SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  7
Nhóm 1
Thành viên Tỷ lệ tham gia
Nguyễn Thị Kiều Diễm 100%
Phan Thị Ngọc Linh 100%
Lê Ngọc Nhi 100%
Nguyễn Văn Hoá 100%
Nguyễn Tiến Thơ 100%
Nguyễn Chiến Thắng 100%
Nguyễn Thiên Hùng 100%
Nguyễn Như Diệu Quỳnh 100%
Nguyễn Văn Khương 100%
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI:
1. Môi trường vĩ mô:
1.1 Tác động của dịch Covid-19: Ngành dệt may cần nhiều nhân công để
sản xuất, do đó bị ảnh hưởng trực tiếp nếu có lao động mắc Covid-19. Dịch bệnh làm các
nhà máy phải ngừng hoạt động, hoạt động kém hiệu quả hoặc phải tốn nhiều chi phí để
đảm bảo an toàn khi ở vùng dịch. Trong năm 2020 việc kiểm soát dịch bệnh không thành
công có thể dẫn đến việc thị phần trong ngành giảm xuống ở các thị trường quốc tế. Kết
thúc năm 2020, toàn ngành Dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu là 35 tỷ USD,
giảm 10% so với năm 2019.
1.2 Luật pháp: Là doanh nghiệp đã đăng kí giao dịch trên sàn Upcom,
Tổng công ty chịu sự tác động bởi nhiều luật liên quan đến kinh doanh như Luật Doanh
Nghiệp, Luật Chứng Khoán, Luật Kế Toán, Luật Lao Động, Luật Bảo Hiểm... Ngoài ra,
Tổng công ty còn chịu sự chi phối của các Thông tư, Nghị định và các văn bản liên quan
đến hoạt động xuất nhập khẩu từ chính sách thuế, hải quan... Bên cạnh đó, với phần lớn
doanh thu đến từ thị trường xuất khẩu, yêu cầu tuân thủ quy định của nước nhập khẩu,
tuân thủ quy định tại các Hiệp định thương mại quốc tế, Công ước, Điều ước quốc tế
cũng là một nội dung quan trọng trong hoạt động Tổng công ty. Để đảm bảo tuân thủ và
hạn chế rủi ro pháp lý, bộ phận pháp chế đã chủ động cập nhật thường xuyên và liên tục
các văn bản pháp luật mới, phổ cập và tập huấn các quy định pháp luật chuyên ngành liên
quan tới tất cả các đơn vị trong Tổng công ty.
1.3 Rủi ro tỷ giá: Tổng công ty chịu ảnh hưởng lớn của sự biến động tỷ
giá do nhu cầu phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và xuất khẩu thành phẩm ra nước
ngoài, những tác động của tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Tổng công ty. Với
mục tiêu ngày càng mở rộng các hoạt động xuất khẩu, trở thành một trong những doanh
nghiệp dệt may hàng đầu của ngành Dệt may Việt Nam nói riêng, Tổng công ty luôn có
những chính sách tài chính cụ thể để hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá gây ra.
1.4 Định hướng phát triển của Chính phủ và các chính sách: Tạo điều
kiện thuận lợi cho ngành dệt may tiếp tục tăng trưởng Chính phủ Việt Nam đang có định
hướng phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2030 thông qua phát triển ngành
công nghiệp phụ trợ và cải thiện các mắt xích chưa tốt như trồng bông để giảm phụ thuộc
nhập khẩu bông từ thế giới, tăng cường đầu tư lĩnh vực dệt nhuộm còn chưa phát triển.
Theo định hướng này, Dệt may là 1 trong số 6 lĩnh vực nằm trong danh mục sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của Việt Nam. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có được
môi trường kinh doanh tương đối thuận lợi để phát triển trong thời gian tới khi Chính phủ
có các chính sách chi tiết và cụ thể để phát triển ngành.
1.5 Công nghệ 4.0 sẽ là một động lực thúc đẩy khiến việc sản xuất hàng
may mặc dịch chuyển sang quốc gia khác nhờ chi phí rẻ hơn. Theo tổ chức lao động thế
giới ILO, 86% người lao động Việt Nam trong ngành dệt may - da giày có thể đối mặt với
nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóa và robot trong các dây chuyền sản xuất. Công
nghệ thay đổi liên tục đòi hỏi công ty phải đầu tư lớn vào công nghệ hoặc phải chịu mất
lợi thế về công nghệ.
1.6 Xu hướng sính ngoại và trào lưu về thời trang: Thay đổi do du nhập
văn hóa từ Hàn Quốc, Nhật Bản... đồng thời mẫu mã và thiết kế đa dạng hơn, thị trường
nội địa có thể sẽ về tay các doanh nghiệp FDI và hàng ngoại nhập nếu các doanh nghiệp
không thay đổi để giảm giá thành và đa dạng mẫu mã sản phẩm. Bên cạnh đó, các hiệp
định thương mại tự do sẽ là một động lực khiến hàng ngoại xâm nhập vào thị trường nội
địa không cần qua con đường tiểu ngạch.
1.7 Xu hướng tăng giá nhân công tại Việt Nam do thường xuyên điều
chỉnh tăng lương tối thiểu và thay đổi về bảo hiểm xã hội, sản xuất hàng may mặc sẽ phải
đối mặt với việc các hãng thời trang và các nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng sang các
quốc gia lân cận với chi phí lao động thấp hơn. Theo Báo cáo của BMI về rủi ro thị trường
lao động Việt Nam 2019, trong xếp hạng về sự cạnh tranh trong giá nhân công, Việt Nam
xếp thứ 14 trong tổng số 18 nước Đông Nam Á về rủi ro thay đổi chi phí lao động. Điều
này cho thấy chi phí nhân công ở Việt Nam đang dần kém cạnh tranh so với các quốc gia
sản xuất hàng may mặc khác như Campuchia, Myanmar.
2. Môi trường vi mô:
2.1 Tốc độ phát triển của ngành may mặc: Trong năm 2020, do ảnh
hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19, ngành Dệt may Việt Nam gặp nhiều nhiều khó khăn và
thách thức: (i) Đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu (ii) Đơn hàng sụt giảm nghiêm
trọng khi lệch giãn cách xã hội và thói quen tiêu dùng thay đổi. Mặc dù dịch bệnh làm tăng
nhu cầu các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế khẩu trang (cả nội địa và nước ngoài), tuy
nhiên không quá nhiều doanh nghiệp niêm yết được hưởng lợi từ điều này (trừ TCM là
doanh nghiệp hiếm hoi tự chủ được nguồn vải cũng như có đơn hàng khẩu trang 15 triệu
USD trong Quý 2)
Kết thúc năm 2020, toàn ngành Dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu là 35 tỷ
USD, giảm 10% so với năm 2019. Trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn, các doanh
nghiệp Dệt may niêm yết cũng ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm: 12 doanh nghiệp ghi
nhận tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 45,998 tỷ (-17% YoY) và 2,316 tỷ (-
17% YoY).
2.2 Mức độ cạnh tranh trong ngành tương đối cao: Cạnh tranh trên thị
trường tương đối cao. Các công ty với quy mô nhỏ sẽ càng phải cạnh tranh khốc liệt. Ngoài
ra, các doanh nghiệp còn chịu cạnh tranh từ các nước đang phát triển khác không chỉ trên
thị trường hàng may mặc xuất khẩu mà cả tại thị trường trong nước do dần dần Việt Nam
không còn lợi thế về chi phí nhân công nữa. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu
nhận gia công từ đơn đặt hàng của nước ngoài, sản xuất ở khâu cắt may và hoàn thiện đơn
giản, các doanh nghiệp đều có thể làm được công việc tương tự nhau. Do rào cản gia nhập
ngành không cao, quá nhiều doanh nghiệp trong ngành (hơn 8.000 doanh nghiệp) khiến
cạnh tranh trong ngành càng trở nên gay gắt.
Mức độ cạnh tranh cao do doanh nghiệp chưa có sự khác biệt nhiều trong khâu sản
xuất, dây chuyền sản xuất tương đối giống nhau, đặc trưng của sản phẩm tương đối giống
nhau. Rào cản thoát khỏi ngành may được đánh giá ở mức trung bình do đặc thù của ngành
là thâm dụng lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong địa phương. Đối với
ngành dệt, do đặc thù máy móc thiết bị, rào cản thoát khỏi ngành tương đối cao.
2.3 Khả năng mặc cả của khách hàng đối với các doanh nghiệp tương
đối cao. Mức độ cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp do chưa có sự khác biệt nhiều trong
khâu sản xuất, dây chuyền sản xuất tương đối giống nhau, đặc trưng của sản phẩm tương
đối giống nhau. Sản phẩm không có khác biệt vượt trội do đó, bên mua có thể dễ dàng
chuyển đặt hàng sang doanh nghiệp khác trong ngành hoặc doanh nghiệp ở nước khác.
2.4 Vị thế thương lượng của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp thấp:
số lượng nhà cung cấp lớn, sự khác biệt không quá cao, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp
thấp. Hiện tại nhà cung cấp chủ yếu cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là các công
ty tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Số lượng nhà cung cấp tương đối lớn và không
khác biệt lớn về sản phẩm cung cấp. Về lao động, do đặc điểm lao động trong ngành chủ
yếu là lao động phổ thông với kỹ năng không cao, mặt khác lực lượng lao động dồi dào
nên khả năng mặc cả của doanh nghiệp tương đối cao.
2.5 Sản phẩm ngành dệt may là thiết yếu, không có sản phẩm thay thế
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Các nhân tố bên
ngoài
Mức độ quan
trọng
Phân loại Số điểm quan
trọng
Tác động của
dịch Covid-19
0,15 4 0,6
Tác động của các
bộ luật kinh
doanh trong
nước và quốc tế
0,1 4 0,4
Rủi ro biến động
tỷ giá
0,15 2 0,3
Định hướng phát
triển ngành công
nghiệp dệt may
đến năm 2030
0,05 2 0,1
Sự thay đổi
nhanh chóng của
công nghệ
0,05 3 0,15
Xu hướng sính
ngoại và trào lưu
về thời trang
thay đổi
0,15 3 0,45
Xu hướng tăng
giá nhân công tại
Việt Nam
0,1 3 0,3
Mức độ cạnh
tranh của ngành
cao
0,1 3 0,3
Khách hàng có
khả năng mặc cả
tương đối
0,05 2 0,1
Số lượng nhà
cung cấp lớn, sự
khác biệt không
quá cao, chi phí
chuyển đổi nhà
cung cấp thấp.
0,1 3 0,3
Tổng 3
 Nhận xét: May 10 có tổng điểm đánh giá môi trường bên ngoài là 3, tổng
công ty phản ứng ở mức khá với những tác nhân từ môi trường bên ngoài.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG:
1. Lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn: Máy móc thiết bị chủ yếu hiện
nay của công ty là máy chuyên dùng, phần lớn được sản xuất ở các nước tư bản như : Nhật,
Mỹ, Đức, Hungary.Nhờ việc đầu tư máy móc thiết bị kịp thời tạo điều kiện cho việc cải
tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm đáp ứng được mọi
yêu cầu của kách hàng. Các công doạn sán xuất được chuyên môn hoá cao do đó đã hạ giá
thành ở nhiều công đoạn.Mặt khác do đặc điểm máy móc thiết bị ngành may là luôn được
cải tiến hiện đại nên công ty tổ chức theo 2 ca để khấu hao nhanh máy móc thiết bị và công
ty cũng kết hợp mở rộng sản xuất tới các địa phương, thành lập các công ty liên doanh. Do
đó mà công ty có thể chuyển giao máy móc thiết bị cũ cho địa phương, tận dụng được lực
lượng lao động nhà xưởng sẵn có ở địa phương để sản xuất kinh doanh hàng may mặc,
thực hiên cả hai bên cùng có lợi.
Trong năm 2020 giá trị đầu tư thực hiện 77,47 tỷ đồng, bằng 54,5% kế hoạch. Bao
gồm 1 số hạng mục chính như sau:
- Đầu tư thiết bị sản xuất khẩu trang y tế.
- Đầu tư thiết bị công nghệ bổ sung, thay thế.
- Cải tạo cơ sở sản xuất, nhà kho và hệ thống cửa hàng.
Nguyên nhân giá trị đầu tư thực hiện thấp hơn kế hoạch là do ảnh hưởng của đại dịch
Covid – 19, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng, số lượng các sản phẩm
truyền thống bị sụt giảm mạnh nên việc đầu tư thiết bị công nghệ, thiết bị thay thế
được công ty cân nhắc kĩ.
2. Năng lực kinh doanh và doanh thu của Tổng công ty tăng trưởng,
khả năng sinh lời đạt tương đương như năm trước trong bối cảnh bất ngờ và khó khăn vì
dịch bệnh. Tình hình tài chính được duy trì ổn định. Các chỉ số cơ bản về tình hình công
nợ, vốn vay, tính thanh khoản, hiệu quả sử dụng tài sản, trích lập dự phòng, vốn chủ sở
hữu đều ở mức an toàn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
Trong năm 2020 việc bổ sung mặt hàng đúng thời điểm, có chu kỳ sản xuất nhanh và thu
tiền nhanh, vừa giải quyết việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động, vừa mang
lại dòng tiền nhanh và hiệu quả, đã giúp giảm các chi phí tài chính và ổn định nguồn nhân
lực. Doanh thu đạt 3.485,5 tỷ đồng tăng 3,36% và lợi nhuận đạt 81,4 tỷ đồng tương đương
cùng kỳ. Thu nhập của người lao động tuy có tăng so với kế hoạch nhưng vẫn giảm 6%
so với năm 2019 do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
3. Nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty: nợ chiếm
tỷ trọng 75% trong tổng nguồn vốn của công ty và gấp 3 lần so với nguồn vốn chủ sỡ hữu
(Năm 2020 công ty có chỉ số nợ /tổng tài sản là 0.75, Hệ số nợ/VCSH là 3.04)
4. Nguồn nhân lực: Công ty có một đội ngũ nhiệt tình và giàu kinh
nghiệm trong ngành. Trong đó số lượng tham gia là 7.110 lao động trên 7 tỉnh thành cả
nước. Thêm vào đó có cả chương trình đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng
cao cho xã hội. Với mô hình là môi trường trong doanh nghiệp, gắn đào tạo và thực tế
sản xuất kinh doanh nguồn nhân lực của công ty tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Công ty biết tận dụng và nâng cao nhân lực, có các chiến lược đào tạo phát triển nhân lực
trung và dài hạn (đảm bảo 70% nhân lực đào tạo chính quy).
5. Thích ứng tốt với sự thay đổi của công nghệ: Tổng công ty không
ngừng cải tiến, nâng cấp trang thiết bị máy móc. Từng bước đưa dây chuyền hiện đại vào
sản xuất dẫn đến năng suất lao động tăng (8 cái -20 cái/ ca).
6. Thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường, của thế giới:
Công ty đã đưa ra những cải cách trong cơ cấu, chính sách:
- Thành lập xí nghiệp sản xuất trang thiết y tế, để nhanh chóng chuyển đổi sản
xuất các sản phẩm phòng dịch để cung cấp cho thị trường trong nước đồng thời thông
qua các khách hàng truyền thống để sản xuất các loại sản phẩm mới này sang các
nước EU và Mỹ nhằm giải quyết các khó khăn thách thức về thị trường và việc làm
do đại dịch Covid-19.
- Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của một số bộ phận cho phụ hợp với chức năng
nhiệm vụ để tránh chồng chéo. Đặc biệt đã tổ chức nhiều khóa đào tạo cho cán bộ
quản lý, nhân viên nghiệp vụ... Kết quả các chỉ tiêu chủ yếu có tốc độ tăng trưởng tốt,
tập thể cán bộ, công nhân viên đoàn kết và tin tưởng, yên tâm làm việc và gắn bó lâu
dài với Tổng công ty.
7. Đầu tư nguồn vốn thận trọng, nhắm đến hiệu quả: Cơ cấu nguồn
vốn đầu tư, tập trung đầu tư các dự án trọng điểm, có tính khả thi cao nâng cao hiệu suất
của hoạt động đầu tư. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, công nghệ mới
nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, phù hợp với việc áp dụng công nghệ
Lean.
 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
Các nhân tố bên
trong
Mức độ quan
trọng
Phân loại Số điểm quan
trọng
Có ợi thế do sản
xuất trên quy mô
lớn
0,15 3 0,45
Năng lực kinh
doanh và doanh
thu của Tổng
công ty ổn định
0,2 4 0,8
Nợ chiếm tỷ
trọng lớn trong
tổng nguồn vốn
của công ty
0,15 1 0,15
Khả năng cạnh
tranh chưa cao
0.1 2 0.2
Công ty có một
đội ngũ nhiệt tình
0,15 3 0,45
và giàu kinh
nghiệm trong
ngành.
Thích ứng tốt với
sự thay đổi của
công nghệ
0,15 3 0,45
Đầu tư nguồn vốn
thận trọng, hiệu
quả
0,1 4 0,4
Tổng 1 2.9
Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng của công ty là 2.9 cho thấy Công ty May 10
cao hơn mức trung bình về vị trí chiến lược nội bộ tổng quát.

Contenu connexe

Similaire à PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 và MA TRẬN.docx

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Nguyễn Công Huy
 

Similaire à PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 và MA TRẬN.docx (20)

TNG analysis report (2018.06.05)
TNG analysis report (2018.06.05)TNG analysis report (2018.06.05)
TNG analysis report (2018.06.05)
 
Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)
Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)
Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)
 
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèChiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
 
[Kho tài liệu ngành may] tiểu luận chuyển giao công nghệ đề tài công nghệ ...
[Kho tài liệu ngành may]  tiểu luận chuyển giao công nghệ   đề tài công nghệ ...[Kho tài liệu ngành may]  tiểu luận chuyển giao công nghệ   đề tài công nghệ ...
[Kho tài liệu ngành may] tiểu luận chuyển giao công nghệ đề tài công nghệ ...
 
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
 
Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...
Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...
Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...
 
Bao cao nganh det may 2014
Bao cao nganh det may 2014Bao cao nganh det may 2014
Bao cao nganh det may 2014
 
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatBan tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
 
Báo cáo thực tập tại công ty May Đức Giang
Báo cáo thực tập tại công ty May Đức GiangBáo cáo thực tập tại công ty May Đức Giang
Báo cáo thực tập tại công ty May Đức Giang
 
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
 
Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động Marketing
Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động MarketingPhân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động Marketing
Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động Marketing
 
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
 
Phân tích các yếu tố tác động tới marketing
Phân tích các yếu tố tác động tới marketingPhân tích các yếu tố tác động tới marketing
Phân tích các yếu tố tác động tới marketing
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...
 
Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty Cp Thuốc Sát Trùng Việt Nam.
Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty Cp Thuốc Sát Trùng Việt Nam.Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty Cp Thuốc Sát Trùng Việt Nam.
Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty Cp Thuốc Sát Trùng Việt Nam.
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
 
De an CNTT final
De an CNTT finalDe an CNTT final
De an CNTT final
 
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa ThọQuản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
 

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 và MA TRẬN.docx

  • 1. Nhóm 1 Thành viên Tỷ lệ tham gia Nguyễn Thị Kiều Diễm 100% Phan Thị Ngọc Linh 100% Lê Ngọc Nhi 100% Nguyễn Văn Hoá 100% Nguyễn Tiến Thơ 100% Nguyễn Chiến Thắng 100% Nguyễn Thiên Hùng 100% Nguyễn Như Diệu Quỳnh 100% Nguyễn Văn Khương 100% PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI: 1. Môi trường vĩ mô: 1.1 Tác động của dịch Covid-19: Ngành dệt may cần nhiều nhân công để sản xuất, do đó bị ảnh hưởng trực tiếp nếu có lao động mắc Covid-19. Dịch bệnh làm các nhà máy phải ngừng hoạt động, hoạt động kém hiệu quả hoặc phải tốn nhiều chi phí để đảm bảo an toàn khi ở vùng dịch. Trong năm 2020 việc kiểm soát dịch bệnh không thành công có thể dẫn đến việc thị phần trong ngành giảm xuống ở các thị trường quốc tế. Kết thúc năm 2020, toàn ngành Dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu là 35 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2019. 1.2 Luật pháp: Là doanh nghiệp đã đăng kí giao dịch trên sàn Upcom, Tổng công ty chịu sự tác động bởi nhiều luật liên quan đến kinh doanh như Luật Doanh Nghiệp, Luật Chứng Khoán, Luật Kế Toán, Luật Lao Động, Luật Bảo Hiểm... Ngoài ra, Tổng công ty còn chịu sự chi phối của các Thông tư, Nghị định và các văn bản liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu từ chính sách thuế, hải quan... Bên cạnh đó, với phần lớn doanh thu đến từ thị trường xuất khẩu, yêu cầu tuân thủ quy định của nước nhập khẩu, tuân thủ quy định tại các Hiệp định thương mại quốc tế, Công ước, Điều ước quốc tế cũng là một nội dung quan trọng trong hoạt động Tổng công ty. Để đảm bảo tuân thủ và hạn chế rủi ro pháp lý, bộ phận pháp chế đã chủ động cập nhật thường xuyên và liên tục các văn bản pháp luật mới, phổ cập và tập huấn các quy định pháp luật chuyên ngành liên quan tới tất cả các đơn vị trong Tổng công ty. 1.3 Rủi ro tỷ giá: Tổng công ty chịu ảnh hưởng lớn của sự biến động tỷ giá do nhu cầu phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và xuất khẩu thành phẩm ra nước ngoài, những tác động của tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Tổng công ty. Với mục tiêu ngày càng mở rộng các hoạt động xuất khẩu, trở thành một trong những doanh
  • 2. nghiệp dệt may hàng đầu của ngành Dệt may Việt Nam nói riêng, Tổng công ty luôn có những chính sách tài chính cụ thể để hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá gây ra. 1.4 Định hướng phát triển của Chính phủ và các chính sách: Tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may tiếp tục tăng trưởng Chính phủ Việt Nam đang có định hướng phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2030 thông qua phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và cải thiện các mắt xích chưa tốt như trồng bông để giảm phụ thuộc nhập khẩu bông từ thế giới, tăng cường đầu tư lĩnh vực dệt nhuộm còn chưa phát triển. Theo định hướng này, Dệt may là 1 trong số 6 lĩnh vực nằm trong danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của Việt Nam. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có được môi trường kinh doanh tương đối thuận lợi để phát triển trong thời gian tới khi Chính phủ có các chính sách chi tiết và cụ thể để phát triển ngành. 1.5 Công nghệ 4.0 sẽ là một động lực thúc đẩy khiến việc sản xuất hàng may mặc dịch chuyển sang quốc gia khác nhờ chi phí rẻ hơn. Theo tổ chức lao động thế giới ILO, 86% người lao động Việt Nam trong ngành dệt may - da giày có thể đối mặt với nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóa và robot trong các dây chuyền sản xuất. Công nghệ thay đổi liên tục đòi hỏi công ty phải đầu tư lớn vào công nghệ hoặc phải chịu mất lợi thế về công nghệ. 1.6 Xu hướng sính ngoại và trào lưu về thời trang: Thay đổi do du nhập văn hóa từ Hàn Quốc, Nhật Bản... đồng thời mẫu mã và thiết kế đa dạng hơn, thị trường nội địa có thể sẽ về tay các doanh nghiệp FDI và hàng ngoại nhập nếu các doanh nghiệp không thay đổi để giảm giá thành và đa dạng mẫu mã sản phẩm. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do sẽ là một động lực khiến hàng ngoại xâm nhập vào thị trường nội địa không cần qua con đường tiểu ngạch. 1.7 Xu hướng tăng giá nhân công tại Việt Nam do thường xuyên điều chỉnh tăng lương tối thiểu và thay đổi về bảo hiểm xã hội, sản xuất hàng may mặc sẽ phải đối mặt với việc các hãng thời trang và các nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng sang các quốc gia lân cận với chi phí lao động thấp hơn. Theo Báo cáo của BMI về rủi ro thị trường lao động Việt Nam 2019, trong xếp hạng về sự cạnh tranh trong giá nhân công, Việt Nam xếp thứ 14 trong tổng số 18 nước Đông Nam Á về rủi ro thay đổi chi phí lao động. Điều này cho thấy chi phí nhân công ở Việt Nam đang dần kém cạnh tranh so với các quốc gia sản xuất hàng may mặc khác như Campuchia, Myanmar. 2. Môi trường vi mô: 2.1 Tốc độ phát triển của ngành may mặc: Trong năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19, ngành Dệt may Việt Nam gặp nhiều nhiều khó khăn và thách thức: (i) Đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu (ii) Đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng khi lệch giãn cách xã hội và thói quen tiêu dùng thay đổi. Mặc dù dịch bệnh làm tăng nhu cầu các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế khẩu trang (cả nội địa và nước ngoài), tuy nhiên không quá nhiều doanh nghiệp niêm yết được hưởng lợi từ điều này (trừ TCM là doanh nghiệp hiếm hoi tự chủ được nguồn vải cũng như có đơn hàng khẩu trang 15 triệu USD trong Quý 2)
  • 3. Kết thúc năm 2020, toàn ngành Dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu là 35 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2019. Trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn, các doanh nghiệp Dệt may niêm yết cũng ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm: 12 doanh nghiệp ghi nhận tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 45,998 tỷ (-17% YoY) và 2,316 tỷ (- 17% YoY). 2.2 Mức độ cạnh tranh trong ngành tương đối cao: Cạnh tranh trên thị trường tương đối cao. Các công ty với quy mô nhỏ sẽ càng phải cạnh tranh khốc liệt. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn chịu cạnh tranh từ các nước đang phát triển khác không chỉ trên thị trường hàng may mặc xuất khẩu mà cả tại thị trường trong nước do dần dần Việt Nam không còn lợi thế về chi phí nhân công nữa. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu nhận gia công từ đơn đặt hàng của nước ngoài, sản xuất ở khâu cắt may và hoàn thiện đơn giản, các doanh nghiệp đều có thể làm được công việc tương tự nhau. Do rào cản gia nhập ngành không cao, quá nhiều doanh nghiệp trong ngành (hơn 8.000 doanh nghiệp) khiến cạnh tranh trong ngành càng trở nên gay gắt. Mức độ cạnh tranh cao do doanh nghiệp chưa có sự khác biệt nhiều trong khâu sản xuất, dây chuyền sản xuất tương đối giống nhau, đặc trưng của sản phẩm tương đối giống nhau. Rào cản thoát khỏi ngành may được đánh giá ở mức trung bình do đặc thù của ngành là thâm dụng lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong địa phương. Đối với ngành dệt, do đặc thù máy móc thiết bị, rào cản thoát khỏi ngành tương đối cao. 2.3 Khả năng mặc cả của khách hàng đối với các doanh nghiệp tương đối cao. Mức độ cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp do chưa có sự khác biệt nhiều trong khâu sản xuất, dây chuyền sản xuất tương đối giống nhau, đặc trưng của sản phẩm tương đối giống nhau. Sản phẩm không có khác biệt vượt trội do đó, bên mua có thể dễ dàng chuyển đặt hàng sang doanh nghiệp khác trong ngành hoặc doanh nghiệp ở nước khác. 2.4 Vị thế thương lượng của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp thấp: số lượng nhà cung cấp lớn, sự khác biệt không quá cao, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp. Hiện tại nhà cung cấp chủ yếu cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là các công ty tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Số lượng nhà cung cấp tương đối lớn và không khác biệt lớn về sản phẩm cung cấp. Về lao động, do đặc điểm lao động trong ngành chủ yếu là lao động phổ thông với kỹ năng không cao, mặt khác lực lượng lao động dồi dào nên khả năng mặc cả của doanh nghiệp tương đối cao. 2.5 Sản phẩm ngành dệt may là thiết yếu, không có sản phẩm thay thế Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Các nhân tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng
  • 4. Tác động của dịch Covid-19 0,15 4 0,6 Tác động của các bộ luật kinh doanh trong nước và quốc tế 0,1 4 0,4 Rủi ro biến động tỷ giá 0,15 2 0,3 Định hướng phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2030 0,05 2 0,1 Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ 0,05 3 0,15 Xu hướng sính ngoại và trào lưu về thời trang thay đổi 0,15 3 0,45 Xu hướng tăng giá nhân công tại Việt Nam 0,1 3 0,3 Mức độ cạnh tranh của ngành cao 0,1 3 0,3 Khách hàng có khả năng mặc cả tương đối 0,05 2 0,1 Số lượng nhà cung cấp lớn, sự khác biệt không quá cao, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp. 0,1 3 0,3 Tổng 3  Nhận xét: May 10 có tổng điểm đánh giá môi trường bên ngoài là 3, tổng công ty phản ứng ở mức khá với những tác nhân từ môi trường bên ngoài. II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG: 1. Lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn: Máy móc thiết bị chủ yếu hiện nay của công ty là máy chuyên dùng, phần lớn được sản xuất ở các nước tư bản như : Nhật,
  • 5. Mỹ, Đức, Hungary.Nhờ việc đầu tư máy móc thiết bị kịp thời tạo điều kiện cho việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu của kách hàng. Các công doạn sán xuất được chuyên môn hoá cao do đó đã hạ giá thành ở nhiều công đoạn.Mặt khác do đặc điểm máy móc thiết bị ngành may là luôn được cải tiến hiện đại nên công ty tổ chức theo 2 ca để khấu hao nhanh máy móc thiết bị và công ty cũng kết hợp mở rộng sản xuất tới các địa phương, thành lập các công ty liên doanh. Do đó mà công ty có thể chuyển giao máy móc thiết bị cũ cho địa phương, tận dụng được lực lượng lao động nhà xưởng sẵn có ở địa phương để sản xuất kinh doanh hàng may mặc, thực hiên cả hai bên cùng có lợi. Trong năm 2020 giá trị đầu tư thực hiện 77,47 tỷ đồng, bằng 54,5% kế hoạch. Bao gồm 1 số hạng mục chính như sau: - Đầu tư thiết bị sản xuất khẩu trang y tế. - Đầu tư thiết bị công nghệ bổ sung, thay thế. - Cải tạo cơ sở sản xuất, nhà kho và hệ thống cửa hàng. Nguyên nhân giá trị đầu tư thực hiện thấp hơn kế hoạch là do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng, số lượng các sản phẩm truyền thống bị sụt giảm mạnh nên việc đầu tư thiết bị công nghệ, thiết bị thay thế được công ty cân nhắc kĩ. 2. Năng lực kinh doanh và doanh thu của Tổng công ty tăng trưởng, khả năng sinh lời đạt tương đương như năm trước trong bối cảnh bất ngờ và khó khăn vì dịch bệnh. Tình hình tài chính được duy trì ổn định. Các chỉ số cơ bản về tình hình công nợ, vốn vay, tính thanh khoản, hiệu quả sử dụng tài sản, trích lập dự phòng, vốn chủ sở hữu đều ở mức an toàn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Trong năm 2020 việc bổ sung mặt hàng đúng thời điểm, có chu kỳ sản xuất nhanh và thu tiền nhanh, vừa giải quyết việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động, vừa mang lại dòng tiền nhanh và hiệu quả, đã giúp giảm các chi phí tài chính và ổn định nguồn nhân lực. Doanh thu đạt 3.485,5 tỷ đồng tăng 3,36% và lợi nhuận đạt 81,4 tỷ đồng tương đương cùng kỳ. Thu nhập của người lao động tuy có tăng so với kế hoạch nhưng vẫn giảm 6% so với năm 2019 do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. 3. Nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty: nợ chiếm tỷ trọng 75% trong tổng nguồn vốn của công ty và gấp 3 lần so với nguồn vốn chủ sỡ hữu (Năm 2020 công ty có chỉ số nợ /tổng tài sản là 0.75, Hệ số nợ/VCSH là 3.04) 4. Nguồn nhân lực: Công ty có một đội ngũ nhiệt tình và giàu kinh nghiệm trong ngành. Trong đó số lượng tham gia là 7.110 lao động trên 7 tỉnh thành cả nước. Thêm vào đó có cả chương trình đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Với mô hình là môi trường trong doanh nghiệp, gắn đào tạo và thực tế sản xuất kinh doanh nguồn nhân lực của công ty tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
  • 6. Công ty biết tận dụng và nâng cao nhân lực, có các chiến lược đào tạo phát triển nhân lực trung và dài hạn (đảm bảo 70% nhân lực đào tạo chính quy). 5. Thích ứng tốt với sự thay đổi của công nghệ: Tổng công ty không ngừng cải tiến, nâng cấp trang thiết bị máy móc. Từng bước đưa dây chuyền hiện đại vào sản xuất dẫn đến năng suất lao động tăng (8 cái -20 cái/ ca). 6. Thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường, của thế giới: Công ty đã đưa ra những cải cách trong cơ cấu, chính sách: - Thành lập xí nghiệp sản xuất trang thiết y tế, để nhanh chóng chuyển đổi sản xuất các sản phẩm phòng dịch để cung cấp cho thị trường trong nước đồng thời thông qua các khách hàng truyền thống để sản xuất các loại sản phẩm mới này sang các nước EU và Mỹ nhằm giải quyết các khó khăn thách thức về thị trường và việc làm do đại dịch Covid-19. - Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của một số bộ phận cho phụ hợp với chức năng nhiệm vụ để tránh chồng chéo. Đặc biệt đã tổ chức nhiều khóa đào tạo cho cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ... Kết quả các chỉ tiêu chủ yếu có tốc độ tăng trưởng tốt, tập thể cán bộ, công nhân viên đoàn kết và tin tưởng, yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với Tổng công ty. 7. Đầu tư nguồn vốn thận trọng, nhắm đến hiệu quả: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư, tập trung đầu tư các dự án trọng điểm, có tính khả thi cao nâng cao hiệu suất của hoạt động đầu tư. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, công nghệ mới nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, phù hợp với việc áp dụng công nghệ Lean.  Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Các nhân tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Có ợi thế do sản xuất trên quy mô lớn 0,15 3 0,45 Năng lực kinh doanh và doanh thu của Tổng công ty ổn định 0,2 4 0,8 Nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty 0,15 1 0,15 Khả năng cạnh tranh chưa cao 0.1 2 0.2 Công ty có một đội ngũ nhiệt tình 0,15 3 0,45
  • 7. và giàu kinh nghiệm trong ngành. Thích ứng tốt với sự thay đổi của công nghệ 0,15 3 0,45 Đầu tư nguồn vốn thận trọng, hiệu quả 0,1 4 0,4 Tổng 1 2.9 Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng của công ty là 2.9 cho thấy Công ty May 10 cao hơn mức trung bình về vị trí chiến lược nội bộ tổng quát.