SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KCHT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Tổng quan về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Giao thông đường bộ là một hệ thống bao gồm các phương tiện
và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải, KCHT giao thông
đường bộ và các quy tắc nhất định; bộ máy quản lý nhà nước về giao
thông đường bộ. Các bộ phận này hoạt động trong mối quan hệ mật
thiết với nhau và với các bộ phận khác của nền kinh tế.
KCHT giao thông đường bộ cùng với quy tắc giao thông đường
bộ; KCHT giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia
giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về
giao thông đường bộ (trong đó có quản lý về KCHT giao thông
đường bộ) cấu thành nên hệ thống giao thông đường bộ.
1.1.1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
KCHT giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe,
bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên
đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
1.1.1.1. Công trình đường bộ và một số khái niệm liên quan đến
công trình đường bộ
Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên
đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào
chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ
thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các
công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác. Cụ thể:
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Đường bộ bao gồm: Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ,
bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn. Trong đó:
+ Đường gồm: Nền đường, mặt đường, lề đường, hè phố;
+ Cầu đường bộ gồm: Cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu
vượt trong đô thị, cầu vượt đường bộ, cầu vượt đường sắt, cầu
vượt biển, kể cả cầu dành cho người đi bộ;
+ Hầm đường bộ gồm: hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hàm
chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị,
kể cả hầm dành cho người đi bộ.
- Điểm dừng, đỗ xe trên đường bộ, trạm điều khiển giao
thông, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí cầu, đường.
- Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: đèn tín hiệu; biển báo hiệu; giá
treo biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu; khung, giá hạn chế tĩnh
không; cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường và các thiết bị khác.
- Đảo giao thông, dải phân cách, rào chắn, tường hộ lan.
- Các mốc đo đạc, mốc lộ giới, cột mốc giải phóng mặt bằng
xây dựng công trình đường bộ.
- Hệ thống chiếu sáng đường bộ.
- Hệ thống thoát nước, hầm kỹ thuật, kè đường bộ.
- Công trình chống va trôi, chỉnh trị dòng nước, chống sạt lở đường bộ.
- Đường cứu nạn, nơi cất giữ phương tiện vượt sông, nhà
hạt, nơi cất giữ vật tư, thiết bị dự phòng bảo đảm giao thông.
- Các công trình phụ trợ bảo đảm môi trường, bảo đảm ATGT.
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.1.2. Hành lang an toàn đường bộ và một số khái niệm liên
quan đến hành lang an toàn đường bộ
Như trên đã phân tích, hành lang an toàn đường bộ là một bộ phận
cấu thành của hệ thống KCHT giao thông đường bộ, có liên quan đến
các bộ phận khác và có giới hạn được xác định tùy theo điều kiện tính
chất của công trình đường bộ mà nó gắn liền [Quốc hội, 2008]. Để hiểu
rõ khái niệm hành lang đường bộ, phân biệt hành lang an toàn đường bộ
với các khái niệm khác trong hệ thống KCHT giao thông đường bộ, ta tìm
hiểu một số khái niệm liên quan, cụ thể như sau:
- Đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành
lang an toàn đường bộ.
- Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường
bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo
trì, bảo vệ công trình đường bộ [Quốc hội, 2008] (dưới đây gọi tắt phần
đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường
bộ là phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ).
Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ dùng để giữ vật tư sử dụng cho bảo
trì, để di chuyển hoặc đặt các thiết bị thực hiện việc bảo trì, để chất bẩn từ
mặt đường ra hai bên đường, chống xâm hại công trình đường bộ.
Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường,
được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường
đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp
hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên như sau:
+ 03 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường cấp II;
+ 02 mét đối với đường cấp III;
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
+ 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống.
- Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của
đường bộ nhằm bảo đảm ATGT và bảo vệ công trình đường bộ.
- Giới hạn hành lang an toàn đường bộ: Giới hạn hành lang an
toàn đường bộ được xác định nhằm phục vụ cho công tác quản lý và
bảo vệ công trình đường bộ và được quy định như sau:
+ Đối với đường ngoài đô thị: căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy
hoạch, phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ đất của
đường bộ trở ra hai bên là: 47 mét đối với đường cao tốc; 17 mét đối với
đường cấp I, cấp II; 13 mét đối với đường cấp III; 09 mét đối với đường cấp
IV, cấp V; 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V [7, tr.23].
+ Đối với đường đô thị, bề rộng hành lang an toàn được tính
từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch
được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đường cao tốc đô thị,
bề rộng hành lang an toàn là 40 mét [Quốc hội, 2008].
+ Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an
toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố
trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn
dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.
Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh
giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ
bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.
+ Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo
vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.
- Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu trên đường
ngoài đô thị 11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
+ Theo chiều dọc cầu tính từ đuôi mố cầu ra mỗi bên: 50 mét đối với cầu
có chiều dài từ 60 mét trở lên; 30 mét đối với cầu có chiều dài dưới 60 mét.
+ Theo chiều ngang cầu tính từ mép ngoài cùng đất của đường bộ trở ra
mỗi phía: 150 mét đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300 mét; 100 mét đối với cầu
có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét; 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 20 mét
đến dưới 60 mét; 20 mét đối với cầu có chiều dài nhỏ hơn 20 mét.
- Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu trên đường trong đô thị
+ Theo chiều dọc cầu được xác định như đối với cầu trên đường ngoài
đô thị;
+ Theo chiều ngang cầu, đối với phần cầu chạy trên cạn kể cả
phần cầu chạy trên phần đất không ngập nước thường xuyên được
tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra mỗi bên 07 mét; đối với phần
cầu còn lại, quy định như đối với cầu trên đường ngoài đô thị.
+ Tại các nút giao thông đô thị, các cầu vượt, hầm chui và cầu dành cho
người đi bộ qua đường theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Giới hạn hành lang an toàn đối với cống: tương ứng với
hành lang an toàn đường bộ nơi đặt cống.
- Giới hạn hành lang an toàn đối với hầm đường bộ
+ Đối với hầm đường bộ ngoài đô thị là vùng đất, vùng nước xung quanh
công trình được tính từ điểm ngoài cùng của công trình hầm trở ra là 100 mét.
+ Đối với hầm đường bộ trong đô thị do tư vấn thiết kế xác định
trên cơ sở đảm bảo an toàn bền vững hầm trong hồ sơ thiết kế và
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Giới hạn hành lang an toàn đối với bến phà, cầu phao
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
+ Theo chiều dọc: bằng chiều dài đường xuống bến phà, cầu phao.
+ Theo chiều ngang: từ tim bến phà, cầu phao trở ra mỗi phía
thượng lưu, hạ lưu là 150 mét.
- Giới hạn hành lang an toàn đối với kè bảo vệ đường bộ
+ Kè chống xói để bảo vệ nền đường: Từ đầu kè và từ cuối kè về hai
phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 50 mét; Từ chân kè trở ra sông 20 mét.
+ Kè chỉnh trị dòng nước: Từ chân kè về hai phía thượng lưu,
hạ lưu mỗi phía 100 mét; Từ gốc kè trở vào bờ 50 mét; Từ chân đầu
kè trở ra sông 20 mét.
+ Trường hợp hành lang an toàn của kè bảo vệ đường bộ chồng
lấn với hành lang an toàn của đê điều thì ranh giới là điểm giữa của
khoảng cách giữa hai điểm ngoài cùng của hai công trình.
1.1.2. Đặc điểm của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
KCHT giao thông đường bộ là một bộ phận cấu thành cơ bản của hệ
thống giao thông đường bộ, là sản phẩm của dịch vụ công. Ngày nay, với sự
phát triển nền kinh tế thị trường, KCHT giao thông đường bộ cũng có thể được
xem là một loại hàng hóa. Do đó những sản phẩm này vừa mang những đặc
điểm riêng của hệ thống giao thông, vừa có những đặc điểm của các hàng hoá
công cộng. Chính yếu tố này quy định phương thức và các hình thức đầu tư,
quản lý các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Nhìn chung, kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ có các đặc điểm chủ yếu sau:
Đặc điểm cơ bản nổi bật nhất của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
là tính hệ thống đồng bộ của nhiều “nhánh” khác nhau trong quan hệ tổng thể.
Nếu một khâu nào đó trong hệ thống không được thiết kế xây dựng sẽ ảnh
hưởng đến vận hành toàn bộ, thậm chí gây ách tắc. Chẳng hạn một địa
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phương có đầy đủ các điều kiện thuận lợi khoáng sản, đất đai, nguồn điện, nhân
lực nhưng hệ thống KCHT giao thông đường bộ không phát triển cũng không
thể khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp. Mặt khác, trong nội tại của
hệ thống KCHT giao thông đường bộ cũng cần có tính đồng bộ mới phát huy
được hiệu quả sử dụng. Chẳng hạn một tuyến đường được đầu tư có bề rộng
lớn, mặt đường tốt nhưng hệ thống thông tin, biển báo không được đầu tư thì
rất dễ gây tai nạn, người và phương tiện không thể lưu thông với tốc độ cao
nên cũng không thể vận hành tốt trong quá trình khai thác. Do vậy tính hệ thống
đồng bộ là đặc điểm đặc biệt của kết cấu hạ tầng giao thông.
Tính hệ thống đồng bộ không những chi phối toàn diện đến thiết kế quy
hoạch đầu tư thiết bị... các công trình cụ thể mà còn liên quan đến cách thức tổ
chức quản lý, vận hành kết hợp giữa quản lý theo ngành và theo vùng, lãnh thổ
[4]. Tính hệ thống đồng bộ đặt ra cho công tác quản lý nhà nước của các cấp
chính quyền là phải kết hợp một cách đồng bộ và chặt chẽ giữa các cơ quan
quản lý chuyên ngành trên các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chế thấp
nhất lãng phí khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông.
Đặc điểm thứ hai của KCHT giao thông là tính định hướng. Đặc
điểm này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống kết
cấu hạ tầng giao thông như vốn đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, là
yếu tố mở đường cho các hoạt động kinh tế - xã hội... đặc điểm này đòi
hỏi mỗi quốc gia phải có quy hoạch dài hạn, chiến lược, quy hoạch tổng
thể và quy hoạch chi tiết bố trí hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông [20,
tr.98]. Cách làm chắp vá đến đâu hay đến đấy, sẽ hạn chế phát triển kết
cấu giao thông, thậm chí gây cản trở phát triển kinh tế- xã hội của địa
phương, vùng và từ đó ảnh hưởng đến cả quốc gia.
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đặc điểm thứ ba của kết cấu hạ tầng giao thông là tính chất vùng và địa
phương. Việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phụ thuộc nhiều
yếu tố như địa lý, địa hình, trình độ phát triển, tập quán văn hóa, kiến trúc...vì
thế hệ thống kết cấu giao thông mang tính chất vùng, địa phương rất rõ nét.
Yêu cầu này đặt ra cho công tác quản lý là trong việc xác định hệ thống kết cấu
hạ tầng giao thông và thiết kế đầu tư, sử dụng nguyên vật liệu vừa đặt trong hệ
thống chung của quốc gia, vùng lãnh thổ vừa phải phù hợp với đặc điểm, điều
kiện cụ thể của từng địa phương [20, tr.99].
Đặc điểm thứ tư là kết cấu hạ tầng giao thông có tính chất dịch
vụ và tính cộng đồng cao, hầu hết các sản phẩm của kết cấu hạ tầng
giao thông là sản phẩm trung gian, cung cấp các dịch vụ để ngành
khác tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì thế việc đánh giá hiệu quả của
quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông rất phức tạp.
Hơn nữa loại hình kết cấu giao thông đường bộ là những hàng hóa công
cộng, vừa phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, vừa phục vụ sản xuất của các nành
khác và đảm bảo yêu cầu phục vụ cho an ninh quốc phòng trong trường hợp cần
thiết. Đặc điểm này đòi hỏi phải giải quyết quan hệ giữa yêu cầu kinh doanh và phục
vụ mang tính phúc lợi, đồng thời xác định hệ thống cơ cấu các chủ thể tham gia sử
dụng kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống các chính sách và công cụ của nhà nước
để xử lý quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội [20]. Điều này đặc biệt
quan trọng đối với các nước đang phát triển, thu nhập của dân cư thấp, ngân sách
nhà nước còn hạn hẹp như Việt Nam.
Đặc điểm thứ năm là hệ thống KCHT giao thông phân bổ rộng khắp
trên tất cả các vùng miền của quốc gia hay lãnh thổ do vai trò và chức năng
của giao thông đường bộ nhằm kết nối các vùng, miền khác nhau.
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đặc điểm thứ sáu là trình độ phát triển của hệ thống KCHT giao
thông đường bộ phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế.
Đặc điểm thứ bảy là nhu cầu phát triển kinh tế kích thích sự phát
triển và tạo ra tiền đề cho sự phát triển của KCHT giao thông đường bộ.
Đặc điểm thứ tám là KCHT giao thông đường bộ mang tính lịch sử do
quá trình hình thành và phát triển gắn với lịch sử phát triển của nền kinh tế;
Đặc điểm thứ chín là KCHT giao thông đường bộ phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên như địa lý, khí hậu của từng vùng, miền mà nó được phân bổ.
1.1.3. Vai trò của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong
phát triển kinh tế, xã hội
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có vai trò to lớn đối với
sự phát triển kinh tế- xã hội của mọi quốc gia nói chung và các đô
thị nói riêng, thể hiện cụ thể ở một số điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là nhân tố quan trọng góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một khi kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát
triển hợp lý, nó sẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng
khu vực kinh tế nông nghiệp (khu vực I) ngày càng giảm dần, khu vực kinh tế
công nghiệp, dịch vụ (khu vực II và III) tăng lên, thỏa mãn ngày càng cao về sản
xuất, đời sống và vui chơi giải trí của xã hội loài người.
Thứ hai, kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo những điều kiện vật chất
thuận lợi nhất để các cơ sở sản xuất và dịch vụ hoạt động có hiệu quả. Chỉ cần
hệ thống KCHT giao thông đường bộ yếu kém, tốc độ vận chuyển hàng hóa
thấp hoạt động của các cơ sở sản xuất và dịch vụ khác sẽ kém phát triển. Ngược
lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện đại, đồng
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
bộ sẽ tạo điều kiện rút ngắn chu kỳ sản xuất và lưu thông sản phẩm, giảm
bớt chi phí sản xuất và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho
các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mang tính cạnh tranh hơn [20, tr.101].
Thứ ba, xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ như là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, có nhiệm
vụ thực hiện những mối liên hệ giữa các bộ phận và các vùng của nền
kinh tế. Một mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tốt nhất những
tiềm năng của đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế. Mặc khác tạo điều
kiện để phát triển kinh tế- xã hội đồng đều, rộng khắp theo vùng lãnh thổ,
làm giảm bớt sự khác biệt về dân trí, mức sống giữa các vùng.
Thứ tư, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ góp phần nâng
cao trình độ văn minh đô thị, đồng thời là cơ sở quan trọng để giải quyết tốt
môi sinh, môi trường, vấn đề đang đặt ra hết sức bức xúc cho hầu hết các
đô thị trên thế giới, nhất là nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ là cơ sở điều kiện thiết yếu để thực hiện
nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nó còn có
vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho các hoạt động đảm bảo an ninh -
quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội trên cơ sở
chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội, vai trò của kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ ở các địa phương, vùng lãnh thổ có
xu hướng ngày càng tăng lên, do một số nguyên nhân sau:
+ Quy mô sản xuất tăng lên, quá trình phân công lao động xã hội sâu sắc
thêm, dẫn đến quá trình đô thị hoá với tốc độ nhanh và hình thành những trung
tâm kinh tế lớn. Đối với các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá, quá
trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao. Sự phát triển của đô thị đòi
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hỏi phải phát triển hệ thống KCHT giao thông đường bộ như một điều
kiện không thể thiếu đảm bảo cho các quá trình phát triển sản xuất và
tổ chức đời sống xã hội. Một loạt nhu cầu tăng nhanh chóng: GTVT,
thông tin liên lạc, cung ứng năng lượng, nước sạch, xử lý nước thải,
cây xanh, hệ thống kho tàng... những nhu cầu này đòi hỏi sự quản lý
chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả trong quá trình phát triển.
+ Việc phát triển đô thị trong điều kiện nền kinh tế mở, hội nhập có
nhiều hình thức đầu tư và giao lưu quốc tế đòi hỏi các chỉ số tiêu chuẩn của
tổ chức đô thị phải phù hợp với các chỉ số của quốc tế. Điều này đòi hỏi phải
coi phát triển KCHT giao thông đường bộ như một yếu tố có tác dụng thúc
đẩy phát triển sản xuất, nhất là lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Như vậy, kết cấu KCHT giao thông đường bộ có vai trò ngày càng hết
sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị
kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như ở Việt Nam hiện nay. Sự
phát triển kết cấu KCHT giao thông đường bộ là một trong những điều kiện
tiên quyết cho sự phát triển nền kinh tế và các phúc lợi xã hội khác. Nó là
yếu tố mở đường, là bộ phận cấu thành của phát triển KCHT giao thông
đường bộ. Chính vì vậy, sự phát triển của kết cấu KCHT giao thông đường
bộ là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá trình độ phát triển, trình độ hội
nhập của một quốc gia hay một địa phương.
1.2. Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ
1.2.1. Các nội dung quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Theo Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua năm 2008 thì
GTĐB là một hệ thống bao gồm các phương tiện và người tham gia giao thông
đường bộ; vận tải, KCHT giao thông đường bộ và các quy tắc nhất định; bộ máy
quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Các bộ phận này hoạt động trong
mối quan hệ mật thiết với nhau và với các bộ phận khác của nền kinh tế.
KCHT: Có thể hiểu là các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc, đóng vai
trò nền tảng cho hoạt động giao thông vận tải bằng đường bộ. Theo Luật
Giao thông đường bộ năm 2008 nêu cụ thể KCHT GTĐB là: công trình đường
bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên
đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
Quản lý hành chính nhà nước: Là hoạt động thực thi quyền hành pháp
nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với
các quá trình xã hội và hành vi của công dân, do các cơ quan trong hệ thống
hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở thực hiện để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước phát triển kinh tế, xã hội,duy trì an ninh trật
tự, thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của người dân.
Chủ thể QLNN là các cơ quan hành chính nhà nước. Khách thể của
hoạt động QLNN: bao gồm cả các cơ quan HCNN và người dân.
Quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ là một trong những
nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo Điều 84, Luật
Giao thông đường bộ 2008 nhằm duy trì, phát triển tổ chức khai thác hệ thống
GTĐB nhằm phục vụ nhu cầu phát triển KTXH, gồm:
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông
đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an
toàn giao thông đường bộ.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
giao thông đường bộ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông đường bộ.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ.
4. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông đường bộ;
cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường của phương tiện giao thông đường bộ.
6. Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái
xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
7. Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; tổ chức cứu
nạn giao thông đường bộ.
8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông
đường bộ; đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật giao thông đường bộ.
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm
pháp luật về giao thông đường bộ.
10.Hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ.
Đây là những nội dung chung nhất đối với toàn bộ hệ thống hành chính
trong phạm vi cả nước. Riêng đối với cơ quan quản lý hành chính nhà nước
cấp tỉnh, việc quản lý KCHT GTĐB nhằm phát triển hệ thống và tăng khả
năng khai thác đối với hệ thống cơ sở vật chất sẵn có phục vụ cho sự phát
triển của hệ thống GTĐB, bao gồm các hoạt động cụ thể theo nghị định
11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý, khai thác và bảo trì đường bộ, cụ thể:
1. Quy hoạch KCHT giao thông đường bộ: Quy hoạch KCHTGT là việc
tổ chức không gian kiến trúc và bố trí công trình trên một khu vực lãnh thổ
trong từng thời kỳ, làm cơ sở pháp lý cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng,
quản lý xây dựng, khai thác và phát triển hệ thống KCHTGTĐB
2. Quản lý thực hiện quy hoạch KCHT giao thông đường bộ: Quản lý
thực hiện quy hoạch KCHT giao thông đường bộ là việc sử dụng các biện
pháp quản lý nhà nước để đảm bảo cho Quy hoạch KCHT giao thông đường
bộ được thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
3. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ KCHT giao
thông đường bộ: Là việc truyền bá các văn bản pháp luật về GTĐB cho đối tượng
nhằm nâng cao tri thức, tình cảm niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao
ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
4. Hoạt động của Thanh tra đường bộ: Thanh tra, kiểm soát (thanh tra) là sự
xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức,
người có thẩm quyền ( cơ quan HCNN) thực hiện theo trình tự pháp luật quy định
nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về GTĐB, bảo vệ lợi ích nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể tổ chức, cá nhân khác.
5. Bảo trì hệ thống đường bộ. Bảo trì hệ thống đường bộ là tập hợp các
công việc nhằm bảo đảm duy trì sự làm việc bình thường, tan toàn của công trình
theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác, sử dụng. Bao gồm: kiểm
tra, quan trắc, kiểm định chất lượng và sửa chữa công trình đường bộ.
6. Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất ATGT, an toàn
công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ KCHT giao thông đường bộ: Là hoạt
động của cơ quan QLHCNN về GTĐB thực hiện theo trình tự thủ tục của PL quy
định để quản lý các hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi bảo vệ
KCHTGTĐB.
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7. Ngăn chặn, xử lý vi phạm KCHT giao thông đường bộ, giải toả hành lang
an toàn đường bộ: Là toàn bộ các hoạt động của cơ quan QLNN về GTĐB , chủ
yếu là sử dụng biện pháphành chính- quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc
của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm bảo vệ, chống xâm hại có hiệu quả đối
với công trình đường bộ và hành lang ATĐB.
8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ KCHT
giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật: Giải quyết tranh chấp, khiếu nại
và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ KCHT giao thông đường bộ là hoạt động của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc toà án nhân dân các cấp khi có yêu
cầu giải quyết của các tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
liên quan đến KCHT giao thông đường bộ.
1.2.1.1. Quy hoạch KCHT giao thông đường bộ
- Quy hoạch GTĐB mang tính chất vĩ mô, lấy mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội
(GDP, số dân, số phương tiện, số hàng hóa....) làm cơ sở để lập quy hoạch trong
khoảng thời gian dài. Còn quy hoạch KCHT GTĐB mang tính chất vi mô, chi tiết, cụ
thể và tuân theo các mục tiêu cụ thể của quy hoạch GTĐB; Và trong khoảng thời
đoạn ngắn hơn quy hoạch GTĐB (quy định hiện nay là 10 năm). Quy hoạch GTĐB
mang tính chuyên môn hóa cao, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật ngành (Bao nhiêu
đường, cấp mấy, hạ tầng phụ trợ ntn); mục tiêu, quan điểm, tính chất và quy mô
phát triển; nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn, nguồn vốn, nguồn nhân lực; xác định
danh mục các dự án, dự án ưu tiên; đánh giá tác động của quy hoạch; xác định cơ
chế, chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch.
- Quy hoạch KCHT giao thông đường bộ là một trong những căn cứ
pháp lý quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ liên quan đến hệ thống KCHT
giao thông đường bộ và là cơ sở đầu tiên cho hoạt động quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này [6]. Quy hoạch định hướng mục tiêu cho quản lý nhà nước
mà thiếu nó hiệu lực quản lý nhà nước không thể thực hiện được.
+ Quy hoạch KCHT giao thông đường bộ là quy hoạch lĩnh vực chuyên
ngành. Quy hoạch giao thông đường bộ được lập trên cơ sở chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, đồng bộ với quy hoạch ngành giao thông vận tải; gắn kết
chặt chẽ với quy hoạch các chuyên ngành GTVT khác [Bộ GTVT, 2015]. Quy
hoạch KCHT giao thông đường bộ được lập cho ít nhất 10 năm và định hướng
phát triển cho ít nhất 10 năm tiếp theo; Quy hoạch quốc lộ, đường tỉnh đi qua
đô thị phải theo đường vành đai ngoài đô thị hoặc
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
xây dựng đường trên cao hoặc đường ngầm; Quy hoạch KCHT giao thông
đường bộ trong đô thị phải bảo đảm quỹ đất theo quy định và phải có đường
gom, cầu vượt, hầm chui tại các vị trí phù hợp để bảo đảm ATGT.
+ Quy hoạch KCHT giao thông đường bộ bao gồm: quy hoạch mạng
đường bộ cao tốc, quốc lộ, đường bộ liên vùng, vùng, tỉnh và quy hoạch công
trình đường bộ riêng biệt theo yêu cầu quản lý của cấp có thẩm quyền.
+ Nội dung quy hoạch KCHT giao thông đường bộ bao gồm: Phân tích
đánh giá hiện trạng; vai trò, vị trí; quan điểm, mục tiêu; dự báo nhu cầu; luận
chứng các phương án quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất; danh mục công
trình ưu tiên, tiến độ thực hiện; đánh giá tác động môi trường; giải pháp và
cơ chế, chính sách; tổ chức thực hiện [Chính phủ, 2015].
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch GTVT liên quan, tổ
chức lập quy hoạch KCHT giao thông đường bộ địa phương và xin ý kiến
thoả thuận của Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải đối với quy hoạch
KCHT của đô thị loại đặc biệt hoặc của Bộ Giao thông vận tải đối với quy
hoạch KCHT của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi trình cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp [Chính phủ, 2015].
1.2.1.2. Quản lý thực hiện quy hoạch KCHT giao thông đường bộ.
Quản lý thực hiện quy hoạch KCHT giao thông đường bộ là việc sử dụng
các biện pháp quản lý nhà nước để đảm bảo cho Quy hoạch KCHT giao thông
đường bộ được thực hiện theo phê duyệ của cấp có thẩm quyền.
Việc quản lý thực hiện quy hoạch KCHT giao thông đường bộ được thực
hiện qua hoạt động: Công khai quy hoạch; huy động đầu tư thực hiện các dự
án theo quy hoạch; tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy hoạch; điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Việc quản lý thực hiện quy hoạch tốt sẽ đảm bảo cho Quy hoạch không bị phá
vỡ, thúc đẩy được sự phát triển của hệ thống KCHT giao thông đường bộ.
1.2.1.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
bảo vệ KCHT giao thông đường bộ.
Công tác tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một nội dung
quan trọng của công tác quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội nói
chung và quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ nói riêng.
Hoạt động tuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
bảo vệ KCHT giao thông đường bộ nhằm đưa các quy định của
pháp luật vào cuộc sống, nâng cao ý thức cháp hành pháp luật, tạo
thói quen tích cực cho người dân khi tham gia giao thông, đồng
thời có ý thức bảo vệ các công trình giao thông đường bộ.
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật được thực hiện
bằng nhiều hình thức như: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật
về giao thông đường bộ; Phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật; Phát
tin, bài về các chủ đề, các quy định trên các phương tiện thông tin
đại chúng nhằm tác động lên ý thức của người dân.
1.2.1.4. Hoạt động của Thanh tra đường bộ.
Thanh tra đường bộ là một lĩnh vực thanh tra chuyên ngành của hệ
thống Thanh tra ngành GTVT. Hiện nay, công tác thanh tra đường bộ thuộc
phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh do Thanh tra Sở GTVT đảm nhận.
Hoạt động thanh tra đường bộ của Thanh tra Sở GTVT gồm: Điều kiện, tiêu
chuẩn và các biện pháp đảm bảo ATGT thuộc KCHT đường bộ (bao gồm cả
đường bộ trong đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý hoặc được
ủy quyền quản lý; Điều kiện bảo đảm an toàn của phương tiện giao
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thông đường bộ; Phối hợp với lực lượng công an và các tổ chức, lực lượng có
liên quan khác trong việc phòng ngừa và xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm trật
tự an toàn GTVT trong phạm vi trách nhiệm của Sở GTVT; Phối hợp và hỗ trợ
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, tổ chức thanh tra chuyên ngành GTVT của
Trung ương đặt tại địa phương trong hoạt động thanh tra, xử phạt
vi phạm hành chính việc chấp hành các quy định về bảo vệ, chống lấn
chiếm hành lang ATGT đường bộ; Thực hiện công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng .
Hoạt động của Thanh tra đường bộ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
quản lý KCHT giao thông hạ tầng đường bộ, nó xuyên suốt trong các hoạt động
theo từng công đoạn quản lý nhà nước từ hoạt động đầu tư đến lúc đưa vào sử
dụng và trong suốt quá trình khai thác của công trình đường bộ.
1.2.1.5. Bảo trì hệ thống đường bộ.
Bảo trì hệ thống đường bộ là tập hợp các công việc nhằm bảo
đảm duy trì sự làm việc bình thường, tan toàn của công trình theo
quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác, sử dụng.
Công tác bảo trì đường bộ bao gồm: kiểm tra, quan trắc, kiểm
định chất lượng và sửa chữa công trình đường bộ.
1.2.1.6. Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây
mất ATGT, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ KCHT
giao thông đường bộ.
Trong phạm vi của đất dành cho đường bộ đang khai thác, hoạt
động lưu thông của người và phương tiện, còn có hoạt động khác
như: Hoạt động văn hóa; xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi
đất dành cho đường bộ, khai thác; bảo trì công trình đường bộ.
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ngoài việc lưu thông bình thường của người và phương tiện, tất cả
các hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ KCHT giao thông đường bộ
đều phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép và
thực hiện thu hồi giấy phép, xử lý nếu vi phạm theo quy định của pháp
đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông cũng
như chống xâm hại đến công trình giao thông đường bộ.
1.2.1.7. Ngăn chặn, xử lý vi phạm KCHT giao thông đường bộ,
giải toả hành lang an toàn đường bộ.
Ngăn chặn, xử lý vi phạm KCHT giao thông đường bộ, giải toả
hành lang an toàn đường bộ phương pháp hành chính chủ yếu được
sử dụng trong quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ.
Với việc ban hành các quyết định (hoặc hành vi) hành chính dứt khoát,
mang tính bắt buộc của các cơ quan quản lý nhà nước lên đối tượng quản
lý nhằm xác lập kỷ cương làm việc trong hệ thống, khâu nối các phương
pháp quản lý khác lại và giải quyết các vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng.
Có thể nói đây là những biện pháp hiệu quả trong việc bảo vệ hiệu quả KCHT
giao thông đường bộ của cơ quan quản lý nhà nước.
1.2.1.8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến
việc bảo vệ KCHT giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc
bảo vệ KCHT giao thông đường bộ là hoạt động của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền hoặc toà án nhân dân các cấp khi có
yêu cầu giải quyết của các tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định liên quan đến KCHT giao thông đường bộ.
Đây là một trong những chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về
đường bộ. Qua việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo, cơ quan quản
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
lý nhà nước có thể giải quyết được quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân. Mặt khác, phát hiện ra những bất cập thiếu sót trong các quy định
nhà nước để từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế
hoặc phát hiện những hành vi vi phạm để xử lý nhằm đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật trong hoạt động giao thông đường bộ.
1.2.2. Các phương pháp quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ
Trong quản lý, chủ thể quản lý là người đặt ra các mục tiêu cần đạt
được, còn việc thực hiện nhiệm vụ để đạt được những mục tiêu đó chủ yếu
phụ thuộc vào đối tượng quản lý. Để biến những mong muốn của chủ thể
quản lý thành những hành động cụ thể của đối tượng quản lý, chủ thể quản
lý thường xuyên áp dụng các phương pháp quản lý khác nhau.
Cũng giống như hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói chung, quản
lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ cần phải có các biện pháp để đảm
bảo hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
Thông thường, hoạt động quản lý hành chính nhà nước về KCHT giao
thông đường bộ sử dụng phương pháp chính: Phương pháp giáo dục,
phương pháp hành chính và phương pháp quản lý theo tiêu chuẩn.
1.2.2.1. Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục là các tác động vào nhận thức của đối tượng
quản lý, nhằm nâng cao tính tự giác của họ trong việc chấp hành các quy
định nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra của chủ thể quản lý.
Đối với hoạt động quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ, đối
tượng quản lý là các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến KCHT giao
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thông như: người tham gia giao thông, các tổ chức, cá nhân tham gia trong
quá trình xây dựng,quản lý, bảo trì, sử dụng công trình giao thông.
Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật nhận
thức. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho con
người phân biệt được phải - trái, đúng - sai, lợi - hại, đẹp - xấu, thiện - ác, từ đó
nâng cao tính tự giác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
Phương pháp này thường được sử dụng một cách linh hoạt
thông qua nhiều hình thức, phương tiện khác nhau nhằm tác động
một cách sâu rộng nhất đối với nhận thức của từng tổ chức, cá nhân
có liên quan như: sách báo, tờ rơi, truyền hình, internet, tổ chức hội
thảo, hội nghị, hội thi... và các hoạt động mang tính chất xã hội khác.
1.2.2.2. Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của
chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các quyết định (hoặc
hành vi hành chính) dứt khoát, mang tính bắt buộc.
Phương pháp này là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quản
lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ. Trong hoạt động giao thông
đường bộ nói chung mang tính chất phức tạp bởi đối tượng quản lý khá đa
dạng, trong đó bao gồm cả cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức, cá
nhân có liên quan người tham gia, sử dụng công trình giao thông. Vì vậy,
vai trò của phương pháp hành chính trong quản lý rất lớn, nó xác lập kỷ
cương làm việc trong hệ thống, khâu nối các phương pháp quản lý khác lại
và giải quyết các vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng [16, tr.87]. Không có
phương pháp hành chính thì không thể quản lý hệ thống KCHT giao thông
đường bộ một cách có hiệu quả.
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Phương pháp này dựa trên mối quan hệ quyền lực, mang tính
bắt buộc. Tính bắt buộc này đòi hỏi đối tượng quản lý phải chấp
hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu không chấp hành
sẽ bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Khi sử dụng phương pháp này, đòi hỏi các cơ quan quản lý
nhà nước phải nắm vững các yêu cầu sau:
- Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định có
căn cứ khoa học, được luận chứng một cách đầy đủ, phân tích vấn
đề một cách có hệ thống
- Phải phù hợp với điều kiện về nguồn lực, vì mỗi quyết định
chức đựng các giải pháp để giải quyết một vấn đề. Để thực hiện
những giải pháp này đòi hỏi yêu cầu về nguồn lực nhất định.
- Ngoài ra, việc ban hành quyết định hành chính (hoặc hành vi hành
chính) phải gắn chặt giữa quyền hạn và trách nhiệm của chủ thể quản lý.
1.2.2.3. Phương pháp quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng (ISO
- International Standard Organization).
ISO là phương pháp quản lý hiện đại đang được vận dụng trong
hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả và chất
lượng của hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng [18, tr.43].
ISO là là hệ thống chất lượng, là sự hợp nhất các thành tố của kiểm soát
chất lượng và bảo hành chất lượng. ISO là hệ thống chất lượng, là sự hợp nhất
các thành tố của kiểm soát và bảo hành chất lượng. Hệ thống chất lượng gồm
cơ cấu tổ chức, các quá trình, các thủ tục và các nguồn lực cần thiết để thực
hiện quản lý chất lượng. Kiểm soát chất lượng là các kỹ thuật và hoạt động
được sử dụng để hoàn thành các yêu cầu về chất lượng.
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ngày nay, quan niệm hoạt động quản lý nhà nước là một loại hình dịch
vụ rất phổ biến trên thế giới và đã thâm nhập vào Việt Nam từ những năm
gần đây. Việc áp dụng phương pháp quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng
trong quản lý về KCHT giao thông đường bộ là rất cần thiết và phù hợp, nhất
là đối với việc thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan. Nó lằm tăng
năng suất lao động, tăng sự thỏa mãn của người dân, tạ cơ chế cải thiện
liên tục, tính dân chủ và nâng cao đạo đức công vụ.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ
Hiệu lực quản lý nhà nước về giao thông đường bộ phụ thuộc nhiều
vào các nhân tố khác nhau, bao gồm cả khách quan và chủ quan.
1.3.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là một yếu tố khách quan, tác động lên mọi mặt đời
sống kinh tế - xã hội của quốc gia và từng địa phương, trong đó có hoạt
động quản lý KCHT giao thông đường bộ, thể hiện ở các mặt sau đây.
- Điều kiện tự nhiên cung cấp nguồn lực về tài nguyên, khoáng sản
phục vụ cho hoạt động xây dựng, duy tu, bảo dưỡng công trình giao
thông đường bộ. Đến nay, hầu hết vật liệu phục vụ cho hoạt động xây
dựng hệ thống KCHT giao thông đường bộ thường lấy từ thiên nhiên
như: đá, cát, xi măng, nhựa đường.... Do đó, với một địa phương có nhiều
thuận lợi về tài nguyên, khoáng sản thì cũng rất thuận lợi cho việc phát
triển hệ thống KCHT giao thông đường bộ và ngược lại.
- Điều kiện về thời tiết, khí hậu, địa hình, địa chất có ảnh hưởng lớn đến
quá trình đầu tư, khai thác, sử dụng công trinh đường bộ. Đối với các địa
phương có địa hình ít phức tạp, khí hậu thuận lợi thì chi phí đầu tư xây dựng
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
công trình thường thấp. Đồng thời an toàn cho người, phương tiện
và cả công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.
Như vậy, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nhà
nước về KCHT giao thông đường bộ. Các nhà quản lý buộc phải
quan tâm đến nhân tố này trong quá trình thực hiện công tác quản
lý của mình để đạt được mục tiêu và hiệu quả cao.
1.3.2. Nhân tố về kinh tế - xã hội
a) Về kinh tế
Các hoạt động kinh tế có thể nói là động lực đầu tiên cho việc phát triển
hệ thống KCHT giao thông đường bộ. Nhu cầu giao dịch, lưu thông hàng
hóa trên đường bộ đòi hỏi hệ thống KCHT giao thông phải phát triển kịp thời
và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, sự phát triển của
nền kinh tế cũng cung cấp các nguồn lực để phát triển hệ thống KCHT giao
thông đường bộ, đặc biệt là nguồn lực về tài chính.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hàng
hóa lưu thông trên đường bộ không chỉ trong phạm vi một vùng, một địa
phương nhất định mà phát triển với yêu cầu hệ thống đường bộ phải kết
nối với phạm vi rộng lớn hơn: liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia.
Tuy nhiên, để hệ thống KCHT giao thông phát triển hài hòa với cả nền kinh
tế thì cần thiết có sự điều tiết, quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước.
b) Về xã hội
Song song với mục đích phục vụ cho sự phát triển kinh tế, hệ thống giao
thông đường bộ từ xa xưa đã gắn liền với sự phát triển xã hội của loài người.
Với từng vùng, lãnh thổ, quốc gia có những tập tục, thói quen sinh hoạt khác
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhau thì hệ thống giao thông cũng mang những nét đặc trưng phù
hợp với truyền thống của dân cư tại đó.
Ngày nay, với sự bùng nổ dân số, sự giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền và
các quốc gia khác nhau cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý giao thông đường
bộ. Điểm ảnh hưởng lớn nhất của nhân tố này chính là thói quen,
ý thức của người tham gia hoạt động giao thông ngày càng đa
dạng, là một trong những thách thức cho công tác quản lý nhà
nước trong lĩnh vực này khi muốn đưa nó vào khuôn khổ, trật tự.
1.3.3. Trình độ phát triển của hệ thống giao thông
Trình độ phát triển của hệ thống giao thông nói chung và giao thông
đường bộ nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà nước
về KCHT giao thông đường bộ. Bản thân sự phát triển của hệ thống thống
KCHT giao thông đường bộ cũng là đối tượng của quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này, thể hiện qua công tác quy hoạch phát triển. Ngoài ra,
sự phát triển của phương tiện giao thông, hệ thống dịch vụ vận tải và các
hệ thống hạ tầng khác như đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa
cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết đối với công tác quản lý nhà
nước về KCHT giao thông đường bộ.
1.4. Kinh nghiệm quản lý giao thông đường bộ của một số địa
phương
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương
Trong 20 năm qua, tỉnh Bình Dương luôn quan tâm, đầu tư xây
dựng và phát triển đồng bộ KCHT giao thông, góp phần đem lại
thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, đẩy mạnh
tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đảm bảo an ninh - quốc
phòng, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Cụ thể, năm 2004, UBND tỉnh đã phê quyệt Quy hoạch phát triển GTVT
tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020, trong đó xác định
nhu cầu tập trung đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống KCHT
giao thông của tỉnh với mục tiêu kết nối và đáp ứng nhu cầu giao thông
không ngừng tăng nhanh giữa các địa phương, các khu công nghiệp, đô thị,
các vùng nguyên liệu, nông thôn,... trên địa bàn tỉnh. Đồng thời kết nối hệ
thống giao thông của tỉnh Bình Dương với các đầu mối giao thông quan
trọng của quốc gia và khu vực, phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh
tế - xã hội, công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh nhà.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện quy hoạch, tỉnh Bình
Dương không ngừng cập nhật các quy hoạch của Trung ương và khu
vực có liên quan, về phát triển kinh tế, xã hội, đô thị, công nghiệp, đặc
biệt là các quy hoạch GTVT của quốc gia và vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Đồng thời căn cứ vào tình hình, nhu cầu và tốc độ phát triển
kinh tế, xã hội, công nghiệp, đô thị,… trên địa bàn tỉnh và khu vực để
kịp thời bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù
Tỉnh cũng đã chủ động tích cực tham mưu, trình Chính phủ, Bộ GTVT xem
xét, điều chỉnh, lựa chọn hướng tuyến hợp lý nhất cho các tuyến đường bộ,
đường sắt của Trung ương quy hoạch đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương, như:
Vành đai 3, Vành đai 4, đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh, đường sắt thành phố Hồ
Chí Minh - Mỹ Tho,...đảm bảo các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật, gắn kết chặt chẽ
giữa các quy hoạch của Trung ương với tình hình và điều kiện phát triển kinh
tế, xã hội của địa phương, được Chính phủ, Bộ GTVT thống nhất, điều chỉnh
hướng tuyến theo đề nghị của tỉnh Bình Dương.
Trên cơ sở các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy
hoạch, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Dương đến năm 2025, phê duyệt hướng tuyến quy hoạch các tuyến đường,
UBND tỉnh Bình Dương đã kịp thời cập nhật bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch
phát triển GTVT của tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh về kinh tế
- xã hội, công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh nhà, nhu cầu GTVT tăng cao
cả về lưu lượng cũng như tải trọng phương tiện. Đồng thời, theo hướng gắn
với các quy hoạch của Trung ương, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông
trên địa bàn tỉnh, đồng bộ, liên hoàn, kết nối trung tâm thành phố mới Bình
Dương với các trung tâm đô thị của tỉnh và với các đầu mối giao thông của
quốc gia và khu vực. Qua đó, góp phần đắc lực cho quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa,
nhằm mục tiêu: "Xây dựng Bình Dương trở thành đô thị văn minh, hiện đại,
trở thành một trong những đô thị phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, có sức lan tỏa lớn, có tác động mạnh đến các tỉnh lân
cận và vùng xung quanh".
Trên cơ sở những quy hoạch được duyệt, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình
Dương đã luôn quan tâm và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các
cấp, các cơ quan, đơn vị hữu quan triển khai thực hiện việc đầu tư cải
tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công trình giao thông trên
địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng đã chủ động tập trung huy động mọi
nguồn lực, đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch, các công trình, các trục
đường giao thông đối ngoại của tỉnh, do Trung ương quy hoạch đi qua
địa bàn tỉnh Bình Dương, kết nối với các đầu mối giao thông quốc gia và
các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Hệ thống KCHT giao thông trên địa bàn toàn tỉnh luôn đượ̣c quan tâm
đầu tư xây dựng, đặc biệt là các trục giao thông quan trọng, huyết mạch,
các trục "xương sống" theo hướng Bắc - Nam của tỉnh như Quốc lộ 13,
ĐT741, ĐT742, ĐT744.., và các vành đai theo hướng Đông - Tây của tỉnh như
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐT743, ĐT746, ĐT747,...Từ đó hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, liên
hoàn, kết nối thông suốt giữa các khu đô thị, công nghiệp, dân cư, các vùng
nguyên liệu, nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh; kết nối trung tâm thành phố
mới Bình Dương với các trung tâm đô thị, công nghiệp trong tỉnh với các
đầu mối giao thông quốc gia và tỉnh, thành trong khu vực.
Hai trục "xương sống" theo hướng Bắc - Nam của tỉnh là Quốc lộ 13 và
ĐT741 kết nối các khu công nghiệp, đô thị phía Nam của tỉnh với các khu
công nghiệp, đô thị và vùng nguyên liệu, nông thôn phía Bắc tỉnh, kết nối
với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên và nước
bạn Campuchia có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển
kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh.
Đặc biệt, trên cơ sở hướng tuyến quy hoạch của đường Vành đai 3
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Bình Dương đã chủ động
huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư xây dựng mới đường Mỹ
Phước - Tân Vạn (đoạn trùng với đường Vành đai 3), kết nối thành phố
mới Bình Dương, các trung tâm đô thị, công nghiệp của tỉnh với các đầu
mối giao thông quốc gia và các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Đây là trục giao thông huyết mạch, có vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương theo
hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa.
Ngoài ra, các tuyến đường nội thị tại các trung tâm huyện, thị xã, thành
phố, các khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh cũng đượ̣c quan tâm đầu tư
nâng cấp, mở rộng, xây dựng hoàn chỉnh, phù hợp với tiến trình đô thị hóa theo
hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội và quy hoạch xây dựng đô thị Bình Dương. Hệ thống đường
34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
do cấp phường, thị trấn quản lý cũng đượ̣c đầu tư chỉnh trang, cải
tạo đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị của tỉnh.
Trong đó, tuyến đường vào Trung tâm Hành chính tỉnh được hoàn
thành, đưa vào sử dụng cuối năm 2014 kết nối trung tâm thành phố
mới Bình Dương với đô thị Thủ Dầu Một và các trung tâm đô thị trên
địa bàn tỉnh có ý nghĩa hết quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến trình
xây dựng và phát triển thành phố mới Bình Dương, là tiền đề, động
lực để tiếp tục xây dựng và phát triển đô thị Bình Dương theo quy
hoạch, xây dựng Bình Dương thành đô thị loại I trước năm 2020.
Phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là phát triển
theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa luôn đòi hỏi nguồn vốn
đầu tư của toàn xã hội rất lớn. Trong khi khả năng cân đối từ nguồn ngân sách
nhà nước hàng năm luôn hết sức hạn hẹp, việc tính toán cân đối nguồn vốn
ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển hệ thống giao thông luôn gặp nhiều
khó khăn và nếu chỉ trông cậy vào nguồn vốn ngân sách thì sẽ không thể đáp
ứng đượ̣c yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.
Do vậy, một mặt, hàng năm tỉnh luôn dành nhiều ưu tiên nguồn vốn từ nguồn
ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông. Mặt khác, tỉnh đã vận
dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, huy động nhiều nguồn
lực từ các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tập trung cho đầu tư phát triển hệ
thống KCHT giao thông, nâng cấp, cải tạo, mở rộng các tuyến đường quan trọng,
huyết mạch trên địa bàn tỉnh. Điển hình như nguồn vốn ODA các dự án giao thông
do các Bộ, ngành Trung ương đầu tư, vốn đầu tư của các các doanh nghiệp, khu
công nghiệp, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong phong trào giao thông
nông thôn - chỉnh trang đô thị và đặc biệt là nguồn vốn của các doanh nghiệp đầu
tư công trình giao thông theo
35
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phương thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trong nước. Trong đó,
có thể nói, giải pháp đầu tư xây dựng công trình giao thông theo phương thức
BOT trong nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã góp phần nhanh chóng cải
tạo, nâng cấp mở rộng được nhiều tuyến quan trọng, huyết mạch, góp phần xây
dựng và phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh được đồng bộ, hoàn
chỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại
hoá và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Theo thống kê, tại thời điểm năm 1997, toàn tỉnh Bình Dương chỉ có
2.186 km đường giao thông với quy mô, chất lượng và các điều kiện về khai
thác ở mức rất thấp. Nhờ tập trung huy động từ mọi nguồn lực, đến nay,
tổng chiều dài hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh là 7.421 km, bao gồm:
03 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh là 77,1 km, tỷ lệ nhựa
hóa đạt 100%; 14 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 449 km, tỷ lệ nhựa
hoá đạt 98%; hệ thống đường huyện, đường đô thị có tổng chiều dài 1.004
km, tỷ lệ nhựa hóa là 87,34%; hệ thống đường xã có tổng chiều dài 3.372
km, tỷ lệ nhựa hóa, cứng hóa đạt 88,28%. Hệ thống đường chuyên dùng có
tổng chiều dài 2.257 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 46,14%.
Nhìn chung, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh Bình Dương tương
đối đồng bộ và thuận lợi, đáp ứng nhu cầu giao thông nội tỉnh và kết nối với
các đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, đảm
bảo an ninh quốc phòng, sản xuất và đời sống nhân dân.
1.4.2. Kinh nghiệm của Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm kinh tế của khu
vực Miền Trung. Đà Nẵng đã và đang chuyển mình mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là bộ mặt đô thị từng ngày thay đổi
36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
và phát triển không ngừng. Chọn phát triển hạ tầng giao thông
đương bộ làm bước đột phá, Đà Nẵng đặt từng dấu ấn công trình
rõ nét, tạo nên nhiều diện mạo mới cho thành phố.
Cùng với hàng loạt tuyến đường trục chính quy mô mặt cắt ngang
lớn xuyên tâm Thành phố theo hướng Bắc - Nam, Đông Tây, ven sông,
ven biển, tuyến vành đai, là hàng loạt cây cầu bắc qua các con sông
của thành phố như sông Hàn, Cẩm Lệ, Túy Loan, sông Yên,... nối nhịp
đôi bờ. Những công trình hạ tầng giao thông trên đã kết nối các khu
vực của thành phố thành một thể liên hoàn, thống nhất, là động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Niềm tự hào có được không phải chỉ bởi trong một khoảng thời gian không
dài nhưng Đà Nẵng đã hoàn thành một khối lượng công việc xây dựng hạ tầng
khổng lồ mà ngay người dân thành phố nếu phải đi xa trong vòng một năm quay
lại cũng phải ngỡ ngàng. Niềm tự hào còn bởi trong các công trình giao thông
trọng điểm của thành phố đều đảm bảo đúng quy chuẩn quy định, thể hiện được
sự khang trang, hiện đại. Nhiều công trình đánh dấu những bước trưởng thành
vượt bậc trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới
trong xây dựng giao thông Đà Nẵng.
Năm 1985, Đà Nẵng triển khai mở rộng đường Điện Biên Phủ từ hai làn lên
bốn làn xe ô tô. Đây được coi là công trình "đầu tay" về giao thông và nó như
một "hiện tượng" đột biến trong tiến trình đô thị hóa của Đà Nẵng. Các trục
đường với quy mô 6 -12 làn xe xuyên qua các khu dân cư đông đúc, kết nối đến
các vùng đất còn hoang sơ, nghèo khó của thành phố đã được triển khai xây
dựng như đường Nguyễn Hữu Thọ, Lê Duẩn, Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn
Đồng, Ngô Quyền, đường Hoàng Sa, Trường Sa, Điện Biên Phủ, Lê Văn Hiến,...
Hay đường Võ Văn Kiệt, đường Nguyễn Hữu Thọ nối dài,
37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đường vành đai phía Nam, Nguyễn Tất Thành nối dài,...đang được
triển khai xây dựng. Các tuyến đường trên đều được xây dựng hoàn
chỉnh hạ tầng đô thị, trong đó các hạng mục đường dây đường ống
cấp nước, cấp điện, thông tin đều theo định hướng ngầm hóa. Riêng
tuyến đường Võ Văn Kiệt đã xây dựng hệ thống hào kỹ thuật hoàn
chỉnh, hiện đại để bố trí công trình ngầm với chiều dài gần 10km.
Bên cạnh đó các loại vật liệu mới hoặc các giải pháp kết cấu thân thiện
với môi trường cũng được nghiên cứu ứng dụng vào trong xây dựng để vừa
đảm bảo tính bền vững, thân thiện nhưng vẫn hiện đại như lưới chắn rác
bằng bê tông tính năng cao (không có cốt thép) hoặc bằng vật liệu
composite thay thế cho các lưới chắn rác bằng gang, gạch lát vỉa hè có khả
năng hút nước (để nước mưa có thể thấm vào đất), lan can các công trình
ven biển làm bằng vật liệu composite, hay sửa chữa cải tạo kết cấu móng
đường theo phương án tái chế tận dụng lại móng cấp phối đá dăm tại chỗ,
sửa chữa vết nứt mặt nhựa bằng loại vật liệu tái sinh,...
Nói đến Đà Nẵng không thể không nói đến những cây cầu bắc qua dòng
sông Hàn và Cẩm Lệ. Có thể nói mỗi cây cầu lớn ở Đà Nẵng đều có những
đặc trưng riêng không giống nhau, khi hoàn thành đều là một dấu nhấn quan
trọng của Thành phố Đà Nẵng, không chỉ về mặt kiến trúc mà còn là bước
triển thành của ngành GTVT Đà Nẵng. Nếu như trước năm 1997, Thành phố
chỉ có 03 cây cầu đường bộ bắc qua sông Cẩm Lệ là Cầu Đỏ, cầu Trần Thị
Lý, cầu Nguyễn Văn Trỗi đều được xây dựng từ trước giải phóng thì đến nay
Đà Nẵng với các loại hình dạng kết cấu cơ bản từ cầu dây văng, dây võng,
cầu quay, đến cầu bê tông cốt thép đúc hẫng… xứng đáng là một thành phố
của những cây cầu hiện đại.
38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Việc chủ động trong việc tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các công
nghệ mới trong xây dựng cầu đường của Thành phố đã góp phần làm
cho Thành phố không chỉ đa dạng hóa kiểu dáng công trình kiến trúc
công cộng, bổ sung thêm các điểm nhấn kiến trúc của Thành phố mà
còn đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của
đội ngũ cán bộ giao thông thành phố Đà Nẵng...
Đến nay, các cán bộ ngành GTVT Đà Nẵng đã tự đảm nhận được nhiều
hạng mục tính toán thiết kế có độ khó cao. Các công trình, hạng mục công trình
quan trọng như các công trình vượt sông với khẩu độ nhịp lớn, thi công theo
công nghệ mới, các tuyến đường có các hạng mục xử lý nền móng phức tạp đã
được các kỹ sư tư vấn tính toán thiết kế đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Điển
hình là các công trình cầu độc đáo ở Thành phố Đà Nẵng như Cầu quay sông
Hàn, cầu treo dây võng Thuận Phước, cầu Hòa Xuân với kết cấu dầm I bê tông
cốt thép dự ứng lực được liên tục hóa, cầu Cẩm Lệ với kết cấu nhịp đúc hẫng
cân bằng…Trong vài năm gần đây, ngành GTVT Đà Nẵng đã góp phần quan
trọng trong việc tiếp thu và ứng dụng thành công nhiều công nghệ thi công tiên
tiến của quốc tế vào xây dựng công trình giao thông ở Đà Nẵng đặc biệt là đối
với các công trình cầu.
Trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, có thể nói cho đến nay,
năng lực quản lý của ngành GTVT Đà Nẵng đã đảm nhận được các công trình
và dự án có quy mô lớn (từ trên 1 nghìn tỷ VNĐ đến 300 triệu USD), có yêu cầu
cao về mặt tiến độ và chất lượng công trình. Thông qua việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi và đánh giá dự án (như xây dựng phần
mềm trao đổi trực tuyến, sử dụng hộp thư điện tử để làm việc trực tiếp giữa
Giám đốc Sở với chuyên viên Ban QLDA theo dõi từng hạng mục công trình,
xây dựng phần mềm theo dõi xử lý văn bản, công trình xây dựng,...), các công
việc tại hiện trường được thông tin kịp thời, xử lý nhanh chóng các
39
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
khó khăn phát sinh trong triển khai dự án, đồng thời cũng xác định rõ
được trách nhiệm của từng cán bộ trong tham gia quản lý dự án.
Trong lĩnh vực quản lý giao thông đô thị, ngành GTVT Đà Nẵng đã tổ
chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu nền GIS để thuận lợi cho việc quản
lý hạ tầng giao thông đô thị một cách đồng bộ, chính xác, tổ chức khai thác
hiệu quả phần mềm quản lý cầu đường do Trung ương cung cấp để kiểm
soát tốt công tác duy tu bảo dưỡng được chính xác, kịp thời; đang nghiên
cứu, áp dụng phần mềm điều khiển tự động hệ thống tín hiệu giao thông
(của Tây Ban Nha) để vận dụng tổ chức giao thông theo phương thức “làn
sóng xanh” trên một số trục giao thông chính của thành phố.
Trong lĩnh vực quy hoạch, ngành GTVT Đà Nẵng cũng đã chủ động trong
nghiên cứu, ứng dụng các phần mềm tiên tiến trong quản lý, quy hoạch giao
thông như STRADA, VISUM để phân tích dự báo nhu cầu giao thông, đánh giá
các điểm ùn tắc giao thông, các phương án thiết kế tổ chức giao thông, cũng
như xây dựng bản đồ quy hoạch tổng thể giao thông thành phố,,...
ứng dụng phần mềm Mô hình thủy lực trong thiết kế quy hoạch các
tuyến kênh, cống thoát nước chính của thành phố, đảm bảo giải
pháp đề xuất là hợp lý nhất.
Nhờ đam mê sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ngành GTVT Đà
Nẵng, đã áp dụng thành công công nghệ, khoa học kỹ thuật mới
thực tế phst triển hạ tầng giao thông của thành phố, tạo nên những
điểm nhấn mang đậm dấu ấn của Đà Nẵng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149

Contenu connexe

Similaire à Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.docx

Bài 09 - TKI002 - Thi công cáp hạ tầng.pptx
Bài 09 - TKI002 - Thi công cáp hạ tầng.pptxBài 09 - TKI002 - Thi công cáp hạ tầng.pptx
Bài 09 - TKI002 - Thi công cáp hạ tầng.pptxLyHungLai
 
Thực tập kĩ thuật
Thực tập kĩ thuậtThực tập kĩ thuật
Thực tập kĩ thuậtTtx Love
 
Thong-tu-54-2019-tt-bgtvt-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bao-hieu-duong-bo
Thong-tu-54-2019-tt-bgtvt-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bao-hieu-duong-boThong-tu-54-2019-tt-bgtvt-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bao-hieu-duong-bo
Thong-tu-54-2019-tt-bgtvt-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bao-hieu-duong-boVanBanMuaBanNhanh
 
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdfHuy Tuong
 
Ôn tập Thoát nước.doc
Ôn tập Thoát nước.docÔn tập Thoát nước.doc
Ôn tập Thoát nước.docDaiNguyenQuang3
 
Xaydung360.vn sưu tầm câu hỏi đồ án duong
Xaydung360.vn sưu tầm câu hỏi đồ án duongXaydung360.vn sưu tầm câu hỏi đồ án duong
Xaydung360.vn sưu tầm câu hỏi đồ án duongTran Hien
 
Danh mục bto và bot hcm 2013
Danh mục bto và bot hcm 2013Danh mục bto và bot hcm 2013
Danh mục bto và bot hcm 2013Tan Hanhat
 
Đồ Án Thiết Kế Tổ Chức Thi Công 4km Mặt Đường Ô Tô Vùng Núi.pdf
Đồ Án Thiết Kế Tổ Chức Thi Công 4km Mặt Đường Ô Tô Vùng Núi.pdfĐồ Án Thiết Kế Tổ Chức Thi Công 4km Mặt Đường Ô Tô Vùng Núi.pdf
Đồ Án Thiết Kế Tổ Chức Thi Công 4km Mặt Đường Ô Tô Vùng Núi.pdfNuioKila
 
Nghi dinh 171-2013-nd-cp
Nghi dinh 171-2013-nd-cpNghi dinh 171-2013-nd-cp
Nghi dinh 171-2013-nd-cpti2li119
 
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2Khai Pham
 
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đường
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đườngTCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đường
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đườngkhongquantam93
 
Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Ttx Love
 
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong oto
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong otoTcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong oto
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong otoTtx Love
 

Similaire à Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.docx (20)

Bài 09 - TKI002 - Thi công cáp hạ tầng.pptx
Bài 09 - TKI002 - Thi công cáp hạ tầng.pptxBài 09 - TKI002 - Thi công cáp hạ tầng.pptx
Bài 09 - TKI002 - Thi công cáp hạ tầng.pptx
 
Thực tập kĩ thuật
Thực tập kĩ thuậtThực tập kĩ thuật
Thực tập kĩ thuật
 
Thong-tu-54-2019-tt-bgtvt-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bao-hieu-duong-bo
Thong-tu-54-2019-tt-bgtvt-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bao-hieu-duong-boThong-tu-54-2019-tt-bgtvt-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bao-hieu-duong-bo
Thong-tu-54-2019-tt-bgtvt-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bao-hieu-duong-bo
 
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf
 
Ôn tập Thoát nước.doc
Ôn tập Thoát nước.docÔn tập Thoát nước.doc
Ôn tập Thoát nước.doc
 
Xaydung360.vn sưu tầm câu hỏi đồ án duong
Xaydung360.vn sưu tầm câu hỏi đồ án duongXaydung360.vn sưu tầm câu hỏi đồ án duong
Xaydung360.vn sưu tầm câu hỏi đồ án duong
 
Danh mục bto và bot hcm 2013
Danh mục bto và bot hcm 2013Danh mục bto và bot hcm 2013
Danh mục bto và bot hcm 2013
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM, HAY
 
Đồ Án Thiết Kế Tổ Chức Thi Công 4km Mặt Đường Ô Tô Vùng Núi.pdf
Đồ Án Thiết Kế Tổ Chức Thi Công 4km Mặt Đường Ô Tô Vùng Núi.pdfĐồ Án Thiết Kế Tổ Chức Thi Công 4km Mặt Đường Ô Tô Vùng Núi.pdf
Đồ Án Thiết Kế Tổ Chức Thi Công 4km Mặt Đường Ô Tô Vùng Núi.pdf
 
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế cầu sông Cấm – Hải Phòng, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế cầu sông Cấm – Hải Phòng, HAYLuận văn tốt nghiệp: Thiết kế cầu sông Cấm – Hải Phòng, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế cầu sông Cấm – Hải Phòng, HAY
 
Evernote
EvernoteEvernote
Evernote
 
Nghi dinh 171-2013-nd-cp
Nghi dinh 171-2013-nd-cpNghi dinh 171-2013-nd-cp
Nghi dinh 171-2013-nd-cp
 
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
365 câu hỏi cho sát hạch lái xe hạng bằng A2
 
Hoàn thiện mạng lưới vận tải khách công cộng tại Thành phố Đà Nẵ...
Hoàn thiện mạng lưới vận tải khách công cộng tại Thành phố Đà Nẵ...Hoàn thiện mạng lưới vận tải khách công cộng tại Thành phố Đà Nẵ...
Hoàn thiện mạng lưới vận tải khách công cộng tại Thành phố Đà Nẵ...
 
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đường
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đườngTCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đường
TCVN 4054 2005 tiêu chuẩn thiết kế đường
 
Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005
 
Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005
 
Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005
 
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong oto
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong otoTcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong oto
Tcvn 4054 2005-tieu chuan thiet ke duong oto
 
tl quy hoạch
tl quy hoạchtl quy hoạch
tl quy hoạch
 

Plus de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Plus de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Dernier

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 

Dernier (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 

Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KCHT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Tổng quan về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Giao thông đường bộ là một hệ thống bao gồm các phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải, KCHT giao thông đường bộ và các quy tắc nhất định; bộ máy quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Các bộ phận này hoạt động trong mối quan hệ mật thiết với nhau và với các bộ phận khác của nền kinh tế. KCHT giao thông đường bộ cùng với quy tắc giao thông đường bộ; KCHT giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ (trong đó có quản lý về KCHT giao thông đường bộ) cấu thành nên hệ thống giao thông đường bộ. 1.1.1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ KCHT giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ. 1.1.1.1. Công trình đường bộ và một số khái niệm liên quan đến công trình đường bộ Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác. Cụ thể: 8
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Đường bộ bao gồm: Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn. Trong đó: + Đường gồm: Nền đường, mặt đường, lề đường, hè phố; + Cầu đường bộ gồm: Cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu vượt đường bộ, cầu vượt đường sắt, cầu vượt biển, kể cả cầu dành cho người đi bộ; + Hầm đường bộ gồm: hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hàm chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị, kể cả hầm dành cho người đi bộ. - Điểm dừng, đỗ xe trên đường bộ, trạm điều khiển giao thông, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí cầu, đường. - Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: đèn tín hiệu; biển báo hiệu; giá treo biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu; khung, giá hạn chế tĩnh không; cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường và các thiết bị khác. - Đảo giao thông, dải phân cách, rào chắn, tường hộ lan. - Các mốc đo đạc, mốc lộ giới, cột mốc giải phóng mặt bằng xây dựng công trình đường bộ. - Hệ thống chiếu sáng đường bộ. - Hệ thống thoát nước, hầm kỹ thuật, kè đường bộ. - Công trình chống va trôi, chỉnh trị dòng nước, chống sạt lở đường bộ. - Đường cứu nạn, nơi cất giữ phương tiện vượt sông, nhà hạt, nơi cất giữ vật tư, thiết bị dự phòng bảo đảm giao thông. - Các công trình phụ trợ bảo đảm môi trường, bảo đảm ATGT. 9
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.1.2. Hành lang an toàn đường bộ và một số khái niệm liên quan đến hành lang an toàn đường bộ Như trên đã phân tích, hành lang an toàn đường bộ là một bộ phận cấu thành của hệ thống KCHT giao thông đường bộ, có liên quan đến các bộ phận khác và có giới hạn được xác định tùy theo điều kiện tính chất của công trình đường bộ mà nó gắn liền [Quốc hội, 2008]. Để hiểu rõ khái niệm hành lang đường bộ, phân biệt hành lang an toàn đường bộ với các khái niệm khác trong hệ thống KCHT giao thông đường bộ, ta tìm hiểu một số khái niệm liên quan, cụ thể như sau: - Đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ. - Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ [Quốc hội, 2008] (dưới đây gọi tắt phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ là phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ). Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ dùng để giữ vật tư sử dụng cho bảo trì, để di chuyển hoặc đặt các thiết bị thực hiện việc bảo trì, để chất bẩn từ mặt đường ra hai bên đường, chống xâm hại công trình đường bộ. Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên như sau: + 03 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường cấp II; + 02 mét đối với đường cấp III; 10
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống. - Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm ATGT và bảo vệ công trình đường bộ. - Giới hạn hành lang an toàn đường bộ: Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được xác định nhằm phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ công trình đường bộ và được quy định như sau: + Đối với đường ngoài đô thị: căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên là: 47 mét đối với đường cao tốc; 17 mét đối với đường cấp I, cấp II; 13 mét đối với đường cấp III; 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V; 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V [7, tr.23]. + Đối với đường đô thị, bề rộng hành lang an toàn được tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đường cao tốc đô thị, bề rộng hành lang an toàn là 40 mét [Quốc hội, 2008]. + Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ. Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt. + Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên. - Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu trên đường ngoài đô thị 11
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + Theo chiều dọc cầu tính từ đuôi mố cầu ra mỗi bên: 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét trở lên; 30 mét đối với cầu có chiều dài dưới 60 mét. + Theo chiều ngang cầu tính từ mép ngoài cùng đất của đường bộ trở ra mỗi phía: 150 mét đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300 mét; 100 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét; 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 20 mét đến dưới 60 mét; 20 mét đối với cầu có chiều dài nhỏ hơn 20 mét. - Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu trên đường trong đô thị + Theo chiều dọc cầu được xác định như đối với cầu trên đường ngoài đô thị; + Theo chiều ngang cầu, đối với phần cầu chạy trên cạn kể cả phần cầu chạy trên phần đất không ngập nước thường xuyên được tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra mỗi bên 07 mét; đối với phần cầu còn lại, quy định như đối với cầu trên đường ngoài đô thị. + Tại các nút giao thông đô thị, các cầu vượt, hầm chui và cầu dành cho người đi bộ qua đường theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Giới hạn hành lang an toàn đối với cống: tương ứng với hành lang an toàn đường bộ nơi đặt cống. - Giới hạn hành lang an toàn đối với hầm đường bộ + Đối với hầm đường bộ ngoài đô thị là vùng đất, vùng nước xung quanh công trình được tính từ điểm ngoài cùng của công trình hầm trở ra là 100 mét. + Đối với hầm đường bộ trong đô thị do tư vấn thiết kế xác định trên cơ sở đảm bảo an toàn bền vững hầm trong hồ sơ thiết kế và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Giới hạn hành lang an toàn đối với bến phà, cầu phao 12
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + Theo chiều dọc: bằng chiều dài đường xuống bến phà, cầu phao. + Theo chiều ngang: từ tim bến phà, cầu phao trở ra mỗi phía thượng lưu, hạ lưu là 150 mét. - Giới hạn hành lang an toàn đối với kè bảo vệ đường bộ + Kè chống xói để bảo vệ nền đường: Từ đầu kè và từ cuối kè về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 50 mét; Từ chân kè trở ra sông 20 mét. + Kè chỉnh trị dòng nước: Từ chân kè về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 100 mét; Từ gốc kè trở vào bờ 50 mét; Từ chân đầu kè trở ra sông 20 mét. + Trường hợp hành lang an toàn của kè bảo vệ đường bộ chồng lấn với hành lang an toàn của đê điều thì ranh giới là điểm giữa của khoảng cách giữa hai điểm ngoài cùng của hai công trình. 1.1.2. Đặc điểm của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ KCHT giao thông đường bộ là một bộ phận cấu thành cơ bản của hệ thống giao thông đường bộ, là sản phẩm của dịch vụ công. Ngày nay, với sự phát triển nền kinh tế thị trường, KCHT giao thông đường bộ cũng có thể được xem là một loại hàng hóa. Do đó những sản phẩm này vừa mang những đặc điểm riêng của hệ thống giao thông, vừa có những đặc điểm của các hàng hoá công cộng. Chính yếu tố này quy định phương thức và các hình thức đầu tư, quản lý các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Nhìn chung, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có các đặc điểm chủ yếu sau: Đặc điểm cơ bản nổi bật nhất của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tính hệ thống đồng bộ của nhiều “nhánh” khác nhau trong quan hệ tổng thể. Nếu một khâu nào đó trong hệ thống không được thiết kế xây dựng sẽ ảnh hưởng đến vận hành toàn bộ, thậm chí gây ách tắc. Chẳng hạn một địa 13
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phương có đầy đủ các điều kiện thuận lợi khoáng sản, đất đai, nguồn điện, nhân lực nhưng hệ thống KCHT giao thông đường bộ không phát triển cũng không thể khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp. Mặt khác, trong nội tại của hệ thống KCHT giao thông đường bộ cũng cần có tính đồng bộ mới phát huy được hiệu quả sử dụng. Chẳng hạn một tuyến đường được đầu tư có bề rộng lớn, mặt đường tốt nhưng hệ thống thông tin, biển báo không được đầu tư thì rất dễ gây tai nạn, người và phương tiện không thể lưu thông với tốc độ cao nên cũng không thể vận hành tốt trong quá trình khai thác. Do vậy tính hệ thống đồng bộ là đặc điểm đặc biệt của kết cấu hạ tầng giao thông. Tính hệ thống đồng bộ không những chi phối toàn diện đến thiết kế quy hoạch đầu tư thiết bị... các công trình cụ thể mà còn liên quan đến cách thức tổ chức quản lý, vận hành kết hợp giữa quản lý theo ngành và theo vùng, lãnh thổ [4]. Tính hệ thống đồng bộ đặt ra cho công tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền là phải kết hợp một cách đồng bộ và chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành trên các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chế thấp nhất lãng phí khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông. Đặc điểm thứ hai của KCHT giao thông là tính định hướng. Đặc điểm này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông như vốn đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, là yếu tố mở đường cho các hoạt động kinh tế - xã hội... đặc điểm này đòi hỏi mỗi quốc gia phải có quy hoạch dài hạn, chiến lược, quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết bố trí hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông [20, tr.98]. Cách làm chắp vá đến đâu hay đến đấy, sẽ hạn chế phát triển kết cấu giao thông, thậm chí gây cản trở phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, vùng và từ đó ảnh hưởng đến cả quốc gia. 14
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đặc điểm thứ ba của kết cấu hạ tầng giao thông là tính chất vùng và địa phương. Việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phụ thuộc nhiều yếu tố như địa lý, địa hình, trình độ phát triển, tập quán văn hóa, kiến trúc...vì thế hệ thống kết cấu giao thông mang tính chất vùng, địa phương rất rõ nét. Yêu cầu này đặt ra cho công tác quản lý là trong việc xác định hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và thiết kế đầu tư, sử dụng nguyên vật liệu vừa đặt trong hệ thống chung của quốc gia, vùng lãnh thổ vừa phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng địa phương [20, tr.99]. Đặc điểm thứ tư là kết cấu hạ tầng giao thông có tính chất dịch vụ và tính cộng đồng cao, hầu hết các sản phẩm của kết cấu hạ tầng giao thông là sản phẩm trung gian, cung cấp các dịch vụ để ngành khác tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì thế việc đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông rất phức tạp. Hơn nữa loại hình kết cấu giao thông đường bộ là những hàng hóa công cộng, vừa phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, vừa phục vụ sản xuất của các nành khác và đảm bảo yêu cầu phục vụ cho an ninh quốc phòng trong trường hợp cần thiết. Đặc điểm này đòi hỏi phải giải quyết quan hệ giữa yêu cầu kinh doanh và phục vụ mang tính phúc lợi, đồng thời xác định hệ thống cơ cấu các chủ thể tham gia sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống các chính sách và công cụ của nhà nước để xử lý quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội [20]. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, thu nhập của dân cư thấp, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp như Việt Nam. Đặc điểm thứ năm là hệ thống KCHT giao thông phân bổ rộng khắp trên tất cả các vùng miền của quốc gia hay lãnh thổ do vai trò và chức năng của giao thông đường bộ nhằm kết nối các vùng, miền khác nhau. 15
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đặc điểm thứ sáu là trình độ phát triển của hệ thống KCHT giao thông đường bộ phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế. Đặc điểm thứ bảy là nhu cầu phát triển kinh tế kích thích sự phát triển và tạo ra tiền đề cho sự phát triển của KCHT giao thông đường bộ. Đặc điểm thứ tám là KCHT giao thông đường bộ mang tính lịch sử do quá trình hình thành và phát triển gắn với lịch sử phát triển của nền kinh tế; Đặc điểm thứ chín là KCHT giao thông đường bộ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như địa lý, khí hậu của từng vùng, miền mà nó được phân bổ. 1.1.3. Vai trò của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phát triển kinh tế, xã hội Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của mọi quốc gia nói chung và các đô thị nói riêng, thể hiện cụ thể ở một số điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một khi kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát triển hợp lý, nó sẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp (khu vực I) ngày càng giảm dần, khu vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ (khu vực II và III) tăng lên, thỏa mãn ngày càng cao về sản xuất, đời sống và vui chơi giải trí của xã hội loài người. Thứ hai, kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo những điều kiện vật chất thuận lợi nhất để các cơ sở sản xuất và dịch vụ hoạt động có hiệu quả. Chỉ cần hệ thống KCHT giao thông đường bộ yếu kém, tốc độ vận chuyển hàng hóa thấp hoạt động của các cơ sở sản xuất và dịch vụ khác sẽ kém phát triển. Ngược lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện đại, đồng 16
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 bộ sẽ tạo điều kiện rút ngắn chu kỳ sản xuất và lưu thông sản phẩm, giảm bớt chi phí sản xuất và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mang tính cạnh tranh hơn [20, tr.101]. Thứ ba, xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, có nhiệm vụ thực hiện những mối liên hệ giữa các bộ phận và các vùng của nền kinh tế. Một mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tốt nhất những tiềm năng của đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế. Mặc khác tạo điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội đồng đều, rộng khắp theo vùng lãnh thổ, làm giảm bớt sự khác biệt về dân trí, mức sống giữa các vùng. Thứ tư, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ góp phần nâng cao trình độ văn minh đô thị, đồng thời là cơ sở quan trọng để giải quyết tốt môi sinh, môi trường, vấn đề đang đặt ra hết sức bức xúc cho hầu hết các đô thị trên thế giới, nhất là nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là cơ sở điều kiện thiết yếu để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nó còn có vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho các hoạt động đảm bảo an ninh - quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội trên cơ sở chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội, vai trò của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở các địa phương, vùng lãnh thổ có xu hướng ngày càng tăng lên, do một số nguyên nhân sau: + Quy mô sản xuất tăng lên, quá trình phân công lao động xã hội sâu sắc thêm, dẫn đến quá trình đô thị hoá với tốc độ nhanh và hình thành những trung tâm kinh tế lớn. Đối với các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao. Sự phát triển của đô thị đòi 17
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hỏi phải phát triển hệ thống KCHT giao thông đường bộ như một điều kiện không thể thiếu đảm bảo cho các quá trình phát triển sản xuất và tổ chức đời sống xã hội. Một loạt nhu cầu tăng nhanh chóng: GTVT, thông tin liên lạc, cung ứng năng lượng, nước sạch, xử lý nước thải, cây xanh, hệ thống kho tàng... những nhu cầu này đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả trong quá trình phát triển. + Việc phát triển đô thị trong điều kiện nền kinh tế mở, hội nhập có nhiều hình thức đầu tư và giao lưu quốc tế đòi hỏi các chỉ số tiêu chuẩn của tổ chức đô thị phải phù hợp với các chỉ số của quốc tế. Điều này đòi hỏi phải coi phát triển KCHT giao thông đường bộ như một yếu tố có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất, nhất là lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy, kết cấu KCHT giao thông đường bộ có vai trò ngày càng hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như ở Việt Nam hiện nay. Sự phát triển kết cấu KCHT giao thông đường bộ là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nền kinh tế và các phúc lợi xã hội khác. Nó là yếu tố mở đường, là bộ phận cấu thành của phát triển KCHT giao thông đường bộ. Chính vì vậy, sự phát triển của kết cấu KCHT giao thông đường bộ là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá trình độ phát triển, trình độ hội nhập của một quốc gia hay một địa phương. 1.2. Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 1.2.1. Các nội dung quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 18
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Theo Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua năm 2008 thì GTĐB là một hệ thống bao gồm các phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải, KCHT giao thông đường bộ và các quy tắc nhất định; bộ máy quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Các bộ phận này hoạt động trong mối quan hệ mật thiết với nhau và với các bộ phận khác của nền kinh tế. KCHT: Có thể hiểu là các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc, đóng vai trò nền tảng cho hoạt động giao thông vận tải bằng đường bộ. Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nêu cụ thể KCHT GTĐB là: công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ. Quản lý hành chính nhà nước: Là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở thực hiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước phát triển kinh tế, xã hội,duy trì an ninh trật tự, thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của người dân. Chủ thể QLNN là các cơ quan hành chính nhà nước. Khách thể của hoạt động QLNN: bao gồm cả các cơ quan HCNN và người dân. Quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ là một trong những nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo Điều 84, Luật Giao thông đường bộ 2008 nhằm duy trì, phát triển tổ chức khai thác hệ thống GTĐB nhằm phục vụ nhu cầu phát triển KTXH, gồm: 1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ. 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông đường bộ. 3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ. 4. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 5. Đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông đường bộ; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ. 6. Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ 7. Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; tổ chức cứu nạn giao thông đường bộ. 8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông đường bộ; đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật giao thông đường bộ. 19
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. 10.Hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ. Đây là những nội dung chung nhất đối với toàn bộ hệ thống hành chính trong phạm vi cả nước. Riêng đối với cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp tỉnh, việc quản lý KCHT GTĐB nhằm phát triển hệ thống và tăng khả năng khai thác đối với hệ thống cơ sở vật chất sẵn có phục vụ cho sự phát triển của hệ thống GTĐB, bao gồm các hoạt động cụ thể theo nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý, khai thác và bảo trì đường bộ, cụ thể: 1. Quy hoạch KCHT giao thông đường bộ: Quy hoạch KCHTGT là việc tổ chức không gian kiến trúc và bố trí công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở pháp lý cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng, khai thác và phát triển hệ thống KCHTGTĐB 2. Quản lý thực hiện quy hoạch KCHT giao thông đường bộ: Quản lý thực hiện quy hoạch KCHT giao thông đường bộ là việc sử dụng các biện pháp quản lý nhà nước để đảm bảo cho Quy hoạch KCHT giao thông đường bộ được thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền. 3. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ KCHT giao thông đường bộ: Là việc truyền bá các văn bản pháp luật về GTĐB cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng. 4. Hoạt động của Thanh tra đường bộ: Thanh tra, kiểm soát (thanh tra) là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền ( cơ quan HCNN) thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về GTĐB, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể tổ chức, cá nhân khác. 5. Bảo trì hệ thống đường bộ. Bảo trì hệ thống đường bộ là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm duy trì sự làm việc bình thường, tan toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác, sử dụng. Bao gồm: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng và sửa chữa công trình đường bộ. 6. Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất ATGT, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ KCHT giao thông đường bộ: Là hoạt động của cơ quan QLHCNN về GTĐB thực hiện theo trình tự thủ tục của PL quy định để quản lý các hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi bảo vệ KCHTGTĐB. 20
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7. Ngăn chặn, xử lý vi phạm KCHT giao thông đường bộ, giải toả hành lang an toàn đường bộ: Là toàn bộ các hoạt động của cơ quan QLNN về GTĐB , chủ yếu là sử dụng biện pháphành chính- quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm bảo vệ, chống xâm hại có hiệu quả đối với công trình đường bộ và hành lang ATĐB. 8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ KCHT giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật: Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ KCHT giao thông đường bộ là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc toà án nhân dân các cấp khi có yêu cầu giải quyết của các tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định liên quan đến KCHT giao thông đường bộ. 1.2.1.1. Quy hoạch KCHT giao thông đường bộ - Quy hoạch GTĐB mang tính chất vĩ mô, lấy mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội (GDP, số dân, số phương tiện, số hàng hóa....) làm cơ sở để lập quy hoạch trong khoảng thời gian dài. Còn quy hoạch KCHT GTĐB mang tính chất vi mô, chi tiết, cụ thể và tuân theo các mục tiêu cụ thể của quy hoạch GTĐB; Và trong khoảng thời đoạn ngắn hơn quy hoạch GTĐB (quy định hiện nay là 10 năm). Quy hoạch GTĐB mang tính chuyên môn hóa cao, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật ngành (Bao nhiêu đường, cấp mấy, hạ tầng phụ trợ ntn); mục tiêu, quan điểm, tính chất và quy mô phát triển; nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn, nguồn vốn, nguồn nhân lực; xác định danh mục các dự án, dự án ưu tiên; đánh giá tác động của quy hoạch; xác định cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch. - Quy hoạch KCHT giao thông đường bộ là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ liên quan đến hệ thống KCHT giao thông đường bộ và là cơ sở đầu tiên cho hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này [6]. Quy hoạch định hướng mục tiêu cho quản lý nhà nước mà thiếu nó hiệu lực quản lý nhà nước không thể thực hiện được. + Quy hoạch KCHT giao thông đường bộ là quy hoạch lĩnh vực chuyên ngành. Quy hoạch giao thông đường bộ được lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đồng bộ với quy hoạch ngành giao thông vận tải; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch các chuyên ngành GTVT khác [Bộ GTVT, 2015]. Quy hoạch KCHT giao thông đường bộ được lập cho ít nhất 10 năm và định hướng phát triển cho ít nhất 10 năm tiếp theo; Quy hoạch quốc lộ, đường tỉnh đi qua đô thị phải theo đường vành đai ngoài đô thị hoặc 21
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 xây dựng đường trên cao hoặc đường ngầm; Quy hoạch KCHT giao thông đường bộ trong đô thị phải bảo đảm quỹ đất theo quy định và phải có đường gom, cầu vượt, hầm chui tại các vị trí phù hợp để bảo đảm ATGT. + Quy hoạch KCHT giao thông đường bộ bao gồm: quy hoạch mạng đường bộ cao tốc, quốc lộ, đường bộ liên vùng, vùng, tỉnh và quy hoạch công trình đường bộ riêng biệt theo yêu cầu quản lý của cấp có thẩm quyền. + Nội dung quy hoạch KCHT giao thông đường bộ bao gồm: Phân tích đánh giá hiện trạng; vai trò, vị trí; quan điểm, mục tiêu; dự báo nhu cầu; luận chứng các phương án quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất; danh mục công trình ưu tiên, tiến độ thực hiện; đánh giá tác động môi trường; giải pháp và cơ chế, chính sách; tổ chức thực hiện [Chính phủ, 2015]. + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch GTVT liên quan, tổ chức lập quy hoạch KCHT giao thông đường bộ địa phương và xin ý kiến thoả thuận của Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải đối với quy hoạch KCHT của đô thị loại đặc biệt hoặc của Bộ Giao thông vận tải đối với quy hoạch KCHT của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp [Chính phủ, 2015]. 1.2.1.2. Quản lý thực hiện quy hoạch KCHT giao thông đường bộ. Quản lý thực hiện quy hoạch KCHT giao thông đường bộ là việc sử dụng các biện pháp quản lý nhà nước để đảm bảo cho Quy hoạch KCHT giao thông đường bộ được thực hiện theo phê duyệ của cấp có thẩm quyền. Việc quản lý thực hiện quy hoạch KCHT giao thông đường bộ được thực hiện qua hoạt động: Công khai quy hoạch; huy động đầu tư thực hiện các dự án theo quy hoạch; tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy hoạch; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội. 22
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Việc quản lý thực hiện quy hoạch tốt sẽ đảm bảo cho Quy hoạch không bị phá vỡ, thúc đẩy được sự phát triển của hệ thống KCHT giao thông đường bộ. 1.2.1.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ KCHT giao thông đường bộ. Công tác tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung và quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ nói riêng. Hoạt động tuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ KCHT giao thông đường bộ nhằm đưa các quy định của pháp luật vào cuộc sống, nâng cao ý thức cháp hành pháp luật, tạo thói quen tích cực cho người dân khi tham gia giao thông, đồng thời có ý thức bảo vệ các công trình giao thông đường bộ. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật được thực hiện bằng nhiều hình thức như: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về giao thông đường bộ; Phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật; Phát tin, bài về các chủ đề, các quy định trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tác động lên ý thức của người dân. 1.2.1.4. Hoạt động của Thanh tra đường bộ. Thanh tra đường bộ là một lĩnh vực thanh tra chuyên ngành của hệ thống Thanh tra ngành GTVT. Hiện nay, công tác thanh tra đường bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh do Thanh tra Sở GTVT đảm nhận. Hoạt động thanh tra đường bộ của Thanh tra Sở GTVT gồm: Điều kiện, tiêu chuẩn và các biện pháp đảm bảo ATGT thuộc KCHT đường bộ (bao gồm cả đường bộ trong đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý hoặc được ủy quyền quản lý; Điều kiện bảo đảm an toàn của phương tiện giao 23
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thông đường bộ; Phối hợp với lực lượng công an và các tổ chức, lực lượng có liên quan khác trong việc phòng ngừa và xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm trật tự an toàn GTVT trong phạm vi trách nhiệm của Sở GTVT; Phối hợp và hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, tổ chức thanh tra chuyên ngành GTVT của Trung ương đặt tại địa phương trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính việc chấp hành các quy định về bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ; Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng . Hoạt động của Thanh tra đường bộ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý KCHT giao thông hạ tầng đường bộ, nó xuyên suốt trong các hoạt động theo từng công đoạn quản lý nhà nước từ hoạt động đầu tư đến lúc đưa vào sử dụng và trong suốt quá trình khai thác của công trình đường bộ. 1.2.1.5. Bảo trì hệ thống đường bộ. Bảo trì hệ thống đường bộ là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm duy trì sự làm việc bình thường, tan toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác, sử dụng. Công tác bảo trì đường bộ bao gồm: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng và sửa chữa công trình đường bộ. 1.2.1.6. Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất ATGT, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ KCHT giao thông đường bộ. Trong phạm vi của đất dành cho đường bộ đang khai thác, hoạt động lưu thông của người và phương tiện, còn có hoạt động khác như: Hoạt động văn hóa; xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ, khai thác; bảo trì công trình đường bộ. 24
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ngoài việc lưu thông bình thường của người và phương tiện, tất cả các hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ KCHT giao thông đường bộ đều phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép và thực hiện thu hồi giấy phép, xử lý nếu vi phạm theo quy định của pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông cũng như chống xâm hại đến công trình giao thông đường bộ. 1.2.1.7. Ngăn chặn, xử lý vi phạm KCHT giao thông đường bộ, giải toả hành lang an toàn đường bộ. Ngăn chặn, xử lý vi phạm KCHT giao thông đường bộ, giải toả hành lang an toàn đường bộ phương pháp hành chính chủ yếu được sử dụng trong quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ. Với việc ban hành các quyết định (hoặc hành vi) hành chính dứt khoát, mang tính bắt buộc của các cơ quan quản lý nhà nước lên đối tượng quản lý nhằm xác lập kỷ cương làm việc trong hệ thống, khâu nối các phương pháp quản lý khác lại và giải quyết các vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng. Có thể nói đây là những biện pháp hiệu quả trong việc bảo vệ hiệu quả KCHT giao thông đường bộ của cơ quan quản lý nhà nước. 1.2.1.8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ KCHT giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ KCHT giao thông đường bộ là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc toà án nhân dân các cấp khi có yêu cầu giải quyết của các tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định liên quan đến KCHT giao thông đường bộ. Đây là một trong những chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ. Qua việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo, cơ quan quản 25
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 lý nhà nước có thể giải quyết được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Mặt khác, phát hiện ra những bất cập thiếu sót trong các quy định nhà nước để từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế hoặc phát hiện những hành vi vi phạm để xử lý nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong hoạt động giao thông đường bộ. 1.2.2. Các phương pháp quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Trong quản lý, chủ thể quản lý là người đặt ra các mục tiêu cần đạt được, còn việc thực hiện nhiệm vụ để đạt được những mục tiêu đó chủ yếu phụ thuộc vào đối tượng quản lý. Để biến những mong muốn của chủ thể quản lý thành những hành động cụ thể của đối tượng quản lý, chủ thể quản lý thường xuyên áp dụng các phương pháp quản lý khác nhau. Cũng giống như hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ cần phải có các biện pháp để đảm bảo hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Thông thường, hoạt động quản lý hành chính nhà nước về KCHT giao thông đường bộ sử dụng phương pháp chính: Phương pháp giáo dục, phương pháp hành chính và phương pháp quản lý theo tiêu chuẩn. 1.2.2.1. Phương pháp giáo dục Phương pháp giáo dục là các tác động vào nhận thức của đối tượng quản lý, nhằm nâng cao tính tự giác của họ trong việc chấp hành các quy định nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra của chủ thể quản lý. Đối với hoạt động quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ, đối tượng quản lý là các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến KCHT giao 26
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thông như: người tham gia giao thông, các tổ chức, cá nhân tham gia trong quá trình xây dựng,quản lý, bảo trì, sử dụng công trình giao thông. Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật nhận thức. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho con người phân biệt được phải - trái, đúng - sai, lợi - hại, đẹp - xấu, thiện - ác, từ đó nâng cao tính tự giác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ. Phương pháp này thường được sử dụng một cách linh hoạt thông qua nhiều hình thức, phương tiện khác nhau nhằm tác động một cách sâu rộng nhất đối với nhận thức của từng tổ chức, cá nhân có liên quan như: sách báo, tờ rơi, truyền hình, internet, tổ chức hội thảo, hội nghị, hội thi... và các hoạt động mang tính chất xã hội khác. 1.2.2.2. Phương pháp hành chính Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các quyết định (hoặc hành vi hành chính) dứt khoát, mang tính bắt buộc. Phương pháp này là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ. Trong hoạt động giao thông đường bộ nói chung mang tính chất phức tạp bởi đối tượng quản lý khá đa dạng, trong đó bao gồm cả cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan người tham gia, sử dụng công trình giao thông. Vì vậy, vai trò của phương pháp hành chính trong quản lý rất lớn, nó xác lập kỷ cương làm việc trong hệ thống, khâu nối các phương pháp quản lý khác lại và giải quyết các vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng [16, tr.87]. Không có phương pháp hành chính thì không thể quản lý hệ thống KCHT giao thông đường bộ một cách có hiệu quả. 27
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Phương pháp này dựa trên mối quan hệ quyền lực, mang tính bắt buộc. Tính bắt buộc này đòi hỏi đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Khi sử dụng phương pháp này, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải nắm vững các yêu cầu sau: - Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định có căn cứ khoa học, được luận chứng một cách đầy đủ, phân tích vấn đề một cách có hệ thống - Phải phù hợp với điều kiện về nguồn lực, vì mỗi quyết định chức đựng các giải pháp để giải quyết một vấn đề. Để thực hiện những giải pháp này đòi hỏi yêu cầu về nguồn lực nhất định. - Ngoài ra, việc ban hành quyết định hành chính (hoặc hành vi hành chính) phải gắn chặt giữa quyền hạn và trách nhiệm của chủ thể quản lý. 1.2.2.3. Phương pháp quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng (ISO - International Standard Organization). ISO là phương pháp quản lý hiện đại đang được vận dụng trong hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng [18, tr.43]. ISO là là hệ thống chất lượng, là sự hợp nhất các thành tố của kiểm soát chất lượng và bảo hành chất lượng. ISO là hệ thống chất lượng, là sự hợp nhất các thành tố của kiểm soát và bảo hành chất lượng. Hệ thống chất lượng gồm cơ cấu tổ chức, các quá trình, các thủ tục và các nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượng. Kiểm soát chất lượng là các kỹ thuật và hoạt động được sử dụng để hoàn thành các yêu cầu về chất lượng. 28
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ngày nay, quan niệm hoạt động quản lý nhà nước là một loại hình dịch vụ rất phổ biến trên thế giới và đã thâm nhập vào Việt Nam từ những năm gần đây. Việc áp dụng phương pháp quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng trong quản lý về KCHT giao thông đường bộ là rất cần thiết và phù hợp, nhất là đối với việc thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan. Nó lằm tăng năng suất lao động, tăng sự thỏa mãn của người dân, tạ cơ chế cải thiện liên tục, tính dân chủ và nâng cao đạo đức công vụ. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hiệu lực quản lý nhà nước về giao thông đường bộ phụ thuộc nhiều vào các nhân tố khác nhau, bao gồm cả khách quan và chủ quan. 1.3.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên là một yếu tố khách quan, tác động lên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia và từng địa phương, trong đó có hoạt động quản lý KCHT giao thông đường bộ, thể hiện ở các mặt sau đây. - Điều kiện tự nhiên cung cấp nguồn lực về tài nguyên, khoáng sản phục vụ cho hoạt động xây dựng, duy tu, bảo dưỡng công trình giao thông đường bộ. Đến nay, hầu hết vật liệu phục vụ cho hoạt động xây dựng hệ thống KCHT giao thông đường bộ thường lấy từ thiên nhiên như: đá, cát, xi măng, nhựa đường.... Do đó, với một địa phương có nhiều thuận lợi về tài nguyên, khoáng sản thì cũng rất thuận lợi cho việc phát triển hệ thống KCHT giao thông đường bộ và ngược lại. - Điều kiện về thời tiết, khí hậu, địa hình, địa chất có ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư, khai thác, sử dụng công trinh đường bộ. Đối với các địa phương có địa hình ít phức tạp, khí hậu thuận lợi thì chi phí đầu tư xây dựng 29
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 công trình thường thấp. Đồng thời an toàn cho người, phương tiện và cả công trình trong quá trình khai thác, sử dụng. Như vậy, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ. Các nhà quản lý buộc phải quan tâm đến nhân tố này trong quá trình thực hiện công tác quản lý của mình để đạt được mục tiêu và hiệu quả cao. 1.3.2. Nhân tố về kinh tế - xã hội a) Về kinh tế Các hoạt động kinh tế có thể nói là động lực đầu tiên cho việc phát triển hệ thống KCHT giao thông đường bộ. Nhu cầu giao dịch, lưu thông hàng hóa trên đường bộ đòi hỏi hệ thống KCHT giao thông phải phát triển kịp thời và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế cũng cung cấp các nguồn lực để phát triển hệ thống KCHT giao thông đường bộ, đặc biệt là nguồn lực về tài chính. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hàng hóa lưu thông trên đường bộ không chỉ trong phạm vi một vùng, một địa phương nhất định mà phát triển với yêu cầu hệ thống đường bộ phải kết nối với phạm vi rộng lớn hơn: liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia. Tuy nhiên, để hệ thống KCHT giao thông phát triển hài hòa với cả nền kinh tế thì cần thiết có sự điều tiết, quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước. b) Về xã hội Song song với mục đích phục vụ cho sự phát triển kinh tế, hệ thống giao thông đường bộ từ xa xưa đã gắn liền với sự phát triển xã hội của loài người. Với từng vùng, lãnh thổ, quốc gia có những tập tục, thói quen sinh hoạt khác 30
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhau thì hệ thống giao thông cũng mang những nét đặc trưng phù hợp với truyền thống của dân cư tại đó. Ngày nay, với sự bùng nổ dân số, sự giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền và các quốc gia khác nhau cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý giao thông đường bộ. Điểm ảnh hưởng lớn nhất của nhân tố này chính là thói quen, ý thức của người tham gia hoạt động giao thông ngày càng đa dạng, là một trong những thách thức cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này khi muốn đưa nó vào khuôn khổ, trật tự. 1.3.3. Trình độ phát triển của hệ thống giao thông Trình độ phát triển của hệ thống giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ. Bản thân sự phát triển của hệ thống thống KCHT giao thông đường bộ cũng là đối tượng của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, thể hiện qua công tác quy hoạch phát triển. Ngoài ra, sự phát triển của phương tiện giao thông, hệ thống dịch vụ vận tải và các hệ thống hạ tầng khác như đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết đối với công tác quản lý nhà nước về KCHT giao thông đường bộ. 1.4. Kinh nghiệm quản lý giao thông đường bộ của một số địa phương 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương Trong 20 năm qua, tỉnh Bình Dương luôn quan tâm, đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ KCHT giao thông, góp phần đem lại thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đảm bảo an ninh - quốc phòng, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. 31
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Cụ thể, năm 2004, UBND tỉnh đã phê quyệt Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020, trong đó xác định nhu cầu tập trung đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống KCHT giao thông của tỉnh với mục tiêu kết nối và đáp ứng nhu cầu giao thông không ngừng tăng nhanh giữa các địa phương, các khu công nghiệp, đô thị, các vùng nguyên liệu, nông thôn,... trên địa bàn tỉnh. Đồng thời kết nối hệ thống giao thông của tỉnh Bình Dương với các đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và khu vực, phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện quy hoạch, tỉnh Bình Dương không ngừng cập nhật các quy hoạch của Trung ương và khu vực có liên quan, về phát triển kinh tế, xã hội, đô thị, công nghiệp, đặc biệt là các quy hoạch GTVT của quốc gia và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời căn cứ vào tình hình, nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp, đô thị,… trên địa bàn tỉnh và khu vực để kịp thời bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù Tỉnh cũng đã chủ động tích cực tham mưu, trình Chính phủ, Bộ GTVT xem xét, điều chỉnh, lựa chọn hướng tuyến hợp lý nhất cho các tuyến đường bộ, đường sắt của Trung ương quy hoạch đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương, như: Vành đai 3, Vành đai 4, đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh, đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho,...đảm bảo các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật, gắn kết chặt chẽ giữa các quy hoạch của Trung ương với tình hình và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, được Chính phủ, Bộ GTVT thống nhất, điều chỉnh hướng tuyến theo đề nghị của tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình 32
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Dương đến năm 2025, phê duyệt hướng tuyến quy hoạch các tuyến đường, UBND tỉnh Bình Dương đã kịp thời cập nhật bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT của tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh nhà, nhu cầu GTVT tăng cao cả về lưu lượng cũng như tải trọng phương tiện. Đồng thời, theo hướng gắn với các quy hoạch của Trung ương, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, đồng bộ, liên hoàn, kết nối trung tâm thành phố mới Bình Dương với các trung tâm đô thị của tỉnh và với các đầu mối giao thông của quốc gia và khu vực. Qua đó, góp phần đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa, nhằm mục tiêu: "Xây dựng Bình Dương trở thành đô thị văn minh, hiện đại, trở thành một trong những đô thị phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có sức lan tỏa lớn, có tác động mạnh đến các tỉnh lân cận và vùng xung quanh". Trên cơ sở những quy hoạch được duyệt, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương đã luôn quan tâm và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị hữu quan triển khai thực hiện việc đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng đã chủ động tập trung huy động mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch, các công trình, các trục đường giao thông đối ngoại của tỉnh, do Trung ương quy hoạch đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương, kết nối với các đầu mối giao thông quốc gia và các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hệ thống KCHT giao thông trên địa bàn toàn tỉnh luôn đượ̣c quan tâm đầu tư xây dựng, đặc biệt là các trục giao thông quan trọng, huyết mạch, các trục "xương sống" theo hướng Bắc - Nam của tỉnh như Quốc lộ 13, ĐT741, ĐT742, ĐT744.., và các vành đai theo hướng Đông - Tây của tỉnh như 33
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐT743, ĐT746, ĐT747,...Từ đó hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn, kết nối thông suốt giữa các khu đô thị, công nghiệp, dân cư, các vùng nguyên liệu, nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh; kết nối trung tâm thành phố mới Bình Dương với các trung tâm đô thị, công nghiệp trong tỉnh với các đầu mối giao thông quốc gia và tỉnh, thành trong khu vực. Hai trục "xương sống" theo hướng Bắc - Nam của tỉnh là Quốc lộ 13 và ĐT741 kết nối các khu công nghiệp, đô thị phía Nam của tỉnh với các khu công nghiệp, đô thị và vùng nguyên liệu, nông thôn phía Bắc tỉnh, kết nối với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên và nước bạn Campuchia có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh. Đặc biệt, trên cơ sở hướng tuyến quy hoạch của đường Vành đai 3 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Bình Dương đã chủ động huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư xây dựng mới đường Mỹ Phước - Tân Vạn (đoạn trùng với đường Vành đai 3), kết nối thành phố mới Bình Dương, các trung tâm đô thị, công nghiệp của tỉnh với các đầu mối giao thông quốc gia và các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là trục giao thông huyết mạch, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra, các tuyến đường nội thị tại các trung tâm huyện, thị xã, thành phố, các khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh cũng đượ̣c quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây dựng hoàn chỉnh, phù hợp với tiến trình đô thị hóa theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng đô thị Bình Dương. Hệ thống đường 34
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 do cấp phường, thị trấn quản lý cũng đượ̣c đầu tư chỉnh trang, cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị của tỉnh. Trong đó, tuyến đường vào Trung tâm Hành chính tỉnh được hoàn thành, đưa vào sử dụng cuối năm 2014 kết nối trung tâm thành phố mới Bình Dương với đô thị Thủ Dầu Một và các trung tâm đô thị trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa hết quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến trình xây dựng và phát triển thành phố mới Bình Dương, là tiền đề, động lực để tiếp tục xây dựng và phát triển đô thị Bình Dương theo quy hoạch, xây dựng Bình Dương thành đô thị loại I trước năm 2020. Phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là phát triển theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa luôn đòi hỏi nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội rất lớn. Trong khi khả năng cân đối từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm luôn hết sức hạn hẹp, việc tính toán cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển hệ thống giao thông luôn gặp nhiều khó khăn và nếu chỉ trông cậy vào nguồn vốn ngân sách thì sẽ không thể đáp ứng đượ̣c yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Do vậy, một mặt, hàng năm tỉnh luôn dành nhiều ưu tiên nguồn vốn từ nguồn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông. Mặt khác, tỉnh đã vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, huy động nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tập trung cho đầu tư phát triển hệ thống KCHT giao thông, nâng cấp, cải tạo, mở rộng các tuyến đường quan trọng, huyết mạch trên địa bàn tỉnh. Điển hình như nguồn vốn ODA các dự án giao thông do các Bộ, ngành Trung ương đầu tư, vốn đầu tư của các các doanh nghiệp, khu công nghiệp, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong phong trào giao thông nông thôn - chỉnh trang đô thị và đặc biệt là nguồn vốn của các doanh nghiệp đầu tư công trình giao thông theo 35
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phương thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trong nước. Trong đó, có thể nói, giải pháp đầu tư xây dựng công trình giao thông theo phương thức BOT trong nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã góp phần nhanh chóng cải tạo, nâng cấp mở rộng được nhiều tuyến quan trọng, huyết mạch, góp phần xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh được đồng bộ, hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Theo thống kê, tại thời điểm năm 1997, toàn tỉnh Bình Dương chỉ có 2.186 km đường giao thông với quy mô, chất lượng và các điều kiện về khai thác ở mức rất thấp. Nhờ tập trung huy động từ mọi nguồn lực, đến nay, tổng chiều dài hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh là 7.421 km, bao gồm: 03 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh là 77,1 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%; 14 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 449 km, tỷ lệ nhựa hoá đạt 98%; hệ thống đường huyện, đường đô thị có tổng chiều dài 1.004 km, tỷ lệ nhựa hóa là 87,34%; hệ thống đường xã có tổng chiều dài 3.372 km, tỷ lệ nhựa hóa, cứng hóa đạt 88,28%. Hệ thống đường chuyên dùng có tổng chiều dài 2.257 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 46,14%. Nhìn chung, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh Bình Dương tương đối đồng bộ và thuận lợi, đáp ứng nhu cầu giao thông nội tỉnh và kết nối với các đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, đảm bảo an ninh quốc phòng, sản xuất và đời sống nhân dân. 1.4.2. Kinh nghiệm của Đà Nẵng Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm kinh tế của khu vực Miền Trung. Đà Nẵng đã và đang chuyển mình mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là bộ mặt đô thị từng ngày thay đổi 36
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 và phát triển không ngừng. Chọn phát triển hạ tầng giao thông đương bộ làm bước đột phá, Đà Nẵng đặt từng dấu ấn công trình rõ nét, tạo nên nhiều diện mạo mới cho thành phố. Cùng với hàng loạt tuyến đường trục chính quy mô mặt cắt ngang lớn xuyên tâm Thành phố theo hướng Bắc - Nam, Đông Tây, ven sông, ven biển, tuyến vành đai, là hàng loạt cây cầu bắc qua các con sông của thành phố như sông Hàn, Cẩm Lệ, Túy Loan, sông Yên,... nối nhịp đôi bờ. Những công trình hạ tầng giao thông trên đã kết nối các khu vực của thành phố thành một thể liên hoàn, thống nhất, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Niềm tự hào có được không phải chỉ bởi trong một khoảng thời gian không dài nhưng Đà Nẵng đã hoàn thành một khối lượng công việc xây dựng hạ tầng khổng lồ mà ngay người dân thành phố nếu phải đi xa trong vòng một năm quay lại cũng phải ngỡ ngàng. Niềm tự hào còn bởi trong các công trình giao thông trọng điểm của thành phố đều đảm bảo đúng quy chuẩn quy định, thể hiện được sự khang trang, hiện đại. Nhiều công trình đánh dấu những bước trưởng thành vượt bậc trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới trong xây dựng giao thông Đà Nẵng. Năm 1985, Đà Nẵng triển khai mở rộng đường Điện Biên Phủ từ hai làn lên bốn làn xe ô tô. Đây được coi là công trình "đầu tay" về giao thông và nó như một "hiện tượng" đột biến trong tiến trình đô thị hóa của Đà Nẵng. Các trục đường với quy mô 6 -12 làn xe xuyên qua các khu dân cư đông đúc, kết nối đến các vùng đất còn hoang sơ, nghèo khó của thành phố đã được triển khai xây dựng như đường Nguyễn Hữu Thọ, Lê Duẩn, Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng, Ngô Quyền, đường Hoàng Sa, Trường Sa, Điện Biên Phủ, Lê Văn Hiến,... Hay đường Võ Văn Kiệt, đường Nguyễn Hữu Thọ nối dài, 37
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đường vành đai phía Nam, Nguyễn Tất Thành nối dài,...đang được triển khai xây dựng. Các tuyến đường trên đều được xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng đô thị, trong đó các hạng mục đường dây đường ống cấp nước, cấp điện, thông tin đều theo định hướng ngầm hóa. Riêng tuyến đường Võ Văn Kiệt đã xây dựng hệ thống hào kỹ thuật hoàn chỉnh, hiện đại để bố trí công trình ngầm với chiều dài gần 10km. Bên cạnh đó các loại vật liệu mới hoặc các giải pháp kết cấu thân thiện với môi trường cũng được nghiên cứu ứng dụng vào trong xây dựng để vừa đảm bảo tính bền vững, thân thiện nhưng vẫn hiện đại như lưới chắn rác bằng bê tông tính năng cao (không có cốt thép) hoặc bằng vật liệu composite thay thế cho các lưới chắn rác bằng gang, gạch lát vỉa hè có khả năng hút nước (để nước mưa có thể thấm vào đất), lan can các công trình ven biển làm bằng vật liệu composite, hay sửa chữa cải tạo kết cấu móng đường theo phương án tái chế tận dụng lại móng cấp phối đá dăm tại chỗ, sửa chữa vết nứt mặt nhựa bằng loại vật liệu tái sinh,... Nói đến Đà Nẵng không thể không nói đến những cây cầu bắc qua dòng sông Hàn và Cẩm Lệ. Có thể nói mỗi cây cầu lớn ở Đà Nẵng đều có những đặc trưng riêng không giống nhau, khi hoàn thành đều là một dấu nhấn quan trọng của Thành phố Đà Nẵng, không chỉ về mặt kiến trúc mà còn là bước triển thành của ngành GTVT Đà Nẵng. Nếu như trước năm 1997, Thành phố chỉ có 03 cây cầu đường bộ bắc qua sông Cẩm Lệ là Cầu Đỏ, cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Văn Trỗi đều được xây dựng từ trước giải phóng thì đến nay Đà Nẵng với các loại hình dạng kết cấu cơ bản từ cầu dây văng, dây võng, cầu quay, đến cầu bê tông cốt thép đúc hẫng… xứng đáng là một thành phố của những cây cầu hiện đại. 38
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Việc chủ động trong việc tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới trong xây dựng cầu đường của Thành phố đã góp phần làm cho Thành phố không chỉ đa dạng hóa kiểu dáng công trình kiến trúc công cộng, bổ sung thêm các điểm nhấn kiến trúc của Thành phố mà còn đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ giao thông thành phố Đà Nẵng... Đến nay, các cán bộ ngành GTVT Đà Nẵng đã tự đảm nhận được nhiều hạng mục tính toán thiết kế có độ khó cao. Các công trình, hạng mục công trình quan trọng như các công trình vượt sông với khẩu độ nhịp lớn, thi công theo công nghệ mới, các tuyến đường có các hạng mục xử lý nền móng phức tạp đã được các kỹ sư tư vấn tính toán thiết kế đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Điển hình là các công trình cầu độc đáo ở Thành phố Đà Nẵng như Cầu quay sông Hàn, cầu treo dây võng Thuận Phước, cầu Hòa Xuân với kết cấu dầm I bê tông cốt thép dự ứng lực được liên tục hóa, cầu Cẩm Lệ với kết cấu nhịp đúc hẫng cân bằng…Trong vài năm gần đây, ngành GTVT Đà Nẵng đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu và ứng dụng thành công nhiều công nghệ thi công tiên tiến của quốc tế vào xây dựng công trình giao thông ở Đà Nẵng đặc biệt là đối với các công trình cầu. Trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, có thể nói cho đến nay, năng lực quản lý của ngành GTVT Đà Nẵng đã đảm nhận được các công trình và dự án có quy mô lớn (từ trên 1 nghìn tỷ VNĐ đến 300 triệu USD), có yêu cầu cao về mặt tiến độ và chất lượng công trình. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi và đánh giá dự án (như xây dựng phần mềm trao đổi trực tuyến, sử dụng hộp thư điện tử để làm việc trực tiếp giữa Giám đốc Sở với chuyên viên Ban QLDA theo dõi từng hạng mục công trình, xây dựng phần mềm theo dõi xử lý văn bản, công trình xây dựng,...), các công việc tại hiện trường được thông tin kịp thời, xử lý nhanh chóng các 39
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 khó khăn phát sinh trong triển khai dự án, đồng thời cũng xác định rõ được trách nhiệm của từng cán bộ trong tham gia quản lý dự án. Trong lĩnh vực quản lý giao thông đô thị, ngành GTVT Đà Nẵng đã tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu nền GIS để thuận lợi cho việc quản lý hạ tầng giao thông đô thị một cách đồng bộ, chính xác, tổ chức khai thác hiệu quả phần mềm quản lý cầu đường do Trung ương cung cấp để kiểm soát tốt công tác duy tu bảo dưỡng được chính xác, kịp thời; đang nghiên cứu, áp dụng phần mềm điều khiển tự động hệ thống tín hiệu giao thông (của Tây Ban Nha) để vận dụng tổ chức giao thông theo phương thức “làn sóng xanh” trên một số trục giao thông chính của thành phố. Trong lĩnh vực quy hoạch, ngành GTVT Đà Nẵng cũng đã chủ động trong nghiên cứu, ứng dụng các phần mềm tiên tiến trong quản lý, quy hoạch giao thông như STRADA, VISUM để phân tích dự báo nhu cầu giao thông, đánh giá các điểm ùn tắc giao thông, các phương án thiết kế tổ chức giao thông, cũng như xây dựng bản đồ quy hoạch tổng thể giao thông thành phố,,... ứng dụng phần mềm Mô hình thủy lực trong thiết kế quy hoạch các tuyến kênh, cống thoát nước chính của thành phố, đảm bảo giải pháp đề xuất là hợp lý nhất. Nhờ đam mê sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ngành GTVT Đà Nẵng, đã áp dụng thành công công nghệ, khoa học kỹ thuật mới thực tế phst triển hạ tầng giao thông của thành phố, tạo nên những điểm nhấn mang đậm dấu ấn của Đà Nẵng.
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149