SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  51
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trước hết em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng
dẫn cô Nguyễn Thị Hồng Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em
hoàn thành tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng với các thầy cô giáo trường Đại
học Tây Đô đã có nhiều công sức đào tạo, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và tập thể cán bộ phòng khám Bệnh
viện Đa khoa Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để em
hoàn thành tiểu luận.
Sau cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người thân trong gia đình, những
người bạn thân thiết đã cùng em chia sẻ những khó khăn và dành cho em những tình
cảm, sự chăm sóc quý báu trong suốt quá trình học tập và hoàn thành tiểu luận này.
Cần Thơ, tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Lê Thị Tiễu Thảo
i
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan kết quả nghiên cứu của em hoàn toàn trung thực và không
trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào được công bố trước đó.
Cần Thơ, tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Lê Thị Tiễu Thảo
ii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TÓM TẮT
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mãn tính gây nhiều hậu quả lớn cho bản thân
người bệnh cũng như gia đình và xã hội. Bệnh cần được điều trị, kiểm tra và theo dõi
thường xuyên nhằm làm giảm số ca bệnh ĐTĐ phải nhập viện và làm chậm các biến
chứng của bệnh ĐTĐ, kéo dài cuộc sống. Đồng thời có cơ sở xây dựng những giải
pháp chiến lược phòng biến chứng ĐTĐ và truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe
nhằm làm thay đổi hành vi phòng biến chứng của bệnh. Do đó chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái
tháo đường của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ”,
với mục tiêu: (1) Mô tả sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017. (2) Tìm hiểu kiến thức
phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017.
Với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là bệnh
nhân đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Thu
thập thông tin dựa vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tuân thủ: dùng thuốc có 88%, kiểm tra đường
huyết có 78%, khám sức khỏe định kỳ có 92%. Kiến thức phòng biến chứng: bệnh nhân
biết biến chứng ĐTĐ là bệnh lý bàn chân chiếm 72%, bệnh ở tim chiếm 68%, bệnh lý
mạch máu chiếm 52%, bệnh ở mắt chiếm 36%, bệnh ở thận chiếm 24%; 100% bệnh nhân
có kiến thức về chọn lựa thực phẩm thích hợp; cần hoạt động thể lực là 100%, trong đó có
66% bệnh nhân hoạt động thể lực hàng ngày, 20% bệnh nhân biết hoạt động thể lực 30-60
phút mỗi ngày; biết tái khám tại bệnh viện là 44%, 20% biết tự kiểm tra đường huyết tại
nhà, 36% biết có thể vừa đến cơ sở y tế vừa kiểm tra tại nhà.
Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho những kiến nghị tăng cường công
tác tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin, kiến thức cũng như thực hành về tuân thủ
điều trị của bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ nói chung, người bệnh ĐTĐ đang điều trị ngoại
trú nói riêng nhằm thay đổi hành vi của người bệnh, đảm bảo bệnh nhân tuân thủ điều
trị. Tuân thủ điều trị sẽ góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh đồng thời
phòng tránh các biến chứng của bệnh ĐTĐ.
iii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG.................................................................................................... v
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................. vi
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1. Định nghĩa đái tháo đường ...................................................................................... 3
2.2. Dịch tể học đái tháo đường...................................................................................... 3
2.3. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường .............................................................................. 5
2.4. Phân loại đái tháo đường ......................................................................................... 5
2.5. Biến chứng đái tháo đướng...................................................................................... 7
2.6. Điều trị đái tháo đường............................................................................................ 8
CHƢƠNG 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 13
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 13
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 13
3.3. Vấn đề y đức.......................................................................................................... 19
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................... 20
4.1. Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 20
4.2. Bàn luận................................................................................................................. 28
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 38
5.1. Kết luận.................................................................................................................. 38
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 40
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 42
iv
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bệnh nhân bị ĐTĐ ở 10 nước điển hình........................................................ 4
Bảng 4.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi........................................................................ 20
Bảng 4.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính................................................................. 20
Bảng 4.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 20
Bảng 4.4. Khu vực đang sinh sống của đối tượng nghiên cứu..................................... 20
Bảng 4.5. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ................................................ 21
Bảng 4.6. Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu............................................ 21
Bảng 4.7. Lý do phát hiện bệnh.................................................................................... 21
Bảng 4.8. Thời gian sử dụng thuốc............................................................................... 22
Bảng 4.9. Các thuốc sử dụng trong điều trị.................................................................. 22
Bảng 4.10. Số lần dùng thuốc trong ngày .................................................................... 22
Bảng 4.11. Sự tuân thủ dùng thuốc trong điều trị ........................................................ 23
Bảng 4.12. Loại thuốc bệnh nhân quên sử dụng .......................................................... 23
Bảng 4.13. Lý do quên dùng thuốc............................................................................... 23
Bảng 4.14. Cách xử lý khi quên uống thuốc ................................................................ 23
Bảng 4.15. Tuân thủ trong kiểm tra đường huyết ........................................................ 24
Bảng 4.16. Tuân thủ khám định kỳ .............................................................................. 25
Bảng 4.17. Mục đích kiểm tra đường huyết, khám sức khỏe định kỳ.......................... 25
Bảng 4.18. Hiểu biết được biến chứng đái tháo đường................................................ 26
Bảng 4.19. Kiến thức phòng biến chứng của đối tượng nghiên cứu............................ 26
Bảng 4.20. Hiểu biết được điều trị đái tháo đường ...................................................... 27
Bảng 4.21. Kiến thức vềdinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu................................... 27
Bảng 4.22. Vận động, tập luyện trong điều trị đái tháo đường .................................... 28
Bảng 4.23. Theo dõi tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu .................................. 28
v
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC VIẾT TẮT
ADA
ĐTĐ
ĐTNC
HbA1c
HDL
LDL
VLDL
WHO
: American Diabetes Association
: Đái tháo đường
: Đối tượng nghiên cứu
: Glycated hemoglobin
: Hight density lipoprotein
: Low density lipoprotein
: Very Low density lipoprotein
: World Health Organization
vi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU
ĐTĐ là một bệnh rối loạn chuyển hóa rất thường gặp ở các nước phát triển và các
nước đang phát triển và trở thành vấn đề y tế và xã hội nghiêm trọng. Tốc độ phát triển
của bệnh rất lớn, nó là một trong ba bệnh (ung thư, tim mạch, ĐTĐ) phát triển nhanh
nhất. Ngày nay có thể xem bệnh ĐTĐ như là một bệnh xã hội, bởi tính phổ biến và
nặng nề của nó với nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế
giới nói chung. [5], [16]
Gần đây World Health Organization (WHO) đã lên tiếng “báo động” về mối lo
ngại của bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới. Theo công bố của WHO năm 1985 cả thế giới
có 30 triệu người mắc bệnh ĐTĐ thì năm 1994 số người mắc ĐTĐ lên tới 98,9 triệu
người. Theo ước tính của Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế vào năm 2000 có khoảng
157,3 triệu người và năm 2010 có 215,6 triệu người bị ĐTĐ. [5]
Ở Việt Nam, qua số liệu thống kê ở một số bệnh viện lớn cho thấy ĐTĐ là bệnh
thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết. Theo điều tra
ĐTĐ toàn quốc của Bệnh viện Nội tiết năm 2002-2003: tỷ lệ ĐTĐ chung của cả nước
là 2,7% (tỷ lệ nữ là 3,7%, nam là 3,3%). Ở vùng cao có tỷ lệ là 2,1%, Trung du là
2,2%, vùng đồng bằng ven biển là 2,7%, khu đô thị và khu công nghiệp là 4,4%. [5]
Bệnh ĐTĐ nếu không được điều trị và quản lý tốt bệnh gây nhiều biến chứng
trầm trọng: bệnh lý võng mạc, bệnh lý thần kinh ngoại biên và thần kinh tự chủ các
tạng, bệnh lý thận, bệnh lý mạch máu ngoại vi, loét hoặc cắt cụt bàn chân, bệnh lý tim,
đột qụy, bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng, biến chứng răng miệng, trầm cảm,... và tỷ lệ
chết hàng năm là 5,5%. ĐTĐ là gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội toàn thế giới trong
thế kỷ 21. Năm 1997 toàn thế giới chi cho chữa bệnh ĐTĐ vào khoảng 1030 tỷ đôla
Mỹ, riêng nước Mỹ với 15 triệu người mắc bệnh ĐTĐ đã phải tốn 98,2 tỷ đôla. Ở các
nước công nghiệp phát triển ĐTĐ thường chiếm từ 5-10% ngân sách dành cho y tế. Vì
vậy muốn giảm tỷ lệ tử vong cũng như các biến chứng do ĐTĐ gây ra thì người bệnh
cần tuân thủ tốt chế độ điều trị như chế độ dinh dưỡng, chế độ hoạt động thể lực, chế
độ dùng thuốc, chế độ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ theo hướng
dẫn của nhân viên y tế. [5], [16]
Hiện nay, khoa khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ đang
khám và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân ĐTĐ với tỷ lệ tuân thủ điều trị và cách
phòng biến chứng là bao nhiêu hiện tại vẫn chưa có câu trả lời. Các nghiên cứu đã
triển khai về tuân thủ điều trị ĐTĐ trước đây mới chỉ đề cập đến tuân thủ về thuốc, ít
có nghiên cứu toàn diện về thuốc, chế độ ăn, hoạt động thể lực, kiểm soát đường huyết
tại nhà và khám định kỳ. Để phát hiện sớm từ khi còn là các yếu tố nguy cơ, nhằm can
thiệp tích cực làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ mức độ của biến chứng. [16]
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Xuất phát từ thực tế trên, được sự ủng hộ của ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa
Thành phố Cần Thơ tôi nhận thấy rằng cần thực hiện đề tài: “Khảo sát việc tuân thủ
điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đƣờng của bệnh nhân ngoại trú
tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017”, với mục tiêu:
1. Mô tả sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị ngoại trú
tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017.
2. Tìm hiểu kiến thức phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường đang điều
trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017.
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƢƠNG 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐỊNH NGHĨA ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
ĐTĐ đã được người Ai Cập nói đến từ 1500 năm trước Công nguyên như một
bệnh tiểu nhiều. Bệnh được Celsus (30 năm trước đến 50 năm sau Công nguyên) chẩn
đoán, nhưng mãi hai thế kỷ sau chữ “đái tháo” (diabetes) mới được một thầy thuốc Hy
Lạp đặt với tên bệnh cảnh đầy đủ. Từ thế kỷ thứ III đến thứ IV sau Công nguyên bệnh
cũng được ghi nhận ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ với đái ngọt. Năm 1674, Willis
đặt tên đái nhiều chất ngọt như mật (diabetes mellitus), một thế kỷ sau Dolson chứng
minh vị ngọt đó từ đường mà ra. Đầu thể kỷ XIX Brockman ghi nhận về đảo tụy,
nhưng mang tên Langerhans(Langerhans mô tả đảo tụy năm 1869), liền sau đó Mering
và Minkowski (các nhà khoa học Đức) gây bệnh ĐTĐ thực nghiệm ở chó sau đó phẩu
thuật cắt tụy. Đó là một giai đoạn lịch sử kéo dài được gọi là thời kỳ tiền insulin, thời
kỳ thách đố trong lịch sử y học về nguyên nhân bệnh sinh của ĐTĐ. [15], [17]
Theo WHO, thì ĐTĐ: “là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose
máu do hậu quả của việc thiếu/hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự
suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin”. [9], [16]
Theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2008: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa
đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động
insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn
chức năng hay suy nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu”.
[2], [5]
2.2. DỊCH TỂ HỌC ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
2.2.1. Tình hình đái tháo đƣờng trên thế giới
ĐTĐ là bệnh có từ rất lâu, nhưng đặc biệt phát triển trong những năm gần đây,
bệnh tăng nhanh theo tốc độ phát triển của nền kinh tế - xã hội. Theo dự đoán của các
chuyên gia y tế thế giới trong vòng 20 năm tới bệnh sẽ tăng 42% ở các nước công
nghiệp phát triển, còn ở những nước đang phát triển tỷ lệ bệnh sẽ tăng tới 170% [16].
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở người lớn chiếm khoảng 4% vào năm 1995 dự kiến đến 5,4%
vào năm 2025, nghĩa là 135 triệu bệnh nhân ĐTĐ vào năm 1995 sẽ đạt 300 triệu bệnh
nhân vào năm 2025, đây là vấn đề lớn của y tế toàn cầu. [17]
Trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 theo ước lượng năm 1994
thay đổi từ 2% ở vùng quê Bantu Tanzania và Trung Quốc, cho đến 40-45% ở sắc dân
da đỏ Pima tại Mỹ và dân Micronesia ở Naru. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trên 20 tuổi: trên
thế giới chiếm 4,0-4,2%; các nước phát triển 5,8-8%; các nước đang phát triển 3,2-
4,2%, trong đó tỷ lệ ĐTĐ type 2 chiếm 80% tất cả các trường hợp ĐTĐ (tuổi <65) và
80% của số này có kèm theo béo phì. [11]
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Theo số liệu công bố tại hội nghị ĐTĐ tháng 12 năm 1997 tại Singapore cho thấy
bệnh nhân bị ĐTĐ ở 10 nước điển hình [5].
Bảng 2.1. Bệnh nhân bị ĐTĐ ở 10 nước điển hình.
Tên nƣớc Số BN ĐTĐ 1995 (triệu) Số BN ĐTĐ 2025 (triệu)
Ấn Độ 19,4 57,2
Trung Quốc 16,0 37,6
Mỹ 13,9 21,9
Nga 8,9 12,2
Nhật 6,3 8,5
Indonesia 4,5 12,4
Brazil 4,9 11,6
Mexico 3,8 11,7
Pakistan 4,3 14,5
Ukraine 3,6 8,8
Ở Châu Mỹ chiếm 5-10%. Riêng ở Mỹ, theo cuộc điều tra sức khỏe quốc gia,
năm 1993 có khoảng 7,8 triệu người chẩn đoán là ĐTĐ, tần suất cho mọi lứa tuổi là
3,1%, trong đó ĐTĐ type 1 khởi bệnh trước 30 tuổi chiếm khoảng 7% tổng số bệnh
nhân, phần lớn còn lại là ĐTĐ type 2, khoảng 1-2% ĐTĐ thứ phát và kết hợp với các
bệnh khác. Ở Châu Âu chiếm 2-5%; Đông Nam Á là 2,2-5%; Singapore là 8,6%; khu
vực Tây Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) hiện tại có khoảng 30 triệu người
mắc bệnh ĐTĐ và dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025. Đặc biệt quan trọng hơn là
bệnh sẽ tăng ở khu vực này rất nhanh. Có 12 quốc gia có tỷ lệ bệnh ĐTĐ type 2 trên
8% có những quốc đảo có tỷ lệ bệnh trên 20%, cá biệt có những vùng tỷ lệ bệnh vượt
trên 40%. [11], [16]
2.2.2.Tình hình đái tháo đƣờng tại Việt Nam
Ở Việt Nam năm 1990 điều tra tại khu vực Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tại
nội thành là 1,6% người lớn và 0,6% tại khu vực ngoại thành. Năm 1999 chúng tôi tiến
hành điều tra lại tỷ lệ mắc bệnh và thấy là bệnh đã tăng lên khá nhanh ở khu vực nội
thành vào khoảng 4%, trong khi ngoại thành chỉ dưới 1%. [12]
Theo điều tra năm 2001, tỷ lệ ĐTĐ type 2 ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải
Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh là 4,9%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,9%. Tỷ
lệ người có yếu tố nguy cơ phát triển ĐTĐ chiếm 38,5% (lứa tuổi 30-60). Điều tra
quốc gia năm 2002 cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ ở lứa tuổi từ 30 đến 64 trong
toàn quốc là 2,7% (ở khu vực đô thị và khu công nghiệp tỷ lệ cao tới 4,4%). Đặc biệt,
tỷ lệ bệnh trong nhóm người có yếu tố nguy cơ là rất cao (10,3%). Việt Nam cũng như
các nước đang phát triển khác, do trình độ hiểu biết còn hạn chế, người bệnh của
chúng ta thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và thường đến bệnh viện với những
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
biến chứng nặng nề. Điều đáng lo ngại nhất theo điều tra này là có tới 64,6% số người
mắc bệnh ĐTĐ không được chẩn đoán và điều trị. Ở các quốc gia phát triển tỷ lệ này
vào khoảng 50%. [16]
Điều tra năm 1991 tại một số vùng lân cận ở Hà Nội phát hiện tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ trong dân số trên 15 tuổi là 1,1% thì đến năm 2000 tỷ lệ này tăng lên 2,4%, đặc
biệt có nhiều vùng tỷ lệ mắc bệnhĐTĐ là trên 3%. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ
mắc ĐTĐ ở thời điểm năm 1993 là 2,52% dân số. [2]
Điều tra ĐTĐ toàn quốc của Bệnh viện Nội tiết năm 2001 thì 4 tỉnh thành phố
lớn của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh) trong lứa
tuổi từ 30-64 tuổi, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 4,0%, rối loạn dung nạp glucose là 5,1%. [5]
Một số nghiên cứu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: ở Hậu giang (2011)
tỷ lệ ĐTĐ là: 10,3%, tỷ lệ rối loạn đường huyết lúc đói là 9,7%, tỷ lệ rối loạn dung nạp
glucose là 7,7% [18], Kiên Giang (2004) tỷ lệ ĐTĐ là 4,7%, tỷ lệ rối loạn đường huyết
lúc đói là 4,1%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 10,7%. [14]
2.3. CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
Theo WHO (2001) thì tiêu chuẩn chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có 1trong 3 tiêu
chuẩn dưới đây: [2], [5], [7], [16]
- Glucose máu lúc đói ≥1,26 g/l (≈ 7 mmol/l), làm ít nhất 2 lần.
- Glucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥2 g/l (≈ 11,1 mmol/l ) có kèm theo triệu
chứng lâm sàng.
- Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≥11,1 mmol/l.
Theo ADA năm 2010 ĐTĐ được chẩn đoán khi thỏa mãn 1 trong 4 điều kiện sau:
[9], [17], [22]
- Glucose huyết tương lúc đói (ít nhất sau ăn 8-14 giờ) ≥7,0 mmol/l (126 mg/dl)
trong 2 buổi sáng khác nhau. Hoặc:
- Glucose huyết tương bất kỳ ≥11,1 mmol/l (200 mg/dl), kèm theo triệu chứng
lâm sàng cổ điển: đái nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, sút cân. Hoặc:
- Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose (uống nhanh
trong 5 phút 75 g glucose hòa tan trong 250 ml nước) ≥11,1 mmol/l (200 mg/dl).
Hoặc:
- Glycated hemoglobin (HbA1c) ≥6,5%.
2.4. PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
Phân loại bệnh ĐTĐ và các mức độ giảm dung nạp glucose hiện đang sử dụng
được ADA đề xuất năm 1997 và được WHO phê chuẩn vào năm 1999 dựa trên cơ sở
cơ chế bệnh sinh:
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.4.1. Đái tháo đƣờng type 1
ĐTĐ type 1 là một thuật ngữ chỉ ra rằng bệnh ĐTĐ là một bệnh tự miễn dịch
mạn tính. Quá trình gây bệnh là quá trình phá hủy của tế bào bêta (tế bào tiết ra
insulin) của đảo tụy Langerhans. ĐTĐ type 1 phụ thuộc vào insulin nói lên tình trạng
cơ thể cần phải có một lượng insulin ngoại lai đưa vào để duy trì chuyển hóa bình
thường của cơ thể. [16]
Tiến triển nhanh gặp ở người trẻ <30 tuổi, triệu chứng lâm sàng rầm rộ khát
nhiều, uống nhiều, sút cân, mệt mỏi. Xuất hiện các tự kháng thể kháng đảo tụy, tự
kháng thể kháng insulin và tự kháng thể kháng gluctamic acid decarboxylase trong 85-
90% trường hợp. Điều trị bắt buộc phải điều trị bằng insulin với tỷ lệ <10%. [10]
2.4.2. Đái tháo đƣờng type 2
ĐTĐ type 2 trước đây được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin, ĐTĐ ở người
lớn, bệnh có tính gia đình. Thường gặp ở người >30 tuổi, triệu chứng lâm sàng âm
thầm, thường phát hiện muộn. Có thể điều trị bằng chế độ ăn, thuốc uống và/hoặc
insulin.Tỷ lệ 90-95%. [10]
Theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ có 8 yếu tố nguy cơ dẫn đến ĐTĐ type 2: [17]
- Tiền sử dung nạp glucose hoặc rối loạn glucose lúc đói.
- Tiền sử gia đình ĐTĐ.
- Béo phì (nhất là béo phì dạng nam = Android obesity).
- Từ 45 tuổi trở lên.
- Tăng huyết áp và/hoặc rối loạn lipid máu.
- Tiền sử ĐTĐ thai nghén.
- Tiền sử sinh con nặng 4 kg.
- Chủng tộc (người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa,
người trên các đảo thuộc Thái Bình Dương).
- Ngoài ra còn có các yếu tố thuận lợi dẫn đến ĐTĐ type2: ít vận động, stress,
thói quen ăn nhiều và giàu đường đơn, các thuốc làm tăng glucose huyết.
2.4.3. Đái tháo đƣờng thai kỳ
ĐTĐ ở người mang thai thường khởi phát từ tuần lễ thứ 24 của thai kỳ, đôi khi
xuất hiện sớm hơn. Thường gặp ở phụ nữ có thai có đường huyết tăng hoặc giảm dung
nạp glucose, một số phụ nữ xếp vào nhóm có nguy cơ cao như béo phì, tiền sử gia
đình có người mắc bệnh ĐTĐ, tiền sử sinh con trên 4 kg, tiền sử sẩy thai hoặc thai chết
lưu không tìm được nguyên nhân. [2]
Để phát hiện sớm tất cả phụ nữ có thai nên được kiểm tra đường huyết để phát
hiện ĐTĐ vào tuần lễ thứ 24 và thứ 28 của thời kỳ mang thai. Những trường hợp phụ
nữ có thai bị ĐTĐ hoặc rối loạn dung nạp glucose có thể có nhiều khả năng mắc phải
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm độc thai nghén, đa ối, thai chết lưu.Vì vậy, các
trường hợp này phải theo dõi và kiểm tra đường huyết thường xuyên. [2]
2.4.4. Các type đái tháo đƣờng đặc biệt khác [17]
- Thương tổn chức năng tế bào di truyền.
- Thương tổn tác dụng insulin di truyền.
- Bệnh lý tụy ngoại tiết.
- Các bệnh nội tiết khác.
- Do thuốc, hóa chất.
- Nhiễm trùng.
- ĐTĐ tự miễn hiếm gặp.
- Một số hội chứng di truyền khác.
2.5. BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
2.5.1. Biến chứng mạch máu nhỏ
Các mạch máu nhỏ có thể gây nên: [2], [7], [8], [17]
- Bệnh lý võng mạc ĐTĐ.
- Biến chứng thận do ĐTĐ.
- Bệnh lý thần kinh trong bệnh lý ĐTĐ.
2.5.2.Biến chứng mạch máu lớn ở ngƣời đái tháo đƣờng
Các mạch máu lớn có thể gây nên: [8]
- Bệnh lý mạch vành.
- Tăng huyết áp.
- Rối loạn lipid máu.
- Tai biến mạch máu não.
2.5.3. Hạ đƣờng huyết
Tai biến hạ đường huyết ở bệnh nhân dùng thuốc ĐTĐ quá liều hoặc dùng thuốc
cho bệnh nhân lúc đói, bỏ bữa [8]. Hạ đường huyết là khi máu giảm dưới 3,9 mmol/l.
[10] Triệu chứng lâm sàng: [11]
- Hạ đường huyết cấp tính: bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu,
đổ mồ hôi, hoa mắt, nói ngọng, lơ mơ, tim đập nhanh. Nếu cho 10-20 g glucose triệu
chứng sẽ hết, nếu không bệnh nhân có thể đi vào hôn mê, có thể kèm theo co giật.
- Hạ đường huyết từ từ và nặng: bệnh nhân nhức đầu, rối loạn tri giác, mê mệt
hay ngáp, người yếu, nói khó và ngủ khó, buồn ngủ, ngủ lâu, dần dần đưa đến mất tri
giác, hôn mê, nhiệt độ cơ thể thấp. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị giật cơ, kinh giật,
động kinh, có cảm giác kì lạ hoặc những cử động bất thường như múa giật,…
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.5.4. Bệnh lý loét bàn chân do đái tháo đƣờng [10]
Tỷ lệ mắc bệnh loét bàn chân do ĐTĐ từ 4-10% khoảng 15-25% bệnh nhân ĐTĐ sẽ
bị loét bàn chân trong suốt thời gian mắc bệnh.
Loét bàn chân là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân nhập viện
cắt cụt chi, làm tăng chi phí điều trị,…
2.5.5. Các biến chứng khác của bệnh ĐTĐ [8]
- Đục thủy tinh thể.
- Nhiễm trùng.
- Tổn thương khớp.
2.6. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
2.6.1. Mục tiêu điều trị đái tháo đƣờng [9]
Theo ADA năm 2013về mục tiêu kiểm soát đường huyết:
- HbA1c <7% được coi là mục tiêu chung của cả ĐTĐ type 1 và type 2.
- Glucose máu lúc đói nên duy trì ở mức 3,9-7,2 mmol/l (70-130 mg/dl).
- Glucose máu sau ăn 2 giờ <10 mmol/l (<180 mg/dl).
- Mục tiêu kiểm soát đường huyết của ĐTĐ tùy theo bệnh nhân, tùy theo tuổi,
thói quen sinh hoạt, tình trạng biến chứng và thời gian bị bệnh.
- Điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
2.6.2.Điều trị bằng chế độ ăn
Để có chế độ ăn thích hợp cần có sự hợp tác chặc chẽ giữa thầy thuốc và bệnh
nhân. Một chế độ ăn thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu sau [16]: đủ calo cho
hoạt động sống bình thường; tỷ lệ thành phần các chất đạm, đường, mỡ phải cân đối;
đủ vi chất; chia bữa ăn cho phù hợp với thay đổi sinh lý; phối hợp với điều trị (nếu có).
Duy trì ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm đến mức hợp lý (nếu cân nặng vượt
quá 10% số cân nặng lý tưởng tức là quá béo, còn nếu cân nặng ít hơn 15% cân nặng
lý tưởng là gầy): [12], [17]
Cân nặng lý tưởng = chiều cao (cm) – 1 – Với N = 4
nếu là nữ
N = 2 nếu là nam
Nhu cầu về năng lượng: người bệnh ĐTĐ cũng có nhu cầu năng lượng giống như
người bình thường, cũng tăng và giảm thay đổi tùy theo: [11]
- Tuổi: tuổi đang lớn cần nhiều năng lượng hơn người lớn tuổi.
- Loại công việc nặng hay nhẹ.
- Thể trạng mập hay gầy.
Các mục tiêu điều trị bằng chế độ ăn khác nhau tùy thuộc vào: [11]
- Type ĐTĐ.
- Tình trạng béo phì.
8
N
Chiều cao (cm) – 150
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Lượng mỡ bất thường trong máu.
- Có các biến chứng của ĐTĐ.
- Đang được điều trị nội khoa.
- Và cả khả năng tài chính, theo sở thích và yêu cầu của bệnh nhân.
Thành phần món ăn: thành phần dinh dưỡng tối ưu cho người ĐTĐ không cố
định. Sự quan tâm không chỉ vì thức ăn ảnh hưởng tới đường huyết mà còn làm giảm
xơ vữa động mạch và các biến chứng mạn tính khác. [11]
+ Hydrat carbon (55-60%) là chất chủ yếu cung cấp calo ăn vào. Thức ăn có
lượng đường cao phải hạn chế nhưng vẫn dùng để cân bằng bữa ăn.
+ Protein (10-20%): đủ cung cấp bilan nitrogen và tăng trưởng. Đối với các
bệnh nhân có biến chứng thận phải giới hạn protein.
+ Mỡ (25-30%): phải hết sức hạn chế. Lượng cholesterol ăn vào phải dưới 300
mg và mỡ bão hòa phải thay bằng nhiều loại mỡ không bão hòa.
+Thức ăn có sợi 25 g/1000 Kcalo có thể làm chậm sự hấp thu đường và giảm
tăng đường sau khi ăn. Thức ăn có chứa sợi gồm đậu, rau, thức ăn có chứa keo, cám,
có thể làm giảm đường đồng thời hạ cholesterol toàn bộ và lipoprotein tỷ trọng thấp.
+ Các chất ngọt nhân tạo có thể dùng thay đường trong nước uống và một số
thức ăn.
Cần hạn chế rượu: rượu ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ
đường huyết ở bệnh nhân dùng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết, làm tăng triglycerid
cấp và mạn, làm rối loạn chuyển hóa chất sulfamid, rượu có chứa đường cũng có thể
gây tăng đường huyết, làm tổn thương hệ thần kinh nặng hơn. [11]
Thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần: Glucid 50-60%, protid 15-
20%, lipid 20-30% tổng số calo trong ngày, nên chọn loại thực phẩm có chỉ số đường
huyết thấp, nhiều chất xơ (rau 100-200 g/bữa), kiêng đồ ngọt. Giờ giấc ăn phải đều
đặn, nên chia 5, 6 bữa: 3 bữa chính + 2 hoặc 3 bữa phụ. [10], [17]
2.6.3. Hoạt động thể lực và luyện tập
Luyện tập rất quan trọng và cần thiết đối với bệnh nhân ĐTĐ, đặc biệt ĐTĐ type
2, có tác dụng giảm cân, giảm kháng insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và cải thiện
nồng độ lipid máu. [8]
Nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ nhanh hoặc chạy chậm, đi xe đạp kể cả đi xe
đạp trong phòng, chơi cầu lông, luyện tập dưỡng sinh,… với thời gian 30 phút/ngày là
đủ, 5 ngày/tuần. Lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi
tập (khi 14 mmol/l < đường huyết đói <5 mmol/l không luyện tập). Chọn loại hình
luyện tập nào phải phù hợp với sức khỏe, biến chứng và bệnh đi kèm của từng người
bệnh. [10], [12]
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trước khi tập cần chú ý: đánh giá sự kiểm soát đường huyết; bệnh nhân có hay
không có các biến chứng của ĐTĐ; khám tim mạch, làm điện tâm đồ gắng sức nếu
cần; khám bàn chân: đánh giá bệnh lý thần kinh, đánh giá tình trạng tuần hoàn ngoại
biên nếu có; khám mắt, nếu có viêm võng mạc tăng sinh phải đợi cho đến khi điều trị
ổn định. [11]
Rèn luyện cơ thể đối với bệnh nhân ĐTĐ type 1: trường hợp này không cải thiện
đáng kể mức đường huyết nhưng vẫn có tác dụng tốt như: làm giảm lipoprotein mật độ
thấp (Very Low Density Lipoprotein – VLDL), giảm cholesterol lipoprotein tỷ trọng
thấp (Low Density Lipoprotein – LDL) và tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao
(Hight Density Lipoprotein – HDL); cải thiện hoạt động tim mạch; giảm huyết áp; làm
tinh thần sảng khoái. [11]
Rèn luyện cơ thể đối với ĐTĐ type 2: có tác dụng điều chỉnh đường huyết thông
qua cơ chế làm giảm tình trạng kháng insulin. Tác dụng tốt của rèn luyện cơ thể với
ĐTĐ type 2 là cải thiện kiểm soát đường huyết do: làm giảm sự thừa cân; làm giảm sự
kháng insulin và tác dụng tốt như đối với ĐTĐ type 1. [11]
2.6.4. Các thuốc điều trị đái tháo đƣờng [9], [21]
- Các thuốc kích thích tiết insulin nhóm Sulfonylureas.
- Nhóm kích thích tiết insulin không phải là sulfonylureas: Meglitinide.
- Thuốc làm tăng tác dụng insulin.
+ Nhóm Biguanide.
- Các thuốc ảnh hưởng đến hấp thu glucose.
- Nhóm các thuốc incretin.
- Điều trị bằng thuốc tiêm insulin.
2.7. PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
Theo khuyến cáo điều trị ĐTĐ ADA năm 2012, bệnh nhân muốn phòng tránh
những biến chứng của bệnh cần thực hiện tốt những việc sau: theo dõi và kiểm soát
đường huyết, tự theo dõi đường huyết nên thực hiện nhiều lần mỗi ngày đối với bệnh
nhân đang tiêm insulin nhiều lần hoặc đang điều trị insulin. Đối với bệnh nhân tiêm ít
thường xuyên, điều trị bằng thuốc hoặc chế độ ăn đơn thuần, tự theo dõi đường huyết
là rất hữu ích để theo dõi điều trị: đo HbA1c ít nhất 2 lần/năm đối với bệnh nhân có
đường huyết ổn định, đo HbA1c 4 lần/năm đối với bệnh nhân thay đổi thuốc hay
đường huyết chưa đạt được mục tiêu. Mục tiêu HbA1c <6,5% khuyến cáo trên những
bệnh nhân mới bị ĐTĐ, thời gian còn sống lâu, không có bệnh mạch vành. Mục tiêu
HbA1c <8% khuyến cáo cho những bệnh nhân từng bị hạ đường huyết nghiêm trọng,
tuổi thọ hạn chế, biến chứng mạch máu nhỏ và lớn, hoặc trên những bệnh nhân lâu
năm khó đạt được mục tiêu điều trị đã dùng nhiều thuốc, kể cả insulin. Thuốc điều trị
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc
đúng giờ, đúng liều lượng, nếu quên uống thì không được uống bù vào thời gian sau
đó. [23]
Dinh dưỡng điều trị: chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị ĐTĐ với
mục tiêu nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng đầy đủ về số lượng và
chất lượng đảm bảo người bệnh có đầy đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp
với từng cá nhân. Trong ĐTĐ không có một công thức tính chế độ ăn cho tất cả các
bệnh nhân, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: người béo hay gầy, lao động thể
lực hay không lao động, có biến chứng hay không và còn phụ thuộc vào kinh tế của
từng bệnh nhân. Chế độ ăn của người bệnh phải được chọn sao cho nó cung cấp cho cơ
thể người một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải tính điều độ
và hợp lý giờ giấc, tức là chia thực phẩm sử dụng trong ngày ra các bữa ăn chính và
phụ hợp lý. Nếu bệnh nhân có tiêm insulin, phải tính thời điểm lượng đường huyết
tăng cao sau bữa ăn phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất [2]. Người
bệnh ĐTĐ cần thực hiện chế độ ăn: hạn chế glucid, đảm bảo 30-35 Kcalo/kg/24h,
protein 16-20%, lipid 20-30%, glucid 50-60%. Ăn tăng các loại thức ăn có nhiều xơ,
hạn chế mỡ động vật. Nên kiêng rượu, bia và các thức ăn cung cấp đường nhanh như
bánh kẹo, mít, xoài, dứa,... có thể sử dụng các chất ngọt thay thế đường thông thường,
cần đảm bảo đầy đủ vitamin nhất là viatamin nhóm B. [1]
Hoạt động thể lực: bệnh nhân ĐTĐ nên hoạt động thể lực ít nhất 3 ngày/tuần
hoặc cách ngày tập ngày. Chọn phương pháp tập luyện thể dục nhịp điệu cường độ
trung bình trong ít nhất 30 phút. Phương pháp tập luyện hiệu quả nhất chia ra 3 giai
đoạn: khởi động trong 5-10 phút phòng ngừa chấn thương cơ, phần tập nặng chính
trong khoảng 20-45 phút, phần kết thúc giảm dần khối lượng vận động trong 5-10 phút
bằng cách đi bộ hoặc duỗi chân tay. Nếu tập nặng hoặc kéo dài thì sau mỗi 30 phút cần
ăn thêm một bữa nhẹ carbonhyđat.
Bên cạnh đó ADA còn khuyến cáo để phòng tránh các biến chứng cụ thể bao
gồm biến chứng tim mạch, mắt, thận, biến chứng thần kinh, biến chứng bàn chân, hạ
đường huyết,… Ngoài ra tăng huyết áp cần kiểm soát: bệnh nhân cần đo huyết áp mỗi
lần khám bệnh, huyết áp của bệnh nhân ĐTĐ là huyết áp <130/80 mmHg. Với những
bệnh nhân bị tăng huyết áp cần sử dụng thuốc hạ áp, thay đổi lối sống bao gồm việc
giảm cân nếu thừa cân, chế độ ăn giảm muối, tăng kali, tăng hoạt động thể lực, giảm
bia rượu. Khuyến cáo rồi loạn lipid máu: đa số bệnh nhân, lipid máu được xét nghiệm
mỗi năm. Với bệnh nhân có giá trị lipid máu thấp (LDL cholesterol <100 mg/dl, HDL
cholesterol >50 mg/dl và triglycerid <150 mg/dl) lipid được đánh giá mỗi 2 năm. Để
cải thiện lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ, thay đổi lối sống tập trung vào giảm mỡ bão
hòa, cholesterol ăn vào, tăng cường hoạt động thể lực, giảm cân khi có chỉ định.
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khuyến cáo bệnh thận do ĐTĐ: để giảm nguy cơ hay làm giảm tiến triển bệnh thận
cần kiểm soát đường huyết và huyết áp tối ưu. [23]
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƢƠNG 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU (ĐTNC)
3.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Gồm 50 bệnh nhân ĐTĐ đang được điều trị tại khoa khám chữa bệnh Bệnh viện
Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Thời gian từ ngày 10 tháng 04 năm 2017 đến ngày 28
tháng 04 năm 2017.
3.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân ĐTĐ đến khám tại khoa khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa
Thành phố Cần Thơ.
- ĐTĐ mới chẩn đoán hoặc đã được chẩn đoán, được điều trị bằng thay đổi lối
sống hoặc giảm đường huyết bao gồm thuốc uống kèm hoặc không kèm insulin.
3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân mù chữ.
- Bệnh nhân có tình trạng rối loạn ý thức khiến họ không thể hiểu được bản chất,
phạm vi và kết quả có thể có của nghiên cứu.
- Bệnh nhân đang tham gia nghiên cứu khác.
- Bệnh nhân không mong muốn quay lại để theo dõi đều đặn.
3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: tại khoa khám chữa bệnh Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
- Thời gian: 10/04/2017 đến 28/04/2017.
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
3.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu là 50 mẫu.
3.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu
Chọn mẫu chỉ tiêu – Ngẫu nhiên đơn.
3.2.4. Nội dung nghiên cứu
3.2.4.1. Đặc điểm chung về đối tượng
- Giới: nam, nữ
- Nghề nghiệp:
+ Công nhân viên chức
+ Làm ruộng
+ Buôn bán
+ Tuổi hưu
- Khu vực đang sinh sống:
+ Thành thị
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Nông thôn
- Trình độ học
vấn: + ≤ Tiểu học
+ Trung học cơ sở
+ Trung học phổ thông
+ Cao đẳng – Đại học
+ Sau đại học
- Phát hiện ĐTĐ bao
lâu: + Dưới 1 năm
+ Từ 1-3 năm
+ Từ 3-5 năm
+ Từ 5-10 năm
+ Trên 10 năm
- Lý do phát hiện ra bệnh:
+ Khám sức khỏe định kỳ
+ Khám định kỳ
+ Biểu hiện ăn uống, đái nhiều, sút cân
3.2.4.2. Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân
- Dùng thuốc ĐTĐ bao lâu:
+ Dưới 1 năm
+ Từ 1-3 năm
+ Từ 3-5 năm
+ Từ 5-10 năm
+ Trên 10 năm
- Hiện tại đang điều trị ĐTĐ bằng thuốc
+ Thuốc viên
+ Tiêm insulin
+ Thuốc viên + tiêm insulin
+ Khác
- Số lần sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ trong 1 ngày:
+ 1 lần
+ 2 lần
+ 3 lần
+ 4 lần
- Trong quá trình điều trị đã tuân thủ dùng thuốc:
+ Dùng thuốc đều đặn đúng theo đơn của bác sĩ (đúng, đủ thời gian, liều lượng…)
+ Dùng thuốc theo đơn nhưng thỉnh thoảng quên thuốc
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Bỏ thuốc
+ Tự ý điều trị
Bệnh nhân có đáp án “dùng thuốc đều đặn theo đơn bác sĩ” là đáp án đúng.
- Nếu quên dùng thuốc đã quên thuốc:
+ Thuốc viên
+ Thuốc tiêm
+ Quên cả 2
- Lý do quên dùng thuốc:
+ Bận
+ Đi công tác không mang theo
+ Không ai nhắc nhở
+Chỉ đơn giản là quên
- Xử lý khi quên thuốc:
+ Uống bù vào lần uống sau
+ Bỏ đi không uống
+ Xin lời khuyên của bác sĩ
Bệnh nhân có đáp án “xin lời khuyên của bác sĩ” là đáp án đúng.
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết:
+ Có
+ Không
- Mức độ tuân thủ kiểm tra đường huyết:
+ Kiểm soát đường huyết theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
+ Theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng không đều
Bệnh nhân có đáp án “kiểm soát đường huyết theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ” là
đáp án đúng.
- Thường kiểm tra đường huyết vào thời điểm:
+ Trước bữa ăn sáng
+ Trước khi đi ngủ
+ Trước bữa ăn trưa
+ Trước bữa ăn tối
- Lý do thử đường huyết không đều:
+ Sợ đau
+ Không có người hỗ trợ
+ Không có điều kiện kinh tế mua que thử thường xuyên
+ Đường huyết ổn định không cần thử
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Để kiểm soát đường huyết tốt bệnh nhân ĐTĐ áp dụng biện pháp tuân thủ:
+ Dùng thuốc đúng liều, đều đặn suốt cả đời
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý
+ Thường xuyên tham gia tập luyện
+ Kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ
Bệnh nhân có đáp án “dùng thuốc đúng liều, đều đặn suốt đời” là đáp án đúng.
- Bệnh nhân đi khám định kỳ:
+ Có
+ Không
- Nếu không lý do không đi khám định kỳ:
+ Không có ai đưa đi
+ Cách xa nhà
+ Do điều kiện kinh tế
+ Bệnh ổn không cần đi khám
- Nếu có đi khám định kỳ 1 lần:
+ 1 tháng
+ 2 tháng
+ 3 tháng
+ >3 tháng
- Mục đích kiểm tra đường huyết, khám sức khỏe định kỳ:
+ Xác định hướng điều trị phù hợp
+ Phát hiện các biến chứng
+ Xác định hướng điều trị phù hợp và phát hiện các biến chứng
+ Không cần đi khám và theo dõi
Bệnh nhân chọn đáp án “xác định hướng điều trị phù hợp và phát hiện các biến
chứng” là đáp án đúng.
3.2.4.3. Kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường
- Biến chứng ĐTĐ là:
+ Bệnh ở mắt
+ Bệnh ở tim
+ Bệnh lý bàn chân
+ Bệnh lý mạch máu
+ Bệnh ở thận
+ Không biết
Bệnh nhân chọn đáp án “bệnh ở mắt, bệnh ở tim, bệnh lý bàn chân, bệnh lý mạch
máu, bệnh ở thận” là đáp án đúng.
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Biến chứng ĐTĐ phòng được:
+ Có
+ Không
+ Không biết
- Phòng biến chứng ĐTĐ:
+ Chế độ ăn uống tập luyện và khám bệnh định kỳ
+ Chế độ luyên tập phù hợp
+ Chế độ ăn hợp lý
+ Theo dõi và khám định kỳ
+ Không biết
Bệnh nhân chọn đáp án “chế độ ăn uống tập luyện và khám bệnh định kỳ” là đáp
án đúng.
- Điều trị ĐTĐ:
+ Thời gian ngắn
+ Thời gian dài
+ Suốt đời
+ Không biết
- Điều trị ĐTĐ phải sủ dụng đúng liều lượng:
+ Cần thiết
+ Không cần thiết
+ Bình thường
+ Không biết
- Bệnh ĐTĐ thực hiện chế độ ăn kiêng:
+ Có
+ Không
- Các loại thực phẩm người ĐTĐ dùng:
+ Nhiều rau xanh, cơm, thịt, cá ít mỡ
+ Nước ngọt có ga, cà phê, rượu
+Thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh
+ Quả ngọt, thức ăn nhiều đường mía
+ Không biết
Bệnh nhân chọn đáp án “ăn nhiều rau xanh, cơm, thịt,cá ít mỡ” là đáp án đúng.
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Bệnh ĐTĐ cần hoạt động thể lực:
+ Có
+ Không
- Hoạt động thể lực hợp lý:
+ Hàng ngày
+ 3-5 lần/tuần
+ <3 ngày
- Mỗi ngày cần hoạt động thể lực:
+ <30 phút
+ 30-60 phút
+ >60 phút
+ Khác
- Theo dõi bệnh ĐTĐ:
+ Tái khám tại bệnh viện
+ Tự kiểm tra đường huyết tại nhà
+ Vừa đến cơ sở y tế vừa kiểm tra tại nhà
Bệnh nhân chọn đáp án “ vừa đến cơ sở y tế vừa kiểm tra tại nhà” là đáp án đúng.
3.2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn
- Trước khi tiến hành phỏng vấn đối tượng tại bệnh viện, các công tác viên sẽ
được tập huấn kỹ, nhằm tránh sai sót trong quá trình phỏng vấn.
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng, công tác viên ghi chép trong quá trình phỏng vấn.
3.2.6. Phƣơng pháp kiểm soát sai số
- Trước khi tiến hành phỏng vấn các câu hỏi trong bảng kiểm, cần tổ chức tập
huấn cho công tác viên thu thập số liệu nhằm tránh sai sót trong quá trình phỏng vấn,
bảng câu hỏi cũng như các câu trả lời cần được tiến hành thử nghiệm trên một nhóm
nhỏ để có thể điều chỉnh sai sót trước khi tiến hành phỏng vấn trên bệnh viện. Sau đó
tiến hành phỏng vấn từng bệnh nhân bằng bộ câu hỏi phỏng vấn đã được thiết kế sẵn.
- Các thông tin đưa ra cho đối tượng chọn lựa cần phải đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu,
dễ trả lời đúng.
- Khi đối tượng được chọn nhưng phỏng vấn không được vì lí do nào đó thì sẽ
chọn đối tượng khác vào mẫu nghiên cứu.
3.2.7. Phƣơng pháp xử lí và phân tích số liệu
- Nhập số liệu và phân tích phần mềm Excel 2010.
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Sau mỗi buổi thu thập số liệu, kiểm tra lại từng phiếu thu thập, những phiếu ghi
chép không đầy đủ thông tin sẽ tiến hành thu thập lại để bổ sung những chi tiết còn
thiếu hoặc loại bỏ. Khi đã hoàn tất việc thu thập số liệu, tiến hành mã hóa từng biến số
và phân tích bằng phần mềm Excel 2010. Sau đó đưa vào nghiên cứu.
3.3.VẤN ĐỀ Y ĐỨC
- Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về nội
dung và mục đích nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp thông tin
chính xác.
- Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện nhằm mục đích đánh giá kiến thức về
sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, từ đó biết được kiến thức thực tế của bệnh nhân để
đưa ra được các giải pháp can thiệp phù hợp với thực tế.
- Thông tin thu thập chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu không sử dụng cho
mục đích khác.
- Đảm bảo quyền lợi của người bệnh khi tham gia nghiên cứu.
- Tôn trọng ý nguyện của bệnh nhân khi muốn dừng tham gia nghiên cứu.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu.
Bảng 4.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Tuổi
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
<60 22 44
60-70 11 22
>70 17 34
Tổng 50 100
- Tuổi nhỏ nhất là 38, tuổi lớn nhất là 86.
- Nhóm tuổi gặp với tỷ lệ cao nhất là nhỏ hơn 60 tuổi chiếm 44%.
- Tỷ lệ bệnh nhân ở tuổi từ 60-70 là 22%, tỷ lệ bệnh nhân 70 tuổi trở lên là 34%.
Bảng 4.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Giới tính
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Nam 21 42
Nữ 29 58
Nhận xét: Số liệu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam là 42% thấp hơn tỷ lệ bệnh nhân
nữ là 58%.
Bảng 4.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Công nhân viên chức 7 14
Làm ruộng 12 24
Buôn bán 11 22
Tuổi hưu 20 40
Nhận xét: Số liệu cho thấy đa số bệnh nhân tuổi hưu chiếm 40%, còn lại sinh
sống bằng nghề buôn bán, làm ruộng, công nhân viên chức chiếm tỷ lệ là 22%, 24%,
7%. Bảng 4.4. Khu vực đang sinh sống của đối tượng nghiên cứu
Khu vực đang sinh sống
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Thành thị 23 46
Nông thôn 27 54
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nhận xét: Số liệu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ở nông thôn là 54% cao hơn tỷ lệ
bệnh nhân ở thành thị là 46%.
Bảng 4.5. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
Trình độ học vấn
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
≤ Tiểu học 13 26
Trung học cơ sở 11 22
Trung học phổ thông 15 30
Cao đẳng – Đại học 11 22
Sau đại học 0 0
Nhận xét: Số liệu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có trình độ học vấn cao nhất là dưới
tiểu học chiếm 26%, trung học cơ sở chiếm 22%, trung học phổ thông chiếm 30%, cao
đẳng – đại học chiếm 22%, không có bệnh nhân nào có trình độ sau đại học.
4.1.2. Thông tin về bệnh của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 4.6. Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu
Thời gian mắc bệnh
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Dưới 1 năm 8 16
Từ 1-3 năm 8 16
Từ 3-5 năm 10 20
Từ 5-10 năm 9 18
Trên 10 năm 15 30
Nhận xét: Số liệu cho thấy:
- Thời gian mắc bệnh từ 3-5 năm và trên 10 năm là hay gặp nhất chiếm 20% và 30%. -
Thời gian mắc bệnh dưới 1 năm là 16%, từ 1-3 năm là 16% và từ 5-10 năm là 16%.
Bảng 4.7. Lý do phát hiện bệnh
Lý do phát hiện ra bệnh
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Khám sức khỏe định kỳ 19 38
Khám định kỳ 4 8
Biểu hiện ăn, uống, đái nhiều, sút cân 8 16
Sức khỏe yếu 19 38
Nhận xét: Số liệu cho thấy 38% bệnh nhân phát hiện bệnh do khám sức khỏe
định kỳ và biểu hiện sức khỏe yếu, biểu hiện ăn, uống, đái nhiều, sút cân chiếm 16%,
còn lại là khám định kỳ chiếm 8%.
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4.1.3. Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ
Bảng 4.8. Thời gian sử dụng thuốc
Thời gian sử dụng thuốc
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Dưới 1 năm 10 20
Từ 1-3 năm 7 14
Từ 3-5 năm 9 18
Từ 5-10 năm 9 18
Trên 10 năm 15 30
Nhận xét: Số liệu cho thấy
- Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc dưới 1 năm và trên 10 năm là cao nhất chiếm
20% và 30%.
- Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc từ 1-3 năm là thấp nhất chiếm 14%.
- Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc từ 3-5 năm và từ 5-10 năm chiếm 18%.
Bảng 4.9. Các thuốc sử dụng trong điều trị
Điều trị bằng thuốc
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Thuốc viên 16 32
Tiêm insulin 4 8
Thuốc viên + tiêm insulin 30 60
Khác 0 0
Nhận xét: Số liệu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân sử dụng cả thuốc viên và tiêm insulin
là cao nhất chiếm 60%, bệnh nhân sử dụng tiêm insulin là thấp nhất chiếm 8%, bệnh
nhân còn lại sử dụng thuốc viên chiếm 32%. Bảng 4.10. Số lần dùng thuốc trong ngày
Thuốc điều trị trong ngày
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
1 lần 3 6
2 lần 41 82
3 lần 6 12
4 lần 0 0
Nhận xét: Số liệu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân điều trị thuốc ngày 2 lần là cao nhất
chiếm 82%, còn lại là bệnh nhân điều trị ngày 1 lần và 3 lần chiếm 6% và 12%, không
có bệnh nhân nào điều trị ngày 4 lần.
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 4.11. Sự tuân thủ dùng thuốc trong điều trị
Sự tuân thủ dùng thuốc trong điều trị
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Dùng thuốc đều đặn đúng theo đơn của bác sĩ
44 88
(đúng, đủ thời gian, liều lượng…)
Dùng thuốc theo đơn nhưng thỉnh thoảng quên
6 12
thuốc
Bỏ thuốc 0 0
Tự ý điều trị 0 0
Nhận xét: Số liệu cho thấy việc tuân thủ dùng thuốc đều đặn đúng theo đơn của
bác sĩ trong điều trị chiếm tỷ lệ cao là 88%, dùng thuốc theo đơn nhưng thỉnh thoảng
quên thuốc chiếm 12%.
Bảng 4.12. Loại thuốc bệnh nhân quên sử dụng
Quên sử dụng thuốc
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Thuốc viên 39 78
Thuốc tiêm 4 8
Quên cả 2 7 14
Nhận xét: Số liệucho thấy 78% tỷ lệ quên dùng thuốc viên, 8% quên thuốc tiêm,
còn lại 14% quên cả hai.
Bảng 4.13. Lý do quên dùng thuốc
Lý do quên dùng thuốc
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Bận 23 46
Đi công tác không mang theo 2 4
Không ai nhắc nhở 20 40
Chỉ đơn giản là quên 5 10
Nhận xét: Số liệu cho thấy bệnh nhân không dùng thuốc liên tục, lý do chủ yếu
là do bệnh nhân bận chiếm 46%, đi công tác không mang theo chiếm 4%, không ai
nhắc nhở chiếm 40%, chỉ đơn giản là quên chiếm 10%. Bảng 4.14. Cách xử lý khi
quên uống thuốc
Xử lý khi quên uống thuốc
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Uống bù vào lần uống sau 2 4
Bỏ đi không uống nữa 23 46
Xin lời khuyên của bác sĩ 25 50
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nhận xét: Số liệu cho thấy 50% bệnh nhân biết xin lời khuyên của bác sĩ và 46%
không tiêm/uống bù khi quên sử dụng, chỉ có 4% bệnh nhân uống bù lại thuốc. Bảng
4.15. Tuân thủ trong kiểm tra đường huyết
Nội dung Tiêu chí
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Thường xuyên kiểm Có 44 88
tra đường huyết Không 6 12
Kiểm soát đường huyết đều 39 78
Mức độ tuân thủ kiểm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
tra đường huyết Theo hướng dẫn của bác sĩ 11 22
nhưng không đều
Trước bữa ăn sáng 46 92
Kiểm tra đường huyết Trước khi đi ngủ 3 6
vào thời điểm Trước bữa ăn trưa 1 2
Trước bữa ăn tối 0 0
Sợ đau 13 26
Không có người hỗ trợ 23 46
Lý do kiểm tra đường
Không có điều kiện kinh tế 1 2
mua que thử thường xuyên
huyết không đều
Đường huyết ổn định không 13 25
cần thử
Dùng thuốc đúng liều, đều 20 40
đặn suốt cả đời
Áp dụng biện pháp Chế độ dinh dưỡng hợp lý 18 36
tuân thủ để có đường Thường xuyên tham gia tập 1 2
huyết tốt luyện
Kiểm soát đường huyết và 11 22
khám sức khỏe định kỳ.
- Tỷ lệ bệnh nhân thường xuyên tuân thủ kiểm tra đường huyết là 88%, không
kiểm tra đường huyết là 12%.
- Tỷ lệ mức độ tuân thủ kiểm tra đường huyết đúng đều theo hướng của bác sĩ chiếm
78%, kiểm tra đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng không đều chiếm 22%.
- Tỷ lệ bệnh nhân biết kiểm tra đường huyết trước bữa ăn sáng chiếm 92%, trước
khi đi ngủ là 6%, trước bữa ăn trưa là 2%.
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Tỷ lệ bệnh nhân kiểm tra đường huyết không đều do sợ đau chiếm 26%, không
người hỗ trợ là 46%, không có điều kiện kinh tế mua que thử thường xuyên là 2%,
đường huyết không ổn định không cần thử chiếm 25%.
- Tỷ lệ bệnh nhân áp dụng biện pháp tuân thủ để có đường huyết tốt là dùng
thuốc đúng liều, đều đặn suốt cả đời chiếm 40%, chế độ dinh dưỡng hợp lý chiếm
36%, thường xuyên tham gia tập luyện chiếm 2%, kiểm soát đường huyết và khám sức
khỏe định kỳ chiếm 22%.
Bảng 4.16. Tuân thủ khám định kỳ
Nội dung Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Đi khám định kỳ
Có 46 92
Không 4 8
Không ai đưa đi 18 36
Lý do không đi khám Cách xa nhà 20 40
định kỳ Do điều kiện kinh tế 3 6
Bệnh ổn không cần đi khám 9 18
1 tháng 37 74
Đi khám định kỳ
2 tháng 5 10
3 tháng 3 6
>3 tháng 5 10
- Bệnh nhân tuân thủ việc đi khám định kỳ chiếm tỷ lệ cao là 92%, còn lại 8%
bệnh nhân không đi khám định kỳ.
- Tỷ lệ bệnh nhân không đi khám định kỳ do không ai đưa đi là 36%, cách xa nhà
là 40%, điều kiện kinh tế là 6%, bệnh ổn không cần đi khám là 18%.
- Tỷ lệ bệnh nhân đi khám định kỳ 1 tháng là 74%, 2 tháng 10%, 3 tháng là 6%,
>3 tháng 10%.
Bảng 4.17. Mục đích kiểm tra đường huyết, khám sức khỏe định kỳ
Nội dung
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Xác định hướng điều trị phù hợp 1 2
Phát hiện các biến chứng 1 2
Xác định hướng điều trị phù hợp và phát hiện các
48 96
biến chứng
Không cần đi khám và theo dõi 0 0
Nhận xét: Số liệu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân biết được mục đích kiểm tra đường
huyết và khám sức khỏe định kỳ là xác định hướng điều trị phù hợp chiếm 2%, phát
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hiện các biến chứng chiếm 2%, xác định hướng điều trị phù hợp và phát hiện các biến
chứng chiếm 96%.
4.1.4. Kiến thức phòng biến chứng đái tháo đƣờng
Bảng 4.18. Hiểu biết được biến chứng đái tháo đường
Biến chứng đái tháo đƣờng
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Bệnh ở mắt 18 36
Bệnh ở tim 34 68
Bệnh lý bàn chân 36 72
Bệnh lý mạch máu 26 52
Bệnh ở thận 12 24
Không biết 6 12
Nhận xét: Số liệu cho thấy trong các biến chứng do ĐTĐ gây ra thì biến chứng
mà bệnh nhân biết nhiều nhất là biến chứng bệnh lý bàn chân chiếm 72%, biến chứng
ở tim chiếm 68%, bệnh lý ở mạch máu chiếm 52%, bệnh lý ở mắt chiếm 36%, bệnh lý
ở thận chiếm 24% và số bệnh nhân không biết biến chứng của ĐTĐ chiếm 12%.
Bảng 4.19. Kiến thức phòng biến chứng của đối tượng nghiên cứu
Nội dung Tiêu chí
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Biến chứng ĐTĐ
Có 49 98
Không 0 0
phòng được
Không biết 1 2
Chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp 47 94
và khám bệnh định kỳ
Phòng biến chứng Chế độ luyện tập phù hợp 0 0
ĐTĐ Chế độ ăn hợp lý 0 0
Theo dõi và khám bệnh định kỳ 1 2
Không biết 2 4
- Tỷ lệ bệnh nhân biết được biến chứng ĐTĐ phòng được là 98%, không biết
biến chứng ĐTĐ phòng được là 2%.
- Tỷ lệ bệnh nhân biết cách phòng biến chứng ĐTĐ là chế độ ăn uống, luyện tập
phù hợp và khám bệnh định kỳ chiếm 94%, theo dõi và khám định kỳ chiếm 2%,
không biết phòng biến chứng chiếm 4%.
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 4.20. Hiểu biết được điều trị đái tháo đường
Nội dung Tiêu chí
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Thời gian ngắn 0 0
Điều trịĐTĐ
Thời gian dài 24 48
Suốt đời 26 52
Không biết 0 0
Cần thiết 47 94
Thuốc điều trị ĐTĐ phải Không cần thiết 1 2
được sử dụng đúng liều Bình thường 2 4
Không biết 0 0
Nhận xét: Số liệu cho thấy
- Tỷ lệ bệnh nhân biết điều trị ĐTĐ trong thời gian dài là 48%, điều trị suốt đời
52%.
- Tỷ lệ bệnh nhân biết thước điều trịĐTĐ đường sử dụng đúng liều cần thiết là
94%, không cần thiết là 2%, bình thường là 4%.
Bảng 4.21. Kiến thức về dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
Nội dung Tiêu chí
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Bệnh ĐTĐ phải thực Có 48 96
hiện chế độ ăn kiêng Không 2 4
Nhiều rau xanh, cơm, thịt, cá ít mỡ 50 100
Người bệnh ĐTĐ Nước ngọt có ga,cà phê, rượu 0 0
nên dùng các loại Thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh 0 0
thực phẩm Quả ngọt, thức ăn nhiều đường mía 0 0
Không biết 0 0
- Tỷ lệ bệnh nhân biết phải thực hiện chế độ ăn kiêng là 96%, không thực hiện là 4%.
- Tỷ lệ bệnh nhân biết nên dùng thực phẩm nhiều rau xanh, cơm, thịt, cá ít mỡ là 100%.
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 4.22. Vận động, tập luyện trong điều trị đái tháo đường
Nội dung Tiêu chí
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Bệnh ĐTĐ cần hoạt động Có 50 100
thể lực Không 0 0
Hàng ngày 33 66
Hoạt động thể lực hợp lý
3-5 lần/tuần 4 8
<3 lần/tuần 13 26
Khác 0 0
<30 phút 40 80
Hoạt động thể lực mỗi 30-60 phút 10 20
ngày >60 phút 0 0
Khác 0 0
- Tỷ lệ bệnh nhân cần hoạt động thể lực là 100%.
- Tỷ lệ bệnh nhân hoạt động thể lực hàng ngày là 66%, 3-5 lần/tuần là 8%, <3
lần/tuần là 26%.
- Tỷ lệ bệnh nhân hoạt động thể lực một ngày <30 phút là 80%, 30-60 phút là
20% Bảng 4.23. Theo dõi tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu
Theo dõi tình trạng bệnh
Số lƣợng Tỷ lệ
(n) (%)
Tái khám tại bệnh viện 22 44
Tự kiểm tra đường huyết tại nhà 10 20
Vừa đến cơ sở y tế vừa kiểm tra tại nhà 18 36
Nhận xét:Số liệu từ cho thấy kiến thức theo dõi bệnh, có 36% bệnh nhân biết có
thể vừa theo dõi bệnh tại cơ sở y tế vừa kiểm tra tại nhà, 20% bệnh nhân tự biết kiểm
tra đường huyết tại nhà, 44% bệnh nhân tái khám tại bệnh viện.
4.2. BÀN LUẬN
4.2.1 Thông tin đối tƣợng nghiên cứu
Về mẫu nghiên cứu: Tổng số đối tượng tham gia vào nghiên cứu là 50 ĐTNC,
bằng cỡ mẫu dự kiến tối đa là 50 ĐTNC thì số mẫu đã phỏng vấn là đạt yêu cầu.
Chúng tôi đã chọn mẫu thuận tiện đủ số lượng là 50 bệnh nhân đang điều trị ngoại trú.
Khi đi tiến hành phỏng vấn, có vài trường hợp từ chối tham gia do bận khám và đi làm
các xét nghiệm,... nhưng cũng được chọn ngay sang đối tượng dự phòng do đó không
có trở ngại gì cho tiến trình thu thập đủ mẫu.
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4.2.1.1. Về tuổi đối tượng nghiên cứu
Theo nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 60 tuổi trở
xuống chiếm 44%, 60-70 tuổi chiếm 22%, trên 70 tuổi chiếm 34% (Bảng 4.1). Bệnh
nhân có tuổi nhỏ nhất là 38, nhiều tuổi nhất là 86. Kết quả nghiên cứu của Đặng Văn
Ước nhóm tuổi từ 60 trở xuống chiếm 46,5% [3]. Tuy nhiên kết quả lại khác với
nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển nhóm tuổi từ 60 trở xuống chiếm 14,5% [6]. Sự khác
biệt có thể là do ĐTNC của chúng tôi là bệnh nhân đến khám với mọi lứa tuổi khác
nhau, khác với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển là bệnh nhân đến khám và điều trị ở
Bệnh viện Lão khoa, đối tượng chủ yếu là người cao tuổi.
4.2.1.1. Về giới của đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân nam, nữ trong nghiên cứu của
chúng tôi lần lượt là 42% và 58% (Bảng 4.2). Như vậy số lượng bệnh nhân nữ trong
nhóm nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với bệnh nhân nam. Tỷ lệ nghiên cứu của
chúng tôi giống với nghiên cứu của Phan Hướng Dương và CS tỷ lệ nam là 42% và nữ
là 58% [14]. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đương với một số nghiên cứu khác:
Trần Văn Hải tỷ lệ nam là 44,4% và nữ là 55,6% [18], Đỗ Quang Tuyển tỷ lệ nam là
42,1% và nữ là 57,9% [6], Trần Thanh Hòa tỷ lệ nam là 47,7% và nữ là 52,3% [19],
Đỗ Thị Ngọc Diệp tỷ lệ nam là 44,3% và nữ là 55,7% [4]. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở hai
giới có sự khác nhau này hoàn toàn hợp lý vì đây chỉ là số liệu phản ánh bệnh nhân
điều trị tại một khu vực. Sự khác biệt về tỷ lệ nam nữ giữa các quốc gia và giữa các
khu vực trong các quốc gia phụ thuộc vào thói quen ăn uống, sự vận động, điều kiện
sống, chủng tộc,….
4.2.1.3. Về trình độ học vấn
Kết quả nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân có trình độ từ trung học phổ thông
trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất là 52%, còn lại từ trung học cơ sở trở xuống chiếm 48%.
Kết quả của chúng tôi cũng gần tương tự như Đỗ Quang Tuyển tỷ lệ bệnh nhân có
trình độ từ trung học phổ thông trở lên là 65,2% [6], Nguyễn Thị Vân tỷ lệ bệnh nhân
có trình độ trung học phổ thông trở lên là 67,6%. Sự chênh lệch này có thể là vì nghiên
cứu của chúng tôi lấy ngẫu nhiên các bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám Bệnh viện Đa
khoa Thành phố Cần Thơ.
4.2.1.4. Về khu vực sinh sống và nghề nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân tham gia vào quá trình nghiên cứu
chủ yếu là sống ở nông thôn chiếm 54%, 46% tỷ lệ bệnh nhân sống ở thành thị. Đối
lập với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Xuân Hòa có 50,9% bệnh nhân sống ở thành
thị, 49,1% tỷ lệ bệnh nhân sống ở nông thôn [20]. Vì thế đa phần ĐTNC của chúng tôi
vẫn còn tuổi lao động thì họ sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng chiếm tỷ lệ là 24%,
buôn bán là 22%, số thấp bệnh nhân là công nhân viên chức chiếm 14%, ĐTNC còn
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lại là đang ở tuổi hưu có tỷ lệ cao nhất là 40%. So sánh với kết quả nghiên cứu của Đỗ
Quang Tuyển thì nông dân chiếm tỷ lệ là 11,8%, buôn bán là 3,6%, công nhân viên
chức là 4,8%, tuổi hưu là 77% [6]. Có sự khác biệt nhau là do chúng tôi nghiên cứu
trên bệnh nhân rãi rác ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Còn đối với nghiên cứu của Đỗ
Quang Tuyển thì tập trung nghiên cứu ở đối tượng chủ yếu là người cao tuổi.
4.2.1.5. Về thời gian mắc bệnh
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm các bệnh nhân được phát hiện
chiếm tỷ lệ cao là trên 10 năm là 30%, dưới 1 năm là 16%, từ 1-3 năm là 16%, từ 3-5
năm là 20%, từ 5-10 năm là 18% (Bảng 4.6). So với kết quả nghiên cứu của Đỗ Quang
Tuyển thì tỷ lệ bệnh nhân có thời gian phát hiện ĐTĐ trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất
là 66,3%, dưới 5 năm chiếm tỷ lệ là 33,6% [6]. Tuy nhiên kết quả này có sự khác biệt
so với nghiên cứu của Trần Thanh Hòa, tỷ lệ bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 1
năm là 38%, từ 2-5 năm là 49,3%, từ 6-10 năm là 8%, trên 10 năm là 4,7% [19]. Theo
chúng tôi nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp và Trần Thị Xuân Hòa, thời gian mắc
bệnh từ 2-5 năm là 34,8%, 5-10 năm là 20,5%, trên 10 năm là 9,8%. Thời gian chẩn
đoán ĐTĐ càng dài càng khó kiểm soát, xuất hiện nhiều biến chứng, chi phí điều trị
cũng tốn kém. Bệnh thường phát hiện khi người bệnh đã có đầy đủ triệu chứng ăn
nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút cân hoặc đi khám khi đã có biến chứng của bệnh.
4.2.2.Thực trạng tuân thủ điều trị của đối tƣợng nghiên cứu
4.2.2.1. Về tuân thủ dùng thuốc
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về
tuân thủ dùng thuốc chiếm tỷ lệ khá cao 88%. Đa phần bệnh nhân đã mắc bệnh với
thời gian dài đã sử dụng thuốc trên 10 năm chiếm tỷ lệ là 30%, những bệnh nhân này
sử dụng cả hai loại thuốc vừa thuốc viên vừa tiêm insulin chiếm 60%, thuốc điều trị
được sự hướng dẫn của bác sĩ phần lớn sử dụng 2 lần trong ngày chiếm 82%.Chỉ có tỷ
lệ 12% bệnh nhân có kiến thức không đúng về tuân thủ dùng thuốc là thỉnh thoảng
quên dùng (Bảng 4.11).Những người này có thể do bận với công việc kiếm tiền, họ
thường xuyên đi công tác xa, những người lớn tuổi không được sự nhắc nhở của con
cháu, dẫn đến gây tốn kém cho việc điều trị và ảnh hưởng xấu đến người bệnh. Tỷ lệ
bệnh nhân có kiến thức đúng về tuân thủ dùng thuốc chiếm tỷ lệ cao có thể là do chúng
tôi tập trung nghiên cứu vào những người mắc ĐTĐ đã được tư vấn về kiến thức dùng
thuốc nên họ hiểu rất thấu đáo việc dùng thuốc như thế nào cho đúng. Cán bộ y tế
phòng khám cần phải quan tâm đến việc phổ biến những kiến thức về tuân thủ dùng
thuốc cho bệnh nhân càng sớm càng tốt. Để họ nắm được tầm quan trọng của việc tuân
thủ dùng thuốc, giúp họ chủ động đưa ra kế hoạch để đảm bảo sự tuân thủ điều trị.
Như vậy họ mới có thể phòng được các biến chứng nguy hiểm. Kết quả của chúng tôi
cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển, tỷ lệ bệnh nhân đồng ý
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
uống thuốc đúng và đủ chiếm tỷ lệ 67,3% [6]. Có sự khác biệt này là do nghiên cứu
của Đỗ Quang Tuyển chỉ tập trung chủ yếu là bệnh nhân trên 60 tuổi còn nghiên cứu
của chúng tôi thì rãi rác ở mọi lứa tuổi khác nhau.
4.2.2.2. Về lý do quên uống thuốc
Các thiếu sót chủ yếu là bận dẫn đến quên dùng thuốc và đa số là người bệnh uống
thuốc điều trị ĐTĐ cũng như tất cả các loại thuốc khác là uống sau bữa ăn. Rất có thể
bệnh nhân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dùng thuốc đúng cách, thiếu kiên
nhẫn trong điều trị hoặc không tin tưởng vào phát đồ điều trị. Ngoài ra còn có quan niệm
“có bệnh thì vái tứ phương”, tác động của những người xung quanh cũng khiến người
bệnh tự ý bỏ điều trị để theo đuổi một phương pháp khác mà họ cho là hữu hiệu hơn. Kết
quả điều tra cho thấy trong số những trường hợp quên dùng thuốc đa phần người bệnh
quên sử dụng thuốc viên chiếm 78%, quên thuốc tiêm chiếm 8%, vừa quên thuốc viên vừa
quên thuốc tiêm chiếm 14%. Lý do quên thuốc chủ yếu là bận chiếm 46%, không ai nhắc
nhở chiếm 40% (Bảng 4.13). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Quang
Tuyển là lý do không tuân thủ chủ yếu là bận chiếm 33,3% [6]. Sự hiểu biết về chế độ
dùng thuốc và có biện pháp hỗ trợ tích cực cho bệnh nhân dùng thuốc là yếu tố quan trọng
để giúp bệnh nhân tuân thủ. Vì vậy cán bộ y tế tại phòng khám cần có một chiến lược để
giúp bệnh nhân hiểu được phác đồ điều trị đồng thời có các biện pháp hỗ trợ, nhắc nhở
bệnh nhân dùng thuốc như hẹn giờ uống thuốc, tăng cường sự hỗ trợ của các thành viên
trong gia đình. Điều này có thể giúp bệnh nhân cải thiện tuân thủ, ngăn ngừa được các
biến chứng và giảm gánh nặng bệnh cho họ và gia đình.
4.2.2.3. Về tuân thủ kiểm tra đường huyết
Muốn điều trị thành công ĐTĐ cần khống chế đường máu ở mức bình thường mà
một trong những yếu tố giúp thành công này là người bệnh cần theo dõi kiểm tra
đường huyết tại nhà để kịp thời phát hiện các biến chứng do ĐTĐ gây ra. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ kiểm soát đường huyết
thường xuyên chiếm tỷ lệ khá cao là 88%. Tỷ lệ rất thấp là 12% người bệnh không
tuân thủ kiểm soát đường huyết (Bảng 4.15). Có 92% bệnh nhân biêt kiểm tra đường
huyết vào trước bữa ăn sáng, chỉ có 8% bệnh nhân chưa biết cách kiểm tra đường
huyết đúng thời điểm. Nguyên nhân đa phần bệnh nhân cho rằng không có người hỗ
trợ thử đường huyết, sợ đau nên kiểm tra đường huyết không đều, một số khác bệnh
nhân chủ quan cho rằng không có điều kiện kinh tế mua que thử, đường huyết ổn định
không cần kiểm tra. So sánh kết quả với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển thì tỷ lệ
bệnh nhân tuân thủ kiểm soát đường huyết là 26,4% [6], kết quả này cho thấy bệnh
nhân tuân thủ kiểm soát đường huyết cao hơn nhiều. Có sự chênh lệch này là do chúng
tôi chủ yếu nghiên cứu đối tượng trên quy mô. Để có đường huyết tốt thì đa số bệnh
nhân cho rằng phải dùng thuốc đúng liều, đều đặn suốt cả đời chiếm 40%, chế độ dinh
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dưỡng hợp lý chiếm 36%, kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ chiếm
22%, số ít bệnh nhân cho rằng thường xuyên tham gia tập luyện chiếm 2%.
4.2.2.4. Về lý do bệnh nhân không tuân thủ
Trong số những bệnh nhân không kiểm soát đường huyết tại nhà lý do chủ yếu
bệnh nhân cho rằng đường huyết ổn định không cần thử chiếm 26%, không có người
hỗ trợ chiếm 46%, sợ đau chiếm 26%, không có điều kiện kinh tế chiếm 2%. Thực tế
đáng lo ngại này chứng tỏ sự quan tâm của người bệnh về vấn đề tự kiểm soát đường
huyết còn rất hạn chế và cũng phản ánh rõ sự hiểu biết kém về các biện pháp tuân thủ
điều trị. Với bệnh ĐTĐ việc kiểm soát đường huyết là một biện pháp quan trọng cho
một liệu trình điều trị. Nhiều bệnh nhân không biết chế độ kiểm soát đường huyết cũng
là một biện pháp điều trị, họ cho rằng chỉ cần dùng thuốc là đủ. Quan niệm sai lầm này
giảm quá trình điều trị. Vì vậy, cán bộ y tế cần khích lệ, động viên và tạo mọi điều
kiện để bệnh nhân đi khám và thường xuyên nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đo
đường huyết tại nhà. Đồng thời giải thích cho bệnh nhân rào cản của việc đo đường
huyết tại nhà như đau, mất nhiều chi phí,… từ đó giúp họ khắc phục được rào cản này.
Ngoài ra bệnh nhân cần được giải thích một cách cẩn thận, giúp cho những vấn đề của
họ được giải quyết để đảm bảo sự tuân thủ điều trị.
4.2.2.5. Về tuân thủ khám sức khỏe định kỳ
Để có quá trình điều trị tốt và phòng ngừa được các biến chứng bệnh nhân cần
phải đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy bệnh nhân tuân thủ việc khám sức khỏe định kỳ chiếm tỷ lệ khá cao
là 92%, không đi khám sức khỏe định kỳ là 8% (Bảng 4.16). Kết quả nghiên cứu của
Đỗ Quang Tuyển tỷ lệ bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ chiếm 77,6% [6]. Có sự
chênh lệch là do nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển chủ yếu là bệnh nhân cao tuổi nên
đi lại khó khăn, còn nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là rải rác trên tất cả bệnh nhân.
Qua nghiên cứu của chúng tôi thì phần lớn bệnh nhân tuân thủ việc đi khám định kỳ
khá cao, mỗi tháng bệnh nhân đều đến tái khám chiếm tỷ lệ cao là 74%, tái khám 2
tháng/lần tái khám chiếm 10%, từ 3 tháng đến trên 3 tháng chiếm 16%.
4.2.2.6. Về lý do bệnh nhân không tuân thủ
Trong số bệnh nhân không đi khám sức khỏe định kỳ chủ yếu là do cách xa nhà
chiếm 40%, không ai đưa đi chiếm 36%, điều kiện kinh tế chiếm 6%, bệnh ổn không
cần đi khám chiếm 18% (Bảng 4.16). Bệnh ĐTĐ đang ngày càng gia tăng, là một gánh
nặng cho ngành y tế, ĐTĐ không quá khó để chẩn đoán. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao
trong quá trình điều trị phải có sự phối hợp chặc chẽ giữa nhân viên y tế và bệnh nhân.
Giáo dục bệnh nhân là một vấn đề then chốt, đảm bảo sự thành công trong quản lý
bệnh nhân ĐTĐ. Không những giáo dục bệnh nhân về chế độ ăn uống, luyện tập thể
lực, sử dụng thuốc, kiểm tra đường huyết mà còn phải tuân thủ việc đến khám sức
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khỏe định kỳ tại bệnh viện. Khám sức khỏe định kỳ là một trong năm yếu tố cốt lỗi
của liệu pháp điều trị tích cực.
4.2.2.7. Mục đích kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân biết được mục đích
kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ phần lớn người bệnh xác định được
hướng điều trị phù hợp và phát hiện các biến chứng chiếm 96%. Có nhiều nghiên cứu
trên thế giới cho thấy bệnh nhân ĐTĐ đặc biệt là ĐTĐ type 2 có thể làm chậm sự tiến
triển của bệnh và làm giảm khả năng xảy ra biến chứng tạo điều kiện thuận lợi cho
việc điều trị có hiệu quả cao, chi phí thấp, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi
thọ nếu xác định hướng điều trị phù hợp, phát hiện sớm các biến chứng. Vì vậy việc
kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ là yếu tố cốt lỗi để đạt được kết quả
tốt trong quá trình điều trị, từ đó điều chỉnh chế độ ăn và thay đổi lối sống phù hợp để
người bệnh có cuộc sống khỏe mạnh bình thường.
4.2.2.8. Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị
Vấn đề không tuân thủ điều trị là do kiến thức về bệnh ĐTĐ của bệnh nhân còn
hạn chế, bắt nguồn từ việc thiếu tài liệu giáo dục hợp lý, nhân viên y tế thiếu thời gian
hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh với số lượng bệnh nhân lớn và bản thân nhân viên y
tế cũng chưa được đào tạo kỹ về phương pháp tư vấn cho bệnh nhân nhất là ở tuyến cơ
sở, mặc khác trình độ dân trí của người thấp, điều kiện kinh tế lại khó khăn. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn bệnh nhân có kiến thức đúng về hậu quả
của việc không tuân thủ điều trị trong đó 72% bệnh nhân biết được hậu quả về biến
chứng bệnh lý bàn chân, 68% biến chứng ở tim, 52% bệnh lý mạch máu, 36% ở mắt,
24% ở thận. Kết quả này cho thấy công tác tư vấn về tuân thủ điều trị của cán bộ y tế
tại phòng khám tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên một hậu quả rất
nguy hiểm là không kiểm tra đường huyết lại là 22%. Nguyên nhân đó là do bệnh nhân
chưa được cung cấp đầy đủ hoặc có thể do nhận thức của bệnh nhân còn hạn chế. Sự
thiếu hiểu biết về hậu quả này thực sự là một bất lợi cho công tác dự phòng biến chứng
và ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của bệnh nhân. Vì nếu không biết được hậu quả
của việc không tuân thủ điều trị thì bệnh nhân sẽ không biết được sự cần thiết của việc
tuân thủ điều trị nhằm đạt được điều gì và quan trọng như thế nào. Bởi vậy để giảm
thiểu các biến chứng do ĐTĐ gây ra cho bệnh nhân đặc biệt là các biến chứng không
được kiểm soát được đường huyết thì công tác tư vấn, hướng dẫn bổ sung kiến thức
của nhân viên y tế tại phòng khám để người bệnh tự hiểu và tự theo dõi bệnh luôn là
mục đích quan trọng của công tác giáo dục sức khỏe. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức về các hậu quả không tuân thủ điều trị thấp
hơn của Đỗ Quang Tuyển có 83% bệnh nhân biết được biến chứng về mắt, 77,3% biết
được biến chứng ở tim, 66,1% biết được biến chứng thận, 51,8% biết được bệnh lý ở
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chân [6]. Sự khác biệt này là do nghiên cứu cửa Đỗ Quang Tuyển mô tả bệnh nhân có
kiến thức của từng hậu quả, còn nghiên cứu của chúng tôi khảo sát kiến thức biết được
biến chứng của bệnh ĐTĐ.
4.2.3. Kiến thức về phòng biến chứng của đối tƣợng nghiên cứu
4.2.3.1. Kiến thức về bệnh và biến chứng của bệnh đái tháo đường
Hiểu biết đúng về bệnh và các biến chứng là điều kiện cần để người bệnh thực
hiện phòng biến chứng ĐTĐ một cách hiệu quả nhất. Vì thế công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe là rất quan trọng trong việc nâng cao kiến thức của người bệnh để phòng
biến chứng bệnh ĐTĐ. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có 72% bệnh nhân
biết biến chứng ở bàn chân, 68% biết biến chứng ở tim, 52% biết biến chứng ở mạch
máu, 36% biết biến chứng ở mắt, 24% biết biến chứng ở thận và 12% bệnh nhân
không kể được biến chứng ĐTĐ, 4% bệnh nhân không biết có thể dự phòng biến
chứng ĐTĐ, 6% bệnh nhân không biết cách phòng biến chứng. Kết quả này thấp hơn
nhiều so với kết quả của Đặng Văn Ước, tỷ lệ bệnh nhân không kể được biến chứng
ĐTĐ là 33,5%, 34,5% không biết cách phòng biến chứng, 77,7% không biết có thể dự
phòng biến chứng ĐTĐ [3]. Kết quả có sự chênh lệch là do Đặng Văn Ước chủ yếu
nghiên cứu trên bệnh nhân cao tuổi, nghiên cứu của chúng tôi trên tất cả đối tượng mắc
bệnh ĐTĐ. Hoặc cũng có thể do công tác truyền thông phòng chống biến chứng ĐTĐ
(tư vấn, báo, đài,…) chưa phát huy được ưu điểm, cũng có thể trình độ học vấn của
người bệnh còn thấp. Vì thế phải nhận biết được tầm quan trọng của truyền thông giáo
dục sức khỏe đối với việc nâng cao kiến thức cho người dân. Phần lớn bệnh nhân biết
cách phòng bệnh ĐTĐ là phải có kiến thức về chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp
và khám định kỳ chiếm 94%.
4.2.3.2. Kiến thức về thời gian điều trị đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ là bệnh nội tiết rất thường xảy ra, có mức hại cao vì những biến
chứng, cần phải chữa trị lâu dài và bền chí. Vấn đề trị liệu thành công nhiều hay ít tùy
thuộc vào sự hiểu biết và hợp tác cùa bệnh nhân và bác sĩ rất nhiều. Bác sĩ thẩm định
mức độ nặng hay nhẹ của từng người bệnh và cho trị liệu tùy từng trường hợp. Bệnh
ĐTĐ được đặc trưng bởi tình trạng đường máu tăng cao gây nhiều biến chứng nguy
hiểm điều trị bệnh nhằm đưa đường máu về bình thường và phòng ngừa các biến
chứng. Đại đa số bệnh nhân ĐTĐ không được điều trị khỏi nhưng nếu điều trị tốt thì
người bệnh có thể hoàn toàn sống bình thường. Chỉ một số ít các trường hợp ĐTĐ thứ
phát có thể có thể khỏi bệnh nếu điều trị tốt bệnh chính hoặc loại bỏ nguyên nhân làm
tăng đường máu. Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân biết ĐTĐ sẽ điều trị
với thời gian dài chiếm 48%, 52% bệnh nhân biết ĐTĐ sẽ phải điều trị suốt đời. Thuốc
điều trị ĐTĐ sử dụng đúng liều, 94% bệnh nhân cho rằng là cần thiết, 4% bệnh nhân
cho đó là bình thường và 2% còn lại cho rằng không cần thiết. Kết quả ngày có sự
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khác biệt với Nguyễn Thị Vân, tỷ lệ bệnh nhân biết sẽ điều trị trong thời gian dài là
53%, điều trị suốt đời là 29,4% [13]. Có sự chênh lệch rõ rệt giữa hai nghiên cứu là do
số liệu phản ánh bệnh nhân đang điều trị tại khu vực khác nhau, trình độ học vấn, điều
kiện sống, chủng tộc,... cũng khác nhau
4.2.3.3. Kiến thức về điều trị phòng biến chứng bệnh đái tháo đường
Sự nguy hiểm của bệnh ĐTĐ là những tổn thương do đường máu tăng cao kéo
dài gây ra tại các cơ quan như tim, thận, thần kinh và mạch máu,... cho dù là bệnh
ĐTĐ type 1 hay ĐTĐ type 2 thì biến chứng là điều làm tăng nguy cơ về tim và đột
qụy, bệnh lý bàn chân, suy thận cùng nhiều rủi ro khác. Các biến chứng trên cũng có
thể do ĐTĐ gây ra hoặc các bệnh lý kèm theo, dù là nguyên nhân nào thì chúng điều
làm nặng tình trạng của bệnh, giảm đi tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Nhưng bằng
cách kiểm soát đường huyết tốt, điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ có thể ngăn
ngừa và cải thiện các biến chứng để chung sống hòa bình với căn bệnh này. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân biết điều trị ĐTĐ, thứ nhất phải uống
thuốc đúng liều chiếm 88%, có 4% bệnh nhân không biết không nên uống/tiêm bù
thuốc khi quên sử dụng thuốc. Nghiên cứu của Đặng Văn Ước có 85,6% bệnh nhân
biết sử dụng thuốc đúng liều, 34,9% không biết không nên uống bù thuốc khi đã quên
[3]; thứ hai phải thực hiện chế độ ăn kiêng chiếm 96%, tuy nhiên việc lựa chọn thực
phẩm là ăn nhiều rau, cơm, thịt, cá ít mỡ nên dùng chiếm tỷ lệ 100%; ngoài ra phải
biết hoạt động thể lực hàng ngày chiếm 66%. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả phù
hợp với nghiên cứu trên, cho thấy rằng cán bộ y tế đã làm tốt công tác tư vấn về kiến
thức sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhân, cũng có thể do bệnh nhân điều trị lâu năm
nên biết được cách sử dụng thuốc, mặc khác những bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc
bệnh và điều trị ĐTĐ thì cũng được chia sẽ kiến thức về điều trị bệnh.
4.2.3.4. Kiến thứcvề lựa chọn thực phẩm phù hợp để phòng biến chứng đái
tháo đường
Bên cạnh việc dùng thuốc và luyện tập thể dục thì chế độ ăn cũng đóng vai trò
quan trọng giúp kiểm soát đường huyết, về nguyên tắc thì không có loại thức ăn nào là
tuyệt đối không thể dùng, một chế độ ăn đa dạng, hợp lý, phù hợp với bệnh sẽ giúp
người bệnh vừa kiểm soát tốt đường huyết vừa đảm bảo dinh dưỡng, duy trì được tình
trạng sức khoẻ tốt cho bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ
bệnh nhân có kiến thức đúng về lựa chọn các thực phẩm nên ăn chiếm tỷ lệ tuyệt đối là
100% bệnh nhân lựa chọn đúng là ăn các loại rau, để tăng cường chất xơ và giúp làm
giảm quá trình hấp thu glucose vào máu. Tương tự kết quả nghiên cứu của Đỗ Quang
Tuyển tỷ lệ bệnh nhân chọn thực phẩm đúng là ăn các loại rau chiếm 98,8% [6].Từ đó
cho thấy hiểu biết về chế độ ăn phòng biến chứng của người bệnh ĐTĐ khá tốt, người
bệnh quan tâm đến chế độ ăn hàng ngày của mình, là điều kiện cần để người bệnh thực
35
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc

Contenu connexe

Tendances

Tendances (20)

Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấpĐề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
 
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đĐề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
 
Đề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAY
Đề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAYĐề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAY
Đề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAY
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
 
Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đ
Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đKiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đ
Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đ
 
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
 
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đĐề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
 
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹChăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
 
Đề tài: Kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận
Đề tài: Kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thậnĐề tài: Kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận
Đề tài: Kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận
 
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đLuận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
 
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAYĐề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
 
Luận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAY
Luận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAYLuận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAY
Luận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAY
 
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa YLuận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
Luận văn: Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
Sự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
Sự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dânSự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
Sự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dân
 
Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ và mô hình can thiệp ở học sinh
Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ và mô hình can thiệp ở học sinhLuận án: Nghiên cứu tật khúc xạ và mô hình can thiệp ở học sinh
Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ và mô hình can thiệp ở học sinh
 
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vienThuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
 

Similaire à Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc

Similaire à Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc (20)

Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...
 
Tìm hiểu kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn khoa nộ...
Tìm hiểu kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn khoa nộ...Tìm hiểu kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn khoa nộ...
Tìm hiểu kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn khoa nộ...
 
Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...
Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...
Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...
 
Tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường
Tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đườngTuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường
Tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
 
Luận Văn Dược Sĩ Chuyên Khoa Cấp I Ngành Dược Lý Dược Lâm Sàng.docx
Luận Văn Dược Sĩ Chuyên Khoa Cấp I Ngành Dược Lý Dược Lâm Sàng.docxLuận Văn Dược Sĩ Chuyên Khoa Cấp I Ngành Dược Lý Dược Lâm Sàng.docx
Luận Văn Dược Sĩ Chuyên Khoa Cấp I Ngành Dược Lý Dược Lâm Sàng.docx
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...
 
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng.docx
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng.docxBáo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng.docx
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng.docx
 
Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...
Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...
Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...
 
Bài mẫu Luận văn ngành Y trường đại học Hà Nội, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn ngành Y trường đại học Hà Nội, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn ngành Y trường đại học Hà Nội, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn ngành Y trường đại học Hà Nội, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IVLuận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
 
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
 
Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh...
Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh...Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh...
Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh...
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận, HAY
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận, HAYĐề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận, HAY
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận, HAY
 
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thậnLuận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễ...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễ...
 
Mô bệnh học, hoá mô miễn dịch của hội chứng Stevens - Johnson và Lyell
Mô bệnh học, hoá mô miễn dịch của hội chứng Stevens - Johnson và LyellMô bệnh học, hoá mô miễn dịch của hội chứng Stevens - Johnson và Lyell
Mô bệnh học, hoá mô miễn dịch của hội chứng Stevens - Johnson và Lyell
 
Luận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp
Luận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giápLuận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp
Luận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp
 
Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Qua Ổ Phúc Mạc Đặt Lưới Nhân ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Qua Ổ Phúc Mạc Đặt Lưới Nhân ...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Qua Ổ Phúc Mạc Đặt Lưới Nhân ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Qua Ổ Phúc Mạc Đặt Lưới Nhân ...
 

Plus de Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

Plus de Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thiết Bị Hàn Laser Cho Công Ty L Tech .doc
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thiết Bị Hàn Laser Cho Công Ty L Tech .docXây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thiết Bị Hàn Laser Cho Công Ty L Tech .doc
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Thiết Bị Hàn Laser Cho Công Ty L Tech .doc
 

Dernier

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Dernier (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè và gia đình. Trước hết em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn cô Nguyễn Thị Hồng Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em hoàn thành tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng với các thầy cô giáo trường Đại học Tây Đô đã có nhiều công sức đào tạo, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và tập thể cán bộ phòng khám Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để em hoàn thành tiểu luận. Sau cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết đã cùng em chia sẻ những khó khăn và dành cho em những tình cảm, sự chăm sóc quý báu trong suốt quá trình học tập và hoàn thành tiểu luận này. Cần Thơ, tháng 05 năm 2017 Sinh viên Lê Thị Tiễu Thảo i
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan kết quả nghiên cứu của em hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào được công bố trước đó. Cần Thơ, tháng 05 năm 2017 Sinh viên Lê Thị Tiễu Thảo ii
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TÓM TẮT Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mãn tính gây nhiều hậu quả lớn cho bản thân người bệnh cũng như gia đình và xã hội. Bệnh cần được điều trị, kiểm tra và theo dõi thường xuyên nhằm làm giảm số ca bệnh ĐTĐ phải nhập viện và làm chậm các biến chứng của bệnh ĐTĐ, kéo dài cuộc sống. Đồng thời có cơ sở xây dựng những giải pháp chiến lược phòng biến chứng ĐTĐ và truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe nhằm làm thay đổi hành vi phòng biến chứng của bệnh. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ”, với mục tiêu: (1) Mô tả sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017. (2) Tìm hiểu kiến thức phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017. Với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Thu thập thông tin dựa vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tuân thủ: dùng thuốc có 88%, kiểm tra đường huyết có 78%, khám sức khỏe định kỳ có 92%. Kiến thức phòng biến chứng: bệnh nhân biết biến chứng ĐTĐ là bệnh lý bàn chân chiếm 72%, bệnh ở tim chiếm 68%, bệnh lý mạch máu chiếm 52%, bệnh ở mắt chiếm 36%, bệnh ở thận chiếm 24%; 100% bệnh nhân có kiến thức về chọn lựa thực phẩm thích hợp; cần hoạt động thể lực là 100%, trong đó có 66% bệnh nhân hoạt động thể lực hàng ngày, 20% bệnh nhân biết hoạt động thể lực 30-60 phút mỗi ngày; biết tái khám tại bệnh viện là 44%, 20% biết tự kiểm tra đường huyết tại nhà, 36% biết có thể vừa đến cơ sở y tế vừa kiểm tra tại nhà. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho những kiến nghị tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin, kiến thức cũng như thực hành về tuân thủ điều trị của bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ nói chung, người bệnh ĐTĐ đang điều trị ngoại trú nói riêng nhằm thay đổi hành vi của người bệnh, đảm bảo bệnh nhân tuân thủ điều trị. Tuân thủ điều trị sẽ góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh đồng thời phòng tránh các biến chứng của bệnh ĐTĐ. iii
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................ii TÓM TẮT .................................................................................................................... iii MỤC LỤC .................................................................................................................... iv DANH SÁCH BẢNG.................................................................................................... v DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................. vi CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3 2.1. Định nghĩa đái tháo đường ...................................................................................... 3 2.2. Dịch tể học đái tháo đường...................................................................................... 3 2.3. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường .............................................................................. 5 2.4. Phân loại đái tháo đường ......................................................................................... 5 2.5. Biến chứng đái tháo đướng...................................................................................... 7 2.6. Điều trị đái tháo đường............................................................................................ 8 CHƢƠNG 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 13 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 13 3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 13 3.3. Vấn đề y đức.......................................................................................................... 19 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................... 20 4.1. Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 20 4.2. Bàn luận................................................................................................................. 28 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 38 5.1. Kết luận.................................................................................................................. 38 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 40 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 42 iv
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1. Bệnh nhân bị ĐTĐ ở 10 nước điển hình........................................................ 4 Bảng 4.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi........................................................................ 20 Bảng 4.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính................................................................. 20 Bảng 4.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 20 Bảng 4.4. Khu vực đang sinh sống của đối tượng nghiên cứu..................................... 20 Bảng 4.5. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ................................................ 21 Bảng 4.6. Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu............................................ 21 Bảng 4.7. Lý do phát hiện bệnh.................................................................................... 21 Bảng 4.8. Thời gian sử dụng thuốc............................................................................... 22 Bảng 4.9. Các thuốc sử dụng trong điều trị.................................................................. 22 Bảng 4.10. Số lần dùng thuốc trong ngày .................................................................... 22 Bảng 4.11. Sự tuân thủ dùng thuốc trong điều trị ........................................................ 23 Bảng 4.12. Loại thuốc bệnh nhân quên sử dụng .......................................................... 23 Bảng 4.13. Lý do quên dùng thuốc............................................................................... 23 Bảng 4.14. Cách xử lý khi quên uống thuốc ................................................................ 23 Bảng 4.15. Tuân thủ trong kiểm tra đường huyết ........................................................ 24 Bảng 4.16. Tuân thủ khám định kỳ .............................................................................. 25 Bảng 4.17. Mục đích kiểm tra đường huyết, khám sức khỏe định kỳ.......................... 25 Bảng 4.18. Hiểu biết được biến chứng đái tháo đường................................................ 26 Bảng 4.19. Kiến thức phòng biến chứng của đối tượng nghiên cứu............................ 26 Bảng 4.20. Hiểu biết được điều trị đái tháo đường ...................................................... 27 Bảng 4.21. Kiến thức vềdinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu................................... 27 Bảng 4.22. Vận động, tập luyện trong điều trị đái tháo đường .................................... 28 Bảng 4.23. Theo dõi tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu .................................. 28 v
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC VIẾT TẮT ADA ĐTĐ ĐTNC HbA1c HDL LDL VLDL WHO : American Diabetes Association : Đái tháo đường : Đối tượng nghiên cứu : Glycated hemoglobin : Hight density lipoprotein : Low density lipoprotein : Very Low density lipoprotein : World Health Organization vi
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU ĐTĐ là một bệnh rối loạn chuyển hóa rất thường gặp ở các nước phát triển và các nước đang phát triển và trở thành vấn đề y tế và xã hội nghiêm trọng. Tốc độ phát triển của bệnh rất lớn, nó là một trong ba bệnh (ung thư, tim mạch, ĐTĐ) phát triển nhanh nhất. Ngày nay có thể xem bệnh ĐTĐ như là một bệnh xã hội, bởi tính phổ biến và nặng nề của nó với nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. [5], [16] Gần đây World Health Organization (WHO) đã lên tiếng “báo động” về mối lo ngại của bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới. Theo công bố của WHO năm 1985 cả thế giới có 30 triệu người mắc bệnh ĐTĐ thì năm 1994 số người mắc ĐTĐ lên tới 98,9 triệu người. Theo ước tính của Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế vào năm 2000 có khoảng 157,3 triệu người và năm 2010 có 215,6 triệu người bị ĐTĐ. [5] Ở Việt Nam, qua số liệu thống kê ở một số bệnh viện lớn cho thấy ĐTĐ là bệnh thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết. Theo điều tra ĐTĐ toàn quốc của Bệnh viện Nội tiết năm 2002-2003: tỷ lệ ĐTĐ chung của cả nước là 2,7% (tỷ lệ nữ là 3,7%, nam là 3,3%). Ở vùng cao có tỷ lệ là 2,1%, Trung du là 2,2%, vùng đồng bằng ven biển là 2,7%, khu đô thị và khu công nghiệp là 4,4%. [5] Bệnh ĐTĐ nếu không được điều trị và quản lý tốt bệnh gây nhiều biến chứng trầm trọng: bệnh lý võng mạc, bệnh lý thần kinh ngoại biên và thần kinh tự chủ các tạng, bệnh lý thận, bệnh lý mạch máu ngoại vi, loét hoặc cắt cụt bàn chân, bệnh lý tim, đột qụy, bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng, biến chứng răng miệng, trầm cảm,... và tỷ lệ chết hàng năm là 5,5%. ĐTĐ là gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội toàn thế giới trong thế kỷ 21. Năm 1997 toàn thế giới chi cho chữa bệnh ĐTĐ vào khoảng 1030 tỷ đôla Mỹ, riêng nước Mỹ với 15 triệu người mắc bệnh ĐTĐ đã phải tốn 98,2 tỷ đôla. Ở các nước công nghiệp phát triển ĐTĐ thường chiếm từ 5-10% ngân sách dành cho y tế. Vì vậy muốn giảm tỷ lệ tử vong cũng như các biến chứng do ĐTĐ gây ra thì người bệnh cần tuân thủ tốt chế độ điều trị như chế độ dinh dưỡng, chế độ hoạt động thể lực, chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của nhân viên y tế. [5], [16] Hiện nay, khoa khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ đang khám và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân ĐTĐ với tỷ lệ tuân thủ điều trị và cách phòng biến chứng là bao nhiêu hiện tại vẫn chưa có câu trả lời. Các nghiên cứu đã triển khai về tuân thủ điều trị ĐTĐ trước đây mới chỉ đề cập đến tuân thủ về thuốc, ít có nghiên cứu toàn diện về thuốc, chế độ ăn, hoạt động thể lực, kiểm soát đường huyết tại nhà và khám định kỳ. Để phát hiện sớm từ khi còn là các yếu tố nguy cơ, nhằm can thiệp tích cực làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ mức độ của biến chứng. [16] 1
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Xuất phát từ thực tế trên, được sự ủng hộ của ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ tôi nhận thấy rằng cần thực hiện đề tài: “Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đƣờng của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017”, với mục tiêu: 1. Mô tả sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017. 2. Tìm hiểu kiến thức phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017. 2
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƢƠNG 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. ĐỊNH NGHĨA ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ĐTĐ đã được người Ai Cập nói đến từ 1500 năm trước Công nguyên như một bệnh tiểu nhiều. Bệnh được Celsus (30 năm trước đến 50 năm sau Công nguyên) chẩn đoán, nhưng mãi hai thế kỷ sau chữ “đái tháo” (diabetes) mới được một thầy thuốc Hy Lạp đặt với tên bệnh cảnh đầy đủ. Từ thế kỷ thứ III đến thứ IV sau Công nguyên bệnh cũng được ghi nhận ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ với đái ngọt. Năm 1674, Willis đặt tên đái nhiều chất ngọt như mật (diabetes mellitus), một thế kỷ sau Dolson chứng minh vị ngọt đó từ đường mà ra. Đầu thể kỷ XIX Brockman ghi nhận về đảo tụy, nhưng mang tên Langerhans(Langerhans mô tả đảo tụy năm 1869), liền sau đó Mering và Minkowski (các nhà khoa học Đức) gây bệnh ĐTĐ thực nghiệm ở chó sau đó phẩu thuật cắt tụy. Đó là một giai đoạn lịch sử kéo dài được gọi là thời kỳ tiền insulin, thời kỳ thách đố trong lịch sử y học về nguyên nhân bệnh sinh của ĐTĐ. [15], [17] Theo WHO, thì ĐTĐ: “là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu/hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin”. [9], [16] Theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2008: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu”. [2], [5] 2.2. DỊCH TỂ HỌC ĐÁI THÁO ĐƢỜNG 2.2.1. Tình hình đái tháo đƣờng trên thế giới ĐTĐ là bệnh có từ rất lâu, nhưng đặc biệt phát triển trong những năm gần đây, bệnh tăng nhanh theo tốc độ phát triển của nền kinh tế - xã hội. Theo dự đoán của các chuyên gia y tế thế giới trong vòng 20 năm tới bệnh sẽ tăng 42% ở các nước công nghiệp phát triển, còn ở những nước đang phát triển tỷ lệ bệnh sẽ tăng tới 170% [16]. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở người lớn chiếm khoảng 4% vào năm 1995 dự kiến đến 5,4% vào năm 2025, nghĩa là 135 triệu bệnh nhân ĐTĐ vào năm 1995 sẽ đạt 300 triệu bệnh nhân vào năm 2025, đây là vấn đề lớn của y tế toàn cầu. [17] Trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 theo ước lượng năm 1994 thay đổi từ 2% ở vùng quê Bantu Tanzania và Trung Quốc, cho đến 40-45% ở sắc dân da đỏ Pima tại Mỹ và dân Micronesia ở Naru. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trên 20 tuổi: trên thế giới chiếm 4,0-4,2%; các nước phát triển 5,8-8%; các nước đang phát triển 3,2- 4,2%, trong đó tỷ lệ ĐTĐ type 2 chiếm 80% tất cả các trường hợp ĐTĐ (tuổi <65) và 80% của số này có kèm theo béo phì. [11] 3
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Theo số liệu công bố tại hội nghị ĐTĐ tháng 12 năm 1997 tại Singapore cho thấy bệnh nhân bị ĐTĐ ở 10 nước điển hình [5]. Bảng 2.1. Bệnh nhân bị ĐTĐ ở 10 nước điển hình. Tên nƣớc Số BN ĐTĐ 1995 (triệu) Số BN ĐTĐ 2025 (triệu) Ấn Độ 19,4 57,2 Trung Quốc 16,0 37,6 Mỹ 13,9 21,9 Nga 8,9 12,2 Nhật 6,3 8,5 Indonesia 4,5 12,4 Brazil 4,9 11,6 Mexico 3,8 11,7 Pakistan 4,3 14,5 Ukraine 3,6 8,8 Ở Châu Mỹ chiếm 5-10%. Riêng ở Mỹ, theo cuộc điều tra sức khỏe quốc gia, năm 1993 có khoảng 7,8 triệu người chẩn đoán là ĐTĐ, tần suất cho mọi lứa tuổi là 3,1%, trong đó ĐTĐ type 1 khởi bệnh trước 30 tuổi chiếm khoảng 7% tổng số bệnh nhân, phần lớn còn lại là ĐTĐ type 2, khoảng 1-2% ĐTĐ thứ phát và kết hợp với các bệnh khác. Ở Châu Âu chiếm 2-5%; Đông Nam Á là 2,2-5%; Singapore là 8,6%; khu vực Tây Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) hiện tại có khoảng 30 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025. Đặc biệt quan trọng hơn là bệnh sẽ tăng ở khu vực này rất nhanh. Có 12 quốc gia có tỷ lệ bệnh ĐTĐ type 2 trên 8% có những quốc đảo có tỷ lệ bệnh trên 20%, cá biệt có những vùng tỷ lệ bệnh vượt trên 40%. [11], [16] 2.2.2.Tình hình đái tháo đƣờng tại Việt Nam Ở Việt Nam năm 1990 điều tra tại khu vực Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tại nội thành là 1,6% người lớn và 0,6% tại khu vực ngoại thành. Năm 1999 chúng tôi tiến hành điều tra lại tỷ lệ mắc bệnh và thấy là bệnh đã tăng lên khá nhanh ở khu vực nội thành vào khoảng 4%, trong khi ngoại thành chỉ dưới 1%. [12] Theo điều tra năm 2001, tỷ lệ ĐTĐ type 2 ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh là 4,9%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,9%. Tỷ lệ người có yếu tố nguy cơ phát triển ĐTĐ chiếm 38,5% (lứa tuổi 30-60). Điều tra quốc gia năm 2002 cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ ở lứa tuổi từ 30 đến 64 trong toàn quốc là 2,7% (ở khu vực đô thị và khu công nghiệp tỷ lệ cao tới 4,4%). Đặc biệt, tỷ lệ bệnh trong nhóm người có yếu tố nguy cơ là rất cao (10,3%). Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, do trình độ hiểu biết còn hạn chế, người bệnh của chúng ta thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và thường đến bệnh viện với những 4
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 biến chứng nặng nề. Điều đáng lo ngại nhất theo điều tra này là có tới 64,6% số người mắc bệnh ĐTĐ không được chẩn đoán và điều trị. Ở các quốc gia phát triển tỷ lệ này vào khoảng 50%. [16] Điều tra năm 1991 tại một số vùng lân cận ở Hà Nội phát hiện tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong dân số trên 15 tuổi là 1,1% thì đến năm 2000 tỷ lệ này tăng lên 2,4%, đặc biệt có nhiều vùng tỷ lệ mắc bệnhĐTĐ là trên 3%. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở thời điểm năm 1993 là 2,52% dân số. [2] Điều tra ĐTĐ toàn quốc của Bệnh viện Nội tiết năm 2001 thì 4 tỉnh thành phố lớn của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh) trong lứa tuổi từ 30-64 tuổi, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 4,0%, rối loạn dung nạp glucose là 5,1%. [5] Một số nghiên cứu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: ở Hậu giang (2011) tỷ lệ ĐTĐ là: 10,3%, tỷ lệ rối loạn đường huyết lúc đói là 9,7%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 7,7% [18], Kiên Giang (2004) tỷ lệ ĐTĐ là 4,7%, tỷ lệ rối loạn đường huyết lúc đói là 4,1%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 10,7%. [14] 2.3. CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG Theo WHO (2001) thì tiêu chuẩn chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có 1trong 3 tiêu chuẩn dưới đây: [2], [5], [7], [16] - Glucose máu lúc đói ≥1,26 g/l (≈ 7 mmol/l), làm ít nhất 2 lần. - Glucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥2 g/l (≈ 11,1 mmol/l ) có kèm theo triệu chứng lâm sàng. - Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≥11,1 mmol/l. Theo ADA năm 2010 ĐTĐ được chẩn đoán khi thỏa mãn 1 trong 4 điều kiện sau: [9], [17], [22] - Glucose huyết tương lúc đói (ít nhất sau ăn 8-14 giờ) ≥7,0 mmol/l (126 mg/dl) trong 2 buổi sáng khác nhau. Hoặc: - Glucose huyết tương bất kỳ ≥11,1 mmol/l (200 mg/dl), kèm theo triệu chứng lâm sàng cổ điển: đái nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, sút cân. Hoặc: - Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose (uống nhanh trong 5 phút 75 g glucose hòa tan trong 250 ml nước) ≥11,1 mmol/l (200 mg/dl). Hoặc: - Glycated hemoglobin (HbA1c) ≥6,5%. 2.4. PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƢỜNG Phân loại bệnh ĐTĐ và các mức độ giảm dung nạp glucose hiện đang sử dụng được ADA đề xuất năm 1997 và được WHO phê chuẩn vào năm 1999 dựa trên cơ sở cơ chế bệnh sinh: 5
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.4.1. Đái tháo đƣờng type 1 ĐTĐ type 1 là một thuật ngữ chỉ ra rằng bệnh ĐTĐ là một bệnh tự miễn dịch mạn tính. Quá trình gây bệnh là quá trình phá hủy của tế bào bêta (tế bào tiết ra insulin) của đảo tụy Langerhans. ĐTĐ type 1 phụ thuộc vào insulin nói lên tình trạng cơ thể cần phải có một lượng insulin ngoại lai đưa vào để duy trì chuyển hóa bình thường của cơ thể. [16] Tiến triển nhanh gặp ở người trẻ <30 tuổi, triệu chứng lâm sàng rầm rộ khát nhiều, uống nhiều, sút cân, mệt mỏi. Xuất hiện các tự kháng thể kháng đảo tụy, tự kháng thể kháng insulin và tự kháng thể kháng gluctamic acid decarboxylase trong 85- 90% trường hợp. Điều trị bắt buộc phải điều trị bằng insulin với tỷ lệ <10%. [10] 2.4.2. Đái tháo đƣờng type 2 ĐTĐ type 2 trước đây được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin, ĐTĐ ở người lớn, bệnh có tính gia đình. Thường gặp ở người >30 tuổi, triệu chứng lâm sàng âm thầm, thường phát hiện muộn. Có thể điều trị bằng chế độ ăn, thuốc uống và/hoặc insulin.Tỷ lệ 90-95%. [10] Theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ có 8 yếu tố nguy cơ dẫn đến ĐTĐ type 2: [17] - Tiền sử dung nạp glucose hoặc rối loạn glucose lúc đói. - Tiền sử gia đình ĐTĐ. - Béo phì (nhất là béo phì dạng nam = Android obesity). - Từ 45 tuổi trở lên. - Tăng huyết áp và/hoặc rối loạn lipid máu. - Tiền sử ĐTĐ thai nghén. - Tiền sử sinh con nặng 4 kg. - Chủng tộc (người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa, người trên các đảo thuộc Thái Bình Dương). - Ngoài ra còn có các yếu tố thuận lợi dẫn đến ĐTĐ type2: ít vận động, stress, thói quen ăn nhiều và giàu đường đơn, các thuốc làm tăng glucose huyết. 2.4.3. Đái tháo đƣờng thai kỳ ĐTĐ ở người mang thai thường khởi phát từ tuần lễ thứ 24 của thai kỳ, đôi khi xuất hiện sớm hơn. Thường gặp ở phụ nữ có thai có đường huyết tăng hoặc giảm dung nạp glucose, một số phụ nữ xếp vào nhóm có nguy cơ cao như béo phì, tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ, tiền sử sinh con trên 4 kg, tiền sử sẩy thai hoặc thai chết lưu không tìm được nguyên nhân. [2] Để phát hiện sớm tất cả phụ nữ có thai nên được kiểm tra đường huyết để phát hiện ĐTĐ vào tuần lễ thứ 24 và thứ 28 của thời kỳ mang thai. Những trường hợp phụ nữ có thai bị ĐTĐ hoặc rối loạn dung nạp glucose có thể có nhiều khả năng mắc phải 6
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm độc thai nghén, đa ối, thai chết lưu.Vì vậy, các trường hợp này phải theo dõi và kiểm tra đường huyết thường xuyên. [2] 2.4.4. Các type đái tháo đƣờng đặc biệt khác [17] - Thương tổn chức năng tế bào di truyền. - Thương tổn tác dụng insulin di truyền. - Bệnh lý tụy ngoại tiết. - Các bệnh nội tiết khác. - Do thuốc, hóa chất. - Nhiễm trùng. - ĐTĐ tự miễn hiếm gặp. - Một số hội chứng di truyền khác. 2.5. BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƢỜNG 2.5.1. Biến chứng mạch máu nhỏ Các mạch máu nhỏ có thể gây nên: [2], [7], [8], [17] - Bệnh lý võng mạc ĐTĐ. - Biến chứng thận do ĐTĐ. - Bệnh lý thần kinh trong bệnh lý ĐTĐ. 2.5.2.Biến chứng mạch máu lớn ở ngƣời đái tháo đƣờng Các mạch máu lớn có thể gây nên: [8] - Bệnh lý mạch vành. - Tăng huyết áp. - Rối loạn lipid máu. - Tai biến mạch máu não. 2.5.3. Hạ đƣờng huyết Tai biến hạ đường huyết ở bệnh nhân dùng thuốc ĐTĐ quá liều hoặc dùng thuốc cho bệnh nhân lúc đói, bỏ bữa [8]. Hạ đường huyết là khi máu giảm dưới 3,9 mmol/l. [10] Triệu chứng lâm sàng: [11] - Hạ đường huyết cấp tính: bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, đổ mồ hôi, hoa mắt, nói ngọng, lơ mơ, tim đập nhanh. Nếu cho 10-20 g glucose triệu chứng sẽ hết, nếu không bệnh nhân có thể đi vào hôn mê, có thể kèm theo co giật. - Hạ đường huyết từ từ và nặng: bệnh nhân nhức đầu, rối loạn tri giác, mê mệt hay ngáp, người yếu, nói khó và ngủ khó, buồn ngủ, ngủ lâu, dần dần đưa đến mất tri giác, hôn mê, nhiệt độ cơ thể thấp. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị giật cơ, kinh giật, động kinh, có cảm giác kì lạ hoặc những cử động bất thường như múa giật,… 7
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.5.4. Bệnh lý loét bàn chân do đái tháo đƣờng [10] Tỷ lệ mắc bệnh loét bàn chân do ĐTĐ từ 4-10% khoảng 15-25% bệnh nhân ĐTĐ sẽ bị loét bàn chân trong suốt thời gian mắc bệnh. Loét bàn chân là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân nhập viện cắt cụt chi, làm tăng chi phí điều trị,… 2.5.5. Các biến chứng khác của bệnh ĐTĐ [8] - Đục thủy tinh thể. - Nhiễm trùng. - Tổn thương khớp. 2.6. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG 2.6.1. Mục tiêu điều trị đái tháo đƣờng [9] Theo ADA năm 2013về mục tiêu kiểm soát đường huyết: - HbA1c <7% được coi là mục tiêu chung của cả ĐTĐ type 1 và type 2. - Glucose máu lúc đói nên duy trì ở mức 3,9-7,2 mmol/l (70-130 mg/dl). - Glucose máu sau ăn 2 giờ <10 mmol/l (<180 mg/dl). - Mục tiêu kiểm soát đường huyết của ĐTĐ tùy theo bệnh nhân, tùy theo tuổi, thói quen sinh hoạt, tình trạng biến chứng và thời gian bị bệnh. - Điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. 2.6.2.Điều trị bằng chế độ ăn Để có chế độ ăn thích hợp cần có sự hợp tác chặc chẽ giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Một chế độ ăn thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu sau [16]: đủ calo cho hoạt động sống bình thường; tỷ lệ thành phần các chất đạm, đường, mỡ phải cân đối; đủ vi chất; chia bữa ăn cho phù hợp với thay đổi sinh lý; phối hợp với điều trị (nếu có). Duy trì ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm đến mức hợp lý (nếu cân nặng vượt quá 10% số cân nặng lý tưởng tức là quá béo, còn nếu cân nặng ít hơn 15% cân nặng lý tưởng là gầy): [12], [17] Cân nặng lý tưởng = chiều cao (cm) – 1 – Với N = 4 nếu là nữ N = 2 nếu là nam Nhu cầu về năng lượng: người bệnh ĐTĐ cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường, cũng tăng và giảm thay đổi tùy theo: [11] - Tuổi: tuổi đang lớn cần nhiều năng lượng hơn người lớn tuổi. - Loại công việc nặng hay nhẹ. - Thể trạng mập hay gầy. Các mục tiêu điều trị bằng chế độ ăn khác nhau tùy thuộc vào: [11] - Type ĐTĐ. - Tình trạng béo phì. 8 N Chiều cao (cm) – 150
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Lượng mỡ bất thường trong máu. - Có các biến chứng của ĐTĐ. - Đang được điều trị nội khoa. - Và cả khả năng tài chính, theo sở thích và yêu cầu của bệnh nhân. Thành phần món ăn: thành phần dinh dưỡng tối ưu cho người ĐTĐ không cố định. Sự quan tâm không chỉ vì thức ăn ảnh hưởng tới đường huyết mà còn làm giảm xơ vữa động mạch và các biến chứng mạn tính khác. [11] + Hydrat carbon (55-60%) là chất chủ yếu cung cấp calo ăn vào. Thức ăn có lượng đường cao phải hạn chế nhưng vẫn dùng để cân bằng bữa ăn. + Protein (10-20%): đủ cung cấp bilan nitrogen và tăng trưởng. Đối với các bệnh nhân có biến chứng thận phải giới hạn protein. + Mỡ (25-30%): phải hết sức hạn chế. Lượng cholesterol ăn vào phải dưới 300 mg và mỡ bão hòa phải thay bằng nhiều loại mỡ không bão hòa. +Thức ăn có sợi 25 g/1000 Kcalo có thể làm chậm sự hấp thu đường và giảm tăng đường sau khi ăn. Thức ăn có chứa sợi gồm đậu, rau, thức ăn có chứa keo, cám, có thể làm giảm đường đồng thời hạ cholesterol toàn bộ và lipoprotein tỷ trọng thấp. + Các chất ngọt nhân tạo có thể dùng thay đường trong nước uống và một số thức ăn. Cần hạn chế rượu: rượu ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân dùng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết, làm tăng triglycerid cấp và mạn, làm rối loạn chuyển hóa chất sulfamid, rượu có chứa đường cũng có thể gây tăng đường huyết, làm tổn thương hệ thần kinh nặng hơn. [11] Thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần: Glucid 50-60%, protid 15- 20%, lipid 20-30% tổng số calo trong ngày, nên chọn loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nhiều chất xơ (rau 100-200 g/bữa), kiêng đồ ngọt. Giờ giấc ăn phải đều đặn, nên chia 5, 6 bữa: 3 bữa chính + 2 hoặc 3 bữa phụ. [10], [17] 2.6.3. Hoạt động thể lực và luyện tập Luyện tập rất quan trọng và cần thiết đối với bệnh nhân ĐTĐ, đặc biệt ĐTĐ type 2, có tác dụng giảm cân, giảm kháng insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và cải thiện nồng độ lipid máu. [8] Nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ nhanh hoặc chạy chậm, đi xe đạp kể cả đi xe đạp trong phòng, chơi cầu lông, luyện tập dưỡng sinh,… với thời gian 30 phút/ngày là đủ, 5 ngày/tuần. Lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi tập (khi 14 mmol/l < đường huyết đói <5 mmol/l không luyện tập). Chọn loại hình luyện tập nào phải phù hợp với sức khỏe, biến chứng và bệnh đi kèm của từng người bệnh. [10], [12] 9
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trước khi tập cần chú ý: đánh giá sự kiểm soát đường huyết; bệnh nhân có hay không có các biến chứng của ĐTĐ; khám tim mạch, làm điện tâm đồ gắng sức nếu cần; khám bàn chân: đánh giá bệnh lý thần kinh, đánh giá tình trạng tuần hoàn ngoại biên nếu có; khám mắt, nếu có viêm võng mạc tăng sinh phải đợi cho đến khi điều trị ổn định. [11] Rèn luyện cơ thể đối với bệnh nhân ĐTĐ type 1: trường hợp này không cải thiện đáng kể mức đường huyết nhưng vẫn có tác dụng tốt như: làm giảm lipoprotein mật độ thấp (Very Low Density Lipoprotein – VLDL), giảm cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (Low Density Lipoprotein – LDL) và tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (Hight Density Lipoprotein – HDL); cải thiện hoạt động tim mạch; giảm huyết áp; làm tinh thần sảng khoái. [11] Rèn luyện cơ thể đối với ĐTĐ type 2: có tác dụng điều chỉnh đường huyết thông qua cơ chế làm giảm tình trạng kháng insulin. Tác dụng tốt của rèn luyện cơ thể với ĐTĐ type 2 là cải thiện kiểm soát đường huyết do: làm giảm sự thừa cân; làm giảm sự kháng insulin và tác dụng tốt như đối với ĐTĐ type 1. [11] 2.6.4. Các thuốc điều trị đái tháo đƣờng [9], [21] - Các thuốc kích thích tiết insulin nhóm Sulfonylureas. - Nhóm kích thích tiết insulin không phải là sulfonylureas: Meglitinide. - Thuốc làm tăng tác dụng insulin. + Nhóm Biguanide. - Các thuốc ảnh hưởng đến hấp thu glucose. - Nhóm các thuốc incretin. - Điều trị bằng thuốc tiêm insulin. 2.7. PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƢỜNG Theo khuyến cáo điều trị ĐTĐ ADA năm 2012, bệnh nhân muốn phòng tránh những biến chứng của bệnh cần thực hiện tốt những việc sau: theo dõi và kiểm soát đường huyết, tự theo dõi đường huyết nên thực hiện nhiều lần mỗi ngày đối với bệnh nhân đang tiêm insulin nhiều lần hoặc đang điều trị insulin. Đối với bệnh nhân tiêm ít thường xuyên, điều trị bằng thuốc hoặc chế độ ăn đơn thuần, tự theo dõi đường huyết là rất hữu ích để theo dõi điều trị: đo HbA1c ít nhất 2 lần/năm đối với bệnh nhân có đường huyết ổn định, đo HbA1c 4 lần/năm đối với bệnh nhân thay đổi thuốc hay đường huyết chưa đạt được mục tiêu. Mục tiêu HbA1c <6,5% khuyến cáo trên những bệnh nhân mới bị ĐTĐ, thời gian còn sống lâu, không có bệnh mạch vành. Mục tiêu HbA1c <8% khuyến cáo cho những bệnh nhân từng bị hạ đường huyết nghiêm trọng, tuổi thọ hạn chế, biến chứng mạch máu nhỏ và lớn, hoặc trên những bệnh nhân lâu năm khó đạt được mục tiêu điều trị đã dùng nhiều thuốc, kể cả insulin. Thuốc điều trị 10
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, nếu quên uống thì không được uống bù vào thời gian sau đó. [23] Dinh dưỡng điều trị: chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị ĐTĐ với mục tiêu nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng đầy đủ về số lượng và chất lượng đảm bảo người bệnh có đầy đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân. Trong ĐTĐ không có một công thức tính chế độ ăn cho tất cả các bệnh nhân, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: người béo hay gầy, lao động thể lực hay không lao động, có biến chứng hay không và còn phụ thuộc vào kinh tế của từng bệnh nhân. Chế độ ăn của người bệnh phải được chọn sao cho nó cung cấp cho cơ thể người một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải tính điều độ và hợp lý giờ giấc, tức là chia thực phẩm sử dụng trong ngày ra các bữa ăn chính và phụ hợp lý. Nếu bệnh nhân có tiêm insulin, phải tính thời điểm lượng đường huyết tăng cao sau bữa ăn phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất [2]. Người bệnh ĐTĐ cần thực hiện chế độ ăn: hạn chế glucid, đảm bảo 30-35 Kcalo/kg/24h, protein 16-20%, lipid 20-30%, glucid 50-60%. Ăn tăng các loại thức ăn có nhiều xơ, hạn chế mỡ động vật. Nên kiêng rượu, bia và các thức ăn cung cấp đường nhanh như bánh kẹo, mít, xoài, dứa,... có thể sử dụng các chất ngọt thay thế đường thông thường, cần đảm bảo đầy đủ vitamin nhất là viatamin nhóm B. [1] Hoạt động thể lực: bệnh nhân ĐTĐ nên hoạt động thể lực ít nhất 3 ngày/tuần hoặc cách ngày tập ngày. Chọn phương pháp tập luyện thể dục nhịp điệu cường độ trung bình trong ít nhất 30 phút. Phương pháp tập luyện hiệu quả nhất chia ra 3 giai đoạn: khởi động trong 5-10 phút phòng ngừa chấn thương cơ, phần tập nặng chính trong khoảng 20-45 phút, phần kết thúc giảm dần khối lượng vận động trong 5-10 phút bằng cách đi bộ hoặc duỗi chân tay. Nếu tập nặng hoặc kéo dài thì sau mỗi 30 phút cần ăn thêm một bữa nhẹ carbonhyđat. Bên cạnh đó ADA còn khuyến cáo để phòng tránh các biến chứng cụ thể bao gồm biến chứng tim mạch, mắt, thận, biến chứng thần kinh, biến chứng bàn chân, hạ đường huyết,… Ngoài ra tăng huyết áp cần kiểm soát: bệnh nhân cần đo huyết áp mỗi lần khám bệnh, huyết áp của bệnh nhân ĐTĐ là huyết áp <130/80 mmHg. Với những bệnh nhân bị tăng huyết áp cần sử dụng thuốc hạ áp, thay đổi lối sống bao gồm việc giảm cân nếu thừa cân, chế độ ăn giảm muối, tăng kali, tăng hoạt động thể lực, giảm bia rượu. Khuyến cáo rồi loạn lipid máu: đa số bệnh nhân, lipid máu được xét nghiệm mỗi năm. Với bệnh nhân có giá trị lipid máu thấp (LDL cholesterol <100 mg/dl, HDL cholesterol >50 mg/dl và triglycerid <150 mg/dl) lipid được đánh giá mỗi 2 năm. Để cải thiện lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ, thay đổi lối sống tập trung vào giảm mỡ bão hòa, cholesterol ăn vào, tăng cường hoạt động thể lực, giảm cân khi có chỉ định. 11
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khuyến cáo bệnh thận do ĐTĐ: để giảm nguy cơ hay làm giảm tiến triển bệnh thận cần kiểm soát đường huyết và huyết áp tối ưu. [23] 12
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƢƠNG 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU (ĐTNC) 3.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu Gồm 50 bệnh nhân ĐTĐ đang được điều trị tại khoa khám chữa bệnh Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Thời gian từ ngày 10 tháng 04 năm 2017 đến ngày 28 tháng 04 năm 2017. 3.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân - Bệnh nhân ĐTĐ đến khám tại khoa khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. - ĐTĐ mới chẩn đoán hoặc đã được chẩn đoán, được điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc giảm đường huyết bao gồm thuốc uống kèm hoặc không kèm insulin. 3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân mù chữ. - Bệnh nhân có tình trạng rối loạn ý thức khiến họ không thể hiểu được bản chất, phạm vi và kết quả có thể có của nghiên cứu. - Bệnh nhân đang tham gia nghiên cứu khác. - Bệnh nhân không mong muốn quay lại để theo dõi đều đặn. 3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: tại khoa khám chữa bệnh Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. - Thời gian: 10/04/2017 đến 28/04/2017. 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. 3.2.2. Cỡ mẫu Cỡ mẫu là 50 mẫu. 3.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu Chọn mẫu chỉ tiêu – Ngẫu nhiên đơn. 3.2.4. Nội dung nghiên cứu 3.2.4.1. Đặc điểm chung về đối tượng - Giới: nam, nữ - Nghề nghiệp: + Công nhân viên chức + Làm ruộng + Buôn bán + Tuổi hưu - Khu vực đang sinh sống: + Thành thị 13
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Nông thôn - Trình độ học vấn: + ≤ Tiểu học + Trung học cơ sở + Trung học phổ thông + Cao đẳng – Đại học + Sau đại học - Phát hiện ĐTĐ bao lâu: + Dưới 1 năm + Từ 1-3 năm + Từ 3-5 năm + Từ 5-10 năm + Trên 10 năm - Lý do phát hiện ra bệnh: + Khám sức khỏe định kỳ + Khám định kỳ + Biểu hiện ăn uống, đái nhiều, sút cân 3.2.4.2. Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân - Dùng thuốc ĐTĐ bao lâu: + Dưới 1 năm + Từ 1-3 năm + Từ 3-5 năm + Từ 5-10 năm + Trên 10 năm - Hiện tại đang điều trị ĐTĐ bằng thuốc + Thuốc viên + Tiêm insulin + Thuốc viên + tiêm insulin + Khác - Số lần sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ trong 1 ngày: + 1 lần + 2 lần + 3 lần + 4 lần - Trong quá trình điều trị đã tuân thủ dùng thuốc: + Dùng thuốc đều đặn đúng theo đơn của bác sĩ (đúng, đủ thời gian, liều lượng…) + Dùng thuốc theo đơn nhưng thỉnh thoảng quên thuốc 14
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Bỏ thuốc + Tự ý điều trị Bệnh nhân có đáp án “dùng thuốc đều đặn theo đơn bác sĩ” là đáp án đúng. - Nếu quên dùng thuốc đã quên thuốc: + Thuốc viên + Thuốc tiêm + Quên cả 2 - Lý do quên dùng thuốc: + Bận + Đi công tác không mang theo + Không ai nhắc nhở +Chỉ đơn giản là quên - Xử lý khi quên thuốc: + Uống bù vào lần uống sau + Bỏ đi không uống + Xin lời khuyên của bác sĩ Bệnh nhân có đáp án “xin lời khuyên của bác sĩ” là đáp án đúng. - Thường xuyên kiểm tra đường huyết: + Có + Không - Mức độ tuân thủ kiểm tra đường huyết: + Kiểm soát đường huyết theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ + Theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng không đều Bệnh nhân có đáp án “kiểm soát đường huyết theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ” là đáp án đúng. - Thường kiểm tra đường huyết vào thời điểm: + Trước bữa ăn sáng + Trước khi đi ngủ + Trước bữa ăn trưa + Trước bữa ăn tối - Lý do thử đường huyết không đều: + Sợ đau + Không có người hỗ trợ + Không có điều kiện kinh tế mua que thử thường xuyên + Đường huyết ổn định không cần thử 15
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Để kiểm soát đường huyết tốt bệnh nhân ĐTĐ áp dụng biện pháp tuân thủ: + Dùng thuốc đúng liều, đều đặn suốt cả đời + Chế độ dinh dưỡng hợp lý + Thường xuyên tham gia tập luyện + Kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ Bệnh nhân có đáp án “dùng thuốc đúng liều, đều đặn suốt đời” là đáp án đúng. - Bệnh nhân đi khám định kỳ: + Có + Không - Nếu không lý do không đi khám định kỳ: + Không có ai đưa đi + Cách xa nhà + Do điều kiện kinh tế + Bệnh ổn không cần đi khám - Nếu có đi khám định kỳ 1 lần: + 1 tháng + 2 tháng + 3 tháng + >3 tháng - Mục đích kiểm tra đường huyết, khám sức khỏe định kỳ: + Xác định hướng điều trị phù hợp + Phát hiện các biến chứng + Xác định hướng điều trị phù hợp và phát hiện các biến chứng + Không cần đi khám và theo dõi Bệnh nhân chọn đáp án “xác định hướng điều trị phù hợp và phát hiện các biến chứng” là đáp án đúng. 3.2.4.3. Kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường - Biến chứng ĐTĐ là: + Bệnh ở mắt + Bệnh ở tim + Bệnh lý bàn chân + Bệnh lý mạch máu + Bệnh ở thận + Không biết Bệnh nhân chọn đáp án “bệnh ở mắt, bệnh ở tim, bệnh lý bàn chân, bệnh lý mạch máu, bệnh ở thận” là đáp án đúng. 16
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Biến chứng ĐTĐ phòng được: + Có + Không + Không biết - Phòng biến chứng ĐTĐ: + Chế độ ăn uống tập luyện và khám bệnh định kỳ + Chế độ luyên tập phù hợp + Chế độ ăn hợp lý + Theo dõi và khám định kỳ + Không biết Bệnh nhân chọn đáp án “chế độ ăn uống tập luyện và khám bệnh định kỳ” là đáp án đúng. - Điều trị ĐTĐ: + Thời gian ngắn + Thời gian dài + Suốt đời + Không biết - Điều trị ĐTĐ phải sủ dụng đúng liều lượng: + Cần thiết + Không cần thiết + Bình thường + Không biết - Bệnh ĐTĐ thực hiện chế độ ăn kiêng: + Có + Không - Các loại thực phẩm người ĐTĐ dùng: + Nhiều rau xanh, cơm, thịt, cá ít mỡ + Nước ngọt có ga, cà phê, rượu +Thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh + Quả ngọt, thức ăn nhiều đường mía + Không biết Bệnh nhân chọn đáp án “ăn nhiều rau xanh, cơm, thịt,cá ít mỡ” là đáp án đúng. 17
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Bệnh ĐTĐ cần hoạt động thể lực: + Có + Không - Hoạt động thể lực hợp lý: + Hàng ngày + 3-5 lần/tuần + <3 ngày - Mỗi ngày cần hoạt động thể lực: + <30 phút + 30-60 phút + >60 phút + Khác - Theo dõi bệnh ĐTĐ: + Tái khám tại bệnh viện + Tự kiểm tra đường huyết tại nhà + Vừa đến cơ sở y tế vừa kiểm tra tại nhà Bệnh nhân chọn đáp án “ vừa đến cơ sở y tế vừa kiểm tra tại nhà” là đáp án đúng. 3.2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu - Bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn - Trước khi tiến hành phỏng vấn đối tượng tại bệnh viện, các công tác viên sẽ được tập huấn kỹ, nhằm tránh sai sót trong quá trình phỏng vấn. - Phỏng vấn trực tiếp đối tượng, công tác viên ghi chép trong quá trình phỏng vấn. 3.2.6. Phƣơng pháp kiểm soát sai số - Trước khi tiến hành phỏng vấn các câu hỏi trong bảng kiểm, cần tổ chức tập huấn cho công tác viên thu thập số liệu nhằm tránh sai sót trong quá trình phỏng vấn, bảng câu hỏi cũng như các câu trả lời cần được tiến hành thử nghiệm trên một nhóm nhỏ để có thể điều chỉnh sai sót trước khi tiến hành phỏng vấn trên bệnh viện. Sau đó tiến hành phỏng vấn từng bệnh nhân bằng bộ câu hỏi phỏng vấn đã được thiết kế sẵn. - Các thông tin đưa ra cho đối tượng chọn lựa cần phải đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, dễ trả lời đúng. - Khi đối tượng được chọn nhưng phỏng vấn không được vì lí do nào đó thì sẽ chọn đối tượng khác vào mẫu nghiên cứu. 3.2.7. Phƣơng pháp xử lí và phân tích số liệu - Nhập số liệu và phân tích phần mềm Excel 2010. 18
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Sau mỗi buổi thu thập số liệu, kiểm tra lại từng phiếu thu thập, những phiếu ghi chép không đầy đủ thông tin sẽ tiến hành thu thập lại để bổ sung những chi tiết còn thiếu hoặc loại bỏ. Khi đã hoàn tất việc thu thập số liệu, tiến hành mã hóa từng biến số và phân tích bằng phần mềm Excel 2010. Sau đó đưa vào nghiên cứu. 3.3.VẤN ĐỀ Y ĐỨC - Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về nội dung và mục đích nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp thông tin chính xác. - Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện nhằm mục đích đánh giá kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, từ đó biết được kiến thức thực tế của bệnh nhân để đưa ra được các giải pháp can thiệp phù hợp với thực tế. - Thông tin thu thập chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu không sử dụng cho mục đích khác. - Đảm bảo quyền lợi của người bệnh khi tham gia nghiên cứu. - Tôn trọng ý nguyện của bệnh nhân khi muốn dừng tham gia nghiên cứu. 19
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1.1. Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu. Bảng 4.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi Tuổi Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) <60 22 44 60-70 11 22 >70 17 34 Tổng 50 100 - Tuổi nhỏ nhất là 38, tuổi lớn nhất là 86. - Nhóm tuổi gặp với tỷ lệ cao nhất là nhỏ hơn 60 tuổi chiếm 44%. - Tỷ lệ bệnh nhân ở tuổi từ 60-70 là 22%, tỷ lệ bệnh nhân 70 tuổi trở lên là 34%. Bảng 4.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính Giới tính Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Nam 21 42 Nữ 29 58 Nhận xét: Số liệu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam là 42% thấp hơn tỷ lệ bệnh nhân nữ là 58%. Bảng 4.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Nghề nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Công nhân viên chức 7 14 Làm ruộng 12 24 Buôn bán 11 22 Tuổi hưu 20 40 Nhận xét: Số liệu cho thấy đa số bệnh nhân tuổi hưu chiếm 40%, còn lại sinh sống bằng nghề buôn bán, làm ruộng, công nhân viên chức chiếm tỷ lệ là 22%, 24%, 7%. Bảng 4.4. Khu vực đang sinh sống của đối tượng nghiên cứu Khu vực đang sinh sống Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Thành thị 23 46 Nông thôn 27 54 20
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nhận xét: Số liệu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ở nông thôn là 54% cao hơn tỷ lệ bệnh nhân ở thành thị là 46%. Bảng 4.5. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu Trình độ học vấn Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) ≤ Tiểu học 13 26 Trung học cơ sở 11 22 Trung học phổ thông 15 30 Cao đẳng – Đại học 11 22 Sau đại học 0 0 Nhận xét: Số liệu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có trình độ học vấn cao nhất là dưới tiểu học chiếm 26%, trung học cơ sở chiếm 22%, trung học phổ thông chiếm 30%, cao đẳng – đại học chiếm 22%, không có bệnh nhân nào có trình độ sau đại học. 4.1.2. Thông tin về bệnh của đối tƣợng nghiên cứu Bảng 4.6. Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu Thời gian mắc bệnh Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Dưới 1 năm 8 16 Từ 1-3 năm 8 16 Từ 3-5 năm 10 20 Từ 5-10 năm 9 18 Trên 10 năm 15 30 Nhận xét: Số liệu cho thấy: - Thời gian mắc bệnh từ 3-5 năm và trên 10 năm là hay gặp nhất chiếm 20% và 30%. - Thời gian mắc bệnh dưới 1 năm là 16%, từ 1-3 năm là 16% và từ 5-10 năm là 16%. Bảng 4.7. Lý do phát hiện bệnh Lý do phát hiện ra bệnh Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Khám sức khỏe định kỳ 19 38 Khám định kỳ 4 8 Biểu hiện ăn, uống, đái nhiều, sút cân 8 16 Sức khỏe yếu 19 38 Nhận xét: Số liệu cho thấy 38% bệnh nhân phát hiện bệnh do khám sức khỏe định kỳ và biểu hiện sức khỏe yếu, biểu hiện ăn, uống, đái nhiều, sút cân chiếm 16%, còn lại là khám định kỳ chiếm 8%. 21
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4.1.3. Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ Bảng 4.8. Thời gian sử dụng thuốc Thời gian sử dụng thuốc Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Dưới 1 năm 10 20 Từ 1-3 năm 7 14 Từ 3-5 năm 9 18 Từ 5-10 năm 9 18 Trên 10 năm 15 30 Nhận xét: Số liệu cho thấy - Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc dưới 1 năm và trên 10 năm là cao nhất chiếm 20% và 30%. - Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc từ 1-3 năm là thấp nhất chiếm 14%. - Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc từ 3-5 năm và từ 5-10 năm chiếm 18%. Bảng 4.9. Các thuốc sử dụng trong điều trị Điều trị bằng thuốc Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Thuốc viên 16 32 Tiêm insulin 4 8 Thuốc viên + tiêm insulin 30 60 Khác 0 0 Nhận xét: Số liệu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân sử dụng cả thuốc viên và tiêm insulin là cao nhất chiếm 60%, bệnh nhân sử dụng tiêm insulin là thấp nhất chiếm 8%, bệnh nhân còn lại sử dụng thuốc viên chiếm 32%. Bảng 4.10. Số lần dùng thuốc trong ngày Thuốc điều trị trong ngày Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) 1 lần 3 6 2 lần 41 82 3 lần 6 12 4 lần 0 0 Nhận xét: Số liệu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân điều trị thuốc ngày 2 lần là cao nhất chiếm 82%, còn lại là bệnh nhân điều trị ngày 1 lần và 3 lần chiếm 6% và 12%, không có bệnh nhân nào điều trị ngày 4 lần. 22
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 4.11. Sự tuân thủ dùng thuốc trong điều trị Sự tuân thủ dùng thuốc trong điều trị Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Dùng thuốc đều đặn đúng theo đơn của bác sĩ 44 88 (đúng, đủ thời gian, liều lượng…) Dùng thuốc theo đơn nhưng thỉnh thoảng quên 6 12 thuốc Bỏ thuốc 0 0 Tự ý điều trị 0 0 Nhận xét: Số liệu cho thấy việc tuân thủ dùng thuốc đều đặn đúng theo đơn của bác sĩ trong điều trị chiếm tỷ lệ cao là 88%, dùng thuốc theo đơn nhưng thỉnh thoảng quên thuốc chiếm 12%. Bảng 4.12. Loại thuốc bệnh nhân quên sử dụng Quên sử dụng thuốc Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Thuốc viên 39 78 Thuốc tiêm 4 8 Quên cả 2 7 14 Nhận xét: Số liệucho thấy 78% tỷ lệ quên dùng thuốc viên, 8% quên thuốc tiêm, còn lại 14% quên cả hai. Bảng 4.13. Lý do quên dùng thuốc Lý do quên dùng thuốc Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Bận 23 46 Đi công tác không mang theo 2 4 Không ai nhắc nhở 20 40 Chỉ đơn giản là quên 5 10 Nhận xét: Số liệu cho thấy bệnh nhân không dùng thuốc liên tục, lý do chủ yếu là do bệnh nhân bận chiếm 46%, đi công tác không mang theo chiếm 4%, không ai nhắc nhở chiếm 40%, chỉ đơn giản là quên chiếm 10%. Bảng 4.14. Cách xử lý khi quên uống thuốc Xử lý khi quên uống thuốc Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Uống bù vào lần uống sau 2 4 Bỏ đi không uống nữa 23 46 Xin lời khuyên của bác sĩ 25 50 23
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nhận xét: Số liệu cho thấy 50% bệnh nhân biết xin lời khuyên của bác sĩ và 46% không tiêm/uống bù khi quên sử dụng, chỉ có 4% bệnh nhân uống bù lại thuốc. Bảng 4.15. Tuân thủ trong kiểm tra đường huyết Nội dung Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Thường xuyên kiểm Có 44 88 tra đường huyết Không 6 12 Kiểm soát đường huyết đều 39 78 Mức độ tuân thủ kiểm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ tra đường huyết Theo hướng dẫn của bác sĩ 11 22 nhưng không đều Trước bữa ăn sáng 46 92 Kiểm tra đường huyết Trước khi đi ngủ 3 6 vào thời điểm Trước bữa ăn trưa 1 2 Trước bữa ăn tối 0 0 Sợ đau 13 26 Không có người hỗ trợ 23 46 Lý do kiểm tra đường Không có điều kiện kinh tế 1 2 mua que thử thường xuyên huyết không đều Đường huyết ổn định không 13 25 cần thử Dùng thuốc đúng liều, đều 20 40 đặn suốt cả đời Áp dụng biện pháp Chế độ dinh dưỡng hợp lý 18 36 tuân thủ để có đường Thường xuyên tham gia tập 1 2 huyết tốt luyện Kiểm soát đường huyết và 11 22 khám sức khỏe định kỳ. - Tỷ lệ bệnh nhân thường xuyên tuân thủ kiểm tra đường huyết là 88%, không kiểm tra đường huyết là 12%. - Tỷ lệ mức độ tuân thủ kiểm tra đường huyết đúng đều theo hướng của bác sĩ chiếm 78%, kiểm tra đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng không đều chiếm 22%. - Tỷ lệ bệnh nhân biết kiểm tra đường huyết trước bữa ăn sáng chiếm 92%, trước khi đi ngủ là 6%, trước bữa ăn trưa là 2%. 24
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Tỷ lệ bệnh nhân kiểm tra đường huyết không đều do sợ đau chiếm 26%, không người hỗ trợ là 46%, không có điều kiện kinh tế mua que thử thường xuyên là 2%, đường huyết không ổn định không cần thử chiếm 25%. - Tỷ lệ bệnh nhân áp dụng biện pháp tuân thủ để có đường huyết tốt là dùng thuốc đúng liều, đều đặn suốt cả đời chiếm 40%, chế độ dinh dưỡng hợp lý chiếm 36%, thường xuyên tham gia tập luyện chiếm 2%, kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ chiếm 22%. Bảng 4.16. Tuân thủ khám định kỳ Nội dung Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Đi khám định kỳ Có 46 92 Không 4 8 Không ai đưa đi 18 36 Lý do không đi khám Cách xa nhà 20 40 định kỳ Do điều kiện kinh tế 3 6 Bệnh ổn không cần đi khám 9 18 1 tháng 37 74 Đi khám định kỳ 2 tháng 5 10 3 tháng 3 6 >3 tháng 5 10 - Bệnh nhân tuân thủ việc đi khám định kỳ chiếm tỷ lệ cao là 92%, còn lại 8% bệnh nhân không đi khám định kỳ. - Tỷ lệ bệnh nhân không đi khám định kỳ do không ai đưa đi là 36%, cách xa nhà là 40%, điều kiện kinh tế là 6%, bệnh ổn không cần đi khám là 18%. - Tỷ lệ bệnh nhân đi khám định kỳ 1 tháng là 74%, 2 tháng 10%, 3 tháng là 6%, >3 tháng 10%. Bảng 4.17. Mục đích kiểm tra đường huyết, khám sức khỏe định kỳ Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Xác định hướng điều trị phù hợp 1 2 Phát hiện các biến chứng 1 2 Xác định hướng điều trị phù hợp và phát hiện các 48 96 biến chứng Không cần đi khám và theo dõi 0 0 Nhận xét: Số liệu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân biết được mục đích kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ là xác định hướng điều trị phù hợp chiếm 2%, phát 25
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hiện các biến chứng chiếm 2%, xác định hướng điều trị phù hợp và phát hiện các biến chứng chiếm 96%. 4.1.4. Kiến thức phòng biến chứng đái tháo đƣờng Bảng 4.18. Hiểu biết được biến chứng đái tháo đường Biến chứng đái tháo đƣờng Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Bệnh ở mắt 18 36 Bệnh ở tim 34 68 Bệnh lý bàn chân 36 72 Bệnh lý mạch máu 26 52 Bệnh ở thận 12 24 Không biết 6 12 Nhận xét: Số liệu cho thấy trong các biến chứng do ĐTĐ gây ra thì biến chứng mà bệnh nhân biết nhiều nhất là biến chứng bệnh lý bàn chân chiếm 72%, biến chứng ở tim chiếm 68%, bệnh lý ở mạch máu chiếm 52%, bệnh lý ở mắt chiếm 36%, bệnh lý ở thận chiếm 24% và số bệnh nhân không biết biến chứng của ĐTĐ chiếm 12%. Bảng 4.19. Kiến thức phòng biến chứng của đối tượng nghiên cứu Nội dung Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Biến chứng ĐTĐ Có 49 98 Không 0 0 phòng được Không biết 1 2 Chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp 47 94 và khám bệnh định kỳ Phòng biến chứng Chế độ luyện tập phù hợp 0 0 ĐTĐ Chế độ ăn hợp lý 0 0 Theo dõi và khám bệnh định kỳ 1 2 Không biết 2 4 - Tỷ lệ bệnh nhân biết được biến chứng ĐTĐ phòng được là 98%, không biết biến chứng ĐTĐ phòng được là 2%. - Tỷ lệ bệnh nhân biết cách phòng biến chứng ĐTĐ là chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp và khám bệnh định kỳ chiếm 94%, theo dõi và khám định kỳ chiếm 2%, không biết phòng biến chứng chiếm 4%. 26
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 4.20. Hiểu biết được điều trị đái tháo đường Nội dung Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Thời gian ngắn 0 0 Điều trịĐTĐ Thời gian dài 24 48 Suốt đời 26 52 Không biết 0 0 Cần thiết 47 94 Thuốc điều trị ĐTĐ phải Không cần thiết 1 2 được sử dụng đúng liều Bình thường 2 4 Không biết 0 0 Nhận xét: Số liệu cho thấy - Tỷ lệ bệnh nhân biết điều trị ĐTĐ trong thời gian dài là 48%, điều trị suốt đời 52%. - Tỷ lệ bệnh nhân biết thước điều trịĐTĐ đường sử dụng đúng liều cần thiết là 94%, không cần thiết là 2%, bình thường là 4%. Bảng 4.21. Kiến thức về dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu Nội dung Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Bệnh ĐTĐ phải thực Có 48 96 hiện chế độ ăn kiêng Không 2 4 Nhiều rau xanh, cơm, thịt, cá ít mỡ 50 100 Người bệnh ĐTĐ Nước ngọt có ga,cà phê, rượu 0 0 nên dùng các loại Thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh 0 0 thực phẩm Quả ngọt, thức ăn nhiều đường mía 0 0 Không biết 0 0 - Tỷ lệ bệnh nhân biết phải thực hiện chế độ ăn kiêng là 96%, không thực hiện là 4%. - Tỷ lệ bệnh nhân biết nên dùng thực phẩm nhiều rau xanh, cơm, thịt, cá ít mỡ là 100%. 27
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 4.22. Vận động, tập luyện trong điều trị đái tháo đường Nội dung Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Bệnh ĐTĐ cần hoạt động Có 50 100 thể lực Không 0 0 Hàng ngày 33 66 Hoạt động thể lực hợp lý 3-5 lần/tuần 4 8 <3 lần/tuần 13 26 Khác 0 0 <30 phút 40 80 Hoạt động thể lực mỗi 30-60 phút 10 20 ngày >60 phút 0 0 Khác 0 0 - Tỷ lệ bệnh nhân cần hoạt động thể lực là 100%. - Tỷ lệ bệnh nhân hoạt động thể lực hàng ngày là 66%, 3-5 lần/tuần là 8%, <3 lần/tuần là 26%. - Tỷ lệ bệnh nhân hoạt động thể lực một ngày <30 phút là 80%, 30-60 phút là 20% Bảng 4.23. Theo dõi tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu Theo dõi tình trạng bệnh Số lƣợng Tỷ lệ (n) (%) Tái khám tại bệnh viện 22 44 Tự kiểm tra đường huyết tại nhà 10 20 Vừa đến cơ sở y tế vừa kiểm tra tại nhà 18 36 Nhận xét:Số liệu từ cho thấy kiến thức theo dõi bệnh, có 36% bệnh nhân biết có thể vừa theo dõi bệnh tại cơ sở y tế vừa kiểm tra tại nhà, 20% bệnh nhân tự biết kiểm tra đường huyết tại nhà, 44% bệnh nhân tái khám tại bệnh viện. 4.2. BÀN LUẬN 4.2.1 Thông tin đối tƣợng nghiên cứu Về mẫu nghiên cứu: Tổng số đối tượng tham gia vào nghiên cứu là 50 ĐTNC, bằng cỡ mẫu dự kiến tối đa là 50 ĐTNC thì số mẫu đã phỏng vấn là đạt yêu cầu. Chúng tôi đã chọn mẫu thuận tiện đủ số lượng là 50 bệnh nhân đang điều trị ngoại trú. Khi đi tiến hành phỏng vấn, có vài trường hợp từ chối tham gia do bận khám và đi làm các xét nghiệm,... nhưng cũng được chọn ngay sang đối tượng dự phòng do đó không có trở ngại gì cho tiến trình thu thập đủ mẫu. 28
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4.2.1.1. Về tuổi đối tượng nghiên cứu Theo nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 60 tuổi trở xuống chiếm 44%, 60-70 tuổi chiếm 22%, trên 70 tuổi chiếm 34% (Bảng 4.1). Bệnh nhân có tuổi nhỏ nhất là 38, nhiều tuổi nhất là 86. Kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Ước nhóm tuổi từ 60 trở xuống chiếm 46,5% [3]. Tuy nhiên kết quả lại khác với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển nhóm tuổi từ 60 trở xuống chiếm 14,5% [6]. Sự khác biệt có thể là do ĐTNC của chúng tôi là bệnh nhân đến khám với mọi lứa tuổi khác nhau, khác với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển là bệnh nhân đến khám và điều trị ở Bệnh viện Lão khoa, đối tượng chủ yếu là người cao tuổi. 4.2.1.1. Về giới của đối tượng nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân nam, nữ trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 42% và 58% (Bảng 4.2). Như vậy số lượng bệnh nhân nữ trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với bệnh nhân nam. Tỷ lệ nghiên cứu của chúng tôi giống với nghiên cứu của Phan Hướng Dương và CS tỷ lệ nam là 42% và nữ là 58% [14]. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đương với một số nghiên cứu khác: Trần Văn Hải tỷ lệ nam là 44,4% và nữ là 55,6% [18], Đỗ Quang Tuyển tỷ lệ nam là 42,1% và nữ là 57,9% [6], Trần Thanh Hòa tỷ lệ nam là 47,7% và nữ là 52,3% [19], Đỗ Thị Ngọc Diệp tỷ lệ nam là 44,3% và nữ là 55,7% [4]. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở hai giới có sự khác nhau này hoàn toàn hợp lý vì đây chỉ là số liệu phản ánh bệnh nhân điều trị tại một khu vực. Sự khác biệt về tỷ lệ nam nữ giữa các quốc gia và giữa các khu vực trong các quốc gia phụ thuộc vào thói quen ăn uống, sự vận động, điều kiện sống, chủng tộc,…. 4.2.1.3. Về trình độ học vấn Kết quả nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân có trình độ từ trung học phổ thông trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất là 52%, còn lại từ trung học cơ sở trở xuống chiếm 48%. Kết quả của chúng tôi cũng gần tương tự như Đỗ Quang Tuyển tỷ lệ bệnh nhân có trình độ từ trung học phổ thông trở lên là 65,2% [6], Nguyễn Thị Vân tỷ lệ bệnh nhân có trình độ trung học phổ thông trở lên là 67,6%. Sự chênh lệch này có thể là vì nghiên cứu của chúng tôi lấy ngẫu nhiên các bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. 4.2.1.4. Về khu vực sinh sống và nghề nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân tham gia vào quá trình nghiên cứu chủ yếu là sống ở nông thôn chiếm 54%, 46% tỷ lệ bệnh nhân sống ở thành thị. Đối lập với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Xuân Hòa có 50,9% bệnh nhân sống ở thành thị, 49,1% tỷ lệ bệnh nhân sống ở nông thôn [20]. Vì thế đa phần ĐTNC của chúng tôi vẫn còn tuổi lao động thì họ sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng chiếm tỷ lệ là 24%, buôn bán là 22%, số thấp bệnh nhân là công nhân viên chức chiếm 14%, ĐTNC còn 29
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lại là đang ở tuổi hưu có tỷ lệ cao nhất là 40%. So sánh với kết quả nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển thì nông dân chiếm tỷ lệ là 11,8%, buôn bán là 3,6%, công nhân viên chức là 4,8%, tuổi hưu là 77% [6]. Có sự khác biệt nhau là do chúng tôi nghiên cứu trên bệnh nhân rãi rác ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Còn đối với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển thì tập trung nghiên cứu ở đối tượng chủ yếu là người cao tuổi. 4.2.1.5. Về thời gian mắc bệnh Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm các bệnh nhân được phát hiện chiếm tỷ lệ cao là trên 10 năm là 30%, dưới 1 năm là 16%, từ 1-3 năm là 16%, từ 3-5 năm là 20%, từ 5-10 năm là 18% (Bảng 4.6). So với kết quả nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển thì tỷ lệ bệnh nhân có thời gian phát hiện ĐTĐ trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 66,3%, dưới 5 năm chiếm tỷ lệ là 33,6% [6]. Tuy nhiên kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Trần Thanh Hòa, tỷ lệ bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 1 năm là 38%, từ 2-5 năm là 49,3%, từ 6-10 năm là 8%, trên 10 năm là 4,7% [19]. Theo chúng tôi nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp và Trần Thị Xuân Hòa, thời gian mắc bệnh từ 2-5 năm là 34,8%, 5-10 năm là 20,5%, trên 10 năm là 9,8%. Thời gian chẩn đoán ĐTĐ càng dài càng khó kiểm soát, xuất hiện nhiều biến chứng, chi phí điều trị cũng tốn kém. Bệnh thường phát hiện khi người bệnh đã có đầy đủ triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút cân hoặc đi khám khi đã có biến chứng của bệnh. 4.2.2.Thực trạng tuân thủ điều trị của đối tƣợng nghiên cứu 4.2.2.1. Về tuân thủ dùng thuốc Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về tuân thủ dùng thuốc chiếm tỷ lệ khá cao 88%. Đa phần bệnh nhân đã mắc bệnh với thời gian dài đã sử dụng thuốc trên 10 năm chiếm tỷ lệ là 30%, những bệnh nhân này sử dụng cả hai loại thuốc vừa thuốc viên vừa tiêm insulin chiếm 60%, thuốc điều trị được sự hướng dẫn của bác sĩ phần lớn sử dụng 2 lần trong ngày chiếm 82%.Chỉ có tỷ lệ 12% bệnh nhân có kiến thức không đúng về tuân thủ dùng thuốc là thỉnh thoảng quên dùng (Bảng 4.11).Những người này có thể do bận với công việc kiếm tiền, họ thường xuyên đi công tác xa, những người lớn tuổi không được sự nhắc nhở của con cháu, dẫn đến gây tốn kém cho việc điều trị và ảnh hưởng xấu đến người bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về tuân thủ dùng thuốc chiếm tỷ lệ cao có thể là do chúng tôi tập trung nghiên cứu vào những người mắc ĐTĐ đã được tư vấn về kiến thức dùng thuốc nên họ hiểu rất thấu đáo việc dùng thuốc như thế nào cho đúng. Cán bộ y tế phòng khám cần phải quan tâm đến việc phổ biến những kiến thức về tuân thủ dùng thuốc cho bệnh nhân càng sớm càng tốt. Để họ nắm được tầm quan trọng của việc tuân thủ dùng thuốc, giúp họ chủ động đưa ra kế hoạch để đảm bảo sự tuân thủ điều trị. Như vậy họ mới có thể phòng được các biến chứng nguy hiểm. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển, tỷ lệ bệnh nhân đồng ý 30
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 uống thuốc đúng và đủ chiếm tỷ lệ 67,3% [6]. Có sự khác biệt này là do nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển chỉ tập trung chủ yếu là bệnh nhân trên 60 tuổi còn nghiên cứu của chúng tôi thì rãi rác ở mọi lứa tuổi khác nhau. 4.2.2.2. Về lý do quên uống thuốc Các thiếu sót chủ yếu là bận dẫn đến quên dùng thuốc và đa số là người bệnh uống thuốc điều trị ĐTĐ cũng như tất cả các loại thuốc khác là uống sau bữa ăn. Rất có thể bệnh nhân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dùng thuốc đúng cách, thiếu kiên nhẫn trong điều trị hoặc không tin tưởng vào phát đồ điều trị. Ngoài ra còn có quan niệm “có bệnh thì vái tứ phương”, tác động của những người xung quanh cũng khiến người bệnh tự ý bỏ điều trị để theo đuổi một phương pháp khác mà họ cho là hữu hiệu hơn. Kết quả điều tra cho thấy trong số những trường hợp quên dùng thuốc đa phần người bệnh quên sử dụng thuốc viên chiếm 78%, quên thuốc tiêm chiếm 8%, vừa quên thuốc viên vừa quên thuốc tiêm chiếm 14%. Lý do quên thuốc chủ yếu là bận chiếm 46%, không ai nhắc nhở chiếm 40% (Bảng 4.13). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển là lý do không tuân thủ chủ yếu là bận chiếm 33,3% [6]. Sự hiểu biết về chế độ dùng thuốc và có biện pháp hỗ trợ tích cực cho bệnh nhân dùng thuốc là yếu tố quan trọng để giúp bệnh nhân tuân thủ. Vì vậy cán bộ y tế tại phòng khám cần có một chiến lược để giúp bệnh nhân hiểu được phác đồ điều trị đồng thời có các biện pháp hỗ trợ, nhắc nhở bệnh nhân dùng thuốc như hẹn giờ uống thuốc, tăng cường sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Điều này có thể giúp bệnh nhân cải thiện tuân thủ, ngăn ngừa được các biến chứng và giảm gánh nặng bệnh cho họ và gia đình. 4.2.2.3. Về tuân thủ kiểm tra đường huyết Muốn điều trị thành công ĐTĐ cần khống chế đường máu ở mức bình thường mà một trong những yếu tố giúp thành công này là người bệnh cần theo dõi kiểm tra đường huyết tại nhà để kịp thời phát hiện các biến chứng do ĐTĐ gây ra. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ kiểm soát đường huyết thường xuyên chiếm tỷ lệ khá cao là 88%. Tỷ lệ rất thấp là 12% người bệnh không tuân thủ kiểm soát đường huyết (Bảng 4.15). Có 92% bệnh nhân biêt kiểm tra đường huyết vào trước bữa ăn sáng, chỉ có 8% bệnh nhân chưa biết cách kiểm tra đường huyết đúng thời điểm. Nguyên nhân đa phần bệnh nhân cho rằng không có người hỗ trợ thử đường huyết, sợ đau nên kiểm tra đường huyết không đều, một số khác bệnh nhân chủ quan cho rằng không có điều kiện kinh tế mua que thử, đường huyết ổn định không cần kiểm tra. So sánh kết quả với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển thì tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ kiểm soát đường huyết là 26,4% [6], kết quả này cho thấy bệnh nhân tuân thủ kiểm soát đường huyết cao hơn nhiều. Có sự chênh lệch này là do chúng tôi chủ yếu nghiên cứu đối tượng trên quy mô. Để có đường huyết tốt thì đa số bệnh nhân cho rằng phải dùng thuốc đúng liều, đều đặn suốt cả đời chiếm 40%, chế độ dinh 31
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dưỡng hợp lý chiếm 36%, kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ chiếm 22%, số ít bệnh nhân cho rằng thường xuyên tham gia tập luyện chiếm 2%. 4.2.2.4. Về lý do bệnh nhân không tuân thủ Trong số những bệnh nhân không kiểm soát đường huyết tại nhà lý do chủ yếu bệnh nhân cho rằng đường huyết ổn định không cần thử chiếm 26%, không có người hỗ trợ chiếm 46%, sợ đau chiếm 26%, không có điều kiện kinh tế chiếm 2%. Thực tế đáng lo ngại này chứng tỏ sự quan tâm của người bệnh về vấn đề tự kiểm soát đường huyết còn rất hạn chế và cũng phản ánh rõ sự hiểu biết kém về các biện pháp tuân thủ điều trị. Với bệnh ĐTĐ việc kiểm soát đường huyết là một biện pháp quan trọng cho một liệu trình điều trị. Nhiều bệnh nhân không biết chế độ kiểm soát đường huyết cũng là một biện pháp điều trị, họ cho rằng chỉ cần dùng thuốc là đủ. Quan niệm sai lầm này giảm quá trình điều trị. Vì vậy, cán bộ y tế cần khích lệ, động viên và tạo mọi điều kiện để bệnh nhân đi khám và thường xuyên nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đo đường huyết tại nhà. Đồng thời giải thích cho bệnh nhân rào cản của việc đo đường huyết tại nhà như đau, mất nhiều chi phí,… từ đó giúp họ khắc phục được rào cản này. Ngoài ra bệnh nhân cần được giải thích một cách cẩn thận, giúp cho những vấn đề của họ được giải quyết để đảm bảo sự tuân thủ điều trị. 4.2.2.5. Về tuân thủ khám sức khỏe định kỳ Để có quá trình điều trị tốt và phòng ngừa được các biến chứng bệnh nhân cần phải đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân tuân thủ việc khám sức khỏe định kỳ chiếm tỷ lệ khá cao là 92%, không đi khám sức khỏe định kỳ là 8% (Bảng 4.16). Kết quả nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển tỷ lệ bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ chiếm 77,6% [6]. Có sự chênh lệch là do nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển chủ yếu là bệnh nhân cao tuổi nên đi lại khó khăn, còn nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là rải rác trên tất cả bệnh nhân. Qua nghiên cứu của chúng tôi thì phần lớn bệnh nhân tuân thủ việc đi khám định kỳ khá cao, mỗi tháng bệnh nhân đều đến tái khám chiếm tỷ lệ cao là 74%, tái khám 2 tháng/lần tái khám chiếm 10%, từ 3 tháng đến trên 3 tháng chiếm 16%. 4.2.2.6. Về lý do bệnh nhân không tuân thủ Trong số bệnh nhân không đi khám sức khỏe định kỳ chủ yếu là do cách xa nhà chiếm 40%, không ai đưa đi chiếm 36%, điều kiện kinh tế chiếm 6%, bệnh ổn không cần đi khám chiếm 18% (Bảng 4.16). Bệnh ĐTĐ đang ngày càng gia tăng, là một gánh nặng cho ngành y tế, ĐTĐ không quá khó để chẩn đoán. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị phải có sự phối hợp chặc chẽ giữa nhân viên y tế và bệnh nhân. Giáo dục bệnh nhân là một vấn đề then chốt, đảm bảo sự thành công trong quản lý bệnh nhân ĐTĐ. Không những giáo dục bệnh nhân về chế độ ăn uống, luyện tập thể lực, sử dụng thuốc, kiểm tra đường huyết mà còn phải tuân thủ việc đến khám sức 32
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khỏe định kỳ tại bệnh viện. Khám sức khỏe định kỳ là một trong năm yếu tố cốt lỗi của liệu pháp điều trị tích cực. 4.2.2.7. Mục đích kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân biết được mục đích kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ phần lớn người bệnh xác định được hướng điều trị phù hợp và phát hiện các biến chứng chiếm 96%. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân ĐTĐ đặc biệt là ĐTĐ type 2 có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và làm giảm khả năng xảy ra biến chứng tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị có hiệu quả cao, chi phí thấp, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ nếu xác định hướng điều trị phù hợp, phát hiện sớm các biến chứng. Vì vậy việc kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ là yếu tố cốt lỗi để đạt được kết quả tốt trong quá trình điều trị, từ đó điều chỉnh chế độ ăn và thay đổi lối sống phù hợp để người bệnh có cuộc sống khỏe mạnh bình thường. 4.2.2.8. Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị Vấn đề không tuân thủ điều trị là do kiến thức về bệnh ĐTĐ của bệnh nhân còn hạn chế, bắt nguồn từ việc thiếu tài liệu giáo dục hợp lý, nhân viên y tế thiếu thời gian hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh với số lượng bệnh nhân lớn và bản thân nhân viên y tế cũng chưa được đào tạo kỹ về phương pháp tư vấn cho bệnh nhân nhất là ở tuyến cơ sở, mặc khác trình độ dân trí của người thấp, điều kiện kinh tế lại khó khăn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn bệnh nhân có kiến thức đúng về hậu quả của việc không tuân thủ điều trị trong đó 72% bệnh nhân biết được hậu quả về biến chứng bệnh lý bàn chân, 68% biến chứng ở tim, 52% bệnh lý mạch máu, 36% ở mắt, 24% ở thận. Kết quả này cho thấy công tác tư vấn về tuân thủ điều trị của cán bộ y tế tại phòng khám tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên một hậu quả rất nguy hiểm là không kiểm tra đường huyết lại là 22%. Nguyên nhân đó là do bệnh nhân chưa được cung cấp đầy đủ hoặc có thể do nhận thức của bệnh nhân còn hạn chế. Sự thiếu hiểu biết về hậu quả này thực sự là một bất lợi cho công tác dự phòng biến chứng và ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của bệnh nhân. Vì nếu không biết được hậu quả của việc không tuân thủ điều trị thì bệnh nhân sẽ không biết được sự cần thiết của việc tuân thủ điều trị nhằm đạt được điều gì và quan trọng như thế nào. Bởi vậy để giảm thiểu các biến chứng do ĐTĐ gây ra cho bệnh nhân đặc biệt là các biến chứng không được kiểm soát được đường huyết thì công tác tư vấn, hướng dẫn bổ sung kiến thức của nhân viên y tế tại phòng khám để người bệnh tự hiểu và tự theo dõi bệnh luôn là mục đích quan trọng của công tác giáo dục sức khỏe. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức về các hậu quả không tuân thủ điều trị thấp hơn của Đỗ Quang Tuyển có 83% bệnh nhân biết được biến chứng về mắt, 77,3% biết được biến chứng ở tim, 66,1% biết được biến chứng thận, 51,8% biết được bệnh lý ở 33
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chân [6]. Sự khác biệt này là do nghiên cứu cửa Đỗ Quang Tuyển mô tả bệnh nhân có kiến thức của từng hậu quả, còn nghiên cứu của chúng tôi khảo sát kiến thức biết được biến chứng của bệnh ĐTĐ. 4.2.3. Kiến thức về phòng biến chứng của đối tƣợng nghiên cứu 4.2.3.1. Kiến thức về bệnh và biến chứng của bệnh đái tháo đường Hiểu biết đúng về bệnh và các biến chứng là điều kiện cần để người bệnh thực hiện phòng biến chứng ĐTĐ một cách hiệu quả nhất. Vì thế công tác truyền thông giáo dục sức khỏe là rất quan trọng trong việc nâng cao kiến thức của người bệnh để phòng biến chứng bệnh ĐTĐ. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có 72% bệnh nhân biết biến chứng ở bàn chân, 68% biết biến chứng ở tim, 52% biết biến chứng ở mạch máu, 36% biết biến chứng ở mắt, 24% biết biến chứng ở thận và 12% bệnh nhân không kể được biến chứng ĐTĐ, 4% bệnh nhân không biết có thể dự phòng biến chứng ĐTĐ, 6% bệnh nhân không biết cách phòng biến chứng. Kết quả này thấp hơn nhiều so với kết quả của Đặng Văn Ước, tỷ lệ bệnh nhân không kể được biến chứng ĐTĐ là 33,5%, 34,5% không biết cách phòng biến chứng, 77,7% không biết có thể dự phòng biến chứng ĐTĐ [3]. Kết quả có sự chênh lệch là do Đặng Văn Ước chủ yếu nghiên cứu trên bệnh nhân cao tuổi, nghiên cứu của chúng tôi trên tất cả đối tượng mắc bệnh ĐTĐ. Hoặc cũng có thể do công tác truyền thông phòng chống biến chứng ĐTĐ (tư vấn, báo, đài,…) chưa phát huy được ưu điểm, cũng có thể trình độ học vấn của người bệnh còn thấp. Vì thế phải nhận biết được tầm quan trọng của truyền thông giáo dục sức khỏe đối với việc nâng cao kiến thức cho người dân. Phần lớn bệnh nhân biết cách phòng bệnh ĐTĐ là phải có kiến thức về chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp và khám định kỳ chiếm 94%. 4.2.3.2. Kiến thức về thời gian điều trị đái tháo đường Bệnh ĐTĐ là bệnh nội tiết rất thường xảy ra, có mức hại cao vì những biến chứng, cần phải chữa trị lâu dài và bền chí. Vấn đề trị liệu thành công nhiều hay ít tùy thuộc vào sự hiểu biết và hợp tác cùa bệnh nhân và bác sĩ rất nhiều. Bác sĩ thẩm định mức độ nặng hay nhẹ của từng người bệnh và cho trị liệu tùy từng trường hợp. Bệnh ĐTĐ được đặc trưng bởi tình trạng đường máu tăng cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm điều trị bệnh nhằm đưa đường máu về bình thường và phòng ngừa các biến chứng. Đại đa số bệnh nhân ĐTĐ không được điều trị khỏi nhưng nếu điều trị tốt thì người bệnh có thể hoàn toàn sống bình thường. Chỉ một số ít các trường hợp ĐTĐ thứ phát có thể có thể khỏi bệnh nếu điều trị tốt bệnh chính hoặc loại bỏ nguyên nhân làm tăng đường máu. Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân biết ĐTĐ sẽ điều trị với thời gian dài chiếm 48%, 52% bệnh nhân biết ĐTĐ sẽ phải điều trị suốt đời. Thuốc điều trị ĐTĐ sử dụng đúng liều, 94% bệnh nhân cho rằng là cần thiết, 4% bệnh nhân cho đó là bình thường và 2% còn lại cho rằng không cần thiết. Kết quả ngày có sự 34
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khác biệt với Nguyễn Thị Vân, tỷ lệ bệnh nhân biết sẽ điều trị trong thời gian dài là 53%, điều trị suốt đời là 29,4% [13]. Có sự chênh lệch rõ rệt giữa hai nghiên cứu là do số liệu phản ánh bệnh nhân đang điều trị tại khu vực khác nhau, trình độ học vấn, điều kiện sống, chủng tộc,... cũng khác nhau 4.2.3.3. Kiến thức về điều trị phòng biến chứng bệnh đái tháo đường Sự nguy hiểm của bệnh ĐTĐ là những tổn thương do đường máu tăng cao kéo dài gây ra tại các cơ quan như tim, thận, thần kinh và mạch máu,... cho dù là bệnh ĐTĐ type 1 hay ĐTĐ type 2 thì biến chứng là điều làm tăng nguy cơ về tim và đột qụy, bệnh lý bàn chân, suy thận cùng nhiều rủi ro khác. Các biến chứng trên cũng có thể do ĐTĐ gây ra hoặc các bệnh lý kèm theo, dù là nguyên nhân nào thì chúng điều làm nặng tình trạng của bệnh, giảm đi tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Nhưng bằng cách kiểm soát đường huyết tốt, điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ có thể ngăn ngừa và cải thiện các biến chứng để chung sống hòa bình với căn bệnh này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân biết điều trị ĐTĐ, thứ nhất phải uống thuốc đúng liều chiếm 88%, có 4% bệnh nhân không biết không nên uống/tiêm bù thuốc khi quên sử dụng thuốc. Nghiên cứu của Đặng Văn Ước có 85,6% bệnh nhân biết sử dụng thuốc đúng liều, 34,9% không biết không nên uống bù thuốc khi đã quên [3]; thứ hai phải thực hiện chế độ ăn kiêng chiếm 96%, tuy nhiên việc lựa chọn thực phẩm là ăn nhiều rau, cơm, thịt, cá ít mỡ nên dùng chiếm tỷ lệ 100%; ngoài ra phải biết hoạt động thể lực hàng ngày chiếm 66%. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả phù hợp với nghiên cứu trên, cho thấy rằng cán bộ y tế đã làm tốt công tác tư vấn về kiến thức sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhân, cũng có thể do bệnh nhân điều trị lâu năm nên biết được cách sử dụng thuốc, mặc khác những bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh và điều trị ĐTĐ thì cũng được chia sẽ kiến thức về điều trị bệnh. 4.2.3.4. Kiến thứcvề lựa chọn thực phẩm phù hợp để phòng biến chứng đái tháo đường Bên cạnh việc dùng thuốc và luyện tập thể dục thì chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát đường huyết, về nguyên tắc thì không có loại thức ăn nào là tuyệt đối không thể dùng, một chế độ ăn đa dạng, hợp lý, phù hợp với bệnh sẽ giúp người bệnh vừa kiểm soát tốt đường huyết vừa đảm bảo dinh dưỡng, duy trì được tình trạng sức khoẻ tốt cho bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về lựa chọn các thực phẩm nên ăn chiếm tỷ lệ tuyệt đối là 100% bệnh nhân lựa chọn đúng là ăn các loại rau, để tăng cường chất xơ và giúp làm giảm quá trình hấp thu glucose vào máu. Tương tự kết quả nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển tỷ lệ bệnh nhân chọn thực phẩm đúng là ăn các loại rau chiếm 98,8% [6].Từ đó cho thấy hiểu biết về chế độ ăn phòng biến chứng của người bệnh ĐTĐ khá tốt, người bệnh quan tâm đến chế độ ăn hàng ngày của mình, là điều kiện cần để người bệnh thực 35