1
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU GIAO BÀI TẬP LỚN
Kỹ thuật mạch điện tử
Số: ……………………..
Họ và tên HS-SV: Nhóm 13
1. NGUYỄN THÀNH HƯNG MSV:2020500061
2. NGUYỄN MẠNH HÙNG MSV:2020500791
3. NGÔ VĂN HÙNG MSV:2020500430
Lớp: ĐTCN 1 .Khoá: 22 Trung tâm: Việt Nhật
Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Đình Thông
Nội dung bài tập:
Câu 1 (2,0 điểm) Cho mạch điện hình 1.
Biết: R1 = 42 k; R2 = 6,8 k; RC =
6,8k; RE =1,2k; r0=∞; UCC = 15V; UBE =
0,7V; = 100
a. Tính các giá trị dòng điện, điện áp trên
các cực của Transistor
b. Vẽ đường tải tĩnh và xác định điểm làm
việc tĩnh Q
c. Vẽ sơ đồ tương đương xoay chiều, ZV; ZR;
KU, Ki
Câu 2 (2,0 điểm) Cho mạch điện như hình 2,
UDD = 12V; RG = 1 M; RD = 2,5 K;
RS = 1,2 K; IDSS = 8mA; Up = - 8V
a. Tính ID, UGS, UDS
b. Vẽ đặc tuyến tĩnh, đường tải tĩnh và xác định điểm làm
việc tĩnh Q.
c. Vẽ sơ đồ tương đương xoay chiều và tính ZV; ZR;
KU,
Câu 4 (1,0 điểm) Cho mạch điện hình 3.
Biết R1 = 2k , R2 = 2,2k, Uz = 6,7V, T(Si), β = 99.
Điện áp trên tụ C1 là 25V
a. Phân tích tính ổn áp của mạch điện
b. Tính UR, IDz
Hình 3
UR
UV
25V
R2
R1
C1=100uF
Vcc = 15V
C2
C1
R1
56k
Uv
Ura
C3
Hình 1
R2
8,2k
RC
6,8k
RE
1,5k
2
Phần 2(5,0 điểm): Nghiên cứu, tìm hiểu mạch khuếch đại dùng transistor và các ứng dụng.
Yêu cầu: Sinh viên trình bày nội dung bằng giấy A4 kèm theo phiếu giao đóng cuốn có bìa
cứng.
Ngày giao: 22/06/2021 Ngàyhoàn thành: 22/07/2021
TRƯỞNG BỘ MÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trần ĐìnhThông
I. Mạch ổn áp:
1. Khái niệm:
Mạch ổn áp là mạch có chức năng tạo ra hay duy trì một điện áp ổn định dù cho đầu
vào thay đổi ở một khoảng dài rộng nào đó. Ta có thể hiểu đơn giản mạch ổn áp luôn
luôn có điện áp đầu ra ổn định dù cho điện áp đầu vào có thay đổi như thế nào.
Ví dụ như điện áp đầu vào thay đổi từ vài Vôn cho đến vài chục Vôn thì điện áp đầu
ra luôn luôn cố định giả sử là 5V, 3,3V, 12V…
2. Nguyên lí hoạt động:
Một linh kiện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mạch ổn áp là diode ổn áp (Diode
Zener). Mạch ổn áp cơ bản nhất bao gồm một điện trở và một diode ổn áp: Khi cho
dòng điện ngược cực qua nó, nó sẽ luôn ghim ở mức điện áp cố định.
3
Để hiểu rõ hơn về mạch ổn áp trên thực tế, chúng ta sẽ cùng xem thí nghiệm sau:
Mắc điện trở với cực Catot của diode zener sau đó cấp dương nguồn vào điện trở.
Sử dụng đồng hồ đo để đo điện trở trên diode zener và cấp mát vào Anot. Kết quả,
điện áp cấp vào 20V, điện áp đầu ra gần 15V.
Tăng điện áp đầu vào 25V thì điện áp vẫn ổn định và không chênh lệch nhiều.
Trên thực tế vì điện trở R có hạn dòng khá cao nên với những mạch điện tiêu thụ
dòng điện lớn ta cần sử dụng thêm một transistor. Đây là mạch điện được sử dụng
cực kỳ nhiều trên thực tế. Hoạt động của mạch điện như sau:
Điện áp tại chân B của transistor sẽ được ghim áp bằng mạch ổn áp vừa kể trên. Đặc
biệt, transistor có một đặc tính dẫn rất hay đó là nó có điện áp thế tại chân B luôn cao
hơn điện thế chân E khoảng 0.6V – Chính là điện áp rơi trên diode BE trong mô hình
diode tương đương của transistor. Như thế nếu chúng ta cho điệnáp đầu vào có dạng
xV6 thì chúng ta sẽ có điện áp đầu ra VB rất là tròn.
3. Ví dụ:
_ Ta cho điện áp của diode zener là 5V6 thì điện áp ở chân E này sẽ bị nhỏ hơn với
chân B là 0,6V và cỡ khoảng 5V. Lúc ấy chúng ta sẽ được ghim áp là 5V6. Tuy nhiên
khi mắc thêm transistor thì chúng ta sẽ thấy là transistor dẫn từ C sang E nên dòng
mạnh hơn rất nhiều so với khi ta lấy một điện áp trực tiếp tại đây vì R hạn dòng rất
lớn.
Ngoài ra, một mạch điện nữa cực kỳ phổ biến đó là người ta sẽ tích hợp tất cả các
khối thành một IC ổn áp (IC ổn áp phổ biến nhất là 78XX). Mạch IC ổn áp rất đơn giản
bao gồm một điện áp đầu vào cấp thẳng với IC ổn áp, một chân IC nối với GND và
4
một chân đầu ra. Thông thường, điện áp đầu vào sẽ được lắp với một tụ hóa lọc đầu
vào và đầu ra có một tụ hóa lọc đầu ra.
_ Mạch ổn áp ra 15v sử dụng linh kiện rời:
Mạch ổn áp +/-15V dùng trong Audio (preamp)
_MẠCH ỔN ÁP RA 15V SỬ DỤNG LINH KIỆN IC
TUYẾN TÍNH
Ổn áp 15V sử dụng IC LM317
5
Mạch ổn áp sử dụngIC ổnáp LM317 đầu ra +15VDC khôngđối xứng
Ổn áp đầu ra tăng chậm
6
Điệnáp đầu ra tăngdần đến điệnápổn định15V
Mạch được ổn áp ở mức 15V thông qua việc lựa chọn giá trị điện trở R1, R2. Việc lắp thêm
R3 và C1 giúp cho đầu ra của mạch khi hoạt động sẽ tăng dần giá trị điện áp đến điện áp ổn
định. Thời gian tăng của điện áp phụ thuộc giá trị R3 và C1. Việc tăng các giá trị này làm cho
độ trễ tăng lên. Việc tăng dần điện áp đến điện áp ổn định giúp bảo vệ các linh kiện điện tử
phía sau do điện áp đột ngột tăng.
Ổn áp đầu ra đối xứng dùng LM7815 và LM7915
7
Mạch ổn áp đối xứng(nguồnđôi) 15V sử dụng IChọ LM
Từ điện áp lưới 220VAV được hạ áp qua biến áp thành nguồn đối đố xứng 15-0-15, và chỉnh
lưu thành 1 chiều qua cầu diode 1N4006. Gái trị điện áp sau cầu chỉnh lưu có tụ san phẳng là
21.2-0-21.2 VDC (vì có tụ san phẳng tính bằng công thức 15x√2 = 21.2). Sau đó ổn áp qua
IC 7815 và 7915, lúc này điện áp ra ổn định ở mức +15V và -15V. Vì điện áp rơi trên 2 IC
tương đối lớn, nếu tải công suất lớn nên gắn thêm tản nhiệt cho 2 IC này.
Ổn áp đầu ra đối xứng dùng LM317 và LM337
Mạch ổn áp nguônđới xứngdùngIC LM317, LM337
Ổn áp 15V dòng đầu ra lớn 3A hoặc 6A
Không chỉ ổn áp ở mức điện áp đối xứng 15-0-15V, với cặp IC này điện áp ổn sáp có thể điều
chỉnh được bằng tăng giảm giá trị biến trở (5K), tương ứng với việc tăng giảm điện áp đầu ra
sau ổn áp từ 1.25V khoảng 24V.
8
Mạch
ổn áp từ 0V đến15V dòngtải 3A-6A DC
Danh sách linh kiện:
1. Điệntrở: R1,R2,R3 …2,2K
2. Biếntrở:VR1 … 3K
3. Tụ điện:C1,C2 …10uF; C3 … 0,1uF
4. Transistor: TR1 … 2N3055
5. IC: IC1 …uA78G
Một mạch ổn áp cho phép đầu ra chịu tải lớn nhờ kết hợp thêm các linh kiện bên ngoài, dòng
điện tải có thể đạt đến mức 6A. và giải điện áp điều chỉnh được từ 10V đến 15V.
Với dòngtải 3A bạn cần biếnápcó thông số: 16V, 3A
Với dòngtải 6A bạn cần biếnápcó thông số: 18V 6A, và cần sử dụng2 transistor2N3055
đấu song song.
Ổn áp với IC LT1083, LT1084
Nằm trong kích thước vỏ lớn (T3-5P) là một IC ổn áp tích hợp điều chỉnh được, đó là chiếc
IC LT1083. Khi có ngắn tản nhiệt đủ lớn bạn có thể nhận dược dòng đầu ra lên tới 7A và
khoảng điện áp điều chỉnh được từ 1,5 đến 30V, chất lượng điện áp sau điều chỉnh tốt hơn
các IC phổ thông thư họ LM78, khi thiết kế mạch bạn phải đảm bảo điện áp trên lệch giữa
đầu vào ra và đầu ra khoảng 1.5V đến 2V, khi khoảng chênh lệch càng lớn thì dòng ra cầng
nhỏ.
Cùng học với IC TL1083 còn có các IC khác như LT108, T1084, LT1085
9
Sơ đồ mạch ổnáp có điềuchỉnh (thayđổi giá trị R2) sử dụngIC LT1083Sơ đồ nguồnổnáp đối xứng
dùngIC LT1083
MẠCH ỔN ÁP RA 15V SỬ DỤNG LINH KIỆN IC
XUNG SỐ
Nếu là người mới bạn nên sử dụng IC ổn áp – hạ áp tuyến tính như LM78, LM79, LM317,
LM337, LM1084, LM1085… sẽ tốt hơn và an toàn hơn, tuy tổn hao phát nhiệt lớn nhưng
điện áp đầu ra sạch hơn, ít nhiễu và ồn ít hơn. Đặc biệt trong những mạch mà nhậy với nhiễu
thì không nên sử dung các IC ổn áp, hạ áp, tăng áp dạng xung số.
Mạch giảm áp DC LM2596
Là một IC hạ áp – ổn áp một chiều phổ biến, tổn hao năng lượng thấp, hiệu suất cao. Khi
hoạt động IC LM2596 có lắp tản nhiệt dòng điện đầu ra có thể đạt 3A. Nhờ cấu trúc mạch
tích hợp mà số lượng linh kiện bên ngoài tương đối ít, tuy nhiên nếu linh kiện và kỹ thuật
thiết kế mạch không tốt có thể gây nhiễu khi hoạt động, vì IC hoạt động trên nguyên tắc băm
xung (tần số băm 150Khz), nguồn xung nhiều này có thể thoát ra bên ngoài và ảnh hưởng đến
hoạt động của các linh kiện khác.
Mạchchỉnh lưu là gì?
Mạch chỉnh lưu là một mạch điện điện tử chứa các linh kiện điện tử có tác dụng
biến đổidòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Mạch chỉnh lưu
được dùng trong các bộ nguồn một chiều hoặc mạch tách sóng tín hiệu vô tuyến
trong các thiết bị vô tuyến. Trong mạch chỉnh lưu thường chứa các Điốt bán
dẫn để điều khiển dòng điện và các đèn chỉnh lưu thủy ngân hoặc các linh kiện
khác.
Các loại mạch chỉnh lưu:
-Mạch chỉnh lưu nửa sóng
Sơ đồ:
Một mạch chỉnh lưu nửa sóng chỉ một trong nửa chu kỳ dương hoặc âm
có thể dễ dàng đi ngang qua diode, trong khi nửa kia sẽ bị khóa, tùy thuộc vào
chiều lắp đặt của diode. Vì chỉ có một nửa chu kỳ được chỉnh lưu, nên mạch
10
chỉnh lưu nửa sóng có hiệu suất truyền công suất rất thấp. Mạch chỉnh lưu nửa
sóng có thể lắp bằng chỉ một đi ốt bán dẫn trong các mạch nguồn một pha.
-Chỉnh lưu toàn sóng
Sơ đồ
Mạch chỉnh lưu toàn sóng biến đổi cả hai thành phần cực tính của dạng
sóng đầu vào thành một chiều. Do đó nó có hiệu suất cao hơn. Tuy nhiên trong
mạch điện không có điểm giữa của biến áp người ta sẽ cần đến 4 diode thay vì
một như trong mạch chỉnh lưu nửa sóng. Điều này có nghĩa là đầu cực của điện
áp ra sẽ cần đến 2 diode để chỉnh lưu,
Bộ chỉnh lưu toàn sóng biến đổicả hai nửa chu kỳ thành một điện áp đầu
ra có một chiều duy nhất: dương (hoặc âm) vì nó chuyển hướng đi của dòng
điện của nửa chu kỳ âm (hoặc dương) của dạng sóng xoay chiều. Nửa còn lại sẽ
kết hợp với nửa kia thành một điện áp chỉnh lưu hoàn chỉnh.
Ứng dụng của mạch chỉnh lưu
Ứng dụng cơ bản nhất của mạch chỉnh lưu là trích xuất thành phần điện một
chiều hữu dụng từ nguồn xoay chiều. Thực ra hầu hết các ứng dụng điện tử sử
dụng nguồn điện một chiều, nhưng nguồn cung cấp lại là dòng điện xoay chiều.
Vì thế các mạch chỉnh lưu được sử dụng bên trong mạch cấp nguồn của hầu hết
các thiết bị điện tử.
Các mạch chỉnh lưu được ứng dụng trong mạch tách sóng các tín hiệu vô
tuyến điều biến biên độ:
- Tínhiệu có thể cần hoặc không cần khuếch đại trước khi tách sóng. Nếu tín
hiệu nhỏ quá, phải sử dụng các diode có điện áp rơi rất thấp. Trong trường hợp
này các tụ và điện trở tải phải lựa chọn cẩn thận cho phù hợp. Trị số tụ điện thấp
quá sẽ làm cho sóng cao tần lọt sang đầu ra. Chọn cao quá, nó có thể nạp đầy và
giữ nguyên điện áp đã được nạp
11
- Mạch biến đổiđiện một chiều từ điện áp này sang điện áp khác sẽ phức tạp
hơn. Một trong những phương pháp đổitừ điện một chiều ở điện áp này sang
điện một chiều ở điện áp khác là: đầu tiên chuyển từ một chiều thành xoay
chiều, sau đó đưa qua máy biến áp để thay đổiđiện áp, và cuốicùng là chỉnh
lưu lại thành điện một chiều
- Các mạch chỉnh lưu cũng được ứng dụng trong mạch tách sóng các tín hiệu vô
tuyến điều biến biên độ. Tín hiệu có thể cần hoặc không cần khuếch đại trước
khi tách sóng. Nếu tín hiệu nhỏ quá, phải sử dụng các diode có điện áp rơi rất
thấp. Trong trường hợp này các tụ và điện trở tải phải lựa chọn cẩn thận cho phù
hợp. Trị số tụ điện thấp quá sẽ làm cho sóng cao tần lọt sang đầu ra. Chọn cao
quá, nó có thể nạp đầy và giữ nguyên điện áp đã được nạp.
- Các mạch chỉnh lưu cũng được sử dụng để cấp điện có cực tính cho máy hàn
điện. Các mạch như thế này đôikhi thay thế các diode trong cầu chỉnh lưu bằng
các Thyristor. Các mạch này sẽ có điện áp ra phụ thuộc vào góc kích mồi.
Mạch khuếch đại công suất
Mạchkhuếch đại công suất là gì?
-Mạch khuyếch đại công suất : Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có công suất yếu vào, đầu ra
ta thu được tín hiệu có công suất mạnh hơn nhiều lần. Mạch khuyếch đại công suất là kết hợp
của hai mạch khuyếch đại điện áp và dòng điện.
Phân loại mạch khuếch đại
-Khuếch đại về điện áp : Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có biên độ nhỏ vào, đầu ra ta sẽ thu
được một tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.
-Mạch khuếch đại về dòng điện : Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có cường độ yếu vào, đầu
ra ta sẽ thu được một tín hiệu cho cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần.
-Mạch khuếch đại công xuất : Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có công xuất yếu vào , đầu ra
ta thu được tín hiệu có công xuất mạnh hơn nhiều lần, thực ra mạch khuếch đại công xuất là
kết hợp cả hai mạch khuếch đại điện áp và khuếch đại dòng điện làm một.
Các chế độ hoạt động của mạch khuyếch đại.
12
Các chế độ hoạt động của mạch khuếch đại là phụ thuộc vào chế độ phân cực cho
Transistor, tuỳ theo mục đích sử dụng mà mạch khuếch đại được phân cực để khuếch đại ở
chế độ A, chế độ B , chế độ AB hoặc chế độ C
a) Mạch khuếch đại ở chế độ A.
Là các mạch khuếch đại cần lấy ra tín hiệu hoàn toàn giốn với tín hiệu ngõ vào.
Mạch khuyếch đại chế độ A khuyếch đại cả hai bán chu kỳ tín hiệu ngõ vào
* Để Transistor hoạt động ở chế độ A, ta phải định thiên sao cho điện áp UCE ~ 60%
÷ 70% Vcc.
* Mạch khuyếch đại ở chế độ A được sử dụng trong các mạch trung gian như khuếch đại cao
tần, khuếch đại trung tần, tiền khuếch đại v v..
b) Mach khuếch đại ở chế độ B.
Mạch khuếch đại chế độ B là mạch chỉ khuếch đại một nửa chu kỳ của tín hiệu, nếu khuếch
đại bán kỳ dương ta dùng transistor NPN, nếu khuếch đại bán kỳ âm ta dùng transistor PNP,
mạch khuyếch đại ở chế độ B không có định thiên.
13
Mạch khuyếch đại ở chế độ B chỉ khuếch đại một bán chu kỳ của tín hiệu ngõ vào.
* Mạch khuếch đại chế độ B thường được sử dụng trong các mạch khuếch đại công xuất
đẩy kéo như công xuất âm tần, công xuất mành của Ti vi, trong các mạch công xuất đẩy kéo
, người ta dùng hai đèn NPN và PNP mắc nối tiếp , mỗi đèn sẽ khuếch đại một bán chu kỳ
của tín hiệu, hai đèn trong mạch khuếch đại đẩy kéo phải có các thông số kỹ thuật như nhau :
* Mạch khuếch đại công xuất kết hợp cả hai chế độ A và B .
Mạch khuếch đại công xuất Âmply có : Q1 khuếch đại ở
chế độ A, Q2 và Q3 khuếch đại ở chế độ B, Q2 khuếch đại
cho bán chu kỳ dương, Q3 khuếch đại cho bán chu kỳ âm.
14
c) Mạch khuếch đại ở chế độ AB.
Mạch khuếch đại ở chế độ AB là mạch tương tự khuếch đại ở chế độ B , nhưng có định thiện
sao cho điện áp UBE sấp sỉ 0,6 V, mạch cũng chỉ khuếch đại một nửa chu kỳ tín hiệu và khắc
phục hiện tượng méo giao điểm của mạch khuếch đại chế độ B, mạch này cũng được sử dụng
trong các mạch công xuất đẩy kéo .
d) Mạch khuếch đại ở chế độ C
Là mạch khuếch đại có điện áp UBE được phân cự ngược với mục đích chỉ lấy tín hiệu đầu
ra là một phần đỉnh của tín hiệu đầu vào, mạch này thường sử dụng trong các mạch tách tín
hiệu : Thí dụ mạch tách xung đồng bộ trong ti vi mầu.
Ứng dụng mạch khuyếch đại chế độ C trong
mạch tách xung đồng bộ Ti vi mầu.
Ứng dụng mạch khuếchđại công suất:
-Điện tử tiêu dùng: Bộ khuếch đại công suất âm thanh được sử dụng trong hầu hết các thiết
bị điện tử tiêu dùng, từ lò vi sóng, trình điều khiển tai nghe, TV, điện thoại di động và hệ thống
âm thanh tại rạp hát hoặc tại nhà.
-Công nghiệp: Bộ khuếch đại công suất loại chuyển mạch được sử dụng để điều khiển hầu hết
các hệ thống chấp hành công nghiệp như động cơ servo và động cơ DC.
-Truyền thông không dây: Bộ khuếch đại công suất cao rất quan trọng trong việc truyền tín
hiệu phát sóng di động hoặc FM tới người dùng. Mức công suất cao hơn có thể là do bộ khuếch
đại công suất làm tăng tốc độ truyền dữ liệu và khả năng sử dụng. Chúng cũng được sử dụng
trong các thiết bị thông tin vệ tinh.