SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  96
A. CÂU HỎI THAM KHẢO ÔN THI KHỐI KIẾN THỨC I
(Tài liệu chỉ lưu hành nội bộ khóa 32 Phù Cát)
Câu 1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
Câu 3. Vấn đề sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
Câu 4. Dân chủ XHCN và bản chất của dân chủ XHCN. Quá trình thực hiện dân
chủ ở Việt Nam
Câu 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
Câu 6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Câu 7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc. Vận dụng trong
thực tiễn như thế nào để giữ vững và phát triển đất nước?
Câu 8. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Câu 9. Phát huy tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời
kỳ mới
Câu 10. Làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Đảng ta đã quán
triệt và vận dụng quan điểm đó trong công cuộc xây dựng đất nước ra sao?
Câu 11. Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây dựng Đảng
CSVN. Sự vận dụng trong công cuộc chỉnh đốn Đảng hiện nay
Câu 12. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân
Câu 13. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý ở Việt
Nam
Câu 14. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực và con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
Câu 15. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực và con đường quá độ lên CNXH
ở Việt Nam. Ngày nay, việc vận dụng những luận điểm trên trong công cuộc đổi mới đất nước
ta như thế nào?
Câu 16: Có ý kiến cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc duy nhất hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh. Theo đồng chí đúng hay sai? Vì sao?
Câu 17: Tại sao Đảng phải đổi mới, tự chỉnh đốn?
Câu 18: Quan điểm của Hồ Chí Minh nhà nước kiểu mới. Trong tình hình hiện nay, làm
thế nào để xây dựng, nâng cao hiệu lực pháp lý ở nước ta?
Câu 19: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc. Vận dụng nhận
thức trong thực tiễn như thế nào để giữ vững và phát triển đất nước?
Câu 20. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Câu 21. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về tôn giáo
NỘI DUNG THAM KHẢO THI KHỐI KIẾN THỨC I
Câu 20: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – lênin về mối quan hệ
giữa vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại và sự vận dụng của Đảng
ta vào Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay?
. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – LêNin về mối quan hệ
giữa vấn đề giai cấp, dân tộc nhận loại
+ Giai cấp: những tập đoàn to lớn, những tập đoàn này
khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã
hội nhất định trong lịch sử.(khác về: đối với tlsx ; vai trò
trong tổ chức lao động ; cách hưởng thụ )
+ Đấu tranh g/c : là cuộc đấu tranh giữa các g/c có lợi ích
cơ bản đối lập nhau và không thể điều hoà được. Đỉnh cao
của đấu tranh g/c là CM xã hội.
Đấu tranh g/c nảy sinh do sự đối lập về lợi ích căn bản và
không điều hoà được của các g/c có địa vị khác nhau
trong hệ thống SX xã hội nhất định. Thông qua đấu
tranh g/c mà mâu thuẫn llsx và qhsx được giải quyết.
Trên cơ sở đó thúc đẩy xã hội phát triển.
Dân tộc: là khái niệm chỉ hầu như tất cả các hình thức
cộng đồng người trong lịch sử.
Quan hệ giai cấp - dân tộc:
- Vai trò g/c đối với dân tộc:
+ Quan hệ g/c xét cho cùng quy định sự hình thành dân
tộc, xu hướng, bản chất xá hội , tính chất quan hệ giữa các
dân tộc.
+ Áp bức g/c là cơ sở , nguyên nhân của áp bức dân tộc.
+ Nhân tố g/c là nhân tố cơ bản trong phong trào giải
phóng dân tộc.
- Vai trò dân tộc đối với g/c:
+ Vấn đề dân tộc là vấn đề hàng đầu của cmvs.
+ Áp bức dân tộc tác động mạnh mẽ tới áp bứcg/c, nuôi
dưỡng áp bức g/c, làm sâu sắc thên áp bức g/c.
+ Đ tranh dân tộc tác động mạnh mẽ tới đấu tranh g/c.
+ Dân tộc là cơ sở của g/c, nuôi dưỡng đấu tranh g/c, tạo
cơ sở sức mạnh g/c.
Quan hệ g/c - nhân loại :
Nhân loại là khái niệm chỉ toàn thể công đồng người sống
trên trái đất, không phân biệt dân tộc, chủng tộc, tôn
giáo, g/c.
+ Các nhà tư tưởng trước Mác họ chư được tính lịch sửcủa
khái niệm nhân loại, mà chỉ thấy mặt tự nhiên, mặt sinh
vật của tính thống nhất nhân loại.
+ CNM cho rằng con người là sinh vật có bản chất xã hội,
do đó nhân loại là cộng đồng của những thực thể xã hội.
+ Trong XH có g/c, vấn đề g/c không phải vấn đề riêng
của 1 g/c, 1 tầng lớp nào đó, mà là vấn đề của toàn nhân
loại. Đấu trnh giải phóng g/c, giải phóng dân tộc bị áp
bứclà nội dung cơ bản của quá trình giả phóng con người,
đưa nhân loại tiến lên. Do vây, không thể tách rời vấn đề
g/c với vấn đề nhân loại.
+ GCCN-sản phẩm của phương thức SX tbcn, đại diện cho
llsx tiên tiến, có tính chất xã hội hoá cao-do vậy gccn có
bản chất cm và có tính chất quốc tế. Lợi ích của gccn phù
hợp với lợi ích nhân loại.
2. Sự vận dụng của Đảng ta vào Việt Nam trong giai đoạn
cách mạng hiện nay
- Nhân tố quan trọng đưa cách mạng Việt Nam đến thắng
lợi vẻ vang đó là ĐCSVN đứng đầu là HCM đã giải quyết
đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại
trong từng điều kiện lịch sử cụ thể. Nét đặc biệt nhất của
việc giải quyết mối quan hệ đó là gắn liền độc lập dân tộc
với chủ nghĩa xã hội. Mối liên hệ này xuyên suốt tiến
trình cách mạng Việt Nam, chi phối các mặt khác của
cuộc cách mạng.
- Để tận dụng thời cơ, đẩy lùi thách thức, đưa sự nghiệp
cách mạng Việt Nam tiến lên, vấn đế quan hệ giai cấp,
dân tộc, nhân loại ở Việt Nam cần đảm bảo những nội
dung sau:
+ Giải quyết tốt mối quan hệ giai cấp với đoàn kết dân tộc.
+ Giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và phát triển nền
kinh tế thị trường với đoàn kết dân tộc
+ Giải quyết mối quan hệ giữa giữ vững độc lập tự chủ với
mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, phát huy sức mạnh nội
lực của dân tộc với tranh thủ sức mạnh của thời đại.
Câu 1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
* Giai cấp:
Trước khi triết học Mác ra đời, đã có nhiều quan điểm khác nhau về sự phân chia xã hội thành
giai cấp, nhưng đều chưa khoa học và chưa đưa ra được nguyên nhân thực chất của sự khác nhau về
giai cấp. Đến khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, mới đưa ra được nguyên nhân thực chất của sự khác
nhau về giai cấp.
Quan điểm mátxít về giai cấp được thể hiện tập trung ở định nghĩa giai cấp của Lênin. Trong
tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, Lênin định nghĩa: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm
những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử,
khác nhau về quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động
xã hội; và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ
được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của
tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.
Như vậy, sự ra đời, tồn tại của các giai cấp gắn với những hệ thống sản xuất xã hội nhất định.
Sự khác nhau về địa vị của giai cấp trong hệ thống sản xuất là do:
Thứ nhất, khác nhau về quan hệ của họ đối với việc sở hữu những tư liệu sản xuất của xã hội.
Thứ hai, khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức quản lý sản xuất, tổ chức quản lý lao động
xã hội.
Thứ ba, khác nhau về phương thức sản xuất và quy mô thu nhập những sản phẩm lao động của
xã hội.
Trong đó, quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất là quan trọng nhất, quyết định các quan hệ khác,
quyết định địa vị các giai cấp trong một hệ thống sản xuất nhất định. Tập đoàn người nào nắm tư liệu
sản xuất sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội và tất yếu sẽ chiếm đoạt những sản phẩm lao động của
các tập đoàn khác. Đó là bản chất của những xung đột giai cấp trong các xã hội có giai cấp đối kháng.
Trong các xã hội có giai cấp, bao giờ cũng có 02 giai cấp cơ bản. Một giai cấp nắm toàn bộ
hoặc phần lớn ngoài giai cấp thống trị và giai cấp bị trị còn có những tầng lớp và giai cấp trung gian
khác. Bộ phận này không có vị trí cơ bản trong phương thức sản xuất, nó thường xuyên bị phân hoá.
Nhân tố chi phối sự phân hoá của các tầng lớp trung gian là lợi ích. Các giai cấp và tầng lớp trung
gian ngả về phía giai cấp thống trị hay bị trị là tuỳ thuộc vào vị trí lợi ích của họ.
Giai cấp là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính lịch sử. Nó luôn luôn vận động biến đổi cùng
với sự biến đổi của lịch sử.
* Nguồn gốc hình thành giai cấp
Trong xã hội có nhiều nhóm xã hội khác nhau. Sự khác nhau ấy được phân biệt bởi những đặc
trưng khác nhau như giới tính, nghề nghiệp, chủng tộc, dân tộc... Những khác biệt ấy tự nó không tạo
ra sự đối lập về mặt xã hội. Chỉ có những giai cấp xuất phát từ sự khác biệt căn bản về lợi ích mới tạo
ra những xung đột xã hội mang tính chất đối kháng. Mác chỉ ra rằng: “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ
gắn liền với các giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất”. Sự phân chia một xã hội thành
giai cấp trước hết là do nguyên nhân kinh tế.
Trong xã hội nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất chưa phát triển, năng suất lao động rất thấp, sản
phẩm làm ra chưa đủ nuôi sống người nguyên thuỷ. Để tồn tại họ phải sống nương tựa vào nhau theo
bầy đàn, lệ thuộc nhiều vào tự nhiên, giai cấp chưa xuất hiện.
Sản xuất ngày càng phát triển với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Công cụ sản xuất bằng
kim loại ra đời thay thế công cụ bằng đá, năng suất lao động nhờ đó tăng lên đáng kể phân công lao
động nhờ đó từng bước được hình thành, của cải dư thừa xuất hiện, những người có chức quyền trong
các thị tộc, bộ lạc đã chiếm đoạt của cải dư thừa làm của riêng; chế độ tư hữu ra đời, bất bình đẳng về
kinh tế nảy sinh trong nội bộ công xã, đó chính là cơ sở của sự xuất hiện giai cấp.
Do có của cải dư thừa, tù binh bắt được trong các cuộc chiến tranh không bị giết như trước. Họ
được sử dụng làm nô lệ cho những người giàu và có địa vị trong xã hội, chế độ có giai cấp hình thành
kể từ đó. Như vậy, sự xuất hiện chế độ tư hữu là nguyên nhân quyết định trực tiếp sự ra đời giai cấp.
Sự tồn tại các giai cấp đối kháng gắn với chế độ chiếm hữu nô nệ, chế độ phong kiến và chế độ tư bản
chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản phát triển cao lại tạo tiền đề cho sự thủ tiêu chế độ tư hữu, cái cơ sở kinh
tế của sự đối kháng giai cấp trở thành xu thế khách quan trong sự phát triển xã hội. Đó là lôgic khách
quan trong tiến trình phát triển của lịch sử.
* Kết cấu xã hội - giai cấp
Các xã hội có đối kháng giai cấp lần lượt thay thế lẫn nhau trong l/sử. Mỗi kiểu xã hội có kết
cấu xã hội - giai cấp riêng của nó. Mỗi kết cấu xã hội - giai cấp của một xã hội nhất định bao gồm hai
giai cấp cơ bản đối lập nhau. Đó là chủ nô và nô nệ trong chế độ nô nệ, địa chủ và nông nô trong chế
độ phong kiến, tư sản và vô sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Hai giai cấp cơ bản của mỗi chế độ
kinh tế - xã hội là là sản phẩm đích thực của chế độ kinh tế - xã hội đó, đồng thời là giai cấp quyết
định sự tồn tại, sự phát triển của hệ thống sản xuất trong xã hội đó. Giai cấp thống trị là giai cấp tiêu
biểu cho bản chất của chế độ kinh tế - xã hội đang tồn tại.
Ngoài hai giai cấp cơ bản, mỗi kết cấu xã hội - giai cấp còn bao gồm một số tầng lớp không cơ
bản và tầng lớp trung gian. Trong những tập đoàn xã hội này có tập đoàn là tàn dư của phương thức
sản xuất cũ (như nô lệ trong buổi đầu của xã hội phong kiến), có tập đoàn là mầm mống của phương
thức sản xuất trong tương lai (như giai cấp tư sản và giai cấp công nhân công trường thủ công trong
giai đoạn cuối của xã hội phong kiến). Ngoài ra bất cứ xã hội có giai cấp nào cũng có một số tầng lớp
trung gian là sản phẩm của chính phương thức sản xuất đang thống trị, là kết quả của quá trình phân
hoá xã hội không ngừng diễn ra trong xã hội. Đó là tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ, các tầng lớp
tiểu tư sản thành thị và nông thôn trong xã hội tư bản. Xã hội có giai cấp nào cũng tồn tại một tầng
lớp xã hội có vai trò quan trọng về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, đó là tầng lớp trí thức.
* Đấu tranh giai cấp
Trong xã hội có giai cấp tất yếu nảy sinh đấu tranh giai cấp. V.I.Lênin định nghĩa đấu tranh
giai cấp là “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có
đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê
hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.
Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa
quần chúng bị áp bức, vô sản đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị, chống lại bọn đặc quyền, đặc
lợi, những kẻ đi áp bức bóc lột.
Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hoá ngày càng
sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Biểu hiện của
mâu thuẫn này về phương diện xã hội: Mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ, đại
diện cho phương thức sản xuất mới, với một bên là giai cấp thống trị bóc lột đại biểu cho những lợi
ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu.
Đấu tranh giai cấp - động lực phát triển của xã hội có giai cấp
Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã hội, thay thế phương
thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Phương thức sản xuất mới ra đời
mở ra địa bàn mới cho sự phát triển của sản xuất xã hội. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự
phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Dựa vào tiến trình phát triển của lịch sử, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội. Cách mạng xã
hội như là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế xã hội vì vậy “đấu tranh giai cấp là động lực trực
tiếp của lịch sử các xã hội có giai cấp”.
Đấu tranh giai cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu đồng thời cải tạo cả bản
thân giai cấp cách mạng. Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo
cách mạng. Thành tựu mà loài người dạt được trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất, cách
mạng khoa học và công nghệ, cải cách về dân chủ và tiến bộ xã hội không tách rời cuộc đấu tranh giai
cấp giữa các giai cấp tiến bộ chống các thế lực thù địch, phản động.
Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã
hội có giai cấp. Nó là cuộc đấu tranh khác về chất so với so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch
sử. Bởi vì, mục tiêu của nó là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội.
Trước khi giành được chính quyền, nội dung của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai
cấp tư sản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị. Sau khi giành chính quyền,
thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay
đổi. V.I.Lênin viết “Trong điều kiện chuyên chính vô sản, những hình thức đấu tranh giai cấp của giai
cấp vô sản không thể giống như trước được”.
Trong cuộc đấu tranh này, GCVS phải biết cách sử dụng mọi nguồn lực, vận dụng linh hoạt
các hình thức đấu tranh. Mục tiêu của cuộc đấu tranh này là giữ vững thành quả cách mạng, xây dựng
và củng cố chính quyền của nhân dân; tổ chức quản lý sản xuất, quản lý xã hội, bảo đảm tạo ra một
năng suất lao động xã hội cao hơn, trên cơ sở đó thủ tiêu chế độ người bóc lột người, xây dựng một
xã hội mới, công bằng, dân chủ, văn minh. Đó vừa là mục tiêu, đồng thời vừa là nhân tố bảo đảm
thắng lợi cho cuộc đấu tranh của GCVS chống lại GCTS.
* Đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay:
Ở Việt Nam, đấu tranh giai cấp trong giai đoạn quá độ hiện nay cũng là một tất yếu. Do bối
cảnh lịch sử của quá trình hình thành giai cấp và điều kiện mới của xu hướng quốc tế hoá, đấu tranh
giai cấp ở Việt Nam có những đặc điểm riêng. Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai
đoạn hiện nay ở nước ta là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội,
chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai
trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc
lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Đồng
thời Đảng ta cũng khẳng định: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên
cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích
cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn
xã hội.
Câu 3. Vấn đề sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân:
Câu hỏi: V.I.Lênin khẳng định: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng
rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”
(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1980, t 23, tr.1)
Hoặc: Từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng chí hãy làm rõ: Giai cấp công nhân là
giai cấp duy nhất có khả năng tự giải phóng mình và giải phóng các giai cấp lao động khác
thoát khỏi chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng thành công CNXH, CNCS.
Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam?
Trả lời :
Vấn đề giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của GCCN. GCCN Việt Nam trong sự nghiệp
đẩy mạnh CNH, HĐH gắn liền với kinh tế tri thức
GCCN là 1 tập đoàn xã hội ổn định hình thành và phát triển với nền phát triển công nghiệp
hiện đại, với nhịp độ phát triển của LLSX có tính chất xã hội hóa ngày càng cao, là LLSX cơ bản tiên
tiến trực tiếp hoặc tham gia sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội, là
lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNCS.
Giai cấp công nhân là giai cấp lao động bằng phương thức công nghiệp; là LLSX hàng đầu của
nhân loại, lao động của họ quyết định sự tồn tại của xã hội hiện đại và là nguồn gốc của sự giàu có
của giai cấp tư sản.
Vì vậy, GCCN có những đặc điểm:
- Là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ yếu (với trình độ trí tuệ ngày
càng cao, đồng thời cũng ngày càng có những sáng chế, phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay
trong sản xuất). Vì thế, GCCN có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội.
- Có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản (giai cấp công nhân: xóa bỏ
chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội. Giai cấp tư sản không bao
giờ tự rời bỏ những lợi ích cơ bản đó). Do vậy, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để.
- Là “giai cấp dân tộc” - vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm
trước hết với dân tộc mình.
- Có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình: đó là chủ nghĩa Mác-Lênin phản ánh sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân, đồng thời hệ tư tưởng đó dẫn dắt quá trình giai cấp công nhân thực hiện sứ
mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người. Giai cấp công nhân ở Đảng
tiên phong của mình là Đảng CS (Đảng Mác-Lênin).
- GCCN là giai cấp được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp của dân cư. Lịch sử đã chứng minh
rằng khi nền công nghiệp ngày càng phát triển thì GCCN luôn tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng,
do đó, nó được bổ sung từ giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, học sinh, tiểu chủ, tiểu thương, dân
nghèo thành thị,..
Ngoài những đặc điểm cơ bản trên, GCCN còn có một số đặc điểm riêng là:
- Trong chế độ TBCN GCCN không có TLSX, do đó phải bán sức lao động làm thuê cho giai
cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư, GCCN không có chính quyền.
- Trong chế độ XHCN, GCCN cùng toàn dân làm chủ các TLSX chính của xã hội, đảng của
GCCN lãnh đạo xã hội, lãnh đạo Nhà nước.
Từ những đặc điểm đó đã làm cho GCCN có những tính chất cơ bản, đó là:
- Tính tổ chức kỷ luật cao, do gắn với yêu cầu của nền sản xuất hiện đại, do hoạt động có tổ
chức của mình, nhất là Đảng CS.
- Tính tiên phong về phương thức sản xuất, về hệ tư tưởng, về tổ chức.
- Tính triệt để cách mạng, do đại diện PTSX mới khác về bản chất với các chế độ tư hữu, do
mâu thuẫn và đối lập lợi ích với GCTS và mọi thế lực tư hữu áp bức bóc lột để vươn lên tự giải phóng
bản thân và giải phóng toàn nhân loại.
Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là trách nhiệm của một giai cấp đại diện cho PTSX tiến bộ,
tiến hành đấu tranh, xóa bỏ hình thái kinh tế - xã hội cũ xây dựng thành công một hình thái kinh tế -
xã hội mới.
Điều kiện để 1 giai cấp đảm nhận sứ mệnh lịch sử là giai cấp đại diện cho PTSX tiên tiến, có
lợi ích đại diện cho nhiều giai cấp, giai tầng trong xã hội, có hệ tư tưởng riêng phản ánh quy luật vận
động của lịch sử và tổ chức được chính đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giai cấp.
* Có thể khái quát nội dung cơ bản SMLS của GCCN qua mấy điểm sau:
- Một là, ngay trong CNTB hàng thế kỷ nay, cũng như trong CNXH, GCCN trước hết được
đảm nhận sứ mệnh trực tiếp là chủ thể lao động sản xuất công nghiệp, là giai cấp giữ vị trí trung tâm
của sản xuất công nghiệp tạo ra của cải vật chất, làm giàu cho xã hội, nếu tách rời sản xuất công
nghiệp thì GCCN không còn sứ mệnh lịch sử ở những nội dung khác tiếp theo. Những thành tựu to
lớn về sản xuất của CNTB hàng thế kỷ nay và những thành tựu bước đầu trong xây dựng CNXH đều
có sự đóng góp to lớn và quyết định nhất của GCCN. Số lượng và chất lượng GCCN ngày càng tăng.
Như Mác và Ăngghen đã đề cập: GCCN vừa là tập đoàn người lao động làm thuê đông đảo nhất, cơ
bản nhất trong trong nền công nghiệp TBCN, đồng thời là sản phẩm của nền công nghiệp ấy. Từ đó
mới có thể xảy ra tình trạng bóc lột và bị bóc lột giá trị thặng dư, và do đó cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản chống lại GCTS đã được diễn ra ngay từ khi GCVS mới ra đời, tức là sứ mệnh lịch sử của
GCCN không phải bắt đầu với nội dung giành chính quyền mà trái lại có nội dung rộng lớn hơn kể cả
trước khi giành chính quyền.
- Hai là, thông qua đảng tiền phong của mình, GCCN lãnh đạo và tổ chức quá trình giành
chính quyền về tay mình và nhân dân lao động, xóa bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ GCTS, giải tán chính
quyền nhà nước của chế độ cũ, thành lập chính quyền mới của GCCN và nhân dân lao động, do đảng
của GCCN lãnh đạo.
- Ba là, GCCN thông qua đảng của mình lãnh đạo, tổ chức thực hiện quá trình củng cố, bảo vệ
chính quyền, bảo vệ đất nước, đồng thời tổ chức xây dựng đất nước theo định hướng XHCN trên mọi
lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, con người… để từng bước hình thành xã hội XHCN và
CNCS trên thực tế ở mỗi nước và trên toàn thế giới. đây là nội dung cơ bản nhất, quyết định nhất,
phức tạp và lâu dài nhất trong sứ mệnh lịch sử của GCCN. Không thể nhận thức và hoạt động chủ
quan, duy ý chí, giản đơn, nóng vội,… cũng không thể mơ hồ, hữu khuynh dẫn đến tự phát TBCN.
- Bốn là, GCCN ở mỗi nước luôn mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế của GCCN và nhân dân
lao động các nước trên thế giới để tăng cường sức mạnh và thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình vì
hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đây là nội dung thể hiện bản chất quốc tế của
GCCN.
- Năm là, GCCN và đảng CS thường xuyên đấu tranh chống mọi thứ chủ nghĩa cơ hội, chủ
nghĩa xét lại, đấu tranh chống mọi thế lực thù địch với CNXH, với nhân dân.
Chúng ta có thể diễn đạt một cách khái quát nhất, cơ bản nhất những quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin về nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN là tiến hành nền sản xuất hiện đại và thủ tiêu chế
độ TBCN, chế độ áp bức bóc lột cuối cùng trong lịch sử loài người đấu tranh cách mạng để giải
phóng con người, xây dựng thành công CNXH, CNCS trên phạm vi từng quốc gia và trên toàn thế
giới.
* Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN:
- Xét về những điều kiện kinh tế kỹ thuật thì nền công nghiệp hiện đại đã quy định cho GCCN
những đặc điểm, tính chất cơ bản mà những giai cấp, tầng lớp xã hội như nông dân, trí thức,.. không
thể có được và chính từ những tính chất đặc điểm cơ bản ấy mà GCCN có sứ mệnh lịch sử nêu trên.
Xét về mặt kinh tế GCCN gắn liền với LLSX tiên tiến nhất dưới CNTB, do đó nó là nhân tố quyết
định phá vỡ QHSX TBCN, là nguồi duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một PTSX mới.
cùng với nền sản xuất hiện đại ngày càng phát triển và cùng với sự phát triển của phong trào công
nhân. GCCN luôn được bổ sung thêm lực lượng trí thức mới và những tầng lớp lao động xã hội khác
làm cho nó trở thành một lực lượng xã hội đông đảo, hùng mạnh.
Tính khách quan mang ý nghĩa cơ bản nhất và tổng hợp cả về địa vị kinh tế lẫn chính trị xh đối
với sự mệnh lịch sử của GCCN là ngay từ khi chế độ TBCN mới ra đời thì ngay trong lòng nó đã xuất
hiện một mâu thuẫn cơ bản biểu hiện ở hai mặt: Về kinh tế, đó là mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX,
về chính trị, đó là mâu thuẫn giữa GCCN với GCTS. Cả hai mặt của mâu thuẫn này không thể giải
quyết triệt để trong khuôn khổ CNTB, và để giải quyết triệt để mâu thuẫn này thì cách mạng xã hội
đó là cách mạng XHCN, cách mạng vô sản nổ ra là một tất yếu.
* Điều kiện chủ quan:
Sứ mệnh lịch sử của GCCN xuất hiện một cách khách quan, song để biến khả năng khách quan
đó thành hiện thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan. Trong những nhân tố chủ quan ấy,
việc thành lập ra Đảng CS, chính đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giai cấp, lợi ích của GCCN là yếu tố
quyết định nhất đảm bảo cho GCCN có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng
Đảng là sự kết hợp phong trào công nhân với CNXHKH. Những nhân tố đảm bảo cho ĐCS là nhân tố
chủ quan đảm bảo cho GCCN thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình: đó chính là ĐCS là một bộ phận
của GCCN, đó là bộ phận gồm những người ưu tú nhất, tiên tiến nhất, giác ngộ nhất, đóng vai trò
tiên phong lãnh đạo công nhân, chính vì lẽ đó Đảng mang bản chất của GCCN, điều này mang ý
nghĩa sống còn đối với Đảng. ĐCS là đại biểu trung thành cho lợi ích của GCCN, toàn thể nhân dân
lao động và dân tốc. ĐCS là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu, là lãnh tụ của GGCN, do đó,
phải thực sự vững vàng, kiên định và sáng suốt, phải có đường lối chiến lược, sách lược, phương
pháp cách mạng đúng đắn để lôi cuốn GCCN, nhân dân lao động theo Đảng thực hiện sứ mệnh lịch
sử của GCCN.
* Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam:
+ Thuận lợi:
- Giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp, vừa chịu ách bóc lột của CNTB vừa chịu ách nô lệ của người dân mất nước. Cũng vì vậy giai
cấp công nhân Việt Nam có ý thức sâu sắc về sự gắn bó lợi ích của giai cấp và lợi ích của dân tộc.
- Được Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn dắt, sớm có tổ chức Đảng, giai cấp công nhân tuy còn non
trẻ nhưng đã sớm trưởng thành và trở thành giai cấp lãnh đạo dân tộc giành được nhiều thắng lợi
trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Sự trưởng thành của giai cấp công
nhân VN cả về số lượng và chất lượng. Từ 3,7 triệu công nhân năm 1986 đến nay là 9,5 triệu (chưa kể
gần 0,5 triệu công nhân xuất khẩu lao động) và đang không ngừng tăng lên. Trong đó công nhân
doanh nghiệp nhà nước chiếm 22%, các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 61%, các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 16,5% và tỷ lệ công nhân nữ chiếm 43,6% quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và lao động theo hướng CNH,HĐH đã khiến cho giai cấp công nhân nước ta có mặt trong
hầu khắp các lĩnh vực kinh tế và các thành phần kinh tế (đóng góp 70% GDP và 60% ngân sách nhà
nước) cả về chính trị-xã hội.
- Quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử trong những năm đổi mới g/c công nhân nước ta có
những chuyển biến quan trọng, đã hình thành và phát triển bộ phận công nhân trí thức đang tiếp tục
phát huy vai trò là g/c lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng CS Việt Nam, giai cấp
tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước
và hội nhập kinh tế quốc tế, lực lượng nòng cốt trong liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh
đạo của Đảng, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của đất nước.
+ Hạn chế:
- Sự phát triển giai cấp công nhân chưa đáp ứng cả về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn,
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành
nghề. Một bộ phận công nhân chậm thích nghi với cơ chế thị trường, giác ngộ giai cấp và bản lĩnh
chính trị chưa đồng đều, việc làm, đời sống vật chất và tinh thần có nhiều khó khăn, bức xúc.
- Đảng có chú trọng xây dựng giai cấp công nhân nhưng chưa quan tâm đầy đủ, chưa ngang
tầm với vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới. Chính sách, pháp luật còn nhiều hạn
chế, bất cập. Tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động chưa cao.
Thực trạng GCCN VN. Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân VN
Sứ mệnh lịch sử của GCCN là phạm trù cơ bản nhất của CNXHKH. Phát hiện ra SMLS của
GCCN là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của CN Mác. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, GCCN
mang hai thuộc tính cơ bản: Về phương thức lao động, PTSX, đó là những người lao động trực tiếp
hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội
hóa cao; về vị trí trong QHSX TBCN, đó là những người lao động không có TLSX, phải bán sức lao
động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư.
GCCN có đặc điểm chung nhất đó là ra đời từ nền sản xuất công nghiệp và được tuyển lựa
trong các giai cấp, tầng lớp dân cư trong xã hội; cùng với sự phát triển, tiến bộ của khoa học công
nghệ, sự phát triển của LLSX thì xu hướng công nhân kỹ thuật cao, công nhân trí tuệ ngày càng tăng
lên; Xét trong QHSX TBCN thì lợi ích cơ bản của GCCN là đối lập với lợi ích của; GCCN là một
giai cấp có bản chất quốc tế và bản sắc dân tộc; với tư cách là một giai cấp tự giác, GCCN có hệ tư
tưởng riêng của mình đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và có tổ chức ĐCS lãnh đạo. Bên cạnh những đặc
điểm chung, tùy theo những đặc điểm, hòan cảnh cụ thể GCCN còn có đặc điểm riêng đó là trong
CNTB, GCCN không có TLSX, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá
trị thặng dư; trong CNXH, GCCN cùng với nhân dân lao động làm chủ TLSX chính của xã hội, cùng
nhau hợp tác lao động cho bản thân mình và xã hội từ đó địa vị chính trị GCCN cũng thay đổi; ở
những nước quá độ lên CNXH, xét tòan bộ giai cấp thì giống đặc điểm riêng của CNXH, tuy nhiên
trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị trường thì có một bộ phận
công nhân làm thuê cho tư bản, cho nên về kinh tế phụ thuộc tư bản nhưng những mặt khác thì hưởng
những quyền lợi như tòan bộ GCCN.
GCCN có những tính chất cơ bản đó là giai cấp có tính tiên phong; là giai cấp có tính tổ chức
kỷ luật cao; là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để.
Phạm trù SMLS của GCCN là phạm trù phản ánh tính tất yếu của quá trình hình thành và phát
triển của GCCN từ trong lòng chế độ TBCN, tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS trên
phạm vi tòan thế giới với vai trò lịch sử của GCCN trong quá trình đó; là phạm trù cơ bản nhất, phạm
trù trọng tâm của CNXHKH; là phạm trù được xem là một trong những một trong những cống hiến vĩ
đại nhất của chủ nghĩa Mác. Có thể diễn đạt một cách khái quát nhất, cơ bản nhất những quan điểm
của chủ nghĩa Mác-Lênin về sứ mệnh lịch sử của GCCN là tiến hành nền sản xuất hiện đại và đấu
tranh cách mạng để giải phóng con người.
Học thuyết Mác-Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của GCCN là sự luận chứng khoa học về địa vị
kinh tế - xã hội và vai trò lịch sử của GCCN, về những mục tiêu và con đường để giai cấp đó hoàn
thành sứ mệnh lịch sử của mình. Học thuyết ấy chứng minh rằng, sứ mệnh lịch sử của GCCN được
quy định bởi những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan.
Xét về những điều kiện kinh tế kỹ thuật thì nền công nghiệp hiện đại đã quy định cho GCCN
những đặc điểm, tính chất cơ bản mà những giai cấp, tầng lớp xã hội như nông dân, trí thức... không
thể có được và chính từ những đặc điểm, tính chất cơ bản ấy mà GCCN có SMLS nêu trên. Xét về
mặt kinh tế GCCN là giai cấp gắn liền với LLSX tiên tiến nhất dưới CNTB, do đó nó là nhân tố quyết
định phá vỡ QHSX TBCN, là người duy nhât có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một PTSX mới.
Cùng với nền sản xuất hiện đại ngày càng phát triển và cùng với sự phát triển của phong trào công
nhân, GCCN luôn được bổ sung thêm lực lượng trí thức mới và những tầng lớp lao động xã hội khác
làm cho nó trở thành một lực lượng xã hội đông đảo, hùng mạnh; đặc biệt trong quá trình đó một số
trí thức giác ngộ đã giúp cho GCCN hoàn thành hệ tư tưởng của mình, hiểu rõ về sứ mệnh lịch sử của
mình, từ đó hình thành chính Đảng tiên phong của mình đó là ĐCS.
Tính quy định khách quan mang ý nghĩa cơ bản nhất và tổng hợp cả về địa vị kinh tế lẫn chính
trị - xã hội đối với sứ mệnh lịch sử của GCCN là ngay từ khi chế độ TBCN mới ra đời thì ngay trong
lòng nó đã xuất hiện một mâu thuẫn cơ bản biểu hiện ở hai mặt: Về kinh tế, đó là mâu thuẫn giữa
LLSX với QHSX; về chính trị - xã hội, đó là mâu thuẫn giữa GCCN với GCTS. Cả hai mặt của mâu
thuẫn này không thể giải quyết triệt để trong khuôn khổ của CNTB và để giải quyết triệt để mâu
thuẫn này thì cách mạng xã hội đó là cách mạng XHCN, cách mạng VS nổ ra là một tất yếu.
Sứ mệnh lịch sử của GCCN xuất hiện một cách kquan, song, để biến khả năng kquan đó thành
hiện thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan. Trong những nhân tố chủ quan ấy, việc thành
lập ra ĐCS trung thành với sự nghiệp, lợi ích của GCCN là yếu tố quyết định nhất đảm bảo cho
GCCN có thể hòan thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Chỉ khi nào GCCN đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa học và cách mạng
của chủ nghĩa Mác-Lênin thì phong trào cách mạng của nó mới thực sự là một phong trào chính trị,
trình độ lý luận đó cho phép GCCN nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong xã hội, nguồn gốc
tạo nên sức mạnh và biết tạo nên sức mạnh đó bằng sự đoàn kết, nhận rõ mục tiêu, con đường và
những biện pháp giải phóng giai cấp mình, giải phóng xã hội và giải phóng nhân loại. Các nhà sáng
lập CNXHKH khẳng định rằng thông qua cuộc đấu tranh chống GCTS, GCCN phát triển từ trình độ
tự phát lên trình độ tự giác, chuyển từ giai cấp “tự nó” thành giai cấp “vì nó”. Quá trình đó tất yếu
phải diễn ra ở mọi phong trào công nhân. Thế nhưng quá trình đó diễn ra nhanh/chậm, thuận lợi/khó
khăn thì việc đó phụ thuộc vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin diễn ra như thế nào? chủ nghĩa đó
có chiến thắng được các trào lưu xã hội - dân chủ và cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân hay
không. Nếu phong trào chỉ dừng ở trình độ “tự nó”, thì phong trào công nhân mới mang ý thức công
liên chủ nghĩa mà thôi. Phải có Chủ nghĩa Mác soi sáng, GCCN mới đạt tới trình độ nhận thức lý luận
về vai trò lịch sử của mình. Chính vì lẽ đó, giáo dục rèn luyện cho GCCN nhận thức được về bản thân
mình, về mục tiêu, lý tưởng là công việc cần phải làm để biến khả năng thành hiện thực.
Phải nói rằng, không có một giai cấp nào khi giữ vai trò lãnh đạo xã hội mà lại không thông
qua chính đảng của mình. Đảng chính trị đó là tổ chức cao nhất, đại biểu tập trung cho trí tuệ và lợi
ích của tòan thể giai cấp. Đối với GCCN đảng đó là ĐCS. Chính sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác
vào phong trào công nhân dẫn đến sự hình thành chính đảng của GCCN. Lênin chỉ ra rằng, Đảng là
sự kết hợp phong trào công nhân với CNXHKH. Những nhân tố đảm bảo cho ĐCS là nhân tố chủ
quan đảm bảo cho GCCN thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình đó chính là: ĐCS là một bộ phận của
GCCN, đó là bộ phận gồm những người ưu tú nhất, tiên tiến nhất và giác ngộ nhất, đóng vai trò tiên
phong lãnh đạo phong trào công nhân, chính vì lẽ đó đảng mang bản chất của GCCN, điều này mang
ý nghĩa sống còn đối với Đảng; ĐCS là đại biểu trung thành cho lợí ích của GCCN, tòan thể nhân dân
lao động và dân tộc; ĐCS là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu,là lãnh tụ của GCCN do đó
phải thật sự vững vàng, kiên định và sáng suốt, phải có đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp
cách mạng đúng đắn để lôi cuốn GCCN, nhân dân lao động theo Đảng thực hiện sứ mệnh lịch sử của
GCCN. Tóm lại, Đảng vừa là sự tất yếu khách quan trong quá trình hình thành vừa là nhân tố chủ
quan cơ bản quyết định nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lịch sử của GCCN.
Sự đòan kết thống nhất của GCCN và phong trào công nhân cũng chính là một trong những
nhân tố chủ quan đảm bảo cho GCCN thực hiện hoàn thành sứ mệnh lsử của mình. Nội dung này cấn
phải được hết sức chú trọng nhằm ngăn ngừa sự chia rẽ, lợi dụng của kẻ thù CNXH và những kẻ cơ
hội, xét lại...nhằm làm suy yếu GCCN và phong trào công nhân.
Tựu trung lại, chỉ có sự kết hợp đầy đủ những điều kiện khách quan với những nhân tố chủ
quan trong một bối cảnh “chín muồi”; GCCN mới có thể thực hiện được SMLS của mình. GCCN
Việt Nam có đầy đủ những đặc điểm, tính chất của GCCN nói chung, bên cạnh đó còn có những đặc
điểm riêng do điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể Việt Nam quy định đó là:
Với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp ở Việt Nam, GCCN Việt Nam đã ra đời
từ đầu thế kỷ XX. Đặc điểm này nói lên: Ngay từ khi mới ra đời GCCNVN chưa phải là sản phẩm
trực tiếp của nền sản xuất công nghiệp hiện đại; ngay từ đầu, kẻ thù của GCCN là tư bản thực dân
Pháp, đồng thời kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp, chính vì vậy trong quá trình đấu tranh chống chủ
nghĩa tư bản thực dân Pháp đó cũng là quá trình đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, GCCN vươn lên
trở thành người đại diện dân tộc chống kẻ thù của dân tộc; GCCN Việt Nam ra đời trước GCTS Việt
Nam cho nên ít ảnh hưởng của tư tưởng tư sản và CN cải lương dẫn đến nhanh chóng giác ngộ.
GCCN Việt Nam, mà tuyệt đại bộ phận là xuất thân từ nông dân lao động và những tầng lớp lao động
khác, cho nên một mặt có mối liên hệ tự nhiên như máu thịt với đông đảo nhân dân lao động bị mất
nước, sống nô lệ - đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện khối liên minh công nông vững chắc và khối
đại đoàn kết dân tộc rộng rãi, bảo đảm cho sự lãnh đạo của GCCN trong suốt quá trình cách mạng ở
nước ta; mặt khác, đó cũng là mặt hạn chế do tư tưởng, phong cách, tâm lý, suy nghĩ và thói quen của
nông dân, sản xuất nhỏ.
GCCN VN có truyền thống yêu nước và đoàn kết, đó là sự tiếp thu truyền thống của dân tộc.
ĐCSVN ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước. Đảng đã đem yếu tố tự giác vào phong trào công nhân, làm cho phong trào cách mạng
nước ta có một bước phát triển nhảy vọt về chất. GCCN VN lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng tiên
phong của mình là ĐCSVN. Tuy ra đời muộn, ít về số lượng, trình độ nghề nghiệp thấp, còn mang
nhiều tàn dư của tâm lý và tập quán nông dân, nhưng GCCN VN đã nhanh chóng bước lên vũ đài
chính trị, đảm đương vai trò lãnh đạo cách mạng, nắm vững ngọn cờ cách mạng dân tộc và CNXH.
Trải qua gần một thế kỷ ra đời và phát triển, GCCN VN đã trưởng thành về nhiều mặt và góp vai trò
quyết định to lớn trong tiến trình lịch sử cách mạng nước ta.
Về lý luận (Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta) cũng như trên thực tiễn (lịch sử
đã minh chứng) cho thấy GCCN VN với tư cách là người lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng tiên
phong của mình là ĐCSVN; là động lực cách mạng đó chính là người thực hiện tiến trình cách mạng.
Trong bối cảnh mới hiện nay gắn liền với quá trình đổi mới thực hiện quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, giai cấp công nhân Việt
Nam đang có sự biến đổi to lớn cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ. Nghị quyết Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 (Khóa X) khẳng định: đội ngũ công nhân Việt Nam là một lực
lượng xã hội to lớn, đang phát triển “bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công và
hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh
doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”; thuộc các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, hay thuộc
tư nhân, hợp tác đầu tư với nước ngoài. Họ hình thành giai cấp thống nhất đại diện cho phương thức
sản xuất tiên tiến, thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh đang lãnh đạo công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
- Địa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ. Giai cấp công nhân còn hạn chế
về phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng
đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất
thân từ công nhân còn thấp. Một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia
hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội. Đặc biệt, tỷ lệ công nhân là đảng viên trong tổng số
đảng viên của Đảng những năm gần đây đang giảm dần là một xu hướng rất đáng lo ngại. Do công
tác phát triển Đảng trong công nhân chưa thực sự được quan tâm, nên ở khu vực kinh tế ngoài nhà
nước, có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tỉ lệ doanh nghiệp có tổ chức cơ sở Đảng rất thấp.
- Tuy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đời sống của đội ngũ công nhân
trong các thành phần ngày càng được cải thiện, những lợi ích của một bộ phận công nhân được hưởng
chưa tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình;
việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đang có nhiều khó khăn, bức xúc, đặc biệt là ở
bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài. Sự an toàn đối với người lao động chưa được bảo đảm. Theo số liệu thống kê của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2005-2010, cả nước đã xảy ra hàng chục nghìn vụ tai nạn
lao động dẫn đến những thiệt hại rất lớn về người và vật chất.
Theo guồng quay của nền kinh tế thị trường, người công nhân ngày càng chịu nhiều áp lực
hơn. Công việc khiến họ không còn có thời gian để quan tâm nhiều tới đời sống tinh thần, chính trị xã
hội. Nếu những công nhân trí thức làm quản lý, làm chủ doanh nghiệp có mức thu nhập cao có điều
kiện để tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, các dịch vụ giải trí thì những công nhân lao động
phổ thông với mức lương thấp phải làm thêm mới đủ sống dường như không có điều kiện. Tại Việt
Nam hiện nay theo số liệu thống kê, tỷ lệ công nhân tập trung đông nhất là ở Thủ đô Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh. Một thực tế đặt ra là hầu hết họ là những công nhân từ các tỉnh lẻ lên làm thuê với
mức lương thấp mà chi phí cho cuộc sống ở hai thành phố này rất đắt đỏ do lượng người tập trung
đông. Với mức lương từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng rất khó khăn trong việc duy trì một cuộc sống vật
chất tối thiểu của mình.
Những hạn chế, yếu kém trên đây do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do vai trò
lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng đội ngũ còn nhiều bất cập, quan tâm chưa đầy đủ, chưa
ngang tầm với vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới. Mặc dù giai cấp công nhân
luôn được coi là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn khẳng định: Đảng là đội tiền
phong của giai cấp công nhân nhưng trong thực tế từ trước khi có Đại hội VII của Đảng, Ban Chấp
hành Trung ương và Bộ Chính trị chưa có nghị quyết, chỉ thị chuyên đề về xây dựng giai cấp công
nhân. Từ sau Đại hội VII, đặc biệt thực hiện triển khai Nghị quyết Đại hội X, lần đầu tiên Đảng ta đã
ban hành được nghị quyết chuyên đề về giai cấp công nhân, nhưng việc triển khai thực hiện các nghị
quyết của Đảng, đặc biệt việc triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
trung ương Đảng khóa X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” trong thực tiễn hiện nay còn chậm, do còn thiếu cơ chế đồng bộ để
thực hiện, hoặc do nhận thức của các cấp các ngành về các giải pháp thực hiện xây dựng giai cấp
công nhân trong tình hình mới vẫn còn có sự khác nhau. Sự lãnh đạo của một số cấp ủy Đảng địa
phương chưa được quyết liệt sát sao; chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người lao động chưa
được thực hiện nghiêm túc; vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn chưa được phát huy đầy đủ;
sự phối kết hợp của cả hệ thống chính trị đối với việc xây dựng giai cấp công nhân, chăm lo đến đời
sống chưa đạt hiệu quả cao; chưa thường xuyên quan tâm tổ chức các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ và đối
thoại trực tiếp giữa cán bộ của Đảng, Nhà nước với công nhân lao động; ít có hình thức tôn vinh
người lao động tiêu biểu, nhằm kịp thời động viên những người lao động trực tiếp làm ra của cải vật
chất cho đất nước. Hệ thống cơ chế, chính sách đối với giai cấp công nhân chưa đồng bộ, có những
chủ trương chính sách không còn phù hợp, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung kịp thời, v.v... Tình
trạng người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động vẫn còn diễn ra phổ biến nhưng chưa được
xử lý nghiêm. Công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ công nhân lao động, đào tạo cán bộ xuất
thân từ công nhân ưu tú, công tác phát triển đảng trong công nhân lao động, nhất là trong công nhân
lao động tại khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng chưa được quan tâm đứng mức. việc thu hút, tập
hợp người lao động tham gia các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp còn khó khăn, v.v...
Vì thế, để xây dựng GCCN vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cơ sở xã hội, chỗ dựa vững chắc cho Đảng, Nhà
nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc:
Một là, đẩy mạnh CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, tạo cơ sở vật chất kỹ
thuật của CNXH, cũng là tiền đề cơ bản phát triển gccn theo hướng trí thức hóa.
Hai là, Đảng và Nhà nước sớm thể chế hoá những quan điểm, chủ trương lớn đã được thể hiện
trong nghị quyết của Đảng thành cơ chế chính sách cụ thể, nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề
bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân, tạo chuyển biến mạnh mẽ và rõ rệt trong việc nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của người lao động tương xứng với những thành quả của công cuộc xây dựng,
phát triển đất nước và những đóng góp của giai cấp công nhân. Trước mắt, cần giải quyết những bức
xúc hiện nay đối với công nhân như: Nhà ở, nhà trẻ tại các khu công nghiệp, tiền lương và thu nhập
bảo hiểm xã hội, nơi sinh hoạt văn hoá, an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.
Ba là, quan tâm lãnh đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật có liên quan trực tiếp tới người
lao động và tổ chức Công đoàn, nhất là Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội.
Việc sửa đổi, bổ sung các luật trên vừa phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, vừa phải tạo điều kiện để
tổ chức Công đoàn năng động, tự chủ và sáng tạo trong hoạt động, thực sự trở thành người đại diện
tin cậy, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động - đối tượng yếu thế
nhất trong quan hệ lao động. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật
lao động, xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động, không
vì thu hút đầu tư mà xem nhẹ người lao động, yếu tố có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp, nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Bốn là, cần đầu tư mạnh hơn cho đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn,
chuyên môn, kỹ năng nghề cho công nhân, đặc biệt là công nhân trẻ, công nhân xuất thân từ nông
dân, công nhân nữ, nhằm phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành
nghề, học vấn, chuyên môn kỹ thuật...
Năm là, chỉ đạo kiểm tra các doanh nghiệp trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế
dân chủ; tăng cường các hoạt động đối thoại, thương lượng giữa người sử dụng lao động và người lao
động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Các cấp chính quyền tăng cường
công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp. Tiến hành rà
soát, bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp thêm hướng gắn với phát triển các khu đô thị mới,
trong đó chú trọng xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi thiết yếu phục vụ chăm sóc sức khỏe,
nhu cầu sinh hoạt tinh thần cho công nhân và nhân dân. Trong từng doanh nghiệp phải có quy hoạch
bố trí quỹ đất để xây dựng nơi sinh hoạt văn hóa cho công nhân.
Sáu là, Đảng cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân
tộc cho công nhân lao động, để họ luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ý
chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tinh thần phấn đấu vươn lên trong điều kiện phát triển
kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; xây dựng tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, lương tâm
nghề nghiệp. Muốn vậy, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng với hoạt động của tổ
chức Công đoàn trong công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân lan rộng, đảm bảo định hướng
thống nhất nội dung và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục từ Trung ương đến cơ sở,
nhằm tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với công nhân và công đoàn. Nhà nước cần đầu tư và
có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa và tổ chức hoạt động của các nhà văn hoá lao
động, câu lạc bộ công nhân, hệ thống truyền thông đại chúng, tạo môi trường lành mạnh để xây dựng
đời sống văn hóa trong công nhân lao động, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.
Bảy là, vấn đề cấp bách hiện nay là phải xem công tác xây dựng Đảng, củng cố các đoàn thể
quần chúng là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với phong trào công nhân hiện nay. Để làm được
điều này chúng ta phải thẳng thắn trả lời một câu hỏi lớn. Vì sao Đảng của giai cấp công nhân, Công
đoàn của công nhân, Đoàn Thanh niên là tổ chức chính trị của tuổi trẻ công nhân, nhưng một bộ phận
công nhân chưa thiết tha vào Đảng, vào Đoàn, chưa hoàn toàn xem công đoàn là tổ chức của họ. Thực
tế cho thấy công tác xây dựng đảng và tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên chưa theo kịp yêu cầu phát
triển của sự nghiệp đổi mới. Một mặt do áp lực của những điều kiện khách quan, mặt khác bản thân
các tổ chức đảng, công đoàn cũng bộc lộ những bất cập yếu kém, tự thân không theo kịp yêu cầu của
sự phát triển, nhưng không có những chấn chỉnh kịp thời. Đã đến lúc không chỉ dừng lại ở những chỉ
thị, nghị quyết mà nên có những văn bản pháp luật thể chế rõ chỉ thị nghị quyết thành những quy định
cụ thể. Đảng ta là Đảng cầm quyền, hoạt động của các tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên phải
được hình thành trong từng doanh nghiệp bất kỳ thuộc thành phần kinh tế nào. Tuy nhiên hoạt động
của các tổ chức trên đây phải góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển, sản xuất kinh doanh đạt hiệu
quả cao. Đời sống vật chất, tinh thần và các quyền lợi khác của người công nhân phải được bảo đảm
tốt hơn. Các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải được thực thi
và chấp hành nghiêm túc.
* Phát triển giai cấp công nhân Việt Nam để xứng đáng giai cấp đi đầu trong sự nghiệp đẩy
mạnh CNH, HĐH trong phát triển kinh tế tri thức:
Quan điểm chỉ đạo:
1. Kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền
phong là Đảng CS Việt Nam.
2. Giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất, là lực lượng nòng cốt trong liên
minh công - nông - trí thức và đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
3. Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt. Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ trẻ, công
nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế.
5. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã
hội và sự nỗ lực vươn lên của mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng
lao động. Trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, Công đoàn
có vai trò quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân.
Nhiệm vụ, giải pháp:
- Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, pháp triển lý luận về giai cấp công nhân qua đó đề ra chủ
trương, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân phát triển toàn diện trong thời kỳ mới.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước tri thức hóa giai cấp công nhân để
nước ta có một đội ngũ công nhân có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng
cao đáp ứng nhu cầu năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Quan tâm bồi dưỡng, ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.Quyết tâm xây dựng tác
phong công nghiệp và kỷ luật lao động, lương tâm nghề nghiệp… cho công nhân.
- Xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền, lợi ích
chính đáng của công nhân, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân tương xứng
với năng suất lao động và những đóng góp của họ.
- Đề cao trách nhiệm, tính tự giác của người sử dụng lao động, đồng thời tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát của Nhà nước, tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Có chế tài
xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao
động.
Câu 4. Dân chủ XHCN và bản chất của dân chủ XHCN. Quá trình thực hiện dân chủ ở
Việt Nam như thế nào?
Theo quan niệm của Lê-nin: Dân chủ là sự thống trị của đa số.
Với nghĩa này có thể hiểu dân chủ được nhìn nhận như một quyền lực mà tất cả quyền lực
thuộc về đa số người dân chứ không phải của một nhóm người, quyền lực này được nhân dân giao
cho nhà nước của mình, là người đại diện cho mình. Theo Lê-nin dân chủ được nhìn nhận như là một
hình thức tổ chức nhà nước, trong đó thừa nhận sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân vào
công việc quản lý nhà nước để thực hiện sự thống trị đối với thiểu số những kẻ vi phạm dân chủ của
nhân dân. Mức độ, phạm vi tham gia thật sự của quần chúng nhân dân vào công việc quản lý nhà
nước phản ánh trình độ phát triển của nền dân chủ, phản ánh những vấn đề cốt lõi nhất của dân chủ.
Trong lịch sử phát triển với tư cách là một nhà nước một chế độ chính trị thì có ba nền dân chủ
đó là: nền dân chủ chủ nô, gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ; nền dân chủ tư sản, gắn với chế độ tư bản
chủ nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên muốn biết một
nhà nước dân chủ có thực sự dân chủ hay không phải xem xét nhà nước ấy dân là ai và bản chất của
chế độ xã hội ấy như thế nào. Như vậy thuật ngữ dân chủ chỉ xuất hiện khi trước đó đã tồn tại ba yếu
tố: nhân dân, quyền lực công cộng và mối quan hệ giữa chúng. Thực ra các yếu tố cấu thành nội dung
của khái niệm dân chủ đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử (trừ chế độ nguyên thuỷ), nhưng bản chất của
dân chủ không nằm trong các yếu tố đó mà nằm trong mối quan hệ xác định giữa chúng: quan hệ sở
hữu và chi phối quyền lực công cộng từ phía nhân dân.
Ngoài các nghĩa trên dân chủ còn được hiểu là một nguyên tắc tổ chức, phương thức sinh hoạt
của một tổ chức chính trị - xã hội, một cộng đồng dân cư, theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số.
Khi xã hội phân chia thành giai cấp và có nhà nước thì không có dân chủ chung chung, dân chủ
phi giai cấp, siêu giai cấp, dân chủ thuần tuý. Trái lại, dân chủ mang bản chất giai cấp thống trị xã hội.
Dân chủ còn là một phạm trù chính trị vì nó thể hiện bản chất của chế độ chính trị, của giai cấp thống
trị mà ở đó nó tồn tại, phản ánh bản chất và lợi ích của giai cấp thống trị.
1. Bản chất của dân chủ XHCN
Dân chủ mang những giá trị nhân văn, nhân đạo. Thành quả của dân chủ đạt được trong xã hội
trước hết tuỳ thuộc vào thành quả đấu tranh của nhân dân, do đó những giá trị dân chủ đạt được trong
các cuộc đấu tranh đều mang tính nhân dân.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ được xác lập sau khi giai cấp công nhân thông qua đội tiên
phong của mình là Đảng CS giành được chính quyền, tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội
thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội,
nhưng có sự thống nhất giữa tính giai cấp công nhân với tính dân tộc và tính nhân dân, do lợi ích của
giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của dân tộc và của đại đa số nhân dân lao động.
- Do Đảng CS lãnh đạo đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân
dân, bởi vì Đảng CS đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn
dân tộc. Với ý nghĩa này dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính nhất nguyên về chính trị. Sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân thông qua Đảng CS đối với toàn xã hội về mọi mặt mà Lênin gọi là sự thống
trị chính trị.
- Nhân dân lao động là những người làm chủ mọi quan hệ chính trị trong xã hội. Họ có quyền
giới thiệu các đại biểu tham gia váo bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tham gia
đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ nhân viên nhà nước.
Mục đích của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, tạo điều
kiện cho nhân dân làm chủ xã hội chủ nghĩa. Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà
nước chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị.
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu đáp ứng
sự phát triển cao của lực lượng sản xuất hiện đại nhằm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu vật chất và
tinh thần của nhân dân. Trước hết đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ
yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối.
- Dưới góc độ kinh tế dân chủ xã hội chủ nghĩa được biểu hiện là sự đảm bảo về lợi ích kinh tế,
phải coi lợi ích của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Thực chất của việc tổ chức, quản lý nền kinh tế - xã hội chính là sắp xếp sao cho hài hoà các quan hệ
lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp và của những người lao động. Lợi ích kinh tế phải thực hiện bỡi
lao động, mọi người đều có quyền lao động và đều có quyền được hưởng thành quả lao động của
mình.
Bản chất chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình phát triển ổn định về kinh tế
và chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Mác-Lênin và sự quản lý, hướng dẫn của nhà nước xã hội chủ
nghĩa; là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu mà nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ
những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm của các chế độ kinh tế trước, nhất là bản chất tư hữu, áp bức
bóc lột, bất công đối với đa số nhân dân lao động.
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân
làm nền tảng; đồng thời là sự kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá thuyền thống các dân tộc; tiếp
thu những giá trị tiến bộ, văn minh mà nhân loại đã đạt được. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
nhân dân được làm chủ những giá trị văn hoá tinh thần; được nâng cao trình độ văn hoá, có điều kiện
để phát triển các nhân.
Ở khía cạnh văn hoá, sự phát triển của dân chủ xã hội chủ nghĩa và những thành quả đạt được
trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ được coi như một quá trình sáng tạo văn hoá, một thành tựu
văn hoá của loài người.
2. Quá trình thực hiện dân chủ ở Việt Nam
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta được xây dựng trong điều kiện có có Đảng CS do Chủ
tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt nam, là đại
biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Kế tục tư
tưởng vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng ta chủ trương xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ
nghĩa, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN,
nhà nước của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước ta thừa nhận nhân dân là cội nguồn của
quyền lực, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Chúng ta có hệ thống chính trị vững mạnh, đây là cơ
sở đảm bảo cho việc xây dựng nền dân chủ XHCN nền dân chủ thực chất.
Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng
thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới.
Hiện nay ở nước ta thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa phát huy quyền làm chủ của nhân dân
được tiến hành dưới nhiều hình thức, nhiều cấp độ, trong đó thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở có ý nghĩa
quan trọng và cấp bách, nó mang tính chất cơ bản và lâu dài bởi vì việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở
nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh
thần to lớn của nông dân và nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, tăng cường
đoàn kết nông thôn, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn
thể ở xã trong sạch, vững mạnh ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu tham nhũng,
góp phần vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở còn làm tăng niềm tin của quần chúng nhân dân lao động
vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước vào tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo nên những
điều kiện thuận lợi và những động lực to lớn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Việc
thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau:
- Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cấp cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống
chính trị: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ”. Trong quá trình thực hiện dân chủ ở
cấp cơ sở thì cần phải coi trọng cả ba mặt nói trên.
- Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của
Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ, dân
chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng,
thiết thực gắn liền với lợi ích của mình.
- Phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội nâng cao dân trí, tạo điều kiện
mở rộng dân chủ có chất lượng hiệu quả.
- Nội dung các Qui chế phát huy dân chủ ở cấp cơ sở phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật,
thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỉ cương, trật tự quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, lợi ích đi
đôi với nghĩa vụ, chống quan liêu mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dung dân
chủ vi phạm pháp luật.
- Gắn quá trình xây dựng và hoàn thiện qui chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa
đổi những cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính không phù hợp.
Cùng với việc ban hành nhiều văn bản pháp lí, tháng 5/1988 chính phủ đã ban hành quy chế
thực hiện dân chủ ở xã (phường, thị trấn). Qui chế đã qui định một cách cụ thể những vấn đề dân cần
được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra.
Để đánh giá những thành tựu của nước ta trong quá trình mở rộng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta
nhận xét: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy trên nhiều lĩnh vực, dân chủ về kinh tế
ngày càng được mở rộng đã tác động tích cực đến việc giải phóng sức sản xuất, là động lực thúc đẩy
kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Dân chủ về chính trị có bước tiến quan trọng thể hiện
ở việc bầu các cơ quan dân cư, ở chất lượng sinh hoạt của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tại
các cuộc thảo luận của nhân dân tham gia ý kiến xây dựng các dự án luật, trong hoạt động của báo
chí”.
Cùng với những thành tựu trong việc mở rộng dân chủ trên phạm vi cả nước, đối với cấp cơ sở
việc mở rộng dân chủ cũng có những biến đổi quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
* Trong lĩnh vực chính trị:
Quá trình thực hiện dân chủ trực tiếp của nhân dân đã có những bước tiến rất đáng quan tâm,
các cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng thu hút đông đảo quần
chúng nhân dân tham gia và đem lại kết quả ngày càng cao, nhân dân ngày càng đóng vai trò to lớn
trong việc đóng góp các ý kiến để xây dựng các dự án luật và hoạch định các chính sách phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Việc thực hiện: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã có những
chuyển biến tích cực và giành được sự quan tâm chú ý của toàn dân, của Đảng, của chính quyền, mặt
trận tổ quốc, các đoàn thể, các hội quần chúng.
Kết quả khảo sát ở Bình Định cho thấy 89,6% số người được hỏi trả lời là cần biết về nghĩa vụ,
quyền lợi của công dân, 84,1% cần biết về hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở xã,
81,6% cần biết về chủ trương của Đảng bộ xã, 78,3% cần biết về hoạt động của chính quyền xã,
72,0% cần kiểm tra việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân: 69,0% cần kiểm tra về thu nộp
thuế; 66,8% cần kiểm tra việc chấp hành chính sách; 65,6% cần kiểm tra việc xây dựng cơ sở hạ tầng
(điện, đường, trường, trạm….); 50,8% cần kiểm tra việc bầu cử các cơ quan dân cử…".
Kết quả khảo sát trên cho thấy sự tham gia của quần chúng nhân dân vào đời sống chính trị
ngày càng gia tăng.
* Trong lĩnh vực kinh tế:
Cùng với việc mở rộng sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, các thành phần kinh tế ngày càng
được phát huy, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát
triển kinh tế của đất nước, nhân dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và tự do lựa chọn các
loại cây trồng, vật nuôi đem lại lợi nhuận cao, người dân có quyền liên kết trong hoạt động sản xuất
kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
* Trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng:
Cùng với việc ổn định về kinh tế, đời sống của nhân dân ngày một tăng cao đặc biệt về trình độ
dân trí và năng lực của cán bộ. Đảng viên ở cấp cơ sở đáp ứng phần nào sự nghiệp đổi mới đất nước.
Bên cạnh đó, người dân được tự do tranh luận công khai được nói ra những suy nghĩ của mình đề đạt
ý kiến với các cấp lãnh đạo. Điều đó đã kích thích tính chủ động, sáng tạo của nhân dân trong việc
đóng góp ý kiến để xây dựng và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở cấp cơ sở…
* Trong lĩnh vực xã hội:
Cùng với việc đổi mới các hình thức sinh hoạt, các tổ chức chính trị, xã hội ở cấp cơ sở như
Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh… phần nào cũng thể hiện được vai trò của mình
trong việc vận động quần chúng nhân dân xây dựng lối sống mới (xây dựng khối đoàn kết trong cộng
đồng dân cư, mở rộng các hình thức tự quản ở khu phố, thôn, làng…).
Đặc điểm kể từ khi Chính phủ ban hành qui chế thực hiện dân chủ ở xã, ở nhiều nơi, nhiều địa
phương đã xây dựng được những mô hình thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và tạo
nên một bầu không khí dân chủ mới trong đời sống nhân dân, thu hút ngày càng nhiều quần chúng
nhân dân tham gia vào công tác quản lý, đáp ứng một cách rộng rãi nhu cầu dân chủ của nhân dân
trong thời kỳ mới.
Những hạn chế:
Trải qua 30 năm đổi mới kể từ khi chúng ta thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh thành
tựu đó chúng ta còn gặp phải rất nhiều khó khăn và hạn chế trong việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở.
- Tình trạng dân chủ hình thức còn xảy ra ở một số nơi trong bầu cử, đề bạt, bố trí cán bộ, huy
động sức dân dẫn đến mất khả năng vận động giáo dục, thuyết phục nhân dân. Vì thế, “quyền làm chủ
của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực, tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền,
tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân vẫn đang phổ biến và nghiệm trọng mà chúng ta chưa
ngăn chặn, đẩy lùi được…”.
- Ở nhiều nơi, các cấp uỷ Đảng hoạt động chưa có hiệu quả, đảng viên chưa thật sự đoàn kết
dẫn đến tính trạng chia bè, kéo cánh, một số cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân bị kẻ địch lợi
dụng, có hành vi lôi kéo tụ tập, gây rối làm vô hiệu hoá sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền, một
bộ phận tỏ ra hoài nghi, dao động mất phương hướng chính trị. Sinh hoạt Đảng ở nhiều nơi diễn ra
chưa đều đặn, đấu tranh phê bình và tự phê bình còn mang tính hình thức do nể nang sợ mất lòng cho
nên không dám nói thẳng ra sự thật…
Chính vì thế việc thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa có hiệu quả, các
mệnh lệnh chủ yếu được ban hành từ trên xuống, ít có thông tin phản hồi từ dưới lên. Những vấn đề
được bàn, được làm là những vấn đề chủ yếu liên quan đến nghĩa vụ hơn là quyền lợi của nhân dân, vì
thế nó không đáp ứng được nhu cầu dân chủ của nhân dân.
- Về phía quần chúng nhân dân, do trình độ văn hoá còn hạn chế, lại thiếu tuyên truyền giáo
dục thường xuyên, do đó họ thiếu sự hiểu biết về chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, do đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở một số vùng còn khó khăn đặc biệt với các khu vực nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, sự chênh lệch giàu nghèo ở một số nơi còn lớn. Mức chênh lệch giàu nghèo
càng lớn, từ những nguyên nhân đó cho thấy một bộ phận quần chúng nhân dân có tâm lý suy bì, so
sánh, tự ti… dẫn đến những hành động tự phát, phản ứng mang tính chất tự do vô chính phủ làm vi
phạm pháp luật nghiêm trọng .
Cùng với đó, yếu tố dòng họ cũng có ảnh hưởng không nhỏ làm cho tình trạng dân chủ (đặc
biệt là ở nông thôn) mang tính cục bộ, bởi vì thế cho thấy có những xã, những làng, một vài dòng họ
chiếm số đông trong nhân dân). Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu khách quan trong việc lựa chọn cán
bộ vào trong hội đồng nhân dân xã cũng như trong việc bầu các trưởng thôn, trưởng xóm.
Tóm lại, xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết là thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở đây là một chủ trương lớn của Đảng. Để thực hiện tốt Qui chế dân chủ ở cấp cơ sở thì
các giải pháp phải được tiến hành một cách đồng bộ và thường xuyên. Việc thực hiện tốt các quy chế
dân chủ là điều kiện để chúng ta tiến hành thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ở cấp
cơ sở một cách có hiệu quả theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra, làm cho Qui chế dân chủ
trở thành một nề nếp, một nguyên tắc sinh hoạt thường xuyên của quần chúng nhân dân và các cấp
chính quyền thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
Câu hỏi: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì
vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp
mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới
chạy”.
Phân tích luận điểm trên và liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt Nam.?
Trả lời:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN; là kết
quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,
đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp và giải phóng con người.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống
văn hóa, nhân nghĩa và thực tiễn cách mạng Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại, được nâng lên
tầm cao mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tư tưởng về ĐCSVN là một trong những tư
tưởng chủ yếu của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
Là người sáng lập ĐCSVN, Hồ Chí Minh đã xây dựng và rèn luyện ĐCS thành một đảng cách
mạng chân chính, bộ tham mưu sáng suốt và kiên cường của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam,
để lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và
đưa cả nước đi lên CNXH. Trong những di sản tư tưởng mà Người để lại, những luận điểm của
Người về ĐCS, về xây dựng Đảng, đặc biệt trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, là một phần
cực kỳ quan trọng. Quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người nhằm chỉnh đốn và đổi mới
Đảng, làm cho Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã
hội, là một trong những nhiệm vụ chủ yếu nhất của toàn Đảng, toàn dân ta. Đây thực sự là vấn đề then
chốt đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới đang được triển khai rộng khắp trên cả nước ta hiện
nay.
Những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam:
ĐCS là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi; ĐCSVN là sản
phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước;
ĐCSVN - “Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam”; ĐCSVN phải lấy
chủ nghĩa Mác-Lênin “làm cốt”; ĐCSVN phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu
mới của giai cấp vô sản; Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Đảng lãnh đạo, dân làm chủ. Phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với
dân; và Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới.
ĐCSVN phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản
là một trong những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về ĐCSVN
Đây chính là những nguyên tắc mà Lênin đã đề ra, để phân biệt với những đảng cơ hội của
Quốc tế II, những đảng đó đã biến thành tôi tớ của giai cấp tư sản, phản bội chủ nghĩa Mác và quyền
lợi của giai cấp vô sản. Nếu khái quát những luận điểm của Hồ Chí Minh, có thể thấy Người đã đề
cập những nguyên tắc xây dựng Đảng sau:
Tập trung dân chủ:
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng ĐCS thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa
phát huy sức mạnh của mỗi người, vừa phát huy sức mạnh của tất cả những ai đã tự nguyện gắn bó
với nhau trong một tổ chức. Vì vậy, Hồ Chí Minh gọi tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của
Đảng. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau
trong một nguyên tắc. Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, chứ không phải là dân chủ
theo kiểu phân tán, tùy tiện, vô tổ chức. Tập trung là tập trung trên cơ sở dân chủ, chứ không phải tập
trung quan liêu theo kiểu độc đoán, chuyên quyền.
Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách:
Theo Hồ Chí Minh, đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm
việc, Người đã phân tích rất rõ về nguyên tắc này: một người dù tài giỏi đến mấy cũng không thể thấy
hết mọi mặt của một vấn đề, càng không thể thấy hết được mọi việc, hiểu hết được mọi chuyện. Vì
vậy, cần phải có nhiều người cùng tham gia lãnh đạo. Nhiều người thì nhiều kiến thức, người thấy
mặt này, người thấy mặt kia, do đó hiều được mọi mặt, mọi vấn đề. Về cá nhân phụ trách, Người đã
chỉ rõ việc gì đã được tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì cần giao cho một người
phụ trách, nếu giao cho một nhóm người thì cũng cần có một người phụ trách chính. Như thế công
việc mới chạy, như thế mới tránh được thói dựa dẫm, người này ỷ vào người kia, ỷ vào tập thể.
Không xác định rõ cá nhân phụ trách, thì giống như “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”.
Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn đi đôi với nhau. Tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách, tức là dân chủ tập trung.
Tự phê bình và phê bình:
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1

Contenu connexe

Tendances

BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNHBÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNHSoM
 
Bài giảng sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Bài giảng sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩnBài giảng sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Bài giảng sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩnjackjohn45
 
Bài Giảng Stress Tâm Lý
Bài Giảng Stress Tâm Lý Bài Giảng Stress Tâm Lý
Bài Giảng Stress Tâm Lý nataliej4
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệunguoitinhmenyeu
 
TUYẾN NỘI TIẾT
TUYẾN NỘI TIẾTTUYẾN NỘI TIẾT
TUYẾN NỘI TIẾTSoM
 
Chuyên đề 5 thống kê
Chuyên đề 5 thống kêChuyên đề 5 thống kê
Chuyên đề 5 thống kêphamchidac
 
220 cau-hoi-tin-hoc-on-thi-cong-chuc-co-dap-an (2)
220 cau-hoi-tin-hoc-on-thi-cong-chuc-co-dap-an (2)220 cau-hoi-tin-hoc-on-thi-cong-chuc-co-dap-an (2)
220 cau-hoi-tin-hoc-on-thi-cong-chuc-co-dap-an (2)Ngoc Quan Vu
 
Thực tập-dược-lí
Thực tập-dược-líThực tập-dược-lí
Thực tập-dược-líVân Thanh
 
Đại cương về giun sán và một số thuốc điều trị giun sán
Đại cương về giun sán và một số thuốc điều trị giun sánĐại cương về giun sán và một số thuốc điều trị giun sán
Đại cương về giun sán và một số thuốc điều trị giun sán0964014736
 
Bảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm LaplaceBảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm Laplacehiendoanht
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
Cách viết đồ án tốt nghiệp trường đại học công nghiệp thực phẩm
 Cách viết đồ án tốt nghiệp trường đại học công nghiệp thực phẩm  Cách viết đồ án tốt nghiệp trường đại học công nghiệp thực phẩm
Cách viết đồ án tốt nghiệp trường đại học công nghiệp thực phẩm Luanvantot.com 0934.573.149
 
Viêm âm đạo do nấm
Viêm âm đạo do nấmViêm âm đạo do nấm
Viêm âm đạo do nấmSoM
 
Bai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo taBai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo tatqphi
 
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Chris2610
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội chuxuantinh
 
Bai 301 phat trien cua tre qua cac giai doan
Bai 301 phat trien cua tre qua cac giai doanBai 301 phat trien cua tre qua cac giai doan
Bai 301 phat trien cua tre qua cac giai doanThanh Liem Vo
 

Tendances (20)

Dịch tễ học
Dịch tễ họcDịch tễ học
Dịch tễ học
 
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNHBÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
 
Bài giảng sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Bài giảng sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩnBài giảng sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Bài giảng sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
 
Bài Giảng Stress Tâm Lý
Bài Giảng Stress Tâm Lý Bài Giảng Stress Tâm Lý
Bài Giảng Stress Tâm Lý
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
 
TUYẾN NỘI TIẾT
TUYẾN NỘI TIẾTTUYẾN NỘI TIẾT
TUYẾN NỘI TIẾT
 
Chuyên đề 5 thống kê
Chuyên đề 5 thống kêChuyên đề 5 thống kê
Chuyên đề 5 thống kê
 
220 cau-hoi-tin-hoc-on-thi-cong-chuc-co-dap-an (2)
220 cau-hoi-tin-hoc-on-thi-cong-chuc-co-dap-an (2)220 cau-hoi-tin-hoc-on-thi-cong-chuc-co-dap-an (2)
220 cau-hoi-tin-hoc-on-thi-cong-chuc-co-dap-an (2)
 
Thực tập-dược-lí
Thực tập-dược-líThực tập-dược-lí
Thực tập-dược-lí
 
Đại cương về giun sán và một số thuốc điều trị giun sán
Đại cương về giun sán và một số thuốc điều trị giun sánĐại cương về giun sán và một số thuốc điều trị giun sán
Đại cương về giun sán và một số thuốc điều trị giun sán
 
Bảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm LaplaceBảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm Laplace
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
Di ung thuoc
Di ung thuocDi ung thuoc
Di ung thuoc
 
Cách viết đồ án tốt nghiệp trường đại học công nghiệp thực phẩm
 Cách viết đồ án tốt nghiệp trường đại học công nghiệp thực phẩm  Cách viết đồ án tốt nghiệp trường đại học công nghiệp thực phẩm
Cách viết đồ án tốt nghiệp trường đại học công nghiệp thực phẩm
 
Xác suất
Xác suấtXác suất
Xác suất
 
Viêm âm đạo do nấm
Viêm âm đạo do nấmViêm âm đạo do nấm
Viêm âm đạo do nấm
 
Bai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo taBai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo ta
 
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
 
Bai 301 phat trien cua tre qua cac giai doan
Bai 301 phat trien cua tre qua cac giai doanBai 301 phat trien cua tre qua cac giai doan
Bai 301 phat trien cua tre qua cac giai doan
 

Similaire à Khoi kien thuc 1

Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘIĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘITín Nguyễn-Trương
 
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxBài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxKhanhLinh716771
 
Triết - Giai cấp.docx
Triết - Giai cấp.docxTriết - Giai cấp.docx
Triết - Giai cấp.docxtrnlan34
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Hạnh Hoàng Minh
 
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhTài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhlekimhuong
 
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửABàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửAguest6aec14
 
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdf
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdfTRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdf
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdfYnPhmTh4
 
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongDaochi Vu
 
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộivận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộiVuJonny
 

Similaire à Khoi kien thuc 1 (20)

Phân Tích Đấu Tranh Giai Cấp Trong Xã Hội Cổ Đại.doc
Phân Tích Đấu Tranh Giai Cấp Trong Xã Hội Cổ Đại.docPhân Tích Đấu Tranh Giai Cấp Trong Xã Hội Cổ Đại.doc
Phân Tích Đấu Tranh Giai Cấp Trong Xã Hội Cổ Đại.doc
 
triet
triettriet
triet
 
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và liê...
 
Đề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
Đề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nayĐề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
Đề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
 
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘIĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
 
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxBài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
 
Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 
Phap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPhap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuong
 
Triết - Giai cấp.docx
Triết - Giai cấp.docxTriết - Giai cấp.docx
Triết - Giai cấp.docx
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
 
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhTài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
 
Triet Mác.pdf
Triet Mác.pdfTriet Mác.pdf
Triet Mác.pdf
 
One
OneOne
One
 
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửABàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
 
chuong-3-triet-ml.ppt
chuong-3-triet-ml.pptchuong-3-triet-ml.ppt
chuong-3-triet-ml.ppt
 
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdf
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdfTRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdf
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdf
 
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
 
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
 
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
 
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộivận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
 

Khoi kien thuc 1

  • 1. A. CÂU HỎI THAM KHẢO ÔN THI KHỐI KIẾN THỨC I (Tài liệu chỉ lưu hành nội bộ khóa 32 Phù Cát) Câu 1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp Câu 3. Vấn đề sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân Câu 4. Dân chủ XHCN và bản chất của dân chủ XHCN. Quá trình thực hiện dân chủ ở Việt Nam Câu 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Câu 6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc Câu 7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc. Vận dụng trong thực tiễn như thế nào để giữ vững và phát triển đất nước? Câu 8. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Câu 9. Phát huy tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới Câu 10. Làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Đảng ta đã quán triệt và vận dụng quan điểm đó trong công cuộc xây dựng đất nước ra sao? Câu 11. Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây dựng Đảng CSVN. Sự vận dụng trong công cuộc chỉnh đốn Đảng hiện nay Câu 12. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân Câu 13. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý ở Việt Nam Câu 14. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Câu 15. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Ngày nay, việc vận dụng những luận điểm trên trong công cuộc đổi mới đất nước ta như thế nào? Câu 16: Có ý kiến cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc duy nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo đồng chí đúng hay sai? Vì sao? Câu 17: Tại sao Đảng phải đổi mới, tự chỉnh đốn? Câu 18: Quan điểm của Hồ Chí Minh nhà nước kiểu mới. Trong tình hình hiện nay, làm thế nào để xây dựng, nâng cao hiệu lực pháp lý ở nước ta? Câu 19: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc. Vận dụng nhận thức trong thực tiễn như thế nào để giữ vững và phát triển đất nước? Câu 20. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng Câu 21. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về tôn giáo
  • 2. NỘI DUNG THAM KHẢO THI KHỐI KIẾN THỨC I Câu 20: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – lênin về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại và sự vận dụng của Đảng ta vào Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay? . Quan điểm của chủ nghĩa Mác – LêNin về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp, dân tộc nhận loại + Giai cấp: những tập đoàn to lớn, những tập đoàn này khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.(khác về: đối với tlsx ; vai trò trong tổ chức lao động ; cách hưởng thụ ) + Đấu tranh g/c : là cuộc đấu tranh giữa các g/c có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hoà được. Đỉnh cao của đấu tranh g/c là CM xã hội. Đấu tranh g/c nảy sinh do sự đối lập về lợi ích căn bản và không điều hoà được của các g/c có địa vị khác nhau trong hệ thống SX xã hội nhất định. Thông qua đấu tranh g/c mà mâu thuẫn llsx và qhsx được giải quyết. Trên cơ sở đó thúc đẩy xã hội phát triển. Dân tộc: là khái niệm chỉ hầu như tất cả các hình thức cộng đồng người trong lịch sử. Quan hệ giai cấp - dân tộc: - Vai trò g/c đối với dân tộc: + Quan hệ g/c xét cho cùng quy định sự hình thành dân tộc, xu hướng, bản chất xá hội , tính chất quan hệ giữa các dân tộc. + Áp bức g/c là cơ sở , nguyên nhân của áp bức dân tộc. + Nhân tố g/c là nhân tố cơ bản trong phong trào giải phóng dân tộc. - Vai trò dân tộc đối với g/c: + Vấn đề dân tộc là vấn đề hàng đầu của cmvs. + Áp bức dân tộc tác động mạnh mẽ tới áp bứcg/c, nuôi dưỡng áp bức g/c, làm sâu sắc thên áp bức g/c. + Đ tranh dân tộc tác động mạnh mẽ tới đấu tranh g/c. + Dân tộc là cơ sở của g/c, nuôi dưỡng đấu tranh g/c, tạo cơ sở sức mạnh g/c. Quan hệ g/c - nhân loại :
  • 3. Nhân loại là khái niệm chỉ toàn thể công đồng người sống trên trái đất, không phân biệt dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, g/c. + Các nhà tư tưởng trước Mác họ chư được tính lịch sửcủa khái niệm nhân loại, mà chỉ thấy mặt tự nhiên, mặt sinh vật của tính thống nhất nhân loại. + CNM cho rằng con người là sinh vật có bản chất xã hội, do đó nhân loại là cộng đồng của những thực thể xã hội. + Trong XH có g/c, vấn đề g/c không phải vấn đề riêng của 1 g/c, 1 tầng lớp nào đó, mà là vấn đề của toàn nhân loại. Đấu trnh giải phóng g/c, giải phóng dân tộc bị áp bứclà nội dung cơ bản của quá trình giả phóng con người, đưa nhân loại tiến lên. Do vây, không thể tách rời vấn đề g/c với vấn đề nhân loại. + GCCN-sản phẩm của phương thức SX tbcn, đại diện cho llsx tiên tiến, có tính chất xã hội hoá cao-do vậy gccn có bản chất cm và có tính chất quốc tế. Lợi ích của gccn phù hợp với lợi ích nhân loại. 2. Sự vận dụng của Đảng ta vào Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay - Nhân tố quan trọng đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi vẻ vang đó là ĐCSVN đứng đầu là HCM đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại trong từng điều kiện lịch sử cụ thể. Nét đặc biệt nhất của việc giải quyết mối quan hệ đó là gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Mối liên hệ này xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, chi phối các mặt khác của cuộc cách mạng. - Để tận dụng thời cơ, đẩy lùi thách thức, đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam tiến lên, vấn đế quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại ở Việt Nam cần đảm bảo những nội dung sau: + Giải quyết tốt mối quan hệ giai cấp với đoàn kết dân tộc. + Giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường với đoàn kết dân tộc + Giải quyết mối quan hệ giữa giữ vững độc lập tự chủ với
  • 4. mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, phát huy sức mạnh nội lực của dân tộc với tranh thủ sức mạnh của thời đại. Câu 1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp * Giai cấp: Trước khi triết học Mác ra đời, đã có nhiều quan điểm khác nhau về sự phân chia xã hội thành giai cấp, nhưng đều chưa khoa học và chưa đưa ra được nguyên nhân thực chất của sự khác nhau về giai cấp. Đến khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, mới đưa ra được nguyên nhân thực chất của sự khác nhau về giai cấp. Quan điểm mátxít về giai cấp được thể hiện tập trung ở định nghĩa giai cấp của Lênin. Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, Lênin định nghĩa: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội; và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”. Như vậy, sự ra đời, tồn tại của các giai cấp gắn với những hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Sự khác nhau về địa vị của giai cấp trong hệ thống sản xuất là do: Thứ nhất, khác nhau về quan hệ của họ đối với việc sở hữu những tư liệu sản xuất của xã hội. Thứ hai, khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức quản lý sản xuất, tổ chức quản lý lao động xã hội. Thứ ba, khác nhau về phương thức sản xuất và quy mô thu nhập những sản phẩm lao động của xã hội. Trong đó, quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất là quan trọng nhất, quyết định các quan hệ khác, quyết định địa vị các giai cấp trong một hệ thống sản xuất nhất định. Tập đoàn người nào nắm tư liệu sản xuất sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội và tất yếu sẽ chiếm đoạt những sản phẩm lao động của các tập đoàn khác. Đó là bản chất của những xung đột giai cấp trong các xã hội có giai cấp đối kháng. Trong các xã hội có giai cấp, bao giờ cũng có 02 giai cấp cơ bản. Một giai cấp nắm toàn bộ hoặc phần lớn ngoài giai cấp thống trị và giai cấp bị trị còn có những tầng lớp và giai cấp trung gian khác. Bộ phận này không có vị trí cơ bản trong phương thức sản xuất, nó thường xuyên bị phân hoá. Nhân tố chi phối sự phân hoá của các tầng lớp trung gian là lợi ích. Các giai cấp và tầng lớp trung gian ngả về phía giai cấp thống trị hay bị trị là tuỳ thuộc vào vị trí lợi ích của họ. Giai cấp là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính lịch sử. Nó luôn luôn vận động biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử. * Nguồn gốc hình thành giai cấp Trong xã hội có nhiều nhóm xã hội khác nhau. Sự khác nhau ấy được phân biệt bởi những đặc trưng khác nhau như giới tính, nghề nghiệp, chủng tộc, dân tộc... Những khác biệt ấy tự nó không tạo ra sự đối lập về mặt xã hội. Chỉ có những giai cấp xuất phát từ sự khác biệt căn bản về lợi ích mới tạo ra những xung đột xã hội mang tính chất đối kháng. Mác chỉ ra rằng: “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với các giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất”. Sự phân chia một xã hội thành giai cấp trước hết là do nguyên nhân kinh tế. Trong xã hội nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất chưa phát triển, năng suất lao động rất thấp, sản phẩm làm ra chưa đủ nuôi sống người nguyên thuỷ. Để tồn tại họ phải sống nương tựa vào nhau theo bầy đàn, lệ thuộc nhiều vào tự nhiên, giai cấp chưa xuất hiện. Sản xuất ngày càng phát triển với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Công cụ sản xuất bằng kim loại ra đời thay thế công cụ bằng đá, năng suất lao động nhờ đó tăng lên đáng kể phân công lao động nhờ đó từng bước được hình thành, của cải dư thừa xuất hiện, những người có chức quyền trong các thị tộc, bộ lạc đã chiếm đoạt của cải dư thừa làm của riêng; chế độ tư hữu ra đời, bất bình đẳng về kinh tế nảy sinh trong nội bộ công xã, đó chính là cơ sở của sự xuất hiện giai cấp. Do có của cải dư thừa, tù binh bắt được trong các cuộc chiến tranh không bị giết như trước. Họ được sử dụng làm nô lệ cho những người giàu và có địa vị trong xã hội, chế độ có giai cấp hình thành kể từ đó. Như vậy, sự xuất hiện chế độ tư hữu là nguyên nhân quyết định trực tiếp sự ra đời giai cấp.
  • 5. Sự tồn tại các giai cấp đối kháng gắn với chế độ chiếm hữu nô nệ, chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản phát triển cao lại tạo tiền đề cho sự thủ tiêu chế độ tư hữu, cái cơ sở kinh tế của sự đối kháng giai cấp trở thành xu thế khách quan trong sự phát triển xã hội. Đó là lôgic khách quan trong tiến trình phát triển của lịch sử. * Kết cấu xã hội - giai cấp Các xã hội có đối kháng giai cấp lần lượt thay thế lẫn nhau trong l/sử. Mỗi kiểu xã hội có kết cấu xã hội - giai cấp riêng của nó. Mỗi kết cấu xã hội - giai cấp của một xã hội nhất định bao gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau. Đó là chủ nô và nô nệ trong chế độ nô nệ, địa chủ và nông nô trong chế độ phong kiến, tư sản và vô sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Hai giai cấp cơ bản của mỗi chế độ kinh tế - xã hội là là sản phẩm đích thực của chế độ kinh tế - xã hội đó, đồng thời là giai cấp quyết định sự tồn tại, sự phát triển của hệ thống sản xuất trong xã hội đó. Giai cấp thống trị là giai cấp tiêu biểu cho bản chất của chế độ kinh tế - xã hội đang tồn tại. Ngoài hai giai cấp cơ bản, mỗi kết cấu xã hội - giai cấp còn bao gồm một số tầng lớp không cơ bản và tầng lớp trung gian. Trong những tập đoàn xã hội này có tập đoàn là tàn dư của phương thức sản xuất cũ (như nô lệ trong buổi đầu của xã hội phong kiến), có tập đoàn là mầm mống của phương thức sản xuất trong tương lai (như giai cấp tư sản và giai cấp công nhân công trường thủ công trong giai đoạn cuối của xã hội phong kiến). Ngoài ra bất cứ xã hội có giai cấp nào cũng có một số tầng lớp trung gian là sản phẩm của chính phương thức sản xuất đang thống trị, là kết quả của quá trình phân hoá xã hội không ngừng diễn ra trong xã hội. Đó là tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ, các tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn trong xã hội tư bản. Xã hội có giai cấp nào cũng tồn tại một tầng lớp xã hội có vai trò quan trọng về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, đó là tầng lớp trí thức. * Đấu tranh giai cấp Trong xã hội có giai cấp tất yếu nảy sinh đấu tranh giai cấp. V.I.Lênin định nghĩa đấu tranh giai cấp là “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”. Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị, chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, những kẻ đi áp bức bóc lột. Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hoá ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện xã hội: Mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất mới, với một bên là giai cấp thống trị bóc lột đại biểu cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu. Đấu tranh giai cấp - động lực phát triển của xã hội có giai cấp Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã hội, thay thế phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Phương thức sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho sự phát triển của sản xuất xã hội. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Dựa vào tiến trình phát triển của lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội như là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế xã hội vì vậy “đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử các xã hội có giai cấp”. Đấu tranh giai cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu đồng thời cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng. Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng. Thành tựu mà loài người dạt được trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải cách về dân chủ và tiến bộ xã hội không tách rời cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp tiến bộ chống các thế lực thù địch, phản động. Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai cấp. Nó là cuộc đấu tranh khác về chất so với so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử. Bởi vì, mục tiêu của nó là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội. Trước khi giành được chính quyền, nội dung của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị. Sau khi giành chính quyền,
  • 6. thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi. V.I.Lênin viết “Trong điều kiện chuyên chính vô sản, những hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản không thể giống như trước được”. Trong cuộc đấu tranh này, GCVS phải biết cách sử dụng mọi nguồn lực, vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh. Mục tiêu của cuộc đấu tranh này là giữ vững thành quả cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền của nhân dân; tổ chức quản lý sản xuất, quản lý xã hội, bảo đảm tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, trên cơ sở đó thủ tiêu chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội mới, công bằng, dân chủ, văn minh. Đó vừa là mục tiêu, đồng thời vừa là nhân tố bảo đảm thắng lợi cho cuộc đấu tranh của GCVS chống lại GCTS. * Đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay: Ở Việt Nam, đấu tranh giai cấp trong giai đoạn quá độ hiện nay cũng là một tất yếu. Do bối cảnh lịch sử của quá trình hình thành giai cấp và điều kiện mới của xu hướng quốc tế hoá, đấu tranh giai cấp ở Việt Nam có những đặc điểm riêng. Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Đồng thời Đảng ta cũng khẳng định: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.
  • 7. Câu 3. Vấn đề sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân: Câu hỏi: V.I.Lênin khẳng định: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa” (V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1980, t 23, tr.1) Hoặc: Từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng chí hãy làm rõ: Giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có khả năng tự giải phóng mình và giải phóng các giai cấp lao động khác thoát khỏi chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng thành công CNXH, CNCS. Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam? Trả lời : Vấn đề giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của GCCN. GCCN Việt Nam trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn liền với kinh tế tri thức GCCN là 1 tập đoàn xã hội ổn định hình thành và phát triển với nền phát triển công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của LLSX có tính chất xã hội hóa ngày càng cao, là LLSX cơ bản tiên tiến trực tiếp hoặc tham gia sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội, là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNCS. Giai cấp công nhân là giai cấp lao động bằng phương thức công nghiệp; là LLSX hàng đầu của nhân loại, lao động của họ quyết định sự tồn tại của xã hội hiện đại và là nguồn gốc của sự giàu có của giai cấp tư sản. Vì vậy, GCCN có những đặc điểm: - Là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ yếu (với trình độ trí tuệ ngày càng cao, đồng thời cũng ngày càng có những sáng chế, phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất). Vì thế, GCCN có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội. - Có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản (giai cấp công nhân: xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội. Giai cấp tư sản không bao giờ tự rời bỏ những lợi ích cơ bản đó). Do vậy, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để. - Là “giai cấp dân tộc” - vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình. - Có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình: đó là chủ nghĩa Mác-Lênin phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời hệ tư tưởng đó dẫn dắt quá trình giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người. Giai cấp công nhân ở Đảng tiên phong của mình là Đảng CS (Đảng Mác-Lênin). - GCCN là giai cấp được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp của dân cư. Lịch sử đã chứng minh rằng khi nền công nghiệp ngày càng phát triển thì GCCN luôn tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, do đó, nó được bổ sung từ giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, học sinh, tiểu chủ, tiểu thương, dân nghèo thành thị,.. Ngoài những đặc điểm cơ bản trên, GCCN còn có một số đặc điểm riêng là: - Trong chế độ TBCN GCCN không có TLSX, do đó phải bán sức lao động làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư, GCCN không có chính quyền. - Trong chế độ XHCN, GCCN cùng toàn dân làm chủ các TLSX chính của xã hội, đảng của GCCN lãnh đạo xã hội, lãnh đạo Nhà nước. Từ những đặc điểm đó đã làm cho GCCN có những tính chất cơ bản, đó là: - Tính tổ chức kỷ luật cao, do gắn với yêu cầu của nền sản xuất hiện đại, do hoạt động có tổ chức của mình, nhất là Đảng CS. - Tính tiên phong về phương thức sản xuất, về hệ tư tưởng, về tổ chức. - Tính triệt để cách mạng, do đại diện PTSX mới khác về bản chất với các chế độ tư hữu, do mâu thuẫn và đối lập lợi ích với GCTS và mọi thế lực tư hữu áp bức bóc lột để vươn lên tự giải phóng bản thân và giải phóng toàn nhân loại. Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là trách nhiệm của một giai cấp đại diện cho PTSX tiến bộ, tiến hành đấu tranh, xóa bỏ hình thái kinh tế - xã hội cũ xây dựng thành công một hình thái kinh tế - xã hội mới.
  • 8. Điều kiện để 1 giai cấp đảm nhận sứ mệnh lịch sử là giai cấp đại diện cho PTSX tiên tiến, có lợi ích đại diện cho nhiều giai cấp, giai tầng trong xã hội, có hệ tư tưởng riêng phản ánh quy luật vận động của lịch sử và tổ chức được chính đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giai cấp. * Có thể khái quát nội dung cơ bản SMLS của GCCN qua mấy điểm sau: - Một là, ngay trong CNTB hàng thế kỷ nay, cũng như trong CNXH, GCCN trước hết được đảm nhận sứ mệnh trực tiếp là chủ thể lao động sản xuất công nghiệp, là giai cấp giữ vị trí trung tâm của sản xuất công nghiệp tạo ra của cải vật chất, làm giàu cho xã hội, nếu tách rời sản xuất công nghiệp thì GCCN không còn sứ mệnh lịch sử ở những nội dung khác tiếp theo. Những thành tựu to lớn về sản xuất của CNTB hàng thế kỷ nay và những thành tựu bước đầu trong xây dựng CNXH đều có sự đóng góp to lớn và quyết định nhất của GCCN. Số lượng và chất lượng GCCN ngày càng tăng. Như Mác và Ăngghen đã đề cập: GCCN vừa là tập đoàn người lao động làm thuê đông đảo nhất, cơ bản nhất trong trong nền công nghiệp TBCN, đồng thời là sản phẩm của nền công nghiệp ấy. Từ đó mới có thể xảy ra tình trạng bóc lột và bị bóc lột giá trị thặng dư, và do đó cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại GCTS đã được diễn ra ngay từ khi GCVS mới ra đời, tức là sứ mệnh lịch sử của GCCN không phải bắt đầu với nội dung giành chính quyền mà trái lại có nội dung rộng lớn hơn kể cả trước khi giành chính quyền. - Hai là, thông qua đảng tiền phong của mình, GCCN lãnh đạo và tổ chức quá trình giành chính quyền về tay mình và nhân dân lao động, xóa bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ GCTS, giải tán chính quyền nhà nước của chế độ cũ, thành lập chính quyền mới của GCCN và nhân dân lao động, do đảng của GCCN lãnh đạo. - Ba là, GCCN thông qua đảng của mình lãnh đạo, tổ chức thực hiện quá trình củng cố, bảo vệ chính quyền, bảo vệ đất nước, đồng thời tổ chức xây dựng đất nước theo định hướng XHCN trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, con người… để từng bước hình thành xã hội XHCN và CNCS trên thực tế ở mỗi nước và trên toàn thế giới. đây là nội dung cơ bản nhất, quyết định nhất, phức tạp và lâu dài nhất trong sứ mệnh lịch sử của GCCN. Không thể nhận thức và hoạt động chủ quan, duy ý chí, giản đơn, nóng vội,… cũng không thể mơ hồ, hữu khuynh dẫn đến tự phát TBCN. - Bốn là, GCCN ở mỗi nước luôn mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế của GCCN và nhân dân lao động các nước trên thế giới để tăng cường sức mạnh và thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình vì hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đây là nội dung thể hiện bản chất quốc tế của GCCN. - Năm là, GCCN và đảng CS thường xuyên đấu tranh chống mọi thứ chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại, đấu tranh chống mọi thế lực thù địch với CNXH, với nhân dân. Chúng ta có thể diễn đạt một cách khái quát nhất, cơ bản nhất những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN là tiến hành nền sản xuất hiện đại và thủ tiêu chế độ TBCN, chế độ áp bức bóc lột cuối cùng trong lịch sử loài người đấu tranh cách mạng để giải phóng con người, xây dựng thành công CNXH, CNCS trên phạm vi từng quốc gia và trên toàn thế giới. * Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN: - Xét về những điều kiện kinh tế kỹ thuật thì nền công nghiệp hiện đại đã quy định cho GCCN những đặc điểm, tính chất cơ bản mà những giai cấp, tầng lớp xã hội như nông dân, trí thức,.. không thể có được và chính từ những tính chất đặc điểm cơ bản ấy mà GCCN có sứ mệnh lịch sử nêu trên. Xét về mặt kinh tế GCCN gắn liền với LLSX tiên tiến nhất dưới CNTB, do đó nó là nhân tố quyết định phá vỡ QHSX TBCN, là nguồi duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một PTSX mới. cùng với nền sản xuất hiện đại ngày càng phát triển và cùng với sự phát triển của phong trào công nhân. GCCN luôn được bổ sung thêm lực lượng trí thức mới và những tầng lớp lao động xã hội khác làm cho nó trở thành một lực lượng xã hội đông đảo, hùng mạnh. Tính khách quan mang ý nghĩa cơ bản nhất và tổng hợp cả về địa vị kinh tế lẫn chính trị xh đối với sự mệnh lịch sử của GCCN là ngay từ khi chế độ TBCN mới ra đời thì ngay trong lòng nó đã xuất hiện một mâu thuẫn cơ bản biểu hiện ở hai mặt: Về kinh tế, đó là mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX, về chính trị, đó là mâu thuẫn giữa GCCN với GCTS. Cả hai mặt của mâu thuẫn này không thể giải quyết triệt để trong khuôn khổ CNTB, và để giải quyết triệt để mâu thuẫn này thì cách mạng xã hội đó là cách mạng XHCN, cách mạng vô sản nổ ra là một tất yếu.
  • 9. * Điều kiện chủ quan: Sứ mệnh lịch sử của GCCN xuất hiện một cách khách quan, song để biến khả năng khách quan đó thành hiện thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan. Trong những nhân tố chủ quan ấy, việc thành lập ra Đảng CS, chính đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giai cấp, lợi ích của GCCN là yếu tố quyết định nhất đảm bảo cho GCCN có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng Đảng là sự kết hợp phong trào công nhân với CNXHKH. Những nhân tố đảm bảo cho ĐCS là nhân tố chủ quan đảm bảo cho GCCN thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình: đó chính là ĐCS là một bộ phận của GCCN, đó là bộ phận gồm những người ưu tú nhất, tiên tiến nhất, giác ngộ nhất, đóng vai trò tiên phong lãnh đạo công nhân, chính vì lẽ đó Đảng mang bản chất của GCCN, điều này mang ý nghĩa sống còn đối với Đảng. ĐCS là đại biểu trung thành cho lợi ích của GCCN, toàn thể nhân dân lao động và dân tốc. ĐCS là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu, là lãnh tụ của GGCN, do đó, phải thực sự vững vàng, kiên định và sáng suốt, phải có đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp cách mạng đúng đắn để lôi cuốn GCCN, nhân dân lao động theo Đảng thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN. * Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam: + Thuận lợi: - Giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, vừa chịu ách bóc lột của CNTB vừa chịu ách nô lệ của người dân mất nước. Cũng vì vậy giai cấp công nhân Việt Nam có ý thức sâu sắc về sự gắn bó lợi ích của giai cấp và lợi ích của dân tộc. - Được Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn dắt, sớm có tổ chức Đảng, giai cấp công nhân tuy còn non trẻ nhưng đã sớm trưởng thành và trở thành giai cấp lãnh đạo dân tộc giành được nhiều thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân VN cả về số lượng và chất lượng. Từ 3,7 triệu công nhân năm 1986 đến nay là 9,5 triệu (chưa kể gần 0,5 triệu công nhân xuất khẩu lao động) và đang không ngừng tăng lên. Trong đó công nhân doanh nghiệp nhà nước chiếm 22%, các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 61%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 16,5% và tỷ lệ công nhân nữ chiếm 43,6% quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng CNH,HĐH đã khiến cho giai cấp công nhân nước ta có mặt trong hầu khắp các lĩnh vực kinh tế và các thành phần kinh tế (đóng góp 70% GDP và 60% ngân sách nhà nước) cả về chính trị-xã hội. - Quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử trong những năm đổi mới g/c công nhân nước ta có những chuyển biến quan trọng, đã hình thành và phát triển bộ phận công nhân trí thức đang tiếp tục phát huy vai trò là g/c lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng CS Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, lực lượng nòng cốt trong liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của đất nước. + Hạn chế: - Sự phát triển giai cấp công nhân chưa đáp ứng cả về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề. Một bộ phận công nhân chậm thích nghi với cơ chế thị trường, giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị chưa đồng đều, việc làm, đời sống vật chất và tinh thần có nhiều khó khăn, bức xúc. - Đảng có chú trọng xây dựng giai cấp công nhân nhưng chưa quan tâm đầy đủ, chưa ngang tầm với vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới. Chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế, bất cập. Tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động chưa cao. Thực trạng GCCN VN. Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân VN Sứ mệnh lịch sử của GCCN là phạm trù cơ bản nhất của CNXHKH. Phát hiện ra SMLS của GCCN là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của CN Mác. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, GCCN mang hai thuộc tính cơ bản: Về phương thức lao động, PTSX, đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao; về vị trí trong QHSX TBCN, đó là những người lao động không có TLSX, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. GCCN có đặc điểm chung nhất đó là ra đời từ nền sản xuất công nghiệp và được tuyển lựa trong các giai cấp, tầng lớp dân cư trong xã hội; cùng với sự phát triển, tiến bộ của khoa học công
  • 10. nghệ, sự phát triển của LLSX thì xu hướng công nhân kỹ thuật cao, công nhân trí tuệ ngày càng tăng lên; Xét trong QHSX TBCN thì lợi ích cơ bản của GCCN là đối lập với lợi ích của; GCCN là một giai cấp có bản chất quốc tế và bản sắc dân tộc; với tư cách là một giai cấp tự giác, GCCN có hệ tư tưởng riêng của mình đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và có tổ chức ĐCS lãnh đạo. Bên cạnh những đặc điểm chung, tùy theo những đặc điểm, hòan cảnh cụ thể GCCN còn có đặc điểm riêng đó là trong CNTB, GCCN không có TLSX, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư; trong CNXH, GCCN cùng với nhân dân lao động làm chủ TLSX chính của xã hội, cùng nhau hợp tác lao động cho bản thân mình và xã hội từ đó địa vị chính trị GCCN cũng thay đổi; ở những nước quá độ lên CNXH, xét tòan bộ giai cấp thì giống đặc điểm riêng của CNXH, tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị trường thì có một bộ phận công nhân làm thuê cho tư bản, cho nên về kinh tế phụ thuộc tư bản nhưng những mặt khác thì hưởng những quyền lợi như tòan bộ GCCN. GCCN có những tính chất cơ bản đó là giai cấp có tính tiên phong; là giai cấp có tính tổ chức kỷ luật cao; là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để. Phạm trù SMLS của GCCN là phạm trù phản ánh tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển của GCCN từ trong lòng chế độ TBCN, tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS trên phạm vi tòan thế giới với vai trò lịch sử của GCCN trong quá trình đó; là phạm trù cơ bản nhất, phạm trù trọng tâm của CNXHKH; là phạm trù được xem là một trong những một trong những cống hiến vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác. Có thể diễn đạt một cách khái quát nhất, cơ bản nhất những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sứ mệnh lịch sử của GCCN là tiến hành nền sản xuất hiện đại và đấu tranh cách mạng để giải phóng con người. Học thuyết Mác-Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của GCCN là sự luận chứng khoa học về địa vị kinh tế - xã hội và vai trò lịch sử của GCCN, về những mục tiêu và con đường để giai cấp đó hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Học thuyết ấy chứng minh rằng, sứ mệnh lịch sử của GCCN được quy định bởi những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan. Xét về những điều kiện kinh tế kỹ thuật thì nền công nghiệp hiện đại đã quy định cho GCCN những đặc điểm, tính chất cơ bản mà những giai cấp, tầng lớp xã hội như nông dân, trí thức... không thể có được và chính từ những đặc điểm, tính chất cơ bản ấy mà GCCN có SMLS nêu trên. Xét về mặt kinh tế GCCN là giai cấp gắn liền với LLSX tiên tiến nhất dưới CNTB, do đó nó là nhân tố quyết định phá vỡ QHSX TBCN, là người duy nhât có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một PTSX mới. Cùng với nền sản xuất hiện đại ngày càng phát triển và cùng với sự phát triển của phong trào công nhân, GCCN luôn được bổ sung thêm lực lượng trí thức mới và những tầng lớp lao động xã hội khác làm cho nó trở thành một lực lượng xã hội đông đảo, hùng mạnh; đặc biệt trong quá trình đó một số trí thức giác ngộ đã giúp cho GCCN hoàn thành hệ tư tưởng của mình, hiểu rõ về sứ mệnh lịch sử của mình, từ đó hình thành chính Đảng tiên phong của mình đó là ĐCS. Tính quy định khách quan mang ý nghĩa cơ bản nhất và tổng hợp cả về địa vị kinh tế lẫn chính trị - xã hội đối với sứ mệnh lịch sử của GCCN là ngay từ khi chế độ TBCN mới ra đời thì ngay trong lòng nó đã xuất hiện một mâu thuẫn cơ bản biểu hiện ở hai mặt: Về kinh tế, đó là mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX; về chính trị - xã hội, đó là mâu thuẫn giữa GCCN với GCTS. Cả hai mặt của mâu thuẫn này không thể giải quyết triệt để trong khuôn khổ của CNTB và để giải quyết triệt để mâu thuẫn này thì cách mạng xã hội đó là cách mạng XHCN, cách mạng VS nổ ra là một tất yếu. Sứ mệnh lịch sử của GCCN xuất hiện một cách kquan, song, để biến khả năng kquan đó thành hiện thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan. Trong những nhân tố chủ quan ấy, việc thành lập ra ĐCS trung thành với sự nghiệp, lợi ích của GCCN là yếu tố quyết định nhất đảm bảo cho GCCN có thể hòan thành sứ mệnh lịch sử của mình. Chỉ khi nào GCCN đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin thì phong trào cách mạng của nó mới thực sự là một phong trào chính trị, trình độ lý luận đó cho phép GCCN nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong xã hội, nguồn gốc tạo nên sức mạnh và biết tạo nên sức mạnh đó bằng sự đoàn kết, nhận rõ mục tiêu, con đường và những biện pháp giải phóng giai cấp mình, giải phóng xã hội và giải phóng nhân loại. Các nhà sáng lập CNXHKH khẳng định rằng thông qua cuộc đấu tranh chống GCTS, GCCN phát triển từ trình độ tự phát lên trình độ tự giác, chuyển từ giai cấp “tự nó” thành giai cấp “vì nó”. Quá trình đó tất yếu
  • 11. phải diễn ra ở mọi phong trào công nhân. Thế nhưng quá trình đó diễn ra nhanh/chậm, thuận lợi/khó khăn thì việc đó phụ thuộc vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin diễn ra như thế nào? chủ nghĩa đó có chiến thắng được các trào lưu xã hội - dân chủ và cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân hay không. Nếu phong trào chỉ dừng ở trình độ “tự nó”, thì phong trào công nhân mới mang ý thức công liên chủ nghĩa mà thôi. Phải có Chủ nghĩa Mác soi sáng, GCCN mới đạt tới trình độ nhận thức lý luận về vai trò lịch sử của mình. Chính vì lẽ đó, giáo dục rèn luyện cho GCCN nhận thức được về bản thân mình, về mục tiêu, lý tưởng là công việc cần phải làm để biến khả năng thành hiện thực. Phải nói rằng, không có một giai cấp nào khi giữ vai trò lãnh đạo xã hội mà lại không thông qua chính đảng của mình. Đảng chính trị đó là tổ chức cao nhất, đại biểu tập trung cho trí tuệ và lợi ích của tòan thể giai cấp. Đối với GCCN đảng đó là ĐCS. Chính sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân dẫn đến sự hình thành chính đảng của GCCN. Lênin chỉ ra rằng, Đảng là sự kết hợp phong trào công nhân với CNXHKH. Những nhân tố đảm bảo cho ĐCS là nhân tố chủ quan đảm bảo cho GCCN thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình đó chính là: ĐCS là một bộ phận của GCCN, đó là bộ phận gồm những người ưu tú nhất, tiên tiến nhất và giác ngộ nhất, đóng vai trò tiên phong lãnh đạo phong trào công nhân, chính vì lẽ đó đảng mang bản chất của GCCN, điều này mang ý nghĩa sống còn đối với Đảng; ĐCS là đại biểu trung thành cho lợí ích của GCCN, tòan thể nhân dân lao động và dân tộc; ĐCS là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu,là lãnh tụ của GCCN do đó phải thật sự vững vàng, kiên định và sáng suốt, phải có đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp cách mạng đúng đắn để lôi cuốn GCCN, nhân dân lao động theo Đảng thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN. Tóm lại, Đảng vừa là sự tất yếu khách quan trong quá trình hình thành vừa là nhân tố chủ quan cơ bản quyết định nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lịch sử của GCCN. Sự đòan kết thống nhất của GCCN và phong trào công nhân cũng chính là một trong những nhân tố chủ quan đảm bảo cho GCCN thực hiện hoàn thành sứ mệnh lsử của mình. Nội dung này cấn phải được hết sức chú trọng nhằm ngăn ngừa sự chia rẽ, lợi dụng của kẻ thù CNXH và những kẻ cơ hội, xét lại...nhằm làm suy yếu GCCN và phong trào công nhân. Tựu trung lại, chỉ có sự kết hợp đầy đủ những điều kiện khách quan với những nhân tố chủ quan trong một bối cảnh “chín muồi”; GCCN mới có thể thực hiện được SMLS của mình. GCCN Việt Nam có đầy đủ những đặc điểm, tính chất của GCCN nói chung, bên cạnh đó còn có những đặc điểm riêng do điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể Việt Nam quy định đó là: Với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp ở Việt Nam, GCCN Việt Nam đã ra đời từ đầu thế kỷ XX. Đặc điểm này nói lên: Ngay từ khi mới ra đời GCCNVN chưa phải là sản phẩm trực tiếp của nền sản xuất công nghiệp hiện đại; ngay từ đầu, kẻ thù của GCCN là tư bản thực dân Pháp, đồng thời kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp, chính vì vậy trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản thực dân Pháp đó cũng là quá trình đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, GCCN vươn lên trở thành người đại diện dân tộc chống kẻ thù của dân tộc; GCCN Việt Nam ra đời trước GCTS Việt Nam cho nên ít ảnh hưởng của tư tưởng tư sản và CN cải lương dẫn đến nhanh chóng giác ngộ. GCCN Việt Nam, mà tuyệt đại bộ phận là xuất thân từ nông dân lao động và những tầng lớp lao động khác, cho nên một mặt có mối liên hệ tự nhiên như máu thịt với đông đảo nhân dân lao động bị mất nước, sống nô lệ - đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện khối liên minh công nông vững chắc và khối đại đoàn kết dân tộc rộng rãi, bảo đảm cho sự lãnh đạo của GCCN trong suốt quá trình cách mạng ở nước ta; mặt khác, đó cũng là mặt hạn chế do tư tưởng, phong cách, tâm lý, suy nghĩ và thói quen của nông dân, sản xuất nhỏ. GCCN VN có truyền thống yêu nước và đoàn kết, đó là sự tiếp thu truyền thống của dân tộc. ĐCSVN ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đảng đã đem yếu tố tự giác vào phong trào công nhân, làm cho phong trào cách mạng nước ta có một bước phát triển nhảy vọt về chất. GCCN VN lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng tiên phong của mình là ĐCSVN. Tuy ra đời muộn, ít về số lượng, trình độ nghề nghiệp thấp, còn mang nhiều tàn dư của tâm lý và tập quán nông dân, nhưng GCCN VN đã nhanh chóng bước lên vũ đài chính trị, đảm đương vai trò lãnh đạo cách mạng, nắm vững ngọn cờ cách mạng dân tộc và CNXH. Trải qua gần một thế kỷ ra đời và phát triển, GCCN VN đã trưởng thành về nhiều mặt và góp vai trò quyết định to lớn trong tiến trình lịch sử cách mạng nước ta.
  • 12. Về lý luận (Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta) cũng như trên thực tiễn (lịch sử đã minh chứng) cho thấy GCCN VN với tư cách là người lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng tiên phong của mình là ĐCSVN; là động lực cách mạng đó chính là người thực hiện tiến trình cách mạng. Trong bối cảnh mới hiện nay gắn liền với quá trình đổi mới thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam đang có sự biến đổi to lớn cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 (Khóa X) khẳng định: đội ngũ công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển “bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công và hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”; thuộc các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, hay thuộc tư nhân, hợp tác đầu tư với nước ngoài. Họ hình thành giai cấp thống nhất đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đang lãnh đạo công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. - Địa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ. Giai cấp công nhân còn hạn chế về phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân còn thấp. Một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội. Đặc biệt, tỷ lệ công nhân là đảng viên trong tổng số đảng viên của Đảng những năm gần đây đang giảm dần là một xu hướng rất đáng lo ngại. Do công tác phát triển Đảng trong công nhân chưa thực sự được quan tâm, nên ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tỉ lệ doanh nghiệp có tổ chức cơ sở Đảng rất thấp. - Tuy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đời sống của đội ngũ công nhân trong các thành phần ngày càng được cải thiện, những lợi ích của một bộ phận công nhân được hưởng chưa tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình; việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đang có nhiều khó khăn, bức xúc, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự an toàn đối với người lao động chưa được bảo đảm. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2005-2010, cả nước đã xảy ra hàng chục nghìn vụ tai nạn lao động dẫn đến những thiệt hại rất lớn về người và vật chất. Theo guồng quay của nền kinh tế thị trường, người công nhân ngày càng chịu nhiều áp lực hơn. Công việc khiến họ không còn có thời gian để quan tâm nhiều tới đời sống tinh thần, chính trị xã hội. Nếu những công nhân trí thức làm quản lý, làm chủ doanh nghiệp có mức thu nhập cao có điều kiện để tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, các dịch vụ giải trí thì những công nhân lao động phổ thông với mức lương thấp phải làm thêm mới đủ sống dường như không có điều kiện. Tại Việt Nam hiện nay theo số liệu thống kê, tỷ lệ công nhân tập trung đông nhất là ở Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Một thực tế đặt ra là hầu hết họ là những công nhân từ các tỉnh lẻ lên làm thuê với mức lương thấp mà chi phí cho cuộc sống ở hai thành phố này rất đắt đỏ do lượng người tập trung đông. Với mức lương từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng rất khó khăn trong việc duy trì một cuộc sống vật chất tối thiểu của mình. Những hạn chế, yếu kém trên đây do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng đội ngũ còn nhiều bất cập, quan tâm chưa đầy đủ, chưa ngang tầm với vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới. Mặc dù giai cấp công nhân luôn được coi là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn khẳng định: Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân nhưng trong thực tế từ trước khi có Đại hội VII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị chưa có nghị quyết, chỉ thị chuyên đề về xây dựng giai cấp công nhân. Từ sau Đại hội VII, đặc biệt thực hiện triển khai Nghị quyết Đại hội X, lần đầu tiên Đảng ta đã ban hành được nghị quyết chuyên đề về giai cấp công nhân, nhưng việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, đặc biệt việc triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” trong thực tiễn hiện nay còn chậm, do còn thiếu cơ chế đồng bộ để thực hiện, hoặc do nhận thức của các cấp các ngành về các giải pháp thực hiện xây dựng giai cấp
  • 13. công nhân trong tình hình mới vẫn còn có sự khác nhau. Sự lãnh đạo của một số cấp ủy Đảng địa phương chưa được quyết liệt sát sao; chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người lao động chưa được thực hiện nghiêm túc; vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn chưa được phát huy đầy đủ; sự phối kết hợp của cả hệ thống chính trị đối với việc xây dựng giai cấp công nhân, chăm lo đến đời sống chưa đạt hiệu quả cao; chưa thường xuyên quan tâm tổ chức các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ và đối thoại trực tiếp giữa cán bộ của Đảng, Nhà nước với công nhân lao động; ít có hình thức tôn vinh người lao động tiêu biểu, nhằm kịp thời động viên những người lao động trực tiếp làm ra của cải vật chất cho đất nước. Hệ thống cơ chế, chính sách đối với giai cấp công nhân chưa đồng bộ, có những chủ trương chính sách không còn phù hợp, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung kịp thời, v.v... Tình trạng người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động vẫn còn diễn ra phổ biến nhưng chưa được xử lý nghiêm. Công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ công nhân lao động, đào tạo cán bộ xuất thân từ công nhân ưu tú, công tác phát triển đảng trong công nhân lao động, nhất là trong công nhân lao động tại khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng chưa được quan tâm đứng mức. việc thu hút, tập hợp người lao động tham gia các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp còn khó khăn, v.v... Vì thế, để xây dựng GCCN vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cơ sở xã hội, chỗ dựa vững chắc cho Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Một là, đẩy mạnh CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, cũng là tiền đề cơ bản phát triển gccn theo hướng trí thức hóa. Hai là, Đảng và Nhà nước sớm thể chế hoá những quan điểm, chủ trương lớn đã được thể hiện trong nghị quyết của Đảng thành cơ chế chính sách cụ thể, nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân, tạo chuyển biến mạnh mẽ và rõ rệt trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động tương xứng với những thành quả của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và những đóng góp của giai cấp công nhân. Trước mắt, cần giải quyết những bức xúc hiện nay đối với công nhân như: Nhà ở, nhà trẻ tại các khu công nghiệp, tiền lương và thu nhập bảo hiểm xã hội, nơi sinh hoạt văn hoá, an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường. Ba là, quan tâm lãnh đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật có liên quan trực tiếp tới người lao động và tổ chức Công đoàn, nhất là Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội. Việc sửa đổi, bổ sung các luật trên vừa phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, vừa phải tạo điều kiện để tổ chức Công đoàn năng động, tự chủ và sáng tạo trong hoạt động, thực sự trở thành người đại diện tin cậy, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động - đối tượng yếu thế nhất trong quan hệ lao động. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động, không vì thu hút đầu tư mà xem nhẹ người lao động, yếu tố có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ trong doanh nghiệp. Bốn là, cần đầu tư mạnh hơn cho đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề cho công nhân, đặc biệt là công nhân trẻ, công nhân xuất thân từ nông dân, công nhân nữ, nhằm phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, học vấn, chuyên môn kỹ thuật... Năm là, chỉ đạo kiểm tra các doanh nghiệp trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ; tăng cường các hoạt động đối thoại, thương lượng giữa người sử dụng lao động và người lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Các cấp chính quyền tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp. Tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp thêm hướng gắn với phát triển các khu đô thị mới, trong đó chú trọng xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi thiết yếu phục vụ chăm sóc sức khỏe, nhu cầu sinh hoạt tinh thần cho công nhân và nhân dân. Trong từng doanh nghiệp phải có quy hoạch bố trí quỹ đất để xây dựng nơi sinh hoạt văn hóa cho công nhân. Sáu là, Đảng cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho công nhân lao động, để họ luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tinh thần phấn đấu vươn lên trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; xây dựng tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, lương tâm nghề nghiệp. Muốn vậy, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng với hoạt động của tổ
  • 14. chức Công đoàn trong công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân lan rộng, đảm bảo định hướng thống nhất nội dung và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục từ Trung ương đến cơ sở, nhằm tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với công nhân và công đoàn. Nhà nước cần đầu tư và có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa và tổ chức hoạt động của các nhà văn hoá lao động, câu lạc bộ công nhân, hệ thống truyền thông đại chúng, tạo môi trường lành mạnh để xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân lao động, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bảy là, vấn đề cấp bách hiện nay là phải xem công tác xây dựng Đảng, củng cố các đoàn thể quần chúng là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với phong trào công nhân hiện nay. Để làm được điều này chúng ta phải thẳng thắn trả lời một câu hỏi lớn. Vì sao Đảng của giai cấp công nhân, Công đoàn của công nhân, Đoàn Thanh niên là tổ chức chính trị của tuổi trẻ công nhân, nhưng một bộ phận công nhân chưa thiết tha vào Đảng, vào Đoàn, chưa hoàn toàn xem công đoàn là tổ chức của họ. Thực tế cho thấy công tác xây dựng đảng và tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên chưa theo kịp yêu cầu phát triển của sự nghiệp đổi mới. Một mặt do áp lực của những điều kiện khách quan, mặt khác bản thân các tổ chức đảng, công đoàn cũng bộc lộ những bất cập yếu kém, tự thân không theo kịp yêu cầu của sự phát triển, nhưng không có những chấn chỉnh kịp thời. Đã đến lúc không chỉ dừng lại ở những chỉ thị, nghị quyết mà nên có những văn bản pháp luật thể chế rõ chỉ thị nghị quyết thành những quy định cụ thể. Đảng ta là Đảng cầm quyền, hoạt động của các tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên phải được hình thành trong từng doanh nghiệp bất kỳ thuộc thành phần kinh tế nào. Tuy nhiên hoạt động của các tổ chức trên đây phải góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đời sống vật chất, tinh thần và các quyền lợi khác của người công nhân phải được bảo đảm tốt hơn. Các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải được thực thi và chấp hành nghiêm túc. * Phát triển giai cấp công nhân Việt Nam để xứng đáng giai cấp đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH trong phát triển kinh tế tri thức: Quan điểm chỉ đạo: 1. Kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng CS Việt Nam. 2. Giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất, là lực lượng nòng cốt trong liên minh công - nông - trí thức và đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. 3. Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt. Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ trẻ, công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế. 5. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động. Trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, Công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân. Nhiệm vụ, giải pháp: - Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, pháp triển lý luận về giai cấp công nhân qua đó đề ra chủ trương, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân phát triển toàn diện trong thời kỳ mới. - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước tri thức hóa giai cấp công nhân để nước ta có một đội ngũ công nhân có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao đáp ứng nhu cầu năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Quan tâm bồi dưỡng, ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.Quyết tâm xây dựng tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, lương tâm nghề nghiệp… cho công nhân. - Xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công nhân, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân tương xứng với năng suất lao động và những đóng góp của họ. - Đề cao trách nhiệm, tính tự giác của người sử dụng lao động, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước, tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Có chế tài
  • 15. xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Câu 4. Dân chủ XHCN và bản chất của dân chủ XHCN. Quá trình thực hiện dân chủ ở Việt Nam như thế nào? Theo quan niệm của Lê-nin: Dân chủ là sự thống trị của đa số. Với nghĩa này có thể hiểu dân chủ được nhìn nhận như một quyền lực mà tất cả quyền lực thuộc về đa số người dân chứ không phải của một nhóm người, quyền lực này được nhân dân giao cho nhà nước của mình, là người đại diện cho mình. Theo Lê-nin dân chủ được nhìn nhận như là một hình thức tổ chức nhà nước, trong đó thừa nhận sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân vào công việc quản lý nhà nước để thực hiện sự thống trị đối với thiểu số những kẻ vi phạm dân chủ của
  • 16. nhân dân. Mức độ, phạm vi tham gia thật sự của quần chúng nhân dân vào công việc quản lý nhà nước phản ánh trình độ phát triển của nền dân chủ, phản ánh những vấn đề cốt lõi nhất của dân chủ. Trong lịch sử phát triển với tư cách là một nhà nước một chế độ chính trị thì có ba nền dân chủ đó là: nền dân chủ chủ nô, gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ; nền dân chủ tư sản, gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên muốn biết một nhà nước dân chủ có thực sự dân chủ hay không phải xem xét nhà nước ấy dân là ai và bản chất của chế độ xã hội ấy như thế nào. Như vậy thuật ngữ dân chủ chỉ xuất hiện khi trước đó đã tồn tại ba yếu tố: nhân dân, quyền lực công cộng và mối quan hệ giữa chúng. Thực ra các yếu tố cấu thành nội dung của khái niệm dân chủ đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử (trừ chế độ nguyên thuỷ), nhưng bản chất của dân chủ không nằm trong các yếu tố đó mà nằm trong mối quan hệ xác định giữa chúng: quan hệ sở hữu và chi phối quyền lực công cộng từ phía nhân dân. Ngoài các nghĩa trên dân chủ còn được hiểu là một nguyên tắc tổ chức, phương thức sinh hoạt của một tổ chức chính trị - xã hội, một cộng đồng dân cư, theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Khi xã hội phân chia thành giai cấp và có nhà nước thì không có dân chủ chung chung, dân chủ phi giai cấp, siêu giai cấp, dân chủ thuần tuý. Trái lại, dân chủ mang bản chất giai cấp thống trị xã hội. Dân chủ còn là một phạm trù chính trị vì nó thể hiện bản chất của chế độ chính trị, của giai cấp thống trị mà ở đó nó tồn tại, phản ánh bản chất và lợi ích của giai cấp thống trị. 1. Bản chất của dân chủ XHCN Dân chủ mang những giá trị nhân văn, nhân đạo. Thành quả của dân chủ đạt được trong xã hội trước hết tuỳ thuộc vào thành quả đấu tranh của nhân dân, do đó những giá trị dân chủ đạt được trong các cuộc đấu tranh đều mang tính nhân dân. Dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ được xác lập sau khi giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của mình là Đảng CS giành được chính quyền, tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng có sự thống nhất giữa tính giai cấp công nhân với tính dân tộc và tính nhân dân, do lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của dân tộc và của đại đa số nhân dân lao động. - Do Đảng CS lãnh đạo đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bởi vì Đảng CS đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc. Với ý nghĩa này dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính nhất nguyên về chính trị. Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng CS đối với toàn xã hội về mọi mặt mà Lênin gọi là sự thống trị chính trị. - Nhân dân lao động là những người làm chủ mọi quan hệ chính trị trong xã hội. Họ có quyền giới thiệu các đại biểu tham gia váo bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ nhân viên nhà nước. Mục đích của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, tạo điều kiện cho nhân dân làm chủ xã hội chủ nghĩa. Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị. - Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu đáp ứng sự phát triển cao của lực lượng sản xuất hiện đại nhằm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Trước hết đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối. - Dưới góc độ kinh tế dân chủ xã hội chủ nghĩa được biểu hiện là sự đảm bảo về lợi ích kinh tế, phải coi lợi ích của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Thực chất của việc tổ chức, quản lý nền kinh tế - xã hội chính là sắp xếp sao cho hài hoà các quan hệ lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp và của những người lao động. Lợi ích kinh tế phải thực hiện bỡi lao động, mọi người đều có quyền lao động và đều có quyền được hưởng thành quả lao động của mình. Bản chất chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình phát triển ổn định về kinh tế và chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Mác-Lênin và sự quản lý, hướng dẫn của nhà nước xã hội chủ nghĩa; là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu mà nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ
  • 17. những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm của các chế độ kinh tế trước, nhất là bản chất tư hữu, áp bức bóc lột, bất công đối với đa số nhân dân lao động. - Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm nền tảng; đồng thời là sự kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá thuyền thống các dân tộc; tiếp thu những giá trị tiến bộ, văn minh mà nhân loại đã đạt được. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chủ những giá trị văn hoá tinh thần; được nâng cao trình độ văn hoá, có điều kiện để phát triển các nhân. Ở khía cạnh văn hoá, sự phát triển của dân chủ xã hội chủ nghĩa và những thành quả đạt được trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ được coi như một quá trình sáng tạo văn hoá, một thành tựu văn hoá của loài người. 2. Quá trình thực hiện dân chủ ở Việt Nam Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta được xây dựng trong điều kiện có có Đảng CS do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt nam, là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Kế tục tư tưởng vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng ta chủ trương xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước ta thừa nhận nhân dân là cội nguồn của quyền lực, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Chúng ta có hệ thống chính trị vững mạnh, đây là cơ sở đảm bảo cho việc xây dựng nền dân chủ XHCN nền dân chủ thực chất. Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới. Hiện nay ở nước ta thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa phát huy quyền làm chủ của nhân dân được tiến hành dưới nhiều hình thức, nhiều cấp độ, trong đó thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở có ý nghĩa quan trọng và cấp bách, nó mang tính chất cơ bản và lâu dài bởi vì việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nông dân và nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, tăng cường đoàn kết nông thôn, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu tham nhũng, góp phần vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở còn làm tăng niềm tin của quần chúng nhân dân lao động vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước vào tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo nên những điều kiện thuận lợi và những động lực to lớn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau: - Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cấp cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ”. Trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở thì cần phải coi trọng cả ba mặt nói trên. - Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ, dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực gắn liền với lợi ích của mình. - Phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng hiệu quả. - Nội dung các Qui chế phát huy dân chủ ở cấp cơ sở phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỉ cương, trật tự quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ, chống quan liêu mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dung dân chủ vi phạm pháp luật. - Gắn quá trình xây dựng và hoàn thiện qui chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính không phù hợp. Cùng với việc ban hành nhiều văn bản pháp lí, tháng 5/1988 chính phủ đã ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã (phường, thị trấn). Qui chế đã qui định một cách cụ thể những vấn đề dân cần được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra.
  • 18. Để đánh giá những thành tựu của nước ta trong quá trình mở rộng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta nhận xét: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy trên nhiều lĩnh vực, dân chủ về kinh tế ngày càng được mở rộng đã tác động tích cực đến việc giải phóng sức sản xuất, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Dân chủ về chính trị có bước tiến quan trọng thể hiện ở việc bầu các cơ quan dân cư, ở chất lượng sinh hoạt của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tại các cuộc thảo luận của nhân dân tham gia ý kiến xây dựng các dự án luật, trong hoạt động của báo chí”. Cùng với những thành tựu trong việc mở rộng dân chủ trên phạm vi cả nước, đối với cấp cơ sở việc mở rộng dân chủ cũng có những biến đổi quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. * Trong lĩnh vực chính trị: Quá trình thực hiện dân chủ trực tiếp của nhân dân đã có những bước tiến rất đáng quan tâm, các cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và đem lại kết quả ngày càng cao, nhân dân ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc đóng góp các ý kiến để xây dựng các dự án luật và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc thực hiện: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã có những chuyển biến tích cực và giành được sự quan tâm chú ý của toàn dân, của Đảng, của chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các hội quần chúng. Kết quả khảo sát ở Bình Định cho thấy 89,6% số người được hỏi trả lời là cần biết về nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, 84,1% cần biết về hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở xã, 81,6% cần biết về chủ trương của Đảng bộ xã, 78,3% cần biết về hoạt động của chính quyền xã, 72,0% cần kiểm tra việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân: 69,0% cần kiểm tra về thu nộp thuế; 66,8% cần kiểm tra việc chấp hành chính sách; 65,6% cần kiểm tra việc xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm….); 50,8% cần kiểm tra việc bầu cử các cơ quan dân cử…". Kết quả khảo sát trên cho thấy sự tham gia của quần chúng nhân dân vào đời sống chính trị ngày càng gia tăng. * Trong lĩnh vực kinh tế: Cùng với việc mở rộng sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, các thành phần kinh tế ngày càng được phát huy, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước, nhân dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và tự do lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi đem lại lợi nhuận cao, người dân có quyền liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. * Trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng: Cùng với việc ổn định về kinh tế, đời sống của nhân dân ngày một tăng cao đặc biệt về trình độ dân trí và năng lực của cán bộ. Đảng viên ở cấp cơ sở đáp ứng phần nào sự nghiệp đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, người dân được tự do tranh luận công khai được nói ra những suy nghĩ của mình đề đạt ý kiến với các cấp lãnh đạo. Điều đó đã kích thích tính chủ động, sáng tạo của nhân dân trong việc đóng góp ý kiến để xây dựng và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở cấp cơ sở… * Trong lĩnh vực xã hội: Cùng với việc đổi mới các hình thức sinh hoạt, các tổ chức chính trị, xã hội ở cấp cơ sở như Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh… phần nào cũng thể hiện được vai trò của mình trong việc vận động quần chúng nhân dân xây dựng lối sống mới (xây dựng khối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, mở rộng các hình thức tự quản ở khu phố, thôn, làng…). Đặc điểm kể từ khi Chính phủ ban hành qui chế thực hiện dân chủ ở xã, ở nhiều nơi, nhiều địa phương đã xây dựng được những mô hình thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và tạo nên một bầu không khí dân chủ mới trong đời sống nhân dân, thu hút ngày càng nhiều quần chúng nhân dân tham gia vào công tác quản lý, đáp ứng một cách rộng rãi nhu cầu dân chủ của nhân dân trong thời kỳ mới. Những hạn chế: Trải qua 30 năm đổi mới kể từ khi chúng ta thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh thành tựu đó chúng ta còn gặp phải rất nhiều khó khăn và hạn chế trong việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở.
  • 19. - Tình trạng dân chủ hình thức còn xảy ra ở một số nơi trong bầu cử, đề bạt, bố trí cán bộ, huy động sức dân dẫn đến mất khả năng vận động giáo dục, thuyết phục nhân dân. Vì thế, “quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực, tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân vẫn đang phổ biến và nghiệm trọng mà chúng ta chưa ngăn chặn, đẩy lùi được…”. - Ở nhiều nơi, các cấp uỷ Đảng hoạt động chưa có hiệu quả, đảng viên chưa thật sự đoàn kết dẫn đến tính trạng chia bè, kéo cánh, một số cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân bị kẻ địch lợi dụng, có hành vi lôi kéo tụ tập, gây rối làm vô hiệu hoá sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền, một bộ phận tỏ ra hoài nghi, dao động mất phương hướng chính trị. Sinh hoạt Đảng ở nhiều nơi diễn ra chưa đều đặn, đấu tranh phê bình và tự phê bình còn mang tính hình thức do nể nang sợ mất lòng cho nên không dám nói thẳng ra sự thật… Chính vì thế việc thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa có hiệu quả, các mệnh lệnh chủ yếu được ban hành từ trên xuống, ít có thông tin phản hồi từ dưới lên. Những vấn đề được bàn, được làm là những vấn đề chủ yếu liên quan đến nghĩa vụ hơn là quyền lợi của nhân dân, vì thế nó không đáp ứng được nhu cầu dân chủ của nhân dân. - Về phía quần chúng nhân dân, do trình độ văn hoá còn hạn chế, lại thiếu tuyên truyền giáo dục thường xuyên, do đó họ thiếu sự hiểu biết về chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, do đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở một số vùng còn khó khăn đặc biệt với các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, sự chênh lệch giàu nghèo ở một số nơi còn lớn. Mức chênh lệch giàu nghèo càng lớn, từ những nguyên nhân đó cho thấy một bộ phận quần chúng nhân dân có tâm lý suy bì, so sánh, tự ti… dẫn đến những hành động tự phát, phản ứng mang tính chất tự do vô chính phủ làm vi phạm pháp luật nghiêm trọng . Cùng với đó, yếu tố dòng họ cũng có ảnh hưởng không nhỏ làm cho tình trạng dân chủ (đặc biệt là ở nông thôn) mang tính cục bộ, bởi vì thế cho thấy có những xã, những làng, một vài dòng họ chiếm số đông trong nhân dân). Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu khách quan trong việc lựa chọn cán bộ vào trong hội đồng nhân dân xã cũng như trong việc bầu các trưởng thôn, trưởng xóm. Tóm lại, xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết là thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đây là một chủ trương lớn của Đảng. Để thực hiện tốt Qui chế dân chủ ở cấp cơ sở thì các giải pháp phải được tiến hành một cách đồng bộ và thường xuyên. Việc thực hiện tốt các quy chế dân chủ là điều kiện để chúng ta tiến hành thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ở cấp cơ sở một cách có hiệu quả theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra, làm cho Qui chế dân chủ trở thành một nề nếp, một nguyên tắc sinh hoạt thường xuyên của quần chúng nhân dân và các cấp chính quyền thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
  • 20. Câu 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Câu hỏi: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Phân tích luận điểm trên và liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt Nam.? Trả lời: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,
  • 21. đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa, nhân nghĩa và thực tiễn cách mạng Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại, được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tư tưởng về ĐCSVN là một trong những tư tưởng chủ yếu của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Là người sáng lập ĐCSVN, Hồ Chí Minh đã xây dựng và rèn luyện ĐCS thành một đảng cách mạng chân chính, bộ tham mưu sáng suốt và kiên cường của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, để lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đưa cả nước đi lên CNXH. Trong những di sản tư tưởng mà Người để lại, những luận điểm của Người về ĐCS, về xây dựng Đảng, đặc biệt trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, là một phần cực kỳ quan trọng. Quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người nhằm chỉnh đốn và đổi mới Đảng, làm cho Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã hội, là một trong những nhiệm vụ chủ yếu nhất của toàn Đảng, toàn dân ta. Đây thực sự là vấn đề then chốt đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới đang được triển khai rộng khắp trên cả nước ta hiện nay. Những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam: ĐCS là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi; ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; ĐCSVN - “Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam”; ĐCSVN phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin “làm cốt”; ĐCSVN phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản; Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đảng lãnh đạo, dân làm chủ. Phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân; và Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới. ĐCSVN phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản là một trong những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về ĐCSVN Đây chính là những nguyên tắc mà Lênin đã đề ra, để phân biệt với những đảng cơ hội của Quốc tế II, những đảng đó đã biến thành tôi tớ của giai cấp tư sản, phản bội chủ nghĩa Mác và quyền lợi của giai cấp vô sản. Nếu khái quát những luận điểm của Hồ Chí Minh, có thể thấy Người đã đề cập những nguyên tắc xây dựng Đảng sau: Tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng ĐCS thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người, vừa phát huy sức mạnh của tất cả những ai đã tự nguyện gắn bó với nhau trong một tổ chức. Vì vậy, Hồ Chí Minh gọi tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau trong một nguyên tắc. Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, chứ không phải là dân chủ theo kiểu phân tán, tùy tiện, vô tổ chức. Tập trung là tập trung trên cơ sở dân chủ, chứ không phải tập trung quan liêu theo kiểu độc đoán, chuyên quyền. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: Theo Hồ Chí Minh, đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người đã phân tích rất rõ về nguyên tắc này: một người dù tài giỏi đến mấy cũng không thể thấy hết mọi mặt của một vấn đề, càng không thể thấy hết được mọi việc, hiểu hết được mọi chuyện. Vì vậy, cần phải có nhiều người cùng tham gia lãnh đạo. Nhiều người thì nhiều kiến thức, người thấy mặt này, người thấy mặt kia, do đó hiều được mọi mặt, mọi vấn đề. Về cá nhân phụ trách, Người đã chỉ rõ việc gì đã được tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì cần giao cho một người phụ trách, nếu giao cho một nhóm người thì cũng cần có một người phụ trách chính. Như thế công việc mới chạy, như thế mới tránh được thói dựa dẫm, người này ỷ vào người kia, ỷ vào tập thể. Không xác định rõ cá nhân phụ trách, thì giống như “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”. Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn đi đôi với nhau. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung. Tự phê bình và phê bình: