SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  123
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
CHUNG QUY NHƠN
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
CHUNG QUY NHƠN
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: XÂYDỰNG ĐẢNG VÀCHÍNH QUYỀN NHÀNƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 02 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRẦN BÁ THANH
HÀ NỘI – 2014
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
An ninh nhân dân ANND
Bạo loạn lật đổ BLLĐ
Công nghiệp hóa CNH
Dự bị động viên DBĐV
“Diễn biến hòa bình” “DBHB”
Hệ thống chính trị HTCT
Hiện đại hóa HĐH
Hội đồng nhân dân HĐND
Mặt trận Tổ quốc MTTQ
Nhà xuất bản Nxb
Quốc phòng, an ninh QP, AN
Quốc phòng toàn dân QPTD
Ủy ban nhân dân UBND
Xã hội chủ nghĩa XHCN
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC
TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ,
PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU 11
1.1. Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn và một số vấn đề
cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn
ở tỉnh Cà Mau 11
1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ
cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau 39
Chương 2 MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
TIẾP TỤC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ,
PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY 62
2.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và mục tiêu, yêu cầu
xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà
Mau giai đoạn hiện nay 62
2.2. Những giải pháp tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ xã,
phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay 70
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 106
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống hành chính ở Việt Nam: xã, phường, thị trấn là đơn vị
hành chính cấp cơ sở, là nơi trực tiếp tiếp xúc và giải quyết những công việc
hàng ngày của nhân dân, là cầu nối giữa chính quyền nhà nước với nhân dân,
thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và QP, AN ở địa
phương, bảo đảm cho chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước được
hiện thực hóa trong cuộc sống. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống
chính trị nói chung, của chính quyền cơ sở nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó trước hết và chủ yếu là về cán bộ và công tác cán bộ. Bởi vì, cán
bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh
của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng
Đảng trong từng giai đoạn cách mạng.
Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là đội ngũ cán bộ cấp
xã) có vai trò quan trọng trong quản lý và tổ chức công việc của chính quyền
cơ sở, giải thích các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước đến với nhân dân; đồng thời phản ảnh nguyện vọng của quần chúng
nhân dân với Đảng và Nhà nước để có sự điều chỉnh, bổ sung chính sách cho
phù hợp với thực tiễn. Hội nghị lần thứ 5 Khóa IX về đổi mới và nâng cao
chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, đáp ứng yêu cầu
phát triển của đất nước trong tình hình mới đã xác định: “Xây dựng đội ngũ
cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn là một nhiệm vụ quan trọng của toàn
Đảng.” [50, tr.167-168].
Cà Mau là tỉnh Tây Nam bộ nằm ở cận cực Nam của Tổ quốc Việt
Nam. Cùng với cả nước, Cà Mau đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH,
giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, xây dựng và
3
dịch vụ; khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển, kinh tế thủy sản và tài
nguyên rừng; thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Bên cạnh những thành tựu kinh tế, xã hội đã đạt được, hiện nay ở Cà
Mau nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, phức tạp trong quản lý và phát triển kinh
tế - xã hội theo cơ chế mới... Thực tế đó đặt ra yêu cầu mới đối với đội ngũ
cán bộ cơ sở nói chung, đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Cà Mau nói riêng, đòi
hỏi đội ngũ này phải có cơ cấu hợp lý, có phẩm chất, năng lực tốt, bản lĩnh
chính trị vững vàng, ngang tầm nhiệm vụ mới ở địa phương.
Nhận thức đầy đủ những vấn đề trên, cấp ủy, chính quyền, cơ quan
chức năng các cấp đã có chủ trương, nghị quyết, chính sách trong xây dựng
đội ngũ cán bộ các cấp ở địa phương từng bước đáp ứng yêu cầu mới. Nhờ
vậy, đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Cà Mau đã có bước trưởng thành về nhiều
mặt, góp phần vào xây dựng HTCT và bộ máy chính quyền ở cơ sở trong
sạch, vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, góp phần phát triển KT-XH và
thực hiện các nhiệm vụ khác ở địa phương. Tiêu biểu trong công tác xây dựng
đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Cà Mau đã được chú trọng quy hoạch đào tạo,
bồi dưỡng, các chế độ chính sách ngày càng hoàn thiện; tăng về mặt số lượng,
trình độ và kiến thức các mặt được nâng lên.
Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã vẫn là
khâu yếu kém: nội dung chương trình đào tạo còn bất cập; quy hoạch còn bị
động, chắp vá; chế độ, chính sách chưa thật sự thoả đáng; việc tổng kết, đánh
giá một cách có hệ thống và thường xuyên về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã
chậm được tiến hành; chưa có giải pháp đồng bộ, phù hợp với đặc thù của địa
phương nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ xã của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn
mới. Đặc biệt, trước yêu cầu thực hiện đồng bộ cải cách hành chính nhà nước,
nhất là cấp cơ sở, thì công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã còn nhiều hạn
chế, bất cập cả về nhận thức, trách nhiệm, nội dung, quy trình tiến hành...
4
Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ cán bộ xã,
phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp
cao học là đáp ứng yêu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, trong đó công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ cơ sở là nội dung được các nhà lãnh đạo, các cấp ủy đảng và nhiều nhà
khoa học nghiên cứu ở những góc độ và phạm vi khác nhau.
Thời gian qua, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về xây dựng đội
ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng, tiêu biểu
có các công trình và đề tài sau đây:
- Nhóm đề tài về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức gồm có:
TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên),
“Cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2001. Lê Thị Lý, “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã
trước yêu cầu đổi mới”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2003.
Nguyễn Thị Hậu, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền
cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2003. Th.S
Dương Hương Sơn, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính
quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004. TS. Hồ Công Dũng, “Xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở Tây Nguyên giai đoạn 2006 - 2010”, Đề tài
cấp Bộ, Hà Nội, 2006. Nguyễn Thanh Xuân, “Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức theo vị trí chức danh”, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, 2006. Vũ
Minh Bồng, “Nghiên cứu các giải pháp xây dựng và phát triển cán bộ, công
chức dân tộc thiểu số người Khmer”, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, 2006. Trần Thị
Kim Dung, “Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn
hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước pháp luật, Hà Nội,
5
2011. Cao Thanh Thương, “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý
cấp xã trên địa bàn huyện Hoài Nhơn - Bình Định”, Luận văn Thạc sĩ Kinh
tế, Đà Nẵng, 2011. Trương Ngọc Hùng, “Giải pháp tạo động lực cho cán bộ,
công chức xã, phường, thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đà
Nẵng, 2012. Trần Văn Thanh, “Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức hành
chính cấp xã, (phường) thành phố Quy Nhơn”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị
kinh doanh, Đà Nẵng, 2012.
Các đề tài khoa học trên đã nêu bật vị trí, vai trò, đặc điểm và những
vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng đội ngũ cán bộ công chức theo địa
bàn phạm vi nghiên cứu; đánh giá thực trạng, nguyên nhân. Trên cơ sở dự báo
những nhân tố tác động, các tác giả đã đề xuất những giải pháp chủ yếu để
xây dựng, phát huy vai trò đội ngũ cán bộ công chức ở các địa bàn trên.
- Nhóm đề tài về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt gồm có:
TS. Nguyễn Văn Tích (chủ biên), “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán
bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)”, Đề tài KT-XH.05-11-
06, 1993. Hồ Bá Thâm, “Nâng cao năng lực tư duy của cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp xã hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, 1994. PGS, TS. Trần Xuân
Sầm (chủ biên), “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt
trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1998. Nguyễn Văn Phích, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
xã ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính
trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. Phạm Công Khâm,
“Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn Đồng bằng sông
Cửu Long hiện nay”, Luận án Tiến sĩ, 2000. Nguyễn Hồng Tân, “Xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp quận ở Thành Phố Đà Nẵng trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận văn Thạc sĩ khoa học lịch
sử, Hà Nội, 2000. Nguyễn Mậu Dựng, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
6
chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay”, Luận án Tiến sĩ lịch
sử, 2000. Đoàn Tất Hoài, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện
Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc
sĩ, 2001. Nguyễn Căn Côi, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc
sĩ Lịch sử, 2002. Nguyễn Huy Châu, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của
hệ thống chính trị cấp xã ở tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn
Thạc sĩ, 2003. Vũ Thị Nghĩa, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ
thống chính trị các xã ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn
Thạc sĩ, Hà Nội, 2004. Phạm Thị Thúy Vân, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp phường ở thành phố Cần Thơ hiện nay - Thực trạng và giải pháp”,
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, 2005. Trần Trung Trực, “Xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cấp xã ở huyện Bình Chánh, thành
phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Chính trị, 2005. Hà Thị Bích Thủy, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của
hệ thống chính trị cấp phường, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội giai
đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, 2006. Đỗ Thanh Hiệp, “Ảnh hưởng tư duy
kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau”, Luận
văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội, 2010. Biện Thanh Lâm, “Nâng cao
đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện
nay”, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội, 2010. Nguyễn Văn Hòa,
“Đánh giá thực trạng cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở xã, phường, thị trấn tỉnh
Bạc Liêu giai đoạn hiện nay”, Bạc Liêu, 2012.
Các công trình, đề tài trên đã luận giải quan niệm về cán bộ chủ chốt,
chỉ ra đặc điểm, yêu cầu về cơ cấu, tiêu chuẩn, trình độ, năng lực tư duy của
cán bộ chủ chốt các cấp; luận giải về vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt
các cấp; quan niệm về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, đánh giá
7
thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm;
xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm
xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung, tập trung vào cán bộ chủ chốt
cấp xã theo phạm vi nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ từng bước ngang tầm chức trách, nhiệm vụ thời kỳ mới.
- Ngoài ra, một số bài viết, nghiên cứu được đăng trên các tạp chí như:
Trần Đình Thu: “Giải pháp nâng cao đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Kon
Tum”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9/2007. Trần Quang Kiểm: “Hải Phòng tạo
nguồn cán bộ xã, phường, thị trấn”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2010. Trương
Minh Nguyệt: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã ở Lạng Sơn”, Tạp chí Xây dựng
Đảng, số 4/2012. Phúc Sơn: “Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã”, Tạp chí
Xây dựng Đảng, số 5/2012. Lê Ngọc Xuyên: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1 + 2/2014 …
Nhìn chung, với những góc độ nghiên cứu tiếp cận khác nhau, những
công trình, đề tài nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định cả về lý
luận và thực tiễn theo phạm vi nghiên cứu, từ đó xác định yêu cầu và đề xuất
những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã nói chung; cán
bộ, công chức và cán bộ chủ chốt trong HTCT trên các địa bàn, địa phương ở
nước ta.
Tuy nhiên, chưa có công trình, đề tài, luận văn nào nghiên cứu về “Xây
dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay”
một cách có hệ thống, toàn diện dưới góc độ chuyên ngành Xây dựng Đảng và
Chính quyền nhà nước. Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên
cứu, là công trình độc lập, không trùng lặp với các công trình, đề tài, luận văn,
luận án đã nghiệm thu, bảo vệ.
Đồng thời trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công
trình, đề tài, luận văn, luận án nói trên và căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ
8
xã, phường, thị trấn trong tỉnh, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng đội
ngũ cán bộ xã nói chung ở tỉnh Cà Mau ngang tầm chức trách, nhiệm vụ trong
giai đoạn mới.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn xây
dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ
cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải làm rõ về đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn và một số vấn
đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau.
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau.
- Xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu xây
dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện
nay (gọi chung là cán bộ cấp xã).
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị
trấn ở tỉnh Cà Mau; phạm vi khảo sát tập trung ở 3 huyện là Trần Văn Thời,
Đầm Dơi, Cái Nước và thành phố Cà Mau; thời gian và các số liệu điều tra,
khảo sát từ năm 2008 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng về cán bộ và chiến
9
lược cán bộ thời kỳ mới, pháp luật của Nhà nước về cán bộ công chức; chủ
trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, huyện ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ địa
phương giai đoạn hiện nay.
* Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau;
qua các báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ xã ở
tỉnh Cà Mau thời gian qua; đồng thời qua quá trình điều tra, nghiên cứu, khảo
sát thực tiễn của tác giả; bên cạnh đó có tiếp thu kế thừa và chọn lọc kết quả
của các công trình, đề tài đã được nghiệm thu, bảo vệ.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học của chuyên ngành và liên
ngành, trong đó chú trọng phương pháp: kết hợp lôgic - lịch sử, phân tích -
tổng hợp, tổng kết thực tiễn, thống kê - so sánh và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm cơ sở khoa học để cấp ủy
các cấp của tỉnh Cà Mau trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ xã,
phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay. Đề tài có thể sử dụng làm
tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn xây dựng Đảng ở
các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, thành phố và Trường Chính trị
tỉnh Cà Mau.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
10
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU
1.1. Đội ngũ cán bộ và một số vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ
cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau
1.1.1. Xã, phường, thị trấn và đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh
Cà Mau
* Các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau
- Khái quát về tỉnh Cà Mau
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, được tách ra từ tỉnh Minh Hải
thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, là một
trong những tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trọn trên bán
đảo Cà Mau. Mũi Cà Mau là địa danh có ý nghĩa kinh tế - chính trị, có ý
nghĩa thiêng liêng đối với nhân dân cả nước, có tầm chiến lược về an ninh -
quốc phòng, thuận lợi phát triển kinh tế biển. Toàn tỉnh có diện tích là 5.329,5
km2
, là tỉnh có diện tích vào loại lớn trong vùng (chỉ sau tỉnh Kiên Giang).
Đất đai của Cà Mau là đất trẻ, mới được khai phá sử dụng, có độ phì trung
bình khá, hàm lượng chất hữu cơ cao. Các tài nguyên đất đai, khí hậu, nguồn
nước… tương đối thuận lợi, là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế Ngư - Nông
- Lâm nghiệp, tạo nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến xuất
nhập khẩu và du lịch tham quan gắn với du lịch sinh thái, biển đảo.
Là tỉnh duy nhất trong vùng và cả nước có 3 mặt giáp biển trải dài từ
biển Đông sang biển Tây với bờ biển dài 254 km, nằm trong vòng cung
đường biển của nhiều trung tâm phát triển của khu vực Đông Nam Á với
nhiều hòn đảo (Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc…) có vị trí chiến lược
quan trọng, là cầu nối để khai thác biển, ven biển và là tiền tuyến bảo vệ Tổ
quốc; ngư trường rộng trên 80.000 km2
, tài nguyên biển phong phú với nhiều
11
loại thủy hải sản quý hiếm, có trữ lượng lớn, khả năng khai thác khoảng
250.000 tấn/năm; có tiềm năng khá lớn về dầu khí trong lòng biển (trữ lượng
tiềm năng khoảng 172 tỷ m3
, đã phát hiện 30 tỷ m3
, sản lượng khai thác có thể
đạt 8,25 tỷ m3
/năm). Vùng ven biển Cà Mau có nguồn tài nguyên rừng phong
phú, đa dạng với hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng ngập lợ trên 145.600 ha
(bằng 36,9% diện tích đất rừng vùng đồng bằng sông Cửu Long) có điều kiện
phát triển kinh tế lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, du lịch sinh
thái, nghiên cứu khoa học.
Trong mối quan hệ với khu vực, Cà Mau là một trong bốn tiểu vùng kinh
tế đang được quy hoạch xây dựng thành vùng kinh tế động lực của Đồng bằng
sông Cửu Long; là điểm đến của một số tuyến Quốc lộ và tuyến đường thủy quan
trọng. Với dự án tiểu vùng Mê Kông mở rộng thì Cà Mau được xác định nằm
trong hành lang phát triển phía nam (Băngkok - Phnompenh - Hà Tiên - Cà Mau).
Với dự án cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm đang được Trung ương đầu tư và
đưa vào sử dụng, Cà Mau thực sự trở thành một cực phát triển của tứ giác Cà Mau
- Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang và có khả năng hợp tác phát triển một số lĩnh
với các tỉnh, thành phố khu vực như: liên kết khai thác du lịch lữ hành, tổ chức các
tour du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp lao động cho các khu công nghiệp.
Cà Mau còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với 33 cửa
sông lớn, nhỏ thông ra biển. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau như
mạng nhện, với tổng chiều dài hơn 18.000 km, rất thuận lợi cho việc phát
triển giao thông bằng đường thủy. Sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau đóng vai trò
quan trọng trong cuộc sống của người dân bản xứ. Nó gắn liền với mọi sinh
hoạt, cung cách ứng xử, hình thành nên các tục lệ, tín ngưỡng mang đậm tính
sông nước và hình thành nên nét văn hoá đặc trưng. Chính những đặc điểm này,
đã hình thành nên một Cà Mau thích ứng với điều kiện địa lý tự nhiên của cộng
đồng dân cư vùng sông nước.
12
Cà Mau có hai khu rừng ngập nước là rừng tràm U Minh hạ và rừng
đước Năm Căn, Ngọc Hiển. Rừng Cà Mau có sinh học cao, giá trị kinh tế và
phòng hộ lớn. Tại những khu rừng có nhiều sân chim phát triển với nhiều
chủng loại. Dưới chân rừng có nhiều đặc sản quý hiếm. Rừng tràm, rừng đước
Cà Mau là căn cứ địa cách mạng của Xứ ủy Nam Bộ và Khu ủy khu Tây Nam
Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Năm 2009, rừng Cà
Mau được UNESSCO công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới. Cà Mau
mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ
cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Cơ cấu chuyển dịch các ngành kinh tế theo hướng: Ngư - Nông - Lâm
nghiệp sẽ giảm dần, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên. Nhờ đẩy
mạnh hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao năng suất, chất
lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm nông nghiệp, tăng cường chế biến
các mặt hàng có hàm lượng giá trị cao tăng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ
USD vào năm 2010, dự kiến đạt 1,4 - 1,5 tỷ USD vào năm 2015 và đạt 1,8 - 2 tỷ
USD vào năm 2020.
Tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2014, tỉnh Cà Mau gồm có 9 đơn vị
hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 8 huyện (thành phố Cà Mau,
huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình,
Năm Căn, Phú Tân). Trong đó có 9 thị trấn, 10 phường và 82 xã [Phụ lục 04].
Dân số 1.222.199 người, bao gồm 3 dân tộc chính là Kinh, Hoa,
Khmer. Mật độ 230 người/km2
. Cà Mau có nhiều tôn giáo và thờ cúng tín
ngưỡng dân gian. Tín đồ Phật giáo và Kitô giáo chiếm số đông, còn lại là Tin
lành, Tịnh độ Cư sĩ, Cao Đài Minh Chơn Đạo, Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài
Tiên Thiên và Thiền Lâm, Khất sĩ, Hòa Hảo… Người kinh thường theo Phật
giáo Bắc Tông, người Hoa theo Phật giáo Hoa Tông, người Khmer theo Phật
giáo Nam Tông.
13
- Đặc điểm các xã, phường, thị trấn tỉnh Cà Mau
Trong hệ thống tổ chức hành chính 4 cấp ở nước ta, xã, phường, thị trấn là
những đơn vị hành chính có vị trí tương đương ở cấp cơ sở, được tổ chức ở
nông thôn, nội thành, nội thị, theo khu vực dân cư, lãnh thổ, bao gồm có các
thôn, bản, tổ dân phố. Từ sự tương đồng về vị trí, địa vị pháp lý, xã, phường, thị
trấn có vai trò tương đương nhau trong hệ thống tổ chức hành chính - vai trò là
đơn vị hành chính cơ sở. Với tư cách là đơn vị cơ sở, xã, phường, thị trấn là cấp
chấp hành, thực hiện sự tác động quản lý từ các cấp trên, nơi hiện thực hóa đường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thành hoạt động thực tiễn của dân; đồng thời
cũng là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn, hiệu quả của các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước.
Là đơn vị hành chính cơ sở, xã, phường, thị trấn là nơi diễn ra mọi hoạt
động sinh hoạt, quan hệ của dân cư trên hai địa bàn cơ bản là nông thôn và đô
thị, là nơi chính quyền và các đoàn thể tổ chức cuộc sống, hoạt động và các
phong trào trong đời sống dân cư, thể hiện rõ nhất, trực tiếp nhất ý thức và
năng lực dân chủ của dân bằng cả phương thức dân chủ đại diện và dân chủ
trực tiếp. Là nơi HTCT thể hiện trực tiếp nhất việc tổ chức và phát huy khả
năng sáng tạo, mọi tiềm năng trong dân, khai thác và phát triển những khả
năng đó tại địa bàn để giải quyết tại chỗ những yêu cầu phát triển của cộng
đồng, đáp ứng nhu cầu chính đáng của dân, đem lại lợi ích thiết thực nhất cho
đời sống vật chất và tinh thần của dân.
Cũng như các địa bàn cơ sở khác, Các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà
Mau là đơn vị hành chính cơ sở trong hệ thống tổ chức hành chính của Nhà
nước ta được tổ chức theo khu vực dân cư ở nông thôn và thành thị, hợp thành
bởi các ấp, khóm, tổ dân phố trên địa bàn, có địa giới hành chính, tổ chức bộ
máy và dân số theo quy định của cấp có thẩm quyền; là nơi nhân dân địa
phương sinh sống, trực tiếp lao động sản xuất, phát triển kimh tế - xã hội, củng
14
cố QP, AN ở địa phương, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Ngoài đặc điểm chung của xã, phường, thị trấn Việt Nam, song do
điều kiện tự nhiên, trình độ kinh tế - xã hội và phong tục tập quán, Cà Mau
còn có những đặc điểm riêng đó là cơ cấu, nền tảng kinh tế các xã, phường, thị
trấn ở tỉnh Cà Mau về cơ bản vẫn là sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản. Là tỉnh
có 82 xã, 10 phường và 9 thị trấn, tuy có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhưng
đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
còn thấp so với các tỉnh trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh,
thành khác trong cả nước.
Sau khi tái lập tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội ở các xã, phường, thị trấn
có những bước phát triển, cơ cấu kinh tế có sự phát triển đa dạng, có cả nông,
lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ và công nghiệp, song kinh tế nông nghiệp vẫn
là chủ yếu, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm 63, 40%, công nghiệp xây
dựng chiếm 16,96%, dịch vụ 19,64%. Kết cấu hạ tầng kinh tế cũng còn yếu
kém, thu nhập bình quân đầu người 296 USD, đời sống người dân còn gặp
nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,9%, lao động qua đào tạo, dạy nghề
15%, sử dụng máy điện thoại bình quân 5 máy cho 100 dân.
Ngoài ra, xã, phường, thị trấn có những đặc điểm gắn liền với điều kiện
tự nhiên, phân bổ dân cư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh những
đặc điểm trên, Cà Mau là một vùng đất trẻ, giàu tiềm năng, trong lịch sử và
hiện tại là nơi dừng chân của nhiều người từ cả miền Bắc và miền Trung
chuyển cư đến làm ăn, sinh sống và công tác. Sự kết hợp các yếu tố tâm lý,
văn hoá nhiều miền khác nhau đã tạo nên sự phong phú về đặc điểm của con
người Cà Mau. Với cách sống, cách nghĩ, cách làm, cách ứng xử, giao lưu nơi
vùng đất mới, đã hình thành tính cách con người và văn hóa sông nước. Lưu dân
phiêu bạt về đất Cà Mau tuy nghèo khổ nhưng rất dũng cảm, nghĩa khí, đầy nghị
15
lực; vừa hào hiệp, phóng khoáng, vừa khoan dung, độ lượng, vừa trọng nghĩa
tình; là những người chân chất, thật thà, cần cù, nhẫn nại, “bán mặt cho đất, bán
lưng cho trời” để đổi lấy chén cơm, manh áo. Tuy cuộc sống văn hóa ở đây từ xa
xưa đến nay đã hình thành phong cách, sinh hoạt khá phong phú, nhưng còn phải
khắc phục những bất cập trong cuộc sống để nâng cao giá trị văn hóa của vùng
đất phương Nam.
- Vai trò của xã, phường, thị trấn tỉnh Cà Mau
Xã, phường, thị trấn là nơi tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư, là
nơi tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp
luật Nhà nước. Xã, phường, thị trấn còn là nơi triển khai và tăng cường chính
sách đại đoàn kết dân tộc, tăng cường dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ tập
thể của nhân dân, tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng ở địa phương để phát
triển kinh tế - xã hội.
cộng đồng gắn bó khăng khít, bền chặt chi phối, phải đáp ứng những nhu cầu, đòi
hỏi đa dạng của mỗi người dân, sao cho vừa đúng pháp luật, vừa phù hợp với
truyền thống, phong tục tập quán và điều kiện của người dân địa phương.
phức tạp của dân, sao cho không trái pháp luật, nhưng có hiệu quả cao nhất.
nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của người dân lên các cơ quan cấp trên và đề
xuất những giải pháp trong việc giải quyết những vướng mắc, thoả mãn những nhu
cầu, mong muốn của nhân dân nói chung và của mỗi người dân nói riêng.
16
chính quyền cấp xã. Đồng thời, nhiều công việc được giải quyết ở địa bàn xã
mang tính chất tự quản. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan chính quyền xã khi giải
quyết các công việc phải luôn chủ động, sáng tạo và trách nhiệm rất cao.
Các xã, phường, thị trấn của tỉnh Cà Mau hợp thành nền tảng hệ thống
hành chính của tỉnh; là cầu nối trực tiếp giữa cấp uỷ, chính quyền cấp trên với
nhân dân địa phương; là nơi nắm bắt và giải quyết mọi tâm tư, nguyện vọng chính
đáng của quần chúng nhân dân theo thẩm quyền và phản ánh, đề đạt lên cấp trên,
giúp cấp trên đề ra những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn; là nơi
trực tiếp cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nghị
quyết, chỉ thị của cấp trên, khai thác mọi tiềm năng của địa phương vào thực hiện
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ địa phương, đất nước; là nơi nhân dân địa phương
thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tạo ra của cải vật chất,
nâng cao đời sống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Xã, phường, thị trấn tỉnh Cà Mau là một trong những thành phần quan
trọng của thế trận khu vực phòng thủ huyện, thị xã, thành phố; là nơi tích luỹ
tiềm lực QP, AN, động viên, tổ chức toàn dân tham gia xây dựng thế trận
QPTD và ANND; là nơi tổ chức toàn dân đấu tranh chống “DBHB”, BLLĐ
của các thế lực thù địch góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội ở địa phương; là nơi trực tiếp xây dựng lực lượng dân quân và quản lý,
xây dựng lực lượng DBĐV góp phần quan trọng xây dựng quân đội và chuẩn
bị lực lượng, thế trận cho chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc địa
phương và Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tóm lại, xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau có vai trò hết sức quan
trọng, là nơi trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện mọi đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực tiễn; là cầu nối liền
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng
17
của nhân dân; nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước; đóng góp những kinh nghiệm qúy báu giúp
cho Đảng sửa đổi, bổ sung và đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp
với thực tiễn. Nắm và xác định được vai trò, đặc điểm của cơ sở nêu trên là
vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương ổn định, bền vững, có bước đi thích hợp. Đồng thời cũng góp phần
phát triển đô thị ở tỉnh Cà Mau nhanh hơn; nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, đảm bảo vệ sinh môi trường, ổn định an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội.
18
* Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau
- Quan niệm đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn
Quan niệm cán bộ: Từ khi Đảng ra đời lãnh đạo sự nghiệp cách mạng,
từ “Cán bộ” mới được sử dụng để chỉ những người có trọng trách trong tuyên
truyền, tổ chức, tập hợp quần chúng, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hy sinh;
một lòng, một dạ đấu tranh vì độc lập dân tộc và CNXH. Ngày nay, trong hệ
thống tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị, cán bộ là những người được bầu
vào cơ quan lãnh đạo các cấp và những người được bổ nhiệm làm công tác
chuyên môn; trong hệ thống chính quyền, cán bộ là những người làm việc
trong các cơ quan Nhà nước có chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc các ngành,
các lĩnh vực khác nhau.
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước [90, tr.7].
Như vậy quan niệm cán bộ cần được hiểu là: những người có chức vụ
lãnh đạo, quản lý, chỉ huy được bầu, được bổ nhiệm hoặc có chuyên môn
nghiệp vụ, hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau, giữ trọng trách
trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị; có tác động, ảnh hưởng quan trọng đến sự
phát triển của tổ chức, cơ quan, đơn vị đó.
Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức
vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, bí thư,
phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội [90, tr.9-10].
Theo quy định tại Điều 4, khoản 3 của Luật cán bộ, công chức năm
2008, cán bộ xã, phường, thị trấn có các chức danh sau đây [90, tr.28-29]:
19
1. Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
4. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
5. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
6. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
7. Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;
8. Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam;
9. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự;
10. Trưởng công an.
Đội ngũ cán bộ là tập hợp những người cán bộ thành một lực lượng có
số lượng, cơ cấu, chất lượng (nghề nghiệp, trình độ, tuổi đời, thâm niên công
tác, giới tính...) đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, chức năng của một tổ
chức, một lĩnh vực hoạt động.
Từ những vấn đề trên có thể quan niệm: Đội ngũ cán bộ xã, phường,
thị trấn ở tỉnh Cà Mau là những cán bộ của Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị xã hội và lực lượng vũ trang, giữ vai trò lãnh
đạo, quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội
ở cơ sở, là những cán bộ nòng cốt của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính
trị xã hội và lực lượng vũ trang ở địa phương.
- Vai trò đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau:
Đảng ta khẳng định: “Vấn đề cán bộ là vấn đề rất quan trọng trong
công tác tổ chức của Đảng, bởi vì cán bộ là người có nhiệm vụ đem đường
lối, chính sách, chủ trương của Đảng tuyên truyền, giáo dục quần chúng và tổ
chức quần chúng thực hiện”[38, tr.160] và Đảng ta xác định phải: “có một đội
ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn
và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là
20
sinh mệnh của Đảng cầm quyền” [45, tr.127]. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước, Đảng ta càng nhấn mạnh đến vai trò của cán bộ. Nghị
quyết Trung ương ba (khóa VIII) xác định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự
thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và
chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [45, tr.166].
Xác định được tầm quan trọng đó, trong mỗi giai đoạn cách mạng, qua
mỗi lần Đại hội và Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau đều có chủ
trương, nghị quyết xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình và nhiệm
vụ mới. Đồng thời luôn quan tâm lãnh đạo xây dựng cho được đội ngũ cán bộ
một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Trong đó,
đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán, trước hết là ở cấp chiến
lược và cấp cơ sở.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước yêu cầu phát triển của tỉnh,
vai trò của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn của tỉnh Cà Mau trở nên rất
quan trọng, biểu hiện như sau:
Một là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn giữ vai trò quyết định trong
việc triển khai tổ chức thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước ở cơ sở. Là những người giữ vai trò “trung tâm”, “trụ cột” tại
cơ sở, họ không những có trách nhiệm nắm vững đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đem chủ trương, chính sách tuyên
truyền, phổ biến, tổ chức cho quần chúng thực hiện mà còn phải có khả năng
nắm bắt, am hiểu đặc điểm tình hình của cơ sở để đề ra những nhiệm vụ, giải
pháp cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách đó cho phù hợp với điều kiện,
đặc điểm từng cơ sở đi vào cuộc sống và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được nhân dân nắm
bắt, nhận thức mới chỉ là khởi đầu, để kiểm nghiệm được tính đúng đắn của chủ
trương, đường lối đó thì điều kiện đủ là phải tổ chức thực hiện trong thực tiễn.
21
Muốn làm được điều đó không có ai khác là cán bộ xã, bởi cán bộ xã là người
tiếp xúc nhiều nhất, hiễu rõ nhất, giải quyết nhiều việc nhất của nhân dân.
Như vậy, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn có vai trò đảm bảo cho
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện một cách nghiêm
túc, thông qua việc xử lý, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật
kịp thời, hiệu quả … góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an
toàn xã hội tại từng địa bàn ấp, khóm, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra.
Hai là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là những người trực tiếp,
gắn bó với nhân dân, triển khai, hướng dẫn và vận động nhân dân thực hiện
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào đời sống xã
hội và trở thành hiện thực trên địa bàn tỉnh Cà Mau hay không là tuỳ thuộc vào
sự vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện của đội ngũ cán bộ cơ sở trong
tỉnh, nhất là đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán
bộ xã ở tỉnh Cà Mau là một mắt xích góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp - nông thôn của tỉnh Cà Mau. Để thực hiện tốt vai trò này đòi hỏi
đội ngũ cán bộ xã phải có khả năng tổ chức, bố trí, sử dụng, tập hợp và lôi cuốn
mọi người vào hoạt động, phải có khả năng kiểm tra, đánh giá hoạt động của
mình và khả năng tổng kết, sơ kết việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước.
Ba là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn giữ vai trò quyết định trong
việc xây dựng và thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở; là
cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Là những người trực tiếp, gắn bó với nhân dân, có mối quan hệ chặt
chẽ với nhân dân. Họ là người thường xuyên, trực tiếp triển khai, hướng dẫn
và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật Nhà nước. Trong quá trình đó, họ đã tạo ra “cầu nối” giữa Đảng, Nhà
22
nước với nhân dân và ý Đảng lòng dân tạo thành một khối thống nhất, làm cho
Đảng và Nhà nước ăn sâu bám rễ trong quần chúng, tạo nên mối quan hệ máu
thịt giữa Đảng với nhân dân, trực tiếp củng cố niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, với Nhà nước và chế độ.
Bên cạnh đó, qua phong trào cách mạng của quần chúng, giúp cho cán bộ
cơ sở rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn góp phần vào xây dựng và hoàn thiện
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Như vậy,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào
đời sống xã hội và trở thành hiện thực trên địa bàn tỉnh Cà Mau hay không là tùy
thuộc vào sự vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện của đội ngũ cán bộ cơ
sở trong tỉnh, nhất là đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn.
Bốn là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn có vai trò quan trọng trong
việc xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy của HTCT ở cơ sở địa phương. Thực
tiễn chứng minh, có lúc, có nơi HTCT ở cơ sở mạnh hay yếu và phong trào
cách mạng của quần chúng có phát triển hay không đều gắn với vai trò của
đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Về tổ chức bộ máy, họ là trụ cột, là trung tâm đoàn
kết nội bộ, là lực lượng huy tụ lực lượng tổ chức, sắp xếp, kiện toàn các tổ
chức trong HTCT ở cơ sở.
Mặc khác, cán bộ cơ sở ở Cà Mau có vai trò quyết định đến năng lực và
sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; năng lực quản lý, điều hành của bộ máy
chính quyền và mọi hoạt động của đoàn thể quần chúng của cơ sở. Xây dựng
đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở Cà Mau là nhằm xây dựng, củng cố, tăng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng; điều hành, hoạt động của Nhà nước, đoàn thể
quần chúng ở cơ sở và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Năm là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là người nắm bắt kịp thời,
phản ảnh đầy đủ các tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để Đảng, Nhà nước
23
có cơ sở khoa học sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chủ trương, chính sách
có tính khả thi, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi ban hành muốn đảm bảo tính
khả thi phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Muốn vậy, đòi hỏi đội ngũ cán
bộ xã, phường, thị trấn phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân,
để mọi chủ trương, chính sách khi ban hành đều vì lợi ích của nhân dân, dựa
trên ý kiến của nhân dân, qua đó sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của
mỗi con người, làm cho mọi tiềm năng sáng tạo được phát triển, mọi người
dân đều được tham gia vào các quá trình chính trị, xã hội, các vấn đề nãy sinh
được phát hiện kịp thời, các khó khăn sớm được tháo gỡ, tạo sự phát triển
mạnh mẽ của đất nước. Thực tiễn cách mạng của đất nước đã khẳng định,
chính từ vai trò của cán bộ xã, phường, thị trấn trong việc nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng của nhân, nên Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách đúng, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Sáu là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là một trong những nguồn
bổ sung vào đội ngũ cán bộ các cấp của tỉnh. Trong thực tế, một số cán bộ
chưa được rèn luyện từ thực tiễn ở cơ sở, nên khi được phân công đảm nhận
các vị trí lãnh đạo ở cấp cao hơn thường không thích ứng với nhiệm vụ và sẽ
gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, cán bộ được thông qua công tác ở cơ sở, thì
khi phát triển đảm nhiệm với vị trí cao hơn, thì sẽ vững vàng, có bản lĩnh
trong quyết đoán, xử lý công việc, thích ứng nhanh với nhiệm vụ mới, đúng
như V.I. Lênin khẳng định: “Cần đề bạt một cách có hệ thống những người đã
được thử thách qua thực tiễn” [85, tr.178]. Thực tiễn nước ta, khi đề cập đến
vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ công chức cơ sở
không những là cái khâu liên hệ mà còn là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm
lực lượng mới. Nếu đội ngũ này phát triển và củng cố thì Đảng sẽ phát triển
và củng cố, bằng không Đảng sẽ khô héo” [77, tr.273].
24
- Đặc điểm đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau
Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn giữ vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính
vì vậy, việc xác định rõ đặc điểm đội ngũ cán bộ này là vấn đề cần thiết để có
chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
Một là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau phần lớn
trưởng thành sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước,
gắn liền với công cuộc đổi mới. Đại bộ phận là người dân tại địa phương được
đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản và có tư duy, nhạy bén, năng động, sáng
tạo trong lãnh đạo, điều hành, quản lý, tiếp cận trình độ khoa học - kỹ thuật và
những vấn đề mới rất nhanh. Đồng thời, họ được kế thừa truyền thống cách
mạng của cha ông và được sự giúp đỡ, hướng dẫn của thế hệ cán bộ đi trước,
nên trưởng thành nhanh chóng, trở thành nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo cao
hơn ở cơ sở hoặc cho huyện, thành phố và cho tỉnh Cà Mau.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ này đại bộ phận là người dân tại địa
phương, gắn liền với điều kiện sản xuất, kinh doanh ở gia đình, địa phương
(người sở tại có 996/1.107 người, bằng 90%). Mặc khác, đội ngũ cán bộ này ở
tỉnh Cà Mau chủ yếu là đương chức, phần đông là cán bộ chuyên trách, ít
kiêm nhiệm; chức danh kiêm nhiệm chủ yếu là chủ tịch hội đồng nhân dân (bí
thư hoặc phó bí thư thường trực đảng ủy xã). Điều này rất thuận lợi cho việc
chỉ đạo chuyên sâu từng lĩnh vực công tác được phân công.
Hai là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau đa số xuất
thân từ nông dân hoặc có nguồn gốc từ nông dân và qua đảm nhiệm cương vị
lãnh đạo, quản lý ấp, khóm, nên có kinh nghiệm thực tiễn. Đại bộ phận cán bộ
xã, phường, thị trấn đã kinh qua các cương vị trưởng ấp, khóm, bí thư chi bộ
ấp, khóm, nên họ là những nắm vững địa bàn; qua thực tiễn công tác đã từng
bước tích lũy kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý và giải quyết các mối quan
25
hệ. Những kinh nghiệm mà họ có được là do từ hoạt động thực tiễn; từ sự kế
thừa, phát triển về tư duy cụ thể, tư duy thực hành, sự năng động, tự chủ trong
công việc. Sự năng động, tự chủ của người cán bộ xã, phường, thị trấn ở Cà
Mau được thể hiện qua việc dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong công tác,
phóng khoáng trong sinh hoạt. Song, do được trưởng thành trên cơ sở kinh
nghiệm, nên sự năng động, tự chủ này một mặt phát huy được khả năng sáng
tạo, nhưng mặt khác lại dễ rơi vào sự tự do, tuỳ tiện. Như vậy, để đạt được hiệu
quả cao, khắc phục cho được sự tự do, tuỳ tiện, chủ nghĩa kinh nghiệm, thì đội
ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn cần được nâng cao trình độ về mọi mặt cả về lý
luận và chuyên môn nghiệp vụ. Đây cũng là nét đặc thù của đội ngũ cán bộ xã ở
Cà Mau.
Ba là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn, đại bộ phận là cấp uỷ viên
cơ sở (có 750/1.107=67%); tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
chiếm tỷ lệ khá cao, (782/1.107=70%). Tuy nhiên về cơ cấu đội ngũ còn thiếu
đồng bộ.
Có thể nói về chất lượng chính trị, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn
tham gia nhiều tổ chức trong HTCT ở cơ sở và cấp trên, nên họ là lực lượng
nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể từng cơ sở, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của huyện, thành phố và tỉnh Cà Mau khá nhanh (năm
2013 nền kinh tế của tỉnh tăng 12,35%).
Về cơ cấu đội ngũ, mặc dù Tỉnh ủy rất quan tâm đến quy hoạch, đào tạo
đội ngũ cán bộ trẻ, nữ. Nhưng tỷ lệ nữ đạt rất thấp (nữ 168/1.107, chiếm 15%),
[Phụ lục 04]. Tỷ lệ nữ tham gia làm công tác đảng, quản lý nhà nước còn thấp
(toàn tỉnh có 4 đồng chí là Phó Chủ tịch UBND phường, xã). Về cơ cấu độ tuổi
được các cấp uỷ đảng quan tâm, qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng và bầu cử Hội
đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, các đoàn thể quần chúng đều có định hướng về
26
cơ cấu độ tuổi mang tính kế thừa liên tục. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ trẻ đến nay
vẫn còn thấp, dưới 30 tuổi chỉ chiếm 8,03 % (chủ yếu là lực lượng Đoàn thanh
niên và Hội Liên hiệp phụ nữ) [100, tr. 5].
Bốn là, trình độ của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở Cà Mau
mặc dù có được nâng lên một bước, nhưng chưa đều và thiếu vững chắc. Đại
bộ phận cán bộ xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau được rèn luyện,
trưởng thành từ thực tiễn địa phương; về trình độ học vấn còn có một bộ phận
chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, toàn diện; về chuyên môn
nghiệp vụ chưa qua đào tạo, bồi dưỡng chiếm tỷ lệ khá cao 65,60 %; tỷ lệ được
đào tạo quản lý hành chính và tin học, ngoại ngữ rất thấp (trình độ quản lý hành
chính đạt 15,51 % và tin học, ngoại ngữ đạt 19,09 %). Từ đó, ảnh hưởng nhiều
đến việc điều hành, quản lý thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Đặc biệt đến nay
còn 158 cán bộ có trình độ văn hóa phổ thông từ tiểu học đến trung học cơ sở
[Phụ lục 04].
Năm là, về văn hóa, lề lối làm việc, phương pháp tác phong công tác của
đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Cà Mau còn có đặc điểm riêng.
Cà Mau là tỉnh mang nhiều nét đặc thù khá rõ so với các tỉnh, thành khác
trong khu vực. Một trong những nét tiêu biểu chính là vị trí tự nhiên của một bán
đảo với hệ thống sông ngòi chằng chịt, là nơi hội tụ của hầu hết các lưu dân của
các tỉnh, thành trong cả nước cùng cộng cư sinh sống. Chính những đặc điểm này,
đã hình thành nên một Cà Mau thích ứng với điều kiện địa lý tự nhiên. Tiêu biểu
nhất là các sinh hoạt của cộng đồng dân cư vùng ven biển. Sông ngòi, kinh rạch ở
Cà Mau đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân bản xứ. Nó gắn
liền với mọi sinh hoạt, cung cách ứng xử, hình thành nên các tục lệ, tín ngưỡng
mang đậm tính sông nước và hình thành nên nét văn hoá đặc trưng.
Mặt khác, còn do điều kiện tự nhiên, xã hội chi phối; địa bàn phạm vi
các xã rộng lớn, kênh rạch chằng chịt, làm cho việc đi lại khó khăn, nhất là
27
đối với những cán bộ công tác ở các xã vùng sâu, vùng xa. Thêm vào đó, một
bộ phận cán bộ vẫn còn thói quen thụ động, ỷ lại, cho rằng không cần phải
học vẫn có thể làm được việc vì đã có kinh nghiệm thực tiễn; không cần học
hành nhiều mà vẫn có ăn, có mặc vì được sự ưu đãi của tự nhiên “rừng vàng,
biển bạc”…
Từ những đặc điểm trên, đòi hỏi quá trình xây dựng đội ngũ cần nắm
vững những ưu điểm, thuận lợi, đồng thời cả những hạn chế, bấp cập của đội
ngũ cán bộ xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau, để có chủ trương, giải pháp đúng
trong công tác xây dựng đội ngũ đáp ứng yêu cầu hiện nay.
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị
trấn ở tỉnh Cà Mau
* Quan niệm về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà
Mau
- Thuật ngữ xây dựng theo cuốn từ điển Tiếng Việt là: “làm nên, gây
dựng nên; tạo ra các giá trị tinh thần có nội dung nào đó; thái độ, ý kiến có
tinh thần đóng góp, làm tốt hơn, thái độ xây dựng” [99, tr.185].
Đối với xây dựng đội ngũ cán bộ nhằm gây dựng, tạo ra những con
người thật sự có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực đủ sức
gánh vác những trọng trách của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là toàn bộ hoạt động của
chủ thể nhằm làm nên, tạo ra một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, mạnh về
chất lượng, có lập trường, quan điểm chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở.
Công tác đó bao gồm: việc xác định đường lối, chủ trương, chính sách về
cán bộ và công tác cán bộ của Đảng; xác định tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ và đội
ngũ cán bộ, những tiêu chí nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện đồng bộ
các khâu trong công tác cán bộ: quản lý, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo,
28
bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, bảo vệ chính trị nội bộ và thực hiện chính
sách cán bộ, nhằm phát huy năng lực đội ngũ cán bộ theo hướng bố trí số
lượng hợp lý, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu hoạt động của HTCT trong tình
hình mới.
Như vậy, có thể hiểu:
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn của tỉnh Cà Mau là toàn
bộ hoạt động của cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng, các tổ chức, các
lực lượng theo nội dung, biện pháp, quy trình công tác cán bộ nhằm làm cho
đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn có số lượng đủ, cơ cấu hợp lý, chất lượng
cao, đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ của các chức danh, nhiệm vụ
chính trị của địa phương.
Từ quan niệm trên cần nắm vững:
Mục đích xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau
nhằm làm cho từng người và cả đội ngũ thật sự có bản lĩnh chính trị, có phẩm
chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị
của địa phương, cơ sở.
Chủ thể xây dựng bao gồm: Tỉnh ủy, các huyện uỷ, thành uỷ, cơ quan
chức năng cấp trên; đảng ủy, ban thường vụ đảng uỷ xã và người đứng đầu
các tổ chức, các lực lượng trong hệ thống chính trị của địa phương. Trong đó,
chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo là Tỉnh ủy, cơ quan chức năng tỉnh; chủ thể trực tiếp
xây dựng là các huyện ủy, thành ủy, cơ quan chức năng, các tổ chức, các lực
lượng và người đứng đầu trong HTCT cấp huyện.
Lực lượng tham gia gồm: các tổ chức, lực lượng trong hệ thống chính
trị, Trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành
phố, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân địa phương.
29
Nội dung quy trình xây dựng: là toàn bộ hoạt động của các cấp uỷ
đảng, từ tỉnh đến cơ sở theo phân cấp quản lý trong thực hiện các khâu, bước
của quy trình, gồm:
Công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng: tuyển chọn, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ nhằm hướng đến mục tiêu là xây dựng đội ngũ cán bộ công
chức hành chính đáp ứng yêu cầu thực tiễn, từng bước tiến tới chuyên nghiệp,
hiện đại, có năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển
đất nước và phục vụ nhân dân, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao thực hiện đồng
bộ các giải pháp của các cấp, các ngành, các địa phương.
Trên cơ sở tạo nguồn, quy hoạch cán bộ, các cấp ủy đảng, các cơ quan tham
mưu cần xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó kể cả
đào tạo lại cán bộ nguồn và đội ngũ cán bộ dự bị các chức danh lãnh đạo. Đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ ở cả hai mặt là học tập ở nhà trường và rèn luyện qua thực tiễn
công tác để nâng cao kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực
lãnh đạo, quản lý, kỹ năng hành chính. Bên cạnh đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ, lý luận chính trị, còn bao hàm cả khuyến khích hình thức tự học, tự rèn
luyện để nâng cao trình độ của cán bộ.
Công tác tạo nguồn, quy hoạch: công tác tạo nguồn, quy hoạch cán bộ
để tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục
tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế
thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ
và sự ổn định chính trị. Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào, làm căn
cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh
lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị,
trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và
năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
30
Công tác quản lý, bố trí, sử dụng: trước hết là, trên cơ sở đánh giá cán bộ,
tiến hành quy trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm nguyên tắc tập
trung dân chủ, công tâm, khách quan, lựa chọn những người tiêu biểu nhất về
phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và khả năng hoàn thành nhiệm
vụ. Tiếp đến là, lựa chọn một số trong số cán bộ được quy hoạch luân chuyển về
địa phương hoặc lĩnh vực công tác khác, ngành khác, ở môi trường khó khăn
gian khổ hơn để rèn luyện, thử thách, sàng lọc cán bộ. Việc lựa chọn, bố trí sử
dụng đúng cán bộ sẽ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về phẩm
chất chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên hiện nay.
Công tác đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ: Làm tốt công tác luân
chuyển cán bộ sẽ thúc đẩy việc đánh giá cán bộ, quy hoạch và đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ. Cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị cần được luân chuyển
để đảm bảo cơ cấu, số lượng hợp lý, phù hợp với sở trường cán bộ. Tạo điều
kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng đi vào rèn luyện trong thực tiễn, sát cơ sở,
bộc lộ tài năng, khắc phục tình trạng khép kín trong từng ngành, từng địa
phương, từng tổ chức, tạo nên sự đồng đều về chất lượng cán bộ từng cấp.
Công tác chính sách đối với cán bộ: Chế độ đãi ngộ vật chất đối với cán
bộ xã như thế nào cho phù hợp, điều đó không chỉ đơn thuần có ý nghĩa kinh tế,
góp phần bảo đảm đời sống vật chất của cán bộ mà còn có ý nghĩa về chính trị
và tinh thần. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng: nên thay thế chế độ phụ cấp
bằng chế độ tiền lương, cùng với việc đưa cán bộ xã vào biên chế của Nhà nước
nhằm tạo động lực thực sự, trực tiếp đối với đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay.
* Những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng đội ngũ cán bộ xã,
phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn phải quán
triệt, thực hiện đường lối, chiến lược cán bộ của Đảng, nghị quyết của Tỉnh
31
ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị
của địa phương.
Quá trình xây dựng, đòi hỏi phải quán triệt, vận dụng các quan điểm
của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
và việc thực hiện các quy chế, quy trình, hướng dẫn về công tác cán bộ và xây
dựng đội ngũ cán bộ của Trung ương và của Tỉnh uỷ vào xây dựng đội ngũ
cán bộ ở cơ sở của tỉnh Cà Mau; bảo đảm công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
cơ sở của tỉnh theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng và sự chỉ đạo, hướng
dẫn của cấp trên; đảm bảo thực hiện đúng quy chế, quy trình công tác cán bộ;
góp phần thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ rõ: “Đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số
cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng.” [2, tr.10].
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ cấp xã, Đảng và
Nhà nước ta đã mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ,
về lý luận cho đội ngũ này. Chính vì vậy, những năm qua, việc nhận thức và
vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn ngày càng có hiệu
quả hơn. Đội ngũ cán bộ cấp xã thích nghi hơn với cơ chế thị trường và tích
lũy được thêm nhiều kinh nghiệm, việc hoạch định chính sách, khả năng cụ
thể hóa đường lối, chủ trương được nâng lên rõ rệt. Tính chủ động, sáng tạo
được phát huy. Bệnh kinh nghiệm, giáo điều, tính ỷ lại, thụ động từng bước
được khắc phục.
Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau
phải gắn liền với việc kiện toàn các tổ chức bộ máy trong HTCT ở cơ sở
trong sạch vững mạnh.
32
Bộ máy tổ chức và chất lượng cán bộ có mối quan hệ chặt chẽ, tác
động lẫn nhau. Bộ máy tổ chức quy định chất lượng cán bộ, đặt ra yêu cầu,
tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ, quy định số lượng và cơ cấu cán bộ
phù hợp để bộ máy hoạt động có hiệu quả. Thực tế, bộ máy cồng kềnh, chồng
chéo chức năng, nhiệm vụ dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, làm cản trở tính
chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ. Ngược lại, sẽ tạo điều kiện cho đội
ngũ cán bộ phát huy tính chủ động, sáng tạo, làm việc có chất lượng, hiệu
quả. Nghị định 121/2003/NĐ-CP đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ phải
tiến hành đồng thời với việc đổi mới và củng cố tổ chức đảng, bộ máy nhà
nước, các đoàn thể nhân dân,…đổi mới cơ chế, chính sách, phương thức, lề
lối làm việc” [33, tr.94-95].
Thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước,
đòi hỏi các cấp uỷ đảng nói chung, cấp uỷ đảng cơ sở nói riêng, quá trình xây
dựng đội ngũ cán bộ phải gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi mới cơ chế
hoạt động của cả HTCT; khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm
vụ, bộ máy cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả, bao biện, làm thay; xác định
rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức và mối quan hệ giữa các tổ
chức đó trong một thiết chế chung thống nhất, khắc phục tình trạng trùng lặp,
“lấn sân” hoặc đùn đẩy lẫn nhau, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm. Với vai
trò là “trụ cột”, là “xương sống” của bộ máy tổ chức ở cơ sở, đội ngũ cán bộ
cấp xã ở tỉnh Cà Mau vững mạnh sẽ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự
vững mạnh của cả HTCT ở cơ sở. Đồng thời có cơ cấu bộ máy hợp lý, với hệ
thống chính sách phù hợp là những tác động tích cực trong quá trình xây dựng
đội ngũ cán bộ cơ sở tỉnh Cà Mau nói riêng.
Thứ ba, gắn xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn với xây dựng đội
ngũ đảng viên, xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh, xây dựng tổ chức cơ sở
đảng trong sạch vững mạnh.
33
Việc xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn phải gắn với việc chăm
lo xây dựng đội ngũ đảng viên, trước hết là bí thư và cấp uỷ viên thật sự tiền
phong gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật,
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
đảng viên phải gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI) “Một
số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW
ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Bên cạnh đó, tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, làm cho tổ chức đảng ở cơ sở thật sự
vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ
chính trị ở cơ sở; Thường xuyên chăm lo xây dựng chi bộ, đảng bộ trong
sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; hằng năm từng chi bộ,
đảng bộ căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của cấp trên và Hướng dẫn của Ban Tổ
chức Trung ương để xác định phương hướng, nhiệm vụ, phấn đấu xây dựng
chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh, củng cố các chi, đảng bộ yếu kém.
Đồng thời, kết hợp với việc quan tâm xây dựng xã, phường, thị trấn vững
mạnh toàn diện. Để làm tốt vấn đề này, cần chú trọng củng cố, đổi mới nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, phát huy sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện,
coi đó là yếu tố quan trọng để giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội.
kiên quyết khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng, xa rời quần chúng, phát
huy quyền làm chủ của Nhân dân tham gia có hiệu quả vào việc xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở, kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ tư, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của
quần chúng ở cơ sở và dựa vào Nhân dân để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện
và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.
34
Có thể nói, việc lựa chọn, đánh giá cán bộ ở cơ sở của tỉnh Cà Mau
ngoài tiêu chuẩn chung, thì việc thông qua các hoạt động thực tiễn, phong trào
cách mạng ở cơ sở là một điều kiện phù hợp với quy luật khách quan. Bởi vì,
thực tiễn là môi trường sinh động nhất tạo điều kiện để cán bộ thể hiện khả
năng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất và năng lực công tác, nhất là năng lực tổ
chức thực hiện và vận động, tập họp quần chúng nhân dân thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, một mặt đòi hỏi
khách quan là đội ngũ cán bộ ở cơ sở có đầy đủ phẩm chất, năng lực, có đức,
có tài phải thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một cách toàn diện
trên các mặt cả về lý luận và thực tiễn, nhằm nâng cao kiến thức, có phương
pháp nhận thức một cách lôgíc, khoa học và có khả năng được rèn luyện trong
thực tiễn cuộc sống. Phải thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách
mạng của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ. Phải dựa vào
dân để phát hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ. Đảng thống nhất lãnh đạo công
tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi
với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức
trong hệ thống chính trị…
Mặt khác, để tạo nguồn cán bộ bổ sung cho đội ngũ cán bộ này ở cơ sở của
tỉnh, bên cạnh từ các nguồn quy hoạch, học sinh, sinh viên, con em của tỉnh học
tập, công tác các tỉnh khác trong cả nước, thì cần quan tâm đến nâng cao trình độ
dân trí, thông qua phong trào cách mạng của quần chúng để lựa chọn những người
ưu tú, tiêu biểu, có trình độ, năng lực, được quần chúng và các tổ chức đoàn thể,
chính trị tín nhiệm, để đào tạo, bồi dưỡng bổ sung cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở.
Thứ năm, quán triệt quan điểm giai cấp công nhân; đồng thời phát
huy trách nhiệm của các tổ chức của HTCT trong xây dựng đội ngũ cán bộ cơ
sở.
Để đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh
tế - xã hội, kết cấu hạ tầng,…bền vững, Cà Mau cần phải có khả năng thu hút,
35
đoàn kết, tập hợp rộng rãi mọi nguồn lực, các thành phần kinh tế nhưng phải
trên cơ sở quán triệt quan điểm giai cấp công nhân trong xây dựng đội ngũ
cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn nói riêng.
Thực tế, cho thấy Cà Mau là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu
Long, sản xuất chủ yếu là thuần nông nên đại bộ phận quần chúng và đội ngũ
cán bộ xã, phường, thị trấn (nhất là xã, thị trấn) mang đậm tính cách của
người nông dân Nam Bộ. Từ đó, phải quan tâm củng cố, tăng cường giáo dục
bản chất giai cấp công nhân của Đảng đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở, từng
bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, trên cơ sở tiêu chuẩn và quy hoạch cán bộ của
Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ phải bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và
phát triển của đội ngũ cán bộ, nhằm đảm bảo yêu cầu phục vụ hoàn thành
thắng lợi mọi nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao cho.
Ngoài ra, coi trọng và phát huy vai trò quản lý, điều hành của chính
quyền, sự phản biện, giám sát và phối hợp hoạt động của Mặt trận tổ quốc,
các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân địa phương, nhất là người đứng
đầu các tổ chức trong HTCT để có những quyết định đúng đắn, sáng suốt, hợp
tình, hợp lý, đúng ý Đảng lòng dân trong suốt qúa trình xây dựng đội ngũ cán
bộ ở cơ sở. Mặt khác, các cấp uỷ đảng, chính quyền có quy chế, chương trình để
khuyến khích, động viên mọi tầng lớp nhân dân giới thiệu cho Đảng những
người ưu tú, gương mẫu, đủ tiêu chuẩn, được nhân dân tín nhiệm và tích cực
tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ ở cơ
sở, nhất là cán bộ chủ chốt cấp xã.
* Tiêu chí đánh giá hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị
trấn ở tỉnh Cà Mau
Xuất phát từ quan niệm về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị
trấn ở tỉnh Cà Mau; căn cứ vào quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về
cán bộ và công tác cán bộ, đồng thời từ thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ cơ
sở của tỉnh, để đánh giá hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị
trấn ở tỉnh Cà Mau, cần căn cứ vào các tiêu chí chủ yếu sau đây:
36
Một là, nhận thức, trách nhiệm của chủ thể đối với hoạt động xây dựng
đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau.
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau tùy thuộc
nhiều yếu tố, trước hết vào nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính
quyền, cơ quan chức năng của địa phương, mà trực tiếp là của các tổ chức
trong HTCT cơ sở dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban thường vụ cấp uỷ, cơ
quan chức năng cấp trên và nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu.
Để đánh giá đúng công tác xây dựng đội ngũ này của xã, phường, thị trấn ở
tỉnh Cà Mau, cần xem xét các đảng bộ xã, phường, thị trấn trong tỉnh lãnh đạo phát
huy vai trò của các tổ chức trong HTCT ở cơ sở trong xây dựng đội ngũ cán bộ, thể
hiện: Đảng uỷ cơ sở giáo dục, nâng cao nhận thức về trách nhiệm, lãnh đạo phối
hợp các tổ chức thuộc HTCT xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở. Đồng thời xem xét
các đảng bộ cơ sở trong phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ
cán bộ ở cơ sở. Ngoài ra, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên có vai trò quan
trọng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Bởi vì, đây là chủ thể trực
tiếp xây dựng đội ngũ cán bộ này. Khi đánh giá tiêu chí này, chúng ta cần xem xét
việc cấp ủy cấp trên về nhận thức, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở; việc vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng;
các quy chế, quy trình của công tác cán bộ; việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cấp
ủy, cơ quan chức năng cấp dưới về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ xã.
Hai là, việc thực hiện nội dung quy trình, các khâu trong xây dựng đội
ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau.
- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau
Xác định tiêu chuẩn cán bộ một cách đúng đắn góp phần xây dựng
được đội ngũ cán bộ tốt, bởi vì đây chính là những quy chuẩn, là tiền đề và
căn cứ để tiến hành các khâu khác trong công tác cán bộ. Mỗi cán bộ phấn
đấu, rèn luyện cũng phải dựa vào các tiêu chuẩn cán bộ. Tiêu chuẩn cán bộ
cũng là căn cứ để rà soát, đánh giá, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ cho phù
37
hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị từng giai đọan; đồng thời sàng lọc loại bỏ
những cán bộ cơ hội, thoái hóa, biến chất, không hoàn thành nhiệm vụ.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau
Khi xem xét tiêu chí này, cần đánh giá việc xây dựng quy hoạch cán bộ
cơ sở của tỉnh, dựa vào các căn cứ, tiêu chuẩn đã xác đinh; đảm bảo chất lượng
và tính khả thi, trên cơ sở rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm và dựa vào mức
độ thực hiện của chủ thể xây dựng trong quá trình thực hiện quy hoạch.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau
Cần xem xét, đánh giá một cách toàn diện về thực hiện kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn trên cơ sở quy hoạch cán bộ; đánh
giá kết quả và chất lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng kết quả tự học tập, bồi
dưỡng của đội ngũ cán bộ...
- Thực hiện công tác quản lý, bố trí sử dụng đội cán bộ xã, phường, thị
trấn ở tỉnh Cà Mau
Khi đánh giá công tác quản lý, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ xã,
phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau, cần dựa vào tiêu chuẩn các chức danh cán bộ;
đánh giá thực hiện quy chế, quy trình công tác cán bộ; thực hiện nội dung,
hình thức, phương pháp quản lý, bố trí sử dụng gắn với việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong HTCT.
- Thực hiện chính sách và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ xã,
phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau
Đánh giá thực hiện chính sách trên tất cả các mặt của công tác cán bộ,
gồm: chính sách đào tạo, bồi dưỡng; sử dụng, quản lý; bảo đảm lợi ích vật
chất và tinh thần, bảo đảm sự công bằng đối với đóng góp của từng chức danh
trong đội ngũ cán bộ ở cơ sở; cần xem xét việc thực hiện đồng bộ các chính
sách đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở trong tỉnh của các cấp uỷ đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn.
38
Ba là, kết quả hoạt động xây dựng cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu
cán bộ so yêu cầu biên chế, tổ chức, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tiêu chí này đánh giá kết quả cụ thể của hoạt động xây dựng đội ngũ
cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau, thể hiện ở số lượng cán bộ thực tế
so nhu cầu cán bộ, ở chất lượng từng người so chức trách, nhiệm vụ và chất
lượng của cả đội ngũ cán bộ xã; đánh giá cả cơ cấu đội ngũ so yêu cầu nhiệm
vụ chính trị, phạm vi địa bàn cơ sở địa phương, cả về độ tuổi, trình độ, giới
tính…; đánh giá cả mức độ phát triển và đáp ứng yêu cầu khi được quy hoạch
đảm nhiệm chức vụ cao hơn.
Bốn là, kết quả thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức, nhiệm vụ chính trị
của cơ sở địa phương.
Đây là một tiêu chí suy cho cùng đánh giá kết quả của quá trình xây
dựng đội ngũ cán bộ xã ở tỉnh Cà Mau, được thể hiện ở kết quả thực hiện
chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ công chức cấp xã trong lãnh
đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mặt hoạt động trên các lĩnh vực ở địa
phương; thể hiện ở kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở địa phương
vững mạnh toàn diện, xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, văn
hóa, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của các xã, phường, thị trấn
trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
1.2. Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng đội
ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau
1.2.1. Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở
tỉnh Cà Mau
* Những kết quả, ưu điểm
Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, trước hết
là Tỉnh ủy, cơ quan chức năng của tỉnh, đã nhận thức đầy đủ và đề cao trách
nhiệm trong xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau.
39
Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của cơ sở địa phương và vai trò
của đội ngũ cán bộ cơ sở đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ
chức trong HTCT của tỉnh Cà Mau, thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền
các cấp và tổ chức đoàn thể trong tỉnh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ
và coi đây là một khâu quan trọng nhất trong mọi hoạt động của toàn Đảng,
đặc biệt là các huyện uỷ, thành uỷ và các đảng ủy xã, phường, thị trấn trong
tỉnh, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính
trị. Từ đó, các cấp ủy đảng đã tổ chức triển khai quán triệt, tuyên truyền, phổ
biến các quan điểm, nguyên tắc của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII, Nghị quyết Trung ương 5,
Trung ương 6 (khoá IX), Nghị quyết Trung ương 6 khoá X, Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau (nhiệm kỳ 2005 - 2010; 2010 - 2015) và các chương
trình, đề án công tác cán bộ, chương trình hành động thực hiện các Nghị
quyết của Trung ương về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các
huyện uỷ, thành uỷ.
Quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ
cơ sở nói riêng, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và các huyện uỷ, thành uỷ đã xây
dựng và thực hiện những chương trình, kế hoạch, đề án về công tác cán bộ
như: Chương trình số 07/CTr -TU ngày 21/7/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh
uỷ về xây dựng HTCT tỉnh Cà Mau giai đoạn 2006 - 2010. Tỉnh uỷ, UBND
tỉnh đã ban hành nhiều quy định về tiêu chuẩn, đánh giá cán bộ; xây dựng quy
hoạch cán bộ; chế độ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng, luân
chuyển cán bộ. Trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và các huyện uỷ, thành uỷ
đã quán triệt sâu sắc và toàn diện các quan điểm cơ bản của Đảng về xây
dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH. Đặc biệt chú trọng quan điểm
“Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng
40
thời đề cao trách nhiệm của các tổ chức thành viên và người đứng đầu các tổ
chức của hệ thống chính trị”. Việc quán triệt và triển khai thực hiện các nghị
quyết, chương trình, đề án nêu trên đã tạo những chuyển biến mới, đạt được
những kết quả nhất định, góp phần nâng cao về nhận thức tư tưởng, hành
động cho cán bộ, đảng viên, khắc phục được tình trạng buông lỏng quản lý
cán bộ ở một số cấp uỷ đảng, những vấn đề tồn tại, vướng mắc về công tác
cán bộ từng bước được khắc phục, giải quyết kịp thời. Công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở tỉnh Cà Mau nói
riêng đã đạt được những kết quả bước đầu cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát
triển của tỉnh.
Qua điều tra khảo sát, khi được hỏi đánh giá về vai trò của đội ngũ cán
bộ xã, phường, thị trấn có 90% cho rằng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn
giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và rất quan trọng ở địa phương; khi hỏi
về nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương, về
cơ bản có 78% cho rằng đã nhận thức đầy đủ và đề cao trách nhiệm, thường
xuyên quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ [Phụ lục 02].
Hai là, việc thực hiện nội dung, quy trình xây dựng đội ngũ cán bộ xã,
phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau đã có sự chuyển biến, tiến bộ rõ rệt và thu
được nhiều thành tựu.
Từ việc thống nhất về nhận thức, muốn xây dựng đội ngũ cán bộ nói
chung, cán bộ cơ sở nói riêng, trước hết phải xác định đúng tiêu chuẩn cán bộ,
coi đó là khâu đầu tiên để xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, nhất là tiêu chuẩn chức danh cán bộ là điều
kiện thuận lợi để tiến hành các khâu khác của công tác cán bộ. Do đó, trong
quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau các cấp
ủy đảng và cơ quan tham mưu đã quán triệt và vận dụng các tiêu chuẩn chung
đối với cán bộ theo Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII; tiêu chuẩn cụ thể đối
với cán bộ xã, phường, thị trấn được quy định tại Nghị định 114/2003/NĐ-CP
41
ngày 10/10/2003 của Chính phủ và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày
16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22
tháng 10 năm 2009 ... vào cụ thể hoá các tiêu chuẩn của cán bộ.
Trong đó, các cấp ủy đảng đi sâu vào 5 tiêu chí: Phẩm chất chính trị;
đạo đức cách mạng; năng lực trình độ; phong cách lãnh đạo và đảm bảo sức
khoẻ phục vụ. Qua đó, từng bước trẻ hoá, tiêu chuẩn hoá nhiều cán bộ cơ sở
theo chức danh cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi để đánh giá, lựa chọn, quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dung cán bộ xã, đảm bảo chính xác, khoa
học, đáp ứng yêu cầu.
- Cấp ủy, cơ quan chức năng cấp trên đã làm tốt công tác quy hoạch
cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau.
Trên cơ sở đánh giá cán bộ là khâu công tác giữ vai trò tiền đề của các
khâu công tác khác, trước hết là quy hoạch, tạo nguồn cán bộ. Để giúp các
cấp uỷ đảng đánh giá, lựa chọn cán bộ tốt hơn, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và
các huyện uỷ, thành uỷ đã cụ thể hoá Quyết định số 50-QĐ/TW ngày
03/5/1999 của Bộ Chính trị về quy chế đánh giá cán bộ thành kế hoạch,
hướng dẫn rất cụ thể thiết thực.
Trên cơ sở sự hướng dẫn cụ thể của cấp trên, công tác đánh giá đội ngũ
cán bộ ở cơ sở tỉnh Cà Mau được các Đảng bộ cơ sở kết hợp với việc đánh giá,
phân tích chất lượng cán bộ, đảng viên hàng năm. Đánh giá cán bộ đã bám sát
vào tiêu chuẩn chức danh và hiệu quả công tác của từng cán bộ. Quy trình đánh
giá được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ đảm bảo dân chủ, khách quan; phát huy
trách nhiệm và hiệu quả công tác của từng cán bộ. Qua phân tích chất lượng đội
ngũ cán bộ xã năm 2013 của tỉnh, thì có hơn 60% phát huy tốt tác dụng, có
phẩm chất và năng lực tốt, có nhiều sáng tạo trong quản lý, điều hành kinh tế,
văn hoá, xã hội. [100, tr.6]
Đối với công tác quy hoạch cán bộ là công tác được Ban Thường vụ Tỉnh
uỷ, các huyện uỷ, thành uỷ đặc biệt quan tâm và coi là một nhiệm vụ quan trọng
42
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay

Contenu connexe

Tendances

Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
 Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...KhoTi1
 

Tendances (20)

Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOTLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
 
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà NẵngLuận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nướcLuận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đLuận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
 
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phong
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phonglv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phong
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phong
 
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phươngĐề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam GiangĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
 
Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
 Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
 
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Bến Tre
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Bến TreĐề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Bến Tre
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Bến Tre
 
Luận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAY
Luận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAYLuận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAY
Luận văn: Quản lý đảng viên của đảng bộ phường tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAYLuận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAY
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
 
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tàiLuận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAYĐề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
 
Luận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk NôngLuận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk Nông
 

Similaire à Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú ThọNâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú ThọDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similaire à Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay (20)

Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAY
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAYLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAY
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAY
 
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay  xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đ
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đ
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOTĐề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOT
 
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nayXây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay
 
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện BànLuận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
 
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xãBồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đLuận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAYLuận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xã
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây NinhLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
 
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nayXây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây NinhLuận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà NẵngLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAYLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xãLuận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
 
Đề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAYĐề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAY
 
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quanNăng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
 
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình DươngNâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú ThọNâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ
 

Plus de Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

Plus de Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Dernier

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Dernier (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ CHUNG QUY NHƠN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ CHUNG QUY NHƠN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: XÂYDỰNG ĐẢNG VÀCHÍNH QUYỀN NHÀNƯỚC MÃ SỐ: 60 31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRẦN BÁ THANH HÀ NỘI – 2014
  • 3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt An ninh nhân dân ANND Bạo loạn lật đổ BLLĐ Công nghiệp hóa CNH Dự bị động viên DBĐV “Diễn biến hòa bình” “DBHB” Hệ thống chính trị HTCT Hiện đại hóa HĐH Hội đồng nhân dân HĐND Mặt trận Tổ quốc MTTQ Nhà xuất bản Nxb Quốc phòng, an ninh QP, AN Quốc phòng toàn dân QPTD Ủy ban nhân dân UBND Xã hội chủ nghĩa XHCN
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU 11 1.1. Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn và một số vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau 11 1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau 39 Chương 2 MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 62 2.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và mục tiêu, yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay 62 2.2. Những giải pháp tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay 70 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC 106
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hệ thống hành chính ở Việt Nam: xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, là nơi trực tiếp tiếp xúc và giải quyết những công việc hàng ngày của nhân dân, là cầu nối giữa chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và QP, AN ở địa phương, bảo đảm cho chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước được hiện thực hóa trong cuộc sống. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của chính quyền cơ sở nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó trước hết và chủ yếu là về cán bộ và công tác cán bộ. Bởi vì, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng trong từng giai đoạn cách mạng. Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là đội ngũ cán bộ cấp xã) có vai trò quan trọng trong quản lý và tổ chức công việc của chính quyền cơ sở, giải thích các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; đồng thời phản ảnh nguyện vọng của quần chúng nhân dân với Đảng và Nhà nước để có sự điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tiễn. Hội nghị lần thứ 5 Khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn là một nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng.” [50, tr.167-168]. Cà Mau là tỉnh Tây Nam bộ nằm ở cận cực Nam của Tổ quốc Việt Nam. Cùng với cả nước, Cà Mau đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, xây dựng và 3
  • 6. dịch vụ; khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển, kinh tế thủy sản và tài nguyên rừng; thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bên cạnh những thành tựu kinh tế, xã hội đã đạt được, hiện nay ở Cà Mau nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, phức tạp trong quản lý và phát triển kinh tế - xã hội theo cơ chế mới... Thực tế đó đặt ra yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung, đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Cà Mau nói riêng, đòi hỏi đội ngũ này phải có cơ cấu hợp lý, có phẩm chất, năng lực tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, ngang tầm nhiệm vụ mới ở địa phương. Nhận thức đầy đủ những vấn đề trên, cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp đã có chủ trương, nghị quyết, chính sách trong xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp ở địa phương từng bước đáp ứng yêu cầu mới. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Cà Mau đã có bước trưởng thành về nhiều mặt, góp phần vào xây dựng HTCT và bộ máy chính quyền ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, góp phần phát triển KT-XH và thực hiện các nhiệm vụ khác ở địa phương. Tiêu biểu trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Cà Mau đã được chú trọng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, các chế độ chính sách ngày càng hoàn thiện; tăng về mặt số lượng, trình độ và kiến thức các mặt được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã vẫn là khâu yếu kém: nội dung chương trình đào tạo còn bất cập; quy hoạch còn bị động, chắp vá; chế độ, chính sách chưa thật sự thoả đáng; việc tổng kết, đánh giá một cách có hệ thống và thường xuyên về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã chậm được tiến hành; chưa có giải pháp đồng bộ, phù hợp với đặc thù của địa phương nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ xã của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn mới. Đặc biệt, trước yêu cầu thực hiện đồng bộ cải cách hành chính nhà nước, nhất là cấp cơ sở, thì công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, bất cập cả về nhận thức, trách nhiệm, nội dung, quy trình tiến hành... 4
  • 7. Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học là đáp ứng yêu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, trong đó công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là nội dung được các nhà lãnh đạo, các cấp ủy đảng và nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở những góc độ và phạm vi khác nhau. Thời gian qua, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng, tiêu biểu có các công trình và đề tài sau đây: - Nhóm đề tài về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức gồm có: TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên), “Cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Lê Thị Lý, “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trước yêu cầu đổi mới”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2003. Nguyễn Thị Hậu, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2003. Th.S Dương Hương Sơn, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004. TS. Hồ Công Dũng, “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở Tây Nguyên giai đoạn 2006 - 2010”, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, 2006. Nguyễn Thanh Xuân, “Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo vị trí chức danh”, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, 2006. Vũ Minh Bồng, “Nghiên cứu các giải pháp xây dựng và phát triển cán bộ, công chức dân tộc thiểu số người Khmer”, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, 2006. Trần Thị Kim Dung, “Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước pháp luật, Hà Nội, 5
  • 8. 2011. Cao Thanh Thương, “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Hoài Nhơn - Bình Định”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đà Nẵng, 2011. Trương Ngọc Hùng, “Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công chức xã, phường, thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đà Nẵng, 2012. Trần Văn Thanh, “Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp xã, (phường) thành phố Quy Nhơn”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đà Nẵng, 2012. Các đề tài khoa học trên đã nêu bật vị trí, vai trò, đặc điểm và những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng đội ngũ cán bộ công chức theo địa bàn phạm vi nghiên cứu; đánh giá thực trạng, nguyên nhân. Trên cơ sở dự báo những nhân tố tác động, các tác giả đã đề xuất những giải pháp chủ yếu để xây dựng, phát huy vai trò đội ngũ cán bộ công chức ở các địa bàn trên. - Nhóm đề tài về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt gồm có: TS. Nguyễn Văn Tích (chủ biên), “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)”, Đề tài KT-XH.05-11- 06, 1993. Hồ Bá Thâm, “Nâng cao năng lực tư duy của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, 1994. PGS, TS. Trần Xuân Sầm (chủ biên), “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. Nguyễn Văn Phích, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. Phạm Công Khâm, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”, Luận án Tiến sĩ, 2000. Nguyễn Hồng Tân, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp quận ở Thành Phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử, Hà Nội, 2000. Nguyễn Mậu Dựng, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo 6
  • 9. chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay”, Luận án Tiến sĩ lịch sử, 2000. Đoàn Tất Hoài, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, 2001. Nguyễn Căn Côi, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, 2002. Nguyễn Huy Châu, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp xã ở tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, 2003. Vũ Thị Nghĩa, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị các xã ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội, 2004. Phạm Thị Thúy Vân, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở thành phố Cần Thơ hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, 2005. Trần Trung Trực, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cấp xã ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, 2005. Hà Thị Bích Thủy, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, 2006. Đỗ Thanh Hiệp, “Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau”, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội, 2010. Biện Thanh Lâm, “Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội, 2010. Nguyễn Văn Hòa, “Đánh giá thực trạng cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay”, Bạc Liêu, 2012. Các công trình, đề tài trên đã luận giải quan niệm về cán bộ chủ chốt, chỉ ra đặc điểm, yêu cầu về cơ cấu, tiêu chuẩn, trình độ, năng lực tư duy của cán bộ chủ chốt các cấp; luận giải về vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp; quan niệm về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, đánh giá 7
  • 10. thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung, tập trung vào cán bộ chủ chốt cấp xã theo phạm vi nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từng bước ngang tầm chức trách, nhiệm vụ thời kỳ mới. - Ngoài ra, một số bài viết, nghiên cứu được đăng trên các tạp chí như: Trần Đình Thu: “Giải pháp nâng cao đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Kon Tum”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9/2007. Trần Quang Kiểm: “Hải Phòng tạo nguồn cán bộ xã, phường, thị trấn”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2010. Trương Minh Nguyệt: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã ở Lạng Sơn”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4/2012. Phúc Sơn: “Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5/2012. Lê Ngọc Xuyên: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1 + 2/2014 … Nhìn chung, với những góc độ nghiên cứu tiếp cận khác nhau, những công trình, đề tài nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định cả về lý luận và thực tiễn theo phạm vi nghiên cứu, từ đó xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã nói chung; cán bộ, công chức và cán bộ chủ chốt trong HTCT trên các địa bàn, địa phương ở nước ta. Tuy nhiên, chưa có công trình, đề tài, luận văn nào nghiên cứu về “Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay” một cách có hệ thống, toàn diện dưới góc độ chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu, là công trình độc lập, không trùng lặp với các công trình, đề tài, luận văn, luận án đã nghiệm thu, bảo vệ. Đồng thời trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình, đề tài, luận văn, luận án nói trên và căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ 8
  • 11. xã, phường, thị trấn trong tỉnh, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ xã nói chung ở tỉnh Cà Mau ngang tầm chức trách, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải làm rõ về đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn và một số vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau. - Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau. - Xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay (gọi chung là cán bộ cấp xã). * Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau; phạm vi khảo sát tập trung ở 3 huyện là Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước và thành phố Cà Mau; thời gian và các số liệu điều tra, khảo sát từ năm 2008 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng về cán bộ và chiến 9
  • 12. lược cán bộ thời kỳ mới, pháp luật của Nhà nước về cán bộ công chức; chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, huyện ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ địa phương giai đoạn hiện nay. * Cơ sở thực tiễn Thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau; qua các báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ xã ở tỉnh Cà Mau thời gian qua; đồng thời qua quá trình điều tra, nghiên cứu, khảo sát thực tiễn của tác giả; bên cạnh đó có tiếp thu kế thừa và chọn lọc kết quả của các công trình, đề tài đã được nghiệm thu, bảo vệ. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học của chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng phương pháp: kết hợp lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, tổng kết thực tiễn, thống kê - so sánh và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm cơ sở khoa học để cấp ủy các cấp của tỉnh Cà Mau trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay. Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn xây dựng Đảng ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, thành phố và Trường Chính trị tỉnh Cà Mau. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 10
  • 13. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU 1.1. Đội ngũ cán bộ và một số vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau 1.1.1. Xã, phường, thị trấn và đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau * Các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau - Khái quát về tỉnh Cà Mau Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, được tách ra từ tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, là một trong những tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trọn trên bán đảo Cà Mau. Mũi Cà Mau là địa danh có ý nghĩa kinh tế - chính trị, có ý nghĩa thiêng liêng đối với nhân dân cả nước, có tầm chiến lược về an ninh - quốc phòng, thuận lợi phát triển kinh tế biển. Toàn tỉnh có diện tích là 5.329,5 km2 , là tỉnh có diện tích vào loại lớn trong vùng (chỉ sau tỉnh Kiên Giang). Đất đai của Cà Mau là đất trẻ, mới được khai phá sử dụng, có độ phì trung bình khá, hàm lượng chất hữu cơ cao. Các tài nguyên đất đai, khí hậu, nguồn nước… tương đối thuận lợi, là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế Ngư - Nông - Lâm nghiệp, tạo nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến xuất nhập khẩu và du lịch tham quan gắn với du lịch sinh thái, biển đảo. Là tỉnh duy nhất trong vùng và cả nước có 3 mặt giáp biển trải dài từ biển Đông sang biển Tây với bờ biển dài 254 km, nằm trong vòng cung đường biển của nhiều trung tâm phát triển của khu vực Đông Nam Á với nhiều hòn đảo (Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc…) có vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối để khai thác biển, ven biển và là tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc; ngư trường rộng trên 80.000 km2 , tài nguyên biển phong phú với nhiều 11
  • 14. loại thủy hải sản quý hiếm, có trữ lượng lớn, khả năng khai thác khoảng 250.000 tấn/năm; có tiềm năng khá lớn về dầu khí trong lòng biển (trữ lượng tiềm năng khoảng 172 tỷ m3 , đã phát hiện 30 tỷ m3 , sản lượng khai thác có thể đạt 8,25 tỷ m3 /năm). Vùng ven biển Cà Mau có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đa dạng với hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng ngập lợ trên 145.600 ha (bằng 36,9% diện tích đất rừng vùng đồng bằng sông Cửu Long) có điều kiện phát triển kinh tế lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học. Trong mối quan hệ với khu vực, Cà Mau là một trong bốn tiểu vùng kinh tế đang được quy hoạch xây dựng thành vùng kinh tế động lực của Đồng bằng sông Cửu Long; là điểm đến của một số tuyến Quốc lộ và tuyến đường thủy quan trọng. Với dự án tiểu vùng Mê Kông mở rộng thì Cà Mau được xác định nằm trong hành lang phát triển phía nam (Băngkok - Phnompenh - Hà Tiên - Cà Mau). Với dự án cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm đang được Trung ương đầu tư và đưa vào sử dụng, Cà Mau thực sự trở thành một cực phát triển của tứ giác Cà Mau - Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang và có khả năng hợp tác phát triển một số lĩnh với các tỉnh, thành phố khu vực như: liên kết khai thác du lịch lữ hành, tổ chức các tour du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp lao động cho các khu công nghiệp. Cà Mau còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với 33 cửa sông lớn, nhỏ thông ra biển. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau như mạng nhện, với tổng chiều dài hơn 18.000 km, rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông bằng đường thủy. Sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân bản xứ. Nó gắn liền với mọi sinh hoạt, cung cách ứng xử, hình thành nên các tục lệ, tín ngưỡng mang đậm tính sông nước và hình thành nên nét văn hoá đặc trưng. Chính những đặc điểm này, đã hình thành nên một Cà Mau thích ứng với điều kiện địa lý tự nhiên của cộng đồng dân cư vùng sông nước. 12
  • 15. Cà Mau có hai khu rừng ngập nước là rừng tràm U Minh hạ và rừng đước Năm Căn, Ngọc Hiển. Rừng Cà Mau có sinh học cao, giá trị kinh tế và phòng hộ lớn. Tại những khu rừng có nhiều sân chim phát triển với nhiều chủng loại. Dưới chân rừng có nhiều đặc sản quý hiếm. Rừng tràm, rừng đước Cà Mau là căn cứ địa cách mạng của Xứ ủy Nam Bộ và Khu ủy khu Tây Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Năm 2009, rừng Cà Mau được UNESSCO công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới. Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cơ cấu chuyển dịch các ngành kinh tế theo hướng: Ngư - Nông - Lâm nghiệp sẽ giảm dần, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên. Nhờ đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm nông nghiệp, tăng cường chế biến các mặt hàng có hàm lượng giá trị cao tăng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2010, dự kiến đạt 1,4 - 1,5 tỷ USD vào năm 2015 và đạt 1,8 - 2 tỷ USD vào năm 2020. Tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2014, tỉnh Cà Mau gồm có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 8 huyện (thành phố Cà Mau, huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, Năm Căn, Phú Tân). Trong đó có 9 thị trấn, 10 phường và 82 xã [Phụ lục 04]. Dân số 1.222.199 người, bao gồm 3 dân tộc chính là Kinh, Hoa, Khmer. Mật độ 230 người/km2 . Cà Mau có nhiều tôn giáo và thờ cúng tín ngưỡng dân gian. Tín đồ Phật giáo và Kitô giáo chiếm số đông, còn lại là Tin lành, Tịnh độ Cư sĩ, Cao Đài Minh Chơn Đạo, Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Tiên Thiên và Thiền Lâm, Khất sĩ, Hòa Hảo… Người kinh thường theo Phật giáo Bắc Tông, người Hoa theo Phật giáo Hoa Tông, người Khmer theo Phật giáo Nam Tông. 13
  • 16. - Đặc điểm các xã, phường, thị trấn tỉnh Cà Mau Trong hệ thống tổ chức hành chính 4 cấp ở nước ta, xã, phường, thị trấn là những đơn vị hành chính có vị trí tương đương ở cấp cơ sở, được tổ chức ở nông thôn, nội thành, nội thị, theo khu vực dân cư, lãnh thổ, bao gồm có các thôn, bản, tổ dân phố. Từ sự tương đồng về vị trí, địa vị pháp lý, xã, phường, thị trấn có vai trò tương đương nhau trong hệ thống tổ chức hành chính - vai trò là đơn vị hành chính cơ sở. Với tư cách là đơn vị cơ sở, xã, phường, thị trấn là cấp chấp hành, thực hiện sự tác động quản lý từ các cấp trên, nơi hiện thực hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thành hoạt động thực tiễn của dân; đồng thời cũng là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn, hiệu quả của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Là đơn vị hành chính cơ sở, xã, phường, thị trấn là nơi diễn ra mọi hoạt động sinh hoạt, quan hệ của dân cư trên hai địa bàn cơ bản là nông thôn và đô thị, là nơi chính quyền và các đoàn thể tổ chức cuộc sống, hoạt động và các phong trào trong đời sống dân cư, thể hiện rõ nhất, trực tiếp nhất ý thức và năng lực dân chủ của dân bằng cả phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Là nơi HTCT thể hiện trực tiếp nhất việc tổ chức và phát huy khả năng sáng tạo, mọi tiềm năng trong dân, khai thác và phát triển những khả năng đó tại địa bàn để giải quyết tại chỗ những yêu cầu phát triển của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu chính đáng của dân, đem lại lợi ích thiết thực nhất cho đời sống vật chất và tinh thần của dân. Cũng như các địa bàn cơ sở khác, Các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau là đơn vị hành chính cơ sở trong hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước ta được tổ chức theo khu vực dân cư ở nông thôn và thành thị, hợp thành bởi các ấp, khóm, tổ dân phố trên địa bàn, có địa giới hành chính, tổ chức bộ máy và dân số theo quy định của cấp có thẩm quyền; là nơi nhân dân địa phương sinh sống, trực tiếp lao động sản xuất, phát triển kimh tế - xã hội, củng 14
  • 17. cố QP, AN ở địa phương, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Ngoài đặc điểm chung của xã, phường, thị trấn Việt Nam, song do điều kiện tự nhiên, trình độ kinh tế - xã hội và phong tục tập quán, Cà Mau còn có những đặc điểm riêng đó là cơ cấu, nền tảng kinh tế các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau về cơ bản vẫn là sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản. Là tỉnh có 82 xã, 10 phường và 9 thị trấn, tuy có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhưng đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp so với các tỉnh trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành khác trong cả nước. Sau khi tái lập tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội ở các xã, phường, thị trấn có những bước phát triển, cơ cấu kinh tế có sự phát triển đa dạng, có cả nông, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ và công nghiệp, song kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm 63, 40%, công nghiệp xây dựng chiếm 16,96%, dịch vụ 19,64%. Kết cấu hạ tầng kinh tế cũng còn yếu kém, thu nhập bình quân đầu người 296 USD, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,9%, lao động qua đào tạo, dạy nghề 15%, sử dụng máy điện thoại bình quân 5 máy cho 100 dân. Ngoài ra, xã, phường, thị trấn có những đặc điểm gắn liền với điều kiện tự nhiên, phân bổ dân cư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh những đặc điểm trên, Cà Mau là một vùng đất trẻ, giàu tiềm năng, trong lịch sử và hiện tại là nơi dừng chân của nhiều người từ cả miền Bắc và miền Trung chuyển cư đến làm ăn, sinh sống và công tác. Sự kết hợp các yếu tố tâm lý, văn hoá nhiều miền khác nhau đã tạo nên sự phong phú về đặc điểm của con người Cà Mau. Với cách sống, cách nghĩ, cách làm, cách ứng xử, giao lưu nơi vùng đất mới, đã hình thành tính cách con người và văn hóa sông nước. Lưu dân phiêu bạt về đất Cà Mau tuy nghèo khổ nhưng rất dũng cảm, nghĩa khí, đầy nghị 15
  • 18. lực; vừa hào hiệp, phóng khoáng, vừa khoan dung, độ lượng, vừa trọng nghĩa tình; là những người chân chất, thật thà, cần cù, nhẫn nại, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để đổi lấy chén cơm, manh áo. Tuy cuộc sống văn hóa ở đây từ xa xưa đến nay đã hình thành phong cách, sinh hoạt khá phong phú, nhưng còn phải khắc phục những bất cập trong cuộc sống để nâng cao giá trị văn hóa của vùng đất phương Nam. - Vai trò của xã, phường, thị trấn tỉnh Cà Mau Xã, phường, thị trấn là nơi tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư, là nơi tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Xã, phường, thị trấn còn là nơi triển khai và tăng cường chính sách đại đoàn kết dân tộc, tăng cường dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng ở địa phương để phát triển kinh tế - xã hội. cộng đồng gắn bó khăng khít, bền chặt chi phối, phải đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi đa dạng của mỗi người dân, sao cho vừa đúng pháp luật, vừa phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán và điều kiện của người dân địa phương. phức tạp của dân, sao cho không trái pháp luật, nhưng có hiệu quả cao nhất. nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của người dân lên các cơ quan cấp trên và đề xuất những giải pháp trong việc giải quyết những vướng mắc, thoả mãn những nhu cầu, mong muốn của nhân dân nói chung và của mỗi người dân nói riêng. 16
  • 19. chính quyền cấp xã. Đồng thời, nhiều công việc được giải quyết ở địa bàn xã mang tính chất tự quản. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan chính quyền xã khi giải quyết các công việc phải luôn chủ động, sáng tạo và trách nhiệm rất cao. Các xã, phường, thị trấn của tỉnh Cà Mau hợp thành nền tảng hệ thống hành chính của tỉnh; là cầu nối trực tiếp giữa cấp uỷ, chính quyền cấp trên với nhân dân địa phương; là nơi nắm bắt và giải quyết mọi tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân theo thẩm quyền và phản ánh, đề đạt lên cấp trên, giúp cấp trên đề ra những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn; là nơi trực tiếp cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, khai thác mọi tiềm năng của địa phương vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ địa phương, đất nước; là nơi nhân dân địa phương thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tạo ra của cải vật chất, nâng cao đời sống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Xã, phường, thị trấn tỉnh Cà Mau là một trong những thành phần quan trọng của thế trận khu vực phòng thủ huyện, thị xã, thành phố; là nơi tích luỹ tiềm lực QP, AN, động viên, tổ chức toàn dân tham gia xây dựng thế trận QPTD và ANND; là nơi tổ chức toàn dân đấu tranh chống “DBHB”, BLLĐ của các thế lực thù địch góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; là nơi trực tiếp xây dựng lực lượng dân quân và quản lý, xây dựng lực lượng DBĐV góp phần quan trọng xây dựng quân đội và chuẩn bị lực lượng, thế trận cho chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc địa phương và Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tóm lại, xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau có vai trò hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực tiễn; là cầu nối liền giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng 17
  • 20. của nhân dân; nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đóng góp những kinh nghiệm qúy báu giúp cho Đảng sửa đổi, bổ sung và đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn. Nắm và xác định được vai trò, đặc điểm của cơ sở nêu trên là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương ổn định, bền vững, có bước đi thích hợp. Đồng thời cũng góp phần phát triển đô thị ở tỉnh Cà Mau nhanh hơn; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo vệ sinh môi trường, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 18
  • 21. * Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau - Quan niệm đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn Quan niệm cán bộ: Từ khi Đảng ra đời lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, từ “Cán bộ” mới được sử dụng để chỉ những người có trọng trách trong tuyên truyền, tổ chức, tập hợp quần chúng, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hy sinh; một lòng, một dạ đấu tranh vì độc lập dân tộc và CNXH. Ngày nay, trong hệ thống tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị, cán bộ là những người được bầu vào cơ quan lãnh đạo các cấp và những người được bổ nhiệm làm công tác chuyên môn; trong hệ thống chính quyền, cán bộ là những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước có chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [90, tr.7]. Như vậy quan niệm cán bộ cần được hiểu là: những người có chức vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy được bầu, được bổ nhiệm hoặc có chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau, giữ trọng trách trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị; có tác động, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của tổ chức, cơ quan, đơn vị đó. Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, bí thư, phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội [90, tr.9-10]. Theo quy định tại Điều 4, khoản 3 của Luật cán bộ, công chức năm 2008, cán bộ xã, phường, thị trấn có các chức danh sau đây [90, tr.28-29]: 19
  • 22. 1. Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; 2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; 3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; 4. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 5. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 6. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 7. Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; 8. Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; 9. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự; 10. Trưởng công an. Đội ngũ cán bộ là tập hợp những người cán bộ thành một lực lượng có số lượng, cơ cấu, chất lượng (nghề nghiệp, trình độ, tuổi đời, thâm niên công tác, giới tính...) đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, chức năng của một tổ chức, một lĩnh vực hoạt động. Từ những vấn đề trên có thể quan niệm: Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau là những cán bộ của Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội và lực lượng vũ trang, giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội ở cơ sở, là những cán bộ nòng cốt của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội và lực lượng vũ trang ở địa phương. - Vai trò đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau: Đảng ta khẳng định: “Vấn đề cán bộ là vấn đề rất quan trọng trong công tác tổ chức của Đảng, bởi vì cán bộ là người có nhiệm vụ đem đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng tuyên truyền, giáo dục quần chúng và tổ chức quần chúng thực hiện”[38, tr.160] và Đảng ta xác định phải: “có một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là 20
  • 23. sinh mệnh của Đảng cầm quyền” [45, tr.127]. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta càng nhấn mạnh đến vai trò của cán bộ. Nghị quyết Trung ương ba (khóa VIII) xác định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [45, tr.166]. Xác định được tầm quan trọng đó, trong mỗi giai đoạn cách mạng, qua mỗi lần Đại hội và Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau đều có chủ trương, nghị quyết xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Đồng thời luôn quan tâm lãnh đạo xây dựng cho được đội ngũ cán bộ một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán, trước hết là ở cấp chiến lược và cấp cơ sở. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước yêu cầu phát triển của tỉnh, vai trò của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn của tỉnh Cà Mau trở nên rất quan trọng, biểu hiện như sau: Một là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn giữ vai trò quyết định trong việc triển khai tổ chức thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. Là những người giữ vai trò “trung tâm”, “trụ cột” tại cơ sở, họ không những có trách nhiệm nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đem chủ trương, chính sách tuyên truyền, phổ biến, tổ chức cho quần chúng thực hiện mà còn phải có khả năng nắm bắt, am hiểu đặc điểm tình hình của cơ sở để đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách đó cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng cơ sở đi vào cuộc sống và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được nhân dân nắm bắt, nhận thức mới chỉ là khởi đầu, để kiểm nghiệm được tính đúng đắn của chủ trương, đường lối đó thì điều kiện đủ là phải tổ chức thực hiện trong thực tiễn. 21
  • 24. Muốn làm được điều đó không có ai khác là cán bộ xã, bởi cán bộ xã là người tiếp xúc nhiều nhất, hiễu rõ nhất, giải quyết nhiều việc nhất của nhân dân. Như vậy, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn có vai trò đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện một cách nghiêm túc, thông qua việc xử lý, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật kịp thời, hiệu quả … góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại từng địa bàn ấp, khóm, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra. Hai là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là những người trực tiếp, gắn bó với nhân dân, triển khai, hướng dẫn và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào đời sống xã hội và trở thành hiện thực trên địa bàn tỉnh Cà Mau hay không là tuỳ thuộc vào sự vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện của đội ngũ cán bộ cơ sở trong tỉnh, nhất là đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ xã ở tỉnh Cà Mau là một mắt xích góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn của tỉnh Cà Mau. Để thực hiện tốt vai trò này đòi hỏi đội ngũ cán bộ xã phải có khả năng tổ chức, bố trí, sử dụng, tập hợp và lôi cuốn mọi người vào hoạt động, phải có khả năng kiểm tra, đánh giá hoạt động của mình và khả năng tổng kết, sơ kết việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ba là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở; là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Là những người trực tiếp, gắn bó với nhân dân, có mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân. Họ là người thường xuyên, trực tiếp triển khai, hướng dẫn và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Trong quá trình đó, họ đã tạo ra “cầu nối” giữa Đảng, Nhà 22
  • 25. nước với nhân dân và ý Đảng lòng dân tạo thành một khối thống nhất, làm cho Đảng và Nhà nước ăn sâu bám rễ trong quần chúng, tạo nên mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, trực tiếp củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước và chế độ. Bên cạnh đó, qua phong trào cách mạng của quần chúng, giúp cho cán bộ cơ sở rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn góp phần vào xây dựng và hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Như vậy, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào đời sống xã hội và trở thành hiện thực trên địa bàn tỉnh Cà Mau hay không là tùy thuộc vào sự vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện của đội ngũ cán bộ cơ sở trong tỉnh, nhất là đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn. Bốn là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy của HTCT ở cơ sở địa phương. Thực tiễn chứng minh, có lúc, có nơi HTCT ở cơ sở mạnh hay yếu và phong trào cách mạng của quần chúng có phát triển hay không đều gắn với vai trò của đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Về tổ chức bộ máy, họ là trụ cột, là trung tâm đoàn kết nội bộ, là lực lượng huy tụ lực lượng tổ chức, sắp xếp, kiện toàn các tổ chức trong HTCT ở cơ sở. Mặc khác, cán bộ cơ sở ở Cà Mau có vai trò quyết định đến năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền và mọi hoạt động của đoàn thể quần chúng của cơ sở. Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở Cà Mau là nhằm xây dựng, củng cố, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; điều hành, hoạt động của Nhà nước, đoàn thể quần chúng ở cơ sở và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Năm là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là người nắm bắt kịp thời, phản ảnh đầy đủ các tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để Đảng, Nhà nước 23
  • 26. có cơ sở khoa học sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chủ trương, chính sách có tính khả thi, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi ban hành muốn đảm bảo tính khả thi phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Muốn vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, để mọi chủ trương, chính sách khi ban hành đều vì lợi ích của nhân dân, dựa trên ý kiến của nhân dân, qua đó sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của mỗi con người, làm cho mọi tiềm năng sáng tạo được phát triển, mọi người dân đều được tham gia vào các quá trình chính trị, xã hội, các vấn đề nãy sinh được phát hiện kịp thời, các khó khăn sớm được tháo gỡ, tạo sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Thực tiễn cách mạng của đất nước đã khẳng định, chính từ vai trò của cán bộ xã, phường, thị trấn trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân, nên Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đúng, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Sáu là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là một trong những nguồn bổ sung vào đội ngũ cán bộ các cấp của tỉnh. Trong thực tế, một số cán bộ chưa được rèn luyện từ thực tiễn ở cơ sở, nên khi được phân công đảm nhận các vị trí lãnh đạo ở cấp cao hơn thường không thích ứng với nhiệm vụ và sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, cán bộ được thông qua công tác ở cơ sở, thì khi phát triển đảm nhiệm với vị trí cao hơn, thì sẽ vững vàng, có bản lĩnh trong quyết đoán, xử lý công việc, thích ứng nhanh với nhiệm vụ mới, đúng như V.I. Lênin khẳng định: “Cần đề bạt một cách có hệ thống những người đã được thử thách qua thực tiễn” [85, tr.178]. Thực tiễn nước ta, khi đề cập đến vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ công chức cơ sở không những là cái khâu liên hệ mà còn là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm lực lượng mới. Nếu đội ngũ này phát triển và củng cố thì Đảng sẽ phát triển và củng cố, bằng không Đảng sẽ khô héo” [77, tr.273]. 24
  • 27. - Đặc điểm đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, việc xác định rõ đặc điểm đội ngũ cán bộ này là vấn đề cần thiết để có chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Một là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau phần lớn trưởng thành sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, gắn liền với công cuộc đổi mới. Đại bộ phận là người dân tại địa phương được đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản và có tư duy, nhạy bén, năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, điều hành, quản lý, tiếp cận trình độ khoa học - kỹ thuật và những vấn đề mới rất nhanh. Đồng thời, họ được kế thừa truyền thống cách mạng của cha ông và được sự giúp đỡ, hướng dẫn của thế hệ cán bộ đi trước, nên trưởng thành nhanh chóng, trở thành nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo cao hơn ở cơ sở hoặc cho huyện, thành phố và cho tỉnh Cà Mau. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ này đại bộ phận là người dân tại địa phương, gắn liền với điều kiện sản xuất, kinh doanh ở gia đình, địa phương (người sở tại có 996/1.107 người, bằng 90%). Mặc khác, đội ngũ cán bộ này ở tỉnh Cà Mau chủ yếu là đương chức, phần đông là cán bộ chuyên trách, ít kiêm nhiệm; chức danh kiêm nhiệm chủ yếu là chủ tịch hội đồng nhân dân (bí thư hoặc phó bí thư thường trực đảng ủy xã). Điều này rất thuận lợi cho việc chỉ đạo chuyên sâu từng lĩnh vực công tác được phân công. Hai là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau đa số xuất thân từ nông dân hoặc có nguồn gốc từ nông dân và qua đảm nhiệm cương vị lãnh đạo, quản lý ấp, khóm, nên có kinh nghiệm thực tiễn. Đại bộ phận cán bộ xã, phường, thị trấn đã kinh qua các cương vị trưởng ấp, khóm, bí thư chi bộ ấp, khóm, nên họ là những nắm vững địa bàn; qua thực tiễn công tác đã từng bước tích lũy kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý và giải quyết các mối quan 25
  • 28. hệ. Những kinh nghiệm mà họ có được là do từ hoạt động thực tiễn; từ sự kế thừa, phát triển về tư duy cụ thể, tư duy thực hành, sự năng động, tự chủ trong công việc. Sự năng động, tự chủ của người cán bộ xã, phường, thị trấn ở Cà Mau được thể hiện qua việc dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong công tác, phóng khoáng trong sinh hoạt. Song, do được trưởng thành trên cơ sở kinh nghiệm, nên sự năng động, tự chủ này một mặt phát huy được khả năng sáng tạo, nhưng mặt khác lại dễ rơi vào sự tự do, tuỳ tiện. Như vậy, để đạt được hiệu quả cao, khắc phục cho được sự tự do, tuỳ tiện, chủ nghĩa kinh nghiệm, thì đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn cần được nâng cao trình độ về mọi mặt cả về lý luận và chuyên môn nghiệp vụ. Đây cũng là nét đặc thù của đội ngũ cán bộ xã ở Cà Mau. Ba là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn, đại bộ phận là cấp uỷ viên cơ sở (có 750/1.107=67%); tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chiếm tỷ lệ khá cao, (782/1.107=70%). Tuy nhiên về cơ cấu đội ngũ còn thiếu đồng bộ. Có thể nói về chất lượng chính trị, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tham gia nhiều tổ chức trong HTCT ở cơ sở và cấp trên, nên họ là lực lượng nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể từng cơ sở, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thành phố và tỉnh Cà Mau khá nhanh (năm 2013 nền kinh tế của tỉnh tăng 12,35%). Về cơ cấu đội ngũ, mặc dù Tỉnh ủy rất quan tâm đến quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, nữ. Nhưng tỷ lệ nữ đạt rất thấp (nữ 168/1.107, chiếm 15%), [Phụ lục 04]. Tỷ lệ nữ tham gia làm công tác đảng, quản lý nhà nước còn thấp (toàn tỉnh có 4 đồng chí là Phó Chủ tịch UBND phường, xã). Về cơ cấu độ tuổi được các cấp uỷ đảng quan tâm, qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng và bầu cử Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, các đoàn thể quần chúng đều có định hướng về 26
  • 29. cơ cấu độ tuổi mang tính kế thừa liên tục. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ trẻ đến nay vẫn còn thấp, dưới 30 tuổi chỉ chiếm 8,03 % (chủ yếu là lực lượng Đoàn thanh niên và Hội Liên hiệp phụ nữ) [100, tr. 5]. Bốn là, trình độ của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở Cà Mau mặc dù có được nâng lên một bước, nhưng chưa đều và thiếu vững chắc. Đại bộ phận cán bộ xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau được rèn luyện, trưởng thành từ thực tiễn địa phương; về trình độ học vấn còn có một bộ phận chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, toàn diện; về chuyên môn nghiệp vụ chưa qua đào tạo, bồi dưỡng chiếm tỷ lệ khá cao 65,60 %; tỷ lệ được đào tạo quản lý hành chính và tin học, ngoại ngữ rất thấp (trình độ quản lý hành chính đạt 15,51 % và tin học, ngoại ngữ đạt 19,09 %). Từ đó, ảnh hưởng nhiều đến việc điều hành, quản lý thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Đặc biệt đến nay còn 158 cán bộ có trình độ văn hóa phổ thông từ tiểu học đến trung học cơ sở [Phụ lục 04]. Năm là, về văn hóa, lề lối làm việc, phương pháp tác phong công tác của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Cà Mau còn có đặc điểm riêng. Cà Mau là tỉnh mang nhiều nét đặc thù khá rõ so với các tỉnh, thành khác trong khu vực. Một trong những nét tiêu biểu chính là vị trí tự nhiên của một bán đảo với hệ thống sông ngòi chằng chịt, là nơi hội tụ của hầu hết các lưu dân của các tỉnh, thành trong cả nước cùng cộng cư sinh sống. Chính những đặc điểm này, đã hình thành nên một Cà Mau thích ứng với điều kiện địa lý tự nhiên. Tiêu biểu nhất là các sinh hoạt của cộng đồng dân cư vùng ven biển. Sông ngòi, kinh rạch ở Cà Mau đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân bản xứ. Nó gắn liền với mọi sinh hoạt, cung cách ứng xử, hình thành nên các tục lệ, tín ngưỡng mang đậm tính sông nước và hình thành nên nét văn hoá đặc trưng. Mặt khác, còn do điều kiện tự nhiên, xã hội chi phối; địa bàn phạm vi các xã rộng lớn, kênh rạch chằng chịt, làm cho việc đi lại khó khăn, nhất là 27
  • 30. đối với những cán bộ công tác ở các xã vùng sâu, vùng xa. Thêm vào đó, một bộ phận cán bộ vẫn còn thói quen thụ động, ỷ lại, cho rằng không cần phải học vẫn có thể làm được việc vì đã có kinh nghiệm thực tiễn; không cần học hành nhiều mà vẫn có ăn, có mặc vì được sự ưu đãi của tự nhiên “rừng vàng, biển bạc”… Từ những đặc điểm trên, đòi hỏi quá trình xây dựng đội ngũ cần nắm vững những ưu điểm, thuận lợi, đồng thời cả những hạn chế, bấp cập của đội ngũ cán bộ xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau, để có chủ trương, giải pháp đúng trong công tác xây dựng đội ngũ đáp ứng yêu cầu hiện nay. 1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau * Quan niệm về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau - Thuật ngữ xây dựng theo cuốn từ điển Tiếng Việt là: “làm nên, gây dựng nên; tạo ra các giá trị tinh thần có nội dung nào đó; thái độ, ý kiến có tinh thần đóng góp, làm tốt hơn, thái độ xây dựng” [99, tr.185]. Đối với xây dựng đội ngũ cán bộ nhằm gây dựng, tạo ra những con người thật sự có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực đủ sức gánh vác những trọng trách của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là toàn bộ hoạt động của chủ thể nhằm làm nên, tạo ra một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có lập trường, quan điểm chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở. Công tác đó bao gồm: việc xác định đường lối, chủ trương, chính sách về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng; xác định tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ và đội ngũ cán bộ, những tiêu chí nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ: quản lý, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, 28
  • 31. bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, bảo vệ chính trị nội bộ và thực hiện chính sách cán bộ, nhằm phát huy năng lực đội ngũ cán bộ theo hướng bố trí số lượng hợp lý, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu hoạt động của HTCT trong tình hình mới. Như vậy, có thể hiểu: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn của tỉnh Cà Mau là toàn bộ hoạt động của cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng, các tổ chức, các lực lượng theo nội dung, biện pháp, quy trình công tác cán bộ nhằm làm cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn có số lượng đủ, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ của các chức danh, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Từ quan niệm trên cần nắm vững: Mục đích xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau nhằm làm cho từng người và cả đội ngũ thật sự có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở. Chủ thể xây dựng bao gồm: Tỉnh ủy, các huyện uỷ, thành uỷ, cơ quan chức năng cấp trên; đảng ủy, ban thường vụ đảng uỷ xã và người đứng đầu các tổ chức, các lực lượng trong hệ thống chính trị của địa phương. Trong đó, chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo là Tỉnh ủy, cơ quan chức năng tỉnh; chủ thể trực tiếp xây dựng là các huyện ủy, thành ủy, cơ quan chức năng, các tổ chức, các lực lượng và người đứng đầu trong HTCT cấp huyện. Lực lượng tham gia gồm: các tổ chức, lực lượng trong hệ thống chính trị, Trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân địa phương. 29
  • 32. Nội dung quy trình xây dựng: là toàn bộ hoạt động của các cấp uỷ đảng, từ tỉnh đến cơ sở theo phân cấp quản lý trong thực hiện các khâu, bước của quy trình, gồm: Công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng: tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm hướng đến mục tiêu là xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hành chính đáp ứng yêu cầu thực tiễn, từng bước tiến tới chuyên nghiệp, hiện đại, có năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao thực hiện đồng bộ các giải pháp của các cấp, các ngành, các địa phương. Trên cơ sở tạo nguồn, quy hoạch cán bộ, các cấp ủy đảng, các cơ quan tham mưu cần xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó kể cả đào tạo lại cán bộ nguồn và đội ngũ cán bộ dự bị các chức danh lãnh đạo. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở cả hai mặt là học tập ở nhà trường và rèn luyện qua thực tiễn công tác để nâng cao kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý, kỹ năng hành chính. Bên cạnh đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, còn bao hàm cả khuyến khích hình thức tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ của cán bộ. Công tác tạo nguồn, quy hoạch: công tác tạo nguồn, quy hoạch cán bộ để tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ và sự ổn định chính trị. Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào, làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 30
  • 33. Công tác quản lý, bố trí, sử dụng: trước hết là, trên cơ sở đánh giá cán bộ, tiến hành quy trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công tâm, khách quan, lựa chọn những người tiêu biểu nhất về phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Tiếp đến là, lựa chọn một số trong số cán bộ được quy hoạch luân chuyển về địa phương hoặc lĩnh vực công tác khác, ngành khác, ở môi trường khó khăn gian khổ hơn để rèn luyện, thử thách, sàng lọc cán bộ. Việc lựa chọn, bố trí sử dụng đúng cán bộ sẽ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên hiện nay. Công tác đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ: Làm tốt công tác luân chuyển cán bộ sẽ thúc đẩy việc đánh giá cán bộ, quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị cần được luân chuyển để đảm bảo cơ cấu, số lượng hợp lý, phù hợp với sở trường cán bộ. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng đi vào rèn luyện trong thực tiễn, sát cơ sở, bộc lộ tài năng, khắc phục tình trạng khép kín trong từng ngành, từng địa phương, từng tổ chức, tạo nên sự đồng đều về chất lượng cán bộ từng cấp. Công tác chính sách đối với cán bộ: Chế độ đãi ngộ vật chất đối với cán bộ xã như thế nào cho phù hợp, điều đó không chỉ đơn thuần có ý nghĩa kinh tế, góp phần bảo đảm đời sống vật chất của cán bộ mà còn có ý nghĩa về chính trị và tinh thần. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng: nên thay thế chế độ phụ cấp bằng chế độ tiền lương, cùng với việc đưa cán bộ xã vào biên chế của Nhà nước nhằm tạo động lực thực sự, trực tiếp đối với đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay. * Những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn phải quán triệt, thực hiện đường lối, chiến lược cán bộ của Đảng, nghị quyết của Tỉnh 31
  • 34. ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Quá trình xây dựng, đòi hỏi phải quán triệt, vận dụng các quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và việc thực hiện các quy chế, quy trình, hướng dẫn về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của Trung ương và của Tỉnh uỷ vào xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở của tỉnh Cà Mau; bảo đảm công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở của tỉnh theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên; đảm bảo thực hiện đúng quy chế, quy trình công tác cán bộ; góp phần thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ rõ: “Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng.” [2, tr.10]. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ cấp xã, Đảng và Nhà nước ta đã mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận cho đội ngũ này. Chính vì vậy, những năm qua, việc nhận thức và vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn ngày càng có hiệu quả hơn. Đội ngũ cán bộ cấp xã thích nghi hơn với cơ chế thị trường và tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm, việc hoạch định chính sách, khả năng cụ thể hóa đường lối, chủ trương được nâng lên rõ rệt. Tính chủ động, sáng tạo được phát huy. Bệnh kinh nghiệm, giáo điều, tính ỷ lại, thụ động từng bước được khắc phục. Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau phải gắn liền với việc kiện toàn các tổ chức bộ máy trong HTCT ở cơ sở trong sạch vững mạnh. 32
  • 35. Bộ máy tổ chức và chất lượng cán bộ có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Bộ máy tổ chức quy định chất lượng cán bộ, đặt ra yêu cầu, tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ, quy định số lượng và cơ cấu cán bộ phù hợp để bộ máy hoạt động có hiệu quả. Thực tế, bộ máy cồng kềnh, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, làm cản trở tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ. Ngược lại, sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ phát huy tính chủ động, sáng tạo, làm việc có chất lượng, hiệu quả. Nghị định 121/2003/NĐ-CP đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ phải tiến hành đồng thời với việc đổi mới và củng cố tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các đoàn thể nhân dân,…đổi mới cơ chế, chính sách, phương thức, lề lối làm việc” [33, tr.94-95]. Thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đòi hỏi các cấp uỷ đảng nói chung, cấp uỷ đảng cơ sở nói riêng, quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ phải gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi mới cơ chế hoạt động của cả HTCT; khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, bộ máy cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả, bao biện, làm thay; xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức và mối quan hệ giữa các tổ chức đó trong một thiết chế chung thống nhất, khắc phục tình trạng trùng lặp, “lấn sân” hoặc đùn đẩy lẫn nhau, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm. Với vai trò là “trụ cột”, là “xương sống” của bộ máy tổ chức ở cơ sở, đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Cà Mau vững mạnh sẽ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự vững mạnh của cả HTCT ở cơ sở. Đồng thời có cơ cấu bộ máy hợp lý, với hệ thống chính sách phù hợp là những tác động tích cực trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở tỉnh Cà Mau nói riêng. Thứ ba, gắn xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn với xây dựng đội ngũ đảng viên, xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh. 33
  • 36. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn phải gắn với việc chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên, trước hết là bí thư và cấp uỷ viên thật sự tiền phong gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên phải gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Bên cạnh đó, tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, làm cho tổ chức đảng ở cơ sở thật sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; Thường xuyên chăm lo xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; hằng năm từng chi bộ, đảng bộ căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của cấp trên và Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương để xác định phương hướng, nhiệm vụ, phấn đấu xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh, củng cố các chi, đảng bộ yếu kém. Đồng thời, kết hợp với việc quan tâm xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện. Để làm tốt vấn đề này, cần chú trọng củng cố, đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, coi đó là yếu tố quan trọng để giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội. kiên quyết khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng, xa rời quần chúng, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân tham gia có hiệu quả vào việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Thứ tư, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở và dựa vào Nhân dân để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. 34
  • 37. Có thể nói, việc lựa chọn, đánh giá cán bộ ở cơ sở của tỉnh Cà Mau ngoài tiêu chuẩn chung, thì việc thông qua các hoạt động thực tiễn, phong trào cách mạng ở cơ sở là một điều kiện phù hợp với quy luật khách quan. Bởi vì, thực tiễn là môi trường sinh động nhất tạo điều kiện để cán bộ thể hiện khả năng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất và năng lực công tác, nhất là năng lực tổ chức thực hiện và vận động, tập họp quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, một mặt đòi hỏi khách quan là đội ngũ cán bộ ở cơ sở có đầy đủ phẩm chất, năng lực, có đức, có tài phải thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một cách toàn diện trên các mặt cả về lý luận và thực tiễn, nhằm nâng cao kiến thức, có phương pháp nhận thức một cách lôgíc, khoa học và có khả năng được rèn luyện trong thực tiễn cuộc sống. Phải thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ. Phải dựa vào dân để phát hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị… Mặt khác, để tạo nguồn cán bộ bổ sung cho đội ngũ cán bộ này ở cơ sở của tỉnh, bên cạnh từ các nguồn quy hoạch, học sinh, sinh viên, con em của tỉnh học tập, công tác các tỉnh khác trong cả nước, thì cần quan tâm đến nâng cao trình độ dân trí, thông qua phong trào cách mạng của quần chúng để lựa chọn những người ưu tú, tiêu biểu, có trình độ, năng lực, được quần chúng và các tổ chức đoàn thể, chính trị tín nhiệm, để đào tạo, bồi dưỡng bổ sung cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Thứ năm, quán triệt quan điểm giai cấp công nhân; đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức của HTCT trong xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở. Để đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng,…bền vững, Cà Mau cần phải có khả năng thu hút, 35
  • 38. đoàn kết, tập hợp rộng rãi mọi nguồn lực, các thành phần kinh tế nhưng phải trên cơ sở quán triệt quan điểm giai cấp công nhân trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn nói riêng. Thực tế, cho thấy Cà Mau là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất chủ yếu là thuần nông nên đại bộ phận quần chúng và đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn (nhất là xã, thị trấn) mang đậm tính cách của người nông dân Nam Bộ. Từ đó, phải quan tâm củng cố, tăng cường giáo dục bản chất giai cấp công nhân của Đảng đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở, từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, trên cơ sở tiêu chuẩn và quy hoạch cán bộ của Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ phải bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nhằm đảm bảo yêu cầu phục vụ hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao cho. Ngoài ra, coi trọng và phát huy vai trò quản lý, điều hành của chính quyền, sự phản biện, giám sát và phối hợp hoạt động của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân địa phương, nhất là người đứng đầu các tổ chức trong HTCT để có những quyết định đúng đắn, sáng suốt, hợp tình, hợp lý, đúng ý Đảng lòng dân trong suốt qúa trình xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Mặt khác, các cấp uỷ đảng, chính quyền có quy chế, chương trình để khuyến khích, động viên mọi tầng lớp nhân dân giới thiệu cho Đảng những người ưu tú, gương mẫu, đủ tiêu chuẩn, được nhân dân tín nhiệm và tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ ở cơ sở, nhất là cán bộ chủ chốt cấp xã. * Tiêu chí đánh giá hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau Xuất phát từ quan niệm về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau; căn cứ vào quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ, đồng thời từ thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở của tỉnh, để đánh giá hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau, cần căn cứ vào các tiêu chí chủ yếu sau đây: 36
  • 39. Một là, nhận thức, trách nhiệm của chủ thể đối với hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau. Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau tùy thuộc nhiều yếu tố, trước hết vào nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chức năng của địa phương, mà trực tiếp là của các tổ chức trong HTCT cơ sở dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban thường vụ cấp uỷ, cơ quan chức năng cấp trên và nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu. Để đánh giá đúng công tác xây dựng đội ngũ này của xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau, cần xem xét các đảng bộ xã, phường, thị trấn trong tỉnh lãnh đạo phát huy vai trò của các tổ chức trong HTCT ở cơ sở trong xây dựng đội ngũ cán bộ, thể hiện: Đảng uỷ cơ sở giáo dục, nâng cao nhận thức về trách nhiệm, lãnh đạo phối hợp các tổ chức thuộc HTCT xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở. Đồng thời xem xét các đảng bộ cơ sở trong phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Ngoài ra, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Bởi vì, đây là chủ thể trực tiếp xây dựng đội ngũ cán bộ này. Khi đánh giá tiêu chí này, chúng ta cần xem xét việc cấp ủy cấp trên về nhận thức, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở; việc vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng; các quy chế, quy trình của công tác cán bộ; việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cấp ủy, cơ quan chức năng cấp dưới về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ xã. Hai là, việc thực hiện nội dung quy trình, các khâu trong xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau. - Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau Xác định tiêu chuẩn cán bộ một cách đúng đắn góp phần xây dựng được đội ngũ cán bộ tốt, bởi vì đây chính là những quy chuẩn, là tiền đề và căn cứ để tiến hành các khâu khác trong công tác cán bộ. Mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện cũng phải dựa vào các tiêu chuẩn cán bộ. Tiêu chuẩn cán bộ cũng là căn cứ để rà soát, đánh giá, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ cho phù 37
  • 40. hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị từng giai đọan; đồng thời sàng lọc loại bỏ những cán bộ cơ hội, thoái hóa, biến chất, không hoàn thành nhiệm vụ. - Xây dựng quy hoạch cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau Khi xem xét tiêu chí này, cần đánh giá việc xây dựng quy hoạch cán bộ cơ sở của tỉnh, dựa vào các căn cứ, tiêu chuẩn đã xác đinh; đảm bảo chất lượng và tính khả thi, trên cơ sở rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm và dựa vào mức độ thực hiện của chủ thể xây dựng trong quá trình thực hiện quy hoạch. - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau Cần xem xét, đánh giá một cách toàn diện về thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn trên cơ sở quy hoạch cán bộ; đánh giá kết quả và chất lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng kết quả tự học tập, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ... - Thực hiện công tác quản lý, bố trí sử dụng đội cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau Khi đánh giá công tác quản lý, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau, cần dựa vào tiêu chuẩn các chức danh cán bộ; đánh giá thực hiện quy chế, quy trình công tác cán bộ; thực hiện nội dung, hình thức, phương pháp quản lý, bố trí sử dụng gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong HTCT. - Thực hiện chính sách và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau Đánh giá thực hiện chính sách trên tất cả các mặt của công tác cán bộ, gồm: chính sách đào tạo, bồi dưỡng; sử dụng, quản lý; bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần, bảo đảm sự công bằng đối với đóng góp của từng chức danh trong đội ngũ cán bộ ở cơ sở; cần xem xét việc thực hiện đồng bộ các chính sách đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở trong tỉnh của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. 38
  • 41. Ba là, kết quả hoạt động xây dựng cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu cán bộ so yêu cầu biên chế, tổ chức, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tiêu chí này đánh giá kết quả cụ thể của hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau, thể hiện ở số lượng cán bộ thực tế so nhu cầu cán bộ, ở chất lượng từng người so chức trách, nhiệm vụ và chất lượng của cả đội ngũ cán bộ xã; đánh giá cả cơ cấu đội ngũ so yêu cầu nhiệm vụ chính trị, phạm vi địa bàn cơ sở địa phương, cả về độ tuổi, trình độ, giới tính…; đánh giá cả mức độ phát triển và đáp ứng yêu cầu khi được quy hoạch đảm nhiệm chức vụ cao hơn. Bốn là, kết quả thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức, nhiệm vụ chính trị của cơ sở địa phương. Đây là một tiêu chí suy cho cùng đánh giá kết quả của quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ xã ở tỉnh Cà Mau, được thể hiện ở kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ công chức cấp xã trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mặt hoạt động trên các lĩnh vực ở địa phương; thể hiện ở kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh toàn diện, xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 1.2. Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau 1.2.1. Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau * Những kết quả, ưu điểm Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, trước hết là Tỉnh ủy, cơ quan chức năng của tỉnh, đã nhận thức đầy đủ và đề cao trách nhiệm trong xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau. 39
  • 42. Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của cơ sở địa phương và vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức trong HTCT của tỉnh Cà Mau, thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và tổ chức đoàn thể trong tỉnh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ và coi đây là một khâu quan trọng nhất trong mọi hoạt động của toàn Đảng, đặc biệt là các huyện uỷ, thành uỷ và các đảng ủy xã, phường, thị trấn trong tỉnh, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị. Từ đó, các cấp ủy đảng đã tổ chức triển khai quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, nguyên tắc của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII, Nghị quyết Trung ương 5, Trung ương 6 (khoá IX), Nghị quyết Trung ương 6 khoá X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau (nhiệm kỳ 2005 - 2010; 2010 - 2015) và các chương trình, đề án công tác cán bộ, chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các huyện uỷ, thành uỷ. Quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và các huyện uỷ, thành uỷ đã xây dựng và thực hiện những chương trình, kế hoạch, đề án về công tác cán bộ như: Chương trình số 07/CTr -TU ngày 21/7/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về xây dựng HTCT tỉnh Cà Mau giai đoạn 2006 - 2010. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quy định về tiêu chuẩn, đánh giá cán bộ; xây dựng quy hoạch cán bộ; chế độ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ. Trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và các huyện uỷ, thành uỷ đã quán triệt sâu sắc và toàn diện các quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH. Đặc biệt chú trọng quan điểm “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng 40
  • 43. thời đề cao trách nhiệm của các tổ chức thành viên và người đứng đầu các tổ chức của hệ thống chính trị”. Việc quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết, chương trình, đề án nêu trên đã tạo những chuyển biến mới, đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao về nhận thức tư tưởng, hành động cho cán bộ, đảng viên, khắc phục được tình trạng buông lỏng quản lý cán bộ ở một số cấp uỷ đảng, những vấn đề tồn tại, vướng mắc về công tác cán bộ từng bước được khắc phục, giải quyết kịp thời. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở tỉnh Cà Mau nói riêng đã đạt được những kết quả bước đầu cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh. Qua điều tra khảo sát, khi được hỏi đánh giá về vai trò của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn có 90% cho rằng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và rất quan trọng ở địa phương; khi hỏi về nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương, về cơ bản có 78% cho rằng đã nhận thức đầy đủ và đề cao trách nhiệm, thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ [Phụ lục 02]. Hai là, việc thực hiện nội dung, quy trình xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau đã có sự chuyển biến, tiến bộ rõ rệt và thu được nhiều thành tựu. Từ việc thống nhất về nhận thức, muốn xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ cơ sở nói riêng, trước hết phải xác định đúng tiêu chuẩn cán bộ, coi đó là khâu đầu tiên để xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, nhất là tiêu chuẩn chức danh cán bộ là điều kiện thuận lợi để tiến hành các khâu khác của công tác cán bộ. Do đó, trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau các cấp ủy đảng và cơ quan tham mưu đã quán triệt và vận dụng các tiêu chuẩn chung đối với cán bộ theo Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII; tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ xã, phường, thị trấn được quy định tại Nghị định 114/2003/NĐ-CP 41
  • 44. ngày 10/10/2003 của Chính phủ và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 ... vào cụ thể hoá các tiêu chuẩn của cán bộ. Trong đó, các cấp ủy đảng đi sâu vào 5 tiêu chí: Phẩm chất chính trị; đạo đức cách mạng; năng lực trình độ; phong cách lãnh đạo và đảm bảo sức khoẻ phục vụ. Qua đó, từng bước trẻ hoá, tiêu chuẩn hoá nhiều cán bộ cơ sở theo chức danh cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi để đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dung cán bộ xã, đảm bảo chính xác, khoa học, đáp ứng yêu cầu. - Cấp ủy, cơ quan chức năng cấp trên đã làm tốt công tác quy hoạch cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau. Trên cơ sở đánh giá cán bộ là khâu công tác giữ vai trò tiền đề của các khâu công tác khác, trước hết là quy hoạch, tạo nguồn cán bộ. Để giúp các cấp uỷ đảng đánh giá, lựa chọn cán bộ tốt hơn, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và các huyện uỷ, thành uỷ đã cụ thể hoá Quyết định số 50-QĐ/TW ngày 03/5/1999 của Bộ Chính trị về quy chế đánh giá cán bộ thành kế hoạch, hướng dẫn rất cụ thể thiết thực. Trên cơ sở sự hướng dẫn cụ thể của cấp trên, công tác đánh giá đội ngũ cán bộ ở cơ sở tỉnh Cà Mau được các Đảng bộ cơ sở kết hợp với việc đánh giá, phân tích chất lượng cán bộ, đảng viên hàng năm. Đánh giá cán bộ đã bám sát vào tiêu chuẩn chức danh và hiệu quả công tác của từng cán bộ. Quy trình đánh giá được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ đảm bảo dân chủ, khách quan; phát huy trách nhiệm và hiệu quả công tác của từng cán bộ. Qua phân tích chất lượng đội ngũ cán bộ xã năm 2013 của tỉnh, thì có hơn 60% phát huy tốt tác dụng, có phẩm chất và năng lực tốt, có nhiều sáng tạo trong quản lý, điều hành kinh tế, văn hoá, xã hội. [100, tr.6] Đối với công tác quy hoạch cán bộ là công tác được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các huyện uỷ, thành uỷ đặc biệt quan tâm và coi là một nhiệm vụ quan trọng 42