SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  52
Mục Lục 
CHƯƠNG 1............................................................................................................................ 4 
1.1 Quản trị nguồn nhân lực .......................................................................................... 4 
1.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...................................................................... 5 
1.3. Tiến hành lập kế hoạch đào tạo NNL ................................................................. 9 
1.4. Xác định nhu cầu đào tạo .................................................................................... 9 
1.5. Các bước thực hiện quá trình đào tạo NNL .................................................... 11 
CHƯƠNG 2.......................................................................................................................... 24 
2.1 Giới thiệu sơ lược về trung tâm ATHENA ....................................................... 24 
2.2. Mô tả tình hình thực tế việc đào tạo và phát triển NNL tại trung tâm 
ATHENA........................................................................................................................... 35 
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................................... 39 
3.1. Quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại trung tâm ............................................ 39 
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ....................... 45 
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 50 
1
 Danh Sách các từ viết tắt và các bảng, biểu đồ 
2 
o Các từ viết tắt 
 NNL: Nguồn nhân lực 
 KHKT: Khoa học kỹ thuật 
 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 
 MTV: Một thành viên 
 TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh 
 MS: MicroSoft 
 CBCNV: Cán bộ công nhân viên 
 BGD: Ban giám đốc 
 NSLĐ: Năng suất lao động 
o Các bảng: 
 Bảng 1: Nội dung chủ yếu của lập kế hoạch nhân lực 
 Bảng 2: Sự biến động và thay đổi nhân lực của doanh nghiệp 
 Bảng 3: cân đối về lao động giữa hai thời kì kế tiếp 
 Bảng 4: Sự điều chỉnh đối với cá nhân và tập thể 
 Bảng 5: Thành phần nhân lực của trung tâm ( 2013-2014 ) 
 Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm ( 2011- 
2013 ) 
 Bảng 7: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Trung tâm Athena
LỜI MỞ ĐẦU 
Nguồn lực con người vừa là mục tiêu vừa là động lực có vai trò quyết 
định quá trình phát triển kinh tế xã hội của bất kì quốc gia nào, bên cạnh những nguồn 
lực vật chất, tài nguyên thiên nhiên thì NNL luôn là điểm khởi đầu để các nguồn lực 
khác sử dụng một cách khoa học và hiệu quả. Cùng với sự phát triển không ngừng 
của khoa học công nghệ, con người ngày càng có điều kiện để tăng năng suất lao 
động, thúc đẩy kinh tế phát triển. 
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp được mở ra nhiều cơ 
hội phát triển. Sự phát triển của doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển cả quốc gia. Tuy 
nhiên, đây là thách thức đối với doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển các doanh 
nghiệp phải cạnh tranh, điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp phải phát huy lợi thế của 
mình. Chất lượng NNL là lợi thế hàng đầu bởi con người là tài nguyên vô giá. Vì vậy 
đào tạo và phát triển NNL là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của doanh nghiệp mà 
còn là nhiệm vụ của cả đất nước với mục đích là sử dụng tối đa nguồn nhân lực. Đào 
tạo, bồi dưỡng là một quá trình học tập nhằm mục đích nâng cao tay nghề và kỹ năng 
của nhân viên đối với công việc hiện hành hay trước mắt. Mục đích của công tác đào 
tạo là nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với sự thay đổi cơ cấu của tổ chức khi 
có sự thay đổi và phát triển trong tương lai. 
Nhận rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển NNL tại các 
doanh nghiệp nói chung và trung tâm ATHENA nói riêng em đã chọn đề tài “giải 
pháp nâng cao công tác đào tạo tại trung tâm quản trị mạng và an ninh quốc gia 
Athena “ 
3
CHƯƠNG 1 
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN 
NNL 
4 
1.1 Quản trị nguồn nhân l ực 
1.1.1. Khái ni ệm 
Quản trị NNL là quá trình học tập làm cho người lao động có thể thực hiện 
được chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ, để chuẩn bị con 
người cho tương lai có thể cho người đó khi chuyển tới công việc mới trong một thời 
gian thích hợp. 
Là quá trình học tập nhằm mở ra cho các cá nhân những công việc, cơ hội mới 
dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức. 
1.1.2. Nhi ệm vụ 
Ba bộ phận đào tạo, giáo dục, phát triển hình thành việc đào tạo và phát triển 
nguồn nhân lực. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là cần thiết cho sự thành công 
của tổ chức và sự phát triển tiềm năng của con người. 
Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm không chỉ đào tạo nội bộ được thực hiện bên 
trong một doanh nghiệp, mà còn bao gồm một loạt những hoạt động khác của phát 
triển và đào tạo nguồn nhân lực được thực hiện từ bên ngoài như: Đào tạo sau đại 
học, ngoại ngữ, tin học, nâng cao tay nghề, dạy nghề, bồi dưỡng và nâng cao các kỹ 
năng, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ, học tập và trao đổi kinh nghiệm, đào tạo 
chuyên sâu, chuyên đề, lý luận chính trị, đào tạo tại nước ngoài,… 
- Để chuẩn bị và bù đắp vào những chỗ bị thiếu, bị bỏ trống. Sự bù đắp và bổ 
sung này diễn ra thường xuyên nhằm làm cho doanh nghiệp hoạt động trôi chảy. 
- Để chuẩn bị cho những người lao động thực hiện được những trách nhiệm 
và nhiệm vụ mới do có sự thay đổi trong mục tiêu: Cơ cấu, thay đổi về luật pháp, 
chính sách và kỹ thuật công nghệ mới tạo ra. 
- Để hoàn thiện khả năng người lao động (nhiệm vụ hiện tại cũng như nhiệm 
vụ tương lai một cách có hiệu quả). 
- Giảm bớt được sự giám sát, vì đối với người lao động được đào tạo, họ là 
người có thể tự giám sát
- Giảm bớt những tai nạn, do những hạn chế của con người hơn là do những 
5 
hạn chế của trang bị 
- Sự ổn định và năng động của doanh nghiệp được tăng lên, vì chúng được bảo 
đảm có hiệu quả ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn nhân lực dự 
trữ để thay thế. 
1.1.3. Chức năng 
Các hoạt động liên quan đến quản lý NNL rất đa dạng và thay đổi trong các tổ 
chức khác nhau. Tuy nhiên có thể phân chia quản lý theo 3 nhóm chức năng 
1.1.3.1. Chức năng thu hút người lao động 
Chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo số lượng lao động với phẩm chất 
phù hợp cho công việc của doang ngiệp. Để có thể tuyển được đúng người, đúng việc, 
cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất, thực trạng sử dụng lao động trong doanh nghiệp. 
Thực hiện phân tích công việc sẽ cho biết doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu 
lao động và tiêu chuẩn đặt ra đối với từng lao động là như thế nào, việc sử dụng các 
kỹ năng trong tuyển dụng như trắc nghiệm, phỏng vấn sẽ giúp doanh nghiệp chọn 
được lao động đúng nhất. 
1.1.3.2. Chức năng đào tạo 
Chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của lao động đảm bảo cho 
lao động trong doanh nghiệp đủ trình độ tay nghề cần thiết để hoàn thành tốt công 
việc được giao và tạo điều kiện cho người lao động phát huy tối đa năng lực hiện có. 
1.1.3.3. Chức năng duy trì nguồn lao động 
Chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn lao 
động trong doanh nghiệp. Ngoài ra còn phải kích thích động viên lao động, duy trì và 
phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp. 
1.2 . Đào tạo và phát tri ển nguồn nhân l ực 
1.2.1 Khái ni ệm 
Chức năng đào tạo được gọi một cách phổ biến là phát triển nguồn nhân lực, 
phối hợp các hoạt động đào tạo và phát triển trong tổ chức. 
Phát triển NNL theo nghĩa rộng là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức 
được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định để tạo ra sự thay đổi về hành vi nghề
nghiệp cho người lao động được thực hiện bởi doanh nghiệp. Phát triển NNL như vậy 
là bao gồm tất cả các hoạt động học tập. 
Đào tạo: Giúp đỡ nhân viên hoàn thành công việc thực tại tốt hơn 
Phát triển: Chuẩn bị cho nhân viên trong tương lai, chú trọng vào việc học tập 
và phát triển cá nhân 
+ Theo Corel Al cho rằng có 2 hình thức đào tạo: 
+ Đào tạo chung: Loại hình này được áp dụng bởi nhân viên được kỹ năng có thể sử 
dụng mọi nơi 
+ Đào tạo chuyên: Được áp dụng giúp nhân viên có thông tin và kỹ năng chuyên biệt 
để áp dụng cho công việc 
Như vậy cũng cần phân biệt rằng đào tạo và phát triển tuy chúng cùng điểm 
tương đồng về phương pháp thực hiện, được sử dụng nhằm tác động lên quá trình học 
tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành….Nhưng đào tạo có hướng vào hiện 
tại, chú trọng công việc hiện thời của cá nhân giúp họ có các kỹ năng cần thiết để 
thực hiện tốt công việc hiện tại còn phát triển nhân viên chú trọng các công việc tương 
lai trong tổ chức doanh nghiệp 
1.2.2. Mục đích đào tạo 
Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên 
thực hiện công việc không đáp ứng tiêu chuẩn mẫu hoặc khi nhận công việc mới. 
Cập nhật kỹ năng kiến thức cho nhân viên giúp họ có thể áp dụng thành công 
tác thay đổi công nghệ, kĩ thuật tiên tiến trong doanh nghiệp. 
Đào tạo để tránh tình trạng lỗi thời, các nhà quản trị cần áp dụng các phương 
pháp quản lí sao cho phù hợp với thay đổi về quy trình công nghệ mới, môi trường 
kinh doanh mới. 
Giải quyết vấn đề tổ chức đào tạo và phát triển giúp các nhà quản trị giải quyết 
vấn đề mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, đề ra chính sách quản lý NNL có hiệu 
quả. 
Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới: Nhân viên mới thường gặp nhiều 
khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức doanh nghiệp. 
Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn đào tạo và phát triển thay thế 
cho cán bộ quản lý chuyên môn khi cần thiết. 
6
Thoả mãn nhu cầu phát triển cho các nhân viên được trang bị những kĩ năng 
chuyên môn. Khi cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, muốn 
được trao cho những nhiệm vụ có thách thức cao hơn cơ hội thăng tiến. 
1.2.3. Phân loại hình thức đào tạo 
1.2.3.1 Theo đị nh hướng nội dung đào tạo có 2 hình thức 
Đào tạo định hướng công việc: Là hình thức đào tạo công việc kỹ năng thực 
hiện một công việc nhất định, nhân viên có thể sử dụng kỹ năng này để làm việc trong 
các doanh nghiệp khác nhau. 
Đào tạo hướng định doanh nghiệp: Là hình thức đào tạo các kỹ năng, cách 
thức, phương pháp làm việc điển hình trong doanh nghiệp. 
1.2.3.2. Theo mục đích nội dung đào tạo 
Đào tạo hướng dẫn ( định hướng ) công việc cho công nhân nhằm cung cấp 
thông tin, kiến thức mới và chỉ dẫn họ nhân viên mới tuyển về công việc và doanh 
nghiệp, giúp họ mau chóng thích nghi với điều kiện làm việc trong doanh nghiệp. 
Đào tạo huấn luyện kĩ năng nhằm giúp nhân viên mới có trình độ lành nghề 
Đào tạo kĩ thuật an toàn lao động, hướng dẫn nhân viên cách thức làm việc an 
toàn, ngăn ngừa trường hợp tai nạn lao động đối với một số công việc nguy hiểm 
nhiều rủi ro. Hoặc một số doanh nghiệp thường có nhiều rủi ro như xây dựng, khai 
thác mỏ…..Đào tạo kĩ thuật an toàn lao động là yêu cầu nhân viên nhất thiết phải 
tham dự khoá đào tạo an toàn lao động, ký vào sổ cam kết về an toàn lao động trước 
khi làm việc. 
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật thường được tổ chức định kì 
nhằm giúp đội ngũ cán bộ chuyên môn kĩ thuật luôn được cập nhật các kiến thức kỹ 
năng mới. 
Đào tạo và phát triển các năng lực quản trị nhằm giúp nhà quản trị tiếp xúc, 
làm quen phương pháp làm việc mới, nâng cao kỹ năng thực hành và kinh nghiệm tổ 
chức quản lý, khuyến khích nhân viên trong doanh nghiệp. 
1.2.3.3. Theo cách thức tổ chức, có các hình thức 
Đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, tại lớp cạnh xí nghiệp hoặc kèm cặp tại 
7 
chỗ
Trong đào tạo chính quy các học viên được thoát ly khỏi công việc hằng ngày 
tại doanh nghiệp. Do đó thời gian đào tạo ngắn và chất lượng đào tạo thường cao hơn 
so với các hình thức đào tạo khác. Tuy nhiên số người tham gia đào tạo rất hạn chế. 
Đào tạo tại chức thường được áp dụng với cán bộ, vừa đi làm vừa tham gia 
khoá đào tạo, thời gian đào tạo có thể thực hiện trong một phần thời gian làm việc. 
Ví dụ: mỗi tuần học một buổi hay mỗi quý tập trung vài tuần tuỳ điều kiện cụ 
8 
thể từng doanh nghiệp 
Lớp cạnh doanh nghiệp: Thường áp dụng để đào tạo nhân viên mới cho các 
doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp có cơ sở đào tạo riêng nhằm tuyển sinh đào tạo 
những nghề phổ biến lựa chọn cho những học viên xuất sắc của khoá đào tạo, tuyển 
vào làm việc trong các doanh nghiệp. Học viên sẽ học lý thuyết tại lớp sau đó tham 
gia thực hành tại các phân xưởng trong doanh nghiệp. Lớp đào tạo này thường mang 
hiệu quả cao hơn, học viên vừa nắm vững lý thuyết vừa tham gia thực hành ngay tại 
doanh nghiệp, thời gian đào tạo ngắn, chi phí đào tạo thấp. Tuy nhiên có những doanh 
nghiệp lớn mới có khả năng tổ chức hình thuc đào tạo này. Thường là người có trình 
độ tay nghề cao kèm cặp hướng dẫn học viên. 
1.2.3.4. Theo đị a đi ểm học nơi đào tạo 
Hình thức đào tạo tại nơi làm việc và đào tạo ngoài giờ làm việc 
1.2.3.4.5. Theo đối tượng học viên 
Có 2 hình thức: Đào tạo mới và đào tạo lại 
Đào tạo mới được áp dụng đối với những người lao động phổ thông, chưa có 
tay nghề giỏi. Mặc dù người lao động có thể lần đầu đi làm việc hoặc đã làm việc 
nhưng chưa có kỹ năng để thực hiện công việc 
Đào tạo lại được áp dụng đối với người lao động đã có kỹ năng làm việc nhưng 
phải đổi cách do yêu cầu của doanh nghiệp 
Tóm lại, việc lựa chọn hình thức đào tạo nào mang lại hiệu quả đều phụ thuộc 
vào yêu cầu về quy mô đào tạo, mức độ phức tạp, nội dung đào tạo và điều kiện trang 
thiết bị kĩ thuật, tài chính…cụ thể trong từng doanh nghiệp
1.3. Ti ến hành l ập kế hoạch đào tạo NNL 
1.4. Xác định nhu cầu đào tạo 
Nhu cầu đào tạo là khoảng cách giữa những gì hiện có và những gì mong muốn 
trong tương lai xét về khía cạnh thái độ của người quản lý và người lao động trong 
doanh nghiệp. 
Xác định nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phân tích thông tin nhằm 
làm rõ nhu cầu cần cải thiện kết quả thực hiện công việc và xác định đào tạo hiện có 
phải là giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc, khả năng phát triển với từng cán bộ, 
nhân viên cụ thể. 
Phân tích nhu cầu đào tạo là một quá trình mang tính hệ thống nhằm xác định 
và xếp thứ tự các mục tiêu, định lượng các nhu cầu và quyết định các mức độ ưu tiên 
cho các quyết định trong lĩnh vực đào tạo. 
Công tác đào tạo và huấn luyện phải giúp ích cho việc thực hiện mục tiêu của 
doanh nghiệp, hay nói một cách khác là không có sự khác biệt giữa mục tiêu của 
doanh nghiệp với mục tiêu của việc đào tạo nhân viên. Chính vì vậy nhu cầu đào tạo 
nhân viên được xem xét bắt đầu từ nhu cầu của chính bản thân doanh nghiệp. Muốn 
vậy doanh nghiệp phải tự trả lời các câu hỏi: 
- Thách thức của môi trường kinh doanh đặt ra cho doanh nghiệp trong ngắn 
9 
hạn và dài hạn là gì? 
- Nhân viên của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng đến đâu các đòi hỏi của 
thị trường? 
- Nhân viên của doanh nghiệp còn thiếu gì để thực hiện chiến lược của doanh 
nghiệp? 
Nhu cầu đào tạo của mỗi nhân viên là có những điểm khác biệt do kiến thúc 
cơ bản, tiềm năng và hoài bão phát triển của họ không giống nhau. Do vậy các hoạt 
động đào tạo phải hướng tới việc thiết kế chương trình sao cho đáp ứng được yêu cầu 
của từng đối tượng.Nhu cầu đào tạo quyết định phương pháp đào tạo. Không có bất 
kỳ chương trình hay phương thức nào phù hợp với mọi nhu cầu. Các chương trình 
đào tạo được chọn lựa trên cơ sở dung hoà mong muốn của các cá nhân với mục tiêu 
của doanh nghiệp, trong đó hiệu quả kinh doanh được đưa ra làm tiêu chí ảnh hưởng 
có tính quyết định. Nhiều thất bại trong công tác phát triển nhân sự là nhiều doanh
nghiệp chưa chú trọng đến hiệu quả đào tạo, không đánh giá được tác động của việc 
đào tạo tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhân viên. 
 Cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo 
Phân tích mục tiêu, kế hoạch, chiến lược, chỉ số hiệu quả về mặt tổ chức của 
10 
doanh nghiệp: 
Phân tích chỉ số hiệu quả về mặt tổ chức bao gồm việc phân tích các tiêu thức 
tổ chức như: Năng suất, chất lượng thực hiện công việc, tỷ lệ thuyên chuyển, kỷ luật 
lao động… 
Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp cho biết định hướng phát triển của 
doanh nghiệp. 
Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là quá trình xác định các nhu cầu về nhân lực 
của tổ chức một cách có hệ thống để phục vụ các mục tiêu của tổ chức… 
 Phân tích công việc 
Phân tích công việc là nghiên cứu công việc một cách chi tiết nhằm làm rõ các 
nhiệm vụ, trách nhiệm và các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đối với 
người thực hiện công việc. Từ đó tiến hành các chương trình đào tạo phù hợp. 
Trong trường hợp này, sử dụng bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người 
thực hiện là rất hữu ích. Sử dụng biểu mẫu phân tích công việc: 
- Liệt kê các nhiệm vụ công việc chính 
- Xác định mức độ thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ, công việc 
- Tiêu chuẩn mẫu thực hiện công việc 
- Điều kiện thực hiện công việc. 
- Các kỹ năng và kiến thức cần thiết giảng dạy cho nhân viên 
- Nhiệm vụ sẽ được học cách thực hiện tốt nhất “tại” hay “ngoài” nơi làm việc. 
 Việc xác định nhu cầu đào tạo có thể được thực hiện thông qua phương 
pháp đánh giá nhu cầu cổ điển như phân tích công việc: 
Lý do đào tạo. Bối cảnh nảy sinh nhu cầu đào tạo 
Luật pháp thiếu các kỹ năng cơ bản, thực hiện nhiệm vụ tới công nghệ mới. 
Đòi hỏi của khách hang, tiêu chuẩn thực hiện cao hơn công việc mới, sản phẩm mới. 
Người lao động cần đào tạo điều gì? Phân tích tổ chức Nảy sinh nhu cầu đào tạo có 
thứ tự ưu tiên. Sự ủng hộ và hỗ trợ của giới quản lý và đồng sự Chiến lược của tổ
chức đi đến đâu, nhằm mục tiêu gì? Các nguồn lực cho đào tạo: Ngân sách, thời gian, 
chuyên môn, trình độ phân tích con người, đặc tính cá nhân: Kiến thức, kỹ năng và 
thái độ. Đầu vào, đầu ra 
Kết cục: ảnh hưởng năng suất, chất lượng phân tích nhiệm vụ, chọn công việc 
để phân tích phát triển danh mục các nhiệm vụ. Khẳng định danh mục các nhiệm vụ. 
Nhận dạng kiến thức, kỹ năng thái độ cần thiết cho việc thực hiện thành công mỗi 
nhiệm vụ. Người học cần học điều gì? Ai cần đào tạo? Loại hình đào tạo? Tần số đào 
tạo? Đào tạo hay thực hiện thông qua các hình thức khác như tuyển lựa, thiết kế lại 
công việc? 
1.5. Các bước thực hi ện quá trình đào tạo NNL 
Bước 1. Phân tích môi trường và các nhân tố ảnh hưởng 
1. Các yếu tố bên ngoài và môi trường 
- Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố như khung cảnh kinh tế, dân số và 
lực lượng lao động trong xã hội, luật lệ của nhà nước, văn hóa và xã hội, đối thủ cạnh 
tranh, khoa học kỹ thuật, khách hàng, và chính quyền/đoàn thể. 
- Môi trường bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp. 
Sau khi phân tích kỹ môi trường bên ngoài, công ty sẽ đề ra sứ mạng (mission) và 
mục tiêu của toàn doanh nghiệp. 
- Từ mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ đề ra chiến lược và chính sách nhân lực 
cho toàn doanh nghiệp. Giai đoạn này chúng ta gọi là hoạch định chiến lược nguồn 
nhân lực (strategic planning) do chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc đề ra, 
sau khi tham khảo với các cấp quản trị cấp dưới. Tất cả các yêu cầu về nguồn nhân 
lực đều phát xuất từ chiến lược của các bộ phận chuyên môn. Giai đoạn này cũng gọi 
là hoạch định tác vụ hoặc hoạch định nguồn nhân lực. Dĩ nhiên bộ phận nguồn nhân 
lực và các bộ phận khác tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Hiểu dược mối quan 
hệ trên nhà quản trị nguồn nhân lực mới giúp các nhà quản trị giải quyết được các 
vấn đề. 
- Các bước ngoặc của nền kinh tế có thể ảnh hưởng tới nhu cầu về nhân lực 
trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về nhân lực có thể tăng lên và 
ngược lại, khi nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái thì nhu cầu về nhân lực có thể giảm 
11
xuống. Ngoài ra, tình hình lạm phát, tình trạng thất nghiệp và lãi suất ngân hàng đều 
có ảnh hưởng tới nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp. 
12
Hơn thế nữa, những thay đổi về xã hội (như có chiến tranh đột xuất) có thể 
13 
ảnh hưởng tới nhu cầu của một tổ chức. 
Bảng 1: Nội dung chủ yếu của l ập kế hoạch nhân l ực 
Nguồn: http://www.eduviet.vn/index.php/Hoach-dinh-phat-trien-nhan-su/quy-trinh- 
hoach-dinh-nguon-nhan-luc-trong-doanh-nghiep.html
- Những thay đổi về chính trị và luật pháp sẽ có ảnh hưởng tới nhu cầu tương 
lai của một tổ chức (chẳng hạn như một bộ luật mới về lao động sẽ có tác dụng động 
viên hay hạn chế người lao động cung cấp sức lao động cho các doanh nghiệp) 
- Các thay đổi về kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tương lai 
của một tổ chức. Một khi công nghệ được cải tiến, bản chất công việc trở nên phức 
tạp hơn, một số nghề mới xuất hiện và một số nghề cũ mất đi. Và như thế, nhu cầu 
về nhân lực có sự thay đổi, các doanh nghiệp thường thiếu những công nhân có tay 
nghề cao và có nghề mới. 
- Cuối cùng là sự cạnh tranh của các đối thủ cũng như sự cạnh tranh có tính 
chất toàn cầu tăng lên làm cho các doanh nghiệp, một mặt, phải không ngừng nâng 
cao trình độ nghề nghiệp cho nhân viên của mình, và mặt kia, phải giảm bớt chi phí 
cho lao động, phải tiết kiệm chi phí tiền lương để giảm giá thành sản phẩm và tăng 
sức mạnh cạnh tranh. Điều đó làm cho các doanh nghiệp có chiến lược sử dụng nhân 
lực theo hướng chọn lọc hơn và tinh nhuệ hơn... 
2. Môi trường bên trong 
Môi trường bên trong bao gồm sứ mạng và mục đích của công ty, chính sách 
và chiến lược của công ty, bầu không khí văn hóa của công ty, các cổ đông, và sau 
cùng là công đoàn. 
- Mỗi loại sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức sẽ sản xuất kinh doanh và đưa ra 
thị trường sẽ yêu cầu số lượng, chất lượng, trình độ lao động, kết cấu nghề nghiệp và 
trình độ lành nghề, kỹ năng lao động của nguồn nhân lực rất khác nhau. Do đó, công 
tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực cần xem xét thật kỹ mức độ phức tạp của sản phẩm 
để xác định loại lao động với cơ cấu trình độ lành nghề phù hợp. 
- Các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tương 
lai của nó. Khi dự báo có sự tăng trưởng, có sự đầu tư mới mở rộng sản xuất hoặc 
tiến hành một công việc mới, một sản phẩm mới... thì nhu cầu về nhân lực sẽ tăng lên 
và ngược lại, khi có suy giảm, hay thu hẹp sản xuất - kinh doanh thì tất yếu dẫn đến 
nhu cầu về nhân lực sẽ giảm đi 
- Một sự đầu tư mới về công nghệ hay một sự thu hẹp về tài chính cũng làm 
cho các doanh nghiệp phải xem xét lại nhân lực của mình 
14
- Hơn nữa, việc dự báo về bán hàng và sản xuất sản phẩm cũng quyết định đến 
nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp (ví dụ như nhu cầu về nhân lực tương lai của 
doanh nghiệp sẽ phát triển lên hay thu hẹp đi sẽ tương ứng với giai đoạn phát triển 
hay suy tàn của chu kỳ sống của sản phẩm doanh nghiệp). 
- Độ dài thời gian của kế hoạch hóa nguồn nhân lực cũng ảnh hưởng đến kế 
hoạch hoá nhân lực. Kế hoạch hoá nhân lực có thời hạn ngắn từ tháng đến 1 năm, 
hoặc trong khoảng thời gian dài từ 3 năm đến 5 hoặc 7 năm, phụ thuộc vào bên ngoài 
của tổ chức và các nhân tố từ môi trường bên trong và môi trường. 
- Sự thay đổi tự nhiên lực lượng lao động của doanh nghiệp. Theo thời gian, 
lực lượng lao động của doanh nghiệp tất yếu sẽ thay như có sự nghỉ hưu, có sự ra đi, 
thay đổi, thuyên chuyển và kết thúc hợp đồng lao động... Các nhà quản lý nhân lực 
có thể dự báo trước được những thay đổi này. Còn những thay đổi do sự vắng mặt, 
sự thiếu năng lực và tai nạn hoặc chết thì khó có thể biết trước được. Việc theo dõi 
và cung cấp các thông tin về những thay đổi về lực lượng lao động trên là trách nhiệm 
của Phòng nhân sự. 
Bước 2. Phân tích hi ện trạng quản trị nguồn nhân l ực 
Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực nhằm xác định được các điểm 
mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân 
lực nhằm xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của 
doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa có tính chất hệ thống, 
vừa có tính chất quá trình. 
1. Đánh giá thực chất nguồn nhân lực của doanh nghiệp 
Việc phân tích sẽ làm rõ thực trạng về nguồn nhân lực hiện có của doanh 
nghiệp và mức độ sử đụng nó. Nó có ý nghĩa rất lớn cho ta hiểu hơn về nguồn nhân 
lực hiện tại của doanh nghiệp và thông qua đó làm cơ sở cho sự dự báo cả về nhu cầu 
cũng như về nguồn cung cấp nhân lực trong tương lai. Để làm điều này cần thu thập 
đầy đủ các thông tin sau đây: 
+ Số lượng và chất lượng lao động của toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ 
15 
phận phòng ban, tổ sản xuất 
+ Số lượng nam, nữ và bậc thợ bình quân trong toàn doanh nghiệp cũng như 
ở từng bộ phận của doanh nghiệp.
+ Tháp tuổi và thâm niên công tác của lực lượng lao động 
+ Tình hình sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp (số ngày làm việc 
có hiệu quả trong năm, số ngày nghỉ ốm, hội họp, học tập, nghỉ phép, số giờ lao động 
bình quân có hiệu quả trong ngày...) 
+ Tình hình năng suất lao động bình quân của công nhân sản xuất, công nhân 
viên sản xuất công nghiệp. Nhịp độ tăng năng suất lao động trong một số năm gần 
đây; 
+ Tình hình tuyển dụng, đề bạt, kỷ luật lao động trong một số năm qua 
+ Tình hình nghỉ hưu, ra đi, thay đổi, thuyên chuyển, tai nạn lao động (chết 
16 
người) trong một số năm gần đây 
+ Kết quả đánh giá nguồn nhân lực trong những năm đã qua... 
2. Lập kế hoạch kế tiếp nguồn nhân lực 
Kế tiếp kế hoạch nhân lực là một phương tiện đơn giản để dự báo diễn biến 
nhân lực của doanh nghiệp, mà trong đó các nhà quản lý nhân lực ước tính số lượng 
nhân công sẽ làm việc trong kế hoạch tương lai có tính đến sự thay đổi (thăng tiến, 
thuyên chuyển hay về nghỉ hưu...), kể cả khi có những công việc mới, công việc có 
khả năng thay đổi...Một trong những công cụ quan trọng thường được sử dụng là “ma 
trận chuyển tiếp" (mà thực chất là bảng biểu diễn tỷ lệ nhân công ở các công việc hai 
giai đoạn hiện tại và tương lai). Xét ví dụ ở dưới đây, mô tả số lao động hiện tại của 
một doanh nghiệp theo phân loại lao động như: cán bộ, các đốc công, nhân viên kỹ 
thuật và nhân viên không kỹ thuật. Trong năm kế tiếp người ta đã dự báo được số 
người ra đi và về nghỉ hưu, số thăng tiến nhờ việc đi học và được đề bạt.
Doanh nghiệp có thể biết được khá chắc chắn số lao động trong năm tới bằng 
17 
cách tính toán đơn giản như sau: 
Số lao động năm sau theo mỗi loại = Số lao động của loại đó năm trước+ Số 
được thăng tiến - Số ra đi, số thăng tiến hay về nghỉ hưu của mỗi loại 
Bảng 2: Sự biến động và thay đổi của nhân l ực 
Nguồn: http://www.quantrinhansu-online.com/ke-hoach-phat-trien-nhan-su/ 
Từ trên ta suy ra tổng số lao động : 
- Số lượng hiện tại của đơn vị là: 672 
- Số ra đi, nghỉ hưu là: 35 
- Số thăng tiến dự kiến trong năm là: 4 
- Số chắc chắn trong năm tới là: 633 
Như vậy doanh nghiệp này sẽ thiếu hụt 39 người so với hiện tại, tuy nhiên về 
mặt chất lượng đã có sự thay đổi. 
Bước 3. Phân tích cung cầu nhân lực và khả năng điều chỉnh 
Trên cơ sở phân tích nhu cầu nguồn nhân lực trong các kế hoạch dài hạn và 
nguồn nhân lực sẵn có, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách và một số chương trình, 
kế hoạch nguồn nhân lực nhằm giúp doanh nghiệp điều chỉnh, thích nghi với các yêu 
cầu mới. 
1. Phân tích mức cung nội bộ 
Việc phân tích mức cung nội bộ được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc 
đơn giản: 
- Đầu tiên xác định xem hiện nay có bao nhiêu người trong mỗi công việc.
- Tiếp đến, mỗi công việc ước tính sẽ có bao nhiêu người sẽ ở lại chỗ chỗ cũ, 
bao nhiêu người sẽ chuyển sang công việc khác và bao nhiêu người sẽ rời bỏ công 
việc của mình và tổ chức đó. 
2. Phân tích mức cung ở thị trường lao động bên ngoài 
Trước sự phát triển của xã hội và sự phát triển của KHKT, trên thị trường xuất 
hiện nhiều loại ngành nghề mới với sự đòi hỏi về trình độ và chuyên môn cao, yêu 
cầu các doanh nghiệp cũng phải biết thích ứng với những sự phát triển đó nếu như 
không muốn bị lạc hậu và tụt hậu. 
Chính trong sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động với tỷ lệ thất nghiệp 
ngày một tăng, làm cho mỗi người lao động phải biết tự đào tạo lại và đào tạo liên 
tục. 
3. Xác định những quá trình phát triển dự kiến 
Xác định những quá trình phát triển dự kiến là giai đoạn thứ ba trong quản lý 
công việc, năng lực và nguồn nhân lực. Đây là công việc rất quan trọng bởi nó quyết 
định tính thích đáng của hoạt động quản lý dự báo sau đó nếu các yếu tố vận động 
mang tính quyết định không được xem xét kỹ càng, sự nhìn nhận về tương lai và nhu 
cầu tương lai có nguy cơ sẽ bị lệch lạc. 
Giai đoạn này bắt đầu bằng việc thống kê tất cả các yếu tố nội tại và ngoại lai 
có khả năng làm biến đổi nhu cầu về nguồn nhân lực hoặc ảnh hưởng tới nội dung 
công việc và năng lực mà công việc đòi hỏi, thậm chí tạo ra những công việc mới 
hoặc làm mất đi một số công việc cũ. 
4. Xác định nhu cầu tương lai về công việc, năng lực và nguồn nhân lực 
Đây là giai đoạn phân tích các yếu tố và kế hoạch phát triển đã được xác định 
để nghiên cứu tác động của chúng đối với công việc và nhu cầu biên chế, từ đó cho 
phép chỉ rõ nội dung của các công việc trong tương lai, với những năng lực mà những 
công việc này đòi hỏi cũng như số lượng biên chế cần thiết cho mỗi công việc. 
Đây là giai đoạn phức tạp nhất trong các giai đoạn tạo nên kết cấu của hoạt 
động quản lý dự báo công việc, năng lực và nguồn nhân lực. Việc thể hiện một yếu 
tố phát triển thành nhu cầu tương lai về biên chế, về năng lực không phải là điều đơn 
giản. Công việc này càng phức tạp hơn khi cần phải xem xét, phối kết hợp một số yếu 
tố tác động qua lại, thậm chí triệt tiêu nhau. 
18
5. Phân tích sự chênh l ệch gi ữa nhu cầu và nguồn l ực tương lai . 
Việc phân tích sự chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn lực tương lai là giai đoạn 
dễ thực hiện nhất trong quản lý dự báo công việc, năng lực và nguồn nhân lực. Giai 
đoạn này chỉ bao hàm việc đánh giá sự khác biệt về lượng và về chất giữa kết quả dự 
báo về nguồn nhân lực và việc xác định nhu cầu tương lai đã thực hiện trước đó. Về 
một phương diện nào đó, đây là giai đoạn tính toán đơn thuần, phân tích phần tồn dư 
giữa nhu cầu và nguồn lực. Có thể xác định 7 loại chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn 
lực sau đây: 
- Thừa biên chế trong một số công việc và nghề nghiệp 
- Thiếu biên chế trong một số công việc và nghề nghiệp 
- Một số công việc và nghề nghiệp tương lai sẽ đòi hỏi những năng lực cao 
19 
hơn hiện tại 
- Một số công việc hoặc nghề nghiệp đòi hỏi những năng lực mới cùng mức 
độ như những năng lực cần có hiện nay 
- Có thêm những công việc hoặc nghề nghiệp mới 
- Sự mất đi một số công việc hoặc nghề nghiệp hiện có. 
Bản phân tích này cho phép xác định những xu hướng chênh lệch giữa nhu 
cầu và nguồn nhân lực. Tương tự như vậy, bên cạnh sự biến động của năng lực trong 
một công việc nào đó, cần phát hiện những khuynh hướng chủ yếu tác động đến yếu 
tố định tính của hệ thống việc làm. Để làm được điều này, cần tính đến: 
- Tỷ lệ phần trăm những “công việc nhạy cảm”, mà nội dung của chúng sẽ 
thay đổi so với tỷ lệ phần trăm những công việc sẽ ổn định 
- Tỷ lệ phần trăm nhân viên làm việc trong những “công việc nhạy cảm” 
- Tỷ lệ phần trăm nhân viên đảm nhiệm những công việc mà trình độ năng lực 
cần có sẽ tăng 
- Tỷ lệ phần trăm nhân viên đảm nhiệm những công việc mà trình độ năng lực 
cần có giảm 
- Tỷ lệ phần trăm nhân viên đảm nhiệm những công việc đòi hỏi phải được 
trang bị thêm những năng lực mới, nhưng cùng trình độ với năng lực mà họ nắm vững 
hiện nay. 
6. Xây dựng chính sách để loại bỏ, gi ảm thi ểu những chênh l ệch dự kiến
Xây dựng chính sách để loại bỏ hoặc giảm thiểu sự chênh lệch giữa nguồn lực 
và nhu cầu tương lai là giai đoạn cuối cùng và là kết quả của hoạt động quản lý dự 
báo đối với công việc, năng lực và nguồn nhân lực (chí ít là trên phương diện lý 
thuyết). Vấn đề còn lại chỉ là tổ chức thực hiện chính sách này.Xây dựng chính sách 
nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu sự chênh lệch giữa nguồn nhân lực và nhu cầu tương 
lai là xác định những định hướng nguồn nhân lực lớn cho những năm trước mắt để 
quản lý một cách tốt nhất những biến động sẽ xảy đến và đưa ra những điều chỉnh cụ 
thể. 
Đây thường là giai đoạn quan trọng nhất trong quản lý dự báo, cho dù việc 
thực hiện nó không phải lúc nào cũng đơn giản, đặc biệt trong một số cơ quan nhà 
nước. 
7. Lập sơ đồ thay thế nhân l ực 
Sơ đồ thay thế cũng giống như sơ đồ tổ chức nhưng nó chỉ ra một cách cụ thể 
những nhân viên có thể thực hiện những công việc mà được dự báo là thiếu người 
hay cần phải thay thế. 
Những nhân viên này được phát hiện dựa trên kết quả phân tích công việc hiện 
tại, trên cơ sở đánh giá nhân viên hàng năm cũng như từ các nguyện vọng của họ và 
những thông tin tin cậy khác thu thập được từ việc phân tích dữ liệu của nguồn nhân 
lực hiện tại 
8. So sánh gi ữa cung-cầu nhân l ực và các khả năng đi ều chỉnh 
Sau khi đã thiết lập được dự báo nhu cầu tương lai về nhân lực và lập dự án 
cung cấp nhân lực, các doanh nghiệp cần phải so sánh các ước lượng về cung và cầu 
về lao động đó. Trường hợp nếu nhu cầu dự báo vượt quá khả năng cung cấp thực tế, 
thì doanh nghiệp sẽ thiếu nhân công, và ngược lại, nếu nguồn cung cấp mà lớn hơn 
nhu cầu dự báo thì doanh nghiệp sẽ thừa nhân công. 
20
Bảng 3: Bảng cân đối về lao động gi ữa hai thời kì kế tiếp 
Nguồn: http://www.quantrinhansu-online.com/ke-hoach-phat-trien-nhan-su/ 
Qua đó doanh nghiệp sẽ phát hiện ra các nguyên nhân dẫn đến chêch lệch và giữa 
cung và cầu, từ đó có các biện pháp điều chỉnh. Nói chung, các doanh nghiệp có thể 
có 4 sự điều chỉnh cơ bản sau đây: 
- Điều chỉnh về mặt số lượng lao động của doanh nghiệp: có các hình thức như 
là tuyển dụng mới, tạm tuyển theo mùa, đặt gia công bên ngoài, hay cho nghỉ hưu, 
cho thôi việc (sa thải), huy động làm thêm giờ hay giảm số giờ làm việc ; 
- Điều chỉnh về mặt chất lượng lao động của doanh nghiệp: tiến hành đào tạo 
lại, đào tạo bổ sung hay tuyển dụng thêm các nhân viên có trình độ khoa học hiện đại, 
có trình độ quản lý cao (mà doanh nghiệp thiếu) hoặc có kế hoạch bồi dưỡng và đề 
bạt cán bộ ; 
- Điều chỉnh về mặt chất lượng người lao động: theo quan điểm hiện đại có 
các mức độ chất lượng như sau: có sự hiểu biết; có hiểu biết và biết làm; đã biết ứng 
xử và biết tiến hoá. 
- Điều chỉnh về mặt cơ cấu tổ chức: một khi có sự biến động lớn hoặc khi cần 
thiết phải tổ chức lại bộ máy quản lý, doanh nghiệp phải nghiên cứu và thiết kế lại tổ 
chức 
Bảng 4: Sự điều chỉ nh đối với cá nhân và tập thể 
Nguồn: http://www.quantrinhansu-online.com/ke-hoach-phat-trien-nhan-su/ 
1.6. Đánh giá hi ệu quả đào tạo 
Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo thông qua chất lượng lao động. 
Đánh giá chất lượng lao động của doanh nghiệp sau đào tạo xem trình độ lao động 
được nâng lên như thế nào và đã đáp ứng được đến đâu yêu cầu sản xuất kinh doanh 
của doanh nghiệp. Việc đánh giá này thông qua các chỉ tiêu như: sự thực hiện công 
21
việc, sự chênh lệch về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sự hoàn thành nhiệm 
vụ được giao…của người lao động sau khi được đào tạo với trước khi được đào tạo . 
A1.Đánh giá bằng cách lượng hóa hiệu quả công tác đào tạo và phát triển: 
 Bước 1: Xác định tổng chi phí đầu tư cho nguồn nhân lực 
22 
Bao gồm: 
- Tổng tiền lương trả cho người lao động và các khoản thu nhập khác của người 
lao dộng có tính chất lương được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ( W ) 
- Tổng tiền thưởng ( R ) 
- Tổng chi phí cho phúc lợi và dịch vụ ( B ) 
- Tổng chi phí cho đào tạo và phát triển ( K ) 
Như vậy tổng chi phí đầu tư cho nguồn nhân lực ( T ) là: 
T = W + R + B + K 
 Bước 2: Tính tỷ lệ chi phí đào tạo trong tổng chi phí đầu tư cho nguồn nhân lực ( S ) 
K 
S = ----------x 100% 
T 
 Bước 3: Xác định phần đóng góp của đào tạo và phát triển và phát triển nguồn nhân 
lực vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu giả thiết rằng S cũng bằng tỷ lệ giữa phần 
đóng góp của đào tạo trong tổng lợi nhuận thì ta có: 
Mo = P x S 
Trong đó: Mo : là phần đóng góp của đào tạo năm n-1 vào lợi nhuận năm n 
P : là lợi nhuận năm n 
Hiệu quả của công tác đào tạo có thể được đánh giá qua chỉ tiêu lợi nhuận của 
doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí đào tạo ( HM ) 
Mo 
n 
HM 
n-1 = -------------- 
Kn-1 
Trong đó: Kn-1 : là chi phí đào tạo và phát triển năm n-1 
HM 
n-1 : là lợi nhuận trên một đơn vị chi phí đào tạo, phản ánh hiệu quả đào tạo 
năm n-1 
Mo 
n : là phần đóng góp của đào tạo vào lợi nhuận năm n
Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đơn vị chi phí cho đào tạo năm trước thì năm sau 
thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận, cho biết khả năng sinh lợi của đầu tư vào đào 
tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 
23
CHƯƠNG 2 
MÔ TẢ TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI TRUNG TÂM ATHENA 
2.1 Giới thi ệu sơ lược về trung tâm ATHENA 
Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng quốc tế ATHENA (gọi tắt là Trung 
tâm ATHENA) tiền thân là công ty TNHH tư vấn và đào tạo quản trị mạng Việt Năng. 
Trung tâm được chính thức thành lập theo giấy phép kinh doanh số 410 202 5253 của 
Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 04 tháng 10 năm 2004. 
Tên đăng kí kinh doanh: Công ty TNHH MTV Tư vấn và Đào tạo an ninh 
24 
mạng ATHENA. 
Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài: ATHENA ADVICE TRAINING 
NETWORK SECURITY COMPANY LIMITED 
Hiện tại trung tâm có 2 trụ sở: 
Trụ sở chính: 
Trung tâm Đào tạo Quản trị và An ninh mạng Athena. 
Số 2 Bis Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam. 
Website: www.athena.com.vn 
Điện thoại: (08) 3824 4041 
Hotline: 0943 200 088 
Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh: 
Trung tâm Đào tạo Quản trị và An ninh nạng Athena. 
92 Nguyễn Đình Chiểu ,Phường Đa Kao,Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam. 
Website: www.athena.com.vn 
Điện thoại: (08) 2210 3810 
Hotline: 0943 230 099 
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát tri ển của trung tâm 
2.1.1.1. Lịch sử hình thành 
Kể từ khi nước ta phát triển dịch vụ Internet vào năm 1997 thì sự phát triển 
của công nghệ thông tin là bước chuyển lớn trong nền kinh tế nước nhà. Công nghệ 
thông tin là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kích thích tăng lực đổi mới đối 
với nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế quốc dân của mỗi nước nói riêng. 
Với sự phát triển không ngừng của Internet thì nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ
thông tin đã trở thành mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp, tổ chức và nhà nước. 
Bên cạnh sự phát triển của mạng Internet thì luôn có những rủi ro tiềm ẩn song song. 
Chính trong thời gian này, một nhóm các thành viên là những doanh nhân tài năng và 
thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã nhận ra tiềm năng phát triển của 
việc đào tạo nền công nghệ thông tin nước nhà. Họ là những cá nhân có trình độ 
chuyên môn cao và có đầu óc lãnh đạo cùng với tầm nhìn xa về tương lai của ngành 
công nghệ thông tin trong tương lai, họ đã quy tụ được một lực lượng lớn đội ngũ 
công nghệ thông tin trước hết là làm nhiệm vụ ứng cứu máy tính cho các doanh 
nghiệp, cá nhân có nhu cầu. Bước phát triển tiếp theo là vươn tầm đào đạo đội ngũ 
cán bộ công nghệ thông tin cho đất nước và xã hội. Và vì thế, Trung tâm đào tạo quản 
trị và an ninh mạng quốc tế Athena được thành lập để đáp ứng những nhu cầu về công 
nghệ thông tin của xã hội. 
Các thành viên sáng lập trung tâm gồm: 
Ông Nguyễn Thế Đông: Cựu giám đốc trung tâm ứng cứu máy tính Athena. 
Ông tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là giám đốc dự án của 
công ty Siemen Telecom; là lớp doanh nhân trẻ thông minh, vui tính và có nhiều ý 
tưởng kinh doanh táo bạo. Ông đã có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ 
thông tin và lãnh đạo, giám đốc của nhiều dự án ứng cứu máy tính của nhiều doanh 
nghiệp. Ông Hứa Văn Thế Phúc: Phó giám đốc phát triển thương mại công ty EIS, 
một trong những giám đốc trẻ nhất của công ty FPT. Năm 2002, ông là người đầu 
tiên có được chứng chỉ CCIE. Muốn có được chứng chỉ này thí sinh phải có một trình 
độ rất cao về công nghệ thông tin. Với 10 năm kinh nghiệm làm việc và học tập trong 
lĩnh vực công nghệ thông tin, cùng với tinh thần học tập cao độ và một đầu óc phát 
đoán đã giúp ông nhìn thấy được những cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ 
thông tin và mong muốn góp phần vào sự nghiệp tin học hoá của đất nước. 
Ông Nghiêm Sỹ Thắng: Phó Tổng giám đốc ngân hàng Liên Việt, chịu trách 
nhiệm công nghệ thông tin của ngân hàng. Ông tốt nghiệp Học viên ngân hàng, Thạc 
sỹ quản trị kinh doanh, là một trong bốn nhà lãnh đạo về công nghệ thông tin xuất 
sắc Asean, một trong 14 CSO tiêu biểu của Đông Nam Á với gần 20 năm kinh nghiệm 
trong lĩnh vực quản trị và công nghệ thông tin. 
25
Ông Võ Đỗ Thắng: Hiện đang là giám đốc Trung tâm đào tạo quản trị mạng 
và an ninh mạng quốc tế Athena. Ông làm quen với máy vi tính từ năm 1991, khi còn 
là học sinh chuyên toán của tỉnh Bình Thuận. Để có điều kiện tiếp cận với công cụ 
mới mẻ này, ông đã “năn nỉ” thầy giáo cho “một chân” vệ sinh phòng máy của 
trường.Thương cậu học trò ham học hỏi, thầy giáo đồng ý và thế là một “thế giới 
khác” đã nhanh chóng “mê hoặc” ông, để rồi sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, 
ông đã thi vào Đại học Bách khoa TP.HCM, khoa Công nghệ Thông tin. Khi Internet 
bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1997, ông may mắn được về thực tập tại Tổng 
công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt 
Nam - VNPT). Cũng từ đây, ông bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực mạng. Hơn một năm 
làm việc tại VNPT (sau khi ra trường), ông đã có mặt ở khá nhiều tỉnh, thành trên cả 
nước để phát triển các giải pháp (tính cước, quản lý khách hàng, quản lý thuê bao, 
quản lý mạng cáp...) có ứng dụng công nghệ thông tin. Sau khoảng hai năm làm việc 
tại một công ty chuyên về lĩnh vực tích hợp hệ thống ở TP.HCM, ông cùng vài người 
bạn thành lập nên trung tâm với ba chức năng chính là: Đào tạo chuyên viên quản trị 
mạng, thực hiện dịch vụ về quản trị và an ninh mạng, cung cấp các giải pháp ứng 
dụng CNTT để gia tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 
Ngày 4 tháng 10 năm 2004, trung tâm chính thức được thành lập theo giấy 
phép kinh doanh số 410 202 5253 của Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM với tên là Công 
ty TNHH tư vấn và đào tạo quản trị mạng Việt Năng, bổ nhiệm ông Nguyễn Thế 
Đông làm giám đốc. 
2.1.1.2. Quá trình phát tri ển 
Từ năm 2004- 2006: Trung tâm có nhiều bước phát triển và chuyển mình. 
Trung tâm trở thành một trong những địa chỉ tin cậy của nhiều doanh nghiệp nhằm 
cài đặt hệ thống an ninh mạng và đào tạo cho đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp 
về các chương trình quản lý dự án MS Project 2003, kỹ năng thương mại điện tử, bảo 
mật web… và là địa chỉ tin cậy của nhiều học sinh, sinh viên đến đăng kí học. Đòi 
hỏi cấp thiết trong thời gian này của Trung tâm là nâng cao hơn nữa đội ngũ giảng 
viên cũng như cơ sở để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về công nghệ thông tin của 
đất nước nói chung, các doanh nghiệp, cá nhân nói riêng. 
26
Năm 2006: Với sự canh tranh và phát triển mạnh từ các trung tâm đào tạo an 
ninh mạng khác như VNPro, Nhất Nghệ… Athena đã mở thêm chi nhánh ở cư xá 
Nguyễn Văn Trỗi. Đồng thời tuyển dụng đội ngũ giảng viên là những chuyên gia an 
ninh mạng tốt nghiệp từ các trường đại học và học viên công nghệ thông tin uy tín 
trên toàn quốc. Trong thời gian này, Athena cũng áp dụng nhiều chính sách ưu đãi 
nhằm thu hút đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin lành nghề từ các doanh nghiệp, 
tổ chức, làm giàu thêm đội ngũ giảng viên của trung tâm. 
Năm 2008:Chịu tác động từ sự canh tranh gay gắt của nhiều trung tâm đào tạo 
khác cùng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho Athena rơi vào tình cảnh khó 
khăn. Ông Nguyễn Thế Đông cùng ông Hứa Văn Thế Phúc rút vốn khỏi công ty gây 
nên sự hoang mang cho toàn bộ hệ thống trung tâm, cộng thêm chi nhánh tại cư xá 
Nguyễn Văn Trỗi hoạt động không hiệu quả phải đóng cửa làm cho trung tâm lâm 
vào khó khăn này đến khó khăn khác. Lúc này, với quyết tâm khôi phục lại công ty 
cũng như tiếp tục sứ mạng góp phần vào tiến trình tin học hóa của đất nước. Ông Võ 
Đỗ Thắng mua lại cổ phần của hai nhà đầu tư lên làm giám đốc và xây dựng lại trung 
tâm. Đây là một bước chuyển mình có ý nghĩa chiến lược của trung tâm. Mở ra một 
làn gió mới và một giai đoạn mới, cùng với quyết tâm mạnh mẽ và một tinh thần thép 
đã giúp ông Thắng vượt qua nhiều khó khăn ban đầu, giúp trung tâm đứng vững trong 
thời kì khủng hoảng. 
Từ năm 2009 đến nay: Cùng với sự lãnh đạo tài tình và đầu óc chiến lược của 
Ban giám đốc, Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng dần được phục hồi và trở 
lại quỹ đạo hoạt động của mình. Đến nay, Trung tâm đã trở thành một trong những 
trung tâm đào tạo quản trị mạng hàng đầu Việt Nam. Cùng với sự liên kết của rất 
nhiều công ty, tổ chức doanh nghiệp, trung tâm trở thành nơi đào tạo và cung cấp 
nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho xã hội. Từng bước thực hiện mục tiêu góp 
phần vào tiến trình tin học hóa nước nhà. 
27
2.1.2. Chức năng và nhi ệm vụ của trung tâm 
2.1.2.1.Chức năng của trung tâm 
Trung tâm đào tạo an ninh mạng Athena là đối tác đào tạo và cung cấp nhân 
sự CNTT, quản trị mạng, an ninh mạng chất lượng cao theo đơn đặt hàng cho các đơn 
vị như ngân hàng, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính,…Do đó, 
để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực an ninh mạng và quản trị mạng chất lượng 
cao cho các doanh nghiệp, Trung tâm Athena đã thiết kế và xây dựng chương trình 
đào tạo chuyên gia an ninh mạng và quản trị mạng cũng như nhiều chương trình đào 
tạo về công nghệ thông yin khác cho học viên. Cácc hương trình thường xuyên cập 
nhật các công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng và thay đổi thường xuyên của 
các đơn vị đặt hàng tuyển dụng nhân sự. 
2.1.2.2. Nhi ệm vụ của trung tâm 
Trung tâm xác định nhiệm vụ chính của mình là tư vấn và đào tạo nguồn nhân 
lực về công nghệ thông tin chất lượng cao để cung cấp cho thị trường lao động thông 
qua các chương trình đào tạo chất lượng tại trung tâm. Ngoài ra, nhiệm vụ thứ hai 
của trung tâm là ứng cứu máy tính cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu khi gặp 
vấn đề về công nghệ thông tin. Sau hơn 8 năm hoạt động, nhiều học viên Athena tốt 
nghiệp đã đảm nhận các vị trí công nghệ thông tin và an ninh mạng quan trọng tại các 
doanh nghiệp như Siemens (Đức), công ty điện lực dầu khí Cà Mau, Sở Thông tin – 
Truyền thông An Giang, FPT, Bảo hiểm Prudential, Ngân hàng Vietcombank, Ngân 
hàng Sacombank,… 
2.1.2.3. Các nguồn l ực của trung tâm 
2.1.2.3.1. Cơ sở vật chất, trang thi ết bị của trung tâm 
Ngay từ ngày đầu thành lập đến nay, Athena luôn cố gắng đầu tư vào cơ sở 
vật chất và trang thiết bị để đáp ứng việc giảng dạy, nghiên cứu và để theo kịp với sự 
phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin. Trung tâm hiện đang có 11 phòng 
học tại chi nhánh số 92 Nguyễn Đình Chiểu với sức chứa khoảng 50 học viên mỗi 
phòng và trụ sở giao dịch chính tại 2 Bis Đinh Tiên Hoàng với 5 phòng học. Các 
phòng đều được trang bị máy tính, máy chiếu và máy lạnh để phục vụ công tác giảng 
dạy và tạo sự hài lòng cho học viên. Trung tâm còn trang bị 2 phòng máy tính với 1 
server và 25 máy trạm kết nối internet để phục vụ chu đáo cho việc giảng dạy. Trung 
28
tâm luôn bảo trì và cập nhất hạ tầng hệ thống để luôn đáp ứng được đòi hỏi của ngày 
càng lớn của ngành công nghệ thông tin. Chương trình giảng dạy cũng được cập nhật 
liên tục, bảo đảm học viên luôn tiếp cận với những công nghệ mới nhất. 
2.1.2.3.2. Nhân l ực của trung tâm 
Hiện tại, Trung tâm Athena có một nguồn nhân lực rất hùng hậu với tất cả gần 
100 nhân lực bao gồm các giảng viên, trợ giảng, nhân viên của trung tâm. Tất cả các 
giảng viên trung tâm Athena có đều tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu trong 
nước và tất cả giảng viên Athena đều phải có các chứng chỉ quốc tế như MCSA, 
MCSE, CCNA, CCNP, Security+, CEH,có bằng sư phạm Quốc tế (Microsoft 
Certified Trainer).Đây là các chứng chỉ chuyên môn bắt buộc để đủ điều kiện tham 
gia giảng dạy tại trung tâm Athena . Bên cạnh đó, các giảng viên ATHENA thường 
đi tu nghiệp và cập nhật kiến thức công nghệ mới từ các nước tiên tiến như Mỹ , Pháp, 
Hà Lan, Singapore,... và truyền đạt các công nghệ mới này trong các chương trình 
đào tạo tại trung tâm ATHENA. 
Đơn vị tính: Người 
Thành phần Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 
Giảng viên 25 35 45 
Trợ giảng 20 25 25 
Nhân viên 25 25 30 
Tổng số 70 85 100 
Bảng 5: Thành phần nhân l ực của trung tâm ( 2013-2014 ) 
Nguồn: Phòng nhân sự của trung tâm 
Qua bảng thành phần nhân lực trên của trung tâm, chúng ta có thể thấy rằng 
nguồn nhân lực tại trung tâm tăng qua từng năm. Trong đó, đội ngũ giảng viên luôn 
tăng qua các năm, chứng tỏ rằng trung tâm là nơi thu hút được nguồn nhân lực tri 
thức tham gia giảng dạy góp phần vào chất lượng giảng dạy cũng như sự thành công 
cho trung tâm như hôm nay. Điều này cho thấy rằng, Trung tâm Athena có được một 
nguồn nhân lực rất hùng hậu để phục vụ cho các hoạt động tại trung tâm, là nơi đáng 
tin cậy cho các giảng viên cũng như nhân viên tham gia làm việc. 
29
2.1.2.3.3. Tài chính của trung tâm 
Cũng như các nguồn lực khác, Trung tâm Athena có đầy đủ năng lực về tài 
chính để giúp trung tâm hoạt động kinh doanh. Vốn điều lệ của trung tâm hiện nay là 
5 tỷ đồng, và nguồn vốn này được phân chia theo cơ cấu vốn là 60% trong tổng vốn 
đầu tư vào cơ sở vật chất 
và trang thiết bị, 40% trong tổng vốn còn lại đầu tư về nguồn nhân lực phục vụ giảng 
dạy và các vấn đề khác của trung tâm. 
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của trung tâm 
2.1.3.1. Sản phẩm của trung tâm 
Sản phẩm của Trung tâm Athena là các khóa học về công nghệ thông tin và 
30 
cung cấp dịch vụ tư vấn an ninh mạng. 
Các khoá học dài hạn: 
Chương trình đào tạo chuyên gia an ninh mạng 
Chương trình đào tạo quản trị viên an ninh mạng 
Chương trình đào tạo chuyên viên quản trị mạng nâng cao 
Các khoá học ngắn hạn: 
Về quản trị mạng: 
Quản trị mạng Cisco 
Quản trị mạng Microsoft nâng cao 
Quản trị hệ thống mạng Linux 1 và Linux 2 
Quản trị mạng cơ bản và cài đặt máy tính 
Về an ninh mạng: 
System Hacking – xâm nhập và khai thác lỗ hỏng hệ điều hành 
Hacking và bảo mật máy tính Windows 
Bảo mật mạng Wi-Fi 
Hacker mũ trắng Athena 
Bảo mật mạng 
Về Web và thương mại điện tử: 
SEO Google 
Thiết kế, quản trị website doanh nghiệp bằng Joomla 
Xây dụng và quản trị diễn đàn
Lập trình và thiết kế web chuyên nghiệp 
Xây dựng web cấp tốc bằng WordPress 
Xây dựng web bán hàng trực tuyến 
Online Marketing 
2.1.3.2. Thị trường hoạt động 
31 
Thị trường mục tiêu 
Hiện nay, thị trường hoạt động chủ yếu của Trung tâm Athena là thị trường 
cung cấp dịch vụ đào tạo cho học viên về công nghệ thông tin và cung cấp nguồn 
nhân lực có chất lượng cao cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Nhưng hoạt động chính 
là ở thị trường cung cấp dịch vụ đào tạo học viên về công nghệ thông tin. Các hoạt 
động chủ yếu của Trung tâm Athena trong thời gian hiện tại là: 
Công tác huấn luyện, đào tạo kiến thức tin học, đặc biệt trong lĩnh vực mạng 
máy tính, internet, bảo mật và thương mại điện tử, …. 
Tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả tin học vào hoạt động 
sản 
xuất kinh doanh. 
Cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là 
chuyên gia 
về mạng máy tính và bảo mật mạng đạt trình độ quốc tế cho các tổ chức, doanh 
nghiệp có nhu cầu. 
Tiến hành các hoạt động nghiên cứu nâng cao kiến thức tin học và phát triển 
cơ sở dữ liệu thông tin về các ứng dụng và sự cố mạng. 
Tiến hành các dịch vụ ứng cứu khẩn cấp cho doanh nghiệp trong trường hợp 
xảy ra sự cố máy tính. 
Khách hàng mục tiêu 
Khách hàng mục tiêu mà Athena muốn hướng đến là các bạn học sinh, sinh 
viên và các cán bộ công nhân viên chức, người đi làm…Ngoài ra các khoá học về 
Web và Thương mại điện tử cũng thu hút đông đảo các cá nhân, người đi làm muốn 
học hỏi thêm về kinh doanh trực tuyến, tăng lợi nhuận bán hàng… 
Khách hàng cá nhân: Là những bạn sinh viên đang học trung cấp, cao đẳng, 
đại học hoặc đã tốt nghiệp yêu thích đam mê công nghệ thông tin, muốn học hỏi kiến
thức để chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này. Không cần phải là người giỏi về công nghệ 
thông tin, khi đến tham gia đăng kí học trung tâm sẽ kiểm tra trình độ và xếp lớp theo 
từng mức độ của học viên. Một số khách hàng cá nhân khác và hiện đang là khách 
hàng đông đảo của trung tâm là những người đi làm mong muốn có công việc tốt hơn. 
Ví dụ như họ là những nhân viên chuyên phụ trách quản trị mạng và an ninh mạng 
cho doanh nghiệp, tổ chức muốn nâng cao trình độ để tiếp cận và đối phó với những 
xâm phạm, rủi ro từ internet. Bên cạnh đó, một số người muốn xây dựng website bán 
hàng trực tuyến, kinh doanh trên mạng sẽ đăng kí học tại trung tâm. Và đặc biệt, vấn 
đề khát nguồn nhân lực an ninh mạng hiện nay là vấn đề cấp bách, vì vậy một số cá 
nhân sẽ tham gia học tại trung tâm để có một công việc mà đất nước đang rất cần vào 
lúc này. 
Khách hàng doanh nghiệp, tổ chức: Một số doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước 
họ rất muốn bảo mật hệ thống mạng và thông tin của mình.Trong kinh doanh, việc 
bảo mật thông tin là vấn đề sống còn. Hay nói cách khác, bảo mật thông tin chính là 
bảo vệ “túi tiền” của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp, tổ chức muốn đào tạo và 
nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên của mình thì trung tâm Athena sẽ đào tạo 
theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp đó. 
Cơ cấu thị phần 
Với phân khúc thị trường tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng là các bạn 
học sinh, sinh viên và các cán bộ công nhân viên chức yêu thích lĩnh vực công nghệ 
thông tin. Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng Athena tập trung 70% thị phần 
của mình tại Tp Hồ Chí Minh, còn 30% thị phần là dành cho các nơi khác. Ngoài ra, 
trung tâm còn hợp tác với một số đối tác tổ chức các khóa học ngắn hạn cho các doanh 
nghiệp, tổ chức tại các tỉnh thành như Nha Trang, Phan Thiết.... 
Có thể thấy được khách hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm phần lớn. Vì 
vậy trung tâm tập trung khai thác khách hàng ở phạm vị này với 1 trụ sở và 1 chi 
nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó khách hàng ở những nơi khác cũng 
chiếm một phần không nhỏ vì vậy mà trung tâm vẫn duy trì hình thức dạy học online 
hay còn gọi là dạy trực tuyến. Vì vậy một số khách hàng không có điều kiện đến học 
tại trung tâm vẫn có thể học được qua hình thức trực tuyến với sự chỉ dẫn nhiệt tình 
của đội ngũ giảng dạy. 
32
2.1.3.3 Kết quả của hoạt động kinh doanh trong những năm gần 
33 
đây 
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 
Khóa học Khóa 115 120 128 
Doanh thu Tỷ đồng 2,1 2,4 2,9 
Chi phí Tỷ đồng 1,9 2,05 2,25 
Lợi nhuận Tỷ đồng 0,2 0,35 0,65 
Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm ( 2011-2013 ) 
Nguồn:Báo cáo tài chính 2011-2013, phòng Tài chính – Kế toán 
Số lượng các khóa học đang có những chuyển biến tích cực và tăng lên trong 
các năm 2012- 2013. Cho thấy ngày càng nhiều người biết đến các chương trình giảng 
dạy cũng như chất lượng đào tạo của Trung tâm Athena, chính vì thế doanh thu cũng 
tăng lên. Cụ thể qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy doanh thu năm sau 
cao hơn năm trước. Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 150 triệu đồng và năm 2013 
tăng so với năm 2012 là 300 trệu đồng. Điều này cho thấy rằng, khi có sự điều chỉnh 
kịp thời về nhân sự cũng như là có kế hoạch kinh doanh rõ ràng và dự đoán được tình 
hình kinh tế nên Trung tâm Athena đã dần tăng trưởng trở lại sau cuộc rối ren nội bộ 
với mức lợi nhuận tăng dần năm 2011 là 150 triệu đồng đến năm 2013 là 300 triệu 
đồng. 
2.1.3.4.Đánh giá hoạch động kinh doanh của trung tâm 
Trung tâm Athena hoạt động có hiệu quả và tình hình kinh doanh đã đi vào 
quỹ đạo phát triển tốt hơn sau sự cố về nội bộ nhân sự từ năm 2009. Bằng chứng là 
doanh thu tăng liên tục qua 3 năm 2011-2013 và kéo theo là lợi nhuận cũng tăng theo. 
Tuy rằng lợi nhuận qua 3 năm 2011-2013 tăng không đều, năm 2012 tăng 150 triệu 
đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng 300 triệu đồng so với năm 2012 nhưng nhìn 
bức tranh toàn cảnh thì cho thấy, Trung tâm Athena đang hoạt động hiệu quả qua 
từng năm. Và thiết nghĩ rằng, Trung tâm nên có thêm chiến lược kinh doanh mở rộng 
sản phẩm cũng như quy mô trung tâm thêm nữa để đáp ứng được nhu cầu học hỏi về 
công nghệ thông tin như hiện nay. Nhưng trung tâm cũng nên duy trì tình hình hoạt 
động kinh doanh hiệu quả như hiện nay để làm bước đệm cho sự đột phá sau này.
2.1.3.5 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhi ệm vụ của các phòng ban 
Bảng 8: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Trung tâm Athena 
2.1.3.6.Chức năng nhi ệm vụ của các phòng ban 
Phòng hành chính – nhân sự 
Đảm bảo cho các cá nhân, bộ phận trong công ty thực hiện đúng chức năng, 
nhiệm vụ của mình và đạt được hiệu quả cao trong công việc. 
Tránh cho các bộ phận chồng chéo công việc của nhau, giao trách nhiệm công 
việc. Đảm bảo tuyển dụng nhân sự và nhu cầu nguồn nhân sự phục vụ hiệu quả nhất, 
phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên theo yêu cầu của công ty. 
Phòng tài chính – kế toán 
Tham mưu cho Giám đốc, chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính 
34 
và hạch tính kế toán. 
Xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính. 
Thực hiện theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoảng thu nhập, 
chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong công ty. 
Thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí quảng cáo và các chi phí khác của 
công ty.
Phòng đào tạo. 
Tham mưu cho Giám đốc, quản lý, triển khai các chương trình đào tạo bao 
gồm các kế hoạch, chương trình, học liệu, tổ chức giảng dạy và chất lượng giảng dạy 
theo quy chế của Bộ giáo dục và công ty. Quản lý các khóa học và chương trình học 
và danh sách học viên, quản lý học viên. 
Phòng quản lý dự án. 
Tổ chức nghiên cứu , quản lý, giám sát dự án nhằm đảm bảo dự án hoàn thành 
đúng tiến độ, trong phạm vi ngân sách đã duyệt đảm bảo chất lượng và các mục tiêu 
cụ thể của các dự án . 
Phòng kinh doanh- marketing. 
Thiết kế ý tưởng marketing, tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động 
35 
mareketing của công ty. 
Tổ chức nghiên cứu, giám sát các hoạt động kinh doanh, doanh số theo từng 
tuần, từng quý. 
2.2. Mô tả tình hình thực tế việc đào tạo và phát tri ển NNL tại trung tâm 
ATHENA 
2.2.1. Đặc đi ểm của trung tâm ảnh hưởng đến vấn đề đào tạo và phát tri ển 
nguồn nhân l ực 
Môi trường vật chất và môi trường kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế và tố độ 
lạm phát đều có ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống và công ăn việc làm cho người lao 
động nói chung cũng như thu nhập, đời sống và nhu cầu của nhân viên trong Trung 
tâm Athena nói riêng. Do đó, các chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ, phụ cấp của 
Công ty cũng phải thay đổi phù hợp với mức sống của nhân viên. 
Môi trường chính trị - pháp luật: Với Bộ luật lao động, môi trường này ảnh 
hưởng đến Trung tâm Athena thông qua việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân 
viên. Và môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ như là sự ổn định các chính 
sách kinh tế. 
Môi trường văn hóa - xã hội: Xã hội phân chia thành nhiều nhóm quyền lợi, 
thêm vào đó lối sống , nhu cầu cách nhìn nhận về giá trị con người cũng thay đổi. 
Những thay đổi này có ảnh hưởng đến cách tư duy và các chính sách và quản lý nhân 
lực trong Trung tâm Athena.
Các yếu tố từ người lao động 
Nhân tố con người chính là nhân viên làm việc trong Trung tâm Athena. Tiền 
lương là thu nhập chính của nhân viên, nó tác động trực tiếp tới nhân viên. Mục đích 
của người lao động là bán sức lao động của mình để được trả công. Vì vậy vấn đề 
tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, thu hút lao động, muốn cho 
công tác quản trị nhân lực được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền 
lương phải được quan tâm một cách thích đáng. Điều này ảnh hưởng tới cách nhìn 
nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, hài lòng với công 
việc và phần thưởng của họ. 
Vì thành công của doanh nghiệp thường phụ thuộc rất lớn vào con người xét 
về nhiều khía cạnh khác nhau nên nắm được những thay đổi đó sao cho người lao 
động cảm thấy tự tin, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp là mục tiêu chủ yếu của 
Trung tâm Athena. 
Các yếu tố từ nhà quản trị và đặc đi ểm ngành nghề kinh doanh 
Quản trị nhân lực trong trung tâm có đem lại kết quả như mong muốn hay 
không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản trị với lợi ích chính đáng của 
nhân viên. 
Trong thực tế, các nhà quản trị trong Trung tâm Athena cũng thường xuyên 
quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm 
cho công nhân tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của 
mình. 
Việc kết hợp hai mặt, một là tổ chức tạo ra lợi nhuận, một là cộng đồng đảm 
bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong trung tâm tạo ra các cơ hội cần thiết 
để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công cũng 
được Trung tâm Athena quan tâm và chú trọng. 
36
2.2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát tri ển NNL tại trung tâm 
37 
ATHENA 
2.2.3. Các nguyên tắc đào tạo và phát tri ển nguồn nhân l ực tại trung tâm 
Mỗi công ty nói chung và tại các bộ phận phòng ban nói riêng, tại mỗi thời 
điểm có những nhu cầu và điều kiện làm việc đặc thù, do đó khó có thể có một hình 
thức chung cho tất cả doanh nghiệp. Vì vậy, việc đào tạo nhân viên cũng trở thành 
một chiến lược kinh doanh đối với công ty. Để công tác đào tạo và phát triển nguồn 
nhân lực được triển khai đúng kế hoạch thì nhất thiết phải thực hiện theo những 
nguyên tắc đã được đề ra. 
Về mặt nội dung đào tạo phải được lựa chọn để nâng cao năng lực chuyên môn 
của nhân viên và đáp ứng mục tiêu phát triển của công ty đó là nâng cao năng lực 
chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên, kỹ năng ứng phó với các tình huống 
ngoài mong đợi trong quá trình làm việc. Sau đây là các nguyên tắc được áp dụng: 
Luôn tôn trọng và đề cao con người, văn hoá, cá tính cũng như những đóng 
góp của mỗi cá nhân. 
Luôn đánh giá cao các thành viên khi gia nhập công ty, đồng thời thực hiện 
các 
chính sách tương thưởng xứng đáng cho những đóng góp cá nhân và chính sách nhằm 
khuyến khích nhân viên phát huy năng lực của mỗi thành viên. 
Tin tưởng việc đầu tư vào lĩnh vực nhân sự là một trong những yếu tố quan 
trọng mang tính quyết định cho sự thành công hiện nay và sự phát triển của trung tâm 
trong tương lai. 
2.2.4. Các phương pháp đào tạo và phát tri ển nguồn nhân l ực trong tại 
trung tâm 
Cho phép nhân viên tự do nêu lên ý kiến, quan điểm và các sáng kiến giúp cho 
hoạt động kinh doanh của trung tâm hiệu quả hơn. 
Tạo điều kiện cho các thành viên mới gia nhập, có thể hội nhập với môi trường, 
văn hoá của trung tâm. 
Luôn nghiên cứu, thiết kế, và cập nhật các chương trình đào tạo phù hợp với 
nhu cầu công việc của nhân viên.
Tạo điều kiện để nhân viên có được những kiến thức, kỹ năng và năng lực để 
38 
hoàn thành công việc có hiệu quả hơn. 
Tập trung vào điểm mạnh của nhân viên. Nhân viên của Trung tâm Athena đa 
số là những người có trình độ chuyên môn cao, họ có khả năng tự làm việc rất tốt, vì 
thế để phát huy khả năng của họ, trung tâm luôn cố gắng sắp xếp cho họ công việc 
phù hợp với điểm mạnh của họ nhất. 
Xây dựng, áp dụng các chương trình đánh giá, kiểm tra năng lực, mức độ hoàn 
thành công việc của nhân viên.
CHƯƠNG 3 
NHẬN ĐỊNH VỀ CÔNG VIỆC ĐÀO TẠO V À PHÁT TRIỂN NNL TẠI TRUNG TÂM 
ATHENA 
3.1. Quy trình đào tạo nguồn nhân l ực tại trung tâm 
3.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân l ực trong trung tâm 
39 
Đào tạo theo kế hoạch. 
Đầu năm, phòng tổ chức hành chính dựa vào các tiến bộ về kiến thức chuyên 
môn của nhân viên, trên cơ sở doanh thu hoặc năng suất hoặc nhu cầu của trưởng đơn 
vị lên kế hoạch. Kế hoạch của từng bộ phận được chuyển đến phòng tổ chức hành 
chính và khi đó cán bộ phụ trách công tác đào tạo và phát triển tổng kết kế hoạch cho 
toàn trung tâm, đưa ra kế hoạch đào tạo cán bộ và nhân viên. 
Đào tạo bổ sung. 
Tuy gọi là đào tạo bổ sung nhưng thực ra nó chiếm phần lớn số lượng được 
đào tạo. Từng đơn vị lên kế hoạch lao động bổ sung do thiếu người đứng máy, xuất 
phát từ yêu cầu công việc…. và gửi kế hoạch này lên phòng tổ chức hành chính. Vào 
cuối tháng, cuối quý phòng tổ chức và hành chính cân đối kế hoạch đào tạo để điều 
chỉnh xét duyệt và trình giám đốc phê duyệt. Nhu cầu đào tạo xuất phát từ yêu cầu 
của các trưởng đơn vị, dựa vào số lao động và công việc tương ứng để hoàn thành kế 
hoạch. Tuy nhiên phòng tổ chức ít khi xem xét sâu về nhu cầu thật sự từ các bộ phận 
này đó cũng là một yếu tố đánh giá đôi khi không chính xác và hiệu quả. Một thực tế 
là khi trung tâm có đủ điều kiện để tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và phát 
triển thì công tác này được tiến hành 
Nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý, chuyên môn. 
Căn cứ vào kế hoạch nguồn nhân lực của trung tâm trong năm tiếp theo, ví dụ 
trên báo cáo dự kiến kế hoạch của năm tới có quyết định thay đổi lao động thì dựa 
vào sự thay đổi đó có kế hoạch phù hợp: Ví dụ như theo kế hoạch thì năm nay có thay 
đổi lao động trực tiếp còn bộ phận lao động gián tiếp giữ nguyên. 
Thực sự thì nhu cầu đào tạo về cán bộ quản lý ít được quan tâm hơn cả do 
phần lớn các cá nhân thường tự cảm thấy có nhu cầu học thêm thỡ cú đơn yêu cầu 
lên trưởng đơn vị. Trưởng đơn vị trình duyệt đơn này và gửi lên trưởng phòng tổ chức 
hành chính hoặc người đại diện về công tác đào tạo xem xét và đồng ý nếu được phê
duyệt thì người cán bộ có thể đi học. Người có nhu cầu đi học được duyệt sẽ tự lựa 
chọn thời gian (ngoài giờ hành chính) địa điểm chọn trường và thường tự bỏ kinh phí 
để đi học. Tuy nhiên hàng năm cũng có một số ít người được cán bộ lãnh đạo ấn định 
chỉ tiêu được đi học. Đối tượng này được trung tâm cung cấp 1 phần kinh phí và được 
gửi đi các trường đại học. 
Nhu cầu đào tạo nhân viên 
Nhu cầu đào tạo nhân viên được xác định: 
Căn cứ vào nhu cầu lao động hàng năm, số lượng lao động hiện tại, số công 
nhân chuẩn bị nghỉ hưu, hay chuyển đi nơi khác trung tâm tiến hành cân đối lao 
động. Đây là căn cứ cơ bản thường được làm nhiều ở các doanh nghiệp nhưng nó 
chưa tính tới sự biến động của môi trường. 
Căn cứ vào máy móc, thiết bị ở các bộ phận xác định nhu cầu đào tạo từng bộ 
phận, sau đó tổng hợp thành nhu cầu toàn trung tâm. 
Căn cứ vào việc kiểm tra trình độ đối với số nhân viên mới tuyển, phần lớn là 
phải đào tạo vì họ chủ yếu là mới tốt nghiệp do vậy trình độ không đáp ứng được 
công việc của trung tâm. 
Căn cứ vào mong muốn của bản thân người lao động, trưởng đơn vị sẽ xét 
duyệt các đơn yêu cầu đó dựa trên thực tiễn công việc và đựa ra nhu cầu hợp lý. 
Tóm lại, để xác định nhu cầu đào tạo của toàn bộ trung tâm trong năm thì phải xác 
định nhu cầu trên căn cứ đó rồi tổng hợp lại. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện của 
từng năm mà các nhu cầu này có sự thay đổi, không phải nhất thiết năm nào cũng 
phải sử dụng tất cả các căn cứ trên. 
3.1.2. Xác định mục tiêu đào tạo và phát tri ển nguồn nhân l ực 
Tổ chức hình thành một số công ty con kinh doanh trong lĩnh vực nhân sự 
Liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoài ngành để tạo thêm sức mạnh 
40 
trong việc phát triển kinh doanh. 
Tiếp tục đầu tư phát triển trong các lĩnh vực kinh doanh chiến lược: Tuyển 
dụng quản trị viên cấp cao, cho thuê nhân sự, tư vấn chiến lược cho các công ty trong 
nước và các công ty đa quốc gia… 
Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành giữa các đơn vị, phòng ban. Đảm bảo 
việc kinh doanh có hiệu quả và tích luỹ vốn để phát triển.
Xây dựng và phát triển nguồn lực con người của trung tâm mạnh về mọi mặt 
đủ về chất lượng và số lượng, có năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật 
mới. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, công 
nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển và mở rộng liên 
doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển năng lực trung tâm 
là doanh nghiệp xây dựng mạnh với năng lực cạnh tranh cao trong nước và Quốc tế. 
Thực hiện tốt mối quan hệ bình đẳng giữa các phòng ban trong trung tâm phát 
triển nguồn nhân lực Athena và các công ty liên kết, mối quan hệ giữa doanh nghiệp 
với CBCNV. Không ngừng nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần 
cho CBCNV; xây dựng văn hoá doanh nghiệp mang bản sắc riêng của trung tâm. 
3.1.3. Lập kế hoạch và l ựa chọn hình thức đào tạo và phát tri ển nguồn 
nhân l ực 
Lập kế hoạch đào tạo 
Hàng năm, Trung tâm Athena tổ chức 2 chương trình đào tạo và phát triển 
nguồn nhân lực vào tháng 3 và tháng 9. Mỗi chương trình đào tạo kéo dài 2 tuần và 
tất cả cán bộ công nhân viên chức và nhân viên của trung tâm đều phải thêm gia đào 
tạo đê năng cao kiến thức kỹ năng chuyên môn của mình. Tùy tình hình từng năm mà 
trung tâm có kế hoạch đào tạo khác nhau và nội dung đào tạo cũng khác nhau. 
Lựa chọn hình thức đào tạo 
Hiện nay các trung tâm vẫn duy trì các hình thức đào tạo: 
Đào tạo trong công vi ệc: là hình thức do trung tâmthực hiện tại địa điểm trong 
trung tâm . Giáo viên là cán bộ công nhân viên trung tâm hoặc trung tâm mời hoặc 
do đối tác theo chương trình chuyển giao công nghệ. 
Đào tạo ngoài công vi ệc: là khoá đào tạo do các tổ chức không thuộc trung 
tâm đảm nhận và trung tâm cử người đến học. 
Đào tạo theo ki ểu chỉ dẫn. 
Phần lớn lao động tuyển mới vào thường không đạt yêu cầu về chuyên môn 
cũng như tác phong làm việc của các bộ phận, vì vậy để họ tiếp cận với công việc là 
rất khó. Trưởng đơn vị sẽ lựa chọn những công nhân có kinh nghiệm và tay nghề cao, 
họ được bố trí theo kiểu 1 kèm 1 hoặc có thể kèm nhiều người, tuỳ theo mức độ của 
công việc trong thời gian nhất định. Kết thúc chương trình sẽ là một cuộc sát hạch 
41
kiểm tra những người được đào tạo, bao gồm cả nhận thức về công việc và cả thực 
hành tại chỗ. Nếu đạt kết quả như yêu cầu đặt ra thì chương trình kết thúc còn ngược 
lại thì đơn vị đó sẽ tổ chức đào tạo lại lần nữa. 
Luân phiên công vi ệc. 
Áp dụng cho người nhân viên làm việc các công việc tương tự nhau, luân 
chuyển lao động từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ phân xưởng này sang phân 
xưởng khác. Phương pháp này thường được áp dụng khi một bộ phận cần bổ sung 
thêm một số lao động để đáp ứng mục tiêu sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. 
Đào tạo nâng bậc. 
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đào tạo nâng bậc là một hình thức đánh 
giá để tăng lương. Nếu chúng ta làm tốt công tác đào tạo nâng bậc thì đây là hình thức 
tăng lương công bằng và hiệu quả nhất. Những người công nhân ở bậc càng cao thì 
lương cũng càng cao. Tuy nhiên để hoàn thành tốt công tác này chúng ta phải xem 
xét tới nhiều yếu tố khác nhau. 
Đào tạo ngoài công vi ệc. 
Đối với loại hình đào tạo này thì trung tâm chỉ duyệt, ký danh sách những 
người đưa đi đào tạo, còn phương pháp cụ thể thì do các tổ chức bên ngoài lựa chọn. 
Thường trung tâm vẫn gửi người lao động đến các trung tâm dạy nghề, trung học 
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học (trường chính quy) 
Đào tạo cán bộ quản lý 
Nhìn chung việc đào tạo cán bộ quản lý do tự bản thân cán bộ do đó nhận thấy 
cần thiết phải đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nên thường chọn các trường đại 
học hoặc đào tạo ở nước ngoài. Họ tự chọn chuyên ngành đào tạo cho mình. Chi phí 
gần như người cán bộ đó phải chịu, trung tâm chỉ hỗ trợ phần nhỏ và giờ học phải 
ngoài giờ hành chính. Việc đào tạo cán bộ quản lý với mục đích chính là nâng cao 
nghiệp vụ. 
42 
Đào tạo nhân viên 
Trường hợp đào tạo bên ngoài đối với công nhân thường để đáp ứng với nhu cầu công 
việc. Vì không có điều kiện để đưa số lượng nhân viên lớn đi nên mỗi đơn vị thường 
cử 2-3 người đưa đi đào tạo sau đó họ truyền đạt lại cho nhân viên trong đơn vị đó. 
Cách này đảm bảo đơn vị nào, bộ phận nào cũng có thể làm quen với công nghệ
mới.Trong trường hợp đào tạo bên ngoài thì chương trình và giáo viên là do tổ chức 
đào tạo ký hợp đồng với trung tâm tự chọn lựa. 
3.1.4. Tổ chức thực hi ện chương trình đào tạo và phát tri ển nguồn nhân 
43 
lực 
Sau khi đã có kế hoạch cụ thể và chọn được phương pháp đào tạo phù hợp thì 
trung tâm tiến hành tổ chức đào tạo nguồn nhân lực. Trung tâm sẽ thông báo thời gian 
và địa điểm diễn ra đào tạo cho tất cả nhân viên đến để đào tạo, đồng thời trong quá 
trình đào tạo nhân viên vẫn được hưởng lương cơ bản. Tổ chức đào tạo thành 2 đợt 
khác nhau cho nhân viên dễ dàng lực chọn thời gian. 
3.1.5. Đánh giá hi ệu quả công tác đào tạo và phát tri ển nguồn nhân l ực tại 
trung tâm 
3.1.6. Những thành công trong công tác đào tạo và phát tri ển tại trung 
tâm 
Tuyển được đội ngũ nhân trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về ngề 
nhân sự cũng như về thị trường lao động tại Việt Nam và các chính sách về lao động, 
quy định pháp luật của nhà nước. 
Các nguyên tắc tuyển dụng mà trung tâm sử dụng luôn đặt con người là yếu tố 
hàng đầu, chú ý tới lợi ích và quyền lợi của người lao động. Vì thế có thể nói đây là 
các nguyên tắc khá tiến tiến và phù hợp với thời đại mới. 
Các thông tin như yêu cầu của ứng viên, quyền lợi của ứng viên khi vào làm 
việc tại Công ty, cũng như nội quy mà ứng viên phải tuân theo được quy định rõ ràng, 
chi tiết đảm bảo tính minh bạch, và tạo tâm lý yên tâm cho ứng viên khi làm việc. 
Công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên trong quá trình thử việc 
được quy định rõ ràng, dựa vào bảng tiêu chuẩn có sẵn và được lập lập kế hoạch cụ 
thể. Điều này giúp cho BGĐ nhanh chóng đưa ra quyết định tuyển dụng, và việc tuyển 
dụng cũng diện ra khách quan hơn. 
Số lượng và chất lượng cán bộ hiện tại về cơ bản đã đáp ứng được phần lớn 
yêu cầu khối lượng công việc của trung tâm. 
Đã xây dựng được kế hoạch đào tạo hàng năm và các phương pháp đào tạo 
khá đa dạng phù hợp với thực tiễn.
Quy chế tiền lương được công khai và phổ biến qua hội nghị, tới từng cán bộ 
công nhân viên trong Cơ quan trung tâm đồng thời đảm bảo chế độ chính sách pháp 
luật của Nhà nước.Về việc thực hiện Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế cho người lao 
động, trung tâm đã thực hiện khá tốt bởi đây là một công cụ nhằm bảo đảm lợi ích 
cho người lao động. Chính vì thế người lao động có thể yên tâm làm việc kéo theo 
năng suất lao động tăng dẫn đến tăng lợi nhuận cho trung tâm. 
3.1.7. Những hạn chế tồn tại trong công tác đào tạo và phát tri ển 
tại trung tâm 
Qua tìm hiểu thực tế và quá trình phân tích trên ta thấy công tác đào tạo và 
phát triển nguồn nhân lực của trung tâm vẫn còn rất nhiều bất cập. Cụ thể là : 
Lãnh đạo trung tâm chưa quan tâm đúng mức đối với công tác đào tạo. 
Việc xác định nhu cầu chưa tốt, mới chỉ căn cứ vào quan điểm chủ quan của 
44 
người lãnh đạo làm công tác đào tạo. 
Mục tiêu đào tạo chưa rõ ràng 
Các hình thức đào tạo còn đơn điệu 
Quỹ đào tạo cũng yếu 
Chưa có quy định, quy chế riêng đối với công tác đào tạo. Việc đánh giá hiệu 
quả sau mỗi khoá học là chưa tốt 
Việc đào tạo vẫn mang nặng lý thuyết, chưa đi sát vào thực tiễn. 
Nguyên nhân làm giảm hiệu quả đào tạo. 
Nguyên nhân chủ quan: 
Việc xác định nhu cầu đào tạo của trung tâm chưa chính xác đỳng nờn vẫn 
chưa đáp ứng yêu cầu của công việc. 
Chưa cải tiến phương pháp giảng dạy, chưa tổ chức tốt công tác đánh giá hiệu 
quả công việc. 
Ban quản lý chưa làm cho người lao động thấy được hiệu quả sau khi đào tạo. 
Do bản thân người lao động: Người lao động không xác định được thực sự 
nhu cầu của mình hoặc có nhu cầu đào tạo với mục đích khác. 
Nguyên nhân khách quan 
Do sự phát triển của nền kinh tế - xã hội dẫn đến nhu cầu phát triển con người 
thay đổi.
Do khoa học công nghệ phát triển một cách nhanh chóng. 
Do sự cạnh tranh khốc liệt để tìm kiếm việc làm nên con người chú trọng quá 
nhiều bằng cấp, theo học nhiều chương trình nhưng thực tế khi đi làm vẫn tồn tại tình 
trạng tổ chức vẫn phải đào tạo những kiến thức đú trờn cơ sở thực tiễn. Có thể nói 
đây là xu hướng quan trọng hoá bằng cấp. 
3.2. Giải pháp nâng cao hi ệu quả đào tạo và phát tri ển nguồn nhân l ực 
3.2.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO 
TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM ATHENA 
Đị nh hướng phát tri ển Công ty đến năm 2015 
Tiếp tục xây dựng và phát triển trung tâm, giữ vững là một doanh nghiệp hàng 
đầu trong lĩnh vực đào tạo quản trị và an ninh mạng, tư vấn nhân sự, đa dạng dịch vụ 
kinh doanh, duy trì và phát triển các mối quan hệ thân thiết với các khách hàng, lấy 
hiệu quả kinh tế và chất lượng dịch vụ là thước đo cho sự phát triển ổn định và bền 
vững của trung tâm, đảm bảo cho trung tâm có tiềm lực kinh tế mạnh, đủ sức để cạnh 
tranh với các doanh nghiệp trong nước và trong khu vực. Không ngừng nâng cao đời 
sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của trung tâm 
Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu: 
Tổ chức hình thành một số công ty con kinh doanh trong lĩnh vực nhân sự 
Liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoài ngành để tạo thêm sức mạnh 
45 
trong việc phát triển kinh doanh. 
Tiếp tục đầu tư phát triển trong các lĩnh vực kinh doanh chiến lược: Đào tạo 
quản trị mạng và an ninh mạng, tuyển dụng quản trị viên cấp cao, cho thuê nhân sự, 
tư vấn chiến lược cho các công ty trong nước và các công ty đa quốc gia… Hoàn 
thiện cơ chế quản lý, điều hành giữa các đơn vị, phòng ban. Đảm bảo việc kinh doanh 
có hiệu quả và tích luỹ vốn để phát triển. 
Xây dựng và phát triển nguồn lực con người của trung tâm mạnh về mọi mặt 
đủ về chất lượng và số lượng, có năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật 
mới. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, công 
nghệ
bai bao cao thuc tap 3
bai bao cao thuc tap 3
bai bao cao thuc tap 3
bai bao cao thuc tap 3
bai bao cao thuc tap 3
bai bao cao thuc tap 3
bai bao cao thuc tap 3

Contenu connexe

Tendances

Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAY
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAYĐề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAY
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAY
Đề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAYĐề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAY
Đề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoTiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoThanh Hoa
 
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Điểm cao -  sdt/ ZALO 093 189 2701Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Điểm cao -  sdt/ ZALO 093 189 2701
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự công ty Phú Cường, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự công ty Phú Cường, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự công ty Phú Cường, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự công ty Phú Cường, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty...
Đề tài: Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty...Đề tài: Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty...
Đề tài: Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Tendances (16)

Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cao su, HAY
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cao su, HAYLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cao su, HAY
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cao su, HAY
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAY
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAYĐề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAY
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAY
 
Đề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAY
Đề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAYĐề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAY
Đề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAY
 
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoTiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
 
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Điểm cao -  sdt/ ZALO 093 189 2701Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Điểm cao -  sdt/ ZALO 093 189 2701
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty thương mại Duy Tùng
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty thương mại Duy TùngĐề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty thương mại Duy Tùng
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty thương mại Duy Tùng
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự công ty Phú Cường, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự công ty Phú Cường, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự công ty Phú Cường, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự công ty Phú Cường, HAY
 
Đề tài: Công tác đào tạo nhân lực tại công ty vận tải Phượng Cường
Đề tài: Công tác đào tạo nhân lực tại công ty vận tải Phượng CườngĐề tài: Công tác đào tạo nhân lực tại công ty vận tải Phượng Cường
Đề tài: Công tác đào tạo nhân lực tại công ty vận tải Phượng Cường
 
Đề tài: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Bao Bì
Đề tài: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Bao BìĐề tài: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Bao Bì
Đề tài: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Bao Bì
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOTĐào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
luan van dao tao nguon nhan luc tai cong ty thuong mai vhc
luan van dao tao nguon nhan luc tai cong ty thuong mai vhcluan van dao tao nguon nhan luc tai cong ty thuong mai vhc
luan van dao tao nguon nhan luc tai cong ty thuong mai vhc
 
Đề tài: Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty...
Đề tài: Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty...Đề tài: Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty...
Đề tài: Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty...
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty ...Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty ...
 
Đề Tài báo cáo thực tập đào tạo nguồn nhân lực hay download 2017
Đề Tài báo cáo thực tập đào tạo nguồn nhân lực hay download 2017Đề Tài báo cáo thực tập đào tạo nguồn nhân lực hay download 2017
Đề Tài báo cáo thực tập đào tạo nguồn nhân lực hay download 2017
 

Similaire à bai bao cao thuc tap 3

Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...
Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...
Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Cải tiến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn xây ...
Cải tiến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn xây ...Cải tiến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn xây ...
Cải tiến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn xây ...luanvantrust
 
Luan van phat trien nguon nhan luc1
Luan van phat trien nguon nhan luc1Luan van phat trien nguon nhan luc1
Luan van phat trien nguon nhan luc1nguyenthivan2803
 

Similaire à bai bao cao thuc tap 3 (20)

Báo cáo thực tập Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, phát triển nguồn lực tại...
Báo cáo thực tập Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, phát triển nguồn lực tại...Báo cáo thực tập Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, phát triển nguồn lực tại...
Báo cáo thực tập Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, phát triển nguồn lực tại...
 
Cơ Sở Lý Luận Chuyên Đề Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn N...
Cơ Sở Lý Luận Chuyên Đề Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn N...Cơ Sở Lý Luận Chuyên Đề Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn N...
Cơ Sở Lý Luận Chuyên Đề Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn N...
 
Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...
Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...
Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...
 
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.docx
 
Chuyên Đề Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công ...
Chuyên Đề Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công ...Chuyên Đề Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công ...
Chuyên Đề Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công ...
 
1-1.docx
1-1.docx1-1.docx
1-1.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực.docx
Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực.docxCơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực.docx
Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Quản Trị Nhân Lực.docx
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Quản Trị Nhân Lực.docxCơ Sở Lý Luận Chung Về Quản Trị Nhân Lực.docx
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Quản Trị Nhân Lực.docx
 
Đề tài công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, HOT, ĐIỂM 8Đề tài công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, HOT, ĐIỂM 8
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty điện thoai, 9đ
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty điện thoai, 9đĐào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty điện thoai, 9đ
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty điện thoai, 9đ
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
Cơ sở lí luận về công tác đào tạo và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lí luận về công tác đào tạo và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp.docxCơ sở lí luận về công tác đào tạo và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lí luận về công tác đào tạo và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp.docx
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...
Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...
Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...
 
Cải tiến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn xây ...
Cải tiến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn xây ...Cải tiến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn xây ...
Cải tiến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn xây ...
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luan van phat trien nguon nhan luc1
Luan van phat trien nguon nhan luc1Luan van phat trien nguon nhan luc1
Luan van phat trien nguon nhan luc1
 
Luận Văn Cao Học Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Sứ Conasi.doc
Luận Văn Cao Học Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Sứ Conasi.docLuận Văn Cao Học Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Sứ Conasi.doc
Luận Văn Cao Học Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Sứ Conasi.doc
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty dụng cụ thể thao
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty dụng cụ thể thaoLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty dụng cụ thể thao
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty dụng cụ thể thao
 

Dernier

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

bai bao cao thuc tap 3

  • 1. Mục Lục CHƯƠNG 1............................................................................................................................ 4 1.1 Quản trị nguồn nhân lực .......................................................................................... 4 1.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...................................................................... 5 1.3. Tiến hành lập kế hoạch đào tạo NNL ................................................................. 9 1.4. Xác định nhu cầu đào tạo .................................................................................... 9 1.5. Các bước thực hiện quá trình đào tạo NNL .................................................... 11 CHƯƠNG 2.......................................................................................................................... 24 2.1 Giới thiệu sơ lược về trung tâm ATHENA ....................................................... 24 2.2. Mô tả tình hình thực tế việc đào tạo và phát triển NNL tại trung tâm ATHENA........................................................................................................................... 35 CHƯƠNG 3 .......................................................................................................................... 39 3.1. Quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại trung tâm ............................................ 39 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ....................... 45 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 50 1
  • 2.  Danh Sách các từ viết tắt và các bảng, biểu đồ 2 o Các từ viết tắt  NNL: Nguồn nhân lực  KHKT: Khoa học kỹ thuật  TNHH: Trách nhiệm hữu hạn  MTV: Một thành viên  TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh  MS: MicroSoft  CBCNV: Cán bộ công nhân viên  BGD: Ban giám đốc  NSLĐ: Năng suất lao động o Các bảng:  Bảng 1: Nội dung chủ yếu của lập kế hoạch nhân lực  Bảng 2: Sự biến động và thay đổi nhân lực của doanh nghiệp  Bảng 3: cân đối về lao động giữa hai thời kì kế tiếp  Bảng 4: Sự điều chỉnh đối với cá nhân và tập thể  Bảng 5: Thành phần nhân lực của trung tâm ( 2013-2014 )  Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm ( 2011- 2013 )  Bảng 7: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Trung tâm Athena
  • 3. LỜI MỞ ĐẦU Nguồn lực con người vừa là mục tiêu vừa là động lực có vai trò quyết định quá trình phát triển kinh tế xã hội của bất kì quốc gia nào, bên cạnh những nguồn lực vật chất, tài nguyên thiên nhiên thì NNL luôn là điểm khởi đầu để các nguồn lực khác sử dụng một cách khoa học và hiệu quả. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, con người ngày càng có điều kiện để tăng năng suất lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp được mở ra nhiều cơ hội phát triển. Sự phát triển của doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển cả quốc gia. Tuy nhiên, đây là thách thức đối với doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải cạnh tranh, điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp phải phát huy lợi thế của mình. Chất lượng NNL là lợi thế hàng đầu bởi con người là tài nguyên vô giá. Vì vậy đào tạo và phát triển NNL là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của cả đất nước với mục đích là sử dụng tối đa nguồn nhân lực. Đào tạo, bồi dưỡng là một quá trình học tập nhằm mục đích nâng cao tay nghề và kỹ năng của nhân viên đối với công việc hiện hành hay trước mắt. Mục đích của công tác đào tạo là nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với sự thay đổi cơ cấu của tổ chức khi có sự thay đổi và phát triển trong tương lai. Nhận rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển NNL tại các doanh nghiệp nói chung và trung tâm ATHENA nói riêng em đã chọn đề tài “giải pháp nâng cao công tác đào tạo tại trung tâm quản trị mạng và an ninh quốc gia Athena “ 3
  • 4. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NNL 4 1.1 Quản trị nguồn nhân l ực 1.1.1. Khái ni ệm Quản trị NNL là quá trình học tập làm cho người lao động có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ, để chuẩn bị con người cho tương lai có thể cho người đó khi chuyển tới công việc mới trong một thời gian thích hợp. Là quá trình học tập nhằm mở ra cho các cá nhân những công việc, cơ hội mới dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức. 1.1.2. Nhi ệm vụ Ba bộ phận đào tạo, giáo dục, phát triển hình thành việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là cần thiết cho sự thành công của tổ chức và sự phát triển tiềm năng của con người. Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm không chỉ đào tạo nội bộ được thực hiện bên trong một doanh nghiệp, mà còn bao gồm một loạt những hoạt động khác của phát triển và đào tạo nguồn nhân lực được thực hiện từ bên ngoài như: Đào tạo sau đại học, ngoại ngữ, tin học, nâng cao tay nghề, dạy nghề, bồi dưỡng và nâng cao các kỹ năng, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ, học tập và trao đổi kinh nghiệm, đào tạo chuyên sâu, chuyên đề, lý luận chính trị, đào tạo tại nước ngoài,… - Để chuẩn bị và bù đắp vào những chỗ bị thiếu, bị bỏ trống. Sự bù đắp và bổ sung này diễn ra thường xuyên nhằm làm cho doanh nghiệp hoạt động trôi chảy. - Để chuẩn bị cho những người lao động thực hiện được những trách nhiệm và nhiệm vụ mới do có sự thay đổi trong mục tiêu: Cơ cấu, thay đổi về luật pháp, chính sách và kỹ thuật công nghệ mới tạo ra. - Để hoàn thiện khả năng người lao động (nhiệm vụ hiện tại cũng như nhiệm vụ tương lai một cách có hiệu quả). - Giảm bớt được sự giám sát, vì đối với người lao động được đào tạo, họ là người có thể tự giám sát
  • 5. - Giảm bớt những tai nạn, do những hạn chế của con người hơn là do những 5 hạn chế của trang bị - Sự ổn định và năng động của doanh nghiệp được tăng lên, vì chúng được bảo đảm có hiệu quả ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn nhân lực dự trữ để thay thế. 1.1.3. Chức năng Các hoạt động liên quan đến quản lý NNL rất đa dạng và thay đổi trong các tổ chức khác nhau. Tuy nhiên có thể phân chia quản lý theo 3 nhóm chức năng 1.1.3.1. Chức năng thu hút người lao động Chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo số lượng lao động với phẩm chất phù hợp cho công việc của doang ngiệp. Để có thể tuyển được đúng người, đúng việc, cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất, thực trạng sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Thực hiện phân tích công việc sẽ cho biết doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu lao động và tiêu chuẩn đặt ra đối với từng lao động là như thế nào, việc sử dụng các kỹ năng trong tuyển dụng như trắc nghiệm, phỏng vấn sẽ giúp doanh nghiệp chọn được lao động đúng nhất. 1.1.3.2. Chức năng đào tạo Chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của lao động đảm bảo cho lao động trong doanh nghiệp đủ trình độ tay nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho người lao động phát huy tối đa năng lực hiện có. 1.1.3.3. Chức năng duy trì nguồn lao động Chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động trong doanh nghiệp. Ngoài ra còn phải kích thích động viên lao động, duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp. 1.2 . Đào tạo và phát tri ển nguồn nhân l ực 1.2.1 Khái ni ệm Chức năng đào tạo được gọi một cách phổ biến là phát triển nguồn nhân lực, phối hợp các hoạt động đào tạo và phát triển trong tổ chức. Phát triển NNL theo nghĩa rộng là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định để tạo ra sự thay đổi về hành vi nghề
  • 6. nghiệp cho người lao động được thực hiện bởi doanh nghiệp. Phát triển NNL như vậy là bao gồm tất cả các hoạt động học tập. Đào tạo: Giúp đỡ nhân viên hoàn thành công việc thực tại tốt hơn Phát triển: Chuẩn bị cho nhân viên trong tương lai, chú trọng vào việc học tập và phát triển cá nhân + Theo Corel Al cho rằng có 2 hình thức đào tạo: + Đào tạo chung: Loại hình này được áp dụng bởi nhân viên được kỹ năng có thể sử dụng mọi nơi + Đào tạo chuyên: Được áp dụng giúp nhân viên có thông tin và kỹ năng chuyên biệt để áp dụng cho công việc Như vậy cũng cần phân biệt rằng đào tạo và phát triển tuy chúng cùng điểm tương đồng về phương pháp thực hiện, được sử dụng nhằm tác động lên quá trình học tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành….Nhưng đào tạo có hướng vào hiện tại, chú trọng công việc hiện thời của cá nhân giúp họ có các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại còn phát triển nhân viên chú trọng các công việc tương lai trong tổ chức doanh nghiệp 1.2.2. Mục đích đào tạo Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên thực hiện công việc không đáp ứng tiêu chuẩn mẫu hoặc khi nhận công việc mới. Cập nhật kỹ năng kiến thức cho nhân viên giúp họ có thể áp dụng thành công tác thay đổi công nghệ, kĩ thuật tiên tiến trong doanh nghiệp. Đào tạo để tránh tình trạng lỗi thời, các nhà quản trị cần áp dụng các phương pháp quản lí sao cho phù hợp với thay đổi về quy trình công nghệ mới, môi trường kinh doanh mới. Giải quyết vấn đề tổ chức đào tạo và phát triển giúp các nhà quản trị giải quyết vấn đề mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, đề ra chính sách quản lý NNL có hiệu quả. Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới: Nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức doanh nghiệp. Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn đào tạo và phát triển thay thế cho cán bộ quản lý chuyên môn khi cần thiết. 6
  • 7. Thoả mãn nhu cầu phát triển cho các nhân viên được trang bị những kĩ năng chuyên môn. Khi cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, muốn được trao cho những nhiệm vụ có thách thức cao hơn cơ hội thăng tiến. 1.2.3. Phân loại hình thức đào tạo 1.2.3.1 Theo đị nh hướng nội dung đào tạo có 2 hình thức Đào tạo định hướng công việc: Là hình thức đào tạo công việc kỹ năng thực hiện một công việc nhất định, nhân viên có thể sử dụng kỹ năng này để làm việc trong các doanh nghiệp khác nhau. Đào tạo hướng định doanh nghiệp: Là hình thức đào tạo các kỹ năng, cách thức, phương pháp làm việc điển hình trong doanh nghiệp. 1.2.3.2. Theo mục đích nội dung đào tạo Đào tạo hướng dẫn ( định hướng ) công việc cho công nhân nhằm cung cấp thông tin, kiến thức mới và chỉ dẫn họ nhân viên mới tuyển về công việc và doanh nghiệp, giúp họ mau chóng thích nghi với điều kiện làm việc trong doanh nghiệp. Đào tạo huấn luyện kĩ năng nhằm giúp nhân viên mới có trình độ lành nghề Đào tạo kĩ thuật an toàn lao động, hướng dẫn nhân viên cách thức làm việc an toàn, ngăn ngừa trường hợp tai nạn lao động đối với một số công việc nguy hiểm nhiều rủi ro. Hoặc một số doanh nghiệp thường có nhiều rủi ro như xây dựng, khai thác mỏ…..Đào tạo kĩ thuật an toàn lao động là yêu cầu nhân viên nhất thiết phải tham dự khoá đào tạo an toàn lao động, ký vào sổ cam kết về an toàn lao động trước khi làm việc. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật thường được tổ chức định kì nhằm giúp đội ngũ cán bộ chuyên môn kĩ thuật luôn được cập nhật các kiến thức kỹ năng mới. Đào tạo và phát triển các năng lực quản trị nhằm giúp nhà quản trị tiếp xúc, làm quen phương pháp làm việc mới, nâng cao kỹ năng thực hành và kinh nghiệm tổ chức quản lý, khuyến khích nhân viên trong doanh nghiệp. 1.2.3.3. Theo cách thức tổ chức, có các hình thức Đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, tại lớp cạnh xí nghiệp hoặc kèm cặp tại 7 chỗ
  • 8. Trong đào tạo chính quy các học viên được thoát ly khỏi công việc hằng ngày tại doanh nghiệp. Do đó thời gian đào tạo ngắn và chất lượng đào tạo thường cao hơn so với các hình thức đào tạo khác. Tuy nhiên số người tham gia đào tạo rất hạn chế. Đào tạo tại chức thường được áp dụng với cán bộ, vừa đi làm vừa tham gia khoá đào tạo, thời gian đào tạo có thể thực hiện trong một phần thời gian làm việc. Ví dụ: mỗi tuần học một buổi hay mỗi quý tập trung vài tuần tuỳ điều kiện cụ 8 thể từng doanh nghiệp Lớp cạnh doanh nghiệp: Thường áp dụng để đào tạo nhân viên mới cho các doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp có cơ sở đào tạo riêng nhằm tuyển sinh đào tạo những nghề phổ biến lựa chọn cho những học viên xuất sắc của khoá đào tạo, tuyển vào làm việc trong các doanh nghiệp. Học viên sẽ học lý thuyết tại lớp sau đó tham gia thực hành tại các phân xưởng trong doanh nghiệp. Lớp đào tạo này thường mang hiệu quả cao hơn, học viên vừa nắm vững lý thuyết vừa tham gia thực hành ngay tại doanh nghiệp, thời gian đào tạo ngắn, chi phí đào tạo thấp. Tuy nhiên có những doanh nghiệp lớn mới có khả năng tổ chức hình thuc đào tạo này. Thường là người có trình độ tay nghề cao kèm cặp hướng dẫn học viên. 1.2.3.4. Theo đị a đi ểm học nơi đào tạo Hình thức đào tạo tại nơi làm việc và đào tạo ngoài giờ làm việc 1.2.3.4.5. Theo đối tượng học viên Có 2 hình thức: Đào tạo mới và đào tạo lại Đào tạo mới được áp dụng đối với những người lao động phổ thông, chưa có tay nghề giỏi. Mặc dù người lao động có thể lần đầu đi làm việc hoặc đã làm việc nhưng chưa có kỹ năng để thực hiện công việc Đào tạo lại được áp dụng đối với người lao động đã có kỹ năng làm việc nhưng phải đổi cách do yêu cầu của doanh nghiệp Tóm lại, việc lựa chọn hình thức đào tạo nào mang lại hiệu quả đều phụ thuộc vào yêu cầu về quy mô đào tạo, mức độ phức tạp, nội dung đào tạo và điều kiện trang thiết bị kĩ thuật, tài chính…cụ thể trong từng doanh nghiệp
  • 9. 1.3. Ti ến hành l ập kế hoạch đào tạo NNL 1.4. Xác định nhu cầu đào tạo Nhu cầu đào tạo là khoảng cách giữa những gì hiện có và những gì mong muốn trong tương lai xét về khía cạnh thái độ của người quản lý và người lao động trong doanh nghiệp. Xác định nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phân tích thông tin nhằm làm rõ nhu cầu cần cải thiện kết quả thực hiện công việc và xác định đào tạo hiện có phải là giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc, khả năng phát triển với từng cán bộ, nhân viên cụ thể. Phân tích nhu cầu đào tạo là một quá trình mang tính hệ thống nhằm xác định và xếp thứ tự các mục tiêu, định lượng các nhu cầu và quyết định các mức độ ưu tiên cho các quyết định trong lĩnh vực đào tạo. Công tác đào tạo và huấn luyện phải giúp ích cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, hay nói một cách khác là không có sự khác biệt giữa mục tiêu của doanh nghiệp với mục tiêu của việc đào tạo nhân viên. Chính vì vậy nhu cầu đào tạo nhân viên được xem xét bắt đầu từ nhu cầu của chính bản thân doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp phải tự trả lời các câu hỏi: - Thách thức của môi trường kinh doanh đặt ra cho doanh nghiệp trong ngắn 9 hạn và dài hạn là gì? - Nhân viên của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng đến đâu các đòi hỏi của thị trường? - Nhân viên của doanh nghiệp còn thiếu gì để thực hiện chiến lược của doanh nghiệp? Nhu cầu đào tạo của mỗi nhân viên là có những điểm khác biệt do kiến thúc cơ bản, tiềm năng và hoài bão phát triển của họ không giống nhau. Do vậy các hoạt động đào tạo phải hướng tới việc thiết kế chương trình sao cho đáp ứng được yêu cầu của từng đối tượng.Nhu cầu đào tạo quyết định phương pháp đào tạo. Không có bất kỳ chương trình hay phương thức nào phù hợp với mọi nhu cầu. Các chương trình đào tạo được chọn lựa trên cơ sở dung hoà mong muốn của các cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp, trong đó hiệu quả kinh doanh được đưa ra làm tiêu chí ảnh hưởng có tính quyết định. Nhiều thất bại trong công tác phát triển nhân sự là nhiều doanh
  • 10. nghiệp chưa chú trọng đến hiệu quả đào tạo, không đánh giá được tác động của việc đào tạo tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhân viên.  Cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo Phân tích mục tiêu, kế hoạch, chiến lược, chỉ số hiệu quả về mặt tổ chức của 10 doanh nghiệp: Phân tích chỉ số hiệu quả về mặt tổ chức bao gồm việc phân tích các tiêu thức tổ chức như: Năng suất, chất lượng thực hiện công việc, tỷ lệ thuyên chuyển, kỷ luật lao động… Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp cho biết định hướng phát triển của doanh nghiệp. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là quá trình xác định các nhu cầu về nhân lực của tổ chức một cách có hệ thống để phục vụ các mục tiêu của tổ chức…  Phân tích công việc Phân tích công việc là nghiên cứu công việc một cách chi tiết nhằm làm rõ các nhiệm vụ, trách nhiệm và các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đối với người thực hiện công việc. Từ đó tiến hành các chương trình đào tạo phù hợp. Trong trường hợp này, sử dụng bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện là rất hữu ích. Sử dụng biểu mẫu phân tích công việc: - Liệt kê các nhiệm vụ công việc chính - Xác định mức độ thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ, công việc - Tiêu chuẩn mẫu thực hiện công việc - Điều kiện thực hiện công việc. - Các kỹ năng và kiến thức cần thiết giảng dạy cho nhân viên - Nhiệm vụ sẽ được học cách thực hiện tốt nhất “tại” hay “ngoài” nơi làm việc.  Việc xác định nhu cầu đào tạo có thể được thực hiện thông qua phương pháp đánh giá nhu cầu cổ điển như phân tích công việc: Lý do đào tạo. Bối cảnh nảy sinh nhu cầu đào tạo Luật pháp thiếu các kỹ năng cơ bản, thực hiện nhiệm vụ tới công nghệ mới. Đòi hỏi của khách hang, tiêu chuẩn thực hiện cao hơn công việc mới, sản phẩm mới. Người lao động cần đào tạo điều gì? Phân tích tổ chức Nảy sinh nhu cầu đào tạo có thứ tự ưu tiên. Sự ủng hộ và hỗ trợ của giới quản lý và đồng sự Chiến lược của tổ
  • 11. chức đi đến đâu, nhằm mục tiêu gì? Các nguồn lực cho đào tạo: Ngân sách, thời gian, chuyên môn, trình độ phân tích con người, đặc tính cá nhân: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đầu vào, đầu ra Kết cục: ảnh hưởng năng suất, chất lượng phân tích nhiệm vụ, chọn công việc để phân tích phát triển danh mục các nhiệm vụ. Khẳng định danh mục các nhiệm vụ. Nhận dạng kiến thức, kỹ năng thái độ cần thiết cho việc thực hiện thành công mỗi nhiệm vụ. Người học cần học điều gì? Ai cần đào tạo? Loại hình đào tạo? Tần số đào tạo? Đào tạo hay thực hiện thông qua các hình thức khác như tuyển lựa, thiết kế lại công việc? 1.5. Các bước thực hi ện quá trình đào tạo NNL Bước 1. Phân tích môi trường và các nhân tố ảnh hưởng 1. Các yếu tố bên ngoài và môi trường - Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố như khung cảnh kinh tế, dân số và lực lượng lao động trong xã hội, luật lệ của nhà nước, văn hóa và xã hội, đối thủ cạnh tranh, khoa học kỹ thuật, khách hàng, và chính quyền/đoàn thể. - Môi trường bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi phân tích kỹ môi trường bên ngoài, công ty sẽ đề ra sứ mạng (mission) và mục tiêu của toàn doanh nghiệp. - Từ mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ đề ra chiến lược và chính sách nhân lực cho toàn doanh nghiệp. Giai đoạn này chúng ta gọi là hoạch định chiến lược nguồn nhân lực (strategic planning) do chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc đề ra, sau khi tham khảo với các cấp quản trị cấp dưới. Tất cả các yêu cầu về nguồn nhân lực đều phát xuất từ chiến lược của các bộ phận chuyên môn. Giai đoạn này cũng gọi là hoạch định tác vụ hoặc hoạch định nguồn nhân lực. Dĩ nhiên bộ phận nguồn nhân lực và các bộ phận khác tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Hiểu dược mối quan hệ trên nhà quản trị nguồn nhân lực mới giúp các nhà quản trị giải quyết được các vấn đề. - Các bước ngoặc của nền kinh tế có thể ảnh hưởng tới nhu cầu về nhân lực trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về nhân lực có thể tăng lên và ngược lại, khi nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái thì nhu cầu về nhân lực có thể giảm 11
  • 12. xuống. Ngoài ra, tình hình lạm phát, tình trạng thất nghiệp và lãi suất ngân hàng đều có ảnh hưởng tới nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp. 12
  • 13. Hơn thế nữa, những thay đổi về xã hội (như có chiến tranh đột xuất) có thể 13 ảnh hưởng tới nhu cầu của một tổ chức. Bảng 1: Nội dung chủ yếu của l ập kế hoạch nhân l ực Nguồn: http://www.eduviet.vn/index.php/Hoach-dinh-phat-trien-nhan-su/quy-trinh- hoach-dinh-nguon-nhan-luc-trong-doanh-nghiep.html
  • 14. - Những thay đổi về chính trị và luật pháp sẽ có ảnh hưởng tới nhu cầu tương lai của một tổ chức (chẳng hạn như một bộ luật mới về lao động sẽ có tác dụng động viên hay hạn chế người lao động cung cấp sức lao động cho các doanh nghiệp) - Các thay đổi về kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tương lai của một tổ chức. Một khi công nghệ được cải tiến, bản chất công việc trở nên phức tạp hơn, một số nghề mới xuất hiện và một số nghề cũ mất đi. Và như thế, nhu cầu về nhân lực có sự thay đổi, các doanh nghiệp thường thiếu những công nhân có tay nghề cao và có nghề mới. - Cuối cùng là sự cạnh tranh của các đối thủ cũng như sự cạnh tranh có tính chất toàn cầu tăng lên làm cho các doanh nghiệp, một mặt, phải không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho nhân viên của mình, và mặt kia, phải giảm bớt chi phí cho lao động, phải tiết kiệm chi phí tiền lương để giảm giá thành sản phẩm và tăng sức mạnh cạnh tranh. Điều đó làm cho các doanh nghiệp có chiến lược sử dụng nhân lực theo hướng chọn lọc hơn và tinh nhuệ hơn... 2. Môi trường bên trong Môi trường bên trong bao gồm sứ mạng và mục đích của công ty, chính sách và chiến lược của công ty, bầu không khí văn hóa của công ty, các cổ đông, và sau cùng là công đoàn. - Mỗi loại sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức sẽ sản xuất kinh doanh và đưa ra thị trường sẽ yêu cầu số lượng, chất lượng, trình độ lao động, kết cấu nghề nghiệp và trình độ lành nghề, kỹ năng lao động của nguồn nhân lực rất khác nhau. Do đó, công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực cần xem xét thật kỹ mức độ phức tạp của sản phẩm để xác định loại lao động với cơ cấu trình độ lành nghề phù hợp. - Các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tương lai của nó. Khi dự báo có sự tăng trưởng, có sự đầu tư mới mở rộng sản xuất hoặc tiến hành một công việc mới, một sản phẩm mới... thì nhu cầu về nhân lực sẽ tăng lên và ngược lại, khi có suy giảm, hay thu hẹp sản xuất - kinh doanh thì tất yếu dẫn đến nhu cầu về nhân lực sẽ giảm đi - Một sự đầu tư mới về công nghệ hay một sự thu hẹp về tài chính cũng làm cho các doanh nghiệp phải xem xét lại nhân lực của mình 14
  • 15. - Hơn nữa, việc dự báo về bán hàng và sản xuất sản phẩm cũng quyết định đến nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp (ví dụ như nhu cầu về nhân lực tương lai của doanh nghiệp sẽ phát triển lên hay thu hẹp đi sẽ tương ứng với giai đoạn phát triển hay suy tàn của chu kỳ sống của sản phẩm doanh nghiệp). - Độ dài thời gian của kế hoạch hóa nguồn nhân lực cũng ảnh hưởng đến kế hoạch hoá nhân lực. Kế hoạch hoá nhân lực có thời hạn ngắn từ tháng đến 1 năm, hoặc trong khoảng thời gian dài từ 3 năm đến 5 hoặc 7 năm, phụ thuộc vào bên ngoài của tổ chức và các nhân tố từ môi trường bên trong và môi trường. - Sự thay đổi tự nhiên lực lượng lao động của doanh nghiệp. Theo thời gian, lực lượng lao động của doanh nghiệp tất yếu sẽ thay như có sự nghỉ hưu, có sự ra đi, thay đổi, thuyên chuyển và kết thúc hợp đồng lao động... Các nhà quản lý nhân lực có thể dự báo trước được những thay đổi này. Còn những thay đổi do sự vắng mặt, sự thiếu năng lực và tai nạn hoặc chết thì khó có thể biết trước được. Việc theo dõi và cung cấp các thông tin về những thay đổi về lực lượng lao động trên là trách nhiệm của Phòng nhân sự. Bước 2. Phân tích hi ện trạng quản trị nguồn nhân l ực Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực nhằm xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực nhằm xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa có tính chất hệ thống, vừa có tính chất quá trình. 1. Đánh giá thực chất nguồn nhân lực của doanh nghiệp Việc phân tích sẽ làm rõ thực trạng về nguồn nhân lực hiện có của doanh nghiệp và mức độ sử đụng nó. Nó có ý nghĩa rất lớn cho ta hiểu hơn về nguồn nhân lực hiện tại của doanh nghiệp và thông qua đó làm cơ sở cho sự dự báo cả về nhu cầu cũng như về nguồn cung cấp nhân lực trong tương lai. Để làm điều này cần thu thập đầy đủ các thông tin sau đây: + Số lượng và chất lượng lao động của toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ 15 phận phòng ban, tổ sản xuất + Số lượng nam, nữ và bậc thợ bình quân trong toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của doanh nghiệp.
  • 16. + Tháp tuổi và thâm niên công tác của lực lượng lao động + Tình hình sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp (số ngày làm việc có hiệu quả trong năm, số ngày nghỉ ốm, hội họp, học tập, nghỉ phép, số giờ lao động bình quân có hiệu quả trong ngày...) + Tình hình năng suất lao động bình quân của công nhân sản xuất, công nhân viên sản xuất công nghiệp. Nhịp độ tăng năng suất lao động trong một số năm gần đây; + Tình hình tuyển dụng, đề bạt, kỷ luật lao động trong một số năm qua + Tình hình nghỉ hưu, ra đi, thay đổi, thuyên chuyển, tai nạn lao động (chết 16 người) trong một số năm gần đây + Kết quả đánh giá nguồn nhân lực trong những năm đã qua... 2. Lập kế hoạch kế tiếp nguồn nhân lực Kế tiếp kế hoạch nhân lực là một phương tiện đơn giản để dự báo diễn biến nhân lực của doanh nghiệp, mà trong đó các nhà quản lý nhân lực ước tính số lượng nhân công sẽ làm việc trong kế hoạch tương lai có tính đến sự thay đổi (thăng tiến, thuyên chuyển hay về nghỉ hưu...), kể cả khi có những công việc mới, công việc có khả năng thay đổi...Một trong những công cụ quan trọng thường được sử dụng là “ma trận chuyển tiếp" (mà thực chất là bảng biểu diễn tỷ lệ nhân công ở các công việc hai giai đoạn hiện tại và tương lai). Xét ví dụ ở dưới đây, mô tả số lao động hiện tại của một doanh nghiệp theo phân loại lao động như: cán bộ, các đốc công, nhân viên kỹ thuật và nhân viên không kỹ thuật. Trong năm kế tiếp người ta đã dự báo được số người ra đi và về nghỉ hưu, số thăng tiến nhờ việc đi học và được đề bạt.
  • 17. Doanh nghiệp có thể biết được khá chắc chắn số lao động trong năm tới bằng 17 cách tính toán đơn giản như sau: Số lao động năm sau theo mỗi loại = Số lao động của loại đó năm trước+ Số được thăng tiến - Số ra đi, số thăng tiến hay về nghỉ hưu của mỗi loại Bảng 2: Sự biến động và thay đổi của nhân l ực Nguồn: http://www.quantrinhansu-online.com/ke-hoach-phat-trien-nhan-su/ Từ trên ta suy ra tổng số lao động : - Số lượng hiện tại của đơn vị là: 672 - Số ra đi, nghỉ hưu là: 35 - Số thăng tiến dự kiến trong năm là: 4 - Số chắc chắn trong năm tới là: 633 Như vậy doanh nghiệp này sẽ thiếu hụt 39 người so với hiện tại, tuy nhiên về mặt chất lượng đã có sự thay đổi. Bước 3. Phân tích cung cầu nhân lực và khả năng điều chỉnh Trên cơ sở phân tích nhu cầu nguồn nhân lực trong các kế hoạch dài hạn và nguồn nhân lực sẵn có, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách và một số chương trình, kế hoạch nguồn nhân lực nhằm giúp doanh nghiệp điều chỉnh, thích nghi với các yêu cầu mới. 1. Phân tích mức cung nội bộ Việc phân tích mức cung nội bộ được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc đơn giản: - Đầu tiên xác định xem hiện nay có bao nhiêu người trong mỗi công việc.
  • 18. - Tiếp đến, mỗi công việc ước tính sẽ có bao nhiêu người sẽ ở lại chỗ chỗ cũ, bao nhiêu người sẽ chuyển sang công việc khác và bao nhiêu người sẽ rời bỏ công việc của mình và tổ chức đó. 2. Phân tích mức cung ở thị trường lao động bên ngoài Trước sự phát triển của xã hội và sự phát triển của KHKT, trên thị trường xuất hiện nhiều loại ngành nghề mới với sự đòi hỏi về trình độ và chuyên môn cao, yêu cầu các doanh nghiệp cũng phải biết thích ứng với những sự phát triển đó nếu như không muốn bị lạc hậu và tụt hậu. Chính trong sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động với tỷ lệ thất nghiệp ngày một tăng, làm cho mỗi người lao động phải biết tự đào tạo lại và đào tạo liên tục. 3. Xác định những quá trình phát triển dự kiến Xác định những quá trình phát triển dự kiến là giai đoạn thứ ba trong quản lý công việc, năng lực và nguồn nhân lực. Đây là công việc rất quan trọng bởi nó quyết định tính thích đáng của hoạt động quản lý dự báo sau đó nếu các yếu tố vận động mang tính quyết định không được xem xét kỹ càng, sự nhìn nhận về tương lai và nhu cầu tương lai có nguy cơ sẽ bị lệch lạc. Giai đoạn này bắt đầu bằng việc thống kê tất cả các yếu tố nội tại và ngoại lai có khả năng làm biến đổi nhu cầu về nguồn nhân lực hoặc ảnh hưởng tới nội dung công việc và năng lực mà công việc đòi hỏi, thậm chí tạo ra những công việc mới hoặc làm mất đi một số công việc cũ. 4. Xác định nhu cầu tương lai về công việc, năng lực và nguồn nhân lực Đây là giai đoạn phân tích các yếu tố và kế hoạch phát triển đã được xác định để nghiên cứu tác động của chúng đối với công việc và nhu cầu biên chế, từ đó cho phép chỉ rõ nội dung của các công việc trong tương lai, với những năng lực mà những công việc này đòi hỏi cũng như số lượng biên chế cần thiết cho mỗi công việc. Đây là giai đoạn phức tạp nhất trong các giai đoạn tạo nên kết cấu của hoạt động quản lý dự báo công việc, năng lực và nguồn nhân lực. Việc thể hiện một yếu tố phát triển thành nhu cầu tương lai về biên chế, về năng lực không phải là điều đơn giản. Công việc này càng phức tạp hơn khi cần phải xem xét, phối kết hợp một số yếu tố tác động qua lại, thậm chí triệt tiêu nhau. 18
  • 19. 5. Phân tích sự chênh l ệch gi ữa nhu cầu và nguồn l ực tương lai . Việc phân tích sự chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn lực tương lai là giai đoạn dễ thực hiện nhất trong quản lý dự báo công việc, năng lực và nguồn nhân lực. Giai đoạn này chỉ bao hàm việc đánh giá sự khác biệt về lượng và về chất giữa kết quả dự báo về nguồn nhân lực và việc xác định nhu cầu tương lai đã thực hiện trước đó. Về một phương diện nào đó, đây là giai đoạn tính toán đơn thuần, phân tích phần tồn dư giữa nhu cầu và nguồn lực. Có thể xác định 7 loại chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn lực sau đây: - Thừa biên chế trong một số công việc và nghề nghiệp - Thiếu biên chế trong một số công việc và nghề nghiệp - Một số công việc và nghề nghiệp tương lai sẽ đòi hỏi những năng lực cao 19 hơn hiện tại - Một số công việc hoặc nghề nghiệp đòi hỏi những năng lực mới cùng mức độ như những năng lực cần có hiện nay - Có thêm những công việc hoặc nghề nghiệp mới - Sự mất đi một số công việc hoặc nghề nghiệp hiện có. Bản phân tích này cho phép xác định những xu hướng chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn nhân lực. Tương tự như vậy, bên cạnh sự biến động của năng lực trong một công việc nào đó, cần phát hiện những khuynh hướng chủ yếu tác động đến yếu tố định tính của hệ thống việc làm. Để làm được điều này, cần tính đến: - Tỷ lệ phần trăm những “công việc nhạy cảm”, mà nội dung của chúng sẽ thay đổi so với tỷ lệ phần trăm những công việc sẽ ổn định - Tỷ lệ phần trăm nhân viên làm việc trong những “công việc nhạy cảm” - Tỷ lệ phần trăm nhân viên đảm nhiệm những công việc mà trình độ năng lực cần có sẽ tăng - Tỷ lệ phần trăm nhân viên đảm nhiệm những công việc mà trình độ năng lực cần có giảm - Tỷ lệ phần trăm nhân viên đảm nhiệm những công việc đòi hỏi phải được trang bị thêm những năng lực mới, nhưng cùng trình độ với năng lực mà họ nắm vững hiện nay. 6. Xây dựng chính sách để loại bỏ, gi ảm thi ểu những chênh l ệch dự kiến
  • 20. Xây dựng chính sách để loại bỏ hoặc giảm thiểu sự chênh lệch giữa nguồn lực và nhu cầu tương lai là giai đoạn cuối cùng và là kết quả của hoạt động quản lý dự báo đối với công việc, năng lực và nguồn nhân lực (chí ít là trên phương diện lý thuyết). Vấn đề còn lại chỉ là tổ chức thực hiện chính sách này.Xây dựng chính sách nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu sự chênh lệch giữa nguồn nhân lực và nhu cầu tương lai là xác định những định hướng nguồn nhân lực lớn cho những năm trước mắt để quản lý một cách tốt nhất những biến động sẽ xảy đến và đưa ra những điều chỉnh cụ thể. Đây thường là giai đoạn quan trọng nhất trong quản lý dự báo, cho dù việc thực hiện nó không phải lúc nào cũng đơn giản, đặc biệt trong một số cơ quan nhà nước. 7. Lập sơ đồ thay thế nhân l ực Sơ đồ thay thế cũng giống như sơ đồ tổ chức nhưng nó chỉ ra một cách cụ thể những nhân viên có thể thực hiện những công việc mà được dự báo là thiếu người hay cần phải thay thế. Những nhân viên này được phát hiện dựa trên kết quả phân tích công việc hiện tại, trên cơ sở đánh giá nhân viên hàng năm cũng như từ các nguyện vọng của họ và những thông tin tin cậy khác thu thập được từ việc phân tích dữ liệu của nguồn nhân lực hiện tại 8. So sánh gi ữa cung-cầu nhân l ực và các khả năng đi ều chỉnh Sau khi đã thiết lập được dự báo nhu cầu tương lai về nhân lực và lập dự án cung cấp nhân lực, các doanh nghiệp cần phải so sánh các ước lượng về cung và cầu về lao động đó. Trường hợp nếu nhu cầu dự báo vượt quá khả năng cung cấp thực tế, thì doanh nghiệp sẽ thiếu nhân công, và ngược lại, nếu nguồn cung cấp mà lớn hơn nhu cầu dự báo thì doanh nghiệp sẽ thừa nhân công. 20
  • 21. Bảng 3: Bảng cân đối về lao động gi ữa hai thời kì kế tiếp Nguồn: http://www.quantrinhansu-online.com/ke-hoach-phat-trien-nhan-su/ Qua đó doanh nghiệp sẽ phát hiện ra các nguyên nhân dẫn đến chêch lệch và giữa cung và cầu, từ đó có các biện pháp điều chỉnh. Nói chung, các doanh nghiệp có thể có 4 sự điều chỉnh cơ bản sau đây: - Điều chỉnh về mặt số lượng lao động của doanh nghiệp: có các hình thức như là tuyển dụng mới, tạm tuyển theo mùa, đặt gia công bên ngoài, hay cho nghỉ hưu, cho thôi việc (sa thải), huy động làm thêm giờ hay giảm số giờ làm việc ; - Điều chỉnh về mặt chất lượng lao động của doanh nghiệp: tiến hành đào tạo lại, đào tạo bổ sung hay tuyển dụng thêm các nhân viên có trình độ khoa học hiện đại, có trình độ quản lý cao (mà doanh nghiệp thiếu) hoặc có kế hoạch bồi dưỡng và đề bạt cán bộ ; - Điều chỉnh về mặt chất lượng người lao động: theo quan điểm hiện đại có các mức độ chất lượng như sau: có sự hiểu biết; có hiểu biết và biết làm; đã biết ứng xử và biết tiến hoá. - Điều chỉnh về mặt cơ cấu tổ chức: một khi có sự biến động lớn hoặc khi cần thiết phải tổ chức lại bộ máy quản lý, doanh nghiệp phải nghiên cứu và thiết kế lại tổ chức Bảng 4: Sự điều chỉ nh đối với cá nhân và tập thể Nguồn: http://www.quantrinhansu-online.com/ke-hoach-phat-trien-nhan-su/ 1.6. Đánh giá hi ệu quả đào tạo Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo thông qua chất lượng lao động. Đánh giá chất lượng lao động của doanh nghiệp sau đào tạo xem trình độ lao động được nâng lên như thế nào và đã đáp ứng được đến đâu yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá này thông qua các chỉ tiêu như: sự thực hiện công 21
  • 22. việc, sự chênh lệch về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sự hoàn thành nhiệm vụ được giao…của người lao động sau khi được đào tạo với trước khi được đào tạo . A1.Đánh giá bằng cách lượng hóa hiệu quả công tác đào tạo và phát triển:  Bước 1: Xác định tổng chi phí đầu tư cho nguồn nhân lực 22 Bao gồm: - Tổng tiền lương trả cho người lao động và các khoản thu nhập khác của người lao dộng có tính chất lương được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ( W ) - Tổng tiền thưởng ( R ) - Tổng chi phí cho phúc lợi và dịch vụ ( B ) - Tổng chi phí cho đào tạo và phát triển ( K ) Như vậy tổng chi phí đầu tư cho nguồn nhân lực ( T ) là: T = W + R + B + K  Bước 2: Tính tỷ lệ chi phí đào tạo trong tổng chi phí đầu tư cho nguồn nhân lực ( S ) K S = ----------x 100% T  Bước 3: Xác định phần đóng góp của đào tạo và phát triển và phát triển nguồn nhân lực vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu giả thiết rằng S cũng bằng tỷ lệ giữa phần đóng góp của đào tạo trong tổng lợi nhuận thì ta có: Mo = P x S Trong đó: Mo : là phần đóng góp của đào tạo năm n-1 vào lợi nhuận năm n P : là lợi nhuận năm n Hiệu quả của công tác đào tạo có thể được đánh giá qua chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí đào tạo ( HM ) Mo n HM n-1 = -------------- Kn-1 Trong đó: Kn-1 : là chi phí đào tạo và phát triển năm n-1 HM n-1 : là lợi nhuận trên một đơn vị chi phí đào tạo, phản ánh hiệu quả đào tạo năm n-1 Mo n : là phần đóng góp của đào tạo vào lợi nhuận năm n
  • 23. Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đơn vị chi phí cho đào tạo năm trước thì năm sau thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận, cho biết khả năng sinh lợi của đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 23
  • 24. CHƯƠNG 2 MÔ TẢ TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI TRUNG TÂM ATHENA 2.1 Giới thi ệu sơ lược về trung tâm ATHENA Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng quốc tế ATHENA (gọi tắt là Trung tâm ATHENA) tiền thân là công ty TNHH tư vấn và đào tạo quản trị mạng Việt Năng. Trung tâm được chính thức thành lập theo giấy phép kinh doanh số 410 202 5253 của Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 04 tháng 10 năm 2004. Tên đăng kí kinh doanh: Công ty TNHH MTV Tư vấn và Đào tạo an ninh 24 mạng ATHENA. Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài: ATHENA ADVICE TRAINING NETWORK SECURITY COMPANY LIMITED Hiện tại trung tâm có 2 trụ sở: Trụ sở chính: Trung tâm Đào tạo Quản trị và An ninh mạng Athena. Số 2 Bis Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam. Website: www.athena.com.vn Điện thoại: (08) 3824 4041 Hotline: 0943 200 088 Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh: Trung tâm Đào tạo Quản trị và An ninh nạng Athena. 92 Nguyễn Đình Chiểu ,Phường Đa Kao,Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam. Website: www.athena.com.vn Điện thoại: (08) 2210 3810 Hotline: 0943 230 099 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát tri ển của trung tâm 2.1.1.1. Lịch sử hình thành Kể từ khi nước ta phát triển dịch vụ Internet vào năm 1997 thì sự phát triển của công nghệ thông tin là bước chuyển lớn trong nền kinh tế nước nhà. Công nghệ thông tin là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kích thích tăng lực đổi mới đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế quốc dân của mỗi nước nói riêng. Với sự phát triển không ngừng của Internet thì nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ
  • 25. thông tin đã trở thành mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp, tổ chức và nhà nước. Bên cạnh sự phát triển của mạng Internet thì luôn có những rủi ro tiềm ẩn song song. Chính trong thời gian này, một nhóm các thành viên là những doanh nhân tài năng và thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã nhận ra tiềm năng phát triển của việc đào tạo nền công nghệ thông tin nước nhà. Họ là những cá nhân có trình độ chuyên môn cao và có đầu óc lãnh đạo cùng với tầm nhìn xa về tương lai của ngành công nghệ thông tin trong tương lai, họ đã quy tụ được một lực lượng lớn đội ngũ công nghệ thông tin trước hết là làm nhiệm vụ ứng cứu máy tính cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu. Bước phát triển tiếp theo là vươn tầm đào đạo đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin cho đất nước và xã hội. Và vì thế, Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng quốc tế Athena được thành lập để đáp ứng những nhu cầu về công nghệ thông tin của xã hội. Các thành viên sáng lập trung tâm gồm: Ông Nguyễn Thế Đông: Cựu giám đốc trung tâm ứng cứu máy tính Athena. Ông tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là giám đốc dự án của công ty Siemen Telecom; là lớp doanh nhân trẻ thông minh, vui tính và có nhiều ý tưởng kinh doanh táo bạo. Ông đã có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và lãnh đạo, giám đốc của nhiều dự án ứng cứu máy tính của nhiều doanh nghiệp. Ông Hứa Văn Thế Phúc: Phó giám đốc phát triển thương mại công ty EIS, một trong những giám đốc trẻ nhất của công ty FPT. Năm 2002, ông là người đầu tiên có được chứng chỉ CCIE. Muốn có được chứng chỉ này thí sinh phải có một trình độ rất cao về công nghệ thông tin. Với 10 năm kinh nghiệm làm việc và học tập trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cùng với tinh thần học tập cao độ và một đầu óc phát đoán đã giúp ông nhìn thấy được những cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mong muốn góp phần vào sự nghiệp tin học hoá của đất nước. Ông Nghiêm Sỹ Thắng: Phó Tổng giám đốc ngân hàng Liên Việt, chịu trách nhiệm công nghệ thông tin của ngân hàng. Ông tốt nghiệp Học viên ngân hàng, Thạc sỹ quản trị kinh doanh, là một trong bốn nhà lãnh đạo về công nghệ thông tin xuất sắc Asean, một trong 14 CSO tiêu biểu của Đông Nam Á với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và công nghệ thông tin. 25
  • 26. Ông Võ Đỗ Thắng: Hiện đang là giám đốc Trung tâm đào tạo quản trị mạng và an ninh mạng quốc tế Athena. Ông làm quen với máy vi tính từ năm 1991, khi còn là học sinh chuyên toán của tỉnh Bình Thuận. Để có điều kiện tiếp cận với công cụ mới mẻ này, ông đã “năn nỉ” thầy giáo cho “một chân” vệ sinh phòng máy của trường.Thương cậu học trò ham học hỏi, thầy giáo đồng ý và thế là một “thế giới khác” đã nhanh chóng “mê hoặc” ông, để rồi sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông đã thi vào Đại học Bách khoa TP.HCM, khoa Công nghệ Thông tin. Khi Internet bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1997, ông may mắn được về thực tập tại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT). Cũng từ đây, ông bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực mạng. Hơn một năm làm việc tại VNPT (sau khi ra trường), ông đã có mặt ở khá nhiều tỉnh, thành trên cả nước để phát triển các giải pháp (tính cước, quản lý khách hàng, quản lý thuê bao, quản lý mạng cáp...) có ứng dụng công nghệ thông tin. Sau khoảng hai năm làm việc tại một công ty chuyên về lĩnh vực tích hợp hệ thống ở TP.HCM, ông cùng vài người bạn thành lập nên trung tâm với ba chức năng chính là: Đào tạo chuyên viên quản trị mạng, thực hiện dịch vụ về quản trị và an ninh mạng, cung cấp các giải pháp ứng dụng CNTT để gia tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Ngày 4 tháng 10 năm 2004, trung tâm chính thức được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 410 202 5253 của Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM với tên là Công ty TNHH tư vấn và đào tạo quản trị mạng Việt Năng, bổ nhiệm ông Nguyễn Thế Đông làm giám đốc. 2.1.1.2. Quá trình phát tri ển Từ năm 2004- 2006: Trung tâm có nhiều bước phát triển và chuyển mình. Trung tâm trở thành một trong những địa chỉ tin cậy của nhiều doanh nghiệp nhằm cài đặt hệ thống an ninh mạng và đào tạo cho đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp về các chương trình quản lý dự án MS Project 2003, kỹ năng thương mại điện tử, bảo mật web… và là địa chỉ tin cậy của nhiều học sinh, sinh viên đến đăng kí học. Đòi hỏi cấp thiết trong thời gian này của Trung tâm là nâng cao hơn nữa đội ngũ giảng viên cũng như cơ sở để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về công nghệ thông tin của đất nước nói chung, các doanh nghiệp, cá nhân nói riêng. 26
  • 27. Năm 2006: Với sự canh tranh và phát triển mạnh từ các trung tâm đào tạo an ninh mạng khác như VNPro, Nhất Nghệ… Athena đã mở thêm chi nhánh ở cư xá Nguyễn Văn Trỗi. Đồng thời tuyển dụng đội ngũ giảng viên là những chuyên gia an ninh mạng tốt nghiệp từ các trường đại học và học viên công nghệ thông tin uy tín trên toàn quốc. Trong thời gian này, Athena cũng áp dụng nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin lành nghề từ các doanh nghiệp, tổ chức, làm giàu thêm đội ngũ giảng viên của trung tâm. Năm 2008:Chịu tác động từ sự canh tranh gay gắt của nhiều trung tâm đào tạo khác cùng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho Athena rơi vào tình cảnh khó khăn. Ông Nguyễn Thế Đông cùng ông Hứa Văn Thế Phúc rút vốn khỏi công ty gây nên sự hoang mang cho toàn bộ hệ thống trung tâm, cộng thêm chi nhánh tại cư xá Nguyễn Văn Trỗi hoạt động không hiệu quả phải đóng cửa làm cho trung tâm lâm vào khó khăn này đến khó khăn khác. Lúc này, với quyết tâm khôi phục lại công ty cũng như tiếp tục sứ mạng góp phần vào tiến trình tin học hóa của đất nước. Ông Võ Đỗ Thắng mua lại cổ phần của hai nhà đầu tư lên làm giám đốc và xây dựng lại trung tâm. Đây là một bước chuyển mình có ý nghĩa chiến lược của trung tâm. Mở ra một làn gió mới và một giai đoạn mới, cùng với quyết tâm mạnh mẽ và một tinh thần thép đã giúp ông Thắng vượt qua nhiều khó khăn ban đầu, giúp trung tâm đứng vững trong thời kì khủng hoảng. Từ năm 2009 đến nay: Cùng với sự lãnh đạo tài tình và đầu óc chiến lược của Ban giám đốc, Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng dần được phục hồi và trở lại quỹ đạo hoạt động của mình. Đến nay, Trung tâm đã trở thành một trong những trung tâm đào tạo quản trị mạng hàng đầu Việt Nam. Cùng với sự liên kết của rất nhiều công ty, tổ chức doanh nghiệp, trung tâm trở thành nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho xã hội. Từng bước thực hiện mục tiêu góp phần vào tiến trình tin học hóa nước nhà. 27
  • 28. 2.1.2. Chức năng và nhi ệm vụ của trung tâm 2.1.2.1.Chức năng của trung tâm Trung tâm đào tạo an ninh mạng Athena là đối tác đào tạo và cung cấp nhân sự CNTT, quản trị mạng, an ninh mạng chất lượng cao theo đơn đặt hàng cho các đơn vị như ngân hàng, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính,…Do đó, để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực an ninh mạng và quản trị mạng chất lượng cao cho các doanh nghiệp, Trung tâm Athena đã thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo chuyên gia an ninh mạng và quản trị mạng cũng như nhiều chương trình đào tạo về công nghệ thông yin khác cho học viên. Cácc hương trình thường xuyên cập nhật các công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng và thay đổi thường xuyên của các đơn vị đặt hàng tuyển dụng nhân sự. 2.1.2.2. Nhi ệm vụ của trung tâm Trung tâm xác định nhiệm vụ chính của mình là tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin chất lượng cao để cung cấp cho thị trường lao động thông qua các chương trình đào tạo chất lượng tại trung tâm. Ngoài ra, nhiệm vụ thứ hai của trung tâm là ứng cứu máy tính cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu khi gặp vấn đề về công nghệ thông tin. Sau hơn 8 năm hoạt động, nhiều học viên Athena tốt nghiệp đã đảm nhận các vị trí công nghệ thông tin và an ninh mạng quan trọng tại các doanh nghiệp như Siemens (Đức), công ty điện lực dầu khí Cà Mau, Sở Thông tin – Truyền thông An Giang, FPT, Bảo hiểm Prudential, Ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng Sacombank,… 2.1.2.3. Các nguồn l ực của trung tâm 2.1.2.3.1. Cơ sở vật chất, trang thi ết bị của trung tâm Ngay từ ngày đầu thành lập đến nay, Athena luôn cố gắng đầu tư vào cơ sở vật chất và trang thiết bị để đáp ứng việc giảng dạy, nghiên cứu và để theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin. Trung tâm hiện đang có 11 phòng học tại chi nhánh số 92 Nguyễn Đình Chiểu với sức chứa khoảng 50 học viên mỗi phòng và trụ sở giao dịch chính tại 2 Bis Đinh Tiên Hoàng với 5 phòng học. Các phòng đều được trang bị máy tính, máy chiếu và máy lạnh để phục vụ công tác giảng dạy và tạo sự hài lòng cho học viên. Trung tâm còn trang bị 2 phòng máy tính với 1 server và 25 máy trạm kết nối internet để phục vụ chu đáo cho việc giảng dạy. Trung 28
  • 29. tâm luôn bảo trì và cập nhất hạ tầng hệ thống để luôn đáp ứng được đòi hỏi của ngày càng lớn của ngành công nghệ thông tin. Chương trình giảng dạy cũng được cập nhật liên tục, bảo đảm học viên luôn tiếp cận với những công nghệ mới nhất. 2.1.2.3.2. Nhân l ực của trung tâm Hiện tại, Trung tâm Athena có một nguồn nhân lực rất hùng hậu với tất cả gần 100 nhân lực bao gồm các giảng viên, trợ giảng, nhân viên của trung tâm. Tất cả các giảng viên trung tâm Athena có đều tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu trong nước và tất cả giảng viên Athena đều phải có các chứng chỉ quốc tế như MCSA, MCSE, CCNA, CCNP, Security+, CEH,có bằng sư phạm Quốc tế (Microsoft Certified Trainer).Đây là các chứng chỉ chuyên môn bắt buộc để đủ điều kiện tham gia giảng dạy tại trung tâm Athena . Bên cạnh đó, các giảng viên ATHENA thường đi tu nghiệp và cập nhật kiến thức công nghệ mới từ các nước tiên tiến như Mỹ , Pháp, Hà Lan, Singapore,... và truyền đạt các công nghệ mới này trong các chương trình đào tạo tại trung tâm ATHENA. Đơn vị tính: Người Thành phần Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giảng viên 25 35 45 Trợ giảng 20 25 25 Nhân viên 25 25 30 Tổng số 70 85 100 Bảng 5: Thành phần nhân l ực của trung tâm ( 2013-2014 ) Nguồn: Phòng nhân sự của trung tâm Qua bảng thành phần nhân lực trên của trung tâm, chúng ta có thể thấy rằng nguồn nhân lực tại trung tâm tăng qua từng năm. Trong đó, đội ngũ giảng viên luôn tăng qua các năm, chứng tỏ rằng trung tâm là nơi thu hút được nguồn nhân lực tri thức tham gia giảng dạy góp phần vào chất lượng giảng dạy cũng như sự thành công cho trung tâm như hôm nay. Điều này cho thấy rằng, Trung tâm Athena có được một nguồn nhân lực rất hùng hậu để phục vụ cho các hoạt động tại trung tâm, là nơi đáng tin cậy cho các giảng viên cũng như nhân viên tham gia làm việc. 29
  • 30. 2.1.2.3.3. Tài chính của trung tâm Cũng như các nguồn lực khác, Trung tâm Athena có đầy đủ năng lực về tài chính để giúp trung tâm hoạt động kinh doanh. Vốn điều lệ của trung tâm hiện nay là 5 tỷ đồng, và nguồn vốn này được phân chia theo cơ cấu vốn là 60% trong tổng vốn đầu tư vào cơ sở vật chất và trang thiết bị, 40% trong tổng vốn còn lại đầu tư về nguồn nhân lực phục vụ giảng dạy và các vấn đề khác của trung tâm. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của trung tâm 2.1.3.1. Sản phẩm của trung tâm Sản phẩm của Trung tâm Athena là các khóa học về công nghệ thông tin và 30 cung cấp dịch vụ tư vấn an ninh mạng. Các khoá học dài hạn: Chương trình đào tạo chuyên gia an ninh mạng Chương trình đào tạo quản trị viên an ninh mạng Chương trình đào tạo chuyên viên quản trị mạng nâng cao Các khoá học ngắn hạn: Về quản trị mạng: Quản trị mạng Cisco Quản trị mạng Microsoft nâng cao Quản trị hệ thống mạng Linux 1 và Linux 2 Quản trị mạng cơ bản và cài đặt máy tính Về an ninh mạng: System Hacking – xâm nhập và khai thác lỗ hỏng hệ điều hành Hacking và bảo mật máy tính Windows Bảo mật mạng Wi-Fi Hacker mũ trắng Athena Bảo mật mạng Về Web và thương mại điện tử: SEO Google Thiết kế, quản trị website doanh nghiệp bằng Joomla Xây dụng và quản trị diễn đàn
  • 31. Lập trình và thiết kế web chuyên nghiệp Xây dựng web cấp tốc bằng WordPress Xây dựng web bán hàng trực tuyến Online Marketing 2.1.3.2. Thị trường hoạt động 31 Thị trường mục tiêu Hiện nay, thị trường hoạt động chủ yếu của Trung tâm Athena là thị trường cung cấp dịch vụ đào tạo cho học viên về công nghệ thông tin và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Nhưng hoạt động chính là ở thị trường cung cấp dịch vụ đào tạo học viên về công nghệ thông tin. Các hoạt động chủ yếu của Trung tâm Athena trong thời gian hiện tại là: Công tác huấn luyện, đào tạo kiến thức tin học, đặc biệt trong lĩnh vực mạng máy tính, internet, bảo mật và thương mại điện tử, …. Tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả tin học vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là chuyên gia về mạng máy tính và bảo mật mạng đạt trình độ quốc tế cho các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu. Tiến hành các hoạt động nghiên cứu nâng cao kiến thức tin học và phát triển cơ sở dữ liệu thông tin về các ứng dụng và sự cố mạng. Tiến hành các dịch vụ ứng cứu khẩn cấp cho doanh nghiệp trong trường hợp xảy ra sự cố máy tính. Khách hàng mục tiêu Khách hàng mục tiêu mà Athena muốn hướng đến là các bạn học sinh, sinh viên và các cán bộ công nhân viên chức, người đi làm…Ngoài ra các khoá học về Web và Thương mại điện tử cũng thu hút đông đảo các cá nhân, người đi làm muốn học hỏi thêm về kinh doanh trực tuyến, tăng lợi nhuận bán hàng… Khách hàng cá nhân: Là những bạn sinh viên đang học trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc đã tốt nghiệp yêu thích đam mê công nghệ thông tin, muốn học hỏi kiến
  • 32. thức để chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này. Không cần phải là người giỏi về công nghệ thông tin, khi đến tham gia đăng kí học trung tâm sẽ kiểm tra trình độ và xếp lớp theo từng mức độ của học viên. Một số khách hàng cá nhân khác và hiện đang là khách hàng đông đảo của trung tâm là những người đi làm mong muốn có công việc tốt hơn. Ví dụ như họ là những nhân viên chuyên phụ trách quản trị mạng và an ninh mạng cho doanh nghiệp, tổ chức muốn nâng cao trình độ để tiếp cận và đối phó với những xâm phạm, rủi ro từ internet. Bên cạnh đó, một số người muốn xây dựng website bán hàng trực tuyến, kinh doanh trên mạng sẽ đăng kí học tại trung tâm. Và đặc biệt, vấn đề khát nguồn nhân lực an ninh mạng hiện nay là vấn đề cấp bách, vì vậy một số cá nhân sẽ tham gia học tại trung tâm để có một công việc mà đất nước đang rất cần vào lúc này. Khách hàng doanh nghiệp, tổ chức: Một số doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước họ rất muốn bảo mật hệ thống mạng và thông tin của mình.Trong kinh doanh, việc bảo mật thông tin là vấn đề sống còn. Hay nói cách khác, bảo mật thông tin chính là bảo vệ “túi tiền” của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp, tổ chức muốn đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên của mình thì trung tâm Athena sẽ đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp đó. Cơ cấu thị phần Với phân khúc thị trường tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng là các bạn học sinh, sinh viên và các cán bộ công nhân viên chức yêu thích lĩnh vực công nghệ thông tin. Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng Athena tập trung 70% thị phần của mình tại Tp Hồ Chí Minh, còn 30% thị phần là dành cho các nơi khác. Ngoài ra, trung tâm còn hợp tác với một số đối tác tổ chức các khóa học ngắn hạn cho các doanh nghiệp, tổ chức tại các tỉnh thành như Nha Trang, Phan Thiết.... Có thể thấy được khách hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm phần lớn. Vì vậy trung tâm tập trung khai thác khách hàng ở phạm vị này với 1 trụ sở và 1 chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó khách hàng ở những nơi khác cũng chiếm một phần không nhỏ vì vậy mà trung tâm vẫn duy trì hình thức dạy học online hay còn gọi là dạy trực tuyến. Vì vậy một số khách hàng không có điều kiện đến học tại trung tâm vẫn có thể học được qua hình thức trực tuyến với sự chỉ dẫn nhiệt tình của đội ngũ giảng dạy. 32
  • 33. 2.1.3.3 Kết quả của hoạt động kinh doanh trong những năm gần 33 đây Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Khóa học Khóa 115 120 128 Doanh thu Tỷ đồng 2,1 2,4 2,9 Chi phí Tỷ đồng 1,9 2,05 2,25 Lợi nhuận Tỷ đồng 0,2 0,35 0,65 Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm ( 2011-2013 ) Nguồn:Báo cáo tài chính 2011-2013, phòng Tài chính – Kế toán Số lượng các khóa học đang có những chuyển biến tích cực và tăng lên trong các năm 2012- 2013. Cho thấy ngày càng nhiều người biết đến các chương trình giảng dạy cũng như chất lượng đào tạo của Trung tâm Athena, chính vì thế doanh thu cũng tăng lên. Cụ thể qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 150 triệu đồng và năm 2013 tăng so với năm 2012 là 300 trệu đồng. Điều này cho thấy rằng, khi có sự điều chỉnh kịp thời về nhân sự cũng như là có kế hoạch kinh doanh rõ ràng và dự đoán được tình hình kinh tế nên Trung tâm Athena đã dần tăng trưởng trở lại sau cuộc rối ren nội bộ với mức lợi nhuận tăng dần năm 2011 là 150 triệu đồng đến năm 2013 là 300 triệu đồng. 2.1.3.4.Đánh giá hoạch động kinh doanh của trung tâm Trung tâm Athena hoạt động có hiệu quả và tình hình kinh doanh đã đi vào quỹ đạo phát triển tốt hơn sau sự cố về nội bộ nhân sự từ năm 2009. Bằng chứng là doanh thu tăng liên tục qua 3 năm 2011-2013 và kéo theo là lợi nhuận cũng tăng theo. Tuy rằng lợi nhuận qua 3 năm 2011-2013 tăng không đều, năm 2012 tăng 150 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng 300 triệu đồng so với năm 2012 nhưng nhìn bức tranh toàn cảnh thì cho thấy, Trung tâm Athena đang hoạt động hiệu quả qua từng năm. Và thiết nghĩ rằng, Trung tâm nên có thêm chiến lược kinh doanh mở rộng sản phẩm cũng như quy mô trung tâm thêm nữa để đáp ứng được nhu cầu học hỏi về công nghệ thông tin như hiện nay. Nhưng trung tâm cũng nên duy trì tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả như hiện nay để làm bước đệm cho sự đột phá sau này.
  • 34. 2.1.3.5 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhi ệm vụ của các phòng ban Bảng 8: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Trung tâm Athena 2.1.3.6.Chức năng nhi ệm vụ của các phòng ban Phòng hành chính – nhân sự Đảm bảo cho các cá nhân, bộ phận trong công ty thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình và đạt được hiệu quả cao trong công việc. Tránh cho các bộ phận chồng chéo công việc của nhau, giao trách nhiệm công việc. Đảm bảo tuyển dụng nhân sự và nhu cầu nguồn nhân sự phục vụ hiệu quả nhất, phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên theo yêu cầu của công ty. Phòng tài chính – kế toán Tham mưu cho Giám đốc, chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính 34 và hạch tính kế toán. Xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính. Thực hiện theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoảng thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong công ty. Thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí quảng cáo và các chi phí khác của công ty.
  • 35. Phòng đào tạo. Tham mưu cho Giám đốc, quản lý, triển khai các chương trình đào tạo bao gồm các kế hoạch, chương trình, học liệu, tổ chức giảng dạy và chất lượng giảng dạy theo quy chế của Bộ giáo dục và công ty. Quản lý các khóa học và chương trình học và danh sách học viên, quản lý học viên. Phòng quản lý dự án. Tổ chức nghiên cứu , quản lý, giám sát dự án nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ, trong phạm vi ngân sách đã duyệt đảm bảo chất lượng và các mục tiêu cụ thể của các dự án . Phòng kinh doanh- marketing. Thiết kế ý tưởng marketing, tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động 35 mareketing của công ty. Tổ chức nghiên cứu, giám sát các hoạt động kinh doanh, doanh số theo từng tuần, từng quý. 2.2. Mô tả tình hình thực tế việc đào tạo và phát tri ển NNL tại trung tâm ATHENA 2.2.1. Đặc đi ểm của trung tâm ảnh hưởng đến vấn đề đào tạo và phát tri ển nguồn nhân l ực Môi trường vật chất và môi trường kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế và tố độ lạm phát đều có ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống và công ăn việc làm cho người lao động nói chung cũng như thu nhập, đời sống và nhu cầu của nhân viên trong Trung tâm Athena nói riêng. Do đó, các chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ, phụ cấp của Công ty cũng phải thay đổi phù hợp với mức sống của nhân viên. Môi trường chính trị - pháp luật: Với Bộ luật lao động, môi trường này ảnh hưởng đến Trung tâm Athena thông qua việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên. Và môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ như là sự ổn định các chính sách kinh tế. Môi trường văn hóa - xã hội: Xã hội phân chia thành nhiều nhóm quyền lợi, thêm vào đó lối sống , nhu cầu cách nhìn nhận về giá trị con người cũng thay đổi. Những thay đổi này có ảnh hưởng đến cách tư duy và các chính sách và quản lý nhân lực trong Trung tâm Athena.
  • 36. Các yếu tố từ người lao động Nhân tố con người chính là nhân viên làm việc trong Trung tâm Athena. Tiền lương là thu nhập chính của nhân viên, nó tác động trực tiếp tới nhân viên. Mục đích của người lao động là bán sức lao động của mình để được trả công. Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, thu hút lao động, muốn cho công tác quản trị nhân lực được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng. Điều này ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ. Vì thành công của doanh nghiệp thường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau nên nắm được những thay đổi đó sao cho người lao động cảm thấy tự tin, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp là mục tiêu chủ yếu của Trung tâm Athena. Các yếu tố từ nhà quản trị và đặc đi ểm ngành nghề kinh doanh Quản trị nhân lực trong trung tâm có đem lại kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản trị với lợi ích chính đáng của nhân viên. Trong thực tế, các nhà quản trị trong Trung tâm Athena cũng thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho công nhân tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Việc kết hợp hai mặt, một là tổ chức tạo ra lợi nhuận, một là cộng đồng đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong trung tâm tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công cũng được Trung tâm Athena quan tâm và chú trọng. 36
  • 37. 2.2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát tri ển NNL tại trung tâm 37 ATHENA 2.2.3. Các nguyên tắc đào tạo và phát tri ển nguồn nhân l ực tại trung tâm Mỗi công ty nói chung và tại các bộ phận phòng ban nói riêng, tại mỗi thời điểm có những nhu cầu và điều kiện làm việc đặc thù, do đó khó có thể có một hình thức chung cho tất cả doanh nghiệp. Vì vậy, việc đào tạo nhân viên cũng trở thành một chiến lược kinh doanh đối với công ty. Để công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được triển khai đúng kế hoạch thì nhất thiết phải thực hiện theo những nguyên tắc đã được đề ra. Về mặt nội dung đào tạo phải được lựa chọn để nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên và đáp ứng mục tiêu phát triển của công ty đó là nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên, kỹ năng ứng phó với các tình huống ngoài mong đợi trong quá trình làm việc. Sau đây là các nguyên tắc được áp dụng: Luôn tôn trọng và đề cao con người, văn hoá, cá tính cũng như những đóng góp của mỗi cá nhân. Luôn đánh giá cao các thành viên khi gia nhập công ty, đồng thời thực hiện các chính sách tương thưởng xứng đáng cho những đóng góp cá nhân và chính sách nhằm khuyến khích nhân viên phát huy năng lực của mỗi thành viên. Tin tưởng việc đầu tư vào lĩnh vực nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng mang tính quyết định cho sự thành công hiện nay và sự phát triển của trung tâm trong tương lai. 2.2.4. Các phương pháp đào tạo và phát tri ển nguồn nhân l ực trong tại trung tâm Cho phép nhân viên tự do nêu lên ý kiến, quan điểm và các sáng kiến giúp cho hoạt động kinh doanh của trung tâm hiệu quả hơn. Tạo điều kiện cho các thành viên mới gia nhập, có thể hội nhập với môi trường, văn hoá của trung tâm. Luôn nghiên cứu, thiết kế, và cập nhật các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu công việc của nhân viên.
  • 38. Tạo điều kiện để nhân viên có được những kiến thức, kỹ năng và năng lực để 38 hoàn thành công việc có hiệu quả hơn. Tập trung vào điểm mạnh của nhân viên. Nhân viên của Trung tâm Athena đa số là những người có trình độ chuyên môn cao, họ có khả năng tự làm việc rất tốt, vì thế để phát huy khả năng của họ, trung tâm luôn cố gắng sắp xếp cho họ công việc phù hợp với điểm mạnh của họ nhất. Xây dựng, áp dụng các chương trình đánh giá, kiểm tra năng lực, mức độ hoàn thành công việc của nhân viên.
  • 39. CHƯƠNG 3 NHẬN ĐỊNH VỀ CÔNG VIỆC ĐÀO TẠO V À PHÁT TRIỂN NNL TẠI TRUNG TÂM ATHENA 3.1. Quy trình đào tạo nguồn nhân l ực tại trung tâm 3.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân l ực trong trung tâm 39 Đào tạo theo kế hoạch. Đầu năm, phòng tổ chức hành chính dựa vào các tiến bộ về kiến thức chuyên môn của nhân viên, trên cơ sở doanh thu hoặc năng suất hoặc nhu cầu của trưởng đơn vị lên kế hoạch. Kế hoạch của từng bộ phận được chuyển đến phòng tổ chức hành chính và khi đó cán bộ phụ trách công tác đào tạo và phát triển tổng kết kế hoạch cho toàn trung tâm, đưa ra kế hoạch đào tạo cán bộ và nhân viên. Đào tạo bổ sung. Tuy gọi là đào tạo bổ sung nhưng thực ra nó chiếm phần lớn số lượng được đào tạo. Từng đơn vị lên kế hoạch lao động bổ sung do thiếu người đứng máy, xuất phát từ yêu cầu công việc…. và gửi kế hoạch này lên phòng tổ chức hành chính. Vào cuối tháng, cuối quý phòng tổ chức và hành chính cân đối kế hoạch đào tạo để điều chỉnh xét duyệt và trình giám đốc phê duyệt. Nhu cầu đào tạo xuất phát từ yêu cầu của các trưởng đơn vị, dựa vào số lao động và công việc tương ứng để hoàn thành kế hoạch. Tuy nhiên phòng tổ chức ít khi xem xét sâu về nhu cầu thật sự từ các bộ phận này đó cũng là một yếu tố đánh giá đôi khi không chính xác và hiệu quả. Một thực tế là khi trung tâm có đủ điều kiện để tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và phát triển thì công tác này được tiến hành Nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý, chuyên môn. Căn cứ vào kế hoạch nguồn nhân lực của trung tâm trong năm tiếp theo, ví dụ trên báo cáo dự kiến kế hoạch của năm tới có quyết định thay đổi lao động thì dựa vào sự thay đổi đó có kế hoạch phù hợp: Ví dụ như theo kế hoạch thì năm nay có thay đổi lao động trực tiếp còn bộ phận lao động gián tiếp giữ nguyên. Thực sự thì nhu cầu đào tạo về cán bộ quản lý ít được quan tâm hơn cả do phần lớn các cá nhân thường tự cảm thấy có nhu cầu học thêm thỡ cú đơn yêu cầu lên trưởng đơn vị. Trưởng đơn vị trình duyệt đơn này và gửi lên trưởng phòng tổ chức hành chính hoặc người đại diện về công tác đào tạo xem xét và đồng ý nếu được phê
  • 40. duyệt thì người cán bộ có thể đi học. Người có nhu cầu đi học được duyệt sẽ tự lựa chọn thời gian (ngoài giờ hành chính) địa điểm chọn trường và thường tự bỏ kinh phí để đi học. Tuy nhiên hàng năm cũng có một số ít người được cán bộ lãnh đạo ấn định chỉ tiêu được đi học. Đối tượng này được trung tâm cung cấp 1 phần kinh phí và được gửi đi các trường đại học. Nhu cầu đào tạo nhân viên Nhu cầu đào tạo nhân viên được xác định: Căn cứ vào nhu cầu lao động hàng năm, số lượng lao động hiện tại, số công nhân chuẩn bị nghỉ hưu, hay chuyển đi nơi khác trung tâm tiến hành cân đối lao động. Đây là căn cứ cơ bản thường được làm nhiều ở các doanh nghiệp nhưng nó chưa tính tới sự biến động của môi trường. Căn cứ vào máy móc, thiết bị ở các bộ phận xác định nhu cầu đào tạo từng bộ phận, sau đó tổng hợp thành nhu cầu toàn trung tâm. Căn cứ vào việc kiểm tra trình độ đối với số nhân viên mới tuyển, phần lớn là phải đào tạo vì họ chủ yếu là mới tốt nghiệp do vậy trình độ không đáp ứng được công việc của trung tâm. Căn cứ vào mong muốn của bản thân người lao động, trưởng đơn vị sẽ xét duyệt các đơn yêu cầu đó dựa trên thực tiễn công việc và đựa ra nhu cầu hợp lý. Tóm lại, để xác định nhu cầu đào tạo của toàn bộ trung tâm trong năm thì phải xác định nhu cầu trên căn cứ đó rồi tổng hợp lại. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện của từng năm mà các nhu cầu này có sự thay đổi, không phải nhất thiết năm nào cũng phải sử dụng tất cả các căn cứ trên. 3.1.2. Xác định mục tiêu đào tạo và phát tri ển nguồn nhân l ực Tổ chức hình thành một số công ty con kinh doanh trong lĩnh vực nhân sự Liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoài ngành để tạo thêm sức mạnh 40 trong việc phát triển kinh doanh. Tiếp tục đầu tư phát triển trong các lĩnh vực kinh doanh chiến lược: Tuyển dụng quản trị viên cấp cao, cho thuê nhân sự, tư vấn chiến lược cho các công ty trong nước và các công ty đa quốc gia… Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành giữa các đơn vị, phòng ban. Đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả và tích luỹ vốn để phát triển.
  • 41. Xây dựng và phát triển nguồn lực con người của trung tâm mạnh về mọi mặt đủ về chất lượng và số lượng, có năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển và mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển năng lực trung tâm là doanh nghiệp xây dựng mạnh với năng lực cạnh tranh cao trong nước và Quốc tế. Thực hiện tốt mối quan hệ bình đẳng giữa các phòng ban trong trung tâm phát triển nguồn nhân lực Athena và các công ty liên kết, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với CBCNV. Không ngừng nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho CBCNV; xây dựng văn hoá doanh nghiệp mang bản sắc riêng của trung tâm. 3.1.3. Lập kế hoạch và l ựa chọn hình thức đào tạo và phát tri ển nguồn nhân l ực Lập kế hoạch đào tạo Hàng năm, Trung tâm Athena tổ chức 2 chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vào tháng 3 và tháng 9. Mỗi chương trình đào tạo kéo dài 2 tuần và tất cả cán bộ công nhân viên chức và nhân viên của trung tâm đều phải thêm gia đào tạo đê năng cao kiến thức kỹ năng chuyên môn của mình. Tùy tình hình từng năm mà trung tâm có kế hoạch đào tạo khác nhau và nội dung đào tạo cũng khác nhau. Lựa chọn hình thức đào tạo Hiện nay các trung tâm vẫn duy trì các hình thức đào tạo: Đào tạo trong công vi ệc: là hình thức do trung tâmthực hiện tại địa điểm trong trung tâm . Giáo viên là cán bộ công nhân viên trung tâm hoặc trung tâm mời hoặc do đối tác theo chương trình chuyển giao công nghệ. Đào tạo ngoài công vi ệc: là khoá đào tạo do các tổ chức không thuộc trung tâm đảm nhận và trung tâm cử người đến học. Đào tạo theo ki ểu chỉ dẫn. Phần lớn lao động tuyển mới vào thường không đạt yêu cầu về chuyên môn cũng như tác phong làm việc của các bộ phận, vì vậy để họ tiếp cận với công việc là rất khó. Trưởng đơn vị sẽ lựa chọn những công nhân có kinh nghiệm và tay nghề cao, họ được bố trí theo kiểu 1 kèm 1 hoặc có thể kèm nhiều người, tuỳ theo mức độ của công việc trong thời gian nhất định. Kết thúc chương trình sẽ là một cuộc sát hạch 41
  • 42. kiểm tra những người được đào tạo, bao gồm cả nhận thức về công việc và cả thực hành tại chỗ. Nếu đạt kết quả như yêu cầu đặt ra thì chương trình kết thúc còn ngược lại thì đơn vị đó sẽ tổ chức đào tạo lại lần nữa. Luân phiên công vi ệc. Áp dụng cho người nhân viên làm việc các công việc tương tự nhau, luân chuyển lao động từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ phân xưởng này sang phân xưởng khác. Phương pháp này thường được áp dụng khi một bộ phận cần bổ sung thêm một số lao động để đáp ứng mục tiêu sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Đào tạo nâng bậc. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đào tạo nâng bậc là một hình thức đánh giá để tăng lương. Nếu chúng ta làm tốt công tác đào tạo nâng bậc thì đây là hình thức tăng lương công bằng và hiệu quả nhất. Những người công nhân ở bậc càng cao thì lương cũng càng cao. Tuy nhiên để hoàn thành tốt công tác này chúng ta phải xem xét tới nhiều yếu tố khác nhau. Đào tạo ngoài công vi ệc. Đối với loại hình đào tạo này thì trung tâm chỉ duyệt, ký danh sách những người đưa đi đào tạo, còn phương pháp cụ thể thì do các tổ chức bên ngoài lựa chọn. Thường trung tâm vẫn gửi người lao động đến các trung tâm dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học (trường chính quy) Đào tạo cán bộ quản lý Nhìn chung việc đào tạo cán bộ quản lý do tự bản thân cán bộ do đó nhận thấy cần thiết phải đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nên thường chọn các trường đại học hoặc đào tạo ở nước ngoài. Họ tự chọn chuyên ngành đào tạo cho mình. Chi phí gần như người cán bộ đó phải chịu, trung tâm chỉ hỗ trợ phần nhỏ và giờ học phải ngoài giờ hành chính. Việc đào tạo cán bộ quản lý với mục đích chính là nâng cao nghiệp vụ. 42 Đào tạo nhân viên Trường hợp đào tạo bên ngoài đối với công nhân thường để đáp ứng với nhu cầu công việc. Vì không có điều kiện để đưa số lượng nhân viên lớn đi nên mỗi đơn vị thường cử 2-3 người đưa đi đào tạo sau đó họ truyền đạt lại cho nhân viên trong đơn vị đó. Cách này đảm bảo đơn vị nào, bộ phận nào cũng có thể làm quen với công nghệ
  • 43. mới.Trong trường hợp đào tạo bên ngoài thì chương trình và giáo viên là do tổ chức đào tạo ký hợp đồng với trung tâm tự chọn lựa. 3.1.4. Tổ chức thực hi ện chương trình đào tạo và phát tri ển nguồn nhân 43 lực Sau khi đã có kế hoạch cụ thể và chọn được phương pháp đào tạo phù hợp thì trung tâm tiến hành tổ chức đào tạo nguồn nhân lực. Trung tâm sẽ thông báo thời gian và địa điểm diễn ra đào tạo cho tất cả nhân viên đến để đào tạo, đồng thời trong quá trình đào tạo nhân viên vẫn được hưởng lương cơ bản. Tổ chức đào tạo thành 2 đợt khác nhau cho nhân viên dễ dàng lực chọn thời gian. 3.1.5. Đánh giá hi ệu quả công tác đào tạo và phát tri ển nguồn nhân l ực tại trung tâm 3.1.6. Những thành công trong công tác đào tạo và phát tri ển tại trung tâm Tuyển được đội ngũ nhân trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về ngề nhân sự cũng như về thị trường lao động tại Việt Nam và các chính sách về lao động, quy định pháp luật của nhà nước. Các nguyên tắc tuyển dụng mà trung tâm sử dụng luôn đặt con người là yếu tố hàng đầu, chú ý tới lợi ích và quyền lợi của người lao động. Vì thế có thể nói đây là các nguyên tắc khá tiến tiến và phù hợp với thời đại mới. Các thông tin như yêu cầu của ứng viên, quyền lợi của ứng viên khi vào làm việc tại Công ty, cũng như nội quy mà ứng viên phải tuân theo được quy định rõ ràng, chi tiết đảm bảo tính minh bạch, và tạo tâm lý yên tâm cho ứng viên khi làm việc. Công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên trong quá trình thử việc được quy định rõ ràng, dựa vào bảng tiêu chuẩn có sẵn và được lập lập kế hoạch cụ thể. Điều này giúp cho BGĐ nhanh chóng đưa ra quyết định tuyển dụng, và việc tuyển dụng cũng diện ra khách quan hơn. Số lượng và chất lượng cán bộ hiện tại về cơ bản đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu khối lượng công việc của trung tâm. Đã xây dựng được kế hoạch đào tạo hàng năm và các phương pháp đào tạo khá đa dạng phù hợp với thực tiễn.
  • 44. Quy chế tiền lương được công khai và phổ biến qua hội nghị, tới từng cán bộ công nhân viên trong Cơ quan trung tâm đồng thời đảm bảo chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước.Về việc thực hiện Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế cho người lao động, trung tâm đã thực hiện khá tốt bởi đây là một công cụ nhằm bảo đảm lợi ích cho người lao động. Chính vì thế người lao động có thể yên tâm làm việc kéo theo năng suất lao động tăng dẫn đến tăng lợi nhuận cho trung tâm. 3.1.7. Những hạn chế tồn tại trong công tác đào tạo và phát tri ển tại trung tâm Qua tìm hiểu thực tế và quá trình phân tích trên ta thấy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của trung tâm vẫn còn rất nhiều bất cập. Cụ thể là : Lãnh đạo trung tâm chưa quan tâm đúng mức đối với công tác đào tạo. Việc xác định nhu cầu chưa tốt, mới chỉ căn cứ vào quan điểm chủ quan của 44 người lãnh đạo làm công tác đào tạo. Mục tiêu đào tạo chưa rõ ràng Các hình thức đào tạo còn đơn điệu Quỹ đào tạo cũng yếu Chưa có quy định, quy chế riêng đối với công tác đào tạo. Việc đánh giá hiệu quả sau mỗi khoá học là chưa tốt Việc đào tạo vẫn mang nặng lý thuyết, chưa đi sát vào thực tiễn. Nguyên nhân làm giảm hiệu quả đào tạo. Nguyên nhân chủ quan: Việc xác định nhu cầu đào tạo của trung tâm chưa chính xác đỳng nờn vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của công việc. Chưa cải tiến phương pháp giảng dạy, chưa tổ chức tốt công tác đánh giá hiệu quả công việc. Ban quản lý chưa làm cho người lao động thấy được hiệu quả sau khi đào tạo. Do bản thân người lao động: Người lao động không xác định được thực sự nhu cầu của mình hoặc có nhu cầu đào tạo với mục đích khác. Nguyên nhân khách quan Do sự phát triển của nền kinh tế - xã hội dẫn đến nhu cầu phát triển con người thay đổi.
  • 45. Do khoa học công nghệ phát triển một cách nhanh chóng. Do sự cạnh tranh khốc liệt để tìm kiếm việc làm nên con người chú trọng quá nhiều bằng cấp, theo học nhiều chương trình nhưng thực tế khi đi làm vẫn tồn tại tình trạng tổ chức vẫn phải đào tạo những kiến thức đú trờn cơ sở thực tiễn. Có thể nói đây là xu hướng quan trọng hoá bằng cấp. 3.2. Giải pháp nâng cao hi ệu quả đào tạo và phát tri ển nguồn nhân l ực 3.2.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM ATHENA Đị nh hướng phát tri ển Công ty đến năm 2015 Tiếp tục xây dựng và phát triển trung tâm, giữ vững là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo quản trị và an ninh mạng, tư vấn nhân sự, đa dạng dịch vụ kinh doanh, duy trì và phát triển các mối quan hệ thân thiết với các khách hàng, lấy hiệu quả kinh tế và chất lượng dịch vụ là thước đo cho sự phát triển ổn định và bền vững của trung tâm, đảm bảo cho trung tâm có tiềm lực kinh tế mạnh, đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và trong khu vực. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của trung tâm Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu: Tổ chức hình thành một số công ty con kinh doanh trong lĩnh vực nhân sự Liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoài ngành để tạo thêm sức mạnh 45 trong việc phát triển kinh doanh. Tiếp tục đầu tư phát triển trong các lĩnh vực kinh doanh chiến lược: Đào tạo quản trị mạng và an ninh mạng, tuyển dụng quản trị viên cấp cao, cho thuê nhân sự, tư vấn chiến lược cho các công ty trong nước và các công ty đa quốc gia… Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành giữa các đơn vị, phòng ban. Đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả và tích luỹ vốn để phát triển. Xây dựng và phát triển nguồn lực con người của trung tâm mạnh về mọi mặt đủ về chất lượng và số lượng, có năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ