaeruginosa,
Staphylococcus aureus, respiratory
viruses, and other gram-negative
bacilli.
 There is a wide variation in the
reported incidence of CAP caused by
Mycoplasma pneumoniae and
Chlamydophila pneumoniae due to
specific diagnostic techniques that
must be used to diagnose“atypical
bacterial” pneumonia.
 Có sự khác biệt lớn giữa các biến cố
CAP được báo cáo do Mycoplasma
pneumoniae so với Chlamydophila
pneumoniae bởi kỹ thuật chẩn đoán
đặc thù nên người ta phải dùng
thuật ngữ viêm phổi do “vi khuẩn
không đặc hiệu”.
 Another type of bacterial pneumonia
caused by Legionella species occurs
in certain geographiclocations and
tends to follow specific exposures.
 Nhóm vi khuẩn khác gây viêm phổi
là Legionella species xảy ra ở một số
vùng địa lý nhất định và có xu hướng
do phơi nhiễm với các tác nhân đặc
thù.
 Mixed microaerophilic and
anaerobic bacteria (so-called oral
flora) may be responsible for cases
inwhich no cause is found.
 Hỗn hợp các vi khuẩn yếm khí và vi
khuẩn vi-ái-khí (micro-aerophilic)
(hay còn được gọi là khuẩn chí ổ
miệng) có thể gây ra các tường hợp
viêm phổi mà không tìm được bệnh
nguyên.
 During influenza outbreaks, the
circulating influenza
virus—including influenza A and B,
adenovirus,respiratory syncytial
virus, and parainfluenza—becomes
the principal cause of CAP that is
seriousenough to require
hospitalization, with secondary
bacterial infection as a major
contributor.
 Trong các đợt dịch, các virus cúm
mùa gồm influenza A and B,
adenovirus, respiratory syncytial
virus, và parainfluenza đóng vai trò
chính gây CAP nặng đủ để phải nhập
viện, và sau đó là bội nhiễm (thứ
phát) với vi khuẩn, mà tình trạng bội
nhiễm này được xem là tác nhân
chính gây viêm phổi.
9
6. How is community-acquired
pneumonia diagnosed?
6 Chẩn đoán viêm phổi cộng đồng
như thế nào?
CAP is diagnosed based on the presence
of signs and symptoms as well as
radiographic evidenceof lung infiltrates.
The most common signs and symptoms
are dyspnea, cough, fever, sputum
production, chills, and pleuritic chest
pain, although in some instances clinical
presentation can besubtle. An altered
state of consciousness, gastrointestinal
discomfort, and fever can be
absent,particularly in the elderly. For
these patients, diagnosis is frequently
delayed. Due to the relativelylow
accuracy of chest radiography for alveolar
consolidation and pleural effusion,
computed tomography (CT), if available,
is considered the gold standard. Although
pathogens can be identified infewer than
50% of cases, microbiologic diagnostic
technology is helpful for guidance for
antibiotictreatment in ICU patients.
CAP được chẩn đoán dựa vào dấu hiệu
và triệu chứng cũng như bằng chứng
thâm nhiễm phổi trên hình chụp quang
tuyến. Dấu hiệu và triệu chứng thường
gặp nhất là khó thở, ho, sốt, khạc đàm
mủ, rét run và đau ngực kiểu màng phổi,
dù rằng một số tình huống lâm sàng có
thể không rõ ràng. Tình trạng thay đổi tri
giác, rối loạn dạ dày ruột (tiêu hóa) và
sốt có thể không gặp đặc biệt ở người
lớn tuổi. Đối với nhóm bệnh nhân lớn
tuổi này, thường bệnh nhân được chẩn
đoán trễ. Do tính chính xác tương đối
của hình quang tuyến ngực đối với hình
ảnh đông đặc ở phế nang và tràn dịch
màng phổi, nên nếu có thể thực hiện, thì
tiêu chuẩn vàng sẽ là hình chụp CT
(computed tomography) ngực. Dù bệnh
nguyên có thể được xác định trong ít hơn
50% trường hợp viêm phổi, nhưng kỹ
thuật chẩn đoán dựa vào vi sinh có thể
giúp để định hướng cho trị liệu kháng
sinh đối với nhóm bệnh nhân ICU.
CAP requires early diagnosis and
treatment to improve outcome; thus
differential diagnosis is acritical step in
the management of these patients. The
wide differential diagnosis of CAP is
summarizedin Table 27.2.
CAP cần được sớm chẩn đoán và điều trị
để cải thiện được kết cục chung; do đó
chẩn đóan phân biệt là bước cực kỳ quan
trọng đối với việc điều trị bệnh nhân
đang được nghĩ là có viêm phổi cộng
đồng. Một loạt chẩn đoán phân biệt đối
với CAP được tóm lược ở Table 27 - 2.
10
Table 27 - 2. Các chẩn đoán phân biệt của Viêm phổi cộng đồng
11
7. What techniques are utilized to
detect lung infiltrates?
7 Kỹ thuật nào được sử dụng để
phát hiện tình trạng thâm nhiễm
phổi?
CT is the gold standard technique to
identify radiographic evidence for lung
infiltrates. However, CThas limitations
that include increased cost, radiation
exposure, and the inconvenience of
performingCT at bedside. For these
reasons, CT use is confined to
presentations with unclear chest
radiographs(e.g., occult pneumonia in
chronic obstructive pulmonary disease)
or in case of differential diagnosissuch as
pulmonary embolism, fungal lung
infection and detection of complications
(e.g., lung abscesses)in nonresponding
pneumonia.
CT là kỹ thuật cho tiêu chuẩn vàng để
định ra bằng chứng quang tuyến cho tình
trạng thâm nhiễm phổi. Tuy nhiên, CT có
hạn chế là chi phí cao, phơi nhiễm tia xạ
nhiều, và không thực hiện được tại
giường. Bởi các lý do trên, CT chỉ dùng
cho các trường hợp xquang không rõ (ví
dụ, viêm phổi kín đáo kèm với bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính [chronic obstructive
pulmonary disease, COPD]) hoặc trong
các trường hợp chẩn đoán phân biệt là
tắc mạch phổi, nấm phổi và để phát hiện
các biến chứng (ví dụ, áp-xe phổi) ở
những tình huống viêm phổi không đáp
ứng với điều trị.
More recently, the performance of lung
ultrasound has acquired popularity in the
diagnosis ofpatients with pneumonia due
to its radiation-free technique. As such, it
can be delivered at bedsideand is safe for
use on pregnant women. It also has
increased accuracy in the detection of
consolidation and pleural effusion
compared with chest radiograph. A
recent meta-analysis showed a
sensitivityof 94% and a specificity of
96%. The use of echo is limited by its
learning curve, repeatability, and
operator dependency.
Gần đây, việc siêu âm phổi đã trở nên
thịnh hành trong việc chẩn đoán bệnh
nhân viêm phổi bởi kỹ thuật này không
có tia quang tuyến. Ngoài ra, nó còn có
thể thực hiện tại giường một cách an
toàn cho phụ nữ có thai. Siêu âm cũng
tăng độ chính xác trong việc định được
tổn thương đông đặc phổi cũng như tràn
dịch màng phổi so với quang tuyến. Một
phân tích tổng hợp mới đây cho thấy
siêu âm phổi có độ nhạy 94% và độ
đặchiệu lên đến 96%. Việc sử dụng siêu
âm bị hạn chế bởi khả năng lĩnh hội kỹ
năng kiến thức, khả năng làm lặp lại và
độ độc lập tự tin của người thực hiện.
12
8. What techniques are utilized to
identify the causative pathogens in
patients with severe
communityacquired pneumonia?
8 Kỹ thuật nào dùng để xác định các
nguyên nhân gây bệnh ở bệnh nhân
viêm phổi cộng đồng mức độ nặng?
In S-CAP patients, we favor obtaining
Gram staining and cultures of sputum
and blood, testing forLegionella and
pneumococcal urinary antigens, and
multiplex polymerase chain reaction
(PCR) assays for M. pneumoniae, C.
pneumoniae, and respiratory viruses as
well as other testing as indicated
inpatients with specific risk factors or
exposures.
Ở bệnh nhân S-CAP, chúng tôi ưng
nhuộm Gram và cấy đờm lẫn máu, làm
xét nghiệm Legionella và làm kháng
nguyên pneumococcus trong nước tiểu,
cũng như làm phản ứng PCR
(polymerase chain reaction) phức hợp để
tìm M. pneumoniae, C. pneumoniae, and
respiratory viruses cũng như các xét
nghiệm khác nếu cần đối với các bệnh
nhân có yếu tố nguy cơ đặc thù hoặc
phơi nhiễm đặc biệt nào đó.
13
9. How is select empiric
antimicrobial therapy selected and
when is it implemented?
9 Làm sao để chọn liệu pháp kháng
sinh theo kinh nghiệm phù hợp và
khi nào thì quyết định sử dụng liệu
pháp kháng sinh đó?
Empiric antimicrobial therapy is a
broad-spectrum antibiotic treatment that
is started upon CAP clinical diagnosis.
The choice of the empiric antibiotic
depends on the most likely pathogen,
individual riskfactors, comorbidities,
allergies, and cost-effectiveness. The
management and antibiotic
treatmentproposed by CAP guidelines are
presented in Table 27.3.
Liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm
là một phwoung thức điều trị kháng sinh
phổ rộng bắt đầu khi có chẩn đoán lâm
sàng rằng một bệnh nhân mắc CAP. Việc
lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm
tùy chủ yếu vào bệnh nguyên khả dĩ, yếu
tố nguy cơ cua người bệnh, bệnh lý kèm
theo, các tình trạng dị ứng, và tính hiệu
quả-so với-chi phí trị liệu. Việc kiểm soát
và trị liệu kháng sinh tuân theo hướng
dẫn trị liệu CAP được ghi chú ở Table 27
- 3.
As soon as a clinical diagnosis of
pneumonia has been made, antibiotic
treatment should be initiated, preferably
within 1 to 8 hours of hospital arrival, as
a delay in antibiotic therapy increases
mortalityand a shorter time to the first
dose of antibiotic can be a marker of
quality of care. In S-CAP
patients,antibiotic treatment should start
within 1 hour of diagnosis so as to
improve mortality.
Ngay khi bệnh nhân được chẩn đoán
viêm phổi, thì trị liệu kháng sinh cần
phải được thực hiện, tốt nhất nên trong
vòng 1 đến 8 giờ từ khi đến bệnh viện,
bởi việc trì hoãn kháng sinh trị liệu sẽ
gây tăng tỉ lệ tử vong và thời gian bắt đầu
cho liều đầu kháng sinh càng ngắn có thể
xem là một chỉ điểm của chất lượng
chăm sóc và điều trị. Đối với bệnh nhân
S-CAP, nên bắt đầu điều trị kháng sinh
trong vòng 01 giờ từ khi có chẩn đoán
bởi nó sẽ giúp giảm bớt tỉ lệ tử vong.
14
Table 27 - 3. Các khuyến cáo Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm
15
10. How long should antibiotic
treatment last?
10 Thời gian trị liệu kháng sinh nên
kéo dài bao lâu?
The standard duration of uncomplicated
pneumonia treatment is 5 to 7 days; 5
days of treatmentshould be given for
low-severity pneumonia and 7 days for
severe pneumonia. The duration of
antibiotic therapy should be adapted
depending on improvements in
symptoms and stability. Patients
withCAP should not have more than one
CAP-associated sign of clinical instability
(Box 27.2) before stopping treatment.
Patients with extrapulmonary
complications or empyema and
pneumonia due to aspecific pathogens
(e.g., Legionella spp. and
methicillin-resistant S. aureus [MRSA])
seem to benefitfrom prolonged
treatment.
Thời gian chuẩn của trị liệu kháng sinh
cho viêm phổi không biến chứng là 5 đến
7 ngày; 5 ngày cho các viêm phổi không
nặng và 7 ngày cho viêm phổi nặng. Thời
gian dùng kháng sinh nên điều chỉnh tùy
theo sự cải thiện của triệu chứng cũng
như sự ổn định của bệnh nhân. Không
nên ngưng điều trị ở bệnh nhân CAP mà
còn có hơn một dấu hiệu bất ổn lâm sàng
do CAP (Box 27 - 2). Bệnh nhân có các
biến chứng ngoài phổi hoặc viêm mủ
màng phổi viêm phổi do tác nhân đặc
trưng (ví dụ, do Legionella spp. Và
methicillin-resistant S. aureus [MRSA])
có vẻ như sẽ tốt hơn khi được điều trị
kéo dài.
 Thân nhiệt ≤ 37.8 độ C
 Tần số tim ≤ 100/phút
 Tần số thở ≤ 24/phút
 Huyết áp tâm thu (Systolic blood
pressure, SBP) ≤ 90mmHg
 Độ bão hòa oxygen máu động mạch
≥ 90% hoặc PaO2 ≥ 60 mmHg khi
thở ở khí Trời
 Có thể tự ăn uống
 Tri giác bình thường
Box 27 - 2 Tiêu chuẩn cho thấy lâm sàng bệnh nhân ổn định
A very promising approach in the
deescalation of antibiotic treatment has
been found with theuse of biomarkers.
One-time procalcitonin (PCT) values
lower than 0·25 mcg/mL or a decrease
fromthe peak by 80% to 90% is a strong
indication that antibiotics should be
discontinued.
Phương thức hứa hẹn trong việc xuống
thang khi điều tị kháng sinh là sử dụng
các chỉ điểm sinh học. Khi procalcitonin
(PCT) xuống thám hơn 0.25 mcg/mL
hoặc giảm hơn 80% đến 90% so với mức
đỉnh là chỉ điểm đáng tin cậy cho việc
ngừng kháng sinh.
16
11. When should intravenous
antibiotic therapy be replaced with
oral therapy?
11 Khi nào thì thay thế kháng sinh
tĩnh mạch bằng kháng sinh đường
uống?
Patients should be switched from
intravenous to oral therapy when they
are hemodynamically stable, able to
ingest medications, and are clinically
stable. The criteria for clinical stability
are listedin Box 27.2.
Bệnh nhân nên được chuyển từ truyền
tĩnh mạch sang uống kháng sinh khi
huyết động ổn định, có thể uống nuốt
thuốc được, và lâm sàng ổn định. Các
tiêu chuẩn được gọi là ổn định về mặt
lâm sàng được nhắc đến ở Box 27 - 2 ở
trên.
12. How is therapy failure
identified? What are the patterns
and etiologies of failure to
respond?
12 Làm sao để biết trị liệu đã thất
bại? Các yếu tố liên quan và bệnh
nguyên nào đưa đến thất bại với trị
liệu?
Clinical failure or a lack of response to
empiric antimicrobial therapy within 3
days should be considered when patients
with CAP present with deterioration.
Early failure (<72 h) appears to be
related tothe severity of the primary
infection (e.g., the development of septic
shock), whereas the late failures(>72 h)
tend to be due to secondary events (e.g.,
nosocomial superinfection, exacerbation
of comorbidities). The possible causes of
failure are listed in Box 27.3
Thất bại trong điều trị lâm sàng hoặc
kém đáp ứn với liệu pháp kháng sinh
theo kinh nghiệm trong vòng 3 ngày cần
được cân nhắc khi bệnh nhân CAP xuất
hiện các biểu hiện nặng hơn. Thất bại
sớm (trước 72 giờ) xảy ra liên quan đến
mức độ nặng của nhiễm trùng ban đầu
(ví dụ, xuất hiện sốc nhiễm trùng), trong
khi đó, thất bại trị liệu muộn (sau 72 giờ)
có xu hướng do các biến cố thứ phát sau
đó (ví dụ, siêu nhiễm trùng bệnh viện,
đợt cấp nặng của bệnh lý đồng mắc xuất
hiện). Các nguyên nhân có thể đưa đến
thất bại trong điều trị được nêu ra ở Box
27 - 3.
17
Box 27 - 3. Các yếu tố liên quan và các loại bệnh nguyên của tình trạng thất bại với
trị liệu
13. When should patients be
discharged from the intensive care
unit?
13 Khi nào bệnh nhân có thể được
chuyển ra khỏi khoa chăm sóc tích
cực?
Patients should be discharged as soon as
they are clinically stable and have a safe
environment forcontinued care. Inpatient
observation for those receiving oral
therapy is not necessary.
Bệnh nhân nên được chuyển ra khỏi
khoa ICU càng sớm càng tốt ngay khi
lâm sàng ổn định và nơi chuyển đến có
thể chăm sóc điều trị một cách an toàn.
Việc theo dõi bệnh nhân nằm viện mà
uống thuốc điều trị là không cần thiết.
18
14. What are the risk factors
associated with resistant pathogens
in community-acquired
pneumonia?
14 Yếu tố nguy cơ nào liên quan đến
các tác nhân kháng thuốc đối với
viêm phổi cộng đồng?
 Comorbidities: chronic lung disease,
immunosuppression,
cerebrovascular disease, heart
failure,diabetes mellitus, chronic
renal disease, hemodialysis, previous
pneumonia
 Bệnh lý kèm theo/ đồng mắc: bệnh
phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch,
bệnh lý mạch máu não, suy tim, đái
tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh
nhân được thay thế thận, bệnh nhân
đã có viêm phổi trước đó
 Acquired dysfunction: cognitive
impairment, poor functional status,
dysphagia
 Các rối loạn chức năng mắc phải: rối
loạn nhận thức, tình trạng hoạt
động chức năng kém, tình trạng khó
nuốt
 Patient status: tube feeding,
indwelling catheter
 Tình trạng người bệnh: đang có ống
cho ăn, catheter chưa được rút
 Habits: smoking, alcohol abuse  Thói quen bệnh nhân: lạm dùng
thuốc lá, rượu.
 Medication: gastric acid suppression,
previous antibiotic use
 Các thuốc đang dùng: chất ức chế
acid dạ dày, trước đó có dùng kháng
sinh.
 Previous infection: MRSA
colonization, prior CAP due to
resistant pathogen
 Nhiễm trùng trước đó: Có hệ vi
khuẩn MRSA, trước đó bị CAP do
các chủng kháng thuốc
 Recent admission to the hospital or
living facility
 Hiện tại đang nhập viện hoặc sống
trong các cơ sở chăm sóc tập trung
19
15. What are the primary ways of
preventing community-acquired
pneumonia?
15 Cách chính yếu để ngừa được
viêm phổi cộng đồng?
 Influenza vaccines are reported to
reduce the rate of pneumonia and
provide better outcomes. Allpersons
above 50 years of age, others at risk
for influenza complications,
household contacts ofhigh-risk
persons, and healthcare workers
should receive inactivated influenza
vaccine as recommended by the
Advisory Committee on
Immunization Practices (ACIP) of
the Centers for DiseaseControl and
Prevention (CDC).
 Chủng ngừa cúm đã được báo cáo là
giúp giảm được tỉ lệ viêm phổi và
mang lại một kết cục trị liệu tốt hơn
(nếu có bị viêm phổi). Tất cả những
người trên 50 tuổi có nguy cơ xuất
hiện các biến chứng của cúm, có tiếp
xúc với những người có nguy cơ cao
và nhân viên y tế cần được tiêm
ngừa vaccine bất hoạt cúm theo
khuyến cáo của Advisory Committee
on Immunization Practices (ACIP)
thuộc Centers for Disease Control
and Prevention (CDC). (Ủy ban tư
vấn chủng ngừa của Trung tâm
Phòng Ngừa Bệnh tật - Hoa-kỳ).
 Smoking and alcohol cessation
programs should be encouraged.
 Cần động viên mọi người tham gia
vào chương trình cai nghiện thuốc lá
và rượu.
 Respiratory hygiene measures, which
include hand and dental hygiene and
masks for patients withcough, should
be used in outpatient settings and
emergency departments (EDs) to
reduce thespread of respiratory
infections.
 Áp dụng các biện pháp giữ vệ sinh
đường hôp hấp, gồm giữ vệ sinh tay,
miệng và đeo mask đối với người
bệnh ngoại trú cũng như trong
phòng cấp cứu có triệu chứng ho để
giảm sự phát tán của mầm bệnh từ
đường hô hấp.
 Malnutrition and swallowing
disturbance are risk factors for
pneumonia. Both need to be
correctedas early as possible.
 Rối loạn nuốt và kém nuôi dưỡng là
các yếu tố nguy cơ của viêm phổi. Cả
hai cần được điều chỉnh sớm nhất
có thể.
20
16. What are hospital-acquired
pneumonia and
ventilator-associated pneumonia?
16 Viêm phổi bệnh viện và Viêm
phổi do thở máy là gì?
Hospital-acquired pneumonia (HAP) is
defined as a pneumonia not incubating at
the time of hospitaladmission and
occurring 48 hours or more after
admission. In the 2016 Clinical Practice
Guidelinesof the IDSA/ATS, HAP
denotes an episode of pneumonia
without an association with mechanical
ventilation. Ventilator-associated
pneumonia (VAP) is defined as a
pneumonia occurring at least 48
hoursafter endotracheal intubation.
Viêm phổi bệnh viện (Hospital-acquired
pneumonia, HAP) được định nghĩa là
tình trạng viêm phổi với tình trạng ủ
bệnh không xảy ra lúc nhập viện và diễn
ra từ 48 giờ trở đi sau khi đã vào viện.
Theo hướng dẫn 2016 của IDSA/ATS,
HAP chỉ rõ một đợt viêm phổi không liên
quan đến thở máy. Viêm phổi liên quan
thở máy (Ventilator-associated
pneumonia, VAP) được định nghĩa là
tình trạng viêm phổi xảy ra ít nhất 48 giờ
sau khi đặt nội khí quản.
21
17. What criteria should be used to
start empiric antibiotic treatment
in hospital-acquired or
ventilatorassociated pneumonia?
17 Tiêu chuẩn nào nên được dùng
để bắt đầu dùng kháng sinh kinh
nghiệm đối với viêm phổi bệnh viện
hoặc viêm phổi do thở máy?
Together with clinical criteria and
microbiologic cultures, the use of
biomarkers (e.g., procalcitonin[PCT],
C-reactive protein [CRP], soluble
triggering receptor expressed on myeloid
cells-1 [sTREM-1])is recommended,
along with clinical pulmonary infection
score (CPIS), to decide whether to
initiateantibiotic therapy. To guide
antibiotic treatment, one should rely on
microbiologic samples
and/orbiomarkers. Microbiologic
samples can be collected by noninvasive
methods (i.e., endotrachealaspiration,
spontaneous expectoration, sputum
induction, nasotracheal suctioning in a
patient who isunable to cooperate to
produce a sputum sample) or invasive
methods (i.e., bronchoalveolar
lavage[BAL], protected specimen brush
[PSB], and blind bronchial sampling [i.e.,
mini-BAL]). When invasivequantitative
culture results are available and below
the diagnostic threshold for VAP (PSB
with < 103 colony-forming units
(CFU)/mL, BAL with ,104CFU/m),
antibiotic treatment is unnecessary. The
decision should be based on prudent
interpretation of the results when
considering the specific clinicalsituation.
PCT levels together with clinical criteria
could be also used to guide
discontinuation ofantibiotic therapy.
Cùng các tiêu chí về lâm sàng, cấy vi sinh
và các chát chỉ điểm sinh học (ví như,
procalcitonin[PCT], C-reactive protein
[CRP], soluble triggering receptor
expressed on myeloid cells-1 [sTREM-1]
được khuyên sử dụng, cùng với các bảng
điểm đánh giá lâm sàng tình trạng nhiễm
trùng phổi (clinical pulmonary infection
score, CPIS) để đưa ra quyết định có hay
không bắt đầu sử dụng kháng sinh, và
nhà lâm sàng nên tin vào kết quả vi sinh
và/hoặc các chất chỉ điểm sinh học. Mẫu
xét nghiệm vi sinh có thể lấy qua
phương pháp không xâm lấn (ví dụ, hút
nội khí quản, bệnh nhân tự khạc đàm,
hút đàm, hoặc hút dịch từ khí quản qua
ngả mũi ở bệnh nhân không thể tự khạc
đàm được) hoặc bởi phương pháp xâm
lấn (ví dụ, rửa phế quản
[bronchoalveolar lavage, BAL], lấy mẫu
quét phế quản được bảo đảm [protected
specimen brush, PSB] và lấy mẫu phế
quản mù [như mini-BAL]). Khi kết quả
cấy bằng phương pháp xâm lấn đã đủ mà
dưới ngưỡng chẩn đoán với VAP (PSB <
103
đơn vị hình thành khuẩn lạc
[colony-forming units,, CFU]/mL, BAL <
104
CFU/m), thì trị liệu kháng sinh là
không cần thiết. Quyết định trị liệu
kháng sinh nên dựa vào sự diễn giải cẩn
thận của các kết quả tùy vào từng tình
huống lâm sàng cụ thể. PCT cùng với các
tiêu chí lâm sàng cũng có thể được dùng
để ngừng kháng sinh.
22
18. What is the empiric treatment
of ventilator-associated
pneumonia?
18 Trị liệu kháng sinh theo kinh
nghiệm đối với viêm phổi do thở
máy như thế nào?
Selection of broad-spectrum antibiotic
treatment for VAP should be based on
local antimicrobial susceptibilities if
available. Empiric broad-spectrum
antibiotic treatment should be quickly
narrowed toassure adequate treatment
while minimizing side effects and
antibiotic resistance.
Việc lựa chọn kháng sinh phổ rộng cho
VAP cần dựa vào độ nhạy kháng sinh
từng cơ sở nếu đã được thực hiện và
công bố. Trị liệu kháng sinh phổ rộng
theo kinh nghiệm nên mau chóng thu
hẹp lại để đảm bảo đủ kháng sinh nhưng
hạn chế đến mức thấp nhất các tác dụng
không mong muốn cũng như tình trạng
đề kháng với kháng sinh.
Empiric antibiotic coverage includes S.
aureus, P. aeruginosa, and other
gram-negative bacilli(Table 27.4).
Kháng sinh theo kinh nghiệm cần kiểm
soát (“phủ”) được S. aureus, P.
aeruginosa, và các vi khuẩn gram-âm
khác (Table 27.4).
An antibiotic agent against MRSA is
recommended in patients with a risk
factor (Box 27.4) forantimicrobial
resistance. In the absence of any risk
factors, an antibiotic agent against
methicillinsensitive Staphylococcus
aureus (MSSA) is preferred. In patients
with high-risk factors for drug
resistance, two antipseudomonal
antibiotics from different classes are
recommended. In patients without
high-risk factors for drug resistance, one
class of anti P. aeruginosa antibiotics is
used in the empirictreatment of
suspected VAP. Aminoglycoside
monotherapy and colistin should be
avoided if alternativeagents with
adequate gram-negative activity are
available. Aminoglycosides and colistin
are associatedwith increased adverse
events such as nephrotoxicity and
ototoxicity. However, due to the
increasedantibiotic resistance in certain
ICUs, colistin is included in the empiric
initial antibiotic regimen.
Các thuốc kháng sinh kháng MRSA được
đề xuất sử dụng trên bệnh nhân có các
yếu tố nguy cơ (Box 27 - 4) kháng kháng
sinh. Nếu không có yếu tố nguy cơ nào
khác, kháng sinh kháng tụ cầu nhạy với
methicillin (MSSA) được ưng dùng hơn.
Ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao cho
tình trạng kháng thuốc, nên dùng kết
hợp hai kháng sinh chống Pseudomonas
thuộc hai nhóm khác nhau. Ở những
bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ cao
kháng thuốc, một nhóm thuốc kháng
P.aeruginosa nên được sử dụng trong
điều trị tình trạng nghi ngờ VAP. Trị liệu
đơn độc với Aminoglycoside và Colistin
không nên áp dụng nếu các thuốc thay
thế có đủ khả năng chống được vi khuẩn
Gram âm. Aminoglycoside và Colistin gây
tăng các tác dụng bất lợi như độc thận và
độc thính giác. Tuy nhiên, do tình trạng
kháng thuốc đang gia tăng ở một số cơ
sở ICU, nên Colistin được dùng kèm theo
trong lượt sử dụng kháng sinh lần đầu
tiên.
23
Table 27 - 4. Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm cho viêm phổi bệnh viện và viêm
phổi do thở máy
24
19. What is the empiric treatment
of hospital-acquired
(nonventilator- acquired)
pneumonia?
19 Trị liệu kháng sinh kinh nghiệm
của viêm phổi bệnh viện (không do
thở máy) là gì?
Similarly to VAP, empiric treatment for
HAP should be based on local
antimicrobial susceptibilities ifavailable.
Broad-spectrum antibiotic treatment
should be quickly narrowed according to
microbiologiccultures to assure adequate
treatment while minimizing side effects
and antibiotic resistance.
Cũng giống như VAP, trị liệu kháng sinh
theo kinh nghiệm cho HAP nên dựa vào
khả năng đề kháng của vi sinh vật tại cơ
sở điều trị. Trị liệu kháng sinh phổ rộng
nên mau chóng được thu hẹp theo kết
quả cấy của vi sinh để đảm bảo trị liệu
đủ trong khi hạn chế tối đa tác dụng
không mong muốn cũng như tình trạng
đề kháng kháng sinh.
Empiric antibiotic coverage includes S.
aureus, P. aeruginosa, and other
gram-negative bacilli(see Table 27.4).
Kháng sinh theo kinh nghiệm cần kiểm
soát (“phủ”) được S. aureus, P.
aeruginosa, và các vi khuẩn gram-âm
khác (Table 27.4).
For patients with HAP who are being
treated empirically and have either a risk
factor (see Box 27.4)for MRSA infection
or are at high risk for mortality, an
antibiotic against MRSA is
recommended. For patients with HAP
who are being treated empirically and
have no risk factors for MRSA infection
and arenot at high risk of mortality, an
antibiotic with activity against MSSA is
preferred. In patients with high
riskfactors for Pseudomonas or other
gram-negative infection or a high risk for
mortality, two antipseudomonal
antibiotics from different classes are
recommended. Meanwhile, an
aminoglycoside as the
soleantipseudomonal agent is not
recommended.
Đối với bệnh nhân bị HAP đang điều trị
với kháng sinh theo kinh nghiệm và hoặc
là có yếu tố nguy cơ nhiễm MRSA (Box
27 - 4) hoặc là có nguy cơ tử vong cao, thì
nên dùng kháng sinh kháng được MRSA.
Đối với bệnh nhân bị HAP đang điều trị
với kháng sinh theo kinh nghiệm không
có nguy cơ nhiễm MRSA và không có
nguy cơ tử vong cao, kháng sinh kháng
MSSA được ưng dùng hơn. Ở bệnh nhân
có nguy cơ cao nhiễm Pseudomonas
hoặc vi trung Gram âm khác, hoặc nguy
cơ tử vong cao, kháng sinh gồm 2 thuốc
kháng Pseudomonas thuộc hai nhóm
khác nhau nên được dùng. Trong lúc đó,
Aminoglycoside dùng như là tác nhân
đơn độc chống lại Pseudomonas không
được khuyến cáo sử dụng.
25
Table 27 - 4. Các yếu tố nguy cơ của các tác nhân đa kháng thuốc
20. How long should antibiotic
treatment last in hospital-acquired
or ventilator-associated
pneumonia?
20 Trị liệu kháng sinh thoe kinh
nghiệm trong viêm phổi bệnh viện
hoặc viêm phổi do thở máy kéo dài
bao lâu?
In most cases, the antibiotic treatment
should last 7 days. The duration should
depend upon the rateof improvement of
clinical, radiologic, and laboratory
parameters. Short courses of antibiotics
(7 days)compared with long courses (15
days) reduce antibiotic exposure and
recurrent pneumonia due to
multidrug-resistant (MDR) organisms.
Trong đa số các trường hợp, kháng sinh
trị liệu nên kéo dài 7 ngày. Thời gian còn
tùy vào mức độ cải thicariqua các thông
số trên lâm sàng, hình ảnh học và xét
nghiệm. Thời gian trị liệu ngắn (7 ngày)
so với thời gian trị liệu dài ngày (15 ngày)
giúp giảm sự phơi nhiễm với kháng sinh
và viêm phổi tái phát gây ra bởi các tác
nhân đa kháng thuốc
(multidrug-resistant, MDR)
More recently, PCT has been successfully
used together with the clinical criteria to
guide earlydiscontinuation of antibiotic
therapy.
Hiện tại, PCT đã thành công khi được sử
dụng cùng với các tiêu chuẩn lâm sàng
trong việc cắt sớm kháng sinh điều trị
trên bệnh nhân nhiễm trùng.
26
21. What Is the role of inhaled
antibiotic treatment?
21 Vai trò của trị liệu kháng sinh
đường hít [khí dung]?
For patients with VAP due to
gram-negative bacilli that are susceptible
to only aminoglycosides orpolymyxins
(colistin or polymyxin B), it is suggested
to add an inhaled antibiotic to the
systemic antibiotic therapy. It is also
suggested to consider adjunctive inhaled
antibiotic therapy when
intravenousantibiotics alone are failing
or a high plasma concentration of
antibiotic is contraindicated.
Đối với bệnh nhân mắc VAP do vi khuẩn
Gram âm chỉ nhạy với hoặc là
aminoglycosides hoặc polymyxins
(colistin hoặc polymyxin B), người ta đề
xuất việc thêm kháng sinh đường hít khí
dung kèm với kháng sinh đường toàn
thân. Liệu pháp này được đề xuất cân
nhắc áp dụng như là một liệu pháp
kháng sinh kèm theo khi mà trị liệu
kháng sinh đơn độc đường tĩnh mạch
thất bại hoặc chống chỉ định đưa nồng độ
kháng sinh lên quá cao trong máu.
22. What is multiple drug
resistance?
22 Tình trạng đa kháng thuốc là gì?
MDR pathogens are microorganisms that
are resistant to one or more classes of
antimicrobial agents.Although the term
sometimes describes resistance to only
one agent (e.g., MRSA,
Vancomycin-resistantenterococci [VRE]),
these pathogens are frequently resistant
to two or more classes of antibiotics.
Các tác nhân MDR là các vi sinh vật đề
kháng được với một hoặc nhiều nhóm
thuốc kháng sinh. Dù thuật ngữ này đôi
khi chỉ mô tả tình trạng đề kháng đối với
một tác nhân (ví dụ, MRSA, hoặc cầu
khuẩn đường ruột kháng vancomycine
[Vancomycin- resistant enterococci,
VRE], các tác nhận kháng thuốc trên
thường kháng với hai hoặc nhiều nhóm
kháng sinh khác nhau.
23. What is the pathogen-specific
therapy for hospital-acquired or
ventilator-associated pneumonia?
23 Trị liệu nhắm vào tác nhận đặc
hiệu gì được sử dụng cho viêm phổi
bệnh viện hoặc viêm phổi do thở
máy?
The antibiotic treatment should be
definitive therapy based on the results of
antimicrobial susceptibility testing and
patients-specific conditions. The
pathogen-specific therapy for VAP/HAP
is listed inTable 27.5.
Trị liệu kháng sinh cụ thể cần dựa vào
kết quả đánh giá độ nhạy của vi sinh vật
cũng như tình trạng cụ thể của người
bệnh. Trị liệu kháng sinh đặc hiệu cho
VAP/ HAP được liệt kê ở Table 27 - 5.
27
Table 27 - 5. Các liệu pháp cho các bệnh nguyên đặc hiệu trong điều trị viêm phổi
do máy thở và viêm phổi bệnh viện
28
TABLE VÀ BOX
Tiêu chuẩn chính
 Phải thông khí cơ học xâm lấn  Sốc nhiễm trùng cần dùng thuốc vận
mạch
Tiêu chuẩn phụ
 Tần số thở ≥ 30/phút
 PaO2/FiO2 < 250
 Thâm nhiễm nhiều thùy
 Rối loạn tri giác kiểu lừ đừ rối rắm
hoặc mất định hướng
 Hạ thân nhiệt (nhiệt độ trung tâm <
36 độ C
 Tăng Urea máu (Blood Urea
Nitrogen > 20mg/dL)
 Giảm bạch cầu máu (WBCs
<4,000/mm3) như là hậu quả đơn
thuần do nhiễm trùng
 Giảm tiểu cầu máu (Tiểu cầu <
100,000/mm3)
 Tụt huyết áp cần hồi sức dịch truyền
tích cực
Box 27 - 1. Các tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng viêm phổi nặng
 Thân nhiệt ≤ 37.8 độ C
 Tần số tim ≤ 100/phút
 Tần số thở ≤ 24/phút
 Huyết áp tâm thu (Systolic blood
pressure, SBP) ≤ 90mmHg
 Độ bão hòa oxygen máu động mạch
≥ 90% hoặc PaO2 ≥ 60 mmHg khi
thở ở khí Trời
 Có thể tự ăn uống
 Tri giác bình thường
Box 27 - 2 Tiêu chuẩn cho thấy lâm sàng bệnh nhân ổn định
29
Box 27 - 3. Các yếu tố liên quan và các loại bệnh nguyên của tình trạng thất bại với
trị liệu
30
Patient type: nhóm bệnh nhân; etiology:
bệnh nguyên; Outpatient: bệnh nhân
ngoại trú; Inpatient (non-ICU): bệnh
nhân nội trú không thuộc khoa chăm sóc
tích cực; Inpatient (ICU): bệnh nhân nội
trú ở khoa chăm sóc tích cực;
Table 27 - 1. Các bệnh nguyên thường gặp gây viêm phổi cộng đồng
31
Table 27 - 2. Các chẩn đoán phân biệt của Viêm phổi cộng đồng
32
Table 27 - 3. Các khuyến cáo Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm
33
Table 27 - 4. Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm cho viêm phổi bệnh viện và viêm
phổi do thở máy
34
Table 27 - 5. Các liệu pháp cho các bệnh nguyên đặc hiệu trong điều trị viêm phổi
do máy thở và viêm phổi bệnh viện

Contenu connexe

Tendances

giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoagiáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoaanhtai11
 
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...nataliej4
 
đặC điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được ca...
đặC điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được ca...đặC điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được ca...
đặC điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được ca...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
NHẬN XÉT KẾT QUẢ LỌC MÁU LIÊN TỤC BẰNG QUẢ LỌC OXIRIS TRONG PHỐI HỢP ĐIỀU TRỊ...
NHẬN XÉT KẾT QUẢ LỌC MÁU LIÊN TỤC BẰNG QUẢ LỌC OXIRIS TRONG PHỐI HỢP ĐIỀU TRỊ...NHẬN XÉT KẾT QUẢ LỌC MÁU LIÊN TỤC BẰNG QUẢ LỌC OXIRIS TRONG PHỐI HỢP ĐIỀU TRỊ...
NHẬN XÉT KẾT QUẢ LỌC MÁU LIÊN TỤC BẰNG QUẢ LỌC OXIRIS TRONG PHỐI HỢP ĐIỀU TRỊ...nataliej4
 
Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng phương pháp thăm dò điện tim không xâm nhập
Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng phương pháp thăm dò điện tim không xâm nhậpNghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng phương pháp thăm dò điện tim không xâm nhập
Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng phương pháp thăm dò điện tim không xâm nhậpDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Benh nhan nhoi mau nao cap tren leu tieu nao co thong khi co hoc
Benh nhan nhoi mau nao cap tren leu tieu nao co thong khi co hocBenh nhan nhoi mau nao cap tren leu tieu nao co thong khi co hoc
Benh nhan nhoi mau nao cap tren leu tieu nao co thong khi co hocLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...nataliej4
 

Tendances (15)

Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hưLuận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
 
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoagiáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
 
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
 
đặC điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được ca...
đặC điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được ca...đặC điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được ca...
đặC điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được ca...
 
NHẬN XÉT KẾT QUẢ LỌC MÁU LIÊN TỤC BẰNG QUẢ LỌC OXIRIS TRONG PHỐI HỢP ĐIỀU TRỊ...
NHẬN XÉT KẾT QUẢ LỌC MÁU LIÊN TỤC BẰNG QUẢ LỌC OXIRIS TRONG PHỐI HỢP ĐIỀU TRỊ...NHẬN XÉT KẾT QUẢ LỌC MÁU LIÊN TỤC BẰNG QUẢ LỌC OXIRIS TRONG PHỐI HỢP ĐIỀU TRỊ...
NHẬN XÉT KẾT QUẢ LỌC MÁU LIÊN TỤC BẰNG QUẢ LỌC OXIRIS TRONG PHỐI HỢP ĐIỀU TRỊ...
 
Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng phương pháp thăm dò điện tim không xâm nhập
Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng phương pháp thăm dò điện tim không xâm nhậpNghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng phương pháp thăm dò điện tim không xâm nhập
Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng phương pháp thăm dò điện tim không xâm nhập
 
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm đ...
 
Benh nhan nhoi mau nao cap tren leu tieu nao co thong khi co hoc
Benh nhan nhoi mau nao cap tren leu tieu nao co thong khi co hocBenh nhan nhoi mau nao cap tren leu tieu nao co thong khi co hoc
Benh nhan nhoi mau nao cap tren leu tieu nao co thong khi co hoc
 
Luận án: Khuyến cáo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Luận án: Khuyến cáo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2Luận án: Khuyến cáo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Luận án: Khuyến cáo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
 
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đayTác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
 
Đặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩn
Đặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩnĐặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩn
Đặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩn
 
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
 
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAYLuận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
 
Luận án: Phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị bệnh về máu, HAY
Luận án: Phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị bệnh về máu, HAYLuận án: Phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị bệnh về máu, HAY
Luận án: Phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị bệnh về máu, HAY
 

Similaire à 2019. critical care secrets. 6ed (2019). section iv pulmonary. chapter 27 acute pneumonitis. 2019.06 eng-vie

Các chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdf
Các chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdfCác chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdf
Các chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdfleonidas2507
 
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdf
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdfGOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdf
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdfSoM
 
Viem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 amViem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 amdsbondanang
 
Huong dan chan_doan_dieu_tri_du_phong_lao
Huong dan chan_doan_dieu_tri_du_phong_laoHuong dan chan_doan_dieu_tri_du_phong_lao
Huong dan chan_doan_dieu_tri_du_phong_laobanbientap
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔICẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔISoM
 
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...tbftth
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ t...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ t...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ t...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hướng dẫn và chuẩn đoán điều trị hen phế quản Bộ y tế
Hướng dẫn và chuẩn đoán điều trị hen phế quản Bộ y tếHướng dẫn và chuẩn đoán điều trị hen phế quản Bộ y tế
Hướng dẫn và chuẩn đoán điều trị hen phế quản Bộ y tếBenh Hen
 
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát
Nồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phátNồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát
Nồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phátTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similaire à 2019. critical care secrets. 6ed (2019). section iv pulmonary. chapter 27 acute pneumonitis. 2019.06 eng-vie (20)

Các chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdf
Các chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdfCác chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdf
Các chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdf
 
Đặc điểm lâm sàng, Xquang phổi và vi khuẩn gây bệnh ở người lớn
Đặc điểm lâm sàng, Xquang phổi và vi khuẩn gây bệnh ở người lớnĐặc điểm lâm sàng, Xquang phổi và vi khuẩn gây bệnh ở người lớn
Đặc điểm lâm sàng, Xquang phổi và vi khuẩn gây bệnh ở người lớn
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang phổi và vi khuẩn gây bệnh của vi...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang phổi và vi khuẩn gây bệnh của vi...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang phổi và vi khuẩn gây bệnh của vi...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang phổi và vi khuẩn gây bệnh của vi...
 
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdf
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdfGOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdf
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdf
 
Viem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 amViem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 am
 
Benh phoi 1
Benh phoi 1Benh phoi 1
Benh phoi 1
 
Huong dan chan_doan_dieu_tri_du_phong_lao
Huong dan chan_doan_dieu_tri_du_phong_laoHuong dan chan_doan_dieu_tri_du_phong_lao
Huong dan chan_doan_dieu_tri_du_phong_lao
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
 
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔICẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
 
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
 
Kết quả lọc máu liên tục bằng quả lọc Oxiris trong điều trị ARDS
Kết quả lọc máu liên tục bằng quả lọc Oxiris trong điều trị ARDSKết quả lọc máu liên tục bằng quả lọc Oxiris trong điều trị ARDS
Kết quả lọc máu liên tục bằng quả lọc Oxiris trong điều trị ARDS
 
Luận án: Yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân, HAY
Luận án: Yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân, HAYLuận án: Yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân, HAY
Luận án: Yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ t...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ t...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ t...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ t...
 
Hướng dẫn và chuẩn đoán điều trị hen phế quản Bộ y tế
Hướng dẫn và chuẩn đoán điều trị hen phế quản Bộ y tếHướng dẫn và chuẩn đoán điều trị hen phế quản Bộ y tế
Hướng dẫn và chuẩn đoán điều trị hen phế quản Bộ y tế
 
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
 
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và henLuận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
 
Luận án: Nghiên cứu nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới lần đ...
Luận án: Nghiên cứu nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới lần đ...Luận án: Nghiên cứu nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới lần đ...
Luận án: Nghiên cứu nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới lần đ...
 
Nồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát
Nồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phátNồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát
Nồng độ cyfra 21 1 và cea huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát
 
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...
Luận án: Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật chuyển gốc đại động mạc...
 
Sử dụng aciclovir truyền tĩnh mạch trong điều trị viêm não, HAY
Sử dụng aciclovir truyền tĩnh mạch trong điều trị viêm não, HAYSử dụng aciclovir truyền tĩnh mạch trong điều trị viêm não, HAY
Sử dụng aciclovir truyền tĩnh mạch trong điều trị viêm não, HAY
 

Plus de Thanh-Liêm Nguyễn-Đức

2023.Toan hóa ở một bệnh nhân nữ trẻ tuổi.pdf
2023.Toan hóa ở một bệnh nhân nữ trẻ tuổi.pdf2023.Toan hóa ở một bệnh nhân nữ trẻ tuổi.pdf
2023.Toan hóa ở một bệnh nhân nữ trẻ tuổi.pdfThanh-Liêm Nguyễn-Đức
 
2023. Điều trị Toan keton do đái tháo đường.pdf
2023. Điều trị Toan keton do đái tháo đường.pdf2023. Điều trị Toan keton do đái tháo đường.pdf
2023. Điều trị Toan keton do đái tháo đường.pdfThanh-Liêm Nguyễn-Đức
 
2022.Tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân Xơ gan. Pleural Effusion in Liver Diseas...
2022.Tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân Xơ gan. Pleural Effusion in Liver Diseas...2022.Tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân Xơ gan. Pleural Effusion in Liver Diseas...
2022.Tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân Xơ gan. Pleural Effusion in Liver Diseas...Thanh-Liêm Nguyễn-Đức
 
Góp Nhặt Cát Đá. Tự truyện. 2022. Nguyễn Đức Thanh Liêm.pdf
Góp Nhặt Cát Đá. Tự truyện. 2022. Nguyễn Đức Thanh Liêm.pdfGóp Nhặt Cát Đá. Tự truyện. 2022. Nguyễn Đức Thanh Liêm.pdf
Góp Nhặt Cát Đá. Tự truyện. 2022. Nguyễn Đức Thanh Liêm.pdfThanh-Liêm Nguyễn-Đức
 
Mythbusting lr an toan trong tang kali mau va tot hon ns engvie.2020.11
Mythbusting lr an toan trong tang kali mau va tot hon ns engvie.2020.11Mythbusting lr an toan trong tang kali mau va tot hon ns engvie.2020.11
Mythbusting lr an toan trong tang kali mau va tot hon ns engvie.2020.11Thanh-Liêm Nguyễn-Đức
 
Viem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.beta
Viem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.betaViem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.beta
Viem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.betaThanh-Liêm Nguyễn-Đức
 
Viem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.alpha
Viem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.alphaViem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.alpha
Viem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.alphaThanh-Liêm Nguyễn-Đức
 
2019. entreprise 2.0 et courbe d apprentissage. thoi dai web 2.0 va duong con...
2019. entreprise 2.0 et courbe d apprentissage. thoi dai web 2.0 va duong con...2019. entreprise 2.0 et courbe d apprentissage. thoi dai web 2.0 va duong con...
2019. entreprise 2.0 et courbe d apprentissage. thoi dai web 2.0 va duong con...Thanh-Liêm Nguyễn-Đức
 
2019. how i ventilate an obese patient eng-vie 2019.06.20
2019. how i ventilate an obese patient   eng-vie 2019.06.202019. how i ventilate an obese patient   eng-vie 2019.06.20
2019. how i ventilate an obese patient eng-vie 2019.06.20Thanh-Liêm Nguyễn-Đức
 
2019. management of acute kidney injury core curriculum 2018- eng-vie
2019. management of acute kidney injury  core curriculum 2018- eng-vie2019. management of acute kidney injury  core curriculum 2018- eng-vie
2019. management of acute kidney injury core curriculum 2018- eng-vieThanh-Liêm Nguyễn-Đức
 

Plus de Thanh-Liêm Nguyễn-Đức (20)

2023.Toan hóa ở một bệnh nhân nữ trẻ tuổi.pdf
2023.Toan hóa ở một bệnh nhân nữ trẻ tuổi.pdf2023.Toan hóa ở một bệnh nhân nữ trẻ tuổi.pdf
2023.Toan hóa ở một bệnh nhân nữ trẻ tuổi.pdf
 
2023. Suy gan cấp - Acute Liver Failure.pdf
2023. Suy gan cấp - Acute Liver Failure.pdf2023. Suy gan cấp - Acute Liver Failure.pdf
2023. Suy gan cấp - Acute Liver Failure.pdf
 
2023. Điều trị Toan keton do đái tháo đường.pdf
2023. Điều trị Toan keton do đái tháo đường.pdf2023. Điều trị Toan keton do đái tháo đường.pdf
2023. Điều trị Toan keton do đái tháo đường.pdf
 
2022.Tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân Xơ gan. Pleural Effusion in Liver Diseas...
2022.Tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân Xơ gan. Pleural Effusion in Liver Diseas...2022.Tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân Xơ gan. Pleural Effusion in Liver Diseas...
2022.Tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân Xơ gan. Pleural Effusion in Liver Diseas...
 
Góp Nhặt Cát Đá. Tự truyện. 2022. Nguyễn Đức Thanh Liêm.pdf
Góp Nhặt Cát Đá. Tự truyện. 2022. Nguyễn Đức Thanh Liêm.pdfGóp Nhặt Cát Đá. Tự truyện. 2022. Nguyễn Đức Thanh Liêm.pdf
Góp Nhặt Cát Đá. Tự truyện. 2022. Nguyễn Đức Thanh Liêm.pdf
 
2022. POCUS- Heart-Lung only.pdf
2022. POCUS- Heart-Lung only.pdf2022. POCUS- Heart-Lung only.pdf
2022. POCUS- Heart-Lung only.pdf
 
Cach lytainhacovid19 eng-vie
Cach lytainhacovid19 eng-vieCach lytainhacovid19 eng-vie
Cach lytainhacovid19 eng-vie
 
Cach lytainhacovid19 eng-vie
Cach lytainhacovid19 eng-vieCach lytainhacovid19 eng-vie
Cach lytainhacovid19 eng-vie
 
Giam tieu cau do heparin in tai giuong- eng-vie
Giam tieu cau do heparin  in tai giuong- eng-vieGiam tieu cau do heparin  in tai giuong- eng-vie
Giam tieu cau do heparin in tai giuong- eng-vie
 
Thao luan-ran-can-2020
Thao luan-ran-can-2020Thao luan-ran-can-2020
Thao luan-ran-can-2020
 
Mythbusting lr an toan trong tang kali mau va tot hon ns engvie.2020.11
Mythbusting lr an toan trong tang kali mau va tot hon ns engvie.2020.11Mythbusting lr an toan trong tang kali mau va tot hon ns engvie.2020.11
Mythbusting lr an toan trong tang kali mau va tot hon ns engvie.2020.11
 
Viem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.beta
Viem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.betaViem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.beta
Viem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.beta
 
Viem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.alpha
Viem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.alphaViem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.alpha
Viem phoibenhvien thomay.tomtattubangochoihohap.hstccd2017.alpha
 
Crrtflowsheet
CrrtflowsheetCrrtflowsheet
Crrtflowsheet
 
2020.crr tflowsheet eng-vie
2020.crr tflowsheet  eng-vie2020.crr tflowsheet  eng-vie
2020.crr tflowsheet eng-vie
 
2019. entreprise 2.0 et courbe d apprentissage. thoi dai web 2.0 va duong con...
2019. entreprise 2.0 et courbe d apprentissage. thoi dai web 2.0 va duong con...2019. entreprise 2.0 et courbe d apprentissage. thoi dai web 2.0 va duong con...
2019. entreprise 2.0 et courbe d apprentissage. thoi dai web 2.0 va duong con...
 
2018. pre hospital workbook
2018. pre hospital workbook2018. pre hospital workbook
2018. pre hospital workbook
 
2019. how i ventilate an obese patient eng-vie 2019.06.20
2019. how i ventilate an obese patient   eng-vie 2019.06.202019. how i ventilate an obese patient   eng-vie 2019.06.20
2019. how i ventilate an obese patient eng-vie 2019.06.20
 
2018. who snakebite 2010 vie
2018. who snakebite 2010    vie2018. who snakebite 2010    vie
2018. who snakebite 2010 vie
 
2019. management of acute kidney injury core curriculum 2018- eng-vie
2019. management of acute kidney injury  core curriculum 2018- eng-vie2019. management of acute kidney injury  core curriculum 2018- eng-vie
2019. management of acute kidney injury core curriculum 2018- eng-vie
 

Dernier

Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptxHongBiThi1
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydkPhongNguyn363945
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ 19BiPhng
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóHongBiThi1
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônSGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônHongBiThi1
 
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broSGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broHongBiThi1
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsHongBiThi1
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 

Dernier (20)

Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônSGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
 
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broSGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 

2019. critical care secrets. 6ed (2019). section iv pulmonary. chapter 27 acute pneumonitis. 2019.06 eng-vie

  • 1. 1 ACUTE PNEUMONIA - VIÊM PHỔI CẤP TÍNH........................................................................2 1 Viêm phổi cộng đồng là gì và nó được định nghĩa như thế nào?.................................. 2 2 Bệnh nguyên của viêm phổi cộng đồng là gì?...................................................................4 3 Tiêu chuẩn nào để nhập viện cho bệnh nhân viêm phổi cộng đồng?..........................5 4 Bệnh nhân như thế nào thì cần nhập vào khoa chăm sóc tích cực?............................ 6 5 Các bệnh nguyên chính nào gây ra viêm phổi cộng đồng?.............................................7 6 Chẩn đoán viêm phổi cộng đồng như thế nào?............................................................... 9 7 Kỹ thuật nào được sử dụng để phát hiện tình trạng thâm nhiễm phổi?.................. 11 8 Kỹ thuật nào dùng để xác định các nguyên nhân gây bệnh ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng mức độ nặng?......................................................................................................12 9 Làm sao để chọn liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm phù hợp và khi nào thì quyết định sử dụng liệu pháp kháng sinh đó?...................................................................13 10 Thời gian trị liệu kháng sinh nên kéo dài bao lâu?......................................................15 11 Khi nào thì thay thế kháng sinh tĩnh mạch bằng kháng sinh đường uống?............16 12 Làm sao để biết trị liệu đã thất bại? Các yếu tố liên quan và bệnh nguyên nào đưa đến thất bại với trị liệu?........................................................................................................16 13 Khi nào bệnh nhân có thể được chuyển ra khỏi khoa chăm sóc tích cực?...........17 14 Yếu tố nguy cơ nào liên quan đến các tác nhân kháng thuốc đối với viêm phổi cộng đồng?...............................................................................................................................18 15 Cách chính yếu để ngừa được viêm phổi cộng đồng?................................................ 19 16 Viêm phổi bệnh viện và Viêm phổi do thở máy là gì?................................................ 20 17 Tiêu chuẩn nào nên được dùng để bắt đầu dùng kháng sinh kinh nghiệm đối với viêm phổi bệnh viện hoặc viêm phổi do thở máy?...........................................................21 18 Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm đối với viêm phổi do thở máy như thế nào?22 19 Trị liệu kháng sinh kinh nghiệm của viêm phổi bệnh viện (không do thở máy) là gì?..............................................................................................................................................24 20 Trị liệu kháng sinh thoe kinh nghiệm trong viêm phổi bệnh viện hoặc viêm phổi do thở máy kéo dài bao lâu?.................................................................................................25 21 Vai trò của trị liệu kháng sinh đường hít [khí dung]?.................................................26 22 Tình trạng đa kháng thuốc là gì?....................................................................................26 23 Trị liệu nhắm vào tác nhận đặc hiệu gì được sử dụng cho viêm phổi bệnh viện hoặc viêm phổi do thở máy?................................................................................................ 26 TABLE VÀ BOX.............................................................................................................................. 28 Box 27 - 1. Các tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng viêm phổi nặng................................28 Box 27 - 2 Tiêu chuẩn cho thấy lâm sàng bệnh nhân ổn định........................................ 28 Box 27 - 3. Các yếu tố liên quan và các loại bệnh nguyên của tình trạng thất bại với trị liệu....................................................................................................................................... 29 Table 27 - 1. Các bệnh nguyên thường gặp gây viêm phổi cộng đồng...........................30 Table 27 - 2. Các chẩn đoán phân biệt của Viêm phổi cộng đồng..................................31 Table 27 - 3. Các khuyến cáo Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm.............................32 Table 27 - 4. Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm cho viêm phổi bệnh viện và viêm phổi do thở máy......................................................................................................................33 Table 27 - 5. Các liệu pháp cho các bệnh nguyên đặc hiệu trong điều trị viêm phổi do máy thở và viêm phổi bệnh viện......................................................................................... 34
  • 2. 2 ACUTE PNEUMONIA - VIÊM PHỔI CẤP TÍNH Hui Zhang, Jing Zhao and Lorenzo Berra Critical Care Secrets. 6ed (2019). Section IV Pulmonary. Chapter 27 Acute Pneumonitis. Page 165-74. Người dịch: Nguyễn Đức Thanh Liêm Việt-nam. Sài-gòn. 2019.06.24 1. What is community-acquired pneumonia and how is it defined? 1 Viêm phổi cộng đồng là gì và nó được định nghĩa như thế nào? Community-acquired pneumonia (CAP) is defined as an infection of the lung parenchyma that has beenacquired outside of a healthcare facility. In order to lower the incidence of mortality, severe CAP (S-CAP)requires intensive care unit (ICU) admission for the purposes of early diagnosis and treatment. Box 27.1sets forth the criteria defining S-CAP as outlined by the Infectious Diseases Society of America (IDSA)/American Thoracic Society (ATS)Infectious Diseases Society of America (IDSA)/American Thoracic Society (ATS) guideline (seeBox 27.1). S-CAP is diagnosed when either one of the major criteria or three of the minor criteria havebeen met. Viêm phổi cộng đồng (Community-acquired pneumonia, CAP) được định nghĩa là nhiễm trùng nhu mô phổi mắc phải xảy ra ngoài cơ sở y tế. Để giảm thiểu biến cố tử vong, các tình trạng CAP nặng (Severe CAP, S-CAP) cần được nhập vào khoa chăm sóc tích cực (Intensive care unit, ICU) để được chẩn đoán và điều trị sớm. Box 27 - 1. đưa ra các tiêu chuẩn S-CAP theo định nghĩa của Infectious Diseases Society of America (IDSA)/American Thoracic Society (ATS)Infectious Diseases Society of America (IDSA)/American Thoracic Society (ATS) guideline (xem Box 27.1). S-CAP được định nghĩa khi hoặc có một tiêu chuẩn chính, hoặc có từ ba tiêu chuẩn phụ trở lên.
  • 3. 3 Tiêu chuẩn chính  Phải thông khí cơ học xâm lấn  Sốc nhiễm trùng cần dùng thuốc vận mạch Tiêu chuẩn phụ  Tần số thở ≥ 30/phút  PaO2/FiO2 < 250  Thâm nhiễm nhiều thùy  Rối loạn tri giác kiểu lừ đừ rối rắm hoặc mất định hướng  Hạ thân nhiệt (nhiệt độ trung tâm < 36 độ C  Tăng Urea máu (Blood Urea Nitrogen > 20mg/dL)  Giảm bạch cầu máu (WBCs <4,000/mm3) như là hậu quả đơn thuần do nhiễm trùng  Giảm tiểu cầu máu (Tiểu cầu < 100,000/mm3)  Tụt huyết áp cần hồi sức dịch truyền tích cực Box 27 - 1. Các tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng viêm phổi nặng
  • 4. 4 2. What is the epidemiology of community-acquired pneumonia? 2 Bệnh nguyên của viêm phổi cộng đồng là gì? The incidence of CAP is estimated to be between 1.5 and 14 cases per 1000 persons per year. Thisvaries according to the region, season, and population characteristics, specifically age and gender.Children below 5 years of age and adults above age 65 as well as the male population in generalhave proven to be more susceptible. Biến cố CAP ước đoán từ 1.5 đến 14 trường hợp tính trên 1000 dân mỗi năm. Con số này thay đổi tùy theo vùng địa lý, mùa và đặc điểm dân cư đặc biệt là tuổi và giới. Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi cũng như đàn ông nói chung đã được ch ứng minh là dễ mắc viêm phổi hơn. Mortality associated with CAP increases with the severity of presentation. Thirty-day mortality forpatients requiring hospital admission ranges between 4% and 18%, while for patients requiring ICUadmission it can be as high as 50%. Independent variables associated with increased mortality areage (>65 years), presence of comorbidities, increased frailty, cardiovascular complications, inflammation, and the severity of the initial insult. Tỉ lệ tử vong do CAP tăng tương đồng với mức nặng của bệnh. Tử vong trong 30 ngày ở những bệnh nhân cần nhập viện dao động giữa 4% đến 18%, trong khi đó tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân viêm phổi cần nhập vào khoa ICU có thể cao đến 50%. Các yếu tố độc lập làm tăng tỉ lệ tử vong là tuổi (> 65 tuổi), có các bệnh đồng mắc (kèm theo), thể trạng dễ thương tổn, có các biến chứng tim mạch, có tình trạng viêm và mức độ nặng của tình trạng ban đầu mới vào viện.
  • 5. 5 3. What are the criteria for hospital admission for patients with community-acquired pneumonia? 3 Tiêu chuẩn nào để nhập viện cho bệnh nhân viêm phổi cộng đồng? Severity-of-illness scores, such as the CURB-65 criteria (confusion, uremia, respiratory rate, low blood pressure, age 65 years or greater) or prognostic models, such as the pneumonia severity index (PSI), can beused to identify patients with CAP who can be treated on an outpatient basis. Outpatient treatment is indicated for those with a CURB-65 score of 0 to 1. Patients should be admitted if their score is equal to 2 andadmitted to the ICU if it is equal to or greater than 3. The PSI stratifies patients into five mortality riskclasses. It has been suggested that risk class I and II patients should be treated as outpatients, risk class IIIpatients might be admitted to the hospital, and risk class IV and V patients should be treated as inpatients. Các bảng điểm đánh giá tình trạng nặng của bệnh, ví như CURB-65 (confusion/ rối loạn tri giác, uremia/ tăng urea máu, respiratory rate/ tần số thở, low blood pressure/ huyết áp thấp, age 65/ tuổi từ 65 trở lên) hoặc các mô hình tiên lượng, như Chỉ số Tính Độ nặng tình trạng Viêm phổi (Pneumonia severity index, PSI) có thể được dùng để định bệnh nhân có CAP nhằm điều trị bệnh nhân theo dạng ngoại trú. Các bệnh nhân có CURB-65 từ 0 - 1 điểm có thể điều trị ngoại trú. Nếu CURB-65 bằng 2 điểm thì bệnh nhân nên nhập viện và từ 3 điểm trở nên nên được nhập ICU. Mô hình tiên lượng PSI phân tầng bệnh nhân theo các nhóm nguy cơ tử vong. Nhóm I, II cần được điều trị ngoại trú, nhóm III có thể nhập viện và nhóm có nguy cơ IV và V cần được điều trị nội trú.
  • 6. 6 4. How are patients requiring admission to an intensive care unit identified? 4 Bệnh nhân như thế nào thì cần nhập vào khoa chăm sóc tích cực? Patients should be admitted to intensive care when they meet the criteria of septic shock requiring infusion of vasopressor support or develop acute respiratory distress syndrome (the Berlin definition) requiringmechanical ventilation. Direct admission to an ICU or a high-level monitoring unit is recommended forpatients with one of the major criteria or three of the minor criteria for severe CAP, as outlined in Box 27.1. Bệnh nhân cần nhập vào ICU khi họ thỏa các tiêu chuẩn gồm sốc nhiễm trùng cần dùng vận mạch hoặc xuất hiện hội chứng nguy ngập hô hấp cấp tính (acute respiratory distress syndrome, ARDS theo định nghĩa Berlin 2012) mà cần thông khí cơ học. Các bệnh nhân có một tiêu chuẩn chính hoặc từ ba tiêu chuẩn phụ của S-CAP cần được chuyển thẳng vào ICU hoặc đơn vị theo dõi tích cực, như ghi chú ở Box 27 - 1.
  • 7. 7 5. What are the primary pathogens responsible for community-acquired pneumonia? 5 Các bệnh nguyên chính nào gây ra viêm phổi cộng đồng? Pneumonia may be caused by a wide variety of pathogens (Table 27.1). Viêm phổi có thể do nhiều bệnh nguyên khác nhau (Table 27 - 1) Patient type: nhóm bệnh nhân; etiology: bệnh nguyên; Outpatient: bệnh nhân ngoại trú; Inpatient (non-ICU): bệnh nhân nội trú không thuộc khoa chăm sóc tích cực; Inpatient (ICU): bệnh nhân nội trú ở khoa chăm sóc tích cực; Table 27 - 1. Các bệnh nguyên thường gặp gây viêm phổi cộng đồng
  • 8. 8  Streptococcus pneumonia remains the most commonly identified cause of CAP.  Streptococcus pneumonia vẫn là nguyên nhân được xác định thường gặp nhất gây CAP.  Other bacteria that cause CAP include Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Pseudomonasaeruginosa, Staphylococcus aureus, respiratory viruses, and other gram-negative bacilli.  Các vi trùng khác gây CAP gồm Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Pseudomonasaeruginosa, Staphylococcus aureus, respiratory viruses, and other gram-negative bacilli.  There is a wide variation in the reported incidence of CAP caused by Mycoplasma pneumoniae and Chlamydophila pneumoniae due to specific diagnostic techniques that must be used to diagnose“atypical bacterial” pneumonia.  Có sự khác biệt lớn giữa các biến cố CAP được báo cáo do Mycoplasma pneumoniae so với Chlamydophila pneumoniae bởi kỹ thuật chẩn đoán đặc thù nên người ta phải dùng thuật ngữ viêm phổi do “vi khuẩn không đặc hiệu”.  Another type of bacterial pneumonia caused by Legionella species occurs in certain geographiclocations and tends to follow specific exposures.  Nhóm vi khuẩn khác gây viêm phổi là Legionella species xảy ra ở một số vùng địa lý nhất định và có xu hướng do phơi nhiễm với các tác nhân đặc thù.  Mixed microaerophilic and anaerobic bacteria (so-called oral flora) may be responsible for cases inwhich no cause is found.  Hỗn hợp các vi khuẩn yếm khí và vi khuẩn vi-ái-khí (micro-aerophilic) (hay còn được gọi là khuẩn chí ổ miệng) có thể gây ra các tường hợp viêm phổi mà không tìm được bệnh nguyên.  During influenza outbreaks, the circulating influenza virus—including influenza A and B, adenovirus,respiratory syncytial virus, and parainfluenza—becomes the principal cause of CAP that is seriousenough to require hospitalization, with secondary bacterial infection as a major contributor.  Trong các đợt dịch, các virus cúm mùa gồm influenza A and B, adenovirus, respiratory syncytial virus, và parainfluenza đóng vai trò chính gây CAP nặng đủ để phải nhập viện, và sau đó là bội nhiễm (thứ phát) với vi khuẩn, mà tình trạng bội nhiễm này được xem là tác nhân chính gây viêm phổi.
  • 9. 9 6. How is community-acquired pneumonia diagnosed? 6 Chẩn đoán viêm phổi cộng đồng như thế nào? CAP is diagnosed based on the presence of signs and symptoms as well as radiographic evidenceof lung infiltrates. The most common signs and symptoms are dyspnea, cough, fever, sputum production, chills, and pleuritic chest pain, although in some instances clinical presentation can besubtle. An altered state of consciousness, gastrointestinal discomfort, and fever can be absent,particularly in the elderly. For these patients, diagnosis is frequently delayed. Due to the relativelylow accuracy of chest radiography for alveolar consolidation and pleural effusion, computed tomography (CT), if available, is considered the gold standard. Although pathogens can be identified infewer than 50% of cases, microbiologic diagnostic technology is helpful for guidance for antibiotictreatment in ICU patients. CAP được chẩn đoán dựa vào dấu hiệu và triệu chứng cũng như bằng chứng thâm nhiễm phổi trên hình chụp quang tuyến. Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất là khó thở, ho, sốt, khạc đàm mủ, rét run và đau ngực kiểu màng phổi, dù rằng một số tình huống lâm sàng có thể không rõ ràng. Tình trạng thay đổi tri giác, rối loạn dạ dày ruột (tiêu hóa) và sốt có thể không gặp đặc biệt ở người lớn tuổi. Đối với nhóm bệnh nhân lớn tuổi này, thường bệnh nhân được chẩn đoán trễ. Do tính chính xác tương đối của hình quang tuyến ngực đối với hình ảnh đông đặc ở phế nang và tràn dịch màng phổi, nên nếu có thể thực hiện, thì tiêu chuẩn vàng sẽ là hình chụp CT (computed tomography) ngực. Dù bệnh nguyên có thể được xác định trong ít hơn 50% trường hợp viêm phổi, nhưng kỹ thuật chẩn đoán dựa vào vi sinh có thể giúp để định hướng cho trị liệu kháng sinh đối với nhóm bệnh nhân ICU. CAP requires early diagnosis and treatment to improve outcome; thus differential diagnosis is acritical step in the management of these patients. The wide differential diagnosis of CAP is summarizedin Table 27.2. CAP cần được sớm chẩn đoán và điều trị để cải thiện được kết cục chung; do đó chẩn đóan phân biệt là bước cực kỳ quan trọng đối với việc điều trị bệnh nhân đang được nghĩ là có viêm phổi cộng đồng. Một loạt chẩn đoán phân biệt đối với CAP được tóm lược ở Table 27 - 2.
  • 10. 10 Table 27 - 2. Các chẩn đoán phân biệt của Viêm phổi cộng đồng
  • 11. 11 7. What techniques are utilized to detect lung infiltrates? 7 Kỹ thuật nào được sử dụng để phát hiện tình trạng thâm nhiễm phổi? CT is the gold standard technique to identify radiographic evidence for lung infiltrates. However, CThas limitations that include increased cost, radiation exposure, and the inconvenience of performingCT at bedside. For these reasons, CT use is confined to presentations with unclear chest radiographs(e.g., occult pneumonia in chronic obstructive pulmonary disease) or in case of differential diagnosissuch as pulmonary embolism, fungal lung infection and detection of complications (e.g., lung abscesses)in nonresponding pneumonia. CT là kỹ thuật cho tiêu chuẩn vàng để định ra bằng chứng quang tuyến cho tình trạng thâm nhiễm phổi. Tuy nhiên, CT có hạn chế là chi phí cao, phơi nhiễm tia xạ nhiều, và không thực hiện được tại giường. Bởi các lý do trên, CT chỉ dùng cho các trường hợp xquang không rõ (ví dụ, viêm phổi kín đáo kèm với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [chronic obstructive pulmonary disease, COPD]) hoặc trong các trường hợp chẩn đoán phân biệt là tắc mạch phổi, nấm phổi và để phát hiện các biến chứng (ví dụ, áp-xe phổi) ở những tình huống viêm phổi không đáp ứng với điều trị. More recently, the performance of lung ultrasound has acquired popularity in the diagnosis ofpatients with pneumonia due to its radiation-free technique. As such, it can be delivered at bedsideand is safe for use on pregnant women. It also has increased accuracy in the detection of consolidation and pleural effusion compared with chest radiograph. A recent meta-analysis showed a sensitivityof 94% and a specificity of 96%. The use of echo is limited by its learning curve, repeatability, and operator dependency. Gần đây, việc siêu âm phổi đã trở nên thịnh hành trong việc chẩn đoán bệnh nhân viêm phổi bởi kỹ thuật này không có tia quang tuyến. Ngoài ra, nó còn có thể thực hiện tại giường một cách an toàn cho phụ nữ có thai. Siêu âm cũng tăng độ chính xác trong việc định được tổn thương đông đặc phổi cũng như tràn dịch màng phổi so với quang tuyến. Một phân tích tổng hợp mới đây cho thấy siêu âm phổi có độ nhạy 94% và độ đặchiệu lên đến 96%. Việc sử dụng siêu âm bị hạn chế bởi khả năng lĩnh hội kỹ năng kiến thức, khả năng làm lặp lại và độ độc lập tự tin của người thực hiện.
  • 12. 12 8. What techniques are utilized to identify the causative pathogens in patients with severe communityacquired pneumonia? 8 Kỹ thuật nào dùng để xác định các nguyên nhân gây bệnh ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng mức độ nặng? In S-CAP patients, we favor obtaining Gram staining and cultures of sputum and blood, testing forLegionella and pneumococcal urinary antigens, and multiplex polymerase chain reaction (PCR) assays for M. pneumoniae, C. pneumoniae, and respiratory viruses as well as other testing as indicated inpatients with specific risk factors or exposures. Ở bệnh nhân S-CAP, chúng tôi ưng nhuộm Gram và cấy đờm lẫn máu, làm xét nghiệm Legionella và làm kháng nguyên pneumococcus trong nước tiểu, cũng như làm phản ứng PCR (polymerase chain reaction) phức hợp để tìm M. pneumoniae, C. pneumoniae, and respiratory viruses cũng như các xét nghiệm khác nếu cần đối với các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ đặc thù hoặc phơi nhiễm đặc biệt nào đó.
  • 13. 13 9. How is select empiric antimicrobial therapy selected and when is it implemented? 9 Làm sao để chọn liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm phù hợp và khi nào thì quyết định sử dụng liệu pháp kháng sinh đó? Empiric antimicrobial therapy is a broad-spectrum antibiotic treatment that is started upon CAP clinical diagnosis. The choice of the empiric antibiotic depends on the most likely pathogen, individual riskfactors, comorbidities, allergies, and cost-effectiveness. The management and antibiotic treatmentproposed by CAP guidelines are presented in Table 27.3. Liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm là một phwoung thức điều trị kháng sinh phổ rộng bắt đầu khi có chẩn đoán lâm sàng rằng một bệnh nhân mắc CAP. Việc lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm tùy chủ yếu vào bệnh nguyên khả dĩ, yếu tố nguy cơ cua người bệnh, bệnh lý kèm theo, các tình trạng dị ứng, và tính hiệu quả-so với-chi phí trị liệu. Việc kiểm soát và trị liệu kháng sinh tuân theo hướng dẫn trị liệu CAP được ghi chú ở Table 27 - 3. As soon as a clinical diagnosis of pneumonia has been made, antibiotic treatment should be initiated, preferably within 1 to 8 hours of hospital arrival, as a delay in antibiotic therapy increases mortalityand a shorter time to the first dose of antibiotic can be a marker of quality of care. In S-CAP patients,antibiotic treatment should start within 1 hour of diagnosis so as to improve mortality. Ngay khi bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi, thì trị liệu kháng sinh cần phải được thực hiện, tốt nhất nên trong vòng 1 đến 8 giờ từ khi đến bệnh viện, bởi việc trì hoãn kháng sinh trị liệu sẽ gây tăng tỉ lệ tử vong và thời gian bắt đầu cho liều đầu kháng sinh càng ngắn có thể xem là một chỉ điểm của chất lượng chăm sóc và điều trị. Đối với bệnh nhân S-CAP, nên bắt đầu điều trị kháng sinh trong vòng 01 giờ từ khi có chẩn đoán bởi nó sẽ giúp giảm bớt tỉ lệ tử vong.
  • 14. 14 Table 27 - 3. Các khuyến cáo Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm
  • 15. 15 10. How long should antibiotic treatment last? 10 Thời gian trị liệu kháng sinh nên kéo dài bao lâu? The standard duration of uncomplicated pneumonia treatment is 5 to 7 days; 5 days of treatmentshould be given for low-severity pneumonia and 7 days for severe pneumonia. The duration of antibiotic therapy should be adapted depending on improvements in symptoms and stability. Patients withCAP should not have more than one CAP-associated sign of clinical instability (Box 27.2) before stopping treatment. Patients with extrapulmonary complications or empyema and pneumonia due to aspecific pathogens (e.g., Legionella spp. and methicillin-resistant S. aureus [MRSA]) seem to benefitfrom prolonged treatment. Thời gian chuẩn của trị liệu kháng sinh cho viêm phổi không biến chứng là 5 đến 7 ngày; 5 ngày cho các viêm phổi không nặng và 7 ngày cho viêm phổi nặng. Thời gian dùng kháng sinh nên điều chỉnh tùy theo sự cải thiện của triệu chứng cũng như sự ổn định của bệnh nhân. Không nên ngưng điều trị ở bệnh nhân CAP mà còn có hơn một dấu hiệu bất ổn lâm sàng do CAP (Box 27 - 2). Bệnh nhân có các biến chứng ngoài phổi hoặc viêm mủ màng phổi viêm phổi do tác nhân đặc trưng (ví dụ, do Legionella spp. Và methicillin-resistant S. aureus [MRSA]) có vẻ như sẽ tốt hơn khi được điều trị kéo dài.  Thân nhiệt ≤ 37.8 độ C  Tần số tim ≤ 100/phút  Tần số thở ≤ 24/phút  Huyết áp tâm thu (Systolic blood pressure, SBP) ≤ 90mmHg  Độ bão hòa oxygen máu động mạch ≥ 90% hoặc PaO2 ≥ 60 mmHg khi thở ở khí Trời  Có thể tự ăn uống  Tri giác bình thường Box 27 - 2 Tiêu chuẩn cho thấy lâm sàng bệnh nhân ổn định A very promising approach in the deescalation of antibiotic treatment has been found with theuse of biomarkers. One-time procalcitonin (PCT) values lower than 0·25 mcg/mL or a decrease fromthe peak by 80% to 90% is a strong indication that antibiotics should be discontinued. Phương thức hứa hẹn trong việc xuống thang khi điều tị kháng sinh là sử dụng các chỉ điểm sinh học. Khi procalcitonin (PCT) xuống thám hơn 0.25 mcg/mL hoặc giảm hơn 80% đến 90% so với mức đỉnh là chỉ điểm đáng tin cậy cho việc ngừng kháng sinh.
  • 16. 16 11. When should intravenous antibiotic therapy be replaced with oral therapy? 11 Khi nào thì thay thế kháng sinh tĩnh mạch bằng kháng sinh đường uống? Patients should be switched from intravenous to oral therapy when they are hemodynamically stable, able to ingest medications, and are clinically stable. The criteria for clinical stability are listedin Box 27.2. Bệnh nhân nên được chuyển từ truyền tĩnh mạch sang uống kháng sinh khi huyết động ổn định, có thể uống nuốt thuốc được, và lâm sàng ổn định. Các tiêu chuẩn được gọi là ổn định về mặt lâm sàng được nhắc đến ở Box 27 - 2 ở trên. 12. How is therapy failure identified? What are the patterns and etiologies of failure to respond? 12 Làm sao để biết trị liệu đã thất bại? Các yếu tố liên quan và bệnh nguyên nào đưa đến thất bại với trị liệu? Clinical failure or a lack of response to empiric antimicrobial therapy within 3 days should be considered when patients with CAP present with deterioration. Early failure (<72 h) appears to be related tothe severity of the primary infection (e.g., the development of septic shock), whereas the late failures(>72 h) tend to be due to secondary events (e.g., nosocomial superinfection, exacerbation of comorbidities). The possible causes of failure are listed in Box 27.3 Thất bại trong điều trị lâm sàng hoặc kém đáp ứn với liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm trong vòng 3 ngày cần được cân nhắc khi bệnh nhân CAP xuất hiện các biểu hiện nặng hơn. Thất bại sớm (trước 72 giờ) xảy ra liên quan đến mức độ nặng của nhiễm trùng ban đầu (ví dụ, xuất hiện sốc nhiễm trùng), trong khi đó, thất bại trị liệu muộn (sau 72 giờ) có xu hướng do các biến cố thứ phát sau đó (ví dụ, siêu nhiễm trùng bệnh viện, đợt cấp nặng của bệnh lý đồng mắc xuất hiện). Các nguyên nhân có thể đưa đến thất bại trong điều trị được nêu ra ở Box 27 - 3.
  • 17. 17 Box 27 - 3. Các yếu tố liên quan và các loại bệnh nguyên của tình trạng thất bại với trị liệu 13. When should patients be discharged from the intensive care unit? 13 Khi nào bệnh nhân có thể được chuyển ra khỏi khoa chăm sóc tích cực? Patients should be discharged as soon as they are clinically stable and have a safe environment forcontinued care. Inpatient observation for those receiving oral therapy is not necessary. Bệnh nhân nên được chuyển ra khỏi khoa ICU càng sớm càng tốt ngay khi lâm sàng ổn định và nơi chuyển đến có thể chăm sóc điều trị một cách an toàn. Việc theo dõi bệnh nhân nằm viện mà uống thuốc điều trị là không cần thiết.
  • 18. 18 14. What are the risk factors associated with resistant pathogens in community-acquired pneumonia? 14 Yếu tố nguy cơ nào liên quan đến các tác nhân kháng thuốc đối với viêm phổi cộng đồng?  Comorbidities: chronic lung disease, immunosuppression, cerebrovascular disease, heart failure,diabetes mellitus, chronic renal disease, hemodialysis, previous pneumonia  Bệnh lý kèm theo/ đồng mắc: bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch, bệnh lý mạch máu não, suy tim, đái tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh nhân được thay thế thận, bệnh nhân đã có viêm phổi trước đó  Acquired dysfunction: cognitive impairment, poor functional status, dysphagia  Các rối loạn chức năng mắc phải: rối loạn nhận thức, tình trạng hoạt động chức năng kém, tình trạng khó nuốt  Patient status: tube feeding, indwelling catheter  Tình trạng người bệnh: đang có ống cho ăn, catheter chưa được rút  Habits: smoking, alcohol abuse  Thói quen bệnh nhân: lạm dùng thuốc lá, rượu.  Medication: gastric acid suppression, previous antibiotic use  Các thuốc đang dùng: chất ức chế acid dạ dày, trước đó có dùng kháng sinh.  Previous infection: MRSA colonization, prior CAP due to resistant pathogen  Nhiễm trùng trước đó: Có hệ vi khuẩn MRSA, trước đó bị CAP do các chủng kháng thuốc  Recent admission to the hospital or living facility  Hiện tại đang nhập viện hoặc sống trong các cơ sở chăm sóc tập trung
  • 19. 19 15. What are the primary ways of preventing community-acquired pneumonia? 15 Cách chính yếu để ngừa được viêm phổi cộng đồng?  Influenza vaccines are reported to reduce the rate of pneumonia and provide better outcomes. Allpersons above 50 years of age, others at risk for influenza complications, household contacts ofhigh-risk persons, and healthcare workers should receive inactivated influenza vaccine as recommended by the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP) of the Centers for DiseaseControl and Prevention (CDC).  Chủng ngừa cúm đã được báo cáo là giúp giảm được tỉ lệ viêm phổi và mang lại một kết cục trị liệu tốt hơn (nếu có bị viêm phổi). Tất cả những người trên 50 tuổi có nguy cơ xuất hiện các biến chứng của cúm, có tiếp xúc với những người có nguy cơ cao và nhân viên y tế cần được tiêm ngừa vaccine bất hoạt cúm theo khuyến cáo của Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP) thuộc Centers for Disease Control and Prevention (CDC). (Ủy ban tư vấn chủng ngừa của Trung tâm Phòng Ngừa Bệnh tật - Hoa-kỳ).  Smoking and alcohol cessation programs should be encouraged.  Cần động viên mọi người tham gia vào chương trình cai nghiện thuốc lá và rượu.  Respiratory hygiene measures, which include hand and dental hygiene and masks for patients withcough, should be used in outpatient settings and emergency departments (EDs) to reduce thespread of respiratory infections.  Áp dụng các biện pháp giữ vệ sinh đường hôp hấp, gồm giữ vệ sinh tay, miệng và đeo mask đối với người bệnh ngoại trú cũng như trong phòng cấp cứu có triệu chứng ho để giảm sự phát tán của mầm bệnh từ đường hô hấp.  Malnutrition and swallowing disturbance are risk factors for pneumonia. Both need to be correctedas early as possible.  Rối loạn nuốt và kém nuôi dưỡng là các yếu tố nguy cơ của viêm phổi. Cả hai cần được điều chỉnh sớm nhất có thể.
  • 20. 20 16. What are hospital-acquired pneumonia and ventilator-associated pneumonia? 16 Viêm phổi bệnh viện và Viêm phổi do thở máy là gì? Hospital-acquired pneumonia (HAP) is defined as a pneumonia not incubating at the time of hospitaladmission and occurring 48 hours or more after admission. In the 2016 Clinical Practice Guidelinesof the IDSA/ATS, HAP denotes an episode of pneumonia without an association with mechanical ventilation. Ventilator-associated pneumonia (VAP) is defined as a pneumonia occurring at least 48 hoursafter endotracheal intubation. Viêm phổi bệnh viện (Hospital-acquired pneumonia, HAP) được định nghĩa là tình trạng viêm phổi với tình trạng ủ bệnh không xảy ra lúc nhập viện và diễn ra từ 48 giờ trở đi sau khi đã vào viện. Theo hướng dẫn 2016 của IDSA/ATS, HAP chỉ rõ một đợt viêm phổi không liên quan đến thở máy. Viêm phổi liên quan thở máy (Ventilator-associated pneumonia, VAP) được định nghĩa là tình trạng viêm phổi xảy ra ít nhất 48 giờ sau khi đặt nội khí quản.
  • 21. 21 17. What criteria should be used to start empiric antibiotic treatment in hospital-acquired or ventilatorassociated pneumonia? 17 Tiêu chuẩn nào nên được dùng để bắt đầu dùng kháng sinh kinh nghiệm đối với viêm phổi bệnh viện hoặc viêm phổi do thở máy? Together with clinical criteria and microbiologic cultures, the use of biomarkers (e.g., procalcitonin[PCT], C-reactive protein [CRP], soluble triggering receptor expressed on myeloid cells-1 [sTREM-1])is recommended, along with clinical pulmonary infection score (CPIS), to decide whether to initiateantibiotic therapy. To guide antibiotic treatment, one should rely on microbiologic samples and/orbiomarkers. Microbiologic samples can be collected by noninvasive methods (i.e., endotrachealaspiration, spontaneous expectoration, sputum induction, nasotracheal suctioning in a patient who isunable to cooperate to produce a sputum sample) or invasive methods (i.e., bronchoalveolar lavage[BAL], protected specimen brush [PSB], and blind bronchial sampling [i.e., mini-BAL]). When invasivequantitative culture results are available and below the diagnostic threshold for VAP (PSB with < 103 colony-forming units (CFU)/mL, BAL with ,104CFU/m), antibiotic treatment is unnecessary. The decision should be based on prudent interpretation of the results when considering the specific clinicalsituation. PCT levels together with clinical criteria could be also used to guide discontinuation ofantibiotic therapy. Cùng các tiêu chí về lâm sàng, cấy vi sinh và các chát chỉ điểm sinh học (ví như, procalcitonin[PCT], C-reactive protein [CRP], soluble triggering receptor expressed on myeloid cells-1 [sTREM-1] được khuyên sử dụng, cùng với các bảng điểm đánh giá lâm sàng tình trạng nhiễm trùng phổi (clinical pulmonary infection score, CPIS) để đưa ra quyết định có hay không bắt đầu sử dụng kháng sinh, và nhà lâm sàng nên tin vào kết quả vi sinh và/hoặc các chất chỉ điểm sinh học. Mẫu xét nghiệm vi sinh có thể lấy qua phương pháp không xâm lấn (ví dụ, hút nội khí quản, bệnh nhân tự khạc đàm, hút đàm, hoặc hút dịch từ khí quản qua ngả mũi ở bệnh nhân không thể tự khạc đàm được) hoặc bởi phương pháp xâm lấn (ví dụ, rửa phế quản [bronchoalveolar lavage, BAL], lấy mẫu quét phế quản được bảo đảm [protected specimen brush, PSB] và lấy mẫu phế quản mù [như mini-BAL]). Khi kết quả cấy bằng phương pháp xâm lấn đã đủ mà dưới ngưỡng chẩn đoán với VAP (PSB < 103 đơn vị hình thành khuẩn lạc [colony-forming units,, CFU]/mL, BAL < 104 CFU/m), thì trị liệu kháng sinh là không cần thiết. Quyết định trị liệu kháng sinh nên dựa vào sự diễn giải cẩn thận của các kết quả tùy vào từng tình huống lâm sàng cụ thể. PCT cùng với các tiêu chí lâm sàng cũng có thể được dùng để ngừng kháng sinh.
  • 22. 22 18. What is the empiric treatment of ventilator-associated pneumonia? 18 Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm đối với viêm phổi do thở máy như thế nào? Selection of broad-spectrum antibiotic treatment for VAP should be based on local antimicrobial susceptibilities if available. Empiric broad-spectrum antibiotic treatment should be quickly narrowed toassure adequate treatment while minimizing side effects and antibiotic resistance. Việc lựa chọn kháng sinh phổ rộng cho VAP cần dựa vào độ nhạy kháng sinh từng cơ sở nếu đã được thực hiện và công bố. Trị liệu kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm nên mau chóng thu hẹp lại để đảm bảo đủ kháng sinh nhưng hạn chế đến mức thấp nhất các tác dụng không mong muốn cũng như tình trạng đề kháng với kháng sinh. Empiric antibiotic coverage includes S. aureus, P. aeruginosa, and other gram-negative bacilli(Table 27.4). Kháng sinh theo kinh nghiệm cần kiểm soát (“phủ”) được S. aureus, P. aeruginosa, và các vi khuẩn gram-âm khác (Table 27.4). An antibiotic agent against MRSA is recommended in patients with a risk factor (Box 27.4) forantimicrobial resistance. In the absence of any risk factors, an antibiotic agent against methicillinsensitive Staphylococcus aureus (MSSA) is preferred. In patients with high-risk factors for drug resistance, two antipseudomonal antibiotics from different classes are recommended. In patients without high-risk factors for drug resistance, one class of anti P. aeruginosa antibiotics is used in the empirictreatment of suspected VAP. Aminoglycoside monotherapy and colistin should be avoided if alternativeagents with adequate gram-negative activity are available. Aminoglycosides and colistin are associatedwith increased adverse events such as nephrotoxicity and ototoxicity. However, due to the increasedantibiotic resistance in certain ICUs, colistin is included in the empiric initial antibiotic regimen. Các thuốc kháng sinh kháng MRSA được đề xuất sử dụng trên bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ (Box 27 - 4) kháng kháng sinh. Nếu không có yếu tố nguy cơ nào khác, kháng sinh kháng tụ cầu nhạy với methicillin (MSSA) được ưng dùng hơn. Ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao cho tình trạng kháng thuốc, nên dùng kết hợp hai kháng sinh chống Pseudomonas thuộc hai nhóm khác nhau. Ở những bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ cao kháng thuốc, một nhóm thuốc kháng P.aeruginosa nên được sử dụng trong điều trị tình trạng nghi ngờ VAP. Trị liệu đơn độc với Aminoglycoside và Colistin không nên áp dụng nếu các thuốc thay thế có đủ khả năng chống được vi khuẩn Gram âm. Aminoglycoside và Colistin gây tăng các tác dụng bất lợi như độc thận và độc thính giác. Tuy nhiên, do tình trạng kháng thuốc đang gia tăng ở một số cơ sở ICU, nên Colistin được dùng kèm theo trong lượt sử dụng kháng sinh lần đầu tiên.
  • 23. 23 Table 27 - 4. Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm cho viêm phổi bệnh viện và viêm phổi do thở máy
  • 24. 24 19. What is the empiric treatment of hospital-acquired (nonventilator- acquired) pneumonia? 19 Trị liệu kháng sinh kinh nghiệm của viêm phổi bệnh viện (không do thở máy) là gì? Similarly to VAP, empiric treatment for HAP should be based on local antimicrobial susceptibilities ifavailable. Broad-spectrum antibiotic treatment should be quickly narrowed according to microbiologiccultures to assure adequate treatment while minimizing side effects and antibiotic resistance. Cũng giống như VAP, trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm cho HAP nên dựa vào khả năng đề kháng của vi sinh vật tại cơ sở điều trị. Trị liệu kháng sinh phổ rộng nên mau chóng được thu hẹp theo kết quả cấy của vi sinh để đảm bảo trị liệu đủ trong khi hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn cũng như tình trạng đề kháng kháng sinh. Empiric antibiotic coverage includes S. aureus, P. aeruginosa, and other gram-negative bacilli(see Table 27.4). Kháng sinh theo kinh nghiệm cần kiểm soát (“phủ”) được S. aureus, P. aeruginosa, và các vi khuẩn gram-âm khác (Table 27.4). For patients with HAP who are being treated empirically and have either a risk factor (see Box 27.4)for MRSA infection or are at high risk for mortality, an antibiotic against MRSA is recommended. For patients with HAP who are being treated empirically and have no risk factors for MRSA infection and arenot at high risk of mortality, an antibiotic with activity against MSSA is preferred. In patients with high riskfactors for Pseudomonas or other gram-negative infection or a high risk for mortality, two antipseudomonal antibiotics from different classes are recommended. Meanwhile, an aminoglycoside as the soleantipseudomonal agent is not recommended. Đối với bệnh nhân bị HAP đang điều trị với kháng sinh theo kinh nghiệm và hoặc là có yếu tố nguy cơ nhiễm MRSA (Box 27 - 4) hoặc là có nguy cơ tử vong cao, thì nên dùng kháng sinh kháng được MRSA. Đối với bệnh nhân bị HAP đang điều trị với kháng sinh theo kinh nghiệm không có nguy cơ nhiễm MRSA và không có nguy cơ tử vong cao, kháng sinh kháng MSSA được ưng dùng hơn. Ở bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm Pseudomonas hoặc vi trung Gram âm khác, hoặc nguy cơ tử vong cao, kháng sinh gồm 2 thuốc kháng Pseudomonas thuộc hai nhóm khác nhau nên được dùng. Trong lúc đó, Aminoglycoside dùng như là tác nhân đơn độc chống lại Pseudomonas không được khuyến cáo sử dụng.
  • 25. 25 Table 27 - 4. Các yếu tố nguy cơ của các tác nhân đa kháng thuốc 20. How long should antibiotic treatment last in hospital-acquired or ventilator-associated pneumonia? 20 Trị liệu kháng sinh thoe kinh nghiệm trong viêm phổi bệnh viện hoặc viêm phổi do thở máy kéo dài bao lâu? In most cases, the antibiotic treatment should last 7 days. The duration should depend upon the rateof improvement of clinical, radiologic, and laboratory parameters. Short courses of antibiotics (7 days)compared with long courses (15 days) reduce antibiotic exposure and recurrent pneumonia due to multidrug-resistant (MDR) organisms. Trong đa số các trường hợp, kháng sinh trị liệu nên kéo dài 7 ngày. Thời gian còn tùy vào mức độ cải thicariqua các thông số trên lâm sàng, hình ảnh học và xét nghiệm. Thời gian trị liệu ngắn (7 ngày) so với thời gian trị liệu dài ngày (15 ngày) giúp giảm sự phơi nhiễm với kháng sinh và viêm phổi tái phát gây ra bởi các tác nhân đa kháng thuốc (multidrug-resistant, MDR) More recently, PCT has been successfully used together with the clinical criteria to guide earlydiscontinuation of antibiotic therapy. Hiện tại, PCT đã thành công khi được sử dụng cùng với các tiêu chuẩn lâm sàng trong việc cắt sớm kháng sinh điều trị trên bệnh nhân nhiễm trùng.
  • 26. 26 21. What Is the role of inhaled antibiotic treatment? 21 Vai trò của trị liệu kháng sinh đường hít [khí dung]? For patients with VAP due to gram-negative bacilli that are susceptible to only aminoglycosides orpolymyxins (colistin or polymyxin B), it is suggested to add an inhaled antibiotic to the systemic antibiotic therapy. It is also suggested to consider adjunctive inhaled antibiotic therapy when intravenousantibiotics alone are failing or a high plasma concentration of antibiotic is contraindicated. Đối với bệnh nhân mắc VAP do vi khuẩn Gram âm chỉ nhạy với hoặc là aminoglycosides hoặc polymyxins (colistin hoặc polymyxin B), người ta đề xuất việc thêm kháng sinh đường hít khí dung kèm với kháng sinh đường toàn thân. Liệu pháp này được đề xuất cân nhắc áp dụng như là một liệu pháp kháng sinh kèm theo khi mà trị liệu kháng sinh đơn độc đường tĩnh mạch thất bại hoặc chống chỉ định đưa nồng độ kháng sinh lên quá cao trong máu. 22. What is multiple drug resistance? 22 Tình trạng đa kháng thuốc là gì? MDR pathogens are microorganisms that are resistant to one or more classes of antimicrobial agents.Although the term sometimes describes resistance to only one agent (e.g., MRSA, Vancomycin-resistantenterococci [VRE]), these pathogens are frequently resistant to two or more classes of antibiotics. Các tác nhân MDR là các vi sinh vật đề kháng được với một hoặc nhiều nhóm thuốc kháng sinh. Dù thuật ngữ này đôi khi chỉ mô tả tình trạng đề kháng đối với một tác nhân (ví dụ, MRSA, hoặc cầu khuẩn đường ruột kháng vancomycine [Vancomycin- resistant enterococci, VRE], các tác nhận kháng thuốc trên thường kháng với hai hoặc nhiều nhóm kháng sinh khác nhau. 23. What is the pathogen-specific therapy for hospital-acquired or ventilator-associated pneumonia? 23 Trị liệu nhắm vào tác nhận đặc hiệu gì được sử dụng cho viêm phổi bệnh viện hoặc viêm phổi do thở máy? The antibiotic treatment should be definitive therapy based on the results of antimicrobial susceptibility testing and patients-specific conditions. The pathogen-specific therapy for VAP/HAP is listed inTable 27.5. Trị liệu kháng sinh cụ thể cần dựa vào kết quả đánh giá độ nhạy của vi sinh vật cũng như tình trạng cụ thể của người bệnh. Trị liệu kháng sinh đặc hiệu cho VAP/ HAP được liệt kê ở Table 27 - 5.
  • 27. 27 Table 27 - 5. Các liệu pháp cho các bệnh nguyên đặc hiệu trong điều trị viêm phổi do máy thở và viêm phổi bệnh viện
  • 28. 28 TABLE VÀ BOX Tiêu chuẩn chính  Phải thông khí cơ học xâm lấn  Sốc nhiễm trùng cần dùng thuốc vận mạch Tiêu chuẩn phụ  Tần số thở ≥ 30/phút  PaO2/FiO2 < 250  Thâm nhiễm nhiều thùy  Rối loạn tri giác kiểu lừ đừ rối rắm hoặc mất định hướng  Hạ thân nhiệt (nhiệt độ trung tâm < 36 độ C  Tăng Urea máu (Blood Urea Nitrogen > 20mg/dL)  Giảm bạch cầu máu (WBCs <4,000/mm3) như là hậu quả đơn thuần do nhiễm trùng  Giảm tiểu cầu máu (Tiểu cầu < 100,000/mm3)  Tụt huyết áp cần hồi sức dịch truyền tích cực Box 27 - 1. Các tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng viêm phổi nặng  Thân nhiệt ≤ 37.8 độ C  Tần số tim ≤ 100/phút  Tần số thở ≤ 24/phút  Huyết áp tâm thu (Systolic blood pressure, SBP) ≤ 90mmHg  Độ bão hòa oxygen máu động mạch ≥ 90% hoặc PaO2 ≥ 60 mmHg khi thở ở khí Trời  Có thể tự ăn uống  Tri giác bình thường Box 27 - 2 Tiêu chuẩn cho thấy lâm sàng bệnh nhân ổn định
  • 29. 29 Box 27 - 3. Các yếu tố liên quan và các loại bệnh nguyên của tình trạng thất bại với trị liệu
  • 30. 30 Patient type: nhóm bệnh nhân; etiology: bệnh nguyên; Outpatient: bệnh nhân ngoại trú; Inpatient (non-ICU): bệnh nhân nội trú không thuộc khoa chăm sóc tích cực; Inpatient (ICU): bệnh nhân nội trú ở khoa chăm sóc tích cực; Table 27 - 1. Các bệnh nguyên thường gặp gây viêm phổi cộng đồng
  • 31. 31 Table 27 - 2. Các chẩn đoán phân biệt của Viêm phổi cộng đồng
  • 32. 32 Table 27 - 3. Các khuyến cáo Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm
  • 33. 33 Table 27 - 4. Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm cho viêm phổi bệnh viện và viêm phổi do thở máy
  • 34. 34 Table 27 - 5. Các liệu pháp cho các bệnh nguyên đặc hiệu trong điều trị viêm phổi do máy thở và viêm phổi bệnh viện