SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  65
Télécharger pour lire hors ligne
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
1
BÀI 1. QUAN SÁT CÁ LƯỠNG TIÊM, CÁ SỤN VÀ CÁ XƯƠNG
I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU THỰC HÀNH
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Nắm được cấu tạo ngoài và trong của cá Lưỡng tiêm, từ đó nêu được những đặc điểm
chung của ngành có dây sống và những đặc điểm nguyên thủy của ngành. Đồng thời,
thấy được đặc điểm của cá Lưỡng tiêm thích nghi với đời sống kém hoạt động ở môi
trường đáy.
- Nắm được đặc điểm chung chủ yếu của lớp Cá sụn và đặc điểm cấu tạo ngoài của cá
Mập và cá Đuối liên hệ với đời sống của chúng (cá Mập sống ở mọi tầng nước, bơi
nhanh, săn bắt cá khác, còn cá Đuối thích nghi với đời sống tầng đáy, kém vận động,
ăn thân mềm, giáp xác).
- Nắm được đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lớp Cá xương.
- Củng cố và đào sâu các kiến thức đã học ở phần lí thuyết.
b. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, đối chiếu giữa mẫu vật thật, tiêu bản hiển vi với
hình vẽ và mô hình nhằm xác định chính xác tên, vị trí và mô tả đúng các cơ quan.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình chính xác, cân đối và đẹp các chi tiết cấu tạo trên mẫu vật
thật, tiêu bản hiển vi ứng với kiến thức đã học.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào quan sát và giải thích chức năng, sự
thích nghi với điều kiện sống và ý nghĩa tiến hoá về đặc điểm cấu tạo của các loài cá.
2. Yêu cầu thực hành
a. Quan sát
- Cấu tạo ngoài: quan sát hình cá Lưỡng tiêm nguyên vẹn: mô tả hình dạng, nêu kích
thước cụ thể. Nêu đặc điểm vây lưng, vây bụng, vây đuôi, đặc điểm phễu miệng, xúc
tu, các tiết cơ. Xác định vị trí lỗ bụng, lỗ hậu môn.
- Cấu tạo trong: xác định tên, vị trí, phân biệt và mô tả các bộ phận thuộc các hệ tiêu
hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ thần kinh của cá Lưỡng tiêm.
- Mô tả hình dáng chung của lớp Cá sụn, cấu tạo ngoài của cá Mập và cá Đuối, đặc
điểm của vảy; đuôi; vây chẵn gồm vây ngực và vây bụng, vây lẻ gồm vây lưng, vây
đuôi, vây hậu môn; hình dạng đầu; hình dạng và vị trí miệng; mắt; lỗ mũi; lỗ thở; khe
mang; lỗ huyệt; bộ phận giao cấu.
- Quan sát cấu tạo ngoài của lớp Cá xương.
c. Vẽ hình
Dựa trên cơ sở mô hình, mẫu vật đã quan sát, vẽ hình và ghi chú thích đầy đủ:
- Cấu tạo ngoài của cá Lưỡng tiêm (mặt bên, mặt bụng).
- Cấu tạo trong (mặt bên cắt dọc) của cá Lưỡng tiêm.
- Cấu tạo ngoài của cá Mập và cá Đuối.
- Cấu tạo ngoài của Cá xương.
II. THIẾT BỊ, MÔ HÌNH, TIÊU BẢN, HÌNH ẢNH VÀ MẪU VẬT
1. Thiết bị
- Bộ đồ mổ: kẹp nhỏ, kẹp lớn, kim mũi nhọn.
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
2
- Khay mổ nhỏ, khay mổ lớn.
- Khăn lau, găng tay y tế.
- Kính lúp 2 mắt, lúp cầm tay.
- Kính hiển vi có độ phóng đại nhỏ.
- Kính hiển vi có đường truyền với camera và màn hình (nếu có).
- Máy Overhead và màn chiếu.
- Lam kính. Đĩa đồng hồ hoặc đĩa thủy tinh (petri).
2. Mô hình
- Mô hình cắt dọc và cắt ngang cá Lưỡng tiêm bằng thạch cao.
3. Tiêu bản hiển vi
- Tiêu bản cắt dọc cá Lưỡng tiêm.
- Tiêu bản cắt ngang cá Lưỡng tiêm qua vùng hầu có mấu lồi gan, vùng ruột.
4. Hình ảnh
- Hình vẽ và chụp cấu tạo ngoài của cá Lưỡng tiêm (mặt bên, mặt bụng).
- Hình vẽ cắt dọc cá Lưỡng tiêm, cắt ngang qua vùng hầu có mấu lồi gan, vùng ruột.
- Hình vẽ đầu cá Lưỡng tiêm cắt dọc.
- Hình vẽ mắt Hesse và vị trí mắt Hesse trên ống thần kinh.
- Hình vẽ sơ đồ hệ tuần hoàn của cá Lưỡng tiêm.
- Hình vẽ cấu tạo ngoài của cá Mập, cá Đuối, Cá xương.
- Tranh một số loài cá nước ngọt, cá biển thường gặp ở Việt Nam.
5. Mẫu vật
- Cá Lưỡng tiêm trưởng thành được định hình trong cồn hay formol.
- Cá Mập, cá Đuối tươi hoặc ngâm trong cồn hay formol.
- Một số loài Cá xương còn tươi hoặc ngâm trong cồn hay formol.
III. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CÁ LƯỠNG TIÊM
- Loài: cá Lưỡng tiêm Amphioxus belcheri (Gray, 1847)
Tên đồng vật (Synonym):
cá Guột Branchiostoma belcheri Chu, 1963
Branchiostoma belcheri Bedford, 1901
Branchiostoma japonicum Okada et Matsubara, 1938
Branchiostoma belcheri japonicus Andrews, 1895
- Giống: cá Lưỡng tiêm Amphioxus Yarrell, 1836
Tên đồng vật (Synonym):
Branchiostoma Costa, 1834
- Họ: cá Lưỡng tiêm Amphioxidae hay Branchiostomidae
(Branchio: mang; stom: miệng)
- Bộ: cá Lưỡng tiêm Amphioxiformes
- Lớp: cá Lưỡng tiêm Amphioxi hay Leptocardi
(Amphi: hai; oxi: nhọn)
- Phân ngành: Sống đầu Cephalochordata hay không có hộp sọ Acrania hay
Leptocardii (Cephalo: đầu); (A: không; crania: hộp sọ)
- Ngành: có Dây sống Chordata
- Giới: Động vật Animalia
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
3
IV. QUAN SÁT CÁ LƯỠNG TIÊM
1. Quan sát cấu tạo ngoài của cá Lưỡng tiêm (hình 1.1)
Hình 1.1. Cấu tạo ngoài của cá Lưỡng tiêm Amphioxus belcheri (Gray, 1847)
(A: mặt bên; B: mặt bụng)
Cấu tạo trong của cá Lưỡng tiêm (C: mặt bên cắt dọc)
- Cá Lưỡng tiêm sống vùi mình trong cát ở đáy biển nông, ít vận động nên cơ thể chưa
phân hóa thành 3 phần (đầu, thân, đuôi) rõ rệt và cơ quan vận động chưa phát triển,
thiếu vây chẵn.
- Toàn bộ cơ thể Lưỡng tiêm gần như trong suốt, có màu trắng hơi hồng khi còn tươi, có
thể nhìn thấy rõ một phần các cơ quan bên trong khi có ánh sáng mạnh chiếu qua.
- Cơ thể hình thoi, dẹp hai bên, thuôn nhọn hai đầu (gọi là lưỡng tiêm).
- Chiều dài cơ thể từ 3 - 8 cm.
- Dọc lưng có nếp da gấp lại tạo thành vây lưng, vây lưng kéo dài từ đầu tới đuôi, nối
với vây đuôi. Vây đuôi có hình mũi mác. Phía dưới bụng, vây đuôi kéo lên đến lỗ
bụng tạo thành một nếp vây bụng ngắn. Từ lỗ bụng ngược lên đến phễu miệng hai bên
thân, da gấp nếp nhô cao tạo thành 2 nếp bụng. Nếp bụng không phải là vây, vì trong
nếp bụng không có các que sụn (tia vây) nâng đỡ như ở vây lưng và vây bụng. Dọc
giữa 2 nếp bụng còn có lớp cơ bụng mỏng, không phân tiết.
- Phía lưng có hốc cảm giác Kolliker, bên trong được lót bởi những tế bào cảm giác có
tiêm mao rung động.
- Đầu chưa phân hóa rõ, chưa tách biệt với thân. Ở mút đầu có phễu miệng rộng, miệng
phễu hướng xuống mặt bụng, xung quanh phễu miệng có 37 - 45 xúc tu ngắn (số
lượng xúc tu tăng theo tuổi của cá), đáy phễu là lỗ miệng. Xúc tu miệng có những tế
bào xúc giác tập trung quanh miệng và xúc tu.
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
4
- Phần cuối thân, ở mặt bụng, khoảng 2/3 trước thân, có lỗ bụng là lỗ thông với xoang
bao mang (phòng mang) với môi trường ngoài.
- Lỗ hậu môn ở gốc vây đuôi, hơi lệch về phía nửa bên trái. Hậu môn nằm lệch sang bên
trái là di tích của sự mất đối xứng hai bên ở cá Lưỡng tiêm.
- Ở mỗi bên thân có khoảng 63 - 66 tiết cơ có hình chữ V màu đỏ, lồng úp vào nhau,
đỉnh hướng về phía trước. Giữa các tiết cơ có vách ngăn cơ do bao dây sống tạo
thành. Tiết cơ hai bên thân xếp so le nhau rõ rệt (các vách cơ hai bên không trùng
khiết với nhau) giúp con vật dễ uốn mình khi vận chuyển.
- Dọc hai bên thân, về phía bụng, còn nhìn thấy rõ 2 dãy tuyến sinh dục dạng túi kín.
2. Quan sát cấu tạo trong của cá Lưỡng tiêm
- Qua mô hình lát cắt dọc cơ thể, nhìn rõ dây
sống chạy dọc lưng từ mút đầu tới mút
đuôi (hình 1.1).
- Ống thần kinh nằm trên dây sống. Trên đầu
ống có một mắt lẻ duy nhất, dọc ống có
nhiều đốm đen nhỏ là những mắt Hesse,
cấu tạo rất đơn giản, mỗi mắt Hesse chỉ
gồm một tế bào cảm quang và một tế bào
sắc tố bao bên dưới (hình 1.2). Do da, thịt
cá Lưỡng cư trong suốt nên mắt Hesse tuy
nằm sâu bên dưới vẫn có thể cảm nhận
được sáng, tối. Hình 1.2. Mắt Hesse và vị trí mắt Hesse trên
ống thần kinh
- Do dây sống chạy tới mút đầu, trước dây sống chưa có hộp sọ nên phần đầu ống thần
kinh (não nguyên thủy - được coi như mầm mống của não thất) nằm trên dây sống,
chứ không nằm trong hộp sọ phía trước dây sống như các động vật có xương sống
khác (hình 1.3).
Hình 1.3. Đầu cá Lưỡng tiêm cắt dọc
- Đầu chưa có ranh giới phân biệt với thân, trước đầu là phễu miệng với xúc tu. Miệng
nằm ở đáy phễu thông với hầu, hầu rất lớn và dài. Chỗ miệng thông vào hầu có một
riềm cơ vòng được coi như cơ thắt hầu ngăn miệng với hầu, quanh riềm có nhiều chồi
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
5
cơ (velum) nhỏ (hình 1.3). Thành hầu thủng nhiều đôi khe mang đều đặn, khoảng trên
100 khe mang nằm xiên nghiêng hai bên cơ thể ở mỗi bên hầu (hình 1.1).
- Khoảng cách giữa thành hầu và thành cơ thể là xoang bao mang (phòng mang) rỗng.
Xoang thông ra ngoài qua lỗ bụng ở phía cuối bụng hầu. Tiếp theo hầu là đoạn ruột
thẳng, ngắn, đầu ruột có mấu lồi manh tràng gan (túi gan) nằm ở phía bên phải của
hầu, cuối ruột là lỗ hậu môn đổ ra gốc vây đuôi phía bên trái (hình 1.1).
- Hai bên thành cơ thể ở vùng hầu, phía bụng còn có 2 dãy tuyến sinh dục, bên trái có 24
- 27 tuyến, bên phải 25 - 29 tuyến. Tuyến sinh dục là những túi kín, hình bầu dục, màu
thẫm, xếp sít nhau và rất giống nhau, chưa phân biệt tuyến đực và tuyến cái (hình 1.1).
- Có trên 100 đôi đơn thận rải dọc thể xoang 2 bên lưng hầu. Thận gồm nguyên đơn
thận và hậu đơn thận giống Giun. Một đơn thận gồm: 1 ống ngắn, cong, nằm giữa 2
khe mang. Nhiều miệng thận thông vào xoang cơ thể và 1 lỗ thận đổ vào xoang bao
mang. Trên mỗi miệng thận có nhiều tế bào mặt trời hình ống, dài, trong có sợi lông
rung động. Thận hút chất cặn bã từ thể xoang vào ống thận và đổ ra xoang bao mang
qua lỗ thận.
V. QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI CỦA CÁ SỤN (CHONDRICHTHYES)
1. Quan sát cấu tạo ngoài của cá Mập (hình 1.4)
Hình 1.4. Cấu tạo ngoài của cá Mập
a. Quan sát đầu
- Để cá Mập xuống khay mổ hoặc cầm lên tay để thấy rõ đầu cá bằng, dẹp, mõm nhọn,
miệng rộng hình khe ở mặt dưới đầu.
- Dùng kẹp mở rộng miệng cá để thấy được trên hàm có nhiều răng dẹp, viền có răng
cưa nhỏ, đầu răng chỉa ra ngoài.
- Ở phía dưới đầu, trước miệng là 2 lỗ mũi. Mỗi lỗ mũi có van mũi, đó là một nếp da
ngăn không hoàn toàn chia đôi lỗ mũi.
- Hai bên đầu có 2 mắt lớn, có 3 mí mắt, mí trên và mí dưới không cử động được.
- Lỗ thở không còn. Khe mang 5 cái thông với hầu, 2 khe cuối ở trên vây ngực.
Đầu Thân Đuôi
Mõm
Mắt Khe mang
Vây lưng 1
Vây lưng 2 Vây đuôi
Vây hậu môn
Vây bụng
Vây ngực
Miệng
Lỗ
mũi
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
6
- Mỗi khe mang có một nếp da nhỏ che phủ chỉ để cho nước trong xoang miệng chảy ra
ngoài qua khe mang.
b. Quan sát thân
- Thân cá hình thoi, kéo dài từ vách khe mang thứ 5 tới lỗ huyệt. Lỗ huyệt có dạng khe
dài. Dùng kẹp mở rộng lỗ huyệt có thể phát hiện được lỗ đổ của ống tiêu hoá, núm
niệu sinh dục ở cá đực hoặc cả lỗ niệu và lỗ sinh dục ở cá cái.
- Nằm ở mặt bụng thân cá có một đôi vây
ngực và một đôi vây bụng. Chúng đều xếp
theo vị trí nằm ngang.
- Ở cá thể đực phần trong vây bụng có phân
hóa thành bộ phận giao cấu dài có cạnh
trong xẻ rãnh gọi là trâm giao hợp (gai
giao hợp) (hình 1.5).
- Trên lưng cá có hai vây lưng. Vây lưng thứ
nhất lớn còn vây lưng thứ hai có vị trí
ranh giới giữa thân và đuôi ở mặt lưng cơ
thể. Hình 1.5. Mặt dưới vây bụng cá Mập đực
- Vây của cá Mập cũng như của Cá sụn nói chung được nâng đỡ bởi những tia vây bằng
sụn đàn hồi. Tuy nhiên vây lưng sau chưa có cấu tạo điển hình mà mới chỉ là một nếp
da nhô lên ở mặt lưng con vật được gọi là vây giả.
c. Quan sát đuôi
- Tiếp theo phần thân là phần đuôi, đuôi thon. Phần đuôi không chứa nội quan. Dưới lớp
da của phần đuôi có những khối cơ bao quanh cột sống phần đuôi tạo thành khúc đuôi.
- Vây đuôi kiểu dị vĩ gồm hai thùy. Thùy trên là thùy lưng lớn, thùy dưới là thùy bụng
nhỏ. Mặt dưới đuôi có vây hậu môn.
2. Quan sát cấu tạo ngoài của cá Đuối bồng (hình 1.6)
Hình 1. 6. Cấu tạo ngoài của cá Đuối bồng (mặt lưng)
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
7
a. Quan sát chung và các vây
- Cá Đuối có thân dẹp theo hướng lưng bụng.
- Vây ngực rất lớn, mở rộng ở hai bên thân, hợp nhau ở mút mõm.
- Vây bụng nhỏ; phân thành hai lá, lá trước nhỏ, lá sau to.
- Bộ phận giao cấu dẹp.
- Vây bụng nằm ở phía lỗ huyệt.
- Vây lưng biến thành gai cứng, có độc.
- Đuôi mảnh có hình roi.
b. Quan sát mặt bụng
- Mặt bụng có lỗ miệng hình khe, hai lỗ mũi rộng. Miệng hình lưỡi liềm, sau miệng là
những khe mang.
- Dùng kẹp mở rộng miệng cá thấy được những tấm răng dẹp xếp đều đặn như gạch lát,
có tác dụng nghiền vỡ những mồi có vỏ cứng như trai, ốc.
c. Quan sát mặt lưng
- Mặt lưng có hai mắt, sau mắt là lỗ thở hình bầu dục.
- Vảy tấm không phân bố đều trên thân mà tập trung thành từng đám nhỏ trên lưng và
trên đuôi.
3. Quan sát cấu tạo ngoài của Cá xương (hình 1.7)
Hình 1.7. Cấu tạo ngoài của Cá xương
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
8
BÀI 2. TẬP NHẬN BIẾT VÀ ĐỊNH LOẠI CÁ TỚI BỘ
I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU THỰC HÀNH
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Nêu được những đặc điểm hình thái cơ bản nhất trong định loại cá.
- Biết được một số đặc điểm cơ bản nhất, đặc trưng nhất về hình thái ở từng bộ cá.
- Tập dùng khoá định loại đơn giản để xác định vị trí phân loại của một số loài cá từ lớp
 bộ.
- Củng cố và đào sâu các kiến thức đã học ở phần lí thuyết.
b. Kĩ năng
- Bước đầu vận dụng được những kiến thức phân loại để định loại một số loài cá ở Việt
Nam tới bộ.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết một số loài cá từ lớp  bộ  họ  giống  loài.
2. Yêu cầu thực hành
- Dựa vào khoá định loại để định loại các mẫu cá đã có trong buổi thực hành đến bộ.
Nắm được cách dùng khoá.
- Dùng những đường nét đơn giản vẽ được một, hai mẫu thuộc mỗi bộ cá. Hình vẽ mô
tả được đặc điểm đặc trưng của mỗi bộ cá.
- Biết được tên và vị trí phân loại của các mẫu cá có trong buổi thực hành.
II. THIẾT BỊ, HOÁ CHẤT, HÌNH ẢNH VÀ MẪU VẬT
1. Thiết bị
- Bộ đồ mổ: kẹp nhỏ, kẹp lớn, kim mũi nhọn.
- Khay mổ nhỏ, khay mổ lớn.
- Khăn lau, găng tay y tế.
- Kính lúp 2 mắt.
- Kính hiển vi có đường truyền với camera và màn hình (nếu có).
- Máy Overhead hoặc Projector và màn chiếu.
- Lam kính. Đĩa đồng hồ hoặc đĩa thủy tinh (petri).
2. Hình ảnh
- Hình vẽ cấu tạo ngoài của cá Mập, cá Đuối, Cá xương.
- Tranh một số loài cá nước ngọt, cá biển thường gặp ở Việt Nam.
3. Mẫu vật
- Cá Mập, cá Đuối tươi hoặc ngâm trong cồn hay formol.
- Một số loài Cá xương còn tươi hoặc ngâm trong cồn hay formol.
(Các mẫu cá ngâm trong formol cần được rửa sạch dưới vòi nước chảy từ 15 - 20 phút
trước khi thực hành).
III. HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT VÀ ĐỊNH LOẠI CÁ
1. Xác định một số đặc điểm hình thái cá
a. Hình dạng cơ thể
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
9
Cơ thể cá ngoài hình dạng điển hình (hình thoi, thon dài, đối xứng hai bên) còn có dạng
dài như rắn (Lươn, cá Chình,…) hoặc dạng ít nhiều có hình trụ dài (cá Lóc) hoặc cơ thể
dẹp mất đối xứng hai bên (cá Bơn).
b. Vảy
- Vảy tấm có phần lộ ra ngoài, hình dạng răng gắn chặt với da, khi vuốt nhẹ lên cá
Nhám hoặc cá Đuối từ đuôi lên phía đầu sẽ thấy nháp.
- Vảy của Cá xương là vảy xương, mỗi vảy là một tấm hình tròn có một phần cắm vào
da, bờ ngoài vảy trơn (vảy tròn ở cá Chép, cá Mè, cá Trôi) hoặc bờ ngoài có những gai
nhỏ (vảy lược ở cá Rô, cá Bơn hay cá Vược) do đó khi vuốt nhẹ lên cá có vảy lược từ
đuôi lên đầu ta thấy nháp. Một số loài cá không có vảy (Lươn, cá Trê, cá Ba sa,…).
- Một số loài có đầu phủ vảy (cá Lóc,…).
c. Vây
- Vây cá được nâng đỡ bởi các tia vây. Các tia vây có thể phân làm nhiều nhánh (tia vây
phân nhánh hay tia vây mềm) hoặc không phân nhánh (tia gai hay tia cứng), tia cứng
có thể tách rời vây (tia gai tự do) biến thành gai cứng.
- Vây lưng có thể có một hoặc hai cái. Vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn có thể nối liền
nhau (cá Chình,…). Vây bụng có thể thiếu (cá Chình,…). Kích thước các thuỳ của vây
đuôi có thể khác nhau hoặc vây đuôi không phân thuỳ.
- Vị trí của vây lưng, vây ngực, vây bụng, vây hậu môn là những đặc điểm quan trọng
trong định loại.
- Miệng có thể rộng hoặc nhỏ (cá Nóc,…). Hàm có thể có răng hoặc không có (muốn
phát hiện răng có thể lấy ngón tay sờ hoặc lấy kim mũi nhọn chà chà trên hàm cá).
Răng hầu chỉ có ở bộ cá Chép. Hàm trên có thể kéo dài thành vòi cử động được
(Chạch,…). Mũi có thể kéo dài thành ống, đầu, mõm kéo dài tựa đầu ngực (cá Ngựa).
2. Cách sử dụng khoá định loại lưỡng phân
- Để định loại cá, ta dùng khoá định loại để xác định vị trí phân loại của chúng từ đơn vị
phân loại cao đến đơn vị phân loại thấp: Giới, Phân giới, Ngành, Phân ngành, Lớp,
Phân lớp, Bộ, Phân bộ, Họ, Phân họ, Giống, Phân giống, Loài, Phân loài.
- Khoá định loại lương phân được cấu trúc theo những hệ thống đặc điểm có tính chất
đối nhau. Do đó, nếu tra trong khoá định loại thấy đặc điểm hình thái của mẫu cá đạng
định loại không đúng với số này thì sẽ đúng với số đặt trong ngoặc bên cạnh số đó.
- Ví dụ: Khi đọc những đặc điểm của mẫu cá đang định loại thấy không đúng đặc điểm
ghi ở số 1 trong khoá định loại thì sẽ đúng với số ghi trong ngoặc cạnh số 1 (nghĩa là
số 4). Còn nếu khi đọc xong một số nào mà thấy đúng với mẫu cá mình đang định loại
thì tiếp tục đọc dòng dưới cho đến khi xác định được bộ hoặc họ của mẫu cá đó.
3. Khoá tra đến bộ của tổng lớp cá (Pisces) ở Việt Nam
1 (4) Da trần hoặc phủ bởi vảy tấm. Không có xương nắp mang che buồng mang. Có từ
5 - 7 đôi khe mang thông thẳng ra ngoài.
LỚP CÁ SỤN - CHONDRICHTHYES
2(3) Khe mang nằm ở hai bên đầu. Thân thuôn dài, mõm nhọn, viền vây ngực không
liền với mõm.
Bộ cá Nhám - Carcharhiniformes
3(2) Khe mang nằm ở mặt bụng của đầu. Thân dẹp theo hướng lưng bụng hoặc ít ra là
có phần đầu như thế. Viền trước vây ngực gắn liền với mõm.
Bộ cá Đuối - Rajiformes
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
10
4(1) Da trần hoặc phủ bởi vảy tròn hay vảy lược. Có xương nắp mang che buồng mang.
LỚP CÁ XƯƠNG - OSTEICHTHYES
5(30) Cơ thể đối xứng 2 bên. Mắt nằm về 2 phía của đầu.
6(13) Thân ít nhiều có dạng hình trụ hoặc dài dạng rắn. Nếu không phải như thế thì có
vây lưng thứ nhất nằm lùi về nửa sau của cơ thể gần sát với vây đuôi.
7(8) Có 2 vây lưng, vây lưng trước ngay trên đầu và biến thành giác bám.
Bộ cá Ép - Echeneiformes
8(7) Có 1 vây lưng, không có giác bám trên đầu.
9(10) Vây lưng có rất nhiều gai mọc tự do ở phía trước, môi trên kéo dài thành vòi hoặc
vây lưng và vây hậu môn giảm nhỏ dạng nếp da mỏng liền với vây đuôi.
Bộ cá Mang liền - Synbranchiformes
10(9) Vây lưng không có gai mọc phía trước. Môi trên không biến thành vòi.
11(12) Có vây bụng. Có vây ngực. Các vây lưng và vây hậu môn nằm lùi về phía sau cơ
thể. Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn không nối liền nhau. Cơ thể thon dài.
Bộ cá Nhái (cá Nhói) - Beloniformes
12(11) Thiếu vây bụng. Vây ngực có thể có hoặc có thể không. Vây lưng nằm lùi về
phía trước cơ thể hoặc ít nhất cũng từ giữa thân trở về phía đầu. Vây lưng, vây
đuôi và vây hậu môn nối liền nhau. Cơ thể dài dạng rắn.
Bộ cá Chình - Anguilliformes
13(6) Thân có dạng cá hoặc dạng khác, song không phải là dạng rắn. Có vây lưng (thứ
nhất) nằm ở giữa hoặc nửa trước cơ thể hoặc nằm lùi về phía sau cách xa vây
đuôi.
14(25) Vây bụng có thể có hoặc có thể thiếu. Nếu có thì nằm ở phần chính giữa hoặc
gần chính giữa của bụng, cách xa vây ngực.
15(18) Miệng nhỏ, thân trần, da có gai hoặc được phủ bởi những tấm xương bì.
16(17) Mũi kéo dài thành ống, mõm và đầu kéo dài giống đầu ngựa.
Bộ cá Ngựa - Syngnathiformes
17(16) Mõm ngắn, mũi không kéo dài thành ống.
Bộ cá Nóc - Tetraodontiformes
18(15) Miệng bình thường, thân phủ vảy hay trần nhưng không có gai hoặc không được
phủ bởi xương bì.
19(20) Hàm không có răng. Có răng hầu.
Bộ cá Chép - Cypriniformes
20(19) Hàm có răng. Không có răng hầu.
21(22) Thân trần, không phủ vảy.
Bộ cá Nheo - Siluriformes
22(21) Thân phủ vảy.
23(24) Đầu phủ vảy, dẹp hướng lưng bụng.
Bộ cá Sóc - Cyprinodontiformes
24(23) Đầu không phủ vảy, dẹp hai bên.
Bộ cá Trích - Clupeiformes
25(14) Vây bụng ở vị trí dưới hoặc trước vây ngực, khởi điểm gốc vây bụng liền trước
hoặc liền sau vây ngực.
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
11
26(27) Các vây lưng, vây hậu môn, vây ngực không có tia vây phân nhánh.
Bộ cá Dây - Zeiformes
27(26) Các vây lưng, vây hậu môn, vây ngực có tia vây phân nhánh.
28(29) Thân trần, không phủ vảy.
Bộ cá Lưỡi dong - Lophiiformes
29(28) Thân có phủ vảy. Vây lưng thứ nhất có ít nhất 4 tia đơn trở lên.
Bộ cá Vược - Perciformes
30(5) Cơ thể mất đối xứng. Hai mắt nằm về một phía của đầu.
Bộ cá Bơn - Pleuronectiformes
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
12
BÀI 3 & 4. GIẢI PHẪU, NGHIÊN CỨU CÁ LÓC ĐỒNG
I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU THỰC HÀNH
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Nắm được những đặc điểm chung về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của cá Lóc nói
riêng và lớp Cá xương nói chung.
- Thấy được những đặc điểm cấu tạo của cá Lóc nói riêng và lớp Cá xương nói chung
thích nghi với đời sống dưới nước.
- So sánh được những đặc điểm tiến hoá hơn của cá Lóc nói riêng và lớp Cá xương nói
chung so với lớp Cá sụn.
- Củng cố và đào sâu các kiến thức đã học ở phần lí thuyết.
b. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng mổ đúng kĩ thuật, trình bày đầy đủ và có hệ thống các bộ phận theo
từng hệ cơ quan trên mẫu vật đã mổ.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, đối chiếu giữa mẫu vật thật, tiêu bản hiển vi với
hình vẽ và mô hình nhằm xác định chính xác tên, vị trí và mô tả đúng các nội quan.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình chính xác, cân đối và đẹp các chi tiết cấu tạo trên mẫu vật
thật, tiêu bản hiển vi ứng với kiến thức đã học.
2. Yêu cầu thực hành
a. Giải phẫu và trình bày mẫu mổ
- Không làm thủng, rách, đứt các bộ phận được giải phẫu và những nội quan nằm bên
dưới hay bên cạnh; đảm bảo mối liên hệ về mặt vị trí tự nhiên, mối liên hệ cấu tạo đối
với các bộ phận khác có liên quan.
- Trình bày mẫu mổ được đẹp, các nội quan được rõ; thấy được các mối quan hệ giữa
các bộ phận của một nội quan mà không làm che lấp những nội quan khác.
b. Quan sát
- Cấu tạo ngoài: xác định tên, vị trí, phân biệt và mô tả các bộ phận thuộc các phần đầu,
thân và đuôi của cá Lóc.
- Cấu tạo trong: xác định tên, vị trí, phân biệt và mô tả các bộ phận thuộc các hệ tiêu
hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ thần kinh (chỉ quan sát não
bộ) và bong bóng bơi của cá Lóc.
- Lưu ý đến những đặc điểm thích nghi với đời sống ở dưới nước.
- Cần phân biệt những đặc điểm riêng chỉ có ở cá Lóc.
c. Vẽ hình
Dựa trên cơ sở mẫu vật đã mổ, vẽ hình và ghi chú thích đầy đủ:
- Cấu tạo ngoài của cá Lóc.
- Các giai đoạn thực hiện giải phẫu cá Lóc.
- Hệ cơ quan cá Lóc tại vị trí ban đầu.
- Cấu tạo trong của cá Lóc: hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục.
- Hệ thần kinh: chỉ vẽ não bộ cá Lóc.
II. THIẾT BỊ, HOÁ CHẤT, HÌNH ẢNH VÀ MẪU VẬT
1. Thiết bị
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
13
- Bộ đồ mổ: dao mổ mũi nhọn, kéo mũi nhọn, kẹp, kềm bấm xương, kim mũi mác, kim
mũi nhọn, đinh ghim (kim gút).
- Khay mổ, ván mổ (tấm mổ cao su).
- Khăn lau.
- Bông thấm nước.
- Kính lúp 2 mắt.
- Lam kính.
- Đĩa đồng hồ hoặc đĩa thủy tinh (petri).
2. Hoá chất
- Cồn 900
.
3. Hình ảnh
- Hình vẽ cấu tạo ngoài của cá Lóc.
- Hình vẽ các giai đoạn thực hiện giải phẫu cá Lóc.
- Hình vẽ hệ cơ quan cá Lóc tại vị trí ban đầu.
- Hình vẽ cấu tạo trong của cá Lóc: hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ
sinh dục, hệ thần kinh.
4. Mẫu vật
- Cá Lóc cần được mua trước, nên chọn con trưởng thành, cỡ 0,3 - 0,5 kg/con.
- Một hoặc hai sinh viên giải phẫu 1 con.
III. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI
- Loài: cá Lóc đồng Channa striata (Bloch, 1793)
Tên đồng vật (Synonym):
Ophicephalus striatus Bloch, 1793
- Giống: cá Lóc (cá Quả, cá Chuối) Channa Scopoli, 1777
- Họ: cá Lóc (cá Quả, cá Chuối) Channidae
- Phân bộ: cá Lóc (cá Quả, cá Chuối) Channoidei
- Bộ: cá Vược Perciformes
- Tổng bộ: cá Xương Teleostei
- Lớp: cá Vây tia Actinopterygii - cá Xương Osteichthyes
- Tổng lớp: có hàm Gnathostomata
- Nhóm: cá Pisces
- Phân ngành: có xương sống Vertebrata hay có hộp sọ Craniota
- Ngành: có dây sống Chordata
- Giới: Động vật Animalia
IV. PHƯƠNG PHÁP BẮT VÀ GIẾT CÁ LÓC
1. Cầm cá Lóc
Để cá Lóc đang còn sống không bị tuột khỏi tay, nên dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ
giữ chặt từ phía lưng, lồng 2 ngón tay này vào trong 2 khe mang cá và nắm chặt.
2. Giết cá Lóc
Dùng cái đùi hoặc búa nặng đập thật mạnh vào đầu cá, cá sẽ chết và duỗi thẳng để dễ
dàng quan sát và giải phẫu.
V. QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
14
- Cá Lóc đồng có cơ thể thuôn dài; da có nhiều tuyến nhầy, trơn nhớt; đỉnh đầu rộng,
hơi dẹp bằng (giống như đầu rắn), có phủ vảy tấm lớn. Toàn thân được che chở bằng
một lớp vảy xếp vòng như ngói lợp (vảy vòng - vảy cycloit).
- Cá có màu đen thẫm trên lưng, bụng trắng nhạt. Bên hông có thể có những sọc đứng
không đều và đứt quãng ở phía dưới. Mặt bụng đôi khi lấm tấm các đốm đen nhỏ.
- Các vây màu đen. Vây lưng và vây hậu môn có thể có nhiều chấm đen xếp thành hàng.
- Cơ thể được chia làm 3 phần: đầu, thân và đuôi (hình 3.1).
Hình 3.1. Cấu tạo ngoài của cá Lóc Channa striata (theo Trần Thanh Tòng, 2000)
1. Đầu
- Đầu được giới hạn từ mút mõm đến hết bờ sau của xương nắp mang.
- Đầu gắn liền với thân và bất động.
- Trên đầu có một số lỗ nhỏ, sắp xếp theo qui luật.
- Ở mút trước của đầu là miệng. Miệng rộng, có thể co duỗi được, rạch miệng hơi xiên,
kéo dài quá bờ sau ổ mắt; có hàm trên và hàm dưới, hàm dưới hơi nhô dài hơn hàm
trên, hàm trên có 1 đôi râu nhỏ là cơ quan xúc giác.
- Hàm trên và hàm dưới đều có răng nhỏ, nhọn, lởm chởm. Ngoài ra, răng còn đính trên
xương khẩu cái, xương lá mía.
- 2 đôi lỗ mũi ngoài (2 lỗ đưa nước vào túi mũi và 2 lỗ nước ra) thông với xoang khứu
giác (xoang mũi), vách túi mũi có nhiều chùm tận cùng của dây thần kinh khứu giác.
Mũi chỉ làm nhiệm vụ khứu giác (không làm nhiệm vụ hô hấp).
- Mắt to, có thủy tinh thể hình cầu, lồi, có nhiều mạch huyết, không có mí và nằm ở mặt
lưng của 2 bên đầu và quá về phía trước.
- Sau mắt, ở 2 bên đầu là 2 nắp mang lớn, che 4 đôi cung mang và lá mang nằm trong
buồng mang.
Mắt Vây lưng Đường cảm giác Vây đuôi
Vây hậu môn
Nắp mang
Vây ngực
Vây bụng Gai niệu sinh hậu môn
Miệng
Lỗ mũi
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
15
2. Thân
- Thân thuôn dài. Từ sau xương nắp mang đến lỗ huyệt. Huyệt là phần đổ chung của lỗ
sinh dục, lỗ bài tiết và lỗ hậu môn (gọi là gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục).
- Trên thân gồm có các vây, có các tia vây phân nhánh: vây chẵn (dùng để di chuyển) và
vây lẻ (dùng để bẻ lái):
+ Vây chẵn: 1 đôi vây ngực tròn, ở hai bên thân (dưới đỉnh nhọn của xương nắp
mang); 1 đôi vây bụng bé, ở hai bên bụng.
+ Vây lẻ: 1 vây lưng dài đến gốc vây đuôi, dùng để bẻ lái khi bơi.
- Mỗi bên thân có 1 đường bên không liên tục, bị gãy xuống 2 hàng vảy sau chóp vây
ngực, trước khởi điểm gốc vây hậu môn, do các vảy cảm giác tạo thành gọi là đường
cảm giác hay cơ quan đường bên. Cơ quan đường bên là một đường ống chạy dọc
theo cơ thể, có lỗ mở ra ngoài để nước lưu thông, trên đường ống có những đám tế
bào cảm giác tạo thành các Neuromaste liên lạc với nhánh dây thần kinh số VII.
- Gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục trước khởi điểm vây hậu môn, là nơi đổ
chung ra của lỗ tiểu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn.
3. Đuôi
- Từ sau gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục đến phần cuối của vây đuôi. Đuôi dẹp
bên.
- Đuôi gồm có:
+ 1 vây hậu môn dài đến gốc vây đuôi.
+ 1 vây đuôi song vĩ, cán đuôi dài, thùy chóp đuôi tròn, dùng để bẻ lái khi bơi.
VI. QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG
1. Phương pháp giải phẫu
a. Giai đoạn 1
- Dùng dao mổ hoặc kéo đánh bỏ lớp vảy
bụng từ gốc vây hậu môn (gần gai niệu
sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục) đánh
ngược hướng về phía trước đến khỏi ức
và đánh vảy hướng về phía sau dọc
theo vây hậu môn về phía bên phải của
cá.
- Cắt lớp màng da trắng nối hai nắp mang
theo đường số 1a (hình 3.2).
- Ghim ngửa cá xuống tấm cao su bằng
đinh ghim ở hai nắp mang và vây đuôi
(hình 3.3).
Hình 3.2. Cắt lớp màng da trắng nối hai nắp
mang cá Lóc (theo Trần Thanh Tòng, 2000)
b. Giai đoạn 2
- Dùng kéo mũi nhọn bấm một đoạn ngang nhỏ ở điểm A cách gai niệu sinh hậu môn -
lỗ niệu sinh dục 1 cm (hình 3.3).
- Lấy nước vào khay, ngập mẫu vật 2 cm.
- Từ A cắt thịt bụng hướng về phía trước theo đường số 2b lên đến điểm B, chóp thịt
nhọn của vùng ức (hình 3.3).
* Chú ý: Khi cắt ngang qua giữa 2 vây bụng, hãy cẩn thận đừng để mũi kéo chọc sâu
đâm thủng tim, mũi kéo phải luôn luôn hướng lên trên khi cắt.
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
16
- Cắt xoang bao tim (màng trắng
bao bọc xung quanh tim).
- Cắt theo đường số 3c đến cách
cán đuôi 2 cm (hình 3.3).
- Ở phần cắt đường số 3c, phải
cắt vòng như hình 3.3, nửa
vòng này nằm ở bên phải của
cá, tâm điểm là gai niệu sinh
hậu môn - lỗ niệu sinh dục, bán
kính bằng 1 cm; vì ở vùng này
có bóng đái, bóng hơi, tuyến
sinh dục, không nên cắt phạm.
- Tại điểm B (hình 3.3), cắt rời
mũi thịt nhọn rồi từ đó cắt
màng da sát theo rìa mang và
thịt nhọn theo đường 4d.
* Chú ý: Không để mũi kéo chọc
sâu làm thủng ống Cuvier.
c. Giai đoạn 3
- Dùng kéo nhắp từng nhát cắt
màng trắng dính giữa ống
Cuvier và thịt bụng, cách ống
Cuvier 2 cm (hình 3.4).
- Kéo 2 miếng thịt nhọn hình tam
giác vừa cắt ghim lên tấm cao
su (hình 3.5).
2. Quan sát hệ cơ quan tại vị trí
ban đầu (hình 3.5)
a. Hệ tiêu hoá
* Ống tiêu hoá: cũng chia
thành 5 phần như Cá sụn
nhưng còn nguyên thủy.
Miệng
Hình 3.3. Đánh vảy và cắt thịt cá Lóc
(theo Trần Thanh Tòng, 2000)
- Hàm trên và hàm dưới có răng
nhỏ lởm chởm, răng chưa phân
hoá, hình dạng giống nhau, có
tác dụng giữ mồi, chưa có vai
trò tiêu hoá cơ học.
- Trong hố miệng có lưỡi. Lưỡi là
lưỡi giả, do khúc sụn gốc móng
phủ niêm mạc tạo thành. Cơ
lưỡi không phát triển nên lưỡi
bất động hoặc cử động rất ít.
Trên lưỡi chưa có chồi vị giác
để cảm nhận vị giác. Hình 3.4. Cắt màng trắng dính giữa ống Cuvier và
thịt bụng cá Lóc (theo Trần Thanh Tòng, 2000)
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
17
Hình 3.5. Hệ cơ quan cá Lóc tại vị trí ban đầu (theo Trần Thanh Tòng, 2000)
Hầu
- Khoang miệng thông với hầu, có thủng 4 đôi khe mang thông sang 2 bên.
Thực quản
Thực quản ngắn và rộng, tiếp theo sau hầu.
Dạ dày
- Dạ dày tiếp nối với thực quản, có nhiều tuyến vị hình ống, tiết dịch tiêu hoá.
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
18
- Vì cá Lóc là loài cá ăn thịt nên có dạ dày phân hoá rõ.
- Dạ dày trắng to, nối với:
+ Hạ vị, là một đoạn ngắn.
+ Tiếp theo, 2 manh tràng hạ vị (túi hạ vị) là 2 sợi dài nhọn đầu, có chức năng làm
trung tính thức ăn trước khi chuyển xuống ruột, đồng thời cũng tham gia tiêu
hoá và hấp thụ thức ăn.
+ Cuối cùng là ruột tá (tá tràng).
Ruột
- Vì cá Lóc là loài ăn động vật nên ruột ngắn.
- Thành ruột có nhiều tuyến ruột, tiết dịch tiêu hoá.
- Ruột là chặng đường tiêu hoá quan trọng vì đổ vào đây ngoài dịch ruột còn có thêm
dịch mật và dịch tụy đều có vai trò tiêu hoá hoá học thức ăn.
- Ruột cuộn lại thành nhiều khúc. Ruột chưa phân hoá thành ruột non, ruột già, phần
cuối phồng to là ruột thẳng, qua lỗ hậu môn riêng, rồi đổ ra ngoài qua lỗ huyệt.
* Tuyến tiêu hoá
Tuyến miệng: Trong miệng và cả thực quản có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn
làm trơn thức ăn, dễ nuốt. Các loài cá đều thiếu tuyến nước bọt.
Tuyến dạ dày: Tiết ra axit và pepsin, tiêu hoá hoá học thức ăn, axit có tác dụng
làm mềm và làm nở thức ăn, đồng thời kích thích pepsin hoạt động mạnh.
Tuyến gan: Gan là tuyến tiêu hoá lớn nhất, thường có màu vàng, phân thùy.
Chức năng chính của gan là tiết mật. Mật thường được tích trữ trong túi mật trước
khi đổ vào ruột. Túi mật màu xanh; ống chính dẫn mật ngắn (khó thấy) đổ mật vào
ruột. Mật có vai trò nhũ tương hoá mỡ giúp enzim lipase (lipaza) hoạt động dễ dàng.
Ngoài ra, mật còn kích thích nhu động ruột và làm tiệt trùng đường tiêu hoá. Gan có
vai trò rất quan trọng, nếu cắt đi cá sẽ chết nhanh chóng.
Tuyến tụy: Tụy tạng khuếch tán màu trắng, trong có lẫn chỉ máu màu đỏ, dọc
theo ruột tá (tá tràng) và ruột, có thể lẫn với thể mỡ màu trắng đục ở vùng này. Tụy
vẫn còn một phần phân tán trong gan. Dịch tụy có ống dẫn đổ riêng vào ruột, ngay
cạnh ống dẫn mật.
Tuyến ruột: Có dạng túi, xen kẽ trong lớp niêm mạc, chất tiết có tác dụng tiêu
hoá tiếp thức ăn từ dạ dày đưa xuống.
b. Hệ hô hấp
- Mang cá gồm 4 đôi cung mang nằm trong buồng mang (phòng mang), có xương nắp
mang che đậy. Xương này không chỉ có ý nghĩa bảo vệ buồng mang mà quan trọng
hơn là trực tiếp thực hiện động tác hô hấp của cá.
- Mỗi cung mang có lá mang và lược mang ở hai bên đầu. Lá mang do rất nhiều sợi
mang xếp kề sít bên nhau tạo thành, nên lá mang có dạng như răng lược ken sít. Từ
các sợi mang lại mọc thêm nhiều sợi mang nhỏ trẽ ra 2 phía. Do hình thành thêm
nhiều sợi mang nhỏ mà diện tích trao đổi khí của mang tăng lên rất lớn.
- Trong mang có mao mạch huyết đưa máu đến trao đổi oxi trong nước. Ngoài chức
năng hô hấp, mang còn có vai trò bài tiết urê và ammoniac.
- Ngoài cơ quan hô hấp chính thức là mang, cá Lóc còn có thêm cơ quan hô hấp phụ, đó
là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu, có thể hô hấp được ở môi trường không
khí nếu mang ẩm ướt. Nhờ đó, cá Lóc khi bị đưa ra khỏi môi trường nước vẫn có khả
năng sống trên cạn một thời gian lâu hơn cá Chép.
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
19
Hình 3.6. Sơ đồ hệ tuần hoàn ở Cá xương (theo Matviep)
c. Hệ tuần hoàn (hình 3.6)
- Là một hệ thống kín giống Cá sụn.
* Tim gồm có 2 ngăn (1 tâm thất và 1 tâm nhĩ) và một số bộ phận khác:
+ 1 tâm nhĩ màu trắng hồng, có thành vách mỏng, ở mặt lưng của tim, có 1 đầu
thông với xoang tĩnh mạch, 1 đầu thông với tâm thất. Xoang tĩnh mạch màu đỏ,
hình ống hơi eo ở giữa (nếu đầy máu). 2 ống Cuvier màu đỏ thông với xoang
tĩnh mạch.
+ 1 tâm thất màu đỏ, có thành vách dày, ở mặt bụng, nằm dưới tâm nhĩ, có 1 đầu
thông với tâm nhĩ và 1 đầu thông với bầu động mạch.
* Hệ động mạch:
- Nếu côn động mạch rất phát triển ở Cá sụn (được xem như phần phụ, nối tiếp tâm thất,
có cấu tạo đặc biệt, thành côn có cơ, có khả năng co bóp tự động tống máu đi tiếp sau
pha co tâm thất, làm tăng thêm lực đẩy máu đi và trong côn có nhiều van giữ cho máu
không dồn ngược lại tim) thì ở Cá xương (cá Lóc) côn động mạch tiêu giảm chỉ còn 1
đôi van (hình 79, trang 83-T.Tòng) và thay vào đó có 1 bầu động mạch (hành động
mạch) rất phát triển, màu trắng, nằm ở phía trước của tâm thất. Bầu động mạch không
có van và không có thành cơ nên không có khả năng co bóp đẩy máu đi như côn động
mạch. Bầu động mạch là phần phình của gốc động mạch chủ bụng. Tâm thất co bóp
tống máu đỏ thẫm (nghèo O2, giàu CO2) vào bầu động mạch, rồi vào động mạch chủ
bụng.
- Nếu dùng kẹp nâng nhẹ động mạch chủ bụng thì ta sẽ thấy gốc các động mạch tới
mang. Lần lượt gỡ theo các gốc đó ta sẽ thấy rõ 4 đôi động mạch tới mang dẫn máu đỏ
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
20
thẫm (nghèo O2, giàu CO2) tới mang để trao đổi khí. Sau khi trao đổi khí ở mang (thải
CO2, nhận O2), máu trở nên đỏ tươi (giàu O2) theo 4 động mạch rời mang ở mỗi bên,
tập trung máu đổ vào rễ động mạch chủ lưng ở mỗi bên. Hai rễ động mạch chủ lưng
nối với nhau cả phía trước và phía sau tạo thành vòng động mạch đầu (chỉ có ở Cá
xương). Phía trước vòng động mạch đầu phát ra động mạch cảnh trong, động mạch
cảnh ngoài dẫn máu đến nuôi đầu. Phía sau vòng động mạch đầu nối lại với nhau tạo
thành động mạch chủ lưng chạy xuôi dưới cột sống tới tận mút đuôi, phát nhiều nhánh
động mạch dẫn máu đi nuôi các chi (vây), thân, các nội quan và đuôi.
* Hệ tĩnh mạch:
- Máu đỏ thẫm từ đuôi (nghèo O2, giàu CO2) đổ vào tĩnh mạch đuôi. Tĩnh mạch đuôi
chia thành 2 nhánh:
+ 1 nhánh dẫn máu tới thận, phân thành 2 tĩnh mạch cửa thận (2 tĩnh mạch chậu)
và chỉ ở thận trái, tĩnh mạch cửa thận mới phân thành hệ gánh thận (phân thành
mạng mao mạch, hấp thụ lại các chất dịch từ vi thể thận tiết ra), còn ở thận phải
tĩnh mạch cửa thận qua thận liên tục, không có hệ gánh thận (không phân thành
mạng mao mạch). Ra khỏi 2 thận là 2 tĩnh mạch chính sau, nhập chung với 2
tĩnh mạch dưới đòn (dẫn máu đỏ thẫm từ phía 2 vây ngực), rồi đổ máu vào 2
ống Cuvier, đến xoang tĩnh mạch, về tâm nhĩ.
+ 1 nhánh dẫn máu đổ về gan, gặp tĩnh mạch ruột (nhận máu đỏ thẫm từ dạ dày,
ruột, tỳ, tụy,…) nhập lại thành tĩnh mạch cửa gan, vào gan phân thành hệ gánh
gan, tại đây máu sẽ được lọc, gan giữ lại một số chất. Sau đó, máu ra khỏi gan
tập trung vào tĩnh mạch gan (tĩnh mạch trên gan), rồi đổ máu vào xoang tĩnh
mạch.
- Máu đỏ thẫm ở phía đầu theo 2 tĩnh mạch chính trước (tĩnh mạch cảnh) đổ về 2 ống
Cuvier, đến xoang tĩnh mạch, về tâm nhĩ.
- Cá xương thiếu tĩnh mạch bên (có ở Cá sụn) nên máu ở chi sau (vây hậu môn, vây
bụng) về qua tĩnh mạch chậu.
- Đáng lưu ý là ở Cá xương lần đầu tiên có 1 phần máu tĩnh mạch đuôi đổ về hệ gánh
gan giống như Lưỡng cư và Bò sát.
- Tỳ tạng (lá lách), màu đỏ là cơ quan tạo huyết cầu, nằm gần với gan và tụy tạng,
không thuộc hệ tiêu hoá.
d. Hệ bài tiết
- Thận (trung thận) màu đỏ (nâu thẫm) cặn rượu, nằm sát cột sống, chạy dọc thân, 2
thận dính vào nhau, tạo thành hình chữ Y.
- 2 ống dẫn tiểu, ở vùng chót của thận, có lẫn chỉ máu màu đỏ, chập lại với nhau thành
một trước khi đổ nước tiểu vào bóng đái (bàng quang). Bóng đái nhỏ, mỏng, có lỗ
niệu thông với xoang niệu sinh dục, rồi thải ra ngoài qua gai niệu sinh hậu môn - lỗ
niệu sinh dục.
e. Hệ sinh dục
- Khác với tất cả động vật có xương sống khác, hệ sinh dục Cá xương hoàn toàn không
liên quan với hệ bài tiết. Ống dẫn sinh dục không liên quan với ống dẫn niệu, lỗ sinh
dục và lỗ niệu cũng tách biệt riêng.
- Có 2 sinh tuyến màu đỏ hoặc màu hồng: 1 cái vắt chéo qua trên ruột; 1 cái nằm phía
dưới ruột.
- Ở trạng thái trưởng thành:
+ Cá đực: có 2 sinh tuyến (dịch hoàn - tinh hoàn) lớn, dài, màu hồng, trong có
những hạt lấm tấm nhỏ là đầu của tinh trùng, tạo ra tinh trùng rồi đổ vào 2 ống
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
21
dẫn tinh (tinh quản) rất ngắn do phần cuối màng bao sinh tuyến thu nhỏ lại hình
thành. Hai ống dẫn tinh chập lại thành một trước khi đổ vào lỗ sinh dục trong
xoang niệu sinh dục, rồi phóng ra ngoài qua gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu
sinh dục đực.
+ Cá cái: có 2 sinh tuyến (noãn sào - buồng trứng) lớn, dài, lúc còn non có màu
hồng, thời kì sinh sản có màu vàng, trong có những hạt to là những noãn cầu,
tạo ra trứng rồi đổ vào 2 ống dẫn trứng (noãn quản) cũng rất ngắn do phần cuối
màng bao sinh tuyến thu nhỏ lại hình thành. Hai ống dẫn trứng chập lại thành
một trước khi đổ vào lỗ sinh dục trong xoang niệu sinh dục, rồi phóng ra ngoài
qua gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục cái.
- Cá xương không có cơ quan giao cấu như Cá sụn nên chúng thụ tinh ngoài. Khi cá cái
đẻ trứng, cá đực bơi theo tưới tinh dịch thụ tinh cho trứng. Trứng có thể đẻ rải rác
hoặc thành từng đám, từng ổ, bám vào thực vật thủy sinh. Đây là hình thức sinh sản
còn nguyên thủy, không đảm bảo an toàn cho quá trình sinh sản, trứng không được
bảo vệ, thường bị các động vật khác ăn mất. Do đó số lượng trứng và tinh trùng của
Cá xương sản sinh ra rất lớn, buồng trứng thường có trên 100.000 trứng, một số loài
như Cá trăng có trên 200 triệu trứng.
f. Bong bóng bơi
- Bong bóng bơi là 1 túi mỏng, dài, hoàn toàn kín, chứa đầy khí nitơ, cacbonic, oxi,…
nằm chồng trên thận.
- Bong bóng bơi có nhiều tuyến khí, đặc biệt có mao quản dẫn máu từ động mạch chủ
tới để tuyến hoạt động, lọc từ máu các khí nitơ, cacbonic, oxi,… làm cho túi căng
phồng. Các khí này có thể hoà tan vào máu làm cho bong bóng bị xẹp.
- Bong bóng bơi là cơ quan giữ thăng bằng để giúp cá nổi lên mặt nước (khi túi phồng
lên) hay để giúp cá lặn sâu dưới đáy (khi túi bị xẹp xuống). Ngoài ra, nó còn giúp điều
chỉnh áp suất của nước với tỉ trọng của cá giúp cá di chuyển trong nước dễ dàng.
- Khi ném chất nổ xuống nước, sức ép mạnh đột ngột, làm cho bong bóng bơi bể, cá
chết nổi bụng lên mặt nước.
* Chú ý: Tất cả các ống ruột, ống dẫn tiểu, ống sinh tuyến đều thông với gai niệu sinh
hậu môn - lỗ niệu sinh dục, do đó không được cắt các ống này rời khỏi gai
niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục.
3. Cách tháo và trình bày riêng các hệ cơ quan
a. Cách tháo
* Chú ý: Phần tận cùng của các hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ bài tiết và hệ sinh dục
phải để dính liền với gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục.
- Tách tuyến sinh dục (sinh tuyến) nằm vắt chéo trên ruột.
- Rút kéo 2 manh tràng hạ vị nằm sát bìa phải ruột, không cho dính vào ruột, chỉ dính ở
đầu dạ dày.
- Gỡ mỡ khỏi ruột và tháo thẳng ruột, bắt đầu từ hậu môn lên đến dạ dày, khi cách dạ
dày 5 cm lưu ý giữ mỡ phía trên này vì có lẫn mỡ với tụy tạng khuẾch tán.
- Cắt màng trắng trên gan, kéo nhẹ gan xuống để thấy ống thực quản trắng ở bên dưới.
Cắt đứt thực quản để đem khối ruột tách khỏi thân cá, đầu ruột kia vẫn còn dính với
gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục.
- Gỡ gan khỏi dạ dày để gan dính với ruột tá (tá tràng), nơi có túi mật, theo ống dẫn mật
ngắn đổ vào ruột tá (tá tràng).
- Tỳ tạng giữ nguyên vị trí ban đầu.
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
22
- Tụy tạng khu Ếch tán cũng dính vào ruột tá (tá tràng).
- Kéo nhẹ bóng bơi về phía đuôi để tách bóng bơi rời khỏi thận.
* Chú ý: Tách khéo để không làm đứt ống dẫn tiểu.
- Có 2 trường hợp:
+ Ống dẫn tiểu gắn vào thận ở phía trái của thận, ta chỉ cắt mỡ và màng mỏng
quanh bóng bơi, rồi kéo bóng bơi về phía đuôi, ngón tay trỏ giữ chặt ống dẫn
tiểu dính vào thận.
+ Ống dẫn tiểu vắt ngang qua bóng bơi gắn vào phía phải của thận. Trong trường
hợp này, ta cắt màng dính chung quanh ống dẫn tiểu (thường có chỉ máu đỏ
nằm trên ống dẫn tiểu) và bóng bơi, rồi luồn bóng bơi rút ra khỏi vùng có ống
dẫn tiểu vắt ngang, làm thế nào để đầu dưới của bóng bơi dính vào đuôi cá.
Ghim đầu trên của bóng bơi vào tấm cao su.
b. Trình bày riêng các hệ cơ quan
Trình bày riêng các hệ cơ quan như: hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ
sinh dục và một số cơ quan khác (tỳ tạng, bóng bơi) (hình 3.7).
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
23
Hình 3.7. Cấu tạo trong của cá Lóc (theo Trần Thanh Tòng, 2000)
4. Giải phẫu và quan sát hệ thần kinh
Chỉ tiến hành giải phẫu và quan sát não bộ.
a. Giải phẫu
- Sau khi quan sát xong các nội quan, tiến hành cắt bỏ hết các nội quan vừa quan sát ở
trên, tháo các kim gút, đổ nước trong khay mổ, rửa sạch cá, rồi tiến hành mổ não.
Dùng kềm bấm xương cắt 2 xương nắp mang ở bờ ngoài của ổ mắt (không cắt mất
mắt), rồi lách kềm vào các hốc mắt, lần lượt bấm các xương ở vùng trán ngược về
phía sau. Sau khi bóc được các xương ở nóc sọ, sẽ thấy 1 lớp mỡ bao phủ bộ não.
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
24
- Dùng kim mũi mác gạt thật nhẹ lớp mỡ này để bộ não lộ rõ.
- Khi thấy não bắt đầu lộ ra, tiếp tục dùng kềm cắt bỏ hết các xương ở 2 bên não và giải
phẫu tiếp về phía sau để lộ phần đầu của tủy sống.
- Khi đã để lộ ra đủ các phần của não và một phần của tủy sống, thì dùng bông gòn
thấm một ít cồn 900
nhỏ vài giọt vào não để não co lại không bị nát và tiến hành quan
sát não ở mặt trên.
- Sau khi quan sát não ở mặt trên, cắt đứt tủy sống, cắt đứt các dây thần kinh nhưng
không cắt đứt đôi dây thần kinh thị giác khỏi 2 mắt, nghiêng đầu cá xuống dưới, dùng
kim mũi nhọn luồn vào phía dưới tủy sống khẽ gạt úp não ra khỏi hộp sọ, bỏ não vào
đĩa petri (hoặc đĩa đồng hồ) có nước để quan sát mặt dưới não.
b. Quan sát não bộ (hình 3.8)
* Mặt trên não
- Não trước: gồm 2 bán cầu não, có khối lượng nhỏ hơn so với Cá sụn. Phía trước 2 bán
cầu não là 2 thùy khứu giác. Từ 2 thùy này, xuất phát 2 dây thần kinh khứu giác chạy
đến 2 mũi. Ở Cá xương, nóc não chưa có các nơron thần kinh như Cá sụn mà mới chỉ
là màng biểu mô, thiếu vách ngăn buồng não, nên buồng não I và buồng não II còn
thông với nhau. Thùy khứu giác chưa phân hoá rõ.
- Não trung gian: nằm ở phía sau hai bán cầu não. Ở mặt lưng não trung gian chỉ thấy
mấu não trên nằm ngay chính giữa (dễ bị mất khi gạt bỏ mô mỡ). Còn các phần khác
đều bị bán cầu não, não giữa và tiểu não che khuất.
- Não giữa: là 2 thùy thị giác (mấu não sinh đôi) lớn bị đẩy sang hai bên. Ở cá Chép,
xen giữa chúng là các van tiểu não. Các thùy thị giác lớn liên quan tới sự phát triển
của thị giác. Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc bắt mồi.
- Não sau (tiểu não): rất phát triển, lớn hơn cả não giữa. Ở cá Chép chúng phát triển cả
vào trong lòng não giữa. Còn ở cá Trê, một phần tiểu não phủ lên một phần não giữa.
Tiểu não giữ vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng của cá.
- Não tủy (hành tủy): ở cá Chép phát triển lớn thành 3 thùy: chính giữa là thùy mặt, hai
thùy mê tẩu to hơn thùy mặt, nằm hai bên. Cả hai thùy đều bị tiểu não che lấp một
phần. Ở cá Lóc và cá Trê, hành tủy không phân thùy.
* Mặt dưới não:
- Khác với mặt trên, ở mặt dưới ta nhìn thấy não trung gian nổi rõ.
- Từ đây xuất phát đôi dây thần kinh thị giác bắt chéo tạo thành giao thoa thị giác, phân
nhánh vào nhãn cầu.
- Dưới giao thoa thị giác, ở chính giữa là phểu não, tuyến yên và túi mạch, hai bên là
thùy dưới não trung gian, tiếp đến là hành tủy lớn che khuất tiểu não và các phần của
mặt trên ở cùng vị trí .
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
25
BÀI 5. GIẢI PHẪU, NGHIÊN CỨU ẾCH ĐỒNG
I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU THỰC HÀNH
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Nắm được những đặc điểm chung về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của Ếch đồng nói
riêng và lớp Lưỡng cư nói chung.
- Thấy được những đặc điểm cấu tạo của Ếch đồng nói riêng và lớp Lưỡng cư nói chung
thích nghi với đời sống vừa ở dưới nước vừa ở trên cạn. Mức độ thích nghi với môi
trường cạn chưa cao: da đảm nhiệm một phần chức năng hô hấp (vì diện tích phổi
chưa rộng để cung cấp đủ oxi cho cơ thể); tim có 3 ngăn, nên máu đi nuôi cơ thể là
máu pha; mắt có mí động; có lỗ mũi trong; chi kiểu 5 ngón, đặc trưng cho động vật có
xương sống ở cạn nhưng còn yếu, chưa đủ sức nâng thân lên khỏi mặt đất… Ngoài ra,
còn có những đặc điểm liên quan đến đời sống ở nước như: da ẩm, màng bơi ở chân
sau.
- So sánh được những đặc điểm tiến hoá hơn của Ếch đồng nói riêng và lớp Lưỡng cư
nói chung so với lớp Cá sụn, Cá xương.
- Củng cố và đào sâu các kiến thức đã học ở phần lí thuyết.
b. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng mổ đúng kĩ thuật, trình bày đầy đủ và có hệ thống các bộ phận theo
từng hệ cơ quan trên mẫu vật đã mổ.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, đối chiếu giữa mẫu vật thật, tiêu bản hiển vi với
hình vẽ và mô hình nhằm xác định chính xác tên, vị trí và mô tả đúng các nội quan.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình chính xác, cân đối và đẹp các chi tiết cấu tạo trên mẫu vật
thật, tiêu bản hiển vi ứng với kiến thức đã học.
2. Yêu cầu thực hành
a. Giải phẫu và trình bày mẫu mổ
- Không làm thủng, rách, đứt các bộ phận được giải phẫu và những nội quan nằm bên
dưới hay bên cạnh; đảm bảo mối liên hệ về mặt vị trí tự nhiên, mối liên hệ cấu tạo đối
với các bộ phận khác có liên quan.
- Trình bày mẫu mổ được đẹp, các nội quan được rõ; thấy được các mối quan hệ giữa
các bộ phận của một nội quan mà không làm che lấp những nội quan khác.
b. Quan sát
- Cấu tạo ngoài: xác định tên, vị trí, phân biệt và mô tả các bộ phận thuộc các phần đầu,
thân và các chi của Ếch đồng.
- Cấu tạo trong: xác định tên, vị trí, phân biệt và mô tả các bộ phận thuộc các hệ tiêu
hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ thần kinh (chỉ quan sát não
bộ) của Ếch đồng.
- Lưu ý đến những đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở dưới nước vừa ở trên cạn.
- Cần phân biệt những đặc điểm riêng chỉ có ở Ếch đồng.
c. Vẽ hình
Dựa trên cơ sở mẫu vật đã mổ, vẽ hình và ghi chú thích đầy đủ:
- Vị trí hủy tủy của Ếch đồng.
- Cấu tạo ngoài của Ếch đồng.
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
26
- Chi trước và túi kêu của Ếch đực.
- Cấu tạo xoang miệng của Ếch đực.
- Cấu tạo da Ếch để nguyên.
- Vị trí cắt da của Ếch đồng.
- Vị trí cắt thịt, xương của Ếch đồng.
- Hệ cơ quan Ếch đồng tại vị trí ban đầu.
- Cấu tạo trong Ếch đồng: hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục.
- Sơ đồ hệ tuần hoàn: tim, hệ động mạch, hệ tĩnh mạch.
- Hệ thầnh kinh: não Ếch đồng nhìn mặt trên và mặt dưới.
II. THIẾT BỊ, HOÁ CHẤT, HÌNH ẢNH VÀ MẪU VẬT
1. Thiết bị
- Bộ đồ mổ: dao mổ mũi nhọn, kéo mũi nhọn, kẹp, kềm bấm xương, kim mũi mác, kim
mũi nhọn, đinh ghim (kim gút).
- Khay mổ, ván mổ (tấm mổ cao su).
- Khăn lau.
- Bông thấm nước.
- Kính lúp 2 mắt, kính hiển vi.
- Lam kính.
- Đĩa đồng hồ hoặc đĩa thủy tinh (petri).
2. Hoá chất
- Cồn 900
(50ml/2sinh viên).
3. Hình ảnh
- Hình vẽ vị trí hủy tủy của Ếch đồng.
- Hình vẽ cấu tạo ngoài của Ếch đồng.
- Hình vẽ chi trước và túi kêu của Ếch đực.
- Hình vẽ cấu tạo xoang miệng của Ếch đực và Ếch cái.
- Hình vẽ cấu tạo da Ếch để nguyên.
- Hình vẽ vị trí cắt da của Ếch đồng.
- Hình vẽ vị trí cắt thịt, xương của Ếch đồng.
- Hình vẽ hệ cơ quan Ếch đồng tại vị trí ban đầu.
- Hình vẽ cấu tạo trong của Ếch đồng: hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết,
hệ sinh dục.
- Hình vẽ hệ bài tiết và hệ sinh dục của Ếch đực và Ếch cái.
- Hình vẽ hệ tuần hoàn: tim, hệ động mạch, hệ tĩnh mạch.
- Hình vẽ não Ếch đồng nhìn từ mặt trên và mặt dưới.
4. Mẫu vật
- Ếch đồng cần được mua trước, nên chọn con trưởng thành, có cả đực và cái, nhốt
trong túi vải, túi lưới, bao tải, hoặc thùng. Chú ý cần giữ ẩm cho Ếch bằng cách các
dụng cụ đựng phải luôn luôn ẩm ướt; không nhốt Ếch quá chặt, cần phải có một
khoảng trống cho Ếch hoạt động.
- Một hoặc hai sinh viên giải phẫu 1 con Ếch đồng còn sống.
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
27
III. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI
- Loài: Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1835)
Tên đồng vật (Synonym):
Rana tigrina rugulosa Wiegmann, 1835
Rana rugulosa Wiegmann, 1835
Limnonectes (Hoplobatrachus) rugolosus
- Giống: Ếch đồng Hoplobatrachus Peters, 1863
- Họ: Ếch nhái (Ếch chính thức) Ranidae
- Phân bộ: Lõm khác Diplasiocoela hay Ếch nhái mới Neobatrachia
- Bộ: Lưỡng cư không đuôi Anura hay Ecaudata
- Lớp: Lưỡng cư (Lưỡng thê) Amphibia hay Batrachia
- Tổng lớp: Động vật có bốn chân Tetrapoda
- Phân ngành: có xương sống Vertebrata hay có hộp sọ Craniota
- Ngành: có dây sống Chordata
- Giới: Động vật Animalia
IV. PHƯƠNG PHÁP CẦM VÀ CHỌC TỦY ẾCH
1. Cầm Ếch
Để Ếch không bị tuột khỏi tay, nên dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ chặt từ phía
lưng, lồng tay qua 2 bên xương sống ở phần bụng của Ếch, tay còn lại kéo thẳng 2
chi sau của Ếch.
2. Chọc tủy Ếch
Để tiện quan sát và mổ, cần làm liệt Ếch bằng một trong hai cách sau đây:
a. Cách 1 (dùng hoá chất):
Cho Ếch vào bình kín có bông tẩm ete hoặc clorôfooc, đậy kín, để trong 5 - 10 phút.
b. Cách 2 (chọc tủy):
- Dùng kim mũi nhọn để chọc tủy Ếch, làm cho Ếch vẫn sống trong thời gian giải phẫu.
Tuy nhiên, để mổ não sạch đẹp không nên dùng cách hủy tủy vì sẽ làm cho máu chảy
ra che khuất não khó thấy.
- Cách hủy: đặt Ếch nằm sấp trong lòng bàn tay, ngón
tay trỏ khẽ kéo đầu Ếch gập về phía bụng. Tay còn
lại, dùng kim mũi nhọn dò tìm nơi tiếp giáp giữa
xương đầu và đốt sống cổ - điểm A (A là đỉnh của
tam giác đều mà đáy là đường nối 2 bờ sau của mắt
Ếch). Ấn kim sâu 3 - 5 mm vào vị trí của điểm A
xoay vòng kim qua lại vài vòng rồi đẩy mũi kim dọc
ống tủy sống xuôi về phía dọc xương sống khoảng 3
- 4 cm, xoay nhiều lần cây kim chọc tủy, khi thấy
Ếch như mềm ra, 2 chi sau buông thỏng (khẽ lắc
không thấy chi co lên) là được. Nếu Ếch còn tự co
chi sau lên được thì phải chọc lại (hình 5.1).
Hình 5.1. Vị trí hủy tủy Ếch đồng
(theo Trần Thanh Tòng, 2000)
V. QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI
Ếch đồng không có đuôi, đầu không phân biệt hẳn với thân vì cổ không rõ ràng, thân ngắn
và rộng, cơ thể được chia làm 3 phần (hình 5.2a, hình 5.2b):
1. Đầu
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
28
a. Bên ngoài
- Từ mút mõm đến khớp giữa sọ và đốt sống đầu tiên.
- Đầu tương đối dẹp và rộng, cử động được theo chiều lên xuống.
- Miệng rộng đến mang tai, luôn khép kín vì liên quan đến cơ chế hô hấp của Ếch.
- Gần mút mõm có 2 lỗ mũi
ngoài nhỏ, bên trong hốc
mũi có van mũi luôn đóng
mở khi Ếch thở, ứng với
nhịp nâng lên hạ xuống của
thềm miệng.
- Mắt lớn và lồi, có 3 mí: mí
trên, mí dưới và màng nháy.
Khi nhắm, mí trên che hết
phần ngoài của cầu mắt.
- Giữa 2 mắt có 1 chấm nhỏ
màu sáng là cơ quan đỉnh.
- Màng nhĩ ở phía sau mắt,
hình tròn che phía ngoài
xoang tai giữa; Ếch chưa có
lỗ tai ngoài.
Hình 5.2a. Cấu tạo ngoài của Ếch đồng
(theo Trần Thanh Tòng, 2000)
Hình 5.2b. Cấu tạo ngoài của Ếch (theo Charles F. Lytle, 1998)
* Ở trường hợp con đực, mặt ngoài của góc hàm
dưới (nơi gần mép miệng) hai bên có màng mỏng
gọi là túi kêu, giữ vai trò cộng hưởng, làm tiếng kêu
to và vang xa hơn so với Ếch cái (con cái không có
túi này). Vào mùa sinh sản (đầu hè), túi kêu là phần
da nhăn nheo, phồng to và rõ hơn (hình 5.3).
b. Xoang miệng (hình 5.4, hình 5.5) Hình 5.3. Túi kêu ở Ếch đực
(theo Trần Thanh Tòng, 2000)
Mắt
Miệng
Lỗ mũi ngoài
Màng nhĩ
Chi trước 4 ngón
không màng bơi
Chi sau 5 ngón
có màng bơi
Túi kêu
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
29
Dùng cán dao mổ tách hàm dưới khỏi hàm trên và lấy ngón tay trỏ giữ chặt lấy hàm
dưới cho miệng mở rộng ra sẽ thấy:
- Hàm trên: trên rìa xương hàm có đính nhiều răng nhỏ, đỉnh răng hướng vào trong để
giữ mồi, 2 hàng răng xương lá mía trước 2 lỗ mũi trong (thông với 2 lỗ mũi ngoài),
dùng kim gạt nhẹ hoặc dùng ngón tay sờ vào sẽ cảm nhận được. Dùng kẹp nhổ lấy 1
chiếc răng hàm trên, để trên lam kính, rồi quan sát dưới kính lúp 2 mắt hoặc kính hiển
vi ở vật kính 4X.
+ 2 khối cầu của nhỡn cầu (cầu mắt) lộ vào trong có thể sử dụng trong sự nuốt mồi
bằng cách thụt vào xoang miệng để đẩy thức ăn vào thực quản.
+ Gần thực quản có 2 lỗ Eustache. Dùng kim mũi nhọn chọc nhẹ vào lỗ Eustache
thấy thông xoang miệng với xoang tai giữa, qua lỗ này có thể nhìn thấy mặt trong
của màng nhĩ.
+ Giữa 2 lỗ Eustache là lối dẫn vào thực quản. Thực quản nằm sau khe thanh quản.
- Hàm dưới: không có răng, thềm miệng có lưỡi mềm, màu trắng, dính và luôn gập vào
phía trong họng, dùng để bắt mồi. Dùng kim mũi nhọn gạt đầu lưỡi ra để thấy gốc lưỡi
có 1 đầu đính vào phần ngoài của thềm miệng, 1đầu tự do, đầu lưỡi chẻ đôi hình chữ
V nông.
- Phía trong sau lưỡi có khe thanh quản hẹp (khí môn) được đậy bởi 2 sụn hạt cau. Khi
Ếch còn sống, khe thanh quản luôn đóng mở theo nhịp thở và thường thấy bọt khí bị
đẩy từ trong ra. Dùng kim mũi mác luồn vào khe thanh quản rồi xoay ngang kim sẽ
thấy rõ lỗ thanh quản hơn.
- Ở con đực, góc hàm dưới có 2 lỗ nhỏ thông với túi kêu.
Hình 5.4. Cấu tạo xoang miệng Ếch đực
(theo Trần Thanh Tòng, 2000) Hình 5.5. Cấu tạo xoang miệng Ếch cái
(theo Charles F. Lytle, 1998)
2. Thân
- Ngắn, được phủ bởi da trần, luôn ẩm ướt, có nhiều chất nhầy. Mặt lưng màu sẫm, có
những gờ dọc ngắn, những mảng màu hoặc những chấm hoa văn. Mặt bụng, da có
màu sáng trắng nhiều hơn. Da Ếch không gắn chặt vào cơ thể hoàn toàn mà chỉ dính ở
những chỗ nhất định tạo thành những túi nhỏ (túi bạch huyết).
- Do Ếch không có xương sườn, nên hai bên thân và bụng mềm.
- Cuối thân là lỗ huyệt. Lỗ huyệt nằm thiên về phía lưng, là nơi thoát của phân (chất thải
từ ống tiêu hoá), nước tiểu (chất thải từ cơ quan bài tiết), tinh trùng hoặc trứng (sản
phẩm của cơ quan sinh dục) (hình 5.2a).
* Quan sát cấu tạo da Ếch
Lỗ mũi trong
Răng hàm
Răng xương lá mía
Cầu mắt (bên trong)
Lỗ Eustache
Lối vào thực quản
Lưỡi
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
30
- Dùng kéo cắt 1 miếng da nhỏ ở phần lưng Ếch, đặt miếng da đó lên lam kính sao cho
mặt trên của da nằm ở phía trên, dùng kim mũi nhọn dàn đều miếng da, rồi quan sát
dưới kính hiển vi ở vật kính 4X, 10X và 40X.
- Dưới vật kính 40X ta thấy rõ da Ếch để nguyên gồm có các tế bào (hình 5.6):
+ Tế bào biểu bì: hình đa giác xếp
cạnh nhau.
+ Tế bào sắc tố: là những tế bào
phân nhánh có chứa sắc tố, khi các
tế bào này co giãn sẽ làm cho da
Ếch đổi màu.
+ Tế bào tiết chất nhầy: dạng hình
cầu, làm cho da luôn luôn ẩm ướt,
đóng vai trò quan trọng trong sự
hô hấp của da.
Hình 5.6. Cấu tạo da Ếch để nguyên
(theo Trần Thanh Tòng, 2000)
3. Chi
- 2 chi trước ngắn và nhỏ, chỉ dùng để đỡ phần trước cơ thể kể cả khi nhảy; gồm các
phần: cánh tay, ống tay, cổ - bàn (ranh giới giữa phần cổ tay và bàn tay khó phân
biệt). Có 4 ngón rời, đầu ngón tù, màng bơi không phát triển. Khi Ếch ngồi, đầu ngón
hơi hướng vào bên trong và phía trước. Ở Ếch đực, gốc ngón cái phình to gọi là “chai
tay”, phát triển trong mùa sinh sản, dùng để giữ chặt Ếch cái khi giao hợp (Ếch cái
không có chai này) (hình 5.7).
- 2 chi sau dài, to, khoẻ hơn hẳn 2 chi trước,
thường xếp hình chữ Z để tạo đà bật khi Ếch
nhảy hoặc bơi. Chi sau gồm: phần đùi lớn, phần
ống chân dài, cổ chân, phân biệt rõ với bàn
chân. Có 5 ngón chân, mỗi ngón có từ 2 đến 4
đốt dài, có màng bơi dính liền giữa các ngón
tạo thành chân bơi (màng chỉ phủ nửa ngón
chân). Mặt dưới ngón có các u khớp. Chi của
Ếch mang đặc điểm chung của chi động vật có
xương sống ở cạn, đồng thời thích nghi với
kiểu vận chuyển nhảy (hình 5.2b).
Hình 5.7. Chi trước Ếch đực
(theo Trần Thanh Tòng, 2000)
TB biểu bì
TB sắc tố
TB tiết chất nhầy
Chai tay
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
31
VI. QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG
1. Phương pháp giải phẫu
a. Cắt da và quan sát
- Đặt Ếch nằm ngửa trên khay mổ, kéo thẳng
2 chi trước và 2 chi sau, rồi ghim chặt 4
bàn chân xướng tấm cao su trong khay mổ
(hình 5.8).
- Đổ nước ngập con Ếch để giải phẫu lộ rõ
các nội quan bên trong.
- Một tay dùng kẹp nâng da bụng ở phần
trước lỗ huyệt (điểm B), tay còn lại dùng
kéo cắt thủng da bụng.
- Một tay luồn mũi kéo vào khoảng giữa lớp
da và lớp cơ ở điểm B, tay còn lại dùng
kẹp, kẹp lớp da lên, cắt da theo các đường
1, 2 và 3 (hình 5.8).
* Chú ý: luôn luôn hướng mũi kéo lên trên
trong khi cắt da.
Hình 5.8. Vị trí cắt da Ếch đồng
(theo Trần Thanh Tòng, 2000)
- Khoảng trống giữa da và cơ là vị trí của các
túi bạch huyết, ranh giới các túi được xác
định bởi những đường da nối trực tiếp với
cơ (hình 5.9).
- Lật mặt trong của da Ếch lên ta thấy có rất
nhiều mạch máu nhỏ, màu đỏ, phân nhánh
chằng chịt, vì da Ếch là nơi thực hiện chức
năng hô hấp.
- Quan sát cơ ở mặt bụng sẽ thấy Ếch chưa
có lồng ngực; có nhiều bắp cơ lớn ở phần
đùi.
b. Cắt cơ và xương
- Dùng kéo cắt bỏ phần cơ bụng theo đường
ABC (hình 5.10), điểm A cách huyệt 1,5 -
2 cm. Chú ý luôn luôn hướng mũi kéo lên
trên trong khi cắt để không đâm thủng các
cơ quan bên dưới.
- Cắt bỏ cơ ngực và xương theo đường BD,
CE, DE (hình 5.10).
Hình 5.9. Sự sắp xếp các túi bạch huyết ở
Ếch đồng
(theo Trần Hồng Việt và CS, 2004 )
A. Nhìn trên B. Nhìn dưới
A B
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
32
- Khi cắt dọc xương ức, cần hết sức thận
trọng để mũi kéo không làm thủng tim
hoặc đứt các động mạch hay tĩnh mạch ở
vùng này. Nới rộng ghim ở chi trước sang
2 bên.
- Khi thấy rõ bàng quang, cắt bỏ phần cơ còn
lại ở đỉnh hướng về phía huyệt.
2. Quan sát hệ cơ quan tại vị trí ban đầu
(hình 5.11)
- Tim: nằm trong bao tim (ở chính giữa
ngực), bao tim màu ánh bạc. Thường sau
khi mổ tim vẫn còn đập.
- Phổi: màu hồng, nhọn ở chóp, nằm ở hai
bên tim, sát xương sống, trong phổi có
nhiều ô nhỏ hình tổ ong.
- Gan: màu nâu thẫm hay hơi vàng, nằm ở
bên phải dạ dày, chia làm 3 thùy; thùy giữa
nhỏ chứa túi mật màu xanh đen, ống dẫn
mật đổ vào đầu ruột non.
Hình 5.10. Vị trí cắt thịt, xương Ếch đồng
(theo Trần Thanh Tòng, 2000)
- Dạ dày: nằm dưới thùy gan trái, màu trắng, hơi cong, nối liền với ruột tá (tá tràng).
- Tụy tạng: màu trắng hoặc vàng đất, nằm cạnh ruột tá (tá tràng), dính với ống dẫn mật
ở vùng ruột tá (tá tràng), gồm nhiều thùy có ống dẫn đổ vào ruột non.
- Tỳ tạng: có các hạt màu đỏ, dính với ruột tá (tá tràng).
- Ống dẫn tiểu (ống Vôn - Wolff): màu trắng, thành ống mỏng, chạy ven bờ ngoài của
mỗi thận, đổ vào xoang huyệt theo lỗ riêng.
- Tuyến trên thận (tuyến thượng thận): là 1 dải vàng cam hoặc trắng ngà, nằm ngoằn
ngoèo trên quả thận.
- Hệ sinh dục của Ếch:
+ Ếch đực: tinh hoàn (dịch hoàn) hình
quả trứng, dài khoảng 1 cm, màu
vàng nhạt hoặc trắng ngà, nằm trên
quả thận, chứa tinh dịch.
* Chú ý: ở con đực ống dẫn tinh
không thấy vì tinh dịch và nước
tiểu đổ chung vào ống dẫn niệu -
sinh dục.
+ Ếch cái: buồng trứng (noãn sào)
chứa nhiều trứng có dạng hạt, kích
thước và màu sắc của chúng tuỳ theo
lứa tuổi và tuỳ theo mùa, túi màu
vàng xanh ở Ếch non, túi chứa nhiều
trứng màu trắng đen ở Ếch trưởng
thành. Ống dẫn trứng lớn, màu trắng,
dài ngoằn ngoèo, phần đầu ống dẫn
trứng là vòi Fallope, ở gần phổi, cuối
ống đổ vào huyệt.
Hình 5.11. Hệ cơ quan Ếch đồng tại vị trí ban đầu
(theo Trần Thanh Tòng, 2000)
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
33
- Thể mỡ: phía trên tinh hoàn (dịch hoàn) hoặc buồng trứng (noãn sào) có thể mỡ màu
vàng hoặc trắng ngà, có tua hình ngón tay hoặc hình búi, gồm nhiều dải ngắn kích
thước khác nhau, khối lượng và màu sắc cũng thay đổi theo mùa. Mùa sinh sản thể mỡ
teo lại, có màu vàng thẫm, ngoài mùa sinh sản thể mỡ lớn, chứa nhiều chất dự trữ.
3. Cách tháo và trình bày riêng các hệ cơ quan
a. Cách tháo
- Một tay dùng kẹp, kẹp vào bao tim ở phầm mỏm của tâm thất, nâng nhẹ lên, lợi dụng
khi tâm thất co lại thì tay còn lại dùng kéo mũi nhọn cắt thủng màng bao tim. Dùng
kim mũi nhọn và kéo cắt bỏ màng bao tim để thấy rõ tim.
- Sau khi quan sát xong hệ tuần hoàn, dùng kéo cắt đứt mạch máu giữa tim và gan.
- Cắt đứt mạch máu giữa gan và thận.
- Tỳ tạng (lá lách) có các hạt màu đỏ, là cơ quan tạo huyết cầu, nằm gần với gan và tụy
tạng, dính với tá tràng, không thuộc hệ tiêu hoá, cũng để tại vị trí lúc ban đầu của nó
(không cắt rời tỳ tạng với tá tràng).
- Tháo dọc theo ống tiêu hoá và các cơ quan bên dưới dạ dày từ ruột thẳng (trực tràng)
tới cách tá tràng 5 cm thì dừng lại.
- Rạch đứt lớp da trắng ở vòm miệng (hàm trên) dưới 2 lỗ Eustache, làm cho thực quản
không gắn với hàm trên. Cắt 2 mép miệng để hàm dưới không gắn với hàm trên.
- Đem hàm dưới ra khỏi hàm trên: tim, phổi, ống tiêu hoá dính với hàm dưới để bên tay
phải người quan sát. (Chú ý: tỳ tạng dính với vùng dưới của tá tràng).
- Tách rời gan khỏi dạ dày, chỉ để dính với ruột tá (tá tràng) bằng ống chính dẫn mật.
- Để tụy tạng cùng dính với ống chính dẫn mật ở ruột tá (tá tràng).
- Dùng dao mổ chẻ đôi xương tiếp hợp đai mông để thấy rõ huyệt.
- Hệ niệu sinh dục để nguyên ở vị trí ban đầu.
b. Trình bày riêng các hệ cơ quan
Trình bày riêng các hệ cơ quan như: hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ
sinh dục (hình 5.12, hình 5.13).
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
34
4. Quan sát chi tiết các hệ cơ quan
a. Hệ tiêu hoá
* Ống tiêu hoá: cũng chia thành 5 phần như Cá sụn, Cá xương.
Miệng
- Khe miệng rộng dẫn tới một khoang miệng lớn giúp cho con vật có thể đớp và nuốt
được mồi to.
- Răng nhỏ, hình nón, có đỉnh hướng về phía sau, được gắn trên xương trước hàm
(xương gian hàm), xương hàm trên và trên xương khẩu cái hoặc xương lá mía (riêng ở
lớp Lưỡng cư mới có xương là mía). Hàm dưới không có răng. Răng giống nhau (lớp
men ở ngoài, lớp ngà ở dưới), khi gãy được thay thế bằng răng khác và chỉ có vai trò
giữ mồi trước khi nuốt.
- Nhỡn cầu (cầu mắt) rất lớn, nằm trong ổ mắt, chỉ ngăn cách với xoang miệng bằng
một màng nhầy mỏng. Nhỡn cầu cũng có vai trò trong động tác nuốt thức ăn. Nhỡn
cầu có một hệ cơ riêng nên khi Ếch nuốt mồi, nhờ sự co cơ đặc biệt, nhỡn cầu có thể
được kéo thụt vào trong xoang miệng, đẩy thức ăn vào trong thực quản. Sự tham gia
của mắt vào động tác nuốt mồi chỉ thấy ở Lưỡng cư.
- Lưỡi Ếch được phát triển hoàn chỉnh, được cấu tạo bởi khối cơ riêng rất đặc trưng cho
động vật có xương sống ở cạn. Lưỡi Ếch được cấu tạo từ hai mầm, mầm sau ứng với
lưỡi của cá, còn mầm trước rất giàu tuyến. Khác với cá, lưỡi của Ếch có hệ cơ riêng
làm lưỡi cử động được. Gốc lưỡi có 1 đầu đính vào phần ngoài của thềm miệng, 1đầu
tự do, đầu lưỡi chẻ đôi hình chữ V nông, dính và luôn gập vào phía trong họng. Do
đó, lưỡi có thể bật ra ngoài xa để bắt mồi. Đặc biệt, mặt lưỡi có chất dính do tuyến
trên lưỡi tiết ra, có thể dính các côn trùng nhỏ dùng làm thức ăn.
Hầu
Khoang miệng thông với hầu, không thủng thành các đôi khe mang thông sang 2 bên
như ở cá.
Thực quản
- Thực quản ngắn và rộng, nằm sau khe thanh quản, tiếp theo sau hầu.
- Thực quản có tiêm mao ở mặt trong, giúp cho việc chuyển thức ăn xuống dạ dày được
tốt hơn.
- Thành thực quản có tuyến nhầy và có tuyến vị như ở trong thành của dạ dày, tuyến vị
vừa tiết axit chlohydric (HCl) vừa tiết pepsin.
Dạ dày
- Dạ dày tiếp nối với thực quản, thành có nhiều tuyến nhầy và tuyến vị tiết dịch tiêu hoá.
- Dạ dày uốn cong, đã phân hoá rõ rệt, có cơ vòng, cơ dọc phát triển, cơ vòng thắt phần
hạ vị, chưa có cơ thượng vị. Dạ dày có thành cơ khá dày và tạo thành bờ cong lớn ở
bên ngoài, bờ cong bé ở bên trong. Cuối dạ dày đã phân hoá thành lỗ hạ vị, thành có
cơ trơn phân biệt rõ với ruột.
- Dạ dày đổ vào ruột tá (tá tràng).
- Dạ dày vừa là nơi tiêu hoá cơ học và hoá học vừa là nơi dự trữ thức ăn. Do đó, dạ dày
thường căng đầy thức ăn thành một khối lớn là do ở chỗ thực quản và dạ dày của Ếch
vừa lớn vừa có khả năng co dãn cao.
Ruột
- Ruột được phân cách với dạ dày bằng sự có mặt của một van bên trong
- Ruột đã phân hoá, cuộn khúc nhiều vòng.
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
35
- So với ruột cá, ruột của Ếch trưởng thành thường ngắn hơn (gấp từ 2 - 4 lần chiều dài
thân).
- Ruột non có phần đầu hơi cong ở gần dạ dày gọi là ruột tá (tá tràng). Ruột non (ruột
trước) và ruột già (ruột giữa) không phân biệt rõ rệt.
- Trực tràng (ruột sau) phân biệt rõ ràng với ruột già (ruột giữa). Trực tràng là phần cuối
của ruột, phình to, là nơi hấp thụ lại nước, thường chứa phân, đổ vào xoang huyệt.
* Tuyến tiêu hoá
Tuyến miệng: Khác với cá, trong xoang miệng Ếch còn có nhiều tuyến nhầy nhỏ
được coi là tuyến nước bọt. Tuy nó không có vai trò tiêu hoá hoá học thức ăn, chỉ
tẩm ướt, làm trơn thức ăn để dễ nuốt, nhưng đây là đặc điểm xuất hiện đầu tiên ở
Ếch nhái, nhóm Động vật có xương sống ở cạn đầu tiên, thể hiện sự thích nghi đối
với điều kiện sống khô ráo của môi trường cạn.
Tuyến thực quản: Thành thực quản có tuyến nhầy và có tuyến vị như ở trong
thành của dạ dày, chủ yếu làm trơn thức ăn để dễ nuốt. Tuyến vị vừa tiết axit
chlohydric (HCl) vừa tiết pepsin. Pepsin và axit trong thực quản tuy thấm vào thức
ăn, song chỉ khi thức ăn xuống đến dạ dày mới có tác dụng tiêu hoá.
Tuyến dạ dày: Thành dạ dày có nhiều tuyến nhầy và tuyến vị. Tuyến vị vừa tiết
axit chlohydric (HCl) vừa tiết pepsin, tiêu hoá hoá học các chất prôtit, axit có tác
dụng làm mềm và làm nở thức ăn, đồng thời kích thích pepsin hoạt động mạnh.
Tuyến gan: Gan của Ếch có 3 thùy, thùy giữa đổ mật vào túi mật. Mật tích trữ ở
túi mật theo ống dẫn mật đổ vào tá tràng. Chức năng của mật giống ở Cá xương.
Tuyến tụy: Tụy của Ếch không còn phân tán như ở cá mà có cấu tạo thành khối.
Tụy tiết dịch tiêu hoá hoá học prôtit, lipit vào tá tràng.
Tuyến ruột: Xen kẽ trong lớp niêm mạc ruột, chất tiết có tác dụng tiêu hoá tiếp
thức ăn từ dạ dày đưa xuống. Thức ăn còn lại ở ruột được tiếp tục tiêu hoá nhờ dịch
tụy (trypsin, amylaza, lipaza) và mật đi từ túi mật đổ vào.
Chất dự trữ được tích lại trong các mô. Đặc biệt, glucogen được tích trong gan,
còn mỡ tích trong thể mỡ màu vàng nằm trên hai tuyến sinh dục.
b. Hệ hô hấp
- Ếch là loài động vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước nên hệ hô hấp khác so với
cá, để thích nghi với những điều kiện sống mới.
- Ở giai đoạn ấu trùng hô hấp bằng mang; ở giai đoạn trưởng thành, Ếch hô hấp bằng
phổi và qua da.
* Hô hấp bằng phổi
- Đường hô hấp bắt đầu từ lỗ mũi ngoài qua lỗ mũi trong vào xoang miệng; tiếp theo là
khe thanh khí quản (khí môn) được giới hạn bởi 2 sụn hạt cau. Sụn hạt cau làm khe
họng mở rộng ra nhờ có các cơ đặc biệt. Khí quản rất ngắn, chưa có cấu tạo bằng vòng
sụn, thông trực tiếp với phổi.
- Ở Ếch đực, thềm miệng còn có một đôi lỗ thông với 2 túi thanh âm (túi kêu). Túi thanh
âm là cơ quan cộng hưởng quan trọng.
- Phổi màu hồng, nằm ở hai bên tim, có cấu tạo đơn giản, do bong bóng bơi phức tạp
dần thành phổi.
- Phổi gồm 2 túi nhỏ, có thành mỏng, mặt trong có nhiều nếp nhăn (vách ngăn) tạo
thành những phế nang đơn giản, tựa như những lỗ tổ ong nhỏ, nên diện tích hô hấp bé
không đủ cung cấp O2 và thải CO2. Vì thế, sự hô hấp bằng phổi được bổ sung thêm
bằng hô hấp qua da.
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
36
* Chú ý: Nếu phổi xẹp có thể làm phổi phồng to bằng cách luồn ống nhựa nhỏ qua khe
thanh quản rồi thổi trực tiếp hoặc bơm hơi vào; nếu phổi chứa đầy khí căng phồng thì
dùng kim mũi nhọn chọc thủng một lỗ nhỏ bất kì trên phổi sẽ thấy phổi xẹp nhanh. Sở
dĩ như vậy vì số lượng phế nang ở phổi Ếch chưa nhiều.
* Hô hấp bằng da
- Dưới da có mạng mao mạch rất phát triển, lấy O2 hoà tan. Thường thì da hô hấp chiếm
khoảng 50 - 60% cường độ hô hấp của Ếch. Như vậy, Ếch nửa hô hấp bằng phổi, nửa
hô hấp bằng da. Nếu cắt phổi thì Ếch không chết nhưng nếu rửa da hết chất nhầy thì
Ếch sẽ chết.
* Hô hấp bằng miệng hầu
- Ngoài ra, Ếch còn hô hấp bằng miệng hầu. Biểu bì lót trong xoang miệng và hầu có
mạng mao mạch dày đặc đóng góp vào quá trình trao đổi khí.
- Sự hô hấp bằng miệng hầu gắn liền với động tác hô hấp đặc biệt ở Ếch. Do thiếu lồng
ngực nên Ếch thở bằng thềm miệng “nuốt khí”. Khi thềm miệng hạ xuống, thể tích
tăng, áp suất giảm trong khoang miệng, O2 đẩy van mũi vào miệng; thềm miệng nâng
lên, thể tích giảm, áp suất tăng làm van mũi đóng lại, đẩy khí qua khe họng vào phổi.
- Không khí từ phổi tống ra ngoài nhờ tác dụng của cơ bụng và sự đàn hồi của thành
phổi. Ếch chưa có cơ hô hấp tách riêng cơ quan tiêu hoá.
c. Hệ tuần hoàn (hình 5.14, hình 5.15)
* Tim
- Tim của Ếch gồm có 3 ngăn: 1 tâm thất có thành dày, màu đỏ hoặc hồng và 2 tâm nhĩ
có thành mỏng, có vách ngăn hoàn toàn, màu đỏ thẫm hơn. Tâm nhĩ trái có máu đỏ
tươi, còn tâm nhĩ phải có máu pha. Từ 2 tâm nhĩ (trái và phải), máu cùng về tâm thất.
Vì Ếch chỉ có 1 tâm thất nên tâm thất chứa máu pha.
- Xoang tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.
* Hệ động mạch
- Giữa 2 tâm nhĩ có côn động mạch (nón động mạch) màu trắng xám. Côn động mạch
xuất phát từ nửa phải của tâm thất, trong có van xoắn, lên phía trước chia thành 2
nhánh trái và phải có hình chữ V. Từ 2 nhánh này phát đi 3 đôi động mạch:
- Một đôi động mạch cảnh (động mạch cổ) dẫn máu lên đầu ứng với đôi cung động
mạch mang thứ 3 của cá (đôi cung động mạch mang thứ 1 và thứ 2 của cá đã bị tiêu
biến). Mỗi động mạch cảnh có động mạch cảnh trong dẫn máu tới não và vùng đầu và
động mạch cảnh ngoài (động mạch dưới lưỡi) dẫn máu đến thềm miệng.
- Một đôi động mạch da - phổi, ứng với đôi cung mang thứ 4 của cá, dẫn máu tĩnh mạch
(máu đỏ thẫm, nhiều CO2) đến phổi, phân thành mao mạch trong phổi. Trước khi đi
tới phổi từ mỗi nhánh của động mạch phổi phát ra một động mạch da, sẽ phân thành
mạng mao mạch dưới da (chỉ có ở Ếch nhái) dẫn máu tới da để trao đổi khí.
- Một đôi cung chủ động mạch, ứng với đôi cung động mạch mang thứ 2 của cá, phân
nhánh thành 2 động mạch dưới đòn dẫn máu động mạch ra đai vai và chi trước, 2 cung
chủ động mạch trái và phải gặp nhau ở phía sau tim làm thành 1 động mạch chủ lưng,
nằm dọc cột sống. Từ động mạch chủ lưng lần lượt phát ra các động mạch tới các nội
quan: động mạch mạc treo ruột dẫn máu đến gan, dạ dày, ruột, tụy, tỳ tạng; động
mạch niệu - sinh dục; động mạch thận và sau đó chia thành động mạch chậu chung.
Từ động mạch chậu chung lại chia thành 2 đôi động mạch: 1 đôi động mạch đùi phía
trong và 1 đôi động mạch ngồi (động mạch hông) phía ngoài mang máu tới 2 chi sau.
- Do tim Ếch có 3 ngăn nên máu ở tâm thất là máu pha trộn giữa máu động mạch (giàu
O2) và máu tĩnh mạch (nghèo O2). Vì thế, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
Thực hành Động vật có xương sống
Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
37
* Hệ tĩnh mạch
- Hệ tĩnh mạch có màu đỏ thẫm và thành ống mỏng hơn so với động mạch.
- Lật tâm thất lên trên sẽ thấy phía dưới tim có xoang tĩnh mạch nhận máu đỏ thẫm từ 2
tĩnh mạch chủ trước và tĩnh mạch chủ sau đổ vào tâm nhĩ phải.
- Máu ở đầu theo tĩnh mạch cảnh (tĩnh mạch cổ), máu ở chi trước theo tĩnh mạch dưới
đòn, máu ở da theo tĩnh mạch da; cả 3 tĩnh mạch này đều đổ vào tĩnh mạch chủ trước
(chủ trên) của mỗi bên (trái hoặc phải), rồi cả 2 tĩnh mạch chủ trước cùng đổ về xoang
tĩnh mạch trước khi đổ vào tâm nhĩ phải.
- Vì da là cơ quan hô hấp nên máu từ da về đỏ tươi, do đó máu ở tĩnh mạch chủ trước và
tâm nhĩ phải có pha một phần.
- Máu từ phổi sau khi thải CO2 nhận O2 trở thành máu đỏ tươi, theo tĩnh mạch phổi về
tâm nhĩ trái. Như vậy, từ khi xuất hiện 2 tâm nhĩ có vách ngăn hoàn toàn, thì tâm nhĩ
trái luôn luôn chứa máu đỏ tươi do nhận máu từ cơ quan hô hấp trở về.
- Máu từ chi sau theo tĩnh mạch đùi rồi nhập với tĩnh mạch ngồi thành tĩnh mạch chậu,
sau đó qua tĩnh mạch cửa thận vào thận, phân thành hệ gánh thận. Mặt khác, một
phần máu từ chi sau (trái và phải) nhập thành tĩnh mạch bụng, qua tĩnh mạch cửa gan
vào gan. Máu từ ruột cũng đổ vào gan, mao mạch máu trong gan phân thành hệ gánh
gan. Từ gan, máu theo tĩnh mạch gan vào tĩnh mạch chủ sau. Từ thận, máu theo tĩnh
mạch thận cũng đổ vào tĩnh mạch chủ sau, rồi qua xoang tĩnh mạch vào tâm nhĩ phải.
Vì Ếch thiếu tĩnh mạch chính sau nên không hình thành ống Cuvier như ở cá.
- Từ 2 tâm nhĩ (trái và phải), máu cùng về tâm thất, nên ở tâm thất là máu pha. Tuy
nhiên, do bên trong tâm thất có các mấu lồi cơ, nên mức độ pha không đều, nửa trái
của tâm thất chứa máu ít CO2 hơn nửa phải. Mặt khác, do côn động mạch xuất phát từ
nửa phải của tâm thất, nên khi tâm thất co, máu từ nửa phải sẽ vào đôi động mạch da -
phổi; máu ở khoảng giữa tâm thất vào đôi động mạch chủ để đến chi trước và phần
sau cơ thể, còn từ nửa trái của tâm thất (máu giàu O2 hơn) sẽ vào động mạch cảnh để
lên đầu.
d. Hệ bài tiết
- Nước tiểu từ thận theo ống dẫn niệu vào xoang huyệt rồi mới đổ vào bóng đái (bàng
quang). Bóng đái có thành mỏng, dung tích lớn, khi bóng đái đầy, nước tiểu sẽ qua lỗ
huyệt ra ngoài.
- Ở Ếch đực, ống dẫn niệu sinh dục chung; ở Ếch cái ống dẫn niệu và ống dẫn trứng đi
riêng.
- Tuyến trên thận (tuyến thượng thận): là 1 dải vàng cam hoặc trắng ngà, nằm ngoằn
ngoèo trên quả thận, là tuyến nội tiết, tiết ra hormon tham gia vào sự điều hoà trao đổi
nước. Hormon này có thể làm thay đổi tính thấm nước của da, của thành bóng đái và
thay đổi cường độ lọc của thận và khả năng hấp thụ lại các ion muối của các ống thận.
e. Hệ sinh dục
Để tiện quan sát, dùng kéo cắt bớt màng treo ruột, rồi gạt cơ quan tiêu hoá về một bên
cơ thể.
- Ếch đực: có 2 tinh hoàn (dịch hoàn) hình quả trứng, dài khoảng 1 cm, màu vàng nhạt
hoặc trắng ngà, nằm trên quả thận, tạo ra tinh dịch. Dùng kẹp nâng nhẹ tinh hoàn lên
sẽ thấy nhiều ống dẫn tinh rất nhỏ (phó dịch hoàn) từ tinh hoàn qua thận vào ống
Wolff. Vì ống Wolff vừa dẫn tinh trùng vừa dẫn sản phẩm của cơ quan bài tiết, nên
gọi là ống dẫn niệu - sinh dục.
- Ếch cái: có 2 buồng trứng (noãn sào) phân thành nhiều túi nhỏ, chứa nhiều trứng có
dạng hạt, kích thước và màu sắc của chúng thay đổi tuỳ theo lứa tuổi và tuỳ theo mùa,
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf

Contenu connexe

Similaire à 5. Noi dung.pdf

8.gp sly he tieu hoa
8.gp sly he tieu hoa8.gp sly he tieu hoa
8.gp sly he tieu hoaPhaolo Nguyen
 
8.gp sly he tieu hoa
8.gp sly he tieu hoa8.gp sly he tieu hoa
8.gp sly he tieu hoaPhaolo Nguyen
 
8.gp sly he tieu hoa
8.gp sly he tieu hoa8.gp sly he tieu hoa
8.gp sly he tieu hoadrnobita
 
De cuong giai phau
De cuong giai phauDe cuong giai phau
De cuong giai phauNguyen Tien
 
Bài giảng giải phẫu học
 Bài giảng giải phẫu học Bài giảng giải phẫu học
Bài giảng giải phẫu họctaimienphi
 
Bài giảng: Giải phẫu học người
Bài giảng: Giải phẫu học ngườiBài giảng: Giải phẫu học người
Bài giảng: Giải phẫu học ngườiTài liệu sinh học
 
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdfHuynhnhuNguyen4
 
Bai tập ốc huong
Bai tập ốc huongBai tập ốc huong
Bai tập ốc huongLong Nguyen
 
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdf
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdfBÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdf
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdfjackjohn45
 
[Bài giảng, đầu mặt cổ] co quan dmc 2013
[Bài giảng, đầu mặt cổ]  co quan dmc 2013[Bài giảng, đầu mặt cổ]  co quan dmc 2013
[Bài giảng, đầu mặt cổ] co quan dmc 2013tailieuhoctapctump
 
E learning trong dayj hocj ngoai ngu
E learning trong dayj hocj ngoai nguE learning trong dayj hocj ngoai ngu
E learning trong dayj hocj ngoai ngulehienqb
 
Hoat dong than kinh cap cao p1
Hoat dong than kinh cap cao p1Hoat dong than kinh cap cao p1
Hoat dong than kinh cap cao p1Pham Ngoc Quang
 
Chuong7 sinh hoc_co_the_dong_vat_9986
Chuong7 sinh hoc_co_the_dong_vat_9986Chuong7 sinh hoc_co_the_dong_vat_9986
Chuong7 sinh hoc_co_the_dong_vat_9986Việt Anh
 
Chuong 2. sinh lý thần kinh trung ương www.mientayvn.com
Chuong 2. sinh lý thần kinh trung ương www.mientayvn.comChuong 2. sinh lý thần kinh trung ương www.mientayvn.com
Chuong 2. sinh lý thần kinh trung ương www.mientayvn.comwww. mientayvn.com
 
Tài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdf
Tài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdfTài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdf
Tài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Động vật học không xương sống
Động vật học không xương sốngĐộng vật học không xương sống
Động vật học không xương sốngHấu Dưa
 

Similaire à 5. Noi dung.pdf (20)

8.gp sly he tieu hoa
8.gp sly he tieu hoa8.gp sly he tieu hoa
8.gp sly he tieu hoa
 
8.gp sly he tieu hoa
8.gp sly he tieu hoa8.gp sly he tieu hoa
8.gp sly he tieu hoa
 
8.gp sly he tieu hoa
8.gp sly he tieu hoa8.gp sly he tieu hoa
8.gp sly he tieu hoa
 
De cuong giai phau
De cuong giai phauDe cuong giai phau
De cuong giai phau
 
Bài giảng giải phẫu học
 Bài giảng giải phẫu học Bài giảng giải phẫu học
Bài giảng giải phẫu học
 
Bài giảng: Giải phẫu học người
Bài giảng: Giải phẫu học ngườiBài giảng: Giải phẫu học người
Bài giảng: Giải phẫu học người
 
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
 
Bai tập ốc huong
Bai tập ốc huongBai tập ốc huong
Bai tập ốc huong
 
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdf
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdfBÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdf
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdf
 
[Bài giảng, đầu mặt cổ] co quan dmc 2013
[Bài giảng, đầu mặt cổ]  co quan dmc 2013[Bài giảng, đầu mặt cổ]  co quan dmc 2013
[Bài giảng, đầu mặt cổ] co quan dmc 2013
 
2.đmcổ
2.đmcổ2.đmcổ
2.đmcổ
 
E learning trong dayj hocj ngoai ngu
E learning trong dayj hocj ngoai nguE learning trong dayj hocj ngoai ngu
E learning trong dayj hocj ngoai ngu
 
C2
C2C2
C2
 
Hoat dong than kinh cap cao p1
Hoat dong than kinh cap cao p1Hoat dong than kinh cap cao p1
Hoat dong than kinh cap cao p1
 
Chuong7 sinh hoc_co_the_dong_vat_9986
Chuong7 sinh hoc_co_the_dong_vat_9986Chuong7 sinh hoc_co_the_dong_vat_9986
Chuong7 sinh hoc_co_the_dong_vat_9986
 
Chuong 2. sinh lý thần kinh trung ương www.mientayvn.com
Chuong 2. sinh lý thần kinh trung ương www.mientayvn.comChuong 2. sinh lý thần kinh trung ương www.mientayvn.com
Chuong 2. sinh lý thần kinh trung ương www.mientayvn.com
 
Mai ppt.ppt.
Mai ppt.ppt.Mai ppt.ppt.
Mai ppt.ppt.
 
Tài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdf
Tài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdfTài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdf
Tài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdf
 
Động vật học không xương sống
Động vật học không xương sốngĐộng vật học không xương sống
Động vật học không xương sống
 
Thanh quản
Thanh quảnThanh quản
Thanh quản
 

5. Noi dung.pdf

  • 1. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 1 BÀI 1. QUAN SÁT CÁ LƯỠNG TIÊM, CÁ SỤN VÀ CÁ XƯƠNG I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU THỰC HÀNH 1. Mục tiêu a. Kiến thức - Nắm được cấu tạo ngoài và trong của cá Lưỡng tiêm, từ đó nêu được những đặc điểm chung của ngành có dây sống và những đặc điểm nguyên thủy của ngành. Đồng thời, thấy được đặc điểm của cá Lưỡng tiêm thích nghi với đời sống kém hoạt động ở môi trường đáy. - Nắm được đặc điểm chung chủ yếu của lớp Cá sụn và đặc điểm cấu tạo ngoài của cá Mập và cá Đuối liên hệ với đời sống của chúng (cá Mập sống ở mọi tầng nước, bơi nhanh, săn bắt cá khác, còn cá Đuối thích nghi với đời sống tầng đáy, kém vận động, ăn thân mềm, giáp xác). - Nắm được đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lớp Cá xương. - Củng cố và đào sâu các kiến thức đã học ở phần lí thuyết. b. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, đối chiếu giữa mẫu vật thật, tiêu bản hiển vi với hình vẽ và mô hình nhằm xác định chính xác tên, vị trí và mô tả đúng các cơ quan. - Rèn luyện kĩ năng vẽ hình chính xác, cân đối và đẹp các chi tiết cấu tạo trên mẫu vật thật, tiêu bản hiển vi ứng với kiến thức đã học. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào quan sát và giải thích chức năng, sự thích nghi với điều kiện sống và ý nghĩa tiến hoá về đặc điểm cấu tạo của các loài cá. 2. Yêu cầu thực hành a. Quan sát - Cấu tạo ngoài: quan sát hình cá Lưỡng tiêm nguyên vẹn: mô tả hình dạng, nêu kích thước cụ thể. Nêu đặc điểm vây lưng, vây bụng, vây đuôi, đặc điểm phễu miệng, xúc tu, các tiết cơ. Xác định vị trí lỗ bụng, lỗ hậu môn. - Cấu tạo trong: xác định tên, vị trí, phân biệt và mô tả các bộ phận thuộc các hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ thần kinh của cá Lưỡng tiêm. - Mô tả hình dáng chung của lớp Cá sụn, cấu tạo ngoài của cá Mập và cá Đuối, đặc điểm của vảy; đuôi; vây chẵn gồm vây ngực và vây bụng, vây lẻ gồm vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn; hình dạng đầu; hình dạng và vị trí miệng; mắt; lỗ mũi; lỗ thở; khe mang; lỗ huyệt; bộ phận giao cấu. - Quan sát cấu tạo ngoài của lớp Cá xương. c. Vẽ hình Dựa trên cơ sở mô hình, mẫu vật đã quan sát, vẽ hình và ghi chú thích đầy đủ: - Cấu tạo ngoài của cá Lưỡng tiêm (mặt bên, mặt bụng). - Cấu tạo trong (mặt bên cắt dọc) của cá Lưỡng tiêm. - Cấu tạo ngoài của cá Mập và cá Đuối. - Cấu tạo ngoài của Cá xương. II. THIẾT BỊ, MÔ HÌNH, TIÊU BẢN, HÌNH ẢNH VÀ MẪU VẬT 1. Thiết bị - Bộ đồ mổ: kẹp nhỏ, kẹp lớn, kim mũi nhọn.
  • 2. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 2 - Khay mổ nhỏ, khay mổ lớn. - Khăn lau, găng tay y tế. - Kính lúp 2 mắt, lúp cầm tay. - Kính hiển vi có độ phóng đại nhỏ. - Kính hiển vi có đường truyền với camera và màn hình (nếu có). - Máy Overhead và màn chiếu. - Lam kính. Đĩa đồng hồ hoặc đĩa thủy tinh (petri). 2. Mô hình - Mô hình cắt dọc và cắt ngang cá Lưỡng tiêm bằng thạch cao. 3. Tiêu bản hiển vi - Tiêu bản cắt dọc cá Lưỡng tiêm. - Tiêu bản cắt ngang cá Lưỡng tiêm qua vùng hầu có mấu lồi gan, vùng ruột. 4. Hình ảnh - Hình vẽ và chụp cấu tạo ngoài của cá Lưỡng tiêm (mặt bên, mặt bụng). - Hình vẽ cắt dọc cá Lưỡng tiêm, cắt ngang qua vùng hầu có mấu lồi gan, vùng ruột. - Hình vẽ đầu cá Lưỡng tiêm cắt dọc. - Hình vẽ mắt Hesse và vị trí mắt Hesse trên ống thần kinh. - Hình vẽ sơ đồ hệ tuần hoàn của cá Lưỡng tiêm. - Hình vẽ cấu tạo ngoài của cá Mập, cá Đuối, Cá xương. - Tranh một số loài cá nước ngọt, cá biển thường gặp ở Việt Nam. 5. Mẫu vật - Cá Lưỡng tiêm trưởng thành được định hình trong cồn hay formol. - Cá Mập, cá Đuối tươi hoặc ngâm trong cồn hay formol. - Một số loài Cá xương còn tươi hoặc ngâm trong cồn hay formol. III. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CÁ LƯỠNG TIÊM - Loài: cá Lưỡng tiêm Amphioxus belcheri (Gray, 1847) Tên đồng vật (Synonym): cá Guột Branchiostoma belcheri Chu, 1963 Branchiostoma belcheri Bedford, 1901 Branchiostoma japonicum Okada et Matsubara, 1938 Branchiostoma belcheri japonicus Andrews, 1895 - Giống: cá Lưỡng tiêm Amphioxus Yarrell, 1836 Tên đồng vật (Synonym): Branchiostoma Costa, 1834 - Họ: cá Lưỡng tiêm Amphioxidae hay Branchiostomidae (Branchio: mang; stom: miệng) - Bộ: cá Lưỡng tiêm Amphioxiformes - Lớp: cá Lưỡng tiêm Amphioxi hay Leptocardi (Amphi: hai; oxi: nhọn) - Phân ngành: Sống đầu Cephalochordata hay không có hộp sọ Acrania hay Leptocardii (Cephalo: đầu); (A: không; crania: hộp sọ) - Ngành: có Dây sống Chordata - Giới: Động vật Animalia
  • 3. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 3 IV. QUAN SÁT CÁ LƯỠNG TIÊM 1. Quan sát cấu tạo ngoài của cá Lưỡng tiêm (hình 1.1) Hình 1.1. Cấu tạo ngoài của cá Lưỡng tiêm Amphioxus belcheri (Gray, 1847) (A: mặt bên; B: mặt bụng) Cấu tạo trong của cá Lưỡng tiêm (C: mặt bên cắt dọc) - Cá Lưỡng tiêm sống vùi mình trong cát ở đáy biển nông, ít vận động nên cơ thể chưa phân hóa thành 3 phần (đầu, thân, đuôi) rõ rệt và cơ quan vận động chưa phát triển, thiếu vây chẵn. - Toàn bộ cơ thể Lưỡng tiêm gần như trong suốt, có màu trắng hơi hồng khi còn tươi, có thể nhìn thấy rõ một phần các cơ quan bên trong khi có ánh sáng mạnh chiếu qua. - Cơ thể hình thoi, dẹp hai bên, thuôn nhọn hai đầu (gọi là lưỡng tiêm). - Chiều dài cơ thể từ 3 - 8 cm. - Dọc lưng có nếp da gấp lại tạo thành vây lưng, vây lưng kéo dài từ đầu tới đuôi, nối với vây đuôi. Vây đuôi có hình mũi mác. Phía dưới bụng, vây đuôi kéo lên đến lỗ bụng tạo thành một nếp vây bụng ngắn. Từ lỗ bụng ngược lên đến phễu miệng hai bên thân, da gấp nếp nhô cao tạo thành 2 nếp bụng. Nếp bụng không phải là vây, vì trong nếp bụng không có các que sụn (tia vây) nâng đỡ như ở vây lưng và vây bụng. Dọc giữa 2 nếp bụng còn có lớp cơ bụng mỏng, không phân tiết. - Phía lưng có hốc cảm giác Kolliker, bên trong được lót bởi những tế bào cảm giác có tiêm mao rung động. - Đầu chưa phân hóa rõ, chưa tách biệt với thân. Ở mút đầu có phễu miệng rộng, miệng phễu hướng xuống mặt bụng, xung quanh phễu miệng có 37 - 45 xúc tu ngắn (số lượng xúc tu tăng theo tuổi của cá), đáy phễu là lỗ miệng. Xúc tu miệng có những tế bào xúc giác tập trung quanh miệng và xúc tu.
  • 4. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 4 - Phần cuối thân, ở mặt bụng, khoảng 2/3 trước thân, có lỗ bụng là lỗ thông với xoang bao mang (phòng mang) với môi trường ngoài. - Lỗ hậu môn ở gốc vây đuôi, hơi lệch về phía nửa bên trái. Hậu môn nằm lệch sang bên trái là di tích của sự mất đối xứng hai bên ở cá Lưỡng tiêm. - Ở mỗi bên thân có khoảng 63 - 66 tiết cơ có hình chữ V màu đỏ, lồng úp vào nhau, đỉnh hướng về phía trước. Giữa các tiết cơ có vách ngăn cơ do bao dây sống tạo thành. Tiết cơ hai bên thân xếp so le nhau rõ rệt (các vách cơ hai bên không trùng khiết với nhau) giúp con vật dễ uốn mình khi vận chuyển. - Dọc hai bên thân, về phía bụng, còn nhìn thấy rõ 2 dãy tuyến sinh dục dạng túi kín. 2. Quan sát cấu tạo trong của cá Lưỡng tiêm - Qua mô hình lát cắt dọc cơ thể, nhìn rõ dây sống chạy dọc lưng từ mút đầu tới mút đuôi (hình 1.1). - Ống thần kinh nằm trên dây sống. Trên đầu ống có một mắt lẻ duy nhất, dọc ống có nhiều đốm đen nhỏ là những mắt Hesse, cấu tạo rất đơn giản, mỗi mắt Hesse chỉ gồm một tế bào cảm quang và một tế bào sắc tố bao bên dưới (hình 1.2). Do da, thịt cá Lưỡng cư trong suốt nên mắt Hesse tuy nằm sâu bên dưới vẫn có thể cảm nhận được sáng, tối. Hình 1.2. Mắt Hesse và vị trí mắt Hesse trên ống thần kinh - Do dây sống chạy tới mút đầu, trước dây sống chưa có hộp sọ nên phần đầu ống thần kinh (não nguyên thủy - được coi như mầm mống của não thất) nằm trên dây sống, chứ không nằm trong hộp sọ phía trước dây sống như các động vật có xương sống khác (hình 1.3). Hình 1.3. Đầu cá Lưỡng tiêm cắt dọc - Đầu chưa có ranh giới phân biệt với thân, trước đầu là phễu miệng với xúc tu. Miệng nằm ở đáy phễu thông với hầu, hầu rất lớn và dài. Chỗ miệng thông vào hầu có một riềm cơ vòng được coi như cơ thắt hầu ngăn miệng với hầu, quanh riềm có nhiều chồi
  • 5. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 5 cơ (velum) nhỏ (hình 1.3). Thành hầu thủng nhiều đôi khe mang đều đặn, khoảng trên 100 khe mang nằm xiên nghiêng hai bên cơ thể ở mỗi bên hầu (hình 1.1). - Khoảng cách giữa thành hầu và thành cơ thể là xoang bao mang (phòng mang) rỗng. Xoang thông ra ngoài qua lỗ bụng ở phía cuối bụng hầu. Tiếp theo hầu là đoạn ruột thẳng, ngắn, đầu ruột có mấu lồi manh tràng gan (túi gan) nằm ở phía bên phải của hầu, cuối ruột là lỗ hậu môn đổ ra gốc vây đuôi phía bên trái (hình 1.1). - Hai bên thành cơ thể ở vùng hầu, phía bụng còn có 2 dãy tuyến sinh dục, bên trái có 24 - 27 tuyến, bên phải 25 - 29 tuyến. Tuyến sinh dục là những túi kín, hình bầu dục, màu thẫm, xếp sít nhau và rất giống nhau, chưa phân biệt tuyến đực và tuyến cái (hình 1.1). - Có trên 100 đôi đơn thận rải dọc thể xoang 2 bên lưng hầu. Thận gồm nguyên đơn thận và hậu đơn thận giống Giun. Một đơn thận gồm: 1 ống ngắn, cong, nằm giữa 2 khe mang. Nhiều miệng thận thông vào xoang cơ thể và 1 lỗ thận đổ vào xoang bao mang. Trên mỗi miệng thận có nhiều tế bào mặt trời hình ống, dài, trong có sợi lông rung động. Thận hút chất cặn bã từ thể xoang vào ống thận và đổ ra xoang bao mang qua lỗ thận. V. QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI CỦA CÁ SỤN (CHONDRICHTHYES) 1. Quan sát cấu tạo ngoài của cá Mập (hình 1.4) Hình 1.4. Cấu tạo ngoài của cá Mập a. Quan sát đầu - Để cá Mập xuống khay mổ hoặc cầm lên tay để thấy rõ đầu cá bằng, dẹp, mõm nhọn, miệng rộng hình khe ở mặt dưới đầu. - Dùng kẹp mở rộng miệng cá để thấy được trên hàm có nhiều răng dẹp, viền có răng cưa nhỏ, đầu răng chỉa ra ngoài. - Ở phía dưới đầu, trước miệng là 2 lỗ mũi. Mỗi lỗ mũi có van mũi, đó là một nếp da ngăn không hoàn toàn chia đôi lỗ mũi. - Hai bên đầu có 2 mắt lớn, có 3 mí mắt, mí trên và mí dưới không cử động được. - Lỗ thở không còn. Khe mang 5 cái thông với hầu, 2 khe cuối ở trên vây ngực. Đầu Thân Đuôi Mõm Mắt Khe mang Vây lưng 1 Vây lưng 2 Vây đuôi Vây hậu môn Vây bụng Vây ngực Miệng Lỗ mũi
  • 6. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 6 - Mỗi khe mang có một nếp da nhỏ che phủ chỉ để cho nước trong xoang miệng chảy ra ngoài qua khe mang. b. Quan sát thân - Thân cá hình thoi, kéo dài từ vách khe mang thứ 5 tới lỗ huyệt. Lỗ huyệt có dạng khe dài. Dùng kẹp mở rộng lỗ huyệt có thể phát hiện được lỗ đổ của ống tiêu hoá, núm niệu sinh dục ở cá đực hoặc cả lỗ niệu và lỗ sinh dục ở cá cái. - Nằm ở mặt bụng thân cá có một đôi vây ngực và một đôi vây bụng. Chúng đều xếp theo vị trí nằm ngang. - Ở cá thể đực phần trong vây bụng có phân hóa thành bộ phận giao cấu dài có cạnh trong xẻ rãnh gọi là trâm giao hợp (gai giao hợp) (hình 1.5). - Trên lưng cá có hai vây lưng. Vây lưng thứ nhất lớn còn vây lưng thứ hai có vị trí ranh giới giữa thân và đuôi ở mặt lưng cơ thể. Hình 1.5. Mặt dưới vây bụng cá Mập đực - Vây của cá Mập cũng như của Cá sụn nói chung được nâng đỡ bởi những tia vây bằng sụn đàn hồi. Tuy nhiên vây lưng sau chưa có cấu tạo điển hình mà mới chỉ là một nếp da nhô lên ở mặt lưng con vật được gọi là vây giả. c. Quan sát đuôi - Tiếp theo phần thân là phần đuôi, đuôi thon. Phần đuôi không chứa nội quan. Dưới lớp da của phần đuôi có những khối cơ bao quanh cột sống phần đuôi tạo thành khúc đuôi. - Vây đuôi kiểu dị vĩ gồm hai thùy. Thùy trên là thùy lưng lớn, thùy dưới là thùy bụng nhỏ. Mặt dưới đuôi có vây hậu môn. 2. Quan sát cấu tạo ngoài của cá Đuối bồng (hình 1.6) Hình 1. 6. Cấu tạo ngoài của cá Đuối bồng (mặt lưng)
  • 7. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 7 a. Quan sát chung và các vây - Cá Đuối có thân dẹp theo hướng lưng bụng. - Vây ngực rất lớn, mở rộng ở hai bên thân, hợp nhau ở mút mõm. - Vây bụng nhỏ; phân thành hai lá, lá trước nhỏ, lá sau to. - Bộ phận giao cấu dẹp. - Vây bụng nằm ở phía lỗ huyệt. - Vây lưng biến thành gai cứng, có độc. - Đuôi mảnh có hình roi. b. Quan sát mặt bụng - Mặt bụng có lỗ miệng hình khe, hai lỗ mũi rộng. Miệng hình lưỡi liềm, sau miệng là những khe mang. - Dùng kẹp mở rộng miệng cá thấy được những tấm răng dẹp xếp đều đặn như gạch lát, có tác dụng nghiền vỡ những mồi có vỏ cứng như trai, ốc. c. Quan sát mặt lưng - Mặt lưng có hai mắt, sau mắt là lỗ thở hình bầu dục. - Vảy tấm không phân bố đều trên thân mà tập trung thành từng đám nhỏ trên lưng và trên đuôi. 3. Quan sát cấu tạo ngoài của Cá xương (hình 1.7) Hình 1.7. Cấu tạo ngoài của Cá xương
  • 8. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 8 BÀI 2. TẬP NHẬN BIẾT VÀ ĐỊNH LOẠI CÁ TỚI BỘ I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU THỰC HÀNH 1. Mục tiêu a. Kiến thức - Nêu được những đặc điểm hình thái cơ bản nhất trong định loại cá. - Biết được một số đặc điểm cơ bản nhất, đặc trưng nhất về hình thái ở từng bộ cá. - Tập dùng khoá định loại đơn giản để xác định vị trí phân loại của một số loài cá từ lớp  bộ. - Củng cố và đào sâu các kiến thức đã học ở phần lí thuyết. b. Kĩ năng - Bước đầu vận dụng được những kiến thức phân loại để định loại một số loài cá ở Việt Nam tới bộ. - Rèn luyện kĩ năng nhận biết một số loài cá từ lớp  bộ  họ  giống  loài. 2. Yêu cầu thực hành - Dựa vào khoá định loại để định loại các mẫu cá đã có trong buổi thực hành đến bộ. Nắm được cách dùng khoá. - Dùng những đường nét đơn giản vẽ được một, hai mẫu thuộc mỗi bộ cá. Hình vẽ mô tả được đặc điểm đặc trưng của mỗi bộ cá. - Biết được tên và vị trí phân loại của các mẫu cá có trong buổi thực hành. II. THIẾT BỊ, HOÁ CHẤT, HÌNH ẢNH VÀ MẪU VẬT 1. Thiết bị - Bộ đồ mổ: kẹp nhỏ, kẹp lớn, kim mũi nhọn. - Khay mổ nhỏ, khay mổ lớn. - Khăn lau, găng tay y tế. - Kính lúp 2 mắt. - Kính hiển vi có đường truyền với camera và màn hình (nếu có). - Máy Overhead hoặc Projector và màn chiếu. - Lam kính. Đĩa đồng hồ hoặc đĩa thủy tinh (petri). 2. Hình ảnh - Hình vẽ cấu tạo ngoài của cá Mập, cá Đuối, Cá xương. - Tranh một số loài cá nước ngọt, cá biển thường gặp ở Việt Nam. 3. Mẫu vật - Cá Mập, cá Đuối tươi hoặc ngâm trong cồn hay formol. - Một số loài Cá xương còn tươi hoặc ngâm trong cồn hay formol. (Các mẫu cá ngâm trong formol cần được rửa sạch dưới vòi nước chảy từ 15 - 20 phút trước khi thực hành). III. HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT VÀ ĐỊNH LOẠI CÁ 1. Xác định một số đặc điểm hình thái cá a. Hình dạng cơ thể
  • 9. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 9 Cơ thể cá ngoài hình dạng điển hình (hình thoi, thon dài, đối xứng hai bên) còn có dạng dài như rắn (Lươn, cá Chình,…) hoặc dạng ít nhiều có hình trụ dài (cá Lóc) hoặc cơ thể dẹp mất đối xứng hai bên (cá Bơn). b. Vảy - Vảy tấm có phần lộ ra ngoài, hình dạng răng gắn chặt với da, khi vuốt nhẹ lên cá Nhám hoặc cá Đuối từ đuôi lên phía đầu sẽ thấy nháp. - Vảy của Cá xương là vảy xương, mỗi vảy là một tấm hình tròn có một phần cắm vào da, bờ ngoài vảy trơn (vảy tròn ở cá Chép, cá Mè, cá Trôi) hoặc bờ ngoài có những gai nhỏ (vảy lược ở cá Rô, cá Bơn hay cá Vược) do đó khi vuốt nhẹ lên cá có vảy lược từ đuôi lên đầu ta thấy nháp. Một số loài cá không có vảy (Lươn, cá Trê, cá Ba sa,…). - Một số loài có đầu phủ vảy (cá Lóc,…). c. Vây - Vây cá được nâng đỡ bởi các tia vây. Các tia vây có thể phân làm nhiều nhánh (tia vây phân nhánh hay tia vây mềm) hoặc không phân nhánh (tia gai hay tia cứng), tia cứng có thể tách rời vây (tia gai tự do) biến thành gai cứng. - Vây lưng có thể có một hoặc hai cái. Vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn có thể nối liền nhau (cá Chình,…). Vây bụng có thể thiếu (cá Chình,…). Kích thước các thuỳ của vây đuôi có thể khác nhau hoặc vây đuôi không phân thuỳ. - Vị trí của vây lưng, vây ngực, vây bụng, vây hậu môn là những đặc điểm quan trọng trong định loại. - Miệng có thể rộng hoặc nhỏ (cá Nóc,…). Hàm có thể có răng hoặc không có (muốn phát hiện răng có thể lấy ngón tay sờ hoặc lấy kim mũi nhọn chà chà trên hàm cá). Răng hầu chỉ có ở bộ cá Chép. Hàm trên có thể kéo dài thành vòi cử động được (Chạch,…). Mũi có thể kéo dài thành ống, đầu, mõm kéo dài tựa đầu ngực (cá Ngựa). 2. Cách sử dụng khoá định loại lưỡng phân - Để định loại cá, ta dùng khoá định loại để xác định vị trí phân loại của chúng từ đơn vị phân loại cao đến đơn vị phân loại thấp: Giới, Phân giới, Ngành, Phân ngành, Lớp, Phân lớp, Bộ, Phân bộ, Họ, Phân họ, Giống, Phân giống, Loài, Phân loài. - Khoá định loại lương phân được cấu trúc theo những hệ thống đặc điểm có tính chất đối nhau. Do đó, nếu tra trong khoá định loại thấy đặc điểm hình thái của mẫu cá đạng định loại không đúng với số này thì sẽ đúng với số đặt trong ngoặc bên cạnh số đó. - Ví dụ: Khi đọc những đặc điểm của mẫu cá đang định loại thấy không đúng đặc điểm ghi ở số 1 trong khoá định loại thì sẽ đúng với số ghi trong ngoặc cạnh số 1 (nghĩa là số 4). Còn nếu khi đọc xong một số nào mà thấy đúng với mẫu cá mình đang định loại thì tiếp tục đọc dòng dưới cho đến khi xác định được bộ hoặc họ của mẫu cá đó. 3. Khoá tra đến bộ của tổng lớp cá (Pisces) ở Việt Nam 1 (4) Da trần hoặc phủ bởi vảy tấm. Không có xương nắp mang che buồng mang. Có từ 5 - 7 đôi khe mang thông thẳng ra ngoài. LỚP CÁ SỤN - CHONDRICHTHYES 2(3) Khe mang nằm ở hai bên đầu. Thân thuôn dài, mõm nhọn, viền vây ngực không liền với mõm. Bộ cá Nhám - Carcharhiniformes 3(2) Khe mang nằm ở mặt bụng của đầu. Thân dẹp theo hướng lưng bụng hoặc ít ra là có phần đầu như thế. Viền trước vây ngực gắn liền với mõm. Bộ cá Đuối - Rajiformes
  • 10. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 10 4(1) Da trần hoặc phủ bởi vảy tròn hay vảy lược. Có xương nắp mang che buồng mang. LỚP CÁ XƯƠNG - OSTEICHTHYES 5(30) Cơ thể đối xứng 2 bên. Mắt nằm về 2 phía của đầu. 6(13) Thân ít nhiều có dạng hình trụ hoặc dài dạng rắn. Nếu không phải như thế thì có vây lưng thứ nhất nằm lùi về nửa sau của cơ thể gần sát với vây đuôi. 7(8) Có 2 vây lưng, vây lưng trước ngay trên đầu và biến thành giác bám. Bộ cá Ép - Echeneiformes 8(7) Có 1 vây lưng, không có giác bám trên đầu. 9(10) Vây lưng có rất nhiều gai mọc tự do ở phía trước, môi trên kéo dài thành vòi hoặc vây lưng và vây hậu môn giảm nhỏ dạng nếp da mỏng liền với vây đuôi. Bộ cá Mang liền - Synbranchiformes 10(9) Vây lưng không có gai mọc phía trước. Môi trên không biến thành vòi. 11(12) Có vây bụng. Có vây ngực. Các vây lưng và vây hậu môn nằm lùi về phía sau cơ thể. Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn không nối liền nhau. Cơ thể thon dài. Bộ cá Nhái (cá Nhói) - Beloniformes 12(11) Thiếu vây bụng. Vây ngực có thể có hoặc có thể không. Vây lưng nằm lùi về phía trước cơ thể hoặc ít nhất cũng từ giữa thân trở về phía đầu. Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn nối liền nhau. Cơ thể dài dạng rắn. Bộ cá Chình - Anguilliformes 13(6) Thân có dạng cá hoặc dạng khác, song không phải là dạng rắn. Có vây lưng (thứ nhất) nằm ở giữa hoặc nửa trước cơ thể hoặc nằm lùi về phía sau cách xa vây đuôi. 14(25) Vây bụng có thể có hoặc có thể thiếu. Nếu có thì nằm ở phần chính giữa hoặc gần chính giữa của bụng, cách xa vây ngực. 15(18) Miệng nhỏ, thân trần, da có gai hoặc được phủ bởi những tấm xương bì. 16(17) Mũi kéo dài thành ống, mõm và đầu kéo dài giống đầu ngựa. Bộ cá Ngựa - Syngnathiformes 17(16) Mõm ngắn, mũi không kéo dài thành ống. Bộ cá Nóc - Tetraodontiformes 18(15) Miệng bình thường, thân phủ vảy hay trần nhưng không có gai hoặc không được phủ bởi xương bì. 19(20) Hàm không có răng. Có răng hầu. Bộ cá Chép - Cypriniformes 20(19) Hàm có răng. Không có răng hầu. 21(22) Thân trần, không phủ vảy. Bộ cá Nheo - Siluriformes 22(21) Thân phủ vảy. 23(24) Đầu phủ vảy, dẹp hướng lưng bụng. Bộ cá Sóc - Cyprinodontiformes 24(23) Đầu không phủ vảy, dẹp hai bên. Bộ cá Trích - Clupeiformes 25(14) Vây bụng ở vị trí dưới hoặc trước vây ngực, khởi điểm gốc vây bụng liền trước hoặc liền sau vây ngực.
  • 11. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 11 26(27) Các vây lưng, vây hậu môn, vây ngực không có tia vây phân nhánh. Bộ cá Dây - Zeiformes 27(26) Các vây lưng, vây hậu môn, vây ngực có tia vây phân nhánh. 28(29) Thân trần, không phủ vảy. Bộ cá Lưỡi dong - Lophiiformes 29(28) Thân có phủ vảy. Vây lưng thứ nhất có ít nhất 4 tia đơn trở lên. Bộ cá Vược - Perciformes 30(5) Cơ thể mất đối xứng. Hai mắt nằm về một phía của đầu. Bộ cá Bơn - Pleuronectiformes
  • 12. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 12 BÀI 3 & 4. GIẢI PHẪU, NGHIÊN CỨU CÁ LÓC ĐỒNG I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU THỰC HÀNH 1. Mục tiêu a. Kiến thức - Nắm được những đặc điểm chung về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của cá Lóc nói riêng và lớp Cá xương nói chung. - Thấy được những đặc điểm cấu tạo của cá Lóc nói riêng và lớp Cá xương nói chung thích nghi với đời sống dưới nước. - So sánh được những đặc điểm tiến hoá hơn của cá Lóc nói riêng và lớp Cá xương nói chung so với lớp Cá sụn. - Củng cố và đào sâu các kiến thức đã học ở phần lí thuyết. b. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng mổ đúng kĩ thuật, trình bày đầy đủ và có hệ thống các bộ phận theo từng hệ cơ quan trên mẫu vật đã mổ. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, đối chiếu giữa mẫu vật thật, tiêu bản hiển vi với hình vẽ và mô hình nhằm xác định chính xác tên, vị trí và mô tả đúng các nội quan. - Rèn luyện kĩ năng vẽ hình chính xác, cân đối và đẹp các chi tiết cấu tạo trên mẫu vật thật, tiêu bản hiển vi ứng với kiến thức đã học. 2. Yêu cầu thực hành a. Giải phẫu và trình bày mẫu mổ - Không làm thủng, rách, đứt các bộ phận được giải phẫu và những nội quan nằm bên dưới hay bên cạnh; đảm bảo mối liên hệ về mặt vị trí tự nhiên, mối liên hệ cấu tạo đối với các bộ phận khác có liên quan. - Trình bày mẫu mổ được đẹp, các nội quan được rõ; thấy được các mối quan hệ giữa các bộ phận của một nội quan mà không làm che lấp những nội quan khác. b. Quan sát - Cấu tạo ngoài: xác định tên, vị trí, phân biệt và mô tả các bộ phận thuộc các phần đầu, thân và đuôi của cá Lóc. - Cấu tạo trong: xác định tên, vị trí, phân biệt và mô tả các bộ phận thuộc các hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ thần kinh (chỉ quan sát não bộ) và bong bóng bơi của cá Lóc. - Lưu ý đến những đặc điểm thích nghi với đời sống ở dưới nước. - Cần phân biệt những đặc điểm riêng chỉ có ở cá Lóc. c. Vẽ hình Dựa trên cơ sở mẫu vật đã mổ, vẽ hình và ghi chú thích đầy đủ: - Cấu tạo ngoài của cá Lóc. - Các giai đoạn thực hiện giải phẫu cá Lóc. - Hệ cơ quan cá Lóc tại vị trí ban đầu. - Cấu tạo trong của cá Lóc: hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục. - Hệ thần kinh: chỉ vẽ não bộ cá Lóc. II. THIẾT BỊ, HOÁ CHẤT, HÌNH ẢNH VÀ MẪU VẬT 1. Thiết bị
  • 13. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 13 - Bộ đồ mổ: dao mổ mũi nhọn, kéo mũi nhọn, kẹp, kềm bấm xương, kim mũi mác, kim mũi nhọn, đinh ghim (kim gút). - Khay mổ, ván mổ (tấm mổ cao su). - Khăn lau. - Bông thấm nước. - Kính lúp 2 mắt. - Lam kính. - Đĩa đồng hồ hoặc đĩa thủy tinh (petri). 2. Hoá chất - Cồn 900 . 3. Hình ảnh - Hình vẽ cấu tạo ngoài của cá Lóc. - Hình vẽ các giai đoạn thực hiện giải phẫu cá Lóc. - Hình vẽ hệ cơ quan cá Lóc tại vị trí ban đầu. - Hình vẽ cấu tạo trong của cá Lóc: hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ thần kinh. 4. Mẫu vật - Cá Lóc cần được mua trước, nên chọn con trưởng thành, cỡ 0,3 - 0,5 kg/con. - Một hoặc hai sinh viên giải phẫu 1 con. III. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI - Loài: cá Lóc đồng Channa striata (Bloch, 1793) Tên đồng vật (Synonym): Ophicephalus striatus Bloch, 1793 - Giống: cá Lóc (cá Quả, cá Chuối) Channa Scopoli, 1777 - Họ: cá Lóc (cá Quả, cá Chuối) Channidae - Phân bộ: cá Lóc (cá Quả, cá Chuối) Channoidei - Bộ: cá Vược Perciformes - Tổng bộ: cá Xương Teleostei - Lớp: cá Vây tia Actinopterygii - cá Xương Osteichthyes - Tổng lớp: có hàm Gnathostomata - Nhóm: cá Pisces - Phân ngành: có xương sống Vertebrata hay có hộp sọ Craniota - Ngành: có dây sống Chordata - Giới: Động vật Animalia IV. PHƯƠNG PHÁP BẮT VÀ GIẾT CÁ LÓC 1. Cầm cá Lóc Để cá Lóc đang còn sống không bị tuột khỏi tay, nên dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ chặt từ phía lưng, lồng 2 ngón tay này vào trong 2 khe mang cá và nắm chặt. 2. Giết cá Lóc Dùng cái đùi hoặc búa nặng đập thật mạnh vào đầu cá, cá sẽ chết và duỗi thẳng để dễ dàng quan sát và giải phẫu. V. QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI
  • 14. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 14 - Cá Lóc đồng có cơ thể thuôn dài; da có nhiều tuyến nhầy, trơn nhớt; đỉnh đầu rộng, hơi dẹp bằng (giống như đầu rắn), có phủ vảy tấm lớn. Toàn thân được che chở bằng một lớp vảy xếp vòng như ngói lợp (vảy vòng - vảy cycloit). - Cá có màu đen thẫm trên lưng, bụng trắng nhạt. Bên hông có thể có những sọc đứng không đều và đứt quãng ở phía dưới. Mặt bụng đôi khi lấm tấm các đốm đen nhỏ. - Các vây màu đen. Vây lưng và vây hậu môn có thể có nhiều chấm đen xếp thành hàng. - Cơ thể được chia làm 3 phần: đầu, thân và đuôi (hình 3.1). Hình 3.1. Cấu tạo ngoài của cá Lóc Channa striata (theo Trần Thanh Tòng, 2000) 1. Đầu - Đầu được giới hạn từ mút mõm đến hết bờ sau của xương nắp mang. - Đầu gắn liền với thân và bất động. - Trên đầu có một số lỗ nhỏ, sắp xếp theo qui luật. - Ở mút trước của đầu là miệng. Miệng rộng, có thể co duỗi được, rạch miệng hơi xiên, kéo dài quá bờ sau ổ mắt; có hàm trên và hàm dưới, hàm dưới hơi nhô dài hơn hàm trên, hàm trên có 1 đôi râu nhỏ là cơ quan xúc giác. - Hàm trên và hàm dưới đều có răng nhỏ, nhọn, lởm chởm. Ngoài ra, răng còn đính trên xương khẩu cái, xương lá mía. - 2 đôi lỗ mũi ngoài (2 lỗ đưa nước vào túi mũi và 2 lỗ nước ra) thông với xoang khứu giác (xoang mũi), vách túi mũi có nhiều chùm tận cùng của dây thần kinh khứu giác. Mũi chỉ làm nhiệm vụ khứu giác (không làm nhiệm vụ hô hấp). - Mắt to, có thủy tinh thể hình cầu, lồi, có nhiều mạch huyết, không có mí và nằm ở mặt lưng của 2 bên đầu và quá về phía trước. - Sau mắt, ở 2 bên đầu là 2 nắp mang lớn, che 4 đôi cung mang và lá mang nằm trong buồng mang. Mắt Vây lưng Đường cảm giác Vây đuôi Vây hậu môn Nắp mang Vây ngực Vây bụng Gai niệu sinh hậu môn Miệng Lỗ mũi
  • 15. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 15 2. Thân - Thân thuôn dài. Từ sau xương nắp mang đến lỗ huyệt. Huyệt là phần đổ chung của lỗ sinh dục, lỗ bài tiết và lỗ hậu môn (gọi là gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục). - Trên thân gồm có các vây, có các tia vây phân nhánh: vây chẵn (dùng để di chuyển) và vây lẻ (dùng để bẻ lái): + Vây chẵn: 1 đôi vây ngực tròn, ở hai bên thân (dưới đỉnh nhọn của xương nắp mang); 1 đôi vây bụng bé, ở hai bên bụng. + Vây lẻ: 1 vây lưng dài đến gốc vây đuôi, dùng để bẻ lái khi bơi. - Mỗi bên thân có 1 đường bên không liên tục, bị gãy xuống 2 hàng vảy sau chóp vây ngực, trước khởi điểm gốc vây hậu môn, do các vảy cảm giác tạo thành gọi là đường cảm giác hay cơ quan đường bên. Cơ quan đường bên là một đường ống chạy dọc theo cơ thể, có lỗ mở ra ngoài để nước lưu thông, trên đường ống có những đám tế bào cảm giác tạo thành các Neuromaste liên lạc với nhánh dây thần kinh số VII. - Gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục trước khởi điểm vây hậu môn, là nơi đổ chung ra của lỗ tiểu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn. 3. Đuôi - Từ sau gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục đến phần cuối của vây đuôi. Đuôi dẹp bên. - Đuôi gồm có: + 1 vây hậu môn dài đến gốc vây đuôi. + 1 vây đuôi song vĩ, cán đuôi dài, thùy chóp đuôi tròn, dùng để bẻ lái khi bơi. VI. QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG 1. Phương pháp giải phẫu a. Giai đoạn 1 - Dùng dao mổ hoặc kéo đánh bỏ lớp vảy bụng từ gốc vây hậu môn (gần gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục) đánh ngược hướng về phía trước đến khỏi ức và đánh vảy hướng về phía sau dọc theo vây hậu môn về phía bên phải của cá. - Cắt lớp màng da trắng nối hai nắp mang theo đường số 1a (hình 3.2). - Ghim ngửa cá xuống tấm cao su bằng đinh ghim ở hai nắp mang và vây đuôi (hình 3.3). Hình 3.2. Cắt lớp màng da trắng nối hai nắp mang cá Lóc (theo Trần Thanh Tòng, 2000) b. Giai đoạn 2 - Dùng kéo mũi nhọn bấm một đoạn ngang nhỏ ở điểm A cách gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục 1 cm (hình 3.3). - Lấy nước vào khay, ngập mẫu vật 2 cm. - Từ A cắt thịt bụng hướng về phía trước theo đường số 2b lên đến điểm B, chóp thịt nhọn của vùng ức (hình 3.3). * Chú ý: Khi cắt ngang qua giữa 2 vây bụng, hãy cẩn thận đừng để mũi kéo chọc sâu đâm thủng tim, mũi kéo phải luôn luôn hướng lên trên khi cắt.
  • 16. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 16 - Cắt xoang bao tim (màng trắng bao bọc xung quanh tim). - Cắt theo đường số 3c đến cách cán đuôi 2 cm (hình 3.3). - Ở phần cắt đường số 3c, phải cắt vòng như hình 3.3, nửa vòng này nằm ở bên phải của cá, tâm điểm là gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục, bán kính bằng 1 cm; vì ở vùng này có bóng đái, bóng hơi, tuyến sinh dục, không nên cắt phạm. - Tại điểm B (hình 3.3), cắt rời mũi thịt nhọn rồi từ đó cắt màng da sát theo rìa mang và thịt nhọn theo đường 4d. * Chú ý: Không để mũi kéo chọc sâu làm thủng ống Cuvier. c. Giai đoạn 3 - Dùng kéo nhắp từng nhát cắt màng trắng dính giữa ống Cuvier và thịt bụng, cách ống Cuvier 2 cm (hình 3.4). - Kéo 2 miếng thịt nhọn hình tam giác vừa cắt ghim lên tấm cao su (hình 3.5). 2. Quan sát hệ cơ quan tại vị trí ban đầu (hình 3.5) a. Hệ tiêu hoá * Ống tiêu hoá: cũng chia thành 5 phần như Cá sụn nhưng còn nguyên thủy. Miệng Hình 3.3. Đánh vảy và cắt thịt cá Lóc (theo Trần Thanh Tòng, 2000) - Hàm trên và hàm dưới có răng nhỏ lởm chởm, răng chưa phân hoá, hình dạng giống nhau, có tác dụng giữ mồi, chưa có vai trò tiêu hoá cơ học. - Trong hố miệng có lưỡi. Lưỡi là lưỡi giả, do khúc sụn gốc móng phủ niêm mạc tạo thành. Cơ lưỡi không phát triển nên lưỡi bất động hoặc cử động rất ít. Trên lưỡi chưa có chồi vị giác để cảm nhận vị giác. Hình 3.4. Cắt màng trắng dính giữa ống Cuvier và thịt bụng cá Lóc (theo Trần Thanh Tòng, 2000)
  • 17. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 17 Hình 3.5. Hệ cơ quan cá Lóc tại vị trí ban đầu (theo Trần Thanh Tòng, 2000) Hầu - Khoang miệng thông với hầu, có thủng 4 đôi khe mang thông sang 2 bên. Thực quản Thực quản ngắn và rộng, tiếp theo sau hầu. Dạ dày - Dạ dày tiếp nối với thực quản, có nhiều tuyến vị hình ống, tiết dịch tiêu hoá.
  • 18. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 18 - Vì cá Lóc là loài cá ăn thịt nên có dạ dày phân hoá rõ. - Dạ dày trắng to, nối với: + Hạ vị, là một đoạn ngắn. + Tiếp theo, 2 manh tràng hạ vị (túi hạ vị) là 2 sợi dài nhọn đầu, có chức năng làm trung tính thức ăn trước khi chuyển xuống ruột, đồng thời cũng tham gia tiêu hoá và hấp thụ thức ăn. + Cuối cùng là ruột tá (tá tràng). Ruột - Vì cá Lóc là loài ăn động vật nên ruột ngắn. - Thành ruột có nhiều tuyến ruột, tiết dịch tiêu hoá. - Ruột là chặng đường tiêu hoá quan trọng vì đổ vào đây ngoài dịch ruột còn có thêm dịch mật và dịch tụy đều có vai trò tiêu hoá hoá học thức ăn. - Ruột cuộn lại thành nhiều khúc. Ruột chưa phân hoá thành ruột non, ruột già, phần cuối phồng to là ruột thẳng, qua lỗ hậu môn riêng, rồi đổ ra ngoài qua lỗ huyệt. * Tuyến tiêu hoá Tuyến miệng: Trong miệng và cả thực quản có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn làm trơn thức ăn, dễ nuốt. Các loài cá đều thiếu tuyến nước bọt. Tuyến dạ dày: Tiết ra axit và pepsin, tiêu hoá hoá học thức ăn, axit có tác dụng làm mềm và làm nở thức ăn, đồng thời kích thích pepsin hoạt động mạnh. Tuyến gan: Gan là tuyến tiêu hoá lớn nhất, thường có màu vàng, phân thùy. Chức năng chính của gan là tiết mật. Mật thường được tích trữ trong túi mật trước khi đổ vào ruột. Túi mật màu xanh; ống chính dẫn mật ngắn (khó thấy) đổ mật vào ruột. Mật có vai trò nhũ tương hoá mỡ giúp enzim lipase (lipaza) hoạt động dễ dàng. Ngoài ra, mật còn kích thích nhu động ruột và làm tiệt trùng đường tiêu hoá. Gan có vai trò rất quan trọng, nếu cắt đi cá sẽ chết nhanh chóng. Tuyến tụy: Tụy tạng khuếch tán màu trắng, trong có lẫn chỉ máu màu đỏ, dọc theo ruột tá (tá tràng) và ruột, có thể lẫn với thể mỡ màu trắng đục ở vùng này. Tụy vẫn còn một phần phân tán trong gan. Dịch tụy có ống dẫn đổ riêng vào ruột, ngay cạnh ống dẫn mật. Tuyến ruột: Có dạng túi, xen kẽ trong lớp niêm mạc, chất tiết có tác dụng tiêu hoá tiếp thức ăn từ dạ dày đưa xuống. b. Hệ hô hấp - Mang cá gồm 4 đôi cung mang nằm trong buồng mang (phòng mang), có xương nắp mang che đậy. Xương này không chỉ có ý nghĩa bảo vệ buồng mang mà quan trọng hơn là trực tiếp thực hiện động tác hô hấp của cá. - Mỗi cung mang có lá mang và lược mang ở hai bên đầu. Lá mang do rất nhiều sợi mang xếp kề sít bên nhau tạo thành, nên lá mang có dạng như răng lược ken sít. Từ các sợi mang lại mọc thêm nhiều sợi mang nhỏ trẽ ra 2 phía. Do hình thành thêm nhiều sợi mang nhỏ mà diện tích trao đổi khí của mang tăng lên rất lớn. - Trong mang có mao mạch huyết đưa máu đến trao đổi oxi trong nước. Ngoài chức năng hô hấp, mang còn có vai trò bài tiết urê và ammoniac. - Ngoài cơ quan hô hấp chính thức là mang, cá Lóc còn có thêm cơ quan hô hấp phụ, đó là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu, có thể hô hấp được ở môi trường không khí nếu mang ẩm ướt. Nhờ đó, cá Lóc khi bị đưa ra khỏi môi trường nước vẫn có khả năng sống trên cạn một thời gian lâu hơn cá Chép.
  • 19. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 19 Hình 3.6. Sơ đồ hệ tuần hoàn ở Cá xương (theo Matviep) c. Hệ tuần hoàn (hình 3.6) - Là một hệ thống kín giống Cá sụn. * Tim gồm có 2 ngăn (1 tâm thất và 1 tâm nhĩ) và một số bộ phận khác: + 1 tâm nhĩ màu trắng hồng, có thành vách mỏng, ở mặt lưng của tim, có 1 đầu thông với xoang tĩnh mạch, 1 đầu thông với tâm thất. Xoang tĩnh mạch màu đỏ, hình ống hơi eo ở giữa (nếu đầy máu). 2 ống Cuvier màu đỏ thông với xoang tĩnh mạch. + 1 tâm thất màu đỏ, có thành vách dày, ở mặt bụng, nằm dưới tâm nhĩ, có 1 đầu thông với tâm nhĩ và 1 đầu thông với bầu động mạch. * Hệ động mạch: - Nếu côn động mạch rất phát triển ở Cá sụn (được xem như phần phụ, nối tiếp tâm thất, có cấu tạo đặc biệt, thành côn có cơ, có khả năng co bóp tự động tống máu đi tiếp sau pha co tâm thất, làm tăng thêm lực đẩy máu đi và trong côn có nhiều van giữ cho máu không dồn ngược lại tim) thì ở Cá xương (cá Lóc) côn động mạch tiêu giảm chỉ còn 1 đôi van (hình 79, trang 83-T.Tòng) và thay vào đó có 1 bầu động mạch (hành động mạch) rất phát triển, màu trắng, nằm ở phía trước của tâm thất. Bầu động mạch không có van và không có thành cơ nên không có khả năng co bóp đẩy máu đi như côn động mạch. Bầu động mạch là phần phình của gốc động mạch chủ bụng. Tâm thất co bóp tống máu đỏ thẫm (nghèo O2, giàu CO2) vào bầu động mạch, rồi vào động mạch chủ bụng. - Nếu dùng kẹp nâng nhẹ động mạch chủ bụng thì ta sẽ thấy gốc các động mạch tới mang. Lần lượt gỡ theo các gốc đó ta sẽ thấy rõ 4 đôi động mạch tới mang dẫn máu đỏ
  • 20. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 20 thẫm (nghèo O2, giàu CO2) tới mang để trao đổi khí. Sau khi trao đổi khí ở mang (thải CO2, nhận O2), máu trở nên đỏ tươi (giàu O2) theo 4 động mạch rời mang ở mỗi bên, tập trung máu đổ vào rễ động mạch chủ lưng ở mỗi bên. Hai rễ động mạch chủ lưng nối với nhau cả phía trước và phía sau tạo thành vòng động mạch đầu (chỉ có ở Cá xương). Phía trước vòng động mạch đầu phát ra động mạch cảnh trong, động mạch cảnh ngoài dẫn máu đến nuôi đầu. Phía sau vòng động mạch đầu nối lại với nhau tạo thành động mạch chủ lưng chạy xuôi dưới cột sống tới tận mút đuôi, phát nhiều nhánh động mạch dẫn máu đi nuôi các chi (vây), thân, các nội quan và đuôi. * Hệ tĩnh mạch: - Máu đỏ thẫm từ đuôi (nghèo O2, giàu CO2) đổ vào tĩnh mạch đuôi. Tĩnh mạch đuôi chia thành 2 nhánh: + 1 nhánh dẫn máu tới thận, phân thành 2 tĩnh mạch cửa thận (2 tĩnh mạch chậu) và chỉ ở thận trái, tĩnh mạch cửa thận mới phân thành hệ gánh thận (phân thành mạng mao mạch, hấp thụ lại các chất dịch từ vi thể thận tiết ra), còn ở thận phải tĩnh mạch cửa thận qua thận liên tục, không có hệ gánh thận (không phân thành mạng mao mạch). Ra khỏi 2 thận là 2 tĩnh mạch chính sau, nhập chung với 2 tĩnh mạch dưới đòn (dẫn máu đỏ thẫm từ phía 2 vây ngực), rồi đổ máu vào 2 ống Cuvier, đến xoang tĩnh mạch, về tâm nhĩ. + 1 nhánh dẫn máu đổ về gan, gặp tĩnh mạch ruột (nhận máu đỏ thẫm từ dạ dày, ruột, tỳ, tụy,…) nhập lại thành tĩnh mạch cửa gan, vào gan phân thành hệ gánh gan, tại đây máu sẽ được lọc, gan giữ lại một số chất. Sau đó, máu ra khỏi gan tập trung vào tĩnh mạch gan (tĩnh mạch trên gan), rồi đổ máu vào xoang tĩnh mạch. - Máu đỏ thẫm ở phía đầu theo 2 tĩnh mạch chính trước (tĩnh mạch cảnh) đổ về 2 ống Cuvier, đến xoang tĩnh mạch, về tâm nhĩ. - Cá xương thiếu tĩnh mạch bên (có ở Cá sụn) nên máu ở chi sau (vây hậu môn, vây bụng) về qua tĩnh mạch chậu. - Đáng lưu ý là ở Cá xương lần đầu tiên có 1 phần máu tĩnh mạch đuôi đổ về hệ gánh gan giống như Lưỡng cư và Bò sát. - Tỳ tạng (lá lách), màu đỏ là cơ quan tạo huyết cầu, nằm gần với gan và tụy tạng, không thuộc hệ tiêu hoá. d. Hệ bài tiết - Thận (trung thận) màu đỏ (nâu thẫm) cặn rượu, nằm sát cột sống, chạy dọc thân, 2 thận dính vào nhau, tạo thành hình chữ Y. - 2 ống dẫn tiểu, ở vùng chót của thận, có lẫn chỉ máu màu đỏ, chập lại với nhau thành một trước khi đổ nước tiểu vào bóng đái (bàng quang). Bóng đái nhỏ, mỏng, có lỗ niệu thông với xoang niệu sinh dục, rồi thải ra ngoài qua gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục. e. Hệ sinh dục - Khác với tất cả động vật có xương sống khác, hệ sinh dục Cá xương hoàn toàn không liên quan với hệ bài tiết. Ống dẫn sinh dục không liên quan với ống dẫn niệu, lỗ sinh dục và lỗ niệu cũng tách biệt riêng. - Có 2 sinh tuyến màu đỏ hoặc màu hồng: 1 cái vắt chéo qua trên ruột; 1 cái nằm phía dưới ruột. - Ở trạng thái trưởng thành: + Cá đực: có 2 sinh tuyến (dịch hoàn - tinh hoàn) lớn, dài, màu hồng, trong có những hạt lấm tấm nhỏ là đầu của tinh trùng, tạo ra tinh trùng rồi đổ vào 2 ống
  • 21. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 21 dẫn tinh (tinh quản) rất ngắn do phần cuối màng bao sinh tuyến thu nhỏ lại hình thành. Hai ống dẫn tinh chập lại thành một trước khi đổ vào lỗ sinh dục trong xoang niệu sinh dục, rồi phóng ra ngoài qua gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục đực. + Cá cái: có 2 sinh tuyến (noãn sào - buồng trứng) lớn, dài, lúc còn non có màu hồng, thời kì sinh sản có màu vàng, trong có những hạt to là những noãn cầu, tạo ra trứng rồi đổ vào 2 ống dẫn trứng (noãn quản) cũng rất ngắn do phần cuối màng bao sinh tuyến thu nhỏ lại hình thành. Hai ống dẫn trứng chập lại thành một trước khi đổ vào lỗ sinh dục trong xoang niệu sinh dục, rồi phóng ra ngoài qua gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục cái. - Cá xương không có cơ quan giao cấu như Cá sụn nên chúng thụ tinh ngoài. Khi cá cái đẻ trứng, cá đực bơi theo tưới tinh dịch thụ tinh cho trứng. Trứng có thể đẻ rải rác hoặc thành từng đám, từng ổ, bám vào thực vật thủy sinh. Đây là hình thức sinh sản còn nguyên thủy, không đảm bảo an toàn cho quá trình sinh sản, trứng không được bảo vệ, thường bị các động vật khác ăn mất. Do đó số lượng trứng và tinh trùng của Cá xương sản sinh ra rất lớn, buồng trứng thường có trên 100.000 trứng, một số loài như Cá trăng có trên 200 triệu trứng. f. Bong bóng bơi - Bong bóng bơi là 1 túi mỏng, dài, hoàn toàn kín, chứa đầy khí nitơ, cacbonic, oxi,… nằm chồng trên thận. - Bong bóng bơi có nhiều tuyến khí, đặc biệt có mao quản dẫn máu từ động mạch chủ tới để tuyến hoạt động, lọc từ máu các khí nitơ, cacbonic, oxi,… làm cho túi căng phồng. Các khí này có thể hoà tan vào máu làm cho bong bóng bị xẹp. - Bong bóng bơi là cơ quan giữ thăng bằng để giúp cá nổi lên mặt nước (khi túi phồng lên) hay để giúp cá lặn sâu dưới đáy (khi túi bị xẹp xuống). Ngoài ra, nó còn giúp điều chỉnh áp suất của nước với tỉ trọng của cá giúp cá di chuyển trong nước dễ dàng. - Khi ném chất nổ xuống nước, sức ép mạnh đột ngột, làm cho bong bóng bơi bể, cá chết nổi bụng lên mặt nước. * Chú ý: Tất cả các ống ruột, ống dẫn tiểu, ống sinh tuyến đều thông với gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục, do đó không được cắt các ống này rời khỏi gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục. 3. Cách tháo và trình bày riêng các hệ cơ quan a. Cách tháo * Chú ý: Phần tận cùng của các hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ bài tiết và hệ sinh dục phải để dính liền với gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục. - Tách tuyến sinh dục (sinh tuyến) nằm vắt chéo trên ruột. - Rút kéo 2 manh tràng hạ vị nằm sát bìa phải ruột, không cho dính vào ruột, chỉ dính ở đầu dạ dày. - Gỡ mỡ khỏi ruột và tháo thẳng ruột, bắt đầu từ hậu môn lên đến dạ dày, khi cách dạ dày 5 cm lưu ý giữ mỡ phía trên này vì có lẫn mỡ với tụy tạng khuẾch tán. - Cắt màng trắng trên gan, kéo nhẹ gan xuống để thấy ống thực quản trắng ở bên dưới. Cắt đứt thực quản để đem khối ruột tách khỏi thân cá, đầu ruột kia vẫn còn dính với gai niệu sinh hậu môn - lỗ niệu sinh dục. - Gỡ gan khỏi dạ dày để gan dính với ruột tá (tá tràng), nơi có túi mật, theo ống dẫn mật ngắn đổ vào ruột tá (tá tràng). - Tỳ tạng giữ nguyên vị trí ban đầu.
  • 22. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 22 - Tụy tạng khu Ếch tán cũng dính vào ruột tá (tá tràng). - Kéo nhẹ bóng bơi về phía đuôi để tách bóng bơi rời khỏi thận. * Chú ý: Tách khéo để không làm đứt ống dẫn tiểu. - Có 2 trường hợp: + Ống dẫn tiểu gắn vào thận ở phía trái của thận, ta chỉ cắt mỡ và màng mỏng quanh bóng bơi, rồi kéo bóng bơi về phía đuôi, ngón tay trỏ giữ chặt ống dẫn tiểu dính vào thận. + Ống dẫn tiểu vắt ngang qua bóng bơi gắn vào phía phải của thận. Trong trường hợp này, ta cắt màng dính chung quanh ống dẫn tiểu (thường có chỉ máu đỏ nằm trên ống dẫn tiểu) và bóng bơi, rồi luồn bóng bơi rút ra khỏi vùng có ống dẫn tiểu vắt ngang, làm thế nào để đầu dưới của bóng bơi dính vào đuôi cá. Ghim đầu trên của bóng bơi vào tấm cao su. b. Trình bày riêng các hệ cơ quan Trình bày riêng các hệ cơ quan như: hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục và một số cơ quan khác (tỳ tạng, bóng bơi) (hình 3.7).
  • 23. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 23 Hình 3.7. Cấu tạo trong của cá Lóc (theo Trần Thanh Tòng, 2000) 4. Giải phẫu và quan sát hệ thần kinh Chỉ tiến hành giải phẫu và quan sát não bộ. a. Giải phẫu - Sau khi quan sát xong các nội quan, tiến hành cắt bỏ hết các nội quan vừa quan sát ở trên, tháo các kim gút, đổ nước trong khay mổ, rửa sạch cá, rồi tiến hành mổ não. Dùng kềm bấm xương cắt 2 xương nắp mang ở bờ ngoài của ổ mắt (không cắt mất mắt), rồi lách kềm vào các hốc mắt, lần lượt bấm các xương ở vùng trán ngược về phía sau. Sau khi bóc được các xương ở nóc sọ, sẽ thấy 1 lớp mỡ bao phủ bộ não.
  • 24. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 24 - Dùng kim mũi mác gạt thật nhẹ lớp mỡ này để bộ não lộ rõ. - Khi thấy não bắt đầu lộ ra, tiếp tục dùng kềm cắt bỏ hết các xương ở 2 bên não và giải phẫu tiếp về phía sau để lộ phần đầu của tủy sống. - Khi đã để lộ ra đủ các phần của não và một phần của tủy sống, thì dùng bông gòn thấm một ít cồn 900 nhỏ vài giọt vào não để não co lại không bị nát và tiến hành quan sát não ở mặt trên. - Sau khi quan sát não ở mặt trên, cắt đứt tủy sống, cắt đứt các dây thần kinh nhưng không cắt đứt đôi dây thần kinh thị giác khỏi 2 mắt, nghiêng đầu cá xuống dưới, dùng kim mũi nhọn luồn vào phía dưới tủy sống khẽ gạt úp não ra khỏi hộp sọ, bỏ não vào đĩa petri (hoặc đĩa đồng hồ) có nước để quan sát mặt dưới não. b. Quan sát não bộ (hình 3.8) * Mặt trên não - Não trước: gồm 2 bán cầu não, có khối lượng nhỏ hơn so với Cá sụn. Phía trước 2 bán cầu não là 2 thùy khứu giác. Từ 2 thùy này, xuất phát 2 dây thần kinh khứu giác chạy đến 2 mũi. Ở Cá xương, nóc não chưa có các nơron thần kinh như Cá sụn mà mới chỉ là màng biểu mô, thiếu vách ngăn buồng não, nên buồng não I và buồng não II còn thông với nhau. Thùy khứu giác chưa phân hoá rõ. - Não trung gian: nằm ở phía sau hai bán cầu não. Ở mặt lưng não trung gian chỉ thấy mấu não trên nằm ngay chính giữa (dễ bị mất khi gạt bỏ mô mỡ). Còn các phần khác đều bị bán cầu não, não giữa và tiểu não che khuất. - Não giữa: là 2 thùy thị giác (mấu não sinh đôi) lớn bị đẩy sang hai bên. Ở cá Chép, xen giữa chúng là các van tiểu não. Các thùy thị giác lớn liên quan tới sự phát triển của thị giác. Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc bắt mồi. - Não sau (tiểu não): rất phát triển, lớn hơn cả não giữa. Ở cá Chép chúng phát triển cả vào trong lòng não giữa. Còn ở cá Trê, một phần tiểu não phủ lên một phần não giữa. Tiểu não giữ vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng của cá. - Não tủy (hành tủy): ở cá Chép phát triển lớn thành 3 thùy: chính giữa là thùy mặt, hai thùy mê tẩu to hơn thùy mặt, nằm hai bên. Cả hai thùy đều bị tiểu não che lấp một phần. Ở cá Lóc và cá Trê, hành tủy không phân thùy. * Mặt dưới não: - Khác với mặt trên, ở mặt dưới ta nhìn thấy não trung gian nổi rõ. - Từ đây xuất phát đôi dây thần kinh thị giác bắt chéo tạo thành giao thoa thị giác, phân nhánh vào nhãn cầu. - Dưới giao thoa thị giác, ở chính giữa là phểu não, tuyến yên và túi mạch, hai bên là thùy dưới não trung gian, tiếp đến là hành tủy lớn che khuất tiểu não và các phần của mặt trên ở cùng vị trí .
  • 25. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 25 BÀI 5. GIẢI PHẪU, NGHIÊN CỨU ẾCH ĐỒNG I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU THỰC HÀNH 1. Mục tiêu a. Kiến thức - Nắm được những đặc điểm chung về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của Ếch đồng nói riêng và lớp Lưỡng cư nói chung. - Thấy được những đặc điểm cấu tạo của Ếch đồng nói riêng và lớp Lưỡng cư nói chung thích nghi với đời sống vừa ở dưới nước vừa ở trên cạn. Mức độ thích nghi với môi trường cạn chưa cao: da đảm nhiệm một phần chức năng hô hấp (vì diện tích phổi chưa rộng để cung cấp đủ oxi cho cơ thể); tim có 3 ngăn, nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha; mắt có mí động; có lỗ mũi trong; chi kiểu 5 ngón, đặc trưng cho động vật có xương sống ở cạn nhưng còn yếu, chưa đủ sức nâng thân lên khỏi mặt đất… Ngoài ra, còn có những đặc điểm liên quan đến đời sống ở nước như: da ẩm, màng bơi ở chân sau. - So sánh được những đặc điểm tiến hoá hơn của Ếch đồng nói riêng và lớp Lưỡng cư nói chung so với lớp Cá sụn, Cá xương. - Củng cố và đào sâu các kiến thức đã học ở phần lí thuyết. b. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng mổ đúng kĩ thuật, trình bày đầy đủ và có hệ thống các bộ phận theo từng hệ cơ quan trên mẫu vật đã mổ. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, đối chiếu giữa mẫu vật thật, tiêu bản hiển vi với hình vẽ và mô hình nhằm xác định chính xác tên, vị trí và mô tả đúng các nội quan. - Rèn luyện kĩ năng vẽ hình chính xác, cân đối và đẹp các chi tiết cấu tạo trên mẫu vật thật, tiêu bản hiển vi ứng với kiến thức đã học. 2. Yêu cầu thực hành a. Giải phẫu và trình bày mẫu mổ - Không làm thủng, rách, đứt các bộ phận được giải phẫu và những nội quan nằm bên dưới hay bên cạnh; đảm bảo mối liên hệ về mặt vị trí tự nhiên, mối liên hệ cấu tạo đối với các bộ phận khác có liên quan. - Trình bày mẫu mổ được đẹp, các nội quan được rõ; thấy được các mối quan hệ giữa các bộ phận của một nội quan mà không làm che lấp những nội quan khác. b. Quan sát - Cấu tạo ngoài: xác định tên, vị trí, phân biệt và mô tả các bộ phận thuộc các phần đầu, thân và các chi của Ếch đồng. - Cấu tạo trong: xác định tên, vị trí, phân biệt và mô tả các bộ phận thuộc các hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ thần kinh (chỉ quan sát não bộ) của Ếch đồng. - Lưu ý đến những đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở dưới nước vừa ở trên cạn. - Cần phân biệt những đặc điểm riêng chỉ có ở Ếch đồng. c. Vẽ hình Dựa trên cơ sở mẫu vật đã mổ, vẽ hình và ghi chú thích đầy đủ: - Vị trí hủy tủy của Ếch đồng. - Cấu tạo ngoài của Ếch đồng.
  • 26. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 26 - Chi trước và túi kêu của Ếch đực. - Cấu tạo xoang miệng của Ếch đực. - Cấu tạo da Ếch để nguyên. - Vị trí cắt da của Ếch đồng. - Vị trí cắt thịt, xương của Ếch đồng. - Hệ cơ quan Ếch đồng tại vị trí ban đầu. - Cấu tạo trong Ếch đồng: hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục. - Sơ đồ hệ tuần hoàn: tim, hệ động mạch, hệ tĩnh mạch. - Hệ thầnh kinh: não Ếch đồng nhìn mặt trên và mặt dưới. II. THIẾT BỊ, HOÁ CHẤT, HÌNH ẢNH VÀ MẪU VẬT 1. Thiết bị - Bộ đồ mổ: dao mổ mũi nhọn, kéo mũi nhọn, kẹp, kềm bấm xương, kim mũi mác, kim mũi nhọn, đinh ghim (kim gút). - Khay mổ, ván mổ (tấm mổ cao su). - Khăn lau. - Bông thấm nước. - Kính lúp 2 mắt, kính hiển vi. - Lam kính. - Đĩa đồng hồ hoặc đĩa thủy tinh (petri). 2. Hoá chất - Cồn 900 (50ml/2sinh viên). 3. Hình ảnh - Hình vẽ vị trí hủy tủy của Ếch đồng. - Hình vẽ cấu tạo ngoài của Ếch đồng. - Hình vẽ chi trước và túi kêu của Ếch đực. - Hình vẽ cấu tạo xoang miệng của Ếch đực và Ếch cái. - Hình vẽ cấu tạo da Ếch để nguyên. - Hình vẽ vị trí cắt da của Ếch đồng. - Hình vẽ vị trí cắt thịt, xương của Ếch đồng. - Hình vẽ hệ cơ quan Ếch đồng tại vị trí ban đầu. - Hình vẽ cấu tạo trong của Ếch đồng: hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục. - Hình vẽ hệ bài tiết và hệ sinh dục của Ếch đực và Ếch cái. - Hình vẽ hệ tuần hoàn: tim, hệ động mạch, hệ tĩnh mạch. - Hình vẽ não Ếch đồng nhìn từ mặt trên và mặt dưới. 4. Mẫu vật - Ếch đồng cần được mua trước, nên chọn con trưởng thành, có cả đực và cái, nhốt trong túi vải, túi lưới, bao tải, hoặc thùng. Chú ý cần giữ ẩm cho Ếch bằng cách các dụng cụ đựng phải luôn luôn ẩm ướt; không nhốt Ếch quá chặt, cần phải có một khoảng trống cho Ếch hoạt động. - Một hoặc hai sinh viên giải phẫu 1 con Ếch đồng còn sống.
  • 27. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 27 III. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI - Loài: Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1835) Tên đồng vật (Synonym): Rana tigrina rugulosa Wiegmann, 1835 Rana rugulosa Wiegmann, 1835 Limnonectes (Hoplobatrachus) rugolosus - Giống: Ếch đồng Hoplobatrachus Peters, 1863 - Họ: Ếch nhái (Ếch chính thức) Ranidae - Phân bộ: Lõm khác Diplasiocoela hay Ếch nhái mới Neobatrachia - Bộ: Lưỡng cư không đuôi Anura hay Ecaudata - Lớp: Lưỡng cư (Lưỡng thê) Amphibia hay Batrachia - Tổng lớp: Động vật có bốn chân Tetrapoda - Phân ngành: có xương sống Vertebrata hay có hộp sọ Craniota - Ngành: có dây sống Chordata - Giới: Động vật Animalia IV. PHƯƠNG PHÁP CẦM VÀ CHỌC TỦY ẾCH 1. Cầm Ếch Để Ếch không bị tuột khỏi tay, nên dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ chặt từ phía lưng, lồng tay qua 2 bên xương sống ở phần bụng của Ếch, tay còn lại kéo thẳng 2 chi sau của Ếch. 2. Chọc tủy Ếch Để tiện quan sát và mổ, cần làm liệt Ếch bằng một trong hai cách sau đây: a. Cách 1 (dùng hoá chất): Cho Ếch vào bình kín có bông tẩm ete hoặc clorôfooc, đậy kín, để trong 5 - 10 phút. b. Cách 2 (chọc tủy): - Dùng kim mũi nhọn để chọc tủy Ếch, làm cho Ếch vẫn sống trong thời gian giải phẫu. Tuy nhiên, để mổ não sạch đẹp không nên dùng cách hủy tủy vì sẽ làm cho máu chảy ra che khuất não khó thấy. - Cách hủy: đặt Ếch nằm sấp trong lòng bàn tay, ngón tay trỏ khẽ kéo đầu Ếch gập về phía bụng. Tay còn lại, dùng kim mũi nhọn dò tìm nơi tiếp giáp giữa xương đầu và đốt sống cổ - điểm A (A là đỉnh của tam giác đều mà đáy là đường nối 2 bờ sau của mắt Ếch). Ấn kim sâu 3 - 5 mm vào vị trí của điểm A xoay vòng kim qua lại vài vòng rồi đẩy mũi kim dọc ống tủy sống xuôi về phía dọc xương sống khoảng 3 - 4 cm, xoay nhiều lần cây kim chọc tủy, khi thấy Ếch như mềm ra, 2 chi sau buông thỏng (khẽ lắc không thấy chi co lên) là được. Nếu Ếch còn tự co chi sau lên được thì phải chọc lại (hình 5.1). Hình 5.1. Vị trí hủy tủy Ếch đồng (theo Trần Thanh Tòng, 2000) V. QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI Ếch đồng không có đuôi, đầu không phân biệt hẳn với thân vì cổ không rõ ràng, thân ngắn và rộng, cơ thể được chia làm 3 phần (hình 5.2a, hình 5.2b): 1. Đầu
  • 28. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 28 a. Bên ngoài - Từ mút mõm đến khớp giữa sọ và đốt sống đầu tiên. - Đầu tương đối dẹp và rộng, cử động được theo chiều lên xuống. - Miệng rộng đến mang tai, luôn khép kín vì liên quan đến cơ chế hô hấp của Ếch. - Gần mút mõm có 2 lỗ mũi ngoài nhỏ, bên trong hốc mũi có van mũi luôn đóng mở khi Ếch thở, ứng với nhịp nâng lên hạ xuống của thềm miệng. - Mắt lớn và lồi, có 3 mí: mí trên, mí dưới và màng nháy. Khi nhắm, mí trên che hết phần ngoài của cầu mắt. - Giữa 2 mắt có 1 chấm nhỏ màu sáng là cơ quan đỉnh. - Màng nhĩ ở phía sau mắt, hình tròn che phía ngoài xoang tai giữa; Ếch chưa có lỗ tai ngoài. Hình 5.2a. Cấu tạo ngoài của Ếch đồng (theo Trần Thanh Tòng, 2000) Hình 5.2b. Cấu tạo ngoài của Ếch (theo Charles F. Lytle, 1998) * Ở trường hợp con đực, mặt ngoài của góc hàm dưới (nơi gần mép miệng) hai bên có màng mỏng gọi là túi kêu, giữ vai trò cộng hưởng, làm tiếng kêu to và vang xa hơn so với Ếch cái (con cái không có túi này). Vào mùa sinh sản (đầu hè), túi kêu là phần da nhăn nheo, phồng to và rõ hơn (hình 5.3). b. Xoang miệng (hình 5.4, hình 5.5) Hình 5.3. Túi kêu ở Ếch đực (theo Trần Thanh Tòng, 2000) Mắt Miệng Lỗ mũi ngoài Màng nhĩ Chi trước 4 ngón không màng bơi Chi sau 5 ngón có màng bơi Túi kêu
  • 29. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 29 Dùng cán dao mổ tách hàm dưới khỏi hàm trên và lấy ngón tay trỏ giữ chặt lấy hàm dưới cho miệng mở rộng ra sẽ thấy: - Hàm trên: trên rìa xương hàm có đính nhiều răng nhỏ, đỉnh răng hướng vào trong để giữ mồi, 2 hàng răng xương lá mía trước 2 lỗ mũi trong (thông với 2 lỗ mũi ngoài), dùng kim gạt nhẹ hoặc dùng ngón tay sờ vào sẽ cảm nhận được. Dùng kẹp nhổ lấy 1 chiếc răng hàm trên, để trên lam kính, rồi quan sát dưới kính lúp 2 mắt hoặc kính hiển vi ở vật kính 4X. + 2 khối cầu của nhỡn cầu (cầu mắt) lộ vào trong có thể sử dụng trong sự nuốt mồi bằng cách thụt vào xoang miệng để đẩy thức ăn vào thực quản. + Gần thực quản có 2 lỗ Eustache. Dùng kim mũi nhọn chọc nhẹ vào lỗ Eustache thấy thông xoang miệng với xoang tai giữa, qua lỗ này có thể nhìn thấy mặt trong của màng nhĩ. + Giữa 2 lỗ Eustache là lối dẫn vào thực quản. Thực quản nằm sau khe thanh quản. - Hàm dưới: không có răng, thềm miệng có lưỡi mềm, màu trắng, dính và luôn gập vào phía trong họng, dùng để bắt mồi. Dùng kim mũi nhọn gạt đầu lưỡi ra để thấy gốc lưỡi có 1 đầu đính vào phần ngoài của thềm miệng, 1đầu tự do, đầu lưỡi chẻ đôi hình chữ V nông. - Phía trong sau lưỡi có khe thanh quản hẹp (khí môn) được đậy bởi 2 sụn hạt cau. Khi Ếch còn sống, khe thanh quản luôn đóng mở theo nhịp thở và thường thấy bọt khí bị đẩy từ trong ra. Dùng kim mũi mác luồn vào khe thanh quản rồi xoay ngang kim sẽ thấy rõ lỗ thanh quản hơn. - Ở con đực, góc hàm dưới có 2 lỗ nhỏ thông với túi kêu. Hình 5.4. Cấu tạo xoang miệng Ếch đực (theo Trần Thanh Tòng, 2000) Hình 5.5. Cấu tạo xoang miệng Ếch cái (theo Charles F. Lytle, 1998) 2. Thân - Ngắn, được phủ bởi da trần, luôn ẩm ướt, có nhiều chất nhầy. Mặt lưng màu sẫm, có những gờ dọc ngắn, những mảng màu hoặc những chấm hoa văn. Mặt bụng, da có màu sáng trắng nhiều hơn. Da Ếch không gắn chặt vào cơ thể hoàn toàn mà chỉ dính ở những chỗ nhất định tạo thành những túi nhỏ (túi bạch huyết). - Do Ếch không có xương sườn, nên hai bên thân và bụng mềm. - Cuối thân là lỗ huyệt. Lỗ huyệt nằm thiên về phía lưng, là nơi thoát của phân (chất thải từ ống tiêu hoá), nước tiểu (chất thải từ cơ quan bài tiết), tinh trùng hoặc trứng (sản phẩm của cơ quan sinh dục) (hình 5.2a). * Quan sát cấu tạo da Ếch Lỗ mũi trong Răng hàm Răng xương lá mía Cầu mắt (bên trong) Lỗ Eustache Lối vào thực quản Lưỡi
  • 30. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 30 - Dùng kéo cắt 1 miếng da nhỏ ở phần lưng Ếch, đặt miếng da đó lên lam kính sao cho mặt trên của da nằm ở phía trên, dùng kim mũi nhọn dàn đều miếng da, rồi quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 4X, 10X và 40X. - Dưới vật kính 40X ta thấy rõ da Ếch để nguyên gồm có các tế bào (hình 5.6): + Tế bào biểu bì: hình đa giác xếp cạnh nhau. + Tế bào sắc tố: là những tế bào phân nhánh có chứa sắc tố, khi các tế bào này co giãn sẽ làm cho da Ếch đổi màu. + Tế bào tiết chất nhầy: dạng hình cầu, làm cho da luôn luôn ẩm ướt, đóng vai trò quan trọng trong sự hô hấp của da. Hình 5.6. Cấu tạo da Ếch để nguyên (theo Trần Thanh Tòng, 2000) 3. Chi - 2 chi trước ngắn và nhỏ, chỉ dùng để đỡ phần trước cơ thể kể cả khi nhảy; gồm các phần: cánh tay, ống tay, cổ - bàn (ranh giới giữa phần cổ tay và bàn tay khó phân biệt). Có 4 ngón rời, đầu ngón tù, màng bơi không phát triển. Khi Ếch ngồi, đầu ngón hơi hướng vào bên trong và phía trước. Ở Ếch đực, gốc ngón cái phình to gọi là “chai tay”, phát triển trong mùa sinh sản, dùng để giữ chặt Ếch cái khi giao hợp (Ếch cái không có chai này) (hình 5.7). - 2 chi sau dài, to, khoẻ hơn hẳn 2 chi trước, thường xếp hình chữ Z để tạo đà bật khi Ếch nhảy hoặc bơi. Chi sau gồm: phần đùi lớn, phần ống chân dài, cổ chân, phân biệt rõ với bàn chân. Có 5 ngón chân, mỗi ngón có từ 2 đến 4 đốt dài, có màng bơi dính liền giữa các ngón tạo thành chân bơi (màng chỉ phủ nửa ngón chân). Mặt dưới ngón có các u khớp. Chi của Ếch mang đặc điểm chung của chi động vật có xương sống ở cạn, đồng thời thích nghi với kiểu vận chuyển nhảy (hình 5.2b). Hình 5.7. Chi trước Ếch đực (theo Trần Thanh Tòng, 2000) TB biểu bì TB sắc tố TB tiết chất nhầy Chai tay
  • 31. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 31 VI. QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG 1. Phương pháp giải phẫu a. Cắt da và quan sát - Đặt Ếch nằm ngửa trên khay mổ, kéo thẳng 2 chi trước và 2 chi sau, rồi ghim chặt 4 bàn chân xướng tấm cao su trong khay mổ (hình 5.8). - Đổ nước ngập con Ếch để giải phẫu lộ rõ các nội quan bên trong. - Một tay dùng kẹp nâng da bụng ở phần trước lỗ huyệt (điểm B), tay còn lại dùng kéo cắt thủng da bụng. - Một tay luồn mũi kéo vào khoảng giữa lớp da và lớp cơ ở điểm B, tay còn lại dùng kẹp, kẹp lớp da lên, cắt da theo các đường 1, 2 và 3 (hình 5.8). * Chú ý: luôn luôn hướng mũi kéo lên trên trong khi cắt da. Hình 5.8. Vị trí cắt da Ếch đồng (theo Trần Thanh Tòng, 2000) - Khoảng trống giữa da và cơ là vị trí của các túi bạch huyết, ranh giới các túi được xác định bởi những đường da nối trực tiếp với cơ (hình 5.9). - Lật mặt trong của da Ếch lên ta thấy có rất nhiều mạch máu nhỏ, màu đỏ, phân nhánh chằng chịt, vì da Ếch là nơi thực hiện chức năng hô hấp. - Quan sát cơ ở mặt bụng sẽ thấy Ếch chưa có lồng ngực; có nhiều bắp cơ lớn ở phần đùi. b. Cắt cơ và xương - Dùng kéo cắt bỏ phần cơ bụng theo đường ABC (hình 5.10), điểm A cách huyệt 1,5 - 2 cm. Chú ý luôn luôn hướng mũi kéo lên trên trong khi cắt để không đâm thủng các cơ quan bên dưới. - Cắt bỏ cơ ngực và xương theo đường BD, CE, DE (hình 5.10). Hình 5.9. Sự sắp xếp các túi bạch huyết ở Ếch đồng (theo Trần Hồng Việt và CS, 2004 ) A. Nhìn trên B. Nhìn dưới A B
  • 32. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 32 - Khi cắt dọc xương ức, cần hết sức thận trọng để mũi kéo không làm thủng tim hoặc đứt các động mạch hay tĩnh mạch ở vùng này. Nới rộng ghim ở chi trước sang 2 bên. - Khi thấy rõ bàng quang, cắt bỏ phần cơ còn lại ở đỉnh hướng về phía huyệt. 2. Quan sát hệ cơ quan tại vị trí ban đầu (hình 5.11) - Tim: nằm trong bao tim (ở chính giữa ngực), bao tim màu ánh bạc. Thường sau khi mổ tim vẫn còn đập. - Phổi: màu hồng, nhọn ở chóp, nằm ở hai bên tim, sát xương sống, trong phổi có nhiều ô nhỏ hình tổ ong. - Gan: màu nâu thẫm hay hơi vàng, nằm ở bên phải dạ dày, chia làm 3 thùy; thùy giữa nhỏ chứa túi mật màu xanh đen, ống dẫn mật đổ vào đầu ruột non. Hình 5.10. Vị trí cắt thịt, xương Ếch đồng (theo Trần Thanh Tòng, 2000) - Dạ dày: nằm dưới thùy gan trái, màu trắng, hơi cong, nối liền với ruột tá (tá tràng). - Tụy tạng: màu trắng hoặc vàng đất, nằm cạnh ruột tá (tá tràng), dính với ống dẫn mật ở vùng ruột tá (tá tràng), gồm nhiều thùy có ống dẫn đổ vào ruột non. - Tỳ tạng: có các hạt màu đỏ, dính với ruột tá (tá tràng). - Ống dẫn tiểu (ống Vôn - Wolff): màu trắng, thành ống mỏng, chạy ven bờ ngoài của mỗi thận, đổ vào xoang huyệt theo lỗ riêng. - Tuyến trên thận (tuyến thượng thận): là 1 dải vàng cam hoặc trắng ngà, nằm ngoằn ngoèo trên quả thận. - Hệ sinh dục của Ếch: + Ếch đực: tinh hoàn (dịch hoàn) hình quả trứng, dài khoảng 1 cm, màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, nằm trên quả thận, chứa tinh dịch. * Chú ý: ở con đực ống dẫn tinh không thấy vì tinh dịch và nước tiểu đổ chung vào ống dẫn niệu - sinh dục. + Ếch cái: buồng trứng (noãn sào) chứa nhiều trứng có dạng hạt, kích thước và màu sắc của chúng tuỳ theo lứa tuổi và tuỳ theo mùa, túi màu vàng xanh ở Ếch non, túi chứa nhiều trứng màu trắng đen ở Ếch trưởng thành. Ống dẫn trứng lớn, màu trắng, dài ngoằn ngoèo, phần đầu ống dẫn trứng là vòi Fallope, ở gần phổi, cuối ống đổ vào huyệt. Hình 5.11. Hệ cơ quan Ếch đồng tại vị trí ban đầu (theo Trần Thanh Tòng, 2000)
  • 33. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 33 - Thể mỡ: phía trên tinh hoàn (dịch hoàn) hoặc buồng trứng (noãn sào) có thể mỡ màu vàng hoặc trắng ngà, có tua hình ngón tay hoặc hình búi, gồm nhiều dải ngắn kích thước khác nhau, khối lượng và màu sắc cũng thay đổi theo mùa. Mùa sinh sản thể mỡ teo lại, có màu vàng thẫm, ngoài mùa sinh sản thể mỡ lớn, chứa nhiều chất dự trữ. 3. Cách tháo và trình bày riêng các hệ cơ quan a. Cách tháo - Một tay dùng kẹp, kẹp vào bao tim ở phầm mỏm của tâm thất, nâng nhẹ lên, lợi dụng khi tâm thất co lại thì tay còn lại dùng kéo mũi nhọn cắt thủng màng bao tim. Dùng kim mũi nhọn và kéo cắt bỏ màng bao tim để thấy rõ tim. - Sau khi quan sát xong hệ tuần hoàn, dùng kéo cắt đứt mạch máu giữa tim và gan. - Cắt đứt mạch máu giữa gan và thận. - Tỳ tạng (lá lách) có các hạt màu đỏ, là cơ quan tạo huyết cầu, nằm gần với gan và tụy tạng, dính với tá tràng, không thuộc hệ tiêu hoá, cũng để tại vị trí lúc ban đầu của nó (không cắt rời tỳ tạng với tá tràng). - Tháo dọc theo ống tiêu hoá và các cơ quan bên dưới dạ dày từ ruột thẳng (trực tràng) tới cách tá tràng 5 cm thì dừng lại. - Rạch đứt lớp da trắng ở vòm miệng (hàm trên) dưới 2 lỗ Eustache, làm cho thực quản không gắn với hàm trên. Cắt 2 mép miệng để hàm dưới không gắn với hàm trên. - Đem hàm dưới ra khỏi hàm trên: tim, phổi, ống tiêu hoá dính với hàm dưới để bên tay phải người quan sát. (Chú ý: tỳ tạng dính với vùng dưới của tá tràng). - Tách rời gan khỏi dạ dày, chỉ để dính với ruột tá (tá tràng) bằng ống chính dẫn mật. - Để tụy tạng cùng dính với ống chính dẫn mật ở ruột tá (tá tràng). - Dùng dao mổ chẻ đôi xương tiếp hợp đai mông để thấy rõ huyệt. - Hệ niệu sinh dục để nguyên ở vị trí ban đầu. b. Trình bày riêng các hệ cơ quan Trình bày riêng các hệ cơ quan như: hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục (hình 5.12, hình 5.13).
  • 34. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 34 4. Quan sát chi tiết các hệ cơ quan a. Hệ tiêu hoá * Ống tiêu hoá: cũng chia thành 5 phần như Cá sụn, Cá xương. Miệng - Khe miệng rộng dẫn tới một khoang miệng lớn giúp cho con vật có thể đớp và nuốt được mồi to. - Răng nhỏ, hình nón, có đỉnh hướng về phía sau, được gắn trên xương trước hàm (xương gian hàm), xương hàm trên và trên xương khẩu cái hoặc xương lá mía (riêng ở lớp Lưỡng cư mới có xương là mía). Hàm dưới không có răng. Răng giống nhau (lớp men ở ngoài, lớp ngà ở dưới), khi gãy được thay thế bằng răng khác và chỉ có vai trò giữ mồi trước khi nuốt. - Nhỡn cầu (cầu mắt) rất lớn, nằm trong ổ mắt, chỉ ngăn cách với xoang miệng bằng một màng nhầy mỏng. Nhỡn cầu cũng có vai trò trong động tác nuốt thức ăn. Nhỡn cầu có một hệ cơ riêng nên khi Ếch nuốt mồi, nhờ sự co cơ đặc biệt, nhỡn cầu có thể được kéo thụt vào trong xoang miệng, đẩy thức ăn vào trong thực quản. Sự tham gia của mắt vào động tác nuốt mồi chỉ thấy ở Lưỡng cư. - Lưỡi Ếch được phát triển hoàn chỉnh, được cấu tạo bởi khối cơ riêng rất đặc trưng cho động vật có xương sống ở cạn. Lưỡi Ếch được cấu tạo từ hai mầm, mầm sau ứng với lưỡi của cá, còn mầm trước rất giàu tuyến. Khác với cá, lưỡi của Ếch có hệ cơ riêng làm lưỡi cử động được. Gốc lưỡi có 1 đầu đính vào phần ngoài của thềm miệng, 1đầu tự do, đầu lưỡi chẻ đôi hình chữ V nông, dính và luôn gập vào phía trong họng. Do đó, lưỡi có thể bật ra ngoài xa để bắt mồi. Đặc biệt, mặt lưỡi có chất dính do tuyến trên lưỡi tiết ra, có thể dính các côn trùng nhỏ dùng làm thức ăn. Hầu Khoang miệng thông với hầu, không thủng thành các đôi khe mang thông sang 2 bên như ở cá. Thực quản - Thực quản ngắn và rộng, nằm sau khe thanh quản, tiếp theo sau hầu. - Thực quản có tiêm mao ở mặt trong, giúp cho việc chuyển thức ăn xuống dạ dày được tốt hơn. - Thành thực quản có tuyến nhầy và có tuyến vị như ở trong thành của dạ dày, tuyến vị vừa tiết axit chlohydric (HCl) vừa tiết pepsin. Dạ dày - Dạ dày tiếp nối với thực quản, thành có nhiều tuyến nhầy và tuyến vị tiết dịch tiêu hoá. - Dạ dày uốn cong, đã phân hoá rõ rệt, có cơ vòng, cơ dọc phát triển, cơ vòng thắt phần hạ vị, chưa có cơ thượng vị. Dạ dày có thành cơ khá dày và tạo thành bờ cong lớn ở bên ngoài, bờ cong bé ở bên trong. Cuối dạ dày đã phân hoá thành lỗ hạ vị, thành có cơ trơn phân biệt rõ với ruột. - Dạ dày đổ vào ruột tá (tá tràng). - Dạ dày vừa là nơi tiêu hoá cơ học và hoá học vừa là nơi dự trữ thức ăn. Do đó, dạ dày thường căng đầy thức ăn thành một khối lớn là do ở chỗ thực quản và dạ dày của Ếch vừa lớn vừa có khả năng co dãn cao. Ruột - Ruột được phân cách với dạ dày bằng sự có mặt của một van bên trong - Ruột đã phân hoá, cuộn khúc nhiều vòng.
  • 35. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 35 - So với ruột cá, ruột của Ếch trưởng thành thường ngắn hơn (gấp từ 2 - 4 lần chiều dài thân). - Ruột non có phần đầu hơi cong ở gần dạ dày gọi là ruột tá (tá tràng). Ruột non (ruột trước) và ruột già (ruột giữa) không phân biệt rõ rệt. - Trực tràng (ruột sau) phân biệt rõ ràng với ruột già (ruột giữa). Trực tràng là phần cuối của ruột, phình to, là nơi hấp thụ lại nước, thường chứa phân, đổ vào xoang huyệt. * Tuyến tiêu hoá Tuyến miệng: Khác với cá, trong xoang miệng Ếch còn có nhiều tuyến nhầy nhỏ được coi là tuyến nước bọt. Tuy nó không có vai trò tiêu hoá hoá học thức ăn, chỉ tẩm ướt, làm trơn thức ăn để dễ nuốt, nhưng đây là đặc điểm xuất hiện đầu tiên ở Ếch nhái, nhóm Động vật có xương sống ở cạn đầu tiên, thể hiện sự thích nghi đối với điều kiện sống khô ráo của môi trường cạn. Tuyến thực quản: Thành thực quản có tuyến nhầy và có tuyến vị như ở trong thành của dạ dày, chủ yếu làm trơn thức ăn để dễ nuốt. Tuyến vị vừa tiết axit chlohydric (HCl) vừa tiết pepsin. Pepsin và axit trong thực quản tuy thấm vào thức ăn, song chỉ khi thức ăn xuống đến dạ dày mới có tác dụng tiêu hoá. Tuyến dạ dày: Thành dạ dày có nhiều tuyến nhầy và tuyến vị. Tuyến vị vừa tiết axit chlohydric (HCl) vừa tiết pepsin, tiêu hoá hoá học các chất prôtit, axit có tác dụng làm mềm và làm nở thức ăn, đồng thời kích thích pepsin hoạt động mạnh. Tuyến gan: Gan của Ếch có 3 thùy, thùy giữa đổ mật vào túi mật. Mật tích trữ ở túi mật theo ống dẫn mật đổ vào tá tràng. Chức năng của mật giống ở Cá xương. Tuyến tụy: Tụy của Ếch không còn phân tán như ở cá mà có cấu tạo thành khối. Tụy tiết dịch tiêu hoá hoá học prôtit, lipit vào tá tràng. Tuyến ruột: Xen kẽ trong lớp niêm mạc ruột, chất tiết có tác dụng tiêu hoá tiếp thức ăn từ dạ dày đưa xuống. Thức ăn còn lại ở ruột được tiếp tục tiêu hoá nhờ dịch tụy (trypsin, amylaza, lipaza) và mật đi từ túi mật đổ vào. Chất dự trữ được tích lại trong các mô. Đặc biệt, glucogen được tích trong gan, còn mỡ tích trong thể mỡ màu vàng nằm trên hai tuyến sinh dục. b. Hệ hô hấp - Ếch là loài động vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước nên hệ hô hấp khác so với cá, để thích nghi với những điều kiện sống mới. - Ở giai đoạn ấu trùng hô hấp bằng mang; ở giai đoạn trưởng thành, Ếch hô hấp bằng phổi và qua da. * Hô hấp bằng phổi - Đường hô hấp bắt đầu từ lỗ mũi ngoài qua lỗ mũi trong vào xoang miệng; tiếp theo là khe thanh khí quản (khí môn) được giới hạn bởi 2 sụn hạt cau. Sụn hạt cau làm khe họng mở rộng ra nhờ có các cơ đặc biệt. Khí quản rất ngắn, chưa có cấu tạo bằng vòng sụn, thông trực tiếp với phổi. - Ở Ếch đực, thềm miệng còn có một đôi lỗ thông với 2 túi thanh âm (túi kêu). Túi thanh âm là cơ quan cộng hưởng quan trọng. - Phổi màu hồng, nằm ở hai bên tim, có cấu tạo đơn giản, do bong bóng bơi phức tạp dần thành phổi. - Phổi gồm 2 túi nhỏ, có thành mỏng, mặt trong có nhiều nếp nhăn (vách ngăn) tạo thành những phế nang đơn giản, tựa như những lỗ tổ ong nhỏ, nên diện tích hô hấp bé không đủ cung cấp O2 và thải CO2. Vì thế, sự hô hấp bằng phổi được bổ sung thêm bằng hô hấp qua da.
  • 36. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 36 * Chú ý: Nếu phổi xẹp có thể làm phổi phồng to bằng cách luồn ống nhựa nhỏ qua khe thanh quản rồi thổi trực tiếp hoặc bơm hơi vào; nếu phổi chứa đầy khí căng phồng thì dùng kim mũi nhọn chọc thủng một lỗ nhỏ bất kì trên phổi sẽ thấy phổi xẹp nhanh. Sở dĩ như vậy vì số lượng phế nang ở phổi Ếch chưa nhiều. * Hô hấp bằng da - Dưới da có mạng mao mạch rất phát triển, lấy O2 hoà tan. Thường thì da hô hấp chiếm khoảng 50 - 60% cường độ hô hấp của Ếch. Như vậy, Ếch nửa hô hấp bằng phổi, nửa hô hấp bằng da. Nếu cắt phổi thì Ếch không chết nhưng nếu rửa da hết chất nhầy thì Ếch sẽ chết. * Hô hấp bằng miệng hầu - Ngoài ra, Ếch còn hô hấp bằng miệng hầu. Biểu bì lót trong xoang miệng và hầu có mạng mao mạch dày đặc đóng góp vào quá trình trao đổi khí. - Sự hô hấp bằng miệng hầu gắn liền với động tác hô hấp đặc biệt ở Ếch. Do thiếu lồng ngực nên Ếch thở bằng thềm miệng “nuốt khí”. Khi thềm miệng hạ xuống, thể tích tăng, áp suất giảm trong khoang miệng, O2 đẩy van mũi vào miệng; thềm miệng nâng lên, thể tích giảm, áp suất tăng làm van mũi đóng lại, đẩy khí qua khe họng vào phổi. - Không khí từ phổi tống ra ngoài nhờ tác dụng của cơ bụng và sự đàn hồi của thành phổi. Ếch chưa có cơ hô hấp tách riêng cơ quan tiêu hoá. c. Hệ tuần hoàn (hình 5.14, hình 5.15) * Tim - Tim của Ếch gồm có 3 ngăn: 1 tâm thất có thành dày, màu đỏ hoặc hồng và 2 tâm nhĩ có thành mỏng, có vách ngăn hoàn toàn, màu đỏ thẫm hơn. Tâm nhĩ trái có máu đỏ tươi, còn tâm nhĩ phải có máu pha. Từ 2 tâm nhĩ (trái và phải), máu cùng về tâm thất. Vì Ếch chỉ có 1 tâm thất nên tâm thất chứa máu pha. - Xoang tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải. * Hệ động mạch - Giữa 2 tâm nhĩ có côn động mạch (nón động mạch) màu trắng xám. Côn động mạch xuất phát từ nửa phải của tâm thất, trong có van xoắn, lên phía trước chia thành 2 nhánh trái và phải có hình chữ V. Từ 2 nhánh này phát đi 3 đôi động mạch: - Một đôi động mạch cảnh (động mạch cổ) dẫn máu lên đầu ứng với đôi cung động mạch mang thứ 3 của cá (đôi cung động mạch mang thứ 1 và thứ 2 của cá đã bị tiêu biến). Mỗi động mạch cảnh có động mạch cảnh trong dẫn máu tới não và vùng đầu và động mạch cảnh ngoài (động mạch dưới lưỡi) dẫn máu đến thềm miệng. - Một đôi động mạch da - phổi, ứng với đôi cung mang thứ 4 của cá, dẫn máu tĩnh mạch (máu đỏ thẫm, nhiều CO2) đến phổi, phân thành mao mạch trong phổi. Trước khi đi tới phổi từ mỗi nhánh của động mạch phổi phát ra một động mạch da, sẽ phân thành mạng mao mạch dưới da (chỉ có ở Ếch nhái) dẫn máu tới da để trao đổi khí. - Một đôi cung chủ động mạch, ứng với đôi cung động mạch mang thứ 2 của cá, phân nhánh thành 2 động mạch dưới đòn dẫn máu động mạch ra đai vai và chi trước, 2 cung chủ động mạch trái và phải gặp nhau ở phía sau tim làm thành 1 động mạch chủ lưng, nằm dọc cột sống. Từ động mạch chủ lưng lần lượt phát ra các động mạch tới các nội quan: động mạch mạc treo ruột dẫn máu đến gan, dạ dày, ruột, tụy, tỳ tạng; động mạch niệu - sinh dục; động mạch thận và sau đó chia thành động mạch chậu chung. Từ động mạch chậu chung lại chia thành 2 đôi động mạch: 1 đôi động mạch đùi phía trong và 1 đôi động mạch ngồi (động mạch hông) phía ngoài mang máu tới 2 chi sau. - Do tim Ếch có 3 ngăn nên máu ở tâm thất là máu pha trộn giữa máu động mạch (giàu O2) và máu tĩnh mạch (nghèo O2). Vì thế, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
  • 37. Thực hành Động vật có xương sống Người biên soạn: TS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 37 * Hệ tĩnh mạch - Hệ tĩnh mạch có màu đỏ thẫm và thành ống mỏng hơn so với động mạch. - Lật tâm thất lên trên sẽ thấy phía dưới tim có xoang tĩnh mạch nhận máu đỏ thẫm từ 2 tĩnh mạch chủ trước và tĩnh mạch chủ sau đổ vào tâm nhĩ phải. - Máu ở đầu theo tĩnh mạch cảnh (tĩnh mạch cổ), máu ở chi trước theo tĩnh mạch dưới đòn, máu ở da theo tĩnh mạch da; cả 3 tĩnh mạch này đều đổ vào tĩnh mạch chủ trước (chủ trên) của mỗi bên (trái hoặc phải), rồi cả 2 tĩnh mạch chủ trước cùng đổ về xoang tĩnh mạch trước khi đổ vào tâm nhĩ phải. - Vì da là cơ quan hô hấp nên máu từ da về đỏ tươi, do đó máu ở tĩnh mạch chủ trước và tâm nhĩ phải có pha một phần. - Máu từ phổi sau khi thải CO2 nhận O2 trở thành máu đỏ tươi, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái. Như vậy, từ khi xuất hiện 2 tâm nhĩ có vách ngăn hoàn toàn, thì tâm nhĩ trái luôn luôn chứa máu đỏ tươi do nhận máu từ cơ quan hô hấp trở về. - Máu từ chi sau theo tĩnh mạch đùi rồi nhập với tĩnh mạch ngồi thành tĩnh mạch chậu, sau đó qua tĩnh mạch cửa thận vào thận, phân thành hệ gánh thận. Mặt khác, một phần máu từ chi sau (trái và phải) nhập thành tĩnh mạch bụng, qua tĩnh mạch cửa gan vào gan. Máu từ ruột cũng đổ vào gan, mao mạch máu trong gan phân thành hệ gánh gan. Từ gan, máu theo tĩnh mạch gan vào tĩnh mạch chủ sau. Từ thận, máu theo tĩnh mạch thận cũng đổ vào tĩnh mạch chủ sau, rồi qua xoang tĩnh mạch vào tâm nhĩ phải. Vì Ếch thiếu tĩnh mạch chính sau nên không hình thành ống Cuvier như ở cá. - Từ 2 tâm nhĩ (trái và phải), máu cùng về tâm thất, nên ở tâm thất là máu pha. Tuy nhiên, do bên trong tâm thất có các mấu lồi cơ, nên mức độ pha không đều, nửa trái của tâm thất chứa máu ít CO2 hơn nửa phải. Mặt khác, do côn động mạch xuất phát từ nửa phải của tâm thất, nên khi tâm thất co, máu từ nửa phải sẽ vào đôi động mạch da - phổi; máu ở khoảng giữa tâm thất vào đôi động mạch chủ để đến chi trước và phần sau cơ thể, còn từ nửa trái của tâm thất (máu giàu O2 hơn) sẽ vào động mạch cảnh để lên đầu. d. Hệ bài tiết - Nước tiểu từ thận theo ống dẫn niệu vào xoang huyệt rồi mới đổ vào bóng đái (bàng quang). Bóng đái có thành mỏng, dung tích lớn, khi bóng đái đầy, nước tiểu sẽ qua lỗ huyệt ra ngoài. - Ở Ếch đực, ống dẫn niệu sinh dục chung; ở Ếch cái ống dẫn niệu và ống dẫn trứng đi riêng. - Tuyến trên thận (tuyến thượng thận): là 1 dải vàng cam hoặc trắng ngà, nằm ngoằn ngoèo trên quả thận, là tuyến nội tiết, tiết ra hormon tham gia vào sự điều hoà trao đổi nước. Hormon này có thể làm thay đổi tính thấm nước của da, của thành bóng đái và thay đổi cường độ lọc của thận và khả năng hấp thụ lại các ion muối của các ống thận. e. Hệ sinh dục Để tiện quan sát, dùng kéo cắt bớt màng treo ruột, rồi gạt cơ quan tiêu hoá về một bên cơ thể. - Ếch đực: có 2 tinh hoàn (dịch hoàn) hình quả trứng, dài khoảng 1 cm, màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, nằm trên quả thận, tạo ra tinh dịch. Dùng kẹp nâng nhẹ tinh hoàn lên sẽ thấy nhiều ống dẫn tinh rất nhỏ (phó dịch hoàn) từ tinh hoàn qua thận vào ống Wolff. Vì ống Wolff vừa dẫn tinh trùng vừa dẫn sản phẩm của cơ quan bài tiết, nên gọi là ống dẫn niệu - sinh dục. - Ếch cái: có 2 buồng trứng (noãn sào) phân thành nhiều túi nhỏ, chứa nhiều trứng có dạng hạt, kích thước và màu sắc của chúng thay đổi tuỳ theo lứa tuổi và tuỳ theo mùa,