SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  67
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG THỊ THOA
VAI TRß CñA THÈM PH¸N TßA ¸N NH¢N D¢N
CÊP QUËN, HUYÖN TRONG XÐT Xö C¸C Vô ¸N H×NH Sù
(TR£N C¥ Së Sè LIÖU THùC TIÔN §ÞA BµN THµNH
PHè Hµ NéI, GIAI §O¹N 2009 - 2013)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRỊNH QUỐC TOẢN
HÀ NỘI
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thoa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM
PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP QUẬN, HUYỆN TRONG
XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ .....................................................8
1.1. Khái niệm Thẩm phán và vai trò của Thẩm phán Tòa án
nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự............8
1.1.1. Khái niệm Thẩm phán ..........................................................................8
1.1.2. Vai trò của Thẩm phán nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử
vụ án hình sự ......................................................................................12
1.2. Mối quan hệ pháp luật giữa Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
quận, huyện với các chức danh tư pháp khác trong xét xử các
vụ án hình sự.....................................................................................14
1.2.1. Mối quan hệ bên trong Tòa án............................................................15
1.2.2. Quan hệ bên ngoài Tòa án ..................................................................19
1.3. Một số nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử các vụ án
hình sự và sự tác động của chúng tới vai trò của Thẩm phán
Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự ...23
1.3.1. Nguyên tắc suy đoán vô tội ................................................................23
1.3.2. Nguyên tắc độc lập xét xử ..................................................................24
1.3.3. Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số...............27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN
DÂN CẤP CẤP, HUYỆN TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 28
2.1. Những quy định của pháp luật về vai trò của Thẩm phán
Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án
hình sự 28
2.1.1. Khái quát những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về vai
trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện ở Việt Nam
từ Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 28
2.1.2. Các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của Thẩm phán
Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự 37
2.2. Vai trò Thẩm phán của các Tòa án nhân dân cấp quận,
huyện thành phố Hà Nội trong thực tiễn xét xử trên cơ sở dữ
liệu địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 43
2.2.1. Khái quát tình hình xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân
dân cấp quận, huyện ở Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2013 43
2.2.2. Thẩm phán với việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của tố tụng
hình sự 48
2.2.3. Thẩm phán với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật tố tụng hình sự 59
2.2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ...........................................66
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN NHÂN DÂN
CẤP QUẬN, HUYỆN TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ 69
3.1. Mục đích, yêu cầu và phương hướng hoàn thiện pháp luật và
tăng cường vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự 69
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.1.1. Mục đích, yêu cầu...............................................................................69
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện...................................................................72
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật.......................................................74
3.3. Một số giải pháp khác tăng cường vai trò Thẩm phán của Tòa án
nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự 80
3.3.1. Giải pháp đổi mới cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán của
Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 80
3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi
dưỡng Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 84
3.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm
phán trong công tác xét xử các vụ án hình sự cấp quận, huyện 87
3.3.4. Giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp
của Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 89
3.3.5. Giải pháp đổi mới chế độ, chính sách đối với Thẩm phán của
Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 96
3.3.6. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 98
3.3.7. Giải pháp về điều kiện đảm bảo nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm
phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện ...........................................100
KẾT LUẬN ..................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................107
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS:
HĐXX:
TAND:
TANDTC:
XHCN:
Bộ luật tố tụng hình sự
Hội đồng xét xử
Toà án nhân dân
Tòa án nhân dân tối cao
Xã hội chủ nghĩa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Bảng thống kê số liệu giải quyết tất cả các vụ việc nói
chung và án hình sự nói riêng của cấp quận, huyện từ
năm 2009 đến năm 2013 46
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ máy nhà nước được
tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một
trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao
cho Toà án nhân dân (TAND). Toà án có vị trí trung tâm trong các cơ quan tư
pháp. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến
lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” đã khẳng định: “Tổ chức các cơ quan
tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu
tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định toà án có vị trí
trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm” [10]. Toà án nhân dân có vai trò
quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo
môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. TAND là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý,
quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế
xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm. Tòa
án thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua đội ngũ Thẩm phán-
những người có trách nhiệm chính trong công tác xét xử và giải quyết các vụ
án hình sự, dân sự, hôn nhân-gia đình, kinh tế, lao động, hành chính và những
vụ việc khác do luật quy định.
Thẩm phán chính là những người đại diện cho Tòa án để thực hiện các
chức năng nêu trên. Thẩm phán có vị trí, vai trò rất quan trọng, họ có nhiệm
vụ cùng với các cơ quan chức năng có liên quan góp phần làm cho xã hội hoạt
động theo các quy định của pháp luật Thẩm phán với tư cách là người đại
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
diện cho Nhà nước, họ được pháp luật quy định quyền ban hành các quyết
định công nhận, hướng dẫn, dẫn dắt và quyết định các vấn đề có liên quan đến
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức. Đặc biệt trong các vụ
án hình sự, vai trò của Thẩm phán xét xử được thể hiện rõ nét nhất. Thẩm
phán là người điều khiển, dẫn dắt việc tranh tụng để việc tranh tụng diễn ra
một cách tôn nghiêm, có trật tự, đi đúng vào trọng tâm của vụ án. Để từ đó,
các chứng cứ, các sự thật khách quan của vụ án đều được đưa ra làm rõ tại
phiên tòa. Trên cơ sở tranh tụng khách quan, hội đồng xét xử (HĐXX) sẽ áp
dụng pháp luật một cách đúng đắn để đưa ra một bản án với các quyết định
hợp tình, hợp lý.
Từ khi được hình thành và phát triển đến nay, đội ngũ Thẩm phán nước
ta đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Trong đó, đội ngũ
Thẩm phán TAND cấp quận, huyện có ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ chính
trị của hệ thống Tòa án nói riêng và của Bộ máy nhà nước nói chung. Hiện
nay, số lượng Thẩm phán TAND cấp quận, huyện là nhiều nhất so với số
lượng Thẩm phán cả nước và hàng năm, số lượng vụ án hình sự họ tham gia
làm chủ tọa phiên tòa là rất lớn. Mặt khác, cấp sơ thẩm là nơi tiếp cận đầu tiên
của một quá trình tố tụng nên có ảnh hưởng quan trọng đến những giai đoạn
tố tụng tiếp theo của một vụ án. Do đó, vị trí, vai trò của Thẩm phán TAND
cấp huyện trong xét xử các vụ án hình sự cũng là một nội dung rất quan trọng
không thể thiếu trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay như Nghị quyết số
49 của Bộ chính trị đã “xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, vai trò của người
tiến hành tố tụng”. Do vậy, việc nghiên cứu vị trí, vai trò của Thẩm phán cấp
huyện trong quá trình xét xử các vụ án hình sự là một việc làm cần thiết góp
phần thực hiện thành công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta.
Mặt khác, theo Nghị quyết 49 của Bộ chính trị thì “Công tác tư pháp
nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đội ngũ Thẩm phán xét xử còn thiếu, nhất
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
là ở các toà án cấp huyện; một số không ít các Thẩm phán chưa nêu cao tinh
thần trách nhiệm trong công tác, thiếu thận trọng, tỉ mỉ thậm chí còn cẩu thả
nên dẫn đến tình trạng có nhiều sai sót trong thực tiễn xét xử. Có không ít
trường hợp do tắc trách không kiểm tra dẫn đến việc nhầm lẫn, sai sót trong
các văn bản do Tòa án ban hành, đặc biệt là trong các bản án, quyết định của
Tòa án. Mặt khác, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và
kinh nghiệm thực tế trong công tác của đội ngũ Thẩm phán hiện còn chưa
đồng đều, nhất là đối với các Thẩm phán ở những địa phương vùng sâu, vùng
xa. Một số Thẩm phán chưa tích cực học tập, nghiên cứu các văn bản pháp
luật để củng cố kiến thức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Nhiều cán bộ bằng
lòng với kiến thức đã có, không thường xuyên cập nhật kiến thức mới, nhất là
trong thời đại kinh tế trí thức hiện nay, nên đã phạm sai lầm khi giải quyết các
vụ án. Tại báo cáo tổng kết công tác năm 2012 TANDTC cũng đã khẳng định:
Một số Thẩm phán, cán bộ chưa nêu cao tinh thần trách
nhiệm trong công tác, chưa tích cực học tập để nâng cao năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên nhiều vấn đề đã được quy định
trong pháp luật đã được hướng dẫn cụ thể nhưng chưa nắm được để
áp dụng trong công tác xét xử [35].
Trước tình hình trên và trong bối cảnh Việt Nam từng bước đi vào quỹ
đạo toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới, nhất là đang thực hiện cải cách tư
pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một
số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49
ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
và xây dựng Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam, cũng như
hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến Tòa án và Thẩm phán ở
nước ta vẫn tiếp tục đặt ra và cần giải đáp. Bởi vậy, việc tiếp tục nghiên cứu
lý luận, thực tiễn để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra những giải pháp
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quan trọng nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án các cấp là
đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn.
Việc xác định đúng vị trí, vai trò của Thẩm phán trong tố tụng tại Tòa
án là một vấn đề quan trọng. Xây dựng được Nhà nước pháp quyền XHCN
đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó việc làm sao cho mọi người nhận
thức một cách đúng đắn vị trí vai trò của Thẩm phán, hoàn thiện hệ thống
pháp luật, hoàn thiện những mô hình tố tụng, tổ chức bộ máy, các chế độ
chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán, nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ Thẩm
phán thực hiện tốt vai trò của mình là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Vì vậy,
việc nghiên cứu đề tài “Vai trò của Thẩm phán TAND cấp quận, huyện trong
xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Thành phố Hà
Nội, giai đoạn 2009 - 2013)” là cần thiết và mang tính khách quan.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ khi có chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã có
một số công trình nghiên cứu đề tài về cải cách tư pháp và vị trí, vai trò của
đội ngũ Thẩm phán. Cụ thể có thể kể đến một số công trình khoa học như: Cải
cách hệ thống tư pháp ở Việt Nam, đề tài cấp nhà nước độc lập, mã số: 92-98-
353 do ông Nguyễn Văn Yểu làm Chủ nhiệm đề tài,1993; Người Thẩm phán
nhân dân của Thông tin Khoa học pháp lý Viện Khoa học pháp lý, Bộ tư
pháp, 2002; Chuyên đề Cải cách tư pháp của Tạp chí Nghiên cứu lập pháp;
Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay do GS. TSKH Đào
Trí Úc chủ biên , Nhà xuất bản Khoa hoc ̣ xa ̃hội , 2002; Cải cách tư pháp
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền do PGS.TSKH Lê Cảm, và
TS Nguyễn Ngọc Chí chủ biên, Nxb ĐHQGHN, 2004; Thể chế tư pháp trong
Nhà nước pháp quyền của tập thể tác giả do PGS.TS.Nguyễn Đăng Dung chủ
biên. Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005; Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ
quan tư pháp theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Việt Nam, luận án tiến sỹ luật học, Đại học luật Hà Nội, 2003; Lê Thành
Dương, Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay, luận án tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà
Nội, 2002; Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống Tòa án
Việt Nam theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, luận án tiến sỹ của
Đỗ Thị Ngọc Tuyết, đã bảo vệ năm 2006 tại khoa Luật, ĐHQGHN. Ngoài ra,
tháng 7/2009 với sự hỗ trợ của Chính phủ Ôxtrâylia, TANDTC đã cho ra mắt
“Sổ tay Thẩm phán”. Sổ tay Thẩm phán sẽ đóng góp cho quá trình hình thành
nên một hệ thống tư pháp hiệu quả, công bằng và minh bạch, tăng cường năng
lực thể chế của hệ thống Tòa án thông qua việc nâng cao tính chuyên nghiệp
của Thẩm phán khi thực hiện các hoạt động tư pháp của mình. Sổ tay Thẩm
phán cũng đóng góp vào sự độc lập của ngành Tòa án Việt Nam. Đặc biệt,
ngày 09 tháng 07 năm 2010, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã xây
dựng đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và cơ
quan điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020.
Ngoài ra còn có các bài viết của nhiều tác giả liên quan đến đội ngũ
Thẩm phán được công bố trên các tạp chí như: Tạp chí TAND, Tạp chí Dân
chủ và pháp luật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp... Các nghiên cứu đã đánh giá năng lực của đội ngũ Thẩm phán và đề ra
những khuyến nghị để nâng cao.
Có thể nói, qua nghiên cứu, khảo sát nội dung các sách chuyên khảo,
các luận án, các bài báo khoa học đã công bố ở Việt nam trong thời gian qua,
nhất là từ khi có Nghị quyết 49 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp ở Việt
Nam đến năm 2020, cho thấy hầu hết các công trình đó là những công trình
nghiên cứu cơ bản và trực diện về tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án,
còn về Thẩm phán chưa được khoa học pháp lý Việt Nam quan tâm một cách
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đúng mức. Những nghiên cứu về Thẩm phán chỉ mới dừng lại ở các công
trình nghiên cứu đơn lẻ, hoặc là chỉ đề cập đến một số vấn đề liên quan đến
địa vị pháp lý của Thẩm phán, chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về vai trò của đội ngũ Thẩm phán của
các Tòa án các cấp trước yêu cầu cải cách tư pháp do Bộ Chính trị đề ra. Bên
cạnh đó, ở nước ta cũng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đánh
giá toàn vai trò đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án hiện nay ở nước ta, vì vậy
những bất cập, hạn chế của đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án các cấp hiện
nay, nhất là ở Hà Nội chưa được phân tích có hệ thống để đưa ra những kiến
nghị, giải pháp đồng bộ tăng cường vai trò đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án
cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao vai
trò đội ngũ Thẩm phán của Tòa án quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ được những vấn đề lý luận về vai trò của đội ngũ Thẩm phán
của Tòa án cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự đáp ứng với yêu cầu
cải cách tư pháp hiện nay.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ Thẩm phán của các Tòa
án cấp quận, huyện ở Hà Nội hiện nay trong xét xử vụ án hình sự, đồng thời
chỉ ra được những tồn tại, hạn chế của đội ngũ này và những nguyên nhân của
tồn tại, hạn chế đó.
- Đề xuất được những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao vai trò
đội ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay ở Hà Nội.
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lenin và
thực tiễn, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Thống
kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh và điều tra điển hình để làm sáng tỏ
đề tài nghiên cứu.
5. Kết cấu của Luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận văn danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề chung về vai trò của Thẩm phán Tòa án
nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.
Chương 2: Những quy định của pháp luật về vai trò của Thẩm phán
Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án
hình sự và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường vai
trò của Thẩm phán nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử
vụ án hình sự.
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ
VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CẤP, HUYỆN
TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Những quy định của pháp luật về vai trò của Thẩm phán Tòa
án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự
2.1.1. Khái quát những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về vai
trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện ở Việt Nam từ Cách
mạng Tháng tám năm 1945 đến trước khi ban hành BLTTHS năm 2003
Căn cứ vào nhiệm vụ chung của cách mạng nước ta, căn cứ vào việc ban
hành Hiến pháp và Luật tổ chức Toà án cũng như đặc điểm, tổ chức hoạt động
của TAND trong từng giai đoạn Cách mạng ở nước ta, có thể chia quá trình phát
triển của các quy định pháp luật về vai trò Thẩm phán Toà án cấp huyện từ năm
1945 đến trước khi có BLTTHS năm 2003 làm 2 giai đoạn, cụ thể là:
* Giai đoạn từ 1945 đến 1988
Sau khi cách mạng tháng tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà ra đời. Chính quyền nhân dân còn non trẻ phải đối mặt với những
khó khăn chồng chất với thù trong giặc ngoài, nền kinh tế rơi và tình trạng suy
thoái... Mặc dù vậy, hoạt động lập pháp nói chung, lập pháp tố tụng nói riêng
vẫn được nhà nước quan tâm.
Ngày 24/01/1946, Sắc lệnh số 13/SL về “Tổ chức các Toà án và các
ngạch Thẩm phán” đã được ban hành. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy
định tương đối đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán cũng như việc tuyển
chọn, bổ nhiệm Thẩm phán. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử theo
nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được quy định tại điều 47, điều
50 của sắc lệnh. Trong đó, điều 47 quy định:
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Toà án tư pháp sẽ độc lập với các cơ quan hành chính. Các vị
Thẩm phán sẽ chỉ trọng pháp luật và công lý, các cơ quan khác
không được can thiệp vào việc tư pháp [22]. Điều 50 quy định: Mỗi
Thẩm phán xử án quyết định theo pháp luật và lương tâm của mình.
Không quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào
công việc xét xử [22].
Cũng theo Sắc lệnh số 13, TAND có 03 cấp xét xử: Toà án sơ cấp (ở
các quận, huyện, châu, phủ), Toà án đệ nhị ở cấp (ở tỉnh), Toà án Thượng
thẩm. Thẩm phán chia thành hai ngạch là ngạch sơ cấp và ngạch đệ nhị cấp.
Các Thẩm phán đệ nhị cấp được chia thành hai chức vị: Thẩm phán xử án do
Chánh nhất Toà án thượng thẩm đứng đầu và Thẩm phán buộc tội (Thẩm
phán của công tố viện) do chưởng lý đứng đầu. Thẩm phán xử án khi được Bộ
trưởng Bộ tư pháp quyết định có thể được chuyển sang làm Thẩm phán buộc
tội và ngược lại (Điều 109 Sắc lệnh số 13). Thẩm phán đệ nhị cấp làm việc ở
các Toà đệ nhị cấp và Toà án thượng thẩm. Thẩm phán Sơ cấp làm việc ở các
quận, huyện, châu, phủ. Vào ngạch Thẩm phán Sơ cấp phải ít nhất 21 tuổi, có
bằng Tú tài, và trúng tuyển một kỳ thi. Các người có bằng Luật khoa Tú tài
(tức là có hai phần cử nhân) có thể bổ thẳng vào hạng ba không phải thi. Nếu
có Luật khoa Cử nhân, thì có thể bổ thẳng vào hạng nhất.
Theo Sắc lệnh này, Thẩm phán có quyền hạn rất lớn trong xét xử. Mặc
dù quy định về sự tham gia của Phụ thẩm "khi xét xử ngoài Chánh án chủ toạ
phiên toà còn có hai phụ thẩm" [22] nhưng quyền hạn của phụ thẩm còn hạn
chế "ông Chánh án hỏi ý kiến của Phụ thẩm về tội trạng các phạm nhân và về
hình phạt rồi tự mình quyết định" [22]. Ngoài ra, Sắc lệnh 51/SL ngày
17/4/1946 còn quy định về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán như: “Ông
Chánh án chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ điều khiển cuộc thẩm vấn và bảo vệ
trật tự phiên toà, ông Chánh án nếu cần có thể mở phiên toà ngoài trụ sở của
Toà án, nơi cách xa toà” [23].
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Vào ngạch Thẩm phán, phải đủ ba điều kiện chung: Có quốc tịch Việt
Nam, không phân biệt đàn ông, đàn bà; Hạnh kiểm tốt; Chưa can án bao giờ.
Ngoài ra
Điều 59 còn quy định có thể bổ dụng làm Thẩm phán Sơ cấp, nhưng
phải đủ 3 điều kiện chung như trên và phải ít nhất 21 tuổi. Các người tốt
nghiệp năm thứ nhất trường Luật, khoa Đại học (một phần Cử nhân luật). Các
Tham tá lục sự.
Các Tham tá thông ngôn ngạch tư pháp. Các quan lại cũ đã từng làm
Thẩm phán. Các Lục sự Toà Nam án Đệ nhị cấp cũ. Các Viên chức ngách
trung đẳng có bằng Cao đẳng tiểu học mà đã làm chuyên môn về Tư pháp
được 5 năm. Các người có bằng tú tài. Các Viên chức ngạch cao đẳng không
chuyên môn về tư pháp. Nếu cần sẽ mở một kỳ thi, hay những lớp huấn luyện
chuyên môn để bổ khuyết học vấn của các Thẩm phán ngạch này.
Pháp luật giai đoạn này thực hiện chế độ bổ nhiệm Thẩm phán. Điều 64
Hiến pháp 1946 quy định: “Các thành viên Thẩm phán đều do Chính phủ bổ
nhiệm” [28].
Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử được coi là rất quan
trọng và Thẩm phán là nhân tố chủ yếu khi xử án. Yêu cầu phẩm chất đạo đức
đối với mỗi Thẩm phán cũng được đề cao thẩm phán phải làm đầy đủ bổn
phận của mình, phải dự đầy đủ các phiên toà, xét xử nhanh chóng và phải thật
công minh. Bên cạnh đó đòi hỏi Thẩm phán phải là người thanh liêm, chính
trực, phải cư xử đúng mực, biết tự trọng để giữ thanh danh và phẩm cách của
một vị quan toà.
Đến năm 1959 Hiến pháp 1959 ra đời, vai trò và vị thế của TAND nói
chung và chế định Thẩm phán nói riêng đã được khẳng định, thể hiện sự xây
dựng và tăng cương bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân trên nguyên tắc pháp
chế Xã hội chủ nghĩa. Tại Hiến pháp này quy định hệ thông Toà án
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
gồm: TAND tối cao, các TAND địa phương; các Tòa án quân sự các cấp.
Ngoài ra khi xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành
lập Toà án đặc biệt.
Ngày 14/7/1960, trên cơ sở những quy định của Hiến pháp 1959, Quốc
hội đã ban hành Luật tổ chức TAND và Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức
của TAND tối cao và tổ chức TAND địa phương được Uỷ ban thường vụ
Quốc hội thông qua ngày 23/3/1961. Theo đó hệ thống Toà án Việt Nam gồm:
TAND tối cao; TAND địa phương; Tòa án quân sự. Trong trường hợp đặc
biệt, Quốc hội có thể thành lập Toà án đặc biệt. Các TAND được tổ chức và
hoạt động theo nguyên tắc Thẩm phán bầu; TAND xét xử tập thể, quyết định
theo đa số; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật; Toà án xét xử công khai, đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo. Việc
tuyển chọn Thẩm phán được thực hiện theo chế độ bầu Thẩm phán.
Tại Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về hình sự được ban hành
kèm theo thông tư 16 - TATC ngày 27/9/1974 của TANDTC, nêu rõ về quyền
và nghĩa vụ của Thẩm phán trong phiên toà. Theo đó, bản hướng dẫn đã ghi
nhận các nguyên tắc tố tụng như: Sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của
Toà án (trong đó có Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân);
Hội thẩm khi tham gia xét xử ngang quyền với Thẩm phán; Toà án xét xử tập
thể và quyết định theo đa số; Thẩm phán theo chế độ bầu. Như vậy, mặc dù
thời kỳ này chưa có văn bản tố tụng nào quy định riêng về quyền và nghĩa vụ
của Thẩm phán, song qua các văn bản pháp luật đó chúng ta cũng xác định
được địa vị của Thẩm phán trong tố tụng. Hoạt động của Thẩm phán trong
việc giải quyết vụ án hình sự đã được hướng dẫn chi tiết và thống nhất trong
phạm vi cả nước. Các quy định này hầu như được giữ nguyên khi ban hành
BLTTHS năm 1988. Như vậy, vị trí trung tâm trong xét xử của Thẩm phán đã
được khẳng định. Thẩm phán là người điều khiển phiên toà với nhiều
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trọng trách vừa chứng minh tội phạm, vừa quyết định hình phạt, vừa đảm bảo
phiên toà diễn ra đúng luật định. Thẩm phán còn phải giúp đỡ Hội thẩm nắm
được pháp luật, đường lối, chính sách, đồng thời phải tích cực phát huy vai trò
của Hội thẩm khi tham gia phiên toà.
Năm 1975, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Chính phủ
cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ban hành Sắc lệnh số
01/SL ngày 15/3/1976 về tổ chức Toà án ở miền Nam. Khi Việt Nam thống
nhất về mặt Nhà nước, theo Nghị quyết ngày 02/7/1976 của Quốc hội quy
định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 và Nghị quyết số 76/CP của
Hội đồng Chính phủ ngày 25/8/1977 quy định về việc thi hành và xây dựng
pháp luật trống nhất trong cả nước, hai hệ thống Toà án ở hai miền Bắc, Nam
hợp nhất lại và được tổ chức, hoạt động theo Luật tổ chức TAND năm 1960.
Ngày 18/12/1980 Hiến pháp năm 1980 ra đời, chế định Toà án nhân
dân trong Hiến pháp 1980 đã được cụ thể hoá bằng Luật tổ chức TAND năm
1981. Về cơ bản tổ chức hệ thống Toà án theo Hiến pháp 1980 và Luật tổ
chức TAND 1981 không có gì khác biệt nhiều so với Hiến pháp năm 1959 và
Luật tổ chức TAND năm 1960. Tuy nhiên, đối với TAND tối cao, trước đây
có Thẩm phán dự khuyết, nay không còn chức danh này. Hệ thống TAND từ
tối cao đến cấp huyện, ở mỗi cấp Toà án đều thống nhất bao gồm Chánh án,
một hoặc nhiều Phó chánh án và các Thẩm phán. Chế độ bầu cử Thẩm phán
được thực hiện ở TAND các cấp.
* Giai đoạn 1988 đến 2002
Ngày 28/6/1988 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá VIII, đã thông qua BLTTHS có hiệu lực từ ngày
01/01/1989. Sự ra đời này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử tố tụng
hình sự Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng vào thực tiễn cuộc
sống và góp phần xử lý nhanh chóng, chính xác tội phạm.
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BLTTHS năm 1988 đã cụ thể hoá các quy định về tổ chức và hoạt động
của Toà án bằng cách quy định một cách hệ thống các vấn đề cơ bản của tố
tụng hình sự, trong đó có hoạt động của Thẩm phán. Bộ luật này quy định:
“không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của
Tòa án” [29, Điều 10, tr.14]. Điều này thể hiện vị trí quan trọng của Thẩm
phán trong xã hội và bộ máy nhà nước.
Một số nguyên tắc của tố tụng hình sự được quy định trong Bộ luật liên
quan trực tiếp tới hoạt động của Thẩm phán, như: Khi xét xử Thẩm phán và
Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật [29, Điều 17, tr.16]; Toà án xét
xử tập thể và quyết định theo đa số [29, Điều 18, tr.17]; Việc xét xử của Toà
án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự [29, Điều 19,
tr.17]; Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục [29, Điều 159, tr.98]. Trong
phạm vi chức năng của mình, Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế
xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động… BLTTHS
năm 1988 đã xác định rõ: “Thẩm phán là một trong những người tiến hành tố
tụng hình sự” [29, Điều 27, tr.20]. Tại bộ luật này nhiệm vụ, quyền hạn của
Thẩm phán không được quy định ở phần chung mà chỉ quy định cụ thể ở từng
giai đoạn tố tụng. Theo đó, BLTTHS năm 1988 cũng quy định cụ thể các
quyền và nhiệm vụ của Thẩm phán TAND cấp huyện khi giải quyết một vụ án
hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tại phiên toà và sau khi xét xử.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán
có nhiệm vụ: Nghiên cứu hồ sơ; giải quyết khiếu nại và yêu cầu của người
tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác để mở phiên toà như triệu tập
người tham gia phiên toà, trích xuất bị cáo đang bị tạm giam… Trong thời hạn
chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải ra một trong những quyết định sau: Quyết
định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình
chỉ vụ án, đình chỉ vụ án. Trước đây, theo bản hướng dẫn của TANDTC
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
về trình tự sơ thẩm hình sự (kèm theo Thông tư số 16 – TATC ngày
27/9/1974) thì trong những trường hợp cần yêu cầu điều tra bổ sung hoặc cần
thay đổi biện pháp ngăn chặn, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ tố tụng thì Toà án
phải họp trù bị với Viện kiểm sát rồi mới ra quyết định. Nay, BLTTHS không
quy định họp trù bị là một thủ tục bắt buộc cho nên đây chỉ là việc phối kết
hợp giữa các cơ quan tố tụng. Như vậy so với quy định trước đây, sự độc lập
trong việc giải quyết vụ án hình sự đã rõ và cụ thể hơn, chặt chẽ hơn.
Trình tự tố tụng tại phiên toà không có nhiều thay đổi so với Bản hướng
dẫn năm 1974. Theo đó, BLTTHS quy định chủ tọa phiên tòa là người tiến
hành, điều khiển và dẫn dắt trong suốt quá trình tại phiên tòa từ việc bắt đầu
phiên tòa, tới việc xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa rồi đến nghị án và tuyên án.
Theo BLTTHS năm 1988 thì: “Chủ tọa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm nhân
dân, sau đó đến Kiểm sát viên, Người bào chữa” [29, Điều 181, Khoản 2,
tr.108]. Thực tế cho thấy, thời kỳ này, vai trò của Thẩm phán và HĐXX rất
quan trọng. Tại phiên toà, Thẩm phán vừa là người làm sáng tỏ nội dung vụ
án, vừa là người buộc tội vừa là người gỡ tội. Trong khi đó, Kiểm sát viên
chưa thực hiện đúng vai trò của mình tại phiên tòa. Phần tranh luận được quy
định riêng tại chương XX, với các quy định cụ thể tại phần này như: Trình tự
phát biểu khi tranh luận (Điều 191); Đối đáp (Điều 192); Trở lại việc xét hỏi
(Điều 193)… Mục đích của việc tranh luận là để cho những người tham gia
tranh luận phân tích, đánh giá việc phạm tội một cách toàn diện nhưng hiệu
quả thực tế của việc tranh luận tại các phiên toà là không cao, tranh luận tại
phiên tòa vẫn chỉ mang tính hình thức. Kết thúc phần tranh luận, HĐXX vào
phòng nghị án và ra tuyên án. Các thành viên của HĐXX giải quyết tất cả các
vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số; Thẩm phán là người biểu
quyết sau cùng. Có thể thấy, ở giai đoạn này, vai trò của Thẩm phán khi xét
xử vụ án hình sự là rất lớn, Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, là người tổ
chức và điều khiển phiên tòa; tham gia vào việc ra bản án, quyết định.
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phân tích các quy định của BLTTHS năm 1988, có thể thấy rằng giai
đoạn này vai trò của Thẩm phán rất lớn bởi ngoài nhiệm vụ xét xử, Thẩm
phán còn có nhiệm vụ buộc tội. Tuy nhiên đây cũng là mặt hạn chế của
BLTTHS 1988 khi Thẩm phán lại làm thay công việc của Kiểm sát viên. Do
vậy, mục tiêu vô tư khách quan của Thẩm phán tại phiên toà bị ảnh hưởng vì
mất sự cân bằng giữa bên buộc tội và bên bào chữa.
Tóm lại, Bộ luật tố tụng hình sự 1988 đã phát huy tác dụng đấu tranh
phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, Bộ luật này sau một thời gian thi hành đã gặp một số vấn đề bất
cập nên cần thiết phải sửa đổi, bổ sung. Vì thế Đảng và Nhà nước ta đã tổ
chức sửa đổi và bổ sung lần 2 vào năm 1990, bổ sung lần 2 vào năm 1992 và
lần 3 vào năm 2000. Tại lần sửa đổi, bổ sung lần 2 đã bổ sung Điều 160a
về
thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm, theo đó Hội đồng
xét xử này gồm 3 Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân; Thẩm phán chủ toạ
phiên toà điều khiển và giữ kỷ luật tại phiên toà. Tại lần sửa đổi, bổ sung lần 3
đã xoá bỏ Điều 160a
về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đồng thời chung
thẩm ở lần sửa đổi thứ 2, đồng thời thêm 2 điều mới về trách nhiệm của cơ
quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.
Ngày 15/4/1992 Quốc hội khoá VII đã thông qua Hiến pháp 1992,
những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của TAND được quy định tại
Chương X Hiến pháp 1992. Trong đó có một số điểm mới về chế định Thẩm
phán, thay thế chế độ bầu cử bằng chế độ bổ nhiệm Thẩm phán, tất cả các
Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, nhiệm kỳ là 5 năm.
Ngày 14/5/1993, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh
về Thẩm phán và Hội thẩm TAND. Tại pháp lệnh này đã đưa ra khái niệm
Thẩm phán, quy định cụ thể về tiêu chuẩn tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán
và quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán. Ngày 15/10/1993 Toà án nhân dân
tối cao - Bộ tư pháp ban hành thông tư liên ngành số 05/TTLN hướng dẫn
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thực hiện một số quy định của pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm
1993. Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng, xác định cụ thể những tiêu
chí để lựa chọn một Thẩm phán.
Có thể nói đây là giai đoạn có nhiều thành tựu trong kỹ thuật lập pháp
của nước ta về chế định Thẩm phán. Điều này được chứng minh bằng sự ra
đời của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 1993. Qua đó có thể
thấy rằng, vai trò của Thẩm phán cấp quận, huyện trong hoạt động xét xử nói
chung cũng như trong xét xử vụ án hình sự nói riêng ngày càng được coi
trọng hơn.
Ngày 02/4/2002, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá X đã thông qua Luật
tổ chức TAND năm 2002. Việc ban hành đạo luật này là một bước cải cách tư
pháp lớn đối với ngành TAND. So với luật tổ chức TAND năm 1992, chế
định Thẩm phán trong Luật tổ chức TAND năm 2002 đã quy định bổ sung về
sự giám sát của nhân dân đối với Thẩm phán; quy định về mối quan hệ giữa
Thẩm phán với các cơ quan, tổ chức và công dân. Khi thực hiện quyền hạn,
nhiệm vụ của mình, Thẩm phán có quyền liên hệ với cơ quan Nhà nước, Uỷ
ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã
hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân.
Ngày 04/10/2002, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh
về Thẩm phán và Hội thẩm TAND dựa trên cơ sở những quy định của Luật tổ
chức TAND năm 2002. Bên cạnh đó, Pháp lệnh này tiếp thu những thành tựu
của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 1993, đồng thời thay đổi
một số điểm mới để phù hợp với tình hình thực tiễn. Các quy định về tiêu
chuẩn tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán ở Pháp lệnh năm 2002 đã được nâng
lên về trình độ, về thời gian làm công tác pháp luật, về quyền hạn, trách
nhiệm... Chẳng hạn, về trình độ học vấn phải là cử nhân luật đối với tất cả các
loại Thẩm phán, trong khi đó ở Pháp lệnh 1993 tuyển chọn cả trình độ cao
36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đẳng. Tại điều 1 của pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm nhân dân năm 2002
quy định Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để
làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm
quyền của Tòa án [49, tr.1]. Tại Điều 11 quy định: “Thẩm phán làm nhiệm vụ
xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa
án theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình công tác hoặc Tòa án
nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn” [49]. Thẩm quyền xét
xử vụ án hình sự của Thẩm phán TAND cấp quận, huyện cũng được tăng lên,
theo đó Thẩm phán cấp quận, huyện được xét xử những vụ án hình sự có
khung hình phạt đến 15 năm.
2.1.2. Các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của Thẩm
phán TAND cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự
Hiện nay, các quy định về Thẩm phán được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật
tổ chức TAND năm 2002, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm
2002 (được sửa đổi bổ sung năm 2011) và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, hệ thống Tòa án ở nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Tòa án nhân dân
huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Các Tòa án quân sự; Các Tòa án
khác do luật định; Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành
lập Tòa án đặc [27, Điều 2, tr.8]. Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự,
hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc
khác theo quy định của pháp luật. Tòa án thực hiện việc xét xử thông qua đội
ngũ thẩm phán, Thẩm phán là người thay mặt Tòa án được giao nhiệm vụ xét
xử, nên Thẩm phán cũng thể hiện vị trí trung tâm của mình. Thẩm phán là
người thay mặt Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc kết thúc một quá
trình tố tụng, phán quyết một hay một vài người nào đó là có tội hay không và
37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hậu quả pháp lý kèm theo nếu họ có tội. Vai trò của thẩm phán được quy định
rõ ràng hơn trong Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm nhân dân năm 2002, sửa
đổi bổ sung năm 2011, theo đó “Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án
và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân
công của Chánh án Toà án nơi mình công tác hoặc Toà án nơi mình được biệt
phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn” [49, Điều 11]
Trong quá trình giải quyết các vụ án nói chung và vụ án hình sự nói
riêng, “Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành
những quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc những việc
khác theo quy định của pháp luật” [49, Điều 12]
Chỉ có Thẩm phán mới được vinh dự để pháp luật trao cho nhiệm vụ
quan trọng này, thông qua đó thấy được vai trò to lớn và quan trọng của Thẩm
phán trong xã hội cũng như trong các cơ quan tiến hành tố tụng.Tuy nhiên đây
chỉ là những quy định chung nhất về vai trò của thẩm phán trong quá trình xét
xử các vụ án.
BLTTHS ra đời năm 2003 càng khẳng định hơn nữa vai trò của Thẩm
phán cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự. Bộ luật đã quy định cụ thể
về nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán, theo đó:
Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự
có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án
trước khi mở phiên tòa; b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự; c)
Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết các vấn đề thuộc
thẩm quyền của HĐXX; d) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác
theo thẩm quyền của Tòa án và theo sự phân công của Chánh án
Tòa án [30, Điều 39, tr.31].
Mặt khác, Điều luật cũng quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tại theo đó, Thẩm phán được phân công chủ tọa
38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phiên tòa ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn trên còn có những nhiệm vụ,
quyền hạn sau:
a) Quyết định, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
theo quy định của BLTTHS; b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung; c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ hoặc
tạm đình chỉ vụ án; d) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi
đến phiên tòa; đ) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác theo thẩm
quyền của Tòa án và theo sự phân công của Chánh án Tòa án [30,
Điều 39, Khoản 2, tr.32].
Như vậy, khi Thẩm phán được phân công nghiên cứu vụ án hình sự,
bằng việc đánh giá chứng cứ, thẩm phán có thể ra một trong các quyết định
trên. Nếu trong hồ sơ vụ án “chứng cứ quan trọng đối với vụ án” dùng để
chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 63 của BLTTHS và nếu
thiếu chứng cứ này thì không thể giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện,
đúng pháp luật thì thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để
điều tra bổ sung.
Nếu trong quá trình chuẩn bị xét xử, trường hợp bị cáo không bị tạm
giam, mặc dù trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã
lấy lời khai; bị cáo đã được tống đạt kết luận điều tra, bản cáo trạng nhưng khi
cần triệu tập bị cáo đến Toà án hoặc tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử
thì bị cáo không còn ở nơi cư trú nữa. Trong trường hợp Thẩm phán không
biết bị cáo ở đâu, nếu có căn cứ cho rằng bị cáo đã bỏ trốn thì Thẩm phán
được phân công chủ toạ phiên toà cùng với việc ra quyết định tạm đình chỉ vụ
án, Toà án phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra lệnh truy nã đối với bị cáo.
Nếu qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ
đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án áp dụng biện pháp tạm giam bằng việc
39
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ra lệnh tạm giam bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo chưa bị tạm
giam hoặc đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đã hết và căn cứ vào quy
định tại Điều 88 của BLTTHS, xét thấy cần thiết tạm giam hoặc tiếp tục tạm
giam bị can, bị cáo. Hoặc đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án thay
đổi biện pháp tạm giam bằng việc ra quyết định thay đổi biện pháp tạm giam
bằng biện pháp ngăn chặn khác trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm
giam, nhưng xét thấy không cần thiết tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo mà có
thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (cấm đi khỏi nơi cư trú; bảo lĩnh; đặt
tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm).
Nếu thẩm phán nghiên cứu hồ sơ thấy rằng vụ án đã đủ chứng cứ chứng
minh việc phạm tội thì thẩm phán ra quyết định “Đưa vụ án ra xét xử” và tiến
hành việc triệu tập những người liên quan cần xét hỏi đến phiên tòa.
Tại BLTTHS quy định các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Thẩm
phán Tòa án cấp huyện, gồm những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm
chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217,
218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296,
322 và 323 của Bộ luật hình sự [30, Điều 170, Khoản 1, tr.137].
Theo quy định trên thì Tòa án cấp huyện chỉ được xét xử những vụ án
hình sự về những tội phạm mà mức hình phạt cao nhất của tội phạm ấy là đến
mười lăm năm tù và trừ những tội phạm theo quy định tại Điều 170 BLTTHS.
Sau khi được phân công, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm
phán được phân công chủ tọa phiên tòa nếu thấy rằng vụ án không
40
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thuộc thẩm quyền của mình thì đề nghị với Chánh án Tòa án chuyển vụ án
cho Tòa án có thẩm quyền.
Đối với thủ tục bắt đầu phiên tòa, Thẩm phán với tư cách là chủ tọa
phiên tòa có vai trò quan trọng là điều hành phiên tòa. Thẩm phán tiến hành
những thủ tục cần thiết trong thủ tục bắt đầu phiên tòa (Điều 201 BLTTHS),
điều khiển các thủ tục xét hỏi, tranh luận, nghị án và là người tuyên đọc bản
án, đảm bảo cho việc xét xử khách quan, đúng người, đúng tội.
Đối với hoạt động tố tụng tại phiên tòa thì vai trò của Thẩm phán được
thể hiện một cách rõ nét và đầy đủ nhất. Chính tại phiên tòa là nơi diễn ra hoạt
động tranh tụng công khai và bình đẳng, nó bao gồm đầy đủ các dấu hiệu, đặc
điểm của việc tranh tụng và cũng tại giai đoạn này vai trò của Thẩm phán
trong hoạt động tố tụng được thể hiện một cách nổi bật. Thẩm phán là người
điều khiển, dẫn dắt việc xét hỏi, tranh luận để việc tranh tụng diễn ra một cách
có trật tự, đi đúng trọng tâm vào những vấn đề mấu chốt, những điểm còn
mâu thuẫn, cần làm rõ của vụ án hình sự. Đặc biệt, nhằm đảm bảo tranh tụng
dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác...
theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, BLTTHS 2003 đã có những sửa đổi,
bổ sung đối với giai đoạn tranh luận tại phiên tòa, đặc biệt là đối với vai trò
của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi điều khiển việc tranh luận giữa Kiểm sát
viên với những người tham gia tố tụng.Thông qua kết quả xét hỏi và tranh
luận, Thẩm phán đánh giá nội dung thực chất của vụ án, các chứng cứ, các lý
lẽ, lập luận của mỗi bên, trên cơ sở đó căn cứ vào quy định của pháp luật để
có ý kiến khi nghị án và ra quyết định đúng đắn.
Như vậy, Thẩm phán TAND cấp huyện chỉ là một trong ba thành viên
của HĐXX, nhưng vị trí của Thẩm phán vẫn là người quan trọng nhất trong
HĐXX thông qua việc điều khiển phiên tòa, xét hỏi, điều khiển hoạt động
tranh luận và chủ động trong mọi hoạt động, kể cả khi nghị án. Thẩm phán
41
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thay mặt HĐXX tuyên bản án nhân danh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Các phán quyết của HĐXX là biểu hiện tập trung và là kết quả cuối cùng
không chỉ của quá trình xét xử mà đồng thời là kết quả của quá trình điều tra,
truy tố. Bản án của HĐXX được ban hành và được bảo đảm thực hiện trong
thực tiễn. BLTTHS năm 2003 quy định:
Bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải
được thi hành và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn
trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm
của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án
và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó; Trong
phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước, chính quyền xã,
phường, thị trấn, tổ chức và công dân phải phối hợp với cơ quan, tổ
chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc
thi hành án; Các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn
có trách nhiệm tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ
chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc
thi hành án [30, Điều 22, tr.16].
Từ những quy định trên, ta thấy được vị trí trung tâm của Tòa án trong
hoạt động tư pháp, mà trong đó Thẩm phán là người trực tiếp thay mặt Tòa án
để thực hiện chức năng xét xử. Thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự,
Thẩm phán góp phần to lớn vào việc trừng trị kịp thời, có hiệu quả những kẻ
phạm tội, nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ các quyền con người, góp phần
giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài ra, bằng việc xét xử tại phiên tòa, Thẩm phán góp phần vô cùng
to lớn, có hiệu quả trong công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp
luật. Đồng thời, từ công tác áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong thực tiễn
xét xử, có thể đúc rút ra những kinh nghiệm quý báu, góp phần kiến nghị, sửa
đổi bổ sung và hoàn thiện pháp luật.
42
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Từ những phân tích trên, một lần nữa khẳng định Thẩm phán đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong hoạt động xét xử vụ án hình sự. Qua đó, góp
phần bảo vệ các quyền con người, bảo vệ công lý, đấu tranh phòng chống tội
phạm, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.2. Vai trò Thẩm phán của các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện
thành phố Hà Nội trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở dữ
liệu địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013)
2.2.1. Thực tiễn tình hình xét xử các vụ án hình sự của TAND quận,
huyện ở Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2013
Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước,
là thành phố đông dân cư thứ hai của cả nước với các tầng lớp dân cư có trình
độ học vấn, ý thức pháp luật khác nhau từ khắp các vùng miền đổ về học tập,
sinh sống và làm việc. Với diện tích 3.345km2
; số lượng dân cư hơn 7 triệu
người sinh sống phân bổ tại 30 quận, huyện gồm: Các quận Hoàn Kiếm, Đống
Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông,
Hoàng Mai, Long Biên, Bắc từ Liêm, Nam Từ Liêm. Các huyện: Gia Lâm,
Thanh Trì, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Hoài Đức,
Ba Vì, Thạch Thất, Đan Phượng, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng
Hòa, Mỹ Đức, Quốc Oai, và một thị xã Sơn Tây. Tương ứng với mỗi quận,
huyện thì có một Tòa án theo đơn vị hành chính, có trụ sở độc lập gọi chung
là cấp huyện. Mỗi TAND cấp huyện có cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động gồm
một Chánh án, hai đến ba Phó Chánh án, các Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm
nhân dân, và các cán bộ khác làm công tác hỗ trợ cho công tác xét xử.
Từ khi thành lập đến nay, với công việc của mình, đặc biệt là xét xử
các vụ án hình sự, 30 TAND quận, huyện tại thành phố Hà Nội đã hoàn thành
tốt nhiệm vụ chính trị đó là giữ vai trò quan trọng trong công tác đấu
43
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tranh, phòng chống tội phạm, tham gia giáo dục pháp luật, trừng trị thích đáng
người phạm tội, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị
cho địa phương. Điều này có sự góp phần không nhỏ của đội ngũ Thẩm phán
cấp quận, huyện.
Theo số liệu thống kê tại Phòng tổ chức cán bộ TAND Thành phố Hà
Nội, số lượng Thẩm phán TAND cấp huyện tại Hà Nội năm 2009 là 258
người. Đến ngày 31/12/2013 số lượng biên chế Thẩm phán cấp quận, huyện là
283 người; trong đó có 01 người có trình độ Tiến sỹ luật; 32 người có trình độ
Thạc sỹ luật còn lại 100% có trình độ cử nhân Luật và một điều kiện tiên
quyết đó là họ phải là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời do đặc
thù của xét xử của TAND cấp quận, huyện, chưa thành lập Tòa chuyên trách
cho từng loại quan hệ pháp luật, do đó các Thẩm phán phải kiêm nhiệm xét
xử thêm một số loại vụ án. Cụ thể là một Thẩm phán có thể ngoài việc xét xử
các vụ án Hình sự, họ được phân công giải quyết thêm các quan hệ khác được
pháp luật điều chỉnh như: Dân sự, Hôn nhân và Gia đình, Kinh doanh Thương
mại, Hành chính, Lao động. Tại luận văn này, chỉ nêu lên một mảng công tác
mà các Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện đã thực hiện. Đó là về công
tác xét xử các vụ án hình sự.
Theo các báo cáo tổng kết công tác xét xử của TAND thành Hà Nội, từ
năm 2009 đến 2013, các TAND quận, huyện đã xét xử các loại vụ án như sau:
Năm 2009: Toàn ngành thụ lý tất cả các loại vụ việc là 18.808 vụ (tăng
923 vụ), so với năm 2008; giải quyết 18.000 vụ (tăng 1.055 vụ), đạt tỷ lệ giải
quyết 95,7%, còn lại 808 vụ.
Cấp quận, huyện giải quyết tất cả các loại vụ, việc là 16.908 vụ; Công
tác giải quyết án Hình sự cấp quận, huyện: thụ lý 6.627 vụ/10.939 bị cáo; giải
quyết 6.605 vụ/ 10.905 bị cáo (tăng 661 vụ so với năm 2008), đạt tỷ lệ giải
quyết 99,6%. Đã hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 434 vụ/780 bị cáo. Đã tổ
chức được 1.195 vụ án hình sự xét xử lưu động tại địa phương.
44
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Năm 2010: Toàn ngành thụ lý tất cả các loại vụ việc là 18.840 vụ, giải
quyết 18.057 vụ, đạt tỷ lệ 95,84%, còn lại 783 vụ. So với cùng kỳ, thụ lý tăng
32 vụ, giải quyết tăng 57 vụ.
Cấp quận, huyện giải quyết tất cả các loại vụ, việc là 17.345 vụ; Công
tác giải quyết án Hình sự cấp quận, huyện: Thụ lý 6.725 vụ/12.181 bị cáo; giải
quyết 6.669 vụ/ 11.991 bị cáo đạt tỷ lệ giải quyết 99,1%. Đã hoàn trả hồ sơ
cho Viện kiểm sát 501 vụ/1.235 bị cáo. Đã tổ chức được 1.005 vụ án hình sự
xét xử lưu động tại địa phương.
Năm 2011: Toàn ngành thụ lý tất cả các loại vụ việc là 21.104 vụ, giải
quyết 20.480 vụ, đạt tỷ lệ 97%, còn lại 624 vụ. So với năm 2010, thụ lý tăng
2.264 vụ, giải quyết tăng 2.423 vụ.
Cấp quận, huyện thụ lý tất cả các loại vụ, việc là 19.018 vụ; Công tác
giải quyết án Hình sự cấp quận, huyện: thụ lý 6.972 vụ/15.493 bị cáo; giải
quyết 6.950 vụ/ 15.318 bị cáo; đạt tỷ lệ giải quyết 99,7%. Đã hoàn trả hồ sơ
cho Viện kiểm sát 473 vụ/1.224 bị cáo. Đã tổ chức được 1.481 vụ phiên tòa
xét xử lưu động tại địa phương.
Năm 2012: Toàn ngành thụ lý tất cả các loại vụ việc là 23.521 vụ, giải
quyết 21.749 vụ, đạt tỷ lệ 92.5%. So với năm 2011, thụ lý tăng 2.417 vụ, giải
quyết tăng 1.269 vụ.
Cấp quận, huyện giải quyết tất cả các loại vụ, việc là 20.554 vụ; Công tác
giải quyết án Hình sự cấp quận, huyện: thụ lý 7.892 vụ; giải quyết 7.862 vụ; đạt
tỷ lệ giải quyết 99,6%. Đã hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 529 vụ/1.593 bị cáo.
Đã tổ chức được 2.565 vụ án hình sự xét xử lưu động tại địa phương.
Năm 2013:
Toàn ngành thụ lý tất cả các loại vụ việc là 25.996 vụ, giải quyết
25.139 vụ, đạt tỷ lệ 96,7%. So với năm 2012, thụ lý tăng 2.475 vụ, giải quyết
tăng 3.390 vụ.
45
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Cấp quận, huyện thụ lý tất cả các loại vụ, việc là 22.707 vụ; Công tác
giải quyết án Hình sự cấp quận, huyện: Thụ lý 7.580 vụ; giải quyết 7.523 vụ
đạt tỷ lệ giải quyết 99,2%. Đã hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 429 vụ/1.393
bị cáo. Đã tổ chức được 2.065 vụ phiên tòa xét xử lưu động tại địa phương.
Qua các số liệu trên, nhận thấy: năm 2009 số lượng các vụ án hình sự
mà các TAND cấp quận, huyện tại thành phố Hồ Hà Nội thụ lý 6.627 vụ, giải
quyết 6.624 vụ; năm 2010 thụ lý 6725 vụ giải quyết 6.669 vụ (tăng 98 vụ);
năm 2011 thụ lý 6.972 vụ giải quyết 6.950 vụ (tăng 247 vụ); năm 2012 thụ lý
7.892 vụ giải quyết 7.862 vụ (tăng 920 vụ); năm 2013 thụ lý 7.580 vụ giải
quyết 7.523 vụ (giảm 312 vụ). Như vậy, số lượng các vụ án hình sự thụ lý tại
các TAND cấp huyện tăng 896 vụ; trung bình mỗi năm tăng 180 vụ.
Bảng 2.1: Bảng thống kê số liệu giải quyết tất cả các vụ việc nói chung và
án hình sự nói riêng của cấp quận, huyện từ năm 2009 đến năm 2013
Năm Số Thẩm phán Tổng số vụ án Số vụ án hình Trung bình
mỗi Thẩm phán
cấp quận, đã giải quyết sự đã giải quyết
huyện giải quyết
Năm 2009 258 16.908 6.624 65,5 vụ
Năm 2010 268 17.345 6.669 64,7vụ
Năm 2011 287 19.018 6.950 66,2 vụ
Năm 2012 279 20.554 7.862 73,6 vụ
Năm 2013 283 22.707 7.523 80,2 vụ
Nguồn: Văn phòng tổng hợp TAND Thành phố Hà Nội.
Theo bảng thống kê trên thì mỗi Thẩm phán bình quân mỗi năm xét xử
70 vụ án. Tuy nhiên đối với các Chánh án và Phó Chánh án thì do phải tập
trung nhiều cho công tác quản lý nên tham gia xét xử ít hơn. Trên thực tế, mỗi
Thẩm phán cấp TAND cấp quận, huyện tại Thành phố Hà Nội hàng năm xét
xử trên 80 vụ án, mỗi tháng xét xử gần 7 vụ án các loại và xét xử một số
lượng lớn các vụ án Hình sự, trong đó có rất nhiều vụ án có tính chất phức
46
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tạp, đông người. Về cơ bản Tòa án cấp huyện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, điều đó
có sự góp phần to lớn của đội ngũ của Thẩm phán trong việc hoàn thành
nhiệm vụ chung. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán
làm công tác xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trên địa
bàn Thành phố Hà nội đảm bảo tốt, đã đưa ra xét xử kịp thời, đảm bảo đúng
thời hạn xét xử, không có án quá hạn, nhất là các vụ án điểm, án theo thủ tục
rút gọn. Một số vụ án có đông bị cáo tham gia, phức tạp nhưng cũng được xét
xử trong thời gian quy định của pháp luật. Đặc biệt trong giai đoạn 2009 –
2013 không có vụ án nào xét xử oan, sai.
Việc xét xử của đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện đã bám sát tinh
thần Nghị quyết số 08/NQ – TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49/NQ –
TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp đảm bảo thực hiện
nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, phán quyết của Hội đồng xét xử dựa trên
các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa. Quá trình giải quyết vụ án được
thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và các
văn bản hướng dẫn. Chất lượng các bản án và quyết định đã được nâng lên.
Trong quá trình giải quyết các vụ án Hình sự của Thẩm phán TAND cấp
huyện đã áp dụng đúng quy định của pháp luật tố tụng Hình sự như: phạt tù
nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, phạt tiền và cảnh cáo đảm bảo
đúng người, đúng tội, không xử oan người không có tội. Đường lối xét xử cơ bản
phù hợp, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và thực hiện nhiệm
vụ chính trị địa phương. Việc quyết định hình phạt tương xứng với mức độ, hành
vi phạm tội và hậu quả tác hại của tội phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự và đúng với các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Tòa án trong
thời gian qua vẫn còn những khiếm khuyết, tồn tại. Đó là tỷ lệ các bản án
47
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình sự của Tòa án cấp huyện bị Tòa án Hà nội hủy, sửa do lỗi chủ quan của
Thẩm phán chưa giảm mạnh; chất lượng tranh tụng tại phiên tòa vẫn còn hạn
chế; một số cán bộ, công chức suy thoái về đạo đức, lối sống hoặc bị xử lý kỷ
luật làm giảm lòng tin của nhân dân với cơ quan Tòa án... Đây cũng chính là
những tồn tại, yếu kém, bất cập trong công tác của ngành Tòa án Hà Nội.
2.2.2. Thẩm phán với việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của tố
tụng hình sự
* Về nguyên tắc suy đoán vô tội: Từ tư duy pháp luật cho tới việc áp dụng
pháp luật trong thực tiễn, Thẩm phán các Tòa án cấp huyện của Thành phố Hà
Nội luôn đảm bảo những nội dung chính của nguyên tắc này, cụ thể là:
- Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người được suy đoán vô tội cho
đến khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Người bị tạm giữ,
bị can và bị cáo là người có hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy
định của Bộ luật hình sự và theo nhận định của các cơ quan tiến hành tố tụng
trước đó là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thì đó là những người có hành
vi phạm tội. Nhận thức của các cơ quan này có thể đúng với thực tế khách
quan, nghĩa là nhận thức đúng người phạm tội, tiến hành khởi tố, truy tố,
nhưng cũng có thể có nhận thức không đúng thực tế khách quan đó, dẫn tới
việc bỏ lọt tội phạm hoặc kết tội người vô tội. Tuy chưa bị xem là người có
tội, nhưng những người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vẫn bị hạn chế một số quyền
nhất định và bị những chế tài nhất định. Đây là các biện pháp tố tụng cần thiết
được pháp luật quy định để áp dụng vào người có dấu hiệu tội phạm, đảm bảo
việc chứng minh một người nào đó là có tội hay không có tội. Nếu cơ quan
tiến hành tố tụng không chứng minh được là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
là có tội, thì cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ bồi thường, phục hồi mọi
quyền lợi về tài sản, danh dự, nhân phẩm cho họ.
Suy đoán vô tội được thừa nhận cho đến khi có bản án kết tội đã có
48
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nói một cách khác, chỉ có Tòa án mới có
quyền xác định một người nào đó là có tội hay không. Đây là bảo đảm quan
trọng đối với quyền của bị cáo, bởi lẽ Tòa án thực hiện chức năng xét xử công
khai, tuân theo những trình tự, thủ tục công khai và chặt chẽ, nên quyền lợi
của bị cáo được đảm bảo ở mức tốt nhất trong suốt quá trình tiến hành tố tụng.
Không một cơ quan tiến hành tố tụng nào khác ngoài Tòa án có quyền khẳng
định một người nào đó là có tội hay không có tội. Các hoạt động điều tra, truy
tố là các hoạt động thu thập chứng cứ chứng minh cho việc có tội phạm, chứ
chưa quyết định là một người nào đó đã phạm tội.
- Về nghĩa vụ chứng minh lỗi: người có nghĩa vụ chứng minh lỗi là
thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, hiện nay có quan điểm cho
rằng nghĩa vụ chứng minh lỗi là của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, còn
Tòa án là cơ quan xét xử nên không có nghĩa vụ chứng minh. Tuy nhiên, quan
điểm chung của các Thẩm phán đều cho rằng nghĩa vụ chứng minh là của các
cơ quan tiến hành tố tụng, bao gồm cả Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa
án. Bởi khác với các nước theo mô hình tố tụng tranh tụng, trong đó bên buộc
tội và bên gỡ tội tranh tụng về những vấn đề liên quan để chứng minh hay bác
bỏ tội phạm của phía bên kia, còn Tòa án không tham gia vào bên nào và
đứng giữa như người trọng tài phân xử, mô hình tố tụng hình sự ở Việt Nam
hiện nay có sự pha trộn giữa mô hình tranh tụng và mô hình xét hỏi, nhưng
nặng về việc xét hỏi. Tại phiên tòa, Thẩm phán tham gia vào việc xét hỏi bị
cáo và những người tham gia tố tụng, áp dụng các biện pháp pháp luật quy
định để chứng minh làm rõ bị cáo phạm tội hay không phạm tội. Trên cơ sở
đó mới ra phán quyết, kết tội và quyết định hình phạt với họ.
Hơn thế nữa, mặc dù BLTTHS hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể
nhưng các Thẩm phán xét xử vụ án hình sự đều thừa nhận quyền im của
người bị bắt, người bị tam giữ, bị can, bị cáo. Bởi lẽ, theo các quy định của
49
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
pháp luật hình sự, việc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không khai
nhận hành vi phạm tội của mình thì cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội từ chối khai báo theo quy định tại Điều 308 của BLHS và cũng không
bị coi là có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48
của BLHS. Trong trường hợp bị can, bị cáo thành khẩn khai báo thì lại được
coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thậm chí trong giai đoạn điều tra
họ không khai báo hoặc khai báo gian dối nhưng tại phiên tòa lại thành khẩn
khai báo thì họ vẫn được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là
“thành khẩn khai báo” theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 của BLHS.
- Mọi nghi ngờ trong quá trình chứng minh tội phạm của người bị tình
nghi, bị can, bị cáo nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do BLTTHS
quy định thì phải được giải thích có lợi cho người bị tình nghi, bị can, bị cáo.
Mọi sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can, bị cáo đều phải được kiểm
tra, chứng minh làm rõ. Nếu không chứng minh làm rõ được sự nghi ngờ thì
sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can, bị cáo phải được giải thích theo
hướng có lợi cho họ. Theo đó, các Thẩm phán khi xét xử sử dụng các chứng
cứ chứng minh bị cáo có tội là chứng cứ được thu thập hợp pháp và rõ ràng.
Nếu không có chứng cứ rõ ràng, chứng minh một người nào đó là có tội, thì
Thẩm phán sẽ áp dụng nguyên tắc có lợi cho họ, tức là họ được xem như
không phạm tội. Đồng thời, trong quá trình thu thập chứng cứ, đánh giá chứng
cứ, bên cạnh việc thu thập, đánh giá chứng cứ buộc tội, thì việc thu
thập, Thẩm phán coi trọng các chứng cứ gỡ tội trong quá trình xét xử.
Thực tiễn cho thấy nội dung nguyên tắc này đều được hầu hết các
Thẩm phán tuân thủ và áp dụng đúng. Mặc dù vậy, vẫn có một số ít trường
hợp áp dụng không đúng khi xét xử, dẫn tới việc định sai tội danh. Ví dụ một
sự việc: Khoảng 22 giờ ngày 16/9/2011 Trần Đình Thành và Nguyễn Quang
Huy đang ngồi uống nước thì thấy Đoàn Quốc Hưng đi qua nên gọi vào ngồi
50
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cùng. Nói chuyện được một lúc thì Hưng nhìn thấy người quen là anh Trần
Quang Tấn đi qua nên Hưng đã gọi Tấn vào ngồi cùng. Tấn xuống xe đi đến
chỗ Thành, Huy, Hưng ngồi. Tấn hỏi Thành: “Mày có biết tao là ai không?”
rồi vòng tay lấy con dao của Thành mang theo để sau lưng chém vào trúng
sườn trái của Thành. Ngay sau đó, Thành lấy còn dao khác mang theo đâm
thẳng vào bụng Tấn. Đồng thời Thành giằng con dao trong tay Tấn, chém
nhiều nhát vào người Tấn làm Tấn bỏ chạy. Tỉ lệ tổn hại sức khỏe của Tấn là
66% tạm thời. Thành bị Tấn chém vào sườn nhưng không đi giám định nên
không có sở sở để xác định tỉ lệ thương tích. Bản án số 31/2013/HSST ngày
23/01/2013 xét xử bị cáo Trần Đình Thành về tội “Cố ý gây thương tích” của
TAND quận Đống Đa đã áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm p khoản 1,2 Điều
46 BLHS xử phạt bị cáo Trần Đình Thành 6 năm tù [44].
Có thể thấy, trong vụ án này, người bị hại có hành vi trái phát luật
nghiêm trọng trước đối với bị cáo, cụ thể ở đây là người bị hại đã dung dao
của bị cáo chém bị cáo. Do vậy, bị cáo đã dùng dao thứ 2 chém lại người bị
hại. Ở vụ án này, Thẩm phán đã không giải thích theo hướng có lợi cho bị
cáo, khi mà các nghi ngờ trong quá trình chứng minh ý thức chủ quan khi
thực hiện tội phạm của các bị cáo chưa được làm rõ, dẫn đến việc xác định
một tội danh nặng hơn cho các bị cáo. Lẽ ra, Thẩm phán cần nghiên cứu và
xem xét lại các dấu hiệu phạm tội của bị cáo, cần thiết trả hồ sơ điều tra bổ
sung xem xét hành vi của bị cáo về tội khác như: Tội cố ý gây thương tích
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 105 BLHS hoặc tội Cố
ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mới đúng.
* Về nguyên tắc độc lập xét xử:
Nguyên tắc “khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật” được hiểu dưới hai khía cạnh là độc lập với các yếu tố bên
ngoài và độc lập với các yếu tố bên trong. Thực tế hiện nay cho thấy các
51
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thẩm phán cấp quận, huyện ở địa bàn Hà Nội đã đảm bảo được nguyên tắc
này trong xét xử vụ án hình sự.
- Sự độc lập với các yếu tố bên ngoài: Trong vấn đề độc lập xét xử với
các cơ quan liên quan, Thẩm phán không bị phụ thuộc vào kết luận điều tra
của cơ quan điều tra, không bị lệ thuộc vào cáo trạng truy tố của Viện kiểm
sát. Quá trình nghiên cứu hồ sơ và tại phiên tòa, Thẩm phán xét xử phải xem
xét, thẩm tra đánh giá chứng cứ và các tình tiết khác của vụ án một cách thận
trọng, tỉ mỉ, khoa học, toàn diện, kể cả chứng cứ có trong hồ sơ và chứng cứ
tại phiên tòa. Bản án của Tòa án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được
xem xét tại phiên tòa. Khoản 3 Điều 222 Bộ luật TTHS quy định “khi nghị án
chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và các tài liệu đã được thẩm tra tại phiên
tòa” [30, tr.165].
Tuy nhiên, cũng vẫn còn một số trường hợp Thẩm phán chưa quán triệt
triệt để nguyên tắc này khi xét xử, dẫn đến tình trạng xác định không đúng tội
danh. Ví dụ: Bản án Bản án số 152/2013/HSST ngày 26/4/2013 của TAND
Quận Hoàng Mai xét xử bị cáo Phạm Văn Nghĩa về tội “Trộm cắp tài sản”
theo điều 138 BLHS.
Tóm tắt nội dung vụ án: Ngày 13/10/2012, tại lán trại giữ xe CC2 bán
đào Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà nội. Phăm Văn Nghĩa cùng các
anh Trần Văn Cường, Nguyễn Văn Thường, Trương Đình Hậu, Hoàng Kim
Dân, Nguyễn Công Đinh, Phạm Văn Quang ngồi uống nước chè và xem ti vi
trên phản trong lán. Anh Cường rút từ túi quần số tiền 6.500.000 đồng ra đếm
trước mặt mọi người. Sau đó anh Cường lại đút vào túi quần. Khoảng 30 phút
sau Nghĩa bước từ trên phản xuống đất thì nhìn thấy tập tiền của anh Cường
rơi ở gần dép Nghĩa. Nghĩa đã cầm số tiền đó giấu vào áo phông đang khoác
trên vai và đi ra phía sau nhà vệ sinh cất giấu rồi đi vào ngồi cùng mọi người.
Anh Cường phát hiện ra mất số tiền có hỏi mọi người có mặt lúc đó nhưng
52
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
không ai nhận. Anh Cường đã báo công an phường Hoàng Liệt và Nghĩa khai
nhận là có nhặt được số tiền của anh Cường; tài sản đã trả cho người bị hại.
Trong suốt quá trình tố tụng, tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa
sơ thẩm, bị cáo chỉ thừa nhận là nhặt được số tiền 6.500.000 đồng của anh
Cường bị rơi gần dép của bị cáo. Các nhân chứng là anh Nguyễn Văn
Thường, Trương Đình Hậu, Hoàng Kim Dân, Nguyễn Công Định, Phạm Văn
Quang cũng không biết về sự việc, bị cáo khai khi ngồi trên phản bị cáo ngồi
cách anh Cường 2 người nên hành vi của bị cáo có dấu hiệu của tội khác (tội
Chiếm giữ trái phép tài sản) [44].
Như vậy, trong trường hợp này, Thẩm phán khi xét xử vụ án vẫn còn bị
lệ thuộc hoàn toàn vào các kết luận của Cơ quan điều tra và bản luận tội của
Viện kiểm sát trước đó mà chưa xem xét các chứng cứ cũng như lời khai của
bị cáo tại phiên tòa một cách khách quan và toàn diện. Lẽ ra Thẩm phán phải
trả hồ sơ để điều tra bổ sung để làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo, nhưng
Thẩm phán lại vẫn quyết định đưa vụ án ra xét xử về tội “Trộm cắp tài sản” là
chưa có căn cứ vững chắc.
Trong việc độc lập xét xử với lãnh đạo cơ quan và đối với cơ quan cấp
trên là TAND cấp tỉnh nhìn chung trình độ Thẩm phán nói chung và Thẩm
phán cấp huyện nói riêng hiện nay đã và đang không ngừng được nâng cao,
người Thẩm phán đã tự mình nhận thức một cách đúng đắn về vị trí, vai trò,
nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong xét xử vụ án hình sự. Mặc dù vậy,
Thẩm phán TAND cấp huyện vẫn còn ít nhiều chịu sự chi phối trong mối
quan hệ với Tòa án cấp tỉnh. Tình trạng Thẩm phán báo cáo án, thỉnh án với
lãnh đạo cơ quan và với Tòa án cấp trên vẫn còn.
Điều này cho thấy một thói quen trong tư duy và hành động khi tiến
hành tố tụng kéo dài cho đến ngày nay của một số cán bộ ngành Tòa án chưa
thực sự đảm bảo nguyên tắc độc lập xét xử.
53
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Sự độc lập với các yêu tố bên trong: Các Thẩm phán thường tôn trọng
ý kiến của Hội thẩm khi nghị án và hầu như là không có việc áp đặt ý chí của
Thẩm phán lên Hội thẩm. Qua các hội nghị tổng tết hàng năm, các Hội thẩm
nhân dân đều không có ý kiến phản ánh về vấn đề này. Tuy nhiên, Thẩm phán
cũng phải giải thích, phân tích, đánh giá chứng cứ một khi thấy ý kiến của Hội
thẩm là chưa hợp lý và sau khi phân tích, giải thích thì Thẩm phán vẫn tôn
trọng ý kiến biểu quyết của Hội thẩm.
* Về nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trước Tòa án: Thực tiễn xét
xử các vụ án hình sự trong những năm gần đây cho thấy các Thẩm phán
TAND cấp huyện đã đảm bảo tốt quyền bình đẳng giữa Kiểm sát viên và
những người tham gia tố tụng khác như người bào chữa, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp, bị cáo… tại phiên tòa. Các bên tham gia tố tụng được
quyền bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu, bình đẳng trong việc tranh luận
như đánh giá các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội để bảo vệ quyền lợi của
mình hay phản bác ý kiến của người khác. Trong xét xử vụ án hình sự, Thẩm
phán quận, huyện với tư cách là chủ tọa phiên tòa đã đảm bảo tốt việc các bên
tranh luận và đối đáp giữa những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố
tụng, đảm bảo các ý kiến của họ đều được xem xét một cách khách quan, toàn
diện tại phiên tòa.
* Về nguyên tắc xét xử công khai: Xét xử công khai thể hiện tính chất
dân chủ và tạo điều kiện cho nhân dân tham gia, phát hiện những sai sót trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước
cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc xét xử công khai
nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân và tác dụng giáo dục
xã hội, nâng cao tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm trước
quần chúng nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân giám sát hoạt động của Toà
54
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
án, thu hút lực lượng xã hội vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm,
nên Thẩm phán TAND cấp huyện luôn đảm bảo tốt nguyên tắc này và áp
dụng một cách triệt để. Hầu như là không có trường hợp nào Thẩm phán
TAND cấp huyện tổ chức phiên tòa xử kín. Mọi công dân đủ 16 tuổi trở lên
đều có quyền tham gia dự phiên tòa, trừ trường hợp do luật định.
Ngoài ra, đối với những nguyên tắc cơ bản khác như: Nguyên tắc xét
xử tập thể và quyết định theo đa số, nguyên tắc thực hiện hai cấp xét xử,
nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự,… đều được Thẩm
phán TAND cấp huyện áp dụng đúng đắn.
* Thẩm phán với việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa xét
xử vụ án hình sự:
Hệ thống tố tụng của Việt Nam là hệ thống tố tụng pha trộn giữa tố
tụng xét hỏi và tố tụng tranh tụng, mà trong đó tố tụng xét hỏi chiếm ưu thế.
Thực tế, tố tụng tranh tụng ở Việt Nam chỉ phát sinh tại Tòa án, mà cụ thể là
ở phần tranh luận tại phiên tòa. Chỉ có Tòa án và chỉ tại phiên tòa xét xử,
nguyên tắc tranh tụng mới thể hiện một cách rõ nét nhất. Nguyên tắc tranh
tụng không được ghi nhận trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, mà nó chỉ
được ghi nhận nội dung ở những nguyên tắc khác như nguyên tắc đảm bảo
quyền bình đẳng trước Tòa án. Xác định được tầm quan trọng của tranh tụng
tại phiên tòa đối với việc đưa ra các phán quyết của Tòa án, Nghị quyết số 08-
NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng
nhấn mạnh: “Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả
tranh tụng tại phiên tòa” [8]. Tiếp đó, trong chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị Ban
chấp hành Trung ương Đảng một lần nữa yêu cầu: “Nâng cao chất lượng hoạt
động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa
xét xử, coi đây là hoạt động đột phá của các cơ quan tư pháp…” [10].
55
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc
Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc

Contenu connexe

Similaire à Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc

Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...
Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...
Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similaire à Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...
 
Luận văn: Cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp
Luận văn: Cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư phápLuận văn: Cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp
Luận văn: Cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp
 
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
 
Đề tài: Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HAY
Đề tài: Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HAYĐề tài: Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HAY
Đề tài: Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HAY
 
Vai trò của Tòa án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam.doc
Vai trò của Tòa án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam.docVai trò của Tòa án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam.doc
Vai trò của Tòa án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam.doc
 
Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...
Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...
Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...
 
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở Việt Nam hiện...
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở Việt Nam hiện...Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở Việt Nam hiện...
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở Việt Nam hiện...
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAYLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
 
Báo cáo thực tập thẩm định giá tài sản trong pháp luật tố tụng dân sự tại việ...
Báo cáo thực tập thẩm định giá tài sản trong pháp luật tố tụng dân sự tại việ...Báo cáo thực tập thẩm định giá tài sản trong pháp luật tố tụng dân sự tại việ...
Báo cáo thực tập thẩm định giá tài sản trong pháp luật tố tụng dân sự tại việ...
 
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụngNgười tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
 
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAYĐề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
 
Luận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAY
Luận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAYLuận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAY
Luận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAY
 
GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TAND (QUA THỰC TIỄN TẠI...
GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TAND (QUA THỰC TIỄN TẠI...GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TAND (QUA THỰC TIỄN TẠI...
GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TAND (QUA THỰC TIỄN TẠI...
 
Đề tài: Giải quyết khiếu kiện về lĩnh vực đất đai của Tòa án, HOT
Đề tài: Giải quyết khiếu kiện về lĩnh vực đất đai của Tòa án, HOTĐề tài: Giải quyết khiếu kiện về lĩnh vực đất đai của Tòa án, HOT
Đề tài: Giải quyết khiếu kiện về lĩnh vực đất đai của Tòa án, HOT
 
Đề tài: Giải quyết khiếu kiện đất đai của Tòa án Ninh Bình, HAY
Đề tài: Giải quyết khiếu kiện đất đai của Tòa án Ninh Bình, HAYĐề tài: Giải quyết khiếu kiện đất đai của Tòa án Ninh Bình, HAY
Đề tài: Giải quyết khiếu kiện đất đai của Tòa án Ninh Bình, HAY
 
Luận văn: Giải quyết hành chính trong lĩnh vực đất đai tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Giải quyết hành chính trong lĩnh vực đất đai tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Giải quyết hành chính trong lĩnh vực đất đai tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Giải quyết hành chính trong lĩnh vực đất đai tỉnh Ninh Bình
 
Luận Văn Thạc Sĩ Trách Nhiệm Chứng Minh Trong Vụ Án Hình Sự.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Trách Nhiệm Chứng Minh Trong Vụ Án Hình Sự.docxLuận Văn Thạc Sĩ Trách Nhiệm Chứng Minh Trong Vụ Án Hình Sự.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Trách Nhiệm Chứng Minh Trong Vụ Án Hình Sự.docx
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dânLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAYLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAY
 
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOTLuận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
 

Plus de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Plus de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Dernier

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ THOA VAI TRß CñA THÈM PH¸N TßA ¸N NH¢N D¢N CÊP QUËN, HUYÖN TRONG XÐT Xö C¸C Vô ¸N H×NH Sù (TR£N C¥ Së Sè LIÖU THùC TIÔN §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI, GIAI §O¹N 2009 - 2013) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRỊNH QUỐC TOẢN HÀ NỘI
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Hoàng Thị Thoa
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP QUẬN, HUYỆN TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ .....................................................8 1.1. Khái niệm Thẩm phán và vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự............8 1.1.1. Khái niệm Thẩm phán ..........................................................................8 1.1.2. Vai trò của Thẩm phán nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự ......................................................................................12 1.2. Mối quan hệ pháp luật giữa Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện với các chức danh tư pháp khác trong xét xử các vụ án hình sự.....................................................................................14 1.2.1. Mối quan hệ bên trong Tòa án............................................................15 1.2.2. Quan hệ bên ngoài Tòa án ..................................................................19 1.3. Một số nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử các vụ án hình sự và sự tác động của chúng tới vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự ...23 1.3.1. Nguyên tắc suy đoán vô tội ................................................................23 1.3.2. Nguyên tắc độc lập xét xử ..................................................................24 1.3.3. Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số...............27
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CẤP, HUYỆN TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 28 2.1. Những quy định của pháp luật về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự 28 2.1.1. Khái quát những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện ở Việt Nam từ Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 28 2.1.2. Các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự 37 2.2. Vai trò Thẩm phán của các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện thành phố Hà Nội trong thực tiễn xét xử trên cơ sở dữ liệu địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 43 2.2.1. Khái quát tình hình xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện ở Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2013 43 2.2.2. Thẩm phán với việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự 48 2.2.3. Thẩm phán với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự 59 2.2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ...........................................66 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN NHÂN DÂN CẤP QUẬN, HUYỆN TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ 69 3.1. Mục đích, yêu cầu và phương hướng hoàn thiện pháp luật và tăng cường vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự 69
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.1.1. Mục đích, yêu cầu...............................................................................69 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện...................................................................72 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật.......................................................74 3.3. Một số giải pháp khác tăng cường vai trò Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự 80 3.3.1. Giải pháp đổi mới cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 80 3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 84 3.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán trong công tác xét xử các vụ án hình sự cấp quận, huyện 87 3.3.4. Giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 89 3.3.5. Giải pháp đổi mới chế độ, chính sách đối với Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 96 3.3.6. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 98 3.3.7. Giải pháp về điều kiện đảm bảo nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện ...........................................100 KẾT LUẬN ..................................................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................107
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTHS: HĐXX: TAND: TANDTC: XHCN: Bộ luật tố tụng hình sự Hội đồng xét xử Toà án nhân dân Tòa án nhân dân tối cao Xã hội chủ nghĩa
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Bảng thống kê số liệu giải quyết tất cả các vụ việc nói chung và án hình sự nói riêng của cấp quận, huyện từ năm 2009 đến năm 2013 46
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho Toà án nhân dân (TAND). Toà án có vị trí trung tâm trong các cơ quan tư pháp. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” đã khẳng định: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm” [10]. Toà án nhân dân có vai trò quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. TAND là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm. Tòa án thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua đội ngũ Thẩm phán- những người có trách nhiệm chính trong công tác xét xử và giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân-gia đình, kinh tế, lao động, hành chính và những vụ việc khác do luật quy định. Thẩm phán chính là những người đại diện cho Tòa án để thực hiện các chức năng nêu trên. Thẩm phán có vị trí, vai trò rất quan trọng, họ có nhiệm vụ cùng với các cơ quan chức năng có liên quan góp phần làm cho xã hội hoạt động theo các quy định của pháp luật Thẩm phán với tư cách là người đại 1
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 diện cho Nhà nước, họ được pháp luật quy định quyền ban hành các quyết định công nhận, hướng dẫn, dẫn dắt và quyết định các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức. Đặc biệt trong các vụ án hình sự, vai trò của Thẩm phán xét xử được thể hiện rõ nét nhất. Thẩm phán là người điều khiển, dẫn dắt việc tranh tụng để việc tranh tụng diễn ra một cách tôn nghiêm, có trật tự, đi đúng vào trọng tâm của vụ án. Để từ đó, các chứng cứ, các sự thật khách quan của vụ án đều được đưa ra làm rõ tại phiên tòa. Trên cơ sở tranh tụng khách quan, hội đồng xét xử (HĐXX) sẽ áp dụng pháp luật một cách đúng đắn để đưa ra một bản án với các quyết định hợp tình, hợp lý. Từ khi được hình thành và phát triển đến nay, đội ngũ Thẩm phán nước ta đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Trong đó, đội ngũ Thẩm phán TAND cấp quận, huyện có ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ chính trị của hệ thống Tòa án nói riêng và của Bộ máy nhà nước nói chung. Hiện nay, số lượng Thẩm phán TAND cấp quận, huyện là nhiều nhất so với số lượng Thẩm phán cả nước và hàng năm, số lượng vụ án hình sự họ tham gia làm chủ tọa phiên tòa là rất lớn. Mặt khác, cấp sơ thẩm là nơi tiếp cận đầu tiên của một quá trình tố tụng nên có ảnh hưởng quan trọng đến những giai đoạn tố tụng tiếp theo của một vụ án. Do đó, vị trí, vai trò của Thẩm phán TAND cấp huyện trong xét xử các vụ án hình sự cũng là một nội dung rất quan trọng không thể thiếu trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay như Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị đã “xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, vai trò của người tiến hành tố tụng”. Do vậy, việc nghiên cứu vị trí, vai trò của Thẩm phán cấp huyện trong quá trình xét xử các vụ án hình sự là một việc làm cần thiết góp phần thực hiện thành công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta. Mặt khác, theo Nghị quyết 49 của Bộ chính trị thì “Công tác tư pháp nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đội ngũ Thẩm phán xét xử còn thiếu, nhất 2
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 là ở các toà án cấp huyện; một số không ít các Thẩm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, thiếu thận trọng, tỉ mỉ thậm chí còn cẩu thả nên dẫn đến tình trạng có nhiều sai sót trong thực tiễn xét xử. Có không ít trường hợp do tắc trách không kiểm tra dẫn đến việc nhầm lẫn, sai sót trong các văn bản do Tòa án ban hành, đặc biệt là trong các bản án, quyết định của Tòa án. Mặt khác, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tế trong công tác của đội ngũ Thẩm phán hiện còn chưa đồng đều, nhất là đối với các Thẩm phán ở những địa phương vùng sâu, vùng xa. Một số Thẩm phán chưa tích cực học tập, nghiên cứu các văn bản pháp luật để củng cố kiến thức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Nhiều cán bộ bằng lòng với kiến thức đã có, không thường xuyên cập nhật kiến thức mới, nhất là trong thời đại kinh tế trí thức hiện nay, nên đã phạm sai lầm khi giải quyết các vụ án. Tại báo cáo tổng kết công tác năm 2012 TANDTC cũng đã khẳng định: Một số Thẩm phán, cán bộ chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, chưa tích cực học tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên nhiều vấn đề đã được quy định trong pháp luật đã được hướng dẫn cụ thể nhưng chưa nắm được để áp dụng trong công tác xét xử [35]. Trước tình hình trên và trong bối cảnh Việt Nam từng bước đi vào quỹ đạo toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới, nhất là đang thực hiện cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49 ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và xây dựng Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam, cũng như hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến Tòa án và Thẩm phán ở nước ta vẫn tiếp tục đặt ra và cần giải đáp. Bởi vậy, việc tiếp tục nghiên cứu lý luận, thực tiễn để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra những giải pháp 3
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quan trọng nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án các cấp là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn. Việc xác định đúng vị trí, vai trò của Thẩm phán trong tố tụng tại Tòa án là một vấn đề quan trọng. Xây dựng được Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó việc làm sao cho mọi người nhận thức một cách đúng đắn vị trí vai trò của Thẩm phán, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện những mô hình tố tụng, tổ chức bộ máy, các chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán, nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ Thẩm phán thực hiện tốt vai trò của mình là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Vai trò của Thẩm phán TAND cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2013)” là cần thiết và mang tính khách quan. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Từ khi có chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu đề tài về cải cách tư pháp và vị trí, vai trò của đội ngũ Thẩm phán. Cụ thể có thể kể đến một số công trình khoa học như: Cải cách hệ thống tư pháp ở Việt Nam, đề tài cấp nhà nước độc lập, mã số: 92-98- 353 do ông Nguyễn Văn Yểu làm Chủ nhiệm đề tài,1993; Người Thẩm phán nhân dân của Thông tin Khoa học pháp lý Viện Khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, 2002; Chuyên đề Cải cách tư pháp của Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay do GS. TSKH Đào Trí Úc chủ biên , Nhà xuất bản Khoa hoc ̣ xa ̃hội , 2002; Cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền do PGS.TSKH Lê Cảm, và TS Nguyễn Ngọc Chí chủ biên, Nxb ĐHQGHN, 2004; Thể chế tư pháp trong Nhà nước pháp quyền của tập thể tác giả do PGS.TS.Nguyễn Đăng Dung chủ biên. Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005; Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền 4
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Việt Nam, luận án tiến sỹ luật học, Đại học luật Hà Nội, 2003; Lê Thành Dương, Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, 2002; Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống Tòa án Việt Nam theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, luận án tiến sỹ của Đỗ Thị Ngọc Tuyết, đã bảo vệ năm 2006 tại khoa Luật, ĐHQGHN. Ngoài ra, tháng 7/2009 với sự hỗ trợ của Chính phủ Ôxtrâylia, TANDTC đã cho ra mắt “Sổ tay Thẩm phán”. Sổ tay Thẩm phán sẽ đóng góp cho quá trình hình thành nên một hệ thống tư pháp hiệu quả, công bằng và minh bạch, tăng cường năng lực thể chế của hệ thống Tòa án thông qua việc nâng cao tính chuyên nghiệp của Thẩm phán khi thực hiện các hoạt động tư pháp của mình. Sổ tay Thẩm phán cũng đóng góp vào sự độc lập của ngành Tòa án Việt Nam. Đặc biệt, ngày 09 tháng 07 năm 2010, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã xây dựng đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Ngoài ra còn có các bài viết của nhiều tác giả liên quan đến đội ngũ Thẩm phán được công bố trên các tạp chí như: Tạp chí TAND, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp... Các nghiên cứu đã đánh giá năng lực của đội ngũ Thẩm phán và đề ra những khuyến nghị để nâng cao. Có thể nói, qua nghiên cứu, khảo sát nội dung các sách chuyên khảo, các luận án, các bài báo khoa học đã công bố ở Việt nam trong thời gian qua, nhất là từ khi có Nghị quyết 49 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp ở Việt Nam đến năm 2020, cho thấy hầu hết các công trình đó là những công trình nghiên cứu cơ bản và trực diện về tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án, còn về Thẩm phán chưa được khoa học pháp lý Việt Nam quan tâm một cách 5
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đúng mức. Những nghiên cứu về Thẩm phán chỉ mới dừng lại ở các công trình nghiên cứu đơn lẻ, hoặc là chỉ đề cập đến một số vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý của Thẩm phán, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về vai trò của đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án các cấp trước yêu cầu cải cách tư pháp do Bộ Chính trị đề ra. Bên cạnh đó, ở nước ta cũng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đánh giá toàn vai trò đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án hiện nay ở nước ta, vì vậy những bất cập, hạn chế của đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án các cấp hiện nay, nhất là ở Hà Nội chưa được phân tích có hệ thống để đưa ra những kiến nghị, giải pháp đồng bộ tăng cường vai trò đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao vai trò đội ngũ Thẩm phán của Tòa án quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ được những vấn đề lý luận về vai trò của đội ngũ Thẩm phán của Tòa án cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án cấp quận, huyện ở Hà Nội hiện nay trong xét xử vụ án hình sự, đồng thời chỉ ra được những tồn tại, hạn chế của đội ngũ này và những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó. - Đề xuất được những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao vai trò đội ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay ở Hà Nội. 6
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lenin và thực tiễn, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh và điều tra điển hình để làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu. 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận văn danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề chung về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự. Chương 2: Những quy định của pháp luật về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường vai trò của Thẩm phán nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự. 7
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CẤP, HUYỆN TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. Những quy định của pháp luật về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự 2.1.1. Khái quát những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện ở Việt Nam từ Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến trước khi ban hành BLTTHS năm 2003 Căn cứ vào nhiệm vụ chung của cách mạng nước ta, căn cứ vào việc ban hành Hiến pháp và Luật tổ chức Toà án cũng như đặc điểm, tổ chức hoạt động của TAND trong từng giai đoạn Cách mạng ở nước ta, có thể chia quá trình phát triển của các quy định pháp luật về vai trò Thẩm phán Toà án cấp huyện từ năm 1945 đến trước khi có BLTTHS năm 2003 làm 2 giai đoạn, cụ thể là: * Giai đoạn từ 1945 đến 1988 Sau khi cách mạng tháng tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Chính quyền nhân dân còn non trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất với thù trong giặc ngoài, nền kinh tế rơi và tình trạng suy thoái... Mặc dù vậy, hoạt động lập pháp nói chung, lập pháp tố tụng nói riêng vẫn được nhà nước quan tâm. Ngày 24/01/1946, Sắc lệnh số 13/SL về “Tổ chức các Toà án và các ngạch Thẩm phán” đã được ban hành. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định tương đối đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán cũng như việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử theo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được quy định tại điều 47, điều 50 của sắc lệnh. Trong đó, điều 47 quy định: 28
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Toà án tư pháp sẽ độc lập với các cơ quan hành chính. Các vị Thẩm phán sẽ chỉ trọng pháp luật và công lý, các cơ quan khác không được can thiệp vào việc tư pháp [22]. Điều 50 quy định: Mỗi Thẩm phán xử án quyết định theo pháp luật và lương tâm của mình. Không quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc xét xử [22]. Cũng theo Sắc lệnh số 13, TAND có 03 cấp xét xử: Toà án sơ cấp (ở các quận, huyện, châu, phủ), Toà án đệ nhị ở cấp (ở tỉnh), Toà án Thượng thẩm. Thẩm phán chia thành hai ngạch là ngạch sơ cấp và ngạch đệ nhị cấp. Các Thẩm phán đệ nhị cấp được chia thành hai chức vị: Thẩm phán xử án do Chánh nhất Toà án thượng thẩm đứng đầu và Thẩm phán buộc tội (Thẩm phán của công tố viện) do chưởng lý đứng đầu. Thẩm phán xử án khi được Bộ trưởng Bộ tư pháp quyết định có thể được chuyển sang làm Thẩm phán buộc tội và ngược lại (Điều 109 Sắc lệnh số 13). Thẩm phán đệ nhị cấp làm việc ở các Toà đệ nhị cấp và Toà án thượng thẩm. Thẩm phán Sơ cấp làm việc ở các quận, huyện, châu, phủ. Vào ngạch Thẩm phán Sơ cấp phải ít nhất 21 tuổi, có bằng Tú tài, và trúng tuyển một kỳ thi. Các người có bằng Luật khoa Tú tài (tức là có hai phần cử nhân) có thể bổ thẳng vào hạng ba không phải thi. Nếu có Luật khoa Cử nhân, thì có thể bổ thẳng vào hạng nhất. Theo Sắc lệnh này, Thẩm phán có quyền hạn rất lớn trong xét xử. Mặc dù quy định về sự tham gia của Phụ thẩm "khi xét xử ngoài Chánh án chủ toạ phiên toà còn có hai phụ thẩm" [22] nhưng quyền hạn của phụ thẩm còn hạn chế "ông Chánh án hỏi ý kiến của Phụ thẩm về tội trạng các phạm nhân và về hình phạt rồi tự mình quyết định" [22]. Ngoài ra, Sắc lệnh 51/SL ngày 17/4/1946 còn quy định về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán như: “Ông Chánh án chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ điều khiển cuộc thẩm vấn và bảo vệ trật tự phiên toà, ông Chánh án nếu cần có thể mở phiên toà ngoài trụ sở của Toà án, nơi cách xa toà” [23]. 29
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Vào ngạch Thẩm phán, phải đủ ba điều kiện chung: Có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt đàn ông, đàn bà; Hạnh kiểm tốt; Chưa can án bao giờ. Ngoài ra Điều 59 còn quy định có thể bổ dụng làm Thẩm phán Sơ cấp, nhưng phải đủ 3 điều kiện chung như trên và phải ít nhất 21 tuổi. Các người tốt nghiệp năm thứ nhất trường Luật, khoa Đại học (một phần Cử nhân luật). Các Tham tá lục sự. Các Tham tá thông ngôn ngạch tư pháp. Các quan lại cũ đã từng làm Thẩm phán. Các Lục sự Toà Nam án Đệ nhị cấp cũ. Các Viên chức ngách trung đẳng có bằng Cao đẳng tiểu học mà đã làm chuyên môn về Tư pháp được 5 năm. Các người có bằng tú tài. Các Viên chức ngạch cao đẳng không chuyên môn về tư pháp. Nếu cần sẽ mở một kỳ thi, hay những lớp huấn luyện chuyên môn để bổ khuyết học vấn của các Thẩm phán ngạch này. Pháp luật giai đoạn này thực hiện chế độ bổ nhiệm Thẩm phán. Điều 64 Hiến pháp 1946 quy định: “Các thành viên Thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm” [28]. Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử được coi là rất quan trọng và Thẩm phán là nhân tố chủ yếu khi xử án. Yêu cầu phẩm chất đạo đức đối với mỗi Thẩm phán cũng được đề cao thẩm phán phải làm đầy đủ bổn phận của mình, phải dự đầy đủ các phiên toà, xét xử nhanh chóng và phải thật công minh. Bên cạnh đó đòi hỏi Thẩm phán phải là người thanh liêm, chính trực, phải cư xử đúng mực, biết tự trọng để giữ thanh danh và phẩm cách của một vị quan toà. Đến năm 1959 Hiến pháp 1959 ra đời, vai trò và vị thế của TAND nói chung và chế định Thẩm phán nói riêng đã được khẳng định, thể hiện sự xây dựng và tăng cương bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân trên nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Tại Hiến pháp này quy định hệ thông Toà án 30
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 gồm: TAND tối cao, các TAND địa phương; các Tòa án quân sự các cấp. Ngoài ra khi xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt. Ngày 14/7/1960, trên cơ sở những quy định của Hiến pháp 1959, Quốc hội đã ban hành Luật tổ chức TAND và Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của TAND tối cao và tổ chức TAND địa phương được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 23/3/1961. Theo đó hệ thống Toà án Việt Nam gồm: TAND tối cao; TAND địa phương; Tòa án quân sự. Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể thành lập Toà án đặc biệt. Các TAND được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc Thẩm phán bầu; TAND xét xử tập thể, quyết định theo đa số; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Toà án xét xử công khai, đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo. Việc tuyển chọn Thẩm phán được thực hiện theo chế độ bầu Thẩm phán. Tại Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về hình sự được ban hành kèm theo thông tư 16 - TATC ngày 27/9/1974 của TANDTC, nêu rõ về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán trong phiên toà. Theo đó, bản hướng dẫn đã ghi nhận các nguyên tắc tố tụng như: Sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Toà án (trong đó có Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân); Hội thẩm khi tham gia xét xử ngang quyền với Thẩm phán; Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số; Thẩm phán theo chế độ bầu. Như vậy, mặc dù thời kỳ này chưa có văn bản tố tụng nào quy định riêng về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán, song qua các văn bản pháp luật đó chúng ta cũng xác định được địa vị của Thẩm phán trong tố tụng. Hoạt động của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án hình sự đã được hướng dẫn chi tiết và thống nhất trong phạm vi cả nước. Các quy định này hầu như được giữ nguyên khi ban hành BLTTHS năm 1988. Như vậy, vị trí trung tâm trong xét xử của Thẩm phán đã được khẳng định. Thẩm phán là người điều khiển phiên toà với nhiều 31
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trọng trách vừa chứng minh tội phạm, vừa quyết định hình phạt, vừa đảm bảo phiên toà diễn ra đúng luật định. Thẩm phán còn phải giúp đỡ Hội thẩm nắm được pháp luật, đường lối, chính sách, đồng thời phải tích cực phát huy vai trò của Hội thẩm khi tham gia phiên toà. Năm 1975, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ban hành Sắc lệnh số 01/SL ngày 15/3/1976 về tổ chức Toà án ở miền Nam. Khi Việt Nam thống nhất về mặt Nhà nước, theo Nghị quyết ngày 02/7/1976 của Quốc hội quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 và Nghị quyết số 76/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 25/8/1977 quy định về việc thi hành và xây dựng pháp luật trống nhất trong cả nước, hai hệ thống Toà án ở hai miền Bắc, Nam hợp nhất lại và được tổ chức, hoạt động theo Luật tổ chức TAND năm 1960. Ngày 18/12/1980 Hiến pháp năm 1980 ra đời, chế định Toà án nhân dân trong Hiến pháp 1980 đã được cụ thể hoá bằng Luật tổ chức TAND năm 1981. Về cơ bản tổ chức hệ thống Toà án theo Hiến pháp 1980 và Luật tổ chức TAND 1981 không có gì khác biệt nhiều so với Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức TAND năm 1960. Tuy nhiên, đối với TAND tối cao, trước đây có Thẩm phán dự khuyết, nay không còn chức danh này. Hệ thống TAND từ tối cao đến cấp huyện, ở mỗi cấp Toà án đều thống nhất bao gồm Chánh án, một hoặc nhiều Phó chánh án và các Thẩm phán. Chế độ bầu cử Thẩm phán được thực hiện ở TAND các cấp. * Giai đoạn 1988 đến 2002 Ngày 28/6/1988 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, đã thông qua BLTTHS có hiệu lực từ ngày 01/01/1989. Sự ra đời này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và góp phần xử lý nhanh chóng, chính xác tội phạm. 32
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BLTTHS năm 1988 đã cụ thể hoá các quy định về tổ chức và hoạt động của Toà án bằng cách quy định một cách hệ thống các vấn đề cơ bản của tố tụng hình sự, trong đó có hoạt động của Thẩm phán. Bộ luật này quy định: “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án” [29, Điều 10, tr.14]. Điều này thể hiện vị trí quan trọng của Thẩm phán trong xã hội và bộ máy nhà nước. Một số nguyên tắc của tố tụng hình sự được quy định trong Bộ luật liên quan trực tiếp tới hoạt động của Thẩm phán, như: Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật [29, Điều 17, tr.16]; Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số [29, Điều 18, tr.17]; Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự [29, Điều 19, tr.17]; Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục [29, Điều 159, tr.98]. Trong phạm vi chức năng của mình, Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động… BLTTHS năm 1988 đã xác định rõ: “Thẩm phán là một trong những người tiến hành tố tụng hình sự” [29, Điều 27, tr.20]. Tại bộ luật này nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán không được quy định ở phần chung mà chỉ quy định cụ thể ở từng giai đoạn tố tụng. Theo đó, BLTTHS năm 1988 cũng quy định cụ thể các quyền và nhiệm vụ của Thẩm phán TAND cấp huyện khi giải quyết một vụ án hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tại phiên toà và sau khi xét xử. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán có nhiệm vụ: Nghiên cứu hồ sơ; giải quyết khiếu nại và yêu cầu của người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác để mở phiên toà như triệu tập người tham gia phiên toà, trích xuất bị cáo đang bị tạm giam… Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải ra một trong những quyết định sau: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án. Trước đây, theo bản hướng dẫn của TANDTC 33
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 về trình tự sơ thẩm hình sự (kèm theo Thông tư số 16 – TATC ngày 27/9/1974) thì trong những trường hợp cần yêu cầu điều tra bổ sung hoặc cần thay đổi biện pháp ngăn chặn, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ tố tụng thì Toà án phải họp trù bị với Viện kiểm sát rồi mới ra quyết định. Nay, BLTTHS không quy định họp trù bị là một thủ tục bắt buộc cho nên đây chỉ là việc phối kết hợp giữa các cơ quan tố tụng. Như vậy so với quy định trước đây, sự độc lập trong việc giải quyết vụ án hình sự đã rõ và cụ thể hơn, chặt chẽ hơn. Trình tự tố tụng tại phiên toà không có nhiều thay đổi so với Bản hướng dẫn năm 1974. Theo đó, BLTTHS quy định chủ tọa phiên tòa là người tiến hành, điều khiển và dẫn dắt trong suốt quá trình tại phiên tòa từ việc bắt đầu phiên tòa, tới việc xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa rồi đến nghị án và tuyên án. Theo BLTTHS năm 1988 thì: “Chủ tọa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm nhân dân, sau đó đến Kiểm sát viên, Người bào chữa” [29, Điều 181, Khoản 2, tr.108]. Thực tế cho thấy, thời kỳ này, vai trò của Thẩm phán và HĐXX rất quan trọng. Tại phiên toà, Thẩm phán vừa là người làm sáng tỏ nội dung vụ án, vừa là người buộc tội vừa là người gỡ tội. Trong khi đó, Kiểm sát viên chưa thực hiện đúng vai trò của mình tại phiên tòa. Phần tranh luận được quy định riêng tại chương XX, với các quy định cụ thể tại phần này như: Trình tự phát biểu khi tranh luận (Điều 191); Đối đáp (Điều 192); Trở lại việc xét hỏi (Điều 193)… Mục đích của việc tranh luận là để cho những người tham gia tranh luận phân tích, đánh giá việc phạm tội một cách toàn diện nhưng hiệu quả thực tế của việc tranh luận tại các phiên toà là không cao, tranh luận tại phiên tòa vẫn chỉ mang tính hình thức. Kết thúc phần tranh luận, HĐXX vào phòng nghị án và ra tuyên án. Các thành viên của HĐXX giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số; Thẩm phán là người biểu quyết sau cùng. Có thể thấy, ở giai đoạn này, vai trò của Thẩm phán khi xét xử vụ án hình sự là rất lớn, Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, là người tổ chức và điều khiển phiên tòa; tham gia vào việc ra bản án, quyết định. 34
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phân tích các quy định của BLTTHS năm 1988, có thể thấy rằng giai đoạn này vai trò của Thẩm phán rất lớn bởi ngoài nhiệm vụ xét xử, Thẩm phán còn có nhiệm vụ buộc tội. Tuy nhiên đây cũng là mặt hạn chế của BLTTHS 1988 khi Thẩm phán lại làm thay công việc của Kiểm sát viên. Do vậy, mục tiêu vô tư khách quan của Thẩm phán tại phiên toà bị ảnh hưởng vì mất sự cân bằng giữa bên buộc tội và bên bào chữa. Tóm lại, Bộ luật tố tụng hình sự 1988 đã phát huy tác dụng đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, Bộ luật này sau một thời gian thi hành đã gặp một số vấn đề bất cập nên cần thiết phải sửa đổi, bổ sung. Vì thế Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức sửa đổi và bổ sung lần 2 vào năm 1990, bổ sung lần 2 vào năm 1992 và lần 3 vào năm 2000. Tại lần sửa đổi, bổ sung lần 2 đã bổ sung Điều 160a về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm, theo đó Hội đồng xét xử này gồm 3 Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân; Thẩm phán chủ toạ phiên toà điều khiển và giữ kỷ luật tại phiên toà. Tại lần sửa đổi, bổ sung lần 3 đã xoá bỏ Điều 160a về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm ở lần sửa đổi thứ 2, đồng thời thêm 2 điều mới về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Ngày 15/4/1992 Quốc hội khoá VII đã thông qua Hiến pháp 1992, những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của TAND được quy định tại Chương X Hiến pháp 1992. Trong đó có một số điểm mới về chế định Thẩm phán, thay thế chế độ bầu cử bằng chế độ bổ nhiệm Thẩm phán, tất cả các Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, nhiệm kỳ là 5 năm. Ngày 14/5/1993, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm TAND. Tại pháp lệnh này đã đưa ra khái niệm Thẩm phán, quy định cụ thể về tiêu chuẩn tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán và quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán. Ngày 15/10/1993 Toà án nhân dân tối cao - Bộ tư pháp ban hành thông tư liên ngành số 05/TTLN hướng dẫn 35
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thực hiện một số quy định của pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 1993. Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng, xác định cụ thể những tiêu chí để lựa chọn một Thẩm phán. Có thể nói đây là giai đoạn có nhiều thành tựu trong kỹ thuật lập pháp của nước ta về chế định Thẩm phán. Điều này được chứng minh bằng sự ra đời của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 1993. Qua đó có thể thấy rằng, vai trò của Thẩm phán cấp quận, huyện trong hoạt động xét xử nói chung cũng như trong xét xử vụ án hình sự nói riêng ngày càng được coi trọng hơn. Ngày 02/4/2002, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá X đã thông qua Luật tổ chức TAND năm 2002. Việc ban hành đạo luật này là một bước cải cách tư pháp lớn đối với ngành TAND. So với luật tổ chức TAND năm 1992, chế định Thẩm phán trong Luật tổ chức TAND năm 2002 đã quy định bổ sung về sự giám sát của nhân dân đối với Thẩm phán; quy định về mối quan hệ giữa Thẩm phán với các cơ quan, tổ chức và công dân. Khi thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình, Thẩm phán có quyền liên hệ với cơ quan Nhà nước, Uỷ ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân. Ngày 04/10/2002, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm TAND dựa trên cơ sở những quy định của Luật tổ chức TAND năm 2002. Bên cạnh đó, Pháp lệnh này tiếp thu những thành tựu của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 1993, đồng thời thay đổi một số điểm mới để phù hợp với tình hình thực tiễn. Các quy định về tiêu chuẩn tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán ở Pháp lệnh năm 2002 đã được nâng lên về trình độ, về thời gian làm công tác pháp luật, về quyền hạn, trách nhiệm... Chẳng hạn, về trình độ học vấn phải là cử nhân luật đối với tất cả các loại Thẩm phán, trong khi đó ở Pháp lệnh 1993 tuyển chọn cả trình độ cao 36
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đẳng. Tại điều 1 của pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm nhân dân năm 2002 quy định Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án [49, tr.1]. Tại Điều 11 quy định: “Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình công tác hoặc Tòa án nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn” [49]. Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự của Thẩm phán TAND cấp quận, huyện cũng được tăng lên, theo đó Thẩm phán cấp quận, huyện được xét xử những vụ án hình sự có khung hình phạt đến 15 năm. 2.1.2. Các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của Thẩm phán TAND cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự Hiện nay, các quy định về Thẩm phán được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật tổ chức TAND năm 2002, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 (được sửa đổi bổ sung năm 2011) và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, hệ thống Tòa án ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Tòa án nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Các Tòa án quân sự; Các Tòa án khác do luật định; Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc [27, Điều 2, tr.8]. Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Tòa án thực hiện việc xét xử thông qua đội ngũ thẩm phán, Thẩm phán là người thay mặt Tòa án được giao nhiệm vụ xét xử, nên Thẩm phán cũng thể hiện vị trí trung tâm của mình. Thẩm phán là người thay mặt Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc kết thúc một quá trình tố tụng, phán quyết một hay một vài người nào đó là có tội hay không và 37
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hậu quả pháp lý kèm theo nếu họ có tội. Vai trò của thẩm phán được quy định rõ ràng hơn trong Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm nhân dân năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2011, theo đó “Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án nơi mình công tác hoặc Toà án nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn” [49, Điều 11] Trong quá trình giải quyết các vụ án nói chung và vụ án hình sự nói riêng, “Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành những quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác theo quy định của pháp luật” [49, Điều 12] Chỉ có Thẩm phán mới được vinh dự để pháp luật trao cho nhiệm vụ quan trọng này, thông qua đó thấy được vai trò to lớn và quan trọng của Thẩm phán trong xã hội cũng như trong các cơ quan tiến hành tố tụng.Tuy nhiên đây chỉ là những quy định chung nhất về vai trò của thẩm phán trong quá trình xét xử các vụ án. BLTTHS ra đời năm 2003 càng khẳng định hơn nữa vai trò của Thẩm phán cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự. Bộ luật đã quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán, theo đó: Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa; b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự; c) Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐXX; d) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác theo thẩm quyền của Tòa án và theo sự phân công của Chánh án Tòa án [30, Điều 39, tr.31]. Mặt khác, Điều luật cũng quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tại theo đó, Thẩm phán được phân công chủ tọa 38
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phiên tòa ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn trên còn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau: a) Quyết định, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của BLTTHS; b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; d) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa; đ) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác theo thẩm quyền của Tòa án và theo sự phân công của Chánh án Tòa án [30, Điều 39, Khoản 2, tr.32]. Như vậy, khi Thẩm phán được phân công nghiên cứu vụ án hình sự, bằng việc đánh giá chứng cứ, thẩm phán có thể ra một trong các quyết định trên. Nếu trong hồ sơ vụ án “chứng cứ quan trọng đối với vụ án” dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 63 của BLTTHS và nếu thiếu chứng cứ này thì không thể giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật thì thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Nếu trong quá trình chuẩn bị xét xử, trường hợp bị cáo không bị tạm giam, mặc dù trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã lấy lời khai; bị cáo đã được tống đạt kết luận điều tra, bản cáo trạng nhưng khi cần triệu tập bị cáo đến Toà án hoặc tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bị cáo không còn ở nơi cư trú nữa. Trong trường hợp Thẩm phán không biết bị cáo ở đâu, nếu có căn cứ cho rằng bị cáo đã bỏ trốn thì Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà cùng với việc ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, Toà án phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra lệnh truy nã đối với bị cáo. Nếu qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án áp dụng biện pháp tạm giam bằng việc 39
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ra lệnh tạm giam bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo chưa bị tạm giam hoặc đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đã hết và căn cứ vào quy định tại Điều 88 của BLTTHS, xét thấy cần thiết tạm giam hoặc tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo. Hoặc đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án thay đổi biện pháp tạm giam bằng việc ra quyết định thay đổi biện pháp tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam, nhưng xét thấy không cần thiết tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo mà có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (cấm đi khỏi nơi cư trú; bảo lĩnh; đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm). Nếu thẩm phán nghiên cứu hồ sơ thấy rằng vụ án đã đủ chứng cứ chứng minh việc phạm tội thì thẩm phán ra quyết định “Đưa vụ án ra xét xử” và tiến hành việc triệu tập những người liên quan cần xét hỏi đến phiên tòa. Tại BLTTHS quy định các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Thẩm phán Tòa án cấp huyện, gồm những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây: a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự [30, Điều 170, Khoản 1, tr.137]. Theo quy định trên thì Tòa án cấp huyện chỉ được xét xử những vụ án hình sự về những tội phạm mà mức hình phạt cao nhất của tội phạm ấy là đến mười lăm năm tù và trừ những tội phạm theo quy định tại Điều 170 BLTTHS. Sau khi được phân công, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa nếu thấy rằng vụ án không 40
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thuộc thẩm quyền của mình thì đề nghị với Chánh án Tòa án chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền. Đối với thủ tục bắt đầu phiên tòa, Thẩm phán với tư cách là chủ tọa phiên tòa có vai trò quan trọng là điều hành phiên tòa. Thẩm phán tiến hành những thủ tục cần thiết trong thủ tục bắt đầu phiên tòa (Điều 201 BLTTHS), điều khiển các thủ tục xét hỏi, tranh luận, nghị án và là người tuyên đọc bản án, đảm bảo cho việc xét xử khách quan, đúng người, đúng tội. Đối với hoạt động tố tụng tại phiên tòa thì vai trò của Thẩm phán được thể hiện một cách rõ nét và đầy đủ nhất. Chính tại phiên tòa là nơi diễn ra hoạt động tranh tụng công khai và bình đẳng, nó bao gồm đầy đủ các dấu hiệu, đặc điểm của việc tranh tụng và cũng tại giai đoạn này vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng được thể hiện một cách nổi bật. Thẩm phán là người điều khiển, dẫn dắt việc xét hỏi, tranh luận để việc tranh tụng diễn ra một cách có trật tự, đi đúng trọng tâm vào những vấn đề mấu chốt, những điểm còn mâu thuẫn, cần làm rõ của vụ án hình sự. Đặc biệt, nhằm đảm bảo tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác... theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, BLTTHS 2003 đã có những sửa đổi, bổ sung đối với giai đoạn tranh luận tại phiên tòa, đặc biệt là đối với vai trò của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi điều khiển việc tranh luận giữa Kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng.Thông qua kết quả xét hỏi và tranh luận, Thẩm phán đánh giá nội dung thực chất của vụ án, các chứng cứ, các lý lẽ, lập luận của mỗi bên, trên cơ sở đó căn cứ vào quy định của pháp luật để có ý kiến khi nghị án và ra quyết định đúng đắn. Như vậy, Thẩm phán TAND cấp huyện chỉ là một trong ba thành viên của HĐXX, nhưng vị trí của Thẩm phán vẫn là người quan trọng nhất trong HĐXX thông qua việc điều khiển phiên tòa, xét hỏi, điều khiển hoạt động tranh luận và chủ động trong mọi hoạt động, kể cả khi nghị án. Thẩm phán 41
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thay mặt HĐXX tuyên bản án nhân danh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Các phán quyết của HĐXX là biểu hiện tập trung và là kết quả cuối cùng không chỉ của quá trình xét xử mà đồng thời là kết quả của quá trình điều tra, truy tố. Bản án của HĐXX được ban hành và được bảo đảm thực hiện trong thực tiễn. BLTTHS năm 2003 quy định: Bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó; Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, tổ chức và công dân phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành án; Các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành án [30, Điều 22, tr.16]. Từ những quy định trên, ta thấy được vị trí trung tâm của Tòa án trong hoạt động tư pháp, mà trong đó Thẩm phán là người trực tiếp thay mặt Tòa án để thực hiện chức năng xét xử. Thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự, Thẩm phán góp phần to lớn vào việc trừng trị kịp thời, có hiệu quả những kẻ phạm tội, nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ các quyền con người, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Ngoài ra, bằng việc xét xử tại phiên tòa, Thẩm phán góp phần vô cùng to lớn, có hiệu quả trong công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Đồng thời, từ công tác áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong thực tiễn xét xử, có thể đúc rút ra những kinh nghiệm quý báu, góp phần kiến nghị, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện pháp luật. 42
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Từ những phân tích trên, một lần nữa khẳng định Thẩm phán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động xét xử vụ án hình sự. Qua đó, góp phần bảo vệ các quyền con người, bảo vệ công lý, đấu tranh phòng chống tội phạm, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.2. Vai trò Thẩm phán của các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện thành phố Hà Nội trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở dữ liệu địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013) 2.2.1. Thực tiễn tình hình xét xử các vụ án hình sự của TAND quận, huyện ở Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2013 Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, là thành phố đông dân cư thứ hai của cả nước với các tầng lớp dân cư có trình độ học vấn, ý thức pháp luật khác nhau từ khắp các vùng miền đổ về học tập, sinh sống và làm việc. Với diện tích 3.345km2 ; số lượng dân cư hơn 7 triệu người sinh sống phân bổ tại 30 quận, huyện gồm: Các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Bắc từ Liêm, Nam Từ Liêm. Các huyện: Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Hoài Đức, Ba Vì, Thạch Thất, Đan Phượng, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Quốc Oai, và một thị xã Sơn Tây. Tương ứng với mỗi quận, huyện thì có một Tòa án theo đơn vị hành chính, có trụ sở độc lập gọi chung là cấp huyện. Mỗi TAND cấp huyện có cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động gồm một Chánh án, hai đến ba Phó Chánh án, các Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân, và các cán bộ khác làm công tác hỗ trợ cho công tác xét xử. Từ khi thành lập đến nay, với công việc của mình, đặc biệt là xét xử các vụ án hình sự, 30 TAND quận, huyện tại thành phố Hà Nội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đó là giữ vai trò quan trọng trong công tác đấu 43
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tranh, phòng chống tội phạm, tham gia giáo dục pháp luật, trừng trị thích đáng người phạm tội, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị cho địa phương. Điều này có sự góp phần không nhỏ của đội ngũ Thẩm phán cấp quận, huyện. Theo số liệu thống kê tại Phòng tổ chức cán bộ TAND Thành phố Hà Nội, số lượng Thẩm phán TAND cấp huyện tại Hà Nội năm 2009 là 258 người. Đến ngày 31/12/2013 số lượng biên chế Thẩm phán cấp quận, huyện là 283 người; trong đó có 01 người có trình độ Tiến sỹ luật; 32 người có trình độ Thạc sỹ luật còn lại 100% có trình độ cử nhân Luật và một điều kiện tiên quyết đó là họ phải là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời do đặc thù của xét xử của TAND cấp quận, huyện, chưa thành lập Tòa chuyên trách cho từng loại quan hệ pháp luật, do đó các Thẩm phán phải kiêm nhiệm xét xử thêm một số loại vụ án. Cụ thể là một Thẩm phán có thể ngoài việc xét xử các vụ án Hình sự, họ được phân công giải quyết thêm các quan hệ khác được pháp luật điều chỉnh như: Dân sự, Hôn nhân và Gia đình, Kinh doanh Thương mại, Hành chính, Lao động. Tại luận văn này, chỉ nêu lên một mảng công tác mà các Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện đã thực hiện. Đó là về công tác xét xử các vụ án hình sự. Theo các báo cáo tổng kết công tác xét xử của TAND thành Hà Nội, từ năm 2009 đến 2013, các TAND quận, huyện đã xét xử các loại vụ án như sau: Năm 2009: Toàn ngành thụ lý tất cả các loại vụ việc là 18.808 vụ (tăng 923 vụ), so với năm 2008; giải quyết 18.000 vụ (tăng 1.055 vụ), đạt tỷ lệ giải quyết 95,7%, còn lại 808 vụ. Cấp quận, huyện giải quyết tất cả các loại vụ, việc là 16.908 vụ; Công tác giải quyết án Hình sự cấp quận, huyện: thụ lý 6.627 vụ/10.939 bị cáo; giải quyết 6.605 vụ/ 10.905 bị cáo (tăng 661 vụ so với năm 2008), đạt tỷ lệ giải quyết 99,6%. Đã hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 434 vụ/780 bị cáo. Đã tổ chức được 1.195 vụ án hình sự xét xử lưu động tại địa phương. 44
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Năm 2010: Toàn ngành thụ lý tất cả các loại vụ việc là 18.840 vụ, giải quyết 18.057 vụ, đạt tỷ lệ 95,84%, còn lại 783 vụ. So với cùng kỳ, thụ lý tăng 32 vụ, giải quyết tăng 57 vụ. Cấp quận, huyện giải quyết tất cả các loại vụ, việc là 17.345 vụ; Công tác giải quyết án Hình sự cấp quận, huyện: Thụ lý 6.725 vụ/12.181 bị cáo; giải quyết 6.669 vụ/ 11.991 bị cáo đạt tỷ lệ giải quyết 99,1%. Đã hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 501 vụ/1.235 bị cáo. Đã tổ chức được 1.005 vụ án hình sự xét xử lưu động tại địa phương. Năm 2011: Toàn ngành thụ lý tất cả các loại vụ việc là 21.104 vụ, giải quyết 20.480 vụ, đạt tỷ lệ 97%, còn lại 624 vụ. So với năm 2010, thụ lý tăng 2.264 vụ, giải quyết tăng 2.423 vụ. Cấp quận, huyện thụ lý tất cả các loại vụ, việc là 19.018 vụ; Công tác giải quyết án Hình sự cấp quận, huyện: thụ lý 6.972 vụ/15.493 bị cáo; giải quyết 6.950 vụ/ 15.318 bị cáo; đạt tỷ lệ giải quyết 99,7%. Đã hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 473 vụ/1.224 bị cáo. Đã tổ chức được 1.481 vụ phiên tòa xét xử lưu động tại địa phương. Năm 2012: Toàn ngành thụ lý tất cả các loại vụ việc là 23.521 vụ, giải quyết 21.749 vụ, đạt tỷ lệ 92.5%. So với năm 2011, thụ lý tăng 2.417 vụ, giải quyết tăng 1.269 vụ. Cấp quận, huyện giải quyết tất cả các loại vụ, việc là 20.554 vụ; Công tác giải quyết án Hình sự cấp quận, huyện: thụ lý 7.892 vụ; giải quyết 7.862 vụ; đạt tỷ lệ giải quyết 99,6%. Đã hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 529 vụ/1.593 bị cáo. Đã tổ chức được 2.565 vụ án hình sự xét xử lưu động tại địa phương. Năm 2013: Toàn ngành thụ lý tất cả các loại vụ việc là 25.996 vụ, giải quyết 25.139 vụ, đạt tỷ lệ 96,7%. So với năm 2012, thụ lý tăng 2.475 vụ, giải quyết tăng 3.390 vụ. 45
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Cấp quận, huyện thụ lý tất cả các loại vụ, việc là 22.707 vụ; Công tác giải quyết án Hình sự cấp quận, huyện: Thụ lý 7.580 vụ; giải quyết 7.523 vụ đạt tỷ lệ giải quyết 99,2%. Đã hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 429 vụ/1.393 bị cáo. Đã tổ chức được 2.065 vụ phiên tòa xét xử lưu động tại địa phương. Qua các số liệu trên, nhận thấy: năm 2009 số lượng các vụ án hình sự mà các TAND cấp quận, huyện tại thành phố Hồ Hà Nội thụ lý 6.627 vụ, giải quyết 6.624 vụ; năm 2010 thụ lý 6725 vụ giải quyết 6.669 vụ (tăng 98 vụ); năm 2011 thụ lý 6.972 vụ giải quyết 6.950 vụ (tăng 247 vụ); năm 2012 thụ lý 7.892 vụ giải quyết 7.862 vụ (tăng 920 vụ); năm 2013 thụ lý 7.580 vụ giải quyết 7.523 vụ (giảm 312 vụ). Như vậy, số lượng các vụ án hình sự thụ lý tại các TAND cấp huyện tăng 896 vụ; trung bình mỗi năm tăng 180 vụ. Bảng 2.1: Bảng thống kê số liệu giải quyết tất cả các vụ việc nói chung và án hình sự nói riêng của cấp quận, huyện từ năm 2009 đến năm 2013 Năm Số Thẩm phán Tổng số vụ án Số vụ án hình Trung bình mỗi Thẩm phán cấp quận, đã giải quyết sự đã giải quyết huyện giải quyết Năm 2009 258 16.908 6.624 65,5 vụ Năm 2010 268 17.345 6.669 64,7vụ Năm 2011 287 19.018 6.950 66,2 vụ Năm 2012 279 20.554 7.862 73,6 vụ Năm 2013 283 22.707 7.523 80,2 vụ Nguồn: Văn phòng tổng hợp TAND Thành phố Hà Nội. Theo bảng thống kê trên thì mỗi Thẩm phán bình quân mỗi năm xét xử 70 vụ án. Tuy nhiên đối với các Chánh án và Phó Chánh án thì do phải tập trung nhiều cho công tác quản lý nên tham gia xét xử ít hơn. Trên thực tế, mỗi Thẩm phán cấp TAND cấp quận, huyện tại Thành phố Hà Nội hàng năm xét xử trên 80 vụ án, mỗi tháng xét xử gần 7 vụ án các loại và xét xử một số lượng lớn các vụ án Hình sự, trong đó có rất nhiều vụ án có tính chất phức 46
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tạp, đông người. Về cơ bản Tòa án cấp huyện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, điều đó có sự góp phần to lớn của đội ngũ của Thẩm phán trong việc hoàn thành nhiệm vụ chung. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán làm công tác xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà nội đảm bảo tốt, đã đưa ra xét xử kịp thời, đảm bảo đúng thời hạn xét xử, không có án quá hạn, nhất là các vụ án điểm, án theo thủ tục rút gọn. Một số vụ án có đông bị cáo tham gia, phức tạp nhưng cũng được xét xử trong thời gian quy định của pháp luật. Đặc biệt trong giai đoạn 2009 – 2013 không có vụ án nào xét xử oan, sai. Việc xét xử của đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện đã bám sát tinh thần Nghị quyết số 08/NQ – TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49/NQ – TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, phán quyết của Hội đồng xét xử dựa trên các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa. Quá trình giải quyết vụ án được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn. Chất lượng các bản án và quyết định đã được nâng lên. Trong quá trình giải quyết các vụ án Hình sự của Thẩm phán TAND cấp huyện đã áp dụng đúng quy định của pháp luật tố tụng Hình sự như: phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, phạt tiền và cảnh cáo đảm bảo đúng người, đúng tội, không xử oan người không có tội. Đường lối xét xử cơ bản phù hợp, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương. Việc quyết định hình phạt tương xứng với mức độ, hành vi phạm tội và hậu quả tác hại của tội phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và đúng với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Tòa án trong thời gian qua vẫn còn những khiếm khuyết, tồn tại. Đó là tỷ lệ các bản án 47
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình sự của Tòa án cấp huyện bị Tòa án Hà nội hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán chưa giảm mạnh; chất lượng tranh tụng tại phiên tòa vẫn còn hạn chế; một số cán bộ, công chức suy thoái về đạo đức, lối sống hoặc bị xử lý kỷ luật làm giảm lòng tin của nhân dân với cơ quan Tòa án... Đây cũng chính là những tồn tại, yếu kém, bất cập trong công tác của ngành Tòa án Hà Nội. 2.2.2. Thẩm phán với việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự * Về nguyên tắc suy đoán vô tội: Từ tư duy pháp luật cho tới việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn, Thẩm phán các Tòa án cấp huyện của Thành phố Hà Nội luôn đảm bảo những nội dung chính của nguyên tắc này, cụ thể là: - Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người được suy đoán vô tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Người bị tạm giữ, bị can và bị cáo là người có hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự và theo nhận định của các cơ quan tiến hành tố tụng trước đó là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thì đó là những người có hành vi phạm tội. Nhận thức của các cơ quan này có thể đúng với thực tế khách quan, nghĩa là nhận thức đúng người phạm tội, tiến hành khởi tố, truy tố, nhưng cũng có thể có nhận thức không đúng thực tế khách quan đó, dẫn tới việc bỏ lọt tội phạm hoặc kết tội người vô tội. Tuy chưa bị xem là người có tội, nhưng những người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vẫn bị hạn chế một số quyền nhất định và bị những chế tài nhất định. Đây là các biện pháp tố tụng cần thiết được pháp luật quy định để áp dụng vào người có dấu hiệu tội phạm, đảm bảo việc chứng minh một người nào đó là có tội hay không có tội. Nếu cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là có tội, thì cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ bồi thường, phục hồi mọi quyền lợi về tài sản, danh dự, nhân phẩm cho họ. Suy đoán vô tội được thừa nhận cho đến khi có bản án kết tội đã có 48
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nói một cách khác, chỉ có Tòa án mới có quyền xác định một người nào đó là có tội hay không. Đây là bảo đảm quan trọng đối với quyền của bị cáo, bởi lẽ Tòa án thực hiện chức năng xét xử công khai, tuân theo những trình tự, thủ tục công khai và chặt chẽ, nên quyền lợi của bị cáo được đảm bảo ở mức tốt nhất trong suốt quá trình tiến hành tố tụng. Không một cơ quan tiến hành tố tụng nào khác ngoài Tòa án có quyền khẳng định một người nào đó là có tội hay không có tội. Các hoạt động điều tra, truy tố là các hoạt động thu thập chứng cứ chứng minh cho việc có tội phạm, chứ chưa quyết định là một người nào đó đã phạm tội. - Về nghĩa vụ chứng minh lỗi: người có nghĩa vụ chứng minh lỗi là thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, hiện nay có quan điểm cho rằng nghĩa vụ chứng minh lỗi là của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, còn Tòa án là cơ quan xét xử nên không có nghĩa vụ chứng minh. Tuy nhiên, quan điểm chung của các Thẩm phán đều cho rằng nghĩa vụ chứng minh là của các cơ quan tiến hành tố tụng, bao gồm cả Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Bởi khác với các nước theo mô hình tố tụng tranh tụng, trong đó bên buộc tội và bên gỡ tội tranh tụng về những vấn đề liên quan để chứng minh hay bác bỏ tội phạm của phía bên kia, còn Tòa án không tham gia vào bên nào và đứng giữa như người trọng tài phân xử, mô hình tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay có sự pha trộn giữa mô hình tranh tụng và mô hình xét hỏi, nhưng nặng về việc xét hỏi. Tại phiên tòa, Thẩm phán tham gia vào việc xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng, áp dụng các biện pháp pháp luật quy định để chứng minh làm rõ bị cáo phạm tội hay không phạm tội. Trên cơ sở đó mới ra phán quyết, kết tội và quyết định hình phạt với họ. Hơn thế nữa, mặc dù BLTTHS hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể nhưng các Thẩm phán xét xử vụ án hình sự đều thừa nhận quyền im của người bị bắt, người bị tam giữ, bị can, bị cáo. Bởi lẽ, theo các quy định của 49
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 pháp luật hình sự, việc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không khai nhận hành vi phạm tội của mình thì cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội từ chối khai báo theo quy định tại Điều 308 của BLHS và cũng không bị coi là có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48 của BLHS. Trong trường hợp bị can, bị cáo thành khẩn khai báo thì lại được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thậm chí trong giai đoạn điều tra họ không khai báo hoặc khai báo gian dối nhưng tại phiên tòa lại thành khẩn khai báo thì họ vẫn được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là “thành khẩn khai báo” theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 của BLHS. - Mọi nghi ngờ trong quá trình chứng minh tội phạm của người bị tình nghi, bị can, bị cáo nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì phải được giải thích có lợi cho người bị tình nghi, bị can, bị cáo. Mọi sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can, bị cáo đều phải được kiểm tra, chứng minh làm rõ. Nếu không chứng minh làm rõ được sự nghi ngờ thì sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can, bị cáo phải được giải thích theo hướng có lợi cho họ. Theo đó, các Thẩm phán khi xét xử sử dụng các chứng cứ chứng minh bị cáo có tội là chứng cứ được thu thập hợp pháp và rõ ràng. Nếu không có chứng cứ rõ ràng, chứng minh một người nào đó là có tội, thì Thẩm phán sẽ áp dụng nguyên tắc có lợi cho họ, tức là họ được xem như không phạm tội. Đồng thời, trong quá trình thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ, bên cạnh việc thu thập, đánh giá chứng cứ buộc tội, thì việc thu thập, Thẩm phán coi trọng các chứng cứ gỡ tội trong quá trình xét xử. Thực tiễn cho thấy nội dung nguyên tắc này đều được hầu hết các Thẩm phán tuân thủ và áp dụng đúng. Mặc dù vậy, vẫn có một số ít trường hợp áp dụng không đúng khi xét xử, dẫn tới việc định sai tội danh. Ví dụ một sự việc: Khoảng 22 giờ ngày 16/9/2011 Trần Đình Thành và Nguyễn Quang Huy đang ngồi uống nước thì thấy Đoàn Quốc Hưng đi qua nên gọi vào ngồi 50
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cùng. Nói chuyện được một lúc thì Hưng nhìn thấy người quen là anh Trần Quang Tấn đi qua nên Hưng đã gọi Tấn vào ngồi cùng. Tấn xuống xe đi đến chỗ Thành, Huy, Hưng ngồi. Tấn hỏi Thành: “Mày có biết tao là ai không?” rồi vòng tay lấy con dao của Thành mang theo để sau lưng chém vào trúng sườn trái của Thành. Ngay sau đó, Thành lấy còn dao khác mang theo đâm thẳng vào bụng Tấn. Đồng thời Thành giằng con dao trong tay Tấn, chém nhiều nhát vào người Tấn làm Tấn bỏ chạy. Tỉ lệ tổn hại sức khỏe của Tấn là 66% tạm thời. Thành bị Tấn chém vào sườn nhưng không đi giám định nên không có sở sở để xác định tỉ lệ thương tích. Bản án số 31/2013/HSST ngày 23/01/2013 xét xử bị cáo Trần Đình Thành về tội “Cố ý gây thương tích” của TAND quận Đống Đa đã áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm p khoản 1,2 Điều 46 BLHS xử phạt bị cáo Trần Đình Thành 6 năm tù [44]. Có thể thấy, trong vụ án này, người bị hại có hành vi trái phát luật nghiêm trọng trước đối với bị cáo, cụ thể ở đây là người bị hại đã dung dao của bị cáo chém bị cáo. Do vậy, bị cáo đã dùng dao thứ 2 chém lại người bị hại. Ở vụ án này, Thẩm phán đã không giải thích theo hướng có lợi cho bị cáo, khi mà các nghi ngờ trong quá trình chứng minh ý thức chủ quan khi thực hiện tội phạm của các bị cáo chưa được làm rõ, dẫn đến việc xác định một tội danh nặng hơn cho các bị cáo. Lẽ ra, Thẩm phán cần nghiên cứu và xem xét lại các dấu hiệu phạm tội của bị cáo, cần thiết trả hồ sơ điều tra bổ sung xem xét hành vi của bị cáo về tội khác như: Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 105 BLHS hoặc tội Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mới đúng. * Về nguyên tắc độc lập xét xử: Nguyên tắc “khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” được hiểu dưới hai khía cạnh là độc lập với các yếu tố bên ngoài và độc lập với các yếu tố bên trong. Thực tế hiện nay cho thấy các 51
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thẩm phán cấp quận, huyện ở địa bàn Hà Nội đã đảm bảo được nguyên tắc này trong xét xử vụ án hình sự. - Sự độc lập với các yếu tố bên ngoài: Trong vấn đề độc lập xét xử với các cơ quan liên quan, Thẩm phán không bị phụ thuộc vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra, không bị lệ thuộc vào cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát. Quá trình nghiên cứu hồ sơ và tại phiên tòa, Thẩm phán xét xử phải xem xét, thẩm tra đánh giá chứng cứ và các tình tiết khác của vụ án một cách thận trọng, tỉ mỉ, khoa học, toàn diện, kể cả chứng cứ có trong hồ sơ và chứng cứ tại phiên tòa. Bản án của Tòa án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa. Khoản 3 Điều 222 Bộ luật TTHS quy định “khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và các tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa” [30, tr.165]. Tuy nhiên, cũng vẫn còn một số trường hợp Thẩm phán chưa quán triệt triệt để nguyên tắc này khi xét xử, dẫn đến tình trạng xác định không đúng tội danh. Ví dụ: Bản án Bản án số 152/2013/HSST ngày 26/4/2013 của TAND Quận Hoàng Mai xét xử bị cáo Phạm Văn Nghĩa về tội “Trộm cắp tài sản” theo điều 138 BLHS. Tóm tắt nội dung vụ án: Ngày 13/10/2012, tại lán trại giữ xe CC2 bán đào Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà nội. Phăm Văn Nghĩa cùng các anh Trần Văn Cường, Nguyễn Văn Thường, Trương Đình Hậu, Hoàng Kim Dân, Nguyễn Công Đinh, Phạm Văn Quang ngồi uống nước chè và xem ti vi trên phản trong lán. Anh Cường rút từ túi quần số tiền 6.500.000 đồng ra đếm trước mặt mọi người. Sau đó anh Cường lại đút vào túi quần. Khoảng 30 phút sau Nghĩa bước từ trên phản xuống đất thì nhìn thấy tập tiền của anh Cường rơi ở gần dép Nghĩa. Nghĩa đã cầm số tiền đó giấu vào áo phông đang khoác trên vai và đi ra phía sau nhà vệ sinh cất giấu rồi đi vào ngồi cùng mọi người. Anh Cường phát hiện ra mất số tiền có hỏi mọi người có mặt lúc đó nhưng 52
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 không ai nhận. Anh Cường đã báo công an phường Hoàng Liệt và Nghĩa khai nhận là có nhặt được số tiền của anh Cường; tài sản đã trả cho người bị hại. Trong suốt quá trình tố tụng, tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo chỉ thừa nhận là nhặt được số tiền 6.500.000 đồng của anh Cường bị rơi gần dép của bị cáo. Các nhân chứng là anh Nguyễn Văn Thường, Trương Đình Hậu, Hoàng Kim Dân, Nguyễn Công Định, Phạm Văn Quang cũng không biết về sự việc, bị cáo khai khi ngồi trên phản bị cáo ngồi cách anh Cường 2 người nên hành vi của bị cáo có dấu hiệu của tội khác (tội Chiếm giữ trái phép tài sản) [44]. Như vậy, trong trường hợp này, Thẩm phán khi xét xử vụ án vẫn còn bị lệ thuộc hoàn toàn vào các kết luận của Cơ quan điều tra và bản luận tội của Viện kiểm sát trước đó mà chưa xem xét các chứng cứ cũng như lời khai của bị cáo tại phiên tòa một cách khách quan và toàn diện. Lẽ ra Thẩm phán phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung để làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo, nhưng Thẩm phán lại vẫn quyết định đưa vụ án ra xét xử về tội “Trộm cắp tài sản” là chưa có căn cứ vững chắc. Trong việc độc lập xét xử với lãnh đạo cơ quan và đối với cơ quan cấp trên là TAND cấp tỉnh nhìn chung trình độ Thẩm phán nói chung và Thẩm phán cấp huyện nói riêng hiện nay đã và đang không ngừng được nâng cao, người Thẩm phán đã tự mình nhận thức một cách đúng đắn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong xét xử vụ án hình sự. Mặc dù vậy, Thẩm phán TAND cấp huyện vẫn còn ít nhiều chịu sự chi phối trong mối quan hệ với Tòa án cấp tỉnh. Tình trạng Thẩm phán báo cáo án, thỉnh án với lãnh đạo cơ quan và với Tòa án cấp trên vẫn còn. Điều này cho thấy một thói quen trong tư duy và hành động khi tiến hành tố tụng kéo dài cho đến ngày nay của một số cán bộ ngành Tòa án chưa thực sự đảm bảo nguyên tắc độc lập xét xử. 53
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Sự độc lập với các yêu tố bên trong: Các Thẩm phán thường tôn trọng ý kiến của Hội thẩm khi nghị án và hầu như là không có việc áp đặt ý chí của Thẩm phán lên Hội thẩm. Qua các hội nghị tổng tết hàng năm, các Hội thẩm nhân dân đều không có ý kiến phản ánh về vấn đề này. Tuy nhiên, Thẩm phán cũng phải giải thích, phân tích, đánh giá chứng cứ một khi thấy ý kiến của Hội thẩm là chưa hợp lý và sau khi phân tích, giải thích thì Thẩm phán vẫn tôn trọng ý kiến biểu quyết của Hội thẩm. * Về nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trước Tòa án: Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự trong những năm gần đây cho thấy các Thẩm phán TAND cấp huyện đã đảm bảo tốt quyền bình đẳng giữa Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác như người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bị cáo… tại phiên tòa. Các bên tham gia tố tụng được quyền bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu, bình đẳng trong việc tranh luận như đánh giá các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội để bảo vệ quyền lợi của mình hay phản bác ý kiến của người khác. Trong xét xử vụ án hình sự, Thẩm phán quận, huyện với tư cách là chủ tọa phiên tòa đã đảm bảo tốt việc các bên tranh luận và đối đáp giữa những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, đảm bảo các ý kiến của họ đều được xem xét một cách khách quan, toàn diện tại phiên tòa. * Về nguyên tắc xét xử công khai: Xét xử công khai thể hiện tính chất dân chủ và tạo điều kiện cho nhân dân tham gia, phát hiện những sai sót trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc xét xử công khai nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân và tác dụng giáo dục xã hội, nâng cao tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm trước quần chúng nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân giám sát hoạt động của Toà 54
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 án, thu hút lực lượng xã hội vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, nên Thẩm phán TAND cấp huyện luôn đảm bảo tốt nguyên tắc này và áp dụng một cách triệt để. Hầu như là không có trường hợp nào Thẩm phán TAND cấp huyện tổ chức phiên tòa xử kín. Mọi công dân đủ 16 tuổi trở lên đều có quyền tham gia dự phiên tòa, trừ trường hợp do luật định. Ngoài ra, đối với những nguyên tắc cơ bản khác như: Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số, nguyên tắc thực hiện hai cấp xét xử, nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự,… đều được Thẩm phán TAND cấp huyện áp dụng đúng đắn. * Thẩm phán với việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự: Hệ thống tố tụng của Việt Nam là hệ thống tố tụng pha trộn giữa tố tụng xét hỏi và tố tụng tranh tụng, mà trong đó tố tụng xét hỏi chiếm ưu thế. Thực tế, tố tụng tranh tụng ở Việt Nam chỉ phát sinh tại Tòa án, mà cụ thể là ở phần tranh luận tại phiên tòa. Chỉ có Tòa án và chỉ tại phiên tòa xét xử, nguyên tắc tranh tụng mới thể hiện một cách rõ nét nhất. Nguyên tắc tranh tụng không được ghi nhận trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, mà nó chỉ được ghi nhận nội dung ở những nguyên tắc khác như nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trước Tòa án. Xác định được tầm quan trọng của tranh tụng tại phiên tòa đối với việc đưa ra các phán quyết của Tòa án, Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh: “Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa” [8]. Tiếp đó, trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng một lần nữa yêu cầu: “Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, coi đây là hoạt động đột phá của các cơ quan tư pháp…” [10]. 55