SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  33
Mục lục
Phần mở đầu.................................................................................................................... 2
Chương I. Khái quát về học viện thanh thiếu niên Việt nam ..................................... 4
I. Tóm tắt quá trình thành lập học viện thanh thiếu niên Việt Nam. ............................ 4
1. Quá trình thành lập.............................................................................4
2. Trụ sở của Học viện ...........................................................................5
II. Chức năng, nhiệm vụ của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.............................. 5
1. Chức năng...........................................................................................5
2. Nhiệm vụ ............................................................................................5
III. Cơ cấu Tổ chức bộ máy của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam......................... 7
1. Các tổ chức đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học : ..................................... 7
2. Lãnh đạo Học viện thanh thiếu niên Việt Nam .................................................... 9
3. Các bộ phận giúp việc cho Giám đốc Học viện.................................................... 9
IV. Mối quan hệ công tác của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.......................... 12
Chương II. Thực trạng việc quản lý cán bộ, công chức Của Học viện thanh thiếu
niên Việt Nam................................................................................................................ 13
i. Một số vấn đề quản lý cán bộ viên chức, của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam13
1. Số lượng cán bộ viên chức của Học viện.........................................13
2. Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức, viên chức..................14
3. Biên chế cán bộ công chức Học viện...............................................18
II. Chế độ khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên chức của Học viện
thanh thiếu niên Việt Nam.......................................................................................... 18
1. Khen thưởng.....................................................................................18
2. Kỷ luật ..............................................................................................14
III, ĐÁNH GIA ...................................................................................19
A. Những mặt đạt được........................................................................................... 20
1. Về chất lượng cán bộ, công chức.....................................................20
2. Về công tác tổ chức cán bộ ..............................................................21
3. Về công tác thi đua khen thưởng của Học viện thanh thiếu niên Việt
Nam. .....................................................................................................23
B. Những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý cán bộ công chức tại Học viện
thanh thiếu niên Việt Nam.......................................................................................... 23
Chương IV. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiêu quả quản lý cán bộ
công chức của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.................................................. 25
I. giải pháp .................................................................................................................. 25
II. Một số kiến nghị..................................................................................................... 27
1. Công tác tổ chức quản lý cán bộ công chức.....................................27
2. Công tác giải quyết các chế độ, chính sách đãi ngộ và tiền lương ..28
3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ............................................................29
4. Nâng cao ý thức cán bộ công chức, viên chức.................................29
5. Hoàn thiện đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, cộng tác viên......30
Kết luận.......................................................................................................................... 31
Tài liệu tham khảo........................................................................................................ 32
3
Phần mở đầu
Học viện thanh thiếu niên Việt Nam được thành lập theo Quyết định
số 373/QĐ-TWĐTN của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn ngày 26/7/1995
trên cơ sở nâng cấp từ Trường cán bộ thanh thiếu niên Trung ương.
Từ khi thành lập, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam là cơ sở duy
nhất đào tạo hệ chính qui Trung cấp lý luận Mác-Lênin và nghiệp vụ Đoàn,
Đội, Hội trong cả nước. Đồng thời cũng là cơ sở đào tạo tại chức đội ngũ
cán bộ Đoàn cấp cơ sở cho các tỉnh, thành, ngành trong cả nước.
Hiện nay, trong xu thế phát triển và hội nhập của đất nước, vai trò
của thế hệ trẻ tham gia công tác Đoàn ngày càng quan trọng. Để đáp ứng
được nhu cầu về trình độ của cán bộ Đoàn trong cả nước, Học viện thanh
thiếu niên Việt Nam cần phải có hệ đào tạo hệ Đại học chính qui về nghiệp
vụ Đoàn, Hội, Đội cho đoàn viên trong cả nước. Muốn vậy Học viện cần
phải có sự đổi mới, nâng cấp Học viện đạt tiêu chuẩn quốc gia về tất cả các
mặt : Cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học, trình độ đội ngũ cán bộ, giảng
viên , công nhân viên chức.
Được sự hướng dẫn của các thầy cô giáo trong khoa Quản lí nhà
nước về Kinh tế, tôi tiến hành tim hiểu và trọn đề tài: “Thực trạng và giải
pháp về quản lý cán bộ công chức tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam".
Đây là một nội dung nằm trong đề án hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý,
chức năng, nhiệm vụ nhằm đưa Học viện thanh thiếu niên gia nhập hệ
thống đào tạo Quốc gia.
Đề tài gồm 3 chương
Chương 1 : Khái quát về Học viện thanh thiếu niên Việt Nam
Chương 2 : Thực trạng việc quản lý cán bộ công chức Học viện
thanh thiếu niên Việt Nam.
Chương 3 : Giải pháp và kiến nghị
4
Chương I
Khái quát về học viện thanh thiếu niên Việt nam
I. Tóm tắt quá trình thành lập học viện thanh thiếu niên Việt Nam.
1. Quá trình thành lập
1.1. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam với tên gọi đầu tiên
làTrường Huấn luyện Cán bộ Đoàn, được thành lập ngày 15/10/1956 sau
đó mang các tên gọi khác nhau : Trường Đoàn Trung ương; Trường Đoàn
Cao cấp; Trường Cán bộ Thanh thiếu niên Trung ương; Trường Cao cấp
Thanh niên và chính thức có tên gọi Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
từ năm 1995 theo Quyết định thành lập số 373 (do đồng chí Bí thư thứ nhất
Trung ương Đoàn Hồ Đức Việt ký).
1.2. Phân viện Miền Nam được thành lập ngày 18 tháng 4 năm 1996
trên cơ sở tổ chức lại Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Thanh thiếu niên
TWII. 5 năm qua Phân viện đã mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn,
Hội, Đội cho các tỉnh phía Nam với 1500 học viên.
1.3.Trích Quyết định số 373/QĐ-TWĐTN về việc thành lập Học
viện thanh thiếu niên Việt Nam ngày 26/7/1995)
Điều 1 : Thành lập Học viện thanh thiếu niên Việt Nam trực thuộc
Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trên cơ sở tổ chức
lại Trường cán bộ thanh thiếu niên Trung ương và Viện nghiên cứu thanh
niên.
Điều 2 : Học viện thanh thiếu niên Việt Nam là cơ quan nghiên cứu,
đào tạo và thông tin khoa học về thanh thiếu niên của Đoàn, chịu sự quản
lý trực tiếp, toàn diện của BCH Trung ương Đoàn.
Điều 7 : Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành
5
2. Trụ sở của Học viện
Học viện thanh thiếu niên Việt Nam có trụ sở chính tại số 5 -
Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội và cơ sở II tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
Với trụ sở chính và cơ sở nằm ở hai thành phố lớn nhất cả nước, Học
viện thanh thiếu niên Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức.
II. Chức năng, nhiệm vụ của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.
Học viện thanh thiếu niên Việt Nam là trung tâm đào tạo đội ngũ cán
bộ Đoàn, Hội, Đội trong cả nước. Do đó Học viện có vai trò hết sức quan
trọng với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể sau :
1. Chức năng
1.1. Đào tạo ở trình độ đại học theo chuyên ngành Giáo dục - xã hội
học Thanh niên cho các cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên trách công tác
thanh thiếu nhi từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên; bồi dưỡng cán
bộ chuyên trách công tác Đoàn, Hội, Đội và cán bộ phụ trách công tác
thanh thiếu nhi ở các Bộ, ngành, địa phương.
1.2. Nghiên cứu khoa học các vấn đề về thanh thiếu nhi về xây dựng
tổ chức Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi Việt Nam trong xu
thế hội nhập và giao lưu quốc tế ngày càng rộng mở.
1.3. Lưu trữ, khai thác Thông tin Khoa học và nghiệp vụ nhằm tham
mưu cho BCH, Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn về các chủ
trương công tác Đoàn, Hội, Đội.
2. Nhiệm vụ
2.1. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác vận động thanh thiếu nhi
và công tác Đoàn cho cán bộ Đoàn chuyên trách từ cấp huyện trở lên theo
nhiều loại chương trình, theo chức danh, theo chuyên đề, theo loại cán bộ...
Đây được coi là nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên của Học viện.
6
2.2. Đào tạo ở trình độ cử nhân theo một chuyên ngành đặc chủng,
phù hợp, trước mắt là giáo dục - xã hội học thanh niên có thi tuyển để bồi
dưỡng những tài năng trẻ trong hoạt động chính trị - xã hội, tạo nguồn cho
tương lai. Tiếp tục đào tạo cơ bản ở trình độ Trung cấp lý luận Mác-Lênin
và nghiệp vụ Đoàn, Hội, Đội trong thời kỳ quá độ (5 năm). (2004 - 2009)
2.3. Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu dự báo các vấn đề về thanh thiếu
nhi nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất các chính sách đối
với thế hệ trẻ của Đảng và Nhà nước, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Đoàn các cấp.
2.4. Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các vấn đề về công tác vận
động thanh thiếu nhi và công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội. Tổ chức nghiên
cứu, tổng kết thực tiễn phong trào thanh thiếu nhi, tạo cơ sở cho việc hoạch
định các chủ trương công tác Đoàn và công tác thanh thiếu nhi của các cấp
uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể.
2.5. Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo về công tác Đoàn, Hội,
Đội và lưu trữ, trao đổi các thông tin, tư liệu phục vụ cho công tác đào tạo,
nghiên cứu của Học viện.
2.6. Tổ chức Thông tin Khoa học, Lý luận và nghiệp vụ về công tác
thanh thiếu nhi về xây dựng Đoàn, Hội, Đội, xã hội hoá các kết quả nghiên
cứu và tổng kết thực tiễn về thanh thiếu nhi và phong trào thanh thiếu nhi.
2.7. Là đầu mối nghiên cứu khoa học của Trung ương Đoàn, quản lý
công tác NCKH, hoạt động khoa học của Đoàn thanh niên, Thường trực
HĐKH Cơ quan Trung ương Đoàn.
2.8. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch hợp tác với các cơ quan đào
tạo, nghiên cứu thông tin khoa học ở trong nước. Tăng cường hoạt động
hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học các
vấn đề về thanh thiếu nhi theo các qui định hiện hành.
7
2.9. Hướng dẫn nghiệp vụ, nội dung chương trình, biên soạn tài liệu
về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công tác nghiên cứu, thông tin
khoa học đối với các Trung tâm, Trường Đoàn các tỉnh thành và Đoàn trực
thuộc Trung ương; đối với các bộ môn công tác Đoàn thuộc Khoa Dân vận
Trường chính trị các tỉnh.
2.10. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng viên,
nghiên cứu viên, cộng tác viên. Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, kỹ
thuật của Học viện theo qui định phân cấp quản lý của Ban Bí thư Trung
ương Đoàn.
III. Cơ cấu Tổ chức bộ máy của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.
Theo Quyết định số 373/QĐ-TWĐTN về việc thành lập Học viện
thanh thiếu niên Việt Nam thì Học viện có cơ cấu tổ chức bộ máy gồm các
bộ phận sau :
1. Các tổ chức đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học :
- Trường cán bộ thanh thiếu niên Trung ương (tại Hà Nội)
- Phân viện Miền Nam
- Viện nghiên cứu thanh niên.
Trong đó 3 đơn vị trên sát nhập thành Học viện thanh thiếu niên Việt
Nam, gồm các đơn vị thành viên là :
1.1. Khoa Lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
Là Khoa cơ bản của Học viện, có nhiệm vụ giảng dạy các bộ môn
Triết học, Kinh tế Chính trị học, CNXH khoa học, Lịch sử Đảng, Xây dựng
Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Quản lý kinh tế, Chính trị học, Logic học,
Đạo đức học, Pháp luật và Quản lý Nhà nước theo chương trình Trung cấp
lý luận chính trị do BCH Trung ương Đảng quy định.
- Giảng dạy các học phần chủ yếu, tiến tới tham gia đào tạo theo
chương trình đào tạo hệ cử nhân (như những môn học chung bắt buộc)
1.2. Khoa Xã hội học Thanh niên
8
Là Khoa chuyên ngành của Học viện, có nhiệm vụ giảng dạy các
môn khoa học Xã hội và Nhân văn liên quan đến công tác thanh thiếu nhi
như : Tâm lý học, Giáo dục học; đặc biệt là Xã hội học với chuyên ngành
hẹp là Xã hội học Thanh niên (được coi là chuyên ngành đặc thù của Học
viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Hiện tại ở nước ta chưa có Trường Đại
học nào theo chuyên ngành hẹp này).
1.3. Khoa Công tác Thanh thiếu nhi
Là Khoa đặc thù của Học viện, có nhiệm vụ giảng dạy các môn học:
Phương pháp luận công tác Thanh thiếu nhi; Lý luận và nghiệp vụ xây
dựng Đoàn; lý luận và Phương pháp công tác Đội; Kỹ năng công tác thanh
thiếu nhi; Lý luận và nghiệp vụ văn hoá, thể thao; Giáo dục quốc phòng
toàn dân, Dân số - Giới - phát triển.
1.4. Viện Nghiên cứu Thanh niên
Có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn các vấn đề
của các đối tượng trong độ tuổi thanh thiếu nhi, công tác Đoàn, Hội, Đội; là
một đầu mối nghiên cứu khoa học của Bộ Khoa học - Công nghệ ( được
phê duyệt từ 1991).
1.5. Phòng Quản lý Đào tạo và Tổ chức :
Phụ trách công tác tổ chức bộ máy (theo phân cấp), công tác cán bộ
và công tác chính trị của Học viện.
- Quản lý giảng dạy, học tập của các hệ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn,
đào tạo tại chức, liên kết đào tạo, đào tạo lại.
1.6. Trung tâm Thông tin- Tư liệu- Thư viện
- Lưu trữ, cung cấp thông tin, tư liệu cho cán bộ, giảng viên, nghiên
cứu viên, học viên theo yêu cầu của nhiệm vụ giảng dạy, học tập, nghiên
cứu khoa học.
- Quản lý các nguồn thông tin và nối mạng với hệ thống quốc gia
theo qui định hiện hành.
9
- Tin học hoá quản lý cơ sở vật chất và các phương tiện dạy - học
hiện đại, đáp ứng nhu cầu đổi mới thường xuyên phương pháp dạy, học,
nghiên cứu khoa học trong điều kiện mới.
- Trang bị kiến thức Ngoại ngữ và Tin học cho học viên và cán bộ
giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện.
1.7. Văn phòng Học viện.
Tổ chức thực hiện công tác hành chính, thông tin, tổng hợp tình hình
chung, tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện chương trình công tác
của Học viện.
Quản lý cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của Học viện. Xây dựng và
kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính theo Qui định của Nhà nước và của Cơ
quan Trung ương Đoàn.
1.8. Phân viện miền Nam : Có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Đoàn, Hội, Đội cho các tỉnh phía Nam, nghiên cứu, thông tin khoa học theo
phân cấp cụ thể của Giám đốc Học viện.(theo Qui chế riêng)
2. Lãnh đạo Học viện thanh thiếu niên Việt Nam
- Giám đốc có trách nhiệm duyệt phương hướng, chỉ tiêu, kế hoạch
hàng năm, rà soát định biên, tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên
chức của các đơn vị trong Học viện theo phân cấp.
Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ, Ban Bí
thư Trung ương Đoàn và pháp luật của Nhà nước về việc tổ chức chỉ đạo
và điều hành mọi hoạt động của Học viện.
Phó Giám đốc Học viện là người giúp việc Giám đốc học viện, được
Giám đốc phân công một hoặc một số lĩnh vực công tác nhất định, đồng
thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Ban Bí thư và trước pháp luật
của Nhà nước về toàn bộ những nội dung công việc đã được phân công
hoặc được uỷ quyền giải quyết.
3. Các bộ phận giúp việc cho Giám đốc Học viện
3.1. Hội đồng tư vấn của Học viện
1
0
Làm nhiệm vụ tư vấn cho lãnh đạo Học viện thực hiện công tác đào
tạo, công tác tuyển dụng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công
chức, viên chức, học viên trong Học viện
1
1
3.2. Hội đồng khoa học của Học viện
Là cơ quan tư vấn cho lãnh đạo Học viện về nội dung, chương trình,
phương thức đào tạo, nghiên cứu, thông tin khoa học về kế hoạch, và biện
pháp tổ chức, triển khai các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu,
thông tin khoa học, Là thường trực hội đồng khoa học của cơ quan Trung
ương Đoàn.
3.3. Hội đồng giảng viên của Học viện
Là cơ quan tư vấn cho lãnh đạo Học viện về đánh giá chất lượng
giảng dạy của đội ngũ giảng viên, thẩm định các ứng viên về công tác ở các
Khoa của học viện, giúp Giám đốc Học viện bình xét danh hiệu giảng viên
giỏi các cấp các danh hiệu vinh dự của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục -
đào tạo.
Học viện Thanh
thiếu niên Việt Nam
Viện nghiên
cứu Thanh niên
Giám đốc Học
viện
Hội đồng Khoa
học
Trung tâm Thông
tin- tư liệu- thư viện
Hội đồng Giáo
viên
Hội đồng Khoa
học
Khoa xã hội học
Thanh niên
Phòng Quản lý đào
tạo
Văn phòng
Khoa xã hội học
Thanh niên
Khoa công tác
Thanh thiếu nhi
Khoa lý luận
Mac-Lênin
Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Học viện
1
2
IV. Mối quan hệ công tác của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam
Ban Bí thư Trung ương Đoàn trực tiếp chỉ đạo và quản lý mọi hoạt
động của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. Giám đốc Học viện quyết
định phân cấp quản lý cho các đơn vị trực thuộc, tạo điều kiện để các đơn
vị phát huy tính chủ động của minh trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng
đơn vị và nhiệm vụ của Học viện. Các đơn vị trực thuộc Học viện thực hiện
chế độ thông tin báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quí, hàng năm với lãnh
đạo Học viện, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Lãnh đạo Học viện.
1. Học viện thanh thiếu niên Việt Nam được quan hệ trực tiếp với
các Bộ, ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ, các ban thuộc các tổ chức xã
hội ở trung ương và địa phương trong phạm vi trách nhiệm của Học viện
thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, kế hoạch của Ban Bí thư Trung
ương Đoàn.
2. Học viện thanh thiếu niên Việt Nam phối hợp với các cơ sở đào
tạo, nghiên cứu trong nước và quốc tế để thực hiện tốt các nhiệm vụ đào
tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học.
3. Học viện được mời các nhà khoa học ở các cơ sở khác, các cán bộ
của Trung ương Đoàn tham gia làm giảng viên, nghiên cứu viên, biên tập
biên kiêm chức hay làm cộng tác viên theo qui định hiện này.
4. Học viện thanh thiếu niên Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các
Ban, đơn vị thuộc Trung ương Đoàn để thực hiện nhiệm vụ của Học viện,
tham gia xây dựng qui hoạch, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, xây dựng chương trình nghiên cứu và thông tin khoa học nghiệp vụ
thanh niên.
Trên đây là những nét khái quát cơ bản về Học viện thanh thiếu niên
Việt Nam từ khi thành lập cho đến giai đoạn Học viện tiến hành thực hiện
đề án hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ hiện nay.
1
3
Chương II
Thực trạng việc quản lý cán bộ, công chức
Của Học viện thanh thiếu niên Nam.
Hiện nay, nhu cầu đào tạo cán bộ Đoàn, Hội, Đội ngày càng phát
triển. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ Đoàn, Hội, Đội hiện nay Học
viện cần phải được nâng cấp lên thành hệ Đại học chính qui. Muốn vậy
Học viện thanh thiếu niên Việt Nam phải có sự hoàn thiện bộ máy quản lý
đối với tất cả các mặt hoạt động. Trong phạm vi báo cáo thực tập tôi chỉ đề
cập đến một khía cạnh của quản lý đó là quản lý cán bộ, viên chức.
i. Một số vấn đề quản lý cán bộ viên chức, của Học viện thanh thiếu niên
Việt Nam
1. Số lượng cán bộ viên chức của Học viện
Tổng số cán bộ viên chức của Học viện là 124 người (tháng1 năm
2007). Trong đó có 76 giảng viên, 04 cán bộ và 46 viên chức.Tham gia
công tác ở 9 phòng, Ban, khoa, viện và phân viện của Học viện.
Cụ thể :
- Khoa Lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh có số lượng
biên chế từ 15-20 giảng viên (bao gồm cả cộng tác viên).
- Khoa Xã hội học Thanh niên số lượng biên chế từ 20-25 giảng viên
và cộng tác viên.
- Khoa công tác thanh thiếu nhi biên chế từ 20-25 giảng viên và cộng
tác viên
- Viện Nghiên cứu thanh niên biên chế từ 25-30 chuyên viên và
nghiên cứu viên.
- Phòng quản lý Đào tạo - Tổ chức biên chế từ 10-15 cán bộ viên chức.
- Trung tâm thông tin tư liệu thư viện biên chế từ 10-15 cán bộ viên
chức và cộng tác viên.
1
4
- Văn phòng Học viện biên chế 20-25 cán bộ viên chức.
- Phân viện miền Nam biên chế từ 20-25 cán bộ viên chức.
2. Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức, viên chức
- 01 giáo sư và 02 nhà giáo ưu tú
- Trình độ tiến sĩ : 09 người
- Trình độ thạc sĩ : 23 người
- 43,5% số giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ Cao cấp lý luận
chính trị.
- 50,5% số giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ Trung cấp lý luận
chính trị.
- 90% giảng viên, nghiên cứu viên là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam.
- 90% giảng viên, nghiên cứu viên có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học
thực hành trong đó 30% giảng viên sử dụng ngoại ngữ, tin học thành thạo.
- Đội ngũ cộng tác viên.
Học viện còn có đội ngũ cộng tác viên gồm các đồng chí lãnh đạo
Đoàn thanh niên, các nhà khoa học của cơ quan Trung ương Đoàn. Bao
gồm 35 Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ thuộc Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Trung tâm Khoa học Xã hội - Nhân văn Quốc gia và Đại học
Quốc gia Hà Nội là những người thường xuyên cộng tác trong giảng dạy,
nghiên cứu khoa học tại Học viện. Nhiều cộng tác viên có trình độ đại học,
thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ quan Trung ương và địa phương.
- Năng lực quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học của cán bộ viên chức
Đội ngũ quản lý có đủ sức khỏe, kinh nghiệm để quản lý công tác
đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện. Có 10 thạc sĩ có luận văn về
Quản lý giáo dục đào tạo, Quản lý khoa học đã từng quản lý 05 khoá cao
cấp có chất lượng.
1
5
Hiện tại, 80% số học viên các khoá cao cấp đã trở thành cán bộ chủ
chốt các tỉnh, thành Đoàn, Trung ương Đoàn và của cấp uỷ Đảng, chính
quyền địa phương.
Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt
a) Ban Lãnh đạo Học viện gồm Giám đốc và các Phó giám đốc
Giám đốc phụ trách chung các mặt công tác của Học viện, có trình
độ Tiến sĩ, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo và
nghiên cứu khoa học, là chủ nhiệm đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước.
Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu khoa học có trình độ tiến sĩ, cao
cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo và nghiên cứu
khoa học, là chủ nhiệm đề tài cấp bộ và cấp nhà nước.
Phó Giám đốc phụ trách đào tạo có trình độ tiến sĩ, cao cấp lý luận
chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo, là chủ nhiệm đề tài cấp bộ,
chủ biên các giáo trình.
Phó Giám đốc phụ trách hành chính, cơ sở vật chất, có trình độ thạc
sĩ, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý Hành chính trong
môi trường đào tạo và nghiên cứu khoa học, có khả năng quan hệ đối
ngoại.
Phó Giám đốc phụ trách phân viện Miền Nam có trình độ thạc sĩ, cao
cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa
học.
b) Trưởng các khoa
Là người có năng lực trong quản lý và giảng dạy chuyên môn. Có
trình độ thạc sĩ trở lên, cao cấp lý luận chính trị là giảng viên chính, am
hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo, có công trình nghiên cứu khoa học cấp Học
viện trở lên, chủ trì biên soạn giáo trình của các bộ môn trong khoa.
1
6
Các phó trưởng khoa có trình độ thạc sĩ trở lên, cao cấp lý luận chính
trị, đã từng làm chủ đề tài cấp Học viện trở lên, chủ trì biên soạn giáo trình
của các bộ môn do mình đảm nhiệm.
1
7
c) Viện trưởng Viện nghiên cứu thanh niên
Có trình độ Tiến sĩ, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ
nghiên cứu khoa học đã là chủ nhiệm đề tài cấp bộ, cấp nhà nước.
Phó viện trưởng Viện nghiên cứu thanh niên có trình độ thạc sĩ trở
lên, cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý khoa
học đã là chủ nhiệm đề tài cấp bộ.
d) Trưởng Phòng quản lý Đào tạo - Tổ chức
Có trình độ thạc sĩ, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nhiệm vụ quản
lý đào tạo và tổ chức đã là chủ nhiệm đề tài cấp bộ.
Phó trưởng phòng Quản lý Đào tạo - Tổ chức : Có trình độ cử nhân,
cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo - tổ chức
e) Giám đốc Trung tâm Thông tin tư liệu thư viện
Có trình độ thạc sĩ, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản
lý theo chức năng đơn vị, có hiểu biết nhất định về ứng dụng công nghệ
thông tin.
Phó Giám đốc trung tâm : Có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính
trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý một lĩnh vực nhất định của Trung tâm.
g) Chánh Văn phòng Học viện
Có trình độ thạc sĩ, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản
lý hành chính, đối ngoai, tài chính, tài vụ
Phó Văn phòng : Có trình độ cử nhân, Cao cấp lý luận chính trị, có
khả năng quản lý một lĩnh vực chuyên môn nhất định trong văn phòng.
g) Trưởng phòng nghiệp vụ của các đơn vị thành viên
Có trình độ cử nhân, Trung cấp lý luận chính trị, có khả năng về
công tác quản lý, am hiểu nghiệp vụ chuyên môn.
Ban Giám đốc Học viện gồm 04 người trong đó có :
- 01 tiến sĩ (Giám đốc Học viện)
- 01 Phó Tiến sĩ (Phó Giám đốc Học viện)
1
8
- 01 Thạc sĩ ( Phó Giám đốc Học viện)
- 01 Cử nhân (Phó Giám đốc Học viện)
* Trình độ của đội ngũ công nhân viên chức trong Học viện
Học viện có 26 công nhân viên chức, hầu hết có trình độ chuyên môn
từ trung cấp trở lên.
Hiện nay nhiều người đang trong quá trình đào tạo lại nhằm nâng
cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của công việc tiến tới phương
châm hoàn thiện cơ cấu tổ chức đưa Học viện lên hệ đào tạo Đại học chính
qui.
3. Biên chế cán bộ công chức Học viện
Học viện có 124 cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức. Trong đó
có 105 người thuộc biên chế Nhà nước và 19 người là công nhân viên chức
hợp đồng. Trong đó tại Hà Nội số nhân sự hợp đồng là 11 người, tại phân
viện Miền Nam là 08 người.
II. Chế độ khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên chức của
Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.
Những cán bộ có thành tích tốt trong giảng dạy và nghiên cứu khoa
học, có đề xuất, đóng góp ý kiến tích cực, hiệu quả cho học viện đều được
biểu dương khen thưởng theo qui định của Nhà nước.
1. Khen thưởng
a) Đối với tập thể
Tặng Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn cho tập thể
lao động xuất sắc và kèm theo tiền thưởng là 600.000đ
Tiền thưởng cho tập thể lao động tiên tiến bằng 300.000đ
b) Mức tiền thưởng cho cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ
sở là 300.000 đồng
- Mức tiền thưởng đối với các cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên
tiến là 150.000đ
1
9
c) Việc chi tiền thưởng
Việc chi tiền thưởng được thực hiện theo qui định của Ban Chấp
hành Trung ương Đoàn
Tiền thưởng cho tập thể và cá nhân các đơn vị sự nghiệp hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước do các đơn vị thực hiện trong phạm vi ngân
sách Nhà nước đã được Ban Bí thư Trung ương Đoàn phân bổ hàng năm.
Tiền thưởng cho tập thể và cá nhân thuộc các doanh nghiệp, các đơn
vị báo chí, xuất bản, các trung tâm sự nghiệp có thu do thủ trưởng các đơn
vị chi và quyết toán trong mục chi khen thưởng hàng năm.
Học viện thanh thiếu niên Việt Nam là đơn vị sự nghiệp có thu cho
nên việc chi khen thưởng hàng năm do ban Giám đốc Học viện thực hiện.
Ngoài ra, Học viện còn có hình thức khen thưởng đột xuất cho
những cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên đạt thành tích xuất sắc.
Danh sách đề nghị bình xét thi đua khen thưởng năm 2005 của Học
viện thanh thiếu niên Việt Nam như sau :
a) Đề nghị khen tặng danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc " gồm có
- Học viện thanh thiếu niên Việt Nam
- Viện nghiên cứu thanh niên
- Phân viện miền Nam
b) Danh hiệu cá nhân
- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở có 117 người đề nghị khen thưởng
- Lao động giỏi có 01 người được đề nghị khen thưởng
- Cán bộ hợp đồng có 02 người được đề nghị khen thưởng
2. Kỷ luật
Theo điều 40 trong qui chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan
thuộc trung ương Đoàn qui định thì "Các ban, đơn vị, cán bộ, công nhân
viên trong cơ quan vi phạm các khuyết điểm, không hoàn thành nhiệm vụ,
xâm hại tài sản XHCN, tài sản của nhân dân, vi phạm về đạo đức phẩm
2
0
chất, vô trách nhiệm gây thiệt hại đến công quĩ, tài sản, tính mạng, gây mất
đoàn kết nội bộ, vô tổ chức kỷ luật, uy hiếp người đấu tranh chống tiêu cực
hoặc lợi dụng đấu tranh chống tiêu cực để đả kích, vu cáo người khác...
đều phải chịu phê bình, kiểm điểm, tuỳ từng mức độ vi phạm mà thi hành kỷ
luật theo các hình thức kỷ luật hiện hành của Nhà nước và của Đoàn với
các mức : Khiển trách, cách chức, cho thôi việc, sa thải, bồi thường vật
chất, truy tố... ". Học viện thanh thiếu niên việt nam đã căn cứ qui định trên
hàng năm đều có sự bình xét để nhắc nhở, hay kỷ luật những trường hợp
cán bộ công chức vi phạm các qui định chung của Ban chấp hành Trung
ương Đoàn và vi phạm kỷ luật của Học viện.
ii.đánh giá
Thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2008 đào tạo thử hệ đai học
chính qui và năm 2010 đào tạo chính thức. Học viện Thanh thiếu niên Việt
Nam đã không ngừng rèn luyện và trưởng thành. Tuy vẫn còn một số hạn
chế song Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã đạt những thành tích
đáng kể.
a. Những mặt đạt được
1. Về chất lượng cán bộ, công chức
1.1. Có 80% số giảng viên của Học viện đã vận dụng thành thạo
phương pháp giảng dạy cùng tham gia sắm vai, thảo luận, phỏng vấn, xử lý
tình huống... Khác với những năm 1994 trở về trước hầu hết giảng viên dạy
theo phương pháp truyền thống giáo viên giảng cho học sinh nghe và chép.
Hàng năm Học viên đều tổ chức thi giáo viên dạy giỏi.
1.2. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên tuy giảm nhiều nhưng đã
được nâng lên một bước về chất lượng so với 10 năm trước đây (năm 1994
Học viện có tổng cộng 165 cán bộ công chức) đến nay chỉ còn 115 cán bộ,
giảng viên, nghiên cứu viên, công nhân viên chính thức và 09 giảng viên,
nghiên cứu viên hợp đồng thử việc nhưng chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức được đào tạo nâng cao hơn nhiều.
2
1
Cụ thể :
Trước năm 1994 chỉ có 06 cán bộ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở
lên (chiếm 9%) tổng số, đến 30/10/2006 con số ngày tăng lên 36 chiếm
47% số giảng viên nghiên cứu viên của Học viện, trong đó có 01 Phó Giáo
sư, 02 Nhà giáo ưu tú và 09 tiến sĩ.
- 80% giảng viên, nghiên cứu viên là Đảng viên
- 50% có trình độ lý luận chính trị cao cấp
- 50% có trình độ Trung cấp lý luận chính trị
Năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu
viên cũng thực sự biến đổi rõ rệt. Từ năm 1992 đến nay Học viện đã tham
gia 04 đề tài cấp Nhà nước (làm chủ nhiệm 02 đề tài), thực hiện 40 đề tài
cấp Bộ; chiếm 46% tổng số đề tài của Trung ương Đoàn (Số liệu này tương
đương với nhiều trường đại học hiện nay như Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Phân viện Báo chí, tuyên truyền).
Giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện đã biên soạn trên 40 cuốn
sách, tài liệu về phương pháp luận, kỹ năng công tác thanh thiếu niên,
nghiệp vụ Đoàn, Đội, Hội.
- 02 giảng viên của Học viện được Bộ Giáo dục - Đào tạo mời làm
tổng chủ biên sách giáo khoa của phổ thông trung học và cao đẳng (cả nước
có 86 tổng chỉ biên sách giáo khoa)
Đội ngũ cộng tác viên ngày càng đông đảo : 50 giáo sư, phó giáo sư,
tiến sĩ tâm huyết với sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ (ở Viện Khoa
học Xã hội Việt Nam, Trường Đại học Quốc gia, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia...)
Đội ngũ cán bộ quản lý của Học viện cũng ngày càng được nâng cao
về trình độ, có 10 thạc sĩ về quản lý giáo dục và quản lý khoa học.
2. Về công tác tổ chức cán bộ
2
2
Năm 2007, Học viện tiếp nhận 01 cán bộ và tiếp tục ký hợp đồng
thử việc cho 05 cán bộ, giảng viên, công nhân viên, nghiên cứu viên. Làm
thủ tục cho 03 cán bộ nghỉ chế độ hưu trí, 02 cán bộ chuyển công tác.
Thực hiện tốt chế độ chính sách cho cán bộ công chức (chế độ nghỉ
dưỡng sức, chế độ nghỉ mát trong hè, chế độ nghỉ thai sản, chế độ nghỉ ốm
đau, chế độ nghỉ hưu trí, chế độ bồi dưỡng dạy vượt giờ... Đồng thời xây
dựng hoàn chỉnh các qui chế giảng viên, qui chế giáo viên chủ nhiệm, Qui
chế học viên, Qui chế quản lý ký túc xá v.v...
2.1. Về số lượng cán bộ công chức
Tăng cường lực lượng trẻ cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên,
không tăng cán bộ công nhân viên khối phục vụ với chất lượng ngày càng
cao. Hiện nay đội ngũ cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện đã
hình thành 03 độ tuổi kế tiếp nhau hỗ trợ cho nhau :
- Dưới 35 tuổi có 40/122 chiếm 33%
- Từ 33 đến 45 có 49/122 chiếm 40%
- Từ 46 trở lên có 32/122 chiếm 27%
2.2. Về chất lượng
Số đảng viên chiếm 78/122 chiếm 64% tổng số cán bộ công chức (số
cán bộ công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên là 92/122
chiếm 76%; Cao cấp lý luận chính trị là 38/122 chiếm 31%. Số giảng viên,
nghiên cứu viên có trình độ thạc sĩ trở lên là 33/76% số cán bộ, giảng viên
nghiên cứu viên.
Thực hiện tốt công tác qui hoạch cán bộ, đánh giá kiểm điểm cán bộ
theo đúng qui định, hướng dẫn của Trung ương Đoàn, Học viện đã tạo điều
kiện cho nhiều cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
trình độ lý luận chính trị (16 người đi học quản lý Nhà nước, 05 người đi
học trung cấp chính trị, 11 người đang nghiên cứu sinh và học sau đại học,
04 đồng chí đã bảo vệ luận văn với kết quả khá, giỏi. Đồng thời tiếp tục tạo
2
3
điều kiện cho các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên học chuyển đổi, dự
thi cao học...
Tham gia tốt các hoạt động do Đảng uỷ, Công đoàn cấp trên chỉ đạo,
đặc biệt cuộc thi tìm hiểu 60 năm Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam Học viện có 100% cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên tham gia trong
đó có 01 đồng chí được giải cấp Trung ương, 02 đồng chí được giải cấp
Đảng uỷ khối Dân vận Trung ương và nhiều cán bộ nhiều chi bộ được giải
cấp Trung ương Đoàn và cấp Học viện.
Học viện có 58 giảng viên năm 2005 đã thực hiện số giờ qui định là
15.469 giờ, vượt 8568 giờ. Học viện đã tiến hành một đợt tập huấn hè về
vận dụng phương pháp dạy học hiện đại cho 100% giáo viên của Học viện
đạt hiệu quả cao.
3. Về công tác thi đua khen thưởng của Học viện thanh thiếu
niên Việt Nam.
Xây dựng tốt mối quan hệ trong Ban lãnh đạo, cấp uỷ Đảng và các
thành viên trực thuộc Học viện trên tinh thần hợp tác, trợ giúp và cùng phát
triển.
Năm 2006, qua bình xét thi đua tại cơ sở có 114 công chức được
Trung ương Đoàn công nhân danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở", 03
đồng chí đạt danh hiệu lao động tiên tiến, 02 đơn vị được tặng danh hiệu
"Tập thể tiên tiến"
Năm 2006 giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện đã xuất bản 14
cuốn sách, tài liệu hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội
trong đó có nhiều đầu sách là giáo trình, sách giáo khoa phổ thông trung
học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
B. Những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý cán bộ công chức tại Học
viện thanh thiếu niên Việt Nam
2
4
Bên cạnh những mặt đạt được thì công tác tổ chức cán bộ công chức
của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam còn một số hạn chế như sau :
- Chậm sửa đổi bổ sung các qui chế đã được ban hành cho sát với
thực tiễn của Học viện.
- Biên chế của Học viện đặc biệt đội ngũ giảng viên đạy kỹ năng
nghiệp vụ Đoàn, Hội, Đội còn thiếu.
- Bộ máy tổ chức của Học viện hiện nay chưa đúng so với qui chế
tạm thời về tổ chức và hoạt động đã được Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn
phê duyệt.
- Việc giải quyết chế độ phụ cấp cho đội ngũ lãnh đạo các đơn vị
trực thuộc, lãnh đạo các đơn vị bộ phận trực thuộc (các phòng, tổ bộ môn),
chế độ phụ cấp cho đội ngũ giảng viên Khoa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ
Chí Minh (theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ) chưa được giải
quyết.
- Còn chậm trong việc xây dựng, thực hiện cơ chế đưa lực lượng
nghiên cứu viên tham gia giảng dạy và ngược lại đưa lực lượng giảng viên
tham gia nghiên cứu khoa học.
- Vấn đề tuyển chọn giảng viên, nghiên cứu viên về công tác tại Học
viện cũng gặp nhiều khó khăn.
Đối với đội ngũ cán bộ công chức còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ công chức, viên chức
trong việc quản lý, giữ gìn tài sản chung và trong việc thực hiện nhiệm vụ
công tác còn chưa cao. Bên cạnh đó một số còn có tâm lý thực dụng; nhiệt
tình, có trách nhiệm với những công việc có thù lao, không năng động, ngại
việc đối với công việc chung, ít thu nhập cho cá nhân.
- Chưa phát huy tốt nguồn nhân lực hiện có trong Trung ương Đoàn
để nâng cao chất lượng đào tạo đôị ngũ nguồn nhân lực và cán bộ quản lý.
2
5
- Chưa phát huy hết khả năng của đội ngũ lãnh đạo, năng lực của đội
ngũ giảng viên, công nhân viên để khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực
đã được Trung ương Đoàn quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ, trang bị như về
cơ sở vật chất, con người... nhằm góp phần cùng Trung ương Đoàn và các
đơn vị liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước
giao phó.
Chương III
Một số giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao hiêu quả quản lý cán bộ công chức
của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam
I. QUAn điểm nhằm nâng cao hiệu quả quản lí cán bộ công chức.
Muốn trở thành một tổ chức tốt, có cơ cấu chặt chẽ và hoạt động
hiệu quả thì bất kỳ một cơ quan, đơn vị nào cũng cần phải có những biện
pháp quản lý hiệu quả đối với tất cả các mặt hoạt động của cơ quan, tổ
chức, đơn vị mình. Một trong các công tác quản lý quan trọng là quản lý
con người.
Học viện thanh thiếu niên Việt Nam đang hướng tới việc hoàn thiện
cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ để tiến tới đào tạo hệ đại học chính
qui. Do vậy Học viện cần phải khắc phục những nhược điểm, hạn chế còn
tồn tại. Sau đây là quan điểm để hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý
cán bộ công chức, một khía cạnh quan trọng trong hoàn thiện cơ chế quản
lý tổ chức của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam
Cụ thể
1. Đẩy mạnh quá trình hội nhập vào hệ thống giáo dục đại học trên
cơ sở đạt và vượt các tiêu chí cơ bản về trình độ, năng lực quản lý đội ngũ
2
6
cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên, Mã số đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ
cho đào tạo, nghiên cứu khoa học.
2. Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường
quản lý sử dụng có hiệu quả và đúng luật nguồn kinh phí dược cấp, khai
thác và thu hút các nguồn lực để làm tốt công tác chuyên môn và nâng cao
đời sống cho cán bộ công chức
3. Chỉ đạo tốt đại hội các chi bộ, đại hội Công đoàn, Đại hội Đảng bộ
Học viện nhiệm kỳ II vào tháng 1 năm 2007. Tham gia các hoạt động do
Trung ương Đoàn, Công đoàn, Đoàn thanh niên cơ quan Trung ương Đoàn
tổ chức.
4. Xây dựng mạng nội bộ trang Web Học viện thanh thiếu niên Việt
Nam, tiếp tục tăng cường đổi mới trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại cho
giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
5. Thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ cho đội
ngũ cán bộ công chức, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới của Học viện,
phấn đấu đạt tỉ lệ 60% giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ sau đại học
vào năm 2010.
6. Tăng cường chỉ đạo các hoạt động của Phân viện miền Nam, kết
hợp giữa đội ngũ nghiên cứu viên và đội ngũ giảng viên thông qua phối
hợp giữa nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
7. Đề nghị Trung ương Đoàn tạo điều kiện phối hợp với Bộ Giáo dục
- Đào tạo mở lớp đào tạo thạc sĩ cho cán bộ công chức cơ quan Trung ương
Đoàn tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.
8. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên - nghiên cứu viên, cán bộ
công chức của Học viện đáp ứng yêu cầu của hệ thống tổ chức mới với một
biên chế hợp lý về số lượng và đồng bộ về chất lượng.
2
7
9. Có chế độ khen thưởng, đãi ngộ phù hợp đối với giảng viên, công
nhân viên làm việc ngoài giờ để động viên họ làm việc nhiệt tình và hiệu
quả hơn.
10. Kịp thời sửa đổi bổ sung qui chế quản lý cán bộ công chức cho
phù hợp với tình hình thực tiễn của Học viện.
11. Tăng cường biên chế đáp ứng yêu cầu về số lượng giảng viên
cho các bộ môn, các khoa của Học viện.
II. Một số giải pháp, kiến nghị
Để đáp ứng yêu cầu chung của xã hội đối với công tác đào tạo các
cán bộ Đoàn hệ đại học, Học viện thanh thiếu niên cần phải có biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ công chức. Trong khuôn khổ của báo cáo
thực tập này tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý cán bộ công chức của Học viện như sau :
1. Công tác tổ chức quản lý cán bộ công chức
Cần đổi mới công tác tổ chức cán bộ công chức, tiến hành điều tra,
đánh giá đội ngũ cán bộ công chức nhằm xác định chính xác số lượng, chất
lượng của toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức trên cơ sở đó qui hoạch, xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ công chức. Xây dựng hệ
thống dữ liệu cán bộ công chức để đáp ứng với nhu cầu công việc quản lý
cán bộ công chức thông qua hệ thống tin học trong cơ quan.
Xác định lại cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý, với chức năng nhiệm
vụ của Học viện, làm cơ sở cho việc định biên và xây dựng, phát triển đội
ngũ cán bộ công chức viên chức. Cải tiến phương pháp định biên làm căn
cứ cho việc quyết định số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ, công chức
viên chức phù hợp với khối lượng công việc của cơ quan.
Hoàn thiện qui trình tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức thực
hiện tốt việc đánh giá khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên
chức để nâng cao chất lượng hoạt động công vụ. Cơ chế thi tuyển phải đảm
2
8
bảo tính dân chủ thực sự công khai, chọn đúng người đủ tiêu chuẩn vào bộ
máy hoạt động của cơ quan.
Bố trí cán bộ công chức,viên chức hợp lý đúng với trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, tránh tình trạng làm trái với chuyên môn nghiệp vụ được
đào tạo.
Xây dựng qui định thống nhất trong tinh giản biên chế trong cơ quan
để thường xuyên đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ công chức, viên chức
không đủ năng lực chuyên môn, trình độ , những người vi phạm pháp luật
không đủ tư cách đạo đức, tạo điều kiện đổi mới, trẻ hoá, nâng cao năng
lực đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của cơ quan, giảm đi sự phình to
về nhân sự và những chi phí trong hoạt động.
Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý của cán bộ làm công tác tổ
chức cán bộ, công chức để phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu của từng thời
kỳ.
Có sự phân cấp quản lý cán bộ công chức, viên chức. Phân quyền và
trách nhiệm quản lý cán bộ công chức, viên chức của các phòng ban, đơn vị
trực thuộc. Phân cấp quản lý nhân sự đi đối với việc phân cấp về nhiệm vụ
và phân cấp về tài chính.
2. Công tác giải quyết các chế độ, chính sách đãi ngộ và tiền
lương
Tiền lương được coi là động lực của sự phát triển, góp phần nâng
cao chất lượng cán bộ công chức và hoạt động công vụ do đó Học viện cần
phải thường xuyên quan tâm đến vấn đề tiền lương của cán bộ công chức,
viên chức hơn nữa, đồng thời có hình thức khen thưởng về tinh thần đi đôi
với vật chất kịp thời.
Cung cấp đầy đủ các thông tin về cơ chế chính sách, pháp luật của
nhà nước để vận dụng vào giải quyết công việc theo chức trách, thẩm
quyền, qui định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công
2
9
vụ. Việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ công chức trong
khi thi hành công vụ, phải gắn liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật
cán bộ công chức, viên chức. Đảm bảo tính công bằng trong việc thực thi
các chính sách của Nhà nước đề ra.
3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Đánh giá lại công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên
chức, xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
trong bộ máy của cơ quan, cán bộ công chức làm nhiệm vụ tham mưu
hoạch định chính sách cán bộ công chức, viên chức các ngạch bậc.
Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, bồi
dưỡng, chú trọng đến việc nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính cho đội
ngũ cán bộ công chức, viên chức theo chức trách nhiệm vụ được giao. Mỗi
cán bộ công chức, viên chức có chương trình, nội dung đào tạo và bồi
dưỡng phù hợp.
Kết hợp đào tạo chính qui với các hình thức đào tạo không chính qui,
đào tạo trong nước và gửi đi học nước ngoài. Khuyến khích cán bộ công
chức, viên chức tự học có sự giúp đỡ của cơ quan.
Kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan và trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
để quản lý cán bộ công chức, viên chức đi học đảm bảo được hiệu quả
trong công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. Để đật được mục
tiêu của cơ quan trong việc cử cán bộ đi học, coi đây là bước ngoặt quan
trọng về việc sử dụng nhân sự.
Ngoài việc cử cán bộ đi học ở các trường của thành phố và của
Trung ương giữa các cơ quan trên điạ bàn thành phố thường xuyên có sự
trao đổi kinh nghiệm công tác thông qua các cuộc thi có sự phối hợp của
các cơ quan với nhau để cán bộ công chức giữa các đơn vị có thể giao lưu
học hỏi góp phần vào nâng cao trình độ chuyên môn từ thực tế.
4. Nâng cao ý thức cán bộ công chức, viên chức
3
0
Tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ công chức viên chức về
tinh thần trách nhiệm với ý thức tận tâm, tận lực với công việc. Xây dựng
tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cán bộ công chức viên chức.Tôn vinh nghề
nghiệp cán bộ công chức viên chức.
Thực hiện tốt qui chế công vụ, gắn với thực hiện qui chế dân chủ
trong cơ quan, thực hiện tốt nguyên tắc công khai hoá hoạt động công vụ,
nhất là trong các công việc có quan hệ trực tiếp với công dân, trong lĩnh
vực tài chính, ngân sách. Đảm bảo kỷ cương của bộ máy, nâng cao ý thức
trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ công chức, viên
chức.
Thực hành tiết kiệm trong cơ quan, chống lãng phí và bảo vệ tài sản công.
5. Hoàn thiện đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, cộng tác viên
Hiện nay Học viện thanh thiếu niên Việt Nam đang trong giai đoạn
phấn đấu để thực hiện mục tiêu hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ của Học viện nhằm đưa học viên thanh thiếu niên Việt Nam lên
hệ đào tạo đại học chính qui. Do đó ngoài chất lượng giảng viên, công nhân
viên chức thì việc tăng cường số lượng giảng viên, công nhân viên chức
đáp ứng đủ nhu cầu về giảng dạy và phục vụ cho Học viện . Vì hiện nay
Học viện đang thiếu giảng viên ở các khoa giảng dạy kỹ năng nghiệp vụ.
Vì vậy cần :
- Đảm bảo tiêu chuẩn theo qui trình tuyển dụng
- Việc luân chuyển cán bộ trong hệ thống của Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh.
- Việc tự đào tạo của Học viện
- Phát hiện và sử dụng các tài năng trẻ trong lĩnh vực hoạt động
chính trị - xã hội (có chính sách ưu tiên cụ thể)
- Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu
trong nước.
3
1
Tóm lại công tác tổ chức cán bộ công chức, viên chức là một mắt
xích quan trọng trong toàn bộ hoạt động của cơ quan. Do đó, để cho bộ
máy hoạt động tốt có hiệu quả thì nhất thiết cần phải làm tốt những khâu,
những mặt trong công tác tổ chức cán bộ công chức, viên chức.
Kết luận
Việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Học viện
Thanh thiếu niên Việt Nam hội nhập với hệ thống đào tạo đại học quốc gia
là một yêu cầu cần thiết phù hợp với xu thế chung của đất nước và thế
giới.
Học viện thanh Thiếu niên Việt Nam đã có sự chuẩn bị chu đáo cho
bước chuyển biến gia nhập hệ thống giáo dục quốc gia bằng việc xây dựng
đội ngũ cán bộ công chức viên chức, nguồn nhân lực có vai trò thúc đẩy sự
phát triển của Học viện ngày càng hoàn thiện về số lượng và chất lượng.
Mặc dù, còn nhiều khuyếm khuyết, song hy vọng báo cáo thực tập đã
góp phần nhỏ bé nhằm nâng cao chất lượng quản lý cán bộ công chức, viên
chức đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của Học viện thanh thiếu niên
Việt Nam.
3
2
Em xin chân thành cảm ơn Văn phòng Học viện, Phòng Quản lý Tổ
chức, Phòng Hành chính Học viện thanh thiếu niên Việt Nam đã giúp tôi
hoàn thành báo cáo thực tập này./.
Sinh viên
Nguyễn Thị Minh Thu
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Luật Lao động năm 1995 sửa đổi bổ sung năm 2002
2. Pháp lệnh cán bộ công chức
3. Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ về việc
ban hành Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
4. Qui chế tổ chức và hoạt động của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.
5. Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm
2006 của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.
6. Dự thảo Đề án hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của
Học viện thanh thiếu niên Việt Nam năm 2005.
7. Qui chế tổ chức và hoạt động của cơ quan Trung ương Đoàn.
8. Quyết định thành lập Học viện thanh thiếu niên Việt Nam số 373/QĐ-
TWĐTN ngày 26/7/1995.
3
3
9. Dự thảo Đề án hoàn thiện vấn đề quản lí nhân sự Học viện Thanh
thiếu niên.

Contenu connexe

Tendances

[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
Hạt Mít
 

Tendances (20)

bảo hiểm xã hội
bảo hiểm xã hộibảo hiểm xã hội
bảo hiểm xã hội
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN - TẢI FREE ZALO: 093...
 HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN - TẢI FREE ZALO: 093... HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN - TẢI FREE ZALO: 093...
HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN - TẢI FREE ZALO: 093...
 
Bao cao tttn
Bao cao tttnBao cao tttn
Bao cao tttn
 
Đề tài tình hình tài chính công ty thực phẩm, ĐIỂM CAO
Đề tài tình hình tài chính công ty thực phẩm, ĐIỂM CAOĐề tài tình hình tài chính công ty thực phẩm, ĐIỂM CAO
Đề tài tình hình tài chính công ty thực phẩm, ĐIỂM CAO
 
De cuong so bo
De cuong so boDe cuong so bo
De cuong so bo
 
ứNg dụng ma trận swot để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần...
ứNg dụng ma trận swot để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần...ứNg dụng ma trận swot để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần...
ứNg dụng ma trận swot để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần...
 
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtCông tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tật
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Giải Pháp Phần Mề...
Luận Văn  Hoàn Thiện Hệ Thống Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Giải Pháp Phần Mề...Luận Văn  Hoàn Thiện Hệ Thống Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Giải Pháp Phần Mề...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Giải Pháp Phần Mề...
 
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
Luận văn: Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả LạiLuận văn: Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
Luận văn: Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
 
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đLuận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
 
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây dựng nội thất
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây dựng nội thất Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây dựng nội thất
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây dựng nội thất
 
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đ
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đĐề tài: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đ
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty vật liệu xây dựng, 9đ
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAYLuận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty Vina, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty Vina, HAYĐề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty Vina, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty Vina, HAY
 

Similaire à KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HỌC VIỆN

Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similaire à KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HỌC VIỆN (20)

Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOTLuận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
 
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
 
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...
 
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trị
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trịNâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trị
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trị
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo Nghề
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo NghềLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo Nghề
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo Nghề
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
 
Chinh
ChinhChinh
Chinh
 
Bao cao tong ket nam 2013
Bao cao tong ket nam 2013Bao cao tong ket nam 2013
Bao cao tong ket nam 2013
 
Công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long – ...
Công  tác  xây dựng  gia  đình văn  hóa  ở  huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long – ...Công  tác  xây dựng  gia  đình văn  hóa  ở  huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long – ...
Công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long – ...
 
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
 
Tieu luan Boi duong theo tieu chuan chuc danh nghe nghiep giao vien THPT (Han...
Tieu luan Boi duong theo tieu chuan chuc danh nghe nghiep giao vien THPT (Han...Tieu luan Boi duong theo tieu chuan chuc danh nghe nghiep giao vien THPT (Han...
Tieu luan Boi duong theo tieu chuan chuc danh nghe nghiep giao vien THPT (Han...
 
ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN Vận dụng các kiến thức đã học để phân tích, đưa ra các định ...
ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN Vận dụng các kiến thức đã học để phân tích, đưa ra các định ...ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN Vận dụng các kiến thức đã học để phân tích, đưa ra các định ...
ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN Vận dụng các kiến thức đã học để phân tích, đưa ra các định ...
 
Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học ...
Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học ...Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học ...
Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học ...
 
Nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục học tập và làm theo tư tươ...
Nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục học tập và làm theo tư tươ...Nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục học tập và làm theo tư tươ...
Nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục học tập và làm theo tư tươ...
 
Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...
Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...
Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...
 
Bctk ct doan nam hoc
Bctk ct doan nam hocBctk ct doan nam hoc
Bctk ct doan nam hoc
 

Plus de OnTimeVitThu

Plus de OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Dernier

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Dernier (20)

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HỌC VIỆN

  • 1. Mục lục Phần mở đầu.................................................................................................................... 2 Chương I. Khái quát về học viện thanh thiếu niên Việt nam ..................................... 4 I. Tóm tắt quá trình thành lập học viện thanh thiếu niên Việt Nam. ............................ 4 1. Quá trình thành lập.............................................................................4 2. Trụ sở của Học viện ...........................................................................5 II. Chức năng, nhiệm vụ của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.............................. 5 1. Chức năng...........................................................................................5 2. Nhiệm vụ ............................................................................................5 III. Cơ cấu Tổ chức bộ máy của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam......................... 7 1. Các tổ chức đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học : ..................................... 7 2. Lãnh đạo Học viện thanh thiếu niên Việt Nam .................................................... 9 3. Các bộ phận giúp việc cho Giám đốc Học viện.................................................... 9 IV. Mối quan hệ công tác của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.......................... 12 Chương II. Thực trạng việc quản lý cán bộ, công chức Của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam................................................................................................................ 13 i. Một số vấn đề quản lý cán bộ viên chức, của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam13 1. Số lượng cán bộ viên chức của Học viện.........................................13 2. Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức, viên chức..................14 3. Biên chế cán bộ công chức Học viện...............................................18 II. Chế độ khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên chức của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.......................................................................................... 18
  • 2. 1. Khen thưởng.....................................................................................18 2. Kỷ luật ..............................................................................................14 III, ĐÁNH GIA ...................................................................................19 A. Những mặt đạt được........................................................................................... 20 1. Về chất lượng cán bộ, công chức.....................................................20 2. Về công tác tổ chức cán bộ ..............................................................21 3. Về công tác thi đua khen thưởng của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. .....................................................................................................23 B. Những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý cán bộ công chức tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.......................................................................................... 23 Chương IV. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiêu quả quản lý cán bộ công chức của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.................................................. 25 I. giải pháp .................................................................................................................. 25 II. Một số kiến nghị..................................................................................................... 27 1. Công tác tổ chức quản lý cán bộ công chức.....................................27 2. Công tác giải quyết các chế độ, chính sách đãi ngộ và tiền lương ..28 3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ............................................................29 4. Nâng cao ý thức cán bộ công chức, viên chức.................................29 5. Hoàn thiện đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, cộng tác viên......30 Kết luận.......................................................................................................................... 31 Tài liệu tham khảo........................................................................................................ 32
  • 3. 3 Phần mở đầu Học viện thanh thiếu niên Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 373/QĐ-TWĐTN của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn ngày 26/7/1995 trên cơ sở nâng cấp từ Trường cán bộ thanh thiếu niên Trung ương. Từ khi thành lập, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam là cơ sở duy nhất đào tạo hệ chính qui Trung cấp lý luận Mác-Lênin và nghiệp vụ Đoàn, Đội, Hội trong cả nước. Đồng thời cũng là cơ sở đào tạo tại chức đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở cho các tỉnh, thành, ngành trong cả nước. Hiện nay, trong xu thế phát triển và hội nhập của đất nước, vai trò của thế hệ trẻ tham gia công tác Đoàn ngày càng quan trọng. Để đáp ứng được nhu cầu về trình độ của cán bộ Đoàn trong cả nước, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam cần phải có hệ đào tạo hệ Đại học chính qui về nghiệp vụ Đoàn, Hội, Đội cho đoàn viên trong cả nước. Muốn vậy Học viện cần phải có sự đổi mới, nâng cấp Học viện đạt tiêu chuẩn quốc gia về tất cả các mặt : Cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học, trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên , công nhân viên chức. Được sự hướng dẫn của các thầy cô giáo trong khoa Quản lí nhà nước về Kinh tế, tôi tiến hành tim hiểu và trọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp về quản lý cán bộ công chức tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam". Đây là một nội dung nằm trong đề án hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý, chức năng, nhiệm vụ nhằm đưa Học viện thanh thiếu niên gia nhập hệ thống đào tạo Quốc gia. Đề tài gồm 3 chương Chương 1 : Khái quát về Học viện thanh thiếu niên Việt Nam Chương 2 : Thực trạng việc quản lý cán bộ công chức Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. Chương 3 : Giải pháp và kiến nghị
  • 4. 4 Chương I Khái quát về học viện thanh thiếu niên Việt nam I. Tóm tắt quá trình thành lập học viện thanh thiếu niên Việt Nam. 1. Quá trình thành lập 1.1. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam với tên gọi đầu tiên làTrường Huấn luyện Cán bộ Đoàn, được thành lập ngày 15/10/1956 sau đó mang các tên gọi khác nhau : Trường Đoàn Trung ương; Trường Đoàn Cao cấp; Trường Cán bộ Thanh thiếu niên Trung ương; Trường Cao cấp Thanh niên và chính thức có tên gọi Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam từ năm 1995 theo Quyết định thành lập số 373 (do đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Hồ Đức Việt ký). 1.2. Phân viện Miền Nam được thành lập ngày 18 tháng 4 năm 1996 trên cơ sở tổ chức lại Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Thanh thiếu niên TWII. 5 năm qua Phân viện đã mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội, Đội cho các tỉnh phía Nam với 1500 học viên. 1.3.Trích Quyết định số 373/QĐ-TWĐTN về việc thành lập Học viện thanh thiếu niên Việt Nam ngày 26/7/1995) Điều 1 : Thành lập Học viện thanh thiếu niên Việt Nam trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trên cơ sở tổ chức lại Trường cán bộ thanh thiếu niên Trung ương và Viện nghiên cứu thanh niên. Điều 2 : Học viện thanh thiếu niên Việt Nam là cơ quan nghiên cứu, đào tạo và thông tin khoa học về thanh thiếu niên của Đoàn, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BCH Trung ương Đoàn. Điều 7 : Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành
  • 5. 5 2. Trụ sở của Học viện Học viện thanh thiếu niên Việt Nam có trụ sở chính tại số 5 - Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội và cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với trụ sở chính và cơ sở nằm ở hai thành phố lớn nhất cả nước, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức. II. Chức năng, nhiệm vụ của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. Học viện thanh thiếu niên Việt Nam là trung tâm đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội trong cả nước. Do đó Học viện có vai trò hết sức quan trọng với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể sau : 1. Chức năng 1.1. Đào tạo ở trình độ đại học theo chuyên ngành Giáo dục - xã hội học Thanh niên cho các cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên trách công tác thanh thiếu nhi từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên; bồi dưỡng cán bộ chuyên trách công tác Đoàn, Hội, Đội và cán bộ phụ trách công tác thanh thiếu nhi ở các Bộ, ngành, địa phương. 1.2. Nghiên cứu khoa học các vấn đề về thanh thiếu nhi về xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi Việt Nam trong xu thế hội nhập và giao lưu quốc tế ngày càng rộng mở. 1.3. Lưu trữ, khai thác Thông tin Khoa học và nghiệp vụ nhằm tham mưu cho BCH, Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn về các chủ trương công tác Đoàn, Hội, Đội. 2. Nhiệm vụ 2.1. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác vận động thanh thiếu nhi và công tác Đoàn cho cán bộ Đoàn chuyên trách từ cấp huyện trở lên theo nhiều loại chương trình, theo chức danh, theo chuyên đề, theo loại cán bộ... Đây được coi là nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên của Học viện.
  • 6. 6 2.2. Đào tạo ở trình độ cử nhân theo một chuyên ngành đặc chủng, phù hợp, trước mắt là giáo dục - xã hội học thanh niên có thi tuyển để bồi dưỡng những tài năng trẻ trong hoạt động chính trị - xã hội, tạo nguồn cho tương lai. Tiếp tục đào tạo cơ bản ở trình độ Trung cấp lý luận Mác-Lênin và nghiệp vụ Đoàn, Hội, Đội trong thời kỳ quá độ (5 năm). (2004 - 2009) 2.3. Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu dự báo các vấn đề về thanh thiếu nhi nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất các chính sách đối với thế hệ trẻ của Đảng và Nhà nước, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn các cấp. 2.4. Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các vấn đề về công tác vận động thanh thiếu nhi và công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội. Tổ chức nghiên cứu, tổng kết thực tiễn phong trào thanh thiếu nhi, tạo cơ sở cho việc hoạch định các chủ trương công tác Đoàn và công tác thanh thiếu nhi của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể. 2.5. Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo về công tác Đoàn, Hội, Đội và lưu trữ, trao đổi các thông tin, tư liệu phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu của Học viện. 2.6. Tổ chức Thông tin Khoa học, Lý luận và nghiệp vụ về công tác thanh thiếu nhi về xây dựng Đoàn, Hội, Đội, xã hội hoá các kết quả nghiên cứu và tổng kết thực tiễn về thanh thiếu nhi và phong trào thanh thiếu nhi. 2.7. Là đầu mối nghiên cứu khoa học của Trung ương Đoàn, quản lý công tác NCKH, hoạt động khoa học của Đoàn thanh niên, Thường trực HĐKH Cơ quan Trung ương Đoàn. 2.8. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch hợp tác với các cơ quan đào tạo, nghiên cứu thông tin khoa học ở trong nước. Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học các vấn đề về thanh thiếu nhi theo các qui định hiện hành.
  • 7. 7 2.9. Hướng dẫn nghiệp vụ, nội dung chương trình, biên soạn tài liệu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công tác nghiên cứu, thông tin khoa học đối với các Trung tâm, Trường Đoàn các tỉnh thành và Đoàn trực thuộc Trung ương; đối với các bộ môn công tác Đoàn thuộc Khoa Dân vận Trường chính trị các tỉnh. 2.10. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên, cộng tác viên. Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, kỹ thuật của Học viện theo qui định phân cấp quản lý của Ban Bí thư Trung ương Đoàn. III. Cơ cấu Tổ chức bộ máy của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. Theo Quyết định số 373/QĐ-TWĐTN về việc thành lập Học viện thanh thiếu niên Việt Nam thì Học viện có cơ cấu tổ chức bộ máy gồm các bộ phận sau : 1. Các tổ chức đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học : - Trường cán bộ thanh thiếu niên Trung ương (tại Hà Nội) - Phân viện Miền Nam - Viện nghiên cứu thanh niên. Trong đó 3 đơn vị trên sát nhập thành Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, gồm các đơn vị thành viên là : 1.1. Khoa Lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh Là Khoa cơ bản của Học viện, có nhiệm vụ giảng dạy các bộ môn Triết học, Kinh tế Chính trị học, CNXH khoa học, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Quản lý kinh tế, Chính trị học, Logic học, Đạo đức học, Pháp luật và Quản lý Nhà nước theo chương trình Trung cấp lý luận chính trị do BCH Trung ương Đảng quy định. - Giảng dạy các học phần chủ yếu, tiến tới tham gia đào tạo theo chương trình đào tạo hệ cử nhân (như những môn học chung bắt buộc) 1.2. Khoa Xã hội học Thanh niên
  • 8. 8 Là Khoa chuyên ngành của Học viện, có nhiệm vụ giảng dạy các môn khoa học Xã hội và Nhân văn liên quan đến công tác thanh thiếu nhi như : Tâm lý học, Giáo dục học; đặc biệt là Xã hội học với chuyên ngành hẹp là Xã hội học Thanh niên (được coi là chuyên ngành đặc thù của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Hiện tại ở nước ta chưa có Trường Đại học nào theo chuyên ngành hẹp này). 1.3. Khoa Công tác Thanh thiếu nhi Là Khoa đặc thù của Học viện, có nhiệm vụ giảng dạy các môn học: Phương pháp luận công tác Thanh thiếu nhi; Lý luận và nghiệp vụ xây dựng Đoàn; lý luận và Phương pháp công tác Đội; Kỹ năng công tác thanh thiếu nhi; Lý luận và nghiệp vụ văn hoá, thể thao; Giáo dục quốc phòng toàn dân, Dân số - Giới - phát triển. 1.4. Viện Nghiên cứu Thanh niên Có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn các vấn đề của các đối tượng trong độ tuổi thanh thiếu nhi, công tác Đoàn, Hội, Đội; là một đầu mối nghiên cứu khoa học của Bộ Khoa học - Công nghệ ( được phê duyệt từ 1991). 1.5. Phòng Quản lý Đào tạo và Tổ chức : Phụ trách công tác tổ chức bộ máy (theo phân cấp), công tác cán bộ và công tác chính trị của Học viện. - Quản lý giảng dạy, học tập của các hệ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo tại chức, liên kết đào tạo, đào tạo lại. 1.6. Trung tâm Thông tin- Tư liệu- Thư viện - Lưu trữ, cung cấp thông tin, tư liệu cho cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên theo yêu cầu của nhiệm vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. - Quản lý các nguồn thông tin và nối mạng với hệ thống quốc gia theo qui định hiện hành.
  • 9. 9 - Tin học hoá quản lý cơ sở vật chất và các phương tiện dạy - học hiện đại, đáp ứng nhu cầu đổi mới thường xuyên phương pháp dạy, học, nghiên cứu khoa học trong điều kiện mới. - Trang bị kiến thức Ngoại ngữ và Tin học cho học viên và cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện. 1.7. Văn phòng Học viện. Tổ chức thực hiện công tác hành chính, thông tin, tổng hợp tình hình chung, tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện chương trình công tác của Học viện. Quản lý cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của Học viện. Xây dựng và kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính theo Qui định của Nhà nước và của Cơ quan Trung ương Đoàn. 1.8. Phân viện miền Nam : Có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội, Đội cho các tỉnh phía Nam, nghiên cứu, thông tin khoa học theo phân cấp cụ thể của Giám đốc Học viện.(theo Qui chế riêng) 2. Lãnh đạo Học viện thanh thiếu niên Việt Nam - Giám đốc có trách nhiệm duyệt phương hướng, chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm, rà soát định biên, tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị trong Học viện theo phân cấp. Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn và pháp luật của Nhà nước về việc tổ chức chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của Học viện. Phó Giám đốc Học viện là người giúp việc Giám đốc học viện, được Giám đốc phân công một hoặc một số lĩnh vực công tác nhất định, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Ban Bí thư và trước pháp luật của Nhà nước về toàn bộ những nội dung công việc đã được phân công hoặc được uỷ quyền giải quyết. 3. Các bộ phận giúp việc cho Giám đốc Học viện 3.1. Hội đồng tư vấn của Học viện
  • 10. 1 0 Làm nhiệm vụ tư vấn cho lãnh đạo Học viện thực hiện công tác đào tạo, công tác tuyển dụng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, học viên trong Học viện
  • 11. 1 1 3.2. Hội đồng khoa học của Học viện Là cơ quan tư vấn cho lãnh đạo Học viện về nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, nghiên cứu, thông tin khoa học về kế hoạch, và biện pháp tổ chức, triển khai các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, thông tin khoa học, Là thường trực hội đồng khoa học của cơ quan Trung ương Đoàn. 3.3. Hội đồng giảng viên của Học viện Là cơ quan tư vấn cho lãnh đạo Học viện về đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, thẩm định các ứng viên về công tác ở các Khoa của học viện, giúp Giám đốc Học viện bình xét danh hiệu giảng viên giỏi các cấp các danh hiệu vinh dự của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Viện nghiên cứu Thanh niên Giám đốc Học viện Hội đồng Khoa học Trung tâm Thông tin- tư liệu- thư viện Hội đồng Giáo viên Hội đồng Khoa học Khoa xã hội học Thanh niên Phòng Quản lý đào tạo Văn phòng Khoa xã hội học Thanh niên Khoa công tác Thanh thiếu nhi Khoa lý luận Mac-Lênin Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Học viện
  • 12. 1 2 IV. Mối quan hệ công tác của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam Ban Bí thư Trung ương Đoàn trực tiếp chỉ đạo và quản lý mọi hoạt động của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. Giám đốc Học viện quyết định phân cấp quản lý cho các đơn vị trực thuộc, tạo điều kiện để các đơn vị phát huy tính chủ động của minh trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị và nhiệm vụ của Học viện. Các đơn vị trực thuộc Học viện thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quí, hàng năm với lãnh đạo Học viện, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Lãnh đạo Học viện. 1. Học viện thanh thiếu niên Việt Nam được quan hệ trực tiếp với các Bộ, ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ, các ban thuộc các tổ chức xã hội ở trung ương và địa phương trong phạm vi trách nhiệm của Học viện thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, kế hoạch của Ban Bí thư Trung ương Đoàn. 2. Học viện thanh thiếu niên Việt Nam phối hợp với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong nước và quốc tế để thực hiện tốt các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học. 3. Học viện được mời các nhà khoa học ở các cơ sở khác, các cán bộ của Trung ương Đoàn tham gia làm giảng viên, nghiên cứu viên, biên tập biên kiêm chức hay làm cộng tác viên theo qui định hiện này. 4. Học viện thanh thiếu niên Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các Ban, đơn vị thuộc Trung ương Đoàn để thực hiện nhiệm vụ của Học viện, tham gia xây dựng qui hoạch, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng chương trình nghiên cứu và thông tin khoa học nghiệp vụ thanh niên. Trên đây là những nét khái quát cơ bản về Học viện thanh thiếu niên Việt Nam từ khi thành lập cho đến giai đoạn Học viện tiến hành thực hiện đề án hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ hiện nay.
  • 13. 1 3 Chương II Thực trạng việc quản lý cán bộ, công chức Của Học viện thanh thiếu niên Nam. Hiện nay, nhu cầu đào tạo cán bộ Đoàn, Hội, Đội ngày càng phát triển. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ Đoàn, Hội, Đội hiện nay Học viện cần phải được nâng cấp lên thành hệ Đại học chính qui. Muốn vậy Học viện thanh thiếu niên Việt Nam phải có sự hoàn thiện bộ máy quản lý đối với tất cả các mặt hoạt động. Trong phạm vi báo cáo thực tập tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh của quản lý đó là quản lý cán bộ, viên chức. i. Một số vấn đề quản lý cán bộ viên chức, của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam 1. Số lượng cán bộ viên chức của Học viện Tổng số cán bộ viên chức của Học viện là 124 người (tháng1 năm 2007). Trong đó có 76 giảng viên, 04 cán bộ và 46 viên chức.Tham gia công tác ở 9 phòng, Ban, khoa, viện và phân viện của Học viện. Cụ thể : - Khoa Lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh có số lượng biên chế từ 15-20 giảng viên (bao gồm cả cộng tác viên). - Khoa Xã hội học Thanh niên số lượng biên chế từ 20-25 giảng viên và cộng tác viên. - Khoa công tác thanh thiếu nhi biên chế từ 20-25 giảng viên và cộng tác viên - Viện Nghiên cứu thanh niên biên chế từ 25-30 chuyên viên và nghiên cứu viên. - Phòng quản lý Đào tạo - Tổ chức biên chế từ 10-15 cán bộ viên chức. - Trung tâm thông tin tư liệu thư viện biên chế từ 10-15 cán bộ viên chức và cộng tác viên.
  • 14. 1 4 - Văn phòng Học viện biên chế 20-25 cán bộ viên chức. - Phân viện miền Nam biên chế từ 20-25 cán bộ viên chức. 2. Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức, viên chức - 01 giáo sư và 02 nhà giáo ưu tú - Trình độ tiến sĩ : 09 người - Trình độ thạc sĩ : 23 người - 43,5% số giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ Cao cấp lý luận chính trị. - 50,5% số giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ Trung cấp lý luận chính trị. - 90% giảng viên, nghiên cứu viên là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. - 90% giảng viên, nghiên cứu viên có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học thực hành trong đó 30% giảng viên sử dụng ngoại ngữ, tin học thành thạo. - Đội ngũ cộng tác viên. Học viện còn có đội ngũ cộng tác viên gồm các đồng chí lãnh đạo Đoàn thanh niên, các nhà khoa học của cơ quan Trung ương Đoàn. Bao gồm 35 Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Khoa học Xã hội - Nhân văn Quốc gia và Đại học Quốc gia Hà Nội là những người thường xuyên cộng tác trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại Học viện. Nhiều cộng tác viên có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ quan Trung ương và địa phương. - Năng lực quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học của cán bộ viên chức Đội ngũ quản lý có đủ sức khỏe, kinh nghiệm để quản lý công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện. Có 10 thạc sĩ có luận văn về Quản lý giáo dục đào tạo, Quản lý khoa học đã từng quản lý 05 khoá cao cấp có chất lượng.
  • 15. 1 5 Hiện tại, 80% số học viên các khoá cao cấp đã trở thành cán bộ chủ chốt các tỉnh, thành Đoàn, Trung ương Đoàn và của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt a) Ban Lãnh đạo Học viện gồm Giám đốc và các Phó giám đốc Giám đốc phụ trách chung các mặt công tác của Học viện, có trình độ Tiến sĩ, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học, là chủ nhiệm đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước. Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu khoa học có trình độ tiến sĩ, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học, là chủ nhiệm đề tài cấp bộ và cấp nhà nước. Phó Giám đốc phụ trách đào tạo có trình độ tiến sĩ, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo, là chủ nhiệm đề tài cấp bộ, chủ biên các giáo trình. Phó Giám đốc phụ trách hành chính, cơ sở vật chất, có trình độ thạc sĩ, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý Hành chính trong môi trường đào tạo và nghiên cứu khoa học, có khả năng quan hệ đối ngoại. Phó Giám đốc phụ trách phân viện Miền Nam có trình độ thạc sĩ, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học. b) Trưởng các khoa Là người có năng lực trong quản lý và giảng dạy chuyên môn. Có trình độ thạc sĩ trở lên, cao cấp lý luận chính trị là giảng viên chính, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo, có công trình nghiên cứu khoa học cấp Học viện trở lên, chủ trì biên soạn giáo trình của các bộ môn trong khoa.
  • 16. 1 6 Các phó trưởng khoa có trình độ thạc sĩ trở lên, cao cấp lý luận chính trị, đã từng làm chủ đề tài cấp Học viện trở lên, chủ trì biên soạn giáo trình của các bộ môn do mình đảm nhiệm.
  • 17. 1 7 c) Viện trưởng Viện nghiên cứu thanh niên Có trình độ Tiến sĩ, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ nghiên cứu khoa học đã là chủ nhiệm đề tài cấp bộ, cấp nhà nước. Phó viện trưởng Viện nghiên cứu thanh niên có trình độ thạc sĩ trở lên, cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý khoa học đã là chủ nhiệm đề tài cấp bộ. d) Trưởng Phòng quản lý Đào tạo - Tổ chức Có trình độ thạc sĩ, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nhiệm vụ quản lý đào tạo và tổ chức đã là chủ nhiệm đề tài cấp bộ. Phó trưởng phòng Quản lý Đào tạo - Tổ chức : Có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo - tổ chức e) Giám đốc Trung tâm Thông tin tư liệu thư viện Có trình độ thạc sĩ, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý theo chức năng đơn vị, có hiểu biết nhất định về ứng dụng công nghệ thông tin. Phó Giám đốc trung tâm : Có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý một lĩnh vực nhất định của Trung tâm. g) Chánh Văn phòng Học viện Có trình độ thạc sĩ, cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý hành chính, đối ngoai, tài chính, tài vụ Phó Văn phòng : Có trình độ cử nhân, Cao cấp lý luận chính trị, có khả năng quản lý một lĩnh vực chuyên môn nhất định trong văn phòng. g) Trưởng phòng nghiệp vụ của các đơn vị thành viên Có trình độ cử nhân, Trung cấp lý luận chính trị, có khả năng về công tác quản lý, am hiểu nghiệp vụ chuyên môn. Ban Giám đốc Học viện gồm 04 người trong đó có : - 01 tiến sĩ (Giám đốc Học viện) - 01 Phó Tiến sĩ (Phó Giám đốc Học viện)
  • 18. 1 8 - 01 Thạc sĩ ( Phó Giám đốc Học viện) - 01 Cử nhân (Phó Giám đốc Học viện) * Trình độ của đội ngũ công nhân viên chức trong Học viện Học viện có 26 công nhân viên chức, hầu hết có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Hiện nay nhiều người đang trong quá trình đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của công việc tiến tới phương châm hoàn thiện cơ cấu tổ chức đưa Học viện lên hệ đào tạo Đại học chính qui. 3. Biên chế cán bộ công chức Học viện Học viện có 124 cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức. Trong đó có 105 người thuộc biên chế Nhà nước và 19 người là công nhân viên chức hợp đồng. Trong đó tại Hà Nội số nhân sự hợp đồng là 11 người, tại phân viện Miền Nam là 08 người. II. Chế độ khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên chức của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. Những cán bộ có thành tích tốt trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, có đề xuất, đóng góp ý kiến tích cực, hiệu quả cho học viện đều được biểu dương khen thưởng theo qui định của Nhà nước. 1. Khen thưởng a) Đối với tập thể Tặng Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn cho tập thể lao động xuất sắc và kèm theo tiền thưởng là 600.000đ Tiền thưởng cho tập thể lao động tiên tiến bằng 300.000đ b) Mức tiền thưởng cho cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở là 300.000 đồng - Mức tiền thưởng đối với các cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến là 150.000đ
  • 19. 1 9 c) Việc chi tiền thưởng Việc chi tiền thưởng được thực hiện theo qui định của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Tiền thưởng cho tập thể và cá nhân các đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước do các đơn vị thực hiện trong phạm vi ngân sách Nhà nước đã được Ban Bí thư Trung ương Đoàn phân bổ hàng năm. Tiền thưởng cho tập thể và cá nhân thuộc các doanh nghiệp, các đơn vị báo chí, xuất bản, các trung tâm sự nghiệp có thu do thủ trưởng các đơn vị chi và quyết toán trong mục chi khen thưởng hàng năm. Học viện thanh thiếu niên Việt Nam là đơn vị sự nghiệp có thu cho nên việc chi khen thưởng hàng năm do ban Giám đốc Học viện thực hiện. Ngoài ra, Học viện còn có hình thức khen thưởng đột xuất cho những cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên đạt thành tích xuất sắc. Danh sách đề nghị bình xét thi đua khen thưởng năm 2005 của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam như sau : a) Đề nghị khen tặng danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc " gồm có - Học viện thanh thiếu niên Việt Nam - Viện nghiên cứu thanh niên - Phân viện miền Nam b) Danh hiệu cá nhân - Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở có 117 người đề nghị khen thưởng - Lao động giỏi có 01 người được đề nghị khen thưởng - Cán bộ hợp đồng có 02 người được đề nghị khen thưởng 2. Kỷ luật Theo điều 40 trong qui chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan thuộc trung ương Đoàn qui định thì "Các ban, đơn vị, cán bộ, công nhân viên trong cơ quan vi phạm các khuyết điểm, không hoàn thành nhiệm vụ, xâm hại tài sản XHCN, tài sản của nhân dân, vi phạm về đạo đức phẩm
  • 20. 2 0 chất, vô trách nhiệm gây thiệt hại đến công quĩ, tài sản, tính mạng, gây mất đoàn kết nội bộ, vô tổ chức kỷ luật, uy hiếp người đấu tranh chống tiêu cực hoặc lợi dụng đấu tranh chống tiêu cực để đả kích, vu cáo người khác... đều phải chịu phê bình, kiểm điểm, tuỳ từng mức độ vi phạm mà thi hành kỷ luật theo các hình thức kỷ luật hiện hành của Nhà nước và của Đoàn với các mức : Khiển trách, cách chức, cho thôi việc, sa thải, bồi thường vật chất, truy tố... ". Học viện thanh thiếu niên việt nam đã căn cứ qui định trên hàng năm đều có sự bình xét để nhắc nhở, hay kỷ luật những trường hợp cán bộ công chức vi phạm các qui định chung của Ban chấp hành Trung ương Đoàn và vi phạm kỷ luật của Học viện. ii.đánh giá Thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2008 đào tạo thử hệ đai học chính qui và năm 2010 đào tạo chính thức. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã không ngừng rèn luyện và trưởng thành. Tuy vẫn còn một số hạn chế song Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã đạt những thành tích đáng kể. a. Những mặt đạt được 1. Về chất lượng cán bộ, công chức 1.1. Có 80% số giảng viên của Học viện đã vận dụng thành thạo phương pháp giảng dạy cùng tham gia sắm vai, thảo luận, phỏng vấn, xử lý tình huống... Khác với những năm 1994 trở về trước hầu hết giảng viên dạy theo phương pháp truyền thống giáo viên giảng cho học sinh nghe và chép. Hàng năm Học viên đều tổ chức thi giáo viên dạy giỏi. 1.2. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên tuy giảm nhiều nhưng đã được nâng lên một bước về chất lượng so với 10 năm trước đây (năm 1994 Học viện có tổng cộng 165 cán bộ công chức) đến nay chỉ còn 115 cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, công nhân viên chính thức và 09 giảng viên, nghiên cứu viên hợp đồng thử việc nhưng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo nâng cao hơn nhiều.
  • 21. 2 1 Cụ thể : Trước năm 1994 chỉ có 06 cán bộ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên (chiếm 9%) tổng số, đến 30/10/2006 con số ngày tăng lên 36 chiếm 47% số giảng viên nghiên cứu viên của Học viện, trong đó có 01 Phó Giáo sư, 02 Nhà giáo ưu tú và 09 tiến sĩ. - 80% giảng viên, nghiên cứu viên là Đảng viên - 50% có trình độ lý luận chính trị cao cấp - 50% có trình độ Trung cấp lý luận chính trị Năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên cũng thực sự biến đổi rõ rệt. Từ năm 1992 đến nay Học viện đã tham gia 04 đề tài cấp Nhà nước (làm chủ nhiệm 02 đề tài), thực hiện 40 đề tài cấp Bộ; chiếm 46% tổng số đề tài của Trung ương Đoàn (Số liệu này tương đương với nhiều trường đại học hiện nay như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Phân viện Báo chí, tuyên truyền). Giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện đã biên soạn trên 40 cuốn sách, tài liệu về phương pháp luận, kỹ năng công tác thanh thiếu niên, nghiệp vụ Đoàn, Đội, Hội. - 02 giảng viên của Học viện được Bộ Giáo dục - Đào tạo mời làm tổng chủ biên sách giáo khoa của phổ thông trung học và cao đẳng (cả nước có 86 tổng chỉ biên sách giáo khoa) Đội ngũ cộng tác viên ngày càng đông đảo : 50 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ tâm huyết với sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ (ở Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Trường Đại học Quốc gia, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia...) Đội ngũ cán bộ quản lý của Học viện cũng ngày càng được nâng cao về trình độ, có 10 thạc sĩ về quản lý giáo dục và quản lý khoa học. 2. Về công tác tổ chức cán bộ
  • 22. 2 2 Năm 2007, Học viện tiếp nhận 01 cán bộ và tiếp tục ký hợp đồng thử việc cho 05 cán bộ, giảng viên, công nhân viên, nghiên cứu viên. Làm thủ tục cho 03 cán bộ nghỉ chế độ hưu trí, 02 cán bộ chuyển công tác. Thực hiện tốt chế độ chính sách cho cán bộ công chức (chế độ nghỉ dưỡng sức, chế độ nghỉ mát trong hè, chế độ nghỉ thai sản, chế độ nghỉ ốm đau, chế độ nghỉ hưu trí, chế độ bồi dưỡng dạy vượt giờ... Đồng thời xây dựng hoàn chỉnh các qui chế giảng viên, qui chế giáo viên chủ nhiệm, Qui chế học viên, Qui chế quản lý ký túc xá v.v... 2.1. Về số lượng cán bộ công chức Tăng cường lực lượng trẻ cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, không tăng cán bộ công nhân viên khối phục vụ với chất lượng ngày càng cao. Hiện nay đội ngũ cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện đã hình thành 03 độ tuổi kế tiếp nhau hỗ trợ cho nhau : - Dưới 35 tuổi có 40/122 chiếm 33% - Từ 33 đến 45 có 49/122 chiếm 40% - Từ 46 trở lên có 32/122 chiếm 27% 2.2. Về chất lượng Số đảng viên chiếm 78/122 chiếm 64% tổng số cán bộ công chức (số cán bộ công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên là 92/122 chiếm 76%; Cao cấp lý luận chính trị là 38/122 chiếm 31%. Số giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ thạc sĩ trở lên là 33/76% số cán bộ, giảng viên nghiên cứu viên. Thực hiện tốt công tác qui hoạch cán bộ, đánh giá kiểm điểm cán bộ theo đúng qui định, hướng dẫn của Trung ương Đoàn, Học viện đã tạo điều kiện cho nhiều cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị (16 người đi học quản lý Nhà nước, 05 người đi học trung cấp chính trị, 11 người đang nghiên cứu sinh và học sau đại học, 04 đồng chí đã bảo vệ luận văn với kết quả khá, giỏi. Đồng thời tiếp tục tạo
  • 23. 2 3 điều kiện cho các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên học chuyển đổi, dự thi cao học... Tham gia tốt các hoạt động do Đảng uỷ, Công đoàn cấp trên chỉ đạo, đặc biệt cuộc thi tìm hiểu 60 năm Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Học viện có 100% cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên tham gia trong đó có 01 đồng chí được giải cấp Trung ương, 02 đồng chí được giải cấp Đảng uỷ khối Dân vận Trung ương và nhiều cán bộ nhiều chi bộ được giải cấp Trung ương Đoàn và cấp Học viện. Học viện có 58 giảng viên năm 2005 đã thực hiện số giờ qui định là 15.469 giờ, vượt 8568 giờ. Học viện đã tiến hành một đợt tập huấn hè về vận dụng phương pháp dạy học hiện đại cho 100% giáo viên của Học viện đạt hiệu quả cao. 3. Về công tác thi đua khen thưởng của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. Xây dựng tốt mối quan hệ trong Ban lãnh đạo, cấp uỷ Đảng và các thành viên trực thuộc Học viện trên tinh thần hợp tác, trợ giúp và cùng phát triển. Năm 2006, qua bình xét thi đua tại cơ sở có 114 công chức được Trung ương Đoàn công nhân danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở", 03 đồng chí đạt danh hiệu lao động tiên tiến, 02 đơn vị được tặng danh hiệu "Tập thể tiên tiến" Năm 2006 giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện đã xuất bản 14 cuốn sách, tài liệu hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội trong đó có nhiều đầu sách là giáo trình, sách giáo khoa phổ thông trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. B. Những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý cán bộ công chức tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam
  • 24. 2 4 Bên cạnh những mặt đạt được thì công tác tổ chức cán bộ công chức của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam còn một số hạn chế như sau : - Chậm sửa đổi bổ sung các qui chế đã được ban hành cho sát với thực tiễn của Học viện. - Biên chế của Học viện đặc biệt đội ngũ giảng viên đạy kỹ năng nghiệp vụ Đoàn, Hội, Đội còn thiếu. - Bộ máy tổ chức của Học viện hiện nay chưa đúng so với qui chế tạm thời về tổ chức và hoạt động đã được Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn phê duyệt. - Việc giải quyết chế độ phụ cấp cho đội ngũ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, lãnh đạo các đơn vị bộ phận trực thuộc (các phòng, tổ bộ môn), chế độ phụ cấp cho đội ngũ giảng viên Khoa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ) chưa được giải quyết. - Còn chậm trong việc xây dựng, thực hiện cơ chế đưa lực lượng nghiên cứu viên tham gia giảng dạy và ngược lại đưa lực lượng giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. - Vấn đề tuyển chọn giảng viên, nghiên cứu viên về công tác tại Học viện cũng gặp nhiều khó khăn. Đối với đội ngũ cán bộ công chức còn tồn tại một số hạn chế sau: - Tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ công chức, viên chức trong việc quản lý, giữ gìn tài sản chung và trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác còn chưa cao. Bên cạnh đó một số còn có tâm lý thực dụng; nhiệt tình, có trách nhiệm với những công việc có thù lao, không năng động, ngại việc đối với công việc chung, ít thu nhập cho cá nhân. - Chưa phát huy tốt nguồn nhân lực hiện có trong Trung ương Đoàn để nâng cao chất lượng đào tạo đôị ngũ nguồn nhân lực và cán bộ quản lý.
  • 25. 2 5 - Chưa phát huy hết khả năng của đội ngũ lãnh đạo, năng lực của đội ngũ giảng viên, công nhân viên để khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực đã được Trung ương Đoàn quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ, trang bị như về cơ sở vật chất, con người... nhằm góp phần cùng Trung ương Đoàn và các đơn vị liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó. Chương III Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiêu quả quản lý cán bộ công chức của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam I. QUAn điểm nhằm nâng cao hiệu quả quản lí cán bộ công chức. Muốn trở thành một tổ chức tốt, có cơ cấu chặt chẽ và hoạt động hiệu quả thì bất kỳ một cơ quan, đơn vị nào cũng cần phải có những biện pháp quản lý hiệu quả đối với tất cả các mặt hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Một trong các công tác quản lý quan trọng là quản lý con người. Học viện thanh thiếu niên Việt Nam đang hướng tới việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ để tiến tới đào tạo hệ đại học chính qui. Do vậy Học viện cần phải khắc phục những nhược điểm, hạn chế còn tồn tại. Sau đây là quan điểm để hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý cán bộ công chức, một khía cạnh quan trọng trong hoàn thiện cơ chế quản lý tổ chức của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam Cụ thể 1. Đẩy mạnh quá trình hội nhập vào hệ thống giáo dục đại học trên cơ sở đạt và vượt các tiêu chí cơ bản về trình độ, năng lực quản lý đội ngũ
  • 26. 2 6 cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên, Mã số đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học. 2. Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường quản lý sử dụng có hiệu quả và đúng luật nguồn kinh phí dược cấp, khai thác và thu hút các nguồn lực để làm tốt công tác chuyên môn và nâng cao đời sống cho cán bộ công chức 3. Chỉ đạo tốt đại hội các chi bộ, đại hội Công đoàn, Đại hội Đảng bộ Học viện nhiệm kỳ II vào tháng 1 năm 2007. Tham gia các hoạt động do Trung ương Đoàn, Công đoàn, Đoàn thanh niên cơ quan Trung ương Đoàn tổ chức. 4. Xây dựng mạng nội bộ trang Web Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, tiếp tục tăng cường đổi mới trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học. 5. Thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới của Học viện, phấn đấu đạt tỉ lệ 60% giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ sau đại học vào năm 2010. 6. Tăng cường chỉ đạo các hoạt động của Phân viện miền Nam, kết hợp giữa đội ngũ nghiên cứu viên và đội ngũ giảng viên thông qua phối hợp giữa nghiên cứu khoa học và giảng dạy. 7. Đề nghị Trung ương Đoàn tạo điều kiện phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo mở lớp đào tạo thạc sĩ cho cán bộ công chức cơ quan Trung ương Đoàn tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. 8. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên - nghiên cứu viên, cán bộ công chức của Học viện đáp ứng yêu cầu của hệ thống tổ chức mới với một biên chế hợp lý về số lượng và đồng bộ về chất lượng.
  • 27. 2 7 9. Có chế độ khen thưởng, đãi ngộ phù hợp đối với giảng viên, công nhân viên làm việc ngoài giờ để động viên họ làm việc nhiệt tình và hiệu quả hơn. 10. Kịp thời sửa đổi bổ sung qui chế quản lý cán bộ công chức cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Học viện. 11. Tăng cường biên chế đáp ứng yêu cầu về số lượng giảng viên cho các bộ môn, các khoa của Học viện. II. Một số giải pháp, kiến nghị Để đáp ứng yêu cầu chung của xã hội đối với công tác đào tạo các cán bộ Đoàn hệ đại học, Học viện thanh thiếu niên cần phải có biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ công chức. Trong khuôn khổ của báo cáo thực tập này tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ công chức của Học viện như sau : 1. Công tác tổ chức quản lý cán bộ công chức Cần đổi mới công tác tổ chức cán bộ công chức, tiến hành điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ công chức nhằm xác định chính xác số lượng, chất lượng của toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức trên cơ sở đó qui hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ công chức. Xây dựng hệ thống dữ liệu cán bộ công chức để đáp ứng với nhu cầu công việc quản lý cán bộ công chức thông qua hệ thống tin học trong cơ quan. Xác định lại cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý, với chức năng nhiệm vụ của Học viện, làm cơ sở cho việc định biên và xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ công chức viên chức. Cải tiến phương pháp định biên làm căn cứ cho việc quyết định số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ, công chức viên chức phù hợp với khối lượng công việc của cơ quan. Hoàn thiện qui trình tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức thực hiện tốt việc đánh giá khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức để nâng cao chất lượng hoạt động công vụ. Cơ chế thi tuyển phải đảm
  • 28. 2 8 bảo tính dân chủ thực sự công khai, chọn đúng người đủ tiêu chuẩn vào bộ máy hoạt động của cơ quan. Bố trí cán bộ công chức,viên chức hợp lý đúng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tránh tình trạng làm trái với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo. Xây dựng qui định thống nhất trong tinh giản biên chế trong cơ quan để thường xuyên đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ công chức, viên chức không đủ năng lực chuyên môn, trình độ , những người vi phạm pháp luật không đủ tư cách đạo đức, tạo điều kiện đổi mới, trẻ hoá, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của cơ quan, giảm đi sự phình to về nhân sự và những chi phí trong hoạt động. Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý của cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ, công chức để phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu của từng thời kỳ. Có sự phân cấp quản lý cán bộ công chức, viên chức. Phân quyền và trách nhiệm quản lý cán bộ công chức, viên chức của các phòng ban, đơn vị trực thuộc. Phân cấp quản lý nhân sự đi đối với việc phân cấp về nhiệm vụ và phân cấp về tài chính. 2. Công tác giải quyết các chế độ, chính sách đãi ngộ và tiền lương Tiền lương được coi là động lực của sự phát triển, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ công chức và hoạt động công vụ do đó Học viện cần phải thường xuyên quan tâm đến vấn đề tiền lương của cán bộ công chức, viên chức hơn nữa, đồng thời có hình thức khen thưởng về tinh thần đi đôi với vật chất kịp thời. Cung cấp đầy đủ các thông tin về cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nước để vận dụng vào giải quyết công việc theo chức trách, thẩm quyền, qui định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công
  • 29. 2 9 vụ. Việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ công chức trong khi thi hành công vụ, phải gắn liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức, viên chức. Đảm bảo tính công bằng trong việc thực thi các chính sách của Nhà nước đề ra. 3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng Đánh giá lại công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trong bộ máy của cơ quan, cán bộ công chức làm nhiệm vụ tham mưu hoạch định chính sách cán bộ công chức, viên chức các ngạch bậc. Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng đến việc nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức theo chức trách nhiệm vụ được giao. Mỗi cán bộ công chức, viên chức có chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng phù hợp. Kết hợp đào tạo chính qui với các hình thức đào tạo không chính qui, đào tạo trong nước và gửi đi học nước ngoài. Khuyến khích cán bộ công chức, viên chức tự học có sự giúp đỡ của cơ quan. Kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan và trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để quản lý cán bộ công chức, viên chức đi học đảm bảo được hiệu quả trong công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. Để đật được mục tiêu của cơ quan trong việc cử cán bộ đi học, coi đây là bước ngoặt quan trọng về việc sử dụng nhân sự. Ngoài việc cử cán bộ đi học ở các trường của thành phố và của Trung ương giữa các cơ quan trên điạ bàn thành phố thường xuyên có sự trao đổi kinh nghiệm công tác thông qua các cuộc thi có sự phối hợp của các cơ quan với nhau để cán bộ công chức giữa các đơn vị có thể giao lưu học hỏi góp phần vào nâng cao trình độ chuyên môn từ thực tế. 4. Nâng cao ý thức cán bộ công chức, viên chức
  • 30. 3 0 Tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ công chức viên chức về tinh thần trách nhiệm với ý thức tận tâm, tận lực với công việc. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cán bộ công chức viên chức.Tôn vinh nghề nghiệp cán bộ công chức viên chức. Thực hiện tốt qui chế công vụ, gắn với thực hiện qui chế dân chủ trong cơ quan, thực hiện tốt nguyên tắc công khai hoá hoạt động công vụ, nhất là trong các công việc có quan hệ trực tiếp với công dân, trong lĩnh vực tài chính, ngân sách. Đảm bảo kỷ cương của bộ máy, nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Thực hành tiết kiệm trong cơ quan, chống lãng phí và bảo vệ tài sản công. 5. Hoàn thiện đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, cộng tác viên Hiện nay Học viện thanh thiếu niên Việt Nam đang trong giai đoạn phấn đấu để thực hiện mục tiêu hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Học viện nhằm đưa học viên thanh thiếu niên Việt Nam lên hệ đào tạo đại học chính qui. Do đó ngoài chất lượng giảng viên, công nhân viên chức thì việc tăng cường số lượng giảng viên, công nhân viên chức đáp ứng đủ nhu cầu về giảng dạy và phục vụ cho Học viện . Vì hiện nay Học viện đang thiếu giảng viên ở các khoa giảng dạy kỹ năng nghiệp vụ. Vì vậy cần : - Đảm bảo tiêu chuẩn theo qui trình tuyển dụng - Việc luân chuyển cán bộ trong hệ thống của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. - Việc tự đào tạo của Học viện - Phát hiện và sử dụng các tài năng trẻ trong lĩnh vực hoạt động chính trị - xã hội (có chính sách ưu tiên cụ thể) - Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong nước.
  • 31. 3 1 Tóm lại công tác tổ chức cán bộ công chức, viên chức là một mắt xích quan trọng trong toàn bộ hoạt động của cơ quan. Do đó, để cho bộ máy hoạt động tốt có hiệu quả thì nhất thiết cần phải làm tốt những khâu, những mặt trong công tác tổ chức cán bộ công chức, viên chức. Kết luận Việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hội nhập với hệ thống đào tạo đại học quốc gia là một yêu cầu cần thiết phù hợp với xu thế chung của đất nước và thế giới. Học viện thanh Thiếu niên Việt Nam đã có sự chuẩn bị chu đáo cho bước chuyển biến gia nhập hệ thống giáo dục quốc gia bằng việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức viên chức, nguồn nhân lực có vai trò thúc đẩy sự phát triển của Học viện ngày càng hoàn thiện về số lượng và chất lượng. Mặc dù, còn nhiều khuyếm khuyết, song hy vọng báo cáo thực tập đã góp phần nhỏ bé nhằm nâng cao chất lượng quản lý cán bộ công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.
  • 32. 3 2 Em xin chân thành cảm ơn Văn phòng Học viện, Phòng Quản lý Tổ chức, Phòng Hành chính Học viện thanh thiếu niên Việt Nam đã giúp tôi hoàn thành báo cáo thực tập này./. Sinh viên Nguyễn Thị Minh Thu Tài liệu tham khảo 1. Bộ Luật Lao động năm 1995 sửa đổi bổ sung năm 2002 2. Pháp lệnh cán bộ công chức 3. Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ về việc ban hành Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan. 4. Qui chế tổ chức và hoạt động của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. 5. Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006 của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. 6. Dự thảo Đề án hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam năm 2005. 7. Qui chế tổ chức và hoạt động của cơ quan Trung ương Đoàn. 8. Quyết định thành lập Học viện thanh thiếu niên Việt Nam số 373/QĐ- TWĐTN ngày 26/7/1995.
  • 33. 3 3 9. Dự thảo Đề án hoàn thiện vấn đề quản lí nhân sự Học viện Thanh thiếu niên.