SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  52
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------
HOÀNG THỊ THÚY
KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG
THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN QUANG HƢNG
Hà Nội – 2016
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành dựa trên những tài liệu, tư liệu từ đề tài:
“Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Mông ở Việt Nam: Hiện trạng
và giải pháp” do PGS. TS Nguyễn Quang Hưng chủ trì nhóm nghiên cứu,
Trường Đại học KHXH & NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) là cơ quan chủ trì.
Em xin trân trọng cảm ơn những giúp đỡ quý giá về mặt tài liệu, những
chuyến điền dã của đề tài, đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo tận tình
của thầy hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Quang Hưng. Em xin chân thành cảm
ơn thầy!
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô đã giảng dạy tại Bộ
môn Tôn giáo học nói riêng và Khoa Triết, trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân nói chung đã giúp em có được những tri thức chuyên ngành quý giá.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn theo sát, giúp đỡ, động
viên em trong cuộc sống.
Xin trân trọng cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thúy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu.....................................................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................................7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................................8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn .......................................................................8
7. Bố cục của luận văn........................................................................................................................8
NỘI DUNG..............................................................................................................................................9
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO,
TÍN NGƢỠNG CỦA NGƢỜI MÔNG.............................................................................9
1.1. Vài nét về cộng đồng ngƣời Mông................................................................................9
1.1.1. Lịch sử tộc người Mông và quá trình di cư vào Việt Nam..............................9
1.1.2. Về tổ chức xã hội, dòng họ và gia đình cùng với đời sống văn hóa vật
chất, tinh thần và những giá trị biểu hiện đặc trưng.....................................................13
1.2. Vài nét về cộng đồng Mông theo Tin lành ở Việt Nam...............................19
1.2.1. Khái quát chung về đạo Tin lành và quá trình du nhập đạo Tin lành vào
cộng đồng người Mông ở Tây Bắc...........................................................................................19
1.2.2. Hiện trạng.................................................................................................................................26
1.2.3 Nguyên nhân của sự cải đạo ...........................................................................................30
Tiểu kết chƣơng 1...........................................................................................................................40
Chƣơng 2. ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI MÔNG QUA KHẢO CỨU MỘT SỐ
NGHI LỄ................................................................................................................................................41
2.1 Ảnh hƣởng của đạo Tin lành đến các nghi lễ cộng đồng............................41
2.1.1. Ảnh hưởng của đạo Tin lành đến quan hệ gia đình và nghi lễ thờ cúng
tổ tiên.........................................................................................................................................................41
2.1.2. Sự thay đổi trong thiết chế xã hội và các nghi lễ cộng đồng......................56
2.2. Sự ảnh hƣởng của đạo Tin lành đối với các nghi lễ cá nhân..................66
2.2.1. Lễ cúng khi sinh con ...........................................................................................................66
2.2.2. Nghi lễ cưới xin......................................................................................................................74
2.2.3. Nghi lễ tang ma......................................................................................................................90
Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................................................ 105
KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 109
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Số người theo đạo Tin lành ở các tỉnh Tây Bắc. ............................28
Bảng 1.2 Các lý do người Mông theo đạo như sau:........................................30
Bảng 1.2: Mức độ biết sử dụng nhạc cụ truyền thống dân tộc của thanh niên Mông.. 38
Bảng 2.1. Thay đổi trong tín ngưỡng tôn giáocủa người Mông theo đạo
Tin lành.....................................................................................................................................................48
Bảng 2.2. Các lễ hội cộng đồng truyền thống của người Mông .....................56
Bảng 2.3. Các ngày lễ chính của người Mông theo đạo Tin lành...................58
Bảng 3.4. Quy trình tổ chức lễ cưới................................................................84
Bảng 3.5. So sánh đám cưới của người Mông theo Tin lành và người Mông
truyền thống.....................................................................................................84
Bảng 3.6. So sánh giữa đám tang của người Mông truyền thống và người
Mông theo Tin lành.......................................................................................101
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Mông là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông ở
miền Bắc Việt Nam. Với địa bàn cư trú thường ở độ cao từ 800 đến 1000m so
với mực nước biển, người Mông trải rộng hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc
Việt Nam, dọc theo biên giới Việt – Trung và Việt – Lào từ Lạng Sơn đến
Nghệ An. Do tập quán di cư nên một bộ phận người Mông đã di cư vào Tây
Nguyên từ những năm 1980, 1990. Địa bàn cư trú như vậy đã khiến người
Mông trở thành chủ nhân của những vùng núi cao, hiểm trở nhất và là phiên,
dậu của vùng biên giới phía Bắc nước ta. Do vậy, đời sống tinh thần, vật chất
của cộng đồng người Mông là vấn đề rất cần được quan tâm.
Từ giữa thập niên 1980 đến nay, sự bùng nổ trào lưu chuyển đổi sang
đạo Tin lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số và đặc biệt là ở cộng đồng
người Mông đã dẫn tới nhiều biến đổi trong đời sống của đồng bào và nảy
sinh nhiều vấn đề xã hội. Những vấn đề này không chỉ nhận được sự quan tâm
từ phía chính quyền mà còn thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu và đánh giá khác nhau về vấn đề này. Các nhà
thần học Tin lành và những người Mông theo Tin lành cho rằng cải đạo mang
lại cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn, đó là con đường của sự sáng tạo và hình
thành một nền văn hóa mới của người Mông nhằm thích ứng với trào lưu văn
hóa có tính toàn cầu hiện nay. Ngược lại, các nhà nghiên cứu cũng có những ý
kiến trái chiều về tác động tiêu cực của Tin lành đối với văn hóa tộc người, lo
ngại việc chuyển sang Tin lành là một mối đe dọa nguy hiểm, làm phai nhạt
và tàn lụi bản sắc văn hóa dân tộc và làm mất đi tính đa dạng của các nền văn
hóa. Ngoài ra, sự cải đạo này cũng đặt ra mối lo về an ninh của vùng biên giới
phía Bắc nước ta.
1
Về mặt văn hóa, sự cải đạo sang Tin lành của một bộ phận người Mông
có làm phong phú hơn đời sống văn hóa hay ngược lại làm tàn lụi đi các giá
trị văn hóa truyền thống đa dạng của họ? Tin lành đã làm biến đổi đời sống
văn hóa của cộng đồng người Mông như thế nào? Vì sao lại có sự thay đổi
đó? Những đánh giá và cách ứng xử với hiện tượng này như thế nào? Để tìm
lời giải đáp cho những vấn đề trên, tác giả chọn đã chọn: “Khảo cứu cộng
đồng người Mông theo đạo Tin lành qua một số nghi lễ” làm đề tài của
Luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu
Các sách tham khảo của tác giả trong nước
Nghiên cứu về đạo Tin lành và văn hóa, lối sống của người theo đạo
Tin lành tác giả Nguyễn Thanh Xuân với hai cuốn sách Bước đầu tìm hiểu
đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam (2002) và Một số tôn giáo ở Việt
Nam (2007) đã khái quát trình bày về những vấn đề cơ bản của đạo Tin lành
trên thế giới và Việt Nam như lịch sử ra đời, phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ
nghi, mối quan hệ và ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống an ninh,
chính trị xã hội tại những nơi có đạo.
Viết về người Mông và văn hóa Mông truyền thống, tác giả Trần Hữu
Sơn với cuốn sách Văn hóa Hmông (1996)đã khảo sát những nét khái quát về
điều kiện tự nhiên, dân cư, dân số, đặc điểm kinh tế - xã hội, lịch sử tộc người
cũng như truyền thống lịch sử của người Mông tại tỉnh Lào Cai. Từ đó phân
tích những yếu tố mới trong đời sống văn hóa tinh thần và những vấn đề đặt
ra của người Mông tại đây.
Viết về người Mông Tin lành, cuốn Văn hoá tâm linh của người
Hmông ở Việt Nam - truyền thống và hiện đại (2005) của Vương Duy Quang,
đã bàn về bản chất và trình bày những nguyên nhân của việc một bộ phận
2
đồng bào Mông theo tôn giáo mới - đạo Tin lành, cũng như đã nêu lên những
tác động đến xã hội, cộng đồng của người Mông.
Trong cuốn Dân tộc Mông Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín
ngưỡng tôn giáo hiện nay do Thào Xuân Sùng chủ biên (2009), các tác giả đã
nhìn vấn đề người Mông và tôn giáo từ góc độ của nhà quản lý, đề cập đến
thực tế người Mông ở Sơn La và đưa ra nguyên nhân của việc đạo Công giáo
và Tin lành thâm nhập và phát triển trong đời sống của người Mông tại địa
phương này, từ đó đã nêu ra những kinh nghiệm, giải pháp và phương hướng
giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong dân tộc Mông ở Sơn La.
Tác giả Nguyễn Văn Thắng (chủ biên) với cuốnGiữ “lý cũ” hay theo “lý
mới”. Bản chất của những cách phản ứng khác nhau của người Mông ở Việt
Nam với ảnh hưởng của đạo Tin lành(2009) đã bàn trực diện về sự truyền bá của
đạo Tin lành trong cộng đồng người Mông ở các tỉnh Tây Bắc với những kết quả
nghiên cứu điền dã tập trung vào những điểm dân cư đa số theo đạo Tin lành của
nhóm nghiên cứu Viện Dân tộc học. Tuy công trình thực hiện trên quy mô còn
khá khiêm tốn, nhưng với nhiều tranh minh họa và một số bảng biểu, công trình
phác họa “sự giằng co” về mặt tôn giáo xung quanh vấn đề bảo vệ tín ngưỡng
truyền thống với những tập tục văn hóa lâu đời của tổ tiên hay theo đạo Tin lành
trong cộng đồng người Mông ở Việt Nam.
Luận án, đề tài, dự án khoa học các cấp
Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), đề án cấp nhà nước Khảo sát thực
trạng vấn đề đạo Tin lành ở khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ -
kiến nghị giải pháp. Công trình đề cập đến tổng thể nhiều khía cạnh về đời
sống kinh tế, văn hóa, an ninh xã hội, trong đó vấn đề tôn giáo và đặc biệt là
đạo Tin lành được nhấn mạnh. Từ đó đề án đưa ra dự báo, kiến nghị và giải
pháp cho công tác đối với đạo Tin lành trong tương lai.
3
Đỗ Quang Hưng (2006), chủ nhiệm Đề án Vấn đề Công giáo và Tin
lành trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc những năm gần đây.
Đề án phân tích rõ về nguồn gốc, lịch sử về tộc người, văn hóa, tôn giáo của
các dân tộc nơi đây, trong đó yếu tố tôn giáo đã có những tác động làm thay
đổi đời sống xã hội ở khu vực. Qua đó đề án đã đưa ra những dự báo và giải
pháp cho công tác tôn giáo đối với hai khu vực trên.
Đặng Nghiêm Vạn, chủ nhiệm đề tài cấp Bộ (2006), Về tình hình phát
triển của đạo Tin lành ở miền núi phía Bắc, Trường Sơn – Tây Nguyên. Đề tài
phân tích có 5 nguyên nhân đạo Tin lành phát triển ở hai khu vực trên, chỉ ra
những hệ quả của việc theo đạo Tin lành theo hai khía cạnh cả tích cực và tiêu
cực. Trên cơ sở đó đề tài đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị, đề xuất với các
cấp, các ngành có những chính sách cụ thể, phù hợp để công tác đối với đạo
Tin lành được tốt hơn.
Đề án cấp nhà nước Nghiên cứu đánh giá xu hướng tín ngưỡng của
cộng đồng dân tộc Mông theo đạo Tin lành và một số hiện tượng tôn giáo mới
vùng Tây Bắc (2015) do Nguyễn Quang Hưng chủ nhiệm đề tài đã tiến hành
nghiên cứu đã: Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về những biến đổi đời
sống tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng Mông ở Tây Bắc. Thứ hai, đánh giá
thực trạng và nhận diện những điểm nóng cộng đồng người Mông theo đạo
Tin lành ở Tây Bắc. Thứ ba, chỉ ra vấn đề các hiện tượng tôn giáo mới ở Tây
Bắc như hiện trạng, nhận diện những điểm nóng và hệ lụy xã hội. Thứ tư đề
xuất các chính sách ứng xử của các cấp chính quyền trong và ngoài vùng Tây
Bắc đối với các vấn đề đạo Tin lành. Thứ năm, đề xuất những giải pháp xây
dựng cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc phát triển bền vững. Có thể
nhận định đây là một công nghiên cứu một cách toàn diện các khía cạnh cụ
thể của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa của cộng đồng người Mông tại
Tây Bắc.
4
Về luận án, tác giả Nguyễn Quỳnh Trâm với luận án Văn hóa của
người Hmông theo đạo Tin lành ở tỉnh Lào Cai (2016) đã có những nghiên
cứu về quá trình truyền bá đạo Tin lành trong vùng đồng bào Mông ở Lào Cai
và những nguyên nhân của việc một bộ phận người Mông theo đạo Tin lành.
Luận án cũng chỉ ra quá trình chuyển đổi từ văn hóa tín ngưỡng truyền thống
sang đạo Tin lành trong người Mông ở tỉnh Lào Cai, cùng những tác động tích
cực và tiêu cực của việc người Mông theo Tin lành đối với văn hóa, xã hội.
Từ đó chỉ việc nghiên cứu những vấn đề đặt ra và xu hướng vận động của
việc theo đạo Tin lành của người Hmông ở tỉnh Lào Cai, cùng những đề xuất,
kiến nghị.
Một số bài viết của các nhà nghiên cứu, học giả trên tạp chí
Cùng với các công trình được xuất bản, viết về người Mông và văn hóa
Mông, còn có những bài viết đăng trên các tạp chí. Nhà nghiên cứu Vương
Duy Quang đã có hàng loạt bài viết về đạo Vàng Chứ mà ông gọi là hiện
tượng tôn giáo mới ở người Mông ở Việt Nam, về truyền thống văn hóa dân
tộc trước các hiện tượng tôn giáo mới. Vương Duy Quang, Vấn đề người
Hmông theo đạo Kitô hiện nay, tạp chí Dân tộc học, số 4-1999, ở bài viết này,
Tác giả Vương Duy Quang đã khái quát văn hoá truyền thống của người
Mông trên cả nước, nguyên nhân người Mông theo và không theo đạo Thiên
Chúa, từ đó đưa ra một số giải pháp cho vấn đề người Mông theo đạo; Vấn đề
sử dụng văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong quá trình phát
triển đạo Tin lành qua khảo sát ở người Hmông, Tạp chí Khoa học công an,
số 2-2003; Văn hóa tâm linh của người Hmông ở Việt Nam truyền thống và
hiện đại, Nxb Văn hóa Thông tin, H.2005, Tác phẩm đã nêu những nét đại
cương về người Mông ở Việt Nam và những biến đổi trong văn hoá tâm linh
của người Mông; Hiện tượng “xưng Vua” ở người Hmông, Tạp chí Dân tộc
học, số 2-2004.
Nguyễn Văn Thắng có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề được đăng trên
các tạp chí chuyên ngành này như bài viết “Về động thái ứng xử với bệnh tật
5
của người Hmông” tạp chí Dân tộc học, số 3, 2006, trang 18 - 29. Ứng xử với
bệnh tật của người Mông được chế định bởi văn hóa Mông, trong đó tôn giáo
là một trong những yếu tố quan trọng và làm thành một phần bản sắc riêng
của họ. Vì vậy, việc sử dụng hệ thống y học cổ truyền là chính thì người
Mông sẽ bảo lưu được cơ bản bản sắc riêng trong văn hóa, nhưng hạn chế
trong việc kiểm soát bệnh tật. Trái lại, khi áp dụng hệ thống y học hiện đại là
chính, người Mông theo Ki-tô giáo kiểm soát được bệnh tật, nhưng lại làm
mờ nhạt dần bản sắc riêng trong cách ứng xử với bệnh tật của họ.
Nguyễn Thanh Xuân, Vài nét khái quát về tôn giáo trong vùng dân tộc
thiểu số ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2-2007. Vi Hoà Bắc,
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của đạo Tin lành tới văn hóa truyền thống ở
vùng đồng bào Hmông, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, Tạp chí Dân tộc học, số
1-1997. Tác giả đã nêu lên quá trình thâm nhập đạo Kitô vào huyện Bắc Hà,
qua đó cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình theo đạo tại địa phương. Từ
đó nêu lên những ảnh hưởng của đạo tới văn hoá truyền thống cũng như
nguyên nhân tiếp nhận đạo của đồng bào Mông.
Những bài nghiên cứu khác như: Một số vấn đề thực tiễn về đạo Tin
lành ở các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay của tác giả Nguyễn Văn
Minh và Hồ Ly Giang, đăng trên tạp chí Dân tộc học số 5 (173), 2011, trang 3
– 14 gồm ba nội dung chính: Nội dung thứ nhất giới thiệu về tình hình đạo
Tin lành ở Tây Bắc; nội dung thứ hai đưa ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến việc đạo Tin lành phát triển ở vùng Tây Bắc, từ nguyên nhân chủ quan
(như đường lối chính sách, cán bộ đảng viên tại địa phương, tổ chức hệ thống
chính trị) đến nguyên nhân khách quan (như điểm lợi thế từ bản thân của đạo
Tin lành); Nội dung thứ ba trình bày những ảnh hưởng của sự phát triển Tin
lành ở Tây Bắc, từ ảnh hưởng trên lĩnh vực phát triển kinh tế đến sự ảnh
hưởng trong đời sống xã hội, văn hóa.
Các công trình nghiên cứu được công bố ở trong nước và ngoài nước
khá phong phú và có giá trị liên quan đến người Mông, văn hóa người Mông
6
nói chung hoặc người Mông ở một địa phương cụ thể; về đạo Tin lành, đạo
Tin lành ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên không
chỉ là nguồn tư liệu rất quan trọng và bổ ích để tác giả kế thừa trong quá trình
thực hiện Luận văn mà còn là cách tiếp cận, giải thích lập luận để tác giả học
tập. Tuy nhiên, các nghiên cứu về quá trình người Mông theo Tin lành và nhất
là việc chuyển đổi từ văn hóa truyền thống sang văn hóa Tin lành của một bộ
phận người Mông chưa được đề cập nhiều. Vì vậy tác giả chọn vấn đề này để
làm để tài cho Luận văn của mình giúp cho mọi người có cái nhìn chung nhất,
cụ thể nhất.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề tài được thực hiện với mục đích tìm hiểu về ảnh hưởng của Tin lành
đến thay đổi văn hóa tộc người Mông biểu hiện qua một số nghi lễ. Qua đó
nhận diện ra người Mông theo đạo Tin lành
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần triển khai ba
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu quá trình du nhập và nguyên nhân phát triển của đạo Tin
lành trong cộng đồng Mông.
- Khảo sát sự thay đổi trong việc thực hành một số nghi lễ giữa hai
cộng đồng người Mông truyền thống và người ông theo đạo Tin lành.
- Đánh giá về sự thay đổi này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu văn hóa truyền thống của
người Mông, văn hóa của người Mông theo đạo Tin lành ở 6 tỉnh Tây Bắc là
Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, trong phạm vi địa
lý hữu ngạn sông Hồng.
7
- Thời gian thực hiện Luận văn: Luận văn được thực hiện từ 12/2015
đến 12/2016.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về tôn giáo và phương pháp luận tôn giáo học.
- Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận văn này
gồm có:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập các tài liệu liên quan đến
đề tài, dựa trên những tài liệu nghiên cứu, phân tích, chọn lọc những thông tin
cần thiết cho đề tài.
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Sau khi thu thập tài liệu,
phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm xử lý thông tin.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
- Luận văn cung cấp một số luận cứ, làm cơ sở cho đội ngũ cán bộ quản
lý các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị tham mưu, đề xuất chủ trương,
giải pháp về công tác tôn giáo đối với đạo Tin lành nói chung, công tác với
việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Mông truyền thống và cách ứng xử
với các yếu tố văn hóa mới.
- Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
về công tác đối với đạo Tin lành trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở bài, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn được chia thành 2 chương 4 tiết.
8
NỘI DUNG
Chƣơng I: KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO,
TÍN NGƢỠNG CỦA NGƢỜI MÔNG
1.1. Vài nét về cộng đồng ngƣời Mông
1.1.1. Lịch sử tộc người Mông và quá trình di cư vào Việt Nam
Người Mông có nhiều tên gọi khác nhau: Mèo, Mẹo, Mieo, Hmông.
Còn người Mông vẫn tự gọi mình là HMôngz, đọc theo âm ngữ Việt là
“Mông” do trong tiếng Mông âm H là âm câm. Luận văn sử dụng cách viết
tên tộc người là “Mông” căn cứ vào Công văn số 903 – CV/HĐDT, ngày
04/12/2001 của Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa X “đề nghị từ nay đọc và
viết tên tộc người Mông là “Mông”.
Về nguồn gốc tộc người Mông, có nhiều ý kiến khác nhau giữa các nhà
nghiên cứu. Nhà truyền giáo Savia F.M tác giả cuốn “Lịchsử người Mèo” là
một trong những học giả phương Tây đầu tiên tìm hiểu về nguồn gốc tộc
người này dựa trên những truyền thuyết. Ông đoán rằng người Mông có từ
thời cổ đại ở vùng Trung Á, giữa sông Ti-gre và sông Eu-phrate. Về sau họ di
dân đến vùng đồng khô Xi-bê-ri rồi chuyển cư đến khu vực sông Hoàng Hà ở
vùng Hồ Nam, Hồ Bắc ngày nay, từ đó lan ra các địa vực khác.
Cũng có quan điểm khác cho rằng người Mông xuất xứ từ vùng Trung
Á lên Xi-bê-ri sau chia làm hai nhánh, một nhánh di cư vào Trung Quốc, một
nhánh dạt ra quần đảo Nhật Bản. Bên cạnh những ý kiến trái chiều về nguồn
gốc người Mông, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng người Mông
từng sinh sống ở khu vực sông Hoàng Hà và là chủ nhân của nhà nước Tam
Miêu. Tên gọi Tam miêu là căn cứ vào ba màu sắc trang phục của người
Mông lúc đó (Hồng miêu, Bạch miêu, Thanh miêu).
9
Theo truyền thuyết của người Mông, sau thất bại của thủ lĩnh người
Mông là Suy Vưu do chống lại Hoàng Đế đã bị Huy Viên đánh bại, người
Mông buộc phải di cư để tồn tại, hay theo cách nói của người Mông thì đó là
“chạy chết”, di cư để thoát khỏi sự tàn sát của kẻ thù, để tìm đường sống cho
mình và cho các thế hệ kế tiếp. Vùng đất cuối cùng của người Mông ở Hồ
Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây. Hải Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam bị
nhà Thanh thôn tính vào thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX. Để tránh họa diệt
vong họ buộc phải thiên di về phía Nam, chọn những vùng núi cao làm nơi
sinh sống. Dân ca Mông miêu tả sự kiện này như sau:
“Người Mèo ta ở Quý Châu,
Quý Châu là đất nước ta,
Vì người Mèo không có chữ;
Thua kiện nên ta mới đi…” [12,170]
Người Mông từ di cư vào Việt Nam bằng nhiều con đường và nhiều
đợt nhưng có 3 đợt đông nhất.
Đợt một: Đời nhà Minh, ban hành chính sách “Cải thổ quy lưu’’ đồng
thời cho người Hán đến vùng người Mông cai trị người Mông, người Mông
đã đứng dậy chống lại chính sách này nhưng bị đánh dẹp. Người Mông di cư
xuống phía Nam vào Mèo Vạc, Đồng Văn (Việt Nam) cách đây khoảng 350
năm, vào cuối nhà Minh đầu nhà Thanh .
Đợt hai: cách đây khoảng 200 năm, đời nhà Thanh có đạo luật quy định
5 hộ Mông mới được dùng một con dao mỏng, cấm không được dùng kim khí
làm công cụ. Vì phẫn uất người Mông đã nổi dậy chống lại, phong trào bị đàn
áp, họ phải lánh nạn xuống các nước Đông Nam Á và di cư vào Đồng Văn,
Hà Giang, Lào Cai.
10
Đợt ba: cuối triều Mãn Thanh phong trào nông dân “Thái bình thiên
quốc” đã nổ ra chống lại triều đình trong đó có người Mông. Đến năm 1872,
phong trào đấu tranh của người Mông bị thất bại. Đại bộ phận người Mông
phải di cư lánh nạn, đây là cuộc thiên di lớn vào Việt Nam với quy mô trên 10
ngàn người. Ngoài ba đợt di cư lớn kể trên, hàng năm vẫn có hiện tượng
người Mông di cư nhỏ lẻ vào Việt Nam.
So với các dân tộc khác, người Mông vào Việt Nam khá muộn. Họ đến
khi những vùng thấp đã có cư dân các dân tộc khác cư trú. Với bản tính ngại
tiếp xúc, va chạm cùng tâm thế “chạy chết” của mình, họ đã chọn những vùng
núi cao, nơi các tộc người khác chưa sinh sống làm địa vực cư trú của mình.
Điểm đầu tiên, họ đặt chân đến là Mèo Vạc trên cao nguyên Đồng Văn
(Hà Giang), nơi địa đầu Tổ quốc. Vì thế, người Mông sinh sống ở Việt Nam
đều coi cao nguyên Đồng Văn là quê hương đất tổ của mình:
“Cá ở dưới nước,
Chim bay trên trời,
Chúng ta sống ở vùng núi cao.
Và con chim có tổ,
Người Mèo ta cũng có quê,
Quê ta ở Mèo Vạc.” [40,30]
Người Mông ở Việt Nam hiện nay sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền
núi phía Bắc. Sau ngày giải phóng miền Nam (1975), một bộ phận Người
Mông di cư vào sinh sống ở các tỉnh Tây Nguyên.
Nhìn chung, địa vực cư trú chủ yếu của người Mông hiện nay vẫn là
vùng núi cao, nơi có điều kiện tự nhiên rất khó khăn. Về địa vực của người
Mông ở vùng Tây Bắc, ngạn ngữ Thái có câu :
“Xá ăn theo lửa
11
Thái ăn theo nước
Mông ăn theo sương mù”
Người Mông luôn cư trú ở những nơi cao nhất của miền núi, họ phát
rừng, cày xới và làm nương thâm canh. Tại vùng biên giới Việt – Trung, nơi
có địa hình chủ yếu là núi đá cao, cây cối thưa, khó canh tác thì mật độ người
Mông khá cao, khoảng 70-90 người/km2
[40,37]. Vùng biên giới Việt – Lào,
kéo dài từ phía tây tỉnh Lai Châu xuống phía tây hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ
An với nhiều núi đất, thực vật phong phú và đất canh tác nhiều, mật độ người
Mông sống tại đây thấp hơn, khoảng 30-40 người/km2
[40,38].
Địa vực cư trú chủ yếu là các vùng núi cao, giao thông đi lại hết sức
khó khăn tạo nên một khoảng cách biệt nhất định giữa cộng đồng người Mông
và xã hội, hạn chế giao lưu văn hóa, lạc hậu về tri thức khoa học và kỹ thuật,
con người chưa đủ khả năng giải thích các hiện tượng tự nhiên. Đó là một
trong những nguyên nhân làm nảy sinh và phát triển tín ngưỡng, tôn giáo.
Khí hậu vùng cao cũng có nhiều bất lợi đối với con người, cây trồng và
vật nuôi. Mùa mưa quá ẩm ướt, mùa khô lại quá hanh heo, thêm vào đó gió
Tây và lũ lụt, ở những nơi thảm thực vật đã mất xuất hiện sương muối nhiều,
ảnh hưởng đến trồng trọt, chăn nuôi.
Để thích ứng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ấy, người Mông đã tự
xác lập cho mình một hệ thống nông nghiệp hoàn chỉnh. Về trồng trọt, ngô là
cây lương thực chủ yếu, theo lối canh tác “đao canh, hỏa chủng” nghĩa là
phát, đốt nương rồi chọc lỗ tra hạt. Họ trồng lúa ở những nơi đất rừng gỗ, tre
hay nứa mà đất đỏ, vàng, độ ẩm nhiều, đất kết lại thành hạt.
Người Mông có những giống vật nuôi nổi tiếng như giống bò Đồng
Văn. Quy mô chăn nuôi chủ yếu theo hộ gia đình, chủ yếu để phục vụ cho
nhu cầu sản xuất và cung cấp thực phẩm cho các dịp hội hè và cúng bái…
12
Một số nghề thủ công như trồng lanh, dệt vải, làm giấy, đóng giầy, rèn,
đúc, mộc,… được sản xuất nhỏ lẻ, theo quy mô hộ gia đình và có tính chất
thời vụ. Cuộc sống của đồng bào Mông gắn bó và phụ thuộc vào rừng nên họ
có nhiều kinh nghiệm hái lượm, nắm bắt từng loại cây theo mùa vụ.
1.1.2. Về tổ chức xã hội, dòng họ và gia đình cùng với đời sống văn hóa vật
chất, tinh thần và những giá trị biểu hiện đặc trưng
Người Mông theo thiết chế xã hội phụ quyền với cấu trúc xã hội cơ bản
là gia đình, dòng họ và làng bản. Người Mông chưa bao giờ có một đất nước
riêng, họ coi những rẻo núi cao là nhà, là quê hương của họ. Khái niệm đất
nước chỉ xuất hiện trong văn học dân gian, trong dân ca của người Mông mà
thôi. Làng (dò; người Mông Xanh gọi là giào) là đơn vị xã hội duy nhất có tên
gọi và quy ước lãnh địa trong xã hội truyền thống của người Mông [40,83].
Tên làng người Mông có thể được đặt theo tên dòng họ đến lập làng đầu tiên,
theo đặc điểm địa lý tự nhiên, dấu ấn riêng biệt hay địa danh điển tích hoặc là
gọi tên theo tộc người đã ở từ trước. Đây là nơi có đất canh tác và nguồn nước
cho sinh hoạt và trồng trọt. Cư dân trong làng có thể là thuần Mông hoặc đan
xen với các dân tộc khác. Nếu là nơi có nhiều dân tộc sống thì người Mông
thường quần tụ lại thành một khu vực riêng. Đặc điểm cư trú theo kiểu da báo
này phản ánh truyền thống khép kín và tính cố kết cộng đồng của người
Mông, tuy vậy họ luôn sống hòa hợp, tôn trọng phong tục tập quán của các
dân tộc khác. Những quy ước, luật tục do dân làng đặt ra và tự nguyện tuân
theo như là cách quản lý làng. Hai loại quan hệ chủ yếu trong làng là quan hệ
theo dòng họ và quan hệ hàng xóm láng giềng. Trong xã hội truyền thống,
trưởng làng là người có vai trò quan trọng, do dân làng suy tôn nên rất được
tôn trọng. Trưởng làng có thể là trưởng họ của một dòng họ lớn, là người giỏi
giao thiệp, thông thạo phong tục, tập quán, lý lối. Trong xã hội trước đây,
trưởng làng là người đứng ra duy trì các luật tục, tộc phong, phát ngôn, xử
13
phạt, hòa giải, truyền đạt chiếu chỉ, mệnh lệnh của quan trên. Một đặc điểm
nổi bật khi đến làng của người Mông, dù cư trú bất kì nơi đâu cũng dễ nhận
thấy là: trong từng khuôn viên của mỗi gia đình đều được rào bằng tường đá
hoặc rào bằng tre gỗ. Cách làm trên nhằm mục đích phòng thủ, bảo vệ người,
gia súc và của cải nếu có sự tấn công từ bên ngoài, phòng thú dữ.
Đơn vị hạt nhân trong xã hội người Mông là gia đình. Trong gia đình
người Mông có sự phân công lao động chặt chẽ theo giới. Đàn ông là người sẽ
gánh vác việc đốt than, rèn đúc, lấy vật liệu làm nhà, dựng nhà, khai mương,
cày bừa, chài cá, giết mổ, cúng khấn mời tổ tiên. Ngoài ra là những công việc
thuộc về bổn phận của người phụ nữ như xe lanh, dệt, nhuộm vải, thêu thùa,
chăn nuôi và nội trợ. Những công việc lớn trong gia đình như khai ruộng, tậu
trâu bò, làm nhà sẽ có sự bàn bạc cùng quyết định của cả hai vợ chồng. Theo
chế độ gia đình phụ quyền, chủ nhà là người đàn ông, người cha, khi người
cha không còn thì quyền chủ nhà sẽ được chuyển sang cho người con trai lớn.
Chủ nhà sẽ là người có quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình,
thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên và làm công việc đối ngoại, tham gia các
công việc của dòng họ, làng bản. Tục ngữ Mông có câu: “hổ chết còn da, bò
chết còn sừng, cha chết còn con trai” [40,71], quyền lợi của người đàn ông
được đề cao, phụ nữ không được coi trọng.
Trong dân tộc Mông, dòng họ và quan hệ dòng họ có vai trò quan trọng
là một đặc điểm văn hóa hiếm thấy ở các dân tộc khác. Quan hệ dòng họ
không chỉ cấu thành nên xã hội Mông là còn là điểm nhấn quan trọng thể hiện
bản sắc tộc người. Quan niệm dòng họ của người Mông là một cộng đồng
cùng tổ tiên, cận huyết thống, cùng do ông bà tổ tiên sinh ra và nhất là cùng
có các nghi lễ, cách thức và nội dung làm ma giống nhau. Dòng họ người
Mông là cơ sở để duy trì tính cố kết tộc người. Sống trong điều kiện luôn bị
phân tán, xã hội không có một thiết chế nào duy trì sự thống nhất thì thiết chế
14
dòng họ nổi lên như một tổ chức chặt chẽ, trở thành quy ước, luật tục chung
đảm bảo cho xã hội người Mông trật tự, ổn định. Sự cố kết đó ở người Mông
vượt lên sự phân tán về địa bàn cư trú và sự chia cắt bởi ranh giới hành chính.
Do địa vực cư trú hiểm trở, phân tán nên dòng họ người Mông cũng buộc phải
phân tán theo. Dù ở xa nhưng người trong cùng họ đều chịu sự chi phối bởi
thiết chế “cùng ma” của dòng họ. Nhờ đó người Mông đã tồn tại một cách
quật cường, vượt qua những thử thách khắc nghiệt và bi thảm trong lịch sử.
Tuy vậy, đặc điểm quan hệ này cũng có mặt hạn chế do tính khép kín, cục bộ,
hẹp hòi, tranh giành về lợi ích và địa vị xã hội mang lại.
Dòng họ của người Mông là một bộ máy tự quản riêng gồm trưởng họ, bà
cô, “người cầm quyền ma, quyền khách”, cùng các vị già làng trong dòng họ.
Trưởng họ là người có đạo đức, sống ngay thẳng, am tường về các
chuẩn mực, lý lối, cách thứ cưới gả, tang lễ, làm ma, các lễ thức cúng bái.
Ông là người có quyền quyết định công việc xã hội và đời thường trong cộng
đồng dòng họ.
Bà cô (Fâux hay Pu Nhăngx) dù là người đã lấy chồng, làm ma dòng họ
khác nhưng vẫn có trách nhiệm lớn với con cháu của anh em trai. Có thể có
nhiều bà cô nhưng chỉ có một bà cô uy tín đại diện tham gia vào công việc
chung của dòng họ. Bà cô là người giám sát, phối hợp, trợ giúp cho trưởng họ
và các thành viên trong dòng họ về vấn đề thực hiện các quy định của dòng
họ. Bà cô có vai trò quyết định trong việc hôn nhân, cưới xin hay thậm chí là
đưa ra quyết định liên quan đến việc sửa đổi “ký hiệu” tín ngưỡng của dòng
họ khi thấy có điều cần thiết .
“Người cầm quyền ma, quyền khách” (Cho Đaz Khuô) có nhiệm vụ
như một cố vấn cho trưởng họ trong việc quyết định các công việc liên quan
đến đối ngoại. Đó là người rất am tường về nghi lễ, cách thức làm ma của
15
dòng họ và trực tiếp phụ trách những việc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo
của dòng họ mình.
Tuy không phải là một bộ máy hành chính nhưng khi xảy ra những sự
việc trong dòng họ hoặc giữa các dòng họ với nhau thì những người trong tổ
chức dòng họ sẽ bàn bạc với nhau để tìm hướng giải quyết. Tổ chức dòng họ
xử lý công việc dựa vào luật tục, quy định của cộng đồng và một phần tình
cảm. Nó mang tính dân chủ và mọi thành viên trong dòng họ đều chấp nhận,
thực hiện một cách tự nguyện.
Trong sinh hoạt hàng ngày của người Mông, trân trọng nâng niu việc ăn
uống cũng chính là thể hiện sự cẩn trọng trong quan hệ giao tiếp và không chỉ
thái độ ứng xử trong gia đình, làng xóm, khi đến nhà người khác và khi có
khách đến nhà mà còn thể hiện cả việc ứng xử với tiên tổ, thần linh, vạn vật.
Trong dịp lễ tết, hay nhà có khách thường được thiết đãi bằng thịt gà, rượu.
Xưa kia mỗi khi ngồi vào mâm rượu, chủ nhà sẽ lặng lẽ nhúng tay vào chén
rượu búng vài giọt lên trời, vài giọt xuống đất, vài giọt qua hai vai với ý nghĩa
cảm tạ trời đất, tiên tổ và chư vị thần linh. Bữa cơm người Mông kị rơi vãi,
nói năng thô tục, kỵ cãi nhau, chẳng may có cơm vãi thì không được giẫm lên
sợ sẽ gây cho thần lương thực nổi giận [33;181,182]. Đó là những nét đẹp
trong văn hóa người Mông cần phải được giữ gìn và phát huy.
Các vùng người Mông sinh sống thường có chợ phiên. Chợ - nơi giao
lưu văn hóa, đậm đà bản sắc vùng cao. Chợ phiên người Mông không gặp
cảnh mời chào chèo kéo mua hàng, mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác
trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ. Họ đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là
để vui với chợ, vui với khách đi chợ. Nếu như có ai đó múa khèn lập tức được
mọi người kéo đến cùng tham gia. Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là
nơi để một tuần họ có thể gặp gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố. Rượu
đặc sản của người Mông được nhiều người biết đến bởi độ nặng và vị gắt rất
16
đặc trưng đó là rượu ngô. Và cũng ở những phiên chợ, nhiều trai gái đã nên
vợ nên chồng. Cuộc sống cứ diễn ra như vậy, thật đơn giản, tự nhiên, không
cầu kỳ. Người dân cũng rất đỗi thật thà, chất phác. Họ không biết nói dối,
chẳng mấy khi tính toán thiệt - hơn. Chợ tình được tổ chức mỗi năm một lần
(chợ tình Sa Pa) là một nét văn hoá đẹp đặc sắc của người Mông. Hay với chợ
Bắc Hà, với cao nguyên Bắc Hà vẫn mang vẻ đẹp nguyên sơ với những con
người thân thiện, từ giữa chợ ngước nhìn những triền núi là bạt ngàn mận tam
hoa, mùa hoa nở là trắng muốt cả một vùng nên địa danh này còn có tên "cao
nguyên trắng", gọi theo thiên bút kí của một nhà văn người Mông.
Trang phục truyền thống biểu hiện ngay bản sắc của mỗi dân tộc, nhất
là trang phục của phụ nữ. Trang phục Mông thể hiện trên bộ váy, áo truyền
thống của người phụ nữ, khi đã mặc thì ở bất kì đâu thì cũng không thể lẫn
với các tộc người khác. Trang phục của người Mông đồng nghĩa với vải lanh.
Người Mông có câu: "Đói đến chết cũng không ăn thóc giống. Khi khuất núi
phải mặc đồ Mông". Kiểu trang phục đó còn giúp cho những ai thường quan
tâm tìm hiểu tộc người này nhận diện ra các ngành Mông khác nhau như:
Mông đu, Mông hoa, Mông lềnh, Mông si… Đặc biệt, trang phục Mông
không chỉ mang tính thẩm mĩ thuần tuý mà nó còn chứa đựng đặc thù văn hoá
truyền thống trong thế giới quan, nhân sinh quan của người Mông và góp
phần tạo nên sự hấp dẫn về văn hoá vùng miền trong một quốc gia đa dân tộc.
Trang phục của phụ nữ Mông rất đa dạng về màu sắc, gồm áo xẻ ngực,
váy, thắt lưng và xà cạp. Áo có cổ chữ V, hai bên được nẹp thêm vải màu tùy
thích, phía sau là một bức thêu hình chữ nhật được trang trí hoa văn hài hòa.
Hai ống tay áo thường thêu những đường vằn ngang với đủ màu sắc từ nách
đến cửa tay. Váy của phụ nữ Mông có nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra mềm
mại như cánh hoa. Trên nền váy may những sợi chỉ to với nhiều màu sặc sỡ.
Ngược với trang phục của nữ giới, trang phục của nam giới Mông khá thống
17
nhất. Đa phần họ đều mặc quần kiểu chân què, cạp rộng lá toạ, đũng quần rất
thấp, khi mặc, cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt lưng thắt lại chặt. Áo
của nam giới Mông lại có nhiều vẻ khác nhau. Nam giới Mông Đen mặc áo
ngắn, phía trước chỉ đủ che một phần ngực, bên trong mặc một chiếc áo lót
trắng dài hơn, áo của nam giới Mông Trắng lại có tay hẹp, có 4 túi và cài
khuy ngang bằng vải, cổ áo tròn, đứng và cao từ 2,5-3cm. Nam giới Mông
Hoa lại mặc áo cài khuy bên nách, không có cổ đứng nhưng rìa cổ được viền
một dải nhỏ vải khác màu.
Bên cạnh những nét đẹp trong đời sống vật chất, tinh thần như ăn uống,
chợ phiên, trang phục... thì người Mông còn mang những nét đặc trưng trong
tín ngưỡng, tâm linh như việc thờ thần, thờ cúng tổ tiên và nghi thức dòng họ
cũng như qua các nghi lễ vòng đời như việc sinh con, cưới xin, ma chay...
Những nét đẹp này chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua chương sau để làm rõ hơn bản
sắc văn hóa của người Mông truyền thống cũng như những thay đổi mang tính
tích cực của người Mông theo đạo Tin lành trong những nghi lễ của gia đình,
dòng họ.
Dân tộc Mông có một kho tàng văn hoá dân gian phong phú và rất độc
đáo, trong đó nhạc cụ truyền thống nổi lên như những viên ngọc lung linh toả
sáng. Người Mông say đắm dân ca dân tộc mình đó là Tiếng hát tình yêu (gầu
plềnh), Tiếng hát cưới xin (gầu xuống), Tiếng hát làm dâu (gầu na nhéng),
Tiếng hát mồ côi (gầu tú gua), Tiếng hát cúng ma (gầu tuờ)… Đặc điểm
chung của những bài hát dân ca này không chỉ hát bằng lời mà còn có thể giãi
bày thông qua những nhạc cụ dân tộc (sáo, khèn, kèn lá, kèn môi…) trong
những dịp lễ hội nhạc cụ dân tộc được coi là linh hồn của người Mông gửi
gắm và thể hiện tiếng lòng của mình với bạn tình, với cộng đồng và với thiên
nhiên núi rừng hùng vĩ. Từ những sinh hoạt văn hoá dân gian sống động như
vậy mà hầu hết nam nữ thanh niên biết dùng kèn môi, thổi kèn lá, thanh niên
18
biết thổi khèn, múa khèn, thổi sáo, hát ống. Nhạc cụ dân tộc Mông thể hiện
sâu nặng chất trữ tình đằm thắm, mượt mà, khoẻ khoắn. Những âm thanh mà
nó bộc lộ là vẻ đẹp tự nhiên của vùng cao bao la, hùng vĩ, nét tươi sáng và
giản dị của tâm hồn người Mông.
Dân tộc Mông sinh sống rải rác khắp mọi nơi trên miền núi rừng phía
Bắc Việt Nam và Tây Nguyên, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá độc đáo
của họ. Văn hoá Mông là một thành tố văn hoá Việt Nam, bản sắc văn hoá
độc đáo của họ đã đóng góp và làm phong phú cho niền văn hoá Việt Nam
"thống nhất trong đa dạng, đa dang trong thống nhất".
1.2. Vài nét về cộng đồng Mông theo Tin lành ở Việt Nam
Cộng đồng người Mông theo đạo Tin lành là những người đã hoàn toàn
từ bỏ niềm tin tôn giáo truyền thống và một phần các tập tục và nghi lễ truyền
thống để tiếp cận và thực hành với giáo lý và nghi lễ Tin lành một cách chủ
động và tự nguyện. Họ đã “thay đổi lối sống, nghi lễ và tập tục từ niềm tin
vào sự tồn tại của các linh hồn và thần linh, và mối liên hệ giữa con người với
thế giới siêu nhiên ấy sang việc tin vào Đức Chúa Jesus và làm theo những
lời răn dạy của Kinh Thánh” [8;7].
1.2.1. Khái quát chung về đạo Tin lành và quá trình du nhập đạo Tin lành
vào cộng đồng người Mông ở Tây Bắc.
Nếu so sánh với các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Công giáo
hay Hồi giáo thì Đạo Tin lành ra đời muộn hơn cả. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời
cho đến nay, đạo Tin lành đã phát triển rất mạnh, trở thành một tôn giáo quốc
tế với khoảng 550 triệu tín đồ, gần 300 hệ phái tổ chức khác nhau và có mặt
trên nhiều quốc gia.
Đạo Tin lành ra đời xét về mặt văn hoá, tư tưởng được thúc đẩy bằng
phong trào Văn hóa Phục Hưng - chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa dân tộc ở
châu Âu thế kỷ XV, XVI. Với chủ trương đề cao con người, đề cao nhân tính,
19
nhân quyền đối lại việc đề cao thần tính, thần quyền, đề cao tự do cá nhân,
dân chủ và sự hưởng lạc, đối lại sự kìm hãm dục vọng và sự ràng buộc của
chế độ phong kiến và luật lệ Công giáo, đề cao lòng yêu nước cụ thể đối lại
đề cao lòng yêu Thiên Chúa và một nước Chúa chung chung diệu vợi.
Phong trào cải cách tôn giáo nổ ra đầu tiên ở Đức. Từ nước Đức, phong
trào lan sang các nước Pháp, Thụy Sĩ, Anh, Scốtlen, Ai-rơ-len, Đan Mạch,
Thụy Điển, Na Uy... để đến giữa thế kỷ XVII, cả châu Âu và giáo triều Rôma
chấp nhận những người cải cách và từ đó hình thành một tôn giáo mới tách ra
khỏi đạo Công giáo - đạo Tin lành.
Đạo Tin lành ra đời ở châu Âu, sau đó truyền sang các nước Bắc Mỹ. Ở
Bắc Mỹ gặp môi trường tự do, đạo Tin lành phát triển, hình thành nhiều tổ
chức, hệ phái. Rồi từ Bắc Mỹ, bằng nhiều con đường, trong đó có việc nhờ
dựa vào vị thế, ảnh hưởng của Mỹ, đạo Tin lành truyền trở lại châu Âu và lan
toả ra toàn thế giới. Đó là con đường phát triển của đạo Tin lành, đồng thời lý
giải: cái nôi của đạo Tin lành ở châu Âu, còn trung tâm (điều hành) Tin lành
thế giới ở Bắc Mỹ.
Từ rất sớm, đạo Tin lành đã hướng các hoạt động truyền giáo đến vùng
dân tộc thiểu số. Trên bình diện thế giới vào những thế kỷ trước, châu Á, châu
Phi, châu Mỹ là những vùng xa xôi của "châu Âu văn minh". Hiện nay, đối
với từng quốc gia, vùng miền núi, biên giới, hải đảo là những nơi dân tộc
thiểu số sinh sống.
Chính những tiền đề, bối cảnh ra đời cùng với quá trình phát triển đã
tạo cho Tin lành những đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, đạo Tin lành
được tổ chức và hoạt động theo hướng đơn giản để phù hợp với cuộc sống
hiện đại. Đây là đặc điểm thể hiện cao nhất về sự cải cách của Tin lành đối
với đạo Công giáo, được thể hiện ở các yếu tố như về luật lệ, lễ nghi đơn giản;
giáo phẩm và tổ chức giáo hội được thiết lập theo cơ đan chủ. Thứ hai,
20
Tin lành là một tôn giáo có đường hướng và phương thức hoạt động linh hoạt,
liên tục điều chỉnh cả về mặt nội dung và hình thức để phù hợp với thực tiễn
thời đại. Thể hiện rõ nhất là phương thức truyền giáo của đạo Tin lành hết sức
linh hoạt, diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh một cách kiên trì,
sử dụng tất cả các phương tiện, công cụ vào công việc truyền giáo, tìm kiếm
tín đồ. Cũng trong quá trình truyền giáo, các nhà truyền giáo tìm mọi cách để
đơn giản các luật lệ và lễ nghi cho dễ thâm nhập vào đời sống văn hóa, tâm lý,
lối sống của cư dân bản địa. Thứ ba, Đạo Tin lành chủ trương nhập thế, tham
gia rất tích cực vào các hoạt động xã hội. Các nhà truyền giáo khi đặt chân
đến khu vực nào thì nhanh chóng nghiên cứu về văn hoá, phong tục tập quán
ở khu vực đó và rất “tận tình” trong việc chăm lo, giải quyết các công việc có
liên quan đến cuộc sống thường nhật của nhân dân như ăn, ở, đi lại, hiếu hỉ, y
tế…để gây thiện cảm, gần gũi với nhân dân, thông qua đó để tuyên truyền đức
tin. Chủ trương nhập thế này đã làm cho đạo Tin lành trở nên hấp dẫn, dễ thu
phục tình cảm của người dân, tạo ra uy tín và khả năng chung sống hoà bình
với mọi hoàn cảnh chính trị - xã hội, không phân chia dân tộc, biên giới quốc
gia. Thứ tư, đạo Tin lành lấy việc truyền giáo làm nội dung của mọi hoạt
động. Việc phát triển số lượng tín đồ là một trong những hoạt động căn bản,
là thiên chức của giáo sỹ, nhà tu hành và cả tín đồ. Đạo Tin lành là tôn giáo
rất nỗ lực trong việc phát triển tín đồ của mình, họ được thúc giục bởi mệnh
lệnh truyền giáo đã được ghi trong Kinh thánh “Hãy đi khắp thế gian rao
giảng Phúc âm cho mọi người”. Thứ năm, trong quá trình ra đời và phát triển,
đạo Tin lành là tôn giáo có tư duy kinh tế và khuyến khích làm giàu, đồng
thời đạo Tin lành có những mặt tiến bộ về xã hội, như tuân thủ luật pháp, sống
tiết kiệm, bỏ các thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc,… Tuy nhiên, đạo
Tin lành là tôn giáo đề cao đức tin nên thường xẩy ra việc ứng xử cực đoan
trong mối quan hệ với tín ngưỡng truyền thống nơi đạo Tin lành truyền đến.
21
Một trong những đặc trưng của đạo Tin lành ở Việt Nam là nhiều tổ
chức hệ phái. Đến năm 1975, ở Việt Nam có đến trên dưới 20 hệ phái, tổ chức
Tin lành. Cụ thể, như sau:
- Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin lành Việt
Nam (miền Bắc) cùng nguồn gốc từ Hội truyền giáo CMA,
- Hệ phái Cơ đốc Phục lâm truyền vào Việt Nam năm 1915 với các giáo
sỹ như R.M. Milne (Mỹ), Dương Thượng Phiến (Đài Loan), Tan Kia
Ou (Trung Quốc).
- Hệ phái Trưởng lão truyền vào từ năm 1973.
- Hệ phái Bắp tít truyền vào năm 1959 do vợ chồng Mục sư H.P. Hayer
(Mỹ), chính thức thành lập năm 1962.
- Hội Cơ đốc truyền giáo tách ra từ Hội thánh Tin lành Việt Nam từ năm
1956 dưới sự dẫn dắt của Mục sư G.H Smith (Mỹ) và Mục sư Hoàng
Trọng Nhật.
- Hệ phái Phúc âm Ngũ tuần truyền vào năm 1970 do vợ chồng Mục sư
Don Warren (Mỹ).
- Hệ phái Men-nô-nai Việt Nam có mặt ở Việt Nam năm 1954 dưới danh
nghĩa tổ chức MCC.
- Hệ phái Môn đệ Đấng Christ vào Việt Nam năm 1963 dưới sự dẫn dắt
của Mục sư R.A Burcham (Mỹ),…
Ngoài các Hội thánh nói trên, còn có các tổ chức Tin lành vào hoạt
động truyền giáo hoặc hoạt động từ thiện xã hội tại miền Nam, như: Tầm nhìn
Thế giới (The World Vision- VS), Viện Ngôn ngữ Mùa Hè (Summer Institute
Linguistic- SIL), Cơ quan Phát triển và Cứu trợ Cơ đốc Phục lâm (Adventiste
Development and Relief AgencyADRA), Ủy ban Trung ương Men-nô-nai
(Mennonite Centre Committee- MCC), Ủy ban Dịch vụ những người bạn Mỹ
(American Friends Service- SCSC), Thánh kinh Hội (Bible Societies - BS),
22
Hội truyền giáo Thế giới thống nhất (United World MissionUWM), Chiến
dịch truyền bá Tin lành toàn cầu (World Wide Evangelization CrusadeWEC),
Hội Cứu thế quân (The Salvasion Army- SA), Hội truyền giảng Chúa Ki-tô
(Campus Crusade of Christ- CCC), Hội Navigator, Hội đồng các Giáo hội thế
giới (The World Council of Church- WCC), Hội nghị Ki-tô giáo châu Á (The
Christian Conference of Asia- CCA),...[55;31,32]
Đạo Tin lành được truyền vào Việt Nam từ năm 1911 do tổ chức Hội
Liên hiệp cơ đốc và truyền giáo (Hội Truyền giáo CMA) truyền vào. Nhưng
tôn giáo này chỉ thực sự tạo ra một sự bùng nổ trong cộng đồng người Mông
từ sau thập niên 1980 trở đi. Trong thời kỳ này, đất nước ta thực hiện đổi mới,
xóa bao cấp đồng bào nhiều nơi rơi vào tình trạng khủng hoảng, đói kém.
Ngay sau đó đạo Tin lành xuất hiện đã hỗ trợ người dân về mặt kinh tế, cung
cấp lương thực. Có thể nói trong thời kỳ đầu này, yếu tố kinh tế là một yếu tố
quan trọng tạo ra trào lưu cải đạo sang Tin lành ở cộng đồng người Mông.
Giai đoạn thứ nhất từ 1986-1990: Trước năm 1986, phần lớn đồng bào
dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc theo tín ngưỡng đa thần, chỉ một số ít theo
Công giáo. Năm 1986, hiện tượng Vàng Chứ bắt đầu xuất hiện ở hai tỉnh Hà
Giang và Sơn La. Đến năm 1987, Tin lành Vàng Chứ phát triển, lan sang các
tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Cạn. Tại Sơn La, Tin lành Vàng Chứ
đã lan truyền từ xã Chiềng Can, huyện Sông Mã sang xã Mường Sai và nhanh
chóng phát triển sang các huyện Mai Sơn và Mường La. Đến cuối năm 1991,
tại tỉnh này có khoảng 2.000 người Mông của 167 hộ theo Tin lành Vàng Chứ
(thuộc 12 xã, 5 huyện) [13;46]. Từ giữa năm 1987, từ Sơn La, Tin lành Vàng
Chứ đã xâm nhập vào 3 xã vùng cao Phì Nhừ, Phình Giàng và Sa Dung,
huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên và một số huyện thuộc tỉnh Lai Châu.
Theo thống kê của A38 – Bộ Công An năm 1990 thì có 164 xã thuộc 8 tỉnh
23
miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Thái, Sơn La,
Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái) xuất hiện hiện tượng theo Vàng Chứ.
Hoạt động truyền giáo thời kỳ này chủ yếu là thông qua đài FEBC từ
Manila và truyền miệng hoạt động lúc này là bí mật, lén lút. Việc truyền đạo
trong giai đoạn này chủ yếu là việc tuyên truyền Vàng Chứ sẽ xuất hiện, ngày
tân thế sắp đến, khi ấy sẽ sảy ra thiên tai lớn, lúc đó ai theo Vàng Chứ sẽ được
cứu vớt.Các chủ thể truyền đạo đã triệt để lợi dụng tục xưng vua và đặc điểm
bản tính người Mông để khơi dậy những vấn đề từ chiều sâu lịch sử và tâm lý
tộc người. Ở giai đoạn đầu, khi mới hình thành Tin lành Vàng Chứ, tính chất
mê tín được khơi dậy và đẩy lên cao kết hợp với hù dọa, kích động và khuyến
thưởng để tạo kỳ vọng cho những người tin theo.
Giai đoạn thứ hai từ 1991-1992: Nếu như giai đoạn 1986-1990 là thời
kỳ du nhập, tìm cách đứng chân và bắt đầu phát triển của Tin lành Vàng Chứ
trong đồng bào các dân tộc Mông, Dao vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, thì
giai đoạn 1991-1992 có thể xem là bước chững lại. Năm 1991, tiếp theo việc
xưng vua, đón vua, một số người tìm đến liên hệ với nhà thờ Công giáo và
nhầm tưởng đạo Vàng Chứ là đạo Công giáo nên hầu hết những người theo
Vàng Chứ đều chuyển sang theo Công giáo. Sau một thời gian theo Công giáo
họ phát hiện đạo Công giáo có nhiều lễ nghi rườm rà, phức tạp và có nhiều
điểm không giống với đạo đã được tuyên truyền. Cuối cùng hầu hết người
Mông theo Vàng Chứ lại chuyển sang theo Tin lành.
Giai đoạn thứ ba từ 1993-2004: Từ năm 1993 – 1996 là giai đoạn Tin
lành bùng phát trong cộng đồng người Mông. Nội dung truyền đạo chủ yếu
trong thời gian này là gắn liền việc theo “Vua” với theo đạo. Chính quyền một
số địa phương lúng túng trong việc xử lý, chủ yếu dùng các biện pháp hành
chính, cấm đoán, đối đầu trực tiếp với dân khiến cho tình hình trở nên căng
thẳng, dân sợ hãi xa lánh chính quyền. Một số người Mông đã tìm đến Hội
24
Thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) số 2 Ngõ Trạm, Hà Nội. Trở về địa
phương, họ phân phát tài liệu cho đồng bào và lập danh sách người theo đạo
gửi các cấp chính quyền cơ sở xin theo đạo. Hàng tuần các thừa tác viên tập
hợp người Mông nghe giảng Tin lành qua các băng ghi âm bằng tiếng Mông.
“Đến tháng 5 năm 2003, Hội Thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) tiếp nhận
danh sách hơn 20.000 người Mông xin theo Tin lành, thuộc 6 tỉnh: Lai Châu,
Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Giang” [13;48].
Như vậy,Tin lành giai đoạn này có sự phát triển khá nhanh, ngày càng
phức tạp và có những lúc đột biến về số lượng và địa bàn. Tin lành thực sự trở
thành một thực thể xã hội - tôn giáo tồn tại và lan rộng ở hầu hết vùng các dân
tộc người Mông ở phía Tây Bắc.
Giai đoạn từ năm 2005 đến nay: Trước khi Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg
ra đời, Tin lành ở nước ta phát triển tự phát và không bình thường trên phạm
vi cả nước, trở thành vấn đề tôn giáo lớn, phức tạp, nhạy cảm. Theo Ban Tôn
giáo Chính phủ ở thời điểm năm 2005, khi triển khai Chỉ thị số 01/2005/CT-
TTg, số người Mông theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc là
110.000 người ở 927 bản. Đến năm 2015, số người Mông theo đạo Tin lành ở
các tỉnh miền núi phía Bắc tăng lên đến 175.000 người. Nếu so với năm 2005,
thì số người theo đạo Tin lành vẫn tăng nhanh, vì trong 10 năm (2005-2015)
đã tăng thêm 60.000 người. Sau Chỉ thị 01, hoạt động của Tin lành nơi đây
dần đi vào ổn định theo hướng tuân thủ pháp luật, song vẫn tiềm ẩn những
yếu tố bất ổn về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Như vậy, sự du nhập và phát triển của Tin lành vùng dân tộc thiểu số
phía Bắc không chỉ đã, đang và sẽ đặt ra nhiều vấn đề về mặt tôn giáo học, mà
còn không ít vấn đề bức xúc đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về tôn giáo,
các cấp, các ngành cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới.
25
1.2.2. Hiện trạng
Xét về số lượng và phạm vi, cho dù chưa có số liệu thống kê chính xác
từ phía tôn giáo và cơ quan nhà nước, nhưng đều đưa đến nhận diện ban đầu
về đạo Tin lành ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay, nếu so với trước năm 1975,
thì số lượng tín đồ tăng lên gấp 6 lần, trong khi khoảng thời gian chỉ bằng một
nửa so với trước đây (64 năm từ 1911 đến 1975; 31 năm từ 1975 đến 2010).
Nếu so với các tôn giáo thì đạo Tin lành phát triển với tốc độ nhanh nhất (năm
1975, đạo Công giáo ở Việt Nam có hơn 4,0 triệu thì đến năm 2010 tăng lên
6,0 triệu, trong khi dân số tăng lên gấp đôi là 85 triệu). Số lượng các hệ phái
Tin lành vào truyền giáo cũng nhiều hơn trước, năm 1975 có hơn 10 tổ chức,
hệ phái; hiện nay có đến gần 50 chục tổ chức, hệ phái. Phạm vi hoạt động của
đạo Tin lành, ở thời điểm 1975 chỉ có ở các tỉnh phía Nam và một số tỉnh phía
Bắc, đến nay đạo Tin lành có mặt ở tất cả các đại phương trong cả nước (trừ
hai tỉnh Ninh Bình và Quảng Bình). Xét về thành phần người theo đạo Tin
lành hiện nay không chỉ là công chức, trí thức,… nói chung là thị dân như
trước năm 1975 mà rất đa dạng, mở rộng đến các tầng lớp cư dân khác, trong
đó đa số là đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc.
Tây Bắc là nơi tập trung phần lớn người Mông của nước ta. Về mặt tôn
giáo, trước những năm 1980, người Mông ở đây chủ yếu theo vật linh giáo và
thờ cúng đa thần, không có người theo đạo Tin lành. Từ năm 1987 đã có một
bộ phận người Mông chuyển đổi theo đạo Tin lành, và hiện nay có khoảng
trên 100 nghìn tín đồ. Đây là một sự thay đổi đáng kể trong đời sống tôn giáo
của người Mông. Sự xâm nhập và phát triển của đạo Tin lành đã ảnh hưởng cả
tích cực và tiêu cực đến cộng đồng người Mông ở khu vực. Từ năm 1993 đến
năm 2004, đạo Tin lành đã phát triển đột biến và tạo nên tình trạng rất phức
tạp trong cộng đồng người Mông. Vào năm 1996, có khoảng 79.163 nghìn
người Mông ở vùng miền núi phía Bắc theo đạo Tin lành; đến năm 2004, có
khoảng 105 nghìn người theo đạo (chiếm 13% tổng số người Mông
26
ở nước ta). Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Hội thánh Tin lành Việt Nam
miền Bắc, những người Mông tích cực đã phân phát Kinh thánh trong cộng
đồng của họ, lập danh sách những người theo đạo gửi chính quyền các địa
phương để được theo đạo công khai. Họ thường tập hợp tại một gia đình hoặc
một địa điểm nhất định để nghe giảng Kinh thánh từ đài hay máy ghi âm mỗi
tuần một, hai lần. Về mặt tổ chức, ở nhiều nơi đã lập các Ban lãnh đạo, Ban
phụ nữ, Ban thanh, thiếu niên. Hầu hết các cơ sở sinh hoạt tôn giáo được xây
dựng chưa được phép của chính quyền địa phương. Ngày 4/2/2005, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 01 về một số công tác đối với đạo Tin lành.
Chỉ thị 01 được triển khai, tình hình đạo Tin lành ở Tây Bắc đã từng bước ổn
định theo hướng tuân thủ pháp luật. Ở một số nơi, số người theo đạo Tin lành
tăng nhẹ, những khó khăn, phức tạp trong lãnh đạo, quản lý của các tỉnh được
tháo gỡ. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, đến nay có trên 100 nghìn người
Mông ở khu vực Tây Bắc theo đạo Tin lành[1].
Tây Bắc cũng là nơi có số người Mông theo đạo Tin lành đông, cụ thể:
Ở Điện Biên, năm 2007 có 24.560 người theo Tin lành (23.615 là người
Mông, chiếm 96,3%) thuộc 130 thôn, bản, 29 xã, 6 huyện. Năm 2009 có
27.527 người theo Tin lành (26.608 người Mông, chiếm 94%). Tỉnh Lai
Châu, năm 2007 có 11.866 người theo Tin lành; năm 2008 có 16.674 người
theo Tin lành; năm 2009 có 17.092 người theo Tin lành (chiếm 98% tổng số
người theo đạo)
Tỉnh Lào Cai, năm 2009 có 16.228 người theo Tin lành (15.850 người
Mông, chiếm 98%). Tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây Tin lành phát
triển khá ổn định. Đến tháng 3/2010, toàn tỉnh có 16.353 người theo Tin
lành(7.293 người Mông, chiếm 44,4%); đồng thời có 2 điểm nhóm với 77 tín
đồ thuộc Hội Thánh Liên hữu Cơ Đốc Việt Nam.
Tỉnh Sơn La, tuy số lượng người theo Tin lành ít song cũng phức tạp,
năm 2009 toàn tỉnh có 4.078 người theo Tin lành thuộc 2 hệ phái là Hội
27
Thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) và Hội Thánh Liên hữu Cơ Đốc Việt
Nam. Điểmkhác biệt và nổi bật của Tin lành nơi đây là số người theo hệ phái
Hội ThánhLiên hữu Cơ Đốc Việt Nam nhiều hơn rất nhiều lần so với số người
theo hệ pháiHội ThánhTin lành Việt Nam (Miền Bắc) [13;49,50].
Số liệu cụ thể ở từng tỉnh năm 2015 như sau:
Bảng 1.1. Số ngƣời theo đạo Tin lành ở các tỉnh Tây Bắc.
Stt Tỉnh Số ngƣời
1 Điện Biên 36.000 người
2 Lai Châu 35.000 người
3 Lào Cai 24.000 người.
4 Sơn La 5.300 người
5 Hòa Bình -
6 Yên Bái -
Nguồn: Luận án Nguyễn Quỳnh Trâm, trang 36, 37. Như vậy, chỉ trong 30
năm (1985-2015), dân tộc Mông ở Việt Nam đã có hơn 210 ngàn người theo
đạo Tin lành, chiếm hơn 20% tổng số người
Mông tương đương với tỷ lệ dân số Việt Nam theo tôn giáo (25%).
Sau Chỉ thị số 01 của Thủ tướng, với kế hoạch triển khai của Ban Tôn
giáo Chính phủ qua Kế hoạch số 05 (năm 2005) hoạt động của đạo Tin lành ở
Tây Bắc từng bước được hợp thức bằng việc mọi người được sinh hoạt tôn
giáo tại gia đình, nếu ổn định thì làm thủ tục đăng ký điểm nhóm với chính
quyền cơ sở. Tin lành trong cộng đồng người Mông ở Tây Bắc đã thực hiện
các bước để được công nhận tư cách pháp nhân và hoạt động theo quy định
của pháp luật. Thời kỳ này, nhiều tổ chức Tin lành ở miền Nam được Nhà
nước cấp đăng ký và công nhận tư cách pháp nhân nên đã tăng cường hoạt
động truyền giáo trong vùng đồng bào Mông ở các tỉnh phía Bắc. Từ tình hình
trên, các hoạt động truyền đạo ở thời kỳ này được đẩy mạnh và mở rộng,
28
nhất là mang tính công khai- hoạt động truyền giáo cũng công khai và người
theo đạo cũng công khai. Nếu như thời gian đầu đa số những người theo đạo
Tin lành ở Tây Bắc thuộc hệ phái Tin lành Việt Nam miền Bắc, thì thời gian
này các tổ chức Tin lành, như: Tin lành Liên hữu Cơ đốc, Tin lành Trưởng
lão, Tin lành Phúc âm Ngũ tuần, Tin lành Truyền giảng Phúc âm, Tin lành
Truyền giáo Phúc âm,… đã đến Tây Bắc truyền giáo đạt được những kết quả
quan trọng. Và cũng từ đây, việc tranh giành tín đồ giữa các tổ chức, hệ phái
đến nay vẫn đang diễn ra. Giai đoạn này, số người mới theo Tin lành tăng
không nhanh như trước, nhưng về thống kê số liệu lại tăng nhanh vì chính đây
là giai đoạn người Mông theo đạo Tin lành công khai nhận mình là tín đồ đạo
Tin lành.
Theo thống kê từ Vụ Tin lành của Ban Tôn giáo chính phủ năm 2015
về khảo sát thực trạng và quy hoạch điểm nhóm Tin lành đã được đăng kí sinh
hoạt tôn giáo ở khu vực Tây Bắc thì ở các tỉnh khu vực Tây Bắc có 456 điểm
nhóm Tin lành trong đó có 370 điểm nhóm thuộc Hội thánh Tin lành Việt
Nam (miền Bắc) cùng Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam và Hội thánh
Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đăng kí sinh hoạt tôn
giáo với chính quyền cấp xã, phường. Trong đó, tỉnh Cao Bằng có 105/ 153
điểm nhóm; tỉnh Lào Cai có: 87/160 điểm nhóm; tỉnh Bắc Kạn có: 53/77 điểm
nhóm; tỉnh Tuyên Quang có: 47/64 điểm nhóm; tỉnh Sơn La có: 2/44 điểm
nhóm…. Đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí sinh hoạt tôn giáo [60,16].
Quá trình đạo Tin lành du nhập vào vùng người Mông ở Tây Bắc đã
trải qua giai đoạn phát triển từ thấp đến cao, từ năm 2006 trở đi đã có sự thay
đổi căn bản về chất, dần dần được công nhận và hoạt động theo quy định của
pháp luật. Việc theo đạo của người Mông ở Tây Bắc xuất phát từ nhu cầu tín
ngưỡng, tôn giáo chính đáng, và ở đây sinh hoạt tôn giáo đã trở thành nếp
sống của người theo đạo. Họ đã xây dựng được những yếu tố nền tảng của tôn
giáo hoàn chỉnh là có tổ chức, có địa điểm sinh hoạt tôn giáo, có các chức sắc
29
và nhất là hình thành cộng đồng người theo đạo có đức tin, tình cảm và nhu
cầu sinh hoạt tôn giáo.
1.2.3 Nguyên nhân của sự cải đạo
Cùng là thờ phụng Giêsu nhưng chỉ có đạo Tin lành, chứ không phải
Công giáo lại nở rộ trong đời sống của người Mông dù ban đầu tôn giáo họ
được tiếp xúc là Công giáo. Nguyên nhân là do đặc thù của tổ chức giáo hội
Công giáo với nhiều nghi lễ rườm rà và quy trình đào tạo một linh mục là rất
khắt khe. Ngược lại, tổ chức của Tin lành lại rất linh hoạt, có hệ phái cho
phép tín đồ sinh hoạt tại gia, hoặc một cộng đồng nhỏ cũng có thể thành lập
một điểm nhóm duy trì sinh hoạt tôn giáo thường xuyên. Người đứng đầu
điểm nhóm chưa hẳn đã là người uyên thâm về kinh sách nhưng hiểu giáo lý
căn bản và sẽ thường xuyên được Hội thánh đào tạo, cập nhật kiến thức giáo
lý về truyền giảng lại cho đồng bào.
Bảng 1.2Các lý do ngƣời Mông theo đạo nhƣ sau:
STT Lý do biết và theo Tin lành Số ngƣời chọn Số ngƣời
trên tổng số
không chọn
trên tổng số
phiếu phiếu
1 Mang lại lợi ích cho bản thân, 30/40 – 75% 10/40 – 25%
gia đình
2 Đỡ tốn kém 39/40 – 97,5% 1/40 – 2,5 %
3 Phù hợp nhu cầu tín ngưỡng 39/40 – 97,5 % 1/40 – 2,5%
của mình
4 Mọi người trong gia đình, 13/40 – 33,3% 27/40 – 66,7%
dòng họ theo thì mình cũng
theo
5 Do nghe đài 8/40 – 20% 32/40 – 80%
Nguồn: Nguyễn Quỳnh Trâm, Luận án tiến sĩ Văn hóa của người Mông
theo đạo Tin lành ở tỉnh Lào Cai, năm 2016, tr.47.
30
Từ bảng trên, có thể thấy rằng việc đạo Tin lành với những yếu tố phù
hợp với tín ngưỡng truyền thống của người Mông, cùng phương thức hành
đạo, lễ nghi đơn giản, đỡ tốn kém (97.5%) và đem lại lợi ích về vật chất, tinh
thần cho bản thân và gia đình (75%) là nguyên do chủ yếu; trong khi đó lý do
theo đạo từ việc nghe đài chỉ chiếm 20%. Do vậy, khi tìm hiểu nguyên nhân
của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành nói chung,
người Mông nói riêng cần phải có thái độ khách quan, khoa học, phải tách
bạch rõ giữa việc truyền đạo với theo đạo, phân định rõ giữa tôn giáo với việc
lợi dụng tôn giáo. Không thể đơn giản cho rằng, những nguyên nhân theo đạo
là do khuyến khích vật chất hoặc do bị ép, dụ dỗ,... Cũng đừng nói rằng, việc
theo đạo là do truyền đạo, trong khi đồng bào không có nhu cầu theo đạo.
Cũng không thuần túy cho rằng đồng bào theo đạo là do tiếng gọi của Chúa
hay Chúa đã cứu rỗi những linh hồn như các chức sắc Tin lành quan niệm.
Càng không phiến diện cho rằng, việc theo đạo Tin lành là nằm trong chiến
lược “diễn biễn hòa bình” của các thế lực thù địch.
Tại Việt Nam, tỉ lệ người Mông cải đạo sang Tinh Lành là cao nhất khu
vực. Một số nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này có thể kể đến như:
Nguyên nhân thứ nhất: Có sự tương đồng trong vũ trụ quan của người
Mông truyền thống với vũ trụ quan Kitô giáo. Cha cố đại úy Savina (cố Vị) đã
tích cực nghiên cứu đặc điểm xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng của người Mông và
là người đầu tiên đưa ra nhận định: “Khá dễ dàng ghép đạo lý Gia tô vào đạo
lý dân tộc Mèo, chỉ cần nhắc bỏ đi vài nhầm lẫn, xóa hẳn đi vài thiên kiến
quan hệ giữa bản chất của Thượng đế… tóm lại muốn ghép đạo lý của ta vào
đạo lý của dân tộc Mèo chỉ cần sửa lại và bổ sung thêm các tín ngưỡng của họ
để đi đến chỗ dành cho cả hai nền đạo lý chung một tôn giáo làm nền tảng”
[43;15]
31
Trong thần thoại của người Mông, vũ trụ trước con người là thế giới
mù mịt, hỗ mang và dường như bất khả tri. Vũ trụ chỉ sống động khi có sự
xuất hiện của Ông Chày, bà Chày. Ông Chày tạo ra bầu trời, bà Chày tạo ra
mặt đất. Bầu trời thì có hình vòm tròn, hẹp còn mặt đất thì bằng phẳng, hình
vuông và rộng lớn. Ông Chày, bà Chày nắn mặt đất cho hẹp lại để khớp với
bầu trời nên mặt đất bị nhăn nhúm, chỗ lồi nên thì thành đồi núi, chỗ lõm
xuống thì thành thung lũng, sông biển. Thần thoại của người Mông về việc
tạo dựng trời đất rất tương đồng với quan niệm Sáng thế Kitô giáo nói chung
và của đạo Tin lành nói riêng. Trong kho tàng truyền thuyết của người Mông
Khi Tin lành truyền vào đồng bào dân tộc Mông, những người truyền đạo đã
lòng ghép hình ảnh Đức Chúa Trời vào trong thần thoại của họ. Quan niệm về
vụ trụ trong tâm thức người Mông trước đó chỉ dựa vào sự truyền miệng rời
rạc của các thế hệ đi trước thì giờ đây khi có sự kết hợp với đạo Tin lành, sự
giải thích ấy trở nên có hệ thống hơn, mạch lạc hơn, có chức năng củng cố
niềm tin hơn.
Người Mông quan niệm vũ trụ có ba tầng: tầng trên cao là trời, là nơi
trú ngụ của các thần thiêng và tổ tiên. Tầng giữa là mặt đất, là thế giới con
người. Tầng dưới mặt đất là âm phủ. Quan niệm về vũ trụ ba tầng có điểm
tương đồng với quan niệm của Kitô giáo về vũ trụ. Trong giáo lý Kitô, Nước
Trời ở bên trên, là nơi Thiên Chúa ngự. Trong Nước Trời có những thiên thần
và linh hồn của những người trong sạch đã chết. Mặt đất là nơi sinh sống của
con người. Bên dưới là hỏa ngục, nơi giam giữ và trừng phạt những linh hồn
tội lỗi.
Cả người Mông truyền thống và giáo lý Kitô giáo đều tin rằng mọi vật
trong vũ trụ đều từ một nguồn gốc mà ra. Người Mông quan niệm vũ trụ là do
một cặp vợ chồng là Ông Chày, Bà Chày sinh ra. Vũ trụ đó không phải được
sinh ra hoàn chỉnh ngày một lúc mà đấy là công việc của nhiều người, của cả
32
cộng động hỗ trợ, bổ sung cho nhau và có quá trình hình thành, tiến hóa.
Những truyền thuyết của người Mông được gắn với những câu chuyện trong
Kinh Thánh và họ nhanh chóng nhận thấy có sự tương đồng. Chẳng hạn sau
khi Samuel Pollard, nhà truyền giáo người Anh bắt đầu giới thiệu Tin lành
vào cộng đồng người Mông Hoa ở Qúy Châu, Trung Quốc hồi cuối thế kỉ 19,
ông đã dịch một câu chuyện trong Kinh Thánh sang tiếng Mông nói về sự
kiện Chúa sẽ quay lại để cứu vớt người dân khỏi mọi kiếp nạn. Câu chuyện
này rất gần với một truyền thuyết của người Mông kể rằng họ đã từng có một
vị vương chủ gọi là Vàng Chứ, và vị vua này cũng nói với họ rằng ông sẽ
quay lại và cứu họ khỏi những khổ đau ở trần thế. Sự trùng hợp của câu
chuyện trong kinh thánh và truyền thuyết của người Mông là một yếu tố quan
trọng để họ tin rằng Đức Chúa Trời chính là Vàng Chứ, người sẽ quay về cứu
rỗi cuộc đời họ
Trong quá khứ, người Mông từng có một quốc gia riêng nhưng đã bị
phong kiến nhà Hán tiêu diệt, đẩy họ vào các cuộc di cư đầy máu và nước
mắt. Niềm tin vào một vị anh hùng cứu thế, một ông Vua Mèo gắn với sự tích
tìm kiếm cái chữ cho tộc người xuất hiện vẫn còn hiện hữu trong tâm thức
người Mông. Chính vì vậy mà sự xuất hiện của Chúa – người anh hùng cứu
thế dễ dàng lôi kéo người Mông hiện đại. Bên cạnh đó đạo Tin lành cũng chủ
trương gắn giáo lý của mình với lịch sử đấu tranh giành quyền tự quyết, với
tín ngưỡng tâm linh của người Mông bằng việc sửa lại giáo lý Tin lành, gọi
vua Mông là “Vàng Chứ” mà âm chứ Hán nghĩa là “Miêu Vương xuất thế” và
đồng nhất Vàng Chứ là Chúa Giêsu – đấng cứu thế, vị thần linh tối cao.
Phân tích chi tiết về phương diện thần học thì trong những điểm tương
đồng trên cũng có không ít những khác biệt, nhưng do trình độ dân trí còn
thấp, người Mông chủ yếu tin và thực hành theo những điều răn mà không am
tường về giáo lý thì những khác biệt đó là không quan trọng.
33
Nguyên nhân thứ hai là đời sống người Mông còn gặp nhiều khó khăn,
bế tắc. Việc chối bỏ lễ nghi truyền thống của một bộ phận người Mông còn là
do bản thân những nghi lễ đó tốn kém. Trong điều kiện đời sống kinh tế - xã
hội của đồng bào còn nhiều khó khăn kéo dài, điều kiện sản xuất không thuận
lợi thì những nghi lễ cũng bái rườm rà, tốn kém, lại diễn ra nhiều lần trong
năm là một gánh nặng kinh tế. Theo luật sư Cang, người phụ trách hội thánh
Tin lành ở Tả Phìn thì "lúc đầu người Mông ở Sa Pa nghe nói bên Lai Châu
người ta đi theo đạo cuộc sống thay đổi rất nhiều. Theo đạo thì không phải
nhờ đến thầy mo, thầy cúng tốn kém gì nữa. Khi ốm đau chỉ cầu nguyện và đi
bệnh viện. Lúc khó khăn thì có người giúp đỡ. Thế là họ sang tận nơi tìm hiểu,
khi về rủ nhau đi theo" [8,11]. Ông nhớ lại "lúc đầu chính quyền họ ngăn cản
dữ lắm, nhưng dân cứ quyết đi theo bởi vì họ thấy cuộc sống hiện tại bế tắc
quá. Không chỉ thiếu đói triền miên mà các phong tục tập quán truyền thống
cũng nặng nề, tốn kém. Nuôi được con lợn, con gà cũng đổ vào cúng bái hết.
Thấy người đi theo Tin lành có thể bỏ hết được các tập tục cúng bái, cưới xin,
ma chay nặng nề tốn kém trước kia chuyển sang lối sống mới giản tiện, chỉ
tập trung vào làm ăn, kinh tế lại khá giả, thế là người ta đi theo" [8,11]. Ông
Giàng A Sinh là cán bộ ban dân vận người Mông của Tỉnh ủy Lào Cai, sau
hàng chục năm làm việc với các nhóm Mông Tin lành đã nêu nhận xét như
sau: "Tôi đã nói chuyện với nhiều anh em người Mông theo đạo. Họ bảo tôi
rằng cả ngàn năm qua người Mông sống trong một cơn say, chỉ đến giờ mới
tỉnh. Tôi nhận thấy hình như có một khoảng trống lớn trong đời sống tinh
thần của người Mông mà chỉ Tin lành mới có thể giúp họ khỏa lấp được.
Người ta đi theo Tin lành bởi vì nhìn thấy ở tôn giáo này những điều mới mẻ
có thể giúp họ thay đổi cuộc sống trì trệ, khó khăn và những ràng buộc của
tập tục nặng nề tốn kém chứ không phải vì bị lôi kéo đâu"[8,11]. Như vậy,
chúng ta có thể nhận thấy việc người Mông theo đạo Tin lành không phải là
sự bồng bột, nhất thời hay bị xúi giục, lôi kéo mà đó là một quá trình lâu
34
dài tìm kiếm sự thay đổi không chỉ trong đời sống vật chất, tinh thần của bản
thân gia đình mà còn ẩn chứa trong đó ước mơ về sự thay đổi cho dân tộc Mông.
Thứ ba, phải kể đến vai trò của truyền thông mà những người truyền
đạo sử dụng. Phương châm của họ là "mưa dầm thấm lâu" tìm cách khuyếch
trương những mặt tích cực của tôn giáo, tăng cường tuyên truyền vận động
làm cho đại Tin lành nhanh chóng thâm nhập vào dân tộc Mông.
Phương thức truyền đạo bằng truyền miệng: đây là phương pháp truyền
tin thích hợp với đồng bào Mông sống phân tán, rải rác trên các đỉnh núi cao.
Những người truyền đạo hoạt động năng động uyển chuyển, luôn quan tâm
đến đời sống thường nhật để lôi kéo người vào đạo. Các hoạt động truyền
giáo của đạo Tin lành thường tiến hành kiên trì, khôn khéo, hiểu rõ tâm lý,
trình độ nhận thức của từng đối tượng, nhất là khai thác đặc điểm lịch sử, văn
hoá của từng dân tộc, thực hiện dân tộc hoá, địa phương hoá để có nội dung
và phương thức hoạt động phù hợp, dễ thâm nhập.
Ngoài con đường truyền miệng, các nhà truyền đạoTin lành đã khai
thác thành tựu của khoa học công nghệ thông tin để truyền giáo. Trên thực tế,
đạo Tin lành chủ yếu truyền từ bên ngoài (các nước khác) vào vùng dân tộc
Mông thông qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại: đài phát thanh, Internet,…
các tài liệu nghe nhìn như: băng cassette, video, đĩa CD, VCD,… các ấn phẩm
dưới dạng tranh ảnh, sách báo,… Từ giữa những năm 1960, Tin lành Mỹ đã
có một Chương trình phát thanh truyền đạo bằng tiếng Mông của Công ty
phát thanh Viễn Đông - FEBC hiện đang đóng tại California.
Trong khi những người truyền đạo Tin lành luôn khôn khéo quan tâm
đến cuộc sống thường nhật của người Mông, gắn việc theo đạo với những lợi
ích thiết thực thì hệ thống chính trị làm công tác tuyên giáo của ta lại bộc lộ
nhiều mặt hạn chế, yếu kém. Từ sự nhận thức chưa thống nhất dẫn đến mỗi
nơi giải quyết một khác. Có nơi thì buông trôi, thả nổi cho những hoạt động
35
truyền giáo, không kiểm tra theo dõi, không xử lý kịp thời, có nơi thì thô bạo
dùng những hình thức hành chính cưỡng ép buộc đồng bào bỏ đạo. Những
cách xử lý như vậy vô tình đẩy quần chúng nhân dân đối lập với chính quyền
trong giai đoạn đầu Tin lành du nhập vào.. Tình trạng phát triển đạo Tin lành
ở Yên Minh, Hà Giang là một ví dụ: tại huyện Yên Minh thì cán bộ huyện bắt
dân theo đạo nộp tiền, hoặc tập trung dân giữa sân ủy ban hô vang: "ai theo
Vàng Chứ thì đứng sang một bên”. Công tác tuyên truyền đường lối, chính
sách của Đảng và nhà nước còn hạn chế. Trong nhiều trường hợp không đến
được với người dân. Hơn nữa một bộ phận cán bộ, quan liêu, thái hóa, biến
chất xa rời quần chúng từ đó làm mờ dần lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Trong khi đó những người truyền đạo lại đến với dân bằng hoạt động xã hội
từ thiện của tôn giáo. Họ nói tiếng nói dân tộc, gắn bó, thông cảm, gắn bó và
giúp đỡ đồng bào khi cần thiết. Chính những việc làm tưởng như nhỏ bé đó,
lại rất cụ thể, rất thiết thực đã làm cho dân tin tưởng và theo đạo. Về vấn đề
này chỉ thị 45 CT/TW (23/9/1994) của ban chấp hành Trung Ương nêu rõ
"các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền,đoàn thể ở các vùng dân tộc Mông
chưa được củng cố, hoạt động còn yếu, còn quan liêu xa rời quần chúng, ít
chăm lo, cải thiện đời sống đồng bào. Số lượng và chất lượng cán bộ dân tộc
Mông ở các cấp, các ngành, các địa phương thiếu và yếu, không đáp ứng
được yêu cầu tình hình mới ".
Nguyên nhân cuối cùng và là nguyên nhân cơ bản nhất. Theo ý kiến của
Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Xuân Hùng đó là sự suy yếu, khủng hoảng của
tôn giáo, tín ngưỡng Mông truyền thống. Đây là hệ quả của một quá trình kéo
dài. Từ sau năm 1954, phong trào “phản phong” đã quy nhiều tập tục văn hóa
tôn giáo của đồng bào thành hủ tục mà không xem xét đến tầng nghĩa văn hóa
của nó, do đó mà có sự hạn chế các lễ hội, hạn chế hoạt động của các thầy
cúng, thầy mo. Tín ngưỡng dân gian là một nhu cầu đời sống tâm linh của
36
người Mông. Những người hành nghề tôn giáo (chí nếnh) trong xã hội Mông
còn là những trí thức của dân tộc. Họ là người am hiểu phong tục tập quán,
nắm vững nghệ thuật dân gian. Nhưng với cuộc vận động xây dựng nếp sống
mới trong thập kỷ 70, 80 tất cả những người này bị quy là kẻ hành nghề mê
tín dị đoan. Và ở một số nơi có những biện pháp cực đoan như trấn áp, bắt họ
đi cải tạo lao động như những kẻ phạm tội… mà lại không chú ý khai thác sưu
tầm giới thiệu văn hóa truyền thống. Vì không am hiểu những mặt tích cực,
tiêu cực thích hợp trong chức năng xã hội của thầy cúng nên đôi khi đã phá
hủy cả vốn văn hóa họ đang lưu giữ, tác động tiêu cực đến vấn đề bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
Về cơ bản, xã hội Mông vẫn là một xã hội nông nghiệp. Trong suốt chu
kỳ lao động sản xuất một năm đầy vất vả, nhịp sống của người dân vùng cao
khá đơn điệu vì những công việc lặp đi lặp lại. Họ luôn khao khát có những
dịp sôi động và những lễ hội truyền thống như hội Gầu tào, lễ Nào xồng, là
những hình thức đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên suốt một thời gian dài, các
ngày hội Gầu tào bị cấm đoán vì lý do mê tín, vì sợ những người về hội mâu
thuẫn, xô xát. Một số nơi người Mông ăn tết truyền thống vào tháng Chạp và
kéo dài suốt một tháng. Vì lý do tiết kiệm thời gian sản xuất, chính quyền đã
vận động đồng bào chỉ ăn Tết vài ngày. Vì vậy, ở nhiều nơi lễ hội không dược
tổ chức. Suốt từ những năm 60 đến đầu thập kỷ 90, lễ hội Gầu tào vắng mặt ở
Bắc Hà, Simakai, Mường Khương. Hầu hết thanh niên trong vùng không
được đi dự hội, hội chỉ còn trong ký ức của người già. Thanh niên không biết
đến các nghi thức của ngày hội, nữ thanh niên không biết cảnh hát hội “chù
gầu tào”. Một số lễ thức khác như lễ đuổi rủi ro “Tu su”, lễ ăn ước “Nào
sồng”, lễ cúng “Thùng sán”… cũng bị mai một dần.
Trong xã hội truyền thống, cuộc đời người Mông gắn liền với âm nhạc.
Tiêu chuẩn của một chàng trai Mông ngoài việc giỏi cày nương, còn phải biết
37
thổi sáo, múa khèn. Kèn lá, đàn môi luôn là bạn của các cô gái. Nhưng số
thanh niên biết sử dụng nhạc cụ ngày càng ít đi.
Bảng 1.2: Mức độ biết sử dụng nhạc cụ truyền thống dân tộc của thanh
niên Mông (Đơn vị %)
Mức độ sử Tỷ lệ % biết Tỷ lệ % biết Tỷ lệ không Không trả
dụng sử dụng sử dụng giỏi biết lời
Loại nhạc cụ
Kèn lá 66 9 25 0
Đàn môi 42 4 48 6
Sáo ngang 43 5 48 4
Sáo dọc 35 3 58 4
Nguồn :Trần Hữu Sơn, Văn hóa Mông, NXB Văn hóa dân tộc, HN,
1996 tr.176
Cùng với sự phát triển của xã hội, sự quan tâm đầu tư giáo dục miền
núi của nhà nước, thế hệ trẻ người Mông được cập nhật kiến thức qua các
phương tiện truyền thông và giáo dục nhà trường. Trong khi đó đội ngũ
những người có uy tín trong cộng đồng Mông truyền thống như trưởng họ, bà
cô, ông cậu, thầy cúng lại khó bắt kịp với những thay đổi này của xã hội. Họ
không còn giữ được vai trò là người am hiểu về cuộc sống để dẫn dắt thế hệ
sau, do vậy có một sự suy giảm về cả chất và lượng của đội ngũ nắm quyền
trong cấu trúc xã hội Mông truyền thống.
Từ đó tạo ra sự khủng hoảng trong cộng đồng người Mông đã đến việc
họ có nhu cầu tìm đến một chỗ dựa tinh thần, tâm linh mới. Tin lành với lợi
thế là một tôn giáo cải cách có luật lễ, lễ nghi, cách thức hành đạo đơn giản,
uyển chuyển, không tốn kém và dùng việc quan tâm đến đời sống thường nhật
38
của người dân để thu hút người vào đạo nên sự xuất hiện của đạo Tin lành được
nhiều tín đồ ca ngợi như sự hiện diễn của những tiến bộ về văn hóa, lối sống.
Sự khủng hoảng tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống đã tạo ra một
khoảng trống để đạo Tin lành và các tôn giáo khác có điều kiện truyền bá vào
cộng đồng người Mông.
Sự phát triển của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc Mông ở một số
tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân cơ bản như đời sống kinh tế,
xã hội trong các vùng đồng bào Mông còn gặp nhiều khó khăn, do âm mưu lợi
dụng đạo Tin lành của các thế lực thù địch, do đặc điểm lịch sử và văn hóa
của dân tộc Mông... mà nguyên nhân quan trọng nhất phải kể đến chính là do
sự suy yếu, khủng hoảng của tín ngưỡng tôn giáo Mông truyền thống. Mỗi
nguyên nhân này có vị trí ảnh hưởng khác nhau đối với sự phát triển của đạo
Tin lành. Tuy nhiên giữa chúng lại có mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời.
Vì vậy cần hiểu nguyên nhân phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc
Mông trong mối quan hệ tổng hệ của các yếu tố trong xã hội, tránh quan điểm
phiến diện, một chiều hay tuyệt đối hóa một nguyên nhân nào đó.
Người Mông là dân tộc luôn coi trọng thực tế, thiết thực. Họ coi tôn
giáo chỉ là phương tiện nhằm giả quyết những nhu cầu bức xúc của đời sống
chứ không quan tâm nhiều về triết lý, về hạnh phúc hư ảo ở thế giới bên kia.
Do đó hình ảnh về thế giới bên kia trong tín ngưỡng truyền thống của người
Mông cũng đơn giản như thế giới thực tại của họ vậy. Người Mông thờ cúng
tổ tiên, ma nhà là nhằm cầu mong các lực lượng siêu nhiên này phù hộ cho
cuộc sống thực tại của họ. Họ tin vào các ma lành, theo chí nếnh là nhằm cầu
cúng chữa bệnh, chăm lo đời sống hiện tại. Vì vậy, khi đời sống hiện tại càng
bế tắc khó khăn (do diện tích rừng bị thu hẹp, đất bạc màu, dân số tăng nhanh,
bỏ trồng cây thuốc phiện, chưa có nguồn thu thay thế…) người Mông càng
không tin vào tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống. Họ khao khát đổi đời, khao
khát cuộc sống ấm no và gửi niềm tin này vào một tôn giáo khác.
39
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ

Contenu connexe

Tendances

Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYĐề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptTài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptThanh Hoa
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 

Tendances (20)

Đề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội, HAYĐề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội, HAY
 
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcPhát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
 
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYĐề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
 
Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)
Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)
Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)
 
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên ChiểuLuận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
 
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đLuận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
 
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptTài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
 
Đề tài: Tiểu luận môn quản lý hành chính nhà nước, HAY
Đề tài: Tiểu luận môn quản lý hành chính nhà nước, HAYĐề tài: Tiểu luận môn quản lý hành chính nhà nước, HAY
Đề tài: Tiểu luận môn quản lý hành chính nhà nước, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nướcLuận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước
 
Luận văn: Vai trò đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Vai trò đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh, HOTLuận văn: Vai trò đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh, HOT
Luận văn: Vai trò đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh, HOT
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
BÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAY
Luận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAYLuận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAY
Luận văn: Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, HAY
 
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh ChâuĐề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
 
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú ThọBáo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 

Similaire à LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ

Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...NuioKila
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...nataliej4
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...OnTimeVitThu
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...HanaTiti
 
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdfHÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...OnTimeVitThu
 

Similaire à LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ (20)

Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
 
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáoẢnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
 
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAYLuận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
 
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồngĐề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
 
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai ChâuLuận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
 
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAYLuận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
Luận án: Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, HAY
 
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdfHÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY.pdf
 
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 

Plus de OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

Plus de OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Dernier

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- HOÀNG THỊ THÚY KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60 22 03 09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN QUANG HƢNG Hà Nội – 2016
  • 2. LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành dựa trên những tài liệu, tư liệu từ đề tài: “Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Mông ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp” do PGS. TS Nguyễn Quang Hưng chủ trì nhóm nghiên cứu, Trường Đại học KHXH & NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) là cơ quan chủ trì. Em xin trân trọng cảm ơn những giúp đỡ quý giá về mặt tài liệu, những chuyến điền dã của đề tài, đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Quang Hưng. Em xin chân thành cảm ơn thầy! Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô đã giảng dạy tại Bộ môn Tôn giáo học nói riêng và Khoa Triết, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân nói chung đã giúp em có được những tri thức chuyên ngành quý giá. Cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn theo sát, giúp đỡ, động viên em trong cuộc sống. Xin trân trọng cảm ơn!
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận văn Hoàng Thị Thúy
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu.....................................................................................................................2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................................7 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................................8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn .......................................................................8 7. Bố cục của luận văn........................................................................................................................8 NỘI DUNG..............................................................................................................................................9 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƢỠNG CỦA NGƢỜI MÔNG.............................................................................9 1.1. Vài nét về cộng đồng ngƣời Mông................................................................................9 1.1.1. Lịch sử tộc người Mông và quá trình di cư vào Việt Nam..............................9 1.1.2. Về tổ chức xã hội, dòng họ và gia đình cùng với đời sống văn hóa vật chất, tinh thần và những giá trị biểu hiện đặc trưng.....................................................13 1.2. Vài nét về cộng đồng Mông theo Tin lành ở Việt Nam...............................19 1.2.1. Khái quát chung về đạo Tin lành và quá trình du nhập đạo Tin lành vào cộng đồng người Mông ở Tây Bắc...........................................................................................19 1.2.2. Hiện trạng.................................................................................................................................26 1.2.3 Nguyên nhân của sự cải đạo ...........................................................................................30 Tiểu kết chƣơng 1...........................................................................................................................40 Chƣơng 2. ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI MÔNG QUA KHẢO CỨU MỘT SỐ NGHI LỄ................................................................................................................................................41 2.1 Ảnh hƣởng của đạo Tin lành đến các nghi lễ cộng đồng............................41
  • 5. 2.1.1. Ảnh hưởng của đạo Tin lành đến quan hệ gia đình và nghi lễ thờ cúng tổ tiên.........................................................................................................................................................41 2.1.2. Sự thay đổi trong thiết chế xã hội và các nghi lễ cộng đồng......................56 2.2. Sự ảnh hƣởng của đạo Tin lành đối với các nghi lễ cá nhân..................66 2.2.1. Lễ cúng khi sinh con ...........................................................................................................66 2.2.2. Nghi lễ cưới xin......................................................................................................................74 2.2.3. Nghi lễ tang ma......................................................................................................................90 Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................................................ 105 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 109
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Số người theo đạo Tin lành ở các tỉnh Tây Bắc. ............................28 Bảng 1.2 Các lý do người Mông theo đạo như sau:........................................30 Bảng 1.2: Mức độ biết sử dụng nhạc cụ truyền thống dân tộc của thanh niên Mông.. 38 Bảng 2.1. Thay đổi trong tín ngưỡng tôn giáocủa người Mông theo đạo Tin lành.....................................................................................................................................................48 Bảng 2.2. Các lễ hội cộng đồng truyền thống của người Mông .....................56 Bảng 2.3. Các ngày lễ chính của người Mông theo đạo Tin lành...................58 Bảng 3.4. Quy trình tổ chức lễ cưới................................................................84 Bảng 3.5. So sánh đám cưới của người Mông theo Tin lành và người Mông truyền thống.....................................................................................................84 Bảng 3.6. So sánh giữa đám tang của người Mông truyền thống và người Mông theo Tin lành.......................................................................................101
  • 7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Mông là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông ở miền Bắc Việt Nam. Với địa bàn cư trú thường ở độ cao từ 800 đến 1000m so với mực nước biển, người Mông trải rộng hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, dọc theo biên giới Việt – Trung và Việt – Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An. Do tập quán di cư nên một bộ phận người Mông đã di cư vào Tây Nguyên từ những năm 1980, 1990. Địa bàn cư trú như vậy đã khiến người Mông trở thành chủ nhân của những vùng núi cao, hiểm trở nhất và là phiên, dậu của vùng biên giới phía Bắc nước ta. Do vậy, đời sống tinh thần, vật chất của cộng đồng người Mông là vấn đề rất cần được quan tâm. Từ giữa thập niên 1980 đến nay, sự bùng nổ trào lưu chuyển đổi sang đạo Tin lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số và đặc biệt là ở cộng đồng người Mông đã dẫn tới nhiều biến đổi trong đời sống của đồng bào và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Những vấn đề này không chỉ nhận được sự quan tâm từ phía chính quyền mà còn thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và đánh giá khác nhau về vấn đề này. Các nhà thần học Tin lành và những người Mông theo Tin lành cho rằng cải đạo mang lại cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn, đó là con đường của sự sáng tạo và hình thành một nền văn hóa mới của người Mông nhằm thích ứng với trào lưu văn hóa có tính toàn cầu hiện nay. Ngược lại, các nhà nghiên cứu cũng có những ý kiến trái chiều về tác động tiêu cực của Tin lành đối với văn hóa tộc người, lo ngại việc chuyển sang Tin lành là một mối đe dọa nguy hiểm, làm phai nhạt và tàn lụi bản sắc văn hóa dân tộc và làm mất đi tính đa dạng của các nền văn hóa. Ngoài ra, sự cải đạo này cũng đặt ra mối lo về an ninh của vùng biên giới phía Bắc nước ta. 1
  • 8. Về mặt văn hóa, sự cải đạo sang Tin lành của một bộ phận người Mông có làm phong phú hơn đời sống văn hóa hay ngược lại làm tàn lụi đi các giá trị văn hóa truyền thống đa dạng của họ? Tin lành đã làm biến đổi đời sống văn hóa của cộng đồng người Mông như thế nào? Vì sao lại có sự thay đổi đó? Những đánh giá và cách ứng xử với hiện tượng này như thế nào? Để tìm lời giải đáp cho những vấn đề trên, tác giả chọn đã chọn: “Khảo cứu cộng đồng người Mông theo đạo Tin lành qua một số nghi lễ” làm đề tài của Luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu Các sách tham khảo của tác giả trong nước Nghiên cứu về đạo Tin lành và văn hóa, lối sống của người theo đạo Tin lành tác giả Nguyễn Thanh Xuân với hai cuốn sách Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam (2002) và Một số tôn giáo ở Việt Nam (2007) đã khái quát trình bày về những vấn đề cơ bản của đạo Tin lành trên thế giới và Việt Nam như lịch sử ra đời, phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, mối quan hệ và ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống an ninh, chính trị xã hội tại những nơi có đạo. Viết về người Mông và văn hóa Mông truyền thống, tác giả Trần Hữu Sơn với cuốn sách Văn hóa Hmông (1996)đã khảo sát những nét khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư, dân số, đặc điểm kinh tế - xã hội, lịch sử tộc người cũng như truyền thống lịch sử của người Mông tại tỉnh Lào Cai. Từ đó phân tích những yếu tố mới trong đời sống văn hóa tinh thần và những vấn đề đặt ra của người Mông tại đây. Viết về người Mông Tin lành, cuốn Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam - truyền thống và hiện đại (2005) của Vương Duy Quang, đã bàn về bản chất và trình bày những nguyên nhân của việc một bộ phận 2
  • 9. đồng bào Mông theo tôn giáo mới - đạo Tin lành, cũng như đã nêu lên những tác động đến xã hội, cộng đồng của người Mông. Trong cuốn Dân tộc Mông Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay do Thào Xuân Sùng chủ biên (2009), các tác giả đã nhìn vấn đề người Mông và tôn giáo từ góc độ của nhà quản lý, đề cập đến thực tế người Mông ở Sơn La và đưa ra nguyên nhân của việc đạo Công giáo và Tin lành thâm nhập và phát triển trong đời sống của người Mông tại địa phương này, từ đó đã nêu ra những kinh nghiệm, giải pháp và phương hướng giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong dân tộc Mông ở Sơn La. Tác giả Nguyễn Văn Thắng (chủ biên) với cuốnGiữ “lý cũ” hay theo “lý mới”. Bản chất của những cách phản ứng khác nhau của người Mông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo Tin lành(2009) đã bàn trực diện về sự truyền bá của đạo Tin lành trong cộng đồng người Mông ở các tỉnh Tây Bắc với những kết quả nghiên cứu điền dã tập trung vào những điểm dân cư đa số theo đạo Tin lành của nhóm nghiên cứu Viện Dân tộc học. Tuy công trình thực hiện trên quy mô còn khá khiêm tốn, nhưng với nhiều tranh minh họa và một số bảng biểu, công trình phác họa “sự giằng co” về mặt tôn giáo xung quanh vấn đề bảo vệ tín ngưỡng truyền thống với những tập tục văn hóa lâu đời của tổ tiên hay theo đạo Tin lành trong cộng đồng người Mông ở Việt Nam. Luận án, đề tài, dự án khoa học các cấp Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), đề án cấp nhà nước Khảo sát thực trạng vấn đề đạo Tin lành ở khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ - kiến nghị giải pháp. Công trình đề cập đến tổng thể nhiều khía cạnh về đời sống kinh tế, văn hóa, an ninh xã hội, trong đó vấn đề tôn giáo và đặc biệt là đạo Tin lành được nhấn mạnh. Từ đó đề án đưa ra dự báo, kiến nghị và giải pháp cho công tác đối với đạo Tin lành trong tương lai. 3
  • 10. Đỗ Quang Hưng (2006), chủ nhiệm Đề án Vấn đề Công giáo và Tin lành trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc những năm gần đây. Đề án phân tích rõ về nguồn gốc, lịch sử về tộc người, văn hóa, tôn giáo của các dân tộc nơi đây, trong đó yếu tố tôn giáo đã có những tác động làm thay đổi đời sống xã hội ở khu vực. Qua đó đề án đã đưa ra những dự báo và giải pháp cho công tác tôn giáo đối với hai khu vực trên. Đặng Nghiêm Vạn, chủ nhiệm đề tài cấp Bộ (2006), Về tình hình phát triển của đạo Tin lành ở miền núi phía Bắc, Trường Sơn – Tây Nguyên. Đề tài phân tích có 5 nguyên nhân đạo Tin lành phát triển ở hai khu vực trên, chỉ ra những hệ quả của việc theo đạo Tin lành theo hai khía cạnh cả tích cực và tiêu cực. Trên cơ sở đó đề tài đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị, đề xuất với các cấp, các ngành có những chính sách cụ thể, phù hợp để công tác đối với đạo Tin lành được tốt hơn. Đề án cấp nhà nước Nghiên cứu đánh giá xu hướng tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Mông theo đạo Tin lành và một số hiện tượng tôn giáo mới vùng Tây Bắc (2015) do Nguyễn Quang Hưng chủ nhiệm đề tài đã tiến hành nghiên cứu đã: Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về những biến đổi đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng Mông ở Tây Bắc. Thứ hai, đánh giá thực trạng và nhận diện những điểm nóng cộng đồng người Mông theo đạo Tin lành ở Tây Bắc. Thứ ba, chỉ ra vấn đề các hiện tượng tôn giáo mới ở Tây Bắc như hiện trạng, nhận diện những điểm nóng và hệ lụy xã hội. Thứ tư đề xuất các chính sách ứng xử của các cấp chính quyền trong và ngoài vùng Tây Bắc đối với các vấn đề đạo Tin lành. Thứ năm, đề xuất những giải pháp xây dựng cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc phát triển bền vững. Có thể nhận định đây là một công nghiên cứu một cách toàn diện các khía cạnh cụ thể của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa của cộng đồng người Mông tại Tây Bắc. 4
  • 11. Về luận án, tác giả Nguyễn Quỳnh Trâm với luận án Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở tỉnh Lào Cai (2016) đã có những nghiên cứu về quá trình truyền bá đạo Tin lành trong vùng đồng bào Mông ở Lào Cai và những nguyên nhân của việc một bộ phận người Mông theo đạo Tin lành. Luận án cũng chỉ ra quá trình chuyển đổi từ văn hóa tín ngưỡng truyền thống sang đạo Tin lành trong người Mông ở tỉnh Lào Cai, cùng những tác động tích cực và tiêu cực của việc người Mông theo Tin lành đối với văn hóa, xã hội. Từ đó chỉ việc nghiên cứu những vấn đề đặt ra và xu hướng vận động của việc theo đạo Tin lành của người Hmông ở tỉnh Lào Cai, cùng những đề xuất, kiến nghị. Một số bài viết của các nhà nghiên cứu, học giả trên tạp chí Cùng với các công trình được xuất bản, viết về người Mông và văn hóa Mông, còn có những bài viết đăng trên các tạp chí. Nhà nghiên cứu Vương Duy Quang đã có hàng loạt bài viết về đạo Vàng Chứ mà ông gọi là hiện tượng tôn giáo mới ở người Mông ở Việt Nam, về truyền thống văn hóa dân tộc trước các hiện tượng tôn giáo mới. Vương Duy Quang, Vấn đề người Hmông theo đạo Kitô hiện nay, tạp chí Dân tộc học, số 4-1999, ở bài viết này, Tác giả Vương Duy Quang đã khái quát văn hoá truyền thống của người Mông trên cả nước, nguyên nhân người Mông theo và không theo đạo Thiên Chúa, từ đó đưa ra một số giải pháp cho vấn đề người Mông theo đạo; Vấn đề sử dụng văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển đạo Tin lành qua khảo sát ở người Hmông, Tạp chí Khoa học công an, số 2-2003; Văn hóa tâm linh của người Hmông ở Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa Thông tin, H.2005, Tác phẩm đã nêu những nét đại cương về người Mông ở Việt Nam và những biến đổi trong văn hoá tâm linh của người Mông; Hiện tượng “xưng Vua” ở người Hmông, Tạp chí Dân tộc học, số 2-2004. Nguyễn Văn Thắng có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề được đăng trên các tạp chí chuyên ngành này như bài viết “Về động thái ứng xử với bệnh tật 5
  • 12. của người Hmông” tạp chí Dân tộc học, số 3, 2006, trang 18 - 29. Ứng xử với bệnh tật của người Mông được chế định bởi văn hóa Mông, trong đó tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng và làm thành một phần bản sắc riêng của họ. Vì vậy, việc sử dụng hệ thống y học cổ truyền là chính thì người Mông sẽ bảo lưu được cơ bản bản sắc riêng trong văn hóa, nhưng hạn chế trong việc kiểm soát bệnh tật. Trái lại, khi áp dụng hệ thống y học hiện đại là chính, người Mông theo Ki-tô giáo kiểm soát được bệnh tật, nhưng lại làm mờ nhạt dần bản sắc riêng trong cách ứng xử với bệnh tật của họ. Nguyễn Thanh Xuân, Vài nét khái quát về tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2-2007. Vi Hoà Bắc, Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của đạo Tin lành tới văn hóa truyền thống ở vùng đồng bào Hmông, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, Tạp chí Dân tộc học, số 1-1997. Tác giả đã nêu lên quá trình thâm nhập đạo Kitô vào huyện Bắc Hà, qua đó cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình theo đạo tại địa phương. Từ đó nêu lên những ảnh hưởng của đạo tới văn hoá truyền thống cũng như nguyên nhân tiếp nhận đạo của đồng bào Mông. Những bài nghiên cứu khác như: Một số vấn đề thực tiễn về đạo Tin lành ở các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay của tác giả Nguyễn Văn Minh và Hồ Ly Giang, đăng trên tạp chí Dân tộc học số 5 (173), 2011, trang 3 – 14 gồm ba nội dung chính: Nội dung thứ nhất giới thiệu về tình hình đạo Tin lành ở Tây Bắc; nội dung thứ hai đưa ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đạo Tin lành phát triển ở vùng Tây Bắc, từ nguyên nhân chủ quan (như đường lối chính sách, cán bộ đảng viên tại địa phương, tổ chức hệ thống chính trị) đến nguyên nhân khách quan (như điểm lợi thế từ bản thân của đạo Tin lành); Nội dung thứ ba trình bày những ảnh hưởng của sự phát triển Tin lành ở Tây Bắc, từ ảnh hưởng trên lĩnh vực phát triển kinh tế đến sự ảnh hưởng trong đời sống xã hội, văn hóa. Các công trình nghiên cứu được công bố ở trong nước và ngoài nước khá phong phú và có giá trị liên quan đến người Mông, văn hóa người Mông 6
  • 13. nói chung hoặc người Mông ở một địa phương cụ thể; về đạo Tin lành, đạo Tin lành ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên không chỉ là nguồn tư liệu rất quan trọng và bổ ích để tác giả kế thừa trong quá trình thực hiện Luận văn mà còn là cách tiếp cận, giải thích lập luận để tác giả học tập. Tuy nhiên, các nghiên cứu về quá trình người Mông theo Tin lành và nhất là việc chuyển đổi từ văn hóa truyền thống sang văn hóa Tin lành của một bộ phận người Mông chưa được đề cập nhiều. Vì vậy tác giả chọn vấn đề này để làm để tài cho Luận văn của mình giúp cho mọi người có cái nhìn chung nhất, cụ thể nhất. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Đề tài được thực hiện với mục đích tìm hiểu về ảnh hưởng của Tin lành đến thay đổi văn hóa tộc người Mông biểu hiện qua một số nghi lễ. Qua đó nhận diện ra người Mông theo đạo Tin lành 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần triển khai ba nhiệm vụ cụ thể sau: - Tìm hiểu quá trình du nhập và nguyên nhân phát triển của đạo Tin lành trong cộng đồng Mông. - Khảo sát sự thay đổi trong việc thực hành một số nghi lễ giữa hai cộng đồng người Mông truyền thống và người ông theo đạo Tin lành. - Đánh giá về sự thay đổi này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu văn hóa truyền thống của người Mông, văn hóa của người Mông theo đạo Tin lành ở 6 tỉnh Tây Bắc là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, trong phạm vi địa lý hữu ngạn sông Hồng. 7
  • 14. - Thời gian thực hiện Luận văn: Luận văn được thực hiện từ 12/2015 đến 12/2016. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và phương pháp luận tôn giáo học. - Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận văn này gồm có: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài, dựa trên những tài liệu nghiên cứu, phân tích, chọn lọc những thông tin cần thiết cho đề tài. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Sau khi thu thập tài liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm xử lý thông tin. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn - Luận văn cung cấp một số luận cứ, làm cơ sở cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị tham mưu, đề xuất chủ trương, giải pháp về công tác tôn giáo đối với đạo Tin lành nói chung, công tác với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Mông truyền thống và cách ứng xử với các yếu tố văn hóa mới. - Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về công tác đối với đạo Tin lành trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở bài, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được chia thành 2 chương 4 tiết. 8
  • 15. NỘI DUNG Chƣơng I: KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƢỠNG CỦA NGƢỜI MÔNG 1.1. Vài nét về cộng đồng ngƣời Mông 1.1.1. Lịch sử tộc người Mông và quá trình di cư vào Việt Nam Người Mông có nhiều tên gọi khác nhau: Mèo, Mẹo, Mieo, Hmông. Còn người Mông vẫn tự gọi mình là HMôngz, đọc theo âm ngữ Việt là “Mông” do trong tiếng Mông âm H là âm câm. Luận văn sử dụng cách viết tên tộc người là “Mông” căn cứ vào Công văn số 903 – CV/HĐDT, ngày 04/12/2001 của Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa X “đề nghị từ nay đọc và viết tên tộc người Mông là “Mông”. Về nguồn gốc tộc người Mông, có nhiều ý kiến khác nhau giữa các nhà nghiên cứu. Nhà truyền giáo Savia F.M tác giả cuốn “Lịchsử người Mèo” là một trong những học giả phương Tây đầu tiên tìm hiểu về nguồn gốc tộc người này dựa trên những truyền thuyết. Ông đoán rằng người Mông có từ thời cổ đại ở vùng Trung Á, giữa sông Ti-gre và sông Eu-phrate. Về sau họ di dân đến vùng đồng khô Xi-bê-ri rồi chuyển cư đến khu vực sông Hoàng Hà ở vùng Hồ Nam, Hồ Bắc ngày nay, từ đó lan ra các địa vực khác. Cũng có quan điểm khác cho rằng người Mông xuất xứ từ vùng Trung Á lên Xi-bê-ri sau chia làm hai nhánh, một nhánh di cư vào Trung Quốc, một nhánh dạt ra quần đảo Nhật Bản. Bên cạnh những ý kiến trái chiều về nguồn gốc người Mông, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng người Mông từng sinh sống ở khu vực sông Hoàng Hà và là chủ nhân của nhà nước Tam Miêu. Tên gọi Tam miêu là căn cứ vào ba màu sắc trang phục của người Mông lúc đó (Hồng miêu, Bạch miêu, Thanh miêu). 9
  • 16. Theo truyền thuyết của người Mông, sau thất bại của thủ lĩnh người Mông là Suy Vưu do chống lại Hoàng Đế đã bị Huy Viên đánh bại, người Mông buộc phải di cư để tồn tại, hay theo cách nói của người Mông thì đó là “chạy chết”, di cư để thoát khỏi sự tàn sát của kẻ thù, để tìm đường sống cho mình và cho các thế hệ kế tiếp. Vùng đất cuối cùng của người Mông ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây. Hải Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam bị nhà Thanh thôn tính vào thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX. Để tránh họa diệt vong họ buộc phải thiên di về phía Nam, chọn những vùng núi cao làm nơi sinh sống. Dân ca Mông miêu tả sự kiện này như sau: “Người Mèo ta ở Quý Châu, Quý Châu là đất nước ta, Vì người Mèo không có chữ; Thua kiện nên ta mới đi…” [12,170] Người Mông từ di cư vào Việt Nam bằng nhiều con đường và nhiều đợt nhưng có 3 đợt đông nhất. Đợt một: Đời nhà Minh, ban hành chính sách “Cải thổ quy lưu’’ đồng thời cho người Hán đến vùng người Mông cai trị người Mông, người Mông đã đứng dậy chống lại chính sách này nhưng bị đánh dẹp. Người Mông di cư xuống phía Nam vào Mèo Vạc, Đồng Văn (Việt Nam) cách đây khoảng 350 năm, vào cuối nhà Minh đầu nhà Thanh . Đợt hai: cách đây khoảng 200 năm, đời nhà Thanh có đạo luật quy định 5 hộ Mông mới được dùng một con dao mỏng, cấm không được dùng kim khí làm công cụ. Vì phẫn uất người Mông đã nổi dậy chống lại, phong trào bị đàn áp, họ phải lánh nạn xuống các nước Đông Nam Á và di cư vào Đồng Văn, Hà Giang, Lào Cai. 10
  • 17. Đợt ba: cuối triều Mãn Thanh phong trào nông dân “Thái bình thiên quốc” đã nổ ra chống lại triều đình trong đó có người Mông. Đến năm 1872, phong trào đấu tranh của người Mông bị thất bại. Đại bộ phận người Mông phải di cư lánh nạn, đây là cuộc thiên di lớn vào Việt Nam với quy mô trên 10 ngàn người. Ngoài ba đợt di cư lớn kể trên, hàng năm vẫn có hiện tượng người Mông di cư nhỏ lẻ vào Việt Nam. So với các dân tộc khác, người Mông vào Việt Nam khá muộn. Họ đến khi những vùng thấp đã có cư dân các dân tộc khác cư trú. Với bản tính ngại tiếp xúc, va chạm cùng tâm thế “chạy chết” của mình, họ đã chọn những vùng núi cao, nơi các tộc người khác chưa sinh sống làm địa vực cư trú của mình. Điểm đầu tiên, họ đặt chân đến là Mèo Vạc trên cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), nơi địa đầu Tổ quốc. Vì thế, người Mông sinh sống ở Việt Nam đều coi cao nguyên Đồng Văn là quê hương đất tổ của mình: “Cá ở dưới nước, Chim bay trên trời, Chúng ta sống ở vùng núi cao. Và con chim có tổ, Người Mèo ta cũng có quê, Quê ta ở Mèo Vạc.” [40,30] Người Mông ở Việt Nam hiện nay sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Sau ngày giải phóng miền Nam (1975), một bộ phận Người Mông di cư vào sinh sống ở các tỉnh Tây Nguyên. Nhìn chung, địa vực cư trú chủ yếu của người Mông hiện nay vẫn là vùng núi cao, nơi có điều kiện tự nhiên rất khó khăn. Về địa vực của người Mông ở vùng Tây Bắc, ngạn ngữ Thái có câu : “Xá ăn theo lửa 11
  • 18. Thái ăn theo nước Mông ăn theo sương mù” Người Mông luôn cư trú ở những nơi cao nhất của miền núi, họ phát rừng, cày xới và làm nương thâm canh. Tại vùng biên giới Việt – Trung, nơi có địa hình chủ yếu là núi đá cao, cây cối thưa, khó canh tác thì mật độ người Mông khá cao, khoảng 70-90 người/km2 [40,37]. Vùng biên giới Việt – Lào, kéo dài từ phía tây tỉnh Lai Châu xuống phía tây hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An với nhiều núi đất, thực vật phong phú và đất canh tác nhiều, mật độ người Mông sống tại đây thấp hơn, khoảng 30-40 người/km2 [40,38]. Địa vực cư trú chủ yếu là các vùng núi cao, giao thông đi lại hết sức khó khăn tạo nên một khoảng cách biệt nhất định giữa cộng đồng người Mông và xã hội, hạn chế giao lưu văn hóa, lạc hậu về tri thức khoa học và kỹ thuật, con người chưa đủ khả năng giải thích các hiện tượng tự nhiên. Đó là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh và phát triển tín ngưỡng, tôn giáo. Khí hậu vùng cao cũng có nhiều bất lợi đối với con người, cây trồng và vật nuôi. Mùa mưa quá ẩm ướt, mùa khô lại quá hanh heo, thêm vào đó gió Tây và lũ lụt, ở những nơi thảm thực vật đã mất xuất hiện sương muối nhiều, ảnh hưởng đến trồng trọt, chăn nuôi. Để thích ứng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ấy, người Mông đã tự xác lập cho mình một hệ thống nông nghiệp hoàn chỉnh. Về trồng trọt, ngô là cây lương thực chủ yếu, theo lối canh tác “đao canh, hỏa chủng” nghĩa là phát, đốt nương rồi chọc lỗ tra hạt. Họ trồng lúa ở những nơi đất rừng gỗ, tre hay nứa mà đất đỏ, vàng, độ ẩm nhiều, đất kết lại thành hạt. Người Mông có những giống vật nuôi nổi tiếng như giống bò Đồng Văn. Quy mô chăn nuôi chủ yếu theo hộ gia đình, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và cung cấp thực phẩm cho các dịp hội hè và cúng bái… 12
  • 19. Một số nghề thủ công như trồng lanh, dệt vải, làm giấy, đóng giầy, rèn, đúc, mộc,… được sản xuất nhỏ lẻ, theo quy mô hộ gia đình và có tính chất thời vụ. Cuộc sống của đồng bào Mông gắn bó và phụ thuộc vào rừng nên họ có nhiều kinh nghiệm hái lượm, nắm bắt từng loại cây theo mùa vụ. 1.1.2. Về tổ chức xã hội, dòng họ và gia đình cùng với đời sống văn hóa vật chất, tinh thần và những giá trị biểu hiện đặc trưng Người Mông theo thiết chế xã hội phụ quyền với cấu trúc xã hội cơ bản là gia đình, dòng họ và làng bản. Người Mông chưa bao giờ có một đất nước riêng, họ coi những rẻo núi cao là nhà, là quê hương của họ. Khái niệm đất nước chỉ xuất hiện trong văn học dân gian, trong dân ca của người Mông mà thôi. Làng (dò; người Mông Xanh gọi là giào) là đơn vị xã hội duy nhất có tên gọi và quy ước lãnh địa trong xã hội truyền thống của người Mông [40,83]. Tên làng người Mông có thể được đặt theo tên dòng họ đến lập làng đầu tiên, theo đặc điểm địa lý tự nhiên, dấu ấn riêng biệt hay địa danh điển tích hoặc là gọi tên theo tộc người đã ở từ trước. Đây là nơi có đất canh tác và nguồn nước cho sinh hoạt và trồng trọt. Cư dân trong làng có thể là thuần Mông hoặc đan xen với các dân tộc khác. Nếu là nơi có nhiều dân tộc sống thì người Mông thường quần tụ lại thành một khu vực riêng. Đặc điểm cư trú theo kiểu da báo này phản ánh truyền thống khép kín và tính cố kết cộng đồng của người Mông, tuy vậy họ luôn sống hòa hợp, tôn trọng phong tục tập quán của các dân tộc khác. Những quy ước, luật tục do dân làng đặt ra và tự nguyện tuân theo như là cách quản lý làng. Hai loại quan hệ chủ yếu trong làng là quan hệ theo dòng họ và quan hệ hàng xóm láng giềng. Trong xã hội truyền thống, trưởng làng là người có vai trò quan trọng, do dân làng suy tôn nên rất được tôn trọng. Trưởng làng có thể là trưởng họ của một dòng họ lớn, là người giỏi giao thiệp, thông thạo phong tục, tập quán, lý lối. Trong xã hội trước đây, trưởng làng là người đứng ra duy trì các luật tục, tộc phong, phát ngôn, xử 13
  • 20. phạt, hòa giải, truyền đạt chiếu chỉ, mệnh lệnh của quan trên. Một đặc điểm nổi bật khi đến làng của người Mông, dù cư trú bất kì nơi đâu cũng dễ nhận thấy là: trong từng khuôn viên của mỗi gia đình đều được rào bằng tường đá hoặc rào bằng tre gỗ. Cách làm trên nhằm mục đích phòng thủ, bảo vệ người, gia súc và của cải nếu có sự tấn công từ bên ngoài, phòng thú dữ. Đơn vị hạt nhân trong xã hội người Mông là gia đình. Trong gia đình người Mông có sự phân công lao động chặt chẽ theo giới. Đàn ông là người sẽ gánh vác việc đốt than, rèn đúc, lấy vật liệu làm nhà, dựng nhà, khai mương, cày bừa, chài cá, giết mổ, cúng khấn mời tổ tiên. Ngoài ra là những công việc thuộc về bổn phận của người phụ nữ như xe lanh, dệt, nhuộm vải, thêu thùa, chăn nuôi và nội trợ. Những công việc lớn trong gia đình như khai ruộng, tậu trâu bò, làm nhà sẽ có sự bàn bạc cùng quyết định của cả hai vợ chồng. Theo chế độ gia đình phụ quyền, chủ nhà là người đàn ông, người cha, khi người cha không còn thì quyền chủ nhà sẽ được chuyển sang cho người con trai lớn. Chủ nhà sẽ là người có quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên và làm công việc đối ngoại, tham gia các công việc của dòng họ, làng bản. Tục ngữ Mông có câu: “hổ chết còn da, bò chết còn sừng, cha chết còn con trai” [40,71], quyền lợi của người đàn ông được đề cao, phụ nữ không được coi trọng. Trong dân tộc Mông, dòng họ và quan hệ dòng họ có vai trò quan trọng là một đặc điểm văn hóa hiếm thấy ở các dân tộc khác. Quan hệ dòng họ không chỉ cấu thành nên xã hội Mông là còn là điểm nhấn quan trọng thể hiện bản sắc tộc người. Quan niệm dòng họ của người Mông là một cộng đồng cùng tổ tiên, cận huyết thống, cùng do ông bà tổ tiên sinh ra và nhất là cùng có các nghi lễ, cách thức và nội dung làm ma giống nhau. Dòng họ người Mông là cơ sở để duy trì tính cố kết tộc người. Sống trong điều kiện luôn bị phân tán, xã hội không có một thiết chế nào duy trì sự thống nhất thì thiết chế 14
  • 21. dòng họ nổi lên như một tổ chức chặt chẽ, trở thành quy ước, luật tục chung đảm bảo cho xã hội người Mông trật tự, ổn định. Sự cố kết đó ở người Mông vượt lên sự phân tán về địa bàn cư trú và sự chia cắt bởi ranh giới hành chính. Do địa vực cư trú hiểm trở, phân tán nên dòng họ người Mông cũng buộc phải phân tán theo. Dù ở xa nhưng người trong cùng họ đều chịu sự chi phối bởi thiết chế “cùng ma” của dòng họ. Nhờ đó người Mông đã tồn tại một cách quật cường, vượt qua những thử thách khắc nghiệt và bi thảm trong lịch sử. Tuy vậy, đặc điểm quan hệ này cũng có mặt hạn chế do tính khép kín, cục bộ, hẹp hòi, tranh giành về lợi ích và địa vị xã hội mang lại. Dòng họ của người Mông là một bộ máy tự quản riêng gồm trưởng họ, bà cô, “người cầm quyền ma, quyền khách”, cùng các vị già làng trong dòng họ. Trưởng họ là người có đạo đức, sống ngay thẳng, am tường về các chuẩn mực, lý lối, cách thứ cưới gả, tang lễ, làm ma, các lễ thức cúng bái. Ông là người có quyền quyết định công việc xã hội và đời thường trong cộng đồng dòng họ. Bà cô (Fâux hay Pu Nhăngx) dù là người đã lấy chồng, làm ma dòng họ khác nhưng vẫn có trách nhiệm lớn với con cháu của anh em trai. Có thể có nhiều bà cô nhưng chỉ có một bà cô uy tín đại diện tham gia vào công việc chung của dòng họ. Bà cô là người giám sát, phối hợp, trợ giúp cho trưởng họ và các thành viên trong dòng họ về vấn đề thực hiện các quy định của dòng họ. Bà cô có vai trò quyết định trong việc hôn nhân, cưới xin hay thậm chí là đưa ra quyết định liên quan đến việc sửa đổi “ký hiệu” tín ngưỡng của dòng họ khi thấy có điều cần thiết . “Người cầm quyền ma, quyền khách” (Cho Đaz Khuô) có nhiệm vụ như một cố vấn cho trưởng họ trong việc quyết định các công việc liên quan đến đối ngoại. Đó là người rất am tường về nghi lễ, cách thức làm ma của 15
  • 22. dòng họ và trực tiếp phụ trách những việc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo của dòng họ mình. Tuy không phải là một bộ máy hành chính nhưng khi xảy ra những sự việc trong dòng họ hoặc giữa các dòng họ với nhau thì những người trong tổ chức dòng họ sẽ bàn bạc với nhau để tìm hướng giải quyết. Tổ chức dòng họ xử lý công việc dựa vào luật tục, quy định của cộng đồng và một phần tình cảm. Nó mang tính dân chủ và mọi thành viên trong dòng họ đều chấp nhận, thực hiện một cách tự nguyện. Trong sinh hoạt hàng ngày của người Mông, trân trọng nâng niu việc ăn uống cũng chính là thể hiện sự cẩn trọng trong quan hệ giao tiếp và không chỉ thái độ ứng xử trong gia đình, làng xóm, khi đến nhà người khác và khi có khách đến nhà mà còn thể hiện cả việc ứng xử với tiên tổ, thần linh, vạn vật. Trong dịp lễ tết, hay nhà có khách thường được thiết đãi bằng thịt gà, rượu. Xưa kia mỗi khi ngồi vào mâm rượu, chủ nhà sẽ lặng lẽ nhúng tay vào chén rượu búng vài giọt lên trời, vài giọt xuống đất, vài giọt qua hai vai với ý nghĩa cảm tạ trời đất, tiên tổ và chư vị thần linh. Bữa cơm người Mông kị rơi vãi, nói năng thô tục, kỵ cãi nhau, chẳng may có cơm vãi thì không được giẫm lên sợ sẽ gây cho thần lương thực nổi giận [33;181,182]. Đó là những nét đẹp trong văn hóa người Mông cần phải được giữ gìn và phát huy. Các vùng người Mông sinh sống thường có chợ phiên. Chợ - nơi giao lưu văn hóa, đậm đà bản sắc vùng cao. Chợ phiên người Mông không gặp cảnh mời chào chèo kéo mua hàng, mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ. Họ đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là để vui với chợ, vui với khách đi chợ. Nếu như có ai đó múa khèn lập tức được mọi người kéo đến cùng tham gia. Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để một tuần họ có thể gặp gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố. Rượu đặc sản của người Mông được nhiều người biết đến bởi độ nặng và vị gắt rất 16
  • 23. đặc trưng đó là rượu ngô. Và cũng ở những phiên chợ, nhiều trai gái đã nên vợ nên chồng. Cuộc sống cứ diễn ra như vậy, thật đơn giản, tự nhiên, không cầu kỳ. Người dân cũng rất đỗi thật thà, chất phác. Họ không biết nói dối, chẳng mấy khi tính toán thiệt - hơn. Chợ tình được tổ chức mỗi năm một lần (chợ tình Sa Pa) là một nét văn hoá đẹp đặc sắc của người Mông. Hay với chợ Bắc Hà, với cao nguyên Bắc Hà vẫn mang vẻ đẹp nguyên sơ với những con người thân thiện, từ giữa chợ ngước nhìn những triền núi là bạt ngàn mận tam hoa, mùa hoa nở là trắng muốt cả một vùng nên địa danh này còn có tên "cao nguyên trắng", gọi theo thiên bút kí của một nhà văn người Mông. Trang phục truyền thống biểu hiện ngay bản sắc của mỗi dân tộc, nhất là trang phục của phụ nữ. Trang phục Mông thể hiện trên bộ váy, áo truyền thống của người phụ nữ, khi đã mặc thì ở bất kì đâu thì cũng không thể lẫn với các tộc người khác. Trang phục của người Mông đồng nghĩa với vải lanh. Người Mông có câu: "Đói đến chết cũng không ăn thóc giống. Khi khuất núi phải mặc đồ Mông". Kiểu trang phục đó còn giúp cho những ai thường quan tâm tìm hiểu tộc người này nhận diện ra các ngành Mông khác nhau như: Mông đu, Mông hoa, Mông lềnh, Mông si… Đặc biệt, trang phục Mông không chỉ mang tính thẩm mĩ thuần tuý mà nó còn chứa đựng đặc thù văn hoá truyền thống trong thế giới quan, nhân sinh quan của người Mông và góp phần tạo nên sự hấp dẫn về văn hoá vùng miền trong một quốc gia đa dân tộc. Trang phục của phụ nữ Mông rất đa dạng về màu sắc, gồm áo xẻ ngực, váy, thắt lưng và xà cạp. Áo có cổ chữ V, hai bên được nẹp thêm vải màu tùy thích, phía sau là một bức thêu hình chữ nhật được trang trí hoa văn hài hòa. Hai ống tay áo thường thêu những đường vằn ngang với đủ màu sắc từ nách đến cửa tay. Váy của phụ nữ Mông có nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra mềm mại như cánh hoa. Trên nền váy may những sợi chỉ to với nhiều màu sặc sỡ. Ngược với trang phục của nữ giới, trang phục của nam giới Mông khá thống 17
  • 24. nhất. Đa phần họ đều mặc quần kiểu chân què, cạp rộng lá toạ, đũng quần rất thấp, khi mặc, cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt lưng thắt lại chặt. Áo của nam giới Mông lại có nhiều vẻ khác nhau. Nam giới Mông Đen mặc áo ngắn, phía trước chỉ đủ che một phần ngực, bên trong mặc một chiếc áo lót trắng dài hơn, áo của nam giới Mông Trắng lại có tay hẹp, có 4 túi và cài khuy ngang bằng vải, cổ áo tròn, đứng và cao từ 2,5-3cm. Nam giới Mông Hoa lại mặc áo cài khuy bên nách, không có cổ đứng nhưng rìa cổ được viền một dải nhỏ vải khác màu. Bên cạnh những nét đẹp trong đời sống vật chất, tinh thần như ăn uống, chợ phiên, trang phục... thì người Mông còn mang những nét đặc trưng trong tín ngưỡng, tâm linh như việc thờ thần, thờ cúng tổ tiên và nghi thức dòng họ cũng như qua các nghi lễ vòng đời như việc sinh con, cưới xin, ma chay... Những nét đẹp này chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua chương sau để làm rõ hơn bản sắc văn hóa của người Mông truyền thống cũng như những thay đổi mang tính tích cực của người Mông theo đạo Tin lành trong những nghi lễ của gia đình, dòng họ. Dân tộc Mông có một kho tàng văn hoá dân gian phong phú và rất độc đáo, trong đó nhạc cụ truyền thống nổi lên như những viên ngọc lung linh toả sáng. Người Mông say đắm dân ca dân tộc mình đó là Tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), Tiếng hát cưới xin (gầu xuống), Tiếng hát làm dâu (gầu na nhéng), Tiếng hát mồ côi (gầu tú gua), Tiếng hát cúng ma (gầu tuờ)… Đặc điểm chung của những bài hát dân ca này không chỉ hát bằng lời mà còn có thể giãi bày thông qua những nhạc cụ dân tộc (sáo, khèn, kèn lá, kèn môi…) trong những dịp lễ hội nhạc cụ dân tộc được coi là linh hồn của người Mông gửi gắm và thể hiện tiếng lòng của mình với bạn tình, với cộng đồng và với thiên nhiên núi rừng hùng vĩ. Từ những sinh hoạt văn hoá dân gian sống động như vậy mà hầu hết nam nữ thanh niên biết dùng kèn môi, thổi kèn lá, thanh niên 18
  • 25. biết thổi khèn, múa khèn, thổi sáo, hát ống. Nhạc cụ dân tộc Mông thể hiện sâu nặng chất trữ tình đằm thắm, mượt mà, khoẻ khoắn. Những âm thanh mà nó bộc lộ là vẻ đẹp tự nhiên của vùng cao bao la, hùng vĩ, nét tươi sáng và giản dị của tâm hồn người Mông. Dân tộc Mông sinh sống rải rác khắp mọi nơi trên miền núi rừng phía Bắc Việt Nam và Tây Nguyên, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá độc đáo của họ. Văn hoá Mông là một thành tố văn hoá Việt Nam, bản sắc văn hoá độc đáo của họ đã đóng góp và làm phong phú cho niền văn hoá Việt Nam "thống nhất trong đa dạng, đa dang trong thống nhất". 1.2. Vài nét về cộng đồng Mông theo Tin lành ở Việt Nam Cộng đồng người Mông theo đạo Tin lành là những người đã hoàn toàn từ bỏ niềm tin tôn giáo truyền thống và một phần các tập tục và nghi lễ truyền thống để tiếp cận và thực hành với giáo lý và nghi lễ Tin lành một cách chủ động và tự nguyện. Họ đã “thay đổi lối sống, nghi lễ và tập tục từ niềm tin vào sự tồn tại của các linh hồn và thần linh, và mối liên hệ giữa con người với thế giới siêu nhiên ấy sang việc tin vào Đức Chúa Jesus và làm theo những lời răn dạy của Kinh Thánh” [8;7]. 1.2.1. Khái quát chung về đạo Tin lành và quá trình du nhập đạo Tin lành vào cộng đồng người Mông ở Tây Bắc. Nếu so sánh với các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Công giáo hay Hồi giáo thì Đạo Tin lành ra đời muộn hơn cả. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời cho đến nay, đạo Tin lành đã phát triển rất mạnh, trở thành một tôn giáo quốc tế với khoảng 550 triệu tín đồ, gần 300 hệ phái tổ chức khác nhau và có mặt trên nhiều quốc gia. Đạo Tin lành ra đời xét về mặt văn hoá, tư tưởng được thúc đẩy bằng phong trào Văn hóa Phục Hưng - chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu thế kỷ XV, XVI. Với chủ trương đề cao con người, đề cao nhân tính, 19
  • 26. nhân quyền đối lại việc đề cao thần tính, thần quyền, đề cao tự do cá nhân, dân chủ và sự hưởng lạc, đối lại sự kìm hãm dục vọng và sự ràng buộc của chế độ phong kiến và luật lệ Công giáo, đề cao lòng yêu nước cụ thể đối lại đề cao lòng yêu Thiên Chúa và một nước Chúa chung chung diệu vợi. Phong trào cải cách tôn giáo nổ ra đầu tiên ở Đức. Từ nước Đức, phong trào lan sang các nước Pháp, Thụy Sĩ, Anh, Scốtlen, Ai-rơ-len, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy... để đến giữa thế kỷ XVII, cả châu Âu và giáo triều Rôma chấp nhận những người cải cách và từ đó hình thành một tôn giáo mới tách ra khỏi đạo Công giáo - đạo Tin lành. Đạo Tin lành ra đời ở châu Âu, sau đó truyền sang các nước Bắc Mỹ. Ở Bắc Mỹ gặp môi trường tự do, đạo Tin lành phát triển, hình thành nhiều tổ chức, hệ phái. Rồi từ Bắc Mỹ, bằng nhiều con đường, trong đó có việc nhờ dựa vào vị thế, ảnh hưởng của Mỹ, đạo Tin lành truyền trở lại châu Âu và lan toả ra toàn thế giới. Đó là con đường phát triển của đạo Tin lành, đồng thời lý giải: cái nôi của đạo Tin lành ở châu Âu, còn trung tâm (điều hành) Tin lành thế giới ở Bắc Mỹ. Từ rất sớm, đạo Tin lành đã hướng các hoạt động truyền giáo đến vùng dân tộc thiểu số. Trên bình diện thế giới vào những thế kỷ trước, châu Á, châu Phi, châu Mỹ là những vùng xa xôi của "châu Âu văn minh". Hiện nay, đối với từng quốc gia, vùng miền núi, biên giới, hải đảo là những nơi dân tộc thiểu số sinh sống. Chính những tiền đề, bối cảnh ra đời cùng với quá trình phát triển đã tạo cho Tin lành những đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, đạo Tin lành được tổ chức và hoạt động theo hướng đơn giản để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Đây là đặc điểm thể hiện cao nhất về sự cải cách của Tin lành đối với đạo Công giáo, được thể hiện ở các yếu tố như về luật lệ, lễ nghi đơn giản; giáo phẩm và tổ chức giáo hội được thiết lập theo cơ đan chủ. Thứ hai, 20
  • 27. Tin lành là một tôn giáo có đường hướng và phương thức hoạt động linh hoạt, liên tục điều chỉnh cả về mặt nội dung và hình thức để phù hợp với thực tiễn thời đại. Thể hiện rõ nhất là phương thức truyền giáo của đạo Tin lành hết sức linh hoạt, diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh một cách kiên trì, sử dụng tất cả các phương tiện, công cụ vào công việc truyền giáo, tìm kiếm tín đồ. Cũng trong quá trình truyền giáo, các nhà truyền giáo tìm mọi cách để đơn giản các luật lệ và lễ nghi cho dễ thâm nhập vào đời sống văn hóa, tâm lý, lối sống của cư dân bản địa. Thứ ba, Đạo Tin lành chủ trương nhập thế, tham gia rất tích cực vào các hoạt động xã hội. Các nhà truyền giáo khi đặt chân đến khu vực nào thì nhanh chóng nghiên cứu về văn hoá, phong tục tập quán ở khu vực đó và rất “tận tình” trong việc chăm lo, giải quyết các công việc có liên quan đến cuộc sống thường nhật của nhân dân như ăn, ở, đi lại, hiếu hỉ, y tế…để gây thiện cảm, gần gũi với nhân dân, thông qua đó để tuyên truyền đức tin. Chủ trương nhập thế này đã làm cho đạo Tin lành trở nên hấp dẫn, dễ thu phục tình cảm của người dân, tạo ra uy tín và khả năng chung sống hoà bình với mọi hoàn cảnh chính trị - xã hội, không phân chia dân tộc, biên giới quốc gia. Thứ tư, đạo Tin lành lấy việc truyền giáo làm nội dung của mọi hoạt động. Việc phát triển số lượng tín đồ là một trong những hoạt động căn bản, là thiên chức của giáo sỹ, nhà tu hành và cả tín đồ. Đạo Tin lành là tôn giáo rất nỗ lực trong việc phát triển tín đồ của mình, họ được thúc giục bởi mệnh lệnh truyền giáo đã được ghi trong Kinh thánh “Hãy đi khắp thế gian rao giảng Phúc âm cho mọi người”. Thứ năm, trong quá trình ra đời và phát triển, đạo Tin lành là tôn giáo có tư duy kinh tế và khuyến khích làm giàu, đồng thời đạo Tin lành có những mặt tiến bộ về xã hội, như tuân thủ luật pháp, sống tiết kiệm, bỏ các thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc,… Tuy nhiên, đạo Tin lành là tôn giáo đề cao đức tin nên thường xẩy ra việc ứng xử cực đoan trong mối quan hệ với tín ngưỡng truyền thống nơi đạo Tin lành truyền đến. 21
  • 28. Một trong những đặc trưng của đạo Tin lành ở Việt Nam là nhiều tổ chức hệ phái. Đến năm 1975, ở Việt Nam có đến trên dưới 20 hệ phái, tổ chức Tin lành. Cụ thể, như sau: - Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) cùng nguồn gốc từ Hội truyền giáo CMA, - Hệ phái Cơ đốc Phục lâm truyền vào Việt Nam năm 1915 với các giáo sỹ như R.M. Milne (Mỹ), Dương Thượng Phiến (Đài Loan), Tan Kia Ou (Trung Quốc). - Hệ phái Trưởng lão truyền vào từ năm 1973. - Hệ phái Bắp tít truyền vào năm 1959 do vợ chồng Mục sư H.P. Hayer (Mỹ), chính thức thành lập năm 1962. - Hội Cơ đốc truyền giáo tách ra từ Hội thánh Tin lành Việt Nam từ năm 1956 dưới sự dẫn dắt của Mục sư G.H Smith (Mỹ) và Mục sư Hoàng Trọng Nhật. - Hệ phái Phúc âm Ngũ tuần truyền vào năm 1970 do vợ chồng Mục sư Don Warren (Mỹ). - Hệ phái Men-nô-nai Việt Nam có mặt ở Việt Nam năm 1954 dưới danh nghĩa tổ chức MCC. - Hệ phái Môn đệ Đấng Christ vào Việt Nam năm 1963 dưới sự dẫn dắt của Mục sư R.A Burcham (Mỹ),… Ngoài các Hội thánh nói trên, còn có các tổ chức Tin lành vào hoạt động truyền giáo hoặc hoạt động từ thiện xã hội tại miền Nam, như: Tầm nhìn Thế giới (The World Vision- VS), Viện Ngôn ngữ Mùa Hè (Summer Institute Linguistic- SIL), Cơ quan Phát triển và Cứu trợ Cơ đốc Phục lâm (Adventiste Development and Relief AgencyADRA), Ủy ban Trung ương Men-nô-nai (Mennonite Centre Committee- MCC), Ủy ban Dịch vụ những người bạn Mỹ (American Friends Service- SCSC), Thánh kinh Hội (Bible Societies - BS), 22
  • 29. Hội truyền giáo Thế giới thống nhất (United World MissionUWM), Chiến dịch truyền bá Tin lành toàn cầu (World Wide Evangelization CrusadeWEC), Hội Cứu thế quân (The Salvasion Army- SA), Hội truyền giảng Chúa Ki-tô (Campus Crusade of Christ- CCC), Hội Navigator, Hội đồng các Giáo hội thế giới (The World Council of Church- WCC), Hội nghị Ki-tô giáo châu Á (The Christian Conference of Asia- CCA),...[55;31,32] Đạo Tin lành được truyền vào Việt Nam từ năm 1911 do tổ chức Hội Liên hiệp cơ đốc và truyền giáo (Hội Truyền giáo CMA) truyền vào. Nhưng tôn giáo này chỉ thực sự tạo ra một sự bùng nổ trong cộng đồng người Mông từ sau thập niên 1980 trở đi. Trong thời kỳ này, đất nước ta thực hiện đổi mới, xóa bao cấp đồng bào nhiều nơi rơi vào tình trạng khủng hoảng, đói kém. Ngay sau đó đạo Tin lành xuất hiện đã hỗ trợ người dân về mặt kinh tế, cung cấp lương thực. Có thể nói trong thời kỳ đầu này, yếu tố kinh tế là một yếu tố quan trọng tạo ra trào lưu cải đạo sang Tin lành ở cộng đồng người Mông. Giai đoạn thứ nhất từ 1986-1990: Trước năm 1986, phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc theo tín ngưỡng đa thần, chỉ một số ít theo Công giáo. Năm 1986, hiện tượng Vàng Chứ bắt đầu xuất hiện ở hai tỉnh Hà Giang và Sơn La. Đến năm 1987, Tin lành Vàng Chứ phát triển, lan sang các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Cạn. Tại Sơn La, Tin lành Vàng Chứ đã lan truyền từ xã Chiềng Can, huyện Sông Mã sang xã Mường Sai và nhanh chóng phát triển sang các huyện Mai Sơn và Mường La. Đến cuối năm 1991, tại tỉnh này có khoảng 2.000 người Mông của 167 hộ theo Tin lành Vàng Chứ (thuộc 12 xã, 5 huyện) [13;46]. Từ giữa năm 1987, từ Sơn La, Tin lành Vàng Chứ đã xâm nhập vào 3 xã vùng cao Phì Nhừ, Phình Giàng và Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên và một số huyện thuộc tỉnh Lai Châu. Theo thống kê của A38 – Bộ Công An năm 1990 thì có 164 xã thuộc 8 tỉnh 23
  • 30. miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Thái, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái) xuất hiện hiện tượng theo Vàng Chứ. Hoạt động truyền giáo thời kỳ này chủ yếu là thông qua đài FEBC từ Manila và truyền miệng hoạt động lúc này là bí mật, lén lút. Việc truyền đạo trong giai đoạn này chủ yếu là việc tuyên truyền Vàng Chứ sẽ xuất hiện, ngày tân thế sắp đến, khi ấy sẽ sảy ra thiên tai lớn, lúc đó ai theo Vàng Chứ sẽ được cứu vớt.Các chủ thể truyền đạo đã triệt để lợi dụng tục xưng vua và đặc điểm bản tính người Mông để khơi dậy những vấn đề từ chiều sâu lịch sử và tâm lý tộc người. Ở giai đoạn đầu, khi mới hình thành Tin lành Vàng Chứ, tính chất mê tín được khơi dậy và đẩy lên cao kết hợp với hù dọa, kích động và khuyến thưởng để tạo kỳ vọng cho những người tin theo. Giai đoạn thứ hai từ 1991-1992: Nếu như giai đoạn 1986-1990 là thời kỳ du nhập, tìm cách đứng chân và bắt đầu phát triển của Tin lành Vàng Chứ trong đồng bào các dân tộc Mông, Dao vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, thì giai đoạn 1991-1992 có thể xem là bước chững lại. Năm 1991, tiếp theo việc xưng vua, đón vua, một số người tìm đến liên hệ với nhà thờ Công giáo và nhầm tưởng đạo Vàng Chứ là đạo Công giáo nên hầu hết những người theo Vàng Chứ đều chuyển sang theo Công giáo. Sau một thời gian theo Công giáo họ phát hiện đạo Công giáo có nhiều lễ nghi rườm rà, phức tạp và có nhiều điểm không giống với đạo đã được tuyên truyền. Cuối cùng hầu hết người Mông theo Vàng Chứ lại chuyển sang theo Tin lành. Giai đoạn thứ ba từ 1993-2004: Từ năm 1993 – 1996 là giai đoạn Tin lành bùng phát trong cộng đồng người Mông. Nội dung truyền đạo chủ yếu trong thời gian này là gắn liền việc theo “Vua” với theo đạo. Chính quyền một số địa phương lúng túng trong việc xử lý, chủ yếu dùng các biện pháp hành chính, cấm đoán, đối đầu trực tiếp với dân khiến cho tình hình trở nên căng thẳng, dân sợ hãi xa lánh chính quyền. Một số người Mông đã tìm đến Hội 24
  • 31. Thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) số 2 Ngõ Trạm, Hà Nội. Trở về địa phương, họ phân phát tài liệu cho đồng bào và lập danh sách người theo đạo gửi các cấp chính quyền cơ sở xin theo đạo. Hàng tuần các thừa tác viên tập hợp người Mông nghe giảng Tin lành qua các băng ghi âm bằng tiếng Mông. “Đến tháng 5 năm 2003, Hội Thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) tiếp nhận danh sách hơn 20.000 người Mông xin theo Tin lành, thuộc 6 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Giang” [13;48]. Như vậy,Tin lành giai đoạn này có sự phát triển khá nhanh, ngày càng phức tạp và có những lúc đột biến về số lượng và địa bàn. Tin lành thực sự trở thành một thực thể xã hội - tôn giáo tồn tại và lan rộng ở hầu hết vùng các dân tộc người Mông ở phía Tây Bắc. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay: Trước khi Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ra đời, Tin lành ở nước ta phát triển tự phát và không bình thường trên phạm vi cả nước, trở thành vấn đề tôn giáo lớn, phức tạp, nhạy cảm. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ ở thời điểm năm 2005, khi triển khai Chỉ thị số 01/2005/CT- TTg, số người Mông theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc là 110.000 người ở 927 bản. Đến năm 2015, số người Mông theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc tăng lên đến 175.000 người. Nếu so với năm 2005, thì số người theo đạo Tin lành vẫn tăng nhanh, vì trong 10 năm (2005-2015) đã tăng thêm 60.000 người. Sau Chỉ thị 01, hoạt động của Tin lành nơi đây dần đi vào ổn định theo hướng tuân thủ pháp luật, song vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Như vậy, sự du nhập và phát triển của Tin lành vùng dân tộc thiểu số phía Bắc không chỉ đã, đang và sẽ đặt ra nhiều vấn đề về mặt tôn giáo học, mà còn không ít vấn đề bức xúc đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, các cấp, các ngành cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới. 25
  • 32. 1.2.2. Hiện trạng Xét về số lượng và phạm vi, cho dù chưa có số liệu thống kê chính xác từ phía tôn giáo và cơ quan nhà nước, nhưng đều đưa đến nhận diện ban đầu về đạo Tin lành ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay, nếu so với trước năm 1975, thì số lượng tín đồ tăng lên gấp 6 lần, trong khi khoảng thời gian chỉ bằng một nửa so với trước đây (64 năm từ 1911 đến 1975; 31 năm từ 1975 đến 2010). Nếu so với các tôn giáo thì đạo Tin lành phát triển với tốc độ nhanh nhất (năm 1975, đạo Công giáo ở Việt Nam có hơn 4,0 triệu thì đến năm 2010 tăng lên 6,0 triệu, trong khi dân số tăng lên gấp đôi là 85 triệu). Số lượng các hệ phái Tin lành vào truyền giáo cũng nhiều hơn trước, năm 1975 có hơn 10 tổ chức, hệ phái; hiện nay có đến gần 50 chục tổ chức, hệ phái. Phạm vi hoạt động của đạo Tin lành, ở thời điểm 1975 chỉ có ở các tỉnh phía Nam và một số tỉnh phía Bắc, đến nay đạo Tin lành có mặt ở tất cả các đại phương trong cả nước (trừ hai tỉnh Ninh Bình và Quảng Bình). Xét về thành phần người theo đạo Tin lành hiện nay không chỉ là công chức, trí thức,… nói chung là thị dân như trước năm 1975 mà rất đa dạng, mở rộng đến các tầng lớp cư dân khác, trong đó đa số là đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc. Tây Bắc là nơi tập trung phần lớn người Mông của nước ta. Về mặt tôn giáo, trước những năm 1980, người Mông ở đây chủ yếu theo vật linh giáo và thờ cúng đa thần, không có người theo đạo Tin lành. Từ năm 1987 đã có một bộ phận người Mông chuyển đổi theo đạo Tin lành, và hiện nay có khoảng trên 100 nghìn tín đồ. Đây là một sự thay đổi đáng kể trong đời sống tôn giáo của người Mông. Sự xâm nhập và phát triển của đạo Tin lành đã ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến cộng đồng người Mông ở khu vực. Từ năm 1993 đến năm 2004, đạo Tin lành đã phát triển đột biến và tạo nên tình trạng rất phức tạp trong cộng đồng người Mông. Vào năm 1996, có khoảng 79.163 nghìn người Mông ở vùng miền núi phía Bắc theo đạo Tin lành; đến năm 2004, có khoảng 105 nghìn người theo đạo (chiếm 13% tổng số người Mông 26
  • 33. ở nước ta). Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc, những người Mông tích cực đã phân phát Kinh thánh trong cộng đồng của họ, lập danh sách những người theo đạo gửi chính quyền các địa phương để được theo đạo công khai. Họ thường tập hợp tại một gia đình hoặc một địa điểm nhất định để nghe giảng Kinh thánh từ đài hay máy ghi âm mỗi tuần một, hai lần. Về mặt tổ chức, ở nhiều nơi đã lập các Ban lãnh đạo, Ban phụ nữ, Ban thanh, thiếu niên. Hầu hết các cơ sở sinh hoạt tôn giáo được xây dựng chưa được phép của chính quyền địa phương. Ngày 4/2/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 01 về một số công tác đối với đạo Tin lành. Chỉ thị 01 được triển khai, tình hình đạo Tin lành ở Tây Bắc đã từng bước ổn định theo hướng tuân thủ pháp luật. Ở một số nơi, số người theo đạo Tin lành tăng nhẹ, những khó khăn, phức tạp trong lãnh đạo, quản lý của các tỉnh được tháo gỡ. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, đến nay có trên 100 nghìn người Mông ở khu vực Tây Bắc theo đạo Tin lành[1]. Tây Bắc cũng là nơi có số người Mông theo đạo Tin lành đông, cụ thể: Ở Điện Biên, năm 2007 có 24.560 người theo Tin lành (23.615 là người Mông, chiếm 96,3%) thuộc 130 thôn, bản, 29 xã, 6 huyện. Năm 2009 có 27.527 người theo Tin lành (26.608 người Mông, chiếm 94%). Tỉnh Lai Châu, năm 2007 có 11.866 người theo Tin lành; năm 2008 có 16.674 người theo Tin lành; năm 2009 có 17.092 người theo Tin lành (chiếm 98% tổng số người theo đạo) Tỉnh Lào Cai, năm 2009 có 16.228 người theo Tin lành (15.850 người Mông, chiếm 98%). Tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây Tin lành phát triển khá ổn định. Đến tháng 3/2010, toàn tỉnh có 16.353 người theo Tin lành(7.293 người Mông, chiếm 44,4%); đồng thời có 2 điểm nhóm với 77 tín đồ thuộc Hội Thánh Liên hữu Cơ Đốc Việt Nam. Tỉnh Sơn La, tuy số lượng người theo Tin lành ít song cũng phức tạp, năm 2009 toàn tỉnh có 4.078 người theo Tin lành thuộc 2 hệ phái là Hội 27
  • 34. Thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) và Hội Thánh Liên hữu Cơ Đốc Việt Nam. Điểmkhác biệt và nổi bật của Tin lành nơi đây là số người theo hệ phái Hội ThánhLiên hữu Cơ Đốc Việt Nam nhiều hơn rất nhiều lần so với số người theo hệ pháiHội ThánhTin lành Việt Nam (Miền Bắc) [13;49,50]. Số liệu cụ thể ở từng tỉnh năm 2015 như sau: Bảng 1.1. Số ngƣời theo đạo Tin lành ở các tỉnh Tây Bắc. Stt Tỉnh Số ngƣời 1 Điện Biên 36.000 người 2 Lai Châu 35.000 người 3 Lào Cai 24.000 người. 4 Sơn La 5.300 người 5 Hòa Bình - 6 Yên Bái - Nguồn: Luận án Nguyễn Quỳnh Trâm, trang 36, 37. Như vậy, chỉ trong 30 năm (1985-2015), dân tộc Mông ở Việt Nam đã có hơn 210 ngàn người theo đạo Tin lành, chiếm hơn 20% tổng số người Mông tương đương với tỷ lệ dân số Việt Nam theo tôn giáo (25%). Sau Chỉ thị số 01 của Thủ tướng, với kế hoạch triển khai của Ban Tôn giáo Chính phủ qua Kế hoạch số 05 (năm 2005) hoạt động của đạo Tin lành ở Tây Bắc từng bước được hợp thức bằng việc mọi người được sinh hoạt tôn giáo tại gia đình, nếu ổn định thì làm thủ tục đăng ký điểm nhóm với chính quyền cơ sở. Tin lành trong cộng đồng người Mông ở Tây Bắc đã thực hiện các bước để được công nhận tư cách pháp nhân và hoạt động theo quy định của pháp luật. Thời kỳ này, nhiều tổ chức Tin lành ở miền Nam được Nhà nước cấp đăng ký và công nhận tư cách pháp nhân nên đã tăng cường hoạt động truyền giáo trong vùng đồng bào Mông ở các tỉnh phía Bắc. Từ tình hình trên, các hoạt động truyền đạo ở thời kỳ này được đẩy mạnh và mở rộng, 28
  • 35. nhất là mang tính công khai- hoạt động truyền giáo cũng công khai và người theo đạo cũng công khai. Nếu như thời gian đầu đa số những người theo đạo Tin lành ở Tây Bắc thuộc hệ phái Tin lành Việt Nam miền Bắc, thì thời gian này các tổ chức Tin lành, như: Tin lành Liên hữu Cơ đốc, Tin lành Trưởng lão, Tin lành Phúc âm Ngũ tuần, Tin lành Truyền giảng Phúc âm, Tin lành Truyền giáo Phúc âm,… đã đến Tây Bắc truyền giáo đạt được những kết quả quan trọng. Và cũng từ đây, việc tranh giành tín đồ giữa các tổ chức, hệ phái đến nay vẫn đang diễn ra. Giai đoạn này, số người mới theo Tin lành tăng không nhanh như trước, nhưng về thống kê số liệu lại tăng nhanh vì chính đây là giai đoạn người Mông theo đạo Tin lành công khai nhận mình là tín đồ đạo Tin lành. Theo thống kê từ Vụ Tin lành của Ban Tôn giáo chính phủ năm 2015 về khảo sát thực trạng và quy hoạch điểm nhóm Tin lành đã được đăng kí sinh hoạt tôn giáo ở khu vực Tây Bắc thì ở các tỉnh khu vực Tây Bắc có 456 điểm nhóm Tin lành trong đó có 370 điểm nhóm thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) cùng Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam và Hội thánh Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đăng kí sinh hoạt tôn giáo với chính quyền cấp xã, phường. Trong đó, tỉnh Cao Bằng có 105/ 153 điểm nhóm; tỉnh Lào Cai có: 87/160 điểm nhóm; tỉnh Bắc Kạn có: 53/77 điểm nhóm; tỉnh Tuyên Quang có: 47/64 điểm nhóm; tỉnh Sơn La có: 2/44 điểm nhóm…. Đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí sinh hoạt tôn giáo [60,16]. Quá trình đạo Tin lành du nhập vào vùng người Mông ở Tây Bắc đã trải qua giai đoạn phát triển từ thấp đến cao, từ năm 2006 trở đi đã có sự thay đổi căn bản về chất, dần dần được công nhận và hoạt động theo quy định của pháp luật. Việc theo đạo của người Mông ở Tây Bắc xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng, và ở đây sinh hoạt tôn giáo đã trở thành nếp sống của người theo đạo. Họ đã xây dựng được những yếu tố nền tảng của tôn giáo hoàn chỉnh là có tổ chức, có địa điểm sinh hoạt tôn giáo, có các chức sắc 29
  • 36. và nhất là hình thành cộng đồng người theo đạo có đức tin, tình cảm và nhu cầu sinh hoạt tôn giáo. 1.2.3 Nguyên nhân của sự cải đạo Cùng là thờ phụng Giêsu nhưng chỉ có đạo Tin lành, chứ không phải Công giáo lại nở rộ trong đời sống của người Mông dù ban đầu tôn giáo họ được tiếp xúc là Công giáo. Nguyên nhân là do đặc thù của tổ chức giáo hội Công giáo với nhiều nghi lễ rườm rà và quy trình đào tạo một linh mục là rất khắt khe. Ngược lại, tổ chức của Tin lành lại rất linh hoạt, có hệ phái cho phép tín đồ sinh hoạt tại gia, hoặc một cộng đồng nhỏ cũng có thể thành lập một điểm nhóm duy trì sinh hoạt tôn giáo thường xuyên. Người đứng đầu điểm nhóm chưa hẳn đã là người uyên thâm về kinh sách nhưng hiểu giáo lý căn bản và sẽ thường xuyên được Hội thánh đào tạo, cập nhật kiến thức giáo lý về truyền giảng lại cho đồng bào. Bảng 1.2Các lý do ngƣời Mông theo đạo nhƣ sau: STT Lý do biết và theo Tin lành Số ngƣời chọn Số ngƣời trên tổng số không chọn trên tổng số phiếu phiếu 1 Mang lại lợi ích cho bản thân, 30/40 – 75% 10/40 – 25% gia đình 2 Đỡ tốn kém 39/40 – 97,5% 1/40 – 2,5 % 3 Phù hợp nhu cầu tín ngưỡng 39/40 – 97,5 % 1/40 – 2,5% của mình 4 Mọi người trong gia đình, 13/40 – 33,3% 27/40 – 66,7% dòng họ theo thì mình cũng theo 5 Do nghe đài 8/40 – 20% 32/40 – 80% Nguồn: Nguyễn Quỳnh Trâm, Luận án tiến sĩ Văn hóa của người Mông theo đạo Tin lành ở tỉnh Lào Cai, năm 2016, tr.47. 30
  • 37. Từ bảng trên, có thể thấy rằng việc đạo Tin lành với những yếu tố phù hợp với tín ngưỡng truyền thống của người Mông, cùng phương thức hành đạo, lễ nghi đơn giản, đỡ tốn kém (97.5%) và đem lại lợi ích về vật chất, tinh thần cho bản thân và gia đình (75%) là nguyên do chủ yếu; trong khi đó lý do theo đạo từ việc nghe đài chỉ chiếm 20%. Do vậy, khi tìm hiểu nguyên nhân của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành nói chung, người Mông nói riêng cần phải có thái độ khách quan, khoa học, phải tách bạch rõ giữa việc truyền đạo với theo đạo, phân định rõ giữa tôn giáo với việc lợi dụng tôn giáo. Không thể đơn giản cho rằng, những nguyên nhân theo đạo là do khuyến khích vật chất hoặc do bị ép, dụ dỗ,... Cũng đừng nói rằng, việc theo đạo là do truyền đạo, trong khi đồng bào không có nhu cầu theo đạo. Cũng không thuần túy cho rằng đồng bào theo đạo là do tiếng gọi của Chúa hay Chúa đã cứu rỗi những linh hồn như các chức sắc Tin lành quan niệm. Càng không phiến diện cho rằng, việc theo đạo Tin lành là nằm trong chiến lược “diễn biễn hòa bình” của các thế lực thù địch. Tại Việt Nam, tỉ lệ người Mông cải đạo sang Tinh Lành là cao nhất khu vực. Một số nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này có thể kể đến như: Nguyên nhân thứ nhất: Có sự tương đồng trong vũ trụ quan của người Mông truyền thống với vũ trụ quan Kitô giáo. Cha cố đại úy Savina (cố Vị) đã tích cực nghiên cứu đặc điểm xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng của người Mông và là người đầu tiên đưa ra nhận định: “Khá dễ dàng ghép đạo lý Gia tô vào đạo lý dân tộc Mèo, chỉ cần nhắc bỏ đi vài nhầm lẫn, xóa hẳn đi vài thiên kiến quan hệ giữa bản chất của Thượng đế… tóm lại muốn ghép đạo lý của ta vào đạo lý của dân tộc Mèo chỉ cần sửa lại và bổ sung thêm các tín ngưỡng của họ để đi đến chỗ dành cho cả hai nền đạo lý chung một tôn giáo làm nền tảng” [43;15] 31
  • 38. Trong thần thoại của người Mông, vũ trụ trước con người là thế giới mù mịt, hỗ mang và dường như bất khả tri. Vũ trụ chỉ sống động khi có sự xuất hiện của Ông Chày, bà Chày. Ông Chày tạo ra bầu trời, bà Chày tạo ra mặt đất. Bầu trời thì có hình vòm tròn, hẹp còn mặt đất thì bằng phẳng, hình vuông và rộng lớn. Ông Chày, bà Chày nắn mặt đất cho hẹp lại để khớp với bầu trời nên mặt đất bị nhăn nhúm, chỗ lồi nên thì thành đồi núi, chỗ lõm xuống thì thành thung lũng, sông biển. Thần thoại của người Mông về việc tạo dựng trời đất rất tương đồng với quan niệm Sáng thế Kitô giáo nói chung và của đạo Tin lành nói riêng. Trong kho tàng truyền thuyết của người Mông Khi Tin lành truyền vào đồng bào dân tộc Mông, những người truyền đạo đã lòng ghép hình ảnh Đức Chúa Trời vào trong thần thoại của họ. Quan niệm về vụ trụ trong tâm thức người Mông trước đó chỉ dựa vào sự truyền miệng rời rạc của các thế hệ đi trước thì giờ đây khi có sự kết hợp với đạo Tin lành, sự giải thích ấy trở nên có hệ thống hơn, mạch lạc hơn, có chức năng củng cố niềm tin hơn. Người Mông quan niệm vũ trụ có ba tầng: tầng trên cao là trời, là nơi trú ngụ của các thần thiêng và tổ tiên. Tầng giữa là mặt đất, là thế giới con người. Tầng dưới mặt đất là âm phủ. Quan niệm về vũ trụ ba tầng có điểm tương đồng với quan niệm của Kitô giáo về vũ trụ. Trong giáo lý Kitô, Nước Trời ở bên trên, là nơi Thiên Chúa ngự. Trong Nước Trời có những thiên thần và linh hồn của những người trong sạch đã chết. Mặt đất là nơi sinh sống của con người. Bên dưới là hỏa ngục, nơi giam giữ và trừng phạt những linh hồn tội lỗi. Cả người Mông truyền thống và giáo lý Kitô giáo đều tin rằng mọi vật trong vũ trụ đều từ một nguồn gốc mà ra. Người Mông quan niệm vũ trụ là do một cặp vợ chồng là Ông Chày, Bà Chày sinh ra. Vũ trụ đó không phải được sinh ra hoàn chỉnh ngày một lúc mà đấy là công việc của nhiều người, của cả 32
  • 39. cộng động hỗ trợ, bổ sung cho nhau và có quá trình hình thành, tiến hóa. Những truyền thuyết của người Mông được gắn với những câu chuyện trong Kinh Thánh và họ nhanh chóng nhận thấy có sự tương đồng. Chẳng hạn sau khi Samuel Pollard, nhà truyền giáo người Anh bắt đầu giới thiệu Tin lành vào cộng đồng người Mông Hoa ở Qúy Châu, Trung Quốc hồi cuối thế kỉ 19, ông đã dịch một câu chuyện trong Kinh Thánh sang tiếng Mông nói về sự kiện Chúa sẽ quay lại để cứu vớt người dân khỏi mọi kiếp nạn. Câu chuyện này rất gần với một truyền thuyết của người Mông kể rằng họ đã từng có một vị vương chủ gọi là Vàng Chứ, và vị vua này cũng nói với họ rằng ông sẽ quay lại và cứu họ khỏi những khổ đau ở trần thế. Sự trùng hợp của câu chuyện trong kinh thánh và truyền thuyết của người Mông là một yếu tố quan trọng để họ tin rằng Đức Chúa Trời chính là Vàng Chứ, người sẽ quay về cứu rỗi cuộc đời họ Trong quá khứ, người Mông từng có một quốc gia riêng nhưng đã bị phong kiến nhà Hán tiêu diệt, đẩy họ vào các cuộc di cư đầy máu và nước mắt. Niềm tin vào một vị anh hùng cứu thế, một ông Vua Mèo gắn với sự tích tìm kiếm cái chữ cho tộc người xuất hiện vẫn còn hiện hữu trong tâm thức người Mông. Chính vì vậy mà sự xuất hiện của Chúa – người anh hùng cứu thế dễ dàng lôi kéo người Mông hiện đại. Bên cạnh đó đạo Tin lành cũng chủ trương gắn giáo lý của mình với lịch sử đấu tranh giành quyền tự quyết, với tín ngưỡng tâm linh của người Mông bằng việc sửa lại giáo lý Tin lành, gọi vua Mông là “Vàng Chứ” mà âm chứ Hán nghĩa là “Miêu Vương xuất thế” và đồng nhất Vàng Chứ là Chúa Giêsu – đấng cứu thế, vị thần linh tối cao. Phân tích chi tiết về phương diện thần học thì trong những điểm tương đồng trên cũng có không ít những khác biệt, nhưng do trình độ dân trí còn thấp, người Mông chủ yếu tin và thực hành theo những điều răn mà không am tường về giáo lý thì những khác biệt đó là không quan trọng. 33
  • 40. Nguyên nhân thứ hai là đời sống người Mông còn gặp nhiều khó khăn, bế tắc. Việc chối bỏ lễ nghi truyền thống của một bộ phận người Mông còn là do bản thân những nghi lễ đó tốn kém. Trong điều kiện đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào còn nhiều khó khăn kéo dài, điều kiện sản xuất không thuận lợi thì những nghi lễ cũng bái rườm rà, tốn kém, lại diễn ra nhiều lần trong năm là một gánh nặng kinh tế. Theo luật sư Cang, người phụ trách hội thánh Tin lành ở Tả Phìn thì "lúc đầu người Mông ở Sa Pa nghe nói bên Lai Châu người ta đi theo đạo cuộc sống thay đổi rất nhiều. Theo đạo thì không phải nhờ đến thầy mo, thầy cúng tốn kém gì nữa. Khi ốm đau chỉ cầu nguyện và đi bệnh viện. Lúc khó khăn thì có người giúp đỡ. Thế là họ sang tận nơi tìm hiểu, khi về rủ nhau đi theo" [8,11]. Ông nhớ lại "lúc đầu chính quyền họ ngăn cản dữ lắm, nhưng dân cứ quyết đi theo bởi vì họ thấy cuộc sống hiện tại bế tắc quá. Không chỉ thiếu đói triền miên mà các phong tục tập quán truyền thống cũng nặng nề, tốn kém. Nuôi được con lợn, con gà cũng đổ vào cúng bái hết. Thấy người đi theo Tin lành có thể bỏ hết được các tập tục cúng bái, cưới xin, ma chay nặng nề tốn kém trước kia chuyển sang lối sống mới giản tiện, chỉ tập trung vào làm ăn, kinh tế lại khá giả, thế là người ta đi theo" [8,11]. Ông Giàng A Sinh là cán bộ ban dân vận người Mông của Tỉnh ủy Lào Cai, sau hàng chục năm làm việc với các nhóm Mông Tin lành đã nêu nhận xét như sau: "Tôi đã nói chuyện với nhiều anh em người Mông theo đạo. Họ bảo tôi rằng cả ngàn năm qua người Mông sống trong một cơn say, chỉ đến giờ mới tỉnh. Tôi nhận thấy hình như có một khoảng trống lớn trong đời sống tinh thần của người Mông mà chỉ Tin lành mới có thể giúp họ khỏa lấp được. Người ta đi theo Tin lành bởi vì nhìn thấy ở tôn giáo này những điều mới mẻ có thể giúp họ thay đổi cuộc sống trì trệ, khó khăn và những ràng buộc của tập tục nặng nề tốn kém chứ không phải vì bị lôi kéo đâu"[8,11]. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy việc người Mông theo đạo Tin lành không phải là sự bồng bột, nhất thời hay bị xúi giục, lôi kéo mà đó là một quá trình lâu 34
  • 41. dài tìm kiếm sự thay đổi không chỉ trong đời sống vật chất, tinh thần của bản thân gia đình mà còn ẩn chứa trong đó ước mơ về sự thay đổi cho dân tộc Mông. Thứ ba, phải kể đến vai trò của truyền thông mà những người truyền đạo sử dụng. Phương châm của họ là "mưa dầm thấm lâu" tìm cách khuyếch trương những mặt tích cực của tôn giáo, tăng cường tuyên truyền vận động làm cho đại Tin lành nhanh chóng thâm nhập vào dân tộc Mông. Phương thức truyền đạo bằng truyền miệng: đây là phương pháp truyền tin thích hợp với đồng bào Mông sống phân tán, rải rác trên các đỉnh núi cao. Những người truyền đạo hoạt động năng động uyển chuyển, luôn quan tâm đến đời sống thường nhật để lôi kéo người vào đạo. Các hoạt động truyền giáo của đạo Tin lành thường tiến hành kiên trì, khôn khéo, hiểu rõ tâm lý, trình độ nhận thức của từng đối tượng, nhất là khai thác đặc điểm lịch sử, văn hoá của từng dân tộc, thực hiện dân tộc hoá, địa phương hoá để có nội dung và phương thức hoạt động phù hợp, dễ thâm nhập. Ngoài con đường truyền miệng, các nhà truyền đạoTin lành đã khai thác thành tựu của khoa học công nghệ thông tin để truyền giáo. Trên thực tế, đạo Tin lành chủ yếu truyền từ bên ngoài (các nước khác) vào vùng dân tộc Mông thông qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại: đài phát thanh, Internet,… các tài liệu nghe nhìn như: băng cassette, video, đĩa CD, VCD,… các ấn phẩm dưới dạng tranh ảnh, sách báo,… Từ giữa những năm 1960, Tin lành Mỹ đã có một Chương trình phát thanh truyền đạo bằng tiếng Mông của Công ty phát thanh Viễn Đông - FEBC hiện đang đóng tại California. Trong khi những người truyền đạo Tin lành luôn khôn khéo quan tâm đến cuộc sống thường nhật của người Mông, gắn việc theo đạo với những lợi ích thiết thực thì hệ thống chính trị làm công tác tuyên giáo của ta lại bộc lộ nhiều mặt hạn chế, yếu kém. Từ sự nhận thức chưa thống nhất dẫn đến mỗi nơi giải quyết một khác. Có nơi thì buông trôi, thả nổi cho những hoạt động 35
  • 42. truyền giáo, không kiểm tra theo dõi, không xử lý kịp thời, có nơi thì thô bạo dùng những hình thức hành chính cưỡng ép buộc đồng bào bỏ đạo. Những cách xử lý như vậy vô tình đẩy quần chúng nhân dân đối lập với chính quyền trong giai đoạn đầu Tin lành du nhập vào.. Tình trạng phát triển đạo Tin lành ở Yên Minh, Hà Giang là một ví dụ: tại huyện Yên Minh thì cán bộ huyện bắt dân theo đạo nộp tiền, hoặc tập trung dân giữa sân ủy ban hô vang: "ai theo Vàng Chứ thì đứng sang một bên”. Công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước còn hạn chế. Trong nhiều trường hợp không đến được với người dân. Hơn nữa một bộ phận cán bộ, quan liêu, thái hóa, biến chất xa rời quần chúng từ đó làm mờ dần lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Trong khi đó những người truyền đạo lại đến với dân bằng hoạt động xã hội từ thiện của tôn giáo. Họ nói tiếng nói dân tộc, gắn bó, thông cảm, gắn bó và giúp đỡ đồng bào khi cần thiết. Chính những việc làm tưởng như nhỏ bé đó, lại rất cụ thể, rất thiết thực đã làm cho dân tin tưởng và theo đạo. Về vấn đề này chỉ thị 45 CT/TW (23/9/1994) của ban chấp hành Trung Ương nêu rõ "các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền,đoàn thể ở các vùng dân tộc Mông chưa được củng cố, hoạt động còn yếu, còn quan liêu xa rời quần chúng, ít chăm lo, cải thiện đời sống đồng bào. Số lượng và chất lượng cán bộ dân tộc Mông ở các cấp, các ngành, các địa phương thiếu và yếu, không đáp ứng được yêu cầu tình hình mới ". Nguyên nhân cuối cùng và là nguyên nhân cơ bản nhất. Theo ý kiến của Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Xuân Hùng đó là sự suy yếu, khủng hoảng của tôn giáo, tín ngưỡng Mông truyền thống. Đây là hệ quả của một quá trình kéo dài. Từ sau năm 1954, phong trào “phản phong” đã quy nhiều tập tục văn hóa tôn giáo của đồng bào thành hủ tục mà không xem xét đến tầng nghĩa văn hóa của nó, do đó mà có sự hạn chế các lễ hội, hạn chế hoạt động của các thầy cúng, thầy mo. Tín ngưỡng dân gian là một nhu cầu đời sống tâm linh của 36
  • 43. người Mông. Những người hành nghề tôn giáo (chí nếnh) trong xã hội Mông còn là những trí thức của dân tộc. Họ là người am hiểu phong tục tập quán, nắm vững nghệ thuật dân gian. Nhưng với cuộc vận động xây dựng nếp sống mới trong thập kỷ 70, 80 tất cả những người này bị quy là kẻ hành nghề mê tín dị đoan. Và ở một số nơi có những biện pháp cực đoan như trấn áp, bắt họ đi cải tạo lao động như những kẻ phạm tội… mà lại không chú ý khai thác sưu tầm giới thiệu văn hóa truyền thống. Vì không am hiểu những mặt tích cực, tiêu cực thích hợp trong chức năng xã hội của thầy cúng nên đôi khi đã phá hủy cả vốn văn hóa họ đang lưu giữ, tác động tiêu cực đến vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Về cơ bản, xã hội Mông vẫn là một xã hội nông nghiệp. Trong suốt chu kỳ lao động sản xuất một năm đầy vất vả, nhịp sống của người dân vùng cao khá đơn điệu vì những công việc lặp đi lặp lại. Họ luôn khao khát có những dịp sôi động và những lễ hội truyền thống như hội Gầu tào, lễ Nào xồng, là những hình thức đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên suốt một thời gian dài, các ngày hội Gầu tào bị cấm đoán vì lý do mê tín, vì sợ những người về hội mâu thuẫn, xô xát. Một số nơi người Mông ăn tết truyền thống vào tháng Chạp và kéo dài suốt một tháng. Vì lý do tiết kiệm thời gian sản xuất, chính quyền đã vận động đồng bào chỉ ăn Tết vài ngày. Vì vậy, ở nhiều nơi lễ hội không dược tổ chức. Suốt từ những năm 60 đến đầu thập kỷ 90, lễ hội Gầu tào vắng mặt ở Bắc Hà, Simakai, Mường Khương. Hầu hết thanh niên trong vùng không được đi dự hội, hội chỉ còn trong ký ức của người già. Thanh niên không biết đến các nghi thức của ngày hội, nữ thanh niên không biết cảnh hát hội “chù gầu tào”. Một số lễ thức khác như lễ đuổi rủi ro “Tu su”, lễ ăn ước “Nào sồng”, lễ cúng “Thùng sán”… cũng bị mai một dần. Trong xã hội truyền thống, cuộc đời người Mông gắn liền với âm nhạc. Tiêu chuẩn của một chàng trai Mông ngoài việc giỏi cày nương, còn phải biết 37
  • 44. thổi sáo, múa khèn. Kèn lá, đàn môi luôn là bạn của các cô gái. Nhưng số thanh niên biết sử dụng nhạc cụ ngày càng ít đi. Bảng 1.2: Mức độ biết sử dụng nhạc cụ truyền thống dân tộc của thanh niên Mông (Đơn vị %) Mức độ sử Tỷ lệ % biết Tỷ lệ % biết Tỷ lệ không Không trả dụng sử dụng sử dụng giỏi biết lời Loại nhạc cụ Kèn lá 66 9 25 0 Đàn môi 42 4 48 6 Sáo ngang 43 5 48 4 Sáo dọc 35 3 58 4 Nguồn :Trần Hữu Sơn, Văn hóa Mông, NXB Văn hóa dân tộc, HN, 1996 tr.176 Cùng với sự phát triển của xã hội, sự quan tâm đầu tư giáo dục miền núi của nhà nước, thế hệ trẻ người Mông được cập nhật kiến thức qua các phương tiện truyền thông và giáo dục nhà trường. Trong khi đó đội ngũ những người có uy tín trong cộng đồng Mông truyền thống như trưởng họ, bà cô, ông cậu, thầy cúng lại khó bắt kịp với những thay đổi này của xã hội. Họ không còn giữ được vai trò là người am hiểu về cuộc sống để dẫn dắt thế hệ sau, do vậy có một sự suy giảm về cả chất và lượng của đội ngũ nắm quyền trong cấu trúc xã hội Mông truyền thống. Từ đó tạo ra sự khủng hoảng trong cộng đồng người Mông đã đến việc họ có nhu cầu tìm đến một chỗ dựa tinh thần, tâm linh mới. Tin lành với lợi thế là một tôn giáo cải cách có luật lễ, lễ nghi, cách thức hành đạo đơn giản, uyển chuyển, không tốn kém và dùng việc quan tâm đến đời sống thường nhật 38
  • 45. của người dân để thu hút người vào đạo nên sự xuất hiện của đạo Tin lành được nhiều tín đồ ca ngợi như sự hiện diễn của những tiến bộ về văn hóa, lối sống. Sự khủng hoảng tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống đã tạo ra một khoảng trống để đạo Tin lành và các tôn giáo khác có điều kiện truyền bá vào cộng đồng người Mông. Sự phát triển của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc Mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân cơ bản như đời sống kinh tế, xã hội trong các vùng đồng bào Mông còn gặp nhiều khó khăn, do âm mưu lợi dụng đạo Tin lành của các thế lực thù địch, do đặc điểm lịch sử và văn hóa của dân tộc Mông... mà nguyên nhân quan trọng nhất phải kể đến chính là do sự suy yếu, khủng hoảng của tín ngưỡng tôn giáo Mông truyền thống. Mỗi nguyên nhân này có vị trí ảnh hưởng khác nhau đối với sự phát triển của đạo Tin lành. Tuy nhiên giữa chúng lại có mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời. Vì vậy cần hiểu nguyên nhân phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc Mông trong mối quan hệ tổng hệ của các yếu tố trong xã hội, tránh quan điểm phiến diện, một chiều hay tuyệt đối hóa một nguyên nhân nào đó. Người Mông là dân tộc luôn coi trọng thực tế, thiết thực. Họ coi tôn giáo chỉ là phương tiện nhằm giả quyết những nhu cầu bức xúc của đời sống chứ không quan tâm nhiều về triết lý, về hạnh phúc hư ảo ở thế giới bên kia. Do đó hình ảnh về thế giới bên kia trong tín ngưỡng truyền thống của người Mông cũng đơn giản như thế giới thực tại của họ vậy. Người Mông thờ cúng tổ tiên, ma nhà là nhằm cầu mong các lực lượng siêu nhiên này phù hộ cho cuộc sống thực tại của họ. Họ tin vào các ma lành, theo chí nếnh là nhằm cầu cúng chữa bệnh, chăm lo đời sống hiện tại. Vì vậy, khi đời sống hiện tại càng bế tắc khó khăn (do diện tích rừng bị thu hẹp, đất bạc màu, dân số tăng nhanh, bỏ trồng cây thuốc phiện, chưa có nguồn thu thay thế…) người Mông càng không tin vào tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống. Họ khao khát đổi đời, khao khát cuộc sống ấm no và gửi niềm tin này vào một tôn giáo khác. 39