SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  40
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN
TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN THEO QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Tp. Hồ Chí Minh – Năm…..
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN
TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số :
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS TS………
2. TS ……….
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................1
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................................1
TỪ KHÓA...............................................................................................................................1
ABSTRACT............................................................................................................................1
KEY WORD ...........................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................................................3
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................................4
2.1. Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................................4
2.2. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................4
3. Tình hình nghiên cứu .................................................................................................................................4
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................4
4.1 Mục đích nghiên cứu...................................................................................................6
4.2 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................6
4.3 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................6
Về không gian :… ............................................................................................................6
Về thời gian :….................................................................................................................6
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết ..........................................................6
5.1. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
5.2. Khung lý thuyết............................................................................................................6
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài..............................................................................7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM ................................................................................7
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUYỀN TÁC GIẢ ......................................................................9
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và mục đích bảo hộ quyền tác giả........................................................9
1.1.1.1. Khái niệm quyền tác giả ....................................................................................9
1.1.1.2. Đặc điểm quyền tác giả................................................................................... 10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.1.3. Mục đích bảo hộ quyền tác giả..................................................................... 12
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm về quyền nhân thân trong quyền tác giả................................... 13
1.1.2.1. Khái niệm về quyền nhân thân trong quyền tác giả ............................ 13
1.1.2.2. Đặc điểm về quyền nhân thân trong quyền tác giả.............................. 14
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm về quyền tài sản trong quyền tác giả.......................................... 14
1.1.3.1. Khái niệm về quyền tài sản trong quyền tác giả ................................... 14
1.1.3.2. Đặc điểm về quyền tài sản trong quyền tác giả..................................... 15
1.1.4. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.............................................................. 15
1.2. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN
TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM.................................................................................................17
1.2.1. Khái niệm về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Việt Nam..................................... 17
1.2.1.1. Khái niệm về tranh chấp quyền tác giả tại Việt Nam.......................... 17
1.2.1.2. Khái niệm về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Việt Nam...... 18
1.2.2. Phân loại các tranh chấp về quyền tác giả............................................................................... 18
1.2.2.1. Các tranh chấp về quyền tác giả liên quan đến quyền nhân thân .. 18
1.2.2.2. Các tranh chấp về quyền tác giả liên quan đến quyền tài sản ......... 19
1.2.3. Đặc điểm của giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả tại Tòa án Việt Nam........ 19
1.2.3.1. Đặc điểm về thẩm quyền xét xử của Tòa án ........................................... 19
1.2.3.2. Đặc điểm về chứng cứ chứng minh quyền tác giả................................ 19
1.2.3.3. Đặc điểm về các yêu cầu Tòa án trong giải quyết các tranh chấp... 21
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN.......22
1.3.1. Nguyên tắc chứng minh tác phẩm tranh chấp thuộc sở hữu tác giả............................. 22
1.3.1.1. Nghĩa vụ chứng minh ai là tác giả của tác phẩm tranh chấp ........... 22
1.3.1.2. Các chứng cứ chứng minh ai là tác giả của tác phẩm tranh chấp ... 23
1.3.2. Nguyên tắc áp dụng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả
tại Tòa án........................................................................................................................................................... 23
1.3.2.1. Nguyên tắc áp dụng các văn bản pháp luật Việt Nam trong giải
quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án ................................................................... 23
1.3.2.2. Nguyên tắc áp dụng các điều ước quốc tế và Việt Nam có tham gia
trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án............................................... 24
1.3.3. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp
quyền tác giả.................................................................................................................................................... 25
1.3.3.1. Cung cấp chứng cứ trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả ....... 25
1.3.3.2. Nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả... 26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI
TÒA ÁN.............................................................................................................................................. 29
2.1. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC TRANH CHẤP QUYỀN TÁC
GIẢ........................................................................................................................................................29
2.1.1. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp quyền tác giả theo quan
hệ dân sự........................................................................................................................................................... 29
2.1.2. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp quyền tác giả theo quan
hệ quyền tác giả.............................................................................................................................................. 29
2.2. CÁC VỤ ÁN THỰC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ ĐƯỢC GIẢI
QUYẾT TẠI TÒA ÁN ........................................................................................................................29
2.2.1. Các vụ án giải quyết tranh chấp quyền tác giả được giải quyết tại Tòa án Việt Nam
............................................................................................................................................................................... 29
2.2.2. Các vụ án giải quyết tranh chấp quyền tác giả được giải quyết tại Tòa án Hoa Kỳ. 29
2.2.3. So sánh sự khác biệt giữa giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án Viêt Nam
và Hoa Kỳ .......................................................................................................................................................... 29
2.3. NHỮNG ĐIỂM CÒN HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM ......................................................29
2.3.1. Thời gian xét xử trong các vụ án tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án Việt Nam..... 29
2.3.2. Các hình thức chế tài, xử phạt trong các phán quyết của Tòa án Việt Nam............... 29
CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓP Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
ĐỂ VIỆC THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN.. 29
KẾT LUẬN.............................................................................................................................1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............Error! Bookmark not defined.
DANH MỤ C VAN BẢN QUY PHẠ M PHAP LUẠ TError! Bookmark not
defined.
PHỤ LỤC 1 ..............................................................Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 2 ..............................................................Error! Bookmark not defined.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là –là học viên lớp Cao học Khóa 08 - 2chuyên ngành Luật kinh
tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận
văn thạc sĩ luật học với đề tài “………………….” (Sau đây gọi tắt là “Luận
văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này
là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người
hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan
điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn
cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng
trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện
Chữ ký
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QTG Quyền tác giả
SHTT Sở hữu trí tuệ
§ Điều
Nhà ở HTTTL Nhà ở hình thành trong tương lai
TSBĐ Tài sản bảo đảm
UBND Ủy Ban Nhân Dân
TÓM TẮT LUẬN VĂN
(Phần tóm tắt ngắn gọn tối thiểu 100 và tối đa 300 từ)
TỪ KHÓA
(Tối thiểu 5 từ khóa)
ABSTRACT
(Abstract should be from 100 to 300 word)
KEY WORD
(At least 5 key words)
3
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước thì vấn đề sở hữu trí tuệ nói
chung và quyền tác giả nói riêng luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan
tâm và hoàn thiện thông qua các hoạt động quản lý nhà nước về vấn đề này. Những
quy định của Luật sở hữu trí tuệ nước ta đã công nhận và bảo hộ quyền tác giả
nhằm đáp ứng với yêu cầu trong lĩnh vực này. Bằng các quy định cụ thể của Luật
Sở hữu trí tuệ ở nước ta cơ bản đã từng bước góp phần hoàn thiện hơn quy định về
quyền tác giả, từ đó, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên
quan.
Ở nước ta hiện nay thì bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng thể hiện rõ nét là
công cụ phát triển kinh tế hiệu quả ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển đất nước thì
nước ta cũng cần dần bắt nhịp với thế giới trong giai đoạn mới. Đặc biệt là sau khi
gia nhập WTO, hoạt động bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng
đã được quan tâm và bước đầu sử dụng, khai thác hiệu quả, đóng góp đáng kể vào
sự phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua. Thông qua hoạt động về biểu diễn ở
nước ta trong giai đoạn mới thì tại Việt NamCác quyền tác giả được pháp luật bảo
hộ, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Trong bối cảnh thế giới đang diễn biến phức tạp, nền kinh tế - xã hội trong
nước tiếp tục đối mặt với những khó khăn, do đó, hoạt động về bảo vệ quyền tác giả
đã có nhiều chuyển biến mới từ đó bắt buộc đất nước ta có những quy định pháp lý
nhằm bảo vệ quyền tác giả để đáp ứng với quá trình hội nhập và phát triểnín dụng
của Việt Nam. Trong khi các hoạt động về bảo vệ sở hữu trí tuệ và quyền tác giả đã
góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về vấn đề trên. Từ đó, tạo nên sự ổn định và phát
triển của vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ từ những yếu tố cấu thành như quyền
tác giả nói chung. Giải quyết tranh chấp dân sự về quyền tác giả (một loại tranh
chấp dân sự về quyền SHTT) tại Tòa án là phương thức bảo vệ quyền tác giả hữu
hiệu và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới
đều quy định về thủ tục khởi kiện và các biện pháp chế tài dân sự mà Tòa án có thể
áp dụng để bảo vệ quyền tác giả. Theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm
2015, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi
hành thì khi quyền tác giả của một chủ thể bị xâm phạm, chủ thể đó có quyền khởi
kiện đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
mình. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, các tranh chấp về quyền tác giả
ngày càng nhiều và nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Tòa án nhân
dân tối cao (TANDTC) và tại một số tòa án ở địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng và
thành phố Hồ Chí Minh thông qua một số các vụ án tranh chấp về quyền tác giả
được các Tòa án thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự còn rất hạn chế.
Hơn nữa, ngay cả trong số rất ít các vụ án tranh chấp về quyền tác giả đã được giải
4
quyết tại Tòa án thì cũng có không ít vụ án đã bị hủy nhiều lần để xét xử lại theo
thủ tục chung, gây thiệt hại cho các đương sự
Trên thế giới thì vấn đề bảo vệ quyền tác giả đã được diễn ra nhiều với những
quy định chặt chẽ, cụ thể. Thông qua việc bảo vệ quyền tác giả đã góp phần trong
việc bảo hộ quyền tác giả và góp phần nâng cao giá trị tác phẩm. Tuy nhiên, trong
thực tế tình trạng vi phạm các quy định về quyền tác giả vẫn còn diễn ra thường
xuyên, ảnh hưởng đến lợi ích của tác giả. Thực tiễn ban hành và áp dụng quy định
về quyền tác giả bên cạnh những kết quả đạt được thì còn những khó khăn, vướng
mắc. Trong xu thế các quy định về quyền cuả tác giả càng cần thiết phải được bảo
vệ thì hoạt động này trong thực tiễn áp dụng còn nhiều vướng mắc, bất cập như: quá
trình áp dụng trong thực tế chưa đạt hiệu quả cao, các quy định về vấn đề này còn
nhiều thiếu sót và hạn chế bởi tác động của các nhân tố khách quan lẫn chủ quan.
Với vai trò quan trọng đó thì việc nghiên cứu các quy định về vấn đề này là điều vô
cùng cần thiết. Do đó, lựa chọn đề tài: Giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa
án theo quy định của pháp luật Việt Nam làm luận văn tốt nghiệp. Thông qua việc
tìm hiểu một cách cụ thể, chi tiết những vấn đề lý luận pháp luật và thực tiễn liên
quan hiệu quả áp dụng các quy định về quyền tác giả trong thực tế ở nước ta hiện
nay.
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Quyền tác giả là một trong những quyền quan trọng trong quá trình xây dựng
và bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Quyền tác
giả và giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại tòa án được đặt trong giả thiết quá
trình hội nhập và phát triển nền kinh tế và hoạt động thương mại điện tử, cách mạng
4.0 trong giai đoạn mới. Giả thiết nghiên cứu là việc áp dụng các quy định của
BLTTDS 2015 và yêu cầu về đảm bảo quyền và lợi ích của các tác giả khi xảy ra
các tranh chấp.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu :
Thứ nhất: Các cơ sở lý luận của về các tranh chấp quyền tác giả cần được
giải quyết bởi Tòa án?
Thứ hai: Tại sao chưa có nhiều tranh chấp về quyền tác giả được giải quyết
bởi Tòa án tại Việt Nam?
Thứ ba: Những yếu tố nào cần thiết trong pháp luật Việt Nam cần có để việc
giải quyết tranh chấp quyền tác giả được giải quyết tốt hơn bởi Tòa án?
3. Tình hình nghiên cứu
Giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án là lĩnh vực được nghiên cứu rất
lâu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Qua quá trình tìm kiếm, thu thập tài liệu,
tác giả nhận thấy vấn đề xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường
kỹ thuật số tại Việt Nam còn tương đối mới. Vì vậy, các công trình nghiên cứu
chuyên sâu vấn đề này còn hạn chế. Có thể kể đến một số công trình sau đây:
5
“Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ” của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh xuất bản năm 2017 cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về các hành vi
xâm phạm quyền tác giả.
Sách chuyên khảo “Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo
Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Phương Lan, xuất bản
năm 2018.
Ngoài ra, một trong những tài liệu tham khảo bổ ích với vai trò cung cấp thực
tiễn xét xử tại Toà án là sách chuyên khảo “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng – Bản án và bình luận bản án” của tác giả Đỗ Văn Đại xuất bản năm 2016.
Trong quyển sách này, tác giả đã phân tích và bình luận các bản án có liên quan đến
biện pháp bảo vệ quyền tác giả do xâm phạm quyền SHTT.
Bên cạnh tài liệu có giá trị nêu trên thì còn có nguồn cung cấp thực tiễn không
thể kém phần quan trọng là “Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam” năm
2016 của nhóm tác giả Nguyễn Hồ Bích Hằng, Nguyễn Ngọc Hồng Phượng và
Nguyễn Phương Thảo.
Sách chuyên khảo “Quyền tác giả trong không gian ảo” xuất bản năm 2015
của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung, công trình này đã khái quát chung về quyền
tác giả và mạng không gian ảo.
Liên quan đến quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, tác giả Nguyễn Thị
Hải Vân cũng đã đề cập vấn đề này trong bài viết “Bảo hộ quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số: nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng luật Hadopi của Cộng hòa
Pháp”.
Ngoài ra, còn có các công trình khác như “Những thách thức về mặt pháp lý
trong việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet” của TS. Lê Thị Nam
Giang (2015) tại Hội thảo khoa học quốc gia về thực thi cam kết pháp lý của Việt
Nam trong các Hiệp định thương mại tự do (FTAs).
Công trình “Về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet” của ThS. Đỗ
Khắc Chiến (2014) chủ yếu tập trung phân tích về bản sao tạm thời theo pháp luật
quốc tế, mặc dù có đề cập quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề nay nhưng nhìn
chung còn hạnchế và chưa được nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ thực tiễn cũng
như quy định pháp luật.
“Một số vấn đề về quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số theo Hiệp ước
WIPO về quyền tác giả”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1/2013, Dương Bảo
(2013): Bài viết nghiên cứu về một số nội dung của Hiệp ước WCT liên quan đến
khía cạnh quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, và một sống đóp góp vào nỗ
lực tham gia WCT của Việt Nam trong tươnglai.
Mặt khác, tác giả Nguyễn Phương Thảo thể hiện quan điểm của mình qua bài
viết: “Bình luận án: Hành vi xâm phạm quyền tác giả” đăng trên Tạp chí Khoa học
pháp lý số 05 năm 2018 của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sĩ “Bảo hộquyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số” của tác
giả Phạm Hồng Hải (2016). Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
6
thực tiễn của vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo quy
định của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh các công trình trong nước thì hiện nay trên thế giới cũng có một số
công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề này. “Advanced copyright
issues on the Internet”, Texas intellectual property law journal, Vol 7, David L.
Hayes, (1998), công trình này nghiên cứu về nhiều lĩnh vực mà trong đó có liên
quan vấn đề bản quyền trong môi trường Internet. Công trình còn thảo luận về
quyền tác giả có liên quan đến việc sao chép, truyền tải, sử dụng tác phẩm trên
Internet, đồng thời phân tích bổ sung các quy định về quyền tác giả đối với các hoạt
động trên Internet…
Hombal, S G; Prasad. (2012). Digital copyright protection: issues in the digital
library environment. Bài viết được đăng trên tạp chí Journal of Library and
Information Technology, số 32 (3) trình bày những vấn đề liên quan đến bảo hộ
quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số.
Qua việc khảo sát tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy đây là những nguồn
tài liệu tham khảo có giá trị nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể, toàn diện về xác định hoạt động
giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại tòa án. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách
toàn diện và chuyên sâu vấn đề xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số là cần thiết trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án trên cơ sở tập
trung phân tích khái niệm, bản chất pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đồng thời tham khảo kinh nghiệm lập pháp của Hoa Kỳ, từ đó có sự so sánh đối
chiếu với pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án. Trên cơ
sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
hiện hành và nâng cao hiệu quả của hoạt động giải quyết tranh chấp quyền tác giả
tại Tòa án ở nước ta hiện nay.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại
Tòa án
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian :Việt Nam
Về thời gian : Nghiên cứu trong thời gian 04 năm gần đây (từ năm 2016 đến năm
2019).
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết
5.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên
cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại
7
Tòa án; các đề tài khoa học, chương trình, dự án, các bài báo đăng trên các tạp chí
khoa học chuyên ngành.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để nêu
lên cơ sở lý thuyết về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án và đánh giá,
khái quát thành những quan điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho luận văn.
- Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương
2 của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở
đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải
pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể.
5.2. Khung lý thuyết
Quyền tác giả xuất phát là quyền dân sự của cá nhân nhưng lại có thể được
chuyển giao cho cá nhân hoặc pháp nhân khác một phần. Quyền tác giả ban đầu
xuất phát từ việc bảo vệ các tác phẩm của một người được bảo vệ toàn vẹn và bảo
vệ quyền thương mại của tác phẩm cho tác giả nhưng vẫn đảm bảo tác phẩm được
công chúng sử dụng. Từ đó, các phát sinh tranh chấp trong quyền tác giả mang tính
chất tranh chấp dân sự nhưng trong nhiều trường hợp lại mang tính chất của tranh
chấp quyền tác giả. Làm rõ các tính chất các loại tranh chấp của quyền tác giả kết
hợp với thực tiễn xét xử tại Tòa án của các tranh chấp quyền tác giả kết hợp với các
quy định pháp luật Việt Nam cũng như những điều ước quốc tế Việt Nam tham gia,
chúng ta tìm ra những vấn đề tại sao các tranh chấp về quyền tác giả được giải
quyết bằng Tòa án chưa được thực hiện nhiều tại Việt Nam. Sau các nghiên cứu đó,
có thể rút ra được những yếu tố còn thiếu sót hoặc chưa phù hợp trong các quy định
pháp luật khiến cho việc giải quyết các tranh chấp quyền tác giả bằng Tòa án chưa
được hiệu quả từ đó đóng góp các ý kiến để hoàn thiện hơn các quy định pháp luật.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, tạo
một cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về hoạt động giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại
Tòa án nhân dân đáp ứng với yêu cầu trong công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu và những kết quả đã đạt được
thì luận văn có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ cả về phương diện lý luận và thực
tiễn, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về giải quyết tranh chấp quyền
tác giả tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật cũng như những chính sách
của Đảng và Nhà nước đề ra.
Đồng thời, điểm mới của luận văn chính là trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo
các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu có liên quan thì luận văn đã tiến hành
phân tích, tổng hợp, đưa ra dẫn chứng từ đó rút ra kết luận về sự phù hợp của các
quy định pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án nhân dân
hiện tại cũng như tương lai. Đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà ban
hành pháp luật, các cơ quan thực thi pháp luật, phát hiện của đề tài của những tồn
tại của pháp luật, những vướng mắc trong quá trình thực thi cũng như các kiến nghị
nêu ra có thể được xem là sự đánh giá, là ý kiến đóng góp được cân nhắc kĩ lưỡng,
8
góp phần không nhỏ tạo điều kiện cho họ trong công tác chuyên môn trong công tác
giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án nhân dân nói riêng và cả nước nói
chung trong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt, đối với sinh viên nghiên cứu, kết quả của đề tài là nguồn tài liệu có
giá trị tham khảo khi học tập, nghiên cứu, nhất là khi hoàn thành các báo cáo khoa
học cấp khoa, cấp trường trong công tác nghiên cứu về giải quyết tranh chấp quyền
tác giả tại Tòa án nhân dân ở nước ta trong lĩnh vực tố tụng dân sự. Ngoài ra, đề tài
còn có ý nghĩa thiết thực đối với một số đối tượng khác quan tâm đến lĩnh vực này
ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phân mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 02
chương, cụ thể:
9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUYỀN TÁC GIẢ
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và mục đích bảo hộ quyền tác giả
1.1.1.1. Khái niệm quyền tác giả
Hiện nay khái niệm tác giả được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau. Tuy
nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu quan niệm rằng: ác giả là người trực tiếp sáng
tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Tuy nhiên
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dùng thuật ngữ tác giả được hiểu theo nghĩa như
trên xét dưới góc độ nghiên cứu và pháp lý là không chính xác. Như vậy, từ đó có
thể nhận thấy khái niệm về tác giả được quan tâm và thực hiện nhằm phù hợp với
sự phát triển của nền kinh tế thế giới hòa chung trong sự cần thiết phải bảo vệ quyền
SHTT xét theo nghĩa.
Xét dưới góc độ ngôn ngữ: theo từ điển Tiếng Việt thì ghi nhận: tác giả là
người sáng tạo nên tác phẩm để đưa ra công chúng. Những cách hiểu về tác giả như
trên có đặc điểm chung là xem xét tác giả là những người sáng tạo ra các tác phẩm
do con người thực hiện. Theo cách hiểu thông thường thì khái niệm về tác giả đã có
những tác động đó giữa vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội hiện
nay? Từ đó đưa ra một định nghĩa mang tính chất tương đối về tác giả nói chung.
Tuy nhiên, với định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt không chỉ quan tâm đến bản chất
của tác giả mà còn ghi nhận khái niệm này một cách tổng quan mà còn quan tâm
đến tác động của nó đến quá trình phát triển và vai trò trong việc bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ ở nước ta. Như vậy, dưới một góc độ nào đó thì việc định hình một cách
cơ bản khái niệm về tác giả là điều hoàn toàn cần thiết, để từ đó, có thể áp dụng vào
các quy định của pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu là quản lý một cách có hiệu
quả từ phía các cơ quan có thẩm quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả là người sáng tạo ra các tác phẩm viết như sách hoặc kịch, và được
xem xét là nhà văn. Nói một cách chính xác hơn, một tác giả "là người đã tạo ra
hoặc ban sự sống cho một thứ gì đó" và có trách nhiệm đối với thứ đó1
Theo từ điển Luật học ghi nhận: Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ
hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Những người sau đây cũng
được công nhận là tác giả:
1) Người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là tác giả của tác
phẩm dịch đó;
1
Magill, Frank N. (1974). Cyclopedia of World Authors. vols. I, II, III . Inglewood Cliffs, New Jersey: Salem
Press. tr. 1–1973. [A compilation of the bibliographies and short biographies of notable authors up to 1974.]
10
2) Người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ
loại hình này sang loại hình khác là tác giả của tác phẩm phóng tác, cải biên,
chuyển thể;
3) Người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác có tính
sáng tạo là tác giả của tác phẩm biên soạn, chú giải. Nhiều người cùng trực tiếp
sáng fạo tác phẩm là các đồng tác giả của tác phẩm đó.2
Theo đó thì luật pháp trong và ngoài ngước đã lần đầu đưa ra một định nghĩa
nhằm tạo nền tảng cho việc hình thành một khái niệm cơ bản về tác giả trong Liên
hợp quốc. Từ định nghĩa trên thì việc pháp điển hóa thành các quy định của mỗi
quốc gia là khác nhau nhằm phù hợp với sự nhìn nhận, văn hóa, sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước đó nói chung.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở
hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả,
quyền liên quan có hiệu lực thi hành từ ngày 10/04/2018 thì khái niệm tác giả, đồng
tác giả được quy định cụ thể như sau:
- Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn
học, nghệ thuật và khoa học.
- Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn
bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
- Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra
tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả3
.
Với quy định như trên thì Luật sở hữu trí tuệ 2005,sửa đổi bổ sung trong thực
tế đã điều chỉnh một cách tương đối hợp lý các vấn đề liên quan đến pháp luật sở
hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về tác giả của
các nhà nghiên cứu thì pháp luật Việt Nam đã đưa ra một khái niệm về tác giả một
cách hoàn thiện phù hợp với thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Tạo ra nền tảng pháp
lý cơ sở cho các hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
công tác quản lý nhà nước về bảo vệ sở hữu trí tuệ, phòng chống các hành vi vi
phạm về pháp luật về SHTT nói chung, tác giả nói riêng ở nước ta trong tiến trình
hội nhập kinh tế - quốc tế.
1.1.1.2. Đặc điểm quyền tác giả
Quyền: Khái niệm này được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên dưới
góc độ giải thích quyền làm mẹ thì quyền được hiểu theo nghĩa là: “Điều mà tự
nhiên, luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi
2
Từ điển Luật học (2010) Nhà xuất bản Bách Khoa
3
Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa
đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực thi hành từ ngày 10/04/2018
11
hành, thực hiện... và, khi thiếu được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi
để giành lại”. Tuy nhiên, hiện nay, Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009 )
không có quy định nào nêu ra khái niệm tác giả với tư cách chủ thể quyền liên quan,
cũng không chỉ rõ người đạo diễn, dàn dựng chương trình cũng được coi là tác giả.
Dựa trên Theo Luật Sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối
với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các
tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác
phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, … . Quyền tác giả tự động hình thành từ thời
điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác
phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký4
.
Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi
âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã
hóa.. Cách quy định này tỏ ra phù hợp với Công ước Rome và các điều ước quốc tế
khác về quyền liên quan.
Cũng theo quy định pháp luật Việt Nam về quyền liên quan, tác giả có thể
đồng thời mang tư cách một chủ thể khác được bảo hộ bởi quyền liên quan, đó là
chủ sở hữu đối với tác phẩm.Từ những khái niệm đã phân tích ở trên có thể hiểu:
Quyền tác giả là thuật ngữ dùng để chỉ quyền tác giả có khả năng được thực hiện,
thừa nhận trong quá trình sáng tạo và thực hiện tác phẩm. Quyền tác giả bao gồm
hai nhóm nội dung đó là quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền tác giả có các đặc điểm sau:
Một là, đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ
không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Đối tượng của quyền tác
giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Tác phẩm là thành quả lao động
sáng, tạo của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhất định. Mọi cá nhân đều có
quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học và khi cá nhân tạo ra tác phẩm trí tuệ,
không phụ thuộc vào giá trị nội dung và nghệ thuật đều có quyền tác giả đối với tác
phẩm. Pháp luật về quyền tác giả không bảo hộ hình thức thể hiện dưới dạng nào đó
mà không phản ánh hay không chứa đựng nội dung nhất định. Tác phẩm phải do tác
giả trực tiếp thực hiện bằng lao động trí tuệ của mình mà không phải sao chép từ tác
phẩm của người khác. Mặt khác, quyền tác giả cũng được bảo hộ theo nguyên tắc
chung của luật dân sự. Những nội dung thể hiện trong tác phẩm đi ngược lại lợi ích
dân tộc, bôi nhọ vĩ nhân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, có nội
dung trái pháp luật, đạo đức xã hội… sẽ không được bảo hộ. Bản thân sản phẩm của
lao động trí tuệ mang tính tích lũy khá cao, nó không bị hao mòn, không cạn kiệt
như khi sử dụng tài sản hữu hình. Tác phẩm sẽ được nhiều người biết đến, sử dụng
nếu có nội dung phong phú và hình thức thể hiện sáng tạo được kết hợp bởi giá trị
4
Xem Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ úng
12
nghệ thuật, khoa học và kinh nghiệm nghề nghiệp của tác giả. Đây là đặc trưng dễ
nhận biết nhất của quyền tác giả.
Hai là, quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm. Pháp
luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm khi nó được tạo ra
và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo hộ nội dung sáng tạo tác phẩm.
Quyền tác giả đối với tác phẩm chỉ được giới hạn trong phạm vi thể hiện cụ thể của
tác phẩm mà không bao gồm ý tưởng của tác giả thể hiện trong tác phẩm bởi vì
không một ai có thể biết được một vấn đề đang nằm trong suy nghĩ của người khác.
Những ý tưởng, kể cả cách sắp xếp, trình bày đã “có” trong suy nghĩ của tác
giả nhưng chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định thì không có
căn cứ để công nhận và bảo hộ nhũng điều chưa được bộc lộ ra bên ngoài đó.Sự
sáng tạo của tác giả không chỉ đem lại cho tác giả quyền tác giả đối với tác phẩm
mà còn nhằm chống lại sự sao chép nó hoặc lấy và sử dụng hình thức trong tác
phẩm gốc đã được thể hiện.
Ba là, hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động. Quyền tác giả được
xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả, không phụ thuộc vào thể
thức, thủ tục nào. Nhưng đối với quyền sở hữu công nghiệp, được xác lập dựa trên
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc xét và cấp văn bằng
bảo hộ cho chủ sở hữu các đối tượng đó (trừ các đối tượng sở hữu công nghiệp
được xác lập một cách tự động).
Như vậy, pháp luật về quyền tác giả không quy định bắt buộc đối với các tác
giả nghĩa vụ đăng kí và nộp đon yêu cầu bảo hộ quyền tác giả, bởi quyền này là một
loại quyền “tuyên nhận”, quyền tự động phát sinh khi ý tưởng, của tác giả đã được
thể hiện dưới hình thức nhất định – tác phẩm. Việc đăng kí quyền tác giả không
phải là căn cứ làm phát sinh quyền tác giả, mà chỉ có giá trị là chứng cứ chứng minh
của đương sự khi có tranh chấp về quyền tác giả và một bên khởi kiện tại toà án
nhân dán hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Năm là, quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối. Đối với các tác
phẩm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp thì cá nhân, tổ
chức được phép sử dụng tác phẩm của người khác nêu việc sử dụng đó không nhằm
mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bình
thường của tác phẩm, không xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tác
giả và chủ sở hữu quyền tác giả.
1.1.1.3. Mục đích bảo hộ quyền tác giả
Trên phương diện lý luận và thực tiễn thì việc bảo hộ quyền tác giả có vai trò
sau:
Một là, thông qua việc ban hành các quy định pháp luật quy định về bảo vệ
quyền tác giả sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề này. Những quy
định của pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng về quản lí nhà nước đối với
lĩnh vực bảo vệ quyền tác giả chính là những cơ sở pháp lí cơ bản của quy định cơ
cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ nói chung. Có thể thấy pháp luật bảo vệ quyền tác giả có một vai trò quan trọng
13
đối với lĩnh vực SHTT. Việc hình thành hệ thống cơ quan quản lý SHTT nằm trong
hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và được tổ chức thống nhất từ cấp Trung
ương xuống địa phương. Thông qua việc quy định chức năng của mình thì các cơ
quan trên thực hiện hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên các chủ thể tham gia
vào quan hệ pháp luật về SHTT, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý những vi
phạm đối với lĩnh vực mà mình quản lý.
Hai là, trong vấn đề về QLNN thì vấn đề bảo vệ quyền tác giả có vai trò, ý
nghĩa quan trọng, góp phần trong việc đảm bảo thực hiện các quy định về thực hiện
quyền SHTT của người dân trong quá trình phát triển của đất nước và xã hội của
mỗi quốc gia. Bằng việc quy định cụ thể về vấn đề bảo vệ quyền tác giả tại các văn
bản pháp lý hiện hành là điều kiện bảo đảm an toàn đối lĩnh vực SHTT ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với sự phát triển của thế giới hiện nay. Hệ thống
văn bản pháp lý có vai trò không thể thay thế được trong việc đảm bảo thực hiện
các quy định về quy định về vấn đề này, đồng thời đây cũng là cơ sở quy định hoạt
động của các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT của nhà
nước đối với các chủ thể ở nước ta hiện nay .
Ba là, đối với xã hội thì vấn đề quy định về bảo hộ quyền tác giả có vai trò to
lớn đối với quá trình phát triển bền vững của mỗi một quốc gia. Do đó, việc ban
hành các quy phạm pháp luật trong quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo hộ quyền
tác giả là cơ sở pháp lí cho việc cơ quan nhà nước thực hiện chức năng thanh tra,
kiểm tra, giám sát và xử lí các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực SHTT. Việc thanh
tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, định kì hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất
dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, còn xử lí vi phạm được áp
dụng cho mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có những hành vi vô ý hoặc cố
tình vi phạm các quy định nhà nước trong lĩnh vực SHTT.
Bốn là, vì vấn đề bảo hộ quyền tác giả là một vấn đề quan trọng nên hoạt động
QLNN về vấn đề này có tác động đến kinh tế và xã hội. Việt Nam hiện nay đang
thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nên cùng với quá trình xây
dựng thì việc bảo vệ quyền SHTT nói chung và bảo hộ quyền tác giả nói riêng
ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Đặt hoạt động
QLNN về bảo hộ quyền tác giả trong quá trình xây dựng và phát triển lên hàng đầu
và trở thành chiến lượng với ý nghĩa là vô cùng phù hợp với quá trình hội nhập
trong khu vực và trên trường quốc tế trong những năm trở lại đây.
Năm là, quy định về bảo hộ quyền tác giả có vai trò quan trọng trong việc
nâng cao nhận thức của xã hội về lĩnh vực này. Những quy định về bảo hộ quyền
tác giả có vai trò trong việc giáo dục, truyền thông để từ đó góp phần nâng cao nhận
thức của xã hội về vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội lành mạnh,
đảm bảo quyền và lợi ích của hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật nói riêng. Góp
phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế - xã hội một cách bền vững ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm về quyền nhân thân trong quyền tác giả
1.1.2.1. Khái niệm về quyền nhân thân trong quyền tác giả
14
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ)
quy định như sau:
- "Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân
thân và quyền tài sản" (Điều 18).
- "Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: 1. Đặt tên cho tác phẩm. 2.
Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác
phẩm được công bố, sử dụng. 3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công
bố tác phẩm. 4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa,
cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến
danh dự và uy tín của tác giả" (Điều 19).
1.1.2.2. Đặc điểm về quyền nhân thân trong quyền tác giả
Một là, quyền nhân thân là những quyền chỉ thuộc về riêng cá nhân tác giả,
không thể chuyển giao cho bất kì ai dưới bất kì hình thức nào thậm chí ngay cả
trong trường hợp tác giả của đối tượng sở hữu công nghiệp đó chết. Quyền nhân
thân mà pháp luật ghi nhận cho tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp là quyền được
ghi tên. Họ tên dưới danh nghĩa là tác giả được ghi đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và chính
xác trong các trường hợp sau: (i) Ghi tên tác giả trong sổ đăng kí quốc gia về các
đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ; ghi tên tác giả trong bằng độc quyền
hay giấy chứng nhận đăng kí các đối tượng sở hữu công nghiệp; (ii) Được nêu tên
là tác giả trong các tài liệu công bố về các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Hai là, tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp gồm hai loại: Tác giả đồng thời
là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ (như tác giả đã tạo ra đối tượng đó bằng công sức lao
động cũng như kinh phí riêng của bản thân) và tác giả không đồng thời là chủ sở
hữu văn bằng bảo hộ (như tác giả sáng tạo ra các đối tượng đó theo hợp đồng lao
động, hợp đồng thuê nghiên cứu với chủ sở hữu văn bằng hay tác giả đã chuyển
giao quyền sở hữu đối tượng đó cho người khác thông qua hợp đồng chuyển
nhượng được kí kết với người khác).
Ba là, trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ thì việc ghi
tên trong các trường hợp trên cũng là quan trọng nhưng trong trường hợp tác giả
không đồng thời là chủ văn bằng bảo hộ thì việc ghi họ tên tác giả lại càng quan
trọng hơn. Chính bởi vậy, ngay cả khi đối tượng sở hữu công nghiệp mà tác giả
sáng tạo ra đã chuyển quyền sở hữu cho người khác nhưng việc ghi tên họ dưới
danh nghĩa là tác giả của các đối tượng đó cần phải được pháp luật ghi nhận và bảo
hộ.
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm về quyền tài sản trong quyền tác giả
1.1.3.1. Khái niệm về quyền tài sản trong quyền tác giả
Quyền tài sản là quyền được hưởng những lợi ích vật chất phát sinh từ đối
tượng sở hữu công nghiệp của tác giả. Quyền tài sản được pháp luật ghi nhận cho
tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp là quyền được nhận thù lao từ chủ sở hữu theo
thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Bản chất của tiền thù láo đó là để trả
công, bù đắp cho những nỗ lực sáng tạo, cho lao động trí tuệ của tác giả theo các
hợp đồng thuê nghiên cứu hay hợp đồng lao động; tiền thù lao cũng để trả cho cả
15
những chi phí về vật chất mà tác giả đã phải bỏ ra trong suốt quá trình nghiên cứu
như tiền mua nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, đồ dùng phục vụ cho thí nghiệm…
trong trường hợp tác giả đã sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp một cách độc
lập bằng kinh phí và trí tuệ của riêng mình và sau đó chuyển giao quyền sở hữu đối
tượng đó cho người khác.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì "1. Quyền tài sản bao gồm các
quyền sau đây: (a) Làm tác phẩm phái sinh; (b) Biểu diễn tác phẩm trước công
chúng; (c) Sao chép tác phẩm; (d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác
phẩm; (đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; (e) Cho
thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của
Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các
quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin
phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu
quyền tác giả" (Điều 20).
1.1.3.2. Đặc điểm về quyền tài sản trong quyền tác giả
Quyền tài sản là quyền gắn liền với quyền tác giả, về cơ bản thì quyền tài sản
trong quyền tác giả mang những đặc điểm sau:
Một là, về thời hạn bảo hộ: Khác với quyền nhân thân “ được bảo hộ vô thời
hạn ”, quyền tài sản được bảo hộ trong thời hạn do pháp luật quy định ( Điều 27
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 );
Hai là vấn đề chuyển giao: Quyền tài sản được chuyển giao theo Hợp đồng
chuyển nhượng quyền tài sản;
Ba là, về thừa kế: Quyền tài sản của tác giả được thừa kế theo quy định của
pháp luật ( Điều 40 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 ).
1.1.4. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ
tại Điều 14. Theo đó, các loại hình tác phẩm dưới đây sẽ được bảo hộ quyền tác giả.
Một là, tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm
khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác. Bao gồm tiểu thuyết, truyện
vừa, truyện ngắn, bút kí, kí sự, tùy bút, hồi kí, thơ, trường ca, kịch bản, bản nhạc,
công trình nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác.
Tác phầm được bảo hộ còn bao gồm các tác phẩm được thể hiện bằng các kí tự
khác thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, kí hiệu tốc kí và các kí
hiệu tương tự khác mà đối tượng tiếp cận có thể sao chép dược bằng nhiều hình
thức khác nhau.
Hai là, bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác. Là các tác phẩm được thể hiện
bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
Ngoài ra còn các tác phẩm khác như tài liệu giảng dạy, huấn luyện. Tuy nhiên, bài
16
giảng, bài phát biểu chỉ được coi là tác phẩm nếu được ghi âm lại hoặc được lưu
hành dưới dạng văn bản.
Ba là, tác phẩm báo chí. Là tác phẩm được thể hiện thông qua các thể loại ghi
nhanh, phóng sư, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận,
chuyên luận, kí báo chí.. được truyền đến công chúng qua sóng điện tử hoặc các
trang báo, tạp chí, bao gồm báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử hoặc các phương
tiện khác bằng các ngôn ngữ khác nhau.
Bốn là, tác phẩm âm nhạc. Là các tác phẩm được thể hiện dưới dạng một nốt
nhạc trong bản nhạc hoặc trong các kí tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không
phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Tuy nhiên, thường phải thông
qua giọng hát, nhạc cụ thì mới có thể truyền các tác phẩm này đến công chúng
Năm là, tác phẩm sân khấu. Là tác phẩm được thể hiện thông qua hình thức
trình diễn nghệ thuật trên sân khấu, bao gồm kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch
câm, xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác
Sáu là, tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự.
Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự là những
tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển
động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu
nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật,
công nghệ, bao gồm loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt
hình và các loại hình tương tự khác
Bảy là, tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Tác phẩm tạo hình là tác phẩm
được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội hoạ, đồ hoạ, điêu
khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc
bản. Riêng đối với loại hình đồ hoạ, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được
đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.
Tám là, tác phẩm nhiếp ảnh. Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình
ảnh của thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình
ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào (hoá
học, điện tử hoặc phương pháp khác).
Chín là, tác phẩm kiến trúc. Tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ thiết kế dưới bất
kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy
hoạch không gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến
trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể
hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức
không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu
chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn.
mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian
được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập.
Mười là, bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc,
công trình khoa học
Mười một, Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
17
Mười hai, chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. Được hiểu là một hoặc một
nhóm chươn trình được biểu hiện dưới dạng chuỗi lệnh viết theo ngôn ngữ lập trình
nhất định và các tệp dữ liệu có liên quan chỉ dẫn cho máy tính biết phải làm gì để
thực hiện được nhiệm vụ đề ra, có thể được cài đặt như một phần mềm của máy tính
hoặc có thể sắp xếp dưới hình thức văn bản, đĩa mềm, đĩa CD-ROM
Mười ba, Tác phẩm phái sinh. Bao gồm tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên,
chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển. Đây là các tác phẩm được tạo
ra từ các tác phẩm đã có. Các tác phẩm này chỉ được bảo hộ nếu không gây phương
hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh.
1.2. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM
1.2.1. Khái niệm về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Việt Nam
1.2.1.1. Khái niệm về tranh chấp quyền tác giả tại Việt Nam
Quyền tác giả là quyền quan trong trong hoạt động sở hữu trí tuệ ở nước ta
hiện nay, vì thế giao dịch về quyền tác giả rất được quan tâm. Tùy theo nhu cầu của
các bên tham gia hợp đồng. Do đó, việc thực hiện quyền tác giả là một nhu cầu tất
yếu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hoạt động thực hiện quy định liên quan
đến quyền tác giả diễn ra sôi động và dễ dàng trong khi quy định của pháp luật còn
nhiều điểm bất cập, nhận thức về pháp luật của một số chủ thể đối với bấn đề bảo
vệ quyền tác giả chưa cao nên cũng kéo theo rất nhiều tranh chấp phát sinh. Các
tranh chấp phát sinh trong quan hệ thực hiện quyền tác giả thường do một bên hoặc
cả hai bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các nội dung giao kết của hợp
đồng từ đó xảy ra tranh chấp.
Tranh chấp quyền tác giả là một thuật ngữ, một khái niệm rất phổ biến trong
đời sống xã hội. Thuật ngữ này không chỉ xuất hiện trong các văn bản pháp luật mà
còn xuất hiện thường ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đời sống
nhân dân. Tuy nhiên, khái niệm tranh chấp quyền tác giả vẫn chưa được chính thức
giải thích mà chỉ được hiểu thông qua các quy định của pháp luật về hợp đồng và
giải quyết tranh chấp quyền tác giả.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì ‘Tranh chấp là giành nhau một cách giằng co cái
không rõ thuộc về bên nào, là sự đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng trong
vấn đề quyền lợi giữa hai bên”5
. Trong tranh chấp quyền tác giả thì đối tượng tài
sản mà các bên tranh chấp giằng co nhau chính là quyền tác giả. Như vậy, tranh
chấp quyền tác giả là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng giữa hai
hoặc nhiều bên trong quan hệ quyền tác giả. Như vậy, đối tượng của tranh chấp
quyền tác giả là các quyền và nghĩa vụ của bên là tác giả và các trong mối quan hệ
5
Từ điển Tiếng Việt(2010) Nhà xuất bản Bách khoa
18
của quyền tác giả. Tức là trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng, các bên có
những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ nên làm phát sinh tranh chấp.
Xuất phát từ khái niệm quyền tác giả thì tranh chấp quyền tác giả được hiểu là
sự mâu thuẫn, xung đột giữa các bên trong quá trình thực hiện quyền tác giả đã
tham gia ký kết với nhau. Đối tượng trong quan hệ tranh chấp quyền tác giả chính là
quyền và nghĩa vụ của các bên hoặc có thể là bên thứ ba khi giao kết và thực hiện
hợp đồng.
Tranh chấp quyền tác giả là một dạng của tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ,
nhưng so với tranh chấp có liên quan thì tranh chấp quyền tác giả có sự khác biệt,
Như vậy, Có thể đưa ra khái niệm về tranh chấp quyền tác giả như sau: Tranh
chấp quyền tác giả là những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về quyền và nghĩa vụ
giữa các bên tham gia hợp đồng do một bên hoặc cả hai bên không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng.
1.2.1.2. Khái niệm về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Việt Nam
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, một trong những công việc đầu tiên mà
Toà án cần làm là xem xét tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền của mình hay không,
và việc xác định thế nào là tranh chấp quyền tác giả có ảnh hưởng lớn đến thẩm
quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp này.
Theo quan điểm của tôi, tranh chấp quyền tác giả cần được hiểu là những mâu
thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình
phát triển của đời sống xã hội hoặc các hoạt động kinh tế khác được pháp luật quy
định là tranh chấp quyền tác giả.
Trong quá trình thực hiện hoạt đông chức năng, nhiệm vụ của mình thì TAND
có chức năng và nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp quyền tác giả. Do đó, cụ thể,
hoạt động giải quyết tranh chấp QTG được hiểu là: giải quyết tranh chấp QTG là
việc các chủ thể lựa chọn các phương thức, loại hình thích hợp mà pháp luật có quy
định để khắc phục,loại trừ các tranh chấp QTG đã phát sinh, giải tỏa các mâu
thuân, xung đột, bất đồng của các bên có tranh chấp QTG, để đạt được kêt quả mà
các bên tranh chấp QTG có thể chấp nhận được và tự nguyện chấp hành
1.2.2. Phân loại các tranh chấp về quyền tác giả
1.2.2.1. Các tranh chấp về quyền tác giả liên quan đến quyền nhân thân
Theo quy định tại Khoản 1 Mục IA Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-
TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP thì các tranh chấp về quyền
tác giả bao gồm:
- Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quyền tác giả đối với tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học, tác phẩm phái sinh;
- Tranh chấp giữa các đồng tác giả về phân chia quyền đồng tác giả;
- Tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức về chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm;
- Tranh chấp về quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
giữa người cung cấp tài chính và các Điều kiện vật chất có tính chất quyết định cho
19
việc xây dựng, phát triển chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu với người thiết kế,
xây dựng chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu;
- Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng quyền tác
giả hoặc tranh chấp về hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả;
- Tranh chấp phát sinh do hành vi xâm phạm quyền tác giả;
- Tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền tài sản quy định tại Điều 20 và quyền
nhân thân theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Tranh chấp khác về quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
1.2.2.2. Các tranh chấp về quyền tác giả liên quan đến quyền tài sản
- Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với tác giả về tiền nhuận bút, tiền
thù lao cho tác giả sáng tạo tác phẩm trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng;
- Tranh chấp về thực hiện quyền nhân thân hoặc quyền tài sản của tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả;
- Tranh chấp về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu
giữa người đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện
ảnh, tác phẩm sân khấu với người tham gia sáng tạo và người sản xuất ra tác phẩm
điện ảnh, tác phẩm sân khấu hoặc tranh chấp giữa họ với nhau về tiền nhuận bút,
thù lao và các quyền lợi vật chất khác;
Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã
công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, vì lý do việc
sử dụng làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, gây phương hại
đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
- Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã
công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao vì lý do người
sử dụng không trả tiền nhuận bút, thù lao hoặc làm ảnh hưởng đến việc khai thác
bình thường tác phẩm, gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả;
1.2.3. Đặc điểm của giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả tại Tòa án Việt
Nam
Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh
tế, dân sự và giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân
dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh
dự, nhân phẩm của công dân.
1.2.3.1. Đặc điểm về thẩm quyền xét xử của Tòa án
Thẩm quyền xét xử của TAND là một trong những đặc điểm quan trọng và cụ
thể được áp dụng như sau:
Một là , Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo vụ việc
+ Tòa án dân sự có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp sau: Tranh chấp
về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản
2 Điều 30 của Bộ luật này.
20
Hai là, . Thẩm quyền của Tòa án theo cấp
+ Thẩm quyền của Tòa án theo cấp huyện : Tòa án cấp huyện có thẩm quyền
giải quyết những tranh chấp dưới đây nhưng không có yếu tố nước ngoài ( đương
sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có
thẩm quyền của nước ngoài).
– Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28
của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, trừ tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp
dụng biện pháp ngăn chặn dân sự không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh
tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án tranh
chấp liên quan đến quyền tác giả
+ Thẩm quyền của Tòa án theo cấp Tỉnh: – Tòa án nhân dân cấp Tỉnh có thẩm
quyền giải quyết những tranh chấp về dân sự,, hôn nhân gia đình, lao động, kinh
doanh thương mại có yếu tố nước ngoài (đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc
cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài)
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết
hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
+ Thẩm quyền của Tòa án chuyên trách nhân dân cấp Tỉnh
– Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:Giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; Giải quyết
theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu
lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy
định của Bộ luật này.
Ba là, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có
trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án
nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở
của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các
điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
Bốn là, thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
– Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể
yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có
tài sản giải quyết;
21
– Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn
có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải
quyết;
– Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về
tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú,
làm việc, có trụ sở giải quyết;
1.2.3.2. Đặc điểm về chứng cứ chứng minh quyền tác giả
Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền trong sở hữu trí tuệ được quy định tại
Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn
Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí
tuệ như sau:
1. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý, giống cây trồng, quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà
sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng đã được đăng ký, chứng
cứ chứng minh chủ thể quyền là một trong các loại tài sản sau đây:
a) Bản sao Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng
độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí, Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, Bằng bảo
hộ giống cây trồng, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng
ký quyền liên quan nộp kèm theo bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã
được chứng thực theo quy định;
b) Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp; Bản trích lục Sổ
đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc
gia về giống cây trồng được bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền đăng ký các đối
tượng đó cấp.
2. Đối với nhãn hiệu được đăng ký quốc tế, chứng cứ chứng minh chủ thể
quyền là bản sao giấy Chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt
Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp nộp kèm theo bản
chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định.
1.2.3.3. Đặc điểm về các yêu cầu Tòa án trong giải quyết các tranh chấp
Khi xét thấy quyền tác giả hoặc quyền liên quan đến quyền tác giả của mình
bị xâm phạm thì chủ sở hữu quyền có quyền khởi kiện.
Đối với yêu cầu bảo vệ các quyền về nhân thân thì áp dụng các chế tài tương
ứng theo quy định của BLDS như buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm,
xin lỗi, cải chính công khai (kể cả việc cải chính trên các phương tiện thông tin đại
chúng), bồi thường thiệt hại về vật chất và cả bồi thường thiệt hại về tinh thần.
Đối với yêu cầu bảo vệ quyền tài sản thuộc quyền tác giả thì ngoài việc căn
cứ vào các quy định về bồi thường thiệt hại của BLDS cũng cần tham khảo cách
tính thiệt hại của một số nước khác như:
22
- Tính theo thiệt hại thực tế của nguyên đơn bao gồm thu nhập lẽ ra có thể
thu được, chi phí bỏ ra để khắc phục hậu quả, chi phí đi kiện gồm cả chi phí cho
luật sư...;
- Lợi nhuận của bị đơn: chính là khoản tiền lãi của bị đơn có được khi sử
dụng tác phẩm của nguyên đơn;
- Tính thiệt hại theo luật, Tòa án có thể ấn định một mức cụ thể trong khung
ấy nếu nguyên đơn không chứng minh được mức thiệt hại cụ thể;
- Tính bồi thường theo tiền bản quyền hợp lý: cũng trong trường hợp không
chứng minh được mức thiệt hại cụ thể, có thể cho nguyên đơn hưởng tiền phí bản
quyền từ 1% đến 2% trên tổng doanh thu của bị đơn.
Chủ sở hữu quyền tài sản thuộc quyền tác giả có thể không phải là tác giả,
quyền tài sản cũng có thể được chuyển giao theo hợp đồng, do vậy, phải căn cứ vào
cả những quy định khác của pháp luật (như về hợp dồng, về thừa kế...) để xác định
quyền cụ thể của mỗi bên trong quan hệ tranh chấp về quyền tác giả.
Cần chú ý đến trường hợp "sử dụng hợp lý" không bị coi là xâm phạm quyền
tác giả. Tiêu chí mà nhiều nước công nhận coi là sử dụng hợp lý khi: chỉ sử dụng
cho việc học tập, nghiên cứu; không khai thác thương mại đối với tác phẩm; không
làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của tác giả.
Khi giải quyết vụ án về tranh chấp quyền tác giả cần đặc biệt lưu ý đến
những kết luận giám định chuyên môn nhưng không được phụ thuộc vào những kết
luận ấy.
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ
TẠI TÒA ÁN
1.3.1. Nguyên tắc chứng minh tác phẩm tranh chấp thuộc sở hữu tác giả
1.3.1.1. Nghĩa vụ chứng minh ai là tác giả của tác phẩm tranh chấp
Quan hệ pháp luật dân sự được hình thành từ sự tự do, tự nguyện, bình đẳng
trong việc cam kết, thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Do đó, việc giải
quyết tranh chấp dân sự là giải quyết các quan hệ có tính chất “riêng tư” của các
chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Một trong những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nhằm bảo đảm sự
bình đẳng về địa vị pháp lý giữa các chủ thể trong tố tụng dân sự đó là cho phép các
đương sự có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi dân sự hợp pháp của mình.
23
Khi các đương sự có yêu cầu thì đều phải chứng minh yêu cầu đó là có căn cứ
và hợp pháp. Đây là nguyên lý đặc trưng trong pháp luật tố tụng dân sự của nhiều
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo quy định của BLTTDS 2015, yêu cầu của đương sự có thể xác định cụ
thể, đó là: yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập
của bị đơn; yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời,
góp phần cùng Hội đồng xét xử giải quyết đúng đắn vụ án, đặc biệt là những sửa
đổi, bổ sung quy định về chứng cứ, nguồn chứng cứ, việc thu thập chứng cứ của
người khởi kiện, đã thể hiện sự dân chủ hơn trong quá trình giải quyết các vụ án
tranh chấp liên quan đến quyền tác giả. Các quy định như trên đã tạo điều kiện tốt
hơn để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố
tụng, nhất là người khởi kiện thực hiện đầy đủ hơn, thực chất hơn và có hiệu quả
hơn các quy định pháp luật tố tụng.
1.3.1.2. Các chứng cứ chứng minh ai là tác giả của tác phẩm tranh chấp
Chứng cứ trong vụ án tranh chấp liên quan đến quyền tác giả được Tòa án
công nhận và đem ra để xem xét, công khai trong quá trình xét xử phải thỏa mãn
những điều kiện nhất định:
- Tính khách quan: Sự hợp pháp của các tình tiết, sự kiện đối tượng khiếu
kiệnlà những gì có thật, tồn tại khách quan, mọi hành vi làm giả chứng cứ sẽ bị xem
là cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án.
- Tính hợp pháp: Thể hiện chứng cứ phải được thu thập từ các nguồn hợp
pháp, đúng quy định của Luật Tố tụng dân sự và pháp luật có liên quan.
- Tính liên quan: Người khởi kiện và Tòa án có thể thu thập được nhiêu tài
liệu chứng cứ trong khi giải quyết vụ án nhưng chỉ những tài liệu, chứng cứ liên
quan đến vụ án mới được Tòa án dùng làm căn cứ để xác định người khởi kiện có bị
xâm phạm về quyền, lợi ích bởi các đối tượng khởi kiện hay không.
1.3.2. Nguyên tắc áp dụng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp
quyền tác giả tại Tòa án
1.3.2.1. Nguyên tắc áp dụng các văn bản pháp luật Việt Nam trong giải quyết
tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án
24
Nguyên tắc áp dụng pháp luật là những nguyên tắc cơ bản do luật định dựa
vào đó các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền vận dụng những
văn bản pháp luật, tập quán pháp luật thích hợp nhằm giải quyết công việc thuộc
thẩm quyền. Ví dụ: pháp luật nước ta có quy định một số nguyên tắc cơ bản đối với
việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước hoặc điều ước quốc tế, tập
quán quốc tế như: văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm có hiệu
lực; trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về
cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn; trong trường hợp
các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành
mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau...
Nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
là: áp dụng pháp luật dân sự Việt Nam, trừ trường hợp Bộ luật dân sự có quy định
khác; áp dụng điều ước quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí
kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Bộ luật dân sự, áp dụng pháp
luật nước ngoài trong trường hợp các bên có thoả thuận trong hợp đồng và không
trái với quy định của Bộ luật dân sự, các văn bản quy phạm pháp luật khác của nước
ta. Tập quán quốc tế chỉ được áp dụng với điều kiện việc áp dụng hoặc hậu quả của
việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước ta.
1.3.2.2. Nguyên tắc áp dụng các điều ước quốc tế và Việt Nam có tham gia trong
giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án
ĐƯQT có tính ưu tiên áp dụng hơn văn bản quy phạm pháp luật trong nước
(trừ Hiến pháp) nhưng không đồng nghĩa với việc được xếp ở thứ bậc cao hơn. Tính
đến trước năm 2015, pháp luật thực định của Việt Nam không có bất cứ điều khoản
nào xác định chính xác địa vị của ĐƯQT trong hệ thống văn bản pháp luật. Vấn đề
tương quan hiệu lực của ĐƯQT được để ngỏ “một cách có chủ ý”và trên thực tế khi
xảy ra xung đột giữa ĐƯQT với một VBQPPL thì chúng ta áp dụng nguyên tắc về
“tính ưu tiên/ưu thế của luật quốc tế”. (Quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật ký kết, gia
nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 thường được viện dẫn bởi Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật 2005 không ghi nhận trực tiếp nguyên tắc này). Trong
hệ thống của chính nó, VBQPPL có trật tự thứ bậc rõ ràng, trong khi các ĐƯQT
được xem là có giá trị pháp lý ngang nhau.VBQPPL là tên gọi chung của nhiều loại
25
văn bản cụ thể khác nhau mà theo pháp luật hiện hành gồm 15 loại/ nhóm loại được
quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
ĐƯQT có thể có hiệu lực ứng trước nhưng không có hiệu lực trở về trước.
Một hình thức hiệu lực đặc thù chỉ xuất hiện ở ĐƯQT mà không tồn tại ở VBQPPL
đó là hiệu lực “ứng trước”. Đây là trường hợp, một phần hoặc toàn bộ ĐƯQT được
áp dụng tạm thời trong thời gian hoàn thành thủ tục để ĐƯQT có hiệu lực. Trong
khi đó, VBQPPL kể cả trong trường hợp ban hành theo thủ tục rút gọn cũng sẽ có
hiệu lực chính thức luôn chứ không có quy chế áp dụng tạm thời giống như ĐƯQT.
Ở chiều ngược lại, nếu như VBQPPL trong một số trường hợp có thể được quy định
hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố) thì xuyên suốt Luật Điều ước quốc tế 2016
chúng ta không tìm thấy bất cứ quy định nào cho phép việc áp dụng ĐƯQT để điều
chỉnh các quan hệ xã hội xảy ra trước thời điểm điều ước đó có hiệu lực.
1.3.3. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết
tranh chấp quyền tác giả
1.3.3.1. Cung cấp chứng cứ trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả
Trong tố tụng dân sự, hoạt động cung cấp chứng cứ, tài liệu chứng minh cho
quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm bởi các chủ thể quản lý nhà nước thuộc về
các đương sự.Việc người khởi kiện phải cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu
cầu của mình là một trong những nguyên tắc xuất phát từ quyền quyết định và tự
định đoạt của đương sự đối với việc khởi kiện của mình.Vì người khởi kiện là
đương sự trong vụ án tranh chấp liên quan đến quyền tác giả, việc quyết định có hay
không khởi kiện dân sự là do họ, nên người khởi kiện bắt buộc phải đưa ra các căn
cứ chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Khẳng định đó là nguyên
tắc cơ bản trong hoạt động TTDS được quy định tại Khoản 1 Điều 6 BLTTDS
2015:“ Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho
Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”. Trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp liên quan đến quyền tác giả, người khởi kiện
có quyền và nghĩa vụ cung cấp, bổ sung chứng cứ vào bất kỳ thời điểm nào trong
vụ án tranh chấp liên quan đến quyền tác giả. Cụ thể, kèm theo đơn khởi kiện phải
có tài liệu, chứng cứ chứng minh bị xâm phạm ; Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm, người khởi kiện có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án
; Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm người khởi kiện vẫn có quyền giao nộp tài liệu chứng
26
cứ khi không có khả năng cung cấp, bổ sung trước đó . Bên cạnh đó, người khởi
kiện khi cho rằng quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm, sau khi gửi đơn khởi kiện
lên Tòa án có thẩm quyền, họ còn phải nộp bản sao quyết định dân sự, quyết định
kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại, cung cấp tài liệu, chứng cứ cho
Tòa án để Tòa án gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ
tài liệu, chứng cứ không được công khai, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà
nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí
mật cá nhân theo yêu cầu chình đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho
đương sự biết những chứng cứ không được công khai (Khoản 2 Điều 96 Luật TTDS
2015). Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập thành biên bản và
Tòa án có trách nhiệm bảo quản nó.
1.3.3.2. Nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả
Theo quy định tại Điều 7. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát
nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ,
quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ
luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng
cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ
lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.
Hoạt động xét xử các vụ án dân sự là hoạt động phát sinh trên cơ sở có sự
tranh chấp trong quan hệ pháp luật nội dung giữa các bên có lợi ích tư đối lập nhau
nhưng bình đẳng về địa vị pháp lý mà trong đó có một quy tắc chung cho cả hai bên
đương sự: "Người nào đề ra một luận điểm cần có chứng cứ thì phải chứng minh”.
Theo quy tắc này, mỗi bên đương sự có nghĩa vụ phải chứng minh những sự kiện,
tình tiết mà mình đã viện dẫn làm cơ sở cho những yêu cầu và phản đối của mình,
hay nói một cách giản đơn là khẳng định một sự việc gì thì phải chứng minh sự việc
ấy. Quy định này xuất phát từ cơ sở khi yêu cầu TA bảo vệ quyền lợi cho mình với
tư cách là người trực tiếp tham gia vào các quan hệ pháp luật nội dung có vi phạm
hay tranh chấp, đương sự là người hiểu rõ nhất vì sao họ có yêu cầu đó, họ biết
27
được những tình tiết, sự kiện trong vụ việc, do đó có khả năng cung cấp chứng cứ
để chứng minh cho yêu cầu của mình, về mặt tâm lý, khi đưa ra yêu cầu của mình
bao giờ đương sự cũng là người đứng ở thế chủ động, tự nguyện đưa ra những lý lẽ
để chứng minh, bênh vực cho quyền lợi của mình. Sự thật là cơ sở của yêu cầu và
phản đối của các bên nên các bên sẽ quan tâm và tìm mọi cách để khẳng định sự
thật này.
Khi đưa ra yêu cầu thì nguyên đơn phải chứng minh cho yêu cầu của mình
đối với bị đơn, tức là phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tham gia nghiên cứu
chứng cứ, tham gia hỏi, tranh luận... để chứng minh, bởi vì bị đơn được suy đoán là
không có bất cứ trách nhiệm gì với nguyên đơn cho đến khi trách nhiệm của bị đơn
chưa được chứng minh. Cung cấp chứng cứ chỉ là một trong các biện pháp chứng
minh của đương sự.
Bên cạnh đó, trong tiến trình phát triển của hoạt động chứng minh, quyền và
nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể chứng minh không bất biến mà trong điều
kiện nhất định, nó có thể di chuyển từ một bên đương sự này sang một bên đương
sự khác; từ nguyên đơn sang bị đơn khi bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố đối với
nguyên đơn, hoặc khi bị đơn muốn viện dẫn những sự kiện, tình tiết nhằm bác bỏ
yêu cầu của nguyên đơn.
Giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại tòa án theo quy định pháp luật Việt Nam.docx
Giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại tòa án theo quy định pháp luật Việt Nam.docx
Giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại tòa án theo quy định pháp luật Việt Nam.docx

Contenu connexe

Plus de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Plus de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Dernier

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Dernier (20)

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại tòa án theo quy định pháp luật Việt Nam.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Tp. Hồ Chí Minh – Năm…..
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS TS……… 2. TS ………. Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020
  • 3.
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................1 TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................................1 TỪ KHÓA...............................................................................................................................1 ABSTRACT............................................................................................................................1 KEY WORD ...........................................................................................................................1 LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................................................3 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................................4 2.1. Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................................4 2.2. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................4 3. Tình hình nghiên cứu .................................................................................................................................4 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................4 4.1 Mục đích nghiên cứu...................................................................................................6 4.2 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................6 4.3 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................6 Về không gian :… ............................................................................................................6 Về thời gian :….................................................................................................................6 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết ..........................................................6 5.1. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6 5.2. Khung lý thuyết............................................................................................................6 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài..............................................................................7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM ................................................................................7 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUYỀN TÁC GIẢ ......................................................................9 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và mục đích bảo hộ quyền tác giả........................................................9 1.1.1.1. Khái niệm quyền tác giả ....................................................................................9 1.1.1.2. Đặc điểm quyền tác giả................................................................................... 10
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.1.3. Mục đích bảo hộ quyền tác giả..................................................................... 12 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm về quyền nhân thân trong quyền tác giả................................... 13 1.1.2.1. Khái niệm về quyền nhân thân trong quyền tác giả ............................ 13 1.1.2.2. Đặc điểm về quyền nhân thân trong quyền tác giả.............................. 14 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm về quyền tài sản trong quyền tác giả.......................................... 14 1.1.3.1. Khái niệm về quyền tài sản trong quyền tác giả ................................... 14 1.1.3.2. Đặc điểm về quyền tài sản trong quyền tác giả..................................... 15 1.1.4. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.............................................................. 15 1.2. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM.................................................................................................17 1.2.1. Khái niệm về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Việt Nam..................................... 17 1.2.1.1. Khái niệm về tranh chấp quyền tác giả tại Việt Nam.......................... 17 1.2.1.2. Khái niệm về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Việt Nam...... 18 1.2.2. Phân loại các tranh chấp về quyền tác giả............................................................................... 18 1.2.2.1. Các tranh chấp về quyền tác giả liên quan đến quyền nhân thân .. 18 1.2.2.2. Các tranh chấp về quyền tác giả liên quan đến quyền tài sản ......... 19 1.2.3. Đặc điểm của giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả tại Tòa án Việt Nam........ 19 1.2.3.1. Đặc điểm về thẩm quyền xét xử của Tòa án ........................................... 19 1.2.3.2. Đặc điểm về chứng cứ chứng minh quyền tác giả................................ 19 1.2.3.3. Đặc điểm về các yêu cầu Tòa án trong giải quyết các tranh chấp... 21 1.3. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN.......22 1.3.1. Nguyên tắc chứng minh tác phẩm tranh chấp thuộc sở hữu tác giả............................. 22 1.3.1.1. Nghĩa vụ chứng minh ai là tác giả của tác phẩm tranh chấp ........... 22 1.3.1.2. Các chứng cứ chứng minh ai là tác giả của tác phẩm tranh chấp ... 23 1.3.2. Nguyên tắc áp dụng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án........................................................................................................................................................... 23 1.3.2.1. Nguyên tắc áp dụng các văn bản pháp luật Việt Nam trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án ................................................................... 23 1.3.2.2. Nguyên tắc áp dụng các điều ước quốc tế và Việt Nam có tham gia trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án............................................... 24 1.3.3. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả.................................................................................................................................................... 25 1.3.3.1. Cung cấp chứng cứ trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả ....... 25 1.3.3.2. Nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả... 26
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN.............................................................................................................................................. 29 2.1. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ........................................................................................................................................................29 2.1.1. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp quyền tác giả theo quan hệ dân sự........................................................................................................................................................... 29 2.1.2. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp quyền tác giả theo quan hệ quyền tác giả.............................................................................................................................................. 29 2.2. CÁC VỤ ÁN THỰC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TẠI TÒA ÁN ........................................................................................................................29 2.2.1. Các vụ án giải quyết tranh chấp quyền tác giả được giải quyết tại Tòa án Việt Nam ............................................................................................................................................................................... 29 2.2.2. Các vụ án giải quyết tranh chấp quyền tác giả được giải quyết tại Tòa án Hoa Kỳ. 29 2.2.3. So sánh sự khác biệt giữa giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án Viêt Nam và Hoa Kỳ .......................................................................................................................................................... 29 2.3. NHỮNG ĐIỂM CÒN HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM ......................................................29 2.3.1. Thời gian xét xử trong các vụ án tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án Việt Nam..... 29 2.3.2. Các hình thức chế tài, xử phạt trong các phán quyết của Tòa án Việt Nam............... 29 CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓP Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐỂ VIỆC THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN.. 29 KẾT LUẬN.............................................................................................................................1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............Error! Bookmark not defined. DANH MỤ C VAN BẢN QUY PHẠ M PHAP LUẠ TError! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 1 ..............................................................Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 2 ..............................................................Error! Bookmark not defined.
  • 7.
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là –là học viên lớp Cao học Khóa 08 - 2chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “………………….” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Chữ ký
  • 9. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT QTG Quyền tác giả SHTT Sở hữu trí tuệ § Điều Nhà ở HTTTL Nhà ở hình thành trong tương lai TSBĐ Tài sản bảo đảm UBND Ủy Ban Nhân Dân
  • 10. TÓM TẮT LUẬN VĂN (Phần tóm tắt ngắn gọn tối thiểu 100 và tối đa 300 từ) TỪ KHÓA (Tối thiểu 5 từ khóa)
  • 11. ABSTRACT (Abstract should be from 100 to 300 word) KEY WORD (At least 5 key words)
  • 12.
  • 13. 3 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước thì vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và hoàn thiện thông qua các hoạt động quản lý nhà nước về vấn đề này. Những quy định của Luật sở hữu trí tuệ nước ta đã công nhận và bảo hộ quyền tác giả nhằm đáp ứng với yêu cầu trong lĩnh vực này. Bằng các quy định cụ thể của Luật Sở hữu trí tuệ ở nước ta cơ bản đã từng bước góp phần hoàn thiện hơn quy định về quyền tác giả, từ đó, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan. Ở nước ta hiện nay thì bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng thể hiện rõ nét là công cụ phát triển kinh tế hiệu quả ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển đất nước thì nước ta cũng cần dần bắt nhịp với thế giới trong giai đoạn mới. Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, hoạt động bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng đã được quan tâm và bước đầu sử dụng, khai thác hiệu quả, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua. Thông qua hoạt động về biểu diễn ở nước ta trong giai đoạn mới thì tại Việt NamCác quyền tác giả được pháp luật bảo hộ, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong bối cảnh thế giới đang diễn biến phức tạp, nền kinh tế - xã hội trong nước tiếp tục đối mặt với những khó khăn, do đó, hoạt động về bảo vệ quyền tác giả đã có nhiều chuyển biến mới từ đó bắt buộc đất nước ta có những quy định pháp lý nhằm bảo vệ quyền tác giả để đáp ứng với quá trình hội nhập và phát triểnín dụng của Việt Nam. Trong khi các hoạt động về bảo vệ sở hữu trí tuệ và quyền tác giả đã góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về vấn đề trên. Từ đó, tạo nên sự ổn định và phát triển của vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ từ những yếu tố cấu thành như quyền tác giả nói chung. Giải quyết tranh chấp dân sự về quyền tác giả (một loại tranh chấp dân sự về quyền SHTT) tại Tòa án là phương thức bảo vệ quyền tác giả hữu hiệu và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều quy định về thủ tục khởi kiện và các biện pháp chế tài dân sự mà Tòa án có thể áp dụng để bảo vệ quyền tác giả. Theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì khi quyền tác giả của một chủ thể bị xâm phạm, chủ thể đó có quyền khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, các tranh chấp về quyền tác giả ngày càng nhiều và nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) và tại một số tòa án ở địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh thông qua một số các vụ án tranh chấp về quyền tác giả được các Tòa án thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự còn rất hạn chế. Hơn nữa, ngay cả trong số rất ít các vụ án tranh chấp về quyền tác giả đã được giải
  • 14. 4 quyết tại Tòa án thì cũng có không ít vụ án đã bị hủy nhiều lần để xét xử lại theo thủ tục chung, gây thiệt hại cho các đương sự Trên thế giới thì vấn đề bảo vệ quyền tác giả đã được diễn ra nhiều với những quy định chặt chẽ, cụ thể. Thông qua việc bảo vệ quyền tác giả đã góp phần trong việc bảo hộ quyền tác giả và góp phần nâng cao giá trị tác phẩm. Tuy nhiên, trong thực tế tình trạng vi phạm các quy định về quyền tác giả vẫn còn diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng đến lợi ích của tác giả. Thực tiễn ban hành và áp dụng quy định về quyền tác giả bên cạnh những kết quả đạt được thì còn những khó khăn, vướng mắc. Trong xu thế các quy định về quyền cuả tác giả càng cần thiết phải được bảo vệ thì hoạt động này trong thực tiễn áp dụng còn nhiều vướng mắc, bất cập như: quá trình áp dụng trong thực tế chưa đạt hiệu quả cao, các quy định về vấn đề này còn nhiều thiếu sót và hạn chế bởi tác động của các nhân tố khách quan lẫn chủ quan. Với vai trò quan trọng đó thì việc nghiên cứu các quy định về vấn đề này là điều vô cùng cần thiết. Do đó, lựa chọn đề tài: Giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam làm luận văn tốt nghiệp. Thông qua việc tìm hiểu một cách cụ thể, chi tiết những vấn đề lý luận pháp luật và thực tiễn liên quan hiệu quả áp dụng các quy định về quyền tác giả trong thực tế ở nước ta hiện nay. 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Quyền tác giả là một trong những quyền quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Quyền tác giả và giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại tòa án được đặt trong giả thiết quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế và hoạt động thương mại điện tử, cách mạng 4.0 trong giai đoạn mới. Giả thiết nghiên cứu là việc áp dụng các quy định của BLTTDS 2015 và yêu cầu về đảm bảo quyền và lợi ích của các tác giả khi xảy ra các tranh chấp. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu : Thứ nhất: Các cơ sở lý luận của về các tranh chấp quyền tác giả cần được giải quyết bởi Tòa án? Thứ hai: Tại sao chưa có nhiều tranh chấp về quyền tác giả được giải quyết bởi Tòa án tại Việt Nam? Thứ ba: Những yếu tố nào cần thiết trong pháp luật Việt Nam cần có để việc giải quyết tranh chấp quyền tác giả được giải quyết tốt hơn bởi Tòa án? 3. Tình hình nghiên cứu Giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án là lĩnh vực được nghiên cứu rất lâu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Qua quá trình tìm kiếm, thu thập tài liệu, tác giả nhận thấy vấn đề xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam còn tương đối mới. Vì vậy, các công trình nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này còn hạn chế. Có thể kể đến một số công trình sau đây:
  • 15. 5 “Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ” của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2017 cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Sách chuyên khảo “Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Phương Lan, xuất bản năm 2018. Ngoài ra, một trong những tài liệu tham khảo bổ ích với vai trò cung cấp thực tiễn xét xử tại Toà án là sách chuyên khảo “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và bình luận bản án” của tác giả Đỗ Văn Đại xuất bản năm 2016. Trong quyển sách này, tác giả đã phân tích và bình luận các bản án có liên quan đến biện pháp bảo vệ quyền tác giả do xâm phạm quyền SHTT. Bên cạnh tài liệu có giá trị nêu trên thì còn có nguồn cung cấp thực tiễn không thể kém phần quan trọng là “Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam” năm 2016 của nhóm tác giả Nguyễn Hồ Bích Hằng, Nguyễn Ngọc Hồng Phượng và Nguyễn Phương Thảo. Sách chuyên khảo “Quyền tác giả trong không gian ảo” xuất bản năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung, công trình này đã khái quát chung về quyền tác giả và mạng không gian ảo. Liên quan đến quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, tác giả Nguyễn Thị Hải Vân cũng đã đề cập vấn đề này trong bài viết “Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số: nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng luật Hadopi của Cộng hòa Pháp”. Ngoài ra, còn có các công trình khác như “Những thách thức về mặt pháp lý trong việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet” của TS. Lê Thị Nam Giang (2015) tại Hội thảo khoa học quốc gia về thực thi cam kết pháp lý của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do (FTAs). Công trình “Về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet” của ThS. Đỗ Khắc Chiến (2014) chủ yếu tập trung phân tích về bản sao tạm thời theo pháp luật quốc tế, mặc dù có đề cập quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề nay nhưng nhìn chung còn hạnchế và chưa được nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ thực tiễn cũng như quy định pháp luật. “Một số vấn đề về quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số theo Hiệp ước WIPO về quyền tác giả”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1/2013, Dương Bảo (2013): Bài viết nghiên cứu về một số nội dung của Hiệp ước WCT liên quan đến khía cạnh quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, và một sống đóp góp vào nỗ lực tham gia WCT của Việt Nam trong tươnglai. Mặt khác, tác giả Nguyễn Phương Thảo thể hiện quan điểm của mình qua bài viết: “Bình luận án: Hành vi xâm phạm quyền tác giả” đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 05 năm 2018 của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ “Bảo hộquyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số” của tác giả Phạm Hồng Hải (2016). Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
  • 16. 6 thực tiễn của vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh các công trình trong nước thì hiện nay trên thế giới cũng có một số công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề này. “Advanced copyright issues on the Internet”, Texas intellectual property law journal, Vol 7, David L. Hayes, (1998), công trình này nghiên cứu về nhiều lĩnh vực mà trong đó có liên quan vấn đề bản quyền trong môi trường Internet. Công trình còn thảo luận về quyền tác giả có liên quan đến việc sao chép, truyền tải, sử dụng tác phẩm trên Internet, đồng thời phân tích bổ sung các quy định về quyền tác giả đối với các hoạt động trên Internet… Hombal, S G; Prasad. (2012). Digital copyright protection: issues in the digital library environment. Bài viết được đăng trên tạp chí Journal of Library and Information Technology, số 32 (3) trình bày những vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số. Qua việc khảo sát tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy đây là những nguồn tài liệu tham khảo có giá trị nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể, toàn diện về xác định hoạt động giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại tòa án. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu vấn đề xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số là cần thiết trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay. 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án trên cơ sở tập trung phân tích khái niệm, bản chất pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam; đồng thời tham khảo kinh nghiệm lập pháp của Hoa Kỳ, từ đó có sự so sánh đối chiếu với pháp luật Việt Nam hiện hành. - Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành và nâng cao hiệu quả của hoạt động giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án ở nước ta hiện nay. 4.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án 4.3 Phạm vi nghiên cứu Về không gian :Việt Nam Về thời gian : Nghiên cứu trong thời gian 04 năm gần đây (từ năm 2016 đến năm 2019). 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết 5.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại
  • 17. 7 Tòa án; các đề tài khoa học, chương trình, dự án, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để nêu lên cơ sở lý thuyết về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án và đánh giá, khái quát thành những quan điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho luận văn. - Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 2 của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể. 5.2. Khung lý thuyết Quyền tác giả xuất phát là quyền dân sự của cá nhân nhưng lại có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc pháp nhân khác một phần. Quyền tác giả ban đầu xuất phát từ việc bảo vệ các tác phẩm của một người được bảo vệ toàn vẹn và bảo vệ quyền thương mại của tác phẩm cho tác giả nhưng vẫn đảm bảo tác phẩm được công chúng sử dụng. Từ đó, các phát sinh tranh chấp trong quyền tác giả mang tính chất tranh chấp dân sự nhưng trong nhiều trường hợp lại mang tính chất của tranh chấp quyền tác giả. Làm rõ các tính chất các loại tranh chấp của quyền tác giả kết hợp với thực tiễn xét xử tại Tòa án của các tranh chấp quyền tác giả kết hợp với các quy định pháp luật Việt Nam cũng như những điều ước quốc tế Việt Nam tham gia, chúng ta tìm ra những vấn đề tại sao các tranh chấp về quyền tác giả được giải quyết bằng Tòa án chưa được thực hiện nhiều tại Việt Nam. Sau các nghiên cứu đó, có thể rút ra được những yếu tố còn thiếu sót hoặc chưa phù hợp trong các quy định pháp luật khiến cho việc giải quyết các tranh chấp quyền tác giả bằng Tòa án chưa được hiệu quả từ đó đóng góp các ý kiến để hoàn thiện hơn các quy định pháp luật. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, tạo một cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về hoạt động giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án nhân dân đáp ứng với yêu cầu trong công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu và những kết quả đã đạt được thì luận văn có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ cả về phương diện lý luận và thực tiễn, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật cũng như những chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Đồng thời, điểm mới của luận văn chính là trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu có liên quan thì luận văn đã tiến hành phân tích, tổng hợp, đưa ra dẫn chứng từ đó rút ra kết luận về sự phù hợp của các quy định pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án nhân dân hiện tại cũng như tương lai. Đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà ban hành pháp luật, các cơ quan thực thi pháp luật, phát hiện của đề tài của những tồn tại của pháp luật, những vướng mắc trong quá trình thực thi cũng như các kiến nghị nêu ra có thể được xem là sự đánh giá, là ý kiến đóng góp được cân nhắc kĩ lưỡng,
  • 18. 8 góp phần không nhỏ tạo điều kiện cho họ trong công tác chuyên môn trong công tác giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án nhân dân nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, đối với sinh viên nghiên cứu, kết quả của đề tài là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo khi học tập, nghiên cứu, nhất là khi hoàn thành các báo cáo khoa học cấp khoa, cấp trường trong công tác nghiên cứu về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án nhân dân ở nước ta trong lĩnh vực tố tụng dân sự. Ngoài ra, đề tài còn có ý nghĩa thiết thực đối với một số đối tượng khác quan tâm đến lĩnh vực này ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phân mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 02 chương, cụ thể:
  • 19. 9 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUYỀN TÁC GIẢ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và mục đích bảo hộ quyền tác giả 1.1.1.1. Khái niệm quyền tác giả Hiện nay khái niệm tác giả được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu quan niệm rằng: ác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dùng thuật ngữ tác giả được hiểu theo nghĩa như trên xét dưới góc độ nghiên cứu và pháp lý là không chính xác. Như vậy, từ đó có thể nhận thấy khái niệm về tác giả được quan tâm và thực hiện nhằm phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới hòa chung trong sự cần thiết phải bảo vệ quyền SHTT xét theo nghĩa. Xét dưới góc độ ngôn ngữ: theo từ điển Tiếng Việt thì ghi nhận: tác giả là người sáng tạo nên tác phẩm để đưa ra công chúng. Những cách hiểu về tác giả như trên có đặc điểm chung là xem xét tác giả là những người sáng tạo ra các tác phẩm do con người thực hiện. Theo cách hiểu thông thường thì khái niệm về tác giả đã có những tác động đó giữa vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội hiện nay? Từ đó đưa ra một định nghĩa mang tính chất tương đối về tác giả nói chung. Tuy nhiên, với định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt không chỉ quan tâm đến bản chất của tác giả mà còn ghi nhận khái niệm này một cách tổng quan mà còn quan tâm đến tác động của nó đến quá trình phát triển và vai trò trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta. Như vậy, dưới một góc độ nào đó thì việc định hình một cách cơ bản khái niệm về tác giả là điều hoàn toàn cần thiết, để từ đó, có thể áp dụng vào các quy định của pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu là quản lý một cách có hiệu quả từ phía các cơ quan có thẩm quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tác giả là người sáng tạo ra các tác phẩm viết như sách hoặc kịch, và được xem xét là nhà văn. Nói một cách chính xác hơn, một tác giả "là người đã tạo ra hoặc ban sự sống cho một thứ gì đó" và có trách nhiệm đối với thứ đó1 Theo từ điển Luật học ghi nhận: Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Những người sau đây cũng được công nhận là tác giả: 1) Người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là tác giả của tác phẩm dịch đó; 1 Magill, Frank N. (1974). Cyclopedia of World Authors. vols. I, II, III . Inglewood Cliffs, New Jersey: Salem Press. tr. 1–1973. [A compilation of the bibliographies and short biographies of notable authors up to 1974.]
  • 20. 10 2) Người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình này sang loại hình khác là tác giả của tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể; 3) Người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác có tính sáng tạo là tác giả của tác phẩm biên soạn, chú giải. Nhiều người cùng trực tiếp sáng fạo tác phẩm là các đồng tác giả của tác phẩm đó.2 Theo đó thì luật pháp trong và ngoài ngước đã lần đầu đưa ra một định nghĩa nhằm tạo nền tảng cho việc hình thành một khái niệm cơ bản về tác giả trong Liên hợp quốc. Từ định nghĩa trên thì việc pháp điển hóa thành các quy định của mỗi quốc gia là khác nhau nhằm phù hợp với sự nhìn nhận, văn hóa, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đó nói chung. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực thi hành từ ngày 10/04/2018 thì khái niệm tác giả, đồng tác giả được quy định cụ thể như sau: - Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. - Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. - Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả3 . Với quy định như trên thì Luật sở hữu trí tuệ 2005,sửa đổi bổ sung trong thực tế đã điều chỉnh một cách tương đối hợp lý các vấn đề liên quan đến pháp luật sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về tác giả của các nhà nghiên cứu thì pháp luật Việt Nam đã đưa ra một khái niệm về tác giả một cách hoàn thiện phù hợp với thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Tạo ra nền tảng pháp lý cơ sở cho các hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ sở hữu trí tuệ, phòng chống các hành vi vi phạm về pháp luật về SHTT nói chung, tác giả nói riêng ở nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế - quốc tế. 1.1.1.2. Đặc điểm quyền tác giả Quyền: Khái niệm này được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên dưới góc độ giải thích quyền làm mẹ thì quyền được hiểu theo nghĩa là: “Điều mà tự nhiên, luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi 2 Từ điển Luật học (2010) Nhà xuất bản Bách Khoa 3 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực thi hành từ ngày 10/04/2018
  • 21. 11 hành, thực hiện... và, khi thiếu được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại”. Tuy nhiên, hiện nay, Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009 ) không có quy định nào nêu ra khái niệm tác giả với tư cách chủ thể quyền liên quan, cũng không chỉ rõ người đạo diễn, dàn dựng chương trình cũng được coi là tác giả. Dựa trên Theo Luật Sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, … . Quyền tác giả tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký4 . Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.. Cách quy định này tỏ ra phù hợp với Công ước Rome và các điều ước quốc tế khác về quyền liên quan. Cũng theo quy định pháp luật Việt Nam về quyền liên quan, tác giả có thể đồng thời mang tư cách một chủ thể khác được bảo hộ bởi quyền liên quan, đó là chủ sở hữu đối với tác phẩm.Từ những khái niệm đã phân tích ở trên có thể hiểu: Quyền tác giả là thuật ngữ dùng để chỉ quyền tác giả có khả năng được thực hiện, thừa nhận trong quá trình sáng tạo và thực hiện tác phẩm. Quyền tác giả bao gồm hai nhóm nội dung đó là quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền tác giả có các đặc điểm sau: Một là, đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Đối tượng của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Tác phẩm là thành quả lao động sáng, tạo của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhất định. Mọi cá nhân đều có quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học và khi cá nhân tạo ra tác phẩm trí tuệ, không phụ thuộc vào giá trị nội dung và nghệ thuật đều có quyền tác giả đối với tác phẩm. Pháp luật về quyền tác giả không bảo hộ hình thức thể hiện dưới dạng nào đó mà không phản ánh hay không chứa đựng nội dung nhất định. Tác phẩm phải do tác giả trực tiếp thực hiện bằng lao động trí tuệ của mình mà không phải sao chép từ tác phẩm của người khác. Mặt khác, quyền tác giả cũng được bảo hộ theo nguyên tắc chung của luật dân sự. Những nội dung thể hiện trong tác phẩm đi ngược lại lợi ích dân tộc, bôi nhọ vĩ nhân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội… sẽ không được bảo hộ. Bản thân sản phẩm của lao động trí tuệ mang tính tích lũy khá cao, nó không bị hao mòn, không cạn kiệt như khi sử dụng tài sản hữu hình. Tác phẩm sẽ được nhiều người biết đến, sử dụng nếu có nội dung phong phú và hình thức thể hiện sáng tạo được kết hợp bởi giá trị 4 Xem Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ úng
  • 22. 12 nghệ thuật, khoa học và kinh nghiệm nghề nghiệp của tác giả. Đây là đặc trưng dễ nhận biết nhất của quyền tác giả. Hai là, quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm. Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo hộ nội dung sáng tạo tác phẩm. Quyền tác giả đối với tác phẩm chỉ được giới hạn trong phạm vi thể hiện cụ thể của tác phẩm mà không bao gồm ý tưởng của tác giả thể hiện trong tác phẩm bởi vì không một ai có thể biết được một vấn đề đang nằm trong suy nghĩ của người khác. Những ý tưởng, kể cả cách sắp xếp, trình bày đã “có” trong suy nghĩ của tác giả nhưng chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định thì không có căn cứ để công nhận và bảo hộ nhũng điều chưa được bộc lộ ra bên ngoài đó.Sự sáng tạo của tác giả không chỉ đem lại cho tác giả quyền tác giả đối với tác phẩm mà còn nhằm chống lại sự sao chép nó hoặc lấy và sử dụng hình thức trong tác phẩm gốc đã được thể hiện. Ba là, hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động. Quyền tác giả được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả, không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào. Nhưng đối với quyền sở hữu công nghiệp, được xác lập dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc xét và cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu các đối tượng đó (trừ các đối tượng sở hữu công nghiệp được xác lập một cách tự động). Như vậy, pháp luật về quyền tác giả không quy định bắt buộc đối với các tác giả nghĩa vụ đăng kí và nộp đon yêu cầu bảo hộ quyền tác giả, bởi quyền này là một loại quyền “tuyên nhận”, quyền tự động phát sinh khi ý tưởng, của tác giả đã được thể hiện dưới hình thức nhất định – tác phẩm. Việc đăng kí quyền tác giả không phải là căn cứ làm phát sinh quyền tác giả, mà chỉ có giá trị là chứng cứ chứng minh của đương sự khi có tranh chấp về quyền tác giả và một bên khởi kiện tại toà án nhân dán hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Năm là, quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối. Đối với các tác phẩm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp thì cá nhân, tổ chức được phép sử dụng tác phẩm của người khác nêu việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bình thường của tác phẩm, không xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. 1.1.1.3. Mục đích bảo hộ quyền tác giả Trên phương diện lý luận và thực tiễn thì việc bảo hộ quyền tác giả có vai trò sau: Một là, thông qua việc ban hành các quy định pháp luật quy định về bảo vệ quyền tác giả sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề này. Những quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng về quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ quyền tác giả chính là những cơ sở pháp lí cơ bản của quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Có thể thấy pháp luật bảo vệ quyền tác giả có một vai trò quan trọng
  • 23. 13 đối với lĩnh vực SHTT. Việc hình thành hệ thống cơ quan quản lý SHTT nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và được tổ chức thống nhất từ cấp Trung ương xuống địa phương. Thông qua việc quy định chức năng của mình thì các cơ quan trên thực hiện hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về SHTT, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý những vi phạm đối với lĩnh vực mà mình quản lý. Hai là, trong vấn đề về QLNN thì vấn đề bảo vệ quyền tác giả có vai trò, ý nghĩa quan trọng, góp phần trong việc đảm bảo thực hiện các quy định về thực hiện quyền SHTT của người dân trong quá trình phát triển của đất nước và xã hội của mỗi quốc gia. Bằng việc quy định cụ thể về vấn đề bảo vệ quyền tác giả tại các văn bản pháp lý hiện hành là điều kiện bảo đảm an toàn đối lĩnh vực SHTT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với sự phát triển của thế giới hiện nay. Hệ thống văn bản pháp lý có vai trò không thể thay thế được trong việc đảm bảo thực hiện các quy định về quy định về vấn đề này, đồng thời đây cũng là cơ sở quy định hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT của nhà nước đối với các chủ thể ở nước ta hiện nay . Ba là, đối với xã hội thì vấn đề quy định về bảo hộ quyền tác giả có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển bền vững của mỗi một quốc gia. Do đó, việc ban hành các quy phạm pháp luật trong quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả là cơ sở pháp lí cho việc cơ quan nhà nước thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lí các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực SHTT. Việc thanh tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, định kì hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, còn xử lí vi phạm được áp dụng cho mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có những hành vi vô ý hoặc cố tình vi phạm các quy định nhà nước trong lĩnh vực SHTT. Bốn là, vì vấn đề bảo hộ quyền tác giả là một vấn đề quan trọng nên hoạt động QLNN về vấn đề này có tác động đến kinh tế và xã hội. Việt Nam hiện nay đang thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nên cùng với quá trình xây dựng thì việc bảo vệ quyền SHTT nói chung và bảo hộ quyền tác giả nói riêng ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Đặt hoạt động QLNN về bảo hộ quyền tác giả trong quá trình xây dựng và phát triển lên hàng đầu và trở thành chiến lượng với ý nghĩa là vô cùng phù hợp với quá trình hội nhập trong khu vực và trên trường quốc tế trong những năm trở lại đây. Năm là, quy định về bảo hộ quyền tác giả có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về lĩnh vực này. Những quy định về bảo hộ quyền tác giả có vai trò trong việc giáo dục, truyền thông để từ đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội lành mạnh, đảm bảo quyền và lợi ích của hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật nói riêng. Góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế - xã hội một cách bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm về quyền nhân thân trong quyền tác giả 1.1.2.1. Khái niệm về quyền nhân thân trong quyền tác giả
  • 24. 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ) quy định như sau: - "Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản" (Điều 18). - "Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: 1. Đặt tên cho tác phẩm. 2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. 3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. 4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả" (Điều 19). 1.1.2.2. Đặc điểm về quyền nhân thân trong quyền tác giả Một là, quyền nhân thân là những quyền chỉ thuộc về riêng cá nhân tác giả, không thể chuyển giao cho bất kì ai dưới bất kì hình thức nào thậm chí ngay cả trong trường hợp tác giả của đối tượng sở hữu công nghiệp đó chết. Quyền nhân thân mà pháp luật ghi nhận cho tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp là quyền được ghi tên. Họ tên dưới danh nghĩa là tác giả được ghi đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và chính xác trong các trường hợp sau: (i) Ghi tên tác giả trong sổ đăng kí quốc gia về các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ; ghi tên tác giả trong bằng độc quyền hay giấy chứng nhận đăng kí các đối tượng sở hữu công nghiệp; (ii) Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố về các đối tượng sở hữu công nghiệp. Hai là, tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp gồm hai loại: Tác giả đồng thời là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ (như tác giả đã tạo ra đối tượng đó bằng công sức lao động cũng như kinh phí riêng của bản thân) và tác giả không đồng thời là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ (như tác giả sáng tạo ra các đối tượng đó theo hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nghiên cứu với chủ sở hữu văn bằng hay tác giả đã chuyển giao quyền sở hữu đối tượng đó cho người khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng được kí kết với người khác). Ba là, trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ thì việc ghi tên trong các trường hợp trên cũng là quan trọng nhưng trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ văn bằng bảo hộ thì việc ghi họ tên tác giả lại càng quan trọng hơn. Chính bởi vậy, ngay cả khi đối tượng sở hữu công nghiệp mà tác giả sáng tạo ra đã chuyển quyền sở hữu cho người khác nhưng việc ghi tên họ dưới danh nghĩa là tác giả của các đối tượng đó cần phải được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm về quyền tài sản trong quyền tác giả 1.1.3.1. Khái niệm về quyền tài sản trong quyền tác giả Quyền tài sản là quyền được hưởng những lợi ích vật chất phát sinh từ đối tượng sở hữu công nghiệp của tác giả. Quyền tài sản được pháp luật ghi nhận cho tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp là quyền được nhận thù lao từ chủ sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Bản chất của tiền thù láo đó là để trả công, bù đắp cho những nỗ lực sáng tạo, cho lao động trí tuệ của tác giả theo các hợp đồng thuê nghiên cứu hay hợp đồng lao động; tiền thù lao cũng để trả cho cả
  • 25. 15 những chi phí về vật chất mà tác giả đã phải bỏ ra trong suốt quá trình nghiên cứu như tiền mua nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, đồ dùng phục vụ cho thí nghiệm… trong trường hợp tác giả đã sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp một cách độc lập bằng kinh phí và trí tuệ của riêng mình và sau đó chuyển giao quyền sở hữu đối tượng đó cho người khác. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì "1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: (a) Làm tác phẩm phái sinh; (b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; (c) Sao chép tác phẩm; (d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; (đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; (e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. 2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này. 3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả" (Điều 20). 1.1.3.2. Đặc điểm về quyền tài sản trong quyền tác giả Quyền tài sản là quyền gắn liền với quyền tác giả, về cơ bản thì quyền tài sản trong quyền tác giả mang những đặc điểm sau: Một là, về thời hạn bảo hộ: Khác với quyền nhân thân “ được bảo hộ vô thời hạn ”, quyền tài sản được bảo hộ trong thời hạn do pháp luật quy định ( Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 ); Hai là vấn đề chuyển giao: Quyền tài sản được chuyển giao theo Hợp đồng chuyển nhượng quyền tài sản; Ba là, về thừa kế: Quyền tài sản của tác giả được thừa kế theo quy định của pháp luật ( Điều 40 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 ). 1.1.4. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ tại Điều 14. Theo đó, các loại hình tác phẩm dưới đây sẽ được bảo hộ quyền tác giả. Một là, tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác. Bao gồm tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, bút kí, kí sự, tùy bút, hồi kí, thơ, trường ca, kịch bản, bản nhạc, công trình nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác. Tác phầm được bảo hộ còn bao gồm các tác phẩm được thể hiện bằng các kí tự khác thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, kí hiệu tốc kí và các kí hiệu tương tự khác mà đối tượng tiếp cận có thể sao chép dược bằng nhiều hình thức khác nhau. Hai là, bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác. Là các tác phẩm được thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. Ngoài ra còn các tác phẩm khác như tài liệu giảng dạy, huấn luyện. Tuy nhiên, bài
  • 26. 16 giảng, bài phát biểu chỉ được coi là tác phẩm nếu được ghi âm lại hoặc được lưu hành dưới dạng văn bản. Ba là, tác phẩm báo chí. Là tác phẩm được thể hiện thông qua các thể loại ghi nhanh, phóng sư, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, kí báo chí.. được truyền đến công chúng qua sóng điện tử hoặc các trang báo, tạp chí, bao gồm báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử hoặc các phương tiện khác bằng các ngôn ngữ khác nhau. Bốn là, tác phẩm âm nhạc. Là các tác phẩm được thể hiện dưới dạng một nốt nhạc trong bản nhạc hoặc trong các kí tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Tuy nhiên, thường phải thông qua giọng hát, nhạc cụ thì mới có thể truyền các tác phẩm này đến công chúng Năm là, tác phẩm sân khấu. Là tác phẩm được thể hiện thông qua hình thức trình diễn nghệ thuật trên sân khấu, bao gồm kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm, xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác Sáu là, tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ, bao gồm loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác Bảy là, tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ hoạ, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả. Tám là, tác phẩm nhiếp ảnh. Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào (hoá học, điện tử hoặc phương pháp khác). Chín là, tác phẩm kiến trúc. Tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn. mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập. Mười là, bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học Mười một, Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
  • 27. 17 Mười hai, chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. Được hiểu là một hoặc một nhóm chươn trình được biểu hiện dưới dạng chuỗi lệnh viết theo ngôn ngữ lập trình nhất định và các tệp dữ liệu có liên quan chỉ dẫn cho máy tính biết phải làm gì để thực hiện được nhiệm vụ đề ra, có thể được cài đặt như một phần mềm của máy tính hoặc có thể sắp xếp dưới hình thức văn bản, đĩa mềm, đĩa CD-ROM Mười ba, Tác phẩm phái sinh. Bao gồm tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển. Đây là các tác phẩm được tạo ra từ các tác phẩm đã có. Các tác phẩm này chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh. 1.2. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM 1.2.1. Khái niệm về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Việt Nam 1.2.1.1. Khái niệm về tranh chấp quyền tác giả tại Việt Nam Quyền tác giả là quyền quan trong trong hoạt động sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay, vì thế giao dịch về quyền tác giả rất được quan tâm. Tùy theo nhu cầu của các bên tham gia hợp đồng. Do đó, việc thực hiện quyền tác giả là một nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hoạt động thực hiện quy định liên quan đến quyền tác giả diễn ra sôi động và dễ dàng trong khi quy định của pháp luật còn nhiều điểm bất cập, nhận thức về pháp luật của một số chủ thể đối với bấn đề bảo vệ quyền tác giả chưa cao nên cũng kéo theo rất nhiều tranh chấp phát sinh. Các tranh chấp phát sinh trong quan hệ thực hiện quyền tác giả thường do một bên hoặc cả hai bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các nội dung giao kết của hợp đồng từ đó xảy ra tranh chấp. Tranh chấp quyền tác giả là một thuật ngữ, một khái niệm rất phổ biến trong đời sống xã hội. Thuật ngữ này không chỉ xuất hiện trong các văn bản pháp luật mà còn xuất hiện thường ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên, khái niệm tranh chấp quyền tác giả vẫn chưa được chính thức giải thích mà chỉ được hiểu thông qua các quy định của pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp quyền tác giả. Theo Từ điển Tiếng Việt thì ‘Tranh chấp là giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào, là sự đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên”5 . Trong tranh chấp quyền tác giả thì đối tượng tài sản mà các bên tranh chấp giằng co nhau chính là quyền tác giả. Như vậy, tranh chấp quyền tác giả là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ quyền tác giả. Như vậy, đối tượng của tranh chấp quyền tác giả là các quyền và nghĩa vụ của bên là tác giả và các trong mối quan hệ 5 Từ điển Tiếng Việt(2010) Nhà xuất bản Bách khoa
  • 28. 18 của quyền tác giả. Tức là trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng, các bên có những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ nên làm phát sinh tranh chấp. Xuất phát từ khái niệm quyền tác giả thì tranh chấp quyền tác giả được hiểu là sự mâu thuẫn, xung đột giữa các bên trong quá trình thực hiện quyền tác giả đã tham gia ký kết với nhau. Đối tượng trong quan hệ tranh chấp quyền tác giả chính là quyền và nghĩa vụ của các bên hoặc có thể là bên thứ ba khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Tranh chấp quyền tác giả là một dạng của tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, nhưng so với tranh chấp có liên quan thì tranh chấp quyền tác giả có sự khác biệt, Như vậy, Có thể đưa ra khái niệm về tranh chấp quyền tác giả như sau: Tranh chấp quyền tác giả là những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng do một bên hoặc cả hai bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng. 1.2.1.2. Khái niệm về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Việt Nam Trong quá trình giải quyết tranh chấp, một trong những công việc đầu tiên mà Toà án cần làm là xem xét tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền của mình hay không, và việc xác định thế nào là tranh chấp quyền tác giả có ảnh hưởng lớn đến thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp này. Theo quan điểm của tôi, tranh chấp quyền tác giả cần được hiểu là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình phát triển của đời sống xã hội hoặc các hoạt động kinh tế khác được pháp luật quy định là tranh chấp quyền tác giả. Trong quá trình thực hiện hoạt đông chức năng, nhiệm vụ của mình thì TAND có chức năng và nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp quyền tác giả. Do đó, cụ thể, hoạt động giải quyết tranh chấp QTG được hiểu là: giải quyết tranh chấp QTG là việc các chủ thể lựa chọn các phương thức, loại hình thích hợp mà pháp luật có quy định để khắc phục,loại trừ các tranh chấp QTG đã phát sinh, giải tỏa các mâu thuân, xung đột, bất đồng của các bên có tranh chấp QTG, để đạt được kêt quả mà các bên tranh chấp QTG có thể chấp nhận được và tự nguyện chấp hành 1.2.2. Phân loại các tranh chấp về quyền tác giả 1.2.2.1. Các tranh chấp về quyền tác giả liên quan đến quyền nhân thân Theo quy định tại Khoản 1 Mục IA Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP thì các tranh chấp về quyền tác giả bao gồm: - Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tác phẩm phái sinh; - Tranh chấp giữa các đồng tác giả về phân chia quyền đồng tác giả; - Tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức về chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm; - Tranh chấp về quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu giữa người cung cấp tài chính và các Điều kiện vật chất có tính chất quyết định cho
  • 29. 19 việc xây dựng, phát triển chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu với người thiết kế, xây dựng chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu; - Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả hoặc tranh chấp về hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả; - Tranh chấp phát sinh do hành vi xâm phạm quyền tác giả; - Tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền tài sản quy định tại Điều 20 và quyền nhân thân theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ. - Tranh chấp khác về quyền tác giả theo quy định của pháp luật. 1.2.2.2. Các tranh chấp về quyền tác giả liên quan đến quyền tài sản - Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với tác giả về tiền nhuận bút, tiền thù lao cho tác giả sáng tạo tác phẩm trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng; - Tranh chấp về thực hiện quyền nhân thân hoặc quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; - Tranh chấp về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu giữa người đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu với người tham gia sáng tạo và người sản xuất ra tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu hoặc tranh chấp giữa họ với nhau về tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác; Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, vì lý do việc sử dụng làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; - Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao vì lý do người sử dụng không trả tiền nhuận bút, thù lao hoặc làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; 1.2.3. Đặc điểm của giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả tại Tòa án Việt Nam Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, dân sự và giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân. 1.2.3.1. Đặc điểm về thẩm quyền xét xử của Tòa án Thẩm quyền xét xử của TAND là một trong những đặc điểm quan trọng và cụ thể được áp dụng như sau: Một là , Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo vụ việc + Tòa án dân sự có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp sau: Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
  • 30. 20 Hai là, . Thẩm quyền của Tòa án theo cấp + Thẩm quyền của Tòa án theo cấp huyện : Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp dưới đây nhưng không có yếu tố nước ngoài ( đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài). – Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, trừ tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn dân sự không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án tranh chấp liên quan đến quyền tác giả + Thẩm quyền của Tòa án theo cấp Tỉnh: – Tòa án nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về dân sự,, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài (đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài) – Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện. + Thẩm quyền của Tòa án chuyên trách nhân dân cấp Tỉnh – Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Ba là, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ – Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; – Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; Bốn là, thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây: – Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
  • 31. 21 – Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết; – Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; 1.2.3.2. Đặc điểm về chứng cứ chứng minh quyền tác giả Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền trong sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ như sau: 1. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng, quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng đã được đăng ký, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là một trong các loại tài sản sau đây: a) Bản sao Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, Bằng bảo hộ giống cây trồng, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan nộp kèm theo bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định; b) Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền đăng ký các đối tượng đó cấp. 2. Đối với nhãn hiệu được đăng ký quốc tế, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là bản sao giấy Chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp nộp kèm theo bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định. 1.2.3.3. Đặc điểm về các yêu cầu Tòa án trong giải quyết các tranh chấp Khi xét thấy quyền tác giả hoặc quyền liên quan đến quyền tác giả của mình bị xâm phạm thì chủ sở hữu quyền có quyền khởi kiện. Đối với yêu cầu bảo vệ các quyền về nhân thân thì áp dụng các chế tài tương ứng theo quy định của BLDS như buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai (kể cả việc cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng), bồi thường thiệt hại về vật chất và cả bồi thường thiệt hại về tinh thần. Đối với yêu cầu bảo vệ quyền tài sản thuộc quyền tác giả thì ngoài việc căn cứ vào các quy định về bồi thường thiệt hại của BLDS cũng cần tham khảo cách tính thiệt hại của một số nước khác như:
  • 32. 22 - Tính theo thiệt hại thực tế của nguyên đơn bao gồm thu nhập lẽ ra có thể thu được, chi phí bỏ ra để khắc phục hậu quả, chi phí đi kiện gồm cả chi phí cho luật sư...; - Lợi nhuận của bị đơn: chính là khoản tiền lãi của bị đơn có được khi sử dụng tác phẩm của nguyên đơn; - Tính thiệt hại theo luật, Tòa án có thể ấn định một mức cụ thể trong khung ấy nếu nguyên đơn không chứng minh được mức thiệt hại cụ thể; - Tính bồi thường theo tiền bản quyền hợp lý: cũng trong trường hợp không chứng minh được mức thiệt hại cụ thể, có thể cho nguyên đơn hưởng tiền phí bản quyền từ 1% đến 2% trên tổng doanh thu của bị đơn. Chủ sở hữu quyền tài sản thuộc quyền tác giả có thể không phải là tác giả, quyền tài sản cũng có thể được chuyển giao theo hợp đồng, do vậy, phải căn cứ vào cả những quy định khác của pháp luật (như về hợp dồng, về thừa kế...) để xác định quyền cụ thể của mỗi bên trong quan hệ tranh chấp về quyền tác giả. Cần chú ý đến trường hợp "sử dụng hợp lý" không bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Tiêu chí mà nhiều nước công nhận coi là sử dụng hợp lý khi: chỉ sử dụng cho việc học tập, nghiên cứu; không khai thác thương mại đối với tác phẩm; không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của tác giả. Khi giải quyết vụ án về tranh chấp quyền tác giả cần đặc biệt lưu ý đến những kết luận giám định chuyên môn nhưng không được phụ thuộc vào những kết luận ấy. 1.3. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN 1.3.1. Nguyên tắc chứng minh tác phẩm tranh chấp thuộc sở hữu tác giả 1.3.1.1. Nghĩa vụ chứng minh ai là tác giả của tác phẩm tranh chấp Quan hệ pháp luật dân sự được hình thành từ sự tự do, tự nguyện, bình đẳng trong việc cam kết, thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Do đó, việc giải quyết tranh chấp dân sự là giải quyết các quan hệ có tính chất “riêng tư” của các chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Một trong những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nhằm bảo đảm sự bình đẳng về địa vị pháp lý giữa các chủ thể trong tố tụng dân sự đó là cho phép các đương sự có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi dân sự hợp pháp của mình.
  • 33. 23 Khi các đương sự có yêu cầu thì đều phải chứng minh yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Đây là nguyên lý đặc trưng trong pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo quy định của BLTTDS 2015, yêu cầu của đương sự có thể xác định cụ thể, đó là: yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập của bị đơn; yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, góp phần cùng Hội đồng xét xử giải quyết đúng đắn vụ án, đặc biệt là những sửa đổi, bổ sung quy định về chứng cứ, nguồn chứng cứ, việc thu thập chứng cứ của người khởi kiện, đã thể hiện sự dân chủ hơn trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp liên quan đến quyền tác giả. Các quy định như trên đã tạo điều kiện tốt hơn để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, nhất là người khởi kiện thực hiện đầy đủ hơn, thực chất hơn và có hiệu quả hơn các quy định pháp luật tố tụng. 1.3.1.2. Các chứng cứ chứng minh ai là tác giả của tác phẩm tranh chấp Chứng cứ trong vụ án tranh chấp liên quan đến quyền tác giả được Tòa án công nhận và đem ra để xem xét, công khai trong quá trình xét xử phải thỏa mãn những điều kiện nhất định: - Tính khách quan: Sự hợp pháp của các tình tiết, sự kiện đối tượng khiếu kiệnlà những gì có thật, tồn tại khách quan, mọi hành vi làm giả chứng cứ sẽ bị xem là cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án. - Tính hợp pháp: Thể hiện chứng cứ phải được thu thập từ các nguồn hợp pháp, đúng quy định của Luật Tố tụng dân sự và pháp luật có liên quan. - Tính liên quan: Người khởi kiện và Tòa án có thể thu thập được nhiêu tài liệu chứng cứ trong khi giải quyết vụ án nhưng chỉ những tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án mới được Tòa án dùng làm căn cứ để xác định người khởi kiện có bị xâm phạm về quyền, lợi ích bởi các đối tượng khởi kiện hay không. 1.3.2. Nguyên tắc áp dụng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án 1.3.2.1. Nguyên tắc áp dụng các văn bản pháp luật Việt Nam trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án
  • 34. 24 Nguyên tắc áp dụng pháp luật là những nguyên tắc cơ bản do luật định dựa vào đó các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền vận dụng những văn bản pháp luật, tập quán pháp luật thích hợp nhằm giải quyết công việc thuộc thẩm quyền. Ví dụ: pháp luật nước ta có quy định một số nguyên tắc cơ bản đối với việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước hoặc điều ước quốc tế, tập quán quốc tế như: văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực; trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn; trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau... Nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là: áp dụng pháp luật dân sự Việt Nam, trừ trường hợp Bộ luật dân sự có quy định khác; áp dụng điều ước quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Bộ luật dân sự, áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp các bên có thoả thuận trong hợp đồng và không trái với quy định của Bộ luật dân sự, các văn bản quy phạm pháp luật khác của nước ta. Tập quán quốc tế chỉ được áp dụng với điều kiện việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước ta. 1.3.2.2. Nguyên tắc áp dụng các điều ước quốc tế và Việt Nam có tham gia trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án ĐƯQT có tính ưu tiên áp dụng hơn văn bản quy phạm pháp luật trong nước (trừ Hiến pháp) nhưng không đồng nghĩa với việc được xếp ở thứ bậc cao hơn. Tính đến trước năm 2015, pháp luật thực định của Việt Nam không có bất cứ điều khoản nào xác định chính xác địa vị của ĐƯQT trong hệ thống văn bản pháp luật. Vấn đề tương quan hiệu lực của ĐƯQT được để ngỏ “một cách có chủ ý”và trên thực tế khi xảy ra xung đột giữa ĐƯQT với một VBQPPL thì chúng ta áp dụng nguyên tắc về “tính ưu tiên/ưu thế của luật quốc tế”. (Quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 thường được viện dẫn bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2005 không ghi nhận trực tiếp nguyên tắc này). Trong hệ thống của chính nó, VBQPPL có trật tự thứ bậc rõ ràng, trong khi các ĐƯQT được xem là có giá trị pháp lý ngang nhau.VBQPPL là tên gọi chung của nhiều loại
  • 35. 25 văn bản cụ thể khác nhau mà theo pháp luật hiện hành gồm 15 loại/ nhóm loại được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. ĐƯQT có thể có hiệu lực ứng trước nhưng không có hiệu lực trở về trước. Một hình thức hiệu lực đặc thù chỉ xuất hiện ở ĐƯQT mà không tồn tại ở VBQPPL đó là hiệu lực “ứng trước”. Đây là trường hợp, một phần hoặc toàn bộ ĐƯQT được áp dụng tạm thời trong thời gian hoàn thành thủ tục để ĐƯQT có hiệu lực. Trong khi đó, VBQPPL kể cả trong trường hợp ban hành theo thủ tục rút gọn cũng sẽ có hiệu lực chính thức luôn chứ không có quy chế áp dụng tạm thời giống như ĐƯQT. Ở chiều ngược lại, nếu như VBQPPL trong một số trường hợp có thể được quy định hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố) thì xuyên suốt Luật Điều ước quốc tế 2016 chúng ta không tìm thấy bất cứ quy định nào cho phép việc áp dụng ĐƯQT để điều chỉnh các quan hệ xã hội xảy ra trước thời điểm điều ước đó có hiệu lực. 1.3.3. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả 1.3.3.1. Cung cấp chứng cứ trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả Trong tố tụng dân sự, hoạt động cung cấp chứng cứ, tài liệu chứng minh cho quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm bởi các chủ thể quản lý nhà nước thuộc về các đương sự.Việc người khởi kiện phải cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là một trong những nguyên tắc xuất phát từ quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự đối với việc khởi kiện của mình.Vì người khởi kiện là đương sự trong vụ án tranh chấp liên quan đến quyền tác giả, việc quyết định có hay không khởi kiện dân sự là do họ, nên người khởi kiện bắt buộc phải đưa ra các căn cứ chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Khẳng định đó là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động TTDS được quy định tại Khoản 1 Điều 6 BLTTDS 2015:“ Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp liên quan đến quyền tác giả, người khởi kiện có quyền và nghĩa vụ cung cấp, bổ sung chứng cứ vào bất kỳ thời điểm nào trong vụ án tranh chấp liên quan đến quyền tác giả. Cụ thể, kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh bị xâm phạm ; Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, người khởi kiện có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án ; Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm người khởi kiện vẫn có quyền giao nộp tài liệu chứng
  • 36. 26 cứ khi không có khả năng cung cấp, bổ sung trước đó . Bên cạnh đó, người khởi kiện khi cho rằng quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm, sau khi gửi đơn khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền, họ còn phải nộp bản sao quyết định dân sự, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại, cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để Tòa án gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chình đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những chứng cứ không được công khai (Khoản 2 Điều 96 Luật TTDS 2015). Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập thành biên bản và Tòa án có trách nhiệm bảo quản nó. 1.3.3.2. Nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả Theo quy định tại Điều 7. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát. Hoạt động xét xử các vụ án dân sự là hoạt động phát sinh trên cơ sở có sự tranh chấp trong quan hệ pháp luật nội dung giữa các bên có lợi ích tư đối lập nhau nhưng bình đẳng về địa vị pháp lý mà trong đó có một quy tắc chung cho cả hai bên đương sự: "Người nào đề ra một luận điểm cần có chứng cứ thì phải chứng minh”. Theo quy tắc này, mỗi bên đương sự có nghĩa vụ phải chứng minh những sự kiện, tình tiết mà mình đã viện dẫn làm cơ sở cho những yêu cầu và phản đối của mình, hay nói một cách giản đơn là khẳng định một sự việc gì thì phải chứng minh sự việc ấy. Quy định này xuất phát từ cơ sở khi yêu cầu TA bảo vệ quyền lợi cho mình với tư cách là người trực tiếp tham gia vào các quan hệ pháp luật nội dung có vi phạm hay tranh chấp, đương sự là người hiểu rõ nhất vì sao họ có yêu cầu đó, họ biết
  • 37. 27 được những tình tiết, sự kiện trong vụ việc, do đó có khả năng cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình, về mặt tâm lý, khi đưa ra yêu cầu của mình bao giờ đương sự cũng là người đứng ở thế chủ động, tự nguyện đưa ra những lý lẽ để chứng minh, bênh vực cho quyền lợi của mình. Sự thật là cơ sở của yêu cầu và phản đối của các bên nên các bên sẽ quan tâm và tìm mọi cách để khẳng định sự thật này. Khi đưa ra yêu cầu thì nguyên đơn phải chứng minh cho yêu cầu của mình đối với bị đơn, tức là phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tham gia nghiên cứu chứng cứ, tham gia hỏi, tranh luận... để chứng minh, bởi vì bị đơn được suy đoán là không có bất cứ trách nhiệm gì với nguyên đơn cho đến khi trách nhiệm của bị đơn chưa được chứng minh. Cung cấp chứng cứ chỉ là một trong các biện pháp chứng minh của đương sự. Bên cạnh đó, trong tiến trình phát triển của hoạt động chứng minh, quyền và nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể chứng minh không bất biến mà trong điều kiện nhất định, nó có thể di chuyển từ một bên đương sự này sang một bên đương sự khác; từ nguyên đơn sang bị đơn khi bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, hoặc khi bị đơn muốn viện dẫn những sự kiện, tình tiết nhằm bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn.