SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  97
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNGTRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ
BIẾN THỦY SẢN: THỰC TIỂN TẠI TỈNH CÀ MAU
Chuyên nghành: Luật Kinh Tế
Mã Số: (mã ngành không phải mã sinh viên)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài..............................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn .......................................5
3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung...........................................................................5
3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ...........................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................7
6. Tính mới và những thực tiễn đóng góp của đề tài...............................................7
7. Bố cục nội dung của luận văn..............................................................................8
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN
.....................................................................................................................................9
1.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường ........9
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường.........................................................9
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường............................12
1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta..................................13
1.2. Khái niệm, nội dung và vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực
nuôi trồng và chế biến thủy sản .............................................................................17
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và
thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ........17
1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh
vực nuôi trồng và chế biến thủy sản...................................................................20
1.2.3. Vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế
biến thủy sản ở Việt Nam...................................................................................30
1.2.4. Các yếu tố đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về BVMT trong nuôi
trồng và chế biến thủy sản..................................................................................34
1.3. Kinh nghiệm thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến
thủy sản ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam.......................37
Chương 2...................................................................................................................42
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CÀ MAU...................................................................................................................42
2.1. Khái quát tình hình nuôi trồng và chế biến thủy sản tại tỉnh Cà Mau............42
2.2. Thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến
thủy sản tại địa bàn tỉnh Cà Mau ...........................................................................45
2.2.1. Kết quả đạt được: .....................................................................................45
2.2.2.Khó khăn vướng mắc trong hoạt động bảo vệ môi trường .......................54
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong hoạt động bảo vệ môi
trường .................................................................................................................59
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ..................................................................64
3.1 Tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh
vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ......................................................................64
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh
vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau .............................66
3.2.1. Môị số giải pháp hoàn thện pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực
nuôi trồng và chế biến thủy sản..........................................................................66
3.2.2. Giải pháp cho việc thực thi thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biến thủy sản..................................................................................75
KẾT LUẬN...............................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................88
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Hiện nay bảo vệ môi trường (BVNT) là mục tiêu hàng đầu của mỗi
quốc gia hướng đến.Một đất nước muốn phát triển bền vững thì yếu tố môi
trường phải được quan tâm đúng mức.Ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn
đề mang tính toàn cầu, và Việt Nam không phải là ngoại lệ.Môi trường ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống của con người, của sinh vật vàkinh tế, văn hoá, xã
hội của mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại. Đặc biệt trong thời kỳ đất
nước ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nền kinh tế tri
thức thì bảo vệ môi trường càng trở nên cấp bách. Môi trường nói chung
không chỉ là vấn đề của hiện tại mà còn là của tương lai, chúng ta phải quan
tâm và chủ động giải quyết nhằm đảm bảo phát triển bền vững đất nước.
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã giành được
nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, từng bước
xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên,
cùng với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, vấn
đề môi trường đã và đang đặt ra những thách thức lớn. Bảo vệ môi trường
hiện nay là nghĩa vụ của tất cả các cá nhân, tổ chức ở nước ta và được pháp
luật ghi nhận và bảo vệ. Điều 50 Hiến pháp 2013 quy định:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn
hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 1
Hiến pháp 2013 ghi nhận ở Điều 63 như sau:
1
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, Nxb Sự thật, Hà Nội
2
“Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu
quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa
dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí
hậu”2
.
Bên cạnh đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước [6];Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003; Quyết định số
153/2004/QĐ-TTg ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt
Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) do Chính phủ ban hành3
[13],
chính là những tiền đề cơ bản khẳng định sự cần thiết của hoạt động BVMT ở
nước ta trong tiến trình hội nhập và phát triển. Ngoài ra, trong các văn bản
khác như Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 [47]; Bộ luật hình sự 2015, Luật
xử phạt vi phạm hành chính [45]; (ghi chú như vậy cần nhất quán và có ghi
nguồn ở cuối, thứ tự 47)Bộ luật dân sự 2015 [49]và các Nghị định, Thông tư
hướng dẫn thi hành,… là tiền đề để nhà nước thống nhất quản lý về công tác
BVMT nói chung cũng như cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
bảo vệ môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Phải nhìn nhận khách quan rằng từ khi Đảng và Nhà nước ta ban hành
chủ trương và pháp luật bảo vệ môi trường cho đến nay, chúng ta đã triển khai
thực hiện chủ trương và luật rộng khắp trong cả nước. Chính quyền các cấp,
các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội và cộng đồng ngày càng chú ý
hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng và
2
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, Nxb Sự thật, Hà Nội
3
Chính phủ (2004), Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam(Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam), Hà
Nội
3
chế biến thủy sản. 4
Tại tỉnh Cà Mau, trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về bảo vệ môi trường, chính quyền các cấp của tỉnh đã ban
hành các văn bản và triển khai thi hành pháp luật bảo vệ môi trường trong
lĩnh nuôi trồng và chế biến thủy sản. Nhìn chung, đã đạt được một số kết quả
nhất định, góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức của cộng đồng và xã hội
trong bảo vệ môi trường. Nhưng công tác thực hiện pháp luật bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản còn bộc lộ nhiều hạn
chế, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền
vững. Chính vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu, đề ra các giải pháp hoàn
thiện chính sách, pháp luật về vấn đề BVMT nói chung và trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biến thủy sản nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác
ngăn ngừa, xử lý vi phạm và bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn. Xuất phát
từ tình hình nói trên, tác giả chọn đề tài “Thực thi pháp luật Bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản- thực tiển tại tỉnh Cà
Mau” làm chủ đề luận văn thạc sĩ luật học, với mong muốn góp phần hoàn
thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trên
địa bàn tỉnh Cà Mau trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trong giai
đoạn hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực thi pháp luật BVMT
trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản là một trong những nội dung
rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển bền vững ở nước ta.
Đồng thời nghiên cứu lĩnh vực thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biến thủy sản thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lý
4
Chính phủ (2004), Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam(Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam), Hà
Nội
4
luận và chỉ đạo thực tiễn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lĩnh vực
BVMT đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập
một cách trực tiếp hoặc lồng ghép những nội dung liên quan. Các công trình
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với doanh
nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam (Nguyễn Thị Bình, 2013, Luận văn
thạc sĩ); Thực hiện pháp luật môi trường ở tỉnh Nam Định (Nguyễn Thị Thu
Hường, 2008, Luận văn thạc sĩ) [23];Pháp luật về bảo vệ môi trường qua
thực tiễn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Cà Mau (Nguyễn Đức
Đồng 2018, luận văn thạc sĩ luật học)Đinh Thị Mai Phương (2003), “Trách
nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường của pháp luật Việt Nam”, bài viết
trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp), Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi
trường ở các làng nghề Việt Nam (Lê Kim Nguyệt, Tạp chí khoa học Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 2012);Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (2020)
NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – các tác giả Hồ Viết Tiến – Từ Văn
bình – Đặng Thị Mỹ Ngân; Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường do
hoạt động của làng nghề gây ra (Lê Kim Nguyệt, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, 2014); Tổng quan về Ô nhiễm Nông nghiệp ở Việt Nam(Nhóm Ngân
hàng thế giới, Báo cáo tóm tắt, 2017),Cơ sở pháp lý đảm bảo quyền được
sống trong môi trường trong lành ở Việt Nam(Lê Kim Nguyệt, Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật, số tháng 10/2015);Một số vấn đề pháp lý đảm bảo quyền
tiếp cận thông tin về môi trường ở Việt Nam (Lê Kim Nguyệt, Tạp chí Thanh
tra, số 01/2016); Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cộng đồng dân cư trong
kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam (Lê Kim Nguyệt, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề tháng 01/2017);Kế hoạchsố: 60/KH-
UBND Hành động phát triển ngành tôm tỉnh cà mau đến năm
2025ngày 15/ 06/2018…là những công trình nghiên cứu, các bài viết trên ít
nhiều đều đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta dưới mọi góc nhìn
5
của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, số lượng công trình nghiên cứu triển
khai trực tiếp về nội dung thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng
và chế biến thủy sản tại một địa phương cụ thể còn khá khiêm tốn. Tác giả dự
kiến nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về
vấn đề thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy
sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn điều tra hiện nay. Do vậy, chưa tìm
thấy bất kỳ một công trình khoa học nào trùng lặp với đề tài luận văn mà tác
giả lựa chọn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn
3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Những năm trở lại đây, vấn đềô nhiễm môi trường và bảo vệ môi
trường luôn được xã hội quan tâm. Chọn lĩnh vực thực thi pháp luật BVMT
trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản làm đối tượng nghiên cứu,
chúng ta có điều kiện đi sâu phân tích những quy định của pháp luật Việt
Nam và thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế
biến thủy sản, khẳng định tính tất yếu khách quan của việc cần thiết nâng cao
hiệu quả xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BVMT ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật về thực thi pháp luật
BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, tìm hiểu và đánh giá
đúng tình hình thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến
thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong những năm qua, Luận văn đề xuất
những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng
cao hiệu quả thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến
thủy sản, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội tại
Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Để có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận
6
văn phải giải quyết các vấn đề sau:
Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận về thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh
vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Trong đó nêu lên khái niệm, giải thích vì
sao phải thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy
sản và trình bày yêu cầu và các yếu tố đảm bảo thực thi pháp luật BVMT
trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh
vực nuôi trồng và chế biến thủy sản được quy định trong hệ thống văn bản pháp
luật Việt Nam hiện hành.
Ba là, nêu và phân tích thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh
vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, trong đó chú
trọng các vi phạm đã xảy ra. Đánh giá thực trạng thực thi pháp luật BVMT
trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tìm
hiểu các khiếm khuyết của pháp luật thực định về thực thi pháp luật BVMT
trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, đồng thời tìm hiểu các nguyên
nhân của các khiếm khuyết đó. Từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn
thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực
nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận pháp luật chuyên sâu về thực thi
pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở Việt Nam
hiện nay và thực tiễn việc áp dụng các quy định của pháp luật thực thi pháp
luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh
Cà Mau.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các văn bản pháp luật về
BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản: Bộ Luật Hình sự, Bộ
luật dân sự, Luật bảo vệ môi trường và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn
7
thực hiện... Nội dung luận văn tác giả giới hạn trong vấn đề lý luận về thực thi
pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản được ghi
nhận tại pháp luật của Việt Nam. Phạm vi được giới hạn khảo sát của đề tài
luận văn là thực tiễn áp dụng pháp luật về thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh
vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 2015
cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã
hội và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài.
Các phương pháp chủ yếu bao gồm: Phương pháp phân tích quy phạm để
đánh giá quy phạm, tính tích cực, bất cập, hướng sửa đổi hoàn thiện, tìm kiếm
ý tưởng của các nhà làm luật về hoàn thiện pháp luật; phương pháp phân tích
vụ việc để đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về BVMT trong lĩnh vực
nuôi trồng và chế biến thủy sản…; phương pháp phân loại pháp lý để nhận
dạng các loại vi phạm và hình thức xử lý vi phạm; phương pháp so sánh pháp
luật; phương pháp mô tả quy phạm và mô tả vụ việc nhằm so sánh pháp luật
Việt Nam với một số nước về pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi
trồng và chế biến thủy sản; phương pháp mô hình hoá và điển hình hoá các
quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề về thực thi pháp luật BVMT
trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất phát từ yêu cầu của thực
tiễn, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
6. Tính mới và những thực tiễn đóng góp của đề tài
Trên cơ sở kế thừa các thành tựu của các công trình nghiên cứu đã công
bố trong nước và quốc tế, luận văn đạt được những kết quả nghiên cứu có tính
mới như sau:
Phân tích, đưa ra các khái niệm tổng quát về pháp luật bảo vệ môi
trường và thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến
8
thủy sản như: Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết phải ban hành các quy định
về thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở
nước ta hiện nay.
Phân tích và luận giải một cách khoa học các nguyên tắc, căn cứ của
việc áp dụng các quy định của pháp luật về thực thi pháp luật BVMT trong
lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản; Đánh giá toàn diện tình hình thực thi
pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn
tỉnh Cà Mau. Tìm ra các thiếu sót của hệ thống pháp luật về bảo vệ môi
trường và các nguyên nhân của các thiếu sót đó. Đề xuất một số phương
hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thời
gian tới.
7. Bố cục nội dung của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo
thì nội dung luận văn được chia thành ba chương, cụ thể là:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực thi pháp luật BVMT trong
lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Chương 2: Thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BVMT trong
lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
9
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI PHÁP
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI
TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN
1.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường và pháp luật bảo vệ môi
trường
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường
Hiện nay khái niệm môi trường được nhìn nhận dưới các góc độ khác
nhau. Phần lớn các nhà nghiên cứu quan niệm rằng: Môi trường chính là tập
hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống. Tuy
nhiên một số nhà nghiên cứu cho rằng dùng thuật ngữ môi trường được hiểu
theo nghĩa như trên xét dưới góc độ nghiên cứu và pháp lý là không chính
xác.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về môi trường. Có thể kể đến một số
quan điểm như sau: Theo định nghĩa của S.V.Kalesnik (1959, 1970) môi
trường (được định nghĩa với môi trường địa lí) “chỉ là một bộ phận của trái
đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có
quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách
gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người”5
. Trong tài
liệu “môi trường và tài nguyên Việt Nam đã đưa ra định nghĩa (viết câu) Trong tài
liệu “môi trường và tài nguyên Việt Nam đã đưa ra định nghĩa môi trường là
một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý,
thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kì hay một xã hội"6
Như vậy, có thể
nhận thấy khái niệm về môi trường xét theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự
nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài
5
S.V.Kalesnik (1959, 1970) môi trường (được định nghĩa với môi trường địa lí)
6
Nguyễn Ngọc Sinh (1984), Môi trường và tài nguyên Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
10
nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã
hội. Đối với nghĩa hẹp thì môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội
trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người được nhận và cần được
bảo vệ.7
Xét dưới góc độ ngôn ngữ theo từ điển Tiếng Việt ghi nhận: Môi trường
là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ
thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình
trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống
đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét
cần phải có tính tương tác với hệ thống đó. Hoặc môi trường là tập hợp tất cả
các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người
và tác động đến các hoạt động sống của con người như: Không khí, nước, độ
ẩm, sinh vật, xã hội loài người… 8
Môi trường là nơi xảy ra hiện tượng hoặc
diễn ra một quá trình, trong quan hệ với hiện tượng quá trình ấy hoặc môi
trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay
một sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy.
Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện
hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh
khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng 9
[29,
tr.790]. [29, tr.790] – Cách trích dẫn nên nhất quán – hoặc là để footnote, hoặc là
để trong ngoặc vuông số thứ tự tài liệu cuối bài hoặc là để tên tác giả, năm trong
ngoặc đơn và có trong tài liệu tham khảo cuối bài. Cách thứ 3 bây giờ thông dụng
nhất). Những cách hiểu về môi trường như trên có đặc điểm chung là xem xét
môi trường là một hệ thống có sự tác động đến con người. Theo cách hiểu
7
Lê Kim Nguyệt (2014), “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường do hoạt động của làng nghề gây ra”,
Tạp chí dân chủ và pháp luật.
8
Trung tâm từ điển học (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
9
Nhóm Ngân hàng thế giới (2017)“Tổng quan về Ô nhiễm Nông nghiệp ở Việt Nam”, Báo cáo tóm tắt.
11
thông thường, khái niệm về môi trường đa phần không quan tâm đến tác động
của nó là gì? Trên thực tế những tác động đó giữ vai trò như thế nào đối với
sự phát triển của xã hội hiện nay? Từ đó đưa ra một định nghĩa mang tính chất
tương đối về môi trường nói chung. Tuy nhiên, với định nghĩa của Từ điển
Tiếng Việt không chỉ quan tâm đến bản chất của môi trường gồm những yếu
tố nào mà còn quan tâm đến tác động của nó đến con người và xã hội. Như
vậy, dưới một góc độ nào đó, việc định hình một cách cơ bản khái niệm về
môi trường là điều hoàn toàn cần thiết, để từ đó, có thể áp dụng vào các quy
định của pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu là quản lý một cách có hiệu quả
từ phía các cơ quan có thẩm quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Dưới góc độ pháp lý, theo định nghĩa của UNESCO (1981) môi trường
của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con
người tạo ra (tập quán, niềm tin) trong đó con người sống và lao động, khai
thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của
mình10
. Như vậy UNESCO đã lần đầu đưa ra một định nghĩa nhằm tạo nền
tảng cho việc hình thành một khái niệm cơ bản về môi trường của tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc. Từ định nghĩa trên việc vận
dụng pháp điển hóa thành các quy định của mỗi quốc gia là khác nhau nhằm
phù hợp với sự nhìn nhận, văn hóa, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
đó nói chung.
Ở nước ta, Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định: Môi trường là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại
10
Trương Quang Học (2012), Việt Nam thiên nhiên môi trường và phát triển bền
vững, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
12
và phát triển của con người và sinh vật11
. Từ khái niệm trên, có thể đưa ra
những đặc điểm chung, cơ bản của khái niệm môi trường như sau:
Thứ nhất, môi trường được xem là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên
và nhân tạo. Đây là một đặc điểm mang tính đặc trưng của môi trường. Yếu tố
tự nhiên là yếu tố mang tính chất sẵn có, được hình thành và không chịu sự
tác động của con người. Yếu tố nhân tạo là có sự tác động của con người, hiểu
một cách cụ thể đó là do con người hình thành và phát triển. Các yếu tố tự
nhiên và nhân tạo có sự tác động qua lại, từ đó hình thành nên một hệ thống
có sự tác động vào các đối tượng ở bên trong nó.
Thứ hai, quá trình tác động vào sự tồn tại và phát triển của các đối
tượng. Việc các yếu tố tự nhiên và nhân tạo tác động vào sự tồn tại và phát
triển của những đối tượng bên trong nó là điều kiện cần thiết, thể hiện vai trò
quan trọng của yếu tố môi trường. Đồng thời, khẳng định tính tất yếu rằng tất
cả mọi sự vật hiện tượng luôn luôn chịu sự tác động của môi trường dù ít hay
nhiều hoặc dưới góc độ tự nhiên hoặc nhân tạo.
Thứ ba, chủ thể bị tác động đó là con người và sinh vật. Môi trường tác
động đến sự phát triển và tồn tại của con người và sinh vật. Tất cả các sinh vật
và con người luôn luôn chịu tác động của yếu tố môi trường và không có
trường hợp nào là ngoại lệ. Yếu tố môi trường tác động vào các chủ thể từ khi
hình thành và phát triển cũng như tồn tại của các chủ thể đó. Đây chính là đặc
trưng nổi bật của yếu tố môi trường so với các yếu tố khác trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của loài người.12
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân mà là của
toàn xã hội. Hoạt động BVMT muốn đạt hiệu quả cao nhất thiết phải được
11
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
12
Nguyễn Ngọc Sinh (1984), Môi trường và tài nguyên Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
13
pháp điển hoá thành các quy phạm, các đạo luật. Mặc dù vậy, hiện nay khái
niệm pháp luật bảo vệ môi trường vẫn còn những cách hiểu khác nhau.
Trong những năm qua, đất nước ta đã và đang tiến hành công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, song song với phát triển kinh tế cũng cần ban hành
các quy định pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Nhận thức rõ vai trò quan trọng
của hoạt động bảo vệ môi trường, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã
hoạch định, xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật nhằm điều
chỉnh. Có thể nói rằng, phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn
bản pháp luật, các quan hệ về bảo vệ môi trường với luật chuyên ngành đã
được xử lý một cách hài hoà và ngày càng mang tính khả thi cao. Thông qua
hoạt động ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản
pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường đã
tạo nên nền tảng pháp lý cơ bản trong hoạt động BVMT, theo hướng phát
triển bền vững. Dựa trên các phân tích trên tác giả đưa ra khái niệm pháp luật
bảo vệ môi trường như sau: Pháp luật bảo vệ môi trường là tập hợp các văn
bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ
thể trong quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động
đến môi trường. (thiếu chủ ngữ) Đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ của các
tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường. Pháp luật bảo vệ môi
trường được cấu thành bởi hệ thống quy phạm pháp luật được quy định tại
nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh
cho đến những văn bản hướng dẫn thi hành do Chính phủ, các Bộ, ban ngành
hay chính quyền địa phương ban hành.
1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta
Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong công
tác bảo vệ môi trường được thể chế hoá thành pháp luật bảo vệ môi trường –
trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện
14
nay. Trên phương diện lý luận và thực tiễn, pháp luật bảo vệ môi trường có
các vai trò sau:
Một là, thông qua việc hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi
trường sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề này. Những quy
định của pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối
với lĩnh vực bảo vệ môi trường chính là cơ sở pháp lý cơ bản quy định về cơ
cấu, tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường. (lập luận vòng quanh). Việc hình thành hệ thống cơ quan quản lý môi
trường nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và được tổ chức
thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Thông qua việc quy định chức
năng của mình, các cơ quan trên thực hiện hoạt động kiểm tra giám sát
thường xuyên các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật bảo vệ môi trường,
kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý những vi phạm đối với lĩnh vực mà
mình quản lý.13
Hai là, vấn đề bảo vệ môi trường có vai trò to lớn, góp phần quan trọng
trong việc đảm bảo thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ
môi trường và là một trong những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước nói
chung. Bằng việc quy định cụ thể nội dung bảo vệ môi trường tại các văn bản
pháp lý hiện hành là tiền đề cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Hệ thống
văn bản pháp lý có vai trò không thể thay thế được trong việc đảm bảo thực
hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo vệ môi trường, đồng thời
đây cũng là cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của các cơ quan
quản lý nhà nước trong lĩnh vực BVMT.
Ba là, đối với xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường có vai trò đặc biệt to lớn
trong xây dựng chiến lược phát triển bền vững của quốc gia. Môi trường được
13
Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), Quản lý Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền
vững dưới góc nhìn xã hội – nhân văn, Nxb Khoc học xã hội, Hà Nội.
15
bảo vệ tốt là yếu tố đảm bảo phát triển bền vững và ngược lại. Việc ban hành
các quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi
trường là cơ sở pháp lý cho việc cơ quan nhà nước thực hiện chức năng thanh
tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi
trường. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, định
kỳ hoặc đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, còn xử
lý vi phạm được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có
những hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của pháp luật bảo vệ môi
trường.
Bốn là, bảo vệ môi trường là lĩnh vực rộng lớn nên hoạt động QLNN về
bảo vệ môi trường tác động nhiều đến kinh tế và xã hội. Việt Nam hiện nay
đang thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nên cùng với quá
trình xây dựng thì việc bảo vệ môi trường ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý
nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Đặt hoạt động QLNN về bảo vệ môi
trường trong quá trình xây dựng và phát triển lên hàng đầu và trở thành nhiệm
vụ có ý nghĩa chiến lược, phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay.
Năm là, pháp luật bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong việc
nâng cao nhận thức của xã hội trong lĩnh vực này. Những quy định về bảo vệ
môi trường có vai trò trong việc giáo dục, truyền thông để từ đó góp phần
nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề xây dựng và phát triển trong môi
trường lành mạnh, an toàn và trong sạch. (thiếu chủ ngữ) Góp phần quan trọng
trong việc phát triển nền kinh tế - xã hội một cách bền vững ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
Sáu là, pháp luật về BVMT có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho
con người được sống trong môi trường trong lành. Để tồn tại và phát triển con
người đã tác động nhiều vào thiên nhiên để phục vụ cho các nhu cầu của
mình. Các cuộc cách mạnh KHKT với nhiều thành quả quan trọng đã làm
16
cuộc sống con người có nhiều biến đổi. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
tích cực thì con người cũng đứng trước những thách thức to lớn như biến đổi
khí hậu, nước biển dâng, núi lửa phun trào, ÔNMT… ảnh hưởng không nhỏ
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam trong thời gian gần đây, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội
của quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, việc tập trung xây dựng và phát
triển nền kinh tế đã để lại những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp lên môi trường
sống nói chung. Do đó, nhận thức được vai trò quan trọng của việc hình thành
và phát triển một môi trường xanh – sạch – đẹp không chỉ riêng ở nước ta mà
còn chung của thế giới chính là tiền đề bảo đảm thực hiện những nguyên tắc
cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam, trong đó có nguyên tắc
“bảo đảm và ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành của con
người” 14
. Điều này là hoàn toàn phù hợp với Tuyên bố của Hội nghị Liên
Hợp Quốc về môi trường và con người (Hội nghị Stockhom năm 1972) nêu
rõ: “Con người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và được hưởng đầy đủ
các điều kiện sống trong một môi trường chất lượng cho phép cuộc sống có
phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm trong bảo vệ và cải thiện
cho các thế hệ hôm nay và mai sau” và trong một số Tuyên bố của các tổ chức
thế giới về vấn đề bảo vệ môi trường. Như vậy, thông qua việc ban hành và
hoàn thiện khung pháp lý cũng như quá trình thực hiện pháp luật bảo vệ môi
trường một cách chặt chẽ và có hiệu quả đã góp phần trong việc bảo đảm
quyền được sống trong một môi trường với chất lượng đạt tiêu chuẩn cho
phép, cuộc sống được bảo đảm lành mạnh, hữu ích và được hài hòa với môi
trường thiên nhiên của con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.15
14
Lê Văn Nãi (1999), Bảovệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
15
Chính phủ (2004), Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam(Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam),
Hà Nội.
17
1.2. Khái niệm, nội dung và vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong
lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi
trường và thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế
biến thủy sản
1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân mà của
toàn xã hội. BVMT là nội dung quan trọng trong xây dựng và phát triển đất
nước. Theo từ điển Luật học: Vi phạm pháp luật được xem xét dưới hai nghĩa:
“Nghĩa rộng: Là các việc làm sai trái pháp luật nói chung.
Nghĩa hẹp: Là các việc sai trái chưa cấu thành tội phạm và thường được
gọi là vi phạm hành chính”.
Khái niệm vi phạm pháp luật nói chung được coi là một trong các khái
niệm cơ bản và quan trọng của pháp luật Việt Nam. Hệ thống pháp luật nước
ta căn cứ vào mức độ hành vi vi phạm của từng ngành luật chuyên ngành mà
đưa ra những mức xử lý tùy vào mức độ của các hành vi trên. Ví dụ: Luật
hình sự xác định hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tới
các khách thể được luật hình sự bảo vệ và quy định các hình thức xử lý với tư
cách là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất để áp dụng đối với người
phạm tội. Hoặc đối với Luật xử phạt vi phạm hành chính thì mức độ vi phạm
được đánh giá là nhẹ hơn sẽ được áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính
tương thích đối với các hành vi đó. Tuy rằng, đây là một khái niệm quan trọng
nhưng cho tới nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể để xác
định khái niệm về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Khái niệm này chỉ
được nghiên cứu dưới góc độ là một khái niệm khoa học về lý luận pháp lý
nói chung của các nhà nghiên cứu.
18
Xuất phát từ đặc thù cũng như vai trò và sự cần thiết bảo vệ môi trường,
Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan đã quy
định về các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Song do các hành
vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường là vô cùng đa dạng, được thể hiện
dưới các hình thức khác nhau nên việc đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về vi
phạm pháp luật bảo vệ môi trường là chưa từng được đề cập. Mặc dù vậy, qua
phân tích nêu trên có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về vấn đề này như sau:
Vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường được hiểu là những hành vi vi phạm các
quy định của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và được các văn bản pháp luật quy định cụ
thể trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo khái niệm trên, vi phạm pháp luật
bảo vệ môi trường có những đặc điểm sau:
Một là, vi phạm pháp luật BVMT là các hành vi do tổ chức, cá nhân thực
hiện đã vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Tức là hành vi của tổ chức, cá
nhân đã vi phạm những quy định cụ thể của pháp luật bảo vệ môi trường. Do
vậy các hành vi vi phạm này cần phải bị xử lý theo quy định nhằm đảm bảo
tính nghiêm minh của pháp luật.
Hai là, hành vi vi phạm pháp luật BVMT là các hành vi vi phạm quy
định của NN trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định trong các văn
bản pháp luật cụ thể. Tức là chỉ những hành vi vi phạm các quy định trong
lĩnh vực BVMT thì mới bị xử lý theo các văn bản pháp luật có liên quan trong
lĩnh vực BVMT.
Ba là, hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường được thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý. Tùy vào từng hành vi vi phạm do các tổ chức, cá nhân
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý theo từng quy định pháp luật mà sẽ có hình
thức và mức độ xử lý tương ứng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực
pháp luật BVMT.
19
1.2.1.2. Khái niệm, đặc điểm thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng
và chế biến thủy sản
Có rất nhiều quan điểm khi định nghĩa về khái niệm thực thi pháp luật
trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Tuy vậy, các quan điểm đều
đồng nhất cho rằng, dưới góc độ pháp lý, xem Luật Bảo vệ môi trường là một
lĩnh vực pháp luật thì cần có những quy định cụ thể nhằm điều chỉnh và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật để điều chỉnh các nội dung trong nuôi trồng và
chế biến thủy sản nhằm hoàn thiện khung hành lang pháp lý về lĩnh vực
này(câu này không chính xác). Luật Bảo vệ môi trường là tập hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong
quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một
hoặc nhiều thành phần môi trường. Ở nước ta hiện nay, trong việc hoạch định
và tổ chức xây dựng các văn bản pháp luật, các nhà quản lý, nhà làm luật đều
rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Trong phạm vi và đối tượng điều
chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, các quan hệ về bảo vệ môi trường
với luật chuyên ngành đã được xử lý một cách hài hoà và ngày càng mang
tính khả thi cao. (câu này rối). Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn
bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về
nghĩa vụ bảo vệ môi trường mà các chủ thể phải thực hiện nhằm góp phần bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường trong sạch và phát triển bền vững. Đối
với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì các chủ thể phải
gánh chịu hậu quả pháp lý về hành chính, dân sự hoặc hình sự tùy từng mức
độ do hậu quả của hành vi đó mang lại. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một văn
bản pháp lý nào định nghĩa về vấn đề thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biến thủy sản (có chắc không?) mà trên thực tế việc xử lý các
hành vi này tùy thuộc vào các quy định được pháp luật về bảo vệ môi trường
quy định cụ thể và được quy định rõ trong Bộ luật hình sự hiện hành và Luật
20
xử lý vi phạm hành chính. Để làm căn cứ cho việc xử lý vi phạm đối với pháp
luật bảo vệ môi trường, tại Luật bảo vệ môi trường quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô
nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân
khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường
thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; 2.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức,... theo quy định của pháp luật.16
1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật thực thi pháp luật BVMT
trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản
Đối với vấn đề BVMT nói chung và thực thi pháp luật trong lĩnh vực
nuôi trồng và chế biến thủy sản nói riêng ở nước ta hiện nay đã và đang trở
thành vấn đề nhận được nhiều quan tâm của các cơ quan NN có thẩm quyền
và toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu
cầu phát triển của đất nước cũng như điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội
phát sinh thì pháp luật ngày càng được sửa đổi, bổ sung một cách hoàn thiện
hơn, trong đó có nội dung về thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và
chế biến thủy sản. Nội dung điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biến thủy sản là những quy định của pháp luật về việc xử lý các
hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường được ban hành nhằm nâng cao
hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật; ngăn chặn
và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực nuôi trồng và chế
biến thủy sản; đề cao trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý cũng như
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân; tăng cường trật tự
kỷ cương trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội đối với vấn đề bảo vệ môi
16
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội
21
trường trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện
nay.
Ở nước ta hiện nay, tại Hiến pháp 2013 quy định:
Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên
nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm
khắc phục, bồi thường thiệt hại - là cơ sở pháp lý cơ bản cho văn bản luật và
dưới luật triển khai chi tiết quy định về vấn đề này(đoạn này có trong Hiến
pháp không?)”17
.
Cùng với Hiến pháp, các văn bản luật cũng quy định theo hướng ngày
càng hoàn thiện và phù hợp hơn về nội dung bảo vệ môi trường và thực thi
pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta, đáp ứng
với yêu cầu chính trị, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong tình
hình mới.
Luật bảo vệ môi trường 2014 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Các nội dung về bảo vệ môi trường được quy định làm nền tảng cơ bản tại các
Điều 7 và Điều 160 đã tạo ra cơ chế xử lý tương đối hoàn thiện đối với những
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, thể hiện rõ nét sự tiến bộ của
Nhà nước ta trong việc quan tâm đến vấn đề BVMT. Văn bản pháp lý này đã
quy định nhiều nội dung phù hợp tạo điều kiện tối đa để cho việc thực thi
pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỗ này cần lưu ý các chương 5,
chương 6 của Luật – điều 49 đến 58 và cần trích một số điều chính liên quan đến
nuôi trồng thủy hải sản – nước biển và nước sông, hồ, đầm…)
Nội dung điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến
thủy sản được thể hiện dưới các nội dung cơ bản như sau:
17
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, Nxb Sự thật, Hà Nội
22
1.2.2.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch về thực thi pháp luật về bảo vệ
môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản
Việc quy hoạch chiến lược, kế hoạch thực thi pháp luật về bảo vệ môi
trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản là việc các cơ quan chức năng
sắp xếp bố trí các cơ sở tiến hành hoạt động thực hiện trong hoạt động BVMT
có mục tiêu, có định hướng phải được định sẵn phù hợp với các tiêu chí đề ra.
Việc quy hoạch và thực hiện quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi các cá nhân, tổ
chức trên khắp cả nước nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan quản lý và là
trách nhiệm và quyền lợi trong hoạt động BVMT18
Việc xây dựng quy hoạch chiến lược, kế hoạch thực thi pháp luật về bảo
vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta được xây dựng
với mục tiêu là: Xây dựng và hoàn thiện và thực thi pháp luật về bảo vệ môi
trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản phù hợp với sự phát triển nền
kinh tế cơ sở quản lý nhà nước về BVMT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Chiến lược BVMT giữ một vị trí quan trọng là khâu đột phá trong quá trình
CNH-HĐH đất nước, đồng thời là mục tiêu, động lực của chiến lược phát
triển kinh tế xã hội. Chính quyền cấp tỉnh là chủ thể hoạch định chiến lược
BVMT, thực hiện quy hoạch, kế hoạch hóa BVMT nói chung và thực thi pháp
luật về BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trong phạm vi
của từng địa phương. Chiến lược BVMT được xây dựng trên cơ sở dự báo
nhu cầu BVMT cần phải có để thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong mỗi giai
đoạn phát triển kinh tế xã hội nói chung, sự phát triển của các địa phương
trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở định hướng để UBND tỉnh thực hiện kế
hoạch hóa sự phát triển của các ngành: Giáo dục, đào tạo, y tế, dân số …
nhằm chuẩn bị BVMT phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn CNH -
18
Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), Quản lý Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền
vững dưới góc nhìn xã hội – nhân văn, Nxb Khoc học xã hội, Hà Nội.
23
HĐH. (sao đang nói về chiến lược kế hoạch lại quay lại các văn bản pháp luật về
nuôi trồng chế biến thủy sản. Phần này cần viết ở phần đầu của mục này 19
Tính đến năm 2019, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chính sách và
các thông tư liên tịch nhằm hỗ trợ BVMT về nuôi trồng và chế biến thủy sản
cụ thể như sau:
- Hiến pháp 2013
- Luật bảo vệ môi trường 2014 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Các
- Bộ luật hình sự 2015
- Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 và Nghị định số 155/2016/NĐ-
CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định
179/2013/NĐ-CP (Phần phụ lục) & 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên
nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017
Chiến lược BVMT phải xác định được những chỉ tiêu chính phù hợp với
quy hoạch, định hướng phát triển ngành nghề trên địa bàn các địa phươn, gắn
với chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và
kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm. Việc quy hoạch xây dựng kế hoạch
BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản cần phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo định hướng lâu dài, đáp ứng
các yêu cầu về tuyển dụng, đào tạo, phát triển, các chế độ đã ngộ. Việc quy
hoạch thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến
thủy sản tập trung phải căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo
chất lượng nguồn nhân lực, có bước đi phù hợp để giải quyết những yêu cầu
trước mắt và định hướng lâu dài và gắn liền với sự phát triển của KCN trong
19
Hồ Viết Tiến – Từ Văn bình – Đặng Thị Mỹ Ngân (2020) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (2020)
NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
24
quá trình xây dựng và phát triển hiện nay.
1.2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản
Công tác lập kế hoạch quản lý xây dựng và thực hiện các văn bản QPPL
về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản là hoạt động của
cơ quan NN có thẩm quyền đưa ra các công việc phải làm thông qua bản kế
hoạch nhằm cụ thể hóa công tác quy hoạch chiến lược, kế hoạch thực thi pháp
luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản vào thực tiễn.
20
Với vai trò quan trọng của các QĐPL là nền tảng phát huy hơn nữa vai
trò của QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản ở
nước ta hiện nay. Thông qua việc ban hành và tiến hành thực hiện thì BVMT
sẽ được quy hoạch và được phân bổ một cách hợp lý trong thực tế, phù hợp
với sự phát triển của hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản và đáp ứng
với yêu cầu phát triển của các địa phương nói chung. Từ đó, có thể xem xét
được vai trò quan trọng của các cơ quan NN có thẩm quyền trong hoạt động
QLNN về BVMT trong thực tế. Cơ quan QLNN với các hình thức tuyên
truyền, chỉ đạo, thực hiện và tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát, từ đó, chỉ
rõ những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong quá trình áp dụng
trong thực tiễn. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật đã được Đảng, Nhà
nước chỉ đạo hoàn thiện. Cùng với chính sách chung của Nhà nước, tùy vào
điều kiện kinh tế của từng tỉnh, các địa phương đã tích cực tham mưu với các
cấp chính quyền để có những quy định riêng hỗ trợ cho QPPL về bảo vệ môi
trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản.21
20
Hồ Viết Tiến – Từ Văn bình – Đặng Thị Mỹ Ngân (2020) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (2020)
NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
21
Hồ Viết Tiến – Từ Văn bình – Đặng Thị Mỹ Ngân (2020) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (2020)
NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
25
Trong thực tiễn đối với chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, cụ
thể:
- Giảm lượng chất thải ra
- Xử lý chất thải trước khi xả ra môi trường
- Thay đổi nguyên lý sản xuất để thải ít chất thải, ít độc hơn.
Hiện nay, theo quy chuẩn, quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải
có hệ thống xả thải ra môi trường. Doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống xả thải,
trường hợp, doanh nghiệp
Quá trình ban hành kế hoạch quản lý xây dựng và thực hiện các văn bản
QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản tại mỗi địa
phương sẽ được cụ thể hóa thông qua Quy hoạch trên địa bàn các tỉnh, thành
phố trong một giai đoạn nào đó cụ thể và mang tính định hướng trong một
thời gian dài diễn ra tại các địa phương.
1.2.2.3. Ban hành và tổ chức thực thi các chính sách có liên quan đến
sử dụng, QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản
Cùng với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về nuôi trồng
và chế biến thủy sản nói riêng cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở những
định hướng phát triển KT-XH, sử dụng và BVMT cần cụ thể hóa thành các
chính sách để BVMT phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển tại các địa
phương trong giai đoạn hiện nay.
Việc ban hành và tổ chức thực thi các chính sách có liên quan đến sử
dụng, QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản trên
cơ sở chỉ đạo, quán triệt của Trung ương thì các địa phương phải ban hành
các chính sách về BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thực tế.
Các chính sách có liên quan như đào tạo, tuyển dụng, chính sách đãi ngộ,
26
quản lý, xử lý vi phạm BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản nếu có
hành vi vi phạm. 22
1.2.2.4. Tổ chức bộ máy BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản
Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà
nước đối với BVMT. Việc tổ chức thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức
bộ máy, cách thức tiến hành và các nguồn lực để phát triển BVMT. Để tăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với BVMT, cần tăng cường bộ máy
quản lý nhà nước về công tác này đủ mạnh từ Trung ương đến địa phương, bổ
sung thêm lực lượng, tăng cường chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý. Vấn đề quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực được tổ chức thực
hiện bằng một bộ máy hợp lý, hiệu quả sẽ là tiền đề quan trọng để đưa các
chính sách, pháp luật về phát triển BVMT đi vào cuộc sống, tạo ra sự thay đổi
về diện mạo của BVMT cả về số lượng và chất lượng.
1.2.2.5. Thanh tra và tổ chức xử lý vi phạm trong hoạt động BVMT
trong nuôi trồng và chế biến thủy sản
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước về BVMT
là hoạt động của các ngành chức năng được nhà nước trao quyền nhằm mục
đích kiểm tra đối với đối với các cơ sở quản lý nhà nước về BVMT tập trung
và cơ sở quản lý nhà nước về BVMT. Kiểm tra trước và sau khi quản lý nhà
nước về BVMT để phát hiện các hành vi vi phạm và kịp thời xử lý, đảm bảo
quyền và lợi ích của các địa phương.Công tác quản lý nhà nước về BVMT
nói riêng luôn được quan tâm một cách đúng mức bởi xác định được tính cấp
thiết của hoạt động quản lý nhà nước về QPPL về bảo vệ môi trường trong
nuôi trồng và chế biến thủy sản. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý nhà nước về BVMT ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
22
Nhóm Ngân hàng thế giới (2017)“Tổng quan về Ô nhiễm Nông nghiệp ở Việt Nam”, Báo cáo tóm tắt.
27
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã chủ động thành lập các đoàn
Thanh tra, tổ chức các cuộc thanh kiểm tra việc tiến hành quản lý nhà nước về
BVMT đạt được hiệu quả cao hay không? Qua trình áp dụng các quy định về
BVMT trên thực tế được thực hiện một cách nghiêm túc hay không? Quá
trình kiểm tra, thanh tra sau đó sẽ tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm để
nộp vào Ngân sách nhà nước và ban hành các kiến nghị khắc phục vi phạm
nhằm làm tốt hơn các quy định về kiểm tra, giám sát về hoạt động quản lý nhà
nước về BVMT này trong thực tế.
1.2.2.6. Xử lý vi phạm về các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong
lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản
* Quy định về xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường. Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, trong Luật xử phạt vi phạm
hành chính 2012 và Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019
của Chính phủ cũng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thủy sản thay thế Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy
sản. Nghị định gồm 4 chương 58 điều đã đảm bảo khả năng điều chỉnh cũng
như quá trình áp dụng pháp luật về vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường, đồng thời tạo cơ chế để các cơ quan NN có thẩm quyền trong
việc tiến hành xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường. 23
* Các quy định về xử lý vi phạm trong dân sự
Có thể nói, vấn đề trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
ở nước ta chưa được chú trọng và phát triển. Các quy định về trách nhiệm dân
sự trong lĩnh vực này mới chỉ dừng lại ở quy định chung mang tính nguyên
tắc, chưa có một văn bản nào cụ thể hướng dẫn rõ ràng về vấn đề này. Căn cứ
23
Lê Kim Nguyệt (2016), “Một số vấn đề pháp lý đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về môi trường ở Việt
Nam”, Tạp chí thanh tra, (01).
28
pháp lý đối với vấn đề dân sự trong lĩnh vực BVMT được ghi nhận trong các
văn bản như: Bộ luật Dân sự năm 2015 (chương XX từ điều 584 đến Điều
608); Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (chương XIX từ Điều 163 đến Điều
167) và Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường 2014 và đặc biệt là Nghị định
03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính Phủ về xác định thiệt hại đối với
môi trường thì trách niệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là một
dạng trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, được áp dụng đối với tổ chức, cá
nhân vi phạm nghĩa vụ về bảo vệ môi trường. Theo đó các tổ chức, cá nhân có
hành vi làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, tổ chức, cá nhân khác có liên
quan xâm phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường do pháp luật quy định nếu gây
thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Các chủ thể có hành vi vi phạm phải có
trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật môi trường.
Căn cứ quy định tại Điều 602 Bộ luật dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định như sau: “Chủ thể
làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”. Theo quy định trên,
cá nhân, tổ chức có hành vi làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại, ngoài
việc phải chịu trách nhiệm theo quy định của luật chuyên ngành thì phải bồi
thường cho người bị thiệt hại, kể cả chủ thể đó không có lỗi. Đồng thời, có
trách nhiệm khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây sự cố môi trường, suy thoái môi
trường, ô nhiễm môi trường gây ra. Đối với việc bồi thường thiệt hại về
ÔNMT nếu có hành vi vi phạm xảy ra tuân thủ các quy định và căn cứ tại
Nghị định 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính Phủ về xác định thiệt
hại đối với môi trường. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng đối với các cơ
29
quan nhà nước có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật về bồi thường
thiệt hại về ÔNMT ở nước ta giai đoạn hiện nay.24
* Quy định về xử lý hình sự các tội phạm môi trường
Cùng với Luật bảo vệ môi trường thì tại Bộ luật hình sự 2015 chương
XIX từ điều 235 đến Điều 246 quy định 12 tội phạm môi trường là căn cứ
pháp lý để xử lý những hành vi vi phạm đã cấu thành tội phạm tương ứng.
Đây chính là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình
sự, định khung và định hình tương ứng với ba mức độ hậu quả đã gây ra.
Chính sách hình sự về BVMT của Việt Nam đã được cụ thể hóa bằng quy
định 12 hành vi phạm tội về môi trường trong đó có các quy định về xử lý tội
phạm về nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Đặc biệt, ngày 29/11/2006, Bộ công an đã ban hành quyết định số
1899/2006/QĐ-BCA về việc thành lập Cục cảnh sát môi trường thuộc Tổng
cục Cảnh sát để điều tra hình sự và xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật. Đây là cơ quan quan trọng có trách nhiệm
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường của các tổ chức, cá nhân trên
lãnh thổ Việt Nam; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, trực tiếp tiến hành các mặt
công tác điều tra chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường; tiến
hành một số hoạt động điều tra theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, xử lý
vi phạm hành chính theo luật xử lý VPHC và các quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường; phối hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
đối với các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh; thực hiện công tác kiểm định
tiêu chuẩn môi trường.
Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định khá thống nhất và xuyên suốt về
vấn đề bảo vệ môi trường cũng như thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi
24
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật dân sự Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
30
trồng và chế biến thủy sản, tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ môi trường hiện
nay; khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề
bảo vệ môi trường. Đồng thời, cùng với hoạt động ban hành các văn bản
hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp
luật về BVMT ở nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Phù hợp
với xu thế phát triển trên thế giới hiện nay là vừa xây dựng và phát triển kinh
tế xã hội nhưng đề cao vấn đề bảo vệ môi trường nhằm phát triển một cách
bền vững. Trên cơ sở tuân thủ các quy định của quốc tế trong hoạt động
BVMT, nước ta đã xây dựng và ban hành những quy định nhằm điều chỉnh
vấn đề về thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản
phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. (thiếu chủ ngữ) Hình thành nền
tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp luật BVMT trong tiến trình phát
triển đất nước, góp phần không nhỏ nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm
pháp luật môi trường xảy ra ở nước ta hiện nay và trong tương lai.
(phần 1.2.2 khá chung chung trong khi cần phân tích các điều luật cụ thể về
bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, các quy định
ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước (biển, nước lợ và sông, hồ), môi trường đất (xả
thải khi chế biến và sử dụng thuốc kháng sinh, chất tăng trưởng, xả nước mặn vào
đất trồng lúa…)
1.2.3. Vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biến thủy sản ở Việt Nam
Một là, các quy định về pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến
thủy sản đã tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường từ đó hình thành nên các quy tắc xử sự cho con người
khi tác động đến môi trường. Những quy định này về cơ bản đã đảm bảo xử
lý tương đối tốt các hành vi vi phạm pháp luật BVMT, đảm bảo các hành vi
của con người không xâm hại tới môi trường, hạn chế những tác hại, ngăn
31
chặn suy thoái và ô nhiễm môi trường. Thông qua các quy định về pháp luật
trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản hình thành nên ý thức trong
hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, tạo tiền đề quan trọng cho hoạt động
xây dựng, ổn định phát triển kinh tế một cách bền vững, ngăn chặn các hành
vi hủy hoại môi trường.
Hai là, thông qua các quy định lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản
đã ràng buộc con người thực hiện những đòi hỏi của pháp luật để bảo vệ môi
trường. Trên thực tế, nhiều chủ thể khi tham gia hoạt động kinh tế xã hội
thường chỉ chú ý tới lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích chung của cộng đồng
trong đó có môi trường. Các chủ thể có thể vì lợi ích kinh tế mà không quan
tâm đến môi trường, ví dụ: Tại các khu công nghiệp một số chủ thể không đầu
tư hệ thống xả thải chất thải công nghiệp mà trực tiếp thải ra môi trường, gây
ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật, người dân…. Để có thể điều
chỉnh các hành vi trên thì việc ban hành các quy định về pháp luật trong lĩnh
vực nuôi trồng và chế biến thủy sản đồng thời các chế tài pháp lý là điều vô
cùng quan trọng trong vấn đề BVMT. Đây không chỉ là biện pháp xử lý vi
phạm pháp luật môi trường, ngăn ngừa, giáo dục cải tạo chủ thể vi phạm mà
còn mang tính chất răn đe chủ thể khác để họ tự giác tuân theo các quy phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường, qua đó ngăn ngừa và hạn chế tác động xấu do
con người gây ra cho môi trường.
Ba là, thông qua các quy định trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy
sản mà NN đã thực hiện chức năng quản lý trong lĩnh vực này. Như ta đã biết,
tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đều cần phải có sự quản lý của nhà nước và
môi trường cũng không là ngoại lệ. Hơn thế, bảo vệ môi trường còn là một
lĩnh vực hoạt động, nhiệm vụ phức tạp bởi môi trường có phạm vi rộng lớn và
kết cấu phức tạp. Các quy định về pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế
biến thủy sản có vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động cho các tổ
32
chức, cơ quan bảo vệ môi trường. Cụ thể là thông qua các quy định pháp luật
về BVMT thì NN đã tiến hành các hoạt động: Kiểm soát ô nhiễm, suy thoái
môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học, đánh giá tác động môi trường và đánh
giá môi trường chiến lược; kiểm soát ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, suy
thoái đất, suy thoái rừng, nguồn thủy sinh, nguồn gen và kiểm soát ô nhiễm
đối với các hoạt động có ảnh hưởng đặc biệt tới môi trường; thanh tra và kiểm
tra xử lý và giải quyết tranh chấp về môi trường; thực thi các Công ước quốc
tế về kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam, thực thi các Điều ước quốc tế về đa dạng
sinh học và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.
Thứ tư, môi trường có tác động, ảnh hưởng đến mọi chủ thể nên cần phải
được duy trì ổn định để đảm bảo sự phát triển của xã hội. Môi trường tác
động mạnh mẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi một quốc gia và không
thể thay thế được bằng bất kỳ hình thức nào. Do đó, cùng với quá trình bùng
nổ khoa học kỹ thuật như hiện nay, con người cùng với việc tạo nên những
thành tựu nổi bật thông qua những nghiên cứu mang tầm vóc quốc tế thì đồng
thời với đó đã nhận thức được những tác động tích cực lẫn tiêu cực của môi
trường đối với sự phát triển của xã hội loài người. Từ đó, việc yêu cầu bảo vệ
và sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong hoạt động này là điều vô
cùng cần thiết nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực của yếu tố môi
trường đến sự phát triển của mỗi một quốc gia. Vì vậy, việc ban hành các quy
định về vấn đề này là điều hoàn toàn cần thiết.
Thực tế đã chứng minh rằng môi trường có những chức năng quan trọng
nhất đối với sự phát triển của mỗi một quốc gia. Môi trường trong sạch chính
là tiền đề để con người có những điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế
- xã hội của các quốc gia đó. Ngược lại, môi trường ô nhiễm sẽ tác động tiêu
cực và có những hệ lụy nghiêm trọng đến sự phát triển đối với những quốc
gia trên thế giới. Tại một số quốc gia, vấn đề xây dựng các quy phạm pháp
33
luật về bảo vệ môi trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi
trường rất được quan tâm bởi Chính phủ các quốc gia đó đặt vấn đề bảo vệ
môi trường trong việc phát triển quốc gia một cách bền vững. Do đó, để cho
đất nước phát triển một cách bền vững, đòi hỏi phải có những chính sách, quy
định phù hợp nhằm đảm bảo về vấn đề bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm khắc
các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; bảo đảm việc thực hiện
pháp luật bảo vệ môi trường một cách nghiêm chỉnh trong suốt quá trình xây
dựng và phát triển của mỗi quốc gia trong tình hình hiện nay.
Thứ năm, đảm bảo cân bằng giữa hoạt động xây dựng, phát triển và bảo
vệ môi trường trong giai đoạn mới. Trong thực tế rất khó để vừa xây dựng và
phát triển vừa bảo vệ môi trường cũng như để các chủ thể tự giác đề ra và
thực hiện. Vấn đề bảo vệ môi trường trước các nguy cơ ảnh hưởng đến môi
trường sống của con người là việc làm lâu dài và cần có chiến lược cụ thể.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc một số chủ thể sẵn sàng vì mục đích mang tính
chất riêng tư mà từ bỏ đi yêu cầu của việc bảo vệ môi trường là điều dễ hiểu.
Do đó, có rất nhiều vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không chỉ riêng ở
Việt Nam mà rất nhiều quốc gia trên thế giới phải gánh chịu những hậu quả
nặng nề mà để khắc phục nó phải mất đến hàng trăm năm hoặc thậm chí là
không thể khắc phục được. Do đó, để cân bằng lợi ích giữa các bên, đảm bảo
sự phát triển bền vững của đất nước, bảo vệ được môi trường sống, đảm bảo
lợi ích của cộng đồng dân cư cũng như sinh vật trên trái đất thì việc ban hành
và hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền
vững thì cần có những quy định phù hợp nhằm bảo vệ môi trường một cách
toàn diện và cụ thể. Việc bảo vệ môi trường phải đặt trong mối quan hệ với
lợi ích của các quốc gia, đất nước để vừa thực hiện tốt việc xây dựng và phát
triển đất nước vừa đảm bảo lợi ích của môi trường sống của những cộng đồng
dân cư, cũng như sự bảo tồn của môi trường xung quanh chúng ta.
34
1.2.4. Các yếu tố đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về BVMT
trong nuôi trồng và chế biến thủy sản
Có thể nói rằng vấn đề BVMT hiện nay đã, đang và được các quốc gia
trên thế giới hết sức quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chính
sách phát triển kinh tế, xã hội của mình. Bởi lẽ, xuất phát từ bản chất và tầm
quan trọng của môi trường trong là một điều kiện cốt lõi cho bảo đảm cho sự
phát triển bền vững của tất cả các quốc gia. Cùng với sự quan tâm của các
quốc gia trên thế giới không phải là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để
tạo ra năng suất và sản lượng bằng mọi giá mà phải bảo đảm sự cân đối với
việc duy trì, bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế
hệ mai sau. Trong xu thế ấy, Việt Nam cũng đang tiến hành hoàn thiện hệ
thống pháp luật về môi trường, cùng với việc nỗ lực tham gia các công ước
quốc tế, cũng như tích cực nội luật hoá các cam kết quốc tế về BVMT nhằm
BVMT hiệu quả hơn trước yêu cầu của phát triển bền vững.
Các yếu tố đảm bảo làm nền tảng cơ bản cho quá trình thực hiện BVMT
trong nuôi trồng và chế biến thủy sản đạt hiệu quả cao. Cụ thể là:
* Yếu tố về hệ thống văn bản pháp luật: hành vi vi phạm BVMT trong
nuôi trồng và chế biến thủy sảncần được quy định rõ trong các văn bản pháp
luật. Hệ thống pháp luật về BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản cần
đảm bảo quy định rõ ràng, chi tiết và có hướng dẫn cụ thể về phương thức,
trình tự, thủ tục, chế tài, đảm bảo thực hiện bằng các công cụ như thế
nào…Ngoài ra, hệ thống văn bản cần mang tính chất dự báo, các quy định
mang tính chất điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh rộng.. Đối với vấn đề BVMT
nói chung và vấn đề BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản nói riêng ở
nước ta hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nhận được nhiều quan tâm của
các cơ quan NN có thẩm quyền và toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan
trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như
35
điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh thì pháp luật ngày càng được
sửa đổi, bổ sung một cách hoàn thiện hơn, trong đó có nội dung về thực thi
pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản
* Yếu tố về cơ cấu tổ chức các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm
tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc kiện toàn bộ
máy tổ chức từ Trung ương xuống địa phương, tổ chức mang tính chất hệ
thống chính là điều kiện tiên quyết trong việc bắt buộc các chủ thể có hành vi
vi phạm phải thực hiện các chế tài theo quy định của pháp luật quy định.
* Yếu tố về con người trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật về môi
trường cũng góp phần quan trọng không thể tách rời trong hoạt động nói trên.
Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý nhà nước về
pháp luật bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta luôn được quan tâm và trở
thành một trong những điều kiện then chốt của hoạt động thi hành BVMT
trong nuôi trồng và chế biến thủy sảnở nước ta trong giai đoạn mới.
* Yếu tố về kinh tế, vật chất đảm bảo cho hoạt động thi hành của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền là điều kiện không thể thiếu ở nước ta trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như thực thi pháp luật.
* Yếu tố về ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể trong quan hệ
BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sảnlà điều kiện nền tảng cho hoạt
động chấp hành pháp luật trong thực tiễn. Chấp hành pháp luật tốt hay không
đều xuất phát từ mỗi ý thức của cá nhân, tổ chức nói chung..Tuy nhiên, để
hình thành ý thức của mỗi con người thì cần có một thời gian dài cũng như
phương pháp cụ thể thông qua những hoạt động hướng đến việc xây dựng ý
thức của các chủ thể về vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nước, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới. Ý thức
pháp luật của các chủ thể thi hành pháp luật là một trong những yếu tố đảm
bảo cho việc thi hành pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm BVMT trong
36
nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thực tế. Ý thức pháp luật đầu tiên là ý
thức trong việc tuân thủ pháp luật của chính các chủ thể thực thi pháp luật về
môi trường. Đó cũng là sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật là cơ sở để mỗi cá
nhân hình thành ý thức tuân theo pháp luật. Do đó, các cơ quan nhà nước cần
thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức tôn trọng các quy
định về BVMT cho các cán bộ làm công tác về thi hành pháp luật về môi
trường. Qua đó, thông qua việc áp dụng, xử lý các hành vi vi phạm trong thực
tiễn một cách nghiêm minh, kịp thời và đúng đắn từ đó giữ vững niềm tin của
nhân dân trước pháp luật. Mỗi chủ thể trong quá trình thực thi pháp luật nói
chung thì việc làm đầu tiên không phải là xử lý các hành vi vi phạm mà chính
bản thân chủ thể thi hành pháp luật phải tuân thủ các quy định về pháp luật
nói chung. Trong thực tế, đối với vấn đề này thì việc hình thành ý thức pháp
luật của các chủ thể thi hành pháp luật về thực thi pháp luật về bảo vệ môi
trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản nói chung về cơ bản thì các cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương đã thực thi pháp luật một
cách thường xuyên, liên tục và cương quyết.
* Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức và cơ sở vật chất, kỷ
thuật cho việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế
biến thủy sản. Môi trường làm việc, trình độ năng lực của các cán bộ, công
chức, cơ sở vật chất là những yếu tố căn bản cho việc BVMT trong nuôi trồng
và chế biến thủy sản. Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định
đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lĩnh
vực này nói riêng và thi hành pháp luật nói chung. Thực tế cho thấy không ít
cơ quan, tổ chức, đơn vị có môi trường làm việc, năng lực trình độ của các
cán bộ, công chức không tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được
như: chất lượng, hiệu quả làm việc kém; mất đoàn kết; thậm chí cán bộ, công
37
chức có trình độ, năng lực xin thôi việc hoặc chuyển công tác…Để xây dựng
một môi trường làm việc tốt, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là đối với
người phụ trách phải xác định đây là một nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu
song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng lĩnh vực nói
chung và trong vấn đề BVMT nói riêng. Việc bảo đảm điều kiện về cơ sở vật
chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các văn
phòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tùy
theo điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị để trang bị cho cán bộ, công chức
nhưng phải đảm bảo các yếu tố của một cơ quan, công sở. Ngoài ra, cần thực
hiện đào tạo, bồi dưỡng theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn của mỗi chức danh,
ngạch, bậc cán bộ, công chức và yêu cầu nhằm phục vụ cho quá trình thực
hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý về BVMT
cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BVMT. Quá trình xây dựng
môi trường làm việc cũng như nâng cao chất lượng trình độ cho các cán bộ,
công chức làm công tác trong lĩnh vực này là một trong những nội dung,
nhiệm vụ hàng đầu mà cơ quan, tổ chức hay đơn vị phải quan tâm thực hiện,
đáp ứng với yêu cầu công việc, nhiệm vụ đã được đề ra.
(phần 1.2.4. này hơi dài dòng và hơi xa chủ đề, có lẽ nên gom lại)
1.3. Kinh nghiệm thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biến thủy sản ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho
Việt Nam
* Nhật Bản
Trong những năm qua, bên cạnh các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội,
Nhật Bản đã đạt được nhiều kết quả trong lĩnh vực BVMT và luôn là một
quốc gia có trách nhiệm trong hợp tác quốc tế, nhằm giải quyết những vấn đề
môi trường toàn cầu và khu vực. Tạp chí Môi trường có cuộc trao đổi với ông
Hiroko Suzuki, chuyên gia môi trường, MCC-Mitsui Tôkyô về các chính sách
38
của Nhật Bản trong công tác BVMT, trong đó có kiểm soát ô nhiễm nuôi
trồng thủy sản. Nhật Bản đã ban hành Luật Môi trường cơ bản (ban hành
tháng 11/1993)25
, quy định kiểm soát lượng nước thải từ nhà máy. Thông báo
thiết lập nhà máy, điều chỉnh các mệnh lệnh, giám sát liên tục, giải pháp cho
nước thải hộ gia đình trong duy trì và xây dựng hệ thống thoát nước, trang
thiết bị xử lý nước thải khu vực nông thôn, bể tự hoại. Tháng 12/1994, Nội
các Chính phủ lập ra Kế hoạch môi trường căn bản dựa trên Luật Môi trường.
Kế hoạch được áp dụng cho những chính sách về ô nhiễm môi trường, bao
gồm những khái niệm cơ bản, mục tiêu dài hạn và các chỉ số cụ thể nhằm đạt
được các mục tiêu đề ra. Luật KSONN (ban hành tháng 1/1970) được ban
hành dành cho kiểm soát nước thải. Ngoài ra, dựa trên Kế hoạch môi trường
cơ bản ban hành năm 1993, giai đoạn giữa thế kỷ 21, (???), những chính sách
dài hạn trong hoạt động BVMT được thực hiện bởi chính quyền địa phương,
các đoàn thể, công dân và các tổ chức tư nhân. Trong đó, tập trung một số nội
dung chính như:
Quay vòng sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả: Nhằm giảm thiểu gánh
nặng về môi trường được tạo ra từ nhiều giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội,
cần khuyến khích quay vòng sử dụng các nguyên vật liệu có hiệu quả về môi
trường, thông qua việc xem xét lại hệ thống kinh tế - xã hội hiện hành đang
được điều hành (chế độ sản xuất, tiêu thụ và phân phối hàng loạt…)
Chung sống hài hòa: Duy trì và tái tạo hệ sinh thái khỏe mạnh và đảm
bảo sự chung sống hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
Sự tham gia: Xây dựng xã hội bình đẳng, bao gồm sự tham gia của
chính quyền từ cấp Trung ương đến địa phương, các đoàn thể, công dân và
các tổ chức tư nhân vào các hoạt động BVMT, cùng hợp tác và chia sẻ kinh
nghiệm.
25
https://moitruong.net.vn/hoc-cach-nguoi-nhat-bao-ve-moi-truong-song/
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx

Contenu connexe

Similaire à Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx

Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy SảnPháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy SảnViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...https://www.facebook.com/garmentspace
 
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...OnTimeVitThu
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...anh hieu
 

Similaire à Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx (20)

Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy SảnPháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank
Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank
 
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trườngLuận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
 
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngPháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
 
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
 
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
 
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.docPháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
 
Luận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trị
Luận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trịLuận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trị
Luận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trị
 
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trườngXử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
 
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
 

Plus de Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Plus de Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Dernier

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Dernier (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGTRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN: THỰC TIỂN TẠI TỈNH CÀ MAU Chuyên nghành: Luật Kinh Tế Mã Số: (mã ngành không phải mã sinh viên) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài..............................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn .......................................5 3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung...........................................................................5 3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ...........................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................7 6. Tính mới và những thực tiễn đóng góp của đề tài...............................................7 7. Bố cục nội dung của luận văn..............................................................................8 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN .....................................................................................................................................9 1.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường ........9 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường.........................................................9 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường............................12 1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta..................................13 1.2. Khái niệm, nội dung và vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản .............................................................................17 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ........17 1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản...................................................................20 1.2.3. Vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở Việt Nam...................................................................................30 1.2.4. Các yếu tố đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản..................................................................................34 1.3. Kinh nghiệm thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam.......................37 Chương 2...................................................................................................................42
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU...................................................................................................................42 2.1. Khái quát tình hình nuôi trồng và chế biến thủy sản tại tỉnh Cà Mau............42 2.2. Thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản tại địa bàn tỉnh Cà Mau ...........................................................................45 2.2.1. Kết quả đạt được: .....................................................................................45 2.2.2.Khó khăn vướng mắc trong hoạt động bảo vệ môi trường .......................54 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong hoạt động bảo vệ môi trường .................................................................................................................59 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ..................................................................64 3.1 Tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ......................................................................64 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau .............................66 3.2.1. Môị số giải pháp hoàn thện pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản..........................................................................66 3.2.2. Giải pháp cho việc thực thi thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản..................................................................................75 KẾT LUẬN...............................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................88
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Hiện nay bảo vệ môi trường (BVNT) là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia hướng đến.Một đất nước muốn phát triển bền vững thì yếu tố môi trường phải được quan tâm đúng mức.Ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề mang tính toàn cầu, và Việt Nam không phải là ngoại lệ.Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người, của sinh vật vàkinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại. Đặc biệt trong thời kỳ đất nước ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nền kinh tế tri thức thì bảo vệ môi trường càng trở nên cấp bách. Môi trường nói chung không chỉ là vấn đề của hiện tại mà còn là của tương lai, chúng ta phải quan tâm và chủ động giải quyết nhằm đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, từng bước xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, vấn đề môi trường đã và đang đặt ra những thách thức lớn. Bảo vệ môi trường hiện nay là nghĩa vụ của tất cả các cá nhân, tổ chức ở nước ta và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Điều 50 Hiến pháp 2013 quy định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 1 Hiến pháp 2013 ghi nhận ở Điều 63 như sau: 1 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, Nxb Sự thật, Hà Nội
  • 5. 2 “Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu”2 . Bên cạnh đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [6];Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003; Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) do Chính phủ ban hành3 [13], chính là những tiền đề cơ bản khẳng định sự cần thiết của hoạt động BVMT ở nước ta trong tiến trình hội nhập và phát triển. Ngoài ra, trong các văn bản khác như Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 [47]; Bộ luật hình sự 2015, Luật xử phạt vi phạm hành chính [45]; (ghi chú như vậy cần nhất quán và có ghi nguồn ở cuối, thứ tự 47)Bộ luật dân sự 2015 [49]và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành,… là tiền đề để nhà nước thống nhất quản lý về công tác BVMT nói chung cũng như cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Phải nhìn nhận khách quan rằng từ khi Đảng và Nhà nước ta ban hành chủ trương và pháp luật bảo vệ môi trường cho đến nay, chúng ta đã triển khai thực hiện chủ trương và luật rộng khắp trong cả nước. Chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội và cộng đồng ngày càng chú ý hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng và 2 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, Nxb Sự thật, Hà Nội 3 Chính phủ (2004), Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam(Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam), Hà Nội
  • 6. 3 chế biến thủy sản. 4 Tại tỉnh Cà Mau, trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, chính quyền các cấp của tỉnh đã ban hành các văn bản và triển khai thi hành pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh nuôi trồng và chế biến thủy sản. Nhìn chung, đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức của cộng đồng và xã hội trong bảo vệ môi trường. Nhưng công tác thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản còn bộc lộ nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững. Chính vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu, đề ra các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về vấn đề BVMT nói chung và trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác ngăn ngừa, xử lý vi phạm và bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn. Xuất phát từ tình hình nói trên, tác giả chọn đề tài “Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản- thực tiển tại tỉnh Cà Mau” làm chủ đề luận văn thạc sĩ luật học, với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trong giai đoạn hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản là một trong những nội dung rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển bền vững ở nước ta. Đồng thời nghiên cứu lĩnh vực thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lý 4 Chính phủ (2004), Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam(Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam), Hà Nội
  • 7. 4 luận và chỉ đạo thực tiễn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lĩnh vực BVMT đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng ghép những nội dung liên quan. Các công trình Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam (Nguyễn Thị Bình, 2013, Luận văn thạc sĩ); Thực hiện pháp luật môi trường ở tỉnh Nam Định (Nguyễn Thị Thu Hường, 2008, Luận văn thạc sĩ) [23];Pháp luật về bảo vệ môi trường qua thực tiễn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Cà Mau (Nguyễn Đức Đồng 2018, luận văn thạc sĩ luật học)Đinh Thị Mai Phương (2003), “Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường của pháp luật Việt Nam”, bài viết trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp), Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường ở các làng nghề Việt Nam (Lê Kim Nguyệt, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2012);Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (2020) NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – các tác giả Hồ Viết Tiến – Từ Văn bình – Đặng Thị Mỹ Ngân; Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường do hoạt động của làng nghề gây ra (Lê Kim Nguyệt, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 2014); Tổng quan về Ô nhiễm Nông nghiệp ở Việt Nam(Nhóm Ngân hàng thế giới, Báo cáo tóm tắt, 2017),Cơ sở pháp lý đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành ở Việt Nam(Lê Kim Nguyệt, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 10/2015);Một số vấn đề pháp lý đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về môi trường ở Việt Nam (Lê Kim Nguyệt, Tạp chí Thanh tra, số 01/2016); Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cộng đồng dân cư trong kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam (Lê Kim Nguyệt, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề tháng 01/2017);Kế hoạchsố: 60/KH- UBND Hành động phát triển ngành tôm tỉnh cà mau đến năm 2025ngày 15/ 06/2018…là những công trình nghiên cứu, các bài viết trên ít nhiều đều đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta dưới mọi góc nhìn
  • 8. 5 của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, số lượng công trình nghiên cứu triển khai trực tiếp về nội dung thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản tại một địa phương cụ thể còn khá khiêm tốn. Tác giả dự kiến nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn điều tra hiện nay. Do vậy, chưa tìm thấy bất kỳ một công trình khoa học nào trùng lặp với đề tài luận văn mà tác giả lựa chọn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn 3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung Những năm trở lại đây, vấn đềô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường luôn được xã hội quan tâm. Chọn lĩnh vực thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản làm đối tượng nghiên cứu, chúng ta có điều kiện đi sâu phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam và thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, khẳng định tính tất yếu khách quan của việc cần thiết nâng cao hiệu quả xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BVMT ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật về thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, tìm hiểu và đánh giá đúng tình hình thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong những năm qua, Luận văn đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội tại Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Để có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận
  • 9. 6 văn phải giải quyết các vấn đề sau: Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận về thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Trong đó nêu lên khái niệm, giải thích vì sao phải thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản và trình bày yêu cầu và các yếu tố đảm bảo thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành. Ba là, nêu và phân tích thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, trong đó chú trọng các vi phạm đã xảy ra. Đánh giá thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tìm hiểu các khiếm khuyết của pháp luật thực định về thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, đồng thời tìm hiểu các nguyên nhân của các khiếm khuyết đó. Từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận pháp luật chuyên sâu về thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn việc áp dụng các quy định của pháp luật thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các văn bản pháp luật về BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản: Bộ Luật Hình sự, Bộ luật dân sự, Luật bảo vệ môi trường và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn
  • 10. 7 thực hiện... Nội dung luận văn tác giả giới hạn trong vấn đề lý luận về thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản được ghi nhận tại pháp luật của Việt Nam. Phạm vi được giới hạn khảo sát của đề tài luận văn là thực tiễn áp dụng pháp luật về thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 2015 cho đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Các phương pháp chủ yếu bao gồm: Phương pháp phân tích quy phạm để đánh giá quy phạm, tính tích cực, bất cập, hướng sửa đổi hoàn thiện, tìm kiếm ý tưởng của các nhà làm luật về hoàn thiện pháp luật; phương pháp phân tích vụ việc để đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản…; phương pháp phân loại pháp lý để nhận dạng các loại vi phạm và hình thức xử lý vi phạm; phương pháp so sánh pháp luật; phương pháp mô tả quy phạm và mô tả vụ việc nhằm so sánh pháp luật Việt Nam với một số nước về pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản; phương pháp mô hình hoá và điển hình hoá các quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề về thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. 6. Tính mới và những thực tiễn đóng góp của đề tài Trên cơ sở kế thừa các thành tựu của các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước và quốc tế, luận văn đạt được những kết quả nghiên cứu có tính mới như sau: Phân tích, đưa ra các khái niệm tổng quát về pháp luật bảo vệ môi trường và thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến
  • 11. 8 thủy sản như: Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết phải ban hành các quy định về thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta hiện nay. Phân tích và luận giải một cách khoa học các nguyên tắc, căn cứ của việc áp dụng các quy định của pháp luật về thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản; Đánh giá toàn diện tình hình thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tìm ra các thiếu sót của hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường và các nguyên nhân của các thiếu sót đó. Đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thời gian tới. 7. Bố cục nội dung của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung luận văn được chia thành ba chương, cụ thể là: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Chương 2: Thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
  • 12. 9 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN 1.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường Hiện nay khái niệm môi trường được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau. Phần lớn các nhà nghiên cứu quan niệm rằng: Môi trường chính là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu cho rằng dùng thuật ngữ môi trường được hiểu theo nghĩa như trên xét dưới góc độ nghiên cứu và pháp lý là không chính xác. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về môi trường. Có thể kể đến một số quan điểm như sau: Theo định nghĩa của S.V.Kalesnik (1959, 1970) môi trường (được định nghĩa với môi trường địa lí) “chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người”5 . Trong tài liệu “môi trường và tài nguyên Việt Nam đã đưa ra định nghĩa (viết câu) Trong tài liệu “môi trường và tài nguyên Việt Nam đã đưa ra định nghĩa môi trường là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kì hay một xã hội"6 Như vậy, có thể nhận thấy khái niệm về môi trường xét theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài 5 S.V.Kalesnik (1959, 1970) môi trường (được định nghĩa với môi trường địa lí) 6 Nguyễn Ngọc Sinh (1984), Môi trường và tài nguyên Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
  • 13. 10 nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Đối với nghĩa hẹp thì môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người được nhận và cần được bảo vệ.7 Xét dưới góc độ ngôn ngữ theo từ điển Tiếng Việt ghi nhận: Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó. Hoặc môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: Không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người… 8 Môi trường là nơi xảy ra hiện tượng hoặc diễn ra một quá trình, trong quan hệ với hiện tượng quá trình ấy hoặc môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy. Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng 9 [29, tr.790]. [29, tr.790] – Cách trích dẫn nên nhất quán – hoặc là để footnote, hoặc là để trong ngoặc vuông số thứ tự tài liệu cuối bài hoặc là để tên tác giả, năm trong ngoặc đơn và có trong tài liệu tham khảo cuối bài. Cách thứ 3 bây giờ thông dụng nhất). Những cách hiểu về môi trường như trên có đặc điểm chung là xem xét môi trường là một hệ thống có sự tác động đến con người. Theo cách hiểu 7 Lê Kim Nguyệt (2014), “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường do hoạt động của làng nghề gây ra”, Tạp chí dân chủ và pháp luật. 8 Trung tâm từ điển học (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 9 Nhóm Ngân hàng thế giới (2017)“Tổng quan về Ô nhiễm Nông nghiệp ở Việt Nam”, Báo cáo tóm tắt.
  • 14. 11 thông thường, khái niệm về môi trường đa phần không quan tâm đến tác động của nó là gì? Trên thực tế những tác động đó giữ vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội hiện nay? Từ đó đưa ra một định nghĩa mang tính chất tương đối về môi trường nói chung. Tuy nhiên, với định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt không chỉ quan tâm đến bản chất của môi trường gồm những yếu tố nào mà còn quan tâm đến tác động của nó đến con người và xã hội. Như vậy, dưới một góc độ nào đó, việc định hình một cách cơ bản khái niệm về môi trường là điều hoàn toàn cần thiết, để từ đó, có thể áp dụng vào các quy định của pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu là quản lý một cách có hiệu quả từ phía các cơ quan có thẩm quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Dưới góc độ pháp lý, theo định nghĩa của UNESCO (1981) môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra (tập quán, niềm tin) trong đó con người sống và lao động, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình10 . Như vậy UNESCO đã lần đầu đưa ra một định nghĩa nhằm tạo nền tảng cho việc hình thành một khái niệm cơ bản về môi trường của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc. Từ định nghĩa trên việc vận dụng pháp điển hóa thành các quy định của mỗi quốc gia là khác nhau nhằm phù hợp với sự nhìn nhận, văn hóa, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đó nói chung. Ở nước ta, Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại 10 Trương Quang Học (2012), Việt Nam thiên nhiên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
  • 15. 12 và phát triển của con người và sinh vật11 . Từ khái niệm trên, có thể đưa ra những đặc điểm chung, cơ bản của khái niệm môi trường như sau: Thứ nhất, môi trường được xem là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo. Đây là một đặc điểm mang tính đặc trưng của môi trường. Yếu tố tự nhiên là yếu tố mang tính chất sẵn có, được hình thành và không chịu sự tác động của con người. Yếu tố nhân tạo là có sự tác động của con người, hiểu một cách cụ thể đó là do con người hình thành và phát triển. Các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có sự tác động qua lại, từ đó hình thành nên một hệ thống có sự tác động vào các đối tượng ở bên trong nó. Thứ hai, quá trình tác động vào sự tồn tại và phát triển của các đối tượng. Việc các yếu tố tự nhiên và nhân tạo tác động vào sự tồn tại và phát triển của những đối tượng bên trong nó là điều kiện cần thiết, thể hiện vai trò quan trọng của yếu tố môi trường. Đồng thời, khẳng định tính tất yếu rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng luôn luôn chịu sự tác động của môi trường dù ít hay nhiều hoặc dưới góc độ tự nhiên hoặc nhân tạo. Thứ ba, chủ thể bị tác động đó là con người và sinh vật. Môi trường tác động đến sự phát triển và tồn tại của con người và sinh vật. Tất cả các sinh vật và con người luôn luôn chịu tác động của yếu tố môi trường và không có trường hợp nào là ngoại lệ. Yếu tố môi trường tác động vào các chủ thể từ khi hình thành và phát triển cũng như tồn tại của các chủ thể đó. Đây chính là đặc trưng nổi bật của yếu tố môi trường so với các yếu tố khác trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của loài người.12 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân mà là của toàn xã hội. Hoạt động BVMT muốn đạt hiệu quả cao nhất thiết phải được 11 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12 Nguyễn Ngọc Sinh (1984), Môi trường và tài nguyên Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
  • 16. 13 pháp điển hoá thành các quy phạm, các đạo luật. Mặc dù vậy, hiện nay khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường vẫn còn những cách hiểu khác nhau. Trong những năm qua, đất nước ta đã và đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song song với phát triển kinh tế cũng cần ban hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động bảo vệ môi trường, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoạch định, xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh. Có thể nói rằng, phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, các quan hệ về bảo vệ môi trường với luật chuyên ngành đã được xử lý một cách hài hoà và ngày càng mang tính khả thi cao. Thông qua hoạt động ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường đã tạo nên nền tảng pháp lý cơ bản trong hoạt động BVMT, theo hướng phát triển bền vững. Dựa trên các phân tích trên tác giả đưa ra khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường như sau: Pháp luật bảo vệ môi trường là tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động đến môi trường. (thiếu chủ ngữ) Đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường. Pháp luật bảo vệ môi trường được cấu thành bởi hệ thống quy phạm pháp luật được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh cho đến những văn bản hướng dẫn thi hành do Chính phủ, các Bộ, ban ngành hay chính quyền địa phương ban hành. 1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường được thể chế hoá thành pháp luật bảo vệ môi trường – trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện
  • 17. 14 nay. Trên phương diện lý luận và thực tiễn, pháp luật bảo vệ môi trường có các vai trò sau: Một là, thông qua việc hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề này. Những quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường chính là cơ sở pháp lý cơ bản quy định về cơ cấu, tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. (lập luận vòng quanh). Việc hình thành hệ thống cơ quan quản lý môi trường nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Thông qua việc quy định chức năng của mình, các cơ quan trên thực hiện hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật bảo vệ môi trường, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý những vi phạm đối với lĩnh vực mà mình quản lý.13 Hai là, vấn đề bảo vệ môi trường có vai trò to lớn, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường và là một trong những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước nói chung. Bằng việc quy định cụ thể nội dung bảo vệ môi trường tại các văn bản pháp lý hiện hành là tiền đề cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Hệ thống văn bản pháp lý có vai trò không thể thay thế được trong việc đảm bảo thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo vệ môi trường, đồng thời đây cũng là cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực BVMT. Ba là, đối với xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường có vai trò đặc biệt to lớn trong xây dựng chiến lược phát triển bền vững của quốc gia. Môi trường được 13 Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), Quản lý Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội – nhân văn, Nxb Khoc học xã hội, Hà Nội.
  • 18. 15 bảo vệ tốt là yếu tố đảm bảo phát triển bền vững và ngược lại. Việc ban hành các quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lý cho việc cơ quan nhà nước thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, còn xử lý vi phạm được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có những hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. Bốn là, bảo vệ môi trường là lĩnh vực rộng lớn nên hoạt động QLNN về bảo vệ môi trường tác động nhiều đến kinh tế và xã hội. Việt Nam hiện nay đang thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nên cùng với quá trình xây dựng thì việc bảo vệ môi trường ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Đặt hoạt động QLNN về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và phát triển lên hàng đầu và trở thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược, phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay. Năm là, pháp luật bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của xã hội trong lĩnh vực này. Những quy định về bảo vệ môi trường có vai trò trong việc giáo dục, truyền thông để từ đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề xây dựng và phát triển trong môi trường lành mạnh, an toàn và trong sạch. (thiếu chủ ngữ) Góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế - xã hội một cách bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sáu là, pháp luật về BVMT có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho con người được sống trong môi trường trong lành. Để tồn tại và phát triển con người đã tác động nhiều vào thiên nhiên để phục vụ cho các nhu cầu của mình. Các cuộc cách mạnh KHKT với nhiều thành quả quan trọng đã làm
  • 19. 16 cuộc sống con người có nhiều biến đổi. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực thì con người cũng đứng trước những thách thức to lớn như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, núi lửa phun trào, ÔNMT… ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên toàn thế giới. Ở Việt Nam trong thời gian gần đây, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, việc tập trung xây dựng và phát triển nền kinh tế đã để lại những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp lên môi trường sống nói chung. Do đó, nhận thức được vai trò quan trọng của việc hình thành và phát triển một môi trường xanh – sạch – đẹp không chỉ riêng ở nước ta mà còn chung của thế giới chính là tiền đề bảo đảm thực hiện những nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam, trong đó có nguyên tắc “bảo đảm và ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành của con người” 14 . Điều này là hoàn toàn phù hợp với Tuyên bố của Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và con người (Hội nghị Stockhom năm 1972) nêu rõ: “Con người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và được hưởng đầy đủ các điều kiện sống trong một môi trường chất lượng cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm trong bảo vệ và cải thiện cho các thế hệ hôm nay và mai sau” và trong một số Tuyên bố của các tổ chức thế giới về vấn đề bảo vệ môi trường. Như vậy, thông qua việc ban hành và hoàn thiện khung pháp lý cũng như quá trình thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ và có hiệu quả đã góp phần trong việc bảo đảm quyền được sống trong một môi trường với chất lượng đạt tiêu chuẩn cho phép, cuộc sống được bảo đảm lành mạnh, hữu ích và được hài hòa với môi trường thiên nhiên của con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.15 14 Lê Văn Nãi (1999), Bảovệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 15 Chính phủ (2004), Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam(Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam), Hà Nội.
  • 20. 17 1.2. Khái niệm, nội dung và vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản 1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân mà của toàn xã hội. BVMT là nội dung quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước. Theo từ điển Luật học: Vi phạm pháp luật được xem xét dưới hai nghĩa: “Nghĩa rộng: Là các việc làm sai trái pháp luật nói chung. Nghĩa hẹp: Là các việc sai trái chưa cấu thành tội phạm và thường được gọi là vi phạm hành chính”. Khái niệm vi phạm pháp luật nói chung được coi là một trong các khái niệm cơ bản và quan trọng của pháp luật Việt Nam. Hệ thống pháp luật nước ta căn cứ vào mức độ hành vi vi phạm của từng ngành luật chuyên ngành mà đưa ra những mức xử lý tùy vào mức độ của các hành vi trên. Ví dụ: Luật hình sự xác định hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tới các khách thể được luật hình sự bảo vệ và quy định các hình thức xử lý với tư cách là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất để áp dụng đối với người phạm tội. Hoặc đối với Luật xử phạt vi phạm hành chính thì mức độ vi phạm được đánh giá là nhẹ hơn sẽ được áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính tương thích đối với các hành vi đó. Tuy rằng, đây là một khái niệm quan trọng nhưng cho tới nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể để xác định khái niệm về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Khái niệm này chỉ được nghiên cứu dưới góc độ là một khái niệm khoa học về lý luận pháp lý nói chung của các nhà nghiên cứu.
  • 21. 18 Xuất phát từ đặc thù cũng như vai trò và sự cần thiết bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan đã quy định về các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Song do các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường là vô cùng đa dạng, được thể hiện dưới các hình thức khác nhau nên việc đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường là chưa từng được đề cập. Mặc dù vậy, qua phân tích nêu trên có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về vấn đề này như sau: Vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường được hiểu là những hành vi vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và được các văn bản pháp luật quy định cụ thể trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo khái niệm trên, vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường có những đặc điểm sau: Một là, vi phạm pháp luật BVMT là các hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện đã vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Tức là hành vi của tổ chức, cá nhân đã vi phạm những quy định cụ thể của pháp luật bảo vệ môi trường. Do vậy các hành vi vi phạm này cần phải bị xử lý theo quy định nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Hai là, hành vi vi phạm pháp luật BVMT là các hành vi vi phạm quy định của NN trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định trong các văn bản pháp luật cụ thể. Tức là chỉ những hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực BVMT thì mới bị xử lý theo các văn bản pháp luật có liên quan trong lĩnh vực BVMT. Ba là, hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Tùy vào từng hành vi vi phạm do các tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý theo từng quy định pháp luật mà sẽ có hình thức và mức độ xử lý tương ứng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực pháp luật BVMT.
  • 22. 19 1.2.1.2. Khái niệm, đặc điểm thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản Có rất nhiều quan điểm khi định nghĩa về khái niệm thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Tuy vậy, các quan điểm đều đồng nhất cho rằng, dưới góc độ pháp lý, xem Luật Bảo vệ môi trường là một lĩnh vực pháp luật thì cần có những quy định cụ thể nhằm điều chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để điều chỉnh các nội dung trong nuôi trồng và chế biến thủy sản nhằm hoàn thiện khung hành lang pháp lý về lĩnh vực này(câu này không chính xác). Luật Bảo vệ môi trường là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc nhiều thành phần môi trường. Ở nước ta hiện nay, trong việc hoạch định và tổ chức xây dựng các văn bản pháp luật, các nhà quản lý, nhà làm luật đều rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Trong phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, các quan hệ về bảo vệ môi trường với luật chuyên ngành đã được xử lý một cách hài hoà và ngày càng mang tính khả thi cao. (câu này rối). Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường mà các chủ thể phải thực hiện nhằm góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường trong sạch và phát triển bền vững. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì các chủ thể phải gánh chịu hậu quả pháp lý về hành chính, dân sự hoặc hình sự tùy từng mức độ do hậu quả của hành vi đó mang lại. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào định nghĩa về vấn đề thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản (có chắc không?) mà trên thực tế việc xử lý các hành vi này tùy thuộc vào các quy định được pháp luật về bảo vệ môi trường quy định cụ thể và được quy định rõ trong Bộ luật hình sự hiện hành và Luật
  • 23. 20 xử lý vi phạm hành chính. Để làm căn cứ cho việc xử lý vi phạm đối với pháp luật bảo vệ môi trường, tại Luật bảo vệ môi trường quy định như sau: 1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; 2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức,... theo quy định của pháp luật.16 1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản Đối với vấn đề BVMT nói chung và thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản nói riêng ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nhận được nhiều quan tâm của các cơ quan NN có thẩm quyền và toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh thì pháp luật ngày càng được sửa đổi, bổ sung một cách hoàn thiện hơn, trong đó có nội dung về thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Nội dung điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản là những quy định của pháp luật về việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường được ban hành nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật; ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản; đề cao trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân; tăng cường trật tự kỷ cương trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội đối với vấn đề bảo vệ môi 16 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
  • 24. 21 trường trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Ở nước ta hiện nay, tại Hiến pháp 2013 quy định: Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại - là cơ sở pháp lý cơ bản cho văn bản luật và dưới luật triển khai chi tiết quy định về vấn đề này(đoạn này có trong Hiến pháp không?)”17 . Cùng với Hiến pháp, các văn bản luật cũng quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn về nội dung bảo vệ môi trường và thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta, đáp ứng với yêu cầu chính trị, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong tình hình mới. Luật bảo vệ môi trường 2014 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Các nội dung về bảo vệ môi trường được quy định làm nền tảng cơ bản tại các Điều 7 và Điều 160 đã tạo ra cơ chế xử lý tương đối hoàn thiện đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, thể hiện rõ nét sự tiến bộ của Nhà nước ta trong việc quan tâm đến vấn đề BVMT. Văn bản pháp lý này đã quy định nhiều nội dung phù hợp tạo điều kiện tối đa để cho việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỗ này cần lưu ý các chương 5, chương 6 của Luật – điều 49 đến 58 và cần trích một số điều chính liên quan đến nuôi trồng thủy hải sản – nước biển và nước sông, hồ, đầm…) Nội dung điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản được thể hiện dưới các nội dung cơ bản như sau: 17 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, Nxb Sự thật, Hà Nội
  • 25. 22 1.2.2.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch về thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản Việc quy hoạch chiến lược, kế hoạch thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản là việc các cơ quan chức năng sắp xếp bố trí các cơ sở tiến hành hoạt động thực hiện trong hoạt động BVMT có mục tiêu, có định hướng phải được định sẵn phù hợp với các tiêu chí đề ra. Việc quy hoạch và thực hiện quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi các cá nhân, tổ chức trên khắp cả nước nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan quản lý và là trách nhiệm và quyền lợi trong hoạt động BVMT18 Việc xây dựng quy hoạch chiến lược, kế hoạch thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta được xây dựng với mục tiêu là: Xây dựng và hoàn thiện và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản phù hợp với sự phát triển nền kinh tế cơ sở quản lý nhà nước về BVMT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Chiến lược BVMT giữ một vị trí quan trọng là khâu đột phá trong quá trình CNH-HĐH đất nước, đồng thời là mục tiêu, động lực của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chính quyền cấp tỉnh là chủ thể hoạch định chiến lược BVMT, thực hiện quy hoạch, kế hoạch hóa BVMT nói chung và thực thi pháp luật về BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trong phạm vi của từng địa phương. Chiến lược BVMT được xây dựng trên cơ sở dự báo nhu cầu BVMT cần phải có để thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nói chung, sự phát triển của các địa phương trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở định hướng để UBND tỉnh thực hiện kế hoạch hóa sự phát triển của các ngành: Giáo dục, đào tạo, y tế, dân số … nhằm chuẩn bị BVMT phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn CNH - 18 Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), Quản lý Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội – nhân văn, Nxb Khoc học xã hội, Hà Nội.
  • 26. 23 HĐH. (sao đang nói về chiến lược kế hoạch lại quay lại các văn bản pháp luật về nuôi trồng chế biến thủy sản. Phần này cần viết ở phần đầu của mục này 19 Tính đến năm 2019, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chính sách và các thông tư liên tịch nhằm hỗ trợ BVMT về nuôi trồng và chế biến thủy sản cụ thể như sau: - Hiến pháp 2013 - Luật bảo vệ môi trường 2014 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Các - Bộ luật hình sự 2015 - Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 và Nghị định số 155/2016/NĐ- CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP (Phần phụ lục) & 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017 Chiến lược BVMT phải xác định được những chỉ tiêu chính phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành nghề trên địa bàn các địa phươn, gắn với chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm. Việc quy hoạch xây dựng kế hoạch BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản cần phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo định hướng lâu dài, đáp ứng các yêu cầu về tuyển dụng, đào tạo, phát triển, các chế độ đã ngộ. Việc quy hoạch thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản tập trung phải căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, có bước đi phù hợp để giải quyết những yêu cầu trước mắt và định hướng lâu dài và gắn liền với sự phát triển của KCN trong 19 Hồ Viết Tiến – Từ Văn bình – Đặng Thị Mỹ Ngân (2020) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (2020) NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
  • 27. 24 quá trình xây dựng và phát triển hiện nay. 1.2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản Công tác lập kế hoạch quản lý xây dựng và thực hiện các văn bản QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản là hoạt động của cơ quan NN có thẩm quyền đưa ra các công việc phải làm thông qua bản kế hoạch nhằm cụ thể hóa công tác quy hoạch chiến lược, kế hoạch thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản vào thực tiễn. 20 Với vai trò quan trọng của các QĐPL là nền tảng phát huy hơn nữa vai trò của QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta hiện nay. Thông qua việc ban hành và tiến hành thực hiện thì BVMT sẽ được quy hoạch và được phân bổ một cách hợp lý trong thực tế, phù hợp với sự phát triển của hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản và đáp ứng với yêu cầu phát triển của các địa phương nói chung. Từ đó, có thể xem xét được vai trò quan trọng của các cơ quan NN có thẩm quyền trong hoạt động QLNN về BVMT trong thực tế. Cơ quan QLNN với các hình thức tuyên truyền, chỉ đạo, thực hiện và tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát, từ đó, chỉ rõ những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong quá trình áp dụng trong thực tiễn. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật đã được Đảng, Nhà nước chỉ đạo hoàn thiện. Cùng với chính sách chung của Nhà nước, tùy vào điều kiện kinh tế của từng tỉnh, các địa phương đã tích cực tham mưu với các cấp chính quyền để có những quy định riêng hỗ trợ cho QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản.21 20 Hồ Viết Tiến – Từ Văn bình – Đặng Thị Mỹ Ngân (2020) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (2020) NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 21 Hồ Viết Tiến – Từ Văn bình – Đặng Thị Mỹ Ngân (2020) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (2020) NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
  • 28. 25 Trong thực tiễn đối với chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, cụ thể: - Giảm lượng chất thải ra - Xử lý chất thải trước khi xả ra môi trường - Thay đổi nguyên lý sản xuất để thải ít chất thải, ít độc hơn. Hiện nay, theo quy chuẩn, quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải có hệ thống xả thải ra môi trường. Doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống xả thải, trường hợp, doanh nghiệp Quá trình ban hành kế hoạch quản lý xây dựng và thực hiện các văn bản QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản tại mỗi địa phương sẽ được cụ thể hóa thông qua Quy hoạch trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong một giai đoạn nào đó cụ thể và mang tính định hướng trong một thời gian dài diễn ra tại các địa phương. 1.2.2.3. Ban hành và tổ chức thực thi các chính sách có liên quan đến sử dụng, QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản Cùng với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về nuôi trồng và chế biến thủy sản nói riêng cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở những định hướng phát triển KT-XH, sử dụng và BVMT cần cụ thể hóa thành các chính sách để BVMT phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển tại các địa phương trong giai đoạn hiện nay. Việc ban hành và tổ chức thực thi các chính sách có liên quan đến sử dụng, QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản trên cơ sở chỉ đạo, quán triệt của Trung ương thì các địa phương phải ban hành các chính sách về BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thực tế. Các chính sách có liên quan như đào tạo, tuyển dụng, chính sách đãi ngộ,
  • 29. 26 quản lý, xử lý vi phạm BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản nếu có hành vi vi phạm. 22 1.2.2.4. Tổ chức bộ máy BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước đối với BVMT. Việc tổ chức thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức bộ máy, cách thức tiến hành và các nguồn lực để phát triển BVMT. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với BVMT, cần tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về công tác này đủ mạnh từ Trung ương đến địa phương, bổ sung thêm lực lượng, tăng cường chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Vấn đề quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực được tổ chức thực hiện bằng một bộ máy hợp lý, hiệu quả sẽ là tiền đề quan trọng để đưa các chính sách, pháp luật về phát triển BVMT đi vào cuộc sống, tạo ra sự thay đổi về diện mạo của BVMT cả về số lượng và chất lượng. 1.2.2.5. Thanh tra và tổ chức xử lý vi phạm trong hoạt động BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước về BVMT là hoạt động của các ngành chức năng được nhà nước trao quyền nhằm mục đích kiểm tra đối với đối với các cơ sở quản lý nhà nước về BVMT tập trung và cơ sở quản lý nhà nước về BVMT. Kiểm tra trước và sau khi quản lý nhà nước về BVMT để phát hiện các hành vi vi phạm và kịp thời xử lý, đảm bảo quyền và lợi ích của các địa phương.Công tác quản lý nhà nước về BVMT nói riêng luôn được quan tâm một cách đúng mức bởi xác định được tính cấp thiết của hoạt động quản lý nhà nước về QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý nhà nước về BVMT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 22 Nhóm Ngân hàng thế giới (2017)“Tổng quan về Ô nhiễm Nông nghiệp ở Việt Nam”, Báo cáo tóm tắt.
  • 30. 27 Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã chủ động thành lập các đoàn Thanh tra, tổ chức các cuộc thanh kiểm tra việc tiến hành quản lý nhà nước về BVMT đạt được hiệu quả cao hay không? Qua trình áp dụng các quy định về BVMT trên thực tế được thực hiện một cách nghiêm túc hay không? Quá trình kiểm tra, thanh tra sau đó sẽ tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm để nộp vào Ngân sách nhà nước và ban hành các kiến nghị khắc phục vi phạm nhằm làm tốt hơn các quy định về kiểm tra, giám sát về hoạt động quản lý nhà nước về BVMT này trong thực tế. 1.2.2.6. Xử lý vi phạm về các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản * Quy định về xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, trong Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 và Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ cũng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản thay thế Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản. Nghị định gồm 4 chương 58 điều đã đảm bảo khả năng điều chỉnh cũng như quá trình áp dụng pháp luật về vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời tạo cơ chế để các cơ quan NN có thẩm quyền trong việc tiến hành xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường. 23 * Các quy định về xử lý vi phạm trong dân sự Có thể nói, vấn đề trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở nước ta chưa được chú trọng và phát triển. Các quy định về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực này mới chỉ dừng lại ở quy định chung mang tính nguyên tắc, chưa có một văn bản nào cụ thể hướng dẫn rõ ràng về vấn đề này. Căn cứ 23 Lê Kim Nguyệt (2016), “Một số vấn đề pháp lý đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về môi trường ở Việt Nam”, Tạp chí thanh tra, (01).
  • 31. 28 pháp lý đối với vấn đề dân sự trong lĩnh vực BVMT được ghi nhận trong các văn bản như: Bộ luật Dân sự năm 2015 (chương XX từ điều 584 đến Điều 608); Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (chương XIX từ Điều 163 đến Điều 167) và Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường 2014 và đặc biệt là Nghị định 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính Phủ về xác định thiệt hại đối với môi trường thì trách niệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là một dạng trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nghĩa vụ về bảo vệ môi trường. Theo đó các tổ chức, cá nhân có hành vi làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, tổ chức, cá nhân khác có liên quan xâm phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường do pháp luật quy định nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Các chủ thể có hành vi vi phạm phải có trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Căn cứ quy định tại Điều 602 Bộ luật dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định như sau: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”. Theo quy định trên, cá nhân, tổ chức có hành vi làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại, ngoài việc phải chịu trách nhiệm theo quy định của luật chuyên ngành thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại, kể cả chủ thể đó không có lỗi. Đồng thời, có trách nhiệm khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây sự cố môi trường, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường gây ra. Đối với việc bồi thường thiệt hại về ÔNMT nếu có hành vi vi phạm xảy ra tuân thủ các quy định và căn cứ tại Nghị định 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính Phủ về xác định thiệt hại đối với môi trường. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng đối với các cơ
  • 32. 29 quan nhà nước có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại về ÔNMT ở nước ta giai đoạn hiện nay.24 * Quy định về xử lý hình sự các tội phạm môi trường Cùng với Luật bảo vệ môi trường thì tại Bộ luật hình sự 2015 chương XIX từ điều 235 đến Điều 246 quy định 12 tội phạm môi trường là căn cứ pháp lý để xử lý những hành vi vi phạm đã cấu thành tội phạm tương ứng. Đây chính là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự, định khung và định hình tương ứng với ba mức độ hậu quả đã gây ra. Chính sách hình sự về BVMT của Việt Nam đã được cụ thể hóa bằng quy định 12 hành vi phạm tội về môi trường trong đó có các quy định về xử lý tội phạm về nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đặc biệt, ngày 29/11/2006, Bộ công an đã ban hành quyết định số 1899/2006/QĐ-BCA về việc thành lập Cục cảnh sát môi trường thuộc Tổng cục Cảnh sát để điều tra hình sự và xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Đây là cơ quan quan trọng có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường của các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, trực tiếp tiến hành các mặt công tác điều tra chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường; tiến hành một số hoạt động điều tra theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, xử lý vi phạm hành chính theo luật xử lý VPHC và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; phối hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh; thực hiện công tác kiểm định tiêu chuẩn môi trường. Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định khá thống nhất và xuyên suốt về vấn đề bảo vệ môi trường cũng như thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi 24 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật dân sự Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  • 33. 30 trồng và chế biến thủy sản, tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ môi trường hiện nay; khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề bảo vệ môi trường. Đồng thời, cùng với hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về BVMT ở nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới hiện nay là vừa xây dựng và phát triển kinh tế xã hội nhưng đề cao vấn đề bảo vệ môi trường nhằm phát triển một cách bền vững. Trên cơ sở tuân thủ các quy định của quốc tế trong hoạt động BVMT, nước ta đã xây dựng và ban hành những quy định nhằm điều chỉnh vấn đề về thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. (thiếu chủ ngữ) Hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp luật BVMT trong tiến trình phát triển đất nước, góp phần không nhỏ nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật môi trường xảy ra ở nước ta hiện nay và trong tương lai. (phần 1.2.2 khá chung chung trong khi cần phân tích các điều luật cụ thể về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, các quy định ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước (biển, nước lợ và sông, hồ), môi trường đất (xả thải khi chế biến và sử dụng thuốc kháng sinh, chất tăng trưởng, xả nước mặn vào đất trồng lúa…) 1.2.3. Vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở Việt Nam Một là, các quy định về pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản đã tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường từ đó hình thành nên các quy tắc xử sự cho con người khi tác động đến môi trường. Những quy định này về cơ bản đã đảm bảo xử lý tương đối tốt các hành vi vi phạm pháp luật BVMT, đảm bảo các hành vi của con người không xâm hại tới môi trường, hạn chế những tác hại, ngăn
  • 34. 31 chặn suy thoái và ô nhiễm môi trường. Thông qua các quy định về pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản hình thành nên ý thức trong hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, tạo tiền đề quan trọng cho hoạt động xây dựng, ổn định phát triển kinh tế một cách bền vững, ngăn chặn các hành vi hủy hoại môi trường. Hai là, thông qua các quy định lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản đã ràng buộc con người thực hiện những đòi hỏi của pháp luật để bảo vệ môi trường. Trên thực tế, nhiều chủ thể khi tham gia hoạt động kinh tế xã hội thường chỉ chú ý tới lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích chung của cộng đồng trong đó có môi trường. Các chủ thể có thể vì lợi ích kinh tế mà không quan tâm đến môi trường, ví dụ: Tại các khu công nghiệp một số chủ thể không đầu tư hệ thống xả thải chất thải công nghiệp mà trực tiếp thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật, người dân…. Để có thể điều chỉnh các hành vi trên thì việc ban hành các quy định về pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản đồng thời các chế tài pháp lý là điều vô cùng quan trọng trong vấn đề BVMT. Đây không chỉ là biện pháp xử lý vi phạm pháp luật môi trường, ngăn ngừa, giáo dục cải tạo chủ thể vi phạm mà còn mang tính chất răn đe chủ thể khác để họ tự giác tuân theo các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, qua đó ngăn ngừa và hạn chế tác động xấu do con người gây ra cho môi trường. Ba là, thông qua các quy định trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản mà NN đã thực hiện chức năng quản lý trong lĩnh vực này. Như ta đã biết, tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đều cần phải có sự quản lý của nhà nước và môi trường cũng không là ngoại lệ. Hơn thế, bảo vệ môi trường còn là một lĩnh vực hoạt động, nhiệm vụ phức tạp bởi môi trường có phạm vi rộng lớn và kết cấu phức tạp. Các quy định về pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản có vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động cho các tổ
  • 35. 32 chức, cơ quan bảo vệ môi trường. Cụ thể là thông qua các quy định pháp luật về BVMT thì NN đã tiến hành các hoạt động: Kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học, đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược; kiểm soát ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, suy thoái đất, suy thoái rừng, nguồn thủy sinh, nguồn gen và kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động có ảnh hưởng đặc biệt tới môi trường; thanh tra và kiểm tra xử lý và giải quyết tranh chấp về môi trường; thực thi các Công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam, thực thi các Điều ước quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Thứ tư, môi trường có tác động, ảnh hưởng đến mọi chủ thể nên cần phải được duy trì ổn định để đảm bảo sự phát triển của xã hội. Môi trường tác động mạnh mẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi một quốc gia và không thể thay thế được bằng bất kỳ hình thức nào. Do đó, cùng với quá trình bùng nổ khoa học kỹ thuật như hiện nay, con người cùng với việc tạo nên những thành tựu nổi bật thông qua những nghiên cứu mang tầm vóc quốc tế thì đồng thời với đó đã nhận thức được những tác động tích cực lẫn tiêu cực của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người. Từ đó, việc yêu cầu bảo vệ và sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong hoạt động này là điều vô cùng cần thiết nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực của yếu tố môi trường đến sự phát triển của mỗi một quốc gia. Vì vậy, việc ban hành các quy định về vấn đề này là điều hoàn toàn cần thiết. Thực tế đã chứng minh rằng môi trường có những chức năng quan trọng nhất đối với sự phát triển của mỗi một quốc gia. Môi trường trong sạch chính là tiền đề để con người có những điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế - xã hội của các quốc gia đó. Ngược lại, môi trường ô nhiễm sẽ tác động tiêu cực và có những hệ lụy nghiêm trọng đến sự phát triển đối với những quốc gia trên thế giới. Tại một số quốc gia, vấn đề xây dựng các quy phạm pháp
  • 36. 33 luật về bảo vệ môi trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất được quan tâm bởi Chính phủ các quốc gia đó đặt vấn đề bảo vệ môi trường trong việc phát triển quốc gia một cách bền vững. Do đó, để cho đất nước phát triển một cách bền vững, đòi hỏi phải có những chính sách, quy định phù hợp nhằm đảm bảo về vấn đề bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; bảo đảm việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường một cách nghiêm chỉnh trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia trong tình hình hiện nay. Thứ năm, đảm bảo cân bằng giữa hoạt động xây dựng, phát triển và bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới. Trong thực tế rất khó để vừa xây dựng và phát triển vừa bảo vệ môi trường cũng như để các chủ thể tự giác đề ra và thực hiện. Vấn đề bảo vệ môi trường trước các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sống của con người là việc làm lâu dài và cần có chiến lược cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, việc một số chủ thể sẵn sàng vì mục đích mang tính chất riêng tư mà từ bỏ đi yêu cầu của việc bảo vệ môi trường là điều dễ hiểu. Do đó, có rất nhiều vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không chỉ riêng ở Việt Nam mà rất nhiều quốc gia trên thế giới phải gánh chịu những hậu quả nặng nề mà để khắc phục nó phải mất đến hàng trăm năm hoặc thậm chí là không thể khắc phục được. Do đó, để cân bằng lợi ích giữa các bên, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, bảo vệ được môi trường sống, đảm bảo lợi ích của cộng đồng dân cư cũng như sinh vật trên trái đất thì việc ban hành và hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững thì cần có những quy định phù hợp nhằm bảo vệ môi trường một cách toàn diện và cụ thể. Việc bảo vệ môi trường phải đặt trong mối quan hệ với lợi ích của các quốc gia, đất nước để vừa thực hiện tốt việc xây dựng và phát triển đất nước vừa đảm bảo lợi ích của môi trường sống của những cộng đồng dân cư, cũng như sự bảo tồn của môi trường xung quanh chúng ta.
  • 37. 34 1.2.4. Các yếu tố đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản Có thể nói rằng vấn đề BVMT hiện nay đã, đang và được các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của mình. Bởi lẽ, xuất phát từ bản chất và tầm quan trọng của môi trường trong là một điều kiện cốt lõi cho bảo đảm cho sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia. Cùng với sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới không phải là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra năng suất và sản lượng bằng mọi giá mà phải bảo đảm sự cân đối với việc duy trì, bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau. Trong xu thế ấy, Việt Nam cũng đang tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, cùng với việc nỗ lực tham gia các công ước quốc tế, cũng như tích cực nội luật hoá các cam kết quốc tế về BVMT nhằm BVMT hiệu quả hơn trước yêu cầu của phát triển bền vững. Các yếu tố đảm bảo làm nền tảng cơ bản cho quá trình thực hiện BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản đạt hiệu quả cao. Cụ thể là: * Yếu tố về hệ thống văn bản pháp luật: hành vi vi phạm BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sảncần được quy định rõ trong các văn bản pháp luật. Hệ thống pháp luật về BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản cần đảm bảo quy định rõ ràng, chi tiết và có hướng dẫn cụ thể về phương thức, trình tự, thủ tục, chế tài, đảm bảo thực hiện bằng các công cụ như thế nào…Ngoài ra, hệ thống văn bản cần mang tính chất dự báo, các quy định mang tính chất điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh rộng.. Đối với vấn đề BVMT nói chung và vấn đề BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản nói riêng ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nhận được nhiều quan tâm của các cơ quan NN có thẩm quyền và toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như
  • 38. 35 điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh thì pháp luật ngày càng được sửa đổi, bổ sung một cách hoàn thiện hơn, trong đó có nội dung về thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản * Yếu tố về cơ cấu tổ chức các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc kiện toàn bộ máy tổ chức từ Trung ương xuống địa phương, tổ chức mang tính chất hệ thống chính là điều kiện tiên quyết trong việc bắt buộc các chủ thể có hành vi vi phạm phải thực hiện các chế tài theo quy định của pháp luật quy định. * Yếu tố về con người trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật về môi trường cũng góp phần quan trọng không thể tách rời trong hoạt động nói trên. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý nhà nước về pháp luật bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta luôn được quan tâm và trở thành một trong những điều kiện then chốt của hoạt động thi hành BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sảnở nước ta trong giai đoạn mới. * Yếu tố về kinh tế, vật chất đảm bảo cho hoạt động thi hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là điều kiện không thể thiếu ở nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như thực thi pháp luật. * Yếu tố về ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể trong quan hệ BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sảnlà điều kiện nền tảng cho hoạt động chấp hành pháp luật trong thực tiễn. Chấp hành pháp luật tốt hay không đều xuất phát từ mỗi ý thức của cá nhân, tổ chức nói chung..Tuy nhiên, để hình thành ý thức của mỗi con người thì cần có một thời gian dài cũng như phương pháp cụ thể thông qua những hoạt động hướng đến việc xây dựng ý thức của các chủ thể về vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới. Ý thức pháp luật của các chủ thể thi hành pháp luật là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc thi hành pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm BVMT trong
  • 39. 36 nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thực tế. Ý thức pháp luật đầu tiên là ý thức trong việc tuân thủ pháp luật của chính các chủ thể thực thi pháp luật về môi trường. Đó cũng là sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật là cơ sở để mỗi cá nhân hình thành ý thức tuân theo pháp luật. Do đó, các cơ quan nhà nước cần thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức tôn trọng các quy định về BVMT cho các cán bộ làm công tác về thi hành pháp luật về môi trường. Qua đó, thông qua việc áp dụng, xử lý các hành vi vi phạm trong thực tiễn một cách nghiêm minh, kịp thời và đúng đắn từ đó giữ vững niềm tin của nhân dân trước pháp luật. Mỗi chủ thể trong quá trình thực thi pháp luật nói chung thì việc làm đầu tiên không phải là xử lý các hành vi vi phạm mà chính bản thân chủ thể thi hành pháp luật phải tuân thủ các quy định về pháp luật nói chung. Trong thực tế, đối với vấn đề này thì việc hình thành ý thức pháp luật của các chủ thể thi hành pháp luật về thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản nói chung về cơ bản thì các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương đã thực thi pháp luật một cách thường xuyên, liên tục và cương quyết. * Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức và cơ sở vật chất, kỷ thuật cho việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản. Môi trường làm việc, trình độ năng lực của các cán bộ, công chức, cơ sở vật chất là những yếu tố căn bản cho việc BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản. Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực này nói riêng và thi hành pháp luật nói chung. Thực tế cho thấy không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị có môi trường làm việc, năng lực trình độ của các cán bộ, công chức không tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được như: chất lượng, hiệu quả làm việc kém; mất đoàn kết; thậm chí cán bộ, công
  • 40. 37 chức có trình độ, năng lực xin thôi việc hoặc chuyển công tác…Để xây dựng một môi trường làm việc tốt, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là đối với người phụ trách phải xác định đây là một nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng lĩnh vực nói chung và trong vấn đề BVMT nói riêng. Việc bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các văn phòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tùy theo điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị để trang bị cho cán bộ, công chức nhưng phải đảm bảo các yếu tố của một cơ quan, công sở. Ngoài ra, cần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn của mỗi chức danh, ngạch, bậc cán bộ, công chức và yêu cầu nhằm phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý về BVMT cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BVMT. Quá trình xây dựng môi trường làm việc cũng như nâng cao chất lượng trình độ cho các cán bộ, công chức làm công tác trong lĩnh vực này là một trong những nội dung, nhiệm vụ hàng đầu mà cơ quan, tổ chức hay đơn vị phải quan tâm thực hiện, đáp ứng với yêu cầu công việc, nhiệm vụ đã được đề ra. (phần 1.2.4. này hơi dài dòng và hơi xa chủ đề, có lẽ nên gom lại) 1.3. Kinh nghiệm thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam * Nhật Bản Trong những năm qua, bên cạnh các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, Nhật Bản đã đạt được nhiều kết quả trong lĩnh vực BVMT và luôn là một quốc gia có trách nhiệm trong hợp tác quốc tế, nhằm giải quyết những vấn đề môi trường toàn cầu và khu vực. Tạp chí Môi trường có cuộc trao đổi với ông Hiroko Suzuki, chuyên gia môi trường, MCC-Mitsui Tôkyô về các chính sách
  • 41. 38 của Nhật Bản trong công tác BVMT, trong đó có kiểm soát ô nhiễm nuôi trồng thủy sản. Nhật Bản đã ban hành Luật Môi trường cơ bản (ban hành tháng 11/1993)25 , quy định kiểm soát lượng nước thải từ nhà máy. Thông báo thiết lập nhà máy, điều chỉnh các mệnh lệnh, giám sát liên tục, giải pháp cho nước thải hộ gia đình trong duy trì và xây dựng hệ thống thoát nước, trang thiết bị xử lý nước thải khu vực nông thôn, bể tự hoại. Tháng 12/1994, Nội các Chính phủ lập ra Kế hoạch môi trường căn bản dựa trên Luật Môi trường. Kế hoạch được áp dụng cho những chính sách về ô nhiễm môi trường, bao gồm những khái niệm cơ bản, mục tiêu dài hạn và các chỉ số cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Luật KSONN (ban hành tháng 1/1970) được ban hành dành cho kiểm soát nước thải. Ngoài ra, dựa trên Kế hoạch môi trường cơ bản ban hành năm 1993, giai đoạn giữa thế kỷ 21, (???), những chính sách dài hạn trong hoạt động BVMT được thực hiện bởi chính quyền địa phương, các đoàn thể, công dân và các tổ chức tư nhân. Trong đó, tập trung một số nội dung chính như: Quay vòng sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả: Nhằm giảm thiểu gánh nặng về môi trường được tạo ra từ nhiều giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, cần khuyến khích quay vòng sử dụng các nguyên vật liệu có hiệu quả về môi trường, thông qua việc xem xét lại hệ thống kinh tế - xã hội hiện hành đang được điều hành (chế độ sản xuất, tiêu thụ và phân phối hàng loạt…) Chung sống hài hòa: Duy trì và tái tạo hệ sinh thái khỏe mạnh và đảm bảo sự chung sống hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Sự tham gia: Xây dựng xã hội bình đẳng, bao gồm sự tham gia của chính quyền từ cấp Trung ương đến địa phương, các đoàn thể, công dân và các tổ chức tư nhân vào các hoạt động BVMT, cùng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm. 25 https://moitruong.net.vn/hoc-cach-nguoi-nhat-bao-ve-moi-truong-song/