SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  278
Kinh tế vi mô 
Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
MỤC TIÊU 
Làm quen với các ý tưởng 
cơ bản của kinh tế 
Biết con người ra quyết định kinh tế 
như thế nào 
Biết lợi ích của thương mại, thị trường và vai 
trò của Chính phủ 
Biết tổng thể nền kinh tế vận hành như thế nào 
10/5/2014 Phương Chi 2
CÁC NỘI DUNG CHÍNH 
Cách thức con người 
ra quyết định 
Cách thức con người 
tương tác 
Sự vận hành của tổng 
thể nền kinh tế 
10/5/2014 Phương Chi 3
ĐỊNH NGHĨA KINH TẾ HỌC 
(ECONOMICS) 
• Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu con 
người trong cuộc sống thường ngày của họ 
• Kinh tế học là một môn khoa học nghiên 
cứu hành vi của các “con người” trong nền 
kinh tế trong việc phân bổ nguồn lực có giới 
hạn cho các mục đích khác nhau có tính 
cạnh tranh với nhau để đáp ứng nhu cầu vô 
hạn của mình 
• Kinh tế học là một môn khoa học của 
sự lựa chọn 
10/5/2014 Phương Chi 4
CÁCH THỨC CON NGƯỜI 
RA QUYẾT ĐỊNH 
1. SỰ ĐÁNH ĐỔI 
2. CHI PHÍ 
CƠ HỘI 
3. SO SÁNH LỢI 
ÍCH VÀ CHI PHÍ 
BIÊN 
4. PHẢN ỨNG 
TRƯỚC NHỮNG 
THAY ĐỔI 
RA 
QUYẾT 
ĐỊNH 
10/5/2014 Phương Chi 5
CÁCH THỨC CON NGƯỜI 
TƯƠNG TÁC 
5 
• Hoạt động thương mại mang lại lợi 
ích cho tất cả mọi người 
6 
• Cơ chế phân bổ nguồn lực tốt nhất là 
cơ chế thị trường 
7 
• Chính phủ có thể sửa chữa những 
thất bại của thị trường (đôi khi) 
10/5/2014 Phương Chi 6
SỰ VẬN HÀNH CỦA 
TỔNG THỂ NỀN KINH TẾ 
• Năng lực sản xuất quyết định 
8 mức sống 
• Giá cả tăng khi quá nhiều 
tiền được phát hành 9 
• Sự đánh đổi giữa lạm phát và 
thất nghiệp trong ngắn hạn 10 
10/5/2014 Phương Chi 7
TÓM TẮT: 10 NGUYÊN LÝ KTH 
• 1. Đối mặt với sự đánh đổi 
• 2.Chi phí cơ hội 
• 3.So sánh các chỉ tiêu biên 
• 4.Phản ứng trước các thay đổi 
Con người ra 
quyết định 
• 5. Thương mại và lợi ích do trao đổi 
• 6.Cơ chế phân bổ nguồn lực tốt nhất: thị trường 
• 7.Chính phủ có thể sửa chữa các khuyết tật thị 
trường 
Con 
người 
tương tác 
• 8.Năng lực sản xuất quyết định mức sống 
• 9.Giá cả tăng khi tiền được in quá nhiều 
• 10.Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp 
(trong ngắn hạn) 
Sự vận hành 
tổng thể nền 
KT 
10/5/2014 Phương Chi 8
Kinh tế vi mô 
Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
MỤC TIÊU 
Làm quen với cách tư duy 
của các nhà kinh tế 
Hiểu phương pháp nghiên 
cứu của các nhà kinh tế 
Hiểu vai trò tư vấn chính sách của các nhà kinh tế 
Hiểu lý do tồn tại các bất đồng 
giữa các nhà kinh tế 
10/5/2014 Phương Chi 10
CÁC NỘI DUNG CHÍNH 
• Nhà kinh tế là một nhà khoa 
1 học 
• Nhà kinh tế với tư cách 
nhà tư vấn chính sách 2 
• Tồn tại sự bất đồng ý kiến 
giữa các nhà kinh tế 3 
10/5/2014 Phương Chi 11
NHÀ KINH TẾ LÀ NHÀ KHOA HỌC 
Phương pháp nghiên cứu: 
sử dụng lý thuyết & mô hình 
So sánh Kinh tế vi mô & Kinh tế vĩ mô 
10/5/2014 Phương Chi 12
NHÀ KINH TẾ LÀ NHÀ KHOA HỌC 
Quan 
sát 
Xây dựng 
lý thuyết 
Kiểm 
chứng lý 
thuyết 
Xây dựng 
mô hình 
để dự 
báo 
Công 
nhận/ 
Bác bỏ LT 
10/5/2014 Phương Chi 13
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
• Lý thuyết được dùng để lý giải các hiện tượng 
quan sát được dựa trên các qui luật cơ bản và 
các giả định 
• Mô hình là cách diễn đạt bằng ngôn ngữ toán 
của lý thuyết, được dùng để dự báo 
• Giả định là các giả thiết để đơn giản hóa mô 
hình 
10/5/2014 Phương Chi 14
MÔ HÌNH 1: 
Biểu đồ vòng chu chuyển 
Các giả định của mô hình: 
 Các thành viên trong xã hội được chia thành 2 nhóm: 
hộ gia đình (HGĐ) và hãng sản xuất (HSX) 
 HGĐ là người duy nhất sở hữu các yếu tố sản xuất, 
các HSX là người duy nhất sản xuất ra hàng hóa dịch 
vụ 
 Không có hàng hóa trung gian 
 Không có Chính Phủ 
 Không có khu vực tài chính – ngân hàng 
 Nền kinh tế đóng 
10/5/2014 Phương Chi 15
16 
MÔ HÌNH 1: 
Biểu đồ vòng chu chuyển 
Hàng hóa Hàng hóa 
HỘ 
GIA 
ĐÌNH 
$ Chi tiêu $ Doanh thu 
HÃNG 
SẢN 
XUẤT 
THỊ 
TRƯỜNG 
HÀNG HÓA 
TIÊU DÙNG 
$ Thu nhập $ Chi phí 
THỊ TRƯỜNG 
YẾU TỐ SẢN XUẤT 
Yếu tố sản xuất Yếu tố sản xuất 
10/5/2014 Phương Chi
MÔ HÌNH 2: 
PRODUCTION POSSIBILITY FROTIER (PPF) 
ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT 
 Các ý tưởng mô hình diễn đạt 
 Sự khan hiếm 
 Sự đánh đổi 
 Chi phí cơ hội có qui luật tăng dần 
 Nội dung đường PPF: là tập hợp các kết hợp hàng hóa 
dịch vụ nền kinh tế có thể sản xuất ra khi sử dụng hết 
và hiệu quả nguồn tài nguyên 
 Giả định của mô hình: nền kinh tế chỉ sản xuất 2 loại 
hàng hóa dịch vụ 
10/5/2014 Phương Chi 17
MÔ HÌNH 2: 
PRODUCTION POSSIBILITY FROTIER (PPF) 
ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT 
Lượng 
Thực phẩm 
sản xuất 
Lượng 
Quần áo 
sản xuất 
A B 
C 
D 
E 
F 
0 1 2 3 4 5 
16 
15 
13 
10 
G 
H 
10/5/2014 Phương Chi 18
SO SÁNH KINH TẾ VI MÔ 
& KINH TẾ VĨ MÔ 
Kinh tế vi mô (Microeconomics) nghiên cứu hành 
vi của các thực thể như: một người tiêu dùng, một 
hãng, một chính quyền địa phương … và sự tương 
tác giữa các thực thể nhỏ để hình thành thực thể 
lớn hơn 
Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) nghiên cứu các 
vấn đề tổng thể của nền kinh tế như: tăng trưởng, 
lạm phát, thất nghiệp … 
10/5/2014 Phương Chi 19
NHÀ KINH TẾ LÀ NHÀ TƯ VẤN 
CHÍNH SÁCH 
Một số nhà 
kinh tế trở 
thành nhà 
tư vấn cho 
Chính phủ 
Họ khuyến 
nghị Chính 
phủ cần 
làm gì 
Mục đích: 
Cải thiện 
hoạt động 
của nền 
kinh tế 
10/5/2014 Phương Chi 20
NHÀ KINH TẾ LÀ NHÀ TƯ VẤN 
CHÍNH SÁCH 
 Nhà khoa học: giải thích 
các hiện tượng kinh tế 
 Sử dụng lý thuyết và mô 
hình để giải thích, dự 
đoán tác động của một 
sự lựa chọn hay một 
chính sách 
 Đưa ra các nhận định 
thực chứng 
 Nhà tư vấn chính sách: 
đưa ra các khuyến nghị 
 Dựa trên các triết lý về 
đạo đức, tôn giáo, xã hội 
... và các phân tích thực 
chứng nhìn nhận vấn đề 
theo quan niệm “Điều gì 
nên là/nên làm” 
 Đưa ra các nhận định 
chuẩn tắc 
10/5/2014 Phương Chi 21
TỒN TẠI SỰ BẤT ĐỒNG GiỮA 
CÁC NHÀ KINH TẾ 
Triết lý khác 
nhau 
Quan điểm thực 
chứng khác nhau 
Bất đồng 
ý kiến 
10/5/2014 Phương Chi 22
TÓM TẮT: 10 NGUYÊN LÝ KTH 
• 1. Đối mặt với sự đánh đổi 
• 2.Chi phí cơ hội 
• 3.So sánh các chỉ tiêu biên 
• 4.Phản ứng trước các thay đổi 
Con người ra 
quyết định 
• 5. Thương mại và lợi ích do trao đổi 
• 6.Cơ chế phân bổ nguồn lực tốt nhất: thị trường 
• 7.Chính phủ có thể sửa chữa các khuyết tật thị 
trường 
Con 
người 
tương tác 
• 8.Năng lực sản xuất quyết định mức sống 
• 9.Giá cả tăng khi tiền được in quá nhiều 
• 10.Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp 
(trong ngắn hạn) 
Sự vận hành 
tổng thể nền 
KT 
10/5/2014 Phương Chi 23
TÓM TẮT: 
TƯ DUY NHƯ NHÀ KINH TẾ 
• Dựa trên giả định, xây dựng lý thuyết 
và mô hình để giải thích các hiện 
tượng kinh tế 
• Kinh tế vi mô nghiên cứu việc ra quyết 
định của các chủ thể kinh tế, trong 
khi kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn 
đề kinh tế của tổng thể nền kinh tế 
Là nhà khoa 
học 
• Dựa trên triết lý của mình và các 
phân tích thực chứng đưa ra các 
khuyến nghị chuẩn tắc 
Là nhà tư vấn 
chính sách 
• Do triết lý khác nhau và quan điểm phân 
tích thực chứng khác nhau mà các 
khuyến nghị chính sách có thể khác 
nhau, dù có nhiều trường hợp họ đồng 
thuận 
Sự bất đồng 
ý kiến 
10/5/2014 Phương Chi 24
Kinh tế vi mô, Bài 3 
Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
MỤC TIÊU 
Lý giải sự hình thành của giá 
trên thị trường cạnh tranh 
Lý giải sự thay đổi của giá trên 
thị trường cạnh tranh 
Lý giải sự phân bổ nguồn lực khan 
hiếm dựa trên tín hiệu giá cả 
Phương Chi 26
CÁC NỘI DUNG CHÍNH 
Thị trường 
cạnh tranh 
hoàn hảo 
Cầu & Cung 
Sự hình 
thành giá 
Sự thay đổi 
giá 
Tín hiệu giá 
phân bổ 
nguồn lực 
Phương Chi 27
THỊ TRƯỜNG 
CẠNH TRANH HOÀN HẢO 
1. Rất nhiều 
người mua, 
người bán 
2. Hàng hóa 
đồng nhất 
3. Tự do gia nhập/ 
rời bỏ ngành 
4. Thông tin hoàn 
hảo 
Đặc 
điểm 
Phương Chi 28
THỊ TRƯỜNG 
CẠNH TRANH HOÀN HẢO 
• Mỗi người mua, người bán không thể 
chi phối giá trên thị trường 
• Người mua, người bán trên thị trường 
này đều là người chấp nhận giá (Price 
taker) 
• Trong các cấu trúc thị trường khác 
(cạnh tranh độc quyền, độc quyền 
nhóm, độc quyền hoàn toàn), người 
bán là người định giá (Price maker) 
Phương Chi 29
CẦU & CUNG 
Các yếu tố nào chi phối 
lượng cầu thị trường? 
 Giá cả 
 Thu nhập 
 Hàng bình thường 
 Hàng rẻ tiền 
 Giá hàng hóa liên quan 
 Giá hàng thay thế 
 Giá hàng bổ sung 
 Thị hiếu 
 Kỳ vọng 
 Số lượng người mua 
Các yếu tố nào chi phối 
lượng cung thị trường? 
 Giá cả 
 Giá các đầu vào 
 Công nghệ 
 Kỳ vọng 
 Số lượng người bán 
Phương Chi 30
TƯƠNG TÁC GIỮA NGƯỜI MUA & 
NGƯỜI BÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG 
QD> QS 
=> Giá tăng 
QS >QD 
=> Giá giảm 
Phương Chi 31
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
• Với giả định các yếu tố khác không thay 
đổi (CETERIS PARIBUS), quan tâm tác 
động của giá lên lượng cầu, lượng 
cung 
1 
2 • Xây dựng khái niệm CẦU & CUNG 
• Xem xét sự hình thành một mức giá do 
tương tác giữa người mua, người bán 
trong điều kiện các yếu tố khác không 
thay đổi 
• Xem xét sự thay đổi giá do các yếu tố 
khác thay đổi 
3 
Phương Chi 32
CẦU (DEMAND) 
• Định nghĩa: Cầu chỉ ra những lượng hàng 
người tiêu dùng sẵn lòng mua (lượng cầu) 
khi giá hàng hóa thay đổi, trong điều kiện các 
yếu tố khác không thay đổi (trong một thời 
kỳ và tại một thị trường nhất định). 
• Giá và lượng cầu là biến nội sinh 
• Các yếu tố khác là biến ngoại sinh 
Phương Chi 33
CUNG (SUPPLY) 
• Định nghĩa: Cung chỉ ra những lượng hàng 
hóa nhà sản xuất sẵn lòng bán ra (lượng 
cung) ở những mức giá bán khác nhau, trong 
điều kiện các yếu tố khác không thay đổi 
(trong một thời kỳ và tại một thị trường nhất 
định). 
• Giá và lượng cung là biến nội sinh 
• Các yếu tố khác là biến ngoại sinh 
Phương Chi 34
QUI LUẬT CẦU & QUI LUẬT CUNG 
Giá tăng => Lượng cầu giảm 
Giá tăng => Lượng cung tăng 
Phương Chi 35
CÁC CÁCH BIỂU DIỄN 
CẦU & CUNG 
 Biểu cầu và biểu cung 
Đường cầu và đường cung 
Hàm số cầu và hàm số cung 
Phương Chi 36
BIỂU CẦU & BIỂU CUNG 
Lượng cầu Giá Lượng cung 
(tấn/tuần) (triệu đồng/tấn) (tấn/tuần) 
65 20 135 
70 18 130 
80 16 120 
100 14 100 
130 12 70 
170 10 30 
Phương Chi 37
ĐƯỜNG CẦU & ĐƯỜNG CUNG 
Q 2 D 
2 
Phương Chi 38 
P 
Q 
(S) 
(D) 
P2 
P1 
QS 
1 QD 
Q 1 S 
A 
B 
C 
H
HÀM SỐ CẦU & HÀM SỐ CUNG 
HÀM SỐ CẦU HÀM SỐ CUNG 
 Hàm cầu tổng quát: 
QD 
X = f(PX,I,PY,T,E…) 
 Hàm cầu trong mô 
hình 
QD 
X = f(PX) 
 Ví dụ: 
• Q = - P + 160 
• Q = 10 + 40/P 
• P = - 5Q + 200 
 Hàm cung tổng quát: 
QS 
X = f(PX,w,r,Tech,E…) 
 Hàm cung trong mô 
hình 
QS 
X = f(PX) 
 Ví dụ: 
• Q = P – 10 
• Q = 2P + 5 
• P = Q/4 + 20 
Phương Chi 39
TRẠNG THÁI CỦA THỊ TRƯỜNG 
• Trạng thái thừa (Surplus) xảy ra khi 
lượng cung vượt quá lượng cầu, tức là 
có dư cung (tại một mức giá cụ thể nào 
đó) 
1 
• Trạng thái thiếu (Shortage) xảy ra khi 
lượng cung ít hơn lượng cầu, tức là 
có dư cầu (tại một mức giá cụ thể nào 
đó) 
2 
• Trạng thái cân bằng (Equilibrium) xảy 
ra khi lượng cung bằng đúng lượng 
cầu tại một mức giá cụ thể 
3 
Phương Chi 40
TRẠNG THÁI CỦA THỊ TRƯỜNG 
Q 2 D 
2 
Phương Chi 41 
P 
Q 
(S) 
(D) 
P2 
P1 
QS 
1 QD 
Q 1 S 
A 
B 
C 
H Thừa 
Thiếu
TRẠNG THÁI CÂN BẰNG 
CỦA THỊ TRƯỜNG 
E 
Phương Chi 42 
P 
Q 
(S) 
(D) 
PE 
QE 
Giao điểm của 
đường cung 
và đường cầu 
là điểm cân 
bằng
QUAN SÁT TÁC ĐỘNG 
CỦA CÁC YẾU TỐ KHÁC 
• 1. Di chuyển trên đường cầu 
(cung) 
• 2. Dịch chuyển đường cầu (cung) 
Phương Chi 43 
Phân biệt 2 
chuyển động 
• Do tác động của giá, biến nội sinh 
• Lượng cầu (cung) thay đổi, cầu (cung) 
không thay đổi 
1 
• Do tác động của yếu tố khác, biến ngoại 
sinh 
• Cầu (Cung) thay đổi, lượng cầu (cung) 
tăng (giảm) ở tất cả các mức giá 
2
DI CHUYỂN TRÊN ĐƯỜNG CẦU 
& DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG CẦU 
A 
Phương Chi 44 
P 
Q 
P1 
P2 
Q1 Q2 
B 
(D) 
C 
P3 
Q3 
A’ 
B’ 
C’ 
(D’)
THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG 
TỪ PHÍA CẦU 
 Cầu tăng = Lượng cầu tăng ở tất cả các mức 
giá 
P2 
B 
A 
 Giá cân bằng tăng + Lượng cân bằng tăng 
Phương Chi 45 
P 
Q 
(S) 
P1 
Q1 Q2 
(D1) 
(D2)
THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG 
TỪ PHÍA CẦU 
 Cầu giảm = Lượng cầu giảm ở tất cả các mức giá 
P1 
A 
B 
 Giá cân bằng giảm + Lượng cân bằng giảm 
Phương Chi 46 
P 
Q 
(S) 
P2 
Q2 Q1 
(D1) 
(D2)
THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG 
TỪ PHÍA CUNG 
 Cung tăng = Lượng cung tăng ở tất cả các mức giá 
P1 
A 
B 
(S2) 
 Giá cân bằng giảm + Lượng cân bằng tăng 
Phương Chi 47 
P 
Q 
P2 
Q1 Q2 
(S1) 
(D)
THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG 
TỪ PHÍA CUNG 
 Cung giảm = Lượng cung giảm ở tất cả các mức giá 
P2 
B 
A 
(S2) 
 Giá cân bằng tăng + Lượng cân bằng giảm 
Phương Chi 48 
P 
Q 
P1 
Q2 Q1 
(S1) 
(D)
THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG 
TỪ CẦU LẪN CUNG 
Cầu tăng + Cung tăng 
Cầu tăng + Cung giảm 
Cầu giảm + Cung tăng 
Cầu giảm + Cung giảm 
Phương Chi 49
ĐO LƯỜNG PHÚC LỢI 
• Người tiêu dùng 
• Nhà sản xuất 
• Chính Phủ 
• Nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu ... 
Các nhóm lợi 
Phương Chi 50 
ích 
• Thặng dư tiêu dùng 
• Thặng dư sản xuất 
• Lợi ích của Chính Phủ 
• Lợi ích của nhà nhập khẩu, ... 
Phúc lợi của 
từng nhóm lợi 
ích 
• Là tổng phúc lợi của tất cả các 
nhóm lợi ích trong xã hội Phúc lợi xã hội
ĐO LƯỜNG PHÚC LỢI 
Thặng dư tiêu dùng (Consumer’s Surplus) 
• Thặng dư tiêu dùng là lợi ích nhóm người tiêu dùng 
được hưởng do giá phải trả thấp hơn giá sẵn lòng trả 
• Thặng dư tiêu dùng là tổng phần chênh lệch giữa giá 
sẵn lòng trả và giá phải trả 
Thặng dư sản xuất (Producer’s Surplus) 
• Thặng dư sản xuất là lợi ích nhóm nhà sản xuất được 
hưởng do giá bán được cao hơn giá sẵn lòng bán 
• Thặng dư sản xuất là tổng phần chênh lệch giữa giá 
bán được và giá sẵn lòng bán 
Phương Chi 51
ĐO LƯỜNG PHÚC LỢI 
Phương Chi 52 
P 
Q 
(S) 
(D) 
B 
PE 
QE 
E 
A 
CS 
PS 
Thặng dư tiêu dùng là 
phần diện tích giới hạn 
nằm dưới đường cầu, 
trên đường giá, đến 
lượng hàng được mua 
Thặng dư sản xuất là 
phần diện tích giới hạn 
nằm dưới đường giá, 
trên đường cung, đến 
lượng hàng được bán 
Phúc lợi xã hội (thặng 
dư xã hội): 
trong trường hợp này 
SS = CS + PS
TÍN HIỆU GIÁ CẢ ĐỊNH HƯỚNG 
PHÂN BỔ NGUỒN LỰC 
Giá cả là cơ chế phân phối 
các nguồn lực khan hiếm 
Giá cả là tín hiệu để nhà sản xuất 
quyết định sản xuất bao nhiêu, và 
quyết định ai sản xuất 
Giá cả là tín hiệu để nhà sản xuất 
quyết định sử dụng yếu tố sản xuất 
nào và bao nhiêu 
Phương Chi 53
TÓM TẮT: MÔ HÌNH CUNG CẦU 
• Có nhiều người mua, người bán 
• Mỗi người hầu như không chi phối được 
giá cả mà chỉ là người chấp nhận giá 
Phân tích 
thị trường 
cạnh tranh 
• Giá cả => Di chuyển trên đường cầu 
• Thu nhập, giá hàng hóa liên quan, thị hiếu, kỳ 
vọng, số người mua => Dịch chuyển đường 
cầu 
• Đường cầu cho thấy lượng cầu phụ thuộc giá 
trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi 
Các yếu tố 
tác động 
đến 
lượng cầu 
• Giá cả => Di chuyển trên đường cung 
• Giá yếu tố đầu vào, công nghệ, kỳ vọng, số 
người bán => Dịch chuyển đường cung 
• Đường cung cho thấy lượng cung phụ thuộc 
giá trong điều kiện các yếu tố khác không thay 
đổi 
Các yếu tố 
tác động 
đến lượng 
cung 
Phương Chi 54
TÓM TẮT: MÔ HÌNH CUNG CẦU 
• Tại một mức giá cụ thể, thị trường có thể xảy 
ra trạng thái thừa, thiếu hoặc cân bằng 
• Xu hướng tự nhiên là thị trường tiến tới 
trạng thái cân bằng do sự tương tác của các 
chủ thể tham gia thị trường 
• Một trạng thái cân bằng có thể tiến tới một 
trạng thái cân bằng mới khi cầu hoặc/và 
cung thay đổi 
• Giá cả là tín hiệu định hướng các quyết định 
kinh tế và là cơ chế phân bổ nguồn lực khan 
hiếm 
Phương Chi 55
BÀI TẬP 
 Một thị trường cạnh tranh có hàm số cung và cầu như 
sau: 
 (S): P = 0.025 Q + 30 và (D): P = - 0.1Q + 120 
 Cho biết trạng thái của thị trường tại các mức giá: 
(1)40; (2)50; (3)60 
 Xác định giá cân bằng và lượng cân bằng của thị 
trường, thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất 
 Giả định cầu tăng 100%, tìm lại PE, QE 
 Giả định cung tăng 25%, tìm lại PE, QE 
, 
 Giả định Chính Phủ định giá trần là 40. Cho biết giá và 
lượng giao dịch, thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản 
xuất sau khi thị trường bị can thiệp 
Phương Chi 56
THỊ TRƯỜNG THAY ĐỔI THẾ NÀO? 
 Giá đầu vào tăng 
 Dân số tăng 
 Giá hàng thay thế giảm 
 Công nghệ sản xuất hàng bổ sung tiến bộ 
 Hàng này không còn được ưa chuộng 
 Tiền lương tăng 
 Có tin đồn Chính phủ sắp tăng thuế nhập khẩu đánh 
trên nguyên liệu sản xuất hàng này 
Phương Chi 57
Kinh tế vi mô, Bài 4 
Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
MỤC TIÊU 
Hiểu khái niệm 
hệ số co giãn 
Biết cách tính 
hệ số co giãn 
Ứng dụng được thông 
tin hệ số co giãn để phân 
tích tác động của một 
chính sách/biến cố 
10/5/2014 Phương Chi 59
CÁC NỘI DUNG CHÍNH 
• Hệ số co giãn của cầu 
• Hệ số co giãn của cung 
• Một số ứng dụng hệ số co giãn 
10/5/2014 Phương Chi 60
TỔNG QUÁT VỀ SỰ CO GIÃN 
• Là chỉ tiêu đo lường mức độ phản ứng 
của người tiêu dùng và nhà sản xuất 
trước sự thay đổi của các biến số kinh tế 
Ý 
tưởng 
• Một cách tổng quát, sự co giãn thể hiện 
độ nhạy của một biến số trước sự thay 
đổi của một biến số khác 
• Sự co giãn cho biết số phần trăm thay 
đổi của một biến số trước 1% thay đổi 
của một biến số khác 
Tổng 
quát 
• Gọi X là biến số chi phối Q 
EX = %ΔQ/%ΔX 
Cách 
tính 
10/5/2014 Phương Chi 61
SỰ CO GIÃN CỦA CẦU 
ELASTICITY OF DEMAND 
• Sự co giãn của cầu thể hiện độ nhạy 
của lượng cầu trước sự thay đổi của 
các biến số có chi phối đến lượng cầu 
• Cho biết mức độ phản ứng của người 
tiêu dùng trước sự thay đổi của các 
biến số kinh tế 
• Các biến số kinh tế chi phối đến lượng 
cầu được quan tâm: (1)giá của chính hàng 
hoá đó; (2)thu nhập của người tiêu dùng; (3) 
giá của hàng hoá liên quan 
10/5/2014 Phương Chi 62
SỰ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ 
PRICE ELASTICITY OF DEMAND 
• Sự co giãn của cầu theo giá thể hiện độ 
nhạy của lượng cầu trước sự thay đổi 
của giá chính hàng hoá đó 
• Sự co giãn của cầu theo giá cho biết số 
phần trăm thay đổi của lượng cầu 
trước 1% thay đổi của giá chính hàng 
hoá đó 
• Cách tính hệ số co giãn của cầu theo giá: 
EP = %ΔQ/%ΔP 
10/5/2014 Phương Chi 63
SỰ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ 
 Khai triển cánh tính: 
EP = (ΔQ/ΔP)*(P/Q) 
(1) Phương pháp điểm cầu: 
EP = (dQ/dP)*(P/Q) 
(2) Phương pháp đoạn cầu: 
EP = [(Q’-Q)/(P’-P)]*[(P’+P)/(Q’+Q)] 
10/5/2014 Phương Chi 64
SỰ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ 
 P (D1): P = 15 – Q/4 
(D2): P = 20 – Q/2 
Tính E1 
P và E2 
P tại A 
A 
10 (D1) 
(D2) 
Q 
20 
 Hệ số co giãn: 
E1 
P = -4*10/20 = -2 
E2 
P = -2*10/20 = -1 
 Nhận xét: 
Đường cầu dốc hơn 
sẽ kém co giãn hơn 
nếu cùng đi qua 1 
điểm (mức giá và 
lượng cầu bằng 
nhau) 
10/5/2014 Phương Chi 65
SỰ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ 
 P (D): P = 20 – Q/2 
Tính EP tại các điểm A, B, C 
20 
 Tính EP của đoạn AB, BC 
15 A 
10 B 
5 C 
(D) 
10 20 30 40 Q 
20 
 Hệ số co giãn: 
EA 
P = -2*15/10 = -3 
EB 
P = -2*10/20 = -1 
EC 
P = -2*5/30 = -1/3 
 Nhận xét: 
Trên cùng 1 đường 
cầu tuyến tính, ở các 
mức giá khác nhau 
hệ số co giãn khác 
nhau, giá càng cao 
càng co giãn 
10/5/2014 Phương Chi 66
PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ 
THEO CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ 
EP ∞ 
Hàng hoá hoàn toàn co giãn 
(Perfectly elastic) 
|EP| > 1 Hàng hoá co giãn (co giãn nhiều) 
(Elastic) 
|EP| = 1 Hàng hoá co giãn đơn vị 
(Unitarily elastic) 
|EP| < 1 Hàng hoá ít co giãn (không co giãn) 
(Inelastic) 
EP = 0 Hàng hoá hoàn toàn không co giãn 
(Perfectly inelastic) 
10/5/2014 Phương Chi 67
CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ 
& DOANH THU (CHI TIÊU) 
 Khảo sát biến thiên của chi tiêu (P*Q) theo 
giá (P): 
d(P*Q)/dP = Q*dP/dP + P*dQ/dP 
= Q + Q(dQ/dP)(P/Q) 
= Q(1+ EP) 
 Nếu EP< -1 => d(P*Q)/dP < 0 
hay P*Q nghịch biến với P 
 Suy luận tương tự có được Bảng tổng kết ở 
slide tiếp theo 
10/5/2014 Phương Chi 68
CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ 
& DOANH THU (CHI TIÊU) 
|EP| P P*Q 
> 1 Tăng 
Giảm 
Giảm 
Tăng 
= 1 Tăng 
Giảm 
Không đổi/Giảm 
Không đổi/Giảm 
< 1 Tăng 
Giảm 
Tăng 
Giảm 
10/5/2014 Phương Chi 69
CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI MỨC ĐỘ CO 
GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ 
Tính thiết yếu của 
hàng hóa 
Mức độ thay thế 
Tỷ trọng chi tiêu cho hàng 
hóa trong thu nhập 
Thời gian để người tiêu dùng 
phản ứng là ngắn hạn hay dài hạn 
10/5/2014 Phương Chi 70
SỰ CO GIÃN CỦA CẦU THEO THU NHẬP 
INCOME ELASTICITY OF DEMAND 
• Sự co giãn của cầu theo thu nhập thể 
hiện độ nhạy của lượng cầu trước sự 
thay đổi của thu nhập của người tiêu 
dùng 
• Sự co giãn của cầu theo thu nhập cho 
biết số phần trăm thay đổi của lượng 
cầu trước 1% thay đổi của thu nhập của 
người tiêu dùng 
• Cách tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập: 
EI = %ΔQ/%ΔI 
10/5/2014 Phương Chi 71
PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ 
THEO CO GIÃN CỦA CẦU THEO THU NHẬP 
EI < 0 Hàng hoá rẻ tiền (cấp thấp) 
Inferior goods 
0< EI ≤ 1 Hàng hoá thông thường 
Superior goods 
EI > 1 Hàng hoá xa xỉ 
Luxurious goods 
10/5/2014 Phương Chi 72
SỰ CO GIÃN CHÉO CỦA CẦU 
CROSS-PRICE ELASTICITY OF DEMAND 
• Sự co giãn chéo của cầu thể hiện độ 
nhạy của lượng cầu trước sự thay đổi 
của giá hàng hoá liên quan 
• Sự co giãn chéo cho biết số phần trăm 
thay đổi của lượng cầu trước 1% thay 
đổi của giá hàng hoá liên quan 
• Cách tính hệ số co giãn chéo: 
• EXY = %ΔQX/%ΔPY 
10/5/2014 Phương Chi 73
MỐI LIÊN HỆ CỦA HÀNG HOÁ 
EXY > 0 X & Y là 2 hàng hoá thay thế 
Substitutes 
EXY < 0 X & Y là 2 hàng hoá bổ sung 
Complements 
EXY = 0 X & Y là 2 hàng hoá không 
liên quan 
Non-related goods 
10/5/2014 Phương Chi 74
SỰ CO GIÃN CỦA CUNG 
ELASTICITY OF SUPPLY 
• Sự co giãn của cung thể hiện độ nhạy 
của lượng cung trước sự thay đổi của 
các biến số có chi phối đến lượng cung 
• Cho biết mức độ phản ứng của người 
sản xuất trước sự thay đổi của các biến 
số kinh tế 
• Biến số kinh tế chi phối đến lượng 
cung được quan tâm: (1)giá của chính 
hàng hoá đó 
10/5/2014 Phương Chi 75
SỰ CO GIÃN CỦA CUNG THEO GIÁ 
• Sự co giãn của cung theo giá thể hiện 
độ nhạy của lượng cung trước sự thay 
đổi của giá chính hàng hoá đó 
• Sự co giãn của cung theo giá cho biết số 
phần trăm thay đổi của lượng cung 
trước 1% thay đổi của giá chính hàng 
hoá đó 
• Cách tính hệ số co giãn của cung theo giá: 
EP = %ΔQ/%ΔP 
10/5/2014 Phương Chi 76
PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ 
THEO CO GIÃN CỦA CUNG THEO GIÁ 
EP ∞ 
Hàng hoá hoàn toàn co giãn 
(Perfectly elastic) 
EP > 1 Hàng hoá co giãn (nhiều) 
(Elastic) 
EP = 1 Hàng hoá co giãn đơn vị 
(Unitarily elastic) 
EP < 1 Hàng hoá ít co giãn 
(Inelastic) 
EP = 0 Hàng hoá hoàn toàn không co giãn 
(Perfectly inelastic) 
10/5/2014 Phương Chi 77
MỘT SỐ ỨNG DỤNG 
CỦA HỆ SỐ CO GIÃN 
• Thu nhập của nông dân có tăng khi vụ 
mùa bội thu không? 
• OPEC có luôn thành công khi muốn 
định giá dầu ở mức cao hay không? 
• Chống ma túy hay giáo dục ma túy sẽ 
mang lại kết quả tốt hơn? 
10/5/2014 Phương Chi 78
TÓM TẮT 
• Hệ số co giãn cho biết số phần trăm 
thay đổi của 1 biến số trước 1% thay đổi 
của 1 biến số khác 
1 
• Cách tính hệ số co giãn: 
Gọi X là biến số chi phối Q 
EX = %ΔQ/%ΔX 
2 
• Có 3 biến số kinh tế chi phối lượng cầu 
được quan tâm, vì vậy có 3 hệ số co giãn của 
cầu: (1)hệ số co giãn của cầu theo giá; (2)hệ 
số co giãn của cầu theo thu nhập; (3)hệ số co 
giãn chéo của cầu 
3 
10/5/2014 Phương Chi 79
TÓM TẮT 
• Cầu co giãn theo giá => P*Q nghịch 
biến với P 
• Cầu ít (không) co giãn theo giá => P*Q 
đồng biến với P 
4 
• Biến số chi phối lượng cung được quan tâm 
là giá, vì vậy có hệ số co giãn của cung theo 
giá 
5 
• Thông tin hệ số co giãn của cầu và của cung 
được ứng dụng để phân tích tác động của 
một biến cố hay một chính sách đến thị 
trường 
6 
10/5/2014 Phương Chi 80
Kinh tế vi mô, Bài 6 
Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
MỤC TIÊU 
Hiểu được mô hình lý thuyết mô tả hành 
vi của người tiêu dùng thông qua phân 
tích sở thích và khả năng của họ 
Hiểu cách sử dụng công cụ lý thuyết để 
chứng minh đường cầu dốc xuống 
Hiểu một số ứng dụng của mô hình 
10/5/2014 Phương Chi 82
CÁC NỘI DUNG CHÍNH 
Sở thích của 
người tiêu 
dùng 
Giới hạn 
ngân sách 
Lựa chọn của 
người tiêu 
dùng 
Sự hình 
thành đường 
cầu 
Một số ứng 
dụng 
10/5/2014 Phương Chi 83
TỔNG THỎA DỤNG 
& THỎA DỤNG BIÊN 
Tổng thỏa dụng (Total Utility) là toàn bộ thỏa 
dụng người tiêu dùng đạt được khi tiêu dùng 
một lượng nhất định một (nhiều) loại hàng hóa 
Thỏa dụng biên (Marginal Utility) là phần thay 
đổi của tổng thỏa dụng khi tăng thêm một đơn vị 
hàng hóa tiêu dùng 
10/5/2014 Phương Chi 84
TỔNG THỎA DỤNG 
& THỎA DỤNG BIÊN 
Đơn vị đo lường thỏa dụng 
• Thật sự không quan trọng 
• Nhưng phải xác định được người tiêu dùng 
thích điều nào hơn 
Đo thoả dụng bằng thứ bậc và số đếm 
• Hàm thoả dụng thứ bậc (Ordinal Utility Function) : sắp 
xếp các rổ hàng theo thứ tự được ưa thích nhất đến ít 
được ưa thích nhất nhưng không chỉ ra được ưa thích 
nhiều/ít hơn bao nhiêu 
• Hàm thoả dụng số đếm (Cardinal Utility Function) : hàm 
thoả dụng mô tả được mức độ ưa thích nhiều/ít hơn của 
một rổ hàng so với rổ khác 
10/5/2014 Phương Chi 85
TỔNG THỎA DỤNG 
& THỎA DỤNG BIÊN 
Ví dụ: 
X 0 1 2 3 4 5 6 7 
TU 0 4 7 9 10 10 9 7 
MU 4 3 2 1 0 -1 -2 
 Qui luật thỏa dụng biên giảm dần: 
Khi lượng tiêu dùng một loại hàng hóa tăng 
dần, thỏa dụng biên sẽ giảm dần 
 Thỏa dụng biên có thể có giá trị âm? 
10/5/2014 Phương Chi 86
TỔNG THỎA DỤNG 
& THỎA DỤNG BIÊN 
TU & MU 
12 
10 
8 
6 
4 
2 
0 
-2 
-4 
0 1 2 3 4 5 6 7 8 
q 
TU, MU 
TU 
MU 
10/5/2014 Phương Chi 87
SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
Rổ hàng (market basket) 
• Một rổ hàng là một tập hợp của một 
hoặc nhiều hàng hóa tiêu dùng với số 
lượng cụ thể. 
• Một rổ hàng này có thể được ưa thích 
hơn một rổ hàng khác. 
10/5/2014 Phương Chi 88
SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
Các giả định về sở thích của người 
tiêu dùng: 
• 1) Sở thích hoàn hảo. 
• 2) Sở thích có tính bắt cầu. 
• 3) Người tiêu dùng luôn thích nhiều 
hơn ít. 
10/5/2014 Phương Chi 89
SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
Đường đẳng ích 
(Indifference curve) 
• Là tập hợp tất cả các rổ hàng cùng mang 
lại một mức thỏa dụng cho một người 
tiêu dùng (các rổ hàng trên 1 đường đẳng 
ích được ưa thích ngang nhau) 
• Các tên khác: đường bàng quan, đường 
đẳng dụng, đường đồng mức thỏa dụng 
10/5/2014 Phương Chi 90
SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
 Đường đẳng ích 
x 
y 
6 
4 
2 
A 
E 
B 
F 
G 
N 
2 3 6 
D 
C 
H 
S 
M 
10/5/2014 Phương Chi 91
SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
 Biểu đồ đường đẳng ích 
(Indifference map) 
Một biểu đồ đẳng ích 
là một họ các đường 
đẳng ích mô tả sở 
thích của một NTD 
đối với tất cả các kết 
hợp khác nhau của 2 
loại hàng hóa 
x 
y 
6 
4 
2 
A 
B 
F 
2 3 6 
D 
C 
U1 
U2 
U3 
10/5/2014 Phương Chi 92
SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
Các tính chất của đường đẳng ích 
• Đường đẳng ích càng xa gốc tọa độ 
càng được ưa thích 
• Các đường đẳng ích dốc xuống về 
phía bên phải 
• Các đường đẳng ích không cắt nhau 
• Độ dốc của đường đẳng ích thông 
thường giảm dần hay đường đẳng 
ích lồi về phía gốc tọa độ 
10/5/2014 Phương Chi 93
SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
Đường đẳng ích 
• Độ dốc của đường đẳng ích chính là 
tỷ lệ thay thế biên 
• Tỷ lệ thay thế biên (Marginal rate of 
substitution - MRS) đo số lượng đơn 
vị một hàng hóa người tiêu dùng sẵn 
lòng từ bỏ để có thêm 1 đơn vị hàng 
hóa khác 
10/5/2014 Phương Chi 94
SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
MRSXY = - Δy/Δx = MUX/MUY 
• Ý nghĩa: MRSXY cho biết số đơn vị 
hàng Y người tiêu dùng sẵn lòng 
từ bỏ/đánh đổi để có thêm một 
đơn vị hàng X (và ngược lại) 
10/5/2014 Phương Chi 95
SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
Các đường đẳng ích đặc biệt 
• Thay thế hoàn hảo (Perfect 
Substitutes): hai hàng hóa thay thế 
hoàn hảo khi đường đẳng ích là đường 
thẳng, tức tỷ lệ thay thế biên là hằng số 
• Bổ sung hoàn hảo (Perfect 
Complements): hai hàng hóa bổ sung 
hoàn hảo khi đường đẳng ích có dạng 
đường vuông góc 
10/5/2014 Phương Chi 96
SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
 Thay thế hoàn hảo 
y 
x 
7 
6 
4 
2 
A 
B 
C 
1 3 5 
D 
E 
7 
10/5/2014 Phương Chi 97
SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
 Bổ sung hoàn hảo 
x 
y 
3 
2 
1 
B 
A 
D 
1 2 3 
E 
C 
U3 
U2 
U1 
10/5/2014 Phương Chi 98
GIỚI HẠN NGÂN SÁCH 
 Khả năng/nguồn lực của người tiêu dùng có 
giới hạn 
 Đường ngân sách (The Budget Line) 
Chỉ ra tất cả các kết hợp của 2 loại hàng 
hoá mà chi tiêu để mua chúng bằng đúng 
thu nhập 
10/5/2014 Phương Chi 99
GIỚI HẠN NGÂN SÁCH 
Phương trình đường ngân sách: 
• Giả định người tiêu dùng mua hai loại hàng hóa 
là X và Y với giá của chúng lần lượt là PX và PY 
• Lượng hàng X và Y mua lần lượt là x và y 
• Thu nhập của người tiêu dùng này là I 
Các kết hợp x,y người này có thể mua phải thỏa điều kiện: 
x. PX + y. PY ≤ I 
10/5/2014 Phương Chi 100
GIỚI HẠN NGÂN SÁCH 
I=120; Py=3; Px=2 
Phương trình đường ngân 
sách: 2x + 3y = 120 
x 
y 
40 
(I/Py= 
120/3) 
B 
C 
H 
D 
F 
15 30 60 
E 
(I/Px=120/2) 
20 
45 
A 
30 
10 
10/5/2014 Phương Chi 101
GIỚI HẠN NGÂN SÁCH 
Những thông tin của đường ngân sách 
• Độ dốc: = - PX/PY 
Ý nghĩa: muốn có thêm 1 đơn vị hàng X người 
tiêu dùng phải đánh đổi bao nhiêu đơn vị hàng 
Y 
• Điểm chặn : 
• Trên trục tung = I/PY 
• Trên trục hoành = I/PX 
Những trường hợp thay đổi của đường ngân sách 
• Thu nhập thay đổi 
• Giá hàng hóa thay đổi 
10/5/2014 Phương Chi 102
GIỚI HẠN NGÂN SÁCH 
Khi thu nhập thay đổi 
x 
y 
50 
40 
30 
20 
Py=2; Px=1 
I1=60; I2=100 
40 60 80 100 
10 
20 
10/5/2014 Phương Chi 103
GIỚI HẠN NGÂN SÁCH 
Khi giá hàng hóa thay đổi 
I=120; Py=3 
Px1=6; Px2=3; Px3=2 
x 
y 
40 
20 40 60 
20 
10/5/2014 Phương Chi 104
SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU 
CỦA NGƯỜITIÊU DÙNG 
 Người tiêu dùng sẽ chọn mua rổ hàng mang 
lại thoả dụng tối đa với một ngân sách giới 
hạn đã có 
 Rổ hàng tối ưu phải thoả 2 điều kiện : 
1) Phải nằm trên đường ngân sách 
2) Là rổ hàng người tiêu dùng ưa thích 
nhất 
10/5/2014 Phương Chi 105
SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU 
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
y 
20 
I = 160; Py= 8; Px=4 
U4 
U3 
U2 
U1 
40 
Lựa chọn tiêu 
dùng (rổ hàng 
tối ưu) là tiếp 
điểm giữa 
đường ngân 
sách và một 
trong số những 
đường đẳng ích 
x 
y* 
C 
x* 
10/5/2014 Phương Chi 106
SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU 
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 
 Biểu thức toán của ràng buộc và điều kiện 
tối ưu: 
 Ràng buộc: 
x. PX + y. PY = I 
 Điều kiện tối ưu: 
MRSXY = PX / PY 
hay MUX/MUY = PX / PY 
hay MUX/ PX = MUY/ PY 
10/5/2014 Phương Chi 107
SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU 
CỦA NGƯỜITIÊU DÙNG 
Giải thích điều kiện tối ưu bằng ngôn 
ngữ kinh tế: 
• Tổng thoả dụng tối đa khi mức giá tương đối 
người tiêu dùng sẵn lòng trả(MRSXY) bằng 
giá tương đối họ phải trả trên thị trường 
(PX/PY) 
• Tổng thoả dụng tối đa khi ngân sách được 
phân bổ sao cho thỏa dụng biên trên 1 đơn vị 
tiền chi tiêu của từng hàng hoá là bằng nhau 
10/5/2014 Phương Chi 108
ĐƯỜNG GIÁ CẢ - TIÊU DÙNG 
PRICE – CONSUMPTION CURVE 
Tập hợp các 
lựa chọn tiêu 
dùng với các 
mức giá khác 
nhau là đường 
giá cả - tiêu 
dùng 
x 
y 
40 
I=120; Py=3 
Px1=6; Px2=3; Px3=2 
12 22 30 
20 40 60 
10/5/2014 Phương Chi 109
THIẾT LẬP 
ĐƯỜNG CẦU CÁ NHÂN 
Đường cầu cá 
nhân cho biết 
những lượng 
cầu cá nhân 
với những 
mức giá khác 
nhau 
Qx 
Px 
6 
3 
2 
12 22 30 
10/5/2014 Phương Chi 110
ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG 
Đường cầu thị trường là 
tổng các đường cầu cá 
nhân theo phương ngang 
(cộng trên trục hoành) 
Q 
P 
d1 d2 
D 
10/5/2014 Phương Chi 111
ĐƯỜNG THU NHẬP - TIÊU DÙNG 
INCOME-CONSUMPTION CURVE 
Tập hợp các lựa 
chọn tiêu dùng 
với các mức thu 
nhập khác nhau 
là đường thu 
nhập - tiêu dùng 
x 
y 
60 
50 
40 
30 
20 
Py=2; Px=1 
I1=40; I2=60; I3=80; I4=100; I4=120 
40 60 80 100 
120 
10/5/2014 Phương Chi 112
ĐƯỜNG ENGEL 
 Thể hiện mối quan 
hệ giữa thu nhập và 
lượng tiêu dùng 
 Đồng biến: hàng 
bình thường 
 Nghịch biến: hàng 
rẻ tiền 
I 
q 
Hàng rẻ tiền 
Hàng bình thường 
10/5/2014 Phương Chi 113
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG THAY THẾ 
VÀ TÁC ĐỘNG THU NHẬP 
• Chỉ ra sự thay đổi rổ hàng khi 
giá tương đối thay đổi nếu 
người tiêu dùng vẫn đạt độ 
thỏa dụng cũ (mức sống cũ) 
Tác động 
thay thế 
• Chỉ ra sự thay đổi rổ hàng khi 
thu nhập thực tế thay đổi, lấy 
giá tương đối mới để xem xét 
Tác động 
thu nhập 
10/5/2014 Phương Chi 114
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG THAY THẾ 
VÀ TÁC ĐỘNG THU NHẬP 
-Khi giá tăng, điểm tiêu dùng 
thay đổi từ A qua B, thỏa dụng 
giảm từ U1 xuống U2 
-Tác động thay thế khi giá tăng: 
tăng 3Y để giảm 6X (từ A qua C) 
vì X trở nên đắt một cách 
tương đối so với Y, cùng đạt độ 
thỏa dụng U1 
-Tác động thu nhập khi giá 
tăng: giảm 5Y và giảm 2X (từ C 
qua B), thỏa dụng giảm vì thu 
nhập thực tế giảm 
x 
y 
50 
40 
23 
20 
Px1/Py=2/3 
Px2/Py=1 
C 
A 
18 U1 
B1 
B2 B3 
40 60 
I=120$; 
Py=3$ 
Px1=2$ 
Px2=3$ 
B 
22 30 
U2 
50 
24 
Nguyễn Hồ Phương Chi 115 10/5/2014
MỘT SỐ ỨNG DỤNG 
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP 
1 • Trợ giá 
2 • Trợ cấp bằng tiền 
3 • Trợ cấp bằng hiện vật 
10/5/2014 Phương Chi 116
TRỢ GIÁ 
-Chính phủ bán 
hàng với giá Px=2$ 
-Hoặc cứ mỗi đơn 
vị hàng hóa mua 
được Chính phủ 
trợ cấp 1$ 
-Chính phủ chi 30$ 
cho người tiêu 
dùng này 
x 
y 
40 
20 
U1 
40 60 
I=120$; 
Py=3$ 
Px1=2$ 
Px2=3$ 
U2 
22 30 
18 
Nguyễn Hồ Phương Chi 117 10/5/2014
TRỢ CẤP BẰNG TIỀN 
-Chính phủ chi trợ cấp 
30$ cho người tiêu 
dùng này sau khi giá 
tăng 
-Đường ngân sách sau 
trợ cấp là B3 
-Điểm tiêu dùng là C 
-So sánh với trợ giá thì 
trợ cấp bằng tiền sẽ 
được ưa thích hơn 
trong trường hợp này 
x 
y 
50 
40 
20 
U3 
C 
A 
18 U1 
B B1 2 B3 
40 60 
I=120$; 
Py=3$ 
Px1=2$ 
Px2=3$ 
22 30 
U2 
50 
B 
Nguyễn Hồ Phương Chi 118 10/5/2014
TRỢ CẤP BẰNG HIỆN VẬT, 01 
-Chính phủ trợ cấp 10 đơn 
vị hàng X, tương đương 
chi trợ cấp 30$ cho người 
tiêu dùng này sau khi giá 
tăng 
-Đường ngân sách sau trợ 
cấp là B3 
-Điểm tiêu dùng là C 
-So sánh: trợ cấp bằng 
hiện vật trong trường 
hợp này với trợ cấp bằng 
tiền sẽ được ưa thích 
ngang nhau 
50 
x 
y 
40 
20 
U3 
C 
A 
18 U1 
B2 B3 
B1 
40 60 
I=120$; 
Py=3$ 
Px1=2$ 
Px2=3$ 
22 30 
U2 
B 
10 
Nguyễn Hồ Phương Chi 119 10/5/2014
TRỢ CẤP BẰNG HIỆN VẬT, 02 
-Chính phủ trợ cấp 10 đơn 
vị hàng X, tương đương 
chi trợ cấp 30$ cho người 
tiêu dùng này Đường ngân 
sách sau trợ cấp là B2 
-Điểm tiêu dùng là B 
-So sánh: trợ cấp bằng hiện 
vật trong trường hợp này 
sẽ ít được ưa thích hơn 
trợ cấp bằng tiền (điểm 
tiêu dùng là C) 
x 
y 
50 
40 
20 
B1 B2 
40 60 
I=120$; 
Py=3$ 
Px=3$ 
18 
B 
U1 
50 
U3 
U2 
A 
C 
10 
Nguyễn Hồ Phương Chi 120 10/5/2014
TÓM TẮT 
• Biểu đồ đường đẳng ích 
• Mỗi đường đẳng ích là tập hợp các rổ 
hàng được ưa thích ngang nhau 
Công cụ 
mô tả sở 
thích 
• Đường ngân sách là tập hợp tất cả những rổ 
hàng mà chi tiêu để mua chúng bằng đúng thu 
nhập 
• Đường ngân sách sẽ thay đổi khi thu nhập 
hoặc/và giá thay đổi 
Công 
cụ mô 
tả khả 
năng 
• Với một thu nhập cố định NTD sẽ chọn mua 
rổ hàng để tối đa hóa thỏa dụng 
• Rổ hàng tối ưu là tiếp điểm giữa đường ngân 
sách và đường đẳng ích, khi đó tỷ lệ thay thế 
biên bằng giá tương đối giữa 2 hàng hóa 
Sự lựa 
chọn tối 
ưu của 
NTD 
10/5/2014 Phương Chi 121
TÓM TẮT 
• Khi giá thay đổi => Đường giá cả - 
tiêu dùng 
• Khi thu nhập thay đổi => Đường 
thu nhập - tiêu dùng 
Thay đổi 
lựa chọn 
tối ưu 
• Cho biết lượng hàng người tiêu 
dùng sẵn lòng mua với các mức 
giá khác nhau 
• Đường cầu dốc xuống, hay giá và 
lượng cầu nghịch biến 
Đường 
cầu cá 
nhân 
10/5/2014 Phương Chi 122
TÓM TẮT 
• Tác động thay thế cho thấy rổ hàng lựa 
chọn bị thay đổi khi giá tương đối giữa 
2 hàng hóa thay đổi, trong điều kiện 
vẫn đạt độ thỏa dụng cũ 
• Tác động thu nhập cho thấy rổ hàng 
lựa chọn bị thay đổi khi thu nhập thực 
tế thay đổi 
Tác 
động 
thay thế 
và tác 
động 
thu 
nhập 
• Trợ giá 
• Trợ cấp bằng tiền 
• Trợ cấp bằng hiện vật 
Các ứng 
dụng 
phân 
tích 
khác 
10/5/2014 Phương Chi 123
BÀI TẬP TẠI LỚP 
 Vẽ các đường ngân sách khi Px =4 và Py = 10 với 3 
mức thu nhập (1)I1 = 60; (2)I2 = 80 và (3)I3=120 
chung 1 đồ thị. Cho nhận xét đường ngân sách 
thay đổi như thế nào khi thu nhập tăng/giảm. 
 Vẽ các đường ngân sách khi I =120 và Py = 5 với 3 
mức giá hàng X là (1)Px1 =6; (2)Px2 = 8; (3)Px3= 4. 
Cho nhận xét đường ngân sách thay đổi như thế 
nào khi giá hàng X tăng/giảm. 
10/5/2014 Phương Chi 124
BÀI TẬP 1 
 Một người tiêu dùng có sở thích biểu lộ qua hàm 
thỏa dụng: U = (x – 5)(y – 10). Người này dành 
ngân quỹ hàng tháng I = 300 để mua X và Y với 
Px = 8 và Py = 10. 
 1. Hãy xác định rổ hàng tối ưu người này chọn 
mua, tính thỏa dụng người này đạt được. 
 2. Nếu giá hàng X tăng lên, Px2 = 10, hãy xác 
định lại rổ hàng tối ưu người này chọn mua, 
tính thỏa dụng người này đạt được. 
10/5/2014 Phương Chi 125
BÀI TẬP 2 
 Một người tiêu dùng có sở thích biểu lộ qua hàm 
thỏa dụng: U = x1/2y1/2. Người này dành ngân quỹ 
hàng tháng I = 360 để mua X và Y với Px = 6 và 
Py = 10. 
 1. Hãy xác định rổ hàng tối ưu người này chọn 
mua, tính thỏa dụng người này đạt được. 
 2. Nếu giá hàng X tăng lên, Px2 = 9, hãy xác 
định lại rổ hàng tối ưu người này chọn mua, 
tính thỏa dụng người này đạt được. 
10/5/2014 Phương Chi 126
Kinh tế vi mô, Bài 5 
Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
MỤC TIÊU 
• Hiểu cách thức ứng dụng của mô hình 
cung cầu trong phân tích chính sách 
• Kết hợp với co giãn của cung, cầu để 
phân tích sâu hơn 
• Vận dụng được cách phân tích này để 
đánh giá tác động của các chính sách 
10/5/2014 Phương Chi 128
CÁC NỘI DUNG CHÍNH 
Giá trần & tác động 
Giá sàn & tác động 
Thuế & tác động 
10/5/2014 Phương Chi 129
TỔNG QUÁT VỀ 
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH 
• Xem xét tác động của chính sách đến thị 
trường, tức sự thay đổi của giá, lượng 
cung, lượng cầu ... 
1 
• Xem xét tác động của chính sách đến 
từng nhóm lợi ích: người tiêu dùng, 
người sản xuất, Chính phủ ... 
2 
• Đánh giá tổng quát tác động của chính 
sách, tức xem xét sự thay đổi của phúc 
lợi xã hội 
3 
10/5/2014 Phương Chi 130
GIÁ TRẦN & TÁC ĐỘNG 
• Khi giá trần (Ceiling Price), còn gọi là 
giá tối đa được áp dụng thì người bán 
chỉ được phép bán từ mức giá trần trở 
xuống 
• Mức giá trần có ý nghĩa phải thấp hơn 
giá thị trường 
• Chính sách này nhằm bảo vệ nhóm 
người mua (vì lý do công bằng) 
10/5/2014 Phương Chi 131
GIÁ TRẦN TRONG THỊ TRƯỜNG 
CẠNH TRANH & TÁC ĐỘNG 
• Mục đích: bảo 
vệ người mua 
• Tác động: 
+Giá thấp hơn giá 
thị trường 
(P = Pmax) 
+Gây ra tình 
trạng thiếu hụt 
=> Phát sinh cơ 
chế phân phối 
(S) 
Thiếu hụt 
Q 
P 
P0 
(D) 
QS Q0 
QD 
Pmax 
10/5/2014 Phương Chi 132
GIÁ TRẦN TRONG THỊ TRƯỜNG 
CẠNH TRANH & TÁC ĐỘNG 
CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM: 
Những hàng hóa dịch vụ (thị trường 
cạnh tranh) nào bị Chính Phủ qui định 
giá trần tại nước ta hiện nay? 
Cơ chế phân phối hàng hóa dịch vụ của 
từng trường hợp? 
10/5/2014 Phương Chi 133
TÌNH HUỐNG: 
KIỂM SOÁT TIỀN THUÊ NHÀ 
NGẮN HẠN DÀI HẠN 
P 
P 
(D) (S) 
P0 P0 
Pmax Pmax 
Q 
Q 
QS QD 
(S) 
(D) 
QS QD 
10/5/2014 Phương Chi 134
TÌNH HUỐNG: 
KIỂM SOÁT TIỀN THUÊ NHÀ 
NGẮN HẠN DÀI HẠN 
 Cung & Cầu về nhà 
thuê ngắn hạn kém co 
giãn hơn dài hạn 
 Đường cung, đường 
cầu dốc hơn 
 Tác động của giá trần 
gây thiếu hụt nhẹ hơn 
trong dài hạn 
 Cung & Cầu về nhà 
thuê dài hạn co giãn 
hơn ngắn hạn 
 Đường cung, đường 
cầu ít dốc hơn 
 Tác động của giá trần 
gây thiếu hụt mạnh 
hơn trong ngắn hạn 
10/5/2014 Phương Chi 135
GIÁ SÀN & TÁC ĐỘNG 
• Khi giá sàn (Floor Price), còn gọi là giá 
tối thiểu được áp dụng thì người mua 
chỉ được phép mua từ mức giá sàn trở 
lên 
• Mức giá sàn có ý nghĩa phải cao hơn 
giá thị trường 
• Chính sách này nhằm bảo vệ nhóm 
người bán (vì lý do công bằng) 
10/5/2014 Phương Chi 136
GIÁ SÀN TRONG THỊ TRƯỜNG 
CẠNH TRANH & TÁC ĐỘNG 
• Mục đích: bảo 
vệ người bán 
• Tác động: 
+Giá cao hơn giá 
thị trường 
(P = Pmin) 
+Gây tình trạng 
dư thừa 
(S) 
Dư thừa 
(D) 
Q 
P 
Pmin 
P0 
Q0 
QS 
QD 
10/5/2014 Phương Chi 137
TÌNH HUỐNG: 
TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU 
• Mục đích: bảo vệ 
người lao động 
• Tác động: 
+Tiền lương cao 
hơn giá thị 
trường 
(w = wmin) 
+Gây ra tình trạng 
thất nghiệp 
Thất nghiệp (S) 
(D) 
L 
w 
Wmin 
W0 
L0 
L2 
L1 
10/5/2014 Phương Chi 138
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH 
KIỂM SOÁT GIÁ 
• Thường vì lý do công bằng 
• Nhằm bảo vệ người nghèo 
Mục 
đích 
• Không phải tất cả người nghèo 
đều được hưởng lợi 
• Có một số người nghèo bị tổn 
hại 
Ai thụ 
hưởng? 
• Làm biến dạng việc phân bổ nguồn 
lực xã hội 
• Làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn 
lực 
• Có sự đánh đổi giữa công bằng & 
hiệu quả 
Hiệu 
quả? 
10/5/2014 Phương Chi 139
THUẾ & TÁC ĐỘNG 
• Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách 
• Khi Chính phủ đánh thuế lên 
người bán (người mua), ai là 
người thật sự chịu thuế? 
• Yếu tố nào quyết định sự phân chia 
gánh nặng thuế? 
10/5/2014 Phương Chi 140
THUẾ ĐƠN VỊ & TÁC ĐỘNG - 
THUẾ ĐÁNH VÀO NGƯỜI MUA 
(S) 
(D) 
(DT) 
Q 
P 
Pd= 32 
P0= 30 
8$ 
A 
Q0 
Ps= 24 
8$ 
QT 
•Tiền thuế đơn vị là 
8$ 
•Mức giá người mua 
sẵn lòng trả cho 
người bán khi phải 
nộp thuế ít hơn trước 
đây 8$ ở tất cả các 
lượng hàng muốn 
mua 
•Đường cầu ròng là 
đường cầu ban đầu 
dịch chuyển xuống 8 
đơn vị 
•Điểm cân bằng thay 
đổi từ A qua B 
B 
10/5/2014 Phương Chi 141
THUẾ ĐƠN VỊ & TÁC ĐỘNG – 
THUẾ ĐÁNH VÀO NGƯỜI BÁN 
(ST) 
(S) 
(D) 
Q 
P 
Pd= 32 
P0= 30 
8$ 
B 
8$ A 
Q0 
Ps= 24 
QT 
•Tiền thuế đơn vị là 
8$ 
•Mức giá người bán 
sẵn lòng bán cho 
người mua khi phải 
nộp thuế cao hơn 
trước đây 8$ ở tất cả 
các lượng hàng muốn 
bán 
•Đường cung gồm 
thuế là đường cung 
ban đầu dịch chuyển 
lên 8 đơn vị 
•Điểm cân bằng thay 
đổi từ A qua B 
10/5/2014 Phương Chi 142
THUẾ ĐƠN VỊ & TÁC ĐỘNG 
• Tác động của thuế là làm lượng 
hàng giao dịch giảm xuống 
• Dù thuế đánh vào người mua hay 
người bán thì gánh nặng thuế cũng 
sẽ được phân chia cho cả hai 
• Yếu tố nào quyết định sự phân chia 
gánh nặng thuế? 
10/5/2014 Phương Chi 143
PHÂN CHIA GÁNH NẶNG THUẾ 
CUNG CO GIÃN HƠN CẦU CẦU CO GIÃN HƠN CUNG 
 Người bán chịu thuế ít 
P 
hơn 
Q 
PD 
P0 
PS 
 Người mua chịu thuế ít hơn 
Q 
P 
(S) 
(D) 
QT Q0 
PD 
P0 
(S) 
(D) 
tS 
QT Q0 
PS 
tD 
tD 
tS 
10/5/2014 Phương Chi 144
THUẾ ĐƠN VỊ & TÁC ĐỘNG 
• Mức độ phản ứng trước sự thay đổi 
giá của người mua, người bán mạnh 
hay yếu sẽ quyết định sự phân chia 
tiền thuế giữa họ 
• Bên nào phản ứng mạnh hơn trước 
sự thay đổi giá (co giãn hơn) sẽ chịu 
thuế ít hơn 
• Dù không chịu trách nhiệm pháp lý 
nộp thuế thì cũng chịu trách nhiệm 
kinh tế nộp thuế 
10/5/2014 Phương Chi 145
TÓM TẮT 
• Tất cả các chính sách can thiệp đều làm 
1 biến dạng thị trường 
• Giá trần (giá tối đa) sẽ gây ra tình trạng 
thiếu hụt 2 
• Giá sàn (giá tối thiểu) sẽ gây ra tình trạng dư 
thừa 3 
10/5/2014 Phương Chi 146
TÓM TẮT 
• Thuế sẽ làm qui mô sản xuất (tiêu 
dùng) giảm xuống 
• Thuế sẽ tạo ra chênh lệch giữa giá 
người mua trả và giá người bán nhận 
(còn gọi là chiếc nêm thuế) 
4 
• Tác động của thuế đánh vào người mua và 
thuế đánh vào người bán không khác nhau 
5 
• Bên nào phản ứng trước sự thay đổi giá yếu 
hơn sẽ chịu gánh nặng thuế nặng hơn 6 
10/5/2014 Phương Chi 147
Kinh tế vi mô, Bài 7 
Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
MỤC TIÊU 
Hiểu mối quan hệ phụ thuộc của 
đầu ra vào các yếu tố đầu vào 
Thảo luận những qui luật chi phối 
những mối quan hệ trên trong ngắn hạn 
và trong dài hạn 
Hiểu nguồn gốc qui luật biến thiên của 
các chi phí trong bài học tiếp theo 
10/5/2014 Phương Chi 149
CÁC NỘI DUNG CHÍNH 
Hàm sản xuất 
Sản xuất trong ngắn hạn 
Qui luật năng suất biên giảm dần 
Sản xuất trong dài hạn 
Đường phát triển sản xuất 
Hiệu suất theo qui mô 
10/5/2014 Phương Chi 150
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 
• Sản xuất = Kết hợp các yếu tố đầu vào (yếu tố 
sản xuất, inputs) để tạo ra đầu ra (outputs) 
• Các yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) 
• Thực tế: vốn, nguyên liệu, lao động, đất … 
• Giả định để đơn giản hóa: vốn (Capital = K) và 
lao động (Labor = L) 
• Thời gian cần để hãng có thể thay đổi đầu vào 
và công nghệ sản xuất 
• Ngắn hạn (Short-run): Khoảng thời gian 
không thể thay đổi một hoặc một vài đầu vào 
• Dài hạn (Long-run): Khoảng thời gian cần để 
có thể thay đổi tất cả các đầu vào 
10/5/2014 Phương Chi 151
HÀM SẢN XUẤT 
PRODUCTION FUNCTION 
• Chỉ ra mối liên hệ giữa đầu ra được 
sản xuất và đầu vào được sử dụng 
• Chỉ ra số lượng đầu ra nhiều nhất 
hãng có thể sản xuất với các kết hợp 
đầu vào nhất định và kỹ thuật không 
thay đổi 
• Hàm sản xuất với hai đầu vào : 
• Q = f(K,L) 
10/5/2014 Phương Chi 152
HÀM SẢN XUẤT 
Hàm sản xuất với hai đầu vào (ngắn hạn và 
dài hạn) dạng Cobb-Douglas: 
• Q = Kα.Lβ 
Ví dụ: Hàm sản xuất của nền kinh tế Hoa Kỳ 
cuối thế kỷ 19 là: 
• Q = K1/4L3/4 
10/5/2014 Phương Chi 153
HÀM SẢN XUẤT 
• Trong ngắn hạn, khi hãng tăng sử 
dụng một yếu tố sản xuất, giữ nguyên 
yếu tố kia cũng đủ làm đầu ra thay đổi 
• Trong dài hạn, hãng có thể giữ nguyên 
đầu ra khi giảm một yếu tố bằng cách 
tăng yếu tố kia 
• Trong dài hạn, khi hãng tăng đồng loạt 
các yếu tố (tăng qui mô) sản xuất, đầu 
ra sẽ tăng nhưng tốc độ tăng của đầu 
ra có thể khác của đầu vào 
10/5/2014 Phương Chi 154
SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN 
Sản xuất với 1 đầu vào biến đổi (lao động) và 
một đầu vào cố định (vốn) 
Các chỉ tiêu xem xét: 
• Tổng sản lượng (Total Products = TP) 
• Năng suất trung bình (Average Products = AP) 
• Năng suất biên (Marginal Products = MP) 
10/5/2014 Phương Chi 155
SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN 
• Là toàn bộ sản lượng sản xuất được 
khi sử dụng một mức lao động nhất 
định TP 
• Là sản lượng bình quân do một đơn vị 
L đóng góp 
• APL = TPL/L hay APL = Q/L 
AP 
• Là phần thay đổi của tổng sản lượng khi 
tăng thêm 1 đơn vị L sử dụng 
• MPL = ΔQ/ΔL 
• Hay MPL = dQ/dL, nếu Q(L) là hàm liên tục 
MP 
10/5/2014 Phương Chi 156
SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN 
Lao động Vốn 
Tổng sản 
lượng 
Năng suất 
trung bình 
Năng suất 
biên 
L K TP AP MP 
0 50 0 
1 50 10 10.0 10 
2 50 26 13.0 16 
3 50 38 12.7 12 
4 50 47 11.8 9 
5 50 54 10.8 7 
6 50 59 9.8 5 
7 50 62 8.9 3 
8 50 63 7.9 1 
9 50 63 7.0 0 
10 50 62 6.2 -1 
10/5/2014 Phương Chi 157
ĐƯỜNG TỔNG SẢN LƯỢNG 
& ĐƯỜNG NĂNG SUẤT BIÊN 
70 
60 
50 
40 
30 
20 
10 
0 
-10 
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
L 
TP,MP 
Mối quan hệ 
giữa TP & MP 
-Khi MPL > 0 
=> TPL biến thiên tăng 
-Khi TP 
MPL < 0 
=> TPL MP 
biến thiên giảm 
-Khi MPL = 0 
=> TPL đạt cực đại 
10/5/2014 Phương Chi 158
TỔNG SẢN LƯỢNG 
& NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH 
70 
60 
50 
Q3 
40 
Q2 
30 
Q1 
20 
10 
0 
A 
B 
C 
L1 L2 L3 
- Đường nối từ gốc tọa độ 
đến TP tạo thành góc α, 
AP = tg α. 
-Tăng L mà tg α tăng 
=> AP tăng 
-Tăng L mà tg α giảm 
=> AP giảm 
-AP đạt cực đại 
khi tg α cực đại 
0 2 4 6 8 10 12 
10/5/2014 Phương Chi 159
ĐƯỜNG NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH 
& ĐƯỜNG NĂNG SUẤT BIÊN 
18 
16 
14 
12 
10 
8 
6 
4 
2 
0 
-2 
Mối quan hệ giữa 
AP & MP: 
-Khi MP > AP 
=> AP tăng lên 
-Khi MP < AP 
=> AP giảm xuống 
-Khi MP = AP 
=> AP đạt cực đại 
0 2 4 6 8 10 12 
AP 
MP 
10/5/2014 Phương Chi 160
QUI LUẬT NĂNG SUẤT BIÊN GIẢM DẦN 
• Khi tăng thêm đầu vào từng phần 
bằng nhau, đến một mức sử dụng đầu 
vào nào đó, phần sản lượng tăng thêm 
sẽ giảm xuống (có nghĩa là MP giảm 
dần) 
• Khi đầu vào lao động còn ít, MP tăng 
nhờ chuyên môn hoá 
• Khi đầu vào lao động đã nhiều, MP 
giảm vì tính phi hiệu quả 
10/5/2014 Phương Chi 161
TÁC ĐỘNG CỦA CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ 
80 
60 
40 
20 
0 
-Công nghệ tiến 
bộ hơn sẽ làm 
đường TP dịch 
chuyển lên. 
-Con người có thể 
tạo ra nhiều đầu 
ra hơn với một 
mức sử dụng đầu 
vào như trước. 
-Con người vẫn 
phải đối diện với 
qui luật năng suất 
biên giảm dần. 
0 1 2 3 4 5 6 7 
L 
TP 
10/5/2014 Phương Chi 162
SẢN XUẤT TRONG DÀI HẠN 
Sản xuất với cả 2 đầu vào biến đổi: 
lao động và vốn 
Các vấn đề xem xét:: 
• Nhà sản xuất có thể sử dụng các kết hợp đầu vào 
khác nhau để sản xuất một mức sản lượng 
• Nhà sản xuất lựa chọn kết hợp đầu vào tối ưu để 
sản xuất từng mức sản lượng 
• Tập hợp các kết hợp đầu vào được lựa chọn để 
sản xuất các mức sản lượng khác nhau 
10/5/2014 Phương Chi 163
HÀM SẢN XUẤT DÀI HẠN 
Lao động 
1 2 3 4 5 
1 10 20 27 33 37 
2 20 30 37 42 45 
3 27 37 45 50 53 
4 33 42 50 55 57 
5 37 45 53 57 60 
V 
ố 
n 
10/5/2014 Phương Chi 164
SẢN XUẤT TRONG DÀI HẠN 
• Đường đẳng lượng (Output- 
Isoquants): là tập hợp các kết hợp đầu 
vào khác nhau có thể được sử dụng để 
sản xuất ra cùng mức sản lượng 
• Độ dốc của từng đường đẳng lượng là 
tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (Marginal 
Rate of Technical Substitution) cho biết 
tỷ lệ đánh đổi giữa hai đầu vào khi giữ 
mức sản lượng không đổi. 
• MRTSLK = -ΔK/ΔL = MPL/MPK 
10/5/2014 Phương Chi 165
BiỂU ĐỒ ĐẲNG LƯỢNG & MRTS 
*Đường đẳng lượng xa gốc tọa độ 
hơn, đầu ra lớn hơn 
*MRTS thông thường giảm dần. 
Ví dụ đầu ra của nhà sản xuất là 37: 
-Nếu đang sử dụng kết hợp đầu 
vào là 1L & 5K (A) 
MRTS = -ΔK/ΔL = 2/1 = 2 
- Nếu đang sử dụng kết hợp đầu 
vào là 3L & 2K (C) 
MRTS = -ΔK/ΔL = 1/2 
Lao động/năm 
Vốn/năm 
B 
C 
D 
Q1 = 27 Q2 = 37 
5 
3 
2 
1 
A 
1 2 3 5 
10/5/2014 Phương Chi 166
SẢN XUẤT TRONG DÀI HẠN 
• Đường đẳng phí (Isocost Line) là tập 
hợp các kết hợp đầu vào hãng có thể 
mua với cùng 1 mức chi phí 
• Phương trình đường đẳng phí: w.L + r.K = 
C 
• Độ dốc của đường đẳng phí cho biết giá 
tương đối giữa hai đầu vào ngoài thị 
trường 
10/5/2014 Phương Chi 167
TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ 
SẢN XUẤT 1 ĐẦU RA CHO TRƯỚC 
Điều kiện ràng 
Điều kiện tối ưu: 
Q=50 
K 
L 
K1 
K* C 
L1 
K2 
B 
L2 
A 
L* 
buộc: 
Q = f(K,L) = Q0 
1. MRTSLK = w/r 
2. MPL/MPK = w/r 
*3C. hiM pPhLí/ swả n= x MuấPtK /r 
tối thiểu khi năng 
suất biên trên một 
đơn vị tiền chi phí 
của các đầu vào 
bằng nhau 
10/5/2014 Phương Chi 168
ĐƯỜNG MỞ RỘNG SẢN XUẤT 
C 
D 
40 
30 
Đường mở rộng sản 
xuất chỉ ra các kết hợp 
K&L với chi phí thấp 
nhất có thể được dùng 
để sản xuất từng mức 
đầu ra trong dài hạn 
Q4 20 =20 
Q1=5 
K 
L 
10 
A 
B 
Q3=15 
Q2=10 
2 4 6 8 
10/5/2014 Phương Chi 169
HIỆU SUẤT THEO QUI MÔ 
• Cho biết mối quan hệ của qui mô sản xuất 
và hiệu suất sử dụng tất cả các yếu tố đầu 
vào 
• Hiệu suất có thể tăng, không đổi, giảm theo 
qui mô 
• Khi qui mô sản xuất còn rất nhỏ, tăng qui 
mô thường dẫn đến tăng hiệu suất do 
phát huy ưu điểm của qui mô lớn 
• Khi qui mô đã rất lớn, tăng qui mô có thể 
dẫn đến hiệu suất giảm do nhược điểm 
của qui mô lớn bắt đầu bộc lộ 
10/5/2014 Phương Chi 170
HIỆU SUẤT THEO QUI MÔ 
Hiệu suất 
……..…. 
theo qui mô 
Tốc độ tăng của 
đầu ra so với tốc độ 
tăng của các đầu 
vào 
Hao phí đầu 
vào để sản xuất 
một đơn vị đầu 
ra 
tăng nhanh hơn giảm 
giảm chậm hơn tăng 
không đổi bằng không đổi 
10/5/2014 Phương Chi 171
TÓM TẮT 
• Mô tả đầu ra tối đa một hãng có thể sản 
xuất với từng kết hợp các đầu vào nhất 
định 
Hàm 
sản 
xuất 
• Trong ngắn hạn nhà sản xuất không thể 
thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất nhưng 
trong dài hạn thì có thể 
Thời 
gian 
• Các chỉ tiêu xem xét: tổng sản lượng 
(TP), năng suất trung bình (AP) và 
năng suất biên (MP) 
• Mối quan hệ phụ thuộc của đầu ra vào 
các đầu vào được tóm tắt qua qui luật 
năng suất biên giảm dần 
Sản 
xuất 
trong 
ngắn 
hạn 
10/5/2014 Phương Chi 172
TÓM TẮT 
• Năng suất biên của đơn vị đầu vào 
cuối cùng sẽ giảm dần khi lượng sử 
dụng đầu vào đó tăng lên 
Qui luật năng 
suất biên giảm 
dần 
• Đường đẳng lượng là tập hợp tất cả những 
kết hợp của các đầu vào cùng sản xuất ra một 
mức đầu ra 
• Đường đẳng lượng dốc xuống vì tỷ lệ thay 
thế kỹ thuật biên giảm dần 
Sản xuất 
trong 
dài hạn 
• Để sản xuất 1 mức đầu ra cho trước, kết hợp 
đầu vào tối ưu là tiếp điểm giữa đường đẳng 
lượng và đường đẳng phí 
• Tập hợp các kết hợp đầu vào được lựa chọn để 
sản xuất những mức đầu ra khác nhau là 
đường mở rộng sản xuất 
Lựa 
chọn 
trong 
dài 
hạn 
10/5/2014 Phương Chi 173
TÓM TẮT 
• Là tập hợp các kết hợp đầu vào 
được lựa chọn để sản xuất những 
mức đầu ra khác nhau 
Đường mở 
rộng sản 
xuất 
• Hiệu suất có thể tăng, không đổi, 
giảm theo qui mô 
• Giai đoạn đầu tăng qui mô hiệu suất 
thường tăng, giai đoạn cuối tăng qui 
mô hiệu suất thường giảm 
Hiệu 
suất 
theo 
qui mô 
10/5/2014 Phương Chi 174
BÀI TẬP 1 
 Một nhà sản xuất có hàm sản xuất Q = K1/2L1/2 
 Biết w=5, r=20 
 Giả định trong ngắn hạn K đang được sử dụng là 400 
 Xác định số L tối thiểu cần sử dụng để sản xuất các mức 
sản lượng Q1 = 400, Q2 =800,Q3 = 1200 
 Xác định chi phí trong ngắn hạn để sản xuất Q1, Q2, Q3 
 Xác định kết hợp K và L tối ưu để sản xuất Q1, Q2, Q3 
trong dài hạn 
 Tính chi phí để sản xuất Q1, Q2, Q3 trong dài hạn và so 
sánh với chi phí để sản xuất chúng trong ngắn hạn 
10/5/2014 Phương Chi 175
BÀI TẬP 2: 
Cho biết các hàm sản xuất dưới đây mô 
tả hiện tượng hiệu suất tăng, giảm hay 
không đổi theo qui mô 
Q = K1/2L1/2 
Q = 5K1/3L1/3 
Q = 0.2K1/2L 
Q = 2K1/3L2/3 
Q = K.L 
Q = 10K1/4L2/4 
Q = K + L 
Q = 2(K + L) 
Q = K + 2L 
10/5/2014 Phương Chi 176
10/5/2014 Phương Chi 177
ĐÁP SỐ 
Ngắn hạn K L C = w.L + r.K 
Q1 = 400 400 400 10.000 
Q2 = 800 400 
Q3 = 1200 400 
Dài hạn 
Q1 = 400 200 800 8.000 
Q2 = 800 400 
Q3 = 1200 600 
10/5/2014 Phương Chi 178
ĐÁP SỐ 
Ngắn hạn K L C = w.L + r.K 
Q1 = 400 400 400 10.000 
Q2 = 800 400 1600 16.000 
Q3 = 1200 400 3600 26.000 
Dài hạn 
Q1 = 400 200 800 8.000 
Q2 = 800 400 1600 16.000 
Q3 = 1200 600 2400 24.000 
10/5/2014 Phương Chi 179
BÀI TẬP 2: 
Cho biết các hàm sản xuất dưới đây mô 
tả hiện tượng hiệu suất tăng, giảm hay 
không đổi theo qui mô 
Q = K1/2L1/2 
Q = 5K1/3L1/3 
Q = 0.2K1/2L 
Q = 2K1/3L2/3 
Q = K.L 
Q = 10K1/4L2/4 
Q = K + L 
Q = 2(K + L) 
Q = K + 2L 
Q = K1/2 + L 
10/5/2014 Phương Chi 180
Kinh tế vi mô, Bài 8 
Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
MỤC TIÊU 
• Phân biệt các chi phí khác nhau và hiểu 
doanh nghiệp quan tâm đến chi phí nào 
khi ra quyết định 
• Quan sát các chi phí và qui luật biến thiên 
của chúng 
• Thấy mối quan hệ giữa các chi phí 
10/5/2014 Phương Chi 182
CÁC CHỦ ĐỀ 
Các khái niệm chi phí 
Chi phí của doanh nghiệp 
trong ngắn hạn 
Chi phí của doanh nghiệp 
trong dài hạn 
10/5/2014 Phương Chi 183
CÁC KHÁI NIỆM CHI PHÍ 
Chi phí hạch toán (Chi phí hiện) 
Chi phí ẩn 
Chi phí cơ hội (Chi phí kinh 
tế) 
10/5/2014 Phương Chi 184
CÁC KHÁI NIỆM CHI PHÍ 
Chi phí hạch toán (Chi phí hiện) 
Accounting Costs (Explicit Costs) 
• Là những chi phí bằng tiền thực tế chi ra cộng 
thêm chi phí khấu hao 
Chi phí ẩn 
(Implicit Costs) 
• Là chi phí phát sinh khi bỏ qua cơ hội sử dụng 
nguồn lực mang lại giá trị cao nhất cho doanh 
nghiệp 
10/5/2014 Phương Chi 185
CÁC KHÁI NIỆM CHI PHÍ 
Chi phí cơ hội (Chi phí kinh tế) 
Opportunity Costs (Economic Costs) 
• Là những chi phí của một hãng trong 
việc sử dụng nguồn lực kinh tế để 
sản xuất, bao gồm chi phí hạch toán 
và chi phí ẩn 
10/5/2014 Phương Chi 186
CÁC KHÁI NIỆM CHI PHÍ 
Lợi nhuận 
Lợi 
nhuận 
kinh tế 
Tổng hạch toán Chi phí 
ẩn Chi phí 
doanh 
thu 
Chi phí 
hạch toán 
kinh tế 
(Chi phí 
Cơ hội) 
10/5/2014 Phương Chi 187
CÁC KHÁI NIỆM CHI PHÍ 
HAI CÁCH NHÌN CHI PHÍ ẨN 
Xem xét hành vi tối đa 
hóa lợi ích của một 
doanh nghiệp 
Xem xét phân bổ 
nguồn lực trong 
nền kinh tế 
 Là khoản lợi nhuận cao 
nhất lẽ ra hãng có thể kiếm 
được khi sử dụng nguồn 
lực cho các cách sử dụng 
khác 
 Là khoản lợi nhuận bình 
thường lẽ ra hãng có thể 
kiếm được 
10/5/2014 Phương Chi 188
CHI PHÍ TRONG NGẮN HẠN 
• Giả định hãng sử dụng 2 đầu vào là vốn và 
lao động. Trong ngắn hạn hãng không thể 
thay đổi vốn đã đầu tư mà chỉ có thể thay 
đổi lao động để thay đổi sản lượng. 
• Muốn tăng sản lượng sản xuất hãng phải 
thay đổi số lao động sử dụng, do vậy chi 
phí của hãng sẽ thay đổi. 
• Chi phí được xem xét là chi phí tối thiểu để 
sản xuất một mức sản lượng nhất định. 
10/5/2014 Phương Chi 189
CHI PHÍ TRONG NGẮN HẠN 1 
Các chi phí tổng 
TC = FC + VC 
TC (Total Costs) 
Tổng chi phí 
Là toàn bộ 
chi phí chi ra 
để sản xuất 
một mức đầu 
ra nhất định 
FC (Fixed Costs) 
Định phí 
Là toàn bộ chi 
phí sử dụng yếu 
tố đầu vào cố 
định, không 
thay đổi theo 
mức sản lượng 
đầu ra 
VC (Variable Cost) 
Biến phí 
Là toàn bộ chi 
phí sử dụng yếu 
tố đầu vào biến 
đổi, thay đổi 
theo mức sản 
lượng đầu ra 
10/5/2014 Phương Chi 190
CHI PHÍ TRONG NGẮN HẠN 2 
Các chi phí trung bình (bình quân): là chi 
phí phân bổ cho 1 đơn vị sản lượng 
ATC = AFC + AVC 
ATC (Average 
Total Costs) 
Tổng chi phí 
trung bình 
ATC = TC/Q 
AFC (Average 
Fixed Costs) 
Định phí trung 
bình 
AFC = FC/Q 
AVC (Average 
Variable Cost) 
Biến phí trung 
bình 
AVC = VC/Q 
10/5/2014 Phương Chi 191
CHI PHÍ TRONG NGẮN HẠN 3 
Chi phí biên(Marginal Costs): là phần thay 
đổi của tổng chi phí khi tăng thêm 1 đơn vị 
đầu ra 
• MC = ΔTC/ΔQ = ΔVC/ΔQ 
• MC = dTC/dQ = dVC/dQ 
10/5/2014 Phương Chi 192
CHI PHÍ TRONG NGẮN HẠN 
Đường Tổng sản lượng Đường biến phí 
55 
50 
45 
40 
35 
30 
25 
20 
15 
10 
5 
0 
0 1 2 3 4 5 6 7 
L 
w.L L 
6w 
6 
5 
4 
3 
2 
1 
0 
0 10 20 30 40 50 60 
Q 
Q 
4w 
2w 
0 
10/5/2014 Phương Chi 193
CÁC ĐƯỜNG CHI PHÍ TỔNG 
TRONG NGẮN HẠN 
500 
450 
400 
350 
300 
250 
200 
150 
100 
50 
0 
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Q 
FC, VC, TC 
*Khoảng cách 
giữa TC và VC 
theo phương 
thẳng FC 
đứng bằng 
FC. 
VC 
*TC là TC 
VC tịnh 
tiến theo phương 
thẳng đứng 1 
đoạn bằng FC 
10/5/2014 Phương Chi 194
CÁC MỐI QUAN HỆ 
Từ sản xuất đến chi phí 
Mối quan hệ giữa APL và AVC 
*AVC = VC/Q = w.L/Q = 
w/APL 
* APL tăng => AVC giảm & 
ngược lại 
Mối quan hệ giữa MPL và MC 
*MC = ΔVC/ΔQ = w.ΔL/ΔQ = 
w/MPL 
*MPL tăng => MC giảm & 
ngược lại 
Các chi phí trung 
bình và chi phí biên 
Mối quan hệ 
giữa MC và AVC 
MC < AVC=> AVC giảm 
MC > AVC => AVC tăng 
MC = AVC tại AVCmin 
Mối quan hệ 
giữa MC và ATC 
MC < ATC => ATC giảm 
MC > ATC => ATC tăng 
MC = ATC tại ATCmin 
10/5/2014 Phương Chi 195
ĐƯỜNG NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH 
& ĐƯỜNG NĂNG SUẤT BIÊN 
18 
16 
14 
12 
10 
8 
6 
4 
2 
0 
-2 
Nhớ lại 
0 2 4 6 8 10 12 
AP 
MP 
10/5/2014 Phương Chi 196
CÁC ĐƯỜNG CHI PHÍ TRUNG BÌNH & 
BIÊN TRONG NGẮN HẠN 
60 
50 
40 
30 
20 
10 
0 
MC 
AC 
AVC 
AFC 
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
*AFC dạng 
hàm y = a/x 
*AVC, ATC, 
MC dạng 
chữ U 
10/5/2014 Phương Chi 197
CHI PHÍ TRONG DÀI HẠN 
• Giả định hãng sử dụng 2 đầu vào là vốn và 
lao động. Bây giờ, trong dài hạn hãng có 
thể thay đổi cả vốn lẫn lao động để thay đổi 
sản lượng. => Không có định phí 
• Hãng sẽ chọn kết hợp đầu vào tối ưu để 
sản xuất các mức sản lượng khác nhau, đó 
là các kết hợp đầu vào nằm trên đường mở 
rộng sản xuất (expansion path) 
• Chi phí trong dài hạn là chi phí tối thiểu của 
các chi phí trong ngắn hạn cùng sản xuất 1 
mức đầu ra 
10/5/2014 Phương Chi 198
CHI PHÍ DÀI HẠN VỚI HIỆU QUẢ 
TĂNG, GIẢM THEO QUI MÔ 
SAC1 SAC2 SAC3 
LAC 
Q 
AC 
Q’ Q1 Q2 
AC2 
AC1 
10/5/2014 Phương Chi 199
CHI PHÍ DÀI HẠN VỚI HIỆU QUẢ 
TĂNG RỒI GIẢM THEO QUI MÔ 
SAC1 SAC3 SAC5 
LAC 
Q 
AC 
SAC2 SAC4 
10/5/2014 Phương Chi 200
HIỆU SUẤT THEO QUI MÔ 
Hiệu suất 
……..…. 
theo qui mô 
Tốc độ tăng của 
đầu ra so với tốc độ 
tăng của các đầu 
vào 
Hao phí đầu 
vào để sản xuất 
một đơn vị đầu 
ra 
tăng nhanh hơn giảm 
giảm chậm hơn tăng 
không đổi bằng không đổi 
10/5/2014 Phương Chi 201
HIỆU QUẢ THEO QUI MÔ 
Hiệu quả 
……..…. 
theo qui mô 
Tốc độ tăng của 
đầu ra so với tốc độ 
tăng của các chi phí 
đầu vào 
Chi phí để sản 
xuất một đơn vị 
đầu ra 
tăng nhanh hơn giảm 
giảm chậm hơn tăng 
không đổi bằng không đổi 
10/5/2014 Phương Chi 202
CHI PHÍ DÀI HẠN VỚI HIỆU QUẢ 
TĂNG RỒI GIẢM THEO QUI MÔ 
LMC Mối quan hệ 
giữa LMC và 
LAC: 
*L MC < LAC 
=> ALA giảm 
*LMC > LAC 
=> LAC tăng 
*LMC = LAC 
tại LACmin 
Q 
LAC 
LMC 
LAC 
10/5/2014 Phương Chi 203
TÓM TẮT 
• Các nhà sản xuất khi ra quyết định sản 
xuất, kinh doanh sẽ dựa trên so sánh các 
chỉ tiêu doanh thu với chi phí kinh tế 
1 
• Chi phí kinh tế (Chi phí cơ hội) bao 
gồm chi phí hạch toán (chi phí hiện) 
và chi phí ẩn 
2 
• Lợi nhuận kinh tế sẽ bé hơn lợi nhuận 
hạch toán. Lợi nhuận kinh tế bằng 
không thì tình hình kinh doanh đã đủ tốt 
để tiếp tục hoạt động 
3 
10/5/2014 Phương Chi 204
TÓM TẮT 
• Trong ngắn hạn,tổng chi phí sản xuất bao 
gồm định phí (không thay đổi theo sản 
lượng) và biến phí (thay đổi theo sản 
lượng) 
4 
• Các chi phí tổng phân bổ cho 1 đơn vị sản 
lượng là chi phí trung bình (bình quân) 
• Chi phí biên là phần thay đổi của tổng chi 
phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị đầu ra 
5 
• Trong dài hạn, nhà sản xuất sẽ chọn qui mô 
nào có chi phí thấp nhất để sản xuất 1 mức sản 
lượng mình muốn 
• Trong dài hạn thông thường khi tăng qui mô 
sản xuất hiệu quả sẽ tăng rồi sau đó sẽ giảm 
6 
10/5/2014 Phương Chi 205
TÓM TẮT 
• Các đường chi phí trong ngắn hạn có 
dạng chữ U: AVC, ATC, MC 
7 
• Đường MC cắt đường AVC tại 
AVCmin và cắt đường ATC tại 
ATCmin 
8 
• Trong dài hạn, đường LMC và LAC 
cũng có dạng chữ U. Đường LMC cắt 
đường LAC tại LACmin 
9 
10/5/2014 Phương Chi 206
BÀI TẬP 
Một nhà sản xuất có hàm sản xuất như sau: 
TC = 2Q2 + 10Q + 8oo 
 Giả định hàm sản xuất này là của ngắn hạn 
+ Hãy viết các hàm FC, VC, AFC, AVC, ATC, MC 
+ Hãy tính AFC, ATC, MC khi Q=40 
+ Chứng minh rằng đường MC cắt đường ATC tại 
ATCmin 
10/5/2014 Phương Chi 207
BÀI TẬP 2 
 Một nhà sản xuất có hàm sản xuất Q = K1/2L1/2 
 Biết w=5 và r=20 
 Giả định trong ngắn hạn nhà sản xuất đang sử dụng 
400K, hãy viết hàm STC = f(Q) của nhà sản xuất này 
 Giả định trong dài hạn, nhà sản xuất có thể thay đổi cả 
L và K sử dụng, hãy viết hàm LTC = f(Q) của nhà sản 
xuất này 
10/5/2014 Phương Chi 208
Kinh tế vi mô, Bài 9 
Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
MỤC TIÊU 
• Rút ra qui tắc hoạt động của các doanh 
nghiệp trong thị trường cạnh tranh 
hoàn hảo để tối đa hóa lợi nhuận hoặc 
tối thiểu hóa thua lỗ trong ngắn hạn 
1 
• Hiểu nguồn gốc đường cung ngắn hạn 
của doanh nghiệp và của ngành cạnh 
tranh 
2 
• Giải thích quá trình điều tiết của thị 
trường cạnh tranh để thị trường đạt cân 
bằng trong dài hạn 
3 
10/5/2014 Phương Chi 210
CÁC NỘI DUNG CHÍNH 
• Đặc điểm thị trường cạnh tranh hoàn hảo 
• Các chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp 
• Hành vi của doanh nghiệp trong ngắn hạn 
• Đường cung doanh nghiệp và đường cung 
ngành trong ngắn hạn 
• Hành vi của doanh nghiệp trong dài hạn 
• Cân bằng của ngành trong dài hạn 
• Hiệu quả của thị trường cạnh tranh 
10/5/2014 Phương Chi 211
CÁC CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG 
Các 
tiêu thức 
Cạnh tranh 
hoàn hảo 
Cạnh tranh 
độc quyền 
Độc quyền 
nhóm 
Độc quyền 
hoàn toàn 
Số lượng 
người mua 
Rất nhiều Rất nhiều Rất nhiều Rất nhiều 
Số lượng 
người bán 
Rất nhiều Rất nhiều Một nhóm Duy nhất 
một hãng 
Mức độ 
giống nhau 
của sản 
phẩm 
Hoàn toàn 
đồng nhất 
Giống, có 
khác biệt 
*Khác, thay 
thế được 
*Giống 
Duy nhất, 
không có 
sản phẩm 
thay thế 
Gia nhập/ 
Rời bỏ ngành 
Tự do Tự do Có rào cản Có rào cản 
Tương tác 
chiến lược 
Không Không Có Không 
Phương Chi 212 10/5/2014
THỊ TRƯỜNG 
CẠNH TRANH HOÀN HẢO 
1. Rất nhiều 
người mua, 
người bán 
2. Hàng hóa 
đồng nhất 
3. Tự do gia nhập/ 
rời bỏ ngành 
4. Thông tin hoàn 
hảo 
Đặc 
điểm 
10/5/2014 Phương Chi 213
THỊ TRƯỜNG 
CẠNH TRANH HOÀN HẢO 
• Mỗi người mua, người bán không thể 
chi phối giá trên thị trường 
• Người mua, người bán trên thị trường 
này đều là người chấp nhận giá (Price 
taker) 
• Trong các cấu trúc thị trường khác 
(cạnh tranh độc quyền, độc quyền 
nhóm, độc quyền hoàn toàn), người 
bán là người định giá (Price maker) 
10/5/2014 Phương Chi 214
DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP 
TR 
• Total 
Revenue 
• Là toàn bộ tiền 
thu được do 
bán ra một 
mức sản 
lượng nhất 
định 
• TR = P*q 
AR 
• Average 
Revenue 
• Là tiền bán 
hàng thu 
được trên một 
đơn vị sản 
lượng bán ra 
• AR = TR/q= 
P*q/q = P 
MR 
• Marginal 
Revenue 
• Là phần thay 
đổi của tổng 
doanh thu khi 
bán ra thêm 
một đơn vị sản 
lượng 
• MR = ΔTR/Δq 
• MR = d(TR)/dq 
= d(P.q)/dq = P 
10/5/2014 Phương Chi 215
DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP 
 Đường tổng doanh thu 
TR 
TR3 
TR2 
TR1 
q 
*Giá bán của 
doanh nghiệp là 
giá cân bằng của 
thị trường 
*Giá bán càng 
cao độ dốc của 
đường tổng 
doanh thu càng 
lớn 
10/5/2014 Phương Chi 216
DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP 
 Đường doanh thu trung bình và đường doanh thu 
biên 
AR3, MR3, d3 
AR2, MR2, d2 
AR1, MR1, d1 
q 
*Giá bán càng cao 
đường doanh thu 
trung bình, 
doanh thu biên 
càng dịch chuyển 
lên trên 
*Đường AR là 
đường cầu trước 
doanh nghiệp 
AR 
MR 
P3 
P2 
P1 
10/5/2014 Phương Chi 217
ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP 
TRONG NGẮN HẠN 
TR3 
TC VC 
TR2 
x 
y 
TR1 
q 
TR,TC,VC 
Mục tiêu trong ngắn 
hạn của doanh 
nghiệp 
*Nếu có thể có lợi 
nhuận: 
TỐI ĐA HÓA 
LỢI NHUẬN 
*Nếu không thể có 
lợi nhuận: 
TỐI THIỂU HÓA 
THUA LỖ 
10/5/2014 Phương Chi 218
ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP 
TRONG NGẮN HẠN 
q 
x 
y 
TR 
TC 
q* TR-TC 
TR,TC 
Sản lượng lựa chọn 
để đạt mục tiêu là 
sản lượng tối ưu 
(q*), tại đó lợi 
nhuận nhiều nhất 
(hoặc thua lỗ ít nhất 
trong trường hợp 
không thể có lời) 
10/5/2014 Phương Chi 219
ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP 
TRONG NGẮN HẠN 
NGƯỠNG SINH 
LỜI 
NGƯỠNG ĐÓNG CỬA 
 Ngưỡng sinh lời 
là mức giá tại đó 
doanh nghiệp bắt 
đầu có lời 
 P>NSL => có 
lời 
 P<NSL => bị lỗ 
 Ngưỡng đóng cửa là mức giá tại 
đó doanh nghiệp bắt đầu đóng cửa 
 P>NĐC => hoạt động 
 P<NĐC => đóng cửa 
 Khi không thể có lời 
Đóng cửa => π = - FC 
 Nếu sản xuất mà π < -FC, tốt 
nhất là đóng cửa 
 Nếu sản xuất mà π > -FC, tốt 
nhất là sản xuất 
10/5/2014 Phương Chi 220
ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP 
TRONG NGẮN HẠN 
x 
y 
MC AC 
AVC 
AR,MR 
AC,AVC 
P3 
P2 
P1 
AR3, MR3,d3 
AR2, MR2,d2 
AR1, MR1,d1 
q 
*Mức giá nào có lời? 
*Mức giá nào thua lỗ? 
*Mức giá nào sản xuất? 
*Mức giá nào đóng 
cửa? 
1.Ngưỡng sinh lời là 
mức giá nào? 
2.Ngưỡng đóng cửa là 
mức giá nào? 
10/5/2014 Phương Chi 221
ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP 
TRONG NGẮN HẠN 
x 
y 
MC AC 
AVC 
P3 
AR3, MR3,d3 
q0 q1 q2 
Sản lượng 
nào tối đa 
hóa lợi 
nhuận? 
10/5/2014 Phương Chi 222
ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP 
TRONG NGẮN HẠN 
 Nếu có thể có lợi nhuận: 
TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN 
 Nếu không thể có lợi nhuận: 
TỐI THIỂU HÓA THUA LỖ 
Bằng cách nào? 
 Tiếp tục sản xuất 
 Đóng cửa 
Khi nào? 
P>ATCmin 
Khi nào? 
P<ATCmin 
Khi nào? 
P>AVCmin 
Khi nào? 
P<AVCmin 
10/5/2014 Phương Chi 223
ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP 
TRONG NGẮN HẠN 
Để tối đa hóa lợi nhuận 
• Nếu MC<MR => Nên tăng sản lượng 
• Nếu MC>MR => Nên giảm sản lượng 
• Nếu MC=MR => Nên giữ nguyên sản 
lượng 
Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận: 
MC = MR 
10/5/2014 Phương Chi 224
ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP 
TRONG NGẮN HẠN 
x 
y 
MC AC 
AVC 
P4 
P3 
P2 
P1 
AR4, MR4,d4 
AR3, MR3,d3 
AR2, MR2,d2 
AR1, MR1,d1 
q2 q3 q4 
*Đường cung doanh 
nghiệp chỉ ra mối liên 
hệ giữa giá và lượng 
hàng doanh nghiệp 
sẵn lòng cung ứng ra 
thị trường (sản 
lượng tối ưu) 
*Đường cung trong 
ngắn hạn của doanh 
nghiệp cạnh tranh 
chính là nhánh chi 
phí biên trên AVCmin 
*Lượng hàng tối 
ưu của doanh 
nghiệp của từng 
mức giá? 
*Đường cung 
ngắn hạn của 
doanh nghiệp 
được suy ra từ 
đường chi phí 
nào? Nhánh nào? 
10/5/2014 Phương Chi 225
ĐƯỜNG CUNG TRONG NGẮN HẠN 
CỦA NGÀNH CẠNH TRANH 
S 
S1 S2 
P 
Q 
2 4 6 7 11 
10 
7 
*Lượng cung của 
ngành/thị trường là 
tổng lượng cung của 
các doanh nghiệp 
trong ngành 
*Cộng các đường 
cung trong ngắn hạn 
của các doanh nghiệp 
trong ngành theo 
phương ngang sẽ 
được đường cung 
trong ngắn hạn của 
ngành cạnh tranh 
10/5/2014 Phương Chi 226
ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP 
TRONG DÀI HẠN 
•Trong dài hạn, doanh 
nghiệp KHÔNG theo 
đuổi mục tiêu tối 
thiểu hóa thua lỗ 
•Chi phí và lợi nhuận 
của doanh nghiệp là 
chi phí kinh tế và lợi 
nhuận kinh tế 
•Nên nhớ: Lợi nhuận 
kinh tế bằng không là 
x 
tình hình kinh doanh 
đã đủ tốt 
y 
MC AC 
P 
Lợi nhuận AR,MR,d 
q* 
10/5/2014 Phương Chi 227
ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP 
TRONG DÀI HẠN 
DOANH NGHIỆP THỊ TRƯỜNG 
P D 
P1 P1 
P2 P2 
x 
y 
P MC AC 
q 
S1 S2 
Q 
10/5/2014 Phương Chi 228
ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP 
TRONG DÀI HẠN 
LỢI NHUẬN KINH TẾ 
CỦA CÁC DOANH 
NGHIỆP TRONG 
NGÀNH > O 
CÁC DOANH NGHIỆP 
MỚI 
GIA NHẬP NGÀNH 
CUNG NGẮN HẠN 
CỦA NGÀNH TĂNG 
GIÁ CÂN BẰNG 
GIẢM 
10/5/2014 Phương Chi 229
ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP 
TRONG DÀI HẠN 
DOANH NGHIỆP THỊ TRƯỜNG 
P D 
P2 P2 
P P1 1 
x 
y 
P MC AC 
q 
S2 
S1 
Q 
10/5/2014 Phương Chi 230
ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP 
TRONG DÀI HẠN 
LỢI NHUẬN KINH TẾ 
CỦA CÁC DOANH 
NGHIỆP TRONG 
NGÀNH < O 
MỘT SỐ DOANH 
NGHIỆP 
RỜI BỎ NGÀNH 
CUNG NGẮN HẠN 
CỦA NGÀNH GIẢM 
GIÁ CÂN BẰNG 
TĂNG 
10/5/2014 Phương Chi 231
CÂN BẰNG CỦA NGÀNH 
TRONG DÀI HẠN 
Lợi nhuận kinh tế = O 
Không có 
(P = ATCmin) 
gia nhập ngành 
Không có 
rời bỏ ngành 
Ngành đạt trạng thái 
cân bằng 
10/5/2014 Phương Chi 232
CÂN BẰNG CỦA NGÀNH 
TRONG DÀI HẠN 
Giả định có 
sự thay đổi từ 
phía cầu khi 
ngành đang 
cân bằng 
Cầu tăng 
=> P tăng 
Dẫn đến gia 
nhập ngành 
Cầu giảm 
=> P giảm 
Dẫn đến rời 
bỏ ngành 
10/5/2014 Phương Chi 233
CÂN BẰNG CỦA NGÀNH TRONG DÀI HẠN 
NGÀNH CÓ CHI PHÍ KHÔNG ĐỔI THEO QUI MÔ 
DOANH NGHIỆP THỊ TRƯỜNG 
P 
P2 P2 
P1 P1 
x 
y 
P MC AC 
q 
SS1 SS2 
D1 
LS 
D2 
Q 
10/5/2014 Phương Chi 234
ĐƯỜNG CUNG DÀI HẠN CỦA NGÀNH 
Đường cung dài hạn là tập hợp các điểm thị trường 
cân bằng (QS = QD) đồng thời ngành cũng cân bằng 
(không có gia nhập cũng không có rời bỏ ngành) 
• Đường cung dài hạn ≠ đường cung ngắn hạn 
Hình dạng đường cung dài hạn của ngành thay đổi 
theo từng ngành 
• Ngành có chi phí không đổi theo qui mô =>nằm ngang 
• Ngành có chi phí tăng theo qui mô =>dốc lên 
• Ngành có chi phí giảm theo qui mô =>dốc xuống 
10/5/2014 Phương Chi 235
CÂN BẰNG TRONG DÀI HẠN & 
HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH 
P = ATCmin 
Người tiêu dùng 
mua hàng với giá 
thấp nhất 
Nguồn lực 
được sử 
dụng hiệu 
quả 
P = ATCmin 
Sản xuất với 
chi phí thấp 
nhất mà kỹ 
thuật cho phép 
Cơ chế điều tiết 
của thị trường 
cạnh tranh sẽ 
giữ lại những 
nhà sản xuất có 
chi phí thấp 
nhất 
10/5/2014 Phương Chi 236
TÓM TẮT 
• Là người chấp nhận giá 
• Có đường cầu trước doanh nghiệp 
nằm ngang (Cầu hoàn toàn co giãn) 
Doanh nghiệp 
cạnh tranh 
hoàn hảo 
• Ngắn hạn: 
• Nếu có thể có lời => Tối đa hóa lợi nhuận 
• Nếu không thể có lời => Tối thiểu hóa thua 
lỗ 
• Dài hạn: Tối đa hóa lợi nhuận 
Mục tiêu 
của 
DNCTHH 
• Ngưỡng sinh lời là mức giá tại đó DN bắt 
đầu có lời. NSL = ATCmin 
• Ngưỡng đóng cửa là mức giá tại đó DN 
bắt đầu đóng cửa. NĐC = AVCmin 
2 mức 
giá đặc 
biệt 
10/5/2014 Phương Chi 237
TÓM TẮT 
• Là sản lượng thỏa điều kiện π max 
• So sánh các chỉ tiêu biên, điều kiện 
đạt mục tiêu là MC = MR 
Sản lượng đạt 
mục tiêu 
• Cho biết sản lượng doanh nghiệp 
sẵn lòng cung ứng ra thị trường 
với các mức giá khác nhau 
• Là nhánh MC nằm trên AVCmin 
Đường cung 
doanh nghiệp 
ngắn hạn 
• Là tổng theo phương ngang của 
các đường cung doanh nghiệp 
ngắn hạn 
Đường cung 
ngành ngắn 
hạn 
10/5/2014 Phương Chi 238
TÓM TẮT 
• P > ATCmin => Lợi nhuận kinh tế > O 
=> quá trình gia nhập xảy ra => cung 
ngắn hạn của ngành tăng => giá giảm 
• P < ATCmin => Lợi nhuận kinh tế < O 
=> quá trình rời bỏ ngành xảy ra => cung 
ngắn hạn của ngành giảm => giá tăng 
Cơ chế tự 
điều tiết 
của 
TTCTHH 
• Là trạng thái khi không có thay đổi về 
số lượng doanh nghiệp trong ngành 
• Xảy ra khi P = ATCmin 
• Nguồn lực được phân bổ hiệu quả 
Cân bằng 
dài hạn 
của ngành 
• Là tập hợp các điểm thị trường cân 
bằng đồng thời ngành cũng cân 
bằng 
Đường cung 
dài hạn của 
ngành 
10/5/2014 Phương Chi 239
BÀI TẬP 
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí như sau; 
TC = 2q2 + 8q + 450 
1. Giả định hàm chi phí trên là của ngắn hạn 
* Xác định ngưỡng sinh lời của hãng 
* Xác định mục tiêu, sản lượng đạt mục tiêu và lợi 
nhuận tối đa của hãng khi giá trên thị trường lần 
lượt là: (1)80; (2)72; (3) 56 
* Hãy viết hàm cung của hãng 
* Giả định ngành gồm 1000 hãng giống hệt nhau, hãy 
viết hàm cung của ngành 
10/5/2014 Phương Chi 240
BÀI TẬP 
2. Giả định hàm chi phí trên là của dài hạn 
* Nếu giá trên thị trường đang là 72, cho biết xu 
hướng thay đổi của giá và giải thích 
* Cho biết giá sẽ tiến tới ổn định tại mức nào 
* Giả định ngành này có chi phí không đổi theo qui 
mô, hãy viết hàm số đường cung dài hạn của ngành 
10/5/2014 Phương Chi 241
Kinh tế vi mô, Bài 8 
Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
MỤC TIÊU 
• Hiểu nguồn gốc của độc quyền và thấy 
ý nghĩa của sức mạnh thị trường 
1 
• Hiểu qui tắc hoạt động của nhà độc 
2 quyền bán 
• Thấy sự khác biệt giữa thị trường cạnh 
tranh và độc quyền, tính phi hiệu quả của 
độc quyền và sự can thiệp của Chính phủ 
trên thị trường độc quyền đôi khi là cần 
thiết 
3 
Thấy sự phân biệt giá làm tăng lợi nhuận 
4 của nhà độc quyền 
10/5/2014 Phương Chi 243
CÁC NỘI DUNG CHÍNH 
• Đặc điểm thị trường độc quyền 
• Nguồn gốc độc quyền 
• Qui tắc hoạt động của nhà độc quyền để tối 
đa hóa lợi ích 
• Mất mát vô ích do độc quyền 
• Sự can thiệp của Chính phủ 
• Phân biệt giá 
10/5/2014 Phương Chi 244
CÁC CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG 
Cạnh tranh 
hoàn hảo 
10/5/2014 
Các 
tiêu thức 
Phương Chi 245 
Cạnh tranh 
độc quyền 
Độc quyền 
nhóm 
Độc quyền 
hoàn toàn 
Số lượng 
người mua 
Rất nhiều Rất nhiều Rất nhiều Rất nhiều 
Số lượng 
người bán 
Rất nhiều Rất nhiều Một nhóm Duy nhất 
một hãng 
Mức độ 
giống nhau 
của sản 
phẩm 
Hoàn toàn 
đồng nhất 
Giống, có 
khác biệt 
*Khác, thay 
thế được 
*Giống 
Duy nhất, 
không có 
sản phẩm 
thay thế 
Gia nhập/ 
Rời bỏ ngành 
Tự do Tự do Có rào cản Có rào cản 
Tương tác 
chiến lược 
Không Không Có Không
SỨC MẠNH CỦA NHÀ ĐỘC QUYỀN 
• Là người định giá (Price Maker) 
• Có quyền thay đổi giá bán 
• Tuy nhiên, sức mạnh của nhà độc quyền 
không phải là vô hạn 
• Người tiêu dùng sẽ phản ứng trước 
những sự thay đổi giá của nhà độc quyền 
• Muốn bán được nhiều hàng hóa hơn => 
phải bán giá thấp hơn 
• Muốn bán được giá cao hơn => phải chấp 
nhận bán được ít hàng hóa hơn 
• => Đường cầu của DN là đường cầu thị 
trường 
10/5/2014 Phương Chi 246
NGUỒN GỐC ĐỘC QUYỀN 
1. Sở hữu nguồn lực then chốt 
2. Cơ chế quản lý của Chính phủ 
• Giấy phép hoạt động 
• Bằng phát minh sáng chế, bản 
quyền tác giả 
3. Lợi thế kinh tế theo qui mô 
Độc quyền tự nhiên 
10/5/2014 Phương Chi 247
DOANH THU CỦA NHÀ ĐỘC QUYỀN 
TR 
• Total 
Revenue 
• Là toàn bộ tiền 
thu được do 
bán ra một 
mức sản 
lượng nhất 
định 
• TR = P*Q 
AR 
• Average 
Revenue 
• Là tiền bán 
hàng thu 
được trên một 
đơn vị sản 
lượng bán ra 
• AR = TR/Q= 
P*Q/Q = P 
MR 
• Marginal 
Revenue 
• Là phần thay 
đổi của tổng 
doanh thu khi 
bán ra thêm 
một đơn vị sản 
lượng 
• MR = ΔTR/ΔQ 
• MR =d(TR)/dQ 
10/5/2014 Phương Chi 248
DOANH THU CỦA NHÀ ĐỘC QUYỀN 
P Q TR AR MR 
7 
0 
0 
-- 
-- 
6 
1 
6 
6 
6 
5 
2 
10 
5 
4 
4 
3 
12 
4 
2 
3 
4 
12 
3 
0 
2 
5 
10 
2 
-2 
1 
6 
6 
1 
-4 
0 
7 
0 
0 
-6 
10/5/2014 Phương Chi 249
SO SÁNH 
CẠNH TRANH & ĐỘC QUYỀN 
Đường cầu trước doanh nghiệp cạnh tranh 
và doanh nghiệp độc quyền khác nhau 
Doanh nghiệp cạnh 
tranh có đường cầu 
trước DN nằm 
ngang (cầu hoàn 
toàn co giãn) 
Doanh nghiệp độc 
quyền có đường cầu 
trước DN dốc xuống 
(chính là đường cầu 
thị trường) 
Phương Chi 250 10/5/2014
SO SÁNH DOANH THU CỦA DN 
CẠNH TRANH & ĐỘC QUYỀN 
CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN 
TR,AR,MR 
TR 
AR 
1 2 3 4 5 6 7 
12 
10 
8 
6 
4 
2 
x 
y 
Q 
MR 
TR 
AR, 
MR 
q 
10/5/2014 Phương Chi 251
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học
Kinh tế học

Contenu connexe

Tendances

tổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầutổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầuLyLy Tran
 
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bảnChuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 
Kinh tế vi mô bài 1
Kinh tế vi mô bài 1Kinh tế vi mô bài 1
Kinh tế vi mô bài 1LE THANH CONG
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemLong Hoang Van
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngMĩm's Thư
 
MKT CB - Chương 2: Môi trường Marketing
MKT CB - Chương 2: Môi trường MarketingMKT CB - Chương 2: Môi trường Marketing
MKT CB - Chương 2: Môi trường MarketingThe Marketing Corner
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢIDung Lê
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bảnChuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 
Học thuyết ngang giá sức mua
Học thuyết ngang giá sức muaHọc thuyết ngang giá sức mua
Học thuyết ngang giá sức muaLê Thiện Tín
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1Mon Le
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầuQuyen Le
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019phamhieu56
 
Trường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điểnTrường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điểnHuy Nguyễn Tiến
 
Kinh tế vi mô_Chuong 2 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 2 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 2 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 2 pdf.pptCan Tho University
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngNguyễn Ngọc Phan Văn
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBin Bin
 
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngGiáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngPhan Công
 
đáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tếđáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tếRồng Ngủ Gật
 

Tendances (20)

tổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầutổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầu
 
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bảnChuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bản
 
Kinh tế vi mô bài 1
Kinh tế vi mô bài 1Kinh tế vi mô bài 1
Kinh tế vi mô bài 1
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiem
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
MKT CB - Chương 2: Môi trường Marketing
MKT CB - Chương 2: Môi trường MarketingMKT CB - Chương 2: Môi trường Marketing
MKT CB - Chương 2: Môi trường Marketing
 
Bai 7 lam phat
Bai 7   lam phatBai 7   lam phat
Bai 7 lam phat
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
 
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bảnChuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
 
Học thuyết ngang giá sức mua
Học thuyết ngang giá sức muaHọc thuyết ngang giá sức mua
Học thuyết ngang giá sức mua
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầu
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
 
Trường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điểnTrường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điển
 
Kinh tế vi mô_Chuong 2 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 2 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 2 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 2 pdf.ppt
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
 
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngGiáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
 
đáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tếđáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tế
 

En vedette

Tài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi môTài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi môDigiword Ha Noi
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môTrung Billy
 
Bai 9 ty gia hoi doai sua
Bai 9 ty gia hoi doai suaBai 9 ty gia hoi doai sua
Bai 9 ty gia hoi doai suaHuy Tran Ngoc
 
Tổng quan chung về kinh tế học
Tổng quan chung về kinh tế họcTổng quan chung về kinh tế học
Tổng quan chung về kinh tế họcPhạm Nam
 
Chương 3 lý thuyết lựa chọn tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết lựa chọn tiêu dùngChương 3 lý thuyết lựa chọn tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết lựa chọn tiêu dùngNguyễn Ngọc Phan Văn
 
333 kinh tế học trong qlc (1)
333 kinh tế học trong qlc (1)333 kinh tế học trong qlc (1)
333 kinh tế học trong qlc (1)minhkhaihoang
 
tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1
tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1
tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1Mỗi Ngày Việc Nhỏ
 
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)Dung Ha
 
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_an
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_anDe thi kinh_te_vi_mo_co_dap_an
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_anDép Tổ Ong
 
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017MarketIntello
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnLyLy Tran
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoNgọc Hưng
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môHoa Trò
 
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môTổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môcecelia2013
 

En vedette (18)

Tài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi môTài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi mô
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
Bai 9 ty gia hoi doai sua
Bai 9 ty gia hoi doai suaBai 9 ty gia hoi doai sua
Bai 9 ty gia hoi doai sua
 
Tổng quan chung về kinh tế học
Tổng quan chung về kinh tế họcTổng quan chung về kinh tế học
Tổng quan chung về kinh tế học
 
Chương 3 lý thuyết lựa chọn tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết lựa chọn tiêu dùngChương 3 lý thuyết lựa chọn tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết lựa chọn tiêu dùng
 
333 kinh tế học trong qlc (1)
333 kinh tế học trong qlc (1)333 kinh tế học trong qlc (1)
333 kinh tế học trong qlc (1)
 
Bai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_teBai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_te
 
tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1
tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1
tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1
 
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
 
Công thức kinh té vi mô
Công thức kinh té vi môCông thức kinh té vi mô
Công thức kinh té vi mô
 
Chương 5 Cạnh tranh và độc quyền
Chương 5 Cạnh tranh và độc quyềnChương 5 Cạnh tranh và độc quyền
Chương 5 Cạnh tranh và độc quyền
 
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_an
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_anDe thi kinh_te_vi_mo_co_dap_an
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_an
 
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bản
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
 
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giaiBai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
 
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môTổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
 

Similaire à Kinh tế học

ChươNg 1 Va Ba Po
ChươNg 1 Va Ba PoChươNg 1 Va Ba Po
ChươNg 1 Va Ba Poguest800532
 
Vi mo 1 khai quat kinh te hoc
Vi mo 1 khai quat kinh te hocVi mo 1 khai quat kinh te hoc
Vi mo 1 khai quat kinh te hocNguyen Thai Binh
 
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfGiaTrnNguynQunh
 
Chapter 2_10 nguyên lý kinh tế học.pptx
Chapter 2_10 nguyên lý kinh tế học.pptxChapter 2_10 nguyên lý kinh tế học.pptx
Chapter 2_10 nguyên lý kinh tế học.pptxpbn1003
 
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdfBiTYnNhii
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdfHuynMai68
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Thu Vien Luan Van
 
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdf
Chuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdfChuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdf
Chuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdfThanhTamTrang
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Namluanvantrust
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Namluanvantrust
 
Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011
Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011
Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011Viet Nam
 
Ngang giá sức mua và quy luật một giá
Ngang giá sức mua và quy luật một giáNgang giá sức mua và quy luật một giá
Ngang giá sức mua và quy luật một giáLinh KN's
 
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ mô
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ môKinh te vi mo 1, kinh tế vĩ mô
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ môViệt Long Plaza
 

Similaire à Kinh tế học (20)

Chương 1
Chương 1Chương 1
Chương 1
 
ChươNg 1 Va Ba Po
ChươNg 1 Va Ba PoChươNg 1 Va Ba Po
ChươNg 1 Va Ba Po
 
Vi mo 1 khai quat kinh te hoc
Vi mo 1 khai quat kinh te hocVi mo 1 khai quat kinh te hoc
Vi mo 1 khai quat kinh te hoc
 
Basic Econ Ch1
Basic Econ Ch1Basic Econ Ch1
Basic Econ Ch1
 
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
 
Chapter 2_10 nguyên lý kinh tế học.pptx
Chapter 2_10 nguyên lý kinh tế học.pptxChapter 2_10 nguyên lý kinh tế học.pptx
Chapter 2_10 nguyên lý kinh tế học.pptx
 
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở n...
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
 
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
 
Chuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdf
Chuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdfChuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdf
Chuong 1- Tong quan ve ung dung kinh te hoc trong quan ly.pdf
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
 
Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011
Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011
Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptx
 
Ngang giá sức mua và quy luật một giá
Ngang giá sức mua và quy luật một giáNgang giá sức mua và quy luật một giá
Ngang giá sức mua và quy luật một giá
 
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ mô
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ môKinh te vi mo 1, kinh tế vĩ mô
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ mô
 

Plus de Maria Diễm Nguyễn (13)

Giam sat
Giam satGiam sat
Giam sat
 
Nhóm 4
Nhóm 4Nhóm 4
Nhóm 4
 
Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏiKỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏi
 
Bang khao sat mon kinh te luong
Bang khao sat mon kinh te luongBang khao sat mon kinh te luong
Bang khao sat mon kinh te luong
 
Ngân hàng trung gian
Ngân hàng trung gianNgân hàng trung gian
Ngân hàng trung gian
 
Earth Hour 2014
Earth Hour 2014Earth Hour 2014
Earth Hour 2014
 
Vũ trụ
Vũ trụVũ trụ
Vũ trụ
 
Lẽ phải
Lẽ phảiLẽ phải
Lẽ phải
 
Dễ và khó
Dễ và khóDễ và khó
Dễ và khó
 
Ai cũng phải học làm người
Ai cũng phải học làm ngườiAi cũng phải học làm người
Ai cũng phải học làm người
 
Môi trường nội bộ
Môi trường nội bộMôi trường nội bộ
Môi trường nội bộ
 
Giao trinh maketing can ban
Giao trinh maketing can banGiao trinh maketing can ban
Giao trinh maketing can ban
 
Co che quan ly VN truoc doi moi
Co che quan ly VN truoc doi moiCo che quan ly VN truoc doi moi
Co che quan ly VN truoc doi moi
 

Kinh tế học

  • 1. Kinh tế vi mô Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
  • 2. MỤC TIÊU Làm quen với các ý tưởng cơ bản của kinh tế Biết con người ra quyết định kinh tế như thế nào Biết lợi ích của thương mại, thị trường và vai trò của Chính phủ Biết tổng thể nền kinh tế vận hành như thế nào 10/5/2014 Phương Chi 2
  • 3. CÁC NỘI DUNG CHÍNH Cách thức con người ra quyết định Cách thức con người tương tác Sự vận hành của tổng thể nền kinh tế 10/5/2014 Phương Chi 3
  • 4. ĐỊNH NGHĨA KINH TẾ HỌC (ECONOMICS) • Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu con người trong cuộc sống thường ngày của họ • Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu hành vi của các “con người” trong nền kinh tế trong việc phân bổ nguồn lực có giới hạn cho các mục đích khác nhau có tính cạnh tranh với nhau để đáp ứng nhu cầu vô hạn của mình • Kinh tế học là một môn khoa học của sự lựa chọn 10/5/2014 Phương Chi 4
  • 5. CÁCH THỨC CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH 1. SỰ ĐÁNH ĐỔI 2. CHI PHÍ CƠ HỘI 3. SO SÁNH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ BIÊN 4. PHẢN ỨNG TRƯỚC NHỮNG THAY ĐỔI RA QUYẾT ĐỊNH 10/5/2014 Phương Chi 5
  • 6. CÁCH THỨC CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC 5 • Hoạt động thương mại mang lại lợi ích cho tất cả mọi người 6 • Cơ chế phân bổ nguồn lực tốt nhất là cơ chế thị trường 7 • Chính phủ có thể sửa chữa những thất bại của thị trường (đôi khi) 10/5/2014 Phương Chi 6
  • 7. SỰ VẬN HÀNH CỦA TỔNG THỂ NỀN KINH TẾ • Năng lực sản xuất quyết định 8 mức sống • Giá cả tăng khi quá nhiều tiền được phát hành 9 • Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn 10 10/5/2014 Phương Chi 7
  • 8. TÓM TẮT: 10 NGUYÊN LÝ KTH • 1. Đối mặt với sự đánh đổi • 2.Chi phí cơ hội • 3.So sánh các chỉ tiêu biên • 4.Phản ứng trước các thay đổi Con người ra quyết định • 5. Thương mại và lợi ích do trao đổi • 6.Cơ chế phân bổ nguồn lực tốt nhất: thị trường • 7.Chính phủ có thể sửa chữa các khuyết tật thị trường Con người tương tác • 8.Năng lực sản xuất quyết định mức sống • 9.Giá cả tăng khi tiền được in quá nhiều • 10.Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp (trong ngắn hạn) Sự vận hành tổng thể nền KT 10/5/2014 Phương Chi 8
  • 9. Kinh tế vi mô Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
  • 10. MỤC TIÊU Làm quen với cách tư duy của các nhà kinh tế Hiểu phương pháp nghiên cứu của các nhà kinh tế Hiểu vai trò tư vấn chính sách của các nhà kinh tế Hiểu lý do tồn tại các bất đồng giữa các nhà kinh tế 10/5/2014 Phương Chi 10
  • 11. CÁC NỘI DUNG CHÍNH • Nhà kinh tế là một nhà khoa 1 học • Nhà kinh tế với tư cách nhà tư vấn chính sách 2 • Tồn tại sự bất đồng ý kiến giữa các nhà kinh tế 3 10/5/2014 Phương Chi 11
  • 12. NHÀ KINH TẾ LÀ NHÀ KHOA HỌC Phương pháp nghiên cứu: sử dụng lý thuyết & mô hình So sánh Kinh tế vi mô & Kinh tế vĩ mô 10/5/2014 Phương Chi 12
  • 13. NHÀ KINH TẾ LÀ NHÀ KHOA HỌC Quan sát Xây dựng lý thuyết Kiểm chứng lý thuyết Xây dựng mô hình để dự báo Công nhận/ Bác bỏ LT 10/5/2014 Phương Chi 13
  • 14. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Lý thuyết được dùng để lý giải các hiện tượng quan sát được dựa trên các qui luật cơ bản và các giả định • Mô hình là cách diễn đạt bằng ngôn ngữ toán của lý thuyết, được dùng để dự báo • Giả định là các giả thiết để đơn giản hóa mô hình 10/5/2014 Phương Chi 14
  • 15. MÔ HÌNH 1: Biểu đồ vòng chu chuyển Các giả định của mô hình:  Các thành viên trong xã hội được chia thành 2 nhóm: hộ gia đình (HGĐ) và hãng sản xuất (HSX)  HGĐ là người duy nhất sở hữu các yếu tố sản xuất, các HSX là người duy nhất sản xuất ra hàng hóa dịch vụ  Không có hàng hóa trung gian  Không có Chính Phủ  Không có khu vực tài chính – ngân hàng  Nền kinh tế đóng 10/5/2014 Phương Chi 15
  • 16. 16 MÔ HÌNH 1: Biểu đồ vòng chu chuyển Hàng hóa Hàng hóa HỘ GIA ĐÌNH $ Chi tiêu $ Doanh thu HÃNG SẢN XUẤT THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TIÊU DÙNG $ Thu nhập $ Chi phí THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT Yếu tố sản xuất Yếu tố sản xuất 10/5/2014 Phương Chi
  • 17. MÔ HÌNH 2: PRODUCTION POSSIBILITY FROTIER (PPF) ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT  Các ý tưởng mô hình diễn đạt  Sự khan hiếm  Sự đánh đổi  Chi phí cơ hội có qui luật tăng dần  Nội dung đường PPF: là tập hợp các kết hợp hàng hóa dịch vụ nền kinh tế có thể sản xuất ra khi sử dụng hết và hiệu quả nguồn tài nguyên  Giả định của mô hình: nền kinh tế chỉ sản xuất 2 loại hàng hóa dịch vụ 10/5/2014 Phương Chi 17
  • 18. MÔ HÌNH 2: PRODUCTION POSSIBILITY FROTIER (PPF) ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT Lượng Thực phẩm sản xuất Lượng Quần áo sản xuất A B C D E F 0 1 2 3 4 5 16 15 13 10 G H 10/5/2014 Phương Chi 18
  • 19. SO SÁNH KINH TẾ VI MÔ & KINH TẾ VĨ MÔ Kinh tế vi mô (Microeconomics) nghiên cứu hành vi của các thực thể như: một người tiêu dùng, một hãng, một chính quyền địa phương … và sự tương tác giữa các thực thể nhỏ để hình thành thực thể lớn hơn Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) nghiên cứu các vấn đề tổng thể của nền kinh tế như: tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp … 10/5/2014 Phương Chi 19
  • 20. NHÀ KINH TẾ LÀ NHÀ TƯ VẤN CHÍNH SÁCH Một số nhà kinh tế trở thành nhà tư vấn cho Chính phủ Họ khuyến nghị Chính phủ cần làm gì Mục đích: Cải thiện hoạt động của nền kinh tế 10/5/2014 Phương Chi 20
  • 21. NHÀ KINH TẾ LÀ NHÀ TƯ VẤN CHÍNH SÁCH  Nhà khoa học: giải thích các hiện tượng kinh tế  Sử dụng lý thuyết và mô hình để giải thích, dự đoán tác động của một sự lựa chọn hay một chính sách  Đưa ra các nhận định thực chứng  Nhà tư vấn chính sách: đưa ra các khuyến nghị  Dựa trên các triết lý về đạo đức, tôn giáo, xã hội ... và các phân tích thực chứng nhìn nhận vấn đề theo quan niệm “Điều gì nên là/nên làm”  Đưa ra các nhận định chuẩn tắc 10/5/2014 Phương Chi 21
  • 22. TỒN TẠI SỰ BẤT ĐỒNG GiỮA CÁC NHÀ KINH TẾ Triết lý khác nhau Quan điểm thực chứng khác nhau Bất đồng ý kiến 10/5/2014 Phương Chi 22
  • 23. TÓM TẮT: 10 NGUYÊN LÝ KTH • 1. Đối mặt với sự đánh đổi • 2.Chi phí cơ hội • 3.So sánh các chỉ tiêu biên • 4.Phản ứng trước các thay đổi Con người ra quyết định • 5. Thương mại và lợi ích do trao đổi • 6.Cơ chế phân bổ nguồn lực tốt nhất: thị trường • 7.Chính phủ có thể sửa chữa các khuyết tật thị trường Con người tương tác • 8.Năng lực sản xuất quyết định mức sống • 9.Giá cả tăng khi tiền được in quá nhiều • 10.Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp (trong ngắn hạn) Sự vận hành tổng thể nền KT 10/5/2014 Phương Chi 23
  • 24. TÓM TẮT: TƯ DUY NHƯ NHÀ KINH TẾ • Dựa trên giả định, xây dựng lý thuyết và mô hình để giải thích các hiện tượng kinh tế • Kinh tế vi mô nghiên cứu việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế, trong khi kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế của tổng thể nền kinh tế Là nhà khoa học • Dựa trên triết lý của mình và các phân tích thực chứng đưa ra các khuyến nghị chuẩn tắc Là nhà tư vấn chính sách • Do triết lý khác nhau và quan điểm phân tích thực chứng khác nhau mà các khuyến nghị chính sách có thể khác nhau, dù có nhiều trường hợp họ đồng thuận Sự bất đồng ý kiến 10/5/2014 Phương Chi 24
  • 25. Kinh tế vi mô, Bài 3 Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
  • 26. MỤC TIÊU Lý giải sự hình thành của giá trên thị trường cạnh tranh Lý giải sự thay đổi của giá trên thị trường cạnh tranh Lý giải sự phân bổ nguồn lực khan hiếm dựa trên tín hiệu giá cả Phương Chi 26
  • 27. CÁC NỘI DUNG CHÍNH Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Cầu & Cung Sự hình thành giá Sự thay đổi giá Tín hiệu giá phân bổ nguồn lực Phương Chi 27
  • 28. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO 1. Rất nhiều người mua, người bán 2. Hàng hóa đồng nhất 3. Tự do gia nhập/ rời bỏ ngành 4. Thông tin hoàn hảo Đặc điểm Phương Chi 28
  • 29. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO • Mỗi người mua, người bán không thể chi phối giá trên thị trường • Người mua, người bán trên thị trường này đều là người chấp nhận giá (Price taker) • Trong các cấu trúc thị trường khác (cạnh tranh độc quyền, độc quyền nhóm, độc quyền hoàn toàn), người bán là người định giá (Price maker) Phương Chi 29
  • 30. CẦU & CUNG Các yếu tố nào chi phối lượng cầu thị trường?  Giá cả  Thu nhập  Hàng bình thường  Hàng rẻ tiền  Giá hàng hóa liên quan  Giá hàng thay thế  Giá hàng bổ sung  Thị hiếu  Kỳ vọng  Số lượng người mua Các yếu tố nào chi phối lượng cung thị trường?  Giá cả  Giá các đầu vào  Công nghệ  Kỳ vọng  Số lượng người bán Phương Chi 30
  • 31. TƯƠNG TÁC GIỮA NGƯỜI MUA & NGƯỜI BÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG QD> QS => Giá tăng QS >QD => Giá giảm Phương Chi 31
  • 32. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Với giả định các yếu tố khác không thay đổi (CETERIS PARIBUS), quan tâm tác động của giá lên lượng cầu, lượng cung 1 2 • Xây dựng khái niệm CẦU & CUNG • Xem xét sự hình thành một mức giá do tương tác giữa người mua, người bán trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi • Xem xét sự thay đổi giá do các yếu tố khác thay đổi 3 Phương Chi 32
  • 33. CẦU (DEMAND) • Định nghĩa: Cầu chỉ ra những lượng hàng người tiêu dùng sẵn lòng mua (lượng cầu) khi giá hàng hóa thay đổi, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi (trong một thời kỳ và tại một thị trường nhất định). • Giá và lượng cầu là biến nội sinh • Các yếu tố khác là biến ngoại sinh Phương Chi 33
  • 34. CUNG (SUPPLY) • Định nghĩa: Cung chỉ ra những lượng hàng hóa nhà sản xuất sẵn lòng bán ra (lượng cung) ở những mức giá bán khác nhau, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi (trong một thời kỳ và tại một thị trường nhất định). • Giá và lượng cung là biến nội sinh • Các yếu tố khác là biến ngoại sinh Phương Chi 34
  • 35. QUI LUẬT CẦU & QUI LUẬT CUNG Giá tăng => Lượng cầu giảm Giá tăng => Lượng cung tăng Phương Chi 35
  • 36. CÁC CÁCH BIỂU DIỄN CẦU & CUNG  Biểu cầu và biểu cung Đường cầu và đường cung Hàm số cầu và hàm số cung Phương Chi 36
  • 37. BIỂU CẦU & BIỂU CUNG Lượng cầu Giá Lượng cung (tấn/tuần) (triệu đồng/tấn) (tấn/tuần) 65 20 135 70 18 130 80 16 120 100 14 100 130 12 70 170 10 30 Phương Chi 37
  • 38. ĐƯỜNG CẦU & ĐƯỜNG CUNG Q 2 D 2 Phương Chi 38 P Q (S) (D) P2 P1 QS 1 QD Q 1 S A B C H
  • 39. HÀM SỐ CẦU & HÀM SỐ CUNG HÀM SỐ CẦU HÀM SỐ CUNG  Hàm cầu tổng quát: QD X = f(PX,I,PY,T,E…)  Hàm cầu trong mô hình QD X = f(PX)  Ví dụ: • Q = - P + 160 • Q = 10 + 40/P • P = - 5Q + 200  Hàm cung tổng quát: QS X = f(PX,w,r,Tech,E…)  Hàm cung trong mô hình QS X = f(PX)  Ví dụ: • Q = P – 10 • Q = 2P + 5 • P = Q/4 + 20 Phương Chi 39
  • 40. TRẠNG THÁI CỦA THỊ TRƯỜNG • Trạng thái thừa (Surplus) xảy ra khi lượng cung vượt quá lượng cầu, tức là có dư cung (tại một mức giá cụ thể nào đó) 1 • Trạng thái thiếu (Shortage) xảy ra khi lượng cung ít hơn lượng cầu, tức là có dư cầu (tại một mức giá cụ thể nào đó) 2 • Trạng thái cân bằng (Equilibrium) xảy ra khi lượng cung bằng đúng lượng cầu tại một mức giá cụ thể 3 Phương Chi 40
  • 41. TRẠNG THÁI CỦA THỊ TRƯỜNG Q 2 D 2 Phương Chi 41 P Q (S) (D) P2 P1 QS 1 QD Q 1 S A B C H Thừa Thiếu
  • 42. TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA THỊ TRƯỜNG E Phương Chi 42 P Q (S) (D) PE QE Giao điểm của đường cung và đường cầu là điểm cân bằng
  • 43. QUAN SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÁC • 1. Di chuyển trên đường cầu (cung) • 2. Dịch chuyển đường cầu (cung) Phương Chi 43 Phân biệt 2 chuyển động • Do tác động của giá, biến nội sinh • Lượng cầu (cung) thay đổi, cầu (cung) không thay đổi 1 • Do tác động của yếu tố khác, biến ngoại sinh • Cầu (Cung) thay đổi, lượng cầu (cung) tăng (giảm) ở tất cả các mức giá 2
  • 44. DI CHUYỂN TRÊN ĐƯỜNG CẦU & DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG CẦU A Phương Chi 44 P Q P1 P2 Q1 Q2 B (D) C P3 Q3 A’ B’ C’ (D’)
  • 45. THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG TỪ PHÍA CẦU  Cầu tăng = Lượng cầu tăng ở tất cả các mức giá P2 B A  Giá cân bằng tăng + Lượng cân bằng tăng Phương Chi 45 P Q (S) P1 Q1 Q2 (D1) (D2)
  • 46. THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG TỪ PHÍA CẦU  Cầu giảm = Lượng cầu giảm ở tất cả các mức giá P1 A B  Giá cân bằng giảm + Lượng cân bằng giảm Phương Chi 46 P Q (S) P2 Q2 Q1 (D1) (D2)
  • 47. THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG TỪ PHÍA CUNG  Cung tăng = Lượng cung tăng ở tất cả các mức giá P1 A B (S2)  Giá cân bằng giảm + Lượng cân bằng tăng Phương Chi 47 P Q P2 Q1 Q2 (S1) (D)
  • 48. THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG TỪ PHÍA CUNG  Cung giảm = Lượng cung giảm ở tất cả các mức giá P2 B A (S2)  Giá cân bằng tăng + Lượng cân bằng giảm Phương Chi 48 P Q P1 Q2 Q1 (S1) (D)
  • 49. THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG TỪ CẦU LẪN CUNG Cầu tăng + Cung tăng Cầu tăng + Cung giảm Cầu giảm + Cung tăng Cầu giảm + Cung giảm Phương Chi 49
  • 50. ĐO LƯỜNG PHÚC LỢI • Người tiêu dùng • Nhà sản xuất • Chính Phủ • Nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu ... Các nhóm lợi Phương Chi 50 ích • Thặng dư tiêu dùng • Thặng dư sản xuất • Lợi ích của Chính Phủ • Lợi ích của nhà nhập khẩu, ... Phúc lợi của từng nhóm lợi ích • Là tổng phúc lợi của tất cả các nhóm lợi ích trong xã hội Phúc lợi xã hội
  • 51. ĐO LƯỜNG PHÚC LỢI Thặng dư tiêu dùng (Consumer’s Surplus) • Thặng dư tiêu dùng là lợi ích nhóm người tiêu dùng được hưởng do giá phải trả thấp hơn giá sẵn lòng trả • Thặng dư tiêu dùng là tổng phần chênh lệch giữa giá sẵn lòng trả và giá phải trả Thặng dư sản xuất (Producer’s Surplus) • Thặng dư sản xuất là lợi ích nhóm nhà sản xuất được hưởng do giá bán được cao hơn giá sẵn lòng bán • Thặng dư sản xuất là tổng phần chênh lệch giữa giá bán được và giá sẵn lòng bán Phương Chi 51
  • 52. ĐO LƯỜNG PHÚC LỢI Phương Chi 52 P Q (S) (D) B PE QE E A CS PS Thặng dư tiêu dùng là phần diện tích giới hạn nằm dưới đường cầu, trên đường giá, đến lượng hàng được mua Thặng dư sản xuất là phần diện tích giới hạn nằm dưới đường giá, trên đường cung, đến lượng hàng được bán Phúc lợi xã hội (thặng dư xã hội): trong trường hợp này SS = CS + PS
  • 53. TÍN HIỆU GIÁ CẢ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN BỔ NGUỒN LỰC Giá cả là cơ chế phân phối các nguồn lực khan hiếm Giá cả là tín hiệu để nhà sản xuất quyết định sản xuất bao nhiêu, và quyết định ai sản xuất Giá cả là tín hiệu để nhà sản xuất quyết định sử dụng yếu tố sản xuất nào và bao nhiêu Phương Chi 53
  • 54. TÓM TẮT: MÔ HÌNH CUNG CẦU • Có nhiều người mua, người bán • Mỗi người hầu như không chi phối được giá cả mà chỉ là người chấp nhận giá Phân tích thị trường cạnh tranh • Giá cả => Di chuyển trên đường cầu • Thu nhập, giá hàng hóa liên quan, thị hiếu, kỳ vọng, số người mua => Dịch chuyển đường cầu • Đường cầu cho thấy lượng cầu phụ thuộc giá trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi Các yếu tố tác động đến lượng cầu • Giá cả => Di chuyển trên đường cung • Giá yếu tố đầu vào, công nghệ, kỳ vọng, số người bán => Dịch chuyển đường cung • Đường cung cho thấy lượng cung phụ thuộc giá trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi Các yếu tố tác động đến lượng cung Phương Chi 54
  • 55. TÓM TẮT: MÔ HÌNH CUNG CẦU • Tại một mức giá cụ thể, thị trường có thể xảy ra trạng thái thừa, thiếu hoặc cân bằng • Xu hướng tự nhiên là thị trường tiến tới trạng thái cân bằng do sự tương tác của các chủ thể tham gia thị trường • Một trạng thái cân bằng có thể tiến tới một trạng thái cân bằng mới khi cầu hoặc/và cung thay đổi • Giá cả là tín hiệu định hướng các quyết định kinh tế và là cơ chế phân bổ nguồn lực khan hiếm Phương Chi 55
  • 56. BÀI TẬP  Một thị trường cạnh tranh có hàm số cung và cầu như sau:  (S): P = 0.025 Q + 30 và (D): P = - 0.1Q + 120  Cho biết trạng thái của thị trường tại các mức giá: (1)40; (2)50; (3)60  Xác định giá cân bằng và lượng cân bằng của thị trường, thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất  Giả định cầu tăng 100%, tìm lại PE, QE  Giả định cung tăng 25%, tìm lại PE, QE ,  Giả định Chính Phủ định giá trần là 40. Cho biết giá và lượng giao dịch, thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất sau khi thị trường bị can thiệp Phương Chi 56
  • 57. THỊ TRƯỜNG THAY ĐỔI THẾ NÀO?  Giá đầu vào tăng  Dân số tăng  Giá hàng thay thế giảm  Công nghệ sản xuất hàng bổ sung tiến bộ  Hàng này không còn được ưa chuộng  Tiền lương tăng  Có tin đồn Chính phủ sắp tăng thuế nhập khẩu đánh trên nguyên liệu sản xuất hàng này Phương Chi 57
  • 58. Kinh tế vi mô, Bài 4 Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
  • 59. MỤC TIÊU Hiểu khái niệm hệ số co giãn Biết cách tính hệ số co giãn Ứng dụng được thông tin hệ số co giãn để phân tích tác động của một chính sách/biến cố 10/5/2014 Phương Chi 59
  • 60. CÁC NỘI DUNG CHÍNH • Hệ số co giãn của cầu • Hệ số co giãn của cung • Một số ứng dụng hệ số co giãn 10/5/2014 Phương Chi 60
  • 61. TỔNG QUÁT VỀ SỰ CO GIÃN • Là chỉ tiêu đo lường mức độ phản ứng của người tiêu dùng và nhà sản xuất trước sự thay đổi của các biến số kinh tế Ý tưởng • Một cách tổng quát, sự co giãn thể hiện độ nhạy của một biến số trước sự thay đổi của một biến số khác • Sự co giãn cho biết số phần trăm thay đổi của một biến số trước 1% thay đổi của một biến số khác Tổng quát • Gọi X là biến số chi phối Q EX = %ΔQ/%ΔX Cách tính 10/5/2014 Phương Chi 61
  • 62. SỰ CO GIÃN CỦA CẦU ELASTICITY OF DEMAND • Sự co giãn của cầu thể hiện độ nhạy của lượng cầu trước sự thay đổi của các biến số có chi phối đến lượng cầu • Cho biết mức độ phản ứng của người tiêu dùng trước sự thay đổi của các biến số kinh tế • Các biến số kinh tế chi phối đến lượng cầu được quan tâm: (1)giá của chính hàng hoá đó; (2)thu nhập của người tiêu dùng; (3) giá của hàng hoá liên quan 10/5/2014 Phương Chi 62
  • 63. SỰ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ PRICE ELASTICITY OF DEMAND • Sự co giãn của cầu theo giá thể hiện độ nhạy của lượng cầu trước sự thay đổi của giá chính hàng hoá đó • Sự co giãn của cầu theo giá cho biết số phần trăm thay đổi của lượng cầu trước 1% thay đổi của giá chính hàng hoá đó • Cách tính hệ số co giãn của cầu theo giá: EP = %ΔQ/%ΔP 10/5/2014 Phương Chi 63
  • 64. SỰ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ  Khai triển cánh tính: EP = (ΔQ/ΔP)*(P/Q) (1) Phương pháp điểm cầu: EP = (dQ/dP)*(P/Q) (2) Phương pháp đoạn cầu: EP = [(Q’-Q)/(P’-P)]*[(P’+P)/(Q’+Q)] 10/5/2014 Phương Chi 64
  • 65. SỰ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ  P (D1): P = 15 – Q/4 (D2): P = 20 – Q/2 Tính E1 P và E2 P tại A A 10 (D1) (D2) Q 20  Hệ số co giãn: E1 P = -4*10/20 = -2 E2 P = -2*10/20 = -1  Nhận xét: Đường cầu dốc hơn sẽ kém co giãn hơn nếu cùng đi qua 1 điểm (mức giá và lượng cầu bằng nhau) 10/5/2014 Phương Chi 65
  • 66. SỰ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ  P (D): P = 20 – Q/2 Tính EP tại các điểm A, B, C 20  Tính EP của đoạn AB, BC 15 A 10 B 5 C (D) 10 20 30 40 Q 20  Hệ số co giãn: EA P = -2*15/10 = -3 EB P = -2*10/20 = -1 EC P = -2*5/30 = -1/3  Nhận xét: Trên cùng 1 đường cầu tuyến tính, ở các mức giá khác nhau hệ số co giãn khác nhau, giá càng cao càng co giãn 10/5/2014 Phương Chi 66
  • 67. PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ THEO CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ EP ∞ Hàng hoá hoàn toàn co giãn (Perfectly elastic) |EP| > 1 Hàng hoá co giãn (co giãn nhiều) (Elastic) |EP| = 1 Hàng hoá co giãn đơn vị (Unitarily elastic) |EP| < 1 Hàng hoá ít co giãn (không co giãn) (Inelastic) EP = 0 Hàng hoá hoàn toàn không co giãn (Perfectly inelastic) 10/5/2014 Phương Chi 67
  • 68. CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ & DOANH THU (CHI TIÊU)  Khảo sát biến thiên của chi tiêu (P*Q) theo giá (P): d(P*Q)/dP = Q*dP/dP + P*dQ/dP = Q + Q(dQ/dP)(P/Q) = Q(1+ EP)  Nếu EP< -1 => d(P*Q)/dP < 0 hay P*Q nghịch biến với P  Suy luận tương tự có được Bảng tổng kết ở slide tiếp theo 10/5/2014 Phương Chi 68
  • 69. CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ & DOANH THU (CHI TIÊU) |EP| P P*Q > 1 Tăng Giảm Giảm Tăng = 1 Tăng Giảm Không đổi/Giảm Không đổi/Giảm < 1 Tăng Giảm Tăng Giảm 10/5/2014 Phương Chi 69
  • 70. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI MỨC ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ Tính thiết yếu của hàng hóa Mức độ thay thế Tỷ trọng chi tiêu cho hàng hóa trong thu nhập Thời gian để người tiêu dùng phản ứng là ngắn hạn hay dài hạn 10/5/2014 Phương Chi 70
  • 71. SỰ CO GIÃN CỦA CẦU THEO THU NHẬP INCOME ELASTICITY OF DEMAND • Sự co giãn của cầu theo thu nhập thể hiện độ nhạy của lượng cầu trước sự thay đổi của thu nhập của người tiêu dùng • Sự co giãn của cầu theo thu nhập cho biết số phần trăm thay đổi của lượng cầu trước 1% thay đổi của thu nhập của người tiêu dùng • Cách tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập: EI = %ΔQ/%ΔI 10/5/2014 Phương Chi 71
  • 72. PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ THEO CO GIÃN CỦA CẦU THEO THU NHẬP EI < 0 Hàng hoá rẻ tiền (cấp thấp) Inferior goods 0< EI ≤ 1 Hàng hoá thông thường Superior goods EI > 1 Hàng hoá xa xỉ Luxurious goods 10/5/2014 Phương Chi 72
  • 73. SỰ CO GIÃN CHÉO CỦA CẦU CROSS-PRICE ELASTICITY OF DEMAND • Sự co giãn chéo của cầu thể hiện độ nhạy của lượng cầu trước sự thay đổi của giá hàng hoá liên quan • Sự co giãn chéo cho biết số phần trăm thay đổi của lượng cầu trước 1% thay đổi của giá hàng hoá liên quan • Cách tính hệ số co giãn chéo: • EXY = %ΔQX/%ΔPY 10/5/2014 Phương Chi 73
  • 74. MỐI LIÊN HỆ CỦA HÀNG HOÁ EXY > 0 X & Y là 2 hàng hoá thay thế Substitutes EXY < 0 X & Y là 2 hàng hoá bổ sung Complements EXY = 0 X & Y là 2 hàng hoá không liên quan Non-related goods 10/5/2014 Phương Chi 74
  • 75. SỰ CO GIÃN CỦA CUNG ELASTICITY OF SUPPLY • Sự co giãn của cung thể hiện độ nhạy của lượng cung trước sự thay đổi của các biến số có chi phối đến lượng cung • Cho biết mức độ phản ứng của người sản xuất trước sự thay đổi của các biến số kinh tế • Biến số kinh tế chi phối đến lượng cung được quan tâm: (1)giá của chính hàng hoá đó 10/5/2014 Phương Chi 75
  • 76. SỰ CO GIÃN CỦA CUNG THEO GIÁ • Sự co giãn của cung theo giá thể hiện độ nhạy của lượng cung trước sự thay đổi của giá chính hàng hoá đó • Sự co giãn của cung theo giá cho biết số phần trăm thay đổi của lượng cung trước 1% thay đổi của giá chính hàng hoá đó • Cách tính hệ số co giãn của cung theo giá: EP = %ΔQ/%ΔP 10/5/2014 Phương Chi 76
  • 77. PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ THEO CO GIÃN CỦA CUNG THEO GIÁ EP ∞ Hàng hoá hoàn toàn co giãn (Perfectly elastic) EP > 1 Hàng hoá co giãn (nhiều) (Elastic) EP = 1 Hàng hoá co giãn đơn vị (Unitarily elastic) EP < 1 Hàng hoá ít co giãn (Inelastic) EP = 0 Hàng hoá hoàn toàn không co giãn (Perfectly inelastic) 10/5/2014 Phương Chi 77
  • 78. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA HỆ SỐ CO GIÃN • Thu nhập của nông dân có tăng khi vụ mùa bội thu không? • OPEC có luôn thành công khi muốn định giá dầu ở mức cao hay không? • Chống ma túy hay giáo dục ma túy sẽ mang lại kết quả tốt hơn? 10/5/2014 Phương Chi 78
  • 79. TÓM TẮT • Hệ số co giãn cho biết số phần trăm thay đổi của 1 biến số trước 1% thay đổi của 1 biến số khác 1 • Cách tính hệ số co giãn: Gọi X là biến số chi phối Q EX = %ΔQ/%ΔX 2 • Có 3 biến số kinh tế chi phối lượng cầu được quan tâm, vì vậy có 3 hệ số co giãn của cầu: (1)hệ số co giãn của cầu theo giá; (2)hệ số co giãn của cầu theo thu nhập; (3)hệ số co giãn chéo của cầu 3 10/5/2014 Phương Chi 79
  • 80. TÓM TẮT • Cầu co giãn theo giá => P*Q nghịch biến với P • Cầu ít (không) co giãn theo giá => P*Q đồng biến với P 4 • Biến số chi phối lượng cung được quan tâm là giá, vì vậy có hệ số co giãn của cung theo giá 5 • Thông tin hệ số co giãn của cầu và của cung được ứng dụng để phân tích tác động của một biến cố hay một chính sách đến thị trường 6 10/5/2014 Phương Chi 80
  • 81. Kinh tế vi mô, Bài 6 Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
  • 82. MỤC TIÊU Hiểu được mô hình lý thuyết mô tả hành vi của người tiêu dùng thông qua phân tích sở thích và khả năng của họ Hiểu cách sử dụng công cụ lý thuyết để chứng minh đường cầu dốc xuống Hiểu một số ứng dụng của mô hình 10/5/2014 Phương Chi 82
  • 83. CÁC NỘI DUNG CHÍNH Sở thích của người tiêu dùng Giới hạn ngân sách Lựa chọn của người tiêu dùng Sự hình thành đường cầu Một số ứng dụng 10/5/2014 Phương Chi 83
  • 84. TỔNG THỎA DỤNG & THỎA DỤNG BIÊN Tổng thỏa dụng (Total Utility) là toàn bộ thỏa dụng người tiêu dùng đạt được khi tiêu dùng một lượng nhất định một (nhiều) loại hàng hóa Thỏa dụng biên (Marginal Utility) là phần thay đổi của tổng thỏa dụng khi tăng thêm một đơn vị hàng hóa tiêu dùng 10/5/2014 Phương Chi 84
  • 85. TỔNG THỎA DỤNG & THỎA DỤNG BIÊN Đơn vị đo lường thỏa dụng • Thật sự không quan trọng • Nhưng phải xác định được người tiêu dùng thích điều nào hơn Đo thoả dụng bằng thứ bậc và số đếm • Hàm thoả dụng thứ bậc (Ordinal Utility Function) : sắp xếp các rổ hàng theo thứ tự được ưa thích nhất đến ít được ưa thích nhất nhưng không chỉ ra được ưa thích nhiều/ít hơn bao nhiêu • Hàm thoả dụng số đếm (Cardinal Utility Function) : hàm thoả dụng mô tả được mức độ ưa thích nhiều/ít hơn của một rổ hàng so với rổ khác 10/5/2014 Phương Chi 85
  • 86. TỔNG THỎA DỤNG & THỎA DỤNG BIÊN Ví dụ: X 0 1 2 3 4 5 6 7 TU 0 4 7 9 10 10 9 7 MU 4 3 2 1 0 -1 -2  Qui luật thỏa dụng biên giảm dần: Khi lượng tiêu dùng một loại hàng hóa tăng dần, thỏa dụng biên sẽ giảm dần  Thỏa dụng biên có thể có giá trị âm? 10/5/2014 Phương Chi 86
  • 87. TỔNG THỎA DỤNG & THỎA DỤNG BIÊN TU & MU 12 10 8 6 4 2 0 -2 -4 0 1 2 3 4 5 6 7 8 q TU, MU TU MU 10/5/2014 Phương Chi 87
  • 88. SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Rổ hàng (market basket) • Một rổ hàng là một tập hợp của một hoặc nhiều hàng hóa tiêu dùng với số lượng cụ thể. • Một rổ hàng này có thể được ưa thích hơn một rổ hàng khác. 10/5/2014 Phương Chi 88
  • 89. SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Các giả định về sở thích của người tiêu dùng: • 1) Sở thích hoàn hảo. • 2) Sở thích có tính bắt cầu. • 3) Người tiêu dùng luôn thích nhiều hơn ít. 10/5/2014 Phương Chi 89
  • 90. SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Đường đẳng ích (Indifference curve) • Là tập hợp tất cả các rổ hàng cùng mang lại một mức thỏa dụng cho một người tiêu dùng (các rổ hàng trên 1 đường đẳng ích được ưa thích ngang nhau) • Các tên khác: đường bàng quan, đường đẳng dụng, đường đồng mức thỏa dụng 10/5/2014 Phương Chi 90
  • 91. SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG  Đường đẳng ích x y 6 4 2 A E B F G N 2 3 6 D C H S M 10/5/2014 Phương Chi 91
  • 92. SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG  Biểu đồ đường đẳng ích (Indifference map) Một biểu đồ đẳng ích là một họ các đường đẳng ích mô tả sở thích của một NTD đối với tất cả các kết hợp khác nhau của 2 loại hàng hóa x y 6 4 2 A B F 2 3 6 D C U1 U2 U3 10/5/2014 Phương Chi 92
  • 93. SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Các tính chất của đường đẳng ích • Đường đẳng ích càng xa gốc tọa độ càng được ưa thích • Các đường đẳng ích dốc xuống về phía bên phải • Các đường đẳng ích không cắt nhau • Độ dốc của đường đẳng ích thông thường giảm dần hay đường đẳng ích lồi về phía gốc tọa độ 10/5/2014 Phương Chi 93
  • 94. SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Đường đẳng ích • Độ dốc của đường đẳng ích chính là tỷ lệ thay thế biên • Tỷ lệ thay thế biên (Marginal rate of substitution - MRS) đo số lượng đơn vị một hàng hóa người tiêu dùng sẵn lòng từ bỏ để có thêm 1 đơn vị hàng hóa khác 10/5/2014 Phương Chi 94
  • 95. SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG MRSXY = - Δy/Δx = MUX/MUY • Ý nghĩa: MRSXY cho biết số đơn vị hàng Y người tiêu dùng sẵn lòng từ bỏ/đánh đổi để có thêm một đơn vị hàng X (và ngược lại) 10/5/2014 Phương Chi 95
  • 96. SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Các đường đẳng ích đặc biệt • Thay thế hoàn hảo (Perfect Substitutes): hai hàng hóa thay thế hoàn hảo khi đường đẳng ích là đường thẳng, tức tỷ lệ thay thế biên là hằng số • Bổ sung hoàn hảo (Perfect Complements): hai hàng hóa bổ sung hoàn hảo khi đường đẳng ích có dạng đường vuông góc 10/5/2014 Phương Chi 96
  • 97. SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG  Thay thế hoàn hảo y x 7 6 4 2 A B C 1 3 5 D E 7 10/5/2014 Phương Chi 97
  • 98. SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG  Bổ sung hoàn hảo x y 3 2 1 B A D 1 2 3 E C U3 U2 U1 10/5/2014 Phương Chi 98
  • 99. GIỚI HẠN NGÂN SÁCH  Khả năng/nguồn lực của người tiêu dùng có giới hạn  Đường ngân sách (The Budget Line) Chỉ ra tất cả các kết hợp của 2 loại hàng hoá mà chi tiêu để mua chúng bằng đúng thu nhập 10/5/2014 Phương Chi 99
  • 100. GIỚI HẠN NGÂN SÁCH Phương trình đường ngân sách: • Giả định người tiêu dùng mua hai loại hàng hóa là X và Y với giá của chúng lần lượt là PX và PY • Lượng hàng X và Y mua lần lượt là x và y • Thu nhập của người tiêu dùng này là I Các kết hợp x,y người này có thể mua phải thỏa điều kiện: x. PX + y. PY ≤ I 10/5/2014 Phương Chi 100
  • 101. GIỚI HẠN NGÂN SÁCH I=120; Py=3; Px=2 Phương trình đường ngân sách: 2x + 3y = 120 x y 40 (I/Py= 120/3) B C H D F 15 30 60 E (I/Px=120/2) 20 45 A 30 10 10/5/2014 Phương Chi 101
  • 102. GIỚI HẠN NGÂN SÁCH Những thông tin của đường ngân sách • Độ dốc: = - PX/PY Ý nghĩa: muốn có thêm 1 đơn vị hàng X người tiêu dùng phải đánh đổi bao nhiêu đơn vị hàng Y • Điểm chặn : • Trên trục tung = I/PY • Trên trục hoành = I/PX Những trường hợp thay đổi của đường ngân sách • Thu nhập thay đổi • Giá hàng hóa thay đổi 10/5/2014 Phương Chi 102
  • 103. GIỚI HẠN NGÂN SÁCH Khi thu nhập thay đổi x y 50 40 30 20 Py=2; Px=1 I1=60; I2=100 40 60 80 100 10 20 10/5/2014 Phương Chi 103
  • 104. GIỚI HẠN NGÂN SÁCH Khi giá hàng hóa thay đổi I=120; Py=3 Px1=6; Px2=3; Px3=2 x y 40 20 40 60 20 10/5/2014 Phương Chi 104
  • 105. SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU CỦA NGƯỜITIÊU DÙNG  Người tiêu dùng sẽ chọn mua rổ hàng mang lại thoả dụng tối đa với một ngân sách giới hạn đã có  Rổ hàng tối ưu phải thoả 2 điều kiện : 1) Phải nằm trên đường ngân sách 2) Là rổ hàng người tiêu dùng ưa thích nhất 10/5/2014 Phương Chi 105
  • 106. SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG y 20 I = 160; Py= 8; Px=4 U4 U3 U2 U1 40 Lựa chọn tiêu dùng (rổ hàng tối ưu) là tiếp điểm giữa đường ngân sách và một trong số những đường đẳng ích x y* C x* 10/5/2014 Phương Chi 106
  • 107. SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG  Biểu thức toán của ràng buộc và điều kiện tối ưu:  Ràng buộc: x. PX + y. PY = I  Điều kiện tối ưu: MRSXY = PX / PY hay MUX/MUY = PX / PY hay MUX/ PX = MUY/ PY 10/5/2014 Phương Chi 107
  • 108. SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU CỦA NGƯỜITIÊU DÙNG Giải thích điều kiện tối ưu bằng ngôn ngữ kinh tế: • Tổng thoả dụng tối đa khi mức giá tương đối người tiêu dùng sẵn lòng trả(MRSXY) bằng giá tương đối họ phải trả trên thị trường (PX/PY) • Tổng thoả dụng tối đa khi ngân sách được phân bổ sao cho thỏa dụng biên trên 1 đơn vị tiền chi tiêu của từng hàng hoá là bằng nhau 10/5/2014 Phương Chi 108
  • 109. ĐƯỜNG GIÁ CẢ - TIÊU DÙNG PRICE – CONSUMPTION CURVE Tập hợp các lựa chọn tiêu dùng với các mức giá khác nhau là đường giá cả - tiêu dùng x y 40 I=120; Py=3 Px1=6; Px2=3; Px3=2 12 22 30 20 40 60 10/5/2014 Phương Chi 109
  • 110. THIẾT LẬP ĐƯỜNG CẦU CÁ NHÂN Đường cầu cá nhân cho biết những lượng cầu cá nhân với những mức giá khác nhau Qx Px 6 3 2 12 22 30 10/5/2014 Phương Chi 110
  • 111. ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG Đường cầu thị trường là tổng các đường cầu cá nhân theo phương ngang (cộng trên trục hoành) Q P d1 d2 D 10/5/2014 Phương Chi 111
  • 112. ĐƯỜNG THU NHẬP - TIÊU DÙNG INCOME-CONSUMPTION CURVE Tập hợp các lựa chọn tiêu dùng với các mức thu nhập khác nhau là đường thu nhập - tiêu dùng x y 60 50 40 30 20 Py=2; Px=1 I1=40; I2=60; I3=80; I4=100; I4=120 40 60 80 100 120 10/5/2014 Phương Chi 112
  • 113. ĐƯỜNG ENGEL  Thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập và lượng tiêu dùng  Đồng biến: hàng bình thường  Nghịch biến: hàng rẻ tiền I q Hàng rẻ tiền Hàng bình thường 10/5/2014 Phương Chi 113
  • 114. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG THAY THẾ VÀ TÁC ĐỘNG THU NHẬP • Chỉ ra sự thay đổi rổ hàng khi giá tương đối thay đổi nếu người tiêu dùng vẫn đạt độ thỏa dụng cũ (mức sống cũ) Tác động thay thế • Chỉ ra sự thay đổi rổ hàng khi thu nhập thực tế thay đổi, lấy giá tương đối mới để xem xét Tác động thu nhập 10/5/2014 Phương Chi 114
  • 115. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG THAY THẾ VÀ TÁC ĐỘNG THU NHẬP -Khi giá tăng, điểm tiêu dùng thay đổi từ A qua B, thỏa dụng giảm từ U1 xuống U2 -Tác động thay thế khi giá tăng: tăng 3Y để giảm 6X (từ A qua C) vì X trở nên đắt một cách tương đối so với Y, cùng đạt độ thỏa dụng U1 -Tác động thu nhập khi giá tăng: giảm 5Y và giảm 2X (từ C qua B), thỏa dụng giảm vì thu nhập thực tế giảm x y 50 40 23 20 Px1/Py=2/3 Px2/Py=1 C A 18 U1 B1 B2 B3 40 60 I=120$; Py=3$ Px1=2$ Px2=3$ B 22 30 U2 50 24 Nguyễn Hồ Phương Chi 115 10/5/2014
  • 116. MỘT SỐ ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP 1 • Trợ giá 2 • Trợ cấp bằng tiền 3 • Trợ cấp bằng hiện vật 10/5/2014 Phương Chi 116
  • 117. TRỢ GIÁ -Chính phủ bán hàng với giá Px=2$ -Hoặc cứ mỗi đơn vị hàng hóa mua được Chính phủ trợ cấp 1$ -Chính phủ chi 30$ cho người tiêu dùng này x y 40 20 U1 40 60 I=120$; Py=3$ Px1=2$ Px2=3$ U2 22 30 18 Nguyễn Hồ Phương Chi 117 10/5/2014
  • 118. TRỢ CẤP BẰNG TIỀN -Chính phủ chi trợ cấp 30$ cho người tiêu dùng này sau khi giá tăng -Đường ngân sách sau trợ cấp là B3 -Điểm tiêu dùng là C -So sánh với trợ giá thì trợ cấp bằng tiền sẽ được ưa thích hơn trong trường hợp này x y 50 40 20 U3 C A 18 U1 B B1 2 B3 40 60 I=120$; Py=3$ Px1=2$ Px2=3$ 22 30 U2 50 B Nguyễn Hồ Phương Chi 118 10/5/2014
  • 119. TRỢ CẤP BẰNG HIỆN VẬT, 01 -Chính phủ trợ cấp 10 đơn vị hàng X, tương đương chi trợ cấp 30$ cho người tiêu dùng này sau khi giá tăng -Đường ngân sách sau trợ cấp là B3 -Điểm tiêu dùng là C -So sánh: trợ cấp bằng hiện vật trong trường hợp này với trợ cấp bằng tiền sẽ được ưa thích ngang nhau 50 x y 40 20 U3 C A 18 U1 B2 B3 B1 40 60 I=120$; Py=3$ Px1=2$ Px2=3$ 22 30 U2 B 10 Nguyễn Hồ Phương Chi 119 10/5/2014
  • 120. TRỢ CẤP BẰNG HIỆN VẬT, 02 -Chính phủ trợ cấp 10 đơn vị hàng X, tương đương chi trợ cấp 30$ cho người tiêu dùng này Đường ngân sách sau trợ cấp là B2 -Điểm tiêu dùng là B -So sánh: trợ cấp bằng hiện vật trong trường hợp này sẽ ít được ưa thích hơn trợ cấp bằng tiền (điểm tiêu dùng là C) x y 50 40 20 B1 B2 40 60 I=120$; Py=3$ Px=3$ 18 B U1 50 U3 U2 A C 10 Nguyễn Hồ Phương Chi 120 10/5/2014
  • 121. TÓM TẮT • Biểu đồ đường đẳng ích • Mỗi đường đẳng ích là tập hợp các rổ hàng được ưa thích ngang nhau Công cụ mô tả sở thích • Đường ngân sách là tập hợp tất cả những rổ hàng mà chi tiêu để mua chúng bằng đúng thu nhập • Đường ngân sách sẽ thay đổi khi thu nhập hoặc/và giá thay đổi Công cụ mô tả khả năng • Với một thu nhập cố định NTD sẽ chọn mua rổ hàng để tối đa hóa thỏa dụng • Rổ hàng tối ưu là tiếp điểm giữa đường ngân sách và đường đẳng ích, khi đó tỷ lệ thay thế biên bằng giá tương đối giữa 2 hàng hóa Sự lựa chọn tối ưu của NTD 10/5/2014 Phương Chi 121
  • 122. TÓM TẮT • Khi giá thay đổi => Đường giá cả - tiêu dùng • Khi thu nhập thay đổi => Đường thu nhập - tiêu dùng Thay đổi lựa chọn tối ưu • Cho biết lượng hàng người tiêu dùng sẵn lòng mua với các mức giá khác nhau • Đường cầu dốc xuống, hay giá và lượng cầu nghịch biến Đường cầu cá nhân 10/5/2014 Phương Chi 122
  • 123. TÓM TẮT • Tác động thay thế cho thấy rổ hàng lựa chọn bị thay đổi khi giá tương đối giữa 2 hàng hóa thay đổi, trong điều kiện vẫn đạt độ thỏa dụng cũ • Tác động thu nhập cho thấy rổ hàng lựa chọn bị thay đổi khi thu nhập thực tế thay đổi Tác động thay thế và tác động thu nhập • Trợ giá • Trợ cấp bằng tiền • Trợ cấp bằng hiện vật Các ứng dụng phân tích khác 10/5/2014 Phương Chi 123
  • 124. BÀI TẬP TẠI LỚP  Vẽ các đường ngân sách khi Px =4 và Py = 10 với 3 mức thu nhập (1)I1 = 60; (2)I2 = 80 và (3)I3=120 chung 1 đồ thị. Cho nhận xét đường ngân sách thay đổi như thế nào khi thu nhập tăng/giảm.  Vẽ các đường ngân sách khi I =120 và Py = 5 với 3 mức giá hàng X là (1)Px1 =6; (2)Px2 = 8; (3)Px3= 4. Cho nhận xét đường ngân sách thay đổi như thế nào khi giá hàng X tăng/giảm. 10/5/2014 Phương Chi 124
  • 125. BÀI TẬP 1  Một người tiêu dùng có sở thích biểu lộ qua hàm thỏa dụng: U = (x – 5)(y – 10). Người này dành ngân quỹ hàng tháng I = 300 để mua X và Y với Px = 8 và Py = 10.  1. Hãy xác định rổ hàng tối ưu người này chọn mua, tính thỏa dụng người này đạt được.  2. Nếu giá hàng X tăng lên, Px2 = 10, hãy xác định lại rổ hàng tối ưu người này chọn mua, tính thỏa dụng người này đạt được. 10/5/2014 Phương Chi 125
  • 126. BÀI TẬP 2  Một người tiêu dùng có sở thích biểu lộ qua hàm thỏa dụng: U = x1/2y1/2. Người này dành ngân quỹ hàng tháng I = 360 để mua X và Y với Px = 6 và Py = 10.  1. Hãy xác định rổ hàng tối ưu người này chọn mua, tính thỏa dụng người này đạt được.  2. Nếu giá hàng X tăng lên, Px2 = 9, hãy xác định lại rổ hàng tối ưu người này chọn mua, tính thỏa dụng người này đạt được. 10/5/2014 Phương Chi 126
  • 127. Kinh tế vi mô, Bài 5 Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
  • 128. MỤC TIÊU • Hiểu cách thức ứng dụng của mô hình cung cầu trong phân tích chính sách • Kết hợp với co giãn của cung, cầu để phân tích sâu hơn • Vận dụng được cách phân tích này để đánh giá tác động của các chính sách 10/5/2014 Phương Chi 128
  • 129. CÁC NỘI DUNG CHÍNH Giá trần & tác động Giá sàn & tác động Thuế & tác động 10/5/2014 Phương Chi 129
  • 130. TỔNG QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH • Xem xét tác động của chính sách đến thị trường, tức sự thay đổi của giá, lượng cung, lượng cầu ... 1 • Xem xét tác động của chính sách đến từng nhóm lợi ích: người tiêu dùng, người sản xuất, Chính phủ ... 2 • Đánh giá tổng quát tác động của chính sách, tức xem xét sự thay đổi của phúc lợi xã hội 3 10/5/2014 Phương Chi 130
  • 131. GIÁ TRẦN & TÁC ĐỘNG • Khi giá trần (Ceiling Price), còn gọi là giá tối đa được áp dụng thì người bán chỉ được phép bán từ mức giá trần trở xuống • Mức giá trần có ý nghĩa phải thấp hơn giá thị trường • Chính sách này nhằm bảo vệ nhóm người mua (vì lý do công bằng) 10/5/2014 Phương Chi 131
  • 132. GIÁ TRẦN TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH & TÁC ĐỘNG • Mục đích: bảo vệ người mua • Tác động: +Giá thấp hơn giá thị trường (P = Pmax) +Gây ra tình trạng thiếu hụt => Phát sinh cơ chế phân phối (S) Thiếu hụt Q P P0 (D) QS Q0 QD Pmax 10/5/2014 Phương Chi 132
  • 133. GIÁ TRẦN TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH & TÁC ĐỘNG CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM: Những hàng hóa dịch vụ (thị trường cạnh tranh) nào bị Chính Phủ qui định giá trần tại nước ta hiện nay? Cơ chế phân phối hàng hóa dịch vụ của từng trường hợp? 10/5/2014 Phương Chi 133
  • 134. TÌNH HUỐNG: KIỂM SOÁT TIỀN THUÊ NHÀ NGẮN HẠN DÀI HẠN P P (D) (S) P0 P0 Pmax Pmax Q Q QS QD (S) (D) QS QD 10/5/2014 Phương Chi 134
  • 135. TÌNH HUỐNG: KIỂM SOÁT TIỀN THUÊ NHÀ NGẮN HẠN DÀI HẠN  Cung & Cầu về nhà thuê ngắn hạn kém co giãn hơn dài hạn  Đường cung, đường cầu dốc hơn  Tác động của giá trần gây thiếu hụt nhẹ hơn trong dài hạn  Cung & Cầu về nhà thuê dài hạn co giãn hơn ngắn hạn  Đường cung, đường cầu ít dốc hơn  Tác động của giá trần gây thiếu hụt mạnh hơn trong ngắn hạn 10/5/2014 Phương Chi 135
  • 136. GIÁ SÀN & TÁC ĐỘNG • Khi giá sàn (Floor Price), còn gọi là giá tối thiểu được áp dụng thì người mua chỉ được phép mua từ mức giá sàn trở lên • Mức giá sàn có ý nghĩa phải cao hơn giá thị trường • Chính sách này nhằm bảo vệ nhóm người bán (vì lý do công bằng) 10/5/2014 Phương Chi 136
  • 137. GIÁ SÀN TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH & TÁC ĐỘNG • Mục đích: bảo vệ người bán • Tác động: +Giá cao hơn giá thị trường (P = Pmin) +Gây tình trạng dư thừa (S) Dư thừa (D) Q P Pmin P0 Q0 QS QD 10/5/2014 Phương Chi 137
  • 138. TÌNH HUỐNG: TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU • Mục đích: bảo vệ người lao động • Tác động: +Tiền lương cao hơn giá thị trường (w = wmin) +Gây ra tình trạng thất nghiệp Thất nghiệp (S) (D) L w Wmin W0 L0 L2 L1 10/5/2014 Phương Chi 138
  • 139. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT GIÁ • Thường vì lý do công bằng • Nhằm bảo vệ người nghèo Mục đích • Không phải tất cả người nghèo đều được hưởng lợi • Có một số người nghèo bị tổn hại Ai thụ hưởng? • Làm biến dạng việc phân bổ nguồn lực xã hội • Làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực • Có sự đánh đổi giữa công bằng & hiệu quả Hiệu quả? 10/5/2014 Phương Chi 139
  • 140. THUẾ & TÁC ĐỘNG • Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách • Khi Chính phủ đánh thuế lên người bán (người mua), ai là người thật sự chịu thuế? • Yếu tố nào quyết định sự phân chia gánh nặng thuế? 10/5/2014 Phương Chi 140
  • 141. THUẾ ĐƠN VỊ & TÁC ĐỘNG - THUẾ ĐÁNH VÀO NGƯỜI MUA (S) (D) (DT) Q P Pd= 32 P0= 30 8$ A Q0 Ps= 24 8$ QT •Tiền thuế đơn vị là 8$ •Mức giá người mua sẵn lòng trả cho người bán khi phải nộp thuế ít hơn trước đây 8$ ở tất cả các lượng hàng muốn mua •Đường cầu ròng là đường cầu ban đầu dịch chuyển xuống 8 đơn vị •Điểm cân bằng thay đổi từ A qua B B 10/5/2014 Phương Chi 141
  • 142. THUẾ ĐƠN VỊ & TÁC ĐỘNG – THUẾ ĐÁNH VÀO NGƯỜI BÁN (ST) (S) (D) Q P Pd= 32 P0= 30 8$ B 8$ A Q0 Ps= 24 QT •Tiền thuế đơn vị là 8$ •Mức giá người bán sẵn lòng bán cho người mua khi phải nộp thuế cao hơn trước đây 8$ ở tất cả các lượng hàng muốn bán •Đường cung gồm thuế là đường cung ban đầu dịch chuyển lên 8 đơn vị •Điểm cân bằng thay đổi từ A qua B 10/5/2014 Phương Chi 142
  • 143. THUẾ ĐƠN VỊ & TÁC ĐỘNG • Tác động của thuế là làm lượng hàng giao dịch giảm xuống • Dù thuế đánh vào người mua hay người bán thì gánh nặng thuế cũng sẽ được phân chia cho cả hai • Yếu tố nào quyết định sự phân chia gánh nặng thuế? 10/5/2014 Phương Chi 143
  • 144. PHÂN CHIA GÁNH NẶNG THUẾ CUNG CO GIÃN HƠN CẦU CẦU CO GIÃN HƠN CUNG  Người bán chịu thuế ít P hơn Q PD P0 PS  Người mua chịu thuế ít hơn Q P (S) (D) QT Q0 PD P0 (S) (D) tS QT Q0 PS tD tD tS 10/5/2014 Phương Chi 144
  • 145. THUẾ ĐƠN VỊ & TÁC ĐỘNG • Mức độ phản ứng trước sự thay đổi giá của người mua, người bán mạnh hay yếu sẽ quyết định sự phân chia tiền thuế giữa họ • Bên nào phản ứng mạnh hơn trước sự thay đổi giá (co giãn hơn) sẽ chịu thuế ít hơn • Dù không chịu trách nhiệm pháp lý nộp thuế thì cũng chịu trách nhiệm kinh tế nộp thuế 10/5/2014 Phương Chi 145
  • 146. TÓM TẮT • Tất cả các chính sách can thiệp đều làm 1 biến dạng thị trường • Giá trần (giá tối đa) sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt 2 • Giá sàn (giá tối thiểu) sẽ gây ra tình trạng dư thừa 3 10/5/2014 Phương Chi 146
  • 147. TÓM TẮT • Thuế sẽ làm qui mô sản xuất (tiêu dùng) giảm xuống • Thuế sẽ tạo ra chênh lệch giữa giá người mua trả và giá người bán nhận (còn gọi là chiếc nêm thuế) 4 • Tác động của thuế đánh vào người mua và thuế đánh vào người bán không khác nhau 5 • Bên nào phản ứng trước sự thay đổi giá yếu hơn sẽ chịu gánh nặng thuế nặng hơn 6 10/5/2014 Phương Chi 147
  • 148. Kinh tế vi mô, Bài 7 Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
  • 149. MỤC TIÊU Hiểu mối quan hệ phụ thuộc của đầu ra vào các yếu tố đầu vào Thảo luận những qui luật chi phối những mối quan hệ trên trong ngắn hạn và trong dài hạn Hiểu nguồn gốc qui luật biến thiên của các chi phí trong bài học tiếp theo 10/5/2014 Phương Chi 149
  • 150. CÁC NỘI DUNG CHÍNH Hàm sản xuất Sản xuất trong ngắn hạn Qui luật năng suất biên giảm dần Sản xuất trong dài hạn Đường phát triển sản xuất Hiệu suất theo qui mô 10/5/2014 Phương Chi 150
  • 151. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT • Sản xuất = Kết hợp các yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất, inputs) để tạo ra đầu ra (outputs) • Các yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) • Thực tế: vốn, nguyên liệu, lao động, đất … • Giả định để đơn giản hóa: vốn (Capital = K) và lao động (Labor = L) • Thời gian cần để hãng có thể thay đổi đầu vào và công nghệ sản xuất • Ngắn hạn (Short-run): Khoảng thời gian không thể thay đổi một hoặc một vài đầu vào • Dài hạn (Long-run): Khoảng thời gian cần để có thể thay đổi tất cả các đầu vào 10/5/2014 Phương Chi 151
  • 152. HÀM SẢN XUẤT PRODUCTION FUNCTION • Chỉ ra mối liên hệ giữa đầu ra được sản xuất và đầu vào được sử dụng • Chỉ ra số lượng đầu ra nhiều nhất hãng có thể sản xuất với các kết hợp đầu vào nhất định và kỹ thuật không thay đổi • Hàm sản xuất với hai đầu vào : • Q = f(K,L) 10/5/2014 Phương Chi 152
  • 153. HÀM SẢN XUẤT Hàm sản xuất với hai đầu vào (ngắn hạn và dài hạn) dạng Cobb-Douglas: • Q = Kα.Lβ Ví dụ: Hàm sản xuất của nền kinh tế Hoa Kỳ cuối thế kỷ 19 là: • Q = K1/4L3/4 10/5/2014 Phương Chi 153
  • 154. HÀM SẢN XUẤT • Trong ngắn hạn, khi hãng tăng sử dụng một yếu tố sản xuất, giữ nguyên yếu tố kia cũng đủ làm đầu ra thay đổi • Trong dài hạn, hãng có thể giữ nguyên đầu ra khi giảm một yếu tố bằng cách tăng yếu tố kia • Trong dài hạn, khi hãng tăng đồng loạt các yếu tố (tăng qui mô) sản xuất, đầu ra sẽ tăng nhưng tốc độ tăng của đầu ra có thể khác của đầu vào 10/5/2014 Phương Chi 154
  • 155. SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN Sản xuất với 1 đầu vào biến đổi (lao động) và một đầu vào cố định (vốn) Các chỉ tiêu xem xét: • Tổng sản lượng (Total Products = TP) • Năng suất trung bình (Average Products = AP) • Năng suất biên (Marginal Products = MP) 10/5/2014 Phương Chi 155
  • 156. SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN • Là toàn bộ sản lượng sản xuất được khi sử dụng một mức lao động nhất định TP • Là sản lượng bình quân do một đơn vị L đóng góp • APL = TPL/L hay APL = Q/L AP • Là phần thay đổi của tổng sản lượng khi tăng thêm 1 đơn vị L sử dụng • MPL = ΔQ/ΔL • Hay MPL = dQ/dL, nếu Q(L) là hàm liên tục MP 10/5/2014 Phương Chi 156
  • 157. SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN Lao động Vốn Tổng sản lượng Năng suất trung bình Năng suất biên L K TP AP MP 0 50 0 1 50 10 10.0 10 2 50 26 13.0 16 3 50 38 12.7 12 4 50 47 11.8 9 5 50 54 10.8 7 6 50 59 9.8 5 7 50 62 8.9 3 8 50 63 7.9 1 9 50 63 7.0 0 10 50 62 6.2 -1 10/5/2014 Phương Chi 157
  • 158. ĐƯỜNG TỔNG SẢN LƯỢNG & ĐƯỜNG NĂNG SUẤT BIÊN 70 60 50 40 30 20 10 0 -10 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 L TP,MP Mối quan hệ giữa TP & MP -Khi MPL > 0 => TPL biến thiên tăng -Khi TP MPL < 0 => TPL MP biến thiên giảm -Khi MPL = 0 => TPL đạt cực đại 10/5/2014 Phương Chi 158
  • 159. TỔNG SẢN LƯỢNG & NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH 70 60 50 Q3 40 Q2 30 Q1 20 10 0 A B C L1 L2 L3 - Đường nối từ gốc tọa độ đến TP tạo thành góc α, AP = tg α. -Tăng L mà tg α tăng => AP tăng -Tăng L mà tg α giảm => AP giảm -AP đạt cực đại khi tg α cực đại 0 2 4 6 8 10 12 10/5/2014 Phương Chi 159
  • 160. ĐƯỜNG NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH & ĐƯỜNG NĂNG SUẤT BIÊN 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 -2 Mối quan hệ giữa AP & MP: -Khi MP > AP => AP tăng lên -Khi MP < AP => AP giảm xuống -Khi MP = AP => AP đạt cực đại 0 2 4 6 8 10 12 AP MP 10/5/2014 Phương Chi 160
  • 161. QUI LUẬT NĂNG SUẤT BIÊN GIẢM DẦN • Khi tăng thêm đầu vào từng phần bằng nhau, đến một mức sử dụng đầu vào nào đó, phần sản lượng tăng thêm sẽ giảm xuống (có nghĩa là MP giảm dần) • Khi đầu vào lao động còn ít, MP tăng nhờ chuyên môn hoá • Khi đầu vào lao động đã nhiều, MP giảm vì tính phi hiệu quả 10/5/2014 Phương Chi 161
  • 162. TÁC ĐỘNG CỦA CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ 80 60 40 20 0 -Công nghệ tiến bộ hơn sẽ làm đường TP dịch chuyển lên. -Con người có thể tạo ra nhiều đầu ra hơn với một mức sử dụng đầu vào như trước. -Con người vẫn phải đối diện với qui luật năng suất biên giảm dần. 0 1 2 3 4 5 6 7 L TP 10/5/2014 Phương Chi 162
  • 163. SẢN XUẤT TRONG DÀI HẠN Sản xuất với cả 2 đầu vào biến đổi: lao động và vốn Các vấn đề xem xét:: • Nhà sản xuất có thể sử dụng các kết hợp đầu vào khác nhau để sản xuất một mức sản lượng • Nhà sản xuất lựa chọn kết hợp đầu vào tối ưu để sản xuất từng mức sản lượng • Tập hợp các kết hợp đầu vào được lựa chọn để sản xuất các mức sản lượng khác nhau 10/5/2014 Phương Chi 163
  • 164. HÀM SẢN XUẤT DÀI HẠN Lao động 1 2 3 4 5 1 10 20 27 33 37 2 20 30 37 42 45 3 27 37 45 50 53 4 33 42 50 55 57 5 37 45 53 57 60 V ố n 10/5/2014 Phương Chi 164
  • 165. SẢN XUẤT TRONG DÀI HẠN • Đường đẳng lượng (Output- Isoquants): là tập hợp các kết hợp đầu vào khác nhau có thể được sử dụng để sản xuất ra cùng mức sản lượng • Độ dốc của từng đường đẳng lượng là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (Marginal Rate of Technical Substitution) cho biết tỷ lệ đánh đổi giữa hai đầu vào khi giữ mức sản lượng không đổi. • MRTSLK = -ΔK/ΔL = MPL/MPK 10/5/2014 Phương Chi 165
  • 166. BiỂU ĐỒ ĐẲNG LƯỢNG & MRTS *Đường đẳng lượng xa gốc tọa độ hơn, đầu ra lớn hơn *MRTS thông thường giảm dần. Ví dụ đầu ra của nhà sản xuất là 37: -Nếu đang sử dụng kết hợp đầu vào là 1L & 5K (A) MRTS = -ΔK/ΔL = 2/1 = 2 - Nếu đang sử dụng kết hợp đầu vào là 3L & 2K (C) MRTS = -ΔK/ΔL = 1/2 Lao động/năm Vốn/năm B C D Q1 = 27 Q2 = 37 5 3 2 1 A 1 2 3 5 10/5/2014 Phương Chi 166
  • 167. SẢN XUẤT TRONG DÀI HẠN • Đường đẳng phí (Isocost Line) là tập hợp các kết hợp đầu vào hãng có thể mua với cùng 1 mức chi phí • Phương trình đường đẳng phí: w.L + r.K = C • Độ dốc của đường đẳng phí cho biết giá tương đối giữa hai đầu vào ngoài thị trường 10/5/2014 Phương Chi 167
  • 168. TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ SẢN XUẤT 1 ĐẦU RA CHO TRƯỚC Điều kiện ràng Điều kiện tối ưu: Q=50 K L K1 K* C L1 K2 B L2 A L* buộc: Q = f(K,L) = Q0 1. MRTSLK = w/r 2. MPL/MPK = w/r *3C. hiM pPhLí/ swả n= x MuấPtK /r tối thiểu khi năng suất biên trên một đơn vị tiền chi phí của các đầu vào bằng nhau 10/5/2014 Phương Chi 168
  • 169. ĐƯỜNG MỞ RỘNG SẢN XUẤT C D 40 30 Đường mở rộng sản xuất chỉ ra các kết hợp K&L với chi phí thấp nhất có thể được dùng để sản xuất từng mức đầu ra trong dài hạn Q4 20 =20 Q1=5 K L 10 A B Q3=15 Q2=10 2 4 6 8 10/5/2014 Phương Chi 169
  • 170. HIỆU SUẤT THEO QUI MÔ • Cho biết mối quan hệ của qui mô sản xuất và hiệu suất sử dụng tất cả các yếu tố đầu vào • Hiệu suất có thể tăng, không đổi, giảm theo qui mô • Khi qui mô sản xuất còn rất nhỏ, tăng qui mô thường dẫn đến tăng hiệu suất do phát huy ưu điểm của qui mô lớn • Khi qui mô đã rất lớn, tăng qui mô có thể dẫn đến hiệu suất giảm do nhược điểm của qui mô lớn bắt đầu bộc lộ 10/5/2014 Phương Chi 170
  • 171. HIỆU SUẤT THEO QUI MÔ Hiệu suất ……..…. theo qui mô Tốc độ tăng của đầu ra so với tốc độ tăng của các đầu vào Hao phí đầu vào để sản xuất một đơn vị đầu ra tăng nhanh hơn giảm giảm chậm hơn tăng không đổi bằng không đổi 10/5/2014 Phương Chi 171
  • 172. TÓM TẮT • Mô tả đầu ra tối đa một hãng có thể sản xuất với từng kết hợp các đầu vào nhất định Hàm sản xuất • Trong ngắn hạn nhà sản xuất không thể thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất nhưng trong dài hạn thì có thể Thời gian • Các chỉ tiêu xem xét: tổng sản lượng (TP), năng suất trung bình (AP) và năng suất biên (MP) • Mối quan hệ phụ thuộc của đầu ra vào các đầu vào được tóm tắt qua qui luật năng suất biên giảm dần Sản xuất trong ngắn hạn 10/5/2014 Phương Chi 172
  • 173. TÓM TẮT • Năng suất biên của đơn vị đầu vào cuối cùng sẽ giảm dần khi lượng sử dụng đầu vào đó tăng lên Qui luật năng suất biên giảm dần • Đường đẳng lượng là tập hợp tất cả những kết hợp của các đầu vào cùng sản xuất ra một mức đầu ra • Đường đẳng lượng dốc xuống vì tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giảm dần Sản xuất trong dài hạn • Để sản xuất 1 mức đầu ra cho trước, kết hợp đầu vào tối ưu là tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường đẳng phí • Tập hợp các kết hợp đầu vào được lựa chọn để sản xuất những mức đầu ra khác nhau là đường mở rộng sản xuất Lựa chọn trong dài hạn 10/5/2014 Phương Chi 173
  • 174. TÓM TẮT • Là tập hợp các kết hợp đầu vào được lựa chọn để sản xuất những mức đầu ra khác nhau Đường mở rộng sản xuất • Hiệu suất có thể tăng, không đổi, giảm theo qui mô • Giai đoạn đầu tăng qui mô hiệu suất thường tăng, giai đoạn cuối tăng qui mô hiệu suất thường giảm Hiệu suất theo qui mô 10/5/2014 Phương Chi 174
  • 175. BÀI TẬP 1  Một nhà sản xuất có hàm sản xuất Q = K1/2L1/2  Biết w=5, r=20  Giả định trong ngắn hạn K đang được sử dụng là 400  Xác định số L tối thiểu cần sử dụng để sản xuất các mức sản lượng Q1 = 400, Q2 =800,Q3 = 1200  Xác định chi phí trong ngắn hạn để sản xuất Q1, Q2, Q3  Xác định kết hợp K và L tối ưu để sản xuất Q1, Q2, Q3 trong dài hạn  Tính chi phí để sản xuất Q1, Q2, Q3 trong dài hạn và so sánh với chi phí để sản xuất chúng trong ngắn hạn 10/5/2014 Phương Chi 175
  • 176. BÀI TẬP 2: Cho biết các hàm sản xuất dưới đây mô tả hiện tượng hiệu suất tăng, giảm hay không đổi theo qui mô Q = K1/2L1/2 Q = 5K1/3L1/3 Q = 0.2K1/2L Q = 2K1/3L2/3 Q = K.L Q = 10K1/4L2/4 Q = K + L Q = 2(K + L) Q = K + 2L 10/5/2014 Phương Chi 176
  • 178. ĐÁP SỐ Ngắn hạn K L C = w.L + r.K Q1 = 400 400 400 10.000 Q2 = 800 400 Q3 = 1200 400 Dài hạn Q1 = 400 200 800 8.000 Q2 = 800 400 Q3 = 1200 600 10/5/2014 Phương Chi 178
  • 179. ĐÁP SỐ Ngắn hạn K L C = w.L + r.K Q1 = 400 400 400 10.000 Q2 = 800 400 1600 16.000 Q3 = 1200 400 3600 26.000 Dài hạn Q1 = 400 200 800 8.000 Q2 = 800 400 1600 16.000 Q3 = 1200 600 2400 24.000 10/5/2014 Phương Chi 179
  • 180. BÀI TẬP 2: Cho biết các hàm sản xuất dưới đây mô tả hiện tượng hiệu suất tăng, giảm hay không đổi theo qui mô Q = K1/2L1/2 Q = 5K1/3L1/3 Q = 0.2K1/2L Q = 2K1/3L2/3 Q = K.L Q = 10K1/4L2/4 Q = K + L Q = 2(K + L) Q = K + 2L Q = K1/2 + L 10/5/2014 Phương Chi 180
  • 181. Kinh tế vi mô, Bài 8 Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
  • 182. MỤC TIÊU • Phân biệt các chi phí khác nhau và hiểu doanh nghiệp quan tâm đến chi phí nào khi ra quyết định • Quan sát các chi phí và qui luật biến thiên của chúng • Thấy mối quan hệ giữa các chi phí 10/5/2014 Phương Chi 182
  • 183. CÁC CHỦ ĐỀ Các khái niệm chi phí Chi phí của doanh nghiệp trong ngắn hạn Chi phí của doanh nghiệp trong dài hạn 10/5/2014 Phương Chi 183
  • 184. CÁC KHÁI NIỆM CHI PHÍ Chi phí hạch toán (Chi phí hiện) Chi phí ẩn Chi phí cơ hội (Chi phí kinh tế) 10/5/2014 Phương Chi 184
  • 185. CÁC KHÁI NIỆM CHI PHÍ Chi phí hạch toán (Chi phí hiện) Accounting Costs (Explicit Costs) • Là những chi phí bằng tiền thực tế chi ra cộng thêm chi phí khấu hao Chi phí ẩn (Implicit Costs) • Là chi phí phát sinh khi bỏ qua cơ hội sử dụng nguồn lực mang lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp 10/5/2014 Phương Chi 185
  • 186. CÁC KHÁI NIỆM CHI PHÍ Chi phí cơ hội (Chi phí kinh tế) Opportunity Costs (Economic Costs) • Là những chi phí của một hãng trong việc sử dụng nguồn lực kinh tế để sản xuất, bao gồm chi phí hạch toán và chi phí ẩn 10/5/2014 Phương Chi 186
  • 187. CÁC KHÁI NIỆM CHI PHÍ Lợi nhuận Lợi nhuận kinh tế Tổng hạch toán Chi phí ẩn Chi phí doanh thu Chi phí hạch toán kinh tế (Chi phí Cơ hội) 10/5/2014 Phương Chi 187
  • 188. CÁC KHÁI NIỆM CHI PHÍ HAI CÁCH NHÌN CHI PHÍ ẨN Xem xét hành vi tối đa hóa lợi ích của một doanh nghiệp Xem xét phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế  Là khoản lợi nhuận cao nhất lẽ ra hãng có thể kiếm được khi sử dụng nguồn lực cho các cách sử dụng khác  Là khoản lợi nhuận bình thường lẽ ra hãng có thể kiếm được 10/5/2014 Phương Chi 188
  • 189. CHI PHÍ TRONG NGẮN HẠN • Giả định hãng sử dụng 2 đầu vào là vốn và lao động. Trong ngắn hạn hãng không thể thay đổi vốn đã đầu tư mà chỉ có thể thay đổi lao động để thay đổi sản lượng. • Muốn tăng sản lượng sản xuất hãng phải thay đổi số lao động sử dụng, do vậy chi phí của hãng sẽ thay đổi. • Chi phí được xem xét là chi phí tối thiểu để sản xuất một mức sản lượng nhất định. 10/5/2014 Phương Chi 189
  • 190. CHI PHÍ TRONG NGẮN HẠN 1 Các chi phí tổng TC = FC + VC TC (Total Costs) Tổng chi phí Là toàn bộ chi phí chi ra để sản xuất một mức đầu ra nhất định FC (Fixed Costs) Định phí Là toàn bộ chi phí sử dụng yếu tố đầu vào cố định, không thay đổi theo mức sản lượng đầu ra VC (Variable Cost) Biến phí Là toàn bộ chi phí sử dụng yếu tố đầu vào biến đổi, thay đổi theo mức sản lượng đầu ra 10/5/2014 Phương Chi 190
  • 191. CHI PHÍ TRONG NGẮN HẠN 2 Các chi phí trung bình (bình quân): là chi phí phân bổ cho 1 đơn vị sản lượng ATC = AFC + AVC ATC (Average Total Costs) Tổng chi phí trung bình ATC = TC/Q AFC (Average Fixed Costs) Định phí trung bình AFC = FC/Q AVC (Average Variable Cost) Biến phí trung bình AVC = VC/Q 10/5/2014 Phương Chi 191
  • 192. CHI PHÍ TRONG NGẮN HẠN 3 Chi phí biên(Marginal Costs): là phần thay đổi của tổng chi phí khi tăng thêm 1 đơn vị đầu ra • MC = ΔTC/ΔQ = ΔVC/ΔQ • MC = dTC/dQ = dVC/dQ 10/5/2014 Phương Chi 192
  • 193. CHI PHÍ TRONG NGẮN HẠN Đường Tổng sản lượng Đường biến phí 55 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 0 1 2 3 4 5 6 7 L w.L L 6w 6 5 4 3 2 1 0 0 10 20 30 40 50 60 Q Q 4w 2w 0 10/5/2014 Phương Chi 193
  • 194. CÁC ĐƯỜNG CHI PHÍ TỔNG TRONG NGẮN HẠN 500 450 400 350 300 250 200 150 100 50 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q FC, VC, TC *Khoảng cách giữa TC và VC theo phương thẳng FC đứng bằng FC. VC *TC là TC VC tịnh tiến theo phương thẳng đứng 1 đoạn bằng FC 10/5/2014 Phương Chi 194
  • 195. CÁC MỐI QUAN HỆ Từ sản xuất đến chi phí Mối quan hệ giữa APL và AVC *AVC = VC/Q = w.L/Q = w/APL * APL tăng => AVC giảm & ngược lại Mối quan hệ giữa MPL và MC *MC = ΔVC/ΔQ = w.ΔL/ΔQ = w/MPL *MPL tăng => MC giảm & ngược lại Các chi phí trung bình và chi phí biên Mối quan hệ giữa MC và AVC MC < AVC=> AVC giảm MC > AVC => AVC tăng MC = AVC tại AVCmin Mối quan hệ giữa MC và ATC MC < ATC => ATC giảm MC > ATC => ATC tăng MC = ATC tại ATCmin 10/5/2014 Phương Chi 195
  • 196. ĐƯỜNG NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH & ĐƯỜNG NĂNG SUẤT BIÊN 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 -2 Nhớ lại 0 2 4 6 8 10 12 AP MP 10/5/2014 Phương Chi 196
  • 197. CÁC ĐƯỜNG CHI PHÍ TRUNG BÌNH & BIÊN TRONG NGẮN HẠN 60 50 40 30 20 10 0 MC AC AVC AFC 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 *AFC dạng hàm y = a/x *AVC, ATC, MC dạng chữ U 10/5/2014 Phương Chi 197
  • 198. CHI PHÍ TRONG DÀI HẠN • Giả định hãng sử dụng 2 đầu vào là vốn và lao động. Bây giờ, trong dài hạn hãng có thể thay đổi cả vốn lẫn lao động để thay đổi sản lượng. => Không có định phí • Hãng sẽ chọn kết hợp đầu vào tối ưu để sản xuất các mức sản lượng khác nhau, đó là các kết hợp đầu vào nằm trên đường mở rộng sản xuất (expansion path) • Chi phí trong dài hạn là chi phí tối thiểu của các chi phí trong ngắn hạn cùng sản xuất 1 mức đầu ra 10/5/2014 Phương Chi 198
  • 199. CHI PHÍ DÀI HẠN VỚI HIỆU QUẢ TĂNG, GIẢM THEO QUI MÔ SAC1 SAC2 SAC3 LAC Q AC Q’ Q1 Q2 AC2 AC1 10/5/2014 Phương Chi 199
  • 200. CHI PHÍ DÀI HẠN VỚI HIỆU QUẢ TĂNG RỒI GIẢM THEO QUI MÔ SAC1 SAC3 SAC5 LAC Q AC SAC2 SAC4 10/5/2014 Phương Chi 200
  • 201. HIỆU SUẤT THEO QUI MÔ Hiệu suất ……..…. theo qui mô Tốc độ tăng của đầu ra so với tốc độ tăng của các đầu vào Hao phí đầu vào để sản xuất một đơn vị đầu ra tăng nhanh hơn giảm giảm chậm hơn tăng không đổi bằng không đổi 10/5/2014 Phương Chi 201
  • 202. HIỆU QUẢ THEO QUI MÔ Hiệu quả ……..…. theo qui mô Tốc độ tăng của đầu ra so với tốc độ tăng của các chi phí đầu vào Chi phí để sản xuất một đơn vị đầu ra tăng nhanh hơn giảm giảm chậm hơn tăng không đổi bằng không đổi 10/5/2014 Phương Chi 202
  • 203. CHI PHÍ DÀI HẠN VỚI HIỆU QUẢ TĂNG RỒI GIẢM THEO QUI MÔ LMC Mối quan hệ giữa LMC và LAC: *L MC < LAC => ALA giảm *LMC > LAC => LAC tăng *LMC = LAC tại LACmin Q LAC LMC LAC 10/5/2014 Phương Chi 203
  • 204. TÓM TẮT • Các nhà sản xuất khi ra quyết định sản xuất, kinh doanh sẽ dựa trên so sánh các chỉ tiêu doanh thu với chi phí kinh tế 1 • Chi phí kinh tế (Chi phí cơ hội) bao gồm chi phí hạch toán (chi phí hiện) và chi phí ẩn 2 • Lợi nhuận kinh tế sẽ bé hơn lợi nhuận hạch toán. Lợi nhuận kinh tế bằng không thì tình hình kinh doanh đã đủ tốt để tiếp tục hoạt động 3 10/5/2014 Phương Chi 204
  • 205. TÓM TẮT • Trong ngắn hạn,tổng chi phí sản xuất bao gồm định phí (không thay đổi theo sản lượng) và biến phí (thay đổi theo sản lượng) 4 • Các chi phí tổng phân bổ cho 1 đơn vị sản lượng là chi phí trung bình (bình quân) • Chi phí biên là phần thay đổi của tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị đầu ra 5 • Trong dài hạn, nhà sản xuất sẽ chọn qui mô nào có chi phí thấp nhất để sản xuất 1 mức sản lượng mình muốn • Trong dài hạn thông thường khi tăng qui mô sản xuất hiệu quả sẽ tăng rồi sau đó sẽ giảm 6 10/5/2014 Phương Chi 205
  • 206. TÓM TẮT • Các đường chi phí trong ngắn hạn có dạng chữ U: AVC, ATC, MC 7 • Đường MC cắt đường AVC tại AVCmin và cắt đường ATC tại ATCmin 8 • Trong dài hạn, đường LMC và LAC cũng có dạng chữ U. Đường LMC cắt đường LAC tại LACmin 9 10/5/2014 Phương Chi 206
  • 207. BÀI TẬP Một nhà sản xuất có hàm sản xuất như sau: TC = 2Q2 + 10Q + 8oo  Giả định hàm sản xuất này là của ngắn hạn + Hãy viết các hàm FC, VC, AFC, AVC, ATC, MC + Hãy tính AFC, ATC, MC khi Q=40 + Chứng minh rằng đường MC cắt đường ATC tại ATCmin 10/5/2014 Phương Chi 207
  • 208. BÀI TẬP 2  Một nhà sản xuất có hàm sản xuất Q = K1/2L1/2  Biết w=5 và r=20  Giả định trong ngắn hạn nhà sản xuất đang sử dụng 400K, hãy viết hàm STC = f(Q) của nhà sản xuất này  Giả định trong dài hạn, nhà sản xuất có thể thay đổi cả L và K sử dụng, hãy viết hàm LTC = f(Q) của nhà sản xuất này 10/5/2014 Phương Chi 208
  • 209. Kinh tế vi mô, Bài 9 Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
  • 210. MỤC TIÊU • Rút ra qui tắc hoạt động của các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo để tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa thua lỗ trong ngắn hạn 1 • Hiểu nguồn gốc đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp và của ngành cạnh tranh 2 • Giải thích quá trình điều tiết của thị trường cạnh tranh để thị trường đạt cân bằng trong dài hạn 3 10/5/2014 Phương Chi 210
  • 211. CÁC NỘI DUNG CHÍNH • Đặc điểm thị trường cạnh tranh hoàn hảo • Các chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp • Hành vi của doanh nghiệp trong ngắn hạn • Đường cung doanh nghiệp và đường cung ngành trong ngắn hạn • Hành vi của doanh nghiệp trong dài hạn • Cân bằng của ngành trong dài hạn • Hiệu quả của thị trường cạnh tranh 10/5/2014 Phương Chi 211
  • 212. CÁC CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG Các tiêu thức Cạnh tranh hoàn hảo Cạnh tranh độc quyền Độc quyền nhóm Độc quyền hoàn toàn Số lượng người mua Rất nhiều Rất nhiều Rất nhiều Rất nhiều Số lượng người bán Rất nhiều Rất nhiều Một nhóm Duy nhất một hãng Mức độ giống nhau của sản phẩm Hoàn toàn đồng nhất Giống, có khác biệt *Khác, thay thế được *Giống Duy nhất, không có sản phẩm thay thế Gia nhập/ Rời bỏ ngành Tự do Tự do Có rào cản Có rào cản Tương tác chiến lược Không Không Có Không Phương Chi 212 10/5/2014
  • 213. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO 1. Rất nhiều người mua, người bán 2. Hàng hóa đồng nhất 3. Tự do gia nhập/ rời bỏ ngành 4. Thông tin hoàn hảo Đặc điểm 10/5/2014 Phương Chi 213
  • 214. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO • Mỗi người mua, người bán không thể chi phối giá trên thị trường • Người mua, người bán trên thị trường này đều là người chấp nhận giá (Price taker) • Trong các cấu trúc thị trường khác (cạnh tranh độc quyền, độc quyền nhóm, độc quyền hoàn toàn), người bán là người định giá (Price maker) 10/5/2014 Phương Chi 214
  • 215. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP TR • Total Revenue • Là toàn bộ tiền thu được do bán ra một mức sản lượng nhất định • TR = P*q AR • Average Revenue • Là tiền bán hàng thu được trên một đơn vị sản lượng bán ra • AR = TR/q= P*q/q = P MR • Marginal Revenue • Là phần thay đổi của tổng doanh thu khi bán ra thêm một đơn vị sản lượng • MR = ΔTR/Δq • MR = d(TR)/dq = d(P.q)/dq = P 10/5/2014 Phương Chi 215
  • 216. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP  Đường tổng doanh thu TR TR3 TR2 TR1 q *Giá bán của doanh nghiệp là giá cân bằng của thị trường *Giá bán càng cao độ dốc của đường tổng doanh thu càng lớn 10/5/2014 Phương Chi 216
  • 217. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP  Đường doanh thu trung bình và đường doanh thu biên AR3, MR3, d3 AR2, MR2, d2 AR1, MR1, d1 q *Giá bán càng cao đường doanh thu trung bình, doanh thu biên càng dịch chuyển lên trên *Đường AR là đường cầu trước doanh nghiệp AR MR P3 P2 P1 10/5/2014 Phương Chi 217
  • 218. ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGẮN HẠN TR3 TC VC TR2 x y TR1 q TR,TC,VC Mục tiêu trong ngắn hạn của doanh nghiệp *Nếu có thể có lợi nhuận: TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN *Nếu không thể có lợi nhuận: TỐI THIỂU HÓA THUA LỖ 10/5/2014 Phương Chi 218
  • 219. ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGẮN HẠN q x y TR TC q* TR-TC TR,TC Sản lượng lựa chọn để đạt mục tiêu là sản lượng tối ưu (q*), tại đó lợi nhuận nhiều nhất (hoặc thua lỗ ít nhất trong trường hợp không thể có lời) 10/5/2014 Phương Chi 219
  • 220. ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGẮN HẠN NGƯỠNG SINH LỜI NGƯỠNG ĐÓNG CỬA  Ngưỡng sinh lời là mức giá tại đó doanh nghiệp bắt đầu có lời  P>NSL => có lời  P<NSL => bị lỗ  Ngưỡng đóng cửa là mức giá tại đó doanh nghiệp bắt đầu đóng cửa  P>NĐC => hoạt động  P<NĐC => đóng cửa  Khi không thể có lời Đóng cửa => π = - FC  Nếu sản xuất mà π < -FC, tốt nhất là đóng cửa  Nếu sản xuất mà π > -FC, tốt nhất là sản xuất 10/5/2014 Phương Chi 220
  • 221. ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGẮN HẠN x y MC AC AVC AR,MR AC,AVC P3 P2 P1 AR3, MR3,d3 AR2, MR2,d2 AR1, MR1,d1 q *Mức giá nào có lời? *Mức giá nào thua lỗ? *Mức giá nào sản xuất? *Mức giá nào đóng cửa? 1.Ngưỡng sinh lời là mức giá nào? 2.Ngưỡng đóng cửa là mức giá nào? 10/5/2014 Phương Chi 221
  • 222. ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGẮN HẠN x y MC AC AVC P3 AR3, MR3,d3 q0 q1 q2 Sản lượng nào tối đa hóa lợi nhuận? 10/5/2014 Phương Chi 222
  • 223. ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGẮN HẠN  Nếu có thể có lợi nhuận: TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN  Nếu không thể có lợi nhuận: TỐI THIỂU HÓA THUA LỖ Bằng cách nào?  Tiếp tục sản xuất  Đóng cửa Khi nào? P>ATCmin Khi nào? P<ATCmin Khi nào? P>AVCmin Khi nào? P<AVCmin 10/5/2014 Phương Chi 223
  • 224. ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGẮN HẠN Để tối đa hóa lợi nhuận • Nếu MC<MR => Nên tăng sản lượng • Nếu MC>MR => Nên giảm sản lượng • Nếu MC=MR => Nên giữ nguyên sản lượng Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận: MC = MR 10/5/2014 Phương Chi 224
  • 225. ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGẮN HẠN x y MC AC AVC P4 P3 P2 P1 AR4, MR4,d4 AR3, MR3,d3 AR2, MR2,d2 AR1, MR1,d1 q2 q3 q4 *Đường cung doanh nghiệp chỉ ra mối liên hệ giữa giá và lượng hàng doanh nghiệp sẵn lòng cung ứng ra thị trường (sản lượng tối ưu) *Đường cung trong ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh chính là nhánh chi phí biên trên AVCmin *Lượng hàng tối ưu của doanh nghiệp của từng mức giá? *Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp được suy ra từ đường chi phí nào? Nhánh nào? 10/5/2014 Phương Chi 225
  • 226. ĐƯỜNG CUNG TRONG NGẮN HẠN CỦA NGÀNH CẠNH TRANH S S1 S2 P Q 2 4 6 7 11 10 7 *Lượng cung của ngành/thị trường là tổng lượng cung của các doanh nghiệp trong ngành *Cộng các đường cung trong ngắn hạn của các doanh nghiệp trong ngành theo phương ngang sẽ được đường cung trong ngắn hạn của ngành cạnh tranh 10/5/2014 Phương Chi 226
  • 227. ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG DÀI HẠN •Trong dài hạn, doanh nghiệp KHÔNG theo đuổi mục tiêu tối thiểu hóa thua lỗ •Chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp là chi phí kinh tế và lợi nhuận kinh tế •Nên nhớ: Lợi nhuận kinh tế bằng không là x tình hình kinh doanh đã đủ tốt y MC AC P Lợi nhuận AR,MR,d q* 10/5/2014 Phương Chi 227
  • 228. ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP THỊ TRƯỜNG P D P1 P1 P2 P2 x y P MC AC q S1 S2 Q 10/5/2014 Phương Chi 228
  • 229. ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG DÀI HẠN LỢI NHUẬN KINH TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH > O CÁC DOANH NGHIỆP MỚI GIA NHẬP NGÀNH CUNG NGẮN HẠN CỦA NGÀNH TĂNG GIÁ CÂN BẰNG GIẢM 10/5/2014 Phương Chi 229
  • 230. ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP THỊ TRƯỜNG P D P2 P2 P P1 1 x y P MC AC q S2 S1 Q 10/5/2014 Phương Chi 230
  • 231. ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG DÀI HẠN LỢI NHUẬN KINH TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH < O MỘT SỐ DOANH NGHIỆP RỜI BỎ NGÀNH CUNG NGẮN HẠN CỦA NGÀNH GIẢM GIÁ CÂN BẰNG TĂNG 10/5/2014 Phương Chi 231
  • 232. CÂN BẰNG CỦA NGÀNH TRONG DÀI HẠN Lợi nhuận kinh tế = O Không có (P = ATCmin) gia nhập ngành Không có rời bỏ ngành Ngành đạt trạng thái cân bằng 10/5/2014 Phương Chi 232
  • 233. CÂN BẰNG CỦA NGÀNH TRONG DÀI HẠN Giả định có sự thay đổi từ phía cầu khi ngành đang cân bằng Cầu tăng => P tăng Dẫn đến gia nhập ngành Cầu giảm => P giảm Dẫn đến rời bỏ ngành 10/5/2014 Phương Chi 233
  • 234. CÂN BẰNG CỦA NGÀNH TRONG DÀI HẠN NGÀNH CÓ CHI PHÍ KHÔNG ĐỔI THEO QUI MÔ DOANH NGHIỆP THỊ TRƯỜNG P P2 P2 P1 P1 x y P MC AC q SS1 SS2 D1 LS D2 Q 10/5/2014 Phương Chi 234
  • 235. ĐƯỜNG CUNG DÀI HẠN CỦA NGÀNH Đường cung dài hạn là tập hợp các điểm thị trường cân bằng (QS = QD) đồng thời ngành cũng cân bằng (không có gia nhập cũng không có rời bỏ ngành) • Đường cung dài hạn ≠ đường cung ngắn hạn Hình dạng đường cung dài hạn của ngành thay đổi theo từng ngành • Ngành có chi phí không đổi theo qui mô =>nằm ngang • Ngành có chi phí tăng theo qui mô =>dốc lên • Ngành có chi phí giảm theo qui mô =>dốc xuống 10/5/2014 Phương Chi 235
  • 236. CÂN BẰNG TRONG DÀI HẠN & HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH P = ATCmin Người tiêu dùng mua hàng với giá thấp nhất Nguồn lực được sử dụng hiệu quả P = ATCmin Sản xuất với chi phí thấp nhất mà kỹ thuật cho phép Cơ chế điều tiết của thị trường cạnh tranh sẽ giữ lại những nhà sản xuất có chi phí thấp nhất 10/5/2014 Phương Chi 236
  • 237. TÓM TẮT • Là người chấp nhận giá • Có đường cầu trước doanh nghiệp nằm ngang (Cầu hoàn toàn co giãn) Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo • Ngắn hạn: • Nếu có thể có lời => Tối đa hóa lợi nhuận • Nếu không thể có lời => Tối thiểu hóa thua lỗ • Dài hạn: Tối đa hóa lợi nhuận Mục tiêu của DNCTHH • Ngưỡng sinh lời là mức giá tại đó DN bắt đầu có lời. NSL = ATCmin • Ngưỡng đóng cửa là mức giá tại đó DN bắt đầu đóng cửa. NĐC = AVCmin 2 mức giá đặc biệt 10/5/2014 Phương Chi 237
  • 238. TÓM TẮT • Là sản lượng thỏa điều kiện π max • So sánh các chỉ tiêu biên, điều kiện đạt mục tiêu là MC = MR Sản lượng đạt mục tiêu • Cho biết sản lượng doanh nghiệp sẵn lòng cung ứng ra thị trường với các mức giá khác nhau • Là nhánh MC nằm trên AVCmin Đường cung doanh nghiệp ngắn hạn • Là tổng theo phương ngang của các đường cung doanh nghiệp ngắn hạn Đường cung ngành ngắn hạn 10/5/2014 Phương Chi 238
  • 239. TÓM TẮT • P > ATCmin => Lợi nhuận kinh tế > O => quá trình gia nhập xảy ra => cung ngắn hạn của ngành tăng => giá giảm • P < ATCmin => Lợi nhuận kinh tế < O => quá trình rời bỏ ngành xảy ra => cung ngắn hạn của ngành giảm => giá tăng Cơ chế tự điều tiết của TTCTHH • Là trạng thái khi không có thay đổi về số lượng doanh nghiệp trong ngành • Xảy ra khi P = ATCmin • Nguồn lực được phân bổ hiệu quả Cân bằng dài hạn của ngành • Là tập hợp các điểm thị trường cân bằng đồng thời ngành cũng cân bằng Đường cung dài hạn của ngành 10/5/2014 Phương Chi 239
  • 240. BÀI TẬP Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí như sau; TC = 2q2 + 8q + 450 1. Giả định hàm chi phí trên là của ngắn hạn * Xác định ngưỡng sinh lời của hãng * Xác định mục tiêu, sản lượng đạt mục tiêu và lợi nhuận tối đa của hãng khi giá trên thị trường lần lượt là: (1)80; (2)72; (3) 56 * Hãy viết hàm cung của hãng * Giả định ngành gồm 1000 hãng giống hệt nhau, hãy viết hàm cung của ngành 10/5/2014 Phương Chi 240
  • 241. BÀI TẬP 2. Giả định hàm chi phí trên là của dài hạn * Nếu giá trên thị trường đang là 72, cho biết xu hướng thay đổi của giá và giải thích * Cho biết giá sẽ tiến tới ổn định tại mức nào * Giả định ngành này có chi phí không đổi theo qui mô, hãy viết hàm số đường cung dài hạn của ngành 10/5/2014 Phương Chi 241
  • 242. Kinh tế vi mô, Bài 8 Giảng viên: Nguyễn Hồ Phương Chi
  • 243. MỤC TIÊU • Hiểu nguồn gốc của độc quyền và thấy ý nghĩa của sức mạnh thị trường 1 • Hiểu qui tắc hoạt động của nhà độc 2 quyền bán • Thấy sự khác biệt giữa thị trường cạnh tranh và độc quyền, tính phi hiệu quả của độc quyền và sự can thiệp của Chính phủ trên thị trường độc quyền đôi khi là cần thiết 3 Thấy sự phân biệt giá làm tăng lợi nhuận 4 của nhà độc quyền 10/5/2014 Phương Chi 243
  • 244. CÁC NỘI DUNG CHÍNH • Đặc điểm thị trường độc quyền • Nguồn gốc độc quyền • Qui tắc hoạt động của nhà độc quyền để tối đa hóa lợi ích • Mất mát vô ích do độc quyền • Sự can thiệp của Chính phủ • Phân biệt giá 10/5/2014 Phương Chi 244
  • 245. CÁC CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG Cạnh tranh hoàn hảo 10/5/2014 Các tiêu thức Phương Chi 245 Cạnh tranh độc quyền Độc quyền nhóm Độc quyền hoàn toàn Số lượng người mua Rất nhiều Rất nhiều Rất nhiều Rất nhiều Số lượng người bán Rất nhiều Rất nhiều Một nhóm Duy nhất một hãng Mức độ giống nhau của sản phẩm Hoàn toàn đồng nhất Giống, có khác biệt *Khác, thay thế được *Giống Duy nhất, không có sản phẩm thay thế Gia nhập/ Rời bỏ ngành Tự do Tự do Có rào cản Có rào cản Tương tác chiến lược Không Không Có Không
  • 246. SỨC MẠNH CỦA NHÀ ĐỘC QUYỀN • Là người định giá (Price Maker) • Có quyền thay đổi giá bán • Tuy nhiên, sức mạnh của nhà độc quyền không phải là vô hạn • Người tiêu dùng sẽ phản ứng trước những sự thay đổi giá của nhà độc quyền • Muốn bán được nhiều hàng hóa hơn => phải bán giá thấp hơn • Muốn bán được giá cao hơn => phải chấp nhận bán được ít hàng hóa hơn • => Đường cầu của DN là đường cầu thị trường 10/5/2014 Phương Chi 246
  • 247. NGUỒN GỐC ĐỘC QUYỀN 1. Sở hữu nguồn lực then chốt 2. Cơ chế quản lý của Chính phủ • Giấy phép hoạt động • Bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả 3. Lợi thế kinh tế theo qui mô Độc quyền tự nhiên 10/5/2014 Phương Chi 247
  • 248. DOANH THU CỦA NHÀ ĐỘC QUYỀN TR • Total Revenue • Là toàn bộ tiền thu được do bán ra một mức sản lượng nhất định • TR = P*Q AR • Average Revenue • Là tiền bán hàng thu được trên một đơn vị sản lượng bán ra • AR = TR/Q= P*Q/Q = P MR • Marginal Revenue • Là phần thay đổi của tổng doanh thu khi bán ra thêm một đơn vị sản lượng • MR = ΔTR/ΔQ • MR =d(TR)/dQ 10/5/2014 Phương Chi 248
  • 249. DOANH THU CỦA NHÀ ĐỘC QUYỀN P Q TR AR MR 7 0 0 -- -- 6 1 6 6 6 5 2 10 5 4 4 3 12 4 2 3 4 12 3 0 2 5 10 2 -2 1 6 6 1 -4 0 7 0 0 -6 10/5/2014 Phương Chi 249
  • 250. SO SÁNH CẠNH TRANH & ĐỘC QUYỀN Đường cầu trước doanh nghiệp cạnh tranh và doanh nghiệp độc quyền khác nhau Doanh nghiệp cạnh tranh có đường cầu trước DN nằm ngang (cầu hoàn toàn co giãn) Doanh nghiệp độc quyền có đường cầu trước DN dốc xuống (chính là đường cầu thị trường) Phương Chi 250 10/5/2014
  • 251. SO SÁNH DOANH THU CỦA DN CẠNH TRANH & ĐỘC QUYỀN CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN TR,AR,MR TR AR 1 2 3 4 5 6 7 12 10 8 6 4 2 x y Q MR TR AR, MR q 10/5/2014 Phương Chi 251

Notes de l'éditeur

  1. Qui luật cầu
  2. Qui luật cầu
  3. 9