SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  44
Télécharger pour lire hors ligne
CÂU LẠC BỘ CÁN BỘ TRẺ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Tháng 09/2013
---***---

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Bối cảnh và sự cần thiết xây dựng Đề án ..................................................................... 1
2. Chủ trương, văn bản chỉ đạo xây dựng Đề án ............................................................ 2
3. Mục tiêu, yêu cầu việc xây dựng đề án ........................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu, tiếp cận ............................................................................... 2
Phần I.THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG2
1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng ....................... 3
1.1. Đặc điểm vị trí địa lý .................................................................................................... 3
1.2. Tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................. 3
2. Thực trạng bộ máy chính quyền của thành phố Đà Nẵng hiện nay ......................... 3
2.1. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) .............................................. 3
2.1.1. Về tổ chức .......................................................................................................... 3
2.1.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND ................................... 3
2.2. Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân (UBND) .................................................. 4
2.2.1. Về cơ cấu tổ chức............................................................................................... 4
2.2.2 Về hoạt động của UBND các cấp ....................................................................... 4
2.2.3.Những vấn đề còn vướng mắc trong mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy
chính quyền các cấp hiện nay ...................................................................................... 5
Phần II.MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................. 6
1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý nhà nước của chính quyền đô thị ............................... 6
1.1. Phân loại và cấp quản lý đô thị hiện hành .................................................................... 6
1.2. Sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn .......................................................................... 6
1.3. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền đô thị .................................. 6
1.3.1. Chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ ........................................... 6
1.3.2. Chức năng tự quản của chính quyền đô thị ....................................................... 6
1.4. Đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước tại đô thị ........................................................... 7
1.5. Yêu cầu thực tiễn đặt ra cần nghiên cứu mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động đối với
chính quyền đô thị ................................................................................................................ 7
2. Mô hình tổ chức chính quyền tại một số đô thị trên thế giới và tại thành phố Đà
Nẵng qua các thời kỳ ......................................................................................................... 8
2.1. Khái quát một số mô hình chính quyền đô thị các nước .............................................. 8
2.2. Sơ lược chính quyền thành phố Đà Nẵng qua các thời kỳ lịch sử ................................ 9
3. Mục tiêu, yêu cầu và định hướng tổ chức mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà
Nẵng .................................................................................................................................. 10
3.1. Mục tiêu ...................................................................................................................... 10
3.2. Yêu cầu ....................................................................................................................... 10
3.3. Định hướng thiết kế mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng ..................... 10
3.3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng ............................ 10
3.3.2. Định hướng thiết kế mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng ............ 11
4. Mô hình tổ chức chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng ........................................ 11
4.1. Giai đoạn 1: ................................................................................................................ 11
4.1.1. Đối với HĐND thành phố ................................................................................ 13
ii
4.1.2. Đối với UBND thành phố ................................................................................ 16
4.1.3. Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các quận .................................. 18
4.1.4. Đối với UBND phường................................................................................ 20
4.1.5. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thành phố ................................................... 21
4.2. Giai đoạn 2 .................................................................................................................. 25
4.2.1. Về vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của chính quyền ................................. 26
4.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND thành phố và Thị trưởng, Phường trưởng26
4.2.3. Đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thành phố .......... 26

5. Đổi mới các mối quan hệ công tác trong mô hình chính quyền đô thị

27

5.1. Mối quan hệ giữa Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền đô thị cấp
thành phố ............................................................................................................................ 27
5.2. Mối quan hệ giữa UBND thành phố và Uỷ ban nhân dân các cấp ............................. 28
5.3. Mối quan hệ giữa UBND thành phố, UBND quận, huyện với cơ quan chuyên môn cùng
cấp ...................................................................................................................................... 28
5.4. Mối quan hệ giữa cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố với cơ quan chuyên
môn cấp quận, huyện và công chức phường, xã ................................................................ 28
6. Đổi mới về phương thức quản lý và nội dung phân cấp, uỷ quyền quản lý nhà nước
của chính quyền đô thị..................................................................................................... 29
6.1. Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quyết định hành chính . 29
6.2. Cơ chế huy động sự tham gia của nhân dân vào công tác quản lý của chính quyền đô thị
............................................................................................................................................ 29
6.3. Đổi mới cơ chế phân cấp, ủy quyền quản lý ............................................................... 29
6.4. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính - ngân sách ............................................................. 31
6.5. Xã hội hóa các dịch vụ công ....................................................................................... 33
6.6. Hình thành mô hình chính quyền điện tử (e-Gov) ...................................................... 33
7. Đánh giá hiệu quả của việc triển khai mô hình chính quyền đô thị đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước tại thành phố Đà Nẵng .............. 33
7.1. Về chính trị, pháp lý.................................................................................................... 33
7.2. Về phát triển kinh tế .................................................................................................... 34
7.3. Về xã hội và phục vụ dân cư đô thị ............................................................................ 34
7.4. Về tổ chức bộ máy của chính quyền thành phố .......................................................... 34
7.4. Về đội ngũ cán bộ, công chức ..................................................................................... 35
7.5. Về quan hệ quốc tế ...................................................................................................... 35
8. Những khác biệt của nội dung Đề án so với các văn bản pháp luật hiện hành ..... 35
Phần III.TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG, MẶT TRẬN,
ĐOÀN THỂ VÀ CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP TRONG MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ
THỊ .................................................................................................................................... 36
1. Tổ chức hoạt động của các tổ chức Đảng các cấp ..................................................... 36
1.1. Các cơ quan tham mưu của Thành ủy ........................................................................ 36
1.2. Tổ chức Đảng tại phường, xã ...................................................................................... 36
1.3. Tổ chức Đảng dưới phường, xã .................................................................................. 36
2. Tổ chức Mặt trận và các đoàn thể các cấp ................................................................ 37
3. Tổ chức các cơ quan tư pháp trên địa bàn thành phố.............................................. 37
Phần IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................................................................. 38
iii
1. Kế hoạch triển khai Đề án ........................................................................................... 38
2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 39
Phụ lục:

1. Công văn số 5463-CV/VPTW ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Văn phòng Trung
ương Đảng về việc chuẩn bị một số nội dung báo cáo Trung ương.
2. Công văn số 1453/VPCP-TCCV ngày 24 tháng 7 năm 2013 của Văn phòng Chính
phủ về việc thí điểm chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng.

iv
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh và sự cần thiết xây dựng Đề án
- Đà Nẵng là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, có vị trí chiến lược quan
trọng, là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, thành phố Đà Nẵng phải đối mặt với nhiều khó
khăn nảy sinh và áp lực phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư; quản lý
hệ thống hạ tầng và cải thiện môi trường đô thị; phát triển thị trường lao động, tài chính,
bất động sản, khoa học - công nghệ; cung ứng dịch vụ công đáp ứng nhu cầu đa dạng của
người dân, tổ chức, doanh nghiệp… Những hạn chế, bất cập của mô hình tổ chức và
hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay dẫn đến thực trạng không đáp ứng yêu
cầu quản lý nhà nước tại đô thị trong thời kỳ hội nhập.
- Tại thành phố Đà Nẵng, đã và đang có sẵn những tiền đề hết sức quan trọng
cho việc hình thành mô hình chính quyền đô thị. Tỷ lệ đô thị hóa cao, 87,16% (92%
vào năm 2020). Việc thí điểm không HĐND quận, huyện, phường từ 2009 đến nay,
hoạt động của chính quyền các cấp tại thành phố Đà Nẵng ổn định, thông suốt; quyền
làm chủ của người dân cơ bản vẫn được duy trì; người dân và cộng đồng doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố hài lòng với cách thức phục vụ của chính quyền 1 về
chất lượng dịch vụ công. Với việc ứng dụng tốt các phương thức quản lý mới, hiện
đại hơn, từ năm 2006-2012, thành phố Đà Nẵng luôn thuộc nhóm các địa phương dẫn
đầu và có chỉ số tốt về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh2; chỉ số sẵn sàng ứng dụng
CNTT3; chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh4; hiệu quả và chất lượng cải cách
hành chính so với toàn quốc. Nhiều mô hình mới, cách làm mới về quản lý đô thị
trong điều kiện của thành phố Đà Nẵng được đánh giá tốt, có hiệu quả quản lý trên
thực tế như: thực hiện tập trung, thống nhất tại cấp thành phố đối với các công tác
quản lý quy hoạch đất đai, xây dựng, tổ chức các ban đền bù giải tỏa và bố trí tái định
cư thành phố, cung ứng dịch vụ công về đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác cải cách hành chính, hình thành trung tâm hành chính tập trung, trung tậm
một cửa thành phố... Đây là những tiền đề chứng tỏ bước đi đúng hướng và sẵn sàng
cho việc hình thành phương pháp quản lý nhà nước theo mô hình đô thị, hiện đại.
- Việc xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị là quá
trình triển khai thực hiện Kết luận số 64-KL/TW (ngày 28/5/2013) Hội nghị lần thứ
Bảy của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới,
hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”: Nghiên cứu về tổ chức chính
quyền địa phương (có phân biệt tổ chức chính quyền đô thị và chính quyền nông
thôn); đồng thời thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Cán sự Đảng Chính phủ về
xây dựng và trình Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị trong năm 2013. Trong
bối cảnh Hiến pháp năm 1992 đang được nghiên cứu sửa đổi, việc xây dựng và thực
1

Tỷ lệ hài lòng do cơ quan, đơn vị tự khảo sát đều ở mức cao hàng năm, trên 80% đến 98%; tỷ lệ này được đối chứng
lại qua khảo sát độc lập của Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội thành phố trên một số lĩnh vực trọng điểm, dao
động từ 70% đến 95% khách hàng hài lòng qua từng năm khảo sát (xem chi tiết tại Phụ lục 5).
2
Dẫn đầu trong 3 năm liền 2008-2010.
3
Dẫn đầu 5 năm liên tiếp 2009-2013.
4
Xếp thứ 4 năm 2011; xếp thứ 2 năm 2012.
hiện Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị còn là cơ sở cho việc đề xuất sửa đổi,
bổ sung các quy định trong Hiến pháp về chính quyền địa phương.
Vì vậy, nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị thành phố
Đà Nẵng là yêu cầu bức xúc của thực tiễn, nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng, phát huy tính chủ động, sáng tạo,
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền đô thị. Mục tiêu chính là tạo động
lực phát triển nhanh kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị,
chất lượng phục vụ của chính quyền. Thông qua đó, đóng góp cơ sở thực tiễn cho quá
trình hoàn thiện mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương tại
nước ta.
2. Chủ trương, văn bản chỉ đạo xây dựng Đề án
2.1. Kết luận số 64-KL/TW (ngày 28/5/2013) Hội nghị lần thứ Bảy của Ban
Chấp hành Trung ương Khóa XI “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ
thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”.
2.2. Công văn số 5463-CV/VPTW ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Văn phòng
Trung ương Đảng về việc chuẩn bị một số nội dung báo cáo Trung ương (trong đó có
yêu cầu chuẩn bị báo cáo Đề án thí điểm chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng).
2.3. Công văn số 1453/VPCP-TCCV ngày 24 tháng 7 năm 2013 của Văn phòng
Chính phủ về việc thí điểm chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng.
3. Mục tiêu, yêu cầu việc xây dựng đề án
Mục tiêu trước hết và trên hết của việc xây dựng mô hình chính quyền đô thị thành
phố Đà Nẵng tạo động lực phát triển nhanh kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng
sống của dân cư đô thị, chất lượng phục vụ của chính quyền. Trong quá trình xây
dựng Đề án sẽ tập trung vào các yêu cầu về mặt nội dung cụ thể như sau:
3.1. Đánh giá thực trạng và xác định yêu cầu thực tiễn xây dựng mô hình chính
quyền đô thị thành phố Đà Nẵng.
3.2. Định hướng nội dung các vấn đề cơ bản về thiết kế mô hình chính quyền
đô thị thành phố Đà Nẵng.
3.3. Nghiên cứu đề xuất, kiến nghị các vấn đề đổi mới có liên quan đến chính
quyền đô thị: Chức năng, nhiệm vụ; phương thức quản lý; phân cấp, ủy quyền quản lý
hành chính tại đô thị giữa các cấp chính quyền.
3.4. Lộ trình, trách nhiệm cũng như các vấn đề liên quan đến việc triển khai
thực hiện Đề án.
4. Phương pháp nghiên cứu, tiếp cận
Đề án được xây dựng theo quan điểm từ thực tiễn đến lý luận và kết hợp đặc
điểm riêng, đặc thù của thành phố Đà Nẵng.
Phần I
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
2
1.1. Đặc điểm vị trí địa lý
1.2. Tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội
2. Thực trạng bộ máy chính quyền của thành phố Đà Nẵng hiện nay
2.1. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND)
2.1.1. Về tổ chức
Từ tháng 4/2009 thực hiện thí điểm thực hiện không tổ chức HĐND quận,
huyện, phường, thành phố Đà Nẵng chỉ tổ chức HĐND thành phố (50 đại biểu) và
HĐND 11 xã thuộc huyện Hòa Vang (315 đại biểu). HĐND thành phố có 3 Ban: Kinh
tế và ngân sách; Văn hoá - xã hội; Pháp chế. Các đại biểu HĐND thành phố được tổ
chức thành các Tổ đại biểu HĐND theo các quận, huyện. Giúp việc cho hoạt động
của Thường trực và các Ban HĐND thành phố có Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc
hội và HĐND thành phố. Một tổ chức như Phòng Xử lý nhanh thông tin đường dây
nóng5,Tổ tham mưu xử lý đơn6 cũng được thành lập.
2.1.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND
Qua 4 năm thực hiện các nhiệm vụ bổ sung được giao tại Nghị quyết số
725/2009/NQ-UBTVQH, công tác tổ chức bộ máy, hoạt động của chính quyền các
cấp tại thành phố Đà Nẵng ổn định; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý vẫn thông
suốt; việc bố trí, sắp xếp cán bộ sau khi thực hiện thí điểm được thực hiện kịp thời;
đảm bảo các chế độ thỏa đáng trong sắp xếp; các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
kế hoạch đầu tư, xây dựng, dự toán, quyết toán ngân sách được thống nhất trong điều
hành phân cấp. UBND các quận, huyện, phường vẫn hoạt động ổn định trong tình
hình mới, quyền làm chủ của người dân cơ bản vẫn được duy trì, HĐND các xã vẫn
hoạt động bình thường.
Việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND đã tạo được sự đồng thuận của
CBCCVC và các tầng lớp nhân dân thành phố. Kết quả rõ nét là ở việc giảm biên chế
và bộ máy trung gian, giảm một phần chi phí hành chính. Tính chủ động của bộ máy
chính quyền được nâng cao, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính
được chú trọng, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực vẫn tiếp tục duy trì tốt, kinh tế xã hội tại các địa phương tiếp tục phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững. Kết
quả điều tra xã hội học cho thấy, đại đa số người tham gia (84%) được hỏi cho rằng
đồng ý không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Điều này khá khách quan bởi lẽ
theo 68,8% ý kiến của người dân cho rằng việc thực hiện thí điểm không ảnh hưởng
đến việc đảm bảo quyền đại diện và quyền làm chủ của người dân vì đã có các kênh
giám sát khác. Có đến 60% ý kiến đánh giá việc công khai, minh bạch các chế độ,
chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp đến nhân dân khi thực hiện
thí điểm được “tăng cường hơn”, chỉ có số ít ý kiến được hỏi (6%) cho rằng việc công
khai, minh bạch này “ít hơn trước”. Theo kết quả khảo sát, đại đa số ý kiến được hỏi
đều đánh giá tích cực sự chuyển biến trong hoạt động của bộ máy chính quyền khi
5

Phòng xử lý thông tin đường dây nóng hoạt động liên tục 24/24. Từ tháng 4 năm 2012 đến nay, tiếp nhận xử lý ngay
tại hiện trường 1.133 thông tin. Kết quả thẩm tra, xác minh đều được chuyển cho các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm
quyền và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 1.071.010.000 đồng.
6
Giúp Thường trực HĐND thành phố giám sát việc giải quyết đơn của cơ quan có thẩm quyền tuân thủ pháp luật.

3
thực hiện không tổ chức HĐND ở cả ba tiêu chí gồm: Tính ổn định trong chỉ đạo,
điều hành của cơ quan hành chính; tính tinh gọn của bộ máy cơ quan hành chính; tính
thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành từ UBND thành
phố đến UBND phường, xã. Xem xét tỷ lệ đánh giá với từng tiêu chí, có thể thấy, tiêu
chí về “tính tinh gọn bộ máy cơ quan hành chính” được đánh giá là có sự chuyển biến
tích cực hơn đáng kể (80,6%).
Như vậy, mô hình không tổ chức HĐND quận, huyện, phường là phù hợp với
chính quyền địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhược điểm trong quá trình triển
khai thực hiện như không còn HĐND quận, huyện, phường, lẽ ra UBND được tổ chức
là cấp hành chính, là cánh tay nối dài của UBND thành phố và thực hiện ủy quyền của
cấp trên nhằm thực hiện công tác điều hành được linh hoạt hơn chứ không phải là cấp
ngân sách như hiện nay. Bên cạnh đó, hiện nay Trung ương quy định bổ sung nhiều
nhiệm vụ cho HĐND thành phố khi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận,
huyện, phường nhưng chưa có cơ chế và các quy định để cụ thể hóa làm cơ sở cho
việc thực hiện; trong khi đó lại không bổ sung số lượng đại biểu HĐND, không tăng
đại biểu chuyên trách.
2.2. Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân (UBND)
2.2.1. Về cơ cấu tổ chức
a) Tổ chức bộ máy UBND các cấp:
UBND các cấp được tổ chức theo đúng quy định của Luật Tổ chức HĐND và
UBND năm 2003 và Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ
quy định số lượng phó chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp.
b) Về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố:
Thực hiện theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP. Đồng thời, thí điểm kiện toàn hệ
thống Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành một cấp thành phố Đà Nẵng trong
quản lý và cung ứng dịch vụ công về đất đai.
c) Về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện:
Thực hiện Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ.
d) Việc bố trí các chức danh cán bộ, công chức phường, xã:
Tổ chức bộ máy tại phường, xã gồm các chức danh: cán bộ; công chức phường,
xã; những người hoạt động không chuyên trách. Số lượng cán bộ, công chức phường,
xã theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.
2.2.2 Về hoạt động của UBND các cấp
Quy chế làm việc của UBND thành phố quy định cụ thể các công việc thuộc
thẩm quyền quyết định của tập thể UBND thành phố, của chủ tịch, các phó chủ tịch
và từng ủy viên; mối quan hệ công tác giữa chủ tịch, các phó chủ tịch UBND thành
phố. UBND thành phố cũng quy định quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa các
sở, giữa thủ trưởng các sở, ban, ngành với chủ tịch UBND quận, huyện; quy định
trình tự, thủ tục giải quyết công việc của UBND thành phố. UBND các cấp ban hành
chương trình công tác hàng năm, phân công từng thành viên theo dõi, chỉ đạo đối với
từng đề án, chương trình.
Về xây dựng chính quyền và cải cách hành chính, đã thiết lập thể chế pháp lý
phù hợp, huy động được sức mạnh của toàn dân và cả hệ thống chính trị tạo cơ chế
4
năng động để thành phố phát triển nhanh. Chính quyền các cấp vững mạnh, đủ sức
bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành và chất lượng phục vụ nhân dân, tạo
được sự đồng thuận cao. Tiền đề về xây dựng một bộ máy hành chính chuyên nghiệp
và hiện đại cũng đã đạt nhiều kết quả bước đầu khá quan. Nhiều mô hình mới, cách
làm mới của thành phố Đà Nẵng trong quản lý đô thị được trung ương và các tỉnh,
thành cả nước đánh giá tốt, có hiệu quả quản lý trên thực tế như: thực hiện tập trung,
thống nhất tại cấp thành phố (không phân cấp cho các quận, huyện) đối với các công
tác quản lý quy hoạch đất đai, xây dựng, tổ chức các ban đền bù giải tỏa và bố trí tái
định cư thành phố, thí điểm mô hình văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp,
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính... Đây cũng đồng
thời là những ví dụ minh họa sinh động nhất của việc áp dụng phương pháp quản lý
nhà nước theo mô hình đô thị, hiện đại.
2.2.3. Những vấn đề còn vướng mắc trong mô hình tổ chức và hoạt động
của bộ máy chính quyền các cấp hiện nay
a) Sự đồng nhất giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn trong hệ
thống pháp luật Việt Nam:
Khung pháp lý hiện hành được quy định chung cho tất cả các cấp, rập khuôn,
cứng nhắc, không phân biệt được sự khác nhau trong tổ chức quyền lực và quản lý
hành chính nhà nước ở đô thị với nông thôn.
b) Những hạn chế của chế độ làm việc tập thể của UBND các cấp:
Cơ chế tập thể UBND và trách nhiệm của Chủ tịch UBND, của các thành viên
UBND chưa rõ ràng; cơ cấu thành viên UBND còn mang nặng tính hình thức và
không phát huy được vai trò. Trong khi đó, yêu cầu quản lý đô thị phải có cơ chế
quản lý nhanh nhạy, kịp thời, dứt khoát.
c) Vai trò của các cơ quan chuyên môn:
Mô hình tổ chức các cơ quan chuyên môn còn rập khuôn, chưa có mô hình
riêng cho đô thị. Quyết định cuối cùng về nhiều lĩnh vực quản lý chuyên ngành đều
do UBND thành phố, quận, huyện quyết định. Nhiều nội dung quản lý chuyên ngành
do phân cấp cho địa phương nên bị cắt khúc; không điều hòa được cả về kinh phí, con
người, nhất là chất lượng công việc, dẫn đến bộ máy công kềnh, hiệu lực, hiệu quả
chưa cao.
d) Quan hệ trung ương - địa phương vừa tập trung vừa phân tán; tạo cơ sở các
biểu hiện “quyền lực ngành” với cơ chế xin - cho, cục bộ địa phương. Nhiều việc
Trung ương không thể quản lý, phần lớn thuộc trách nhiệm của địa phương nhưng khi
địa phương đề nghị thực hiện thì Trung ương lại không cho phép do thiếu quy định,
tạo lúng túng, bó buộc, hạn chế quản lý và phát triển.
e) Phân cấp quản lý thiếu nhất quán, chưa đáp ứng được yêu cầu của xu thế
phát triển: Chính quyền trung ương còn điều hành, xử lý nhiều việc cụ thể của địa
phương làm giảm quyền chủ động sáng tạo của địa phương, không đáp ứng kịp thời
quyền lợi của dân, vừa hạn chế khả năng tự quản, vừa hạn chế hiệu lực và hiệu quả
quản lý tập trung của Nhà nước, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý ngân sách, đầu tư
phát triển, cơ chế huy động nguồn tài chính cho đầu tư phát triển, quản lý quy hoạch,
5
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị, tổ chức bộ máy các cơ quan nhà
nước, biên chế và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Phần II
MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý nhà nước của chính quyền đô thị
1.1. Phân loại và cấp quản lý đô thị hiện hành
Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại
IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận. Tiêu chí
phân loại trình độ phát triển đô thị Theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009.
1.2. Sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn
Những sự khác biệt trên nhiều lĩnh vực như đã phản ánh thực tế sinh động giữa
đô thị và nông thôn. Tập trung nhất là việc quản lý đô thị phải vì mục tiêu hiệu quả,
hiệu lực cao, phát huy quyền làm chủ của người dân. Đây là áp lực thường xuyên của
các cơ quan quản lý khi phải xử lý các vấn đề bức xúc cao ở đô thị như trong quan hệ
quốc tế; quan hệ đối nội; mật độ và mức sống dân cư đô thị; đáp ứng dịch vụ có chất
lượng cao; hạ tầng kỹ thuật; giao thông… Những áp lực này đặt ra yêu cầu phải quản
lý tập trung thông suốt, thống nhất. Vì thế mà mô hình chính quyền đô thị là thiết chế
khách quan cần thiết trong quá trình tổ chức quản lý và phát triển đô thị.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền đô thị
Chính quyền đô thị có 02 chức năng chủ yếu:
1.3.1. Chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ
- Xây dựng và quản lý chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất đai, tài nguyên, lao động… của địa phương;
- Tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước trên địa bàn;
- Kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách của công dân, tổ
chức trên địa bàn;
Chức năng này thực hiện dưới 02 hình thức: Phân cấp và ủy quyền:
+ Loại nhiệm vụ quản lý nhà nước theo phân cấp của Trung ương - địa phương,
là những nhiệm vụ được pháp luật quy định của chính quyền đô thị, được giao đủ
thẩm quyền đề thực hiện nhiệm vụ đã được phân cấp.
+ Loại nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền. Đây là những nhiệm vụ quản
lý nhà nước của cơ quan nhà nước Trung ương nhưng được ủy quyền cho chính
quyền đô thị thực hiện.
1.3.2. Chức năng tự quản của chính quyền đô thị
- Hướng dẫn và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để nhân dân thực hiện
nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nâng cao đời sống vật chất, văn
hóa, tinh thần;
- Chủ động xây dựng các chính sách riêng của đô thị để tập trung phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị;
6
- Tổ chức thực hiện và mở rộng xã hội hóa dịch vụ công để cung ứng các phúc
lợi công cộng như phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, công trình phúc lợi công cộng trên
địa bàn đô thị;
- Phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân địa phương trong việc năng
động, sáng tạo, chủ động huy động các nguồn lực, tự chủ mạnh hơn về tài chính, ngân
sách để xây dựng, phát triển trên mọi lĩnh vực ở địa phương (không do Trung ương
quản lý).
1.4. Đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước tại đô thị
- Mỗi đô thị dù lớn hay nhỏ đều chỉ là một đơn vị hành chính, lãnh thổ thống
nhất, các quận, huyện, phường, xã trong nội bộ một đô thị thực chất chỉ là các đơn vị
hành chính thuần túy, có tính quy ước để thực thi công việc quản lý hành chính;
- Tổ chức chính quyền đô thị phải bảo đảm tính thống nhất và liên thông trên
địa bàn về quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đất đai, nhà ở, an ninh
trật tự, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường…
- Yêu cầu cần phải có sự phân cấp, uỷ quyền giữa chính quyền trung ương và
chính quyền đô thị; bộ máy quản lý đô thị chuyên nghiệp, gọn nhẹ, trong sạch, vững
mạnh và minh bạch hơn; khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh; sự tham gia của
người dân, các tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức phi chính phủ vào quá trình quản
lý đô thị ngày càng lớn.
- Việc quản lý các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân ở đô
thị không lệ thuộc nhiều vào điều kiện sống, địa lý, lãnh thổ... Vai trò quản lý đô thị
của cấp hành chính quận, huyện chủ yếu tập trung vào công tác chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra việc thực thi pháp luật chính sách phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời
sống nhân dân trên địa bàn;
- Quản lý ở đô thị trong xu thế thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao nhu cầu phát
triển đô thị; có tính chuyên nghiệp, hiện đại trong quá trình tổ chức quản lý.
1.5. Yêu cầu thực tiễn đặt ra cần nghiên cứu mô hình tổ chức và cơ chế
hoạt động đối với chính quyền đô thị
1.5.1. Bất cập, hạn chế từ thực tiễn quản lý nhà nước, mô hình tổ chức bộ
máy và hoạt động của chính quyền địa phương trên địa bàn các đô thị hiện nay:
a) Sự đồng nhất giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn trong hệ
thống pháp luật Việt Nam: Theo các quy định pháp luật hiện hành, về cơ bản chưa
phân định về cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành giữa chính quyền đô thị và chính
quyền nông thôn tại Việt nam. Điều này, tạo ra một bộ máy chính quyền thiếu tính
linh hoạt, chủ động; cứng nhắc, không phân biệt được sự khác nhau trong tổ chức
quyền lực và quản lý hành chính nhà nước tại các đô thị lớn với mô hình chính quyền
của khu vực khác; thiếu tính thống nhất, thông suốt trong quản lý đô thị, hạn chế hiệu
quả hoạt động quản lý nhà nước. Mệnh lệnh quản lý từ chính quyền thành phố xuống
đến quận, huyện, phường, xã bị cắt khúc, triển khai chậm.
b) Với yêu cầu quản lý tập trung, khép kín đồng bộ trong công tác quản lý đô
thị nhưng hiện nay bị cắt khúc ra thành các cấp khác nhau. Bên cạnh đó, trách nhiệm
chưa rõ ràng giữa cấp dưới đối với cấp trên, đồng thời thiếu kiểm soát chặt chẽ giữa
cấp trên đối với cấp dưới. Điều này thể hiện trên một số nội dung sau:
7
+ Quan hệ của quan hệ giữa UBND và HĐND cùng cấp, giữa UBND cấp dưới
- cấp trên và với các bộ, ngành còn chồng chéo, trùng lặp, chưa hợp lý;
+ Chế độ làm việc tập thể của UBND đang bộc lộ những hạn chế nhất định,
không phát huy được vai trò , trách nhiệm cá nhân người đứng đầu tổ chức;
+ Việc kiểm tra, giám sát nặng về hình thức, làm thay nhưng lỏng lẻo của cấp
trên đã giảm đi tính năng động, sáng tạo vốn có của địa phương.
c) Vai trò chưa phù hợp và rõ nét của các cơ quan chuyên môn:
Mô hình tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại hai Nghị
định 13/2008/NĐ-CP và Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ thống nhất chung
trong cả nước đã tạo ra một hệ thống bộ máy chính quyền rập khuôn, chưa phân biệt
được sự khác nhau trong tổ chức quản lý hành chính nhà nước ở đô thị và nông thôn,
trong khi đặc điểm, tính chất và yêu cầu quản lý ở mỗi địa bàn khác nhau. Do đó, khi
áp dụng mô hình quản lý này, ở các đô thị lớn, trong đó có Đà Nẵng là chưa phù hợp
và hạn chế sự phát triển của đô thị.
Việc thành lập các Sở chuyên ngành vẫn tồn tại những hạn chế trong việc quản
lý chồng chéo, cắt khúc, thiếu tính phối hợp trong công tác quản lý các lĩnh vực xây
dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với các quy hoạch về phát triển
ngành, quy hoạch không gian đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Những bất cập của mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
hiện nay không đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước tại đô thị trong thời kỳ hội nhập và
tạo động lực để thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế - xã hội. Vì vậy,
việc nghiên cứu, đề xuất và hình thành mô hình chính quyền đô thị là xu hướng khách
quan trong việc quản lý nhà nước tại đô thị trong thời gian đến.
1.5.2. Việc xây dựng và thực hiện Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị
còn là cơ sở cho việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định trong Hiến pháp 1992 về
chính quyền địa phương và các quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân hiện hành. Nhiệm vụ này cũng gắn liền với tổng kết việc thực hiện thí
điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường trong thời gian qua.
2. Mô hình tổ chức chính quyền tại một số đô thị trên thế giới và tại thành
phố Đà Nẵng qua các thời kỳ
2.1. Khái quát một số mô hình chính quyền đô thị các nước
Từ nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị trên thế
giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Hệ thống cấu trúc thứ bậc chính quyền đô thị gồm chính quyền đô thị thành
phố và chính quyền cơ sở; có thể có chính quyền trung gian (huyện). Tuỳ theo việc
phân vùng hành chính của từng quốc gia, chính quyền đô thị có thể trực thuộc chính
quyền trung ương hoặc có thể trực thuộc chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương. Chính quyền đô thị tại các thành phố là cấp chính quyền hoàn chỉnh gồm cơ
quan đại diện nhân dân và cơ quan hành chính tại thành phố.
- Hầu hết các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố là quận. Việc tồn tại các
đơn vị huyện, xã chỉ tồn tại tạm thời, theo thời gian sẽ chuyển hoá thành quận, thị
trấn. Đồng thời, do trình độ dân trí cao và để tăng cường năng lực quản lý đô thị hiệu
quả nên hệ thống chính quyền đô thị tại các thành phố có xu hướng chuyển thành 02
8
cấp là chính quyền đô thị và chính quyền cơ sở, trong khi đó cấp phường không phải
là cấp hành chính mà chỉ có Ban đại diện để thực thi một số nhiệm vụ cụ thể của quản
lý hành chính theo cơ chế uỷ quyền.
- Tuỳ thuộc thể chế chính trị của mỗi quốc gia, cơ quan đại điện nhân dân của
chính quyền đô thị quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, phê
chuẩn ngân sách, có thể quyết định về tổ chức, nhân sự của bộ máy cơ quan hành
chính... Quyết định của cơ quan đại diện nhân dân được thể chế hoá bằng các nghị
quyết tại các kỳ họp.
- Cơ quan hành chính của chính quyền đô thị đều áp dụng chế độ thủ trưởng
hành chính với các chức danh thống đốc, tỉnh trưởng, thị trưởng; huyện trưởng, quận
trưởng; xã trưởng, trưởng thị trấn tương ứng với từng cấp hành chính. Người đứng
đầu cơ quan hành chính các cấp của chính quyền đô thị thường được bầu cử trực tiếp
theo hình thức phổ thông đầu phiếu; hoặc có thể được bầu cử thông qua cơ quan quyết
nghị cùng cấp hoặc có thể do người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên bổ nhiệm.
Người đứng đầu cơ quan hành chính được quyền bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp phó,
người đứng đầu các cơ quan chuyên môn trực thuộc để cơ quan đại diện nhân dân
hoặc chính quyền cấp trên quyết định. Người đứng đầu cơ quan hành chính có nhiệm
vụ tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của cơ quan đại diện nhân dân, đồng thời tổ
chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện luật pháp, chính sách của nhà nuớc và các quyết
định hành chính của các cơ quan hành chính cấp trên theo cơ chế phân cấp và uỷ
quyền. Mọi hoạt động của người đứng đầu cơ quan hành chính và bộ máy hành chính
giúp việc đều đặt dưới sự giám sát của cơ quan đại diện nhân dân. Mặt khác, người
đứng đầu cơ quan hành chính và bộ máy hành chính giúp việc còn chịu sự kiểm tra,
giám sát trực tiếp của cơ quan hành chính cấp trên.
2.2. Sơ lược chính quyền thành phố Đà Nẵng qua các thời kỳ lịch sử
Trong lịch sử hình thành và phát triển của chính quyền thành phố Đà Nẵng qua
các thời kỳ lịch sử, có nhiều ví dụ rất điển hình về tổ chức chính quyền đô thị như:
- Về mô hình tổ chức chính quyền đô thị 2 cấp: Trong giai đoạn 1945-1954:
theo Sắc lệnh số 77 ngày 21/11/1945 của Hồ Chủ tịch: ở thành phố trực thuộc Trung
ương, chỉ tồn tại 2 cấp là cấp thành phố và cấp khu phố. Cấp thành phố có HĐND và
UB hành chính, cấp khu phố chỉ có UB Hành chính. (được ghi nhận trong Hiến pháp
1946 và kéo dài đến 1959)
- Về thực hiện chế độ thủ trưởng cơ quan hành chính thành phố (Đốc lý,
Thị trưởng):
+ Giai đoạn 1888-1901: chính quyền Đà Nẵng áp dụng quy chế thị xã, tương tự
như các thành phố ở Pháp. Đứng đầu thành phố là một Đốc lý do Toàn quyền Đông
Dương bổ nhiệm. Về đại diện nhân dân, có Hội đồng Thị xã gồm một Chủ tịch và 6
Nghị viên.
+ Trong giai đoạn 1946 - 1954 (theo mô hình cai trị của thực dân Pháp): Tòa
Đốc lý đã được đổi thành Tòa Thị chính, đứng đầu thành phố là Thị trưởng người
Việt.

9
3. Mục tiêu, yêu cầu và định hướng tổ chức mô hình chính quyền đô thị
thành phố Đà Nẵng
3.1. Mục tiêu
- Xây dựng mô hình quản lý hiệu quả để tạo động lực phát triển nhanh kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị, chất lượng phục vụ của chính
quyền tại thành phố Đà Nẵng.
- Tạo luận cứ xác lập căn cứ thực tiễn, đề xuất phương án khả thi, đóng góp vào
quá trình thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị và để hoàn thiện pháp luật liên
quan đến tổ chức chính quyền địa phương nói chung và hệ thống chính quyền đô thị
nói riêng trong hệ thống tổ chức nhà nước của nước ta.
3.2. Yêu cầu
- Việc xây dựng Đề án phải bảo tính khoa học, khách quan; lịch sử; pháp lý,
tính phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phù hợp các quan điểm của văn kiện Đại hội XI của Đảng, đồng bộ với nội
dung sửa đổi Hiến pháp 1992; bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu
lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; giữ vững
ổn định chính trị, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong thời kỳ mới.
- Gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức; xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền
hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.
- Đòi hỏi sự tham gia trách nhiệm, nghiêm túc cả hệ thống chính trị, của các
cấp, các ngành thuộc thành phố và các địa phương; cũng như sự tập trung đầu tư về
thời gian, kinh phí cho quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn chỉnh Đề án để báo
cáo cấp có thẩm quyền.
- Phải được sự đồng thuận cao của nhân dân, có khả năng tự chủ ngân sách cao, có
khả năng quản lý điều hành của các cấp chính quyền hiệu quả và cấp trên có cơ chế rõ
ràng để tạo điều kiện pháp lý trong hoạt động.
- Quá trình triển khai phải có bước đi phù hợp, không nóng vội, chủ quan, duy ý
chí và chuẩn bị nghiêm túc để không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ thường xuyên của
chính quyền các cấp hiện nay, không tạo nên tâm lý gây trì trệ trong hoạt động của bộ
máy hành chính nhà nước.
3.3. Định hướng thiết kế mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng
3.3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm
2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1866/QĐTTg ngày
08/6/2010 đã định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô
thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm
dịch vụ, cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hoá
trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong
những trung tâm y tế, văn hoá - thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ cao của
miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu
10
vực miền Trung và của cả nước. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 4.500
- 5.000 USD; dân số khoảng 1,38 triệu người, trong đó, dân số thành thị chiếm
khoảng 92%. Đà Nẵng phấn đấu trở thành một thành phố có môi trường đô thị văn
minh và giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao, làm
giàu bằng kinh tế tri thức; một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình;
một thành phố hấp dẫn và đáng sống.
3.3.2. Định hướng thiết kế mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng
- Chính quyền đô thị là cấp chính quyền hoàn chỉnh; có cơ quan đại diện nhân
dân và cơ quan hành chính; có tư cách pháp nhân; có ngân sách riêng; cơ cấu tổ chức
bộ máy và nhân sự để triển khai thực hiện nhiệm vụ; tự quản tự chủ thực hiện các nội
dung theo phân cấp của chính quyền trung ương (tên gọi cụ thể sẽ được phân tích, đề
cập tại các mục sau).
- Cơ quan hành chính tại các đơn vị hành chính trung gian được thành lập theo
nhu cầu, trình độ quản lý, tính chất của từng loại đơn vị hành chính. Bộ máy hành
chính các cấp trung gian này được thực hiện theo nguyên tắc phân cấp, uỷ quyền nên
được tổ chức gọn nhẹ, có chức năng chủ yếu là tổ chức triển khai thực hiện công tác
quản lý hành chính theo quy định của pháp luật và của cấp trên tại địa bàn.
- Tại các cấp hành chính không có HĐND, vai trò giám sát của HĐND được
thay thế bằng hoạt động giám sát của đại biểu HĐND theo địa bàn; tăng cường các
hình thức dân chủ trực tiếp, tự quản, bảo đảm cho nhân dân có thể tham gia rộng rãi
vào quá trình quản lý đô thị.
- Người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trung gian được người đứng đầu cơ
quan hành chính cấp trên trực tiếp bổ nhiệm trên cơ sở nhân sự do cấp uỷ có thẩm
quyền quản lý cán bộ đồng ý.
- Các cơ quan chuyên môn được tổ chức theo hướng quản lý tập trung, thống
nhất, thông suốt; quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bộ máy tinh gọn và hợp lý; tăng
cường tính chuyên nghiệp, giải quyết nhanh công việc của người dân, tổ chức; cải tiến
phương thức quản lý; định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, đơn vị về kết quả hoạt động. Căn cứ điều kiện cụ thể, tiêu chí và quy
định khung của Chính phủ, địa phương có thể lập (hoặc không lập) cơ quan, tổ chức
đặc thù sau khi được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. Rà soát, điều chỉnh, khắc
phục những chồng chéo, không rõ về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND thành phố, giữa UBND quận, huyện với các sở, ngành.
- Phân định rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính
các cấp trong chính quyền đô thị. Việc phân cấp cho chính quyền cấp dưới quản lý
các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, kinh tế, văn hoá, xã hội, phúc lợi công
cộng… chỉ có ý nghĩa tương đối, tập trung vào việc kiểm tra giám sát là chính.
4. Mô hình tổ chức chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng
4.1. Giai đoạn 1 (Từ khi Trung ương cho phép thành phố Đà Nẵng được
thí điểm):
Hiện nay, chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng là chính quyền 2 cấp (có đầy đủ
HĐND và UBND) gồm cấp thành phố và cấp xã (11 xã thuộc huyện Hòa Vang). Riêng
quận, huyện, phường thực hiện không tổ chức HĐND, đồng thời UBND quận, huyện,
11
phường có sự điều chỉnh về mặt vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức
bộ máy và phương thức hoạt động.
Trong giai đoạn đầu tiên khi thực hiện mô hình chính quyền dô thị, UBND các
quận, huyện sẽ được tổ chức lại thành Văn phòng đại diện UBND thành phố tại khu
vực (Trong giai đoạn này, phạm vi đại diện có thể bố trí theo địa giới hành chính của 7
quận, huyện như hiện nay). Riêng UBND huyện Hoàng Sa vẫn tiếp tục được tổ chức như
hiện nay nhằm phối hợp chặt chẽ với việc cơ quan chuyên môn thành phố chuyên trách
về công tác biển và hải đảo để tiếp tục duy trì công tác đấu tranh, bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ.
UBND phường sẽ là cơ quan đại diện của UBND thành phố tại phường (thực hiện
cơ chế thủ trưởng hành chính), được UBND thành phố ủy quyền để thực hiện chức năng
quản lý hành chính - lãnh thổ trên địa bàn và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên
môn thành phố khác.
UBND xã là cơ quan chấp hành của HĐND xã, đồng thời là cơ quan hành chính
thực hiện chức năng quản lý hành chính, lãnh thổ trên địa bàn xã.
Mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng trong điều kiện tình hình
hiện nay (bước đang thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường) như sau:

HĐND
THÀNH PHỐ

UBND THÀNH PHỐ

Văn phòng đại diện UBND
thành phố tại khu vực

HĐND XÃ

Ghi chú:

UBND XÃ

Bầu ra

UBND PHƯỜNG
(Cơ chế thủ trưởng)

Bổ nhiệm
(phê duyệt kết quả bầu)

Tuy vậy, trên cơ sở những tiền đề “chín muồi” về xây dựng chính quyền đô thị ở
Đà Nẵng, tốc độ đô thị hóa cao (khoảng 90%), và đặc biệt là 11 xã của thành phố đã
đáp ứng cơ bản các tiêu chuẩn của đô thị, thành phố kính đề xuất Trung ương cho
phép chuyển đổi các xã thành phường hoặc cho phép 11 xã này được thực hiện như
12
cơ cấu tổ chức của phường hiện nay nhằm đảm bảo tính chất quản lý đô thị thuần
nhất, tránh tình trạng chính quyền đô thị lại bao gồm nông thôn và tổ chức nhiệm vụ
quản lý đô thị trên địa bàn nông thôn.
Như vậy, mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng là chính quyền một
cấp (chỉ có HĐND thành phố và UBND thành phố). Tại các khu vực thuộc thành phố,
tổ chức các Văn phòng đại diện UBND thành phố. Tại các phường thì tiếp tục tổ chức
UBND phường là cơ quan hành chính đại diện của UBND thành phố trên địa bàn dân
cư lãnh thổ. Đây là mô hình trọng tâm thành phố hướng đến trong giai đoạn này để
phục vụ công tác quản lý đô thị của thành phố.
Mô hình tổ chức chính quyền thành phố cụ thể như sau:
HĐND
THÀNH PHỐ

UBND THÀNH PHỐ

Văn phòng đại diện UBND
thành phố tại khu vực
(Quy mô theo quận hiện nay)

UBND PHƯỜNG
(Cơ chế thủ trưởng)

Ghi chú:

Bầu ra

Bổ nhiệm

4.1.1. Đối với HĐND thành phố
- Về vị trí, vai trò: là cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và
nguyện vọng của nhân dân thành phố, hoạt động theo quy định của pháp luật mang
tính chất tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trước nhân dân thành phố và cơ quan nhà
nước cấp trên.
- Về chức năng, nhiệm vụ:
+ Về chức năng: Với vai trò là cơ quan đại diện cho nhân dân thành phố,
HĐND thực hiện hai chức năng chính đó là:
_ Chức năng quyết nghị những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát
triển kinh tế xã hội của thành phố, những vấn đề quan trọng, tác động trực tiếp đến
người dân trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ đô thị và quy định pháp luật;
_ Chức năng giám sát việc thực hiện Nghị quyết và hoạt động của các cơ
quan hành chính trên địa bàn thành phố.
13
+ Nhiệm vụ chính của HĐND thành phố bên cạnh 41 nhiệm vụ hiện hành theo
quy định tại Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và bổ sung khi triển khai thí
điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, HĐND thành phố cần được bổ
sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn nhằm phát huy tính tự quản tại địa phương
như:
_ Chủ động huy động và tổ chức các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực,
khoa học công nghệ) để phát triển kinh tế xã hội thành phố;
_ Được ban hành một số chính sách, văn bản quy phạm nhằm điều chỉnh
những vấn đề mới hoặc riêng có của thành phố để thực hiện chức năng, nhiệm vụ;
- Về cơ cấu tổ chức:
+ Để triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ phù hợp với mô hình chính
quyền đô thị, HĐND thành phố gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực
và 4 Ban gồm có: Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa – Xã hội, Ban Pháp chế,
Ban Đô thị (Ban mới được thành lập thêm).
Việc thành lập Ban Đô thị nhằm xác định rõ hơn bộ máy và thẩm quyền cơ
quan giúp HĐND thành phố thực hiện các chức năng quyết định vá giám sát các vấn
đề liên quan đến quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị; bảo đảm sự thống nhất, hài
hòa và hiệu quả bền vững trong việc ban hành và thực thi các chính sách tự quản, tự
chủ về quản lý đô thị của chính quyền thành phố. Ban Đô thị có nhiệm vụ dự thảo
nghị quyết, báo cáo, đề án do Hội đồng nhân dân phân công; giám sát hoạt động của
UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về
lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị.
+ Các đại biểu HĐND thành phố được củng cố theo hướng thực quyền và có
tính chuyên nghiệp cao. Hạn chế số đại biểu trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt hạn
chế cơ cấu đại biểu đang công tác trong bộ máy hành chính cấp thành phố (để tránh
tình trạng vừa thực thi, vừa giám sát).
+ Số lượng đại biểu HĐND thành phố được tăng cho phù hợp với cơ cấu tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ và điều kiện không tổ chức HĐND ở quận, huyện,
phường, xã. Có thể đề xuất chọn 01 trong 2 phương pháp xác định số lượng đại biểu
HĐND thành phố trong mô hình mới như sau:
Phương pháp 1: Số lượng đại biểu HĐND thành phố được quy định theo
pháp luật hiện hành (50 đại biểu), bên cạnh đó, trên cơ sở không tổ chức HĐND quận,
huyện, phường, xã, đề xuất tăng số lượng đại biểu HĐND thành phố tương ứng với
địa bàn mỗi khu vực quận, huyện là 1-2 đại biểu, riêng huyện Hòa Vang (không quá 3
đại biểu), tăng thêm 10 - 15 đại biểu thuộc Ban Quản lý đô thị. Với cách tính này, số
lượng đại biểu HĐND thành phố sẽ là từ 70 đến 80 đại biểu (không vượt quá 85 đại
biểu theo quy định của Trung ương, đồng thời đảm bảo số lượng hợp lý để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của HĐND thành phố).
Phương pháp 2: Số lượng đại biểu HĐND thành phố được tính trên cơ sở số
dân, tương ứng với tỉ lệ 12.000 - 15.000 người dân/đại biểu. Như vậy, với quy mô dân
14
số thành phố hiện nay thì HĐND thành phố sẽ có từ 65-80 đại biểu. Như vậy, thành
phố sẽ từ 70 - 80 đại biểu HĐND thành phố.
Cả 2 phương án đều tương đối thống nhất ở kết quả xác định số lượng đại biểu
HĐND thành phố đồng thời đều đặt ra yêu cầu tăng hợp lý số đại biểu hoạt động
chuyên trách, thường xuyên từ 8 đại biểu như hiện nay (gồm 2 Thường trực và 6 lãnh
đạo của 3 Ban) lên ít nhất là 1/3 tổng số đại biểu HĐND thành phố. Như vậy, dự kiến
sẽ có tổng cộng vào khoảng từ 23 - 26 đại biểu HĐND thành phố chuyên trách (chiếm
hơn 1/3 tổng số đại biểu). Cơ cấu đại biểu HĐND chuyên trách được phân bổ hợp lý
tại Thường trực HĐND, các Ban và các Tổ đại biểu HĐND thành phố tại các khu
vực.
Bên cạnh đó nghiên cứu triển khai việc tách Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc
hội và HĐND thành phố hiện nay thành hai cơ quan độc lập là Văn phòng Đoàn đại
biểu Quốc hội và Văn phòng HĐND thành phố nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động
của Văn phòng HĐND thành phố.
Mô hình tổ chức HĐND thành phố cụ thể như sau:
Thường trực HĐND thành phố:
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(UV THƯỜNG TRỰC)

Văn phòng
Đoàn ĐBQH
và HĐND TP

Ban Kinh tế Ngân sách

Ban Pháp chế

Ban Văn hóa
- Xã hội

Ban Đô thị

Tổ đại biểu
(theo khu vực)

- Về phương thức hoạt động:
Số kỳ họp của HĐND thành phố trong mô hình mới được đề xuất tăng lên lên
cho phù hợp với thực tiễn thành phố;
Thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND thành phố bầu
định kỳ mỗi năm một lần hoặc có thể đột xuất trong những trường hợp cần thiết.
Xây dựng cơ chế phát huy các các kênh giám sát, đánh giá từ cử tri, nhân dân,
doanh nghiệp, các phương tiện báo chí, truyền thông và các cơ quan, tổ chức thuộc
Mặt trận Tổ quốc thành phố và hướng đến việc thể chế hóa các quy định về việc xác
minh, tổng hợp và công khai kết quả giải quyết các thông tin này đối với nhân dân
thành phố.
15
* Như vậy, với việc xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
cũng như phương thức hoạt động của HĐND thành phố trong mô hình chính
quyền đô thị, có thể thấy:
- HĐND thành phố được xác định rõ hơn vị trí là cơ quan đại diện của nhân
dân thành phố
- Nhiệm vụ của HĐND thành phố được bổ sung tăng cường để phù hợp với
tính chất tự chủ của chính quyền đô thị thành phố. Trên cơ sở đó đề xuất Trung ương
phân cấp thêm một số quyền hạn để đảm bảo thực hiện tốt hơn quyền tự chủ của địa
phương nhằm phát triển kinh tế-xã hội đô thị, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người
dân, có thể chủ động huy động các nguồn lực phục vụ cho phát triển thành phố.
- Cơ cấu tổ chức của HĐND thành phố được tăng cường cả về lượng và chất
đủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nhưng vẫn đảm bảo tính tinh gọn, phù hợp hơn
với mô hình chính quyền đô thị.
- Việc tiếp nhận ý kiến của cử tri sẽ được trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền
thay vì phải qua nhiều cấp trung gian như trước đây.
- Bên cạnh đó, phương thức giám sát được đổi mới thông qua việc việc nâng
cao số lượng và chất lượng các kỳ họp HĐND, ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông cùng với việc phát huy sự tham gia của người dân, báo chí và các tổ
chức xã hội thông qua việc khảo sát các ý kiến đánh giá các Chỉ số cơ bản của thành
phố.
Có thể nói, với việc xác định rõ nội dung giám sát, đổi mới phương thức giám
sát, xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong thực hiện giám sát, vai
trò đại diện và giám sát của HĐND thành phố sẽ được tăng cường hiệu quả hơn so
với mô hình hiện tại. Hay nói cách khác, tiếng nói của cử tri thành phố sẽ được đến
trực tiếp và nhanh chóng với chính quyền thành phố hơn và việc giải trình trách
nhiệm sẽ được yêu cầu cao hơn. Đồng thời, những quyền lợi cơ bản và thiết thực nhất
đối với người dân cũng sẽ có điều kiện được đáp ứng đầy đủ.
4.1.2. Đối với UBND thành phố:
+ Về vị trí, vai trò: UBND thành phố do HĐND thành phố bầu là cơ quan
chấp hành của HĐND thành phố. Đồng thời là cơ quan hành chính của thành phố,
chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Chính phủ và sự giám sát của HĐND thành
phố.
+ Về chức năng: bao gồm 2 chức năng chính là:
_ Chức năng chấp hành: cụ thể hóa các nhiệm vụ được HĐND thành phố giao
tại các Nghị quyết và các nhiệm vụ do Trung ương giao tại các văn bản quy phạm
pháp luật;
_ Chức năng hành chính: UBND thành phố thực hiện chức năng quản lí nhà
nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố theo
quy định của pháp luật. Tổ chức cung ứng các dịch vụ công có chất lượng đáp ứng
nhu cầu, lợi ích của nhân dân trên địa bàn thành phố thuộc thâm quyền, trách nhiệm
và theo quy định của pháp luật.
+ Về nhiệm vụ
16
Trên cơ sở các nhiệm vụ hiện hành theo quy định tại Luật Tổ chức HĐND và
UBND năm 2003 và bổ sung khi triển khai thí điểm không tổ chức HĐND quận,
huyện, phường (gồm 85 nhiệm vụ được trình bày chi tiết tại Phụ lục 17), nhiệm vụ
của UBND thành phố được xác định rõ lại; một số nội dung ủy quyền cho các cơ quan
chuyên môn để tự chịu trách nhiệm quản lý chuyên ngành; đồng thời bổ sung thêm
một số nhiệm vụ, quyền hạn nhằm phát huy tính tự quản chính quyền địa phương.
Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu, phân định rõ các nội dung bắt buộc phải
đưa ra bàn và quyết định tập thể của UBND thành phố, những nội dung còn lại được
quy định thuộc nhiệm vụ của Chủ tịch UBND thành phố, nhằm tăng cường vai trò của
người đứng đầu cơ quan hành chính thành phố.
+ Về tổ chức và phương thức hoạt động
UBND thành phố, đứng đầu là Chủ tịch UBND thành phố do HĐND thành
phố bầu ra (kết quả bầu cử do Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn). Ngoài ra, UBND
thành phố gồm có Phó Chủ tịch và Ủy viên do HĐND thành phố bầu trên cơ sở đề
nghị của Chủ tịch UBND thành phố. Các Phó Chủ tịch được Chủ tịch phân công thực
hiện quản lý một số lĩnh vực tương ứng với việc phân chia các nhóm cơ quan chuyên
môn thành phố như đô thị, kinh tế, văn hóa xã hội… (được trình bày chi tiết tại phần
tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thành phố).
Cơ cấu tổ chức UBND thành phố có thể lựa chọn 1 trong hai mô hình sau:
Mô hình 1: UBND thành phố gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thư
ký.
Mô hình 2: UBND thành phố gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên là
người đứng đầu một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố (như hiện nay).
Trên cơ sở nguyên tắc thiết kế UBND thành phố phù hợp với chính quyền
đô thị, đề xuất nên chọn mô hình 1:
Chủ tịch

…………

Phó Chủ tịch

Phó Chủ tịch

Phó Chủ tịch

Phó Chủ tịch

Ủy viên thư ký

Lí do lựa chọn:
- Khắc phục những hạn chế về vai trò thực quyền của các Ủy viên UBND là thủ
trưởng cơ quan chuyên ngành trong tham gia hoạt động điều hành của UBND thành
phố. Hiện nay, Chánh Văn phòng cũng chỉ là thủ trưởng cơ quan chuyên môn giúp
việc, không thể điều hành hoạt động của các sở, ban, ngành; do vậy, mọi công việc
của các ngành đều tập trung cho Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố.
- Ủy viên thư ký trong mô hình mới có vai trò điều hòa, tổng hợp hoạt động
giữa Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND thành phố (không còn Ủy viên UBND thành
17
phố hoạt động kiêm nhiệm); được Chủ tịch UBND thành phố ủy quyền một số thẩm
quyền về truyền đạt các ý kiến kết luận của lãnh đạo UBND thành phố; điều hành chỉ
đạo công tác phối hợp với các cơ quan chuyên môn và các địa phương. Được ủy
quyền xử lí các vấn đề thường trực, thay mặt UBND thành phố công bố các quyết
định của UBND. Đồng thời, chỉ đạo trực tiếp các Thư ký phục vụ Chủ tịch và các Phó
Chủ tịch một cách hiệu quả.
Về việc cơ cấu chức danh Ủy viên thư ký, có thể lựa chọn một trong 2 phương
án như sau:
Ủy viên thư ký đồng thời là Chánh Văn
phòng UBND thành phố
- Ưu điểm: giữ nguyên tính ổn định như mô
hình hiện tại, nhiệm vụ của Ủy viên thư ký
có nhiều nội dung phù hợp với vị trí, vai trò
của CVP;
- Khó khăn: gây áp lực và yêu cầu rất cao
đối với chức danh CVP. Không tách biệt rõ
giữa vai trò thành viên Ủy viên UBND và
vai trò người đứng đầu cơ quan hành chính,
tổng hợp giúp việc cho UBND. Khi đưa vào
sử dụng Trung tâm hành chính, nhiệm vụ
của Văn phòng về việc quản trị, hành chính
đối với tòa nhà sẽ là rất lớn. Bên cạnh đó,
Chánh Văn phòng về cũng có vị trí, vai trò
tương đương như người đứng đầu như Thủ
trưởng các cơ quan chuyên môn khác, nên
việc thay mặt UBND thành phố điều phối
hoạt động chung của các cơ quan chuyên
môn theo yêu cầu quản lý đặt ra.

Cơ cấu riêng một Ủy viên thư ký thuộc
UBND thành phố
Ủy viên thư ký UBND TP có vị trí pháp lý,
thảm quyền đầy đủ hơn so với Giám đốc sở,
ngành.
Ủy viên thư ký sẽ có thẩm quyền điều phối
hoạt động giữa các cơ quan chuyên môn và
Văn phòng UBND thành phố nhằm đáp ứng
được yêu cầu công việc đề ra từ thực tiễn
quản lý.
Tăng nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy viên Thư
ký cũng có nghĩa giảm thẩm quyền của
Chánh Văn phòng UBND thành phố để tránh
trùng lắp về chức năng nhiệm vụ. Chánh Văn
phòng sẽ tập trung vào công tác hành chính quản trị, phục vụ công tác lãnh đạo, điều
hành của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND
thành phố, khắc phục tình trạng nút thắt cổ
chai về thông tin chỉ đạo điều hành.

4.1.3. Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các khu vực
- Về vị trí, vai trò
Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các khu vực (riêng UBND huyện
Hoàng Sa do đặc điểm biển đảo nên tiếp tục được tổ chức như hiện nay) là cơ quan
đại diện của UBND thành phố trên địa bàn, có con dấu, tài khoản riêng. Văn phòng
đại diện UBND thành phố tại khu vực không còn vai trò của một cơ quan quản lý nhà
nước toàn diện về hành chính, lãnh thổ trên địa bàn như mô hình UBND quận, huyện
hiện nay, với chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Về chức năng, nhiệm vụ
Trên cơ sở so sánh tính trùng lắp về nhiệm vụ giữa ba cấp chính quyền trong
mô hình cũ, nhiệm vụ của Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các khu vực được
xác định lại nhằm loại bỏ tính chồng chéo, đảm bảo hiệu quả thực chất của công tác
quản lý hành chính lãnh thổ và phát huy vai trò quản lý toàn diện, xuyên suốt của
chính quyền đô thị.

18
Với vị trí, vai trò mới, Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các khu vực
sẽ không thực hiện các nhiệm vụ của UBND quận, huyện trong mô hình cũ do được
chuyển một phần cho các cơ quan chuyên môn thành phố để đảm bảo tính chất xuyên
suốt, thống nhất về ngành, lĩnh vực trên toàn địa bàn thành phố (tập trung vào những
lĩnh vực hiện nay đang phải chia cắt thẩm quyền quản lý theo ngành và lãnh thổ: đất
đai, quy hoạch xây dựng, đầu tư, giải tỏa, bồi thường, hạ tầng kỹ thuật, y tế, giáo
dục…), đồng thời một phần được chuyển sang phường xã thực hiện.
Nhiệm vụ của các Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các khu vực chủ
yếu là thực hiện các thẩm quyền về công tác hành chính, quản trị và đại diện giám sát
của UBND thành phố đối với hoạt động của các chi nhánh các cơ quan chuyên môn
thành phố và các phường được tổ chức tại khu vực mình phụ trách (phù hợp với
phương án bố trí địa điểm làm việc của chi nhánh các cơ quan chuyên môn thành phố
tập trung tại Trung tâm hành chính quận, huyện hiện nay nhằm tối ưu hóa về mặt
quản trị hành chính, tiết kiệm chi phí hành chính).
- Về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động
Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các khu vực hoạt động theo cơ chế
thủ trưởng hành chính, đứng đầu là Giám đốc Văn phòng đại diện do Chủ tịch UBND
thành phố bổ nhiệm, ngoài ra còn có các Phó Giám đốc do Giám đốc Văn phòng đại
diện đề xuất Chủ tịch UBND thành phố bổ nhiệm. Giám đốc Văn phòng đại diện
UBND thành phố tại các khu vực có bộ phận tham mưu, giúp việc do Chủ tịch UBND
thành phố quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế công chức trên
cơ sở đề nghị của Giám đốc Văn phòng đại diện.
Một số phòng chuyên môn thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành của
UBND quận, huyện trong mô hình cũ hiện nay sẽ chuyển sang trực thuộc các cơ quan
chuyên môn thành phố hoặc mô hình chi nhánh của các cơ quan chuyên môn thành
phố tại khu vực để đảm bảo tính quản lý chuyên ngành thống nhất, xuyên suốt, không
bị cắt khúc trên địa bàn thành phố. Tùy theo tính chất quản lý chuyên ngành, có thể
thiết kế chi nhánh tại khu vực cho phù hợp và đảm bảo hiệu quả quản lý (Không nhất
thiết thành phố có cơ quan chuyên môn nào thì khu vực sẽ có chi nhánh tương ứng).
Như vậy, trong giai đoạn này: các cơ quan chuyên môn giúp việc của Giám đốc
Văn phòng đại diện của UBND thành phố tại khu vực sẽ bao gồm: Văn phòng, một số
phòng chuyên môn mang tính chất quản lý tổng hợp như (tài chính, kế hoạch, nội vụ,
thanh tra, tư pháp) và các công chức chuyên môn trực tuyến theo dõi ngành, lĩnh vực.
Các phòng chuyên môn mang tính chất tổng hợp vẫn giữ mối quan hệ chặt chẽ về mặt
chuyên môn nghiệp vụ đối với các cơ quan chuyên môn quản lý tổng hợp thành phố.

19
- Mô hình tổ chức Văn phòng đại diện của UBND thành phố tại khu vực:

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

Bộ phận hành chính và
các công chức theo dõi
chuyên ngành trực tuyến

Các phòng chuyên môn tổng
hợp: Tài chính - Kế hoạch, Nội vụ,
Tư pháp, Thanh tra

4.1.4. Đối với UBND phường
- Về vị trí, vai trò:
UBND phường là cơ quan hành chính đại diện của UBND thành phố tại
phường, có con dấu, tài khoản riêng, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý hành
chính nhà nước được phân cấp, ủy quyền trên địa bàn phường. UBND phường chỉ là
một cấp hành chính, không phải là cấp chính quyền, cấp quy hoạch và cấp ngân sách.
- Về chức năng, nhiệm vụ
Nhiệm vụ của UBND phường trong mô hình chính quyền đô thị tập trung vào
việc bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, quản lý dân cư, công tác hộ tịch, tư pháp và một
số nội dung quản lý nhà nước khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND thành phố
trên địa bàn lãnh thổ.
Cũng tương tự như phần trình bày về chức năng, nhiệm vụ của các Văn phòng
đại diện UBND thành phố tại các khu vực, một số nhiệm vụ của UBND phường sẽ
được chuyển sang cơ quan chuyên môn quản lý chuyên ngành của thành phố, đồng
thời tiếp nhận một số nhiệm vụ khác từ UBND quận, huyện trong mô hình cũ chuyển
sang. Mục tiêu xác định lại chức năng, nhiệm vụ nhằm loại bỏ tính chồng chéo, đảm
bảo hiệu quả thực chất của công tác quản lý hành chính lãnh thổ và phát huy vai trò
quản lý toàn diện, xuyên suốt của chính quyền đô thị.
- Về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động
+ UBND phường được hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính, đứng
đầu là Chủ tịch UBND phường do Chủ tịch UBND thành phố bổ nhiệm, ngoài ra còn
có các Phó Chủ tịch do Chủ tịch UBND phường đề xuất Chủ tịch UBND thành phố
bổ nhiệm.
+ Chủ tịch UBND phường có phận tham mưu, giúp việc do Chủ tịch UBND
thành phố quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế công chức trên
cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND phường.
20
- Mô hình tổ chức của UBND phường như sau:
Chủ tịch UBND
phường

Phó Chủ tịch

Phó Chủ tịch

- Bộ phận dịch vụ hành chính công
- Công chức chuyên môn nghiệp vụ quản lý
chuyên ngành
- Công chức giúp việc, phục vụ khác

4.1.5. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thành phố
Các cơ quan chuyên môn thành phố (các sở, ngành) trong mô hình chính quyền
đô thị được UBND thành phố ủy quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo
ngành, lĩnh vực, tức là chuyển từ chức năng tham mưu sang chức năng quản lý, chịu
trách nhiệm trước pháp luật và UBND thành phố về ngành, lĩnh vực phụ trách. Mục
tiêu của việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn (quản lý theo chiều dọc) là nhằm
đảm bảo tính quản lý tập trung, thống nhất, thông suốt trên toàn địa bàn thành phố;
quản lý đa ngành, đa lĩnh vực hướng đến từng nhóm nhiệm vụ (nhà, đất, giao thông, y
tế, giáo dục...), nhóm khách hàng (người dân, doanh nghiệp, tổ chức…).
Nguyên tắc này tránh tình trạng thực hiện những nhiệm vụ trùng lắp mà thiếu
tính phối hợp chặt chẽ giữa cấp trên và cấp dưới. Bên cạnh đó, tăng cường tính
chuyên nghiệp, giải quyết nhanh chóng, chính xác và chất lượng hơn các công việc
đối người dân, doanh nghiệp, tổ chức, không bị cắt khúc về địa bàn lãnh thổ, định rõ
nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về kết quả
quản lý nhà nước trong lĩnh vực, ngành phụ trách, hợp lý hóa công tác quản lý; giảm
áp lực quản lý lên UBND thành phố và cắt khúc do quan hệ không thống nhất, chặt
chẽ theo cách quản lý theo địa bàn quận, huyện trung gian.
Đồng thời, các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND thành phố được sắp xếp,
tổ chức lại về mặt chức năng, nhiệm vụ để phù hợp hơn trên cơ sở rà soát, phân nhóm
các chức năng của cơ quan chuyên môn hiện nay (kết hợp với phân nhóm theo đối
tượng khách hàng phục vụ là công dân, tổ chức hay doanh nghiệp…) thành các nhóm
chính như sau:

21
+ Văn phòng UBND thành phố: thực hiện chức năng giúp việc hành chính,
tổng hợp của UBND thành phố (phù hợp với điều kiện vận hành Tòa nhà Trung tâm
hành chính thành phố);
+ Nhóm cơ quan chuyên môn quản lý tổng hợp: thực hiện chức năng của các
Sở hiện nay gồm: Kế hoạch, Thanh tra, Tài chính, Nội vụ, Tư pháp, Ngoại vụ;
+ Nhóm cơ quan quản lý chuyên ngành về đô thị, thực hiện chức năng của các
Sở hiện nay gồm: Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Giao thông vận tải, Công nghệ
thông tin;
+ Nhóm cơ quan quản lý chuyên ngành về các vấn đề xã hội, thực hiện chức
năng của các Sở hiện nay gồm: Y tế, Giáo dục, Lao động, Thương binh và Xã hội,
Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ;
+ Nhóm cơ quan quản lý chuyên ngành kinh tế: thực hiện chức năng của các
Sở hiện nay gồm: Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Đầu tư - Kinh doanh, Công
Thương, Công nghiệp công nghệ cao, Du lịch…
Việc phân nhóm các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao là để xác
định các đầu mối quản lý thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố và các
Phó Chủ tịch, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan này, khắc phục tình
trạng chồng chéo, không rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các Sở.
- Bên cạnh việc phân nhóm các chức năng như trên, với đặc thù của thành phố
khi đưa vào sử dụng Trung tâm hành chính tập trung thành phố (tất cả các sở, ngành
được bố trí vào chung một địa điểm), việc thiết kế cơ cấu tổ chức các cơ quan, chuyên
môn cấp thành phố sẽ có sự điều chỉnh theo hướng như sau:
- Văn phòng UBND thành phố với chức năng hành chính - quản trị cho toàn
bộ tòa nhà trung tâm hành chính thành phố (bao gồm tất cả các cơ quan, chuyên môn
khác) sẽ thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ về hành chính nội bộ của các sở khác.
- Các sở lúc này chủ yếu sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức
thực thi các chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực, ngành mình phụ trách. Đồng thời
tách chức năng cung ứng dịch vụ công để thành lập Trung tâm dịch vụ công thành
phố: nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp trong thực hiện các chức năng giải quyết
thủ tục hành chính của các sở, ngành trên địa bàn thành phố (cung ứng dịch vụ hành
chính công) và cung ứng các dịch vụ công ích khác trên địa bàn thành phố. Đồng thời,
thực hiện chức năng khảo sát và đề xuất các giải pháp tăng cường sự hài lòng khách
hàng đối với chất lượng dịch vụ công của thành phố.
Bên cạnh đó, để phù hợp với đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước tại đô thị
trong thời kỳ mới, nghiên cứu thành lập thêm một số tổ chức như Thanh tra đô thị, Sở
ứng phó tình trạng khẩn cấp (thiên tai, hỏa hoạn, sự cố tràn dầu, biến đổi khí hậu, sự
cố công nghệ thông tin…)… Đồng thờ, đề xuất Trung ương phân cấp thành phố quản
lý một số công việc mà địa phương quản lý tốt hơn như: quản lý hộ khẩu, trật tự đô
thị, phòng cháy chữa cháy… Việc phân cấp như trên sẽ phù hợp với chức năng tự
quản đô thị, tăng cường hơn nữa năng lực thực hiện một số nhiệm vụ quản lý phục vụ
cho mục tiêu ổn định và phát triển đô thị của thành phố.
Đối với các cơ quan Trung ương thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà
nước trên địa bàn như Cục thuế, Hải quan, Kho bạc nhà nước, Bảo hiểm, Công an,
22
Quân sự... cũng được điều chỉnh theo cấp hành chính tương ứng. Tuy nhiên, để nâng
cao vai trò và hiệu quả trong việc phối hợp quản lý nhà nước trên địa bàn giữa chính
quyền đô thị thành phố Đà Nẵng và các cơ quan Trung ương cũng cần tổ chức nghiên
cứu đổi mới nội dung và cơ chế phối hợp (đề án nghiên cứu riêng).
Mô hình tổ chức các cơ quan chuyên môn thành phố như sau:
UBND THÀNH PHỐ

Các cơ quan
chuyên môn
đặc thù của
chính quyền
đô thị

Trung tâm
dịch vụ hành
chính công
thành phố

Văn phòng UBND
thành phố

Văn phòng đại diện
của UBND thành phố
tại khu vực

Chi nhánh
Trung tâm dịch
vụ hành chính
công tại các khu
vực

Bộ phận
hành
chính tổng
hợp và
công chức
chuyên
môn

Các sở

Nhóm cơ
quan tổng
hợp: Thanh
tra; Kế hoạch;
Tài chính; Nội
vụ; Tư pháp,
Ngoại vụ

Các phòng
chuyên môn
tổng hợp
(Tài chính Kế hoạch,
Nội vụ,
Thanh tra, Tư
pháp)

Nhóm cơ
quan quản lý
chuyên
ngành: Quản
lý đô thị
(TNMT,
GTVT, XD,
CNTT), Quản
lý xã hội (Y tế,
GD, VHTT,
KHCN,
LĐTBXH) ,
Quản lý Kinh
tế (Công
Thương, Đầu
tư, Du lịch…)

Chi nhánh một số
cơ quan quản lý
chuyên ngành tại
khu vực

: chỉ đạo, điều hành trực tiếp
: hướng dẫn về về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành
: Phối hợp quản lý chuyên ngành và lãnh thổ

23
Sơ đồ về tổ chức các cơ quan trong mô hình chính quyền đô thị
UBND THÀNH PHỐ

Các cơ quan
quản lý theo
ngành dọc
TƯ đóng
trên địa bàn
TP

Trung tâm
dịch vụ hành
chính công
thành phố

Văn phòng UBND
thành phố

Văn phòng đại diện
của UBND thành phố
tại khu vực

Các cơ quan
quản lý ngành
dọc

Chi nhánh các
Trung tâm dịch
vụ hành chính
công tại các khu
vực

Bộ phận
hành
chính tổng
hợp và
công chức
chuyên
môn

Các sở

Nhóm cơ
quan tổng
hợp: Thanh
tra; Kế hoạch;
Tài chính; Nội
vụ; Tư pháp,
Ngoại vụ

Các phòng
chuyên môn
tổng hợp
(Tài chính Kế hoạch,
Nội vụ,
Thanh tra, Tư
pháp)

Nhóm cơ
quan quản lý
chuyên
ngành: Quản
lý đô thị
(TNMT,
GTVT, XD,
CNTT), Quản
lý xã hội (Y tế,
GD, VHTT,
KHCN,
LĐTBXH) ,
Quản lý Kinh
tế (Công
Thương, Đầu
tư, Du lịch…)

Chi nhánh một số cơ
quan quản lý chuyên
ngành tại khu vực

UBND
phường

- Bộ phận dịch vụ hành chính công
- Công chức chuyên môn nghiệp vụ
quản lý chuyên ngành
- Công chức giúp việc, phục vụ khác

: chỉ đạo, điều hành trực tiếp
: hướng dẫn về về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành
: Phối hợp quản lý chuyên ngành và lãnh thổ

24
* Phân tích ưu điểm của mô hình:
Thứ nhất, xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm cụ thể về quản lý nhà nước;
giảm tình trạng nhiều áp lực đầu việc tập trung cho UBND thành phố, từ đó giảm bớt
số lượng hội họp, xử lý công việc không cần thiết. Để thực hiện các nhiệm vụ được
ủy quyền, các cơ quan chuyên môn thành phố sẽ phải tăng cường tính chuyên nghiệp,
cách thức tổ chức công việc và chịu trách nhiệm cao hơn trong xử lí các công việc.
Đồng thời, ủy quyền sẽ đơn giản một bước về mặt quy trình giải quyết công việc (cụ
thể là rút ngắn bước trình ký đối với UBND thành phố hoặc Chủ tịch UBND thông
qua Văn phòng UBND thành phố). Từ đó, sẽ rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết các
thủ tục hành chính, điều hành công việc của các sở, ngành đối với tổ chức, công dân.
Thứ hai, việc tăng cường quản lý thống nhất thành phố theo chiều dọc, không
bị chia cắt theo chiều ngang (quận, huyện, phường, xã) sẽ đáp ứng được yêu cầu
thuận lợi liên thông cho cộng đồng dân cư khi có thể mở rộng việc lựa chọn các dịch
vụ công không còn hạn chế bởi ranh giới hành chính lãnh thổ cư trú như giáo dục, y
tế... Đồng thời tạo cơ sở để xây dựng một chính sách phát triển đồng bộ về các ngành
trên địa bàn thành phố và không bị cắt khúc tại các quận, huyện, phường, xã. Việc
tăng cường quản lý theo chiều dọc sẽ góp phần sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy quản
lý.
Thứ ba, tăng cường tính quản lý chuyên chuyên ngành thông suốt trên toàn địa
bàn thành phố như trình bày ở trên sẽ góp phần giảm sự trùng lắp nhiệm vụ giữa các
cấp. Mỗi công việc sẽ do một cấp cơ quan thực hiện và chịu trách nhiệm chính, khắc
phục được tình trạng một công việc phải qua nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau như
hiện nay. Đặc biệt, số lượng nhiệm vụ của quận, huyện, phường xã được tinh gọn hợp
lý, đảm bảo yêu cầu về mặt hành chính lãnh thổ (chuyển một số chức năng quản lý
chuyên ngành sang các cơ quan chuyên môn thành phố như đã trình bày). Đấy chính
là cơ sở quan trọng để thực hiện tinh gọn bộ máy và số lượng biên chế để thực hiện
các nhiệm vụ quản lý nhà nước các cấp. Từ đó, việc giải quyết công việc đối với nhân
dân sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trực tiếp, giảm tầng nấc, rút ngắn đáng
kể thời gian đi lại và chờ đợi giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời xác định rõ cơ
chế trách nhiệm và cơ sở nâng cao chất lượng phục vụ công dân, tổ chức, doanh
nghiệp của các cơ quan, đơn vị. Do đó, lợi ích về mặt cắt giảm chi phí xã hội là rất
lớn, và chính người dân và doanh nghiệp sẽ là đối tượng thụ hưởng được những lợi
ích thiết thực từ việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị.
4.2. Giai đoạn 2 (đây là mô hình hướng tới của thành phố trong tương lai
sau khi mô hình chính quyền đô thị trong giai đoạn 1 vận hành thông suốt)

25
HĐND
THÀNH PHỐ

THỊ TRƯỞNG

TRƯỞNG PHƯỜNG

Kiểm soát lẫn nhau

Bổ nhiệm

4.2.1. Về vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của chính quyền
Tổ chức và hoạt động của HĐND thành phố cơ bản vẫn giống như trong giai
đoạn trước. Về các cơ quan hành chính, sẽ không tổ chức thành UBND như trong giai
đoạn trước mà chuyển sang cơ chế Thị trưởng, tức là chuyển từ chế độ lãnh đạo tập
thể của UBND sang chế độ lãnh đạo và chịu trách nhiệm cá nhân của Thị trưởng (cơ
chế thủ trưởng hành chính). Thị trưởng do cử tri thành phố bầu trực tiếp (và được Thủ
tướng phê chuẩn), chịu trách nhiệm cá nhân trước người dân thành phố và cơ quan
hành chính cấp trên hoặc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm trực tiếp, chịu trách
nhiệm cá nhân trước người dân thành phố và trước Thủ tướng Chính phủ. Đối với các
phường (lúc này quá trình đô thị hóa của thành phố đã phát triển mạnh và các xã của
thành phố dự kiến đã đầy đủ các tiêu chuẩn để công nhận thành phường): thực hiện cơ
chế Phường trưởng do Thị trưởng trực tiếp bổ nhiệm.
4.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND thành phố và Thị trưởng,
Phường trưởng
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố về cơ bản như trong giai đoạn 1.
Về nhiệm vụ và quyền hạn của Thị trưởng: bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND thành phố và Chủ tịch UBND thành phố trong giai đoạn 1. Quyền lực cá
nhân của Thị trưởng rõ nét hơn trong điều hành nhưng có cơ chế kiểm soát của
HĐND thành phố trong việc hoạch định những chính sách lớn, phê duyệt ngân sách,
bổ nhiệm các chức vụ quan trọng. Đối với Phường trưởng: thực hiện một số chức
năng, nhiệm vụ hành chính, tư pháp hộ tịch, dân cư, phúc lợi cộng đồng, cung ứng
dịch vụ hành chính công và giám sát nhà nước tại địa bàn.
4.2.3. Đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thành
phố
Trên cơ sở hoàn thiện về mặt chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn
thành phố trong giai đoạn 1 sẽ được tổ chức lại thành cơ quan chuyên môn trực thuộc
Thị trưởng. Tập trung nghiên cứu làm rõ và tổ chức lại các cơ quan chuyên môn theo
3 nhóm chức năng như sau:
26
THỊ TRƯỞNG

.
Nhóm cơ quan
hoạch định và
giám sát thực
thi chính sách

Trung tâm
Dịch vụ công
thành phố

Văn phòng
Thị trưởng

Chi nhánh Trung tâm DVC
các khu vực

Nhóm cơ quan quản
lý nhà nước trên các
ngành, lĩnh vực

Chi nhánh các cơ quan
chuyên môn tại các khu
vực

PHƯỜNG TRƯỞNG

Ghi chú:
Chỉ đạo, điều hành trực
tiếp

Hướng dẫn, chuyên môn nghiệp
vụ theo ngành

5. Đổi mới các mối quan hệ công tác trong mô hình chính quyền đô thị
Chính quyền đô thị phải xử lý các mối quan hệ giữa địa phương với Trung
ương, giữa UBND thành phố với Văn phòng đại diện, UBND phường, giữa cơ quan
chuyên môn với Chủ tịch UBND cùng cấp và mối quan hệ ngành, lĩnh vực theo chiều
dọc. Mặt khác, sự khác biệt của cơ chế phân cấp, ủy quyền trong công tác quản lý
hành chính nhà nước; sự đổi mới trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo điều hành và đổi
mới phương thức quản lý… dẫn đến nội dung, tính chất, mức độ các mối quan hệ sẽ
khác trước.
5.1. Mối quan hệ giữa Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và chính
quyền đô thị cấp thành phố
Chính phủ cần phân cấp, uỷ quyền mạnh hơn trên một số lĩnh vực để thành phố
chủ động đẩy mạnh sự phát triển, như thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật, thẩm quyền trong lĩnh vực tài chính công, trong thu chi ngân sách, vay nợ, trong
việc quyết định các kế hoạch, dự án đầu tư phát triển… Mối quan hệ điều tiết giữa
UBND thành phố và Chính phủ vẫn giữ nguyên tắc: Những vấn đề mang tính chiến
27
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9

Contenu connexe

Tendances

Đề tài: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại Xã Iakrel, Đức Cơ, Gia...
Đề tài: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại Xã Iakrel, Đức Cơ, Gia...Đề tài: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại Xã Iakrel, Đức Cơ, Gia...
Đề tài: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại Xã Iakrel, Đức Cơ, Gia...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Tendances (20)

Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đLuận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOT
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệpLuận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
 
Luận văn: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường, HOT
Luận văn: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường, HOTLuận văn: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường, HOT
Luận văn: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, HAYLuận văn: Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, HAY
 
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan, HOT
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan, HOTĐề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan, HOT
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan, HOT
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cán bộ UBND huyện Thủy Nguyên, 9đ
Đề tài: Nâng cao năng lực cán bộ UBND huyện Thủy Nguyên, 9đĐề tài: Nâng cao năng lực cán bộ UBND huyện Thủy Nguyên, 9đ
Đề tài: Nâng cao năng lực cán bộ UBND huyện Thủy Nguyên, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOTLuận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có côngLuận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
 
Luận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
Luận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trườngLuận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
Luận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại tỉnh Viêng Chăn
Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại tỉnh Viêng ChănNăng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại tỉnh Viêng Chăn
Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại tỉnh Viêng Chăn
 
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam ĐịnhLuận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
 
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOTLuận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
Luận văn: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, HOT
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOTLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
 
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại Xã Iakrel, Đức Cơ, Gia...
Đề tài: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại Xã Iakrel, Đức Cơ, Gia...Đề tài: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại Xã Iakrel, Đức Cơ, Gia...
Đề tài: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại Xã Iakrel, Đức Cơ, Gia...
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệpLuận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
 

Similaire à Tom tat de an cqdt 20.9 rev final 24.9

đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...nataliej4
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt namBui Tuan ANh
 
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đấtĐề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...NguyenQuang195
 
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Trần Đức Anh
 
Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...
Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...
Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngĐề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bao cao thuong_nien_201_datrinhky
Bao cao thuong_nien_201_datrinhkyBao cao thuong_nien_201_datrinhky
Bao cao thuong_nien_201_datrinhkyhinsume
 

Similaire à Tom tat de an cqdt 20.9 rev final 24.9 (20)

Ngô Thị Thúy An.doc
Ngô Thị Thúy An.docNgô Thị Thúy An.doc
Ngô Thị Thúy An.doc
 
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...
 
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
 
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đấtĐề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
 
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
 
Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...
Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...
Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...
 
bai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttxbai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttx
 
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
La0058
La0058La0058
La0058
 
Đề tài biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty TNHH, HAY
Đề tài  biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty TNHH, HAYĐề tài  biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty TNHH, HAY
Đề tài biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty TNHH, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
 
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngĐề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
 
Bao cao thuong_nien_201_datrinhky
Bao cao thuong_nien_201_datrinhkyBao cao thuong_nien_201_datrinhky
Bao cao thuong_nien_201_datrinhky
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 

Tom tat de an cqdt 20.9 rev final 24.9

  • 1. CÂU LẠC BỘ CÁN BỘ TRẺ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Tháng 09/2013 ---***--- TÓM TẮT ĐỀ ÁN CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ
  • 2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Bối cảnh và sự cần thiết xây dựng Đề án ..................................................................... 1 2. Chủ trương, văn bản chỉ đạo xây dựng Đề án ............................................................ 2 3. Mục tiêu, yêu cầu việc xây dựng đề án ........................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu, tiếp cận ............................................................................... 2 Phần I.THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG2 1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng ....................... 3 1.1. Đặc điểm vị trí địa lý .................................................................................................... 3 1.2. Tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................. 3 2. Thực trạng bộ máy chính quyền của thành phố Đà Nẵng hiện nay ......................... 3 2.1. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) .............................................. 3 2.1.1. Về tổ chức .......................................................................................................... 3 2.1.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND ................................... 3 2.2. Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân (UBND) .................................................. 4 2.2.1. Về cơ cấu tổ chức............................................................................................... 4 2.2.2 Về hoạt động của UBND các cấp ....................................................................... 4 2.2.3.Những vấn đề còn vướng mắc trong mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp hiện nay ...................................................................................... 5 Phần II.MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................. 6 1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý nhà nước của chính quyền đô thị ............................... 6 1.1. Phân loại và cấp quản lý đô thị hiện hành .................................................................... 6 1.2. Sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn .......................................................................... 6 1.3. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền đô thị .................................. 6 1.3.1. Chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ ........................................... 6 1.3.2. Chức năng tự quản của chính quyền đô thị ....................................................... 6 1.4. Đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước tại đô thị ........................................................... 7 1.5. Yêu cầu thực tiễn đặt ra cần nghiên cứu mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động đối với chính quyền đô thị ................................................................................................................ 7 2. Mô hình tổ chức chính quyền tại một số đô thị trên thế giới và tại thành phố Đà Nẵng qua các thời kỳ ......................................................................................................... 8 2.1. Khái quát một số mô hình chính quyền đô thị các nước .............................................. 8 2.2. Sơ lược chính quyền thành phố Đà Nẵng qua các thời kỳ lịch sử ................................ 9 3. Mục tiêu, yêu cầu và định hướng tổ chức mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng .................................................................................................................................. 10 3.1. Mục tiêu ...................................................................................................................... 10 3.2. Yêu cầu ....................................................................................................................... 10 3.3. Định hướng thiết kế mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng ..................... 10 3.3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng ............................ 10 3.3.2. Định hướng thiết kế mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng ............ 11 4. Mô hình tổ chức chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng ........................................ 11 4.1. Giai đoạn 1: ................................................................................................................ 11 4.1.1. Đối với HĐND thành phố ................................................................................ 13 ii
  • 3. 4.1.2. Đối với UBND thành phố ................................................................................ 16 4.1.3. Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các quận .................................. 18 4.1.4. Đối với UBND phường................................................................................ 20 4.1.5. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thành phố ................................................... 21 4.2. Giai đoạn 2 .................................................................................................................. 25 4.2.1. Về vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của chính quyền ................................. 26 4.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND thành phố và Thị trưởng, Phường trưởng26 4.2.3. Đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thành phố .......... 26 5. Đổi mới các mối quan hệ công tác trong mô hình chính quyền đô thị 27 5.1. Mối quan hệ giữa Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền đô thị cấp thành phố ............................................................................................................................ 27 5.2. Mối quan hệ giữa UBND thành phố và Uỷ ban nhân dân các cấp ............................. 28 5.3. Mối quan hệ giữa UBND thành phố, UBND quận, huyện với cơ quan chuyên môn cùng cấp ...................................................................................................................................... 28 5.4. Mối quan hệ giữa cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố với cơ quan chuyên môn cấp quận, huyện và công chức phường, xã ................................................................ 28 6. Đổi mới về phương thức quản lý và nội dung phân cấp, uỷ quyền quản lý nhà nước của chính quyền đô thị..................................................................................................... 29 6.1. Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quyết định hành chính . 29 6.2. Cơ chế huy động sự tham gia của nhân dân vào công tác quản lý của chính quyền đô thị ............................................................................................................................................ 29 6.3. Đổi mới cơ chế phân cấp, ủy quyền quản lý ............................................................... 29 6.4. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính - ngân sách ............................................................. 31 6.5. Xã hội hóa các dịch vụ công ....................................................................................... 33 6.6. Hình thành mô hình chính quyền điện tử (e-Gov) ...................................................... 33 7. Đánh giá hiệu quả của việc triển khai mô hình chính quyền đô thị đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước tại thành phố Đà Nẵng .............. 33 7.1. Về chính trị, pháp lý.................................................................................................... 33 7.2. Về phát triển kinh tế .................................................................................................... 34 7.3. Về xã hội và phục vụ dân cư đô thị ............................................................................ 34 7.4. Về tổ chức bộ máy của chính quyền thành phố .......................................................... 34 7.4. Về đội ngũ cán bộ, công chức ..................................................................................... 35 7.5. Về quan hệ quốc tế ...................................................................................................... 35 8. Những khác biệt của nội dung Đề án so với các văn bản pháp luật hiện hành ..... 35 Phần III.TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG, MẶT TRẬN, ĐOÀN THỂ VÀ CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP TRONG MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ .................................................................................................................................... 36 1. Tổ chức hoạt động của các tổ chức Đảng các cấp ..................................................... 36 1.1. Các cơ quan tham mưu của Thành ủy ........................................................................ 36 1.2. Tổ chức Đảng tại phường, xã ...................................................................................... 36 1.3. Tổ chức Đảng dưới phường, xã .................................................................................. 36 2. Tổ chức Mặt trận và các đoàn thể các cấp ................................................................ 37 3. Tổ chức các cơ quan tư pháp trên địa bàn thành phố.............................................. 37 Phần IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................................................................. 38 iii
  • 4. 1. Kế hoạch triển khai Đề án ........................................................................................... 38 2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 39 Phụ lục: 1. Công văn số 5463-CV/VPTW ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc chuẩn bị một số nội dung báo cáo Trung ương. 2. Công văn số 1453/VPCP-TCCV ngày 24 tháng 7 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ về việc thí điểm chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng. iv
  • 5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh và sự cần thiết xây dựng Đề án - Đà Nẵng là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, có vị trí chiến lược quan trọng, là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển, thành phố Đà Nẵng phải đối mặt với nhiều khó khăn nảy sinh và áp lực phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư; quản lý hệ thống hạ tầng và cải thiện môi trường đô thị; phát triển thị trường lao động, tài chính, bất động sản, khoa học - công nghệ; cung ứng dịch vụ công đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp… Những hạn chế, bất cập của mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay dẫn đến thực trạng không đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước tại đô thị trong thời kỳ hội nhập. - Tại thành phố Đà Nẵng, đã và đang có sẵn những tiền đề hết sức quan trọng cho việc hình thành mô hình chính quyền đô thị. Tỷ lệ đô thị hóa cao, 87,16% (92% vào năm 2020). Việc thí điểm không HĐND quận, huyện, phường từ 2009 đến nay, hoạt động của chính quyền các cấp tại thành phố Đà Nẵng ổn định, thông suốt; quyền làm chủ của người dân cơ bản vẫn được duy trì; người dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hài lòng với cách thức phục vụ của chính quyền 1 về chất lượng dịch vụ công. Với việc ứng dụng tốt các phương thức quản lý mới, hiện đại hơn, từ năm 2006-2012, thành phố Đà Nẵng luôn thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu và có chỉ số tốt về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh2; chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT3; chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh4; hiệu quả và chất lượng cải cách hành chính so với toàn quốc. Nhiều mô hình mới, cách làm mới về quản lý đô thị trong điều kiện của thành phố Đà Nẵng được đánh giá tốt, có hiệu quả quản lý trên thực tế như: thực hiện tập trung, thống nhất tại cấp thành phố đối với các công tác quản lý quy hoạch đất đai, xây dựng, tổ chức các ban đền bù giải tỏa và bố trí tái định cư thành phố, cung ứng dịch vụ công về đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính, hình thành trung tâm hành chính tập trung, trung tậm một cửa thành phố... Đây là những tiền đề chứng tỏ bước đi đúng hướng và sẵn sàng cho việc hình thành phương pháp quản lý nhà nước theo mô hình đô thị, hiện đại. - Việc xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị là quá trình triển khai thực hiện Kết luận số 64-KL/TW (ngày 28/5/2013) Hội nghị lần thứ Bảy của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”: Nghiên cứu về tổ chức chính quyền địa phương (có phân biệt tổ chức chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn); đồng thời thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Cán sự Đảng Chính phủ về xây dựng và trình Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị trong năm 2013. Trong bối cảnh Hiến pháp năm 1992 đang được nghiên cứu sửa đổi, việc xây dựng và thực 1 Tỷ lệ hài lòng do cơ quan, đơn vị tự khảo sát đều ở mức cao hàng năm, trên 80% đến 98%; tỷ lệ này được đối chứng lại qua khảo sát độc lập của Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội thành phố trên một số lĩnh vực trọng điểm, dao động từ 70% đến 95% khách hàng hài lòng qua từng năm khảo sát (xem chi tiết tại Phụ lục 5). 2 Dẫn đầu trong 3 năm liền 2008-2010. 3 Dẫn đầu 5 năm liên tiếp 2009-2013. 4 Xếp thứ 4 năm 2011; xếp thứ 2 năm 2012.
  • 6. hiện Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị còn là cơ sở cho việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định trong Hiến pháp về chính quyền địa phương. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng là yêu cầu bức xúc của thực tiễn, nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng, phát huy tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền đô thị. Mục tiêu chính là tạo động lực phát triển nhanh kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị, chất lượng phục vụ của chính quyền. Thông qua đó, đóng góp cơ sở thực tiễn cho quá trình hoàn thiện mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương tại nước ta. 2. Chủ trương, văn bản chỉ đạo xây dựng Đề án 2.1. Kết luận số 64-KL/TW (ngày 28/5/2013) Hội nghị lần thứ Bảy của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”. 2.2. Công văn số 5463-CV/VPTW ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc chuẩn bị một số nội dung báo cáo Trung ương (trong đó có yêu cầu chuẩn bị báo cáo Đề án thí điểm chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng). 2.3. Công văn số 1453/VPCP-TCCV ngày 24 tháng 7 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ về việc thí điểm chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng. 3. Mục tiêu, yêu cầu việc xây dựng đề án Mục tiêu trước hết và trên hết của việc xây dựng mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng tạo động lực phát triển nhanh kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị, chất lượng phục vụ của chính quyền. Trong quá trình xây dựng Đề án sẽ tập trung vào các yêu cầu về mặt nội dung cụ thể như sau: 3.1. Đánh giá thực trạng và xác định yêu cầu thực tiễn xây dựng mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng. 3.2. Định hướng nội dung các vấn đề cơ bản về thiết kế mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng. 3.3. Nghiên cứu đề xuất, kiến nghị các vấn đề đổi mới có liên quan đến chính quyền đô thị: Chức năng, nhiệm vụ; phương thức quản lý; phân cấp, ủy quyền quản lý hành chính tại đô thị giữa các cấp chính quyền. 3.4. Lộ trình, trách nhiệm cũng như các vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện Đề án. 4. Phương pháp nghiên cứu, tiếp cận Đề án được xây dựng theo quan điểm từ thực tiễn đến lý luận và kết hợp đặc điểm riêng, đặc thù của thành phố Đà Nẵng. Phần I THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng 2
  • 7. 1.1. Đặc điểm vị trí địa lý 1.2. Tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội 2. Thực trạng bộ máy chính quyền của thành phố Đà Nẵng hiện nay 2.1. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) 2.1.1. Về tổ chức Từ tháng 4/2009 thực hiện thí điểm thực hiện không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, thành phố Đà Nẵng chỉ tổ chức HĐND thành phố (50 đại biểu) và HĐND 11 xã thuộc huyện Hòa Vang (315 đại biểu). HĐND thành phố có 3 Ban: Kinh tế và ngân sách; Văn hoá - xã hội; Pháp chế. Các đại biểu HĐND thành phố được tổ chức thành các Tổ đại biểu HĐND theo các quận, huyện. Giúp việc cho hoạt động của Thường trực và các Ban HĐND thành phố có Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố. Một tổ chức như Phòng Xử lý nhanh thông tin đường dây nóng5,Tổ tham mưu xử lý đơn6 cũng được thành lập. 2.1.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND Qua 4 năm thực hiện các nhiệm vụ bổ sung được giao tại Nghị quyết số 725/2009/NQ-UBTVQH, công tác tổ chức bộ máy, hoạt động của chính quyền các cấp tại thành phố Đà Nẵng ổn định; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý vẫn thông suốt; việc bố trí, sắp xếp cán bộ sau khi thực hiện thí điểm được thực hiện kịp thời; đảm bảo các chế độ thỏa đáng trong sắp xếp; các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư, xây dựng, dự toán, quyết toán ngân sách được thống nhất trong điều hành phân cấp. UBND các quận, huyện, phường vẫn hoạt động ổn định trong tình hình mới, quyền làm chủ của người dân cơ bản vẫn được duy trì, HĐND các xã vẫn hoạt động bình thường. Việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND đã tạo được sự đồng thuận của CBCCVC và các tầng lớp nhân dân thành phố. Kết quả rõ nét là ở việc giảm biên chế và bộ máy trung gian, giảm một phần chi phí hành chính. Tính chủ động của bộ máy chính quyền được nâng cao, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính được chú trọng, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực vẫn tiếp tục duy trì tốt, kinh tế xã hội tại các địa phương tiếp tục phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, đại đa số người tham gia (84%) được hỏi cho rằng đồng ý không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Điều này khá khách quan bởi lẽ theo 68,8% ý kiến của người dân cho rằng việc thực hiện thí điểm không ảnh hưởng đến việc đảm bảo quyền đại diện và quyền làm chủ của người dân vì đã có các kênh giám sát khác. Có đến 60% ý kiến đánh giá việc công khai, minh bạch các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp đến nhân dân khi thực hiện thí điểm được “tăng cường hơn”, chỉ có số ít ý kiến được hỏi (6%) cho rằng việc công khai, minh bạch này “ít hơn trước”. Theo kết quả khảo sát, đại đa số ý kiến được hỏi đều đánh giá tích cực sự chuyển biến trong hoạt động của bộ máy chính quyền khi 5 Phòng xử lý thông tin đường dây nóng hoạt động liên tục 24/24. Từ tháng 4 năm 2012 đến nay, tiếp nhận xử lý ngay tại hiện trường 1.133 thông tin. Kết quả thẩm tra, xác minh đều được chuyển cho các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 1.071.010.000 đồng. 6 Giúp Thường trực HĐND thành phố giám sát việc giải quyết đơn của cơ quan có thẩm quyền tuân thủ pháp luật. 3
  • 8. thực hiện không tổ chức HĐND ở cả ba tiêu chí gồm: Tính ổn định trong chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính; tính tinh gọn của bộ máy cơ quan hành chính; tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành từ UBND thành phố đến UBND phường, xã. Xem xét tỷ lệ đánh giá với từng tiêu chí, có thể thấy, tiêu chí về “tính tinh gọn bộ máy cơ quan hành chính” được đánh giá là có sự chuyển biến tích cực hơn đáng kể (80,6%). Như vậy, mô hình không tổ chức HĐND quận, huyện, phường là phù hợp với chính quyền địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhược điểm trong quá trình triển khai thực hiện như không còn HĐND quận, huyện, phường, lẽ ra UBND được tổ chức là cấp hành chính, là cánh tay nối dài của UBND thành phố và thực hiện ủy quyền của cấp trên nhằm thực hiện công tác điều hành được linh hoạt hơn chứ không phải là cấp ngân sách như hiện nay. Bên cạnh đó, hiện nay Trung ương quy định bổ sung nhiều nhiệm vụ cho HĐND thành phố khi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường nhưng chưa có cơ chế và các quy định để cụ thể hóa làm cơ sở cho việc thực hiện; trong khi đó lại không bổ sung số lượng đại biểu HĐND, không tăng đại biểu chuyên trách. 2.2. Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân (UBND) 2.2.1. Về cơ cấu tổ chức a) Tổ chức bộ máy UBND các cấp: UBND các cấp được tổ chức theo đúng quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ quy định số lượng phó chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp. b) Về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố: Thực hiện theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP. Đồng thời, thí điểm kiện toàn hệ thống Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành một cấp thành phố Đà Nẵng trong quản lý và cung ứng dịch vụ công về đất đai. c) Về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện: Thực hiện Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ. d) Việc bố trí các chức danh cán bộ, công chức phường, xã: Tổ chức bộ máy tại phường, xã gồm các chức danh: cán bộ; công chức phường, xã; những người hoạt động không chuyên trách. Số lượng cán bộ, công chức phường, xã theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. 2.2.2 Về hoạt động của UBND các cấp Quy chế làm việc của UBND thành phố quy định cụ thể các công việc thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể UBND thành phố, của chủ tịch, các phó chủ tịch và từng ủy viên; mối quan hệ công tác giữa chủ tịch, các phó chủ tịch UBND thành phố. UBND thành phố cũng quy định quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa các sở, giữa thủ trưởng các sở, ban, ngành với chủ tịch UBND quận, huyện; quy định trình tự, thủ tục giải quyết công việc của UBND thành phố. UBND các cấp ban hành chương trình công tác hàng năm, phân công từng thành viên theo dõi, chỉ đạo đối với từng đề án, chương trình. Về xây dựng chính quyền và cải cách hành chính, đã thiết lập thể chế pháp lý phù hợp, huy động được sức mạnh của toàn dân và cả hệ thống chính trị tạo cơ chế 4
  • 9. năng động để thành phố phát triển nhanh. Chính quyền các cấp vững mạnh, đủ sức bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành và chất lượng phục vụ nhân dân, tạo được sự đồng thuận cao. Tiền đề về xây dựng một bộ máy hành chính chuyên nghiệp và hiện đại cũng đã đạt nhiều kết quả bước đầu khá quan. Nhiều mô hình mới, cách làm mới của thành phố Đà Nẵng trong quản lý đô thị được trung ương và các tỉnh, thành cả nước đánh giá tốt, có hiệu quả quản lý trên thực tế như: thực hiện tập trung, thống nhất tại cấp thành phố (không phân cấp cho các quận, huyện) đối với các công tác quản lý quy hoạch đất đai, xây dựng, tổ chức các ban đền bù giải tỏa và bố trí tái định cư thành phố, thí điểm mô hình văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính... Đây cũng đồng thời là những ví dụ minh họa sinh động nhất của việc áp dụng phương pháp quản lý nhà nước theo mô hình đô thị, hiện đại. 2.2.3. Những vấn đề còn vướng mắc trong mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp hiện nay a) Sự đồng nhất giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Khung pháp lý hiện hành được quy định chung cho tất cả các cấp, rập khuôn, cứng nhắc, không phân biệt được sự khác nhau trong tổ chức quyền lực và quản lý hành chính nhà nước ở đô thị với nông thôn. b) Những hạn chế của chế độ làm việc tập thể của UBND các cấp: Cơ chế tập thể UBND và trách nhiệm của Chủ tịch UBND, của các thành viên UBND chưa rõ ràng; cơ cấu thành viên UBND còn mang nặng tính hình thức và không phát huy được vai trò. Trong khi đó, yêu cầu quản lý đô thị phải có cơ chế quản lý nhanh nhạy, kịp thời, dứt khoát. c) Vai trò của các cơ quan chuyên môn: Mô hình tổ chức các cơ quan chuyên môn còn rập khuôn, chưa có mô hình riêng cho đô thị. Quyết định cuối cùng về nhiều lĩnh vực quản lý chuyên ngành đều do UBND thành phố, quận, huyện quyết định. Nhiều nội dung quản lý chuyên ngành do phân cấp cho địa phương nên bị cắt khúc; không điều hòa được cả về kinh phí, con người, nhất là chất lượng công việc, dẫn đến bộ máy công kềnh, hiệu lực, hiệu quả chưa cao. d) Quan hệ trung ương - địa phương vừa tập trung vừa phân tán; tạo cơ sở các biểu hiện “quyền lực ngành” với cơ chế xin - cho, cục bộ địa phương. Nhiều việc Trung ương không thể quản lý, phần lớn thuộc trách nhiệm của địa phương nhưng khi địa phương đề nghị thực hiện thì Trung ương lại không cho phép do thiếu quy định, tạo lúng túng, bó buộc, hạn chế quản lý và phát triển. e) Phân cấp quản lý thiếu nhất quán, chưa đáp ứng được yêu cầu của xu thế phát triển: Chính quyền trung ương còn điều hành, xử lý nhiều việc cụ thể của địa phương làm giảm quyền chủ động sáng tạo của địa phương, không đáp ứng kịp thời quyền lợi của dân, vừa hạn chế khả năng tự quản, vừa hạn chế hiệu lực và hiệu quả quản lý tập trung của Nhà nước, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý ngân sách, đầu tư phát triển, cơ chế huy động nguồn tài chính cho đầu tư phát triển, quản lý quy hoạch, 5
  • 10. kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị, tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước, biên chế và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Phần II MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý nhà nước của chính quyền đô thị 1.1. Phân loại và cấp quản lý đô thị hiện hành Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận. Tiêu chí phân loại trình độ phát triển đô thị Theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009. 1.2. Sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn Những sự khác biệt trên nhiều lĩnh vực như đã phản ánh thực tế sinh động giữa đô thị và nông thôn. Tập trung nhất là việc quản lý đô thị phải vì mục tiêu hiệu quả, hiệu lực cao, phát huy quyền làm chủ của người dân. Đây là áp lực thường xuyên của các cơ quan quản lý khi phải xử lý các vấn đề bức xúc cao ở đô thị như trong quan hệ quốc tế; quan hệ đối nội; mật độ và mức sống dân cư đô thị; đáp ứng dịch vụ có chất lượng cao; hạ tầng kỹ thuật; giao thông… Những áp lực này đặt ra yêu cầu phải quản lý tập trung thông suốt, thống nhất. Vì thế mà mô hình chính quyền đô thị là thiết chế khách quan cần thiết trong quá trình tổ chức quản lý và phát triển đô thị. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền đô thị Chính quyền đô thị có 02 chức năng chủ yếu: 1.3.1. Chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ - Xây dựng và quản lý chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất đai, tài nguyên, lao động… của địa phương; - Tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước trên địa bàn; - Kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách của công dân, tổ chức trên địa bàn; Chức năng này thực hiện dưới 02 hình thức: Phân cấp và ủy quyền: + Loại nhiệm vụ quản lý nhà nước theo phân cấp của Trung ương - địa phương, là những nhiệm vụ được pháp luật quy định của chính quyền đô thị, được giao đủ thẩm quyền đề thực hiện nhiệm vụ đã được phân cấp. + Loại nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền. Đây là những nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước Trung ương nhưng được ủy quyền cho chính quyền đô thị thực hiện. 1.3.2. Chức năng tự quản của chính quyền đô thị - Hướng dẫn và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; - Chủ động xây dựng các chính sách riêng của đô thị để tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị; 6
  • 11. - Tổ chức thực hiện và mở rộng xã hội hóa dịch vụ công để cung ứng các phúc lợi công cộng như phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn đô thị; - Phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân địa phương trong việc năng động, sáng tạo, chủ động huy động các nguồn lực, tự chủ mạnh hơn về tài chính, ngân sách để xây dựng, phát triển trên mọi lĩnh vực ở địa phương (không do Trung ương quản lý). 1.4. Đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước tại đô thị - Mỗi đô thị dù lớn hay nhỏ đều chỉ là một đơn vị hành chính, lãnh thổ thống nhất, các quận, huyện, phường, xã trong nội bộ một đô thị thực chất chỉ là các đơn vị hành chính thuần túy, có tính quy ước để thực thi công việc quản lý hành chính; - Tổ chức chính quyền đô thị phải bảo đảm tính thống nhất và liên thông trên địa bàn về quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đất đai, nhà ở, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường… - Yêu cầu cần phải có sự phân cấp, uỷ quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền đô thị; bộ máy quản lý đô thị chuyên nghiệp, gọn nhẹ, trong sạch, vững mạnh và minh bạch hơn; khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh; sự tham gia của người dân, các tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức phi chính phủ vào quá trình quản lý đô thị ngày càng lớn. - Việc quản lý các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân ở đô thị không lệ thuộc nhiều vào điều kiện sống, địa lý, lãnh thổ... Vai trò quản lý đô thị của cấp hành chính quận, huyện chủ yếu tập trung vào công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực thi pháp luật chính sách phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn; - Quản lý ở đô thị trong xu thế thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao nhu cầu phát triển đô thị; có tính chuyên nghiệp, hiện đại trong quá trình tổ chức quản lý. 1.5. Yêu cầu thực tiễn đặt ra cần nghiên cứu mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động đối với chính quyền đô thị 1.5.1. Bất cập, hạn chế từ thực tiễn quản lý nhà nước, mô hình tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền địa phương trên địa bàn các đô thị hiện nay: a) Sự đồng nhất giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Theo các quy định pháp luật hiện hành, về cơ bản chưa phân định về cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn tại Việt nam. Điều này, tạo ra một bộ máy chính quyền thiếu tính linh hoạt, chủ động; cứng nhắc, không phân biệt được sự khác nhau trong tổ chức quyền lực và quản lý hành chính nhà nước tại các đô thị lớn với mô hình chính quyền của khu vực khác; thiếu tính thống nhất, thông suốt trong quản lý đô thị, hạn chế hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. Mệnh lệnh quản lý từ chính quyền thành phố xuống đến quận, huyện, phường, xã bị cắt khúc, triển khai chậm. b) Với yêu cầu quản lý tập trung, khép kín đồng bộ trong công tác quản lý đô thị nhưng hiện nay bị cắt khúc ra thành các cấp khác nhau. Bên cạnh đó, trách nhiệm chưa rõ ràng giữa cấp dưới đối với cấp trên, đồng thời thiếu kiểm soát chặt chẽ giữa cấp trên đối với cấp dưới. Điều này thể hiện trên một số nội dung sau: 7
  • 12. + Quan hệ của quan hệ giữa UBND và HĐND cùng cấp, giữa UBND cấp dưới - cấp trên và với các bộ, ngành còn chồng chéo, trùng lặp, chưa hợp lý; + Chế độ làm việc tập thể của UBND đang bộc lộ những hạn chế nhất định, không phát huy được vai trò , trách nhiệm cá nhân người đứng đầu tổ chức; + Việc kiểm tra, giám sát nặng về hình thức, làm thay nhưng lỏng lẻo của cấp trên đã giảm đi tính năng động, sáng tạo vốn có của địa phương. c) Vai trò chưa phù hợp và rõ nét của các cơ quan chuyên môn: Mô hình tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại hai Nghị định 13/2008/NĐ-CP và Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ thống nhất chung trong cả nước đã tạo ra một hệ thống bộ máy chính quyền rập khuôn, chưa phân biệt được sự khác nhau trong tổ chức quản lý hành chính nhà nước ở đô thị và nông thôn, trong khi đặc điểm, tính chất và yêu cầu quản lý ở mỗi địa bàn khác nhau. Do đó, khi áp dụng mô hình quản lý này, ở các đô thị lớn, trong đó có Đà Nẵng là chưa phù hợp và hạn chế sự phát triển của đô thị. Việc thành lập các Sở chuyên ngành vẫn tồn tại những hạn chế trong việc quản lý chồng chéo, cắt khúc, thiếu tính phối hợp trong công tác quản lý các lĩnh vực xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với các quy hoạch về phát triển ngành, quy hoạch không gian đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị. Những bất cập của mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay không đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước tại đô thị trong thời kỳ hội nhập và tạo động lực để thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất và hình thành mô hình chính quyền đô thị là xu hướng khách quan trong việc quản lý nhà nước tại đô thị trong thời gian đến. 1.5.2. Việc xây dựng và thực hiện Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị còn là cơ sở cho việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định trong Hiến pháp 1992 về chính quyền địa phương và các quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hiện hành. Nhiệm vụ này cũng gắn liền với tổng kết việc thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường trong thời gian qua. 2. Mô hình tổ chức chính quyền tại một số đô thị trên thế giới và tại thành phố Đà Nẵng qua các thời kỳ 2.1. Khái quát một số mô hình chính quyền đô thị các nước Từ nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: - Hệ thống cấu trúc thứ bậc chính quyền đô thị gồm chính quyền đô thị thành phố và chính quyền cơ sở; có thể có chính quyền trung gian (huyện). Tuỳ theo việc phân vùng hành chính của từng quốc gia, chính quyền đô thị có thể trực thuộc chính quyền trung ương hoặc có thể trực thuộc chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chính quyền đô thị tại các thành phố là cấp chính quyền hoàn chỉnh gồm cơ quan đại diện nhân dân và cơ quan hành chính tại thành phố. - Hầu hết các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố là quận. Việc tồn tại các đơn vị huyện, xã chỉ tồn tại tạm thời, theo thời gian sẽ chuyển hoá thành quận, thị trấn. Đồng thời, do trình độ dân trí cao và để tăng cường năng lực quản lý đô thị hiệu quả nên hệ thống chính quyền đô thị tại các thành phố có xu hướng chuyển thành 02 8
  • 13. cấp là chính quyền đô thị và chính quyền cơ sở, trong khi đó cấp phường không phải là cấp hành chính mà chỉ có Ban đại diện để thực thi một số nhiệm vụ cụ thể của quản lý hành chính theo cơ chế uỷ quyền. - Tuỳ thuộc thể chế chính trị của mỗi quốc gia, cơ quan đại điện nhân dân của chính quyền đô thị quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, phê chuẩn ngân sách, có thể quyết định về tổ chức, nhân sự của bộ máy cơ quan hành chính... Quyết định của cơ quan đại diện nhân dân được thể chế hoá bằng các nghị quyết tại các kỳ họp. - Cơ quan hành chính của chính quyền đô thị đều áp dụng chế độ thủ trưởng hành chính với các chức danh thống đốc, tỉnh trưởng, thị trưởng; huyện trưởng, quận trưởng; xã trưởng, trưởng thị trấn tương ứng với từng cấp hành chính. Người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp của chính quyền đô thị thường được bầu cử trực tiếp theo hình thức phổ thông đầu phiếu; hoặc có thể được bầu cử thông qua cơ quan quyết nghị cùng cấp hoặc có thể do người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên bổ nhiệm. Người đứng đầu cơ quan hành chính được quyền bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp phó, người đứng đầu các cơ quan chuyên môn trực thuộc để cơ quan đại diện nhân dân hoặc chính quyền cấp trên quyết định. Người đứng đầu cơ quan hành chính có nhiệm vụ tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của cơ quan đại diện nhân dân, đồng thời tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện luật pháp, chính sách của nhà nuớc và các quyết định hành chính của các cơ quan hành chính cấp trên theo cơ chế phân cấp và uỷ quyền. Mọi hoạt động của người đứng đầu cơ quan hành chính và bộ máy hành chính giúp việc đều đặt dưới sự giám sát của cơ quan đại diện nhân dân. Mặt khác, người đứng đầu cơ quan hành chính và bộ máy hành chính giúp việc còn chịu sự kiểm tra, giám sát trực tiếp của cơ quan hành chính cấp trên. 2.2. Sơ lược chính quyền thành phố Đà Nẵng qua các thời kỳ lịch sử Trong lịch sử hình thành và phát triển của chính quyền thành phố Đà Nẵng qua các thời kỳ lịch sử, có nhiều ví dụ rất điển hình về tổ chức chính quyền đô thị như: - Về mô hình tổ chức chính quyền đô thị 2 cấp: Trong giai đoạn 1945-1954: theo Sắc lệnh số 77 ngày 21/11/1945 của Hồ Chủ tịch: ở thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ tồn tại 2 cấp là cấp thành phố và cấp khu phố. Cấp thành phố có HĐND và UB hành chính, cấp khu phố chỉ có UB Hành chính. (được ghi nhận trong Hiến pháp 1946 và kéo dài đến 1959) - Về thực hiện chế độ thủ trưởng cơ quan hành chính thành phố (Đốc lý, Thị trưởng): + Giai đoạn 1888-1901: chính quyền Đà Nẵng áp dụng quy chế thị xã, tương tự như các thành phố ở Pháp. Đứng đầu thành phố là một Đốc lý do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Về đại diện nhân dân, có Hội đồng Thị xã gồm một Chủ tịch và 6 Nghị viên. + Trong giai đoạn 1946 - 1954 (theo mô hình cai trị của thực dân Pháp): Tòa Đốc lý đã được đổi thành Tòa Thị chính, đứng đầu thành phố là Thị trưởng người Việt. 9
  • 14. 3. Mục tiêu, yêu cầu và định hướng tổ chức mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng 3.1. Mục tiêu - Xây dựng mô hình quản lý hiệu quả để tạo động lực phát triển nhanh kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị, chất lượng phục vụ của chính quyền tại thành phố Đà Nẵng. - Tạo luận cứ xác lập căn cứ thực tiễn, đề xuất phương án khả thi, đóng góp vào quá trình thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị và để hoàn thiện pháp luật liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương nói chung và hệ thống chính quyền đô thị nói riêng trong hệ thống tổ chức nhà nước của nước ta. 3.2. Yêu cầu - Việc xây dựng Đề án phải bảo tính khoa học, khách quan; lịch sử; pháp lý, tính phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Phù hợp các quan điểm của văn kiện Đại hội XI của Đảng, đồng bộ với nội dung sửa đổi Hiến pháp 1992; bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong thời kỳ mới. - Gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. - Đòi hỏi sự tham gia trách nhiệm, nghiêm túc cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành thuộc thành phố và các địa phương; cũng như sự tập trung đầu tư về thời gian, kinh phí cho quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn chỉnh Đề án để báo cáo cấp có thẩm quyền. - Phải được sự đồng thuận cao của nhân dân, có khả năng tự chủ ngân sách cao, có khả năng quản lý điều hành của các cấp chính quyền hiệu quả và cấp trên có cơ chế rõ ràng để tạo điều kiện pháp lý trong hoạt động. - Quá trình triển khai phải có bước đi phù hợp, không nóng vội, chủ quan, duy ý chí và chuẩn bị nghiêm túc để không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ thường xuyên của chính quyền các cấp hiện nay, không tạo nên tâm lý gây trì trệ trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. 3.3. Định hướng thiết kế mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng 3.3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1866/QĐTTg ngày 08/6/2010 đã định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ, cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hoá - thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ cao của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu 10
  • 15. vực miền Trung và của cả nước. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 4.500 - 5.000 USD; dân số khoảng 1,38 triệu người, trong đó, dân số thành thị chiếm khoảng 92%. Đà Nẵng phấn đấu trở thành một thành phố có môi trường đô thị văn minh và giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao, làm giàu bằng kinh tế tri thức; một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một thành phố hấp dẫn và đáng sống. 3.3.2. Định hướng thiết kế mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng - Chính quyền đô thị là cấp chính quyền hoàn chỉnh; có cơ quan đại diện nhân dân và cơ quan hành chính; có tư cách pháp nhân; có ngân sách riêng; cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự để triển khai thực hiện nhiệm vụ; tự quản tự chủ thực hiện các nội dung theo phân cấp của chính quyền trung ương (tên gọi cụ thể sẽ được phân tích, đề cập tại các mục sau). - Cơ quan hành chính tại các đơn vị hành chính trung gian được thành lập theo nhu cầu, trình độ quản lý, tính chất của từng loại đơn vị hành chính. Bộ máy hành chính các cấp trung gian này được thực hiện theo nguyên tắc phân cấp, uỷ quyền nên được tổ chức gọn nhẹ, có chức năng chủ yếu là tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý hành chính theo quy định của pháp luật và của cấp trên tại địa bàn. - Tại các cấp hành chính không có HĐND, vai trò giám sát của HĐND được thay thế bằng hoạt động giám sát của đại biểu HĐND theo địa bàn; tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp, tự quản, bảo đảm cho nhân dân có thể tham gia rộng rãi vào quá trình quản lý đô thị. - Người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trung gian được người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp bổ nhiệm trên cơ sở nhân sự do cấp uỷ có thẩm quyền quản lý cán bộ đồng ý. - Các cơ quan chuyên môn được tổ chức theo hướng quản lý tập trung, thống nhất, thông suốt; quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bộ máy tinh gọn và hợp lý; tăng cường tính chuyên nghiệp, giải quyết nhanh công việc của người dân, tổ chức; cải tiến phương thức quản lý; định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về kết quả hoạt động. Căn cứ điều kiện cụ thể, tiêu chí và quy định khung của Chính phủ, địa phương có thể lập (hoặc không lập) cơ quan, tổ chức đặc thù sau khi được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. Rà soát, điều chỉnh, khắc phục những chồng chéo, không rõ về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, giữa UBND quận, huyện với các sở, ngành. - Phân định rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính các cấp trong chính quyền đô thị. Việc phân cấp cho chính quyền cấp dưới quản lý các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, kinh tế, văn hoá, xã hội, phúc lợi công cộng… chỉ có ý nghĩa tương đối, tập trung vào việc kiểm tra giám sát là chính. 4. Mô hình tổ chức chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng 4.1. Giai đoạn 1 (Từ khi Trung ương cho phép thành phố Đà Nẵng được thí điểm): Hiện nay, chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng là chính quyền 2 cấp (có đầy đủ HĐND và UBND) gồm cấp thành phố và cấp xã (11 xã thuộc huyện Hòa Vang). Riêng quận, huyện, phường thực hiện không tổ chức HĐND, đồng thời UBND quận, huyện, 11
  • 16. phường có sự điều chỉnh về mặt vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động. Trong giai đoạn đầu tiên khi thực hiện mô hình chính quyền dô thị, UBND các quận, huyện sẽ được tổ chức lại thành Văn phòng đại diện UBND thành phố tại khu vực (Trong giai đoạn này, phạm vi đại diện có thể bố trí theo địa giới hành chính của 7 quận, huyện như hiện nay). Riêng UBND huyện Hoàng Sa vẫn tiếp tục được tổ chức như hiện nay nhằm phối hợp chặt chẽ với việc cơ quan chuyên môn thành phố chuyên trách về công tác biển và hải đảo để tiếp tục duy trì công tác đấu tranh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. UBND phường sẽ là cơ quan đại diện của UBND thành phố tại phường (thực hiện cơ chế thủ trưởng hành chính), được UBND thành phố ủy quyền để thực hiện chức năng quản lý hành chính - lãnh thổ trên địa bàn và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thành phố khác. UBND xã là cơ quan chấp hành của HĐND xã, đồng thời là cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý hành chính, lãnh thổ trên địa bàn xã. Mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng trong điều kiện tình hình hiện nay (bước đang thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường) như sau: HĐND THÀNH PHỐ UBND THÀNH PHỐ Văn phòng đại diện UBND thành phố tại khu vực HĐND XÃ Ghi chú: UBND XÃ Bầu ra UBND PHƯỜNG (Cơ chế thủ trưởng) Bổ nhiệm (phê duyệt kết quả bầu) Tuy vậy, trên cơ sở những tiền đề “chín muồi” về xây dựng chính quyền đô thị ở Đà Nẵng, tốc độ đô thị hóa cao (khoảng 90%), và đặc biệt là 11 xã của thành phố đã đáp ứng cơ bản các tiêu chuẩn của đô thị, thành phố kính đề xuất Trung ương cho phép chuyển đổi các xã thành phường hoặc cho phép 11 xã này được thực hiện như 12
  • 17. cơ cấu tổ chức của phường hiện nay nhằm đảm bảo tính chất quản lý đô thị thuần nhất, tránh tình trạng chính quyền đô thị lại bao gồm nông thôn và tổ chức nhiệm vụ quản lý đô thị trên địa bàn nông thôn. Như vậy, mô hình chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng là chính quyền một cấp (chỉ có HĐND thành phố và UBND thành phố). Tại các khu vực thuộc thành phố, tổ chức các Văn phòng đại diện UBND thành phố. Tại các phường thì tiếp tục tổ chức UBND phường là cơ quan hành chính đại diện của UBND thành phố trên địa bàn dân cư lãnh thổ. Đây là mô hình trọng tâm thành phố hướng đến trong giai đoạn này để phục vụ công tác quản lý đô thị của thành phố. Mô hình tổ chức chính quyền thành phố cụ thể như sau: HĐND THÀNH PHỐ UBND THÀNH PHỐ Văn phòng đại diện UBND thành phố tại khu vực (Quy mô theo quận hiện nay) UBND PHƯỜNG (Cơ chế thủ trưởng) Ghi chú: Bầu ra Bổ nhiệm 4.1.1. Đối với HĐND thành phố - Về vị trí, vai trò: là cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân thành phố, hoạt động theo quy định của pháp luật mang tính chất tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trước nhân dân thành phố và cơ quan nhà nước cấp trên. - Về chức năng, nhiệm vụ: + Về chức năng: Với vai trò là cơ quan đại diện cho nhân dân thành phố, HĐND thực hiện hai chức năng chính đó là: _ Chức năng quyết nghị những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của thành phố, những vấn đề quan trọng, tác động trực tiếp đến người dân trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ đô thị và quy định pháp luật; _ Chức năng giám sát việc thực hiện Nghị quyết và hoạt động của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố. 13
  • 18. + Nhiệm vụ chính của HĐND thành phố bên cạnh 41 nhiệm vụ hiện hành theo quy định tại Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và bổ sung khi triển khai thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, HĐND thành phố cần được bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn nhằm phát huy tính tự quản tại địa phương như: _ Chủ động huy động và tổ chức các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, khoa học công nghệ) để phát triển kinh tế xã hội thành phố; _ Được ban hành một số chính sách, văn bản quy phạm nhằm điều chỉnh những vấn đề mới hoặc riêng có của thành phố để thực hiện chức năng, nhiệm vụ; - Về cơ cấu tổ chức: + Để triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ phù hợp với mô hình chính quyền đô thị, HĐND thành phố gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực và 4 Ban gồm có: Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa – Xã hội, Ban Pháp chế, Ban Đô thị (Ban mới được thành lập thêm). Việc thành lập Ban Đô thị nhằm xác định rõ hơn bộ máy và thẩm quyền cơ quan giúp HĐND thành phố thực hiện các chức năng quyết định vá giám sát các vấn đề liên quan đến quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị; bảo đảm sự thống nhất, hài hòa và hiệu quả bền vững trong việc ban hành và thực thi các chính sách tự quản, tự chủ về quản lý đô thị của chính quyền thành phố. Ban Đô thị có nhiệm vụ dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án do Hội đồng nhân dân phân công; giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị. + Các đại biểu HĐND thành phố được củng cố theo hướng thực quyền và có tính chuyên nghiệp cao. Hạn chế số đại biểu trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt hạn chế cơ cấu đại biểu đang công tác trong bộ máy hành chính cấp thành phố (để tránh tình trạng vừa thực thi, vừa giám sát). + Số lượng đại biểu HĐND thành phố được tăng cho phù hợp với cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và điều kiện không tổ chức HĐND ở quận, huyện, phường, xã. Có thể đề xuất chọn 01 trong 2 phương pháp xác định số lượng đại biểu HĐND thành phố trong mô hình mới như sau: Phương pháp 1: Số lượng đại biểu HĐND thành phố được quy định theo pháp luật hiện hành (50 đại biểu), bên cạnh đó, trên cơ sở không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, xã, đề xuất tăng số lượng đại biểu HĐND thành phố tương ứng với địa bàn mỗi khu vực quận, huyện là 1-2 đại biểu, riêng huyện Hòa Vang (không quá 3 đại biểu), tăng thêm 10 - 15 đại biểu thuộc Ban Quản lý đô thị. Với cách tính này, số lượng đại biểu HĐND thành phố sẽ là từ 70 đến 80 đại biểu (không vượt quá 85 đại biểu theo quy định của Trung ương, đồng thời đảm bảo số lượng hợp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND thành phố). Phương pháp 2: Số lượng đại biểu HĐND thành phố được tính trên cơ sở số dân, tương ứng với tỉ lệ 12.000 - 15.000 người dân/đại biểu. Như vậy, với quy mô dân 14
  • 19. số thành phố hiện nay thì HĐND thành phố sẽ có từ 65-80 đại biểu. Như vậy, thành phố sẽ từ 70 - 80 đại biểu HĐND thành phố. Cả 2 phương án đều tương đối thống nhất ở kết quả xác định số lượng đại biểu HĐND thành phố đồng thời đều đặt ra yêu cầu tăng hợp lý số đại biểu hoạt động chuyên trách, thường xuyên từ 8 đại biểu như hiện nay (gồm 2 Thường trực và 6 lãnh đạo của 3 Ban) lên ít nhất là 1/3 tổng số đại biểu HĐND thành phố. Như vậy, dự kiến sẽ có tổng cộng vào khoảng từ 23 - 26 đại biểu HĐND thành phố chuyên trách (chiếm hơn 1/3 tổng số đại biểu). Cơ cấu đại biểu HĐND chuyên trách được phân bổ hợp lý tại Thường trực HĐND, các Ban và các Tổ đại biểu HĐND thành phố tại các khu vực. Bên cạnh đó nghiên cứu triển khai việc tách Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố hiện nay thành hai cơ quan độc lập là Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng HĐND thành phố nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của Văn phòng HĐND thành phố. Mô hình tổ chức HĐND thành phố cụ thể như sau: Thường trực HĐND thành phố: CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH (UV THƯỜNG TRỰC) Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP Ban Kinh tế Ngân sách Ban Pháp chế Ban Văn hóa - Xã hội Ban Đô thị Tổ đại biểu (theo khu vực) - Về phương thức hoạt động: Số kỳ họp của HĐND thành phố trong mô hình mới được đề xuất tăng lên lên cho phù hợp với thực tiễn thành phố; Thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND thành phố bầu định kỳ mỗi năm một lần hoặc có thể đột xuất trong những trường hợp cần thiết. Xây dựng cơ chế phát huy các các kênh giám sát, đánh giá từ cử tri, nhân dân, doanh nghiệp, các phương tiện báo chí, truyền thông và các cơ quan, tổ chức thuộc Mặt trận Tổ quốc thành phố và hướng đến việc thể chế hóa các quy định về việc xác minh, tổng hợp và công khai kết quả giải quyết các thông tin này đối với nhân dân thành phố. 15
  • 20. * Như vậy, với việc xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức cũng như phương thức hoạt động của HĐND thành phố trong mô hình chính quyền đô thị, có thể thấy: - HĐND thành phố được xác định rõ hơn vị trí là cơ quan đại diện của nhân dân thành phố - Nhiệm vụ của HĐND thành phố được bổ sung tăng cường để phù hợp với tính chất tự chủ của chính quyền đô thị thành phố. Trên cơ sở đó đề xuất Trung ương phân cấp thêm một số quyền hạn để đảm bảo thực hiện tốt hơn quyền tự chủ của địa phương nhằm phát triển kinh tế-xã hội đô thị, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, có thể chủ động huy động các nguồn lực phục vụ cho phát triển thành phố. - Cơ cấu tổ chức của HĐND thành phố được tăng cường cả về lượng và chất đủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nhưng vẫn đảm bảo tính tinh gọn, phù hợp hơn với mô hình chính quyền đô thị. - Việc tiếp nhận ý kiến của cử tri sẽ được trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền thay vì phải qua nhiều cấp trung gian như trước đây. - Bên cạnh đó, phương thức giám sát được đổi mới thông qua việc việc nâng cao số lượng và chất lượng các kỳ họp HĐND, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cùng với việc phát huy sự tham gia của người dân, báo chí và các tổ chức xã hội thông qua việc khảo sát các ý kiến đánh giá các Chỉ số cơ bản của thành phố. Có thể nói, với việc xác định rõ nội dung giám sát, đổi mới phương thức giám sát, xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong thực hiện giám sát, vai trò đại diện và giám sát của HĐND thành phố sẽ được tăng cường hiệu quả hơn so với mô hình hiện tại. Hay nói cách khác, tiếng nói của cử tri thành phố sẽ được đến trực tiếp và nhanh chóng với chính quyền thành phố hơn và việc giải trình trách nhiệm sẽ được yêu cầu cao hơn. Đồng thời, những quyền lợi cơ bản và thiết thực nhất đối với người dân cũng sẽ có điều kiện được đáp ứng đầy đủ. 4.1.2. Đối với UBND thành phố: + Về vị trí, vai trò: UBND thành phố do HĐND thành phố bầu là cơ quan chấp hành của HĐND thành phố. Đồng thời là cơ quan hành chính của thành phố, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Chính phủ và sự giám sát của HĐND thành phố. + Về chức năng: bao gồm 2 chức năng chính là: _ Chức năng chấp hành: cụ thể hóa các nhiệm vụ được HĐND thành phố giao tại các Nghị quyết và các nhiệm vụ do Trung ương giao tại các văn bản quy phạm pháp luật; _ Chức năng hành chính: UBND thành phố thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. Tổ chức cung ứng các dịch vụ công có chất lượng đáp ứng nhu cầu, lợi ích của nhân dân trên địa bàn thành phố thuộc thâm quyền, trách nhiệm và theo quy định của pháp luật. + Về nhiệm vụ 16
  • 21. Trên cơ sở các nhiệm vụ hiện hành theo quy định tại Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và bổ sung khi triển khai thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường (gồm 85 nhiệm vụ được trình bày chi tiết tại Phụ lục 17), nhiệm vụ của UBND thành phố được xác định rõ lại; một số nội dung ủy quyền cho các cơ quan chuyên môn để tự chịu trách nhiệm quản lý chuyên ngành; đồng thời bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn nhằm phát huy tính tự quản chính quyền địa phương. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu, phân định rõ các nội dung bắt buộc phải đưa ra bàn và quyết định tập thể của UBND thành phố, những nội dung còn lại được quy định thuộc nhiệm vụ của Chủ tịch UBND thành phố, nhằm tăng cường vai trò của người đứng đầu cơ quan hành chính thành phố. + Về tổ chức và phương thức hoạt động UBND thành phố, đứng đầu là Chủ tịch UBND thành phố do HĐND thành phố bầu ra (kết quả bầu cử do Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn). Ngoài ra, UBND thành phố gồm có Phó Chủ tịch và Ủy viên do HĐND thành phố bầu trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND thành phố. Các Phó Chủ tịch được Chủ tịch phân công thực hiện quản lý một số lĩnh vực tương ứng với việc phân chia các nhóm cơ quan chuyên môn thành phố như đô thị, kinh tế, văn hóa xã hội… (được trình bày chi tiết tại phần tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thành phố). Cơ cấu tổ chức UBND thành phố có thể lựa chọn 1 trong hai mô hình sau: Mô hình 1: UBND thành phố gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thư ký. Mô hình 2: UBND thành phố gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên là người đứng đầu một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố (như hiện nay). Trên cơ sở nguyên tắc thiết kế UBND thành phố phù hợp với chính quyền đô thị, đề xuất nên chọn mô hình 1: Chủ tịch ………… Phó Chủ tịch Phó Chủ tịch Phó Chủ tịch Phó Chủ tịch Ủy viên thư ký Lí do lựa chọn: - Khắc phục những hạn chế về vai trò thực quyền của các Ủy viên UBND là thủ trưởng cơ quan chuyên ngành trong tham gia hoạt động điều hành của UBND thành phố. Hiện nay, Chánh Văn phòng cũng chỉ là thủ trưởng cơ quan chuyên môn giúp việc, không thể điều hành hoạt động của các sở, ban, ngành; do vậy, mọi công việc của các ngành đều tập trung cho Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố. - Ủy viên thư ký trong mô hình mới có vai trò điều hòa, tổng hợp hoạt động giữa Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND thành phố (không còn Ủy viên UBND thành 17
  • 22. phố hoạt động kiêm nhiệm); được Chủ tịch UBND thành phố ủy quyền một số thẩm quyền về truyền đạt các ý kiến kết luận của lãnh đạo UBND thành phố; điều hành chỉ đạo công tác phối hợp với các cơ quan chuyên môn và các địa phương. Được ủy quyền xử lí các vấn đề thường trực, thay mặt UBND thành phố công bố các quyết định của UBND. Đồng thời, chỉ đạo trực tiếp các Thư ký phục vụ Chủ tịch và các Phó Chủ tịch một cách hiệu quả. Về việc cơ cấu chức danh Ủy viên thư ký, có thể lựa chọn một trong 2 phương án như sau: Ủy viên thư ký đồng thời là Chánh Văn phòng UBND thành phố - Ưu điểm: giữ nguyên tính ổn định như mô hình hiện tại, nhiệm vụ của Ủy viên thư ký có nhiều nội dung phù hợp với vị trí, vai trò của CVP; - Khó khăn: gây áp lực và yêu cầu rất cao đối với chức danh CVP. Không tách biệt rõ giữa vai trò thành viên Ủy viên UBND và vai trò người đứng đầu cơ quan hành chính, tổng hợp giúp việc cho UBND. Khi đưa vào sử dụng Trung tâm hành chính, nhiệm vụ của Văn phòng về việc quản trị, hành chính đối với tòa nhà sẽ là rất lớn. Bên cạnh đó, Chánh Văn phòng về cũng có vị trí, vai trò tương đương như người đứng đầu như Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn khác, nên việc thay mặt UBND thành phố điều phối hoạt động chung của các cơ quan chuyên môn theo yêu cầu quản lý đặt ra. Cơ cấu riêng một Ủy viên thư ký thuộc UBND thành phố Ủy viên thư ký UBND TP có vị trí pháp lý, thảm quyền đầy đủ hơn so với Giám đốc sở, ngành. Ủy viên thư ký sẽ có thẩm quyền điều phối hoạt động giữa các cơ quan chuyên môn và Văn phòng UBND thành phố nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra từ thực tiễn quản lý. Tăng nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy viên Thư ký cũng có nghĩa giảm thẩm quyền của Chánh Văn phòng UBND thành phố để tránh trùng lắp về chức năng nhiệm vụ. Chánh Văn phòng sẽ tập trung vào công tác hành chính quản trị, phục vụ công tác lãnh đạo, điều hành của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố, khắc phục tình trạng nút thắt cổ chai về thông tin chỉ đạo điều hành. 4.1.3. Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các khu vực - Về vị trí, vai trò Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các khu vực (riêng UBND huyện Hoàng Sa do đặc điểm biển đảo nên tiếp tục được tổ chức như hiện nay) là cơ quan đại diện của UBND thành phố trên địa bàn, có con dấu, tài khoản riêng. Văn phòng đại diện UBND thành phố tại khu vực không còn vai trò của một cơ quan quản lý nhà nước toàn diện về hành chính, lãnh thổ trên địa bàn như mô hình UBND quận, huyện hiện nay, với chức năng, nhiệm vụ như sau: - Về chức năng, nhiệm vụ Trên cơ sở so sánh tính trùng lắp về nhiệm vụ giữa ba cấp chính quyền trong mô hình cũ, nhiệm vụ của Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các khu vực được xác định lại nhằm loại bỏ tính chồng chéo, đảm bảo hiệu quả thực chất của công tác quản lý hành chính lãnh thổ và phát huy vai trò quản lý toàn diện, xuyên suốt của chính quyền đô thị. 18
  • 23. Với vị trí, vai trò mới, Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các khu vực sẽ không thực hiện các nhiệm vụ của UBND quận, huyện trong mô hình cũ do được chuyển một phần cho các cơ quan chuyên môn thành phố để đảm bảo tính chất xuyên suốt, thống nhất về ngành, lĩnh vực trên toàn địa bàn thành phố (tập trung vào những lĩnh vực hiện nay đang phải chia cắt thẩm quyền quản lý theo ngành và lãnh thổ: đất đai, quy hoạch xây dựng, đầu tư, giải tỏa, bồi thường, hạ tầng kỹ thuật, y tế, giáo dục…), đồng thời một phần được chuyển sang phường xã thực hiện. Nhiệm vụ của các Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các khu vực chủ yếu là thực hiện các thẩm quyền về công tác hành chính, quản trị và đại diện giám sát của UBND thành phố đối với hoạt động của các chi nhánh các cơ quan chuyên môn thành phố và các phường được tổ chức tại khu vực mình phụ trách (phù hợp với phương án bố trí địa điểm làm việc của chi nhánh các cơ quan chuyên môn thành phố tập trung tại Trung tâm hành chính quận, huyện hiện nay nhằm tối ưu hóa về mặt quản trị hành chính, tiết kiệm chi phí hành chính). - Về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các khu vực hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính, đứng đầu là Giám đốc Văn phòng đại diện do Chủ tịch UBND thành phố bổ nhiệm, ngoài ra còn có các Phó Giám đốc do Giám đốc Văn phòng đại diện đề xuất Chủ tịch UBND thành phố bổ nhiệm. Giám đốc Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các khu vực có bộ phận tham mưu, giúp việc do Chủ tịch UBND thành phố quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế công chức trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Văn phòng đại diện. Một số phòng chuyên môn thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành của UBND quận, huyện trong mô hình cũ hiện nay sẽ chuyển sang trực thuộc các cơ quan chuyên môn thành phố hoặc mô hình chi nhánh của các cơ quan chuyên môn thành phố tại khu vực để đảm bảo tính quản lý chuyên ngành thống nhất, xuyên suốt, không bị cắt khúc trên địa bàn thành phố. Tùy theo tính chất quản lý chuyên ngành, có thể thiết kế chi nhánh tại khu vực cho phù hợp và đảm bảo hiệu quả quản lý (Không nhất thiết thành phố có cơ quan chuyên môn nào thì khu vực sẽ có chi nhánh tương ứng). Như vậy, trong giai đoạn này: các cơ quan chuyên môn giúp việc của Giám đốc Văn phòng đại diện của UBND thành phố tại khu vực sẽ bao gồm: Văn phòng, một số phòng chuyên môn mang tính chất quản lý tổng hợp như (tài chính, kế hoạch, nội vụ, thanh tra, tư pháp) và các công chức chuyên môn trực tuyến theo dõi ngành, lĩnh vực. Các phòng chuyên môn mang tính chất tổng hợp vẫn giữ mối quan hệ chặt chẽ về mặt chuyên môn nghiệp vụ đối với các cơ quan chuyên môn quản lý tổng hợp thành phố. 19
  • 24. - Mô hình tổ chức Văn phòng đại diện của UBND thành phố tại khu vực: Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Bộ phận hành chính và các công chức theo dõi chuyên ngành trực tuyến Các phòng chuyên môn tổng hợp: Tài chính - Kế hoạch, Nội vụ, Tư pháp, Thanh tra 4.1.4. Đối với UBND phường - Về vị trí, vai trò: UBND phường là cơ quan hành chính đại diện của UBND thành phố tại phường, có con dấu, tài khoản riêng, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý hành chính nhà nước được phân cấp, ủy quyền trên địa bàn phường. UBND phường chỉ là một cấp hành chính, không phải là cấp chính quyền, cấp quy hoạch và cấp ngân sách. - Về chức năng, nhiệm vụ Nhiệm vụ của UBND phường trong mô hình chính quyền đô thị tập trung vào việc bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, quản lý dân cư, công tác hộ tịch, tư pháp và một số nội dung quản lý nhà nước khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND thành phố trên địa bàn lãnh thổ. Cũng tương tự như phần trình bày về chức năng, nhiệm vụ của các Văn phòng đại diện UBND thành phố tại các khu vực, một số nhiệm vụ của UBND phường sẽ được chuyển sang cơ quan chuyên môn quản lý chuyên ngành của thành phố, đồng thời tiếp nhận một số nhiệm vụ khác từ UBND quận, huyện trong mô hình cũ chuyển sang. Mục tiêu xác định lại chức năng, nhiệm vụ nhằm loại bỏ tính chồng chéo, đảm bảo hiệu quả thực chất của công tác quản lý hành chính lãnh thổ và phát huy vai trò quản lý toàn diện, xuyên suốt của chính quyền đô thị. - Về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động + UBND phường được hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính, đứng đầu là Chủ tịch UBND phường do Chủ tịch UBND thành phố bổ nhiệm, ngoài ra còn có các Phó Chủ tịch do Chủ tịch UBND phường đề xuất Chủ tịch UBND thành phố bổ nhiệm. + Chủ tịch UBND phường có phận tham mưu, giúp việc do Chủ tịch UBND thành phố quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế công chức trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND phường. 20
  • 25. - Mô hình tổ chức của UBND phường như sau: Chủ tịch UBND phường Phó Chủ tịch Phó Chủ tịch - Bộ phận dịch vụ hành chính công - Công chức chuyên môn nghiệp vụ quản lý chuyên ngành - Công chức giúp việc, phục vụ khác 4.1.5. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thành phố Các cơ quan chuyên môn thành phố (các sở, ngành) trong mô hình chính quyền đô thị được UBND thành phố ủy quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, tức là chuyển từ chức năng tham mưu sang chức năng quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND thành phố về ngành, lĩnh vực phụ trách. Mục tiêu của việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn (quản lý theo chiều dọc) là nhằm đảm bảo tính quản lý tập trung, thống nhất, thông suốt trên toàn địa bàn thành phố; quản lý đa ngành, đa lĩnh vực hướng đến từng nhóm nhiệm vụ (nhà, đất, giao thông, y tế, giáo dục...), nhóm khách hàng (người dân, doanh nghiệp, tổ chức…). Nguyên tắc này tránh tình trạng thực hiện những nhiệm vụ trùng lắp mà thiếu tính phối hợp chặt chẽ giữa cấp trên và cấp dưới. Bên cạnh đó, tăng cường tính chuyên nghiệp, giải quyết nhanh chóng, chính xác và chất lượng hơn các công việc đối người dân, doanh nghiệp, tổ chức, không bị cắt khúc về địa bàn lãnh thổ, định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về kết quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực, ngành phụ trách, hợp lý hóa công tác quản lý; giảm áp lực quản lý lên UBND thành phố và cắt khúc do quan hệ không thống nhất, chặt chẽ theo cách quản lý theo địa bàn quận, huyện trung gian. Đồng thời, các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND thành phố được sắp xếp, tổ chức lại về mặt chức năng, nhiệm vụ để phù hợp hơn trên cơ sở rà soát, phân nhóm các chức năng của cơ quan chuyên môn hiện nay (kết hợp với phân nhóm theo đối tượng khách hàng phục vụ là công dân, tổ chức hay doanh nghiệp…) thành các nhóm chính như sau: 21
  • 26. + Văn phòng UBND thành phố: thực hiện chức năng giúp việc hành chính, tổng hợp của UBND thành phố (phù hợp với điều kiện vận hành Tòa nhà Trung tâm hành chính thành phố); + Nhóm cơ quan chuyên môn quản lý tổng hợp: thực hiện chức năng của các Sở hiện nay gồm: Kế hoạch, Thanh tra, Tài chính, Nội vụ, Tư pháp, Ngoại vụ; + Nhóm cơ quan quản lý chuyên ngành về đô thị, thực hiện chức năng của các Sở hiện nay gồm: Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Giao thông vận tải, Công nghệ thông tin; + Nhóm cơ quan quản lý chuyên ngành về các vấn đề xã hội, thực hiện chức năng của các Sở hiện nay gồm: Y tế, Giáo dục, Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ; + Nhóm cơ quan quản lý chuyên ngành kinh tế: thực hiện chức năng của các Sở hiện nay gồm: Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Đầu tư - Kinh doanh, Công Thương, Công nghiệp công nghệ cao, Du lịch… Việc phân nhóm các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao là để xác định các đầu mối quản lý thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố và các Phó Chủ tịch, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan này, khắc phục tình trạng chồng chéo, không rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các Sở. - Bên cạnh việc phân nhóm các chức năng như trên, với đặc thù của thành phố khi đưa vào sử dụng Trung tâm hành chính tập trung thành phố (tất cả các sở, ngành được bố trí vào chung một địa điểm), việc thiết kế cơ cấu tổ chức các cơ quan, chuyên môn cấp thành phố sẽ có sự điều chỉnh theo hướng như sau: - Văn phòng UBND thành phố với chức năng hành chính - quản trị cho toàn bộ tòa nhà trung tâm hành chính thành phố (bao gồm tất cả các cơ quan, chuyên môn khác) sẽ thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ về hành chính nội bộ của các sở khác. - Các sở lúc này chủ yếu sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực, ngành mình phụ trách. Đồng thời tách chức năng cung ứng dịch vụ công để thành lập Trung tâm dịch vụ công thành phố: nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp trong thực hiện các chức năng giải quyết thủ tục hành chính của các sở, ngành trên địa bàn thành phố (cung ứng dịch vụ hành chính công) và cung ứng các dịch vụ công ích khác trên địa bàn thành phố. Đồng thời, thực hiện chức năng khảo sát và đề xuất các giải pháp tăng cường sự hài lòng khách hàng đối với chất lượng dịch vụ công của thành phố. Bên cạnh đó, để phù hợp với đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước tại đô thị trong thời kỳ mới, nghiên cứu thành lập thêm một số tổ chức như Thanh tra đô thị, Sở ứng phó tình trạng khẩn cấp (thiên tai, hỏa hoạn, sự cố tràn dầu, biến đổi khí hậu, sự cố công nghệ thông tin…)… Đồng thờ, đề xuất Trung ương phân cấp thành phố quản lý một số công việc mà địa phương quản lý tốt hơn như: quản lý hộ khẩu, trật tự đô thị, phòng cháy chữa cháy… Việc phân cấp như trên sẽ phù hợp với chức năng tự quản đô thị, tăng cường hơn nữa năng lực thực hiện một số nhiệm vụ quản lý phục vụ cho mục tiêu ổn định và phát triển đô thị của thành phố. Đối với các cơ quan Trung ương thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn như Cục thuế, Hải quan, Kho bạc nhà nước, Bảo hiểm, Công an, 22
  • 27. Quân sự... cũng được điều chỉnh theo cấp hành chính tương ứng. Tuy nhiên, để nâng cao vai trò và hiệu quả trong việc phối hợp quản lý nhà nước trên địa bàn giữa chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng và các cơ quan Trung ương cũng cần tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung và cơ chế phối hợp (đề án nghiên cứu riêng). Mô hình tổ chức các cơ quan chuyên môn thành phố như sau: UBND THÀNH PHỐ Các cơ quan chuyên môn đặc thù của chính quyền đô thị Trung tâm dịch vụ hành chính công thành phố Văn phòng UBND thành phố Văn phòng đại diện của UBND thành phố tại khu vực Chi nhánh Trung tâm dịch vụ hành chính công tại các khu vực Bộ phận hành chính tổng hợp và công chức chuyên môn Các sở Nhóm cơ quan tổng hợp: Thanh tra; Kế hoạch; Tài chính; Nội vụ; Tư pháp, Ngoại vụ Các phòng chuyên môn tổng hợp (Tài chính Kế hoạch, Nội vụ, Thanh tra, Tư pháp) Nhóm cơ quan quản lý chuyên ngành: Quản lý đô thị (TNMT, GTVT, XD, CNTT), Quản lý xã hội (Y tế, GD, VHTT, KHCN, LĐTBXH) , Quản lý Kinh tế (Công Thương, Đầu tư, Du lịch…) Chi nhánh một số cơ quan quản lý chuyên ngành tại khu vực : chỉ đạo, điều hành trực tiếp : hướng dẫn về về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành : Phối hợp quản lý chuyên ngành và lãnh thổ 23
  • 28. Sơ đồ về tổ chức các cơ quan trong mô hình chính quyền đô thị UBND THÀNH PHỐ Các cơ quan quản lý theo ngành dọc TƯ đóng trên địa bàn TP Trung tâm dịch vụ hành chính công thành phố Văn phòng UBND thành phố Văn phòng đại diện của UBND thành phố tại khu vực Các cơ quan quản lý ngành dọc Chi nhánh các Trung tâm dịch vụ hành chính công tại các khu vực Bộ phận hành chính tổng hợp và công chức chuyên môn Các sở Nhóm cơ quan tổng hợp: Thanh tra; Kế hoạch; Tài chính; Nội vụ; Tư pháp, Ngoại vụ Các phòng chuyên môn tổng hợp (Tài chính Kế hoạch, Nội vụ, Thanh tra, Tư pháp) Nhóm cơ quan quản lý chuyên ngành: Quản lý đô thị (TNMT, GTVT, XD, CNTT), Quản lý xã hội (Y tế, GD, VHTT, KHCN, LĐTBXH) , Quản lý Kinh tế (Công Thương, Đầu tư, Du lịch…) Chi nhánh một số cơ quan quản lý chuyên ngành tại khu vực UBND phường - Bộ phận dịch vụ hành chính công - Công chức chuyên môn nghiệp vụ quản lý chuyên ngành - Công chức giúp việc, phục vụ khác : chỉ đạo, điều hành trực tiếp : hướng dẫn về về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành : Phối hợp quản lý chuyên ngành và lãnh thổ 24
  • 29. * Phân tích ưu điểm của mô hình: Thứ nhất, xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm cụ thể về quản lý nhà nước; giảm tình trạng nhiều áp lực đầu việc tập trung cho UBND thành phố, từ đó giảm bớt số lượng hội họp, xử lý công việc không cần thiết. Để thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền, các cơ quan chuyên môn thành phố sẽ phải tăng cường tính chuyên nghiệp, cách thức tổ chức công việc và chịu trách nhiệm cao hơn trong xử lí các công việc. Đồng thời, ủy quyền sẽ đơn giản một bước về mặt quy trình giải quyết công việc (cụ thể là rút ngắn bước trình ký đối với UBND thành phố hoặc Chủ tịch UBND thông qua Văn phòng UBND thành phố). Từ đó, sẽ rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, điều hành công việc của các sở, ngành đối với tổ chức, công dân. Thứ hai, việc tăng cường quản lý thống nhất thành phố theo chiều dọc, không bị chia cắt theo chiều ngang (quận, huyện, phường, xã) sẽ đáp ứng được yêu cầu thuận lợi liên thông cho cộng đồng dân cư khi có thể mở rộng việc lựa chọn các dịch vụ công không còn hạn chế bởi ranh giới hành chính lãnh thổ cư trú như giáo dục, y tế... Đồng thời tạo cơ sở để xây dựng một chính sách phát triển đồng bộ về các ngành trên địa bàn thành phố và không bị cắt khúc tại các quận, huyện, phường, xã. Việc tăng cường quản lý theo chiều dọc sẽ góp phần sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy quản lý. Thứ ba, tăng cường tính quản lý chuyên chuyên ngành thông suốt trên toàn địa bàn thành phố như trình bày ở trên sẽ góp phần giảm sự trùng lắp nhiệm vụ giữa các cấp. Mỗi công việc sẽ do một cấp cơ quan thực hiện và chịu trách nhiệm chính, khắc phục được tình trạng một công việc phải qua nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau như hiện nay. Đặc biệt, số lượng nhiệm vụ của quận, huyện, phường xã được tinh gọn hợp lý, đảm bảo yêu cầu về mặt hành chính lãnh thổ (chuyển một số chức năng quản lý chuyên ngành sang các cơ quan chuyên môn thành phố như đã trình bày). Đấy chính là cơ sở quan trọng để thực hiện tinh gọn bộ máy và số lượng biên chế để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước các cấp. Từ đó, việc giải quyết công việc đối với nhân dân sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trực tiếp, giảm tầng nấc, rút ngắn đáng kể thời gian đi lại và chờ đợi giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời xác định rõ cơ chế trách nhiệm và cơ sở nâng cao chất lượng phục vụ công dân, tổ chức, doanh nghiệp của các cơ quan, đơn vị. Do đó, lợi ích về mặt cắt giảm chi phí xã hội là rất lớn, và chính người dân và doanh nghiệp sẽ là đối tượng thụ hưởng được những lợi ích thiết thực từ việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị. 4.2. Giai đoạn 2 (đây là mô hình hướng tới của thành phố trong tương lai sau khi mô hình chính quyền đô thị trong giai đoạn 1 vận hành thông suốt) 25
  • 30. HĐND THÀNH PHỐ THỊ TRƯỞNG TRƯỞNG PHƯỜNG Kiểm soát lẫn nhau Bổ nhiệm 4.2.1. Về vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của chính quyền Tổ chức và hoạt động của HĐND thành phố cơ bản vẫn giống như trong giai đoạn trước. Về các cơ quan hành chính, sẽ không tổ chức thành UBND như trong giai đoạn trước mà chuyển sang cơ chế Thị trưởng, tức là chuyển từ chế độ lãnh đạo tập thể của UBND sang chế độ lãnh đạo và chịu trách nhiệm cá nhân của Thị trưởng (cơ chế thủ trưởng hành chính). Thị trưởng do cử tri thành phố bầu trực tiếp (và được Thủ tướng phê chuẩn), chịu trách nhiệm cá nhân trước người dân thành phố và cơ quan hành chính cấp trên hoặc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm trực tiếp, chịu trách nhiệm cá nhân trước người dân thành phố và trước Thủ tướng Chính phủ. Đối với các phường (lúc này quá trình đô thị hóa của thành phố đã phát triển mạnh và các xã của thành phố dự kiến đã đầy đủ các tiêu chuẩn để công nhận thành phường): thực hiện cơ chế Phường trưởng do Thị trưởng trực tiếp bổ nhiệm. 4.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND thành phố và Thị trưởng, Phường trưởng Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố về cơ bản như trong giai đoạn 1. Về nhiệm vụ và quyền hạn của Thị trưởng: bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thành phố và Chủ tịch UBND thành phố trong giai đoạn 1. Quyền lực cá nhân của Thị trưởng rõ nét hơn trong điều hành nhưng có cơ chế kiểm soát của HĐND thành phố trong việc hoạch định những chính sách lớn, phê duyệt ngân sách, bổ nhiệm các chức vụ quan trọng. Đối với Phường trưởng: thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ hành chính, tư pháp hộ tịch, dân cư, phúc lợi cộng đồng, cung ứng dịch vụ hành chính công và giám sát nhà nước tại địa bàn. 4.2.3. Đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thành phố Trên cơ sở hoàn thiện về mặt chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn thành phố trong giai đoạn 1 sẽ được tổ chức lại thành cơ quan chuyên môn trực thuộc Thị trưởng. Tập trung nghiên cứu làm rõ và tổ chức lại các cơ quan chuyên môn theo 3 nhóm chức năng như sau: 26
  • 31. THỊ TRƯỞNG . Nhóm cơ quan hoạch định và giám sát thực thi chính sách Trung tâm Dịch vụ công thành phố Văn phòng Thị trưởng Chi nhánh Trung tâm DVC các khu vực Nhóm cơ quan quản lý nhà nước trên các ngành, lĩnh vực Chi nhánh các cơ quan chuyên môn tại các khu vực PHƯỜNG TRƯỞNG Ghi chú: Chỉ đạo, điều hành trực tiếp Hướng dẫn, chuyên môn nghiệp vụ theo ngành 5. Đổi mới các mối quan hệ công tác trong mô hình chính quyền đô thị Chính quyền đô thị phải xử lý các mối quan hệ giữa địa phương với Trung ương, giữa UBND thành phố với Văn phòng đại diện, UBND phường, giữa cơ quan chuyên môn với Chủ tịch UBND cùng cấp và mối quan hệ ngành, lĩnh vực theo chiều dọc. Mặt khác, sự khác biệt của cơ chế phân cấp, ủy quyền trong công tác quản lý hành chính nhà nước; sự đổi mới trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo điều hành và đổi mới phương thức quản lý… dẫn đến nội dung, tính chất, mức độ các mối quan hệ sẽ khác trước. 5.1. Mối quan hệ giữa Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền đô thị cấp thành phố Chính phủ cần phân cấp, uỷ quyền mạnh hơn trên một số lĩnh vực để thành phố chủ động đẩy mạnh sự phát triển, như thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm quyền trong lĩnh vực tài chính công, trong thu chi ngân sách, vay nợ, trong việc quyết định các kế hoạch, dự án đầu tư phát triển… Mối quan hệ điều tiết giữa UBND thành phố và Chính phủ vẫn giữ nguyên tắc: Những vấn đề mang tính chiến 27